title
stringlengths
9
104
summary
stringlengths
63
506
document
stringlengths
0
19.9k
Mỹ: Tài xế thiệt mạng sau khi đâm xe vào cổng Nhà Trắng
Một tài xế đã thiệt mạng sau khi đâm xe vào cổng bên ngoài của Nhà Trắng vào cuối ngày 4/5 giờ địa phương, Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết.
Hiện trường vụ việc (Ảnh: 21ST Century)."Ngay trước 22 giờ 30, một phương tiện di chuyển với tốc độ cao đã va chạm với cổng vòng ngoài khu phức hợp Nhà Trắng", Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội X.Tuy nhiên, cơ quan này mô tả vụ việc "chỉ là… một vụ va chạm giao thông" chứ không phải là một hành động có chủ ý có động cơ chính trị.Phát ngôn viên Cơ quan Mật vụ Anthony Gugliemi nhấn mạnh "không có mối đe dọa" nào đối với tòa nhà và nhiều khả năng đây không phải là vụ tấn công". Các cảnh sát có mặt tại hiện trường đã cố gắng hỗ trợ tài xế nhưng người này được phát hiện đã tử vong.Phát ngôn viên Gugliemi cho biết, cơ quan mật vụ đang phối hợp cùng cảnh sát và lực lượng cứu hỏa thủ đô Washington để điều tra sự việc theo hướng đây là vụ tai nạn giao thông.Cảnh sát cho biết tài xế tử vong là nam giới nhưng chưa thể xác định danh tính. Tổng thống Joe Biden đã trở về quê nhà ở bang Delaware dịp cuối tuần nên không có mặt ở Nhà Trắng khi sự việc xảy ra.Đây là lần thứ hai kể từ tháng 1, một người lái xe ô tô đã đâm vào cổng Nhà Trắng. Tài xế trong vụ việc trước đã bị bắt giữ sau vụ việc.Nhà Trắng cũng đã chứng kiến một loạt vụ xâm phạm trong những năm gần đây, dẫn đến việc xây dựng một hàng rào kim loại cao hơn, cứng cáp hơn xung quanh dinh thự mang tính biểu tượng này vào năm 2020.
Khơi dậy tình yêu tiếng mẹ đẻ với trẻ em người Việt tại Hàn Quốc
Bộ Ngoại giao phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và khai giảng lớp tiếng Việt cho trẻ em gia đình đa văn hóa năm 2024 tại Hàn Quốc nhằm truyền lửa giữ gìn văn hóa, lịch sử, tiếng Việt.
Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng chụp hình cùng kiều bào và thiếu nhi trong sự kiện (Ảnh: Bộ Ngoại giao).Ngày 31/3, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Khai giảng lớp tiếng Việt cho trẻ em gia đình đa văn hóa năm 2024 tại Hàn Quốc đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.Đây là hoạt động đầu tiên được tổ chức để hưởng ứng Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài" nhằm tôn vinh ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.Tham dự hoạt động này có Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng và Đoàn công tác; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ; cán bộ nhân viên Đại sứ quán cùng Ban chấp hành Hội, các chi hội người Việt Nam ở Hàn Quốc và nhiều gia đình, con em người Việt Nam đang sinh sống ở Hàn Quốc.Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết đây là lễ phát động đầu tiên và có ý nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc và sẽ được nhân rộng trên toàn thế giới.Thứ trưởng đánh giá cao nỗ lực của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc trong việc truyền lửa giữ gìn văn hóa, tiếng Việt trong thời gian qua, trong đó có các hoạt động hưởng ứng Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Tiếng Việt là hồn cốt của dân tộc, chúng ta muốn giữ gìn văn hóa, truyền thống của ông cha, của dân tộc ta thì trước hết chúng ta phải giữ gìn tiếng Việt. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, việc dạy tiếng Việt là để các cháu gắn bó với cha mẹ, ông bà".Thứ trưởng cho biết năm 2022, Chính phủ đã ban hành Đề án "Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài", qua đó thúc đẩy nhiều hoạt động như tổ chức các cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài, xây dựng các tủ sách, cung cấp sách giáo khoa tiếng Việt, chương trình Gala Tiếng mẹ thân thương...Phát biểu khai giảng lớp học, bà Lê Thị Minh Phương, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, bày tỏ mong muốn qua việc học tiếng Việt, các con em sẽ không chỉ nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ mà còn hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và truyền thống của đất nước Việt Nam.Học tiếng Việt không chỉ giúp các em phát triển bản thân mà còn góp phần gắn kết tình thân hơn giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình Việt nơi xứ người và góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc ngày một đoàn kết, vững mạnh và luôn hướng về quê hương, đất nước.Cũng tại buổi lễ, cô giáo Bùi Lan Anh cho biết mục tiêu của lớp học năm nay là hướng các con tiếp cận với tiếng Việt thông qua các chủ đề gần gũi với đời sống hàng ngày như gia đình, nhà trường, đồ chơi, giao thông… và thông qua các hình thức phong phú đa dạng như câu đố, bài hát, trò chơi và các tình huống giao tiếp hàng ngày, giúp các con vừa học, vừa chơi, vừa phát triển năng lực ngôn ngữ, tạo cho các con hứng thú, say mê với việc khám phá tiếng Việt.Nhân dịp này, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã tặng sách tiếng Việt cho thầy cô và các cháu với mong muốn các cháu sẽ có một năm học thu được nhiều kết quả tốt đẹp.Hiện có khoảng gần 300.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, trong đó số phụ nữ kết hôn với người Hàn Quốc chiếm tới hơn 70.000 người. Các con em được sinh ra trong một gia đình đa văn hóa Việt-Hàn với sự hòa trộn của 2 nền văn hóa, 2 ngôn ngữ, 2 chữ viết... không chỉ là sự khác biệt mà còn là một lợi thế lớn.Giỏi tiếng Việt, thấm nhuần văn hóa Việt sẽ giúp các em có thêm nhiều cơ hội để phát huy giá trị bản thân. Nhiều bà mẹ mong muốn con mình nói được tiếng Việt để tình mẫu tử được bền chặt, cũng như giúp con hiểu được văn hóa cội nguồn Việt Nam.Bên cạnh giữ gìn Tiếng Việt, lan tỏa Tiếng Việt cũng là việc làm rất cần thiết ở nước ngoài, bởi tiếng Việt còn là phương tiện góp phần truyền bá bản sắc văn hóa dân tộc tới bạn bè quốc tế. Đặc biệt, không chỉ có người Việt mà ngày càng có nhiều người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt để đến Việt Nam sinh sống, làm việc.Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài cũng đang gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Một số gia đình kiều bào chưa thật sự quan tâm tới việc dạy tiếng Việt cho con em; đội ngũ giáo viên còn thiếu, chủ yếu là do kiều bào, du học sinh tự nguyện đảm trách, nhưng kỹ năng sư phạm còn hạn chế; mặt khác, chưa có địa điểm dạy học cho cộng đồng, trang thiết bị, sách giáo khoa còn thiếu thốn.Trong nhiều năm qua, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc đã liên tục tổ chức các lớp tiếng Việt thường niên cho con em gia đình đa văn hóa và con em người Việt Nam sinh sống tại Hàn Quốc, triển khai các cuộc thi trong cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc nhằm đa dạng hóa các hoạt động, cổ vũ, khuyến khích và lan tỏa tới cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ, tình yêu và niềm đam mê học tập, gìn giữ tiếng Việt.
Tòa Pháp tuyên án 18 nghi phạm vụ 39 người Việt chết trên xe tải ở Anh
Một tòa án Pháp đưa ra các mức án đối với 18 nghi phạm có liên quan tới cái chết của 39 người Việt trong container đông lạnh trên đường tới Anh.
Nhân viên pháp y Anh làm việc tại hiện trường phát hiện chiếc xe tải chứa thi thể 39 người Việt tại khu công nghiệp phía đông London vào năm 2019 (Ảnh: AP).Trong số 19 bị cáo xuất hiện tại tòa hôm 10/11, tòa án Pháp kết án 18 người (bao gồm công dân Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Algeria và Morocco). Người còn lại, một tài xế, được tuyên trắng án.Bốn trong số 18 người nói trên bị kết tội ngộ sát, nhận bản án 9 hoặc 10 năm tù, đều là người Việt.Bốn người Việt khác, trong đó có 2 người vắng mặt bị coi là đang trốn nã, lãnh án từ 1 đến 10 năm tù vì hành vi vận chuyển và cung cấp chỗ ở cho người di cư. Những người khác, gồm tài xế hoặc chủ căn hộ cấu kết với băng nhóm này, bị kết án tù treo.Theo nội dung tin nhắn điện thoại mà nhà chức trách thu được, băng nhóm này gọi những người di cư là "hàng hóa" hoặc "gà".Thi thể 39 người Việt Nam được phát hiện bên trong container kín tại một cảng gần London vào tháng 10/2019. Họ di chuyển trên xe tải từ miền bắc nước Pháp đến Bỉ rồi vượt eo biển Manche để đến Anh.Khi oxy trên xe dần cạn kiệt, một số người cố trốn thoát nhưng vô ích. Qua điện thoại di động, những người khác nhắn lời vĩnh biệt với người thân ở quê nhà.Hai người cầm đầu băng nhóm, một người Romania và một người Anh, đã bị kết án tại Anh vào năm 2021, với mức án lần lượt là 27 và 20 năm tù. Các nghi phạm khác, nhất là các tài xế, nhận mức án từ 12 đến 20 năm. Sau đó, tòa án Bỉ tuyên án 15 năm đối với một người đàn ông Việt vì đứng đầu chi nhánh địa phương của băng nhóm.Một số bị cáo đã khai rằng họ bị gây sức ép buộc phải hợp tác với băng nhóm buôn người, nhưng tòa án cho rằng động cơ chính của họ là tiền.
Khuyến cáo hành vi mạo danh cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Công dân Việt Nam được khuyến cáo cảnh giác trước hành vi của các đối tượng mạo danh cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm mục đích lừa đảo.
Công dân Việt Nam được khuyến cáo cảnh giác trước các hành vi lừa đảo (Ảnh minh họa: Getty).Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, thời gian qua, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, trong đó có Mỹ, tiếp tục nhận được phản ánh của nhiều công dân và người gốc Việt về việc một số đối tượng, nhóm đối tượng sử dụng các số điện thoại khác nhau, trong đó có những trường hợp sử dụng công nghệ để làm hiển thị giả mạo các số điện thoại của Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán, mạo danh cán bộ Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán yêu cầu công dân phối hợp xử lý các vướng mắc, sự cố cá nhân.Các nhóm đối tượng này thường thông báo về việc công dân gửi hàng cấm về Việt Nam nên cần hợp tác để tháo gỡ; có văn bản gấp cần nhận từ Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán; hồ sơ đề nghị cấp giấy tờ tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán gặp rắc rối; thông tin, số điện thoại cá nhân bị người khác sử dụng hoặc có các vấn đề liên quan đến các vụ án cần hợp tác điều tra...Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng này còn gửi bản chụp các công văn, giấy triệu tập của công an, viện kiểm sát, tòa án hoặc kết nối Zalo, Facetime để công dân nói chuyện với người mặc quân phục, trang phục cảnh sát, hải quan, viện kiểm sát…Đây đều là các hành vi mạo danh nhằm mục đích lừa đảo đã được báo chí và các cơ quan liên quan của Việt Nam và các nước cảnh báo nhiều lần.Trong trường hợp có nghi ngờ, đề nghị công dân tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân và chủ động liên hệ với Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán và các cơ quan có thẩm quyền để xác minh.
Khảo sát phương án sơ tán người Việt ở Israel khi chiến sự leo thang
Trong trường hợp cần thiết, cộng đồng người Việt đang sinh sống, công tác và học tập tại Israel có nhu cầu rời khỏi vùng chiến sự vào khoảng 250 người, bao gồm gần 200 tu nghiệp sinh và lao động.
Cửa khẩu Allenby Bridge tại biên giới giữa Israel và Jordan. (Ảnh: Vũ Hội/TTXVN).Ngày 6/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức Đoàn Công tác khảo sát tình hình thực địa nhằm phục vụ công tác sơ tán công dân Việt Nam tại địa bàn trong trường hợp chiến tranh lan rộng.Nhóm Khảo sát đã tìm hiểu các tuyến đường di chuyển, các phương án thuê xe hoặc huy động phương tiện, địa điểm lưu trú, các thủ tục xuất nhập cảnh liên quan… để phục vụ hỗ trợ công dân Việt Nam có thể di chuyển bằng đường bộ tới cửa khẩu biên giới với Jordan. Từ đó, bà con có thể tiếp tục các hành trình phù hợp về Việt Nam hoặc sang nước thứ ba.Đây chỉ là một trong nhiều phương án được đặt ra trong trường hợp chiến sự leo thang nguy hiểm.Kết quả khảo sát cho thấy việc di chuyển từ các địa phương của Israel bằng đường bộ để tới biên giới Jordan mặc dù phức tạp hơn bình thường nhưng là khả thi và tương đối an toàn trong trường hợp các sân bay ở Israel phải đóng cửa do chiến tranh.Đại sứ Lý Đức Trung cho biết: "Hiện tại, cộng đồng người Việt tại Israel vẫn an toàn, do các khu vực nguy hiểm chủ yếu ở biên giới phía Nam sát với Dải Gaza và biên giới phía Bắc giáp với Liban. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho tình huống xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cần có các phương án chuẩn bị từ sớm, lúc tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát, để khi cần thiết có thể triển khai nhanh chóng với tiêu chí Đại sứ quán sẽ làm hết khả năng có thể nhằm đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam."Đại sứ Lý Đức Trung cho biết thêm, Đại sứ quán ngay từ đầu đã tính đến các phương án chuẩn bị để có thể triển khai nhanh chóng trong trường hợp cần thiết; liên tục phối hợp với các đơn vị liên quan ở trong nước và sở tại để đảm bảo không xảy ra thương vong cho bà con; đồng thời sớm đưa ra các khuyến cáo tới các công dân Việt Nam và gia đình tránh xa các khu vực xảy ra chiến sự cần có phương án sớm sơ tán an toàn người và tài sản đến nước thứ ba hoặc về Việt Nam.Hiện tại, cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza vẫn diễn biến căng thẳng và phức tạp, nguy cơ chiến tranh lan rộng vẫn thường trực.Khảo sát thủ tục hải quan tại cửa khẩu đường bộ biên giới giữa Israel với Jordan. (Ảnh: Vũ Hội/TTXVN)Theo khảo sát sơ bộ, trong trường hợp cần thiết, cộng đồng người Việt đang sinh sống, công tác và học tập tại Israel có nhu cầu rời khỏi vùng chiến sự vào khoảng 250 người, bao gồm gần 200 tu nghiệp sinh nông nghiệp và lao động.Các Việt kiều và tu nghiệp sinh cho biết cảm thấy an toàn và yên tâm hơn khi được Đại sứ quán thường xuyên giữ liên lạc với các đầu mối cộng đồng, cập nhật tình hình, đồng thời hướng dẫn, sẵn sàng các phương án bảo hộ tùy theo nguyện vọng của bà con và tình hình thực tế.
Nhật Bản hướng tới cho phép thực tập sinh nước ngoài đổi việc sau một năm
Người lao động nước ngoài tại Nhật Bản có thể thay đổi công việc sau một năm nếu đáp ứng một số tiêu chí, chẳng hạn như biết tiếng Nhật cơ bản, theo đề xuất do hội đồng chính phủ mới đưa ra.
Các công ty Nhật Bản sử dụng chương trình thực tập sinh quốc tế để có nguồn lao động trong các lĩnh vực như xây dựng (Ảnh: Nikkei).Chương trình thực tập sinh nước ngoài mới - được nêu ra trong đề xuất dự thảo hôm 18/10 - sẽ cho phép thực tập sinh chuyển việc trong cùng ngành sau khi họ làm việc hơn 12 tháng tại một công ty, nếu vượt qua bài kiểm tra kỹ năng cơ bản và đạt bằng N5 tiếng Nhật, mức thấp nhất.Theo chương trình hiện nay, thực tập sinh kỹ thuật không được đổi công việc trừ trường hợp đặc biệt. Nhật Bản đang hướng tới bãi bỏ chương trình này sau khi vấp nhiều tranh cãi."Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhập cư nước ngoài của Nhật Bản", ông Akihiko Tanaka, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và người đứng đầu hội đồng soạn đề xuất dự thảo, nói với các phóng viên sau cuộc họp hôm 18/10.Phiên bản cuối cùng của báo cáo dự thảo dự kiến ra mắt trong năm nay và sẽ là cơ sở xây dựng chương trình mới để trình lên Quốc hội Nhật Bản vào năm 2024.Dự thảo đề xuất cho phép người lao động ban đầu được ở lại Nhật Bản trong 3 năm. Nếu sau đó vượt qua bài đánh giá kỹ năng nâng cao và đạt trình độ tiếng Nhật N4, họ được phép ở lại tối đa 5 năm.Điều này mở ra con đường dẫn đến xin thị thực cấp 2 có thể được gia hạn vô thời hạn, tạo ra cơ hội làm việc lâu dài.Thực tập sinh trong bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ được phép xin thị thực lao động có tay nghề. Những người thi trượt có thể ở lại Nhật Bản thêm một năm.Việc điều chỉnh chương trình thực tập sinh quốc tế là để Nhật Bản trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với người lao động. Đồng yen yếu đã làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản, dù nhu cầu người lao động nước ngoài tăng lên ở các nước châu Á khác có dân số già như Trung Quốc và Hàn Quốc.Đề xuất dự thảo cũng bao gồm các yêu cầu chặt chẽ hơn đối với những tổ chức đưa lao động nước ngoài vào Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh, đồng thời tăng cường giám sát từ bên ngoài.Người lao động đổi việc sẽ không thể chuyển sang lĩnh vực khác, chẳng hạn như người làm nông trại không thể đi xây dựng, theo đề xuất dự thảo. Điều này có thể phần nào giải quyết lo ngại cho rằng thực tập sinh sẽ tận dụng quy định linh hoạt để chuyển đến các thành phố và tìm việc lương cao hơn.Kỳ thi tiếng Nhật có thể là trở ngại đối với nhiều người. Chưa đến 50% số thí sinh đạt mức N4 và N5 vào tháng 12/2022.Chương trình thực tập sinh cũ được quảng cáo là cách để đóng góp cho cộng đồng quốc tế, thông qua việc dạy kỹ năng cho người lao động nước ngoài. Chương trình mới sẽ có mục tiêu rõ ràng là xây dựng kỹ năng và đảm bảo an toàn cho người lao động.Eriko Suzuki, Giáo sư tại Đại học Kokushikan, cho biết Nhật Bản cần tạo ra môi trường tốt hơn cho các thực tập sinh nước ngoài - bao gồm cả việc cho phép họ đưa theo các thành viên gia đình.
Cô dâu Việt được chọn làm "phi công quốc dân" tại Hàn Quốc
Lee Ho-jeong, người Việt nhập tịch Hàn Quốc theo diện hôn nhân, được chọn làm "phi công quốc gia" và có cơ hội bay chiến đấu cơ T-50 tại triển lãm hàng không Seoul vào tuần này.
Chân dung Lee Ho-jeong (Ảnh: Không quân Hàn Quốc).Cô Lee, 41 tuổi, là một trong 4 người được chọn làm "phi công quốc dân" đại diện cho công chúng trong năm nay. Sau khi được chọn, người phụ nữ - nhập tịch vào năm 2007 - cho biết mình muốn tạo động lực cho những người nhập cư hôn nhân khác theo đuổi mục tiêu của họ, theo Không quân Hàn Quốc.Theo Korea Times, cô Lee từ nhỏ đã luôn mong muốn trở thành phi công chuyên nghiệp nhưng không thể theo đuổi giấc mơ ấy vì khó khăn tài chính. Nhưng cô không vì thế mà từ bỏ.Lee, bà mẹ 2 con làm trong ngành ngân hàng và dạy thêm tiếng Việt, đã có thể xin được giấy phép phi công điều khiển máy bay hạng nhẹ.Hai năm một lần, Không quân Hàn Quốc sẽ chọn ra 4 phi công quốc dân và trao cho họ cơ hội điều khiển máy bay quân sự.Công dân Hàn Quốc trên 17 tuổi có thể nộp đơn ứng tuyển. Để được chọn, các ứng viên sau khi vượt qua vòng phỏng vấn phải trải qua khóa huấn luyện bay chuyên sâu.Năm nay, các phi công quốc dân sẽ bay trên máy bay chiến đấu T-50 trong Triển lãm Phòng thủ và Hàng không Vũ trụ Quốc tế Seoul (ADEX) được tổ chức tại Căn cứ Không quân Seoul ở Seongnam, tỉnh Kyunggi.Chuyến bay trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của phi công Không quân Hàn Quốc sẽ diễn ra ngày 21/10. Đội bay dự kiến bay phía trên tỉnh Gangwon đến bờ biển phía đông.Sau khi hoàn thành chuyến bay kéo dài một giờ, họ sẽ quay trở lại Căn cứ Không quân Seoul và được trao tặng khăn quàng cổ màu đỏ kỷ niệm, vật biểu tượng thường được các phi công Hàn Quốc đeo.Theo Không quân Hàn Quốc, 2.678 người đã nộp đơn ứng tuyển làm phi công quốc dân vào năm nay, đánh dấu tỷ lệ cạnh tranh cao nhất kể từ khi sự kiện bắt đầu vào năm 2007.
15 tu nghiệp sinh Việt học gần Dải Gaza đã được sơ tán
Ngay từ khi xung đột nổ ra, công tác bảo hộ công dân đã được đặt lên hàng đầu. Đại sứ quán đã rà soát tình hình cộng đồng, tu nghiệp sinh, học sinh, sinh viên tại tất cả các địa phương ở Israel.
Người dân Palestine rời bỏ nhà cửa ở Dải Gaza ngày 9/10, sau khi xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel leo thang. (Ảnh: AFP/TTXVN).Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ngày 12/10 cho biết một nhóm gồm 15 tu nghiệp sinh nông nghiệp Việt Nam đang học tập ở khu vực gần với Dải Gaza đã được di chuyển tạm thời đến nơi an toàn hơn.Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, hiện có khoảng 100 tu nghiệp sinh Việt Nam đang học tập tại Trung tâm đào tạo quốc tế về nông nghiệp của Israel mang tên Agrostudies. 15 người nói trên đang sinh sống ở gần thị trấn Sredot, khu vực có nhiều rủi ro do xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel.Số còn lại đều đang sinh sống và học tập ở các địa phương khác trên khắp Israel. Với sự hỗ trợ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt, các tu nghiệp sinh đã được chia thành các nhóm nhỏ, di chuyển đến thành phố Malakhi, cách Dải Gaza khoảng 40 km, để đảm bảo an toàn trong những ngày tới.Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung cho biết: "Ngay từ khi xung đột nổ ra, công tác bảo hộ công dân đã được đặt lên hàng đầu. Đại sứ quán đã rà soát tình hình cộng đồng, tu nghiệp sinh, học sinh, sinh viên tại tất cả các địa phương ở Israel. Với nhóm tu nghiệp sinh ở gần Dải Gaza có rủi ro cao, Đại sứ quán đã liên lạc và đề nghị Trung tâm Agrostudies di chuyển các em đến địa điểm an toàn hơn".Trước tình hình xung đột tiếp tục diễn biến căng thẳng, khó lường, thậm chí đã bắt đầu xuất hiện những diễn biến an ninh bất ổn tại khu vực miền bắc Israel, ngày 11/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã ra thông báo khuyến nghị cộng đồng người Việt tại đây giữ bình tĩnh; tuyệt đối tuân thủ các quy định, hướng dẫn của chính quyền và các cơ quan chức năng của sở tại về bảo đảm an ninh, an toàn; giữ liên hệ thường xuyên với Đại sứ quán, nhất là trong trường hợp khẩn cấp.Đồng thời, những ai nếu thực sự có nguyện vọng trở về Việt Nam hoặc di chuyển sang nước thứ ba thì cần chủ động và nhanh chóng tìm các chuyến bay thương mại với thời gian phù hợp nhất. Hiện nay, sân bay Quốc tế Ben Gurion vẫn hoạt động, nhiều hãng hàng không lớn vẫn duy trì các tuyến bay đến và đi từ Israel dù có giảm tần suất. Ngoài cộng đồng người Việt Nam ở Israel có khoảng 500 kiều bào. Hiện tại đang có khoảng 180 sinh viên Việt Nam sang học tập theo chương trình tu nghiệp sinh nông nghiệp ở các trung tâm của Israel. Con số này ít hơn rất nhiều so với các năm trước.Có 4 trung tâm đào tạo quốc tế về nông nghiệp lớn thường xuyên hợp tác tiếp nhận sinh viên Việt Nam là Agrostudies ở miền bắc, Sderod Negev ở miền Trung Nam, Ramat Negev và AICAT ở miền nam. Tuy nhiên, năm nay, trung tâm Sderot Negev (nằm ngay sát biên giới Dải Gaza) không có sinh viên Việt Nam theo học.
Cộng đồng 6 triệu kiều bào là nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam phát triển
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với gần 6 triệu kiều bào là nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển của Việt Nam.
Các đại biểu tham gia sự kiện (Ảnh: Bộ Ngoại giao).Sáng ngày 6/10, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Fukuoka, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc "Diễn đàn Kinh tế Kiều bào lần thứ II - Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Kyushu: Thực chất - Hiệu quả - Bền vững".Chương trình do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Liên đoàn kinh tế Kyushu tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023).Sự kiện này nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nhân người Việt trên toàn cầu và Kyushu trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng và thế mạnh bổ sung cho nhau.Chương trình có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, Thống đốc tỉnh Fukuoka Hattori Seitaro, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Fukuoka Kohara Katsuji, Lãnh đạo Liên đoàn kinh tế Kyushu.Sự kiện có sự tham gia của 400 đại biểu là lãnh đạo và đại diện các địa phương Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam và Kyushu cùng doanh nghiệp kiều bào từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka.Đây là sự kiện thiết thực, ý nghĩa nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, mối quan hệ đã trải qua hàng thế kỷ giao lưu nhân dân và nửa thế kỷ hợp tác, đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.Thứ trưởng nhấn mạnh, khi Việt Nam đối diện với thách thức căn bản là chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững, cân bằng hơn, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và với Kyushu nói riêng không chỉ là trao đổi hàng hóa, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, hay giao lưu văn hóa.Thông qua các hình thức hợp tác nói trên, phía Việt Nam có thể tiếp thu triết lý phát triển hài hòa của Kyushu, áp dụng nó một cách sáng tạo cho các địa phương trên nhiều lĩnh vực.Thứ trưởng mong muốn Việt Nam và Nhật Bản nói chung và Việt Nam - Kyushu nói riêng sẽ trở thành hình mẫu của quan hệ đối tác vì phát triển trên cơ sở triển khai hiệu quả các khuôn khổ, dự án hợp tác đầu tư.Các lĩnh vực mà các bên hợp tác gồm thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chiến lược, bảo đảm an ninh lương thực và chuyển đổi năng lượng.Mặt khác, Thứ trưởng cũng tin tưởng rằng, với nhiều lợi thế bổ sung lẫn nhau, Việt Nam đã, đang và sẽ là một phần trong lời giải của bài toán tìm kiếm động lực tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản và Kyushu.Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với gần 6 triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc, học tập tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều doanh nhân, trí thức thành đạt ở các nước.Theo bà Hằng, đây là nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển của Việt Nam, đồng thời cũng là những đối tác giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp Nhật Bản và thế giới.Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hattori Seitaro, Thống đốc tỉnh Fukuoka, cho rằng Diễn đàn là sự đóng góp tích cực cho giao lưu, kết nối, phát triển của Fukuoka sau dịch Covid-19. Ông Seitaro cho biết, doanh nghiệp Fukuoka rất quan tâm đến thị trường Việt Nam.Theo một khảo sát do cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh tiến hành, Việt Nam đứng thứ 2 trong số các thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp Fukuoka quan tâm và muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư.Thống đốc Hattori Seitaro mong muốn Diễn đàn sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Kyoto kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác, qua đó đầu tư của Việt Nam vào Kyushu sẽ tăng lên và ngược lại.Bà Vũ Chi Mai, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka nhấn mạnh, chủ đề của diễn đàn "Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt nam - Fukuoka: Thực chất - Hiệu quả - Bền vững" cũng là mong muốn của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và chính quyền tỉnh Fukuoka.Đây sẽ là cầu nối bền vững để các địa phương, doanh nghiệp hai nước, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp người Việt Nam tại Nhật Bản, tăng cường kết nối thúc đẩy giao thương một cách thực chất, hiệu quả.Trước đó, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cùng lãnh đạo các địa phương Việt Nam đã gặp Thống đốc tỉnh Fukuoka và cùng các đại biểu tham dự Diễn đàn tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Kyushu.Chiều cùng ngày, Diễn đàn tiếp tục với phiên toàn thể và các phiên chuyên đề.
Trẻ em Việt tại Đức vui Tết Trung Thu
Chương trình vui đón Tết Trung thu không chỉ là dịp để các gia đình người Việt tại Frankfurt, Đức hội ngộ, mà còn là cơ hội để các em nhỏ tìm hiểu, trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Các em nhỏ múa lân, đánh trống và rước đèn bên bờ sông Main.Hòa cùng không khí Tết Trung thu tại Việt Nam, các bạn nhỏ ở khu vực Frankfurt, Đức cũng có một buổi Trung thu đầy ý nghĩa vào cuối tuần qua.Với mong muốn gìn giữ nét văn hóa Việt trong cộng đồng và tạo một sân chơi cho các thiếu nhi Việt Nam, nhóm Happy Kids Việt Đức cùng các phụ huynh đã tổ chức chương trình Trung thu tại khách sạn Hoell bên dòng sông Main.Chương trình được tổ chức nhờ sự chung tay của cả người lớn và trẻ nhỏ và bắt đầu từ sáng ngày 23/9. Các em nhỏ, được phân việc theo 3 nhóm độ tuổi "lớn, "nhỡ" và "bé", đã cùng thực hiện nhiều hoạt động đặc trưng của ngày lễ Trung thu như chuẩn bị mâm ngũ quả, nặn bánh dẻo, và trang trí sân khấu.Với mỗi hoạt động, người lớn đan xen nội dung mang tính chất giáo dục cho các em về ngôn ngữ và các nét văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn, khi các em tạo hình đồ vật từ đủ loại hoa quả cũng là lúc các cô giới thiệu tên hoa quả bằng tiếng Việt.Các em cũng được tự do sáng tạo khi diễn kịch ngắn có sự xuất hiện của những nhân vật quen thuộc trong văn hóa Việt Nam như chú Cuội, chị Hằng… Trong lúc đó, những bạn khác tham gia các trò chơi truyền thống như nhảy bao bố, chơi đồ, tập múa lân, và đánh trống.Khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong xuôi, tới chiều, gần 30 em nhỏ cùng phá cỗ kiểu Đức với món gà rán và khoai tây chiên trong không khí rôm rả. Các bàn hoạt động như tô tượng đầu lân và làm hình xăm… cũng được rất nhiều bạn cùng bố mẹ tham gia đầy hứng thú.Chương trình Tết Trung Thu do nhóm Happy Kids Việt Đức tổ chức không chỉ là dịp để cộng đồng tụ họp, mà còn là cơ hội để thiếu nhi Việt Nam sinh sống quanh Frankfurt được thấu hiểu văn hóa nguồn cội và tự hào vì những nét văn hóa dân tộc.Sân khấu được trang trí công phu tại buổi lễ đón Tết Trung thu của các gia đình người Việt ở Frankfurt, Đức.Các em nhỏ hào hứng tham gia các hoạt động tại buổi lễ như làm bánh nướng, bánh dẻo, vẽ tranh, tô tượng, tạo hình...Những chiếc bánh trung thu xinh xinh do chính các em nhỏ làm ra.Các loại rau quả được dùng để tạo nên mâm ngũ quả dễ thương mừng Tết Trung thu.Các bạn nhỏ giơ những chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc mừng đón Tết Trung thu.Hoạt động vui chơi giúp các em nhỏ và các gia đình người Việt thêm gắn kết.Các bạn nhỏ tự múa lân, tự đánh trống và rước đèn bên bờ sông Main thơ mộng, tạo nên một bức tranh đẹp lung linh của Trung thu.Nhiều khách du lịch đi qua đã dừng lại xem và trò chuyện. Đây cũng là dịp để các bố mẹ giới thiệu với người dân Đức và du khách về Tết Trung thu của Việt Nam.Hồng Hạnh 
Cộng đồng người Việt tại Séc hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Chiều 16/9, tại trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Thanh Xuân, TP Hà Nội đã diễn ra lễ trao số tiền 500 triệu đồng của Cộng đồng người VN tại Séc hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội.
Quang cảnh buổi tiếp nhậnThay mặt cộng đồng người Việt Nam tại Séc trao tiền ủng hộ, ông Lê Văn Hiện - Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hội người VN tại Séc, Chủ tịch Hội đồng hương Vĩnh Phúc tại Séc và bà Nguyễn Tuyết Hạnh - Ủy viên Ban chấp hành Liên hiệp Hội người VN tại châu Âu, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Hải Dương tại Séc, cho biết ngay sau khi biết tin về vụ cháy chung cư mini nói trên, Hội người VN tại Séc đã đứng ra kêu gọi bà con quyên góp ủng hộ các nạn nhân vụ cháy và chỉ sau một ngày đã huy động được 500 triệu đồng để hỗ trợ các nạn nhân. Ông Lê Văn Hiện và bà Nguyễn Tuyết Hạnh hy vọng các nạn nhân và gia đình sớm khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.Cộng đồng người VN tại Séc đã trao số tiền 500 triệu đồng thông qua Mặt trận Tổ quốc quận Thanh Xuân hỗ trợ cho các hộ dân trong vụ cháy chung cư mini số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương ĐìnhBà Bùi Huyền Mai - Ủy viên Ban Thường vụ Thành Ủy, Bí thư Quận ủy quận Thanh Xuân cho biết, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố Hà Nội, khi sự việc xảy ra, quận Thanh Xuân đã chỉ đạo khẩn trương việc cứu trợ, cứu nạn; hỗ trợ việc hậu sự cho người tử nạn; tạo điều kiện, thăm hỏi động viên những người bị thương, ổn định tâm lý và lo nơi ăn chốn ở cho bà con sau vụ hỏa hoạn... "Ngoài việc hỗ trợ của thành phố, quận Thanh Xuân quyết định hỗ trợ ban đầu cho các nạn nhân ở khu vực nhà cháy theo danh sách sơ bộ 142 người, mức hỗ trợ là 40 triệu đồng/người. Mọi thủ tục đều diễn ra nhanh gọn nhất", bà Bí thư Quận ủy Thanh Xuân chia sẻ.Bà Mai khẳng định, địa phương sẽ sát sao với các nhiệm vụ công tác tại cơ sở và tiếp tục đồng hành với các gia đình bị nạn không chỉ trong thời gian này, mà còn cả lâu dài để người dân ổn định tâm lý, cuộc sống.Trong thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Quận Thanh Xuân đã nhận được nhiều sự chia sẻ, động viên về tinh thần, vật chất của bà con trong và ngoài nước nhằm khắc phục hậu quả vụ cháy, chia sẻ với người bị nạn. Bà Mai cảm ơn tấm lòng của cộng đồng người VN tại Séc và khẳng định thông qua Mặt trận Tổ quốc Quận, số tiền ủng hộ của bà con sẽ sớm đến với những người bị nạn.Phát biểu tại buổi lễ, ông Mai Phan Dũng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN gửi lời chia buồn sâu sắc tới những người bị nạn và thân nhân trong vụ hỏa hoạn.Ông Mai Phan Dũng cho biết, khi nhận được thông tin hậu quả đau lòng của vụ cháy từ trong nước, cộng đồng người VN tại Séc đã nhanh chóng tổ chức quyên góp và liên hệ với Ủy ban Nhà nước về NVNONN để sớm trao tiền ủng hộ các nạn nhân. Đây là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện truyền thống tương thân tương ái, sự chia sẻ, đồng hành của bà con kiều bào ta ở Séc cùng chính quyền trong nước hỗ trợ nạn nhân trong vụ cháy chung cư. Ông cho rằng đây là vụ việc đau xót và mong các gia đình sớm vượt qua nỗi đau thương và khó khăn này.
Tết Nguyên đán trở thành ngày nghỉ học công lập tại bang New York
Thống đốc bang New York (Mỹ) Kathy Hochul đã ký một luật giáo dục mới nhằm đưa Tết Nguyên đán trở thành ngày nghỉ học chính thức ở các trường công lập tại bang này.
Thống đốc Kathy Hochul trong buổi ký luật giáo dục mới về Tết Nguyên đán (Ảnh: Văn phòng Thống đốc Kathy Hochul)Theo đó, luật mới sẽ cho phép các học sinh tại tất cả các trường công lập ở bang New York không phải đến trường vào ngày Tết Nguyên đán hàng năm."Tết Nguyên đán không chỉ là một ngày nghỉ học. Đây còn là cơ hội để con em chúng ta tìm hiểu và tôn vinh các nền văn hóa cũng như các nét truyền thống của riêng mình và của bạn bè thế giới", Thống đốc Kathy Hochul tuyên bố trong một thông cáo báo chí.Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào năm 2021, New York là nơi có dân số châu Á lớn thứ hai tại Mỹ. Đây cũng là cộng đồng dân cư có mức độ phát triển nhanh nhất trên toàn quốc với khoảng 1,9 triệu người.Bởi vậy, theo bà Hochul, luật mới rất quan trọng trong việc tôn vinh cộng đồng người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương ở New York.Bên cạnh đó, ông Brian Kavanagh, Thượng nghị sĩ bang New York, người đã giới thiệu dự luật tại Thượng viện trước đó, cũng khẳng định: "Câu chuyện của New York không thể được viết ra nếu không có sự đóng góp đa dạng và phong phú của người dân New York gốc Á. Tuy nhiên, tại nhiều trường học trên toàn tiểu bang, các gia đình và học sinh gốc Á đã phải lựa chọn giữa việc đến trường và tổ chức ngày lễ quan trọng nhất của cộng đồng mình".Tết Nguyên đán hay Tết Âm lịch là một ngày lễ quan trọng đối với cộng đồng người Hoa, người Việt Nam, người Hàn Quốc và các nền văn hóa Đông Á khác. Tại mỗi quốc gia, Tết Nguyên đán lại được tổ chức khác nhau tùy theo đặc trưng của mỗi nền văn hóa.Năm nay, Tết Nguyên đán sẽ diễn ra vào ngày 10/2/2024.Tố Uyên
Lan tỏa tình yêu tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) năm 2023 đã có sức lan tỏa sâu sắc tình yêu tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng kiều bào xa xứ.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN (Ảnh: Đức Hoàng)."Tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam, là kết tinh của hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, của lao động và phát triển", bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN phát biểu ngày 8/9 trong Hội thảo tổng kết triển khai Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2023.Tham dự Hội thảo kết hợp 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến còn có ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, 80 đại biểu là đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; các chuyên gia, giảng viên về ngôn ngữ và văn hóa cùng các kiều bào từ 50 điểm cầu tại nhiều quốc gia.Theo Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: "Đối với cộng đồng NVNONN đang phát triển mạnh mẽ với gần 6 triệu người đang sinh sống ở trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, trao truyền văn hóa.Tiếng Việt giúp đồng bào ở nước ngoài bảo tồn bản sắc văn hóa riêng, tự tin phát triển và hội nhập với thế giới. Tiếng Việt cũng là nhịp cầu thân thương nối liền đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới với nhau và với Tổ quốc".Hội thảo đã tổng kết, đánh giá kết quả triển khai tổ chức các hoạt động liên quan đến Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2023 của các bộ, ban, ngành, địa phương và các bên liên quan ở trong và ngoài nước.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định song song với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, công tác tiếng Việt luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, được khẳng định thành chủ trương nhất quán, và nêu thành nhiệm vụ cụ thể trong các văn bản chỉ đạo. Theo Thứ trưởng, thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tiếng Việt đối mặt với nguy cơ mai một, mất dần sự trong sáng khi thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài bị ảnh hưởng, tác động bởi văn hóa sở tại.Đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2022 có thể coi là đột phá trong công tác này, tạo động lực quan trọng thúc đẩy các hoạt động giảng dạy, học tập và đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu thiết thực của cộng đồng.Năm 2023 là năm đầu tiên tổ chức triển khai Đề án, ghi dấu ấn với những hoạt động tôn vinh tiếng Việt được triển khai đồng bộ với quy mô rộng khắp ở cả trong và ngoài nước, với sự chung tay và tham gia tích cực của các ban, bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và đặc biệt là của bà con ta ở nước ngoài.Đề án đã trở thành sự kiện thu hút cộng đồng NVNONN, tạo hiệu ứng lan tỏa các giá trị cao đẹp của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe 10 tham luận từ đại diện các bộ; các cơ quan, tổ chức; các chuyên gia; đại diện các cơ quan đại diện và kiều bào tại các nước.Các tham luận nêu rõ tình hình triển khai các hoạt động tôn vinh tiếng Việt trong năm 2023; thuận lợi và khó khăn trong hoạt động gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài; và đề xuất các phương hướng cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Đề án Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2024.Thúc đẩy tình yêu tiếng mẹ đẻ với cộng đồng kiều bàoThứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cùng các đại biểu tham dự Hội thảo (Ảnh: Đức Hoàng).Năm 2023, các hoạt động triển khai Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN nhận được sự hưởng ứng tích cực ở cả trong và ngoài nước, đa dạng về hình thức và nội dung, tạo được sân chơi, môi trường giao lưu cho bà con kiều bào.Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan, các hoạt động đã và đang triển khai còn hạn chế về quy mô, địa bàn, đối tượng tham dự, chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu, mục đích đề ra.Việc huy động sự đóng góp, tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay, nên không đảm bảo tính ổn định, chắc chắn trong cam kết thực hiện của các đối tác.Các đại biểu tham gia Hội thảo cũng chỉ ra nhiều khó khăn và thách thức thực tế ở ngoài nước như việc xây dựng giáo trình và đào tạo đội ngũ giáo viên tình nguyện giảng dạy tiếng Việt cần phải đa dạng, phù hợp với từng địa bàn, nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế…Đặc biệt, rào cản lớn nhất ngăn trở hoạt động dạy tiếng cho con em người Việt ở nước ngoài chính là thiếu động lực học tập.Phát biểu tại Hội thảo, ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN đưa ra một số một số giải pháp, kiến nghị nhằm triển khai hiệu quả Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2024.Theo ông, các giải pháp tập trung giải quyết thách thức ở các nhóm vấn đề cốt lõi như: Thứ nhất, cần tạo môi trường học tập hấp dẫn, phong phú về nội dung và hình thức để tạo nền tảng cho cộng đồng kết nối, chia sẻ và bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, nhất là trong thế hệ trẻ NVNONN.Thứ 2, cần đa dạng hóa, đổi mới các giáo trình học tiếng Việt bằng cách tận dụng các nền tảng kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ, kêu gọi sự chung tay, hỗ trợ về nguồn lực tài chính, sáng tạo của tri thức kiều bào trong cộng đồng NVNONN trên toàn thế giới để đáp ứng nhu cầu các nhóm đối tượng, địa bàn.Thứ 3, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, hình thức giảng dạy, đào tạo dạy và học tiếng Việt cho NVNONN cả về phương pháp giảng dạy, kiến thức tiếng Việt và văn hóa, lịch sử Việt Nam qua hình thức trực tiếp và trực tuyến.Mặt khác, cần tiếp tục duy trì việc tổ chức tập huấn trực tiếp tại địa bàn, có nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với đặc điểm từng khu vực.Thứ 4, tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, đăng phát thông tin trên nhiều nền tảng, kênh truyền thông để lan tỏa rộng rãi đến công chúng ở cả trong và ngoài nước về các hoạt động tôn vinh tiếng Việt trong CĐNVNONN.Mục tiêu của việc này là nhằm tạo tác động tích cực, giúp lan tỏa tình yêu tiếng Việt, nâng cao hoạt động dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN.
Việt Nam, Lào tăng cường hợp tác trong công tác hỗ trợ kiều bào
Từ ngày 6/9 đến 7/9, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng đã có chuyến công tác, thăm cộng đồng người Việt Nam tại Lào.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Lào (Ảnh: Bộ Ngoại giao).Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã dự lễ khai giảng và lễ tôn vinh tiếng Việt tại trường song ngữ Lào - Việt Nguyễn Du, gặp gỡ các hội đoàn và cộng đồng người Việt, thăm lớp học tiếng Việt, một số chùa Việt và cơ sở doanh nghiệp của kiều bào tại Viêng Chăn.Thứ trưởng đánh giá cao nỗ lực của cộng đồng người Việt Nam ở Lào và các thầy cô giáo trường song ngữ Lào - Việt Nguyễn Du trong việc truyền lửa giữ gìn văn hóa, tiếng Việt trong thời gian qua. Hiện Bộ Giáo dục hai nước có kế hoạch thí điểm mô hình dạy song ngữ tại trường song ngữ Lào - Việt để nhân rộng tại Lào.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thăm lớp học tiếng Việt tại Chùa Phật Tích (Ảnh: Bộ Ngoại giao).Sáng 6/9, tại lễ khai giảng và lễ tôn vinh tiếng Việt tại trường song ngữ Lào - Việt Nguyễn Du có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Sisouk Vongvichit, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chúc mừng nhà trường nhân dịp 15 năm thành lập (2008-2023).Sự ra đời của trường song ngữ Lào - Việt Nguyễn Du là một trong những biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào và là một mô hình ít nơi nào có trong cộng đồng người Việt trên thế giới.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Sisouk Vongvichit dự lễ khai giảng năm học mới và lễ phát động ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại trường song ngữ Lào - Việt Nguyễn Du (Ảnh: Bộ Ngoại giao).Chiều 7/9, phát biểu với đại diện cộng đồng, Thứ trưởng đánh giá cao hoạt động của các hội đoàn trong việc phát huy vai trò đại diện cộng đồng người Việt tại Lào, góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào.Thứ trưởng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt đối với kiều bào tại Lào, mong muốn kiều bào sinh sống ổn định, nâng cao năng lực, trình độ trong cộng đồng, nhất là giới trẻ, từ đó có thể hòa nhập hơn nữa vào xã hội sở tại.Cộng đồng người Việt Nam tại Lào có khoảng 100.000 người, sinh sống tập trung tại thủ đô Viêng Chăn và các điểm dân cư lớn tại Trung và Nam Lào.Với các chùa Việt tại Lào, Thứ trưởng ghi nhận và trân trọng công đức của các chư tăng ni, phật tử vừa chăm lo đời sống tinh thần của bà con, vừa tổ chức, hướng dẫn bà con tham gia các hoạt động dạy, học tiếng Việt, nâng cao dân trí, giúp đỡ đồng bào khó khăn, lan tỏa các giá trị tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam.Nhân dịp này, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp với Nhà hát ca múa nhạc Quân đội sang biểu diễn phục vụ bà con tại Thái Lan và Lào với các tiết mục văn nghệ cao ngợi Bác Hồ kính yêu, ca ngợi quê hương, đất nước cùng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Thái Lan và quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào.
Lan tỏa năng lượng gắn kết các du học sinh Việt Nam tại Mỹ
Diễn đàn "Vòng tay nước Mỹ 11" được xem là sự kiện giúp cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Mỹ xích lại gần nhau hơn, nhằm lan tỏa năng lượng gắn kết tạo nên sức mạnh.
Những người tham gia sự kiện "Vòng tay nước Mỹ 11" (Ảnh: Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Mỹ).Vào ngày 18, 19, và 20/8, chuỗi sự kiện Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) lần thứ 11 đã diễn ra tại thành phố Long Beach, California, Mỹ.Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của hơn 50.000 khán giả trong và ngoài nước, và ghi nhận sự tham gia của hơn 400 học sinh, sinh viên, và chuyên gia, doanh nhân Việt Nam từ nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ. Vòng tay nước Mỹ là sự kiện thường niên do Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Mỹ tổ chức.Đại sứ đặc nhiệm toàn quyền Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng chia sẻ: "Tôi rất thích chủ đề của năm nay là "Năng Lượng Gắn Kết" vừa hiện đại vừa thiết thực""Chỉ gắn kết với nhau thì chúng ta mới có sức mạnh và sức mạnh được nhân lên nhiều, gắn bó thành một khối và cùng với nhau sẽ đạt được những mục tiêu của mỗi người. Sống, học tập và làm việc tại Mỹ", nhà ngoại giao nhấn mạnh. Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng phát biểu (Ảnh: Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Mỹ).Năm nay, Vòng Tay Nước Mỹ 11 (VTNM 11) mong muốn lan tỏa tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Mỹ.Trong quá trình cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang dần khắc phục hậu quả kinh tế từ đại dịch, cộng đồng du học sinh cũng đứng trước nhiều thách thức lớn về việc làm, cơ hội.Sự gắn kết, tương trợ là giá trị cốt lõi đặt lên hàng đầu, nhằm lan tỏa sự tích cực và kết nối giữa cộng đồng thanh niên Việt Nam.Vòng Tay Nước Mỹ 11 đánh dấu sự khởi đầu của một thập niên mới cho sự phát triển của Hội TNSV Việt Nam tại Mỹ mang đến nhiều sự đổi mới và đột phá. Chuỗi hoạt động của VTNM 11 bao gồm: tọa đàm trực tuyến và trực tiếp về các chủ đề công nghệ, y tế, kinh doanh và kỹ thuật, giải bóng đá liên bang, tiệc chào mừng, hội thảo nghề nghiệp.Sự kiện năm nay quy tụ các chuyên gia, tri thức, du học sinh và đại diện các công ty đầu ngành tại Mỹ, cùng với sự phối hợp từ các tổ chức, Hội Nhóm Chuyên Gia, Hội Nhóm Du Học Sinh, các doanh nghiệp và học giả lớn tại Mỹ. Một hội thảo nghề nghiệp trong khuôn khổ chuỗi sự kiện VTNM 11 (Ảnh: Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Mỹ).
Giáo sư gốc Việt nhận giải thưởng danh giá của Vương quốc Anh
Giải thưởng Thomas Graham về chuyên ngành hóa keo là sự ghi nhận sâu rộng đối với chuyên môn nghiên cứu về công nghệ vật liệu nano.
Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh làm việc tại trường Đại học University College London - UCL (Vương quốc Anh). (Nguồn: RSC)Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh làm việc tại trường Đại học University College London - UCL (Vương quốc Anh) đã được trao giải thưởng danh giá Thomas Graham 2023 của liên hiệp SCI/RSC gồm Hiệp hội công nghiệp hóa chất và Hiệp hội hóa học Hoàng gia Anh.Thomas Graham là một trong ba giải thưởng cao quý của liên hiệp SCI/RSC nhằm ghi nhận và tôn vinh các nhà nghiên cứu xuất sắc đương thời trong lĩnh vực hóa keo trong từng giai đoạn sự nghiệp: Giải thưởng Thomas Graham dành cho những người đang ở đoạn giữa sự nghiệp, Huy chương McBain dành cho các nhà nghiên cứu ở giai đoạn đầu sự nghiệp trong khi Giải thưởng Sir Eric Rideal vinh danh thành tựu trọn đời.Các giải thưởng mang tên những tên tuổi lớn trong lịch sử hóa keo ở Anh gồm James William McBain, Thomas Graham, và Sir Eric Rideal. Họ là những người tiên phong trong nghiên cứu học thuật về lĩnh vực này tại Đại học Bristol, Đại học UCL và Đại học Cambridge. Trong đó, Thomas Graham (20/12/1805 - 11/9/1869) là nhà hóa học nổi tiếng người Scotland, nhà sáng lập Hiệp hội hóa học London vào năm 1841, đồng thời được coi là một trong những người sáng lập ngành hóa keo (ông là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ chất keo (colloids) vào năm 1851).Tại hội nghị khoa học UK Colloids 2023, diễn ra từ ngày 17-19/7 vừa qua ở Liverpool, Anh, Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh đã thuyết trình trước 400 nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới. Hội nghị này thường được tổ chức 3 năm một lần, quy tụ các nhà khoa học, nhà phát minh và các doanh nhân nổi tiếng trên toàn cầu trong lĩnh vực hóa keo.Bài thuyết giảng nhận được sự quan tâm, đánh giá rất cao của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hóa keo tham dự hội nghị. Theo đánh giá của các đại biểu, nội dung bài giảng này của Giáo sư Thanh chứa đựng nhiều kiến thức sâu rộng, tổng hợp về nhiều lĩnh vực khoa học trên cơ sở kết nối các thành tựu của nền khoa học Anh từ Thomas Graham, Michael Faraday cho đến cha con nhà Braggs (cặp cha con duy nhất cùng đoạt giải Nobel Vật lý). Sau đó, nhiều người đã trực tiếp gặp gỡ Giáo sư Thanh để bày tỏ sự khâm phục và ấn tượng đối với nội dung của bài thuyết giảng cũng như cá nhân tác giả.Trao đổi với phóng viên, Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh không giấu nổi niềm vui và tự hào khi nhận được giải thưởng danh giá Thomas Graham vào thời điểm rất có ý nghĩa. Bà cho biết sau nhiều lần được vinh danh với các giải thưởng khoa học uy tín (Rosalind Franklin Award dành cho tất cả các ngành khoa học tự nhiên và toán, RSC Interdisciplinary Prize về hóa học), giải thưởng Thomas Graham về chuyên ngành hóa keo là sự ghi nhận sâu rộng đối với chuyên môn nghiên cứu về công nghệ vật liệu nano mà bà theo đuổi suốt hơn 22 năm qua.Bà cũng bày tỏ hy vọng giải thưởng này sẽ khích lệ, truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ theo đuổi ước mơ cống hiến cho khoa học, cho cộng đồng. Đối với Việt Nam, bà mong muốn giải thưởng sẽ góp phần nâng cao uy tín cho đội ngũ trí thức, nhà khoa học người Việt Nam trong cộng đồng khoa học quốc tế, khuyến khích các nhà khoa học trẻ Việt Nam tự tin bước ra và hội nhập với nền khoa học tiên tiến của thế giới.Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh là một trong những trí thức người Việt nổi tiếng thế giới. Bà là người Việt duy nhất cho đến nay nhận được tài trợ nghiên cứu Royal Society University Research Fellowship của Viện Hàn lâm quốc gia Anh và Quỹ Thịnh vượng chung (2005-2014).Năm 2022, bà đã được xướng tên trong bảng xếp hạng "Những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới" (gồm 2% nhà khoa học trên thế giới có những công trình nghiên cứu chuyên ngành có ảnh hưởng lớn và được các tác giả khác trích dẫn nhiều nhất) cho cả hạng mục sự nghiệp và theo năm. Danh sách này do nhóm nhà khoa học của Giáo sư John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đưa ra dựa trên cơ sở dữ liệu Scopus.Với bề dày thành tích nghiên cứu và giảng dạy trong môi trường quốc tế, Giáo sư Thanh đã giành được rất nhiều giải thưởng cao quý trong các lĩnh vực nghiên cứu từ các tổ chức khoa học, viện hàn lâm uy tín trên thế giới. Bà đã nỗ lực không mệt mỏi để hiện thực hóa khát vọng đưa các nhà khoa học Việt Nam hội nhập với thế giới và với nền khoa học tiên tiến trên toàn cầu.Năm 2023 cũng là năm ghi dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh. Hồi tháng 2, bà đã được Liên minh quốc tế về hóa học cơ bản và hóa học ứng dụng (IUPAC) trao giải thưởng "Người phụ nữ xuất sắc trong lĩnh vực hóa học hoặc kỹ thuật hóa học năm 2023" cùng 11 nhà khoa học nữ đến từ Mỹ, Anh, Đức, Italy, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Brazil, Nhật Bản và Bỉ.Trước đó, vào tháng 11/2022, Giáo sư Thanh cũng vinh dự được giảng bài trong chương trình thuyết giảng khoa học lâu đời và nổi tiếng thế giới Friday Evening Discourses (FED) của Viện Hoàng gia Vương quốc Anh (Ri). Video bài giảng trên kênh YouTube của Ri đã thu hút hơn 23.000 lượt xem.
Trao bằng khen cho kiều bào có đóng góp xuất sắc phát triển Đà Nẵng
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao bằng khen cho các kiều bào có đóng góp xuất sắc trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho bà Cecile Le Pham và ông Bảo Hòa (Ảnh: UBNN về NVNONN).Sáng 2/8, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Sở Ngoại vụ Đà Nẵng tổ chức buổi lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đến các cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) tiêu biểu đã có những đóng góp xuất sắc trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022.Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ, các kiều bào và người thân. Đây là nguồn động viên to lớn cho các kiều bào để tiếp tục gắn bó với quê hương, cống hiến, hỗ trợ cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.Cũng trong sáng 2/8, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã có buổi làm việc với Sở Ngoại vụ Đà Nẵng về công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong công tác NVNONN và công tác ngoại vụ địa phương.Các cá nhân xuất sắc nhận bằng khen gồm: bà Cecile Le Pham (kiều bào Pháp), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dacotex Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Tổ chức ASSORV (tổ chức phi chính phủ Pháp) và ông Bảo Hòa (kiều bào Mỹ), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vinatech Connect, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với NVNONN thành phố Đà Nẵng.Bà Cecile Le Pham có vai trò quan trọng trong việc quyết định và triển khai các hoạt động từ thiện, nhân đạo của tổ chức ASSORV cũng như Công ty TNHH Dacotex Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng: tài trợ kinh phí nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc cho trẻ mồ côi tại Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai thuộc Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Đà Nẵng; kết nối các nhà hảo tâm, tình nguyện viên của ASSORV hỗ trợ hoạt động của Trung tâm Hoa Mai; giao lưu, tặng quà cho trẻ em và giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng bão lụt hằng năm; hàng năm tài trợ quà Tết cho các em nạn nhân chất độc da cam tại Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng.Đồng thời, bà Cecile Le Pham tham gia tài trợ khẩu trang và các nhu yếu phẩm cho người dân gặp khó khăn trên địa bàn thành phố trong thời gian bùng phát dịch COVID-19 và tài trợ quần áo cho người dân tại quận Liên Chiểu nhằm khắc phục hậu quả của đợt mưa lũ ngày 14/10/2022…Trong khi đó, ông Bảo Hòa đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động xã hội tại Đà Nẵng như tích cực quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thông qua việc tham gia các sự kiện thể thao lớn (Ironman 70.3 VN 2017, 2018, Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng 2018); vận động, tổ chức các sự kiện trồng cây xanh ven biển do người nước ngoài, người dân địa phương và thanh niên kiều bào thực hiện; thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp kiều bào Đà Nẵng).Ông Bảo Hòa có nhiều đóng góp tích cực trong công tác hỗ trợ xúc tiến đầu tư nước ngoài vào thành phố, đặc biệt đã kết nối, giới thiệu Công ty INTEX Industries đầu tư Nhà máy sản xuất tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng. Năm 2022, ông Bảo Hòa tiếp tục làm cầu nối, giới thiệu nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án Công ty TNHH Unitex Wan Guan Technology (sản xuất động cơ điện) tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng.
Người thầy Việt và ước vọng lan tỏa văn hóa Việt tại Trung Quốc
Cộng đồng người Việt tại Trung Quốc hiện có khoảng 43.000 người. Nhiều người trong số họ đang thông qua những công việc hàng ngày giúp người dân Trung Quốc hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam, và đóng góp vào sự hợp tác, giao lưu giữa 2 nước.
Thầy Nguyễn Xuân Diện, quê ở Hưng Yên, giáo viên Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, người đã có khoảng 20 năm học tập và làm việc tại Trung Quốc. Thầy hiện đang dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho các thế hệ sinh viên tại đây và đích thân chứng kiến những thay đổi về nhận thức của người trẻ Trung Quốc với tiếng Việt và Việt Nam.Thầy Diện trong một buổi lên lớp cho sinh viên Trung Quốc.Thầy Nguyễn Xuân Diện chia sẻ: "Trong 14 năm giảng dạy tại trường, cảm nhận sâu sắc của tôi là ấn tượng về Việt Nam của sinh viên Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều. Tôi còn nhớ những năm đầu tiên về trường, khi hỏi về Việt Nam, các em hầu như không biết. Giờ các em hoàn toàn tự nguyện thi vào chuyên ngành tiếng Việt. Đây là sự thay đổi rất lớn mà tôi cảm nhận rất sâu sắc. Điều này khiến tôi cảm thấy mừng và thấy trách nhiệm của mình cũng rất lớn, phải làm sao nỗ lực hơn nữa để các em càng yêu Việt Nam hơn, càng biết đến Việt Nam hơn".Đây là những chia sẻ của thầy Nguyễn Xuân Diện, giáo viên người Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên ở Trùng Khánh, Trung Quốc về những bước ngoặt trong quá trình giảng dạy tiếng Việt tại đây.Cô La Văn Thanh, Viện trưởng Học viện ngôn ngữ phương Đông thuộc Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên.Theo giáo sư La Văn Thanh, Viện trưởng Học viện ngôn ngữ phương Đông, khoa tiếng Việt của Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên thành lập năm 2009, hiện có hơn 100 sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Quốc đang theo học chuyên ngành tiếng Việt và văn học Việt.Là người gắn bó với khoa tiếng Việt ngay từ những ngày đầu thành lập, thầy Diện nhớ lại, ban đầu hầu hết sinh viên đều được điều chuyển từ các chuyên ngành khác và đối với các em Việt Nam là một đất nước xa lạ. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quan hệ hai nước, cũng như giao lưu, hợp tác kinh tế ngày một nhiều giữa các địa phương của Trung Quốc, trong đó có Trùng Khánh với Việt Nam, nhu cầu về nhân tài biết tiếng Việt hiện khá lớn. Sinh viên chuyên ngành tiếng Việt ở đây sau khi tốt nghiệp ra trường rất dễ tìm được việc làm với mức lương cao."Ở Trung Quốc hiện có một trào lưu nghiên cứu về các nước ASEAN, các nước dọc theo Sáng kiến 'Vành đai và Con đường', nên giờ đây nghiên cứu Việt Nam học ở Trung Quốc đang rất hot, không chỉ lôi cuốn được các nhà nghiên cứu, mà còn cả các bạn sinh viên".Đường Tiểu Hòa, nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên.Đường Tiểu Hòa, nữ sinh đang học nghiên cứu sinh tại Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, là một trường hợp chuyển từ bị động học tiếng Việt khi vào đại học, sang tự nguyện theo học văn học Việt khi lên bậc thạc sĩ. Thầy Diện là một giáo viên đã hỗ trợ nhiệt tình cho em trong quá trình học tập."Thầy Diện là một giáo viên rất gần gũi với sinh viên nên tất cả chúng em đều rất yêu mến thầy. Bất kỳ có câu hỏi nào, em đều không ngại ngùng mà sẽ trực tiếp gặp và nhờ thầy giúp đỡ. Thầy thường giải đáp cho chúng em rất tận tình. Em cũng tham gia một môn học của thầy trong chương trình thạc sĩ, đó là tuyển đọc văn học Việt Nam. Qua tiết học của thầy, em có cái nhìn khái quát về các tác phẩm văn học và nhà văn tiêu biểu của Việt Nam qua từng thời kỳ, từ đó giúp em có được sự hiểu biết tổng thể về văn học Việt Nam".Ngoài các giờ học chính khóa, tuần thực tiễn giữa mỗi học kỳ tổ chức hàng năm, là một sân chơi văn hóa lành mạnh, bổ ích và thiết thực, giúp sinh viên chuyên ngành tiếng Việt vừa học, vừa trải nghiệm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam qua các hoạt động như: ngâm thơ, diễn thuyết, múa hát, diễn kịch, nhảy sạp, xem phim Việt Nam, viết thư pháp tiếng Việt, biểu diễn trang phục truyền thống Việt Nam...Theo thầy Diện, nấu các món ăn truyền thống Việt Nam luôn là hoạt động được các bạn sinh viên Trung Quốc đặc biệt trông đợi: "Các em lúc đầu cũng bỡ ngỡ không biết làm, bởi ở Trung Quốc, đặc biệt là Trùng Khánh, nữ thường ít nấu ăn, đàn ông nấu nhiều hơn, nên các bạn nữ không thạo bếp núc lắm. Thế nhưng các bạn vẫn rất thích nấu món ăn Việt Nam, bởi có thể văn hóa ẩm thực Việt rất khác. Do vậy các bạn rất thích tự tay làm, gói nem. Mặc dù gói nem cũng khó, nhưng các bạn rất thích trải nghiệm này".Theo chia sẻ của cô La Văn Thanh, Viện trưởng Học viện ngôn ngữ phương Đông, cùng với sự hỗ trợ của những giáo viên bản địa như thầy Diện, khoa tiếng Việt của Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên đang tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, kết hợp giữa đào tạo với thực tiễn và mở rộng giao lưu quốc tế: "Thầy Xuân Diện là giáo viên nước ngoài ngay từ khi chúng tôi mở chuyên ngành tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên. Thầy là một giáo viên rất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và rất quan tâm đến sinh viên. Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều sinh viên về kiến thức, đặc biệt là giúp các em tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Mỗi học kỳ chúng tôi đều có chương trình thực hành văn hóa, thầy Diện thường đích thân hướng dẫn học trò làm các món ăn Việt và có những trải nghiệm thú vị về trang phục truyền thống của Việt Nam".Tận mắt chứng kiến những thay đổi của sinh viên Trung Quốc khi theo học tiếng Việt, hơn ai hết thầy giáo Xuân Diện cảm thấy rất vinh dự và tự hào: "Bây giờ tôi thấy các em càng ngày càng yêu thích tiếng Việt, càng ngày càng biết đến Việt Nam, đây là điều rất vinh dự với một người thầy, đặc biệt là một trong những thầy cô người Việt giảng dạy tiếng Việt ở Trung Quốc. Nhưng tôi cũng thấy trọng trách rất lớn, bởi các em càng có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, thầy càng phải giữ được ngọn lửa nhiệt tình, để giúp các em đam mê hơn".Nói về những dự định cho tương lai, thầy Diện chia sẻ: "Dự định của tôi là rất muốn mở một nhà hàng Việt trong trường, để các em sinh viên đến đó ăn, trải nghiệm hoặc giúp làm những món ăn Việt".Từ một người đàn ông Việt không hề biết nấu ăn, do xa nhà vì đã lập gia đình và làm việc ở Trung Quốc, thầy giáo Nguyễn Xuân Diện giờ không chỉ có thể nấu rất nhiều món ăn truyền thống Việt Nam, mà còn truyền tình yêu đối với ẩm thực và văn hóa Việt tới các thế hệ sinh viên Trung Quốc. Chúc cho ý tưởng quán ăn Việt trong khuôn viên trường đại học của thầy sớm thành hiện thực, cũng như đất nước, con người và văn hóa Việt Nam được lan tỏa rộng hơn trong thế hệ trẻ ở Trung Quốc.
Festival Việt Nam lần đầu được tổ chức tại thành phố biển nước Pháp
Trong thời gian từ 30/6 đến 2/7, tại thành phố biển Larmor-Plage thuộc vùng Morbihan của Pháp đã diễn ra sự kiện mang tên "Festival Việt Nam" để quảng bá văn hóa Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, các quan chức địa phương và các thành viên ban tổ chức Festival Việt Nam tại tòa thị chính thành phố Larmor-Plage (Ảnh: Thu Trang).Festival được tổ chức bởi tòa thị chính thành phố Larmor-Plage, kết hợp với 3 hiệp hội Art Space, Vietnam Bretagne Sud và APPEL Lorient. Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án lớn Toucher Arts và tháng Việt Nam tại Larmor-Plage nhằm niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp.Đây là lần đầu tiên thành phố Larmor-Plage đăng cai tổ chức sự kiện lớn liên quan đến Việt Nam, bao gồm chuỗi hoạt động quy mô diễn ra tại trung tâm triển lãm Salles des Algues, như: triển lãm ảnh "Mơ màng Hội An" và triển lãm tranh của trẻ em từ gần 20 nước trên thế giới hưởng ứng tình đoàn kết quốc tế và quan hệ bền vững Việt - Pháp; hòa nhạc quảng bá văn hóa và nghệ thuật Việt Nam; diễu hành tại trung tâm thành phố và trên bờ biển Larmor để giới thiệu về truyền thống và phong tục tập quán; các gian hàng quảng bá món ăn đường phố Việt Nam… Sự kiện đã tiếp đón hơn 1.000 người Pháp tới tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.Đến tham dự sự kiện Festival Việt Nam có ông Patrice Valton - Thị trưởng thành phố Larmor-Plage; Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng; bà Réjine Le Normand, phó Thị trưởng phụ trách Văn hóa thành phố Larmor-Plage; và bà Stéphanie Đỗ - nữ chính trị gia gốc Việt đầu tiên trúng cử vào quốc hội Pháp.Đông đảo người dân thành phố Larmor-Plage đã đến tham gia triển lãm (Ảnh: Thu Trang).Festival không chỉ là cơ hội để giới thiệu về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam mà còn được xem là sự kiện quan trọng kết nối cộng đồng Việt khắp 5 châu để quảng bá văn hóa quê hương tới bạn bè quốc tế. Đặc biệt, dự án có sự tham gia của 25 học sinh sinh viên gốc Việt đến từ Mỹ, Anh, Australia, Pháp và Việt Nam trong độ tuổi 12-20 để cùng thực hiện chương trình.Sự kiện bao gồm nhiều hoạt động thú vị giúp công chúng Pháp tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, như hoạt động trang trí mẹt tre và qua đó tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền; tập làm tranh Đông Hồ trên giấy gió; vẽ thư pháp để các bạn Pháp được trải nghiệm sử dụng bút lông và mực tàu; hỏi đáp về kiến thức văn hóa Việt và nhận các phần quà thú vị như phong bao lì xì có tiền Việt Nam, chuồn chuồn tre, trống bỏi…Bên cạnh đó, triển lãm cũng trưng bày gần bức tranh được lựa chọn từ hơn 400 tranh của trẻ em gốc Việt từ gần 20 nước và trẻ em quốc tế gửi về để hưởng ứng sự kiện 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp. Nghệ sĩ trẻ Thảo Nguyễn giới thiệu bộ sưu tập ảnh "Mơ màng Hội An" với những bức ảnh đầy màu sắc về một Hội An vừa thơ mộng vừa lãng mạn với sự đan xen giữa các giá trị truyền thống và hiện đại.Hơn 10 gian hàng tại sự kiện đã giới thiệu các món ăn đường phố Việt Nam như: Bánh mỳ, bún bò, bánh bao, xôi mặn, nem, bánh giò, bánh da lợn, chè 3 màu, trà sữa…, thu hút đông đảo mọi người tới  thưởng thức. Bạn bè Pháp bày tỏ sự yêu mến đối với ẩm thực Việt Nam cũng như các món ăn được giới thiệu tại Festival.Hơn 100 sinh viên quốc tế cùng người Việt tại Pháp và các bạn Pháp trong trang phục dân tộc và áo dài đã cùng nhau diễu hành ở trung tâm thành phố Larmor-Plage để giới thiệu về đám cưới truyền thống và ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Người dân Pháp đã có cơ hội để hiểu thêm về phong tục cưới hỏi của người Việt, những hình ảnh đặc sắc của ngày Tết như ông Công ông Táo, trao phong bao lì xì… Festival Việt Nam được tổ chức với sự tham gia của 25 học sinh, sinh viên đến từ nhiều nơi trên thế giới (Ảnh: Thu Trang).Tối ngày 1/7, hơn 50 nghệ sĩ không chuyên đã tham gia buổi hòa nhạc mang tên  "Toucher Arts - Les Traditions et Légendes du Vietnam" (Chạm vào truyền thống và huyền thoại) để giới thiệu với khán giả Pháp nét đẹp của âm nhạc Việt Nam. Các tác phẩm mang âm hưởng dân gian cả truyền thống và đương đại được lựa chọn dàn dựng đã mang tới cho khán giả Pháp luồng gió mới mẻ để cảm nhận nghệ thuật Việt Nam. Đặc biệt, buổi hòa nhạc còn có sự tham gia của các bạn trẻ người Việt sinh ra và lớn lên ở Pháp, cũng như các bạn sinh viên quốc tế đến từ nhiều nước trong các tiết mục đặc sắc như biểu diễn nhạc cụ dân tộc, hát, múa truyền thống… Nhà thiết kế người Bỉ gốc Việt Ella Phan gửi tặng chương trình bộ sưu tập Áo Dài để giới thiệu tại Festival."Chúng tôi rất vui mừng và tự hào khi có thể mang đến cho người dân Larmor-Plage cơ hội khám phá nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc như Việt Nam, nhất là trong khuôn khổ sự kiện 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp", thị trưởng thành phố Larmor-Plage, ông Patrice Valton, chia sẻ.Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cho biết ông xúc động khi chứng kiến hình ảnh văn hóa Việt Nam được lan tỏa rộng rãi và được đón nhận nồng nhiệt bởi người dân Pháp. Ông cho rằng, sự kiện là một cột mốc đánh dấu hoàn hảo cho 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp.Còn bà Stephanie Đỗ, đại biểu quốc hội Pháp vùng Seine-et-Marne nhiệm kỳ thứ 15, đã chia sẻ: "Tôi đã tham gia nhiều buổi biểu diễn của cộng đồng người Việt tại Pháp, nhưng đây là sự kiện đặc biệt. Các bạn trẻ gốc Việt đến từ khắp thế giới đã quảng bá văn hóa Việt Nam một cách nhiệt huyết, sống động và đầy sáng tạo. Các bạn làm tôi cảm thấy thật sự tự hào".
Cộng đồng người Việt hội nhập ngày càng sâu rộng vào xã hội CH Séc
10 năm được công nhận là Dân tộc thiểu số thứ 14 tại Séc, cộng đồng người Việt đã vững vàng vượt qua mọi sóng gió để ngày càng hội nhập tốt với nước sở tại, khẳng định vị thế, hình ảnh của con người Việt Nam.
Cách đây đúng 10 năm, ngày 3/7/2013, Cộng đồng người Việt tại Séc đã được chính phủ Séc công nhận là Dân tộc thiểu số thứ 14. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cột mốc lịch sử đối với cộng đồng người Việt tại Séc nói riêng và cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới nói chung. Trải qua 10 năm được công nhận là DTTS, cộng đồng người Việt tại Séc ngày càng có nhiều đóng góp nổi bật đối với xã hội Séc được lãnh đạo chính quyền sở tại đánh giá cao.Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc Thái Xuân Dũng cho biết: "10 năm qua, uy tín, vai trò và vị thế của cộng đồng người Việt Nam tại Séc ngày càng được tăng cường, củng cố, lớn mạnh. Điều này được khẳng định trong các cuộc tiếp xúc của chúng tôi với lãnh đạo các cấp của chính quyền Séc. Trong các cuộc tiếp xúc, họ đều đánh giá cao cộng đồng người Việt tại Séc với tình cảm quý mến và trân trọng. Trong cuộc khảo sát vào tháng 3/2023 của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Séc về mức độ thiện cảm của người dân Séc đối với các dân tộc thiểu số, cộng đồng người Việt tại Séc đã lần đầu tiên đứng ở vị trí thứ 2/14 dân tộc thiểu số; nó thể hiện sự ghi nhận, tình cảm của người dân sở tại đối với cộng đồng người Việt Nam tại Séc".Trình diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống tại Quảng trường Con ngựa, Praha.Để đạt được những thành tựu đó, trong những năm qua, cộng đồng người Việt đã tích cực giữ gìn, phát huy, lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội như Tết cổ truyền, Tết trung thu… qua đó góp phần quảng bá giá trị tốt đẹp của con người đất nước Việt Nam với chính quyền sở tại.Các tổ chức hội đoàn người Việt cũng tham gia tích cực vào các hoạt động giao lưu văn hóa của nước sở tại như Lễ hội Hành tinh màu, Festival các dân tộc thiểu số… Một điểm nhấn đặc biệt trong 3 năm qua đó là người Việt tại Séc luôn đồng hành, chung tay cùng chính quyền sở tại trong việc chống lại đại dịch Covid-19, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai dịch bệnh và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của CH Séc qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín vị thế con người Việt Nam.Cộng đồng người Việt đã tích cực giữ gìn, phát huy, lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội như Tết cổ truyền, Tết trung thu.Việc được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Séc, cộng đồng người Việt được hưởng các lợi ích được quy định trong điều luật của Séc về các cộng đồng dân tộc thiểu số, như được cử đại diện của mình vào các Hội đồng Dân tộc thiểu số ở cấp địa phương cũng như cấp trung ương, được thảo luận và đưa ra ý kiến tại hội đồng về những vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số, được chính quyền sở tại hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức để người Việt tại Séc không chỉ hòa nhập mà còn phải biết giữ gìn, phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống trong thời gian tới.Ông Phạm Công Tú - Chủ tịch hội người Séc gốc Việt chia sẻ: "Hiện nay, cộng đồng người Việt đã vượt qua giai đoạn hết sức gian nan, được Chính phủ Séc và các lãnh đạo biểu dương về những đóng góp tiêu biểu cho xã hội Séc. Về mặt hội nhập, chúng ta cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chính điểm đó có thể là thách thức trong thế hệ trẻ. Chúng ta muốn hội nhập nhưng mà tôi vẫn sợ là trong cái hội nhập đó chúng ta có thể bị hòa tan. Vì vậy, thế hệ mới cần phải được sự hỗ trợ của các thế hệ đi trước nhất là trong vấn đề giáo dục. Nếu chúng ta không gìn giữ một cái kỷ luật trong giáo dục gia đình thì sau đó chúng ta đã dần dần rớt xuống. Do đó, chúng ta phải hết sức cố gắng đi tiếp để giai đoạn tới sẽ đi tốt hơn".Lãnh đạo Đại sứ quán và các hội đoàn người Việt tại Séc chụp ảnh lưu niệm.Tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng người Việt sinh sống tại Séc có gần 96.000 người, là cộng đồng đoàn kết, giàu tình tương thân, tương ái, có trách nhiệm, chăm chỉ, năng động, sáng tạo, tuân thủ pháp luật cũng như luôn hướng về quê hương, đất nước.Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cộng đồng người Việt tại Séc đã và đang từng bước hội nhập bền vững và có nhiều đóng góp thiết thực vào đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội sở tại. Có thể nói, sự tồn tại, hội nhập và phát triển của cộng đồng người Việt tại Séc trong giai đoạn qua chính là cầu nối đặc biệt quan trọng góp phần duy trì, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa nhà nước và nhân dân hai nước.
Quảng bá văn hóa Việt Nam tại thành phố của Pháp
Sự kiện mang tên Toucher Arts nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam tới công chúng Pháp tại đã diễn ra tại Trung tâm văn hóa quốc tế Carré, thành phố Saint Herblain, Pháp trong 2 ngày 23 và 24/6.
Ông Driss Saïd (mặc comple), Phó thị trưởng thành phố Saint Herblain, chụp ảnh cùng các bạn trẻ tham dự triển lãm (Ảnh: Thu Trang).Sự kiện đã giới thiệu bộ sưu tập tranh mang tên "Connections - Những sự kết nối" của trẻ em Việt Nam cùng trẻ em ở 20 nước trên toàn thế giới gửi về nhằm hưởng ứng sự kiện 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp và bộ sưu tập ảnh "Mơ màng Hội An" của nghệ sĩ trẻ Thảo Nguyễn. Phó thị trưởng thành phố Saint Herblain, ông Driss Saïd, đã tới tham dự sự kiện.Triển lãm đã thu hút đông đảo người Pháp tới tham quan và chiêm ngưỡng các bộ sưu tập tranh, ảnh được trưng bày. Người xem cũng như tham gia các buổi chia sẻ thú vị để tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng, nằm trong khuôn khổ dự án Toucher Arts gồm chuỗi các hoạt động hội thảo, hòa nhạc, triển lãm và các hội thảo về văn hóa Việt Nam tại các trường học ở nhiều thành phố trên nước Pháp, để hưởng ứng 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp. Toucher Arts được tổ chức bởi Hiệp hội Art Space, hợp tác với Hiệp hội Vietnam Bretagne Sud và Hiệp hội APPEL Lorient, cùng sự tham gia của 25 học sinh, sinh viên gốc Việt đến từ Mỹ, Anh, Australia, Việt Nam và Pháp. Các bạn Pháp thích thú đến tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật và phong tục truyền thống Việt Nam (Ảnh: Thu Trang).Với chủ đề "Connections" (Những sự kết nối), triển lãm khuyến khích các bạn trẻ yêu hội họa vẽ lên quan điểm, suy nghĩ của mình về một thế giới với những mối liên hệ, những sợi dây gắn kết bền vững, qua đó thể hiện tình yêu, sự mong ước hòa bình và tình hữu nghị. Ban tổ chức triển lãm đã nhận được hàng trăm tranh đến từ trẻ em gốc Việt tại Việt Nam và gần 20 quốc gia khác ở khắp 5 châu. Trong đó, 200 bức tranh đã được lựa chọn để trưng bày tại triển lãm ở Trung tâm văn hóa quốc tế Carré. Người đến triển lãm có trải nghiệm văn hóa Việt Nam thông qua các hoạt động như vẽ thư pháp, trang trí mẹt tre theo chủ đề Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, tự làm tranh Đông Hồ...Tại sự kiện, nhiều chiếc áo dài đã được tặng để gây quỹ giúp trẻ em khó khăn, mồ côi, khuyết tật tại Việt Nam.Ông Driss Saïd, Phó thị trưởng thành phố Saint Herblain chia sẻ: "Tôi rất vui vì hôm nay đến đây tôi đã hiểu thêm nhiều điều về Việt Nam, đất nước có một nền văn hóa rất đặc biệt và giàu bản sắc. Tôi cũng đã chia sẻ về triển lãm và cổ vũ người dân ở thành phố Saint Herblain đến tham gia triển lãm và các hoạt động thú vị này để hiểu thêm về văn hóa Việt Nam".Các học sinh Pháp hào hứng trải nghiệm văn hóa Việt NamCác học sinh hào hứng trải nghiệm màn nhảy sạp (Ảnh: Thu Trang).Bên cạnh đó, dự án cũng tổ chức các hội thảo khám phá văn hóa Việt Nam tại 4 trường tiểu học và trung học tại 2 thành phố Saint Herblain và Nantes của Pháp trong khoảng thời gian liên tục từ 19/6 đến 23/6.Tại các trường tiểu học và trung học ở thành phố Nantes và Saint-Herblain, Pháp, các học sinh quốc tế tham gia dự án Toucher Arts đã cùng nhau đứng lớp, giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam đến các bạn nhỏ người Pháp. Các học sinh Pháp được trải nghiệm các trò chơi dân gian như nhảy sạp, múa lân và biết thêm những món đồ chơi tuổi thơ của người Việt Nam như trống bỏi, đèn ông sao, chuồn chuồn tre. Các học sinh hào hứng khám phá văn hóa Việt Nam (Ảnh: Thu Trang).Không chỉ vậy, các bạn Pháp còn được tìm hiểu về ngày Tết Trung thu và ngày Tết cổ truyền thông qua các trò chơi thú vị như dùng đũa gắp kẹo, trả lời câu hỏi về văn hóa Việt Nam và nhận được phong bao lì xì may mắn. Các thầy cô giáo và ban giám hiệu trường cũng hào hứng tham gia vào các hoạt động trong buổi giới thiệu.Chỉ trong vòng một tuần, đã có hàng trăm học sinh Pháp tại 4 trường học được tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa Việt Nam một cách sáng tạo, gần gũi và đặc sắc.Chị Hoàng Thu Trang, trưởng ban tổ chức Toucher Arts, cho biết toàn bộ các hoạt động của dự án không chỉ góp phần lan tỏa văn hóa Việt tới thế giới mà còn gây quỹ để giúp đỡ các trẻ em khó khăn và khuyết tật tại Việt Nam.
Hội thảo về việc dạy tiếng Việt tại Fukuoka, Nhật Bản
Việc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam thế hệ thứ 2, thứ 3 mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, giúp nâng cao tính tự hào dân tộc, bản sắc văn hóa, truyền thống Việt Nam.
Các đại biểu tại đầu cầu Hà Nội (Ảnh: Ủy ban Nhà nước về NVNONN).Sáng ngày 3/6, tại Trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản, Tổng Lãnh sự quán (TLSQ) đã phối hợp Hội người Việt Nam tại Fukuoka tổ chức thành công Hội thảo "Tầm quan trọng của việc dạy Tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam tại Kyushu, Nhật Bản", thu hút hơn 120 đại biểu tham dự dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham dự hội thảo tại điểm cầu Việt Nam có ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao; ông Đinh Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao; PGS.TS. Nguyễn Lân Trung, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài; bà Lê Hoài Thu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.Bà Vũ Chi Mai, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka (Ảnh: Ủy ban Nhà nước về NVNONN).Chủ trì hội thảo tại trụ sở TLSQ Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản có bà Vũ Chi Mai, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka; ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka, ngoài ra còn có sự tham dự của các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt người Việt Nam và Nhật Bản cùng đại diện các hội, đoàn người Việt tại Nhật Bản, đại diện kiều bào tham gia đào tạo giảng viên tiếng Việt, đại diện kiều bào có con em tham gia các lớp tiếng Việt.Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai khẳng định đây là hoạt động quan trọng mở đầu cho chuỗi các sự kiện của TLSQ triển khai thực hiện Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN giai đoạn 2023 - 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với các hoạt động thiết thực như tham gia Cuộc thi "Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài"; hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức hội đoàn có đóng góp tích cực trong phong trào giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt; xây dựng tủ sách tiếng Việt…; đây cũng là một trong những công tác trọng tâm của TLSQ xây dựng hình ảnh cộng đồng NVNONN và gìn giữ, quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam.Việc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam thế hệ thứ 2, thứ 3 mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, giúp nâng cao tính tự hào dân tộc, bản sắc văn hóa, truyền thống Việt Nam và tăng cường nhận thức cũng như hiểu biết xã hội, xây dựng các mối quan hệ gia đình gắn kết. Việc khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong các gia đình thế hệ thứ hai và thứ ba giúp xây dựng cộng đồng phát triển vững mạnh và tạo nguồn nhân lực quan trọng đóng góp vào quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực.Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã khẳng định: Cộng đồng NVONN tại Nhật Bản cũng như cộng đồng NVNONN trên khắp thế giới luôn thể hiện trách nhiệm của mình với thế hệ trẻ, có nhiều sáng kiến tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm củng cố và phát triển các phong trào truyền bá, duy trì tiếng Việt; xây dựng, phát triển các trường, lớp, trung tâm... tiếng Việt như: Trường tiếng Việt tại Tokyo, Líu lo tiếng Việt tại Osaka, Tiếng Việt Saitama, Lớp học Hoa Mai tại Kobe... đã đẩy mạnh nhiều loại hình dạy và học tiếng Việt, tạo môi trường thuận lợi cho việc gìn giữ và tạo không gian văn hóa - tiếng Việt. Cùng với những hoạt động sôi nổi, sinh động trong công tác tiếng Việt nói trên, hội thảo đã tạo ra một điểm nhấn quan trọng trong các hoạt động hưởng ứng ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN nhằm khẳng định vai trò của tiếng Việt trong đời sống cộng đồng.Ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã đặc biệt biểu dương sáng kiến tổ chức khóa học phương pháp giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam tại Kyushu, Nhật Bản; khẳng định đây là món quà vô giá dành cho các cháu thiếu nhi Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn được nuôi dưỡng trong sự đùm bọc của nền văn hóa - ngôn ngữ truyền thống Việt Nam và mong muốn những sáng kiến mang ý nghĩa sâu sắc như vậy tiếp tục được nhân rộng không chỉ tại địa bàn Đông Bắc Á, mà còn trên khắp thế giới.Các đại biểu tham dự hội thảo tại Fukuoka, Nhật Bản (Ảnh: Ủy ban Nhà nước về NVNONN).Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hóa Đinh Hoàng Linh cho biết, hội thảo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với trẻ em Việt Nam ở nước ngoài thông qua việc chăm lo cho các em được học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Việt Nam.Trong thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về NVNONN luôn ủng hộ, hỗ trợ các hoạt động tích cực thúc đẩy việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng, đặc biệt hướng tới thế hệ trẻ. Trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tăng cường đồng hành, kết nối các hoạt động này, tạo thành một mạng lưới có quy mô rộng khắp trên thế giới, nhằm hội tụ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Bước đầu, việc triển khai thực hiện Kế hoạch ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN hằng năm sẽ là những hoạt động thiết thực bước đầu nhằm cụ thể hóa mục tiêu cao đẹp này.Cơ hội học tiếng Việt, văn hóa Việt Hội thảo đã nghe các chuyên gia, diễn giả trình bày nhiều vấn đề như: TS. Kondo Mika, chuyên ngành tiếng Việt - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Osaka, tham luận về việc "Gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa cho những trẻ em có nguồn gốc Việt Nam, đặc biệt là cách đảm bảo cơ hội học tiếng Việt, văn hóa Việt trong giáo dục nhà trường tại Nhật Bản"; PGS.TS Hoàng Anh Thi, Đại học Osaka "Chia sẻ về mô hình lớp học cho 2 đối tượng không thạo tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ và thông thạo tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ"; ThS. Hứa Ngọc Tân, Đại học Đại Nam chia sẻ kinh nghiệm từ Đài Loan (Trung Quốc) về việc "Xây dựng và tổ chức chương trình giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho hai đối tượng trên"; bà Lê Hoài Thu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chia sẻ về "Một số điểm mới trong cách tiếp cận dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài trong bộ sách Chào tiếng Việt và giới thiệu chương trình Chào tiếng Việt trên VTV4"; PGS, TS Nguyễn Lân Trung "Hướng dẫn giáo trình dạy Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt". Hội thảo đã diễn ra trong không khí sôi nổi, có rất nhiều câu hỏi của kiều bào xoay quanh vấn đề phương pháp dạy và học tiếng Việt, đã được Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN, PGS.TS. Nguyễn Lân Trung và các chuyên gia, diễn giả giải đáp. Trong khuôn khổ hội thảo, Hội người Việt Nam tại Fukuoka đã chính thức ra mắt "Ban Tiếng Việt" nhằm tôn vinh, gìn giữ Tiếng Việt và văn hóa Việt xây dựng, triển khai phương pháp dạy tiếng Việt cho các phụ huynh song song với chương trình dạy - học tiếng Việt cho trẻ em và thế hệ thứ hai thứ 3. Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai thay mặt Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao trao tặng 120 cuốn sách và tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho Ban Tiếng Việt.
Thêm 2 người mang giấy tờ Việt Nam tử vong trong vụ tai nạn tại Trung Quốc
Cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo có thêm 2 nạn nhân mang giấy tờ Việt Nam tử vong trong vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Tây.
Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc khiến 11 người mang giấy tờ Việt Nam thiệt mạng (Ảnh: News.china.com).Liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại thành phố Tịnh Tây, Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hôm 19/5, theo thông tin của Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc, ngày 22/5, cơ quan chức năng Trung Quốc đã thông báo có thêm 2 nạn nhân mang giấy tờ Việt Nam tử vong trong vụ tai nạn, nâng tổng số nạn nhân người Việt lên 13 người, trong đó 11 người thiệt mạng và 2 người bị thương.Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước tiến hành xác minh nhân thân các nạn nhân, sớm thông báo gia đình nạn nhân và các địa phương liên quan để kịp thời triển khai các thủ tục cần thiết về hậu sự.Trước đó, ngày 21/5, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đã thăm lãnh sự 2 công dân bị thương. Hai công dân Việt Nam hiện sức khỏe ổn định và mong muốn sớm được về nước đoàn tụ với gia đình.Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cục Lãnh sự và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh tiếp tục theo dõi sát vụ việc, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại và cơ quan trong nước hướng dẫn và hỗ trợ gia đình các nạn nhân sớm đưa thi/di hài các nạn nhân về nước; triển khai công tác bảo hộ công dân cần thiết để 2 công dân bị thương sớm về nước.
9 người mang giấy tờ Việt Nam thiệt mạng trong vụ tai nạn tại Trung Quốc
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc đang nỗ lực tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 9 người mang giấy tờ Việt Nam thiệt mạng.
Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc khiến 9 người mang quốc tịch Việt Nam thiệt mạng (Ảnh: News.china.com).Theo Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc, vào lúc 6h30 ngày 19/5 tại thành phố Tịnh Tây, Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 11 người thiệt mạng, trong đó có 9 người mang giấy tờ tùy thân Việt Nam.Ngay sau khi nhận được thông tin, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đã chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin và tích cực triển khai các biện pháp lãnh sự cần thiết; yêu cầu phía Trung Quốc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp nếu xác định đây là các công dân Việt Nam.Bộ Ngoại giao cũng đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân các nạn nhân, sớm thông báo cho gia đình các nạn nhân và địa phương liên quan.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Cục Lãnh sự và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đang tích cực theo sát vụ việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan Việt Nam và Trung Quốc, triển khai các biện pháp cần thiết bảo hộ công dân và hỗ trợ gia đình các nạn nhân xử lý vấn đề hậu sự.
Một người Việt bị bắt vì cáo buộc mua bán "thẻ xanh" Mỹ
Công an phường Bến Nghé (TPHCM) đã bắt giữ một người Việt Nam là thường trú nhân Mỹ bị nghi ngờ có hành vi mua bán thẻ thường trú nhân.
Cơ quan ngoại giao Mỹ cảnh báo về các vụ mua bán thẻ thường trú nhân (Ảnh minh họa: CNBC).Theo thông tin do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM cung cấp ngày 17/5, Công an phường Bến Nghé (TPHCM) tuần qua đã bắt giữ một người Việt Nam là thường trú nhân Mỹ bị nghi ngờ có hành vi mua bán thẻ thường trú nhân hay còn gọi là "thẻ xanh" của mình.Đối tượng này bị cáo buộc đã cung cấp thông tin sai sự thật về việc mất thẻ xanh của mình cho công an để được công an cấp đơn cớ mất. Người này sau đó dùng đơn được cấp nộp kèm trong hồ sơ xin giấy phép nhập cảnh một lần (boarding foil) cho Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM để có thể quay về Mỹ. Tổng lãnh sự quán đã thông báo cho Công an phường Bến Nghé về vụ việc và đối tượng bị bắt giữ sau đó.Theo Tổng lãnh sự quán Mỹ, việc giả mạo lý do mất thẻ xanh hoặc không cung cấp thông tin trung thực cho lãnh sự Mỹ hoặc viên chức thực thi pháp luật liên bang là một hành vi phạm tội nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nhập cư của chính cá nhân đó."Chúng tôi khuyến cáo tất cả các thường trú nhân giữ gìn cẩn thận thẻ xanh của mình, cất giữ thẻ ở nơi an toàn và khuyến nghị sử dụng các loại giấy tờ tùy thân khác, chẳng hạn bằng lái xe Mỹ hoặc thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân Việt Nam", Tổng lãnh sự quán Mỹ cho biết.Ngoài ra, Tổng lãnh sự quán Mỹ cũng lưu ý tất cả các đương đơn muốn đến Mỹ phải luôn xuất trình các giấy tờ hợp lệ và không qua chỉnh sửa. Những đương đơn nộp tài liệu giả mạo có thể bị cấm nhập cảnh Mỹ vĩnh viễn."Mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam và Mỹ tiếp tục giúp chúng tôi đạt được một trong những mục tiêu hàng đầu là thúc đẩy việc đi lại hợp pháp tới Mỹ", Tổng lãnh sự quán Mỹ nhấn mạnh.
Thúc đẩy quảng bá thương hiệu và dấu ấn Việt Nam ra thế giới
Đề án "Dấu ấn Việt Nam" do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phối hợp tổ chức đặt ra mục tiêu khích lệ tình yêu quê hương đất nước, đồng thời quảng bá giá trị Việt ra toàn cầu.
Ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban NVNONN, Bộ Ngoại giao (Ảnh: Đức Hoàng)."Mục tiêu của Đề án "Dấu ấn Việt Nam" nhằm khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, khích lệ lòng tự tôn dân tộc, tôn vinh trí tuệ, bản lĩnh của người Việt qua các thời đại, góp phần quảng bá giá trị Việt trong cộng đồng quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt với thế hệ trẻ NVNONN", ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban NVNONN phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu Đề án vào ngày 16/5."Dấu ấn Việt Nam" là đề án được bảo trợ bởi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về NVNONN - Bộ Ngoại giao, do Hội Liên lạc với NVNONN chủ trì. Chương trình được tổ chức nhằm hưởng ứng Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030".Với thời lượng 7 phút/số, phát sóng trên kênh truyền hình VTV4, "Dấu ấn Việt Nam" đề cập tới những nhân vật lịch sử hay gương mặt người Việt xuất sắc đã mang lại niềm tự hào cho Việt Nam ở trong nước và quốc tế; những thành tựu khoa học hay các sản phẩm gắn liền với thương hiệu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục, công nghệ, khoa học. Một trong những mục tiêu chính của Đề án chính là góp phần quảng bá giá trị, hình ảnh, sức sống và kết nối thương hiệu Việt ra thế giới.Chương trình đã mời được một đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao và uy tín ở nhiều lĩnh vực, cùng cách thể hiện mới mẻ và sáng tạo. Một trong những nhóm khán giả quan trọng của chương trình là cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là nhóm người trẻ tuổi.Ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, chia sẻ rằng, ngôn ngữ là nền tảng lớn nhất của văn hóa, dân tộc. Chính vì vậy, việc dạy và học tiếng Việt như thế nào cho nhóm người trẻ của cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài luôn là điều trăn trở của các bậc phụ huynh, cũng như các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong nước. Ông nhấn mạnh, Đề án "Dấu ấn Việt Nam" ra đời với mục tiêu là tạo ra cơ hội cho cộng đồng người trẻ ở nước ngoài biết thêm về ngôn ngữ của dân tộc, gia tăng niềm tự hào với quê hương, đất nước. Đồng thời, đây cũng là một cơ hội giúp quảng bá ngôn ngữ, di sản, truyền thống lịch sử, trí tuệ, văn hóa và tinh hoa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.Ông Mai Phan Dũng hy vọng, "Dấu ấn Việt Nam" sẽ trở thành dấu ấn văn hóa với người Việt Nam ở nước ngoài, để cộng đồng thêm gắn bó với văn hóa, với quê hương, đất nước; để văn hóa và ngôn ngữ dân tộc trở thành niềm tự hào, hành trang hội nhập văn hóa ở nước sở tại; góp phần xây đắp cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.Chương trình "Dấu ấn Việt Nam" đầu tiên sẽ phát sóng số đầu tiên vào ngày 19/5 với chủ đề: "Bác Hồ với sự trong sáng của tiếng Việt", nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quảng bá áo dài tới bạn bè quốc tế trên đất Pháp
Tọa đàm và triển lãm "Nghe áo dài kể chuyện" tại Kervignac, Pháp đã giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về trang phục truyền thống và nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Bà Elodie Le Floch - thị trưởng thành phố Kervignac (áo vest đen) - chụp ảnh cùng các khách mời và ban tổ chức sự kiện (Ảnh: Thu Trang).Ngày 13/5 tại Tòa thị chính thành phố Kervignac, vùng Morbihan, Pháp, đã diễn ra buổi tọa đàm chuyên đề về áo dài Việt Nam, mang tên "Écouter les histoires de Ao Dai" (Nghe áo dài kể chuyện). Đây là sự kiện quan trọng, nằm trong khuôn khổ dự án Toucher Arts gồm chuỗi các hoạt động hội thảo, hòa nhạc, triển lãm về văn hóa Việt Nam tại các trường học ở nhiều thành phố tại Pháp, để hưởng ứng 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm là đối tác chiến lược Việt - Pháp. Tới tham dự có Thị trưởng thành phố Kervignac Elodie Le Floch; bà Stephanie Đỗ, đại biểu quốc hội vùng Seine et Marne nhiệm kỳ 2017-2022; cùng các phó thị trưởng phụ trách văn hóa, nhà báo và gần 100 người Pháp quan tâm đến văn hóa Việt Nam. Tọa đàm và triển lãm "Nghe áo dài kể chuyện" được tổ chức bởi Hiệp hội Art Space và Hiệp hội Vietnam Bretagne Sud, kết hợp với Hiệp hội Appel Lorient, cùng sự hỗ trợ của thành phố Kervignac. Dự án hoàn toàn phi lợi nhuận và được thực hiện để gây quỹ ủng hộ cho các trại trẻ mồ côi và khuyết tật tại 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.Theo bà Thúy KERNEN, đại diện ban tổ chức, đây là lần đầu tiên thành phố Kervignac tổ chức một sự kiện quy mô để giới thiệu văn hóa Việt Nam. "Chúng tôi rất bất ngờ vì nhận được sự ủng hộ đông đảo của rất nhiều người đến tham gia. Họ đặc biệt thích thú khi được tặng những chiếc áo dài Việt Nam làm kỷ niệm, cũng như tham gia những chương trình thú vị để trải nghiệm văn hóa Việt Nam và tìm hiểu thêm về tà áo dài", bà cho hay.Quảng bá áo dài tới bạn bè quốc tếCác phụ nữ Pháp và Việt Nam chụp ảnh cùng với những bộ áo dài được tặng (Ảnh: Thu Trang).Xuất phát từ ý tưởng áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là nhân chứng lịch sử hiện diện ở những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ, tọa đàm đã mời tới ba diễn giả đặc biệt: một nghệ sĩ, nhà văn người Pháp; một giáo viên người Việt; và một cậu bé người Việt lớn lên ở Pháp. Những câu chuyện được các diễn giả chia sẻ đã chạm tới trái tim khán giả.Bà Dominique Penhoat, nghệ sĩ điêu khắc kiêm nhà văn người Pháp gốc Việt, đã chia sẻ kỷ niệm sâu sắc với chiếc áo dài mà bà yêu quý nhất, là quà tặng từ những người họ hàng tại Việt Nam mà bà mới tìm lại được trong chuyến hành trình về quê hương hơn 10 trước. "Khoảnh khắc khi lần đầu tiên tôi mặc lên mình bộ áo dài Việt Nam, quà tặng từ gia đình Việt, những người chảy chung dòng máu với tôi, tôi cảm thấy trong tôi là sự tự hào dân tộc mạnh mẽ, là sợi dây liên kết đặc biệt về mặt tinh thần giữa tôi và Việt Nam. Chiếc áo dài như một nhận dạng riêng gắn kết tôi với nguồn gốc, với cội rễ của mình. Tôi đã thực sự là người Việt Nam từ khoảnh khắc đó", bà Dominique nói.Cô Nguyễn Thị Cúc, một nhà giáo với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc kết nối giáo dục và trao đổi văn hóa cho hàng nghìn học sinh Việt Nam và Pháp, chia sẻ với bạn bè người Pháp câu chuyện về tà áo dài Việt Nam cùng sự gắn kết với hình ảnh giáo viên và học sinh."Tôi rất vinh dự và tự hào khi được mời đến để chia sẻ với công chúng Pháp về tà áo dài Việt Nam. Nhiều bạn bè Pháp đã bày tỏ sự quan tâm đối với tà áo dài cũng như các truyền thống của Việt Nam", cô Cúc nói.Cậu bé Kevin Nguyen, 12 tuổi, đã có 2 năm kinh nghiệm thực hiện các workshop quảng bá văn hóa Việt trong nhiều trường học ở vùng Loire Atlantique, Pháp. Được tiếp cận với cả 2 nền văn hóa Pháp và Việt, Kevin đã mang đến những câu chuyện thú vị về hình ảnh áo dài dưới góc nhìn của trẻ em Việt Nam thế hệ thứ hai sinh ra và lớn lên tại Pháp. Bên cạnh đó, cậu bé cũng chia sẻ kỷ niệm về chiếc áo dài đầu tiên, về lòng tự hào dân tộc, về hành trình mang áo dài và văn hóa Việt tới giới thiệu với các bạn học sinh Pháp, về cách các bạn nhỏ Pháp đi từ ngạc nhiên tới yêu mến bộ trang phục dân tộc của Việt Nam như thế nào.Tại sự kiện, các diễn giả còn giúp mọi người khám phá áo dài Việt Nam bằng chương trình "Vẽ áo dài" bằng màu nước.Chia sẻ tại sự kiện, bà Elodie Le Floch, Thị trưởng thành phố Kervignac, nói: "Tôi đã biết thêm nhiều điều thú vị về áo dài, nhất là lịch sử của trang phục này qua từng thời kỳ. Điều mà tôi thấy ấn tượng nhất là những diễn giả đã tham dự ngày hôm nay. Họ đã giúp tôi thấy được tầm quan trọng của áo dài trong đời sống của người Việt Nam, cũng như thể hiện sự kết nối với quê hương. Tôi tin rằng tất cả những người tham dự buổi tọa đàm hôm nay đều có chung một cảm nhận như tôi, đều cảm thấy rất vui khi được khám phá một nền văn hóa mới như Việt Nam".Kết nối người Việt khắp thế giới Người Pháp được tặng áo dài tại sự kiện (Ảnh: Thu Trang).Tất cả những người Pháp đến tham dự sự kiện "Nghe áo dài kể chuyện" đều được tặng một chiếc áo dài Việt Nam làm kỷ niệm, đã được đóng gói trân trọng cùng thông điệp từ người tặng và được gửi từ khắp thế giới tới Pháp. Đây là kết quả của chiến dịch "2LIFE ÁO DÀI" với mong muốn hồi sinh, mang tới cuộc đời thứ hai rực rỡ cho những bộ áo dài đã qua sử dụng, bằng cách trao tặng cho bạn bè Pháp như một món quà mang giá trị văn hóa và cũng hết sức nhân văn, thay vì bị bỏ quên trong tủ một cách lãng phí. Đổi lại, những người Pháp yêu mến áo dài và văn hóa Việt, khi nhận áo dài sẽ đồng ý quyên góp một khoản tùy tâm để giúp đỡ cho các em nhỏ khó khăn, tật nguyền tại Việt Nam. 2LIFE ÁO DÀI đã huy động được hơn 500 chiếc áo dài, hiện đã và đang bay hàng chục nghìn cây số để tới Pháp, trong đó có 100 chiếc áo dài cập bến thành công và dùng để trao tặng tại sự kiện này.Từ 100 câu chuyện ấn tượng về áo dài cho đến 500 chiếc áo dài Việt Nam đang trên đường đến Pháp, tất cả đều được lan tỏa, ghi chép và thực hiện bởi sự tham gia của 25 học sinh, sinh viên người Việt đến từ Pháp, Anh, Mỹ, Australia và Việt Nam, cùng hơn 20 cộng tác viên dự án là các học sinh từ 8-16 tuổi đang sống ở các tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam và trên thế giới. Bà Stephanie Đỗ, đại biểu quốc hội vùng Seine et Marne nhiệm kỳ 2017-2022, cho rằng đây là một dự án hết sức thú vị, đặc biệt là ý tưởng mang đến một "cuộc đời thứ hai" cho chiếc áo dài và ý tưởng này được thế hệ trẻ quảng bá khắp thế giới. "Tôi rất ấn tượng với việc các bạn trẻ chia sẻ về áo dài. Nó được xem như sự kế thừa và tiếp nối cũng như là lòng tự hào dân tộc khi chúng ta mặc áo dài", bà Stephanie nhấn mạnh.Những câu chuyện thú vị từ triển lãm trực tuyếnCũng trong khuôn khổ sự kiện, triển lãm trực tuyến "Áo dài kể chuyện" cũng ra mắt lần đầu tiên trước công chúng Pháp và bạn bè quốc tế tại địa chỉ toucherarts.com, trong đó ghi chép lại câu chuyện của các nhân vật khắp thế giới kể về những dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời họ mà có sự hiện diện của tà áo dài.Ba bộ sưu tập được trưng bày gồm: Triển lãm ảnh "Mơ màng Hội An" của nghệ sĩ trẻ Thảo Nguyễn; triển lãm "Áo dài kể chuyện"; và triển lãm tranh của trẻ em khắp thế giới mang tên "Connections - Những sự kết nối" (sẽ lên sóng vào tháng 6). Bộ sưu tập ảnh "Mơ màng Hội An" sẽ được trưng bày tại Tòa thị chính thành phố Kervignac từ 13-28/5. Ngay trong sự kiện, khán giả đã cùng dõi theo các câu chuyện cảm động được đăng trên triển lãm trực tuyến "Áo dài kể chuyện". Đây là một dự án với ý áo khi phỏng vấn 100 nhân vật đặc biệt khắp thế giới, đủ lứa tuổi và hoàn cảnh sống, về những kỷ niệm và trải nghiệm liên quan đến áo dài, trong đó có nhiều nhân vật đang sống ở nước ngoài.Các câu chuyện áo dài đều được thể hiện bằng cả 3 thứ tiếng Anh - Việt - Pháp và được giới thiệu đều đặn hàng tuần, từ 13/5 đến 15/7, ngày kết thúc của chuỗi dự án Toucher Arts. 
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ giải cứu công dân Việt Nam ở Philippines
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ việc Philippines giải cứu hơn 1.000 người bị cưỡng ép lao động, trong đó có công dân Việt Nam.
Những người bị cưỡng ép lao động được Philippines giải cứu đứng bên ngoài một tòa nhà sau cuộc đột kích của cảnh sát ở Mabalacat, tỉnh Pampanga (Ảnh: AFP).Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, vào ngày 4/5, các lực lượng chức năng Philippines đã giải cứu hơn 1.000 người, trong đó có công dân Việt Nam, bị ép buộc làm việc trong cơ sở do Tập đoàn Clark Sun Valley Hub làm chủ ở Pampanga, gần thủ đô Manila. Những người này hiện đang lưu trú an toàn tại một cơ sở do cơ quan chức năng Philippines bố trí.Ngay sau khi nhận được thông tin, trong các ngày 6/5 và ngày 9/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã đến thăm hỏi, tiến hành phỏng vấn, lên danh sách và thu thập thông tin các công dân Việt Nam; hỗ trợ thuốc men cho một số người bị ảnh hưởng về sức khỏe. Đại sứ quán hiện đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại để lên phương án hỗ trợ công dân sau khi phía Philippines ra kết luận cuối cùng về vụ việc.Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo Cục Lãnh sự ngay trong ngày 9/5 mời Đại sứ quán Philippines tại Việt Nam đến và đề nghị phía Philippines hỗ trợ, trước mắt đảm bảo nơi ăn ở cho các công dân Việt Nam, sớm thông báo cho phía Việt Nam tình trạng cư trú của các công dân này, hỗ trợ Việt Nam đưa các công dân không được Philippines cho cư trú về nước trong thời gian sớm nhất; đề nghị phía Philippines tăng cường hợp tác trong xử lý tình trạng công dân Việt Nam bị cưỡng ép lao động và xử lý nghiêm minh các cơ sở vi phạm.Trường hợp công dân có thông tin về người thân, gia đình đang bị lao động cưỡng bức, lừa đi lao động ở nước ngoài, đề nghị cung cấp cho Tổng đài bảo hộ công dân +84 981848484, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (email: baohocongdan@gmail.com), đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines +63 9982756666 hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam nơi gần nhất.
Cha mẹ Việt quyết kháng cáo vụ con trai bị cô giáo Hàn Quốc làm chết ngạt
Cặp vợ chồng người Việt quyết đòi lại công bằng cho con trai 18 tháng tuổi bị một giáo viên làm chết ngạt ở Hàn Quốc, sau khi họ cho rằng án phạt dành cho thủ phạm là quá nhẹ.
Một cơ sở trông trẻ ở Hàn Quốc (Ảnh minh họa: SCMP).Cô Vo Thi Nhung từng làm giáo viên ở Việt Nam khi cô quyết định nghỉ việc vào năm 2020 để cùng chồng là Tran Anh Dong chuyển sang Hàn Quốc làm việc và sinh sống.Tháng 3/2021, con trai của cặp đôi, Tran Viet Bach, được sinh ra ở Hwaseong, Gyeonggi. Vào tháng 11/2022, cặp đôi quyết định gửi đứa con 18 tháng tuổi tới một cơ sở trông trẻ. Năm ngày sau, đứa bé qua đời.Khám nghiệm tử thi cho thấy em bé đã chết ngạt. Các điều tra viên nói rằng, một giáo viên trông trẻ vì muốn đứa bé ngủ nhiều hơn nên đã dùng vũ lực quá mức với Viet Bach trong 15 phút.Các công tố viên đề nghị mức án 30 năm tù đối với giáo viên, cho rằng cái chết của nạn nhân là kết quả của một vụ giết người do sơ suất nghiêm trọng, trong khi bị cáo cho rằng đó là một tai nạn. Chủ tọa phiên tòa tháng trước đã kết án giáo viên này 19 năm tù.Cha mẹ em bé đã quyết định kháng cáo phán quyết, cho rằng bản án không đủ nghiêm khắc."19 năm chẳng nghĩa lý gì. Bà ta làm một đứa trẻ thiệt mạng mà chỉ bị phạt 19 năm tù? Điều này rất không ổn. Chúng tôi đang đấu tranh để khiến thủ phạm bị phạt hơn 19 năm tù", người cha cho hay.Tran Anh Dong vẫn nhớ ký ức về bé trai khỏe mạnh. "Thằng bé hoàn toàn ổn và khỏe mạnh. Nó ăn và ngủ tốt và nó đột nhiên qua đời. Thật khó chấp nhận được", anh nói.Cặp cha mẹ giờ đây đang sống trong cảm giác tội lỗi vì đã quyết định gửi con đi nhà trẻ."Tôi phải phẫu thuật lưng và vợ tôi phải đi học. Chúng tôi cần sự hỗ trợ và nghĩ đến việc gửi con. Nhìn lại sự việc, chúng tôi thấy mình thật ích kỷ. Lẽ ra tôi phải tạm hoãn ca phẫu thuật. Vợ tôi cũng có thể đi học sau", anh cho biết.Trong suốt 6 tháng qua, họ không thể ngủ mà không dùng thuốc và phải tham gia các chương trình tư vấn.Kang Hee-soo, người điều hành một tổ chức phi lợi nhuận và đang giúp cặp vợ chồng làm thủ tục pháp lý, cho biết cậu bé có thể đã được cứu nếu các giáo viên trông trẻ cẩn thận hơn.Ông khuyến nghị, luật hiện hành phải được sửa đổi để cha mẹ có quyền được xem camera giám sát ở cơ sở trông trẻ."Chỉ bằng cách này, nhân viên tại các cơ sở chăm sóc trẻ em sẽ cẩn thận hơn với những đứa trẻ mà họ trông", ông nói.
Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chung tay ủng hộ gần 1,7 tỷ đồng cho chương trình "Xanh hóa Trường Sa" và quà tặng cho quân, dân trên các điểm đảo và Nhà giàn DK1.
Đoàn kiều bào tiêu biểu tới thăm quần đảo Trường Sa (Ảnh: Thế giới và Việt Nam).Tiếp tục triển khai Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 169/NQ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) giai đoạn 2021-2026, Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn kiều bào tiêu biểu thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trong khuôn khổ Đoàn công tác số 4 năm 2023. Chương trình diễn ra từ ngày 18-23/4 với sự tham dự của 47 đại biểu kiều bào đến từ 22 quốc gia trên thế giới cùng nhiều phóng viên báo chí trong nước, phóng viên kiều bào.Đáng chú ý, đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2023 mang nhiều ý nghĩa. Với chủ đề "Tổ quốc niềm tin và khát vọng, lần thứ 10 kiều bào về Trường Sa", chuyến đi phản ánh tinh thần Đại hội Đảng lần thứ 13 về niềm tin và khát vọng về một Việt Nam hùng cường, giàu đẹp; gửi gắm mong muốn kiều bào cùng nhân dân cả nước sẽ cùng chung sức, đồng lòng, hiện thực hóa mục tiêu cao đẹp, vì quốc gia, dân tộc. Năm 2023 đánh dấu lần thứ 10 Đoàn kiều bào về thăm Trường Sa và cũng là lần đầu tiên có sự kết nối giữa hai sự kiện thăm Trường Sa và tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương, trở thành chuỗi hoạt động về nguồn hết sức ý nghĩa, gắn kết hơn nữa bà con kiều bào với quê hương, góp phần nâng cao niềm tự tôn, tự hào dân tộc.Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Nhà nước về Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, bà con ta tại nhiều địa bàn đã tích cực đóng góp nguồn kinh phí quan trọng để ủng hộ chương trình "Xanh hóa Trường Sa" tại đảo Đá Lát và quà tặng là những hiện vật thiết yếu hỗ trợ đời sống, công tác của quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.Chương trình "Xanh hóa Trường Sa"Kiều bào từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm quân và dân đang ở nơi tuyến đầu của Tổ quốc (Ảnh: Thế giới và Việt Nam).Trong khuôn khổ chương trình, sáng ngày 17/4, tại Khách sạn Trường Sa (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận ủng hộ của cộng đồng NVNONN tặng huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Tới thời điểm lễ tiếp nhận, dù thời gian kêu gọi ngắn, tổng số tiền ủng hộ chương trình "Xanh hóa Trường Sa" và quà tặng dành cho quân, dân trên các điểm đảo và Nhà giàn DK1 của cộng đồng NVNONN đã đạt giá trị gần 1,7 tỷ đồng. Theo kế hoạch, cuộc vận động đóng góp ủng hộ "Xanh hóa Trường Sa" sẽ kéo dài tới ngày 15/5.Trong hải trình năm nay, các đại biểu kiều bào đã đến thăm bốn điểm đảo gồm Sinh Tồn Đông, Len Đảo, Đá Tây B, Trường Sa và Nhà giàn DK1/16 Phúc Tần. Tại các buổi làm việc, trao đổi với cán bộ, chiến sỹ, bà con được nghe thông tin về tình hình công tác, đời sống của cán bộ, chiến sỹ; thăm hỏi, động viên và tặng quà quân, dân tại các điểm đảo và Nhà giàn; tham gia giao lưu văn nghệ với cán bộ, chiến sỹ hải quân và các đại biểu khác trong đoàn công tác; thăm trường học, nhà dân, chùa… theo điều kiện thực tế tại các điểm đảo; tham dự lễ chào cờ, lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự lễ cầu siêu và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc trên đảo Trường Sa.Đáng chú ý, cuộc thi tìm hiểu về tình hình biển, đảo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức là một hoạt động ý nghĩa giúp khuyến khích tìm hiểu học hỏi về tình hình biển, đảo và công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đặc biệt đối với các đại biểu kiều bào.Chiều ngày 20/4 trên tàu 571 đã diễn ra lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh trên quần đảo Trường Sa. Trong không khí nghiêm trang và xúc động của buổi lễ, các đại biểu đã dâng nén tâm hương bày tỏ lòng thành kính, trân trọng và biết ơn đối với các thế hệ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.Dẫn đầu đoàn đại biểu kiều bào về Trường Sa, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, từ năm 2012-2023, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức 10 đoàn công tác với tổng số hơn 530 lượt kiều bào về thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Sau hai năm bị gián đoạn do đại dịch Covid-19, từ năm 2022, chương trình ý nghĩa này được khởi động lại nhằm đáp ứng tình cảm, nguyện vọng của bà con kiều bào hướng về biển đảo Tổ quốc.Việc tổ chức các đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 hàng năm tiếp tục góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đây cũng là dịp để kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết với quân, dân trong nước, góp phần tăng cường đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và mới đây nhất là Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới.Chiều ngày 21/4, tại đảo Trường Sa đã tổ chức Lễ tiếp nhận đóng góp ủng hộ của cộng đồng NVNONN. Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng đoàn công tác số 4 trân trọng cảm ơn tấm lòng của bà con kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, được thể hiện qua những đóng góp thiết thực và ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần dành cho quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.Hải trình Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã trở thành môi trường giáo dục về tinh thần yêu nước, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung tay đóng góp vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Các công dân Việt Nam tại Sudan đều an toàn
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết các công dân Việt Nam ở Sudan đều an toàn trong bối cảnh xung đột bùng phát tại Sudan.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt (Ảnh: N.G).Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao vào chiều 20/4, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới tình hình công dân Việt Nam tại Sudan, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết, theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan, hiện có một công dân mang quốc tịch Việt Nam và Australia đang cư trú ở thủ đô Khartoum và 16 công dân khác là thuyền viên đang ở trên tàu gần Sudan."Hiện các công dân Việt Nam đều ở trong tình trạng an toàn. Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan vẫn tiếp tục theo sát tình hình và sẽ có biện pháp bảo hộ khi cần thiết", ông Việt xác nhận.Giao tranh căng thẳng gần một tuần qua ở Sudan khiến hàng nghìn người ở đây thương vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ít nhất 270 người thiệt mạng và hơn 2.600 người bị thương kể từ khi căng thẳng nổ ra. Một số quốc gia bắt đầu lên kế hoạch sơ tán công dân của mình tại Sudan.Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có kế hoạch sơ tán công dân trong trường hợp căng thẳng leo thang ở eo biển Đài Loan hay không, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nêu rõ: "Về công tác bảo hộ công dân nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài, đây là chủ trương mà Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng"."Hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam mong muốn các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở hai bờ eo biển Đài Loan", ông Việt nhấn mạnh.
Đẩy mạnh phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Lễ ra mắt chương trình truyền hình "Chào Tiếng Việt" và phát động Cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả Tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023" đã được tổ chức tại Hà Nội.
Tối ngày 31/3, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV4) tổ chức Lễ ra mắt chương trình truyền hình "Chào tiếng Việt" và phát động cuộc thi "Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023".Các đại biểu tham dự Lễ ra mắt chương trình truyền hình "Chào tiếng Việt" và phát động cuộc thi "Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023" (Ảnh: Vietnamplus).Tham dự chương trình có ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, ông Hoàng Lê Bách - Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bà Tào Thị Thanh Xuân - Trưởng ban Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam, cùng các đại biểu đại diện các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và truyền thông, các Hội hữu nghị giữa Việt Nam và một số nước, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, đại diện từ một số trường đại học, cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa.Chương trình cũng được kết nối trực tuyến với điểm cầu tại hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sự tham gia của lãnh đạo và đại diện các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài và các trường lớp, cơ sở dạy tiếng Việt ở nước ngoài; và được phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội của Nhà Xuất bản Giáo dục, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, VTV4.Chương trình nhằm triển khai thực hiện Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030" và Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm tôn vinh ngôn ngữ dân tộc và vinh danh các cá nhân có đóng góp tích cực giúp giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời hỗ trợ nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.Phát biểu khai mạc chương trình, ông Mai Phan Dũng cho biết, công tác tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.Tại Kết luận 12/KL-TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021-2026, nhấn mạnh cần "đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam" và "nghiên cứu lựa chọn Ngày tôn vinh tiếng Việt hàng năm  để khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và giữ gìn tiếng Việt".Đây được xác định là một quyết sách quan trọng giúp khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và gìn giữ tiếng Việt, chủ trương này đã được cụ thể hóa trong Đề án "Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030" và "Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023", được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.Theo ông Mai Phan Dũng, chương trình truyền hình "Chào tiếng Việt" do VTV4 và Nhà Xuất bản giáo dục xây dựng, đồng hành cùng giáo trình Chào tiếng Việt của tác giả Thụy Anh do Nhà Xuất bản giáo dục xuất bản với ưu thế có thể dễ dàng tiếp cận trên truyền hình và các nền tảng số, sẽ được đồng bào đón nhận nồng nhiệt và gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong công tác tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em người Việt Nam ở nước ngoài. Về công tác dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài của Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Trưởng Ban Truyền hình Đối ngoại Trần Thu Hà cho biết bên cạnh các chương trình chuyên mục định kỳ và Gala thường niên, VTV4 còn thường xuyên thông tin về các hoạt động tập huấn, giảng dạy và học tiếng Việt do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, các phóng sự thời sự về các câu chuyện học tiếng Việt của cộng đồng người Việt, hay nhân vật truyền cảm hứng ở khắp nơi trên thế giới trong các bản tin thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam. Với sự kết hợp lợi thế của truyền hình, nhà xuất bản và chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục; trong thời gian tới VTV4 sẽ mở rộng hợp tác với các công ty công nghệ để thiết lập các ứng dụng học tiếng Việt trên các thiết bị thông minh. Các chương trình dạy và học Tiếng Việt của Đài Truyền hình Việt Nam kỳ vọng tạo ra hệ sinh thái học tập tiếng Việt toàn diện, thu hút trẻ em người Việt không chỉ ở nước ngoài và cả trong nước được tiếp cận ngôn ngữ tiếng Việt một cách dễ dàng. Đặc biệt, trở thành sợi dây gắn kết, gìn giữ, củng cố và phát triển ngôn ngữ cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước cho các bạn nhỏ Việt Nam trên toàn thế giới.Chương trình cũng ghi nhận nhiều ý kiến của đại diện Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và Qatar và Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ về nhu cầu và thực tiễn công tác dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Việt tại từng địa bàn, cũng như các hoạt động nhằm hưởng ứng và triển khai Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Cô gái Thụy Điển gốc Việt đau đáu mong ước tìm lại mẹ ruột sau 31 năm
Là một công dân toàn cầu, đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng với cô gái gốc Việt Iris Dager, chuyến trở về Việt Nam sắp tới đặc biệt hơn mọi hành trình khác vì đây là chuyến đi tìm mẹ ruột.
Cô gái quốc tịch Thụy Điển/Iceland gốc Việt Iris Dager (Nguyễn Mai Thanh) (Ảnh: Nhân vật cung cấp)."Tên tôi là Iris Dager. Tên tiếng Việt là Nguyễn Mai Thanh. Tôi sinh ngày 21/9/1992. Tôi được nhận nuôi tới Thụy Điển khi mới 2 tháng tuổi (tháng 11/1992). Cha nuôi của tôi là người Thụy Điển và mẹ là người Iceland vì thế tôi là người mang 2 quốc tịch nói trên", Iris nói với phóng viên Báo Dân trí vài ngày trước khi cô sẽ trở về Việt Nam lần thứ 4.Lần này đặc biệt hơn những lần trước là Iris sẽ dành một tháng ở quê hương chôn rau cắt rốn để bắt đầu hành trình góp nhặt những manh mối ít ỏi, nhằm tìm lại người mẹ Việt - người đã để cô lại bệnh viện 31 năm trước đó. Bà đã rời đi với mà chỉ để lại cho con gái nhỏ cái tên "Mai Thanh"."Tôi sinh ra tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Mẹ tôi đã để lại một số thông tin cho các y tá của bệnh viện nhưng chúng không phải là thông tin chính thức và tôi không rõ chúng có chính xác hoàn toàn hay không. Theo các y tá, mẹ ruột của tôi tên là Ngô Thị Dung. Bà có thể 18 tuổi vào thời điểm sinh ra tôi (có nghĩa là mẹ có thể sinh năm 1974) và đến từ huyện Gia Lâm, Hà Nội", Iris nói.Iris vào thời điểm được nhận nuôi ở Hà Nội năm 1992 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Cô cho rằng, mẹ cô đã để lại các thông tin này (dù chưa thể biết tính chính xác đến đâu) dường như là vì bà nghĩ cô sẽ quan tâm tới chúng khi cô lớn lên. Đây là một trong những động lực để Iris quyết định sẽ tìm lại mẹ sau hơn 30 năm xa cách, dù cô thừa nhận những manh mối mà cô có là quá ít ỏi và chưa chắc chắn.Sau khi được gia đình Dager nhận nuôi, Mai Thanh sống dưới cái tên mới, trong vòng tay yêu thương của một gia đình đa văn hóa. Dưới sự chỉ dạy và nuôi dưỡng của bố mẹ nuôi - những người đã cho cô một cuộc sống tuyệt vời, Iris thực sự cảm thấy hạnh phúc. Cô từng sống ở cả Thụy Điển, Iceland, Đan Mạch, học đại học ở Anh và Scotland; làm việc, du lịch, đi làm tình nguyện ở Pháp, Hy Lạp, North-Macedonia, Ấn Độ, Kenya… Cô hiện là một cố vấn cho cơ quan cảnh sát Iceland, hợp tác với các cơ quan cảnh sát quốc tế.Iris hiện là một blogger du lịch, cố vấn của cơ quan cảnh sát Iceland (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Iris có một cuộc sống trong mơ so với nhiều người. Cô gái trẻ là một blogger du lịch và thừa nhận rằng cô may mắn khi đã đi tới nhiều hơn "hơn hầu hết những người ở cùng độ tuổi với tôi".Dù cô thừa nhận cuộc đời đang rất hạnh phúc, nhưng trái tim cô vẫn cảm thấy cần một mảnh ghép, cần một câu trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Nguồn gốc của tôi từ đâu?".Chuyến về quê đặc biệtIris dự kiến trở lại Việt Nam từ 25/3-25/4, dành một tháng để bắt đầu lần theo các manh mối nhằm tìm ra mẹ đẻ. Với cô gái đã thực hiện nhiều hành trình tới nhiều nơi trên thế giới, chuyến đi này đầy thú vị và háo hức vì cô chưa biết điều gì sẽ đợi mình phía trước.Iris chụp ảnh lưu niệm ở Sapa, Lào Cai trong chuyến thăm Việt Nam năm 2007 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Iris đã trở về Việt Nam 3 lần từ khi còn nhỏ và đây là lần đầu tiên cô tự trở về nơi chôn rau cắt rốn để trải nghiệm, tìm hiểu về một phần máu thịt trong mình với tư cách một người trưởng thành."Với tôi, chuyến về quê lần này đặc biệt hơn rất nhiều các chuyến xê dịch khác. Tôi thấy thực sự căng thẳng, điều mà tôi chưa bao giờ cảm thấy trong các chuyến đi trước. Tôi đã lên kế hoạch về Việt Nam tìm lại mẹ trong nhiều năm qua và giờ đây tôi cảm thấy điều này rất siêu thực. Nó siêu thực đến nỗi tôi thậm chí còn chưa kịp hình dung mọi thứ sẽ điên rồ như thế nào nếu tôi may mắn tìm được mẹ ruột của mình. Tôi nhận ra có lẽ tôi sẽ cần tất cả sự may mắn trên thế giới để tìm thấy mẹ, vì vậy tôi đang cố gắng không kỳ vọng quá nhiều nhưng chỉ nghĩ đến việc có thể tìm thấy mẹ khiến tôi vô cùng háo hức", cô chia sẻ.Iris trong tà áo dài Việt Nam khi còn nhỏ. Cô tự hào vì đã được sinh ra ở Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp)."Tôi từ lâu đã muốn tìm lại nguồn gốc của mình. Có rất nhiều lý do, nhưng đầu tiên là câu hỏi: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Khi đi khám bác sĩ, tôi thường được hỏi gia đình có tiền sử bệnh tật gì không. Tôi chỉ đành nhún vai vì tôi không biết", cô giải thích.Việt Nam trong ký ức của cô gái trẻ là một nơi có nhiều thắng cảnh đẹp, người dân thân thiện và đồ ăn tuyệt vời "tới mức một người kén ăn như tôi cũng cảm thấy mê đắm". Iris cho rằng dòng máu Việt Nam chảy trong người đã khiến cô trở thành một người thân thiện, chăm chỉ làm việc như những đồng hương khác mà cô từng gặp trong đời."Mỗi khi gặp người Việt Nam hoặc đi qua nhà hàng Việt Nam, có thứ gì đó xuyến xao trong tôi, điều mà không bao giờ xảy ra khi tôi nghĩ về quốc gia khác. Như thể là kết nối tâm linh với quê hương, xứ sở nơi tôi sinh ra chăng? Và tôi tự hào vì được sinh ra ở Việt Nam", Iris cho biết.Iris bắt đầu đăng tải thông tin trên mạng xã hội để khởi động cuộc tìm kiếm mẹ ruột (Ảnh chụp màn hình: Facebook)."Con không bao giờ trách mẹ!""Tôi đã từng tò mò vì sao mẹ ruột lại để lại tôi cho người khác nhận nuôi, nhưng tôi chưa và không bao giờ trách mẹ vì bất cứ lý do nào. Tôi chưa bao giờ thấy tức giận, đau khổ hay tổn thương vì điều đó. Nếu có bất cứ cảm xúc nào, tôi ngưỡng mộ vì mẹ vì có thể đã đưa ra quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời bà, là cho tôi đi. Tôi biết ơn vì mẹ đã mạnh mẽ (khi quyết định sinh ra tôi)", Mai Thanh nói khi được hỏi về cảm xúc của cô với mẹ ruột.Thông qua Báo Dân trí, Mai Thanh muốn gửi thông điệp tới mẹ ruột: "Nếu mẹ đọc được những dòng này thì con chỉ muốn nói là, mẹ không cần phải tự trách mình. Với con, mẹ vẫn là một người tuyệt vời. Dù con đã cố tưởng tượng và chuẩn bị tinh thần cho mọi kịch bản có thể xảy ra khi tìm mẹ, nhưng con vẫn không thể tưởng tượng được mẹ đã phải trải qua những gì khi quyết định để lại con. Tất cả những gì con mong muốn là mẹ có một cuộc sống đầy đủ tình yêu, niềm vui, và hạnh phúc và mẹ không bị ám ảnh với quá bận tâm với những ký ức đau buồn hay tiếc nuối hay lo lắng về con"."Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ điều gì có thể ngăn cản mẹ, bằng cả trái tim mình, con thực sự hy vọng mẹ sẽ liên lạc để tìm lại con. Điều này rất có ý nghĩa với con vì con thực sự mong gặp được mẹ", Iris chia sẻ.Nguyễn Mai Thanh có một tháng để tìm mẹ ruột ở Việt Nam trước khi trở về nước. Cô mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ người Việt Nam và chia sẻ câu chuyện để có thể tìm thấy mẹ nhanh hơn. Độc giả Báo Dân trí nếu có bất cứ thông tin nào có thể giúp ích, vui lòng liên hệ email: iris.maithanh@gmail.com
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đồng tổ chức tọa đàm về 50 năm Hiệp định Paris
Nhìn lại 50 năm Hiệp định Paris, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho rằng đây là dịp để suy ngẫm về giá trị của hòa bình, những bài học quý báu mà Hiệp định mang lại với hòa bình, an ninh và quan hệ quốc tế.
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm (Ảnh: USIP).Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, ngày 16/2, tại trụ sở Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP), thủ đô Washington đã diễn ra tọa đàm "Suy ngẫm nhân dịp 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Những tác động đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày nay".Tọa đàm do Viện Hòa Bình Hoa Kỳ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đã thu hút sự tham dự của gần 200 khách mời là các học giả, nhà nghiên cứu lịch sử, các tổ chức, hiệp hội và đại diện Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ.Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cùng Đại sứ John D. Negroponte - cựu trợ lý của Cố vấn Henry Kissinger trong các cuộc đàm phán tại Paris, các Giáo sư Carolyn Eisenberg và Nguyễn Thị Liên Hằng đồng chủ trì trao đổi tại tọa đàm.Trong phát biểu dẫn đề, Phó Chủ tịch Viện Hòa bình (USIP) William Taylor chia sẻ kỷ niệm 50 năm định Hiệp định hòa bình Paris là cơ hội tuyệt vời để tất cả các bên cùng suy ngẫm về lịch sử, đánh giá về thành công và hạn chế của các nỗ lực ngăn chặn xung đột trong quá khứ, từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng cho tương lai.Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại sự kiện (Ảnh: USIP).Phát biểu tại phiên thảo luận chính của Tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh Hiệp định hòa bình Paris 1973 là kết quả của sự hy sinh xương máu của hàng triệu người dân Việt Nam và khát vọng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam về hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; bên cạnh đó là nghệ thuật đàm phán, khả năng nắm bắt thời cơ của nhiều nhà ngoại giao xuất sắc của các bên liên quan. Hiệp định là một cột mốc quan trọng mang tính bước ngoặt đối với đất nước Việt Nam và với khu vực Đông Nam Á nói chung. Đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định đã khép lại một chương đau buồn trong lịch sử quan hệ hai nước và khởi đầu cho quá trình lâu dài hướng tới hòa giải, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bình thường hóa quan hệ năm 1995 và xác lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2013.Nhìn lại 50 năm Hiệp định hòa bình Paris, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho rằng đây là dịp để suy ngẫm về giá trị của hòa bình và những bài học quý báu mà Hiệp định đã mang lại đối với hòa bình, an ninh và quan hệ quốc tế. Đại sứ cho rằng để gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, các nước, đặc biệt là các nước lớn, cần hiểu rõ lịch sử, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của các nước nhỏ, đồng thời coi trọng vai trò then chốt của ngoại giao trong ngăn ngừa, chấm dứt chiến tranh.Cũng tại tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng đã cùng với Đại sứ John D. Negroponte, các Giáo sư Carolyn Eisenberg và Nguyễn Thị Liên Hằng chia sẻ và trao đổi với khách mời những góc nhìn riêng về sự kiện và những câu chuyện cá nhân trong giai đoạn đàm phán, thực thi Hiệp định. Nhận định về hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân dẫn đến ký kết Hiệp định Paris 1973, các đại biểu đã đúc kết những bài học hữu ích đối với an ninh quốc tế ngày nay. Tọa đàm ghi nhận những chia sẻ sôi nổi, chân thành đối với nỗ lực hòa giải, hòa hợp, giải quyết hậu quả chiến tranh, xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau hướng tới tương lai.Đông đảo các khách mời tham gia buổi tọa đàm (Ảnh: USIP).Tọa đàm "Suy ngẫm nhân dịp 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Hòa giải và Di sản Chiến tranh Việt Nam của USIP là dịp để trao đổi về bài học lịch sử, thúc đẩy khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam, đồng thời giúp góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các giới ở Hoa Kỳ, nhất là thế hệ trẻ.
Việt Nam - UAE nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Được sự đồng ý của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 13-15/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ thế giới (WGS).
Tại Hội nghị WGS được tổ chức tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đã cùng lãnh đạo cấp cao các nước, tổ chức quốc tế và tập đoàn, quỹ đầu tư lớn toàn cầu dự Phiên khai mạc toàn thể và phát biểu tại phiên họp về chủ đề "Thúc đẩy các ý tưởng đột phá ứng phó với biến đổi khí hậu và giáo dục".Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nhấn mạnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện cam kết giảm phát thải ròng về "0" vào năm 2050, ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi nền kinh tế dựa trên tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.Thứ trưởng đồng thời chia sẻ Việt Nam đã ban hành Chiến lược chuyển đổi số quốc gia; đề xuất đổi mới mạnh mẽ tư duy quản trị, trong đó ưu tiên hỗ trợ đào tạo các kỹ năng làm việc mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội số trong tương lai. Thứ trưởng đề nghị các đối tác, quỹ đầu tư quốc tế quan tâm, đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên như phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.Nhân dịp dự Hội nghị WGS, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đã hội kiến với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Turkmenistan Raşit Meredow và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Maldives Abdulla Shahid.Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đề nghị các nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam tại nước sở tại; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại, du lịch, đầu tư, chống biến đổi khí hậu, vận tải hàng hải và hàng không.Lãnh đạo các nước khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao đề xuất của Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu và nhất trí triển khai nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới.Trong khuôn khổ chuyến thăm UAE, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đã đồng chủ trì cuộc họp Tham vấn chính trị lần thứ 2 với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao UAE Saeed Mubarak Al-Hajeri, gặp Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani Al Zeyoudi, Thống đốc Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai Essa Kazim, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách hợp tác năng lượng của Tập đoàn Mubadala Jasem Al Neaimi, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Elite Argo Tiến sĩ Abdulmonem Al Marzooqi, Giám đốc Tập đoàn siêu thị Al Maya Kamal Vachani.Tại các cuộc gặp, 2 bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ song phương thời gian gần đây. Theo số liệu của phía UAE, kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt trên 8,8 tỷ USD, tăng trên 35% so với năm 2021, đưa UAE trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.Hai bên nhất trí tích cực phối hợp triển khai các hoạt động chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa nhằm thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2023 như: Thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao; phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực; thúc đẩy thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - UAE, đàm phán các văn kiện hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng giữa 2 nước; nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như đầu tư, dầu khí, năng lượng, du lịch, logistics…; tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa, đặc biệt là nông sản Việt Nam, tiếp cận sâu hơn vào các chuỗi siêu thị và trung tâm phân phối hàng hóa quốc tế tại UAE; hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal; tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật... Bên cạnh hợp tác song phương, 2 bên đã trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại UAE. Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đánh giá cao những đóng góp tích cực của kiều bào đối với sự phát triển của cộng đồng sở tại cũng như quan hệ Việt Nam - UAE, nhấn mạnh Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định sẽ thường xuyên trao đổi với các cơ quan chức năng của UAE để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại UAE phát triển.
Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá rất cao năng lực của hai đội cứu hộ Việt Nam
Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực nhằm thực hiện công tác bảo hộ công dân cũng như hỗ trợ nước sở tại sau thảm họa động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, trong hai ngày 13 và 14/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã chuyển thư thăm hỏi và thông báo cho chính quyền sở tại về quyết định viện trợ 100.000 USD cho mỗi nước của Chính phủ Việt Nam.Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đưa đoàn cứu hộ của Bộ Quốc phòng tới địa điểm tác nghiệp và trao hàng cứu trợ cho Phó Thống đốc tỉnh Hatay, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương để ổn định chỗ ở và bảo đảm an ninh cho cả hai đoàn công tác Việt Nam. Đại sứ quán cho biết chính quyền các tỉnh đông nam Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ cảm ơn và đánh giá rất cao năng lực của hai đội cứu hộ Việt Nam.Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Iran đã tổ chức quyên góp, ủng hộ nhân dân Syria bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Đại sứ quán cũng đã tới ký sổ tang và trao tiền quyên góp cho Đại sứ Syria tại Iran.Trong những ngày tới, thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, hai Đại sứ quán sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại và các đoàn công tác Việt Nam để hỗ trợ cao nhất công tác cứu hộ, cứu nạn, góp phần vào nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam trong việc giúp hai nước khắc phục hậu quả vụ động đất.Trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra vào sáng sớm ngày 6/2 theo giờ địa phương đã làm rung chuyển khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Động đất đã tàn phá một khu vực rộng lớn, gây thiệt hại kinh hoàng về người và tài sản.Tính đến ngày 15/2 theo giờ Việt Nam, hơn 41.000 nạn nhân được ghi nhận là đã thiệt mạng, cùng với đó là hàng chục nghìn người khác bị thương. Hơn 25.000 ngôi nhà đã bị sập hoặc hư hại nặng nề, đẩy nhiều người dân tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cảnh vô gia cư.Lực lượng cứu hộ từ nhiều quốc gia trên thế giới đã được huy động đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà chức trách thừa nhận cơ hội tìm kiếm người sống sót dưới các đống đổ nát giờ đây là rất mong manh.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt Nam mất tích vì tàu Hàn Quốc chìm
Bộ Ngoại giao xác nhận thông tin 2 thuyền viên Việt Nam mất tích sau khi một tàu cá Hàn Quốc bị chìm.
Hàn Quốc tiến hành cuộc tìm kiếm sau khi tàu đánh cá bị chìm (Ảnh: Yonhap).Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc thông báo vào đêm 4/2, một tàu đánh cá đã bị chìm ngoài khơi huyện Sinan, tỉnh Jeonnam Hàn Quốc khiến 9/12 thuyền viên mất tích, trong đó có 2 công dân Việt Nam. Đến ngày 6/2, phía Hàn Quốc đã phát hiện được 4 thi thể nạn nhân chưa rõ quốc tịch. Quá trình tìm kiếm vẫn đang tiếp tục diễn ra.Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã chủ động làm việc với Bộ Ngoại giao và Cảnh sát biển Hàn Quốc về vụ việc; chỉ đạo Ban Quản lý lao động yêu cầu công ty phái cử cùng các cơ quan chức năng xác định nhân thân thuyền viên bị nạn; liên hệ thông báo cho gia đình hai công dân gặp nạn và hướng dẫn các thủ tục cần thiết.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng Hàn Quốc khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết. Đại sứ quán cũng cho biết, chính quyền sở tại hết sức quan tâm và hợp tác chặt chẽ với Đại sứ quán trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến công dân Việt Nam trong vụ tai nạn này.
Tết xa ấm áp nghĩa tình của du học sinh Việt tại Hàn Quốc
Các du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc cùng nhau gói bánh chưng, tổ chức sự kiện để lưu giữ những kỷ niệm, gìn giữ nét đẹp của Tết cổ truyền dân tộc.
Các du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc cùng nhau học gói bánh chưng đón Tết (Ảnh: NVCC).Hoàng Quỳnh, sinh viên Đại học Sejong ở Seoul, đã chia sẻ với báo Dân trí hoạt động đón Tết xa nhà của các du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc trong những ngày đầu xuân Quý Mão 2023.Tết luôn là dịp mang lại rất nhiều cảm xúc trong lòng người dân Việt Nam, đặc biệt là những người con xa quê. Tết trọn vẹn khi có thể sum vầy cùng với gia đình, quây quần gói những chiếc bánh chưng bánh tét, dọn dẹp nhà cửa, về thăm ông bà, họ hàng, đi chợ Tết, chợ hoa… tận hưởng mùi rất riêng của ngày Tết.Đối với các du học sinh Hàn Quốc, sau hai cái Tết không thể cùng gia đình sum họp do dịch Covid-19, giây phút trở về nhà đón Tết càng trở nên thiêng liêng và hồi hộp, là khoảnh khắc được mong chờ hơn bao giờ hết. Tuy vậy, nhiều du học sinh không thể về quê do bận rộn công việc, học tập. Năm nay, họ đón giây phút giao thừa theo một cách rất riêng và đáng nhớ."Em không về vì vướng công việc làm thêm và cũng suy nghĩ cố gắng lo đủ học phí cho học kì sắp tới. Khi em quyết định Tết này sẽ không về, em có nhận làm thay một vài bạn trong thời gian các bạn về quê. Nên giao thừa năm nay em sẽ ở chỗ làm thêm và gọi điện đón giao thừa cùng gia đình như 2 năm dịch vừa qua", Lương Thị Mai, sinh viên đại học Gachon tại Seoul, chia sẻ."Tết mà, có ai là không muốn về bên gia đình mình đâu. Nhưng tuổi trẻ em nghĩ em cần tự lập và em cũng mong muốn có thể sẽ góp đủ tiền để đóng học mà không phải làm phiền bố mẹ và nếu dư ra một chút, em sẽ để dành để có thể về thăm nhà vào dịp hè tới đây. Em luôn yêu gia đình mình, đặc biệt sau khi đến Hàn Quốc, tình yêu đó càng mãnh liệt và rõ ràng hơn rất nhiều. Em mong gia đình và mọi người năm mới luôn luôn khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn", Mai nói.Các sinh viên tại Hàn Quốc thưởng thức món ăn ngày Tết do du học sinh Việt Nam chuẩn bị (Ảnh: NVCC).Ngoài Mai, rất nhiều du học sinh khác ở Hàn Quốc cũng không thể về Việt Nam đón Tết. Trong những ngày cuối năm, các sinh viên Đại học Sejong đã cùng nhau đón Tết thông qua sự kiện Tết Xa được tổ chức với mục đích mang lại không khí, hương vị Tết quê hương đến với các sinh viên xa nhà. Các du học sinh đã cùng nhau tạo ra không khí Tết thông qua hoạt động trang trí cây đào, cây mai, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và các món ăn truyền thống."Đây là lần thứ 3 em gắn bó cùng chi hội Sejong chuẩn bị sự kiện đón Tết xa nhà. Mỗi năm em đều có một trải nghiệm riêng và đều học hỏi thêm được nhiều điều mới, quen biết được nhiều bạn bè hơn. Vì lý do công việc nên năm nay em không thể về quê đón Tết cùng gia đình, nhưng thông qua các hoạt động của sự kiện, em nhớ đến Tết truyền thống ở quê hương và nhờ có sự kiện mà em thấy dù không thể cùng gia đình đón Tết, nhưng cùng bạn bè ở Hàn Quốc đón Tết cũng là một trải nghiệm đáng nhớ và sẽ theo em mãi những năm về sau khi nghĩ về quãng thời gian du học của mình", Nguyễn Thị Bích Thúy, cựu sinh viên Đại học Sejong tại Seoul, chia sẻ.Tiết mục văn nghệ chào xuân do các sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc biểu diễn trong chương trình Tết xa (Ảnh: NVCC).Nhiều du học sinh lần đầu tiên được trải nghiệm và học gói bánh chưng, bánh tét bằng lá chuối. Nhờ sự hướng dẫn của các anh chị có kinh nghiệm, các bạn đã có thể tự gói cho mình những chiếc bánh nhỏ xinh và tự tin rằng năm sau khi về quê đón Tết có thể tự mình gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, tròn đầy để tặng bố mẹ."Sau 2 năm dịch bệnh, hiểu được nỗi lòng của các bạn sinh viên cũng như nỗi lòng của chính mình, chương trình Tết xa được tổ chức nhằm tạo cho mọi người có thể cảm nhận được không khí Tết quê nhà ngay cả khi các bạn đang ở trên đất nước Hàn Quốc. Năm nay, dù là vì lý do gì các bạn không thể về quê đón Tết cùng với gia đình, thì thông qua sự kiện lần này mong rằng có thể giúp các bạn vơi bớt đi một phần nào đó nỗi nhớ gia đình, lưu giữ được những kỷ niệm, gìn giữ nét đẹp của Tết cổ truyền Việt Nam từ bao đời nay", Hoàng Thị Quỳnh, Phó trưởng ban tổ chức chương trình Tết xa tại Hàn Quốc, cho biết.Các du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc tham gia trò chơi dân gian tại sự kiện Tết xa (Ảnh: NVCC).
Người Việt lưu giữ hồn Tết ở trời Tây
Dù ở cách xa quê hương hàng nghìn km nhưng nhiều người Việt đang sinh sống ở Séc, Đức, Mỹ vẫn cố gắng lưu giữ bầu không khí Tết và các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Người Việt tại Cộng hòa Séc: "Tết xa xứ giúp tôi sáng tạo và trưởng thành hơn"Chị Nhung tạo dáng bên tấm trang trí chào đón Tết (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Việc mua bán đôi khi không tiện như ở Việt Nam, nên chị Nhung, Việt kiều sinh sống tại tỉnh Brno, Cộng hòa Séc, đã dành thời gian tự mày mò làm đồ Tết. Trong hoàn cảnh "cái khó ló cái khôn" ấy, chị đã học được nhiều kỹ năng hơn, trở nên sáng tạo và trưởng thành hơn.Năm nay là lần đầu tiên chị Nhung làm tiểu cảnh trang trí Tết truyền thống. Ban đầu, chị định đặt đồ làm sẵn từ Việt Nam chuyển sang, nhưng sau khi tham khảo một số mẫu trên mạng xã hội nên đã tự mua phụ kiện để làm.Hai con của chị Nhung thích thú chụp ảnh với tấm trang trí ngay từ khi mẹ mới bắt đầu làm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Con gái 8 tuổi và con trai 3 tuổi của chị Nhung rất thích thú và cũng giúp mẹ một số chi tiết nhỏ. Đây là dịp để giúp trẻ em hiểu hơn về Tết, một nét văn hóa truyền thống của người Việt. "Con tôi hỏi tôi hôm trước có Giáng sinh và Tết rồi sao giờ lại Tết nữa hả mẹ? Tôi giải thích cho con sự khác nhau giữa Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán", chị Nhung nói.Tấm trang trí sau khi đã hoàn tất (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Tấm decor tuy đơn giản nhưng giúp ngôi nhà chị Nhung trở nên ấm áp và có không khí Tết hơn, phần nào dịu bớt nỗi nhớ quê hương. Sau đó chị gái và em gái chị Nhung tại thành phố Olomouc cũng mua đồ và tự trang trí như vậy. Có vướng mắc gì trong quá trình làm họ truyền kinh nghiệm cho nhau trên nhóm trò chuyện riêng.Chị Nhung cho biết: "Việc mua bán nhiều khi không tiện như ở Việt Nam, nên muốn tiết kiệm, chủ động và có trải nghiệm, tôi đã dành thời gian mày mò tự làm nhiều thứ. Tay nghề nấu ăn của tôi cũng có chút tiến bộ hơn. Chồng tôi rất ủng hộ và luôn hỗ trợ tôi khi cần. Tết xa xứ nhiều năm đã giúp tôi sáng tạo và trưởng thành hơn".Chị Quyên cùng gia đình dự tiệc trong chương trình "Xuân Yêu thương" tại thành phố Olomouc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Còn với chị Quyên, chị gái của chị Nhung, đang sinh sống tại thành phố Olomouc, việc chuẩn bị Tết chu đáo luôn là ưu tiên hàng đầu của gia đình, và cũng là cách để giáo dục hai con trai về cội nguồn và văn hóa truyền thống của dân tộc."Tôi may mắn được sống gần bố mẹ cùng các em nên mỗi dịp lễ tết là cả đại gia đình đều tụ họp. Cái cảm giác đón giao thừa vẫn luôn háo hức và thiêng liêng. Dù bán tạp hóa khá bận rộn, nhưng chúng tôi luôn cố gắng thu xếp thời gian để tham gia sự kiện của Cộng đồng người Việt tại Olomouc. Gần đây nhất là chương trình "Xuân yêu thương" vào ngày 20/1 tức ngày 29 Tết. Được gặp gỡ nhiều đồng hương; được thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh chưng, giò, nộm, nem; trẻ em được nhận phong bao lì xì khiến tôi thấy rất ấm cúng, giống như mình đang ăn Tết ở quê hương vậy", chị Quyên chia sẻ.Chương trình "Xuân yêu thương" của Cộng đồng người Việt tại Olomouc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Lan tỏa văn hóa Việt tới bạn bè quốc tếChị Quỳnh chụp ảnh cùng bạn bè ở Berlin (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Với chị Quỳnh, 34 tuổi, một thực tập sinh ở Berlin, Đức, năm nay rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên chị đón Tết ở nơi đất khách quê người. Chị mới đặt chân đến Berlin cách đây hơn 2 tháng. Rất may, những người bạn ở đây khá gần gũi, thân thiện, giúp chị nhanh chóng hòa nhập và cho chị cảm giác như một gia đình.Trong những ngày cuối năm, chị cùng một số người bạn Việt Nam và ngoại quốc trang trí nhà cửa, gói bánh trưng và chuẩn bị mâm cỗ đón Tết cổ truyền. Chị rất vui khi được chia sẻ với bạn bè quốc tế cách gói bánh chưng và chuẩn bị những món ăn truyền thống như nem rán, giò xào. Không khí ấm cúng cũng giúp chị vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà.Mâm cỗ đón Tết cổ truyền do chị Quỳnh và bạn bè chuẩn bị (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Chị Quỳnh và bạn bè cùng nhau gói và luộc bánh chưng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Chị Quỳnh coi Tết là cơ hội để giới thiệu văn hóa Việt Nam tới bạn bè trên thế giới (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Lưu giữ truyền thống quê nhà trên đất MỹMâm cỗ truyền thống của gia đình chị Linh trên đất Mỹ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Chia sẻ với Dân trí, chị Linh ở California, Mỹ cho biết, năm nay gia đình chị đón Tết Nguyên đán xa quê hương. Cả năm trời làm việc vất vả, tất bật nơi xứ người, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương tưởng chừng đã vơi bớt đi phần nào.Thế nhưng, chị Linh cho biết, khi nghe được những bài nhạc Tết, chị nhớ nhà, nhớ bố mẹ và anh, chị, em da diết. Trong không khí Tết đến xuân về, chị đặc biệt hoài niệm không khí quây quần của gia đình vào dịp năm mới.Gia đình chị Linh và bạn bè đã tụ tập lại một tuần trước Tết để gói bánh chưng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Để vơi bớt nỗi nhớ nhà, vợ chồng chị đã cố gắng giành thời gian để đi mua sắm những vật để trang trí cho ngày Tết cổ truyền. Gia đình chị đã đi chợ mua cây quất, hoa cúc, hoa lan, hoa lay ơn cũng như cành đào trang hoàng nhà cửa, mang không khí Tết tới nơi cách xa quê hương hàng nghìn km.Vào ngày 30 Tết, chị Linh cùng chồng cũng tất bật chuẩn bị mâm cơm Tết đơn giản với giò, bánh chưng, xôi, gà, nem để đón năm mới, xem chương trình Tết ở Việt Nam, đồng thời gọi điện về cho gia đình ở quê nhà.Các em bé nhà chị Linh và bạn bè chị rất háo hức và vui mừng khi cùng cha mẹ tham gia hoạt động gói bánh chưng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Đặc biệt, trước Tết một tuần, nhà chị Linh cùng với một số gia đình thuộc cộng đồng người Việt tại Mỹ đã tụ tập ăn tất niên và cùng nhau gói bánh chưng, để lưu giữ những nét quốc hồn, quốc túy của dân tộc dù đang ở nơi xa xứ. Việc gói bánh chưng chung tuy khá vất vả, nhưng bầu không khí rất vui vẻ, đồng thời cũng là một cách để các gia đình người Việt giáo dục con cái nhớ về nguồn cội, truyền thống dân tộc, để lưu giữ trong tim hình ảnh quê hương, xứ sở.Chị Linh cho biết: "Gia đình mình muốn giữ gìn một cái Tết cổ truyền nhất trong khả năng có thể để con cái có thể cảm nhận được không khí ngày Tết Việt Nam và đặc biệt là từ ngày qua Mỹ thì năm nào chúng mình cũng tụ tập anh em bạn bè lại gói bánh chưng. Người lớn vừa làm vừa kể chuyện, giải thích cho con nghe đâu là những đặc trưng của ngày Tết Việt Nam. Con mình còn bé nên chưa hiểu được nhiều nhưng khi thấy mọi người tụ tập quây quần gói bánh bé cũng rất thích thú ngắm nhìn. Các bố mẹ cũng vừa làm vừa hướng dẫn để giúp các bé gói riêng một chiếc bánh tí hon nên bé nào cũng thích thú".Với những hoạt động đón Tết rộn ràng, chị Linh gửi gắm mong ước gia đình nhỏ của mình có một năm mạnh khỏe, an vui, công việc được hanh thông, thuận lợi.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu chúc Tết người Việt ở nước ngoài
Những đóng góp cả về tâm lực, trí lực và vật lực của kiều bào ta ở nước ngoài cho đất nước trong năm vừa qua là sự tiếp nối truyền thống "yêu nước thương nòi" được nuôi dưỡng qua bao đời...
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu (Ảnh: Thế giới & Việt Nam).Nhân dịp Tết Quý Mão 2023, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu gửi thư chúc Tết bà con người Việt ở nước ngoài:Thân gửi: Đồng bào ta ở nước ngoàiMột mùa xuân mới đang về trên quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Mùa xuân với mỗi người dân Việt là mùa của hội ngộ, của đoàn viên, của sum họp, nhất là đối với những người con xa quê. Thay mặt Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tôi xin gửi tới toàn thể đồng bào ta đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài lời chúc mừng và thăm hỏi ân tình nhất.Năm 2022 chứng kiến những biến chuyển nhanh chóng, phức tạp, khó lường, thậm chí chưa từng có tiền lệ, mang tính bước ngoặt, lâu dài trong tình hình thế giới và khu vực. Đối với Việt Nam, năm vừa qua là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng là năm đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, với quyết tâm lớn và ý chí cao của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn thể nhân dân, trong đó có đồng bào ta ở nước ngoài, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Ổn định chính trị tiếp tục được giữ vững, quốc phòng - an ninh được bảo đảm, công cuộc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác đối ngoại tiếp tục được triển khai đồng bộ, chủ động, hiệu quả, qua đó đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Điều vô cùng ý nghĩa là, chiến dịch ngoại giao vắc-xin thành công vượt kỳ vọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Đây là điều kiện tiên quyết để cả nước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.Tôi rất vui mừng và tự hào nhận thấy đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng đồng thuận, ủng hộ sự nghiệp đổi mới và sẵn sàng chung vai gánh vác những trọng trách cùng đồng bào trong nước, góp phần từng bước hiện thực hóa các mục tiêu quan trọng mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra. Mang trong mình nét đẹp truyền thống của dân tộc, mỗi kiều bào đã và đang trở thành một "đại sứ nhân dân" quảng bá và là cầu nối quan trọng, góp phần đưa Việt Nam ra thế giới và mang thế giới đến với Việt Nam. Nhiều trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục thành danh, đạt giải thưởng cao, ghi danh Việt Nam vào bản đồ trí tuệ thế giới. Kiều hối năm nay vẫn duy trì ở mức cao, góp phần quan trọng trong phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục chung tay với đồng bào trong nước trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 và công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương. Những đóng góp cả về tâm lực, trí lực và vật lực của kiều bào ta ở nước ngoài cho đất nước trong năm vừa qua là sự tiếp nối truyền thống "yêu nước thương nòi" được nuôi dưỡng qua bao đời, minh chứng cho tình yêu Tổ quốc và nghĩa đồng bào cao đẹp vẫn luôn được hun đúc trong trái tim và tâm thức của mỗi người con xa quê.Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tôi trân trọng cảm ơn sự đóng góp quý báu của bà con đối với quê hương, đất nước trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin chia sẻ với những khó khăn mà cộng đồng ta ở nước ngoài đang gặp phải, nhất là cộng đồng đang trong vùng chiến sự hay những nơi mà địa vị pháp lý của bà con còn cần được tiếp tục củng cố. Thời gian tới, triển khai toàn diện và mạnh mẽ chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài nước nhằm chăm lo, hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc và cuộc sống ngày càng ổn định, phát triển, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào gắn bó với quê hương, đất nước.Chúng ta đang bước vào năm 2023 với niềm tin và hi vọng lớn lao về tương lai xán lạn của đất nước. Trên con đường thực hiện hóa khát vọng và tầm nhìn về xây dựng một đất nước "phồn vinh, hạnh phúc" mà Đại hội Đảng XIII đã đề ra, tôi tin tưởng rằng, cộng đồng hơn 5,3 triệu đồng bào ta ở nước ngoài sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đoàn kết một lòng, sát cánh bên nhau, chung tay xây dựng cộng đồng ngày càng lớn mạnh, góp phần đưa đất nước ta trở thành một quốc gia hùng cường, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.Thay mặt Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kính chúc toàn thể kiều bào ta ở nước ngoài và gia đình một năm mới sức khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.Thân ái,Phạm Quang HiệuThứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ Cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ngày 15/1 đã có cuộc gặp mặt thân mật với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2023.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam Anjuska Weil (Ảnh: Chinhphu.vn).Còn dư địa lớn để Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tácChiều 15/1 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam Anjuska Weil nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2023.Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Thụy Sĩ trong thời gian qua trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ về chính trị, kinh tế - thương mại và đầu tư, khoa học, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân mà còn tại các diễn đàn đa phương. Phó Thủ tướng cho rằng dư địa hợp tác giữa hai nước còn lớn, nhất là trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn..., những lĩnh vực mà Thụy Sĩ có kinh nghiệm và Việt Nam đang có nhu cầu.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao các tổ chức nhân dân hai nước trong việc phối hợp triển khai tổ chức nhiều hoạt động giao lưu nhân dân, góp phần tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau. Phó Thủ tướng mong rằng thời gian tới, Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Thụy Sĩ cùng cộng đồng người Việt Nam triển khai nhiều sáng kiến để có thêm nhiều hoạt động với nội dung phong phú, sâu sắc, thu hút sự tham gia của người dân Thụy Sĩ, đặc biệt là thế hệ trẻ góp phần vào sự phát triển chung của mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.Cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp ngay trong ngày đầu tiên đặt chân đến Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam Anjuska Weil bày tỏ tình cảm tốt đẹp với đất nước và con người Việt Nam. Bà Anjuska Weil điểm lại những hoạt động nổi bật của Hội kể từ khi thành lập năm 1982, thông tin tới công chúng Thụy Sĩ về đất nước, con người Việt Nam, phối hợp giảng dạy tiếng Việt, thực hiện các dự án hỗ trợ người cao tuổi tại Việt Nam và khẳng định tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Thụy Sĩ.Phó Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thụy SĩPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu trong cuộc gặp cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ (Ảnh: Chinhphu.vn).Cũng trong chiều 15/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc gặp mặt thân mật với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ.Tại cuộc gặp mặt, bà con bày tỏ cảm động về sự quan tâm, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài của lãnh đạo cấp cao Việt Nam; bày tỏ tin tưởng vào tương lai của đất nước; khẳng định luôn hướng về quê hương, mong muốn là cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Sĩ. Bà con cũng kiến nghị Chính phủ có chính sách thuận lợi hơn để thu hút nhân tài không chỉ là người Việt Nam mà còn cả những người nước ngoài mong muốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Một số trí thức Việt kiều cũng chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, đổi mới sáng tạo để hỗ trợ Việt Nam phát triển. Bà con cũng có nhiều ý tưởng đóng góp cho việc dạy và học tiếng Việt tại Thụy Sĩ với mong muốn gìn giữ, phát huy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho thế hệ trẻ.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới bà con lời thăm hỏi ân cần và tình cảm ấm áp từ quê hương. Phó Thủ tướng ghi nhận, giải đáp trực tiếp các câu hỏi, những băn khoăn của kiều bào; đánh giá cao bà con kiều bào đã nỗ lực vươn lên trở thành cộng đồng có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt với xã hội sở tại, và có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về quê hương, đất nước. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ tiếp tục là cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, là cầu nối góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ phát triển toàn diện.Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã thông báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước, với GDP đạt 8.02%, vai trò, vị thế của đất nước không ngừng được củng cố và tăng cường, thể hiện ở việc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam.Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đang chuẩn bị những nền tảng vững chắc để phát triển bền vững hơn, nổi bật là xây dựng nền kinh tế lấy tri thức đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển; từng bước chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Với những định hướng lớn trên, Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở Thụy Sĩ đồng hành cùng Chính phủ xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo; thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp nền tảng; làm cầu nối chia sẻ kinh nghiệm của các nước phát triển về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiều bào là những "đại sứ thầm lặng" của dân tộc
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đoàn kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương 2023, khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt bà con kiều bào dự chương trình Xuân quê hương 2023 (Ảnh: Hải Nguyễn).Chiều ngày 14/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp mặt các kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương 2023 nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.Tại buổi gặp mặt, các bà con kiều bào bày tỏ xúc động, vui mừng khi được trở về quê hương, đất nước đón Tết cổ truyền của dân tộc. Đại diện một số bà con kiều bào đã phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng khi được trở về quê hương, trình bày tâm tư, nguyện vọng cũng như mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước.Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng và xúc động được gặp các kiều bào vào ngày 23 tháng Chạp, ngày tiễn ông Công, ông Táo có ý nghĩa linh thiêng đối với mỗi gia đình Việt Nam.Thủ tướng Phạm Minh Chính xúc động khi bà con kiều bào từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã vượt qua nhiều giới hạn trở về quê hương, đất nước Việt Nam. Thủ tướng cũng xúc động vì được nghe các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với quê hương, đất nước, với tình yêu, khát vọng cháy bỏng mong muốn cống hiến cho quê hương đất nước.Đại diện bà con kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương 2023 (Ảnh: Hải Nguyễn).Thủ tướng khẳng định đây là tình cảm thực sự, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi khi đất nước lâm nguy, gặp khó khăn, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc lại được nhân lên và phát huy mạnh mẽ.Thủ tướng đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong lịch sử đất nước, những thành tựu đã đạt được trong hơn 30 năm đổi mới, khẳng định đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.Phát biểu trước các kiều bào, Thủ tướng cũng nhắc lại câu hát "Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi", câu ca dao "Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.Thủ tướng trao quà tới các kiều bào tiêu biểu (Ảnh: Hải Nguyễn).Tại chương trình Xuân quê hương năm 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, Thủ tướng đã nói về quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu "Đường về quê gần hơn". Năm nay, Thủ tướng cho biết đường về quê của bà con kiều bào đã gần hơn rất nhiều, Chính phủ hướng tới mục tiêu "Đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới và mang thế giới đến gần hơn với Việt Nam".Thủ tướng nhấn mạnh, để thực hiện tốt hơn mục tiêu "Đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới và mang thế giới đến gần hơn với Việt Nam", cần tiếp tục triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước gồm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an ninh trật tự, xã hội, ổn định chính trị, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ rào cản, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy hội nhập, đổi mới chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.Thủ tướng nói rằng, trong những năm gần đây, một số doanh nhân Việt Nam đã có xu hướng đầu tư ra nước ngoài. Điều này thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta cũng cần chú trọng đến việc giáo dục đào tạo để các thế hệ sau hiểu hơn về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, truyền thống Việt Nam.Thủ tướng trò chuyện cùng các kiều bào (Ảnh: Hải Nguyễn).Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu "Đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới" còn được thực hiện qua việc tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, quảng bá về truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa, sự chân thành, thân tình, lòng mến khách của dân tộc Việt Nam.Ngoài ra, mục tiêu "Mang thế giới đến gần hơn với Việt Nam" hơn còn thể hiện qua việc tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, công khai, minh bạch để thu hút sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp. Mục tiêu "Mang thế giới đến gần hơn với Việt Nam" cũng đạt được bằng cách đẩy mạnh hợp tác về du lịch, mở rộng hơn nữa các thị trường du lịch tiềm năng ở khu vực và trên toàn thế giới, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.Thủ tướng mong muốn bà con kiều bào ở nước ngoài đóng vai trò như những vị "đại sứ thầm lặng" của dân tộc. Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước ghi nhận tất cả những đóng góp của bà con kiều bào, đồng thời tôn trọng sự khác biệt, lựa chọn của mỗi người, làm sao để mỗi người trước hết có cuộc sống tốt nhất cho mình, từ đó mới có thể giúp gia đình, họ hàng, quê hương đất nước.Thủ tướng chụp ảnh cùng các bà con kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương 2023 (Ảnh: Hải Nguyễn).Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 36-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết 169/NQ-CP của Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Thủ tướng mong muốn các đại biểu tham dự cuộc gặp mặt tăng cường thông tin để bà con kiều bào ở nước ngoài hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Thủ tướng mong muốn bà con kiều bào đoàn kết thống nhất, hóa giải những khó khăn, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật nước sở tại, tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, góp phần "Đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới và mang thế giới đến gần hơn với Việt Nam", để chúng ta mãi mãi tự hào là người Việt Nam, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước Việt Nam không có mục tiêu nào ngoài mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân tự do, ấm no, hạnh phúc. Mỗi người Việt dù ở đâu trên trái đất này, trái tim luôn hướng về quê hương đất nước như câu ca dao "Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều". Chính phủ thấu hiểu tấm lòng, ước nguyện của bà con. Vì vậy, về những ý kiến, kiến nghị của bà con với tình cảm, tâm huyết và trách nhiệm, Chính phủ sẽ quan tâm, xem xét giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét nếu vượt thẩm quyền.Trong không khí vui mừng, phấn khởi trước thềm năm mới, một lần nữa, Thủ tướng chúc bà con kiều bào một năm mới dồi dào sức khỏe, tràn đầy hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công.
Kỷ lục mới của giá vàng: 90,5 triệu đồng/lượng
Sau phiên đấu thầu ngày 9/5, sáng nay, giá vàng miếng SJC tăng 2,5 triệu đồng/lượng, ở 88,2-90,5 triệu đồng/lượng. Các kỷ lục liên tục bị xô đổ.
Mở phiên ngày 10/5, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 88,2-90,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1 triệu đồng mỗi chiều so với kết phiên hôm qua. So với giá mở phiên ngày 9/5, mỗi lượng vàng miếng tăng 2,5 triệu đồng ở cả chiều mua và bán.Cùng với đà tăng của vàng miếng, giá vàng nhẫn được niêm yết tại vùng giá 74,3-76 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 950.000 đồng ở chiều mua và bán. Trước đó, kết phiên ngày 9/5, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 87,2-89,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1,5 triệu đồng mỗi chiều so với lúc mở phiên. Chênh lệch giữa chiều mua và bán duy trì tại 2,3 triệu đồng.Giá vàng có động thái tăng mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần tổ chức đấu thầu vàng miếng, trong đó có 2 lần tổ chức thành công. Trước ngày đấu thầu đầu tiên (22/4), giá vàng miếng SJC được niêm yết tại vùng 80,3-82,8 triệu đồng/lượng (mua - bán). Việc tổ chức đấu thầu vàng nhằm tăng nguồn cung, giúp kìm giá vàng, tuy nhiên, kết quả lại không đạt như kỳ vọng. Như vậy, sau 5 lần tổ chức đấu thầu mỗi lượng vàng miếng hiện tăng 6,7 triệu đồng ở chiều bán ra và tăng 6,9 triệu đồng ở chiều mua vào so với trước đó.Trong khi đó, giá vàng nhẫn giữ ổn định ở vùng giá 73,5-75,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra so với lúc mở phiên.Giá vàng quốc tế đang đạt 2.344 USD/ounce, tăng 25 USD so với giá mở phiên trước đó.  Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, mỗi lượng vàng miếng trong nước cao hơn 17,2 triệu đồng so với quốc tế còn vàng nhẫn cao hơn 3 triệu đồng, tùy thời điểm.Giá vàng miếng liên tục lập kỷ lục mới (Ảnh: Mạnh Quân).Trước đó, ngày 22/4 giá thế giới chỉ thấp hơn vàng miếng SJC trong nước hơn 10 triệu đồng/lượng.Theo Kitco News, giá vàng thế giới tăng trong bối cảnh thị trường lao động Mỹ có vẻ đang mất đà sau khi có nhiều công nhân Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Số lượng đơn xin trợ cấp đã tăng lên mức cao nhất từ tháng 11.Ông Jeff Clark, biên tập viên của TheGoldAdvisor.com, cho biết mặc dù việc mua vàng của các ngân hàng trung ương đã hỗ trợ giá vàng, nhưng việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay có thể đẩy giá kim loại này lên cao hơn.Vàng đã đạt nhiều mức cao chưa từng có nhờ vào việc các ngân hàng trung ương mạnh mẽ mua vào. Clark cho rằng việc mua vàng của các ngân hàng trung ương đã đạt đến "đỉnh cao" sau 15 năm tăng chi tiêu vào vàng.Clark cho biết việc cắt giảm lãi suất bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể là một động lực thực sự cho kim loại quý này. Mốc giá 2.500 USD/ounce là mốc mà giá dễ dàng có thể đạt được trong năm nay.Giá USD tự do tiếp tục giảmUSD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 105,2 điểm, giảm 0,26% so với phiên trước đó, nhưng tăng 3,75% từ đầu năm.Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.271 đồng, tăng 6 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.057-25.484 đồng.Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.154-25.484 đồng, tăng 6 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.215-25.484 đồng, cũng ở mức trần cho phép.Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.650-25.730 đồng/USD (mua - bán), giảm 50 đồng mỗi chiều.
Rộng cửa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường UAE
Đại diện UBND TPHCM cho biết Việt Nam có nhiều mặt hàng chủ lực như nông sản, dệt may... phù hợp với nhu cầu của người dân UAE. Thành phố cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư UAE đến đầu tư.
Sáng 9/5, Đại sứ quán UAE tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) của Việt Nam tổ chức hội nghị thương mại kết nối kinh doanh giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).Hội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và UAE tìm hiểu trực tiếp tình hình thị trường, mở rộng cơ hội kinh doanh và đầu tư.Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TPHCM, cho biết Việt Nam tự hào là đối tác thương mại lớn nhất trong khối ASEAN tại UAE. Trong đó, Việt Nam có nhiều mặt hàng thế mạnh có thể xuất khẩu như nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, da giày, sản phẩm điện tử... đáp ứng tiềm năng, phù hợp với nhu cầu của UAE.Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TPHCM tại hội nghị sáng 9/5 (Ảnh: Nhật Quang).Năm 2023, Việt Nam và UAE chính thức khởi động đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện. Đây là bước tiến quan trọng thể hiện cam kết đầu tư lâu dài của Chính phủ hai bên cùng phát triển bền vững, ông Dũng nhấn mạnh.Ông Dũng cũng cho rằng quyết định của Chính phủ UAE thành lập Phòng Quốc tế Dubai tại TPHCM vào tháng 7/2023 vừa qua đã khẳng định sự ghi nhận và mong muốn của UAE, tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là tại TPHCM.Đại diện UBND TPHCM cho biết cơ quan quản lý sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư UAE đến đầu tư, kinh doanh tại TPHCM.UAE hiện đứng thứ 42/120 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào thành phố với 27 dự án với tổng số vốn đầu tư đạt 12 triệu USD, ông Dũng chia sẻ. Vào cuối năm 2023, bất chấp những phức tạp toàn cầu, xuất khẩu của thành phố sang UAE đã tăng hơn 4% so với năm 2022, đạt tổng trị giá gần 340 triệu USD. Phát biểu hội nghị, ông Mohammad Ali Rashed Lootah, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Phòng thương mại quốc tế Dubai, nhấn mạnh rằng Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn mạnh nhờ các chính sách kinh tế thuận lợi, cơ sở hạ tầng vững chắc, lực lượng lao động lành nghề và là nơi có vị trí mang đầy tính chiến lược.Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện sắp tới giữa Việt nam và UAE được kỳ vọng sẽ nâng cao việc tiếp cận thị trường tại Việt Nam cho các doanh nghiệp UAE hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Ngoài ra, hiệp định sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu lớn hơn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam nhờ vào vị thế của UAE như một trung tâm thương mại toàn cầu.
Giá vàng miếng SJC vượt 89 triệu đồng/lượng
Kỷ lục mới của giá vàng miếng SJC được thiết lập chiều nay (9/5) là 87-89,3 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1,8 triệu đồng/lượng trong ngày.
Giá vàng miếng SJC đạt kỷ lục mới: Vượt 89 triệu đồng/lượng 15h chiều nay (9/5), các doanh nghiệp nâng giá vàng miếng SJC lên 87-89,3 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng tiếp 600.000 đồng mỗi chiều. Từ thời điểm mở cửa phiên, vàng miếng đã tăng 1,8 triệu đồng mỗi chiều.Sáng nay, giá vàng miếng SJC tiếp tục lập kỷ lục mới khi được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 85,9-88,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 700.000 đồng mỗi chiều. Chênh lệch giữa 2 chiều mua, bán vẫn tương đối cao, ở 2,3 triệu đồng. Đến 10h30, các doanh nghiệp nâng giá vàng miếng SJC lên 86,4-88,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng tiếp 500.000 đồng mỗi chiều. Từ thời điểm mở cửa phiên, vàng miếng đã tăng 1,2 triệu đồng/lượng mỗi chiều.Giá vàng nhẫn ổn định hơn, được niêm yết ở mức 73,3-75,1 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên chiều mua và tăng 100.000 đồng chiều bán.Tại Bảo Tín Mạnh Hải , giá vàng miếng SJC chốt ngày 8/5 tại 85,55-87,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) còn vàng nhẫn tại đây được niêm yết tại 74,8-75,58 triệu đồng/lượng (mua - bán).Sáng 8/5, Ngân hàng Nhà nước đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá sàn (giá tối thiểu các đơn vị trả khi dự thầu) là 86,05 triệu một lượng vàng miếng SJC.Có 3 đơn vị trúng thầu tổng khối lượng 3.400 lượng với giá là 86,05 triệu, tương đương mức sàn. Giá này cao hơn khoảng 1 triệu đồng mỗi lượng so với giá SJC mua vào từ người dân đầu ngày, và thấp hơn giá bán ra 1,3 triệu đồng.Đây là lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước tổ chức thành công sau 5 phiên đấu thầu. Tổng cộng, nhà điều hành tiền tệ mới cung ứng 6.800 lượng vàng miếng ra thị trường.Vàng được bày bán tại doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).Vàng trong nước diễn biến ngược chiều với thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.313 USD/ounce. Vàng trong nước đang trong xu hướng giảm khi "bốc hơi" 5 USD.Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, mỗi lượng vàng miếng trong nước cao hơn 15,5-16,5 triệu đồng so với quốc tế còn vàng nhẫn cao hơn 4-4,5 triệu đồng, tùy thời điểm.Vàng thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tập trung nhiều hơn vào triển vọng cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch trên thị trường đang tin rằng có khoảng 66% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.Giá vàng chịu áp lực bởi triển vọng lãi suất, nhưng chuyên gia phân tích Rhona O'Connell của StoneX cho rằng, những "cơn gió" thuận đối với vàng, đặc biệt liên quan đến rủi ro địa chính trị và những căng thẳng tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng vẫn đủ mạnh để hỗ trợ cho kim loại quý này.Trước đó, vào giữa tháng 4, giá vàng thế giới đã chạm mức cao kỷ lục 2.431,29 USD/ounce khi được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư bán lẻ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.Giá USD tự do giảm nhẹUSD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 105,3 điểm, tăng 0,26% so với phiên trước đó, nhưng tăng 3,89% từ đầu năm.Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.265 đồng, tăng 16 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.051-25.478 đồng.Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.148-25.478 đồng, tăng 16 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.200-25.478 đồng, cũng ở mức trần cho phép.Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.700-25.770 đồng/USD (mua - bán), giữ nguyên giá so với hôm qua.
Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cụ thể, Quyết định số 381/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký cắt giảm, đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc 4 nhóm ngành nghề kinh doanh, gồm: hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại; hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng; hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Cổ đông lớn không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phầnTrong đó, đối với thủ tục hành chính chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, nội dung cắt giảm, đơn giản hóa là bãi bỏ việc cổ đông lớn phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần.Việc bãi bỏ trên nhằm giúp cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là cổ đông lớn khi thực hiện việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần.Đồng thời, nội dung cắt giảm cũng phù hợp với quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (đã bãi bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).Cổ đông lớn không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).Bãi bỏ một số thủ tụcQuyết định số 381/QĐ-TTg cũng bãi bỏ một số thủ tục hành chính.Thủ tục chấp thuận mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn và bên mua, bên nhận chuyển nhượng dự kiến là cổ đông thường; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được bãi bỏ nhằm cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện.Quyết định cũng bãi bỏ các thủ tục chuyển đổi quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và cấp giấy phép thành lập ngân hàng hợp tác xã; thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng hợp tác xã.Nguyên nhân do ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.Đến nay, ngân hàng hợp tác xã đã được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và là ngân hàng duy nhất của các quỹ tín dụng nhân dân. Do vậy, chỉ có duy nhất ngân hàng hợp tác xã hiện nay và sẽ không thực hiện cấp phép thành lập mới ngân hàng hợp tác xã nữa.Thủ tục đăng ký thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam cũng được bãi bỏ giúp cắt giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện. Việc bãi bỏ phù hợp với Đề án định hướng lộ trình tự do hóa các giao dịch vốn của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 11/8/2016.
Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường
Bộ Thương mại Mỹ sẽ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không.
Chiều ngày 8/5 (theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ sẽ tổ chức một cuộc điều trần trực tuyến để lắng nghe các quan điểm về việc cân nhắc nâng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường. Bộ Thương mại Mỹ sẽ nghe lập luận của 2 bên trong cuộc điều trần như một phần của quá trình đánh giá đến cuối tháng 7.Theo Reuters, hiện nay, các nhà sản xuất thép và nuôi tôm ở vùng duyên hải vịnh Mexico của Mỹ phản đối việc nâng Việt Nam lên quy chế kinh tế thị trường, nhưng các nhà bán lẻ và các nhóm kinh doanh khác ủng hộ động thái này.Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN ủng hộ quyết định nâng hạng Việt Nam. "Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường từ trước", Ted Osius, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, nhận định. "Họ đã đáp ứng tiêu chí quan trọng nhất như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng cho việc nâng hạng".Việc nâng quy chế như vậy sẽ giúp giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam. Hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường vốn phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá."Các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn", ông Osius nhấn mạnh với Reuters.Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters).Bộ Thương mại Mỹ có một bộ tiêu chí để đánh giá các quốc gia có nền kinh tế thị trường hay không.Các tiêu chí bao gồm khả năng chuyển đổi tiền tệ, mức lương theo kết quả đàm phán giữa người lao động và chủ lao động và cho phép liên doanh hoặc hình thức đầu tư nước ngoài khác.Bên cạnh đó còn có những tiêu chí khác như Chính phủ có sở hữu hay kiểm soát các phương tiện sản xuất hay không, Chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực, giá và quyết định sản lượng hay không...
Thủ tướng nêu "5 đẩy mạnh" để thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng
Thủ tướng chỉ ra 5 nhiệm vụ cần đẩy mạnh để thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng, trong đó có tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy phát triển, mở rộng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ.
Phát biểu tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 diễn ra ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ luôn xác định và kỳ vọng ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDPThủ tướng chỉ ra một số kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số quốc gia ngành ngân hàng.Theo đó, các dịch vụ không dùng tiền mặt đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước với số lượng người dùng, giá trị thanh toán ngày càng tăng.Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đã đạt 87%, vượt mục tiêu 80% vào năm 2025. Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân hàng năm đạt hơn 50%; tốc độ tăng trưởng giao dịch trên điện thoại di động đạt hơn 100%; tốc độ tăng trưởng giao dịch trên kênh Internet đạt hơn 50%. Tỷ lệ khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 49%."Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP", Thủ tướng nêu.Thủ tướng phát biểu tại sự kiện sáng 8/5 (Ảnh: SBV).Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với Bộ Công an triển khai Đề án 06 và xác thực, định danh khách hàng bằng thông tin sinh trắc học thông qua căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh và xác thực điện tử VneID; ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong thanh toán (sinh trắc học khuôn mặt; thanh toán một chạm, bằng mã QR…)... Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chuyển đổi số ngân hàng cũng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.Thủ tướng cho biết Nghị định số 73/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung; Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt chưa được ban hành."Hạ tầng số, nền tảng số còn chưa theo kịp nhu cầu thực tế. Công tác bảo đảm an ninh an toàn, bảo mật thông tin còn nhiều thách thức, chưa ngăn chặn được các mã độc tống tiền đang ngày càng phổ biến", Thủ tướng nêu tại sự kiện.Thủ tướng cho biết quý I/2024 đã ghi nhận gần 2.400 cuộc tấn công mạng. Các doanh nghiệp tham gia phát triển các công nghệ mới (fintech) còn hạn chế. Ngành ngân hàng còn thiếu hụt nhân lực trình độ cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin."5 đẩy mạnh" để thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàngThủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 5 nhiệm vụ cần đẩy mạnh để thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng.Cụ thể là đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy phát triển, mở rộng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tuân thủ chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế.Thứ 2 là đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo nền tảng quan trọng cho phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, nền kinh tế số.Bên cạnh đó là đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, rửa tiền.Song song đó, đẩy mạnh phát triển nhân lực số ngành ngân hàng, nhất là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành ngân hàng;"Đẩy mạnh an ninh, an toàn trong thanh toán, bảo vệ dữ liệu cá nhân, áp dụng tiêu chuẩn bảo mật mới, bảo đảm thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và chi phí hợp lý", Thủ tướng nêu.Thống đốc: Nhiều ngân hàng có trên 95% giao dịch xử lý trên kênh sốTại sự kiện, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, ngành ngân hàng đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả trên các trụ cột quan trọng như chuyển đổi nhận thức, hoàn thiện thể chế, nâng cấp hạ tầng, ứng dụng khai thác dữ liệu và phát triển các mô hình ngân hàng số; cùng với công tác đảm bảo an ninh, an toàn...Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: SBV)."Đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số", Thống đốc thông tin."Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830.000 tỷ đồng/ngày (tương đương 40 tỷ USD), hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày", Thống đốc nêu.Ngành ngân hàng đã phối hợp với Bộ Công an trong công tác phòng chống tội phạm và đặc biệt đã triển khai các nhiệm vụ tại Đề án 06 ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ việc làm sạch dữ liệu, định danh/xác thực chính xác thông tin khách hàng, hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng trên kênh điện tử, bảo lãnh điện tử cũng như góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết ngành ngân hàng sẽ tiếp tục hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại các chương trình, kế hoạch của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia."Ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để kết nối, mở rộng và phát triển hệ sinh thái số tới các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để cung ứng các dịch vụ liền mạch, xuyên suốt, an toàn, tiết kiệm và minh bạch", bà Hồng khẳng định tại sự kiện.
Đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay: 3 đơn vị trúng 3.400 lượng
Chỉ 3 đơn vị trả giá với khối lượng trúng 3.400 lượng trong phiên đấu thầu ngày 8/5, tương đương 20% tổng khối lượng chào thầu. Giá trúng thầu là 86,05 triệu đồng.
Sáng 8/5, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Lần đấu thầu này là lần thứ hai thành công. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 5 phiên đấu thầu, 3/5 phiên bị hủy.Ở phiên đấu thầu sáng nay, Ngân hàng Nhà nước cho biết 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng, tức chiếm 20% so với quy mô 16.800 lượng chào thầu. Giá trúng thầu là 86,05 triệu đồng.Còn tại phiên đấu thầu trước ngày 23/4, giá trúng thầu cao nhất là 81,33 triệu đồng, thấp nhất 81,32 triệu đồng. Như vậy, phiên đấu thầu này các doanh nghiệp đã phải trả giá cao hơn để trúng thầu.3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng SJC (Ảnh: Thành Đông).Ngân hàng Nhà nước quy định mỗi đơn vị được phép đặt thầu với khối lượng tối thiểu 700 lượng, tối đa 2.000 lượng. Giá tham chiếu theo công bố trước đó nâng từ 82,9 triệu đồng lên 85,3 triệu đồng/lượng.Trước đó, Ngân hàng Nhà nước 4 lần thông báo lịch đấu thầu vàng miếng SJC vào các ngày 22/4, 23/4, 25/4 và 3/5. Mỗi lần đều đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Chỉ duy nhất phiên đấu thầu ngày 23/4 có 2 đơn vị trúng thầu là SJC và ACB với khối lượng 3.400 lượng, tương đương 20% quy mô.Động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng sẽ giúp tăng cung vàng trên thị trường và hạ nhiệt giá vàng. Tuy nhiên, sau một loạt phiên đấu thầu thất bại, giá vàng SJC đã tăng mạnh và liên tiếp thiết lập mức kỷ lục mới. Hiện tại, vàng miếng SJC được các doanh nghiệp niêm yết tại 85,2-87,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) - vẫn ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Giá vàng không ngừng tăng: Kỷ lục mới 87,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC tăng phi mã kể từ đầu tháng 5, hiện lập kỷ lục tại vùng giá 85,4-87,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trong ngày, giá tăng cả triệu đồng mỗi lượng.
Vàng miếng SJC tăng mạnh, đắt hơn thế giới hơn 16 triệu đồng/lượngMở phiên ngày 8/5, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 85,1-87,3 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 200.000 đồng mỗi chiều so với kết phiên hôm qua. Tuy nhiên đến trưa, giá quay lại mốc 85,2-87,5 triệu đồng/lượng. Nếu so với phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5, vàng miếng SJC đã tăng 2,8 triệu đồng mỗi chiều. Giá vàng nhẫn vẫn duy trì ổn định quanh vùng giá 73,35-75,05 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 150.000 đồng ở chiều mua và giảm 150.000 đồng ở chiều bán ra.Trong khi đó, giá vàng nhẫn giữ ổn định ở vùng giá 73,5-75,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra so với lúc mở phiên.Giá vàng quốc tế đang đạt 2.314 USD/ounce, giảm 12 USD so với giá mở phiên trước đó. Trong phiên 7/5, có thời điểm giá kim loại quý tăng lên 2.323 USD/ounce.Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, mỗi lượng vàng miếng trong nước cao hơn 16,2 triệu đồng so với quốc tế còn vàng nhẫn cao hơn 4-4,5 triệu đồng, tùy thời điểm.Giá vàng thế giới có xu hướng giảm sau những đợt tăng trong phiên giao dịch trước, khi các nhà đầu tư tiếp tục tập trung vào triển vọng cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).Dựa trên công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch trên thị trường kỳ vọng có khoảng 66% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.Nhiều ngân hàng lớn cũng dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong năm nay. Goldman Sachs đã bỏ qua áp lực lãi suất cao hơn của Fed lên vàng và dự báo giá kim loại quý này sẽ tăng lên 2.700 USD/ounce vào cuối năm.Giá vàng liên tiếp có kỷ lục mới trong những phiên gần đây (Ảnh: Mạnh Quân).Giá USD tự do giảm nhẹUSD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 105,3 điểm, tăng 0,26% so với phiên trước đó, nhưng tăng 3,89% từ đầu năm.Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.249 đồng, tăng 6 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.032-25.461 đồng.Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.131-25.461 đồng, tăng 6 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.180-25.461 đồng.Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.700-25.770 đồng/USD (mua - bán), giảm 10 đồng ở chiều mua vào và giảm 20 đồng ở chiều bán ra.Tiếp tục đấu thầu vàng miếng Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC lần thứ 5. Khối lượng là 16.800 lượng vàng miếng SJC, không đổi. Tuy nhiên, giá cọc lần này tăng 2,4 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 4 và tăng 4,6 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 1, lên 85,3 triệu đồng.PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết giá vàng biến động mạnh sau những phiên đấu thầu vàng không thành công của Ngân hàng Nhà nước.Kể từ cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước có động thái tổ chức mở đấu thầu vàng miếng SJC nhằm tăng nguồn cung, từ đó kìm giá vàng. Tuy nhiên, các phiên đấu thầu liên tục thất bại do không đủ đơn vị tham gia. Do đó, giá vàng liên tục tăng phi mã khi nhà đầu tư vàng nhỏ lẻ có tâm lý đám đông đổ xô đi mua vàng.
TPHCM siết việc xuất hóa đơn của các tiệm vàng khi mua bán vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước TPHCM yêu cầu các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định khi mua bán vàng miếng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM có văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng trên địa bàn về việc chấp hành quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.Theo đó, các đơn vị kinh doanh vàng cần chấp hành các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Nghị định số 24/2012 (Nghị định 24) của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn Nghị định 24, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.Các cửa hàng vàng cần chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, đồng thời tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.Ngân hàng Nhà nước TPHCM yêu cầu các cửa hàng vàng cần chấp hành nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định (Ảnh: Thành Đông).Các đơn vị kinh doanh vàng miếng phải thường xuyên nắm bắt thông tin, theo dõi chặt chẽ diễn biến hoạt động mua, bán vàng miếng để đảm bảo chấp hành đúng quy định về niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.Đơn vị kinh doanh vàng miếng là tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng trên địa bàn phải kịp thời báo cáo về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có) liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng miếng.NHNN chi nhánh TPHCM đề nghị lãnh đạo các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng trên địa bàn nắm bắt và chỉ đạo tốt nội dung nhiệm vụ này, góp phần thực hiện tốt các giải pháp ổn định thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn.Nghị định 24 về quản lý kinh doanh thị trường vàng có quy định các cơ sở kinh doanh vàng không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.Các đơn vị cần chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. Đồng thời, niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
Khan vàng trong ngày giá lên kỷ lục: Các "chiêu thức" của tiệm vàng
Nhiều cửa hàng kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội có nhiều người vào giao dịch song chỉ được mua số lượng ít, có nơi bán tối đa 5 chỉ mỗi khách, có nơi chỉ 3 chỉ. Nhưng ở các điểm khác, khung cảnh đìu hiu.
Khách than khó mua vàng Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, ngày 7/5, khi giá vàng trong nước lập đỉnh mới, các "nhà vàng" tấp nập người mua - bán nhưng hạn chế giao dịch, hạn chế lượng bán 3-5 chỉ mỗi khách.Chị Lan Ngọc (quận Đống Đa, Hà Nội) đến một cửa hàng vàng ở phố Trần Nhân Tông để mua vàng nhẫn. Chị được nhân viên cửa hàng này thông tin rằng chỉ bán nhiều nhất 5 chỉ, khách chỉ được mua một lần trong ngày. Một khách hàng bỏ về do phải xếp hàng lâu vì tiệm vàng đông người giao dịch (Ảnh: Văn Hưng).Tại một tiệm vàng khác trên phố Cầu Giấy, dù trời mưa nhưng vẫn có khách chờ mua. Cũng giống những tiệm vàng khác, trong ngày giá vàng miếng lập đỉnh 87,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán còn vàng nhẫn lên tới 75,2 triệu đồng/lượng, khách hàng ở đây phải lấy phiếu, điền thông tin cá nhân rồi chờ được gọi.Chị D. nói đã chờ 30 phút chưa đến lượt. Chị dự định mua một cây vàng miếng nhưng hết hàng và được báo chỉ được mua tối đa 5 chỉ vàng nhẫn nên đành chấp nhận vì đã mất công tới cửa hàng.Anh Q. ghé vào bán vàng ở một tiệm vàng lớn trên phố Cầu Giấy. Tuy nhiên, khi biết phải xếp hàng chờ ít nhất 30 phút, anh từ chối. Anh cho rằng giá vàng biến động từng phút, việc kéo dài thời gian mua bán sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng.Nhân viên tư vấn tại một cửa hàng lớn trên phố Trần Nhân Tông cho biết 2 ngày hôm nay, khi giá vàng liên tiếp xô đổ các kỷ lục, lượng khách đông hơn bình thường. Các giao dịch mua - bán vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên với mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn sẽ giới hạn mỗi người tối đa 5 chỉ.Khách hàng tập trung chủ yếu tại các "nhà vàng" lớn, có thời điểm đông người giao dịch, khách tràn ra ngoài cửa xếp hàng. Còn những cửa hàng quy mô nhỏ tương đối vắng người giao dịch.Tại TPHCM, khách phải ghi phiếu, điền số lượng muốn mua và chờ gọi tên.Khách tại TPHCM phải ghi phiếu, điền số lượng muốn mua và chờ gọi tên (Ảnh: Nhật Quang).Tại cửa hàng SJC TPHCM, phóng viên Dân trí ghi nhận lượng khách tới xếp hàng mua vàng. Mỗi lượt khách chỉ được mua tối đa 3 chỉ vàng nhẫn và 3 lượng vàng miếng. Lượng khách tới chủ yếu để mua vàng vào, khách tới bán chỉ lác đác vài người.Dù thế, một số cửa hàng vàng trên "phố vàng" Nguyễn Duy Dương (quận 5, TPHCM) lại ghi nhận cảnh vắng vẻ, đìu hiu. Tương tự, một số cửa hàng ở Hà Nội cũng hầu như không có khách giao dịch. Giá vàng tăng do tâm lý đám đông FOMO?Giới chuyên gia đưa lời chuyên người dân nên cẩn trọng khi giao dịch trong bối cảnh giá tăng, chênh lệch chiều mua - chiều bán nới rộng và giá vàng trong nước vẫn đang đắt hơn thế giới cả 14-15 triệu đồng/lượng.Lý giải nguyên nhân giá vàng miếng SJC liên lục tăng, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết giá vàng biến động mạnh sau những phiên đấu thầu vàng không thành công của Ngân hàng Nhà nước.Kể từ cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước có động thái tổ chức mở đấu thầu vàng miếng SJC nhằm tăng nguồn cung, từ đó kìm giá vàng. Tuy nhiên, các phiên đấu thầu liên tục thất bại do không đủ đơn vị tham gia. Do đó, giá vàng liên tục tăng phi mã khi nhà đầu tư vàng nhỏ lẻ có tâm lý đám đông đổ xô đi mua vàng.Về hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng khi giá vàng tăng, ông Huân cho rằng đây là tâm lý FOMO (fear of missing out - sợ bỏ lỡ) của người dân. Nhiều nhà đầu tư sợ bỏ lỡ khi giá vàng đang đà tăng cao, nếu không mua thì thời gian ngắn sau giá tăng cao không có để bán hoặc thấy mọi người đổ xô đi mua thì mình cũng mua.Yếu tố khác tác động đến giá vàng là do nguồn cung hạn chế. Vừa qua, cơ quan quản lý cũng đã tiến hành thanh, kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện không ít trường hợp nhập lậu vàng, không có hóa đơn, chứng từ. Nguồn cung do đó cũng hạn chế hơn trước đây.Nhiều nơi hạn chế lượng bán 3-5 chỉ mỗi khách mua khi giá tăng vọt (Ảnh: Thành Đông).Chuyên gia tài chính Ngô Thành Huấn cho rằng giá vàng tăng mạnh trong những phiên gần đây được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Trong đó, giá vàng thế giới đang tăng theo xu hướng lãi suất ở Mỹ. Một vài số liệu kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát đang có xu hướng kiềm chế, vàng vẫn nằm trong tâm thế tiếp tục tăng mạnh bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất.Với thị trường trong nước, thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước liên tục tổ chức đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung nhưng kết quả lại không như kỳ vọng. Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng nhưng từ năm 2012 đến nay lại không nhập khẩu thêm, do đó thị trường đang thiếu nguồn cung.Giá vàng miếng SJC chốt ngày 7/5 tại 85,3-87,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng nhẫn đang ở 73,5-75,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa hai chiều mua, bán của vàng miếng SJC là 2,2 triệu đồng/lượng, của vàng nhẫn là 1,7 triệu đồng/lượng.So với mở cửa, giá vàng miếng SJC tăng 1 triệu đồng/lượng so với chốt phiên 6/5. 87,5 triệu đồng/lượng cũng là mức giá kỷ lục của giá vàng miếng SJC từ trước tới giờ. 
Ngày mai lại đấu thầu vàng miếng SJC, giá cọc tăng vọt
Sáng 8/5 tiếp tục diễn ra phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước. Giá tham chiếu nâng từ 82,9 triệu đồng lên 85,3 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước lần thứ 5 thông báo đấu thầu vàng miếng SJC vào sáng 8/5. Khối lượng là 16.800 lượng vàng miếng SJC, không đổi. Tuy nhiên, giá cọc lần này tăng 2,4 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 4 và tăng 4,6 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 1, lên 85,3 triệu đồng.Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Tỷ lệ đặt cọc là 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 7 lô (tương đương 700 lượng vàng). Khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên được phép đặt thầu là 20 lô (tương đương 2.000 lượng vàng).Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sẽ diễn ra vào sáng 8/5 (Ảnh: Thành Đông).So với các lần đấu thầu vàng trước đây, điểm khác biệt lớn nhất trong phiên đấu thầu ngày mai là quy định về khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu. Mức quy định trong 4 phiên đấu thầu trước đây đều là 14 lô (tương đương 1.400 lượng vàng).Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần thông báo lịch đấu thầu vàng miếng SJC vào các ngày 22/4, 23/4, 25/4 và 3/5. Mỗi lần đều đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Chỉ có duy nhất phiên đấu thầu ngày 23/4 có 2 đơn vị trúng thầu là SJC và ACB với khối lượng 3.400 lượng, tương đương 20% quy mô.Động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng sẽ giúp tăng cung vàng trên thị trường và hạ nhiệt giá vàng. Tuy nhiên, sau một loạt phiên đấu thầu thất bại, giá vàng SJC đã tăng mạnh và liên tiếp thiết lập mức kỷ lục mới. Hiện tại, vàng miếng SJC được các doanh nghiệp niêm yết tại 85,3-87,5 triệu đồng/lượng - mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 hủy đấu thầu vàng, lý do gây bất ngờ
Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng vào sáng nay (3/5) do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, sáng nay, cơ quan này sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Số lượng này bằng khối lượng các phiên gọi thầu trước đây. Các thông tin không có thay đổi so với phiên cũ. Khối lượng tham gia tối thiểu và tối đa mỗi thành viên là 1.400-2.000 lượng, tỷ lệ đặt cọc là 10%.Mức giá tham chiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 82,9 triệu đồng/lượng. Còn giá sàn - mức tối thiểu để các đơn vị trả khi dự thầu - sẽ được nhà điều hành công bố tại thời điểm đấu thầu.Tuy nhiên, phiên đấu thầu bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Ngân hàng Nhà nước tổ chức 4 phiên đấu thầu nhưng có 1 phiên thành công với số vàng trúng thầu là 3.400 trên tổng số 16.800 lượng (Ảnh: Thành Đông).Đây là lần thứ 3 nhà điều hành tiền tệ hủy đấu thầu vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước bắt đầu đấu thầu vàng miếng từ ngày 22/4.2 trong số 3 lần đấu thầu trước đó bị hủy do không đủ đơn vị đăng ký tham gia. Một phiên đấu thầu diễn ra  thành công nhưng bị "ế" 13.400 lượng. Đến nay, chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng là SJC và ACB.Sáng nay, vàng miếng tiếp tục tăng ở vùng giá cao nhất lịch sử. Hiện các doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng SJC tại 83,2-85,5 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới 85,8 triệu đồng/lượng
Trưa nay, giá vàng miếng SJC tăng thêm 600.000 đồng/lượng cả 2 chiều, lên 83,5-85,8 triệu đồng/lượng (mua - bán) - lập kỷ lục mới.
Tính đến 11h30 phút sáng 3/5, mỗi lượng vàng miếng tăng 600.000 đồng ở cả chiều mua và bán so với lúc mở phiên lên vùng giá kỷ lục 83,5-85,8 triệu đồng/lượng. Kỷ lục được xác lập trước đó của vàng miếng là ngày 15/4 khi mỗi lượng vàng miếng bán ra với giá 85,5 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn duy trì quanh mốc 73,1-74,8 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng ở chiều bán ra so với mở phiên sáng nay.Giá vàng biến động tăng mạnh trong bối cảnh 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước gần đây đều bị hủy, do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Kể từ ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần thông báo tổ chức đấu thầu vàng miếng nhưng chỉ tổ chức thành công một lần.Mặc dù phiên đấu thầu duy nhất tổ chức thành công nhưng lượng vàng trúng thầu lại "ế" đến 13.400 lượng. Đến nay, chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng là SJC và ACB.Trên thị trường quốc tế, giá vàng đang đạt 2.303 USD/ounce, giảm 21 USD so với giá mở phiên hôm qua (1/5). Mỗi lượng vàng miếng trong nước cao hơn thế giới khoảng 14,1 triệu đồng, còn vàng nhẫn chênh với thế giới khoảng 4 triệu đồng, tùy thời điểm.Ngân hàng Nhà nước sáng nay (3/5) dự kiến tiếp tục tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Số lượng này bằng với phiên đấu thầu đầu tiên, hôm 23/4.Các thông tin không có thay đổi so với phiên cũ. Khối lượng tham gia tối thiểu và tối đa mỗi thành viên là 1.400-2.000 lượng, tỷ lệ đặt cọc là 10% tương tự phiên đấu thầu trước.Mức giá tham chiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 82,9 triệu đồng/lượng - bằng mức giá chiều mua vào hiện tại của các doanh nghiệp. Mức giá bán ra hiện là 85,1 triệu đồng/lượng - vùng giá đỉnh lịch sử.Theo CNBC News, giá vàng thế giới có xu hướng giảm khi các nhà đầu tư đánh giá lại triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ ở Mỹ trong năm nay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nói rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Các nhà đầu tư cũng dự đoán, dữ liệu kinh tế sắp tới có thể ảnh hưởng đến lộ trình điều chỉnh lãi suất của Fed.Tại cuộc họp chính sách vừa kết thúc, Fed đã quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức 5,25% đến 5,5%. Mặc dù giữ quan điểm sẽ tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay, nhưng Ngân hàng Trung ương Mỹ cảnh báo dữ liệu lạm phát đáng thất vọng gần đây có thể khiến Fed phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất.Ngân hàng Nhà nước dự kiến tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC sáng nay (Ảnh: Mạnh Quân).Giá USD tự do tăng mạnhUSD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 105,3 điểm, giảm 0,27% so với phiên hôm qua nhưng tăng 3,87% từ đầu năm.Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.241 đồng, giảm 1 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.028-25.453 đồng.Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.113-25.453 đồng, tăng 29 đồng ở chiều mua vào và giữ nguyên ở chiều bán ra. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.180-25.453 đồng.Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.665-25.770 đồng/USD (mua - bán), tăng 125 đồng ở chiều mua và tăng 130 đồng ở chiều bán so với trước đó.
Bitcoin giảm sốc, tài sản của nhiều nhà đầu tư "bốc hơi"
Giá bitcoin liên tục lao dốc và mất mốc 57.000 USD. Chính sách tiền tệ tại Mỹ tiếp tục bị thắt chặt và nhà sáng lập Binance bị kết án đã tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư rủi ro.
Theo Coin Market Cap, giá bitcoin liên tục điều chỉnh mạnh, có thời điểm lao xuống dưới mốc 57.000 USD/BTC.Kết thúc tháng 4, đồng tiền số lớn nhất thế giới đã giảm khoảng 15%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2022 khi sàn FTX sụp đổ và đang được giao dịch ở mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2.Nguyên nhân một phần đến từ sự hưng phấn xung quanh các quỹ ETF giao ngay tại thị trường Mỹ với tài sản ảo đang giảm dần. Tuy vậy, giá đồng tiền ảo lớn nhất thế giới vẫn còn tăng hơn 30% trong năm 2024.Cú lao dốc của bitcoin cũng khiến 100.450 tài khoản phái sinh bị thanh lý với tổng giá trị thiệt hại lên tới 365 triệu USD.Cơn sốt ETF giao ngay đã đưa bitcoin lên mức cao kỷ lục gần 74.000 USD vào tháng 3. Song, tình trạng suy giảm kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Fed đã khiến dòng vốn chảy vào các sản phẩm đầu tư giảm đáng kể.Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất sau kỳ họp đầu tháng 5. Kể từ tháng 7 năm ngoái, lãi suất điều hành của Mỹ luôn nằm trong phạm vi 5,25-5,5%.Bitcoin giảm mạnh trong tháng qua (Ảnh: Coin Market Cap)."Bối cảnh vĩ mô không có lợi đối với các tài sản thanh khoản cao như tiền mã hóa. Các chính sách điều hành cứng rắn đã thắt chặt thanh khoản kể từ giữa tháng 4", ông Geoff Kendrick, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tài sản kỹ thuật số của ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ với CNBC.Cùng quan điểm, ông Zach Pandl, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty tài sản số Grayscale Investments, cho biết lãi suất thực cao hơn đã hỗ trợ đồng USD và gây áp lực lên bitcoin trong tháng qua."Tuyên bố của FOMC bày tỏ lo ngại về lạm phát nhưng không loại bỏ việc cắt giảm lãi suất. Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ giá bitcoin và thị trường tiền điện tử", chuyên gia này nhận định.Bitcoin đang được giao dịch trong phạm vi hẹp khi các chất xúc tác chính cho đợt tăng giá vừa qua suy yếu. Bên cạnh đó, dòng tiền cũng liên tục chảy ra khỏi các quỹ ETF bitcoin của Mỹ trong 5 ngày liên tiếp.Tính đến ngày 29/4, khoảng 182 triệu USD đã chảy ra khỏi 11 quỹ ETF giao ngay tại Mỹ. Trong khi vào các tháng trước đó, các quỹ ETF đã đón dòng vốn trị giá hàng tỷ USD chảy vào, cao điểm nhất là tháng 2 với 6 tỷ USD.Trong khi đó, sự ra mắt của các quỹ ETF bitcoin giao ngay tại thị trường Hong Kong trong tuần này không đem lại quá nhiều động lực cho đồng tiền số.Ngoài ra, nhịp điều chỉnh của bitcoin cũng diễn ra ngay sau khi cựu CEO của Binance, Changpeng Zhao, bị kết án 4 tháng tù vì tội rửa tiền, thấp hơn nhiều so với mức đề xuất 3 năm tù trước đó.Zhao đã đồng ý trả một khoản phạt 50 triệu USD, số tiền rất nhỏ so với ước tính 33 tỷ USD ông kiếm được từ Binance. Ông cũng đồng ý không kháng cáo bất kỳ án phạt nào lên đến 18 tháng.
Đề xuất giảm tiếp thuế VAT thêm 6 tháng
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng cuối năm, kéo dài 6 tháng so với quyết định trước đó của Quốc hội.
Chính phủ đã có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện giảm 2% thuế VAT.Theo đơn vị này, giai đoạn 2020-2023, các giải pháp chính sách tài chính để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đã được ban hành với tổng trị giá của các giải pháp miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuê đất) đã lên đến khoảng 700.000 tỷ đồng. Từ đầu năm nay, con số là khoảng 68.000 tỷ đồng."Các giải pháp và chính sách tài chính tác động tích cực, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân", Chính phủ cho biết. Đồng thời, việc này giúp ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế.Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm (Ảnh: Mạnh Quân).Theo Chính phủ, cơ quan quản lý cần nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm nay.Trong đó, tiếp tục xem xét giảm thuế VAT 2%, gia hạn một số loại thuế, giảm mức thu các khoản phí, lệ phí và giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong năm ngoái là cần thiết, để tiếp tục gỡ khó, hỗ trợ doanh nghiệp.Chính phủ trình Quốc hội xem xét việc tiếp tục giảm 2% thuế VAT với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%. Thời gian áp dụng từ 1/7 đến hết năm nay.Dự kiến, việc này sẽ làm hụt thu ngân sách 24.000 tỷ đồng, tương đương 4.000 tỷ đồng/tháng. Trong đó, giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2.500 tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1.500 tỷ đồng/tháng.6 tháng đầu năm này, dự kiến số thu thuế VAT giảm khoảng 23.488 tỷ đồng. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế VAT cho 6 tháng cuối năm thì dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước đấu thầu tiếp 16.800 lượng vàng sáng 3/5
Ngân hàng Nhà nước ngày mai (3/5) sẽ đấu thầu tiếp 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước mới phát đi thông tin tiếp tục đấu thầu vàng miếng. Theo đó, ngày mai (3/5), nhà quản lý tiền tệ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Số lượng này bằng với phiên đấu thầu đầu tiên, hôm 23/4.Các thông tin không có thay đổi so với phiên cũ. Khối lượng tham gia tối thiểu và tối đa mỗi thành viên là 1.400-2.000 lượng, tỷ lệ đặt cọc là 10% tương tự phiên đấu thầu trước.Mức giá tham chiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 82,9 triệu đồng/lượng - bằng mức giá chiều mua vào hiện tại của các doanh nghiệp. Mức giá bán ra hiện là 85,1 triệu đồng/lượng - vùng giá đỉnh lịch sử.Ngày mai tiếp tục đấu thầu vàng (Ảnh: Thành Đông).Trong phiên đấu thầu đầu tiên ngày 23/4, 11 doanh nghiệp tham gia dự thầu gồm 7 ngân hàng là VPBank, HDBank, Techcombank, Eximbank, MSB, ACB, Sacombank và 4 doanh nghiệp gồm SJC, DOJI, PNJ, Phú Quý, song chỉ 2 đơn vị trả giá với khối lượng trúng 3.400 lượng vàng là SJC và ACB, tương ứng 20% quy mô chào thầu. Phiên thầu đầu tiên bị "ế" 13.400 lượng vàng.Ngày 25/4 lẽ ra cũng sẽ có một phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC song đã bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.
Giá vàng thế giới bật tăng sau phát biểu của chủ tịch Fed
Giá vàng thế giới khởi sắc sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất không đổi. Chủ tịch Fed cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,9% lên 2,306 USD/ounce. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm."Những căng thẳng địa chính trị cùng với sự bất định liên quan đến các cuộc bầu cử có lợi cho vàng", ông Chris Gaffney, chuyên gia tại công ty tài chính EverBank, nhận định với CNBC.Vàng đã đạt mức cao kỷ lục 2,431 USD/ounce vào ngày 12/4, do sức mua mạnh của các ngân hàng trung ương và nhu cầu từ các nhà đầu tư bán lẻ Trung Quốc.Tuy nhiên, giá vàng đã sụt hơn 5% kể từ đó trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông hạ nhiệt và kỳ vọng mờ nhạt về việc sớm hạ lãi suất của Mỹ trong năm nay."Lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, điều này thường là tiêu cực đối với vàng, nhưng nhà đầu tư có thể gạt điều đó sang một bên và xem xét những yếu tố thực sự hỗ trợ đến giá vàng", ông Gaffney nói.Chủ tịch Fed Jerome Powell trong buổi họp báo (Ảnh: Getty).Đúng như dự báo của thị trường, Fed đã giữ lãi suất không đổi ở mức 5,25-5,5%, mức cao nhất 23 năm. Trong 5 phiên họp trước, cơ quan này cũng giữ nguyên lãi suất. Nhà đầu tư gần đây đã giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ hạ lãi suất trong năm nay do dữ liệu kinh tế Mỹ nóng hơn dự báo và lạm phát dai dẳng."Lạm phát quá cao và khả năng hạ nhiệt chưa bền vững. Có lẽ chúng tôi phải mất một thời gian nữa mới tự tin hơn vào quá trình này", Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh trong buổi họp báo.Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 3 là 2,7%, tăng so với mức 2,5% hồi tháng 2 và vẫn còn cách xa mục tiêu của Fed là 2%.Ông một lần nữa nhấn mạnh rủi ro xuất hiện ở cả 2 phía, duy trì lãi suất cao quá lâu có thể làm suy yếu nền kinh tế, nhưng nới lỏng quá sớm có thể thúc đẩy lạm phát tăng trở lại.Ông Powell vẫn kỳ vọng lạm phát tiếp tục hạ nhiệt trong năm nay, nhưng tỏ ra không quá tự tin về vấn đề này. "Tôi vẫn kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt. Nhưng tôi nghĩ tôi không còn tự tin như trước, vì những dữ liệu gần đây", ông nhận định.Trong buổi họp báo, Powell cho biết có nhiều kịch bản có thể dẫn đến giảm lãi suất gồm lạm phát hạ nhiệt trở lại khi kinh tế và thị trường việc làm ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 4% và các doanh nghiệp vẫn đẩy mạnh tuyển dụng.Thị trường hiện đặt cược rằng Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 11, theo công cụ theo dõi lãi suất CME FedWatch.
Lãi suất tăng trở lại, sau lễ gửi tiền ở đâu sinh lời tốt?
Một loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4, mức cao nhất hiện lên tới 6,1%/năm cho kỳ hạn dài.
Thay vì xu hướng giảm đồng loạt như trước, tháng 4 vừa rồi, theo khảo sát của phóng viên Dân trí, có tới 15 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi trong bối cảnh người dân rút bớt tiền khỏi hệ thống ngân hàng.Các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất tăng gồm Eximbank, BVBank, CBBank, MSB, TPBank, OceanBank, KienlongBank, VietinBank… Mức tăng phổ biến từ 0,1 đến 0,5 điểm %.Ở nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước, VietinBank là đơn vị duy nhất tăng 0,2 điểm % lãi suất tiết kiệm, áp dụng với các khoản tiền gửi 300 triệu đồng trở lên của khách hàng cá nhân.Sau điều chỉnh, dải lãi suất cho tiền gửi kỳ hạn 1-5 tháng tăng lên mức 1,9-2,2%/năm; kỳ hạn 6-10 tháng lãi suất 3,2%/năm; kỳ hạn 11 tháng nhận lãi suất 4,5%/năm. Lãi suất với các kỳ hạn 24-36 tháng tăng lên 5%/năm.Ở nhóm tư nhân, VPBank điều chỉnh từ 0,1 đến 0,5 điểm % ở tất cả kỳ hạn. Kỳ hạn tăng cao nhất là 12 tháng, từ mức 4,2% lên 4,7%/năm khi gửi tại quầy, còn khi gửi trực tuyến từ 4,3% lên 4,8%/năm. Mức tăng phổ biến tại các ngân hàng còn lại là 0,2 điểm % và chỉ áp dụng cho một số kỳ hạn.Hàng loạt đơn vị điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi trong tháng 4 (Ảnh: Mạnh Quân).Với khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất phổ biến được các ngân hàng niêm yết trong khoảng từ 4,3-5%/năm. Với kỳ hạn 18 tháng, lãi suất là 5,4-5,7%/năm. Kỳ hạn 24 tháng, lãi suất phổ biến là 5,8%. Mức lãi suất cao nhất ghi nhận hiện tại là 6,1%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.Tuy nhiên, với những khoản tiền lớn lên tới cả trăm tỷ đồng, khách hàng có thể lựa chọn gửi tại các ngân hàng MSB, DongA Bank, ACB, HDBank, PVCombank... để được hưởng lãi suất đặc biệt.PVcomBank sẵn sàng trả lãi lên đến 9,5%/năm, dành cho khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12-13 tháng, số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỷ đồng. Hay tại HDBank, lãi suất đặc biệt là 7,7%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 8,1%/năm với kỳ hạn 13 tháng với khoản tiền gửi tối thiểu 500 tỷ đồng. DongA Bank cũng đang trả lãi tới 7,5%/năm khi gửi tiền từ 200 tỷ đồng.*Biểu lãi suất một số ngân hàng (đơn vị: %/năm)Xu hướng lãi suất có sự phân hóa thay vì giảm đồng loạt như trước trong bối cảnh tiền gửi chảy vào hệ thống ngân hàng có dấu hiệu chững lại.Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước tính đến 25/3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023, trong khi cùng thời điểm năm ngoái tăng gần 1,2%.Từ tháng 1, người dân đã bắt đầu có dấu hiệu rút bớt tiền khỏi hệ thống ngân hàng. Đến hết tháng 1, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng, giảm 0,53% so với cuối năm ngoái, theo số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố.Ở phía khách hàng là tổ chức kinh tế, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng hiện đạt hơn 6,67 triệu tỷ đồng đến hết tháng 1, giảm 2,41% so với cuối năm ngoái, tức giảm 165.189 tỷ đồng trong một tháng, dù trước đó tăng liên tục, thậm chí đạt kỷ lục.Trong phiên họp thường niên của VietinBank diễn ra cuối tháng 4, Ông Đỗ Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành ngân hàng này, nói điểm nhấn đầu năm nay là tình hình tỷ giá đã liên tục tăng từ đầu quý IV, đến nay đã đạt trên 25.000 đồng/USD.Ông Sơn nêu, những yếu tố tạo áp lực lên tỷ giá bao gồm chỉ số USD-Index đo sức mạnh đồng bạc xanh liên tục tăng do CPI Mỹ vượt dự báo, các nhà đầu tư thận trọng dự trữ ngoại tệ ngăn ngừa biến động tỷ giá; và tình trạng chênh lệch lãi suất USD/VND cao nhất lịch sử."Chúng tôi dự báo tỷ giá sẽ tiếp tục tăng khoảng 0,5-1,5 điểm %. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những động thái để ổn định lại tỷ giá", ông Sơn nói. Vị này cho hay, trong bối cảnh này, lãi suất ngân hàng chắc chắn sẽ tăng.
ABBANK triển khai gói tín dụng hạn mức 5.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp SME
Với mục tiêu đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME, từ nay đến 30/9, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng "Kết nối nhu cầu - Mở rộng giải pháp" với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm, tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng.
Tiếp nối nhiều chương trình ưu đãi đa dạng về phí dành cho các doanh nghiệp SME đã được triển khai từ đầu năm 2024, ABBANK tiếp tục ra mắt chương trình "Kết nối nhu cầu - Mở rộng giải pháp" với tổng hạn mức lên đến 5.000 tỷ đồng và lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm.Với sự am hiểu ngành nghề và các giải pháp tài chính chuyên biệt, phù hợp với từng nhóm khách hàng, ABBANK hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí vốn, chủ động trong việc quản lý dòng tiền.Doanh nghiệp SME khi tham gia chương trình có thể chủ động lưa chọn gói cố định hoặc gói linh hoạt, tùy theo nhu cầu. Trong đó, doanh nghiệp sẽ được cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi chỉ 5%/năm khi vay dưới 9 tháng; hoặc lãi suất chỉ 6%/năm khi vay đến 12 tháng.Các doanh nghiệp SME xuất nhập khẩu hoặc thuộc các nhóm ngành trọng tâm gồm xây dựng, vật liệu xây dựng, thực phẩm và đồ uống, logistic, công nghệ thông tin, đệt may, da giày, viễn thông, dược và thiết bị y tế là các nhóm ngành ABBANK lựa chọn để cung cấp các dịch vụ, giải pháp tài chính chuyên biệt. Đây là các ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự ổn định an sinh xã hội.Trong bối cảnh thị trường ngành xây dựng cần có nhu cầu vốn lớn, gói ưu đãi này của ABBANK cũng chú trọng và ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp là nhà thầu thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị cho các dự án/gói thầu vốn ngân sách nhà nước/ODA/doanh nghiệp nhà nước.Ông Phạm Duy Hiếu, quyền Tổng giám đốc ABBANK, chia sẻ: "Là một đối tác tài chính luôn đồng hành với khách hàng trong mọi cơ hội phát triển kinh doanh, ABBANK chọn sự linh hoạt trong các chính sách và gói dịch vụ, đồng thời không ngừng cải thiện năng lực phục vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng và nâng cao của khách hàng".Trước đó, ngay từ những tháng đầu năm 2024, ABBANK đã triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi từ hỗ trợ lãi suất cho đến các gói phí như "Tài khoản 0 phí - Giao dịch như ý" với ưu đãi miễn 100% phí cho 8 loại giao dịch tài khoản, miễn phí tài khoản số đẹp đến 10 triệu đồng...Ngoài ra, ABBANK cũng tích cực đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động giao thương nội địa và quốc tế thông qua các chương trình "Gói phí chuyển tiền quốc tế" với ưu đãi lên đến 65% so với mức phí hiện hành dành cho doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế tại ABBANK, hay "Ưu đãi tỷ giá và phí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu" với tỷ giá mua bán ngoại tệ hấp dẫn cùng ưu đãi miễn phí thanh toán quốc tế trong 1 tháng đầu và 6 tháng tiếp theo.ABBANK cam kết hỗ trợ tối đa mọi thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Doanh nghiệp có nhu cầu liên hệ với ABBANK qua hotline 1800.1159 hoặc đăng ký tư vấn tại https://abbank.vn/dang-ky-sme .
Giá vàng giảm nửa triệu đồng/lượng sau kỳ nghỉ lễ nhưng vẫn ở mức cao
Mỗi lượng vàng miếng SJC hiện được niêm yết tại vùng giá 82,5-84,7 triệu đồng (mua - bán), đã tụt 500.000 đồng nhưng so với trước nghỉ lễ vẫn còn cao.
Mở phiên ngày 2/5, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82,5-84,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 500.000 đồng mỗi chiều so với kết phiên trước đó. Tuy nhiên, nếu so với giá mở phiên ngày 25/4, mỗi lượng vàng miếng SJC tăng 900.000 đồng ở chiều bán ra và tăng 1 triệu đồng ở chiều mua vào.Giá vàng nhẫn theo đó cũng giảm nhẹ 200.000 đồng mỗi chiều về vùng giá 73,5-75,3 triệu đồng/lượng (mua - bán).Trước đó, trong phiên làm việc cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 83-85,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Bảo Tín Mạnh Hải sáng nay niêm yết giá vàng miếng SJC là 82,6-84,7 triệu đồng/lượng (mua - bán). Vàng nhẫn được công ty này niêm yết tại 74,5-76,1 triệu đồng/lượng (mua - bán).Trên thị trường quốc tế, giá vàng đang đạt 2.322 USD/ounce, tăng 31 USD so với giá mở phiên hôm qua (1/5). Mỗi lượng vàng miếng trong nước cao hơn thế giới khoảng 13,6 triệu đồng, còn vàng nhẫn chênh với thế giới khoảng 4 triệu đồng, tùy thời điểm.Theo CNBC News, giá vàng thế giới phục hồi mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 5,25% đến 5,5%. Các nhà giao dịch gần đây đã giảm bớt kỳ vọng vào thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay của Fed khi các dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn kiên cường và lạm phát vẫn còn "dai dẳng".Chủ tịch thị trường thế giới Chris Gaffney của EverBank nói rằng, có rất nhiều yếu tố có lợi cho vàng, trong đó có bất ổn về nền kinh tế toàn cầu, căng thẳng địa chính trị cũng như sự không chắc chắn liên quan đến các cuộc bầu cử.Giá kim loại quý này có thời điểm đạt mức cao kỷ lục 2.431,29 USD/ounce vào ngày 12/4 nhờ lực mua mạnh từ các ngân hàng trung ương cộng với nhu cầu từ các nhà đầu tư bán lẻ Trung Quốc.Tuy nhiên, mức giá hiện nay đã giảm hơn 5% kể từ 12/4 trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông hạ nhiệt và kỳ vọng về việc Mỹ cắt giảm lãi suất sớm trong năm nay đang mờ dần.Một số sản phẩm vàng của doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).Giá USD tự do hạ nhiệtUSD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 105,7 điểm, tăng 4,25% từ đầu năm.Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.242 đồng, giảm 4 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.029-25.454 đồng.Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.084-25.454 đồng, giảm 4 đồng mỗi chiều so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.130-25.450 đồng, giảm 5 đồng mỗi chiều.Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.540-25.640 đồng/USD (mua - bán), giảm 75 đồng ở chiều mua và giảm 55 đồng ở chiều bán so với trước đó.
Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến giá vàng tăng sốc?
Nhu cầu mua vàng từ phía Trung Quốc vẫn rất cao bất chấp việc giá vàng thế giới không ngừng lập đỉnh. Nhiều chuyên gia cho rằng chính Trung Quốc là nhân tố chủ chốt thúc đẩy giá vàng tăng nóng.
Người mua vàng lớn nhất trên thị trườngGiá vàng đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trên 2.400 USD/ounce trong năm nay. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang, bao gồm xung đột ở Trung Đông và Nga - Ukraine, cùng với triển vọng Mỹ hạ lãi suất bấp bênh đang khiến vàng phát huy mạnh mẽ vai trò là một kênh đầu tư trú ẩn.Đà tăng của giá vàng đang khiến nhu cầu đối với kim loại quý này tại Trung Quốc tăng mạnh theo. Người dân, nhà đầu tư quỹ, nhà giao dịch hợp đồng tương lai và thậm chí cả Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng đẩy mạnh mua vàng.Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, doanh số bán đồ trang sức bằng vàng đã tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.Lượng tiêu thụ vàng của Trung Quốc và Ấn Độ (Nguồn: WGC).Trung Quốc và Ấn Độ thường thay nhau giữ vị trí quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Năm ngoái, vị trí này thuộc về Trung Quốc khi tiêu thụ vàng trang sức, vàng miếng của nước này đều tăng vọt.Theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng trang sức tại Trung Quốc năm 2023 tăng 10%, Ấn Độ giảm 6%. Trong khi đó, nhu cầu vàng miếng của Trung Quốc đã tăng tới 28%.Chia sẻ với Bloomberg, chuyên gia Philip Klapwijk, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Precious Metals Insights Ltd, nhận định: "Nhu cầu vàng ở Trung Quốc vẫn còn dư địa để tăng lên nữa"."Trong bối cảnh không có nhiều lựa chọn để đầu tư ở Trung Quốc với cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài, thị trường chứng khoán biến động mạnh và đồng nhân dân tệ suy yếu, tất cả đều đang đổ tiền vào những tài sản được xem là an toàn hơn, trong đó có vàng", chuyên gia lý giải.Người dân tiếp tục mua vàng bất chấp giá tăng caoMặc dù Trung Quốc khai thác nhiều vàng hơn bất kỳ quốc gia nào khác nhưng nước này vẫn cần nhập khẩu rất nhiều và số lượng ngày càng lớn hơn.Trong vòng 2 năm qua, tổng nhập khẩu vàng của quốc gia này là hơn 2.800 tấn, nhiều hơn lượng vàng của tất cả các quỹ ETF vàng trên thế giới và bằng khoảng 1/3 dự trữ vàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mua vàng nhiều nhất thế giới (Nguồn: WGC).Nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian cận Tết Nguyên đán, mùa cao điểm khi người dân mua vàng để làm quà tặng. Trong 2 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu vàng của Trung Quốc cao hơn 53% so với cùng kỳ năm 2023.Dự trữ vàng của PBoC tiếp tục tăng trong tháng 3. Đây là tháng thứ 17 liên tiếp ngân hàng này tăng dự trữ vàng trong bối cảnh giá kim loại quý tăng không ngừng.Là nước nhập khẩu lớn, người mua ở Trung Quốc thường phải trả giá cao hơn giá bán hàng trên thị trường quốc tế. Vào đầu tháng này, mức chênh lệnh giá bán trong nước của Trung Quốc so với thế giới là 89 USD/ounce, cao hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là 7 USD/ounce.Lượng nhập khẩu vàng của Trunng Quốc (Ảnh: Bloomberg).Ông Nikos Kavalis, giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Metals Focus Ltd, cho biết điều đó cho thấy đà tăng là bền vững và chịu tác động bởi nhu cầu bùng nổ của Trung Quốc.Theo Bloomberg Intelligence, tính từ đầu năm 2024, tổng lượng tiền rót vào các quỹ giao dịch hoán đổi vàng (ETF) ở Trung Quốc đại lục là 1,3 tỷ USD, trong khi lượng tiền rút khỏi các quỹ trên thế giới là 4 tỷ USD. Theo các nhà phân tích, một nguyên nhân cho xu hướng này là nhà đầu tư Trung Quốc không có nhiều kênh đầu tư thay thế cho bất động sản và chứng khoán."Nhu cầu vàng ở Trung Quốc có thể sẽ còn tiếp tục tăng khi nhà đầu tư nước này tìm cách đa dạng hóa danh mục của mình", nhà phân tích Rebecca Sin của Bloomberg Intelligence nhận định trong một báo cáo.
Nhà sáng lập ACB Trần Mộng Hùng qua đời
Ông Trần Mộng Hùng từ trần ngày 25/4, hưởng thọ 72 tuổi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông Trần Mộng Hùng gắn với ngành ngân hàng và ACB.
Tin buồn được ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - chia sẻ sáng nay (1/5). Ông Trần Mộng Hùng là bố ông Trần Hùng Huy. Cáo phó của gia đình cho hay ông Trần Mộng Hùng từ trần ngày 25/4.Ông Trần Mộng Hùng (Ảnh: ACB).Ông Trần Mộng Hùng sinh năm 1953, quê quán tại Tiền Giang. Ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM Trước khi bước chân vào thương trường, ông từng là giảng viên trường cao cấp nghiệp vụ ngân hàng (1978-1980).Đến những năm đầu thập niên 1990, ông Hùng nhìn ra cơ hội và rời bục giảng, cùng một số cộng sự thành lập ngân hàng phục vụ nhu cầu dân sinh. Đến năm 2008, sau 15 năm giữ ghế Chủ tịch HĐQT ACB, ông Hùng lùi về vị trí cố vấn quản trị (Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB).Tuy nhiên, sau đại án liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), năm 2012, ông Trần Mộng Hùng quyết định quay trở lại HĐQT, cùng với con trai và các lãnh đạo khác của ACB vực dậy ngân hàng này. 5 năm sau đó, khi tình hình tại ACB đã ổn định và trở lại với quỹ đạo tăng trưởng, ông Hùng một lần nữa rút lui.Theo báo cáo quản trị công ty năm 2023 của ACB, ông Trần Mộng Hùng tuy không còn là Thành viên HĐQT và cũng không nắm cổ phần nào tại ngân hàng nhưng ông vẫn đảm nhiệm vai trò Phó chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro của ngân hàng. Tại ACB, con trai ông Trần Mộng Hùng là Trần Hùng Huy đến nay đã tiếp quản ngân hàng với vai trò Chủ tịch HĐQT 12 năm liên tiếp. Vợ ông là bà Đặng Thu Thủy đến nay vẫn đang giữ vai trò Thành viên HĐQT ngân hàng. Về sở hữu cổ phần, bà Đặng Thu Thủy đang nắm 46,39 triệu cổ phiếu ACB tương ứng tỷ lệ 1,19% cổ phần và ông Trần Hùng Huy sở hữu 133,1 triệu cổ phiếu ACB tương ứng 3,43% cổ phần ACB.Ông Trần Mộng Hùng và bà Đặng Thu Thủy còn có 2 người con nữa là bà Trần Đặng Thu Thảo và ông Trần Minh Hoàng.
Sếp VPBank nói về khó khăn của FE Credit, cho vay bất động sản
CEO VPBank nói FE Credit có 50% vốn của VPBank, 49% vốn của SMBC, là "con chung" nên sự tham gia hỗ trợ cao. Với bất động sản, ông nói mang lại lợi ích lớn nhưng cần kiểm soát chặt...
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán: VPB) ngày 29/4 tổ chức phiên họp thường niên năm 2024.CEO VPBank nói về khó khăn của FE CreditMột trong những nội dung được cổ đông quan tâm là về lý do VPBank tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Trước đó, tài liệu phiên họp hé lộ về đơn vị VPBank sẽ nhận chuyển giao như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của tổ chức này không vượt quá 5% quy mô tương ứng của ngân hàng vào cuối năm 2023 và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng không quá 5.000 tỷ đồng…Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng cho biết, về năng lực tài chính, năng lực quản trị, không phải ngân hàng nào cũng có thể thực hiện nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém vì các ngân hàng này có mức lỗ lũy kế và nợ xấu lớn. "Trên thực tế, các ngân hàng không thiết tha gì việc tham gia tái cơ cấu. VPBank đặc biệt hơn do có sự tham gia của SMBC nên nền tảng vốn lớn", ông Dũng nói.Chi tiết hơn, ông thông tin, dưới góc độ tài chính, tham gia tái cơ cấu không được lợi nhưng lại có những điểm hấp dẫn khác như đây là điều kiện cần có vốn và đủ để được quyền tăng trưởng tín dụng quy mô cao. Chưa kể, ngân hàng có thể mở room sở hữu nước ngoài. Ngoài ra, việc này góp phần giúp an ninh hệ thống ngân hàng tốt hơn.Lãnh đạo VPBank trả lời chất vấn cổ đông tại phiên họp thường niên (Ảnh: VPB).Mục tiêu ngân hàng đặt ra năm nay là FE Credit lãi 1.200 tỷ đồng. Cổ đông ngân hàng thắc mắc về động lực để đạt được mức tăng trưởng này và việc ngân hàng mẹ, đối tác SMBC sẽ có những biện pháp hỗ trợ gì cho FE Credit.Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc VPBank - cho biết FE Credit có 49% vốn của SMBC, 50% là VPBank. Là "con chung" của 2 tổ chức nên sự tham gia hỗ trợ sẽ cao.Ông Vinh nói Việt Nam là thị trường tiềm năng với tài chính tiêu dùng, có 16 công ty tài chính tiêu dùng nhưng việc đáp ứng nhu cầu vẫn còn thiếu. "Do ảnh hưởng khó khăn trong năm 2023, hầu hết các công ty đều sụt giảm thu nhập. FE Credit có quy mô lớn nhất nên phải gánh chịu nhiều nhất", ông Vinh cho hay."Trong hai năm qua tài chính tiêu dùng có chiều hướng suy giảm, một phần do nhu cầu thị trường, một phần do sự hiểu biết về tài chính tiêu dùng còn chưa đầy đủ bởi sự ảnh hưởng của tín dụng đen. Mặt trái của một số biện pháp siết nợ của tín dụng đen khiến công tác thu hồi nợ giảm 50% hiệu quả", ông Vinh nói tiếp.Ông Vinh nói VPBank sẽ hỗ trợ FE Credit về hệ thống, nhân sự, chiến lược và vốn. Dự kiến từ năm 2025, lợi nhuận của FE Credit sẽ quay lại mức 3.000-4.000 tỷ đồng. Hiện tại đơn vị này sẽ đa dạng hóa các mảng kinh doanh, hạn chế phụ thuộc vào tài chính tiêu dùng.Tổng dư nợ cho vay bất động sản ở VPBank khoảng 90.000 tỷ đồng Trước thắc mắc cổ đông về khó khăn trong thị trường bancassurance (mô hình kinh doanh bảo hiểm giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm), ông Nguyễn Đức Vinh nói năm vừa rồi, hoạt động bancassurance tại các ngân hàng đều giảm sút nhưng đây vẫn là lĩnh vực tiềm năng.Đánh giá về thị trường bất động sản năm nay, ông Ngô Trí Dũng nhận định cho vay bất động sản là lĩnh vực tiềm năng nhưng thời gian qua chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực."Chúng tôi phân biệt rất rõ giữa sản phẩm chung cư thông thường và sản phẩm có tính đầu cơ cao. Sản phẩm đầu cơ chúng tôi không tài trợ. Tôi đánh giá bất động sản vẫn là ngành đáng quan tâm, nếu chúng ta phân tích và đánh giá đúng", ông nhận định.Ông Nguyễn Đức Vinh nói thêm, bất động sản mang lại lợi ích lớn cho ngân hàng nhưng cần kiểm soát chặt, hoàn thiện hồ sơ pháp lý, tập trung phân khúc có nhu cầu mua thực, ở thực.Chi tiết tại VPBank, tỷ trọng cho vay nằm ở một số nhóm như dự án cho vay xây dựng 19%, cho vay mua nhà khoảng 16%. Tổng cộng lại khoảng 34-35%. Tổng dư nợ cho vay mua nhà khoảng 90.000 tỷ đồng, có giảm nhẹ. "Nhưng đây là vay với nhu cầu thực, không giống nhóm bất động sản có yếu tố đầu cơ cao", ông Vinh nói."Cho vay mua nhà vẫn là mảng quan trọng của ngân hàng trong năm nay. Khi có vấn đề thì dư nợ bất động sản dễ gặp khó khăn nhưng cũng là nợ có khả năng xử lý cao nhất, hiện thu được gần như 100% gốc khi thị trường phục hồi, lãi cũng thu được 50-70%. Tỷ lệ mất thật của lĩnh vực này thấp hơn lĩnh vực khác nhiều", ông Vinh khẳng định.Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của VPBank là 8.353 tỷ đồng. Năm nay, ngân hàng dự kiến sử dụng 7.934 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tương ứng tỷ lệ 10%. Trước đó, VPBank đã có 12 năm liền không chia cổ tức tiền mặt để giữ vốn chủ sở hữu ngân hàng ở mức cao, duy trì hoạt động kinh doanh.Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế tăng 114% so với năm 2023, tương đương 23.165 tỷ đồng. Trong đó, riêng ngân hàng mẹ dự kiến đóng góp 20.709 tỷ đồng, Chứng khoán VPBankS góp 1.902 tỷ đồng và Bảo hiểm OPES đóng góp 873 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận. FE Credit cũng được kỳ vọng đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế 1.200 tỷ đồng.
Lý do các tỷ phú không đầu tư vào vàng
Bất chấp việc giá vàng liên tục tăng dựng đứng, huyền thoại đầu tư nổi tiếng nhất thế giới Warren Buffett gần như nói không với vàng vì cho rằng nó là tài sản không tạo ra giá trị.
Tỷ phú Warren Buffett cho biết ông không đầu tư vào vàng vì vàng là tài sản nằm yên trong két sắt, không giúp tạo ra bất cứ thứ gì nên không có giá trị thặng dư.Trong lá thư gửi các cổ đông năm 2011, ông chỉ ra với số tiền mua toàn bộ vàng trên thế giới, một nhà đầu tư có thể mua tất cả đất trồng trọt ở Mỹ và còn dư tiền để có thêm 16 tập đoàn tập đoàn dầu khí.Theo thời gian, những thứ trên sẽ mang lại nhiều mùa màng và cổ tức dồi dào. Trong khi ai mua vàng thì chỉ sở hữu một kho chất đầy thanh kim loại lấp lánh.Ông cũng cho rằng vàng có một số ứng dụng trong công nghiệp và trang trí, nhưng nhu cầu cho những mục đích này hạn chế, không tạo ra sản phẩm mới. "Nếu bạn sở hữu 1 ounce vàng, cuối cùng bạn vẫn chỉ có 1 ounce đấy mà thôi", tỷ phú Warren Buffett từng chia sẻ.Warren Buffett tại cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway ở Los Angeles, California, Mỹ năm 2021 (Ảnh: CNBC).Vị tỷ phú chia các khoản đầu tư trên thị trường thành 3 loại. Thứ nhất, các khoản đầu tư bằng tiền bao gồm tài khoản tiết kiệm, trái phiếu và các loại hình đầu tư tương tự khác với tính rủi ro thấp.Thứ hai là tài sản hữu ích, những loại có thể tăng giá theo thời gian và có thể tạo ra tài sản có giá trị, như cổ phiếu hay bất động sản cho thuê. Cuối cùng là tài sản không tạo ra giá trị và vàng được xếp vào nhóm này.Cùng quan điểm, ông William Bernstein, tác giả cuốn sách "4 trụ cột đầu tư", cũng cho rằng khi mọi kênh đầu tư đi xuống, vàng là thứ có khả năng hoạt động tốt.Nhưng về lâu dài, nhà đầu tư sẽ có lợi hơn với những tài sản tăng trưởng và mang lại lợi nhuận với mức lãi gộp. Do đó, ông thích quan điểm không đầu tư vàng như Warren Buffett.Nguyên tắc đầu tư cơ bản của Buffett là người ta chỉ nên đầu tư vào những thứ hữu ích, tạo ra giá trị và phục vụ một số mục đích và nhu cầu thiết thực. Với vàng, "phù thủy xứ Omaha" cho rằng kim loại quý này không có giá trị thực tế nào rõ ràng nên đây không được coi là một loại tài sản tài chính tốt.Trong bài phát biểu tại Harvard năm 1998, ông đã nói về vàng như sau: "Vàng được đào lên từ lòng đất Sau đó, chúng tôi nung chảy nó, đào một cái hố khác, chôn nó lần nữa và trả tiền cho những người đứng xung quanh bảo vệ nó - ý chỉ việc các nhà đầu tư mua vàng rồi lại chi tiền cho ngân hàng cất vào kho vàng dưới lòng đất. Nó chẳng có ích lợi gì."Theo góc nhìn của tỷ phú Warren Buffett, giá trị của vàng không gì khác hơn ngoài việc con người ngoan cố bảo vệ giá trị của nó. Vấn đề lớn nhất của vàng đó là nó vô giá trị. Buffett cho rằng vàng rất "lười biếng" và không nên xuất hiện trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư.Vị tỷ phú cho rằng vàng không thể được sử dụng để sản xuất bất cứ thứ gì có giá trị. Giá trị của nó tăng và giảm dựa trên những gì người khác sẵn sàng trả cho nó, không phải dựa trên khả năng tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu.
Chủ tịch mới của Eximbank là ai?
Ông Nguyễn Cảnh Anh, Chủ tịch HĐQT mới của Eximbank, từng làm việc tại Viettel, Vingroup. Ông hiện giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Amya Holdings - doanh nghiệp mới thành lập được gần 3 năm.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) vừa miễn nhiệm bà Đỗ Hà Phương theo đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT và đã được HĐQT thông qua từ ngày 26/4. Ngân hàng này bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Anh đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 từ ngày 26/4. Theo thông tin được Eximbank giới thiệu, ông Nguyễn Cảnh Anh sinh năm 1979, từng làm việc tại một số tập đoàn lớn. Tại Viettel Group, ông từng là chuyên viên. Tại Vingroup, ông từng là quản lý tài chính. Tại EVNFinance, giai đoạn tháng 10/2020 đến tháng 7/2023, ông là Giám đốc Khối nguồn vốn. Ông Nguyễn Cảnh Anh trước đó giữ chức Thành viên HĐQT Eximbank sau khi được bầu vào HĐQT của ngân hàng này trong phiên họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 (18/9/2023).Tân chủ tịch Eximbank, Nguyễn Cảnh Anh (Ảnh: Eximbank).Từ tháng 8/2021 tới nay, ông giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Amya Holdings. Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Amya Holdings được thành lập vào tháng 8/2021. Vốn điều lệ là 455 tỷ đồng, góp bởi các cá nhân Nguyễn Trung Thành (1%), Nguyễn Cảnh Anh (1%), Hoàng Minh Ngọc (98%). Theo thông tin được đăng tải trên một số website tuyển dụng, Amya Holdings hiện quản lý hệ thống các công ty dự án hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong các lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu, sản xuất, khai khoáng... trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Một nhân vật khác từ EVNFinance là ông Nguyễn Hoàng Hải được bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc Eximbank từ tháng 10/2023. Như vậy, "người cũ" của EVNFinance đang lần lượt đảm nhiệm 2 vị trí cao nhất trong HĐQT và Ban Điều hành của Eximbank. Nhân sự cấp cao trong HĐQT của Eximbank, ngoài vị trí chủ tịch HĐQT và quyền tổng giám đốc đều đến từ EVNFinance, còn có sự xuất hiện của một cái tên khác cũng liên quan tới ngành điện. Đó là ông Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch HĐQT cũ của Bamboo Capital - doanh nghiệp bất động sản, năng lượng tái tạo, xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng. Ông Nam vừa từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital và được bầu vào HĐQT của Eximbank. Sau khi có nhân sự mới, HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 của Eximbank gồm 7 thành viên. Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Cảnh Anh. 4 Phó chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc. Bà Phương là cựu Tổng giám đốc Eximbank, bà Tú là cựu Chủ tịch HĐQT Eximbank.  Thành viên HĐQT là ông Phạm Quang Dũng và Thành viên HĐQT độc lập là ông Trần Anh Thắng.Eximbank là một trong những ngân hàng gây ấn tượng với cổ đông và công chúng liên quan tới cuộc chiến thượng tầng kéo dài. Tại Eximbank, cuộc chiến quyền lực thực tế đã diễn ra nhiều năm và nhiều lần chưa ngã ngũ. Ngân hàng này có nhiều lần đổi vị trí chủ tịch, thậm chí có những lần sự thay đổi này diễn ra trong chốc lát, xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông.Eximbank cũng từng nhiều lần không tổ chức thành công phiên họp đại hội đồng cổ đông với lý do không đủ điều kiện tiến hành họp hoặc nếu đủ điều kiện tiến hành họp thì chương trình không được thông qua. 
Sau đấu thầu, giá vàng SJC tăng mạnh tiến sát 85,2 triệu đồng
Mỗi lượng vàng miếng SJC tăng 1,5 triệu đồng so với lúc mở phiên, hiện niêm yết tại vùng giá sát mốc kỷ lục 83-85,2 triệu đồng/lượng.
Kết phiên ngày 26/4 - phiên giao dịch cuối tuần trước nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 83-85,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá tăng 1,5 triệu đồng ở chiều mua vào và tăng 1,4 triệu đồng ở chiều bán ra so với giá mở cửa. Chênh lệch giữa chiều mua và bán giảm 100.000 đồng về mức 2,2 triệu đồng.Giá bán ra của vàng miếng SJC gần chạm vùng kỷ lục. Mức cao nhất đạt được trong phiên giao dịch ngày 15/4 của vàng miếng SJC là 85,5 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn có giá 73,8-75,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 550.000 đồng mỗi chiều so với lúc mở cửa phiên sáng.Giá vàng miếng có xu hướng biến động mạnh trước diễn biến Ngân hàng Nhà nước tổ chức các phiên đấu thầu. Trước đấu thầu, giá vàng miếng neo quanh mốc 82-84 triệu đồng/lượng (mua-bán).Từ đầu tuần đến nay, cơ quan quản lý tiền tệ đã thông báo tổ chức 3 buổi đấu thầu vàng miếng nhưng chỉ có một buổi được tổ chức thành công vào ngày 23/4. Trong phiên này, chỉ 2 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng trúng 3.400 lượng trên tổng số 16.800 lượng vàng được chào thầu. 2 phiên còn lại vào ngày 22/4 và 25/4 phải hủy đấu thầu vào phút chót. Lý do được Ngân hàng Nhà nước nêu ra là không đủ đơn vị nộp phiếu dự thầu.Trên thị trường quốc tế, giá vàng đang đạt 2.338 USD/ounce, tăng 6 USD so với giá mở phiên. Mỗi lượng vàng miếng trong nước cao hơn thế giới khoảng 12,7 triệu đồng, còn vàng nhẫn chênh với thế giới khoảng 3-4 triệu, tùy thời điểm.Theo CNBC News, giá vàng thế giới giữ ổn định trong ngày 26/4 khi dữ liệu công bố mới nhất cho thấy lạm phát của Mỹ tăng phù hợp với kỳ vọng. Kim loại quý này đã ghi nhận tuần giảm đầu tiên sau nhiều tuần khi nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng leo thang tại Trung Đông giảm bớt. Dữ liệu công bố hôm 26/4 cho thấy, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng trước, mức tăng phù hợp với dự báo. Các chuyên gia cho rằng, mức tăng này khó có thể thay đổi kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt cho đến tháng 9.Giá vàng miếng trồi sụt, lên xuống với biên độ có khi cả 1,5 triệu đồng/lượng, chênh lệch với thế giới vẫn cao (Ảnh: Mạnh Quân).Thị trường ban đầu dự kiến Fed sẽ bắt đầu tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 3. Tuy nhiên, sau một loạt dữ liệu kinh tế mạnh mẽ, các nhà đầu tư đã đẩy lùi thời điểm cắt giảm lãi suất dự kiến sang tháng 6 và bây giờ là tháng 9. Giá USD tự do hạ nhiệtUSD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 106 điểm, tăng 4,6% từ đầu năm.Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.264 đồng, giảm 18 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.033-25.458 đồng.Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.088-25.458 đồng, giảm 30 đồng ở chiều mua và không thay đổi ở chiều bán ra. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.135-25.455 đồng.Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.530-25.630 đồng/USD (mua - bán), giảm 90 đồng ở chiều mua và giảm 70 đồng ở chiều bán so với trước đó.
Eximbank bất ngờ thay chủ tịch
Eximbank thông báo ông Nguyễn Cảnh Anh đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT thay cho bà Đỗ Hà Phương kể từ ngày 26/4.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.Theo đó, Eximbank miễn nhiệm bà Đỗ Hà Phương theo đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT và đã được HĐQT thông qua từ ngày 26/4.Đồng thời, Eximbank bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Anh đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) từ ngày 26/4. Tân chủ tịch Eximbank, Nguyễn Cảnh Anh (Ảnh: Eximbank).Trước đó, ông Nguyễn Cảnh Anh giữ chức thành viên HĐQT Eximbank. Ông Cảnh Anh được bầu vào HĐQT Eximbank sau phiên họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 (18/9/2023).Theo thông tin giới thiệu, ông Cảnh Anh sinh năm 1979. Ông hiện là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Amya Holdings. Vị này trước đó từng làm qua nhiều vị trí tại các công ty như Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Vingroup, Công ty Tài chính cổ phần Điện Lực.Cũng trong thông báo thay đổi nhân sự, ông Nguyễn Hồ Nam - người vừa có đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital đồng thời vừa được bầu vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, cố vấn HĐQT Eximbank được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT.Song song đó, bà Đỗ Hà Phương và bà Lương Thị Cẩm Tú cũng được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch HĐQT Eximbank.Như vậy, HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank gồm 7 thành viên: Chủ tịch HĐQT Nguyễn Cảnh Anh; 4 Phó Chủ tịch HĐQT (ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc); thành viên HĐQT là ông Phạm Quang Dũng và thành viên HĐQT độc lập là ông Trần Anh Thắng.Eximbank và những lần đổi ghế chủ tịchCuộc chiến quyền lực tại Eximbank thực tế đã diễn ra nhiều năm và chưa ngã ngũ, với nhiều lần đổi vị trí chủ tịch, thậm chí có những lần diễn ra trong chốc lát, xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông.Hay nhà băng này cũng nhiều lần không tổ chức thành công phiên họp đại hội đồng cổ đông với lý do không đủ điều kiện tiến hành họp hoặc nếu đủ điều kiện tiến hành họp thì chương trình không được thông qua.Bà Đỗ Hà Phương - nữ chủ tịch 8x của Eximbank vừa từ nhiệm - được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank từ 29/6/2023. Bà Đỗ Hà Phương đắc cử vào HĐQT Eximbank vào tháng 2/2022, tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 lần thứ 2 của ngân hàng này.Bà Đỗ Hà Phương, chủ tịch cũ của Eximbank (Ảnh: Eximbank).Bà Phương được đề cử bởi 7 cá nhân và 4 tổ chức gồm: Công ty cổ phần Rồng Ngọc, Công ty cổ phần Hoàng Gia Đà Lạt, Công ty cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn, Công ty TNHH M8.Bà Lương Thị Cẩm Tú - Chủ tịch cũ của Eximbank - từng 2 lần giữ chiếc ghế này. Ở lần được bổ nhiệm đầu tiên hồi tháng 3/2019, quyết định chưa ráo mực đã vấp phải những tranh cãi khi ông Lê Minh Quốc - vốn là người tiền nhiệm - khởi kiện. Tòa án sau đó đề nghị ngừng thực hiện bổ nhiệm này.Vị trí chủ tịch Eximbank tiếp tục đổi sang ông Cao Xuân Ninh cho tới ông Yasuhiro Saitoh - đại diện của cổ đông SMBC - lên nắm ghế. Và sau đó bà Lương Thị Cẩm Tú lần thứ 2 trở lại vị trí chủ tịch vào tháng 2/2022 - cũng là thời điểm tân Chủ tịch Đỗ Hà Phương đắc cử vào HĐQT.Ngày 14/4, tại phiên họp cổ đông thường niên năm 2023, bà Lương Thị Cẩm Tú nói với các cổ đông nhiệm kỳ này đã tái cấu trúc mạnh mẽ, xử lý nhân sự, nâng cao hình ảnh và tái cơ cấu toàn bộ các mảng. Nhưng chỉ hơn 2 tháng sau, bà Tú đã không còn giữ ghế cao nhất tại Eximbank.
ĐHCĐ Eximbank: Bầu chủ tịch Bamboo Capital vào HĐQT; nói lại vụ thẻ 8,8 tỷ
Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Bamboo Capital, được bầu vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025. Lãnh đạo Eximbank cũng nói về vụ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng.
Sáng 26/4, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.HĐQT trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT đối với bà Lê Thị Mai Loan. Trước đó, bà Loan xin từ chức vì lý do cá nhân vào ngày 31/1. Bà Loan được bầu vào HĐQT tại ĐHĐCĐ bất thường của Eximbank ngày 14/2/2023.Eximbank sẽ bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) theo danh sách ứng viên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Theo tài liệu công bố, ứng viên được bầu bổ sung là ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch CTCP Bamboo Capital.Ông Nguyễn Hồ Nam, Tân thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025 (Nguồn: Eximbank).Ông Nam cũng đang đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Công ty cổ phần Bamboo Energy, Thành viên HĐQT tại Quản lý quỹ Fides Việt Nam.Trả lời phiên thảo luận, Chủ tịch HĐQT Đỗ Hà Phương, cho biết hiện Eximbank không có cổ đông sở hữu từ 5% vốn trở lên. Việc không có cổ đông lớn không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.Trong thời gian tới, để thay đổi về chất, ngân hàng sẽ cân nhắc tìm kiếm nhà đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài. Việc này sẽ trình cổ đông thông qua biểu quyết sau.Quyền Tổng giám đốc, Nguyễn Hoàng Hải cho biết thời gian qua chỉ có Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) thoái vốn, Eximbank vẫn đang trong giai đoạn đi tìm một cổ đông tầm vóc lớn trên thế giới để thực sự thay đổi bộ mặt của ngân hàng.Không để xảy ra vụ việc tương tự vụ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồngQuyền tổng giám đốc cho biết, vụ việc thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng là một bài học lớn của Eximbank. Việc này có ý nghĩa trong việc xây lại hệ thống, tạo một hình ảnh tốt hơn cho ngân hàng.Bàn về cách tính lãi, ông Hải cho rằng có nhiều cách tính lãi khác nhau. Eximbank đang hướng tới cách tính lãi phù hợp với thông lệ thị trường, hài lòng với khách hàng.Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 Eximbank sáng 26/4 (Ảnh: Bích Dung)Ngân hàng sẽ không để những việc tương tự xảy ra và làm việc trên tâm thế tôn trọng khách hàng.Đối với những tài khoản không hoạt động thì ngân hàng sẽ không tính phí. Nhưng những tài khoản này là lãng phí, ngân hàng sẽ cắt bỏ nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ.Eximbank nghiêm túc nhìn nhận và rút kinh nghiệm từ việc này trong chính sách hoạt động dịch vụ thẻ.Không thông qua việc đổi trụ sở chínhEximbank cũng xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi địa điểm trụ sở chính. Hiện trụ sở chính đặt ở Tòa nhà Vincom Center, số 7 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM. Eximbank thuê để đặt trụ sở từ năm 2011 đến nay.Sau 13 năm hoạt động, một số hệ thống kỹ thuật, vật chất đã xuống cấp, hạn chế quảng bá hình ảnh thương hiệu và không tương xứng với vị thế của ngân hàng.Hiện ngân hàng đang triển khai đầu tư xây dựng trụ sở mới tại khu đất số 7, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TPHCM. Dự án đang được xin ý kiến lãnh đạo thành phố về công tác điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu. Trong thời gian triển khai xây dựng trụ sở chính, Eximbank cần thuê văn phòng khác để đặt trụ sở chính.Trong thời gian chờ triển khai xây dựng trụ sở chính tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Eximbank cần thuê tòa nhà văn phòng khác để làm trụ sở.Sau quá trình khảo sát, HĐQT thấy tòa nhà Văn phòng (Fideco Center) tại số 28 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM đáp ứng được nhu cầu của Eximbank và dự kiến trình ĐHĐCĐ về việc chuyển trụ sở chính sang địa điểm này.Tuy nhiên kết thúc đại hội, nội dung tờ trình đổi trụ sở chính không được ĐHĐCĐ thông qua. Cụ thể, 90% cổ đông không đồng ý với tờ trình này, 1% thông qua và 6% không có ý kiến.
Ông Dương Công Minh: Tôi không liên quan bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Ông Dương Công Minh khẳng định không liên quan gì đến bà Trương Mỹ Lan cũng như vụ án Vạn Thịnh Phát, nếu có liên quan thì sẽ "không bao giờ ngồi đây được".
Sáng 26/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính năm 2023.Ông Dương Công Minh: Tin đồn ảnh hưởng đến cổ đông Sacombank Chia sẻ tại phiên họp, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT - cho biết ông là cổ đông lớn nhất của Sacombank, những tin đồn ảnh hưởng đến ông cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của Sacombank và cổ đông.Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh tại đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2023 ngày 26/4 (Ảnh: Sacombank).Trước đó, một tài khoản cá nhân trên trang mạng xã hội mang tên "THANG DANG" đăng tin về việc ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh vì tham gia rửa tiền cho bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát - và một số thông tin khác. Sacombank cũng đã có thông tin bác bỏ tin đồn này."Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan và các vụ việc của bà Trương Mỹ Lan. Vụ việc của bà đã có kết luận điều tra, có cáo trạng truy tố của viện kiểm sát. Đây là tin đồn ông Thắng Đặng viết trên Facebook", ông Minh khẳng định. Nguyên nhân được ông Minh cho biết liên quan tới vụ việc khi ông Dương Công Minh làm cố vấn cho khoản tín dụng của Bamboo Airways tại Sacombank.Lãnh đạo Sacombank khẳng định không liên quan gì đến bà Trương Mỹ Lan cũng như vụ án Vạn Thịnh Phát và nhấn mạnh rằng nếu có liên quan đến bà Lan thì sẽ "không bao giờ ngồi đây được".Đã bán xong khu công nghiệp Phong PhúCũng tại phiên họp, chủ tịch Sacombank cho biết ngân hàng đã xử lý xong, đã bán khoản nợ này cho đối tác. Đối tác đã thanh toán một phần tiền mua nợ. Tổng giám đốc Nguyễn Đức Thạch Diễm bổ sung thêm rằng hiện ngân hàng đã thu nợ 20% trên tổng số tiền đấu giá được.Tuy nhiên, khu công nghiệp Phong Phú có diện tích hơn 134ha là khu phức hợp công nghệ có những phần liên quan đến công nghiệp, có phần đất chưa đền bù giải tỏa, quyết định quy hoạch 1/2.000 chưa hoàn thiện, nên việc đấu giá hiện trạng khoản nợ cần thời gian để bên mua nợ hoàn thiện thủ tục pháp lý, có lộ trình thanh toán.Phần còn lại Sacombank sẽ cho khách hàng thời gian hoàn trả trong 2 năm. Khoản nợ của Phong Phú đã trúng đấu giá thành công.Còn về khoản nợ của Bamboo Airways tại Sacombank, bà Diễm cho biết dư nợ của Bamboo hiện nay là còn 3.583 tỷ đồng. Đối với Bamboo Airways, Sacombank là ngân hàng cho vay vốn, khoản nợ này nằm trong nhóm 1.Đối với việc tái cấu trúc cổ đông của hãng, trước đây khoản nợ này được đảm bảo bằng cổ phiếu và tài sản của FLC. Hiện sau khi nhóm cổ đông mới vào, Sacombank có khuyến nghị đưa bất động sản làm tài sản đảm bảo.Khoản nợ của Bamboo Airways được đảm bảo 100% là bất động sản mới cộng thêm bất động sản cũ và cổ phiếu. Do đó, các khoản vay tại hãng bay này không thể mất vốn, do tài sản đảm bảo có thanh khoản cao.
Ngân hàng "tổng tài" Trần Hùng Huy giảm lợi nhuận
Kết thúc quý I, lợi nhuận của ACB là 4.892 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ do tăng trích lập dự phòng. Nếu chia theo ngày, ngân hàng này vẫn lãi 55 tỷ đồng/ngày. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,2% lên 1,4%.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ do tăng trích lập dự phòng.Cụ thể, quý I, ngân hàng có lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch đề ra đầu năm, ngân hàng đã thực hiện được 22%. Như vậy, mỗi ngày ngân hàng do ông Trần Hùng Huy làm Chủ tịch HĐQT lãi gần 55 tỷ đồng.Trong đó, thu nhập lãi thuần ghi nhận tại 6.721 tỷ đồng, tăng 8%. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 745 tỷ đồng, tăng 19%. Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 196 tỷ đồng, tăng 3,5 lần. Mảng chứng khoán đầu tư đem về khoản lãi 204 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 1 tỷ đồng.Ở hướng ngược lại, mảng kinh doanh ngoại hối lãi 233 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động khác ghi nhận 62,4 tỷ đồng, giảm 89%.Chi phí hoạt động quý I tăng 10% lên hơn 2.763 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp đôi cùng kỳ lên 512 tỷ đồng.Chia sẻ tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Tổng giám đốc ACB Từ Tiến Phát cho biết, lợi nhuận quý I giảm do ngân hàng tăng trích lập dự phòng nhờ tăng trưởng tín dụng cao và quý I/2023, ACB ghi nhận khoản thu nhập bất thường từ việc xử lý tài sản đảm bảo. Nếu loại trừ các yếu tố đó, lợi nhuận quý I năm nay của ngân hàng có thể tăng 3% so với cùng kỳ.Tính đến hết quý I, tổng tài sản tăng 1,2% so với đầu năm lên 727.297 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay khách hàng ở mức 500.633 tỷ đồng, tăng 3,8%. Tổng nợ xấu tăng 25% lên hơn 7.348 tỷ đồng.Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 25% lên 1.182 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 36% lên 1.433 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 21% lên 4.733 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 65% tổng nợ xấu.Theo đó, tỷ lệ nợ xấu đến cuối quý I tăng từ 1,2% lên 1,45%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 82% xuống còn 68%.
Người dân rút bớt tiền khỏi hệ thống ngân hàng
Đến hết tháng 1, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng, giảm 0,53% so với cuối năm ngoái.
Số liệu mới nhất liên quan đến tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Tháng 1, người dân rút khỏi hệ thống ngân hàng 34.643 tỷ đồng, là tháng thứ hai liên tiếp người dân rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng.Tháng liền trước đó, người dân rút 61.643 tỷ đồng khỏi hệ thống. Diễn biến này trái ngược năm 2023 khi tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng liên tục cho đến tháng cuối năm mới đảo chiều.Lãi suất tiết kiệm tính đến cuối tháng 1 đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Không nhiều ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất 5%/năm cho khoản tiền gửi 12 tháng. Đà giảm lãi suất kéo dài từ tháng 4/2023 khiến lãi suất tiết kiệm xuống đáy, thậm chí thấp hơn giai đoạn dịch Covid-19. Nhiều ngân hàng niêm yết mức lãi thấp kỷ lục.Kênh tiết kiệm ngân hàng kém hấp dẫn, lượng tiền gửi sụt giảm mạnh (Ảnh: Mạnh Quân).Môi trường lãi suất thấp giai đoạn dịch Covid-19 từng khiến dòng tiền dịch chuyển mạnh sang các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản... Tại 4 ngân hàng lớn có vốn Nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank, mức cao nhất chỉ 4,6-4,8%/năm.Đến hết tháng 1, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng, giảm 0,53% so với cuối năm ngoái.Lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng hiện đạt hơn 6,67 triệu tỷ đồng, giảm 2,41% so với cuối năm ngoái, tức giảm 165.189 tỷ đồng trong một tháng, dù trước đó tăng liên tục.Tính chung, tiền gửi của cả dân cư và khối tổ chức chảy vào hệ thống ngân hàng đến hết tháng 11/2023 đạt gần 13,2 triệu tỷ đồng.Ngoài ra, tổng phương tiện thanh toán (gồm cả các khoản giấy tờ có giá) do các nhà băng nắm giữ đến hết tháng 1 đạt gần 16 triệu tỷ đồng.
Giá vàng miếng SJC xoay như chong chóng
Giá vàng miếng biến động mạnh trước diễn biến Ngân hàng Nhà nước tổ chức các phiên đấu thầu, có lúc giảm cả triệu đồng sau đó lại bật tăng vọt, hiện vượt 84,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Vàng miếng diễn biến khó đoánSáng 26/4, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82,4-84,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 400.000 đồng mỗi chiều so với giá đóng cửa phiên hôm trước. Chênh lệch giữa chiều mua và bán duy trì ở 2,3 triệu đồng.Vàng nhẫn có giá 73,25-74,95 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 150.000 mỗi chiều khi mở cửa phiên sáng.Giá vàng miếng có xu hướng biến động mạnh trước diễn biến Ngân hàng Nhà nước tổ chức các phiên đấu thầu. Hôm qua, phiên đấu thầu thứ hai dự kiến tổ chức với 16.800 lượng vàng miếng SJC song đã bị thông báo hủy vào phút chót do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.324 USD/ounce, tăng 9 USD so với trước đó. Mỗi lượng vàng miếng trong nước cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng, còn vàng nhẫn chênh với thế giới khoảng 3,5-4,5 triệu, tùy thời điểm.Kim loại màu vàng diễn biến trồi sụt trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế quan trọng để biết thêm về đường hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).Dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và báo cáo chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ sẽ lần lượt được công bố vào thứ 5 và thứ 6 (giờ Mỹ). Các nhà giao dịch đang kỳ vọng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sẽ diễn ra vào tháng 9.Giá vàng miếng đảo chiều liên tục (Ảnh: Thành Đông).Matt Simpson - chuyên gia phân tích cấp cao của City Index - cho rằng giá vàng có thể sẽ giảm mạnh nếu các báo cáo cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn kiên cường. Bất cứ dấu hiệu tăng bất ngờ nào cũng sẽ tạo thêm khả năng duy trì chính sách tiền tệ tích cực trong thời gian lâu hơn nữa của Fed. Điều đó sẽ đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ lên cao còn giá vàng sụt giảm.Vàng có thể giảm trong ngắn hạn, nhưng các chuyên gia vẫn giữ tâm lý lạc quan với kim loại quý trong dài hạn. Jonathan Rose - Giám đốc điều hành của Genesis Gold Group - cho rằng vàng sẽ còn tăng cao hơn khi một loạt quốc gia tiến hành bầu cử trong năm nay, xung đột dai dẳng và nợ Mỹ gia tăng. Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương hiện có nhu cầu rất lớn đối với vàng.Giá USD trong ngân hàng vẫn ở mức trầnUSD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 105,68 điểm, giảm nhẹ 0,16% so với trước đó song vẫn tăng 4,3% từ đầu năm.Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.264 đồng, giảm 18 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.033-25.458 đồng.Các ngân hàng giảm 10-18 đồng mỗi chiều theo diễn biến của tỷ giá trung tâm, song chiều bán vẫn ở kịch trần. Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.118-25.458 đồng. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.080-25.458 đồng.Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.620-25.700 đồng/USD (mua - bán), tăng 100 đồng ở chiều mua và giữ nguyên chiều bán so với trước đó.
Ông Đỗ Quang Hiển: Tôi muốn đưa con số khả thi chứ không muốn đánh bóng
Cổ đông muốn SHB giảm thêm 0,1-0,2% ở con số 2,7% tỷ lệ nợ xấu hiện nay. Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT ngân hàng - nói quyết tâm ở 2,5%, đưa con số khả thi chứ không muốn đánh bóng.
Tại phiên họp cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chiều 25/4, tiến độ tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài của ngân hàng này được các cổ đông quan tâm. Tại phiên họp năm ngoái, ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT - cho biết SHB đàm phán với một số tổ chức lớn và có thể sẽ chốt "một chàng rể" trong cuối năm hoặc đầu năm 2024.Ông Hiển nói: "SHB chuyển nhượng thì luôn luôn đặt lợi ích của cổ đông lên hàng đầu". Ông thông tin ngân hàng luôn có "deal" chuyển nhượng tốt nhất so với mặt bằng chung của thị trường.Theo ông, chuyển nhượng mà điều kiện thấp, đơn giản thì nhanh, nhưng không những phải đáp ứng lợi ích ngắn mà còn trong trung dài hạn, mang tính chiến lược, bền vững.Ông Đỗ Quang Hiển (bên phải) trả lời cổ đông ngày 25/4 (Ảnh: SHB).Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2024 của SHB đặt ra ở mức 2,7%. Dù đã nhỏ hơn 3% - ngưỡng được cho là quan trọng đánh giá chất lượng tài sản ngân hàng - song cổ đông cho rằng nếu ngân hàng giảm thêm 0,1-0,2% sẽ tăng hiệu quả.Trả lời, ông Hiển nói tình hình quốc tế cũng như Việt Nam trong năm qua có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến ngân hàng. Ông nói không ai mong muốn nợ xấu tăng nhưng do tình hình chung. HĐQT, Ban điều hành tập trung cao độ xử lý nợ xấu từ nay đến hết tháng 9."Chúng tôi thành lập các tổ từ hội sở đến chi nhánh phòng giao dịch, trực tiếp làm rõ với các giải pháp phù hợp, hỗ trợ đồng hành với khách hàng vượt qua khó khăn, thu hồi khoản nợ xấu cần thiết, giảm nợ xấu. Đưa ra con số thì như vậy, nhưng ban lãnh đạo quyết tâm là dưới 2,5%", vị này thông tin."Tôi muốn đưa con số khả thi chứ không muốn đánh bóng", ông Hiển nói và nhận được tràng pháo tay từ cổ đông.Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay đạt 11.286 tỷ đồng, tăng 22,2% so với mức thực hiện của năm 2023. Một cổ đông đứng lên yêu cầu Ban điều hành SHB đánh giá tính khả thi của kế hoạch kinh doanh.Tổng giám đốc Ngô Thu Hà thông tin năm nay ngân hàng này sẽ tập trung phát triển về mở rộng khách hàng cả mảng cá nhân và doanh nghiệp, mảng ngân hàng số... Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ chi phí đầu vào, cơ cấu lại nguồn vốn, tính toán lãi suất đầu vào hiệu quả… Bà Hà nói lợi nhuận quý I của ngân hàng đạt 4.017 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.Ngân hàng năm nay trình kế hoạch chia cổ tức 16%, bao gồm 5% cổ tức bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu.Cổ đông thắc mắc lý do HĐQT lại phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức và lo ngại về việc pha loãng cổ phiếu thì giá sẽ giảm. Ông Hiển cho rằng cổ phiếu thấp hay cao do khẩu vị, sự lựa chọn của nhà đầu tư."Khi quan tâm đến mã đầu tư, chúng ta phải nghiên cứu đánh giá các chỉ số tài chính, giá trị của danh mục vừa ngắn hạn vừa trung hạn vừa dài hạn có bền vững hay không. Bản thân nội tại sức khỏe của doanh nghiệp quyết định giá cổ phiếu", ông nói."Đã là cổ đông ai cũng muốn giá trị cao, song SHB là mã có giá trị thanh khoản liên tục dẫn đầu", ông Hiển khẳng định tại cuộc họp.
Tiệm vàng tại TPHCM đóng cửa nghi né thanh tra, cơ quan quản lý lên tiếng
Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết hiện chưa có căn cứ xác thực để xác định lý do các cửa hàng kinh doanh vàng tạm đóng. Các đơn vị này cũng không có nghĩa vụ phải báo cáo thời gian và lý do nghỉ.
Tại họp báo kinh tế xã hội TPHCM chiều ngày 25/4, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường thành phố, chia sẻ thông tin về công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sơ kinh doanh vàng trên địa bàn thời gian qua.Đại diện Cục quản lý cho biết, theo quy định, đơn vị quản lý có 3 hình thức thanh tra, kiểm tra gồm kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, theo chuyên đề và đột xuất. Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Cục Trưởng, Cục Quản lý thị trường TPHCM (Ảnh: Thành Nhân).Đối với trường hợp kiểm tra đột xuất, Cục sẽ không thông báo trước. Đơn vị quản lý sẽ tiến hành kiểm tra khi thị trường có thông tin, dấu hiệu hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân cần được thanh tra và xác minh. Cục Quản lý thị trường đang phối hợp cùng với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM để xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề về mặt hàng vàng. Các đối tượng nằm trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra sẽ được thông báo khi kế hoạch ban hành. Trong thời gian qua, không ít tiệm vàng đóng cửa nghi để tránh thanh, kiểm tra. Ông Huy cho rằng Cục quản lý chưa có căn cứ xác thực chính xác để xác định lý do tạm nghỉ kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh vàng. Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng không quy định doanh nghiệp kinh doanh vàng phải có trách nhiệm thông báo về thời gian và lý do tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan quản lý có thẩm quyền. Do đó, việc đánh giá chủ quan về việc các tiệm vàng đóng cửa có thể ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, ông Huy nhấn mạnh. Tính đến ngày 25/4, Cục đã phát hiện 17 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn và tạm giữ 644 đơn vị sản phẩm (nhẫn, dây chuyền, bông tai...) không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, một số mặt hàng nghi giả nhãn hiệu... tổng trị giá hơn 581 triệu đồng.Một số tiệm vàng trên đường Nguyễn Duy Dương (quận 5) ghi nhận cảnh "cửa đóng, then cài" sáng ngày 16/4 (Ảnh: Trịnh Nguyễn).Trước đó, như phóng viên Dân trí có phản ánh, sáng 16/4, nhiều cửa hàng kinh doanh vàng tại TPHCM tại tuyến đường Nguyễn Duy Dương (quận 5), chợ Thiếc (quận 11) vẫn hoạt động bình thường. Một số tiệm khác tạm đóng cửa không rõ nguyên do.Cụ thể, khảo sát cho thấy khoảng 5 tiệm trên tổng số gần 40 tiệm vàng trên đường Nguyễn Duy Dương đang tạm đóng cửa. Cửa hàng kinh doanh H.K.N (phường 9, quận 5) dán thông báo đóng cửa từ ngày 1/4 đến hết ngày 18/4, trong khi các cửa hàng khác đóng cửa và không có bất kỳ thông báo nào.Khu vực chợ An Đông (quận 5) - đường Nguyễn Duy Dương, Chợ Thiếc (quận 11) - đường Phó Cơ Điều được biết là tuyến phố chuyên kinh doanh vàng, bạc, trang sức, đá quý... nơi đây tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, lẫn các thương hiệu lớn.Một số tiệm vàng khác tại khu vực quận 5 lại cho rằng các cửa hàng tạm đóng cửa để kiểm tra lại hàng hóa. Đa phần các tiệm qua đợt thanh tra sẽ dính phải lỗi giả thương hiệu lớn như Chanel, Versace, Louis Vuitton... hoặc không chứng minh được nguồn gốc.Tại TPHCM, từ đầu tháng 4 đến nay, Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản nhiều trường hợp vi phạm. Không riêng tại TPHCM, cơ quan quản lý thị trường các địa phương khác như Quảng Ninh, An Giang... thời gian qua cũng đồng loạt kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Ông trùm tiền số CZ đối diện với mức án 3 năm tù
Changpeng Zhao, nhà sáng lập Binance, sàn tiền mã hóa lớn nhất thế giới, có thể sẽ bị kết án 3 năm tù giam sau khi nhận tội vi phạm quy định phòng chống rửa tiền.
Theo CNBC, các công tố viên Mỹ gửi hồ sơ lên tòa án liên bang tại Seattle, đề nghị xử phạt Changpeng Zhao, người sáng lập, cựu CEO Binance mức án 3 năm tù.Phía công tố cho rằng hình phạt 3 năm tù giam, gấp đôi khuyến nghị của liên bang, tương xứng với hành vi cố tình coi thường trách nhiệm pháp lý của Changpeng Zhao (CZ).Ở chiều ngược lại, luật sư của CZ cho rằng hình phạt quản chế là phù hợp. Dự kiến bản án cuối cùng sẽ được tuyên vào ngày 30/4.Từng là nhân vật quyền lực nhất trong lĩnh vực tiền số, CZ từ chức CEO Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch, vào tháng 11/2023. Hiện CZ vẫn có tên trong danh sách tỷ phú với khối tài sản lên tới 41,1 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, theo bảng xếp hạng Bloomberg.Ông và sàn giao dịch Binance thừa nhận tránh né các yêu cầu chống rửa tiền theo Đạo luật Bảo mật Ngân hàng của Mỹ. Binance chấp nhận mức phạt 4,32 tỷ USD về vụ việc này.Changpeng Zhao, người sáng lập, cựu CEO Binance (Ảnh: Bloomberg).Các công tố viên đánh giá Binance sử dụng nền tảng như vùng đất để chào đón tội phạm. Công ty không báo cáo hơn 100.000 giao dịch đáng ngờ, được cho là liên quan đến các nhóm khủng bố cũng như hoạt động bất hợp pháp."Ông ta đưa ra các quyết định kinh doanh trái pháp luật Mỹ nhằm thu hút người dùng để thu hút người dùng, xây dựng công ty và kiếm tiền", các công tố viên cho biết.Đại diện của CZ không đưa ra bình luận. Trước đó, các luật sư của ông đã tích cực vận động để giảm án, đưa ra các lập luận như phạm tội lần đầu, đã nộp tiền phạt hình sự 50 triệu USD. CZ hiện được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 175 triệu USD và đồng ý không kháng cáo với bất kỳ bản án nào.Bên cạnh đó, ngày 23/4, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Philippines đã gửi yêu cầu tới Google và Apple, đề nghị gỡ bỏ các ứng dụng của Binance trên các cửa hàng ứng dụng tương ứng tại nước này.
Chủ tịch SaigonBank: Ông Nguyễn Cao Trí không vay nợ ngân hàng
Ông Võ Quang Lãm - Chủ tịch HĐQT SaigonBank - cho biết mọi thông tin về ông Nguyễn Cao Trí đều đã được thông báo công khai. Ông Nguyễn Cao Trí và người liên quan không vay nợ SaigonBank.
Sáng 25/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank, mã chứng khoán: SGB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận...Lên kế hoạch chuyển sàn niêm yếtChia sẻ tại phiên thảo luận, Chủ tịch HĐQT Võ Quang Lãm, cho biết các chỉ số tài chính của ngân hàng hiện đã đủ điều kiện chuyển từ sàn UPCoM sang HoSE hoặc HNX.Ngân hàng mới đây cũng đã ký hợp đồng với công ty tư vấn chuyển sàn. Ông Lãm nhận định việc chuyển sàn là quá trình dài và phức tạp. Ngân hàng mong làm sớm nhất câu chuyện chuyển sàn trong thời gian tới.Trên thị trường chứng khoán, hiện còn 7 ngân hàng đang giao dịch trên thị trường UPCoM gồm VietABank, ABBank, Kienlongbank, Vietbank, PGBank, SaigonBank và BVBank.Đại hội đồng cổ đông thường niên SaigonBank sáng 25/4 (Ảnh: Nhật Quang).Chia sẻ với cổ đông về việc có một thành viên HĐQT mất tư cách, Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết hiện HĐQT của ngân hàng vẫn là 5 người, đã được sự hỗ trợ của Văn phòng Thành ủy, Ngân hàng Nhà nước.Gần nhất, ngân hàng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới, do nhiệm kỳ cũ sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 10/2024. Ngân hàng đang làm công tác nhân sự và trình cơ quan quản lý xem xét, chấp thuận.Trước đó, tháng 1/2023, Saigonbank thông báo ông Nguyễn Cao Trí, Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024, đã đương nhiên mất tư cách, không còn là thành viên HĐQT ngân hàng từ ngày 19/1/2023, tuy nhiên phía ngân hàng không nêu rõ nguyên nhân.Tại họp đại hội cổ đông năm 2023, ông Vũ Quang Lãm cho biết năm 2019, ông Nguyễn Cao Trí được đề cử tham gia HĐQT và được bầu công khai tại ĐHCĐ 2019 dưới hình thức bầu dồn phiếu, hiện toàn bộ hồ sơ ứng cử đã gửi cho cơ quan thẩm quyền xem xét."Mọi thông tin về ông Nguyễn Cao Trí đều đã thông báo công khai, báo cáo về Ủy ban Chứng khoán và các cơ quan chức năng", ông Lãm cho hay.Theo Chủ tịch SaigonBank, năm 2019, ông Cao Trí chỉ tham gia tư cách thành viên HĐQT và không trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành quản lý hoạt động của SaigonBank. Ngoài ra, ông Cao Trí và những người có liên quan không phát sinh khoản vay nào tại SaigonBank. Mọi vấn đề liên quan đến ông Nguyễn Cao Trí không ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng.Lợi nhuận quý I giảm 35%Chủ tịch HĐQT Võ Quang Lãm cho biết tính đến hết quý I, tổng tài sản ngân hàng đạt 31.863 tỷ đồng, huy động 27.069 tỷ đồng, dư nợ cho vay ở mức 19.739 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế gần 68 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ.Đại diện ngân hàng cho biết, lợi nhuận quý đầu năm sụt giảm do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, biến động địa chính trị, kinh tế thế giới. Do đó, nợ xấu cũng tăng theo, tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát, đảm bảo an toàn. Các khoản vay của ngân hàng đều có tài sản đảm bảo đầy đủ.SaigonBank đề ra mục tiêu đến cuối năm 2024 đạt tổng tài sản 32.300 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Vốn huy động và dư nợ cho vay đạt lần lượt 27.300 tỷ đồng và 23.000 tỷ đồng, tăng 3% và 12,87% so với đầu năm.Nợ xấu kiểm soát theo quy định dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế đề ra là 368 tỷ đồng, tăng gần 11% so với kết quả năm 2023.Bên cạnh đó, SaigonBank dự kiến phát hành 30,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 10 cổ phiếu mới). Tổng giá trị phát hành là 308 tỷ đồng.Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế lũy kế còn lại qua các năm (từ 2016 trở về trước, năm 2017-2021) và lợi nhuận sau thuế năm 2022 sau khi trích các quỹ.Vào cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ năm 2023 của Saigonbank. Theo đó, NHNN chấp thuận cho SaigonBank tăng vốn điều lệ tối đa thêm 308 tỷ đồng, dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu được ĐHĐCĐ thông qua. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 3.080 tỷ đồng lên 3.388 tỷ đồng.
Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng hôm nay lại bị hủy
Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) đã bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Lần thứ hai cơ quan điều hành hủy đấu thầu vàng miếng.
Ngân hàng Nhà nước trưa 25/4 cho biết hủy phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC.Theo thông báo trước đó, phiên thầu diễn ra 9h sáng nay, khối lượng tham gia tối thiểu và tối đa mỗi thành viên là 1.400-2.000 lượng, tỷ lệ đặt cọc 10%, tương tự phiên đấu thầu ngày 23/4. Nhà điều hành không thông báo mức giá tham chiếu.Trước đó, phiên đấu thầu đầu tiên lẽ ra diễn ra sáng 22/4 cũng đã bị hủy do "không có đủ số thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền cọc".Đến sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC, sau 11 năm dừng hoạt động này. Song chỉ có hai đơn vị là SJC và ACB quyết định bỏ phiếu trả giá và trúng thầu 3.400 lượng, tương đương 20% quy mô chào thầu. Phiên thầu đầu tiên bị "ế" 13.400 lượng vàng.Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng (Ảnh: Thành Đông).Ông Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng, lượng đấu thầu thành công ở mức 3.400 trên tổng số 16.800 lượng vàng, không giải quyết được vấn đề bình ổn thị trường.Theo ông Huân, phiên đấu thầu chỉ mang yếu tố tâm lý, giá tham chiếu và cả giá đấu thầu quá cao, nên không có tác dụng giúp giảm giá thị trường vàng trong nước. Giá sàn bỏ thầu là 81,3 triệu đồng. Giá trúng thầu cao nhất là 81,33 triệu đồng/lượng và giá trúng thầu thấp nhất là 81,32 triệu đồng/lượng.Sáng nay, giá vàng miếng SJC tăng mạnh, có thời điểm niêm yết ở mức 82,5-84,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Hiện tại, các doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm, về mức 81,7-84 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Vàng rớt giá gần 1 triệu đồng/lượng, về dưới 84 triệu đồng
Giá vàng miếng những ngày này biến động như tàu lượn. Sau khi tăng lên 84,5 triệu đồng hôm qua, đến hôm nay, mỗi lượng lại "bốc hơi" 1 triệu đồng chiều thu mua, 700.000 đồng chiều bán.
Mở phiên sáng 25/4, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 81,5-83,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 700.000 đồng/lượng ở chiều bán ra và giảm 1 triệu đồng ở chiều mua vào so với kết phiên hôm qua. Chênh lệch giữa chiều mua và bán tăng thêm 300.000 đồng lên 2,3 triệu đồng.Vàng nhẫn hiện niêm yết tại 73-74,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng ở cả hai chiều.Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng SJC là 82,35-84,45 triệu đồng/lượng (mua - bán). Vàng nhẫn tại đây được niêm yết ở mức 73,78-75,68 triệu đồng/lượng (mua - bán).Tại thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.316 USD/ounce, giảm 12 USD so với giá mở phiên. Giá vàng thế giới ghi nhận 3 phiên giảm liên tiếp, trước đó ngày 12/4, có thời điểm giá vàng vượt 2.431 USD/ounce.Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế phí, giá vàng thế giới thấp hơn giá vàng miếng SJC trong nước khoảng 13 triệu đồng, tùy thời điểm.Ông Nguyễn Đức Anh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo Tín Mạnh Hải, nhận định thực tế từ đầu năm đến nay giá vàng liên tục lập đỉnh rồi sau đó lại lập kỷ lục mới vì vậy việc đánh giá nhịp thị trường và quyết định thời điểm mua cần được phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.Mỗi giai đoạn thị trường sẽ có phản ứng khác nhau và vận hành theo những cách rất khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc xem xét kỹ và có chiến lược đầu tư cho riêng mình.Ngân hàng Nhà nước hôm nay sẽ đấu thầu tiếp 16.800 lượng vàng miếng SJC, song chưa thông báo giá tham chiếu. Mức giá tham chiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trước đó để các đơn vị chuyển tiền đặt cọc là 80,7 triệu đồng.Trong phiên đấu thầu ngày 23/4, 11 doanh nghiệp tham gia dự thầu gồm 7 ngân hàng là VPBank, HDBank, Techcombank, Eximbank, MSB, ACB, Sacombank và 4 doanh nghiệp gồm SJC, DOJI, PNJ, Phú Quý, song chỉ 2 đơn vị trả giá với khối lượng trúng 3.400 lượng vàng là SJC và ACB, tương ứng 20% quy mô chào thầu.Một số sản phẩm vàng của doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).Theo CNBC News, giá vàng thế giới hạ nhiệt khi rủi ro về căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho dữ liệu kinh tế của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần, có thể cung cấp gợi ý về con đường lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).Jim Wyckoff, nhà phân tích cao cấp tại Kitco Metals, cho rằng sự tập trung của thị trường trở lại các báo cáo kinh tế Mỹ và Fed. Nếu dữ liệu lạm phát nóng, thì việc Fed giảm lãi suất sẽ khó khăn hơn và giá vàng có thể giảm xuống dưới 2.200 USD.Giá USD tự do giảm mạnhUSD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 105,8 điểm, tăng 4,3% từ đầu năm.Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.264 đồng, giảm 10 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.050-25.477 đồng.Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.137-25.477 đồng. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.195-25.477 đồng.Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.520-25.700 đồng/USD (mua - bán), giảm 210 đồng ở chiều mua và giảm 130 đồng ở chiều bán ra.
Tổng giám đốc OCB xin từ nhiệm
OCB cho biết ông Nguyễn Đình Tùng vừa gửi đơn xin từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc. Sau khi từ nhiệm, ông Tùng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với OCB trong vai trò Thành viên HĐQT.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB, mã chứng khoán: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc vào ngày 23/4. Trong thư từ nhiệm, ông Nguyễn Đình Tùng cam kết sẽ tiếp tục đóng góp và đồng hành với OCB trong vai trò Thành viên HĐQT, để triển khai chiến lược phát triển bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển mạng lưới đối tác lớn.Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 ngày 15/4 vừa qua (Ảnh: OCB).Theo OCB, việc bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Tùng làm thành viên HĐQT từ tháng 4/2023 nằm trong kế hoạch bổ sung nguồn lực lãnh đạo của ngân hàng, nhằm chuẩn bị và thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc triển khai các kế hoạch chiến lược của ngân hàng.Ban lãnh đạo OCB cũng kỳ vọng với việc sắp xếp ông Nguyễn Đình Tùng làm thành viên thường trực trong HĐQT, Ban điều hành được bổ sung nguồn lực mới trong thời gian tới, ngân hàng sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra.Theo thông tin giới thiệu, ông Nguyễn Đình Tùng sinh năm 1971, tốt nghiệp MBA Trường Maastricht University, Hà Lan.Ông Tùng gia nhập vào OCB từ tháng 4/2012 và chính thức đảm nhận vị trí Tổng giám Đốc từ tháng 8/2012. Trước đó, tháng 7/2021, HĐQT OCB tái bổ nhiệm ông Tùng tiếp tục đảm nhận vị trí Tổng giám đốc. Thời hạn bổ nhiệm 36 tháng kể từ ngày 23/8/2021. Trước khi về OCB, ông Tùng từng giữ các chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng Mekong, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ING Private Banking Singapore...
Ngân hàng Woori Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 12.500 tỷ đồng
Ngân hàng Woori Việt Nam vừa thông báo tăng vốn điều lệ từ 7.700 tỷ đồng lên 12.500 tỷ đồng.
Việc tăng vốn điều lệ này đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp nhận theo Quyết định số 691 ngày 11/4.Như vậy, sau đợt tăng vốn lên mức 12.500 tỷ đồng, Ngân hàng Woori Việt Nam trở thành ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.Với sự hậu thuẫn này của ngân hàng mẹ và Tập đoàn tài chính Woori (Woori Finance Group), Ngân hàng Woori Việt Nam sẽ tập trung tăng cường năng lực cạnh tranh, đầu tư phát triển mảng ngân hàng số (Digital Banking), cung cấp những giải pháp tài chính ưu việt cho người dùng với nhiều sản phẩm đa dạng, linh hoạt, đáp ứng hiệu quả nhu cầu của cả khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp.Tổng giám đốc Ngân hàng Woori Việt Nam - ông Park Jong Il - chia sẻ về định hướng sau khi tăng vốn điều lệ.Đây dự kiến là bàn đạp để Ngân hàng Woori Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chiến lược mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nhất là Thủ đô Hà Nội, giúp phủ sóng thương hiệu tới nhiều người dân Việt Nam hơn nữa. Dự kiến cuối tháng 5/2024, Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh Lotte Mall và phòng giao dịch Lotte Center.Đại diện ngân hàng cho hay việc tăng vốn lần này là cột mốc đánh dấu mở rộng quy mô của Ngân hàng Woori Việt Nam sau 27 năm hiện diện tại đây, thể hiện ý chí quyết tâm mạnh mẽ của Ngân hàng Woori Việt Nam trong đầu tư dài hạn tại Việt Nam nói chung và đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nói riêng.Tháng 11/2023, Ngân hàng Woori khai trương chi nhánh Starlake - chi nhánh flagship của ngân hàng tại Hà Nội.Ngân hàng Woori vào Việt Nam từ năm 1997 với việc thành lập chi nhánh tại Hà Nội, đến đầu năm 2017 thành lập pháp nhân với tên gọi Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam (Ngân hàng Woori Việt Nam), đặt hội sở tại thủ đô Hà Nội. Sau khi thành lập pháp nhân, Ngân hàng Woori Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới kinh doanh với 24 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, trong đó đã có mặt tại 5 thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố lớn khác.Tại Việt Nam, Ngân hàng Woori mang đến các dịch vụ tài chính đa dạng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bằng các sản phẩm cho vay cá nhân như vay thế chấp (vay mua ô tô, vay mua nhà) với lãi suất cạnh tranh, gửi tiết kiệm lãi suất tốt, các sản phẩm thẻ tín dụng, đồng thời hỗ trợ các khoản vay vốn đầu tư cơ sở vật chất dài hạn và tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng doanh nghiệp.Ngân hàng Woori thể hiện ý chí quyết tâm mạnh mẽ trong việc tăng sức cạnh tranh tại Việt Nam như một ngân hàng nội địa.Ngân hàng Woori trực thuộc Tập đoàn tài chính Woori (Woori Finance Group) có trụ sở chính đặt tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất tại Hàn Quốc, Ngân hàng Woori được thành lập vào năm 1899 bằng nguồn vốn nhà nước. Đây là một trong bốn ngân hàng nội địa lớn nhất Hàn Quốc và là trụ cột cho sự phát triển của ngành tài chính Hàn Quốc.Hiện nay, Ngân hàng Woori có mạng lưới hoạt động tại 24 quốc gia với 469 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn thế giới (chưa kể hơn 850 điểm giao dịch tại nội địa Hàn Quốc). Với bề dày lịch sử của mình, Ngân hàng Woori được đánh giá cao trong bảng xếp hạng tín dụng toàn cầu và có mặt trong danh sách những ngân hàng lớn nhất thế giới.
Phó Thủ tướng yêu cầu NHNN đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng.
Bảo đảm cung cầu mặt hàng vàng với giá cả hợp lýNgày 24/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng.Trước mắt, NHNN phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý. Đồng thời phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, trung thực, thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân.Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng tất cả phải vì lợi ích chung, lợi ích của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tình trạng thổi giá, chống lợi ích nhóm, hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu NHNN đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý (Ảnh: VGP).Tính toán cặn kẽ thời điểm điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếuPhó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các thành viên thảo luận, làm rõ những nguyên nhân về vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý điều hành giá nhất là giá hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, các hàng hóa đặc biệt như giá vàng miếng, giá nhà chung cư, cũng như chính sách tài khóa, tiền tệ.Đánh giá sát tình hình diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa trong nước và quốc tế để chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản với những giải pháp điều hành chủ động, kịp thời, hiệu quả.Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2024, áp lực rất lớn, để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung quyết liệt triển khai một số giải pháp trọng tâm sau.Trước hết, cần theo dõi sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, dự báo chi tiết, cụ thể các yếu tố tác động tới mặt bằng giá chung, nhất là những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu để chủ động xây dựng các kịch bản chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, bảo đảm sát đúng với thực tế, qua đó tham mưu, đề xuất, triển khai các giải pháp điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.Về điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải tính toán thời điểm phù hợp với quá trình thực hiện chính sách tiền lương mới, đảm bảo thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.Trên cơ sở kịch bản điều hành giá, các bộ ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu, có quyền số cao trong CPI.Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế, phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; điều hành chính sách tiền tệ như tín dụng, lãi suất, tỷ giá hợp lý góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng,...Các bộ ngành tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến pháp luật về giá, để triển khai, hướng dẫn Luật Giá đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng ngày mai
Ngân hàng Nhà nước ngày mai (25/4) đấu thầu tiếp 16.800 lượng vàng miếng SJC, song chưa thông báo giá tham chiếu.
Ngân hàng Nhà nước phát đi trưa hôm nay thông tin tiếp tục đấu thầu vàng miếng. Theo đó, ngày mai (25/4), nhà quản lý tiền tệ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Số lượng này bằng với phiên đấu thầu hôm qua (23/4).Các thông tin không có thay đổi so với phiên hôm qua. Khối lượng tham gia tối thiểu và tối đa mỗi thành viên là 1.400-2.000 lượng, tỷ lệ đặt cọc là 10% tương tự phiên đấu thầu trước.Nhà điều hành chưa thông báo mức giá tham chiếu. Mức giá tham chiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trước đó một ngày để các đơn vị chuyển tiền đặt cọc là 80,7 triệu đồng.Ngày mai tiếp tục đấu thầu vàng miếng (Ảnh: Thành Đông).Trong phiên đấu thầu hôm qua, 11 doanh nghiệp tham gia dự thầu gồm 7 ngân hàng là VPBank, HDBank, Techcombank, Eximbank, MSB, ACB, Sacombank và 4 doanh nghiệp gồm SJC, DOJI, PNJ, Phú Quý, song chỉ 2 đơn vị trả giá với khối lượng trúng 3.400 lượng vàng là SJC và ACB, tương ứng 20% quy mô chào thầu.Giá sàn bỏ thầu là 81,3 triệu đồng. Giá trúng thầu cao nhất là 81,33 triệu đồng/lượng và giá trúng thầu thấp nhất là 81,32 triệu đồng/lượng.Phiên đấu thầu vàng đầu tiên từng được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào ngày 28/3/2013. Thời điểm đó, 1,8 triệu lượng vàng miếng SJC được bán ra thị trường, sau 76 phiên đấu thầu.Hôm nay, giá vàng miếng SJC tăng mạnh. Hiện tại, giá vàng miếng SJC được doanh nghiệp niêm yết ở mức 82,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tức tăng 2 triệu đồng ở chiều mua và 1,5 triệu đồng so với giá mở cửa ngày 22/4 - thời điểm lẽ ra sẽ có phiên đấu thầu đầu tiên song đã bị hủy do "không có đủ số thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền cọc". Chênh lệch 2 chiều mua và bán là 2 triệu đồng.
"Tháng 5 hãy bán cổ phiếu", nhà đầu tư nên làm gì?
Công ty chứng khoán cho rằng nhà đầu tư nên đa dạng và cân bằng trạng thái danh mục, nắm bắt nhanh cơ hội ở những nhịp biến động, thận trọng theo dõi các thông tin bất lợi.
Giới tài chính có câu ngạn ngữ nổi tiếng "Sell in May and go away", có nghĩa là "bán cổ phiếu trong tháng 5 và rời đi". Nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn thời điểm này để bán cổ phiếu ở vùng giá tốt trước khi thị trường trở nên tiêu cực hơn vào giữa quý II - đầu quý IV.Vào năm nay, liệu câu nói này có còn phù hợp? Nhà đầu tư nên làm gì, tháo chạy hay tiếp tục ở lại thị trường?Nhà đầu tư nên làm gì trong tháng 5 - tháng "Sell in May" (Ảnh minh họa: Đăng Đức).Đa dạng danh mục đầu tư, nắm bắt nhanh nhịp biến độngBáo cáo chiến lược tháng 5 của Trung tâm phân tích và đầu tư, Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng đây là thời điểm sàng lọc cổ phiếu.Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có nhịp điều chỉnh trong tháng 4 mạnh hơn dự kiến. Chỉ số VN-Index xuyên phá ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, về mức thấp nhất tại 1.165,99 điểm vào phiên ngày 19/4 và phục hồi trong tuần cuối tháng 4 và các phiên đầu tháng 5.Dự báo chỉ số VN-Index trong tháng 5 khả năng sẽ có 2 kịch bản. Trường hợp tiếp tục phục hồi, nếu chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 1.278-1.280 điểm thì vùng 1.310 điểm sẽ tiếp tục được hướng đến.Trong kịch bản kém tích cực hơn, thị trường bước vào nhịp điều chỉnh. Chỉ số VN-Index được hỗ trợ quanh vùng 1.160-1.180 điểm, tích lũy và tạo nền để quay trở lại xu hướng tích cực, hướng về vùng 1.260-1.270 điểm trong tương lai.Về tâm lý thị trường, theo báo cáo, việc nhà đầu tư chủ động tái cơ cấu và cân bằng danh mục là chiến lược phù hợp trong tháng vừa qua. Nhịp điều chỉnh diễn ra mạnh nhưng khá nhanh và bật lại tốt ở các nhóm ngành triển vọng cho thấy dòng tiền chờ cơ hội đã hoạt động tích cực, phù hợp với dữ liệu số dư tiền gửi nhà đầu tư có tốc độ tăng nhanh trong quý đầu năm.Nhà đầu tư được lưu ý xem xét các yếu tố rủi ro, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây phát đi tín hiệu khả năng neo lãi suất cao lâu hơn. Biến động tỷ giá là một yếu tố thị trường vẫn tiếp tục phải theo dõi trong 2 quý tới. Quan điểm của SSI Research là lãi suất sẽ chỉ chuyển từ mức rất thấp về mức thấp và định hướng của chính sách tiền tệ vẫn giữ nguyên không thay đổi.Tuy nhiên, để có nền tảng vững chắc cho xu hướng tăng bền vững của TTCK, tăng trưởng lợi nhuận phục hồi bền vững trên diện rộng trong các quý tiếp theo là điều cần thiết.Riêng tháng 5 là tháng vùng trũng thông tin về lợi nhuận, sự quan tâm của TTCK sẽ chú ý đến các biến động về lãi suất, lạm phát và các thông tin chính sách từ Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khai mạc vào ngày 20/5.Nhóm phân tích cho rằng, việc đa dạng và cân bằng trạng thái danh mục, nắm bắt nhanh cơ hội ở những nhịp biến động là chiến lược phù hợp nhà đầu tư cần chuẩn bị trong bối cảnh hiện nay.Tích lũy cổ phiếu cho trung, dài hạnTrong khi đó, báo cáo chiến lược của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam khuyến nghị nhà đầu tư nên tăng tỷ trọng cổ phiếu vào tháng 5. TTCK đã trải qua giai đoạn khó khăn trong tháng 4 nhưng xu hướng dài hạn của thị trường vẫn đang ở mức tăng.Lợi suất của TTCK đang hấp dẫn hơn nhiều so với kênh tiết kiệm, cho thấy dư địa tăng trưởng của thị trường còn nhiều trong dài hạn. Báo cáo cho rằng định giá thị trường hiện nay tương đối phù hợp để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu cho mục tiêu trung, dài hạn.Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có sự cải thiện ở hầu hết các nhóm ngành trong quý đầu năm. Về trung hạn, kết quả này sẽ phục hồi trong bối cảnh lãi suất vẫn được duy trì ở mức nền thấp.TTCK tháng 5 cần thêm thời gian vận động cân bằng trở lại trên đường phục hồi, trước khi có những chuyển biến mạnh mẽ hơn khi bức tranh kinh doanh trong quý II dần rõ nét.Trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên lưu ý một vài yếu tố rủi ro như Fed trì hoãn giảm lãi suất. Khối ngoại đã bán ròng mạnh liên tiếp kể từ tháng 3 và nếu khối ngoại tiếp tục duy trì đà bán ròng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của chỉ số chung trong thời gian tới.Theo báo cáo cho rằng, trong chiều hướng hồi phục, VN-Index sẽ sớm gặp thử thách đáng kể tại các vùng kháng cự, trong đó đáng lưu ý là vùng cản quanh 1.255 điểm. Các chuyên viên phân tích của công ty chứng khoán trên nghiêng về kịch bản VN-Index giằng co tích lũy với thanh khoản thấp trong vùng 1.195 - 1.265 điểm.
Đột biến giao dịch tại SHB; NVL giảm kịch sàn
Dẫn đầu thanh khoản trong phiên hôm nay là NVL và SHB với khối lượng khớp lệnh lần lượt hơn 70 triệu cổ phiếu và xấp xỉ 60 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, diễn biến giá 2 mã này lại hoàn toàn trái ngược.
Diễn biến các chỉ số trong phiên 8/5 loanh quanh ngưỡng tham chiếu. Nhà đầu tư nhìn chung vẫn thận trọng, chủ yếu trong tâm thế mua - bán "xoay vòng", chốt lời ngắn hạn.VN-Index tăng nhẹ 1,83 điểm tương ứng 0,15% lên 1.250,46 điểm; HNX-Index tăng 1,56 điểm tương ứng 0,67% và UPCoM-Index cũng tăng 0,47 điểm tương ứng 0,52%.Nhiều cổ phiếu hồi phục trong phiên chiều giúp độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng giá. Thống kê 3 sàn có 481 mã tăng, 36 mã tăng trần so với 423 mã giảm, 13 mã giảm sàn.Thanh khoản thị trường cải thiện (Nguồn: VNDS).Yếu tố tích cực là thanh khoản thị trường được cải thiện rõ rệt. Tranh thủ các nhịp điều chỉnh, những nhà đầu tư cầm tiền mặt đã mạnh dạn "xuống hầu bao" để mua vào cổ phiếu, qua đó, đưa giá trị giao dịch toàn thị trường về mức "tỷ đô".Cụ thể, khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 981,8 triệu cổ phiếu tương ứng 23.308,54 tỷ đồng; trên HNX đạt 100,33 triệu cổ phiếu tương ứng 2.261,9 tỷ đồng và trên UPCoM là 55,49 triệu cổ phiếu tương ứng 695,13 tỷ đồng.Dẫn đầu thanh khoản trong phiên hôm nay là NVL và SHB với khối lượng khớp lệnh lần lượt là 70,3 triệu cổ phiếu và 59,8 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, diễn biến giá tại 2 mã này lại hoàn toàn trái ngược.NVL của Novaland giảm sàn về mức 13.600 đồng, trong đó có 24,6 triệu cổ phiếu được giao dịch ở mức giá sàn.Cầu giá thấp tại NVL đã giúp mã này "gắng gượng" ở mức giá trên mức sàn trong phần lớn thời gian giao dịch, nhưng vẫn không thể cải thiện được tình hình khi thị trường đóng cửa. Hết phiên, dư mua giá sàn tại NVL vẫn còn xấp xỉ 12 triệu đơn vị.NVL không thể thoát khỏi tình trạng giảm sàn phiên 8/4 (Nguồn: VDSC).Về phía SHB, cổ phiếu này tăng khá mạnh 2,1%, mức tăng cao hơn đáng kể so với thị trường chung.Theo thông báo của Tập đoàn T&T, tổ chức này đăng ký bán ra 74,5 triệu cổ phiếu SHB trong thời gian từ ngày 13/5 đến ngày 10/6 và dự kiến sẽ giảm khối lượng nắm giữ xuống còn 287,4 triệu cổ phiếu SHB, chiếm tỷ lệ 7,94% tổng số cổ phiếu đã niêm yết.Ngoài SHB thì rổ VN30 phiên này cũng có một số mã có đà tăng tích cực: PLX tăng 3,4% lên 40.000 đồng; SAB tăng 2,1% lên 58.900 đồng; HPG tăng 1,8% lên 30.700 đồng; MSN tăng 1,5% lên 72.300 đồng; GAS tăng 1,4% lên 77.400 đồng. Các mã khác như VIC, GVR, TCB, POW, SSI, VCB tăng giá.Phần lớn cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh, qua đó ảnh hưởng đáng kể đến sự hồi phục của VN-Index. Dù vậy, mức giảm tại các mã cổ phiếu này không lớn, chỉ có STB, VPB và NAB giảm hơn 1%; các mã khác như MBB, HDB, VIB, SSB, CTG, LPB, BID… giảm nhẹ.Áp lực chốt lời phiên hôm nay cũng khiến các cổ phiếu hàng không hạ độ cao. Theo đó VJC điều chỉnh 1% còn HVN giảm khá mạnh 3,7%.
Cổ phiếu Novaland bị "xả" mạnh
Sau khi Novaland thông tin chính thức về việc Công an TPHCM yêu cầu cung cấp hồ sơ khu đô thị Aqua City tại Đồng Nai, cổ phiếu NVL bị xả mạnh từ đầu phiên, thanh khoản đột biến.
Trước ngưỡng 1.250 điểm, thị trường chứng khoán rung lắc mạnh hơn. VN-Index ngay từ đầu phiên sáng đã điều chỉnh và điều này đã có tác dụng tích cực, hút thêm tiền đổ vào thị trường.Thanh khoản trên sàn HoSE cải thiện đáng kể, đạt 503,98 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch đạt 11.618,17 tỷ đồng. HNX có 59,04 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.387,17 tỷ đồng; con số này trên thị trường UPCoM là 34,68 triệu cổ phiếu, tương ứng 437,38 tỷ đồng.Kết phiên sáng, VN-Index tạm thời đánh mất 1,43 điểm tương ứng 0,12% còn 1.247,2 điểm; trong khi đó HNX-Index tăng nhẹ 0,97 điểm tương ứng 0,41% và UPCoM-Index tăng 0,41 điểm tương ứng 0,46%.Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm giá với 428 mã giảm so với 365 mã tăng. Riêng sàn HoSE ghi nhận 269 mã giảm giá so với 148 mã tăng giá.Nhiều cổ phiếu điều chỉnh, thanh khoản thị trường cải thiện (ảnh minh họa: Đăng Đức).Một loạt cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh như NAB, HDB, OCB, MBB, VIB, STB, VPB, CTG… nhưng mức giảm không lớn. Ngược lại, SHB, EIB, TCB và BID tăng.Một lượng tiền đầu cơ đổ khá mạnh vào nhóm cổ phiếu nhỏ, giúp VNSML-Index tăng 4,52 điểm tương ứng 0,32% trong khi VN30-Index giảm 4,56 điểm tương ứng 0,36% và VNMID-Index giảm 4,9 điểm tương ứng 0,26%.Loạt cổ phiếu tăng trần trên HoSE như AGM, CMG, DPG, PSH, SRC, ST8 phần lớn thanh khoản khiêm tốn và vốn hóa nhỏ.Thanh khoản tại SHB và NVL tăng đột biến và cao vọt so với thị trường chung. Khối lượng giao dịch trên SHB đạt 44,2 triệu đơn vị trong khi tại NVL là xấp xỉ 43 triệu đơn vị. Đáng chú ý NVL có thời điểm giảm sàn về 13.600 đồng/cổ phiếu, được giao dịch mạnh ở mức giá sàn với khoảng 18,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh tại mức giá thấp nhất.Giá cổ phiếu NVL giảm mạnh trong khi bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland - vừa đăng ký bán thỏa thuận hơn 9,1 triệu cổ phiếu NVL kể từ ngày mai (9/5) đến ngày 6/6 với lý do cá nhân.Bà Quỳnh đang sở hữu gần 25 triệu cổ phiếu NVL, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,27%. Nếu giao dịch diễn ra thành công, tỷ lệ sở hữu của bà Quỳnh tại Novaland sẽ giảm còn gần 15,6 triệu cổ phiếu NVL, tương ứng 0,8% vốn điều lệ.Trước đó, Novaland công bố báo cáo tài chính quý I với kết quả thua lỗ nặng, lỗ sau thuế xấp xỉ 601 tỷ đồng, trong đó lỗ ròng thuộc về công ty mẹ ở mức kỷ lục 567 tỷ đồng.Trong một diễn biến khác, Novaland cũng vừa chính thức phản hồi thông tin liên quan đến việc Công an TPHCM yêu cầu cung cấp hồ sơ khu đô thị Aqua City tại Đồng Nai.Phía Novaland cho hay, dưới áp lực khó khăn về tài chính kéo dài, một số ít khách hàng không đủ kiên nhẫn đồng hành cùng công ty và đã không chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự tại cơ quan tòa án hoặc trọng tài, thay vào đó gửi đơn đến các cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan cảnh sát điều tra tại TPHCM.Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã và đang thực hiện công tác xác minh thông tin theo trình tự, thủ tục luật định để có phản hồi chính thức đến khách hàng. Công ty đang tích cực phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM để làm rõ.Trên thị trường chứng khoán, vào đầu phiên chiều, áp lực bán tại NVL vẫn rất lớn. Khoảng 13h30, có xấp xỉ 50 triệu cổ phiếu NVL đã được khớp lệnh, mức giá trở lại sát mức giá sàn.
Công ty ông Hồ Đức Lam hơn 3 tháng lãi hơn 1 tỷ đồng, cổ phiếu ra sao?
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông tăng trần tiếp giữa lúc VN-Index tăng thêm 7 điểm. Quý I, công ty này báo lãi hơn 1 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế tới gần 205 tỷ đồng.
Sau khi rung lắc khá mạnh trong phiên sáng, thị trường tiếp tục duy trì đà tăng ở phiên chiều nay (7/5). VN-Index tuy chưa vượt qua được mốc 1.250 điểm nhưng vẫn ghi nhận mức tăng 7,05 điểm tương ứng 0,57% lên 1.248,63 điểm. HNX-Index tăng 0,67 điểm tương ứng 0,29% và UPCoM-Index tăng 0,45 điểm tương ứng 0,5%.Thanh khoản chưa cải thiện. Khối lượng giao dịch sàn HoSE đạt 707,89 triệu cổ phiếu tương ứng 18.425,62 tỷ đồng và con số này trên HNX là 69,26 triệu cổ phiếu tương ứng 1.230,45 tỷ đồng; trên UPCoM là 40,3 triệu cổ phiếu tương ứng 602,66 tỷ đồng.Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 534 mã tăng, 40 mã tăng trần so với 351 mã giảm, 11 mã giảm sàn. Trong đó, với 16 mã cổ phiếu trong rổ VN30 tăng giá, rổ chỉ số này tăng 10,23 điểm tương ứng 0,8%.Phiên hôm nay, cổ phiếu RDP của Công ty cổ phần Rạng Đông Holding tiếp tục tăng trần lên 5.290 đồng/cổ phiếu, không còn dư bán. Đây là phiên thứ 2 mã này tăng trần liên tiếp.Diễn biến cổ phiếu RDP trong phiên 7/5 (Nguồn: VDSC).Rạng Đông vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024. Đáng chú ý là mặc dù doanh thu thuần giảm 13% so với cùng kỳ, đạt 506,2 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng 89% với con số 1,1 tỷ đồng.Trong kỳ, lãi gộp công ty giảm mạnh 65%, còn 20,7 tỷ đồng; doanh thu tài chính cũng giảm 9% với 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí lãi vay cũng giảm 8%, ở mức 27 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận âm 11,9 tỷ đồng, trong đó, khoản chi phí bằng tiền khác âm 25,6 tỷ đồng. Nhờ vậy, công ty vẫn có lãi và thậm chí lãi tăng mạnh so với cùng kỳ. Đến cuối quý I, Rạng Đông vẫn còn lỗ lũy kế tới 204,7 tỷ đồng.Rạng Đông là doanh nghiệp gắn với tên tuổi đại gia Hồ Đức Lam. Ông Lam hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời cũng là cổ đông lớn nhất, nắm 22,1 triệu cổ phiếu RDP, tương ứng tỷ lệ 45,04% vốn điều lệ.Báo cáo quản trị năm 2023 của công ty này ghi nhận, liên quan đến ông Hồ Đức Lam, bà Hồ Thị Kim Thoa đang sở hữu 16.509 cổ phiếu RDP tương ứng 0,03%.Phía Rạng Đông cho rằng, với những biện pháp khắc phục nêu trên, kỳ vọng đến 31/12/2025 sẽ khắc phục được tình trạng lỗ lũy kế.Trên thị trường chứng khoán hôm nay, một số cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đã bị chốt lời và điều chỉnh nhẹ. VCI, TVS, VND, VIX, AGR, VDS, SSI, ORS quay đầu giảm sau khi đã đạt được trạng thái tăng trong phiên.Tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, TCB, BID, CTG, VCB, MBB, SHB giảm giá đã phần nào khiến đà tăng của VN-Index bị chững lại.Tương tự, một loạt mã bất động sản như DRH, NVL, ITA, DIG, TDH, DXG, HDG, HPX… cũng giảm giá phiên hôm nay. Dù vậy, mức điều chỉnh không lớn.Chiều ngược lại, TCH tiếp tục đạt được mức tăng giá tốt, tăng 4% lên 18.050 đồng. Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai vuột khỏi mốc giá trần 17.500 đồng nhưng đóng cửa vẫn tăng 3%.
Kháng cáo trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan, QCG lại tăng "bung nóc"
Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai trong phiên hôm nay tăng trần từ sớm. Trong khi đó, thị trường chung cũng bùng nổ với mức tăng hơn 20 điểm tại VN-Index.
Thị trường chứng khoán trong nước phiên đầu tuần (6/5) diễn biến tích cực. VN-Index bật tăng mạnh 20,55 điểm tương ứng 1,68% lên 1.241,58 điểm trong khi HNX-Index tăng 4,06 điểm tương ứng 1,78% và UPCoM-Index tăng 0,87 điểm tương ứng 0,97%.Các chỉ số tăng điểm thuận lợi, giữ được trạng thái tăng trong suốt phiên giao dịch trước khi đóng cửa ở mức giá cao nhất.Thanh khoản trên thị trường cải thiện (Nguồn: VNDS).Thanh khoản tuy không thật sự bùng nổ nhưng đã có sự cải thiện đáng kể so với các phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 864,63 triệu cổ phiếu tương ứng 20.887,56 tỷ đồng; trên HNX là 79,61 triệu cổ phiếu tương ứng 1.711,38 tỷ đồng và trên UPCoM là 40,57 triệu cổ phiếu tương ứng 627,03 tỷ đồng.Sắc xanh bao phủ thị trường với số lượng mã tăng giá áp đảo, với 723 mã tăng và có tới 47 mã tăng trần trên cả 3 sàn so với 221 mã giảm, 18 mã giảm sàn. Riêng sàn HoSE có 390 mã tăng với 16 mã tăng trần, số lượng mã tăng gấp hơn 5 lần số mã giảm giá.Cổ phiếu ngành dịch vụ và tài chính bùng nổ cả về giá lẫn giao dịch. Có tới 4 mã trong nhóm ngành này tăng trần là FTS, BSI, CTS, EVF, các mã này đều trắng bên bán. AGR vuột mất mức giá trần nhưng vẫn tăng mạnh 4,8% lúc đóng cửa; VDS tăng 6,3%; TCI tăng 5,8%; ORS tăng 4,9%; VIX tăng 4,8%; HCM tăng 4,5%; APG tăng 4,4%...Thanh khoản tại nhóm chứng khoán ở mức cao so với mặt bằng thị trường. Trong đó, VIX khớp lệnh 28,7 triệu cổ phiếu; VND khớp 12,8 triệu cổ phiếu; SSI khớp 16,8 triệu cổ phiếu; EVF khớp 13,3 triệu cổ phiếu.Phần lớn cổ phiếu ngân hàng tăng giá, trong đó MSB tăng 3,3%; BID tăng 2,6%; CTG tăng 2,5%; VIB tăng 2,4%; MBB tăng 2,2%; EIB tăng 2%. Riêng BID đóng góp 1,8 điểm; CTG đóng góp hơn 1 điểm cho VN-Index.Dòng bất động sản thăng hoa. Loạt cổ phiếu NTL, LEC, QCG, TCH, LGL tăng bung nóc, nhiều mã dư mua giá trần. Trong đó, TCH có cú lội ngược dòng ấn tượng từ mức giá "đỏ", đóng cửa dư mua giá trần xấp xỉ 3 triệu đơn vị, khớp lệnh đạt 15,4 triệu đơn vị.Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai trở lại đường đua có phiên giao dịch thuận lợi, tăng trần lên 16.400 đồng. Dư mua giá trần trong khi khớp lệnh khiêm tốn chưa tới 680.000 đơn vị.QCG tăng trần trở lại sau khi điều chỉnh vào phiên thứ sáu tuần trước trong bối cảnh thị trường chung và nhóm cổ phiếu bất động sản hồi phục. Bên cạnh đó, liên quan đến số tiền 2.882 tỷ đồng mà TAND TPHCM yêu cầu trả lại cho bà Trương Mỹ Lan trong phiên xét xử sơ thẩm, phía Quốc Cường Gia Lai đã kháng cáo một phần bản án.Công ty này cho rằng, giữa Quốc Cường Gia Lai và Công ty Sunny Island có tranh chấp và được VIAC giải quyết, theo đó Quốc Cường Gia Lai được công nhận là bên tuyên bố chấm dứt hợp đồng hoàn toàn hợp pháp do lỗi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của Công ty Sunny Island. Từ đó căn cứ theo hợp đồng, công ty chỉ có nghĩa vụ trả lại cho Công ty Sunny Island 1.444 tỷ đồng.Dù vậy tại báo cáo tài chính hợp nhất quý I vừa công bố, Quốc Cường Gia Lai vẫn ghi nhận khoản phải trả ngắn hạn trị giá 2.882 tỷ đồng là tiền nhận từ Công ty Sunny Island cho dự án Phước Kiển.Cổ phiếu QCG tăng trần chỉ sau 30 phút giao dịch đầu tiên (Nguồn: VDSC).Trên thị trường chứng khoán phiên hôm nay, các mã bất động sản khác có diễn biến tích cực: SIP tăng 5,2%; FIR tăng 5,1%; DIG tăng 4,7%; DXG tăng 4,3%; LHG tăng 4,2%; HTN tăng 3,9%; PDR tăng 3,5%; KHG tăng 3,2%...Khớp lệnh tại nhóm ngành bất động sản cũng khá sôi động. TCH khớp lệnh 15,4 triệu cổ phiếu; DIG khớp 21,6 triệu đơn vị; NVL khớp xấp xỉ 18 triệu đơn vị.Trong phiên này cũng chứng kiến diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu ngành hàng không sau khi báo cáo kết quả kinh doanh quý I bùng nổ lợi nhuận. Trong khi VJC của Vietjet Air tăng trần lên 113.400 đồng thì HVN của Vietnam Airlines cũng tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 19.750 đồng. Cả 2 mã này đều trắng bên bán; dư mua giá trần tại HVN thậm chí lên tới 5,3 triệu cổ phiếu trong khi tổng khớp lệnh mới chỉ đạt 3,9 triệu đơn vị.
Vietnam Airlines báo lãi hơn 4.400 tỷ đồng, cổ phiếu tăng bung nóc
Giữa lúc thị trường giao dịch trầm lắng thì cổ phiếu HVN gây bão thanh khoản và tăng trần sau khi Vietnam Airlines báo lãi quý I kỷ lục.
Phiên giao dịch thứ hai sau kỳ nghỉ lễ (3/5), các chỉ số tiếp tục có diễn biến tích cực, tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư thận trọng khiến thanh khoản "mất hút".VN-Index duy trì được trạng thái tăng từ đầu đến hết phiên, đóng cửa tăng 4,67 điểm tương ứng 0,38% lên 1.221,03 điểm; HNX-Index tăng 0,73 điểm tương ứng 0,32% và UPCoM-Index tăng nhẹ 0,09 điểm tương ứng 0,1%.Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 540 mã tăng so với 375 mã giảm. Trong đó, sàn HoSE có 223 mã tăng giá, 200 mã giảm giá, mức cách biệt không lớn.Thanh khoản phiên chiều có cải thiện hơn so với phiên sáng nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức 643,42 triệu cổ phiếu giao dịch trên HoSE tương ứng 17.027,3 tỷ đồng. HNX có 55,5 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.112,14 tỷ đồng và UPCoM có 29,48 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 331,21 tỷ đồng.Thanh khoản thị trường duy trì thấp sau kỳ nghỉ lễ (Nguồn: VNDS).Toàn thị trường có 47 mã tăng trần thì tới 36 mã nằm trên sàn UPCoM, cho thấy thị trường vẫn có một lượng tiền đầu cơ nhất định tìm kiếm cơ hội ở những mã nhỏ.Cổ phiếu HVN của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hôm nay bùng nổ giao dịch, tăng kịch trần lên 18.500 đồng, thiết lập mức giá cao nhất 1 năm qua, ngang với vùng đỉnh hồi tháng 8/2022. Giá cổ phiếu HVN tại thời điểm này đã tăng hơn 51% so với đầu năm và tăng hơn 30% chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây.Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,7 triệu cổ phiếu, vượt xa mức giao dịch bình quân chỉ hơn 1,1 triệu cổ phiếu mỗi phiên trong vòng 1 năm trở lại đây. Dư mua giá trần cuối phiên còn tới 4,5 triệu đơn vị.Cổ phiếu HVN "cháy hàng" sau khi Vietnam Airlines công bố báo cáo tài chính quý I ghi nhận doanh thu thuần 27.964 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ, lãi hợp nhất sau thuế đạt 4.441 tỷ đồng, đảo ngược hoàn toàn tình trạng thua lỗ hơn 37 tỷ đồng của cùng kỳ, qua đó, chấm dứt chuỗi 16 quý thua lỗ liên tiếp.Phía doanh nghiệp cho biết, quý I là giai đoạn kinh doanh cao điểm của ngành hàng không (giai đoạn có Tết Nguyên đán). Thị trường vận tải phục hồi mạnh, hãng đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa và hầu hết đường bay quốc tế đã được khai thác (so với giai đoạn trước Covid), đồng thời mở thêm các đường bay mới.Ngoài ra, Vietnam Airlines còn có thu nhập khác hợp nhất đột biến gần 3.635 tỷ đồng do trong quý I phát sinh thu nhập từ việc xóa nợ theo thỏa thuận trả.Với mức lãi đạt được trong quý I, lỗ lũy kế tại ngày 31/3 giảm xuống còn 36.743 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm 12.556 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp cũng trình bày biện pháp khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu như thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi và kinh doanh có lãi, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập dòng tiền… Từ đó, khắc phục tình trạng cổ phiếu bị kiểm soát.Giá cổ phiếu HVN đã tăng hơn 50% so với đầu năm.Ngoài HVN, trên sàn HoSE có DXV, HU1 và PTC cũng tăng trần và trắng bên bán, song thanh khoản tại các mã này rất khiêm tốn.Một số cổ phiếu dịch vụ tài chính đã điều chỉnh so với phiên sáng. SSI, TVS, OGC đóng cửa giảm nhẹ; ORS, TVB, VND, CTS, EVF, FTS quay về giá tham chiếu. AGR, TCI, BSI, VCI, VDS, HCM, VIX tăng nhẹ.Cổ phiếu ngân hàng phân hóa. Trong khi HDB tăng 3,4%; TCB tăng 2,9%; ACB tăng 1,9%; VCB, VPB, OCB, CTG tăng nhẹ thì ngược lại, LPB, VIB, SHB, TPB, EIB, MSB, NAB, STB, SSI điều chỉnh. Dù vậy, mức độ phân hóa không lớn.Tương tự với cổ phiếu bất động sản. QCG sau khi tăng lên 16.200 đồng thì đã quay đầu giảm mạnh 4,7% còn 15.350 đồng. Nhiều mã trong ngành này điều chỉnh là NVL, HTN, HPX, SJS, HDG, ITA nhưng vẫn có những mã tăng khá tốt như VRE tăng 2,9%; PDR tăng 2,7%; KBC tăng 1,7%.
Quốc Cường Gia Lai lãi chưa tới 1 tỷ đồng, cổ phiếu vẫn tăng gần gấp đôi
Lãi hợp nhất quý I năm nay của Quốc Cường Gia Lai chỉ đạt 651 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng gần gấp đôi trong 3 tháng qua.
Thị trường ấm lên vào phiên chiều dù vẫn có đôi phần rung lắc. VN-Index đóng cửa cao nhất phiên, ghi nhận tăng 6,84 điểm tương ứng 0,57% lên 1.216,36 điểm. HNX-Index tăng 0,67 điểm tương ứng 0,3% và UPCoM-Index cũng tăng 0,94 điểm tương ứng 1,06%.Tuy nhiên, thanh khoản thị trường lại rất thấp. Khối lượng giao dịch trên HoSE chỉ đạt 570,36 triệu cổ phiếu tương ứng 14.399,45 tỷ đồng và trên HNX là 47,15 triệu cổ phiếu tương ứng 972,7 tỷ đồng; trên sàn UPCoM là 19,42 triệu cổ phiếu tương ứng 299,36 tỷ đồng.Thị trường tăng nhưng thanh khoản yếu (Nguồn: VNDS).Chỉ số tăng trên nền thanh khoản yếu cho thấy áp lực bán đã dần cạn kiệt dù lực mua vào hạn chế.Tình hình thị trường khởi sắc rõ rệt. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã tăng với 494 mã tăng giá, trong đó có 28 mã tăng trần so với 385 mã giảm.Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai hôm nay mặc dù vuột trạng thái tăng trần nhưng vẫn đạt mức tăng mạnh, tăng 5,9% lên 16.100 đồng. Trước đó, mã này điều chỉnh khá mạnh 4,4% ngay trước thời điểm nghỉ lễ 30/4-1/5.Sự hồi phục mạnh mẽ tại QCG khá bất ngờ sau khi Quốc Cường Gia Lai công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu và lợi nhuận hợp nhất đồng loạt sụt mạnh, lần lượt giảm 77% và 28% còn 38,7 tỷ đồng và 651 triệu đồng.Trên báo cáo riêng lẻ, lợi nhuận vẫn tăng 20% so với cùng kỳ, đạt 3,6 tỷ đồng bất chấp doanh thu giảm hơn 81% còn 27,9 tỷ đồng.Công ty cho biết, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của quý I giảm so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo, vẫn đang trong quá trình góp ý sửa đổi để hoàn thiện. Theo đó, thủ tục triển khai các dự án của công ty đều không được giải quyết.Trong khi đó, lợi nhuận tại báo cáo riêng lẻ tăng so với cùng kỳ là nhờ ghi nhận chuyển nhượng 31,39% cổ phần tại Công ty Cổ phần Quốc Cường Liên Á và hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư.Cổ phiếu QCG được giao dịch mạnh nhất tại mức giá trần (Nguồn: VDSC).Với mức thị giá của QCG hiện nay, cổ phiếu này đã tăng gần 24% trong vòng 1 tháng qua và tăng tới 92% trong khoảng thời gian 3 tháng.Ngoài QCG, nhiều mã cổ phiếu khác cùng ngành cũng hồi phục rất tốt so với phiên sáng. AGG tăng trần, trắng bên bán; NBB tăng 3,8%; NLG tăng 3,6%; BCM tăng 3,1%; SIP tăng 3%. SZL, HPX, ITA, SZC, HAR, TCH… tăng giá tích cực.Tại nhóm tài nguyên cơ bản, DLG tăng trần; VCA tăng 5%; YBM tăng 5%; DHM tăng 3%; trong khi NKG cũng tăng mạnh 3,7%; HSG tăng 2,1%. Cổ phiếu xây dựng và vật liệu giữ được nhịp tăng tốt với HID và DXV tăng trần; HVH tăng 5,1%; TCD tăng 3,8%; VCG tăng 3,8%; CII tăng 3,4%; CTR tăng 2,8%; BMP, VGC, HHV, DPG tăng khá mạnh.
FPT phá đỉnh, ông Trương Gia Bình và dàn "công thần" tăng mạnh tài sản
Cổ phiếu FPT không ngừng đổ xô các kỷ lục về giá, trong khi thị trường vẫn giao dịch lình xình trên ngưỡng 1.200 điểm của VN-Index.
Trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, thị trường chưa thực sự tích cực. Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trong bức tranh chung, VN-Index điều chỉnh 1,57 điểm tương ứng 0,13% còn 1.207,95 điểm; HNX-Index giảm 0,63 điểm tương ứng 0,28% trong khi UPCoM-Index đạt mức tăng 0,64 điểm tương ứng 0,72%.Thanh khoản thị trường không cải thiện, giữ nguyên như thời điểm trước kỳ nghỉ lễ. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 307,96 triệu cổ phiếu tương ứng 7.820,15 tỷ đồng; trên HNX là 28,94 triệu cổ phiếu tương ứng 547,47 tỷ đồng và trên UPCoM là 11,25 triệu cổ phiếu tương ứng 171,03 tỷ đồng.Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm giá với 441 mã giảm so với 360 mã tăng. Trong đó, riêng sàn HoSE có tới 241 mã giảm so với 194 mã tăng.Đáng chú ý, VN30-Index đạt mức tăng nhẹ 0,83 điểm tương ứng 0,07% trong bối cảnh số lượng mã tăng - giảm bằng nhau (14 mã tăng, 14 mã giảm). Nguyên nhân khiến VN30-Index tăng là nhờ có lực kéo mạnh từ FPT.Chỉ riêng FPT đã đóng góp cho VN-Index tới 1,28 điểm. Bên cạnh đó, SAB, VCB, MWG, POW tăng giá cũng có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chung.Vốn hóa thị trường của FPT hiện tại đã tiệm cận Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: VDSC).Giữa lúc phần lớn cổ phiếu trên thị trường điều chỉnh thì FPT tiếp tục phá đỉnh, thiết lập mức kỷ lục mới về giá. Sáng nay, FPT tăng thêm 4.100 đồng (tương ứng 3,3%) lên 127.300 đồng; khớp lệnh đạt 2,4 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, SAB tăng 3,7%; POW tăng 2,4%; SHB tăng 1,3%; BCM tăng 1%; MWG tăng 0,9%; VCB chỉ tăng nhẹ 0,2%.FPT đang có đà tăng mạnh với mức tăng 15,41% trong vòng 1 tuần qua bất chấp VN-Index biến động mạnh. So với thời điểm đầu năm, FPT đã tăng giá 32,47%.Như vậy, giữa lúc nhiều nhà đầu tư trầy trật thua lỗ thì cổ đông FPT vẫn lãi lớn. Đặc biệt là tài sản của những người sáng lập tập đoàn này như ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT  và 2 cộng sự lâu năm là ông Bùi Quang Ngọc - Phó chủ tịch HĐQT  và ông Đỗ Cao Bảo - Thành viên HĐQT - cũng tăng mạnh.Ông Trương Gia Bình hiện sở hữu khoảng 88,73 triệu cổ phiếu FPT tương ứng tỷ lệ 6,99%; ông Bùi Quang Ngọc sở hữu 20,84 triệu cổ phiếu FPT tương ứng tỷ lệ 1,64% và ông Đỗ Cao Bảo sở hữu 12,06 triệu cổ phiếu FPT tương ứng 0,95% vốn điều lệ.Tổng tài sản của 3 cổ đông này tại FPT từ đầu năm đã tăng gần 3.800 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 15.500 tỷ đồng.Mức tăng giá mạnh thời gian vừa qua của FPT cũng đã giúp cổ phiếu này ngấp nghé top 10 có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Vốn hóa thị trường của mã đứng vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng vốn hóa hiện tại - HPG - là 163.686 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị vốn hóa thị trường của FPT đã là 161.667 tỷ đồng.Trở lại với thị trường, một số cổ phiếu khác trong sáng nay cũng có diễn biến tích cực về giá, như HID, DXV trong nhóm ngành xây dựng và vật liệu, đạt trạng thái tăng trần, HVH, CCI, VCG, BMP, HHV tăng tốt. Tại nhóm ngành bất động sản, những mã có diễn biến tích cực là AGG, TCH, SIP, DXS, HDG.Ngược lại, nhiều cổ phiếu tiếp tục điều chỉnh như DIG, NVT, NVL, HDC, PTL, KBC giảm mạnh.
Cổ phiếu Vingroup tăng mạnh đẩy VN-Index bật tăng trước nghỉ lễ
Trong mức tăng 4,55 điểm của VN-Index hôm nay, VIC đóng góp tới gần 2,3 điểm. HoSE xanh vỏ đỏ lòng khi phần lớn số mã giảm nhưng chỉ số vẫn tăng.
Nhờ nỗ lực tăng điểm mạnh mẽ của một số cổ phiếu lớn, VN-Index đã đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần với trạng thái tăng điểm tích cực. VN-Index tăng 4,55 điểm tương ứng 0,38% lên 1.209,52 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,75 điểm tương ứng 0,33% và UPCoM-Index tăng 0,43 điểm tương ứng 0,48%.VN30-Index có mức tăng mạnh hơn so với VN-Index, tăng 6,78 điểm tương ứng 0,55% trong khi rổ này chỉ có 13 mã tăng giá.VN-Index tăng điểm tốt bất chấp sàn HoSE có 227 mã giảm, nhiều hơn so với 209 mã tăng. Sàn HoSE "xanh vỏ đỏ lòng" do ảnh hưởng của lực kéo từ một số mã lớn, đáng chú ý nhất là sức bật mạnh của VIC.VIC "nhảy" 3 bậc trong bảng xếp hạng vốn hóa nhờ mức tăng mạnh phiên 26/4 (Nguồn: VDSC).Trong mức tăng 4,55 điểm của VN-Index hôm nay, VIC đóng góp tới gần 2,3 điểm. Một số mã khác cũng có ảnh hưởng đáng kể lên chỉ số chính là HDB, GVR, MWG, TCB, SHB… Cụ thể, VIC tăng 5,8% lên 44.450 đồng; HDB tăng 4,9%; SHB tăng 3,2%; GVR tăng 2%; MWG tăng 2%.Nhờ mức tăng mạnh nên VIC cũng "nhảy" 3 bậc trong bảng xếp hạng vốn hóa, vượt qua GAS, HPG và TCB. Giá trị vốn hóa thị trường của VIC đạt xấp xỉ 170.000 tỷ đồng, tăng gần 10.000 tỷ đồng so với đầu phiên; vốn hóa của GAS là 168.810 tỷ đồng; của HPG là 165.140 tỷ đồng và vốn hóa TCB là 164.149 tỷ đồng.Một số mã lớn giảm nhưng mức giảm đáng kể nhất tại MSN là 1,3%; STB giảm 0,9%; BID giảm 0,8%; GAS giảm 0,7%; CTG giảm 0,6%; còn lại giảm nhẹ, không đáng kể.Thanh khoản thị trường co hẹp trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Khối lượng giao dịch trên HoSE chỉ đạt 620,88 triệu cổ phiếu tương ứng 15.488,39 tỷ đồng và trên HNX là 60,37 triệu cổ phiếu tương ứng 1.210,64 tỷ đồng; trên UPCoM là 30,63 triệu đồng tương ứng 263,92 tỷ đồng.Nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục phân hóa. QCG phiên này bị chốt lời, quay đầu giảm mạnh 4,4% còn 15.200 đồng sau khi tăng lên 16.700 đồng trong phiên. DIG, DXG, CCL tương tự cũng chuyển trạng thái từ tăng sang giảm.Cổ đông các doanh nghiệp xây dựng và vật liệu bắt đầu kỳ nghỉ một cách nhẹ nhõm khi có nhiều mã tăng giá mạnh. Trong số 5 cổ phiếu tăng trần trên HoSE thì có 3 mã thuộc ngành này là CTI, HAS và DXV. FCN áp sát mức trần, tăng 6,4%; TCR tăng 6,4%; HBC tăng 4,7%; LBM tăng 4,1%; VNE tăng 4%...Với sự dẫn dắt của HDB, SHB và TCB, cổ phiếu ngành ngân hàng có diễn biến khả quan, nhiều mã tăng giá như NAB, LPB, MSB, OCB, ACB, VCB. Tuy vậy, tại nhóm chứng khoán, nhiều mã chịu sức ép điều chỉnh: EVF giảm 3%; VDS, VND, VIX, APG, BSI, AGR giảm hơn 1%.Cổ phiếu chứng khoán giảm trên diện rộng sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản nêu ý kiến về việc vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX, cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE trong việc đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào ngày 2/5.UBCKNN yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSDC) chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo hệ thống giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ hiện tại vận hành an toàn, ổn định và thông suốt trong mọi tình huống.
Quyết dồn toàn lực cho VinFast, ông Phạm Nhật Vượng có bao nhiêu tài sản?
Tuyên bố với cổ đông "tất cả cho VinFast", ông Phạm Nhật Vượng cam kết thu xếp 2 tỷ USD cho VinFast. Tổng tài sản ròng của người giàu nhất Việt Nam ước tính khoảng 4,2 tỷ USD.
Phiên giao dịch sáng nay (26/4), sàn HoSE "xanh vỏ đỏ lòng" khi số lượng mã tăng ít hơn số mã giảm (188 mã so với 220 mã) nhưng VN-Index vẫn tăng 3,64 điểm tương ứng 0,3%. Cổ phiếu VIC của Vingroup tăng 2,7% lên 43.150 đồng và đóng góp hơn 1 điểm cho VN-Index.Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 25/4, trong số 11 mã thuộc rổ VN30 tăng giá có cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup. VIC cũng là một trong những mã ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index.Phiên tăng giá sáng nay giúp VIC trụ vững trong tốp 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường (Nguồn: VDSC).Mã này tăng 1% lên 42.000 đồng. Trong khi đó, toàn sàn HoSE cũng chỉ có 166 mã tăng so với 293 mã giảm, VN-Index điều chỉnh 0,64 điểm tương ứng 0,05% còn 1.204,97 điểm.Với mức thị giá này, giá trị vốn hóa thị trường của Vingroup đạt gần 165.000 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với phiên hôm qua. Tính đến sáng nay, trong top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường, Vingroup đã giành lại vị trí thứ 8 từ Techcombank và Hòa Phát. Mặc dù vậy, mức chênh lệch về quy mô vốn hóa trong nhóm Techcombank, Hòa Phát, Vingroup và PV Gas tương đối sít sao.Cổ phiếu VIC phiên hôm qua và sáng nay giao dịch tích cực sau khi Vingroup tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên. Tại phiên họp này, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup - đã đi thẳng vào những câu hỏi mà cổ đông đặt ra với VinFast, bao gồm lo ngại việc dồn lực cho VinFast sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Vingroup.Ông Phạm Nhật Vượng tái khẳng định mục tiêu "VinFast không chỉ là dự án kinh doanh mà còn là dự án trách nhiệm xã hội, VinFast không chỉ muốn sản xuất được xe mà còn muốn vào top đầu thế giới".Theo đó, người đứng đầu Vingroup nhấn mạnh việc dành mọi nguồn lực cho dự án này, "tất cả cho VinFast". Sau khi cam kết dành 1 tỷ USD cho VinFast, ông Vượng cho hay sẽ tiếp tục thu xếp tài sản cá nhân cho dự án này, ít nhất 1 tỷ USD nữa.Biến động giá cổ phiếu VIngroup trong 1 năm qua (Nguồn: Investing).Theo báo cáo quản trị công ty năm 2023 do Vingroup công bố, ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu trực tiếp 691.274.400 cổ phiếu VIC, chiếm tỷ lệ 17,82% vốn điều lệ tập đoàn. Vợ ông, bà Phạm Thu Hương, cũng là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, sở hữu 170.610.525 cổ phiếu VIC, chiếm tỷ lệ 4,4%.Tính theo thị giá của VIC, ông Phạm Nhật Vượng đang có gần 30.000 tỷ đồng tài sản nhờ trực tiếp sở hữu cổ phiếu tại Vingroup. Thời gian qua, ông Phạm Nhật Vượng liên tục sử dụng cổ phần tại Vingroup để góp vốn vào các doanh nghiệp, tuy vậy, sở hữu của nhóm cổ đông liên quan tới ông Vượng tại Vingroup vẫn giữ ở mức hơn 2,4 tỷ cổ phiếu VIC tương ứng khoảng 63% vốn điều lệ tập đoàn.Giá trị tài sản trên sàn của nhóm cổ đông liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng thông qua sở hữu cổ phiếu Vingroup ước tính hơn 103.000 tỷ đồng.Theo ghi nhận của Forbes, giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng hiện ở mức 4,2 tỷ USD, xếp thứ 736 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.Hồi năm ngoái, với việc niêm yết thành công hãng xe VinFast trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, ông Phạm Nhật Vượng từng có thời điểm xếp thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất thế giới do Forbes tính toán tài sản ông Vượng dựa vào biến động giá của cổ phiếu VinFast, hãng xe mà ông Vượng đang sở hữu 100% lợi ích.
Tin mới về hệ thống KRX: Chưa đủ cơ sở để chấp thuận vận hành từ 2/5
Ủy ban Chứng khoán nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán chịu trách nhiệm về việc đảm bảo hệ thống giao dịch hiện tại được vận hành ổn định, thông suốt.
Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có văn bản nêu ý kiến về việc vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX. Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) có đưa ra lộ trình chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX, dự kiến vận hành vào ngày 2/5.Về vấn đề này, UBCKNN cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE trong việc đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào ngày 2/5.UBCKNN yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSDC) chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo hệ thống giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ hiện tại vận hành an toàn, ổn định và thông suốt trong mọi tình huống.Hệ thống KRX dự kiến vận hành ngày 2/5 nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận (Ảnh minh họa: Đăng Đức).UBCKNN nêu lý do, việc HoSE trình Ủy ban về đề xuất chấp thuận vận hành hệ thống KRX khi chưa báo cáo Bộ Tài chính, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) và chưa có ý kiến của các đơn vị thụ hưởng (HNX, VSDC) là chưa đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.Khoản 26 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) Việt Nam và công ty con của Sở GDCK Việt Nam tổ chức, vận hành.Lý do thứ 2, theo nội dung tờ trình của HoSE, hệ thống KRX chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng (HNX và VSDC) là chưa đảm bảo tuân thủ quy định.Thứ 3, tờ trình của HoSE chưa thể hiện hệ thống HRX đã được các đơn vị chủ quản phê duyệt cấp độ an toàn thông tin (Cấp độ 4) theo quy định.Ngoài ra, chưa có văn bản chính thức của các thành viên về tính sẵn sàng kết nối với hệ thống KRX cũng như khả năng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư sau khi kết nối hệ thống mới.Về phương án cho trường hợp quay lại hệ thống cũ, UBCKNN đề nghị các Sở GDCK và VSDC đảm bảo hệ thống giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ hiện tại vận hành an toàn, ổn định, thông suốt trong mọi tình huống.Ngày 25/4, UBCKNN đã có công văn yêu cầu VNX, HoSE, HNX và VSDC thực hiện, báo cáo và có phương án giải quyết các nội dung liên quan đến hệ thống KRX.
Chứng khoán xanh, đỏ chập chờn, hệ thống KRX có cứu được thị trường?
Giới phân tích cho rằng KRX sẽ tạo ra nhiều thay đổi lớn với thị trường chứng khoán, khi cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau nhưng cần thời gian để vận hành trơn tru.
Theo kế hoạch được Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo đến các công ty chứng khoán (CTCK), sau nhiều năm lỡ hẹn, hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX sẽ được vận hành chính thức từ ngày 2/5.KRX được ký kết chuyển giao công nghệ với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) vào năm 2012. Hệ thống này khi đi vào vận hành được kỳ vọng mang đến những thay đổi trên thị trường, như giao dịch trong ngày (T+0), bán khống (short selling), rút ngắn thời gian thanh toán, hợp đồng quyền chọn (option contract)...Từ đó, hệ thống tạo tiền đề giải quyết các nút thắt để tiến tới được nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi như: thanh toán bù trừ trung tâm (CCP), nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.Ngay sau khi thông tin này được phát ra, thị trường đã có những phản ứng tích cực sau một tuần "tắm máu". Phiên giao dịch ngày 22/4, VN-Index tăng hơn 15 điểm. Hay phiên ngày 24/4, VN-Index đóng cửa tăng hơn 28 điểm lên hơn 1.205,6 điểm, một lần nữa vượt mốc 1.200 điểm.Tuy nhiên đan xen những phiên giao dịch này, thị trường cũng có một số phiên điều chỉnh mạnh như ngày 23/4 hay lững lờ như ngày 25/4. Nhà đầu tư có nhiều phen "đau tim".Thị trường chứng khoán phản ứng tích cực với thông tin KRX sắp đi vào vận hành (Ảnh minh họa: Đăng Đức).Chia sẻ bên lề cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2024 của Công ty Chứng khoán SSI, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch SSI - nhận định thị trường năm nay có rất nhiều cơ hội. Không chỉ tại Việt Nam, nhiều thị trường khác gần đây cũng bộc lộ nhiều yếu tố tích cực như sự phục hồi của nền kinh tế, tổng phương tiện thanh toán được "bơm" ra nhiều hơn so với quy mô nền kinh tế.Ở Việt Nam, nhiều năm trước, lượng tiền chảy vào bất động sản rất lớn. 2-3 năm gần đây, lượng tiền này đã giảm nhiều nhưng tổng phương tiện thanh toán không thay đổi, đủ sức duy trì nền kinh tế. Đồng thời tiền nhàn rỗi, tiền đầu cơ cũng nhiều nên không chỉ thị trường chứng khoán có nhiều cơ hội mà các thị trường đầu cơ khác cũng đang "chạy" theo như vàng, tiền số...Trong bối cảnh đó, đánh giá về tác động của hệ thống KRX, ông Hưng cho rằng trước mắt chưa thay đổi gì nhiều đến thị trường. Nhưng khi KRX là nơi cung cấp công cụ để các CTCK đưa ra nhiều sản phẩm khác nhau vào thị trường và cần thời gian. KRX khi được vận hành trơn tru sẽ tạo ra nhiều thay đổi lớn với thị trường. Nhiều người kỳ vọng KRX được chính thức đưa vào hoạt động sẽ là tiền đề quan trọng giải quyết nút thắt ký quỹ trước giao dịch (prefunding) đối với việc nâng hạng thị trường. Chủ tịch SSI nhận định Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đang đi đúng hướng trong việc nâng hạng thị trường và TTCK sẽ nâng hạng được.Chia sẻ tại một tọa đàm gần đây, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBankS - nói hạ tầng giao dịch mới sẽ giúp nhà đầu tư giao dịch nhanh hơn, nhiều tổ chức có thể giao dịch tự động. Thị trường cũng có thêm nhiều sản phẩm mới, tương lai không chỉ phái sinh ở chỉ số chứng khoán mà còn có thể phái sinh ở ngay sản phẩm cổ phiếu.KRX khi đi vào vận hành sẽ giúp nhà đầu tư giao dịch thông thoáng, thị phần của công ty chứng khoán tăng trưởng, đối lập với việc hệ thống hạ tầng giao dịch cũ có những giai đoạn nghẽn lệnh, tắc lệnh khi thị trường "nóng".Cũng theo ông Sơn, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở năm bản lề, gần sát cánh cửa nâng hạng, việc thay đổi về chất là nền tảng pháp lý đang chuyển biến rõ nét, đảm bảo đủ tiêu chí của các tổ chức quốc tế.
Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai tăng trần trở lại, hàng trăm mã quay đầu giảm
Sau phiên tăng mạnh hôm qua, tâm lý thận trọng quay trở lại bao trùm thị trường.
Chỉ còn phiên giao dịch ngày mai là thị trường sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Những nhà đầu tư mua vào hôm nay (25/4) và ngày mai (26/4) sẽ phải chờ đến sau kỳ nghỉ mới có thể bán ra cổ phiếu.VN-Index dao động trong biên hẹp quanh ngưỡng tham chiếu. Chỉ số này đóng cửa với mức điều chỉnh nhẹ 0,64 điểm tương ứng 0,05% còn 1.204,97 điểm. HNX-Index giảm 0,3 điểm tương ứng 0,13% và UPCoM-Index cũng lùi nhẹ 0,04 điểm tương ứng 0,04%.Thanh khoản thị trường xuống thấp, chỉ đạt hơn 14.000 tỷ đồng trên HoSE (Nguồn: VNDS).Thanh khoản co hẹp với khối lượng giao dịch trên sàn HoSE chỉ còn 569,65 triệu cổ phiếu tương đương 14.173,88 tỷ đồng. HNX có 55,02 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.061,16 tỷ đồng và trên UPCoM có 18,48 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 247,94 tỷ đồng.Giữa bối cảnh thị trường ảm đạm, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai bứt tốc tăng trần lên 15.900 đồng/đơn vị; trắng bên bán. Khối lượng giao dịch thấp chưa đến 1 triệu cổ phiếu nhưng vẫn có dư mua giá trần. Trước đó, QCG có 2 phiên giảm sàn vào ngày 22/4 và 23/4. Phiên 24/4 mã này thoát sàn những vẫn giảm 3,87%.QCG trở lại tăng trần từ sớm sau 3 phiên điều chỉnh sâu (Nguồn: VDSC).Một số mã khác cũng đạt được trạng thái tăng trần là FDC, HID, HAS, PIT, TCO và SCD, tuy nhiên, thanh khoản tại những mã này rất khiêm tốn.Trong khi đó, bức tranh thị trường chung trái ngược hẳn với phiên hôm qua. Độ rộng nghiêng về phía các mã giảm giá với 506 mã giảm, 20 mã giảm sàn so với 353 mã tăng, 30 mã tăng trần.Nhiều cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh như TCB, OCB, MSB, MBB, VIB, LPB, SHB, ACB, BID, STB… nhưng mức giảm không tới 2%. Cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến tương tự. EVF giảm mạnh nhất 2,5%, VDS giảm 2,3%, còn lại giảm dưới 2% như BSI, AGR, ORS, CTS, TCI, HCM, VCI, FTS.Cổ phiếu bất động sản phân hóa. Trái ngược với FDC và QCG tăng trần; HPX tăng 2,4%; TCH tăng 1,6%; TDH, CRE, VIC tăng từ 1% thì vẫn có một loạt mã điều chỉnh mạnh. LEC giảm sàn, CCL giảm 5,2%; FIR giảm 4%; HQC giảm 2,1%; NTL, LDG, NLG, VRC, DXS, SJS, PDR, DXG, DIG điều chỉnh hơn 1%.Trong phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng 398 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, riêng sàn HoSE chịu áp lực bán ròng 466 tỷ đồng của khối ngoại.
Giá cổ phiếu FPT cao chưa từng có, ông Trương Gia Bình "chơi" ván lớn
Cú tăng bốc của FPT không những đưa cổ phiếu tập đoàn này thiết lập đỉnh mới mà còn đóng góp tích cực giúp VN-Index tăng hơn 28 điểm.
Phiên giao dịch hôm nay (24/4) với diễn biến tăng điểm mạnh và trên diện rộng khiến nhiều nhà đầu tư dường như tạm quên những pha giảm trong những phiên vừa qua.Lực mua được duy trì tốt trong khi áp lực bán suy giảm giúp VN-Index leo dốc, đóng cửa tại vùng giá cao nhất phiên. Chỉ số đại diện HoSE đóng cửa tăng 28,21 điểm tương ứng 2,4% lên 1.205,61 điểm. Theo đó, VN-Index một lần nữa vượt mốc 1.200 điểm.HNX-Index tăng 5,24 điểm tương ứng 2,35% lên 277,87 điểm, trong khi đó, UPCoM-Index tăng 0,86 điểm tương ứng 0,98% lên 88,37 điểm.Cổ phiếu vốn hóa lớn có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường chung. VN30-Index phiên hôm nay tăng mạnh hơn so với VN-Index, tăng 31,8 điểm tương ứng 2,65%. Toàn bộ 30 cổ phiếu trong rổ chỉ số này tăng giá, trong đó có 2 mã tăng trần là FPT và GVR.Hai mã này cũng có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index. Trong đó, FPT đóng góp 2,43 điểm cho VN-Index và GVR đóng góp 1,86 điểm cho chỉ số chính.Lịch sử giá cổ phiếu FPT (Nguồn: Investing).FPT tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 120.100 đồng, thiết lập đỉnh lịch sử mới của mã này, khớp lệnh đạt gần 10,2 triệu đơn vị. Thanh khoản vượt xa mức bình quân 2,78 triệu cổ phiếu mỗi phiên trong vòng 1 tháng trở lại đây.Tại FPT, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch tập đoàn - là cổ đông lớn nhất, sở hữu 77,2 triệu cổ phiếu tương ứng 6,08% vốn điều lệ. Với mức tăng giá của FPT trong phiên này, giá trị tài sản của ông Bình tăng thêm hơn 602 tỷ đồng, đạt 9.266,7 tỷ đồng.Cú tăng bốc tại FPT diễn ra sau khi tập đoàn của ông Trương Gia Bình và Nvidia ký kết hợp tác chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI). Hai bên dự kiến xây dựng nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory), đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trở thành đối tác phát triển dịch vụ trong mạng lưới đối tác của Nvidia.Theo biên bản ghi nhớ, FPT dự kiến đầu tư 200 triệu USD để xây dựng AI Factory cung cấp nền tảng điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI và có chủ quyền tại Việt Nam. Nhà máy bao gồm các hệ thống siêu máy tính hoạt động trên công nghệ mới nhất của Nvidia.Phiên hôm nay, một loạt cổ phiếu khác cũng đạt được mức tăng giá tốt: MWG tăng 5%, CTG tăng 4,6%; HPG tăng 4,3%; TPB tăng 4,3%; BCM tăng 3,6%; MSN tăng 3,4%; SSI tăng 3,3%; VRE tăng 3%.Nhóm bất động sản tăng bung nóc với hàng loạt mã tăng trần, nhiều mã trắng bên bán như DIG, LEC, NBB, NLG, PDR, TCH, DXG. Trong đó, DIG khớp lệnh 25,3 triệu cổ phiếu, PDR khớp 11,9 triệu cổ phiếu; TCH khớp 17,2 triệu cổ phiếu; DXG khớp 12,1 triệu cổ phiếu.Nhiều mã tăng mạnh: CCL tăng 6,7%; SIP tăng 5,8%; HPX tăng 5,5%; TIP tăng 5%; HTN tăng 4,8%; NVL tăng 4,8%; HAR tăng 4,7%...Tương tự với cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu: DXV, HAS, HID tăng trần; NHA tăng 6,5%; CTR tăng 5,6%; CII tăng 4,8%. Cổ phiếu tài nguyên cơ bản có KSB "cháy hàng", TLH tăng 6,3%; GTA tăng 6%; DHM tăng 5,2%. Nhóm thép tích cực với NKG tăng 4,9%; HSG tăng 3,4%; HPG tăng 4,3%.Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính khởi sắc, đồng loạt tăng giá. EVF tăng 6,1%; VND tăng 6,1%; FTS tăng 5,5%; CTS tăng 5,3%;HCM tăng 4,9%; AGR tăng 4,5%; VCI tăng 4,3%, VIX tăng 4,2%. Nhiều mã tăng hơn 3% như BSI, VDS, TCI, SSI, ORS.Thanh khoản mặc dù cải thiện so với hôm qua, đạt 820,07 triệu cổ phiếu tương ứng 19.846,93 tỷ đồng trên HoSE và 80,52 triệu cổ phiếu tương ứng 1.523,48 tỷ đồng. Sàn UPCoM có 23,41 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 293,94 tỷ đồng.
VN-Index tăng gần 20 điểm, nhà đầu tư xoay như chong chóng
Chỉ trong vòng ít ngày trở lại, diễn biến trên thị trường trở nên phức tạp với những phiên tăng mạnh, giảm sâu đột ngột. Sáng nay, VN-Index tăng mạnh, giới đầu tư lại tức tốc mua đuổi.
Thị trường sáng nay vẫn tiếp tục đi lên trong nghi ngờ. Mặc dù thanh khoản vẫn tương đối dè dặt song các chỉ số bứt tốc rất mạnh mẽ, đà tăng xác định ngay từ đầu phiên.VN-Index vọt tăng 19,63 điểm tương ứng 1,67% lên 1.197,03 điểm, áp sát mốc 1.200 điểm. VN30-Index tăng 23,08 điểm; HNX-Index tăng 3,02 điểm tương ứng 1,35% và UPCoM-Index tăng 0,74 điểm tương ứng 0,84%.Thị trường hồi phục mạnh trong sáng 24/4 (Ảnh minh họa: Hải Long).Thanh khoản thị trường đạt 336,27 triệu cổ phiếu tương ứng 8.016,53 tỷ đồng; HNX có 34,36 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 646,72 tỷ đồng và trên UPCoM là 9,71 triệu cổ phiếu tương ứng 118,57 tỷ đồng.Sắc xanh bao trùm thị trường với 614 mã tăng giá, 16 mã tăng trần so với 182 mã giảm, 16 mã giảm sàn.Cổ phiếu VN30 phát huy vai trò tích cực trong việc dẫn dắt thị trường. Có đến 28 mã trong rổ VN30 tăng giá, trong đó, GVR có lúc tăng trần trước khi hạ độ cao, tăng 6,2%; FPT cũng tăng rất mạnh 5%. Các mã khác như MWG tăng 3,2%; MSN tăng 2,8%; BCM tăng 2,6%; SSI tăng 2,6%; TPB tăng 1,6%; CTG tăng 2,4%; STB tăng 2,2%.Lực kéo của các cổ phiếu đầu ngành đã lan tỏa tích cực khiến phần lớn cổ phiếu ở các ngành nghề đều tăng giá. Cổ phiếu ngành chứng khoán có diễn biến tích cực trở lại: VCI tăng 4,4%; VND tăng 4,1%; CTS tăng 3,9%; FTS tăng 3,4%; HCM tăng 3,4%; BSI tăng 3,2%; AGR tăng 3,1%...Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào cổ phiếu bất động sản, nhiều mã hồi phục tăng mạnh. LEC tăng trần; DIG tăng 4,9%; NLG tăng 4,9%; SIP tăng 4,1%; TCH tăng 4,1%; HTN tăng 4%. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu QCG tiếp tục giảm 4,2% về còn 14.850 đồng.Cổ phiếu xây dựng và vật liệu cũng hồi phục sớm và tăng giá mạnh: TCR, DXV, MDG tăng hơn 6%; CTR, FCN tăng quanh mức 4%.Quan sát thị trường thấy rằng, hầu hết cổ phiếu đều giữ được đà tăng từ đầu phiên, cho thấy những nhà đầu tư giải ngân trong sáng nay đều chấp nhận "mua đuổi" để sở hữu cổ phiếu thay vì chờ giá cổ phiếu chiết khấu về vùng thấp hơn.
Thị trường lật mặt, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai được "giải cứu bất thành"
Bị bán mạnh và giảm sàn đầu phiên sáng nay song QCG đã kịp thoát sàn và có thời điểm hồi phục về mức giá tham chiếu. Dù thế, cuộc giải cứu bất thành khi vào phiên chiều, QCG dư bán giá sàn.
VN-Index về vùng 1.177 điểm, QCG dư bán giá sànTiếp tục là cú xả hàng diễn ra cuối phiên chiều. Kể từ sau 13h45, áp lực bán mạnh khiến các chỉ số đồng loạt lao dốc. VN-Index có thời điểm về tới mốc 1.170 điểm và đóng cửa tại 1.177,4 điểm, ghi nhận mức thiệt hại 12,82 điểm tương ứng 1,08%.VN30-Index giảm 6,27 điểm tương ứng 0,52%; HNX-Index giảm 2,67 điểm tương ứng 1,19% và UPCoM-Index giảm 0,51 điểm tương ứng 0,58%. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các cổ phiếu giảm giá với 599 mã giảm, 34 mã giảm sàn so với 308 mã tăng, 19 mã tăng trần.Riêng trên sàn HoSE có tới 360 mã giảm, 16 mã giảm sàn, gấp 3 lần số mã tăng giá. Phiên giảm này đã cuốn trôi những nỗ lực phục hồi trong phiên và cả ở phiên trước đó. Cổ phiếu bất động sản và chứng khoán tiếp tục bị xả mạnh.Thị trường chứng khoán biến động khiến nhà đầu tư đau tim (Ảnh minh họa: Hải Long).Trong đó QCG của Quốc Cường Gia Lai tưởng chừng được "giải cứu" thì đã quay trở lại trạng thái giảm sàn đầu phiên, đóng cửa tại 15.500 đồng; dư bán giá sàn. Một số mã khác cùng ngành cũng giảm sàn là FDC và LGL song thanh khoản khiêm tốn. PDR mất 5,1%; DIG mất 4,6%; TCH mất 4,3%; BCM mất 4,2%; HAR mất 3,8%; HPX mất 3,6%.Cổ phiếu "họ" Vin như VHM cũng mất 3%; VIC mất 2,4%; VRE mất 2,2%. Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính cũng chịu áp lực bán mạnh với AGR giảm sàn về mức 17.700 đồng; CTS giảm 5,5%; BSI giảm 3,8%; VCI giảm 3,8%; VIX giảm 3,5%; ORS giảm 3,4%.Đáng nói là các mã giảm sâu phần lớn đều đạt trạng thái tăng giá trong phiên buổi sáng. Những nhà giao dịch chấp nhận mua vào cổ phiếu ở phiên hôm qua và hôm nay với mức giá cao chưa đủ thời gian T+ để bán ra, tài khoản ghi nhận thua lỗ lớn.Thanh khoản thị trường yếu. Khối lượng giao dịch trên sàn HoSE đạt 778,31 triệu cổ phiếu tương ứng 17.488,85 tỷ đồng; HNX có 67,97 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.266,66 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 24,88 triệu cổ phiếu tương ứng 262,13 tỷ đồng.Phiên sáng: VN-Index giảm gần 6 điểmPhiên giao dịch sáng nay, nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng. Các chỉ số diễn biến giằng co, VN-Index tạm đóng cửa với mức giảm 5,95 điểm tương ứng 0,5% còn 1.184,27 điểm trong khi HNX-Index giảm 1,5 điểm tương ứng 0,66% và UPCoM-Index tăng nhẹ 0,02 điểm tương ứng 0,03%.Thanh khoản thị trường ở mức thấp với 312,59 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 6.948,65 tỷ đồng trên HOSE và 22,24 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 382,48 tỷ đồng trên sàn HNX. Thị trường UPCoM có 10,97 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 102,48 tỷ đồng.QCG hồi phục từ mức giá sàn trong sáng nay (Nguồn: VDSC).QCG của Quốc Cường Gia Lai bị bán mạnh từ đầu phiên, giảm sàn về 15.500 đồng. Tuy nhiên, sau đó khi các lệnh bán đã được hấp thụ đáng kể, mã này thoát sàn, thu hẹp biên độ giảm, đánh mất 3,9% còn 16.000 đồng.Trong số 1,44 triệu cổ phiếu QCG được khớp lệnh sáng nay có 796.500 cổ phiếu được khớp lệnh tại mức giá sàn. Đáng chú ý là có thời điểm QCG hồi phục về mức giá tham chiếu 16.650 đồng.Thị trường phiên sáng giao dịch với nhịp độ buồn tẻ. Có đến 784 cổ phiếu không có giao dịch nào diễn ra trên toàn thị trường. Độ rộng nghiêng về phía giảm với 480 mã giảm giá, 21 mã giảm sàn so với 283 mã tăng, 16 mã tăng trần.Cổ phiếu ngành ngân hàng xuất hiện phân hóa. Trong khi MBB giảm 2,2% và khớp lệnh tới 15,6 triệu cổ phiếu, OCB, BID, SHB, CTG giảm hơn 1% thì ngược lại, TCB tăng 2,8%; MSB, STB, VPB tăng giá.Một số cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng điều chỉnh, nhưng mức độ không lớn. TCI giảm 2,7%; EVF giảm 2,6%; AGR giảm 2,1%; VIX giảm 1,7%; ORS, VDS, APG, BSI, VRE, FTS mất giá. Một số mã tăng là TVB, HCM, TVS, trong đó, TVB tăng 5,2%.Ngành bất động sản ghi nhận trạng thái tăng tại một số mã như CRE, CKG, SZC, SJS, NTL nhưng chiều ngược lại, ngoài QCG thì FIR, NBB, NLG, BCM, VHM, NVL, DIG, TCH, PDR, LDG, VIC cũng điều chỉnh đáng kể.Nhóm xây dựng và vật liệu, giữa lúc DXV tăng trần, VSI tăng 5,6%; MDG tăng 4,8%; CRC tăng 3,3%; TCR tăng 3,1% với thanh khoản thấp thì LGC giảm sàn; NHA, HT1, EVG, THI, HBC, BCE giảm giá.