published_date
stringlengths
18
18
title
stringlengths
0
209
question
stringlengths
12
5.4k
content
stringlengths
0
62.1k
refs
sequencelengths
0
135
domain
stringclasses
43 values
url
stringlengths
65
258
crawled_date
timestamp[s]
09:56 | 07/09/2016
Chia thừa kế tài sản chung của hộ gia đình
Xin chào các luật sư, rất mong được các luật sư giúp đỡ ạ! Dạ e xin cung cấp như sau: bố mẹ ông Tác sinh ra được các người con là Nguyên, Căn, Chế, Lạng và ông. Duy nhất mình ông Tác sống cùng bố mẹ, Sau đó Ông Tác lấy vợ và sinh ra các người con là Liên(1950), Loan(1951), Toán(1962), Sáng(1956), Phượng(1960). Năm 1968 thì bố mẹ Ông Tác mất không để lại di chúc, sau đó ông cùng các con sinh sống trên mảnh đất 1625m2. Năm 1960 nhà nước chia đất % cho những người sinh trước năm 1980 thì nhà ông Tác được thêm 480m2 nữa. Từ năm 1970-1983 các con gái của Ông Tác lần lượt đi lấy chồng, năm 1985 ông Sáng lấy vợ sinh ra 3 người con. Năm 1993 nhà nước chia ruộng đất theo nhân khẩu thì lúc đó nhà ông Tác gồm 7 khẩu : vợ chồng ông Tác, Vợ chồng ông Sáng  cùng 3 người con và được thêm 3000m2 đất nông nghiệp nữa đến năm 1997 thì được cấp Sổ Hộ khẩu gồm 7 thành viên. và năm 2003 thì được cấp GCN hộ ông Nguyễn Văn Tác bao gồm đất thổ cư 1625m2, đất nông nghiệp là 3480m2, không ghi đất % nữa. Năm 2008 ông Tác mất, năm 2012 vợ ông Tác mất. Đến năm 2013 con gái ông Tác gửi đơn kiện lên tòa Án đòi chia di sản của bố mẹ để lại (đòi chia tất cả đất mang tên ông Tác). Sau khi ra tòa án hòa giải thì bên kia họ cung cấp tài liệu không chính xác, vu khống gia đình tôi, còn khi xem tài liệu ở Phòng tài nguyên và môi trường thì là ghi gồm 7 nhân khẩu để cấp GCNQSD đất Hộ gia đình Ông Tác. Nhưng khi xem đơn xin cấp GCN thì ông Tác một mình làm đơn, trong đơn ghi 1625m2 là đất tổ tiên để lại, còn đất còn lại do nhà nước cấp. Khi tòa phân xử thì chỉ công nhận đất nông nghiệp là đồng sở hữu, còn đất thổ cư không công nhận mà là của riêng ông Tác. Nhưng theo như e nghiên cứu thì không có luật nào quy định là chỉ đồng sở hữu một nửa như vậy cả, với trong quá trình sử dụng ông Tác không có đơn xin tách riêng đất thổ cư ra, hay đơn xin tách hộ, không có GCNQSD đất cấp riêng, không có văn bản được thừa kế từ bố mẹ, còn hóa đơn nộp thuế thì trên GCNQSD đất ghi là Hộ..ông Tác nên khi viết hóa đơn họ chỉ ghi ông Nguyễn Văn Tác , với sổ của e được cấp ngày 10/3/2003 thì không thể áp dụng luật đất đai 2003 được. Vậy e xin hỏi luật sư là như vậy đất thổ cư và đất nông nghiệp có được coi là đồng sở hữu không ạ! Rất mong luật sư giúp đỡ, e xin chân thành cảm ơn luật sư ạ!
1. Xác định giấy chứng nhận cấp cho cá nhân hay hộ gia đình Để chắc chắn thông tin chủ thể của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trong trường hợp này bạn có thể liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên Môi trường để được cung cấp thông tin đất đai theo quy định (điều 5 Nghị định 43/2014-NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai). Việc xác định chính xác chủ thể sử dụng đất sẽ là cơ sở để bạn xác định chủ quyền đất cũng như quyền thừa kế của những người có liên quan. 2. Việc cấp Giấy chứng nhận cho nhiều loại/thửa đất Luật Đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất, nhiều loại đất trong cùng một giấy chứng nhận, trên thực tế nhiều cá nhân, hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận trên đó ghi nhận nhiều loại đất khác nhau trên nhiều thửa đất khác nhau tại cùng một xã, phường, thị trấn.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1A2FD-hd-chia-thua-ke-tai-san-chung-cua-ho-gia-dinh.html
2024-05-13T21:55:10
09:37 | 07/09/2016
Hỏi về việc thừa kế tài sản hợp pháp
Chào luật sư, xin a có thể tư vấn giúp em được không ạ? Em là sinh viên vừa ra truờng, chưa kết hôn. Bố e trong quá trình kinh doanh thua lỗ, đã nợ nhiều nguời với số tiền 5 tỷ đồng. Hiện nay bố e có các tài sản là: - Có tên cùng với mẹ em trong 1 Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất. - Đứng tên chủ sở hữu 1 ô tô Toyota. Theo luật thì tất cả các tài sản đứng tên bố e sẽ bị tịch thu, quy đổi để trả nợ khi những chủ nợ khởi kiện. Nhưng những tài sản mà bố mẹ e có, không đủ số tiền 5 tỷ đồng nêu trên. Nếu bố mẹ e thống nhất để em đứng tên trong Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, chuyển tên em thành chủ sở hữu chiếc xe ô tô Toyota TRUỚC khi những chủ nợ khởi kiện bố e, thì có hợp pháp không? Khi những chủ nợ khởi kiện, họ có quyền gì để bắt em bồi thuờng cho họ nếu như em đã đứng tên hết các tài sản của bố mẹ ? Em xin cảm ơn luật sư ạ.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1F341-hd-hoi-ve-viec-thua-ke-tai-san-hop-phap.html
2024-05-13T21:55:12
09:37 | 07/09/2016
Thừa kế QSD đất trường hợp ông bà mất sau bố (bố là người để lại di sản)
Kính thưa Luật Sư! Trường hợp bố mẹ của em là chủ sử dụng 01 thửa đất. Gia đình em có 3 người: Bố, mẹ và em Ông bà nội có 3 người con: Bố em và 02 chú. Chẳng may, bố em mất sớm - không để lại di chúc.  Sau 01 khoảng thời gian bố em mất thì ông em mất. Nay gia đình em khai nhận di sản thửa kế thì phần di sản thừa kế bố em để lại các chú của em có được hưởng không? Xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn, Trường hợp bố bạn mất thì phần tài sản của bố bạn trong khối tài sản chung vợ chồng sẽ trở thành di sản thừa kế và được chia cho hàng thừa kế thứ nhất nếu tại thời điểm chia thừa kế còn sống: ông, bà nội của bạn, mẹ bạn và bạn. Phần ông bạn được hưởng thừa kế từ di sản thừa kế của bố bạn sẽ trở thành phần di sản thừa kế của ông bạn khi ông bạn mất.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FA64-hd-thua-ke-qsd-dat-truong-hop-ong-ba-mat-sau-bo-bo-la-nguoi-de-lai-di-san.html
2024-05-13T21:55:14
09:36 | 07/09/2016
Hỏi về thừa kế đất đai trong gia đình
Xin chào luật, em xin được hỏi 1 vấn đề như sau: Ông em có 12 người con. 1 bác trưởng hiện đang trong miền Nam, còn bác trai thứ hiện ở quê cùng với 4 người em trai khác. Ông để lại cho các con 1 mảnh đất nhưng. Vì khó khăn nên 5 người con đều ở trên mảnh đất đó, được chia làm 5 phần. Gia đình em tuy là con thứ nhưng vì 1 số lý do nên ông để cho phần đất bên ngoài (gọi là ở mặt đường). Còn bác trưởng (bác thứ nhưng ở nhà nên được coi là trưởng) thì ở mảnh đất giữa, nơi có bàn thờ tổ tiên. E được biết trong quyền thừa kế thì các con ở cùng hàng thứ 1, được chia như nhau. Vậy cho em hỏi bác thứ (là bác trưởng ở quê) có thể kiện gia đình em - là gia đình người con thứ nhưng được mảnh đất nhỏ hướng ra mặt đường không? Hay là bác ấy có quyền đòi được ở mảnh đất bên ngoài không? Có luật nào quy định người con trưởng là được mảnh đất bên ngoài (hướng ra mặt đường- hay nói cách khác là đẹp hơn những mảnh đất đằng sau) không? Em xin cảm ơn!
​Căn cứ theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự thì nếu ông bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản ông bạn để lại sẽ được chia đều cho các đòng thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất gồm  vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông bạn. Như vậy trong trường hợp này các con của ông bạn có thể thỏa thuận phân chia di sản trên với nhau về việc phân chia như thế nào hoặc ai ở đâu... Tuy nhiên nếu một trong các đồng thừa kế không đồng ý dẫn đến xảy ra tranh chấp thì có thể gửi đơn kiện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế, từ đó tòa án sẽ xem xét giải quyết. Trường hợp nhà bạn được ông bạn cho 1 phần đất ở mặt đường tuy nhiên bạn chưa nêu thời điểm ông bạn cho là lúc trước khi mất hay sau khi mất, Nếu ông bạn cho gia đình bạn phần đất ở mặt đường lúc còn sống và bố bạn đã thực hiện đăng ký sang tên quyền sử dụng đất thì bác bạn không thể kiện đòi chia phần đất đó được.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FA91-hd-hoi-ve-thua-ke-dat-dai-trong-gia-dinh.html
2024-05-13T21:55:16
09:36 | 07/09/2016
Hỏi về thừa kế và cấp giấy chứng nhận QSDD
Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi ! Nhà tôi có mãnh đất do bà nội để lại, bà nội đứng tên, bà nội mất năm 2005 Bà nội có 13 người con, ba tôi thứ 11 (Tất cả các người con một số định cư nước ngoài, một số trong nước, họ đều có nhà cửa và sống riêng từ khi bà tôi về ở cùng bà nội) Khi mất bà nội không có di chúc cho đất này cho bất kỳ ai, Đến nay vẩn còn tên chủ quyền của bà nội. Trên mãnh đất có Nhà của bà nội, Ba mẹ tôi và anh em tôi ở nhà này liên tục trên 30 năm nay. Theo tôi tìm hiểu: Luật dân sự 2005 - Điều 247 Thì gia đình tôi có quyền sang tên cho ba tôi (Nhà và mãnh đất này là sở hữu hợp pháp của ba tôi) Vậy luật sư cho tôi hỏi Ba tôi có được nhận phần đất này và có thể làm thủ tục cấp đổi lại giấy chứng nhận QSD đất theo tên của ba tôi hay không. Trân trọng Nguyễn Phúc Lộc
Chào bạn! Nếu thửa đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà nội bạn thì có căn cứ xác định nhà đất đó là di sản do bả bạn để lại. Bà bạn qua đời năm 2005 không để lại di chúc nên di sản là nhà đất đó thuộc về các thừa kế của bà bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự. Ba của bạn chỉ được đăng ký sang tên thửa kế ngôi nhà đó nếu thực hiện khai nhận, phân chia thừa kế theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật công chứng, theo đó cấn phải có chữ ký của tất cả 11 người con của bà bạn thì mời làm được thủ tục.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20041-hd-hoi-ve-thua-ke-va-cap-giay-chung-nhan-qsdd.html
2024-05-13T21:55:17
09:35 | 07/09/2016
Đòi lại đất khi người để lại thừa kế đã mất từ năm 1978
Ông bà tôi sinh được 5 anh em 3 trai, 2 gái. Ông bà tôi mất năm 1978 không để lại di chúc thừa kế đât đai, bố tôi là con trưởng nuôi các anh em ăn học từ đấy, bây giờ mỗi người lập gia đình ở mỗi nơi bây giờ về đòi chia đất của ông cha để lại. Bố mẹ tôi đóng thuế đất từ năm ông bà mất. Vậy các cô chú về đòi đất như vậy có đúng không, bố tôi mất từ năm 1995, mẹ tôi bây giời làm bìa đỏ tên mẹ nhưng các cô chú không nghe. Vậy xin hỏi luật sư mẹ con tôi phải làm thế nào?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1E193-hd-doi-lai-dat-khi-nguoi-de-lai-thua-ke-da-mat-tu-nam-1978.html
2024-05-13T21:55:19
09:34 | 07/09/2016
Tài sản thừa kế đang tranh chấp có được phép mua bán?
Gia đình tôi hiện đang tranh chấp khối tài sản thừa kế được Tòa án nhân dân tối cao tuyên tại bản án dân sự số 44, ngày 3-7-1976. (có file đính kèm). Tôi xin phép được hỏi luật sư một số câu hỏi như sau:  1. Tính hiệu lực của bản án trên còn không?  2. Nếu Bản án hết hiệu lực thi hành án, mà các bên không thỏa thuận được về tỷ lệ chia thừa kế thì tài sản đó có được phép bán không? (Cho dù là bán một phần).  3. Một trong những người thừa kế hợp pháp có tên trong bản án có được phép khởi kiện ra tòa án nếu có sự việc: một hoặc một số người thừa kế khác tự ý bán một phần hoặc toàn bộ khối tài sản thừa kế khi đang còn tranh chấp, hoặc không được ít nhất một trong số tất cả các người thừa kế hợp pháp đồng ý. Kính mong Luật sư xem xét bản án đính kèm theo và trả lời giúp các câu hỏi trên!  Xin trân trọng cảm ơn!
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1E4BA-hd-tai-san-thua-ke-dang-tranh-chap-co-duoc-phep-mua-ban.html
2024-05-13T21:55:21
09:34 | 07/09/2016
Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế
Nhà tôi ở là của ông nội để lại nhưng toàn bộ giáy tờ nhà mất hết. Ông có tất cả 9 người con. Sau khi ông mất gia đình tôi ở từ 1990 cho đến giờ.  Hiện tại ba tôi cũng đã mất. Chị tôi đi lấy chồng, tôi đi làm ăn xa hộ khẩu nhà chỉ còn mẹ tôi. Theo luật thừa kế thì khi ông mất quyền thừa kế thuộc về 9 người con ( là chú bác cô ruột và ba tôi). Giờ địa phương có yêu cầu làm sổ đỏ và mọi người thống nhất để tôi đứng tên. Vậy tôi và các chú bác cô tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì để có thể cho tôi đứng tên sổ đỏ. Có 3 người bác tôi hiện đang ở Mỹ và 1 người đã mất, còn lại ở Việt Nam. Xin các luật sư tư vấn dùm. Xin chân thành cám ơn.
Vụ việc của bạn cần phải có CMND hoặc hộ chiếu và hộ khẩu cùng giấy tờ chứng minh 9 người con của ông bà bạn là do ông bà bạn sinh ra (giấy khai sinh, xác nhận quan hệ nhân thân...). Đối với những người đã chết thì vợ, con họ phải ký giấy tờ cho bạn thì bạn mới có thể được cấp GCN QSD đất.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1E4C8-hd-thu-tuc-lam-so-do-thua-ke.html
2024-05-13T21:55:23
09:34 | 07/09/2016
Người cùng thừa kế không chịu di dời để bán nhà
Xin chào! Hiện tôi đang có 1 vấn đề rất cần giải quyết mà không biết tìm hiểu từ đâu xin mọi người và các luật sư trên diễn đàn tư vấn giúp, tôi rất cần sự giúp đỡ của mọi người ạ. Sự việc của tôi như sau: Gia đình tôi có tất cả 9 người con, sau khi bố mẹ mất có để lại di chúc là 2 người con trai thừa kế nửa căn nhà, nửa căn còn lại là phần của 7 người con gái. Tôi là 1 trong số 1 chị em gái, vì ai cũng có gia đình và ra ở riêng đã lâu nên nửa căn bên phía tài sản thừa kế của mấy chị em gái tạm thời được giao cho 1 người ở và trong nom nhà cửa, và thời gian đã được 7 năm. Nay vì hoàn cảnh 1 số chị em rất khó khăn nên muốn bán phần tài sản trên nhưng người em gái được giao cho sử dụng ngôi nhà nhất định không chịu dọn đi để rao bán nhà và nói rằng không ai có quyền bán khi có 1 người không đồng ý bán. Vậy bây giờ những người còn lại phải làm thế nào mới có thể bán được phần tài sản được thừa kế hợp pháp của mình, và nếu trong thời gian chưa bán được nhà thì phải làm cách nào để cho người kia dọn ra khỏi nhà và niêm phong nhà lại không cho tiếp tục sử dụng nữa? Và phải làm những thủ tục giấy tờ gì để khiếu kiện về phần tài sản đang tranh chấp hiện nay khi mà người em đang cố tình muốn chiếm trọn hết phần thừa kế của 6 người còn lại
7 chị em có quyền sở hữu chung đối với diện tích nhà và đất nói trên theo di chúc và đều có quyền định đoạt đối với tài sản trên. Tuy nhiên nếu muốn bán thì cần có sự đồng thuận của cả 7 người, trong trường hợp có một hoặc một số người không muốn bán thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến việc chia tài sản chung.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1E4E4-hd-nguoi-cung-thua-ke-khong-chiu-di-doi-de-ban-nha.html
2024-05-13T21:55:25
09:34 | 07/09/2016
Chia thừa kế tài sản không di chúc
Tôi năm nay 24t. ông bà tôi sinh dc 9 người con.ba tôi là con út.trước năm 2003 ông nôi tôi chuyển quyền sử dụng đất cho ba tôi để canh tác.đến năm 2003 ông tôi mất và không có để lại di chúc.và trong khoảng thời gian đó ba tôi vẫn canh tác trên thửa đất trên.đến 2006 thì bà nội tôi mất và cũng không để lại di chúc.trong khoảng thời gian này ba tôi vẫn canh tác và cải tạo nó.đến 2010 thì ba tôi qua đời cũng không để lại di chúc.lúc này quyền sử dụng đất là ba tôi đứng tên.khoảng thời gian sau tôi nhận được giấy thừa kế của nhà nước công nhận.1 căn nhà cho mẹ tôi đứng tên và hơn 4000m2 đất do tôi đứng tên.đến 2014 tôi có như cầu bán 4000m2 đất trên vì lý do công việc. thì các người con thứ đòi phần tài sản của mình. lưu ý( trước khi bà tôi mất có chia cho các con thứ 1 khoảng tiền và khoảng tiền đó tương đương với giá đất hiện đó nhưng chỉ có người trong gia đình biết và chỉ bằng miệng thôi) . Vây kính thưa luật sư nếu các người con thứ kiên tôi ra tòa án thì tôi có phải chia số tài sản đó cho họ không?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1EDAA-hd-chia-thua-ke-tai-san-khong-di-chuc.html
2024-05-13T21:55:26
09:34 | 07/09/2016
Đất thừa kế không có giấy tờ
1- Ông nội em khi xưa có một người em gái, sau khi lấy chồng thì ông nội cho người em gái một nửa mảnh đất mà ông nội em đang sinh sống, khi đó tình hình chiến tranh rất phức tạp, Ông nội em phải đi công tác xa không thể ở nhà,  cụ thề là: Ông nội sống ở TP Vinh -Nghệ An, do tình hình lúc đó ông em là một người giám sát( Cai lộ) tuyến đường quốc lộ 1A ở khu vực ở ngoài Huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An, ông có hai bà vợ, bà vợ đầu sinh được 4 người con gái, bà vợ hai sinh được 1 người con gái và 1 người con trai, người con trai đó là Bố em, những người con gái của bà vợ đầu đã đi lấy chồng, không ai ở chung trên mảnh đất với ông nội, sau đó ông nội em mới nói với Bà em gái của ông là mảnh đất hiện tại mà Ông đang ở là để lại cho người con trai của ông đó là bố em, nhưng Bố em lại không biết là có mảnh đất đó ở tronh Vinh do Bố em không đi lại nhiều về quê nội, Đất Ông Nội khi xưa ở  Đất Bà Em gái ông nội  Từ những năm 1993 và 1994  thì người con trai của bà em gái là ông Thuận đã tự ý chiếm dụng mảnh đất của Bố em và phân chia cho các cháu của ông sinh sống, Ông Thuận chia mảnh đất của Bố em làm 4 phần, 3 phần ông đã cho các cháu của ông ở hết, còn 1 phần còn lại thì chưa có ai ở, phần này thì người cháu của ông Thuận là ông tên Hoàng đã làm ăn buôn bán nhỏ trên mảnh đất này và có đóng thuế đất đai theo đúng nghĩa vụ là người sử dụng đất,  lý do là Ông Thuận sau khi lấy vợ lập gia đình thì không sinh sống ở quê nhà mà là đi ở rễ bên quê vợ, và chuyển công tác vào miền nam sinh sống lập nghiệp,  cho đến năm 2013 Ông Thuận về đuổi ông Hoàng ra khỏi mảnh đất này để làm sổ đỏ, lúc đó Ông Hoàng mới báo cho Bố em biết về mảnh đất này, khi đó bố em mới biết tin và đã có gửi đơn kiến nghị tới cơ quan hành chính đia phương yêu cầu không được cấp bìa đỏ cho ông Thuận, và đã có đơn phúc đáp của cơ quan gửi lại cho Bố em là đã ngưng cấp bìa đỏ cho ông Thuận do đã có người khởi kiện, Vậy xin Luật sư tư vấn dùm em và hướng dẫn các bước để Bố em làm các bước khởi kiện Xin cho em hỏi nữa là trường hợp trên Ông Thuận có quyền phân chia và làm bìa đỏ hay không ?
1. Về nguồn gốc đất và tình hình sử dụng đất Bạn không nói rõ nguồn gốc đất đai nói trên là do đâu mà có, nhưng trên cơ sở bạn xác định, chúng tôi hiểu đất thuộc quyền sử dụng riêng của ông bạn và xin tư vấn theo nhận định này. Về tình hình sử dụng đất, như bạn trao đổi chúng tôi hiểu, cho đến thời điểm hiện tại, ông bạn cũng như gia đình bạn vẫn không thực tế sử dụng đất này. Vào thời gian chiến tranh (ít nhất cũng từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước), ông bạn đã trao quyền sử dụng một phần đất cho em gái mình và thực tế bà này có sử dụng đất cho tới nay. Đến năm 1993, 1994 con của bà (em gái ông nội em) là ông Thuận đã tự ý phân chia đất cho các con của mình, một phần cho người cháu sử dụng. Năm 2013, có tranh chấp phát sinh giữa ông Thuận và người cháu và ông Thuận không cho người cháu được tiếp tục sử dụng đất. Năm 2013, bố em mới nắm được tình hình sử dụng đất và làm đơn gửi các cấp chính quyền đề nghị không cấp giấy chứng nhận cho con của bà (em gái ông nội bạn). 2. Xử lý tranh chấp đất giữa ông nội bạn và em gái (cũng như những người con cháu của bà này - là người đang thực tế sử dụng đất). Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa gia đình bạn và gia đình người bà (em của ông nội bạn) không thể giải quyết được mà phải đưa ra cơ quan pháp luật thì căn cứ vào những chứng cứ chứng minh như: văn bản thỏa thuận về việc nhượng đất giữa ông nội bạn và người em; các tài liệu liên quan hồ sơ sử dụng đất như: hồ sơ địa chính/bản đồ địa chính qua các thời kỳ; người nộp thuế đất trong các năm qua.... để cơ quan thẩm quyền giải quyết. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, ông của bạn (nếu còn sống) có thể lựa chọn các phương thức: (1) làm đơn đề nghị chính quyền địa phương giải quyết hoặc (2) khởi kiện tại tòa án. Nếu vì lý do sức khỏe ông bạn có thể ủy quyền cho bố của bạn đại diện tham gia giải quyết.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1F08E-hd-dat-thua-ke-khong-co-giay-to.html
2024-05-13T21:55:28
09:34 | 07/09/2016
Đang ở nước ngoài có cần về Việt Nam làm thủ tục nhận thừa kế không?
Xin chào các chuyên gia tư vấn về luật Tôi là người Việt lấy chồng cũng là người Việt. Hiện nay vợ chồng tôi đang làm ăn kinh doanh tại Cộng Hòa Séc được khoảng 20 năm. Chúng tôi vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Hiện nay. tôi được mẹ cho 1 mảnh đất ở Việt Nam. Tôi muốn hỏi các chuyên gia rằng, tôi muốn làm sổ đỏ để tránh tranh chấp sau này. Tôi nhất thiết có phải về Việt Nam để làm thủ tục không vì tôi hiện nay điều kiện chưa cho phép về Vn. Và nếu về tôi cần làm những thủ tục nào. Kính mong các LS giúp đỡ và tư vấn cho tôi. Xin cảm ơn!
Với thông tin chị nêu liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất và đăng ký quyền sử dụng đất nên Luật sư tư vấn cho chị như sau: Trước hết chị vẫn là người Việt Nam nên chị có đủ điều kiện để đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên việc chị trực tiếp đứng tên thì buộc chị phải về Việt Nam để thực hiện thủ tục. Thứ hai việc chị muốn một mình đứng tên và tránh liên quan tới chồng chị việc này có thể thực hiện được vì theo quy định của pháp luật dân sự và Luật hôn nhân gia đình trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng cũng có thể tạo lập hoặc thỏa thuận về tài sản riêng nhưng để thực hiện tất cả các việc đó thì chị buộc phải có mặt ở Việt Nam.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1F11A-hd-dang-o-nuoc-ngoai-co-can-ve-viet-nam-lam-thu-tuc-nhan-thua-ke-khong.html
2024-05-13T21:55:30
09:33 | 07/09/2016
Chia đất thừa kế có phải bồi thường tài sản đã xây trên đất của người khác không?
Gia đình tôi có 7 anh chị em 6 nữ và 1 nam. Khi bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc, do em trai tôi thường xuyên đánh đập người chị cả (chưa có chồng) nên chúng tôi đã kiện và đề nghị chia đám đất do bố mẹ để lại, nay chúng tôi muốn chia đám đất mà bố mẹ tôi để lại làm 7 phần nhưng trước đó em trai tôi đã xây một căn nhà ở giữa đám đất do bố mẹ tôi để lại mà không được sự đồng ý của mọi người. Vậy tôi muốn hỏi việc chia tài sản sẽ được giải quyết như thế nào? Và chúng tôi có phải bồi thường ngôi nhà không nếu có thì bồi thường thế nào?
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn mất không để lại di chúc. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 675 BLDS năm 2005 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc.  Theo đó thì tài sản bố mẹ bạn để lại là khối di sản được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” Theo đó thì 7 anh em bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Về ngôi nhà đã được xây trên mảnh đất thì được giải quyết như sau:
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1F145-hd-chia-dat-thua-ke-co-phai-boi-thuong-tai-san-da-xay-tren-dat-cua-nguoi-khac-khong.html
2024-05-13T21:55:34
09:33 | 07/09/2016
Khiếu nại sửa đổi diện tích nhà được thừa kế.
Thưa anh, Tôi tên Đặng Minh Luân, nhà số 76 Hòa Hưng quận 10, tp HCM., tôi xin trình bày sự việc sau: Năm 1988 ông ngoại tôi mất, không để lại di chúc, nên căn nhà được để lại cho 05 người con, trong đó có 2 người đã khướt từ tài sản thừa kế thành công, 01 người cậu bên Đức khước từ không thành công vì luật nhà nước chưa thông qua việc khước từ thừa kế có yêu tố nước ngoài. Do đó hiện đứng thừa kế gồm có cậu , và dì và Má tôi đứng tên trong giấy thừa kế. (03 người đồng thừa kế) Do bên dì tôi có nhiều con hơn nên Má tôi năm 1989 đồng ý làm nhà riêng ở chỉ có 28 m vuông trên tổng diện tích gần 100 m vuông căn nhà của ông ngoại. (bên dì là 62m) Cho đến 1999 tôi có ý định làm thủ tục tách căn nhà của ông ngoại 100m vuông ra cho Má tôi và dì tôi vì tôi cần thế chấp giấy tờ nhà để đi Nhật làm việc. Cụ thể là căn nhà số 76 sẽ tách ra 76 A và 76 B ( bên Má tôi là 28m, bên dì tôi là 62m) . Tuy nhiên thủ tục làm bị tắt lại là do phần khước từ thừa kế của cậu bên Đức không thành công vì luật chưa thông qua. Đến nay là 2011, thì bên dì tôi hiện nay đã đi Mỹ hết chỉ còn người con út tuy nhiên lại ở hơn diện tích nhà của Má tôi với diện tích hơn nhiều. Do đó tôi muốn phân chia lại diện tích cho hợp lý ( nhà tôi có tới 06 thành viên). vậy cho tôi hỏi như sau:     1. Luật đã cho phép làm hồ sơ khước từ đất thừa kế cho người ở nước ngoài chưa?     2. Má tôi trước đây có ký ranh giới với bên nhà dì để làm thủ tục phân ra 76 A và 76 B , vậy nếu khi đã ra 2 sổ riêng thì bên nhà dì tôi có quyền bán phần của họ không?     3. Má tôi muốn phân chia lại và hủy giấy phân chia ranh giới thì cần làm thủ tục gì?     4. Theo tôi biết thì căn nhà sau khi phân chia ra 2 sổ, thì nếu bên dì tôi đơn phương bán đất của dì tôi thôi thì có được không?     5. Má tôi muốn bán thì bán hết luôn và sau khi bán phải được phân chia lại cho đồng đều vì hiện nay Má tôi ở diện tích nhỏ hơn ,vậy nên Má tôi không muốn căn nhà bị bán và muốn giử nguyên diện tích là 100m để làm nhà thờ cúng cho ông ngoại thì có được không? Rất cám ơn luật sư, mong luật sư tư vấn cho.
1.                Trước đây, ở nước ta thiếu các quy định pháp luật về giao dịch về nhà ở (không có luật về nhà ở mà chủ yếu áp dụng một số văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư, chỉ thị…). Đến năm 1991 mới lần đầu tiên có Pháp lệnh nhà ở (hiệu lực từ 01/7/1991) sau đó là Bộ luật dân sự năm 1995, rồi đến Luật nhà ở năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2005 thì các quy định về pháp luật nhà ở mới tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, các giao dịch về nhà ở trước 01/7/1991 (mua bán, thuê, ở nhờ, thừa kế, đổi nhà, quản lý nhà vắng chủ…) rất nhiều nhưng không có quy định pháp luật điều chỉnh (không biết giao dịch thể nào là đúng, thế nào là sai). Đồng thời  giao dịch về nhà ở trước năm 1991 ngày càng có nhiều tranh chấp.... Do vậy đến ngày 24/8/1998 UBTVQH10 đã ban hành Nghị quyết số58/1998/NQ-UBTVQH10 để quy định về giao dịch về nhà ở trước ngày 01/7/1991  thuộc sở hữu tư nhân do các cá nhân người Việt Nam trong nước tham gia (không áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức nước ngoài). Văn bản này đã tạo ra sự hoàn thiện về hệ thống pháp luật về nhà ở của nước ta (từ 1945-nay). Thế nhưng đến thời điểm đó, giao dịch về nhà ở trước 01/7/1991 có người  VN ở nước ngoài tham gia vẫn không có luật điều chỉnh nên những tranh hấp về nhà ở có yếu tố nước ngoài, Tòa án đều không thụ lý  hoặc đã thụ lý thì tạm đình chỉ giải quyết bởi không biết giải quyết thế nào (không có luật điều chỉnh). Phải đến ngày 27/7/2006 UBTVQH11 mới ban hành Nghị quyết số1037/2006/NQ-UBTVQH11 quy định về các giao dịch về nhà ở trước ngày 01/7/1991 có người VN định cư ở nước ngoài tham gia. Như vậy, từ ngày 27/7/2006 việc chia thừa kế của gia đình bạn mới có pháp luật điều chỉnh. Các con của ông bà ngoại bạn mới được quyền thừa kế di sản là nhà ở do ông bà ngoại bạn để lại hoặc có quyền khước từ di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự. 2.                Đến nay, di sản của ông bà ngoại bạn chưa chia theo quy định pháp luật nên vẫn thuộc quyền sở hữu chung của tất cả 5 người con của ông bà bạn (có quyền như nhau). Nếu chưa thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật thì không ai có quyền tự định đoạt (làm Sổ, sang tên) nhà đất đó nếu không được các thừa kế khác đồng ý. 3.                Hiện nay, mẹ bạn và dì bạn chỉ là “người quản lý di sản” chứ không có quyền tự ý tách thửa, làm sổ, hay chuyển nhượng cho người khác. 4.                Thỏa thuận phân chia ranh giới giữa mẹ bạn và dì bạn không có giá trị để phân định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản. 5.                Bạn nên khuyên mọi người tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế. Nếu các thừa kế không thể tự thỏa thuận, phân chia thừa kế đối với nhà đất đó thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau khi di sản được phân chia một cách hợp pháp thì người được nhận di sản mới có quyền định đoạt phần thừa kế của mình.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1F18E-hd-khieu-nai-sua-doi-dien-tich-nha-duoc-thua-ke.html
2024-05-13T21:55:36
09:33 | 07/09/2016
Tài sản thừa kế không có sổ đỏ
Nhà tôi có 5 anh em, năm 2006 bố mẹ tôi mất để lại hai căn nhà đều không có sổ đỏ và không có di chúc. Hiện nay 1 căn nhà người anh cả đã tự ý làm sổ đỏ để ở nhưng chưa hỏi ý kiến anh em, 1 căn còn lại người em út chiếm lấy nhưng chưa làm sổ đỏ. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này anh em còn lại chúng tôi có được giải quyết chia phần tài sản của bố mẹ để lại hay không? Và làm cách nào có thể chứng minh được căn nhà người anh cả đã làm sổ đỏ là của ba mẹ tôi trước khi mất.
Nếu bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế của bố mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005. Nếu đúng như bạn nêu: ""năm 2006 bố mẹ tôi mất", không rõ ngày tháng nào nhưng cũng đã sắp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế vì thời hiệu khởi kiện về thừa kế chỉ có 10 năm kể từ ngày người có tài sản mất theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2005: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế"   và ngay lúc này thì các bạn có quyền khởi kiện chia tài sản thừa kế của bố mẹ để lại.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1F1F3-hd-tai-san-thua-ke-khong-co-so-do.html
2024-05-13T21:55:37
09:33 | 07/09/2016
Về thừa kế nhà ở chung
Thưa luật sư, tôi trình bày như sau: Gia đình tôi có 7 anh em đều đã có gia đình, cha mất năm 1975, mẹ mất năm 1985  (đều không để lại di chúc) Tôi có 1 cô em gái có gia đình nhưng không may em gái tôi mất năm 1999 và không có con (có giấy đăng ký kết hôn), còn chồng của em tôi thì sau này đã lập gia đình riêng . Nay năm 2015 nhà tôi làm di sản thừa kế để làm sổ Hồng đứng tên chung cho 6 anh chị em thì bên Phòng nhà đất không đồng ý, kêu phải khai thêm tên em gái tôi đã mất, và hỏi có kết hôn hay chưa, nếu có thì chồng phải lên làm giấy tờ gì đó.             Vậy luật sư cho tôi hỏi: Là chồng của em tôi có quyền được hưởng thừa kế 1 phần trong căn nhà này không? Tôi nghe nói là trong vòng 10 gì đó, nếu không có khiếu kiện gì về di sản thừa kế thì sẽ còn quyền lợi gì nữa, xin hỏi có đúng như vậy không?  (Em tôi mất năm 1999 đến bây giờ đã là 16 năm) Mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
​1. Theo quy định pháp luật thì quan hệ hôn nhân xác lập từ thời điểm có đăng ký kết hôn. Do vậy, em của bạn đã hình thành quan hệ hôn nhân với người có tên trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt từ thời điểm em bạn qua đời nhưng lại phát sinh quyền thừa kế của người em rể bạn. 2. Khoản 3, Điều 680 Bô luật dân sự năm 2005 quy định: "Ðiều 680. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác 1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.". Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu em rể bạn phải ký vào văn bản thỏa thuận về thừa kế là đúng pháp luật. Bộ luật dân sự năm 1995 cũng quy định tương tự: "Điều 683. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác 1- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 2- Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FA54-hd-ve-thua-ke-nha-o-chung.html
2024-05-13T21:55:40
09:32 | 07/09/2016
Quyền thừa kế và sử dụng đối với đất có bìa đỏ
Bà tôi có 2 người con là bố và cô tôi.        Hiện nay gia đình tôi có một thửa đất đã được Nhà nước cấp GCN quyền sử dụng đất năm 2005 mang tên bố tôi Bà tôi mất năm 2008. và không để lại di chúc hay bất cứ một giấy tờ nào khác liên quan tới thửa đất này. Bây giờ bố tôi muốn bán thửa đất này.         Tôi muốn hỏi: - Cô tôi có quyền được hưởng thừa kế hoặc quyền lợi gì của miếng đất này không. - Bố tôi được toàn quyền sử dụng miếng đất này để bán hoặc sử dụng vào các mục đích khác nhau theo ý của mình không        Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi về 2 vấn đề trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1F558-hd-quyen-thua-ke-va-su-dung-doi-voi-dat-co-bia-do.html
2024-05-13T21:55:41
09:32 | 07/09/2016
Cho em hỏi về vấn đề thừa kế
Gia đình em hiện đang có chút vấn đề về quyền thừa kế, mong đc anh chị tư vấn giúp, e cảm ơn:     - Ông bà nột em có 7 người con, ông nội thì mất đã lâu rồi, khi e còn nhỏ, ko nhớ rõ, còn bà nội thì mất từ năm 2006. Khi mất bà bà có để lại 1 mảnh đất và ko có di chúc kèm theo.     - Sau khi bà mất, đáng nhẽ mảnh đất đó phải đc chia đều cho 7 người con, nhưng bác trai cả ko chia cho ai cả, bác xây tường rao kín xung quanh khu đất, chung với khu đất nhà bác (đất nhà bác liền kề với mảnh đất bà nột e để lại). Bác lấy lí do đất ông bà để lại ko chia ra, rồi sau đó tìm cách làm sổ đỏ đứng tên bác cho mảnh đất đó nhưng chưa được do vấp phải sự phải đối của một số anh em.     - Trong số 7 anh em, có người ko đồng tình với cách giải quyết của bác cả, muốn chia đều cho 7 anh em trong gia đình, vì thế xảy ra tranh chấp, nhưng ko phải 6 người còn lại, ai cũng đồng ý chia đất ra. Có người đồng ý để bác cả giữ trọn số đất, có người muốn chia đất nhưng sợ uy bác cả nên ko dám đi kiện, chỉ ậm ờ thái độ rất thiếu trách nhiệm: "ai kiện đc thì tôi cũng lấy phần, ko ai kiện thì thôi đành để bác cả lấy tất".     - Gia đình e cũng đã nhờ đến chính quyền địa phương, lên xã thì xã bảo về thôn, về thôn thì thôn cứ làm khó dễ (do có sự móc ngoặc của bác cả). họ yêu cầu họp gia đình và tự giải quyết (bó tay họp mà giải quyết đc thì đưa lên chính quyền làm gì)     Vậy e muốn nhờ các anh chị tư vấn giúp:     - Phải làm thế nào  để đòi quyền lợi cho mọi người trong gia đình, thủ tục ra làm sao?     - Do yêu cầu công việc, bố em thường xuyên phải đi công tác xa, ít khi ở nhà, mẹ e có thể thay bố e để giải quyết giấy tờ thủ tục được không, có cần giấy ủy quyền gì ko?     - Trách nhiệm của những người tham gia sẽ ra sao, những người ko muốn kiện vẫn muốn đc chia đất chẳng nhẽ ko cần có chút trách nhiệm gì, e nghĩ quá trình tranh chấp sẽ cần đầu tư time và tiền bạc, ko thể bắt 1 người còng lưng gánh cho người khác được.      - Trong 7 người, có 1 bác đã mất, việc thực hiện thừa kế cho bác ấy sẽ tiến hành thế nào? Em mong nhận đc sự tư vấn từ anh chị luật sư, em xin cảm ơn.
Thứ nhất, vì khi bà nội bạn mất không để lại di chúc, nên theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005, di sản do ông bà nội bạn để lại sẽ được chia theo các quy định về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau: Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy , di sản do ông bà bạn để lại sẽ phải được chia đều cho 7 người con. Thứ hai, về việc yêu cầu chia lại di sản, trong trường hợp không thể hòa giải, một trong những người được hưởng quyền thừa kế có thể kiện ra Tòa án nhân dân với Hồ sơ khởi kiện như sau: + Đơn khởi kiện (theo mẫu) + Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế; + Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; + Bản kê khai các di sản; + Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; + Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có). Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Thứ ba, đối với trường hợp người bác đã mất, thì quyền thừa kế được thừa kế thế vị như sau: Điều 677. Thừa kế thế vị
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FA7E-hd-cho-em-hoi-ve-van-de-thua-ke.html
2024-05-13T21:55:43
09:32 | 07/09/2016
Đất đai, nhà cửa đã cho mượn thì có để lại thừa kế được không?
Tôi có cho cha mẹ mượn một số tiền cách đấy (Số tiền này cha mẹ cho đứa em trai tôi ) tôi có làm biên nhận có 2 đứa em và cha mẹ cùng ký tên  nhưng không nói rõ khi nào cha mẹ trả cho tôi. Sau đó gần 6 năm cha mẹ làm di chúc và sang tên chủ quyền nhà đang ở cho em gái chưa có chồng,  rồi cha mẹ lần lượt qua đời . Xin hỏi em gái tôi đã được thừa kế căn nhà của cha mẹ nên phải trả lại số tiền đó cho tôi đúng không ?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FAB4-hd-dat-dai-nha-cua-da-cho-muon-thi-co-de-lai-thua-ke-duoc-khong.html
2024-05-13T21:55:45
09:31 | 07/09/2016
Cản trở việc thừa kế đất đai từ chồng
Thưa luật sư, việc cản trở việc thừa kế như sau: Em có người Cô ruột ở cùng trên thửa đất nhà em mà Cha em được quyền thừa kế ở, thờ cúng phụng dưỡng Cha Mẹ và đã có sổ đỏ cấp năm 1997. Năm 2014 Cha em mất thì Mẹ em được quyền thừa kế lại từ Cha em. Đồng thời, năm 2015 có dự án đo đạt đất đai cấp sổ đỏ mới sau 20 năm sử dụng (và sau khi Cha em mất) người Cô em lại nộp đơn lên UBND xã cản trở bảo: Tạm ngưng việc thừa kế của Mẹ em để chia tách sổ đỏ cho bà trên cùng một thửa đất của Cha em. Vậy Luật Sư cho em hỏi việc thừa kế của Mẹ em và việc tranh chấp đất là 2 việc khác nhau không? Nếu giải quyết việc thừa kế trước rồi tới giải quyết việc tranh chấp đất đai sau được không? Do khi em làm thủ tục thừa kế thì bị UBND xã không cho phép do đang tranh chấp.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FB5E-hd-can-tro-viec-thua-ke-dat-dai-tu-chong.html
2024-05-13T21:55:47
09:31 | 07/09/2016
Phân chia thừa kế
Xin luật sư tư vấn! Các đồng thừa kế muốn phân chia di sản thừa kế, nhưng có 1 đồng thừa kế đang phải chấp hành hình phạt tù thì muốn phân chia di sản thừa kế thì các đồng thừa kế phải làm sao ạ? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FB26-hd-phan-chia-thua-ke.html
2024-05-13T21:55:48
09:31 | 07/09/2016
Thủ tục lập hồ sơ đền bù khi có tranh chấp thừa kế
Kính gửi Luật sư, Hiện nay ngôi nhà ba mẹ nuôi tôi đứng tên đang làm thủ tục giải tỏa đền bù. Mẹ nuôi (thực chất là đi ruột của tôi ) đã mất tháng 5/2014 và không để lại di chúc. Ba mẹ toi không có con nên nhận toi làm con nuôi, có giấy tờ chứng minh. Tôi có đề nghị ba nuôi tôi ( thực chất là dượng) làm thủ tục thỏa thuận phản chia thừ kế nhưng dượng khong đồng ý và nối tôi khong có quyền gì trong ngôi nhà đó. Sau 6 tháng mẹ nuôi toi mất thì Dượng toi năm nay 76 tuổi đã đăng ký kết hôn với bà hàng xom cạnh nhà, bà ta và con cái bà ấy đã dọn về ở cùng ngoi nhà đó. Tôi chuyển công tác ở thanh phố khác do đó đã khong ở nhà khoảng 2 năm nay. Bà ấy đã nhập khẩu vào nhà tôi. Khi biết đc sẽ đền bù ngôi nhà, hàng xóm có thông báo cho tôi và tôi đã gửi toàn bộ hồ sơ gồm giấy tờ chứng minh tôi là con và bản copy sổ đỏ ngôi nhà cho ubnd Phường và Ban GPMB. Toi cũng gửi kèm theo lá đơn nêu rõ Dượng toi khong phải là người duy nhất liên quan đến ngoi nhà. Về bản gốc sổ đỏ trước khi mất mẹ nuôi tôi đã giao cho tôi giữ. Đến nay bên địa chính phường có Thông báo cho toi là họ sẽ làm đền bù nhưng vẫn sẽ ghi tên mẹ và ba nuôi tôi. Tôi có thắc mắc như sau: - Mẹ nuôi toi đã chết như vậy việc chi trả tiền đền bù ghi tên người chết có đúng không? - Ai sẽ đứng ra giải quyết việc tranh chấp giữ toi và dượng để toi có thể được nhận thay mẹ toi? - thủ tục tôi phải làm những gì để bảo vệ quyền lợi cho mình? - bà vợ mới và các con bà ta có quyền lợi gì trong ngôi nhà này không? Xin cảm ơn Luật sư.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FC4B-hd-thu-tuc-lap-ho-so-den-bu-khi-co-tranh-chap-thua-ke.html
2024-05-13T21:55:51
09:31 | 07/09/2016
Quy trình làm Thủ tục Thừa kế
Em chào các anh chị, Em là con duy nhất trong gia đình, ba mẹ em vẫn còn minh mẫn và khỏe mạnh nhưng muốn làm di chúc để lại cho em 1 căn nhà ở quận Phú Nhuận và 1 ở quận 12 (cả 2 căn nhà đều là tài sản chung do cả ba và mẹ em đứng tên chủ quyền). Xin hỏi quy trình thủ tục thực hiện như thế nào ạ?
Như bạn trình bày thì ba mẹ bạn có thể làm Di chúc định đoạt tài sản này cho bạn, ba mẹ bạn có thể làm di chúc riêng hoặc di chúc chung Nhưng để thuận lợi bạn có thể trao đổi với ba mẹ bạn là ký hợp đồng tặng cho bạn thì thuận lợi nhất.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FB9A-hd-quy-trinh-lam-thu-tuc-thua-ke.html
2024-05-13T21:55:52
09:31 | 07/09/2016
Vấn đề thừa kế và lập di chúc đất đai cho con
Kính thưa Luật sư,tôi xin trình bày vấn đề của tôi như sau : Cha tôi xuất cảnh diện HO năm 1993 cùng vợ và 2 con gái dưới 18 tuổi. Số người còn lại vì lớn tuổi hoặc lập gia đình được Nhà nước cho lưu cư. Nhà phải thuê lại để ở. Riêng em gái tôi tên Nga đã lập gia đình và hai vợ chồng ở riêng, còn tất cả đều ở chung nhà. Để thuận tiện mỗi khi đi làm giấy tờ nên tất cả thành viên đồng ý để cho vợ chồng Duy đứng tên và đồng ký tên ở Phường. Năm 1994 Cha Mẹ tôi có kêu vợ chồng Nga về ở để phụ chị cả tên Vy trong buôn bán tạp hóa. Năm 2006 Nhà nước cho hóa giá căn nhà, chúng tôi đã mua lại (tiền hóa giá hầu hết do anh em nước ngoài đóng góp) và vẫn để vợ chồng Duy đứng tên đại diện. Năm 2006 vợ chồng Duy mua nhà ra riêng và sang tên lại cho chị Vy. Năm sau, vì muô chuẩn bị cho con của Nga du học, có cơ sở chứng minh về nhà cửa, tài chính nên chị Vy đã sang tên phân nửa căn nhà cho Nga (và chỉ có một mình Nga đứng tên, không có chồng trong đó). Cả hai đồng chủ sở hữu chứ không phân định ranh giới căn nhà. Nay chúng tôi có một số vấn đề nhờ Luật sư giúp giải đáp : 1) Hai người đồng chủ sở hữu căn nhà thì một trong hai bên có thể đơn phương cầm cố, thế chấp hoặc bán phần của mình mà không cần đến chữ ký của người kia được không ? 2) Nếu chị Vy chẳng may qua đời mà không để lại di chúc thì phần tài sản của chị sẽ thuộc về người đồng sở hữu hay thuộc về anh em ruột kể cả những người ở nước ngoài. Cần nói them là cha mẹ tôi qua Mỹ nay đã chết hết, và chị Vy thì độc than cho đến giờ. 3) Tương tự, nếu Nga mà qua đời thì tài sản thuộc về đồng sở hữu hay thuộc về chồng con? nếu thuộc về chồng và con thì sự phân chia như thế nào ? 4) Nay Nga muốn làm giấy tồ cho người con duy nhất của mình (nay đã 23 tuổi) thì chồng lại không chịu, lấy lý do đã ở trong căn nhà này từ lâu và có phần xây dựng phía sau (xây dựng năm 2014 và có giấy phép) nên không đồng ý ký tên. Vậy nếu loại bỏ phần xây dựng (bang cách hoàn trả lại tiền xây cất) thì Nga có thể cho phần của mình cho con trai mà không cần đến chữ ký của người cha được không ? Và nếu người chồng vẫn nhất quyết không ký trong mọi trường hợp thì Nga phải làm sao để cho con ? (Xin nói them, lợi nhuận trong việc buôn bán là thuộc về chị Vy và vợ chồng Nga, chứ không hề chia cho anh em hay cung phụng gì cho cha mẹ hết). Chúng tôi mong được sự giúp đỡ trả lời của quý Luật sư. Xin chân thành cám ơn.
1) Hai người đồng chủ sở hữu căn nhà thì một trong hai bên có thể đơn phương cầm cố, thế chấp hoặc bán phần của mình mà không cần đến chữ ký của người kia được không ? Họ có quyền đơn phương cầm cố thế chấp hoặc bán 1 nữa căn nhà thuộc phần sở hữu của họ mà không cần ý kiến người kia 2) Nếu chị Vy chẳng may qua đời mà không để lại di chúc thì phần tài sản của chị sẽ thuộc về người đồng sở hữu hay thuộc về anh em ruột kể cả những người ở nước ngoài. Cần nói them là cha mẹ tôi qua Mỹ nay đã chết hết, và chị Vy thì độc than cho đến giờ. Nếu c Vy chết thì các đồng thừa kế hàng thứ 2 là anh chị em sẽ được hưởng, vì không có hàng thừa kế thứ nhất 3) Tương tự, nếu Nga mà qua đời thì tài sản thuộc về đồng sở hữu hay thuộc về chồng con? nếu thuộc về chồng và con thì sự phân chia như thế nào ? Nếu c Nga chết thì chồng và con là hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng, nếu chỉ có 1 con thì phần của chi Nga sẽ chia làm 2, 1/2 của chồng, 1/2 của chi Nga sẽ chia đều cho chồng và các con 4) Nay Nga muốn làm giấy tồ cho người con duy nhất của mình (nay đã 23 tuổi) thì chồng lại không chịu, lấy lý do đã ở trong căn nhà này từ lâu và có phần xây dựng phía sau (xây dựng năm 2014 và có giấy phép) nên không đồng ý ký tên. Vậy nếu loại bỏ phần xây dựng (bang cách hoàn trả lại tiền xây cất) thì Nga có thể cho phần của mình cho con trai mà không cần đến chữ ký của người cha được không ? Do tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên bắt buộc phải có chữ ký của người chồng nếu không có thỏa thuận nào khác. 5) Và nếu người chồng vẫn nhất quyết không ký trong mọi trường hợp thì Nga phải làm sao để cho con ? chồng không ký thì chỉ có thể cho 1/2 phần chi Nga đang được hưởng. hiện 1/2 của chị Vy, 1/2 căn nhà của chi Nga hay nói chính xác 1/2 căn nhà là của vợ cho72ng chi Nga nên chi Nga chỉ có thể cho 1/4 căn nhà cho con mà thôi.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FBD4-hd-van-de-thua-ke-va-lap-di-chuc-dat-dai-cho-con.html
2024-05-13T21:55:54
09:30 | 07/09/2016
Thủ tục làm thừa kế trong gia đình
Xin chào Luật sư: LS cho e hỏi: ông nội em chết cách đây 1 năm, hiện tại gia đình e đang làm thủ tục thừa kế. Bố em đã chết cách đây 10 năm, e là con duy nhất Ông em sinh được 8 người còn thì có bố em là chết từ lâu , bà nội e còn sống. Hiện tại gia đình em ko có di chúc ông để lại nên đến UBND xã nơi gia đình em sinh sống để làm thủ tục thừa kế. Hiện tại em ko còn giấy khai sinh và ko làm được lại gks do cán bộ đk gks ko tìm đc hso lưu trữ. Em xin hỏi LS trường hợp của em ko còn giấy ks thì có được hưởng quyền của mình nữa không và ngoài gks em có thể nộp giấy tờ gì cho UBND xã để chứng minh e là cháu hợp pháp.
Chào bạn. Việc khai nhận di sản thừa kế của gia đình bạn không có dấu hiệu tranh chấp, nếu bạn mất Giấy khai sinh thì đề nghị những người trong hàng thừa kế thứ nhất cùng đồng ý xác nhận bạn là con, cháu ruột của người để lại di sản, sau đó xin xác nhận của UBND xã nơi bạn thường trú.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FC26-hd-thu-tuc-lam-thua-ke-trong-gia-dinh.html
2024-05-13T21:55:56
09:30 | 07/09/2016
Thừa kế đất đai từ chú
Chào luật sư. Về vấn đề tranh chấp đất đai Ông bà nội tôi có diện tích đất bao gồm 1 lô gia cư ổn định trên lô gia cư có 1 nhà xây cấp 4 và 1 mảnh đất với diện tích 0,6ha  có sổ đỏ. Năm 2000 ông nội tôi qua đời nên chú út và bà nội tôi thừa kế số đất và nhà đó. Không lâu sau đó vào năm 2009 chú út cũng qua đời nên hiện giờ đang xảy ra tranh chấp về vấn đề đất đai. Ba tôi là con trưởng. Vậy xin hỏi luật sư hướng giải quyết thế nào?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FC3C-hd-thua-ke-dat-dai-tu-chu.html
2024-05-13T21:55:58
09:21 | 07/09/2016
Quyền thừa kế trường hợp cha mẹ đã ly hôn
Chào luật sư! Tôi muốn hỏi về quyền thừa kế của con trong trường hợp cha mẹ ly hôn như sau: Cha mẹ tôi có 02 người con gồm anh trai và tôi, cha mẹ tôi ly hôn khi tôi còn nhỏ. Lúc đó cha mẹ tôi không có tài sản chung. Tòa án phân chia nghĩa vụ nuôi con là cha tôi nuôi anh trai và mẹ nuôi tôi. Đến nay hai anh em tôi đã lớn và đã lập gia đình riêng. Sau khi ly hôn, mẹ tôi về ở cùng bà ngoại và có xin 01 miếng đất do xã cấp (mẹ tôi là con liệt sĩ) và xây nhà, tôi sống cùng mẹ và bà ngoại tôi đến khi tôi lập gia đình, hiện trên sổ đỏ đứng tên mẹ tôi. Sau khi tôi lập gia đình giữa mẹ tôi và bà ngoại tôi xảy ra xích mích, mẹ tôi không muốn sống chung với bà ngoại tôi,  bà ngoại tôi muốn mẹ tôi đưa tiền mà bà ngoại đã đóng góp để xây căn nhà và công sức bà ngoại đã vun vén cho mẹ con tôi trong suốt thời gian đó (vì bây giờ bà ngoại tôi đã già, không còn khả năng lao động). Tuy nhiên mẹ tôi không đồng ý và hiện tại bà ngoại tôi không sống cùng mẹ tôi nữa. Nay anh trai tôi muốn đập căn nhà cũ trên mảnh đất đó và xây nhà mới cho mẹ tôi ở (mục đích chính là không muốn liên quan gì đến bà ngoại và tôi nữa). Mẹ tôi quan niệm con gái đã lấy chồng thì phải theo chồng, còn con trai đã lớn và có quyền ở cùng mẹ nếu muốn. Vậy luật sư cho tôi hỏi: - Theo pháp luật thì sổ đỏ đứng tên ai thì người đó làm chủ sở hữu hay có trích lục (lúc xin đất ở thì hộ khẩu chỉ có mẹ tôi và tôi, lúc đó tôi còn rất nhỏ, hiện tôi đã tách hộ khẩu về nhà chồng) - Nếu mẹ tôi muốn anh trai tôi thừa kế tất cả tài sản của mẹ tôi thì có đúng pháp luật hay không? Thật sự tôi rất buồn về chuyện tình cảm gia đình tôi, bà ngoại tôi lẽ ra không phải bị đối xử tệ như vậy, tôi thấy mẹ tôi sai nên có phần quan tâm bà ngoại hơn để chia sẻ bớt nỗi buồn bà phải gánh chịu lúc cuối đời. Hiện tại mẹ tôi nghĩ rằng tôi đứng về phía bà ngoại tôi nên mẹ tôi rất ghét tôi và không muốn tôi liên quan gì đến mẹ nữa. Tôi cũng không biết sau này ra sao nhưng hiện tại tôi không biết phải làm thế nào cho hợp tình hợp lý cả. Bản thân tôi không ghét mẹ và anh trai tôi, nhưng chị dâu tôi là người không hiền lành gì nên tôi sợ mẹ tôi phải khổ khi về già. Tôi sợ trong lúc nóng giận tôi mà mẹ tôi có nhưng quyết định sai lầm dẫn đến hậu quả sau này. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn!
- Sổ đỏ đứng tên ai thì người đó là chủ sở hữu
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FD05-hd-quyen-thua-ke-truong-hop-cha-me-da-ly-hon.html
2024-05-13T21:56:00
09:21 | 07/09/2016
Thừa kế đất tổ tiên
Em xin chào luât sư! Em đang ơ trên mảnh đất tên sổ đỏ đứng tên của bố em, nay bố em đã mất năm 2003. vây phải chia đất theo hàng thừa kế gia đinh có nhưng người như sau: Bà nội, Ông nôi đã mất năm 1988, Me em, Chị em, Em. theo em dc biết nhưng người trên co trong hàng thừa kế thứ nhất. nhưng vân chưa phân chia tài sản, nay sổ vân tên bố em.     Em có băn khăn và muốn hỏi Luật  sư như sau: Nếu Bà nôi em mất đi thì 1 phần đất bà đc thừa kế, sẽ nhừng cho những người còn lại trong hàng thừa kế hay lại phải chia cho các bác các chú ace của bố em, mặc dù các bac cac chú của em điều đã đc ông bà em chia đất và có sổ đỏ Em đang muốn chuyển sổ sang tên em. nhưng bà ko đông y ký cho em vi bà muốn khi mất mơi cho em. nhưng nếu bà ko có di chúc hoăc đột tử, thì em sợ sao nay phần đất của bà đc thừa kế lại liên quan đén các bác các chú. Mong luật sư tư vấn.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FCA1-hd-thua-ke-dat-to-tien.html
2024-05-13T21:56:02
09:21 | 07/09/2016
Tranh chấp đất đai để lại thừa kế
Chào Luật Sư Mong ls tư vấn giúp.  - Nguyên ba và mẹ tôi song với nhau 30 mươi năm và ông bà có mua được 20.000m2 ruộng (trong đó có 2000m2 ruộng của ngoại cho mẹ tôi) và 5.000m2 vườn và 1 căn nhà cấp 4. Năm vừa qua ba tôi bị bịnh trước khi qua đời đã chuyển quyền sử dựng đất hết cho em út tôi và đã được cấp quyền sử dụng đất.mà mẹ tôi không biết.  Xin hỏi Luật Sư .Nay mẹ tôi muốn lấy phần đất 2000m2 của ngoại  cho mẹ tôi lại để cho người em kế của tôi nhưng người em trai út không đồng ý. Vậy mẹ tôi phải làm sao. Mong ls  tư vấn giúp chân thành cám ơn luật sư
1/ Việc trong nhà nên các bên cố gắng thương lượng với nhau. Một trong những mấu chốt quan trọng nhất khi giải quyết vụ việc như thế này là các bên biết được quyền của mình theo pháp luật đến đâu để quyết định. 2/ Như bạn nêu thì các tài sản được đề cập đều là tài sản chung của bố mẹ bạn do đó mẹ bạn có quyền định đoạt đối với 1/2 giá trị tài sản chung này. Ngoài ra mẹ bạn còn được hưởng di sản của bố bạn để lại theo quy định pháp luật. Như vậy, chưa kể các trường hợp khác (nếu có) có thể có lợi hơn cho mẹ bạn thì mẹ bạn cũng đã có quyền quyết định hơn 1/2 số tài sản bạn nêu.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FCE6-hd-tranh-chap-dat-dai-de-lai-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:04
09:21 | 07/09/2016
Tư vấn về chia thừa kế đất đai
Kính nhờ quý luật sư vui lòng giúp em tư vấn về luật phân chia tài sản không có di chúc ạ. Nhà em có một mảnh đất được ông nội để lại cho cha em. Sau này cha em lấy vợ tức là mẹ em. Sinh được ba người con. Năm 1995 mẹ em mất không để lại di chưc. Lúc đó chúng em còn rất nhỏ người thì 5,6 tuoi người thì 3,4 tuổi, người thì 2,3 tuổi. Một năm sau cha em đi bước nữa và có với Dì một người con. Năm 2007 cha em mất cũng không để lại di chúc. Hiện tại gia đình em muốn phân chia tài sản và từng yêu cầu phân chia theo theo thỏa thuận nhưng Di không đồng ý. Vậy kính nhờ luật sư hướng dẫn dùm em bây giờ nếu phân chia theo luât thì mỗi người trong gia đình em được hưởng quyền lợi như thế nào. Em rất băn khoăn ạ. Cảm ơn quý luật sư !
Đầu tiên, do bạn không liệt kê đầy đủ tài sản cũng như thời gian và phương thức có tài sản nên không thể phân chia cụ thể chính xác cho bạn được. Căn cứ luật dân sự 2015 và luật hôn nhân, gia đình 2014 Mảnh đất ông nội bạn để lại cho cha bạn là tài sản trước khi lấy mẹ bạn nên đây là tài sản riêng của cha bạn trước thời kì hôn nhân (trừ trường hợp ông nội bạn chuyển nhượng lại cho cha bạn trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là tài sản chung vợ chồng) Từ lúc cha mẹ bạn kết hôn đến khi mẹ bạn chết, mọi tài sản hình thành trong thời gian này đều là tài sản chung của cha và mẹ bạn. Những tài sản này 5/8 thuộc về cha bạn, 3 người con mỗi người được 1/8. (1 nửa thuộc về cha bạn, 1 nửa thuộc về mẹ bạn là di sản mẹ bạn để lại chia đều 4 phần cho cha bạn và 3 người con) Thời gian cha bạn chưa lấy dì, tài sản hình thành là tài sản riêng của cha bạn. Từ thời gian cha bạn lấy dì đến khi cha bạn mất, tài sản hình thành là tài sản chung của cha bạn và dì. Một nửa thuộc về cha bạn, 1 nửa là của dì. Tổng di sản của cha bạn sẽ gồm mảnh đất do ông để lại, 5/8 tài sản trong thời gian lấy mẹ bạn, phần tải sản hình thành trong thời gian cha bạn chưa lấy dì, và 1/2 tài sản trong thời gian lấy dì. Chỗ di sản này sẽ chia đều thành 5 phần cho dì và 4 đứa con. Vậy, 3 đứa con mỗi người sẽ được hưởng 1/8 phần di sản de mẹ để lại, và 1/5 di sản cho cha bạn để lại. Dì bạn được hưởng 1 nửa tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân và 1/5 di sản do cha bạn để lại. Con của dì được hưởng 1/5 di sản do cha bạn để lại. Việc phân chia cụ thể sẽ do thỏa thuận, nếu không được có thể yêu cầu tòa án giải quyết
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FD98-hd-tu-van-ve-chia-thua-ke-dat-dai.html
2024-05-13T21:56:06
09:20 | 07/09/2016
Chuyển nhượng đất thừa kế
Nhờ Luật sư tư vấn giùm tôi nội dung như sau : Gia đình tôi mua thêm phần đất của gia đình bên cạnh (địa chỉ : Dĩ An, Bình Dương), tuy nhiên sổ đỏ bên bán gồm người mẹ (đã chết) và một người con trai đứng tên, ngoài ra còn có đồng thừa kế khác. Bây giờ tôi muốn thực hiện việc tách hợp thửa bên bán và bên mua thì phải thực hiện theo trình tự như thế nào ? Về diện tích, thửa bên bán đủ điều kiện để tách phần bán. Mong được sự tư vấn của Luật sư. Trân trọng cám ơn.
Chào bạn! Đây sẽ là trường hợp rất phức tạp nếu toàn bộ những người đồng sử dụng thừa đất có khúc mắc trong việc chuyển nhượng khi đó bạn sẽ là người chịu thiệt thòi nhất. Trường hợp tất cả các đồng sử dụng đó đồng ý chuyển nhượng thì khi lập hợp đồng công chứng cũng phải có sự tham gia. Đối với việc tách thửa thì bạn cần phải quan tâm thửa đất bạn đang muốn nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện để tách thửa theo quy định của tỉnh Bình Dương hay không? Theo quy định của UBND tỉnh Bình Dương thì đối với các thửa đất thuộc các phường thì diện tích tối thiểu để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 60m2 nhé. Vì vậy bạn cần hết sức lưu ý tránh việc nhận chuyển nhượng rồi nhưng lại không được cấp giấy chứng nhận.! Chúc bạn có một giao dịch thành công
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FD9E-hd-chuyen-nhuong-dat-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:07
09:20 | 07/09/2016
Quyền thừa kế đối với BĐS chưa có sổ đỏ
Xin chào luật sư và các bạn, Gia đình tôi có một việc cấp thiết như sau nhờ luật sư và các bạn tư vấn giúp: Ông bà nội tôi có 3 người con là bố tôi, 1 bác gái và cô út. Ông bà nội tôi có một căn nhà ở quê mua đã lâu, hiện nay gia đình tôi không còn giữ lại bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc mua bán, sở hữu ngôi nhà này (và chưa được làm sổ đỏ) trừ việc cách đây vài năm bố tôi có làm một biên bản xác nhận ranh giới mốc thửa đất do chủ tịch UBND xã xác nhận. Ông tôi đã mất trên 10 năm, bà tôi nay mới mất 01 tháng, trước khi mất ông bà tôi không để lại di chúc bằng văn bản mà chỉ có di nguyện để lại ngôi nhà này cho bố tôi sở hữu. Vậy nay gia đình tôi muốn làm các thủ tục thừa kế cho bố tôi và đăng ký làm sổ đỏ để bố tôi đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà đó thì chúng tôi phải làm những việc gì?Bằng các văn bản nào và căn cứ trên quy định nào của pháp luật? Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn.
Trước tiên phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, có thể xác định di chúc cho phù hợp với từng hình thức, nếu là di chúc bằng miệng cũng phải được ghi chép lại và có hai người làm chứng còn di chúc bằng văn bản thì phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về di chúc. Sau khi xác định xong thì sẽ chọn được phương pháp khai nhận theo di chúc hay theo pháp luật. Về di sản là nhà và đất để lại bạn phải làm phiếu xác nhận thông tin nhà đất gửi đến UBND xã, huyện để họi trích lục bản đồ, xem xét hồ sơ địa chính, sổ mục kê.... để xác định xem thuộc thửa đất nào, tờ bản đồ bao nhiêu, diện tích thể nào
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FDA6-hd-quyen-thua-ke-doi-voi-bds-chua-co-so-do.html
2024-05-13T21:56:09
09:20 | 07/09/2016
Thừa kế cổ phần khi người vợ mất
Chào Luật sư! Hiên nay, tôi có một thắc mắc cần được giải đáp. Một cổ đông của công ty tôi yêu cầu cấp lại sổ cổ phần và thay đổi tên người sở hửu cổ phần của công ty tại Trung Tâm lưu ký chứng khoáng Việt Nam. Gia đình gồm: Chồng, vợ và một người con sinh năm 1998. Sổ cổ phần người vợ đứng tên - hiện nay đã chết. Theo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản bao gồm: Bên A: Cha, mẹ , con (trai) của người vợ Bên B: Chồng, còn (gái) - con gái được người cha (chồng của vợ) làm đại diện theo pháp luật Bên A đồng ý tặng toàn bộ tài sản cho bên B. Nhưng trong văn bản thừa kế trong phần tài sản không có ghi thừa kế số cổ phần của Bà Loan hiện đang đứng tên. Giờ người chồng muốn chuyển tên sổ cổ phần đó từ người vợ sang tên mình thì.  Như vậy,, người chồng cần làm thêm những bước gì để được chuyển tên từ vợ qua tên mình và hưởng số cổ phần từ người vợ đã mất.
Chào bạn, Theo quy định của pháp luật thì cổ phần của cổ đông trong các doanh nghiệp cổ phần cũng là tài sản thừa kế. Do vậy, nếu cổ đông chết nhưng có để lại di chúc định đọat số cổ phần này thì số cổ phần sẽ được giải quyết sang tên cho người thừa kế theo ý chí định đọat của cổ đông khi còn sống. Trường hợp nếu cổ đông chết nhưng không để lại di chúc thì cổ phần sẽ được giải quyết phân chia theo quy định của pháp luật thừa kế. Trong trường hợp bạn nêu là cổ đông chết không để lại di chúc và các đồng thgừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cổ đông đã chết đã ra công chứng thỏa thuận phân chia và cho tặng phần di sản thừa kế nhận được từ bà Loan. Tuy nhiên, nếu trong phần khai nhận và phân chia di sản thừa kế này không liệt kê và khai nhận di sản gồm số lượng cổ phần của bà Loan đứng tên la bao nhiêu, tại công ty nào, theo giấy tờ chứng nhận nào thì sẽ không có cơ sở để công ty bạn tiến hành thủn tục sang tên số cổ phần của bà Loan cho những người được thừa hưởng và trao tặng theo thỏa thuận trong gia đình họ. Vì thế, muốn được sang tên số cổ phần của bà Loan theo hình thức di sản thừa kế buộc phải kê khai bổ sung đầy đủ tại tổ chức công chứng trong thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế. Thân mến
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FE15-hd-thua-ke-co-phan-khi-nguoi-vo-mat.html
2024-05-13T21:56:13
09:20 | 07/09/2016
Làm Giấy chủ quyền nhà cho các đồng thừa kế có người định cư tại Mỹ
Gửi luật sư. Trường hợp của tôi như sau: Ông Bà ngoại tôi có một căn nhà ở Sai Gòn mua trước năm 1975. Nay ông bà ngoại tôi đã mất, cậu tôi muốn làm Giấy chủ quyền nhà (GCQN) cho các đồng thừa kế còn sống (là 4 người con) cùng đứng tên trên GCQN, nhưng có một người con đi định cư tại Mỹ theo diện HO. Tôi xin hỏi luật sư: cậu tôi có thể làm GCQN trong trường hợp này không? Xin luật sư hướng dẫn các bước thủ tục chính và các lời khuyên hữu ích. Lưu ý: nhà hiện do một người cậu ruột  tôi đang ở, có được cấp số nhà , kê khai nhà đất và đóng thuế đất đầy đủ dưới tên của cậu tôi và có kế ước mua nhà trước năm 1975 của ông bà ngoại tôi để lại.
Với các thông tin bạn cung cấp thì trường hợp này cần phải làm rõ thông tin người đang định cư tại Mỹ đó có còn mang quốc tích Việt Nam hay không? Bởi thông tin này rất quan trọng quyết định việc người đó có được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Về tài sản nếu toàn bộ khối tài sản đó vẫn còn mang tên ông bà ngoại của bạn nếu ông bà ngoại của bạn vẫn còn sống thì việc quản lý sử dụng những tài sản này thuộc toàn quyền của ông bà ngoại bạn, các cậu bạn và mẹ bạn chưa có quyền. Trường hợp ông bà ngoại của bạn đã qua đời thì toàn bộ những người thuộc hàng thừa kế của ông bà nội bạn phải thực hiện việc kê khai di sản thừa kế.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FDED-hd-lam-giay-chu-quyen-nha-cho-cac-dong-thua-ke-co-nguoi-dinh-cu-tai-my.html
2024-05-13T21:56:15
09:20 | 07/09/2016
Tư vấn về việc thừa kế
-Ngoại tôi có 1 căn nhà (chỉ có giấy tay). Nay ngoại tôi cũng già nên lo xa ngại sao này đầu óc không còn minh mẫn nên ngoại tôi muốn viết di chúc để lại cho tôi căn nhà này. -Vì lý do gia đình có mâu thuẫn và ngoại tôi không nắm rõ luật nên muốn hỏi luật sư về việc viết di chúc tay do chính ngoại tôi viết không thông qua chứng thực ngoài cơ quan nhà nước. Vậy xin hỏi luật sư: -Nếu giả định sau này ngoại tôi mất, di chúc tay do ngoại tôi viết có hiệu lực hay không? -Hay quyền thừa kế sẽ thực hiện đúng pháp luật được giao lại cho mẹ của tôi tức là con của ngoại tôi ? Nếu theo hướng bên dưới thì cách nào để tôi có thể sở hữu đúng căn nhà theo nguyện vọng của bà. Mong luật sư tư vấn giúp.  Tôi xin cảm ơn
Chào bạn! Theo quy định pháp luật thì bà ngoại bạn có quyền lập di chúc để định đoạt di sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà bạn cho người khác. Di chúc của bà bạn có thể có thể có người làm chứng hoặc không có người làm chứng, nội dung di chúc phải đảm bảo nội dung theo quy định sau đây của bộ luật dân sự: Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Quy định tại Điều 655, đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này”. - Quy định tại Khoản 1 Điều 653, về nội dung của di chúc bằng văn bản: “Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. - Quy định tại Khoản 4 Điều 652, di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực (gồm cả có người làm chứng và không có người làm chứng): “Chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 652”. 2. Theo hướng dẫn tại phần II, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP thì di sản là quyền sử dụng đất phải đảm báo các điều kiện sau đây: II. VỀ THỪA KẾ, TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản 1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản. 1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế. 1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau: a. Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó. b. Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai. c. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó. 1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FE16-hd-tu-van-ve-viec-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:17
09:19 | 07/09/2016
Thừa kế tài Sản từ bố mẹ đã li thân
Bố và mẹ em kết hôn năm 1945. có 3 người con là em (20 tuổi), và 2 người em của em gồm duyên (18 tuổi), hạnh( 17 tuổi). bố và mẹ e li thân năm 1951. trong lúc đó bố em sống với người phụ nữ tên Hằng và sinh ra 1 đứa con là khánh vào năm 2002.  Năm 2012, bố em mất,  trước lúc ra đi ông có lập di chúc với nội dung: chia cho em, Duyên và Hạnh 1/3 tài sản. bà Hằng và bà nội của em 1/3 tài sản. riêng Khánh là 1/3 tài sản. trong khi đó bố và mẹ em có số tài sản chung là 1,8 tỉ đồng. mong luật sư tư vấn giúp em cách phân chia số tài sản trên.
Chào bạn, Bạn 20 tuổi, nghĩa là sinh năm 1995. Bố mẹ bạn kết hôn năm 1945, nghĩa là 50 năm sau mới sinh ra bạn, nghĩa là bố mẹ bạn phải khoảng 70 tuổi mới sinh ra bạn! Đối với bài này thì có thể giải không khó khi áp dụng các cơ sở như sau: 1/ Những người hưởng di sản không phụ thuộc di chúc, trong đó lưu ý giá trị hưởng tối thiểu. 2/ Vợ thì chỉ 01 người chính thức nhưng con thì người nào cũng là con và đã là con thì thuộc hàng thừa kế thứ nhất. 3/ Tài sản chung vợ chồng thì mỗi người hưởng 1/2. 4/ Những người cùng hàng thừa kế được hưởng 01 phần bằng nhau từ di sản của người mất, trừ phần đã đề cập trong di chúc.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FE18-hd-thua-ke-tai-san-tu-bo-me-da-li-than.html
2024-05-13T21:56:19
09:19 | 07/09/2016
Cần Luật sư Giúp về tranh chấp đất thừa kế?
Gia đình tôi có 3 anh em  Khi bố mẹ mất đi có 3 mảnh đất không để lại di trúc  2 anh tôi đã bán 2 trong 3 mảnh đất trên  mảnh đất còn lại UBND xã tự cấp sổ đỏ cho tôi từ năm 1992  theo như chứng từ ở UBND xã thì trước năm 1992 mảnh đất tôi đang sở hữu mang tên 3 người (2 anh và tôi)  Anh cả tôi đã dụ con tôi (cháu chưa đủ tuổi vị thành niên) đưa sổ đỏ của tôi cho anh ấy  Nay 2 anh đòi chia đất nhưng tôi không đồng ý  2 anh đã doạ tôi đưa ra pháp luật kiện người cấp bìa đỏ cho tôi.  Vậy xin hỏi nếu anh tôi kiện thì tôi có phải chia đất cho 2 anh nữa ko  Xin cám ơn
Chào bạn th4ng90! Sự việc này của bạn rất phức tạp, trước hết là việc xác định những thửa đất bạn nêu có thuộc quyền sử dụng của hai anh bạn hay không? Việc khai nhận di sản thừa kế của bố mẹ bạn đã đúng chưa? Nếu chưa thực hiện việc khai nhận di sản mà các thửa đất đó vẫn mang tên của cha mẹ bạn thì các anh của bạn sẽ không chuyển nhượng cho người khác được. Về thừa đất bạn đang đứng tên nếu việc cấp giấy chứng nhận đúng quy định thì bạn không lo bị hủy giấy chứng nhận, còn việc khiếu kiện của các anh bạn nếu có đủ căn cứ thì cơ quan chức năng sẽ xem xét và có thể hủy giấy chứng nhận đó...
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FEC0-hd-can-luat-su-giup-ve-tranh-chap-dat-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:21
09:19 | 07/09/2016
Thủ tục thừa kế và tách thửa đất
Thưa luật sư, hiện tại bố mẹ tôi thừa hưởng từ bà nội tôi mảnh đất 800 m2, vị trí mảnh đất tại P.Đông Hưng Thuận, Q12, TP.HCM, (đã làm thủ tục chuyển quyền sử dụng cho ba tôi ), trong đó có 100m2 đã lên đất thổ cư và xây nhà ở hiện tại, còn lại 700m2 đất còn lại vẫn là đất thổ vườn. Xin luật sư cho hỏi : 1/ Nếu tôi muốn xin ba mẹ tôi cho thừa hưởng 100m2 đất thổ vườn trong 700m2 đất còn lại đó thì trình tự thủ tục sẽ như thế nào ? 2/ Sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng 100m2 đất thổ vườn đó nếu tôi muốn lên đất thổ cư thì thủ tục sẽ ra sao, chi phí chuyển mụch đích sử dụng đất từ thổ vườn sang thổ cư là bao nhiêu cho 100m2 đất đó ?  Trân trọng !
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FE26-hd-thu-tuc-thua-ke-va-tach-thua-dat.html
2024-05-13T21:56:26
09:19 | 07/09/2016
Hỏi về thủ tục thừa kế
Xin hỏi: Ông A và bà B lấy nhau năm 1986 có 5 người con, hai ông bà tạo dựng nên được tài sản là 2 GCNQSDĐ nhưng năm 1993 Nhà nước cấp GCNQSDD chỉ ghi tên chủ hộ là ông B. Năm 2013 ông A chết.  Đến 2015  bà B và các con muốn phân chia di sản thì phải làm thế nào? số tài sản đó có phải là ts chung không? Theo ý nguyện các con muốn để lại phần đc hưởng cho bà B. Vậy phải làm thủ tục thế nào?
Chào bạn! Mặc dù quyền sử dụng đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa ông A và bà B, là tài sản chung của ông A và bà B. Tuy nhiên, khi Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên chủ hộ thì trong hộ khẩu của hộ gia đình ông A tại thời điểm được được cấp giấy chứng nhận có bao nhiêu người thì Nhà nước công nhận quyền sử dụng của từng ấy người. Bà B và các con muốn chia di sản thừa kế để bà B hưởng toàn bộ di sản của ông A thì những người thừa kế theo pháp luật của ông A phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế nhường lại quyền thừa kế của mình cho bà B và thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng sang tên cho bà B.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FE6A-hd-hoi-ve-thu-tuc-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:28
09:18 | 07/09/2016
Thừa kế tài sản sau khi đồng sở hữu tài sản qua đời
Gia đình tôi có sáu anh em. Bố tôi qua đời từ năm 2001. Hiện tại trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) vẫn còn tên bố tôi và mẹ tôi là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là bố tôi và mẹ tôi là người sử dụng mảnh đất đó. Cho tôi hỏi bây giờ, tức là năm 2015, mẹ tôi có được toàn quyền chia đất này cho các con được không? Hay là tất cả anh em chúng tôi phải làm văn bản từ chối nhận tài sản, giao hết lại tài sản cho mẹ tôi để mẹ tôi chia lại cho các con? Nhờ Luật sư tư vấn hộ tôi với.
Thứ nhất, với mảnh đất mà bố mẹ bạn là đồng sở hữu, sau khi bố bạn qua đời nếu không có di chúc liên quan đến mảnh đất đó để lại thì một nửa của mảnh đất theo pháp luật sẽ chia đều cho 6 anh em bạn và mẹ của bạn. Do đó mẹ bạn không thể có toàn quyền chia mảnh đất đó. Thứ hai, do đã quá 6 tháng từ ngày bố bạn qua đời nên các bạn không thể từ chối nhận di sản thừa kế, tuy nhiên các bạn có thể làm văn bản thỏa thuận để lại toàn bộ di sản thừa kế là phần một nửa mảnh đất của bố bạn cho mẹ bạn để mẹ bạn toàn quyền định đoạt mảnh đất đó.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FE74-hd-thua-ke-tai-san-sau-khi-dong-so-huu-tai-san-qua-doi.html
2024-05-13T21:56:30
09:18 | 07/09/2016
Thừa kế di sản
Luật sư cho em hỏi là: Nếu ông An và bà Hồng có sinh sống với nhau (hai người không đăng ký kết hôn) sinh được một người con tên là Hoàng (4 tuổi ).  Sau đó ông An dắt bà Hồng và con trai (Hoàng) về công khai với mọi người là vợ và con trai của ông. Mẹ của ông An là bà Thịnh cũng thừa nhận trước mặt mọi người bà Hồng và Hoàng là con dâu va cháu nội của bà. 4 năm sau ông An chết , ông An và bà Hồng có tài sản chung là 120 triệu đồng và khoản nợ chung là 50 triệu đồng. Vậy tài sản chung của ông An với bà hồng phải chia ra sao. (không tính Hoàng và bà Thịnh )
Nếu xác định tài sản và nợ chung tạm tính mỗi người 1/2, thì một mỗi người sau khi trả nợ sẽ còn 35 triệu đồng. Do ông an chết không để lại di chúc, nên tài sản trên chia cho các đồng thừa kế gồm bà mẹ ông An và con ông An.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FEAB-hd-thua-ke-di-san.html
2024-05-13T21:56:31
09:17 | 07/09/2016
Hiệu lực của giấy thừa kế
Cha mẹ chồng tôi có viết tay một tờ giấy thừa kế cho chồng tôi 1 mảnh vườn nhưng chỉ có người làm chứng và chữ kí của bố mẹ chứ không có dấu công chứng của chính quyền địa phương. Sau đó bố mẹ chồng tôi đã ly hôn và mảnh vườn này thuộc quyền sở hữu của mẹ chồng tôi. Tuy nhiên sau khi mẹ chồng tôi mất thì trong di chúc không nhắc tới mảnh vườn này. Do đó giữa chồng tôi và các chị chồng xảy ra tranh chấp. Xin hỏi tờ giấy đó có hiệu lực pháp lý không. Nếu bố chồng tôi và họ hàng ra làm chứng có được không vì trên thực tế từ lâu nay mọi người đều biết mảnh vườn này mẹ chồng tôi để cho chồng tôi, phần của các chị thì mẹ đã cho sang tên bìa đỏ cho các chị rồi.Mẹ chồng tôi không biết chữ nên ngày đó chữ kí đó của bà là do người khác ghi hộ. Rất mong nhận được sự giải đáp của quý luật sư.
Nếu nội dung như thông tin bạn cung cấp thì tôi có thể khẳng định bản di chúc như bạn không có giá trị pháp lý. Phiền bạn nghiên cứu Phần thứ tư về Thừa kế, Chương XXII (từ trang 259) Bộ luật Dân sự năm 2005 đẻ biết rõ hơn. Trường hợp này phát sinh quyền thừa theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: Bố mẹ của người mất (nếu còn sống), chồng, các con.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FF8A-hd-hieu-luc-cua-giay-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:33
09:16 | 07/09/2016
Lập di chúc và quyền thừa kế
Gia đình tôi có 4 người gồm ba tôi, mẹ tôi, tôi và vợ tôi. Ba mẹ tôi cùng lập nghiệp tạo dựng nhà cửa và tài sản, tuy nhiên cách đây hơn 3 năm ba tôi mất để lại căn nhà cho mẹ tôi và vợ chồng tôi ở (không có di chúc). Gần đây không biết mẹ tôi vì lý do gì hay nghe ai tác động âm thầm lập di chúc bán căn nhà mà chúng tôi đang ở, phần tài sản bán này được chia cho tôi 1 phần và tự lo tìm nhà khác ở; phần còn lại cho từ thiện và mẹ tôi sẽ tự tìm nơi khác ở. Việc mẹ tôi làm như vậy không được sự đồng tình, ủng hộ từ các người thân, bà con, dòng họ do sự bất hợp lý này. Xin hỏi luật sư việc mẹ tôi tự ý làm di chúc bán căn nhà mà tất cả thành viên gia đình đang ở khi không có sự đồng ý của con cái và dòng họ như vậy có hiệu lực và hợp pháp không?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FEC2-hd-lap-di-chuc-va-quyen-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:35
09:16 | 07/09/2016
Thuế bán nhà ở từ thừa kế
Chào anh/chị, gia đình tôi đang muốn bán căn nhà từ thừa kế của ông bà để lại cho: mẹ tôi (con dâu), cô tôi (con gái ông bà), và 6 người cháu nội. Hiện tại 5 người con đã làm giấy tặng và 1 người làm giấy ủy quyền (bán, tặng cho) cho người mẹ. Mẹ tôi và cô tôi chỉ sở hữu 1 căn nhà hiện tại. Cô tôi có thể tặng cho hoặc chuyển nhượng cho mẹ tôi không và có cần nộp thuế khi bán nhà? khi mẹ tôi bán thì mẹ và cô tôi sẽ đóng những thuế gì, cụ thể là bao nhiêu %. Xin cảm ơn.
Chào bạn, - Liên quan đến trường hợp bạn nêu, chỉ những giao dịch giữa những người được đề cập dưới đây mới được miễn thuế thu nhập cá nhân: "Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau." - Thuế suất theo quy định hiện hành là 2% giá trị tài sản giao dịch. - Khi mẹ bạn bán nhà thì cũng phải chịu thuế 2%, trừ trường hợp được miễn.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/201B3-hd-thue-ban-nha-o-tu-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:37
09:16 | 07/09/2016
Luật thừa kế tài sản
Xin chào luật sư ! Bố mẹ tôi có 3 người con. Năm 2007 bố toi mất. Trong số tài sản bố mẹ toi để lại có 1 mảnh đất do mẹ toi là người duy nhất đứng tên trong gáy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện mẹ toi có nguyện vọng làm thừa kế mảnh đất tài sản do mẹ tôi đứng tên cho tôi là con trai cả. Vậy tôi muốn luật sư tư vấn về thủ tục lam thừa kế. Và trong truong hợp 1 trong 2 em tôi ko đồng ý thì mẹ tôi có thể thực hiện được việc thừa kế tài sản cho tôi không ? Tôi xin chan thành cảm ơn !
Trường hợp1, về quyền sử dụng đất trên nếu là tái sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn thì tài sản đó là tài sản chung của bố mẹ bạn, vì thế khi bố bạn mất thì số tài sản đó sẽ được chia đôi: 1/2 là di sản thừa kế của bố bạn, 1/2 là tài sản của mẹ bạn. Vì bố bạn không để lại di chúc nên phần di sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật tức là sẽ chia đều cho mẹ bạn và 3 anh em bạn mỗi người được hưởng một phần bằng nhau. Vi thế trong trường hợp này, nếu mẹ bạn muốn cho bạn phần đất trên thì mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt 1/2 phần diện tích đất trên, còn phần di sản của bố bạn phải có sự đồng ý của mẹ bạn, bạn và 2 em bạn mới có thể sang tên cả thửa đất cho bạn.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20016-hd-luat-thua-ke-tai-san.html
2024-05-13T21:56:38
09:15 | 07/09/2016
Thừa kế có chịu ảnh hưởng của bồi thường dân sự (theo bản án hình sự) hay không?
Cha tôi trước đây đã từng bị xử hình sự, trong bản án có yêu cầu phải bồi thường dân sự cho đối tượng A một số tiền 1 tỷ. Đối tượng A đã có yêu cầu thi hành án dân sự. Tuy nhiên do cha me tôi đều không có tài sản nào. Nhà đang ở là của ông bà nội.  Xin hỏi: 1. nếu ông bà nội lập di chúc nói rõ không cho cha tôi thừa kế tài sản thì có được không? 2. trường hợp nếu cha tôi mất thì số tiền bồi thường nói trên tôi có phải thừa kế và có trách nhiệm trả nợ không?  3. Trong trường hợp con cái có tài sản mà mất đi (không có di chúc gì), cha tôi có được hưởng thừa kế không, và có phải buộc thi hành bồi thường không?   Chân thành cảm ơn
Chào bạn, 1/ Ông bà bạn được quyền để lại di chúc như vậy. 2/ Bạn chỉ phải chịu trách nhiệm nếu bạn được hưởng di sản do cha bạn để lại và trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị di sản bạn hưởng. 3/ Cha bạn được hưởng di sản theo pháp luật với mức không thấp hơn 2/3 suất của một người được thừa kế theo pháp luật. Khi đó cha bạn đã có điều kiện thi hành án và phải bồi thường theo quy định pháp luật.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20175-hd-thua-ke-co-chiu-anh-huong-cua-boi-thuong-dan-su-theo-ban-an-hinh-su-hay-khong.html
2024-05-13T21:56:40
09:14 | 07/09/2016
Tư vấn quyền thừa kế
Xin chào, xin vui lòng giúp tôi về trường hợp này. Ba tôi đột ngột qua đời để lại một căn nhà cho 8 người con. Tôi là con trai Út. Năm 1990 nhà bị cháy chỉ còn lại mảnh đất, tôi bỏ tiền ra xây lại mới nhưng chủ quyền nhà vẫn là của chung. Tôi chỉ là người đại diện cho căn nhà. Từ đó đến nay tôi ở căn nhà này. Năm 1995 các chị em có ra phường ký giấy thỏa thuận ko tranh chấp căn nhà này, cho tôi toàn quyền sử dụng. Tuy nhiên, đến năm 2016, có 2 người chị em lại muốn tôi bán căn nhà chia đều vì cho rằng đây là nhà chung của ông bà. Toi chỉ có mỗi căn nhà này, trong khi họ ai cũng đã có nhà để sống riêng. Khi tôi đưa tờ giấy viết tay được chứng ở phường thì lại bị nói tờ giấy không hợp pháp nên mọi người vẫn có quyền được chia đều. Trong đó có một người chị ở nước ngoài, vào ngày ký tờ giấy, đã gửi về một tờ fax nói sẽ không tranh giành và nhường căn nhà cho tôi. Nhưng bay giờ bà ấy chối, nói rằng tờ giấy fax ấy bị giả mạo. Tôi có một người anh, bây giờ anh ấy nghe lời người chị ở nước ngoài này, muốn được vào ở căn nhà này của tôi. Ngoài người chị ở nước ngoài ra, những người khác đều phản đối. 5 người chị còn lại ai cũng đồng ý ký lại giấy ủy quyền để toi được đứng tên căn hộ, chỉ có 2 người là không đồng ý. Trong trường hợp đó, nếu đem việc này ra toà, tỷ lệ thắng của tôi là cao hay thấp? Người chị nước ngoài có quyền từ chối bán căn nhà hay không? Vì toi đã bỏ tiền xây lại căn nhà và gìn giữ bao lâu nay, nếu nay bán nhà đi và ra toà, tôi sẽ được chia phần như thế nào? Trong trường hợp người chị và người anh lớn kia muốn giữ căn nhà, những người còn lại có được chia phần tiền tương đương số tiền bán căn nhà hay không? Xin hãy giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20218-hd-tu-van-quyen-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:42
09:14 | 07/09/2016
Vừa nhận tài sản thừa kế thì chuẩn bị ly hôn
Em có người bạn, vừa được nhận tài sản thừa kế từ cha mẹ của bạn ấy. Sau đó một thời gian thì vợ bạn ấy đòi ly hôn. Vậy trong trường hợp này, nếu ly hôn thì phần tài sản thừa kế mà bạn ấy nhận từ cha mẹ mình sẽ được phân chia ra sao sau khi ly hôn? Xin luật sư tư vấn giúp bạn em ạ. Em xin chân thành cám ơn Luật sư.
​Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện đang có hiệu lực thi hành, quy định về tài sản riêng như sau: "Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Điều  [Điểm neo] 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.".
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20257-hd-vua-nhan-tai-san-thua-ke-thi-chuan-bi-ly-hon.html
2024-05-13T21:56:45
09:14 | 07/09/2016
Tranh chấp đất đai thừa kế đã dùng làm tài sản đảm bảo
Có sổ đất K đều do ông Y đứng tên và đc Y vay NH từ năm 2002 sau khi chết thì con cái Y tức a,b,c đc chia đều nhau bằng miệng, cũng có giấy chia và đc cô chú bác trong dòng họ đã ký việc chia lô K đó.  Sau đó nhiều năm(lần 1) ko để ý thì gđ c đã tự đi rút sổ K của Y(m ko biết sao gđ c rút đc từ NH trong khi ông Y đã chết rồi) rồi đi tiếp tục đi vay của tôi tiền lớn hơn. Khi rút sổ K là gđ c tự ý lén rút ko cho gđ a,b biết.  Sau đó biết chuyện gđ a,b cũng ko biết làm gì hơn.   Lần 2 tức vây giờ, gđ c tiếp tục như lần 1(đc tin từ 1 a tay chân NH cho biết) là gđ c đang đi rút từ NH cũ chạy chọt đi vay tiếp số tiền lớn hơn nữa. H gđ a,b hoang mang, giờ m cần luật sư tư vấn là làm cách nào tạm thời muốn NH hay bộ môi trường biết là lô K đang tranh chấp và ko ký hay công chứng bất bất cứ giấy tờ trong lô K này.  Anh/chị giúp mình xử lý như nào với ạ Cảm ơn nhiều ạ.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20361-hd-tranh-chap-dat-dai-thua-ke-da-dung-lam-tai-san-dam-bao.html
2024-05-13T21:56:46
09:13 | 07/09/2016
Thừa kế và cấp giấy chứng nhận QSDĐ
Xin chào Luật sư. Lời đầu tiên tôi xin gửi tời Luật sư và gia đình lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc. Tôi có nội dung này muốn được hỏi Luật sư. Nội dung như sau: Ông Nguyễn Bảo và bà Nguyễn Thị Cầm được cấp đất ở năm 1976. Đến năm 1999 bà Nguyễn Thị Cầm mất. Ông Bảo và bà Cầm có 6 người con (Một người hy sinh khi chưa có vợ con). Năm 2007 ông Bảo kết hôn với bà Hồ Thị Dinh (Không có con). Trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011 (Thửa đất của ông Bảo và bà Cầm) lại được cấp mang tên ông Bảo và Bà Dinh. Nay các con của ông Bảo và Bà Cầm yêu cầu phân chia di sản bà Cầm khi chết để lại. Để giải quyết vấn đề phân chia di sản phải làm như thế nào. Việc cấp giấy CN QSDĐ như vậy có đúng không. Nếu sai thì cách sửa Giấy CNQSDĐ phải thực hiện như thế nào. Rất mong được sự quan tâm trả lời của Luật sư. Xin cảm ơn Luật sư
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/2038F-hd-thua-ke-va-cap-giay-chung-nhan-qsdd.html
2024-05-13T21:56:48
09:13 | 07/09/2016
Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên là cá nhân chết thì người thừa kế như thế nào?
Trong trường hợp thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế có được thừa nhận là thành viên của công ty hay không?
Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định trong trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên của Công ty (khoản 3); + Việc  mua bán, chuyển nhượng vốn góp thực hiện theo quy định tại điều 43, 44 như sau: Khi có yêu cầu của thành viên về việc mua lại phần vốn góp, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định trên thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên. + Quy định về việc chuyển nhượng phần vốn góp Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20478-hd-thanh-vien-cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien-tro-len-la-ca-nhan-chet-thi-nguoi-thua-ke-nhu-the-nao.html
2024-05-13T21:56:50
09:13 | 07/09/2016
Quyền thừa kế nhà, đất của vợ hai và con dâu
Bố mẹ tôi có căn nhà trên diện tích đất 550 m2 nguồn gốc là của tổ tiên để lại tại Hưng Yên. Bố tôi có hai vợ: vợ cả có đăng ký kết hôn và mẹ của chúng tôi là vợ hai lấy năm 1940. Vợ cả có một người con gái đã mất không có chồng con. Còn vợ hai thì sinh được bảy anh em chúng tôi (tôi là con trai trưởng). Năm 1979 bố tôi mất không để lại di chúc. Sau khi bố tôi mất mẹ tôi và bà vợ cả vẫn sống ở quê cùng vợ chồng người con trai thứ ba và có tên trong sổ địa chính. Năm 1980 vợ chồng người em trai thứ ba đã phá toàn bộ ngôi nhà cũ của bố mẹ để xây dựng nhà mới. Năm 1984 người này mất. Năm 1991 mẹ tôi ra Hà Nội trông con cho người con út (nhưng vẫn về quê trông nom nhà cửa và giỗ tết). Năm 1996 người con dâu thứ ba đã tự ý kê khai và đã được cấp sổ đỏ đối với diện tích đất trên mà không ai biết. Năm 2000 bà vợ cả cũng mất không có di chúc. Năm 2004 khi mẹ tôi về ở hẳn tại quê thì mới biết đất này đã được cấp sổ đỏ cho người con dâu thứ ba. Gia đình tôi đã đề nghị chuyển tên sổ đỏ sang tên mẹ tôi nhưng người này không đồng ý. Vậy mẹ tôi có được thừa kế diện tích đất của bố tôi để lại không? Việc cấp sổ đỏ cho người con dâu thứ ba như vậy có đúng không? Người này có quyền hưởng thừa kế nhà, đất này không?
Về quyền sở hữu căn nhà trên diện tích đất 550 m2 tại Hưng Yên: Căn cứ Điều 1 Luật đất đai năm 1987 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Vì vậy bố ông không có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng 550 m2 đất của tổ tiên để lại mà chỉ có quyền sở hữu đối với căn nhà trên đất. Vì bố ông lấy hai vợ và đều xảy ra trước thời điểm Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực (thời điểm bố ông lấy mẹ ông - là vợ hai vào năm 1940) nên hôn nhân của bố ông đối với bà vợ hai cũng được coi là hợp pháp. Căn cứ Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Do đó căn nhà ở Hưng Yên là tài sản chung của bố ông và hai người vợ.  Quyền thừa kế đối với phần di sản của bố ông: Năm 1979 khi bố ông mất không có di chúc nên phần tài sản của bố ông trong khối tài sản chung vợ chồng được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 2 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định: “Công dân không phân biệt nam nữ đều có quyền bình đẳng về quyền... hưởng di sản thừa kế” thì người vợ hai cũng có quyền thừa kế đối với phần di sản của bố ông như với các thừa kế khác (cụ thể là như bà vợ cả cùng các con của bố ông). Căn cứ dữ kiện ông nêu: bà vợ cả có một người con gái đã mất nhưng không có chồng con, còn vợ hai thì có bảy người con, nên những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của bố ông theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 gồm: “vợ,... con đẻ... của người chết” nên hai người vợ và bảy người con đang còn sống của người vợ hai (không có con của bà vợ cả nữa vì đã mất vào năm 1971 tức là mất trước bố ông). Cũng theo quy định nêu trên thì người con dâu thứ ba không được hưởng thừa kế vì không thuộc hàng thừa kế nào của bố ông. Nhưng vì vào thời điểm bố ông mất quyền sử dụng đất không được coi là di sản thừa kế nên những người thừa kế của bố ông chỉ có quyền hưởng thừa kế đối với căn nhà và các tài sản trên đất. Do đó tài sản trên đất được xác định là tài sản chung của những người thừa kế.  Quyền sở hữu đối với nhà và quyền sử dụng diện tích 550 m2 đất sau thời điểm bố ông mất:  Sau khi bố ông mất không có ai yêu cầu chia thừa kế mà toàn bộ nhà, đất vẫn do mẹ ông và bà vợ cả quản lý. Điều 1 Luật đất đai năm 1987 quy định: “Nhà nước giao đất cho... cá nhân (gọi là người sử dụng) để sử dụng lâu dài. Người đang sử dụng đất hợp pháp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này”. Như vậy hai bà vợ của bố ông được xác định là người sử dụng đất hợp pháp theo quy định của Luật đất đai năm 1987. Lúc đó tại quê Hưng Yên chỉ có mẹ ông, bà vợ cả cùng với vợ chồng người con thứ ba ở tại đây, còn các người con khác ở chỗ khác. Năm 1980 vợ chồng người em thứ ba đã phá nhà cũ và xây dựng nhà mới trên diện tích đất đó. Như vậy là tài sản chung (căn nhà có nguồn gốc của tổ tiên để lại) đã không còn vào thời điểm đó, trên đất có ngôi nhà - là tài sản của vợ chồng người con trai thứ ba. Còn quyền sử dụng đất là của hai bà vợ vì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật đất đai năm 1993, 1998 thì:
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/204A6-hd-quyen-thua-ke-nha-dat-cua-vo-hai-va-con-dau.html
2024-05-13T21:56:52
09:12 | 07/09/2016
Khai nhận thừa kế nhưng giấy tờ về tài sản không mang tên người để lại di sản
Gia đình tôi có 9 người, bố mẹ tôi đều đã mất, không để lại di chúc, tài sản để lại là 1 căn nhà nhưng do chị tôi đứng tên. Trong nhà ai cũng biết đó là tài sản của bố mẹ. Xin được hỏi tài sản đó nếu chia thừa kế theo pháp luật có được không?
Ðiều 634 Bộ luật Dân sự quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Nếu gia đình bạn muốn chia di sản của bố mẹ bạn thì phải xác định xem tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của bố mẹ hay không. Tài sản là ngôi nhà: Mặc dù bạn nói rằng ngôi nhà là tài sản của bố mẹ bạn nhưng về mặt pháp lý thì phải căn cứ vào giấy tờ chứng minh quyền tài sản. Vì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mang tên chị của bạn nên về pháp lý, ngôi nhà đó thuộc quyền sở hữu của chị bạn. Theo quy định của Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật liên quan thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp cho đối tượng có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà ở của chị bạn đối với ngôi nhà đó thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chị bạn nên chị bạn có toàn quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với ngôi nhà đó theo Điều 21 Luật Nhà ở: - Chiếm hữu đối với nhà ở. - Sử dụng nhà ở. - Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. …
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20563-hd-khai-nhan-thua-ke-nhung-giay-to-ve-tai-san-khong-mang-ten-nguoi-de-lai-di-san.html
2024-05-13T21:56:56
09:11 | 07/09/2016
Tranh chấp nhà đất và quyền thừa kế với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Trước khi chúng tôi kết hôn (năm 2004), vợ tôi có mua mảnh đất nông nghiệp (từ năm 2003). Sau đó vợ chồng chúng tôi xây dựng nhà ở và mở doanh nghiệp kinh doanh mua bán trên mảnh đất đó. Năm 2007, cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do một mình vợ tôi đứng tên (thời hạn sử dụng đến tháng 10/2013). Tháng 6/2012, vợ tôi qua đời không để lại di chúc. Nay cha mẹ vợ tôi định cư ở nước ngoài (quốc tịch Mỹ) về tranh chấp đòi lại đất và tài sản gắn liền với đất với lý do: ông bà cho con gái đứng tên dùm quyền sử dụng đất (nhưng ông bà không có giấy tờ gì). Vậy tôi phải giải quyết như thế nào? Đây có phải là tài sản chung của vợ chồng tôi không? Tôi và hai con có quyền thừa kế toàn bộ di sản của vợ không? Di sản được phân chia như thế nào? Người định cư nước ngoài có quyền tranh chấp và chia di sản của con không? Hiện tại quyền sử dụng đất đã thế chấp trong ngân hàng để đảm bảo khoản vay (đến tháng 6/2013 sẽ đáo hạn) nhưng trong thời kỳ tranh chấp nên tôi không đáo hạn thì ngân hàng có phát mại tài sản không? Hình thức như thế nào? Nếu phát mại thì bán theo giá quy định nhà nước hay giá thị trường? Tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Xác định quyền sử dụng/quyền sở hữu đối với nhà đất. * Quyền của bố mẹ vợ bạn đối với nhà đất nêu trên; Theo như bố mẹ vợ bạn nói thì mảnh đất trên là của ông bà và ông bà chỉ nhờ vợ bạn đứng tên giúp. Nhưng ông bà không có giấy tờ gì để chứng minh nên không thể kiểm chứng được tính xác thực. Hơn nữa, theo quy định của Luật Đất đai thì: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Tại Điều 10 Luật Đất đai cũng nêu rõ những bảo đảm cho người sử dụng đất, trong đó có việc: Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Theo đó, việc vợ bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2007 đã chứng minh vợ bạn là người sử dụng đất của mảnh đất đó; cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cấp giấy chứng nhận cho một người nếu không có căn cứ chứng minh người đó là chủ sử dụng đất. Ngay cả trong trường hợp, nếu mảnh đất đó đúng là của bố mẹ vợ bạn và họ chỉ ủy quyền cho vợ bạn thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất đó thì khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho bố mẹ vợ bạn, chứ không phải cấp cho vợ bạn. Như vậy, từ những lý lẽ mà bố mẹ vợ bạn đưa ra không thể chứng minh được họ là chủ sử dụng của mảnh đất đó, càng không thể khẳng định họ là chủ sở hữu của ngôi nhà xây trên đất (vì theo thông tin bạn cung cấp thì ngôi nhà là do vợ chồng bạn xây dựng, điều này bạn có thể đưa ra các bằng chứng để chứng minh). * Quyền của bạn đối với nhà đất (đây có phải là tài sản chung vợ chồng hay không); Đối với quyền sử dụng đất: Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình: Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Theo quy định này thì mảnh đất này do vợ bạn nhận chuyển nhượng từ năm 2003 (trước khi hai bạn kết hôn) nên căn cứ vào đó có thể xác định đó là tài sản riêng của vợ bạn. Nhưng, nếu hai vợ chồng bạn đã có văn bản thỏa thuận về việc tài sản đó là tài sản chung của hai vợ chồng thì mảnh đất đó là tài sản chung của hai vợ chồng bạn. Đối với tài sản gắn liền trên đất: Nhà ở là do hai vợ chồng bạn cùng xây dựng trong thời kỳ hôn nhân nên bạn có thể chứng minh được đó là tài sản chung của hai vợ chồng bạn (ví dụ: nguồn tiền xây nhà là do hai vợ chồng bạn cùng bỏ ra hoặc được xây dựng bằng tiền thu nhập chung của gia đình…). Lưu ý: Nếu hai vợ chồng bạn chưa lập Văn bản thỏa thuận tài sản chung vợ chồng thì việc chứng minh mảnh đất trên là tài sản chung của vợ chồng bạn là khác phức tạp. Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay quyền sử dụng đất nêu trên đang thế chấp tại ngân hàng để vay vốn. Vậy, bạn có thể viện dẫn hợp đồng thế chấp này để làm một trong những chứng cứ để xác định đó là tài sản chung hay tài sản riêng. Nếu trong hợp đồng thế chấp, chỉ có một mình vợ bạn đứng tên bên thế chấp (tức là bên chủ sử dụng tại sản) thì tại thời điểm đó, vợ chồng bạn vẫn công nhận đó là tài sản riêng của vợ bạn. Ngược lại, nếu trong hợp đồng thế chấp, bên thế chấp là cả hai vợ chồng bạn, do đó có thể coi là hai vợ chồng bạn đã ngầm thỏa thuận đây là tài sản chung của hai vợ chồng, và hai vợ chồng cùng có quyền định đoạt tài sản chung đó. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những cơ sở để bạn dựa vào để xác định, bạn cần đưa ra những căn cứ xác thực hơn để chứng minh quyền của mình đối với tài sản đó. 2. Quyền thừa kế đối với di sản do vợ bạn để lại; * Xác định di sản do vợ bạn để lại Ðiều 634 Bộ luật Dân sự quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Với trường hợp của bạn, để xác định di sản do vợ bạn để lại thì cần xác định xem quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở nêu trên là tài sản chung vợ chồng hay là tài sản riêng của vợ bạn. - Nếu là tài sản chung của vợ chồng bạn thì di sản do vợ bạn để lại là: một phần hai giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đó. - Nếu là tài sản riêng của vợ bạn thì di sản do vợ bạn để lại là: toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đó. * Những người được hưởng di sản do vợ bạn để lại Do vợ bạn không để lại di chúc nên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được xác định là di sản do vợ bạn để lại được chia cho các thừa kế theo pháp luật, được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định trên thì di sản của vợ bạn sẽ được chia cho những người sau: (i) Bạn - với tư cách là chồng của người để lại di sản; (ii) Hai con của hai vợ chồng bạn - với tư cách là con của người để lại di sản; (iii) Bố, mẹ vợ của bạn - với tư cách là bố, mẹ đẻ của người để lại di sản. (iv) các đồng thừa kế khác nếu có. Như vậy, bạn và hai con của bạn không thể hưởng toàn bộ di sản do vợ bạn để lại, trừ trường hợp: bố, mẹ vợ của bạn và những người thừa kế khác (nếu có) từ chối nhận di sản theo Điều 642 Bộ luật Dân sự hoặc thuộc trường hợp những người không được quyền hưởng di sản theo Điều 643 Bộ luật Dân sự. Bạn cũng lưu ý là: Bố mẹ vợ của bạn mặc dù đã nhập quốc tịch Mỹ nhưng không vì thế mà bị mất đi quyền hưởng di sản thừa kế của con gái họ. * Phân chia di sản thừa kế Theo quy định tại Khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Nếu mặc nhiên coi những người thừa kế của vợ bạn gồm 05 người là: bạn, hai con, bố mẹ vợ thì khi phân chia di sản, di sản của vợ bạn được chia thành 05 phần bằng nhau và chia đều cho mỗi người thừa kế. Việc phân chia di sản có thể căn cứ vào Ðiều 685 Bộ luật Dân sự về phân chia di sản theo pháp luật:Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Khi chia di sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của vợ bạn thì gia đình nên lưu ý đến trường hợp của bố mẹ vợ bạn, cụ thể như sau: Vì bố mẹ vợ bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên khi nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì sẽ có hai khả năng: - Khả năng thứ nhất: Bố mẹ vợ bạn có quyền đứng tên chủ sử dụng/sở hữu đối với phần di sản là một phần nhà đất do vợ bạn để lại. Khi cùng các đồng thừa kế khác tiến hành phân chia di sản thừa kế thì bố mẹ vợ bạn có quyền làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu/quyền sở hữu đối với phần nhà đất mà mình được hưởng thừa kế. Nhưng để được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bố mẹ vợ bạn phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung điều 126 Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai: “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: a) Người có quốc tịch Việt Nam; b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. 2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.” - Khả năng thứ hai: Nếu bố mẹ vợ bạn không đáp ứng được điều kiện nêu trên thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được hưởng thừa kế, mà chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó (theo Khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai; Điều 72 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở). Trong trường hợp này, bạn có thể thương lượng với bố mẹ vợ về việc: bạn sẽ nhận toàn bộ nhà đất là di sản do vợ bạn để lại, đồng thời bạn sẽ thanh toán cho bố mẹ vợ bạn giá trị phần di sản mà họ được hưởng bằng tiền. 3. Liên quan đến vấn đề quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nêu trên đang thế chấp tại Ngân hàng. * Việc bạn không trả nợ Ngân hàng khi đến hạn. Ðiều 355 Bộ luật Dân sự quy định: Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp. Do vậy, nếu đến hạn trả nợ (tháng 6/2013), bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc gia hạn trả nợ hoặc thỏa thuận khác. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc tranh chấp nhà đất của gia đình bạn không có liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của bạn đối với Ngân hàng, cho dù thế nào đi nữa thì bạn vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình với Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký. Chính vì vậy, bạn nên hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, tránh những thiệt hại không đáng có cho mình, như: phải trả lãi quá hạn, chịu phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ,  việc xử lý tài sản sẽ rất phức tạp.... * Phương thức xử lý tài sản bảo đảm: Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo Điều 336 Bộ luật Dân sự: xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận (Điều 59 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm): Bán tài sản bảo đảm; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ; Phương thức khác do các bên thoả thuận. * Giá bán tài sản thế chấp
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/206BE-hd-tranh-chap-nha-dat-va-quyen-thua-ke-voi-nguoi-viet-nam-dinh-cu-o-nuoc-ngoai.html
2024-05-13T21:56:58
09:10 | 07/09/2016
Quyền lợi của những người thừa kế khác trong trường hợp quyền sử dụng đất của người chết để lại đã được cấp giấy chứng nhận mang tên một trong các thừa kế
Ông bà nội tôi sinh ra được 02 người con trai và một người gái con nuôi. Năm 1982 ông nội tôi mất, năm 2004 bà nội tôi mất. Khi còn sống ông bà nội mua một mảnh đất và bố mẹ tôi sinh sống trên đó; đồng thời mua một mảnh đất khác (giấy tờ mua bán đứng tên chú tôi) và cho chú tôi sinh sống trên đó. Trước khi ông bà nội tôi mất không để lại di chúc mà chỉ để lại di ngôn rằng: Ai đang ở đâu thì cứ ở đó. Năm 2007 mảnh đất bố mẹ tôi đang sống đã được UBND huyện cấp sổ đỏ cho bố mẹ tôi. Năm 2007 chú tôi mất. Năm 2008 bố mẹ tôi đã cho gia đình chú 01 thửa đất 31m2 (Hiện người con trai thứ 2 của chú đã xây nhà và ở từ đó cho tới nay) nhưng chưa tách thửa được vì đây là đất xen kẹt chưa làm được sổ đỏ. Nay, bố mẹ tôi đang có ý định tách thửa đất (được cấp sổ đỏ năm 2007) nhưng thím tôi đã gửi đơn sang Ban địa chính xã đề nghị tạm dừng việc chia tách và đưa ra yêu cầu trong trường hợp gia đình tôi không cho hẳn thửa đất mà người con trai thứ 2 đang sử dụng thì sẽ đề nghị chia mảnh đất ông bà để lại với lý do mảnh đất gia đình chú đang ở là do chú thím mua và chú thím chưa được hưởng đất của ông bà. - Việc đề nghị tạm dừng chia tách đối với mảnh đất mà bố mẹ tôi đang sở hữu của thím tôi có đúng không? - Gia đình thím tôi còn quyền được hưởng thừa kế đối với mảnh đất mà bố mẹ tôi đang sở hữu hay không? - Cách xử lý đối với tình huống trên sẽ như thế nào cho phù hợp. Chân thành cảm ơn.
1. Quyền hưởng thừa kế của nhà thím bạn đối với mảnh đất hiện nay đang thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn a. Về việc thừa kế di sản của ông bà bạn Theo thông tin bạn cung cấp thì khi ông bà nội bạn mất không để lại di chúc mà chỉ để lại di ngôn rằng: Ai đang ở đâu thì cứ ở đó. Vậy, đây có phải là di chúc bằng miệng hay không? Và di chúc đó có hợp pháp không? Khoản 1 Điều 649 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức của Di chúc như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong trường hợp phải lập di chúc bằng miệng thì phải tuân thủ quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự: - Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. - Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Di chúc bằng miệng hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; - Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. (Theo khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự) - Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. (khoản 1 Điều Điều 652 Bộ luật Dân sự). Đối chiếu với các quy định trên thì việc ông bà nội bạn để lại di ngôn chỉ được coi là di chúc bằng miệng hợp pháp khi có ít nhất hai người làm chứng và di ngôn đó phải được ghi chép, có chữ ký của những người làm chứng đó và phải được công chứng, chứng thực. Nếu không có bất kỳ văn bản giấy tờ nào về việc thể hiện ý chí của ông bà bạn như nêu trên thì coi như không có di chúc và di sản ông bà bạn để lại chia cho những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Trong trường hợp nêu trên, chú bạn (khi còn sống) với tư cách là con đẻ của ông bà bạn sẽ được hưởng di sản thừa kế mà ông bà bạn để lại. Nay, khi chú đã chết thì những người thừa kế của chú (là vợ, con của chú …) sẽ được hưởng phần di sản đó. Như vậy, thím và các con của thím bạn sẽ có quyền nhận di sản mà ông bà bạn để lại (phần di sản mà chú bạn được hưởng khi còn sống). b. Quyền thừa kế của gia đình thím bạn đối với mảnh đất mà hiện nay bố mẹ bạn đã đứng tên quyền sử dụng Hiện nay, mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố mẹ bạn nên về pháp lý, nhà nước đã công nhận quyền sử dụng của bố mẹ bạn đối với mảnh đất đó. Tuy nhiên, nếu thím bạn có tranh chấp về mảnh đất đó thì quyền sử dụng của bố mẹ bạn đối với mảnh đất đó có thể bị xem xét lại. Mảnh đất đó có nguồn gốc do ông bà bạn mua nên khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình thì bố mẹ bạn cần có giấy tờ chứng minh quyền được đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật (như giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất). Bạn có thể tìm hiểu xem khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng mảnh đất đó thì bố mẹ bạn có đầy đủ giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật hay không. Nếu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì cho dù có tranh chấp của thím bạn thì quyền sử dụng của bố mẹ bạn cũng không bị ảnh hưởng. Quyền sử dụng mảnh đất này cũng không còn được coi là di sản của ông bà bạn để lại để chia theo pháp luật nữa. Nếu việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố mẹ bạn thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật thì Giấy chứng nhận đó có thể bị thu hồi. Điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có quy định liên quan đến vấn đề này như sau: Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp mà có văn bản của cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp trái với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bố mẹ bạn thì thu hồi và mảnh đất đó được xác định là di sản thừa kế do ông bà bạn để và được chia thừa kế theo quy định của pháp luật thì gia đình thím bạn sẽ có quyền tham gia việc phân chia di sản đó. 2. Việc thím bạn đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm dừng chia tách đối với mảnh đất mà của bố mẹ bạn Như trên đã chỉ ra hai vấn đề: (i) Di ngôn của ông bà bạn để lại có thể sẽ không được coi là di chúc bằng miệng hợp pháp và di sản của ông bà bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật; gia đình thím bạn cũng có quyền nhận di sản do ông bà bạn để lại. (ii) Mảnh đất có nguồn gốc do ông bà nội bạn để lại nên khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bố mẹ bạn phải cung cấp giấy tờ chứng minh về việc được sử dụng hợp pháp. Từ hai vấn đề nêu trên thì việc thím bạn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm dừng thủ tục chia tách mảnh đất của bố mẹ bạn là có cơ sở; đồng thời thím bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét về quyền lợi của gia đình thím bạn đối với mảnh đất nêu trên theo quy định của pháp luật. 3. Việc giải quyết đối với trường hợp mà bạn nêu Việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp trong gia đình thì tự hòa giải luôn là lựa chọn đầu tiên mà các bên cần hướng tới. Vì mấu chốt trong mâu thuẫn của gia đình bạn là việc bố mẹ bạn chưa thể làm thủ tục sang tên 31m2 đất xen kẹt cho con trai của thím nên gia đình bạn có thể thỏa thuận thêm về vấn đề này.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20789-hd-quyen-loi-cua-nhung-nguoi-thua-ke-khac-trong-truong-hop-quyen-su-dung-dat-cua-nguoi-chet-de-lai-da-duoc-cap-giay-chung-nhan-mang-ten-mot-trong-cac-thua-ke.html
2024-05-13T21:56:59
09:10 | 07/09/2016
Người thừa kế giết chết một đồng thừa kế khác trước khi người để lại di sản chết
Di chúc chỉ ghi 1/2 tài sản chia cho 2 người là T và B. Do mâu thuẩn tình cảm nên T đã giết B trước khi người để lại di chúc chết, T bị phạt tù 15 năm vì tội giết người . Vậy T có được hưởng di sản không và hưởng bao nhiêu nếu toàn bộ di sản của người lập di chúc là 960 triệu. Di sản sau khi chia cho T còn lại sẻ được chia như thế nào biết ông T còn có 1 vợ và 3 con đẻ 1 con dâu.
Trường hợp bạn hỏi chúng tôi xin giải đáp như sau: Thứ nhất, về việc T còn được quyền thừa kế hay không Pháp luật dân sự phần Thừa kế quy định những người không được quyền hưởng di sản như sau: Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Theo như bạn nói, T đã giết B, là người cũng có quyền thừa kế, như vậy đã vi phạm điểm c, khoản 1 Điều 643 nêu trên, thuộc vào trường hợp không được quyền hưởng di sản. Mặc dù thông tin bạn cung cấp có nêu rõ là T giết B trước khi người có tài sản để lại chết, nhưng không nói rõ là người để lại tài sản có biết được hành vi đó của T hay không (ví dụ trường hợp: người để lại tài sản sinh sống ở một nơi xa với B và T hoặc hành vi của T không bị phát hiện và xử lý ngay trước khi người để lại di sản còn sống…). Vậy, tôi sẽ chia ra 2 trường hợp để bạn tiện tham khảo. Trường hợp 1: Người để lại di sản biết việc T giết B nhưng vẫn không sửa lại di chúc và vẫn để cho T được hưởng di sản, vậy, căn cứ theo khoản 2 nên trên, nếu người để lại di sản sau khi T giết B vẫn không thay đổi lại nội dung di chúc thì T vẫn có quyền hưởng thừa kế. Trường hợp 2: Vì lý do khách quan, người để lại di sản không biết việc T giết B. Trường hợp này căn cứ theo khoản 1 Điều 643 nêu trên thì T không được quyền hưởng di sản thừa kế. Thứ hai, về vấn đề tài sản được chia như thế nào nếu tổng giá trị tài sản là 960 triệu. Tôi cũng sẽ căn cứ theo 02 trường hợp nêu trên để giải quyết. Di chúc ghi ½ tài sản chia cho T và B, vì bạn không cung cấp rõ thông tin người để lại tài sản có những ai thuộc hàng thừa kế nên tôi chỉ nói về vấn đề chia tài sản  cho T và B. Chia theo trường hợp 1: ½ khối tài sản ở đây, tức là có 480 triệu, di chúc ghi chia cho T và B mà không nói rõ chia như thế nào thì được hiểu là chia đôi, T và B mỗi người được một nửa, vậy T sẽ được 240 triệu. Còn lại 240 triệu đáng lẽ thuộc quyền thừa kế của B, nhưng do B đã chết trước cả người để lại tài sản, pháp luật dân sự quy định vấn đề này như sau: Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc 1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. 2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; .... Như vậy, theo quy định trên thì phần di chúc liên quan đến B sẽ không có hiệu lực pháp luật, khối tài sản 240 triệu còn lại sẽ không chia theo di chúc mà chia theo pháp luật, căn cứ quy định sau: Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, một nửa phần tài sản còn lại không quy định trong di chúc (480 triệu) và phần tài sản liên quan đến quyền thừa kế của B (240 triệu) sẽ được chia theo pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về những người được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật như sau: Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, căn cứ quy định trên, những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản sẽ được chia theo quy định pháp luật khối tài sản trị giá (480 + 240 = 720 triệu). Chia theo trường hợp 2: Do T đã bị tước quyền thừa kế, B chết trước khi người để lại di sản chết, nên phần di chúc liên quan đến T và B không có hiệu lực pháp luật. Vậy, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 675 nêu trên thì khối tài sản 480 triệu theo di chúc để lại cho T và B sẽ được mang ra chia theo pháp luật như trường hợp trên. Có nghĩa là những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật sẽ được chia theo quy định pháp luật khối tài sản trị giá 960 triệu.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20773-hd-nguoi-thua-ke-giet-chet-mot-dong-thua-ke-khac-truoc-khi-nguoi-de-lai-di-san-chet.html
2024-05-13T21:57:01
09:08 | 07/09/2016
Quyền sử dụng đất chia thừa kế
Năm 1976, ông tôi ở quê có mua lô đất ở Đà Nẵng bằng giấy viết tay, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Do ông có nhà đất ở quê nên khi giải phóng ông về quê ở và lô đất ông mua thì em ông ở nhưng không có ràng buộc giấy tờ ủy quyền hay nhờ trông hộ. Từ 1976 đến nay người em của ông sống trên mảnh đất, kê khai đất đai đứng tên mình theo đúng hộ khẩu, nộp thuế đầy đủ và lô đất đó người em của ông đứng tên trên sổ mục kê địa chính và bản đồ địa chính. Bây giờ ông tôi đòi lấy đất để chia thừa kế cho con cháu. Xin hỏi: 1. Từ 1976 đến nay (sau gần 35 năm) ông tôi không ở trên lô đất, không có hộ khẩu tại địa phương nơi có lô đất, ông không hề thực hiện nghĩa vụ thuế đối với lô đất, không có tên trên sổ mục kê địa chính lô đất thì lô đất đó là tài sản của ông để chia thừa kế hay là tài sản của người trực tiếp quản lý, sử dụng lô đất và nộp thuế đất. 2. Nếu ông tôi lấy được lô đất đó thì ông tôi hoặc các thừa kế có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có phải nộp tiền sử dụng đất không?
Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm năm 1976, cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đất của ông bạn được xác lập năm 1976, đến nay vẫn chưa có văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác, và ông bạn vẫn giữ hợp đồng mua lô đất nên mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sử dụng của ông bạn. Trường hợp của ông bạn và người em của ông không có tranh chấp thì ông bạn có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3, Điều 49, điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật Đất đai, nếu có “Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993”. Do đó, ông bạn có thể dùng giấy tờ mua bán đất cũ, xin xác nhận của UBND xã, phường nơi quản lý lô đất đó xác nhận đất không có tranh chấp và đã được sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Khi có xác nhận của UBND xã, phường xác nhận, ông bạn có thể thực hiện việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trình tự thủ tục được quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP. Trường hợp này ông bạn không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, điều 50 Luật Đất đai 2003. Trường hợp người em của ông bạn không đồng ý, xảy ra tranh chấp ông bạn có thể khởi kiện đòi lại đất của mình. Theo quy định tại Điều 261, Bộ luật Dân sự 2005: “Các quyền được quy định tại các điều từ Điều 255 đến Điều 260 của Bộ luật dân sự (quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ tài sản, quyền đòi lại tài sản,...) cũng thuộc về người tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề hoặc theo căn cứ khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận.”
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/207B3-hd-quyen-su-dung-dat-chia-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:03
09:08 | 07/09/2016
Quyền thừa kế đối với trường hợp người để lại di sản đã chết trước năm 1978
Ông bà nội tôi mất trước năm 1978, khi mất có để lại mảnh đất và ngôi nhà xây từ 1962 và không để lại di chúc gì. Ông bà nội tôi sinh được mấy người con thì: Bố tôi là con trưởng nhưng đã mất năm 2005; một chú là liệt sỹ chống mỹ; một chú mất năm 2002. Hiện tại còn một cô và một chú (A). Đến năm 2011 tôi mới biết chú A đã tự làm sổ đỏ đối với mảnh đất do ông bà để lại (mang tên chú và con trai chú) từ năm 2002. Xin hỏi về góc độ luật pháp chúng tôi có còn quyền gì không và nên giải quyết như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn!
Từ câu hỏi của bạn chúng tôi có thể đưa ra mấy vấn đề như sau: Vấn đề thứ nhất: Xác định bạn có quyền lợi, nghĩa vụ gì đối với nhà đất là di sản thừa kế do ông bà bạn để lại? Vì ông bà bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật theo Điều 676 Bộ luật Dân sự: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định nêu trên thì bố bạn là một trong những người thừa kế theo pháp luật của ông bà bạn; nhưng do bố bạn đã chết (chết sau ông bà) nên phần thừa kế mà bố bạn được hưởng từ ông bà bạn (nếu còn sống) sẽ được chia cho những đồng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của bố bạn. Như vậy, bạn với tư cách là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn (trường hợp bố bạn không để lại di chúc) sẽ có quyền đối với phần di sản mà bố bạn được hưởng của ông bà, tức là có quyền, nghĩa vụ liên quan đến nhà đất do ông bà bạn để lại. Về hướng giải quyết đối với trường hợp bạn nêu thì cần xác định rõ: bác bạn và các đồng thừa kế khác đã chia thừa kế hay chưa?… Vì bạn không nêu rõ trong câu hỏi nên chúng tôi đưa ra hai khả năng (nêu tại vấn đề thứ hai và vấn đề thứ ba) dưới đây: Vấn đề thứ hai: Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Nếu bác bạn và các đồng thừa kế khác đã tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật để tiến hành khai nhận, phân chia di sản thừa kế mà không có sự tham gia của bạn thì bạn có quyền khởi kiện đến tòa án để đòi quyền lợi của mình. Tuy nhiên, khi khởi kiện, bạn phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự về thời hiệu (Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự - Điều 154 Bộ luật Dân sự). Đối với trường hợp của bạn, do ông bà bạn mất trước năm 1978 nên thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2.2 Điều 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế"”. Cụ thể như sau: “Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản. Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được quyền khởi kiện trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thời gian bị trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện. Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này” (Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế số 44-LCT/HDDNN8 ngày 30/8/1990). Theo thông tin bạn cung cấp thì ông bà bạn mất trước năm 1978, tính từ đó đến nay đã hơn 10 năm nên thời hiệu để bạn khởi kiện về thừa kế đã hết. Như vậy bạn không còn quyền khởi kiện yêu cầu xác nhận quyền thừa kế liên quan đến nhà đất do ông bà bạn để lại nữa. Vấn đề thứ ba: Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Như trên đã nêu, thời hiệu để bạn khởi kiện về quyền thừa kế đã hết nhưng Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn về trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cụ thể như sau: - Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: + Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. + Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. + Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. - Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền...thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản. Để giải quyết theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nêu trên, bạn phải có được sự đồng thuận của tất cả các đồng thừa kế đối với di sản do ông bà nội bạn để lại, trong đó có chú A, cô của bạn và những đồng thừa kế khác (nếu có).
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/207B2-hd-quyen-thua-ke-doi-voi-truong-hop-nguoi-de-lai-di-san-da-chet-truoc-nam-1978.html
2024-05-13T21:57:04
09:08 | 07/09/2016
Yêu cầu có chữ ký của bà nội, các anh chị em của bố trong văn bản thừa kế di sản do bố để lại
Nhà tôi có 2 lô đất trên giấy chứng nhận mang tên bố tôi. Bố tôi đã mất vào năm 2005, gia đình muốn làm thừa kế sang tên mẹ tôi nhưng phòng công chứng của huyện tôi yêu cầu phải có bà nội, các em của bố tôi ký vào văn bản thì mới làm được. Vậy tôi muốn hỏi phòng công chứng căn cứ vào quy định pháp luật nào để làm vậy?
Thừa kế và thủ tục phân chia di sản thừa kế được quy định rất cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Công chứng 2007 và các văn bản hướng dẫn. Khi có yêu cầu công chứng văn bản thừa kế, công chứng viên phải căn cứ vào các quy định pháp luật để xác định di sản, những người thừa kế…, đồng thời hướng dẫn thủ tục, hồ sơ để những người thừa kế chuẩn bị cho việc khai nhận/phân chia di sản. Người thừa kế được xác định theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc thì di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 676 BLDS: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Từ quy định nêu trên có thể thấy, khi bố bạn mất, di sản do bố bạn để lại được chia cho: ông nội, bà nội, mẹ bạn, các anh chị em nhà bạn (là con của bố bạn) và các đồng thừa kế khác nếu có. Như vậy, công chứng viên yêu cầu bà bạn (một trong những người thừa kế) ký vào văn bản thừa kế là đúng. Còn về việc yêu cầu cả các anh chị em của bố bạn ký vào hợp đồng thì cũng có thể có trường hợp này. Đó là trường hợp bố bạn để lại di chúc định đoạt tài sản cho anh chị em của mình. Ngoài ra còn có trường hợp anh chị em của bố bạn được hưởng thừa kế thay cho ông nội bạn. Vì trong câu hỏi bạn không thấy nói về ông nội bạn (cũng là một trong những đồng thừa kế theo pháp luật của bố bạn) nên chúng tôi giả sử trường hợp ông bạn đã mất thì: - Nếu ông mất trước bố bạn thì ông sẽ không được hưởng di sản do bố bạn để lại. Như vậy sẽ không có việc hưởng thay như trên.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20D0D-hd-yeu-cau-co-chu-ky-cua-ba-noi-cac-anh-chi-em-cua-bo-trong-van-ban-thua-ke-di-san-do-bo-de-lai.html
2024-05-13T21:57:06
09:05 | 07/09/2016
Quyền thừa kế của con khi bố mất không để lại di chúc
Chú tôi mua đất làm nhà rồi lấy thím tôi. Chú thím tôi sinh được 2 người con gái. Sau đó chú tôi bị bệnh rồi mất không để lại di chúc gì? Hiện nay thím tôi lại có con ngoài giá thú với người đàn ông khác, các em tôi còn nhỏ. Đất và nhà chú tôi để lại chưa được cấp sổ đỏ nhưng đã có sơ đồ thửa đất mang tên chú. Hiện nay thím tôi đã đề nghị cấp sổ mới mang tên thím. Vậy tôi hỏi 2 em tôi sau này lớn nên nếu đi lấy chồng rồi nhưng thím tôi lại để lại nhà và đất cho đứa em trai ngoài giá thú thì 2 em tôi có được đòi hỏi quyền lợi gì từ mảnh đất và ngôi nhà do bố chúng để lại không?
Câu hỏi của bạn khá phức tạp, chúng tôi xin được tư vấn như sau: Như bạn đã nêu, nhà và đất là do chú bạn có được trước khi kết hôn, như vậy có thể coi là tài sản trước hôn nhân, tài sản này có thể trở thành tài sản chung của vợ chồng nếu người chồng đồng ý nhập nó vào khối tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp bạn nói, do chú bạn chưa làm sổ đỏ, điều này có thể hiểu là chú bạn chưa nhập khối tài sản nói trên vào tài sản chung của vợ chồng. Để bạn hiểu rõ hơn thì chế độ tài sản chung của vợ chồng được qui định tại các điều 27, 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng). Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết). Từ những phân tích trên, việc thím bạn để nghị cấp sổ mới đứng tên thím là sai quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các cơ quan hữu quan do không rõ nguồn gốc tài sản cũng như sự việc vẫn cấp sổ đỏ cho thím bạn. Vì vậy, để tránh rắc rối về thời hiệu khởi kiện cũng như tranh chấp sau này, chúng tôi tư vấn bạn như sau: Khởi kiện ra tòa yêu cầu chia thừa kế giá trị căn nhà và mảnh đất đó, hoặc có thể mời gia đình và thím bạn họp gia đình để nói về việc phân chia tài sản, do đây là tài sản riêng của chú bạn, chú bạn mất đi không để lại di chúc nên sẽ chia theo pháp luật về thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định về những người được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, theo quy định này, giá trị khối tài sản của chú bạn sẽ được chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: thím bạn, ông bà nội bạn – bố mẹ chú (nếu còn sống vào thời điểm chia thừa kế), cha mẹ nuôi của chú bạn (nếu có và còn sống vào thời điểm chia thừa kế), 2 cháu gái của bạn và con nuôi của chú bạn (nếu có và còn sống vào thời điểm chia thừa kế). Những người này được hưởng các phần bằng nhau. Và như vậy, thím bạn chỉ được làm sổ đỏ trên phần diện tích mà thím bạn được hưởng thừa kế và quản lý cả phần thừa kế của 2 cháu bạn nhưng không có quyền định đoạt tài sản đó (bán, chuyển nhượng, để thừa kế...).
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20A09-hd-quyen-thua-ke-cua-con-khi-bo-mat-khong-de-lai-di-chuc.html
2024-05-13T21:57:08
09:04 | 07/09/2016
Thủ tục sang tên giấy tờ nhà đất do được thừa kế chung
Nhà tôi có 2 anh em hiện đang ở chung trong một căn hộ 17m2. Hiện nay bố mẹ tôi đã qua đời, không làm di chúc để lại, mà giấy chứng nhận đất ở lại đứng tên bố mẹ tôi. Hiện tôi muốn đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên chồng tôi thì tôi phải làm thế nào để sau này hai anh em cùng xây nhà trên mảnh đất đó.
Theo thông tin bạn cung cấp, nhà chồng bạn có hai anh em hiện đang cùng chung sống trong căn hộ do bố mẹ chồng bạn đứng tên trước khi qua đời. Bố mẹ chông bạn mất đi mà không để lại di chúc, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản của bố mẹ chồng bạn (sau đây gọi là căn nhà) sẽ được chia theo pháp luật. Điều 674 Bộ luật Dân sự quy định “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Bộ luật Dân sự 2005 quy định về những người được thừa kế theo pháp luật như sau: Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, trong trường hợp này, chồng bạn và em chồng bạn cùng có quyền hưởng tài sản thừa kế ngang nhau đối với căn nhà nói trên. Để đối tên giấy tờ nhà đất từ tên bố mẹ chồng bạn sang tên vợ chồng bạn thì phải làm thủ tục nhận tài sản thừa kế và em chồng bạn phải đồng ý việc vợ chồng bạn đứng tên mới trong giấy tờ nhà đất thông qua việc làm văn bản ủy quyền có công chứng, chứng thực. Các thủ tục bao gồm: + Khai nhận di sản; + Thỏa thuận phân chia di sản; + Làm giấy ủy quyền của em trai bạn cho vợ chồng bạn được đứng tên. Bước 1: Bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng: Quy trình khai nhận di sản tại phòng công chứng: Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau: Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ chồng bạn, của chồng bạn và của em trai bạn Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện) Giấy chứng tử của cha, mẹ bạn Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…). Số lượng hồ sơ: 1 bộ. Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng. Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Bước 2: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục sau: - Bước 1: Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp. - Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); - Bước 3: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này). - Bước 4: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước. Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở - Các giấy tờ về thừa kế như: Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước); - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản; - Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân). -Giấy chứng tử; - Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất. Bạn có thể liên hệ với Phòng Tài Nguyên Môi Trường nơi miếng đất đó tọa lạc để biết rõ hơn về trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20A39-hd-thu-tuc-sang-ten-giay-to-nha-dat-do-duoc-thua-ke-chung.html
2024-05-13T21:57:10
09:03 | 07/09/2016
Ủy quyền đứng tên quyền sử dụng đất do thừa kế
Tôi muốn hỏi, những người trong dòng họ đồng ý ủy quyền cho tôi được đứng tên quyền sử dụng đất của ông nội để lại, sau khi đứng tên quyền sử dụng đất thì tôi có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng hay không? Nếu có thì có thông qua sự đồng ý của dòng họ hay không? Nếu như sau khi được dòng họ ủy quyền thì tôi có quyền tự quyết định hay phải thông qua ý kiến của dòng họ?...
Theo quy định của Điều 106 Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng cho người khác khi có các điều kiện: a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. Thủ tục và hồ sơ chuyển nhượng theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2003. Về hồ sơ chuyển nhượng được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 127 đã nêu. Cụ thể: “Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất”. Theo quy định hiện hành về thủ tục chuyển nhượng nêu trên, bạn với tư cách là người sử dụng đất đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không cần có văn bản thể hiện sự đồng ý của những người khác không có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Ở đây cần lưu ý là bạn đã là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bạn đã được xác định là người thừa kế đối với tài sản là quyền sử dụng đất và đã thực hiện xong thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất do thừa kế theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2003. Tuy nhiên, như bạn trình bày, những người trong dòng họ đã ủy quyền cho bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trước hết, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về thừa kế, cần xác định rõ chỉ những người thừa kế của ông nội bạn mới có thẩm quyền liên quan đến di sản thừa kế mà không phải tất cả những người trong dòng họ. Việc xác định những người thừa kế cụ thể phụ thuộc vào việc thừa kế tài sản của ông nội bạn là theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật. Bạn không nói rõ nội dung của ủy quyền đó như thế nào, ngoài ra liệu có thỏa thuận nào giữa bạn và những người thừa kế để bạn có thể làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký quyền sử dụng đất. Đó là những thông tin cần thiết để xác định nghĩa vụ của bạn với những người thừa kế liên quan đến tài sản là quyền sử dụng đất đó.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20B87-hd-uy-quyen-dung-ten-quyen-su-dung-dat-do-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:11
09:02 | 07/09/2016
Muốn tặng cho diện tích đất được thừa kế có điều kiện
Tôi có 120m2 đất được hưởng từ di chúc của anh trai tôi, đã tách thửa và đứng tên vợ chồng tôi. Trong di chúc có ghi chỉ để ở mà không được chuyển nhượng nhưng vợ chồng tôi không có nhu cầu sử dụng mảnh đất đó nên muốn cho cháu gái tôi mảnh đất trên. Con trai của anh tôi đã gửi đơn lên Sở Tài nguyên môi trường để nhờ can thiệp không cho vợ chồng tôi thực hiện việc tặng cho mảnh đất này. Xin hỏi theo pháp luật vợ chồng tôi có quyền tặng cho mảnh đất này hay không?
Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi xin được trả lời như sau: Căn cứ Điều 697 Bộ luật Dân sự 2005 về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Từ đó, có thể hiểu khái niệm “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất” như sau: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường được gọi là mua bán đất, bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất gọi là bên bán đất, bên nhận chuyển nhượng gọi là bên mua.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20C89-hd-muon-tang-cho-dien-tich-dat-duoc-thua-ke-co-dieu-kien.html
2024-05-13T21:57:13
09:02 | 07/09/2016
Xin hỏi về thừa kế tài sản
Con trai tôi tên là T có 02 người vợ; người vợ thứ nhất tên là H sinh được 02 người con A và B (cháu lớn A năm nay 16 tuổi, cháu nhỏ B năm nay 13 tuổi) và đã ly dị. Tài sản đã được phân chia, con cái mỗi người nuôi 01 cháu, cháu lớn A sống với anh T (cha của A), cháu nhỏ B sống với chị H (mẹ của B). Sau khi ly dị được 3 năm thì anh T lấy người vợ thứ 2 tên là G và sinh được 02 người con C và D (cháu lớn C năm nay 08 tuổi, cháu nhỏ D năm nay 6 tuổi). Anh T đã chết do một tai nạn cách đây 3 năm và có để lại cho người vợ thứ 2 chị G cùng 3 con A, C và D một lượng tài sản lớn. Nhưng hiện nay chị G (mẹ kế của A) hàng ngày đều tìm cách la mắng, đánh đuổi A ra khỏi nhà và không cho A đi học. Chị G đang tìm cách bán toàn bộ số tài sản hiện có và mang theo hai đứa con C và D đi nơi khác sinh sống, bỏ A lại cho tôi và các chú nuôi. Tôi là bà nội của A, muốn bảo vệ quyền lợi, tài sản cho cháu mình là A thì tôi phải làm gì? Mong Quý cơ quan tư vấn!
1. Về việc thừa kế Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự về thừa kế theo pháp luật thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Do đó nếu con trai của bạn mất không để lại di chúc thì tài sản mà con bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật theo thứ tự hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Từ quy định trên có thể xác định rằng: khi con bạn chết đi thì tất cả 4 người con của con bạn là: A, B, C, D đều thuộc diện được hưởng thừa kế của con bạn theo hàng thừa kế thứ nhất. Việc mẹ kế của A hằng ngày đánh đuổi, la mắng A thì tùy mức độ mà bạn có thể làm đơn tố cáo về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 151 Bộ luật Hình sự. 2. Về việc bảo vệ quyền lợi, tài sản của A Để bảo vệ quyền lợi, tài sản của A bạn cần hướng dẫn những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của con trai bạn (trong đó có cả bạn) đến văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của con trai bạn. Nếu bà mẹ kế của A không hợp tác trong việc khai nhận di sản thừa kế thì bạn có thể làm đơn ra tòa yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự. Điều 161 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20C1D-hd-xin-hoi-ve-thua-ke-tai-san.html
2024-05-13T21:57:15
09:00 | 07/09/2016
Quyền thừa kế của cháu, chắt. Quyền của chủ sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp
Bà ngoại tôi có mảnh đất 5.088m2 (ông ngoại đã hy sinh từ lâu). Bà ngoại tôi có 3 người con ruột và 1 người con dâu. Người con dâu này (đã chết) có 3 người con, trong đó 01 người con gái, 01 người con trai lớn là A (đã chết, người này có 01 người cháu trai là C) và con trai út là B. Năm 1987, bà ngoại tôi mất, di chúc bằng miệng để lại phần đất trên cho mẹ tôi, sau này nếu có bán không cần phải chia cho ai cả, nếu mẹ tôi muốn cho thì tùy vào ý của mẹ tôi. Hai người chị ruột của mẹ tôi cũng viết giấy đồng ý để cho mẹ tôi được thừa hưởng mảnh đất của bà ngoại tôi. Năm 1997, mẹ tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay gia đình tôi muốn bán mảnh đất trên. Nhưng A, B, C đòi mẹ tôi phải chia phần tiền bán đất ra 04 phần (mẹ tôi 1 phần và họ 03 phần). Vậy tôi xin hỏi: 1. Nếu xét về hàng thừa kế theo pháp luật thì A, B, C trên có thuộc hàng thừa kế của bà ngoại hay không? 2. Mẹ tôi là người đứng tên trên sổ đỏ, có phải mẹ tôi là người được toàn quyền định đoạt tài sản trên và không ai được quyền tranh chấp? 3. Gia đình tôi có thể gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp không?
1. Xét quyền thừa kế theo pháp luật của A, B, C Trước khi mất bà ngoại bạn có để lại di chúc nhưng bạn đang hỏi về quyền thừa kế theo pháp luật của A, B, C nên chúng tôi không xét đến tính hợp pháp hay không hợp pháp của di chúc đó. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm bà ngoại bạn mất (năm 1987), đây cũng là căn cứ để xác định những người thừa kế theo pháp luật của bà bạn. Điều 635 Bộ luật Dân sự quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Hàng thừa kế của bà ngoại bạn được xác định căn cứ vào Điều 676 BLDS: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu đối chiếu với những quy định trên thì hai người cháu nội của bà bạn (là A và B) thuộc hàng thừa kế thứ hai; và người chắt nội của bà bạn (là C) thuộc hàng thừa kế thứ ba. Những người này chỉ được hưởng di sản nếu không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nhưng, bà bạn vẫn còn 3 người con gái (hiện vẫn còn sống) nên A, B, C không được hưởng thừa kế của bà bạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi thấy rằng bà bạn còn một người con trai (gọi là X) nhưng không xác định được người trai này hiện còn sống hay đã chết (vì bạn chỉ nói đến người con dâu). Do vậy, có 3 trường hợp có thể xảy ra mà bạn cần lưu ý dưới đây: - Trường hợp thứ nhất: Người con trai X hiện nay vẫn còn sống. Như vậy, nếu xét hàng thừa kế thứ nhất của bà bạn sẽ có ba người con gái và một người con trai. Và đương nhiên, A, B, C cũng không được hưởng thừa kế như đã nêu trên. - Trường hợp thứ hai: Người con trai X đã chết nhưng chết sau bà ngoại. Như vậy, X vẫn được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của bà ngoại (vì thời điểm xác định quyền thừa kế là thời điểm bà ngoại bạn mất). Đến thời điểm này, khi phân chia di sản của bà ngoại thì X đã mất nên những người thừa kế của X (theo di chúc của X hoặc theo pháp luật tại Điều 676 BLDS) sẽ được hưởng thay phần di sản mà X được hưởng. - Trường hợp thứ ba: Người con trai X đã chết trước bà ngoại bạn. Như vậy, sẽ xét theo thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 BLDS: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Theo quy định này thì: ba người con của ông X (gồm A, B, và người con gái) sẽ được hưởng thừa kế thế vị. Do người con trai lớn của X là A đã chết nên: (i) nếu A chết trước bà ngoại thì con trai của A là C sẽ được hưởng thừa kế thế vị; (ii) nếu A chết sau bà ngoại thì A vẫn được hưởng di sản theo thế vị (vì thời điểm tính quyền hưởng di sản của A là thời điểm bà ngoại mất, lúc đó A vẫn còn sống), nếu đến thời điểm hiện tại mới chia di sản thì người thừa kế theo pháp luật của A (trong đó có C) sẽ đại diện nhận phần di sản mà A được hưởng. Trên đây là một số trường hợp có thể xảy ra, bạn có thể căn cứ vào đó và tình hình thực tế của nhà bạn để xác định quyền thừa kế của A, B, C đối với di sản do bà ngoại bạn để lại. 2. Quyền định đoạt tài sản của mẹ bạn Mẹ bạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sư dụng đất nên mẹ bạn có quyền của chủ sử dụng đất theo quy định của luật đất đai. Ngoài các quyền chung của người sử dụng đất quy định tại Điều 105 Luật Đất đai thì mẹ bạn còn có các quyền theo Điều 106 Luật Đất đai, gồm: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất khi đáp ứng những điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Trường hợp nhà bạn, đất đang có tranh chấp nên cần phải giải quyết tranh chấp đó thì mẹ bạn mới có thể thực hiện được các quyền như nêu trên. 3. Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp Với tư cách là chủ sử dụng đất, mẹ bạn được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20C8D-hd-quyen-thua-ke-cua-chau-chat-quyen-cua-chu-su-dung-dat-khi-xay-ra-tranh-chap.html
2024-05-13T21:57:17
08:59 | 07/09/2016
Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người nước ngoài. Quyền để thừa kế nhà ở của cá nhân.
Vợ chồng tôi định mua đất để xây nhà ở hoặc mua căn hộ tại Việt Nam. Chồng tôi là người nước ngoài thì có được đứng tên là chủ sở hữu ngôi nhà không? Nếu tôi là người đứng tên sở hữu thì khi tôi mất đi, chồng và con tôi có được thừa kế căn nhà không?
1. Quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài Ngày 03/6/2008, Quốc hội ra Nghị quyết số 19/2008/QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo nghị quyết thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: - Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó; - Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định; - Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; - Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam; - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở. Chồng của bạn là người nước ngoài và có kết hôn với bạn là công dân Việt Nam nên cũng thuộc đối tượng được mua nhà và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, chồng bạn phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị quyết là: Cá nhân nước ngoài phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu đáp ứng được điều kiện trên thì chồng bạn có thể làm thủ tục mua bán nhà tại Việt Nam, việc mua bán nhà ở được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở được lập bằng tiếng Việt. Khi làm thủ tục mua bán nhà, chồng bạn phải xuất trình giấy tờ để chứng minh mình thuộc diện và đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Điều 5 Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12: - Giấy tờ chứng minh đối tượng được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Cá nhân nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ sau đây: + Trường hợp là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc trong giấy tờ tương ứng với hoạt động đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn thời hạn từ một năm trở lên hoặc có giấy tờ chứng minh là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam; + Trường hợp là người được các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật doanh nghiệp thuê giữ các chức danh tổng giám đốc, giám đốc và cấp phó của doanh nghiệp hoặc trưởng, phó các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê giữ chức danh quản lý hoặc có quyết định bổ nhiệm được lập bằng tiếng Việt; + Trường hợp là người có công đóng góp với đất nước thì phải có Huân chương hoặc Huy chương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng; + Trường hợp là người có đóng góp đặc biệt cho đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực cá nhân nước ngoài có đóng góp và gửi tới Bộ Xây dựng xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép; + Trường hợp là người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, xã hội, luật sư thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ theo quy định. + Trường hợp là người có kỹ năng đặc biệt thì phải có giấy tờ xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực mà người nước ngoài có chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề); + Trường hợp là người kết hôn với công dân Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam. - Giấy tờ chứng minh điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Cá nhân nước ngoài phải có Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau khi hoàn thành thủ tục mua bán nhà theo quy định của pháp luật thì chồng bạn có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nhưng bạn cần lưu ý thời hạn sở hữu theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi hết thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đối tượng quy định tại khoản này phải bán hoặc tặng cho nhà ở đó. 2. Quyền thừa kế ngôi nhà Nếu có tài sản thuộc sở hữu của mình thì bạn có quyền để lại di sản cho chồng và con bằng cach lập di chúc. Có nhiều hình thức lập di chúc, như: - Di chúc bằng miệng; - Di chúc bằng văn bản, gồm: Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Trong di chúc, bạn có quyền: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Trường hợp bạn không thể lập di chúc để định đoạt ngôi nhà cho chồng và con bạn thì sau khi bạn chết, di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của bạn theo Điều 676 BLDS: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20D4A-hd-quyen-so-huu-nha-tai-viet-nam-cua-nguoi-nuoc-ngoai-quyen-de-thua-ke-nha-o-cua-ca-nhan.html
2024-05-13T21:57:18
08:56 | 07/09/2016
Thủ tục chuyển nhượng đất có được do thừa kế
Bà nội tôi trước khi mất có để lại cho bố và cô chú tôi một mảnh đất mà không có di chúc, nay bố và cô chú tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho tôi. Tôi xin hỏi phải làm như thế nào?
Câu hỏi của bạn ở đây được hiểu rằng bạn muốn hỏi về thủ tục chuyển nhượng mảnh đất do bố và cô chú bạn có được nhờ thừa kế tài sản từ bà nội bạn để lại cho bạn. Do những thông tin bạn cung cấp còn chung chung, tôi xin được nêu một vài vấn đề trước khi tư vấn cho bạn về thủ tục. Cụ thể như sau: Theo bạn nói, bà nội bạn để lại cho bố và cô chú bạn mảnh đất nhưng không có di chúc. Xét theo pháp luật về thừa kế, có một số vấn đề có thể phát sinh như sau: Vì bà bạn không để lại di chúc, bạn cũng không nói rõ ngoài mảnh đất trên, bà bạn còn tài sản nào khác không? ngoài bố và cô chú bạn, trong gia đình còn có ai được quyền thừa kế nữa không? Về vấn đề này, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: Điều 674 Bộ Luật Dân sự quy định “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Bộ luật Dân sự 2005 quy định về những người được thừa kế theo pháp luật như sau: Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, bạn có thể căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 676 nêu trên để liệt kê ra được những người có quyền hưởng thừa kế tài sản của bà bạn. Tôi chia thành 02 trường hợp như sau: - Trường hợp 1: Khối tài sản của bà bạn ngoài mảnh đất còn có những tài sản khác và những người thừa kế ngoài bố và cô chú bạn còn có những người khác. Lúc này, căn cứ khoản 2 Điều 676 nêu trên, khối tài sản trên sẽ được chia cho mỗi người một phần bằng nhau, nếu các đồng thừa kế không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án nơi có mảnh đất chia. - Trường hợp 2: Tài sản bà bạn để lại chỉ có mảnh đất và bố bạn và cô chú bạn là những người thừa kế duy nhất. Lúc này, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn sẽ được tiến hành như sau: Đầu tiên, để chuyển nhượng được cho bạn thì bố và cô chú bạn (sau đây gọi tắt là các đồng thừa kế) phải làm thủ tục nhận tài sản thừa kế và các đồng thừa kế phải thống nhất về việc ủy quyền cho một người đứng tên mới trong giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua việc làm văn bản ủy quyền có công chứng, chứng thực. Các thủ tục bao gồm: + Khai nhận di sản; + Thỏa thuận phân chia di sản; + Làm giấy ủy quyền của các đồng thừa kế cho một người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thủ tục đất sau này. Bước 1: Các đồng thừa kế phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng: Quy trình khai nhận di sản tại phòng công chứng: Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau: Sơ yếu lý lịch của những người được nhận di sản thừa kế CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ chồng bạn, của chồng bạn và của em trai bạn Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện) Giấy chứng tử của cha, mẹ bạn Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của bà nội bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…). Số lượng hồ sơ: 1 bộ. Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản (bà nội bạn) thường trú cuối cùng. Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản Vào ngày hẹn, người thừa kế (lúc này là người được các đồng thừa kế ủy quyền theo văn bản đã được công chứng) mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Bước 2:Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, người đại diện của các đồng thừa kế tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục sau: -  Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp. - Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); - Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này). - Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước. Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Các giấy tờ về thừa kế như: Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước); - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất của người để lại di sản; - Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân). - Giấy chứng tử; - Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất. Lệ phí trước bạ là 0,5% theo quy định của Nghị định 80/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008. Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm đăng ký nộp lệ phí trước bạ. Bạn có thể liên hệ với Phòng Tài Nguyên Môi Trường nơi miếng đất đó tọa lạc để biết rõ hơn về trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Trong trường hợp của bạn, trong các hồ sơ cần có kèm theo giấy ủy quyền đứng tên trong giấy tờ nhà đất của các đồng thừa kế cho một người đại diện. Sau khi được đứng tên trong giấy tờ nhà đất, người đại diện của các đồng thừa kế làm thủ tục chuyển nhượng mảnh (bán) đất cho bạn, thủ tục đó bao gồm: Về các giấy tờ phải nộp: Bên bán phải nộp các giấy tờ sau: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên bán (Chứng minh nhân dân phải rõ ràng không rách nát tẩy xoá). 3. Hợp đồng uỷ quyền bán của các đồng thừa kế. Bên mua (tức là bạn) phải nộp các giấy tờ sau: 1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên mua 2. Phiếu yêu cầu công chứng + tờ khai Công chứng viên sẽ trực tiếp hướng dẫn giấy tờ, trình tự thủ tục. Về trình tự thủ tục: Bước 1 : Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ trên rồi nộp cho công chứng viên; Bước 2: Công chứng viên kiểm tra  hồ sơ đã nhận và hồ sơ lưu trữ, nếu thấy đủ điều kiện nhận thì công chứng viên sẽ hẹn ngày, giờ bên bán và bên mua đến ký hợp đồng mua bán ; Bước 3: Công chứng viên soạn thảo hợp đồng mua bán; Bước 4: Bên bán và bên mua mang bản chính các giấy tờ đã nộp đến phòng công chứng ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng;
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20E77-hd-thu-tuc-chuyen-nhuong-dat-co-duoc-do-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:20
08:56 | 07/09/2016
Hỏi về vấn đề thừa kế giữa con riêng với mẹ kế
Tôi và vợ đầu có 1 đứa con, khi nó 2 tuổi mẹ nó chết sau đó tôi kết hôn lần thứ 2, con tôi vẩn sống chung với chúng tôi ,sau 20 năm thì vợ thứ 2 tôi bị bịnh mất mà không có con. Vậy đứa con riêng của tôi có được công nhận là con nuôi của vợ sau không? Có được quyền thừa kế tài sản riêng của vợ sau của tôi không?
Nội dung câu hỏi của bạn liên quan đến hai lĩnh vực pháp luật điều chỉnh đó là luật dân sự về vấn đề thừa kế và luật nuôi con nuôi. Về vấn đề bạn hỏi, con riêng của bạn có được công nhận là con nuôi của vợ sau không? Pháp luật quy định việc nhận nuôi con nuôi là việc người có đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi nhận một người có đủ điều kiện được nhận làm con nuôi làm con nuôi của mình và việc nhận con nuôi phải được tiến hành theo thủ tục luật định và phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận về việc nhận nuôi con nuôi đó. Pháp luật không tự động công nhận là con nuôi trong trường hợp này. Tôi xin phân tích thêm một số quy định để bạn hiểu. Thứ nhất, về người có đủ điểu kiện nhận nuôi con nuôi bạn có thể tìm hiểu Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Theo quy định này, nếu người vợ thứ hai của bạn khi còn sống muốn nhận con riêng của bạn làm con nuôi thì phải đáp ứng các yêu cầu trừ yêu cầu hơn con riêng của bạn 20 tuổi và yêu cầu về có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; Thứ hai, về điều kiện của người được nhận làm con nuôi được quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Theo đó, con riêng của bạn chỉ được người vợ thứ hai của bạn nhận làm con nuôi khi ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Về thủ tục tiến hành nhận con nuôi Trong trường hợp con riêng của bạn và người vợ thứ hai của bạn đủ các điều kiện nêu trên và muốn tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi thì căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi là các cơ quan sau: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước. Phải nộp hồ sơ, căn cứ theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, bao gồm: 1. Đơn xin nhận con nuôi; 2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; 3. Phiếu lý lịch tư pháp; 4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; 5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này. Căn cứ theo Điều 19 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 20 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì việc người vợ thứ hai của bạn nhận con riêng của bạn làm con nuôi phải được sự đồng ý của bạn. Đăng ký việc nuôi con nuôi coi như hoàn tất khi đáp ứng quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Như vậy, căn cứ theo những quy định pháp luật  nêu trên, con riêng của bạn chỉ được coi là con nuôi của người vợ thứ hai của bạn khi hai người đó đáp ứng đủ điều kiện về người người nhận và người được nhận làm con nuôi và phải tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho vợ thứ hai của bạn, con bạn và bạn. Nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trên thì con riêng của bạn không phải là con nuôi của người vợ thứ hai của bạn. Về việc con riêng của bạn có quyền thừa kế tài sản của người vợ thứ hai của bạn không? - Trong trường hợp con riêng của bạn đã được nhận làm con nuôi của người vợ thứ hai của bạn theo những điều kiện và thủ tục nêu trên (tức đã được pháp luật công nhận là con nuôi) thì con bạn được hưởng quyền thừa kế như con đẻ của người vợ thứ hai của bạn, căn cứ Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 về Người thừa kế theo pháp luật. Như vậy, nếu là con nuôi của vợ thứ hai của bạn, con riêng của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được chia phần bằng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm: bạn, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ thứ hai của bạn nếu những người đó còn sống và con bạn nếu là con nuôi).
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20E7E-hd-hoi-ve-van-de-thua-ke-giua-con-rieng-voi-me-ke.html
2024-05-13T21:57:22
08:56 | 07/09/2016
Khai nhận thừa kế đối với tài sản có di chúc chung vợ chồng, nay một trong hai người đã chết
Trước đây cha mẹ tôi có ủy quyền cho tôi thế chấp căn nhà (do cha mẹ tôi sở hữu) tại ngân hàng để vay vốn. Sau đó, cha mẹ tôi tiến hành làm di chúc cho hai anh em tôi thừa kế căn nhà đó. Nay, cha tôi mới mất. Phía Ngân hàng yêu cầu khai nhận di sản thừa kế để cập nhật quyền sở hữu trong hồ sơ thế chấp. Nhưng di chúc lại chưa có hiệu lực do mẹ tôi còn sống. Ngân hàng hướng dẫn tôi làm khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật để tạm thời cập nhật. Tôi muốn hỏi như vậy sau này di chúc có còn có giá trị nữa không?
Do bố mẹ bạn đã lập di chúc chung vợ chồng để định đoạt tài sản nêu trên nên việc khai nhận di sản thừa kế là quyền sở hữu ngôi nhà phải tiến hành theo di chúc (trừ trường hợp quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự dưới đây). Hướng dẫn của Ngân hàng về việc khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật là không đúng quy định của Bộ luật Dân sự. Điều 675 Bộ luật Dân sự quy định, thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Hơn nữa, di chúc chung vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết (Điều 688 BLDS). Điều 664 BLDS quy định: Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21290-hd-khai-nhan-thua-ke-doi-voi-tai-san-co-di-chuc-chung-vo-chong-nay-mot-trong-hai-nguoi-da-chet.html
2024-05-13T21:57:23
08:53 | 07/09/2016
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bán bất động sản tại Việt Nam do được thừa kế
Chị gái tôi là người Việt Nam đã mang quốc tịch Anh. Chị muốn bán bất động sản là tài sản được thừa kế. Vậy thủ tục cần những gì? Có phải qua hội đồng đấu giá không?
Có hai trường hợp như sau: Thứ nhất: Chị bạn thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở/sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: Theo quy định tại Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung điều 126 Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai: - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở/sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: + Người có quốc tịch Việt Nam; + Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. - Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng nêu trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Nếu chị bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì khi nhận di sản thừa kế là bất động sản ở Việt Nam, chị bạn có quyền thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký quyền sở hữu/sử dụng đối với nhà ở và đất ở đó. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quyền sở hữu nhà ở mang tên chị bạn thì chị bạn được trực tiếp thực hiện thủ tục bán/chuyển nhượng nhà đất thuộc quyền sở hữu/sử dụng hợp pháp của mình. Thứ hai: Chị bạn không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở/sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: Nếu chị bạn không thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì khi được nhận thừa kế di sản là bất động sản ở Việt Nam, chị bạn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với đất ở và nhà ở, mà chỉ được hưởng giá trị của nhà đất đó. Chị bạn được trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác chuyển nhượng/ bán đất ở và nhà ở theo quy định của pháp luật. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở: * Thẩm quyền: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản. * Hồ sơ yêu cầu công chứng: Chị bạn nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng theo quy định tại Điều 35 Luật Công chứng: - Đối với trường hợp chị bạn có quyền sở hữu nhà ở/sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, hồ sơ gồm: + Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; + Dự thảo hợp đồng (nếu có); + Bản sao giấy tờ tuỳ thân; + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở mang tên chị bạn; + Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có. - Đối với trường hợp chị bạn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với đất ở và nhà ở, hồ sơ gồm: Những giấy tờ như nêu trên nhưng vì chị bạn không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở mang tên chị bạn nên cần cung cấp giấy tờ sau: + Giấy tờ về thừa kế nhà ở, đất ở được lập theo quy định của pháp luật; + Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở của bên để thừa kế nhà ở theo quy định như:  Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp theo quy định của Luật Nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai .... + Văn bản uỷ quyền bán nhà ở, đất ở được lập theo quy định của pháp luật về dân sự Việt Nam (nếu uỷ quyền cho người khác bán nhà ở, đất ở). * Thủ tục:
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20F6D-hd-nguoi-viet-nam-dinh-cu-o-nuoc-ngoai-ban-bat-dong-san-tai-viet-nam-do-duoc-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:25
08:48 | 07/09/2016
Chồng chết khi chưa giải quyết xong việc ly hôn thì vợ có được hưởng tài sản thừa kế hay không?
Chị A ly thân anh B năm 1995, chia đôi tài sản về sống mẹ đẻ. Tháng 6 năm 2000 chị sinh một đứa con trai không cho ai biết ba đứa trẻ. Cuối năm 2001 anh B nộp đơn xin ly hôn, vụ án chưa được giải quyết thì anh B tai nạn chết. Sau hai tháng chị yêu cầu địa phương cấp giấy khai sinh với ba là anh B và yêu cầu người thân anh B phải để chị hưởng di sản mà anh B để lại (cha mẹ anh B đã chết). Vậy chị A có quyền hưởng tài sản của anh B hay không?
Thứ nhất, ly thân không được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nên thời gian ly thân vẫn được xác định là một khoảng thời gian trong thời kỳ hôn nhân (là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân). Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định vợ chồng có quyền chia tài sản chung của mình để xác lập phần tài sản của mỗi người trong khối tài sản chung đó. Do đó việc chia tài sản chung của A và B năm 1995 không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa họ. Thứ hai, theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác thì: “1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản”.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20FCB-hd-chong-chet-khi-chua-giai-quyet-xong-viec-ly-hon-thi-vo-co-duoc-huong-tai-san-thua-ke-hay-khong.html
2024-05-13T21:57:27
08:47 | 07/09/2016
Căn cứ xác định diện thừa kế
Căn cứ xác định diện thừa kế được quy định như thế nào?
Căn cứ xác định diện thừa kế – Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân : “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. NĐiều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000hư vậy, chỉ coi là quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ khi họ kết hôn hợp pháp. Sau khi kết hôn, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và một trong những quyền của vợ chồng được pháp luật thừa nhận là “Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của luật về thừa kế” (Khoản 1 Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Để có thể được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định (Điều 9_Điều kiện kết hôn và Điều 10_Những trường hợp cấm kết hôn Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Quan hệ hôn nhân là cơ sở để xác định chủ thể trong các quan hệ sở hữu về tài sản, về nghĩa vụ,… một trong các quan hệ về tài sản là quyền thừa kế của nhau khi vợ hoặc chồng chết trước. quyền thừa kế của vợ chồng còn được bảo về bằng pháp luật, khi vợ hoặc chồng chết trước dù đã có di chúc là truất quyền thừa kế của vợ hoặc chồng còn sống. – Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối cới con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại) hoặc bàng hệ (không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung: ví dụ như quan hệ giữa anh chị em ruột và ngược lại). Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha đẻ, mẹ đẻ. – Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ nuôi dưỡng Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa những người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng, là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Quan hệ nuôi dưỡng được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc còn nhưng không có khả năng lao động, không có năng lực hành vi dân sự. Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, chắt nội, ngoại (Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình). Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng. Cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau, nhưng trong trực tế, cha dượng, mẹ kế với con riêng của của vợ, chồng đã thể hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha mẹ con theo Điều 679 BLDS 2005, họ được hưởng thừa kế của nhau. Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Việc xác định quan hệ nuôi dưỡng thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do luật hôn nhân và gia đình quy định (Điều 68 và Điều 69). – Ý nghĩa Xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật trước hết để xác định những người có quyển hưởng di sản. Sau nữa là loại trừ những trường hợp không thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc thuộc nhưng không có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21015-hd-can-cu-xac-dinh-dien-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:29
08:46 | 07/09/2016
Trường hợp phát sinh thừa kế
Các trường hợp nào phát sinh thừa kế theo pháp luật?
Theo quy định tại Điều 675 BLDS 2005 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng với những trường hợp sau đây: –Không có di chúc: Đây là trường hợp theo quy định của pháp luật thì người để lại di sản có năng lực chủ thể trong việc lập di chúc nhưng người này lại không thực hiện quyền lập di chúc, do đó không có di chúc, di sản được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ . –Di chúc không hợp pháp: Người để lại di sản có để lại di chúc nhưng di chúc đó vi phạm các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo luật định. Trường hợp này, di chúc bị coi là vô hiệu nên di sản được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. –Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc: cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, trong trường hợp này, di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia theo phápluật cho diện và hàng thừa kế của họ . di chúc miệng –Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản: Trường hợp này người thừa kế vi phạm vào khoản 1 Điều 643 và người lập di chúc không biết hành vi của người thừa kế này hoặc người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận di sản thừa kế. –Phần di sản không được định đoạt trong di chúc: Người để lại di sản có nhiều di sản nhưng họ chỉ định đoạt một phần nhất định trong tổng số di sản họ để lại, phần di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. –Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực: Nếu di chúc có một phần không có hiệu lực thì chỉ phần di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21022-hd-truong-hop-phat-sinh-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:33
08:45 | 07/09/2016
Thủ tục công chứng văn bản hủy bỏ hợp đồng. Điều kiện chuộc lại tài sản trong hợp đồng. Cam kết tài sản riêng vợ chồng. Thủ tục niêm yết khi khai nhận thừa kế.
1. Khi công chứng văn bản huỷ hợp đồng, cơ quan công chứng có phải yêu cầu các bên cung cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng, sở hữu hay chỉ cần giấy tờ tuỳ thân và hợp đồng huỷ? 2. Các bên lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có được thoả thuận điều kiện chuộc lại không? 3. Vợ hoặc chồng đến công chứng để yêu cầu công chứng văn bản cam kết tài sản là của chồng hoặc của vợ thì công chứng có được quyền làm không? 4. Khi phân chia di sản có phải tiến hành thủ tục niêm yết danh sách tại nơi mở thừa kế không?
1. Công chứng văn bản hủy hợp đồng Văn bản hủy hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên để chấm dứt hiệu lực của hợp đồng ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng. Khoản 1, khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng quy định: Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch. Trường hợp bạn hỏi là các bên có phải cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng/quyền sở hữu hay chỉ cần giấy tờ tùy thân và hợp đồng cần hủy thì cần chú ý như sau: - Giấy tờ tùy thân thì đương nhiên cần có để xác định chủ thể ký kết. - Hợp đồng cần hủy thì không phải trong trường hợp nào người yêu cầu công chứng cũng có thể cung cấp đầy đủ các bản đã cấp được. Có thể do mất, rách nát, hư hỏng hoặc đã đưa ra để thực hiện công việc theo hợp đồng… Tùy từng trường hợp mà công chứng viên yêu cầu cung cấp bản chính hợp đồng cần hủy. - Giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng tài sản (đối với hợp đồng có đối tượng là tài sản hoặc hợp đồng ủy quyền mà công việc ủy quyền liên quan đến tài sản đó) thì tùy hợp đồng mà yêu cầu khách hàng cung cấp bản chính. Cần lưu ý: Các bên chỉ được hủy hợp đồng khi hợp đồng đó vẫn còn hiệu lực pháp luật, tức là chưa bị chấm dứt theo các trường hợp quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân sự (hợp đồng đã hoàn thành, hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn…). Việc xác định này có thể căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng tài sản. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì theo quy định chỉ được hủy bỏ trước khi đăng ký sang tên bên nhận chuyển nhượng. Do vậy cần phải có bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chắc chắn việc các bên chưa làm thủ tục đăng ký sang tên. Ví dụ: Hợp đồng ủy quyền có nội dung: được làm thủ tục mua bán nhà và thời hạn ủy quyền là kể từ thời điểm công chứng đến khi bên được ủy quền bán ngôi nhà trên. Khi các bên yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền trên thì phải xác định xem hợp đồng ủy quyền còn hiệu lực không (tức là bên được ủy quyền vẫn chưa bán cho ai), như vậy thì đương nhiên phải xem Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà bản chính (mang tên bên ủy quyền) có còn không và đã đăng ký sang tên người khác chưa. 2. Điều kiện chuộc lại trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất Điều 462 Bộ luật Dân sự quy định về chuộc lại tài sản đã bán: Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại. Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận nhưng không quá một năm đối với động sản và năm năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm giao tài sản. Trong thời hạn này bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, nếu không có thỏa thuận khác. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, phải chịu rủi ro đối với tài sản. Đối chiếu với quy định trên thì các bên đương nhiên có quyền thỏa thuận điều khoản về chuộc lại tài sản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. 3. Trường hợp vợ/chồng yêu cầu công chứng văn bản cam kết tài sản là tài sản riêng của chồng/vợ Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản riêng của vợ chồng là tài sản mỗi người có trước hôn nhân; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Đối với những tài sản có căn cứ rõ ràng là tài sản riêng như nêu trên thì vợ/chồng đương nhiên có quyền tự định đoạt mà không cần có văn bản cam kết của chồng/vợ. Đối với trường hợp tài sản không có căn cứ rõ ràng là tài sản riêng thì vợ/chồng có trách nhiệm chứng minh đó là tài sản riêng của mình, như: cung cấp văn bản về việc được tặng cho riêng, chứng minh nguồn tiền để mua tài sản đó là của riêng…. Hoặc nếu vợ chồng có thỏa thuận thì vợ/chồng có thể làm văn bản cam kết, tài sản là của người chồng/vợ và mình không có bất kỳ đóng góp gì đối với tài sản đó. Văn bản này có tác dụng chứng minh đó không phải là tài sản chung vợ chồng nhưng cũng không có tác dụng chứng minh đó là tài sản riêng của người chồng/vợ vì có thể còn đồng chủ sở hữu/sử dụng khác. Nếu có yêu cầu công chứng văn bản cam kết trên thì công chứng viên vẫn có thể công chứng vì công chứng là việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch do pháp luật quy định và hợp đồng, giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. 4. Tiến hành thủ tục niêm yết danh sách tại nơi mở thừa kế khi phân chia di sản Thủ tục niêm yết thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 75/2000/NĐ-CP. Năm 2006, Luật Công chứng được ban hành, không có quy định cụ thể về thủ tục niêm yết này nữa. Tuy nhiên, trong Luật Công chứng không có điều khoản nào khẳng định các văn bản trước đó về hoạt động công chứng (Nghị định số 75/2000/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn) hết hiệu lực. Do vậy, thực tế hiện nay, những điều khoản trong các văn bản trước luật công chứng mà không trái với Luật Công chứng thì vẫn được thực hiện.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21063-hd-thu-tuc-cong-chung-van-ban-huy-bo-hop-dong-dieu-kien-chuoc-lai-tai-san-trong-hop-dong-cam-ket-tai-san-rieng-vo-chong-thu-tuc-niem-yet-khi-khai-nhan-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:35
08:43 | 07/09/2016
Tài sản được thừa kế có phải tài sản chung của vợ chồng không?
Tôi đã có gia đình và 2 con. Bố tôi đã mất nhưng không có di chúc phân chia tài sản cho các con (nhà tôi có 6 anh chị em). Nay mẹ tôi đã già và muốn sang tên căn nhà của bố mẹ tôi cho riêng tôi, việc sang tên này các anh chị tôi đều đồng ý. Vậy cho tôi hỏi nếu mẹ và các anh chị tôi đồng ý sang tên căn nhà và đất cho riêng tôi thì tài sản đó có phải là tài sản chung của vợ chồng tôi hay là tài sản của riêng tôi. Xin trân thành cảm ơn!
Thứ nhất, tài sản của bố bạn để lại, không có di chúc nên sẽ được phân chia theo pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng khuyến khích và thừa nhận việc các đồng thừa kế thoả thuận phân chia di sản. Trong trường hợp của bạn, các đồng thừa kế (mẹ bạn và các anh chị bạn) đều đồng ý sang tên căn nhà và đât cho bạn nên bạn có quyền hưởng khối tài sản này (do không có tranh chấp nên chúng tôi không đề cập đến vấn đề còn hay hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế). Thứ hai, bạn hỏi khối tài sản mà mẹ và các anh chị bạn đồng ý cho bạn thuộc tải sản riêng của bạn hay là tài sản chung của vợ chồng. Về vấn đề này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau: Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. 2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21104-hd-tai-san-duoc-thua-ke-co-phai-tai-san-chung-cua-vo-chong-khong.html
2024-05-13T21:57:36
08:42 | 07/09/2016
Mẹ chồng có quyền thừa kế như thế nào về tài sản của chồng tôi để lại
Chồng tôi mất năm 2007, hiện tôi và 5 con gái đang sống trên mảnh đất 700m2 có sổ đỏ mang tên tôi là vợ và chồng tôi là chủ quyền sử dụng đất. Nhưng đến nay mẹ chồng tôi lại muốn bán một nửa số đất đó đi để chia tài sản cho hai cô con gái của bà đã đi lấy chồng. Vậy xin cho tôi hỏi mẹ chồng tôi có quyền bán số đất này không?
Bạn thân mến, theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có thể hiểu như sau: Vợ chồng bạn có một mảnh đất 700m2, hai người có chung với nhau 5 con gái. Chồng bạn mất năm 2007 và không để lại di chúc, nay mẹ chồng bạn muốn bán ½ mảnh đất của vợ chồng bạn đi vì cho rằng nó thuộc quyền sở hữu của con trai bà nên giờ con trai bà mất thì bà có quyền thừa hưởng. Chúng tôi xin được trả lời bạn như sau: Mẹ chồng bạn không có quyền bán mảnh đất này. Bởi vì: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, điểm a khoản 1 Điều 675 quy định trường hợp người chêt không để lại di chúc thì tài sản của  họ sẽ được chia theo pháp luật. Trong trường hợp bạn hỏi là ½ diện tích mảnh đất của vợ chồng bạn (tức 350m2 đất). Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự về hàng thừa kế theo pháp luật như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21139-hd-me-chong-co-quyen-thua-ke-nhu-the-nao-ve-tai-san-cua-chong-toi-de-lai.html
2024-05-13T21:57:38
08:41 | 07/09/2016
Người thừa kế trong trường hợp vợ, chồng có con chung, con riêng
Ông bà ngoại tôi có 3 người con gái chung. Trước đó, ông ngoại tôi đã có 2 người con trai riêng và sau khi ông ngoại tôi mất bà tôi cũng có một người con riêng. Nay bà tôi cũng đã mất và không để lại di chúc. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ mang tên một mình bà tôi. Vậy những ai sẽ là người được hưởng số tài sản để lại này và hưởng như thế nào?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên một mình bà ngoại bạn nhưng thửa đất đó có thể là tài sản riêng của bà bạn hoặc là tài sản chung của ông bà ngoại bạn. Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa  thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa  thuận. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình: Thực tiễn cho thấy không phải trường hợp nào quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng cũng đều đăng ký tên cả hai vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Đối chiếu với các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên bà ngoại bạn không có nghĩa là tài sản đó đương nhiên là tài sản riêng của bà bạn. Nếu tài sản đó có trong thời kỳ hôn nhân của ông bà bạn thì đó là tài sản chung của ông bà; trừ trường hợp đó là tài sản do bạn bạn có được sau khi ông mất, hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng .... Để trả lời câu hỏi của bạn thì chúng tôi chia ra hai trường hợp như sau: 1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bà bạn Vì bà bạn trước khi chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, người thừa kế được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, những người được hưởng di sản do bà bạn để lại ít nhất là 04 (bốn) người, bao gồm ba người con gái chung với ông bạn và một người con riêng của bà bạn. Nếu bà bạn còn có người chồng hợp pháp nào khác hoặc người con đẻ, con nuôi nào khác thì những người này cũng được hưởng di sản theo quy định trên. Nếu bà bạn chỉ có bốn người thừa kế là các con như nêu trên thì bốn người đó sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau là một phần tư di sản tức là một phần tư giá trị quyền sử dụng đất. 2. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của ông bà bạn Ðiều 219 Bộ luật Dân sự quy định: Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Khi ông bà bạn mất quyền sử dụng đất trở thành di sản thừa kế và khi chia di sản đó, chúng ta sẽ mặc nhiên coi di sản của ông là một phần hai giá trị quyền sử dụng đất và di sản của bà cũng là một phần hai giá trị quyền sử dụng đất. Người thừa kế và việc phân chia cụ thể như sau: a. Người thừa kế theo pháp luật của ông ngoại bạn (trường hợp ông không để lại di chúc). Cũng theo quy định của Điều 676 Bộ luật Dân sự nêu trên thì người thừa kế của ông bạn gồm 06 (sáu) người: bà ngoại bạn; ba người con gái chung với bà ngoại; hai người trai riêng của ông. Mỗi người này sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau là một phần sáu di sản (di sản ở đây là một phần hai giá trị quyền sử dụng đất). Sở dĩ bà ngoại bạn được hưởng di sản là vì: người thừa kế được xác định tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm ông bạn mất) và là người còn sống tại thời điểm đó (theo Điều 635 Bộ luật Dân sự). Tại thời điểm ông bạn mất, bà bạn vẫn còn sống nên đương nhiên bà vẫn được chia di sản. Đến nay, khi phân chia di sản thừa kế của ông bạn mà bà đã mất nên phần di sản mà bà được hưởng khi còn sống sẽ được chia cho các đồng thừa kế theo pháp luật của bà, chính là bốn người con gái của bà như đã nêu ở phần 1. Bốn người này sẽ cùng được hưởng di sản mà bà được hưởng từ ông, là một phần sáu di sản thừa kế. b. Người thừa kế theo pháp luật của bà ngoại.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/2117E-hd-nguoi-thua-ke-trong-truong-hop-vo-chong-co-con-chung-con-rieng.html
2024-05-13T21:57:40
08:41 | 07/09/2016
Quyền thừa kế của con trai
Bố tôi sinh được 7 người con. Năm 1985, người anh trai đầu đi làm kinh tế mới trong Lâm Đồng, đã bán lại nhà ở (nhà được xây trên đất của bố) cho người em trai thứ 2 nhưng không có giấy tờ bán nhà. Năm 2002 bố chết không để lại di chúc. Nay, anh trai cả về đòi chia đất thừa kế thì có được không?
​Việc mua bán giữa hai anh em không có giấy tờ gì nên về mặt pháp lý tài sản vẫn thuộc quyền sử dụng/sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ nhà đất. Theo thông tin bạn cung cấp, ngôi nhà của người anh trai được xây trên đất của bố bạn. Nhưng để xác định quyền sử dụng/sở hữu đối với thửa đất và nhà ở đó của ai thì cần phải căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. Nếu đúng như bạn nói là thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của bố bạn, mà khi còn sống ông chưa định đoạt cho bất kỳ ai và trước khi chết ông cũng không để lại di chúc thì quyền sử dụng đất đó được coi là di sản thừa kế và được chia cho các thừa kế theo pháp luật. Ðiều 676 Bộ luật Dân sự quy định:Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/2118D-hd-quyen-thua-ke-cua-con-trai.html
2024-05-13T21:57:41
08:41 | 07/09/2016
Hỏi về biên bản và thời hạn thừa kế nhà, đất?
Chào luật sư!    Nguyên cha mẹ tôi năm 1964 có xây một ngôi nhà, diện tích đất là 620m2. Năm 1979-1980 hai ông bà mất không để lại di chúc. Con cháu tiếp tục sử dụng nhà để thờ cúng ông bà và trở thành nơi thờ của phái nhất chi ba. Năm 1975 có người em trai tôi tên Lâm về xây nhà bên cạnh, trên mảnh đất cha mẹ tôi. Đến năm 2003 ông khai gian với nhà nước là đất ông tự tạo để chiếm quyền sử dụng toàn bộ nhà và mảnh đất. Nhà cha mẹ tôi xây lâu ngày bị dột. Sau khi giỗ chạp con cháu ngồi lại tại nhà cha mẹ tôi quyết định sửa chửa và tách một phần đất làm khuôn viên nhà thờ. Cuộc họp có làm biên bản con cháu nội ngoại kí vào kể cả cha con ông Lâm. Sau này vợ chồng ông Lâm có làm cam kết nhằm thực hiện những điều ghi trong biên bản họp gia tộc. Nhưng rồi vợ chồng ông Lâm lật lọng không thực hiện. Vậy xin hỏi biên bản họp gia tộc và bản cam kết có nhiều người và vợ chồng ông Lâm kí vào nhưng không công chứng của nhà nước thì có giá trị không? Thời hạn thừa kế tính từ lúc cha mẹ chết, hay từ lúc ông Lâm có sổ nghiệp chủ nhà đất?                        Tôi xin cảm ơn!
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1436C-hd-hoi-ve-bien-ban-va-thoi-han-thua-ke-nha-dat.html
2024-05-13T21:57:43
08:41 | 07/09/2016
Nhận thừa kế theo biên bản thỏa thuận hay bản từ chối di sản của các đồng thừa kế
Ông nội tôi có 7 người con, bố tôi là con trưởng và đã mất 12 năm. Bà tôi mất cách đây 18 năm. Ông tôi mất cách đây 5 năm. Trước khi ông chết, có dặn lại là mảnh đất của ông sẽ chia cho 2 người là tôi (là cháu đích tôn) và chú thứ 5 của tôi. Mảnh đất này sổ đỏ mang tên ông tôi và không có tranh chấp gì. Theo nguyện vọng của ông, sau khi làm tang cho ông tôi, gia đình có họp và lập biên bản thoả thuận đồng ý với lời dặn của ông tôi. Khi lập biên bản có mời uỷ ban nhân dân phường chứng thực và đóng dấu, trong đó có đủ các chữ ký của 6 con đẻ của ông tôi và chữ ký của mẹ tôi (con dâu trưởng) Vậy cho tôi hỏi trường hợp này thì khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chia tách sổ giữa tôi và chú tôi cần phải có những thủ tục gì? Khi tôi đi làm sổ đỏ gặp phải một số vướng mắc và được giải thích là phải có văn bản từ chối di sản thừa kế của các con còn lại của ông, nhưng gia đình tôi, người trong Nam, người ngoài Bắc không dễ dàng gì để làm lại văn bản. Vậy tôi phải làm thế nào khi mà pháp luật quy định văn bản từ chối di sản thừa kế phải lập trong vòng 6 tháng? Kính mong Luật sư giải thích cho tôi tỉ mỉ và trình tự những bước phải làm. Tôi xin chân thành cảm ơn. ĐT 098 57 51 529 Email: thehinhthammy@gmail.com
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/14B3D-hd-nhan-thua-ke-theo-bien-ban-thoa-thuan-hay-ban-tu-choi-di-san-cua-cac-dong-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:45
08:40 | 07/09/2016
Như thế nào được coi là thừa kế, tặng bất động sản lần đầu?
Khi thực hiện một số công việc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tôi có thắc mắc như sau: Theo quy định, lần đầu nhận thừa kế, tặng cho bất động sản thì được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhưng khi nào được gọi là nhận thừa kế, tặng cho lần đầu, nếu trên GCNQSD đất có 02 thửa đất, thì cả hai thửa đó đều được tính là lần đầu nhận thừa kế không, có được miễn lệ phí trước bạ cả hai thửa không?
Vấn đề của bạn, tôi xin được tư vấn như sau: Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ: Điều 4. Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ 10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Vậy, như thế nào được coi là được thừa kế, được tặng lần đầu? Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 hướng dẫn về lệ phí trước bạ. Cụ thể: Điều 3. Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ Các trường hợp thuộc diện không phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số  45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ được quy định cụ thể như sau: 10. Nhà, đất  thừa kế, hoặc là quà tặng giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Trường hợp này, nhà, đất được miễn lệ phí trước bạ là nhà, đất có nguồn gốc là tài sản thừa kế hoặc quà tặng mà người nhận tài sản lần đầu tiên được nhận thừa kế hoặc nhận quà tặng từ vợ (hoặc chồng), từ cha đẻ (hoặc mẹ đẻ), từ cha nuôi (hoặc mẹ nuôi), từ cha vợ (hoặc mẹ vợ), từ cha chồng (hoặc mẹ chồng), từ ông nội (hoặc bà nội), từ ông ngoại (hoặc bà ngoại), từ con đẻ (hoặc con nuôi), từ con dâu (hoặc con rể) từ cháu nội (hoặc cháu ngoại), từ anh, chị, em ruột. Ví dụ: Ông A có 3 người con là M, N, O. Khi Ông A mất đi, 3 người con được thừa kế nhà, đất. Anh M tặng phần tài sản thừa kế của mình cho cô O. Như vậy, khi cô O làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì quy định không thu lệ phí trước bạ như trên chỉ áp dụng đối với lần đầu tiên cô O được nhận thừa kế từ ông A hoặc quà tặng từ anh M; Có nghĩa là cô O không phải nộp lệ phí trước bạ đối với phần tài sản được nhận từ ông A và anh M. Trường hợp này, khi khai lệ phí trước bạ,  người nhận tài sản phải xuất trình cho cơ quan thuế các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ với người cho, tặng hoặc xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người cho hoặc  nhận tài sản thường trú về mối quan hệ giữa người cho và người nhận tài sản và bản tự cam kết của chủ tài sản về việc lần đầu tiên được nhận quà tặng hoặc thừa kế, nếu khai không đúng thì phải bị truy thu lệ phí trước bạ và phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21221-hd-nhu-the-nao-duoc-coi-la-thua-ke-tang-bat-dong-san-lan-dau.html
2024-05-13T21:57:47
08:35 | 07/09/2016
Quyền thừa kế của vợ kế và con riêng
Sau khi mẹ tôi mất, cha tôi đi thêm bước nữa nhưng hai người không đăng ký kết hôn. Trong quá trình chung sống, hai người không phát sinh tài sản, người đó có 01 đứa con gái riêng. Vậy khi cha tôi mất, phần tài sản của cha tôi có phân chia cho người vợ kế và con gái riêng của bà hay không?
Vấn đề bạn hỏi có thể xảy ra theo một trong hai trường hợp sau đây: - Trường hợp thứ nhất: khi cha bạn mất có để lại di chúc. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cha bạn có những quyền sau: "1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản". Như vậy, cha của bạn hoàn toàn có quyền chia di sản của mình cho người vợ kế và con gái riêng. - Trường hợp thứ hai: cha của bạn để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp hoặc không có di chúc. Trong trường hợp này, việc chia tài sản thừa kế sẽ theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế. Cụ thể, khoản 1 Điều 676 quy định: "1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại".
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/214E5-hd-quyen-thua-ke-cua-vo-ke-va-con-rieng.html
2024-05-13T21:57:49
08:35 | 07/09/2016
Lấy lại tài sản do được nhận thừa kế nhưng người khác đang quản lý
Bố tôi được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ bà nội tôi. Nhưng gia đình cô 2 và cô 3 đang ở trên mảnh đất đó, hai cô xây nhà kiên cố mà không hỏi ý kiến bố tôi. Hai cô tôi đều không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở hợp pháp. Vậy xin hỏi bố tôi có lấy lại được phần đất đó không?
Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ bà nội nhưng bạn không nêu rõ các vấn đề như: (i) Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa? Giấy chứng nhận (nếu có), các giấy tờ về thửa đất mang tên ai? (ii) Căn cứ chứng minh bố bạn được thừa kế quyền sử dụng đất từ bà nội (Bà nội bạn có để lại di chúc chỉ định bố bạn là người được hưởng di sản hay không)? Bố bạn đã tiến hành thủ tục để khai nhận di sản thừa kế được nhận chưa? (iii) Tại sao bố bạn là người được nhận thừa kế nhưng các cô bạn lại sinh sống trên thửa đất do bà nội bạn để lại? Việc các cô sử dụng thửa đất diễn ra tại thời điểm nào? Trước hay sau khi bà nội bạn mất? Có được sự đồng ý của bà nội hay của những người thừa kế khác không? .... Vì có rất nhiều vấn đề chưa được làm rõ như nêu trên nên chúng tôi chưa thể tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bạn được. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số trường hợp có thể xảy ra để bạn có thể tham khảo và áp dụng vào tình hình thực tế của gia đình mình. Trường hợp thứ nhất: Việc bố bạn được nhận thừa kế quyền sử dụng đất do bà nội bạn để lại là có căn cứ chứng minh (có di chúc do bà nội để lại) và thực tế, bố bạn đã tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế để được Nhà nước công nhận là chủ sử dụng mới của thửa đất. Trong trường hợp này, đương nhiên bố bạn có quyền yêu cầu các cô của bạn trả lại toàn bộ thửa đất đang sử dụng. Điều 169 Bộ luật dân sự về bảo vệ quyền sở hữu đã nêu rõ: “Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật”. Đối với ngôi nhà do các cô bạn đã xây dựng thì gia đình bạn nên thỏa thuận với các cô để đưa ra quyết định hợp tình hợp lý. Trường hợp thứ hai: Việc bố bạn được nhận thừa kế quyền sử dụng đất do bà nội bạn để lại là có căn cứ chứng minh (có di chúc do bà nội để lại) nhưng bố bạn chưa tiến hành thủ tục khai nhận thừa kế. Sau khi bà nội bạn mất, nếu bố bạn (người được hưởng di sản) chưa tiến hành thủ tục khai nhận di sản thì di sản sẽ được giao cho người quản lý di sản hoặc người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản (khoản 1, khoản 2 Điều 638 Bộ luật dân sự). Trong trường hợp này, hai người cô của bạn đóng vai trò như người đang quản lý di sản. Theo đó, hai cô bạn có nghĩa vụ “Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế” (Điều 639 Bộ luật dân sự). Do vậy, bố bạn có quyền yêu cầu hai cô bạn giao lại di sản do bà nội để lại để tiến hành  thủ tục khai nhận theo quy định của pháp luật. Trường hợp thứ ba: Bà nội bạn không để lại di chúc. Trong trường hợp này, bố bạn vẫn được hưởng di sản do bà nội để lại nhưng không phải là người thừa kế duy nhất. Khi bà nội bạn không để lại di chúc, di sản do bà để lại được chia cho những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo quy định nêu trên, người thừa kế của bà nội gồm: bố bạn, hai người cô của bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác (nếu có). Bố bạn với tư cách là một trong những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế do bà nội để lại. Trường hợp thứ tư: Trước khi mất, bà nội bạn đã tiến hành thủ tục theo quy định để chuyển quyền sử dụng thửa đất (chuyển nhượng/tặng cho) cho hai cô của bạn. Trong trường hợp này, bố bạn rất khó để đòi lại quyền sử dụng đất đó.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21525-hd-lay-lai-tai-san-do-duoc-nhan-thua-ke-nhung-nguoi-khac-dang-quan-ly.html
2024-05-13T21:57:50
08:34 | 07/09/2016
Biên bản kết thúc niêm yết khai nhận thừa kế
Sau khi niêm yết việc khai nhận di sản thừa kế là 30 ngày, các tổ chức hành nghề công chứng có cần phải lập biên bản kết thúc niêm yết không?
Thủ tục niêm yết thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Công chứng với những nội dung cơ bản sau: - Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. - Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết. - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày niêm yết.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20DC9-hd-bien-ban-ket-thuc-niem-yet-khai-nhan-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:52
08:33 | 07/09/2016
Thừa kế di sản của người được hưởng di sản
Mẹ tôi mất năm 2010, ông ngoại tôi mất năm 2013. Phần di sản của ông ngoại tôi đã làm thủ tục khai nhận di sản, còn di sản của mẹ tôi bây giờ mới thực hiện. Tôi xin hỏi ông ngoại tôi có được hưởng di sản của mẹ tôi không? Ông đã mất thì xử lý phần tài sản đó như thế nào?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/215AD-hd-thua-ke-di-san-cua-nguoi-duoc-huong-di-san.html
2024-05-13T21:57:54
08:32 | 07/09/2016
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và mẹ kế
Bố tôi có 2 vợ. Vợ cả mất năm 1943, sinh được 2 anh em tôi, sau đó năm 1954 bố tôi lấy vợ 2 nhưng không sinh được người con nào. Năm 1982, bố tôi mất. Năm 1991 mẹ hai tôi được cấp sổ đỏ đất ở 100 m2. Năm 1992 mẹ hai tôi mất không để lại di chúc. Vậy hai anh em tôi có được quyền thừa kế thửa đất 100m2 của mẹ 2 tôi để lại hay không?
Do mẹ hai của bác chết không để lại di chúc nên di sản của bà được chia cho người thừa kế theo pháp luật. Theo Ðiều 676 Bộ luật dân sự, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Đối chiếu với trường hợp của gia đình bác, anh em bác không phải là con đẻ hay con nuôi của người để lại di sản nên hai bác không có quyền hưởng di sản do mẹ hai bác để lại.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/215C4-hd-quan-he-thua-ke-giua-con-rieng-va-me-ke.html
2024-05-13T21:57:56
08:31 | 07/09/2016
Quy định về người có quyền thừa kế
Quy định về người có quyền thừa kế được quy định như thế nào?
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. – Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. – Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Chú ý: – Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/216D3-hd-quy-dinh-ve-nguoi-co-quyen-thua-ke.html
2024-05-13T21:57:58
08:30 | 07/09/2016
Thừa kế riêng của chồng, vợ không được hưởng
Thừa kế riêng của chồng, vợ có được hưởng?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21814-hd-thua-ke-rieng-cua-chong-vo-khong-duoc-huong.html
2024-05-13T21:58:00
08:28 | 07/09/2016
Em gái yêu cầu anh trai chia thừa kế
Cha mẹ tôi qua đời để lại căn nhà mặt tiền, do anh cả tôi quản lý. 13 năm trôi qua, nay hai chị em tôi đề nghị chia thừa kế nhưng anh không đồng ý. Xin cho biết chúng tôi có quyền khởi kiện ra tòa đề nghị chia thừa kế căn nhà của cha mẹ hay không?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21C51-hd-em-gai-yeu-cau-anh-trai-chia-thua-ke.html
2024-05-13T21:58:02
08:24 | 07/09/2016
Tư vấn phân chia tài sản thừa kế
Kính gửi quý Luật sư, Tôi có một trường hợp cần tham khảo ý kiến của quý luật sư như sau: Ông bà nội  tôi có một số đất đai để lại. Ông tôi mất rất lâu trước 1975. Bà nội tôi mất năm 2000. Gia đình nội tôi có 7 anh em : Bác 2, bác 3, bác bốn, bác năm (đã mất lúc chiến tranh), ba tôi thứ 6, chú 7 và chú út (đã mất lúc chiến tranh). Bác 2 tôi sinh sống ở HCM, và rất ít khi về quê, hầu như không tham gia vào việc gia đình và hiện tại bị bệnh thần kinh.  Chú tôi chịu trách nhiệm chăm sóc bà nội tôi, trông coi đất đai và nhà thờ. Bà nội tôi mất năm 2000. Đến năm 2006, các anh em gồm: bác 3, bác 4, ba tôi, chú 7 đã thỏa thuận có giấy tờ ký tên xác nhận về giao lại đất đai bà nội tôi để lại cho chú tôi đứng tên. Khi đó bác 2 tôi vì đau ốm và ở xa nên không ký vào tờ giấy trên. Giấy tờ đất đai đang đứng tên quyền sở hửu của chú 7 tôi. Năm 2015, chú tôi mất, tài sản được chuyển sang tên của vợ chú là thiếm tôi. Đầu năm 2016, ba tôi mất. Hiện tại, anh em trong nhà còn lại: Bác 2 tôi (bị thần kinh và đang sinh sống tại HCM với gia đình bác), bác 3, bác bốn. Bác ba tôi đã nộp đơn lên tòa án yêu cầu chia lại đất đai thừa kế, để bác 3 tôi đứng tên và trông coi tài sản của gia đình hoặc bán lấy tiền chia đều,  Việc này, bác 4, vợ bác 2, mẹ tôi và thiếm tôi đều không đồng ý. Vì đã xác định là đất đai ko bán, hoặc để nhà chú tôi đứng tên, trông coi và quản lý nhà thờ, cúng quẫy hằng năm. Nói về vợ chồng bác 3 tôi là những người vô trách nhiệm, lúc nội tôi còn sống đối xử rất tệ bạc, thậm chí còn đánh đập bà. Cúng quẫy không bao giờ góp tiền của và có mặt. Khi ba tôi và chú tôi bệnh thì suốt ngày chữi rủa cho chết, lúc mất thì cũng không tham dự, không thắp được cây nhan. Nói chung, anh em phía nội không qua lại và xem như từ nhà bác tôi vì sống quá ác và ti tiện. Mong quý luật sư tư vấn trường hợp này có thể giải quyết như thế nào ạ? Việc tranh chấp của bác ba tôi có hợp pháp không và chúng tôi cần chuẩn bị những gì để có thể có lợi trong vụ việc này. Chân thành cảm ơn quý luật sư.
Chào bạn! Nội dung sự việc bạn nêu thật sự là rất phức tạp. Việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mà không đúng quy định của pháp luật thì có thể bị tuyên vô hiệu. Nếu việc phân chia di sản từ năm 2006 đã hoàn tất và chú của bạn được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ sở để bác bạn đòi lại di sản là khó có cơ sở chấp thuận. Việc chú bạn mất sau đó tài sản được chuyển sang tên thím bạn quản lý sử dụng là phù hợp với quy định của pháp luật.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1FE4C-hd-tu-van-phan-chia-tai-san-thua-ke.html
2024-05-13T21:58:04
08:23 | 07/09/2016
Thủ tục phân chia tài sản và thỏa thuận tài sản thừa kế
Chào dân luật! Ba em mất năm 2009 để lại căn nhà do ba em đứng tên (căn nhà đó do ông bà nội em để lại) trị giá khoảng 400 triệu và không có di chúc. Gia đình em hiện tại gồm có mẹ em, 4 người con gái và 1 người còn trai, ngoài ra còn có 1 người anh trai cùng cha khác mẹ. Bây giờ gia đình em muốn chia căn nhà đó làm 7 phần nhưng các cô của em (chị ruột của ba em đã có gia đình và không ở chung nhà) không đồng ý chia cho con gái, họ nói căn nhà chỉ chia làm 2 phần cho 2 người con trai. Thật ra 4 chị e gái của em muốn chia phần và lấy phần  của mình để cho mẹ và em trai ở. Hiện tại thì người anh cùng cha khác mẹ đó đồng ý thương lượng lấy 80 triệu đồng và để lại căn nhà đó cho mẹ và em trai em ở.  Vậy gia đình em cần làm thủ tục gì để công chứng là người anh đó đã nhận thừa kế tránh sau này người anh đó lại quay về tranh chấp? Các người cô của em có quyền quyết định việc phân chia tài sản không?
Cha bạn mất đi không để lại di chúc thì tài sản được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau: - Căn nhà tuy do cha bạn đứng tên nhưng nó là tài sản chung của cha mẹ bạn nên sẽ được chia đôi: 1/2 là của mẹ bạn và 1/2 là di sản của cha bạn để lại được chia đều cho các đồng thừa kế hàng thứ nhất của cha 5 bạn bào gồm: mẹ bạn, 5 người con của cha mẹ bạn và 1 người con trai riêng của cha bạn mỗi người hưởng một phần bằng nhau. - Việc thỏa thuận phân di di sản thừa kế này các bên cùng đến phòng công chứng để lập thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đề làm bằng chứng cho việc thuệc hiện. Ai không nhận phần của mình thì có thể cho người khác trong gia đình tùy ý.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1E5F2-hd-thu-tuc-phan-chia-tai-san-va-thoa-thuan-tai-san-thua-ke.html
2024-05-13T21:58:05
08:21 | 07/09/2016
Chia tài sản thừa kế trong khối tài sản chung vợ chồng
Vợ chồng tôi có một căn biệt thự ở quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Chồng tôi đã mất được hơn một năm, nay tôi muốn bán căn nhà này đi và chia cho hai con, con gái lớn đã lấy chồng nhưng còn con gái út thì lại không chịu. Giờ tôi phải làm sao để có thể bán căn nhà này?
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) Chồng bạn đã mất nên bạn và các con là những người được hưởng thừa kế di sản do chồng bạn để lại. Vì căn nhà là tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng nên theo khoản 2 Điều 223 BLDS, việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Và khoản 1 Điều 224 BLDS quy định “trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu chia tài sản chung, khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia”. Theo đó, nếu bạn muốn bán căn nhà trên thì trước tiên phải làm yêu cầu phân chia di sản thừa kế để xác định phần tài sản mà mỗi người được hưởng. Mỗi người có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì bạn và các con có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia (khoản 2 Điều 685 BLDS).
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1590F-hd-chia-tai-san-thua-ke-trong-khoi-tai-san-chung-vo-chong.html
2024-05-13T21:58:07
08:11 | 07/09/2016
Loay hoay chia tài sản thừa kế khi có một người mất tích
Bố mẹ tôi có tài tài sản chung là hơn 1 hecta đất nông nghiệp và một ngôi nhà. Bố tôi đã mất vào tháng 3 năm 2013 và không để lại di chúc. Bố mẹ tôi chỉ có mình tôi là con ruột và một người con nuôi. Người con nuôi này đã bỏ nhà đi từ lâu, không có liên lạc và bị Tòa án tuyên bố mất tích. Người con nuôi này còn có vợ và hai người con. Nhờ luật sư cho tôi biết, việc phân chia di sản thừa kế của bố tôi sẽ được thực hiện như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Do bố bạn chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 bạn, mẹ bạn cùng ở hàng thừa kế thứ nhất. Bố mẹ bạn có nhận một người làm con nuôi, từ thông tin bạn trình bày tôi cho rằng thủ tục nhận con nuôi là hợp pháp. Trước khi bố bạn chết, người con nuôi này đã bị Tòa án tuyên bố là mất tích. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, người con nuôi của bố mẹ bạn cũng là đồng thừa kế với bạn và mẹ bạn. Điều kiện để cả bạn, mẹ bạn và người con nuôi của bố mẹ bạn đều phải không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 dưới đây: Người không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻhoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Trong trường hợp này, di sản thừa kế mà bố bạn để lại sẽ được chia đều cho ba người là bạn, mẹ bạn và người con nuôi của bố mẹ bạn. Tại thời điểm này, người con nuôi đã bị Tòa án tuyên bố mất tích thì theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 75 Bộ luật dân sự năm 2005, bạn và mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án giao phần di sản thừa kế mà người con nuôi đó được hưởng để quản lý. - Trường hợp người con nuôi đó trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Người đó trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản là bạn và mẹ bạn chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1CD19-hd-loay-hoay-chia-tai-san-thua-ke-khi-co-mot-nguoi-mat-tich.html
2024-05-13T21:58:11
17:13 | 06/09/2016
Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản và vấn đề thừa kế phát sinh
Cha mẹ tôi có 6 người con, năm 2005 ông họp toàn thể gia đình phân chia tài sản cho các con, tương đối đồng đều, 6 anh em và cha mẹ đều ký vào biên bản cuộc họp, nhưng không đưa ra chính quyền chứng thực, anh con trai trưởng được chia nhiều hơn, vì giao nghiã vụ chăm lo cho cha mẹ đến khi qua đời, sau đó là ma chay, mồ mả vv..., đất đai tài sản được chia theo nội dung biên bản, anh em đã sử dụng ổn định từ năm 2006 đến nay, năm 2011 cha chết, còn mẹ, các em gái đã lấy chồng ở riêng, nay về đòi chia tài sản, sau đó tự ý chiếm đoạt tài sản đất đai, lấy lý do là có công sức nhiều hơn các con trai (do đi làm việc, ít ở nhà vv), vì tình anh em người anh bị lấy đất, không dùng sức quyền để lấy lại, chỉ im lặng, mong nhận được tư vấn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Bạn thân mến, dựa theo các thông tin bạn cung cấp, tôi xin được tư vấn như sau: Do bạn không nói rõ trong biên bản phân chia tài sản bao gồm các loại tài sản gì, chúng tôi xin chia trường hợp để dựa trên đó bạn tham khảo. Cụ thể: - Đối với những loại tài mà pháp luật quy định biên bản hay hợp đồng liên quan không phải công chứng, chứng thực thì những thỏa thuận trong biên bản vẫn có giá trị pháp lý và những tài sản đó khi đã chia thì sẽ thuộc quyền sở hữu của mỗi người được nhận; - Đối với những loại tài sản mà pháp luật quy định phải có công chứng, chứng thực (quyền sử dụng đất…) thì những thỏa thuận trong biên bản không có giá trị pháp lý. Năm 2011, cha bạn mất đi, không để lại di chúc, các em gái về tranh chấp tài sản đất đai của người anh. Trong trường hợp này, pháp luật quy định phần tài sản mà trong biên bản thỏa thuận không có giá trị pháp lý sẽ được coi như chưa chia (tài sản là nhà đất…) mà vẫn thuộc quyền sở hữu của cha mẹ bạn và sẽ được xử lý như sau: Một nửa khối tài sản của cha mẹ bạn sẽ trở thành tài sản thừa kế của cha bạn để lại, do không có di chúc nên sẽ chia theo pháp luật. cụ thể: Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về “Người thừa kế theo pháp luật” 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản Căn cứ vào quy định nêu trên, một nửa khối tài sản sẽ được mang ra chia thừa kế cho các con và vợ, mỗi người được một phần bằng nhau.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/20B58-hd-hieu-luc-cua-van-ban-thoa-thuan-phan-chia-tai-san-va-van-de-thua-ke-phat-sinh.html
2024-05-13T21:58:13
13:54 | 06/09/2016
Chia tài sản thừa kế dù có người không tán thành
Trong 5 người thừa kế theo pháp luật chỉ có 4 người yêu cầu chia phần di sản. Người còn lại chưa có ý kiến gì. Với trường hợp này, có thể tiến hành được không?
Bạn cần phân biệt 2 trường hợp 1. Nếu trong số những người đồng thừa kế có người không yêu cầu phân chia di sản (cụ thể là từ chối di sản thừa kế) thì việc chia thừa kế có thể được tiến hành sau khi người từ chối nhận di sản có văn bản thể hiện sự từ chối của mình.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21BAB-hd-chia-tai-san-thua-ke-du-co-nguoi-khong-tan-thanh.html
2024-05-13T21:58:15
13:53 | 06/09/2016
Con ngoài giá thú, làm sao để được thừa kế ?
Năm 2002, tôi chung sống với một người, tuy không đăng ký kết hôn nhưng được cha mẹ, họ hàng hai bên công nhận là vợ chồng. Năm 2003, tôi sinh được 1 đứa con. Sau khi sinh con tôi có đến UBND phường để làm khai sinh cho con thì nơi đây chỉ ghi họ tên mẹ và bỏ trống phần khai về cha. Đến năm 2004, chồng tôi đột ngột qua đời. Hiện nay gia đình chồng tôi đang tiến hành phân chia thừa kế mà không cho con tôi và tôi được hưởng gì cả. Tôi muốn biết theo quy định của pháp luật con tôi có được chia thừa kế không ? Nếu được thì phải làm các thủ tục nào ?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21ADA-hd-con-ngoai-gia-thu-lam-sao-de-duoc-thua-ke.html
2024-05-13T21:58:16
13:50 | 06/09/2016
Quyền thừa kế di sản của con riêng
Cuối tháng 7 vừa qua, bố tôi mất nhưng không để lại di chúc.Trong thời gian chung sống giữa bố tôi và mẹ tôi có chung một ngôi nhà 200m2 và nhiều tài sản có giá trị khác. Tuy nhiên, trước thời gian bố tôi chết, mẹ tôi có quan hệ với người đàn ông khác và có con riêng. Xin hỏi, trường hợp của tôi thì làm thế nào? Con riêng của mẹ tôi có quyền được hưởng phần di sản sau khi bố tôi qua đời không?
Vì trước khi qua đời, bố bạn không để lại di chúc. Do vậy, trường hợp nêu trên của bạn là chia di sản thừa kế theo pháp luật: “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc.....”(điểm a, khoản 1, Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005). Về diện thừa kế theo pháp luật:“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết... 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, thì phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn được chia đôi (bao gồm: một ngôi nhà 200m2 và nhiều tài sản có giá trị khác). Và ½ tài sản còn lại của bố bạn được coi là di sản (Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác – Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005) chia theo pháp luật là bạn được hưởng ½ và mẹ bạn được hưởng ½ trong khối di sản của bố bạn. Vì con riêng của mẹ bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên không được thừa kế phần di sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn khi chết để lại. Tuy nhiên: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau” (Điều 679-Bộ luật Dân sự 2005).
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21D4B-hd-quyen-thua-ke-di-san-cua-con-rieng.html
2024-05-13T21:58:18
13:49 | 06/09/2016
Người ở nước ngoài bán nhà được thừa kế tại Việt Nam
Chúng tôi có 4 anh em đều định cư ở nước ngoài, nay được thừa kế ngôi nhà của cha mẹ để lại tại TP HCM. Xin cho biết chúng tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất; có được phép bán nhà không?
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21C36-hd-nguoi-o-nuoc-ngoai-ban-nha-duoc-thua-ke-tai-viet-nam.html
2024-05-13T21:58:20
13:45 | 06/09/2016
Con riêng có được hưởng tài sản thừa kế cha, mẹ để lại không?
Tôi có con với một người đàn ông đã có gia đình, chúng tôi đã đăng ký khai sinh và làm thủ tục nhận cha cho cháu. Tuy nhiên vừa qua anh ấy đột ngột qua đời mà không để lại di chúc. Tôi muốn hỏi như vậy con tôi có được hướng di sản thừa kế của anh ấy để lại không?
Con bạn vẫn được hưởng thừa kế từ cha theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Đối chiếu với quy định nêu trên và với thông tin bạn cung cấp thì cháu bé hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế vì cháu vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật. Để con chị có thể yêu cầu tòa án nhân dân huyện nơi bố của cháu bé cư trú để được hưởng quyền lợi của mình.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/21E59-hd-con-rieng-co-duoc-huong-tai-san-thua-ke-cha-me-de-lai-khong.html
2024-05-13T21:58:22
11:47 | 06/09/2016
Con nuôi có được nhận thừa kế từ cha mẹ nuôi?
Tôi là con nuôi trong 1 gia đình khá giả đã được 5 năm nay, điều đó được những người thân trong gia đình công nhận. Vừa rồi cha mẹ nuôi tôi đột ngột mất vì tai nạn giao thông, không để lại di chúc gì. Trong trường hợp đó, tôi có được hưởng di sản thừa kế như những anh chị con ruột của cha mẹ nuôi tôi không? Nếu có thì tôi phải làm những thủ tục gì?
Hiện nay, vấn đề nhận nuôi con nuôi đang trở nên phổ biến trong cuộc sống thường ngày và pháp luật cũng đã có các quy định cụ thể về vấn đề đó như: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thế nào khi nhận nuôi con nuôi, phải đáp ứng điều kiện gì để được nhận con nuôi, phải thực hiện thủ tục gì để việc nuôi con nuôi được luật pháp công nhận… Vì bạn chỉ nói chung chung, nên chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau: Thứ nhất, về quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi. Trong trường hợp mà bạn nêu, do cha mẹ nuôi bạn đột ngột mát vì tai nạn giao thông mà không để lại di chúc, vì thế trong trường hợp này, sẽ áp dụng những quy định về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, Theo quy định trong Điều 675 Bộ luật dân sự 2005 như sau:   1. Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp lệ; c) Những người thừa kế theo di chúc đều đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc; cơ quan, tổ chức được quyền hưởng thừa kế theo di chúc không còn tại thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hay từ chối quyền nhận di sản”   Ngoài ra, trong Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định rõ người được thừa kế theo pháp luật:   1. Những người thừa kế theo pháp luật sẽ được quy định theo thứ tự sau: a) Hàng thừa kế thứ 1 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người lập di chúc; b) Hàng thừa kế thứ 2 gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người lập di chúc; cháu ruột của người lập di chúc mà người lập di chúc là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ 3 gồm: cụ nội, cụ ngoại của người lập di chúc; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người lập di chúc; cháu ruột của người lập di chúc mà người lập di chúc là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người lập di chúc mà người lập di chúc là cụ nội, cụ ngoại.   Do vậy, theo quy định trên đây thì pháp luật không phân biệt, đối xử trong mối quan hệ hôn nhân, gia đình việc được nhận thừa kế không phân biệt là con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú. Trường hợp này của bạn là con nuôi thì sẽ thuộc hàng thừa kế thứ 1 và được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi để lại. Thứ 2, điều kiện để con nuôi được quyền hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi.
[]
thua-ke
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/15DB4-hd-con-nuoi-co-duoc-nhan-thua-ke-tu-cha-me-nuoi.html
2024-05-13T21:58:25