label
class label 13
classes | text
stringlengths 7
22.3k
|
---|---|
7Thế giới
| Trong một thông báo phát đi từ chính phủ Myanmar hôm 3/2, nước này phủ nhận thông tin của hãng AP, ghi nhận năm ngôi mộ tập thể được cho là của người Hồi giáo Rohingya ở làng Gu Dar Pyin, bang Rakhine. Theo tin của AP, những người dân thường này nhiều khả năng bị giết chết bởi quân đội và bị chôn tập thể.
Ảnh chụp vệ tinh về ngôi làng Gu Dar Pyin trước và sau khi bị tấn công. Ảnh: AP.
Theo phía Myanmar, những ngôi mộ này không phải là của dân thường mà là những kẻ khủng bố đã thiệt mạng và họ được chôn cất một cách cẩn thận. Phía Myanmar cho hay, 17 quan chức chính phủ nước này và cảnh sát biên phòng đã tới khu vực làng Gu Dar Pyin để điều tra theo thông tin từ phía AP. Người dân và giới chức ở làng này khẳng định không có chuyện gì xảy ra.
Cũng trong thông báo của chính phủ Myanmar, một nhóm khủng bố người Rohingya đã vây hãm lực lượng an ninh trong làng và tấn công họ. Để tự vệ, lực lượng an ninh buộc phải nổ súng. Có tất cả 19 kẻ khủng bố đã chết và họ được chôn cất cẩn thận bởi lực lượng an ninh.
Chính phủ Myanmar cũng tuyên bố sẽ không phủ nhận bất cứ hành động vi phạm nhân quyền nào và sẽ điều tra nếu có bằng chứng rõ ràng. Đối với sự việc ở làng Gu Dar Pyin, phía Myanmar khẳng định, theo kết quả sơ bộ của cuộc điều tra thì thông tin của AP đưa ra là sai sự thật.
Đây không phải là lần đầu tiên ở làng Gu Dar Pyin phát hiện ra những ngôi mộ chôn cất tập thể, đã có 4 vụ tương tự xảy ra từ tháng 8/2017 và một số vụ giết người được biết tới.
Nhiều người tị nạn Rohingya trốn khỏi đất nước đã cáo buộc quân đội Myanmar là thủ phạm của các vụ tàn sát và đuổi những người này ra khỏi khu vực sống của họ. Theo những người tị nạn ước tính có khoảng 400 người đã chết và thi thể của họ rải rác trong khắp các khu vực.
Hiện tại Myanmar đang đối mặt với sức ép của cộng đồng quốc tế về vấn đề khủng hoảng nhân đạo người Hồi giáo Rohingya. Ước tính đã có khoảng 600.000 người Rohingya đã rời bỏ Myanmar để chạy sang các nước láng giềng, phần lớn là Bangladesh.
Bên lề hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 12 tổ chức tại Nay Pyi Taw tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar, bà Aung San Suu Kyi cho biết, nước này và Bangladesh đang đàm phán tích cực để đưa những người Rohingya trốn khỏi Myanmar trở về tự nguyện và an toàn./.
Quang Trung/VOV-Bangkok.
|
7Thế giới
| Nghi phạm Đoàn Thị Hương xuất hiện tại tòa sáng nay, 29/1. Ảnh: AP.
Làm chứng trong phiên xét xử hôm nay, 29/1, tại tòa Tối cao Shah Alam (Kuala Lumpur, Malaysia), điều tra viên Wan Azirul Nizam Che Wan Aziz cho biết nạn nhân Kim Chol đến Malaysia vào ngày 6/2/2017.
Hai ngày sau đó, tức 8/2, Kim Chol di chuyển đến đảo Langkawi một địa điểm du lịch ngoài khơi bờ biển phía Tây Malaysia, và gặp một người Mỹ gốc Hàn vào ngày 9/2 ở một khách sạn.
Bốn ngày sau đó, 13/2, Kim Chol bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur, được cho là bằng chất độc thần kinh VX.
Điều tra viên Wan Azirul cho biết ông không thể xác nhận một số chi tiết cụ thể về cuộc gặp, ví dụ như tên khách sạn nơi Kim Chol nghỉ, hay danh tính của người mang quốc tịch Mỹ nói trên.
Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn chưa thể xác định danh tính của người này, Wan Azirul nói.
Luật sư của nghi phạm Siti Aisyah, ông Gooi Soon Seng cũng đặt câu hỏi cho Wan Azirul về thông tin đăng tải trên tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) vào tháng 5/2017.
Theo đó, tờ Asahi Shimbun cho rằng Kim Chol đã gặp một điệp viên tình báo Mỹ ở Langkawi. Dữ liệu phân tích pháp lý từ máy tính xách tay cất giữ trong balo của ông Kim vào thời điểm bị sát hại cho thấy ông đã đưa một lượng lớn tài liệu cho điệp viên Mỹ.
Đáp lại, ông Wan Azirul khẳng định máy tính xách tay của ông Kim đã được gửi đến một phòng thí nghiệm pháp y tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Kết quả kiểm tra cho thấy máy tính được sử dụng lần cuối hôm 9/2.
Tuy nhiên, Wan Azirul cho biết ông không chắc liệu cuộc gặp của Kim với người Mỹ nói trên có liên quan đến các tài liệu hay vụ sát hại ở sân bay hay không.
Trước câu trả lời của Wan Azirul, luật sư Gooi cáo buộc điều tra viên Malaysia có dấu hiệu trốn tránh.
Thôi nào, ông quên hết rồi ư?, ông Gooi nói. Ông nói là ông đã điều tra, nhưng ông đã quên tất cả mọi thứ? Khách sạn nào? Cuộc điều tra của ông rốt cục là nhằm mục đích gì, nếu nó không liên quan đến vụ án này?
Hai nghi phạm nữ của vụ án, cũng là hai nghi phạm duy nhất bị bắt giữ đến thời điểm hiện tại là Đoàn Thị Hương (người Việt Nam, 28 tuổi) và Siti Aisyah (người Indonesia, 25 tuổi). Phiên xét xử Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah sẽ tiếp tục vào ngày mai, 30/1.
Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah cùng bốn nghi phạm khác bị cáo buộc sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol (được cho là Kim Jong-nam) tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2.
Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương từng một mực khẳng định mình vô tội vì bị bốn người đàn ông lừa tham gia vụ tấn công nạn nhân Kim Chol. Hai cô gái trẻ cho rằng mình chỉ đang tham gia trò đùa vô hại của một chương trình truyền hình thực tế.
Nếu bị tuyên có tội, Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah sẽ phải đối mặt với án tử hình.
Minh Hạnh.
Theo ABC News.
|
7Thế giới
| Đoàn Thị Hương luôn bác bỏ cáo buộc giết Kim Chol - Ảnh: Reuters.
Trong phiên tòa ngày 29.1 tại Malaysia, một nhân chứng cho biết công dân Triều Tiên có tên trên hộ chiếu là Kim Chol gặp người Mỹ nói trên tại một khách sạn ở đảo du lịch Langkawi (Malaysia) vào ngày 9.2.2017 song không rõ mục đích của cuộc gặp.
Kim từ Macau tới Kuala Lumpur ngày 6.2.2017 rồi sang đảo Langkawi, phía bắc Malaysia, sau đó 2 ngày, Reuters dẫn lời Wan Azirul Nizam Che Wan Aziz, cảnh sát điều tra Malaysia, làm chứng trong phiên tòa ngày 29.1.
Wan Azirul cho biết thêm công dân Mỹ đến Malaysia từ Bangkok (Thái Lan) nhưng ông không tiết lộ danh tính, đồng thời khẳng định cuộc gặp không liên quan đến số tiền 138.000 USD tìm thấy trong ba lô của Kim khi bị sát hại ngày 13.2.2017.
Thông tin này nhằm trả lời câu hỏi từ luật sư của Siti Aisyah, bị cáo người Indonesia trong vụ án, về nghi vấn Kim đã gặp điệp viên Mỹ để chuyển một lượng lớn dữ liệu trước vụ án mạng. Tuy nhiên, luật sư tỏ ra thất vọng khi viên cảnh sát tuyên bố không nhớ nhiều chi tiết như tên khách sạn và số phòng.
Theo Reuters dẫn hồ sơ tòa án, kết quả kiểm tra máy tính xách tay của Kim Chol cho thấy nó được dùng lần cuối vào ngày 9.2.2017 và một thiết bị USB đã được kết nối với máy tính.
Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam và Aisyah, 25 tuổi, đang bị xét xử về cáo buộc sát hại Kim Chol bằng chất độc thần kinh VX. Nếu bị kết tội, cả hai phải đối mặt án tử hình.
Đến nay, hai bị cáo luôn bác bỏ cáo buộc giết người, nói rằng họ bị lừa và tưởng đang tham gia một chương trình truyền hình thực tế. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày mai (30.1).
Huỳnh Thiềm.
|
7Thế giới
| Sáng 22/1, phiên tòa xử 2 nghi phạm trong vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol đã được mở lại ở Malaysia sau 7 tuần tạm nghỉ. Các nhân chứng đã xuất hiện trong phiên tòa lần này để làm chứng cho tính chân thật của những hình ảnh do camera an ninh ghi lại.
Đoàn Thị Hương trong phiên tòa ngày 22/1. Ảnh: AFP.
Hai nghi phạm Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, người Việt Nam và Siti Aisyah, 25 tuổi, người Indonesia bị cáo buộc đã đổ dung dịch có chứa chất độc thần kinh VX vào mặt ông Kim và khiến ông thiệt mạng ở sân bay Kuala Lumpur 2 vào ngày 13/2/2017. Hai cô gái là những nghi phạm duy nhất bị bắt giữ dù các công tố viên nói rằng 4 nghi phạm người Triều Tiên đã rời Malaysia.
Tòa đã triệu tập 3 nhân viên kỹ thuật tại sân bay và khách sạn ở sân bay xuất hiện trong phiên tòa sáng 22/1 để giải thích họ đã xuất ra các hình ảnh liên quan từ máy tính và sao chép chúng vào đĩa như thế nào. Đây là quy trình cho phép tòa chấp nhận các đoạn video hiện trường như bằng chứng chính thức trong vụ việc.
Các nhân chứng khai rằng đoạn video gốc đã bị tự động xóa khỏi máy chủ sau 30 ngày.
"Toàn bộ vụ án chỉ dựa trên hình ảnh từ camera an ninh và chất độc VX, vì vậy tính chính xác của các hình ảnh từ camera rất quan trọng. Vậy mà họ dùng cách tiếp cận rất đơn giản và không thể xác định được động cơ của những người phụ nữ", AP dẫn lời luật sư Gooi Soon Seng của nghi phạm người Indonesia.
Ông Gooi nói rằng vụ sát hại ông Kim là một vụ ám sát chính trị. Ông Kim Chol được cho là Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Dù vậy, Triều Tiên phủ nhận người chết là ông Kim Jong Nam.
Một nhân chứng cảnh sát đã khai báo rằng chiếc xe dùng để đưa các nghi phạm Triều Tiên đến sân bay ngày hôm đó thuộc về Đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur. Tòa cũng được nghe khai rằng một nhân viên đại sứ quán đã gặp các nghi phạm trước khi họ rời Malaysia từ sân bay đó.
Mô phỏng vụ tấn công người nghi là Kim Jong Nam ở sân bay Kuala Lumpur: Đường màu xanh là hướng đi của nghi phạm. Đường màu đỏ là hướng di chuyển của nạn nhân sau khi vụ việc xảy ra. Đồ họa: Straits Times.
Nếu bị kết tội, 2 cô gái có thể đối mặt với án tử hình. Dù vậy, lập luận ủng hộ họ hiện này là cả 2 đều không có động cơ hay ý định. Các luật sư bào chữa nói rằng 2 cô gái tin rằng họ đang chơi một trò "chơi khăm trên truyền hình" với camera giấu kín.
Trong khi đó, các công tố viên cho rằng 2 nghi phạm biết việc họ đang cầm chất độc.
Các bác sĩ kết luận rằng ông Kim đã chết vì chất độc VX và loại trừ các nguyên nhân khác. Kết quả khám nghiệm tử thi phát hiện chất VX trên mặt, mắt, máu, chất thải cùng quần áo và túi của ông Kim. Người ta cũng tìm thấy chất này trên quần áo của 2 cô gái và móng tay của Hương.
VIDEO: Đoàn Thị Hương tái hiện nghi án Kim Jong Nam.
Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah được đưa tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur tại Malaysia để tái dựng hiện trường vụ tấn công người được cho là ông Kim Jong Nam.
Phương Thảo.
|
7Thế giới
| Trong những ngày làm việc cuối cùng, Bộ trưởng Tư pháp Rodrigo Janot đã buộc tội ông Temer cản trở công lý và tham gia vào một âm mưu hình sự nhằm ngăn chặn các nhà chức trách điều tra về một bê bối đưa/nhận hối lộ lớn.
Tháng trước, ông Temer đã tránh được việc luận tội sau khi chạy đôn chạy đáo để thuyết phục đủ số thành viên Hạ viện ngăn việc đưa các cáo buộc này lên Tòa án Tối cao, tòa án duy nhất có thể truy tố các quan chức cấp cao đương nhiệm.
Những cáo buộc mới này khiến ông Janot có vài tuần lễ bận rộn trước khi nghỉ hưu vào ngày 15.9. Ông đã nộp đơn kiện 2 người tiền nhiệm của ông Temer, là Dilma Rousseff và Luiz Inácio Lula da Silva, với cáo buộc họ đã điều hành một kế hoạch móc ruột hàng tỷ đô la từ kho bạc của Brazil.
Với đơn kiện mới nhất chống lại ông Temer, Hạ viện phải bỏ phiếu một lần nữa để xem có nên mang vụ việc ra xét xử tại Tòa án Tối cao hay không. Mặc dù các nhà phân tích tin rằng ông Temer một lần nữa sẽ thoát truy tố, nhưng nó sẽ kèm theo một mức giá và có thể cản trở nỗ lực cải cách của ông. Ông cần ít nhất 172 trong số 513 nhà lập pháp để ủng hộ ông.
Tháng 6, ông Temer trở thành Tổng thống đầu tiên của Brazil phải đối mặt với những cáo buộc hình sự khi Tổng Chưởng lý buộc tội ông nhận hối lộ trị giá 152.000 USD. Sau đó, Hạ viện đã bỏ phiếu cho ông Temer được miễn phiên tòa trong trường hợp đó. Vài tuần trước khi bỏ phiếu, ông Temer đã bỏ ra hàng triệu đô la ngân sách để hỗ trợ cho các quận then chốt của Quốc hội, một số nhà phê bình gọi là nỗ lực để lật đổ các nhà lập pháp.
Ông Temer đã bác bỏ tất cả các cáo buộc về hành vi sai trái và cố gắng để ông Janot loại bỏ khỏi các vụ kiện liên quan đến ông, cho rằng các cáo buộc có động cơ chính trị.
Mặc dù bị nhiều phản đối nhưng ông Temer đã lôi kéo được sự ủng hộ của các nhà đầu tư bằng cách hô hào ông là nhà lãnh đạo duy nhất có khả năng kéo Brazil ra khỏi vũng lầy kinh tế. Và mặc dù ông đã sử dụng hết phần vốn chính trị của mình trong Quốc hội, cuộc điều tra dự kiến sẽ không khiến ông phải rớt ghế.
Cả hai vụ kiện thứ nhất và thứ hai đều dựa trên lời khai của các nhà điều hành hàng đầu của nhà chế biến thịt khổng lồ JBS, gồm ông Joesley Batista và anh trai Wesley. Với mong muốn nhận được khoan hồng, hai anh em này đã làm chứng rằng ông Temer và một số chính trị gia khác đã nhận hối lộ của công ty.
Trong một trường hợp, ông Joesley Batista đã bí mật ghi lại cuộc gặp với ông Temer tại nơi cư trú của ông ở Brasília.
|
7Thế giới
| Vào ngày 3/11, thi thể của 23 phụ nữ đã được tàu Cantabria của Tây Ban Nha đang hoạt động trong lực lượng chống buôn người Sophia của EU, đưa về đất liền. Sau đó, 3 thi thể khác tiếp tục được tìm thấy và đưa về bờ, theo phát ngôn viên của Sophia. Tất cả được cho là người Nigeria.
Chính quyền đang tiến hành điều tra nguyên nhân tại sao tất cả nạn nhân tử vong đều là phụ nữ. Các nhà điều tra cũng đang tìm kiếm dấu hiệu của bạo lực với phụ nữ.
Chính quyền địa phương chia sẻ với các phương tiện truyền thông Ý rằng các nạn nhân di chuyển bằng một chiếc thuyền buồm và nó có thể là một chiếc thuyền vận chuyển nô lệ tình dục, chuyên chở các nạn nhân đi làm gái mại dâm.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc di chuyển phụ nữ bằng thuyền là quá mạo hiểm vì vậy những kẻ buôn người sẽ không làm điều đó vì chúng có thể mất tất cả hàng hóa vì một tai nạn.
Theo chuyên gia, cứ 5 nam giới tử vong trên đường di cư qua Đại Trung Hải thì có 6 nữ giới thiệt mạng.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia nhập cư Sine Plambech, giáo sư tại Đại học Columbia, số lượng phụ nữ di cư tử vong nhiều là một điều dễ hiểu khi cứ mỗi 5 người đàn ông chết đuối trên những chiếc thuyền cao su cố gắng vượt qua Địa Trung Hải, thì có 6 phụ nữ cũng chết đuối.
Nguyên nhân dẫn đến con số trên được giáo sư Sine chia sẻ có thể là do kỹ năng bơi lội của nữ giới kém hơn nam giới, do họ nỗ lực cứu con cái của mình hoặc do họ mặc nhiều quần áo nặng hơn.
Theo Bộ Nội vụ Italia, trong 10 tháng đầu năm 2017, hơn 111.700 người di cư đã đến nước này, giảm 30% so với năm trước.
Ngày 3/11, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết, hơn 2.560 người di cư đã được cứu trong 4 ngày tuần qua và tổng cộng đã có 2.839 người thiệt mạng khi cố gắng vượt biển tính từ đầu năm đến nay.
Trà Li.
dailymail.co.uk.
|
7Thế giới
| Trong tiến trình phát triển, các nước châu Âu đã coi một liên minh ngày càng gắn kết là cách thức để giải quyết các xung đột, đồng thời nỗ lực để tạo dựng nền tảng cho sự hội nhập và nhất thể hóa. Tuy nhiên, việc Catalonia đòi độc lập khỏi Tây Ban Nha một lần nữa cho thấy bóng ma ly khai vẫn hiện hữu trong lòng châu Âu trong năm 2017.
Một nhóm người ủng hộ việc Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha tại đường phố Barcelona - Ảnh: Reuters.
Vấn đề đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha của khu vực Catalonia không phải bây giờ mới diễn ra mà thực chất đã xuất hiện từ lâu, khi âm ỉ, lúc bùng phát, thể hiện mong muốn của của người dân khu vực này. Ngày 1/10 vừa qua, người dân khu vực Catalonia đã tham gia vào cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về nền độc lập của xứ Catalonia. Theo đó, kết quả cho thấy có đến 90% số người đi bỏ phiếu chọn ly khai khỏi Tây Ban Nha.
Trước đó, một người trưng cầu dân ý tương tự đòi độc lập cho Catalonia cũng đã diễn ra vào ngày 9/11/2014. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý này đã không được Chính quyền Tây Ban Nha công nhận và cho là vi hiến và không có giá trị.
Những nhức nhối, âm ỉ gần đây tại vùng đất giàu có và thịnh vượng này đang nhanh chóng trở thành tâm điểm dư luận châu Âu trong năm 2017. Yếu tố kinh tế được cho là nguyên nhân chủ yếu, cơ bản cho quyết định ly khai của Catalonia khi mà hàng năm khu vực này phải đóng góp cho ngân sách quốc gia số tiền lớn hơn những gì họ được nhận lại. Ngoài ra, sự khác biệt về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của Catalonia với các khu vực khác tại Tây Ban Nha cũng là lý do mà người dân vùng này muốn tách khỏi Tây Ban Nha.
Sau cuộc trưng cầu dân ý đầy sóng gió, vùng Catalonia và đất nước Tây Ban Nha đang đứng trước tương lai bất định với những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của khu vực này nói riêng và của Tây Ban Nha nói chung. Trước những diễn biến căng thẳng sau sự kiện trưng cầu dân ý tại Catalonia, lãnh đạo nhiều nước, các tổ chức quốc tế trên thế giới đã lên tiếng không công nhận độc lập của Catalonia. Nhiều tuyên bố đoàn kết cũng được đưa ra và ủng hộ hoàn toàn Tây Ban Nha. Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, cuộc bỏ phiếu ở Catalonia không làm thay đổi gì và châu Âu chỉ giao thiệp với Chính quyền trung ương Tây Ban Nha.
Theo Tạp chí Foreign Affairs, để tránh làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay, ngăn chặn sự lan rộng của bóng ma ly khai ở Tây Ban Nha, giải pháp lâu dài được gợi ý cho Chính quyền Tây Ban Nha là ngay lập tức tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Việc vừa công nhận quyền tự quyết cho Catalonia, vừa đảm bảo nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ sẽ góp phần tạo cơ sở để những người theo chủ nghĩa ly khai ở vùng Catalonia và những người theo chủ nghĩa thống nhất Tây Ban Nha đoàn kết, chung sống hòa bình.
Những người ủng hộ Catalonia độc lập hôm 11/11 đã tập trung tại Barcelona để biểu tình đòi thả những lãnh đạo ly khai đang bị giam giữ. - Ảnh: Reuters.
Những căng thẳng giữa Chính quyền Catalonia và Chính quyền Tây Ban Nha rõ ràng đang phản ánh những mâu thuẫn sôi sục chính trong lòng châu Âu, đặc biệt là giữa lý tưởng về thế giới đại đồng và mong muốn tự trị nhiều hơn nữa của các khu vực. Cuộc trưng cầu dân ý ở Catalonia càng khoét sâu rạn nứt trong kế hoạch hội nhập sâu rộng hơn của châu Âu, dẫn tới các tranh cãi về bảo vệ bản sắc và sự đoàn kết trên toàn khu vực. Cựu Thủ tướng Italia Enrico Letta đã đưa ra cảnh báo, cuộc khủng hoảng ở Catalonia có thể nhanh chóng phát tán vi rút bất ổn như một dịch bệnh, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực châu Âu.
Châu Âu từ trước đến nay vẫn luôn xem viêc ly khai là bất hợp pháp, trừ khi khu vực có nguyện vọng ly khai nhận được sự chấp thuận của quốc gia mà họ là một phần lãnh thổ trực thuộc. Châu Âu quan ngại, một khi Catalonia độc lập, thì chế độ của tất cả thành viên bị rối loạn và nghiêm trọng.
Sự ly khai của người Catalonia cũng sẽ tạo ra hiệu ứng domino khi mà ngoài Catalonia, một số khu vực khác ở các nước châu Âu đã lên tiếng đòi độc lập như Đảo Corse ở Pháp, Scotland mong muốn tách khỏi Anh, vùng Bavaria ở Đức, quần đảo Faroe ở Đan Mạch, đảo Sardinia ở Italia Đấy cũng là lý do giải thích cho việc đa số thành viên EU phản đối Catalonia độc lập và tuyên bố ủng hộ chính quyền Tây Ban Nha.
KÔNG ANH.
|
7Thế giới
| Lực lượng bảo vệ bờ biển Italia vừa phát hiện thi thể 8 người di cư đang trôi dạt trên biển và cứu sống 84 người di cư khác trên một chiếc xuồng cao su tại vùng biển ngoài khơi Libya vào ngày 6/1.
Tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Lybia chở những ngườ di cư sau khi họ được cứu tại khu vực ngoài khơi bờ biển Libya. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Theo thông báo của lực lượng bảo vệ bờ biển Italia, bằng máy bay tuần tra trên biển, họ đã phát hiện một chiếc xuồng cao su chở những người di cư đang trôi dạt tại vùng biển ngoài khơi Libya.
Lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng đưa những người di cư lên thuyền và đưa đến nơi an toàn.
Hàng trăm nghìn người di cư châu Phi đã chạy trốn khỏi đói nghèo và bạo lực tại quê nhà và hiện đang mắc kẹt tại Libya, nơi mà họ hy vọng sẽ được đưa tới châu Âu thông qua đường biển vào Italia.
Các tổ chức buôn lậu người đã lợi dụng tình trạng này để đưa người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu.
Chính phủ Libya đã yêu cầu Liên minh châu Âu cung cấp tàu và radar để giúp các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ngăn chặn việc buôn lậu người di cư qua vùng Địa Trung Hải./.
Quỳnh Hoa/VOV - Trung tâm Tin Theo Reuters.
|
7Thế giới
| Theo AP , phiên tòa bắt đầu trở lại vào ngày 22/1, sau 7 tuần tạm ngưng. Các công tố viên chỉ tập trung vào việc chứng minh hai nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah có tội và không làm rõ các động cơ chính trị có thể tồn tại trong vụ ám sát này.
Ông Gooi Soon Seng, luật sư của Siti Aisyah, cho biết ông sẽ hướng sự tập trung vào các công dân Triều Tiên có mặt tại hiện trường gây án. Tuy nhiên, việc thiếu sót các bằng chứng quan trọng đã ảnh hưởng đến quá trình bào chữa của các luật sư.
Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương tại tòa. Ảnh: AP.
Một trong những bằng chứng quan trọng là nội dung trên điện thoại di động của người được cho là ông Kim Jong Nam, thứ có thể cung cấp lý do dẫn đến vụ ám sát. Công tố viên Malaysia cho rằng chiếc điện thoại đã được đưa về Triều Tiên cùng thi thể nạn nhân.
"Nội dung từ điện thoại của ông ấy rất quan trọng vì nó có thể tiết lộ cách ông ấy đến sân bay cũng như những mối liên hệ ở Malaysia. Chưa có bằng chứng về nợ nần hay thù hằn xoay quanh cái chết", ông Gooi nói.
Theo kế hoạch, các luật sư bào chữa sẽ thẩm vấn điều tra viên trưởng, đồng thời là nhân chứng quan trọng nhất của vụ án.
Các câu hỏi sẽ xoay quanh nhà hóa học Ri Jong Chol. Ông này bị bắt ngay sau vụ ám sát nhưng được thả do cơ quan điều tra không có đủ bằng chứng. Luật sư cho rằng ông Ri từng sử dụng xe của Đại sứ quán Triều Tiên từ năm 2015, cho thấy mối quan hệ gần gũi của ông này với cơ quan đại diện của Triều Tiên ở Kuala Lumpur. Nhà của Ri có thể là nơi điều chế chất độc thần kinh trong vụ ám sát người được cho là ông Kim Jong Nam.
Mô phỏng vụ tấn công người nghi là Kim Jong Nam ở sân bay Kuala Lumpur: Đường màu xanh là hướng đi của nghi phạm. Đường màu đỏ là hướng di chuyển của nạn nhân sau khi vụ việc xảy ra. Đồ họa: Straits Times.
Luật sư của nghi phạm Siti tuyên bố ông cần thêm thời gian để nghiên cứu nội dung từ điện thoại và máy tính của ông Ri. Các công tố viên có thể sẽ dành thời gian cho những nhân chứng khác trong phiên tòa tuần tới.
Trong khi đó, công tố viên Wan Shaharuddin Wan Ladin nói rằng phiên tòa sẽ không triệu tập thêm bất cứ nhân chứng nào mới cho đến khi các luật sư kết thúc thẩm vấn điều tra viên trưởng.
Khoảng 26 người đã được triệu tập để làm chứng trong phiên tòa xử Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah. Hơn 10 nhân chứng khác có thể sẽ được triệu tập trước khi phiên tòa tạm dừng vào tháng 3. Nếu được tuyên bố vô tội, hai nữ nghi phạm sẽ được trả tự do. Nếu không, phiên toàn sẽ kéo dài trong một vài tháng tới trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.
Đoàn Thị Hương tái hiện nghi án Kim Jong Nam Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah được đưa tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur tại Malaysia để tái dựng hiện trường vụ tấn công người được cho là ông Kim Jong Nam.
Thế Long.
|
7Thế giới
| Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Cankao.
Theo các nguồn tin, hôm nay (ngày 19/1/2018), Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ công bố chiến lược quốc phòng mới. Trước đây một tuần, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick M. Shanahan cho biết chiến lược quốc phòng mới của Mỹ sẽ coi trọng hòa bình và an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như quan hệ đồng minh quân sự Mỹ - Nhật.
Chiến lược quốc phòng mới sẽ đưa ra các biện pháp quân sự mạnh hơn để ứng phó mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga, xác định những nỗ lực này là trọng điểm.
Khi gặp gỡ quan chức Nhật Bản ở Lầu Năm Góc ngày 12/1, ông Patrick M. Shanahan cho biết chiến lược quốc phòng mới của Mỹ sẽ tập trung vào cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các đồng minh khu vực, đồng thời cam kết sẽ tiến hành hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản, tăng cường quan hệ đồng minh quân sự Mỹ - Nhật.
Trước đó, các sĩ quan chỉ huy Mỹ cho biết năm 2018 quân đội Mỹ sẽ tăng cường khả năng chiến đấu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ưu tiên điều các vũ khí trang bị tiên tiến đến khu vực Tây Thái Bình Dương, đồng thời coi hợp tác quân sự với các đồng minh là nhân tố quan trọng để tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các chuyên gia quốc phòng cho rằng nếu không có ngân sách quốc phòng tương ứng thì chiến lược quốc phòng chỉ là bàn việc quân trên giấy. Nhưng các quan chức Lầu Năm Góc cho biết chiến lược quốc phòng mới là nền tảng để đưa ra ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020.
Lầu Năm Góc. Ảnh: FTchinese.
Bình luận về chiến lược quốc phòng mới do Mỹ sắp công bố, tờ Thời báo Tài chính Anh cho rằng nội dung cốt lõi của chiến lược này là áp dụng lập trường quân sự mang tính tấn công hơn đối với Trung Quốc và Nga.
Điều này có nghĩa là phương châm quốc phòng của Washington sẽ quay lại đặt đối đầu giữa Mỹ với các nước lớn chủ yếu khác lên vị trí quan trọng hàng đầu, thống nhất với đường lối chiến lược an ninh quốc gia do Mỹ công bố vào tháng 12/2017.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã đọc qua văn kiện bí mật này cho biết Mỹ lo ngại các đối thủ chủ yếu đang làm xói mòn ưu thế quân sự truyền thống của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ công bố một phần nội dung không thuộc bí mật của văn kiện này vào ngày 19/1.
Quan chức này nói: Hãy xem Trung Quốc và Nga đều đã phát triển những gì. Mục đích của họ chính là có ý đồ muốn chống lại những ưu thế của chúng tôi. Trung Quốc phát triển những vũ khí siêu thanh là nhằm đối phó tàu sân bay Mỹ.
Trung Quốc nghiên cứu chế tạo ra một loại tên lửa đạn đạo có tốc độ bay rất nhanh, về lý thuyết có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ triển khai tên tàu sân bay tiên tiến.
Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tiến hành một trong những công cuộc xây dựng quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ để bảo đảm không ai sẽ gây phiền phức cho chúng ta.
Binh sĩ quân đội Mỹ. Ảnh: Sohu.
Các chính phủ khóa trước của Mỹ tập trung vào tiến hành đối phó với mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, nhưng quan chức của chính quyền Donald Trump cho biết đối mặt với sự tiến bộ công nghệ không ngừng và tư thế ngày càng táo bạo của Trung Quốc và Nga, Mỹ hiện cần tập trung ứng phó với các cuộc xung đột thông thường có quy mô tương đối lớn, thúc đẩy hiện đại hóa quân đội. Trọng điểm quốc phòng mới của Lầu Năm Góc sẽ tập trung vào tìm cách tăng chi tiêu quốc phòng, tăng cường xây dựng quân đội.
Theo một nguồn tin khác, chiến lược quốc phòng mới của Mỹ cho rằng Mỹ đang ở trong một thời đại cạnh tranh nước lớn, hai nước tạo ra thách thức lớn nhất cho Mỹ là Nga và Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ phải tìm cách để tăng cường khả năng cạnh tranh trên những lĩnh vực mà Trung Quốc và Nga đã nỗ lực trong thời gian qua như các biện pháp chiến tranh phi đối xứng.
Các chuyên gia cảnh cáo, mặc dù Mỹ sở hữu các trang bị quân sự tốt (Mỹ sở hữu 11 tàu sân bay cỡ lớn, Trung Quốc chỉ có 2 chiếc), nhưng Lầu Năm Góc ngày càng dễ bị đối thủ tấn công bằng các khả năng cụ thể.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc David Ochmanek cho rằng: "Chúng ta có thể thua một cuộc chiến tranh". Năm 2017, ông từng làm chứng trước Quốc hội Mỹ về sự tiến bộ nhanh chóng về quân sự của Bắc Kinh và Moscow.
David Ochmanek nói: "Trung Quốc và Nga đã đạt được tiến bộ to lớn trên phương diện thực chiến. Đây là điều quân đội chúng ta chưa từng gặp phải trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh".
Mỹ vừa triển khai thêm 3 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 ở Guam. Ảnh: VOA.
Theo David Ochmanek, Trung Quốc và Nga đã chế tạo ra hàng nghìn tên lửa tầm xa có độ chính xác cao có thể tấn công các căn cứ không quân của Mỹ, đồng thời còn có thể đe dọa các máy bay chiến đấu bảo đảm ưu thế trên không của Mỹ.
David Ochmanek cho rằng: "Thông qua tác chiến mạng và tác chiến điện tử, họ có khả năng đe dọa hệ thống không gian của Mỹ, gây nhiễu chỉ huy và kiểm soát của chúng ta. Đây là đại não của các hành động quân sự hiện đại phức tạp".
Các quan chức Mỹ cũng tính toán giảm tối đa thương vong khi xảy ra các cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn, đồng thời duy trì thế mạnh để răn đe đối thủ. Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn ngân sách quốc phòng năm 2018 là 700 tỷ USD, nhưng điều này vẫn bị hạn chế bởi trần chi tiêu 549 tỷ USD.
Một số nhà phân tích cho rằng phát triển sức mạnh quân sự để chống lại các nước lớn khác có thể dẫn đến chạy đua vũ trang. Điều này sẽ chỉ làm tăng khả năng nổ ra chiến tranh giữa các nước lớn sở hữu vũ khí hạt nhân.
Mặc dù có nhiều lo ngại, nhưng chuyên gia Joe Cirincione của quỹ Ploughshares Fund lại đưa ra một quan điểm khác, cho rằng Mỹ vẫn duy trì ưu thế quân sự tuyệt đối trước Trung Quốc và Nga, thể hiện ngay ở ngân sách quốc phòng. Mỹ còn có một lực lượng quân sự quy mô lớn nhất, năng lực mạnh nhất trên thế giới.
Theo Joe Cirincione, cho dù Trung Quốc có chế tạo thêm được tàu sân bay thứ ba thì cũng không thể so sánh với hạm đội tàu sân bay gồm 11 tàu sân bay cỡ lớn và 9 tàu sân bay cỡ nhỏ hơn của Mỹ.
Joe Cirincione nói: Người Nga đang nghiên cứu một số vũ khí mới, nhưng bất kể là trình độ tiên tiến hay số lượng vũ khí thì họ đều không thể đuổi kịp Mỹ.
Hải quân Mỹ ngày 7/1/2018 cho biết cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường đến Tây Thái Bình Dương.
Phong Vân.
|
7Thế giới
| Căn hộ rộng 297m2 nằm trong khu phức hợp Solaris, mặt hướng ra bãi biển Asturias được cáo buộc là thuộc sở hữu của cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.
Ông Lula da Silva là ứng cử viên hàng đầu trong các cuộc thăm dò trước kỳ bầu cử Tổng thống Brazil vào tháng 10-2018, nhưng năm ngoái ông đã bị kết tội tham nhũng và rửa tiền. Trong động thái mới nhất liên quan đến vụ việc này, ngày 24-1, Tòa phúc thẩm giữ nguyên phán quyết nói trên.
Thẩm phán Sergio Moro, người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng có tên Rửa xe liên quan đến hàng loạt quan chức ở Brazil đã kết tội cựu Tổng thống Lula da Silva sau khi cơ quan điều tra phát hiện ông này đứng đầu vụ việc giúp Công ty OAS có được hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Petrobras trị giá hơn 25 triệu USD để đổi lấy chi phí cải tạo căn hộ bên bờ biển với số tiền 3,7 triệu Reais (1,2 triệu USD). Làm chứng trước tòa, một cựu Giám đốc Công ty Xây dựng OAS khẳng định căn hộ ở ở Guaruja, Sao Paulo được dành riêng cho ông Lula.
Căn hộ rộng 297m2 nằm trong khu phức hợp Solaris, mặt hướng ra bãi biển Asturias, một trong những nơi đông vui bậc nhất ở Guaruja, khu vực được cho là sân chơi dành cho giới thượng lưu ở bang Sao Paulo. Người dân xung quanh gọi khu Solaris cao 18 tầng với tổng cộng 128 căn hộ là tòa nhà của ông Lula. Khai trương năm 2014, các căn hộ ở Solaris có ban công làm bằng thủy tinh, trừ căn hộ trên tầng thượng được cho là dành cho ông Lula. Ở phía trước của tòa nhà là một ki-ốt bán bánh sandwich được gọi là Lula Lanches mặc dù nó không liên quan đến cựu Tổng thống. Hầu hết du khách đến đặt phòng nghỉ tại Solaris vào kỳ nghỉ năm mới hoặc các tháng mùa hè. Mỗi căn hộ có diện tích 80m2 có giá thuê niêm yết trên Airbnb là 40 USD/đêm.
Vợ của ông Lula da Silva, bà Marisa Leticia - qua đời vào năm ngoái, từng thừa nhận đến thăm nơi này nhiều lần nhưng các luật sư của vị cựu Tổng thống cho biết điều đó không chứng minh được điều gì. Ông Lula và các luật sư của ông cho rằng vị cựu Tổng thống chưa bao giờ sở hữu hoặc sống trong căn hộ đó, và ông chỉ đến đó thăm 1 lần để xem xét cơ hội kinh doanh nhưng các công tố viên đã buộc tội rằng đây được coi là khoản lót tay của Công ty OAS khi đã hứa với ông Lula da Silva.
Ông Lula da Silva, 72 tuổi, là thủ lĩnh của Đảng Lao động cánh tả. Ông giữ chức Tổng thống Brazil từ năm 2003-2010 và từng được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ca ngợi là Chính trị gia nổi tiếng nhất Trái đất. Kết thúc nhiệm kỳ thứ hai, ông Lula đạt tỷ lệ ủng hộ 87%, mức độ chưa từng có theo cuộc thăm dò Ibope của Brazil. Ông Lula được yêu mến với cải cách kinh tế và xã hội trong thời kỳ cầm quyền, chủ yếu là thành công đáng chú ý của Bolsa Familia - một chương trình chuyển tiền có điều kiện mà theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì đó là một trong những chương trình bảo trợ xã hội có hiệu quả nhất trên thế giới cùng với kỳ tích đưa 20 triệu người Brazil thoát khỏi đói nghèo giai đoạn 2003-2009.
Với phán quyết của Tòa phúc thẩm ở Porto Alegre ngày 24-1, ông Lula da Silva vẫn có thể khiếu nại lên Tòa án Tối cao nhưng theo ý kiến các chuyên gia, ông sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong trận chiến bảo vệ danh tiếng của mình. Một trở ngại nữa là theo Luật Hồ sơ sạch của Brazil, các ứng cử viên chính trị có thể bị loại khỏi các cuộc bầu cử nếu Tòa án phúc thẩm giữ nguyên cáo buộc. Bởi vậy, trong bối cảnh các ứng cử viên Tổng thống chưa có gương mặt nổi bật, ngay cả đương kim Tổng thống Brazil Michel Temer cũng lập kỷ lục về tỷ lệ ủng hộ thấp chưa từng có do liên quan đến cáo buộc tham nhũng, người dân Brazil đang lo ngại cho tương lai cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Yến Chi (Theo AP/Newsweek).
|
7Thế giới
| Đoàn Thị Hương xuất hiện tại tòa Tối cao Shah Alam (Kuala Lumpur, Malaysia) ngay 22-1. Ảnh: AP.
Tại phiên xét xử này, tòa đã triệu tập 4 nhân chứng là các kỹ thuật viên phụ trách hệ thống camera giám sát, được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau ở sân bay Kuala Lumpur. Những người này đến tòa làm chứng về tính xác thực của các đoạn video trích xuất từ các camera an ninh.
Bà Maridam, phiên dịch cho bị cáo Đoàn Thị Hương tại tòa, cho biết, các kỹ thuật viên xác nhận với tòa những hình ảnh mà họ cung cấp cho cảnh sát điều tra vụ án, được trích xuất từ máy chủ quản lý hệ thống camera sân bay. Cũng theo bà Maridam, sức khỏe và tinh thần của bị cáo Đoàn Thị Hương ở trạng thái ổn định.
Đây là buổi xét xử đầu tiên đối với Đoàn Thị Hương và nữ nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah trong năm 2018. Phiên xét xử lần này dự kiến kéo dài đến hết ngày 24-1, phiên xét xử tiếp theo sẽ diễn ra ngày 29 và 30-1. Dự kiến, quá trình xét xử hai bị cáo sẽ kết thúc vào tháng 3-2018.
PHƯƠNG AN.
|
7Thế giới
| Trang Sina của Trung Quốc dẫn lại nguồn tin từ Tạp chí Quốc phòng Jane's thông báo nước này sẽ cung cấp cho Lữ đoàn cận vệ số 70 - Quân đội Hoàng gia Campuchia số lượng lớn xe tăng và xe thiết giáp dự kiến lên tới 100 chiếc.
Những phương tiện đầu tiên sẽ tới Phnom Penh vào tháng 3 này, tuy nhiên chủng loại chưa được tiết lộ.
Sina thông tin thêm, từ năm 1956 Trung Quốc đã bắt đầu cung cấp sự hỗ trợ dài hạn về kinh tế và quân sự cho Campuchia, mặc dù quốc gia Đông Nam Á này còn nhận viện trợ từ Mỹ hay Nhật Bản nhưng quy mô không thể sánh với Bắc Kinh.
Trong năm ngoái, phía Campuchia đã bãi bỏ các gói viện trợ của Mỹ được triển khai suốt một thời gian dài mà không đi kèm giải thích, đồng thời họ cũng hạn chế các hoạt động diễn tập hải quân song phương.
Nhưng trái lại, theo Sina hợp tác quốc phòng Trung Quốc - Campuchia ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn.
Quân đội Hoàng gia Campuchia đã nhận rất nhiều hàng quân sự có xuất xứ Trung Quốc.
Hiện nay trang bị tiêu chuẩn của bộ binh Campuchia vẫn là súng trường tấn công Type 56 - phiên bản AK-47 do Trung Quốc sản xuất, ngoài ra còn có pháo phòng không Type 85, xe tăng hạng nhẹ Type 62, xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59, hệ thống pháo phản lực phóng loạt Type 81 và súng trường bullpup QBZ-97.
Không chỉ có vậy, gần đây Trung Quốc đã cung cấp cho Campuchia 1 tỷ USD trang thiết bị quân sự từ xe tải cho tới 12 trực thăng đa dụng Z-9 và 2 máy bay vận tải hạng nhẹ MA-60 cùng quân phục và trang bị cá nhân như giáp, mũ bảo hộ, mặt nạ phòng chống độc...
Trung Quốc cũng là địa chỉ thường xuyên của các học viên quân sự Campuchia, khoảng 30% nhân lực của quân đội nước này được đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn trên đất Trung Quốc, quy mô khó một đối tác nào theo kịp.
Binh lính Campuchia bên các xe tải quân sự do Trung Quốc cung cấp.
Hỗ trợ của Trung Quốc rõ ràng giữ vai trò cực kỳ quan trọng, quy mô Quân đội Campuchia với 125.000 lính thương trực, 70.000 quân dự bị, 21 máy bay cánh cố định, 17 trực thăng 550 xe tăng, 300 xe bọc thép, 600 khẩu pháo các loại cùng 53 tàu chiến trong khi ngân sách quốc phòng hàng năm chỉ có 192 triệu USD, không đủ cho nhu cầu tối thiểu.
Theo báo Trung Quốc, nếu không có các gói viện trợ của Trung Quốc, có lẽ Quân đội Hoàng gia Campuchia sẽ phải cắt giảm quy mô đi ít nhất là một nửa so với hiện tại, cho nên dễ hiểu vì sao Phnom Penh đang cực kỳ coi trong quan hệ hợp tác quốc phòng với Bắc Kinh.
Trong tương lai, có thể Trung Quốc sẽ bàn giao cho Hải quân Campuchia một tàu chiến loại biên có chiều dài 140 m, cung cấp cho không quân nước này tiêm kích JF-17 và tên lửa phòng không tầm trung KS-1A, khiến sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung Quốc ngày càng lớn thêm.
Tùng Dương.
|
7Thế giới
| Phát biểu trên kênh truyền hình 12 Ukraine, nghị sĩ Ukraine Sergey Kunitsyn tiết lộ, ông từng xem xét vấn đề mở rộng các quyền ủy thác cho chính quyền Crimea và khả năng quay trở lại Hiến pháp năm 1992 để ngăn chặn việc bán đảo sáp nhập vào Liên bang Nga trong năm 2014.
"Tôi đã tới gặp Turchinov nói là ngay lập tức phải triệu tập các đại biểu Quốc hội, mở rộng mọi quyền ủy thác cho chính quyền Crimea, thông qua ngay trong lần đọc dự thảo thứ nhất, quay trở lại luật pháp năm 1992 vì chính quyền "hậu Maidan" đang còn yếu, cần có thêm thời gian và vô hiệu quả các cuộc trưng cầu dân ý", ông Sergey Kunitsyn chia sẻ.
Một cậu bé cầm lá cờ Nga trong một lễ diễu hành tại thành phố Simferopol nhân kỷ niệm một năm Crimea sáp nhập Nga hôm 16/3. (Ảnh: Mashable.).
"Đó là trao cho Crimea mọi thứ, ngoại trừ chủ quyền để kéo dài thời gian", ông cho biết.
Theo nghị sĩ này, Kiev "đã chậm mất một tuần" vì không chọn được ai là người đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
Sputnik đưa tin, theo Hiến pháp năm 1992, cộng hòa Crimea là một nhà nước nằm trong thành phần Ukraine. Mối quan hệ giữa hai bên sẽ được xác định trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định. Crimea có tất cả các quyền hạn trên lãnh thổ của mình ngoại trừ những quyền ủy thác mà Crimea tự nguyện trao cho Ukraine.
Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc là tiếng Nga và nước cộng hòa này có thể độc lập quan hệ với các quốc gia khác.
Tháng Ba năm 1995, Quốc hội Ukraine đã bãi bỏ Hiến pháp năm 1992 và chức vụ tổng thống Crimea.
Crimea đã tách khỏi Ukraine và gia nhập vào Liên bang Nga vào ngày 17/3/2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý. Ukraine, cũng như cộng đồng quốc tế, đã không thừa nhận động thái này, với việc Kiev hiện vẫn coi Crimea là một lãnh thổ bị chiếm đóng.
Trong khi đó, giới chức Nga nhiều lần khẳng định, người dân Crimea đã quyết định sáp nhập vào Nga trong một tiến trình dân chủ và rằng cuộc trưng cầu dân ý này được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế.
Minh Thu (Theo Sputnik).
|
7Thế giới
| Chính quyền Kiev đối phó chậm, để Crimea lọt vào tay Nga.
Nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) Sergey Kunitsyn mới đây đã tiết lộ trên kênh truyền hình 112 Ukraine cách mà chính quyền Kiev (chính quyền thân phương Tây mới được thành lập sau khi lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Viktor Yanukovych) có thể giữ được bán đảo Crimea (Crimean Peninsula) hồi năm 2014.
Theo ông, vào thời điểm đó, nhà chức trách Ukraine đã từng xem xét vấn đề mở rộng các quyền ủy thác cho chính quyền Crimea và khả năng quay trở lại Hiến pháp năm 1992 để ngăn chặn việc bán đảo sáp nhập với Liên bang Nga.
"Tôi đã tới gặp Oleksandr Turchinov (khi đó là Tổng thống tạm quyền, kiêm Chủ tịch Quốc hội) nói là ngay lập tức phải triệu tập các đại biểu Verkhovna Rada, mở rộng mọi quyền ủy thác cho chính quyền Crimea, thông qua ngay trong lần đọc dự thảo thứ nhất, quay trở lại luật pháp năm 1992 - ông Sergey Kunitsyn tiết lộ.
Theo ông này, trong khi ở bán đảo Crimea có sự hiện diện của quân Nga, mà chính quyền "hậu Maidan" đang còn yếu, nên họ cần có thêm thời gian để củng cố và tập hợp sức mạnh nhằm vô hiệu quả các cuộc trưng cầu dân ý.
Do đó, ông này kiến nghị giải pháp là chính quyền Kiev cần phải trao cho Crimea mọi thứ, ngoại trừ chủ quyền, để kéo dài thời gian, ngăn chính quyền bán đảo trưng cầu dân ý về nền độc lập và sáp nhập vào Nga.
Theo vị nghị sĩ này, Kiev "đã chậm mất một tuần" vì không chọn được ai là người đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
Dĩ nhiên là hành động chậm trễ này đã khiến Crimea một lần nữa trở lại Nga, sau kết quả trưng cầu dân ý, được tổ chức vào tháng 3/2014.
Hơn 97% dân cư bán đảo tán thành ly khai khỏi Ukraine và đưa Crimea trở về với đất mẹ Nga. Và cho đến thời điểm này, có thể khẳng định là quốc ca Ukraine sẽ không bao giờ còn được cử hành trên bán đảo.
Chính Maidan đã khiến Ukraine mất Crimea về tay Nga.
Tuy nhiên, những tư liệu khác đã cho biết rằng, sau khi lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Viktor Yanukovych vào thời điểm tháng 2 năm 2014, giới lãnh đạo chính quyền lâm thời ở Kiev không định trao cho bán đảo này bất cứ quyền hạn nào mà ngược lại, còn sẵn sàng tắm máu Crimea.
Theo biên bản thăm dò ý kiến mà cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ukraine, ông Yuri Ilyin lưu giữ lại, các chính trị gia Euromaidan đã chuẩn bị ngăn chặn một cách cứng rắn sự bất mãn ở Crimea và "Tắm trong máu" là số phận mà các nhà lãnh đạo Maidan sẽ chuẩn bị cho Crimea.
Theo tài liệu này, tháng 2 năm 2014, ông Ilyin nhiều lần thông báo cho chính phủ mới về những nguy cơ đối với Ukraine trong trường hợp làm ngơ trước sự bất mãn chính trị ở Crimea nhưng chính phủ tạm quyền của ông Turchinov đã không có hành động nào để giữ lại bán đảo.
Bán đảo Crimea đã tách khỏi Ukraine, sáp nhập vào Nga tháng 3/2014.
Theo lời cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, phản ứng của các nhà lãnh đạo phe đối lập là "hung hăng" và "gây sốc". Chẳng hạn, ông Klitschko, người hiện đang là thị trưởng thủ đô Kiev, từng hứa rằng "sẽ đối xử với bán đảo thậm chí cứng rắn hơn so với Kiev".
Ông Ilyin nhấn mạnh rằng, các chính trị gia Maidan đã không muốn giải quyết tình hình một cách hòa bình và chỉ muốn thực hiện kịch bản bạo lực để đối phó với người dân Crimea.
"Cho họ tắm máu và tất cả mọi người sẽ hiểu. Chúng ta sẽ bẻ gãy cái chổi phản kháng. Trong lĩnh vực này chúng ta có sự hỗ trợ mạnh mẽ" - tài liệu ghi chép lời lãnh tụ đảng dân tộc cực đoan "Tự do" là ông Oleg Tyagnibok.
Chính vì tâm trạng bài Nga, kích động chia rẽ dân tộc chiếm ưu thế trong Quốc hội và các đảng phái Ukraine vào thời điểm đó và cho tới cả hiện nay, việc bán đảo đã lọt vào tay Nga tháng 3/2014 là điều tất yếu. Và nếu có cho làm lại, chắc chắn chính quyền Kiev vẫn mất Crimea mà thôi!
Crime trở về với Nga sau 60 năm được trao tặng cho Ukraine.
Nga và Crimea đã có lịch sử chung lâu dài. Bán đảo đã là của Nga vào năm 1783. Người Nga đã nhiều lần bảo vệ Crimea trong nhiều cuộc chiến đẫm máu chống Anh, Pháp và Đế chế Ottoman trong Chiến tranh Crimea và chống lại Đức quốc xã trong Thế chiến II.
Vào năm 1954, lãnh tụ Liên Xô khi đó là ông Nikita Khrushchev đã mang bán đảo Crimea của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga trao tặng cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine - người anh em trong khuôn khổ Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô, tức Liên bang Xô viết). Hành động này được coi là là một bước đi thiếu trách nhiệm với nước Nga và rõ ràng không thể lường trước được hậu quả của nó.
Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, theo Hiến pháp năm 1992, cộng hòa Crimea là một nhà nước nằm trong thành phần Ukraine. Mối quan hệ giữa hai bên sẽ được xác định trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định. Bán đảo có tất cả các quyền hạn trên lãnh thổ của mình ngoại trừ những quyền ủy thác mà Crimea tự nguyện trao cho Ukraine.
Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc ở Crimea là tiếng Nga, đồng thời, nước cộng hòa này có thể độc lập quan hệ với các quốc gia khác.
Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 1995 dưới thời Tổng thống Leonid Kuchma, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu hủy bỏ Hiến pháp năm 1992 và bãi bỏ chức vụ Tổng thống của Crimea.
Tháng 2/2014, nhân dân Crimea đã đứng lên phản đối chính quyền thân phương Tây được dựng lên sau cuộc đảo chính trên Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev, lật đổ chính phủ hợp Hiến của ông Viktor Yannukovych.
Và đến cuộc trưng cầu dân ý tháng 3/2014, đại đa số nhân dân Crimea đã bỏ phiếu thể hiện quyết tâm tách khỏi Ukraine, trở về với Nga sau 60 năm lưu lạc.
Huy Bình.
|
7Thế giới
| Hôm 28/1, trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông của Pháp, ủy viên phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính của Liên minh châu Âu (EU), ông Pierre Moscovici nói rằng, cửa sẽ mở nếu Anh muốn đảo ngược việc rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Ủy viên phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính của Liên minh châu Âu (EU) Pierre Moscovici. Ảnh: Alamy.
Ông Pierre Moscovici nhấn mạnh, nếu chính phủ Anh thay đổi quyết định Brexit, EU sẽ sẵn sàng chào đón. Trước đó, ông Pierre Moscovici bày tỏ mong muốn Anh sẽ ở lại EU bởi cả Anh và EU đều bị tổn thất trong trường hợp Anh rời khỏi "ngôi nhà chung". Một số nhà chính trị của Anh cũng đã nói rằng, cần tổ chức thêm một cuộc trưng cầu ý dân về việc rời khỏi EU. Lý do là vì người dân Anh không được cung cấp mọi thông tin trong cuộc trưng cầu lần trước và rằng ý kiến của dư luận đang thay đổi về tương lai quan hệ giữa Anh và EU./.
Quỳnh Hoa/VOV1.
|
7Thế giới
| Gafur Rakhimov (phải) được mệnh danh là ông trùm mafia Uzbekistan.
Ông Rakhimov (người Uzbekistan) được chọn để thay thế Franco Falcinelli tại Đại hội bất thường AIBA ở Dubai (UAE) sau khi quan chức người Ý quyết định từ chức. Rakhimov thay thế cựu Chủ tịch AIBA CK Wu, người bị buộc phải rời tổ chức sau 11 năm nắm quyền do những cáo buộc bê bối tài chính. Tuy nhiên, ngay sau khi Rakhimov được chọn giữ chức Chủ tịch tạm quyền AIBA, IOC lập tức bày tỏ sự lo lắng bởi Rakhimov vốn được phương tiện truyền thông mệnh danh là một ông trùm mafia Uzbekistan khi có mối liên hệ với tội phạm có tổ chức dù chưa bao giờ bị truy tố.
Theo AFP, tháng trước, Rakhimov nằm trong số 10 người bị buộc tội liên quan đến các băng đảng tội phạm Âu - Á. Vì thế, IOC đã yêu cầu AIBA phải gửi báo cáo về tình hình nội bộ vào cuối tháng này để họp đánh giá tại Hàn Quốc nhân dịp Olympic mùa đông 2018 diễn ra ở quốc gia này. IOC cực kỳ lo lắng về ban quản trị của AIBA (ý nói việc để một người được mệnh danh là ông trùm mafia Uzbekistan làm chủ tịch tổ chức), người phát ngôn của IOC nói trong một tuyên bố.
Rakhimov là 1 trong số 10 người nằm trong danh sách "đen" của Bộ Tài chính Mỹ vì liên quan đến tội phạm có tổ chức, nghĩa là công dân nước này bị cấm thực hiện kinh doanh với quan chức người Uzbekistan.
Ông Rakhimov trước đó là Phó chủ tịch có thâm niên lâu nhất ở AIBA. Tuy nhiên, quan chức 66 tuổi trên lại nằm tầm ngắm điều tra của Mỹ do bị nghi ngờ hỗ trợ vật chất cho nhóm tội phạm thuộc thế giới ngầm đang làm tỏa đi khắp thế giới. Rakhimov đã được cho là liên quan đến các vụ tống tiền và trộm xe của một trong những tội phạm hàng đầu của Uzbekistan và một người quan trọng liên quan đến việc buôn bán heroin, một báo cáo của Mỹ cho hay.
Trước đó, ông Rakhimov cũng nằm trong danh sách truy nã của Interpol trước khi bị bãi bỏ vào tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, các mối liên hệ với mafia khiến ông Rakhimov bị cấm đến Úc để dự Olympic 2000 dù ông là một nhân vật đầy quyền lực trong thế giới thể thao quốc tế. Theo AFP, Chủ tịch chính thức của AIBA sẽ được bầu tại đại hội của tổ chức này dự kiến sẽ diễn ra tại Moscow (Nga) từ ngày 1 - 4.11.
Tây Nguyên.
|
7Thế giới
| Các tài liệu mới được thu giữ tiết lộ rất nhiều chi tiết bí mật trong 5 nhiệm kỳ Thủ tướng trước đây. Theo luật lưu trữ của Australia, loại hồ sơ này nên được bảo quản trong vòng 20 năm trước khi tiêu hủy nhưng không rõ lý do tại sao chúng lại được bán lại cho một cửa hàng phế liệu.
Hãng thông tấn quốc gia ABC đã nhanh chóng đăng tải hàng loạt bí mật và bê bối của các cựu Thủ tướng, một số nhà lập pháp vẫn đang giữ vị trí quan trọng trong chính phủ Australia.
Đại diện đài ABC cho biết Tổ chức An ninh và Tình báo Úc đã làm việc với một số tổ chức tình báo để thu hồi lại được tài liệu này và đài truyền hình quốc gia có quyền truy cập vào hồ sơ.
Các tài liệu ghi chép khá nhiều thông tin gây bất ngờ với dư luận Australia. Tỷ phú Scott Morrison từng cố gắng can thiệp làm chậm quá trình kiểm tra an ninh cho người tị nạn để hạn chế cơ hội tái định cư của họ. Cựu Thủ tướng Tony Abbott đã xem xét bãi bỏ viện trợ tài chính cho những người thất nghiệp và Cục Cảnh sát Australia hàng trăm hồ sơ nhạy cảm.
Trước sự kiện này, Phó Thủ tướng Australia Barnaby Joyce khẳng định đây là sự vi phạm an ninh nghiêm trọng: Trong quá trình điều hành một đất nước, chúng tôi không thể tránh được sai lầm và người cố gắng tung các tin tức này đang có ý đồ xấu.
Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd - Ảnh: Reuters.
Nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận, các nhà lập pháp bảo thủ nổi tiếng đã lên tiếng ủng hộ việc đài ABC công khai các bí mật. Cựu Thủ tướng Kevin Rudd đã đăng tải trên Twitter cho biết sẽ sớm kiện đài truyền hình quốc gia nhưng đài ABC nhấn mạnh rằng đây là lợi ích quốc gia. Ông Kevin là một trong những đối tượng bị lộ nhiều bê bối nhất từ bộ hồ sơ này.
Thu Phương (Theo Reuters).
|
7Thế giới
| Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/1 dẫn lời 2 học giả Trung Quốc bình luận, Hoa Kỳ và Việt Nam không nên "vượt giới hạn đỏ, khiêu khích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, có thể dập tắt bất kỳ động thái tích cực nào".
Các học giả Trung Quốc mà Thời báo Hoàn Cầu phỏng vấn đang nói về chuyến thăm Việt Nam vào tháng 3 tới của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson.
Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson, ảnh: Stars and Stripes.
Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân từ Bắc Kinh nói với Thời báo Hoàn Cầu:
"So với các nước khác 'có tranh chấp' với Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam có khả năng quân sự mạnh mẽ nhất.
Mỹ hy vọng Việt Nam là lực lượng mạnh nhất có thể tính đến để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc nên tiếp tục hoạt động xây dựng (bất) hợp pháp của mình với các đảo và rặng san hô ở Biển Đông, chẳng hạn như xây dựng sân bay và trận địa tên lửa.
Vấn đề Biển Đông cần được giải quyết bởi các bên liên quan trực tiếp và Mỹ nên ngừng can thiệp vào các điểm nóng trên biển để làm cho mọi việc tồi tệ hơn.".
Shen Shishun, một chuyên gia về châu Á - Thái Bình Dương từ Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc được Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời, nhận định:
Việt Nam trong khi đó cũng cần phải sử dụng ảnh hưởng của Mỹ để gây được tiếng vang cho tuyên bố của mình trong cộng đồng quốc tế và kiềm chế Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, hợp tác quân sự Việt - Mỹ ở Biển Đông không nên vượt qua giới hạn đỏ, vi phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trong lúc mối quan hệ của 2 nước với Trung Quốc đang phát triển tích cực, gia tăng niềm tin.
Mặc dù khong cần phải lo lắng về chuyến thăm dự kiến (của tàu sân bay USS Carl Vinson), Trung Quốc nên tiếp tục cảnh báo động thái này của Mỹ trong khu vực;
Đồng thời cần kiên quyết chống lại bất kỳ hoạt động tích cực nào, để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình. Và Trung Quốc có khả năng làm tốt việc này với năng lực quân sự, kinh tế mạnh mẽ.
Với con mắt mặc cảm và thiếu thiện chí, một số học giả Trung Quốc luôn có cái nhìn soi mói và suy diễn các hoạt động đối ngoại quân sự của các nước láng giềng. Ảnh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, nguồn: AP.
2 học giả Trung Quốc lưu ý rằng, quan hệ Việt - Mỹ phát triển gần gũi hơn đang bị thách thức bởi sự mất lòng tin về chính trị (?!). và một mối quan tâm ngày càng tăng của nền kinh tế Việt Nam định hướng xuất khẩu với chính sách Nước Mỹ trên hết.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, sau đó đến Hàn Quốc và Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 35,3 tỉ USD, tăng 60,6% so với năm trước, Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ 1 tờ báo Việt Nam đầu tháng này cho biết.
Chúng tôi thiết nghĩ, chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson là hoạt động đối ngoại quân sự hết sức bình thường giữa 2 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.
Nó cũng không khác gì việc thăm viếng lẫn nhau giữa hải quân Trung Quốc với các nước trong khu vực và với Hoa Kỳ.
Nếu so với việc Hoa Kỳ mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lớn nhất ở Thái Bình Dương và Bắc Kinh chấp nhận, thì cớ gì 2 vị học giả Trung Quốc lại phản ứng mất khôn như thế?
Quan điểm của Hoa Kỳ và Việt Nam về Biển Đông rất rõ ràng, được công bố nhiều lần và nhắc đi nhắc lại, nên chúng tôi không cần nói thêm.
Chúng tôi nhận thấy không có bất kỳ lý do nào để chống Trung Quốc.
Nhưng chống lại các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như khu vực là nghĩa vụ chung của các thành viên Liên Hợp Quốc.
Trên Biển Đông, việc bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam do Trung Quốc và một số bên nhảy vào chiếm đóng trái phép một số cấu trúc địa lý, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.
Bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, an ninh và an toàn cùng tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực có lợi ích ở Biển Đông, bao gồm cả Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Việc quân sự hóa và cổ vũ quân sự hóa các cấu trúc địa lý Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở Biển Đông đi ngược lại tinh thần hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như những chính sách đối ngoại mà Trung Quốc tuyên bố.
Cái gọi là lợi ích quốc gia hay lợi ích cốt lõi tuyên bố trên Biển Đông cần phải được đặt trong lăng kính của hệ quy chiếu pháp lý quốc tế đương đại, chứ không phải cả vú lấp miệng em, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để cưỡng đoạt.
Còn về hợp tác kinh tế, đây là quan hệ thương mại bình thường giữa các quốc gia, song các nước lớn luôn có lợi thế về thị trường, về nguồn vốn, về kích thước nền kinh tế trong quan hệ với các nước nhỏ, Trung Quốc hay Hoa Kỳ cũng như nhau, muốn có thương mại công bằng, các nước phải đấu tranh không mệt mỏi.
Còn riêng trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư với Trung Quốc, thì xin dẫn lại 1 đoạn trong bài báo "Chiến lược "ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc" của tác giả Huỳnh Hoa trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online để hầu bạn đọc:
Gần đây ngày càng có nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc: vì không trả được nợ mà phải nhượng đất nhượng biển, hoặc làm theo những yêu cầu chính trị và ngoại giao của Bắc Kinh.
Với đại dự án Một vành đai, một con đường (BRI - Bell and Road Initiative) đi qua nhiều nước mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ra sức quảng bá, dự đoán sẽ có thêm nhiều nước mắc vào chiếc bẫy này.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy.
|
7Thế giới
| Phó Thủ tướng của chính quyền Crimea - ông Dmitry Polonsky mới đây tuyên bố việc tổ chức trưng cầu ý dân lần thứ hai về quy chế của Crimea là không cần thiết, bởi vì người dân bán đảo này đã đưa ra lựa chọn vào năm 2014.
Du lịch phát triển mạnh mẽ hơn khi sáp nhập vào Nga, Crimea không muốn về lại Ukraine.
Ông Polonsky cho rằng, người dân Crimea đã trả lời dứt khoát với câu hỏi này và "chúng tôi không có ý định chứng minh bất cứ điều gì với ai".
Tuyên bố của Phó Thủ tướng chính quyền Crimea đưa ra sau khi Nghị sỹ Anh Richard Balf - một thành viên thuộc Hội đồng Nghị viện châu Âu của Hội đồng châu Âu đưa ra sáng kiến tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo này.
Theo đó, ông Richard Balf đề xuất nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp quốc để mọi người "tự do san sẻ quan điểm của mình".
Phó Thủ tướng Crimea sau đó nói: "Ý định của ông đã được thể hiện ở Crimea vào năm 2014 và đã đặt dấu chấm hết cho câu hỏi này. Tổng thống Liên bang Nga đã nhiều lần nói đến và quan điểm như vậy luôn được tất cả nhân dân Crimea ủng hộ".
Ông Polonsky còn lưu ý rằng, trước khi đưa ra tuyên bố như vậy, châu Âu nên thực hiện ý chí của nhân dân Anh, những người đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu về vấn đề nước này ra khỏi EU.
"Trước hết, họ nên thực hiện ý nguyện của người dân Anh và sau đó đưa ra lời khuyên về cách người khác cần làm gì, cần quyết định bỏ phiếu như thế nào. Điều đó sẽ là đúng đắn và hợp lý hơn. Nghị sỹ Anh hoàn toàn không có quyền hành gì khuyên bảo nhân dân Crimea phải làm gì.
Tôi nghĩ rằng, nhân dân bán đảo biết mình cần sống như thế nào mà không cần các Nghị sỹ Anh" - Phó Thủ tướng Crimea tuyên bố.
Thực tế, sau khi bán đảo này sáp nhập vào Nga, thời gian đầu, người dân Crimea cũng phải chịu khó khăn.
Sau đó, bán đảo này càng ngày càng nhận được sự đầu tư lớn của châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Ukraine, đặc biệt là về du lịch.
Crimea có các ưu điểm chính là lịch sử và di sản văn hóa phong phú, sự phát triển của ngành công nghiệp nghỉ ngơi điều dưỡng, số lượng lớn và khả năng tiếp cận các khu bảo tồn thiên nhiên, dịch vụ ăn uống, tổ chức sự kiện, kinh doanh du lịch, giúp bán đảo hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường du lịch thế giới.
Tính đến cuối tháng 11/2017, đã có hơn 5 triệu lượt khách du lịch đến thăm Crimea. Trong đó, có hơn 800.000 khách du lịch Ukraine đến thăm và nghỉ dưỡng tại những khu nghỉ mát Crimea, con số này tăng hẳn so với năm trước.
Khách châu Âu, Ukraine, Mỹ tới Crimea du lịch.
Chủ nhiệm Ủy ban về tổ hợp nghỉ dưỡng và du lịch thuộc Quốc hội Crimea - ông Alexey Chernyak cho biết, ngày càng có nhiều khách du lịch Ukraine đến bán đảo này du lịch, bất chấp các ngăn cản từ chính quyền.
Ngay cả Thủ lĩnh của tổ chức dân tộc chủ nghĩa có xu hướng cực đoan là "Bratstvo" cũng phải thừa nhận rằng, đời sống phúc lợi của người Crimea đang được cải thiện đáng kể từ khi là một phần lãnh thổ của Nga vào năm 2014.
Thủ lĩnh Bratstvo - ông Dmitry Korchinskiy nói: "Các viên chức, người về hưu quân đội và một số cán bộ sống tốt hơn so với thời Ukraine vì đuộc Moscow trả tiền".
Ông Korchinskiy cũng phải thừa nhận là nhiều người Ukraine vẫn tiếp tục đến Crimea để nghỉ ngơi và cả kinh doanh, thậm chí có cả các quan chức trong chính quyền Ukraine.
Người dân Ukraine đi nghỉ ở Crimea rất nhiều và điều đó đã hỗ trợ kinh tế của bán đảo này. Họ cũng không bị ảnh hưởng của trừng phạt nữa.
Loại hình phương tiện điện phục vụ du lịch ở Crimea.
Người dân trên bán đảo Crimea có thể tự nâng cấp sản phẩm du lịch thân thiện môi trường của mình như các phương tiện vận chuyển chạy điện.
Sản phẩm vận chuyển chạy điện phát triển còn có tương lai biến Crimea thành một đầu máy công nghệ xanh ở Nga.
Đầu tư ở Crimea biến khả năng xâm nhập thị trường Nga dễ dàng hơn.
Cùng với kỳ quan thiên nhiên ở bán đảo Crimea, cây cầu nối liền phần đất liền Nga qua eo biển Kerch tới Crimea thực sự sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn ở Crimea mà khó khách du lịch Ukraine nào có thể bỏ qua.
Ngọc Dương.
|
7Thế giới
| Theo nội dung đoạn video được công bố cho biết, những người lính bắn tỉa của Houthi đã dùng súng bắn tỉa hạng nặng lần lượt bắn hạ 6 binh sĩ Saudi Arabia ở khu vực Jizan thuộc Jahfan, Al-Dahan và Tabet Al-Khazan trong các cuộc giao tranh giữa 2 bên.
Dù thông tin về vụ việc đã được Houthi chứng thực khi đăng tải cùng với đoạn video không dành cho người yếu tim. Tuy nhiên, hiện phía Saudi Arabia vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về vụ bắn tỉa này của Houthi.
Houthi bắn bay mũ binh sĩ Saudi Arabia.
Được biết, trước khi thực hiện loạt pha bắn tỉa gây sốc này, hồi cuối năm 2017, tay súng bắn tỉa của Houthi đã gây bất ngờ khi bắn hạ binh sĩ Saudi Arabia từ khoảng lên tới trên 2km.
Vụ việc diễn ra trên sa mạc thuộc vùng Nijran, miền nam Saudi Arabia khi tay súng bắn tỉa của lực lượng Houthi đã tiêu diệt mục tiêu của mình trên khoảng cách đến 2km, đây thực sự là một khoảng cách kỷ lục với nhiều loại súng cũng như nhiều xạ thủ khác nhau.
Nguồn tin từ lực lượng Houthi cho biết, xạ thủ bắn tỉa đã tính toán những yếu tố ảnh hưởng như gió ngang, độ ẩm không khí, quỹ đạo đường đạn, thực hiện phát bắn cực kỳ chuyên nghiệp.
Việc dùng các tay súng bắn tỉa hoặc những toán quân với số lượng khiêm tốn thực hiện đánh nhanh rút gọn của Houthi đang chứng minh hiệu quả rất cao và trở thành nỗi khiếp sợ với Saudi Arabia và lực lượng đồng minh do nước này dẫn đầu.
Để tung ra đòn đánh bất ngờ, các tay súng Houthi thường xuyên vượt biên giới, tấn công vào các đơn vị Saudi Arabia, gây tổn thất về sinh lực và phương tiện chiến đấu, sau đó nhanh chóng rút lui về nơi an toàn.
Dù cả 2 video không tiết lộ loại vũ khí cụ thể mà tay súng bắn tỉa Houthi sử dụng, nhưng nếu tính đến tầm bắn, rất có thể tay súng bắn tỉa Houthi đã sử dụng một khẩu súng trường hạng nặng bắn đạn xuyên giáp mạnh 12,7 mm hoặc súng bắn tỉa tầm xa 14,5 mm.
Tuy nhiên, căn cứ vào những thông tin có được về trang bị của lực lượng Houthi, nguồn tin này cho rằng, rất có thể thủ phạm thực hiện phát bắn kinh hoàng là khẩu Barrett Light do Mỹ sản xuất. Như vậy, Barrett Light đã diệt mục tiêu ở tầm bắn cận tối đa của mình (tầm bắn của Barrett Light khoảng 2km).
Clip lính bắn tỉa Houthi lần lượt bắn hạ 6 binh sĩ Saudi Arabia.
Tuấn Vũ.
|
7Thế giới
| Hội nghị Các biên giới Bắc Cực 2018, hội nghị lớn nhất từ trước tới nay về khu vực lạnh giá này, vừa gút lại ở Na Uy, với sự tham dự của hơn 3.000 đại biểu. Tâm điểm của hội nghị là bàn về Tuyến đường Biển Bắc (NSR) hay còn gọi là Tuyến đường Bắc Cực, nằm giữa châu Âu và châu Á.
Tham vọng gặp nhau.
Nga và Trung Quốc không nằm ngoài sự quan tâm ngày càng lớn cho khu vực vốn quanh năm băng phủ nhưng nay dần lộ diện dưới tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu. Trong khi Nga đang xây dựng đội tàu phá băng lớn nhất thế giới thì Bắc Kinh hôm 26-1 công bố Sách trắng mang tên "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc", bao gồm những tham vọng như mở các tuyến hàng hải, khai thác tài nguyên, đầu tư vào du lịch và bảo tồn, khám phá khoa học.
Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc tại Bắc Cực, cạnh đó là tàu phá băng Tuyết Long Ảnh: TÂN HOA XÃ.
Là thành phần của "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI), "Con đường tơ lụa Bắc Cực" của Trung Quốc sớm nhận được sự hậu thuẫn của Nga. Theo Tạp chí Diplomat, vào tháng 12-2017, một trong những công ty khí thiên nhiên tư nhân lớn nhất của Nga là Novatek đã sản xuất mẻ khí hóa lỏng đầu tiên tại nhà máy Yamal LNG ở khu vực vòng Bắc Cực. Dự án này có sự góp vốn lớn từ Trung Quốc, cụ thể là Công ty Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (20%) và Quỹ Con đường tơ lụa Trung Quốc (9,9%).
Trong vài thập kỷ qua, Bắc Kinh không giấu giếm hứng thú với tuyến hàng hải thương mại thông qua NSR dọc theo bờ biển Nga, đồng thời ước tính lượng hàng hóa vận chuyển qua NSR tới năm 2020 sẽ chiếm 5%-15% tổng thương mại quốc tế của Trung Quốc. Đáp lại sự mời gọi của Nga, Trung Quốc cam kết chi 5,5 tỉ USD để góp vốn vào các dự án phát triển chung NSR, bao gồm xây cảng nước sâu ở Arkhangelsk và phát triển tuyến đường sắt Belkomur nối các thành phố Arkhangelsk và Perm, theo trang Barents Observer.
E ngại.
Tân Hoa Xã dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Kong Xuanyou trong cuộc họp báo công bố Sách trắng nói trên rằng: "Không có gì phải nghi ngờ về ý định của chúng tôi hay lo lắng chuyện cướp đoạt tài nguyên, phá hoại môi trường".
Phát biểu này phần nào chứng thực sự lo ngại dành cho Trung Quốc, bất chấp việc nước này luôn bồi đắp quan hệ với các nước có liên quan tới Bắc Cực. Chỉ mấy tháng trước, Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển cảnh báo "dù Bắc Cực không phải là ưu tiên chính sách đối ngoại song sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khu vực này đã gây lo ngại, thậm chí là báo động".
Hội đồng Bắc Cực được thành lập vào năm 1996 với 8 thành viên Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ. Từ đó tới nay, có thêm 13 nước được cấp quy chế quan sát viên, bao gồm Trung Quốc vào năm 2013. Bắc Kinh được như vậy nhờ rất nhiều vào sự hỗ trợ của Iceland, nước thậm chí cho phép Công ty Dầu ngoài khơi Trung Quốc thăm dò trong vùng biển của mình. Nhưng cũng chính Iceland từng ngăn chặn một thương nhân Trung Quốc muốn mua 300 km2 đất để xây một khu nghỉ dưỡng sinh thái. Người dân Iceland phản ứng dữ dội bởi chưa có người nước ngoài nào mua đất ở nước họ nhiều như vậy.
Sau đó, dự án Đài Quan sát Aurora ở khu vực thưa dân Karholl, cách thủ đô Reykjavik khoảng 400 km, cũng gặp nhiều ngờ vực. Dự án chung của Iceland và Trung Quốc này được ký kết năm 2013 nhưng có thể tới cuối năm 2018 mới đi vào hoạt động. Ông Pascal Heyman, cựu quan chức của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), từng lo ngại Trung Quốc sử dụng đài quan sát Aurora để theo dõi không phận NATO.
Theo AP, nhiều nước lo ngại Trung Quốc và Nga có thể tận dụng cơ hội để mở rộng hiện diện quân sự ở Bắc Cực. Nga vốn đã đầu tư nhiều nguồn lực quân sự để đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây ở Bắc Cực. Do không phải là một quốc gia Bắc Cực, Trung Quốc gặp hạn chế khi muốn triển khai lực lượng tới đó. Tuy nhiên, báo cáo của SIPRI nhấn mạnh: "Hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Bắc Cực nhiều khả năng tăng lên do năng lực hải quân lẫn lợi ích của nước này ở khu vực trên đều phát triển".
Mỹ muốn ngân sách quốc phòng khổng lồ.
Ngay sau khi có những cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis về Trung Quốc, giới chức Mỹ tiết lộ Tổng thống Donald Trump dự kiến yêu cầu khoản ngân sách quốc phòng khổng lồ 716 tỉ USD cho tài khóa 2019.
Tờ The Washington Post hôm 26-1 nhận định một con số như thế được xem là chiến thắng của ông Mattis, người vừa công bố chiến lược kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho khả năng xung đột với Trung Quốc và Nga. Con số 716 tỉ USD bao gồm ngân sách thường niên của Lầu Năm Góc, cộng với chi phí cho các cuộc chiến đang diễn ra và hoạt động bảo trì kho hạt nhân Mỹ. Con số này cao hơn 7% so với ngân sách quốc phòng tài khóa 2018 (vẫn chưa được quốc hội thông qua).
Đề xuất năm 2018 dành một khoản tiền lớn để cải thiện hoạt động huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hiện có. Trong khi đó, theo giới chức Lầu Năm Góc, ngân sách 2019 sẽ tập trung hiện đại hóa các hệ thống vũ khí đang dần lạc hậu và chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra xung đột với các cường quốc sau thời gian dài tập trung cho chống khủng bố và các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan.
Đề xuất trên phần nào nhấn mạnh thực tế rằng sự thống trị quân sự mà Mỹ đang duy trì kể từ cuối chiến tranh lạnh đang ngày càng tốn kém. Ông Trump từng gọi ngân sách quốc phòng 2018 của mình thuộc loại lớn nhất lịch sử nhưng vẫn có người tại Lầu Năm Góc và quốc hội muốn con số này cao hơn nữa.
Dù vậy, đề xuất tiếp tục nâng chi tiêu quân sự chắc chắn làm gia tăng nỗi lo ngân sách Mỹ thêm thâm hụt trong bối cảnh các biện pháp cắt giảm thuế vừa được thông qua. Trong ngân sách năm 2018, chính quyền ông Trump đã cắt giảm chi tiêu nội địa và ngân sách của Bộ Ngoại giao để bù đắp cho sự gia tăng của chi tiêu quân sự, dẫn đến phản đối mạnh mẽ của Đảng Dân chủ và một số thành viên Đảng Cộng hòa tại quốc hội. Ông Todd Harrison, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) nhận định đề xuất tăng ngân sách quốc phòng năm 2019 quá lớn đến nỗi Nhà Trắng sẽ khó có thể bù đắp bằng những biện pháp cắt giảm.
Hoàng Phương.
MỸ NHUNG.
|
7Thế giới
| Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 4/2 đã lên tiếng kêu gọi các công chức phải chịu trách nhiệm về việc để các tài liệu mật của Chính phủ bị lọt ra ngoài.
Thủ tướng Malcolm Turnbull chỉ trích vụ để mất các tài liệu mật của Chính phủ là sự việc đáng hổ thẹn. Ảnh: ABC.
Hãng truyền thông ABC giữa tuần này đã công bố một loạt các tài liệu của Nội các Australia sau khi họ tìm thấy một tủ hồ sơ bị khóa trong một cuộc bán đấu giá đồ gỗ cũ. Số tài liệu này đã được trả lại Văn phòng Chính phủ thông qua luật sư.
Người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng Martin Parkinson ngày 4/2 cho biết, cơ quan này chịu trách nhiệm về các tài liệu bị lọt ra ngoài, đồng thời khẳng định đây là một sự cố nghiêm trọng nhất đối với toàn bộ hệ thống dịch vụ công.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng khẳng định đây là một sự việc đáng hổ thẹn và phải có người phải chịu trách nhiệm về sự cố này.
Chỉ vài giờ sau khi các tài liệu mật bị mất được công bố, Cơ quan tình báo, Cơ quan an ninh nội địa Australia đã có mặt tại trụ sở của tập đoàn truyền thông ABC để đảm bảo các tài liệu này không bị rò rỉ ra ngoài.
Các nước Mỹ, Canada, New Zealand và Anh - các thành viên của liên minh tình báo 5 đôi mắt (Five Eyes) đã bày tỏ quan ngại về sự cố này. Tuy nhiên, Chính phủ Australia đã ngay lập tức trấn an các đồng minh rằng tài liệu của Chính phủ đã ở nơi an toàn.
Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) đang tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về những người liên quan và làm rõ tại sao những tài liệu này có thể lọt được ra ngoài./.
Châu Anh/VOV1.
|
7Thế giới
| Xe cảnh sát đỗ bên ngoài văn phòng tạp chí Charlie Hebdo ở Paris, Pháp ngày 9/1/2015. Ảnh: AFP/TTXVN.
Ngoài gia đình các nạn nhân, tham gia buổi lễ còn có các phóng viên của tạp chí Charlie Hebdo, thành viên chính phủ, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo.
Năm 2015, vụ tấn công khủng bố nhằm vào trụ sở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo đã khiến 12 người thiệt mạng. Vụ tấn công đẫm máu này đã mở màn cho làn sóng tấn công thánh chiến tại Pháp trong suốt 2 năm qua khiến hơn 240 người thiệt mạng. Tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda đã nhận là thủ phạm vụ tấn công trên, tuyên bố hành động này nhằm "trừng phạt việc tạp chí đã đăng hình biếm họa Nhà tiên tri Mohammed".
Sau vụ việc, tạp chí Charlie Hebdo chi tới 1-1,5 triệu euro/ năm (1,2-1,8 triệu USD/năm) để bảo vệ an ninh các văn phòng nay đã được đặt tại những địa điểm bí mật. Trong khi đó, các phóng viên và biên tập viên của tạp chí vẫn thường xuyên bị đe dọa giết hại.
Mới đây nhất, vào tháng 11/2017, tạp chí Charlie Hebdo đã nhận được những lời đe dọa giết chóc liên quan đến việc đăng ảnh biếm họa học giả Hồi giáo Tariq Ramadan, người đang đối mặt với cáo buộc hiếp dâm. Những lời đe dọa này được đưa ra sau khi tạp chí đăng hình vẽ và lời lẽ châm biếm miêu tả học giả Ramadan là "cột trụ thứ 6 của Hồi giáo".
Năm cột trụ trong thế giới Hồi giáo là đức tin, cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn và hành hương đến thánh địa Mecca. Một nhóm học giả người Hồi giáo dòng Sunni coi thánh chiến, vốn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, là cột trụ thứ 6 của Hồi giáo. Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đe dọa này, Văn phòng Công tố Paris đã tiến hành điều tra lời đe dọa viết tay và hành động mang tính khủng bố này.
TTXVN/Báo Tin tức.
|
7Thế giới
| Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là dành gần như toàn bộ tài sản thừa kế vào các vụ thử vũ khí.
Triều Tiên đang cố gắng thúc đẩy du lịch để phát triển kinh tế trong bối cảnh Bình Nhưỡng hứng chịu các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới đây thông báo nước này dự định xây dựng một khu nghỉ dưỡng gần bãi thử tên lửa ở tỉnh Kangwon.
Khi khu nghỉ dưỡng được xây dựng, công trình sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và nước ngoài. Đây sẽ là nơi lý tưởng nhất kết nối nhiều địa điểm du lịch với khu du lịch quốc tế Wonsan-Mt Kumgang, hãng tin KCNA thông báo.
Thông tin về khu nghỉ dưỡng không được tiết lộ chí tiết, nhưng nó được cho là bao gồm một bãi biển cát trắng nổi tiếng. Theo KCNA, dự án sẽ đưa du lịch Triều Tiên lên đẳng cấp thế giới.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh tiến hành loạt vụ thử hạt nhân, kể từ khi ông lên nắm quyền thay người cha Kim Jong-il qua đời vào năm 2011. Ông được cho là dành gần như toàn bộ tài sản thừa kế vào các vụ thử vũ khí.
Năm 2014, ông Kim Jong-un đã thị sát công viên hải dương tại Trại thiếu nhi quốc tế Songdowon ở tỉnh Kangwon, nơi khu nghỉ dưỡng được xây dựng.
Huy Phong (Theo Daily Mail).
|
7Thế giới
| "Tôi thấy thật đáng thất vọng khi thương hiệu thời trang dành cho nữ giới như Guess lại trao quyền giám đốc sáng tạo cho Paul Marciano. Ông ta không được phép sử dụng quyền lực của mình trong ngành công nghiệp để quấy rối tình dục và tình cảm của phụ nữ" - siêu mẫu Kate Upton viết. Cô không kể chi tiết vụ việc.
Kate Upton.
Kate Upton tố cáo nhà thiết kế này theo chiến dịch #metoo, bắt đầu sau vụ bê bối tình dục khuấy động Hollywood thời gian dài vừa qua của Harvey Weinstein.
Kate Upton từng là người mẫu của Guess trong năm 2011. Trước lời cáo buộc của cô, Paul Marciano phủ nhận tất cả. Hãng thời trang Guess ra thông cáo nói rằng sẽ điều tra nếu có yêu cầu từ Kate Upton nhưng thực tế, những lời cáo buộc nhằm vào Paul Marciano cũng chưa rõ ràng, cụ thể.
Paul Marciano nói với truyền thông: "Nếu cô ấy khiếu nại, tôi thấy chỉ có một nơi có thể nói sự thật là tòa án hoặc sở cảnh sát".
Tuy có những lời bác bỏ nhưng hình ảnh Guess vẫn bị ảnh hưởng và cổ phiếu đã sụt giảm 17,7%.
M.Khuê (Theo Reuters).
|
7Thế giới
| Thông tin bất ngờ này được Nga giáp tiếp thừa nhận khi tuyên bố, đến nay, Tập đoàn xây dựng động cơ thống nhất của Tổng công ty Rostek bắt đầu sản xuất các cụm động cơ tuabin trực thăng VK-2500 - dòng động cơ được trang bị cho dòng trực thăng Mi và Ka của Nga hiện nay.
Thông tin này được Nga đưa ra là khá bất ngờ bởi ngay từ tháng 6/2016, tờ Izvestia dẫn nguồn tin quân sự Nga tuyên bố đã đủ khả năng để thay hết động cơ trực thăng nhập khẩu từ Ukraine.
Nga sản xuất động cơ VK-2500.
Tập đoàn Chế tạo động cơ Thống nhất của Liên bang Nga đã đạt được mục tiêu thay thế nhập khẩu hoàn toàn các động cơ trong một loạt máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định. Đó là các loại động cơ trước đây Nga phải mua từ Ukraine và các nước phương Tây như Mỹ, Pháp.
Hiện nay, trong lĩnh vực chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp hàng không, Liên bang Nga đã đạt được độc lập hoàn toàn khỏi hàng nhập khẩu. Điều này sẽ giúp Nga hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài, tránh những hệ quả của các rắc rối về chính trị.
Ngoài ra, việc sử dụng 100% các linh kiện và cấu kiện sản xuất trong nước cũng giúp Nga hoàn toàn chủ động trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, không phải chịu những sách nhiễu vô lý của các nhà cũng cấp linh kiện Ukraine và phương Tây.
Tờ Izvestia của Nga còn cho biết thêm, Tổng công ty Chế tạo động cơ Thống nhất đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các động cơ thế hệ mới mới TV7-117V. Loại động cơ này có thể được sử dụng trên máy bay trực thăng mới Mi-38, cũng như trên các máy bay Il-114 và Il-112B.
"Về mặt lực đẩy, mức độ tiêu tốn nhiên liệu, hiệu suất, độ tin cậy, các động cơ của Nga là một trong những mẫu có chất lượng hàng đầu trên thế giới trong phân khúc này" - đại diện chính thức của Tập đoàn Chế tạo động cơ Thống nhất Anastasia Denisova cho biết.
Bà Denisova lưu ý rằng, các động cơ mới có khả năng đảm bảo an toàn bay ngay cả trong điều kiện hoạt động nguy hiểm nhất và điều kiện bảo dưỡng, chăm sóc kỹ thuật thiếu thốn nhất.
Trước đó, trong triển lãm trực thăng quốc tế HeliRussia-2016 được tổ chức tại Nga, nhà sản xuất nước này đã giới thiệu cabin trực thăng Mi-38, được điều khiển không phải bằng cần lái truyền thống, mà dùng joystick điều khiển tương tự các trò chơi trên máy tính.
Được biết, sau khi bị Mỹ và EU áp đặt lệnh từng phạt về hợp tác kỹ thuật quân sự, do cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, Nga buộc phải thay thế những linh kiện, thiết bị dùng trong các loại vũ khí, trang bị của mình, đặc biệt là về động cơ máy bay trực thăng và một số động cơ máy bay hạng nhẹ.
Trước đây, Nga phải nhập khẩu khá nhiều động cơ máy bay trực thăng của Ukraine và cả Mỹ, Pháp Tuy nhiên, sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước này, đồng thời Ukraine cũng cắt đứt hợp tác kỹ thuật quân sự, ngành công nghiệp hàng không Nga đã lâm vào tình trạng khó khăn.
Các chuyên Nga khẳng định rằng, không có loại thiết bị nào Ukraine sản xuất được mà Nga không làm được, việc nước này nhập khẩu chủ yếu động cơ máy bay Ukraine là do tình hữu nghị và sự phân công lao động, được thừa kế từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
Nếu chính quyền Kiev ngăn cấm các doanh nghiệp chế tạo hàng không nước này bán động cơ cho Nga thì Nga sẽ tự chế tạo, sản xuất và khi đó kẻ bị thiệt hại sẽ chính là Ukraine bởi họ sẽ không thể bán được chúng cho ai.
Nga đã cấp tốc triển khai kế hoạch thay thế hoàn toàn các thiết bị, linh kiện nhập khẩu của nước ngoài. Kế hoạch này đã bắt đầu triển khai toàn diện vào hồi giữa năm 2015 và lĩnh vực tiên phong là động cơ máy bay quân sự đã thu được thành quả chỉ sau vẻn vẹn 1 năm.
Bất chấp những tuyên bố chắc nịch của các quan chức hàng đầu Nga trong lĩnh vực quốc phòng, Giám đốc tập đoàn Rostec, ông Sergei Chemezov thừa nhận, Nga tiếp tục phải mua các động cơ do Ukraine sản xuất cho trực thăng mình sản xuất.
Ông Chemezov cho biết: "Chúng tôi sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của bộ quốc phòng, động cơ VK-2500 mới đang được sản xuất bởi nhà máy của Kamov ở St. Petersburg. Đối với các loại máy bay dân sự và những mẫu chuyên dùng cho xuất khẩu, chúng tôi vẫn phải mua từ Ukraine, tuy nhiên, điều này sẽ nhanh chóng bị thay thế bằng các sản phẩm nội địa".
Việc thay thế sản phẩm nhập khẩu cho nền kinh tế Nga đã là chính sách quan trọng kể từ giữa năm 2014 do Moskva phải ứng chịu nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Mặc dù chưa thể thay thế nhưng ông Chemezov khẳng định, 70% linh kiện cho sản xuất vũ khí đã được Nga chế tạo nội địa. Trong tương lai gần, ngành công nghiệp động cơ máy bay Nga sẽ mở rộng quy mô sản xuất để thay thế toàn bộ sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu và đặc biệt từ Ukraine.
Đan Nguyên.
|
7Thế giới
| Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các công dân Mỹ không nên du lịch đến Bắc Triều Tiên do các mối đe dọa bị bắt giữ. Ngoài ra, các nhà ngoại giao nhắc nhở người Mỹ không thể đến Bắc Triều Tiên mà không có sự cho phép đặc biệt của Bộ này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ không thể cung cấp sự hỗ trợ khẩn cấp cho người Mỹ ở CHDCND Triều Tiên, do hai bên bên không có quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự. Thụy Điển sẽ đóng vai trò như một người hòa giải trong việc duy trì tiếp xúc giữa hai nước và chỉ cung cấp hỗ trợ hạn chế cho các công dân Mỹ ở CHDCND Triều Tiên. Các nhà ngoại giao phàn nàn ngay cả trong trường hợp này, chính phủ Bắc Triều Tiên thường trì hoãn hoặc thậm chí hủy bỏ việc gặp gỡ giữa các đại diện của Thụy Điển với công dân Mỹ bị bắt giữ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng chuẩn bị một số khuyến nghị cho những công dân đã nhận được giấy phép đặc biệt để đi thăm Bắc Triều Tiên. Họ được cảnh báo rằng không phải tất cả đều có thể trở về từ Bắc Hàn, và trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao khuyến cáo những người Mỹ có ý định đến thăm đất nước châu Á này hãy viết trước di chúc, thảo luận trong gia đình về việc nuôi dạy trẻ em sau này, cũng như hãy chuẩn bị tinh thần cho một đám tang trong trường hợp không lường trước được hoàn cảnh ở Bắc Triều Tiên.
Theo vn.sputniknews.com.
|
7Thế giới
| Thông báo trên website bộ này khuyến cáo những ai muốn đến Triều Tiên nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, trong đó có việc viết di chúc và sắp xếp tang lễ, thu xếp chuyện tài sản với người thân và bạn bè.
Theo báo Daily Mail (Anh) hôm 15-1, Triều Tiên là quốc gia bị xếp vào "Mức độ 4 - Không nên du lịch". Các quốc gia khác bị liệt kê trong danh sách này là Iraq, Iran, Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, Libya, Mali, Somalia, Nam Sudan, Syria và Yemen.
Thông báo trên trang web Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo thông báo trên, người Mỹ nào muốn đến Triều Tiên được khuyến cáo soạn thảo di chúc, chỉ định những người thừa hưởng quyền lợi bảo hiểm hoặc người ủy quyền thích hợp. Thêm vào đó, họ được khuyên nên thảo luận với người thân về việc chăm sóc, giám hộ con cái, vật nuôi, đồ đạc và các tài sản như các bộ sưu tập hay tác phẩm nghệ thuật...
Những lời khuyên khác là lập kế hoạch bảo đảm an ninh cho bản thân hoặc cân nhắc tham vấn với một công ty bảo vệ chuyên nghiệp.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho hay mặc dù Đại sứ quán Thụy Điển ở Bình Nhưỡng có thể bảo vệ quyền lợi của người Mỹ nhưng các quan chức Mỹ không thể đảm bảo phía Thụy Điển tiếp cận được với công dân Mỹ đang cần sự giúp đỡ.
Cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra chỉ vài tuần sau khi lãnh đạo Kim Jong-un đe dọa tấn công Mỹ bằng tên lửa và cho hay có nút khởi động hạt nhân ngay trên bàn làm việc.
Sinh viên người Mỹ Otto Warmbier bị giam tại Triều Tiên trong hơn một năm. Ảnh: Reuter.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Triều Tiên là quốc gia tài trợ khủng bố, liệt nước này vào danh sách cùng với Iran, Sudan và Syria.
Ông Trump cũng lên tiếng chỉ trích chính quyền ông Kim Jong-un liên quan đến cái chết của sinh viên người Mỹ Otto Warmbier.
Sinh viên này bị giam tại Triều Tiên trong hơn một năm và qua đời vài ngày sau khi trở về Mỹ trong tình trạng hôn mê hồi năm ngoái.
Xuân Mai (Theo Daily Mail).
|
7Thế giới
| Cảnh báo này được cơ quan Ngoại giao Mỹ đưa ra cách đây ít giờ trên trang web của mình. Theo đó, những ai muốn tới thăm Triều Tiên nên chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất, bao gồm việc sắp xếp trước lễ tang, chuẩn bị di chúc, kê khai tài sản cho người thân và bạn bè.
"Soạn thảo di chúc và chỉ định người hưởng quyền lợi bảo hiểm cũng như người ủy quyền thích hợp, bàn bạc với những người thân về việc chăm sóc, giám hộ con cái, vật nuôi, tài sản, đồ đạc và các tài sản khuân thể luân chuyển như các bộ sưu tập hay các tác phẩm nghệ thuật", Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ trong thông báo.
Bộ Ngoại giao Mỹ khuyên người dân nên chuẩn bị di chúc và tang lễ trước khi tới Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói thêm, mặc dù Đại sứ quán Thụy Điển ở Bình Nhưỡng có thể bảo vệ quyền lợi của người Mỹ, nhưng các quan chức Mỹ không thể đảm bảo phía Thụy Điển có thể tiếp cận với các công dân Mỹ đang cần giúp đỡ.
Cảnh báo này của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra chỉ vài tuần sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un đe dọa tấn công Mỹ bằng tên lửa với tuyên bố toàn bộ lục địa Mỹ nằm trong tầm bắn hạt nhân của Triều Tiên.
Trước đó, Tổng thống Trump hồi tháng 11/2017 liệt Triều Tiên vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố cùng với Iran, Sudan và Syria. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cáo buộc Bình Nhưỡng gây ra cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, người chết sau 17 tháng bị giam giữ ở quốc gia Đông Bắc Á.
Video: Triều Tiên tuyên bố chế được thuốc làm từ vàng, chữa được ung thư.
(Nguồn: Daily Mail ).
Song Hy.
|
7Thế giới
| Ảnh minh họa.
Những ngư dân bị bắt giữ nói trên đã được bàn giao cho cảnh sát ở Docks để điều tra và tiến hành thêm các thủ tục pháp lý. Theo người phát ngôn của PMSA, 9 tàu cá Ấn Độ bị tịch thu do vi phạm vùng lãnh thổ của Pakistan.
Trước đó hôm 19/1, có tới 17 ngư dân Ấn Độ đã bị PSMA bắt giữ vì bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong lãnh hảicủa Pakistan cùng với 3 tàu đánh cá.
Bùi Loan.
|
7Thế giới
| Ngư dân Ấn Độ được trả tự do sau khi bị bắt giữ do đánh bắt cá trái phép tại Lahore, Pakistan ngày 30/10/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á, ngày 3/2, Cơ quan an ninh hàng hải Pakistan (PMSA) đã bắt giữ 47 ngư dân Ấn Độ và tịch thu 9 tàu của họ do bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng lãnh hải Pakistan.
Những ngư dân bị bắt giữ nói trên đã được bàn giao cho cảnh sát ở Docks để điều tra và tiến hành thêm các thủ tục.
Theo người phát ngôn của PMSA, các tàu cá Ấn Độ bị tịch thu do xâm phạm vùng lãnh hải của Pakistan.
Trước đó, hôm 19/1, PSMA cũng đã bắt giữ 17 ngư dân Ấn Độ với cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng lãnh hải Pakistan và thu giữ 3 tàu.
Hồi tháng 12 năm ngoái và tháng Một năm nay, 292 tù nhân Ấn Độ bị giam giữ ở Pakistan đã được trả tự do vài ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan Muhammad Faisal tuyên bố việc trả tự do này là một hành động thiện chí.
Pakistan và Ấn Độ thường bắt giữ ngư dân của nhau với cáo buộc họ đánh bắt cá trái phép trong vùng lãnh hải của mình vì đường ranh giới trên biển Arab giữa hai nước chưa được phân định rõ ràng và những con tàu gỗ của ngư dân lại thiếu công nghệ định vị chính xác để tránh vi phạm lãnh hải của nước kia.
Một số tổ chức phi chính phủ ở cả Ấn Độ và Pakistan đã nêu vấn đề này ra, đồng thời hối thúc chính phủ hai nước trả tự do cho những ngư dân bị bắt giữ này ngay lập tức./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
7Thế giới
| Vòng tròn đồng tâm của Nga.
Từ đầu thế kỷ XX, nhà địa chiến lược người Anh John Mackinder đã coi lục địa Á-Âu như đảo-thế giới (worl-island) với vùng đất trung tâm kéo dài từ sông Volga tới sông Dương Tử và từ dãy Himalaya tới Bắc Cực.
Theo Mackinder, ai kiểm soát được trung tâm của đảo-thế giới (bao gồm miền Trung và miền Nam nước Nga, phía Tây và phía Bắc Trung Đông, Trung Á) thì có thể kiểm soát được lục địa Á-Âu, từ đó trở thành bá chủ thế giới.
Trong 5 quốc gia ở trục địa lý được Brzezinski mô tả, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Trung Đông cũng được nằm trong danh sách, Azerbaijan cũng được tính là một phần của Đại Trung Đông theo nghĩa rộng.
Vùng đất trung tâm (Pivot Area - Heartlan) theo lý thuyết của Mackinder năm 1904.
Nếu theo lý thuyết này, Nga đã chiếm được quyền điều khiển nửa phía Bắc của đảo-thế giới, chỉ cần mở rộng thêm ảnh hưởng ở nửa phía Nam, họ có thể trở thành cường quốc thống trị lục địa Á-Âu.
Trên thực tế, Trung Đông luôn là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của Nga, truyền thống ngoại giao nước lớn trong 300 năm đã rèn đúc cho Nga nghệ thuật đọ sức địa chính trị thành thạo.
Ngay từ thời Peter Đại đế những năm đầu thế kỷ XVIII, qua cuộc chiến với Ba Tư, Nga đã giành được vùng đất rộng lớn ở bờ Tây và bờ Nam biển Caspi, vươn dài tới khu vực Trung Đông.
Lời di chúc của Peter Đại đế trong huyền thoại thậm chí còn yêu cầu Sa hoàng trong tương lai phải chinh phục Ba Tư, tiến đến Ấn Độ.
Tính xác thực của lời di chúc từng bị nghi vấn, nhưng các Sa hoàng Nga sau này đều lập kế hoạch chiến lược theo lời di chúc, tiếp tục thâm nhập về phía Nam. Trong thời kỳ Liên Xô, Trung Đông đã trở thành vũ đài quan trọng để Mỹ và Liên Xô tranh giành quyền bá chủ.
Có ý kiến cho rằng Nga đã tận dụng Mùa xuân Arab năm 2011 và sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng để can thiệp vào Trung Đông, thành công trong việc tiếp quản quyền lực của Mỹ.
Phi công và máy bay chiến đấu của Nga ở Syria.
Thông qua sự hợp tác, phối hợp quân sự, hợp tác năng lượng và thương mại, Nga và Iran đã củng cố mối quan hệ đồng minh, hai nước còn có kế hoạch thiết lập hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam, xây dựng tuyến đường từ Nga tới Trung Đông.
Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều tiến triển, sự phối hợp, hợp tác năng lượng và công nghệ quốc phòng giữa hai bên tiếp tục mở rộng.
Quốc vương Saudi Arabia có chuyến thăm Nga đầu tiên trong lịch sử, hai bên đã ký các thỏa thuận đầu tư có giá trị lớn, hợp tác công nghệ quốc phòng giữa hai bên cũng được tăng cường.
Nga đã thành lập được mạng lưới vòng tròn đồng tâm ở Trung Đông lấy Syria làm trụ cột, Iran là đồng minh chính, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ là các đối tác, phối hợp với các quan hệ nước lớn khác.
Ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi Liên Xô tan rã, trở thành lực lượng bên ngoài chủ yếu nhất ở khu vực phía Bắc Trung Đông và trọng tài quan trọng của cục diện Trung Đông.
Chiến thắng một nửa.
Theo giới phân tích, Nga đã gặt hái được rất nhiều thành công ở Trung Đông, nhưng cùng với sự sắp đặt chiến lược của Moscow được thúc đẩy theo chiều sâu và sự biến động tình hình, chiến lược của Nga ở Trung Đông cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.
Yếu tố đầu tiên là tình hình chính trị và tái thiết Syria sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn. Khôi phục trật tự ở Syria, thúc đẩy tái thiết sau chiến tranh chắc chắn là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề.
|
7Thế giới
| Hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPAD).
Thông qua các đối tác của chúng tôi ở Syria, Mỹ vẫn tập trung vào cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Mỹ không trang bị vũ khí đất đối không cho bất kỳ lực lượng đối tác nào tại Syria và không có ý định làm như vậy trong tương lai, ông Pahon nhấn mạnh.
Trong khi đó, nhóm khủng bố Tahrir al-Sham tuyên bố đã bắn trúng Su-25 của Nga ở thành phố Saraqeb, tây bắc tỉnh Idlib của Syria.
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho hay, Su-25 của Nga đã bị hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) bắn rơi ở tỉnh Idlib của Syria. Theo Bộ Quốc phòng Nga, phi công đã kịp thoát ra khỏi máy bay nhưng đã bị các phiến quân sát hại trên mặt đất.
Vào tháng 1, hãng truyền thông Al-Masdar News trích dẫn các nguồn tin riêng cho biết, Mỹ đã cung cấp MANPADS cho lực lượng chiến binh người Kurd theo thỏa thuận giữa Washington và Đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG). Theo Al-Masdar News, MANPADS đã được bàn giao cho lực lượng người Kurd ở phía tây bắc của Syria gần khu vực Afrin.
Trước đó một tháng, theo báo cáo của tổ chức Nghiên cứu Vũ trang Xung đột (CAR) có trụ sở tại Anh, vũ khí Mỹ cung cấp cho các nhóm nổi dậy Syria cuối cùng đã rơi vào tay IS.
Hoàng Cường (Theo Al-Masdar News).
|
7Thế giới
| Bộ Chỉ huy Hải quân Mỹ cho biết siêu hạm tàng hình USS Michael Monsoor đã hoàn thành thử nghiệm vào hôm 1/2. Tất cả các hệ thống như chuyển hướng, kiểm soát thiệt hại, cơ khí, chiến đấu, thông tin liên lạc... đều vượt quá mong đợi của nhà sản xuất và Hải quân Mỹ.
Siêu hạm USS Michael Monsoor ra biển thử nghiệm.
Để có được kết quả thử nghiệm này, nhà sản xuất phối hợp với Hải quân Mỹ là khắc phục thành công toàn bộ những lỗi siêu hạm USS Michael Monsoor gặp phải trong lần đầu ra biển thử nghiệm gặp phải.
Theo nguồn tin này, trong lần đầu chạy thử khu trục hạm tàng hình USS Michael Monsoor đã phải cắt ngắn thời gian chạy thử sự cố về hệ thống điện.
Nguồn tin tiết lộ, một cuộn cảm của tàu đã bị hỏng khiến quá trình thử nghiệm và kiểm tra hệ thống điện và động cơ của USS Michael Monsoor không thể thực hiện đúng quy trình. Các kỹ sư đã phát hiện sự cố vào ngày 5/12, một ngày sau khi tàu rời xưởng Bath Iron Works để chạy thử nghiệm lần đầu trên biển.
Dù đây được coi là sự cố khá nghiêm trọng như nhà sản xuất và Hải quân Mỹ đều cho biết, việc khắc phục sự cố này không quá khó khăn nhưng có thể ảnh hưởng tới tiến độ bàn giao USS Michael Monsoor cho hải quân vào tháng 3/2018.
Tuy nhiên, mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa và công việc thử nghiệm đã được hoàn tất.
Tuy nhiên, tờ Pravda.ru của Nga đã tiết lộ thông tin gây chấn động rằng những sự cố của siêu hạm Mỹ có liên quan đến linh kiện do Trung Quốc sản xuất. "Siêu hạm tàng hình Zumwalt bất ngờ chết máy là do dùng linh kiện do Trung Quốc sản xuất... Những con chip độc có mặt trong hầu hết các thiết bị quân sự và hệ thống liên lạc được Mỹ sản xuất trong thời gian qua".
Báo Nga cho rằng, các microchip chế tạo tại Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới cả 2 sự cố này. Trước thông tin được truyền thông Nga đăng tải, lập tức Trung Quốc đã phủ nhận toàn bộ.
Chuyên gia hải quân hàng đầu của Trung Quốc, ông Zhang Junshe tuyên bố: "Thật nực cười khi báo Nga đưa ra cáo buộc Trung Quốc bán chip giả cho các quốc gia khác, bởi điều này sẽ hủy hoại danh tiếng và sự phát triển của Trung Quốc".
Không chỉ dính đồn đoán dùng linh kiện Trung Quốc kém chất lượng, ngay trước khi bị ngất trên đường hành quân, siêu hạm trị giá hơn 4 tỉ USD của Mỹ bị coi là vô dụng khi nó đang đối diện với nguy cơ không có đạn để bắn.
Với tầm bắn 160km cùng tốc độ Mach 7, pháo điện từ trên siêu hạm Zumwalt sẽ xé nát mục tiêu không cần dùng đến tên lửa.
Tuy nhiên, sức mạnh của hệ thống pháo công nghệ cao trên siêu hạm lớp Zumwalt nhiều khả năng chỉ dừng lại ở những tuyên bố bởi theo Defense News, Hải quân Mỹ đang không có đạn cho khẩu pháo công nghệ cao này.
Hiện tại, hải quân Mỹ đang cân nhắc hủy bỏ chương trình trang bị loại pháo được cho là "khủng nhất" này do chi phí cho mỗi viên đạn của nó lên tới 800.000 USD.
Đan Nguyên.
|
7Thế giới
| Salah Abdeslam, kẻ khủng bố duy nhất còn sống sót trong mạng lưới khủng bố đã gây ra những vụ khủng bố kinh hoàng tại thủ đô Paris tháng 11/2015 và là tội phạm bị canh giữ nghiêm ngặt nhất nước Pháp, hôm nay chính thức bị đưa ra xét xử tại một Tòa án tại Bỉ.
Phiên tòa này được mở do yêu cầu của phía Bỉ nhằm xét xử Salah Abdeslam và 1 đồng phạm khác vì các âm mưu khủng bố tại Bỉ cũng như tội danh liên quan đến vụ xả súng tại thành phố Forest của Bỉ vào ngày 15/3/2016, thời điểm ngay trước khi tên Salah Abdeslam chính thức bị cảnh sát Bỉ bắt giữ.
Tên khủng bố Salah Abdeslam. (Ảnh: Reuters).
Theo một thỏa thuận đạt được giữa giới chức tư pháp hai nước Pháp và Bỉ, tên Salah Abdeslam tạm thời được phía Pháp bàn giao trong vòng 1 tuần cho Bỉ để xét xử và sau đó phía Bỉ sẽ phải giao lại cho phía Pháp.
Những biện pháp an ninh nghiêm ngặt nhất đã được cả hai nước Pháp và Bỉ thực thi nhằm đảm bảo an ninh tối đa cho phiên tòa cũng như an toàn cho chính tên Salah Abdeslam.
Những hàng rào an ninh kiên cố và các trụ bê tông được bố trí dày đặc quanh Cung tư pháp Bỉ, nơi diễn ra vụ xét xử. Đồng thời, phương án dẫn giải tên Salah Abdeslam đến Tòa án cũng được bảo mật tối đa.
Bên cạnh nỗi lo về việc các phần tử cực đoan có thể nhân sự kiện này thực hiện các hành động khủng bố thì lo ngại lớn nhất của giới tư pháp hai nước Pháp và Bỉ là việc tên Salah Abdeslam có thể sẽ tự sát.
Vì thế, yêu cầu cao nhất phía Pháp đặt ra là phải bằng mọi cách giữ cho tên Salah Abdeslam còn sống và có tình trạng tâm lý ổn định nhằm phục vụ cho các điều tra sau này.
Hiện tại, sau một thời gian dài bị giam giữ tại một nhà tù đặc biệt ở ngoại ô thủ đô Paris, chính quyền Pháp vẫn chưa đưa tên này ra xét xử tại Pháp.
Salah Abdeslam là kẻ sống sót duy nhất trong mạng lưới khủng bố Verviers, quy tụ hơn mười thành viên sống chủ yếu tại quận Molenbeek của thủ đô Brussels của Bỉ.
Tối ngày 13/11/2015, những kẻ này đã gây ra vụ khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp khi thực hiện một loạt các vụ xả súng và đánh bom tự sát liên hoàn tại nhiều địa điểm ở thủ đô Paris và thành phố ngoại ô Saint-Denis của Pháp, khiến 130 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương./.
Quang DũngVOV/Paris.
|
7Thế giới
| Reuters dẫn lời ông Anil cho biết Chính phủ Maldives nhận được thông tin cho hay Tòa án tối cao có thể ra phán quyết luận tội hoặc phế truất tổng thống.
Chúng tôi đã nhận được thông tin cho biết mọi việc có thể xảy ra theo hướng dẫn tới một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia, ông Anil nói và yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước cùng các đơn vị quốc phòng không tuân thủ phán quyết luận tội ông Yameen với lý do phán quyết như vậy trái với hiến pháp.
Theo AFP, khủng hoảng chính trị ở Maldives nổ ra sau khi các thẩm phán hôm 1/2 yêu cầu phóng thích 9 nhà bất đồng chính kiến và khôi phục chức vụ cho 12 nhà làm luật bị sa thải vì rời khỏi đảng cầm quyền của ông Yameen và cho rằng các động thái trừng phạt những người này có động cơ chính trị - cáo buộc mà Chính phủ Maldives bác bỏ.
Ngày 3/2, Quốc hội Maldives đã đóng cửa vô thời hạn để ngăn việc luận tội Tổng thống. Ông Yameen cũng đã sa thải 2 cảnh sát trưởng sau phán quyết của tòa.
Bảo An.
|
7Thế giới
| Theo kênh này, tất cả 465 đại biểu phải rời khỏi tòa nhà Quốc hội sau khi hệ thống báo động J-Alert khẩn cấp báo nguy cơ tên lửa rơi xuống, có thể dẫn đến sự phá hủy và thiệt hại bởi các mảnh thủy tinh. Hướng dẫn sơ tán trong Quốc hội đang được tiến hành.
Trước đó, các đại biểu đã tiến hành cuộc diễn tập sơ tán trong trường hợp có động đất lớn, họ đội mũ bảo hiểm nhưng không rời khỏi hội trường.
Các cuộc diễn tập sơ tán trong trường hợp tên lửa do CHDCND Triều Tiên rơi đã được thực hiện trên các đường phố ở Tokyo và các thành phố khác của Nhật Bản.
Bắc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản và phát triển các đầu đạn hạt nhân dưới nguyên cớ tự vệ trước các nguy cơ đe dọa từ Hoa Kỳ. Bắc Triều Tiên cáo buộc Nhật Bản cố tình gây ra tình trạng căng thẳng để đạt được thay đổi trong hiến pháp hòa bình.
Theo vn.sputniknews.com.
|
7Thế giới
| Ngày 31-1, trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputnik , Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora cảnh báo việc cấm vận hoàn toàn lên nguồn dầu xuất vào Triều Tiên sẽ đồng nghĩa với việc phong tỏa hoàn toàn Triều Tiên và sẽ bị Bình Nhưỡng xem là hành động tuyên chiến, kèm các hậu quả sau đó.
Nếu nguồn cung dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ chững lại, điều đó đồng nghĩa với việc phong tỏa toàn phần Triều Tiên ông Matsegora nói.
Đại sứ Nga tại Triều Tiên giải thích rằng lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc hiện giới hạn lượng dầu thô Triều Tiên nhập từ Trung Quốc ở mức 540.000 tấn và lượng dầu tinh chế nhập từ các nước khác là 60.000 tấn.
Ảnh chụp ngày 30-8-2017 cho thấy người dân ở thủ đô Bình Nhưỡng đang xem tường thuật về một vụ phóng tên lửa. Ảnh: KYODO.
Ông nói đây chỉ là một giọt nước giữa đại dương đối với 25 triệu con người vốn đã chịu cảnh túng thiếu xăng dầu cùng những vấn đề nghiêm trọng kéo theo. Nhà ngoại giao Nga kêu gọi không được cắt giảm thêm nữa lượng dầu xuất vào Triều Tiên.
Tháng 12-2017, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên, trong đó có việc cắt giảm 90% lượng xăng dầu xuất vào Triều Tiên. Bình Nhưỡng sau đó đã gọi đây là một hành động chiến tranh.
Bên cạnh đó, Mỹ còn áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân. Nước này cũng kêu gọi các đồng minh tăng cường gây áp lực đối đa lên Bình Nhưỡng.
Vị đại sứ Nga tại Triều Tiên cũng bày tỏ lo ngại về an ninh nước Nga trước các diễn biến trên bán đảo Triều Tiên. Ông nói rằng Nga là quốc gia nằm gần nhất với khu thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên (khoảng 150 km tính từ biên giới Nga). Ông Matsegora bày tỏ Moscow sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán song phương giữa Mỹ và Triều Tiên.
BẢO ANH.
|
7Thế giới
| Trong thời gian qua, Liên Hợp Quốc và Mỹ đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, trong đó bao gồm giới hạn số lượng dầu thô và xăng dầu được nhập khẩu vào nước này, do họ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.
Lãnh đạo Kim Jong-un đến thăm một nhà máy ở Triều Tiên.
Chúng ta không thể giảm bớt lượng dầu mỏ nhập khẩu thêm nữa, đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng Alexander Matzegora cho biết. Ông nói thêm, Liên Hợp Quốc xác định rằng Triều Tiên sẽ chỉ được nhập khẩu 540.000 tấn dầu thô từ Trung Quốc và hơn 60.000 tấn xăng dầu các loại từ Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác.
Đối với một quốc gia có 25 triệu người như Triều Tiên, các con số trên không là gì cả, ông Matzegora nói, đồng thời tin rằng việc thiếu hụt dầu mỏ sẽ dẫn đến những vấn đề nhân đạo ở Triều Tiên.
Các quan chức Bình Nhưỡng đã nhiều lần nói rằng việc tiếp tục cắt giảm số lượng dầu mỏ được cung cấp cho Triều Tiên sẽ được coi là hành động tuyên chiến và sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đại sứ người Nga cho biết.
Trong Thông điệp Liên bang đầu tiên của mình trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ tiếp tục gia tăng sức ép lên Triều Tiên để buộc nước này ngừng phát triển các loại tên lửa có thể đe dọa đến Mỹ.
Tuần trước, Mỹ đã áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Đáp lại, Bình Nhưỡng đã lên án hành động của Mỹ, trong khi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Igor Morgulov cho biết Nga không có trách nhiệm thực hiện các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Đại sứ Matzegora cũng bác bỏ cáo buộc của Washington rằng Moscow đang cho phép Bình Nhưỡng sử dụng cảng biển của Nga để vận chuyển than.
Chúng tôi đã kiểm tra các bằng chứng mà Hoa Kỳ đưa ra. Chúng tôi phát hiện ra rằng các tàu có tên được nêu ra không hề cập cảng biển của Nga, nếu có chúng cũng không mang các mặt hàng có xuất xứ từ Triều Tiên, ông nói.
Trước đó, hãng tin Reuters cho biết Triều Tiên đã vận chuyển than tới Nga vào năm ngoái, số hàng này sau đó được đưa sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu đúng sự thật, đây là hành động vi phạm lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc đã áp đặt.
Anh Tuấn (lược dịch).
|
7Thế giới
| Ảnh minh họa.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên hồi tháng 12 năm ngoái, trong đó có biện pháp cắt giảm hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Bình Nhưỡng. Đây được xem là đòn đáp trả mạnh tay của Liên Hợp Quốc đối với vụ phóng thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên.
Đại sứ Nga tại Triều Tiên ông Alexander Matsegora vừa lên tiếng phản đối viễn cảnh cắt đứt hoàn toàn hoạt động cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên. "Nếu hoạt động cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ bị cắt đứt, đều đó đồng nghĩa với sự phong tỏa hoàn toàn đối với Triều Tiên, ông Matsegora cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Ria Novosti ngày hôm qua. Bình Nhưỡng liên tục cảnh báo, một động thái như vậy sẽ được coi là hành động tuyên chiến và nó sẽ dẫn đến mọi hậu quả.
Ông Matsegora cho biết, các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đã hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu mỏ cho Triều Tiên xuống còn khoảng 540.000 tấn từ Trung Quốc và khoảng 60.000 tấn từ các nước khác mỗi năm.
"Chúng ta không thể hạ thấp mức trên thêm nữa, ông Matzegora nhấn mạnh.
Theo Đại sứ Nga, tình trạng thiếu hụt năng lượng sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về mặt nhân đạo. Các đại diện chính thức của Bình Nhưỡng nhiều lần nhấn mạnh rõ, một sự phong tỏa như vậy sẽ được Triều Tiên coi là hành động tuyên chiến và nó sẽ dẫn đến tất cả những hậu quả kéo theo sau đó".
Bắc Kinh được tin là nguồn cung cấp chính của Bình Nhưỡng, chiếm khoảng gần như toàn bộ hoạt động xuất khẩu năng lượng và giao dịch thương mại với Triều Tiên. Các biện pháp trừng phạt mới đã dẫn đến tình trạng sụt giảm 50% giao dịch thương mại Trung-Triều trong tháng 12 vừa rồi.
Ngoài các biện pháp trừng phạt kinh tế hiện nay được 15 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua, Washington còn áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương. Những động thái như vậy luôn bị Moscow chỉ trích, miêu tả là hành động không thể chấp nhận theo luật quốc tế.
Washington vẫn đang kêu gọi các đồng minh gia tăng sức ép với Triều Tiên trong cuộc họp ở Vancouver gần đây. Cuộc họp do Mỹ và Canada đồng chủ trì hồi giữa tháng 1 đã chứng kiến 20 quốc gia nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Nga và Trung Quốc hai nước không được mời đến cuộc họp ở Vancouver đã lên án gay gắt bước đi trên. Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, cuộc họp ở Vancouver là một minh chứng cho sự coi thường thẩm quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nga cũng nói thêm rằng, cuộc họp ở Canada không đưa ra được bất kỳ biện pháp thay thế nào cho sáng kiến của Nga và Trung Quốc nhằm tháo ngòi nổ trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, Moscow và Bắc Kinh đưa ra sáng kiến chấm dứt kép theo đó Mỹ và Hàn Quốc sẽ ngừng các cuộc tập trận chung để đổi lấy việc Triều Tiên chấm dứt tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên, sáng kiến này nhanh chóng bị Mỹ bác bỏ.
Trong một diễn biến mới nhất, trong thông điệp liên bang đầu năm trước Quốc hội Mỹ hôm 30/1, Tổng thống Donald Trump thề sẽ tiếp tục tăng cường áp lực lên Triều Tiên để ngăn chặn nước này phát triển các tên lửa có thể vươn tới nước Mỹ.
Kiệt Linh (tổng hợp).
|
7Thế giới
| Triều Tiên coi lệnh trừng phạt cắt giảm giao nhận dầu là tuyên chiến.
Ngày 31/1, hãng tin Reuters dẫn lời Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng cho rằng, không nên cắt giảm hoạt động vận chuyển dầu và sản xuất dầu cho Triều Tiên.
Liên Hợp Quốc và Mỹ đã công bố một loạt các lệnh trừng phạt nhằm kiềm chế việc phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, trong đó giảm kết nối dầu thô và các sản phẩm lọc dầu của nước này với nước ngoài. Chúng tôi không thể hạ thấp hơn nữa hoạt động giao nhận dầu Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng Alexander Matzegora nói.
Chỉ tiêu mà Liên Hợp Quốc đặt ra chỉ cho phép vận chuyển khoảng 540.000 tấn dầu thô/năm từ Trung Quốc tới Triều Tiên và hơn 60.000 tấn sản phẩm dầu từ Nga, Trung Quốc và các nước khác.
Theo ông, việc thiếu hụt sẽ dẫn đến các vấn đề về nhân đạo nghiêm trọng và các đại diện chính thức của Bình Nhưỡng nói rõ, động thái ngăn chặn như vậy khiến Triều Tiên hiểu, đó là tuyên bố chiến tranh và sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả.
Vân Trang (Theo Reuters).
|
7Thế giới
| Liên Hợp Quốc và Mỹ đã áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt mới nhằm ngăn chặn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, trong đó bao gồm cả việc hạn chế tối đa lượng dầu mỏ và các sản phẩm xăng đã qua chế biến vào nước này.
Hiện nay, hạn mức nhập khẩu của Triều Tiên là 540.000 tấn dầu thô và 60.000 tấn sản phẩm xăng đã qua chế biến trong một năm.
Nga cho rằng, Triều Tiên sẽ phản kháng quyết liệt nếu bị cắt hoàn toàn nguồn cung dầu mỏ.
Theo đại sứ Nga tại Triều Tiên, ông Alexander Matzegora, hạn mức này là mức đáy có thể áp đặt và nó là lượng cung cấp quá nhỏ so với dân số 25 triệu người của Triều Tiên.
Sự thiếu thốn năng lượng có thể dẫn tới những thảm họa nhân đạo nghiêm trọng. Đại diện của Triều Tiên đã làm rõ rằng, sự ngăn chặn như vậy sẽ bị coi là hành động tuyên chiến và đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng, ông Alexander Matzegora nhận định.
Cách đây ít hôm, Mỹ đã áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và tổ chức đang giúp Triều Tiên nhập khẩu dầu mỏ.
Trong thông điệp trước quốc hội vào đầu năm mới, Tổng thống Trump cũng hứa sẽ tiếp tục tăng cường sức ép lên Triều Tiên để ngăn chặn nước này phát triển tên lửa có khả năng đe dọa nước Mỹ.
Đặng Vũ (Theo Reuters).
|
7Thế giới
| Theo đó, quốc gia này sẽ tăng ngân sách thêm 50% ca xét nghiệm lên mỗi năm. Các bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh công bố sẽ chi khoảng 6,1 triệu bảng (tương đương 200 tỉ đồng) cho cuộc chiến chống doping trong hai năm tới, tức gần 60% ngân sách chính phủ Anh dành riêng cho cuộc chiến chống doping.
Sự hào phóng của chính phủ Anh đúng thời điểm trùng hợp với báo cáo liên quan bê bối đến doping Nga. Báo cáo củng cố sự nguy hiểm của các loại thuốc làm tăng hiệu suất hoạt động VĐV, đe dọa đến sự toàn vẹn của thể thao.
Bộ trưởng Thể thao Anh Tracy Crouch tuyên chiến: Chúng ta phải làm tất cả để thể thao không còn doping, để người hâm mộ lẫn các VĐV tin rằng đó là một sân chơi bình đẳng. Khoản tài trợ bổ sung của chính phủ sẽ giúp chúng tôi đấu tranh trong cuộc chiến đối với những kẻ cố tình gian lận.
MINH QUANG.
|
7Thế giới
| Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh minh họa).
Dường như nhận thức của Mỹ về Nga cũng đã thay đổi. Từ chỗ là một đất nước phải vật lộn để thoát khỏi khủng hoảng hậu Chiến tranh lạnh, Nga giờ đây đã là một đối thủ cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc trên toàn cầu, là đối thủ và là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Mỹ.
Trong khi Mỹ luôn lên án Nga vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 thì công chúng cũng quên mất rằng chính Mỹ cũng đang can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới của Nga. Nga cũng cáo buộc Mỹ luôn dàn xếp nhằm lôi kéo tầng lớp lãnh đạo và cử tri chống lại ứng viên và cũng là đương kim Tổng thống Vlamir Putin, đồng thời đang tìm cách phá hoại quá trình bầu cử.
Sự can thiệp và phá hoại của Mỹ đối với nước Nga thể hiện qua một chuỗi các hành động:
Mỹ tăng cường lệnh trừng phạt đối với cá nhân và công ty Nga để đáp trả các hành vi can thiệp bầu cử ở Mỹ, tấn công không gian mạng, sáp nhập Crimea, ủng hộ phe ly khai miền đông nam Ukraine và ủng hộ chế độ Assad ở Syria.
Cấm Nga tham gia Olympic tại Hàn Quốc với cáo buộc nước này thao túng luật chống doping trong Thế vận hội mùa đông Sochi năm 2014, Ủy ban Olympic thế giới cũng cấm các vận động viên Nga tham gia, kể cả những người tham gia theo diện phi quốc gia mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào, đồng thời cấm các cổ động viên treo cờ Nga ở các địa điểm tổ chức thi đấu.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định quân đội Mỹ ở Syria sẽ vẫn ở lại nước này cho đến tận khi chế độ Assad sụp đổ, và nước này đang huấn luyện cho 30.000 chiến binh bao gồm cả người Kurd và người Ả Rập ở vùng biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq. Điều này xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria mà Nga đang dùng cả các tuyên bố ngoại giao và sức mạnh quân sự để bảo vệ.
Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí sát thương và kỹ thuật viên đến Kiev trong gói viện trợ 350 triệu USD để ủng hộ cuộc chiến Ukraine chống Nga.
Mỹ cung cấp hệ thống tên lửa chống tăng Javenlin cho Ukraine khiến Nga nổi giận.
Cho dù dư luận Mỹ và Châu Âu không để ý nhưng người Nga vẫn hết sức quan tâm đến vấn đề này, vì nó thể hiện cách Nga nhìn nhận về kẻ thù số một- nước Mỹ, nhận thức về sức mạnh cũng như điểm yếu của nước này để vạch ra giới hạn mà điện Kremlin có thể và nên làm để đối phó.
Miễn là việc thi hành chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nga hiện nay nằm trong tay những người từng thi hành dưới thời các tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama - những người tin rằng Nga có thể bị phá hoại bởi các công cụ phi quân sự, thì Nga có thể sẽ buộc phải sử dụng các biện pháp quân sự nếu cần. Và rất có thể Nga sẽ tấn công trước nếu Mỹ và phương Tây vượt qua lằn ranh đỏ, giới phân tích cảnh báo.
Người đứng đầu một ngân hàng hàng đầu của Nga đã cảnh báo về mối đe dọa về xung đột quân sự ngày càng tăng ở châu Âu và nói rằng nếu Mỹ tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các tập đoàn và tổ chức tại Mátxcơva thì đó sẽ là một hành động tuyên chiến.
Andrei Kostin, giám đốc điều hành của VTB, một trong những ngân hàng nhà nước hàng đầu của Nga trả lời Financial Times rằng ông lo ngại nhất về tình hình nguy hiểm hiện nay do việc tăng cường vũ trang ở Châu Âu đang làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố giữa quân đội Nga và NATO.
Bất kỳ hình thức trừng phạt kinh tế nào đối với các thể chế hay cá nhân cũng sẽ giống như lời tuyên chiến", Andrei Kostin khẳng định.
Hôm 24/1, trong buổi nói chuyện với truyền thông Nga, Kostin đã tái khẳng định điều này: Tôi cho rằng với sự trợ giúp của lệnh trừng phạt, các nước phương Tây muốn tạo áp lực lớn cho Nga, khiến Nga phải thay đổi chính phủ, tổng thống theo hướng có lợi cho họ. Đây là một cuộc tấn công toàn diện vào Nga, xã hội Nga và nền kinh tế Nga. Đây là một cuộc chiến tranh kinh tế rất lớn, và chúng tôi sẽ nhìn nhận điều này một cách hết sức nghiêm túc".
Yakov Kedmi, một chuyên gia đến từ Israel, đã trở thành khách mời quen thuộc trên các chương trình thảo luận chính trị ở Nga. Kedmi là một cựu công dân Liên Xô, là một trong những người tiên phong trong phong trào của những người bất đồng chính kiến cuối những năm 1970, đòi di cư tới Israel với sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ. Tại Israel, ông hoạt động tình báo. Ngay cả sau khi nghỉ hưu, Kedmi vẫn là người không được hoan nghênh ở Nga (persona non grata). Mãi tới tận vài năm trước, dưới danh nghĩa "nhà hoạt động xã hội" ở Israel, ông mới được mời trở lại Nga và bắt đầu xuất hiện trên các chương trình đối thoại chính trị.
Chiến đấu cơ Su-30SM của Nga hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160 tham chiến tại Syria.
Từ một người cổ súy các chính sách của Mỹ, Kedmi dần quay sang chỉ trích các chính sách mang tính phá hoại của nước này ở Trung Đông. Đặc biệt gần đây Mỹ lại trang bị cho người Kurd ở Syria dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Thổ phải đưa quân tấn công Syria để tiêu diệt người Kurd.
Kedmi cho biết ông cũng không hiểu được phản ứng quá mềm mỏng của nước Nga trước sự sỉ nhục của Mỹ. Ông cho rằng chính sách này là thụ động, phản công yếu ớt và sẽ chỉ kích động Mỹ dấn tới.
Kedmi cho rằng không có cách nào có thể khiến Mỹ giảm nhẹ hành động của mình ngoài việc đáp ứng yêu cầu của nước này. Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tổng lực vào Nga cả về chính trị, kinh tế lẫn thể thao, biện pháp duy nhất nước này chưa động đến là quân sự vì Mỹ cũng không dám làm như vậy. Do đó Nga cần phải đáp trả mạnh mẽ trước mỗi hành động tấn công của nước này.
Câu hỏi đặt ra là Nga có thể làm được gì và nên làm gì.
RI cho rằng nếu muốn hiểu được sự lựa chọn chính sách của tầng lớp lãnh đạo Nga thì phải hiểu rõ sự khinh thị và nhạo báng khi Nga nói về Mỹ trên các phương tiện truyền thông trong nước. Đây là cách hướng mũi nhọn dư luận ra khỏi những yếu kém nội tại của Nga. Và để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong một trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu, điện Kremlin sẽ hành động nếu như Mỹ đi quá xa với những tính toán sai lầm.
Vũ khí của Nga đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu và thể hiện rất tốt. Các hệ thống phòng không chống tên lửa và chống máy bay của Nga cũng xếp hạng tốt nhất thế giới, và đó là lý do vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lại mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Nga cũng có chiến hạm để thực hiện các nhiệm vụ trên khắp thế giới. Máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Nga cũng tốt hơn F-35 của Mỹ trong khi chi phí sản xuất lại rẻ bằng 1/5.
Hơn nữa quân đội Mỹ vẫn chưa chiến thắng trong một cuộc chiến tranh lớn nào trong nhiều thập kỷ. Trong cuộc chiến ở Afghanistan, Mỹ đã bị sa lầy và đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước này, sau đó Taliban- kẻ thù của Mỹ - đã dần hồi phục mạnh mẽ.
Nước Mỹ hiện nay cũng không dám mạo hiểm tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp và huy động mọi nguồn lực để chống lại Nga nữa. Trong khi đó lịch sử nước Nga đã từng ghi nhận chiến thắng huy hoàng trước Napoleon và Đức Quốc xã.
Do đó câu hỏi quan trọng nhất đối với lãnh đạo Nga hiện nay không phải là có trả đũa hay không mà là trả đũa như thế nào.
Hiên nay trật tự đơn cực của Mỹ đang dần kết thúc và những nước khác bắt đầu trỗi dậy. Mỹ đang cố gắng để duy trì vị thế bá quyền của mình. Có ý kiến cho rằng chính sách nước Mỹ trước tiên của ông Trump có thể sẽ phá hoại quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ hơn là Nga có thể phá hoại.
Theo RI, dường như nhận thức của Mỹ về Nga cũng đã thay đổi. Từ chỗ là một đất nước phải vật lộn để thoát khỏi khủng hoảng hậu Chiến tranh lạnh, Nga giờ đây đã là một đối thủ cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc trên toàn cầu, là đối thủ ý thức hệ và là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Mỹ.
Đặng Phương Thảo.
|
7Thế giới
| Kể thành tích và mềm mỏng.
Thông điệp với chủ đề "Xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và tự hào" đề cập nhiều vấn đề khác nhau trong chương trình hành động mà vị chủ nhân Nhà Trắng hứa hẹn sẽ thực hiện trong thời gian tới.
CNBC bình luận: Tổng thống Trump khác hẳn với phong cách cục cằn thường có, hứa hẹn một thái độ lạc quan và hợp tác trong bài phát biểu về Thông điệp Liên bang đầu tiên.
Trước khi bước vào Thông điệp Liên bang, ông Trump kêu gọi tất cả các bên gạt bỏ mọi bất đồng, đề cao sự đoàn kết. Một cách mào đầu được đánh giá là khá tập trung và đem lại cảm giác dễ chịu cho khán giả.
Như nhiều dự đoán trước đó, ông Trump bắt đầu Thông điệp Liên bang với những thành tựu kinh tế. Một phóng viên của tờ Economic Policy mô tả những số liệu được nêu nhằm thể hiện sức mạnh của nền kinh tế Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang 2018 trước quốc hội.
Ông Trump tuyên bố từ khi ông lên nắm quyền, khoảng 2,4 triệu việc làm đã được tạo ra, một phát biểu khá khác với phong cách của đảng Cộng hòa vốn thường không thích chính quyền tự nhận công trong việc thúc đẩy lĩnh vực việc làm trong nước.
Nói về những thành tựu của mình, Tổng thống Trump không quên nhắc đến việc ông đã thông qua dự luật cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử Mỹ với lợi ích đem về cho ít nhất 3 triệu người lao động, tăng tiền lương cho người lao động, xóa bỏ một số quy định, chấm dứt cái gọi là cuộc chiến nhằm vào ngành than đá, cam kết sẽ giảm giá thành các mặt hàng dược phẩm và tuyên chiến với những kẻ buôn lậu ma túy.
Về vấn đề thương mại, Tổng thống Trump khẳng định: Thời đại đầu hàng kinh tế đã chấm dứt. Ông nhắc lại quan điểm về một trong những vấn đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử, khẳng định đã đến lúc Mỹ phải đàm phán các thỏa thuận thương mại công bằng và có đi có lại.
Sau vấn đề kinh tế và cơ sở hạ tầng, ông Trump chuyển sang vấn đề nóng là di cư, với việc khẳng định luôn cởi mở với việc hợp tác cùng tất cả các thành viên cả hai đảng- Dân chủ và Cộng hòa- để bảo vệ người dân xuất thân từ mọi tầng lớp, màu da, tôn giáo và phe phái.
Ông cũng vạch ra kế hoạch nhập cư 4 điểm, gồm lộ trình cấp quyền công dân cho 1,8 triệu người nhập cư trái phép đến Mỹ khi còn nhỏ; bảo vệ toàn diện biên giới, tức là xây bức tường dọc biên giới với Mexico và tuyển thêm an ninh; chấm dứt "xổ số thẻ xanh", chương trình cấp thị thực ngẫu nhiên cho người nhập cư mà không cân nhắc đến năng lực, chuyên môn và mức độ an toàn đối với người dân Mỹ; và bảo vệ các gia đình hạt nhân bằng việc chấm dứt chương trình "chuỗi di cư" - chương trình cho phép người thân ruột thịt của người nhập cư cũng được đến Mỹ.
Tổng thống Trump đã tranh thủ khoe "khéo" thành tích.
Một trong không thể thiếu khác là chiến thắng trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria. Ông Trump thừa nhận kết quả này có được là nhờ chiến lược phối hợp với các đồng minh được xây dựng từ thời người tiền nhiệm, và cam kết sẽ tiếp tục cuộc chiến tới khi IS bị xóa sổ.
Về chính sách đối ngoại, ông Trump tỏ rõ sự cứng rắn bằng phát biểu cho rằng sự tự mãn và nhượng bộ chỉ càng tạo cơ hội cho những hành vi khiêu khích và hung hăng. Tôi sẽ không lặp lại sai lầm của những chính quyền trước, những sai lầm đẩy chúng ta vào hoàn cảnh nguy hiểm hiện nay.
Nga chỉ được đề cập tới duy nhất một lần khi ông nhấn mạnh: Những đối thủ như Trung Quốc và Nga đang thách thức các lợi ích, thách thức nền kinh tế và các giá trị của chúng ta.
Trong khi đó ông Trump lại tỏ ra khá kiềm chế khi đề cập tới chính sách Triều Tiên. Tổng thống Trump khẳng định: Tham vọng không ngừng của Triều Tiên về tên lửa hạt nhân sẽ sớm đe dọa đất nước chúng ta. Chúng tôi đang tiến hành một chiến dịch gây sức ép tối đa để ngăn chặn điều này.
Ông Trump kết thúc Thông điệp Liên bang với tuyên bố: Người dân Mỹ cống hiến cho thế giới tràn đầy âm nhạc và nghệ thuật. Họ thúc đẩy các thành tựu về khoa học, khám phá, họ là những người luôn nhắc chúng ta nhớ một điều rằng mọi người đều mong muốn được sống tại đất nước này. Đó là những người đã xây dựng nên đất nước này. Và đó sẽ là những người sẽ đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Cuộc đấu trong Nhà Trắng?
Tờ Wall Street Journal bình luận về giọng điệu của Tổng thống Trump trong Thông điệp Liên là lạc quan. Tờ báo này cho rằng ông Trump kêu gọi người dân Mỹ mơ về mọi thứ và tin ở chính mình.
Cũng trong một bài báo cùng ngày, tờ Wall Street Journal đặt câu hỏi: Liệu việc không quá nhấn mạnh tới thương mại trong bài phát biểu có phải là dấu hiệu cho thấy ông Trump sẽ có một chính sách thương mại mềm mỏng hay không? Có lẽ, song không nhất thiết là như vậy.
|
7Thế giới
| Một số người còn cho rằng, cuộc tấn công đã được sắp xếp để gây tổn thất nặng nề nhất cho nước Mỹ. Mặc dù các lý thuyết cực đoan có thể không chính xác, nhưng dường như có nhiều điều ẩn giấu sau sự kiện này mà công chúng không được biết đến.
Có hay không bàn tay Hitler?
Mặc dù không có bằng chứng vững chắc hoặc trực tiếp nào cho giả thuyết này, nhưng ý tưởng này được nhiều nhà nghiên cứu theo đuổi. Họ cho rằng chính Aldof Hitler đã cổ vũ Nhật thực hiện vụ tấn công vào nước Mỹ thông qua Bộ trưởng Ngoại giao Joachim von Ribbentrop.
Việc này đã thực hiện một cách khá muộn màng, ngay trước khi cuộc tấn công diễn ra một ngày, bằng cách mang lại ấn tượng với phía Nhật rằng quân đội Đức đang chuẩn bị tấn công Moscow. Thậm chí còn có một hiệp ước giữa Đức và Nhật về việc người Nhật đang tìm kiếm lợi ích từ nước Đức, mặc dù hiệp ước này không đưa nước Nhật vào cuộc chiến.
Thực tế, khi tấn công sâu vào Liên Xô đầu tháng 12/1941, quân đội Đức đã phải đối mặt với sự chống trả quyết liệt và bị đánh bại. Một số đơn vị thậm chí còn tự ý bỏ vị trí chiến đấu. Đó cũng là những dấu hiệu của sự thất bại đối với người Đức dưới bàn tay của nước Nga.
Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, quân đội Đức đã rút lui hoàn toàn. Câu hỏi đặt ra là liệu Hitler có thực sự nhận thức được cuộc tấn công này không, hay chỉ là mơ hồ nắm lấy cơ hội để chiếm lợi thế, dù không thành?
Hitler tuyên chiến với Mỹ.
Nhiều người cho rằng, đây là một ý tưởng điên rồ, tuy nhiên, thực tế là ngay sau khi tin tức về cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng lan truyền, Hitler đã tuyên bố chiến tranh với Mỹ.
Có nhiều cách lý giải vì sao trùm phát xít đã làm điều này. Các nhà sử học có thể cho rằng, Hitler muốn đẩy nước Nga vào một cuộc chiến 2 mặt trận: Với quân Đồng minh và với nước Nhật. Với sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến, một hy vọng đã nảy sinh: Liệu Liên Xô có chuyển hướng và quay ra chiến đấu với Mỹ?
Một lý thuyết khác, cũng khá điên rồ, cho rằng mục đích cuối cùng của Hitler, cũng là mục tiêu của trận chiến Trân Châu Cảng, là lôi kéo nước Mỹ vào chiến tranh. Ý kiến này bị đa số công chúng phản bác mạnh mẽ.
(Còn tiếp).
Kiều Phong.
|
7Thế giới
| Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm nhà máy dược phẩm ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.
Ông nói thêm rằng việc chấm dứt hoàn toàn những chuyến vận chuyển này sẽ bị Triều Tiên diễn giải như một hành động chiến tranh.
Liên Hợp Quốc và Mỹ đã ban hành một loạt trừng phạt nhằm hạn chế Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, bao gồm tìm cách giảm sự tiếp cận của Triều Tiên với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
"Chúng ta không thể cắt giảm hơn nữa các chuyến hàng", đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng Alexander Matzegora được RIA dẫn lời nói trong một cuộc phỏng vấn.
Hạn ngạch do Liên Hợp Quốc ấn định cho phép khoảng 540.000 tấn dầu thô một năm được vận chuyển vào Triều Tiên từ Trung Quốc, và hơn 60.000 tấn sản phẩm dầu từ Nga, Trung Quốc và các nước khác. "Đây là một giọt nước giữa đại dương cho một quốc gia có 25 triệu người" - ông Matzegora cho biết.
Ông nói sự thiếu hụt sẽ dẫn đến các vấn đề nhân đạo nghiêm trọng, và nói thêm: "Các đại diện chính thức của Bình Nhưỡng đã nói rõ rằng một cuộc phong tỏa sẽ được Triều Tiên hiểu là một lời tuyên chiến, với tất cả những hậu quả theo sau".
Tuần trước, Mỹ đã áp đặt thêm chế tài lên Triều Tiên, bao gồm chế tài lên bộ dầu mỏ của nước này.
Trong bài diễn văn Thông điệp Liên bang đầu tiên của ông trước Quốc hội Mỹ hôm 30.1, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch gây áp lực tối đa lên Triều Tiên để nước này ngừng phát triển các loại tên lửa đe dọa Mỹ.
Triều Tiên hôm 28.1 lên án những chế tài mới nhất của Mỹ và Thứ trưởng ngoại giao Nga Igor Morgulov nói rằng Nga không có nghĩa vụ phải thi hành các chế tài do Mỹ đưa ra.
Đại sứ Nga cũng bác bỏ các cáo buộc của Washington rằng Mátxcơva, đi ngược lại các chế tài của Liên Hợp Quốc, cho phép Bình Nhưỡng sử dụng các cảng của Nga để vận chuyển than.
S.M.
|
7Thế giới
| Cậu thanh niên bàng hoàng ôm chú chó mà theo mô tả của cậu ta là đã bị thương khi cảnh sát tiến hành hoạt động trấn áp tội phạm ma túy tại khu ổ chuột Rocinha ở Rio de Janeiro, Brazil hôm 25/1.
Các chiến dịch truy quét tội phạm ma túy ở Rio de Janeiro, thành phố lớn nhất của Brazil chủ yếu diễn ra tại những khu ổ chuột hoặc ngoại thành khu vực có đông người lao động nghèo sinh sống và chiếm đến 25% dân số của thành phố.
Một chiếc xe buýt cháy trơ khung sau cuộc đụng độ giữa các băng nhóm ma túy và cảnh sát.
Thành viên của Tiểu đoàn đặc nhiệm BOPE trong một hoạt động trấn áp ở khu ổ chuột Rocinha.
Khói bốc lên sau khi lực lượng an ninh tiến hành tấn công vào một ổ nhóm ma túy ở Rocinha, Rio de Janeiro.
Các binh sĩ của lực lượng chống ma túy của Brazil trong chiến dịch truy quét tại thành phố Rio de Janeiro.
Trước đây, lực lượng chống ma túy của Brazil từng tiến hành nhiều chiến dịch tuyên chiến với loại tội phạm ma túy, đặc biệt là vào năm 2016 khi thành phố Rio de Janeiro đăng cai Thế vận hội.
Người phụ nữ chạy vội qua con ngõ nhỏ vì nghe thấy tiếng súng khi cảnh sát tiến hành truy quét tội phạm ma túy ở Rio de Janeiro.
Một cảnh sát nhanh chóng chiếm vị trí để có lợi thế tốt nhất trong khi tấn công ổ nhóm tội phạm ma túy.
Lực lượng tinh nhuệ và trang bị hiện đại, nhưng cảnh sát Brazil vẫn gặp không ít khó khăn trong cuộc chiến chống ma túy, đặc biệt là ở Rio de Janeiro.
Khu ổ chuột Rochinha được mệnh danh là "thiên đường" của các băng nhóm tội phạm ma túy tại Rio de Janeiro.
Những ngõ ngách ngoằn nghoèo tại đây là chỗ trú ẩn lý tưởng cho những tên tội phạm, khiến các binh sĩ gặp khó khăn khi truy quét./.
Hùng Cường/VOV.VN.
Ảnh: Reuters.
|
7Thế giới
| Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko. Ảnh: TASS.
Ngày 22.1, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko khẳng định rằng luật về tái hòa nhập Donbass được thông qua hôm 18.1 không đi ngược lại các thỏa thuận Minsk.
"Tinh thần cũng như nội dung của luật này không đi ngược lại các thỏa thuận Minsk như một số người miêu tả. Ukraina luôn tuân thủ và sẽ tiếp tục tuân thủ các cam kết quốc tế của mình" - TASS dẫn lời ông Poroshenko phát biểu tại cuộc họp báo.
Hôm 18.1, nghị viện của Ukraina thông qua dự luật của tổng thống về việc tái hòa nhập Donbass với 280 nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ, trong khi yêu cầu tối thiểu là 226.
Sau khi được ông Poroshenko ký, luật này cho phép tổng thống có quyền sử dụng lực lượng vũ trang tại khu vực trong thời bình để bảo vệ chủ quyền. Điều này sẽ hợp pháp hóa việc sử dụng quân đội ở phía đông mà không cần tuyên chiến.
Theo luật, các lãnh thổ của Donbass mà Kiev không nắm quyền kiểm soát được công nhận là lãnh thổ "bị chiếm đóng".
Ngoài ra, tất cả các điều khoản tham chiếu đến thỏa thuận Minsk đều bị gỡ bỏ.
Ngọc Vân.
|
7Thế giới
| Trong một cuộc họp hôm 25/1, Phó Tổng tham mưu của TFSA Haitham Afeisi cho biết, một lực lượng khoảng 10.000 chiến binh đã được chuẩn bị cho chiến dịch quân sự chống lại Lực lượng Dân chủ Syria ở thành phố Manbij, Syria.
"Chúng tôi không thiếu sót về vũ khí, đạn dược hay máy bay chiến đấu, và chúng tôi cũng sẵn sàng về mặt tinh thần. Một lực lượng 10.000 người đã sẵn sàng cho trận chiến tại Manbij", ông Afeisi tiết lộ.
Theo Afeisi, hoạt động tại Manbij sẽ được triển khai sau khi TFSA và Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc hoạt động của họ ở khu vực Afrin.
Phó Tổng tham mưu của TFSA Haitham Afeisi.
Ngoài ra, đại diện của TFSA nói thêm rằng, TFSA đã sẵn sàng "chiến đấu với quân đội Mỹ" ở Manbij nếu cần thiết.
"Chúng tôi coi Manbij có tầm quan trọng chiến lược như Afrin, chúng tôi đã tuyên chiến với Đảng Lao động người Kurdi. Thay vì PKK, Mỹ là vấn đề gây khó chịu hơn nhiều.
Trong trường hợp Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) và FSA tiến vào Manbij, cũng giống như Afrin Mỹ sẽ rút lại sự ủng hộ của họ cho những kẻ khủng bố.
Nếu không, chúng tôi cũng sẽ chiến đấu với lực lượng Hoa Kỳ được triển khai ở khu vực đó", Afeisi nói.
"Chiến dịch Euphrates Shield sẽ tiếp tục cho đến khi người Syria tìm thấy hòa bình. Các lực lượng sử dụng mọi phương tiện để ngăn chặn người Syria tham gia nắm quyền ở các vùng của họ sẽ phải đối mặt với quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Quốc gia Syria.
Chúng tôi đã có một thỏa thuận với Ankara về mọi vấn đề. Manbij không phải là điểm đến cuối cùng; chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi Hasakah, Ayn Issa, Ayn al-Arab, Ras al-Ayn, Al-Malikiyah, và Tal Abyad được thanh lọc", Phó Tổng tham mưu của TFSA khẳng định thêm.
Theo các báo cáo từ chiến trường, TFSA hiện nay kết hợp 30 nhóm chiến binh và có khoảng 22.000 chiến binh trong hàng ngũ.
Quân đội Syria tại chiến trường Idlib.
Trong một diễn biến liên quan, quân đội Ả rập Syria (SAA) đã triển khai lại lực lượng Qalamun Shield Forces (QSM) từ phía Đông Ghouta đến đông nam vùng nông thôn Idlib để chống lại mối đe dọa từ ISIS.
Các chiến binh ISIS đã bị SAA và các đồng minh đánh dạt vào vùng nông thôn phía đông bắc Hama và một phần vùng nông thôn phía đông nam Idlib. Kể từ đó, nhóm khủng bố đã bắt đầu tấn công các đơn vị SAA ở phía đông thị trấn Sinjar đông nam Idlib.
QSM có thể sẽ khởi động một chiến dịch quân sự ở phía tây Sinjar nhằm chống lại ISIS, cố gắng đẩy lực lượng khủng bố ra khỏi vùng nông thôn phía đông nam Idlib.
Trong khi đó lực lượng Quốc phòng (NDF) sẽ triển khai lực lượng tại vùng nông thôn phía đông bắc Hama để chống lại hoạt động của IS tại khu vực này.
Quân đội Syria dưới sự hậu thuẫn của Nga đã chiến đấu khá hiệu quả trên chiến trường và chiếm được một số ngôi làng ở vùng nông thôn vùng đông bắc Hama từ tay Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) trước khi được tái triển khai sang Đông Ghouta.
Trung Dũng.
|
7Thế giới
| Trong đó, có nghị quyết của Hội đồng trung ương Palestine (PCC) về đình chỉ mọi công nhận đối với Israel cho đến khi Israel công nhận Nhà nước Palestine với đường biên giới riêng (như năm 1967) và Đông Jerusalem là thủ đô. Quyết định của PCC về cắt đứt quan hệ với Israel sẽ được trình Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) và Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết. Trong tháng này, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng sẽ trình bày tại Đại hội đồng LHQ và yêu cầu LHQ công nhận Palestine là quốc gia thành viên đầy đủ.
* Các binh sĩ Israel đã bắn chết một thiếu niên Palestine trong cuộc đột kích ngày 3-2 tại làng Birqin ở khu Bờ Tây. Bạo lực bùng phát trong lúc quân đội Israel đang truy tìm một số kẻ tình nghi liên quan vụ bắn súng nhằm vào một giáo sĩ Do Thái hôm 9-1. Khoảng 200 người Palestine đã ném đá vào xe quân sự của Israel.
|
7Thế giới
| Theo những thông tin ban đầu, tên lửa mới có định danh là Gray Wolf của AFRL có thể được tích hợp lên chiến đấu cơ F-16 trước tiên, sau đó được trang bị cho các loại tiêm kích và oanh tạc cơ khác của không quân Mỹ. Ngoài ra, dòng tên lửa này có cả phiên bản từ ống phóng (mặt đất hoặc chiến hạm).
Chương trình bao gồm 4 giai đoạn phát triển kéo dài trong 5 năm. Giai đoạn đầu dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2019.
Hady Mourad, Giám đốc chương trình tên lửa cải tiến của Lockheed Martin cho biết: "Tên lửa mới do Lockheed Martin phát triển là mẫu tên lửa giá rẻ có thể hoạt động hiệu quả trong những môi trường khắc nghiệt".
Tên lửa Tomahawk của Mỹ sẽ có vũ khí thay thế trong tương lai. Ảnh: VNExpress.
Tên lửa Gray Wolf sẽ được thiết kế theo hướng tối đa hóa khả năng thay thế bộ phận cho phép khách hàng tích hợp các công nghệ tiên tiến như lắp đặt thêm đầu đạn sát thương cao hay động cơ nhiên liệu hiệu quả hơn. Khi chính thức được trang bị, dòng tên lửa này sẽ dần thay thế "sứ giả chiến tranh Tomahawk" hiện nay của Mỹ.
Được biết, ngay trước khi chương trình vũ khí đầy tham vọng này được công khai, trang UPI dẫn nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết, nước này đang tìm kiếm dòng tên lửa đa năng giá rẻ mới để thay thế Tomahawk.
Thông tin về chương trình vũ khí đầy tham vọng của Mỹ được The Wall Street Journal dẫn tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết, để thực hiện chương trình này, nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 110 triệu USD từ Phòng nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) để phát triển thế hệ tên lửa hành trình giá rẻ có thể phối hợp tấn công theo đội hình với số lượng lớn và thay đổi tùy biến.
Theo UPI, ngay từ thời Tổng thống Obama cũng đã từng nhắc đến kế hoạch hủy bỏ chương trình tên lửa Tomahawk - loại tên lửa các chuyên gia nhận định rằng chúng đã giúp Hải quân Mỹ duy trì ưu thế quân sự trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia Hải quân Mỹ từng lo ngại rằng việc xóa bỏ chương trình tên lửa Tomahawk mà chưa có hệ thống khác thay thế sẽ đe dọa uy thế của Mỹ khi nước này đang phải đối mặt với những đội quân ngày càng tiên tiến từ các đối phương.
Nói tới tên lửa Tomahawk, đây là loại vũ khí tương đối hiệu quả khi được sử dụng như một thành phần trong cuộc tấn công vũ trang kết hợp nhằm vào đối phương của Mỹ trong mọi cuộc chiến quan trọng.
Vũ khí này được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh" bởi thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn khi Mỹ muốn tuyên chiến với một quốc gia hoặc phát động tấn công nhằm thay đổi chế độ ở một quốc gia nào đó. Trong các cuộc chiến gần đây nhằm vào Iraq, Afghanistan hay Libya, trước tiên Mỹ bao giờ cũng phát động tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk từ các tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử cách xa hàng nghìn km.
Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa Tomahawk là thứ vũ khí cách mạng tạo ra bước ngoặt thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại.
Chính vì vậy, hàng trăm quả Tomahawk luôn khai hỏa trận chiến trước tiên, tiêu diệt hoặc làm tê liệt các mục tiêu quan trọng có giá trị cao của đối phương. Sau khi kẻ địch đã gần như bị đánh quỵ, không còn khả năng chống trả hoặc nếu có cũng vô cùng yếu ớt thì các lực lượng khác của Mỹ và đồng minh mới vào cuộc, giải quyết chiến trường một cách dễ dàng.
Đặc biệt, chúng cũng hữu dụng trong việc tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, chẳng hạn như hệ thống phòng không, bởi nguy cơ máy bay có người lái bị bắn hạ khi thực nhiện nhiệm vụ này quá cao.
Các tên lửa Tomahawk của Mỹ có độ chính xác cao đến mức có thể đánh trúng không chỉ các tòa nhà mà cả những ô cửa sổ cụ thể. Chúng có thể sẽ được phóng đi từ tàu ngầm hoặc tàu chiến trên Địa Trung Hải để tiêu diệt các mục tiêu ở phía tây Syria nay mai.
An Dương (T/h).
|
7Thế giới
| Nhóm khủng bố Mặt trận Al-Nusra và các đồng minh của chúng vừa tuyên chiến đến cùng với quân Syria.
Báo Ả Rập al-Watan cho biết, nhóm khủng bố Mặt trận Al-Nusra, Ahrar al-Sham và các đồng minh của chúng, hoạt động ở tỉnh Quneitra đã ra tuyên bố không hòa giải hoặc ký thỏa thuận ngừng bắn với quân đội Syria.
Thậm chí, các nhóm khủng bố này còn cảnh báo bất cứ tổ chức phiến quân nào ký hiệp ước hòa bình với quân đội chính phủ sẽ bị chúng trừng phạt rất nặng.
Trong khi đó, Trung tâm hòa giải vì Syria do Nga thành lập thông báo, các cuộc đàm phán đang được tổ chức để thúc đẩy kế hoạch hòa bình giữa các lực lượng trung thành với chính phủ Syria và các nhóm phiến quân ở các thị trấn al-Hamidiyeh, Majdoliyeh và Jabat al-Khashab, thuộc tỉnh Quneitra.
Các nguồn tin quân sự cho biết, hồi tháng trước, các đơn vị pháo binh và tên lửa của quân đội Syria đã phát động các cuộc tấn công dữ dội vào nhóm khủng bố Mặt trận Al-Nusra ở Bắc Quneitra và chặn các tay súng khủng bố "di chuyển về phía tây nam Damascus". Nhiều tay súng khủng bố đã bị tiêu diệt trong khi vũ khí, đạn dược, trang thiết bị quân sự của chúng cũng bị phá hủy.
|
7Thế giới
| Dung Hà.
|
7Thế giới
| Quốc hội Ukraina thông qua dự luật về tái hòa nhập Donbass. Ảnh: Sputnik.
Bộ luật hiện nay phải được người đứng đầu nhà nước ký. Nó sẽ có hiệu lực vào ngày tiếp theo, sau khi công bố chính thức trên báo chí.
Tài liệu cho phép Tổng thống có quyền sử dụng lực lượng vũ trang tại khu vực trong thời bình để bảo vệ chủ quyền. Điều này sẽ hợp pháp hóa việc sử dụng quân đội ở phía đông mà không cần tuyên chiến.
Theo bộ luật, các lãnh thổ của Donbass mà Kiev không nắm quyền kiểm soát được công nhận là lãnh thổ "bị chiếm đóng".
Sputnik dẫn lời người đứng đầu chính quyền Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk Alexandr Zakharchenko nói rằng, bằng cách thông qua luật này, Kiev đang cố gắng "châm ngòi mở ra một đợt chiến tranh tiếp theo" trong khu vực.
Còn đại diện của Cộng hòa Nhân dân tự xưng Lugansk trong nhóm chính trị Rodion Miroshnik cho rằng văn bản này là trái với các thỏa thuận Minsk.
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko cho biết, luật về tái hòa nhập của Donbass được thông qua vào ngày 18.1 là một tín hiệu cho thấy Crưm và Donbass là một phần "không thể tách rời" của Ukraina.
N.V.
|
7Thế giới
| Ảnh Chụp màn hình New York Post.
Theo tờ New York Post, Cơ quan nhân quyền của bang New York đã tự ý sử dụng hình ảnh của Nolan bên cạnh dòng chữ Tôi dương tính - Tôi có quyền trong tấm poster kêu gọi chống phân biệt đối xử với người mắc bệnh HIV/AIDS vào năm 2013 (ảnh).
Tuy nhiên, siêu mẫu 28 tuổi không hề mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Sự việc trên đã khiến Nolan bị hiểu nhầm, thậm chí bị công chúng chế giễu và tẩy chay. Do đó, Nolan đã đâm đơn kiện đòi bồi thường danh dự cho mình.
|
7Thế giới
| Tàu Amrak đi lại giữa New York và Miami, chở 139 hành khách, 8 nhân viên sáng sớm 4/2 đâm vào tàu chở hàng CSX, RT dẫn lời cảnh sát trưởng quận Lexington cho biết. Ngoài hai người chết, khoảng 50 người được đưa tới bệnh viện.
>> Xem thêm: THẾ GIỚI 24H: Phe nổi dậy bắn hạ chiến đấu cơ Nga ở Syria, Triều Tiên bí mật mua thiết bị tên lửa.
Hiện trường vụ đâm tàu. Ảnh: SkyNews.
Derek Pettaway, một hành khách bị thương nhẹ trên tàu, cho biết ông đang ngủ thì choàng tỉnh giấc do va chạm. "Nhân viên trên khoang phản ứng rất nhanh và hỗ trợ rất nhiều nhằm duy trì tình hình ổn định. Những người đầu tiên đến ứng cứu đến sau khi va chạm 10 - 20 phút", ông nói.
Đây là vụ va chạm thứ 5 của công ty trong năm nay và là vụ thứ 4 gây chết người hoặc thương tích. Tai nạn xảy ra chỉ vài ngày sau khi tàu Amrak chở khoảng 100 nghị sĩ, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, đâm vào một xe chở rác ở Virginia, làm một người chết và 6 người, trong đó có một nghị sĩ, bị thương.
|
7Thế giới
| Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ra lệnh điều tra việc hàng trăm tập tài liệu mật bị đem bán - Reuters.
Đài ABC (Úc) đưa tin các tài liệu này được tìm thấy trong tủ hồ sơ từng được bán đi trong một lần chính phủ Úc thanh lý đồ cũ.
Theo luật Úc, các tài liệu mật của chính phủ thường phải được niêm phong và không được công bố trong ít nhất 2 thập niên.
Số tài liệu mới được tìm thấy chứa thông tin của 5 đời chính quyền Úc trong suốt 10 năm qua.
Đài ABC trong tuần này cũng khởi đăng một loạt bài báo với thông tin được chọn lọc từ các tập tài liệu mật nêu trên.
Theo các bài báo, Cảnh sát Liên bang Úc từng mất gần 400 tài liệu an ninh quốc gia trong 5 năm (từ năm 2008-2013). Trong khi đó, Ủy ban An ninh Quốc gia dưới thời cựu Thủ tướng John Howard từng xem xét xóa bỏ quyền im lặng của người đang bị cảnh sát thẩm vấn.
Tin liên quan.
Tình báo Mỹ khủng hoảng nhân sự.
Tổng thống Trump sẽ công bố hồ sơ mật về vụ ám sát Kennedy.
Israel: tình báo Nga lợi dụng dùng phần mềm diệt vi rút Kaspersky để tấn công mạng.
Truyền thông Úc đưa tin chính phủ hiện đang tỏ ra giận dữ trước vụ việc vi phạm an ninh quốc gia kể trên, đồng thời Phủ thủ tướng đã ra lệnh nhanh chóng điều tra bằng cách nào vật dụng của chính phủ cũ lại bị đem bán như vậy.
Cựu Thủ tướng Kevin Rudd đã khởi kiện Đài ABC vì dùng thông tin trong tủ hồ sơ để viết bài sai sự thật về ông.
|
7Thế giới
| Hayat Tahrir al-Sham (HTS) có nghĩa là Ủy ban Giải phóng vùng Levant. Nhóm này còn được coi là al-Qaeda ở Syria. Ảnh: Masdar.
HTS là nhóm thánh chiến cực đoan dòng Salafi, tham gia Nội chiến Syria. Ảnh: Liveuamap.
Nhóm được thành lập vào 28/1/2017 trên cơ sở sáp nhập 5 tổ chức, trong đó có Jabhat Fateh al-Sham, vốn là Mặt trận al-Nusra khét tiếng trước đây. Ảnh: Southfront.
Một số nhóm chiến binh khác đã gia nhập nhóm mới này sau ngày thành lập nói trên. Ảnh: Sn4hr.
Hayat Tahrir al-Sham được cho là có lực lượng đặc nhiệm riêng. Ảnh: Liveuamap.
Phía Nga cho rằng Tahrir al-Sham chung một mục tiêu của Mặt trận al-Nusra là biến Syria thành một vương quốc Hồi giáo do al-Qaeda quản lý. Ảnh: Liveuamap.
Tahrir al-Sham bị tố là chi nhánh al-Qaeda nhưng Hayat Tahrir al-Sham chính thức phủ nhận điều này. Chúng tuyên bố mình hoàn toàn độc lập, không đại diện cho bất cứ tổ chức nước ngoài nào. Ảnh: Liveuamap.
Lực lượng HTS nhận trách nhiệm đã bắn rơi máy bay Nga bằng tên lửa vác vai ở tỉnh Idlib của Syria vào hôm 3/2. Ảnh: Al wasl.
HTS cho biết, chúng làm vậy để đáp trả chiến dịch không kích của không quân Nga tại đây. Ảnh: Liveuamap.
Nhóm Hayat Tahrir al-Sham kiểm soát tỉnh Idlib và đối chọi với các cuộc tấn công của quân đội Syria. Ảnh: Liveuamap.
Vụ việc bắn hạ Su-25 rất đáng lưu ý vì trước đó các phiến quân Syria mới chỉ bắn hạ máy bay quân đội Syria và một trực thăng của quân đội Nga. Ảnh: Sn4hr.
Đây là lần đầu tiên một máy bay cánh cố định của quân đội Nga bị phiến quân bắn rơi trên lãnh thổ Syria. Ảnh: The National./.
|
7Thế giới
| Sau khi trúng đạn pháo phòng không, máy bay Su-25 đã bốc cháy ngay trên không trung.
Và lao thẳng xuống khu vực Saraqib của Syria. Tuy nhiên phi công của máy bay đã kịp nhảy dù xuống mặt đất.
Người dân Syria sửng sốt và sợ hãi khi chiếc máy bay rơi xuống khu dân cư.
Ngay sau khi máy bay rơi, phiến quân Syria ngay lập tức tới hiện trường và bắt giữ, sát hại phi công. Ảnh: Metro.
Các mảnh vỡ của máy bay bốc cháy và vương vãi khắp nơi tại thành phố Saraqib của Syria.
Một bộ phận được cho là phần đuôi của máy bay.
Khẩu súng và ổ đạn dược được cho là của phi công khi chống trả phiến quân. Ảnh:RT.
Động cơ của máy bay bị cháy đen nằm rải rác trên mặt đẩt.
Không một bộ phận nào của máy bay còn nguyên vẹn.
Cánh của máy bay Sukhoi-25 có hình ngôi sao đỏ lẫn trong đống mảnh vỡ.
Ông Rami Abdel Rahman, ngưòi đứng đầu Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria cho biết "Đã có hàng chục cuộc không kích của Nga trong khu vực trong 24 giờ qua. Chiếc máy bay này cũng đang tiến hành các cuộc đột kích ở đó".
Hãng tin RT dẫn thông tin từ nhóm điều tra độc lập Conflict Intelligence Team (CIT) cho biết, Phi công Su-25 Nga bị phiến quân giết ở Idlib, Syria ngày 3/2 được xác định là Roman Filippov.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo chiếc Su-25 có thể đã bị phiến quân bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).
Một số chuyên gia Nga đang bày tỏ lo ngại rằng, vũ khí mà phiến quân dùng để bắn hạ Su-25 có nguồn gốc từ phương Tây.
Khói đen bốc lên nghi ngút tại nơi chiếc máy bay Su-25 rơi xuống.
|
7Thế giới
| Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi trọng tăng cường sức mạnh quốc phòng. Ảnh: The Japan Times.
Tờ Asia Times Online Hồng Kông gần đây cho hay ngày 17/1 Nhật Bản đã dùng một quả tên lửa đẩy Epsilon đưa một vệ tinh quan trắc Trái đất lên quỹ đạo. Loại tên lửa đẩy này là phương tiện chủ lực trong chương trình hàng không vũ trụ dân dụng của Nhật Bản.
Tên lửa đẩy Epsilon sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế để phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học. Nó có thể đưa 1,2 tấn lên quỹ đạo gần Trái đất một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, chuyên gia an ninh vũ trụ John Parker cho rằng loại tên lửa đẩy này còn có thể dùng cho mục đích khác. Nó có thể được cải tạo thành phương tiện mang theo vũ khí hạt nhân, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Nhật Bản một phương án phóng đầu đạn hạt nhân nhằm vào Trung Quốc và Triều Tiên.
John Parker nói với tờ Asia Times Online rằng: "Nhật Bản chỉ cần thời gian không đến 1 năm là có thể hoàn thành việc cải tạo này".
"Epsilon là một loại tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cỡ lớn. Điều mà Nhật Bản cần làm chỉ là dỡ bỏ vệ tinh từ đầu tên lửa đẩy ra và lắp vào đó đầu đạn hạt nhân là được".
Theo John Parker, phương tiện mang theo vệ tinh và phương tiện mang theo đầu đạn hạt nhân có thể thay thế cho nhau. Đây là sự thực mà ai cũng biết. Ông nói: "Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chúng tôi thường nói, sự khác biệt giữa tên lửa và phương tiện mang theo vệ tinh không phải là độ cao, mà là thái độ".
Nhiều năm qua, ai cũng đã biết Nhật Bản có thể thu được rất nhiều vật liệu hạt nhân từ plutonium cấp độ lò phản ứng hạt nhân tại các nhà máy điện hạt nhân, sử dụng cho chế tạo đầu đạn hạt nhân và bom hạt nhân (bom nguyên tử).
Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: SpaceFlight Insider.
Triều Tiên, Ấn Độ, Pakistan và một số nước khác cũng thông qua cách làm tương tự, sử dụng máy ly tâm và các thiết bị khác để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Theo dự đoán của hầu hết các nhà phân tích, với ưu thế về công nghệ, Nhật Bản có thể chuyển đổi phế liệu hạt nhân thành vũ khí hạt nhân chỉ trong vài tháng.
Một lò phản ứng điện hạt nhân thông thường hàng năm có thể sản xuất 250 - 300 kg plutonium, đủ để chế tạo 25 - 30 quả bom hạt nhân. Nhật Bản sở hữu tới 54 lò phản ứng hạt nhân dân dụng, nhưng 43 lò trong số đó hiện đang ở trạng thái cấm vận hành do ảnh hưởng từ sự cố hạt nhân Fukushima năm 2011.
Hiện nay, các cuộc tranh luận xoay quanh khả năng Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân đã trở nên công khai hóa. Cùng với môi trường an ninh châu Á đã thay đổi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ủng hộ phát triển vũ khí mới để bảo vệ an ninh quốc gia.
Ông Shinzo Abe muốn sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản để phát triển các vũ khí quân sự mang tính tấn công (chứ không phải là vũ khí phòng thủ đơn thuần), nhưng đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ trong nước.
Bất cứ động thái nào hoàn thiện năng lực này của Nhật Bản đều có thể dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh hoặc Bình Nhưỡng.
Phó chủ nhiệm Daniel Snyder, Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương Walter H. Shorenstein, Đại học Stanford cho rằng trong ngắn hạn, Nhật Bản "không có cơ hội" phát triển vũ khí hạt nhân.
Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: Space.
Là người từng làm phóng viên lâu năm ở Nhật Bản, Daniel Snyder nói: "Có năng lực làm không có nghĩa là có thể làm trong hiện thực. Hiện nay, rõ ràng hầu hết người Nhật thậm chí đều không ủng hộ sửa đổi Hiến pháp. Chỉ có trong trường hợp mất đi đồng minh Mỹ, Nhật Bản mới có khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng cho dù là ông Donald Trump thì cũng không làm việc này".
Nhưng, ngoài thách thức trên, John Parker nhấn mạnh, Nhật Bản không có bất cứ trở ngại nào về mặt công nghệ, hoàn toàn có thể lắp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đẩy Epsilon, biến nó thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.
Theo John Parker: "Người Nhật Bản đã từng thử nghiệm vật liệu quay trở lại bầu khí quyển", có thể dùng cho công nghệ đầu đạn hạt nhân. Vấn đề duy nhất là chế tạo đầu đạn hạt nhân và các thiết bị đồng bộ liên quan. Nhưng, John Parker cho rằng Nhật Bản cũng có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này.
Chuyên gia John Parker còn tin rằng Tokyo sớm đã có phương án ứng phó khẩn cấp cải tạo tên lửa đẩy Epsilon thành tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đẩy Epsilon sử dụng nhiên liệu rắn - đây là điểm cộng cho việc cải tạo tên lửa này thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn có thể nhồi sẵn nhiên liệu trước và luôn sẵn sàng đợi lệnh, có thể nhanh chóng phóng đi sau khi nhận được lệnh.
Trong khi đó, tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng cần phải đổ nhiên liệu vào trước khi phóng, phải làm rất nhiều công tác chuẩn bị trên mặt đất mới có thể tiến hành phóng.
John Parker cho rằng tên lửa đẩy Epsilon chuyển sang sử dụng cho mục đích quân sự không cần có khả năng ngắm chuẩn chính xác.
Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: Cankao.
Ông cho biết thêm, mặc dù có nhu cầu cải tạo tên lửa đẩy phóng vệ tinh thành vũ khí, các nhà thầu quốc phòng Nhật Bản có thể gặp phải vấn đề năng lực sản xuất. Ông nói: "Tôi cho rằng họ có thể tiến hành sản xuất với tốc độ mỗi tháng 1 quả".
Ngoài ra, Nhật Bản cũng có thể dễ dàng làm được việc chuyển đổi từ công nghệ một đầu đạn sang công nghệ nhiều đầu đạn độc lập. Bởi vì, công nghệ một quả tên lửa đẩy mang theo nhiều vệ tinh cũng giống như công nghệ công nghệ tên lửa mang nhiều đầu đạn độc lập tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.
Nhật Bản còn có thể lắp tên lửa cho đoàn tàu, làm cho các cuộc tấn công đánh đòn phủ đầu của đối phương khó phá hủy được tên lửa hơn. John Parker cho hay: Nhật Bản có mạng lưới đường sắt có mật độ rất cao. Giếng phóng cố định sẽ chỉ trở thành mục tiêu bị tấn công.
John Parker chỉ ra, Trung Quốc và một số nước khác đang xem xét sử dụng tàu cao tốc làm phương tiện phóng tên lửa cơ động.
John Parker nói: Thách thức chủ yếu trên phương diện này là thời gian và tài chính. Bạn phải có tất cả công nghệ và lực lượng chuyên gia, đồng thời tập trung họ lại với nhau.
Phong Vân.
|
7Thế giới
| Theo Reuters, phát biểu với phóng viên sau khi thăm các binh sĩ bị thương tại bệnh viện, Bộ trưởng Demircan cho biết, 3 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và 11 chiến binh thuộc lực lượng FSA do Ankara bảo trợ đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tại miền bắc Syria. Ông cho hay, 130 người được đưa đến các bệnh viện của Thổ Nhĩ Kỳ, trong số đó 82 người được xuất viện sau khi được điều trị. Theo ông Demircan, trong số những người bị thương, không ai gặp tình trạng nguy kịch, ngoài ra các nhân viên y tế cũng được điều thêm tới khu vực.
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tuyên bố nước này không chiếm đóng vùng Afrin của Syria khi thực hiện chiến dịch Cành ô-liu. Ông nhắc lại, chiến dịch này hoàn toàn và đơn giản chỉ là nhắm đến những phần tử khủng bố.
T.VĂN.
|
7Thế giới
| Truyền thông Nga vừa có nhận định bất ngờ về bước tiến của Trung Quốc trong việc phát triển pháo ray điện từ. Các tập đoàn vũ khí của Mỹ, Ấn Độ và Nga từng phát triển nhiều mẫu pháo Railgun và đã tiến hành thử nghiệm nhưng chủ yếu trên mặt đất và trong phòng thí nghiệm.
Và thành tích của các quốc gia này hoàn toàn bị lu mờ sau khi Trung Quốc công bố hình ảnh lắp pháo điện từ lên tàu đổ bộ Type 072III và có những dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh sẵn sàng cho những cuộc thử nghiệm trên biển.
Theo nguồn tin này, với phía Mỹ, việc thử nghiệm pháo điện từ đã thành công nhưng vấn đề đó là bài toán năng lượng cho khẩu pháo này Mỹ vẫn không thể giải mã được và đang đối mặt với nguy cơ "bỏ xó" khẩu pháo này cho tới khi công nghệ về năng lượng và pin có bước tiến xa hơn trong tương lai.
Tưởng chừng như những trở ngại Mỹ gặp phải sẽ khiến công nghệ này đi vào lãng quên trong hàng chục năm nữa thì cả thế giới đã ngỡ ngàng khi khẩu pháo điện từ của Trung Quốc được hải quân nước này đặt lên tàu đổ bộ Type 072III, thế chỗ cho khẩu pháo 37mm nòng đôi vốn là vũ khí "nguyên bản" trên lớp tàu đổ bộ này.
Hiện chưa có sự xác nhận từ các nguồn tin đáng tin cậy, nhưng toàn bộ các diễn đàn mạng và báo mạng của Trung Quốc đều cho rằng "một khẩu pháo có nòng hình vuông thì nhất định là pháo điện từ" và cho rằng, Trung Quốc đã vượt cả Mỹ trong cuộc chạy đua nghiên cứu pháo điện từ - tương lai của vũ khí thế giới.
Cũng theo truyền thông Trung Quốc, cuộc thử nghiệm bắn đạn thật của loại pháo điện từ mới lộ diện này sẽ được diễn ra trong thời gian tới đây. Nếu thành công, có thể đây sẽ là một tuyên bố cực kỳ cứng rắn, khẳng định vị thế đứng đầu thế giới trong việc nghiên cứu pháo điện từ của Trung Quốc.
Và dù chưa có nguồn tin chính thống nào của Trung Quốc xác nhận về sự xuất hiện của loại vũ khí công nghệ cao này nhưng một cựu sĩ quan hải quân Trung Quốc nhận định: "Mọi người đều biết rằng Viện Công nghệ Bắc Kinh (BIT) và Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Trung Quốc (CASIC) đang phối hợp phát triển vũ khí điện từ".
Cựu sĩ quan từng nhiều năm tham gia phát triển tàu chiến của hải quân Trung Quốc cho biết vũ khí điện từ đã được đưa vào kế hoạch vũ khí nhà nước Trung Quốc cách đây 5-6 năm. Vì vậy, việc lực lượng này bắt đầu thử nghiệm lắp pháo điện từ trên tàu chiến hoàn toàn phù hợp với tiến độ.
|
7Thế giới
| Robot chiến đấu được coi là hướng đi đúng đắn trong tác chiến tương lai. Các loại robot có hỏa lực mạnh sẽ thay thế vai trò người lính trong nhiệm vụ xung kích trên chiến trường. Nga là nước đi đầu trong lĩnh vực này với hàng loạt robot chiến đấu trong đó có Uran-9.
Robot chiến đấu Uran-9.
Uran-9 thuộc loại phương tiện chiến đấu mặt đất điều khiển từ xa (UGV) do công ty quốc phòng 766, thuộc tập đoàn Rostec sản xuất và ra mắt tháng 1-2016. Uran-9 được thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát, chiến đấu, yểm trợ hỏa lực và chống khủng bố. Nó sẽ thay thế cho binh lính trong các nhiệm vụ có độ nguy hiểm cao.
Vũ khí uy lực nhất trên Uran-9 là 4 tên lửa chống tăng có điều khiển 9M120 Ataka, hoặc 6 ống phóng đạn nhiệt áp RPO Shmel, ngoài ra còn có pháo 30mm và súng máy 7,62mm đồng trục. Robot được vận hành bởi một binh sĩ thông qua trạm điều khiển lưu động. Tầm xa của tín hiệu điều khiển lên tới 3.000m. Hiện Uran-9 được coi là robot chiến đấu có hỏa lực mạnh nhất thế giới.
|
7Thế giới
| Ca nô không người lái Huster-68 trong đợt thử nghiệm đầu tiên - Ảnh chụp màn hình South China Morning Post.
Tờ báo này loan tin USV Huster-68 đã vận hành thử nghiệm thành công hồi tháng rồi tại thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông. Ca nô dài 6,8 m do nhóm chuyên gia Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung (HUST) phát triển đã tiến hành tuần tra quanh hồ nước Tùng Mộc Sơn, cùng các USV khác dàn đội hình bao vây các mục tiêu.
Sau cuộc thử nghiệm, nhóm phát triển rút kinh nghiệm nhằm cải thiện các vấn đề về sóng tín hiệu yếu và khả năng dàn đội hình, theo tờ PLA Daily. Trong thông báo đăng trên website, HUST cho biết phương tiện này là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ lợi ích của Trung Quốc, giúp hải quân tăng cường mở rộng năng lực hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Hồi tháng rồi, Trung Quốc ra mắt một chiếc USV mà Bắc Kinh tự nhận là nhanh nhất thế giới (vận tốc tối đa trên 92,6 km/giờ) trong cuộc triển lãm ở thành phố Thượng Hải. USV Thiên Hành-1 có tải trọng 7,5 tấn và nhóm phát triển cho rằng phương tiện này có thể được triển khai cho lực lượng chấp pháp trên biển lẫn hải quân.
Ông Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), đánh giá USV là thứ vũ khí lợi hại trong thời bình lẫn chiến tranh, theo tờ South China Morning Post.
Đối với lực lượng chấp pháp trên biển, Trung Quốc có thể triển khai loại phương tiện này để tiến hành theo dõi, điều tra, áp sát mục tiêu trong những tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Ở Biển Đông, USV có thể trở thành công cụ gây rối và dọa dẫm tàu nước ngoài, ông Koh lưu ý.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng nhiệm vụ chính của Huster-68 là tìm kiếm, điều tra và chặn mục tiêu trên biển. Tuy nhiên, ông Lý không nắm rõ vận tốc tối đa và cho rằng khó đánh giá tính hiệu quả của loại phương tiện này. Bên cạnh đó, chuyên gia Lý thừa nhận Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ trong công nghệ USV.
Phúc Duy.
|
7Thế giới
| Ảnh: ChinaNews.
Các chức năng chính của USV Huster-68 là tìm kiếm, điều tra và chặn các mục tiêu trên biển và có thể được sử dụng vào mục đích thực thi pháp luật.
Nhật báo Quân giải phóng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 2/2 đưa tin, USV Huster-68 đã hoạt động thành công hồi tháng trước tại Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. Thiết bị do Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, tỉnh Thâm Quyến nghiên cứu phát triển này đã tiến hành tuần tra xung quanh hồ chứa Tùng Mộc Sơn, và cùng với những thiết bị nổi không người lái khác hình thành một đội hình bao vây mục tiêu.
Trong một thông báo trên trang web, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung nhấn mạnh, tàu này được coi là một phần quan trọng trong việc bảo vệ các lợi ích hàng hải của Trung Quốc, quản lý việc sử dụng các nguồn tài nguyên nước và đạt được tham vọng trở thành một lực lượng hải quân có thể hoạt động trên toàn cầu.
Trước đó tại Hội nghị hàng hải toàn Trung Quốc và Triển lãm ở Thượng Hải, Bắc Kinh đã công bố cái mà nước này cho là USV Thiên Hành 1 (Tianxing-1) nhanh nhất thế giới, với tốc độ tối đa hơn 50knot (92,6km/giờ). Tàu này có trọng tải giãn nước là 7,5 tấn và được các nhà chế tạo khẳng định có thể được sử dụng để thực thi luật hàng hải cũng như hỗ trợ thêm cho hải quân.
Nhà nghiên cứu Collin Koh của Chương trình An ninh hàng hải thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng các USV đóng vai trò hữu ích trong cả thời bình lẫn thời chiến. Theo ông, các phương tiện này thậm chí có khả năng trở thành một công cụ quấy nhiễu các tàu nước ngoài, tiến hành các những cuộc tấn công tập trung và được triển khai với số lượng lớn.
Theo chuyên gia hải quân Lý Kiệt, mặc dù Trung Quốc ở vị trí tiên phong trong lĩnh vực công nghệ USV, song vẫn đứng sau Mỹ và Israel. Ông cho rằng, việc tăng cường phát triển những tàu này có thể giúp Trung Quốc cắt giảm chi phí cũng như những thiệt hại tiềm tàng về người trong khi tiến hành các cuộc tuần tra quân sự trên biển.
Ngọc Anh.
Theo South China Morning Post.
|
7Thế giới
| (Nguồn: planetexperts).
Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) Gregory Poling cho rằng, các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông cần được đặt sang một bên để bảo vệ môi trường, bởi nhiều năm qua, hoạt động đánh bắt không được kiểm soát và công tác bồi đắp các đảo trong thời gian gần đây của Trung Quốc khiến lượng cá đánh bắt bị sụt giảm.
Một báo cáo năm 2017 của AMTI cho biết, hơn 160km2 dải san hô ngầm đã bị hủy hoại hoặc tàn phá nghiêm trọng do tình trạng đánh bắt trai, nạo vét và xây dựng đảo nhân tạo ở quy mô lớn.
Ông Poling kêu gọi: Tất cả các bên cần gác lại những tranh cãi liên quan tới chủ quyền, bởi theo luật pháp quốc tế, bạn có nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường và nguồn cá kể cả khi các tranh chấp đang gay gắt.
Theo ông, các ngư trường trên toàn khu vực Biển Đông đang có nguy cơ bị phá hoại trừ khi các bên cùng tuyên bố chủ quyền hành động khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng này.
AMTI đề xuất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) cần bao gồm thêm điều khoản, quy định các bên cùng tuyên bố chủ quyền chịu trách nhiệm bảo vệ đa dạng sinh học trên biển trong phạm vi 320km tính từ bờ biển của họ và 20km từ tiền đồn họ kiểm soát.
Ông Poling cho biết đề xuất này đã nhận được phản hồi tích cực từ phía Việt Nam, tuy nhiên ông chưa thảo luận chính thức vấn đề này với Trung Quốc.
Chuyên gia này nhận định có khả năng thuyết phục được Trung Quốc nhất trí với điều khoản này bởi đây là lĩnh vực họ có thể chứng tỏ vai trò đầu tàu./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
7Thế giới
| Nguồn tin cho biết, trong cuộc thử nghiệm, hệ thống Hisar được triển khai trên khung xe tải đã phóng và diệt thành công mục tiêu giả định chỉ với một phát bắn duy nhất.
Vụ thử nghiệm được tiến hành tại tỉnh Aksaray dưới sự chứng kiến nhiều nhiều tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Theo kế hoạch trang bị được công bố, nếu quá trình thử nghiệm diễn ra thuận lợi thì đến năm 2020, những hệ thống Hisar đầu tiên sẽ chính thức được trang bị cho phòng không nước này.
Hệ thống Hisar.
Phát biểu tại sự kiện này, Tướng Fikri Isik cho biết: "Thử nghiệm thành công là nỗ lực mãnh liệt của chúng ta để cho ra đời hệ thống hiện đại hơn. Hôm nay, chúng ta vui mừng tiến hành thử nghiệm hệ thống Hisar. Chúng ta hãnh diện về loại vũ khí này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã sở hữu và phát triển thành công một số công nghệ quan trọng để sản xuất hệ thống tên lửa phòng không. Thổ Nhĩ Kỳ đạt được sự tiến bộ đáng kể, mặc dù khởi đầu muộn. Tôi tin rằng chúng ta sẽ có nhiều loại vũ khí nhanh và mạnh hơn".
Ông này cho biết thêm hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ có thể hoạt động như một lực lượng răn đe trong khu vực.
"Không có quốc gia nào có thể gây hấn với chúng ta, nếu chúng ta có hệ thống phòng thủ mạnh mẽ riêng", ông Fikri Isik nhấn mạnh.
Theo những thông tin được Thổ Nhĩ Kỳ công khai, hệ thống Hisar có sức mạnh tương đương với Patriot PAC 3 của Mỹ có thể dùng để bảo vệ căn cứ quân sự, cảng biển, cơ sở hạ tầng và chống lại mọi mối đe dọa không kích. Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ được phát triển bởi Roketsan và Aselsan, 2 tập đoàn quốc phòng hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, trước khi có thử nghiệm thành công với hệ thống Hisar, hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là yếu kém và khó có thể chống đỡ được một cuộc tấn công đường không từ bên ngoài nhằm vào lãnh thổ nước này.
Đây chính là nguyên nhân không phận nước này phải đặt dưới sự bảo vệ của NATO. Theo bảng xếp hạng của trang web Global Fire Power tính đến hết năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu sức mạnh quân sự đứng thứ 7 trên thế giớ và đứng thứ 3 trong khối NATO (chỉ sau Mỹ và Anh).
Theo bảng xếp hạng này, Thổ Nhĩ Kỳ hiện có tới gần 2000 máy bay trong biên chế. Loại tiêm kích hiện đại nhất không quân nước này là F-16 với khoảng 240 chiếc, trong đó, có 30 chiếc F-16C block 52 plus, còn lại là các máy bay thế hệ cũ như F-5E, F-4 Phantom, 4 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không B-737.
Đặc biệt, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức một cách rất quy mô, bài bản và có khá nhiều kinh nghiệm trong các cuộc chạm trán với phòng không các nước trong các chiến dịch quân sự cùng với NATO.
Tuy nhiên, không giống như Không quân, phòng không Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là không đủ mạnh để có thể tự bảo vệ không phận của mình.
Tuấn Hưng.
|
7Thế giới
| Theo tờ Nhật báo của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), sau khi nghiên cứu, chế tạo thành công, con tàu nổi USV Huster-68 dài 6,8 m, do nhóm chuyên gia Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung (HUST) phát triển đã tiến hành tuần tra quanh hồ nước Tùng Mộc Sơn, cùng các USV khác dàn đội hình bao vây các mục tiêu.
Ảnh: ChinaNews.
Cuộc thử nghiệm được cho là sẽ giúp nhóm phát triển rút kinh nghiệm nhằm cải thiện các vấn đề về sóng tín hiệu yếu và khả năng dàn đội hình.
Trên web thông báo của Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung nhấn mạnh, tàu này được coi là một phần quan trọng trong việc bảo vệ các lợi ích hàng hải của Trung Quốc, quản lý việc sử dụng các nguồn tài nguyên nước và đạt được tham vọng trở thành một lực lượng hải quân có thể hoạt động trên toàn cầu.
Các chức năng chính của USV Huster-68 là tìm kiếm, điều tra và chặn các mục tiêu trên biển và có thể được sử dụng vào mục đích thực thi pháp luật.
Trước đó, Trung Quốc ra mắt một chiếc USV mà Bắc Kinh tự nhận là nhanh nhất thế giới (vận tốc tối đa trên 92,6 km/giờ) trong cuộc triển lãm ở thành phố Thượng Hải. USV Thiên Hành-1 có tải trọng 7,5 tấn và nhóm phát triển cho rằng phương tiện này có thể được triển khai cho lực lượng chấp pháp trên biển lẫn hải quân.
Ông Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), đánh giá USV là thứ vũ khí lợi hại trong thời bình lẫn chiến tranh, theo tờ South China Morning Post.
Nhật Bản khiến Trung Quốc hổ thẹn vì tàu ngầm.
Trong khi Trung Quốc đang thể hiện nhiều hành động liên quan tới biển Đông, chính phủ Malaysia đã ký kết, cho phép một công ty Mỹ thực hiện hoạt động tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS).
Hợp đồng đặc biệt ở chỗ nếu công ty này không thể tìm thấy MH370, họ sẽ không được trả một đồng xu nào. Khu vực tìm kiếm được giới hạn trong khoảng 25.000 km2. Trước đó, đã có nhiều phản đối cho rằng vị trí tìm kiếm trên còn nhiều mơ hồ.
An An (tổng hợp).
|
7Thế giới
| Ngày 9/2 tới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến thăm Hàn Quốc.
Tờ Japan Times cho hay, trong chuyến thăm Hàn Quốc hai ngày từ ngày 9/2 tới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đề nghị Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ủng hộ kế hoạch sơ tán công dân Nhật khỏi Hàn Quốc nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp ở bán đảo Triều Tiên.
Hôm 31/1, Thủ tướng Abe đã báo cáo Ủy ban ngân sách Thượng viện Nhật: Vì sự an toàn của đồng bào, tôi sẽ đề nghị Hàn Quốc hợp tác.
Thủ tướng Nhật Bản nỗ lực đưa dân về nước.
Kế hoạch của ông Abe là giải thích với lãnh đạo Hàn Quốc về lý do ông cảm thấy cần có kế hoạch sơ tán người Nhật nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Ông Abe cũng nêu các chủ đề nói chuyện là hợp tác 3 bên Nhật-Hàn-Mỹ để kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ước tính từ tháng 10/2016, có khoảng 38.000 kiều dân Nhật sống ở Hàn Quốc. Nhật đã xem xét các kế hoạch khẩn cấp, gồm thuê máy bay đến Seoul cùng các thành phố khác ở Hàn Quốc để đón người Nhật về nước.
Bên cạnh đó là dùng xe chở đồng bào đến cảng Busan (phía nam) và tàu thủy sẽ chở họ về đảo Tsushima ở tỉnh Nagasaki (Nhật).
Nhiều người trong chính phủ Nhật tin tưởng tàu khu trục và máy bay của Cục Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và quân đội Mỹ cũng sẽ được sử dụng để vận chuyển kiều dân Nhật. Nhật đã báo với Hàn Quốc rằng muốn bàn khả năng đưa quân SDF đến Hàn Quốc để sơ tán dân Nhật.
Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản tiết lộ với Japan Times rằng, quyết định này cho thấy Nhật đang lo ngại căng thẳng gia tăng có thể xảy ra chiến tranh giữa Mỹ với Triều Tiên, sau khi bế mạc Olympic mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc).
Đặc biệt hơn nữa là việc Nhật Bản đã đề cập tới khả năng một cuộc chiến tranh có thể xảy ra ở Triều Tiên ngay sau khi Mỹ thất bại liên tiếp trong thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa.
Mỹ trượt mục tiêu đánh chặn là cố tình hay chưa đủ "trình"?
Hôm 31/1, Mỹ đã tiến hành vụ thử nghiệm tên lửa Standard Missile-3 Block IIA nhưng thất bại. Hồi tháng 6/2017, Mỹ cũng đã gặp một thất bại trong thử nghiệm tên lửa đánh chặn.
Có thể Mỹ chưa đủ kỹ thuật đối với hệ thống tên lửa đánh chặn. Nhưng cũng có khả năng Mỹ cố tình thử nghiệm không thành công các hệ thống đánh chặn tên lửa hòng che mắt Triều Tiên để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh nhằm vào hệ thống phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Dù với kịch bản nào, động thái sơ tán dân của Nhật Bản cũng đang báo hiệu sự chuẩn bị và là lời cảnh báo đối với tình hình bán đảo Triều Tiên.
Kim Hoa.
|
7Thế giới
| Phát biểu trên kênh truyền hình ARD của Đức, ông Maassen cho rằng cơ quan tình báo đã theo dõi những trường hợp mà họ tin rằng Triều Tiên đang mua sắm các bộ phận cho chương trình vũ khí ở thị trường chợ đen.
Một vụ thử nghiệm phóng tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên. Ảnh: REUTERS.
Mặc dù ông Maassen không nêu chính xác của công nghệ nào, nhưng cho biết các thành phần tên lửa này được sử dụng cả cho dân dụng và quân sự.
Hiện Đại sứ quán Triều Tiên ở Berlin chưa có phản ứng về cáo buộc này. Theo cuộc điều tra của ARD, Cơ quan tình báo quốc gia Đức đã thu được các thông tin cho thấy vụ việc trên diễn ra vào năm 2016 và 2017.
HUY QUỐC.
|
7Thế giới
| Ảnh: ChinaNews.
Chuyên gia quân sự người Nga nổi tiếng, ông Alexey Leonkov đã tuyên bố như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng MK.
Theo chuyên gia này, Nga và Trung Quốc trong những năm gần đây đang thực sự đạt được bước tiến trong phát triển vũ khí hiện đại. Nếu giả định rằng, lực lượng của Nga và Trung Quốc sẽ cùng chống lại Mỹ và NATO, như chính chuyên gia này mong đợi, thì phương Tây sẽ không có gì để có thể chống lại.
Chuyên gia Leonkov cho biết, trong đội hình của Quân đội Nga có những mẫu vũ khí tên lửa siêu thanh bố trí trên biển có khả năng tiêu diệt các lực lượng quân sự của Mỹ thực tế ở bất cứ điểm nào trên đại dương thế giới.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat đang trong quá trình thử nghiệm sẽ được trang bị các đầu đạn siêu âm mà Mỹ không thể tiêu diệt. Ngoài ra cũng cần tính tới việc Nga đang sở hữu những mẫu vũ khí trên mặt đất và các phương tiện tiêu diệt di động mà Mỹ không thể có được.
Trung Quốc cũng phát triển đáng kể trong lĩnh vực vũ khí trong những năm gần đây. Trong đó, chuyên gia Leonkov nhấn mạnh tới những tên lửa đạn đạo mới được thử nghiệm với đầu đạn có sức công phá mạnh, còn độ nguy hiểm thì như Lầu Năm góc đã chỉ ra trước đó là nó có thể tiêu diệt được các đội tàu sân bay của Mỹ.
Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới chế tạo được vũ khí tiêu diệt vệ tinh có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên vũ trụ ở khoảng cách 800 km. Các cuộc thử nghiệm đối với vũ khí này đã được tiến hành thành công.
Cũng cần chú ý rằng, Nga và Mỹ thậm chí đã tiến hành tập trận chung với Ấn Độ, nước có khả năng sẽ tham gia vào phe Nga - Trung Quốc trong trường hợp phát sinh xung đột.
Những chiến dịch tập trận chung vậy thực sự làm suy yếu mong muốn của Mỹ đối với việc triển khai vũ khí ở biên giới Triều Tiên, chuyên gia Leonkov kết luận.
Sơn Nguyễn.
Theo Politexpert.
|
7Thế giới
| Bên ngoài Đại sứ quán Triều Tiên tại Đức.
Theo hãng tin BBC, ông Hans-Georg Maassen, Giám đốc Nha tình báo Đức cho hay, Triều Tiên đã mua lại công nghệ cho các chương trình hạt nhân và vũ khí thông qua đại sứ quán Triều Tiên tại Berlin.
Ông Hans-Georg Maassen phát biểu trên NDR TV rằng nhiều hoạt động này đã bị cản trở, nhưng không phải tất cả đã bị phát hiện.
Quan chức tình báo Đức đã ko nói rõ loại công nghệ nào được mua, nhưng ông nói nó có thể được sử dụng cho mục đích dân dụng và quân sự.
Ông Maassen nói: Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều hoạt động mua sắm đã diễn ra từ Đại sứ quán Triều Tiên.
Theo quan điểm của chúng tôi, chúng được dùng cho chương trình tên lửa và một phần cho chương trình hạt nhân, ông nói thêm.
Triều Tiên hiện vẫn chưa phản ứng lại những thông tin đưa ra từ ông Maassen.
Một cuộc điều tra riêng của đài truyền hình công cộng ARD cho biết cơ quan tình báo Đức lần đầu tiên nhận thấy những dấu hiệu của Triều Tiên đang cố gắng mua sắm công nghệ và thiết bị trong năm 2016 và 2017.
Trong khi đó, một nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc đã tìm thấy bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã được Syria giúp phát triển vũ khí hóa học cũng như cung cấp tên lửa đạn đạo cho Myanmar.
Những phát hiện này đến trong lúc những căng thẳng về những tiến bộ nhanh chóng của Triều Tiên trong các chương trình vũ khí hạt nhân và vũ khí đã đạt đến mức cao nhất trong nhiều năm.
Cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo mới nhất, vào ngày 29/11/2017, đã làm dấy lên một loạt các biện pháp trừng phạt mới từ Liên hợp quốc, nhằm vào các chuyến hàng vận chuyển xăng dầu và người Triều Tiên làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế.
Một báo cáo của Liên hợp quốc ngày 2/2 cho biết, năm 2017 Triều Tiên thu về được gần 200 triệu USD bằng cách xuất khẩu hàng hóa bị cấm và liên quan đến một số nước như Trung Quốc, Nga và Malaysia.
Ngọc Linh.
|
7Thế giới
| Trong bản Đánh giá Tình hình hạt nhân (NPR) mới được công bố, Lầu Năm Góc đã lần đầu tiên công khai thừa nhận Nga đang phát triển ngư lôi liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.
Định danh loại vũ khí này là ngư lôi "Status-6". Các quan chức Mỹ mô tả rằng bản chất của nó là một thiết bị bơi tự động (AUV), được phóng từ dưới nước, có thể di chuyển hàng ngàn km và tấn công các mục tiêu bờ biển hay căn cứ quân sự của Mỹ. Đây có thể là một dạng vũ khí "ngày tận thế" với sức công phá cực mạnh.
Siêu ngư lôi của Nga đang phát triển có thể bơi 10.000km. Ảnh: Warfiles/Tiền Phong.
Hình ảnh về bản thiết kế cũng như sự tồn tại của ngư lôi Status-6 lần đầu tiên bị rò rỉ vào năm 2015, khi truyền thông Nga đưa tin về sự kiện Tổng thống Vladimir Putin gặp các vị tướng tại thành phố Sochi. Tuy nhiên, từ thời điểm đó, mọi thông tin về loại vũ khí này đều bị người Nga phong tỏa nghiêm ngặt.
Trước đó, Hải quân Nga được cho là đã phóng thử nghiệm mẫu ngư lôi hạt nhân Status-6. Báo cáo cho biết các ngư lôi này được phóng từ tàu ngầm thế hệ mới Sarov của Nga, nhưng không tiết lộ thông tin cụ thể về địa điểm và kết quả cuộc thử nghiệm.
Truyền hình Nga hồi năm ngoái vô tình để lộ bản vẽ thiết kế dự án ngư lôi Satus-6 khi đưa tin về một cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, làm dấy lên những đồn đoán về loại vũ khí uy lực này.
Dựa trên hình ảnh về bản thiết kế, các chuyên gia Pháp cho rằng ngư lôi Status-6 là một loại ngư lôi trang bị "thiết bị đẩy tự động" có thể được phóng đi với vận tốc 185 km/h, đạt tầm bắn 10.000 km và tránh được mọi "thiết bị phát hiện sóng âm cùng các loại bẫy khác" của đối phương.
Ngư lôi có đường kính một mét này có thể được trang bị trên tàu ngầm lớp Oscar 949A, hoặc dự án tàu ngầm 09851, có khả năng được phóng đi từ độ sâu 1.000 m nghĩa là sâu hơn tầm tiếp cận của bất cứ loại tàu ngầm hay thiết bị đánh chặn, trinh thám nào mà Mỹ sở hữu.
Về sức công phá, các báo cáo của Nga cho thấy loại ngư lôi này đủ sức mang một đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT.
Ngư lôi Status 6 có thể được trang bị một đầu đạn hạt nhân với lớp vỏ bằng siêu hợp kim sử dụng chất cobalt-59, có thể trở thành chất phóng xạ cobalt-60 có chu kỳ bán rã trên 5 năm sau một phản ứng nổ, gây nhiễm xạ trong thời gian dài quanh khu vực mục tiêu mà nó nhắm vào.
Nói tới vũ khí này, chuyên gia Ukraine cho rằng, dự án triển vọng này có thể thay đổi cơ bản cán cân lực lượng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay thì không ai biết nó đang được sản xuất ở giai đoạn nào. Chính vì vậy, có thể nói rằng, Status-6 không còn là điều hoang tưởng mà đó là một sự thực.
Cần nhấn mạnh rằng, thông tin về dự án này được biết đến trong quá trình thảo luận về những vũ khí triển vọng với Tổng thống Nga Putin, người rất quan tâm theo dõi sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng đất nước.
An Dương (T/h).
|
7Thế giới
| Theo lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS), hồi cuối năm 2017, theo sắc lệnh của Tổng thống Putin, lực lượng này đã rút nhiều vũ khí và phương tiện quân sự từ Syria về nước, trong đó có phi đội cường kích Su-25.
Điều này có nghĩa là trực thăng đảm nhận nhiệm vụ của các cường kích Su-25. Nó cũng có nghĩa là Nga đang điều chỉnh cơ cấu lực lượng ở Syria, điều đặc biệt là các máy bay cánh cố định lại được thay bằng trực thăng tấn công.
Su-25 và trực thăng tấn công có khả năng khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ chính là hỗ trợ mặt đất. Tuy nhiên, rõ ràng là Su-25 có khả năng mang tải vũ khí lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, trần bay cao hơn so với các trực thăng như Mi-28N, Ka-52.
Vậy tại sao nó lại bị rút về nước?
Phần còn lại của chiếc Su-25 bị bắn hạ tại Syria.
Một số ý kiến lí giải rằng, cường kích Su-25 là loại chiến đấu cơ cũ, đã hoạt động liên tiếp trong vòng nhiều tháng qua và cần trở về để bảo dưỡng. Tuy nhiên, đây có phải là nguyên nhân chính khiến Nga thay đổi?
Nghi vấn này được trang tin Nga Russia Insider lí giải như sau: Nguyên nhân nước này phải rút triệt để số máy bay cường kích là do lo ngại Su-25 sẽ bị các hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) của phiến quân Syria bắn rơi.
Và cách lí giải này đã được coi là hợp lý sau khi Nga tuyên bố thay thế phi đội Su-25 về nước bằng những chiếc Su-25SM3 với nhiều nâng cấp tối tân.
Tờ Izvestia dẫn nguồn tin VKS cho biết, máy bay cường kích Su-25SM3 được trang bị các hệ thống tấn công và phòng thủ mới.
Trước khi kết thúc năm 2017, lực lượng VKS của Nga sẽ nhận được những máy bay Su-25SM3 Grach hiện đại hóa đầu tiên, được trang bị hệ thống ngắm bắn và phòng vệ mới nhất, nhờ đó có thể tiêu diệt xe tăng đối phương mà không bị các phương tiện phòng không phát hiện.
Nguồn tin của truyền thông Nga cho biết, các máy bay cường kích Su-25SM3 sẽ có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu di động, trong mọi điều kiện thời tiết và trong cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, chúng còn được tăng cường khả năng phòng vệ rất tốt, có thể tấn công tiêu diệt các cụm xe tăng hoặc xe bọc thép, được bảo vệ kỹ lưỡng bằng các hệ thống phòng không vác vai như Stinger của Mỹ hoặc các tên lửa tương tự của Nga, cũng như các hệ thống tên lửa tầm xa như Buk, Tor hay Patriot.
Như vậy, rõ ràng là các phiên bản Su-25 của Nga không có khả năng chống các tên lửa phòng không nên mới cần phải nâng cấp khả năng này.
Và ở phiên bản Su-25SM3 đã được trang bị một hệ thống tác chiến điện tử nào đó, giúp nó đối phó hữu hiệu với MANPADS.
Lập luận này được củng cố khi các chuyên gia Nga tiết lộ rằng, trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 được trang bị hệ thống gây nhiễu chống các tên lửa vác vai, đó là Hệ thống bảo vệ máy bay (Onboard Defence Systems - ODS) President-S.
Trong quá trình thử nghiệm trước đây, President-S đã chứng tỏ khả năng chống vũ khí phòng không tin cậy khi đánh lạc hướng được đầu dò mục tiêu của MANPADS như Strela-2, Strela-3, Igla, Stinger và các loại tên lửa chống tăng có khả năng bắn hạ các máy bay tầm thấp như TOW của Mỹ.
Chính vì vậy, các máy bay cường kích Su-25SM3 hay trực thăng đều có khả năng miễn nhiễm trước tên lửa đất đối không cá nhân, ngoại trừ những những loại tên lửa vác vai thế hệ mới, có hệ dẫn đường phức hợp như Verba của Nga.
Tuy nhiên, sự thay thế Su-25 bằng phiên bản nâng cấp Su-25SM3 của Nga tại chiến trường Syria đã không chứng minh được hiệu quả chiến đấu như công bố và sự lo lắng của Moscow đã thành sự thật.
Chiếc Su-25SM3 bị các tay súng phiến quân bắn hạ bằng tên lửa MANPADS tại Idlib hôm 3/2 khiến viên phi công thiệt mạng sau khi nhảy dù.
Đan Nguyên.
|
7Thế giới
| Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva tại Porto Alegre ngày 23/1. (Nguồn: THX/TTXVN).
Nguồn AFP, Bộ Tư pháp Brazil ngày 25/1 cho biết cựu Tổng thống nước này Lula Inacio Lula da Silva, người đã lên kế hoạch tới Ethiopia, không được phép rời khỏi đất nước.
Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi một tòa phúc thẩm ủng hộ việc kết án ông này với tội danh tham nhũng.
Theo bộ trên, ông Lula, người từng được xem là ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Brazil hồi tháng 10, dự kiến đến thủ đô Addis Ababa của Ethiopia để tham dự một cuộc họp do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), song nhà chức trách Brazil đã hủy bỏ hộ chiếu của ông.
Phát biểu với báo giới, ông Cristiano Zanin Martins, một trong những luật sư đại diện cho ông Lula cho biết: "Không có sự hạn chế pháp lý để cấm cựu Tổng thống Lula ra nước ngoài. Chúng tôi đã nói với nhà chức trách rằng ông ấy sẽ tham dự sự kiện này (tại Ethiopia). Ông Lula có quyền đến và đi.".
Tuy nhiên, một đơn khiếu nại đã được đệ trình để yêu cầu hủy hộ chiếu của ông Lula, lập luận rằng ông có khả năng tháo chạy và đề nghị xin tị nạn chính trị ở nước ngoài./.
(Vietnam+).
|
7Thế giới
| Theo thông tin được đăng tải trên trang Navy Recognition, Hải quân Mỹ sẽ triển khai một số hệ thống tên lửa NSMtham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên RIMPAC 2018 tới đây. Nguồn ảnh: Navyrec.
Dự kiến cuộc tập trận RIMPAC 2018 sẽ được tổ chức vào mùa hè năm nay và đây là lần đầu tên lửa chống hạm NSM của Hải quân Mỹ được mang ra thử nghiệm trong một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn. Nguồn ảnh: National.
Được phát triển bởi công ty Kongsberg Defence & Aerospace của Na Uy, tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) được phía Na Uy khẳng định là tên lửa chống hạm thế hệ 5 đầu tiên của thế giới. Nguồn ảnh: Aero.
Hiện tại, loại tên lửa này đang được phía Na Uy đặt trên các tàu tên lửa cao tốc lớp Skjold, tàu khu trục lớp Fritjof Nansen và sử dụng trong biên chế của các đơn vị pháo binh phòng thủ bờ biển. Nguồn ảnh: Naval.
Điểm đặc biệt của loại tên lửa này đó là nó bay ở độ cao rất thấp, chỉ khoảng 10 mét so với mặt biển và được coi là một trong những loại tên lửa chống hạm có khả năng bay thấp nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Tên lửa chống hạm NSM có tàm hoạt động tối đa 185 km, mang theo được đầu đạn nặng 125 kg và chỉ có khối lượng tổng cộng khoảng 410 kg. Nguồn ảnh: Wiki.
NSM sử dụng hệ thống cảm biến thụ động để tìm mục tiêu, do không trực tiếp phát ra tia hồng ngoại hay sử dụng sóng radar, loại tên lửa chống hạm này được cho là cực kỳ khó bị phát hiện. Nguồn ảnh: Wiki.
Năm 2014, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm tên lửa NSM lần đầu tiên từ boong tàu USS Coronado. Thử nghiệm thành công khi tên lửa bắn trúng mục tiêu và việc buổi thử nghiệm này diễn ra cũng chính là khẳng định rằng Mỹ sẽ sử dụng loại tên lửa này trong tương lai. Nguồn ảnh: Wiki.
Tên lửa NSM đánh trúng mục tiêu trong buổi thử nghiệm của Hải quân Mỹ năm 2014 vừa rồi. Nguồn ảnh: Tuby.
|
7Thế giới
| Cựu Tổng thống Lula da Silva phát biểu trước người ủng hộsau phiên tòa phúc thẩm hôm 24-1. Ảnh: The Australia.
Bị cấm ra nước ngoài.
Quyết định được đưa ra 1 ngày trước khi ông Lula lên đường đến thủ đô Addis Ababa của Ethiopia để tham dự một cuộc họp của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO).
Động thái này diễn ra một ngày sau khi các thẩm phán tòa án phúc thẩm tại thành phố Porto Alegre bỏ phiếu quyết định giữ nguyên tội danh tham nhũng và rửa tiền đối với cựu tổng thống, đồng thời ủng hộ việc kéo dài thời hạn bản án tù mà ông này đã nhận được trước đó. Luật sư của ông Lula, Cristiano Zanin cho biết, hộ chiếu của cựu tổng thống được giao cho Bộ Tư pháp trong ngày 26-1. Ông Zanin cho biết, tòa phúc thẩm đã được thông báo về chuyến đi đến Châu Phi và kế hoạch trở lại Brazil vào ngày 29-1 của ông Lula.
Ông Zanin cho rằng, đây là một quyết định "gây sốc" và sự hạn chế không cần thiết đối với quyền tự do đi lại của ông Lula. "Không có sự hạn chế pháp lý để cấm cựu Tổng thống Lula ra nước ngoài. Chúng tôi đã nói với nhà chức trách rằng ông ấy sẽ tham dự sự kiện này tại Ethiopia. Ông Lula có quyền đến và đi", ông Zanin lập luận. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Torquoato Jardim khuyến cáo ông Lula nên chấp hành quyết định của tòa án để tránh gặp rắc rối. Ông lập luận, ông Lula có khả năng tháo chạy và đề nghị xin tị nạn chính trị ở nước ngoài.
Ông Lula da Silva, tổng thống của giai cấp công nhân đầu tiên tại Brazil từ năm 2003-2011, bị kết án 10 năm tù với tội nhận hối lộ để đổi lấy ưu đãi chính trị hồi tháng 7-2017. Ông bị cáo buộc nhận khoản hối lộ số tiền lên đến 4,2 triệu USD từ Cty cơ khí OAS SA. Các công tố viên nói rằng, số tiền này đã được sử dụng để xây dựng trụ sở Viện Lula và cải tạo một căn hộ bãi biển của ông Lula để đổi lấy sự giúp đỡ của ông trong việc hợp tác với công ty dầu khí nhà nước Petrobras. Các công tố viên cho rằng, ông Lula lên kế hoạch cho một lịch trình tham nhũng kéo dài. Những thông tin này được tìm thấy trong một cuộc điều tra về những vụ tác động từ hậu trường của ông Lula đối với Petrobras.
Con đường chính trị mờ mịt.
Phán quyết lần này đánh dấu một sự sụp đổ choáng váng đối với ông Lula, một trong những chính trị gia nổi tiếng bậc nhất của Brazil, và là một đòn giáng nặng đối với cơ hội quay trở lại chính trường của ông.
Vị cựu lãnh đạo công đoàn, người giành được lời khen ngợi toàn cầu về các chính sách nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng gay gắt ở Brazil, có nguy cơ không đủ điều kiện để tham gia tranh cử, dù quyết định cuối cùng thuộc về một tòa án bầu cử. Tuy nhiên, tòa án này chỉ có thể ra tuyên bố sau khi ông Lula chính thức tham dự cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Brazil. Ông Lula và các luật sư của ông trước đó tin rằng họ có thể kháng án thành công ở tòa án Porto Alegre. Những người ủng hộ ông cũng mong chờ ông có mặt trong danh sách ứng viên trong cuộc bầu cử tháng 10 tới, và tố cáo bản án như một động thái chính trị nhằm ngăn cản việc này.
Phán quyết của tòa phúc thẩm khiến những người ủng hộ ông Lula phẫn nộ. Hàng ngàn người đã tập trung tại thành phố Porto Alegre, nơi diễn ra phiên tòa. Việc này cũng sẽ khiến sự chia rẽ trong xã hội Brazil thêm sâu sắc. Phe ủng hộ cựu Tổng thống theo đường lối xã hội chủ nghĩa cho rằng, phán quyết là sự tấn công vào nền dân chủ còn phe đối lập thì cho rằng đây là bằng chứng cho thấy đảng Công nhân đã hủ bại. Phát biểu trước những người ủng hộ sau phiên tòa, ông Lula nói ông hoàn toàn trong sạch: "Tôi không phạm một tội nào".
Ông Lula và luật sư cho biết, họ sẽ khai thác mọi biện pháp để ông được miễn tội. Ông cũng khẳng định sẽ tiếp tục vận động tranh cử dù kết quả tòa án có thế nào. Hiện, ông Lula có thể gửi đơn kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, cho phép ông đẩy lùi thời hạn và gửi hồ sơ ứng cử trước thời hạn chót 15-8.
AN BÌNH.
|
7Thế giới
| Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. (Nguồn: THX/TTXVN).
Ngày 2/2, Tòa án Brazil đã hủy quyết định về việc thu hồi hộ chiếu và cấm rời khỏi Brazil đối với cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva.
Thẩm phán Bruno Apolinario đã đảo ngược quyết định được một tòa án liên bang khác đưa ra hồi tuần trước, cho phép ông Lula được xuất cảnh.
Trước đó, ông Lula dự kiến sẽ bay sang Ethiopia ngày 26/1 để tham dự mội hội nghị Liên minh châu Phi.
Tuy nhiên, ngay trước đó một ngày, thẩm phán liên bang Ricardo Leita đã yêu cầu thu hồi hộ chiếu của cựu Tổng thống Lula và cấm ông không được rời khỏi Brazil do lo ngại chính trị gia này bỏ trốn.
Quyết định đó được đưa ra chỉ một ngày sau khi tại phiên tòa phúc thẩm, các thẩm phán khẳng định ông Lula đã tham ô và tăng hình phạt từ hơn 9 năm tù được tuyên trong phiên sơ thẩm lên 12 năm 1 tháng tù.
Quyết định của các thẩm phán trong phiên phúc thẩm chống lại ông Lula là bước khởi đầu cho việc cấm chính trị gia này tham gia tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 10 tới tại Brazil.
Tới đây, Cơ quan bầu cử quốc gia sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc ông Lula có được ra ứng cử hay không.
Tuy nhiên, ít giờ sau khi phán quyết của tòa phúc thẩm được đưa ra ngày 24/1, đảng Lao động Brazil (PT) đã ra thông cáo khẳng định cựu Tổng thống Lula tiếp tục là ứng cử viên của chính đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Sau phiên phúc thẩm ở cấp địa phương, ông Lula - người dẫn đầu trong mọi cuộc thăm dò cho tới thời điểm hiện tại - vẫn có thể tiếp tục kháng án lên Tòa án Tư pháp cấp cao và sau đó là Tòa án Liên bang tối cao./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
7Thế giới
| Hỏa hoạn ở Senagal, hơn 100 người thương vong: Hỏa hoạn bùng phát chiều 13/4, tại thị trấn Medina Gounass, đông nam Senagal khi hàng nghìn người Hồi giáo đang có mặt tại đây trong một cuộc họp thường niên. Vụ việc khiến ít nhất 22 người thiệt mạng và 87 người bị thương, trong đó nhiều người trong tình trạng nguy kịch.
Ngay sau vụ tai nạn, lực lượng cứu hỏa và cứu hộ đã đến hiện trường để khống chế ngọn lửa. Tổng thống Macky Sall đã bày tỏ chia buồn với gia đình các nạn nhân. Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ việc. (Ảnh: Hiện trường vụ hỏa hoạn. Nguồn: dailytrust.com.ng).
Quyền Tổng thống Hàn Quốc thăm Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt: Ngày 13/4, ông Hwang Kyo-ahn đã đến thăm Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt tại Icheon, nhằm kiểm tra sự sẵn sàng chiến đấu chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc cảnh báo, Triều Tiên có thể có những hành động khiêu khích lớn hơn trong tháng 4, lo ngại quốc gia này có thể sớm tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 hoặc phóng tên lửa, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc nên đã ra lệnh cho quân đội tăng cường giám sát.
Thời điểm này vào năm 2012, Triều Tiên đã phóng thử nhưng thất bại loại rốc két tầm xa mang vệ tinh và vào năm ngoái đã thử tên lửa tầm trung mới chế tạo. (Ảnh: Quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn. Nguồn: Reuters).
Công tố chưa có đủ tài liệu, Đoàn Thị Hương sẽ bị xử tiếp vào 30/5: Theo The Star , thẩm phán phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương và nghi phạm Indonesia Siti Aisyah vào 13/4 là ông Harith Sham Mohamed Yasin đã quyết định tiến hành buổi xét xử tiếp theo vào ngày 30/5 do bên phía công tố viên chưa có đủ tài liệu cho hồ sơ vụ án.
Nếu đầy đủ bằng chứng và thủ tục cần thiết, vụ án sẽ được chuyển lên tòa án cấp cao Shah Alam. Theo trình tự, tại tòa án cấp cao, công tố viên và luật sư bào chữa sẽ tranh tụng trước tòa. Nếu phán quyết của phiên này không được chấp nhận, vụ việc sẽ tiếp tục lần lượt được chuyển lên tòa phúc thẩm và tòa liên bang.
Người đàn ông Triều Tiên có tên trên hộ chiếu là Kim Chol ngày 13/2 thiệt mạng ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, sau khi bị Aisyah và Đoàn Thị Hương bôi hóa chất lên mặt. Malaysia và Hàn Quốc cho rằng người đàn ông chết là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không xác nhận điều này, chỉ nói ông ta tên Kim Chol như trên hộ chiếu. (Ảnh: Đoàn Thị Hương đến tòa hôm qua. Nguồn: Reuters).
Mỹ thả bom phi hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay xuống Afghanistan: Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Adam Stump cho biết, quả bom có tên chính thức là GBU-43/B, dài 9,17 m, đường kính 102,9 cm, chứa khoảng 11 tấn thuốc nổ, được mệnh danh là "mẹ của tất cả các loại bom".
Quả bom được thả xuống các mục tiêu của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Afghanistan lúc 7h32 tối 13/4 từ máy bay vận tải MC-130 do Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Đặc biệt của Không quân chỉ huy. (Ảnh: Bom GBU-43/B được mệnh danh là "mẹ của các loại bom". Nguồn: Reuters).
Syria tố Mỹ không kích kho khí độc IS, hàng trăm người chết: Theo Reuters , vụ việc xảy ra tối muộn 12/4 tại tỉnh Deir al-Zor, chất độc phát tán, khiến "hàng trăm người thiệt mạng, bao gồm cả dân thường". Syria cáo buộc nguyên nhân vụ việc do cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu trúng một kho khí độc của Nhà nước Hồi giáo tự xưng, nhưng liên quân cho rằng đây là thông tin giả mạo.
"Liên quân không tiến hành đợt không kích nào ở khu vực đó vào ngày 12/4. Tuyên bố của Syria là không chính xác và dường như là cố tình tạo tin tức giả mạo", John Dorrian, người phát ngôn liên quân, cho biết.
Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga khẳng định không có thông tin về cáo buộc liên quân tấn công làm hàng trăm người chết cho biết quân đội đang triển khai máy bay không người lái tới thăm dò khu vực. (Ảnh: Syria cáo buộc liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích kho tàng trữ khí độc của IS. Nguồn: AFP).
Phương Đặng.
(Tổng hợp).
|
7Thế giới
| AgustaWestland, một công ty con của Leonardo, Italia, hai năm trước đã đệ đơn kiện lên tòa án Mỹ về việc quân đội nước này đã chỉ định mua 16 trực thăng LUH-72A Lakota của Airbus mà không thông qua đấu thầu.
Ban đầu, Tòa án phán quyết AgustaWestland thắng kiện nhưng cuối tuần trước Tòa Án tối cao Hoa Kỳ đã quyết định đảo ngược phán quyết trước đó.
Hôm 30 tháng 01 vừa qua, Chris Emerson, Chủ tịch của Airbus Helicopters, nói với một nhóm các phóng viên rằng, Trong lịch sử công ty, chúng tôi chưa bao giờ phải đối mặt với một tình huống như thế này trước đây.
Tranh chấp bắt nguồn từ quyết định cắt giảm ngân sách của Quân đội Mỹ từ năm 2013. Sáng kiến cơ cấu lại Không quân (ARI) cho nghỉ hưu trực thăng Kiowa Warrior OH-58 và trực thăng huấn luyện TH-67.
Và sau đó Quân đội Mỹ đã quyết định chỉ định Lakotas của Airbus, loại trực thăng hai đông cơ thay thế các trực thăng huấn luyện có một động cơ. Điều đó có nghĩa là các đối thủ cạnh tranh như AgustaWestland và Bell Helicopter không có cơ hội.
Trực thăng UH72 Lakota căn nguyên của vụ kiện giữa Leonardo và quân đội Mỹ.
Vào tháng 9 năm 2014, AgustaWestland đã đệ đơn lên tòa kiện Quân đội Mỹ vì hạn chế cạnh tranh và cho rằng Lầu Năm Góc không thể mua trực thăng của Airbus theo như hợp đồng.
Sau đó, Tòa án Mỹ ra phán quyết Quân đội phải tiến hành mua sắm qua đấu thầu cạnh tranh, hoặc phải dừng việc mua sắm trực thăng của Airbus nếu không giải trình được.
Sau 2 năm chờ đợi, Lầu Năm Góc quyết định tiếp tục tiến hành mua 35 trực thăng Lakota bằng ngân sách năm 2017 trước khi tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết về vụ kiện mua 16 chiếc Lakota trước đó bằng ngân sách năm 2016.
Emerson cho biết, ông tin rằng vụ kiện mới của AgustaWestland sử dụng cùng lập luận như trường hợp trước đây. Quyết định của tòa phúc thẩm cho thấy rõ rằng họ không có cơ hội giành được nó, vậy tại sao lại theo đuổi vụ kiện? Tôi xin lỗi khi nói điều này, nhưng chỉ có một lời giải thích khả dĩ.
Nếu họ giành thắng lợi, họ sẽ buộc quân đội phải mua sắm các sản phẩm của Leonardo, Emerson nói.
"Trên thực tế, điều này chỉ gây hại uy tín của họ trong hợp tác với Quân đội. Hải quân và Không quân Mỹ khó có thể trông chờ gì vào Leonardo khi họ đối xử với khách hàng theo kiểu như vậy".
Trực thăng TH-67 được cho nghỉ hưu và được thay thế bằng những chiếc UH-72.
Emerson tiếp tục: Nếu họ có thể khai thác thành công hệ thống pháp luật để trì hoãn các hợp đồng quân sự, họ có thể làm điều đó với bất cứ ai kể cả có là Boeing, Lockheed, Bell, Raytheon, Northrop hay General Dynamics.
Giờ đây, Airbus đang phải đối mặt với thách thức: Điều gì sẽ xảy ra nếu không thể hoàn thành hợp đồng để sản xuất 16 chiếc Lakotas vào cuối tháng 2?
Và bây giờ khi vụ kiện khác đang được đưa ra tòa, quân đội không thể tiến hành mua 35 chiếc Lakotas mà Airbus đã lên kế hoạch xong kế hoạch sản xuất hồi đầu tháng này.
Về phía công ty của Ý, Leonardo từ chối đưa ra bình luận về các vụ kiện và những tuyên bố của chủ tịch của Airbus Helicopter.
Như Ý.
|
7Thế giới
| Tội danh mới cáo buộc bà Park Geun Hye vi phạm luật bầu cử bằng việc bí mật cấp tiền và hỗ trợ cho các hoạt động chuẩn bị tranh cử của các đồng minh chính trị trước cuộc tổng tuyển cử năm 2016, theo AFP.
Theo luật Hàn Quốc, một khi bước chân vào Nhà Xanh, tổng thống Hàn Quốc không được phép tham gia bất cứ hoạt động nào liên quan đến bầu cử. Luật cũng quy định chủ nhân Nhà Xanh chỉ có thể nắm quyền trong một nhiệm kỳ.
Trước đó bà Park đã bị truy tố 20 tội danh liên quan đến việc dung túng cho bạn thân can thiệp nội chính, lạm quyền, nhận hối lộ, ép buộc doanh nghiệp đóng tiền cho các quỹ cá nhân, ưu ái một số tài phiệt...
Bà Park được đưa đến tòa án hồi tháng 8/2017. Ảnh: Reuters.
Bà Park vẫn đang bị giam trong lúc quá trình xét xử diễn ra. Hiện vẫn chưa rõ khi nào tòa án sẽ ra phán quyết. Hơn 100 nhân chứng đã ra hầu tòa kể từ khi phiên tòa bắt đầu hồi tháng 5/2017.
Choi Soon Sil, bạn thân "pháp sư" của bà Park liên quan vụ bê bối, cũng đang bị tạm giam chờ tuyên án. Phán quyết dự kiến được công bố vào cuối tháng này.
Trong khi đó, phó chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae Yong, người bị cáo buộc đút lót 38 triệu USD cho nữ tổng thống và bạn thân, bị kết án 5 năm tù. "Thái tử Samsung" đã đệ đơn kháng án và quyết định dự kiến được tòa phúc thẩm đưa ra vào thứ Hai tuần tới (5/2).
Vụ bê bối của bà Park đã làm chao đảo chính trường Hàn Quốc, dẫn đến các cuộc biểu tình trong suốt nhiều tháng. Bà bị quốc hội chính thức phế truất vào tháng 12/2016 và quyết định được tòa hiến pháp giữ nguyên hồi tháng 3/2017.
Tổng thống đắc cử Hàn Quốc từng thất bại trước bà Park Geun Hye Tổng thống đắc cử Moon Jae In không phải là gương mặt mới trong chính trường Hàn Quốc. Ông từng là đối thủ của cựu tổng thống Park Geun Hye trong cuộc bầu cử năm 2012.
Đông Phong.
|
7Thế giới
| Cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Ngày 24/1, tòa phúc thẩm Brazil đã mở phiên xét xử cựu Tổng thống nước này Luiz Inacio Lula da Silva liên quan đến tội danh tham nhũng.
Phán quyết của phiên tòa sẽ đóng vai trò then chốt đối với ý định tái tranh cử của chính trị gia kỳ cựu này.
Trong phiên tòa diễn ra tại thành phố Porto Alegre, hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán sẽ quyết định về việc có hay không giữ nguyên tội danh tham nhũng và rửa tiền đối với cựu Tổng thống Lula da Silva.
Nếu được tuyên vô tội, chính trị gia này sẽ được phép tham gia tranh cử vào tháng 10 tới trong bối cảnh ông luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dự luận.
Giới quan sát nhận định nhiều khả năng tòa sẽ giữ nguyên các tội danh đối với ông Lula da Silva, đồng thời cảnh báo nếu ông này không được tranh cử, cuộc bầu cử sẽ trở nên bất ổn.
Trong trường hợp đó, cựu Tổng thống Lula da Silva có thể kháng cáo, song quá trình sẽ phải kéo dài nhiều tháng.
Ông Lula da Silva - từng bị tòa sơ thẩm kết án gần 10 năm tù giam với cáo buộc tham nhũng và rửa tiền, sau khi bị cáo buộc nhận hối lộ với số tiền lên tới 4,2 triệu USD thông qua các khoản tiền xây dựng trụ sở Viện Lula và một bất động sản tại bang Sao Paulo.
Thành phố Porto Alegre đã huy động lực lượng an ninh lớn bao gồm cả máy bay trực thăng và tàu để đảm bảo an ninh cho phiên tòa trên do lo ngại có thể xảy ra đụng độ giữa những người ủng hộ và những người phản đối chính trị gia này.
Hàng nghìn người ủng hộ ông Lula da Silva đã có mặt bên ngoài tòa án.
Tội danh của ông Lula da Silva có liên quan đến vụ bê bối làm rung chuyển chính trường Brazil của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.
Các vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras bắt đầu bị phanh phui từ tháng 3/2014 và đã khiến nhiều quan chức của Petrobras cũng như nhiều chính trị gia chủ chốt của nước này bị truy tố.
Đến nay, hơn 100 cá nhân đã bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập các băng nhóm tội phạm, trong đó có hàng chục lãnh đạo từ các tập đoàn xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Brazil.
Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có các hạ nghị sỹ, thượng nghị sỹ và thống đốc bang, thuộc diện bị điều tra. Petrobras đã mất khoảng 2 tỷ USD trong vụ bê bối tham nhũng này./.
(TTXVN/Vietnam+).
|
7Thế giới
| Ông Jeffrey Wall, đại diện chính phủ của Tổng thống Trump, trả lời chất vấn tại phiên điều trần. Ảnh: AP.
Phiên điều trần diễn ra ngày 15/5 tại tòa án phúc thẩm thành phố Seattle, bang Washington, trong đó một hội đồng gồm 3 thẩm phán đã chất vấn ông Jeffrey Wall, quyền Tổng biện lý sự vụ Mỹ - đại diện cho chính phủ trong các vụ án tại Tòa án Tối cao, để xem xét luận cứ về tính hợp pháp của sắc lệnh cấm nhập cảnh.
Trong phần trình bày lý lẽ kéo dài 30 phút, ông Wall khẳng định mục đích của sắc lệnh cấm nhập cảnh sửa đổi, được Tổng thống Trump ký ngày 6/3 vừa qua, không nhằm chống lại người Hồi giáo. Ông nêu rõ sắc lệnh này không liên quan tới những phát ngôn của ông Trump về người Hồi giáo trong chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái, và các thẩm phán không nên coi những phát ngôn này là một luận cứ để xem xét tính hợp pháp của sắc lệnh.
Tuy nhiên, các thẩm phán đã tỏ ra hoài nghi về lý lẽ này và tiếp tục đặt các câu hỏi gai góc cho vị luật sư đại diện Chính phủ Mỹ. Thẩm phán Ronald Gould cho rằng Tổng thống Trump đã viện cớ đảm bảo an ninh quốc gia để ban bố sắc lệnh chống lại người Hồi giáo. Về cáo buộc này, ông Wall khẳng định lệnh cấm nhập cảnh xuất phát từ những quan ngại về các tổ chức khủng bố Hồi giáo cũng như các quốc gia bảo trợ khủng bố, và hoàn toàn không liên quan đến vấn đề tôn giáo. Công tố viên đại diện bang Hawaii, Neal Katyal, đã lập tức phản bác lý lẽ này của ông Wall và cho rằng mục đích của Tổng thống Trump rõ ràng là nhằm vào người Hồi giáo.
Sau hơn 1 giờ đồng hồ chất vấn, phiên điều trần kết thúc với việc các thẩm phán đã không đưa ra phán quyết.
Phiên điều trần diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Trump đang tìm cách khôi phục các sắc lệnh cấm nhập cảnh sau khi những nỗ lực ngăn người dân từ một số nước Hồi giáo vào Mỹ liên tục bị các thẩm phán chặn lại. Mục đích chính của lệnh cấm này có ý nghĩa quyết định tính hợp pháp của nó do Hiến pháp Mỹ nghiêm cấm sự phân biệt tôn giáo.
Đây là lần thứ 2 tòa phúc thẩm tiến hành phiên điều trần về sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump. Trước đó, ngày 9/2, hội đồng thẩm phán Tòa án thành phố San Francisco, bang California, đã ra phán quyết chặn lệnh cấm nhập cảnh người dân từ 7 quốc gia (Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen) ký ngày 27/1.
Đến ngày 6/3, chính quyền của Tổng thống Mỹ đã sửa đổi Lệnh cấm này, rút Iraq khỏi danh sách, song cũng nhanh chóng bị các tòa án ở Maryland và Hawaii phong tỏa. Nhà Trắng nhiều lần khẳng định mục đích của lệnh cấm là nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, một lĩnh vực mà các Tổng thống Mỹ có quyền hạn rộng lớn.
TTXVN/Tin Tức.
|
7Thế giới
| Ảnh: Russianplanes.
Trên đây là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về kết quả các cuộc thử nghiệm bay đối với máy bay quân sự mới mang tên A-100.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu, máy bay đã được thử nghiệm các hệ thống khí động học và các đặc tính bay khác khi được bố trí các ăng ten xoay. Hoạt động các hệ thống của máy bay cũng như các thiết bị kỹ thuật vô tuyến đã không xảy ra bất kỳ một sai sót nào, Bộ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định.
Bộ trưởng Shoigu cũng nhắc lại rằng, chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu thử nghiệm A-100 đã được tiến hành từ tháng 11/2017, tuy nhiên từ thời điểm đó thì một loạt các hoạt động để đưa máy bay đạt được các đặc tính cần thiết đã được tiến hành.
Máy bay A-100 được chế tạo trên cơ sở vận tải cơ quân sự Il-76MD-90A. Máy bay được thiết kế một anten xoay và thiết bị kỹ thuật vô tuyến hiện đại nhất để cho phép máy bay nhanh chóng gia tăng trường radar trong những khu vực cần thiết.
Nhiệm vụ chiến thuật khác của máy bay là phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và các mục tiêu khác, thậm chí tham gia vào việc chỉ huy không quân tấn công, cũng như các đội máy bay tiêm kích khi dẫn đường tới các mục tiêu trên không, trên mặt đất và dưới nước.
Sơn Nguyễn.
Theo Politexpert.
|
7Thế giới
| Quan ngại về việc Anh sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng như thế nào sau các cuộc đàm phán với EU gần đây đã làm dấy lên mối quan tâm về cuộc trưng cầu ý dân thứ hai.
Con đường có nhiều gian nan.
Một cuộc khảo sát được công bố bởi nhật báo Guardian và tổ chức thăm dò ICM của Anh đưa ra ngày 26/1 vừa qua cho thấy 47% cử tri Anh được khảo sát ủng hộ việc Anh có tiếng nói về các điều khoản của thỏa thuận cuối cùng về Brexit. Trong khi một số người trả lời rằng họ chưa quyết định, số người ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân lần 2 lên đến 58%. Cuộc thăm dò ước tính rằng 25% trong số cử tri ủng hộ việc rời khỏi EU cũng ủng hộ việc nên tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về thỏa thuận cuối cùng.
Tranh cãi về kiểu thỏa thuận cuối cùng mà nước Anh nên tìm kiếm dường như cũng quyết liệt như cuộc tranh cãi về việc liệu nước này có nên rời khỏi EU hay không. Một số người, trong đó có Thị trưởng London Sadiq Khan, đã kêu gọi có một thỏa thuận cuối cùng cho phép Anh vẫn nằm trong thị trường chung và liên minh thuế quan EU. Trong khi đó, những người khác - như Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox - kiên quyết phản đối việc Anh ở lại trong thị trường chung hay liên minh thuế quan.
Những người biểu tình chống Brexit vẫy cờ Anh và cờ Liên minh châu Âu bên ngoài Nhà Quốc hội Anh, ngày 30/1. (Nguồn: Reuters).
Cuộc tranh luận này cũng gây bất đồng không kém bởi những tiết lộ rằng tất cả những kịch bản Brexit có thể xảy ra - bao gồm cả những kịch bản mà theo đó Anh ở lại thị trường chung, những kịch bản Anh rời khỏi thị trường chung (nhưng với một thỏa thuận thương mại tự do với EU), và cả kịch bản Brexit cứng (Anh rời khỏi thị trường chung mà không có thỏa thuận nào) - dường như đều khiến nước Anh rơi vào tình trạng tồi tệ hơn hiện nay.
Một báo cáo do Chính phủ Anh soạn thảo về tác động của Brexit bị rò rỉ cho thấy rằng, trong tất cả các tình huống có thể xảy ra, hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Anh đều bị ảnh hưởng.
Diễn biến trái chiều từ cử tri.
Cuộc thăm dò dư luận cho thấy, nếu Anh tổ chức lại cuộc trưng cầu ý dân về Brexit, kết quả sẽ phản ánh đúng như kết quả ban đầu, song với tỷ lệ đảo ngược: 51% số người ủng hộ nước Anh ở lại EU và 49% ủng hộ việc nước này rời khỏi EU. Điều này rất có thể xảy ra, ít nhất phần nào là bởi thực tế sự chia rẽ xung quanh tranh cãi về Brexit vẫn tồn tại. Các cử tri dưới 24 tuổi vẫn muốn nước Anh ở lại EU và các cử tri ngoài 65 tuổi thì nhất quyết ủng hộ rời khỏi EU.
Trên thực tế, bản báo cáo mới của viện nghiên cứu độc lập có trụ sở tại London - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland trong một châu Âu đang thay đổi (UK in Changing Europe) cho thấy rằng, hậu quả của vấn đề Brexit đã tạo ra 2 "thực thể" chính trị mới và dường như không nhượng bộ: những người ủng hộ rời EU và những người ủng hộ ở lại EU.
Báo cáo nêu rõ: Một điều mà chúng ta biết rõ về các thực thể là họ không chuyển đổi một cách dễ dàng. 18 tháng sau kể từ cuộc trưng cầu ý dân về Brexit, chính kiến của chúng ta trước các tác động vẫn không có dấu hiệu tản mát Do đó, hầu như không có bằng chứng ủng hộ tuyên bố của Thủ tướng rằng nước Anh sẽ 'cùng nhau' đối mặt với thách thức của Brexit.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images).
Thỏa thuận hay không thỏa thuận.
Để khiến vấn đề thêm phức tạp, những người đang muốn có cuộc trưng cầu ý dân thứ hai có thể sẽ diễn giải điều đó theo nghĩa khác, tùy thuộc vào kết quả cuối cùng của Brexit mà họ ủng hộ.
Anand Menon - Giám đốc viện nghiên cứu UK in Changing Europe - nói: Những người ủng hộ ở lại EU tính tới một cuộc trưng cầu ý dân cho phép lựa chọn giữa thỏa thuận của bà May và việc ở lại EU. Một số người cho rằng, nếu chúng ta có một cuộc trưng cầu ý dân, nên lựa chọn giữa thỏa thuận của bà May và việc rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. Còn những người khác dường như nghĩ rằng việc có một cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận này có nghĩa sẽ có ba hoặc bốn lựa chọn trong một 'thực đơn' có nhiều loại thỏa thuận có thể có với EU và cần chọn một trong số đó - điều này hiển nhiên là không thể xảy ra bởi vì Thủ tướng May sẽ chỉ đàm phán một thỏa thuận duy nhất.
Quốc hội Anh sẽ đảm bảo việc Anh có tiếng nói quyết định về bất kỳ điều khoản ly hôn nào mà các nhà đàm phán Anh nhất trí với EU. Hồi tháng 12 vừa qua, Quốc hội đã tán thành việc sửa đổi dự luật rút khỏi EU trong đó quy định các nghị sỹ Quốc hội Anh có quyền bác bỏ các điều khoản của thỏa thuận và đưa cả hai bên trở lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, Menon lưu ý rằng, Chính phủ Anh có thể không có đủ thời gian.
Ông nói: Cuộc bỏ phiếu vào tháng 10 không phải cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa bởi quá muộn để quốc hội thực sự sửa đổi các điều khoản đang được đàm phán. Vì vậy, về cơ bản, sự lựa chọn sẽ chỉ là có thỏa thuận này hoặc không có thỏa thuận.
(theo the Atlantic).
|
7Thế giới
| Hình cắt từ clip.
Video thực hiện ngày 3/2/2018. Trong hình, toán phiến quân Houthi lẳng lặng cắt hàng rào bảo vệ cao tốc, chia làm đôi và tiến lên các điểm cao hơn chốt của quân Arab Saudi.
Trong khi toán trên cao dùng hỏa lực chế áp, toán còn lại lợi dụng địa hình ẩn nấp tiến dần lên và cận chiến, diệt dần các ổ đề kháng của quân Arab Saudi.
Trận đánh hoàn thành, toán phiến quân Houthi rút lui chứ không ở lại giữ chốt.
Phiến quân Houthi đã tiến hành cuộc chiến tiêu hao kiểu này nhằm vào các đoàn xe quân sự và các đồn biên phòng, căn cứ quân sự, các xe tuần tra... của quân Arab Saudi ngay trên đất của nước này nhằm kéo giãn lực lượng liên quân Arab do Arab Saudi chỉ huy đang tiến vào Yemen.
Trọng Nhân.
|
7Thế giới
| Một thông tin khác cáo buộc Bình Nhưỡng đang điều các kĩ sư tới làm việc ở Syria nhằm phát triển vũ khí sinh học và tên lửa đạn đạo.
Triều Tiên tiếp tục xuất khẩu than đá, sắt, thép và các hàng hóa khác từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2017 tới nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của LHQ.
Năm ngoái, LHQ đã đưa ra ra hàng loạt nghị quyết trừng phạt nhằm kiểm soát chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Triều Tiên, trong đó có vụ thử hạt nhân lần thứ 6 và cũng là vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay.
Báo cáo của LHQ khẳng định Triều Tiên lách luật cấm vận bằng cách lợi dụng hệ thống cung cấp dầu toàn cầu, các cá nhân có quốc tịch nước ngoài, các công ty ma và hệ thống tài chính toàn cầu.
Lan Hương (Theo Daily Mail).
|
7Thế giới
| Mỹ và Anh từng đứng bên bờ vực chiến tranh chỉ vì cuộc tranh cãi không ai ngờ đến liên quan tới một con lợn vào năm 1859.
Anh và Mỹ từng suýt rơi vào chiến tranh chỉ vì một con lợn đi lạc. Ảnh minh họa: Canadas History.
Cuộc chiến con lợn có lẽ là một trong những cuộc chiến tranh khó hiểu và kỳ lạ nhất lịch sử thế giới. Câu chuyện có lẽ phải bắt đầu từ năm 1846, khi Hiệp ước Oregon được ký kết giữa Mỹ và Anh. Hiệp ước trên nhằm mục đích chấm dứt mối tranh chấp biên giới kéo dài giữa Mỹ và vùng Bắc Mỹ thuộc Anh (về sau là Canada), theo Historic UK.
Hiệp ước Oregon tuyên bố biên giới Mỹ - Bắc Mỹ thuộc Anh sẽ được kẻ tại vĩ tuyến 49. Dù tất cả nghe đều có vẻ rõ ràng nhưng việc phân định ranh giới lại gặp phải một tình huống phức tạp đối với các hòn đảo ở tây nam Vancouver.
Theo hiệp ước, xung quanh khu vực trên, đường biên giới sẽ là đường thẳng đi qua điểm giữa kênh chia cắt lục địa với đảo của Vancouver. Tuy nhiên, vị trí của các hòn đảo xung quanh khiến việc xác định mốc phân chia trở nên vô cùng khó khăn. Một trong những đảo lớn và có vị trí chiến lược quan trọng nhất trong chuỗi đảo ở khu vực này là San Juan. Vì thế, cả Anh và Mỹ đều tuyên bố chủ quyền và điều dân tới đảo để định cư.
Năm 1859, người Anh đã gia tăng đáng kể hiện diện trên đảo, nhất là sau khi công ty Hudsons Bay đến đây, xây dựng một trạm xử lý cá hồi và một khu chăn nuôi cừu. Cùng lúc, một đội gồm khoảng 20 đến 30 người khai hoang Mỹ cũng vừa tới đảo, dựng nhà định cư.
Ban đầu, hai bên không có bất kỳ khúc mắc nào, mọi chuyện diễn ra thuận lợi. Song không khí nồng ấm, hữu hảo không kéo dài lâu. Ngày 15/6/1859, một con lợn của người Anh vô tình đi lạc vào mảnh đất của nông dân Mỹ Lyman Cutlar. Cutlar phát hiện con lợn ăn mất một số khoai tây ông trồng nên rất bực tức. Trong cơn giận dữ, ông bắn chết con vật.
Thực tế, con lợn thuộc về một công nhân Anh làm việc cho công ty Hudsons Bay tên Charles Griffin. Công nhân này nuôi kha khá lợn và nổi tiếng khắp vùng vì thường xuyên thả rông chúng đi lại tự do trên khắp hòn đảo. Đây không phải lần đầu tiên lũ lợn xâm phạm đất của Cutlar.
Nghe tin lợn chết, Griffin lập tức tìm đến nhà Cutlar để làm cho ra nhẽ. Theo một số bản tin khá sơ sài, cuộc hội thoại diễn ra căng thẳng. Cutlar phân trần rằng ông ra tay vì con lợn dám ăn khoai của ông. Griffin không chịu nghe, cho rằng Cutlar phải có trách nhiệm giữ khoai của mình khỏi lũ lợn.
Để giảng hòa, Cutlar đề nghị đền cho Griffin 10 USD nhưng Griffin từ chối. Thay vào đó, Griffin báo cáo sự việc với chính quyền Anh ở địa phương. Họ đe dọa bắt giữ Cutlar. Việc làm này khiến những người Mỹ trên đảo tức giận. Họ liền gửi một lá đơn kiến nghị quân đội Mỹ can thiệp để bảo vệ công dân.
Lá đơn được chuyển tới tướng William S. Harney, chỉ huy đơn vị quân sự phụ trách bang Oregon. Ông Harney nổi tiếng là người có tư tưởng chống Anh gay gắt. Tướng Harney điều một đại đội gồm 66 binh sĩ thuộc lực lượng Bộ binh số 9 tới San Juan vào ngày 27/6/1859.
Một phần khu trại do người Anh dựng lên ở San Juan.
Tin tức nhanh chóng được truyền tới tai thống đốc bang Columbia thuộc Anh James Douglas. Ông quyết định cử ba tàu chiến Anh tới khu vực để thị uy. Tình thế giằng co, căng thẳng kéo dài suốt một tháng sau đó. Hai bên đều từ từ gia tăng hiện diện quân sự trên đảo. Bộ binh số 9 của Mỹ nhất định không chịu thoái lui dù họ bị áp đảo về số lượng.
Tình hình sẽ vẫn mãi ở thế đối đầu kịch liệt, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ chiến tranh nếu không có sự xuất hiện của đô đốc Robert L. Baynes, tổng tư lệnh hải quân Anh ở Thái Bình Dương. Khi Baynes tới San Juan, thống đốc James Douglas ra lệnh cho ông điều quân dọn dẹp đối thủ. Nhưng Baynes cương quyết khước từ. Người đời sau vẫn nhắc tới Baynes và cuộc chiến năm xưa với lời tuyên bố đanh thép rằng ông sẽ không đẩy hai quốc gia vĩ đại vào một cuộc chiến tranh chỉ vì những tranh cãi xung quanh một con lợn.
Lúc ấy, tin tức về tình hình khủng hoảng trên đảo San Juan cuối cùng cũng đến được London và Washington. Chính quyền hai nước đều sốc vì không ngờ rằng tranh cãi cỏn con về một con lợn lại khiến đôi bên bị kéo vào một cuộc đối đầu căng thẳng với sự tham gia của ba tàu chiến, 84 súng và 2.600 lính như vậy.
Lo lắng căng thẳng tiếp tục leo thang, hai bên nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán, đi đến quyết định rằng cả Mỹ và Anh chỉ nên duy trì không quá 100 người trên đảo cho đến khi một thỏa thuận chính thức được thống nhất.
Người Anh sau đó lập trại tại phía bắc hòn đảo và người Mỹ hiện diện ở phía nam. Mãi đến năm 1872, một ủy ban quốc tế do hoàng đế Kaiser Wilhelm đệ nhất của Đức đứng đầu mới ra phán quyết rằng đảo San Juan nên do Mỹ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn. Cuộc tranh chấp đi đến hồi kết từ đây.
Ngày nay, người dân có thể đến tham quan các trại mà hai nước Anh và Mỹ dựng lên vào năm 1859 tại Công viên Lịch sử Quốc gia đảo San Juan như một cách để nhắc nhở về quá khứ.
HOÀNG PHI.
|
7Thế giới
| Trong một chương trình phát sóng trên đàu truyền hình NDR ngày 3/2, chủ tịch BfV Hans-Georg Maassen phát biểu: "Chúng tôi có bằng chứng cho thấy các hoạt động giao dịch đã được thực hiện tại tòa nhà đại sứ quán. Theo phỏng đoán ban đầu, chúng phục vụ cho chương trình tên lửa và nhiều khả năng, bao gồm cả vũ khí hạt nhân". Đại sứ Triều Tiên tại Berlin hiện vẫn chưa có bình luận nào về cáo buộc trên.
Tòa nhà Đại sứ quán Triều Tiên tại Berlin - Ảnh: Reuters.
Ông Maassen nói thêm rằng các chương trình vũ khí này có thể phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Theo đài NDR sau buổi phát sóng, chính phủ Đức đã kịp thời ngăn chặn mọi động thái nghiêm trọng hơn nhưng cảnh báo: "Các cơ quan an ninh cũng không thể đảm bảo luôn luôn phản ứng kịp thời trong mọi tình huống".
Theo một số nguồn tin tình báo khác, các linh kiện hoặc thiết bị phục vụ chương trình vũ khí của Triều Tiên "đã được mua lại thông qua các thị trường khác hoặc sử dụng những điệp viên ngầm tại Đức thực hiện giao dịch".
Triều Tiên đã thực hiện chương trình nghiên cứu tên lửa hạt nhân trong nhiều năm và đang chịu lệnh cấm vận từ Liên Hợp Quốc vì đe dọa an ninh khu vực.
Thu Phương (Theo Reuters).
Năm lần bảy lượt cấp cứu vì đau dạ dày, tôi đã tìm ra giải pháp.
|
7Thế giới
| Đại sứ Triều Tiên tại thủ đô Berlin im hơi lặng tiếng trước cáo buộc của Đức - Reuters.
Trong chương trình phát sóng trên đài NDR (Đức) ngày 3.2, ông Maassen cho biết: Chúng tôi phát hiện hoạt động mua bán diễn ra ở Đại sứ quán Triều Tiên tại Berlin nhằm phục vụ chương trình tên lửa và cả hạt nhân.
Theo ông Maassen, Triều Tiên lấy danh nghĩa mua cái được gọi là hàng hóa lưỡng dụng, tức có thể dùng cho mục đích quân sự lẫn dân sự.
Chúng tôi không thể đảm bảo có thể phát hiện và ngăn chặn hết tất cả trường hợp mua bán trái phép. Triều Tiên có thể mua linh kiện thông qua thị trường khác hoặc từ những đối tượng tội phạm mua được chúng ở Đức, ông Maassen nói.
Lãnh đạo Triều Tiên thị sát tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 - Reuters.
Hiện Đại sứ quán Triều Tiên tại Berlin vẫn chưa có phản ứng gì trước cáo buộc trên.
Trong nhiều năm qua, Triều Tiên bất chấp những lệnh trừng phạt của các nước và Liên Hiệp Quốc, nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa trang bị đầu đạn hạt nhân với tầm bắn tới Mỹ.
|
7Thế giới
| Triều Tiên vẫn âm thầm mua sắm các bộ phận, linh kiện cho chương trình vũ khí.
Ông Hans-Georg Maassen, người đứng đầu cơ quan tình báo nội địa Đức, cho biết đơn vị tình báo do ông quản lý đã theo dõi một số động thái bất thường của Đại sứ quán Triều Tiên tại Berlin trong thời gian gần đây, Reuters đưa tin ngày 4/2.
Theo quan điểm của chúng tôi, những hoạt động này dường như có liên quan tới chương trình vũ khí và đôi khi có thể là chương trình hạt nhân Triều Tiên, ông Maassen chia sẻ.
Đại sứ quán Triều Tiên tại Berlin, Đức.
Phía ông Maassen có cơ sở để tin rằng Triều Tiên dường như đang mua sắm các bộ phận, linh kiện cho chương trình vũ khí nước này dưới danh nghĩa người mua hàng ẩn danh.
Ông Maassen cho biết thêm sau khi đơn vị tình báo Đức phát hiện về hoạt động nghi vấn họ đã can thiệp để ngăn chặn. Tuy nhiên, ông nhận định cơ quan này chỉ có thể làm được như vậy. Chúng tôi không thể đảm bảo rằng có thể phát hiện và ngăn chặn hoạt động này trong mọi trường hợp, ông Maassen chia sẻ.
Triều Tiên thu về 200 triệu USD nhờ xuất khẩu hàng cấm.
Triều Tiên đã bán được than, sắt thép, các sản phẩm từ dầu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 đến nhiều nước, bất chấp lệnh cấm xuất khẩu của Liên hợp quốc. Khoản tiền thu về lên tới gần 200 triệu USD, theo báo cáo của Ủy ban Trừng phạt Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Báo cáo chỉ ra rằng Triều Tiên đã vận chuyển than đến các cảng biển ở nhiều nước trong đó có Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc. Hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng các giấy tờ giả mạo ghi rằng than đá được vận chuyển có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc thay vì Triều Tiên.
Triều Tiên đang qua mặt các nghị quyết (trừng phạt) mới nhất bằng cách lợi dụng chuỗi cung ứng dầu toàn cầu, lợi dụng các quốc gia đồng lõa bên ngoài, các công ty đăng ký hải ngoại và hệ thống ngân hàng quốc tế, báo cáo dài 213 trang của Liên hợp quốc cho biết.
Triều Tiên thu về 200 triệu USD trong 9 tháng cấm vận.
Ngoài ra, các giám sát viên của Liên hợp quốc cũng tiết lộ rằng họ đã điều tra nghi vấn hợp tác về tên lửa đạn đạo giữa Triều Tiên với Syria và Myanmar, bao gồm hơn 40 lô hàng không được khai báo do Triều Tiên chuyển tới cho Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria từ năm 2012-2017. Trung tâm này chịu trách nhiệm giám sát chương trình vũ khí hóa học của Syria.
Cuộc điều tra cho thấy các bằng chứng mới về việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí và các hoạt động vi phạm khác, bao gồm việc chuyển các hàng hóa hỗ trợ cho chương trình vũ khí hóa học và tên lửa đạn đạo, báo cáo của Liên hợp quốc cho biết thêm.
>> Thêm một doanh nhân Đài Loan bị cáo buộc giao dịch trái phép với Triều Tiên.
Lê Anh.
Theo Reuters.
|
7Thế giới
| Theo Al-Masdar News, Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) vừa công bố video dùng tên lửa chống tăng phá hủy thêm 1 chiếc xe tăng chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là Leopard 2A4 ở khu vực Afrin của Syria.
Dù tuyên bố và hình ảnh chứng minh tính xác thực về vụ tấn công được YPG đưa ra nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về vụ tấn công này. Tuy nhiên, nếu được xác thực thì đây là lần thứ 5 tăng Leopard 2A4 bị phá hủy tại Afrin từ khi Ankara mở chiến dịch quân sự tấn công vào lực lượng người Kurd.
Khoảnh khắc tăng Thổ Nhĩ Kỳ bị trúng đạn.
Trước việc tăng Leopard 2A4 bị phá hủy liên tiếp khi tham chiến tại Syria, tờ Die Welt cho rằng, nguyên nhân của thất bại này có thể là thực trạng thiếu kinh nghiệm của các tổ lái Thổ Nhĩ Kỳ hoặc lỗi sai của Ban chỉ huy quân sự Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, các tay súng người Kurd đã tấn công vào xe tăng Leopard với sự hiểu biết rõ ràng là bộ phận nào của cỗ máy chiến tranh sơ hở hơn cả trước tên lửa chống tăng: Xe tăng được thiết kế cho cuộc đối đầu trên mặt trận, trong khi phía sau xe bọc thép không đủ.
Ngoài ra, cỗ xe chiến đấu 60 tấn không thích hợp cho những trận đánh đường phố. Chẳng hạn, với Leopard quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tháo bỏ khối bảo vệ năng động bổ sung bởi tính đặc thù thành phố nói chung binh sĩ có thể bị thiệt hại vì bộ phận kích nổ này.
Trước thực tế này, các chuyên gia kỹ thuật quân sự Đức đang liên tục làm việc sửa đổi Leopard, và các lỗi thiết kế hiện tại sẽ được khắc phục trong các mô hình sau.
Tuy nhiên, trong khi chưa thể khắc phục được điểm yếu của Leopard 2A4, có ý kiến cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tận dụng chiến trường Afrin để tung Altay - Xe tăng chủ lực tối tân nhất của họ vào để tăng cường khả năng chiến đấu và nhanh chóng hoàn thiện nốt các bài kiểm tra.
Và trong khi chờ đợi quyết định có đưa Altay đến Afrin hay không thì những cỗ tăng tối tân Leopard 2A4 vẫn tiếp tục là mục tiêu dễ bị bắn phá của các tay súng chiến binh người Kurd.
Clip tăng Thổ Nhĩ Kỳ nát vụn khi dính đòn đánh của người Kurd.
Tuấn Vũ.
|
7Thế giới
| Theo báo cáo của Ủy ban Trừng phạt Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) mà Reuters tiếp cận được hôm 2/2, Triều Tiên đã vận chuyển than đến các cảng biển ở nhiều nước trong đó có Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc. Hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng các giấy tờ giả mạo ghi rằng than đá được vận chuyển có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc thay vì Triều Tiên.
15 thành viên HĐBA đã tăng cường các chế tài cấm vận đối với Triều Tiên từ năm 2006 nhằm cắt đứt nguồn tài trợ cho chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng, bao gồm cấm xuất khẩu than, sắt, chì, hàng dệt và thủy sản, hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế.
Xe chở than đá từ Triều Tiên sang Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Triều Tiên đã vi phạm các nghị quyết gần đây nhất bằng việc lợi dụng các chuỗi cung cấp dầu mỏ toàn cầu, các công dân nước ngoài, các cơ quan đăng ký công ty nước ngoài và hệ thống ngân hàng quốc tế, các giám sát viên của LHQ cho biết trong báo cáo dài 213 trang.
Các giám sát viên cũng cho hay họ đã điều tra hoạt động hợp tác hiện nay giữa Triều Tiên với các nước Syria và Myanmar, trong đó có hơn 40 chuyến hàng được vận chuyển từ Triều Tiên tới Trung tâm Nghiên cứu Khoa học của Syria, nơi giám sát chương trình vũ khí hóa học của nước này, từ năm 2012 đến năm 2017.
Cuộc điều tra đã đưa ra thêm bằng chứng về việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí và các vi phạm khác", các giám sát viên LHQ cho biết.
Họ cũng kiểm tra hàng hóa từ hai chuyến hàng của Triều Tiên bị các quốc gia ngăn chặn khi đang trên đường tới Syria. Cả hai chuyến hàng đều có gạch chống axit có thể bao phủ diện tích bằng một dự án công nghiệp quy mô lớn.
Một trong các quốc gia chặn tàu Triều Tiên nêu trên nói với các giám sát viên rằng các lô hàng bị tịch thu có thể được sử dụng để xây gạch cho bức tường bên trong của một nhà máy hóa chất.
Các giám sát viên của LHQ cũng cho hay một quốc gia báo cáo rằng họ có bằng chứng cho thấy Myanmar đã nhận được hệ thống tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên cùng với các loại vũ khí thông thường, bao gồm nhiều bệ phóng tên lửa và các tên lửa đất đối không.
Thành phố của Trung Quốc khốn khổ vì lệnh trừng phạt Triều Tiên Hàng quán đóng cửa, đường phố vắng vẻ và những khu chợ cũng ít mặt hàng hơn, một thành phố của Trung Quốc nằm sát biên giới bị ảnh hưởng nặng nề từ lệnh trừng phạt Triều Tiên.
Ngụy An.
|
7Thế giới
| Y tá nói trên là David Repsher, 47 tuổi, bị bỏng 90% cơ thể sau vụ tai nạn máy bay trực thăng cứu hộ, thuộc Cơ quan Cấp cứu Hàng không Flight For Life, xảy ra vào ngày 3-7-2015.
Vụ việc cũng khiến một y tá khác là Matthew Bowe bị thương nghiêm trọng trong khi phi công Patrick Mahany thiệt mạng.
Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc trực thăng cứu hộ đi từ Trung tâm Y tế St. Anthony Summit ở thị trấn Frisco, cách TP Denvar, bang Colorado, khoảng 112 km về phía Tây đến trại Boy Scout. Trên trực thăng lúc này không có bệnh nhân.
Hiện trường vụ tai nạn hôm 3-7-2015. Ảnh: Denver Post.
Theo Reuters , vụ việc dự kiến được đưa ra tòa xét xử vào ngày 5-3 tới. Tuy nhiên, luật sư của Repsher ông Gary Robb, cho biết thân chủ của ông đã đạt được thỏa thuận dàn xếp trị giá 100 triệu USD với hãng sản xuất và công ty điều hành chiếc trực thăng gặp nạn.
Theo ông Robb, đây có thể là số tiền thỏa thuận dàn xếp kỷ lục mà một cá nhân nhận được trong vụ tai nạn dân sự.
Đơn kiện trình lên Tòa án Quận Summit, bang Colorado, nêu rõ hãng sản xuất máy bay Pháp Airbus Helicopters SAS không trang bị hệ thống nhiên liệu chống va đập, khiến thùng nhiên liệu của chiếc trực thăng bốc cháy khi xảy va chạm.
Máy bay trực thăng đăng ký kể từ năm 1994 phải trang bị những hệ thống an toàn tương tự và ông Robb cho rằng Airbus Helicopters SAS đã lợi dụng lỗ hổng pháp lý để lách luật.
Vụ tai nạn khiến ông David Repsher, 47 tuổi, bị bỏng 90% cơ thể. Ảnh: Denver Post.
Đơn kiện còn nghi ngờ rằng hệ thống cánh quạt của chiếc trực thăng gặp nạn đã bị nứt và rằng các nhân viên của của công ty điều hành máy bay trực thăng tư nhân Air Methods Corp "không sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra đúng cách" đối với chiếc trực thăng AS350-B3e.
Ông Robb nói rằng thân chủ bị bỏng 90% cơ thể sau vụ tai nạn nói trên, buộc phải nằm viện để được chăm sóc đặc biệt trong suốt 11 tháng trời và trải qua hàng trăm ca phẫu thuật cũng như những quá trình y tế khác. Theo Reuters, ông Repsher bị mất thính lực vĩnh viễn, bị biến dạng nghiêm trọng, mất chức năng tay và phải tập nuốt, ăn uống, nói chuyện và đi đứng lại từ đầu.
Ông Robb tiết lộ đơn kiện riêng biệt của y tá bị thương thứ hai là Bowe cũng đã được "giải quyết" nhưng chi tiết chưa được công bố.
Cao Lực (Theo Reuters).
|
7Thế giới
| Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Chiến thắng thiếu thuyết phục.
Các cuộc thăm dò dư luận sau bầu cử cho thấy có tới 47% số cử tri - những người đã bỏ phiếu cho ứng cử viên Jiri Drahos - nói rằng họ làm như vậy chỉ để ngăn ông Zeman, tái đắc cử. Bên cạnh đó, 44% số cử tri (những người bỏ phiếu cho ông Zeman) - muốn ông tiếp tục nhiệm kỳ hai và có tới 22% nói rằng họ bỏ phiếu cho ông Zeman cũng chỉ vì không ưa ông Drahos.
Đã có 45% số cử tri của ông Zeman chịu tác động mạnh từ các cuộc tranh luận trên truyền hình trước ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu vòng 2. Trong khi đó, 59% số cử tri của ông Drahos chịu ảnh hưởng mạnh từ truyền thông và 34,5% từ các cuộc tranh luận trên truyền hình.
So với cử tri của ông Zeman, cử tri của ông Drahos cũng chịu tác động nhiều hơn từ những thông tin trên mạng xã hội cũng như lắng nghe ý kiến của bạn bè và gia đình. Dù giành chiến thắng, nhưng sự cách biệt của ông Zeman so với đối thủ không lớn như 5 năm trước. Đương kim Tổng thống chỉ hơn Giáo sư Drahos 2,74% số phiếu bầu. Một mặt, tổng số cử tri bầu cho ông Zeman tăng từ 2,7 triệu lên 2,853 triệu song số cử tri của đối thủ cũng ở mức cao (hơn 2,7 triệu).
Đây là chiến thắng khá sít sao nhưng cũng được coi là chiến thắng của chủ nghĩa dân túy và các lực lượng ủng hộ Nga ở Trung Âu. Ông Zeman, 73 tuổi từng là một thủ tướng cánh tả, đã tuyên bố đây là chiến thắng chính trị cuối cùng của ông vì Hiến pháp Séc quy định một cá nhân có thể làm tổng thống tối đa 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Ông Zeman là người có nhiều kinh nghiệm tranh cử tổng thống.
Năm 2003, ông Zeman lần đầu tiên ra ứng cử và bị thua ông Vaclav Klaus. Năm 2013, tại cuộc bầu cử Tổng thống Cộng hòa Séc lần đầu tiên tiến hành theo hình thức phổ thông đầu phiếu, ông Zeman đã giành thắng lợi vì biết sử dụng hình ảnh ứng cử viên thoát thân từ nhân dân.
Vai trò của Tổng thống tại Séc chủ yếu mang tính nghi lễ nhưng cũng có tầm quan trọng nhất định trong việc bổ nhiệm thủ tướng, người đứng đầu ngành tư pháp và ký các dự luật để trở thành luật. Ông Zeman đã có nhiều ảnh hưởng đi ngược với trào lưu chung.
Ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo châu Âu ủng hộ những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump và phản đối những chỉ trích nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời từng đề nghị trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Séc.
Thách thức khó tránh.
Phát biểu với báo giới sau khi có kết quả bầu cử, Tổng thống Zeman nhấn mạnh: Tôi còn 5 năm ở phía trước và tôi sẽ tiến về phía trước với năng lượng tràn đầy do người dân tiếp sức. Tôi khẳng định rằng tôi sẽ không phản bội họ. Phát biểu này được hiểu như một lời tuyên chiến của chính trị gia này đối với những thách thức.
Thách thức đầu tiên đến từ chính các cử tri. Nhà bình luận của Đài Phát thanh Czech Petr Novacek nhận xét trở thành người đứng đầu nhà nước, Tổng thống tái đắc cử Zeman phải tập hợp người dân, đúng như lời tuyên thệ nhậm chức. Điều này là không dễ dàng khi trong dư luận Séc, không ít người hoài nghi chính sách đối ngoại của chính quyền, đặc biệt trong quan hệ với Nga.
Ông Zeman là người ủng hộ chiến lược ngoại giao kinh tế và cho rằng sẽ là sáng suốt nếu các công ty của Séc tăng cường xuất hiện ở thị trường Nga và Trung Quốc. Ông cũng là vị nguyên thủ quốc gia duy nhất của Liên minh châu Âu (EU) thực hiện chuyến thăm Nga trong thời gian gần đây.
Thêm vào đó, cử tri của ông Zeman chủ yếu tập trung ở những khu vực kém phồn vinh hơn và ở xa trung tâm. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, cử tri của ông thường là người có học vấn phổ thông trung học hoặc trung học cơ sở ở độ tuổi trên 60 và sinh sống ở vùng xa vùng sâu, vùng nông thôn. Điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ vấp phải sự phản kháng ở giới thượng lưu với những quyết sách gây tranh cãi hoặc gây tổn hại tới lợi ích của bộ phận dân cư này.
Thách thức thứ hai đến từ chính giới hạn quyền lực của tổng thống. Cộng hòa Séc theo chế độ cộng hòa đại nghị nên quyền hạn của tổng thống (theo quy định của Hiến pháp) bị hạn chế. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao cuộc bầu cử tổng thống ở nước này lại trở nên nóng bỏng như vậy? Do quyền hành pháp ở Cộng hòa Séc được phân chia giữa tổng thống và chính phủ, nên nếu không xây dựng được mối quan hệ thân thiện với chính phủ, ông Zeman sẽ khó triển khai được các dự định, chiến lược của mình và khi đó, mâu thuẫn sẽ nảy sinh.
Thách thức tiếp theo là sự chia rẽ trong xã hội, một vết nứt khá giống với những quốc gia có giới lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa và dân túy như Mỹ, Ba Lan và Hungary. Từng là một Thủ tướng có tư tưởng thiên tả, ông Zeman thu hút các cử tri nghèo tại vùng nông thôn, trong khi ông Drahos, 68 tuổi, là một học giả mới bước chân vào chính trường lại nhận được sự ủng hộ của những cư dân thành thị giàu có hơn.
Financial Times cũng nhận định, kết quả cuộc bầu cử tại Séc đã phô bày rạn nứt nghiêm trọng trong xã hội, giữa một bên là những người được hưởng lợi từ sự chuyển đổi nhanh chóng sau khi Séc gia nhập EU cách đây gần 15 năm, và một bên là những người cảm thấy bị tụt hậu trong làn sóng tăng trưởng kinh tế.
Giáo sư Petr Just, hiện đang làm việc tại Đại học Metropolitan ở Prague, bình luận: Cuộc bầu cử càng khẳng định điều mà chúng ta đã thấy trong cuộc bầu cử Quốc hội (vào tháng 10.2017) là xã hội này đang chia rẽ. Tìm được sự ủng hộ của lực lượng cử tri giàu có đã là nhiệm vụ không đơn giản, hàn gắn một xã hội chia rẽ còn là điều khó khăn hơn rất nhiều.
Theo Thành An/daibieunhandan.vn.
|
7Thế giới
| Đi đầu trong kiểu chia xe tăng "phân biệt giới tính" trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất này chính là quân đội Anh với mẫu xe tăng Mark I của họ. Nguồn ảnh: Tanks.
Theo đó, mỗi xe tăng Mark I nguyên bản sẽ bao gồm ba khẩu súng máy và một khẩu pháo QF 6. Tuy nhiên, các kỹ sư Anh nhận ra rằng, trên chiến trường thời gian này, việc mang theo pháo to chưa chắc đã cần thiết. Nguồn ảnh: WW1.
Do hỏa lực chống tăng thời này gần như không có, các loại xe tăng của đối phương mới chỉ nằm trên giấy, nên phía Anh có ý muốn đổi các khẩu pháo QF 6 thành những khẩu súng máy để làm nhiệm vụ tiêu diệt bộ binh địch tốt hơn. Nguồn ảnh: Itv.
Kết quả là phiên bản Mark I "cái" đã ra đời với tổng cộng 5 khẩu súng máy được lắp xung quanh xe. Phiên bản này ban đầu được gọi là Mark I "Mother" (mẹ), sau đó binh lính gọi thành "Female" - nghĩa là "Con cái". Nguồn ảnh: Owl.
Tuy nhiên, với sức mạnh kinh hoàng của xe tăng Mark I, nhiều nước tham chiến đã chế tạo ra các loại xe tăng khác nhau, để theo kịp xu thế và đối đầu với xe tăng đối phương trên chiến trường. Nguồn ảnh: Metro.
Kết quả là những xe tăng có nòng pháo nguy hiểm được ra đời, khiến cho xe tăng "cái" với toàn súng máy tỏ ra kém hiệu quả, dễ bị tiêu diệt trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wio.
Chính điều này đã kết thúc sự nghiệp ngắn ngủi và không kém phần hài hước của chiếc xe tăng Mark I "con cái". Xe tăng Mark I "đực" vẫn đối đầu tiếp với các xe tăng đối phương, khiến Anh tiếp tục thiết kế, sản xuất thêm các xe tăng "Đực" Mark II, Mark III,... trong khi đó, thiết kế xe tăng "cái" đã bị loại bỏ trong các phiên bản sau này. Nguồn ảnh: History.
Có thể coi, xe tăng "Cái" của Anh, với trang bị toàn súng máy chính là phiên bản đời đầu của các loại thiết giáp hạng nhẹ sau này khi mà nó thiên về việc bọc giáp nhiều hơn là trang bị hỏa lực mạnh. Nguồn ảnh: Tankencyc.
Trận chiến đầu tiên trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất có sự tham gia của cả tăng Đực và tăng Cái là vào ngày 15/9/1916 ở Flers-Courcelette. Nguồn ảnh: Imgur.
Tuy nhiên, sau này những loại xe tăng Mark của Anh với nòng pháo cỡ lớn đã thay thế hoàn toàn cho những chiếc xe tăng "cái" vốn hiệu quả trong việc chống bộ binh nhưng lại kém trong việc đối đầu với xe tăng đối phương. Nguồn ảnh: Quora.
Từ năm 1918, xe tăng được sản xuất theo phong cách "lưỡng tính", có nghĩa là một chiếc xe tăng tiêu chuẩn tốt sẽ phải vừa có nòng pháo to như tăng "đực", vừa có khả năng càn quét bộ binh tốt như tăng "cái". Nguồn ảnh: Daily.
Chính điều này đã kết thúc kỷ nguyên "phân biệt giới tính" xe tăng, tiến tới kỷ nguyên xe tăng lưỡng tính và kéo dài tới tận ngày nay. Có thể thấy, khẩu súng máy đồng trục xuất hiện trên mọi xe tăng ngày nay chính là điểm dễ nhận biết nhất của lối thiết kế lưỡng tính này. Nguồn ảnh: History.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng vượt chiến hào cán bẹp bộ binh đối phương trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Nhật Vi.
|
7Thế giới
| Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. (Nguồn: AP).
Theo AFP, ngày 2/2, Chính phủ đã thông qua bộ luật đầu tiên áp dụng cho tội bất kính với Quốc vương, theo đó bất kỳ ai bị phát hiện xúc phạm Quốc vương sẽ chịu mức án 5 năm tù giam.
Động thái này khiến các nhóm nhân quyền lo ngại sẽ được sử dụng nhằm vào những tiếng nói bất đồng chính kiến.
Luật trên được thông qua tại một cuộc họp nội các do Thủ tướng Hun Sen chủ trì. Trên trang Facebook cá nhân, người phát ngôn của Chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan cho biết luật mới này cấm xúc phạm Quốc vương theo chế độ quân chủ lập hiến Norodom Sihamoni, và đã được bổ sung vào Bộ luật hình sự để duy trì và bảo vệ danh tiếng hoàng gia.".
Quan chức này nhấn mạnh: Các hành động xúc phạm Quốc vương sẽ bị phạt từ 1 đến 5 năm tù cộng thêm số tiền phạt là 2.500 USD. Cũng theo người phát ngôn Chính phủ Campuchia, nội các nước này cũng thông qua việc sửa đổi một loạt điều khoản hiến pháp, nhằm ngăn chặn 'sự can thiệp từ nước ngoài.".
Quyền lực của chế độ quân chủ Campuchia đã bị suy giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen, người đã áp đặt sự kiểm soát nghiêm ngặt quốc vương trong suốt 33 năm tại nhiệm./.
(Vietnam+).
|
7Thế giới
| Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia nói dự luật cấm nói xấu hoàng gia, hay còn gọi là luật "lese majeste", được thiết kế để khiến người dân "lo sợ".
"Mọi người đều sợ cảnh tù tội... Chúng tôi đưa ra luật này để người dân cảm thấy sợ hãi", Channel NewsAsia dẫn lời người phát ngôn Khieu Sopheak.
"Luật này không phải là chuyện lạ ở những nước có vua trị vì. Thái Lan thậm chí còn quy định án phạt nặng nề hơn".
Nhà vua Campuchia Norodom Sihamoni tại Phnom Penh năm 2013. Ảnh: Getty.
Thái Lan là nước có luật "lese majeste" nghiêm khắc nhất thế giới khi người vi phạm có thể bị kết án 15 năm tù với mỗi hành vi xúc phạm hoàng tộc. Trong khi đó, theo dự luật của Campuchia, người vi phạm có thể đối mặt với mức án từ 1 đến 5 năm tù và tiền phạt lên đến 2.500 USD.
Chin Malin, người phát ngôn Bộ Tư pháp, nói Campuchia lẽ ra nên ban hành luật để trừng phạt người nói xấu nhà vua mới sớm hơn.
"Hiến pháp đã quy định rằng đức vua là người không ai được phép xúc phạm nhưng luật hình sự của chúng tôi không có điều khoản quy định việc xử phạt người xúc phạm đức vua. Do đó, chúng tôi cần phải sửa đổi luật hình sự", ông nói.
Nhà vua Sihamoni gần như vắng mặt trong đời sống chính trị Campuchia. Ảnh: Getty.
Ông Malin cho biết những bình luận trên báo chí và mạng xã hội đã ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của quốc vương Campuchia, cũng như những lãnh đạo của đất nước. Theo ông, hiện tượng này xuất phát từ sự "tha hóa đạo đức".
Vị quan chức cũng xác nhận dự luật dự kiến được quốc hội Campuchia thông qua trước cuộc tổng tuyển cử năm nay. Do đảng cầm quyền chiếm đa số tại quốc hội, việc ban hành luật sẽ không vấp phải trở ngại nào.
Nhà vua Norodom Sihamoni chủ yếu đóng vai trò lễ nghi với tư cách nguyên thủ quốc gia. Ông gần như hoàn toàn vắng mặt trong đời sống chính trị thường nhật, không giống cha mình là cố quốc vương Norodom Sihanouk.
Đông Phong.
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.