instruction
stringlengths
6
8.17k
output
stringlengths
32
18.9k
input
stringclasses
1 value
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương III * Điều 27 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 Chương IV * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 * Điều 33 * Điều 34 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương III Điều 27 Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế Khoản 1 Điểm a) Tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng công trình, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ; Điểm b) Phối hợp với lực lượng công an và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực; Điểm c) Báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Khoản 2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Điểm a) Thuê, thỏa thuận, hợp tác với nhà đầu tư khác để đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế hoặc dùng chung các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm b) Đăng ký, đăng ký lại các ngành, nghề thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái (nếu có) tại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm c) Đối với phần diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp dành cho các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định này thì giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các loại phí sử dụng hạ tầng tối đa không quá 70% mức giá và các loại phí sử dụng hạ tầng thực tế tại thời điểm cho thuê, cho thuê lại. Khoản 3. Việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Điểm a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Điểm b) Bảo đảm tính đồng bộ của các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế; Điểm c) Bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế. Khoản 4. Trường hợp khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng tăng trên 10% so với khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng đã đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thì thực hiện các biện pháp về giá sau đây: Điểm a) Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế đề nghị nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế đăng ký lại khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng trước thời hạn và giải trình về sự thay đổi của khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng; Điểm b) Trường hợp cần thiết, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức thẩm định khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng do nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế đăng ký. Khoản 5. Việc cho thuê, cho thuê lại nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các công trình khác đã xây dựng để phục vụ sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 28 Quản lý sử dụng và xử lý tài sản công hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế Khoản 1. Đối với tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong khu công nghiệp, khu kinh tế được xác định là tài sản công thì việc quản lý, sử dụng, xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Khoản 2. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư công trình kết cấu hạ tầng hoặc các hạng mục khác trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc hạng mục công trình đó để phục vụ hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế. Trong trường hợp này, nhà đầu tư không được tính giá trị tài sản công vào tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và chi phí để tính giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất, các loại phí sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế. Khoản 3. Nhà đầu tư được tính chi phí hoàn trả cho ngân sách nhà nước vào tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất, các loại phí sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế trong trường hợp Nhà nước thu hồi lại khoản vốn từ ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư cho khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế. Khoản 4. Trường hợp thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì việc xử lý tài sản hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư cho khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa. Khoản 5. Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các hình thức thay đổi nhà đầu tư khác, phương án xử lý tài sản công (nếu có) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện thủ tục thay đổi nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Điều 29 Phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để cho các đối tượng là người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế thuê, mua, thuê mua; nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được đầu tư xây dựng phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng, tiêu chuẩn về diện tích, chất lượng công trình, mỹ quan, an toàn và môi trường theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội, văn hóa, thể thao trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng phương án phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế gắn liền với phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh và đảm bảo quỹ đất để thực hiện phương án. Khoản 3. Khuyến khích nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế mua, thuê, thuê mua nhà ở để cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế sử dụng, thuê, mua lại, thuê lại. Khoản 4. Việc đảm bảo quỹ đất để xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội và quy định tại Nghị định này. Khoản 5. Trong trường hợp khu đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp nằm liền kề khu công nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng khu nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Điều 30 Hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế Khu phi thuế quan trong khu kinh tế thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa; cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá; dịch vụ logistics; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan và các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Chương IV Mục 1 Điều 31 Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao Khoản 1. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư mới hoặc chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần khu công nghiệp đã được thành lập sang hoạt động theo loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Nghị định này. Khoản 2. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng và dự án đầu tư trong khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao được hưởng ưu đãi áp dụng theo địa bàn và ngành, nghề và ưu đãi áp dụng đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ về thủ tục hành chính, tư vấn kỹ thuật, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin hợp tác đầu tư theo quy định tại Nghị định này. Mục 2 Điều 32 Chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao Khoản 1. Đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao bao gồm cả phân khu công nghiệp hỗ trợ, phân khu công nghiệp chuyên ngành, phân khu công nghiệp công nghệ cao: Điểm a) Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Điểm b) Được ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, thực hiện các hình thức huy động vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm c) Được đưa vào danh mục dự án thu hút đầu tư. Khoản 2. Đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, dự án đầu tư thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư trong khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao: Điểm a) Được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, pháp luật về công nghệ cao và quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm b) Trường hợp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi trong thời gian tối đa là 30 ngày; Điểm c) Được ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và chương trình khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Khoản 3. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đăng ký ngành, nghề thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao; Điểm b) Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp được xác định theo quy định tại điểm a khoản này phải đáp ứng quy định tương ứng với từng loại hình khu công nghiệp tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 2 của Nghị định này; Điểm c) Nội dung quy định tại điểm a, điểm b khoản này và từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao được nhà đầu tư cam kết cụ thể trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Khoản 4. Cấp có thẩm quyền quy định từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, giám sát. Mục 3 Điều 33 Phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Khoản 1. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm các khu chức năng công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Trong đó, khu công nghiệp có chức năng chính, khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung ứng dịch vụ, tiện ích công cộng và xã hội cho khu công nghiệp. Khoản 2. Khu đô thị - dịch vụ bao gồm: nhà ở, công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu; công trình y tế; công trình thể thao, văn hóa, công viên; công trình thương mại; công trình dịch vụ và các công trình kết cấu khác. Khoản 3. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Khoản 4. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực hiện theo nguyên tắc sau đây: Điểm a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ phải hạch toán độc lập các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu chức năng; Điểm b) Các khu chức năng được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định tương ứng với các loại khu chức năng tại pháp luật về thuế, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; Điều 33 Phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Khoản 4 Điểm c) Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng các ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các khu chức năng khác của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật tương ứng với các loại khu chức năng. Điều 34 Điều kiện đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Khoản 1. Đáp ứng điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tương ứng quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định này. Khoản 2. Khu vực dự kiến đầu tư xây dựng khu đô thị - dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương IV * Điều 34 - Khoản 4 + Điểm c * Điều 34 * Điều 35 * Điều 36 * Điều 37 * Điều 38 * Điều 39 * Điều 40 * Điều 42 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương IV Điều 34 Điều kiện đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Khoản 4 Điểm c) Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng các ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các khu chức năng khác của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật tương ứng với các loại khu chức năng. Điều 34 Điều kiện đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Khoản 1. Đáp ứng điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tương ứng quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định này. Khoản 2. Khu vực dự kiến đầu tư xây dựng khu đô thị - dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điểm b) Quy mô diện tích phù hợp với nhu cầu cung cấp dịch vụ, tiện ích công cộng của khu công nghiệp và tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích của khu công nghiệp. Khoản 3. Các dự án đầu tư dự kiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp không thuộc Mức I và Mức II của Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều 35 Trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Khoản 1. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được thực hiện theo từng dự án riêng cho từng khu chức năng thì nhà đầu tư của khu chức năng thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư tương ứng áp dụng đối với dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thuộc khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư được ưu tiên lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư khu đô thị - dịch vụ trong trường hợp được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm trong quá trình đánh giá lựa chọn nhà đầu tư. Khoản 4. Sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định tại Nghị định này, việc triển khai xây dựng, quản lý các phân khu chức năng trong khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với các phân khu chức năng. Mục 4 Điều 36 Chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển khu công nghiệp sinh thái Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách: Điểm a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp hiện hữu để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp và chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái; Điểm b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp sinh thái; Điểm c) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp trong khu công nghiệp cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm các nguồn gây ô nhiễm, tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu, sử dụng hiệu quả tài nguyên. Khoản 2. Hợp tác xây dựng khu công nghiệp sinh thái Điểm a) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện hợp tác với nhau để sử dụng chung các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ, nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất; tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng dư thừa, chất thải, phế liệu của mình và của các doanh nghiệp khác trong khu công nghiệp để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh; Điểm b) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được hợp tác với bên thứ ba để thực hiện cộng sinh công nghiệp. Bên thứ ba gồm nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp khác thông qua cung cấp các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung ứng dịch vụ hỗ trợ xây dựng và triển khai cộng sinh công nghiệp; Điểm c) Các bên tham gia tự thỏa thuận hình thức hợp tác và chia sẻ lợi ích, chi phí theo quy định của pháp luật về dân sự. Khoản 3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế giao một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban quản lý hoặc một đơn vị phù hợp thực hiện chức năng xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; đề xuất giải pháp và kết nối doanh nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp; cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi hoặc đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái. Khoản 4. Các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư được khuyến khích xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong khu công nghiệp để hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp. Khoản 5. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trên địa bàn nhằm chứng nhận, theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái; cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin có liên quan vào hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn và hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế. Mục 4 Điều 37 Tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái Khoản 1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây: Điểm a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái; Điểm b) Bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật bao gồm: dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy, xử lý nước thải, các dịch vụ hạ tầng thiết yếu khác) và các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp; Điểm c) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giám sát đầu vào và đầu ra về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp; lập báo cáo định kỳ hằng năm về các kết quả đạt được trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn và giám sát phát thải của khu công nghiệp, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm d) Hằng năm, công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và đăng trên website của doanh nghiệp. Khoản 2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây: Điểm a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái; Điểm b) Thực hiện ít nhất 01 cộng sinh công nghiệp và các doanh nghiệp tham gia cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp; Điểm c) Tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn đạt kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và giảm phát thải ra môi trường. Khoản 3. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây: Điểm a) Tỷ lệ tối thiểu tổng diện tích đất cây xanh, giao thông, các khu kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung trong khu công nghiệp đạt 25% trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; Điểm b) Có giải pháp đảm bảo nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Mục 4 Điều 38 Xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái Khoản 1. Chính phủ khuyến khích đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái thông qua quy hoạch xây dựng, thiết kế hợp lý các phân khu chức năng và định hướng thu hút các dự án đầu tư có ngành, nghề tương đồng để hỗ trợ thực hiện cộng sinh công nghiệp. Khoản 2. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái đăng ký ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp; dự kiến mức phát thải cho từng ngành, nghề; dự kiến phương án cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp, phương án xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát đầu vào, đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và phương án thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh tại hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; cam kết đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái quy định tại Điều 37 của Nghị định này trong vòng 08 năm kể từ thời điểm khu công nghiệp được thành lập và xác định rõ lộ trình thực hiện; Điểm b) Được cấp có thẩm quyền quy định loại hình khu công nghiệp sinh thái trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, giám sát. Mục 4 Điều 39 Ưu đãi đối với khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái Khoản 1. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này. Khoản 2. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ, nhà tài trợ trong nước và quốc tế; được cấp tín dụng xanh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan; phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ môi trường để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sinh thái, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp. Khoản 3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan nhà nước tổ chức, quản lý. Khoản 4. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái được ưu tiên cung cấp thông tin có liên quan về thị trường công nghệ, khả năng hợp tác để thực hiện cộng sinh công nghiệp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản 5. Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái được hưởng các ưu đãi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận là khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái. Mục 4 Điều 40 Chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái Khoản 1. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 37 của Nghị định này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái. Khoản 2. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái tham gia các hoạt động và đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này được Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái. Khoản 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các mẫu văn bản quy định tại khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 42, khoản 1 và khoản 2 Điều 43, mẫu Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái và Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái. Mục 4 Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái Khoản 1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lập 06 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái bao gồm: Điểm a) Văn bản đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái; Điểm b) Báo cáo về tình hình hoạt động và thu hút đầu tư của khu công nghiệp; Điểm c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan); Điểm d) Các tài liệu khác có liên quan đến khu công nghiệp (nếu có). Khoản 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng. Khoản 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này. Khoản 5. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức đánh giá hồ sơ và lập báo cáo đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này. Trong quá trình tổ chức đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tham khảo ý kiến của tổ chức hoặc đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ tư vấn, đánh giá, xác nhận về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Khoản 7. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu. Mục 4 Điều 42 Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái Khoản 1. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái lập 05 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái bao gồm: Điểm a) Văn bản đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái; Điểm b) Báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái;
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương IV * Điều 42 - Khoản 7 * Điều 42 * Điều 43 * Điều 44 * Điều 45 Chương V * Điều 46 * Điều 47 * Điều 48 * Điều 49 * Điều 50 * Điều 50 Chương VI * Điều 51 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương IV Mục 4 Điều 42 Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái Khoản 7. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu. Mục 4 Điều 42 Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái Khoản 1. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái lập 05 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái bao gồm: Điểm a) Văn bản đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái; Điểm b) Báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái; Điểm c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan); Điểm d) Các tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp (nếu có). Khoản 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng. Khoản 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này. Khoản 5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức đánh giá hồ sơ và lập báo cáo đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này. Khoản 6. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái cho doanh nghiệp. Khoản 7. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu. Mục 4 Điều 43 Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái Khoản 1. Định kỳ hằng năm, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái lập báo cáo tình hình thực hiện khu công nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi, giám sát các nội dung sau đây: Điểm a) Tình hình thực hiện và duy trì hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn của doanh nghiệp trong khu công nghiệp và hiệu quả thu được; Điểm b) Tình hình thực hiện cộng sinh công nghiệp, hiệu quả thu được và các doanh nghiệp mới tham gia vào liên kết cộng sinh (nếu có); Điểm c) Kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất và giảm phát thải ra môi trường của khu công nghiệp. Khoản 2. Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp sinh thái báo cáo tình hình thực hiện và duy trì hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; tình hình thực hiện cộng sinh công nghiệp; kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất và giảm phát thải ra môi trường gửi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi, giám sát. Khoản 3. Kết quả theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái là cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế xem xét cấp lại, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái. Khoản 4. Việc đánh giá hiệu quả đạt được về kinh tế, xã hội, môi trường của khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái được thực hiện thông qua thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế quy định tại khoản 3 Điều 47 của Nghị định này. Mục 4 Điều 44 Chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái Khoản 1. Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái bị chấm dứt hiệu lực và thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Điểm b) Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái không đáp ứng tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái quy định tại Điều 37 của Nghị định này trên cơ sở ý kiến theo dõi, giám sát của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm c) Theo đề nghị bằng văn bản của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái về việc chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái. Khoản 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái thông báo bằng văn bản tới nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp đã được chứng nhận và các cơ quan có liên quan về việc chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Mục 4 Điều 45 Chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái Khoản 1. Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái được cấp lại sau 05 năm trong trường hợp khu công nghiệp và doanh nghiệp tiếp tục đáp ứng tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này. Khoản 2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 2 Điều 41 và khoản 2 Điều 42 của Nghị định này. Khoản 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái trên cơ sở hồ sơ đăng ký chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái, báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện khu công nghiệp sinh thái hằng năm và việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái tại thời điểm chứng nhận lại mà không phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này. Thủ tục chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 41 của Nghị định này. Khoản 4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chứng nhận lại doanh nghiệp sinh thái trên cơ sở hồ sơ đăng ký chứng nhận lại doanh nghiệp sinh thái, báo cáo giám sát, đánh giá doanh nghiệp sinh thái hằng năm và việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái tại thời điểm chứng nhận lại mà không phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này. Thủ tục chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 42 của Nghị định này. Chương V Mục 4 Điều 46 Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế Việc thu thập, cập nhật, xử lý, gửi, nhận, lưu trữ, bảo quản, quản lý, khai thác, sử dụng, công bố thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Khoản 1. Chính xác, đầy đủ, kịp thời, khoa học, khách quan và kế thừa. Khoản 2. Đồng bộ, có khả năng kết nối, trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác có liên quan. Khoản 3. Cập nhật thường xuyên; lưu trữ, bảo quản lâu dài. Khoản 4. Ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức quản lý có hệ thống, thuận tiện trong khai thác, sử dụng; phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhu cầu thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân về khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 5. Công bố công khai và đảm bảo quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận và sử dụng thông tin đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ. Mục 4 Điều 47 Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng tập trung, thống nhất theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo kết nối giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trên môi trường mạng để phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 2. Các thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế là thông tin, cơ sở dữ liệu được số hóa, kết nối với hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Khoản 3. Thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm: Điểm a) Nhóm chỉ tiêu về kinh tế gồm các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả thu hút đầu tư, hiệu quả sử dụng đất của khu công nghiệp, khu kinh tế; đóng góp của khu công nghiệp, khu kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội, nguồn thu ngân sách nhà nước và các nội dung khác; Điểm b) Nhóm chỉ tiêu về xã hội gồm các chỉ tiêu đánh giá về giải quyết việc làm, nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm c) Nhóm chỉ tiêu về môi trường gồm các chỉ tiêu đánh giá về xử lý và bảo vệ môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp; Điểm d) Nhóm chỉ tiêu khác có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế. Mục 4 Điều 48 Chi phí của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Chi phí xây dựng, nâng cấp, duy trì, quản lý, vận hành hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được sử dụng nguồn chi thường xuyên, nguồn chi đầu tư phát triển, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nguồn vốn huy động từ xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Chi phí quản lý, vận hành, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu và cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu vào hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế trên môi trường mạng được sử dụng từ nguồn chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Khoản 3. Hằng năm, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, bố trí dự toán theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước. Mục 4 Điều 49 Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ban hành quy định về nội dung thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; hướng dẫn việc thu thập, cập nhật, xử lý, gửi, nhận, lưu trữ, bảo quản, quản lý, khai thác, sử dụng, công bố thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Nghị định này. Mục 4 Điều 50 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 1. Tổ chức cập nhật thường xuyên, lưu trữ, bảo quản lâu dài các nội dung thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc trách nhiệm quản lý; kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý vào hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định. Khoản 2. Bảo đảm tính chính xác về nội dung thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc trách nhiệm cung cấp, cập nhật, quản lý. Khoản 3. Bảo đảm an toàn tài khoản quản trị hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được cấp. Khoản 4. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm an toàn, kết nối, chia sẻ và trích xuất thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 5. Chỉ đạo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Điểm a) Tổ chức thu thập, cập nhật, xử lý, gửi, nhận, lưu trữ, bảo quản, quản lý, khai thác, sử dụng, công bố thông tin, cơ sở dữ liệu về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thông qua hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 46 của Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định tại Điều 49 của Nghị định này; Điều 50 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 5 Điểm b) Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm c) Tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế. Chương VI Điều 51 Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách, phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch vùng và phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh. Khoản 2. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, quy hoạch xây dựng, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, phát triển và quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương VI * Điều 51 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 * Điều 52 * Điều 53 * Điều 54 * Điều 55 * Điều 56 * Điều 57 * Điều 58 * Điều 59 * Điều 60 * Điều 61 * Điều 62 * Điều 63 * Điều 64 * Điều 65 * Điều 66 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương VI Điều 51 Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 5. Hợp tác quốc tế để phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Điều 52 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế trong phạm vi cả nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định tại Nghị định này; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch vùng và phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh và ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 2. Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và trách nhiệm: Điểm a) Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chính sách, pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm b) Chấp thuận chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế; phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế; Điểm c) Chỉ đạo xử lý và giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình đầu tư, thành lập, quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế vượt thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm: Điểm a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm b) Hướng dẫn, quy định, thực hiện việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của mình và của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng, lao động, công nghiệp, thương mại, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, du lịch và ngành, lĩnh vực khác được quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định tại khoản này được thực hiện trên cơ sở yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điểm c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền quản lý nhà nước đối với: Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan; nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế trong việc chấp hành quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 53 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khoản 1. Chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, tổ chức có liên quan: Điểm a) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; Điểm b) Hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ; Điểm c) Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công; Điểm d) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm đ) Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; ban hành mẫu biểu báo cáo định kỳ; cung cấp thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ; hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm e) Xây dựng danh mục các khu kinh tế trọng điểm và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ; Điểm g) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm h) Tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; đề xuất việc sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế có tính đặc thù, quan trọng cho phát triển ngành, lĩnh vực, các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu kinh tế trọng điểm theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 4. Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Điều 54 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ Thẩm định Đề án thành lập, tổ chức lại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Điều 55 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 22 của Nghị định này. Điều 56 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Khoản 1. Ban hành quy định hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng và phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; công tác quản lý và phát triển đô thị trong khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ và khu kinh tế. Khoản 2. Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Điều 57 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương Khoản 1. Thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong khu công nghiệp, khu kinh tế; chỉ đạo và định hướng phát triển các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo định hướng, chiến lược phát triển công nghiệp vùng và lãnh thổ đã được phê duyệt. Khoản 2. Thực hiện ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế khi đáp ứng đủ điều kiện ủy quyền. Khoản 3. Hướng dẫn việc cấp giấy phép và các giấy tờ có giá trị tương đương đối với việc kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương. Khoản 4. Hướng dẫn thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Điều 58 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường Khoản 1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, quy định kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Khoản 2. Hướng dẫn việc xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Khoản 3. Hướng dẫn, thực hiện việc phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 68 của Nghị định này trên cơ sở xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đánh giá năng lực của từng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Điều 59 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Điều 60 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động quy định tại điểm c khoản 3 Điều 68 của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68 của Nghị định này. Điều 61 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an Khoản 1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy trong khu công nghiệp, khu kinh tế; về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 2. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thực hiện kết hợp an ninh với phát triển kinh tế - xã hội. Điều 62 Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng Khoản 1. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thực hiện kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội. Khoản 2. Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng trong triển khai thực hiện việc kiểm soát, kiểm tra nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, chứng nhận tạm trú và xử lý các vi phạm đối với người, phương tiện ra, vào, hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu cảng biển thuộc khu kinh tế theo quy định của pháp luật. Điều 63 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khoản 1. Hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trong khu kinh tế. Khoản 2. Hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài. Điều 64 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật. Điều 65 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ Các bộ, cơ quan ngang bộ ngoài phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63 và Điều 64 của Nghị định này còn có quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với khu công nghiệp, khu kinh tế sau đây: Khoản 1. Có ý kiến bằng văn bản về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các dự án khác thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Hướng dẫn việc tái sử dụng chất thải, phế liệu, nước và năng lượng dư thừa trong khu công nghiệp sinh thái thuộc quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan mình. Điều 66 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 1. Chủ trì xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khoản 2. Tổ chức lập, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế; tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch này đối với khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế; quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 3. Chỉ đạo thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế trong thời gian chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương VI * Điều 66 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 14 - Khoản 15 - Khoản 16 Chương VII * Điều 67 * Điều 68 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương VI Điều 66 Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 3. Chỉ đạo thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế trong thời gian chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Khoản 4. Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi; hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; ban hành điều kiện và tiêu chí đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư được ưu tiên thuê đất, thuê lại đất quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định này. Khoản 5. Quy hoạch đất xây dựng khu tái định cư, khu nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở, khu tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật; hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh quá trình đầu tư và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 6. Chỉ đạo thực hiện việc thu hồi diện tích đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định canh, tái định cư và thực hiện các thủ tục cho thuê hoặc giao đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 7. Chỉ đạo các tổ chức có liên quan lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, các điểm đấu nối kỹ thuật với các công trình kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế; nhà ở, công trình văn hóa, thể thao, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo nghề, trường học và các công trình công cộng khác đáp ứng nhu cầu phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 8. Chủ trì xây dựng kế hoạch và cân đối vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này. Khoản 9. Ban hành và giám sát thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế với các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, quy định phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực theo quy định tại Nghị định này. Khoản 10. Chỉ đạo thực hiện quy định về xây dựng, lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 11. Tổ chức và phối hợp tổ chức các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương để đáp ứng nhu cầu lao động cho khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật; đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Khoản 13. Xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để đảm bảo nguyên tắc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định đặc thù khác; quyết định việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức danh Trưởng ban và Phó trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 14. Bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp kinh phí hoạt động hành chính, sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước; phê duyệt kế hoạch, cấp kinh phí và tổ chức vận động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch để phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 15. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chuyên ngành ở địa phương về thương mại, tài chính, hải quan, ngân hàng, công an và các cơ quan có liên quan khác bố trí đại diện đủ thẩm quyền để giải quyết công việc liên quan tại từng khu công nghiệp, khu kinh tế khi cần thiết. Khoản 16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước khác về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật. Chương VII Điều 67 Chức năng của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế Khoản 1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Tại Nghị định này gọi chung là Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối với Ban quản lý khu kinh tế. Khoản 2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; làm nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được phân cấp, ủy quyền; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hằng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 68 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây: Điểm a) Tham gia ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, phương án phát triển hệ thống có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; Điểm c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; Điểm d) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; Điểm đ) Tổng hợp, đánh giá nhu cầu sử dụng lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm e) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hằng năm và nguồn kinh phí khác (nếu có) của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm g) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định công nghệ của dự án đầu tư, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp; kiểm tra, kiểm soát công nghệ và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp. Khoản 2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Điểm a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, phương án phát triển hệ thống, quy hoạch xây dựng, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Điểm b) Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; giám sát, đánh giá việc thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái theo các ngành, nghề thu hút đầu tư đã đăng ký quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 và điểm a khoản 2 Điều 38 của Nghị định này; giám sát, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 8, khoản 3 Điều 9 và điểm c khoản 2 Điều 27 của Nghị định này; Điểm c) Thực hiện thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế; kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm d) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về thương mại; Điểm đ) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, bao gồm: tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; báo cáo tình hình sử dụng lao động; tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài, báo cáo tình hình thay đổi lao động qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm; thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm e) Thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Điểm g) Tiếp nhận đăng ký khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế; Điểm h) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành quy định của pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm i) Phối hợp với các đơn vị công an và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khác trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, xây dựng và đề xuất những biện pháp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm k) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền; Điểm l) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế; trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm m) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý; Điểm n) Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm o) Hỗ trợ, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế liên kết, hợp tác với nhau thực hiện cộng sinh công nghiệp, các biện pháp sản xuất sạch hơn, chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái; Điểm p) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương VII * Điều 68 - Khoản 2 + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 4 * Điều 69 * Điều 70 Chương VIII * Điều 71 * Điều 72
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương VII Điều 68 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 2 Điểm o) Hỗ trợ, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế liên kết, hợp tác với nhau thực hiện cộng sinh công nghiệp, các biện pháp sản xuất sạch hơn, chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái; Điểm p) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm q) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước trực tiếp của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật; Điểm r) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm s) Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý, hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới; Điểm t) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này, quy định khác của pháp luật có liên quan và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. Khoản 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Điểm a) Cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp, khu kinh tế và các giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế đã được phê duyệt; phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế thuộc diện phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi, hủy Giấy phép xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm c) Nhận báo cáo về việc cho thôi việc nhiều người lao động; tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được; Điểm d) Tổ chức, thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật. Điều 69 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quy định tại Điều 68 của Nghị định này, Ban quản lý khu kinh tế còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Khoản 1. Tổ chức lập, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Điểm a) Đề án mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế; Điểm b) Lập, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế; Điểm c) Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong khu kinh tế. Khoản 2. Xây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện: Điểm a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong khu kinh tế; Điểm b) Lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng trong khu kinh tế, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch này phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; Điểm c) Kế hoạch hằng năm và 5 năm về phát triển khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Điểm d) Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm trình cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền; Điểm đ) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Ban quản lý khu kinh tế chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: Điểm a) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Điểm b) Thuê tư vấn trong nước, tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; Điểm c) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài tại khu công nghiệp, khu kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; Điểm d) Đề xuất danh mục dự án, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Điểm đ) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật; Điểm e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế; Điểm g) Thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Điểm h) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao sau khi đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Điểm i) Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước đối với nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trong khu kinh tế; xác định tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế; Điểm k) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong các khu chức năng của khu kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý đất đai trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai; Điểm l) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm hoạt động trong khu kinh tế phù hợp quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan. Điều 70 Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gồm Trưởng ban, không quá 03 Phó Trưởng ban; bộ máy giúp việc. Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban. Khoản 2. Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại khu công nghiệp, khu kinh tế); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật. Khoản 4. Việc thành lập bộ máy giúp việc phải bảo đảm phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau đây: Điểm a) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm b) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III; Điểm c) Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức; Điểm d) Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức; Điểm đ) Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, Văn phòng đại diện tại khu công nghiệp thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Khoản 5. Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt. Chương VIII Điều 71 Bổ sung Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau: Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 131 như sau: “1a. Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021”. Điều 72 Bổ sung Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau: Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 30 như sau: “6a. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các trách nhiệm sau đây: Điểm a) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Điểm b) Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; Điểm c) Nhận báo cáo về việc kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm; Điểm d) Nhận thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp”.
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương VIII * Điều 744 * Điều 755 * Điều 766
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau: Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau: “Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”. Khoản 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 31 như sau: “Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12”. Chương VIII Điều 744. Điều khoản chuyển tiếp Khoản 1. Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã hoàn thành các thủ tục đầu tư, thành lập, chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải thực hiện thêm thủ tục tương ứng theo quy định của Nghị định này. Khoản 2. Các nội dung quy định tại Nghị định này đã được các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn hoặc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng, lao động, công nghiệp, thương mại, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, du lịch, thuế có liên quan thì không phải ban hành văn bản để hướng dẫn thực hiện theo Nghị định này, trừ trường hợp nội dung của văn bản hướng dẫn chưa phù hợp với quy định tại Nghị định này. Khoản 3. Trường hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch thì thực hiện như sau: Điểm a) Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch và khoản 11 Điều 2, Điều 3, khoản 1 Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, khoản 1 và khoản 2 Điều 11, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Điểm b) Việc đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Khoản 4. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có hồ sơ hợp lệ đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) thì thực hiện như sau: Điểm a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế để thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp nhà đầu tư đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định này; Điểm b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiếp tục sử dụng các ý kiến, nội dung đã được thẩm định trước đó để lập báo cáo thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Điểm c) Khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này và quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 8, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 9 của Nghị định này. Khoản 5. Các khu công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được xác định thành lập theo quy định của pháp luật có liên quan từ thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Các khu công nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế nhưng chưa hoàn thành thủ tục thành lập thì không phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP . Điều 755. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Khoản 2. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 74 của Nghị định này. Điều 766. Tổ chức thực hiện Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, CN (2b). TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Văn Thành
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. Điều 2 Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. Điều 3 Văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Thông tư này bao gồm: Điểm a) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), pháp lệnh, nghị quyết do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Điểm b) Nghị định, quyết định, nghị quyết liên tịch do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành được quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Luật Ban hành văn bản); Điểm c) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Điểm d) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Khoản 2. Thông tư của Bộ trưởng được ban hành để quy định: Điểm a) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Điểm b) Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành Giao thông vận tải; Điểm c) Biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Khoản 3. Việc xây dựng và ban hành Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và quy định tại Thông tư này. Điều 4 Kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật Khoản 1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được bảo đảm từ ngân sách nhà nước, phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Khoản 2. Việc bố trí kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ. Khoản 3. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính. Khoản 4. Cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (bao gồm cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tham mưu trình) được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung vào nguồn kinh phí thực hiện. Khoản 5. Vụ Tài chính, Văn phòng Bộ căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các cơ quan liên quan tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác lập, phân bổ dự toán đối với kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy định. Khoản 6. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các nhiệm vụ khác có liên quan. Chương II Mục 1 Điều 5 Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Luật, pháp lệnh. Khoản 2. Nghị quyết của Quốc hội quy định: Điểm a) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; Điểm b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Khoản 3. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội. Khoản 4. Nghị định của Chính phủ quy định các vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Mục 1 Điều 6 Kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Khi có dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định hoặc khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao thuộc trường hợp phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo quy định tại Điều 19 của Thông tư này xây dựng kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ. Khoản 2. Kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải xác định rõ tên văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì tham mưu trình, thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời gian tổ chức lấy ý kiến, thời gian trình Bộ, thời gian gửi Bộ Tư pháp thẩm định (nếu có), thời gian trình Chính phủ xem xét thông qua. Mục 1 Điều 7 Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Cơ quan, đơn vị lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm: Điểm a) Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Đối với đề nghị xây dựng nghị định, trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến việc đề nghị xây dựng nghị định; Điều 7 Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1 Điểm b) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Điểm c) Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá tác động của chính sách theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8 và Điều 9 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (sau đây gọi chung là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP); Điểm d) Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông qua; Điểm đ) Chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này và bảo vệ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của mình; Điểm e) Phối hợp cùng cơ quan tham mưu trình thực hiện tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khoản 2. Cơ quan tham mưu trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm: Điểm a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại khoản 1 Điều này và hoàn thiện hồ sơ theo quy định Điều 9 của Thông tư này; Điểm b) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp, giải trình, tiếp thu theo quy định tại Điều 36 và Điều 86 Luật Ban hành văn bản; Điểm c) Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này đến Vụ Pháp chế để thẩm định; Điểm d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; Điểm đ) Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản sang Bộ Tư pháp để thẩm định và ký trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm: Điểm a) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Điểm b) Lấy ý kiến của Văn phòng Bộ về thủ tục hành chính trước khi thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị lập; Điểm c) Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản. Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Điểm d) Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được chỉnh lý theo nghị quyết của Chính phủ đến Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 12 hàng năm để đăng ký chương trình. Điều 8 Cơ quan, tổ chức tham gia trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Cơ quan, tổ chức lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có thể huy động sự tham gia của viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động sau đây: Khoản 1. Tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Khoản 2. Khảo sát, điều tra xã hội học; đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 3. Tập hợp, nghiên cứu, so sánh tài liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến chính sách phục vụ cho việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 4. Tham gia hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Điều 9 Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản bao gồm: Điểm a) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; mục tiêu, nội dung của chính sách, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Điểm b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách; Điểm c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Điểm d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức; bản chụp ý kiến góp ý. Đối với hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp; Điểm đ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Điểm e) Tài liệu khác (nếu có). Khoản 2. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản bao gồm: Điểm a) Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của nghị định; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định; thời gian dự kiến trình Chính phủ xem xét, thông qua; Điểm b) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định. Mục 2 Điều 10 Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo Khoản 1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo được thông qua, cơ quan chủ trì soạn thảo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này có trách nhiệm thực hiện rà soát, lập dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Khoản 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; 07 ngày, kể từ ngày lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ký ban hành, Vụ Pháp chế nghiên cứu tiếp thu và hoàn thiện dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Bộ Tư pháp. Khoản 3. Đối với danh mục văn bản quy định chi tiết do Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất dự kiến phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì tham mưu trình, thời gian trình và gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ và đăng ký chương trình công tác của Chính phủ. Mục 2 Điều 11 Văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết không do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo Trường hợp quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh phân công Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu Bộ trưởng giao cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình văn bản quy định chi tiết này; đồng thời, tổng hợp vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ.
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương II * Điều 11 * Điều 12 Chương III * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 16 Chương IV * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương II Mục 2 Điều 11 Văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết không do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo Trường hợp quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh phân công Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu Bộ trưởng giao cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình văn bản quy định chi tiết này; đồng thời, tổng hợp vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ. Điều 12 Lập danh mục văn bản quy định chi tiết nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo Khoản 1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, cơ quan chủ trì tham mưu trình nghị định của Chính phủ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 20 Luật Ban hành văn bản có trách nhiệm tham mưu văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các nội dung nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết. Khoản 2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, cơ quan chủ trì tham mưu trình thông tư của Bộ trưởng quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Ban hành văn bản có trách nhiệm tham mưu văn bản gửi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các nội dung thông tư giao Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết. Khoản 3. Cơ quan chủ trì tham mưu trình tại khoản 1, khoản 2 Điều này có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết; tham mưu tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc tham mưu xử lý theo thẩm quyền về những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo của cơ quan được giao quy định chi tiết nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng. Khoản 4. Văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; văn bản đôn đốc, xử lý (nếu có) quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đồng thời được gửi Bộ Tư pháp. Chương III Mục 2 Điều 13 Thời gian lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Chương trình) Khoản 1. Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ (sau đây gọi chung là Vụ); các Cục, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, Trung tâm Công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là các Cục); doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình và yêu cầu thực tế để đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm sau gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp. Khoản 2. Trường hợp cần bổ sung văn bản quy phạm pháp luật vào Chương trình, các cơ quan, đơn vị đề xuất kế hoạch xây dựng văn bản gửi Vụ Pháp chế. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung Chương trình thực hiện như việc đăng ký lần đầu. Mục 2 Điều 14 Hồ sơ đăng ký Chương trình Khoản 1. Hồ sơ đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Điểm a) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý, sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; mục tiêu, nội dung chính của văn bản; chính sách cơ bản và các giải pháp để thực hiện; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành; thời gian dự kiến trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Điểm b) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Điểm c) Các thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; Điểm d) Đề cương dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Điểm đ) Bản dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình, cơ quan phối hợp, Thứ trưởng phụ trách, cơ quan ban hành, thời gian trình đề cương chi tiết, thời gian trình dự thảo văn bản (theo từng cấp); Điểm e) Tài liệu khác (nếu có). Khoản 2. Đối với các văn bản phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, sau khi có Nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì tham mưu trình gửi đăng ký về Vụ Pháp chế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này để cập nhật nhiệm vụ xây dựng văn bản vào Chương trình. Mục 2 Điều 15 Ban hành Chương trình Khoản 1. Căn cứ đề xuất của các Vụ, Cục, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác thuộc Bộ, Vụ Pháp chế dự thảo Chương trình, thực hiện việc rà soát và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đối với đề nghị xây dựng văn bản. Khoản 2. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Vụ Pháp chế chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Chương trình; xin ý kiến của các Thứ trưởng phụ trách và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Khoản 3. Sau khi Bộ trưởng ký ban hành, Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải Quyết định ban hành Chương trình trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ. Mục 2 Điều 16 Điều 16. Điều chỉnh Chương trình Điều chỉnh Chương trình Khoản 1. Các trường hợp được điều chỉnh Chương trình: Điểm a) Văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung vào Chương trình do yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế; Điểm b) Văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh thời gian trình hoặc đưa ra khỏi Chương trình do không còn cần thiết phải ban hành hoặc do có sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội; Điểm c) Văn bản quy phạm pháp luật có thay đổi về thể thức, tên văn bản so với nhiệm vụ được giao tại Quyết định ban hành Chương trình. Khoản 2. Trình tự điều chỉnh Chương trình: Điểm a) Cơ quan tham mưu trình chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo trình Thứ trưởng phụ trách về việc xin điều chỉnh Chương trình. Tờ trình nêu rõ lý do, phương hướng, nội dung điều chỉnh và đề xuất xử lý; Điểm b) Sau khi có ý kiến đồng ý của Thứ trưởng phụ trách, cơ quan tham mưu trình xin ý kiến Bộ trưởng; Điểm c) Khi Bộ trưởng có ý kiến, cơ quan tham mưu trình chuyển văn bản đến Vụ Pháp chế tổng hợp, theo dõi triển khai. Chương IV Mục 1 Điều 17 Thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Khoản 1. Cơ quan tham mưu trình chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng ký Quyết định thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Ban hành văn bản) và nghị định của Chính phủ (trong trường hợp cần thiết). Khoản 2. Thành phần, nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập thực hiện theo quy định tại các Điều 52, 53, 54 của Luật Ban hành văn bản và các Điều 26, 27 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Mục 1 Điều 18 Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Chương V của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Mục 1 Điều 19 Cơ quan chủ trì soạn thảo Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là cơ quan chủ trì soạn thảo) bao gồm: Khoản 1. Các Cục trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình hoặc theo phân công của Bộ trưởng. Khoản 2. Các Vụ trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất đặc thù hoặc theo phân công của Bộ trưởng. Mục 1 Điều 20 Cơ quan tham mưu trình Khoản 1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải thông qua các cơ quan tham mưu được phân công để trình Bộ trưởng. Khoản 2. Cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các Vụ, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là cơ quan tham mưu trình) được phân công theo quy định sau đây: Điểm a) Vụ Pháp chế: dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác do Lãnh đạo Bộ giao; Điểm b) Vụ Kế hoạch - Đầu tư: văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, công tác kế hoạch đầu tư, thống kê, xuất nhập khẩu; định mức kinh tế - kỹ thuật về thống kê, chiến lược, quy hoạch trong ngành Giao thông vận tải; về thu hút đầu tư và đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong giai đoạn chủ trương đầu tư; Điểm c) Vụ Tổ chức cán bộ: văn bản quy phạm pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, các tổ chức trực thuộc Bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và nguồn nhân lực; lao động, tiền lương và chế độ, chính sách đối với người lao động; công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giao thông vận tải; Điểm d) Vụ Vận tải: văn bản quy phạm pháp luật về vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, hợp tác xã, an ninh và an toàn giao thông trong ngành giao thông vận tải; định mức kinh tế - kỹ thuật về vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; về đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng lái, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải; Điểm đ) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông: văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý, bảo trì, bảo vệ, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi cả nước; định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo thẩm quyền; về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải; Điểm e) Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường: văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; các định mức kinh tế - kỹ thuật trừ các định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ, điểm m, điểm n khoản này; Điều 20 Cơ quan tham mưu trình Khoản 2 Điểm g) Vụ Tài chính: văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, tài sản, thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ sử dụng đường bộ; Điểm h) Vụ Hợp tác quốc tế: văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hợp tác quốc tế trong ngành Giao thông vận tải; Điểm i) Vụ Quản lý doanh nghiệp: văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp liên quan đến ngành Giao thông vận tải; Điểm k) Thanh tra Bộ: văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nội bộ trong ngành Giao thông vận tải; Điểm l) Văn phòng Bộ: văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, văn thư, lưu trữ; Điểm m) Cục Quản lý đầu tư xây dựng: văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về quản lý đầu tư, xây dựng trong bước lập dự án đầu tư (trừ dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài) và giai đoạn thực hiện dự án; định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành giao thông (trừ định mức công nghệ mới, vật liệu mới; định mức bảo trì); Điểm n) Cục Đường cao tốc Việt Nam: văn bản quy phạm phạm luật về đầu tư, xây dựng, huy động nguồn lực và khai thác hệ thống đường bộ cao tốc; định mức kinh tế - kỹ thuật về đường bộ cao tốc khi được Bộ trưởng giao; Điểm o) Trung tâm Công nghệ thông tin: văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin trong ngành Giao thông vận tải. Khoản 3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ quan tham mưu có trách nhiệm tham mưu trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác khi được Bộ trưởng giao. Điều 21 Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Tổ chức xây dựng đề cương (đối với xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc thay thế), dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 2. Chuẩn bị tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo. Khoản 3. Tổ chức lấy ý kiến tham gia của đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành và hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải có liên quan bằng văn bản, thư điện tử hoặc các hình thức phù hợp khác và đăng tải dự án, dự thảo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo. Khoản 4. Báo cáo giải trình về những chính sách mới phát sinh cần bổ sung vào dự án, dự thảo để trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định. Khoản 5. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có). Khoản 6. Báo cáo tiến độ soạn thảo. Khoản 7. Trình Bộ đề cương chi tiết theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có). Khoản 8. Trình Bộ dự thảo văn bản. Khoản 9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tham mưu trình tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi văn bản được ký ban hành hoặc thông qua. Điều 22 Hồ sơ cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ trình Bộ bao gồm: Điểm a) Tờ trình trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu yêu cầu, quá trình soạn thảo, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung chủ yếu của văn bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề cần xin ý kiến; Điểm b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong ngành; Điểm c) Dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có); Điểm d) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo văn bản;
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương IV * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . quy phạm pháp luật Khoản 1. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ trình Bộ bao gồm: Điểm a) Tờ trình trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu yêu cầu, quá trình soạn thảo, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung chủ yếu của văn bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề cần xin ý kiến; Điểm b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong ngành; Điểm c) Dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có); Điểm d) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo văn bản; Điểm đ) Bản đánh giá thủ tục hành chính nếu văn bản có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Điểm e) Bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bản chụp các ý kiến góp ý; Điểm g) Bảng so sánh đối với văn bản sửa đổi, bổ sung; Điểm h) Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế (đối với cơ quan chủ trì soạn thảo là các Cục trừ Trung tâm Công nghệ thông tin, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải) và ý kiến giải trình của đơn vị soạn thảo đối với nội dung thẩm định; Điểm i) Tài liệu khác (nếu có). Khoản 2. Đối với dự thảo thông tư, hồ sơ trình Bộ bao gồm: Điểm a) Tờ trình trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quá trình soạn thảo, nội dung chủ yếu của văn bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề cần xin ý kiến; Điểm b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong ngành; Điểm c) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có); Điểm d) Bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản (kèm theo bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý và bản chụp các ý kiến góp ý); Điểm đ) Bảng so sánh đối với văn bản sửa đổi, bổ sung; Điểm e) Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế (đối với cơ quan chủ trì soạn thảo là các Cục) và ý kiến giải trình của đơn vị soạn thảo đối với nội dung thẩm định; Điểm g) Tài liệu khác (nếu có). Khoản 3. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được gửi đồng thời Vụ Pháp chế để cập nhật, theo dõi. Chương IV Điều 23 Nhiệm vụ của cơ quan tham mưu trình Khoản 1. Đối với phê duyệt Đề cương chi tiết Điểm a) Trường hợp cơ quan trình Đề cương chi tiết là các Cục: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình dự thảo Đề cương chi tiết, cơ quan tham mưu trình xem xét, nghiên cứu, trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận Đề cương chi tiết. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do, hướng giải quyết; Điểm b) Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình: cơ quan tham mưu trình soạn thảo Đề cương chi tiết trình Thứ trưởng phụ trách ký văn bản chấp thuận theo thời gian quy định trong Chương trình; Điểm c) Mẫu văn bản chấp thuận Đề cương chi tiết quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Tiếp nhận, xử lý dự thảo văn bản: Điểm a) Trường hợp cơ quan soạn thảo là các Cục trình Bộ dự thảo văn bản, cơ quan tham mưu trình xem xét, nghiên cứu dự thảo văn bản, trường hợp không chấp thuận dự thảo văn bản thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phải có văn bản gửi trả lại cơ quan chủ trì soạn thảo trong đó nêu rõ lý do, yêu cầu cụ thể, hướng giải quyết; Điểm b) Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đồng thời là cơ quan tham mưu trình thì sau khi thực hiện quy định tại Điều 21 của Thông tư này, cơ quan tham mưu trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý, chỉnh lý dự thảo văn bản và tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều này trước khi trình Bộ trưởng. Khoản 3. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tham mưu trình thực hiện như sau: Điểm a) Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo, có văn bản gửi các cơ quan tham mưu thuộc Bộ để lấy ý kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; Điểm b) Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, chỉnh lý dự thảo văn bản và báo cáo Thứ trưởng phụ trách để gửi văn bản xin ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; đối với dự thảo văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của người dân thì phải gửi xin ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải; Văn bản lấy ý kiến phải kèm theo: Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; bản đánh giá thủ tục hành chính (nếu văn bản có quy định thủ tục hành chính); báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có); bảng so sánh dự thảo văn bản và văn bản hiện hành, căn cứ, lý do sửa đổi, bổ sung (đối với dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung); Điểm c) Gửi Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải dự thảo văn bản trong thời gian ít nhất 60 ngày trước khi trình ký văn bản; Điểm d) Tổng hợp giải trình các ý kiến góp ý; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản, gửi lại bảng tổng hợp, giải trình các ý kiến cho các cơ quan, tổ chức có ý kiến góp ý (trong trường hợp có yêu cầu); đồng thời, bổ sung vào hồ sơ trình dự thảo văn bản; Điểm đ) Tổng hợp hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định; Điểm e) Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; Điểm g) Tổng hợp hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Khoản 4. Đối với dự thảo thông tư, cơ quan tham mưu trình thực hiện như sau: Điểm a) Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo, có văn bản gửi các cơ quan tham mưu thuộc Bộ để lấy ý kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; Điểm b) Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, chỉnh lý dự thảo văn bản và báo cáo Thứ trưởng phụ trách để gửi văn bản xin ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Giao thông vận tải (nếu cần thiết), đối với dự thảo văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, của người dân thì phải gửi xin ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đồng thời, gửi lấy ý kiến của các hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải có liên quan đến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản lấy ý kiến phải kèm theo: Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Tờ trình Bộ trưởng; bảng so sánh dự thảo văn bản với văn bản hiện hành và căn cứ, lý do của việc sửa đổi, bổ sung (đối với dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung); Điểm c) Gửi Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải dự thảo văn bản trong thời gian ít nhất 60 ngày trước khi trình ký văn bản; Điểm d) Tổng hợp ý kiến tham gia, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản; gửi lại bảng tổng hợp, giải trình các ý kiến cho các cơ quan, tổ chức có ý kiến góp ý (trong trường hợp có yêu cầu); gửi Vụ Pháp chế thẩm định. Khoản 5. Các hình thức lấy ý kiến dự thảo văn bản Điểm a) Bằng văn bản; Điểm b) Qua Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Điểm c) Các hình thức phù hợp khác. Điều 24 Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn Khoản 1. Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn: Điểm a) Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; Điểm b) Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Điểm c) Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Điểm d) Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; Điểm đ) Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn. Khoản 2. Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành; trình tự, thủ tục xây dựng văn bản; hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua được thực hiện theo quy định tại các Điều 147, 148, 149 của Luật Ban hành văn bản và Điều 37 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Mục 2 Điều 25 Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 3 của Thông tư này phải được tổ chức pháp chế Cục thẩm định trước khi trình Bộ, Vụ Pháp chế thẩm định trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định hoặc trước khi trình Bộ trưởng xem xét, ban hành. Khoản 2. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình: Điểm a) Gửi đầy đủ hồ sơ thẩm định đến Vụ Pháp chế; Điểm b) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo; thuyết trình dự thảo khi được đề nghị; Điểm c) Nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trên cơ sở ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; Điểm d) Giải trình ý kiến thẩm định và báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định đồng thời gửi bản giải trình đến Vụ Pháp chế; Điểm đ) Đảm bảo tính chính xác của các thông số, định mức trong các văn bản quy định về Quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật; Điểm e) Cử đại diện tham gia thẩm định theo đề nghị của Vụ Pháp chế. Khoản 3. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế: Điểm a) Vụ Pháp chế tổ chức thẩm định hoặc tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định (đối với các thông tư quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật Ban hành văn bản) bao gồm các Vụ, Cục, các chuyên gia, nhà khoa học có liên quan để tổ chức thẩm định; Điểm b) Chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và thời hạn thẩm định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 của Thông tư này; Điểm c) Lấy ý kiến bằng văn bản hoặc mời Văn phòng Bộ tham gia thẩm định nội dung thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Khoản 4. Trách nhiệm của tổ chức pháp chế Cục: thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Cục chủ trì soạn thảo. Mục 2 Điều 26 Hồ sơ thẩm định Khoản 1. Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Điểm a) Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quá trình soạn thảo, nội dung chủ yếu của văn bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, tài liệu tham khảo; Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Điểm b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau khi đã được cơ quan tham mưu trình chỉnh lý; Điểm c) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo văn bản; Điểm d) Bản đánh giá thủ tục hành chính nếu dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Điểm đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bản chụp văn bản tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Điểm e) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản; Điểm g) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; nghị định theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản; Điểm h) Ý kiến của cơ quan tham mưu trình đối với dự thảo văn bản; Điểm i) Bảng so sánh dự thảo văn bản với văn bản hiện hành (trong đó phải nêu rõ căn cứ, lý do sửa đổi, bổ sung của từng nội dung); Điểm k) Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế (trong trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản là các Cục) và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của tổ chức pháp chế; Điểm l) Ý kiến của Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) đối với dự thảo văn bản; Điểm m) Tài liệu tham khảo (nếu có). Số lượng hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là 02 bộ. Khoản 2. Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định đối với dự thảo thông tư, bao gồm: Điểm a) Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư; Điểm b) Dự thảo thông tư sau khi đã được chỉnh lý; Điểm c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; Điểm d) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Điểm đ) Bảng so sánh dự thảo văn bản với văn bản hiện hành (trong đó phải nêu rõ căn cứ, lý do sửa đổi, bổ sung của từng nội dung); Điểm e) Ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tham mưu trình dự thảo văn bản hoặc các cơ quan liên quan (nếu có);
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương IV * Điều 26 - Khoản 2 + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35 * Điều 36 * Điều 37 - Khoản 1
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương IV Mục 2 Điều 26 Hồ sơ thẩm định Khoản 2 Điểm d) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Điểm đ) Bảng so sánh dự thảo văn bản với văn bản hiện hành (trong đó phải nêu rõ căn cứ, lý do sửa đổi, bổ sung của từng nội dung); Điểm e) Ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tham mưu trình dự thảo văn bản hoặc các cơ quan liên quan (nếu có); Điểm g) Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế (trong trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản là các Cục) và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của tổ chức pháp chế; Điểm h) Báo cáo thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hồ sơ dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ; Điểm i) Ý kiến của Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) đối với dự thảo văn bản; Điểm k) Tài liệu tham khảo (nếu có). Khoản 3. Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định: Điểm a) Đối với hồ sơ thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Ban hành văn bản; Điểm b) Đối với hồ sơ thẩm định nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 92 và khoản 2 Điều 98 của Luật Ban hành văn bản. Mục 2 Điều 27 Nội dung và thời hạn thẩm định Khoản 1. Nội dung thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 58, khoản 3 Điều 92, khoản 3 Điều 98, khoản 3 Điều 102 của Luật Ban hành văn bản. Khoản 2. Thời hạn thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 của Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Vụ Pháp chế chuyển trả hồ sơ đề nghị thẩm định cho cơ quan tham mưu trình trong 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Khoản 3. Sau khi thẩm định, Vụ Pháp chế gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan tham mưu trình. Khoản 4. Cơ quan tham mưu trình chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế, hoàn chỉnh dự thảo văn bản. Mục 3 Điều 28 Xin ý kiến Thứ trưởng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm gửi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, gửi kèm theo hồ sơ quy định tại các điểm c, d, e và k khoản 1 Điều 29 của Thông tư này. Trường hợp nội dung văn bản có liên quan đến lĩnh vực của các Thứ trưởng khác thì phải xin ý kiến của các Thứ trưởng đó. Khoản 2. Đối với thông tư, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm gửi dự thảo thông tư đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách theo mẫu quy định tại các Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, gửi kèm theo hồ sơ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 29 và các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 30 của Thông tư này. Trường hợp nội dung văn bản có liên quan đến lĩnh vực của các Thứ trưởng khác thì phải xin ý kiến của các Thứ trưởng đó. Khoản 3. Các Thứ trưởng gửi lại ý kiến cho cơ quan tham mưu trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xin ý kiến, trừ trường hợp đi công tác vắng. Khoản 4. Cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các Thứ trưởng. Trường hợp có ý kiến khác nhau, cơ quan tham mưu trình tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và đề xuất phương án tiếp thu. Khoản 5. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thứ trưởng phụ trách có trách nhiệm tổ chức ít nhất 01 cuộc họp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thống nhất nội dung dự thảo văn bản trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành. Mục 3 Điều 29 Hồ sơ cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Cục chủ trì soạn thảo Khoản 1. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ trình bao gồm: Điểm a) Phiếu trình văn bản theo mẫu quy định của Văn phòng Bộ; Điểm b) Phiếu xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách (hoặc các Thứ trưởng có liên quan), bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến Thứ trưởng; Điểm c) Ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tham mưu trình dự thảo văn bản hoặc các cơ quan liên quan (nếu có); Điểm d) Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Điểm đ) Bảng so sánh dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản hiện hành; Điểm e) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp; Điểm g) Bản đánh giá thủ tục hành chính nếu dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Điểm h) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bản chụp ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Điểm i) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo văn bản (đối với dự án luật, pháp lệnh); báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo văn bản; Điểm k) Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế và báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định; Điểm l) Phiếu rà soát lần cuối của Vụ Pháp chế. Khoản 2. Đối với thông tư, hồ sơ trình bao gồm: Điểm a) Phiếu trình văn bản theo mẫu quy định của Văn phòng Bộ; Điểm b) Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư; Điểm c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế; cơ quan chủ trì tham mưu trình và cơ quan chủ trì soạn thảo ký tắt vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng (ký hồ sơ giấy lưu trữ); Điểm d) Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; Điểm đ) Báo cáo thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hồ sơ dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ; Điểm e) Bảng so sánh dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản hiện hành; Điểm g) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bản chụp ý kiến góp ý; Điểm h) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có); Điểm i) Phiếu xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách (hoặc các Thứ trưởng có liên quan), bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến Thứ trưởng; Điểm k) Tài liệu khác (nếu có); Điểm l) Phiếu rà soát lần cuối của Vụ Pháp chế. Mục 3 Điều 30 Hồ sơ cơ quan tham mưu trình đồng thời là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Khoản 1. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ trình thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Thông tư này. Khoản 2. Đối với dự thảo thông tư, hồ sơ trình bao gồm: Điểm a) Phiếu trình văn bản theo mẫu quy định của Văn phòng Bộ; Điểm b) Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo Thông tư; Điểm c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi có báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế; Điểm d) Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; Điểm đ) Báo cáo thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hồ sơ dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ; Điểm e) Bảng so sánh dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản hiện hành; Điểm g) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bản chụp ý kiến góp ý; Điểm h) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có); Điểm i) Phiếu xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách (hoặc các Thứ trưởng có liên quan), bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến Thứ trưởng; Điểm k) Tài liệu khác (nếu có); Điểm l) Phiếu rà soát lần cuối của Vụ Pháp chế. Mục 3 Điều 31 Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Trước ngày 10 của tháng phải trình văn bản theo quy định tại Quyết định ban hành Chương trình xây dựng văn bản của Bộ, cơ quan tham mưu trình gửi Hồ sơ dự thảo văn bản cho Vụ Pháp chế rà soát lần cuối trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành hoặc ký trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Khoản 2. Quy trình rà soát lần cuối: Điểm a) Vụ Pháp chế có trách nhiệm lấy ý kiến của Văn phòng Bộ đối với các quy định liên quan đến thủ tục hành chính; tổng hợp và có ý kiến rà soát bằng văn bản gửi cơ quan tham mưu trình; thời hạn rà soát không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Điểm b) Trong 02 ngày làm việc, sau khi nhận được ý kiến rà soát, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến rà soát và gửi Vụ Pháp chế; Điểm c) Trong 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo tiếp thu, giải trình của cơ quan tham mưu trình, Vụ Pháp chế có trách nhiệm lập Phiếu rà soát báo cáo Bộ trưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm d) Trong quá trình rà soát, Vụ Pháp chế có thể tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị liên quan để làm rõ các nội dung của dự thảo văn bản. Mục 3 Điều 32 Xử lý văn bản sau khi trình Khoản 1. Đối với văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tham mưu trình chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình bổ sung hoặc thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác đối với dự thảo văn bản đã trình cho đến khi văn bản được ký ban hành. Khoản 2. Đối với thông tư, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm theo dõi, giải trình bổ sung hoặc thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác đối với dự thảo văn bản đã trình cho đến khi văn bản được ký ban hành. Mục 3 Điều 33 Thẩm quyền ký ban hành hoặc trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ trưởng ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư này; ký Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Mục 4 Điều 34 Đăng Công báo và đăng tải thông tư Khoản 1. Đăng Công báo và đăng tải thông tư: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ký ban hành, Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi thông tư (bản giấy và bản điện tử) đến Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước; Thời hạn và văn bản phải gửi đăng công báo theo quy định tại Điều 89, Điều 90 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Khoản 2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm đăng tải toàn văn thông tư trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Mục 4 Điều 35 Cung cấp thông tin và xây dựng thông cáo báo chí Khoản 1. Chậm nhất vào ngày 02 của tháng tiếp theo, cơ quan tham mưu trình có trách nhiệm cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng cho Vụ Pháp chế để phục vụ việc xây dựng thông cáo báo chí, xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Căn cứ vào nội dung thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan tham mưu trình cung cấp, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản cung cấp thông tin, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, biên tập nội dung, xây dựng thông cáo báo chí, gửi Bộ Tư pháp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ. Khoản 3. Các nội dung thông cáo báo chí được đồng thời gửi Văn phòng Bộ để thực hiện công tác truyền thông. Mục 4 Điều 36 Công bố thủ tục hành chính Khoản 1. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm xây dựng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính và gửi đến Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) để trình Bộ trưởng ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định chậm nhất trước 35 ngày tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành; chậm nhất sau 01 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đối với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành). Khoản 2. Văn phòng Bộ phải trình Bộ trưởng ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính quy định tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan chậm nhất trước 20 ngày tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành; chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đối với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành). Mục 4 Điều 37 Công khai thủ tục hành chính Trên cơ sở Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, cơ quan, tổ chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính phải thực hiện việc công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời các thủ tục hành chính theo các hình thức sau: Khoản 1. Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương IV * Điều 37 * Điều 38 Chương V * Điều 39 * Điều 40 * Điều 41 * Điều 42 * Điều 42 Chương VI * Điều 43 * Điều 44
Thông Tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ giao thông vận tải . Chương IV Mục 4 Điều 37 Công khai thủ tục hành chính Trên cơ sở Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, cơ quan, tổ chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính phải thực hiện việc công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời các thủ tục hành chính theo các hình thức sau: Khoản 1. Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Khoản 2. Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Khoản 3. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ trên cơ sở kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Khoản 4. Ngoài hình thức công khai bắt buộc tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính. Mục 4 Điều 38 Dịch văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Ban hành văn bản, Chương VII của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP. Khoản 2. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được thực hiện như sau: Điểm a) Cơ quan tham mưu trình văn bản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo văn bản và Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất Bộ trưởng về việc dịch văn bản ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài theo quy định; Điểm b) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì trình Bộ trưởng về việc phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch; Điểm c) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải bản dịch trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải. Khoản 3. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được thực hiện như sau: Điểm a) Cơ quan tham mưu trình văn bản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo văn bản và Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất Bộ trưởng về việc dịch văn bản ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài theo quy định; Điểm b) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với cơ quan tham mưu trình tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch; Điểm c) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải bản dịch trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải. Chương V Mục 4 Điều 39 Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật Khoản 1. Vụ Pháp chế tổ chức thực hiện việc hợp nhất văn bản và trình Bộ trưởng ký xác thực văn bản hợp nhất. Khoản 2. Chậm nhất là 01 ngày làm việc sau khi Bộ trưởng ký ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung, cơ quan tham mưu trình gửi bản mềm văn bản qua thư điện tử của Vụ Pháp chế (vanthuphapche@mt.gov.vn) để làm căn cứ hợp nhất văn bản. Khoản 3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung, Vụ Pháp chế có trách nhiệm hoàn thành việc hợp nhất văn bản và trình ký xác thực văn bản hợp nhất theo quy định. Khoản 4. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế có trách nhiệm hoàn thành việc hợp nhất văn bản và trình ký xác thực văn bản hợp nhất theo quy định. Mục 4 Điều 40 Đăng văn bản hợp nhất trên Công báo và Cổng thông tin điện tử Khoản 1. Việc đăng văn bản hợp nhất trên Cổng thông tin điện tử chính thức của các cơ quan nhà nước được thực hiện như sau: Điểm a) Vụ Pháp chế có trách nhiệm đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Bộ ngay sau khi văn bản hợp nhất được ký xác thực; Điểm b) Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất cho Văn phòng Chính phủ trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký xác thực, để đưa lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ trong trường hợp văn bản sửa đổi, bổ sung do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Khoản 2. Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất cho cơ quan Công báo để thực hiện việc đăng Công báo sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng ký xác thực văn bản hợp nhất. Mục 4 Điều 41 Trách nhiệm thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật Khoản 1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm: Điểm a) Tổ chức thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng giao quản lý nhà nước; Điểm b) Kịp thời cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực ra khỏi Bộ Pháp điển đối với các đề mục thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng giao quản lý nhà nước; Điểm c) Đảm bảo thời hạn, tính chính xác, đầy đủ về nội dung; đúng quy trình, thủ tục và tuân thủ kỹ thuật pháp điển theo quy định tại Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012, Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Thông tư số 13/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Khoản 2. Vụ Pháp chế là đầu mối có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp điển thuộc thẩm quyền của Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện pháp điển tại Bộ; chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong đề mục có thay đổi hoặc xây dựng đề mục mới, Vụ Pháp chế sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện pháp điển theo quy định của pháp luật về pháp điển. Mục 4 Điều 42 Quy trình cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật Cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện cập nhật vào Bộ Pháp điển theo quy trình sau: Khoản 1. Sau 10 ngày, kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ thuộc các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Giao thông vận tải, cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện cập nhật quy phạm pháp luật mới trên Phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và gửi kết quả cập nhật bằng văn bản kèm bản điện tử về Vụ Pháp chế để thực hiện kiểm tra kết quả pháp điển theo quy định. Khoản 2. Sau 05 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả cập nhật quy phạm pháp luật mới, Vụ Pháp chế có ý kiến đối với kết quả cập nhật quy phạm pháp luật. Khoản 3. Sau 05 ngày, kể từ khi có ý kiến của Vụ Pháp chế, cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện cập nhật quy phạm pháp luật mới hoàn thiện, chỉnh lý và gửi lại kết quả cập nhật quy phạm pháp luật về Vụ Pháp chế để tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực kết quả pháp điển. Điều 42 Quy trình cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật Khoản 4. Chậm nhất 20 ngày, trước ngày quy phạm pháp luật mới ban hành có hiệu lực đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế gửi về Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) 01 bộ hồ sơ đề nghị cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật mới bằng văn bản kèm bản điện tử. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật mới của cơ quan thực hiện pháp điển; kết quả pháp điển quy phạm pháp luật mới bằng văn bản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký xác thực; văn bản chứa quy phạm pháp luật mới ban hành. Chương VI Điều 43 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023. Khoản 2. Bãi bỏ Thông tư số 21/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra, xử lý văn bản, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải; Thông tư số 47/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra, xử lý văn bản, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. Điều 44 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Khoản 2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Duy Lâm PHỤ LỤC I
Quyết Định 4606/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm công nghệ thông tin . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5
Quyết Định 4606/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm công nghệ thông tin . Điều 1. Vị trí và chức năng Khoản 1. Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin mạng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, truyền thông và dữ liệu điện tử phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Khoản 2. Trung tâm Công nghệ thông tin (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Khoản 1. Trình Bộ trưởng quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trung tâm; định hướng phát triển công nghệ thông tin; các giải pháp kết nối, xây dựng kho cơ sở dữ liệu điện tử của Bộ, của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Khoản 2. Trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, truyền thông về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Khoản 3. Trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy định, quy chế, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng lộ trình và tổ chức triển khai, duy trì hệ thống Chính phủ điện tử của Bộ. Khoản 5. Thẩm định về chuyên môn kỹ thuật đối với các dự án, nhiệm vụ công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng của Bộ theo phân công của Bộ trưởng và của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin: Điểm a) Làm thường trực Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ; Điểm b) Nghiên cứu phát triển, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch; Điểm c) Thực hiện các đề án, dự án liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông do Chính phủ chỉ định và theo phân công của Bộ trưởng. Khoản 7. Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: Điểm a) Thiết kế, xây dựng hệ thống kỹ thuật và tin học phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ và đề án Chính phủ điện tử của Bộ; Điểm b) Quản trị hạ tầng kỹ thuật cổng thông tin điện tử của Bộ; đầu mối kết nối kỹ thuật đối với cơ quan, đơn vị thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch; Điểm c) Tham gia các phương án xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; hướng dẫn kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ; Điểm d) Xây dựng, quản lý, tổ chức vận hành, khai thác hệ thống mạng máy tính, hệ thống thư điện tử của Bộ; bảo đảm việc kết nối thông tin giữa Bộ với mạng thông tin của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Khoản 8. Quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của Bộ: Điểm a) Là đầu mối thường trực, chủ trì xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, công nghiệp nội dung số Việt Nam theo quy định pháp luật và phân công của Bộ trưởng; Điểm b) Xây dựng, cập nhật, khai thác, quản lý và lưu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch; Điểm c) Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng, cập nhật, khai thác, quản lý, cung cấp và tích hợp các hệ thống thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc Bộ. Khoản 9. Về bảo đảm an toàn thông tin mạng: Điểm a) Chủ trì thực hiện bảo đảm an toàn thông tin mạng, hệ thống thông tin của Bộ theo quy định của pháp luật; Điểm b) Thẩm định chuyên môn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin của Bộ và tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng; Điểm c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định; tổ chức ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ triển khai các phương án bảo vệ, ngăn chặn xung đột các hệ thống thông tin và khắc phục xung đột thông tin trên mạng trong phạm vi quản lý của Bộ. Khoản 10. Chủ trì quản trị, vận hành, tổ chức biên tập nội dung thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ; tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của tổ chức, cá nhân thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ, phân loại và chuyển đến các đơn vị liên quan thuộc Bộ để xử lý theo quy định pháp luật. Khoản 11. Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, điều tra xã hội học thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ. Khoản 12. Quản lý, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ kỹ thuật chữ ký số, chứng thư số, nghiên cứu tích hợp chữ ký số vào các phần mềm triển khai phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Khoản 13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị công bố danh mục, lộ trình đối với các dịch vụ hành chính công của Bộ trên môi trường mạng. Tổ chức triển khai, bảo đảm kỹ thuật cho việc cung cấp các dịch vụ hành chính công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Hướng dẫn truy nhập, khai thác thông tin và sử dụng dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng và ban hành hệ thống biểu mẫu điện tử thống nhất theo quy định. Khoản 14. Trực tiếp quản lý điều hành hoạt động và tổ chức nội dung đối với Trang tin Cinet, Báo Điện tử Tổ Quốc của Bộ. Khoản 15. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Phối hợp, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. Khoản 16. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, đề tài khoa học thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin theo phân công của Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Khoản 17. Tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn thiết kế, thẩm định, thẩm tra, đánh giá, giám sát, triển khai thực hiện các dự án về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và các hoạt động dịch vụ có thu khác phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Khoản 18. Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực được giao theo kế hoạch của Bộ và quy định của pháp luật. Khoản 19. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ. Khoản 20. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng. Khoản 21. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao, ngân sách được phân bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Khoản 22. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức Khoản 1. Giám đốc và các Phó Giám đốc. Khoản 2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Điểm a) Phòng Tổ chức, Hành chính; Điểm b) Phòng Kế hoạch, Tài chính; Điểm c) Phòng Công nghệ thông tin; Điểm d) Phòng Thông tin và Truyền thông. Khoản 3. Các tổ chức trực thuộc: Điểm a) Trung tâm dữ liệu; Điểm b) Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh (tương đương cấp Phòng bao gồm cả đại diện Báo Điện tử Tổ Quốc); Điểm c) Báo Điện tử Tổ Quốc. Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng và tổ chức trực thuộc; bố trí, sắp xếp viên chức, người lao động theo cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm, Báo Điện tử Tổ quốc theo quy định Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Điều 4. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1411/QĐ-BVHTTDL ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Công nghệ thông tin. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Cổng thông tin điện tử Bộ; - Lưu: VT, TCCB, Hồ sơ nội vụ, HMT 35. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Thiện
Quyết Định 343/QĐ-LĐTBXH về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ lao động - thương binh và xã hội . * Điều 1 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 2 * Điều 3
Quyết Định 343/QĐ-LĐTBXH về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ lao động - thương binh và xã hội . Điều 1 Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Điều 2 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Việc làm và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC); - Ngân hàng Chính sách xã hội; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố; - Lưu: VT, VL.
Quyết Định 461/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 . * Điều 1 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 + Điểm a - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 + Điểm a
Quyết Định 461/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 . Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là quy hoạch vùng Tây Nguyên) với những nội dung chính như sau: Khoản 1. Tên quy hoạch, phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch Điểm a) Tên quy hoạch: Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Điểm b) Phạm vi ranh giới quy hoạch - Phạm vi ranh giới về hành chính: Bao gồm toàn bộ khu vực lãnh thổ nằm trong địa giới hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. - Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch: Không gian nghiên cứu được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến vùng Tây Nguyên trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, an ninh - quốc phòng, liên kết vùng và hợp tác quốc tế. Điểm c) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khoản 2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch Điểm a) Quan điểm lập quy hoạch - Quy hoạch vùng Tây Nguyên phải gắn kết với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển vùng và liên quan đến vùng. - Quy hoạch bảo đảm cho vùng phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, điều kiện đặc thù của vùng và sự phát triển của khoa học công nghệ; phát triển đi đôi với bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, di sản văn hóa, cân đối, hài hòa các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh. - Quy hoạch bố trí không gian, kết cấu hạ tầng tạo được điều kiện cho đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, các địa phương trong vùng nhất là phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế, giải quyết những khâu đang là điểm nghẽn đối với phát triển vùng, liên kết nội vùng, liên vùng, hợp tác khu vực và quốc tế. - Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ quá trình phát triển đối với sinh kế của các cộng đồng dân cư. Quá trình lập quy hoạch cần kết hợp với các chính sách khác để thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và đảm bảo sinh kế bền vững của người dân. Điểm b) Mục tiêu lập quy hoạch - Là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển. - Cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp kinh tế - xã hội đối với vùng Tây Nguyên được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 là: Nâng cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Chú trọng khôi phục và phát triển kinh tế rừng. Phát triển năng lượng tái tạo. Phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên. Phát triển nguồn nhân lực, ổn định dân cư, ưu tiên bảo tồn và khôi phục các giá trị truyền thống, bản sắc của các dân tộc vùng Tây Nguyên. Xây dựng đường bộ cao tốc và nâng cấp mạng lưới giao thông nội vùng, các tuyến kết nối các tỉnh Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, ven biển Nam Trung Bộ với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống. - Cụ thể hóa phương hướng tổ chức không gian phát triển các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên được đề ra trong các quy hoạch cấp quốc gia; là cơ sở để lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị... trên phạm vi lãnh thổ vùng nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch. - Đề xuất các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện các đột phá chiến lược nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế của vùng, hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo môi trường và động lực để các địa phương trong vùng phát triển theo định hướng phát triển của quốc gia. Điểm c) Nguyên tắc lập quy hoạch - Bảo đảm tuân thủ các quy định về quy trình, nội dung, nguyên tắc lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. - Bảo đảm tính khả thi trong triển khai, phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực trong giai đoạn 2021 - 2025,2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. - Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng. - Bảo đảm có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan trong lập và triển khai thực hiện quy hoạch; lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp, thành phần xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng có liên quan tới phát triển vùng. Khoản 3. Phương pháp tiếp cận và yêu cầu đối với phương pháp lập quy hoạch Điểm a) Yêu cầu chung - Về tính khoa học + Phương pháp có cơ sở lý luận, lý thuyết rõ ràng được phổ biến, công nhận trong nghiên cứu, ứng dụng lập quy hoạch; phương pháp kỹ thuật chuyên ngành được quy định, hướng dẫn bởi các bộ, ngành, cơ quan chức năng của Nhà nước. + Các phương pháp, công cụ được sử dụng nhằm cung cấp những căn cứ, luận chứng khoa học cho việc đánh giá thực trạng, đối sánh với quốc tế, dự báo bối cảnh, xác định mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. + Các phương pháp, công cụ được áp dụng đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá được các nhân tố phát triển trong mối quan hệ mang tính động và có so sánh, cập nhật, bảo đảm tính khách quan trong nghiên cứu. + Phương pháp lập quy hoạch bảo đảm cập nhật, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình và bối cảnh mới trong và ngoài nước; đồng thời phương pháp lập quy hoạch bảo đảm tính phản biện của cộng đồng. + Các phương pháp lập quy hoạch phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia ban hành. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong quy hoạch cần mang tính tổng hợp, phản ánh được bản chất các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, bảo đảm tính linh hoạt, đa dạng phù hợp với thực tế và bối cảnh của kinh tế thị trường. + Các phương pháp lập quy hoạch liên quan đến vấn đề lượng hóa trong xử lý tổng hợp cần được xem xét trên nguyên tắc hiệu quả; bảo đảm tính logic, chặt chẽ, khoa học, thống nhất và có thể theo dõi, giám sát, kiểm tra sau khi quy hoạch được phê duyệt. - Về tính tin cậy của phương pháp được ứng dụng + Phương pháp phải cho ra kết quả, sản phẩm của lập quy hoạch có thể đánh giá, đo lường, kiểm nghiệm được; đảm bảo phản ánh đúng xu hướng khách quan; đáp ứng được các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, tiêu chí và các yêu cầu khác theo quy định đối với lập quy hoạch vùng. + Các phương pháp lập quy hoạch phải căn cứ vào thực tiễn (tư liệu, số liệu tin cậy), phản ánh được yêu cầu thực tế của vùng. Những thông tin cần thiết cho việc lập quy hoạch phải phù hợp và tương thích với thông tin và chỉ tiêu kinh tế - xã hội hiện có. + Thông tin phục vụ lập quy hoạch vùng phải được thu thập từ các nguồn thông tin chính thống do các cơ quan có chức năng cung cấp, hoặc được cập nhật từ các nguồn thông tin đáng tin cậy. Điểm b) Phương pháp tiếp cận lập quy hoạch - Cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, xem vùng Tây Nguyên là một bộ phận của tổng thể phát triển quốc gia; các tiểu vùng, địa phương trong vùng là một bộ phận của tổng thể phát triển vùng; các yếu tố, điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường trên lãnh thổ vùng trong quá trình nghiên cứu phải bảo đảm có tính hệ thống. - Cách tiếp cận chiến lược: trong quy hoạch vùng cần tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, mang tính chiến lược đối với sự phát triển dài hạn thông qua lựa chọn các bước đi và định hướng ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn phù hợp với khả năng huy động nguồn lực. - Cách tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế (bao gồm cả lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh): phân tích, đánh giá trên cơ sở phát huy các thế mạnh, đặc điểm riêng của vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, bản sắc văn hóa... để xác định mục tiêu, phương hướng phát triển vùng; kết hợp giữa các tiềm năng, lợi thế của quốc gia, vùng với điều kiện của các địa phương trong vùng, qua đó, huy động hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. - Cách tiếp cận dựa trên không gian, xem xét, đánh giá toàn diện các tác động của các phương án phát triển để đưa ra các giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng của toàn vùng, giữa các tiểu vùng và các địa phương trong vùng. - Cách tiếp cận tích hợp đa ngành bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành; nâng cao hiệu quả tổng thể dựa trên sự phát triển tương hỗ giữa các ngành, lĩnh vực. - Cách tiếp cận đa chiều, từ trên xuống, từ dưới lên, có sự tham gia của nhiều bên (cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương, viện nghiên cứu, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư...) nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, minh bạch của quá trình lập, triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bao trùm và bền vững. - Cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó phối kết hợp hài hòa giữa các cơ chế chính sách và công cụ quản lý của nhà nước với cơ chế thị trường trong việc hoạch định phương hướng, giải pháp phát triển. - Cách tiếp cận dựa trên luận chứng: để xác định các định hướng, giải pháp phải dựa trên dữ liệu, số liệu tin cậy và phương pháp, mô hình phân tích, đánh giá, dự báo khoa học; ứng dụng công nghệ hiện đại trong thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu, số liệu nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của quy hoạch. Điểm c) Các phương pháp được sử dụng trong lập quy hoạch - Phương pháp khảo sát thực địa có sự tham gia của nhiều bên và có đánh giá nhanh; thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; thu thập, rà soát, tham khảo các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển có liên quan đến lập quy hoạch vùng. - Phương pháp phân tích thống kê. - Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT). - Phương pháp phân tích liên ngành, liên vùng. - Phương pháp dự báo phân tích kịch bản. - Phương pháp phân tích chỉ số, định mức quy hoạch. - Phương pháp bản đồ, sử dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS). - Phương pháp hội thảo, tham vấn ý kiến chuyên gia. Khoản 4. Nội dung chính của quy hoạch Nội dung chính của quy hoạch vùng được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, bao gồm: Điểm a) Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng; đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng. Điểm b) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển vùng các mặt kinh tế, xã hội và môi trường và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển. Điểm c) Xác định quan điểm về phát triển vùng, tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng trong thời kỳ quy hoạch. Điểm d) Xây dựng mục tiêu tổng quát phát triển vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng cho thời kỳ đến năm 2030 và cho từng giai đoạn 5 năm. Điểm đ) Xây dựng phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng. Điểm e) Xây dựng phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng. Điểm g) Phương hướng xây dựng vùng. Điểm h) Xây dựng phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng. Điểm i) Xây dựng phương hướng bảo vệ môi trường, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng. Điểm k) Danh mục dự án quan trọng của vùng và thứ tự ưu tiên thực hiện. Điểm l) Xác định các giải pháp và dự kiến nguồn lực thực hiện quy hoạch. Khoản 5. Hợp phần quy hoạch: Xây dựng 11 hợp phần quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch vùng (theo Phụ lục đính kèm). Khoản 6. Thời hạn lập quy hoạch: Bảo đảm đúng thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và tiến độ tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030. Khoản 7. Thành phần, số lượng và quy cách hồ sơ quy hoạch Điểm a) Thành phần hồ sơ quy hoạch - Sản phẩm báo cáo quy hoạch: + Dự thảo văn bản trình thẩm định quy hoạch. + Dự thảo văn bản trình phê duyệt quy hoạch. + Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch. + Báo cáo thuyết minh tổng hợp kèm theo danh mục bản đồ khổ A3. + Báo cáo tóm tắt quy hoạch. + Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch. + Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý kèm theo. + Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định. + Bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch vùng Tây Nguyên được lưu trong đĩa CD phải bảo đảm theo yêu cầu chung của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch. + Các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan. - Sản phẩm báo cáo hợp phần quy hoạch: + Báo cáo thuyết minh tổng hợp kèm theo danh mục bản đồ khổ A3. + Báo cáo tóm tắt hợp phần quy hoạch; + Bản đồ và cơ sở dữ liệu các hợp phần quy hoạch. + Báo cáo thẩm định đối với hợp phần quy hoạch; bản sao ý kiến của các đơn vị, cá nhân có liên quan. + Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định. - Danh mục bản đồ: + Hệ thống bản đồ theo quy định tại Mục VIII Phụ lục I Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ. + Sản phẩm bản đồ có lưới chiếu sử dụng Hệ tọa độ VN-2000 theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tỷ lệ bản đồ thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ. + Các sản phẩm bản đồ giao nộp phải được đóng gói, chuẩn hóa về định dạng GIS làm cơ sở để tích hợp vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch. + Đối với bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch của các hợp phần quy hoạch phải bảo đảm theo yêu cầu và mục đích của các nội dung được xác định tích hợp vào quy hoạch vùng.
Quyết Định 461/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 . * Điều 1 - Khoản 7 + Điểm b - Khoản 8 * Điều 2 * Điều 3
Quyết Định 461/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 . Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là quy hoạch vùng Tây Nguyên) với những nội dung chính như sau: Khoản 7 Điểm b) Số lượng và quy cách hồ sơ quy hoạch - Số lượng hồ sơ: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng để xin ý kiến về quy hoạch, trình thẩm định, trình phê duyệt, công bố, lưu trữ hồ sơ quy hoạch theo quy định của pháp luật. - Quy cách hồ sơ: + Các văn bản, báo cáo, bản đồ về quy hoạch bao gồm bản in màu và bản điện tử đáp ứng yêu cầu theo quy định về thành phần hồ sơ quy hoạch; kỹ thuật trình bày tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. + Cơ sở dữ liệu về quy hoạch: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, quy định pháp luật về đo đạc và bản đồ, quy định pháp luật khác có liên quan; được đóng gói, chuẩn hóa đảm bảo tích hợp đồng bộ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch. Khoản 8. Chi phí lập quy hoạch: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Điều 2. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này, Hội đồng quy hoạch quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định của pháp luật hiện hành. Khoản 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Tây Nguyên thực hiện các nhiệm vụ sau: Điểm a) Lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bao gồm cả dự toán lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng) theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Điểm b) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ. Điểm c) Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu các hợp phần quy hoạch bảo đảm yêu cầu tích hợp vào quy hoạch vùng; triển khai lập quy hoạch vùng Tây Nguyên theo quy định của pháp luật về quy hoạch và nhiệm vụ lập quy hoạch vùng được phê duyệt, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch vùng, đáp ứng tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ. Điểm d) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định và trình phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Khoản 3. Các bộ được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức lập hợp phần quy hoạch tại Phụ lục kèm theo Quyết định này có trách nhiệm đề xuất Viện nghiên cứu thuộc bộ tham gia lập hợp phần quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để xây dựng phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo triển khai lập họp phần quy hoạch; tổ chức thẩm định hợp phần quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để tích hợp vào quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khoản 4. Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên; chủ động phối hợp, cập nhật thông tin của Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch. Điều 3. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Khoản 2. Hội đồng quy hoạch quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, CN(2). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Văn Thành PHỤ LỤC
Quyết Định 1617/QĐ-TLĐ về việc ban hành quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 Kèm theo Chương II * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 Kèm theo Chương III * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11
Quyết Định 1617/QĐ-TLĐ về việc ban hành quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập . Điều 3. Các ban của Tổng Liên đoàn, các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các Đ/c UV ĐCT TLĐ; - Lưu: VP, Ban ToC TLĐ. Đồng kính gửi: - Ban Tổ chức TW; - Bộ Lao động TB&XH; - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; - Phòng TM Công nghiệp VN. Kèm theo Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về việc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách, thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập (gọi chung là doanh nghiệp, đơn vị) theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Khoản 2. Cán bộ công đoàn chuyên trách của công đoàn cơ sở gồm: a. Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp có thẩm quyền bố trí có thời hạn làm việc tại công đoàn cơ sở. b. Người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị được bố trí làm công việc thường xuyên của công đoàn cơ sở, do công đoàn cơ sở chi trả tiền lương. c. Người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị do đại hội hoặc hội nghị công đoàn cơ sở bầu ra, được bố trí làm công việc thường xuyên của công đoàn cơ sở, do doanh nghiệp, đơn vị chi trả tiền lương. Khoản 3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được áp dụng Quy định này gồm: Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là liên đoàn lao động huyện); Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp); Công đoàn tổng công ty; Công đoàn ngành địa phương. Khoản 4. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn. Điều 3 Điều kiện bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở Khoản 1. Người được bố trí làm cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở phải tự nguyện và có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động. Khoản 2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở có đủ nguồn tài chính chi trả tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Khoản 3. Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp, đơn vị quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định này có đủ 1.000 đoàn viên thuộc đối tượng tính quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, được bố trí một cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định từ nguồn tài chính công đoàn. Những công đoàn cơ sở có trên 1.000 đoàn viên thì cứ tăng thêm 1.500 đoàn viên được bố trí thêm một cán bộ công đoàn chuyên trách nhưng tối đa không quá 7 người hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn. Trường hợp đặc biệt, nếu công đoàn cơ sở có đủ nguồn tài chính, có nhu cầu bố trí tăng thêm vượt quá số lượng quy định tại khoản này thì thỏa thuận với người sử dụng lao động và đề nghị liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương xem xét, quyết định. Khoản 4. Đối với công đoàn cơ sở có dưới 1.000 đoàn viên, có nhu cầu bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách, nếu doanh nghiệp, đơn vị đồng ý trả lương từ nguồn tài chính của doanh nghiệp thì công đoàn cấp trên xem xét, công nhận cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định. Điều 4 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở Khoản 1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách do các cấp công đoàn bố trí tại công đoàn cơ sở. Khoản 2. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động nơi bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương quyết định hoặc ủy quyền cho công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Khoản 3. Đối với những người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, sau khi đã thỏa thuận với người sử dụng lao động, công đoàn cơ sở đề nghị liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp được ủy quyền, xem xét, quyết định công nhận hoặc ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với cán bộ công đoàn chuyên trách. Khoản 4. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, do công đoàn cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động và đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận cán bộ công đoàn chuyên trách. Điều 5 Nhiệm vụ, quyền hạn, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, miễn nhiệm, cho thôi cán bộ công đoàn chuyên trách Khoản 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Khoản 2. Việc đánh giá cán bộ công đoàn chuyên trách, việc khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho thôi cán bộ công đoàn chuyên trách do cấp có thẩm quyền công nhận hoặc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Khoản 3. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, khi thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở không do vi phạm kỷ luật, thì công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động để bố trí, sắp xếp công việc mới, hoặc ưu tiên tuyển dụng, bố trí về cơ quan công đoàn cấp trên nếu đủ điều kiện và được hưởng tiền lương của vị trí việc làm mới theo quy định hiện hành. Kèm theo Chương II Điều 6 Chế độ tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách Khoản 1. Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này: được hưởng lương theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương hoặc ủy quyền cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xem xét, hỗ trợ phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ công đoàn đi cơ sở, nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp, đơn vị nơi bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách đang áp dụng. Khoản 2. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này được trả mức lương hiện hưởng và các khoản phúc lợi (nếu có) theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị. Trường hợp người được bố trí làm cán bộ công đoàn chuyên trách có mức lương hiện hưởng cao hơn quy định tài chính của công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên thỏa thuận với người sử dụng lao động để doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ. Khoản 3. Cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này do người sử dụng lao động tại doanh nghiệp, đơn vị quyết định trên cơ sở thỏa thuận với công đoàn cơ sở. Khoản 4. Khi doanh nghiệp, đơn vị có thay đổi về tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ, thì tiền lương của cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở cũng thay đổi tương ứng với người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị. Khoản 5. Ngoài tiền lương, cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy định này, được hưởng các chế độ phúc lợi khác như người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị theo quy định của pháp luật và của doanh nghiệp, đơn vị. Khoản 6. Khuyến khích việc thương lượng với người sử dụng lao động chi trả tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách từ nguồn quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Điều 7 Chế độ nâng lương Việc nâng lương đối với cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở được thực hiện như sau: Khoản 1. Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này: được nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn. Khoản 2. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, được thực hiện nâng lương thường xuyên như người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị. Điều 8 Phương thức trả lương và các khoản phải đóng đối với cán bộ công đoàn chuyên trách Khoản 1. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này tiền lương và các khoản phải đóng theo quy định của pháp luật do công đoàn cấp trên chi trả. Khoản 2. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, tiền lương và các khoản phải đóng theo quy định của pháp luật, được chi trả từ nguồn tài chính của công đoàn cơ sở. Khoản 3. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, tiền lương và các khoản phải đóng theo quy định của pháp luật do người sử dụng lao động quyết định trên cơ sở thỏa thuận với công đoàn cơ sở. Kèm theo Chương III Điều 9 Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quy định tại Những công đoàn cơ sở đã bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo Quyết định số 525/QĐ-TLĐ ngày 25/4/2011, có đủ nguồn kinh phí chi trả tiền lương tiếp tục thực hiện theo Quy định này và giữ nguyên mức tiền lương hiện hưởng. Trường hợp không đủ nguồn tài chính thì công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở có trách nhiệm bố trí, sắp xếp hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động, nơi bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách để bố trí công việc khác. Điều 10 Ban Tài chính Tổng Liên đoàn có trách nhiệm: Khoản 1. Hướng dẫn công đoàn các cấp chi trả tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách và quyết toán nguồn tài chính của công đoàn cơ sở. Khoản 2. Tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất bổ sung, sửa đổi những vấn đề bất cập trong quy định về định mức nguồn kinh phí sử dụng chi trả tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở. Điều 11 Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn có trách nhiệm: Khoản 1. Hướng dẫn, kiểm tra các cấp công đoàn về việc bố trí, sử dụng cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở. Khoản 2. Theo dõi việc thực hiện quy định này và nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nghị Định 82/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành tài chính . - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 1 - Khoản 2
Nghị Định 82/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành tài chính . Chương 1. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính. Chương 1. Điều 2. Đối tượng thanh tra Khoản 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, Sở Tài chính. Khoản 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, Sở Tài chính. Chương 1. Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Chương 2. Điều 4. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính Khoản 1. Cơ quan thanh tra nhà nước: Điểm a) Thanh tra Bộ Tài chính. Điểm b) Thanh tra Sở Tài chính. Khoản 2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Điểm a) Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi chung là Tổng cục). Điểm b) Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Điểm c) Cục Thuế; Cục Hải quan; Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi chung là Cục thuộc Tổng cục). Điểm d) Chi cục Thuế. Chương 2. Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài chính Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính. Khoản 2. Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của ngành Tài chính. Khoản 3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của ngành Tài chính. Khoản 4. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra. Khoản 5. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra ngành Tài chính. Khoản 6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương 2. Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Chánh Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình. Khoản 2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. Khoản 3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra. Khoản 4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương 2. Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài chính Thanh tra Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Tài chính. Khoản 2. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. Khoản 3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài chính. Khoản 4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương 2. Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tài chính Chánh Thanh tra Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Báo cáo Giám đốc Sở Tài chính, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình. Khoản 2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. Khoản 3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra. Khoản 4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương 2. Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Khoản 1. Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Tổng cục có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của các Cục trực thuộc. Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Khoản 3. Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính. Khoản 4. Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao. Khoản 5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các Cục trực thuộc (nếu có). Khoản 6. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Khoản 7. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Khoản 8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương 2. Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế Khoản 1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Cục Thuế có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra của các Chi cục Thuế trực thuộc. Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế. Khoản 3. Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp. Khoản 4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình. Cục Thuế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chi cục Thuế trực thuộc. Khoản 5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế. Khoản 7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương 2. Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Khoản 1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình. Khoản 2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình. Khoản 3. Báo cáo Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình. Khoản 4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc huỷ bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra. Khoản 5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương 2. Điều 12. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế Khoản 1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục (trừ tổ chức Thanh tra chuyên ngành thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại Điều 27 Nghị định này) tổ chức thành Vụ; tại Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục tổ chức thành Phòng; tại Chi cục Thuế tổ chức thành Đội. Khoản 2. Bộ phận tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ sau: Điểm a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc cơ quan mình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp. Điểm b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao. Điểm c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công. Điểm d) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Điểm đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ trưởng cơ quan và Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới trực tiếp. Điểm e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra. Điểm g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế, trừ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Chương 3. Điều 13. Nội dung thanh tra Khoản 1. Thanh tra hành chính: Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này. Khoản 2. Thanh tra chuyên ngành: Điểm a) Thanh tra Bộ Tài chính thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Điểm b) Thanh tra Sở Tài chính thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài chính. Điểm c) Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế thực hiện thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân công của cấp có thẩm quyền: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia. Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi ngân sách nhà nước thực hiện tại Kho bạc Nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật của các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước quản lý. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thanh tra hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch chứng khoán, kinh doanh, đầu tư, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, công bố thông tin và các hoạt động khác có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Chương 3. Điều 14. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm Khoản 1. Thanh tra Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành Tài chính trình Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn Kế hoạch thanh tra ngành Tài chính trước ngày 15 tháng 10 hàng năm. Khoản 2. Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và yêu cầu công tác quản lý, Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính và Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm. Khoản 3. Cục thuộc Tổng cục lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Tổng cục chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm. Tổng cục trưởng phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Cục thuộc Tổng cục chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm. Khoản 4. Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Cục Thuế chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm. Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hàng năm. Khoản 5. Thanh tra Sở Tài chính lập kế hoạch thanh tra của mình, trình Giám đốc Sở Tài chính chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm. Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tài chính chậm nhất vào ngày 15 tháng 12; gửi Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hàng năm. Khoản 6. Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt khi cần điều chỉnh phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra ngành Tài chính. Chương 3. Điều 15. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra Khoản 1. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên. Khoản 2. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra của địa phương; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.
Nghị Định 82/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành tài chính .
Nghị Định 82/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành tài chính . Chương 3. Điều 15. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra Khoản 1. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên. Khoản 2. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra của địa phương; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết. Khoản 3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương. Trường hợp chồng chéo với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính thì phối hợp xử lý; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết. Khoản 4. Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra của các đơn vị cấp dưới thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các đơn vị liên quan trong ngành xử lý chồng chéo phát sinh; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết. Chương 3. Điều 16. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra Khoản 1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Sở Tài chính ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Khoản 2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và thành lập Đoàn thanh tra. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều đơn vị trực thuộc thì Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp trên trực tiếp ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Chương 3. Điều 17. Thời hạn thanh tra Khoản 1. Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ Tài chính tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày. Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở Tài chính tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày. Khoản 2. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày. Khoản 3. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Sở Tài chính, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày. Chương 3. Điều 18. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra ngành Tài chính Khoản 1. Hoạt động thanh tra do Thanh tra Bộ Tài chính và Thanh tra Sở Tài chính thực hiện theo quy định của Luật thanh tra; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Khoản 2. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP . Khoản 3. Hoạt động thanh tra của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thực hiện theo quy định của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP . Chương 3. Điều 19. Thanh tra lại các kết luận thanh tra ngành Tài chính Khoản 1. Thẩm quyền thanh tra lại các vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong ngành Tài chính như sau: Điểm a) Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao. Điểm b) Tổng cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục thuộc Tổng cục kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Điểm c) Cục trưởng Cục Thuế quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng Chi cục Thuế kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Khoản 2. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật thanh tra. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại. Khoản 3. Căn cứ thanh tra lại, thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra lại thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP , Nghị định số 07/2012/NĐ-CP . Khoản 4. Người ra quyết định thanh tra lại ra kết luận thanh tra lại. Nội dung kết luận thanh tra lại theo quy định của pháp luật thanh tra. Khoản 5. Kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ. Kết luận thanh tra lại của Tổng cục trưởng gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính. Kết luận thanh tra lại của Cục trưởng Cục thuộc Tổng cục gửi đến Tổng cục trưởng. Chương 3. Điều 20. Tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra ngành Tài chính Khoản 1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Khoản 2. Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Khoản 3. Cục thuộc Tổng cục tổng hợp, báo cáo Tổng cục về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Khoản 4. Chi cục Thuế báo cáo Cục Thuế về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Khoản 5. Chánh Thanh tra Sở Tài chính báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Chương 4. Điều 21. Thanh tra viên ngành tài chính Khoản 1. Thanh tra viên ngành Tài chính (sau đây gọi chung là Thanh tra viên) là công chức của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Sở Tài chính. Khoản 2. Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Điểm a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định của pháp luật về tài chính. Điểm b) Xử phạt hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Thanh tra viên được hưởng lương theo các ngạch công chức và các chế độ đối với thanh tra viên theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Thanh tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và các biện pháp xử lý của mình. Khoản 5. Khi xử lý vi phạm, thanh tra viên phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Chương 4. Điều 22. Công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính Khoản 1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế được Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính). Công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Khoản 2. Công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính có trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành và được hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Trang phục và thẻ công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Khoản 3. Khi tiến hành thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, xử lý. Chương 4. Điều 23. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính Khoản 1. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính là công chức, viên chức được Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính trưng tập tham gia Đoàn Thanh tra. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước. Khoản 2. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập. Khoản 3. Cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Chương 5. Điều 24. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khoản 1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Tài chính. Khoản 2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra. Khoản 3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra. Khoản 4. Kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất làm công tác thanh tra ngành Tài chính; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra ngành Tài chính. Khoản 5. Bảo đảm kinh phí, điều kiện làm việc cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính. Khoản 6. Định kỳ yêu cầu cơ quan thanh tra thuộc quyền quản lý báo cáo và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về công tác thanh tra. Giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình. Khoản 7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Chương 5. Điều 25. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài chính Khoản 1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Tài chính. Khoản 2. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 24 Nghị định này trong phạm vi quản lý của Sở Tài chính. Chương 5. Điều 26. Trách nhiệm và quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Khoản 1. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thanh tra. Khoản 2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngành Tài chính: Điểm a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan thuộc ngành Tài chính có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghị của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính để phục vụ cho hoạt động thanh tra; phối hợp với các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính khi có yêu cầu. Điểm b) Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Thủ trưởng các cơ quan ngành Tài chính có trách nhiệm xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, xử lý kịp thời vi phạm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị được phát hiện qua công tác thanh tra ngành Tài chính. Chương 6. Điều 27. Tổ chức Thanh tra chuyên ngành thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việc tổ chức Thanh tra chuyên ngành thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Chương 6. Điều 28. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2012, thay thế Nghị định số 81/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài chính. Chương 6. Điều 29. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này. Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCV (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . * Điều 4 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Huỳnh Đức Thơ QUY ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2016/QĐ-UBND ngày 20 /12/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng) Điều 1. Phạm vi áp dụng Khoản 1. Giá đất ban hành tại Quy định này được sử dụng làm căn cứ trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 114 của Luật Đất đai, cụ thể như sau: Điểm a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; Điểm b) Tính thuế sử dụng đất; Điểm c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; Điểm d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Điểm đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; Điểm e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Khoản 2. Giá đất tại Quy định này không áp dụng đối với trường hợp xác định giá đất cụ thể quy định tại Khoản 4 Điều 114 của Luật Đất đai, cụ thể như sau: Điểm a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Điểm b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất; Điểm c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; Điểm d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; Điểm đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Điều 2. Căn cứ xây dựng bảng giá đất Căn cứ vào nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai, phương pháp định giá đất quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất. Căn cứ vào Khung giá đất quy định tại Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ. Điều 3. Các yếu tố để xác định giá đất ở tại đô thị Khoản 1. Xác định vị trí đất: Điểm a) Căn cứ đất ở mặt tiền đường phố và ven đường kiệt (hoặc hẻm) mà phân loại theo 5 vị trí sau đây: - Vị trí 1: Đất ở mặt tiền đường phố. - Vị trí 2: Đất ở ven các đường kiệt có độ rộng từ 4,5m trở lên. - Vị trí 3: Đất ở ven các đường kiệt có độ rộng từ 3m đến dưới 4,5m. - Vị trí 4: Đất ở ven các đường kiệt có độ rộng từ 1,7m đến dưới 3m. - Vị trí 5: Đất ở ven các đường kiệt có độ rộng dưới 1,7m. Điểm b) Độ rộng của đường kiệt (tính từ cạnh trong của thửa đất đến đường phố) được xác định bằng mặt cắt ngang nơi hẹp nhất của khoảng cách hai bờ tường (hoặc hai bờ rào) đối diện của đường kiệt, bao gồm: vỉa hè, cống thoát nước có đanh đậy hai bên đường kiệt (phần mặt đường lưu thông được, thuộc đất công). Điểm c) Đối với các đường kiệt là vị trí 2, vị trí 3 nhưng cơ sở hạ tầng ở đó không cho phép ô tô các loại lưu thông được hoặc đường đất thì giá đất tính bằng 0,8 so với giá đất ở các đường kiệt tương tự cùng vị trí (vị trí 4 và 5 không áp dụng hệ số này). Đối với các đường kiệt có độ rộng lòng đường từ 5,5m trở lên và có vỉa hè (do không đủ điều kiện đặt tên đường) thì giá đất tính bằng 1,2 so với giá đất ở tại vị trí 2. Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định cụ thể. Điểm d) Trường hợp thửa đất có kiệt đi ra nhiều đường phố, thì giá đất được xác định theo kiệt của đường phố mà có giá đất của thửa đất cao nhất. Điểm đ) Căn cứ để xác định vị trí đất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các giấy tờ hợp lệ về nhà, đất; giấy tờ có ghi địa chỉ liên hệ hợp lý. Khoản 2. Hệ số khoảng cách: Tuỳ theo khoảng cách từ thửa đất đến đường phố mà các vị trí 2, 3, 4 và 5 có các hệ số như sau: - Hệ số 1,00: Áp dụng cho các thửa đất cách đường phố dưới 50m. - Hệ số 0,95: Áp dụng cho các thửa đất cách đường phố từ 50m đến dưới 100m. - Hệ số 0,90: Áp dụng cho các thửa đất cách đường phố từ 100m đến dưới 150m. - Hệ số 0,85: Áp dụng cho các thửa đất cách đường phố từ 150m đến dưới 200m. - Hệ số 0,80: Áp dụng cho các thửa đất cách đường phố từ 200m trở lên. Điểm mốc để tính khoảng cách áp dụng hệ số trên được tính từ mép trong vỉa hè (đối với đường có vỉa hè), hoặc mép đường (đối với đường không có vỉa hè). Khoản 3. Hệ số phân vệt theo chiều sâu và che khuất của thửa đất: Chỉ áp dụng đối với các thửa đất thuộc vị trí 1 và vị trí 2. Điểm a) Hệ số phân vệt theo chiều sâu của thửa đất (tính từ ranh giới thửa đất gần nhất với mép trong vỉa hè đối với đường có vỉa hè, hoặc mép đường đối với đường không có vỉa hè), được áp dụng hệ số như sau: - Đối với phần diện tích đất trong phạm vi chiều sâu dưới 25m: Giá đất tính theo giá đất quy định tại các bảng phụ lục đính kèm. - Đối với phần diện tích đất trong phạm vi chiều sâu từ 25m đến dưới 50m: giá đất tính bằng 0,7 giá đất quy định tại các bảng phụ lục đính kèm. - Đối với phần diện tích đất trong phạm vi chiều sâu từ 50m đến dưới 100m: giá đất tính bằng 0,6 giá đất quy định tại các bảng phụ lục đính kèm. - Đối với phần diện tích đất trong phạm vi chiều sâu từ 100m trở lên: giá đất tính bằng 0,5 giá đất quy định tại các bảng phụ lục đính kèm. Hệ số này chỉ áp dụng đối với trường hợp thửa đất không tiếp giáp với đường phố khác. Trường hợp thửa đất có tiếp giáp với đường phố khác, khi áp dụng hệ số này có giá đất thấp hơn giá đất của đường tiếp giáp thì áp dụng giá đất của đường phố tiếp giáp. Điểm b) Đối với một thửa đất có phần diện tích đất bị che khuất mặt tiền bởi phần đất của chủ sử dụng khác thì toàn bộ phần đất bị che khuất tính bằng 0,6 giá đất quy định tại các bảng phụ lục đính kèm. Điểm c) Đối với phần diện tích vừa bị che khuất, vừa nằm trong phạm vi chiều sâu từ 25m trở lên thì chỉ áp dụng hệ số thấp hơn trong hai hệ số phân vệt và hệ số che khuất đối với phần diện tích đó. Khoản 4. Trường hợp giáp ranh giữa các đường phố, đoạn đường phố Điểm a) Trường hợp trên cùng một trục đường phố được chia thành các đoạn có mức giá đất khác nhau thì giá đất của các thửa đất ở trong phạm vi 50m giáp ranh của đường phố, đoạn đường phố có giá đất thấp hơn được tính bình quân theo giá đất của hai đoạn giáp ranh đó. Điểm b) Trường hợp các đường phố giao nhau có giá đất khác nhau thì giá đất của các thửa đất ở trong phạm vi 50m thuộc các đường phố có giá đất thấp hơn được nhân thêm hệ số 1,1 nhưng không vượt quá giá đất của đường phố có giá cao nhất tại nơi các đường phố giao nhau. Điểm c) Trường hợp một thửa đất có thể vận dụng 2 cách tính (theo quy định tại điểm a và b khoản này) và cho 2 kết quả khác nhau thì lấy theo giá đất của cách tính có kết quả cao hơn. Điểm d) Điểm mốc để tính phạm vi 50m quy định tại điểm a, b và c khoản 5 Điều này được tính từ mép trong vỉa hè (đối với đường có vỉa hè), hoặc mép đường (đối với đường không có vỉa hè). Khoản 5. Hệ số đối với thửa đất đặc biệt Điểm a) Ngoài hệ số giá đất giáp ranh quy định tại Khoản 4 Điều này, nếu thửa đất có vị trí thuận lợi thì được áp dụng hệ số như sau: - Vị trí đất nằm ở góc ngã ba đường phố được nhân thêm hệ số 1,1; - Vị trí đất nằm ở góc ngã tư đường phố được nhân thêm hệ số 1,2; - Vị trí đất có 3 mặt tiền đường phố trở lên được nhân thêm hệ số 1,3; - Vị trí đất có 2 mặt tiền đường phố (mặt trước và mặt sau) được nhân thêm hệ số 1,1; - Vị trí đất tại góc bo cong (có 2 mặt tiền nhưng không phải ở vị trí ngã ba, ngã tư) được nhân thêm hệ số 1,05; - Vị trí đất có mặt tiền đường phố và đường kiệt bên hông hoặc đường kiệt mặt sau (với bề rộng đường kiệt từ 3m trở lên) được nhân thêm hệ số 1,05. Diện tích đất áp dụng các hệ số trên chỉ tính trong phạm vi chiều ngang 25m và chiều sâu 25m tính từ góc ngã ba, ngã tư, góc đường bo cong. Đối với các thửa đất có 03 mặt tiền trở lên, có chiều dài cạnh thửa đất tính từ góc ngã ba, ngã tư lớn hơn 25m thì chỉ áp dụng hệ số ba mặt tiền cho phần diện tích trong phạm vi 25m. Trường hợp xác định giá đất cụ thể thì tùy theo vị trí, diện tích và thời điểm, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất các hệ số trên cho phù hợp, trình UBND thành phố xem xét, quyết định sau khi có ý kiến Hội đồng Thẩm định giá đất. Điểm b) Trường hợp thửa đất có nhiều mặt tiền hướng ra nhiều đường phố nhưng không xác định được mặt tiền chính theo hướng đường phố nào thì lấy theo đường phố có giá đất cao nhất; đồng thời được nhân với hệ số quy định tại điểm a khoản này. Điểm c) Trường hợp khi phân vệt để tính hệ số khoảng cách, giá đất giáp ranh, mà dẫn đến một thửa đất có vệt phân khoảng cách, vệt giáp ranh tạo ra hai hay nhiều hệ số giá đất thì toàn bộ thửa đất đó được tính theo giá đất có hệ số cao nhất. Khoản 6. Hệ số giá đất áp dụng đối với vị trí đất có độ cao trung bình thấp hơn mặt đường. Đối với đất có độ cao trung bình thấp hơn độ cao tim đường thì áp dụng các hệ số sau: - Hệ số 0,9: Đối với phần diện tích đất thấp hơn mặt đường từ 1,0m đến 2,0m. - Hệ số 0,8: Đối với phần diện tích đất thấp hơn mặt đường trên 2,0m. Khoản 7. Bảng giá đất ở đô thị đối với các đường phố quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Quy định này. Điều 4. Các yếu tố để xác định giá đất ở tại nông thôn Khoản 1. Giá đất ở tại nông thôn áp dụng cho các xã thuộc huyện Hòa Vang (trừ các trường hợp có giá đất quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Quy định này). Khoản 2. Giá đất ở tại nông thôn được phân theo xã đồng bằng hoặc xã miền núi: Điểm a) Xã đồng bằng: Gồm các xã Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Sơn và Hòa Liên thuộc huyện Hòa Vang. Điểm b) Xã miền núi: Gồm các xã Hòa Phú, Hòa Ninh và Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang. Khoản 3. Bảng giá đất ở tại nông thôn được quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Quy định này. Giá đất quy định tại Phụ lục số 2 được áp dụng đối với đất ven đường bê tông hoặc đường nhựa. Điểm a) Đối với đất ven đường đá, sỏi, cấp phối thì nhân hệ số 0,9 so với giá đất ven đường bê tông hoặc đường nhựa tương ứng. Điểm b) Đối với đất ven đường đất thì nhân hệ số 0,8 so với giá đất ven đường bê tông hoặc đường nhựa tương ứng. Điểm c) Đối với đất ven đường mà đường đó có vỉa hè 02 (hai) bên thì nhân hệ số 1,2 so với giá đất ven đường bê tông hoặc đường nhựa tương ứng. Điểm d) Độ rộng mặt đường quy định tại Phụ lục số 2 được xác định là phần lòng đường (đất công) xe cơ giới lưu thông được (không kể ta-luy âm hoặc dương). Đối với đường có vỉa hè thì tính theo chiều rộng lòng đường Khoản 4. Hệ số khoảng cách: Đối với các đường áp dụng theo giá đất khu vực nông thôn được xuất phát từ các đường Quốc lộ 1A (đoạn thuộc địa bàn huyện Hòa Vang), Quốc lộ 14B, ĐT 605, ĐT 601, ĐT 602, đường Bà Nà - Suối Mơ và đường tránh Nam Hải Vân (đoạn thuộc địa bàn huyện Hòa Vang) thì những thửa đất gần các đường nêu trên áp dụng thêm các hệ số sau: Điểm a) Cách đường dưới 50m: nhân hệ số 1,2. Điểm b) Cách đường từ 50m đến dưới 100m: nhân hệ số 1,15. Điểm c) Cách đường từ 100m đến dưới 150m: nhân hệ số 1,10. Điểm d) Cách đường từ 150m đến dưới 200m: nhân hệ số 1,05. Điểm đ) Điểm mốc để tính khoảng cách áp dụng hệ số trên được tính từ mép trong vỉa hè (đối với đường có vỉa hè) hoặc mép đường (đối với đường không có vỉa hè). Khoản 5. Đối với các thửa đất được xác định là mặt tiền của các đường Quốc lộ 1A (đoạn thuộc địa bàn huyện Hòa Vang), Quốc lộ 14B, ĐT 605, ĐT 601, ĐT 602, đường Bà Nà - Suối Mơ và đường tránh Nam Hải Vân (đoạn thuộc địa bàn huyện Hòa Vang) thì được áp dụng các hệ số theo quy định tại Điều 3 của quy định này. Điều 5. Giá đất ở tại đô thị và nông thôn đối với những đường chưa được đặt tên và các khu dân cư Khoản 1. Giá đất ở đối với những đường chưa được đặt tên, các khu dân cư được quy định tại Phụ lục số 3 kèm theo quy định này. Khoản 2. Ngoài giá đất quy định tại Khoản 1 Điều này, khi xác định giá đất được áp dụng các hệ số theo quy định tại Điều 3 hoặc Điều 4 của quy định này.
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . * Điều 6 - Khoản 5 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 - Khoản 45 - Khoản 9
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . Điều 6. Giá đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ. Khoản 5. Đối với các thửa đất được xác định là mặt tiền của các đường Quốc lộ 1A (đoạn thuộc địa bàn huyện Hòa Vang), Quốc lộ 14B, ĐT 605, ĐT 601, ĐT 602, đường Bà Nà - Suối Mơ và đường tránh Nam Hải Vân (đoạn thuộc địa bàn huyện Hòa Vang) thì được áp dụng các hệ số theo quy định tại Điều 3 của quy định này. Điều 5. Giá đất ở tại đô thị và nông thôn đối với những đường chưa được đặt tên và các khu dân cư Khoản 1. Giá đất ở đối với những đường chưa được đặt tên, các khu dân cư được quy định tại Phụ lục số 3 kèm theo quy định này. Khoản 2. Ngoài giá đất quy định tại Khoản 1 Điều này, khi xác định giá đất được áp dụng các hệ số theo quy định tại Điều 3 hoặc Điều 4 của quy định này. Điều 6. Giá đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ. Khoản 1. Giá đất thương mại dịch vụ và giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại đô thị và nông thôn được quy định như sau: Điểm a) Giá đất thương mại dịch vụ: Giá đất thương mại dịch vụ bằng 70% giá đất ở cùng vị trí; trường hợp giá đất thương mại dịch vụ thấp hơn giá đất tối thiểu trong khung giá đất được quy định tại Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ thì áp dụng như sau: - Đối với đất thương mại dịch vụ tại đô thị nếu thấp hơn 320.000đồng/m² thì áp dụng giá đất 320.000 đồng/m². - Đối với đất thương mại dịch vụ tại nông thôn: + Trường hợp giá đất thương mại dịch vụ tại xã đồng bằng thấp hơn 32.000đồng/m² thì áp dụng giá đất 32.000 đồng/m². + Trường hợp giá đất thương mại dịch vụ tại xã miền núi thấp hơn 20.000đồng/m² thì áp dụng giá đất 20.000 đồng/m². Điểm b) Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ: Giá đất sản xuất, kinh doanh bằng 50% giá đất ở cùng vị trí - Trường hợp giá đất sản xuất, kinh doanh tại đô thị thấp hơn 240.000đồng/m² thì áp dụng giá đất 240.000 đồng/m². - Đối với đất sản xuất, kinh doanh tại nông thôn: + Trường hợp giá đất sản xuất, kinh doanh tại xã đồng bằng thấp hơn 24.000đồng/m² thì áp dụng giá đất 24.000 đồng/m². + Trường hợp giá đất sản xuất, kinh doanh tại xã miền núi thấp hơn 15.000đồng/m² thì áp dụng đơn giá 15.000 đồng/m². Khoản 2. Ngoài giá đất quy định tại Khoản 1 Điều này, khi xác định giá đất thương mại dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ còn phải áp dụng thêm các hệ số theo quy định tại Điều 3 hoặc Điều 4 Quy định này. Điều 7. Giá đất đối với khu công nghệ cao Giá đất đối với khu công nghệ cao áp dụng theo quy định về Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng của UBND thành phố Đà Nẵng. Điều 8. Giá đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất. Khoản 1. Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất được phân theo xã đồng bằng và miền núi theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này; đối với vị trí được xác định như sau: Điểm a) Vị trí: Căn cứ vào yếu tố khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, gần và thuận lợi về giao thông là những yếu tố tạo lợi thế cho người sản xuất giảm được chi phí đi lại, chi phí lưu thông (mua vật tư, bán sản phẩm), chi phí tiêu thụ sản phẩm và có kết hợp với các yếu tố tạo lợi thế cho sản xuất. - Vị trí 1: Là vị trí có các yếu tố có lợi thế tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: địa hình bằng phẳng, điều kiện tưới tiêu chủ động, độ phì nhiêu của đất cao, thời tiết khí hậu thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Vị trí 1 bao gồm khu vực đất cùng điều kiện kinh tế - xã hội, cùng kết cấu hạ tầng, cùng mục đích sử dụng đất, có từ 1 đến 3 yếu tố về khoảng cách liền kề hoặc gần nhất so với nơi cư trú, thị trường tiêu thụ, đường giao thông so với: + Nơi cư trú của người sử dụng đất (nơi cư trú được xác định là trung tâm của tổ dân phố, thôn nơi có đất). + Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm (chợ nông thôn, chợ đô thị, nơi thu mua nông sản tập trung). + Đường giao thông gồm giao thông đường bộ; giao thông đường thủy. - Vị trí 2: Bao gồm khu vực đất cùng điều kiện kinh tế - xã hội, cùng kết cấu hạ tầng, cùng mục đích sử dụng đất, có từ 1 đến 3 yếu tố về khoảng cách so với nơi cư trú, thị trường tiêu thụ, đường giao thông kết hợp với các lợi thế tốt cho sản xuất nông nghiệp nhưng kém hơn vị trí 1. - Vị trí 3: Bao gồm khu vực đất cùng điều kiện kinh tế - xã hội, cùng kết cấu hạ tầng, cùng mục đích sử dụng đất, có từ 1 đến 3 yếu tố về khoảng cách so với nơi cư trú, thị trường tiêu thụ, đường giao thông kết hợp với các lợi thế tương đối tốt cho sản xuất nông nghiệp nhưng kém hơn vị trí 2. Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản gồm có 3 vị trí (từ vị trí 1 đến vị trí 3). Khoản 2. Giá đất nông nghiệp trong khu vực nội thành tuỳ theo mục đích sử dụng được áp dụng theo mức giá vị trí 1 thuộc phường, xã đồng bằng. Khoản 3. Bảng giá đất nông nghiệp được quy định tại các Bảng giá số 1, 2, 3 và 4 (theo Phụ lục số 4 kèm theo Quy định này). Điều 9. Giá đất các khu dân cư đang xây dựng hoặc đã đưa vào sử dụng, các khu công nghiệp Khoản 1. Giá đất tái định cư cụ thể cho từng dự án do các đơn vị chủ đầu tư dự án hoặc điều hành dự án đề xuất, trình Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định giá đất. Khoản 2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các sở, ngành có liên quan xây dựng hoặc thuê tư vấn xác định đơn giá đất các khu dân cư đang xây dựng hoặc đã đưa vào sử dụng, đất tại các khu công nghiệp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định giá đất. Điều 10. Giá đất sử dụng vào các công trình khác Đối với đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh hoặc đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp thì Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào giá đất tương ứng với mục đích kinh doanh (đất thương mại dịch vụ; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp) đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh hoặc giá đất ở đối với đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp tại khu vực lân cận đã quy định trong bảng giá đất, báo cáo UBND thành phố quyết định. Điều 11. Giá đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì áp dụng giá đất nuôi trồng thủy sản; trường hợp sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản thì giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ vào giá đất phi nông nghiệp tại khu vực lân cận để xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định giá đất. Điều 12. Đối với đất chưa sử dụng Đối với đất chưa sử dụng khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để đưa vào sử dụng thì giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ phương pháp định giá đất và giá của loại đất cùng mục đích sử dụng đã được giao đất, cho thuê đất tại khu vực lân cận để xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định giá. Điều 13. Điều chỉnh, bổ sung khi có biến động giá đất Khoản 1. Các trường hợp điều chỉnh bảng giá đất Điểm a) Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự; Điểm b) Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên. Khoản 2. Khi có sự bổ sung về đặt tên đường thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan nghiên cứu đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định Bảng giá đất. Điều 14. Xử lý một số trường hợp đặc biệt Khoản 1. Các trường hợp sau đây Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các địa phương liên quan đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định Bảng giá đất, như sau: Điểm a) Đường mới được nâng cấp hoàn thiện do Ủy ban nhân dân các quận, huyện đề xuất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường. Điểm b) Đất chưa quy định giá tại Quy định này được tính tương đương mức giá đối với đất có vị trí và cơ sở hạ tầng tương tự. Khoản 2. Trường hợp thửa đất có hình dạng và vị trí đặc biệt thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định giá đất. Khoản 3. Các tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ nhà, đất để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp các khoản thuế, lệ phí khi chuyển dịch quyền sử dụng đất và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng theo Bảng giá các loại đất tại Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2014; Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 và Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của UBND Thành phố. Điều 15. Tổ chức thực hiện Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. PHỤ LỤC 01 BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ (Kèm theo Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND thành phố) Đơn vị tính: 1.000 đồng/m² TT Tên đường phố Giá đất Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 5 1 2 Tháng 9 - Đoạn từ Bảo tàng Chàm đến Nguyễn Văn Trỗi Khoản 45.540 45.540 45.540 45.540 45.540 45.540 Khoản 9.350 9.360 9.360 19 An Đồn 2 9.360 21 An Đồn 4 9.360 23 An Hải 1 9.360 83 An Thượng 7 9.360 86 An Thượng 10 9.360 87 An Thượng 11 9.360 88 An Thượng 12 9.360 98 An Thượng 23 9.360 9.360 - Đoạn từ Dương Thị Xuân Quý đến Chế Lan Viên 9.800 9.360 217 Bình An 1 9.360 9.360 282 Cao Xuân Huy 9.350 9.350 9.360 9.360 9.360 438 Đào Công Chính - Đoạn có vỉa hè hai bên đường 9.360 9.360 511 Đỗ Năng Tế 9.360 9.360 583 Hà Đông 3 9.360 9.350 9.350 9.360 9.360 686 Hoàng Hoa Thám 9.360 9.360 9.360 9.360 723 Hồ Tùng Mậu 9.360 9.360 736 Huỳnh Ngọc Huệ - Đoạn từ Điện biên Phủ đến Hà Huy Tập 9.360 773 Khuê Mỹ Đông 2 9.350 9.360 799 Lê Đại Hành 9.350 9.360 816 Lê Khôi 9.360 817 Lê Lai - Đoạn từ Lê Lợi đến Nguyễn Thị Minh Khai 9.350 9.360 822 Lê Ninh 9.360 823 Lê Nỗ 9.360 9.360 9.360 844 Lê Thị Riêng 9.360 857 Lê Văn Hiến - Đoạn từ Hồ Xuân Hương đến Trần Hoành 9.360 9.360 9.350 9.800 9.360 949 Lý Thiên Bảo 9.360 954 Mạc Cửu 9.360 9.360 968 Mân Quang 1 9.350 9.360 9.360 1134 Ngô Thì Sĩ - Đoạn từ Võ Nguyên Giáp đến đường Lê Quang Đạo 9.360 - Đoạn từ Ninh Tốn đến Đoàn Phú Tứ 9.360 1155 Nguyễn Công Hãng 9.350 9.360 9.360 1191 Nguyễn Đức An - Đoạn 7,5m 9.360 1214 Nguyễn Hữu Cầu 9.360 1225 Nguyễn Khắc Cần 9.360 1230 Nguyễn Khuyến - Đoạn từ Tôn Đức Thắng đến giáp bùng binh - Đoạn 7,5 m đã nâng cấp 9.360 1252 Nguyễn Phi Khanh 9.360 1253 Nguyễn Phong Sắc 9.360 1258 Nguyễn Phước Nguyên - Đoạn từ Điện Biên Phủ đến Hà Huy Tập 9.360 1262 Nguyễn Quang Lâm 9.360 1267 Nguyễn Sắc Kim 9.360 1270 Nguyễn Sơn 9.360 9.360 9.360 9.360 1328 Nguyễn Văn Trỗi - Đoạn thuộc địa phận quận Hải Châu 9.360 9.360 9.360 9.360 - Đoạn còn lại 9.360 1410 Phan Đình Giót 9.360 1414 Phan Huy Chú 9.360 9.350 9.360 9.360 1623 Tiên Sơn 9 - Đoạn 7,5m 9.360 9.360 9.360 1709 Thân Nhân Trung 9.350 9.360 9.360 1811 Trần Văn Giàu 9.350 9.360 1891 Võ Nguyên Giáp - Đoạn từ Nguyễn Huy Chương đến Phạm Văn Đồng 9.360 1908 Vũ Hữu Lợi 9.350 9.270 Khu dân cư 285 Trần Cao Vân (phường Xuân Hà) Khu tái định cư Xuân Hà (phường Xuân Hà) Khu B - Khu dân cư Thanh Lộc Đán (phường Thanh Khê Đông) Khu C - Khu dân cư Thanh Lộc Đán (phường Thanh Khê Đông) Khu D khu dân cư Thanh Lộc Đán (phường Thanh Khê Tây) 4 Các khu dân cư còn lại thuộc địa bàn phường An Khê
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . * Điều 15 + Điểm 7 - Khoản 6 + Điểm 7 - Khoản 6
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . Điều 15. Tổ chức thực hiện Điểm 7).000 7.020 - Đoạn từ Lê Chân đến Nguyễn Sĩ Cố 7.650 7.000 7.800 521 Đội Cấn 7.000 7.800 569 Đức Lợi 2 7.800 7.800 7.020 7.700 7.700 7.000 7.800 - Đoạn từ trường Lê Hồng Phong đến đường Mai Am 7.800 7.800 613 Hàn Thuyên 7.020 671 Hóa Sơn 4 7.000 7.000 7.000 7.020 698 Hoàng Thị Ái 7.800 7.020 708 Hoàng Xuân Nhị 7.020 712 Hồ Hán Thương 7.020 7.800 725 Hồ Tỵ 7.800 731 Huyền Trân Công Chúa 7.020 735 Huỳnh Mẫn Đạt 7.000 7.000 7.800 746 Hưng Hóa 3 7.800 747 Hưng Hóa 4 7.800 748 Hưng Hóa 5 7.800 749 Hưng Hóa 6 7.800 750 Hưng Hóa 7 7.800 751 Hương Hải Thiền Sư 7.020 - Đoạn từ Nguyễn Sinh Sắc đến Trần Đình Tri 7.800 - Đoạn còn lại (đến giáp đường quy hoạch 10,5m) 7.800 775 Khuê Mỹ Đông 4 7.800 786 Lê Bá Trinh - Đoạn từ Lê Thanh Nghị đến Mai Dị 7.800 7.700 7.800 797 Lê Duy Lương 7.800 800 Lê Đỉnh 7.700 7.650 7.650 7.800 - Đoạn 7,5mx2 7.020 7.650 7.700 7.800 828 Lê Quảng Ba - Đoạn 10,5m 7.800 7.020 7.800 851 Lê Trọng Tấn - Đoạn thuộc phường An Khê 7.800 7.800 7.800 7.020 7.020 7.020 937 Lưu Văn Lang 7.700 7.700 7.000 7.800 952 Lý Văn Phức 7.000 7.800 957 Mạc Thiên Tích 7.800 7.800 7.020 989 Morrison 7.020 - Đoạn 4,0m 7.020 1029 Mỹ Đa Đông 3 7.020 1030 Mỹ Đa Đông 4 7.800 1069 Nại Nghĩa 1 7.800 1078 Nại Tú 3 7.800 7.020 1095 Nam Sơn 3 7.020 1096 Nam Sơn 4 7.020 1097 Nam Sơn 5 7.020 - Đoạn từ đường 10,5m chưa đặt tên đến đường sắt 7.800 1107 Non Nước 7.020 1109 Núi Thành - Đoạn từ Trưng Nữ Vương đến Duy Tân 7.700 7.000 7.000 7.000 7.800 7.800 1131 Ngô Thì Hiệu 7.800 - Đoạn 4,0m 7.020 1145 Nguyễn Bá Ngọc 7.020 1150 Nguyễn Bỉnh Khiêm 7.800 1152 Nguyễn Cảnh Dị 7.800 1156 Nguyễn Công Hoan - Đoạn từ Tôn Đức Thắng đến Nguyễn Đình Tứ 7.800 1158 Nguyễn Công Trứ - Đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Ngô Quyền 7.020 1164 Nguyễn Chí Thanh - Đoạn từ Lê Hồng Phong đến Nguyễn Du 7.000 7.700 7.020 1174 Nguyễn Đăng 7.800 1176 Nguyễn Đăng Giai 7.020 1186 Nguyễn Đóa 7.020 7.800 1219 Nguyễn Hữu Thông 7.800 1234 Nguyễn Lữ 7.800 7.020 7.800 7.020 1260 Nguyễn Phước Thái 7.020 7.800 1271 Nguyễn Sơn Hà 7.020 1274 Nguyễn Tạo 7.020 - Đoạn từ cầu Phú Lộc đến đường Hà Khê 7.650 7.650 7.020 1285 Nguyễn Thần Hiến 7.650 7.000 7.000 7.800 1305 Nguyễn Trãi 7.000 7.800 7.020 1318 Nguyễn Văn Hưởng 7.000 7.000 7.000 7.020 1321 Nguyễn Văn Phương 7.020 1325 Nguyễn Văn Tỵ 7.800 7.000 7.650 7.650 7.800 7.000 7.000 7.020 1372 Phạm Huy Thông 7.000 7.020 7.800 1393 Phạm Thiều 7.800 7.000 7.020 7.000 7.000 7.000 7.650 7.800 7.800 7.000 7.000 7.800 1437 Phan Văn Đáng - Đoạn 10,5m 7.800 1527 Phước Trường 3 7.020 1528 Phước Trường 4 7.020 1533 Phước Trường 9 7.020 1534 Phước Trường 10 7.020 1536 Phước Trường 12 7.020 1537 Phước Trường 14 7.020 1538 Phước Trường 15 7.020 1539 Quán Khái 1 7.700 7.800 1557 Song Hào 7.800 1582 Tạ Quang Bửu 7.000 7.800 1586 Tân An 2 7.800 1587 Tân An 3 7.800 1588 Tân An 4 7.800 1589 Tân Hòa 1 7.800 1617 Tiên Sơn 3 7.800 1618 Tiên Sơn 4 7.800 1619 Tiên Sơn 5 7.800 1620 Tiên Sơn 6 7.800 1621 Tiên Sơn 7 7.020 1624 Tiên Sơn 10 7.800 1625 Tiên Sơn 11 7.020 - Đoạn 3,75m 7.020 1629 Tiên Sơn 16 7.020 1630 Tiên Sơn 17 7.020 1631 Tiên Sơn 18 7.020 1632 Tiên Sơn 19 7.000 7.020 1647 Tống Duy Tân 7.000 7.020 1674 Thanh Huy 2 7.020 1675 Thanh Huy 3 7.020 1676 Thanh Khê 6 7.800 7.800 7.800 - Đoạn 7,5m 7.800 7.800 1725 Thúc Tề 7.700 7.020 7.800 1768 Trần Kế Xương 7.000 7.000 7.800 7.800 1786 Trần Quốc Toản - Đoạn từ ngã năm đến Nguyễn Chí Thanh 7.000 7.800 7.020 7.650 7.800 1798 Trần Thánh Tông - Đoạn từ Ngô Quyền đến Vân Đồn 7.020 7.800 7.800 7.020 7.800 7.000 7.000 7.800 7.700 7.000 7.650 7.020 7.800 1863 Trương Minh Giảng 7.800 1868 Trường Sơn - Đoạn từ phía Tây cầu vượt đến đường vào Trung tâm sát hạch lái xe 7.800 1877 Văn Tân 7.800 - Đoạn còn lại 7.800 - Đoạn từ cầu Khuê Đông đến Mai Đăng Chơn 7.800 1912 Vũ Ngọc Nhạ 7.800 - Đoạn còn lại 7.020 1914 Vũ Quỳnh 7.800 1919 Vũ Văn Cẩn 7.650 7.020 7.800 1981 Ỷ Lan Nguyên Phi 7.700 7.000 7.720 7.000 7.000 9 Đường dẫn 2 bên cầu Rồng Khoản 6.050 6.240 10 An Cư 2 6.240 11 An Cư 3 6.240 12 An Cư 4 6.240 77 An Thượng 1 6.240 93 An Thượng 18 6.240 96 An Thượng 21 - Đoạn 5,5m 6.240 97 An Thượng 22 6.240 6.240 117 An Trung Đông 3 6.240 118 An Trung Đông 4 6.240 119 An Trung Đông 5 6.240 120 An Trung Đông 6 6.300 6.375 6.875 6.875 6.240 200 Bàu Tràm Trung 6.240 218 Bình An 2 6.240 219 Bình An 3 6.240 220 Bình An 4 6.240 221 Bình An 5 6.240 222 Bình An 6 6.240 223 Bình Giã 6.240 234 Bình Hòa 11 6.240 260 Bùi Vịnh - Đoạn 7,5m 6.800 6.050 6.050 6.300 6.300 6.240 6.300 6.375 6.300 6.240 454 Đặng Đình Vân 6.800 6.800 6.240 477 Đinh Công Tráng 6.240 6.300 6.240 581 Hà Đông 1 6.240 584 Hạ Hồi 6.240 594 Hà Văn Trí 6.050 6.050 6.875 6.875 6.240 675 Hoàng Bật Đạt 6.375 6.875 6.240 6.875 6.240 745 Hưng Hóa 2 6.240 760 Kỳ Đồng 6.240 774 Khuê Mỹ Đông 3 6.240 776 Khuê Mỹ Đông 5 6.240 777 Khuê Mỹ Đông 6 6.240 778 Khương Hữu Dụng 6.875 6.050 6.875 6.050 6.300 6.300 6.875 6.300 6.375 6.050 6.875 6.800 6.875 6.875 6.240 6.240 6.050 6.240 6.240 1106 Ninh Tốn 6.050 6.240 1116 Ngọc Hồi 6.240 6.240 6.240 1149 Nguyễn Bình 6.240 1151 Nguyễn Cảnh Chân 6.375 6.050 6.240 1207 Nguyễn Huy Chương 6.240 6.240 6.240 1242 Nguyễn Nghiễm 6.240 6.300 6.300 6.240 1290 Nguyễn Thị Ba 6.300 6.240 1323 Nguyễn Văn Tạo 6.875 6.300 6.300 6.240 1375 Phạm Kiệt 6.240 6.300 6.875 6.240 1415 Phan Huy Ích 6.240 6.240 1515 Phùng Tá Chu - Đoạn 7,5m 6.240 1520 Phước Mỹ 2 6.050 6.240 1580 Tạ Hiện 6.240 1627 Tiên Sơn 14 - Đoạn 5,5m 6.240 1628 Tiên Sơn 15 6.800 6.875 6.240 1710 Thép Mới - Đoạn 7,5m 6.240 1715 Thích Thiện Chiếu 6.240 1723 Thuận An 5 6.050 6.240 1750 Trần Cao Vân - Đoạn từ Ông Ích Khiêm đến Tôn Thất Đạm 6.240 1752 Trần Đại Nghĩa 6.875 6.875 6.875 6.300 6.240 - Đoạn còn lại 6.240 1800 Trần Thị Lý - Đoạn thuộc địa phận quận Hải Châu 6.050 6.300 6.240 - Đoạn từ Chân cầu vượt (Ngã 3 Huế) đến Hà Huy Tập 6.240 1893 Võ Quảng 6.300 6.240 1945 Xuân Hòa 1 6.050 6.240 - Đoạn còn lại 6.240 6.300 2 Các khu dân cư thuộc địa bàn các phường: An Hải Tây, An Hải Đông và Phước Mỹ 6.000 Khu dân cư Bùi Tá Hán 6.000 4 Các khu dân cư thuộc địa bàn phường Mỹ An 6.000 6.000 Khu dân cư 18 Trần Huy Liệu
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . * Điều 15 - Khoản 26 - Khoản 8 - Khoản 5 - Khoản 14 - Khoản 26 - Khoản 8 - Khoản 5 - Khoản 14
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . Điều 15. Tổ chức thực hiện Khoản 26.000 26.000 80 An Thượng 4 26.000 26.000 26.000 26.000 26.000 26.000 780 Lạc Long Quân 26.000 26.000 894 Lỗ Giáng 1 26.000 26.000 26.000 26.000 26.000 26.000 1747 Trần Bích San 26.000 26.000 - Đoạn thuộc địa phận quận Ngũ Hành Sơn 26.000 Khoản 8.500 8.580 99 An Thượng 24 - Đoạn chỉnh trang 8.580 114 An Trung 4 8.580 8.750 8.750 8.580 8.580 8.500 8.580 8.500 8.580 392 Dương Thưởng 8.500 8.500 8.580 8.580 478 Đinh Công Trứ 8.500 8.500 8.500 8.580 570 Đức Lợi 3 8.580 - Đoạn 3,5m 8.500 8.750 8.750 8.500 8.500 8.500 8.750 8.580 709 Hồ Bá Ôn 8.750 8.580 8.500 8.500 8.580 8.750 8.750 8.750 8.750 8.750 8.750 8.580 8.580 8.580 942 Lý Nhật Quang - Đoạn 10,5m 8.580 8.500 8.500 8.580 1046 Mỹ Khê 2 8.580 1047 Mỹ Khê 3 8.580 1048 Mỹ Khê 4 8.580 1049 Nại Hiên Đông 1 8.500 8.500 8.500 8.580 1126 Ngô Quyền - Đoạn từ Nguyễn Văn Thoại đến Phạm Văn Đồng 8.580 1139 Ngô Viết Hữu 8.500 8.580 - Đoạn 5,5m 8.580 8.580 - Đoạn từ Ngô Văn Sở đến Nam Cao 8.580 8.580 1193 Nguyễn Đức Thiệu 8.580 1203 Nguyễn Hành 8.580 1220 Nguyễn Kiều 8.580 1272 Nguyễn Sơn Trà 8.580 8.580 1293 Nguyễn Thị Hồng 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.500 8.580 8.500 8.750 8.500 8.500 8.500 8.580 1385 Phạm Phú Thứ 8.580 - Đoạn 3,5m 8.580 1394 Phạm Văn Bạch 8.500 8.580 1404 Phan Bá Phiến 8.500 8.500 8.500 8.750 8.500 8.500 8.580 1535 Phước Trường 11 8.500 8.580 1616 Tiên Sơn 2 8.580 - Đoạn 5,5m 8.580 1626 Tiên Sơn 12 8.500 8.580 8.500 8.750 8.580 1754 Trần Đình Đàn 8.500 8.500 8.750 8.750 8.580 1784 Trần Quang Khải 8.750 8.500 8.580 1801 Trần Thủ Độ 8.580 8.500 8.500 8.500 8.580 8.580 8.500 8.700 8.000 8.600 Khoản 5.00 5.100 5.950 5.280 52 An Hòa 2 5.280 60 An Hòa 10 5.720 66 An Nhơn 2 5.280 67 An Nhơn 3 5.280 68 An Nhơn 4 5.720 115 An Trung Đông 1 5.280 116 An Trung Đông 2 5.280 121 An Vĩnh 5.280 5.720 5.250 5.000 - Đoạn từ Nguyễn Du đến Lê Duẩn 5.000 - Đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Văn Linh 5.600 146 Bạch Thái Bưởi - Đoạn 6,0m 5.280 - Đoạn 5,5m 5.950 5.720 5.100 5.720 253 Bùi Kỷ 5.600 5.500 5.100 5.720 - Đoạn từ Phạm Văn Xảo đến Khúc Thừa Dụ 5.720 5.720 5.500 5.100 5.250 5.280 465 Đặng Tử Kính 5.600 5.500 5.500 5.280 473 Đặng Xuân Thiều 5.720 476 Điện Biên Phủ - Đoạn từ Lý Thái Tổ đến Hà Huy Tập 5.600 5.950 5.720 479 Đinh Châu 5.950 5.720 5.500 5.280 500 Đỗ Anh Hàn - Đoạn từ Ngô Quyền đến Lê Chân 5.720 501 Đỗ Bá - Đoạn từ Võ Nguyên Giáp đến Lê Quang Đạo 5.500 5.720 5.525 5.280 524 Đồng Bài 2 5.500 5.525 5.440 5.950 5.500 5.000 599 Hải Sơn - Đoạn từ Hải Hồ đến Thanh Sơn 5.950 5.000 602 Hàm Tử 5.100 5.720 669 Hóa Sơn 2 5.720 670 Hóa Sơn 3 5.720 672 Hóa Sơn 5 5.720 673 Hóa Sơn 6 5.720 674 Hoài Thanh - Đoạn từ Mỹ An 22 đến Lê Văn Hưu 5.500 5.500 5.250 5.500 5.950 5.000 706 Hoàng Việt 5.720 713 Hồ Học Lãm 5.720 715 Hồ Nghinh - Đoạn từ Võ Văn Kiệt đến Morision 5.280 724 Hồ Tương 5.000 730 Huy Cận 5.950 5.100 5.500 5.500 5.720 752 K20 (từ Lê Văn Hiến đến Nguyễn Đình Chiểu) 5.100 5.100 5.100 5.720 794 Lê Doãn Nhạ 5.000 - Đoạn từ Hoàng Hoa Thám đến ngã ba Cai Lang 5.000 804 Lê Đình Lý - Đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến Nguyễn Hoàng 5.525 5.720 808 Lê Hồng Phong 5.000 809 Lê Hữu Kiều 5.250 5.000 821 Lê Mạnh Trinh 5.950 5.600 5.000 834 Lê Sát 5.720 5.950 5.000 842 Lê Thận 5.720 5.100 5.100 5.100 5.280 929 Lương Văn Can 5.720 940 Lý Nam Đế 5.950 5.600 947 Lý Thái Tông 5.500 5.500 5.100 5.280 1004 Mỹ An 2 5.280 1005 Mỹ An 3 5.280 1006 Mỹ An 4 5.280 1007 Mỹ An 5 5.280 1008 Mỹ An 6 5.280 1009 Mỹ An 7 5.280 1010 Mỹ An 8 5.280 1011 Mỹ An 9 5.280 1012 Mỹ An 10 5.280 1013 Mỹ An 11 5.720 1019 Mỹ An 18 5.280 1028 Mỹ Đa Đông 2 5.720 1098 Nam Thành 5.500 5.720 5.500 5.500 5.720 5.500 5.250 5.100 5.950 5.100 5.950 1216 Nguyễn Hữu Tiến 5.950 5.720 1269 Nguyễn Sinh Sắc 5.720 - Đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến cầu Phú Lộc 5.100 5.720 1280 Nguyễn Thái Bình 5.440 5.500 5.720 1296 Nguyễn Thiện Kế - Đoạn 5,5m 5.280 5.500 5.720 1299 Nguyễn Thông 5.500 5.950 5.950 5.720 5.950 5.720 5.500 5.500 5.500 5.500 5.000 - Đoạn từ Quang Trung đến Nguyễn Tất Thành 5.500 5.500 5.100 5.500 5.280 5.720 5.720 1390 Phạm Tứ 5.500 5.500 5.500 5.500 5.100 5.000 1412 Phan Đình Thông 5.720 1416 Phan Huy Ôn 5.950 5.500 5.500 5.720 5.720 1463 Phó Đức Chính - Đoạn từ Ngô Quyền đến nhà số 43 5.720 5.720 - Đoạn 5,5m 5.280 1521 Phước Mỹ 3 5.720 1522 Phước Mỹ 4 5.280 1523 Phước Tường 1 5.100 5.100 5.100 5.500 5.500 5.100 5.100 5.100 5.100 5.500 5.600 5.000 1667 Thái Thị Bôi 5.100 5.100 5.280 1684 Thành Thái 5.100 5.720 - Đoạn 5,5m 5.950 5.280 5.100 5.280 1721 Thuận An 3 5.280 1722 Thuận An 4 5.720 1724 Thuận An 6 5.100 5.100 5.100 5.720 1759 Trần Hoành (từ Lê Văn Hiến đến Nguyễn Đình Chiểu) 5.720 1766 Trần Hữu Tước 5.500 5.720 5.720 - Đoạn còn lại 5.500 5.000 - Đoạn từ Trần Quốc Toản đến Nguyễn Văn Linh 5.000 1782 Trần Phước Thành 5.000 1787 Trần Quốc Thảo 5.500 5.720 5.500 5.500 5.500 5.100 5.100 5.720 - Đoạn 3,5m 5.100 5.950 5.950 5.280 1983 Yên Bái - Đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Thái Học 5.500 5.720 - Đoạn còn lại 5.720 1986 Yên Thế 5.720 1987 Yết Kiêu 5.940 3 Các khu dân cư phía đông đường 2/9 (địa bàn phường Phước Ninh; Bình Hiên; Bình Thuận; Hòa Thuận Đông) 5.230 Khu gia đình quân đội Cổng 2F372 (phường An Khê) Nhà ở gia đình quân đội thuộc Cục chính trị quân khu 5 (phường An Khê) 2 KDC Tân An (Phường An Khê) 5.620 5.400 5.000 5.720 7 Đường dẫn 2 bên cầu Sông Hàn 5.000 Khu dân cư Nhà máy cao su 5.000 5.000 5.000 - Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân 5.500 VI Quận Liên Chiểu 3,5m 5,5m 7,5m 10,5m 15m 1 Trung tâm đô thị mới Tây Bắc Khu số 2 và số 3 5.620 Khu số 5,6 và 7 5.150 3 Các khu dân cư thuộc phường Hòa Khánh Nam Hòa Khánh Bắc (trừ khu dân cư Khánh Sơn; khu dân cư Thanh Vinh, Đà Sơn) 5.150 4 Các khu dân cư thuộc địa bàn phường Hòa Hiệp Nam (trừ khu dân cư Golden Hills) Khoản 14.850 14.850 - Đoạn còn lại 14.850 14.850 14.850 14.850 14.850 14.850 14.850 14.850 588 Hà Khê 14.850 14.850 688 Hoàng Minh Giám 14.850 14.850 14.850 820 Lê Lợi - Đoạn từ Đống Đa đến Lý Tự Trọng 14.850 941 Lý Nhân Tông 14.850 14.850 964 Mai Lão Bạng 14.850 14.850 14.850 1208 Nguyễn Huy Lượng 14.850 14.850 1273 Nguyễn Súy 14.850 14.850 1427 Phan Tốn 14.850 14.850 1597 Tân Lưu - Đoạn 10,5m 14.850 14.850 14.850 14.850 14.850 14.850 14.850 1755 Trần Đình Long 14.850 1825 Trịnh Công Sơn 14.850 14.850 14.300 2 Các khu dân cư thuộc địa bàn phường Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam Khu dân cư Biệt thự Đảo Xanh 1 14.700 14.600 14.200
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng .
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng .
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . * Điều 15 - Khoản 20 - Khoản 18 - Khoản 20 - Khoản 18
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . Điều 15. Tổ chức thực hiện Khoản 20.250 20.250 20.250 20.250 20.250 20.250 Khoản 18.900 4 An Bắc 1 18.900 18.900 18.900 18.900 990 Mộc Bài 1 18.900 18.900 18.900 18.900 1941 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đoạn từ 2 Tháng 9 đến Lê Thanh Nghị 18.400 Khu dân cư giữa đường Quy Mỹ và đường Nguyễn Lộ Trạch thuộc địa bàn phường Hòa Cường Nam 18.900
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . * Điều 15 - Khoản 12 - Khoản 33 - Khoản 31 - Khoản 23 - Khoản 16 - Khoản 12 - Khoản 33 - Khoản 31 - Khoản 23 - Khoản 16
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . Điều 15. Tổ chức thực hiện Khoản 12.150 22 An Đồn 5 12.150 12.150 262 Bùi Xương Tự 12.150 284 Cẩm Bắc 1 12.150 12.150 12.150 12.150 582 Hà Đông 2 12.150 12.150 12.150 12.150 12.150 12.150 836 Lê Tấn Trung 12.150 856 Lê Văn Đức 12.150 - Đoạn còn lại (thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ) 12.150 - Đoạn 7,5mx2 12.150 1129 Ngô Thế Lân 12.150 12.150 12.150 12.150 1336 Nguyễn Xuân Nhĩ 12.150 12.150 12.150 1672 Thanh Hóa 12.150 12.150 12.150 1826 Trịnh Đình Thảo 12.150 12.150 1943 Xuân Đán 1 12.150 12.150 IV Quận Ngũ Hành Sơn 3,5m 5,5m 7,5m 10,5m 15m 1 Các khu dân cư thuộc địa bàn phường Hòa Quý Khu tái định cư Bá Tùng 12.00 0 V Quận Cẩm Lệ 3,5m 5,5m 7,5m 10,5m 15m 1 Các khu dân cư thuộc địa bàn phường Hòa Thọ Đông Khoản 33.800 78 An Thượng 2 33.800 33.800 33.800 33.800 33.800 33.800 796 Lê Duy Đình 33.800 33.800 33.800 33.800 1361 Ông Ích Đường - Đoạn từ cầu Cẩm Lệ đến Cách Mạng Tháng 8 33.800 33.800 33.800 1671 Thanh Hải 33.800 33.800 Khoản 31.200 79 An Thượng 3 31.200 31.200 31.200 - Đoạn từ Lê Quang Đạo đến đường quy hoạch 15m 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 31.200 Khoản 23.400 81 An Thượng 5 23.400 239 Bình Minh 2 23.400 23.400 23.400 389 Dương Thạc 23.400 23.400 23.400 - Đoạn từ đường quy hoạch 15m đến Châu Thị Vĩnh Tế 23.400 - Đoạn còn lại 23.400 23.400 23.400 23.400 23.400 - Đoạn 7,5m 23.400 23.400 23.400 23.400 23.400 23.400 23.400 23.400 6 Khu dân cư Marina Complex Khoản 16.200 101 An Thượng 27 16.200 - Đoạn 5,5m 16.200 111 An Trung 1 16.200 - Đoạn còn lại 16.200 442 Đào Duy Kỳ 16.200 16.200 1144 Nguyễn Bá Lân - Đoạn 7,5m 16.200 16.200 - Đoạn từ Cách Mạng Tháng 8 đến Thăng Long 16.200 16.200 1596 Tân Lập 2 16.200 16.200 1767 Trần Hữu Trang 16.200 16.200 Khu dân cư nhà máy cơ khí ô tô thuộc phường Tam Thuận Khu dân cư số 182 Ông Ích Khiêm và 166 Hải Phòng (phường Tân Chính và Tam Thuận) Khu tái định cư phía Đông sân bay (phường Chính Gián) Khu dân cư 296 Điện Biên Phủ (phường Chính Gián) III Quận Sơn Trà 3,5m 5,5m 7,5m 10,5m 15m 1 Các khu dân cư thuộc địa bàn phường An Hải Bắc 16.200 8 Đường dẫn 2 bên cầu Trần Thị Lý thuộc địa bàn quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . * Điều 15 - Khoản 16 - Khoản 13 - Khoản 10 - Khoản 65 - Khoản 86 - Khoản 96 - Khoản 11 - Khoản 17 - Khoản 28 - Khoản 40 - Khoản 36 - Khoản 60 - Khoản 50 - Khoản 55 - Khoản 75 - Khoản 15 - Khoản 19 - Khoản 24 - Khoản 32 - Khoản 43 - Khoản 16 - Khoản 13 - Khoản 10 - Khoản 65 - Khoản 86 - Khoản 96 - Khoản 11 - Khoản 17 - Khoản 28 - Khoản 40 - Khoản 36 - Khoản 60 - Khoản 50 - Khoản 55 - Khoản 75 - Khoản 15 - Khoản 19 - Khoản 24 - Khoản 32 - Khoản 43
Quyết Định 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố đà nẵng . Điều 15. Tổ chức thực hiện Khoản 16.200 101 An Thượng 27 16.200 - Đoạn 5,5m 16.200 111 An Trung 1 16.200 - Đoạn còn lại 16.200 442 Đào Duy Kỳ 16.200 16.200 1144 Nguyễn Bá Lân - Đoạn 7,5m 16.200 16.200 - Đoạn từ Cách Mạng Tháng 8 đến Thăng Long 16.200 16.200 1596 Tân Lập 2 16.200 16.200 1767 Trần Hữu Trang 16.200 16.200 Khu dân cư nhà máy cơ khí ô tô thuộc phường Tam Thuận Khu dân cư số 182 Ông Ích Khiêm và 166 Hải Phòng (phường Tân Chính và Tam Thuận) Khu tái định cư phía Đông sân bay (phường Chính Gián) Khu dân cư 296 Điện Biên Phủ (phường Chính Gián) III Quận Sơn Trà 3,5m 5,5m 7,5m 10,5m 15m 1 Các khu dân cư thuộc địa bàn phường An Hải Bắc 16.200 8 Đường dẫn 2 bên cầu Trần Thị Lý thuộc địa bàn quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn Khoản 13.500 102 An Thượng 28 13.500 103 An Thượng 29 - Đoạn từ Trần Bạch Đằng đến Lê Quang Đạo 13.500 105 An Thượng 31 13.500 106 An Thượng 32 13.500 107 An Thượng 33 13.500 108 An Thượng 34 13.500 109 An Thượng 35 - Đoạn 7,5m 13.500 110 An Thượng 36 13.500 13.500 13.500 489 Đinh Thị Vân 13.500 517 Đỗ Thúc Tịnh - Đoạn 7,5m 13.500 13.500 13.500 13.500 677 Hoàng Bình Chính 13.500 13.500 13.500 788 Lê Bôi 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500 1526 Phước Trường 2 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500 13.500 1897 Võ Trường Toản 13.500 13.500 13.500 5 Khu dân cư Du lịch dịch vụ ven Sông Hàn - Làng Châu Âu (địa bàn phường An Hải Tây) 13.500 Khoản 10.140 104 An Thượng 30 10.625 10.625 10.140 10.140 10.140 10.625 10.625 10.625 10.140 711 Hồ Đắc Di 10.625 10.140 738 Huỳnh Tịnh Của 10.920 10.625 10.625 10.625 10.625 10.625 10.625 10.140 10.140 10.920 10.140 1161 Nguyễn Chánh 10.140 1197 Nguyễn Gia Trí 10.140 1329 Nguyễn Văn Vĩnh 10.920 1338 Nhân Hòa 1 10.625 10.920 1380 Phạm Ngũ Lão 10.625 10.140 - Đoạn 5,5m 10.140 1622 Tiên Sơn 8 10.625 10.140 1670 Thành Điện Hải 10.625 10.625 10.625 10.920 10.00 0 3 Các khu dân cư thuộc địa bàn các phường: Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang 10.000 10.140 10.600 Khoản 65.780 65.780 65.780 65.780 65.780 Khoản 86.020 Khoản 96.140 Khoản 11.900 11.900 11.800 Khoản 17.550 240 Bình Minh 3 17.550 241 Bình Thái 1 17.550 17.550 17.550 17.550 17.550 17.550 17.550 865 Lê Văn Sỹ 17.550 17.550 - Đoạn từ Lê Quang Đạo đến Châu Thị Vĩnh Tế 17.550 17.550 1421 Phan Ngọc Nhân 17.550 17.550 17.550 17.550 17.550 1942 Xuân Diệu 17.550 - Đoạn 10,5m 17.550 17.550 Ghi chú: - Các mức giá đất trên áp dụng đối với các đường có vỉa hè mỗi bên rộng từ 3m đến 5m; trường hợp vỉa hè dưới 3m giảm 10%, hoặc trên 5m tăng 10% so với các mức giá trên. - Giá đất đường 2 làn: tăng 20% so với giá đất của đường 1 làn có cùng chiều rộng lòng đường với 1 làn đường của đường 2 làn. Ví dụ: giá đất đường 7.5m hai làn (7.5m x 2) tăng 20% so với giá đất đường 7,5m - Đường có chiều rộng lòng đường từ 4m đến 5m giá đất tính bình quân theo giá đất của đường 3,5m và 5,5m. - Đường có chiều rộng lòng đường từ 6m đến 7m giá đất tính bình quân theo giá đất của đường 5,5m và 7,5m. - Đường có chiều rộng lòng đường từ 8m đến 9m giá đất tính bình quân theo giá đất của đường 7,5m và 10,5m. - Đường có chiều rộng lòng đường 11,5m giá đất tính tăng 10% so với giá đất của đường 10,5m. - Đường có chiều rộng lòng đường nhỏ hơn 0,5m so với những đường có chiều rộng lòng đường đã qui định thì áp dụng theo giá đất của đường dùng để so sánh (Ví dụ: Đường 5,25m áp dụng giá đất theo đường 5,5m). PHỤ LỤC SỐ 04 BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NÔNG NGHIỆP (Kèm theo Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND thành phố) Bảng giá số 1: Giá đất trồng cây hàng năm Đơn vị tính: 1.000 đồng/m² Vị trí Phường, xã đồng bằng Xã miền núi 1 70 2 56 56 3 43 42 Bảng giá số 2: Giá đất trồng cây lâu năm Đơn vị tính: 1.000 đồng/m² Vị trí Phường, xã đồng bằng Xã miền núi 1 35 20 2 28 17 3 21 12 Bảng giá số 3: Giá đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản (không kể mặt nước tự nhiên) Đơn vị tính: 1.000 đồng/m² Vị trí Phường, xã đồng bằng Xã miền núi 1 40 - 2 33 25 3 27 20 Bảng giá số 4: Giá đất rừng sản xuất: Đơn vị tính: 1.000 đồng/m² Phường, xã đồng bằng Xã miền núi 10 10 Khoản 28.600 28.600 28.600 28.600 28.600 - Đoạn thuộc địa phận quận Ngũ Hành Sơn và quận Sơn Trà 28.600 28.600 Khoản 40.480 - Đoạn từ An Thượng 17 đến Ngũ Hành Sơn 40.480 40.480 40.480 40.480 40.480 1282 Nguyễn Thành Hãn 40.480 40.480 40.480 40.480 40.480 40.480 40.480 40.480 - Đoạn còn lại 40.480 40.480 40.480 40.480 40.950 Khoản 36.400 36.400 36.400 36.400 36.400 36.400 36.400 36.400 36.400 1386 Phạm Quang Ảnh - Đoạn 5,5m 36.400 36.400 36.400 Khoản 60.720 60.720 Khoản 50.600 50.600 Khoản 55.660 55.660 55.660 55.660 Khoản 75.900 Khoản 15.680 15.33 0 10m 10,5m 11,25m 14m 15.750 Khoản 19.600 Khoản 24.500 Khu phía đông đường 2/9 (trừ khu đất nằm trong dự án công viên Châu Á thuộc phường Hòa cường bắc và Khu dân cư giữa đường Quy Mỹ và đường Nguyễn Lộ Trạch thuộc địa bàn phường Hòa Cường Nam) Khoản 32.760 Khoản 43.23 0 II Quận Thanh Khê 3,5m 5,5m 7,5m 10,5m 15m 1 Các khu dân cư gia đình quân đội
Thông Tư 05/2012/TT-BTTTT phân loại các dịch vụ viễn thông . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8
Thông Tư 05/2012/TT-BTTTT phân loại các dịch vụ viễn thông . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này phân loại các dịch vụ viễn thông. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông và các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. MỤC 2. CÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Điều 3. Dịch vụ viễn thông Khoản 1. Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây: Điểm a) Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh; Điểm b) Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không. Khoản 2. Theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều này được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau. Điểm a) Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên; Điểm b) Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên. Khoản 3. Theo phạm vi liên lạc, các dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều này được phân thành dịch vụ nội mạng và dịch vụ liên mạng. Điểm a) Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông; Điểm b) Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau. Khoản 4. Dịch vụ viễn thông cộng thêm là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng. Khoản 5. Các dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều 4. Dịch vụ viễn thông cố định Khoản 1. Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định mặt đất. Theo phạm vi liên lạc, dịch vụ viễn thông cố định mặt đất được phân ra thành dịch vụ nội hạt, dịch vụ đường dài trong nước, dịch vụ quốc tế. Điểm a) Dịch vụ nội hạt là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở trong cùng phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điểm b) Dịch vụ đường dài trong nước là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau; Điểm c) Dịch vụ quốc tế là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam đi quốc tế hoặc từ người sử dụng dịch vụ viễn thông ở nước ngoài tới người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam. Khoản 2. Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh. Khoản 3. Các dịch vụ viễn thông cố định quy định tại các khoản 1, 2 Điều này bao gồm các dịch vụ sau: Điểm a) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại); dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ nhắn tin; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị truyền hình; dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điểm b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; Điểm c) Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều 5. Dịch vụ viễn thông di động Khoản 1. Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động, mạng trung kế vô tuyến, mạng nhắn tin), bao gồm: Điểm a) Dịch vụ thông tin di động mặt đất; Điểm b) Dịch vụ trung kế vô tuyến; Điểm c) Dịch vụ nhắn tin. Khoản 2. Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh. Khoản 3. Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền. Khoản 4. Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên máy bay. Khoản 5. Các dịch vụ viễn thông di động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này bao gồm các dịch vụ sau: Điểm a) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại; dịch vụ fax; dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ nhắn tin và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điểm b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch dụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; Điểm c) Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều 6. Điều chỉnh các dịch vụ viễn thông Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường và chính sách quản lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ điều chỉnh các dịch vụ viễn thông cho phù hợp với yêu cầu quản lý. MỤC 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 7. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 07 năm 2012. Điều 8. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Chánh Văn phòng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Khoản 2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); - Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các doanh nghiệp viễn thông; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Thông tin và Truyền thông; - Các Thứ trưởng Bộ TTTT; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TTTT; - Lưu: VT, Cục VT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Bắc Son
Quyết Định 633/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 . * Điều 1 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm d - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm d
Quyết Định 633/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 . Điều 1. Phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau: I. QUAN ĐIỂM Khoản 1. Kế toán - kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng có chức năng tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế - tài chính - ngân sách đáp ứng yêu cầu cho công tác điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như của mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán - kiểm toán theo hướng công khai, minh bạch, phản ánh trung thực, đầy đủ các thông tin, số liệu kinh tế - tài chính trong nền kinh tế quốc dân. 1. Hoàn thiện hệ thống quy định về kế toán - kiểm toán Năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán độc lập, đảm bảo các quy định đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin kế toán - kiểm toán. 1. Ban hành Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập 1. Bộ Tài chính Khoản 2. Cần thiết lập hệ thống chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động kế toán - kiểm toán phát triển toàn diện, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam, phù hợp với quá trình chuyển đổi số; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu tăng cường hội nhập quốc tế; quan tâm phát triển và nâng cao vị thế của các hội nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. 2. Ban hành, công bố và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Tăng cường tính phù hợp giữa cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán; xây dựng khung pháp lý để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) theo lộ trình phù hợp, cập nhật hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam (VFRS), chuẩn mực kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán nội bộ, phương pháp nghiệp vụ trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; đảm bảo tính so sánh được của thông tin kinh tế, tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế. Công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế, triển khai áp dụng phù hợp với pháp luật của Việt Nam. 2. Ban hành, công bố các hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán 2. Các bộ, ngành, địa phương Khoản 3. Tăng cường và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, đặc biệt là công tác hoạch định, triển khai, kiểm tra thực thi pháp luật, giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Hoàn thiện hệ thống quy định về kế toán - kiểm toán đảm bảo chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ hệ thống chuẩn mực kế toán - kiểm toán theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán ngang tầm với các nước trong khu vực. Qua đó nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin kinh tế - tài chính - ngân sách ngày càng công khai, minh bạch, phản ánh trung thực các thông tin, số liệu kinh tế - tài chính trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, điều hành và ra quyết định của cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức khác. Tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế về kế toán - kiểm toán, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, trên thế giới. III. MỤC TIÊU CỤ THỂ 3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán 3. Tăng cường năng lực cơ quan quản lý, giám sát về kế toán - kiểm toán và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp luật về kế toán - kiểm toán 3. Cơ sở đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp Điểm a) Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý, giám sát về kế toán - kiểm toán trong công tác quản lý, giám sát hoạt động đối với các đơn vị kế toán và các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán. a) Có giải pháp phù hợp thu hút nhân sự có chất lượng cao để thực hiện tốt và có hiệu quả nhiệm vụ quản lý, giám sát về kế toán - kiểm toán. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và triển khai phương án phù hợp để tổ chức hoạt động theo mô hình tham vấn ý kiến tư vấn về kế toán - kiểm toán, nhằm có các quyết định phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật của Việt Nam và thực tiễn của đơn vị. a) Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sinh viên, các chức danh nghề nghiệp kế toán - kiểm toán phù hợp với cơ chế chính sách, chuẩn mực, chế độ kế toán. Điểm b) Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý phù hợp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị kế toán và các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và dịch vụ kế toán - kiểm toán. b) Đổi mới và triển khai hiệu quả nội dung, phương thức và điều kiện thực hiện công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng nhiệm vụ kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính và việc chấp hành pháp luật kế toán - kiểm toán. Phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp, cơ sở đào tạo và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm thực tế về hành nghề kế toán - kiểm toán để tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kế toán - kiểm toán, ngoại ngữ, kỹ năng kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính, việc tuân thủ pháp luật kế toán - kiểm toán. b) Tham gia phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các văn bản, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán; phối hợp triển khai thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Khoản 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán Phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán. Định hướng quy mô, số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán phù hợp với yêu cầu thực tế thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề. Xác định đối tượng được kiểm toán thiết thực hiệu quả, đến năm 2025 đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu. Có chính sách để tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 4. Phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán 4. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị Khoản 5. Phát triển các tổ chức nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán Có chính sách khuyến khích đối với các tổ chức nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán nhằm thống nhất và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức này; chủ động phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức nghề nghiệp trong công tác hoạch định, triển khai pháp luật về kế toán - kiểm toán cũng như kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của đội ngũ hành nghề kế toán - kiểm toán. 5. Phát triển các hội nghề nghiệp Khoản 6. Tăng cường hội nhập quốc tế về kế toán - kiểm toán Rà soát, hoàn thiện và tăng cường khung khổ, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quan trọng như các tổ chức tài chính, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán - kiểm toán tại các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác truyền thông của Việt Nam. Phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả thực chất các chương trình hợp tác với các tổ chức này, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới. 6. Phát triển nguồn nhân lực về kế toán - kiểm toán Khoản 7. Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong việc xây dựng khung khổ pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện tại các đơn vị; xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến kế toán - kiểm toán phục vụ hoạt động của các đơn vị và hoạt động quản lý, giám sát kế toán - kiểm toán. IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 7. Tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế Khoản 1 Điểm a) Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập; nghiên cứu xây dựng Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập theo hướng bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế cho các Luật hiện hành theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, gắn với quá trình chuyển đổi số, phù hợp với điều kiện Việt Nam và khắc phục các tồn tại hiện nay, làm cơ sở tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tiếp khung pháp lý về kế toán - kiểm toán. a) Ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược theo lộ trình phù hợp với từng giai đoạn cụ thể 2021 - 2025 và 2026 - 2030; chủ trì, tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược. Điểm b) Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật, đảm bảo cụ thể hóa các quy định để tổ chức triển khai đúng tinh thần quy định của Luật. Ban hành các văn bản phù hợp để công bố áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế; ban hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam; công bố và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán công Việt Nam; ban hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ của Việt Nam. b) Bố trí nguồn lực theo quy định của pháp luật để triển khai Chiến lược. Có biện pháp cụ thể về nguồn nhân lực và điều kiện khác để nâng cao năng lực, hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp luật về kế toán - kiểm toán. Điểm c) Ban hành các nguyên tắc, quy định thuộc phạm vi kế toán - kiểm toán phục vụ thị trường tài chính, chứng khoán và các dịch vụ khác; phục vụ việc công bố báo cáo tài chính theo IFRS đối với các công ty niêm yết và các công ty có lợi ích công chúng khác; quản lý hành nghề, điều kiện kinh doanh trong khung khổ pháp lý đồng bộ và phù hợp yêu cầu thực tế nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ. c) Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến thực hiện Chiến lược phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Điểm d) Tiêu chuẩn hóa các quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng đối với dịch vụ kế toán - kiểm toán; quy định các chế tài xử lý vi phạm đảm bảo tính răn đe, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý hoạt động kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính, việc chấp hành pháp luật kế toán - kiểm toán đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược. Khoản 2 Điểm a) Xác định khung báo cáo phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin tài chính, kế toán. Triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam theo lộ trình do Bộ Tài chính xác định đối với các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện áp dụng. Xây dựng và tổ chức thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam thay thế hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Ban hành các văn bản hướng dẫn kế toán phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động kế toán - kiểm toán, đôn đốc kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với các nội dung có liên quan của Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Điểm b) Công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế, phù hợp với xu hướng cải cách quản lý tài chính công và ngân sách nhà nước của Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam đảm bảo yêu cầu tạo lập cơ sở thống nhất cho việc ghi chép kế toán, là mực thước và khuôn mẫu lập và trình bày thông tin tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực Nhà nước, báo cáo tài chính nhà nước và chính quyền địa phương. b) Phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan tham gia thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Điểm c) Cập nhật, ban hành mới và triển khai áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán độc lập và các chuẩn mực nghề nghiệp khác phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tế và điều kiện của Việt Nam. Nghiên cứu, cập nhật các chuẩn mực về kiểm toán nội bộ, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, tiếp tục xây dựng, công bố các tài liệu hướng dẫn phục vụ việc triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ áp dụng cho các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp có quy mô lớn. Khoản 3 Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán - kiểm toán của các doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp. Chú trọng đến cơ chế giám sát việc tuân thủ chuẩn mực kế toán của các công ty niêm yết và các công ty có lợi ích công chúng khác. Đảm bảo điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chuẩn mực kế toán - kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. c) Các tổ chức nghề nghiệp thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho người làm kế toán, kế toán viên hành nghề. Tham gia tổ chức thi chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính. Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán khi có yêu cầu. Điểm d) Cụ thể hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán và các cá nhân trong việc tăng cường tính công khai, minh bạch tình hình tài chính, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư và các bên liên quan đối với báo cáo tài chính và các thông tin tài chính khác.
Quyết Định 633/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 . * Điều 1 - Khoản 3 + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b * Điều 2 * Điều 2 * Điều 3
Quyết Định 633/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 . Điều 1. Phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau: Khoản 3 Điểm d) Cụ thể hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán và các cá nhân trong việc tăng cường tính công khai, minh bạch tình hình tài chính, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư và các bên liên quan đối với báo cáo tài chính và các thông tin tài chính khác. Điểm đ) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật và các chuẩn mực chuyên môn nghiệp vụ của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán; việc tổ chức hệ thống thông tin, sử dụng phần mềm phục vụ công tác kế toán - kiểm toán tại các doanh nghiệp, đơn vị kế toán và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán. Thực hiện có hiệu quả việc công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán, cơ quan, tổ chức kinh tế; trong đó lưu ý đối với đơn vị có lợi ích công chúng. Điểm e) Tăng cường việc kiểm tra, hướng dẫn tổ chức triển khai có hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô lớn theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Khoản 4 Điểm a) Nghiên cứu xác định đối tượng phải thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính một cách phù hợp; quy định rõ tiêu chí đối với các doanh nghiệp phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm và minh bạch thông tin tài chính, kế toán nhằm nâng cao yêu cầu, chất lượng dịch vụ, tính hiệu quả trong việc công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính. a) Phối hợp nghiên cứu, tiếp thu thông lệ quốc tế về kế toán - kiểm toán và tham gia tích cực vào việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản, chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Điểm b) Xác định tiêu chí đối với các đơn vị có lợi ích công chúng theo hướng bổ sung các đối tượng cần thiết, cùng với các yêu cầu về công khai, minh bạch báo cáo tài chính chặt chẽ và hiệu quả hơn nhằm đảm bảo lợi ích công chúng và sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế. Nghiên cứu, xác định về đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm là các đơn vị sự nghiệp công lập quy mô lớn, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ cả chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi thường xuyên. b) Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về kế toán - kiểm toán theo lĩnh vực hoạt động; kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn và tham gia tích cực vào quá trình nghiên cứu, soạn thảo các văn bản, chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp. Điểm c) Xây dựng các tiêu chí định hướng về quy mô, số lượng và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kiểm toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phù hợp với yêu cầu của thực tế, thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề; tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên; thực hiện hiệu quả các giải pháp đối với nguồn cung dịch vụ, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán. Điểm d) Hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định pháp lý, tạo cơ sở và điều kiện cho việc đàm phán, tham gia các thỏa thuận quốc tế và công nhận lẫn nhau đối với dịch vụ kế toán - kiểm toán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điểm đ) Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thẩm định giá và các dịch vụ khác; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu làm cơ sở xác định các chỉ số tài chính. Khoản 5 Điểm a) Căn cứ quy định của pháp luật về Hội, pháp luật về kế toán - kiểm toán, xây dựng ban hành các quy định pháp lý liên quan đến trách nhiệm hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán; xây dựng mô hình tổ chức hoạt động nghề nghiệp thống nhất, tự quản, chuyên nghiệp, theo thông lệ quốc tế, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Điểm b) Nâng cao hiệu quả việc tham gia xây dựng và phản biện cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực quản lý, giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, các chuẩn mực và quy định về đạo đức nghề nghiệp của các kế toán viên, kiểm toán viên; kiểm tra chất lượng dịch vụ và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kế toán - kiểm toán. Điểm c) Nghiên cứu để chuyển giao các hoạt động nghề nghiệp phù hợp với pháp luật và năng lực của hội nghề nghiệp theo lộ trình phù hợp, đảm bảo nguyên tắc ổn định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điểm d) Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực và trên thế giới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hội nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy hội nhập kế toán - kiểm toán. Khoản 6 Điểm a) Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán, kết hợp lý luận và thực tiễn, gắn liền với quy trình số hóa và chuyển đổi số về kế toán - kiểm toán. Quan tâm đến đội ngũ nhân lực chất lượng cao về kế toán - kiểm toán, phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán và các tổ chức khác trong toàn bộ nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Điểm b) Đổi mới phương thức học, tổ chức thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên, đảm bảo các kiến thức và kỹ năng theo đúng yêu cầu, thông lệ quốc tế, đảm bảo các điều kiện công nhận lẫn nhau trong khu vực và trên thế giới, đến năm 2030 đạt số lượng 15.000 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Điểm c) Nâng cao ý thức kỷ luật, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên, kiểm toán viên thông qua việc đổi mới quy định về nội dung, hình thức đào tạo, cập nhật kiến thức; quan tâm, khuyến khích các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế nhằm tiếp cận kiến thức và kỹ năng hành nghề theo thông lệ quốc tế. Điểm d) Đổi mới nội dung, hình thức và chương trình đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng; xây dựng nội dung, chương trình cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm cho kế toán trưởng của các đơn vị có lợi ích công chúng. Điểm đ) Có giải pháp hỗ trợ để nâng cao trình độ và hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ kế toán làm việc trong các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Khoản 7 Điểm a) Tăng cường mối quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán - kiểm toán và các tổ chức phi Chính phủ trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về kế toán - kiểm toán; hỗ trợ kỹ thuật đổi mới mô hình quản lý nghề nghiệp kế toán - kiểm toán cũng như các kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ khác về kế toán - kiểm toán. Điểm b) Nghiên cứu mô hình của các nước phát triển để vận dụng vào Việt Nam trong việc tổ chức, quản lý hoạt động kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính; hoạt động xây dựng, áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính; xây dựng kỹ thuật nghiệp vụ kế toán - kiểm toán; phát triển dịch vụ kế toán - kiểm toán; hoàn thiện mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên. Điểm c) Nghiên cứu, triển khai các giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hội nhập kế toán - kiểm toán; thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điểm d) Tham gia làm thành viên chính thức của các diễn đàn về quản lý kiểm toán độc lập trong khu vực và trên thế giới. Tham gia vào quá trình xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, chuẩn mực kế toán công của các Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. Tiếp tục hỗ trợ tổ chức nghề nghiệp thực hiện đầy đủ vai trò thành viên của các tổ chức Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), Hiệp hội Kế toán ASEAN (AFA) và thành viên Hiệp hội Kế toán châu Á - Thái Bình Dương (CAPA). Khoản 8. Ứng dụng công nghệ thông tin và các hoạt động khác Điểm a) Về ứng dụng công nghệ - Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đơn vị kế toán; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán - kiểm toán và người hành nghề kế toán - kiểm toán. - Ứng dụng hiệu quả thành tựu phát triển của công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu của quá trình số hóa và chuyển đổi số trong hoạt động kế toán - kiểm toán tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị kế toán. Điểm b) Về các hoạt động khác - Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ công tác quản lý, giám sát thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán; kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý, giám sát kế toán - kiểm toán, thị trường chứng khoán; đảm bảo việc công bố thông tin minh bạch, kịp thời cho thị trường về đội ngũ các doanh nghiệp kế toán - kiểm toán cũng như các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. - Các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức hệ thống thông tin, dữ liệu về thông tin tài chính của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán, phục vụ việc khai thác dữ liệu theo dịch vụ công của các tổ chức, cá nhân đảm bảo thông tin chính thống được sử dụng trong các quan hệ, giao dịch kinh tế. - Tổ chức bộ máy kế toán tài chính tại các đơn vị kế toán nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng việc lập và trình bày báo cáo tài chính nhà nước, nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn lực nhà nước từ trung ương đến địa phương. V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN Điều 2 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP; BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2b). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Minh Khái
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 Chương II * Điều 7 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Thông tư này quy định việc đấu thầu thuốc (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm) và dược liệu tại các cơ sở y tế công lập bao gồm: việc phân chia gói thầu, nhóm thuốc; lập kế hoạch, hình thức, phương thức, tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc; quy định mua sắm thuốc tập trung và đàm phán giá thuốc sử dụng nguồn vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập. Khoản 2. Việc mua thuốc của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thực hiện theo quy định tại Khoản 76 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức đấu thầu mua thuốc cho cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Khoản 3. Việc mua thuốc do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Khoản 4. Việc mua thuốc sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến quân y cơ quan, y tế cơ quan của lực lượng vũ trang thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Khoản 5. Việc mua oxy y tế, nitric oxid (NO), sinh phẩm chẩn đoán invitro thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Khoản 6. Việc mua máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn và Thông tư số 20/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn. Khoản 7. Đối với thuốc kháng HIV sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết thỏa thuận khung với nhà thầu trúng thầu thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Các nội dung khác liên quan đến lập kế hoạch nhu cầu; ký kết hợp đồng với nhà cung ứng; quản lý việc sử dụng, tạm ứng, thanh toán và quyết toán chi phí thuốc kháng HIV; chế độ, nguồn kinh phí và phương thức hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo Thông tư số 28/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thuốc kháng HIV sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế và Thông tư số 08/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thuốc kháng HIV sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu thuốc. Khoản 2. Các cơ sở y tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Cơ sở y tế tư nhân tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện theo Điều 52 Luật đấu thầu và theo quy định tại Khoản 7 Điều 50 Thông tư này. Điều 3 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA - Stringent Regulatory Authorities) là cơ quan quản lý dược được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Khoản 2. Cơ quan quản lý tham chiếu là cơ quan quản lý dược được Bộ Y tế Việt Nam quy định tại Khoản 9 Điều 2 Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Khoản 3. ICH (International Conference on Harmonization) là tên viết tắt tiếng Anh của Hội nghị quốc tế về hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho con người. Khoản 4. PIC/s (Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme) là tên viết tắt tiếng Anh của Hệ thống hợp tác về thanh tra dược phẩm. Khoản 5. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP là nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc. Khoản 6. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP là nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu. Khoản 7. Dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP là dây chuyền sản xuất thuốc được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước tham gia Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA) cấp giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP. Khoản 8. Dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP là dây chuyền sản xuất thuốc được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước thuộc danh sách SRA cấp giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Khoản 9. Dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP là dây chuyền sản xuất thuốc được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước tham gia Hệ thống hợp tác về thanh tra dược phẩm (PIC/s) cấp giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP. Khoản 10. Giá CIF là giá nhập khẩu đã bao gồm giá trị thuốc tính theo giá bán của nước xuất khẩu, chi phí bảo hiểm, cước phí vận chuyển từ nước xuất khẩu đến cảng Việt Nam. Khoản 11. Sinh phẩm tham chiếu (còn gọi là thuốc sinh học tham chiếu) là sinh phẩm được cấp phép lưu hành tại Việt Nam trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả. Khoản 12. Tương đương bào chế (Pharmaceutical Equivalence) là các thuốc có chứa cùng loại dược chất với cùng hàm lượng trong cùng dạng bào chế, có cùng đường dùng và đạt cùng một mức tiêu chuẩn chất lượng. Khoản 13. Tương đương điều trị (Therapeutic Equivalence) là thuốc tương đương bào chế đã được chứng minh tương đương sinh học và khi sử dụng trên bệnh nhân trong điều kiện cụ thể theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thì có cùng hiệu quả lâm sàng và tính an toàn. Điều 4 Trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc Khoản 1. Thủ trưởng cơ sở y tế tổ chức xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này và các quy định sau đây: Điểm a) Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm; Điểm b) Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm; Điểm c) Đối với các thuốc do cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu: Cơ sở y tế chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập định kỳ hoặc đột xuất khi có nhu cầu. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa 12 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc. Khoản 2. Thủ trưởng cơ sở y tế tổ chức lựa chọn nhà thầu bảo đảm quy định sau đây: Điểm a) Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương IV và Chương V Thông tư này; Điểm b) Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương IV Thông tư này; Điểm c) Đối với thuốc ngoài Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương và Danh mục thuốc đàm phán giá: Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương III Thông tư này. Điều 5 Báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu Khoản 1. Trong thời gian tối đa 10 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu như sau: Điểm a) Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu thuốc về Bộ Y tế. Điểm b) Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương, các cơ sở y tế thực hiện đấu thầu thuốc thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu đến Sở Y tế tỉnh, thành phố tại địa bàn. Điểm c) Các cơ sở y tế trực thuộc y tế ngành và cơ sở y tế khác báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Khoản 2. Trong thời gian tối đa 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo về Bộ Y tế. Khoản 3. Hình thức gửi báo cáo: Điểm a) Mẫu báo cáo thực hiện theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Báo cáo gửi bằng văn bản và thư điện tử về Bộ Y tế thực hiện như sau: - 01 bản về Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, địa chỉ email: dauthau.khtc@moh.gov.vn đối với tất cả các gói thầu mua thuốc; - 01 bản về Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, địa chỉ email: qlgiathuoc.qld@moh.gov.vn đối với gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị; gói thầu thuốc generic. - 01 bản về Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế, địa chỉ email: quanlyduoclieu@moh.gov.vn đối với gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; gói thầu dược liệu; gói thầu vị thuốc cổ truyền. Khoản 4. Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, cơ quan quản lý y tế của các Bộ ngành; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo tình hình vi phạm của các nhà thầu trong quá trình đấu thầu, cung ứng thuốc trong kỳ trước của các cơ sở y tế trên địa bàn theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính đối với tất cả các gói thầu; Cục Quản lý Dược đối với gói thầu thuốc generic, gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đối với gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, gói thầu vị thuốc cổ truyền, gói thầu dược liệu) để tổng hợp và công bố, làm cơ sở cho các đơn vị xem xét đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong kỳ tiếp theo. Điều 6 Chi phí và lưu trữ hồ sơ trong lựa chọn nhà thầu Khoản 1. Chi phí trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây viết tắt là Nghị định số 63/2014/NĐ-CP). Khoản 2. Lưu trữ hồ sơ trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Chương II Điều 7 Gói thầu thuốc generic Gói thầu thuốc generic có thể có một hoặc nhiều thuốc generic, mỗi danh mục thuốc generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc generic trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc generic được phân chia thành 05 (năm) nhóm theo tiêu chí kỹ thuật, cụ thể như sau: Khoản 1. Nhóm 1 bao gồm các thuốc đáp ứng 01 (một) trong 03 (ba) tiêu chí sau đây: Điểm a) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại nước thuộc danh sách SRA; Điểm b) Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành và đã được công bố kết quả đàm phán giá; Điểm c) Được sản xuất toàn bộ các công đoạn tại Việt Nam và phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây: - Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU- GMP; - Được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA cấp phép lưu hành theo hướng dẫn Khoản 8 Điều 50 Thông tư này; - Thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được nước thuộc danh sách SRA cấp phép lưu hành phải có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có cùng tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất theo hướng dẫn Khoản 8 Điều 50 Thông tư này. Khoản 2. Nhóm 2 bao gồm các thuốc đáp ứng 01 (một) trong 02 (hai) tiêu chí sau đây: Điểm a) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU- GMP.
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương II * Điều 7 - Khoản 8 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 Chương III * Điều 13 * Điều 14 * Điều 14 - Khoản 2
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương II Điều 7 Gói thầu thuốc generic Khoản 8 Điều 50 Thông tư này. Khoản 2. Nhóm 2 bao gồm các thuốc đáp ứng 01 (một) trong 02 (hai) tiêu chí sau đây: Điểm a) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU- GMP. Điểm b) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH, được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước này cấp chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP. Khoản 3. Nhóm 3 bao gồm các thuốc được sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và có nghiên cứu tương đương sinh học được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố. Khoản 4. Nhóm 4 bao gồm các thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP. Khoản 5. Nhóm 5 bao gồm các thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP và không thuộc các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này. Điều 8 Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị Khoản 1. Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định việc mua thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu trên cơ sở ý kiến đề xuất của Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở y tế. Khoản 2. Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị có thể có một hoặc nhiều thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu. Các thuốc dự thầu vào gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị gồm các thuốc đáp ứng đồng thời 02 (hai) tiêu chí sau: Điểm a) Thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc thuộc danh mục thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành và đã được công bố kết quả đàm phán giá. Điểm b) Được sản xuất toàn bộ tại các nước thuộc danh sách SRA, trừ trường hợp cơ sở đề nghị công bố chứng minh thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu lưu hành lần đầu tại nước không thuộc danh sách SRA hoặc sản xuất một hoặc nhiều công đoạn tại Việt Nam. Điều 9 Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (không bao gồm vị thuốc cổ truyền) Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có thể có một hoặc nhiều thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, mỗi danh mục thuốc phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được phân chia thành 03 (ba) nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau: Khoản 1. Nhóm 1 bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời 02 (hai) tiêu chí sau đây: Điểm a) Được sản xuất toàn bộ từ dược liệu nuôi trồng, thu hái hoặc khai thác tự nhiên được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP; Điểm b) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho thuốc dược liệu hoặc thuốc cổ truyền. Khoản 2. Nhóm 2 bao gồm các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho thuốc dược liệu hoặc thuốc cổ truyền. Khoản 3. Nhóm 3 bao gồm các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền không đáp ứng tiêu chí tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Điều 10 Gói thầu vị thuốc cổ truyền Gói thầu vị thuốc cổ truyền có thể có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền, mỗi danh mục vị thuốc phải được phân chia thành các nhóm, mỗi vị thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu vị thuốc cổ truyền được phân chia thành 03 (ba) nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau: Khoản 1. Nhóm 1 bao gồm các vị thuốc cổ truyền đáp ứng đồng thời 02 (hai) tiêu chí sau đây: Điểm a) Được sản xuất từ dược liệu nuôi trồng, thu hái hoặc khai thác tự nhiên được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP; Điểm b) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho vị thuốc cổ truyền (bao gồm cả các vị thuốc được bào chế dưới dạng: cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã tiêu chuẩn hóa). Khoản 2. Nhóm 2 bao gồm các vị thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho vị thuốc cổ truyền (bao gồm cả các vị thuốc được bào chế dưới dạng: cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã tiêu chuẩn hóa). Khoản 3. Nhóm 3 bao gồm các vị thuốc cổ truyền không đáp ứng tiêu chí tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Điều 11 Gói thầu dược liệu Gói thầu dược liệu có thể có một hoặc nhiều dược liệu, mỗi danh mục dược liệu phải được phân chia thành các nhóm, mỗi dược liệu trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc dược liệu được phân chia thành 03 (ba) nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau: Khoản 1. Nhóm 1 bao gồm các dược liệu nuôi trồng, thu hái hoặc khai thác tự nhiên được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP. Khoản 2. Nhóm 2 bao gồm các bán thành phẩm dược liệu: cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã tiêu chuẩn hóa được sản xuất trên dây chuyền tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu. Khoản 3. Nhóm 3 bao gồm các dược liệu không đáp ứng tiêu chí tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Điều 12 Quy định về việc dự thầu vào các nhóm thuốc Khoản 1. Nguyên tắc dự thầu của các nhóm thuốc trong gói thầu Điểm a) Nhà thầu có thuốc đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhóm nào thì được dự thầu vào nhóm đó. Thuốc đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhiều nhóm thì nhà thầu được dự thầu vào một hoặc nhiều nhóm mà thuốc đó đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật và phải có giá chào thống nhất trong tất cả các nhóm mà nhà thầu dự thầu. Điểm b) Thuốc dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia vào quá trình sản xuất thì các cơ sở tham gia vào quá trình sản xuất đều phải đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhóm thuốc dự thầu. Khoản 2. Gói thầu thuốc generic: Điểm a) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 1 được dự thầu vào Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 5; Điểm b) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 2 được dự thầu vào Nhóm 2, Nhóm 5; Điểm c) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 3 được dự thầu vào Nhóm 3, Nhóm 5; Điểm d) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 4 được dự thầu vào Nhóm 4, Nhóm 5; Điểm đ) Thuốc không đáp ứng các tiêu chí của Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3 và Nhóm 4 thì chỉ được dự thầu vào Nhóm 5. Khoản 3. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Điểm a) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 1 được dự thầu vào Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3; Điểm b) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 2 được dự thầu vào Nhóm 2 và Nhóm 3; Điểm c) Thuốc không đáp ứng các tiêu chí của Nhóm 1, Nhóm 2 chỉ được dự thầu vào Nhóm 3. Khoản 4. Gói thầu vị thuốc cổ truyền: Điểm a) Vị thuốc cổ truyền đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 1 được dự thầu vào Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3; Điểm b) Vị thuốc cổ truyền đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 2 được dự thầu vào Nhóm 2, Nhóm 3; Điểm c) Vị thuốc cổ truyền không đáp ứng các tiêu chí của Nhóm 1, Nhóm 2 chỉ được dự thầu vào Nhóm 3. Khoản 5. Gói thầu dược liệu: Điểm a) Dược liệu đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 1 được dự thầu vào Nhóm 1 và Nhóm 3; Điểm b) Dược liệu đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 2 chỉ được dự thầu vào Nhóm 2; Điểm c) Dược liệu không đáp ứng tiêu chí của Nhóm 1, Nhóm 2 chỉ được dự thầu vào Nhóm 3. Khoản 6. Việc dự thầu của thuốc nước ngoài sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam vào gói thầu thuốc generic và gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị thực hiện như sau: Điểm a) Thuốc nước ngoài sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam được dự thầu vào các nhóm thuốc theo quy định tại điểm b Khoản này khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau: - Phải có hợp đồng chuyển giao công nghệ trong đó quy định cụ thể lộ trình chuyển giao công nghệ toàn diện cho bên nhận gia công, nhận chuyển giao công nghệ tiến tới sản xuất toàn bộ các công đoạn của quy trình sản xuất thuốc thành phẩm tại Việt Nam trong thời hạn tối đa là 5 năm kể từ ngày cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam; - Thuốc sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ và thuốc trước khi sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ phải có cùng công thức bào chế, cùng quy trình sản xuất, cùng tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu và thuốc thành phẩm; - Thuốc không thuộc Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp do Bộ Y tế ban hành theo phân nhóm tiêu chí kỹ thuật (trừ trường hợp sản xuất toàn bộ tại Việt Nam khi cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam). Điểm b) Việc dự thầu của thuốc nước ngoài sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đáp ứng quy định tại điểm a Khoản này thực hiện như sau: - Thuốc nước ngoài sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam được Bộ Y tế công bố trong Danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục sinh phẩm tham chiếu và đáp ứng quy định điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư này được dự thầu vào gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị. Trường hợp thuộc Danh mục thuốc đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành thì việc mua sắm các thuốc này thực hiện theo hình thức đàm phán giá; - Thuốc nước ngoài quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư này sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP được dự thầu vào Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 4 và Nhóm 5; - Thuốc nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP được dự thầu vào Nhóm 2, Nhóm 4 và Nhóm 5; - Các thuốc khác gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam được dự thầu vào Nhóm 4 và Nhóm 5. Điểm c) Trường hợp thuốc nước ngoài gia công, chuyển giao công nghệ không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a Khoản này thì việc dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Chương III Mục 1 Điều 13 Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu Khoản 1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập hàng năm hoặc khi có nhu cầu tổ chức lựa chọn nhà thầu với các căn cứ sau đây: Điểm a) Nguồn ngân sách nhà nước: Dự toán mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp chưa được giao dự toán thì căn cứ vào thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm để lập kế hoạch; Điểm b) Nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán: - Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã ký giữa cơ sở y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội; - Thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của cơ sở y tế. Điểm c) Đối với thuốc mua từ nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị: căn cứ vào thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn thu hợp pháp khác của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của cơ sở y tế. Khoản 2. Trường hợp cơ sở y tế đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng nhưng nhu cầu sử dụng vượt quá 20% số lượng trong hợp đồng đã ký (tính theo từng phần của gói thầu) thì cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của đơn vị mình. Mục 1 Điều 14 Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu Khoản 1. Tên gói thầu: Việc phân chia gói thầu, nhóm thuốc phù hợp với quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Thông tư này. Trường hợp gói thầu được phân chia thành nhiều phần thì tên của mỗi phần phải phù hợp với nội dung của phần đó. Các thông tin cụ thể trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau: Điểm a) Mỗi phần trong gói thầu thuốc generic bao gồm các thông tin sau: tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó; Điểm b) Mỗi phần trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị bao gồm các thông tin sau: tên thuốc kèm theo cụm từ “hoặc tương đương điều trị”; tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó. Trường hợp một hoạt chất có nhiều tên biệt dược gốc hoặc thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu đã được Bộ Y tế công bố tại Danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục sinh phẩm tham chiếu thì mục tên thuốc cần ghi đủ tên các biệt dược gốc hoặc thuốc đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Điểm c) Mỗi phần trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền gồm các thông tin sau: tên thuốc; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; nhóm thuốc; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó. Việc ghi tên thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Điểm d) Mỗi phần trong gói thầu dược liệu, gói thầu vị thuốc cổ truyền bao gồm các thông tin sau: tên dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền; tên khoa học; tiêu chuẩn chất lượng; dạng sơ chế hoặc phương pháp chế biến; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó. Điều 14 Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu Khoản 2. Việc ghi dạng bào chế thuốc thuộc gói thầu thuốc generic, gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Các dạng bào chế (có dấu (*) được ghi tách riêng tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau:
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương III * Điều 14 - Khoản 3 - Khoản 1 + Điểm d * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 18
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương III Điều 14 Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu Khoản 3 Điều này. Khoản 1 Điểm d) Mỗi phần trong gói thầu dược liệu, gói thầu vị thuốc cổ truyền bao gồm các thông tin sau: tên dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền; tên khoa học; tiêu chuẩn chất lượng; dạng sơ chế hoặc phương pháp chế biến; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó. Điều 14 Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu Khoản 2. Việc ghi dạng bào chế thuốc thuộc gói thầu thuốc generic, gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Các dạng bào chế (có dấu (*) được ghi tách riêng tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau: Điểm a) Chỉ được tách riêng khi có cùng dạng bào chế với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu có cùng hoạt chất, đường dùng hoặc thuốc có cùng hoạt chất, đường dùng đã được cấp phép lưu hành tại nước SRA; Điểm b) Trường hợp thuốc không thuộc điểm a Khoản 2 Điều này, cơ sở y tế phải thuyết minh rõ về nhu cầu sử dụng đối với dạng bào chế này về tính cần thiết, số lượng dự kiến sử dụng và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết khi không thể sử dụng dạng bào chế khác hoặc sử dụng dạng bào chế khác nhưng không đáp ứng điều trị; Khoản 3. Việc ghi tên thuốc trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện như sau: Điểm a) Chỉ ghi tên thành phần của thuốc, không được ghi tên thương mại; Điểm b) Trường hợp thuốc có cùng thành phần, cùng dạng bào chế: chỉ ghi nồng độ, hàm lượng của thành phần thuốc khi sự khác nhau về nồng độ, hàm lượng dẫn tới sự khác nhau về liều dùng, chỉ định điều trị của thuốc và phải có ý kiến tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị. Khoản 4. Giá gói thầu: Điểm a) Giá gói thầu là tổng giá trị của gói thầu, bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu; Điểm b) Trường hợp gói thầu chia làm nhiều phần thì ngoài việc ghi tổng giá trị của gói thầu, mỗi phần đều phải ghi rõ đơn giá và tổng giá trị của phần đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Đơn giá thuốc trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu do cơ sở y tế lập kế hoạch đề xuất và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của đơn giá thuốc; Điểm c) Khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị phải tham khảo giá thuốc và dược liệu trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế do Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) công bố trên trang thông tin điện tử để làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc, dược liệu, cụ thể: - Tham khảo giá thuốc và dược liệu trúng thầu trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc theo nguyên tắc: Giá kế hoạch của từng thuốc, dược liệu không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất của thuốc, dược liệu đó trong mỗi nhóm tiêu chí kỹ thuật đã được công bố; - Đối với nhũng thuốc, dược liệu chưa có giá trúng thầu được công bố hoặc giá tại thời điểm lập kế hoạch cao hơn giá trúng thầu được Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) công bố trong vòng 12 tháng trước đó, cơ sở y tế phải tham khảo báo giá hoặc hóa đơn bán hàng của ít nhất 03 đơn vị cung cấp trên thị trường tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; đồng thời bảo đảm giá kế hoạch do cơ sở đề xuất không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đã tham khảo (trừ dược liệu và vị thuốc cổ truyền). Những thuốc, dược liệu có ít đơn vị cung cấp, không đủ 03 báo giá hoặc hóa đơn bán hàng, Thủ trưởng cơ sở y tế căn cứ vào báo giá hoặc hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, giải trình và chịu trách nhiệm về giá kế hoạch do cơ sở đề xuất là phù hợp với giá thuốc, dược liệu đó trên thị trường tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Điểm d) Việc xây dựng giá kế hoạch của các mặt hàng cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế tại gói thầu thuốc generic phải bảo đảm nguyên tắc sau đây: - Giá kế hoạch Nhóm 1 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; - Giá kế hoạch Nhóm 2, Nhóm 3 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu và Nhóm 1; - Giá kế hoạch Nhóm 4 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Nhóm 1; Nhóm 2 sản xuất tại Việt Nam và Nhóm 3; - Giá kế hoạch Nhóm 5 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Nhóm 1; Nhóm 2; Nhóm 3 và Nhóm 4. Khoản 5. Nguồn vốn: cơ sở y tế phải ghi rõ nguồn vốn dùng để mua thuốc, trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước (nếu có). Khoản 6. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Hình thức lựa chọn nhà thầu: Cơ sở y tế căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu để lựa chọn một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 20 đến Điều 25 Luật đấu thầu và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này. Điểm b) Phương thức lựa chọn nhà thầu: Cơ sở y tế căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu, quy mô gói thầu để đề xuất phương thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này. Đối với gói thầu mua thuốc quy mô nhỏ nhưng cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá thì áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ. Khoản 7. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu: Ghi thời gian dự kiến phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo tháng hoặc quý trong năm. Khoản 8. Loại hợp đồng: Căn cứ quy mô, tính chất gói thầu và phương thức cung cấp để lựa chọn và áp dụng hình thức hợp đồng theo quy định tại Điều 62 Luật đấu thầu cho phù hợp. Khoản 9. Thời gian thực hiện hợp đồng: Được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Điều 15 Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Khoản 1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Thủ trưởng cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc để bảo đảm việc cung ứng thuốc phục vụ công tác điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điểm b) Chậm nhất là 03 tháng trước khi hợp đồng cung cấp thuốc đã ký trước đó hết hiệu lực, Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu hàng năm lên người có thẩm quyền hoặc người được phân cấp phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này xem xét, phe duyệt. Khoản 2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc gồm các nội dung cơ bản sau đây: Điểm a) Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; Điểm b) Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này và phải ghi cụ thể như sau: - Tên các gói thầu, giá của từng phần và giá gói thầu, tổng giá trị các gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và cơ sở của việc phân chia các gói thầu. Trường hợp mua thuốc từ dự toán ngân sách nhà nước giao thì tổng giá trị các gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không được vượt tổng dự toán mua thuốc được phê duyệt; - Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu theo một trong các hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 19 đến Điều 26 Thông tư này. Trường hợp không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do đề xuất áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác để người có thẩm quyền xem xét, quyết định; - Thuyết minh về việc tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khoản 3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tình hình sử dụng thuốc của năm trước liền kề và giải trình tóm tắt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đang trình duyệt; Điểm b) Các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc quy định tại Điều 13 Thông tư này; Điểm c) Biên bản họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị của cơ sở y tế về danh mục, số lượng thuốc, nhu cầu sử dụng thuốc biệt dược gốc hoặc thuốc tương đương điều trị với biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu, nhu cầu sử dụng thuốc có dạng bào chế được ghi riêng tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này, việc ghi tên thuốc và nồng độ hoặc hàm lượng thuốc trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; Điểm d) Quyết định của Chủ đầu tư phê duyệt nguồn vốn, phê duyệt danh mục, số lượng và giá kế hoạch dự kiến các mặt hàng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Khoản 4. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp qua văn thư hoặc gửi trực tuyến theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tới đơn vị được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 16 Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc phải được thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này phê duyệt. Khoản 1. Tổ chức thẩm định: Điểm a) Cơ sở y tế công lập thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý: Người có thẩm quyền quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Thông tư này quyết định đơn vị làm đầu mối tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điểm b) Cơ sở y tế công lập thuộc địa phương quản lý: - Đối với gói thầu mua thuốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. - Đối với gói thầu mua thuốc mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, người được phân cấp chỉ định đơn vị có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với tính chất của gói thầu tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt. Điểm c) Đối với cơ sở y tế không thuộc điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này, người chịu trách nhiệm trước pháp luật của cơ sở hoặc người được ủy quyền bởi người chịu trách nhiệm trước pháp luật của cơ sở quyết định đơn vị làm đầu mối tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Khoản 2. Nhiệm vụ của đơn vị thẩm định: Điểm a) Kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định từ Điều 7 đến Điều 15 Thông tư này trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ các tài liệu có liên quan. Trường hợp chưa đủ tài liệu theo quy định, đơn vị thẩm định có trách nhiệm thông báo, yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc trả lại hồ sơ cho cơ sở y tế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận tài liệu; Điểm b) Lập báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo thẩm định kèm theo 01 bộ hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cơ sở y tế được thẩm định (bản chính) trình người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Khoản 1. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ được phân cấp phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu cung cấp thuốc cho người đứng đầu các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp này, người được phân cấp chỉ định đơn vị có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với tính chất của gói thầu tổ chức thẩm định kế hoạch trước khi phê duyệt. Điểm b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu cung cấp thuốc cho người đứng đầu các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố. Trường hợp này, người được phân cấp chỉ định đơn vị có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với tính chất của gói thầu tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt. Điểm c) Người chịu trách nhiệm trước pháp luật của cơ sở y tế hoặc người được ủy quyền bởi người chịu trách nhiệm trước pháp luật của cơ sở y tế chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đối với cơ sở y tế không thuộc điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này. Điểm d) Việc phân cấp phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc của cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Khoản 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định và hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cơ sở y tế, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Khoản 3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điều 8 Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 18 Quy định về việc tự tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc đàm phán giá của cơ sở y tế Khoản 1. Cơ sở y tế được tự tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc đàm phán giá và phải bảo đảm về thời gian, số lượng không được vượt quá nhu cầu sử dụng trong 12 tháng (kể từ ngày đơn vị mua sắm tập trung thông báo bằng văn bản) khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Cơ sở y tế có nhu cầu sử dụng thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc đàm phán giá nhưng chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu tập trung hoặc kết quả đàm phán giá được công bố; Điểm b) Thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc đàm phán giá đã được ký hợp đồng cung cấp nhưng nhà thầu trúng thầu không cung cấp được thuốc và có thông báo của đơn vị mua sắm tập trung về việc cơ sở y tế được tự tổ chức lựa chọn nhà thầu để bảo đảm việc cung ứng thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh; Điểm c) Cơ sở y tế đã sử dụng hết số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung và vượt quá khả năng điều tiết quy định tại Khoản 5 Điều 37, Khoản 13 Điều 40 và Khoản 12 Điều 41 Thông tư này; Điểm d) Cơ sở y tế được thành lập sau khi hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu mua thuốc, vượt quá khả năng điều tiết của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia và đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương. Khoản 2. Cơ sở y tế không tổ chức lựa chọn nhà thầu những thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương và thuốc thuộc Danh mục thuốc đàm phán giá nếu tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu đã có kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung được công bố, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c và d Khoản 1 Điều này. Trường hợp cơ sở y tế vẫn tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu khác thì không được thanh toán hợp đồng.
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương III * Điều 19 - Khoản 5 - Khoản 1 + Điểm d - Khoản 2 * Điều 19 * Điều 21 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương III Mục 2 Điều 19 Đấu thầu rộng rãi Khoản 5 Điều 37, Khoản 13 Điều 40 và Khoản 12 Điều 41 Thông tư này; Khoản 1 Điểm d) Cơ sở y tế được thành lập sau khi hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu mua thuốc, vượt quá khả năng điều tiết của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia và đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương. Khoản 2. Cơ sở y tế không tổ chức lựa chọn nhà thầu những thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương và thuốc thuộc Danh mục thuốc đàm phán giá nếu tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu đã có kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung được công bố, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c và d Khoản 1 Điều này. Trường hợp cơ sở y tế vẫn tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu khác thì không được thanh toán hợp đồng. Mục 2 Điều 19 Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, trừ trường hợp quy định từ Điều 20 đến Điều 24 Thông tư này. Mục 2 Đấu thầu hạn chế Khoản 1. Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp mua thuốc phải kiểm soát đặc biệt thuộc danh mục do Bộ Y tế ban hành và thuốc có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Khoản 2. Các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đã được Bộ Y tế sơ tuyển lựa chọn vào danh sách các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và uy tín theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 77 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP được mời tham gia vào quá trình đấu thầu hạn chế nếu có thuốc phù hợp với gói thầu. Mục 2 Điều 21 Chỉ định thầu Khoản 1. Các trường hợp chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn: Điểm a) Chỉ định thầu thông thường áp dụng đối với gói thầu mua thuốc có hạn mức không quá 01 tỷ đồng theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật đấu thầu; Điểm b) Chỉ định thầu rút gọn áp dụng đối với gói thầu thuộc các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu và Điều 79 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Khoản 2. Quy trình chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn: Điểm a) Quy trình chỉ định thầu thông thường thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Điểm b) Quy trình chỉ định thầu rút gọn thực hiện theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Trường hợp chỉ định thầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước, thì thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Mục 2 Chào hàng cạnh tranh Khoản 1. Các gói thầu được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: Điểm a) Giá trị của gói thầu không quá 05 tỷ đồng; Điểm b) Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành hoặc những thuốc thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật, chất lượng thuốc đã được tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng; Điểm c) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được người có thẩm quyền phê duyệt; Điểm d) Trường hợp mua từ nguồn ngân sách nhà nước thì phải có dự toán mua thuốc được phê duyệt. Trường hợp mua thuốc từ nguồn thu khác thì cơ sở y tế phải bảo đảm nguồn vốn để thanh toán theo tiến độ thực hiện gói thầu. Khoản 2. Quy trình chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Mục 2 Điều 23 Mua sắm trực tiếp Khoản 1. Gói thầu được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: Điểm a) Nhà thầu đã trúng thầu cung cấp thuốc thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; Điểm b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó. Trường hợp thuốc thuộc gói thầu mua sắm trực tiếp là một trong nhiều thuốc thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì số lượng của thuốc áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% số lượng của thuốc cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; Điểm c) Đơn giá của các thuốc thuộc gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các thuốc tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phải phù hợp với giá thuốc trúng thầu được công bố tại thời điểm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điểm d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không được quá 12 tháng. Trong thời hạn 12 tháng, cơ sở y tế chỉ được mua sắm trực tiếp một lần với mỗi mặt hàng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, trong trường hợp đặc biệt, cơ sở y tế phải có văn bản trình người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này để xem xét, quyết định. Khoản 2. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, giá theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó. Khoản 3. Quy trình mua sắm trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Mục 2 Điều 24 Tự thực hiện Khoản 1. Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điều 25 Luật đấu thầu khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Khoản 2. Quy trình tự thực hiện áp dụng theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Mục 3 Điều 25 Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ Phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Khoản 1. Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế nhưng có quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; Khoản 2. Gói thầu mua thuốc theo hình thức chào hàng cạnh tranh; Khoản 3. Gói thầu mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp; Khoản 4. Gói thầu mua thuốc theo hình thức chỉ định thầu thông thường. Mục 3 Điều 26 Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau: Khoản 1. Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng. Khoản 2. Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng nhưng thuốc đó cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá. Mục 4 Điều 27 Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Khoản 1. Việc lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua thuốc phải thực hiện theo quy định tại Luật đấu thầu, các văn bản quy định chi tiết thi hành và quy định sau đây: Điểm a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị, gói thầu thuốc generic và gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ quy định tại Phụ lục 7 hoặc mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. Điểm b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gói thầu vị thuốc cổ truyền và gói thầu dược liệu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế. Khoản 2. Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bên mời thầu có trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua thuốc và gửi hồ sơ trình duyệt đến đơn vị chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Khoản 3. Đối với các thuốc thuộc Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2019/TT-BYT), khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu các cơ sở y tế phải quy định rõ không được chào thầu thuốc nhập khẩu cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật, cụ thể: Điểm a) Thuốc có tiêu chí kỹ thuật tại Danh mục kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BYT là WHO-GMP thì nhà thầu không được chào thầu thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật nhóm 5 theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này. Điểm b) Thuốc có tiêu chí kỹ thuật tại Danh mục kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BYT là EU-GMP thì nhà thầu không được chào thầu thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này. Khoản 4. Đối với dược liệu thuộc Danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý do Bộ Y tế công bố thuộc tiêu chí kỹ thuật của nhóm nào thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không được chào dược liệu nhập khẩu thuộc nhóm đó. Khoản 5. Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp hoặc dược liệu thuộc Danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, khả năng cung cấp, giá hợp lý có nhu cầu tăng đột biến vượt khả năng cung cấp của các cơ sở sản xuất trong nước, cơ sở y tế cần sử dụng thuốc hoặc dược liệu nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu điều trị thì căn cứ vào báo cáo của các cơ sở y tế và tình hình cung ứng thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc chào thầu thuốc hoặc dược liệu nhập khẩu cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật với thuốc thuộc Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp hoặc dược liệu thuộc Danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, khả năng cung cấp, giá hợp lý trong một thời hạn xác định để bảo đảm cung ứng đủ thuốc hoặc dược liệu phục vụ nhu cầu điều trị. Mục 4 Điều 28 Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Khoản 1. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cung cấp thuốc phải được thẩm định trước khi trình Thủ trưởng cơ sở y tế xem xét, phê duyệt. Khoản 2. Đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định. Khoản 3. Nhiệm vụ của đơn vị thẩm định: Điểm a) Kiểm tra các nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của Luật đấu thầu, các văn bản hướng dẫn thi hành về lựa chọn nhà thầu và các quy định tại Thông tư này; Điểm b) Lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, kèm theo 01 bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bản chính) trình Thủ trưởng cơ sở y tế xem xét, phê duyệt trong thời hạn 20 ngày, kể từ khi nhận đủ các tài liệu có liên quan. Mục 4 Điều 29 Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Mục 5 Điều 30 Bảo đảm dự thầu, nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất Khoản 1. Thủ trưởng cơ sở y tế (hoặc bên mời thầu) phải quy định giá trị bảo đảm dự thầu bằng số tiền cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo nguyên tắc sau đây: Điểm a) Giá trị bảo đảm dự thầu của gói thầu tương đương từ 1% đến 3% giá gói thầu, đối với gói thầu quy mô nhỏ giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 1,5% giá gói thầu. Điểm b) Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì giá trị bảo đảm dự thầu của từng phần được thể hiện bằng giá trị cụ thể tương đương từ 1% đến 3% giá của phân đó trong giá gói thầu, đối với gói thầu quy mô nhỏ giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 1,5% giá của phần đó trong giá gói thầu. Khoản 2. Nhà thầu có thể tham gia một hoặc một số hoặc toàn bộ các phần của gói thầu. Trường hợp tham gia một số phần của gói thầu thì giá trị bảo đảm dự thầu mà nhà thầu phải bảo đảm bằng tổng giá trị bảo đảm dự thầu của các phần mà nhà thầu đó tham dự. Khoản 3. Nhà thầu được tự lựa chọn một trong các hình thức bảo đảm dự thầu sau đây: Điểm a) Đặt cọc; Điểm b) Ký quỹ; Điểm c) Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh của ngân hàng của nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Chủ đầu tư không được bắt buộc nhà thầu phải thực hiện theo một hình thức cụ thể nào trong 3 hình thức trên. Khoản 4. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất do bên mời thầu quy định tại hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ cung cấp thuốc của cơ sở y tế. Các nhà thầu phải nộp ít nhất 02 bộ (01 bản chính và 01 bản chụp) hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất theo quy định tại hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Mục 5 Điều 31 Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất Khoản 1. Tùy theo tính chất, quy mô của gói thầu và hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, Thủ trưởng cơ sở y tế lựa chọn phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất quy định tại Điều 39 và Điều 41 Luật đấu thầu cho phù hợp. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Khoản 2. Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo từng phần trong mỗi gói thầu đối với gói thầu gồm nhiều phần trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu và quy định của Bộ Y tế về lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Đối với việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, thực hiện theo tổng các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự. Khoản 3. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thực hiện theo mẫu hồ sơ mời thầu quy định tại Phụ lục 7 hoặc Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm thực hiện ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 3, 5 và Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Khoản 4. Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: tùy thuộc vào phương thức lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể: Điểm a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: thực hiện theo quy định từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; Điểm b) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: thực hiện theo quy định từ Điều 27 đến Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương III * Điều 31 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35 * Điều 36 * Điều 37 Chương IV * Điều 38 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b - Khoản 8 + Điểm a
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương III Mục 5 Điều 31 Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất Khoản 3. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thực hiện theo mẫu hồ sơ mời thầu quy định tại Phụ lục 7 hoặc Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm thực hiện ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 3, 5 và Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Khoản 4. Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: tùy thuộc vào phương thức lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể: Điểm a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: thực hiện theo quy định từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; Điểm b) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: thực hiện theo quy định từ Điều 27 đến Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Khoản 5. Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày; hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày; đối với gói thầu quy mô nhỏ, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa 25 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu bằng tổng thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (được tính từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật) cộng thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính (được tính từ ngày mở hồ sơ đề xuất về tài chính đến ngày bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ sở y tế phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu). Trường hợp cần thiết, thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ cung cấp thuốc cho cơ sở y tế. Mục 5 Điều 32 Thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu Khoản 1. Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và được tiến hành trước khi bên mời thầu đề xuất trúng thầu. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được xếp hạng thứ nhất và được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu. Khoản 2. Điều kiện được xem xét đề xuất trúng thầu thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu quy định tại Phụ lục 7 hoặc Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. Bên mời thầu đề xuất trúng thầu theo từng phần trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu, Thông tư này và các văn bản quy định chi tiết thi hành về quản lý chất lượng thuốc và quản lý giá thuốc. Mỗi phần trong gói thầu chỉ được đề xuất trúng thầu 01 thuốc hoặc dược liệu đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá trong nhóm thuốc đó. Khoản 3. Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá của phần đó trong gói thầu đã duyệt thì xem xét xử lý như sau: Điểm a) Trường hợp giá của phần đó trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt và xác định là hợp lý thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu chào lại giá theo quy định tại Khoản 8 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; Điểm b) Trường hợp giá của phần đó trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa hợp lý thì bên mời thầu phải có văn bản báo cáo, giải trình và đề xuất điều chỉnh giá của phần đó và giá gói thầu để người có thẩm quyền xem xét, quyết định; Điểm c) Trường hợp cần thiết phải bảo đảm đủ thuốc để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở y tế, bên mời thầu được xem xét, quyết định lựa chọn thuốc trúng thầu theo nguyên tắc xét theo thứ tự xếp hạng nhà thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Giá thuốc xét duyệt trúng thầu không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đó; - Tổng giá trị thuốc đề nghị trúng thầu của các phần có nhà thầu dự thầu không vượt tổng giá trị các phần đó trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mục 5 Điều 33 Báo cáo trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu Khoản 1. Bên mời thầu có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đến đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ gồm có: Điểm a) 01 bản chính báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; Điểm b) 01 bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bản chụp) đã được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 27, 28 và Điều 29 Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về đấu thầu. Khoản 2. Quy trình báo cáo, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Mục 5 Điều 34 Thẩm định và trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Khoản 1. Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thành lập hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Khoản 2. Nhiệm vụ của đơn vị tổ chức thẩm định: Điểm a) Trong thời hạn 20 ngày (với gói thầu quy mô nhỏ trong thời hạn 10 ngày), kể từ ngày nhận đủ các tài liệu có liên quan, đơn vị tổ chức thẩm định tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 30, 31 và Điều 32 Thông tư này; Điểm b) Lập báo cáo thẩm định, trình Thủ trưởng cơ sở y tế xem xét, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về đấu thầu. Khoản 3. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gồm: Điểm a) 01 bản chính Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; Điểm b) 01 bộ hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (bản chính) của bên mời thầu. Mục 5 Điều 35 Phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu Khoản 1. Trong thời hạn 10 ngày (với gói thầu quy mô nhỏ trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của đơn vị tổ chức thẩm định quy định tại Khoản 3 Điều 34 Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Khoản 2. Khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. Khoản 3. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo bằng văn bản kết quả lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ lý do nhà thầu không trúng thầu. Khoản 4. Trường hợp gói thầu thuốc có nhiều phần riêng biệt mà thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu có thể ảnh hưởng tới tiến độ cung cấp thuốc của cơ sở y tế thì bên mời thầu được xem xét, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho một hoặc nhiều phần thành các đợt khác nhau để bảo đảm tiến độ cung cấp thuốc. Khoản 5. Khi gói thầu có các thuốc không có nhà thầu dự thầu hoặc không có nhà thầu trúng thầu hoặc không xử lý được theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư này, bên mời thầu thực hiện hủy thầu các thuốc đó và tách thành gói thầu khác để trình người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Thời gian thẩm định và phê duyệt kế hoạch điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này. Trường hợp thông tin của các mặt hàng thuốc tại gói thầu bao gồm: tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó không thay đổi so với kế hoạch đã được phê duyệt trước đó thì người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch mà không phải thẩm định lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Mục 5 Điều 36 Giá thuốc trúng thầu Giá trúng thầu của từng thuốc không được cao hơn giá của thuốc đó trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt và không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đó, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư này. Mục 5 Điều 37 Ký kết hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu Khoản 1. Trước thời điểm ký hợp đồng, bên mời thầu có quyền tăng hoặc giảm số lượng tối đa không quá 10% so với số lượng thuốc tại kế hoạch đấu thầu với điều kiện không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của hồ sơ dự thầu và hồ sơ mời thầu. Khoản 2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức từ 2% đến 10% giá hợp đồng. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức từ 2% đến 3% giá hợp đồng. Khoản 3. Thủ trưởng cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan về hợp đồng kinh tế, phải thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết. Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm, thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết. Trường hợp cơ sở y tế không thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết thì Thủ trưởng cơ sở y tế phải báo cáo, giải trình lý do với người có thẩm quyền. Khoản 4. Cơ sở y tế không được mua vượt số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong kết quả lựa chọn nhà thầu nếu chưa mua hết số lượng thuốc trong các nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng, cùng dạng bào chế đã trúng thầu theo các hợp đồng đã ký. Khoản 5. Các trường hợp sau đây được phép mua vượt nhưng số lượng không được vượt quá 20% so với số lượng của nhóm thuốc đó trong hợp đồng đã ký và không phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung: Điểm a) Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác có cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng và chỉ còn số lượng thuốc trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị; Điểm b) Các nhóm thuốc khác có cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng đã trúng thầu nhưng buộc phải dừng cung ứng hoặc thuốc bị đình chỉ lưu hành, thuốc bị rút ra khỏi Danh mục thuốc có chứng minh tương đương sinh học sau khi đã trúng thầu; Điểm c) Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong hợp đồng đã ký nhưng không có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất khả kháng, trong trường hợp này phải có thông báo bằng văn bản kèm theo tài liệu chứng minh. Khoản 6. Trường hợp thuốc dự thầu có thay đổi trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc cung ứng thuốc trúng thầu nhưng thuốc thay thế chưa được chào trong hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư được xem xét để nhà thầu thay thế thuốc nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ kịp thời công tác khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị, cụ thể: Điểm a) Thay đổi liên quan đến tên thuốc; tên nhà máy sản xuất; quy cách đóng gói trong quá trình lưu hành nhưng số giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu không thay đổi; Điểm b) Thay đổi số giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu mới nhưng các thông tin khác không thay đổi (tên thuốc, nhà sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, tuổi thọ, phân nhóm thuốc dự thầu; riêng tiêu chuẩn chất lượng có thể thay đổi nhưng mức tiêu chuẩn và các chỉ tiêu chất lượng không được thấp hơn của thuốc đã trúng thầu (hoặc chào trong hồ sơ dự thầu) hoặc được cập nhật phiên bản mới của Dược điển); Khi thực hiện thay thế thuốc, nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để Bên mời thầu có thể đánh giá việc thay thế, bao gồm: bản chụp (có dấu xác nhận của nhà thầu) Giấy phép lưu hành sản phẩm (MA) hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm dược (CPP), các công văn cho phép thay đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước (nếu có) và thuyết minh về tiêu chuẩn chất lượng không thay đổi của thuốc dự thầu, thuốc đề xuất thay thế; Điểm c) Thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu đã trúng thầu (hoặc chào trong hồ sơ dự thầu) có thay đổi thông tin về số giấy đăng lưu hành hoặc các thông tin khác và thuốc thay thế đã được Bộ Y tế công bố trong Danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục sinh phẩm tham chiếu; Điểm d) Thay đổi cách ghi tên dược liệu mà không làm thay đổi bản chất các thành phần trong công thức và đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. Chương IV Mục 5 Điều 38 Quy định chung về mua thuốc tập trung Khoản 1. Đơn vị mua thuốc tập trung có trách nhiệm: Điểm a) Tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc, lập và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung với các nhà thầu được lựa chọn, công bố kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Sở Y tế để các cơ sở y tế làm căn cứ hoàn thiện, ký hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn. Điểm b) Giám sát quá trình thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn. Khoản 2. Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương không tổ chức lựa chọn nhà thầu những thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, thuốc thuộc Danh mục thuốc đàm phán giá nếu tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu đã có kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung được công bố trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế. Khoản 3. Khi xây dựng và tổng hợp để báo cáo nhu cầu sử dụng thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia và Danh mục thuốc đàm phán giá, cơ sở y tế không xây dựng và tổng hợp số lượng thuốc còn lại trong hợp đồng đã ký với các nhà cung cấp theo kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó của đơn vị mình. Khoản 4. Hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu thầu rộng rãi trong nước; Khoản 5. Phương thức lựa chọn nhà thầu: một giai đoạn hai túi hồ sơ; Khoản 6. Đánh giá hồ sơ dự thầu: sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với từng phần của gói thầu. Khoản 7. Cách thức thực hiện: việc mua thuốc tập trung được thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung, trừ các trường hợp sau đây được áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp: Điểm a) Mua thuốc, vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng mở rộng thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Điểm b) Mua thuốc thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp; Khoản 8. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Vụ Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung cấp quốc gia.
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương IV * Điều 38 - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 9 + Điểm a * Điều 38 * Điều 39 * Điều 40 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 12 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 13 + Điểm ạ
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương IV Mục 5 Điều 38 Quy định chung về mua thuốc tập trung Khoản 7. Cách thức thực hiện: việc mua thuốc tập trung được thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung, trừ các trường hợp sau đây được áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp: Điểm a) Mua thuốc, vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng mở rộng thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Điểm b) Mua thuốc thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp; Khoản 8. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Vụ Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung cấp quốc gia. Điểm b) Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung cấp địa phương. Điểm c) Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật đấu thầu và Điều 16 Thông tư này. Khoản 9. Thương thảo hợp đồng: Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo Khoản 1 Điều 32 Thông tư này. Trong quá trình lựa chọn nhà thầu tập trung, để bảo đảm hiệu quả kinh tế của gói thầu, việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và có thể xem xét xử lý tình huống như sau: Điểm a) Trường hợp có một mặt hàng thuốc với số lượng lớn được phân chia thành các gói thầu theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 40 Thông tư này và có cùng một mặt hàng được đề nghị trúng thầu ở nhiều gói thầu với mức giá chênh lệch nhau thì có thể xem xét theo hướng yêu cầu nhà thầu phân tích các yếu tố cấu thành giá dự thầu, giải thích, làm rõ về sự chênh lệch giá của cùng một mặt hàng nhưng được cung cấp tại các địa điểm khác nhau. Các phân tích này dùng để làm cơ sở thương thảo hợp đồng hướng tới mức giá của mặt hàng thuốc đó tại gói thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp nhằm bảo đảm mang lại hiệu quả kinh tế của gói thầu. Điều 38 Quy định chung về mua thuốc tập trung Khoản 9 Điểm b) Trường hợp có mặt hàng thuốc ở một nhóm thuốc chỉ có 01 giấy đăng ký lưu hành trên thị trường nên chỉ có 01 nhà thầu tham dự, không có sự cạnh tranh về giá và giá đề nghị trúng thầu tại nhóm này cao hơn giá đề nghị trúng thầu của mặt hàng cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế đường dùng tại nhóm khác có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn và có giá cạnh tranh hơn do có nhiều nhà thầu tham dự thì có thể xem xét việc thương thảo hợp đồng với nhà thầu về mức giá đề nghị trúng thầu nhằm bảo đảm phù hợp với việc phân nhóm thuốc theo tiêu chí kỹ thuật theo nguyên tắc sau: - Giá trúng thầu Nhóm 1 không cao hơn giá trúng thầu thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; - Giá trúng thầu Nhóm 2, Nhóm 3 không cao hơn giá trúng thầu thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu và Nhóm 1; - Giá trúng thầu Nhóm 4 không cao hơn giá trúng thầu thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Nhóm 1; Nhóm 2 sản xuất tại Việt Nam và Nhóm 3; - Giá trúng thầu Nhóm 5 không cao hơn giá trúng thầu thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; Nhóm 1; Nhóm 2; Nhóm 3 và Nhóm 4. Khoản 10. Trường hợp thuốc dự thầu có thay đổi trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc cung ứng thuốc trúng thầu nhưng thuốc thay thế chưa được chào trong hồ sơ dự thầu, việc thay thế thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 37 Thông tư này nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ kịp thời công tác khám bệnh, chữa bệnh. Khoản 11. Chức năng nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định; chức năng nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế. Điều 39 Trách nhiệm các bên liên quan và hiệu lực thỏa thuận khung Khoản 1. Cơ sở y tế có nhu cầu mua thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung phải căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung để hoàn thiện và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung theo nguyên tắc đơn giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trong thỏa thuận khung đã được công bố. Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 Luật đấu thầu và Khoản 2 Điều 37 Thông tư này với cơ sở y tế trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Khoản 2. Đơn vị đầu mối quy định tại Khoản 1 Điều 40 và Khoản 2 Điều 41 Thông tư này có trách nhiệm rà soát, tổng hợp nhu cầu về danh mục và số lượng thuốc của từng cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý và điều tiết việc thực hiện kế hoạch để bảo đảm sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc đã báo cáo về đơn vị mua thuốc tập trung. Đối với thuốc cấp cứu; thuốc giải độc; thuốc hiếm; thuốc kiểm soát đặc biệt; dịch truyền và thuốc sử dụng trong những tình huống khẩn cấp khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết. Khoản 3. Nhà thầu được lựa chọn thông qua mua thuốc tập trung có trách nhiệm cung cấp thuốc theo số lượng và tiến độ ghi trong hợp đồng đã ký với từng cơ sở y tế. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cơ sở y tế và nhà thầu có thể thương thảo, điều chỉnh số lượng tăng hoặc giảm so với số lượng trong hợp đồng đã ký trên cơ sở các quy định trong hồ sơ mời thầu do Đơn vị mua thuốc tập trung phát hành. Đơn vị mua thuốc tập trung có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị đầu mối và các nhà thầu trúng thầu điều tiết thực hiện kế hoạch để bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho cơ sở y tế. Khoản 4. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua thuốc tập trung (cấp quốc gia, cấp địa phương) được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng, kể từ ngày kết quả mua thuốc tập trung và thỏa thuận khung có hiệu lực. Điều 40 Tổ chức mua thuốc tập trung cấp quốc gia Khoản 1. Việc xây dựng, tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc thực hiện như sau: Điểm a) Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế xây dựng nhu cầu về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc, từng nhóm và tiến độ cung cấp gửi về Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia kèm theo các tài liệu quy định tại Khoản 2 Điều này. Điểm b) Các cơ sở y tế do địa phương, các Bộ, ngành quản lý và y tế cơ quan xây dựng nhu cầu về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc, từng nhóm và tiến độ cung cấp gửi về Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương. Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương tổng hợp nhu cầu; báo cáo Sở Y tế thẩm định và gửi kế hoạch sử dụng thuốc về Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia kèm theo các tài liệu quy định tại Khoản 2 Điều này. Điểm c) Thời hạn gửi bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm thuốc về Trung tâm mua sắm tập trung cấp Quốc gia trước ngày 15 tháng 6 hàng năm hoặc theo thời gian cụ thể do Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia thông báo. Khoản 2. Tài liệu kèm theo văn bản đăng ký nhu cầu mua thuốc tập trung: Điểm a) Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu, tình hình sử dụng thuốc của năm trước liền kề, số lượng thuốc tồn kho và số lượng trong kế hoạch chưa thực hiện tại thời điểm lập dự trù của các cơ sở y tế; Điểm b) Giải trình tóm tắt kế hoạch mua thuốc đang đề nghị; nếu có thay đổi tăng hoặc giảm trên 30% số lượng đã sử dụng của năm trước phải giải trình, thuyết minh cụ thể; Điểm c) Các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch mua thuốc quy định tại Điều 13 Thông tư này; Điểm d) Biên bản họp Hội đồng Thuốc và Điều trị của cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế hoặc Biên bản họp rà soát của Sở Y tế về danh mục, số lượng thuốc, nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế do địa phương, các Bộ, ngành quản lý và y tế cơ quan trên địa bàn. Khoản 3. Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia tổ chức rà soát nhu cầu về danh mục và số lượng thuốc của từng cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý; tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng, tiến độ cung cấp của từng thuốc để xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Khoản 4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng theo nguyên tắc sau đây: Điểm a) Trường hợp thuốc có nhu cầu sử dụng lớn, một nhà thầu không có khả năng cung cấp được cả gói thầu thì được chia ra các gói thầu khác nhau theo khu vực hoặc theo vùng kinh tế xã hội hoặc theo quy mô gói thầu bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; Ví dụ: Thuốc A thuộc Danh mục mua thuốc tập trung cấp quốc gia, tổng nhu cầu sử dụng là 100 triệu viên/năm nhưng không có nhà thầu nào có khả năng cung cấp đủ 100 triệu viên/năm thì có thể chia số lượng thuốc A ra thành các gói thầu: - Chia thành 03 gói thầu cung cấp cho 03 miền: gói 1 cho các cơ sở y tế khu vực phía Bắc: 40 triệu viên; gói 2 cho các cơ sở y tế khu vực miền Trung: 20 triệu viên; gói 3 cho các cơ sở y tế khu vực miền Nam: 40 triệu viên; - Hoặc có thể chia thành các gói thầu theo 7 vùng kinh tế xã hội: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ; Nam Trung bộ; Đông Nam bộ; Đồng bằng sông Cửu Long. Điểm b) Thực hiện việc phân chia nhóm thuốc trong các gói thầu, nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định từ Điều 7 đến Điều 14 Thông tư này. Thời gian thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Thông tư này. Khoản 5. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia gửi hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đến Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế. Điểm b) Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư này. Vụ Kế hoạch - Tài chính là đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định về danh mục, số lượng các gói thầu, đơn giá kế hoạch và số lượng thuốc; kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung. Trong trường hợp cần thiết, Vụ Kế hoạch - Tài chính xin ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc trước khi trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Khoản 6. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo đề nghị của Vụ Kế hoạch - Tài chính. Khoản 7. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xây dựng hồ sơ mời thầu, tổ chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 27, 28 và Điều 29 Thông tư này. Khoản 8. Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu, báo cáo trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 30, 31, 32, và Điều 33 Thông tư này. Khoản 9. Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận khung với các nhà thầu, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia tổ chức thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết thì phải xin ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Điểm b) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm thông báo và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu. Khoản 10. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung: Điểm a) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung với các nhà thầu trúng thầu theo quy định của Luật đấu thầu; công khai thỏa thuận khung trên cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế và thông báo bằng văn bản đến các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế, y tế các ngành và Sở Y tế các địa phương; Điểm b) Đơn vị đầu mối tổng hợp và đề xuất nhu cầu sử dụng thuốc theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung đến các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp của thỏa thuận khung. Khoản 11. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng cung cấp thuốc: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia (trong trường hợp áp dụng cách thức ký hợp đồng trực tiếp); các cơ sở y tế căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thỏa thuận khung, nhu cầu và kế hoạch sử dụng thuốc của cơ sở y tế đã đăng ký với đơn vị đầu mối để hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu theo nguyên tắc sau đây: Điểm a) Phù hợp với các điều kiện cung cấp trong phạm vi thỏa thuận khung; Điểm b) Giá từng thuốc trong hợp đồng không được vượt giá trúng thầu do Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã công bố; Điểm c) Thời gian thực hiện hợp đồng: được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng, kể từ ngày kết quả mua thuốc tập trung và thỏa thuận khung có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng. Khoản 12. Báo cáo tình hình thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu tập trung cấp quốc gia: Điểm a) Trước ngày 10 hàng tháng và ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, nhà thầu báo cáo quá trình thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 và Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Điểm b) Trước ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, cơ sở y tế do địa phương quản lý, cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý trên địa bàn gửi báo cáo về Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương tương ứng theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này. Điểm c) Trước ngày 15 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương, cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế báo cáo quá trình thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Khoản 13. Giám sát, điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia và đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm giám sát, điều tiết việc cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế thực hiện thỏa thuận khung đã ký kết theo hướng dẫn của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia trên nguyên tắc sau: Điểm ạ) Trường hợp nhu cầu mua thuốc của cơ sở y tế do địa phương quản lý, cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý trên địa bàn có nhu cầu sử dụng thuốc vượt 20% số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung thì phải báo cáo Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc giữa các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương nhưng bảo đảm không vượt quá 20% tổng số lượng được phân bổ trong thỏa thuận khung cho các đơn vị thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được Văn bản đề nghị điều tiết của cơ sở y tế, Đơn vị mua sắm tập trung thuốc cấp địa phương phải sẽ có văn bản trả lời đơn vị.
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương IV * Điều 40 - Khoản 13 + Điểm ạ + Điểm b - Khoản 14 * Điều 41 Chương V * Điều 42 * Điều 43 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương IV Điều 40 Tổ chức mua thuốc tập trung cấp quốc gia Khoản 13 Điểm ạ) Trường hợp nhu cầu mua thuốc của cơ sở y tế do địa phương quản lý, cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý trên địa bàn có nhu cầu sử dụng thuốc vượt 20% số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung thì phải báo cáo Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc giữa các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương nhưng bảo đảm không vượt quá 20% tổng số lượng được phân bổ trong thỏa thuận khung cho các đơn vị thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được Văn bản đề nghị điều tiết của cơ sở y tế, Đơn vị mua sắm tập trung thuốc cấp địa phương phải sẽ có văn bản trả lời đơn vị. Điểm b) Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế vượt số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc nhu cầu của cơ sở y tế do địa phương quản lý, cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý trên địa bàn vượt quá khả năng điều tiết của đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương hoặc cơ sở y tế phát sinh nhu cầu sử dụng mặt hàng thuốc nhưng chưa tổng hợp nhu cầu khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc thì phải báo cáo Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia để điều tiết số lượng thuốc giữa các đơn vị. Trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị điều tiết của cơ sở y tế trên địa bàn, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương báo cáo Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được Văn bản đề nghị điều tiết của cơ sở y tế, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia phải có văn bản trả lời đơn vị. Số lượng thuốc điều tiết của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia bảo đảm không vượt quá 30% tổng số lượng đã được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Việc điều tiết thực hiện theo quy trình điều tiết thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia do Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia ban hành. Khoản 14. Thanh toán, quyết toán hợp đồng cung cấp thuốc: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia (trong trường hợp áp dụng cách thức ký hợp đồng trực tiếp); các cơ sở y tế (trong trường hợp áp dụng cách thức ký thỏa thuận khung) có trách nhiệm thanh toán, quyết toán với nhà cung cấp theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và các điều khoản trong hợp đồng đã ký. Văn bản chấp thuận điều tiết thuốc giữa các đơn vị của đơn vị mua sắm tập trung là một thành phần của Hợp đồng mua bán thuốc và là căn cứ để cơ sở y tế và nhà thầu ký phụ lục hợp đồng (đối với mặt hàng được điều tiết đã được phân bổ trong thỏa thuận khung) hoặc ký hợp đồng (đối với mặt hàng được điều tiết chưa được phân bổ trong thỏa thuận khung). Điều 41 Tổ chức mua thuốc tập trung cấp địa phương Khoản 1. Xây dựng, tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc: Điểm a) Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương áp dụng cho các cơ sở y tế đặt tại địa phương bao gồm cơ sở y tế của địa phương, cơ sở y tế của trung ương, cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý, y tế cơ quan đóng tại địa phương. Cơ sở y tế của trung ương, cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý và y tế cơ quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc, tuân thủ các quy định về lựa chọn nhà thầu thuốc tập trung tại địa phương như cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý. Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu thuốc cho các cơ sở y tế của địa phương, cơ sở y tế của trung ương, cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý và y tế cơ quan đóng tại địa phương như đối với cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý. Điểm b) Căn cứ Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm cơ sở y tế của địa phương, cơ sở y tế của trung ương, cơ sở y tế thuộc Bộ ngành quản lý và y tế cơ quan) xây dựng nhu cầu sử dụng gửi về Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương; Điểm c) Danh mục, số lượng thuốc gửi về Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương trước ngày 15 tháng 7 hàng năm hoặc theo thời gian cụ thể do Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương thông báo; Khoản 2. Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương tổ chức rà soát nhu cầu về danh mục và số lượng thuốc của từng cơ sở y tế tham gia mua thuốc tập trung cấp địa phương; tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng, tiến độ cung cấp của từng thuốc để xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Khoản 3. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương thực hiện việc phân chia nhóm thuốc trong các gói thầu, nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định từ Điều 7 đến Điều 14 Thông tư này. Thời gian thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Thông tư này. Khoản 4. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương gửi hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc đến Sở Y tế. Điểm b) Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp địa phương thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư này. Sở Y tế tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Khoản 5. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương theo đề nghị của Sở Y tế. Khoản 6. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương lập hồ sơ mời thầu, báo cáo Sở Y tế tổ chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 27, 28 và Điều 29 Thông tư này. Khoản 7. Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương tổ chức lựa chọn nhà thầu, tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu, báo cáo trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 30, 31, 32 và Điều 33 Thông tư này. Khoản 8. Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu: Điểm a) Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương lập báo cáo, trình Sở Y tế tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương; Điểm b) Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung tại địa phương theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Thông tư này; Điểm c) Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm thông báo và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu. Khoản 9. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung: Điểm a) Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung với các nhà thầu trúng thầu theo quy định của Luật đấu thầu; Điểm b) Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương công khai thỏa thuận khung đã ký theo quy định của Luật đấu thầu trên cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trang thông tin điện tử Sở Y tế và thông báo đến các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp của thỏa thuận khung. Khoản 10. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng cung cấp thuốc: Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương (trong trường hợp áp dụng cách thức ký hợp đồng trực tiếp); các cơ sở y tế căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thỏa thuận khung, nhu cầu và kế hoạch sử dụng thuốc của cơ sở y tế đã đăng ký với đơn vị đầu mối để hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu theo nguyên tắc sau đây: Điểm a) Phù hợp với các điều kiện cung cấp trong phạm vi thỏa thuận khung; Điểm b) Giá từng thuốc trong hợp đồng không được vượt giá trúng thầu do Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương đã công bố. Điểm c) Thời gian thực hiện hợp đồng: được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng, kể từ ngày kết quả mua thuốc tập trung và thỏa thuận khung có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng. Khoản 11. Báo cáo tình hình thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu tập trung cấp địa phương Điểm a) Trước ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, nhà thầu báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Đơn vị mua sắm tập trung thuốc địa phương. Điểm b) Trước ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, cơ sở y tế do địa phương quản lý, cơ sở y tế của thuộc Bộ Y tế quản lý, cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý trên địa bàn gửi báo cáo về Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương để tổng hợp, theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 12. Giám sát, điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm giám sát, điều tiết việc cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế thực hiện thỏa thuận khung đã ký kết theo nguyên tắc sau: Điểm a) Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của cơ sở y tế vượt 20% số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc cơ sở y tế phát sinh nhu cầu sử dụng mặt hàng thuốc nhưng chưa tổng hợp nhu cầu khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc thì phải báo cáo đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc giữa các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được Văn bản đề nghị điều tiết của cơ sở y tế, Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương sẽ có văn bản trả lời đơn vị. Số lượng thuốc điều tiết của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương bảo đảm không vượt quá 30% tổng số lượng đã được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương. Việc điều tiết thực hiện theo quy trình điều tiết thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương do Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương ban hành. Khoản 13. Thanh toán, quyết toán hợp đồng cung cấp thuốc: Các cơ sở y tế có trách nhiệm thanh toán, quyết toán với nhà cung cấp theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và các điều khoản trong hợp đồng đã ký. Văn bản chấp thuận điều tiết thuốc giữa các đơn vị của đơn vị mua sắm tập trung là một thành phần của Hợp đồng mua bán thuốc và là căn cứ để cơ sở y tế và nhà thầu ký phụ lục hợp đồng (đối với mặt hàng được điều tiết đã được phân bổ trong thỏa thuận khung) hoặc ký hợp đồng (đối với mặt hàng được điều tiết chưa được phân bổ trong thỏa thuận khung). Chương V Điều 42 Quy định chung về đàm phán giá Khoản 1. Hội đồng đàm phán giá thuốc: Điểm a) Hội đồng đàm phán giá thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của Hội đồng đàm phán giá thuốc. Kinh phí hoạt động của Hội đồng đàm phán giá được lấy nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước phân bổ cho Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Điểm b) Thành phần Hội đồng đàm phán giá thuốc bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Y tế; - 02 Phó Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. - Thành viên Hội đồng là đại diện các Vụ, Cục, đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số chuyên gia độc lập thuộc các lĩnh vực liên quan. Điểm c) Nhiệm vụ của Hội đồng đàm phán giá thuốc: - Xem xét, quyết định phương án đàm phán giá do Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xây dựng; - Thực hiện đàm phán giá thuốc theo kế hoạch đàm phán giá đã được phê duyệt; Khoản 2. Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia là đơn vị thường trực của Hội đồng đàm phán giá thuốc có nhiệm vụ: Điểm a) Xây dựng kế hoạch và lộ trình đàm phán giá; Điểm b) Tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu; Điểm c) Tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất; Điểm d) Xây dựng phương án đàm phán giá dự kiến; Điểm đ) Công khai kết quả đàm phán giá; Điểm e) Giám sát, điều tiết việc cung cấp, sử dụng các thuốc đã được lựa chọn thông qua đàm phán giá; Điểm g) Tham gia tất cả các khâu của quá trình đàm phán giá thuốc và tổng hợp, cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình đàm phán giá; Điểm h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng. Khoản 3. Hội đồng Tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong tất cả các khâu của quá trình đàm phán giá thuốc khi có yêu cầu. Khoản 4. Trường hợp thuốc dự thầu có thay đổi trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc cung ứng thuốc trúng thầu nhưng thuốc thay thế chưa được chào trong hồ sơ dự thầu, đơn vị đầu mối quy định tại Khoản 1 Điều 40 Thông tư này xem xét để nhà thầu thay thế thuốc theo quy định tại Khoản 6 Điều 37 Thông tư này nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc. Điều 43 Xây dựng, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đàm phán giá 1 .Tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc thuộc Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Thông tư này Khoản 2. Lập kế hoạch đàm phán giá thuốc: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đàm phán giá. Nội dung của Kế hoạch đàm phán giá thuốc thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này và phải ghi cụ thể các thông tin sau đây: Điểm a) Tên các gói thầu, giá gói thầu, tổng giá trị các gói thầu và giá trị từng phần của gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điểm b) Giá kế hoạch từng mặt hàng thuốc đàm phán giá dự kiến được xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Thông tư này; Điểm c) Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và thời gian giao hàng, các điều kiện mua cụ thể của từng thuốc thực hiện đàm phán giá; Điểm d) Dự kiến thời gian tiến hành đàm phán giá đối với từng thuốc trong Danh mục thuốc đàm phán giá; Điểm đ) Trong trường hợp cần thiết thì Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xin ý kiến tư vấn của Hội đồng đàm phán giá về kế hoạch đàm phán giá trước khi trình đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định. Khoản 3. Thẩm định kế hoạch đàm phán giá: Điểm a) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia gửi hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đến Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điểm b) Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định về danh mục, số lượng các gói thầu, đơn giá kế hoạch và số lượng thuốc. Việc thẩm định kế hoạch đàm phán giá thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương V * Điều 43 - Khoản 2 + Điểm đ - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 * Điều 44 * Điều 45 * Điều 46 Chương VI * Điều 47 * Điều 48 * Điều 49 * Điều 50 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương V Điều 43 Xây dựng, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đàm phán giá Khoản 2 Điểm đ) Trong trường hợp cần thiết thì Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xin ý kiến tư vấn của Hội đồng đàm phán giá về kế hoạch đàm phán giá trước khi trình đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định. Khoản 3. Thẩm định kế hoạch đàm phán giá: Điểm a) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia gửi hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đến Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điểm b) Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định về danh mục, số lượng các gói thầu, đơn giá kế hoạch và số lượng thuốc. Việc thẩm định kế hoạch đàm phán giá thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư này. Khoản 4. Phê duyệt kế hoạch đàm phán giá: Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, phê duyệt kế hoạch đàm phán giá trên cơ sở báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Y tế lấy ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc trước khi phê duyệt. Điều 44 Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xây dựng hồ sơ yêu cầu, tổ chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu. Khoản 1. Lập hồ sơ yêu cầu: Điểm a) Việc lập hồ sơ yêu cầu mua thuốc theo hình thức đàm phán giá thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, văn bản quy định chi tiết Luật đấu thầu và Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Điểm b) Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá gói thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật; Điểm c) Hồ sơ yêu cầu chỉ dẫn nhà thầu cung cấp các thông tin về giá cả, các tiêu chí kinh tế kỹ thuật cụ thể dự kiến áp dụng trong quá trình đàm phán giá thuốc yêu cầu nhà thầu cung cấp trong hồ sơ chào giá, cụ thể: - Giá xuất xưởng, giá CIF, giá bán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại nước sản xuất và tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) do nhà thầu cung cấp; - Giá xuất xưởng, giá CIF, giá bán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại thị trường Việt Nam; - Chỉ định điều trị của thuốc và đánh giá hiệu quả lâm sàng của thuốc trong điều trị; Báo cáo đánh giá so sánh hiệu quả lâm sàng trong điều trị khi dùng thuốc so với các thuốc tiêu chuẩn (nếu có); - Các dữ liệu phân tích về kinh tế dược của thuốc bao gồm: chi phí - hiệu quả, chi phí - lợi ích và chi phí - công dụng do nhà thầu cung cấp (nếu có); - Cam kết và kế hoạch của nhà thầu về số lượng, chất lượng nguồn hàng và tiến độ cung cấp nếu trúng thầu. Khoản 2. Thẩm định hồ sơ yêu cầu: Điểm a) Hồ sơ yêu cầu cung cấp thuốc theo hình thức đàm phán giá phải được thẩm định trước khi trình Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xem xét, phê duyệt. Điểm b) Thành phần đơn vị thẩm định hồ sơ yêu cầu do Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia quyết định. Khoản 3. Phê duyệt hồ sơ yêu cầu Căn cứ báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định hồ sơ yêu cầu, Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu theo quy định. Điều 45 Tổ chức đàm phán giá thuốc Khoản 1. Thông báo mời cung cấp thuốc theo hình thức đàm phán giá và hồ sơ yêu cầu được phát hành công khai. Khoản 2. Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Điểm a) Việc thực hiện bảo đảm dự thầu và nộp hồ sơ đề xuất theo quy định tại Điều 30 Thông tư này; Điểm b) Nhà thầu căn cứ thông báo mời cung cấp thuốc và hồ sơ yêu cầu theo hình thức đàm phán giá để lập hồ sơ đề xuất và gửi hồ sơ đề xuất đến Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Khoản 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và chuẩn bị phương án đàm phán giá Điểm a) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất theo quy định tại hồ sơ yêu cầu. Các hồ sơ đề xuất này sẽ được mở công khai. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có thể mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu. Điểm b) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia căn cứ vào hồ sơ đề xuất của nhà thầu và báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia để xây dựng các phương án đàm phán giá. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm mời các chuyên gia về lâm sàng, kinh tế dược tham gia xây dựng phương án đàm phán giá đối với từng loại thuốc. Phương án đàm phán giá cần nêu tóm tắt các thông tin về tác dụng dược lý của thuốc, giá đề xuất của thuốc đàm phán, giá trúng thầu của thuốc đàm phán và các thuốc cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế nhưng khác nhóm dự thầu và các thuốc cùng nhóm tác dụng dược lý có thể thay thế trong điều trị (nếu có), các yếu tố liên quan đến phương án đàm phán giá và các điều khoản của thỏa thuận khung sẽ được đàm phán. Điểm c) Chủ tịch Hội đồng đàm phán giá thông qua phương án đàm phán giá thuốc trước khi tiến hành đàm phán giá. Khoản 4. Đàm phán giá và quyết định: Điểm a) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia gửi thư mời đàm phán giá cho các nhà thầu đáp ứng đầy đủ điều kiện của hồ sơ yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia được mời đại diện cơ sở sản xuất thuốc hoặc đại diện chủ sở hữu giấy phép tại Việt Nam (bao gồm văn phòng đại diện) làm rõ các nội dung liên quan đến mặt hàng đàm phán giá; Điểm b) Nhà thầu được mời đến đàm phán khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có tư cách hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật của hồ sơ yêu cầu, có giá đề xuất không vượt dự toán gói thầu được duyệt; Điểm c) Tùy từng trường hợp cụ thể, Hội đồng đàm phán giá thuốc quyết định lựa chọn hình thức đàm phán trực tiếp hoặc thông qua văn bản. Nội dung đàm phán của Hội đồng đàm phán giá căn cứ hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất, các thông tin liên quan và phương án đàm phán giá đã được thông qua; Điểm d) Trường hợp có từ 02 nhà thầu cung cấp thuốc trở lên tham gia đàm phán giá thuốc cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế, sau khi đàm phán, căn cứ kết quả đàm phán, Hội đồng đàm phán giá đề nghị các nhà thầu cung cấp thuốc chào lại giá; trong văn bản đề nghị chào lại giá phải nêu rõ thời hạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ chào lại giá, thời điểm mở các hồ sơ chào lại giá đồng thời mời các nhà thầu cung cấp thuốc tham dự lễ mở hồ sơ chào lại giá. Khi chào lại giá, nhà thầu không được chào giá cao hơn giá đã đàm phán trước đó. Nhà thầu có giá chào lại thấp nhất được công nhận trúng thầu; Điểm đ) Trường hợp đàm phán lần thứ nhất không thành công, tùy từng trường hợp cụ thể Hội đồng đàm phán giá sẽ quyết định mời hoặc không mời nhà thầu đến đàm phán giá lần hai. Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia sẽ thông báo cho từng nhà thầu kết luận chính thức của Hội đồng đàm phán giá sau phiên đàm phán thứ nhất; Điểm e) Trường hợp nhà thầu được mời đến đàm phán lại lần tiếp theo, nhà thầu cần nộp bản chào giá và đề xuất mới trong thời gian quy định tại thư mời đàm phán của Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Điểm g) Giá trúng thầu thông qua đàm phán giá được Hội đồng đàm phán và nhà cung cấp thống nhất. Sau khi thống nhất giá, Hội đồng đàm phán giá và nhà cung cấp chốt thỏa thuận khung và các điều kiện điều khoản; Điểm h) Sau khi Hội đồng đàm phán giá và đại diện nhà thầu ký kết biên bản đàm phán giá, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia gửi văn bản cho nhà thầu đề nghị xác nhận giá thỏa thuận trong thời gian 7 ngày. Điều 46 Thẩm định, phê duyệt kết quả đàm phán giá và tổ chức thực hiện kết quả đàm phán giá thuốc Khoản 1. Thẩm định, phê duyệt kết quả đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm tổng hợp kết quả đàm phán giá, gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để thẩm định. Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, phê duyệt kết quả đàm phán giá trên cơ sở báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính. - Trường hợp Hội đồng đàm phán giá và nhà thầu không thống nhất được giá sau các phiên đàm phán, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm báo cáo Vụ Kế hoạch - Tài chính và thông báo với nhà thầu và các cơ sở y tế trên toàn quốc. Khoản 2. Công khai kết quả đàm phán giá: Điểm a) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua đàm phán giá và hướng dẫn thực hiện kết quả đàm phán giá cho tất cả các cơ sở y tế theo quy định của pháp luật. Điểm b) Đối với các thuốc thuộc Danh mục thuốc đàm phán giá đàm phán không thành công, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia căn cứ ý kiến của Hội đồng đàm phán giá đế đề xuất phương án mua sắm hoặc giải pháp thay thế trình Lãnh đạo Bộ xem xét quyết định. Đối với thuốc biệt dược gốc có nhiều giấy đăng ký lưu hành thuộc Nhóm 1 quy định tại Điều 7 Thông tư này do Bộ Y tế ban hành, các cơ sở y tế được tự tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi tại gói thầu thuốc generic theo thông báo của Bộ Y tế. Khoản 3. Thanh toán, ký hợp đồng và quyết toán hợp đồng cung cấp: Điểm a) Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung với các nhà thầu trúng thầu, công khai kết quả đàm phán giá và thỏa thuận khung trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế. Trách nhiệm của các bên liên quan và hiệu lực của thỏa thuận khung thực hiện theo Điều 39 Thông tư này. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Thông tư này; Điểm b) Các cơ sở y tế căn cứ vào kết quả đàm phán giá và thỏa thuận khung, số lượng thuốc đã được phân bổ và kế hoạch ngân sách sử dụng thuốc của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đế ký kết hợp đồng với nhà thầu theo nguyên tắc giá thuốc trong hợp đồng không được vượt giá thuốc trúng thầu thông qua đàm phán giá và thỏa thuận khung đã được Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia công bố; Đối với các hợp đồng cung cấp thuốc còn hiệu lực, cơ sở y tế phải thực hiện điều chỉnh giá thuốc không vượt mức giá đàm phán đã công bố, thời điểm áp dụng theo thời điểm thỏa thuận khung có hiệu lực. Điểm c) Nhà thầu được lựa chọn thông qua đàm phán giá có trách nhiệm cung cấp thuốc theo số lượng, tiến độ và các điều khoản ghi trong thỏa thuận khung và hợp đồng đã ký với từng cơ sở y tế; Điểm d) Thời gian thực hiện hợp đồng: được quy định trong kế hoạch đàm phán giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng, kể từ ngày kết quả đàm phán giá và thỏa thuận khung có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng. Điểm e) Cơ quan Bảo hiểm y tế thực hiện thanh toán thống nhất trên tất cả các cơ sở y tế công lập theo kết quả đàm phán giá đã được Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia công bố. Khoản 4. Báo cáo tình hình thực hiện kết quả đàm phán giá thuốc: Nhà thầu cung cấp thuốc theo hình thức đàm phán giá và các cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc theo hình thức đàm phán giá về Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia theo quy định tại Khoản 12 Điều 40 Thông tư này. Khoản 5. Giám sát, điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm giám sát, điều tiết việc cung cấp và sử dụng các thuốc đã được lựa chọn thông qua đàm phán giá theo thỏa thuận khung đã ký kết theo quy định tại Khoản 13 Điều 40 Thông tư này. Chương VI Điều 47 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019. Khoản 2. Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Điều 48 Điều khoản chuyển tiếp Khoản 1. Những gói thầu đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, trừ trường hợp cơ sở quy định tại Điều 2 Thông tư này tự nguyện thực hiện theo quy định Thông tư này kể từ ngày ký ban hành. Khoản 2. Đối với các cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP; cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và cơ sở sản xuất đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP do cơ quan quản lý dược nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH đã được Cục Quản lý Dược công bố trên trang thông tin điện tử trước ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở này không phải đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP hoặc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP do Cơ quan quản lý dược Việt Nam thực hiện trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Điều 49 Điều khoản tham chiếu Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung đó. Điều 50 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Thủ trưởng các cơ quan Trung ương chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu. Khoản 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định phân cấp và kiểm tra việc thực hiện phân cấp đối với một số gói thầu mua sắm thuốc của cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Điểm a) Giao nhiệm vụ cho một đơn vị làm nhiệm vụ mua thuốc tập trung cấp địa phương để mua thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương cho các cơ sở y tế tham gia đấu thầu tập trung tại địa phương theo quy định tại Thông tư này; Điểm b) Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc do đơn vị tổ chức đấu thầu theo quy định của Thông tư này;
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương VI * Điều 50 - Khoản 3 + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 6 - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 51 + Điểm c
Thông Tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập . Chương VI Điều 50 Tổ chức thực hiện Khoản 3 Điểm b) Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc do đơn vị tổ chức đấu thầu theo quy định của Thông tư này; Điểm c) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ sung vào Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương các mặt hàng thuốc không thuộc danh mục này (trừ thuốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá và đấu thầu tập trung cấp quốc gia) để sử dụng tại các cơ sở y tế của địa phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Thông tư này. Trong trường hợp này, nếu các cơ sở y tế trực thuộc Trung ương, cơ sở y tế thuộc Bộ ngành quản lý và y tế cơ quan đóng tại địa bàn địa phương sử dụng Danh mục thuốc bổ sung của địa phương (ngoài Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương do Bộ Y tế ban hành) thì cơ quan quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Cơ quan quản lý y tế ngành) và cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở y tế thuộc Bộ ngành quản lý và y tế cơ quan thống nhất bằng văn bản với Sở Y tế để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định. Điểm d) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp và kiểm tra việc thực hiện phân cấp đối với một số gói thầu mua sắm thuốc của cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khoản 4. Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có trách nhiệm cập nhật, công bố trên Trang thông tin điện tử các thông tin sau đây: Điểm a) Các danh sách phục vụ công tác lựa chọn nhà thầu, bao gồm: - Danh sách cơ quan quản lý tham chiếu; - Danh sách cơ quan quản lý dược các nước thuộc danh sách SRA; - Danh sách cơ quan quản lý dược các nước là thành viên PIC/s và ICH; - Danh sách cơ sở sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP; - Danh sách cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP; - Danh sách cơ sở sản xuất đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH và được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP; - Danh sách cơ sở sản xuất được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho thuốc dược liệu hoặc thuốc cổ truyền; - Danh sách cơ sở sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho vị thuốc cổ truyền; - Danh sách cơ sở sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu. Điểm b) Các danh mục thuốc phục vụ công tác lựa chọn nhà thầu, bao gồm: - Danh mục thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu; - Danh mục thuốc biệt dược gốc; - Danh mục sinh phẩm tham chiếu; - Danh mục thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc; - Danh mục thuốc gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam; - Danh mục thuốc biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam; - Danh mục thuốc có tài liệu chứng minh tương đương sinh học; - Danh mục thuốc được cấp phép lưu hành bởi một trong các cơ quan quản lý tham chiếu; - Danh mục thuốc được cấp phép lưu hành bởi một trong các cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA; - Danh mục thuốc sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam đáp ứng tiêu chí nhóm 1 quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư này; - Danh mục vị thuốc được bào chế dưới dạng: cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch bảo đảm chất lượng theo quy định Bộ Y tế về quản lý chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền; - Danh mục bán thành phẩm dược liệu: cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch bảo đảm chất lượng theo quy định Bộ Y tế về quản lý chất lượng nguyên liệu làm thuốc; - Danh mục thuốc thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia; - Danh mục thuốc đạt giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” của Bộ Y tế; - Danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái hoặc khai thác tự nhiên của cơ sở được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP; - Danh mục thuốc sản xuất tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp; - Danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý; - Danh mục thuốc được sản xuất từ nguyên liệu (dược chất) được sản xuất tại các nước thuộc danh sách SRA, nguyên liệu (dược chất) được cấp giấy chứng nhận CEP; - Danh mục các thuốc và cơ sở sản xuất, nhà cung cấp có vi phạm về chất lượng hoặc các quy định về đấu thầu và cung ứng thuốc; Điểm c) Thông tin về giá thuốc kê khai, kê khai lại; Điểm d) Thông tin về giá thuốc, dược liệu trúng thầu tại các cơ sở y tế; Điểm đ) Danh sách các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và uy tín để làm cơ sở cho việc mời tham gia đấu thầu hạn chế. Khoản 5. Khi mua thuốc từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế, Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cử cán bộ tham gia vào các bước sau đây: Điểm a) Lập, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Điểm b) Lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; Điểm c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Khoản 6. Các cơ sở y tế hoặc đơn vị tổ chức thực hiện các bước trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải gửi các tài liệu (trừ các tài liệu không được công khai theo quy định của Luật đấu thầu) cho các thành viên tham gia Hội đồng hoặc Tổ chuyên gia tại các bước quy định tại điểm a, b và c Khoản 5 Điều này trước khi tổ chức họp trong thời gian 5 ngày (trừ trường hợp mua thuốc cần mua gấp phục vụ nhu cầu điều trị). Sau thời hạn trên, cơ sở y tế hoặc đơn vị tổ chức thực hiện các bước trong quá trình lựa chọn nhà thầu tổ chức họp Hội đồng hoặc Tổ chuyên gia. Các thành viên tham gia vào các Hội đồng hoặc Tổ chuyên gia trên phải tuân thủ quy chế hoạt động của Hội đồng hoặc Tổ chuyên gia theo quy định và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng hoặc Tổ trưởng Tổ chuyên gia. Khi tham gia các bước của quá trình lựa chọn nhà thầu trên, các Thành viên có ý kiến ngay tại buổi họp. Nếu thành viên tham gia có ý kiến khác với các thành viên còn lại thì trong Tờ trình, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định phải ghi rõ đế cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Khoản 7. Cơ sở y tế tư nhân mua sắm thuốc bảo hiểm y tế theo quy định sau đây: Điểm a) Các cơ sở y tế tư nhân được tham gia mua thuốc tập trung (cấp quốc gia, cấp địa phương, đàm phán giá) tại địa phương nơi đóng trụ sở. Trong trường hợp này, cơ sở y tế tư nhân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc, tuân thủ các quy định về đấu thầu thuốc tập trung tại địa phương như cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý; Sở Y tế và đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm tổ chức mua thuốc cho cơ sở y tế tư nhân như đối với cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý. Điểm b) Trường hợp cơ sở y tế tư nhân không tham gia mua thuốc tập trung (cấp quốc gia, cấp địa phương, đàm phán giá) thì có thể tự tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Luật đấu thầu, các văn bản hướng dẫn Luật đấu thầu và Thông tư này. Điểm c) Trường hợp cơ sở y tế tư nhân không tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định điểm a và điểm b Khoản này thì cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ thanh toán tiền thuốc theo kết quả mua thuốc tập trung của địa phương, kết quả mua thuốc tập trung cấp quốc gia, kết quả đàm phán giá đã được công bố theo các tiêu chí: đúng tên thương mại, số giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu, nồng độ hoặc hàm lượng, đường dùng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, cơ sở sản xuất, nước sản xuất. Trường hợp thuốc không có trong kết quả mua thuốc tập trung của địa phương, kết quả mua thuốc tập trung cấp quốc gia, kết quả đàm phán giá đã được công bố thì thanh toán theo giá thuốc đã trúng thầu của các cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh trên cùng địa bàn được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công khai theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 77 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Khoản 8. Cơ sở đề nghị công bố thông tin quy định điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư này cung cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các tài liệu sau: Điểm a) Giấy phép lưu hành của thuốc do cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực). Điểm b) Bảng kê khai các thông tin để chứng minh thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được nước thuộc danh sách SRA cấp phép lưu hành có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có cùng tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất theo Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 9. Cơ sở đề nghị công bố chứng minh thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu lưu hành lần đầu tại nước không thuộc danh sách SRA quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư này cung cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các tài liệu sau: Điểm a) Bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với thuốc hóa dược do một trong các cơ quan sở hữu trí tuệ có thẩm quyền cấp cho hoạt chất đối với thuốc chứa một hoạt chất hoặc tổ hợp (hỗn hợp) các hoạt chất đối với thuốc chứa nhiều hoạt chất kèm theo phần dẫn chiếu yêu cầu bảo hộ xác lập bảo hộ cho thuốc tương ứng (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực); Điểm b) Báo cáo định kỳ về tính an toàn của thuốc (Periodic Safety Update Report, PSUR) thể hiện rõ thuốc lưu hành lần đầu tiên trên thế giới (International Birth Date); Điểm c) Các tài liệu chứng minh khác (nếu có). Điều 51 Trách nhiệm thi hành Điểm c)Cụ trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở kinh doanh dược và các cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ); - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c); - Các Thứ trưởng BYT; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; - Bảo hiểm xã hội Việt Nam: - Y tế ngành (QP, CA, BCVT, GTVT); - Hiệp hội DN Dược Việt Nam; - Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; - Tổng Công ty Dược Việt Nam; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; - Trang Thông tin điện tử Cục QLD; - Trang Thông tin điện tử Cục QL YDCT; - Lưu: VT, KHTC(02), QLD(02), PC(02). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trương Quốc Cường FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm g
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều 2 Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với công chức chuyên ngành làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Điều 3 Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Khoản 1. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch động vật Điểm a) Kiểm dịch viên chính động vật Mã số: 09.315 Điểm b) Kiểm dịch viên động vật Mã số: 09.316 Điểm c) Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật Mã số: 09.317 Khoản 2. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật Điểm a) Kiểm dịch viên chính thực vật Mã số: 09.318 Điểm b) Kiểm dịch viên thực vật Mã số: 09.319 Điểm c) Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật Mã số: 09.320 Khoản 3. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát đê điều Điểm a) Kiểm soát viên chính đê điều Mã số: 11.081 Điểm b) Kiểm soát viên đê điều Mã số: 11.082 Điểm c) Kiểm soát viên trung cấp đê điều Mã số: 11.083 Khoản 4. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm Điểm a) Kiểm lâm viên chính Mã số: 10.225 Điểm b) Kiểm lâm viên Mã số: 10.226 Điểm c) Kiểm lâm viên trung cấp Mã số: 10.228 Khoản 5. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm ngư Điểm a) Kiểm ngư viên chính Mã số: 25.309 Điểm b) Kiểm ngư viên Mã số: 25.310 Điểm c) Kiểm ngư viên trung cấp Mã số: 25.311 Khoản 6. Các ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư Điểm a) Thuyền viên kiểm ngư chính Mã số: 25.312 Điểm b) Thuyền viên kiểm ngư Mã số: 25.313 Điểm c) Thuyền viên kiểm ngư trung cấp Mã số: 25.314 Điều 4 Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Khoản 1. Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân. Khoản 2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên, gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan. Khoản 3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân. Khoản 4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Khoản 5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đạo đức công vụ và trình độ, năng lực. Chương II Điều 5 Kiểm dịch viên chính động vật Khoản 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo chủ trì tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức xây dựng các quy trình kỹ thuật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm b) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện các quy trình về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm c) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện sơ kết, tổng kết công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm d) Phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, công đoạn trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm đ) Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật. 4 Điểm e) Tham gia hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho công chức ngạch thấp hơn. Điểm g) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng nền nếp quản lý kỹ thuật trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm h) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, pháp luật về thú y và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm b) Nắm chắc các kỹ thuật trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm c) Nắm vững các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm tra an toàn thực phẩm. Điểm d) Am hiểu về kỹ thuật trong công tác thú y, pháp luật về thú y của các nước có hợp tác quốc tế với Việt Nam. Điểm đ) Nắm được những thông tin mới về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật trong nước và trên thế giới. Điểm e) Nắm vững việc tổ chức triển khai công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm g) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm dịch động vật hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Điểm h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên chính động vật Điểm a) Có thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm dịch viên động vật thì thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điểm b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận. Điều 6 Kiểm dịch viên động vật Khoản 1. Chức trách Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Phân tích, đánh giá kết quả xét nghiệm, thử nghiệm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm b) Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định. Điểm c) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các khâu kỹ thuật của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật và chịu trách nhiệm về những kết quả kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. Điểm d) Thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình và giám sát vệ sinh thú y ở các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật. Điểm đ) Phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật theo quy định pháp luật. Điểm e) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật thú y của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho chủ hàng. Điểm g) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm h) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, pháp luật về thú y hiện hành và pháp luật về thú y của một số nước trong khu vực. Điểm b) Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học thú y. Điểm c) Hiểu biết về pháp luật để giải quyết công việc chuyên môn, nghiệp vụ được giao chính xác, kịp thời, hiệu quả. Điểm d) Có khả năng tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và tập hợp, phối hợp triển khai công việc chuyên môn, nghiệp vụ đạt hiệu quả. Điểm đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên động vật Có thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật thì thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điều 7 Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật Khoản 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Hỗ trợ kiểm dịch viên động vật kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật. Điểm b) Kiểm tra, theo dõi lâm sàng đối với động vật, thực trạng hàng hóa, cảm quan đối với sản phẩm động vật. Điểm c) Thực hiện phòng, điều trị bệnh động vật trong thời gian cách ly kiểm dịch hoặc cách ly động vật mắc bệnh tại các cơ sở giết mổ động vật. Điểm d) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật. Điểm đ) Giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong thời gian cách ly kiểm dịch, trong quá trình giết mổ động vật hoặc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật. Điểm e) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc pha chế các dung dịch thuốc khử trùng, tiêu độc và phun thuốc khử trùng, tiêu độc theo chỉ định, quy định. Điểm g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nắm được nội dung cơ bản của pháp luật về thú y để thực hiện nhiệm vụ được giao. Điểm b) Nắm được các quy trình kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Điểm c) Nhận biết được các bệnh thông thường, các biểu hiện khác thường đối với sản phẩm động vật. Điểm d) Hiểu rõ tính chất, tác dụng của từng loại thuốc phòng, điều trị bệnh, thuốc khử trùng, tiêu độc. Điểm đ) Biết giám sát cách ly kiểm dịch, ghi chép kết quả, nhật ký thí nghiệm. e) Có khả năng điều trị được các bệnh thông thường của động vật. Điểm g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương II * Điều 7 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm g - Khoản 4 Chương III * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 Chương IV * Điều 11 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương II Điều 7 Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nắm được nội dung cơ bản của pháp luật về thú y để thực hiện nhiệm vụ được giao. Điểm b) Nắm được các quy trình kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Điểm c) Nhận biết được các bệnh thông thường, các biểu hiện khác thường đối với sản phẩm động vật. Điểm d) Hiểu rõ tính chất, tác dụng của từng loại thuốc phòng, điều trị bệnh, thuốc khử trùng, tiêu độc. Điểm đ) Biết giám sát cách ly kiểm dịch, ghi chép kết quả, nhật ký thí nghiệm. e) Có khả năng điều trị được các bệnh thông thường của động vật. Điểm g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Chương III Điều 8 Kiểm dịch viên chính thực vật Khoản 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa tại các cơ quan, tổ chức nhà nước cấp tỉnh, vùng và Trung ương có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa của cơ quan thuộc lĩnh vực được giao. Điểm b) Phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật và đối tượng phải kiểm soát, xác minh các trường hợp nghi ngờ về các dịch hại thuộc diện điều chỉnh mới phát hiện. Điểm c) Điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin, đánh giá tình hình, đúc rút kinh nghiệm về kiểm dịch thực vật trong địa bàn hoặc lĩnh vực được giao; đề xuất chủ trương biện pháp bổ sung, sửa đổi các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch thực vật. Điểm d) Cụ thể hóa các quy định chung về kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch thực vật cho phù hợp với tình hình, địa bàn công tác. Điểm đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật. Điểm e) Chủ trì tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật, việc phát hiện ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Điểm g) Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm về kiểm dịch thực vật và ứng dụng tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực được phân công. Điểm h) Chủ trì hoặc tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xông hơi khử trùng, chiếu xạ và các biện pháp xử lý khác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Điểm i) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về kiểm dịch thực vật. Điểm k) Tham gia xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch thực vật cho các ngạch công chức thấp hơn. Điểm l) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành và quy định của pháp luật trong nước, ngoài nước có liên quan đến nhiệm vụ được giao về lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Điểm b) Nắm được đặc điểm sinh học của dịch hại thực vật. Điểm c) Nắm vững các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm kiểm dịch thực vật và các thông tin khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và ngoài nước có liên quan. Điểm d) Nắm vững các thủ tục, nguyên tắc hành chính nhà nước có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao. Điểm đ) Nắm được tình hình mối quan hệ giữa công tác kiểm dịch thực vật với công tác bảo vệ thực vật, công tác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và giao thông, vận tải, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước có liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật. Điểm e) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm dịch thực vật hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Điểm g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên chính thực vật Điểm a) Có thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên thực vật và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm dịch viên thực vật thì thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên thực vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điểm b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên thực vật và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận. Điều 9 Kiểm dịch viên thực vật Khoản 1. Chức trách Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa tại các cơ quan, tổ chức nhà nước cấp tỉnh, vùng và Trung ương có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án, thực hiện và tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nội địa của cơ quan thuộc lĩnh vực được giao. Điểm b) Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh và xác minh các trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật thường gặp. Điểm c) Thực hiện nhiều khâu hoặc toàn bộ quy trình kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh thực vật. Điểm d) Quyết định, giám sát và xác nhận việc thực hiện các biện pháp xử lý đối với vật thể nhiễm dịch theo quy định và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình. Điểm đ) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về kiểm dịch thực vật; phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Điểm e) Chủ trì đề tài, khảo sát thực nghiệm của cơ quan; tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về kiểm dịch thực vật. Đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật kiểm dịch thực vật được giao. Điểm g) Tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý hoạt động khử trùng xông hơi và các biện pháp xử lý khác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Điểm h) Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho ngạch công chức thấp hơn. Điểm i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành có liên quan đến nhiệm vụ được giao về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Điểm b) Nắm vững những quy định của pháp luật về bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quy định pháp luật khác có liên quan. Nắm được thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật trong lĩnh vực được phân công. Điểm c) Nắm được các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm kiểm dịch thực vật và các thông tin khoa học kỹ thuật có liên quan. Điểm d) Nắm được các thủ tục, nguyên tắc hành chính nhà nước có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao. Điểm đ) Nắm được tình hình kinh tế, xã hội, chính trị có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao. Điểm e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên thực vật Có thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật thì thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điều 10 Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật Khoản 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa được phân công theo quy trình, quy phạm tại các cơ quan, tổ chức nhà nước có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Thực hiện một hoặc nhiều khâu của quy trình điều tra, kiểm tra để phát hiện dịch hại thực vật thuộc diện điều chỉnh. Điểm b) Thực hiện việc lấy mẫu vật thể, lập các loại mẫu thu thập sinh vật gây hại, làm tiêu bản để lưu giữ, chuyển gửi và phân tích giám định các mẫu và tiêu bản đó. Điểm c) Thực hiện một hoặc nhiều khâu của quy trình phân tích giám định hoặc thí nghiệm trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật. Điểm d) Thực hiện việc chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thí nghiệm trong kiểm dịch thực vật. Điểm đ) Ghi chép và xử lý ban đầu các số liệu điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thí nghiệm; lập hồ sơ kiểm dịch thực vật. Điểm e) Sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ kỹ thuật kiểm dịch thực vật và chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được giao. Điểm g) Hướng dẫn công nhân thực hiện những thao tác kỹ thuật đơn giản. Điểm h) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm được quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có liên quan đến nhiệm vụ được giao. Điểm b) Nắm được thủ tục chuyên môn, nghiệp vụ và thao tác kỹ thuật điều tra, kiểm tra, phân tích giám định, thí nghiệm được giao. Điểm c) Nắm được đặc điểm hình thái, dấu hiệu gây hại và lây nhiễm của sinh vật gây hại liên quan đến việc phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh thường gặp. Điểm d) Nắm được tính năng, tác dụng và cách sử dụng bảo quản hóa chất, dụng cụ để điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định, thí nghiệm được giao thực hiện. Điểm g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm. Chương IV Điều 11 Kiểm soát viên chính đê điều Khoản 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo kiểm soát, đôn đốc thực hiện các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập, chỉnh biên tư liệu, hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển. Điểm b) Hướng dẫn đánh giá hiện trạng đê điều, kiểm tra kết quả đánh giá và rà soát những kiến nghị về phương án, giải pháp kỹ thuật gia cố, tu bổ công trình. Điểm c) Chủ trì lập phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều, hộ đê, phòng, chống lụt, bão. Điểm d) Chủ trì xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp và tham gia hướng dẫn kỹ thuật xử lý khi xảy ra sự cố đê điều phức tạp. Điểm đ) Kiểm tra xác định mức độ ảnh hưởng đến an toàn của đê, kè, cống trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đê điều. Điểm e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về đê điều; biên soạn tài liệu, trực tiếp tập huấn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và hộ đê cho lực lượng quản lý đê, hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão. Điểm g) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đê điều, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều. Điểm h) Tham mưu tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật. Điểm i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật liên quan. Hiểu rõ sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều. Điểm b) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý đê và hộ đê; xử lý sự cố đê điều phức tạp. Điểm c) Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão. Biết cách sử dụng các loại vật liệu tại chỗ thay thế.
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương IV * Điều 11 - Khoản 2 + Điểm i - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b * Điều 12 * Điều 13 Chương V * Điều 14 * Điều 15 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương IV Điều 11 Kiểm soát viên chính đê điều Khoản 2 Điểm i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật liên quan. Hiểu rõ sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều. Điểm b) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý đê và hộ đê; xử lý sự cố đê điều phức tạp. Điểm c) Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão. Biết cách sử dụng các loại vật liệu tại chỗ thay thế. Điểm d) Hiểu rõ đặc điểm của lũ, bão, thiên tai ở Việt Nam, trên địa bàn tỉnh, thành phố; chủ trương, biện pháp phòng, chống lũ, bão, thiên tai của cấp Trung ương và địa phương. Điểm đ) Hiểu và nắm vững hiện trạng công trình đê điều trên địa bàn tỉnh, thành phố. Điểm e) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm soát đê điều hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Điểm g) Có khả năng biên soạn tài liệu, tập huấn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê. Điểm h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm soát viên chính đê điều Điểm a) Có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm soát viên đê điều thì thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điểm b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận. Điều 12 Kiểm soát viên đê điều Khoản 1. Chức trách Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Lập, chỉnh biên và thường xuyên bổ sung nhằm hoàn thiện hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao quản lý. Điểm b) Phát hiện, báo cáo kịp thời diễn biến công trình đê điều, dòng chảy, bờ sông, bãi biển, sự cố đê điều; xác định nguyên nhân, đề xuất phương án và trực tiếp hướng dẫn lực lượng hộ đê xử lý sự cố đê điều. Điểm c) Tham gia lập phương án bảo vệ các trọng điểm, hộ đê, phòng, chống lụt, bão thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. Điểm d) Tổ chức, thực hiện kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều. Điểm đ) Phân tích, đánh giá hiện trạng đê điều, mức độ mất an toàn của công trình; đề xuất phương án, giải pháp kỹ thuật gia cố, tu bổ công trình. Điểm e) Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê điều thuộc phạm vi được giao quản lý theo phân công. Điểm g) Tổ chức quản lý vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão trên địa bàn được giao quản lý. Điểm h) Trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các lực lượng hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão; kỹ thuật, nghiệp vụ cho lực lượng quản lý đê nhân dân. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều. Điểm i) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về đê điều. Điểm k) Tham mưu tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật. Điểm l) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy định pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai và các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý bảo vệ đê điều. Điểm b) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê. Điểm c) Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai, lụt, bão. Điểm d) Hiểu khái quát đặc điểm của thiên tai ở Việt Nam và những biện pháp phòng, chống thiên tai của địa phương nơi công tác. Điểm đ) Hiểu và nắm vững hiện trạng đê, kè, cống thuộc phạm vi quản lý của cơ quan và phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều. Điểm e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm soát viên đê điều Có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên trung cấp đê điều và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm soát viên trung cấp đê điều thì thời gian giữ ngạch kiểm soát viên trung cấp đê điều tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điều 13 Kiểm soát viên trung cấp đê điều Khoản 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kiểm soát đê điều trong phạm vi địa bàn được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Thu thập các tư liệu để bổ sung hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao quản lý. Điểm b) Phát hiện, báo cáo kịp thời diễn biến công trình đê điều, dòng chảy, bờ sông, bãi biển, sự cố đê điều. Trực tiếp tham gia xử lý và tham gia hướng dẫn lực lượng hộ đê xử lý sự cố đê điều. Điểm c) Hỗ trợ lập phương án bảo vệ các trọng điểm, hộ đê, phòng, chống lụt, bão thuộc trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. Điểm d) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều. Điểm đ) Kiểm tra, theo dõi, tổng hợp diễn biến hiện trạng công trình đê điều. Tham gia đề xuất phương án, giải pháp kỹ thuật gia cố, tu bổ công trình. Điểm e) Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê điều thuộc phạm vi được giao quản lý theo phân công. Điểm g) Quản lý vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão trên địa bàn được giao quản lý. Điểm h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều. Điểm i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và các lĩnh vực liên quan; sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều. Điểm b) Hiểu và nắm được một số tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê; xử lý sự cố đê điều. Điểm c) Hiểu tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão. Điểm d) Hiểu khái quát đặc điểm của lũ, lụt, bão, thiên tai ở Việt Nam và những chủ trương, biện pháp phòng, chống của cấp Trung ương và địa phương; hiểu rõ các loại hình thiên tai thường gặp trên địa bàn được giao quản lý. Điểm đ) Nắm được khái quát hiện trạng công trình đê điều thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Hiểu và nắm vững hiện trạng công trình đê điều thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý. Điểm g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Chương V Điều 14 Kiểm lâm viên chính Khoản 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc ở địa phương tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc và cấp tỉnh. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai và thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các phương án, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực công tác được phân công; phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện. Điểm c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao. Điểm d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp. Điểm đ) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức và hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ kiểm lâm và tham mưu đề xuất các biện pháp công tác nhằm đảm bảo tổ chức chặt chẽ, có hiệu lực và hiệu quả. Điểm e) Phối hợp công tác với công chức thuộc cơ quan liên quan (chấp hành pháp luật, nghiên cứu, quản lý) triển khai thực hiện công tác và quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng. Điểm g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Điểm h) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên ngành kiểm lâm; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm. Điểm i) Nghiên cứu và phân tích hoạt động kiểm lâm trên toàn quốc và các tỉnh có diện tích rừng lớn, đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả công tác kiểm lâm. Điểm k) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm b) Chủ trì hoặc phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm c) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm d) Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm lâm theo phân công. Điểm e) Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên ngành kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm g) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm lâm hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Điểm i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm lâm viên chính Điểm a) Có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm lâm viên thì thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điểm b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận. Điều 15 Kiểm lâm viên Khoản 1. Chức trách Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương V * Điều 15 - Khoản 5 + Điểm b * Điều 15 * Điều 16 Chương VI * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương V Điều 15 Kiểm lâm viên Khoản 5 Điểm b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận. Điều 15 Kiểm lâm viên Khoản 1. Chức trách Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm b) Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công. Điểm c) Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm d) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm đ) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công. Điểm e) Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước về bảo vệ rừng trong địa bàn được phân công. Điểm g) Phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tổ chức phòng, chống các hành vi chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công. Điểm h) Kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật. Điểm i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm b) Có khả năng độc lập, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Điểm c) Thực hiện được việc tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm d) Tập hợp và tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Điểm đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. Điểm e) Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục, pháp luật. Điểm g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm lâm viên Có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm lâm viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điều 16 Kiểm lâm viên trung cấp Khoản 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi địa bàn được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng rừng của chủ rừng theo dự án quy hoạch, quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điểm b) Thực hiện tuần tra, kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn được giao theo dõi. Điểm c) Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, nắm bắt tình hình, báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp về các hành vi, hoạt động phá hoại rừng và mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn được giao theo dõi. Điểm d) Tuyên truyền, phổ biến và tham gia vận động nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Điểm đ) Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lập biên bản, hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm, bảo vệ hiện trường, tang vật, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép. Điểm e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điểm b) Độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, phá rừng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Điểm c) Có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Điểm d) Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ của hoạt động kiểm lâm và quản lý lâm sản. Điểm đ) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Chương VI Điều 17 Kiểm ngư viên chính Khoản 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện một số lĩnh vực trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản. Điểm b) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản. Điểm c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao. Điểm d) Chủ trì và tổ chức thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp. Điểm đ) Chủ trì tổ chức và hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm ngư; đề xuất các biện pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả quản lý, công tác của lực lượng kiểm ngư. Điểm e) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điểm g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao. Điểm h) Tham gia hoặc chủ trì biên soạn tài liệu giảng dạy và tài liệu hướng dẫn; tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho kiểm ngư viên và thuyền viên tàu kiểm ngư. Điểm i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. Điểm b) Chủ trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điểm c) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điểm d) Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư theo phân công. Điểm đ) Nắm chắc kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. Điểm e) Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm ngư. Điểm g) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản. Điểm h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm ngư hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Điểm i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên chính Điểm a) Có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm ngư viên thì thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điểm b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận. Điều 18 Kiểm ngư viên Khoản 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Điểm b) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao. Điểm c) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo nhiệm vụ được phân công. Điểm d) Tham gia thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản. Điểm đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản. Điểm e) Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao. Điểm g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. Điểm b) Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điểm c) Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Điểm d) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. Điểm đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. Điểm e) Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật. Điểm g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên Có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm ngư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điều 19 Kiểm ngư viên trung cấp Khoản 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư thuộc phạm vi địa bàn được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương VI * Điều 19 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 Chương VIII * Điều 23 * Điều 24 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương VI Điều 19 Kiểm ngư viên trung cấp Khoản 4 Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên Có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm ngư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điều 19 Kiểm ngư viên trung cấp Khoản 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư thuộc phạm vi địa bàn được phân công. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao. Điểm b) Tham gia thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển được phân công theo quy định của pháp luật. Điểm c) Thu thập tình hình và báo cáo kịp thời về các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động thủy sản trên vùng biển được phân công. Điểm d) Tham gia tuyên truyền, vận động ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động thủy sản. Điểm đ) Tham gia phối hợp với các lực lượng của các Bộ, ngành và địa phương trong việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Điểm e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. Điểm b) Nắm được quy trình thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điểm c) Có khả năng tham gia phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật. Điểm d) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. Điểm đ) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điều 20 Thuyền viên kiểm ngư chính Khoản 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả. Điểm b) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Điểm c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu. Điểm d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu; chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư. Điểm đ) Tham gia công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn. Điểm e) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình chuyên môn, nghiệp vụ liên quan về tàu kiểm ngư; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên tàu kiểm ngư. Điểm g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. Điểm b) Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản. Điểm c) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. Điểm d) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra. Điểm đ) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại được trang bị cho tàu. Điểm e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác. Điểm g) Chủ trì hoặc tham gia công trình, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực kiểm ngư được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Điểm h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về tàu thuyền kiểm ngư hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Điểm i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch thuyền viên kiểm ngư chính Điểm a) Có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch thuyền viên kiểm ngư thì thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điểm b) Trong thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư và tương đương đã chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch tuần tra ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam; hoặc tham gia ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận. Điều 21 Thuyền viên kiểm ngư Khoản 1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản và thực hiện nhiệm vụ sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả. Điểm b) Tham gia thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Điểm c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu. Điểm d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu; tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư. Điểm đ) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn. Điểm e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. Điểm b) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra. Điểm c) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư. Điểm d) Nắm được chuyên môn, nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản. Điểm đ) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. Điểm e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác. Điểm g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Khoản 5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch thuyền viên kiểm ngư Có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp thì thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Điều 22 Thuyền viên kiểm ngư trung cấp Khoản 1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Khoản 2. Nhiệm vụ Điểm a) Thi hành mệnh lệnh của lãnh đạo trực tiếp. Điểm b) Tham gia thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điểm c) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn. Điểm d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu. Điểm đ) Thực hiện việc bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật đối với các trang thiết bị trên tàu. Điểm e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Điểm a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan. Điểm b) Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản. Điểm c) Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên. Điểm d) Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư. đ) Có khả năng đi biển. Điểm e) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Khoản 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Điểm a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Điểm b) Đã có thời gian làm việc trên tàu từ 06 tháng trở lên. Chương VIII Điều 23 Nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Khoản 1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận của công chức. Khoản 2. Khi bổ nhiệm vào các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức. Điều 24 Cách xếp lương Khoản 1. Các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ như sau: Điểm a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Điểm b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38. Điểm c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Điểm d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Khoản 2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch công chức thì thực hiện xếp bậc lương được bổ nhiệm như sau:
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương VIII * Điều 24 - Khoản 1 + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c Chương IX * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27
Thông Tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn . Chương VIII Điều 24ều 24. Cách xếp lương Khoản 1 Điểm c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Điểm d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Khoản 2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch công chức thì thực hiện xếp bậc lương được bổ nhiệm như sau: Điểm a) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số 3,00 của các ngạch công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Điểm b) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,67 của các ngạch công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Điểm c) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,06 của các ngạch công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Chương IX Điều 25 25. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Công chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm soát đê điều, kiểm lâm, kiểm ngư, thuyền viên kiểm ngư) trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 (quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức) được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng, được sử dụng khi tham dự kỳ thi nâng ngạch và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ các quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều 26 26. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022. Điều 27 27. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Khoản 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương các đoàn thể; - Bộ Nội vụ; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, Vụ TCCB.TMĐ.AVB.HĐV.NVC.NMT.TVA.TTD. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hoàng Hiệp
Thông Tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 + Điểm đ + Điểm e
Thông Tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính Khoản 1. Sửa đổi khoản 2, sửa đổi điểm đ và bổ sung điểm e khoản 3, sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau: “Điều 4. Địa chính viên hạng II - Mã số: V.06.01.01 Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Sửa đổi khoản 2, bổ sung điểm đ khoản 3 và sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau: “Điều 5. Địa chính viên hạng III - Mã số: V.06.01.02 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý”. Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý; a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý; Điểm b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính. b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau: “Điều 6. Địa chính viên hạng IV - Mã số: V.06.01.03 3. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm: Điểm đ) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng; đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Điểm e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm chuyên ngành địa chính, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh địa chính viên hạng III lên chức danh địa chính viên hạng II phải có thời gian giữ chức danh địa chính viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); trường hợp có thời gian tương đương với chức danh địa chính viên hạng III thì phải có thời gian giữ chức danh địa chính viên hạng III ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh địa chính viên hạng IV lên chức danh địa chính viên hạng III phải có thời gian giữ chức danh địa chính viên hạng IV ít nhất 01 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau: “Điều 9. Cách xếp lương 4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 5. Công chức, viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác chuyển sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính thì việc xếp lương thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch này và theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành”. 5. Sửa đổi điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 11 như sau: “Điều 11. Tổ chức thực hiện 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án chuyển xếp viên chức đang giữ các ngạch địa chính sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính (sau đây viết tắt là phương án chuyển xếp) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo Biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 4 Tổng hợp phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 5 Điểm b) Phê duyệt hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp chức danh nghề nghiệp”; Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường Khoản 1. Sửa đổi khoản 2, sửa đổi điểm e và bổ sung điểm g khoản 3, sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau: “Điều 4. Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II - Mã số: V.06.02.04 Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Sửa đổi khoản 2, bổ sung điểm d khoản 3 và sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau: “Điều 5. Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III - Mã số: V.06.02.05 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính, địa lý, môi trường, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường”. Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính, địa lý, môi trường, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính, địa lý, môi trường, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; Điểm b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường. b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau: “Điều 6. Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV - Mã số: V.06.02.06 3. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm: Điểm e) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng; Điểm g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III lên chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II phải có thời gian giữ chức danh điều tra tài nguyên môi trường hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); trường hợp có thời gian tương đương với chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III thì phải có thời gian giữ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV lên chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III phải có thời gian giữ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV ít nhất 01 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau: “Điều 9. Cách xếp lương 4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 5. Công chức, viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác chuyển sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường thì việc xếp lương thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch này và theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành”. 5. Sửa đổi điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 11 như sau: “Điều 11. Tổ chức thực hiện 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án chuyển xếp viên chức đang giữ các ngạch điều tra tài nguyên môi trường sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường (sau đây viết tắt là phương án chuyển xếp) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo Biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 4 Tổng hợp phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 5 Điểm b) Phê duyệt hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp chức danh nghề nghiệp”; Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 54/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn Khoản 1. Sửa đổi khoản 2, sửa đổi điểm đ và bổ sung điểm e khoản 3, sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau: “Điều 4. Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.03.07 Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Sửa đổi khoản 2, bổ sung điểm g khoản 3 và sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau: “Điều 5. Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng III - Mã số: V.06.03.08 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường”. Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; Điểm b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn. b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau: “Điều 6. Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng IV - Mã số: V.06.03.09 3. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm: Điểm đ) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng; Điểm e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Thông Tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường . * Điều 3 - Khoản 3 + Điểm g - Khoản 5 - Khoản 3 + Điểm a - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm b * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 - Khoản 1
Thông Tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường . Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 54/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn Khoản 3 Điểm g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 5. Công chức, viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác chuyển sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn thì việc xếp lương thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch này và theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành.”. 5. Sửa đổi điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 11 như sau: “Điều 11. Tổ chức thực hiện 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án chuyển xếp viên chức đang giữ các ngạch dự báo khí tượng thủy văn sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn (sau đây viết tắt là phương án chuyển xếp) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo Biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 4 Tổng hợp phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 5 Điểm b) Phê duyệt hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp chức danh nghề nghiệp”; Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn Khoản 1. Sửa đổi khoản 2, sửa đổi điểm h và bổ sung điểm i khoản 3, sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau: “Điều 4. Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.04.10 Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Sửa đổi khoản 2, bổ sung điểm e khoản 3 và sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau: “Điều 5. Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III - Mã số: V.06.04.11 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường”. Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; Điểm b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn. b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau: “Điều 6. Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV - Mã số: V.06.04.12 3. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm: Điểm h) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng; Điểm i) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III lên chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II phải có thời gian giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); trường hợp có thời gian tương đương với chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III thì phải có thời gian giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV lên chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III phải có thời gian giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV ít nhất 01 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau: “Điều 9. Cách xếp lương 4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 5. Công chức, viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác chuyển sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn thì việc xếp lương thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch này và theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành”. 5. Sửa đổi điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 11 như sau: “Điều 11. Tổ chức thực hiện 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án chuyển xếp viên chức đang giữ các ngạch kiểm soát khí tượng thủy văn sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn (sau đây viết tắt là phương án chuyển xếp) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo Biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 4 Tổng hợp phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 5 Điểm b) Phê duyệt hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp chức danh nghề nghiệp”; Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường Khoản 1. Sửa đổi khoản 2, sửa đổi điểm e và bổ sung điểm g khoản 3, sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau: “Điều 4. Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II - Mã số: V.06.05.13 Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Sửa đổi khoản 2, bổ sung điểm d khoản 3 và sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau: “Điều 5. Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III - Mã số: V.06.05.14 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, tài nguyên nước, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường”. Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, tài nguyên nước, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, tài nguyên nước, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; Điểm b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường. b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau: “Điều 6. Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV - Mã số: V.06.05.15 3. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm: Điểm e) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng; Điểm g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III lên chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II phải có thời gian giữ chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III hoặc tương đương từ đủ từ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); trường hợp có thời gian tương đương với chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III thì phải có thời gian giữ chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV lên chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III phải có thời gian giữ chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV ít nhất 01 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau: “Điều 9. Cách xếp lương 4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 5. Công chức, viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác chuyển sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường thì việc xếp lương thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch này và theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành.”. 5. Sửa đổi điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 11 như sau: “Điều 11. Tổ chức thực hiện 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án chuyển xếp viên chức đang giữ các ngạch quan trắc tài nguyên môi trường sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường (sau đây viết tắt là phương án chuyển xếp) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo Biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 4 Tổng hợp phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 5 Điểm b) Phê duyệt hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp chức danh nghề nghiệp”; Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 57/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ Khoản 1. Sửa đổi khoản 2, sửa đổi điểm đ và bổ sung điểm e khoản 3, sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau: “Điều 4. Đo đạc bản đồ viên hạng II - Mã số: V.06.06.16
Thông Tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường . * Điều 6 - Khoản 5 + Điểm b * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8
Thông Tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường . Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 57/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ Khoản 5 Điểm b) Phê duyệt hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp chức danh nghề nghiệp”; Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 57/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ Khoản 1. Sửa đổi khoản 2, sửa đổi điểm đ và bổ sung điểm e khoản 3, sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau: “Điều 4. Đo đạc bản đồ viên hạng II - Mã số: V.06.06.16 Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Sửa đổi khoản 2, bổ sung điểm c khoản 3 và sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau: “Điều 5. Đo đạc bản đồ viên hạng III - Mã số: V.06.06.17 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành bản đồ, trắc địa, đất đai, địa chính, địa lý, viễn thám”. Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành bản đồ, trắc địa, đất đai, địa chính, địa lý, viễn thám; a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành bản đồ, trắc địa, đất đai, địa chính, địa lý, viễn thám; Điểm b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ. b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau: “Điều 6. Đo đạc bản đồ viên hạng IV - Mã số: V.06.06.18 3. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm: Điểm đ) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng; Điểm e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành đo đạc bản đồ; sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III lên chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II phải có thời gian giữ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); trường hợp có thời gian tương đương với chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III thì phải có thời gian giữ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Viên chức thăng hạng từ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng IV lên chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III phải có thời gian giữ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng IV ít nhất 01 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng”. 4. Bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau: “Điều 9. Cách xếp lương 4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 5. Công chức, viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác chuyển sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ thì việc xếp lương thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch này và theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành.”. 5. Sửa đổi điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 11 như sau: “Điều 11. Tổ chức thực hiện 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Khoản 3 Điểm a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án chuyển xếp viên chức đang giữ các ngạch đo đạc bản đồ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ (sau đây viết tắt là phương án chuyển xếp) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo Biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 4 Tổng hợp phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền; Khoản 5 Điểm b) Phê duyệt hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt phương án chuyển xếp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp chức danh nghề nghiệp”; Điều 7. Quy định chuyển tiếp Khoản 1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành: địa chính, điều tra tài nguyên môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, kiểm soát khí tượng thủy văn, quan trắc tài nguyên môi trường, đo đạc bản đồ theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm. Khoản 2. Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng (II và III) thuộc các chuyên ngành: địa chính, điều tra tài nguyên môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, kiểm soát khí tượng thủy văn, quan trắc tài nguyên môi trường, đo đạc bản đồ theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng và được sử dụng khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Đối với các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt cho đến khi kết thúc. Điều 8. Điều khoản thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2022. Khoản 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương các hội, đoàn thể; - Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ TN&MT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị trực thuộc Bộ; - Các Sở: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT; - Báo Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, TCCB(5). NT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Phương Hoa
Quyết Định 5175/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu “hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” . * Điều 1 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 3 * Điều 4
Quyết Định 5175/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu “hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” . Điều 1 Điều 1. Phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” kèm theo Quyết định này. Điều 2 Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” là căn cứ để các cơ sở có sử dụng lao động nữ triển khai thực hiện. Điều 3 Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo); - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; - Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; - Sở Y tế các tỉnh, Tp; - Lưu: VT, BM-TE. 500* Điều 76 qui định "Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa". Từ 100 đến 1.000* Điều 76 qui định "Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa". Từ 500 đến
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về: Khoản 1. Các yêu cầu trong vận hành hệ thống điện truyền tải. Khoản 2. Dự báo nhu cầu phụ tải điện. Khoản 3. Lập kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải. Khoản 4. Điều kiện, yêu cầu kỹ thuật và trình tự đấu nối vào lưới điện truyền tải. Khoản 5. Đánh giá an ninh hệ thống điện. Khoản 6. Vận hành hệ thống điện truyền tải. Điều 2. Đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này áp dụng cho các đối tượng sau đây: Điểm a) Đơn vị truyền tải điện; Điểm b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Điểm c) Đơn vị bán buôn điện; Điểm d) Đơn vị phân phối điện; Điểm đ) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện; Điểm e) Đơn vị phát điện; Điểm g) Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Điểm h) Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Điểm i) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Khoản 2. Tổ máy phát điện của nhà máy điện có tổng công suất lắp đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào lưới điện phân phối phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đấu nối vào lưới điện truyền tải và các yêu cầu khác có liên quan quy định tại Thông tư này. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. AGC (viết tắt theo tiếng Anh: Automatic Generation Control) là hệ thống thiết bị tự động điều chỉnh tăng giảm công suất tác dụng của tổ máy phát điện nhằm duy trì tần số của hệ thống điện ổn định trong phạm vi cho phép theo nguyên tắc vận hành kinh tế tổ máy phát điện. Khoản 2. An ninh hệ thống điện là khả năng nguồn điện đảm bảo cung cấp điện đáp ứng nhu cầu phụ tải điện tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian xác định có xét đến các ràng buộc trong hệ thống điện. Khoản 3. AVR (viết tắt theo tiếng Anh: Automatic Voltage Regulator) là hệ thống tự động điều khiển điện áp đầu cực máy phát điện thông qua tác động vào hệ thống kích từ của máy phát điện để đảm bảo điện áp tại đầu cực máy phát trong giới hạn cho phép. Khoản 4. Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm: Điểm a) Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV; Điểm b) Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV; Điểm c) Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV; Điểm d) Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV. Khoản 5. Cấp điều độ có quyền điều khiển là cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 6. Công suất khả dụng của tổ máy phát điện là công suất phát thực tế cực đại của tổ máy phát điện có thể phát ổn định, liên tục trong một khoảng thời gian xác định. Khoản 7. Dải chết của hệ thống điều tốc là dải tần số mà khi tần số hệ thống điện thay đổi trong phạm vi đó thì hệ thống điều tốc của tổ máy phát điện không có phản ứng hoặc tác động để tham gia điều chỉnh tần số sơ cấp. Khoản 8. Dự phòng quay là khả năng của tổ máy phát điện đang vận hành trong hệ thống điện quốc gia sẵn sàng tăng hoặc giảm công suất phát để khôi phục tần số hệ thống điện về phạm vi cho phép sau khi xảy ra sự cố đơn lẻ và khôi phục dự phòng công suất điều tần. Khoản 9. Điều chỉnh tần số sơ cấp là quá trình điều chỉnh tức thời tần số hệ thống điện được thực hiện bởi số lượng lớn các tổ máy phát điện có trang bị hệ thống điều tốc. Khoản 10. Điều chỉnh tần số thứ cấp là quá trình điều chỉnh tiếp theo của điều chỉnh tần số sơ cấp được thực hiện thông qua tác động của hệ thống AGC đối với một số tổ máy phát điện được quy định cụ thể trong hệ thống điện hoặc hệ thống sa thải phụ tải theo tần số hoặc lệnh điều độ. Khoản 11. Điều độ hệ thống điện là hoạt động chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia theo quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và phương thức vận hành đã được xác định. Khoản 12. Đơn vị bán buôn điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn điện. Theo từng cấp độ của thị trường điện lực cạnh tranh, Đơn vị bán buôn điện là một trong các đơn vị sau: Điểm a) Công ty Mua bán điện; Điểm b) Tổng công ty Điện lực; Điểm c) Đơn vị bán buôn điện khác được thành lập theo từng cấp độ của thị trường điện cạnh tranh. Khoản 13. Đơn vị phát điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện đấu nối với lưới điện truyền tải hoặc nhà máy điện có công suất đặt trên 30 MW đấu nối vào lưới điện phân phối. Khoản 14. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm: Điểm a) Tổng công ty Điện lực; Điểm b) Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Công ty Điện lực tỉnh) trực thuộc Tổng công ty Điện lực. Khoản 15. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị bán buôn điện hoặc Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện. Khoản 16. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải quốc gia. Khoản 17. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia) là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch trên thị trường điện. Khoản 18. Độ tin cậy của hệ thống bảo vệ bao gồm: Điểm a) Độ tin cậy tác động của hệ thống bảo vệ là chỉ số xác định khả năng hệ thống bảo vệ làm việc đúng khi có sự cố xảy ra trong phạm vi bảo vệ đã được tính toán và xác định; Điểm b) Độ tin cậy không tác động của hệ thống bảo vệ là chỉ số xác định khả năng hệ thống bảo vệ tránh làm việc nhầm ở chế độ vận hành bình thường hoặc sự cố xảy ra ngoài phạm vi bảo vệ đã được tính toán và xác định. Khoản 19. Hệ thống điều tốc (viết tắt theo tiếng Anh: Governor) là hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ quay của tuabin tổ máy phát điện theo sự biến đổi tần số góp phần khôi phục tần số về tần số danh định của hệ thống điện. Khoản 20. Hệ thống quản lý năng lượng EMS (viết tắt theo tiếng Anh: Energy Management System) là hệ thống phần mềm quản lý năng lượng để vận hành tối ưu hệ thống điện. Khoản 21. Hệ thống điều khiển phân tán DCS (viết tắt theo tiếng Anh: Distributed Control System) là hệ thống các thiết bị điều khiển trong nhà máy điện hoặc trạm điện được kết nối mạng theo nguyên tắc điều khiển phân tán để tăng độ tin cậy và hạn chế các ảnh hưởng do sự cố phần tử điều khiển trong nhà máy điện hoặc trạm điện. Khoản 22. Hệ thống điện là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau. Khoản 23. Hệ thống điện quốc gia là hệ thống điện được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước. Khoản 24. Hệ thống điện truyền tải là hệ thống điện bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải. Khoản 25. Hệ thống SCADA (viết tắt theo tiếng Anh: Supervisory Control And Data Acquisition) là hệ thống thu thập số liệu để phục vụ việc giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống điện. Khoản 26. Hệ số chạm đất là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha không bị sự cố sau khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha đó trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch một pha hoặc ngắn mạch hai pha chạm đất). Khoản 27. Hòa đồng bộ là thao tác nối tổ máy phát điện vào hệ thống điện hoặc nối hai phần của hệ thống điện với nhau theo điều kiện hòa đồng bộ quy định tại Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 28. Khả năng khởi động đen là khả năng của một nhà máy điện có thể khởi động ít nhất một tổ máy phát điện từ trạng thái dừng hoàn toàn và hoà đồng bộ vào lưới điện mà không cần nhận điện từ lưới điện khu vực. Khoản 29. Khởi động đen là quá trình khôi phục lại toàn bộ (hoặc một phần) hệ thống điện từ trạng thái mất điện toàn bộ (hoặc một phần) bằng cách sử dụng các tổ máy phát điện có khả năng khởi động đen. Khoản 30. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải là tổ chức, cá nhân có trang thiết bị điện, lưới điện đấu nối vào lưới điện truyền tải để sử dụng dịch vụ truyền tải điện, bao gồm: Điểm a) Đơn vị phát điện; Điểm b) Đơn vị phân phối điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Điểm c) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Điểm d) Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải. Khoản 31. Lệnh điều độ là lệnh chỉ huy, điều khiển chế độ vận hành hệ thống điện trong thời gian thực. Khoản 32. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, trạm điện và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Khoản 33. Lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV. Khoản 34. Lưới điện truyền tải là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp trên 110 kV. Khoản 35. Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) là giá trị đo được trong khoảng thời gian 10 phút bằng thiết bị đo theo tiêu chuẩn IEC868. Khoản 36. Mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) là giá trị được tính từ 12 (mười hai) kết quả đo Pst liên tiếp sau khoảng thời gian 02 giờ, theo công thức: Khoản 37. Năm N là năm hiện tại vận hành hệ thống điện, được tính theo năm dương lịch. Khoản 38. Ngày điển hình là ngày được chọn có chế độ tiêu thụ điện điển hình của phụ tải điện theo Quy định nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công Thương ban hành. Ngày điển hình bao gồm ngày điển hình của ngày làm việc, ngày cuối tuần (thứ Bẩy, Chủ nhật), ngày lễ (nếu có) cho năm, tháng và tuần. Khoản 39. Ngừng, giảm cung cấp điện theo kế hoạch là việc ngừng cung cấp điện cho các khách hàng sử dụng điện để thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu, xây lắp các công trình điện; điều hòa, hạn chế phụ tải theo kế hoạch do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông báo khi thiếu điện. Khoản 40. Nhà máy nhiệt điện là nhà máy điện hoạt động theo nguyên lý biến đổi nhiệt năng thành điện năng, bao gồm cả các nhà máy điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn. Khoản 41. Quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh là quy định do Bộ Công Thương ban hành về vận hành thị trường điện cạnh tranh và trách nhiệm của các đơn vị trong thị trường điện theo từng cấp độ. Khoản 42. Sa thải phụ tải là quá trình cắt phụ tải điện ra khỏi hệ thống điện khi có sự cố hoặc không đảm bảo an ninh hệ thống điện, được thực hiện thông qua hệ thống tự động sa thải phụ tải hoặc lệnh điều độ. Khoản 43. Sự cố là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống điện hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và liên tục cho hệ thống điện quốc gia. Khoản 44. Sự cố một phần tử (sự cố đơn lẻ) là sự cố xảy ra ở một phần tử trong hệ thống điện truyền tải khi hệ thống điện đang ở chế độ vận hành bình thường. Khoản 45. Sự cố nhiều phần tử là sự cố xảy ra ở hai phần tử trở lên tại cùng một thời điểm trong hệ thống điện truyền tải. Khoản 46. Sự cố nghiêm trọng là sự cố trong hệ thống điện gây mất điện diện rộng trên lưới điện truyền tải hoặc gây cháy, nổ làm tổn hại đến người hoặc tài sản. Khoản 47. Tan rã hệ thống điện là tình huống hệ thống điện quốc gia bị chia tách thành nhiều hệ thống điện nhỏ không liên kết với nhau do sự cố. Khoản 48. Thiết bị đầu cuối RTU/Gateway (viết tắt theo tiếng Anh: Remote Terminal Unit/Gateway) là thiết bị đặt tại trạm điện hoặc nhà máy điện phục vụ việc thu thập và truyền dữ liệu về hệ thống SCADA của Trung tâm điều độ hệ thống điện hoặc Trung tâm điều khiển. Khoản 49. Thiết bị ổn định hệ thống điện PSS (viết tắt theo tiếng Anh: Power System Stabilizer) là thiết bị đưa tín hiệu bổ sung tác động vào bộ tự động điều chỉnh điện áp (AVR) để làm suy giảm mức dao động điện áp trong hệ thống điện. Khoản 50. Thời gian khởi động là khoảng thời gian tối thiểu để khởi động một tổ máy phát điện tính từ khi Đơn vị phát điện nhận được lệnh khởi động từ Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đến khi tổ máy phát điện được hoà đồng bộ vào hệ thống điện quốc gia. Khoản 51. Tiêu chí N-1 là một tiêu chí phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống điện đảm bảo khi có sự cố một phần tử xảy ra trong hệ thống điện hoặc khi một phần tử tách khỏi vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa thì hệ thống điện vẫn vận hành ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành, giới hạn vận hành cho phép và cung cấp điện an toàn, liên tục. Khoản 52. Tiêu chuẩn IEC là tiêu chuẩn về kỹ thuật điện do Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế IEC (International Electrotechnical Commission) ban hành. Khoản 53. Tự động sa thải phụ tải khi tần số thấp là tác động cắt tải tự động của rơ le tần số khi mức tần số hoặc độ dốc tần số của hệ thống điện xuống dưới ngưỡng cho phép. Khoản 54. Trạm điện là trạm biến áp, trạm cắt hoặc trạm bù. Khoản 55. Trung tâm điều khiển là trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để giám sát, điều khiển từ xa một nhóm nhà máy điện, nhóm trạm điện hoặc các thiết bị đóng cắt trên lưới điện. Khoản 56. pu là hệ đơn vị tương đối thể hiện tỷ lệ giữa giá trị thực tế so với giá trị định mức. Chương II YÊU CẦU TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 4 - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 4. Tần số Khoản 2. Dải tần số được phép và số lần được phép tần số vượt quá giới hạn trong trường hợp sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc chế độ cực kỳ khẩn cấp được xác định theo chu kỳ 01 năm hoặc 02 năm được quy định tại Bảng 2 như sau: Bảng 2 Dải tần số được phép và số lần được phép tần số vượt quá giới hạn trong trường hợp sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc chế độ cực kỳ khẩn cấp Dải tần số được phép (Hz) (“f” là tần số hệ thống điện) Số lần được phép theo chu kỳ thời gian (tính từ thời điểm bắt đầu chu kỳ) 52 ≥ f ≥ 51,25 07 lần trong 01 năm 51,25 > f > 50,5 50 lần trong 01 năm 49,5 > f > 48,75 60 lần trong 01 năm 48,75 ≥ f > 48 12 lần trong 01 năm 48 ≥ f ≥ 47,5 01 lần trong 02 năm Trong đó, một lần tần số hệ thống điện vượt quá giới hạn được phép là một lần tần số hệ thống điện vượt quá giới hạn được phép trong khoảng thời gian từ 05 giây (s) trở lên. Khoản 3. Trong quá trình vận hành hệ thống điện quốc gia, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia và huy động các loại hình dịch vụ phụ trợ để đảm bảo tần số nằm trong dải được phép. Điều 5. Ổn định hệ thống điện Khoản 1. Ổn định hệ thống điện là khả năng của hệ thống điện, với điều kiện vận hành ban đầu xác định, trở lại chế độ vận hành bình thường hoặc chế độ cân bằng xác lập sau khi xảy ra một kích động vật lý trong hệ thống điện làm thay đổi các thông số vận hành của hệ thống điện. Ổn định hệ thống điện được phân loại như sau: Điểm a) Ổn định quá độ (Transient Stability) là khả năng của các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành đồng bộ sau khi xảy ra các kích động lớn trong hệ thống điện; Điểm b) Ổn định tín hiệu nhỏ (Small Signal stability) là khả năng các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành đồng bộ sau khi xảy ra các kích động nhỏ trong hệ thống điện, với mức độ dập tắt các dao động công suất tự nhiên trong giới hạn cho phép; Điểm c) Ổn định điện áp động (Dynamic Voltage Stability) là khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích động lớn trong hệ thống điện; Điểm d) Ổn định điện áp tĩnh (Steady State Voltage Stability) là khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích động nhỏ trong hệ thống điện; Điểm đ) Ổn định tần số (Frequency Stability) là khả năng hệ thống điện duy trì được tần số xác lập sau khi xảy ra các kích động làm mất cân bằng công suất giữa nguồn điện và phụ tải điện. Khoản 2. Cộng hưởng dưới đồng bộ (cộng hưởng tần số thấp, Sub-Synchronous resonance) là hiện tượng tần số dao động riêng của hệ thống điện cộng hưởng với tần số dao động riêng của tuabin tổ máy phát điện làm tăng mô men xoắn tác động lên trục tuabin và rôto của tổ máy phát điện. Khoản 3. Hệ thống điện quốc gia đang vận hành ở chế độ bình thường hoặc sau khi sự cố đã được loại trừ phải duy trì chế độ đồng bộ và đáp ứng tiêu chuẩn về ổn định hệ thống điện được quy định tại Bảng 3 như sau: Bảng 3 Tiêu chuẩn về ổn định hệ thống điện Dạng ổn định Tiêu chuẩn ổn định Ổn định quá độ Góc pha của roto tổ máy phát điện không được vượt quá 120 độ. Dao động góc pha roto tổ máy phát điện phải được dập tắt trong khoảng 20 giây sau khi sự cố được loại trừ. Ổn định tín hiệu nhỏ Hệ số suy giảm của dao động (Damping Ratio) không được nhỏ hơn 5 %. Ổn định điện áp động Trong thời gian 05 giây sau khi sự cố được loại trừ, điện áp tại điểm sự cố phải được phục hồi ít nhất 75 % giá trị điện áp trước khi sự cố. Ổn định điện áp tĩnh Hệ thống điện phải có dự phòng công suất ít nhất 5% theo đặc tính P-V trong trường hợp 01 (một) phần tử bị tách ra khỏi vận hành (N-1). Ổn định tần số Hệ thống điện phải đảm bảo tiêu chuẩn về ổn định tần số đáp ứng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Điều 6. Điện áp Khoản 1. Các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải bao gồm 500 kV,220 kV. Khoản 2. Trong điều kiện làm việc bình thường hoặc khi có sự cố đơn lẻ xảy ra trong lưới điện truyền tải, điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải được quy định tại Bảng 4 như sau: Bảng 4 Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải Cấp điện áp Chế độ vận hành của hệ thống điện Vận hành bình thường Sự cố đơn lẻ 500 kV 475 ÷ 525 450 ÷ 550 220 kV 209 ÷ 242 198 ÷ 242 Khoản 3. Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng, trong chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp hoặc chế độ khôi phục hệ thống điện, cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện truyền tải tạm thời lớn hơn ± 10 % so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá ± 20 % so với điện áp danh định. Khoản 4. Trong thời gian sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110 % điện áp danh định ở các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ. Điều 7. Cân bằng pha Trong chế độ vận hành bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá 3 % điện áp danh định đối với các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải. Điều 8. Sóng hài Khoản 1. Giá trị cực đại cho phép của tổng mức biến dạng điện áp (tính theo % điện áp danh định) do các thành phần sóng hài bậc cao gây ra đối với các cấp điện áp 220 kV và 500 kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3 %. Khoản 2. Giá trị cực đại cho phép của tổng mức biến dạng phía phụ tải (tính theo % dòng điện danh định) đối với các cấp điện áp 220 kV và 500 kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%. Khoản 3. Trong chế độ vận hành bình thường, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đảm bảo tổng mức biến dạng do sóng hài trên lưới điện truyền tải không vượt quá các giá trị quy định Khoản 1 Điều này. Khoản 4. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm đảm bảo thiết bị đấu nối với lưới điện truyền tải không phát sóng hài lên lưới điện truyền tải vượt quá giá trị quy định tại Khoản 2 Điều này. Khoản 5. Trường hợp tổng mức biến dạng sóng hài có dấu hiệu vi phạm các giá trị quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải hoặc Đơn vị truyền tải điện có quyền yêu cầu đơn vị còn lại kiểm tra các giá trị sóng hài hoặc thuê đơn vị thí nghiệm độc lập thực hiện. Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy tổng mức biến dạng sóng hài vi phạm quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, đơn vị nào gây ra nguyên nhân và vi phạm quy định, đơn vị đó phải chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, xác minh, các thiệt hại và thực hiện các biện pháp khắc phục. Điều 9. Mức nhấp nháy điện áp Khoản 1. Mức nhấp nháy điện áp tối đa cho phép trong lưới điện truyền tải được quy định tại Bảng 5 như sau: Bảng 5 Mức nhấp nháy điện áp Cấp điện áp Plt95% Pst95% 220, 500 kV 0,6 0,8 Trong đó: Plt95% là ngưỡng giá trị của Plt sao cho trong khoảng 95 % thời gian đo (ít nhất 01 tuần) và 95 % số vị trí đo Plt không vượt quá giá trị này; Pst95% là ngưỡng giá trị của Pst sao cho trong khoảng 95 % thời gian đo (ít nhất 01 tuần) và 95 % số vị trí đo Pst không vượt quá giá trị này. Khoản 2. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm kiểm soát mức nhấp nháy điện áp trên lưới điện truyền tải đảm bảo mức nhấp nháy điện áp tại điểm đấu nối không vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 5 trong chế độ vận hành bình thường. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm đảm bảo thiết bị đấu nối của mình với lưới điện truyền tải không gây ra mức nhấp nháy điện áp trên lưới điện vượt quá giá trị quy định tại Bảng 5. Khoản 3. Trường hợp cho rằng mức nhấp nháy điện áp có dấu hiệu vi phạm các giá trị quy định tại Khoản 1 Điều này, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải hoặc Đơn vị truyền tải điện có quyền yêu cầu đơn vị còn lại kiểm tra mức nhấp nháy điện áp hoặc thuê đơn vị thí nghiệm độc lập thực hiện. Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy mức nhấp nháy điện áp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này, đơn vị nào gây ra nguyên nhân và vi phạm quy định, đơn vị đó phải chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, xác minh, các thiệt hại và thực hiện các biện pháp khắc phục. Điều 10. Dao động điện áp Khoản 1. Dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới điện truyền tải do phụ tải dao động gây ra không được vượt quá 2,5 % của điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho phép đối với từng cấp điện áp được quy định tại Điều 6 Thông tư này. Khoản 2. Trong trường hợp chuyển nấc phân áp dưới tải bằng tay, dao động điện áp tại điểm đấu nối với phụ tải không được vượt quá giá trị điều chỉnh điện áp của nấc phân áp máy biến áp điều áp dưới tải. Khoản 3. Cho phép mức điều chỉnh điện áp mỗi lần tối đa là 5 % giá trị điện áp danh định, với điều kiện việc điều chỉnh điện áp không được gây ra hỏng hóc thiết bị trên hệ thống điện truyền tải và thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải. Điều 11. Chế độ nối đất trung tính Khoản 1. Chế độ nối đất trung tính của lưới điện truyền tải là chế độ nối đất trực tiếp. Khoản 2. Trường hợp chế độ nối đất trung tính của một số thiết bị trong lưới điện truyền tải thực hiện khác với quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Điều 12. Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố Khoản 1. Trị số dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố bằng bảo vệ chính trên hệ thống điện được quy định tại Bảng 6 như sau: Bảng 6 Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố bằng bảo vệ chính Cấp điện áp Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép (kA) Thời gian tối đa loại trừ sự cố bằng bảo vệ chính (ms) Thời gian chịu đựng tối thiểu của thiết bị (s) Áp dụng đến hết ngày 31/12/2017 Áp dụng từ ngày 01/01/2018 500 kV 50 80 03 01 220 kV 50 100 03 01 Khoản 2. Đối với các thanh cái 110 kV của các trạm biến áp 500 kV hoặc 220 kV trong lưới điện truyền tải, có thể áp dụng dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép là 40 kA/1s. Khoản 3. Tổng giá trị điện kháng siêu quá độ chưa bão hòa của tổ máy phát điện (Xd’’-%) và điện kháng ngắn mạch của máy biến áp đầu cực (Uk-%) tính trong hệ đơn vị tương đối (đơn vị pu quy về công suất biểu kiến định mức của tổ máy phát điện) không được nhỏ hơn 40 %. Trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu trên, chủ đầu tư có trách nhiệm tính toán để đầu tư, lắp đặt thêm kháng điện để tổng giá trị của Xd’’, Uk và kháng điện tính trong hệ đơn vị tương đối (đơn vị pu quy về công suất biểu kiến định mức của tổ máy phát điện) không được nhỏ hơn 40 %. Khoản 4. Các công trình điện đấu nối vào hệ thống điện truyền tải có giá trị dòng điện ngắn mạch tại điểm đấu nối theo tính toán mà lớn hơn giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép quy định tại Bảng 6 thì chủ đầu tư các công trình điện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để hạn chế dòng điện ngắn mạch tại điểm đấu nối xuống thấp hơn hoặc bằng giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép quy định tại Bảng 6. Khoản 5. Bảo vệ chính trang thiết bị điện là bảo vệ chủ yếu và được lắp đặt, chỉnh định để thực hiện tác động trước tiên, đảm bảo các tiêu chí về nhanh, nhạy, chọn lọc và độ tin cậy tác động của hệ thống bảo vệ khi có sự cố xảy ra trong phạm vi bảo vệ đối với trang thiết bị được bảo vệ. Khoản 6. Trường hợp dòng điện ngắn mạch lớn nhất theo tính toán vượt quá giá trị quy định tại Bảng 6, Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực để được hướng dẫn thực hiện. Khoản 7. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thông báo giá trị dòng ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối để Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phối hợp trong quá trình đầu tư, lắp đặt thiết bị, đảm bảo thiết bị đóng cắt có đủ khả năng đóng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối trong ít nhất 10 năm tiếp theo. Điều 13. Hệ số chạm đất Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở các cấp điện áp không được vượt quá 1,4. Điều 14. Độ tin cậy của lưới điện truyền tải Khoản 1. Độ tin cậy của lưới điện truyền tải được xác định bằng tỷ lệ sản lượng điện năng không cung cấp được hàng năm do ngừng, giảm cung cấp điện không theo kế hoạch, ngừng, giảm cung cấp điện có kế hoạch và sự cố trên lưới điện truyền tải gây mất điện cho khách hàng. Khoản 2. Sản lượng điện năng không cung cấp được được tính bằng tích số giữa công suất phụ tải bị ngừng, giảm cung cấp điện với thời gian ngừng, giảm cung cấp điện tương ứng trong các trường hợp mất điện kéo dài trên 01 phút, trừ các trường hợp sau: Điểm a) Ngừng, giảm cung cấp điện do hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn; Điểm b) Ngừng, giảm mức cung cấp điện do sự kiện bất khả kháng (sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép). Khoản 3. Tỷ lệ sản lượng điện năng không cung cấp được của lưới điện truyền tải trong một năm được xác định theo công thức sau: Trong đó: - kkccđ: Tỷ lệ sản lượng điện năng không cung cấp được của lưới điện truyền tải trong 01 năm; - Ti: Thời gian ngừng, giảm cung cấp điện lần i kéo dài trên 01 phút, được xác định bằng khoảng thời gian từ lúc bắt đầu ngừng, giảm cung cấp cho tới lúc khôi phục được cung cấp điện (giờ); - Pi: Công suất phụ tải trung bình bị ngừng, giảm cung cấp điện lần thứ i (kW); - n: Số lần ngừng, giảm cung cấp điện năm tính toán; - Att: Tổng sản lượng điện truyền tải qua lưới điện truyền tải trong năm tính toán (kWh).
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 15 - Khoản 3 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 15. Tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải Khoản 3. Tỷ lệ sản lượng điện năng không cung cấp được của lưới điện truyền tải trong một năm được xác định theo công thức sau: Trong đó: - kkccđ: Tỷ lệ sản lượng điện năng không cung cấp được của lưới điện truyền tải trong 01 năm; - Ti: Thời gian ngừng, giảm cung cấp điện lần i kéo dài trên 01 phút, được xác định bằng khoảng thời gian từ lúc bắt đầu ngừng, giảm cung cấp cho tới lúc khôi phục được cung cấp điện (giờ); - Pi: Công suất phụ tải trung bình bị ngừng, giảm cung cấp điện lần thứ i (kW); - n: Số lần ngừng, giảm cung cấp điện năm tính toán; - Att: Tổng sản lượng điện truyền tải qua lưới điện truyền tải trong năm tính toán (kWh). Điều 15. Tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải Khoản 1. Tổn thất điện năng hàng năm trên lưới điện truyền tải được xác định theo công thức sau: ∆A = Attnhận - Attgiao Attnhận Trong đó: - ΔA: Tổn thất hàng năm trên lưới điện truyền tải; - Attnhận: Tổng lượng điện năng nhận vào lưới điện truyền tải trong năm là lượng điện năng nhận từ tất cả Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải tại các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cộng với tổng điện năng nhập khẩu qua lưới điện truyền tải; - Attgiao: Tổng lượng điện năng giao từ lưới điện truyền tải trong năm là lượng điện năng mà các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải tiếp nhận từ các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cộng với tổng điện năng xuất khẩu qua lưới điện truyền tải. Chương III DỰ BÁO NHU CẦU PHỤ TẢI ĐIỆN HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Điều 16. Quy định chung về dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia Khoản 1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia là dự báo cho toàn bộ phụ tải điện được cung cấp điện từ hệ thống điện quốc gia, trừ các phụ tải có nguồn cung cấp điện độc lập và không nối lưới điện quốc gia. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia là cơ sở để lập kế hoạch phát triển hệ thống điện truyền tải hàng năm, kế hoạch và phương thức vận hành hệ thống điện, vận hành thị trường điện. Khoản 2. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia bao gồm dự báo nhu cầu phụ tải điện năm, tháng, tuần, ngày và chu kỳ giao dịch thị trường điện. Khoản 3. Trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia Điểm a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện ba miền (Bắc, Trung, Nam) và tại các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải; Điểm b) Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện của mình, bao gồm dự báo nhu cầu phụ tải điện tổng hợp toàn đơn vị và nhu cầu phụ tải điện tại từng trạm biến áp 110 kV; Điểm c) Đơn vị bán buôn điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các số liệu dự báo nhu cầu xuất, nhập khẩu điện, trong đó bao gồm dự báo nhu cầu xuất, nhập khẩu điện tổng hợp và tại từng điểm đấu nối phục vụ xuất, nhập khẩu điện. Khoản 4. Đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện tại các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải và độ phân giải của chu kỳ dự báo nhu cầu phụ tải điện, tùy theo từng giai đoạn phát triển và yêu cầu của thị trường điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện quy định này. Điều 17. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm Khoản 1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm được thực hiện cho 01 năm tới (năm N+1) và 01 năm tiếp theo (năm N+2). Khoản 2. Số liệu phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện năm bao gồm: Điểm a) Số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng tháng về điện năng, công suất cực đại, biểu đồ ngày điển hình của 104 tuần với chu kỳ 30 phút/lần của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải và tại các trạm biến áp 110 kV trong hệ thống điện; Điểm b) Số liệu dự báo xuất, nhập khẩu điện từng tháng về điện năng, công suất cực đại, biểu đồ ngày điển hình của 104 tuần với chu kỳ 30 phút/lần của Đơn vị bán buôn điện. Khoản 3. Các yếu tố xét đến khi dự báo nhu cầu phụ tải điện năm bao gồm: Điểm a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của 02 năm tiếp theo được cơ quan có thẩm quyền công bố chính thức; Điểm b) Số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện và hệ số phụ tải hàng năm theo quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt; Điểm c) Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ, xuất, nhập khẩu điện trong ít nhất 05 năm trước gần nhất của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Đơn vị bán buôn điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Điểm d) Các giải pháp, mục tiêu của các Chương trình tiết kiệm năng lượng và Quản lý nhu cầu điện; Điểm đ) Những thông tin cần thiết khác. Khoản 4. Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia năm bao gồm: Công suất cực đại, điện năng, biểu đồ ngày điển hình của 104 tuần với chu kỳ 30 phút/lần của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện ba miền và tại các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với lưới điện phân phối. Khoản 5. Trình tự thực hiện Điểm a) Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Đơn vị bán buôn điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện năm trong phạm vi quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Đơn vị bán buôn điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải cung cấp không đúng hoặc không đủ số liệu theo đúng thời hạn quy định, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền căn cứ vào số liệu dự báo của năm trước để dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia. Điểm b) Trước ngày 01 tháng 9 hàng năm, căn cứ vào số liệu về dự báo nhu cầu phụ tải điện được các đơn vị cung cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện năm theo quy định tại Khoản 4 Điều này. Điều 18. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng Khoản 1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng được thực hiện cho 01 tháng tới. Khoản 2. Số liệu phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng bao gồm: Điểm a) Số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng tuần về điện năng, công suất cực đại, biểu đồ ngày điển hình từng tuần với chu kỳ 30 phút/lần của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải và tại các trạm biến áp 110 kV trong hệ thống điện; Điểm b) Số liệu dự báo xuất, nhập khẩu điện từng tuần về điện năng, công suất cực đại, biểu đồ ngày điển hình từng tuần với chu kỳ 30 phút/lần của Đơn vị bán buôn điện. Khoản 3. Các yếu tố xét đến khi dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng bao gồm: Điểm a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện từng tháng trong dự báo nhu cầu phụ tải điện năm đã công bố; Điểm b) Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ, xuất nhập khẩu, phụ tải cực đại ban ngày và buổi tối của tháng cùng kỳ năm trước và 03 tháng trước gần nhất của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Đơn vị bán buôn điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Điểm c) Các sự kiện có thể gây biến động lớn đến nhu cầu phụ tải điện và các thông tin cần thiết khác. Khoản 4. Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia tháng bao gồm: Công suất cực đại, điện năng, biểu đồ ngày điển hình từng tuần với chu kỳ 30 phút/lần của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện ba miền và tại các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với lưới điện phân phối. Khoản 5. Trình tự thực hiện Điểm a) Trước ngày 20 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Đơn vị bán buôn điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Đơn vị bán buôn điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải cung cấp không đúng hoặc không đủ số liệu theo đúng thời hạn quy định, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền căn cứ vào số liệu dự báo của tháng trước hoặc kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện năm để dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia. Điểm b) Trước 07 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng, căn cứ vào số liệu về dự báo nhu cầu phụ tải điện được các đơn vị cung cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng theo quy định tại Khoản 4 Điều này. Điều 19. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần Khoản 1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần được thực hiện cho 02 tuần tới. Khoản 2. Số liệu phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần bao gồm số liệu dự báo điện năng, công suất với chu kỳ 30 phút/lần trong từng ngày của 02 tuần tiếp theo của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải và tại các trạm biến áp 110 kV trong hệ thống điện. Khoản 3. Các yếu tố xét đến khi dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần bao gồm: Điểm a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần trong dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng và dự báo nhu cầu phụ tải điện của tuần trước đó đã công bố; Điểm b) Các số liệu thống kê về công suất và điện năng tiêu thụ, phụ tải cực đại ban ngày và buổi tối trong 04 tuần trước gần nhất của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải; Điểm c) Dự báo thời tiết của các ngày trong 02 tuần tới, các ngày lễ, tết và các sự kiện có thể gây biến động lớn đến nhu cầu phụ tải điện. Khoản 4. Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia tuần bao gồm: Điện năng, công suất với chu kỳ 30 phút/lần trong từng ngày của 02 tuần tiếp theo của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện ba miền và tại các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với lưới điện phân phối. Khoản 5. Trình tự thực hiện Điểm a) Trước 10h00 thứ Ba hàng tuần, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần trong phạm vi quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải cung cấp không đúng hoặc không đủ số liệu theo đúng thời hạn quy định, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền căn cứ vào số liệu dự báo của tuần trước hoặc kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng để dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia. Điểm b) Trước 15h00 thứ Năm hàng tuần, căn cứ vào số liệu về dự báo nhu cầu phụ tải điện được các đơn vị cung cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần theo quy định tại Khoản 4 Điều này. Điều 20. Dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày Khoản 1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày được thực hiện cho 02 ngày tới. Khoản 2. Các yếu tố xét đến khi dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày bao gồm: Điểm a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện trong dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần và dự báo nhu cầu phụ tải điện của ngày hôm trước đã công bố; Điểm b) Các số liệu công suất, điện năng thực tế của hệ thống điện trong 07 ngày trước; trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước; Điểm c) Dự báo thời tiết của 02 ngày tới và các thông tin cần thiết khác. Khoản 3. Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia ngày bao gồm các số liệu sau: Điện năng, công suất với chu kỳ 30 phút/lần của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện ba miền và tại các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với lưới điện phân phối. Khoản 4. Trước 10h00 hàng ngày, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 21. Dự báo nhu cầu phụ tải điện chu kỳ giao dịch thị trường điện Khoản 1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện chu kỳ giao dịch thị trường điện được thực hiện cho 01 (một) chu kỳ giao dịch tới và 08 (tám) chu kỳ giao dịch tiếp theo. Khoản 2. Các yếu tố xét đến khi dự báo nhu cầu phụ tải điện chu kỳ giao dịch thị trường điện bao gồm: Điểm a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện trong dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày và kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện chu kỳ giao dịch thị trường điện trước đó đã công bố; Điểm b) Các số liệu công suất, điện năng thực tế của hệ thống điện cùng kỳ tuần trước; Điểm c) Dự báo thời tiết tại thời điểm gần nhất; Điểm d) Các thông tin cần thiết khác. Khoản 3. Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện chu kỳ giao dịch thị trường điện bao gồm: Điểm a) Công suất và sản lượng của hệ thống điện quốc gia và hệ thống điện ba miền Bắc, Trung, Nam cho chu kỳ 30 phút của chu kỳ giao dịch tới và 08 (tám) chu kỳ giao dịch tiếp theo; Điểm b) Công suất và sản lượng tại từng điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với lưới điện phân phối cho chu kỳ 30 phút của chu kỳ giao dịch tới và 8 chu kỳ giao dịch tiếp theo. Khoản 4. Chậm nhất 15 phút trước chu kỳ giao dịch tiếp theo, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện chu kỳ giao dịch theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Chương IV LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 22 - Khoản 3 + Điểm b - Khoản 4 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 + Điểm a
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 22. Nguyên tắc chung Khoản 3 Điểm b) Công suất và sản lượng tại từng điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với lưới điện phân phối cho chu kỳ 30 phút của chu kỳ giao dịch tới và 8 chu kỳ giao dịch tiếp theo. Khoản 4. Chậm nhất 15 phút trước chu kỳ giao dịch tiếp theo, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện chu kỳ giao dịch theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Chương IV LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI Điều 22. Nguyên tắc chung Khoản 1. Hàng năm, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm lập kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải của năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2). Khoản 2. Kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải hàng năm được lập trên các cơ sở sau đây: Điểm a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện năm đã được công bố; Điểm b) Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt và các Thỏa thuận đấu nối đã ký; Điểm c) Đáp ứng các yêu cầu trong vận hành hệ thống điện quy định tại Chương II và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Chương V Thông tư này; Điểm d) Đáp ứng nhu cầu phụ tải điện và các yêu cầu vận hành hệ thống điện và thị trường điện; đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, ổn định hệ thống điện truyền tải quốc gia. Khoản 3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị truyền tải điện trong quá trình lập kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải để đảm bảo các công trình nguồn điện, lưới điện được đầu tư, đấu nối và vận hành đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 23. Nội dung kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải Kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải bao gồm các nội dung chính sau: Khoản 1. Đánh giá tình hình thực tế vận hành lưới điện truyền tải đến hết ngày 30 tháng 6 của năm hiện tại. Khoản 2. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tại từng điểm giao nhận giữa lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối cho năm tới và có xét đến 01 năm tiếp theo. Khoản 3. Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư và ước thực hiện đầu tư đối với danh mục lưới điện truyền tải thuộc kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải đã được duyệt đến hết ngày 31 tháng 12 năm hiện tại. Khoản 4. Danh mục các dự án nguồn điện đấu nối vào lưới điện truyền tải trong năm tới và có xét đến 01 năm tiếp theo, kèm theo dự kiến điểm đấu nối, thỏa thuận đấu nối của những dự án nguồn điện này. Khoản 5. Danh mục các công trình hệ thống thông tin, hệ thống SCADA, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống đo đếm, hệ thống thu thập số liệu đo đếm phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Khoản 6. Kết quả tính toán các chế độ xác lập hệ thống điện truyền tải cho từng tháng của năm tới, cho mùa khô và mùa mưa của 01 năm tiếp theo, bao gồm cả kết quả tính toán các phương án và đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chí N-1 của lưới điện truyền tải. Khoản 7. Kết quả tính toán dòng điện ngắn mạch tại các thanh cái 500 kV, 220 kV, 110 kV trong lưới điện truyền tải, trong đó phải xác định rõ các vị trí có giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất theo tính toán vượt quá 90 % giá trị lớn nhất cho phép quy định tại Điều 12 Thông tư này. Khoản 8. Kết quả tính toán, phân tích ổn định của hệ thống điện truyền tải. Khoản 9. Kết quả tính toán bù công suất phản kháng trên lưới điện truyền tải. Khoản 10. Xác định cụ thể các ràng buộc, hạn chế trên lưới điện truyền tải có thể ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện truyền tải bao gồm cả các ảnh hưởng đến yêu cầu về ổn định hệ thống điện quy định tại Điều 5 Thông tư này. Khoản 11. Đề xuất chỉ tiêu độ tin cậy và tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải cho năm tới theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư này. Khoản 12. Phân tích khả năng đáp ứng các yêu cầu trong vận hành hệ thống điện quy định tại Chương II Thông tư này, yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Chương V Thông tư này và đề xuất các giải pháp thực hiện để đáp ứng các yêu cầu quy định. Khoản 13. Phân tích và lựa chọn phương án đầu tư lưới điện truyền tải đảm bảo truyền tải hết công suất của các nhà máy điện, đáp ứng nhu cầu phụ tải điện, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và có chi phí thấp nhất. Khoản 14. Danh mục và tiến độ các hạng mục lưới điện truyền tải cần xây dựng theo từng tháng của năm tới và theo từng quý của 01 năm tiếp theo. Kế hoạch thu xếp vốn cho thực hiện từng công trình. Khoản 15. Các đề xuất, kiến nghị (nếu có). Điều 24. Trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ lập kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải Khoản 1. Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau: Điểm a) Danh sách các nhà máy điện mới dự kiến đấu nối vào lưới điện truyền tải trong năm tới và có xét đến 02 năm tiếp theo, tiến độ thực hiện đầu tư, đấu nối và ngày dự kiến vận hành của các nhà máy điện đó; Điểm b) Các thông số chính của các nhà máy điện sẽ đấu nối vào hệ thống điện truyền tải và thông tin về điểm đấu nối được quy định tại Phụ lục 1B ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm c) Các thay đổi liên quan đến đấu nối các nhà máy điện hiện có trong năm tới và có xét đến 02 năm tiếp theo. Khoản 2. Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối điện và bán lẻ, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau: Điểm a) Danh sách các điểm đấu nối dự kiến với lưới điện truyền tải năm tới và có xét đến 01 năm tiếp theo; danh mục các công trình lưới điện truyền tải được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư, xây dựng; Điểm b) Tiến độ dự kiến đóng điện của các điểm đấu nối mới; Điểm c) Công suất phụ tải cực đại tại các điểm đấu nối mới và các thông tin về đấu nối được quy định tại Phụ lục 1C ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm d) Dự kiến đề xuất các thay đổi (nếu có) của điểm đấu nối hiện tại với lưới điện truyền tải trong năm tới và có xét đến 01 năm tiếp theo. Khoản 3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau: Điểm a) Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện năm theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; Điểm b) Dự kiến nhu cầu dịch vụ phụ trợ năm tới, có xét đến 01 năm tiếp theo; Điểm c) Dự kiến kế hoạch huy động nguồn điện năm tới, có xét đến 01 năm tiếp theo. Khoản 4. Đơn vị bán buôn điện có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau: Điểm a) Công suất, điện năng xuất, nhập khẩu; Điểm b) Tiến độ đưa vào vận hành các công trình nguồn điện mới năm tới và có xét đến 02 năm tiếp theo. Điều 25. Trình tự lập, phê duyệt và công bố kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải Khoản 1. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm gửi đề nghị về cung cấp thông tin và thời hạn cung cấp thông tin đến Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị bán buôn điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải (bao gồm cả các khách hàng có nhu cầu đấu nối mới). Khoản 2. Trước ngày 01 tháng 9 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị bán buôn điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin theo các nội dung yêu cầu quy định tại Điều 24 Thông tư này cho Đơn vị truyền tải điện. Khoản 3. Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm hoàn thành dự thảo kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải cho năm tới và có xét đến 01 năm tiếp theo và gửi lấy ý kiến của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về đánh giá ảnh hưởng của các công trình lưới điện truyền tải dự kiến đầu tư đến việc đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy hệ thống điện truyền tải. Khoản 4. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải cho năm tới và có xét đến 01 năm tiếp theo và báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam để thông qua. Khoản 5. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm trình Cục Điều tiết điện lực kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải cho năm tới và có xét đến 01 năm tiếp theo đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua. Khoản 6. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt và công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Điều tiết điện lực kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải cho năm tới và có xét đến 01 năm tiếp theo. Khoản 7. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải được Cục Điều tiết điện lực phê duyệt, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm công bố rộng rãi trên Trang thông tin điện tử của đơn vị kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải đã được phê duyệt. Chương V ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI Mục 1. NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 26. Điểm đ)ấu nối Khoản 1. Điểm đấu nối là điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải vào hệ thống điện truyền tải. Điểm đ)ấu nối Khoản 2. Tùy thuộc vào cấu trúc của lưới điện, đường dây đấu nối, điểm đấu nối được xác định như sau: Điểm đ)ấu nối Khoản 2 Điểm a) Đối với đường dây trên không, điểm đấu nối là điểm cuối của chuỗi sứ đỡ treo dây xuất tuyến nối vào dao cách ly của trạm điện hoặc sân phân phối của nhà máy điện; Điểm đ)ấu nối Khoản 2 Điểm b) Đối với cáp ngầm, điểm đấu nối là đầu cốt trụ sứ dao cách ly phía xuất tuyến của trạm điện hoặc sân phân phối của nhà máy điện. Điểm đ)ấu nối Khoản 3. Trường hợp điểm đấu nối khác với quy định tại Khoản 2 Điều này, điểm đấu nối thay thế do hai bên tự thỏa thuận. Điểm đ)ấu nối Khoản 4. Điểm đấu nối phải được mô tả chi tiết bằng các bản vẽ, sơ đồ, thuyết minh có liên quan trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện. Điều 27. Ranh giới phân định tài sản và quản lý vận hành Khoản 1. Ranh giới phân định tài sản giữa Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải là điểm đấu nối. Khoản 2. Tài sản của mỗi bên tại điểm đấu nối phải được liệt kê chi tiết kèm theo các bản vẽ, sơ đồ có liên quan trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện. Khoản 3. Tài sản thuộc sở hữu của bên nào thì bên đó có trách nhiệm đầu tư, xây dựng, quản lý và vận hành theo các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Điều 28. Các yêu cầu chung Khoản 1. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải theo quy hoạch phát triển điện lực và kế hoạch đầu tư đã được duyệt, đảm bảo trang thiết bị lưới điện truyền tải đáp ứng các yêu cầu trong vận hành hệ thống điện theo quy định tại Chương II Thông tư này và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Chương này. Khoản 2. Việc đấu nối trang thiết bị điện, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải vào lưới điện truyền tải phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo trang thiết bị lưới điện truyền tải đáp ứng các yêu cầu trong vận hành hệ thống điện theo quy định tại Chương II Thông tư này và yêu cầu kỹ thuật chung và cụ thể tại điểm đấu nối quy định tại Chương này. Khoản 3. Trường hợp phương án đề nghị đấu nối của khách hàng không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thông báo cho khách hàng có nhu cầu đấu nối về đề nghị đấu nối không phù hợp với quy hoạch. Khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực do Bộ Công Thương ban hành trước khi thực hiện các bước tiếp theo về thỏa thuận đấu nối. Khoản 4. Đơn vị truyền tải điện và khách hàng có đề nghị đấu nối phải có Thỏa thuận đấu nối theo mẫu quy định tại Thông tư này, bao gồm những nội dung chính sau: Điểm a) Vị trí điểm đấu nối; Điểm b) Các nội dung kỹ thuật liên quan đến điểm đấu nối; Điểm c) Tiến độ thời gian hoàn thành đấu nối; Điểm d) Trách nhiệm đầu tư, quản lý vận hành; Điểm đ) Các nội dung thương mại của Thỏa thuận đấu nối. Khoản 5. Đơn vị truyền tải điện có quyền từ chối đề nghị đấu nối trong các trường hợp sau: Điểm a) Trang thiết bị, lưới điện của khách hàng có đề nghị đấu nối không đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông tư này và các quy chuẩn kỹ thuật ngành có liên quan; Điểm b) Đề nghị đấu nối không đúng với quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt. Khoản 6. Đơn vị truyền tải điện có quyền tách đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải ra khỏi lưới điện truyền tải trong trường hợp khách hàng vi phạm các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu vận hành theo quy định tại Thông tư này hoặc các vi phạm quy định về an toàn, vận hành trên tài sản của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có thể gây ảnh hưởng đến an toàn vận hành lưới điện truyền tải. Trường hợp hai bên không thống nhất về việc tách đấu nối thì phải thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp quy định tại Chương IX Thông tư này. Khoản 7. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có nhu cầu thay đổi, nâng cấp thiết bị hoặc thay đổi sơ đồ kết lưới trong phạm vi quản lý của mình có thể gây ảnh hưởng đến vận hành an toàn hệ thống điện truyền tải hoặc các thiết bị điện của Đơn vị truyền tải điện tại điểm đấu nối, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải thông báo bằng văn bản và phải được Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển thống nhất kế hoạch trước khi thực hiện. Khoản 8. Những thay đổi liên quan đến điểm đấu nối trong quá trình đầu tư, vận hành phải được cập nhật trong hồ sơ về điểm đấu nối và Thỏa thuận đấu nối đã ký. Khoản 9. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm lưu trữ các số liệu về chế độ làm việc, công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng và các sự cố trên các phần tử thuộc phạm vi quản lý của mình trong thời hạn 05 năm. Khi Đơn vị truyền tải điện yêu cầu, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến sự cố xảy ra trên các phần tử thuộc phạm vi quản lý của mình. Đối với các đấu nối phục vụ mua bán, trao đổi điện với nước ngoài hoặc đấu nối giữa nhà máy điện nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam với hệ thống điện quốc gia, các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu vận hành đối với thiết bị đấu nối vào lưới điện truyền tải được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Điểm a) Thực hiện theo các quy định, điều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia;
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 28 - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35 * Điều 36 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 28. Các yêu cầu chung Khoản 9 Điểm a) Thực hiện theo các quy định, điều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; Điểm b) Thỏa thuận thống nhất cụ thể giữa các bên liên quan để đáp ứng tối đa các yêu cầu, quy định kỹ thuật về hệ thống điện của mỗi nước và đảm bảo vận hành lưới điện liên kết, lưới điện đấu nối được an toàn, tin cậy và ổn định. Mục 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI Điều 29. Yêu cầu đối với thiết bị điện đấu nối Khoản 1. Sơ đồ đấu nối điện chính phải bao gồm các thiết bị điện từ cấp điện áp trung áp đến siêu cao áp tại điểm đấu nối và thể hiện được liên kết giữa lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải với lưới điện truyền tải. Các trang thiết bị điện phải được mô tả bằng các biểu tượng, ký hiệu tiêu chuẩn và được Cấp điều độ có quyền điều khiển đánh số thiết bị theo quy định tại Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 2. Máy cắt có liên hệ trực tiếp với điểm đấu nối và các hệ thống bảo vệ, điều khiển, đo lường đi kèm phải có đủ khả năng đóng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối đáp ứng sơ đồ phát triển lưới điện và nguồn điện trong quy hoạch phát triển điện lực được duyệt cho giai đoạn ít nhất 10 năm tiếp theo. Khoản 3. Các thiết bị trực tiếp đấu nối vào lưới điện truyền tải phải có đủ khả năng chịu đựng dòng điện ngắn mạch lớn nhất có thể xảy ra tại điểm đấu nối theo tính toán và thông báo của Đơn vị truyền tải điện đáp ứng sơ đồ phát triển lưới điện và nguồn điện trong quy hoạch phát triển điện lực được duyệt cho giai đoạn ít nhất 10 năm tiếp theo. Khoản 4. Máy cắt thực hiện thao tác tại điểm đấu nối với lưới điện truyền tải phải được trang bị thiết bị kiểm tra hoà đồng bộ nếu hai phía máy cắt đều có nguồn điện và được trang bị dao cách ly kèm theo các phương tiện khóa liên động để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. Điều 30. Yêu cầu đối với hệ thống rơ le bảo vệ Khoản 1. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm thiết kế, lắp đặt, chỉnh định và thử nghiệm hệ thống rơ le bảo vệ trong phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về tác động nhanh, độ nhạy, tính chọn lọc và tin cậy khi loại trừ sự cố, đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, tin cậy. Khoản 2. Việc phối hợp trang bị, lắp đặt các thiết bị rơ le bảo vệ tại điểm đấu nối phải được thỏa thuận giữa Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải. Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải không tự ý thay đổi thiết bị bảo vệ và các giá trị cài đặt của thiết bị rơ le bảo vệ khi chưa được sự đồng ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 3. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm ban hành phiếu chỉnh định rơ le thuộc phạm vi lưới điện truyền tải của Đơn vị truyền tải điện và thông qua các trị số chỉnh định liên quan đến lưới điện truyền tải đối với các thiết bị rơ le bảo vệ của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải. Khoản 4. Thời gian tối đa loại trừ sự cố trên các phần tử trong hệ thống điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải bằng các bảo vệ chính không vượt quá các giá trị quy định tại Điều 12 Thông tư này. Khoản 5. Trường hợp thiết bị bảo vệ của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải được yêu cầu kết nối với thiết bị bảo vệ của Đơn vị truyền tải điện thì các thiết bị này phải đáp ứng các yêu cầu của Đơn vị truyền tải điện về kết nối và được sự chấp thuận của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 6. Trường hợp lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải bị sự cố, thiết bị rơ le bảo vệ trong lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có thể được phép gửi lệnh đi cắt các máy cắt trên lưới điện truyền tải nhưng phải được sự chấp thuận của Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển đối với các máy cắt này và phải được ghi trong Thỏa thuận đấu nối. Khoản 7. Độ tin cậy tác động của hệ thống rơ le bảo vệ không nhỏ hơn 99 %. Khoản 8. Ngoài các yêu cầu quy định từ Khoản 1 đến Khoản 7 Điều này, hệ thống rơ le bảo vệ của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải và Đơn vị truyền tải điện phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau: Điểm a) Nhà máy điện phải được trang bị hệ thống hoà đồng bộ chính xác; Điểm b) Nhà máy điện phải được trang bị hệ thống giám sát ghi sự cố có chức năng đồng bộ thời gian GPS (Global Positioning System); Điểm c) Nhà máy điện có tổng công suất đặt từ 300 MW trở lên, phải được trang bị thiết bị có chức năng đo góc pha (PMU - Phasor Measurement Unit) và đồng bộ thời gian GPS (Global Positioning System). Nhà máy điện có tổng công suất đặt dưới 300 MW, việc trang bị PMU phải theo tính toán và yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Điểm d) Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải không phải Đơn vị phát điện có trách nhiệm trang bị, lắp đặt thiết bị ghi sự cố, thiết bị đo góc pha theo tính toán và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển, đảm bảo kết nối tương thích, tin cậy, ổn định với hệ thống ghi sự cố và đo góc pha đặt tại Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm tích hợp thiết bị ghi sự cố, thiết bị đo góc pha của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải với hệ thống đặt tại Cấp điều độ có quyền điều khiển; Điểm đ) Trong quá trình vận hành, khi có nhu cầu nâng cấp, thay thế thiết bị ghi sự cố, thiết bị đo góc pha, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm thông báo và thỏa thuận với Cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi thực hiện; Điểm e) Đường dây truyền tải điện cấp điện áp từ 220 kV trở lên đấu nối tổ máy phát điện hoặc sân phân phối của nhà máy điện phải có 02 kênh truyền thông tin liên lạc độc lập về vật lý phục vụ cho việc truyền tín hiệu rơ le bảo vệ giữa hai đầu đường dây với thời gian truyền không lớn hơn 20 ms; Điểm g) Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt rơ le tần số thấp trong phạm vi quản lý phục vụ tự động sa thải phụ tải theo tính toán và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 9. Phạm vi, cách bố trí và yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị rơ le bảo vệ cho tổ máy phát điện, máy biến áp, thanh cái và đường dây đấu nối vào lưới điện truyền tải theo Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa trong nhà máy điện và trạm biến áp do Cục Điều tiết điện lực ban hành. Điều 31. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin Khoản 1. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt, quản lý vận hành hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình và đảm bảo kết nối hệ thống này với hệ thống thông tin của Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển, đảm bảo thông tin liên lạc, truyền dữ liệu (bao gồm cả dữ liệu của hệ thống SCADA, PMU, giám sát ghi sự cố) đầy đủ, tin cậy và liên tục phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Các phương tiện thông tin liên lạc tối thiểu phục vụ công tác điều độ, vận hành gồm kênh trực thông, điện thoại và fax phải hoạt động tin cậy và liên tục. Khoản 2. Hệ thống thông tin của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải tương thích với hệ thống thông tin của Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khách hàng có thể thỏa thuận sử dụng hệ thống thông tin của Đơn vị truyền tải điện hoặc của các nhà cung cấp khác để kết nối với hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo thông tin liên tục và tin cậy phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Khoản 3. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đầu tư, quản lý hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý lưới điện truyền tải để phục vụ việc quản lý, vận hành hệ thống điện và thị trường điện; phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển để thiết lập đường truyền thông tin về Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 4. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải các yêu cầu về dữ liệu thông tin, truyền dữ liệu và giao diện thông tin cần thiết phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Khoản 5. Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm phối hợp với Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải trong việc thử nghiệm, kiểm tra và kết nối hệ thống thông tin, dữ liệu của khách hàng vào hệ thống thông tin, dữ liệu hiện có do đơn vị quản lý. Điều 32. Yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA Khoản 1. Trạm biến áp có cấp điện áp từ 220 kV trở lên, nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30 MW và nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải chưa kết nối đến Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU có 02 cổng kết nối trực tiếp, đồng thời và độc lập về vật lý với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 2. Nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30 MW và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải đã kết nối và được điều khiển, thao tác xa từ Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập 01 kết nối trực tiếp với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển và 02 kết nối trực tiếp với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều khiển. Trạm biến áp có cấp điện áp từ 220 kV trở lên đã kết nối và được điều khiển, thao tác xa từ Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập 02 kết nối trực tiếp với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều khiển. Trong trường hợp này, các thông tin, dữ liệu kết nối SCADA của nhà máy điện, trạm biến áp phải đảm bảo kết nối và chia sẻ thời gian thực về hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển phục vụ vận hành, điều độ hệ thống điện. Khoản 3. Trường hợp nhà máy điện, trạm biến áp có nhiều Cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm chia sẻ thông tin để phục vụ phối hợp vận hành hệ thống điện. Khoản 4. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị đầu cuối RTU/Gateway trong phạm vi quản lý, đường truyền dữ liệu hoặc thuê đường truyền dữ liệu của đơn vị cung cấp dịch vụ để đảm bảo kết nối, truyền dữ liệu liên tục, đầy đủ, tin cậy về hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển và hệ thống điều khiển của Trung tâm điều khiển (nếu có). Khoản 5. Thiết bị đầu cuối RTU/Gateway của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải có đặc tính kỹ thuật tương thích và đảm bảo kết nối được với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển và hệ thống điều khiển của Trung tâm điều khiển (nếu có). Khoản 6. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm tích hợp các dữ liệu theo danh sách dữ liệu đã thỏa thuận với Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải vào hệ thống SCADA của mình. Đơn vị truyền tải điện, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển để cấu hình, thiết lập cơ sở dữ liệu trên hệ thống của mình đảm bảo sự tương thích với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển và hệ thống điều khiển của Trung tâm điều khiển (nếu có). Khoản 7. Trường hợp hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển có sự thay đổi về công nghệ và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau thời điểm ký Thỏa thuận đấu nối dẫn đến phải thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống điều khiển, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải, Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết để các thiết bị của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải tương thích với các thay đổi của hệ thống SCADA. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp hệ thống điều khiển, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway để đảm bảo kết nối tương thích với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 8. Trong quá trình vận hành, khi có nhu cầu nâng cấp, mở rộng hệ thống điều khiển, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm thỏa thuận với Cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi thực hiện nâng cấp, mở rộng. Khoản 9. Yêu cầu danh sách dữ liệu, yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đầu cuối RTU/Gateway được quy định cụ thể tại Quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA do Cục Điều tiết điện lực ban hành. Điều 33. Nối đất trung tính máy biến áp Khoản 1. Cuộn dây phía cao áp của máy biến áp ba pha hoặc 03 (ba) máy biến áp một pha đấu nối vào lưới điện truyền tải phải đấu hình sao có điểm trung tính thích hợp cho việc nối đất. Khoản 2. Việc nối đất trung tính máy biến áp phải đảm bảo giá trị của hệ số chạm đất không vượt quá giá trị quy định tại Điều 13 Thông tư này. Điều 34. Hệ số công suất của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải Khoản 1. Trong chế độ vận hành bình thường, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải phải duy trì hệ số công suất (cosφ) tại vị trí đo đếm chính không nhỏ hơn 0,9 trong trường hợp nhận công suất phản kháng và không nhỏ hơn 0,98 trong trường hợp phát công suất phản kháng. Khoản 2. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải cung cấp cho Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông số về các thiết bị bù công suất phản kháng trong lưới điện của mình (nếu có), bao gồm: Điểm a) Công suất phản kháng định mức và dải điều chỉnh; Điểm b) Nguyên tắc điều chỉnh công suất phản kháng. Điều 35. Độ dao động phụ tải điện Tốc độ thay đổi công suất tiêu thụ của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải trong 01 phút không được vượt quá 10 % công suất tiêu thụ khi đang vận hành ở chế độ bình thường, trừ trường hợp Khách hàng sử dụng điện có thể điều chỉnh nhu cầu sử dụng điện theo yêu cầu hoặc có thỏa thuận khác với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Điều 36. Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số Khoản 1. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để thống nhất lắp đặt thiết bị và đảm bảo hoạt động của hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số trong hệ thống điện của mình theo tính toán và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 2. Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu sau:
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 36 - Khoản 2 + Điểm b * Điều 35 * Điều 36 * Điều 37 * Điều 38 * Điều 39 * Điều 40 * Điều 41 * Điều 42 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 36. Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số Khoản 2 Điểm b) Nguyên tắc điều chỉnh công suất phản kháng. Điều 35. Độ dao động phụ tải điện Tốc độ thay đổi công suất tiêu thụ của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải trong 01 phút không được vượt quá 10 % công suất tiêu thụ khi đang vận hành ở chế độ bình thường, trừ trường hợp Khách hàng sử dụng điện có thể điều chỉnh nhu cầu sử dụng điện theo yêu cầu hoặc có thỏa thuận khác với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Điều 36. Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số Khoản 1. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để thống nhất lắp đặt thiết bị và đảm bảo hoạt động của hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số trong hệ thống điện của mình theo tính toán và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 2. Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu sau: Điểm a) Độ tin cậy không nhỏ hơn 99 %; Điểm b) Việc sa thải không thành công của một phụ tải nào đó không làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống điện; Điểm c) Trình tự sa thải và lượng công suất sa thải theo tần số phải tuân thủ mức phân bổ của Cấp điều độ có quyền điều khiển; không được thay đổi trong bất kỳ trường hợp nào nếu không có sự cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 3. Rơ le tần số thấp phải được lắp đặt và vận hành theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 4. Trình tự khôi phục phụ tải sau khi tần số đã được khôi phục về chế độ vận hành bình thường phải tuân thủ theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Điều 37. Yêu cầu đối với Trung tâm điều khiển Khoản 1. Yêu cầu kỹ thuật chung Điểm a) Hệ thống giám sát, điều khiển và hệ thống thông tin lắp đặt tại Trung tâm điều khiển phải được trang bị thiết bị để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy các nhà máy điện, trạm điện do Trung tâm điều khiển thực hiện; Điểm b) Hệ thống giám sát, điều khiển của Trung tâm điều khiển phải có đặc tính kỹ thuật tương thích và đảm bảo kết nối, truyền dữ liệu của các nhà máy điện, trạm điện và thiết bị đóng cắt trên lưới điện ổn định, tin cậy và liên tục về hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển; Điểm c) Trung tâm điều khiển phải có nguồn điện dự phòng để đảm bảo vận hành bình thường trong trường hợp mất nguồn điện từ hệ thống điện quốc gia. Khoản 2. Yêu cầu kết nối của Trung tâm điều khiển a) Yêu cầu về kết nối hệ thống thông tin - Có 02 (hai) đường truyền dữ liệu độc lập kết nối với hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm thống nhất phương thức chia sẻ thông tin; - Có 02 (hai) đường truyền dữ liệu kết nối với hệ thống điều khiển và thông tin của nhà máy điện, trạm điện do Trung tâm thực hiện điều khiển từ xa; - Các phương tiện thông tin liên lạc tối thiểu phục vụ công tác điều độ gồm trực thông, điện thoại, fax và mạng máy tính phải hoạt động tốt. Điểm b) Yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA - Có 02 (hai) cổng kết nối trực tiếp, đồng thời và độc lập về vật lý với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm chia sẻ thông tin; - Có 02 (hai) cổng kết nối với thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống điều khiển của nhà máy điện, trạm điện và thiết bị đóng cắt trên lưới điện do Trung tâm thực hiện điều khiển từ xa. Điểm c) Trung tâm điều khiển phải trang bị màn hình giám sát và kết nối với hệ thống camera giám sát an ninh tại nhà máy điện, trạm điện và thiết bị đóng cắt trên lưới điện về Trung tâm điều khiển. Khoản 3. Nhà máy điện, trạm điện hoặc thiết bị đóng cắt trên lưới điện do Trung tâm điều khiển thực hiện điều khiển, thao tác từ xa phải được trang bị hệ thống giám sát, điều khiển, camera và thông tin viễn thông để truyền, kết nối dữ liệu ổn định, tin cậy và liên tục với Trung tâm điều khiển đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Mục 3. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐẤU NỐI ĐỐI VỚI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN VÀ NHIỆT ĐIỆN Điều 38. Yêu cầu khả năng huy động, điều khiển công suất tổ máy phát điện Khoản 1. Nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30 MW phải đầu tư các trang thiết bị, hệ thống điều khiển, hệ thống AGC đảm bảo kết nối ổn định, tin cậy và bảo mật với hệ thống điều khiển công suất tổ máy của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phục vụ điều khiển từ xa công suất tổ máy theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Yêu cầu kỹ thuật cụ thể về kết nối tín hiệu hệ thống AGC của tổ máy phát điện với hệ thống SCADA/EMS của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được quy định tại Quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA do Cục Điều tiết điện lực ban hành. Khoản 2. Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng phát công suất tác dụng định mức trong dải hệ số công suất từ 0,85 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,9 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) tại đầu cực của máy phát điện, phù hợp với đặc tính công suất phản kháng của tổ máy. Khoản 3. Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng tham gia vào việc điều chỉnh tần số sơ cấp và điều chỉnh tần số cấp II theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và điều khiển điện áp trong hệ thống điện thông qua việc điều chỉnh liên tục công suất tác dụng và công suất phản kháng của máy phát. Khoản 4. Trong chế độ vận hành bình thường, sự thay đổi điện áp tại điểm đấu nối với lưới điện truyền tải trong phạm vi cho phép theo quy định tại Điều 6 Thông tư này không được ảnh hưởng đến lượng công suất tác dụng đang phát và khả năng phát toàn bộ công suất phản kháng của tổ máy phát điện. Khoản 5. Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng liên tục phát công suất tác dụng định mức trong dải tần số từ 49 Hz đến 51 Hz. Trong dải tần số từ 46 Hz đến dưới 49 Hz và trên 51 Hz, mức giảm công suất không được vượt quá giá trị tính theo tỷ lệ yêu cầu của mức giảm tần số hệ thống điện, phù hợp với đặc tuyến quan hệ giữa công suất tác dụng và tần số của tổ máy. Thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện của nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30 MW hoặc nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải tương ứng với các dải tần số của hệ thống điện theo quy định tại Bảng 7 như sau: Bảng 7 Thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện tương ứng với các dải tần số của hệ thống điện Dải tần số của hệ thống điện Thời gian duy trì tối thiểu Nhà máy thủy điện Nhà máy nhiệt điện Từ 46 Hz đến 47,5 Hz 20 giây Không yêu cầu Trên 47,5 Hz đến 48,0 Hz 10 phút 10 phút Trên 48 Hz đến dưới 49 Hz 30 phút 30 phút Từ 49 Hz đến 51 Hz Phát liên tục Phát liên tục Trên 51 Hz đến 51,5 Hz 30 phút 30 phút Trên 51,5 Hz đến 52 Hz 03 phút 01 phút Khoản 6. Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng chịu được mức mất đối xứng điện áp trong hệ thống điện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và chịu được thành phần dòng điện thứ tự nghịch và thứ tự không xuất hiện trong thời gian loại trừ ngắn mạch pha - pha và pha - đất gần máy phát bằng bảo vệ dự phòng có liên hệ với điểm đấu nối mà không được phép tách ra khỏi vận hành. Khoản 7. Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng làm việc liên tục ở các chế độ sau: Điểm a) Tải không cân bằng giữa ba pha từ 10 % trở xuống; Điểm b) Hệ số đáp ứng của kích từ đối với tổ máy phát điện đồng bộ lớn hơn 0,5 %; Điểm c) Dòng điện thứ tự nghịch nhỏ hơn 5 % dòng điện định mức. Điều 39. Hệ thống kích từ của tổ máy phát điện Khoản 1. Hệ thống kích từ của tổ máy phát điện phải đảm bảo cho tổ máy phát điện có thể làm việc với dải hệ số công suất quy định tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư này. Hệ thống kích từ phải đảm bảo cho tổ máy phát điện vận hành ở công suất biểu kiến định mức (MVA) trong dải ± 5 % điện áp định mức tại đầu cực máy phát. Khoản 2. Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải được trang bị AVR hoạt động liên tục có khả năng giữ điện áp đầu cực với độ sai lệch không quá ± 0,5 % điện áp định mức trong toàn bộ dải làm việc cho phép của máy phát điện. Khoản 3. AVR phải có khả năng bù lại sự sụt áp trên máy biến áp đầu cực và đảm bảo sự phân chia ổn định công suất phản kháng giữa các máy phát điện cùng nối vào một thanh cái chung. Khoản 4. AVR phải cho phép cài đặt các giới hạn về: Điểm a) Dòng điện kích từ tối thiểu; Điểm b) Dòng điện kích từ tối đa. Khoản 5. Khi điện áp đầu cực máy phát điện nằm trong dải từ 80 đến 120 % điện áp định mức và tần số hệ thống nằm trong dải từ 47,5 đến 52 Hz, trong thời gian tối đa 0,1 giây hệ thống kích từ tổ máy phát điện phải có khả năng tăng dòng điện và điện áp kích từ tới các giá trị như sau: Điểm a) Đối với tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện: 1,8 lần giá trị định mức; Điểm b) Đối với tổ máy phát điện của nhà máy nhiệt điện: 2,0 lần giá trị định mức. Khoản 6. Tốc độ thay đổi điện áp kích từ không được thấp hơn 2,0 lần so với điện áp kích từ định mức/giây khi tổ máy phát điện mang tải định mức. Khoản 7. Tổ máy phát điện có công suất trên 30 MW phải trang bị thiết bị ổn định hệ thống điện (Power System Stabiliser - PSS) có khả năng làm suy giảm các dao động có tần số trong dải từ 0,1 Hz đến 5 Hz góp phần nâng cao ổn định hệ thống điện. Đơn vị phát điện phải cài đặt, hiệu chỉnh các thông số của thiết bị PSS theo tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo thiết bị PSS có hệ số suy giảm dao động (Damping ratio) không nhỏ hơn 5%. Đối với các tổ máy phát điện có trang bị thiết bị PSS, Đơn vị phát điện có trách nhiệm đưa thiết bị PSS vào hoạt động theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Điều 40. Hệ thống điều tốc của tổ máy phát điện Khoản 1. Tổ máy phát điện của nhà máy điện khi đang vận hành phải tham gia vào việc điều chỉnh tần số sơ cấp trong hệ thống điện quốc gia. Khoản 2. Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải được trang bị hệ thống điều tốc tác động nhanh đáp ứng được sự thay đổi của tần số hệ thống trong điều kiện vận hành bình thường. Hệ thống điều tốc phải có khả năng tiếp nhận và thực hiện các lệnh tăng, giảm hoặc thay đổi điểm đặt công suất từ hệ thống SCADA/EMS của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, trừ trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện không có yêu cầu. Khoản 3. Hệ thống điều tốc của tổ máy phát điện phải có khả năng chỉnh định giá trị hệ số tĩnh của đặc tính điều chỉnh nhỏ hơn hoặc bằng 5 %. Giá trị cài đặt của hệ số tĩnh của đặc tính điều chỉnh do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán và xác định. Khoản 4. Trừ các tổ máy phát điện đuôi hơi của nhà máy điện chu trình hỗn hợp, giá trị nhỏ nhất có thể đặt được của dải chết hệ thống điều tốc của các tổ máy phát điện phải nằm trong phạm vi ± 0,05 Hz. Giá trị dải chết hệ thống điều tốc của từng tổ máy phát điện sẽ được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán và xác định trong quá trình đấu nối và vận hành. Khoản 5. Hệ thống điều khiển bộ điều tốc phải cho phép cài đặt các giới hạn và các bảo vệ chống vượt tốc như sau: Điểm a) Đối với các tua bin hơi: Từ 104 % đến 112 % tốc độ định mức; Điểm b) Đối với tua bin khí và thủy điện: Từ 104% đến 130% tốc độ định mức; Điểm c) Trường hợp tổ máy phát điện vận hành trong khu vực lưới điện đang tạm thời bị tách khỏi hệ thống điện truyền tải quốc gia nhưng vẫn tiếp tục cấp điện cho khách hàng thì hệ thống điều tốc máy phát điện phải duy trì được sự ổn định tần số cho khu vực lưới điện đã tách ra. Điều 41. Khởi động đen Khoản 1. Tại các vị trí quan trọng trong hệ thống điện truyền tải, một số nhà máy điện phải có khả năng khởi động đen. Yêu cầu về trang bị khả năng khởi động đen phải được ghi rõ trong Thỏa thuận đấu nối. Khoản 2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xác định các vị trí quan trọng trong hệ thống điện quốc gia phải xây dựng các nhà máy điện có khả năng khởi động đen và phối hợp với Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phát điện trong quá trình thỏa thuận đấu nối để xác định các yêu cầu cụ thể về khởi động đen đối với từng nhà máy điện. Mục 4. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ, NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI Điều 42. Yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời Khoản 1. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát công suất tác dụng trong dải tần số từ 49 Hz đến 51 Hz theo các chế độ sau: Điểm a) Chế độ phát tự do: Vận hành phát điện công suất lớn nhất có thể theo sự biến đổi của nguồn năng lượng sơ cấp (gió hoặc mặt trời); Điểm b) Chế độ điều khiển công suất phát Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng điều chỉnh phát công suất tác dụng theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển phù hợp với sự biến đổi của nguồn năng lượng sơ cấp trong thời gian không quá 30 giây với độ sai số trong dải ± 01 % công suất định mức, cụ thể như sau: - Phát công suất theo đúng lệnh điều độ trong trường hợp nguồn sơ cấp biến thiên bằng hoặc lớn hơn giá trị dự báo; - Phát công suất lớn nhất có thể trong trường hợp nguồn sơ cấp biến thiên thấp hơn giá trị dự báo. Khoản 2. Trong chế độ vận hành bình thường, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải có khả năng phát công suất tác dụng và đảm bảo không bị ảnh hưởng do điện áp tại điểm đấu nối thay đổi trong dải cho phép quy định tại Điều 6 Thông tư này. Khoản 3. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với các dải tần số vận hành theo quy định tại Bảng 8 như sau: Bảng 8 Thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện của nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời tương ứng với các dải tần số của hệ thống điện Dải tần số của hệ thống điện Thời gian duy trì tối thiểu Từ 47,5 HZ đến 48,0 Hz 10 phút Trên 48 Hz đến dưới 49 Hz 30 phút Từ 49 Hz đến 51 Hz Phát liên tục Trên 51 Hz đến 51,5 Hz 30 phút Trên 51,5 Hz đến 52 Hz 01 phút Khoản 4. Khi tần số hệ thống điện lớn hơn 51 Hz, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải giảm công suất tác dụng với tốc độ không nhỏ hơn 01 % công suất định mức mỗi giây. Mức giảm công suất tương ứng với tần số được xác định theo công thức sau: Trong đó: - ΔP: Mức giảm công suất phát tác dụng (MW); - Pm: Công suất tác dụng tương ứng với thời điểm trước khi thực hiện giảm công suất (MW); - fn: Tần số hệ thống điện trước khi thực hiện giảm công suất (Hz). Khoản 5. Nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải có khả năng điều chỉnh công suất phản kháng và điện áp như sau:
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 42 - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 * Điều 43 * Điều 44 * Điều 45 * Điều 46
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 42. Yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời Khoản 4. Khi tần số hệ thống điện lớn hơn 51 Hz, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải giảm công suất tác dụng với tốc độ không nhỏ hơn 01 % công suất định mức mỗi giây. Mức giảm công suất tương ứng với tần số được xác định theo công thức sau: Trong đó: - ΔP: Mức giảm công suất phát tác dụng (MW); - Pm: Công suất tác dụng tương ứng với thời điểm trước khi thực hiện giảm công suất (MW); - fn: Tần số hệ thống điện trước khi thực hiện giảm công suất (Hz). Khoản 5. Nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải có khả năng điều chỉnh công suất phản kháng và điện áp như sau: Điểm a) Trường hợp nhà máy điện phát công suất tác dụng lớn hơn hoặc bằng 20 % công suất tác dụng định mức và điện áp trong dải vận hành bình thường, nhà máy điện phải có khả năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng trong dải hệ số công suất 0,95 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,95 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) tại điểm đấu nối ứng với công suất định mức; Điểm b) Trường hợp nhà máy điện phát công suất tác dụng nhỏ hơn 20 % công suất định mức, nhà máy điện có thể giảm khả năng nhận hoặc phát công suất phản kháng phù hợp với đặc tính của tổ máy phát điện; Điểm c) Trường hợp điện áp tại điểm đấu nối trong dải ± 10 % điện áp định mức, nhà máy điện phải có khả năng điều chỉnh điện áp tại điểm đấu nối với độ sai lệch không quá ± 0,5 % điện áp định mức (so với giá trị đặt điện áp) trong toàn bộ dải làm việc cho phép của tổ máy phát điện và hoàn thành trong thời gian không quá 02 phút; Điểm d) Trường hợp điện áp tại điểm đấu nối biến thiên ngoài dải ± 10 % điện áp định mức, nhà máy điện phải có khả năng điều chỉnh công suất phản kháng ở mức tối thiểu 2 % so với công suất phản kháng định mức tương ứng với mỗi % điện áp biến thiên tại điểm đấu nối. Khoản 6. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát điện tương ứng với dải điện áp tại điểm đấu nối trong thời gian như sau: Điểm a) Điện áp dưới 0,3 pu, thời gian duy trì tối thiểu là 0,15 giây; Điểm b) Điện áp từ 0,3 pu đến dưới 0,9 pu, thời gian duy trì tối thiểu được tính theo công thức sau: Trong đó: Tmin = 4 x U - 0,6 - Tmin (giây): Thời gian duy trì phát điện tối thiểu; - U (pu): Điện áp thực tế tại điểm đấu nối tính theo đơn vị pu. Điểm c) Điện áp từ 0,9 pu đến dưới 1,1 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện liên tục; Điểm d) Điện áp từ 1,1 pu đến dưới 1,15 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện trong thời gian 03 giây; Điểm đ) Điện áp từ 1,15 pu đến dưới 1,2 pu, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời phải duy trì vận hành phát điện trong thời gian 0,5 giây. Khoản 7. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải đảm bảo không gây ra thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha tại điểm đấu nối quá 01 % điện áp danh định. Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời phải có khả năng chịu được thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha tại điểm đấu nối tới 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp từ 220 kV trở lên. Khoản 8. Tổng mức biến dạng sóng hài do nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời gây ra tại điểm đấu nối không vượt quá giá trị 03 %. Khoản 9. Mức nhấp nháy điện áp do nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời gây ra tại điểm đấu nối không được vượt quá giá trị quy định tại Điều 9 Thông tư này. Mục 5. TRÌNH TỰ THỎA THUẬN ĐẤU NỐI Điều 43. Trình tự thỏa thuận đấu nối Khoản 1. Khi có nhu cầu đấu nối mới hoặc thay đổi điểm đấu nối hiện tại, khách hàng có nhu cầu đấu nối phải gửi hồ sơ đề nghị đấu nối cho Đơn vị truyền tải điện. Khoản 2. Hồ sơ đề nghị đấu nối bao gồm: Điểm a) Văn bản đề nghị đấu nối, kèm theo các nội dung theo mẫu quy định tại các Phụ lục 1A, 1B, 1C ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Các tài liệu kỹ thuật về các trang thiết bị dự định đấu nối hoặc các thay đổi dự kiến tại điểm đấu nối hiện tại; Điểm c) Thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kinh tế - kỹ thuật của dự án đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối hiện tại. Khoản 3. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối đầy đủ và hợp lệ, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm: Điểm a) Xem xét các yêu cầu liên quan đến thiết bị điện dự kiến tại điểm đấu nối; Điểm b) Chủ trì thực hiện đánh giá ảnh hưởng của việc đấu nối trang thiết bị, lưới điện, nhà máy điện của khách hàng có nhu cầu đấu nối đối với lưới điện truyền tải, bao gồm các nội dung chính sau: - Tính toán các chế độ xác lập cho lưới điện khu vực đề nghị đấu nối trong giai đoạn 10 năm tiếp theo, bao gồm cả kết quả tính toán các phương án và đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chí N-1 của lưới điện truyền tải khu vực; - Tính toán, đánh giá dòng điện ngắn mạch tại các điểm đấu nối vào lưới điện truyền tải; - Xác định cụ thể các ràng buộc, hạn chế do đấu nối mới có thể ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện truyền tải; - Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu trong vận hành hệ thống điện quy định tại Chương II Thông tư này, yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại Chương này. Điểm c) Dự thảo Thỏa thuận đấu nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cho khách hàng có nhu cầu đấu nối và Cấp điều độ có quyền điều khiển; Điểm d) Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối đầy đủ và hợp lệ của khách hàng, gửi văn bản đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị có liên quan có ý kiến chính thức về các nội dung chính sau: - Đánh giá ảnh hưởng của đấu nối đối với hệ thống điện truyền tải; - Các nội dung liên quan đến yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị điện tại điểm đấu nối, yêu cầu phục vụ vận hành, điều độ đối với các tổ máy phát điện, yêu cầu về trang bị hệ thống sa thải phụ tải theo tần số đối với khách hàng sử dụng điện để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật quy định tại Chương II và Chương V Thông tư này; - Dự thảo Thỏa thuận đấu nối theo các nội dung được quy định tại Phụ lục Thông tư này. Khoản 4. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị truyền tải điện để thực hiện đánh giá ảnh hưởng của đấu nối đối với hệ thống điện truyền tải theo các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này. Khoản 5. Khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khác cho Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển để xác định các đặc tính kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật cần thiết khác đảm bảo vận hành an toàn, ổn định và tin cậy hệ thống điện truyền tải. Khoản 6. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của Đơn vị truyền tải điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đối với các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 3 và Khoản 4 Điều này cho Đơn vị truyền tải điện. Khoản 7. Sau khi nhận được ý kiến góp ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị liên quan khác, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo Thỏa thuận đấu nối, thỏa thuận thống nhất với khách hàng có nhu cầu đấu nối các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối và cùng khách hàng ký Thỏa thuận đấu nối. Khoản 8. Thỏa thuận đấu nối được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản. Đơn vị truyền tải có trách nhiệm gửi 01 bản sao cho Cấp điều độ có quyền điều khiển, và các đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng, đóng điện chạy thử và vận hành chính thức. Khoản 9. Thời gian xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối, thỏa thuận các nội dung liên quan và ký Thỏa thuận đấu nối thực hiện theo quy định tại Điều 44 Thông tư này. Khoản 10. Trường hợp khách hàng có nhu cầu đấu nối vào lưới điện hoặc thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải khác, khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm thỏa thuận trực tiếp với Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải này. Trước khi thỏa thuận thống nhất với khách hàng có nhu cầu đấu nối về phương án đấu nối, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải sở hữu thiết bị có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị truyền tải điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo thiết bị của khách hàng có nhu cầu đấu nối đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị tại điểm đấu nối quy định tại Thông tư này. Các nội dung phát sinh liên quan đến đấu nối mới với khách hàng có nhu cầu đấu nối, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm cập nhật các nội dung này vào Thỏa thuận đấu nối đã ký với Đơn vị truyền tải điện. Khoản 11. Trường hợp đấu nối vào thanh cái cấp điện áp 110 kV hoặc trung áp thuộc các trạm biến áp 500 kV hoặc 220 kV trong phạm vi quản lý của Đơn vị truyền tải điện, trình tự và thủ tục thỏa thuận đấu nối được thực hiện theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này. Điều 44. Thời hạn xem xét và ký thỏa thuận đấu nối Thời hạn để thực hiện các bước đàm phán và ký Thỏa thuận đấu nối được quy định tại Bảng 9 như sau: Bảng 9 Thời hạn xem xét và ký Thỏa thuận đấu nối Các nội dung thực hiện Thời gian thực hiện Trách nhiệm thực hiện Gửi hồ sơ đề nghị đấu nối đầy đủ và hợp lệ Khách hàng có nhu cầu đấu nối Xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối, chuẩn bị dự thảo Thỏa thuận đấu nối và gửi lấy ý kiến các đơn vị Không quá 35 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Đơn vị truyền tải điện chủ trì, phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị liên quan Hoàn thiện dự thảo Thỏa thuận đấu nối, thỏa thuận thống nhất và ký kết Thỏa thuận đấu nối Không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan Đơn vị truyền tải điện và khách hàng có nhu cầu đấu nối Mục 6. THỰC HIỆN THỎA THUẬN ĐẤU NỐI Điều 45. Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối Đơn vị truyền tải điện và khách hàng có nhu cầu đấu nối có quyền tiếp cận các thiết bị tại điểm đấu nối trong quá trình khảo sát để lập phương án đấu nối, thiết kế, thi công, lắp đặt, thử nghiệm, kiểm tra, thay thế, tháo dỡ, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị đấu nối. Điều 46. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối Khoản 1. Hồ sơ phục vụ kiểm tra tổng thể điều kiện đóng điện điểm đấu nối (các tài liệu kỹ thuật có xác nhận của khách hàng có nhu cầu đấu nối và bản sao các tài liệu pháp lý được chứng thực theo quy định), bao gồm: Điểm a) Các biên bản nghiệm thu từng phần và toàn phần các thiết bị đấu nối của nhà máy điện, đường dây và trạm biến áp vào lưới điện truyền tải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Việt Nam cho phép áp dụng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đấu nối quy định tại Chương này; Điểm b) Tài liệu thiết kế kỹ thuật được phê duyệt và sửa đổi, bổ sung (nếu có) so với thiết kế ban đầu, bao gồm các tài liệu sau: - Thuyết minh chung, mặt bằng bố trí thiết bị điện; - Sơ đồ nối điện chính, sơ đồ nhất thứ một sợi phần điện; - Sơ đồ nguyên lý, thiết kế của hệ thống bảo vệ, tự động hóa và điều khiển thể hiện rõ các máy cắt, máy biến dòng, máy biến điện áp, chống sét, dao cách ly, mạch logic thao tác đóng cắt liên động theo trạng thái máy cắt; - Sơ đồ nhị thứ của hệ thống bảo vệ, tự động hóa và điều khiển; - Sơ đồ thể hiện chi tiết phương án đấu nối công trình điện của khách hàng với lưới điện truyền tải và thông số của đường dây đấu nối; - Các sơ đồ có liên quan khác (nếu có). Điểm c) Các tài liệu về thông số kỹ thuật và quản lý vận hành bao gồm các tài liệu sau: - Thông số kỹ thuật của thiết bị lắp đặt bao gồm cả thông số đo lường thực tế của đường dây đấu nối; - Tài liệu về hệ thống năng lượng sơ cấp, tài liệu kỹ thuật về hệ thống kích từ, điều tốc, mô hình mô phỏng và tài liệu hướng dẫn mô phỏng của hệ thống kích từ, điều tốc, hệ thống PSS, sơ đồ hàm truyền Laplace cùng các giá trị cài đặt (đối với công trình mới là nhà máy điện); - Tài liệu hướng dẫn chỉnh định rơ le bảo vệ, tự động hóa, phần mềm chuyên dụng để giao tiếp và chỉnh định rơ le bảo vệ, các trị số chỉnh định rơ le bảo vệ từ điểm đấu nối về phía khách hàng; - Tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị của nhà chế tạo và các tài liệu kỹ thuật có liên quan khác. Điểm d) Tính toán, đề xuất kế hoạch khởi động, chạy thử; đề xuất phương thức đóng điện và vận hành. Khoản 2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các nội dung, tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện phục vụ lập phương thức đóng điện theo thời hạn sau: Điểm a) Chậm nhất 03 tháng trước ngày dự kiến đưa nhà máy điện vào vận hành thử lần đầu; Điểm b) Chậm nhất 02 tháng trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu. Khoản 3. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm lập phương thức đóng điện đưa công trình mới vào vận hành để đảm bảo an toàn, tin cậy cho thiết bị trong hệ thống điện quốc gia. Khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển trong quá trình lập phương thức đóng điện. Khoản 4. Chậm nhất 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi cho khách hàng có nhu cầu đấu nối các tài liệu sau: Điểm a) Sơ đồ đánh số thiết bị; Điểm b) Các yêu cầu về phương thức nhận lệnh điều độ; Điểm c) Các yêu cầu đối với chỉnh định rơ le bảo vệ, tự động hóa của khách hàng từ điểm đấu nối về phía khách hàng; phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ, tự động hóa thuộc phạm vi lưới điện truyền tải và các trị số chỉnh định liên quan đến lưới điện truyền tải đối với các thiết bị rơ le bảo vệ, tự động hóa của khách hàng có nhu cầu đấu nối; Điểm d) Phương thức đóng điện đã thống nhất với khách hàng có nhu cầu đấu nối; Điểm đ) Các yêu cầu về thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; Điểm e) Các yêu cầu về thiết lập hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ; Điểm g) Các yêu cầu về kết nối và vận hành đối với hệ thống SCADA, thiết bị giám sát ghi sự cố, hệ thống PMU và hệ thống PSS; Điểm h) Các yêu cầu về trang bị hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng cần thiết khác phục vụ vận hành thị trường điện; Điểm i) Danh mục các Quy trình liên quan đến vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Điểm k) Danh sách các cán bộ liên quan và điều độ viên kèm theo số điện thoại và số fax liên lạc.
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 46 - Khoản 4 + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k - Khoản 5 - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 7 * Điều 47 * Điều 48 * Điều 49 * Điều 50 * Điều 51 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 46. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối Khoản 4 Điểm d) Phương thức đóng điện đã thống nhất với khách hàng có nhu cầu đấu nối; Điểm đ) Các yêu cầu về thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; Điểm e) Các yêu cầu về thiết lập hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ; Điểm g) Các yêu cầu về kết nối và vận hành đối với hệ thống SCADA, thiết bị giám sát ghi sự cố, hệ thống PMU và hệ thống PSS; Điểm h) Các yêu cầu về trang bị hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng cần thiết khác phục vụ vận hành thị trường điện; Điểm i) Danh mục các Quy trình liên quan đến vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Điểm k) Danh sách các cán bộ liên quan và điều độ viên kèm theo số điện thoại và số fax liên lạc. Khoản 5. Chậm nhất 20 ngày làm việc trước ngày đóng điện điểm đấu nối, khách hàng có nhu cầu đấu nối phải thỏa thuận thống nhất với Cấp điều độ có quyền điều khiển lịch chạy thử, phương thức đóng điện và vận hành các trang thiết bị điện. Khoản 6. Chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày đóng điện điểm đấu nối, khách hàng có nhu cầu đấu nối phải cung cấp cho Đơn vị truyền tải điện các nội dung sau: Điểm a) Lịch chạy thử, phương thức đóng điện và vận hành các trang thiết bị điện đã thỏa thuận thống nhất với Cấp điều độ có quyền điều khiển; Điểm b) Thỏa thuận phân định trách nhiệm mỗi bên về quản lý, vận hành trang thiết bị đấu nối; Điểm c) Các quy định nội bộ về vận hành an toàn thiết bị đấu nối; Điểm d) Danh sách các nhân viên vận hành đã được đào tạo đủ năng lực theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành, bao gồm họ tên, chức danh chuyên môn, trách nhiệm, số điện thoại và số fax liên lạc. Khoản 7. Chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày đóng điện điểm đấu nối, khách hàng có nhu cầu đấu nối phải cung cấp cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các nội dung quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 6 Điều này và cung cấp cho Đơn vị bán buôn điện nội dung quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này. Điều 47. Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối Khoản 1. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện đóng điện điểm đấu nối, khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm thỏa thuận với Đơn vị truyền tải điện ngày thực hiện kiểm tra thực tế tại điểm đấu nối. Khoản 2. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thỏa thuận với khách hàng có nhu cầu đấu nối về trình tự kiểm tra hồ sơ, biên bản nghiệm thu và thực tế lắp đặt trang thiết bị tại điểm đấu nối. Khoản 3. Trường hợp Đơn vị truyền tải điện thông báo điểm đấu nối hoặc trang thiết bị liên quan đến điểm đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối chưa đủ điều kiện đóng điện thì khách hàng có trách nhiệm hiệu chỉnh, bổ sung hoặc thay thế trang thiết bị theo yêu cầu và thỏa thuận lại với Đơn vị truyền tải điện thời gian tiến hành kiểm tra lần sau. Khoản 4. Trường hợp Cấp điều độ có quyền điều khiển cảnh báo việc đóng điện có nguy cơ ảnh hưởng đến vận hành an toàn, ổn định, tin cậy của hệ thống điện truyền tải hoặc thiết bị của khách hàng thì khách hàng có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện để kiểm tra lại nội dung liên quan đến cảnh báo, thống nhất phương án giải quyết và thỏa thuận lại với Đơn vị truyền tải điện thời gian tiến hành kiểm tra lần sau. Khoản 5. Trường hợp khách hàng có nhu cầu đấu nối nhận thấy việc thực hiện đóng điện công trình điện có khả năng ảnh hưởng đến vận hành ổn định, an toàn thiết bị của khách hàng, khách hàng có trách nhiệm đề xuất với đơn vị có liên quan để phối hợp xử lý và thỏa thuận lại với Đơn vị truyền tải điện thời gian tiến hành kiểm tra lần sau. Khoản 6. Đơn vị truyền tải điện, khách hàng có nhu cầu đấu nối và các đơn vị liên quan tham gia kiểm tra có trách nhiệm ký vào Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối. Điều 48. Đóng điện điểm đấu nối Khoản 1. Sau khi có Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối xác nhận đủ điều kiện đóng điện, khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm gửi cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện văn bản đăng ký đóng điện điểm đấu nối kèm theo các tài liệu sau: Điểm a) Các tài liệu xác nhận công trình đủ các thủ tục về pháp lý và kỹ thuật: - Các thiết bị trong phạm vi đóng điện đã được thí nghiệm, kiểm tra đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối; - Bản sao Biên bản kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối; - Hệ thống đo đếm đã được hoàn thiện theo quy định, đã chốt chỉ số các công tơ giao nhận điện năng; - Hợp đồng mua bán điện đã ký hoặc thỏa thuận về mua bán điện; - Hồ sơ nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. b) Các tài liệu xác nhận công trình đủ điều kiện về vận hành và điều độ bao gồm: - Thiết bị nhất thứ đã được đánh số đúng theo sơ đồ nhất thứ do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành; - Hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hóa, hệ thống điều khiển, kích từ và điều tốc đã được cài đặt, chỉnh định đúng theo các yêu cầu quy định tại Thông tư và của Cấp điều độ có quyền điều khiển; - Danh sách nhân viên vận hành đã được đào tạo đủ năng lực, trình độ theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành, bao gồm họ tên, chức danh chuyên môn, trách nhiệm, số điện thoại và số fax; - Phương tiện thông tin điều độ theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành; - Hoàn thiện kết nối thông tin, tín hiệu đầy đủ với hệ thống SCADA, hệ thống giám sát ghi sự cố, hệ thống PMU và hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền điều khiển; - Quy trình phối hợp vận hành đã được thống nhất giữa Đơn vị phát điện với Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 2. Trường hợp việc đóng điện điểm đấu nối của khách hàng có ảnh hưởng đến chế độ vận hành hoặc phải tách thiết bị trên lưới điện truyền tải ra khỏi vận hành, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đăng ký với Cấp điều độ có quyền điều khiển kế hoạch tách thiết bị thuộc phạm vi quản lý của mình để phối hợp đóng điện điểm đấu nối. Khoản 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đóng điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị truyền tải điện và khách hàng có nhu cầu đấu nối về thời gian và phương thức đóng điện điểm đấu nối. Khoản 4. Đơn vị truyền tải điện và khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm phối hợp thực hiện đóng điện điểm đấu nối theo phương thức đã được Cấp điều độ có quyền điều khiển thông báo. Điều 49. Chạy thử, nghiệm thu để đưa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối Khoản 1. Trong thời gian chạy thử, nghiệm thu để đưa vào vận hành các thiết bị sau điểm đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối, khách hàng có nhu cầu đấu nối phải cử nhân viên vận hành, cán bộ có thẩm quyền trực 24/24h và thông báo danh sách cán bộ trực kèm theo số điện thoại, số fax để liên hệ với Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển khi cần thiết. Khoản 2. Trình tự chạy thử, nghiệm thu thực hiện theo quy trình hướng dẫn của nhà chế tạo và các quy định hiện hành (nếu có). Khoản 3. Trong thời gian chạy thử, nghiệm thu, khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị truyền tải điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị có liên quan khác để giảm thiểu ảnh hưởng của các thiết bị mới đang được chạy thử, nghiệm thu đến vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện truyền tải quốc gia. Khoản 4. Kết thúc quá trình chạy thử, nghiệm thu, khách hàng có nhu cầu đấu nối có trách nhiệm xác nhận và cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện: Điểm a) Thông số kỹ thuật thực tế của các thiết bị điện, đường dây, trạm biến áp, tổ máy phát điện; Điểm b) Kết quả thí nghiệm và thông số cài đặt thực tế của các hệ thống kích từ, hệ thống điều tốc; Điểm c) Các yêu cầu kỹ thuật khác đã được thống nhất trong Thỏa thuận đấu nối. Trường hợp các thiết bị của khách hàng có nhu cầu đấu nối không đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và Thỏa thuận đấu nối đã ký, Đơn vị truyền tải điện hoặc Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền chưa thực hiện đấu nối nhà máy điện hoặc lưới điện của khách hàng vào lưới điện truyền tải và yêu cầu khách hàng có nhu cầu đấu nối thực hiện các biện pháp bổ sung và khắc phục. Khoản 5. Lưới điện, nhà máy điện và các thiết bị điện sau điểm đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối chỉ được chính thức đưa vào vận hành sau khi đã có đầy đủ biên bản thí nghiệm, chạy thử, nghiệm thu từng phần, toàn phần và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Thông tư này và Thỏa thuận đấu nối đã ký. Điều 50. Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị sau khi chính thức đưa vào vận hành Khoản 1. Trong quá trình vận hành, Đơn vị truyền tải điện hoặc Cấp điều độ có quyền điều khiển (sau đây gọi là bên có yêu cầu kiểm tra bổ sung) có quyền yêu cầu Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải thực hiện kiểm tra, thử nghiệm, thí nghiệm bổ sung các thiết bị trong phạm vi quản lý của khách hàng cho các mục đích sau: Điểm a) Kiểm tra sự đáp ứng của các thiết bị trong lưới điện, nhà máy điện và tại điểm đấu nối với các quy định tại Thông tư này, quy chuẩn kỹ thuật được phép áp dụng tại Việt Nam và các yêu cầu cụ thể trong Thỏa thuận đấu nối đã ký; Điểm b) Kiểm tra sự tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện và Thỏa thuận đấu nối đã ký đối với các thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải; Điểm c) Đánh giá ảnh hưởng của lưới điện, nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải đến sự vận hành an toàn, ổn định và tin cậy của hệ thống điện quốc gia; Điểm d) Chuẩn xác và hiệu chỉnh lại các thông số kỹ thuật của các tổ máy phát điện và lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phục vụ tính toán, vận hành an toàn, ổn định và tin cậy hệ thống điện quốc gia. Khoản 2. Chi phí thực hiện kiểm tra, thử nghiệm và thí nghiệm bổ sung phải được hai bên thỏa thuận và quy định trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện. Trường hợp chưa quy định trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện, thực hiện như sau: Điểm a) Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy các thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải không tuân thủ các quy định tại Thông tư này và quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho các thiết bị thì Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải chịu toàn bộ các chi phí kiểm tra và thử nghiệm bổ sung; Điểm b) Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện vi phạm, bên có yêu cầu kiểm tra bổ sung phải chịu toàn bộ các chi phí kiểm tra và thử nghiệm bổ sung. Đối với yêu cầu kiểm tra theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải báo cáo và được sự cho phép của Cục Điều tiết điện lực trước khi thực hiện kiểm tra. Khoản 3. Trước khi kiểm tra và thử nghiệm bổ sung lưới điện và thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải, bên có yêu cầu kiểm tra bổ sung phải thông báo trước ít nhất 15 ngày cho Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải về nội dung, thời điểm, thời gian kiểm tra và danh sách các cán bộ tham gia kiểm tra. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để bên có yêu cầu kiểm tra bổ sung thực hiện công tác kiểm tra. Khoản 4. Trong quá trình kiểm tra, bên có yêu cầu kiểm tra bổ sung được phép lắp đặt các thiết bị giám sát và kiểm tra trong lưới điện và thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải nhưng không được làm ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị và an toàn vận hành của nhà máy điện, lưới điện và thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải. Khoản 5. Trong quá trình vận hành, trường hợp thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải tại điểm đấu nối phát sinh các vấn đề kỹ thuật không đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy cho hệ thống điện truyền tải, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải và Đơn vị truyền tải điện về nguy cơ vận hành không đảm bảo an toàn cho hệ thống điện truyền tải và yêu cầu thời gian khắc phục các vấn đề kỹ thuật không đảm bảo. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải tiến hành các biện pháp khắc phục và thử nghiệm lại để đưa thiết bị sau điểm đấu nối vào vận hành trở lại theo quy định tại Điều 49 Thông tư này. Trường hợp sau thời gian khắc phục mà vẫn chưa giải quyết được các vấn đề kỹ thuật thì Cấp điều độ có quyền điều khiển hoặc Đơn vị truyền tải điện có quyền tách điểm đấu nối và thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải. Khoản 6. Đối với mỗi tổ máy phát điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có thể yêu cầu Đơn vị phát điện tiến hành thử nghiệm vào bất kỳ thời gian nào để kiểm chứng một hoặc tổ hợp các đặc tính vận hành mà Đơn vị phát điện đã đăng ký, nhưng không được thử nghiệm một tổ máy phát điện quá 03 (ba) lần trong 01 năm, trừ các trường hợp sau: Điểm a) Kết quả thử nghiệm và kiểm tra chỉ ra rằng một hoặc nhiều đặc tính vận hành không đúng với các thông số mà Đơn vị phát điện đã công bố; Điểm b) Khi Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị phát điện không thống nhất ý kiến về đặc tính vận hành của tổ máy phát điện; Điểm c) Thử nghiệm, kiểm tra theo yêu cầu của Đơn vị phát điện; Điểm d) Thí nghiệm về chuyển đổi nhiên liệu. Khoản 7. Đơn vị phát điện có quyền tiến hành kiểm tra và thử nghiệm các tổ máy phát điện của mình với mục đích xác định lại các đặc tính vận hành của mỗi tổ máy phát điện sau khi sửa chữa, thay thế, cải tiến hoặc lắp ráp lại. Thời gian tiến hành các thử nghiệm phải thống nhất với Cấp điều độ có quyền điều khiển. Điều 51. Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối Khoản 1. Trong quá trình vận hành, để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định và tin cậy hệ thống điện truyền tải, Cấp điều độ có quyền điều khiển hoặc Đơn vị truyền tải điện có quyền yêu cầu Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải đầu tư, nâng cấp, thay thế hoặc điều chỉnh các trị số chỉnh định của các thiết bị tại điểm đấu nối và phải thông báo, thống nhất với khách hàng trước khi thực hiện. Khoản 2. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có nhu cầu thay thế, nâng cấp các thiết bị tại điểm đấu nối hoặc lắp đặt bổ sung các thiết bị điện mới có khả năng ảnh hưởng đến chế độ làm việc bình thường của lưới điện truyền tải, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải thông báo bằng văn bản và thỏa thuận với Đơn vị truyền tải điện về các thay đổi này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các đề nghị thay thế, nâng cấp thiết bị tại điểm đấu nối của khách hàng. Khoản 3. Trường hợp đề xuất của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải không được chấp thuận, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải lý do không chấp thuận đề xuất hoặc các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các thiết bị mới dự kiến thay đổi.
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 51 - Khoản 3 - Khoản 4 * Điều 52 * Điều 53 * Điều 54 * Điều 55 * Điều 56 * Điều 57 * Điều 58 * Điều 59 * Điều 60 - Khoản 1
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 51. Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối Khoản 3. Trường hợp đề xuất của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải không được chấp thuận, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải lý do không chấp thuận đề xuất hoặc các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các thiết bị mới dự kiến thay đổi. Khoản 4. Toàn bộ thiết bị thay thế, bổ sung tại điểm đấu nối phải được thực hiện kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu theo quy trình quy định từ Điều 45 đến Điều 50 Thông tư này. Các nội dung về nâng cấp, thay thế hoặc điều chỉnh các trị số chỉnh định của các thiết bị tại điểm đấu nối phải được bổ sung vào Thỏa thuận đấu nối đã ký. Mục 7. CHUẨN BỊ ĐÓNG ĐIỆN ĐIỂM ĐẤU NỐI ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI ĐIỆN Điều 52. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối Khoản 1. Hồ sơ phục vụ kiểm tra tổng thể điều kiện đóng điện điểm đấu nối (các tài liệu kỹ thuật có xác nhận của Đơn vị truyền tải điện và bản sao các tài liệu pháp lý được chứng thực theo quy định), bao gồm: Điểm a) Sơ đồ nối điện chính, sơ đồ nhất thứ một sợi phần điện, mặt bằng bố trí thiết bị điện; sơ đồ nguyên lý, thiết kế của hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hóa và điều khiển thể hiện rõ các máy cắt, máy biến dòng, máy biến điện áp, chống sét, dao cách ly, mạch logic thao tác đóng cắt liên động theo trạng thái máy cắt; Điểm b) Tài liệu hướng dẫn chỉnh định rơ le bảo vệ, tự động hóa, phần mềm chuyên dụng để giao tiếp và chỉnh định rơ le, các trị số chỉnh định rơ le bảo vệ tại điểm đấu nối; Điểm c) Tài liệu và thông số kỹ thuật của các thiết bị được lắp đặt; Điểm d) Sơ đồ nhị thứ của hệ thống bảo vệ, tự động hóa và điều khiển; Điểm đ) Sơ đồ thể hiện chi tiết phương án đấu nối công trình điện của Đơn vị truyền tải điện và thông số đo lường thực tế của đường dây đấu nối; Điểm e) Các sơ đồ có liên quan khác (nếu có); Điểm g) Dự kiến kế hoạch đóng điện các hạng mục công trình, lịch chạy thử, đóng điện và vận hành. Khoản 2. Chậm nhất 02 tháng trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử nghiệm lần đầu, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 3. Chậm nhất 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi cho Đơn vị truyền tải điện các tài liệu sau: Điểm a) Lịch chạy thử, phương thức đóng điện và vận hành các trang thiết bị điện; Điểm b) Sơ đồ đánh số thiết bị; Điểm c) Các yêu cầu về phương thức nhận lệnh điều độ; Điểm d) Phiếu chỉnh định rơ le cho các thiết bị rơ le bảo vệ của Đơn vị truyền tải điện; Điểm đ) Các yêu cầu về thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; Điểm e) Các yêu cầu về thiết lập hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ; Điểm g) Các yêu cầu về kết nối và vận hành đối với hệ thống SCADA; Điểm h) Danh mục các Quy trình liên quan đến vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Điểm i) Danh sách các cán bộ liên quan và Điều độ viên, kèm theo số điện thoại và số fax liên lạc. Khoản 4. Chậm nhất 20 ngày trước ngày đóng điện điểm đấu nối, Đơn vị truyền tải điện phải thỏa thuận được với Cấp điều độ có quyền điều khiển kế hoạch đóng điện các hạng mục công trình, lịch chạy thử, đóng điện và vận hành. Điều 53. Đóng điện điểm đấu nối Khoản 1. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm gửi cho Cấp điều độ có quyền điều khiển văn bản đăng ký đóng điện điểm đấu nối kèm theo các tài liệu sau: Điểm a) Các tài liệu xác nhận công trình đủ các thủ tục về pháp lý và kỹ thuật: - Các thiết bị trong phạm vi đóng điện đã được thí nghiệm, kiểm tra đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối; - Hệ thống đo đếm đã được hoàn thiện theo quy định, đã chốt chỉ số các công tơ giao nhận điện năng; - Hồ sơ nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. b) Các tài liệu xác nhận công trình đủ điều kiện về vận hành và điều độ: - Thiết bị nhất thứ đã được đánh số đúng theo sơ đồ nhất thứ do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành; - Hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa đã được chỉnh định đúng theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành; - Danh sách nhân viên vận hành đã được đào tạo đủ năng lực, trình độ theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành, bao gồm họ tên, chức danh chuyên môn, trách nhiệm, số điện thoại và số fax liên hệ; - Phương tiện thông tin điều độ theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành; - Hoàn thiện kết nối thông tin, tín hiệu đầy đủ với hệ thống SCADA, hệ thống giám sát ghi sự cố, hệ thống PMU và hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 2. Trường hợp việc đóng điện điểm đấu nối công trình lưới điện của Đơn vị truyền tải điện có ảnh hưởng đến chế độ vận hành lưới điện, nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đăng ký với Cấp điều độ có quyền điều khiển kế hoạch tách thiết bị thuộc phạm vi quản lý của mình. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải bị ảnh hưởng để phối hợp đóng điện điểm đấu nối. Khoản 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đóng điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị truyền tải điện về thời gian cụ thể đóng điện điểm đấu nối. Khoản 4. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thực hiện đóng điện điểm đấu nối theo phương thức đã được Cấp điều độ có quyền điều khiển thông báo. Điều 54. Thay thế thiết bị trên lưới điện truyền tải Khoản 1. Trường hợp Đơn vị truyền tải điện có nhu cầu thay thế, nâng cấp các thiết bị trên lưới điện truyền tải, bổ sung các thiết bị điện mới có khả năng ảnh hưởng đến chế độ làm việc của lưới điện truyền tải, Đơn vị truyền tải điện phải thông báo bằng văn bản và thống nhất với Cấp điều độ có quyền điều khiển về các thay đổi này. Trường hợp việc thay thế, nâng cấp thiết bị của Đơn vị truyền tải điện dẫn đến phải thay đổi thiết bị tại điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải, Đơn vị truyền tải điện phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng để phối hợp thực hiện đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chế độ vận hành thiết bị điện tại điểm đấu nối của khách hàng. Khoản 2. Trường hợp đề xuất của Đơn vị truyền tải điện không được chấp thuận, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị truyền tải điện lý do không chấp thuận hoặc các yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với các thiết bị mới dự kiến thay đổi. Khoản 3. Các thiết bị thay thế, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Thông tư này. Mục 8. TÁCH ĐẤU NỐI VÀ KHÔI PHỤC ĐẤU NỐI Điều 55. Quy định chung về tách đấu nối và khôi phục đấu nối Khoản 1. Các trường hợp tách đấu nối bao gồm: Điểm a) Tách đấu nối tự nguyện; Điểm b) Tách đấu nối bắt buộc. Khoản 2. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tách đấu nối và khôi phục đấu nối. Điều 56. Tách đấu nối tự nguyện Khoản 1. Tách đấu nối vĩnh viễn Điểm a) Các trường hợp tách đấu nối vĩnh viễn Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải ra khỏi hệ thống điện truyền tải và trách nhiệm của các bên liên quan phải được quy định trong hợp đồng mua bán điện và Thỏa thuận đấu nối. Điểm b) Khi có nhu cầu tách đấu nối vĩnh viễn ra khỏi hệ thống điện truyền tải, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm: - Thông báo bằng văn bản cho Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 02 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn trong trường hợp khách hàng không sở hữu các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện truyền tải; - Thông báo bằng văn bản cho Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển ít nhất 06 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn trong trường hợp khách hàng sở hữu các tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện truyền tải. Khoản 2. Tách đấu nối tạm thời Khi có nhu cầu tách đấu nối tạm thời ra khỏi hệ thống điện truyền tải, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải thông báo và thỏa thuận với Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển về thời điểm và thời gian tách đấu nối tạm thời ít nhất 01 tháng trước ngày dự kiến tách đấu nối tạm thời. Điều 57. Tách đấu nối bắt buộc Khoản 1. Đơn vị truyền tải điện hoặc Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền tách đấu nối các thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải ra khỏi hệ thống điện truyền tải trong các trường hợp sau: Điểm a) Theo yêu cầu tách đấu nối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải vi phạm các quy định của pháp luật; Điểm b) Các trường hợp tách đấu nối bắt buộc được quy định trong hợp đồng mua bán điện hoặc Thỏa thuận đấu nối; Điểm c) Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 50 Thông tư này. Khoản 2. Cục Điều tiết điện lực có quyền yêu cầu tách đấu nối bắt buộc trong trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải vi phạm các quy định tại Thông tư này, quy định trong Giấy phép hoạt động điện lực, Quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh, Quy định đo đếm điện năng trong hệ thống điện. Khoản 3. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải không thực hiện tách đấu nối bắt buộc thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 58. Khôi phục đấu nối Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm khôi phục đấu nối trong các trường hợp sau: Khoản 1. Khi có yêu cầu khôi phục đấu nối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Cục Điều tiết điện lực hoặc Cấp điều độ có quyền điều khiển với điều kiện các nguyên nhân dẫn đến tách đấu nối bắt buộc đã được loại trừ và hậu quả đã được khắc phục. Khoản 2. Khi có đề nghị khôi phục đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải trong trường hợp tách đấu nối tạm thời và các khoản chi phí liên quan đã được khách hàng thanh toán. Chương VI VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI Mục 1. NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI Điều 59. Các chế độ vận hành của hệ thống điện truyền tải Khoản 1. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ vận hành bình thường khi đáp ứng các điều kiện sau: Điểm a) Công suất phát và phụ tải ở trạng thái cân bằng; Điểm b) Không thực hiện sa thải phụ tải điện; Điểm c) Mức mang tải của đường dây và máy biến áp trong lưới điện truyền tải đều dưới 90 % giá trị định mức; Điểm d) Các nhà máy điện và thiết bị điện khác vận hành trong dải thông số cho phép; Điểm đ) Tần số hệ thống điện trong phạm vi cho phép đối với chế độ vận hành bình thường theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; Điểm e) Điện áp tại các nút trên lưới điện truyền tải trong phạm vi cho phép theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đối với chế độ vận hành bình thường; Điểm g) Các nguồn dự phòng của hệ thống điện quốc gia ở trạng thái sẵn sàng đảm bảo duy trì tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia trong dải tần số và điện áp ở chế độ vận hành bình thường; các thiết bị tự động làm việc trong phạm vi cho phép để khi xảy ra sự cố bất thường sẽ không phải sa thải phụ tải điện. Khoản 2. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ cảnh báo khi xuất hiện hoặc tồn tại một trong các điều kiện sau đây: Điểm a) Mức dự phòng điều tần, dự phòng quay, dự phòng khởi động nhanh thấp hơn mức yêu cầu ở chế độ vận hành bình thường; Điểm b) Mức mang tải của các đường dây và máy biến áp trong lưới điện truyền tải từ 90 % trở lên nhưng không vượt quá giá trị định mức; Điểm c) Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải ngoài phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường, nhưng trong dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện quy định tại Điều 6 Thông tư này; Điểm d) Có khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng tới an ninh cung cấp điện; Điểm đ) Có khả năng xảy ra các vấn đề về an ninh, quốc phòng đe dọa an ninh hệ thống điện. Khoản 3. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ khẩn cấp khi xuất hiện hoặc tồn tại một trong các điều kiện sau đây: Điểm a) Tần số hệ thống điện vượt ra ngoài phạm vi cho phép của chế độ vận hành bình thường, nhưng trong dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện quy định tại Điều 4 Thông tư này; Điểm b) Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ quy định tại Điều 6 Thông tư này; Điểm c) Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110 % giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp. Khoản 4. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ cực kì khẩn cấp khi xuất hiện hoặc tồn tại một trong các điều kiện sau đây: Điểm a) Tần số hệ thống điện nằm ngoài dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện quy định tại Điều 4 Thông tư này; Điểm b) Mức mang tải của bất kỳ thiết bị nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị đấu nối với lưới điện truyền tải từ 110 % giá trị định mức trở lên mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện; Điểm c) Khi hệ thống điện truyền tải đang ở chế độ vận hành khẩn cấp, các biện pháp được thực hiện để đưa hệ thống điện về trạng thái vận hành ổn định không thực hiện được dẫn tới hiện tượng tan rã từng phần hệ thống điện, tách đảo hoặc sụp đổ điện áp hệ thống điện. Khoản 5. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ khôi phục khi các tổ máy phát điện, lưới điện truyền tải và các phụ tải điện đã được đóng điện và đồng bộ để trở về trạng thái làm việc bình thường. Điều 60. Nguyên tắc vận hành hệ thống điện truyền tải Khoản 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm chung trong việc vận hành hệ thống điện truyền tải an toàn, tin cậy, ổn định, chất lượng và kinh tế. Đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc, quy định về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 60 - Khoản 4 + Điểm c - Khoản 5 * Điều 60 * Điều 61 * Điều 62 * Điều 63 * Điều 64 * Điều 65 * Điều 66 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 60. Nguyên tắc vận hành hệ thống điện truyền tải Khoản 4 Điểm c) Khi hệ thống điện truyền tải đang ở chế độ vận hành khẩn cấp, các biện pháp được thực hiện để đưa hệ thống điện về trạng thái vận hành ổn định không thực hiện được dẫn tới hiện tượng tan rã từng phần hệ thống điện, tách đảo hoặc sụp đổ điện áp hệ thống điện. Khoản 5. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ khôi phục khi các tổ máy phát điện, lưới điện truyền tải và các phụ tải điện đã được đóng điện và đồng bộ để trở về trạng thái làm việc bình thường. Điều 60. Nguyên tắc vận hành hệ thống điện truyền tải Khoản 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm chung trong việc vận hành hệ thống điện truyền tải an toàn, tin cậy, ổn định, chất lượng và kinh tế. Đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc, quy định về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 2. Nguyên tắc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải a) Đảm bảo vận hành an toàn, ổn định và tin cậy; Điểm b) Tuân thủ yêu cầu về chống lũ, tưới tiêu và duy trì dòng chảy sinh thái theo các quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được phê duyệt; Điểm c) Đảm bảo ràng buộc về nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện; Điểm d) Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cho phép của các tổ máy phát điện và lưới điện truyền tải; Điểm đ) Đảm bảo thực hiện các thỏa thuận về sản lượng điện và công suất trong các hợp đồng xuất, nhập khẩu điện, hợp đồng mua bán điện; Điểm e) Đảm bảo nguyên tắc tối thiểu chi phí mua điện cho toàn hệ thống điện. Khoản 3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải cho năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2), tháng tới, tuần tới, lịch huy động ngày tới và lịch huy động chu kỳ giao dịch tới, bao gồm các nội dung chính sau: Điểm a) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, lưới điện truyền tải; Điểm b) Đánh giá an ninh hệ thống điện; Điểm c) Dự báo nhu cầu phụ tải điện, kế hoạch cung cấp nhiên liệu từ các nhà máy nhiệt điện, tiến độ vào vận hành các công trình điện mới, dự báo thủy văn từ các nhà máy thủy điện, tính toán mức dự phòng hệ thống điện, kế hoạch huy động nguồn, huy động các dịch vụ phụ trợ và sa thải phụ tải (nếu có) để đảm bảo an ninh hệ thống điện; Điểm d) Cảnh báo tình trạng suy giảm an ninh hệ thống điện (nếu có). Khoản 4. Kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải năm tới (năm N+1) và có xét đến một năm tiếp theo (năm N+2) phải đảm bảo: Điểm a) Kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải năm tới (năm N+1) được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập phù hợp với phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới (năm N+1) quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành; Điểm b) Kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải cho năm N+2 phục vụ đánh giá an ninh, định hướng các kịch bản vận hành và các giải pháp trong trung hạn để đảm bảo hệ thống điện quốc gia vận hành an toàn, ổn định và tin cậy. Khoản 5. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải căn cứ vào kế hoạch vận hành, phương thức vận hành và lịch huy động của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để lập kế hoạch vận hành nhà máy điện và lưới điện trong phạm vi quản lý đảm bảo không ảnh hưởng đến vận hành an toàn, tin cậy và ổn định hệ thống điện truyền tải. Khoản 6. Trong quá trình vận hành hệ thống điện truyền tải, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây để đảm bảo duy trì sự an toàn, ổn định và tin cậy của hệ thống điện truyền tải: Điểm a) Trong chế độ vận hành bình thường, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm vận hành, điều độ hệ thống điện đảm bảo các tiêu chuẩn, thông số vận hành trong phạm vi cho phép đối với chế độ vận hành bình thường quy định tại Chương II Thông tư này và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 59 Thông tư này; Điểm b) Trong chế độ vận hành cảnh báo, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo trên trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện về tình trạng và các thông tin cần cảnh báo của hệ thống điện, đồng thời đưa ra các biện pháp cần thiết để đưa hệ thống điện trở lại chế độ vận hành bình thường; Điểm c) Trong chế độ vận hành khẩn cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải tiến hành các biện pháp cần thiết để đưa hệ thống điện trở lại chế độ vận hành bình thường sớm nhất; Điểm d) Trong chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp hoặc khi xảy ra sự cố nhiều phần tử hoặc khi có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị, có quyền sa thải phụ tải điện nhưng phải phù hợp với quy định tại Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Điều 61. Kiểm tra, giám sát hệ thống rơ le bảo vệ Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hóa và điều khiển trong hệ thống điện đáp ứng các yêu cầu tại Thông tư này, Quy phạm trang bị điện do Bộ Công Thương ban hành và Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa trong nhà máy điện và trạm biến áp do Cục Điều tiết điện lực ban hành. Điều 62. Vận hành ổn định hệ thống điện Khoản 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, xác định giới hạn vận hành ổn định của hệ thống điện. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá ổn định hệ thống điện. Khoản 2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xem xét các ràng buộc an ninh hệ thống điện khi lập kế hoạch vận hành hệ thống điện để đảm bảo chế độ vận hành của hệ thống điện không vượt quá tiêu chuẩn ổn định hệ thống điện quy định tại Điều 5 Thông tư này. Khoản 3. Các Đơn vị phát điện có trách nhiệm vận hành nhà máy điện để duy trì điều chỉnh điện áp làm việc và đảm bảo cung cấp đủ công suất phản kháng cho hệ thống điện trong thời gian vận hành; không được tách các tổ máy phát điện ra khỏi vận hành khi xảy ra sự cố, trừ trường hợp sự cố có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị hoặc tần số vượt quá giới hạn cho phép được quy định tại Điều 38 Thông tư này hoặc được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho phép. Khoản 4. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm duy trì vận hành các thiết bị điều chỉnh điện áp trong lưới điện thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm đảm bảo ổn định điện áp cho toàn hệ thống điện. Khoản 5. Các đơn vị liên quan khác có trách nhiệm duy trì vận hành lưới điện, nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý trong các giới hạn ổn định đã xác lập cho từng giai đoạn, phối hợp duy trì sơ đồ bảo vệ để loại trừ sự cố nhanh, nhạy và chọn lọc. Điều 63. Thử nghiệm và giám sát thử nghiệm Khoản 1. Đơn vị phát điện có trách nhiệm tiến hành các thử nghiệm đối với các tổ máy phát điện của mình theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Khi yêu cầu thử nghiệm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo thời gian ngừng giám sát hoạt động tổ máy vì mục đích thử nghiệm. Khoản 2. Thử nghiệm về đáp ứng tự động của một tổ máy phát điện theo các thay đổi của tần số hệ thống điện được thực hiện khi hệ thống điện vận hành trong chế độ bình thường. Trong trường hợp này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo trước ít nhất 03 ngày làm việc về việc thử nghiệm tổ máy phát điện của Đơn vị phát điện để phối hợp thực hiện. Khoản 3. Thử nghiệm chỉ được tiến hành trong giới hạn làm việc theo đặc tính vận hành của tổ máy phát điện và trong thời gian được thông báo tiến hành thử nghiệm. Khoản 4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền thử nghiệm một tổ máy phát điện vào bất cứ thời gian nào nhưng không được thử nghiệm đối với một tổ máy phát điện quá 03 (ba) lần trong 01 năm, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 50 Thông tư này. Khoản 5. Đơn vị phát điện có quyền yêu cầu thử nghiệm trong các trường hợp sau: Điểm a) Kiểm tra lại các đặc tính vận hành của tổ máy phát điện đã được hiệu chỉnh sau mỗi lần xảy ra sự cố hư hỏng liên quan đến tổ máy phát điện; Điểm b) Kiểm tra tổ máy phát điện sau khi lắp đặt, sửa chữa lớn, thay thế, cải tiến hoặc lắp ráp lại. Khoản 6. Khi có yêu cầu thử nghiệm tổ máy phát điện, Đơn vị phát điện phải đăng ký cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, trong đó ghi rõ các thông tin sau: Điểm a) Lý lịch của tổ máy phát điện; Điểm b) Các đặc tính của tổ máy phát điện; Điểm c) Các giá trị của đặc tính vận hành dự định thay đổi trong quá trình thử nghiệm. Khoản 7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Đơn vị phát điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm bố trí kế hoạch thử nghiệm. Trường hợp chưa thể thực hiện thử nghiệm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có thể yêu cầu Đơn vị phát điện vận hành tổ máy phát điện theo đặc tính vận hành hiện tại. Điều 64. Xử lý sự cố Khoản 1. Trong quá trình xử lý sự cố, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép vận hành hệ thống điện với tần số và điện áp khác với tiêu chuẩn quy định ở chế độ vận hành bình thường nhưng phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp để khôi phục hệ thống điện về chế độ vận hành bình thường, đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống điện. Khoản 2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải thực hiện xử lý sự cố đảm bảo tuân thủ quy định tại Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 3. Các biện pháp chính xử lý sự cố Điểm a) Thay đổi công suất phát tổ máy phát điện, ngừng hoặc khởi động tổ máy phát điện để khôi phục tần số về dải tần số ở chế độ vận hành bình thường; Điểm b) Sa thải phụ tải theo từng tuyến đường dây bằng rơ le tự động sa thải tần số thấp hoặc sa thải phụ tải theo lệnh điều độ; Điểm c) Sa thải phụ tải tự động bằng rơ le tần số thấp. Hệ thống sa thải phụ tải tự động theo tần số phải được bố trí, cài đặt hợp lý để đảm bảo hệ thống điện không bị tan rã khi có sự cố xảy ra. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xác định vị trí lắp đặt, các giá trị chỉnh định của rơ le tần số thấp và thực hiện lệnh sa thải phụ tải trong trường hợp sự cố xảy ra trong hệ thống điện; Điểm d) Xây dựng các phương thức phân tách hệ thống thành các vùng hoặc tạo mạch vòng để khi xảy ra sự cố lan truyền vẫn có thể cân bằng được công suất trong từng vùng, nhằm duy trì vận hành riêng rẽ một phần hệ thống điện và ngăn ngừa sự cố lan rộng trong hệ thống điện; Điểm đ) Khi tần số tăng đến trị số cho phép, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm khôi phục lại các phụ tải đã bị sa thải; Điểm e) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền can thiệp để hạn chế việc phải tách liên tiếp các tổ máy phát điện, các đường dây tải điện ra khỏi vận hành; Điểm g) Trường hợp sự cố tan rã toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được chỉ định nhà máy điện có khả năng khởi động đen để khôi phục hệ thống điện. Trường hợp cần thiết, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có thể yêu cầu nhà máy phát điện vận hành tổ máy phát điện không theo các đặc tính vận hành với điều kiện đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Đơn vị phát điện có trách nhiệm tuân thủ lệnh khởi động đen và thông báo lại cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm khôi phục các phụ tải thích hợp để đảm bảo vận hành ổn định tổ máy phát điện và hoà đồng bộ với các tổ máy phát điện khác. Điều 65. Thông báo suy giảm an ninh hệ thống điện Khoản 1. Tại bất kỳ thời điểm nào, khi nhận thấy có tín hiệu suy giảm an ninh hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải gửi ngay thông báo về tình trạng giảm mức độ an toàn của hệ thống điện cho Đơn vị truyền tải điện, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải và các bên có liên quan những thông tin sau: Điểm a) Tình trạng suy giảm an ninh hệ thống điện; Điểm b) Nguyên nhân; Điểm c) Phụ tải có khả năng bị sa thải; Điểm d) Các đơn vị và khu vực chịu ảnh hưởng. Khoản 2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo trước cho các đơn vị bị ảnh hưởng khi thực hiện sa thải phụ tải theo lệnh điều độ. Thông báo phải bao gồm những thông tin sau: Điểm a) Các khu vực bị ngừng, giảm cung cấp điện; Điểm b) Lý do ngừng, giảm cung cấp điện; Điểm c) Thời điểm bắt đầu ngừng, giảm cung cấp điện; Điểm d) Thời điểm dự kiến khôi phục cung cấp điện. Khoản 3. Khi không thể thông báo trước về sa thải phụ tải theo lệnh điều độ, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo cho Đơn vị truyền tải điện, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải và các đơn vị liên quan ngay sau khi thực hiện sa thải phụ tải theo lệnh điều độ: Điểm a) Các khu vực đã bị ngừng, giảm cung cấp điện; Điểm b) Lý do ngừng, giảm cung cấp điện; Điểm c) Thời điểm bắt đầu ngừng, giảm cung cấp điện; Điểm d) Thời điểm dự kiến khôi phục cung cấp điện. Khoản 4. Hình thức thông báo: Trên cơ sở đánh giá an ninh hệ thống điện theo kế hoạch vận hành hệ thống điện năm, tháng, tuần và lịch huy động ngày, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thông báo suy giảm an ninh hệ thống điện và các biện pháp phòng ngừa ngừng, giảm cung cấp điện (nếu có) như sau: Điểm a) Gửi văn bản tới các đơn vị liên quan và đăng thông tin trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện đối với thông báo suy giảm an ninh hệ thống điện theo kế hoạch vận hành hệ thống điện năm, tháng; Điểm b) Gửi văn bản, ra lệnh điều độ trong phạm vi quyền điều khiển và đăng thông tin trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện đối với thông báo suy giảm an ninh hệ thống điện theo kế hoạch và phương thức vận hành hệ thống điện tuần, ngày. Điều 66. Sa thải phụ tải đảm bảo an ninh hệ thống điện Khoản 1. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm tính toán, phân bổ công suất và điện năng cắt giảm tại các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải phù hợp với các quy định tại Điều 60 và Điều 64 Thông tư này và Quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện do Bộ Công Thương ban hành để đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, ổn định và tin cậy. Khoản 2. Các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện đúng mức công suất và điện năng theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 66 * Điều 67 * Điều 68 * Điều 69 * Điều 70 * Điều 71 * Điều 72 * Điều 73 - Khoản 1
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 66. Sa thải phụ tải đảm bảo an ninh hệ thống điện Khoản 1. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm tính toán, phân bổ công suất và điện năng cắt giảm tại các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải phù hợp với các quy định tại Điều 60 và Điều 64 Thông tư này và Quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện do Bộ Công Thương ban hành để đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, ổn định và tin cậy. Khoản 2. Các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện đúng mức công suất và điện năng theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 3. Trường hợp hệ thống điện vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp, Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền sa thải một phần phụ tải của các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, kể cả khi lượng điện năng và công suất cắt giảm đã được thực hiện theo đúng yêu cầu. Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI Điều 67. Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện Khoản 1. Lập kế hoạch, phương thức vận hành phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia cho năm, tháng, tuần, ngày và lịch huy động giờ tới theo quy định tại Thông tư này và Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 2. Chỉ huy, điều độ hệ thống điện truyền tải tuân thủ quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia, Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và các quy định tại Thông tư này để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, ổn định, chất lượng và kinh tế. Khoản 3. Kiểm tra và thông qua sơ đồ bảo vệ các trang thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải trong trường hợp sơ đồ bảo vệ đó có ảnh hưởng đến hệ thống bảo vệ lưới điện truyền tải. Khoản 4. Thiết lập và đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, tin cậy và liên tục hệ thống thông tin, hệ thống thông tin liên lạc, truyền dữ liệu, hệ thống SCADA/EMS và điều khiển từ xa phục vụ vận hành, điều độ hệ thống điện. Khoản 5. Điều độ, vận hành các tổ máy phát điện, lưới điện truyền tải theo quy định tại Chương này và Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 6. Chủ trì thỏa thuận thống nhất kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các tổ máy phát điện và lưới điện với Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải. Khoản 7. Kiểm tra, giám sát việc cài đặt, chỉnh định các thông số hệ thống bảo vệ, tự động hóa, điều khiển, hệ thống điều tốc, hệ thống kích từ, kết nối hệ thống AGC của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo vận hành ổn định, tin cậy hệ thống điện truyền tải. Báo cáo Cục Điều tiết điện lực các trường hợp không tuân thủ để có biện pháp giải quyết. Khoản 8. Yêu cầu thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bổ sung các thiết bị trong phạm vi quản lý của Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải. Khoản 9. Phối hợp với Đơn vị truyền tải điện trong quá trình thiết lập các sơ đồ bảo vệ lưới điện truyền tải quốc gia và duy trì đúng đặc tính vận hành của các thiết bị bảo vệ phù hợp với sơ đồ bảo vệ. Khoản 10. Chia sẻ và cung cấp các thông tin cần thiết cho Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phục vụ công tác phối hợp vận hành hệ thống điện truyền tải. Điều 68. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện Khoản 1. Quản lý, vận hành lưới điện truyền tải thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Thông tư này, tuân thủ quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia, Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và các quy định khác có liên quan. Khoản 2. Cung cấp cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông số kỹ thuật của thiết bị theo mẫu và thời gian do Cấp điều độ có quyền điều khiển quy định. Trừ trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch hoặc sự cố, Đơn vị truyền tải điện phải đảm bảo toàn bộ thiết bị của mình ở trạng thái sẵn sàng vận hành theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Đơn vị truyền tải điện phải cung cấp cho Cấp điều độ có quyền điều khiển mọi thông tin thay đổi về mức độ sẵn sàng của thiết bị và lý do thay đổi. Khoản 3. Thiết lập các hệ thống bảo vệ, tự động hóa và điều khiển đáp ứng các yêu cầu theo quy chuẩn ngành được áp dụng, yêu cầu quy định tại Thông tư này và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo vận hành ổn định, tin cậy hệ thống điện truyền tải. Khoản 4. Thiết lập các sơ đồ bảo vệ lưới điện truyền tải và duy trì đúng đặc tính vận hành của các thiết bị bảo vệ phù hợp với sơ đồ bảo vệ. Khoản 5. Duy trì vận hành lưới điện truyền tải trong tình trạng an toàn và tin cậy, khôi phục lại lưới điện truyền tải sau sự cố. Khoản 6. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vận hành lưới điện truyền tải; tuân thủ các quy định về an toàn điện, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, công trình điện theo quy định của pháp luật. Khoản 7. Đầu tư, lắp đặt, bảo trì, quản lý và vận hành đảm bảo hệ thống DCS, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và đường truyền thông tin, dữ liệu để đảm bảo kết nối, truyền thông tin, dữ liệu tin cậy và liên tục về hệ thống SCADA, hệ thống thông tin, hệ thống điều khiển của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Không tự ý tách thiết bị liên quan ra khỏi vận hành dẫn tới gây gián đoạn tín hiệu SCADA, tín hiệu thông tin và điều khiển khi chưa được sự đồng ý của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 8. Phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển trong quá trình lập kế hoạch vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải, thiết lập sơ đồ bảo vệ, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thông tin, truyền dữ liệu SCADA và tín hiệu điều khiển phục vụ vận hành hệ thống điện quốc gia. Khoản 9. Cung cấp các thông tin cần thiết cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phục vụ công tác phối hợp vận hành hệ thống điện truyền tải. Điều 69. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện Khoản 1. Quản lý, vận hành nhà máy điện và lưới điện thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Thông tư này, tuân thủ quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia, Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và các quy định khác có liên quan. Khoản 2. Cung cấp cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin về độ sẵn sàng của các tổ máy phát điện, bao gồm công suất phát, thời gian khởi động và ngừng tổ máy, tốc độ tăng giảm tải. Trường hợp có thay đổi về độ sẵn sàng của các tổ máy phát điện, Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thay đổi và nêu rõ lý do. Khoản 3. Duy trì hoạt động tin cậy và ổn định hệ thống điều tốc, hệ thống kích từ, kết nối hệ thống AGC và các yêu cầu kỹ thuật khác liên quan đến thiết bị tại điểm đấu nối theo quy định tại Thông tư này để đảm bảo cung cấp đầy đủ công suất theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phù hợp với hợp đồng mua bán điện và Thỏa thuận đấu nối đã ký. Không tự ý thay đổi các thông số chỉnh định của các hệ thống điều tốc, hệ thống kích từ, kết nối hệ thống AGC và các yêu cầu kỹ thuật khác liên quan khi chưa được sự đồng ý của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Tiến hành các thí nghiệm, thử nghiệm và hiệu chỉnh cần thiết khi có yêu cầu từ Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phục vụ công tác tính toán ổn định, vận hành hệ thống điện. Khoản 4. Khi thực hiện đại tu tổ máy phát điện, Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện thí nghiệm để đánh giá vận hành của hệ thống kích từ, hệ thống điều tốc tổ máy phát điện và gửi kết quả thí nghiệm cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Chi tiết nội dung và yêu cầu thí nghiệm thực hiện theo Quy trình thử nghiệm và giám sát thử nghiệm do Cục Điều tiết điện lực ban hành. Khoản 5. Thiết lập các hệ thống bảo vệ, tự động hóa và điều khiển đáp ứng các yêu cầu theo quy chuẩn ngành được áp dụng, yêu cầu quy định tại Thông tư này và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện quốc gia. Khoản 6. Đầu tư, lắp đặt, bảo trì, quản lý và vận hành đảm bảo hệ thống DCS, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và đường truyền thông tin, dữ liệu để đảm bảo kết nối, truyền thông tin, dữ liệu tin cậy và liên tục về hệ thống SCADA, hệ thống thông tin, hệ thống điều khiển của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Không tự ý tách thiết bị liên quan ra khỏi vận hành dẫn tới gây gián đoạn tín hiệu SCADA, tín hiệu thông tin và điều khiển khi chưa được sự đồng ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 10. Cung cấp các thông tin cần thiết cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện phục vụ công tác phối hợp vận hành hệ thống điện truyền tải. Điều 70. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện Khoản 1. Quản lý, vận hành lưới điện phân phối thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Thông tư này, tuân thủ quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia, Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và các quy định khác có liên quan. Khoản 2. Cung cấp cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông số kỹ thuật của thiết bị theo mẫu và thời gian do Cấp điều độ có quyền điều khiển quy định. Trừ trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch hoặc sự cố, Đơn vị phân phối điện phải đảm bảo toàn bộ thiết bị của mình ở trạng thái sẵn sàng vận hành theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Đơn vị phân phối điện phải cung cấp cho Cấp điều độ có quyền điều khiển mọi thông tin thay đổi về mức độ sẵn sàng của thiết bị và lý do thay đổi. Khoản 3. Thiết lập các hệ thống bảo vệ, tự động hóa và điều khiển đáp ứng các yêu cầu theo quy chuẩn ngành được áp dụng, yêu cầu quy định tại Thông tư này và yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển để đảm bảo vận hành ổn định, tin cậy hệ thống điện truyền tải. Khoản 4. Vận hành các thiết bị bù trong lưới điện phân phối để đáp ứng nhu cầu công suất phản kháng mà đơn vị có nghĩa vụ cung cấp cho hệ thống điện. Khoản 5. Duy trì hoạt động của hệ thống bảo vệ, khả năng sẵn sàng làm việc của hệ thống tự động sa thải phụ tải theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 6. Lập và cung cấp số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định tại Chương III Thông tư này. Khoản 7. Đầu tư, lắp đặt, bảo trì, quản lý và vận hành đảm bảo hệ thống DCS, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và đường truyền thông tin, dữ liệu để đảm bảo kết nối, truyền thông tin, dữ liệu tin cậy và liên tục về hệ thống SCADA, hệ thống thông tin, hệ thống điều khiển của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Không tự ý tách thiết bị liên quan ra khỏi vận hành dẫn tới gây gián đoạn tín hiệu SCADA, tín hiệu thông tin và điều khiển khi chưa được sự đồng ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 8. Cung cấp các thông tin cần thiết cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện phục vụ công tác phối hợp vận hành hệ thống điện truyền tải. Điều 71. Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải Khoản 1. Quản lý, vận hành thiết bị điện, lưới điện thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng các yêu cầu vận hành và yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Thông tư này, tuân thủ quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia, Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và các quy định khác có liên quan. Khoản 2. Thực hiện đúng biểu đồ phụ tải và đảm bảo hệ số công suất quy định trong hợp đồng mua bán điện đã ký. Khoản 3. Đầu tư, lắp đặt, bảo trì, quản lý và vận hành hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hóa và điều khiển trong phạm vi quản lý của mình để đảm bảo làm việc ổn định, tin cậy chống sự cố lan truyền vào hệ thống điện quốc gia. Không tự ý thay đổi các thông số chỉnh định của các hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hóa, điều khiển và các yêu cầu kỹ thuật khác liên quan trong phạm vi quản lý khi chưa được sự đồng ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Tiến hành các thí nghiệm hiệu chỉnh cần thiết khi có yêu cầu từ Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 4. Lập và cung cấp số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định tại Chương III Thông tư này. Khoản 5. Đầu tư, lắp đặt, bảo trì, quản lý và vận hành đảm bảo hệ thống DCS, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý và đường truyền thông tin, dữ liệu để đảm bảo kết nối, truyền thông tin, dữ liệu tin cậy và liên tục về hệ thống SCADA, hệ thống thông tin, hệ thống điều khiển của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Không tự ý tách thiết bị liên quan ra khỏi vận hành dẫn tới gây gián đoạn tín hiệu SCADA, tín hiệu thông tin và điều khiển khi chưa được sự đồng ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 6. Cung cấp các thông tin cần thiết cho Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị truyền tải điện khi có yêu cầu phục vụ vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện quốc gia. Mục 3. DỊCH VỤ PHỤ TRỢ Điều 72. Các loại dịch vụ phụ trợ Các loại dịch vụ phụ trợ được sử dụng để điều chỉnh tần số và điện áp trong quá trình vận hành hệ thống điện truyền tải bao gồm: Khoản 1. Điều tần. Khoản 2. Dự phòng quay. Khoản 3. Khởi động nhanh. Khoản 4. Điều chỉnh điện áp. Khoản 5. Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện. Khoản 6. Khởi động đen. Điều 73. Yêu cầu kỹ thuật của các dịch vụ phụ trợ Khoản 1. Điều tần: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều tần phải có khả năng tăng hoặc giảm công suất đáp ứng với sự thay đổi tần số của hệ thống điện hoặc với các tín hiệu tự động khác do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định. Các tổ máy phải có khả năng thay đổi ít nhất 4 % công suất định mức của tổ máy trong vòng 10 giây và có thể duy trì mức thay đổi này tối thiểu trong 10 phút.
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 72 * Điều 73 * Điều 74 * Điều 75 * Điều 76 * Điều 77 * Điều 78 * Điều 79 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 72. Các loại dịch vụ phụ trợ Các loại dịch vụ phụ trợ được sử dụng để điều chỉnh tần số và điện áp trong quá trình vận hành hệ thống điện truyền tải bao gồm: Khoản 1. Điều tần. Khoản 2. Dự phòng quay. Khoản 3. Khởi động nhanh. Khoản 4. Điều chỉnh điện áp. Khoản 5. Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện. Khoản 6. Khởi động đen. Điều 73. Yêu cầu kỹ thuật của các dịch vụ phụ trợ Khoản 1. Điều tần: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều tần phải có khả năng tăng hoặc giảm công suất đáp ứng với sự thay đổi tần số của hệ thống điện hoặc với các tín hiệu tự động khác do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định. Các tổ máy phải có khả năng thay đổi ít nhất 4 % công suất định mức của tổ máy trong vòng 10 giây và có thể duy trì mức thay đổi này tối thiểu trong 10 phút. Khoản 2. Dự phòng quay: Tổ máy phát điện cung cấp dự phòng quay phải có khả năng tăng đến công suất định mức theo tín hiệu tần số hoặc các tín hiệu tự động khác được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định trong vòng 25 giây và duy trì ở mức công suất định mức đó tối thiểu 30 phút. Khoản 3. Khởi động nhanh: Tổ máy phát điện cung cấp dự phòng khởi động nhanh phải có khả năng tăng đến công suất định mức trong vòng 25 phút và duy trì ở mức công suất này tối thiểu 08 giờ. Khoản 4. Điều chỉnh điện áp: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều chỉnh điện áp phải có khả năng thay đổi công suất phản kháng ngoài dải điều chỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư này, đáp ứng yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Khoản 5. Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện phải có khả năng tăng đến công suất định mức trong vòng 01 giờ và duy trì mức công suất định mức tối thiểu trong 08 giờ (không bao gồm thời gian khởi động). Khoản 6. Khởi động đen: Tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ khởi động đen phải có khả năng tự khởi động từ trạng thái nguội mà không cần nguồn cấp từ hệ thống điện quốc gia và phải có khả năng kết nối, cấp điện cho lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối sau khi đã khởi động thành công. Điều 74. Nguyên tắc xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ Khoản 1. Nguyên tắc chung để xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ, bao gồm: Điểm a) Đảm bảo duy trì mức dự phòng điện năng và công suất của hệ thống điện để đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành và an ninh hệ thống điện; Điểm b) Đảm bảo chi phí tối thiểu phù hợp với các điều kiện, ràng buộc trong hệ thống điện quốc gia. Khoản 2. Nguyên tắc xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ Điểm a) Dự phòng điều tần là lượng công suất khả dụng dự trữ cần thiết trong hệ thống điện quốc gia sẵn sàng được huy động, điều độ để thực hiện điều khiển tần số cấp I trong khoảng thời gian xác định nhằm duy trì tần số hệ thống điện trong phạm vi cho phép; Điểm b) Dự phòng quay là lượng công suất khả dụng dự trữ cần thiết trong hệ thống điện quốc gia sẵn sàng được huy động, điều độ để khôi phục tần số hệ thống điện về phạm vi cho phép sau khi xảy ra sự cố đơn lẻ và khôi phục, bù đắp lượng công suất mà dự phòng điều tần đã cung cấp; Điểm c) Khởi động nhanh: Yêu cầu dự phòng khởi động nhanh phải có khả năng bù đắp lượng chênh lệch giữa công suất dự phòng hợp lý xác định tại Điều 93 Thông tư này và công suất dự phòng tính toán theo quy định tại Điều 94 Thông tư này; Điểm d) Điều chỉnh điện áp: Yêu cầu đối với điều chỉnh điện áp là phải đảm bảo huy động lượng công suất phản kháng một cách hiệu quả để đảm bảo duy trì điện áp tại các thanh cái trên lưới điện truyền tải đáp ứng các tiêu chuẩn trong chế độ vận hành bình thường; Điểm đ) Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán và so sánh ở các chế độ vận hành có ràng buộc và không ràng buộc trên mô hình tính toán mô phỏng hệ thống điện và thị trường điện, trong đó xét đến các trường hợp sau: - Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về điện năng và công suất đối với lưới điện liên kết các nước trong khu vực; - Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phụ tải tại các khu vực khi xét đến các ràng buộc trong hệ thống điện như nghẽn mạch lưới điện truyền tải, thủy văn, thiếu nhiên liệu sơ cấp; - Đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn về điện áp và ổn định hệ thống điện quốc gia hoặc khu vực. Điểm e) Khởi động đen: Yêu cầu đối với khởi động đen là phải đảm bảo huy động lượng công suất một cách hiệu quả và sẵn sàng khi hệ thống điện có sự cố gây mất điện cô lập trong một khu vực rộng lớn. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, phân tích các sự cố có thể phân tách lưới điện truyền tải ra thành các vùng miền cô lập để tính toán, xác định yêu cầu đối với dịch vụ khởi động đen trong hệ thống điện truyền tải. Khoản 3. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán nhu cầu dịch vụ phụ trợ cho hệ thống điện quốc gia, báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước khi trình Cục Điều tiết điện lực thông qua để làm cơ sở lập kế hoạch mua và huy động các dịch vụ phụ trợ trong kế hoạch vận hành năm. Điều 75. Đăng ký dịch vụ phụ trợ Khoản 1. Trừ dịch vụ khởi động đen, Đơn vị phát điện có trách nhiệm đăng ký với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện khả năng cung cấp dịch vụ phụ trợ của từng tổ máy phát điện phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu dịch vụ phụ trợ quy định tại Điều 73 và Điều 74 Thông tư này. Khoản 2. Đối với nhà máy điện chuẩn bị đóng điện đưa vào vận hành thương mại, Đơn vị phát điện có trách nhiệm đăng ký khả năng cung cấp dịch vụ phụ trợ của từng tổ máy phát điện chậm nhất 03 tháng trước ngày tổ máy phát điện vận hành thương mại. Khoản 3. Đơn vị phát điện phải thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện bất kỳ thay đổi nào về thiết bị ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ phụ trợ của đơn vị mình trong thời gian sớm nhất. Mục 4. BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI Điều 76. Quy định chung về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện truyền tải Khoản 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải bao gồm kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải, các nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30 MW và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải phục vụ lập kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải theo quy định. Khoản 2. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải được lập trên cơ sở đăng ký kế hoạch vận hành và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện của Đơn vị truyền tải điện, Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải và phải được tính toán cân đối trong toàn bộ hệ thống điện quốc gia theo các nguyên tắc sau: Điểm a) Đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy và kinh tế toàn hệ thống điện quốc gia; Điểm b) Cân bằng công suất nguồn điện và phụ tải điện, có đủ lượng công suất, điện năng dự phòng và các dịch vụ phụ trợ cần thiết trong các chế độ vận hành của hệ thống điện quốc gia; Điểm c) Tối ưu việc phối hợp bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, lưới điện và nhà máy điện với các ràng buộc về điều kiện thủy văn, yêu cầu về cấp nước hạ du, phòng lũ và cung cấp nhiên liệu sơ cấp cho phát điện; Điểm d) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa ngắn hạn phải được lập dựa trên Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa dài hạn; Điểm đ) Đảm bảo công suất, điện năng dự phòng ở mức cao nhất có thể trong các giờ cao điểm của hệ thống điện quốc gia. Ưu tiên bố trí sắp xếp bảo dưỡng, sửa chữa vào những thời điểm phụ tải thấp của hệ thống điện quốc gia; Điểm e) Hạn chế tối đa việc ngừng, giảm cung cấp điện trong hệ thống điện quốc gia; hạn chế bố trí kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa vào các thời điểm đặc biệt có sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội. Khoản 3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải do Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải đăng ký đối với vấn đề an ninh hệ thống điện theo quy định từ Điều 92 đến Điều 95 Thông tư này. Khoản 4. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải tuân thủ kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập và công bố. Khoản 5. Kế hoạch bảo dưỡng sửa, chữa hệ thống điện truyền tải bao gồm: Điểm a) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm: Được lập cho năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2) phục vụ lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm và đánh giá an ninh trung hạn; Điểm b) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng: Được lập và cập nhật cho tháng tới và có xét đến 01 tháng tiếp theo trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm được duyệt; Điểm c) Lịch bảo dưỡng, sửa chữa tuần: Được lập và cập nhật cho tuần tới và có xét đến 01 tuần tiếp theo trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng được duyệt; Điểm d) Lịch bảo dưỡng, sửa chữa ngày: Xác định cụ thể các công tác bảo dưỡng, sửa chữa cần thực hiện trong ngày tới. Khoản 6. Thời gian đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải phải phù hợp với quy định về thời gian đăng ký kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải. Khoản 7. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải bao gồm các nội dung chính sau: Điểm a) Tên thiết bị cần được bảo dưỡng, sửa chữa; Điểm b) Yêu cầu và nội dung bảo dưỡng, sửa chữa; Điểm c) Dự kiến thời gian bắt đầu và hoàn thành công việc bảo dưỡng, sửa chữa; Điểm d) Những thiết bị liên quan khác. Điều 77. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải Khoản 1. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải phải đảm bảo phối hợp lịch bảo dưỡng, sửa chữa cho các thiết bị, lưới điện, nhà máy điện để giảm thiểu ảnh hưởng tới an ninh hệ thống điện quốc gia. Khoản 2. Định kỳ hàng năm, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải đăng ký với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện năm. Khoản 3. Trên cơ sở các thông tin đăng ký về kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa được cung cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho các tổ máy phát điện, lưới điện truyền tải và các thiết bị đấu nối liên quan đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 76 Thông tư này. Khoản 4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải phối hợp với các đơn vị có liên quan để lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị hợp lý, đảm bảo an ninh cung cấp điện của hệ thống điện quốc gia. Khoản 5. Sau khi hoàn thành kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải định kỳ công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện các thông tin sau: Điểm a) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm: Công bố hàng năm; Điểm b) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng: Công bố hàng tháng; Điểm c) Lịch bảo dưỡng, sửa chữa tuần: Công bố hàng tuần; Điểm d) Lịch bảo dưỡng, sửa chữa ngày: Công bố hàng ngày. Điều 78. Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa Khoản 1. Trong quá trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị quy định tại Điều 77 Thông tư này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có thể từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa khi xác định việc tách thiết bị này ảnh hưởng đến an ninh hệ thống điện và phải nêu rõ lý do. Khoản 2. Trước khi từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải theo thực hiện thứ tự ưu tiên như sau: Điểm a) Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện có mức ưu tiên cao hơn so với lưới điện truyền tải; Điểm b) Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa các nguồn điện phải được ưu tiên thực hiện theo nguyên tắc tối thiểu chi phí mua điện toàn hệ thống; Điểm c) Trường hợp có hai hoặc nhiều yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện có cùng ảnh hưởng đến chi phí phát điện thì yêu cầu nào đưa trước sẽ có thứ tự ưu tiên cao hơn. Khoản 3. Căn cứ thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa đến khi yêu cầu an ninh hệ thống điện được đảm bảo. Điều 79. Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa Khoản 1. Việc đăng ký đưa thiết bị đang vận hành hoặc dự phòng để thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải được phân loại như sau: Điểm a) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch là đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập và công bố; Điểm b) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa ngoài kế hoạch là đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa không theo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện truyền tải đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập và công bố; Điểm c) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất là đăng ký tách thiết bị đang vận hành trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến sự cố để sửa chữa. Khoản 2. Nội dung của đăng ký tách thiết bị ra sửa chữa bao gồm: Điểm a) Tên thiết bị; Điểm b) Nội dung công việc chính; Điểm c) Thời gian dự kiến tiến hành công việc; Điểm d) Thời gian dự kiến tiến hành nghiệm thu, chạy thử; Điểm đ) Thời điểm dự kiến thao tác tách thiết bị và đưa thiết bị trở lại làm việc; Điểm e) Các thiết bị cần cô lập khác; Điểm g) Các thông tin cần thiết khác.
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 79 - Khoản 1 + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 * Điều 80 * Điều 81 * Điều 82 * Điều 83 * Điều 84 * Điều 85 * Điều 86 * Điều 87 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 79. Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa Khoản 1 Điểm c) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất là đăng ký tách thiết bị đang vận hành trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến sự cố để sửa chữa. Khoản 2. Nội dung của đăng ký tách thiết bị ra sửa chữa bao gồm: Điểm a) Tên thiết bị; Điểm b) Nội dung công việc chính; Điểm c) Thời gian dự kiến tiến hành công việc; Điểm d) Thời gian dự kiến tiến hành nghiệm thu, chạy thử; Điểm đ) Thời điểm dự kiến thao tác tách thiết bị và đưa thiết bị trở lại làm việc; Điểm e) Các thiết bị cần cô lập khác; Điểm g) Các thông tin cần thiết khác. Khoản 3. Trường hợp có cảnh báo suy giảm an ninh hệ thống điện dẫn đến phải thay đổi lịch tách thiết bị ra sửa chữa, Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải đăng ký lại với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện ít nhất 48 giờ trước giờ thiết bị được tách ra khỏi vận hành, kể cả sửa chữa trong kế hoạch và ngoài kế hoạch. Khoản 4. Trường hợp cần thiết, khi có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị, Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có thể tách thiết bị đó để tránh nguy hiểm cho người hoặc thiết bị. Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải thông báo ngay cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đầy đủ các thông tin về việc tách thiết bị khẩn cấp khỏi vận hành. Khoản 5. Khi có thông báo suy giảm an ninh hệ thống điện quy định tại Điều 65 Thông tư này, Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có thể đưa thiết bị đang tách bảo dưỡng, sửa chữa trở lại vận hành trong thời gian sớm nhất so với kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo không chậm hơn 48 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Trường hợp này, Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trước thời điểm dự kiến đưa thiết bị vận hành trở lại ít nhất 04 giờ. Điều 80. Tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị đang vận hành Khoản 1. Trường hợp phát hiện thiết bị đang vận hành có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị, nhân viên vận hành của Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có quyền tách khẩn cấp thiết bị ra khỏi hệ thống điện truyền tải và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình trong việc tách thiết bị đó ra khỏi hệ thống điện truyền tải. Khoản 2. Tách thiết bị khẩn cấp bao gồm cả việc tách thiết bị tự động do các thiết bị bảo vệ hoặc các thiết bị tự động khác. Điều 81. Báo cáo việc tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị Trường hợp tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị, các đơn vị có trách nhiệm thực hiện báo cáo như sau: Khoản 1. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm cập nhật và thông báo ngay cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về sự thay đổi trạng thái của thiết bị và các thông tin liên quan đến thiết bị. Khoản 2. Trong thời hạn 24 giờ, đối với các trường hợp tách sửa chữa khẩn cấp gây ngừng, giảm cung cấp điện diện rộng trong hệ thống điện quốc gia, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm gửi báo cáo Cục Điều tiết điện lực về lý do tách thiết bị khỏi vận hành, nêu rõ nguyên nhân và phạm vi ảnh hưởng. Mục 5. LẬP LỊCH VÀ ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN Điều 82. Lập lịch huy động ngày tới Khoản 1. Mục đích của việc lập lịch huy động ngày tới là để cập nhật, điều chỉnh lịch huy động các tổ máy phát điện và các dịch vụ phụ trợ trong các chu kỳ giao dịch của ngày tới. Khoản 2. Lập lịch huy động ngày tới được thực hiện theo Quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh và Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành, đồng thời xét đến các ràng buộc an ninh hệ thống điện. Khoản 3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, lập lịch huy động ngày tới và công bố thông tin về kết quả lịch huy động ngày tới trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện theo thời gian biểu vận hành thị trường điện. Điều 83. Ràng buộc an ninh hệ thống Khoản 1. Để lập lịch huy động và điều độ đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc vận hành an toàn quy định tại Điều 60 và Điều 62 Thông tư này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải xác định cụ thể các ràng buộc an ninh hệ thống điện trong mô hình tính toán lập lịch huy động. Khoản 2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm nghiên cứu và xác định danh mục các ràng buộc an ninh hệ thống điện phục vụ quá trình lập lịch huy động và điều độ kinh tế hệ thống điện, bao gồm: Điểm a) Ràng buộc lưới điện truyền tải; Điểm b) Ràng buộc khả năng phát của tổ máy phát điện; Điểm c) Yêu cầu đối với dịch vụ phụ trợ; Điểm d) Các ràng buộc cần thiết để đảm bảo an ninh cung cấp điện quy định tại Điều 60 và Điều 62 Thông tư này. Khoản 3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải công bố cơ sở xác định và cách tính các ràng buộc an ninh hệ thống điện trước ít nhất 01 tuần và phải được cập nhật liên tục. Khoản 4. Trường hợp cần thiết, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có thể thay đổi những ràng buộc an ninh hệ thống điện trong quá trình điều độ thời gian thực để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện. Khoản 5. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải công bố lịch huy động ngày tới, những ràng buộc an ninh hệ thống điện ảnh hưởng đến lịch huy động ngày tới, lịch huy động trong các chu kỳ giao dịch và những phương thức điều độ thời gian thực cùng với giải trình về bất kỳ thay đổi nào khi thực hiện điều độ thời gian thực. Điều 84. Điều độ hệ thống điện thời gian thực Khoản 1. Mục đích điều độ hệ thống điện thời gian thực Điểm a) Đảm bảo điều độ các tổ máy phát điện và dịch vụ phụ trợ trong thời gian thực được thực hiện minh bạch đối với các bên khi tham gia thị trường điện; Điểm b) Đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, ổn định và tin cậy theo quy định. Khoản 2. Các nguyên tắc điều độ hệ thống điện thời gian thực Điểm a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm vận hành, điều độ hệ thống điện trong thời gian thực, ra lệnh điều độ và tuân thủ theo các quy trình, quy định có liên quan. Lịch huy động các tổ máy phát điện trong thời gian thực phải đảm bảo đáp ứng các ràng buộc an ninh hệ thống điện và tối thiểu hóa chi phí toàn hệ thống; Điểm b) Việc điều độ hệ thống điện trong thời gian thực phải căn cứ trên lịch huy động ngày tới và lịch huy động các tổ máy trong thời gian thực. Trường hợp khẩn cấp, để đảm bảo an ninh hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền vận hành hệ thống điện khác với lịch huy động các tổ máy trong thời gian thực. Các thay đổi này phải được ghi lại trong nhật ký vận hành ngày và thông báo cho các bên có liên quan; Điểm c) Các đơn vị tham gia thị trường điện phải tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Điểm d) Các lệnh điều độ phải được ghi lại trong nhật ký điều độ, bằng máy ghi âm và cơ sở dữ liệu của phần mềm quản lý vận hành hệ thống điện; Điểm đ) Sau thời điểm vận hành thời gian thực, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải công bố thông tin về các lệnh điều độ huy động tổ máy, vận hành hệ thống điện trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện theo thời gian biểu vận hành thị trường điện. Điều 85. Các phương thức vận hành hệ thống điện thời gian thực Khoản 1. Phương thức vận hành ở chế độ bình thường và cảnh báo Điểm a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm đảm bảo cân bằng cung cầu trong thời gian thực bằng cách ra lệnh điều độ và các thao tác vận hành căn cứ vào lịch huy động chu kỳ giao dịch tới; Điểm b) Khi xảy ra trạng thái mất cân bằng trên hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện ra lệnh điều độ để huy động các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều tần, dự phòng quay và sau đó điều chỉnh công suất phát của các tổ máy phát điện căn cứ vào thứ tự huy động của các tổ máy phát điện trong hệ thống để đưa hệ thống điện trở lại trạng thái cân bằng và duy trì mức dự phòng theo quy định. Khoản 2. Phương thức vận hành ở chế độ khẩn cấp Điểm a) Trường hợp đã thực hiện các biện pháp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này mà hệ thống điện không trở về chế độ vận hành bình thường, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm huy động các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh trên cơ sở lịch huy động chu kỳ giao dịch tới và đảm bảo tối thiểu hóa chi phí toàn hệ thống; Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố lịch huy động thực tế của các loại dịch vụ phụ trợ trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện theo Quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh. Khoản 3. Phương thức vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp Điểm a) Trường hợp đã thực hiện các biện pháp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này mà hệ thống điện vẫn ở trạng thái mất cân bằng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép thực hiện các biện pháp sa thải phụ tải điện; Điểm b) Trường hợp xảy ra sự cố trong vận hành thời gian thực, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự cố, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền điều độ, huy động các nhà máy điện trong hệ thống điện nhằm nhanh chóng đưa hệ thống điện trở về chế độ vận hành bình thường; Điểm c) Các đơn vị liên quan phải tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển để khôi phục hệ thống điện trở về chế độ vận hành bình thường; Điểm d) Các tình huống trên phải được ghi trong báo cáo vận hành của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển và thông báo cho các bên liên quan. Khoản 4. Khôi phục hệ thống điện Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thực hiện theo Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành để tiến hành các biện pháp khôi phục hệ thống điện về chế độ vận hành bình thường. Khoản 5. Vận hành khi dừng thị trường điện Trong trường hợp thị trường điện dừng hoạt động, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều độ, huy động các tổ máy phát điện trong hệ thống điện trên cơ sở lịch huy động ngày tới và lịch huy động chu kỳ giao dịch tới có xét đến các ràng buộc an ninh hệ thống điện đã được tính toán, công bố và đảm bảo chi phí tối thiểu toàn hệ thống. Mục 6. PHỐI HỢP VẬN HÀNH, TRAO ĐỔI THÔNG TIN SỰ CỐ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VẬN HÀNH Điều 86. Trách nhiệm chung trong phối hợp vận hành Khoản 1. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải thống nhất về trách nhiệm, phạm vi vận hành đối với thiết bị trên lưới điện truyền tải liên quan giữa hai bên; cử nhân viên vận hành phối hợp vận hành an toàn lưới điện và thiết bị để đảm bảo hệ thống điện truyền tải vận hành ổn định, an toàn và tin cậy. Khoản 2. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải phối hợp, chia sẻ thông tin, thiết lập, duy trì liên lạc và thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết khi tiến hành công tác hoặc thử nghiệm trong phạm vi quản lý của mình. Khoản 3. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải xây dựng quy trình phối hợp vận hành để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong công tác vận hành, thí nghiệm và bảo dưỡng, sửa chữa. Khoản 4. Khi thực hiện công tác, thao tác trên lưới điện, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải tuân thủ quy định phối hợp vận hành an toàn và các quy định điều độ, vận hành, thao tác an toàn khác có liên quan. Khoản 5. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm phối hợp lắp đặt các biển báo, thiết bị cảnh báo và hướng dẫn an toàn, cung cấp các phương tiện phục vụ công tác phù hợp tại vị trí công tác để đảm bảo công tác an toàn. Khoản 6. Việc kiểm tra, giám sát và điều khiển thiết bị đấu nối tại ranh giới phân định tài sản phải do Nhân viên vận hành của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải thực hiện. Khoản 7. Các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp vận hành an toàn để đảm bảo tuân thủ quy định về vận hành an toàn lưới điện truyền tải, các thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải. Điều 87. Trao đổi thông tin xử lý sự cố Khoản 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm chung trong việc xử lý các sự cố ảnh hưởng đến quá trình vận hành an toàn và tin cậy hệ thống điện truyền tải quốc gia. Khoản 2. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm gửi thông báo ngay theo hình thức fax hoặc các hình thức thông tin khác cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị liên quan khi có bất kỳ một sự kiện hay sự cố trong phạm vi quản lý gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện quốc gia hoặc để phục vụ việc phân tích, xử lý sự cố. Khoản 3. Khi nhận được thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải liên hệ và phối hợp với Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải để điều tra, xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải cung cấp các thông tin có liên quan, giải đáp các câu hỏi và yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải cung cấp các thông tin liên quan đến sự cố cho Đơn vị truyền tải điện phục vụ công tác phân tích, xử lý sự cố khi có sự cố trong phạm vi quản lý của khách hàng. Khoản 4. Yêu cầu về nội dung thông báo, báo cáo hoặc giải đáp thông tin về sự cố quy định tại các Khoản 2 và Khoản 3 Điều này bao gồm: Điểm a) Tên và chức vụ của người cung cấp thông báo, báo cáo hoặc giải đáp, thời gian thông báo, gửi báo cáo hoặc giải đáp; Điểm b) Thông tin chi tiết liên quan đến vận hành, làm rõ trường hợp sự cố hoặc những rủi ro xảy ra;
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 87 - Khoản 4 + Điểm b + Điểm c * Điều 88 * Điều 89 * Điều 90 * Điều 91 * Điều 92 * Điều 93 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 87. Trao đổi thông tin xử lý sự cố Khoản 4 Điểm b) Thông tin chi tiết liên quan đến vận hành, làm rõ trường hợp sự cố hoặc những rủi ro xảy ra; Điểm c) Báo cáo thông tin sự cố hoặc các giải đáp về sự cố có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Báo cáo sự cố hoặc các giải đáp về sự cố phải bao gồm các nội dung và được thực hiện như sau: - Thông tin chi tiết về nguyên nhân sự cố, những ảnh hưởng hoặc thiệt hại do sự cố, tai nạn hoặc thiệt hại tính mạng; biện pháp khắc phục và kết quả thực hiện những biện pháp đó; - Trường hợp sự cố có thể khắc phục ngay, báo cáo hoặc giải đáp dưới dạng lời nói: Người báo cáo phải nói từng từ cho người nhận để ghi lại và người nhận phải đọc lại những thông tin này để người cung cấp xác nhận lại một cách chính xác thông tin đó; - Trường hợp sự cố xảy ra trong nhà máy, nhà máy phải báo cáo hoặc giải đáp. Nếu sự cố xảy ra tại hệ thống điện đấu nối với lưới điện truyền tải quốc gia, khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải báo cáo về sự cố hoặc giải đáp các câu hỏi; nếu sự cố xảy ra trên lưới điện truyền tải quốc gia thì Đơn vị truyền tải điện phải làm báo cáo hoặc giải đáp các câu hỏi. Điều 88. Bảo mật thông tin Mọi thông tin liên quan đến quá trình vận hành hay xử lý sự cố chỉ được cung cấp cho bên thứ ba trong các trường hợp sau: Khoản 1. Các trường hợp do pháp luật quy định. Khoản 2. Có sự thỏa thuận giữa các Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải, hoặc được Cấp điều độ có quyền điều khiển đồng ý cung cấp thông tin. Khoản 3. Bên thứ ba là khách hàng có đấu nối với lưới điện truyền tải quốc gia và được Cấp điều độ có quyền điều khiển đồng ý cung cấp thông tin. Điều 89. Chế độ báo cáo sự cố trong hệ thống điện quốc gia Khoản 1. Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo sự cố theo quy định tại Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 2. Ngoài các quy định về chế độ báo cáo sự cố trong hệ thống điện quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thực hiện các chế độ báo cáo sự cố trong hệ thống điện quốc gia như sau: Điểm a) Đối với sự cố kéo dài xảy ra trong hệ thống điện truyền tải từ cấp điện áp 220 kV trở lên gây hư hỏng thiết bị hoặc sự cố trên hệ thống điện quốc gia gây mất điện diện rộng trên phạm vi từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc sự cố dẫn đến sa thải phụ tải với quy mô công suất từ 200 MW trở lên, ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố trong hệ thống điện quốc gia, gửi báo cáo về thông tin sự cố cho Cục Điều tiết điện lực thông qua hình thức tin nhắn hoặc thư điện tử (email); Điểm b) Trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, các Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi báo cáo về Cục Điều tiết điện lực bằng thư điện tử (email) theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành; Điểm c) Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tổng hợp báo cáo phân tích các sự cố theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành (đối với các sự cố phải phân tích, đánh giá) và tổng hợp các sự cố xảy ra trong tháng trước gửi về Cục Điều tiết điện lực theo đường văn thư và thư điện tử (email) đối với các sự cố sau: - Các sự cố kéo dài trên lưới điện 500 kV; - Các sự cố kéo dài trên lưới điện 220 kV, 110 kV và nhà máy điện mà gây mất điện diện rộng trên phạm vi từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoặc phải sa thải phụ tải với quy mô công suất từ 200 MW trở lên hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ vận hành của nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Điều 90. Báo cáo kết quả vận hành lưới điện truyền tải Khoản 1. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo định kỳ về các nội dung sau: Điểm a) Tình hình vận hành lưới điện truyền tải; Điểm b) Đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Chương II Thông tư này; Điểm c) Tình hình quá tải, sự cố thiết bị và nguyên nhân, đề xuất các biện pháp để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, tin cậy và hiệu quả; Điểm d) Các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quy định tại Điều 98 Thông tư này và giải trình lý do không thực hiện đáp ứng các chỉ số; Điểm đ) Tình trạng kết nối tín hiệu SCADA của các trạm biến áp với Cấp điều độ có quyền điều khiển. Khoản 2. Thời điểm báo cáo định kỳ Điểm a) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kết quả vận hành lưới điện truyền tải năm trước, bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này; Điểm b) Trước ngày 15 hàng tháng, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kết quả vận hành lưới điện truyền tải tháng trước, bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này. Khoản 3. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình vận hành lưới điện truyền tải khi có yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Điều 91. Báo cáo kế hoạch vận hành và kết quả vận hành hệ thống điện quốc gia Khoản 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ gửi Cục Điều tiết điện lực về kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới, tháng tới và tuần tới, bao gồm cả kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và đánh giá an ninh hệ thống điện quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện, kết quả vận hành hệ thống điện quốc gia hàng năm, hàng tháng, bao gồm các nội dung chính sau: Điểm a) Cơ cấu huy động các dạng nguồn điện, tổng công suất đặt và khả dụng của nguồn điện; tiến độ vận hành các công trình nguồn điện và lưới điện mới; Điểm b) Đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Chương II Thông tư này; Điểm c) Đánh giá nhu cầu phụ tải điện và diễn biến tiêu thụ điện, đánh giá sai số dự báo nhu cầu phụ tải điện; Điểm d) Đánh giá kết quả vận hành lưới điện truyền tải, tình hình sự cố và nguyên nhân, đề xuất các biện pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn tin cậy và hiệu quả; Điểm đ) Các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quy định tại Điều 97 Thông tư này và giải trình lý do không thực hiện đáp ứng các chỉ số; Điểm e) Các số liệu thống kê về cung cấp nhiên liệu, tình hình thủy văn các hồ chứa thủy điện và huy động các nhà máy điện; thống kê sự cố nguồn điện và lưới điện; Điểm g) Tình trạng kết nối tín hiệu SCADA của nhà máy điện và trạm biến áp thuộc quyền điều khiển. Khoản 3. Thời điểm báo cáo định kỳ Điểm a) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực kết quả vận hành hệ thống điện quốc gia năm trước, bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này; Điểm b) Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực kết quả vận hành hệ thống điện quốc gia tháng trước, bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này. Khoản 4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình vận hành hệ thống quốc gia khi có yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực. Chương VII ĐÁNH GIÁ AN NINH HỆ THỐNG ĐIỆN Điều 92. Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện Khoản 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện phục vụ việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới, tháng tới, tuần tới, lập lịch huy động ngày tới, giờ tới và điều độ thời gian thực. Khoản 2. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đầy đủ các thông tin liên quan để thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện. Các thông tin cung cấp bao gồm: Dự báo nhu cầu phụ tải điện, kế hoạch vận hành, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện, công suất truyền tải trên lưới điện truyền tải, công suất khả dụng và công suất công bố của các tổ máy phát điện, các ràng buộc năng lượng và các thông tin liên quan cần thiết khác. Khoản 3. Đánh giá an ninh hệ thống điện bao gồm các nội dung tính toán, phân tích và công bố tổng công suất nguồn khả dụng dự kiến, dự báo nhu cầu phụ tải của hệ thống điện, đánh giá độ tin cậy và khả năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phụ tải hệ thống điện, các cảnh báo an ninh hệ thống điện và các yêu cầu khác về an ninh hệ thống điện. Đánh giá an ninh hệ thống điện bao gồm đánh giá an ninh trung hạn và ngắn hạn được quy định như sau: Điểm a) Đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn, bao gồm: - Đánh giá an ninh hệ thống điện năm: Được thực hiện để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia cho năm tới (năm N+1) và một năm tiếp theo (năm N+2), đơn vị thời gian tính toán là tháng; - Đánh giá an ninh hệ thống điện cho 12 tháng tới: Được thực hiện cho giai đoạn từ tháng 7 hàng năm đến hết tháng 6 năm tới (năm N+1) để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia trong 12 tháng tới, đơn vị thời gian tính toán là tháng; - Đánh giá an ninh hệ thống điện tháng: Được thực hiện để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia trong các tháng còn lại của năm, đơn vị tính toán là tháng; - Đánh giá an ninh hệ thống điện tuần: Được thực hiện để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia trong các tuần còn lại của tháng hiện tại và các tuần của tháng tới, đơn vị thời gian tính toán là tuần. Điểm b) Đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn: Được thực hiện để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia cho 02 tuần tiếp theo, đơn vị thời gian tính toán là giờ. Khoản 4. Kết quả đánh giá an ninh hệ thống điện là cơ sở để các đơn vị tham gia thị trường điện chủ động xây dựng kế hoạch phát điện, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, tham gia điều chỉnh cân bằng cung cầu của hệ thống điện. Khoản 5. Để phục vụ việc đánh giá an ninh hệ thống điện, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải đăng ký với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện dự kiến kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, lưới điện và nguồn điện. Khoản 6. Trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện nhận thấy kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện, nguồn điện đe dọa tới an ninh hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền từ chối kế hoạch đó và phải nêu rõ lý do từ chối. Khoản 7. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chỉ được từ chối kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa trên cơ sở xác định ảnh hưởng tới an ninh hệ thống điện do việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa gây ra. Điều 93. Công suất và điện năng dự phòng của hệ thống điện Khoản 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, xác định công suất và điện năng dự phòng của hệ thống điện quốc gia trong quá trình tính toán nhu cầu dịch vụ phụ trợ và đánh giá an ninh hệ thống điện, đảm bảo an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Khoản 2. Trong quá trình xây dựng phương pháp tính toán công suất và điện năng dự phòng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải bảo đảm thực hiện theo các nguyên tắc sau: Điểm a) Xác định công suất dự phòng hợp lý - Công suất dự phòng là hiệu số giữa tổng công suất phát khả dụng dự báo của các tổ máy phát điện trong hệ thống điện và nhu cầu công suất cực đại dự báo của phụ tải hệ thống điện trong cùng thời điểm; - Công suất dự phòng tối ưu đạt được khi chi phí biên của điện năng thiếu hụt do sự cố nguồn điện, sự biến động về nhiên liệu sơ cấp và sự tăng đột biến của phụ tải bằng với chi phí biên khi phải huy động dự phòng khởi động nhanh để bù đắp lượng điện năng thiếu hụt đó; - Công suất dự phòng hợp lý là công suất dự phòng tối ưu có tính đến những yếu tố biến động phụ tải điện và các ràng buộc tổ máy phát điện trong hệ thống điện. Điểm b) Xác định điện năng dự phòng hợp lý - Điện năng dự phòng là hiệu số giữa tổng điện năng khả dụng dự báo của các tổ máy phát điện trong hệ thống điện và nhu cầu điện năng dự báo của phụ tải hệ thống điện trong cùng thời điểm; - Điện năng dự phòng tối ưu đạt được khi chi phí biên của lượng điện năng thiếu hụt do sự cố nguồn điện, sự biến động về nhiên liệu sơ cấp và sự tăng đột biến của phụ tải bằng với chi phí biên khi phải huy động dịch vụ dự phòng vận hành phải phát để bù đắp lượng điện năng thiếu hụt đó; - Điện năng dự phòng hợp lý là điện năng dự phòng tối ưu có tính đến những yếu tố biến động phụ tải điện và các ràng buộc tổ máy phát điện trong hệ thống điện; Khoản 3. Các yếu tố đầu vào sử dụng khi tính toán công suất và điện năng dự phòng cho những trường hợp sau: Điểm a) Tính toán công suất dự phòng phục vụ lập kế hoạch huy động dự phòng khởi động nhanh, bao gồm: - Công suất phát đăng ký của các tổ máy phát điện của nhà máy điện đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn; - Suất sự cố của mỗi tổ máy phát điện được xác định trên số liệu thống kê hoặc giá trị tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho loại tổ máy phát điện đó; - Dự báo nhu cầu phụ tải điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán theo quy định tại Chương III Thông tư này; - Chi phí thiếu hụt điện năng được xác định bằng phương pháp xác suất thống kê trong trường hợp nhu cầu phụ tải điện lớn hơn tổng công suất khả dụng của nguồn điện và tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về chi phí mất tải ngoài dự kiến (Value Of Lost Load - VOLL). Điểm b) Tính toán công suất dự phòng phục vụ lập kế hoạch ngừng, giảm cung cấp điện và sa thải phụ tải điện, bao gồm: - Công suất phát khả dụng công bố của tổ máy phát điện của các nhà máy điện; - Suất sự cố của mỗi tổ máy phát điện được xác định căn cứ trên số liệu thống kê hoặc giá trị tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho loại tổ máy phát điện đó; - Dự báo nhu cầu phụ tải điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán theo quy định tại Chương III Thông tư này; - Chi phí thiếu hụt điện năng được xác định bằng phương pháp xác suất thống kê trong trường hợp nhu cầu phụ tải điện lớn hơn tổng công suất khả dụng của nguồn điện và tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về chi phí mất tải ngoài dự kiến (VOLL).
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 93 - Khoản 3 + Điểm c + Điểm d - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d * Điều 94 * Điều 95 * Điều 96 * Điều 97 * Điều 98 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 93. Công suất và điện năng dự phòng của hệ thống điện Khoản 3 Điểm c) Tính toán điện năng dự phòng phục vụ lập kế hoạch huy động dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện, bao gồm: - Công suất đăng ký của các tổ máy phát điện của nhà máy nhiệt điện có hợp đồng mua bán điện dài hạn hoặc hợp đồng dịch vụ dự phòng khởi động nhanh với suất sự cố tương ứng; - Suất sự cố của mỗi tổ máy phát điện được xác định căn cứ trên số liệu thống kê hoặc giá trị tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho loại tổ máy phát điện đó; - Dự báo biến động sản lượng điện năng của các nhà máy thủy điện căn cứ vào số liệu quá khứ hoặc số liệu thủy văn thực tế; - Dự báo nhu cầu phụ tải điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này; - Chi phí thiếu hụt điện năng được xác định bằng phương pháp xác suất thống kê trong trường hợp nhu cầu phụ tải điện lớn hơn tổng điện năng khả dụng và tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về chi phí mất tải ngoài dự kiến (VOLL). Điểm d) Tính toán điện năng dự phòng phục vụ lập kế hoạch ngừng, giảm cung cấp điện và sa thải phụ tải điện, bao gồm: - Điện năng công bố của các tổ máy phát điện của nhà máy nhiệt điện trong từng giai đoạn; - Suất sự cố của mỗi tổ máy phát điện được xác định căn cứ trên số liệu thống kê hoặc giá trị tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho loại tổ máy phát điện đó; - Dự báo biến động sản lượng điện năng của các nhà máy thủy điện căn cứ vào số liệu quá khứ hoặc số liệu thủy văn thực tế; - Dự báo nhu cầu phụ tải điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này; - Chi phí thiếu hụt điện năng được xác định bằng phương pháp xác suất thống kê trong trường hợp nhu cầu phụ tải điện lớn hơn tổng điện năng khả dụng và tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về chi phí mất tải ngoài dự kiến (VOLL). Khoản 4. Hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán xác định công suất và điện năng dự phòng trên cơ sở đảm bảo dự phòng công suất, điện năng hợp lý và quy định tại Điều này, báo cáo Cục Điều tiết điện lực để thông qua, làm cơ sở vận hành an toàn, ổn định và tin cậy hệ thống điện quốc gia. Khoản 5. Trong quá trình đánh giá, thông qua công suất và điện năng dự phòng, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm lấy ý kiến từ các bên liên quan đối với các nội dung sau: Điểm a) Tác động ảnh hưởng của chi phí mua bán dịch vụ phụ trợ; Điểm b) Tác động ảnh hưởng tới các yêu cầu trong vận hành hệ thống điện; Điểm c) Tác động ảnh hưởng tới chất lượng cung cấp điện; Điểm d) Đánh giá tương quan chi phí cung cấp điện và chất lượng cung cấp điện. Điều 94. Đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn Khoản 1. Hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện tính toán và công bố kết quả đánh giá an ninh hệ thống điện năm. Khoản 2. Tháng 6 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện tính toán và công bố đánh giá an ninh hệ thống điện cho 12 tháng tới. Khoản 3. Hàng tháng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện tính toán và công bố đánh giá an ninh hệ thống điện tháng. Khoản 4. Hàng tuần, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện tính toán và công bố đánh giá an ninh hệ thống điện tuần. Khoản 5. Các thông tin đầu vào cho đánh giá an ninh hệ thống trung hạn bao gồm: Điểm a) Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia và ba miền, bao gồm cả công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ; Điểm b) Biểu đồ phụ tải điển hình từng tuần của hệ thống điện quốc gia và ba miền; Điểm c) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện; Điểm d) Điện năng đảm bảo tuần của các hồ chứa thủy điện đã phê duyệt; Điểm đ) Suất sự cố của các tổ máy phát điện và lưới điện truyền tải; Điểm e) Các yêu cầu về dịch vụ phụ trợ của hệ thống điện quốc gia; Điểm g) Các ràng buộc của lưới điện. Khoản 6. Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các thông tin đầu vào phục vụ đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn bao gồm: Điểm a) Dự kiến kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; Điểm b) Công suất khả dụng hàng tuần của tổ máy phát điện; Điểm c) Các ràng buộc năng lượng hàng tuần (nếu có) của tổ máy phát điện. Những thông tin này phải cung cấp theo mẫu do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện. Khoản 7. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện dự kiến kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải và các thông tin đầu vào phục vụ đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn. Trường hợp kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải có ảnh hưởng đến khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền điều chỉnh khả năng phát điện của các tổ máy phát điện và thông báo các thay đổi, ràng buộc của lưới điện truyền tải cho các Đơn vị phát điện. Khoản 8. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện dự báo nhu cầu phụ tải điện tại các điểm nút trạm biến áp 110 kV trên lưới điện phân phối. Khoản 9. Các thông tin do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố trong đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn bao gồm: Điểm a) Tổng công suất và điện năng khả dụng có tính đến các ràng buộc năng lượng của tổ máy phát điện, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải và tổ máy phát điện; Điểm b) Các yêu cầu về dịch vụ phụ trợ của hệ thống điện quốc gia; Điểm c) Công suất và điện năng dự phòng của hệ thống điện quốc gia; Điểm d) Dự kiến các ràng buộc trên lưới điện truyền tải; Điểm đ) Cảnh báo về suy giảm an ninh cung cấp điện (nếu có). Khoản 10. Trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện nhận thấy công suất và điện năng dự phòng thấp hơn mức dự phòng được phê duyệt quy định tại Điều 93 Thông tư này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền từ chối kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị truyền tải điện và Đơn vị phát điện. Khoản 11. Trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện từ chối kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, các đơn vị chịu ảnh hưởng có quyền đề xuất Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kế hoạch sửa đổi trong thời hạn 07 ngày. Khoản 12. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán và cập nhật thường xuyên về đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn. Khi các mức công suất, điện năng dự phòng và an ninh hệ thống điện cục bộ được đáp ứng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa sửa đổi. Điều 95. Đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn Khoản 1. Thời gian quy định cho đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn là 14 ngày tới kể từ 24h00 của ngày công bố đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn cho đến 24h00 của ngày thứ 14 kế tiếp, đơn vị thời gian tính toán là giờ. Khoản 2. Hàng ngày, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn. Khoản 3. Các thông tin đầu vào cho đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn gồm: Điểm a) Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia và ba miền, bao gồm cả công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ; Điểm b) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện; Điểm c) Suất sự cố của các tổ máy phát điện và lưới điện truyền tải; Điểm d) Các yêu cầu về dịch vụ phụ trợ của hệ thống quốc gia; Điểm đ) Các ràng buộc trên lưới điện. Khoản 4. Đơn vị phát điện phải cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các thông tin đầu vào phục vụ đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn gồm: Điểm a) Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị; Điểm b) Công suất khả dụng của tổ máy phát điện cho từng chu kỳ giao dịch; Điểm c) Công suất công bố của tổ máy phát điện cho từng chu kỳ giao dịch; Điểm d) Thời gian khởi động và ngừng máy đối với tổ máy khởi động chậm; Điểm đ) Công suất phát ổn định thấp nhất của tổ máy phát điện. Khoản 5. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cập nhật kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải. Trong trường hợp kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải có ảnh hưởng đến khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền điều chỉnh khả năng phát điện của các tổ máy phát điện và thông báo cho các Đơn vị phát điện biết các điều chỉnh và ràng buộc trên lưới điện truyền tải. Khoản 6. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện dự báo nhu cầu phụ tải điện tại các điểm nút trạm biến áp 110 kV trên lưới điện phân phối. Khoản 7. Các thông tin do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố trong đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn bao gồm: Điểm a) Tổng công suất và điện năng khả dụng hệ thống điện có tính đến kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải; Điểm b) Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia; Điểm c) Các yêu cầu về dịch vụ phụ trợ; Điểm d) Công suất và điện năng dự phòng của hệ thống điện; Điểm đ) Dự kiến các ràng buộc trên lưới điện truyền tải; Điểm e) Cảnh báo về suy giảm an ninh cung cấp điện (nếu có). Khoản 8. Trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện nhận thấy mức công suất, điện năng dự phòng hoặc an ninh hệ thống điện cục bộ không đảm bảo, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền từ chối việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị truyền tải điện và Đơn vị phát điện. Khoản 9. Trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện từ chối việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, các đơn vị chịu ảnh hưởng có quyền đề xuất Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kế hoạch thay thế trong thời hạn 07 ngày kể từ thời điểm nhận được thông báo từ chối thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa. Khoản 10. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải duy trì cập nhật về đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn. Nếu các mức công suất, điện năng dự phòng và an ninh hệ thống điện cục bộ được đáp ứng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thay thế. Chương VIII ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI Điều 96. Yêu cầu chung Khoản 1. Định kỳ hàng tháng, hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực về tình hình vận hành hệ thống điện quốc gia, lưới điện truyền tải và việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng vận hành. Khoản 2. Các chỉ số thực hiện được quy định trong Chương này là một trong những chỉ số để Cục Điều tiết điện lực đánh giá chất lượng điều độ, vận hành hệ thống điện truyền tải của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Đơn vị truyền tải điện. Trường hợp, chỉ số thực hiện của năm (N+1) kém hơn chỉ số thực hiện năm (N), Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo giải trình và thực hiện các giải pháp để cải thiện chỉ số thực hiện cho các năm tiếp theo. Điều 97. Các chỉ số thực hiện của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện Định kỳ hàng tháng, hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực và công bố trên Trang thông tin điện tử của hệ thống điện và thị trường điện các chỉ số thực hiện sau: Khoản 1. Số lần tần số hệ thống điện quốc gia vượt ra ngoài dải tần số cho phép và thời gian khôi phục về chế độ vận hành bình thường trong các trường hợp sự cố theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Khoản 2. Chỉ số sẵn sàng của lưới điện, chỉ số độ lệch điện áp (Voltage Deviation Index), chỉ số độ lệch tần số (Frequency Deviation Index). Khoản 3. Tổng chi phí hàng tháng cho các loại dịch vụ phụ trợ. Khoản 4. Công suất huy động và thời gian huy động thực tế của từng loại dịch vụ phụ trợ. Khoản 5. Số lần và khoảng thời gian khi các loại dịch vụ phụ trợ không đáp ứng các yêu cầu về công suất và điện năng dự phòng được quy định tại Điều 93 Thông tư này. Khoản 6. Sai số dự báo nhu cầu phụ tải điện năm, tháng, tuần, ngày so với phụ tải điện thực tế. Điều 98. Các chỉ số thực hiện của Đơn vị truyền tải điện Khoản 1. Định kỳ hàng tháng, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực và công bố trên Trang thông tin điện tử của đơn vị các chỉ số thực hiện sau: Điểm a) Thống kê tình trạng quá tải của các thiết bị trên lưới điện truyền tải (mức độ quá tải, thời gian quá tải); Điểm b) Thống kê tình trạng cắt điện trong lưới điện truyền tải bao gồm: - Số lần ngừng, giảm cung cấp điện có kế hoạch và không có kế hoạch; - Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc ngừng, giảm cung cấp điện. Điểm c) Thống kê các thanh cái trong lưới điện truyền tải có điện áp không đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này, bao gồm: - Thống kê tình trạng quá áp, thấp áp so với quy định tại Điều 6 Thông tư này; - Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của mỗi lần vi phạm tiêu chuẩn điện áp; - Điện áp cao nhất và thấp nhất khi có vi phạm tiêu chuẩn điện áp; - Các sự kiện bất thường khi có vi phạm tiêu chuẩn điện áp. Điểm d) Các nội dung về độ tin cậy của lưới điện truyền tải được quy định tại Điều 14 Thông tư này; Điểm đ) Tổn thất điện năng hàng tháng trên lưới điện truyền tải theo từng cấp điện áp;
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 98 - Khoản 1 + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g * Điều 99 * Điều 100 * Điều 101 * Điều 102 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 98. Các chỉ số thực hiện của Đơn vị truyền tải điện Khoản 1 Điểm c) Thống kê các thanh cái trong lưới điện truyền tải có điện áp không đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này, bao gồm: - Thống kê tình trạng quá áp, thấp áp so với quy định tại Điều 6 Thông tư này; - Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của mỗi lần vi phạm tiêu chuẩn điện áp; - Điện áp cao nhất và thấp nhất khi có vi phạm tiêu chuẩn điện áp; - Các sự kiện bất thường khi có vi phạm tiêu chuẩn điện áp. Điểm d) Các nội dung về độ tin cậy của lưới điện truyền tải được quy định tại Điều 14 Thông tư này; Điểm đ) Tổn thất điện năng hàng tháng trên lưới điện truyền tải theo từng cấp điện áp; Điểm e) Danh sách các sự cố dẫn tới việc vi phạm các tiêu chuẩn vận hành lưới điện truyền tải được quy định tại Chương II Thông tư này. Báo cáo giải trình nguyên nhân vi phạm và những đề xuất thay đổi để đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành. Khoản 2. Định kỳ hàng năm, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực và công bố trên Trang thông tin điện tử của đơn vị các chỉ số thực hiện sau: Điểm a) Tỷ lệ đầu tư xây dựng theo từng cấp điện áp so với kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải hàng năm đã được duyệt; Điểm b) Tổng số các thiết bị trên lưới điện truyền tải bị quá tải trong năm; Điểm c) Tổng số lần ngừng, giảm cung cấp điện có kế hoạch và không có kế hoạch ở các đường dây truyền tải và máy biến áp; Điểm d) Tổng số lần và tổng thời gian vi phạm tiêu chuẩn điện áp quy định tại Điều 6 Thông tư này; Điểm đ) Các nội dung về độ tin cậy của lưới điện truyền tải được quy định tại Điều 14 Thông tư này; Điểm e) Tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải và theo từng cấp điện áp; Điểm g) Tổng số các sự cố bất thường dẫn tới việc vi phạm các tiêu chuẩn vận hành lưới điện truyền tải. Chương IX GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 99. Giải quyết tranh chấp Khoản 1. Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các đơn vị liên quan đến việc thực hiện Thông tư này, các đơn vị tranh chấp có thể tự giải quyết trên cơ sở thỏa thuận trong thời hạn 60 ngày. Khoản 2. Hết thời hạn được quy định tại Khoản 1 Điều này mà không tự giải quyết được thì các đơn vị có quyền trình vụ việc lên Cục Điều tiết điện lực để giải quyết theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Quyết định giải quyết tranh chấp của Cục Điều tiết điện lực có hiệu lực chung thẩm trừ các nội dung tranh chấp có liên quan đến thỏa thuận hoặc hợp đồng đã ký giữa các bên. Điều 100. Xử lý vi phạm Khoản 1. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền trình báo Cục Điều tiết điện lực về hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Trình báo về hành vi vi phạm phải có các thông tin sau: Điểm a) Ngày, tháng, năm trình báo; Điểm b) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân trình báo; Điểm c) Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm; Điểm d) Mô tả hành vi có dấu hiệu vi phạm; Điểm đ) Lý do biết hành vi có dấu hiệu vi phạm (nếu có); Điểm e) Các thông tin khác có liên quan (nếu có). Mẫu trình báo được quy định tại Trình tự xác minh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực do Bộ Công Thương ban hành. Khoản 3. Cục Điều tiết điện lực có quyền yêu cầu các bên có liên quan cung cấp thông tin về hành vi vi phạm trong quá trình xác minh và xử lý vi phạm. Chương X TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 101. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Khoản 2. Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành Quy trình hướng dẫn chi tiết về yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu đấu nối và phương pháp dự báo công suất, điện năng phát của các nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió đấu nối vào lưới điện truyền tải, phù hợp với các quy định tại Thông tư này và đặc tính công nghệ, kỹ thuật của các nhà máy điện. Khoản 3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện Thông tư này. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ban hành Thông tư này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và trình Cục Điều tiết điện lực ban hành các Quy trình, Quy định kỹ thuật để hướng dẫn thực hiện Thông tư này, bao gồm: Điểm a) Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia; Điểm b) Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia; Điểm c) Quy trình thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn và ngắn hạn; Điểm d) Quy trình lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia; Điểm đ) Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ; Điểm e) Quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa trong nhà máy điện và trạm biến áp; Điểm g) Quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA; Điểm h) Quy trình thử nghiệm và giám sát thử nghiệm; Điểm i) Quy trình sa thải phụ tải điện trong hệ thống điện quốc gia. Khoản 4. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để đầu tư, nâng cấp và cải tạo lưới điện, thiết bị điện trong phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu trong vận hành quy định tại Thông tư này. Điều 102. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2017. Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực. 1. Mô tả dự án 1. Mô tả nhà máy điện 1. Số liệu về điện năng và công suất định mức - Công suất tác dụng: (MW) - Công suất phản kháng: (MVAr) - Điện năng tiêu thụ/ngày/tháng/năm: (kWh) Khoản 2. Trường hợp đã có hợp đồng mua sắm, lắp đặt thiết bị được ký trước ngày 01 tháng 6 năm 2010 có nội dung khác với quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải hoặc được ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà có nội dung khác với một số nội dung mới được quy định tại Thông tư này, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã ký. 2. Bản đồ, sơ đồ và kế hoạch 2. Sơ đồ điện 2. Số liệu dự báo nhu cầu điện tại điểm đấu nối Khoản 3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, yêu cầu các đơn vị có liên quan phản ánh trực tiếp về Cục Điều tiết điện lực để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ Công Thương để giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, - Tòa án Nhân dân tối cao; - Các Thứ trưởng Bộ Công Thương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Kiểm toán nhà nước; - Website: Chính phủ, Bộ Công Thương; - Tập đoàn Điện lực Việt Nam; - Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia; - Các Tổng công ty Điện lực; - Các Tổng công ty Phát điện; - Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia; - Lưu: VT, PC, ĐTĐL. BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh PHỤ LỤC 1A THÔNG TIN ĐĂNG KÝ ĐẤU NỐI CHO KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU ĐẤU NỐI (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Thông tin đăng ký đấu nối áp dụng cho các điểm đấu nối mới hoặc sửa đổi tại các điểm đấu nối cũ, bao gồm: Họ và tên khách hàng có nhu cầu đấu nối: Chức danh: Tên đơn vị công tác: Có trụ sở đăng ký tại: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: 3. Hồ sơ pháp lý Các tài liệu về tư cách pháp nhân (bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định đầu tư, Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép hoạt động điện lực và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật). PHỤ LỤC 1B THÔNG TIN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TỔ MÁY PHÁT ĐIỆN CỦA KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU ĐẤU NỐI (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Thông tin áp dụng cho nhà máy điện, tổ máy phát điện, trạm điện của khách hàng có nhu cầu đấu nối gồm: 3. Đặc tính vận hành tổ máy phát điện Với mỗi loại tổ máy phát điện, cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau: - Số tổ máy phát điện; - Công suất tác dụng phát định mức (MW); - Công suất biểu kiến phát định mức (MVA); - Công suất tác dụng phụ tải tự dùng (MW); - Công suất phản kháng phụ tải tự dùng (MVAr); - Điện áp đầu cực (kV); - Dải công suất tác dụng (MW-MW); - Công suất phản kháng phát tối đa tại mức công suất tác dụng định mức (MVAr); - Công suất phản kháng nhận tối đa tại mức công suất tác dụng định mức (MVAr); - Hệ số ngắn mạch; - Dòng điện stator định mức (A); - Dòng điện rotor định mức tại dòng điện đầu ra định mức (công suất tác dụng định mức, hệ số mang tải định mức, điện áp đầu cực định mức) và tốc độ rotor định mức (A); - Điện áp rotor định mức (kV); - Dải vận hành của tổ máy phát điện bao gồm giới hạn nhiệt và kích từ; - Đồ thị từ hóa hở mạch; - Đặc tính ngắn mạch; - Đồ thị thành phần công suất không tải; - Đồ thị điện áp; - Thời gian hòa đồng bộ từ trạng thái ấm (giờ); - Thời gian hòa đồng bộ từ trạng thái lạnh (giờ); - Thời gian vận hành tối thiểu; - Thời gian dừng tối thiểu; - Tốc độ tăng tải định mức (MW/phút); - Tốc độ giảm tải định mức (MW/phút); - Loại nhiên liệu khởi động; - Khả năng thay đổi nhiên liệu khi có tải; - Các chế độ sẵn sàng; - Thời gian thay đổi chế độ tải; - Dải điều khiển của hệ thống điều chỉnh tần số thứ cấp (MW); - Các đặc tính vận hành liên quan khác; - Cung cấp thông tin chi tiết về công suất dự phòng của tổ máy phát điện trong các chế độ vận hành khác nhau. Với các nhà máy nhiệt điện, ngoài các thông số yêu cầu ở trên phải cung cấp thêm sơ đồ khối chức năng của các thành phần chính của nhà máy, lò hơi, máy phát xoay chiều, các nguồn cung cấp nhiệt hoặc hơi. 3. Số liệu kỹ thuật thiết bị, lưới điện của phụ tải điện tại điểm đấu nối Khoản 1 Điểm a) Tên dự án; a) Tên nhà máy; Điểm b) Lĩnh vực hoạt động/loại hình sản xuất; b) Địa điểm xây dựng; Điểm c) Sản lượng dự kiến/Năng lực sản xuất; c) Loại hình và công nghệ của nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện than, khí, năng lượng tái tạo,...); Điểm d) Ngày dự kiến bắt đầu khởi công xây dựng; d) Số tổ máy phát điện, công suất định mức; Điểm đ) Ngày dự kiến đưa vào vận hành; đ) Sản lượng điện dự kiến; Điểm e) Điểm đấu nối hiện tại (nếu có); e) Công suất dự kiến phát vào lưới; Điểm g) Điểm đấu nối đề nghị; g) Thời gian dự kiến đưa vào vận hành; Điểm h) Cấp điện áp và số mạch đường dây đấu nối đề xuất; h) Cấp điện áp đề xuất tại điểm đấu nối. Điểm i) Ngày dự kiến đóng điện điểm đấu nối. Khoản 2 Điểm a) Bản đồ địa lý tỷ lệ 1:50000 có đánh dấu vị trí của khách hàng có nhu cầu đấu nối, phần lưới điện truyền tải liên quan của Đơn vị truyền tải điện và vị trí điểm đấu nối; a) Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị; a) Số liệu tiêu thụ điện năm đầu - Trường hợp thay đổi đấu nối hiện có, Khách hàng có nhu cầu thay đổi đấu nối phải cung cấp các thông tin về tình hình tiêu thụ điện của phụ tải điện hiện có tại điểm đấu nối, biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng tháng trong năm gần nhất, trong đó bao gồm các số liệu sau: + Công suất tác dụng và công suất phản kháng nhận từ lưới điện truyền tải; + Công suất tác dụng và công suất phản kháng tự phát (nếu có). - Trường hợp đấu nối mới, Khách hàng có nhu cầu đấu nối mới phải cung cấp các thông tin về nhu cầu phụ tải điện tại điểm đấu nối bao gồm công suất cực đại, điện năng và biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng tháng của năm vào vận hành, trong đó bao gồm chi tiết các số liệu sau: + Công suất tác dụng và công suất phản kháng nhận từ lưới điện truyền tải; + Công suất tác dụng và công suất phản kháng tự phát (nếu có). Điểm b) Sơ đồ bố trí mặt bằng tỷ lệ 1:200 hoặc 1:500 mô tả vị trí các tổ máy phát điện, máy biến áp, các tòa nhà, vị trí đấu nối; b) Sơ đồ nối điện chính, trong đó chỉ rõ: - Bố trí thanh cái; - Các mạch điện (đường dây trên không, cáp ngầm, máy biến áp...); - Các tổ máy phát điện; - Bố trí pha; - Bố trí nối đất; - Các thiết bị đóng cắt; - Điện áp vận hành; - Phương thức bảo vệ; - Vị trí điểm đấu nối; - Bố trí thiết bị bù công suất phản kháng. Sơ đồ này chỉ giới hạn ở trạm biến áp đấu vào điểm đấu nối và các thiết bị điện khác của Khách hàng có nhu cầu đấu nối có khả năng ảnh hưởng tới hệ thống điện truyền tải, nêu rõ những phần dự kiến sẽ mở rộng hoặc thay đổi (nếu có) trong tương lai. b) Dự báo nhu cầu điện dự kiến trong 01 năm tiếp theo - Đối với nhu cầu thay đổi đấu nối hiện có, Khách hàng có nhu cầu thay đổi đấu nối phải cung cấp nhu cầu phụ tải điện dự kiến tại điểm đấu nối, bao gồm công suất cực đại, điện năng và Biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng tháng cho 01 năm tiếp theo. Trong đó xác định rõ nhu cầu công suất tác dụng, phản kháng nhận từ lưới điện truyền tải và tự phát; - Đối với nhu cầu đấu nối mới, Khách hàng có nhu cầu đấu nối mới phải cung cấp những thông tin dự báo nhu cầu phụ tải điện chi tiết, bao gồm công suất cực đại, điện năng và Biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng tháng cho 01 năm tiếp theo. Trong đó xác định rõ nhu cầu công suất tác dụng, phản kháng nhận từ lưới điện truyền tải và tự phát. Điểm c) Cung cấp kế hoạch xây dựng các công trình đề xuất cho các vùng bao quanh trạm biến áp, tổ máy phát điện, công trình xây dựng, điểm đấu nối với tỷ lệ 1:200 hoặc 1:500. c) Các số liệu liên quan tới dự báo nhu cầu điện (nếu có): Bao gồm các số liệu liên quan tới tiêu thụ điện như sản lượng sản phẩm, suất tiêu hao điện cho một đơn vị sản phẩm, chế độ tiêu thụ điện (ca, ngày làm việc và ngày nghỉ), tổng công suất lắp đặt của thiết bị điện và công suất cực đại, hệ số công suất.
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 102 - Khoản 2 + Điểm c - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 10 - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 12 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm c - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 10 - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 12 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 102. Hiệu lực thi hành Khoản 2 Điểm c) Cung cấp kế hoạch xây dựng các công trình đề xuất cho các vùng bao quanh trạm biến áp, tổ máy phát điện, công trình xây dựng, điểm đấu nối với tỷ lệ 1:200 hoặc 1:500. c) Các số liệu liên quan tới dự báo nhu cầu điện (nếu có): Bao gồm các số liệu liên quan tới tiêu thụ điện như sản lượng sản phẩm, suất tiêu hao điện cho một đơn vị sản phẩm, chế độ tiêu thụ điện (ca, ngày làm việc và ngày nghỉ), tổng công suất lắp đặt của thiết bị điện và công suất cực đại, hệ số công suất. Khoản 4. Thông số kỹ thuật của tổ máy phát điện Các thông số và giá trị sau: - Điện kháng đồng bộ dọc trục Xd; - Điện kháng quá độ dọc trục X’d - Điện kháng siêu quá độ chưa bão hòa dọc trục X’’d; - Điện kháng đồng bộ ngang trục Xq; - Điện kháng quá độ chưa bão hòa ngang trục X’q; - Điện kháng siêu quá độ chưa bão hòa ngang trục X’’q; - Các thông số bão hòa của các điện kháng Xd, X’d, X’’d, Xq, X’q, X’’q; - Điện kháng thứ tự nghịch X2; - Điện kháng thứ tự không Xo; - Điện trở Stator Ra; - Điện kháng khe hở stator XL; - Điện kháng điểm Xp; - Biểu tượng và giá trị hằng số thời gian máy máy điện; - Hằng số thời gian quá độ hở mạch dọc trục Tdo’ (s); - Hằng số thời gian siêu quá độ hở mạch dọc trục Tdo’’(s) - Hằng số thời gian quá độ hở mạch ngang trục Tqo’ (s); - Hằng số thời gian siêu quá độ hở mạch ngang trục Tqo’’(s) - Hằng số thời gian quá độ ngắn mạch dọc trục Td’ (s); - Hằng số thời gian siêu quá độ ngắn mạch dọc trục Td’’ (s); - Hằng số thời gian quá độ ngắn mạch ngang trục Tq’ (s); - Hằng số thời gian siêu quá độ ngắn mạch ngang trục Tq’’ (s); - Hằng số quán tính tuabin máy phát cho toàn bộ khối quay (MWsec/MVA); 4. Đặc tính phụ tải Yêu cầu Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải phải cung cấp các thông tin sau đây: - Chi tiết về các thành phần phụ tải của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, trong đó đặc biệt lưu ý cung cấp thông tin về các phụ tải có thể gây ra dao động quá 5% tổng công suất của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải tại điểm đấu nối và mức gây nhấp nháy điện áp của các phụ tải đó. - Các chi tiết sau đây về đặc tính phụ tải tại từng điểm đấu nối: Thông số Đơn vị Hệ số công suất trong chế độ nhận công suất phản kháng Độ nhạy của phụ tải với điện áp MW/kV, MVAr/kV Độ nhạy của phụ tải với tần số MW/Hz, MVAr/Hz Dự kiến mức độ gây mất cân bằng pha cực đại và trung bình % Dự kiến mức độ gây sóng hài tối đa Dự kiến mức độ gây nhấp nháy điện áp ngắn hạn và dài hạn Đối với Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có nhu cầu sử dụng với công suất từ 5MW trở lên tại điểm đấu nối phải cung cấp các dữ liệu sau: - Tỷ lệ thay đổi tải (kW/s và kVAr/s) bao gồm cả tăng lên và hạ xuống; - Bước thời gian lặp lại ngắn nhất của độ dao động phụ tải (giây); - Độ lớn của bước thay đổi lớn nhất trong nhu cầu điện (kW; kVAr). Khoản 5. Hệ thống kích từ Dự kiến kiểu kích từ và thiết bị ổn định hệ thống điện (PSS), sơ đồ khối Laplace theo tiêu chuẩn của IEEE (hoặc tiêu chuẩn tương đương được phép áp dụng) cùng các thông số và hàm truyền kèm theo. 5. Các yêu cầu khác có liên quan tới phụ tải điện PHỤ LỤC 2 THỎA THUẬN ĐẤU NỐI MẪU (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- THỎA THUẬN ĐẤU NỐI GIỮA (ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI ĐIỆN) VÀ …( TÊN KHÁCH HÀNG ĐỀ NGHỊ ĐẤU NỐI) Số: /NPT - TTĐN - Căn cứ Thông tư số ……/2016/TT-BCT ngày …tháng….năm 2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải; - Căn cứ Văn bản đề nghị đấu nối vào lưới điện truyền tải ngày … tháng … năm ….. của [Tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] gửi [Tên Đơn vị truyền tải điện]; - Căn cứ hồ sơ đề nghị đấu nối của [Tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] gửi [Tên Đơn vị truyền tải điện] ngày … tháng … năm …. ; - Căn cứ vào các biên bản làm việc và thỏa thuận sơ bộ phương án đấu nối ….; - Căn cứ vào yêu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ truyền tải điện, Hôm nay, ngày… tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm: Bên A: [Tên Đơn vị truyền tải điện] Đại diện là: ... Chức vụ: .... Địa chỉ: .... Điện thoại: .....; Fax: .... Tài khoản số: ... Mã số thuế: ... Bên B: [Tên tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] Đại diện là: ... Chức vụ: ... Địa chỉ: ... Điện thoại: ...; ............................................ Fax: ... Tài khoản số: .... Mã số thuế: ... Hai bên đồng ý ký kết Thỏa thuận đấu nối với các nội dung sau: Khoản 6. Hệ thống điều tốc và thiết bị ổn định Dự kiến kiểu điều tốc, sơ đồ khối Laplace theo tiêu chuẩn IEEE (hoặc tiêu chuẩn tương đương được phép áp dụng) cùng các thông số và hàm truyền kèm theo. Khoản 7. Hệ thống bảo vệ và điều khiển - Cung cấp thông tin về hệ thống rơ le bảo vệ của tổ máy phát điện. - Cung cấp thông tin về hệ thống tự động điều khiển của nhà máy và dự kiến phương thức ghép nối với hệ thống SCADA, thiết bị đầu cuối viễn thông của nhà máy và trạm biến áp. Khoản 8. Khởi động đen Yêu cầu cung cấp các thông tin về trang bị khả năng khởi động đen. Khoản 9. Ảnh hưởng tới môi trường Yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan tới phát thải khí nhà kính, bao gồm các thông tin sau: Điểm a) Đối với nhà máy nhiệt điện - Khí CO2: + Tấn CO2/tấn nhiên liệu; + Hiệu suất giảm khí CO2. - Khí SO2: + Tấn SO2/tấn nhiên liệu; + Hiệu suất giảm khí SO2. - Khí NOx: + Tấn NOx/ đường cong xuất điện năng MWh. Điểm b) Nhà máy thủy điện tích năng - Công suất dự trữ (MWH bơm); - Công suất bơm lớn nhất (MW); - Công suất bơm nhỏ nhất (MW); - Công suất phát lớn nhất (MW); - Công suất phát nhỏ nhất (MW); - Hiệu suất (phát/ bơm tỷ lệ %). Điểm c) Nhà máy điện gió - Loại turbine (cố định hay biến tốc); - Chi tiết về đặc tính kỹ thuật và đặc tính vận hành của nhà sản xuất; - Phương thức vận hành theo mùa của tổ máy phát điện: mùa hay liên tục; - Dự kiến khả năng phát vào lưới điện truyền tải hàng tháng (MW); - Đồ thị phát điện ngày điển hình của từng tháng; - Dự kiến chi tiết sự biến đổi đầu ra thường xuyên hay nhanh, bao gồm độ lớn, tỷ lệ thay đổi lớn nhất, tần suất và quãng thời gian; - Số liệu về kết quả đo gió trong quá khứ. Khoản 10. Dự báo tính sẵn sàng - Yêu cầu bảo dưỡng dự kiến: …tuần/năm; - Khả năng sẵn sàng (lấy từ yêu cầu bảo dưỡng được lập lịch dự kiến); - Khả năng sẵn sàng tỷ lệ công suất phát theo mùa (MW); - Khả năng sẵn sàng tuyệt đối; - Khả năng sẵn sàng bộ phận; - Xác suất ngừng chạy ép buộc. - Giới hạn khả năng phát điện: + Phát điện ngày (GWh); + Phát điện tuần (GWh); + Phát điện tháng (GWh); + Phát điện năm (GWh). Khoản 11. Số liệu kỹ thuật của các thiết bị điện tại điểm đấu nối Điểm a) Thiết bị đóng cắt: Cầu dao, dao cách ly của các mạch đấu nối liên quan tới điểm đấu nối. - Điện áp vận hành định mức (kV); - Dòng điện định mức (A); - Dòng cắt ngắn mạch 03 pha định mức (kA); - Đòng cắt ngắn mạch 01 pha định mức (kA); - Dòng cắt tải 03 pha định mức (kA); - Dòng cắt tải 01 pha định mức (kA); - Dòng ngắn mạch 03 pha nặng nề nhất định mức (kA); - Dòng ngắn mạch 01 pha nặng nề nhất định mức (kA); - Mức cách điện cơ bản-BIL (kV). Điểm b) Máy biến áp - Điện áp định mức và bố trí cuộn dây; - Công suất định mức MVA của mỗi cuộn dây; - Cuộn dây phân áp, kiểu điều áp (dưới tải hoặc không), vùng điều áp (số lượng đầu ra và kích cỡ bước điều áp); - Chu kỳ thời gian điều áp; - Bố trí nối đất (nối đất trực tiếp, không nối đất, nối đất qua cuộn kháng); - Đường cong bão hòa; - Điện trở và điện kháng thứ tự thuận của máy biến áp tại nấc phân áp danh định, nhỏ nhất, lớn nhất (R+jX trên phần trăm công suất định mức MVA của máy biến áp). Cho máy biến áp 03 cuộn dây, cả 03 cuộn dây có đấu nối bên ngoài, điện trở và điện kháng giữa mỗi cặp cuộn dây phải được tính toán với cuộn thứ ba là hở mạch; - Điện trở và điện kháng thứ tự không của máy biến áp tại nấc phân áp danh định, thấp nhất và cao nhất (Ω); - Mức cách điện cơ bản (kV). Điểm c) Các thiết bị bù công suất phản kháng (Tụ/cuộn cảm) - Loại thiết bị (cố định hoặc thay đổi) điện dung và/ hoặc tỷ lệ điện cảm hoặc vùng vận hành MVAr; - Điện trở/ điện kháng, dòng điện nạp/ phóng; - Với thiết bị tụ/ cuộn cảm có thể điều khiển được, phải cung cấp chi tiết nguyên lý điều khiển, các số liệu điều khiển như điện áp, tải, đóng cắt hoặc tự động, thời gian vận hàng và các cài đặt khác. Điểm d) Máy biến điện áp (TU)/Máy biến dòng (TI) - Tỷ số biến; - Giấy chứng nhận kiểm tra, kiểm định tuân theo quy định đo đếm. Điểm đ) Hệ thống bảo vệ và điều khiển - Cấu hình hệ thống bảo vệ; - Giá trị cài đặt đề xuất; - Thời gian giải phóng sự cố của hệ thống bảo vệ chính và dự phòng; - Chu kỳ tự động đóng lại (nếu có); - Quản lý, điều khiển và giao tiếp dữ liệu. Điểm e) Đường dây và cáp truyền tải liên quan tới điểm đấu nối - Điện trở/ điện kháng/ điện dung; - Dòng điện tải định mức và dòng điện tải lớn nhất. Khoản 12. Nhà máy thủy điện Đối với nhà máy thủy điện phải cung cấp thêm dữ liệu về công suất phát và điện năng dự kiến cho mỗi tháng của năm và các thông tin liên quan đến thủy văn, thủy năng, cụ thể như sau: Điểm a) Năng lượng sơ cấp - thủy năng - Các thông số hồ chứa và điều tiết hồ chứa: + Dung tích hữu ích (tỉ m3); + Dung tích toàn bộ hồ (tỉ m3); + Dung tích chống lũ (tỉ m3); + Mực nước dâng bình thường (m); + Mực nước chết (m); + Mực nước gia cường (m); + Dung tích dành cho điều tiết nhiều năm (nếu có) (tỉ m3); + Diện tích lòng hồ (km2); + Chiều dài hồ ở mực nước dâng bình thường (km); + Chiều rộng trung bình hồ (km); + Chiều sâu trung bình hồ (m); + Đường đặc tính hồ chứa V = f(h); + Kiểu điều tiết (năm, nhiều năm, hỗn hợp); + Quy trình điều tiết hồ chứa tóm tắt (đặt trong 01 file văn bản); + Quy trình điều tiết hồ chứa đầy đủ (đặt trong 01 file văn bản); + Biểu đồ điều tiết hồ chứa (theo tháng hay tuần). - Các thông số về đập chính: + Loại đập (đất đá, bê tông,..); + Kiểu xả lũ (xả tự nhiên, dùng cửa xả); + Cao độ đỉnh đập (m); + Chiều cao mặt đập (m); + Chiều dài mặt đập (m); + Chiều dài đáy đập (m); + Cao độ trên của cánh phai xả lũ (m); + Sơ đồ nguyên lý cấu tạo đập (file ảnh). - Các thông số về đập phát điện: + Loại đập (đất đá, bê tông,..); + Cao độ đỉnh đập (m); + Chiều cao mặt đập (m); + Chiều dài mặt đập (m); + Chiều dài đáy đập (m); + Cao độ trên của cửa nhận nước (m); + Sơ đồ nguyên lý cấu tạo đập (file ảnh). - Các thông số phía thượng lưu: + Mực nước dâng bình thường (m); + Mực nước chết (m); + Mực nước gia cường (m); + Mực nước điều tiết nhiều năm (nếu có) (m). - Các thông số phía hạ lưu: + Mực nước khi dừng toàn bộ nhà máy (m); + Mực nước khi chạy công suất min (m); + Mực nước khi chạy công suất định mức (m); + Mực nước khi xả lưu lượng tần suất 0,01% (m). - Các số liệu chính về thời tiết và thủy văn: + Đặc điểm thời tiết khí hậu; + Diện tích lưu vực sông (km2); + Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm (m3); + Lưu lượng nước về trung bình năm(m3/s); + Bảng tổng hợp lưu lượng nước về trung bình tháng; + Lượng mưa trung bình hằng năm (mm); + Lưu lượng lũ. Điểm b) Tần suất nước về và năng lượng theo thiết kế - Các số liệu chính về tần suất nước về theo bảng sau: Tần suất Lưu lượng lũ tối đa (m3/s) Lưu lượng trung bình ngày đêm (m3/s) 10,00% 1,00% 0,10% 0,01% - Các số liệu chính về tần suất nước về và năng lượng theo thiết kế: Tần suất Lưu lượng Năng lượng 25% 50% 65% 75% 90% Trung bình nhiều năm Điểm c) Cơ khí thủy lực - Các loại cánh phai (van) dùng cho công trình: + Hệ thống nhận nước (file văn bản); + Hệ thống xả nước (file văn bản). - Các thông số về Tua bin nước: + Kiểu tuabin; + Nước sản xuất; + Mã hiệu; + Công suất thiết kế (MW); + Dải công suất khả dụng ứng với cột nước tính toán (từ …MW đến …MW); + Cột nước tính toán (m); + Cột nước tối đa (m); + Cột nước tối thiểu (m); + Lưu lượng nước qua Tua bin ứng với tải định mức (m3/s); + Tốc độ quay định mức (vòng/phút); + Tốc độ quay lồng tốc(vòng/phút); + Độ cao hút HS (m); + Suất tiêu hao nước ở cột nước định mức (m3/kWh). - Cấu tạo của Tua bin nước (file văn bản): + Stator tuabin; + Séc măng ổ đỡ; + Séc măng ổ hướng; + Buồng xoắn; + Bánh xe công tác; + Trục tuabin; + Cánh hướng nước; + Servomotor; + Hệ thống điều tốc của tuabin. - Hoạt động của Tua bin nước: + Khởi động; + Vận hành bình thường; + Ngừng bình thường tuabin; + Ngừng sự cố tuanbin; + Chuyển bù; + Đặc tính tuabin P=f(delta h); + Đặc tính suất tiêu hao nước theo cột nước. Điểm d) Các hệ thống, thiết bị phụ đi kèm + Hệ thống khí nén cao áp - hạ áp; + Hệ thống dầu; + Hệ thống nước cứu hỏa; + Hệ thống nước kỹ thuật làm mát.
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 102 - Khoản 12 + Điểm d + Điểm e - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d * Điều 1 * Điều 2 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 102. Hiệu lực thi hành Khoản 12 Điểm d) Các hệ thống, thiết bị phụ đi kèm + Hệ thống khí nén cao áp - hạ áp; + Hệ thống dầu; + Hệ thống nước cứu hỏa; + Hệ thống nước kỹ thuật làm mát. Điểm e) Những lưu ý đặc biệt PHỤ LỤC 1C THÔNG TIN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN CỦA ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI ĐIỆN, ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI VÀ BÁN LẺ ĐIỆN VÀ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Thông tin áp dụng cho Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, Đơn vị bán buôn điện có xuất - nhập khẩu điện thông qua lưới điện truyền tải có nhu cầu đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối cũ, bao gồm: Khoản 3 Điểm a) Sơ đồ điện - Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị; - Sơ đồ nối điện chính, trong đó chỉ rõ: + Bố trí thanh cái; + Các mạch điện (đường dây trên không, cáp ngầm, máy biến áp...); + Các tổ máy phát điện; + Bố trí pha; + Bố trí nối đất; + Các thiết bị đóng cắt; + Điện áp vận hành; + Phương thức bảo vệ; + Vị trí điểm đấu nối; + Bố trí thiết bị bù công suất phản kháng. Sơ đồ này chỉ giới hạn ở trạm biến áp đấu vào điểm đấu nối và các thiết bị điện khác của Khách hàng có nhu cầu đấu nối có khả năng ảnh hưởng tới hệ thống điện truyền tải, nêu rõ những phần dự kiến sẽ mở rộng hoặc thay đổi (nếu có) trong tương lai. Điểm b) Các thiết bị điện - Thiết bị đóng cắt (cầu dao, cách ly…) của các mạch điện liên quan tới điểm đấu nối: + Điện áp vận hành định mức; + Dòng điện định mức (A); + Dòng điện cắt ngắn mạch 03 pha định mức (kA); + Dòng điện cắt ngắn mạch 01 pha định mức (kA); + Dòng cắt tải 03 pha định mức (kA); + Dòng cắt tải 01 pha định mức (kA); + Dòng ngắn mạch 03 pha nặng nề nhất định mức (kA); + Dòng ngắn mạch 01 pha nặng nề nhất định mức (kA); + Mức cách điện cơ bản -BIL (kV). - Máy biến áp: + Điện áp định mức và bố trí cuộn dây; + Công suất định mức MVA của mỗi cuộn dây; + Cuộn dây phân áp, kiểu điều áp (dưới tải hoặc không), vùng phân áp (số lượng đầu ra và kích cỡ bước phân áp); + Chu kỳ thời gian điều áp; + Bố trí nối đất (nối đất trực tiếp, không nối đất và nối đất qua cuộn kháng); + Đường cong bão hòa; + Điện trở và điện kháng thứ tự thuận của máy biến áp tại nấc phân áp danh định, nhỏ nhất, lớn nhất trên phần trăm công suất định mức MVA của máy biến áp. Cho máy biến áp 03 cuộn dây, có cả 03 cuộn dây đấu nối bên ngoài, điện trở và điện kháng giữa mỗi cặp cuộn dây phải được tính toán với cuộn thứ ba là mạch mở; + Điện trở và điện kháng thứ tự không của máy biến áp tại nấc phân áp danh định, thấp nhất và cao nhất (Ω); + Mức cách điện cơ bản (kV). - Các thiết bị bù công suất phản kháng (Tụ/cuộn cảm): + Loại thiết bị (cố định hoặc thay đổi) điện dung và/ hoặc tỷ lệ điện cảm hoặc vùng vận hành MVAr; + Điện trở/ điện kháng, dòng điện nạp/ phóng; + Với thiết bị tụ/ cuộn cảm có thể điều khiển được, phải cung cấp chi tiết nguyên lý điều khiển, các số liệu điều khiển như điện áp, tải, đóng cắt hoặc tự động, thời gian vận hàng và các cài đặt khác. - Máy biến điện áp (VT)/ máy biến dòng (TI): + Tỷ số biến; + Giấy chứng nhận kiểm tra tuân thủ Quy định đo đếm điện năng. - Hệ thống bảo vệ và điều khiển: + Cấu hình hệ thống bảo vệ; + Giá trị cài đặt đề xuất; + Thời gian giải phóng sự cố của hệ thống bảo vệ chính và dự phòng; + Chu kỳ tự động đóng lại (nếu có); + Quản lý điều khiển và giao tiếp dữ liệu. - Đường dây trên không và cáp điện liên quan tới điểm đấu nối: + Điện trở, điện kháng, điện dung (thứ tự thuận, thứ tự không và hỗ cảm) theo giá trị đo lường thực tế của đơn vị thí nghiệm; + Dòng điện tải định mức và dòng điện tải lớn nhất. Điểm c) Các thông số liên quan đến ngắn mạch - Dòng điện ngắn mạch 03 pha (xuất hiện tức thì tại điểm sự cố và sau sự cố thoáng qua) từ hệ thống điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải vào hệ thống điện truyền tải tại điểm đấu nối; - Giá trị điện trở và điện kháng thứ tự không của hệ thống điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải tính từ điểm đấu nối; - Giá trị điện áp trước khi sự cố phù hợp với dòng sự cố lớn nhất; - Giá trị điện trở và điện kháng thứ tự nghịch của của hệ thống điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải tính từ điểm đấu nối; - Giá trị điện trở và điện kháng thứ tự không của mạch tương đương Pi của của hệ thống điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải. Điểm d) Yêu cầu về mức độ dự phòng Đối với Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có nhu cầu nhận điện từ hai nguồn trở lên, yêu cầu chỉ rõ: - Nguồn dự phòng; - Công suất dự phòng yêu cầu (MW và MVAr). Điều 1. Nội dung đấu nối [Tên Đơn vị truyền tải điện] thống nhất phương án đấu nối nhà máy điện .... của [tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] vào lưới điện truyền tải, cụ thể như sau: [Tên Đơn vị truyền tải điện] thống nhất phương án đấu nối nhà máy điện .... của [tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] vào lưới điện truyền tải, cụ thể như sau: Khoản 1. Quy mô công trình 1. Quy mô công trình Điểm a) Điểm đấu nối (yêu cầu chỉ rõ điểm đấu nối tại vị trí nào): a) Điểm đấu nối (yêu cầu chỉ rõ điểm đấu nối tại vị trí nào): Điểm b) Điểm đầu đường dây đấu nối vào hệ thống điện: ... b) Điểm đầu đường dây đấu nối vào hệ thống điện: ... Điểm c) Điểm cuối đường dây đấu nối vào hệ thống điện: ... c) Điểm cuối đường dây đấu nối vào hệ thống điện: ... Điểm d) Cấp điện áp đấu nối: ... d) Cấp điện áp đấu nối: ... Điểm đ) Tiết diện dây dẫn:... đ) Tiết diện dây dẫn:... Điểm e) Số mạch: ... e) Số mạch: ... Điểm g) Kết cấu: ... g) Kết cấu: ... Điểm h) Chế độ vận hành: ... h) Chế độ vận hành: ... Điểm i) Chiều dài đường dây đấu nối: ... i) Chiều dài đường dây đấu nối: ... Khoản 2. Ranh giới đo đếm Ranh giới đo đếm mua bán điện năng lắp đặt tại vị trí đấu nối ..... vào lưới điện truyền tải. 2. Ranh giới đo đếm Ranh giới đo đếm mua bán điện năng lắp đặt tại vị trí đấu nối ..... vào lưới điện truyền tải. Khoản 3. Ranh giới đầu tư 3. Ranh giới đầu tư Khoản 4. Yêu cầu về giải pháp kỹ thuật 4. Yêu cầu về giải pháp kỹ thuật Khoản 5. Các tài liệu kèm theo 5. Các tài liệu kèm theo Điểm a) Tài liệu đính kèm 01: ... a) Tài liệu đính kèm 01: ... Điểm b) Tài liệu đính kèm 02: ... b) Tài liệu đính kèm 02: ... Điểm c) Tài liệu đính kèm 03: ... c) Tài liệu đính kèm 03: ... Điểm d) Tài liệu đính kèm 04: ... d) Tài liệu đính kèm 04: ... Điểm đ) Tài liệu đính kèm 05: ... đ) Tài liệu đính kèm 05: ... Điểm e) Tài liệu đính kèm 06: ... e) Tài liệu đính kèm 06: ... Điểm g) Tài liệu đính kèm 07: ... g) Tài liệu đính kèm 07: ... Điều 2. Trách nhiệm của các bên Khoản 1. Trách nhiệm của Bên A [Tên Đơn vị truyền tải điện] có trách nhiệm đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải để kết nối với lưới điện của [tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] theo đúng ranh giới đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thỏa thuận đấu nối này. 1. Trách nhiệm của Bên A [Tên Đơn vị truyền tải điện] có trách nhiệm đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải để kết nối với lưới điện của [tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] theo đúng ranh giới đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thỏa thuận đấu nối này. Khoản 2. Trách nhiệm của Bên B 2. Trách nhiệm của Bên B Điểm a) [Tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện trong phạm vi quản lý theo các mô tả kỹ thuật tại Tài liệu đính kèm 3, tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và các quy định khác có liên quan. a) [Tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện trong phạm vi quản lý theo các mô tả kỹ thuật tại Tài liệu đính kèm 3, tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và các quy định khác có liên quan. Điểm b) [Tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] có trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống điện hoặc nhà máy điện tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và các quy định khác có liên quan. b) [Tên khách hàng có nhu cầu đấu nối] có trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống điện hoặc nhà máy điện tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và các quy định khác có liên quan. Điều 5. Ngày đấu nối Ngày đấu nối dự kiến là ……………(ngày, tháng, năm). Ngày đấu nối dự kiến là ……………(ngày, tháng, năm). Điều 6. Chi phí kiểm tra và thử nghiệm bổ sung Chi phí kiểm tra và thử nghiệm bổ sung trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 51 Thông tư số …/2016/TT-BCT ngày…tháng…năm 2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải được hai bên thống nhất như sau: Chi phí kiểm tra và thử nghiệm bổ sung trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 51 Thông tư số …/2016/TT-BCT ngày…tháng…năm 2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải được hai bên thống nhất như sau: Khoản 1. ……….. 1. ……….. Khoản 2. ……….. 2. ……….. Điều 7. Tách đấu nối Khoản 1. Bên B có quyền đề nghị tách đấu nối tự nguyện trong các trường hợp cụ thể quy định tại Tài liệu đính kèm số 6 và phải tuân thủ các quy định có liên quan tại Thông tư số …/2016/TT-BCT ngày tháng năm 2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải. 1. Bên B có quyền đề nghị tách đấu nối tự nguyện trong các trường hợp cụ thể quy định tại Tài liệu đính kèm số 6 và phải tuân thủ các quy định có liên quan tại Thông tư số …/2016/TT-BCT ngày tháng năm 2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải. Khoản 2. Bên A có quyền tách đấu nối bắt buộc trong các trường hợp quy định tại Điều 57 Thông tư số …/2016/TT-BCT ngày tháng năm 2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải. 2. Bên A có quyền tách đấu nối bắt buộc trong các trường hợp quy định tại Điều 57 Thông tư số …/2016/TT-BCT ngày tháng năm 2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải. Điều 8. Các thỏa thuận khác Khoản 1. Trong quá trình vận hành, khi có sự thay đổi hay sửa chữa liên quan tới điểm đấu nối hoặc thiết bị đấu nối, bên có thay đổi phải thông báo bằng văn bản và gửi các tài liệu kỹ thuật liên quan tới bên kia; soạn thảo Phụ lục Thỏa thuận đấu nối để cả hai bên ký làm tài liệu kèm theo Thỏa thuận đấu nối này. 1. Trong quá trình vận hành, khi có sự thay đổi hay sửa chữa liên quan tới điểm đấu nối hoặc thiết bị đấu nối, bên có thay đổi phải thông báo bằng văn bản và gửi các tài liệu kỹ thuật liên quan tới bên kia; soạn thảo Phụ lục Thỏa thuận đấu nối để cả hai bên ký làm tài liệu kèm theo Thỏa thuận đấu nối này. Khoản 2. ……… 2. ……… Khoản 3. ……… 3. ……… Điều 9. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thỏa thuận đấu nối này có hiệu lực kể từ ngày ký. 1. Số, tên của thiết bị: 1. Số/tên thiết bị: 1. Số/tên thiết bị: 1. Số/ tên thiết bị: 1. Thỏa thuận đấu nối này có hiệu lực kể từ ngày ký. 1. Số, tên của thiết bị: 1. Số/tên thiết bị: 1. Số/tên thiết bị: 1. Số/ tên thiết bị: Khoản 2. Thời hạn có hiệu lực của Thỏa thuận đấu nối: 2. Mô tả kỹ thuật chính: 2. Mô tả kỹ thuật chính: 2. Mô tả kỹ thuật chính: 2. Thông số kỹ thuật chính: 2. Thời hạn có hiệu lực của Thỏa thuận đấu nối: 2. Mô tả kỹ thuật chính: 2. Mô tả kỹ thuật chính: 2. Mô tả kỹ thuật chính: 2. Thông số kỹ thuật chính:
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . * Điều 9 + Điểm đ - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm đ - Khoản 4 - Khoản 5
Thông Tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải . Điều 9. Hiệu lực thi hành Điểm đ)ấu nối: Ranh giới sở hữu, quản lý vận hành: Giám đốc/ Trưởng Trạm (Ký và ghi tên) Nhân viên vận hành của Đơn vị truyền tải điện (Ký và ghi tên) Nhân viên vận hành của Khách hàng có nhu cầu đấu nối (Ký và ghi tên) Tài liệu đính kèm 03 Danh sách thiết bị sở hữu cố định tại điểm đấu nối (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) I. Thiết bị chính (bao gồm đường dây truyền tải điện và trạm biến áp) 3. Nhà đầu tư/ chủ sở hữu: 3. Nhà đầu tư/ chủ sở hữu: 3. Nhà đầu tư/ chủ sở hữu: 3. Nhà đầu tư/ chủ sở hữu: Khoản 4. Các thông tin cần thiết khác: 4. Các thông tin cần thiết khác: 4. Các thông tin cần thiết khác: 4. Các thông tin cần thiết khác: 4. Các thông tin cần thiết khác: 4. Các thông tin cần thiết khác: 4. Các thông tin cần thiết khác: 4. Các thông tin cần thiết khác: Khoản 5. Nhận xét: II. Thiết bị thứ cấp 5. Nhận xét: III. Hệ thống đo đếm 5. Nhận xét: IV. Các thiết bị khác liên quan đến điểm đấu nối 5. Nhận xét: Tài liệu đính kèm 04 Mô tả kỹ thuật thiết bị điện liên quan tới điểm đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối Bao gồm các dữ liệu cập nhật sửa đổi sơ đấu nối vào lưới điện truyền tải, đã được cập nhật và/hoặc sửa đổi. (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) Tài liệu đính kèm 05 Mô tả Danh sách các dữ liệu truyền về hệ thống SCADA/EMS của Đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện, hệ thống kỹ thuật thiết bị đầu cuối RTU/Gateway liên quan tới đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) Tài liệu đính kèm 06 Đề nghị tách đấu nối tự nguyện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) Mô tả các trường hợp mà Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải đề xuất tách đấu nối tạm thời và các trách nhiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải với từng trường hợp. (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) Tài liệu đính kèm 07 Các yêu cầu cụ thể về trang bị hệ thống PSS, PMU, AGC, hệ thống rơ le bảo vệ, thỏa thuận phối hợp trang bị, lắp đặt các thiết bị rơ le bảo vệ tại điểm đấu nối giữa Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) 5. Nhận xét: II. Thiết bị thứ cấp 5. Nhận xét: III. Hệ thống đo đếm 5. Nhận xét: IV. Các thiết bị khác liên quan đến điểm đấu nối 5. Nhận xét: Tài liệu đính kèm 04 Mô tả kỹ thuật thiết bị điện liên quan tới điểm đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối Bao gồm các dữ liệu cập nhật sửa đổi sơ đấu nối vào lưới điện truyền tải, đã được cập nhật và/hoặc sửa đổi. (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) Tài liệu đính kèm 05 Mô tả Danh sách các dữ liệu truyền về hệ thống SCADA/EMS của Đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện, hệ thống kỹ thuật thiết bị đầu cuối RTU/Gateway liên quan tới đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) Tài liệu đính kèm 06 Đề nghị tách đấu nối tự nguyện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) Mô tả các trường hợp mà Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải đề xuất tách đấu nối tạm thời và các trách nhiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải với từng trường hợp. (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………) Tài liệu đính kèm 07 Các yêu cầu cụ thể về trang bị hệ thống PSS, PMU, AGC, hệ thống rơ le bảo vệ, thỏa thuận phối hợp trang bị, lắp đặt các thiết bị rơ le bảo vệ tại điểm đấu nối giữa Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải (Kèm theo thỏa thuận đấu nối số………)
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này hướng dẫn các nội dung sau của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 158/2020/NĐ-CP): Điểm a) Hoạt động giao dịch, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, bao gồm: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ; Điểm b) Hoạt động của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm: Điểm a) Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Điểm b) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; Điểm c) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm d) Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, ngân hàng thanh toán; Điểm đ) Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ; Điểm e) Nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Ngoài các từ ngữ đã được giải thích trong Nghị định số 158/2020/NĐ-CP , trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Bù trừ là việc xác định vị thế và nghĩa vụ thanh toán ròng cho các bên tham gia giao dịch. Khoản 2. Giao dịch đối ứng là việc mở một vị thế mua (hoặc bán) mới nhằm làm giảm vị thế bán (hoặc mua) của chứng khoán phái sinh cùng loại, cùng tài sản cơ sở, cùng ngày đáo hạn đã mở trước đó. Khoản 3. Giá thanh toán là giá khớp lệnh giao dịch hợp đồng tương lai giữa các nhà đầu tư thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Khoản 4. Giá thanh toán cuối ngày là mức giá được xác định cuối ngày giao dịch để tính toán lãi lỗ hàng ngày của các vị thế. Khoản 5. Giá thanh toán cuối cùng là mức giá được xác định tại ngày giao dịch cuối cùng để xác định nghĩa vụ thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Khoản 6. Giá trị tài sản ký quỹ bù trừ (sau đây gọi tắt là giá trị tài sản ký quỹ) bao gồm số dư trên tài khoản tiền gửi ký quỹ và giá trị danh mục chứng khoán ký quỹ được xác định theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 7. Khách hàng môi giới là nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh thông qua hoạt động môi giới của thành viên giao dịch. Khoản 8. Khách hàng bù trừ, thanh toán là thành viên không bù trừ và các khách hàng môi giới của thành viên này đã ủy thác hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho thành viên bù trừ được chỉ định. Khoản 9. Khối lượng mở của một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm là số lượng hợp đồng chứng khoán phái sinh đang còn lưu hành tại thời điểm đó. Khoản 10. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ nộp một khoản tiền hoặc chứng khoán được chấp nhận ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Khoản 11. Ký quỹ ban đầu là việc ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh. Khoản 12. Mức ký quỹ là giá trị ký quỹ hoặc tỷ lệ ký quỹ mà bên có nghĩa vụ phải nộp cho các hợp đồng chứng khoán phái sinh dự kiến thực hiện hoặc duy trì cho các hợp đồng chứng khoán phái sinh đang lưu hành. Khoản 13. Ký quỹ rủi ro là giá trị ký quỹ mà nhà đầu tư, thành viên bù trừ phải nộp để bù đắp mức lỗ tiềm tàng tối đa của chứng khoán phái sinh tính toán theo các kịch bản biến động giá của tài sản cơ sở. Khoản 14. Ký quỹ song hành hợp đồng tương lai là giá trị ký quỹ nhà đầu tư, thành viên bù trừ nắm giữ hợp đồng tương lai phải nộp để bù đắp mức lỗ tiềm tàng tăng thêm so với giá trị ký quỹ rủi ro do sự khác biệt về biến động giá của tài sản cơ sở và biến động giá của hợp đồng tương lai. Khoản 15. Ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là giá trị ký quỹ nhà đầu tư tham gia thanh toán thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ phải nộp để bù đắp mức lỗ tiềm tàng có thể xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư không có đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển giao. Khoản 16. Tỷ lệ ký quỹ bằng tiền là tỷ lệ giữa giá trị tài sản ký quỹ bằng tiền so với tổng giá trị tài sản phải ký quỹ. Khoản 17. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (sau đây gọi tắt là hợp đồng tương lai chỉ số) là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán. Khoản 18. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ. Khoản 19. Hợp đồng bù trừ, thanh toán là hợp đồng giữa thành viên bù trừ và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên thành viên bù trừ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 20. Tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh là tài khoản mở tại thành viên giao dịch để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh của khách hàng. Khoản 21. Thực hiện hợp đồng là việc các bên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai thực hiện việc chuyển giao tài sản cơ sở, tài sản có thể chuyển giao và thanh toán tiền hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán và giá thanh toán cuối cùng theo nội dung của hợp đồng và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 22. Vị thế đứng tên thành viên bù trừ bao gồm vị thế của nhà đầu tư và vị thế của thành viên bù trừ, cụ thể như sau: Điểm a) Vị thế trong các giao dịch tự doanh và tạo lập thị trường (nếu có) của thành viên bù trừ; Điểm b) Vị thế của khách hàng môi giới của thành viên bù trừ; Điểm c) Vị thế của khách hàng bù trừ, thanh toán. Khoản 23. Tài khoản giao dịch tổng là tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mà các vị thế mua và bán của cùng một hợp đồng tương lai (có cùng tài sản cơ sở và cùng tháng đáo hạn) được mở và duy trì cho đến khi thành viên bù trừ có đề nghị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đối trừ trên cơ sở thỏa thuận hoặc yêu cầu của nhà đầu tư. Chương II SẢN PHẨM CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Điều 3. Hợp đồng tương lai chỉ số Khoản 1. Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là chỉ số chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 2. Hợp đồng tương lai chỉ số khi đáo hạn được thực hiện dưới hình thức thanh toán bằng tiền theo quy chế do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành. Khoản 3. Mẫu hợp đồng tương lai chỉ số do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Điều 4. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ Khoản 1. Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là: Điểm a) Trái phiếu Chính phủ đang giao dịch trên thị trường; hoặc Điểm b) Trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng các đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ, thiết kế trái phiếu giả định báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện. Khoản 2. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ khi đáo hạn được thực hiện dưới hình thức thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao tài sản cơ sở theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Phương thức thanh toán phải được quy định trước khi niêm yết. Khoản 3. Mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 4. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định và công bố trên trang thông tin điện tử các nội dung sau: Điểm a) Danh sách các trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao, nguyên tắc xác định và hệ số chuyển đổi (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở); Điểm b) Danh sách các trái phiếu Chính phủ được sử dụng để xác định giá thanh toán cuối cùng, nguyên tắc xác định và tỷ trọng từng trái phiếu trong danh sách đó (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức thanh toán bằng tiền). Khoản 5. Việc xác định và công bố thông tin về các trái phiếu Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều này thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định thời điểm cuối cùng để chốt danh sách các trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao hoặc được sử dụng để xác định giá thanh toán cuối cùng. Sau thời điểm đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không được điều chỉnh danh sách các trái phiếu Chính phủ nêu trên. Chương III HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH, BÙ TRỪ, THANH TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Mục 1. HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Điều 5. Giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư Khoản 1. Để giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ bù trừ (sau đây gọi là tài khoản ký quỹ) tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định. Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở mở tại thành viên giao dịch, nhà đầu tư được phép sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán này để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định. Khoản 2. Trước khi đặt lệnh giao dịch, trong thời gian nắm giữ vị thế và khi thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải ký quỹ theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Khoản 3. Nhà đầu tư phải đảm bảo giới hạn vị thế trên tài khoản giao dịch theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trường hợp vượt giới hạn vị thế, nhà đầu tư, thành viên bù trừ và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện các biện pháp sau: Điểm a) Nhà đầu tư phải thực hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế; Điểm b) Sau thời hạn quy định, nhà đầu tư không thực hiện việc giảm vị thế, thành viên bù trừ được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư về mức đảm bảo tuân thủ giới hạn vị thế trên tài khoản; Điểm c) Trường hợp thành viên bù trừ không thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế của nhà đầu tư, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được yêu cầu thành viên bù trừ khác hoặc được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ. Khoản 4. Việc thực hiện giao dịch đối ứng theo quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều 6. Tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư Khoản 1. Nhà đầu tư phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh với thành viên giao dịch. Nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật trước khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh. Công ty chứng khoán có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh nhưng không phải là thành viên giao dịch được mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch để đầu tư chứng khoán phái sinh theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Nhà đầu tư là Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), các trưởng bộ phận, nhân viên của thành viên giao dịch chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh cho mình tại chính thành viên giao dịch đó. Khoản 3. Ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này, nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh theo nguyên tắc tại mỗi thành viên giao dịch chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh. Ứng với mỗi tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư được mở 01 tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này. Khoản 4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại mỗi thành viên giao dịch, cụ thể như sau: Điểm a) Được mở 02 tài khoản giao dịch tổng đứng tên công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán để quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác, trong đó 01 tài khoản để giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư ủy thác trong nước, 01 tài khoản để giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư ủy thác nước ngoài; Điểm b) Được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh cho mỗi quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý, đứng tên quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán tại mỗi thành viên giao dịch. Khoản 5. Công ty chứng khoán thành lập ở nước ngoài được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại mỗi thành viên giao dịch, cụ thể như sau: Điểm a) Được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh để thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh; Điểm b) Được mở 01 tài khoản giao dịch tổng để thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư nước ngoài khác. Khoản 6. Việc đăng ký thông tin tài khoản giao dịch, tài khoản giao dịch tổng trên hệ thống bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều 7. Nhận, thực hiện lệnh, xác nhận kết quả giao dịch Khoản 1. Thành viên giao dịch nhận, thực hiện lệnh và xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 7 Điều 16 Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động của công ty chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Khoản 2. Thành viên giao dịch chỉ được thực hiện lệnh của khách hàng khi lệnh giao dịch có đầy đủ các thông tin về khách hàng, ngày giao dịch, thời gian nhận lệnh, tài khoản giao dịch, ngày giao dịch, mã chứng khoán phái sinh giao dịch, phương thức giao dịch, loại lệnh, khối lượng giao dịch và giá giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Khoản 3. Thành viên giao dịch phải từ chối nhận lệnh của khách hàng trong trường hợp: Điểm a) Lệnh không có đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này; Điểm b) Khách hàng chưa ký quỹ đầy đủ, trừ các giao dịch đối ứng; hoặc
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . * Điều 7 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . Điều 7. Nhận, thực hiện lệnh, xác nhận kết quả giao dịch Khoản 1. Thành viên giao dịch nhận, thực hiện lệnh và xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 7 Điều 16 Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động của công ty chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Khoản 2. Thành viên giao dịch chỉ được thực hiện lệnh của khách hàng khi lệnh giao dịch có đầy đủ các thông tin về khách hàng, ngày giao dịch, thời gian nhận lệnh, tài khoản giao dịch, ngày giao dịch, mã chứng khoán phái sinh giao dịch, phương thức giao dịch, loại lệnh, khối lượng giao dịch và giá giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Khoản 3. Thành viên giao dịch phải từ chối nhận lệnh của khách hàng trong trường hợp: Điểm a) Lệnh không có đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này; Điểm b) Khách hàng chưa ký quỹ đầy đủ, trừ các giao dịch đối ứng; hoặc Điểm c) Lệnh vượt quá giới hạn lệnh theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc lệnh dẫn tới vị thế của khách hàng trên tài khoản đó vượt quá giới hạn vị thế theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều 8. Sửa lỗi sau giao dịch Khoản 1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện sửa lỗi sau giao dịch đối với các trường hợp sau: Điểm a) Các giao dịch thiếu thông tin tài khoản của khách hàng do chưa cập nhật trên hệ thống thanh toán; Điểm b) Giao dịch đóng vị thế có số lượng vị thế khớp lệnh lớn hơn số lượng vị thế đối ứng trên tài khoản bị đình chỉ giao dịch do vi phạm quy định về ký quỹ, giới hạn vị thế, giới hạn khối lượng mở của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 2. Việc sửa lỗi sau giao dịch được thực hiện như sau: Điểm a) Đối với lỗi giao dịch tại điểm a khoản 1 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện sửa lỗi về đúng tài khoản của khách hàng sau khi đã hoàn tất cập nhật thông tin trên hệ thống. Trường hợp đến thời điểm quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mà thành viên bù trừ không thực hiện việc cập nhật thông tin khách hàng trên hệ thống, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện sửa giao dịch thiếu thông tin tài khoản về tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ; Điểm b) Đối với lỗi giao dịch tại điểm b khoản 1 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện sửa giao dịch lỗi về tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ. Khoản 3. Đối với các lỗi giao dịch không thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được xem xét, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để xử lý. Khoản 4. Các bên tham gia giao dịch phải chịu trách nhiệm đối với lỗi do mình gây ra trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Thành viên bù trừ chịu trách nhiệm đối với lỗi giao dịch của khách hàng, bao gồm cả giao dịch của thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ (đối với thành viên bù trừ chung). Khoản 5. Thành viên bù trừ sau khi sửa lỗi sau giao dịch bị mất khả năng thanh toán được sử dụng các nguồn hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này. Khoản 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa lỗi sau giao dịch thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Mục 2. HOẠT ĐỘNG BÙ TRỪ, THANH TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Điều 9. Nguyên tắc thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư Khoản 1. Hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư bao gồm thanh toán lãi lỗ vị thế và thanh toán khi thực hiện hợp đồng, cụ thể như sau: Điểm a) Trường hợp thanh toán lãi lỗ vị thế: - Tại các ngày giao dịch trước ngày giao dịch cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định hàng ngày trên cơ sở các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước; hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở trong ngày); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với trường hợp đóng vị thế trước hạn); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế so với giá thanh toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong cùng ngày giao dịch); - Tại ngày giao dịch cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định trên cơ sở các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước; hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng so với giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở trong ngày); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với trường hợp đóng vị thế trước hạn); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế so với giá thanh toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong cùng ngày giao dịch cuối cùng). Giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán cuối cùng được công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm b) Trường hợp thanh toán khi thực hiện hợp đồng: - Đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức bằng tiền: việc thực hiện hợp đồng được hoàn tất khi hoàn tất thanh toán lãi lỗ vị thế của ngày giao dịch cuối cùng. - Đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở: Việc thực hiện hợp đồng được hoàn tất khi nhà đầu tư bên bán phải chuyển giao tài sản cơ sở hoặc tài sản có thể chuyển giao theo quy định và nhà đầu tư bên mua phải thực hiện thanh toán tiền theo các điều khoản tại hợp đồng và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; hoặc nhà đầu tư hoàn tất việc thanh toán khoản tiền bồi thường (nếu có) theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Thông tư này. Khoản 2. Việc thanh toán được thực hiện trên tài khoản tiền gửi ký quỹ, tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư. Hoạt động thanh toán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ phối hợp thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 Điều 11 Thông tư này. Điều 10. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư Khoản 1. Thành viên bù trừ mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ và có trách nhiệm quản lý tách biệt tiền gửi ký quỹ tới từng nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 34 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Thành viên bù trừ được sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Thành viên bù trừ mở cho mỗi nhà đầu tư 01 tài khoản chứng khoán ký quỹ để quản lý vị thế, nghĩa vụ ký quỹ, tài sản ký quỹ bù trừ, tài sản có thể chuyển giao và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho vị thế trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Thành viên không bù trừ, khách hàng môi giới của thành viên không bù trừ mở tài khoản chứng khoán ký quỹ tại một thành viên bù trừ chung. Khoản 2. Tài khoản tiền gửi ký quỹ và tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau: Điểm a) Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho nhà đầu tư; Điểm b) Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày từ vị thế của nhà đầu tư; thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận lãi tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng (nếu có); Điểm c) Nhận hoặc chuyển giao tài sản cơ sở, tài sản có thể chuyển giao khi thực hiện hợp đồng (trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế của nhà đầu tư. Khoản 3. Khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ với thành viên bù trừ như sau: Điểm a) Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp đầy đủ ký quỹ ban đầu cho toàn bộ vị thế dự kiến mở cho thành viên bù trừ trước khi thực hiện giao dịch, ngoại trừ các giao dịch đối ứng; Điểm b) Nhà đầu tư phải duy trì ký quỹ cho vị thế của mình và phải bổ sung ký quỹ khi giá trị tài sản ký quỹ xuống dưới mức ký quỹ yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Tùy vào điều kiện thị trường, thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ ngay trong phiên giao dịch; Điểm c) Nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt quá mức ký quỹ yêu cầu do thành viên bù trừ quy định; Điểm d) Khi ký quỹ ban đầu hoặc bổ sung ký quỹ, thành viên bù trừ được yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ hoàn toàn bằng tiền hoặc cho phép nhà đầu tư sử dụng một phần tài sản ký quỹ là chứng khoán theo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền do thành viên bù trừ quy định nhưng không thấp hơn tỷ lệ ký quỹ bằng tiền theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều 11. Nguyên tắc bù trừ, thanh toán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam Khoản 1. Việc bù trừ chứng khoán phái sinh được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo từng tài khoản của nhà đầu tư, thành viên bù trừ theo nguyên tắc các vị thế đối ứng của cùng một chứng khoán phái sinh có cùng thời điểm đáo hạn trên cùng một tài khoản được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối trừ để xác định số vị thế ròng chứng khoán phái sinh trên tài khoản đó. Khoản 2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ và thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các giao dịch bị từ chối thế vị trong các trường hợp sau: Điểm a) Các giao dịch đã được thực hiện của thành viên bù trừ sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã có thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ đó. Các giao dịch của thành viên không bù trừ ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ đó cũng bị từ chối thế vị; Điểm b) Giao dịch nhận về có ngày giao dịch khác với ngày làm việc trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm c) Giao dịch thực hiện đối với mã chứng khoán phái sinh chưa được chấp nhận bù trừ thanh toán trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm d) Giao dịch do thành viên không bù trừ thực hiện khi chưa được thành viên bù trừ chung chấp nhận bù trừ, thanh toán trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm đ) Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 3. Đối với hoạt động thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày, căn cứ kết quả lãi lỗ cuối ngày trên từng tài khoản của nhà đầu tư, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bù trừ tiền theo từng thành viên bù trừ để xác định giá trị phải trả và được nhận của từng thành viên bù trừ. Việc thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản qua tài khoản tiền gửi thanh toán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tại ngân hàng thanh toán. Khoản 4. Đối với hoạt động thanh toán khi thực hiện hợp đồng, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện thanh toán tại ngày thanh toán cuối cùng theo nguyên tắc sau: Điểm a) Trường hợp thanh toán bằng tiền: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tính toán nghĩa vụ thanh toán tách biệt theo từng nhà đầu tư và theo từng thành viên bù trừ. Thành viên bù trừ bên phải trả phải chuyển đủ tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân hàng thanh toán. Thành viên bù trừ bên được nhận có nghĩa vụ thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư ngay sau khi tiếp nhận thanh toán từ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm b) Trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở: thành viên bù trừ bên bán phải chuyển giao đủ số lượng và đúng loại tài sản cơ sở hoặc tài sản có thể chuyển giao theo hợp đồng chứng khoán phái sinh vào tài khoản chứng khoán ký quỹ theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trường hợp thiếu chứng khoán để chuyển giao, thành viên bù trừ được sử dụng chứng khoán vay từ hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để thanh toán theo Quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Thành viên bù trừ bên mua chỉ được nhận tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán đủ tiền theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, sau đó phân bổ cho nhà đầu tư bên mua ngay sau khi nhận được tài sản chuyển giao; Điểm c) Trường hợp thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc không đủ trái phiếu Chính phủ để chuyển giao trong khoảng thời gian theo quy định, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện thanh toán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ bằng tiền. Trong trường hợp này, thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển giao có trách nhiệm bồi thường cho thành viên bù trừ liên quan thông qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, với số tiền có giá trị không thấp hơn 5% giá trị thanh toán hợp đồng. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định việc xác định giá trị và phương thức thanh toán bồi thường. Khoản 5. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế hướng dẫn trình tự, thủ tục bù trừ, thanh toán và chuyển giao tài sản cơ sở khi thực hiện hợp đồng, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán. Điều 12. Tài khoản ký quỹ thành viên bù trừ Khoản 1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm mở các tài khoản tiền gửi ký quỹ, tài khoản tiền gửi thanh toán đứng tên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tại ngân hàng thanh toán (sau đây gọi tắt là tài khoản tiền gửi thành viên) và tài khoản chứng khoán ký quỹ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là tài khoản chứng khoán ký quỹ thành viên) để quản lý tài sản ký quỹ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ. Khoản 2. Tài khoản tiền gửi thành viên tại ngân hàng thanh toán mở cho mỗi thành viên bù trừ bao gồm: Điểm a) Tài khoản tiền gửi ký quỹ tự doanh để quản lý tiền ký quỹ cho giao dịch tự doanh, tạo lập thị trường của chính thành viên bù trừ đó; Điểm b) Tài khoản tiền gửi ký quỹ khách hàng để quản lý tiền ký quỹ của toàn bộ khách hàng của thành viên bù trừ đó; Điểm c) Tài khoản tiền gửi thanh toán để thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày, thanh toán khi thực hiện hợp đồng đứng tên thành viên bù trừ và các hoạt động thanh toán khác của thành viên bù trừ. Khoản 3. Tài khoản tiền gửi thành viên và tài khoản chứng khoán ký quỹ thành viên chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau:
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . * Điều 12 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . Điều 12. Tài khoản ký quỹ thành viên bù trừ Khoản 2. Tài khoản tiền gửi thành viên tại ngân hàng thanh toán mở cho mỗi thành viên bù trừ bao gồm: Điểm a) Tài khoản tiền gửi ký quỹ tự doanh để quản lý tiền ký quỹ cho giao dịch tự doanh, tạo lập thị trường của chính thành viên bù trừ đó; Điểm b) Tài khoản tiền gửi ký quỹ khách hàng để quản lý tiền ký quỹ của toàn bộ khách hàng của thành viên bù trừ đó; Điểm c) Tài khoản tiền gửi thanh toán để thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày, thanh toán khi thực hiện hợp đồng đứng tên thành viên bù trừ và các hoạt động thanh toán khác của thành viên bù trừ. Khoản 3. Tài khoản tiền gửi thành viên và tài khoản chứng khoán ký quỹ thành viên chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau: Điểm a) Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho thành viên bù trừ. Tài sản ký quỹ trên tài khoản này bao gồm cả tài sản của khách hàng được thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ cho vị thế của chính khách hàng đó; Điểm b) Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ; thanh toán và tiếp nhận thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận lãi tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng; Điểm c) Nhận, chuyển giao chứng khoán cơ sở khi thực hiện hợp đồng (trong trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế đứng tên thành viên bù trừ. Khoản 4. Tài khoản tiền gửi thành viên và tài khoản chứng khoán ký quỹ thành viên phải được thiết lập, bảo đảm quản lý tách biệt tài sản của thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; tách biệt tài sản của từng thành viên bù trừ và tách biệt tài sản của thành viên bù trừ với các khách hàng của thành viên bù trừ đó. Khoản 5. Tại mọi thời điểm, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền yêu cầu thành viên bù trừ cung cấp thông tin chi tiết về tài khoản giao dịch, tài khoản ký quỹ, giá trị và danh mục tài sản ký quỹ của từng nhà đầu tư. Khoản 6. Tiền, chứng khoán phát sinh từ thực hiện quyền đối với chứng khoán ký quỹ trên tài khoản ký quỹ thành viên được phân bổ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không được thực hiện gửi có kỳ hạn đối với tiền gửi ký quỹ của thành viên bù trừ. Lãi tiền gửi ký quỹ sẽ được hoàn trả cho thành viên bù trừ theo lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng thanh toán công bố. Khoản 7. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý đầy đủ thông tin về vị thế, nghĩa vụ thanh toán, số dư tiền ký quỹ, giá trị và danh mục tài sản ký quỹ bằng chứng khoán theo từng tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư, thành viên bù trừ. Điều 13. Ký quỹ của thành viên bù trừ Khoản 1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức ký quỹ yêu cầu mà thành viên bù trừ phải nộp cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ vẫn còn đang lưu hành sau khi kết thúc giờ giao dịch. Khoản 2. Mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ rủi ro, ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai, ký quỹ chuyển giao Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, ký quỹ tối thiểu và các yếu tố khác mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết. Khoản 3. Thành viên bù trừ phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng được mức ký quỹ yêu cầu do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định. Thành viên bù trừ được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ yêu cầu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 4. Thành viên bù trừ có thể nộp ký quỹ bằng tiền hoặc chứng khoán nhưng phải đảm bảo tỷ lệ tiền ký quỹ không thấp hơn 80% mức ký quỹ yêu cầu, trừ trường hợp nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở thực hiện ký quỹ bằng trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao. Khoản 5. Trong ngày giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam định kỳ tiến hành giám sát giá trị tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ. Trường hợp thành viên bù trừ không đảm bảo giá trị tài sản ký quỹ theo yêu cầu, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền cảnh báo thành viên bù trừ và áp dụng một trong các biện pháp xử lý sau: Điểm a) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đình chỉ giao dịch đối với các tài khoản giao dịch liên quan, trừ các giao dịch đối ứng để giảm vị thế; Điểm b) Yêu cầu thành viên bù trừ (đối với tài khoản tự doanh) hoặc thông qua thành viên bù trừ yêu cầu nhà đầu tư (đối với tài khoản của nhà đầu tư) bổ sung tài sản ký quỹ, thực hiện giao dịch đối ứng để giảm vị thế. Khoản 6. Việc mở tài khoản ký quỹ, xác định loại ký quỹ, điều chỉnh mức ký quỹ, phương pháp xác định mức ký quỹ và các tham số của phương pháp này, loại tài sản được chấp nhận ký quỹ, cách thức và thời gian, thủ tục nộp hoặc rút ký quỹ, việc thực hiện các quyền liên quan tới chứng khoán ký quỹ và các nội dung liên quan khác thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều 14. Tài sản ký quỹ Khoản 1. Nhà đầu tư và thành viên bù trừ được sử dụng tiền và chứng khoán để thực hiện ký quỹ cho giao dịch chứng khoán phái sinh. Khoản 2. Chứng khoán được thành viên bù trừ cho phép nhà đầu tư nộp làm tài sản ký quỹ phải đáp ứng các tiêu chí sau: Điểm a) Là chứng khoán có trong danh sách chứng khoán được chấp nhận ký quỹ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam công bố theo quy định tại Khoản 3 Điều này; Điểm b) Không phải là tài sản bảo đảm trong các giao dịch theo quy định pháp luật dân sự về giao dịch tài sản bảo đảm, kể cả cổ phiếu được mua trong giao dịch vay mua ký quỹ; không phải là tài sản đang bị phong tỏa bởi tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật liên quan hoặc không phải là tài sản đang được cho vay theo quy định pháp luật; Điểm c) Đáp ứng các tiêu chí khác của thành viên bù trừ. Khoản 3. Chứng khoán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp nhận là tài sản ký quỹ cho các vị thế chứng khoán phái sinh phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau: Điểm a) Thuộc danh sách tài sản được chấp nhận ký quỹ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm b) Không thuộc loại bị cảnh báo, bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng thanh lý, giải thể, phá sản, hợp nhất, sáp nhập; Điểm c) Không bị cầm cố, phong tỏa, tạm giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm d) Thuộc loại tự do chuyển nhượng và đã được lưu ký trên tài khoản chứng khoán giao dịch tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên ký quỹ là nhà đầu tư, thành viên bù trừ; Điểm đ) Đáp ứng các tiêu chí khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ có trách nhiệm công bố danh sách chứng khoán được chấp nhận ký quỹ và tỷ lệ chiết khấu của từng chứng khoán trên trang thông tin điện tử của mình. Trường hợp thay đổi chứng khoán được chấp nhận ký quỹ, nhà đầu tư, thành viên bù trừ có trách nhiệm thay thế bằng tiền hoặc các chứng khoán được chấp nhận ký quỹ khác theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ. Khoản 5. Quản lý tài sản ký quỹ: Điểm a) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ quản lý tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ, nhà đầu tư theo các quy định tại các Điều 33, 34 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điểm b) Thành viên bù trừ chỉ được sử dụng tài sản ký quỹ trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư để ký quỹ, bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, thực hiện thanh toán cho các vị thế trên tài khoản giao dịch tương ứng của chính nhà đầu tư đó ngoại trừ quy định tại các điểm d, đ khoản này; Điểm c) Tài sản ký quỹ của nhà đầu tư phải được quản lý tách biệt, không phải và không được coi là tài sản của thành viên bù trừ, kể cả khi đã được ký quỹ trên tài khoản ký quỹ thành viên. Trường hợp thành viên bù trừ bị phá sản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư phải được hoàn trả cho nhà đầu tư sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán của chính nhà đầu tư đó; Điểm d) Trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ được sử dụng, bán hoặc chuyển giao tài sản ký quỹ mà không cần sự chấp thuận của nhà đầu tư. Trong vòng 01 ngày sau khi xử lý tài sản ký quỹ, thành viên bù trừ phải thông báo cho nhà đầu tư về việc xử lý tài sản ký quỹ theo các phương thức đã được quy định tại hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh. Thông báo phải nêu rõ lý do, loại tài sản đã xử lý, phương thức và thời gian xử lý, giá trị đã thực hiện; Điểm đ) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư và của thành viên bù trừ đã nộp cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để hỗ trợ thanh toán cho các vị thế của nhà đầu tư và của thành viên bù trừ theo quy định tại các điểm c, đ khoản 5 Điều 28 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điểm e) Trong thời gian ký quỹ, nhà đầu tư, thành viên bù trừ vẫn được nhận các quyền và lợi ích phát sinh liên quan tới chứng khoán ký quỹ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chứng khoán. Việc xử lý bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư đối với chứng khoán ký quỹ thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm g) Trong thời gian ký quỹ trên tài khoản ký quỹ, nhà đầu tư, thành viên bù trừ không được chuyển nhượng, cho, tặng, thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược, đăng ký tài sản bảo đảm hoặc sử dụng các tài sản ký quỹ vào các mục đích khác. Điều 15. Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán Khoản 1. Thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán khi thuộc một trong các trường hợp sau: Điểm a) Không kịp thời thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán lỗ vị thế hoặc nghĩa vụ thanh toán khoản tiền bồi thường theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Thông tư này hoặc nghĩa vụ thanh toán tiền khi thực hiện hợp đồng theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm b) Bị phá sản hoặc tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp; Điểm c) Các trường hợp khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 2. Trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ dưới đây để bù đắp theo trình tự sau: Điểm a) Sử dụng tiền ký quỹ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, tiền ký quỹ của khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán; Điểm b) Trường hợp tiền ký quỹ không đủ bù đắp nghĩa vụ thanh toán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng khoản đóng góp bằng tiền vào Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán; Điểm c) Sử dụng khoản đóng góp Quỹ bù trừ bằng tiền của các thành viên bù trừ khác theo tỷ lệ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định. Trong trường hợp này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho các thành viên bù trừ liên quan chi tiết về việc sử dụng Quỹ bù trừ ngay trong ngày sử dụng. Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tài sản đã sử dụng của Quỹ bù trừ và thanh toán tiền lãi sử dụng cho các thành viên khác theo lãi suất do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; Điểm d) Sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định; Điểm đ) Sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận. Khoản 3. Ngoài việc sử dụng các nguồn hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện các biện pháp sau: Điểm a) Yêu cầu thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giải trình lý do, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến việc mất khả năng thanh toán, cung cấp danh sách khách hàng, thông tin nhận biết khách hàng và thông tin trên tài khoản ký quỹ của khách hàng; Điểm b) Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hạn chế hoặc không cho phép mở vị thế mới đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, ngoại trừ các giao dịch đối ứng; Điểm c) Yêu cầu thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán thanh lý vị thế của mình theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 28 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điểm d) Mở tài khoản giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để thực hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 28 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Khoản 4. Trường hợp nhà đầu tư bị mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về vị thế, danh mục tài sản ký quỹ của nhà đầu tư đó và được thực hiện các biện pháp sau: Điểm a) Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện hoặc thành viên bù trừ thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư; Điểm b) Đình chỉ việc nhận lệnh giao dịch để mở vị thế mới từ nhà đầu tư liên quan; đồng thời hủy các lệnh giao dịch chưa thực hiện của nhà đầu tư đó; Điểm c) Sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư. Trường hợp không đủ, thành viên bù trừ phải sử dụng tài sản của mình để thực hiện các hợp đồng chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư; Điểm d) Nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn trả thành viên bù trừ toàn bộ phần tài sản thành viên bù trừ đã sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan.
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . * Điều 15 - Khoản 4 + Điểm c + Điểm d - Khoản 5 - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 - Khoản 1 + Điểm a
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . Điều 15. Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán Khoản 4 Điểm c) Sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư. Trường hợp không đủ, thành viên bù trừ phải sử dụng tài sản của mình để thực hiện các hợp đồng chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư; Điểm d) Nhà đầu tư có trách nhiệm hoàn trả thành viên bù trừ toàn bộ phần tài sản thành viên bù trừ đã sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan. Khoản 5. Trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán và đã được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh toán quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, thành viên bù trừ có trách nhiệm hoàn trả Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam toàn bộ phần tài sản đã sử dụng từ Quỹ bù trừ, Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ, các nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thanh toán và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện bán tài sản ký quỹ, khoản đóng góp Quỹ bù trừ bằng chứng khoán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán theo mức giá do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quyết định để hoàn trả các nguồn đã sử dụng, bù đắp các chi phí thiệt hại tài chính phát sinh (nếu có) trong quá trình xử lý mất khả năng thanh toán. Khoản 6. Thành viên bù trừ, nhà đầu tư là khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán phải hoàn trả các nguồn hỗ trợ đã sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này theo trình tự: Điểm a) Các nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm b) Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm c) Khoản đóng góp của thành viên bù trừ khác trong Quỹ bù trừ; Điểm d) Khoản đóng góp của chính thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán trong Quỹ bù trừ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm đ) Khoản tiền ký quỹ của thành viên bù trừ đã sử dụng để đảm bảo thanh toán cho nhà đầu tư mất khả năng thanh toán. Điều 16. Quỹ bù trừ Khoản 1. Hình thức đóng góp Quỹ bù trừ: Điểm a) Thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ bù trừ theo mức tối thiểu ban đầu sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận nguyên tắc việc đăng ký làm thành viên bù trừ, có nghĩa vụ đóng góp bổ sung định kỳ vào Quỹ bù trừ (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều này. Thành viên bù trừ có thể đóng góp vào Quỹ bù trừ bằng tiền hoặc chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm b) Thành viên bù trừ có nghĩa vụ đóng góp bổ sung bất thường vào Quỹ bù trừ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong các trường hợp sau đây: - Thành viên bù trừ bị đặt vào các tình trạng cảnh báo theo quy định pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, quy định pháp luật ngân hàng về an toàn vốn; - Tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ bị phong tỏa, tịch thu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quyết định của Tòa án; - Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 2. Mức đóng góp vào Quỹ bù trừ: Điểm a) Mức đóng góp tối thiểu ban đầu: Giá trị là 10 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ trực tiếp, 15 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ chung; Điểm b) Định kỳ hàng tháng, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá lại quy mô Quỹ bù trừ và xác định nghĩa vụ đóng góp Quỹ bù trừ của từng thành viên bù trừ căn cứ vào quy mô giao dịch, mức biến động giá trên thị trường, nghĩa vụ tài chính, mức độ rủi ro và các tiêu chí khác. Khoản đóng góp của từng thành viên bù trừ do định kỳ đánh giá lại đảm bảo không thấp hơn mức đóng góp tối thiểu ban đầu quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ lớn hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ được rút phần chênh lệch; Trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ nhỏ hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ phải đóng góp bổ sung phần chênh lệch. Khoản 3. Quản lý Quỹ bù trừ: Điểm a) Tài sản mà mỗi thành viên bù trừ đóng góp vào Quỹ bù trừ thuộc sở hữu của chính thành viên bù trừ đó và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý tách biệt với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được toàn quyền sử dụng, kể cả bán các tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ để thực hiện nghĩa vụ của các vị thế đứng tên thành viên bù trừ; Điểm b) Đối với khoản đóng góp bằng tiền, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thanh toán để quản lý tiền của các thành viên bù trừ đóng góp vào Quỹ bù trừ. Đối với khoản đóng góp bằng chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở tài khoản lưu ký đứng tên Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để quản lý khoản đóng góp bằng chứng khoán của thành viên bù trừ. Cổ tức, trái tức và các quyền lợi phát sinh khác đối với chứng khoán đóng góp phải được hoàn trả cho thành viên bù trừ sau khi trừ đi các chi phí và thuế liên quan; Điểm c) Lãi phát sinh từ tiền đóng góp Quỹ bù trừ được phân bổ cho thành viên bù trừ phù hợp với số tiền và thời gian đóng góp của từng thành viên bù trừ sau khi trừ các chi phí liên quan. Khoản 4. Sử dụng Quỹ bù trừ: Điểm a) Tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán. Các trường hợp sử dụng Quỹ bù trừ thực hiện theo quy định tại các điểm b, c khoản 2 và khoản 5 Điều 15 Thông tư này. Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán phải chịu lãi sử dụng Quỹ bù trừ theo quy định tại quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm b) Thành viên bù trừ chỉ được hoàn trả lại tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ khi bị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ hoặc không còn là thành viên bù trừ. Việc hoàn trả Quỹ bù trừ được thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã khấu trừ các khoản phải trả, bao gồm cả khoản bồi thường thiệt hại tài chính cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (nếu có) và các khoản phải thanh toán để thực hiện các vị thế đứng tên thành viên đó theo quy định. Trường hợp thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý để hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đó được quản lý tách biệt ra khỏi Quỹ bù trừ và là cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (nếu có) sau khi đã khấu trừ số tiền thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 5. Tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bù trừ bằng tiền và loại chứng khoán đóng góp vào Quỹ bù trừ; Phương thức đánh giá quy mô Quỹ bù trừ; Quy trình nộp, rút tài sản đóng góp Quỹ bù trừ; Cách thức nhận và phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ và một số nội dung liên quan khác được thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Chương IV THÀNH VIÊN CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Mục 1. THÀNH VIÊN CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Điều 17. Hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt Khoản 1. Thành viên không bù trừ phải ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung. Hợp đồng phải đáp ứng các quy định hiện hành và có các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Việc tất toán, chuyển khoản ký quỹ, chuyển vị thế trong trường hợp thay đổi thành viên bù trừ chung thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 2. Thành viên giao dịch phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh với khách hàng. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh phải đáp ứng các quy định hiện hành và có các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 3. Thành viên không bù trừ có trách nhiệm thường xuyên đối chiếu, soát xét, cập nhật, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về giao dịch và các thông tin liên quan khác cho thành viên bù trừ chung. Mọi thông tin về nhà đầu tư và tài khoản giao dịch của nhà đầu tư (nếu có) phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam khi có yêu cầu bằng văn bản. Khoản 4. Thành viên giao dịch phải dừng ngay việc nhận lệnh giao dịch từ khách hàng, ngoại trừ các giao dịch đối ứng và phải đóng tài khoản của khách hàng ngay sau khi hoàn tất việc thanh lý vị thế của khách hàng đó khi phát hiện khách hàng đã mở tài khoản giao dịch thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Khách hàng vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này; Điểm b) Khách hàng là người chưa thành niên; Điểm c) Khách hàng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định. Khoản 5. Thành viên giao dịch chỉ được thực hiện tiếp nhận các giao dịch đối ứng từ thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán và thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều 18. Hoạt động của thành viên tạo lập thị trường Khoản 1. Thành viên tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường theo hợp đồng tạo lập thị trường và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Khoản 2. Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện giao dịch tạo lập thị trường và tự doanh nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 19. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch Khoản 1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch trong các trường hợp sau: Điểm a) Thành viên giao dịch bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh hoặc tự doanh chứng khoán phái sinh; Điểm b) Thành viên giao dịch bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đồng thời là thành viên bù trừ); Điểm c) Thành viên bù trừ chung đang cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho thành viên giao dịch đó bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc hủy bỏ tư cách thành viên (trường hợp thành viên giao dịch là thành viên không bù trừ); Điểm d) Thành viên giao dịch vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm đ) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm e) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 2. Thời gian đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này như sau: Điểm a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh; Điểm b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch bị đình chỉ cho đến khi được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khôi phục lại hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; Điểm c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch bị đình chỉ tối đa 90 ngày hoặc cho đến khi được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán từ thành viên bù trừ thay thế khác (tùy thời điểm nào đến trước); Điểm d) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày; Điểm đ) Đối với trường hợp quy định tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Khoản 3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 20. Hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch Khoản 1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch trong các trường hợp sau: Điểm a) Thành viên giao dịch tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên và được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận; Điểm b) Thành viên giao dịch bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc. Khoản 2. Thành viên giao dịch bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm các trường hợp sau: Điểm a) Hết thời hạn đình chỉ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này mà thành viên giao dịch không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ; Điểm b) Không đáp ứng được các điều kiện về thành viên giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điểm c) Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán; Điểm d) Bị sáp nhập, giải thể, phá sản; Điểm đ) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm e) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 21. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt Khoản 1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt trong các trường hợp sau: Điểm a) Thành viên giao dịch đặc biệt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ);
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . * Điều 21 - Khoản 2 + Điểm đ + Điểm e - Khoản 3 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 - Khoản 1 + Điểm a
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . Điều 21. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt Khoản 2 Điểm đ) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm e) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 21. Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt Khoản 1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt trong các trường hợp sau: Điểm a) Thành viên giao dịch đặc biệt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ); Điểm b) Thành viên giao dịch đặc biệt bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ); Điểm c) Thành viên bù trừ chung đang cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho thành viên giao dịch đặc biệt bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc hủy bỏ tư cách thành viên (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt là thành viên không bù trừ); Điểm d) Thành viên giao dịch đặc biệt vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm đ) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm e) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 2. Thời gian đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này như sau: Điểm a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; Điểm b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ là thời gian Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; Điểm c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ tối đa 90 ngày hoặc cho đến khi được cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán từ thành viên bù trừ thay thế khác (tùy thời điểm nào đến trước); Điểm d) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày; Điểm đ) Đối với trường hợp quy định tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Khoản 3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 22. Hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt Khoản 1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt trong trường hợp sau: Điểm a) Thành viên giao dịch đặc biệt tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên và được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận; Điểm b) Thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc. Khoản 2. Thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm các trường hợp sau: Điểm a) Hết thời hạn đình chỉ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này mà thành viên không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ; Điểm b) Không đáp ứng được các điều kiện về thành viên giao dịch đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điểm c) Bị sáp nhập, giải thể, phá sản; Điểm d) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm đ) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 23. Đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường của thành viên tạo lập thị trường Khoản 1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường của thành viên tạo lập thị trường trong các trường hợp sau: Điểm a) Thành viên tạo lập thị trường không tuân thủ một trong các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm b) Thành viên tạo lập thị trường bị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh hoặc bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán trên thị trường chứng khoán phái sinh; Điểm c) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm d) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày. Đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Khoản 3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường của thành viên tạo lập thị trường được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 24. Hủy bỏ tư cách thành viên tạo lập thị trường Khoản 1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên tạo lập thị trường trong trường hợp sau: Điểm a) Thành viên tạo lập thị trường tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên tạo lập thị trường và được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận theo quy định tại hợp đồng tạo lập thị trường ký với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội; Điểm b) Thành viên tạo lập thị trường bị hủy bỏ tư cách thành viên tạo lập thị trường bắt buộc. Khoản 2. Thành viên tạo lập thị trường bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm các trường hợp sau: Điểm a) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này mà thành viên không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ; Điểm b) Không đáp ứng được quy định làm thành viên tạo lập thị trường tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điểm c) Bị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt hoặc bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ; Điểm d) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Điểm đ) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên tạo lập thị trường được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 25. Các hình thức xử lý vi phạm khác đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam Khoản 1. Ngoài các hình thức xử lý vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, các khoản 1, 2 Điều 21, khoản 2 Điều 22, các khoản 1, 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24 Thông tư này, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây: Điểm a) Nhắc nhở; Điểm b) Khiển trách; Điểm c) Tạm ngừng kết nối hệ thống giao dịch, tạm dừng gửi nhận lệnh. Khoản 2. Các hành vi vi phạm, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm của thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Mục 2. THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Điều 26. Hoạt động của thành viên bù trừ Khoản 1. Thành viên bù trừ phải ký hợp đồng bù trừ, thanh toán với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Thành viên bù trừ chung phải ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên không bù trừ (nếu có). Các hợp đồng phải có điều khoản nêu rõ thành viên bù trừ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng môi giới và khách hàng bù trừ, thanh toán, đứng tên vị thế của các khách hàng này và chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 2. Thành viên bù trừ phải có nghĩa vụ quản lý tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ tới từng khách hàng; xây dựng hệ thống sổ theo dõi và tổng hợp đầy đủ thông tin về vị thế, lãi lỗ vị thế hàng ngày, giá trị ký quỹ ban đầu, giá trị ký quỹ yêu cầu, giá trị và danh mục tài sản ký quỹ theo từng tài khoản của nhà đầu tư. Khoản 3. Thành viên bù trừ có quyền quy định giá trị ký quỹ ban đầu, giá trị ký quỹ yêu cầu, tỷ lệ ký quỹ bằng tiền đối với nhà đầu tư nhưng không được thấp hơn các giá trị tương ứng theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Thông tin về tài sản được chấp nhận ký quỹ, phương thức và thời gian nộp ký quỹ phải được thành viên bù trừ công bố chi tiết trên trang thông tin điện tử của thành viên bù trừ đó. Điều 27. Đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ Khoản 1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định đình chỉ đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ trong các trường hợp sau: Điểm a) Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán với nghĩa vụ thanh toán thiếu hụt vượt quá tổng số dư tài sản ký quỹ có thể sử dụng tại thời điểm xác định mất khả năng thanh toán và số dư tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của chính thành viên bù trừ đó; Điểm b) Thành viên bù trừ không đóng góp đủ vào Quỹ bù trừ theo yêu cầu trong vòng 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm c) Thành viên bù trừ không hoàn trả đủ tiền hỗ trợ thanh toán từ Quỹ bù trừ, Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và nguồn vốn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày sử dụng; Điểm d) Thành viên bù trừ không chuyển đủ khoản tiền bồi thường theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Thông tư này trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm đ) Thành viên bù trừ không thực hiện giảm số lượng vị thế vượt quá giới hạn vị thế trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo vi phạm của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm e) Thành viên bù trừ không thực hiện nộp tài sản ký quỹ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm g) Thành viên bù trừ có từ 02 lần trở lên trong 01 tháng hoặc trong 02 tháng liên tiếp bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định khiển trách; Điểm h) Thành viên bù trừ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; Điểm i) Các trường hợp khác theo Quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm k) Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 2. Thời gian đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này như sau: Điểm a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ tối đa 90 ngày; Điểm b) Đối với trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; Điểm c) Đối với trường hợp quy định tại các điểm i, k khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều 28. Hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ Khoản 1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ trong trường hợp sau: Điểm a) Thành viên bù trừ tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận; Điểm b) Thành viên bù trừ bị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ bắt buộc. Khoản 2. Thành viên bù trừ bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm các trường hợp sau: Điểm a) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư này mà thành viên bù trừ không khắc phục được vi phạm theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Điểm b) Chấm dứt tự nguyện hoặc bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấm dứt bắt buộc hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; Điểm c) Bị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch hoặc thành viên giao dịch đặc biệt; Điểm d) Các trường hợp khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; Điểm đ) Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Khoản 3. Việc hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ chỉ được thực hiện sau khi thành viên bù trừ đã hoàn tất việc chuyển khoản vị thế, ký quỹ để tất toán tài khoản khách hàng, thanh lý vị thế và hoàn tất nghĩa vụ thanh toán trên tài khoản tự doanh (nếu có) và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ được thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều 29. Các hình thức xử lý vi phạm khác đối với thành viên bù trừ Khoản 1. Ngoài các hình thức xử lý vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 27, khoản 2 Điều 28 Thông tư này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây: Điểm a) Nhắc nhở;
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . * Điều 29 - Khoản 3 - Khoản 4 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35
Thông Tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của nghị định số 158/2020/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2020 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh . Điều 29. Các hình thức xử lý vi phạm khác đối với thành viên bù trừ Khoản 3. Việc hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ chỉ được thực hiện sau khi thành viên bù trừ đã hoàn tất việc chuyển khoản vị thế, ký quỹ để tất toán tài khoản khách hàng, thanh lý vị thế và hoàn tất nghĩa vụ thanh toán trên tài khoản tự doanh (nếu có) và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Khoản 4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ được thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Điều 29. Các hình thức xử lý vi phạm khác đối với thành viên bù trừ Khoản 1. Ngoài các hình thức xử lý vi phạm theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 27, khoản 2 Điều 28 Thông tư này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây: Điểm a) Nhắc nhở; Điểm b) Khiển trách. Khoản 2. Các hành vi vi phạm, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm của thành viên bù trừ theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Chương V CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Điều 30. Báo cáo định kỳ Khoản 1. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên giao dịch đặc biệt phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 3. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán phái sinh của ngân hàng thanh toán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 4. Định kỳ hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 5. Định kỳ bán niên, thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 6. Thời hạn báo cáo được quy định như sau: Điểm a) Báo cáo tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 10 ngày đầu của tháng tiếp theo; Điểm b) Báo cáo quý gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 20 ngày đầu của quý tiếp theo; Điểm c) Báo cáo bán niên gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm; Điểm d) Báo cáo năm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 90 ngày đầu của năm tiếp theo. Khoản 7. Thời gian chốt số liệu báo cáo đối với báo cáo định kỳ như sau: Điểm a) Kỳ báo cáo năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch; Điểm b) Kỳ báo cáo bán niên là 06 tháng, được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 06 năm dương lịch; Điểm c) Kỳ báo cáo quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý; Điểm d) Kỳ báo cáo tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. Điều 31. Báo cáo bất thường Khoản 1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây: Điểm a) Thay đổi thành viên bù trừ; Điểm b) Khi có các sự cố liên quan đến hệ thống giao dịch (nhận, đặt lệnh); Điểm c) Thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không còn đáp ứng một trong những điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; Điểm d) Thành viên bù trừ có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu giảm trên 10% so với vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính năm đã kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên soát xét hoặc báo cáo tài chính quý gần nhất; Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá 05 lần. Khoản 2. Ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ngay lập tức khi xảy ra gián đoạn trong hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán phái sinh. Khoản 3. Ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi không đáp ứng một trong những điều kiện làm ngân hàng thanh toán. Khoản 4. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây: Điểm a) Khi xảy ra sự cố trong hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc khi có những dấu hiệu bất thường trong giao dịch chứng khoán phái sinh; Điểm b) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh, hoạt động tạo lập thị trường, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường; Điểm c) Cung cấp thông tin theo chế độ mật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 5. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây: Điểm a) Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; Điểm b) Đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ; Điểm c) Cung cấp thông tin theo chế độ mật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 32. Báo cáo theo yêu cầu Khoản 1. Ngoài các trường hợp báo cáo định kỳ và bất thường quy định tại Điều 30, Điều 31 Thông tư này, trong những trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích của nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, ngân hàng thanh toán báo cáo về hoạt động giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Khoản 2. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử trong thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 33. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2021. Khoản 2. Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 11/2016/TT-BTC) và Thông tư số 23/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 23/2017/TT-BTC) hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư này. Điều 34. Điều khoản chuyển tiếp Khoản 1. Trước thời điểm chính thức triển khai hoạt động ký quỹ của thành viên bù trừ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ tiếp tục áp dụng các quy định về ký quỹ theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BTC và Thông tư số 23/2017/TT-BTC. Hoạt động ký quỹ, từ chối thế vị, sửa lỗi sau giao dịch quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày chính thức triển khai hoạt động ký quỹ theo hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán. Khoản 2. Các quy định về hoạt động nghiệp vụ tại Thông tư này áp dụng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện cho đến khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14. Khoản 3. Các quy định về hoạt động nghiệp vụ tại Thông tư này áp dụng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện cho đến khi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 và khoản 1 Điều 8 Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều 35. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành các quy chế hoạt động nghiệp vụ sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Khoản 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; - Lưu: VT, UBCK (150b).
Quyết Định 89-QĐ/TW ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở . * Điều 1 * Điều 2 - Khoản 1 - Khoản 2
Quyết Định 89-QĐ/TW ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở . Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình của cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở khi tổ chức kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo. Quy trình khiếu nại kỷ luật đảng thực hiện theo Điều 2 Quyết định số 35-QĐ/TW, ngày 15/10/2021 của Bộ Chính trị. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở thực hiện quy trình này và chỉ đạo xây dựng, ban hành quy trình của chi bộ. Nơi nhận: - Các tỉnh uỷ, thành uỷ, - Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, - Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, - Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương, - Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, - Các đồng chí Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, - Lưu Văn phòng Trung ương Đảng. T/M BAN BÍ THƯ Võ Văn Thưởng QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤP HÀNH CHỦ TRƯƠNG, QUY ĐỊNH CỦA ĐẢNG (Kèm theo Quyết định số 89-QĐ/TW, ngày 01/12/2022 của Ban Bí thư) I- BƯỚC CHUẨN BỊ Khoản 1. Thành lập đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra: - Cơ quan, đơn vị giúp việc cấp uỷ căn cứ chương trình, kế hoạch kiểm tra của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ hoặc nhiệm vụ cấp trên giao để tham mưu cấp uỷ quyết định thành lập đoàn kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng kiểm tra); kế hoạch kiểm tra. - Thường trực cấp uỷ ký, ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra là cấp uỷ viên do ban thường vụ phân công, nơi không có ban thường vụ thì do cấp uỷ phân công (đối với cấp cơ sở và tương đương: Trưởng đoàn có thể là lãnh đạo các đơn vị hoặc đảng viên được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cấp uỷ). Căn cứ tính chất, nội dung, quy mô kiểm tra để xác định số lượng thành viên cho phù hợp. Kế hoạch kiểm tra xác định rõ về nội dung, mốc thời gian kiểm tra; thời gian làm việc, phương pháp tiến hành,... Trong đó: Mốc thời gian kiểm tra không nên quá 5 năm gần nhất; thời gian kiểm tra đối với cấp tỉnh và tương đương không quá 90 ngày; cấp huyện và tương đương không quá 60 ngày; cấp cơ sở không quá 45 ngày. Trường hợp cần thiết, chủ thể kiểm tra có thể quyết định gia hạn thời gian kiểm tra nhưng không quá 1/3 thời gian kiểm tra đối với từng cấp theo quy định. Đoàn kiểm tra được sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ. 1. Đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên. Yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo theo đề cương gợi ý, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Căn cứ tình hình thực tiễn, việc triển khai quyết định và kế hoạch kiểm tra có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 1. Tổ chức hội nghị ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận: - Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra (nếu thuộc thẩm quyền cấp uỷ kết luận thì ban thường vụ cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo trước khi đoàn kiểm tra trình cấp uỷ); trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan; các đề xuất, kiến nghị. - Ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận. Trường hợp kết luận đối tượng kiểm tra có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu vi phạm đã rõ và đối tượng kiểm tra tự giác kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi vi phạm thì tiến hành ngay quy trình thi hành kỷ luật. 1. Thành lập đoàn giám sát và xây dựng kế hoạch giám sát: - Cơ quan, đơn vị giúp việc cấp uỷ căn cứ chương trình, kế hoạch giám sát của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ hoặc nhiệm vụ cấp trên giao để tham mưu cấp uỷ quyết định thành lập đoàn giám sát tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng giám sát); kế hoạch giám sát. - Thường trực cấp uỷ ký, ban hành quyết định, kế hoạch giám sát. Trưởng đoàn giám sát là cấp uỷ viên do ban thường vụ phân công, nơi không có ban thường vụ thì do cấp uỷ phân công (đối với cấp cơ sở và tương đương: Trưởng đoàn có thể là lãnh đạo các đơn vị hoặc đảng viên được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cấp uỷ). Căn cứ tính chất, nội dung, quy mô giám sát để xác định số lượng thành viên cho phù hợp. Kế hoạch giám sát xác định rõ về nội dung, mốc thời gian giám sát; thời gian làm việc, phương pháp tiến hành... Trong đó: Mốc thời gian giám sát không nên quá 3 năm gần nhất; thời gian giám sát đối với cấp tỉnh và tương đương không quá 60 ngày; cấp huyện và tương đương không quá 45 ngày; cấp cơ sở không quá 30 ngày. Trường hợp cần thiết, chủ thể giám sát có thể quyết định gia hạn thời gian giám sát nhưng không quá 1/3 thời gian giám sát đối với từng cấp theo quy định. Đoàn giám sát được sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ. 1. Đoàn giám sát hoặc đại diện đoàn giám sát triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, thống nhất lịch làm việc với đối tượng giám sát và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên. Yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo theo đề cương gợi ý, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Căn cứ tình hình thực tiễn, việc triển khai quyết định và kế hoạch kiểm tra có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 1. Tổ chức hội nghị ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận: - Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát (nếu thuộc thẩm quyền cấp uỷ kết luận thì ban thường vụ cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo trước khi đoàn giám sát trình cấp uỷ), trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan; các đề xuất, kiến nghị. - Ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận, trường hợp kết luận đối tượng giám sát có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. 1. Thành lập đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra: - Uỷ ban kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị giúp việc cấp uỷ căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ cấp trên giao để tham mưu thành lập đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng kiểm tra); kế hoạch kiểm tra. - Thường trực cấp uỷ ký, ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra là cấp uỷ viên do ban thường vụ phân công, nơi không có ban thường vụ thì do cấp uỷ phân công (đối với cấp cơ sở và tương đương: Trưởng đoàn có thể là lãnh đạo các đơn vị hoặc đảng viên được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cấp uỷ). Căn cứ tính chất, nội dung, quy mô kiểm tra để xác định số lượng thành viên cho phù hợp. Kế hoạch kiểm tra xác định rõ về nội dung, mốc thời gian kiểm tra; thời gian làm việc, phương pháp tiến hành,... Trong đó: Thời gian kiểm tra đối với cấp tỉnh và tương đương không quá 90 ngày; cấp huyện và tương đương không quá 60 ngày; cấp cơ sở không quá 45 ngày. Trường hợp cần thiết, chủ thể kiểm tra có thể quyết định gia hạn thời gian kiểm tra nhưng không quá 1/3 thời gian kiểm tra đối với từng cấp theo quy định. Đoàn kiểm tra được sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ. 1. Đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên. Yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo theo đề cương gợi ý, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Căn cứ tình hình thực tiễn, việc triển khai quyết định và kế hoạch kiểm tra có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 1. Tổ chức hội nghị ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận: - Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra (nếu thuộc thẩm quyền cấp uỷ kết luận thì ban thường vụ cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo trước khi đoàn kiểm tra trình cấp uỷ); trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan; các đề xuất, kiến nghị. - Ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận; bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có). 1. Thành lập đoàn giải quyết tố cáo và xây dựng kế hoạch giải quyết tố cáo: - Thường trực cấp uỷ giao đại diện uỷ ban kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị giúp việc cấp uỷ làm việc với người viết đơn tố cáo (sau đây gọi là người tố cáo) để nắm tình hình, xác định rõ danh tính, địa chỉ đối tượng tố cáo; tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo (sau đây gọi là đối tượng bị tố cáo) và nội dung tố cáo (khi làm việc với người tố cáo phải lập biên bản buổi làm việc); tham mưu thành lập đoàn giải quyết tố cáo (sau đây gọi là đoàn kiểm tra); kế hoạch giải quyết tố cáo. - Thường trực cấp uỷ ký, ban hành quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo. Trưởng đoàn kiểm tra là cấp uỷ viên do ban thường vụ phân công (đối với cấp cơ sở và tương đương: Trưởng đoàn có thể là lãnh đạo các đơn vị hoặc đảng viên được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cấp uỷ). Căn cứ nội dung tố cáo để xác định số lượng thành viên cho phù hợp. Kế hoạch giải quyết tố cáo xác định rõ về nội dung, thời gian làm việc, phương pháp tiến hành,... Đoàn kiểm tra được sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ. 1. Đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo, thống nhất lịch làm việc với đối tượng bị tố cáo và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên. Yêu cầu đối tượng bị tố cáo chuẩn bị báo cáo theo đề cương, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Căn cứ tình hình thực tiễn, việc triển khai quyết định và kế hoạch giải quyết tố cáo có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 1. Tổ chức hội nghị ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận: - Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả giải quyết tố cáo (nếu thuộc thẩm quyền cấp uỷ kết luận thì ban thường vụ cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo trước khi đoàn kiểm tra trình cấp uỷ); trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng bị tố cáo và người tố cáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan; các đề xuất, kiến nghị. - Ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận; bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có). 1. Thành lập đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch thi hành kỷ luật: - Căn cứ kết luận kiểm tra của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc đề nghị thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới, kết quả nắm tình hình, ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ giao uỷ ban kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị giúp việc cấp uỷ tham mưu thành lập đoàn kiểm tra thi hành kỷ luật (sau đây gọi là đoàn kiểm tra nếu thành lập đoàn mới); kế hoạch thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (sau đây gọi là đối tượng vi phạm). - Thường trực cấp uỷ ký, ban hành quyết định, kế hoạch thi hành kỷ luật. Trưởng đoàn kiểm tra là cấp uỷ viên do ban thường vụ phân công, nơi không có ban thường vụ thì cấp uỷ phân công (đối với cấp cơ sở và tương đương: Trưởng đoàn có thể là lãnh đạo các đơn vị hoặc đảng viên được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cấp uỷ). Đoàn kiểm tra được sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ. 1. Đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai kết luận kiểm tra hoặc quyết định, kế hoạch thi hành kỷ luật với đối tượng vi phạm và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên; thống nhất lịch làm việc và yêu cầu đối tượng vi phạm chuẩn bị báo cáo kiểm điểm theo đề cương gợi ý, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện. Căn cứ tình hình thực tiễn, việc triển khai quyết định có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 1. Tổ chức hội nghị ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận: Trước khi ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ họp thi hành kỷ luật, đại diện cấp uỷ hoặc trưởng đoàn kiểm tra gặp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm để nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ. Nếu thuộc thẩm quyền cấp uỷ kết luận thì ban thường vụ cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo trước khi đoàn kiểm tra trình cấp uỷ. - Tại hội nghị, đoàn kiểm tra báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ. - Ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận; bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật đối tượng vi phạm. Khoản 2. Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo; lịch làm việc của đoàn và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan. 2. Đối tượng kiểm tra báo cáo tự kiểm tra bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ (qua đoàn kiểm tra). 2. Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với văn phòng cấp uỷ dự thảo thông báo kết luận, trình thường trực cấp uỷ ký, ban hành. 2. Đoàn giám sát xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng giám sát báo cáo; lịch làm việc của đoàn và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan. 2. Đối tượng giám sát báo cáo bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ (qua đoàn giám sát). 2. Đoàn giám sát hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát, phối hợp với văn phòng cấp uỷ dự thảo thông báo kết luận, trình thường trực cấp uỷ ký, ban hành. 2. Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo; lịch làm việc của Đoàn và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan. 2. Đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ (qua đoàn kiểm tra). 2. Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với văn phòng cấp uỷ dự thảo thông báo kết luận, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có), trình thường trực cấp uỷ ký, ban hành. 2. Đoàn kiểm tra nghiên cứu đơn tố cáo, căn cứ nội dung đơn và kết quả làm việc với đối tượng tố cáo để xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng bị tố cáo báo cáo giải trình; lịch làm việc của đoàn và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan. 2. Đối tượng bị tố cáo báo cáo giải trình bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi chủ thể giải quyết tố cáo (cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ) qua đoàn kiểm tra. 2. Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả giải quyết tố cáo; phối hợp với văn phòng cấp uỷ dự thảo thông báo kết luận giải quyết tố cáo, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đối tượng bị tố cáo (nếu có), trình thường trực cấp uỷ ký, ban hành. 2. Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương báo cáo yêu cầu đối tượng vi phạm kiểm điểm; lịch làm việc của đoàn và phân công nhiệm vụ từng thành viên trong đoàn; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan. 2. Đối tượng vi phạm chuẩn bị kiểm điểm bằng văn bản và hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ (qua đoàn kiểm tra). 2. Đoàn kiểm tra phối hợp với văn phòng cấp uỷ hoàn chỉnh quyết định kỷ luật hoặc xây dựng báo cáo, tờ trình đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật, trình thường trực cấp uỷ ký, ban hành. Trường hợp đảng viên vi phạm là thành viên trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ thông báo đến tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chỉ đạo thi hành kỷ luật về hành chính, đoàn thể kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.
Quyết Định 89-QĐ/TW ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở . * Điều 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 3 - Khoản 4
Quyết Định 89-QĐ/TW ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở . Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở thực hiện quy trình này và chỉ đạo xây dựng, ban hành quy trình của chi bộ. Khoản 3. Văn phòng cấp uỷ bảo đảm điều kiện cần thiết, kinh phí, phương tiện phục vụ đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo quy định (nếu có). II- BƯỚC TIẾN HÀNH 3. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh - Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra, hồ sơ, tài liệu nhận được; làm việc với đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thẩm tra, xác minh. Trong quá trình làm việc, nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn hoặc giám định về chuyên môn, kỹ thuật thì trưởng đoàn báo cáo ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, quyết định. Những nội dung cần yêu cầu đối tượng kiểm tra bổ sung giải trình làm rõ thì trao đổi bằng văn bản. - Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh. 3. Đại diện ban thường vụ cấp uỷ thông báo kết luận kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan; triển khai thực hiện quy trình thi hành kỷ luật (nếu có). Căn cứ tình hình thực tiễn, việc thông báo kết luận kiểm tra có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 3. Văn phòng cấp uỷ bảo đảm điều kiện cần thiết, kinh phí, phương tiện phục vụ đoàn thực hiện nhiệm vụ theo quy định (nếu có). II- BƯỚC TIẾN HÀNH 3. Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, hồ sơ, tài liệu nhận được; trường hợp cần thiết thì làm việc với đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thẩm tra, xác minh những nội dung cần làm rõ. Trong quá trình giám sát nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng giám sát, thành viên đoàn hoặc giám định về chuyên môn, kỹ thuật thì trưởng đoàn báo cáo ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, quyết định. Những nội dung cần yêu cầu đối tượng giám sát giải trình, bổ sung, làm rõ (nếu có) thì trao đổi bằng văn bản. - Đoàn giám sát xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát. 3. Đại diện ban thường vụ cấp uỷ thông báo kết luận giám sát đến đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Căn cứ tình hình thực tiễn, việc thông báo kết luận giám sát có thể thực hiện trực tuyến hoặc gửi văn bản. 3. Văn phòng cấp uỷ bảo đảm điều kiện cần thiết, kinh phí, phương tiện phục vụ Đoàn thực hiện nhiệm vụ theo quy định (nếu có). II- BƯỚC TIẾN HÀNH 3. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh: - Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, hồ sơ, văn bản, tài liệu nhận được; làm việc với các tổ chức, cá nhân để thu thập các văn bản, tài liệu, chứng cứ có liên quan; làm việc với đối tượng kiểm tra để yêu cầu giải trình bổ sung, làm rõ nội dung kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn hoặc giám định về chuyên môn, kỹ thuật thì trưởng đoàn báo cáo ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, quyết định. Những nội dung yêu cầu giải trình, làm rõ thì trao đổi bằng văn bản với đối tượng kiểm tra. - Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra. - Trường hợp vi phạm đã rõ, đến mức phải kỷ luật và đối tượng kiểm tra tự giác kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi vi phạm thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo ban thường vụ cấp uỷ quyết định cho kết hợp thực hiện ngay quy trình thi hành kỷ luật cùng với quy trình kiểm tra (thực hiện quy trình kép). 3. Đại diện ban thường vụ cấp uỷ thông báo kết luận kiểm tra và quyết định kỷ luật (nếu có) đến đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan; triển khai thực hiện quy trình thi hành kỷ luật (nếu có). Căn cứ tình hình thực tiễn, việc thông báo kết luận có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 3. Văn phòng cấp uỷ bảo đảm điều kiện cần thiết, kinh phí, phương tiện phục vụ đoàn thực hiện nhiệm vụ theo quy định (nếu có). II- BƯỚC TIẾN HÀNH 3. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh: - Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, hồ sơ, tài liệu và chứng cứ nhận được; làm việc với người tố cáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo và đối tượng bị tố cáo. Trong quá trình thẩm tra, xác minh, đoàn kiểm tra gặp và làm việc trực tiếp với người tố cáo (nếu cần) để xác định lại và làm rõ thêm về nội dung tố cáo; hướng dẫn người tố cáo thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, giải trình, bổ sung, làm rõ thêm (nếu có); thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định. Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn hoặc giám định về chuyên môn, kỹ thuật thì trưởng đoàn báo cáo ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, quyết định. - Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo. Trong khi thực hiện quy trình giải quyết tố cáo nếu phát hiện đối tượng bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm khác thì báo cáo ban thường vụ cấp uỷ quyết định cho chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đưa nội dung tố cáo vào báo cáo chung về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết luận; lập hồ sơ kết thúc việc giải quyết tố cáo. Trường hợp vi phạm đã rõ, đến mức phải kỷ luật và đối tượng bị tố cáo tự giác kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi vi phạm thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo ban thường vụ cấp uỷ quyết định cho kết hợp thực hiện quy trình thi hành kỷ luật cùng với quy trình giải quyết tố cáo (thực hiện quy trình kép). 3. Đại diện ban thường vụ cấp uỷ thông báo kết luận giải quyết tố cáo và quyết định kỷ luật (nếu có) đến đối tượng bị tố cáo và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc triển khai thực hiện quy trình thi hành kỷ luật (nếu có). Căn cứ tình hình thực tiễn, việc thông báo kết luận có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. Đại diện đoàn kiểm tra phối hợp với đơn vị, cá nhân phụ trách tiếp dân của cấp uỷ thông báo kết luận giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp cho người tố cáo biết. 3. Văn phòng cấp uỷ bảo đảm điều kiện cần thiết, kinh phí, phương tiện phục vụ đoàn thực hiện nhiệm vụ theo quy định (nếu có). II- BƯỚC TIẾN HÀNH 3. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh: - Đoàn kiểm tra nghiên cứu bản kiểm điểm, hồ sơ, tài liệu; làm việc với đối tượng vi phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan; thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ. Nếu phát hiện có nội dung vi phạm mới hoặc cần điều chỉnh, bổ sung về nội dung, thời gian, đối tượng vi phạm, thành viên đoàn hoặc cần giám định về chuyên môn, kỹ thuật thì trưởng đoàn báo cáo ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, quyết định. - Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật. + Trường hợp thi hành kỷ luật theo kết luận kiểm tra: Căn cứ đối tượng, nội dung vi phạm, trưởng đoàn kiểm tra yêu cầu các cấp uỷ có liên quan tổ chức hội nghị để đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra. Tổ chức đảng nào cần tổ chức hội nghị, thành phần dự hội nghị do trưởng đoàn kiểm tra quyết định (hội nghị của tổ chức đảng nào thì tổ chức đảng đó tổ chức, chủ trì và ghi biên bản). Hội nghị nghe đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra, đối tượng vi phạm trình bày bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật; hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật. + Trường hợp thi hành kỷ luật theo đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới: Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức đảng đề nghị thi hành kỷ luật để làm rõ những nội dung vi phạm và những vấn đề còn khác nhau giữa báo cáo đề nghị của tổ chức đảng với kết quả thẩm tra, xác minh trước khi báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật hoặc đề nghị hình thức kỷ luật. Căn cứ đề nghị thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới, cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ giao cho tổ chức đảng có thẩm quyền (uỷ ban kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị tham mưu giúp việc của cấp uỷ xây dựng báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật) tham mưu cho cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ xem xét, kỷ luật (không làm quy trình, thủ tục từ dưới lên). - Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; xin ý kiến uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cùng cấp (nếu cần). 3. Đại diện ban thường vụ cấp uỷ công bố quyết định kỷ luật đến đối tượng vi phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Căn cứ tình hình thực tiễn, việc công bố quyết định kỷ luật có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. Khoản 4. Tổ chức hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (tổ chức đảng là đối tượng kiểm tra hoặc trực tiếp quản lý đảng viên được kiểm tra chủ trì và ghi biên bản hội nghị). - Thành phần hội nghị: Đoàn kiểm tra, đại diện tổ chức đảng được kiểm tra hoặc đảng viên được kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên đó (hoặc tuỳ nội dung, đối tượng kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra quyết định tổ chức đảng tổ chức hội nghị, thành phần tham dự). - Hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo, kết quả thẩm tra, xác minh và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có). Căn cứ tình hình thực tiễn, việc tổ chức hội nghị có thể theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 4. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ (nếu có); hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho văn phòng cấp uỷ lưu trữ theo quy định. 4. Tổ chức hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát (tổ chức đảng là đối tượng giám sát hoặc trực tiếp quản lý đảng viên được giám sát tổ chức, chủ trì và ghi biên bản hội nghị). - Thành phần hội nghị: Đoàn giám sát, đại diện tổ chức đảng được giám sát hoặc đảng viên được giám sát và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên đó (hoặc tuỳ nội dung, đối tượng giám sát, trưởng đoàn giám sát quyết định tổ chức đảng tổ chức hội nghị, thành phần dự các hội nghị). - Hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo, kết quả thẩm tra, xác minh của đoàn và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có). Căn cứ tình hình thực tiễn, việc tổ chức hội nghị có thể theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản. 4. Đoàn giám sát họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ (nếu có); hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho văn phòng cấp uỷ lưu trữ theo quy định. 4. Tổ chức hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (tổ chức đảng là đối tượng kiểm tra hoặc trực tiếp quản lý đảng viên được kiểm tra tổ chức, chủ trì và ghi biên bản hội nghị). - Thành phần hội nghị: Đoàn kiểm tra, đại diện tổ chức đảng được kiểm tra hoặc đảng viên được kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên đó (hoặc tuỳ nội dung, đối tượng kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra quyết định tổ chức đảng tổ chức hội nghị; thành phần tham dự). - Hội nghị nghe đoàn kiểm tra trình dự thảo báo cáo; đối tượng kiểm tra trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo, kết quả thẩm tra, xác minh của Đoàn và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có); bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có). 4. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ (nếu có); hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho văn phòng cấp uỷ lưu trữ theo quy định. 4. Tổ chức hội nghị để đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo (tổ chức đảng là đối tượng bị tố cáo hoặc trực tiếp quản lý đảng viên bị tố cáo tổ chức, chủ trì và ghi biên bản hội nghị). - Thành phần hội nghị: Đoàn kiểm tra, đại diện tổ chức đảng bị tố cáo hoặc đảng viên bị tố cáo và đại diện tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên đó (hoặc tuỳ nội dung, đối tượng bị tố cáo. Trưởng đoàn kiểm tra quyết định tổ chức đảng tổ chức hội nghị; thành phần tham dự). - Hội nghị nghe đoàn kiểm tra trình dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo; đối tượng bị tố cáo trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo, kết quả thẩm tra, xác minh của đoàn và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có); bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có). 4. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ (nếu có); hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho văn phòng cấp uỷ lưu trữ theo quy định. 4. Đoàn kiểm tra phối hợp văn phòng cấp uỷ báo cáo thường trực cấp uỷ quyết định thời gian tổ chức hội nghị cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ, thành phần tham dự; gửi báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đến các đồng chí uỷ viên ban thường vụ hoặc cấp uỷ viên theo quy chế làm việc. III- BƯỚC KẾT THÚC 4. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ (nếu có); hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho văn phòng cấp uỷ lưu trữ theo quy định.
Quyết Định 89-QĐ/TW ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở . * Điều 2 - Khoản 6 - Khoản 6
Quyết Định 89-QĐ/TW ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở . Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các cấp uỷ tỉnh và tương đương đến cơ sở thực hiện quy trình này và chỉ đạo xây dựng, ban hành quy trình của chi bộ. Khoản 6. Đoàn kiểm tra phối hợp văn phòng cấp uỷ báo cáo thường trực cấp uỷ quyết định thời gian tổ chức hội nghị cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ, thành phần tham dự; gửi báo cáo kết quả kiểm tra đến các đồng chí uỷ viên ban thường vụ hoặc cấp uỷ viên theo quy chế làm việc. III- BƯỚC KẾT THÚC 6. Đoàn giám sát phối hợp văn phòng cấp uỷ báo cáo thường trực cấp uỷ quyết định thời gian tổ chức hội nghị cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ, thành phần tham dự; gửi báo cáo kết quả giám sát đến các đồng chí uỷ viên ban thường vụ hoặc cấp uỷ viên theo quy chế làm việc. III- BƯỚC KẾT THÚC 6. Đoàn kiểm tra phối hợp văn phòng cấp uỷ báo cáo thường trực cấp uỷ quyết định thời gian tổ chức hội nghị cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ, thành phần tham dự; gửi báo cáo kết quả kiểm tra đến các đồng chí uỷ viên ban thường vụ hoặc cấp uỷ viên theo quy chế làm việc. III- BƯỚC KẾT THÚC 6. Đoàn kiểm tra phối hợp văn phòng cấp uỷ báo cáo thường trực cấp uỷ quyết định thời gian tổ chức hội nghị cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ, thành phần tham dự; gửi báo cáo kết quả giải quyết tố cáo đến các đồng chí uỷ viên ban thường vụ hoặc cấp uỷ viên theo quy chế làm việc. III- BƯỚC KẾT THÚC
Thông Tư 76/2017/TT-BTNMT quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 - Khoản 1
Thông Tư 76/2017/TT-BTNMT quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, suối, kênh, rạch, đầm, hồ (sau đây gọi chung là đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ). Điều 2 Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, môi trường, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. Điều 3 Nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ Khoản 1. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước. Khoản 2. Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá. Khoản 3. Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông. Khoản 4. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm. Khoản 5. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chương II Điều 4 Các nguồn nước phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước Khoản 1. Các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khoản 2. Các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khoản 3. Các nguồn nước không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước. Điều 5 Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông Khoản 1. Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau: Điểm a) Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông; Điểm b) Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông; Điểm c) Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều; Điểm d) Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước; Điểm đ) Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh. Khoản 2. Đoạn sông được xác định như sau: Điểm a) Một (01) đoạn sông được xác định bởi hai (02) mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này. Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề; Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn; Điểm c) Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn. Điều 6 Xác định mục đích sử dụng nước để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ Khoản 1. Mục đích sử dụng nước của đoạn sông, hồ được xác định căn cứ quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đoạn sông, hồ có nhiều mục đích sử dụng nước thì lựa chọn mục đích sử dụng nước có yêu cầu về chất lượng nước cao nhất. Khoản 2. Các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này, căn cứ vào hiện trạng khai thác, sử dụng nước thực tế của đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, xác định mục đích sử dụng nước của đoạn sông để đánh giá. Điều 7 Thông số để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ Khoản 1. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông, hồ phải được đánh giá đối với từng thông số sau: COD, BOD5, Amoni, Nitrat, Photphat và các thông số quy định tại Khoản 2 Điều này. Khoản 2. Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đối với từng đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng, tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định cụ thể các thông số khác để đánh giá cho phù hợp. Điều 8 Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ Khoản 1. Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bao gồm: Điểm a) Phương pháp đánh giá trực tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông. Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó. Điểm b) Phương pháp đánh giá gián tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông. Điểm c) Phương pháp đánh giá bằng mô hình: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông và quá trình gia nhập dòng chảy, biến đổi của các chất gây ô nhiễm; Điểm d) Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Khoản 2. Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ áp dụng các phương pháp quy định tại Khoản 1 Điều này và thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này. Khoản 3. Căn cứ các nguyên tắc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ quy định tại Điều 3 Thông tư này và các thông tin, số liệu về lưu lượng, chất lượng nước sông, lưu lượng, chất lượng nước của các nguồn nước thải, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định áp dụng các phương pháp đánh giá phù hợp đối với từng đoạn sông, hệ thống sông, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này. Khoản 4. Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư này chỉ áp dụng phương pháp mô hình để đánh giá. Điều 9 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông Khoản 1. Phương pháp đánh giá trực tiếp: Công thức đánh giá: Ltn = (Ltđ - Lnn) x FS Trong đó: Điểm a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày; Điểm b) Ltđ: tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày; Điểm c) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày; Điểm d) FS: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,3 đến 0,7 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định. Khoản 2. Phương pháp đánh giá gián tiếp: Công thức đánh giá: Ltn = (Ltđ - Lnn - Lt) x FS Trong đó: Điểm a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày; Điểm b) Ltd, FS: được xác định theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 1 Điều này; Điểm c) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày; Điểm d) Lt: tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải và được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày. Khoản 3. Đánh giá bằng phương pháp mô hình: Căn cứ đặc điểm về dòng chảy của đoạn sông, dòng sông hoặc của cả hệ thống sông, thông tin số liệu về dòng chảy, chất lượng nước và các nguồn thải thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định lựa chọn mô hình phù hợp để đánh giá. Mô hình để đánh giá phải được hiệu chuẩn trước khi thực hiện việc đánh giá. Khoản 4. Kết quả đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Thông tư này. Điều 10 Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt Khoản 1. Công thức xác định: Ltđ = Cqc x QS x 86,4 Trong đó: Điểm a) Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l; Điểm b) QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, đơn vị tính là m3/s; Điểm c) Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày). Khoản 2. Lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định trên cơ sở dòng chảy tối thiểu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp đoạn sông chưa xác định dòng chảy tối thiểu thì lưu lượng dòng chảy được xem xét, xác định trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình của ba (03) tháng nhỏ nhất. Điều 11 Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước Khoản 1. Công thức xác định: Lnn = Cnn x QS x 86,4 Trong đó: Điểm a) Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, đơn vị tính là mg/l; Điểm b) QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này, đơn vị tính là m3/s; Điểm c) Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên. Khoản 2. Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt được xác định tại các mặt cắt của đoạn sông đánh giá và trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước sông với tần suất lấy mẫu ba (03) ngày/mẫu, thời gian lấy mẫu thực hiện trong khoảng thời gian ba (03) tháng có dòng chảy nhỏ nhất; trường hợp tại đoạn sông đánh giá có số liệu quan trắc chất lượng nước của trạm quan trắc thủy văn, tài nguyên nước, môi trường thì xem xét sử dụng số liệu này để đánh giá. Vị trí lấy mẫu nước tại các mặt cắt được thực hiện như sau: Điểm a) Tại vị trí mặt cắt cuối của đoạn sông đánh giá đối với trường hợp áp dụng phương pháp trực tiếp; Điểm b) Tại vị trí mặt cắt đầu của đoạn sông đánh giá đối với trường hợp áp dụng phương pháp gián tiếp. Điều 12 Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải Khoản 1. Công thức xác định: Lt = Ct x Qt x 86,4 Trong đó: Điểm a) Ct: kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào đoạn sông và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, đơn vị tính là mg/l; Điểm b) Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn sông và được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đơn vị tính là m3/s; Điểm c) Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên. Khoản 2. Kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải được xác định trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước thải với tần suất lấy mẫu 03 ngày/mẫu. Trường hợp nguồn nước thải đã được quan trắc theo quy định của pháp luật thì xem xét sử dụng số liệu quan trắc này để đánh giá. Khoản 3. Lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải được xác định trên cơ sở kết quả quan trắc lưu lượng của nguồn nước thải theo quy định của pháp luật hoặc lưu lượng lớn nhất được ghi trong giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền cấp. Khoản 4. Trường hợp có nhiều nguồn nước thải xả vào đoạn sông thì việc xác định tải lượng thông số ô nhiễm được thực hiện đối với từng nguồn nước thải. Khoản 5. Trường hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà đã xác định được nguồn nước thải, lưu lượng, thông số ô nhiễm dự kiến xả vào đoạn sông đánh giá thì xem xét, xác định thêm tải lượng của từng thông số ô nhiễm. Giá trị của từng thông số ô nhiễm để đánh giá được xác định trên cơ sở giá trị giới hạn quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về nước thải. Điều 13 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ Khoản 1. Đối với hồ chứa trên sông:
Thông Tư 76/2017/TT-BTNMT quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ . Chương II * Điều 13 - Khoản 4 - Khoản 5 * Điều 13 * Điều 15 Chương III * Điều 16 * Điều 17
Thông Tư 76/2017/TT-BTNMT quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ . Chương II Điều 13 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ Khoản 4. Trường hợp có nhiều nguồn nước thải xả vào đoạn sông thì việc xác định tải lượng thông số ô nhiễm được thực hiện đối với từng nguồn nước thải. Khoản 5. Trường hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà đã xác định được nguồn nước thải, lưu lượng, thông số ô nhiễm dự kiến xả vào đoạn sông đánh giá thì xem xét, xác định thêm tải lượng của từng thông số ô nhiễm. Giá trị của từng thông số ô nhiễm để đánh giá được xác định trên cơ sở giá trị giới hạn quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về nước thải. Điều 13 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ Khoản 1. Đối với hồ chứa trên sông: Điểm a) Trường hợp hồ chứa được vận hành theo chế độ hàng ngày thì khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ chứa được đánh giá trên cơ sở đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông có hồ chứa theo các phương pháp, công thức đánh giá quy định tại Điều 9 Thông tư này; Điểm b) Trường hợp hồ chứa không vận hành theo chế độ hàng ngày thì khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ chứa được đánh giá theo công thức sau: Mtn = (Cqc - Cnn) x Vh x 10-3 x FS Trong đó: Mtn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm của hồ, đơn vị tính là kg; Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng của hồ, đơn vị tính là mg/l; Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước hồ và được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, đơn vị tính là mg/l; Vh: dung tích của hồ và được xác định trên cơ sở dung tích của hồ trong mùa cạn, đơn vị tính là m3; FS: hệ số an toàn, lấy bằng 0,7. Khoản 2. Kết quả phân tích thông số chất lượng nước hồ được xác định trên cơ sở giá trị trung bình của kết quả phân tích ít nhất 10 mẫu nước hồ với tần suất lấy mẫu 03 ngày/mẫu; thời gian lấy mẫu thực hiện trong khoảng thời gian ba (03) tháng mùa cạn; trường hợp tại hồ đã được quan trắc chất lượng nước theo quy định của pháp luật thì xem xét sử dụng số liệu này để đánh giá. Khoản 3. Đối với hồ không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, trong đó hệ số an toàn FS lấy bằng 0,3. Khoản 4. Đối với các hồ quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 3 Điều này, căn cứ đặc điểm của hồ, thông tin số liệu về chất lượng nước và các nguồn thải thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định áp dụng phương pháp mô hình để đánh giá. Mô hình để đánh giá phải được hiệu chuẩn trước khi thực hiện việc đánh giá. Khoản 5. Kết quả đánh giá phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này. Yêu cầu về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ Khoản 1. Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải tại mỗi đoạn sông phải được luận chứng, thuyết minh rõ về việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, xác định lưu lượng dòng chảy, các thông số đánh giá, hệ số an toàn và việc lựa chọn phương pháp đánh giá quy định tại Thông tư này; kết quả đánh giá phải thể hiện rõ đoạn sông còn khả năng tiếp nhận hoặc không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm. Khoản 2. Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông phải tổng hợp, thể hiện trên sơ đồ hệ thống sông; lập thành danh mục các đoạn sông đã được đánh giá, trong đó, mỗi đoạn sông được đánh giá phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau: Điểm a) Tên của đoạn sông, tên của sông, tên lưu vực sông; Điểm b) Chiều dài đoạn sông, địa giới hành chính nơi đoạn sông đánh giá; Điểm c) Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của đoạn sông đối với từng thông số đánh giá. Khoản 3. Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ phải được luận chứng, thuyết minh rõ về việc xác định mục đích sử dụng nước của hồ, xác định dung tích hồ, các thông số đánh giá, hệ số an toàn và việc lựa chọn phương pháp đánh giá quy định tại Thông tư này; kết quả đánh giá phải thể hiện rõ hồ còn khả năng tiếp nhận hoặc không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm. Điều 15 Phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ Khoản 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh. Khoản 2. Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường tham mưu, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia, lấy ý kiến các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ; tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. Khoản 3. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh, lấy ý kiến các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ; tổng hợp ý kiến, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. Khoản 4. Hồ sơ lấy ý kiến quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này gồm: dự thảo Quyết định phê duyệt kèm theo danh mục các đoạn sông, hồ đã được đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; báo cáo thuyết minh kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. Khoản 5. Việc công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều này xem xét, quyết định và thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Chương III Điều 16 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện, đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Thông tư này đối với các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4; Khoản 2 Điều 6; Khoản 2 Điều 7; Khoản 3 Điều 8; Điểm d Khoản 1, Khoản 3 Điều 9; Khoản 2 Điều 10; Khoản 4 Điều 13 Thông tư này và nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này. Khoản 2. Định kỳ năm (05) năm một lần tổ chức thực hiện việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ vào trước kỳ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoặc do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá lại khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước khi có một trong các trường hợp sau: Điểm a) Có sự điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến mục đích sử dụng nước, hoạt động xả nước thải vào nguồn nước; Điểm b) Có dự án, công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước mới mà làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, chất lượng nước sông, hồ; Điểm c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 3. Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Khoản 4. Tổng cục Môi trường phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức điều tra, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn nước thải xả vào sông liên tỉnh, sông liên quốc gia. Khoản 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Khoản 6. Trường hợp đối với sông, hồ chưa được phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể căn cứ vào kết quả tự đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải đối với nguồn nước tiếp nhận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu xả thải vào nguồn nước trên cơ sở quy định của Thông tư này để xem xét, quyết định việc chấp thuận, phê duyệt, cấp phép theo quy định của pháp luật, số lượng mỗi loại mẫu nước sông, hồ tại khu vực tiếp nhận và nước thải (nếu có) từ 1 đến 3 mẫu và được xác định trên cơ sở đặc điểm nguồn nước tiếp nhận, tính chất, quy mô của nguồn nước thải. Điều 17 Điều khoản thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018 và thay thế Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Khoản 2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ TN&MT; - Lưu: VT, PC, TCMT, TNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Võ Tuấn Nhân
Nghị Định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Nghị Định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết khoản 5 Điều 36, khoản 4 Điều 37, khoản 3 Điều 38, khoản 2 Điều 40, khoản 4 Điều 41, khoản 3 Điều 42, khoản 3 Điều 44, khoản 4 Điều 45, khoản 4 Điều 46 và khoản 2 Điều 49 về quản lý phân bón của Luật Trồng trọt. Điều 2 Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón là chỉ tiêu chất lượng phân bón có vai trò quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và sử dụng để phân loại phân bón. Khoản 2. Chỉ tiêu chất lượng bổ sung của phân bón là chỉ tiêu chất lượng phân bón có ảnh hưởng đến tính chất, công dụng của phân bón nhưng không thuộc chỉ tiêu chất lượng chính, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và không được sử dụng để phân loại phân bón. Khoản 3. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bao gồm: Điểm a) Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được; Điểm b) Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được; Điểm c) Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được. Khoản 4. Yếu tố hạn chế trong phân bón là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Khoản 5. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón. Khoản 6. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông. Khoản 7. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế không phù hợp với Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Khoản 8. Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật). Điều 3 Phân loại phân bón Khoản 1. Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Khoản 2. Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Khoản 3. Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Khoản 4. Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất. Khoản 5. Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá. Điều 4 Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này Khoản 1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận, trả kết quả của Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu; Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Khoản 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Khoản 3. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ: Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung. Khoản 4. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính hoặc bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua dịch vụ khác. Khoản 5. Cách thức trả kết quả: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng. Khoản 6. Trong Nghị định này có nội dung quy định khác với quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này thì thực hiện theo quy định đó. Khoản 7. Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật. Khoản 8. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp. Chương II Điều 5 Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm: Điểm a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm; Điểm c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt); Điểm d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt). Khoản 2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền). Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Khoản 3. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Điều 6 Hồ sơ, trình tự cấp lại Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận gồm: Điểm a) Đơn đề nghị cấp lại Quyết định công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp thay đổi tên phân bón); Điểm c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp thay đổi, bổ sung thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký); Điểm d) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (trường hợp chuyển nhượng phân bón trong Quyết định công nhận). Khoản 2. Trình tự cấp lại Quyết định công nhận như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Khoản 3. Thời hạn của Quyết định công nhận cấp lại theo thời hạn của Quyết định đã cấp. Điều 7 Hồ sơ, trình tự gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam Khoản 1. Hồ sơ đề nghị gia hạn Quyết định công nhận: Điểm a) Đơn đề nghị gia hạn Quyết định công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu; Điểm c) Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Trình tự gia hạn Quyết định công nhận như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì gia hạn Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không gia hạn Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 8 Trình tự, thủ tục và thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam Khoản 1. Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Luật Trồng trọt, cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, thẩm định thông tin. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận. Khoản 2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật trồng trọt, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận về việc sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đã được công nhận lưu hành, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận. Khoản 3. Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận gồm các nội dung sau: Điểm a) Tên phân bón - Mã số phân bón; Điểm b) Tên tổ chức, cá nhân có phân bón; Điểm c) Nguyên nhân phải hủy bỏ phân bón bao gồm cơ sở pháp lý hoặc cơ sở khoa học; Điểm d) Hiệu lực của quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận. Khoản 4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận thì có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền. Điều 9 Số lượng nhân lực tối thiểu thực hiện khảo nghiệm của tổ chức khảo nghiệm phân bón Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, trong đó ngoài người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có tối thiểu 05 nhân lực chính thức thực hiện khảo nghiệm (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn tối thiểu 12 tháng). Điều 10 Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón gồm: Điểm a) Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện của tổ chức khảo nghiệm. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế điều kiện đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp phải có hành động khắc phục theo biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục, nếu tổ chức đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Điều 11 Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón Khoản 1. Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón bị thu hồi trong các trường hợp sau: Điểm a) Giả mạo, cấp khống số liệu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón; Điểm b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp; Điểm c) Không có hành động khắc phục khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt.
Nghị Định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón . Chương II * Điều 11 Chương III * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 Chương IV * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b
Nghị Định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón . Chương II Điều 11 Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón Khoản 1. Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón bị thu hồi trong các trường hợp sau: Điểm a) Giả mạo, cấp khống số liệu báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón; Điểm b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định đã được cấp; Điểm c) Không có hành động khắc phục khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt. Khoản 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón khi tổ chức khảo nghiệm phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền. Khoản 3. Tổ chức bị thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi. Chương III Điều 12 Quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón Khoản 1. Điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng. Khoản 2. Điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 3. Điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón. Khoản 4. Điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Điều 13 Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và kiểm tra duy trì điều kiện Khoản 1. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 3. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận. Điều 14 Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón Khoản 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt. Khoản 4. Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường. Điều 15 Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón Khoản 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt. Điều 16 Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón Khoản 1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn. Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không thay đổi thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng. Điểm a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng). Khoản 3. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận. Điểm a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi; Điểm c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Khoản 4. Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón. Điểm a) Hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 15 Nghị định này; Điểm b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Khoản 5. Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Điểm a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm c) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp. Điều 17 Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón Khoản 1. Trình tự cấp Giấy chứng nhận. Điểm a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điểm b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Khoản 2. Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận. Điểm a) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 1, 4 và 5 Điều 16 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điểm b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Điểm c) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp lại theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp. Điều 18 Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón Khoản 1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Điểm b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận. Khoản 2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức thẩm định thông tin và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành quyết định. Khoản 3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi. Chương IV Điều 19 Nhập khẩu phân bón Khoản 1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định tại Điều 44 và Điều 46 Luật Trồng trọt. Khoản 2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Trồng trọt thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam cho cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra nhà nước. Khoản 3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp (trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) cho cơ quan Hải quan: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và điểm b, c, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt; Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt. Điều 20 Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm: Điểm a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm c) Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón; Điểm d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt); Điểm đ) Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt); Điểm e) Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt); Điểm g) Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt). Khoản 2. Trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón như sau: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Điều 21 Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu Khoản 1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm: Điểm a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Bản chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng); hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt). Khoản 2. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu như sau: Điểm a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan kiểm tra nhà nước quy định tại khoản 4 Điều này; Điểm b) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nghị Định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón . Chương IV * Điều 21 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 4 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 Chương V * Điều 25 * Điều 26 Chương VI * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 - Khoản 1
Nghị Định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón . Chương IV Điều 21 Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu Khoản 2 Điểm a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan kiểm tra nhà nước quy định tại khoản 4 Điều này; Điểm b) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điểm c) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng chưa được chỉ định cho các phòng thử nghiệm trong nước thì cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón xem xét chấp thuận kết quả thử nghiệm chất lượng của nhà sản xuất. Điểm d) Thông báo kết quả kiểm tra. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khoản 3. Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu Điểm a) Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra. Điểm b) Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên. Điểm c) Trong thời gian áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nhà nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều này. Cơ quan kiểm tra chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo tần suất quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Trường hợp không lấy mẫu kiểm tra chất lượng, trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Điểm d) Hồ sơ và trình tự đề nghị miễn giảm kiểm tra theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành. Điểm đ) Trong thời hạn áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón có văn bản thông báo ngừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra. Khoản 4. Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn. Điều 22 Lấy mẫu, thử nghiệm phân bón Khoản 1. Lấy mẫu phân bón. Điểm a) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón; Điểm b) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải xây dựng phương pháp lấy mẫu đối với phân bón này và được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc. Khoản 2. Thử nghiệm phân bón Điểm a) Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông trên thị trường do phòng thử nghiệm đã được chỉ định thực hiện. Điểm b) Phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phân bón, các yếu tố hạn chế trong phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt phương pháp thử được áp dụng. Điều 23 Nội dung, thời gian tập huấn và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón Khoản 1. Nội dung tập huấn gồm: Điểm a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón; Điểm b) Phương pháp lấy mẫu phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia; Điểm c) Thực hành lấy mẫu phân bón. Khoản 2. Thời gian tập huấn: 05 ngày. Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền. Khoản 4. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập huấn lấy mẫu phân bón; chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón. Điều 24 Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón Khoản 1. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón: Điểm a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; Điểm c) 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện); Điểm d) Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên. Khoản 2. Trình tự và thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc. Khoản 3. Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết. Chương V Điều 25 Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khoản 1. Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón. Khoản 2. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón. Khoản 3. Quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt Nam. Khoản 4. Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất, buôn bán phân bón; hợp tác quốc tế về lĩnh vực phân bón. Khoản 5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón. Khoản 6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý phân bón. Khoản 7. Xây dựng hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực phục vụ quản lý nhà nước về phân bón; chỉ định phòng thử nghiệm kiểm chứng làm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có tranh chấp, khiếu nại về kết quả thử nghiệm phân bón. Khoản 8. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Bảo vệ thực vật danh sách phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam. Khoản 9. Phân cấp, ủy quyền quản lý phân bón cho cơ quan trực thuộc và địa phương; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong công tác quản lý phân bón; giao Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền. Điều 26 Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh Khoản 1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán, sử dụng phân bón thuộc địa bàn quản lý. Khoản 2. Tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy phân bón của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm, quảng cáo phân bón tại địa phương; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy phân bón. Khoản 3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng. Khoản 4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định này. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm hoạt động sản xuất, buôn bán, quảng cáo phân bón thuộc địa bàn quản lý. Khoản 5. Giao cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện quản lý phân bón tại địa phương theo thẩm quyền và có trách nhiệm báo cáo hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu việc thực hiện nhiệm vụ này cho Cục Bảo vệ thực vật. Chương VI Điều 27 Quy định chuyển tiếp Khoản 1. Kết quả khảo nghiệm phân bón thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón và thực hiện trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng. Khoản 2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định công nhận, kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp thì giải quyết theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP . Khoản 3. Loại phân bón, thành phần, tên thành phần trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón được sử dụng Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP làm căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phân bón cho đến khi hết thời hạn ghi trong Quyết định. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh loại phân bón, thành phần, tên thành phần của phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành cho phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón theo đề nghị của tổ chức, cá nhân cho đến khi hết thời hạn ghi trong Quyết định. Khoản 4. Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón đã được cấp theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP có giá trị tương đương Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón quy định trong Nghị định này. Khoản 5. Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón quy định trong Nghị định này. Khoản 6. Phân bón có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP đã được sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục lưu thông, sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn phân bón đó. Nhãn phân bón, bao bì gắn nhãn phân bón đúng quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP đã được sản xuất, in ấn trước ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành. Khoản 7. Giấy phép nhập khẩu phân bón đã được cấp theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong giấy phép. Điều 28 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Khoản 2. Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Khoản 3. Nghị định này bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 29 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Thông Tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 Chương II * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 - Khoản 1
Thông Tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Thông tư này quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước để hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Khoản 2. Thông tư này không điều chỉnh đối với các nguồn kinh phí sau: Điểm a) Nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trừ trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về mức chi thì áp dụng mức chi quy định tại Thông tư này; Điểm b) Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo lao động phổ thông là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm, thủy sản do Nhà nước làm chủ sở hữu; Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; hợp tác xã, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BTC ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); Điểm c) Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo ngư dân học các nghề vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP , Thông tư số 117/2014/TT-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có); Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg. Khoản 2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Điều 3 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Lao động nữ bị mất việc làm là lao động nữ đã có việc làm (làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm; làm việc cho các tổ chức, cá nhân không có hợp đồng lao động; tự tạo việc làm trên địa bàn xã) nay không có việc làm, đang tìm kiếm việc làm, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận trong đơn đăng ký học nghề. Khoản 2. Người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan là người đã được hỗ trợ đào tạo, làm đúng nghề đã học nhưng bị mất việc làm trong các trường hợp sau: Điểm a) Người làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã hết hạn, đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm do thay đổi công nghệ; sáp nhập, chia tách, giải thể; thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác; Điểm b) Người làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không có hợp đồng lao động nay không được tiếp tục làm việc nữa do thay đổi công nghệ; sáp nhập, chia tách, giải thể; thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác; Điểm c) Người tự tạo việc làm trên địa bàn xã không còn tiếp tục làm công việc cũ do thay đổi quy hoạch sản xuất, thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác. Khoản 3. Ngày thực học được hỗ trợ tiền ăn là ngày học mà học viên tham gia đầy đủ thời gian học được ghi trong thời khóa biểu, kế hoạch đào tạo của lớp học. Điều 4 Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo Khoản 1. Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học. Khoản 2. Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề. Khoản 3. Đối với lao động nông thôn: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã, người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi. Khoản 4. Đối với người khuyết tật: Có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng. Khoản 5. Đối với lao động bị mất việc làm Điểm a) Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau: Quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Điểm b) Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động; Điểm c) Trường hợp tự tạo việc làm: Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh). Khoản 6. Đối với người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm thì ngoài các giấy tờ nêu tại Khoản 5 Điều này cần bổ sung thêm chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo trước đó. Khoản 7. Đối với người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh: Quyết định thu hồi đất còn trong thời hạn được hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất (sau đây gọi là Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg). Điều 5 Nguồn kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện chính sách gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác. Khoản 1. Ngân sách trung ương Điểm a) Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho đối tượng là lao động nông thôn, người khuyết tật khu vực thành thị; Điểm b) Bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho phụ nữ khu vực thành thị. Khoản 2. Ngân sách địa phương Điểm a) Các địa phương tự cân đối được ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ; Điểm b) Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách chủ động bố trí ngân sách địa phương để cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ; Điểm c) Ngoài nguồn kinh phí bố trí trực tiếp thực hiện chính sách này, các địa phương có trách nhiệm sắp xếp, cân đối thêm từ các nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên, các chương trình, dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật. Khoản 3. Các Bộ, ngành, địa phương huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ. Điều 6 Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Khoản 1. Đối với nguồn kinh phí bố trí trong dự toán chi thường xuyên: quy trình lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Khoản 2. Đối với nguồn kinh phí bố trí trong dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và quy định về quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Khoản 3. Các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả. Chương II Điều 7 Nội dung và mức hỗ trợ Khoản 1. Hỗ trợ chi phí đào tạo Điểm a) Người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật: tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học; Điểm b) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học; Điểm c) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; Điểm d) Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học; Điểm đ) Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này: tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học; Điểm e) Trường hợp người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản này thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất; Điểm g) Ngoài đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tùy theo điều kiện, khả năng của ngân sách địa phương bố trí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho các đối tượng khác (bao gồm cả đối tượng thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của địa phương) có nhu cầu học nghề. Khoản 2. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại Điểm a) Đối tượng được hỗ trợ: người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; Điểm b) Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học; Điểm c) Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên; Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên; Điểm d) Ngoài những đối tượng được hỗ trợ tiền ăn, đi lại nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo. Khoản 3. Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người trước đây đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Thông tư này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Thông tư này nhưng tối đa không quá 03 lần/người. Điều 8 Các hình thức hỗ trợ đào tạo Khoản 1. Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Điểm a) Hỗ trợ thông qua hình thức giao nhiệm vụ giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo công lập trực thuộc. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; Điểm b) Hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo công lập không phải là đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ theo quy định tại Chương III Thông tư này. Khoản 2. Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp: hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo ngoài công lập theo quy định tại Chương III Thông tư này; Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật (đào tạo nghề nghiệp theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm). Khoản 3. Cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo) nhận hồ sơ của người học, xem xét các điều kiện nhập học, tổ chức đào tạo; đồng thời căn cứ kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, đi lại cho người học theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg hoặc mức hỗ trợ bổ sung theo quyết định của địa phương (nếu có). Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học hoặc buộc thôi học, cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề, thực hiện giảm trừ các chi phí trực tiếp cho học viên như: nguyên, nhiên, vật liệu học nghề, tiền ăn trong thời gian học sinh nghỉ học và tiền đi lại (lượt về). Điều 9 Đơn giá đặt hàng đào tạo Khoản 1. Việc đặt hàng đào tạo thực hiện thông qua hợp đồng đặt hàng với các cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn theo quy định hiện hành về đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Thông Tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng . Chương III * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 Chương IV * Điều 13
Thông Tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng . Chương III Điều 9 Đơn giá đặt hàng đào tạo Khoản 1. Việc đặt hàng đào tạo thực hiện thông qua hợp đồng đặt hàng với các cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn theo quy định hiện hành về đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Khoản 2. Đối với hợp đồng đặt hàng do Bộ, cơ quan trung ương thực hiện: Đơn giá đặt hàng đào tạo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc trung ương (cơ quan được phân bổ dự toán ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đặt hàng đào tạo) quy định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính và được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành; thời gian triển khai, hoàn thành; khối lượng, chất lượng đào tạo. Trường hợp các Bộ, cơ quan trung ương triển khai đào tạo tại các địa phương đã ban hành đơn giá đặt hàng đào tạo thì có thể lựa chọn áp dụng theo đơn giá của địa phương đó. Khoản 3. Đối với hợp đồng đặt hàng do địa phương thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định đối tượng có nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng để xác định chỉ tiêu đặt hàng hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đặt hàng. Đơn giá đặt hàng đào tạo cho từng nghề được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí do địa phương ban hành (trong trường hợp chưa có định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc khi cần cụ thể hóa định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Khoản 4. Đối với các trường hợp chưa ban hành được định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá đặt hàng, các cơ quan, đơn vị căn cứ hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này để xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo. Khoản 5. Đối với những nghề có đơn giá đặt hàng đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này, các địa phương, cơ sở đào tạo chủ động sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách địa phương, hỗ trợ của doanh nghiệp và nguồn tài trợ hợp pháp khác để bảo đảm chi phí đào tạo. Điều 10 Xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí Các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Khoản 1. Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ; Khoản 2. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo; Khoản 3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: Điểm a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo: Áp dụng mức tiền lương và các phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng; Điểm b) Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành; Điểm c) Người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành. Khoản 4. Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức. Khoản 5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo. Khoản 6. Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyên dụng (nếu có). Khoản 7. Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động. Khoản 8. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khoản 9. Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có). Khoản 10. Chi phí khác. Khoản 11. Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, bao gồm: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo; chi văn phòng phẩm, cước bưu chính và các khoản chi khác để phục vụ quản lý lớp học (nếu có). Điều 11 Tạm ứng hợp đồng đặt hàng đào tạo Việc tạm ứng hợp đồng được thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng đặt hàng đào tạo, đảm bảo mức tạm ứng và hồ sơ tạm ứng như sau: Khoản 1. Mức tạm ứng hợp đồng Điểm a) Tạm ứng lần đầu ngay sau khi ký hợp đồng bằng 50% giá trị hợp đồng. Điểm b) Tạm ứng lần hai áp dụng cho các khóa đào tạo từ 03 tháng trở lên khi cơ sở đào tạo đã thực hiện tối thiểu 30% thời gian khóa đào tạo. Mức tạm ứng lần hai theo khối lượng và giá trị thực tế thực hiện, nhưng tối đa mức tạm ứng cả hai lần không quá 80% giá trị hợp đồng và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó. Khoản 2. Đối với tạm ứng lần hai, cơ sở đào tạo cần gửi: văn bản đề nghị tạm ứng lần hai; quyết định mở lớp, kèm theo danh sách học viên; chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo từng lớp học; danh sách học viên thuộc diện được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) và báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng. Điều 12 Thanh lý hợp đồng đặt hàng đào tạo Khoản 1. Sau khi kết thúc lớp học, cơ sở đào tạo có văn bản gửi cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo đề nghị thanh lý hợp đồng, kèm theo các tài liệu sau: Điểm a) Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng; Điểm b) Quyết định công nhận tốt nghiệp, danh sách học viên được cấp chứng chỉ; Điểm c) Bảng kê danh sách học viên có việc làm sau học nghề: danh sách học viên được doanh nghiệp tuyển dụng có xác nhận của doanh nghiệp; danh sách học viên được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm có xác nhận của doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm; danh sách học viên tự tạo việc làm từ nghề đào tạo tại địa phương có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với các trường hợp thành lập tổ, nhóm sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hoặc làm nghề đã được học tại địa phương; Điểm d) Bảng tổng hợp thanh quyết toán các nội dung chi cho lớp học; Điểm đ) Các chứng từ chi tiêu có liên quan đến chi phí tổ chức đào tạo, hỗ trợ tiền ăn, đi lại có chữ ký nhận tiền của học viên (để đối chiếu, cơ sở trực tiếp đào tạo lưu giữ theo quy định hiện hành). Khoản 2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu của cơ sở đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo có trách nhiệm nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo, chuyển số kinh phí còn phải thanh toán theo biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo cho cơ sở đào tạo. Chương IV Điều 13 Điều khoản thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/12/2016. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Khoản 2. Thông tư này bãi bỏ các quy định liên quan đến hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 4 và Điểm 7.1, 7.2 Khoản 7 Điều 6 Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Điểm 3.2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước; - VP Chính phủ, VP Tổng Bí thư; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Sở KHĐT, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp; - Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc BTC; - Lưu: VT, HCSN (3b). L 450. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Quang Hải
Quyết Định 1295/QĐ-TTg ban hành danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4
Quyết Định 1295/QĐ-TTg ban hành danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế . Điều 1. Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm: Khoản 1. Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng. Khoản 2. Tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều 2. Bí mật nhà nước độ Mật gồm: Khoản 1. Mẫu vật, nguồn gen, phương án bảo vệ an ninh, an toàn vùng trồng dược liệu số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Khoản 2. Số người mắc, người chết do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh chưa được Bộ Y tế công khai. Khoản 3. Quy mô, phân bố, số liệu về dân số tại các vùng biên giới, hải đảo. Khoản 4. Nguồn nguyên liệu, thông số kỹ thuật sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc sinh học quý hiếm thuộc dự án nhà nước, chương trình sản phẩm quốc gia chưa công khai. Khoản 5. Tên, địa chỉ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận mất điều kiện đảm bảo an toàn sinh học. Điều 3. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Trách nhiệm thi hành 1 . Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này. Khoản 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NC (2). THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Bộ Tài chính; - Bộ Xây dựng; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Cổng TTĐT Chính phủ; - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; - Bộ Tư lệnh Quân khu 9; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Ủy ban MTTQ tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - VPUB: CVP, các PCVP; - Cổng TTĐT tỉnh, Công báo tỉnh; - Lưu: VT. Kèm theo Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Bảng giá các loại đất được sử dụng làm căn cứ để: Điểm a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Điểm b) Tính thuế sử dụng đất. Điểm c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Điểm d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Điểm e) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai. Điểm g) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Điểm h) Tính các khoản nghĩa vụ tài chính đất đai khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Khoản 2. Đối tượng áp dụng Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; người sử dụng đất, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Điều 2 Căn cứ xây dựng Bảng giá các loại đất Khoản 1. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: Điểm a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; Điểm b) Theo thời hạn sử dụng đất; Điểm c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; Điểm d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau. Khoản 2. Việc xây dựng bảng giá các loại đất phải căn cứ vào khung giá đất được quy định tại Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ. Khoản 3. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các xã có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau. Điều 3 Giải thích từ ngữ Khoản 1. Vùng đất, khu vực đất, vị trí đất và phân đoạn đất quy định trong bảng giá các loại đất: Điểm a) Vùng đất: Được xác định bao gồm các đơn vị hành chính cấp huyện có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế - xã hội và thực tế mặt bằng giá đất chuyển nhượng. Điểm b) Khu vực đất: Được xác định trong phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội các đơn vị hành chính cấp xã, điều kiện giao thông và thực tế giá đất chuyển nhượng. Điểm c) Vị trí đất: Được xác định trong phạm vi từng khu vực theo điều kiện giao thông đường bộ và đường thủy, thực tế giá đất chuyển nhượng. Điểm d) Phân đoạn đất: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền hay thửa đất tiếp giáp đường được xác định theo cự ly chiều dài vuông góc với cạnh tiếp giáp đường. Khoản 2. Các loại đường bộ (gọi tắt là đường) quy định trong bảng giá các loại đất: Điểm a) Đường chính: Là các đường phố tại đô thị và đường giao thông chính tại nông thôn. Đường phố tại đô thị là đường đã được liệt kê cụ thể trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này. Đường giao thông chính tại nông thôn là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường tương đương khác (đường nối, đường dẫn, tuyến tránh) thuộc khu vực 1 đã được liệt kê cụ thể trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này. Điểm b) Đường hẻm (gọi tắt là hẻm): Là các đường giao với đường phố và không được quy định giá đất trong Phụ lục Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định này. Điểm c) Đường nông thôn: Là các đường liên xã, xã, liên ấp, ấp và đường đê do Ủy ban nhân dân xã quản lý, đường gom dân sinh cặp đường cao tốc và các tuyến đường tương đương khác, có lớp phủ bề mặt và độ rộng mặt đường nhất định. Điểm d) Đường nội bộ khu dân cư: Là các đường thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư được sử dụng vào mục đích công cộng do nhà nước quản lý. Khoản 3. Đường nhựa, đường đan, đường bê tông, đường trải đá cấp phối (đá đỏ, đá 0x4); hẻm trải nhựa, lót đan, tráng bê tông, trải đá cấp phối (đá đỏ, đá 0x4) có độ rộng mặt đường tính theo đơn vị bằng mét (m) được quy định trong Quy định này: Là bề rộng của mặt đường được trải nhựa, lót đan, tráng bê tông, trải đá cấp phối (không bao gồm lề đường). Khoản 4. Khoảng cách đến đường chính: Là độ dài ngắn nhất tính theo đường giao thông bộ từ thửa đất đến đường phố tại đô thị hoặc đường giao thông chính tại nông thôn. Khoản 5. Thửa đất mặt tiền: Là thửa đất liền cạnh với đường chính; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường chính; thửa đất tiếp giáp phần đất công thuộc hành lang lộ giới; các thửa đất liền khối với thửa đất mặt tiền. Khoản 6. Thửa đất tiếp giáp đường hẻm: Là thửa đất liền cạnh với đường hẻm; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường hẻm; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp đường hẻm. Khoản 7. Thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư: Là thửa đất liền cạnh với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư. Khoản 8. Thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển: Là thửa đất liền cạnh với kênh, rạch, mương, sông, biển; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển. Khoản 9. Thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn: Là thửa đất liền cạnh với thửa đất chợ nông thôn và không bị ngăn cách bởi tường bao chợ nông thôn; các thửa đất liền khối với thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn. Khoản 10. Thửa đất vị trí còn lại: Không phải là các thửa đất được quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 3 của Quy định này. Khoản 11. Thửa đất liền kề: Là thửa đất liền cạnh với thửa đất cần định giá. Khoản 12. Thửa đất liền khối: Là các thửa đất liền kề với nhau của cùng một chủ sử dụng đất. Chủ sử dụng đất: Là người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình. Khoản 13. Đất vị trí mặt tiền: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền. Khoản 14. Đất vị trí hẻm: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp đường hẻm. Khoản 15. Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư. Khoản 16. Đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển. Khoản 17. Đất vị trí tiếp giáp chợ nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn. Khoản 18. Đất vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại. Khoản 19. Đất liền kề: Là đất thuộc thửa đất liền kề. Khoản 20. Đất liền khối: Là đất thuộc thửa đất liền khối. Khoản 21. Giá đất tương ứng: Là giá của đất có cùng vị trí tương ứng với đất thuộc thửa đất cần định giá. Khoản 22. Giá đất tối thiểu của một loại đất cụ thể tại nông thôn và đô thị: Là mức giá thấp nhất của đất thuộc thửa đất vị trí còn lại có mục đích sử dụng tương ứng tại nông thôn và đô thị. Điều 4 Nguyên tắc phân vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất để xác định giá đất Khoản 1. Đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất nông nghiệp khác: Giá đất được quy định phân biệt theo vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất. Điểm a) Vùng đất: Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, phân thành các vùng đất căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế - xã hội và thực tế mặt bằng giá đất chuyển nhượng tại các đơn vị hành chính cấp huyện. Điểm b) Khu vực đất: Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện phân thành các khu vực đất. Khu vực 1 có mức độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện giao thông thuận lợi nhất và thực tế có giá chuyển nhượng phổ biến cao nhất; khu vực 2, khu vực 3 và khu vực 4 có mức độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện giao thông và giá đất chuyển nhượng thấp hơn. Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đường tương đương; đất trong phạm vi các đô thị. Các khu vực tiếp theo bao gồm đất thuộc các xã không thuộc khu vực 1 có sự tương đồng về phát triển kinh tế - xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng. Điểm c) Vị trí đất: Vị trí của đất nông nghiệp trong từng khu vực được xác định căn cứ vào các tiêu chí đặc điểm giao thông đường bộ và đường thủy như loại đường, cấp đường, lớp phủ bề mặt đường, độ rộng mặt đường, vị trí so với mặt tiền và cấp quản lý kênh, rạch, mương, sông, biển. Có 4 loại vị trí đất nông nghiệp: - Vị trí mặt tiền đường chính: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền đường chính. - Vị trí ấp tại nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn, tiếp giáp với kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý; đất thuộc thửa đất tiếp giáp chợ nông thôn. - Vị trí hẻm tại đô thị: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường hẻm. - Vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại. Đối với mỗi loại vị trí đất xác định các vị trí thứ bậc bắt đầu từ vị trí thứ 1 theo nguyên tắc sau: Vị trí 1 áp dụng cho các thửa đất tại vị trí mặt tiền hay tiếp giáp các tuyến đường giao thông thuận lợi nhất cho việc sản xuất nông nghiệp, có mức giá chuyển nhượng phổ biến cao nhất. Các vị trí tiếp theo thứ tự từ vị trí thứ 2 trở đi áp dụng cho các thửa đất tại vị trí mặt tiền hay tiếp giáp các tuyến đường giao thông, tiếp giáp với kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý ít thuận lợi hơn cho việc sản xuất nông nghiệp, ứng với các mức giá thấp hơn. Điểm d) Phân đoạn đất: Phân đoạn đất áp dụng cho các thửa đất mặt tiền có chiều dài lớn hơn cự ly quy định đối với phân đoạn 1. Các phân đoạn tiếp theo được xác định theo cự ly quy định cho loại đất nông nghiệp. Khoản 2. Đất ở tại nông thôn và đô thị Điểm a) Vùng đất: Đất ở tại nông thôn và đô thị trên địa bàn tỉnh phân thành các vùng đất tương tự như đối với đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại điểm a khoản 1 Điều này. Điểm b) Khu vực đất: Đất ở tại nông thôn và đô thị trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc các vùng đất phân thành các khu vực đất tương tự như đối với đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị tại điểm b khoản 1 Điều này. Điểm c) Vị trí đất: Vị trí của đất ở trong từng khu vực được xác định căn cứ vào vào các tiêu chí đặc điểm giao thông đường bộ như loại đường, cấp đường, lớp phủ bề mặt đường, độ rộng mặt đường, vị trí so với mặt tiền. - Vị trí mặt tiền đường chính: Là đất thuộc thửa đất mặt tiền đường chính. - Vị trí ấp tại nông thôn: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn, tiếp giáp với kênh, rạch, mương cấp huyện, xã quản lý phía trước cặp song song với đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất thuộc thửa đất tiếp giáp với chợ nông thôn. - Vị trí hẻm tại đô thị: Là đất thuộc thửa đất tiếp giáp với đường hẻm. - Vị trí còn lại: Là đất thuộc thửa đất vị trí còn lại. Điểm d) Phân đoạn đất ở tại nông thôn và đô thị áp dụng cho các thửa đất mặt tiền có chiều dài lớn hơn cự ly quy định đối với phân đoạn 1. Các phân đoạn tiếp theo được xác định theo cự ly quy định cho loại đất ở. Khoản 3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được phân theo vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất tương tự như đối với đất ở tại nông thôn và đô thị tại khoản 2 Điều này. Điều 5 Cách xác định vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị Khoản 1. Cách xác định vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị Điểm a) Phân vùng các loại đất: Tỉnh Tiền Giang được phân thành 5 vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp với các đơn vị hành chính cấp huyện cụ thể như sau: Vùng 1: Thành phố Mỹ Tho. Vùng 2: Thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy. Vùng 3: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo. Vùng 4: Huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông. Vùng 5: Huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông. Điểm b) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vùng đất: Hệ số giá đất nông nghiệp của 5 vùng đất quy định trong bảng sau: Vùng Hệ số 1 1,00 2 0,95 3 0,90 4 0,85 5 0,80 Khoản 2. Cách xác định khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được xác định cụ thể như sau:
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương I * Điều 55 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm e + Điểm g - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm e + Điểm g - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương I Điều 55. Cách xác định vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị Khoản 2. Cách xác định khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được xác định cụ thể như sau: Điểm a) Khu vực 1: Đất vị trí mặt tiền các đường giao thông chính tại nông thôn và các đường phố tại đô thị; đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ và các tuyến đường tương đương với quốc lộ tại nông thôn, đường phố tại đô thị. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh và các tuyến đường tương đương với đường tỉnh tại nông thôn. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông tại nông thôn. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải đá cấp phối tại nông thôn; đất vị trí hẻm tại đô thị. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại tại đô thị. Điểm b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Đất vị trí ấp tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế - xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng, không thuộc khu vực 1. Các khu vực này chia thành 4 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông, biển cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại tại nông thôn. Điểm c) Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực đất: Hệ số giá đất nông nghiệp của các khu vực quy định trong bảng sau: Khu vực Hệ số 1 1,00 2 0,55 3 0,50 4 0,45 Điểm d) Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất: Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 1 quy định trong bảng sau: Vị trí Hệ số 1 1,00 2 0,80 3 0,70 4 0,60 5 0,50 Hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo quy định trong bảng sau: Vị trí Hệ số 1 1,00 2 0,80 3 0,70 4 0,60 Khoản 3. Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn Đất ở tại nông thôn bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính, đất vị trí ấp và đất vị trí còn lại tại nông thôn. Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn được xác định cụ thể như sau: Điểm a) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính tại nông thôn được phân thành các loại đường theo cấp quản lý là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện. Giá đất được xác định cho từng đoạn đường của các tuyến đường giao thông cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng. Điểm b) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Bao gồm đất vị trí ấp tại nông thôn tiếp giáp với các tuyến đường nông thôn cấp xã quản lý, tiếp giáp chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế - xã hội và các tuyến đường nông thôn còn lại. Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường và chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế - xã hội: Giá đất được xác định cho từng đoạn đường cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng. Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất vị trí còn lại tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự phát triển tương đồng về mặt kinh tế - xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng: Giá đất được xác định cho từng vị trí phân cấp thứ bậc tương tự như đối với đất nông nghiệp, ngoại trừ trường hợp đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý. Điểm c) Hệ số giá đất ở nông thôn của các vị trí đất trong khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Hệ số giá đất ở nông thôn của các vị trí đất quy định trong bảng sau: Vị trí Hệ số 1 1,00 2 0,75 3 0,60 4 0,45 Khoản 4. Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại đô thị Điểm a) Phân loại đô thị: thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy là đô thị loại III, các thị trấn là đô thị loại V. Đất ở tại đô thị bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và đất vị trí còn lại tại đô thị; đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã). Trong phạm vi đơn vị hành chính cấp phường, thị trấn của các loại đô thị xác định 2 khu vực và trong mỗi khu vực chia thành các vị trí cụ thể. Điểm b) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị được phân thành các loại đường theo kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông và mức độ phát triển kinh tế - xã hội của các tuyến đường phố tại đô thị. Đất ở tại vị trí mặt tiền các tuyến đường phố được quy định đơn giá đất ứng với từng đoạn đường của các tuyến đường phố này cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng. Đất ở tại vị trí hẻm của các tuyến đường phố được xác định giá căn cứ vào hệ số giá của hẻm phụ thuộc vào bề rộng và phân đoạn hẻm, cụ thể như sau: - Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 4m: + Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 35% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 50m đến 100m: tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 100m đến 150m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 150m đến 200m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 200m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng. - Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: + Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 50m đến 100m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 100m đến 150m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 150m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng. - Hẻm có bề rộng nhỏ hơn 2m: + Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 50m đến 100m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng; + Trên 100m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng. - Hẻm trải nhựa, đan, bê tông: tính bằng 100% đơn giá đất ở trong hẻm. - Hẻm còn lại khác (không trải nhựa, đan, bê tông): tính bằng 80% so với mức giá của hẻm trải nhựa, lót đan hoặc tráng bê tông của loại hẻm có cùng bề rộng mặt đường. - Mức giá đất ở vị trí hẻm tối thiểu không thấp hơn mức giá đất ở thấp nhất tại đô thị tương ứng. b) Khu vực 2: Bao gồm đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã). Khu vực này chia thành 4 vị trí tương tự như đối với đất ở tại nông thôn. Khoản 5. Cách phân đoạn đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị Điểm a) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền các tuyến đường chính tại nông thôn và đô thị được phân đoạn như sau: - Phân đoạn 1: Đất nông nghiệp thuộc thửa đất mặt tiền các tuyến đường chính trong phạm vi cự ly tính từ mép đường hoặc từ mốc đã giải phóng mặt bằng đến mốc lộ giới và từ mốc lộ giới trở vào 25m. - Các phân đoạn tiếp theo: Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo xác định thêm 01 phân đoạn. Điểm b) Đất nông nghiệp vị trí khác tại nông thôn và đô thị: Vị trí ấp, vị trí hẻm và vị trí còn lại áp dụng cùng một thửa, không phân biệt cự ly. Điểm c) Hệ số xác định giá đất nông nghiệp thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại nông thôn: - Đất nông nghiệp thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng tại Điều 6, Điều 7 Quy định này. - Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau: + Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 40% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 1 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng. + Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 2 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng. + Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 3 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng. Điểm d) Hệ số xác định giá đất nông nghiệp thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại đô thị: - Đất nông nghiệp thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng tại Điều 6, Điều 7 Quy định này. - Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau: + Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 40% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất. + Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất. + Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất nông nghiệp vị trí hẻm tại đô thị có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất. Điểm e) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp huyện quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 20% giá đất so với đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn mức giá của vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương cùng cấp hoặc cấp cao hơn và mức giá của vị trí còn lại trong khu vực tương ứng. Các trường hợp còn lại tính theo vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông do nhà nước quản lý. Điểm g) Đất nông nghiệp vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp xã quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 10% giá đất so với đơn giá đất nông nghiệp quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn mức giá của vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương cùng cấp hoặc cấp cao hơn và mức giá của vị trí còn lại trong khu vực tương ứng. Các trường hợp còn lại tính theo vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông do nhà nước quản lý. Khoản 6. Cách phân đoạn đất ở tại nông thôn và đô thị Điểm a) Đất ở vị trí mặt tiền các tuyến đường chính, vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn có quy định giá đất trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này tại nông thôn và đô thị được phân đoạn cụ thể như sau: - Phân đoạn 1: Đất ở thuộc thửa đất mặt tiền các tuyến đường chính, thửa đất tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong phạm vi cự ly tính từ mép đường hoặc từ mốc đã giải phóng mặt bằng đến mốc lộ giới và từ mốc lộ giới trở vào 25m. - Các phân đoạn tiếp theo: Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo xác định thêm 01 phân đoạn. Điểm b) Đất ở vị trí khác tại nông thôn và đô thị: Vị trí ấp, vị trí hẻm và vị trí còn lại áp dụng cùng một thửa, không phân biệt cự ly. Điểm c) Hệ số xác định giá đất ở thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại nông thôn: - Đất ở thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. - Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau: + Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 1 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng. + Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 2 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng. + Chiều rộng mặt tiền, tiếp giáp đường nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50%, 60% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 70% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí ấp tại nông thôn ứng với vị trí 3 trong khu vực có đơn vị hành chính cấp xã tương ứng, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng.
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương I * Điều 5 - Khoản 6 + Điểm d + Điểm e + Điểm g Kèm theo Chương II * Điều 6 - Khoản 1 + Điểm a - Khoản 250 - Khoản 140 - Khoản 200 - Khoản 110 - Khoản 175 - Khoản 95 - Khoản 150 - Khoản 85 - Khoản 125 + Điểm b - Khoản 300 - Khoản 165 - Khoản 240 - Khoản 130 - Khoản 210 - Khoản 115 - Khoản 180 - Khoản 100 - Khoản 2 + Điểm a - Khoản 190 - Khoản 105 - Khoản 90 - Khoản 145 - Khoản 80 - Khoản 120 + Điểm b - Khoản 285 - Khoản 160 - Khoản 230 - Khoản 170 - Khoản 3 + Điểm a - Khoản 70 - Khoản 4 + Điểm a - Khoản 225
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương I Điều 5 Cách xác định vùng, khu vực, vị trí và phân đoạn đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị Khoản 6 Điểm d) Hệ số xác định giá đất ở thuộc các phân đoạn thửa đất mặt tiền tại đô thị: - Đất ở thuộc phân đoạn 1 có mức giá bằng 100% đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. - Các thửa đất có cự ly dài hơn số mét quy định đối với phân đoạn 1 thì cứ mỗi 50m tiếp theo có mức giảm giá xác định phụ thuộc vào chiều rộng tại vị trí tiếp giáp mặt tiền với các tỷ lệ giảm giá cụ thể như sau: + Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 20%, 30%, 40% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 50% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng. + Chiều rộng mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 30%, 40%, 50% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 60% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng. + Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 2m: Tỷ lệ giảm lần lượt là 40%, 50%, 60% so với mức giá của đoạn liền kề trước đó, các đoạn còn lại giảm 70% so với mức giá đất của đoạn liền kề trước đó, nhưng không thấp hơn mức giá đất ở vị trí hẻm có chiều rộng và cự ly hẻm ứng với chiều rộng mặt tiền và cự ly phân đoạn thửa đất, đồng thời không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng. Điểm e) Đất ở vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp huyện quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 20% giá đất so với đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng. Điểm g) Đất ở vị trí mặt tiền, vị trí hẻm, vị trí ấp có kênh, rạch, mương cấp xã quản lý phía trước cặp song song với đường giảm 10% giá đất so với đơn giá đất ở quy định cho tuyến đường tương ứng, nhưng không thấp hơn 150% giá đất nông nghiệp tương ứng. Kèm theo Chương II Điều 6 Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện Khoản 1. Thành phố Mỹ Tho Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 Khoản 250.000 Khoản 140.000 2 140.000 140.000 2 140.000 2 140.000 Khoản 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 Khoản 110.000 3 110.000 4 110.000 110.000 3 110.000 3 110.000 110.000 2 110.000 3 110.000 3 110.000 3 110.000 3 110.000 2 Khoản 175.000 Khoản 95.000 4 95.000 5 95.000 3 95.000 95.000 4 95.000 4 95.000 95.000 4 95.000 4 95.000 3 95.000 3 Khoản 150.000 150.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện; đất trong phạm vi các phường thuộc thành phố Mỹ Tho. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ; mặt tiền đường phố tại các phường thuộc thành phố Mỹ Tho. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm và các tuyến đường còn lại trong phạm vi các phường. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi các phường thuộc thành phố Mỹ Tho. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã thuộc thành phố Mỹ Tho, không thuộc khu vực 1. Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. 150.000 150.000 150.000 150.000 150.000 150.000 Khoản 85.000 5 85.000 4 85.000 5 85.000 3 85.000 85.000 5 85.000 5 85.000 3 Khoản 125.000 125.000 3 125.000 125.000 125.000 125.000 125.000 Điểm b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 Khoản 300.000 Khoản 165.000 2 165.000 165.000 Khoản 240.000 240.000 240.000 240.000 240.000 Khoản 130.000 3 130.000 2 130.000 130.000 130.000 130.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện; đất trong phạm vi thị trấn Vĩnh Bình. Khu vực 1 chia thành 5 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ; mặt tiền đường phố tại thị trấn. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm và các tuyến đường còn lại trong phạm vi thị trấn. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi thị trấn. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã trên địa bàn huyện, không thuộc khu vực 1. Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. 130.000 130.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến đường tỉnh, đường huyện; đất trong phạm vi thị trấn Tân Hòa và Vàm Láng. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền đường phố tại thị trấn. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm và các tuyến đường còn lại trong phạm vi thị trấn. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi thị trấn. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã trên địa bàn huyện, không thuộc khu vực 1. Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông, biển cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Khoản 210.000 Khoản 115.000 4 115.000 3 115.000 2 115.000 115.000 2 115.000 115.000 2 115.000 115.000 2 115.000 Khoản 180.000 180.000 180.000 180.000 180.000 180.000 180.000 Khoản 100.000 5 100.000 4 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 4 100.000 4 Khoản 2. Thị xã Gò Công Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 Khoản 190.000 190.000 190.000 190.000 190.000 190.000 190.000 190.000 Khoản 105.000 3 105.000 105.000 105.000 105.000 105.000 105.000 105.000 105.000 Khoản 90.000 4 90.000 90.000 3 90.000 90.000 90.000 3 90.000 90.000 90.000 2 90.000 90.000 90.000 3 90.000 90.000 90.000 3 90.000 90.000 90.000 2 Khoản 145.000 145.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện; đất trong phạm vi các phường thuộc thị xã Gò Công. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ; đường phố có đặt tên tại các phường thuộc thị xã Gò Công. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm và các tuyến đường còn lại trong phạm vi các phường. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi các phường thuộc thị xã Gò Công. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã thuộc thị xã Gò Công, không thuộc khu vực 1. Khu vực được 2 chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. 145.000 145.000 2 145.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt các tuyến quốc lộ, tuyến tránh quốc lộ 1, đường nối và đường dẫn cao tốc, đường tỉnh, tuyến tránh đường tỉnh, đường huyện; đất trong phạm vi các phường thuộc thị xã Cai Lậy. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ, tuyến tránh quốc lộ 1, đường nối và đường dẫn cao tốc; đường phố tại các phường thuộc thị xã Cai Lậy. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh, tuyến tránh đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm trong phạm vi các phường. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi các phường thuộc thị xã Cai Lậy. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã phía Nam Quốc lộ 1 (bao gồm các xã Thanh Hòa, Long Khánh, Nhị Quý và Phú Quý), không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã phía Bắc Quốc lộ 1 (bao gồm các xã Mỹ Phước Tây, Tân Bình, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông, Tân Phú và xã Tân Hội), không thuộc khu vực 1 và 2. Khu vực 2 và khu vực 3 được chia thành 4 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. 145.000 145.000 Khoản 80.000 5 80.000 80.000 4 80.000 5 80.000 4 80.000 5 80.000 80.000 80.000 80.000 4 80.000 5 80.000 4 80.000 5 80.000 4 80.000 4 Khoản 120.000 120.000 2 120.000 120.000 120.000 120.000 120.000 120.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến đường nối và đường dẫn cao tốc, đường tỉnh, đường huyện; đất trong phạm vi thị trấn Mỹ Phước. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí: - Vị trí 1: Đất thuộc các khu đô thị tại thị trấn Mỹ Phước, trừ các thửa đất thuộc khu 3 thị trấn Mỹ Phước không có mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường nối và đường dẫn cao tốc, đường tỉnh trên địa bàn các xã trừ thị trấn Mỹ Phước. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông; đất thuộc khu 3 thị trấn Mỹ Phước. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm và các tuyến đường còn lại trong phạm vi thị trấn. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi thị trấn Mỹ Phước. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã Tân Hòa Thành, Phú Mỹ, Phước Lập, Tân Lập I, Tân Hòa Tây, không bao gồm khu vực 1, 3 và 4. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã Tân Lập II, Hưng Thạnh và Mỹ Phước, không thuộc khu vực 1, 2 và 4. Khu vực 4: Bao gồm đất thuộc các xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân và Thạnh Hòa, không thuộc khu vực 1, 2 và 3. Các khu vực 2, 3 và 4 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Ghi chú: - Đường huyện đã trải nhựa, đan, bê tông, hay trải đá cấp phối là đường đã được đầu tư phân biệt với đường huyện chưa được đầu tư, mà chỉ gắn tên. - Vị trí đất vị trí tiếp giáp đường huyện chưa được đầu tư thì xét theo các tiêu chí kỹ thuật hạ tầng giao thông tương đương với cấp xã. 120.000 120.000 120.000 2 120.000 2 120.000 Điểm b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 285.000 285.000 Khoản 160.000 2 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 Khoản 230.000 230.000 Khoản 170.000 170.000 170.000 170.000 170.000 170.000 Khoản 3. Thị xã Cai Lậy Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 70.000 5 70.000 5 70.000 5 70.000 3 70.000 70.000 70.000 5 70.000 5 70.000 5 70.000 5 70.000 3 Khoản 4. Huyện Cái Bè Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 225.000 225.000 225.000 225.000
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương II * Điều 6 - Khoản 285 - Khoản 160 - Khoản 230 - Khoản 170 - Khoản 3 + Điểm a - Khoản 70 - Khoản 4 + Điểm a - Khoản 225 - Khoản 135 - Khoản 75 - Khoản 115 + Điểm b - Khoản 270 - Khoản 215 - Khoản 5 + Điểm a - Khoản 6 + Điểm a - Khoản 65 - Khoản 60 - Khoản 55 - Khoản 100 + Điểm b - Khoản 7 + Điểm a - Khoản 8 + Điểm a - Khoản 9 + Điểm a - Khoản 105 + Điểm b - Khoản 255 - Khoản 205 - Khoản 155 - Khoản 10 + Điểm a - Khoản 11 + Điểm a - Khoản 55 + Điểm b * Điều 7 * Điều 8 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 750 - Khoản 560 - Khoản 450 - Khoản 340 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương II Điều 6 Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện Khoản 285.000 285.000 Khoản 160.000 2 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 Khoản 230.000 230.000 Khoản 170.000 170.000 170.000 170.000 170.000 170.000 Khoản 3. Thị xã Cai Lậy Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 70.000 5 70.000 5 70.000 5 70.000 3 70.000 70.000 70.000 5 70.000 5 70.000 5 70.000 5 70.000 3 Khoản 4. Huyện Cái Bè Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 225.000 225.000 225.000 225.000 Khoản 135.000 135.000 2 135.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường nối và đường dẫn cao tốc, đường tỉnh, huyện; đất trong phạm vi thị trấn Cái Bè. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ, đường nối và đường dẫn cao tốc; đường phố tại thị trấn. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm và các tuyến đường còn lại trong phạm vi thị trấn. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi thị trấn. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã Đông Hòa Hiệp, An Cư, Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Thành, Hòa Khánh, Thiện Trí, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, An Thái Đông, An Thái Trung, An Hữu, Hòa Hưng, Tân Thanh, Tân Hưng, Mỹ Lương, Mỹ Lợi A, Hậu Mỹ Phú và Mỹ Hội, không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã Thiện Trung, Mỹ Trung, Mỹ Lợi B và Mỹ Tân, không thuộc khu vực 1 và 2. Các khu vực 2 và khu vực 3 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. 135.000 135.000 2 135.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, tuyến tránh quốc lộ 1, đường nối và đường dẫn cao tốc, đường tỉnh, đường huyện. Khu vực 1 được chia thành 4 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ, tuyến tránh quốc lộ 1, đường nối và đường dẫn cao tốc. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã phía Nam Quốc lộ 1 (bao gồm các xã Mỹ Long, Long Tiên, Long Trung, Tam Bình, Hội Xuân, Cẩm Sơn, Hiệp Đức, Phú An, Bình Phú, Ngũ Hiệp, Tân Phong) và không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã phía Bắc Quốc lộ 1 (bao gồm các xã Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam, Phú Nhuận) và không thuộc khu vực 1 và 2. Các khu vực 2 và khu vực 3 được chia thành 4 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. 135.000 135.000 2 135.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường nối và đường dẫn cao tốc, đường tỉnh, đường huyện; đất trong phạm vi thị trấn Tân Hiệp. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ, đường nối và đường dẫn cao tốc; đường phố tại thị trấn. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm và các tuyến đường còn lại trong phạm vi thị trấn. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi thị trấn Tân Hiệp. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã Long An, Thạnh Phú, Bình Đức, Long Hưng, Dưỡng Điềm, Hữu Đạo, Bình Trưng, Đông Hòa, Vĩnh Kim, Bàn Long, Song Thuận, Kim Sơn, Phú Phong, không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã còn lại, không thuộc khu vực 1 và 2. Các khu vực 2 và 3 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. 135.000 135.000 2 135.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện; đất trong phạm vi thị trấn Chợ Gạo. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ; đường phố loại I, II, III, IV tại thị trấn. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh; các tuyến đường phố còn lại trong phạm vi thị trấn. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối; đất tiếp giáp đường hẻm và các tuyến đường còn lại trong phạm vi thị trấn. - Vị trí 5: Đất vị trí còn lại trong phạm vi thị trấn. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã Trung Hòa, Phú Kiết, Hòa Tịnh, Song Bình, Long Bình Điền, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước, Tân Bình Thạnh, Thanh Bình, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Quơn Long, không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã An Thạnh Thủy, Xuân Đông, Bình Ninh, Hòa Định, không thuộc khu vực 1 và 2. Các khu vực 2 và 3 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Khoản 75.000 75.000 75.000 4 75.000 75.000 75.000 4 Khoản 115 Điểm b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 270.000 270.000 270.000 270.000 Khoản 215.000 215.000 215.000 215.000 215.000 215.000 Khoản 5. Huyện Cai Lậy Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 6. Huyện Tân Phước Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 1 Khoản 65.000 4 65.000 65.000 5 65.000 4 65.000 Khu vực 1: Bao gồm đất tại các vị trí mặt tiền các tuyến đường tỉnh, huyện và đường vào Trung tâm hành chính huyện. Khu vực 1 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền đường vào Trung tâm hành chính huyện. - Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh. - Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông; đường vào Bệnh viện đa khoa huyện. - Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện có mặt trải đá cấp phối. Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã trên địa bàn huyện, không bao gồm các thửa đất thuộc khu vực 1. Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông, biển cấp tỉnh, trung ương quản lý. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Ghi chú: - Đường huyện đã trải nhựa, đan, bê tông, hay trải đá cấp phối là đường đã được đầu tư phân biệt với đường huyện chưa được đầu tư, mà chỉ gắn tên. - Vị trí đất vị trí tiếp giáp đường huyện chưa được đầu tư thì xét theo các tiêu chí kỹ thuật hạ tầng giao thông tương đương với cấp xã. Khoản 60.000 Khoản 55.000 5 55.000 Khoản 100 Điểm b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 1 Khoản 7. Huyện Châu Thành Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 8. Huyện Chợ Gạo Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 9. Huyện Gò Công Tây Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 Khoản 105 Điểm b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 Khoản 255.000 255.000 Khoản 205.000 205.000 Khoản 155.000 155.000 Khoản 10. Huyện Gò Công Đông Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 Khoản 11. Huyện Tân Phú Đông Điểm a) Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 Khoản 55 Điểm b) Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 1 Điều 7 Giá các loại đất nông nghiệp khác trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện Khoản 1. Giá đất nuôi trồng thủy sản bằng 100% giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm cùng khu vực và vị trí. Khoản 2. Giá đất làm muối bằng 55% giá đất nuôi trồng thủy sản cùng khu vực và vị trí. Khoản 3. Giá đất rừng sản xuất bằng 55% giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cùng khu vực và vị trí. Khoản 4. Giá đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bằng 40% giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cùng khu vực và vị trí. Khoản 5. Giá đất bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đính nông nghiệp bằng giá đất nông nghiệp tương ứng cùng khu vực và có vị trí xác định theo loại đường, cấp quản lý sông, biển tiếp giáp. Điều 8 Giá đất ở nông thôn và đô thị trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện Khoản 1. Thành phố Mỹ Tho Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 1. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2: Phụ lục 1. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã thuộc thành phố Mỹ Tho, không thuộc khu vực 1. Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 1 Khoản 750.000 2 Khoản 560.000 3 Khoản 450.000 4 Khoản 340.000 340.000 2 340.000 2 340.000 2 340.000 2 Khoản 2. Thị xã Gò Công Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 2a, 2b. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2: Phụ lục 2b.
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương II * Điều 8 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 390 - Khoản 295 - Khoản 235 - Khoản 175 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 355 - Khoản 270 - Khoản 215 - Khoản 160 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 370 - Khoản 280 - Khoản 255 - Khoản 225 - Khoản 205 - Khoản 170 - Khoản 150 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 330 - Khoản 300 - Khoản 250 - Khoản 200 - Khoản 180 - Khoản 135 - Khoản 120 - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 350 - Khoản 265 - Khoản 210 - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 9
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương II Điều 8 Giá đất ở nông thôn và đô thị trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện Khoản 2 Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 2a, 2b. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2: Phụ lục 2b. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã thuộc thị xã Gò Công, không thuộc khu vực 1. Khu vực được 2 chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 1 Khoản 390.000 2 390.000 Khoản 295.000 3 295.000 Khoản 235.000 4 235.000 Khoản 175.000 175.000 Khoản 3. Thị xã Cai Lậy Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 3. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2 và 3: Phụ lục 3. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2 và 3: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã phía Nam Quốc lộ 1 (bao gồm các xã Thanh Hòa, Long Khánh, Nhị Quý và Phú Quý), không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã phía Bắc Quốc lộ 1 (bao gồm các xã Mỹ Phước Tây, Tân Bình, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông, Tân Phú và xã Tân Hội), không thuộc khu vực 1 và 2. Khu vực 2 và khu vực 3 được chia thành 4 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 355.000 2 Khoản 270.000 3 270.000 2 270.000 2 Khoản 215.000 4 Khoản 160.000 160.000 4 160.000 160.000 160.000 4 Khoản 4. Huyện Cái Bè Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 4. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2 và 3: Phụ lục 4. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2 và 3: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã Đông Hòa Hiệp, An Cư, Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Thành, Hòa Khánh, Thiện Trí, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, An Thái Đông, An Thái Trung, An Hữu, Hòa Hưng, Tân Thanh, Tân Hưng, Mỹ Lương, Mỹ Lợi A, Hậu Mỹ Phú và Mỹ Hội, không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã Thiện Trung, Mỹ Trung, Mỹ Lợi B và Mỹ Tân, không thuộc khu vực 1 và 2. Các khu vực 2 và khu vực 3 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 370.000 370.000 370.000 370.000 Khoản 280.000 280.000 280.000 280.000 Khoản 255.000 3 255.000 3 255.000 3 255.000 3 Khoản 225.000 225.000 225.000 225.000 225.000 Khoản 205.000 4 205.000 4 205.000 3 205.000 4 205.000 4 205.000 3 Khoản 170.000 170.000 170.000 170.000 Khoản 150.000 150.000 150.000 150.000 150.000 Khoản 5. Huyện Cai Lậy Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 5. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2 và 3: Phụ lục 5. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2 và 3: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã phía Nam Quốc lộ 1 (bao gồm các xã Mỹ Long, Long Tiên, Long Trung, Tam Bình, Hội Xuân, Cẩm Sơn, Hiệp Đức, Phú An, Bình Phú, Ngũ Hiệp, Tân Phong) và không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã phía Bắc Quốc lộ 1 (bao gồm các xã Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam, Phú Nhuận) và không thuộc khu vực 1 và 2. Các khu vực 2 và khu vực 3 được chia thành 4 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3 m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2 m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3 m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1 m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5 m trở lên; có nền đất rộng từ 2 m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 6. Huyện Tân Phước Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 6. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2, 3 và 4: Phụ lục 6. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2, 3 và 4: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã Tân Hòa Thành, Phú Mỹ, Phước Lập, Tân Lập I, Tân Hòa Tây, không bao gồm khu vực 1, 3 và 4. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã Tân Lập II, Hưng Thạnh và Mỹ Phước, không thuộc khu vực 1, 2 và 4. Khu vực 4: Bao gồm đất thuộc các xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân và Thạnh Hòa, không thuộc khu vực 1, 2 và 3. Các khu vực 2, 3 và 4 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Ghi chú: - Đường huyện đã trải nhựa, đan, bê tông, hay trải đá cấp phối là đường đã được đầu tư phân biệt với đường huyện chưa được đầu tư, mà chỉ gắn tên. - Vị trí đất vị trí tiếp giáp đường huyện chưa được đầu tư thì xét theo các tiêu chí kỹ thuật hạ tầng giao thông tương đương với cấp xã. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 1 Khoản 330.000 Khoản 300.000 Khoản 250.000 Khoản 200.000 Khoản 180.000 Khoản 135.000 Khoản 120.000 120.000 Khoản 7. Huyện Châu Thành Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 7. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2 và 3: Phụ lục 7. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2 và 3: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã Long An, Thạnh Phú, Bình Đức, Long Hưng, Dưỡng Điềm, Hữu Đạo, Bình Trưng, Đông Hòa, Vĩnh Kim, Bàn Long, Song Thuận, Kim Sơn, Phú Phong, không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã còn lại, không thuộc khu vực 1 và 2. Các khu vực 2 và 3 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1 m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 8. Huyện Chợ Gạo Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 8. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2 và 3: Phụ lục 8. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2 và 3: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã Trung Hòa, Phú Kiết, Hòa Tịnh, Song Bình, Long Bình Điền, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước, Tân Bình Thạnh, Thanh Bình, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Quơn Long, không thuộc khu vực 1 và 3. Khu vực 3: Bao gồm đất thuộc các xã An Thạnh Thủy, Xuân Đông, Bình Ninh, Hòa Định, không thuộc khu vực 1 và 2. Các khu vực 2 và 3 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 Khu vực 3 1 Khoản 9. Huyện Gò Công Tây Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 9. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2: Phụ lục 9. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã trên địa bàn huyện, không thuộc khu vực 1. Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 1 Khoản 350.000 2 350.000 2 Khoản 265.000 3 265.000 3 Khoản 210.000 4 210.000 4 Khoản 10. Huyện Gò Công Đông Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 10a, 10b, 10c. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2: Phụ lục 10a. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã trên địa bàn huyện, không thuộc khu vực 1. Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí: - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 1 Khoản 11. Huyện Tân Phú Đông Điểm a) Giá đất vị trí mặt tiền các tuyến đường chính trong khu vực 1: Phụ lục 11. Điểm b) Giá đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn trong khu vực 2: Phụ lục 11. Điểm c) Giá đất vị trí khác trong khu vực 2: Khu vực 2: Bao gồm đất thuộc các xã trên địa bàn huyện, không bao gồm các thửa đất thuộc khu vực 1. Khu vực 2 được chia thành 4 vị trí. - Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên. - Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nền đất rộng từ 2m trở lên. - Vị trí 4: Đất vị trí còn lại. Ghi chú: - Đường huyện đã trải nhựa, đan, bê tông, hay trải đá cấp phối là đường đã được đầu tư phân biệt với đường huyện chưa được đầu tư, mà chỉ gắn tên. - Vị trí đất vị trí tiếp giáp đường huyện chưa được đầu tư thì xét theo các tiêu chí kỹ thuật hạ tầng giao thông tương đương với cấp xã. Đơn vị tính: đồng/m2 Vị trí Khu vực 2 1 Điều 9 Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện Khoản 1. Giá đất thương mại - dịch vụ bằng 80% giá đất ở tương ứng nhưng không thấp hơn giá đất nông nghiệp tương ứng và không thấp hơn mức giá thấp nhất của khung giá đất do Chính phủ quy định. Khoản 2. Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại - dịch vụ bằng 60% giá đất ở tương ứng nhưng không thấp hơn giá đất nông nghiệp tương ứng và không thấp hơn mức giá thấp nhất của khung giá đất do Chính phủ quy định. 10 % so với mức giá thấp hơn của vị trí giáp ranh. Kèm theo Chương II Điều 10. Xử lý các trường hợp cụ thể - Các thửa đất tiếp theo về 2 phía tính từ vị trí giáp ranh có mức giá tăng và giảm thêm 10 %, 20 %, 30 % (hay bằng 10 n%, với n là số bước điều chỉnh) so giá trị trung bình của 2 mức giá tại vị trí giáp ranh cho đến khi tỷ lệ chênh lệch giá giữa 2 thửa tiếp giáp
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương III * Điều 11 - Khoản 2 * Điều 11 * Điều 12
Quyết Định 32/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh tiền giang . Kèm theo Chương III Điều 11o Chương III Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp Khoản 2. Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại - dịch vụ bằng 60% giá đất ở tương ứng nhưng không thấp hơn giá đất nông nghiệp tương ứng và không thấp hơn mức giá thấp nhất của khung giá đất do Chính phủ quy định. 10 % so với mức giá thấp hơn của vị trí giáp ranh. Kèm theo Chương II Điều 10. Xử lý các trường hợp cụ thể - Các thửa đất tiếp theo về 2 phía tính từ vị trí giáp ranh có mức giá tăng và giảm thêm 10 %, 20 %, 30 % (hay bằng 10 n%, với n là số bước điều chỉnh) so giá trị trung bình của 2 mức giá tại vị trí giáp ranh cho đến khi tỷ lệ chênh lệch giá giữa 2 thửa tiếp giáp Điều 11o Chương III Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp Các hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì áp dụng giá đất theo quy định tại Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định về giá các loại đất định kỳ 05 năm (2016 - 2020) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 24/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về giá các loại đất định kỳ 05 năm (2016 - 2020) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định số 39/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sửa đổi Điều 2 của Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định về giá các loại đất định kỳ 05 năm (2016 - 2020) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Điều 12o Chương III Điều 12. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan có trách nhiệm phản ảnh, đề xuất ý kiến để Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu hướng dẫn hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. PHỤ LỤC 1.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . * Điều 1 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 34 - Khoản 35 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 36 - Khoản 37 - Khoản 38 - Khoản 39 - Khoản 40 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm e + Điểm g - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 + Điểm d - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 14 - Khoản 15 - Khoản 16 - Khoản 17 - Khoản 18 - Khoản 19 - Khoản 20 - Khoản 21 - Khoản 22 - Khoản 23 - Khoản 24 - Khoản 25 - Khoản 1 + Điểm a - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 34 - Khoản 35 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 36 - Khoản 37 - Khoản 38 - Khoản 39 - Khoản 40 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm e + Điểm g - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 + Điểm d - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 14 - Khoản 15 - Khoản 16 - Khoản 17 - Khoản 18 - Khoản 19 - Khoản 20 - Khoản 21 - Khoản 22 - Khoản 23 - Khoản 24 - Khoản 25 - Khoản 1 + Điểm a
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng Khoản 1. Bổ sung điểm g vào khoản 28 Điều 4 như sau: “g) Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể.” 1. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145 của Luật này: Khoản 2. Bổ sung các khoản 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 vào Điều 4 như sau: "33. Can thiệp sớm là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a của Luật này. 2. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này. Khoản 34. Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này. Khoản 35. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây: Điểm a) Phương án phục hồi; Điểm b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Điểm c) Phương án giải thể; Điểm d) Phương án chuyển giao bắt buộc; Điểm đ) Phương án phá sản. Khoản 36. Phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt. Khoản 37. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp là phương án áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 38. Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao. Khoản 39. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác có đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được nhận chuyển giao bắt buộc. Khoản 40. Tổ chức tín dụng hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.” Khoản 3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 28 như sau: “b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;” 3. Việc thay đổi mức vốn điều lệ, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.” 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết. Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 4. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, đ, e và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 như sau: “c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;” “đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại. Trường hợp mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn theo quy định tại các điều 20, 70 và 71 của Luật này; 4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.” 4. Phương án khắc phục bao gồm một hoặc một số biện pháp sau đây: Điểm e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng; e) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Điểm g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.” “2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 29 như sau: “a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận;” 5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.” “7. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể. Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều này. Khoản 6. Bổ sung điểm h vào khoản 1 Điều 33 như sau: “h) Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.” 6. Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm sau khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khi tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt. Khoản 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 4 vào Điều 34 như sau: “3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác. 7. Việc cấp tín dụng quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này bao gồm cả hoạt động mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.” 7. Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này.” Khoản 8. Bổ sung khoản 4 vào Điều 39 như sau: “4. Tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin công khai theo quy định tại khoản 2 Điều này.” Khoản 9. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 45 như sau: “2a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ.” Khoản 10. Sửa đổi, bổ sung điểm c và bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 50 như sau: “c) Có bằng đại học trở lên; Điểm d) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.” Khoản 11. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 50 như sau: “d) Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;” Khoản 12. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 52 như sau: “6. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa, trừ ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt đang thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc quy định tại Mục 1đ Chương VIII của Luật này.” Khoản 13. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 54 như sau: “c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;” Khoản 14. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 55 như sau: “a) Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này;” “3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.” Khoản 15. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 56 như sau: “c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư khác nhằm thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.” Khoản 16. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 63 như sau: “5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị và người quản lý, người điều hành khác theo quy định nội bộ của Hội đồng quản trị.” Khoản 17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 75 như sau: “2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến việc bầu, bổ nhiệm các chức danh quy định tại khoản này.” Khoản 18. Sửa đổi cụm từ “phải được đăng ký tại” thành “phải gửi” tại khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 77; sửa đổi cụm từ “quản lý tài sản bảo đảm” thành “quản lý nợ và khai thác tài sản” tại khoản 3 Điều 103 và khoản 3 Điều 110. Khoản 19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 6 và bổ sung khoản 7 vào Điều 126 như sau: “2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân. Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.” “6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Khoản 20. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, bổ sung khoản 5 vào Điều 127 như sau: “b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;” “5. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành.” Khoản 21. Sửa đổi, bổ sung các khoản 4, 5 và 7 Điều 128 như sau: “4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành. Khoản 22. Bổ sung khoản 6 vào Điều 129 như sau: “6. Mức góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phần của công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý.” Khoản 23. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 130 như sau: “e) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.” Khoản 24. Bãi bỏ khoản 5 Điều 130. Khoản 25. Bổ sung Điều 130a vào sau Điều 130 như sau: “Điều 130a. Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khoản 1 Điểm a) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . * Điều 1 - Khoản 22 - Khoản 23 - Khoản 24 - Khoản 25 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 26 - Khoản 27 * Điều 145 * Điều 145 * Điều 145 * Điều 146 * Điều 146 * Điều 146 * Điều 146 * Điều 146 * Điều 146 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng Khoản 22. Bổ sung khoản 6 vào Điều 129 như sau: “6. Mức góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phần của công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý.” Khoản 23. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 130 như sau: “e) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.” Khoản 24. Bãi bỏ khoản 5 Điều 130. Khoản 25. Bổ sung Điều 130a vào sau Điều 130 như sau: “Điều 130a. Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khoản 1 Điểm a) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục; Điểm b) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục; Điểm c) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 4 Điểm a) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn; Điểm b) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; Điểm c) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận; Điểm d) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành; Điểm đ) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự; Khoản 26. Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 141 như sau; “c) Thay đổi tên chi nhánh của tổ chức tín dụng; tạm ngừng hoạt động kinh doanh dưới 05 ngày làm việc; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.” Khoản 27. Sửa đổi, bổ sung Mục 1 Chương VIII như sau: “Mục 1. KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT Điều 145. Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Điểm b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; Điểm c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục; Điểm d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 2. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. Điều 145a. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 của Luật này vào kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng đó. Khoản 2. Ngân hàng Nhà nước quy định các nội dung sau đây: Điểm a) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; Điểm b) Thành phần, số lượng, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 3. Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng đó được chuyển thành dư nợ cho vay đặc biệt. Điều 145b. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây: Khoản 1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này; Khoản 2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể; Khoản 3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Điều 146. Thẩm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Chính phủ có thẩm quyền sau đây: Điểm a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; Điểm b) Phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; Điểm c) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Khoản 2. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: Điểm a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt; Điểm b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt; Điểm c) Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 3. Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền sau đây: Điểm a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; Điểm b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; Điểm c) Quyết định việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ. Điều 146a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 146b của Luật này. Khoản 2. Quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 148b của Luật này trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 146 của Luật này. Khoản 3. Chỉ định Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 4. Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 5. Quyết định không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đối với tổ chức tín dụng thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt. Khoản 6. Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 146d của Luật này, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 146 của Luật này. Khoản 7. Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Điểm a) Báo cáo việc sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp; Điểm b) Không được chuyển nhượng cổ phiếu, phần vốn góp; Điểm c) Không được sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm. Khoản 8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này. Điều 146b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các nội dung sau đây: Điểm a) Rà soát và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm; Điểm b) Cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất của các khoản tiền gửi, trái phiếu có lãi suất cao, tiền thuê của các hợp đồng thuê tài sản, thuê mua tài sản có tiền thuê cao. Khoản 2. Chỉ đạo tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này. Khoản 3. Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu các hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt. Khoản 4. Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 5. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt. Khoản 6. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định: thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 7. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này. Điều 146c. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây: Điểm a) Xây dựng phương án cơ cấu lại theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt; Điểm b) Thực hiện chủ trương, phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; Điểm c) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 146a của Luật này; Điểm d) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 146b của Luật này. Khoản 2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây: Điểm a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này; Điểm b) Quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng. Điều 146d. Khoản vay đặc biệt Khoản 1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp sau đây: Khoản vay đặc biệt Khoản 1 Điểm a) Để hỗ trợ thanh khoản khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt; Khoản vay đặc biệt Khoản 1 Điểm b) Để hỗ trợ phục hồi theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Khoản vay đặc biệt Khoản 2. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng trong trường hợp sau đây: Khoản vay đặc biệt Khoản 2 Điểm a) Khi đến hạn trả nợ, trừ trường hợp trong thời gian phương án cơ cấu lại chưa được phê duyệt hoặc trường hợp thay đổi phương án cơ cấu lại nhưng chưa được phê duyệt; Khoản vay đặc biệt Khoản 2 Điểm b) Khi giải thể, phá sản tổ chức tín dụng. Khoản vay đặc biệt Khoản 3. Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Điều 146đ. Quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Nội dung, phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 146b của Luật này. Khoản 2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải tuân thủ quy định tại các điều 128, 130, 131 và 140 của Luật này mà thực hiện theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể; trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi. Khoản 3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Khoản 4. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được miễn nộp phí bảo hiểm tiền gửi, phí tham gia Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Khoản 5. Việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, công bố thông tin của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . * Điều 146 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 28 * Điều 147 * Điều 147 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . Điều 146đ. Quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Khoản 4. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được miễn nộp phí bảo hiểm tiền gửi, phí tham gia Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Khoản 5. Việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, công bố thông tin của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Khoản 6. Số lượng thành viên, nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Trường hợp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hết nhiệm kỳ mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa bầu, bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới thì Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát hiện tại tiếp tục thực hiện việc quản trị, kiểm soát tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.” Khoản 28. Bổ sung các mục 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ và 1e vào sau Mục 1 Chương VIII như sau: “Mục 1a. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT Điều 147. Đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ với các nội dung cụ thể theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt. Việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt. Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn quy định, Ban kiểm soát đặc biệt chỉ định tổ chức kiểm toán độc lập. Khoản 2. Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành và gửi Ban kiểm soát đặc biệt kết quả tự đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng đó và đề xuất chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 3. Trong thời hạn 05 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, kể cả trong trường hợp tổ chức tín dụng không hoàn thành việc tự đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 4. Việc đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ quỹ tín dụng nhân dân, phải căn cứ vào báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập quy định tại khoản 1 Điều này. Khoản 5. Nội dung đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ban kiểm soát đặc biệt quyết định nhưng phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: Điểm a) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ; Điểm b) Thực trạng về tổ chức, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin; Điểm c) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh. Khoản 6. Chi phí thuê tổ chức kiểm toán độc lập và các chi phí khác liên quan đến đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả và được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng đó. Điều 147a. Đề xuất và quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đề xuất với Ngân hàng Nhà nước chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này. Khoản 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này. Mục 1 Điều 148. Xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi Khoản 1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành việc xây dựng và trình Ban kiểm soát đặc biệt phương án phục hồi. Khoản 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án phục hồi. Đối với phương án phục hồi quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đánh giá tính khả thi của phương án; đối với phương án phục hồi tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính, Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đánh giá tính khả thi của phương án. Khoản 3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, phương án phục hồi do Ban kiểm soát đặc biệt trình, Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phục hồi theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này. Khoản 4. Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc phương án phục hồi không được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều này thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này. Mục 1 Điều 148a. Nội dung phương án phục hồi Khoản 1. Phương án phục hồi bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: Điểm a) Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ trong các trường hợp: giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định; tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; Điểm b) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi; Điểm c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành; Điểm d) Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật; Điểm đ) Phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a của Luật này; Điểm e) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật này cần áp dụng; Điểm g) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi. Khoản 2. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung các nội dung sau đây: Điểm a) Phương án hỗ trợ của tổ chức tín dụng hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; phương án hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ; Điểm b) Phương án trả lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ khác cho người được biệt phái tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; Điểm c) Phương án trả lương cho người lao động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt. Mục 1 Điều 148b. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi Khoản 1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây: Điểm a) Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; Điểm b) Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước; Điểm c) Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản này phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa là 10 năm; Điểm d) Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước; Điểm đ) Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ; Điểm e) Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi; Điểm g) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Điểm h) Mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ quy định tại Điều 140 của Luật này; Điểm i) Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây: Điểm a) Biện pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Điểm b) Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ; Điểm c) Tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0%; Điểm d) Quỹ tín dụng nhân dân được vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với lãi suất ưu đãi đến mức 0%; Điểm đ) Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ dự phòng nghiệp vụ để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được. Khoản 4. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được. Mục 1 Điều 148c. Tổ chức thực hiện phương án phục hồi Khoản 1. Ban kiểm soát đặc biệt chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 2. Theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các nội dung sau đây: Điểm a) Việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án phục hồi; Điểm b) Chấm dứt thực hiện phương án phục hồi để chuyển sang phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với Ban kiểm soát đặc biệt. Khoản 3. Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 4. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước xét thấy tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này. Mục 1 Điều 148d. Điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ Tổ chức tín dụng hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Khoản 1. Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm được xem xét chỉ định tham gia hỗ trợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập; Khoản 2. Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này; Khoản 3. Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo quy định của pháp luật; Khoản 4. Có hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ chuyên trách bảo đảm tuân thủ quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật này. Mục 1 Điều 148đ. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng hỗ trợ Khoản 1. Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phục hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 148a của Luật này. Khoản 2. Lựa chọn, giới thiệu và điều động cán bộ đủ năng lực, kinh nghiệm, điều kiện tham gia quản trị, kiểm soát và điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 3. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; đề xuất với Ban kiểm soát đặc biệt việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 4. Cho vay, gửi tiền với lãi suất ưu đãi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 5. Bán nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 6. Mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán quy định tại khoản 5 Điều này theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . Mục 1 Điều 148đ. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng hỗ trợ Khoản 3. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; đề xuất với Ban kiểm soát đặc biệt việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 4. Cho vay, gửi tiền với lãi suất ưu đãi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 5. Bán nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 6. Mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán quy định tại khoản 5 Điều này theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 7. Được vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi đến mức 0%, được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Khoản 8. Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 130 của Luật này. Khoản 9. Các khoản cho vay, tiền gửi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Khoản 10. Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi lương, thù lao, tiền thưởng cho người được biệt phái tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Khoản 11. Được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 12. Được áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền. Mục 1 Điều 149. Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Việc xây dựng, phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Được quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 147a của Luật này hoặc thuộc một trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 2 và khoản 4 Điều 148c của Luật này; Điểm b) Có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; Điểm c) Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này. Khoản 2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 2 và khoản 4 Điều 148c của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này. Mục 1 Điều 149a. Xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp Khoản 1. Trình tự xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 148 của Luật này. Khoản 2. Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 148 của Luật này thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Mục 1 Điều 149b. Nội dung phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp Khoản 1. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: Điểm a) Tên phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp và quy trình thực hiện phương án; Điểm b) Thông tin về tổ chức tín dụng bị sáp nhập, nhận sáp nhập, bị hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm nội dung chứng minh năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật; Điểm c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, bao gồm cả việc tích hợp, chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất; Điểm d) Phương án hoạt động kinh doanh trong thời gian 03 năm sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm cả dự kiến các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này; Điểm đ) Phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145 a của Luật này; Điểm e) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 149c của Luật này cần áp dụng; Điểm g) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án. Khoản 2. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án phải có nội dung về phương án khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt. Mục 1 Điều 149c. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây: Khoản 1. Các biện pháp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 148b của Luật này; Khoản 2. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro thực hiện theo phương án đã được phê duyệt nhưng tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi; Khoản 3. Các biện pháp khác theo phương án đã được phê duyệt. Mục 1 Điều 149d. Tổ chức thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án đã được phê duyệt. Khoản 2. Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung phương án, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt. Khoản 3. Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không thực hiện được phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Mục 1 Điều 150. Giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a hoặc khoản 4 Điều 149d của Luật này khi tổ chức tín dụng đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã. Khoản 2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này. Mục 1 Điều 150a. Tổ chức thực hiện giải thể Khoản 1. Sau khi Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và giám sát việc thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật này. Khoản 2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện giải thể theo quy định của pháp luật. Mục 1 Điều 151. Chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại cho bên nhận chuyển giao theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a hoặc khoản 4 Điều 149d của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây: Điểm a) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm; Điểm b) Có đề nghị của bên nhận chuyển giao. Khoản 2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này. Mục 1 Điều 151a. Xây dựng và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, trừ trường hợp đã có báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 147 của Luật này và báo cáo kiểm toán đó được phát hành trong thời hạn 06 tháng trước ngày Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc. Khoản 2. Căn cứ kết quả xác định của tổ chức kiểm toán độc lập về giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Khoản 3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thực hiện việc tăng vốn điều lệ trong thời hạn cụ thể. Trường hợp ngân hàng thương mại hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện phương án đã được phê duyệt hoặc xây dựng và thực hiện phương án phục hồi theo quy định tại Mục 1b Chương VIII của Luật này hoặc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145b của Luật này. Trường hợp ngân hàng thương mại không hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu bên nhận chuyển giao dự kiến xây dựng và hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc trình Ban kiểm soát đặc biệt xem xét trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Khoản 4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án chuyển giao bắt buộc của bên nhận chuyển giao dự kiến, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án chuyển giao bắt buộc. Khoản 5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, phương án chuyển giao bắt buộc do Ban kiểm soát đặc biệt trình, Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt. Khoản 6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước trình, Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc và giao Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc. Khoản 7. Trường hợp không xây dựng được phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án không được phê duyệt thì Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt. Mục 1 Điều 151b. Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc Phương án chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: Khoản 1. Thông tin về bên nhận chuyển giao; Khoản 2. Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện; Khoản 3. Phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với thực trạng của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong từng giai đoạn; Khoản 4. Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành; Khoản 5. Phương án xử lý tồn tại, yếu kém, nợ xấu, tài sản bảo đảm; Khoản 6. Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a của Luật này; Khoản 7. Phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thông qua việc tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư mới, sáp nhập hoặc hợp nhất với tổ chức tín dụng khác; Khoản 8. Biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Điều 151c của Luật này cần áp dụng; Khoản 9. Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc. Mục 1 Điều 151c. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Mục 1 Điều 151d. Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc sau khi phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. Kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chấm dứt. Khoản 2. Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: Điểm a) Tên bên nhận chuyển giao; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau khi chuyển giao bắt buộc; hình thức pháp lý, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại sau chuyển giao bắt buộc; Điểm b) Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; Điểm c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao và ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc. Khoản 3. Bên nhận chuyển giao thực hiện các nội dung sau đây: Điểm a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; Điểm b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 29 - Khoản 30 - Khoản 31 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng . Mục 1 Điều 151d. Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc Khoản 2. Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: Điểm a) Tên bên nhận chuyển giao; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau khi chuyển giao bắt buộc; hình thức pháp lý, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại sau chuyển giao bắt buộc; Điểm b) Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; Điểm c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao và ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc. Khoản 3. Bên nhận chuyển giao thực hiện các nội dung sau đây: Điểm a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; Điểm b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Khoản 4. Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây: Điểm a) Thực hiện thủ tục để chuyển đổi hình thức pháp lý (nếu có) của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt; thủ tục thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông; Điểm b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Khoản 5. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc. Khoản 6. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Khoản 7. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt. Mục 1 Điều 151đ. Điều kiện đối với bên nhận chuyển giao Khoản 1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị nhận chuyển giao theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập; Điểm b) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này; Điểm c) Có phương án chuyển giao bắt buộc khả thi, trong đó bao gồm nội dung chứng minh bên nhận chuyển giao có đủ nguồn vốn để thực hiện góp vốn theo phương án. Khoản 2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Là pháp nhân; Điểm b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này. Mục 1 Điều 151e. Quyền của bên nhận chuyển giao Khoản 1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng có các quyền sau đây: Điểm a) Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc đối với trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Điểm b) Không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; Điểm c) Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; Điểm d) Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao. Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; Điểm đ) Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; Điểm e) Được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Khoản 2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng có quyền sở hữu cổ phần, phần vốn góp của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc vượt tỷ lệ giới hạn sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 55 và Điều 70 của Luật này. Mục 1 Điều 151g. Xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định và xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc Khoản 1. Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Khoản 2. Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp hoặc xử lý pháp nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trước thời hạn xác định trong phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Điểm a) Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; Điểm b) Sau 01 năm, kể từ thời điểm quyết định chuyển giao bắt buộc có hiệu lực. Mục 1 Điều 152. Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a hoặc khoản 7 Điều 151d của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản. Khoản 2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương phá sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a, khoản 7 Điều 151d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này. Mục 1 Điều 152a. Xây dựng và phê duyệt phương án phá sản Khoản 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét. Trường hợp xây dựng phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện. Khoản 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án, trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Mục 1 Điều 152b. Nội dung phương án phá sản Phương án phá sản bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: Khoản 1. Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản; Khoản 2. Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng; Khoản 3. Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân; Khoản 4. Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản. Mục 1 Điều 152c. Tổ chức thực hiện phương án phá sản Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Khoản 2. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án phá sản. Khoản 3. Việc thực hiện phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản tổ chức tín dụng.” Khoản 29. Bổ sung khoản 3 vào Điều 155 như sau: “3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.” Khoản 30. Bổ sung cụm từ chi nhánh ngân hàng nước ngoài” vào sau cụm từ “tổ chức tín dụng” tại tên Điều 156, khoản 2 và khoản 4 Điều 156. Khoản 31. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 156 như sau: “3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng bị giải thể, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Mục 1e Chương VIII của Luật này.” Mục 1 Điều 2. Điều khoản thi hành Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018. Mục 1 Điều 3. Quy định chuyển tiếp Khoản 1. Việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng đã được kiểm soát đặc biệt hoặc đang thực hiện phương án xử lý được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo phương án đã được quyết định. Việc điều chỉnh một hoặc một số nội dung của phương án đã được quyết định, thay đổi phương án hoặc xây dựng mới phương án cơ cấu lại được thực hiện theo quy định có liên quan tại các mục 1, 1b, 1c, 1d, 1đ và 1e Chương VIII của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này. Khoản 2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 3. Đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng, nhà đầu tư khác kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định sau đây: Điểm a) Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện; Điểm b) Phương án bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: thông tin về bên nhận chuyển nhượng; phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định tại ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển nhượng; các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 151b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này; các nội dung quy định tại các điểm d, đ và g khoản này; Điểm c) Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện đối với bên nhận chuyển giao quy định tại Điều 151đ của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này; Điểm d) Chuyển nhượng phần vốn góp theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua; giá chuyển nhượng phần vốn góp không thấp hơn giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ do tổ chức kiểm toán độc lập xác định và theo cơ chế giá thị trường; Điểm đ) Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; Điểm e) Bên nhận chuyển nhượng được thực hiện các quyền của bên nhận chuyển giao quy định tại Điều 151e của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này; Điểm g) Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định tại ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 151g của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này. Khoản 4. Người quản lý, người điều hành và các chức danh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bầu, bổ nhiệm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc đến hết thời hạn bổ nhiệm. Khoản 5. Đối với hợp đồng cấp tín dụng được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cấp tín dụng. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cấp tín dụng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này. Khoản 6. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2017. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Thị Kim Ngân
Thông Tư 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a
Thông Tư 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận an toàn sinh học). Cây trồng biến đổi gen được tạo thành do kết quả từ việc lai hai hoặc nhiều cây trồng mang các sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 3. Các nhóm cây trồng biến đổi gen thuộc đối tượng được xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học Khoản 1. Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) được tạo thành do kết quả từ việc chuyển một hoặc nhiều gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen. Khoản 2. Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (stacked transformation event) được tạo thành do kết quả từ một trong hai quá trình sau đây: Điểm a) Chuyển các gen quy định nhiều tính trạng mong muốn đồng thời bằng công nghệ chuyển gen vào cây trồng chưa chuyển gen; Điểm b) Chuyển gen hoặc các gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn vào một cây trồng biến đổi gen. Chương 2. CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC Điều 4. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học Khoản 1. Việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Khoản 2. Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này. Khoản 3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Điều 5. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học Khoản 1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm: Điểm a) Một (01) đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này; Điểm b) Mười (10) bản báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu (trong đó, có một (01) bản chính và chín (09) bản sao) kèm theo một (01) bản sao văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm; Điểm c) Mười (10) bản báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học (sau đây gọi tắt là Báo cáo đánh giá rủi ro) kèm theo tệp tin điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này; Điểm d) Một (01) tệp tin điện tử chứa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này. Khoản 2. Tổ chức, cá nhân đăng ký có trách nhiệm: Điểm a) Nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định hiện hành chậm nhất sau năm (05) ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chấp nhận hồ sơ đăng ký là hợp lệ; Điểm b) Cung cấp bổ sung thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ Khoản 1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Tổng cục Môi trường. Tổng cục Môi trường chỉ định một đơn vị trực thuộc làm Cơ quan thường trực thẩm định để giúp tổ chức các hoạt động xử lý, thẩm định hồ sơ, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 16 Thông tư này. Khoản 2. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản thống báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học về việc chấp nhận hồ sơ là hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định. Điều 7. Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học Khoản 1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng tải thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư này trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn để lấy ý kiến của công chúng. Thời gian lấy ý kiến công chúng là ba mươi (30) ngày kể từ ngày thông tin được đăng tải. Trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc sau khi kết thúc thời hạn lấy ý kiến cúa công chúng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoàn thành bản tổng hợp ý kiến phục vụ cho việc thẩm định. Khoản 2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm: Điểm a) Quyết định thành lập Tổ chuyên gia. Tổ chức, hoạt động của Tổ chuyên gia quy định tại Điều 20 Thông tư này; Điểm b) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học. Thành phần và cơ cấu của Hội đồng an toàn sinh học quy định tại Điều 10 Thông tư này. Khoản 3. Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học, Cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và tổng hợp, gửi kết quả cho Hội đồng an toàn sinh học. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo Tổng cục Môi trường gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký bổ sung thông tin về đánh giá rủi ro đối với cây trồng biến đổi gen; thời gian tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin bổ sung không tính vào thời gian đánh giá hồ sơ. Khoản 4. Trong thời hạn bảy mươi (70) ngày kể từ ngày nhận được bản tổng hợp kết quả hỗ trợ kỹ thuật quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng cục Môi trường tổ chức các phiên họp của Hội đồng an toàn sinh học để thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Điều 8. Cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học Khoản 1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho cây trồng biến đổi gen được đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Tổng cục Môi trường thông báo ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân biết. Khoản 2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Điểm a) Công bố trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn Điểm b) Bổ sung cây trồng biến đổi gen vào Danh mục cây trồng biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học Khoản 1. Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen. Khoản 2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm tổ chức xác minh các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Khoản 3. Trường hợp quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Điểm a) Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, gửi Quyết định (bản chính) cho tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận; đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn và các phương tiện thông tin đại chúng; Điểm b) Trong thời gian không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, đưa tên cây trồng biến đổi gen ra khỏi Danh mục cây trồng biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Khoản 4. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, tổ chức, cá nhân không được phóng thích ra môi trường cây trồng biến đổi gen đã bị thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Chương 3. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG AN TOÀN SINH HỌC, CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHUYÊN GIA Điều 10. Thành phần và cơ cấu của Hội đồng an toàn sinh học Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này. Hội đồng bao gồm ít nhất chín (09) thành viên, trong đó: Điểm a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Tổng cục Môi trường; Điểm b) Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cơ quan thường trực thẩm định; Điểm c) Ủy viên thư ký là cán bộ của Cơ quan thường trực thẩm định; Điểm d) Sáu (06) ủy viên là đại diện của các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và hai (02) chuyên gia. Trong đó, hai (02) ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện. Khoản 2. Chi phí cho hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Điều 13 Thông tư này, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn sau đây: Khoản 1. Điều hành các cuộc họp của Hội đồng. Khoản 2. Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp và kết luận các cuộc họp của Hội đồng. Khoản 3. Ký biên bản các cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước pháp luật về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của Hội đồng. Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Điều 13 Thông tư này, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn như của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp có sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng. Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng Khoản 1. Trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng: Điểm a) Nghiên cứu, có ý kiến về các tài liệu liên quan do Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp; viết bản nhận xét về hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này và gửi cho Cơ quan thường trực thẩm định trước khi tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng; Điểm b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động khác trong quá trình thẩm định hồ sơ theo sự bố trí của Cơ quan thường trực thẩm định; Điểm c) Quản lý các tài liệu được cung cấp đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ; Điểm d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định. Khoản 2. Quyền hạn và quyền lợi của Ủy viên Hội đồng: Điểm a) Đề nghị Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định; Điểm b) Đối thoại trực tiếp với tổ chức, cá nhân tại các phiên họp của Hội đồng; Điểm c) Được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản phiên họp Hội đồng nếu có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng; Điểm đ) Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện các nhiệm vụ: viết bản nhận xét về hồ sơ đăng ký, tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động, công việc khác được giao trong quá trình thẩm định; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng. Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên thư ký Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Điều 13 Thông tư này, Ủy viên thư ký có trách nhiệm và quyền hạn sau: Khoản 1. Cung cấp mẫu bản nhận xét và phiếu đánh giá hồ sơ đăng cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các thành viên Hội đồng. Khoản 2. Báo cáo Chủ tịch Hội đồng về những tồn tại chính của hồ sơ trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các Ủy viên Hội đồng, Tổ chuyên gia; đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng không tham gia phiên họp của Hội đồng. Khoản 3. Ghi, hoàn chỉnh biên bản theo yêu cầu của Hội đồng, ký và trình biên bản các cuộc họp của Hội đồng để chủ trì cuộc họp xem xét, ký. Khoản 4. Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng và Cơ quan thường trực thẩm định. Khoản 5. Trường hợp không tham dự phiên họp của Hội đồng, Ủy viên thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng để cử một (01) Ủy viên của Hội đồng làm thư ký của phiên họp. Điều 15. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng Khoản 1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng do Cơ quan thường trực thẩm định lựa chọn và mời tham dự. Đại biểu tham dự không bỏ phiếu trong phiên họp của Hội đồng. Khoản 2. Thành viên Tổ chuyên gia được mời tham dự các cuộc họp Hội đồng và nêu các ý kiến đánh giá khoa học độc lập, nhưng không bỏ phiếu trong phiên họp của Hội đồng. Khoản 3. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của Hội đồng, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Điều 16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định Khoản 1. Đề xuất Tổng cục Môi trường báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng. Khoản 2. Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định thành lập Tổ chuyên gia. Khoản 3. Giúp Tổng cục Môi trường thực hiện các nhiệm vụ: Điểm a) Đăng tải thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn, tổng hợp ý kiến của công chúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
Thông Tư 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen . * Điều 16 - Khoản 3 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen . Điều 16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định Khoản 3. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của Hội đồng, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Điều 16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định Khoản 1. Đề xuất Tổng cục Môi trường báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng. Khoản 2. Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định thành lập Tổ chuyên gia. Khoản 3. Giúp Tổng cục Môi trường thực hiện các nhiệm vụ: Điểm a) Đăng tải thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn, tổng hợp ý kiến của công chúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này; Điểm b) Tổ chức các cuộc họp của Hội đồng và hoạt động của Tổ chuyên gia theo trình tự thủ tục quy định tại các Điều 17, 18 và 20 Thông tư này; Điểm c) Dự thảo quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Điểm d) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về quá trình thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Điểm đ) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền các thông tin về quản lý an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Điểm e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Môi trường giao liên quan đến quá trình cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Điều 17. Điều kiện tiến hành các phiên họp chính thức của Hội đồng Các phiên họp chính thức của Hội đồng chỉ tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau: Khoản 1. Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) của ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập. Trong đó, bắt buộc có mặt: Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và ít nhất một (01) Ủy viên phản biện. Khoản 2. Có mặt Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ hoặc người được tổ chức, cá nhân ủy nhiệm bằng văn bản. Khoản 3. Tổ chức, cá nhân đăng ký đã nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật. Điều 18. Nội dung và trình tự các phiên họp chính thức của Hội đồng Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt chủ trì phiên họp theo thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này và điều khiển phiên họp theo trình tự sau: Khoản 1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ đăng ký, cung cấp bản tổng hợp ý kiến của Tổ chuyên gia và thông tin về hoạt động của Cơ quan thường trực thẩm định diễn ra trước phiên họp Hội đồng. Khoản 2. Tổ chức, cá nhân đăng ký trình bày tóm tắt nội dung Báo cáo đánh giá rủi ro. Khoản 3. Các Ủy viên phản biện và các thành viên khác của Hội đồng trình bày bản nhận xét. Khoản 4. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng vắng mặt. Khoản 5. Ý kiến phản hồi của đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký (nếu có). Khoản 6. Ý kiến của các đại biểu (nếu có). Khoản 7. Hội đồng tiếp tục họp (không có đại biểu tham gia) tập trung vào các nội dung sau: Điểm a) Hội đồng trao đổi, thảo luận về hồ sơ đăng ký theo các tiêu chí nhận xét, đánh giá về an toàn sinh học của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học; Điểm b) Các Ủy viên Hội đồng điền và nộp phiếu đánh giá theo quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này; Điểm c) Ủy viên thư ký kiểm phiếu đánh giá, tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu; Điểm d) Hội đồng thảo luận và thống nhất dự thảo kết luận. Khoản 8. Chủ trì phiên họp thông qua kết luận của Hội đồng và tuyên bố kết thúc phiên họp. Điều 19. Nguyên tắc đưa ra kết luận của Hội đồng Kết luận của Hội đồng được chính thức thông qua khi có ít nhất ba phần tư (3/4) thành viên Hội đồng tham dự phiên họp đồng ý thể hiện trên phiếu đánh giá. Điều 20. Tổ chức và hoạt động của Tổ chuyên gia Khoản 1. Tổ chuyên gia do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định thành lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 Thông tư này và gồm có ít nhất ba (03) thành viên là các chuyên gia có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến hồ sơ đăng ký. Chi phí cho hoạt động của Tổ chuyên gia thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Khoản 2. Tổ chuyên gia có trách nhiệm thông qua Cơ quan thường trực thẩm định để tiến hành các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, bao gồm: nghiên cứu hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, an toàn sinh học; đề xuất nội dung trả lời ý kiến công chúng; hoàn thiện bản tổng hợp ý kiến của Tổ chuyên gia thông qua các phiên họp chuyên đề. Khoản 3. Trách nhiệm của các thành viên Tổ chuyên gia: Điểm a) Nghiên cứu và tư vấn kỹ thuật cho Hội đồng về hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 Thông tư này; Điểm b) Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký cung cấp bổ sung các tài liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật; Điểm c) Nộp lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu được cung cấp cho Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ; không cung cấp thông tin về kết quả nhận xét cũng như thông tin về hồ sơ cho bên thứ ba, không sử dụng kết quả nhận xét trái quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân Sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hàng năm báo cáo việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học theo yêu cầu tại Giấy chứng nhận an toàn sinh học, gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi giải phóng cây biến đổi gen ra môi trường. Điều 22. Điều khoản thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. 1. Tên tổ chức/cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; 1. Tổ chức/cá nhân đăng ký Tên tổ chức/cá nhân Người đại diện của tổ chức/cá nhân: Người đại diện liên lạc của tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: 1. Tên, địa chỉ liên lạc, người đại diện và người đại diện liên lạc của tổ chức (cá nhân) đăng ký. 1. Nêu những tính trạng và đặc điểm mới của cây trồng biến đổí gen so với sinh vật thông thường; 1. Cây trồng biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Sự kiện chuyển gen: - Tính trạng liên quan đến gen chuyển: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): - Tên tổ chức (cá nhân) được cấp Giấy chứng nhận: - Địa chỉ: - Số điện thoại: Số Fax: Khoản 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT; - Lưu: VT, PC, TCMT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Cách Tuyến PHỤ LỤC 1 MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) (1) -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: …. V/v đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với (2) (Địa danh), ngày … tháng … năm … Kính gửi: (3) Tên tổ chức/cá nhân: Tên người đại diện của tổ chức/cá nhân: Chức vụ: Tên người đại diện liên lạc của tổ chức/cá nhân: Địa chỉ liên hệ: Điện thoại: Fax: E-mail: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với (2) Tên thông thường (tiếng Việt, tiếng Anh) của cây trồng biến đổi gen Tên khoa học của cây trồng biến đổi gen Tên sự kiện chuyển gen Mã nhận dạng duy nhất (nếu có) Tính trạng liên quan đến gen chuyển Dự kiến hình thức sử dụng, và nơi sử dụng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học Các tài liệu kèm theo: STT Số lượng Loại tài liệu 1 01 bản chính và 09 bản sao Báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu. 2 01 bản sao Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm đạt yêu cầu 3 10 bản chính Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học kèm theo tệp tin điện tử. 4 01 bản chính Một (01) tệp tin điện tử chứa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học. … Tài liệu đính kèm: ... Chúng tôi xin bảo đảm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tính trung thực của các thông tin, số liệu được cung cấp trong hồ sơ kèm theo. Đề nghị Quý cơ quan tiến hành các thủ tục cần thiết để thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học./. Nơi nhận: - Như trên; - - Lưu …. …. (4) … (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) Ghi chú: 2. Tên cây trồng biến đổi gen (tên sự kiện chuyển gen); 2. Cây trồng biến đổi gen: Tên thông thường (tiếng Việt và tiếng Anh) của cây trồng biến đổi gen Tên khoa học Sự kiện chuyển gen Mã nhận diện duy nhất (nếu có) Tính trạng biểu hiện liên quan đến gen chuyển Nêu mục đích sử dụng cây trồng biến đổi gen □ Làm thực phẩm □ Làm thức ăn chăn nuôi □ Mục đích khác Nếu cây trồng biến đổi gen sử dụng vào mục đích khác, cần phải nêu rõ mục đích sử dụng dưới đây: Nêu phương pháp phát hiện cây trồng biến đổi gen II. Thông tin liên quan đến sinh vật (cây trồng) nhận II.1. Nêu tên của sinh vật nhận? Tên thông thường (tiếng Việt, tiếng Anh) Tên khoa học II.2. Sinh vật nhận có khả năng gây bệnh không? Con người ○ Có ○ Không Động vật ○ Có ○ Không Thực vật ○ Có ○ Không Lập luận chứng minh cho câu trả lời, đồng thời cung cấp tài liệu chứng minh kèm theo. II.3. Việt Nam có phải là nguồn gốc phát sinh của sinh vật nhận không? ○ Có ○ Không Lập luận chứng minh cho câu trả lời, đồng thời chỉ rõ nguồn tài liệu chứng minh. II.4. Có phải lần đầu tiên sinh vật nhận được canh tác ở Việt Nam không? Nếu không, tiếp tục trả lời câu III.5. ○ Có ○ Không Nếu có, mô tả môi trường sống tự nhiên của sinh vật đó, bao gồm thông tin về các loài có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. 2. Tên cây trồng biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, mã sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất, nếu có II. Thông tin về sinh vật nhận Mô tả tóm tắt về sinh vật nhận trong đó gồm tên, đặc điểm sinh học của sinh vật nhận, mối quan hệ với môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam, lịch sử sử dụng sinh vật nhận. III. Thông tin về quá trình chuyển gen Mô tả quá trình tạo ra cây trồng biến đổi gen gồm mô tả sơ bộ phương pháp chuyển gen. IV. Thông tin về cây trồng biến đổi gen 2. Thông tin về lịch sử cấp phép và sử dụng cây trồng biến đổi gen này trên thế giới. V. Thông tin về đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học Mô tả các hoạt động đánh giá rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học đã được thực hiện đối với cây trồng biến đổi gen này và kết quả của các đánh giá rủi ro đã được nêu. VI. Thông tin về rủi ro của cây trồng biến đổi gen đến sức khỏe con người Thông tin các rủi ro của cây trồng biến đổi gen gây ra đối với sức khoẻ con người đã được ghi nhận. VII. Thông tin về các biện pháp quản lý rủi ro được đề xuất Mô tả tóm tắt các biện pháp quản lý rủi ro (nếu có) được đề xuất Lưu ý: Thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học không bao gồm thông tin mật theo quy định của pháp luật hiện hành. PHỤ LỤC 4 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC (Kèm theo Quyết định số: …../QĐ-BTNMT ngày tháng năm 20 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Thông Tư 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen . * Điều 22 - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 2 * Điều 4 - Khoản 1
Thông Tư 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen . Điều 22. Điều khoản thi hành Khoản 4. Đại diện có thẩm quyền của (1). PHỤ LỤC 2 MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tên tổ chức/cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC Yêu cầu: Tổ chức/cá nhân đăng ký phải trả lời đầy đủ các câu hỏi quy định trong báo cáo đánh giá rủi ro. Mỗi câu trả lời trong báo cáo phải được chứng minh bằng tài liệu đã được công bố kèm theo. Các tài liệu phải được đánh số. Các câu trả lời cho các câu hỏi phải kèm theo chỉ dẫn số trang và số thứ tự của các tài liệu nêu trên. I. Thông tin chung Khoản 5. Mô tả phân bố địa lý, môi trường sống bao gồm thông tin về các loài có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, lịch sử canh tác và sử dụng sinh vật nhận ở Việt Nam III.6. Sinh vật nhận có khả năng giao phấn (thụ phấn) với các dòng hoặc các loài hoang dại khác không? Nếu có, hãy liệt kê các dòng hoặc các loài hoang dại và chỉ ra phạm vi phân bố của chúng? ○ Có ○ Không Lập luận chứng minh cho câu trả lời ở trên, đồng thời cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo III.7. Mô tả khả năng sống sót của sinh vật nhận và các yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới khả năng sống sót. III. Thông tin liên quan đến quá trình chuyển nạp gen III.1. Cây trồng biến đổi gen được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen nào? III.2. Véc tơ sử dụng (nếu có): Các đặc tính của véc tơ, trong đó có đặc điểm nhận dạng, nguồn gốc, phổ vật chủ của véc tơ. III.3. Mô tả kết cấu và cấu trúc gen, gồm chức năng và trình tự ADN của (các) gen mong muốn trong cấu trúc gen, nguồn gốc và trình tự ADN của các gen khác trong cấu trúc gen (lập bảng chỉ ra các thành phần trong cấu trúc gen và nguồn gốc của các thành phần đó). Cung cấp tài liệu chứng minh kèm theo. III.4. Sinh vật (các sinh vật) cho có lịch sử sử dụng an toàn không? Nếu không, rủi ro của sinh vật cho là gì? ○ Có ○ Không Lập luận chứng minh cho câu trả lời ở trên, đồng thời cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo III.5. Đoạn ADN được chèn vào có nguồn gốc từ các sinh vật cho gây bệnh cho người, động vật và thực vật không? Nếu có, chứng minh đoạn ADN trên không chứa gen là nguyên nhân gây bệnh? ○ Có ○ Không Lập luận chứng minh cho câu trả lời ở trên, đồng thời cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo IV. Thông tin liên quan đến cây trồng biến đổi gen IV.1. Nêu thành phần của cấu trúc gen được chuyển vào hệ gen cây trồng và các chức năng tương ứng của chúng? Các thành phần này biểu hiện như thế nào? Cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo IV.2. Nếu cây trồng biến đổi gen mang tổ hợp các sự kiện chuyển gen, hãy mô tả: Điểm a)ểm a) Sự tương tác giữa các gen, các sản phẩm của gen có tạo ra các chất độc hay chất gây dị ứng không? a) Tính trạng mới có yêu cầu áp dụng biện pháp canh tác mới để đạt hiệu quả không? Hãy mô tả biện pháp canh tác mới này. Điểm b)ểm b) Sự tương tác giữa các gen, các sản phẩm của gen có ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất, các đặc điểm kiểu hình khác của cây trồng không? b) Có ảnh hưởng bất lợi khi áp dụng biện pháp canh tác mới trong thời gian dài không? Nếu không, giải thích tại sao? Điểm c)ểm c) Có sự khác biệt giữa cây trồng biến đổi gen mang tổ hợp sự kiện chuyển gen đơn lẻ và cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ không? Gồm: mức độ biểu hiện của gen, đặc điểm nông học, sự ổn định kiểu gen và kiểu hình của gen chuyển và biện pháp canh tác... Cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. IV.3. Mô tả chi tiết sự biểu hiện của tính trạng mong muốn, sự ổn định của tính trạng cũng như phương pháp nghiên cứu sự biểu hiện này. Cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. IV.4. Hãy mô tả những khác biệt giữa cây trồng biến đổi gen với sinh vật nhận? Giải thích cơ chế tạo ra sự khác biệt đó và cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. IV.5. Cây trồng biến đổi gen đã được cấp phép ở các quốc gia nào trên thế giới? (lập bảng kê các quốc gia cấp phép sử dụng cây trồng biến đổi gen với các mục đích giải phóng vào môi trường; tổng hợp các ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền đối với cây trồng biến đổi gen ở các quốc gia đã cấp phép). V. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen với môi trường và đa dạng sinh học V.1. Xác định nguy cơ trôi gen và hậu quả có thể xảy ra, căn cứ trên các kết quả nghiên cứu trên thế giới và kết quả khảo nghiệm tại Việt Nam của cây trồng biến đổi gen chứng minh cho các luận điểm nêu trên. Nêu các biện pháp quản lý nguy cơ và hậu quả trôi gen. Cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. V.2. Xác định nguy cơ cỏ dại hóa, tồn tại dai dẳng hoặc trở thành loài xâm lấn và hậu quả có thể xảy ra; căn cứ trên các kết quả nghiên cứu trên thế giới và kết quả khảo nghiệm tại Việt Nam của cây bằng biến đổi gen, hãy chứng minh cho các luận điểm này; nêu các biện pháp quản lý nguy cơ và hậu quả cỏ dại hóa, tồn tại dai dẳng hoặc trở thành loài xâm lấn. Cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. V.3. Xác định nguy cơ ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với với các sinh vật không chủ đích trong hệ sinh thái: (a) Xác định các sinh vật không chủ đích trọng hệ sinh thái gồm các nhóm ăn thực vật, thiên địch, ký sinh có khả năng phơi nhiễm với cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam. Lý do lựa chọn; (b) Xác định các nguy cơ và hậu quả do cây trồng biến đổi gen gây ra cho các sinh vật không chủ đích trong hệ sinh thái, căn cứ trên các kết quả nghiên cứu trên thế giới và kết quả khảo nghiệm tại Việt Nam của cây trồng biến đổi gen chứng minh cho các luận điểm nêu trên. Nêu các biện pháp quản lý nguy cơ và hậu quả gây ra do ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với sinh vật không chủ đích trong hệ sinh thái Cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. V.4. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác mới đến môi trường và đa dạng sinh học: c) Nếu có, những rủi ro này sẽ được quản lý như thế nào? Lập luận minh chứng cho câu trả lời và cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. V.5. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất (a) Xác định các nhóm động vật đất, quá trình chuyển hóa trong đất có khả năng bị ảnh hưởng bởi cây trồng biến đổi gen. Lý do lựa chọn; (b) Xác định các nguy cơ và hậu quả do cây trồng biến đổi gen gây ra cho hệ sinh thái đất gồm: động vật đất và quá trình chuyển hóa vật chất (các bon, Ni-tơ...). Căn cứ trên các kết quả nghiên cứu trên thế giới và kết quả khảo nghiệm tại Việt Nam (nếu có) của cây trồng biến đổi gen chứng minh cho các luận điểm nêu trên. Nêu các biện pháp quản lý nguy cơ và hậu quả gây ra do ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với sinh vật không chủ đích trong hệ sinh thái. V.6. Đối với cây trồng chuyển gen chống sâu hại, phân tích phát triển tính kháng đối với cây trồng biến đổi gen của các loài sâu hại chủ đích. Nêu kế hoạch quản lý tính kháng. VI. Thông tin về rủi ro của sinh vật biến đổi gen đến sức khỏe con người VI.1. Trường hợp cây trồng biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi Cây trồng biến đổi gen đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi chưa? ○ Có ○ Không Nếu có, cung cấp bản sao giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành? Nếu không, lập bảng kê các quốc gia cấp phép sử dụng cây trồng biến đổi gen với mục đích sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và mô tả kế hoạch quản lý nhằm đảm bảo cây trồng biến đổi gen không lẫn vào chuỗi thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. VI.3. Trường hợp cây trồng biến đổi gen không sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi: hãy đánh giá ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người trong quá trình canh tác, sử dụng cây trồng biến đổi gen hoặc sản phẩm của cây trồng biến đổi gen. Nêu các dẫn chứng cụ thể. VII. Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học VII.1. Liệt kê các rủi ro được xác định ở trên kèm theo kế hoạch quản lý các rủi ro đó. VII.2. Mô tả kế hoạch giám sát rủi ro của cây trồng biến đổi gen đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người khi phóng thích ra môi trường. VIII. Kết luận và kiến nghị Phụ lục. Tổng hợp Báo cáo đánh giá rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học (kèm theo Báo cáo đánh giá rủi ro của (tên cây trồng biến đổi gen) đối với môi trường và đa dạng sinh học của (tên Tổ chức/ cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học) Yêu cầu: Tổ chức/cá nhân đăng ký phải tổng hợp các thông tin trong Báo cáo đánh giá rủi ro theo bảng dưới đây. - Cột 1: Xác định các nguy cơ có thể xảy ra với môi trường và đa dạng sinh học nếu phóng thích cây trồng biến đổi gen vào môi trường. - Cột 2: Xác định khả năng xảy ra các nguy cơ nêu tại Cột 1. - Cột 3: Xác định hậu quả nếu nguy cơ nêu tại Cột 1 xảy ra. - Cột 4: Kết luận về rủi ro. Trong trường hợp rủi ro xảy ra, nêu biện pháp quản lý rủi ro cụ thể. - Cột 5: Giải thích ngắn gọn để chứng minh cho kết luận về rủi ro. - Cột 6: Chú thích rõ tài liệu kèm theo chứng minh cho giải thích tại Cột 5. Nguy cơ Khả năng Hậu quả Kết luận về rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro Giải thích Tài liệu kèm theo (1) (2) (3) (4) (5) (6) PHỤ LỤC 3 MẪU THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tên tổ chức/cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CÂY TRỒNG BIỂN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC I. Thông tin chung Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với (tên cây trồng biến đổi gen, sự kiện chuyển gen) của (Tổ chức/cá nhân), chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và gửi kết quả cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều 4. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông, bà Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và các cá nhân có tên trong Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - ………………..; - Như Điều 4; - Lưu VP, (đơn vị soạn thảo văn bản) BỘ TRƯỞNG (Chữ ký và dấu) …………… DANH SÁCH HỘI ĐỒNG AN TOÀN SINH HỌC (Kèm theo Quyết định số /QĐ-BTNMT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) TT Họ và tên Học hàm, học vị, chức vụ, đơn vị công tác Chức danh trong Hội đồng Khoản 1. 1. Tên tổ chức (cá nhân) đăng ký: 1. Họ và tên (chức danh khoa học, học hàm, học vị): 1. Đánh giá hồ sơ: Tính đầy đủ các nội dung theo quy định của Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen. 1. Kết luận 1. Tên tổ chức (cá nhân) đăng ký: 1. Họ và tên (chức danh khoa học, học vị): 1. Kết luận
Thông Tư 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen . * Điều 4 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3
Thông Tư 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen . Điều 4. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông, bà Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và các cá nhân có tên trong Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Khoản 2. 2. Tên cây trồng biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Sự kiện chuyển gen: - Mục đích sử dụng cây trồng biến đổi gen: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 2. Cơ quan công tác: 2. Báo cáo đánh giá rủi ro và các tài liệu kèm theo Phân tích tính khoa học, logic, đầy đủ về việc xác định nguy cơ, khả năng xảy ra nguy cơ, hậu quả xảy ra nguy cơ và kết luận về rủi ro, biện pháp quản lý rủi ro của cây trồng biến đổi gen. IV. Kết luận: 2. Khuyến nghị Các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sử dụng cây trồng biến đổi gen Thành viên Hội đồng an toàn sinh học (Ký và ghi rõ họ, tên) PHỤ LỤC 7 MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC DÀNH CHO THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG AN TOÀN SINH HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HỘI ĐỒNG AN TOÀN SINH HỌC -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- …………, ngày tháng năm 20…. PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC I. Thông tin chung về hồ sơ 2. Tên cây trồng biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Sự kiện chuyển gen: - Mục đích sử dụng cây trồng biến đổi gen: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 2. Cơ quan công tác: 2. Khuyến nghị Các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sử dụng cây trồng biến đổi gen Thành viên Hội đồng an toàn sinh học (Ký và ghi rõ họ, tên) PHỤ LỤC 8 MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP TỔ CHUYÊN GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: /QĐ-TCMT Hà Nội, ngày tháng năm 20…. QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Tổ chuyên gia TỔNG CỤC THƯỞNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen; Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng cục và Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, QUYẾT ĐỊNH: Khoản 3. 3. Mã số hồ sơ: II. Thông tin về thành viên Hội đồng an toàn sinh học 3. Chức vụ: III. Nội dung đánh giá: 3. Mã số hồ sơ: II. Thông tin về thành viên Hội đồng an toàn sinh học 3. Chức vụ: III. Kết luận: Khoản 4. Khoản 5. Khoản 6. (Danh sách gồm ………… người) PHỤ LỤC 6 MẪU BẢN NHẬN XÉT VỀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC DÀNH CHO THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG AN TOÀN SINH HỌC (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HỘI ĐỒNG AN TOÀN SINH HỌC -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- …………, ngày tháng năm 20…. BẢN NHẬN XÉT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC I. Thông tin chung về hồ sơ Khoản 1 Điểm a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung □ a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung □ Điểm b) Thông qua phải chỉnh sửa, bổ sung □ b) Thông qua phải chỉnh sửa, bổ sung □ Điểm c) Không thông qua □ Nếu chọn mục b), đề nghị xác định rõ những nội dung nào cần phải chỉnh sửa, bổ sung c) Không thông qua □ Nếu chọn mục b), đề nghị xác định rõ những nội dung nào cần phải chỉnh sửa, bổ sung Điều 1. Thành lập Tổ chuyên gia bao gồm các ông/bà có tên sau đây: STT Họ và tên Học hàm, Học vị Nơi công tác 1 ... ... ... 2 ... ... ... 3 ... ... ... Điều 2. Tổ chuyên gia có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng an toàn sinh học trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với (tên cây trồng biến đổi gen, sự kiện biến đổi gen) theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen. Tổ chuyên gia tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông, bà Chánh Văn phòng Tổng cục, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học và các cá nhân có tên trong Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - ……………; - Như Điều 3; - Lưu VP, (đơn vị soạn thảo văn bản) TỔNG CỤC TRƯỞNG (Chữ ký và dấu) …………… PHỤ LỤC 9 MẪU PHIẾU NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20….. PHIẾU NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN GIA I. Thông tin chung về hồ sơ: Khoản 1. Tên tổ chức/cá nhân đăng ký: 1. Họ và tên chuyên gia (chức danh khoa học, học vị): 1. Nhận xét nội dung báo cáo đánh giá rủi ro và tài liệu kèm theo Nhận xét nội dung của báo cáo đánh giá rủi ro trên cơ sở phân tích tính khoa học, logic, đầy đủ về việc xác định nguy cơ, khả năng xảy ra nguy cơ, hậu quả xảy ra nguy cơ và kết luận về rủi ro, biện pháp quản lý rủi ro của cây trồng biến đổi gen. 1. Về nội dung báo cáo đánh giá rủi ro và tài liệu kèm theo - Liệt kê nội dung đạt yêu cầu: - Liệt kê nội dung chưa đạt yêu cầu: - Ý kiến khác; Khoản 2. Tên cây trồng biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Sự kiện chuyển gen: - Mục đích sử dụng cây trồng biến đổi gen: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 2. Cơ quan công tác: 2. Đề xuất nội dung trả lời ý kiến của công chúng IV. Kết luận 2. Về tính an toàn của cây trồng biến đổi gen Khoản 3. Mã số hồ sơ: II. Chuyên gia nhận xét: 3. Chức vụ: Khoản 4. Chuyên gia nhận Hồ sơ đăng ký: ngày... tháng... năm 20.. III. Đánh giá chi tiết: Khoản 2 Điểm a) An toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học □ Điểm b) An toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học trong một số điều kiện cụ thể □ Điểm c) Không an toàn □ Nếu chọn mục b), đề nghị xác định rõ những điều kiện cụ thể. Người nhận xét (Ký ghi rõ họ tên)