instruction
stringlengths
6
8.17k
output
stringlengths
32
18.9k
input
stringclasses
1 value
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương I * Điều 1 * Điều 2 Chương II * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn một số nội dung trong đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 và 03 năm 2021 - 2023; xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; Khoản 2. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao; Khoản 3. Các đơn vị sự nghiệp công lập; Khoản 4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến NSNN. Chương II Điều 3 Căn cứ đánh giá Khoản 1. Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp, văn bản điều hành của cấp có thẩm quyền về dự toán NSNN năm 2023: Điểm a) Các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 gồm: số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; số 29/2021/QH15 ngày 29 tháng 7 năm 2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; số 31/2021/QH15 ngày 26 tháng 11 năm 2021 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Điểm b) Các Nghị quyết của Quốc hội số 68/2022/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2022 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; số 69/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 về dự toán NSNN năm 2023; số 70/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 về phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023; số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 về chính sách tài khóa - tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43/2022/QH15). Điểm c) Các Nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (Nghị quyết số 01/NQ-CP); số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (Nghị quyết số 11/NQ-CP) và các Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng. Điểm d) Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp về giao dự toán NSNN, kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN; các quyết định bổ sung ngân sách trong quá trình điều hành NSNN năm 2023 (nếu có). Điểm đ) Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân, Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023. Điểm e) Thông tư số 78/2022/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2023 (Thông tư số 78/2022/TT-BTC). Khoản 2. Văn bản khác: Điểm a) Các văn bản của cấp có thẩm quyền về chế độ thu thuế, phí, lệ phí; chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, các giải pháp về thu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; các quy định về cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên (nếu có) tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2023. Điểm b) Các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng có liên quan đến hoạt động thu, chi NSNN. Điều 4 Đánh giá tình hình nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 Khoản 1. Nguyên tắc đánh giá: Thực hiện đúng quy định của Luật NSNN, quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí và các văn bản chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; không đánh giá vào thu NSNN các khoản thu phí đã chuyển sang giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và lệ phí, các khoản được khấu trừ đối với cơ quan nhà nước hoặc khoản trích lại phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện rà soát, đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện thu NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến khả năng thực hiện 6 tháng cuối năm 2023, trong đó tập trung làm rõ những thuận lợi, khó khăn; kiến nghị giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành cao nhất dự toán thu NSNN được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định. Khoản 2. Nội dung đánh giá: Điểm a) Đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động tăng, giảm thu NSNN năm 2023, chú ý làm rõ: - Các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong từng lĩnh vực; sản lượng sản xuất và tiêu thụ, giá bán, lợi nhuận của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ yếu trên địa bàn; tác động của biến động giá dầu thô, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, lương thực, giá cả vật tư là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và hàng hóa nông sản khác, biến động trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; các dự án đã hết thời gian ưu đãi thuế và khả năng triển khai các dự án đầu tư mở rộng, đầu tư mới. - Tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023 theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Điểm b) Công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế trong 6 tháng đầu năm 2023; dự kiến kết quả thu hồi nợ đọng thuế trong các tháng cuối năm 2023 (so với chỉ tiêu, kế hoạch được giao - nếu có) và ước tổng số tiền thuế nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2023. Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra và quyết định truy thu của cơ quan thuế các cấp khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế. Điểm c) Tình hình hoàn thuế giá trị gia tăng và dự kiến số kinh phí hoàn thuế thực hiện trong năm 2023 trên cơ sở đúng chính sách chế độ và phù hợp với thực tế phát sinh; báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung nguồn kinh phí hoàn thuế (nếu có) để chi hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nộp thuế đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật; công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế, xử lý thu hồi kịp thời tiền hoàn thuế giá trị gia tăng sai quy định; các kiến nghị (nếu có). Điểm d) Đánh giá thực hiện hoàn trả các khoản thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật (ngoài hoàn thuế giá trị gia tăng) theo các tiêu chí: số tiền hoàn trả, số bộ hồ sơ xem xét hoàn trả, số lần ra quyết định hoàn trả theo các quy định và những vướng mắc, khó khăn, kiến nghị giải pháp về cơ chế chính sách, công nghệ quản lý, tổ chức phối hợp trong quá trình triển khai, thực hiện (nếu có). Điểm đ) Tình hình thu ngân sách từ đất đai (thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) theo pháp luật về đất đai và Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh, kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (Nghị quyết số 132/2020/QH14), Nghị định số 26/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn Nghị quyết số 132/2020/QH14; Điểm e) Tình hình thu ngân sách từ xử lý, sắp xếp nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan; Điểm g) Tình hình thu ngân sách từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, thu NSNN từ giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo phương thức không tính thành vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan); Điểm h) Đánh giá tình hình thực hiện thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp (Nghị định số 148/2021/NĐ-CP). Điểm i) Kết quả phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thu NSNN, bán đấu giá tài sản Nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ thuế, chống thất thu, chống chuyển giá; tồn tại, vướng mắc và giải pháp khắc phục. Điểm k) Tình hình thu phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí (đánh giá số thu phí, lệ phí theo quy định; số thu phí nộp NSNN); thu xử phạt vi phạm hành chính, thu phạt, tịch thu và các khoản nộp NSNN khác trong năm 2023 theo Luật Xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan. Điểm l) Tình hình thực hiện thu viện trợ 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2023. Điều 5 Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN 03 năm 2021 - 2023 Trên cơ sở quyết toán năm 2021, thực hiện năm 2022 và ước thực hiện cả năm 2023, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN 03 năm 2021 - 2023 so với mục tiêu, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, chi tiết từng nguồn thu từ tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế, thu nội địa còn lại (ngoài tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ (nếu có); làm rõ kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân (khách quan, chủ quan); bài học kinh nghiệm; bối cảnh và kiến nghị giải pháp về cơ chế, chính sách, quản lý thu NSNN trong thời gian tới. Điều 6 Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2023 Khoản 1. Đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2023 (không bao gồm nhiệm vụ tín dụng, chương trình mục tiêu quốc gia) Điểm a) Đối với dự toán chi ĐTPT hằng năm thuộc phạm vi Luật Đầu tư công (không bao gồm nhiệm vụ thực hiện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP) - Chi ĐTPT các chương trình, dự án + Tình hình phân bổ và giao, điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN năm 2023 (nếu có), chi tiết theo từng lĩnh vực chi, gồm: thời hạn phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư; kết quả bố trí dự toán để thu hồi vốn ngân sách ứng trước và thanh toán nợ xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thuộc nguồn NSNN theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công; khó khăn, vướng mắc, kiến nghị điều chỉnh cơ chế, chính sách và trong tổ chức thực hiện. + Tình hình thực hiện dự toán chi ĐTPT chương trình, dự án nguồn NSNN năm 2023 (bao gồm cả chuyển nguồn từ các năm trước sang năm 2023 theo quy định), chi tiết theo từng lĩnh vực chi, gồm: Các chương trình, dự án đầu tư công: Việc giải ngân vốn đến hết tháng 6 năm 2023, báo cáo dự kiến khả năng thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2024; chi tiết theo từng nguồn vốn (trong đó: đối với chi ĐTPT của NSĐP có phụ biểu chi tiết theo từng nhóm dự án thuộc ngành, lĩnh vực; vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu từ vốn nước ngoài, vốn trong nước); có biểu phụ lục chi tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2022, kế hoạch vốn năm 2023 - kể cả vốn bổ sung, điều chỉnh và ước thực hiện năm 2023, kèm theo thuyết minh). Đối với chi ĐTPT từ nguồn tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền và chuyển mục đích sử dụng đất: tình hình thu, nộp ngân sách và việc thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2023 từ nguồn thu này. Đánh giá tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nguồn NSNN theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công và thu hồi vốn ứng đến ngày 31 tháng 12 năm 2022; ước số xử lý trong năm 2023; dự kiến số nợ xây dựng cơ bản, số ứng chưa có nguồn thu hồi đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 (chi tiết từng dự án). - Chi ĐTPT theo hình thức hợp tác công tư quy định tại Nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, kiến nghị. - Tác động đến NSNN của việc chuyển đổi các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sang phương thức đầu tư công và tác động đến NSNN (nếu có), việc bổ sung dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN năm 2023 (nếu có). - Tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và số vốn đầu tư công còn lại chưa được bố trí để thanh toán so với giá trị quyết toán dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số dự án sử dụng vốn đầu tư công đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6 năm 2023, dự kiến đến hết năm 2023; nguyên nhân và giải pháp xử lý. Điểm b) Đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi ĐTPT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP (không bao gồm nhiệm vụ tín dụng) theo từng chương trình, dự án, từng lĩnh vực chi: - Tình hình phân bổ, giao, bổ sung dự toán (nếu có) và triển khai chi ĐTPT năm 2023 nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (kể cả nguồn lấy lại từ số đã điều chuyển cho các nhiệm vụ trung hạn 2021 - 2025 trong năm 2022). - Trên cơ sở dự kiến tình hình thực hiện năm 2023, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện các nhiệm vụ đầu tư theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong 02 năm 2022 - 2023, so với mục tiêu kế hoạch theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp (nếu có).
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương II * Điều 6 - Khoản 1 + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương II Điều 6 Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2023 Khoản 1 Điểm b) Đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi ĐTPT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP (không bao gồm nhiệm vụ tín dụng) theo từng chương trình, dự án, từng lĩnh vực chi: - Tình hình phân bổ, giao, bổ sung dự toán (nếu có) và triển khai chi ĐTPT năm 2023 nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (kể cả nguồn lấy lại từ số đã điều chuyển cho các nhiệm vụ trung hạn 2021 - 2025 trong năm 2022). - Trên cơ sở dự kiến tình hình thực hiện năm 2023, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện các nhiệm vụ đầu tư theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong 02 năm 2022 - 2023, so với mục tiêu kế hoạch theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp (nếu có). Điểm c) Đánh giá việc thực hiện điều chỉnh giữa các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022, 2023; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có). Khoản 2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng nhà nước năm 2023: Điểm a) Đối với các nhiệm vụ tín dụng hằng năm (không bao gồm nhiệm vụ thực hiện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP) Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước và tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2023 (huy động vốn, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; tăng trưởng tín dụng, giải ngân, thu nợ gốc, dư nợ cho vay; NSNN cấp bù lãi suất và phí quản lý,…); việc cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt cho vay. Điểm b) Đối với các nhiệm vụ tín dụng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP - Tình hình giao, bổ sung dự toán, hướng dẫn, thanh toán hỗ trợ lãi suất cho ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (Nghị định số 31/2022/NĐ-CP); - Tình hình giao, bổ sung dự toán, hướng dẫn, giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. - Trên cơ sở dự kiến tình hình thực hiện năm 2023, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện dự toán thực hiện nhiệm vụ trong 02 năm 2022 - 2023, so với mục tiêu kế hoạch theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP (kết quả đạt được; tổn tại, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp - nếu có). Khoản 3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT của NSNN năm 2023 ngoài phạm vi Luật đầu tư công (chi đầu tư theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, các nhiệm vụ theo các quyết định của cấp có thẩm quyền): Đánh giá tình hình triển khai phân bổ, giao và thực hiện dự toán trong 6 tháng đầu năm, dự kiến khả năng thực hiện cả năm 2023; tồn tại, khó khăn, nguyên nhân và kiến nghị (nếu có). Khoản 4. Tình hình thực hiện xã hội hóa năm 2023: Đánh giá tình hình thực hiện năm 2023 về tổng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực xã hội hóa đầu tư theo ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân, kiến nghị (nếu có). Khoản 5. Đánh giá những tồn tại, khó khăn khi triển khai các quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm cả những kiến nghị về cơ sở pháp lý trong bố trí thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT. Điều 7 Đánh giá tình hình thực hiện chi ĐTPT 03 năm 2021 - 2023 Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện cả năm 2023, thực hiện đánh giá lũy kế tình hình kết quả triển khai 03 năm 2021 - 2023 so với mục tiêu, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, cần làm rõ: Khoản 1. Đối với nhiệm vụ chi ĐTPT hằng năm thuộc phạm vi Luật Đầu tư công (không bao gồm nhiệm vụ thực hiện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP) Điểm a) Lũy kế số chi ĐTPT kế hoạch và thực hiện 03 năm 2021 - 2023 so với kế hoạch trung hạn được cấp thẩm quyền giao giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chi tiết nguồn cân đối NSĐP, nguồn NSTW bổ sung có mục tiêu, cụ thể nguồn vốn nước ngoài (bao gồm cả nguồn vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại), vốn trong nước - nếu có. Làm rõ mức vốn bố trí NSĐP giai đoạn 2021 - 2023 so với kế hoạch 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền giao, nhu cầu đề xuất bổ sung kế hoạch trung hạn và hướng xử lý, giải quyết. Điểm b) Số dự án có nợ xây dựng cơ bản đã tổng hợp, bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tình hình bố trí vốn 03 năm 2021 - 2023 để xử lý nợ xây dựng cơ bản, dự kiến bố trí số còn lại các năm 2024 - 2025. Số dự án đã được thực hiện còn nợ xây dựng cơ bản nhưng chưa báo cáo tổng hợp trong kế hoạch trung hạn, số phát sinh (nếu có), đề xuất biện pháp xử lý nợ xây dựng cơ bản các dự án trên. Điểm c) Lũy kế số vốn ứng trước đã tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tình hình bố trí vốn 03 năm 2021 - 2023 để thu hồi vốn ứng, dự kiến bố trí số còn lại để thu hồi các năm 2024 - 2025. Số vốn ứng trước phát sinh đến nay chưa được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có), đề xuất biện pháp xử lý. Điểm d) Lũy kế việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ chi hỗ trợ phát triển 03 năm 2021 - 2023 so với kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 được cấp thẩm quyền giao, chi tiết từng chương trình, chính sách hỗ trợ; khó khăn, kiến nghị nếu có. Khoản 2. Đối với nhiệm vụ tín dụng hằng năm (không bao gồm nhiệm vụ thực hiện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP) Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước và tín dụng chính sách 03 năm 2021 - 2023 (huy động vốn, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; tăng trưởng tín dụng, giải ngân, thu nợ gốc, dư nợ cho vay; NSNN cấp bù lãi suất và phí quản lý; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục). Khoản 3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT của NSNN ngoài phạm vi Luật đầu tư công (chi đầu tư theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, các nhiệm vụ theo các quyết định của cấp có thẩm quyền): Đánh giá tình hình triển khai và thực hiện trong 03 năm 2021 - 2023, trong đó làm rõ số kinh phí theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền; số kinh phí đã được bố trí; số kinh phí đã thực hiện; số còn phải bố trí trong các năm 2024 - 2025; các kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân và kiến nghị (nếu có). Khoản 4. Tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hóa 03 năm 2021 - 2023 so với kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 được giao (chi tiết tổng nguồn lực, cơ cấu nguồn lực xã hội hóa theo ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa theo ngành, lĩnh vực; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục). Điều 8 Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2023 và 03 năm 2021 - 2023 Khoản 1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2023 các nội dung sau: Điểm a) Tình hình triển khai phân bổ, giao dự toán và thực hiện dự toán chi thường xuyên 6 tháng đầu năm, dự kiến khả năng thực hiện cả năm 2023 chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao. Đối với các nhiệm vụ chi lĩnh vực an ninh, quốc phòng được áp dụng cơ chế sử dụng nguồn chi thường xuyên NSNN theo phê duyệt của cấp thẩm quyền, cơ quan, đơn vị đánh giá việc triển khai thực hiện theo quy định, trong đó báo cáo cụ thể tên nhiệm vụ, thời gian và kinh phí thực hiện theo phê duyệt, tính chất đặc thù, những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị (nếu có). Điểm b) Đánh giá việc hoàn thiện các điều kiện, thủ tục, khả năng thực hiện và tiến độ trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán năm 2023 (nếu có) đối với các nhiệm vụ dự kiến phát sinh trong năm 2023 nhưng chưa được giao dự toán đầu năm phải bổ sung dự toán từ nguồn kinh phí quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023. Điểm c) Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, đề án, dự án lớn từ nguồn chi thường xuyên của NSNN trong 6 tháng đầu năm, dự kiến cả năm 2023; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý về cơ chế, chính sách trong tổ chức thực hiện, cụ thể: - Rà soát, xác định các nhiệm vụ, chính sách, chế độ kết thúc hoặc hết hiệu lực; kiến nghị bổ sung, sửa đổi các nhiệm vụ, chính sách, chế độ không phù hợp với thực tế. - Tình hình tinh giản biên chế, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, ước cả năm 2023, chi tiết theo từng mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 18-NQ/TW), Kết luận số 28-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (Kết luận số 28-KL/TW), Kết luận số 40-KL/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026 (Kết luận số 40-KL/TW) và các văn bản liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Thực hiện đổi mới khu vực sự nghiệp công lập: Kết quả sắp xếp, đổi mới hệ thống, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong 6 tháng đầu năm, ước cả năm theo các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 19-NQ/TW), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công (Nghị định số 60/2021/NĐ-CP) và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (Thông tư số 56/2022/TT-BTC). Khoản 2. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên 03 năm 2021 - 2023 như sau: Điểm a) Trên cơ sở quyết toán năm 2021, thực hiện năm 2022 và ước thực hiện cả năm 2023, đánh giá lũy kế tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN 03 năm 2021 - 2023 so với mục tiêu, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; tập trung vào các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể theo phê duyệt thực hiện trong giai đoạn, trong nhiều năm; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và kiến nghị, giải pháp khắc phục (nếu có). Điểm b) Đánh giá lũy kế việc triển khai tình hình tinh giản biên chế, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; kết quả sắp xếp, đổi mới hệ thống, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong 03 năm 2021 - 2023 so với các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết, Kết luận của Trung ương và các văn bản pháp luật có liên quan; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị. Điều 9 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, hoạt động nghiệp vụ và nhiệm vụ chi dự trữ quốc gia năm 2023 và 03 năm 2021 - 2023 Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, hoạt động nghiệp vụ và nhiệm vụ chi dự trữ quốc gia 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện cả năm 2023; những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch năm 2023. Trên cơ sở ước thực hiện cả năm 2023, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia 03 năm 2021 - 2023 so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Điều 10 Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, đề án khác năm 2023 và 03 năm 2021 - 2023 Khoản 1. Đối với đánh giá chung 03 chương trình mục tiêu quốc gia Trên cơ sở Luật NSNN, Luật Đầu tư công, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị dự toán NSNN, đơn vị sử dụng NSNN đánh giá tình hình thực hiện phân bổ, sử dụng dự toán NSNN năm 2023, các năm trong giai đoạn 2021 - 2023; kết quả thực hiện mục tiêu giai đoạn 2021 - 2023 và khả năng hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 theo từng chương trình; thuận lợi, khó khăn, kiến nghị (nếu có). Trong đó: Điểm a) Cơ quan chủ chương trình chủ trì, phối hợp với các cơ quan chủ dự án thành phần báo cáo kết quả xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện từng chương trình; đánh giá việc phân bổ, sử dụng dự toán NSNN, chi tiết theo các dự án thành phần, chi ĐTPT, chi thường xuyên, vốn trong nước, vốn nước ngoài (nếu có) và việc chấp hành quy định về cân đối, bố trí vốn đối ứng của địa phương. Điểm b) Cơ quan chủ quản chương trình (các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đánh giá tình hình ban hành văn bản tổ chức thực hiện các chương trình theo phân cấp; phân bổ, sử dụng dự toán NSNN (trong đó, các địa phương báo cáo về dự toán được hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW, đối ứng của địa phương theo quy định), chi tiết theo các dự án thành phần, chi ĐTPT, chi thường xuyên, nguồn vốn trong nước, vốn nước ngoài (nếu có). Điểm c) Cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách đánh giá về tình hình phân bổ, sử dụng NSNN, chi tiết theo các dự án thành phần, chi ĐTPT, chi thường xuyên, vốn trong nước, vốn nước ngoài (nếu có).
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương II * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm c - Khoản 2 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương II Điều 10 Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, đề án khác năm 2023 và 03 năm 2021 - 2023 Khoản 1 Điểm c) Cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách đánh giá về tình hình phân bổ, sử dụng NSNN, chi tiết theo các dự án thành phần, chi ĐTPT, chi thường xuyên, vốn trong nước, vốn nước ngoài (nếu có). Khoản 2. Đối với các nhiệm vụ thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt dưới dạng chương trình, dự án, đề án giai đoạn 2021 - 2025 hoặc đến năm 2030, được giao dự toán, bổ sung hoặc đang trình bổ sung kinh phí năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương chủ chương trình báo cáo tình hình ban hành văn bản hướng dẫn, thực hiện năm 2023 theo từng chương trình. Trường hợp có sử dụng nguồn vốn nước ngoài, báo cáo riêng tình hình phân bổ, giải ngân đối với từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, các đề xuất kiến nghị (nếu có). Trên cơ sở ước thực hiện dự toán chi năm 2023, đánh giá tình hình tình hình bố trí, phân bổ và sử dụng dự toán 03 năm 2021 - 2023 so với tổng mức được phê duyệt cho giai đoạn 2021 - 2025 hoặc đến năm 2030; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và kiến nghị, giải pháp khắc phục (nếu có). Điều 11 Đối với các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn nước ngoài Khoản 1. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đánh giá tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi năm 2023, việc điều chỉnh, bổ sung năm 2023 (nếu có) theo Hiệp định, Thỏa thuận đã ký kết, chi tiết theo từng nguồn vốn (vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức); cơ chế tài chính, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có). Đối với vốn viện trợ không hoàn lại, đánh giá về việc tiếp nhận các khoản viện trợ mới phát sinh, chưa có trong dự toán, tiến độ về thủ tục bổ sung dự toán; đánh giá khó khăn, vướng mắc khi giao dự toán vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm khi không tách rõ cơ cấu giữa vốn vay và vốn viện trợ và đề xuất giải pháp triển khai. Khoản 2. Đánh giá kết quả giải ngân vốn nước ngoài, so sánh với dự toán được giao; vướng mắc về thủ tục giải ngân vốn ODA (nếu có); làm rõ nguyên nhân của việc giải ngân chậm, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương với vai trò là cơ quan chủ quản đầu tư, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và các cơ quan có liên quan; đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình, dự án. Khoản 3. Trên cơ sở ước thực hiện dự toán chi năm 2023, đánh giá việc thực hiện 03 năm 2021 - 2023 so với mục tiêu, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được giao (nếu có)/hoặc kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 theo Hiệp định hoặc thỏa thuận đã ký kết; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị. Điều 12 Đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt Các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi năm 2023 và tổng hợp tình hình thực hiện trong 03 năm 2021 - 2023, trong đó: Khoản 1. Về các nhiệm vụ thu: Đánh giá các khoản thu được để lại năm 2023, tỷ lệ để lại (nếu có), chi tiết nguồn phí để lại, khoản thu được quy định tại các Luật chuyên ngành khác hoặc các văn bản pháp luật khác mà Luật NSNN, Luật phí và lệ phí chưa quy định cụ thể là nguồn thu NSNN (dưới đây gọi là thu nghiệp vụ), nguồn thu hợp pháp theo quy định (nếu có) và dự kiến số lũy kế còn lại đến hết năm 2023. Khoản 2. Về các nhiệm vụ chi: Điểm a) Đối với nhiệm vụ chi ĐTPT, chi tiết theo từng dự án và nguồn kinh phí (NSNN, nguồn phí được để lại, nguồn thu nghiệp vụ, nguồn hợp pháp khác). Điểm b) Đối với nhiệm vụ chi thường xuyên, chi tiết: quỹ lương (gồm lương ngạch bậc, các khoản đóng góp theo lương và phần lương tăng thêm theo cơ chế đặc thù - nếu có); chi chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó chi tiết từng nguồn kinh phí (nguồn NSNN, nguồn phí được để lại, nguồn thu nghiệp vụ, nguồn hợp pháp khác) và tách riêng nội dung chi hoạt động bộ máy, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và chi hoạt động đặc thù, tương tự như chi trong định mức và chi đặc thù ngoài định mức của chi quản lý hành chính nhà nước quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15) và Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 30/QĐ-TTg) quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022. Điều 13 Đánh giá tình hình thực hiện tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2023 Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá việc thực hiện chính sách tạo nguồn chi cải cách tiền lương gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 78/2022/TT-BTC, Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2023; những khó khăn, vướng mắc trong việc trích lập tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2023. Điều 14 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ NSNN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và 03 năm 2021 - 2023 Ngoài các yêu cầu quy định từ Điều 4 đến Điều 13 tại Thông tư này, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá bổ sung một số nội dung sau: Khoản 1. Công tác huy động các nguồn lực tài chính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có). Khoản 2. Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách miễn, giảm thu. Trường hợp có hụt thu, các địa phương thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm 2023 và khoản 7 Điều 9 Thông tư số 78/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính. Khoản 3. Khả năng thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2023, theo từng lĩnh vực chi (bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung trong năm theo quy định), chi tiết: nguồn NSĐP (chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết, chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP); nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài (gồm vốn vay và viện trợ không hoàn lại); trong đó tập trung đánh giá các nội dung: Điểm a) Việc thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT như hằng năm thuộc phạm vi Luật Đầu tư công (không bao gồm Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15) - Việc bố trí dự toán, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng năm 2023; dự kiến số còn lại đến hết năm 2023 (nếu có); kiến nghị xử lý. - Tổ chức thực hiện và giải ngân vốn ĐTPT nguồn NSĐP 6 tháng đầu năm và đánh giá cả năm 2023. - Tình hình giao, tổ chức thực hiện và giải ngân vốn ĐTPT nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho địa phương 6 tháng đầu năm, đánh giá cả năm 2023. - Bội chi NSĐP năm 2023 và tình hình đầu tư từ nguồn này (nếu có). - Số tăng thu, tiết kiệm chi của NSĐP (nếu có). - Tình hình phê duyệt, bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện và giải ngân vốn đầu tư từ các nguồn thu được để lại theo chế độ: nguồn thu phí, thu sự nghiệp công được để lại và nguồn thu hợp pháp khác, chi tiết từng lĩnh vực chi. - Tình hình phân bổ, giao dự toán chi NSNN từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các dự án, công trình của địa phương. - Tình hình thu, chi, quản lý và sử dụng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho ĐTPT của địa phương trong năm 2023. Điểm b) Việc thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, bổ sung dự toán, phân bổ, tổ chức thực hiện, đánh giá khả năng giải ngân đến 31 tháng 01 năm 2024 đối với các chương trình, dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình và việc bổ sung dự toán, giải ngân các chương trình, dự án, nhiệm vụ không thuộc Chương trình, được đẩy nhanh tiến độ; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có). Điểm c) Tình hình phân bổ, giao dự toán, giải ngân dự toán chi ĐTPT năm 2023 ngoài phạm vi Luật Đầu tư công (nếu có) Điểm d) Tình hình chấp hành các quy định về đầu tư công, các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực này; Điểm đ) Kết quả dự kiến đạt được. Khoản 4. Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành trên địa bàn năm 2023. Các địa phương báo cáo chi tiết số đối tượng hưởng (căn cứ đối tượng thực hiện 6 tháng đầu năm 2023 để rà soát, xác định số đối tượng ước thực hiện cả năm 2023), mức hỗ trợ, thời gian hưởng đối với từng chế độ, chính sách chi an sinh xã hội theo quy định để xác định cụ thể nhu cầu kinh phí NSNN hỗ trợ để thực hiện các nhóm chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành (tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng của 6 tháng đầu năm 2023 và mức 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023), gồm: Điểm a) Nhóm chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành đã tính trong định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 theo Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chế độ, chính sách đã được bố trí bổ sung tăng thêm ổn định từ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2023. Điểm b) Kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hải sản trên các vùng biển xa; kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Điểm c) Kinh phí thực hiện chế độ chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành chưa bố trí ổn định trong dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2023 và chế độ, chính sách mới ban hành năm 2023 (nếu có). Căn cứ quy định tại Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022 - 2025, nguồn kinh phí đã bố trí trong dự toán chi cân đối NSĐP năm 2023 để xác định số kinh phí thừa/thiếu so với mức đã bố trí dự toán chi cân đối NSĐP năm 2023. (Biểu báo cáo chi tiết theo mẫu biểu số 01 đính kèm). Khoản 5. Báo cáo về tình hình thực hiện cải cách tiền lương năm 2023: Điểm a) Quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp ước thực hiện trong năm 2023. Điểm b) Nhu cầu kinh phí tăng thêm đến mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/ người/tháng năm 2023. Điểm c) Nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp y tế cơ sở theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ (bao gồm cả nhu cầu năm 2022 và năm 2023). Điểm d) Việc sử dụng nguồn lực của địa phương để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, gồm: nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao; 70% tăng thu NSĐP thực hiện năm 2022 (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) so với dự toán năm 2022 Thủ tướng Chính phủ giao; số thu được để lại theo chế độ năm 2023; nguồn cải cách tiền lương năm 2022 còn dư (nếu có). (Biểu báo cáo chi tiết theo mẫu biểu số 02a đính kèm). Khoản 6. Báo cáo tình hình sử dụng dự phòng NSĐP thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ phát sinh đột xuất khác chưa được bố trí dự toán đầu năm. Trong đó, số bố trí dự toán đầu năm, số đã sử dụng từ nguồn dự phòng NSĐP, quỹ dự trữ tài chính (nếu có) đến ngày 30 tháng 6 năm 2023, số dự kiến sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2023. Khoản 7. Tình hình thực hiện vay và trả nợ các khoản vay của NSĐP, gồm: Điểm a) Số dư nợ đầu năm 2023, số dư nợ đến ngày 30 tháng 6 năm 2023, ước dư nợ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, chi tiết theo nguồn dư nợ (nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo từng nhà tài trợ và chương trình, dự án; nguồn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; vay khác). Điểm b) Số huy động đến thời điểm 30 tháng 6 năm 2023 và ước thực hiện cả năm 2023, chi tiết theo mục đích huy động (trả nợ gốc, bù đắp bội chi) và theo từng nguồn vốn huy động (nguồn vốn ODA vay về cho vay lại, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác). Điểm c) Tình hình thực hiện trả nợ (lãi, phí) đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 và ước thực hiện cả năm 2023, chi tiết trả nợ lãi, phí các khoản huy động trong nước, nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chi tiết theo từng chương trình, dự án. Điểm d) Tình hình trả nợ gốc các khoản vay đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 và ước thực hiện cả năm 2023, chi tiết trả nợ gốc các khoản huy động trong nước, trả nợ gốc nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chi tiết theo từng chương trình, dự án; cụ thể theo từng nguồn trả nợ (vay mới trả nợ cũ, từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi). (Biểu báo cáo chi tiết theo mẫu biểu số 03 đính kèm). Khoản 8. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, đánh giá cụ thể kết quả triển khai thực hiện cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù tại địa phương (kể cả các cơ chế, chính sách địa phương đã ban hành; đánh giá tác động đến kết quả thu, chi NSNN trên địa bàn địa phương). Khoản 9. Tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Thanh tra.
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương II * Điều 14 - Khoản 7 + Điểm d - Khoản 8 - Khoản 9 * Điều 15 * Điều 16 Chương III * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương II Điều 14 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ NSNN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và 03 năm 2021 - 2023 Khoản 7 Điểm d) Tình hình trả nợ gốc các khoản vay đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 và ước thực hiện cả năm 2023, chi tiết trả nợ gốc các khoản huy động trong nước, trả nợ gốc nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chi tiết theo từng chương trình, dự án; cụ thể theo từng nguồn trả nợ (vay mới trả nợ cũ, từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi). (Biểu báo cáo chi tiết theo mẫu biểu số 03 đính kèm). Khoản 8. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, đánh giá cụ thể kết quả triển khai thực hiện cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù tại địa phương (kể cả các cơ chế, chính sách địa phương đã ban hành; đánh giá tác động đến kết quả thu, chi NSNN trên địa bàn địa phương). Khoản 9. Tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Thanh tra. Điều 15 Đánh giá kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách năm 2023 Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương được giao quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách báo cáo việc rà soát, cơ cấu lại, sáp nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể các quỹ hoạt động không hiệu quả, không đúng mục đích, trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ hoặc không có khả năng độc lập về tài chính, trùng lặp nguồn thu, nhiệm vụ chi với NSNN; tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu - chi và các nhiệm vụ được giao 6 tháng và dự kiến cả năm 2023 gắn với hiệu quả hoạt động; các khó khăn, vướng mắc phát sinh và kiến nghị giải pháp xử lý. Điều 16 Đối với nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được để lại không đưa vào cân đối NSNN Để có cơ sở xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá: Khoản 1. Các khoản thu của các đơn vị sự nghiệp công lập (ngoài nguồn NSNN), trên cơ sở đó xác định mức độ tự chủ của từng đơn vị; đánh giá các khoản thu phí được để lại theo quy định của pháp luật đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Khoản 2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bố trí từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được để lại không đưa vào cân đối NSNN trong năm 2023, chi tiết nhiệm vụ chi ĐTPT theo quy định (chi tiết nguồn phí và nguồn thu sự nghiệp được để lại, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vay và nguồn hợp pháp khác của đơn vị), nhiệm vụ chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi. Chương III Điều 17 Yêu cầu Khoản 1. Dự toán NSNN năm 2024 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, các mục tiêu theo các Nghị quyết của Trung ương; các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số địa phương theo quy định, các văn bản pháp luật và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền có liên quan; có đầy đủ cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán; phù hợp với đánh giá tình hình thực hiện năm 2023 và 03 năm 2021 - 2023. Khoản 2. Các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực khi xây dựng dự toán cần tính tới việc rà soát lồng ghép, bãi bỏ các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả; chỉ đề xuất ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi cân đối được nguồn thực hiện; dự kiến đầy đủ nhu cầu NSNN theo phân cấp thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Bố trí dự toán để thu hồi các khoản ứng trước chi NSNN đến hạn thu hồi trong năm theo quy định tại Điều 50 Luật NSNN và Luật Đầu tư công. Không bố trí dự toán chi cho các chính sách, chế độ chưa ban hành. Khoản 3. Tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết dứt điểm ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật. Điều 18 Xây dựng dự toán thu năm 2024 Khoản 1. Nguyên tắc chung Điểm a) Dự toán thu NSNN năm 2024 phải được xây dựng theo đúng các quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và các Luật về thuế, phí, lệ phí và các văn bản pháp luật khác có liên quan, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của NSNN. Điểm b) Xây dựng dự toán thu năm 2024 bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tài chính trong và ngoài nước, tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, về quản lý thu, nhất là các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất hết hiệu lực của năm 2023, việc thực hiện lộ trình cắt giảm, ưu đãi thuế để thực hiện cam kết của Chính phủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nhà đầu tư nước ngoài. Điểm c) Xây dựng dự toán thu phải gắn với việc quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh trong điều kiện phát triển kinh tế số, giao dịch điện tử xuyên biên giới; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế. Điểm d) Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2024 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng khoảng 5 - 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2023 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách); mức tăng trưởng thu tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn, trên cơ sở tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2023. Khoản 2. Xây dựng dự toán thu nội địa: Điểm a) Các địa phương xây dựng dự toán thu nội địa năm 2024 ngoài việc đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này, phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn và loại trừ các khoản không thuộc nguồn thu cân đối NSNN theo chế độ quy định, trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2023, những đặc thù của năm 2024 và số kiểm tra dự toán thu năm 2024 được cơ quan có thẩm quyền thông báo. Điểm b) Dự toán thu NSNN năm 2024 phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, đối tượng nộp thuế; đảm bảo tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, chi tiết số thu từ các dự án mới đi vào hoạt động có số thu lớn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN; chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí theo quy định; các quy định điều chỉnh chính sách theo lộ trình tiếp tục ảnh hưởng tới số thu NSNN năm 2024 và các quy định dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung, áp dụng trong năm 2024. Điểm c) Toàn bộ số thu từ sử dụng đất quốc phòng, an ninh theo cơ chế thí điểm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh; thu từ sắp xếp lại nhà đất, xử lý tài sản công, thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; thu NSNN từ giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo phương thức không tính thành vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp NSNN theo đúng quy định của pháp luật. Thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Điểm d) Dự toán các khoản thu phí, lệ phí (thuộc danh mục quy định của Luật Phí và lệ phí) chi tiết theo từng khoản thu theo quy định. Điểm đ) Dự toán các khoản thu NSNN khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có). Điểm e) Đối với khoản thu không tổng hợp vào dự toán thu NSNN của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (thu phí, thu dịch vụ sự nghiệp công, học phí, giá dịch vụ y tế, các khoản thu hợp pháp khác được để lại cho cơ quan, đơn vị sử dụng theo quy định), các cơ quan, đơn vị phải lập dự toán riêng, thuyết minh cơ sở tính toán và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan quản lý cấp trên, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định. Khoản 3. Xây dựng dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: Điểm a) Căn cứ vào dự báo tăng trưởng kim ngạch của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thuế trong bối cảnh hội nhập, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống có nguồn thu chủ lực và các mặt hàng mới phát sinh. Điểm b) Xét đến các yếu tố tác động như: dự kiến biến động giá trong nước và giá thị trường quốc tế của những mặt hàng có số thu NSNN lớn; biến động giá dầu thô trên thế giới; tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của các đối tác thương mại chiến lược; tác động giảm thu từ việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và thực thi cam kết trong năm 2024; mức độ thuận lợi hóa thương mại và ảnh hưởng của các hàng rào kỹ thuật; quy mô, tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư trọng điểm có nhập khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị; kế hoạch sản xuất của các nhà máy lọc dầu trong nước. Khoản 4. Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn; kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, tổng số dự án và vốn đầu tư được cấp phép mới, tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư đang triển khai và dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư kết thúc giai đoạn đầu tư và chuyển sang giai đoạn hoạt động kinh doanh tại địa bàn để tính đúng, tính đủ, kịp thời số hoàn thuế giá trị gia tăng dự kiến phát sinh trong năm 2024 theo các chính sách, chế độ hiện hành và chế độ chính sách mới có hiệu lực thi hành. Xây dựng dự toán số hoàn thuế giá trị gia tăng gắn liền với yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng để đảm bảo đúng phát sinh thực tế, chính sách chế độ. Khoản 5. Dự toán thu NSNN (bao gồm cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) cần dự kiến phần hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa làm giảm thu NSNN theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại: Việc xây dựng dự toán thu NSNN năm 2024 đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cần căn cứ và bám sát vào tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2023 (số dự toán được giao, số vốn tiếp nhận từ nhà tài trợ, số vốn thực hiện); văn kiện của Chương trình, dự án, phi dự án hoặc khoản viện trợ đã được cấp có thẩm quyền Việt Nam phê duyệt; các văn bản về cam kết viện trợ, thư viện trợ hoặc văn bản về ý định viện trợ của nhà tài trợ; tiến độ triển khai thực tế, khả năng phát sinh và thực hiện mới trong năm, hạn chế tình trạng thiếu dự toán dẫn đến phải trình cấp thẩm quyền bổ sung hoặc thực hiện không hết dẫn đến phải hủy dự toán hoặc chuyển nguồn. Quá trình xây dựng dự toán thu NSNN đối với vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cần xác định tính chất chi đầu tư và chi thường xuyên, lĩnh vực chi, phân định rõ nguồn vốn thuộc NSTW và nguồn NSTW bổ sung có mục tiêu cho địa phương (nếu có). Đối với các khoản viện trợ đã tiếp nhận từ năm 2023 chưa có trong dự toán được giao, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập và tổng hợp vào dự toán năm 2024 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, làm cơ sở để thực hiện hạch toán, quyết toán theo quy định. Điều 19 Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2024 Khoản 1. Nguyên tắc xây dựng Điểm a) Đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật khác có liên quan; đúng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT, chi thường xuyên NSNN; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị. Đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với lộ trình tinh giảm biên chế theo các Nghị quyết của Trung ương. Điểm b) Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN. Điểm c) Sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Trên cơ sở đánh giá thực hiện năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương rà soát các nhiệm vụ trùng lắp; nhiệm vụ dở dang tiếp tục thực hiện năm 2024; sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ phát sinh mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện, dự toán NSNN thực hiện phù hợp với khả năng huy động, cân đối các nguồn lực (bao gồm cả nguồn hợp pháp khác theo quy định). Khoản 2. Xây dựng dự toán chi ĐTPT:
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương III * Điều 19 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương III Điều 19 19. Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2024 Khoản 2. Xây dựng dự toán chi ĐTPT: Điểm a) Dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN bao gồm cả nguồn vốn ODA (tách riêng vốn vay và vốn viện trợ), vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn viện trợ không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc nguồn thu NSNN, nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu từ bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, nguồn thu tiền sử dụng đất được xây dựng theo các quy định của pháp luật và khả năng cân đối của NSNN trong năm; phù hợp với các kế hoạch 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nhiệm vụ chi ĐTPT theo quy định của Luật NSNN, các văn bản pháp luật khác có liên quan không thuộc phạm vi của Luật Đầu tư công. Đề xuất phương án bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14) và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025. Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2023, khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định. Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN về tổng mức hỗ trợ vốn ĐTPT hằng năm của NSTW cho NSĐP để thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSTW. Điểm b) Đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải chi tiết theo nguồn vốn vay, vốn viện trợ theo ngành, lĩnh vực; phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021 - 2025, nội dung của Hiệp định, cam kết với nhà tài trợ, phù hợp với cơ chế tài chính của dự án và tiến độ thực hiện chương trình/dự án, ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc Hiệp định, thỏa thuận vay, viện trợ nước ngoài trong năm 2024 và không có khả năng gia hạn. Đối với các Hiệp định, thỏa thuận, cam kết mới (nếu có) phải đảm bảo trong phạm vi 300 nghìn tỷ đồng nguồn vốn nước ngoài chi ĐTPT của cả giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 đã được phê duyệt. Điểm c) Căn cứ số đã thu, đã chi ĐTPT từ nguồn quản lý, sử dụng, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước nhưng chưa được quyết toán; số đã nộp NSNN các năm trước chưa sử dụng và dự toán thu NSNN từ nguồn quản lý, sử dụng, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước năm 2024, các bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương lập dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu này theo quy định, trong đó, làm rõ các dự án đã hoàn thành chưa được quyết toán do chưa được bố trí dự toán ngân sách; các dự án được phê duyệt sử dụng từ nguồn tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã nộp ngân sách nhưng chưa sử dụng; các dự án dự kiến sử dụng nguồn thu này phát sinh trong năm 2024; tổng hợp trong dự toán chi ĐTPT của bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương gửi cơ quan Kế hoạch và đầu tư và cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp dự toán NSNN trình cấp có thẩm quyền quyết định. Ngoài ra, các bộ, cơ quan trung ương lập báo cáo riêng giải trình cụ thể về việc triển khai phương án quản lý, sử dụng, sắp xếp, xử lý nhà, đất, việc thu, nộp ngân sách và chi từ nguồn này đến năm 2023; cùng kế hoạch triển khai phương án quản lý, sử dụng, sắp xếp, xử lý nhà, đất năm 2024, dự toán số thu, nộp ngân sách năm 2024 và chi từ nguồn này theo các nội dung trên (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, lập riêng nguồn thu, các nhiệm vụ chi theo Nghị quyết số 132/2020/QH14, Nghị định số 26/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết số 132/2020/QH14 và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP , Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 167/2017/NĐ-CP); gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Điểm d) Đối với dự toán chi cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý Căn cứ quy định của pháp luật về cấp bù lãi suất và phí quản lý và tình hình thực hiện các chính sách tín dụng nhà nước năm 2023, dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ; dự kiến tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay, huy động vốn, lãi suất huy động, lãi suất cho vay,... để xây dựng dự toán chi NSNN năm 2024 theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Điểm đ) Cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; vốn hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quy định của Luật Đầu tư công và văn bản hướng dẫn. Ủy thác vốn NSĐP qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Điểm e) Lập dự toán chi ĐTPT ngoài phạm vi Luật Đầu tư công (kèm thuyết minh chi tiết) thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định số 148/2021/NĐ-CP của Chính phủ, các nhiệm vụ chi NSNN thực hiện các cam kết của Chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang trình cấp thẩm quyền trong phạm vi số dự kiến thu ngân sách phát sinh tương ứng. Điểm g) Đối với nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư ngoài cân đối NSNN Lập dự toán các nhiệm vụ ĐTPT theo quy định hiện hành (chi tiết nguồn thu phí, thu sự nghiệp được để lại, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vay và nguồn hợp pháp khác của đơn vị); gửi cơ quan quản lý cấp trên, tổng hợp báo cáo cơ quan đầu tư, tài chính cùng cấp. Khoản 3. Xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN đối với nhiệm vụ dự trữ quốc gia: Căn cứ quy định của Luật dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch và dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia cho năm 2024 phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển và quy hoạch dự trữ quốc gia trong giai đoạn 2021 - 2025, khả năng cân đối NSNN. Thuyết minh chi tiết và phân tích nguyên nhân đối với các mặt hàng năm trước chưa thực hiện được theo kế hoạch đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch năm 2024 bao gồm cả những mặt hàng mua tăng và những mặt hàng chưa thực hiện được các năm trước cần thiết tiếp tục mua; lập biểu mẫu báo cáo theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 145/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia và NSNN chi cho dự trữ quốc gia và Điều 28 Thông tư này. Khoản 4. Xây dựng dự toán chi thường xuyên: Điểm a) Trên cơ sở Luật NSNN, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp luật có liên quan; các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và Quốc hội; Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2024; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN theo Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chính sách, chế độ, định mức chi NSNN; các đề án, nhiệm vụ theo phê duyệt của cấp thẩm quyền; số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2024, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội. Dự toán chi mua sắm tài sản cơ sở vật chất theo quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành; kinh phí sửa chữa bảo dưỡng, bảo trì cơ sở vật chất theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công. Đối với các nhiệm vụ về cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn (bao gồm cả các nhiệm vụ quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội), trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016. Trường hợp cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh các chính sách có liên quan, thực hiện theo các quy định được phê duyệt. Đối với kinh phí trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng dự toán trên cơ sở văn bản quy định mức chuẩn trợ cấp năm 2023, quy định tại các Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với với cách mạng, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản quy định về điều chỉnh năm 2023 và đề xuất mức điều chỉnh năm 2024. Đối với kinh phí chi trả đối tượng hưu do NSNN bảo đảm, dự toán trên cơ sở văn bản quy định điều chỉnh năm 2023, đề xuất mức điều chỉnh năm 2024, chi tiết sự nghiệp bảo đảm xã hội, sự nghiệp y tế. Điểm b) Dự toán chi thường xuyên năm 2024 nguồn NSNN của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể xây dựng gắn với việc triển khai các Kết luận 28-KL/TW và Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị; trong đó, xác định cụ thể các tác động tăng hoặc giảm quỹ lương và chi hoạt động bộ máy năm 2024 so với năm 2023; đảm bảo triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là chi mua sắm tài sản công, đi công tác trong và ngoài nước, sử dụng xe ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát, tiết kiệm điện, xăng dầu. Điểm c) Dự toán chi hoạt động năm 2024 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC. Trong đó: - Không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2023 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2024. - Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2024 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2023, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW; - Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2023 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo. Điểm d) Đối với dự toán chi thường xuyên không giao tự chủ, các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên khác: các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp dự toán theo quy định của pháp luật về NSNN và pháp luật khác có liên quan. Trong đó lưu ý, đối với các nhiệm vụ sửa chữa tài sản cố định không thường xuyên được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường năng lực; nhiệm vụ thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng,…), các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chi tiết về hồ sơ trình phê duyệt, quyết định phê duyệt, tổng kinh phí thực hiện, thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện đến nay (nếu có); tính chất nguồn vốn và đề xuất việc xử lý thực hiện gửi các cơ quan tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Điểm đ) Chi các hoạt động kinh tế Chi các hoạt động kinh tế từ nguồn phí sử dụng đường bộ, căn cứ các tiêu chí phân bổ kinh phí theo phê duyệt của cấp thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án phân bổ kinh phí cho các địa phương, gửi Bộ Tài chính cùng thời điểm đề xuất dự toán kinh phí NSNN năm 2024, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 của Bộ Giao thông vận tải. Căn cứ số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông do ngành Công an thực hiện năm 2022, Bộ Công an đề xuất cụ thể tỷ lệ (%) phân chia giữa NSTW và NSĐP và nguyên tắc, tiêu chí phân bổ số bổ sung có mục tiêu (kèm thuyết minh chi tiết), tổng hợp cùng báo cáo dự toán NSNN năm 2024, kế hoạch 3 năm 2024 - 2026 trình Chính phủ, trình các cấp thẩm quyền theo quy định.
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương III * Điều 19 - Khoản 4 + Điểm g + Điểm h - Khoản 5 - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 8 - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 * Điều 20 * Điều 21
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương III Điều 19 Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2024 Khoản 4 Điểm g) Cơ quan, đơn vị xây dựng (kèm thuyết minh chi tiết), tổng hợp vào dự toán ngân sách các nhiệm vụ chi thường xuyên liên quan tới xử lý tài sản công, sắp xếp, xử lý nhà đất, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định (nếu có). Đối với kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và Thông tư số 57/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, tổng hợp vào dự toán chi các hoạt động kinh tế của NSNN. Điểm h) Đối với chi thường xuyên các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA (bao gồm vốn vay và viện trợ), nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức: Căn cứ các Hiệp định, thỏa thuận đã và sẽ ký với nhà tài trợ (đối với các Hiệp định sẽ ký, chỉ bao gồm nguồn viện trợ), tiến độ thực hiện văn kiện dự án hoặc khoản viện trợ, cơ chế tài chính (nếu có) được cấp thẩm quyền phê duyệt, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện lập dự toán từng chương trình, dự án, Hiệp định, vốn đối ứng (nếu có), chi tiết theo từng nguồn vốn vay, vốn viện trợ nước ngoài, theo lĩnh vực chi, cơ chế giải ngân (thực hiện ghi thu ghi chi hoặc giải ngân tho cơ chế tài chính trong nước); đối với các địa phương, phân định cụ thể các nguồn vốn này thuộc NSĐP và nguồn NSTW bổ sung có mục tiêu cho địa phương. Đối với các chương trình, dự án hỗn hợp cả vốn cấp phát từ NSNN và vốn cho vay lại (đối với các nhiệm vụ chuyển tiếp), cơ quan được giao quản lý chương trình, dự án hướng dẫn lập, tổng hợp dự toán cho từng phần vốn. Các chương trình, dự án, do một số bộ, cơ quan trung ương và các địa phương cùng tham gia, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập dự toán chi từ nguồn vốn nước ngoài và thuyết minh cơ sở phân bổ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định, đồng gửi cơ quan chủ quản chương trình, dự án tổng hợp, theo dõi. Khoản 5. Xây dựng dự toán chi viện trợ cho nước ngoài Căn cứ vào cam kết viện trợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ nước ngoài trong thời kỳ 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 (nếu có), cam kết viện trợ hàng năm với các nước nhận viện trợ, văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tình hình thực hiện dự toán, khả năng giải ngân vốn viện trợ của các chương trình, dự án năm 2023, các cơ quan được Chính phủ giao chủ trì xây dựng kế hoạch vốn viện trợ xây dựng dự toán chi viện trợ cho từng chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ, số dự toán tổng hợp cho từng đối tác nhận viện trợ. Khoản 6. Đối với các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Điểm a) Trường hợp được cấp có thẩm quyền giao biên chế: thực hiện khoán kinh phí theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vận dụng nguyên tắc bố trí chi thường xuyên NSNN lĩnh vực quản lý nhà nước và thực hiện hỗ trợ cho các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Điểm b) Đối với các hội quần chúng khác bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí, hoạt động theo điều lệ và tuân thủ pháp luật: NSNN hỗ trợ cho các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Khoản 7. Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính theo quy định tại Điều 5 Luật NSNN hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền: Điểm a) Căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg và Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2021 về nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các cơ quan, đơn vị này báo cáo cụ thể tiến độ, nội dung trình các cấp thẩm quyền về các giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW; báo cáo số tiết kiệm chi thường xuyên trong các năm 2021 - 2023; đánh giá đầy đủ nguồn thu - nhiệm vụ chi trong năm 2023 và dự kiến năm 2024; lập dự toán các nhiệm vụ chi thường xuyên theo cơ chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (nếu đã được phê duyệt), đánh giá cụ thể các tác động đến thu, chi của đơn vị, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo các cấp thẩm quyền cùng thời điểm xây dựng dự toán NSNN. Điểm b) Báo cáo số biên chế được phê duyệt năm 2023, số thực có mặt tại thời điểm 01 tháng 7 năm 2023; số lao động hợp đồng (nếu có); số biên chế phê duyệt hoặc theo Đề án năm 2024. Điểm c) Dự kiến quỹ lương mới theo cơ chế được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu có) hoặc theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 69/2022/QH15; đồng thời báo cáo cụ thể các tác động tăng, giảm so với quỹ lương hiện hành và khả năng cân đối từ các nguồn được để lại. Điểm d) Dự kiến chi thường xuyên các nhiệm vụ không thường xuyên, nhiệm vụ có tính chất đặc thù của cơ quan, đơn vị (ngoài nhiệm vụ chi hoạt động bộ máy, các nhiệm vụ chi thường xuyên tính theo định mức quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg), chi tiết tên nhiệm vụ, cấp phê duyệt, thời gian thực hiện, tổng mức kinh phí phê duyệt, nguồn kinh phí thực hiện, số đã bố trí và số dự kiến bố trí trong năm 2024. Điểm đ) Mức bố trí dự toán chi ĐTPT năm 2024 thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và khả năng nguồn lực. Khoản 8. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cùng với việc lập dự toán chi NSNN năm 2024 (phần bộ trực tiếp thực hiện), đồng thời chủ động yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có báo cáo đánh giá tình hình, nhu cầu thực hiện các cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực trong năm 2024, trên cơ sở đó tổng hợp, xác định tổng nhu cầu kinh phí, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán. Khoản 9. Xây dựng dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án, đề án khác: Điểm a) Căn cứ Luật NSNN, Luật Đầu tư công, trên cơ sở các Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng, khả năng triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2023, số kiểm tra được thông báo, các bộ, cơ quan trung ương là chủ chương trình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chủ quản chương trình, chủ dự án thành phần xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2024 theo từng bộ, cơ quan trung ương và từng địa phương, chi tiết nhiệm vụ chi ĐTPT, chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chi, nguồn NSTW, NSĐP, nguồn lồng ghép các chương trình, đề án khác, các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có) gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với báo cáo dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch 3 năm 2024 - 2026 của cơ quan, đơn vị. Điểm b) Đối với các chương trình, dự án, đề án khác: Các bộ, cơ quan trung ương căn cứ quyết định phê duyệt, văn bản hướng dẫn, tình hình triển khai thực hiện năm 2023, thực hiện lập dự toán, tổng hợp chung vào báo cáo dự toán chi thường xuyên năm 2024 chi tiết theo từng lĩnh vực chi theo quy định về quản lý NSNN, kèm thuyết minh cụ thể. Khoản 10. Dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công: Điểm a) Các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên và một phần thu sự nghiệp theo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW. Điểm b) Các cơ quan, đơn vị ở trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ các nguồn thu được sử dụng theo quy định. Điểm c) Các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC. Điểm d) Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 để thực hiện cải cách tiền lương. Điểm đ) Đối với kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ nhà nước quy định. Khoản 11. Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế: Việc lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2024 theo quy định tại Kết luận số 28-KL/TW, Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị, các quy định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn thực hiện. Khoản 12. Đối với dự toán chi sự nghiệp từ nguồn thu được để lại theo chế độ: Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán chi từ nguồn thu được để lại báo cáo cấp có thẩm quyền theo biểu mẫu quy định tại Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP , nhưng không tổng hợp vào dự toán chi NSNN của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương. Khoản 13. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2024, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi chặt chẽ, chi tiết theo từng lĩnh vực quy định tại Luật NSNN, từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; sau khi làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động triển khai ngay công tác lập phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2024 của bộ, cơ quan, địa phương mình, để ngay sau khi Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán, thực hiện hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ theo từng lĩnh vực, giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo trước ngày 31 tháng 12 năm 2023 theo quy định của Luật NSNN. Điều 20 Xây dựng kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở địa phương được giao quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách dự kiến kế hoạch cơ cấu lại, sáp nhập, dừng, giải thể các quỹ hoạt động không hiệu quả, chưa theo đúng quy định của pháp luật trong năm 2024; lập kế hoạch thu - chi tài chính năm 2024 đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách còn tiếp tục hoạt động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật NSNN và quy định của pháp luật có liên quan, gửi kèm báo cáo dự toán NSNN năm 2024 của cơ quan, đơn vị mình tới cơ quan tài chính cùng cấp (trong đó, thuyết minh chi tiết về số dư đầu năm; số phát sinh thu từ NSNN cấp, từ huy động, tài trợ,... trong năm; số chi cho các nhiệm vụ trong năm; tình hình biến động về vốn điều lệ, nguồn vốn hoạt động của các Quỹ này). Điều 21 Xây dựng dự toán NSĐP Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư này, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương III * Điều 21 Chương IV * Điều 22 * Điều 23 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương III Điều 21 Xây dựng dự toán NSĐP Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư này, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau: Khoản 1. Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn: Các địa phương xây dựng dự toán trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 Luật NSNN và các quy định pháp luật có liên quan. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu NSNN và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu NSNN. Yêu cầu lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu ngân sách, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2024 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, tác động ngân sách do thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế. Năm 2024, tiếp tục ổn định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP (nếu có) như năm 2023. Căn cứ tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP (phần NSĐP được hưởng) đã được Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua dự toán năm 2023 để xác định dự toán thu NSĐP được hưởng năm 2024 của ngân sách từng cấp chính quyền địa phương đảm bảo đúng quy định Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn liên quan. Khoản 2. Về xây dựng dự toán chi cân đối NSĐP, Ủy ban nhân dân các cấp chủ động: Xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp tại điểm 1 nêu trên, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP xác định bằng số được giao dự toán năm 2023 (nếu có), số bổ sung từ NSTW cho NSĐP để thực hiện mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng (nếu có) tính cho cả 12 tháng năm 2024 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định của địa phương, bao gồm các khoản bổ sung có mục tiêu đối với các địa phương được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội. Căn cứ mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 2021 - 2025, trong đó bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của địa phương năm 2023 để xây dựng dự toán chi NSĐP chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành. Đồng thời thực hiện những nội dung chủ yếu sau: Điểm a) Bố trí dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và các văn bản hướng dẫn theo quy định (nếu có). Điểm b) Về xây dựng dự toán chi ĐTPT nguồn cân đối NSĐP - Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công; Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xây dựng dự toán chi ĐTPT năm 2024, chi tiết nguồn cân đối NSĐP (gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong nước, chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết, chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP (nếu có); dự toán chi các dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài (vốn vay, vốn viện trợ), trên cơ sở đó bố trí đủ vốn đối ứng thuộc trách nhiệm của địa phương. - Bố trí kinh phí để thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ vay của NSĐP phải trả khi đến hạn. Bố trí đủ vốn triển khai các dự án liên kết vùng, quan trọng có tác động lan tỏa mà địa phương đã cam kết bố trí vốn đối ứng theo quy định. - Bố trí dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu tiền sử dụng đất, trong đó ưu tiên để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. - Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết: Các địa phương dự toán sát nguồn thu xổ số kiến thiết (bao gồm cả số thu được phân chia từ hoạt động xổ số điện toán) và tiếp tục sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho ĐTPT, trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề (bao gồm cả đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông) và lĩnh vực y tế; phần còn lại ưu tiên bố trí thực hiện các nhiệm vụ ĐTPT quan trọng, cấp bách thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. - Đối với sử dụng tiền thu vé tham gia chơi casino: Các địa phương được cơ quan có thẩm quyền thí điểm cho phép người Việt Nam chơi tại điểm kinh doanh casino, sử dụng nguồn thu từ tiền vé tham gia chơi tại điểm kinh doanh casino để chi ĐTPT cho các mục tiêu phúc lợi xã hội, phục vụ cộng đồng, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, trong đó bố trí tối thiểu 60% cho các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề và y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 102/2017/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh Casino. Điểm c) Chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác: Xây dựng dự toán thành một mục chi riêng trong chi cân đối NSĐP, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn; kèm theo thuyết minh mức chi trả chi tiết theo từng nguồn vốn vay (nếu có), gồm: nguồn vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại, tín dụng phát triển, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Điểm d) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của địa phương: xác định bằng số được giao trong dự toán năm 2023. Điểm đ) Dự phòng NSĐP bố trí theo đúng quy định của Luật NSNN (từ 2 - 4% tổng chi cân đối NSĐP - không bao gồm số bổ sung có mục tiêu từ NSTW để thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và số bội chi NSĐP). Điểm e) Về xây dựng dự toán chi thường xuyên của NSĐP Phần còn lại của dự toán NSĐP (sau khi đã bố trí chi ĐTPT nguồn cân đối NSĐP; chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác; bổ sung quỹ dự trữ tài chính; dự phòng NSĐP) bố trí chi thường xuyên của NSĐP. Các địa phương thực hiện giảm dự toán đối với các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024 được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện lũy kế đến năm 2023, mục tiêu Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, riêng mức giảm biên chế được xác định theo quyết định giao biên chế của cấp thẩm quyền (nếu có). Khoản 3. Về xây dựng dự toán số bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành Các địa phương xây dựng dự toán số bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành năm 2024; cách thức tương tự như hướng dẫn tại điểm 4, Điều 14 Thông tư này, trong đó xác định kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng cho cả 12 tháng năm 2024. Đối với từng chính sách, đề nghị thuyết minh chi tiết cơ sở xác định đối tượng, nhu cầu kinh phí (đối tượng xây dựng dự toán năm 2024 được xác định trên cơ sở số đối tượng ước thực hiện năm 2023, đã tính tới các yếu tố dự kiến phát sinh tăng/giảm đối tượng trong năm 2024). Mẫu biểu xây dựng dự toán chi từng chính sách năm 2024 tương tự như năm 2023. Khoản 4. Về xây dựng dự toán liên quan đến việc điều chỉnh mức lương cơ sở Năm 2024, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định. Trong đó: Các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước), bao gồm 70% tăng thu thực hiện năm 2023 so dự toán năm 2023, 50% tăng thu dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao; phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập theo phương án đề xuất của địa phương quy định tại Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư; số thu được để lại theo chế độ năm 2024. (Biểu báo cáo chi tiết theo mẫu biểu số 02b đính kèm) Khoản 5. Xây dựng dự toán số bội chi/bội thu, kế hoạch vay, trả nợ gốc và trả nợ lãi, phí của NSĐP theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Chương IV Điều 22 Căn cứ, yêu cầu lập kế hoạch Thực hiện quy định tại Luật NSNN, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm (Thông tư số 69/2017/TT-BTC), các Luật về thuế, quản lý thuế, Luật phí, lệ phí, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật quản lý tài sản công, các văn bản pháp luật có liên quan; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; các Nghị quyết Trung ương Khóa XII về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập và các Nghị quyết về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội…; nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi ĐTPT giai đoạn 2021 - 2025 và nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi thường xuyên năm 2022; căn cứ kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023 - 2025 đã được rà soát, cập nhật vào thời điểm 31 tháng 3 năm 2023; căn cứ các thỏa thuận, hiệp định vay nợ, viện trợ nguồn vốn nước ngoài đã và sẽ được ký kết, triển khai trong các năm 2024 - 2026; quy định về thời kỳ ổn định NSNN; căn cứ các trần chi tiêu giai đoạn 2025 - 2026 do cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư thông báo và dự toán ngân sách năm 2024 lập theo quy định tại Chương III Thông tư này, các bộ, cơ quan, đơn vị ở trung ương và đơn vị cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 theo quy định, trong đó lưu ý: Khoản 1. Giai đoạn 2024 - 2026 có 02 năm thực hiện thuộc kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và 1 năm (2026) thuộc kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026 - 2030. Theo đó, việc xây dựng dự kiến 02 năm 2024 - 2025 thực hiện quy định tại Thông tư này và mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; đối với năm 2026 được giả định là năm tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành của giai đoạn 2021 - 2025 và các cơ chế, chính sách mới nếu đã xác định được. Khoản 2. Trường hợp nhu cầu chi của các bộ, cơ quan trung ương và đơn vị cấp tỉnh trong các năm 2024 - 2026 tăng hoặc giảm lớn so với dự toán (bao gồm cả dự toán bổ sung trong năm) và ước thực hiện chi năm 2023, lớn hơn khả năng nguồn lực tài chính - NSNN mà cơ quan tài chính, đầu tư đã cập nhật, thông báo cho 03 năm 2024 - 2026; các bộ, cơ quan trung ương, đơn vị cấp tỉnh có thuyết minh, giải trình, có các giải pháp huy động thêm các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách, đảm bảo các nhu cầu chi phải cân đối được nguồn lực thực hiện. Khoản 3. Dự toán chi năm 2024 - 2026 xây dựng với mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền về phương án thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn sau. Điều 23 Lập kế hoạch thu NSNN Khoản 1. Kế hoạch thu NSNN 03 năm 2024 - 2026 được lập theo yêu cầu quy định tại Điều 22 Thông tư này, đồng thời: Điểm a) Căn cứ khả năng phát triển kinh tế cả nước, từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương trong 2024 - 2026 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; các yếu tố thay đổi về năng lực đầu tư, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ, phát triển sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của từng năm; các yếu tố tác động của quá trình hội nhập quốc tế và thay đổi chính sách của các nước trên thế giới như thuế tối thiểu toàn cầu. Điểm b) Các yếu tố dự kiến làm tăng, giảm, dịch chuyển nguồn thu do điều chỉnh chính sách thu, bổ sung mở rộng cơ sở tính thuế, tăng cường quản lý thu theo Nghị quyết số 07-NQ/TW; Nghị quyết số 23/2021/QH15 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập; một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; động viên từ khu vực kinh tế phi chính thức. Điểm c) Tác động thu ngân sách từ việc điều chỉnh giá, phí các dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình kết cấu đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công quy định của pháp luật. Giai đoạn 2025 - 2026, phấn đấu tốc độ tăng thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước) và tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu không thấp hơn mức tăng các khoản thu này năm 2024 quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Thông tư này. Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương IV * Điều 23 - Khoản 1 + Điểm c - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 Chương V * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29
Thông Tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 . Chương IV Điều 23 Lập kế hoạch thu NSNN Khoản 1 Điểm c) Tác động thu ngân sách từ việc điều chỉnh giá, phí các dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình kết cấu đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công quy định của pháp luật. Giai đoạn 2025 - 2026, phấn đấu tốc độ tăng thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước) và tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu không thấp hơn mức tăng các khoản thu này năm 2024 quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Thông tư này. Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. Khoản 2. Dự toán các khoản thu phí, lệ phí các năm 2024 - 2026 tích cực, chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí theo quy định (số thu, số nộp NSNN) và chỉ tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần phí, lệ phí nộp NSNN. Khoản 3. Đối với các khoản thu được để lại, học phí, giá dịch vụ y tế, thu dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục phí và lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ: thực hiện lập kế hoạch thu riêng theo quy định và xây dựng phương án sử dụng để gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát và tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này để cải cách tiền lương theo quy định; gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định. Điều 24 Lập kế hoạch chi NSNN 03 năm 2024 - 2026 của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh Khoản 1. Kế hoạch chi NSNN 03 năm 2024 - 2026 của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh được lập theo yêu cầu quy định tại Điều 22 Thông tư này; dự toán năm 2024 được lập ở Chương III Thông tư này; trong đó thuyết minh cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), chính sách, chế độ đã hết thời gian thực hiện/mới được cấp thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt lưu ý việc triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kết luận số 28-KL/TW, Kết luận số 40-KL/TW và tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC . Khoản 2. Trong quá trình xây dựng dự toán chi NSNN năm 2024, các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh đồng thời xác định chi tiết chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới của bộ, cơ quan, đơn vị mình năm dự toán 2024 theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính để làm căn cứ xác định chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới và tổng hợp nhu cầu chi ĐTPT, nhu cầu chi bảo dưỡng, vận hành trong kế hoạch chi năm 2024 - 2026. Khoản 3. Đối với các bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đồng thời với việc lập kế hoạch thu, chi NSNN từng năm của giai đoạn 2024 - 2026 (phần bộ, cơ quan trực tiếp thực hiện), cần tính toán xác định tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành từng năm của giai đoạn 2024 - 2026 trên phạm vi cả nước, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán. Điều 25 Lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bên cạnh các nội dung có liên quan về công tác lập kế hoạch thu, chi NSNN 03 năm 2024 - 2026 quy định tại Điều 23, Điều 24 Thông tư này, việc lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn phải chú ý một số nội dung sau: Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn địa phương năm 2024 - 2026, gửi Sở Tài chính để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026. Khoản 2. Căn cứ số thu được giao, phạm vi thu NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, dự toán thu NSNN trên địa bàn địa phương năm 2024 được lập ở Chương III Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan địa phương và các cơ quan khác có liên quan ở địa phương lập kế hoạch thu NSNN năm 2024 - 2026, trong đó: Điểm a) Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm, dịch chuyển nguồn thu do điều chỉnh chính sách thu gắn với mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai; thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập; dự kiến triển khai các chính sách thu mới quy định tại Nghị quyết số 07-NQ/TW; yêu cầu chống thất thu, xử lý thu hồi nợ đọng, chống chuyển giá, chống gian lận thuế. Điểm b) Đối với nguồn thu phí, lệ phí, việc lập dự toán thực hiện theo quy định hiện hành; tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần thu phí nộp NSNN năm 2024 - 2026; lập kế hoạch riêng nguồn thu được để lại, thu học phí, giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ sự nghiệp công và các khoản thu khác (không có trong danh mục phí) để quản lý, giám sát và tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đối tượng này. Khoản 3. Trên cơ sở dự kiến nguồn thu trên địa bàn, nguồn thu của địa phương theo chế độ phân cấp được cấp có thẩm quyền quyết định, dự kiến số bổ sung từ NSTW cho NSĐP do cơ quan có thẩm quyền thông báo trong 03 năm 2024 - 2026; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương lập kế hoạch chi NSĐP năm 2024 - 2026, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ đã được ban hành và cam kết chi (bao gồm cả chính sách đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định); xác định nhu cầu bổ sung có mục tiêu từ NSTW đối với các chế độ, chính sách của trung ương cho từng năm của giai đoạn 2024 - 2026; đối với các nhiệm vụ chi mới của địa phương trong từng năm của giai đoạn 2024 - 2026, bố trí theo thứ tự ưu tiên để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm của địa phương, trong phạm vi khả năng nguồn lực từng năm 2024 - 2026. Khoản 4. Lập kế hoạch nguồn thực hiện cải cách tiền lương: Thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 19 Thông tư này. Khoản 5. Việc lập kế hoạch số bội chi/bội thu, vay và trả nợ của NSĐP các năm 2024 - 2026 thực hiện theo quy định Luật NSNN, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương vào thời điểm cuối từng năm không vượt giới hạn theo quy định (trong đó làm rõ các nguồn: ODA vay về cho vay lại, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác). Điều 26 Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 Trên cơ sở ước thực hiện 03 năm 2021 - 2023, dự toán năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026, các bộ, ngành, địa phương đánh giá thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, trong đó bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án theo giai đoạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các nhiệm vụ đầu tư công trung hạn; xác định những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị, đề xuất (nếu có). Chương V Điều 27 Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ và Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 28 Về biểu mẫu lập và báo cáo dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 Khoản 1. Đối với dự toán năm 2024: Điểm a) Áp dụng mẫu biểu quy định tại Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP (trong đó lưu ý, các lĩnh vực sự nghiệp áp dụng mẫu biểu số 12.1 đến 12.5) và các mẫu biểu số 01, số 02a, số 02b, số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Điểm b) Đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tài chính đặc thù ngoài áp dụng chung theo điểm a, khoản 1 Điều này, còn áp dụng mẫu biểu theo quy định tại các văn bản hướng dẫn riêng (nếu có). Khoản 2. Đối với dự toán thu, chi NSNN từ sắp xếp lại, xử lý nhà đất được lập chi tiết theo các mẫu biểu số 04, 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 3. Đối với kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026: áp dụng các mẫu biểu từ số 01 đến số 06 và mẫu biểu từ số 13 đến số 19 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm. Điều 29 Điều khoản thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2023 và áp dụng cho quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN năm 2024 - 2026. Nội dung, quy trình và thời gian lập dự toán NSNN năm 2024, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 được thực hiện theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật và hướng dẫn tại Thông tư này. Khoản 2. Trong quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026, nếu có những chính sách chế độ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có thông báo hướng dẫn bổ sung; nếu phát sinh vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời xử lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Tổng bí thư; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân tối cao; - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Công báo; Website: Chính phủ, Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ NSNN. (351b) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Võ Thành Hưng FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
Nghị Định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 06/2019/nđ-cp ngày 22 tháng 01 năm 2019 của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4
Nghị Định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 06/2019/nđ-cp ngày 22 tháng 01 năm 2019 của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Khoản 1. Khoản 6 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “6. Dẫn xuất của các loài động vật, thực vật là toàn bộ các dạng vật chất được chiết xuất ra từ động vật, thực vật, gồm: máu, xạ, dịch, mật, mỡ của động vật; nhựa, tinh dầu, dịch chiết từ thực vật.” Khoản 2. Khoản 11 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “11. Không vì mục đích thương mại là các hoạt động phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, nhân nuôi bảo tồn, nuôi làm cảnh, cứu hộ, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, bảo tàng; triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; biểu diễn xiếc; trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các cơ quan quản lý CITES” Khoản 3. Khoản 18 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “18. Nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi giữ con, trứng, phôi của các loài động vật hoang dã để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể trong môi trường có kiểm soát.” Khoản 4. Bổ sung khoản 29 Điều 3 như sau: “29. Động vật hoang dã, thực vật hoang dã là những loài động vật, thực vật sinh sống, phát triển trong sinh cảnh tự nhiên, nhân tạo hoặc loài động vật, thực vật được nuôi, trồng trong môi trường có kiểm soát nhưng không phải là vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thuộc một trong các trường hợp sau: Điểm a) Loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Điểm b) Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Điểm c) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES; Điểm d) Loài động vật rừng thông thường; Điểm đ) Loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư, trừ một số loài thuộc Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan công bố.” Khoản 5. Bãi bỏ khoản 3 Điều 9. Khoản 6. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Có phương án nuôi, trồng theo Mẫu số 04, Mẫu số 05, Mẫu số 06 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.” Khoản 7. Khoản 4 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.” Khoản 8. Điểm c khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự như sau: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.” Khoản 9. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.” Khoản 10. Khoản 2 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Hình thức thể hiện mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng được quy định tại Mẫu số 08 (Mã số cơ sở nuôi, trồng) tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.” Khoản 11. Điểm c khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Số lượng không vượt quá theo quy định của Công ước CITES. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chịu trách nhiệm dịch và công bố kịp thời theo quy định của Công ước CITES.” Khoản 12. Điểm b khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Mẫu vật động vật xuất khẩu từ thế hệ F2 trở về sau được sinh sản tại cơ sở nuôi đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.” Khoản 13. Điểm c khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Mẫu vật thực vật xuất khẩu từ cơ sở trồng đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.” Khoản 14. Điểm b khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Mẫu vật động vật xuất khẩu từ thế hệ F1 từ cơ sở nuôi được cấp mã số theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.” Khoản 15. Điểm c khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Mẫu vật thực vật xuất khẩu thuộc Phụ lục II, III CITES từ cơ sở trồng đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.” Khoản 16. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Giấy phép CITES quy định theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ thông tin, dán tem CITES hoặc mã hoá, ký và đóng dấu của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.” Khoản 17. Điểm c khoản 2 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Trường hợp nhập khẩu mẫu vật sống của các loài động vật hoang dã để nuôi, giữ: ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b khoản này, phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 14 hoặc điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định này.” Khoản 18. Điểm b khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 22 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết.” Khoản 19. Khoản 3 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ bản chính các chứng từ liên quan theo quy định về thành phần hồ sơ tại Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Nghị định này trong 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ và xuất trình với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.” Khoản 20. Điểm a khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Trường hợp tổ chức, cá nhân trả lại mẫu vật cho nước xuất xứ, hoặc từ chối tiếp nhận lô hàng nhập khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc cấp giấy phép tái xuất khẩu mẫu vật cho nước xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES và pháp luật Việt Nam. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản đến Cơ quan quản lý CITES của nước xuất xứ về mẫu vật vi phạm mà Cơ quan quản lý CITES nước xuất xứ từ chối tiếp nhận, hoặc không phản hồi, hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Công ước CITES thì mẫu vật được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công và theo các nguyên tắc sau: Mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học, trưng bày giáo dục môi trường, đào tạo, tập huấn, thực thi pháp luật hoặc lưu kho hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Mẫu vật thuộc Phụ lục II, III CITES được phép bán đấu giá cho các tổ chức, cá nhân sử dụng không vì mục đích thương mại.” Khoản 21. Bổ sung khoản 5 Điều 40 như sau: “5. Chế độ quản lý và nuôi các loài động vật hoang dã thuộc điểm đ khoản 29 Điều 3 Nghị định này được thực hiện như đối với loài động vật rừng thông thường.” Khoản 22. Thay thế Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP bằng Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 23. Thay thế Mẫu số 08 (Mã số cơ sở nuôi, trồng), Mẫu số 09 (Mẫu giấy phép CITES), Mẫu số 04 và số 06 (Phương án nuôi) ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP bằng Mẫu mã số cơ sở nuôi, trồng tại Phụ lục II, Mẫu giấy phép CITES tại Phụ lục III, Mẫu phương án nuôi tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 2. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 11 năm 2021. Điều 3. Quy định chuyển tiếp Khoản 1. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP . Khoản 2. Đối với các cơ sở nuôi, cơ sở trồng thuộc đối tượng phải đăng ký mã số cơ sở theo quy định tại Nghị định này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, chủ các cơ sở nuôi, cơ sở trồng phải thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng, gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP . Điều 4. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan công bố Danh mục loài động vật hoang dã theo quy định tại điểm đ khoản 29 Điều 3 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP trước ngày 30 tháng 11 năm 2021, định kỳ rà soát, điều chỉnh 3 năm một lần hoặc khi cần thiết. Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NN (2b). TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Văn Thành PHỤ LỤC I
Quyết Định 814/QĐ-BTNMT ban hành quy chế hoạt động truyền thông của bộ tài nguyên và môi trường . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Kèm theo Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 Kèm theo Chương III * Điều 9 - Khoản 1 - Khoản 2
Quyết Định 814/QĐ-BTNMT ban hành quy chế hoạt động truyền thông của bộ tài nguyên và môi trường . Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Đảng ủy, CĐ, ĐTN, Hội CCB Bộ TN&MT. - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. - Cổng TTĐT Bộ TN&MT; - Lưu: VT, TĐKT&TT, B35. Kèm theo Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Quy chế này quy định trách nhiệm, trình tự, thủ tục, cơ chế phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động truyền thông của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khoản 2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động truyền thông về tài nguyên và môi trường. Điều 2 Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động truyền thông về tài nguyên và môi trường Khoản 1. Mục tiêu Điểm a) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Điểm b) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông; góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên và môi trường. Điểm c) Phối hợp các cơ quan, tổ chức quốc tế trong hoạt động truyền thông lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Khoản 2. Nguyên tắc Điểm a) Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điểm b) Đảm bảo quy định; trình tự, thủ tục; cơ chế phối hợp; trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong tổ chức thực hiện. Điểm c) Được sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác. Điều 3 Các hoạt động truyền thông tài nguyên và môi trường Khoản 1. Truyền thông phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường. Điểm a) Tuyên truyền tham vấn cộng đồng trước khi ban hành chính sách, pháp luật. Điểm b) Phổ biến chính sách, pháp luật. Khoản 2. Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên và môi trường. Điểm a) Tổ chức Ngày kỷ niệm, Ngày truyền thống, sự kiện tài nguyên và môi trường. Điểm b) Tổ chức giải thưởng, cuộc thi, hội thi, diễn đàn, tọa đàm. Khoản 3. Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Kèm theo Chương II Điều 4 Kế hoạch truyền thông thường xuyên Khoản 1. Trước ngày 10 tháng 6, các đơn vị trực thuộc Bộ chủ trì, phối hợp Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường xây dựng kế hoạch nhiệm vụ truyền thông cho năm kế tiếp (theo mẫu tại Phụ lục số 1) gửi Bộ (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền để thẩm định). Khoản 2. Trước ngày 30 tháng 6, Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền thẩm định đối với đề xuất kế hoạch và dự toán ngân sách nhiệm vụ truyền thông gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính báo cáo Bộ trưởng phê duyệt theo quy định. Khoản 3. Sau khi Kế hoạch truyền thông và dự toán ngân sách hằng năm được phê duyệt, đơn vị chủ trì nhiệm vụ truyền thông có trách nhiệm: Điểm a) Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch truyền thông chi tiết (theo mẫu tại Phụ lục số 2) trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng xem xét, phê duyệt (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền để thẩm định) hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điểm b) Lập dự toán trình Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định) phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền. Điểm c) Triển khai thực hiện truyền thông theo kế hoạch chi tiết được phê duyệt. Điều 5 Kế hoạch truyền thông đột xuất Trong thời hạn 24 giờ kể từ sau khi xảy ra sự việc phải tổ chức truyền thông đột xuất, đơn vị chủ trì, phối hợp Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch trình Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền để thẩm định); tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung, hình thức, kịp thời, chất lượng và hiệu quả. Kinh phí tổ chức hoạt động truyền thông đột xuất được cân đối từ nguồn ngân sách nhà nước đã giao cho đơn vị thực hiện. Điều 6 Truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường Khoản 1. Các văn bản có nội dung liên quan đến tài nguyên và môi trường phải thực hiện hoạt động truyền thông theo quy định tại Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Khoản 2. Tuyên truyền tham vấn cộng đồng đối với chính sách pháp luật trước khi ban hành. Điểm a) Trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường, đơn vị xây dựng dự thảo văn bản chính sách, pháp luật chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường xây dựng Kế hoạch truyền thông chi tiết tham vấn cộng đồng (theo mẫu tại Phụ lục số 3) trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng xem xét, phê duyệt (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền để thẩm định). Điểm b) Sau khi được phê duyệt, đơn vị xây dựng chính sách pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền tham vấn cộng đồng chính sách pháp luật thông qua các hình thức phù hợp; thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội, tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ (qua Vụ Pháp chế). Điểm c) Kết quả tham vấn cộng đồng là một trong các căn cứ bắt buộc để Vụ Pháp chế xây dựng Báo cáo (theo mẫu tại Phụ lục số 4) trình Bộ trưởng xem xét, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, quyết định ban hành văn bản chính sách, pháp luật. Khoản 3. Phổ biến chính sách, pháp luật khi được ban hành. Ngay sau khi văn bản chính sách, pháp luật được ban hành, đơn vị xây dựng chính sách, pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc: Điểm a) Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực. Điểm b) Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. Điểm c) Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Điểm d) Gắn việc thi hành pháp luật với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân. Điểm đ) Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội. Khoản 4. Đơn vị chủ xây dựng chính sách pháp luật phối hợp Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Bộ (Cổng thông tin điện tử Bộ) và cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật trước, trong và sau khi được ban hành theo quy định để phản ánh và định hướng dư luận xã hội. Điều 7 Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên và môi trường Khoản 1. Tổ chức Ngày thành lập, Ngày truyền thống, sự kiện tài nguyên và môi trường (sau đây gọi chung là Sự kiện). 1.1. Tổ chức Sự kiện cấp quốc gia Sự kiện cấp quốc gia là sự kiện do Chính phủ tổ chức, hoặc Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hoặc đồng tổ chức với các ban, bộ, ngành, địa phương. Việc tổ chức Sự kiện cấp quốc gia được thực hiện theo trình tự, trách nhiệm như sau: 1.2. Tổ chức Sự kiện cấp Bộ Sự kiện cấp Bộ là sự kiện do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức; hoặc đồng tổ chức với các ban, bộ, ngành, địa phương; hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho một hoặc một số đơn vị tổ chức. Việc tổ chức Sự kiện cấp Bộ được thực hiện theo trình tự, trách nhiệm như sau: 1.3. Cấp đơn vị Sự kiện cấp đơn vị là sự kiện do đơn vị được quyền tổ chức theo các quy định hiện hành. Điểm a) Trước tổ chức sự kiện 60 ngày, đơn vị có Sự kiện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan xây dựng Đề án tổ chức sự kiện (theo mẫu tại Phụ lục số 5) trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng xem xét, phê duyệt (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền để thẩm định). a) Trước tổ chức sự kiện 45 ngày, đơn vị có Sự kiện chủ trì, phối hợp Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch chi tiết quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quy chế; thành lập Ban Tổ chức sự kiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng phê duyệt (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền) để thẩm định. a) Trước tổ chức sự kiện 30 ngày, đơn vị có Sự kiện xây dựng Kế hoạch chi tiết tổ chức Sự kiện trình Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách phê duyệt chủ trương (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền) để thẩm định. Trong thời gian diễn ra Sự kiện, đơn vị phối hợp, thống nhất với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phù hợp. Điểm b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ thời điểm Đề án được phê duyệt, đơn vị được giao chủ trì tổ chức Sự kiện (đơn vị có Sự kiện hoặc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường) có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình phê duyệt Kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện theo quy định như Khoản 3 Điều 4 của Quy chế này. b) Thành viên của Ban Tổ chức Sự kiện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng Ban Tổ chức; được quyền sử dụng các nguồn lực của đơn vị mình và phối hợp với các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ được phân công. b) Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Bộ (Cổng thông tin điện tử Bộ) có trách nhiệm tuyên truyền sự kiện. Điểm c) Trước 45 ngày diễn ra Sự kiện, đơn vị chủ trì tổ chức Sự kiện phối hợp Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền xây dựng văn bản báo cáo Bộ trưởng phê duyệt để hướng dẫn các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện; thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức sự kiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. c) Đơn vị chủ trì tổ chức Sự kiện có trách nhiệm toàn diện trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện. Điểm d) Thành viên của Ban Tổ chức Sự kiện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban Tổ chức; được quyền sử dụng các nguồn lực của đơn vị mình và phối hợp với các thành viên khác để thực hiện nhiệm vụ được phân công. d) Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thẩm định kế hoạch tổ chức sự kiện; tham mưu báo cáo Bộ trưởng phê duyệt các văn bản thuộc nhiệm vụ tuyên truyền, truyền thông. Điểm đ) Đơn vị chủ trì tổ chức Sự kiện có trách nhiệm toàn diện trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện Sự kiện. đ) Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Bộ (Cổng thông tin điện tử Bộ) có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền định hướng về Sự kiện. Điểm e) Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thẩm định Kế hoạch tổ chức sự kiện; tham mưu báo cáo Bộ trưởng phê duyệt các văn bản thuộc nhiệm vụ tuyên truyền, truyền thông. Điểm g) Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Bộ (Cổng thông tin điện tử Bộ) có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền định hướng về Sự kiện. Khoản 2. Giải thưởng, cuộc thi, hội thi, diễn đàn, tọa đàm Điểm a) Trước 45 ngày tổ chức giải thưởng, cuộc thi, hội thi, diễn đàn, tọa đàm, đơn vị chủ trì xây dựng Kế hoạch (theo mẫu tại Phụ lục số 6) báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phê duyệt (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền để thẩm định). Điểm b) Sau khi được phê duyệt, đơn vị tổ chức giải thưởng, cuộc thi, hội thi, diễn đàn, tọa đàm chủ trì, phối hợp Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thực hiện các nhiệm vụ được phê duyệt tại Kế hoạch. Điểm c) Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp đơn vị có liên quan đề xuất, báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức; Hội đồng giám khảo, Hội đồng chuyên môn (nếu có); xây dựng các văn bản thuộc nhiệm vụ tuyên truyền, truyền thông trình Bộ trưởng ban hành và tham gia thực hiện các nội dung đã được phê duyệt. Điểm d) Đơn vị chủ trì tổ chức giải thưởng, cuộc thi, hội thi, diễn đàn, tọa đàm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền) sau kết thúc 15 ngày tổ chức. Điểm đ) Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Bộ (Cổng thông tin điện tử Bộ) có trách nhiệm thành lập chuyên trang, chuyên mục thông tin tuyên truyền. Điều 8 Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí Khoản 1. Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được thực hiện theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 829/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khoản 2. Hằng tháng, các đơn vị xây dựng Kế hoạch cung cấp thông tin cho báo chí (theo mẫu tại Phụ lục số 7). Kèm theo Chương III Điều 9 Đánh giá kết quả Khoản 1. Trước ngày 25 của tháng cuối Quý, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tự chấm điểm đánh giá kết quả công tác truyền thông theo các tiêu chí, thang điểm (100 điểm) gửi về Bộ (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền). TT NỘI DUNG, TIÊU CHÍ MỨC ĐIỂM TỐI ĐA ĐIỂM TỰ CHẤM 1 Thực hiện truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường 20 1.1. Tỷ lệ % các văn bản chính sách, pháp luật được tuyên truyền trước khi ban hành, đảm bảo kế hoạch, chất lượng, hiệu quả để tham vấn cộng đồng trước khi ban hành, thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam: Tối đa 10 điểm. - Trên 90% 10 - Từ 70% đến 90% 7 - Từ 50% đến 70% 5 - Dưới 50% 3 1.2. Tỷ lệ % các văn bản chính sách, pháp luật được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi khi đã được ban hành, đảm bảo kế hoạch, chất lượng, hiệu quả được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam: Tối đa 10 điểm. - Trên 90% 10 - Từ 70% đến 90% 07 - Từ 50% đến 70% 05 - Dưới 50% 03 2 Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng tài nguyên và môi trường 15 Khoản 2.1 Tổ chức Ngày thành lập, Ngày truyền thống, sự kiện tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền đảm bảo chất lượng, hiệu quả 05 2.2 Tổ chức giải thưởng, cuộc thi, hội thi, diễn đàn, tọa đàm chất lượng, hiệu quả 15 3 Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 55 2. Mức điểm xếp loại
Quyết Định 814/QĐ-BTNMT ban hành quy chế hoạt động truyền thông của bộ tài nguyên và môi trường . Kèm theo Chương III * Điều 9 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d * Điều 10 * Điều 11
Quyết Định 814/QĐ-BTNMT ban hành quy chế hoạt động truyền thông của bộ tài nguyên và môi trường . Kèm theo Chương III Điều 9 III Điều 9. Đánh giá kết quả Khoản 2.1 Tổ chức Ngày thành lập, Ngày truyền thống, sự kiện tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền đảm bảo chất lượng, hiệu quả 05 2.2 Tổ chức giải thưởng, cuộc thi, hội thi, diễn đàn, tọa đàm chất lượng, hiệu quả 15 3 Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 55 2. Mức điểm xếp loại Khoản 3.1 Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ đảm bảo quy trình, chất lượng, hiệu quả: Tối đa 35 điểm. - Hằng tháng, cung cấp thông tin cho báo chí đảm bảo quy trình, kịp thời, chất lượng, hiệu quả. 20 - Thường xuyên cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử của đơn vị, Cổng Thông tin điện tử của Bộ kịp thời, chính xác. 05 - Chuẩn bị tài liệu, cử người tham gia cung cấp thông tin cho báo chí tại Họp báo của Bộ, hoặc họp báo Chính phủ, hoặc họp báo khác khi có yêu cầu của Bộ. 10 3.2 Phát ngôn, cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường đảm bảo quy trình, kịp thời, chất lượng, hiệu quả. 15 3.3 Phản hồi thông tin báo chí đảm bảo kịp thời, chất lượng, hiệu quả. 05 4 Thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, báo cáo kết quả theo quy định. 10 Tổng điểm: 100 Xếp loại: Khi đánh giá, những mục tự chấm điểm không chính xác, không đúng với quá trình thực hiện sẽ bị trừ điểm. Mức trừ cao nhất bằng 10% mức điểm tối đa. 3. Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền hướng dẫn, đôn đốc thực hiện đánh giá chấm điểm đối với các Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ về hoạt động truyền thông (theo mẫu tại Phụ lục số 8). Báo cáo Bộ trưởng kết quả tổng hợp đánh giá và đề xuất, kiến nghị (theo mẫu tại Phụ lục số 9). Khoản 2 Điểm a) Xuất sắc đạt từ 91 - 100 điểm. Điểm b) Tốt đạt từ 71 - 90 điểm. Điểm c) Trung bình đạt từ 51 - 70 điểm. Điểm d) Yếu kém đạt dưới 50 điểm. Điều 10 III Điều 10. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền: Chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chế; tổng hợp các kiến nghị, khó khăn vướng mắc báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế. Khoản 2. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách, hướng dẫn, thẩm định sử dụng ngân sách cho tổ chức các hoạt động truyền thông theo quy định. Khoản 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường: Điểm a) Phổ biến Quy chế này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để tổ chức thực hiện. Điểm b) Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế của đơn vị về Bộ (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền) trước ngày 25 tháng 12 hằng năm. Điều 11 III Điều 11. Khen thưởng và kỷ luật Khoản 1. Hằng năm, kết quả tổ chức thực hiện Quy chế hoạt động truyền thông là một trong các căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tiêu chí để xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với Thủ trưởng và cấp phó được giao phụ trách công tác truyền thông của đơn vị. Khoản 2. Các đơn vị, cá nhân có liên quan không thực hiện; thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định tại Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý kỷ luật theo quy định./. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐƠN VỊ: …………………….. PHỤ LỤC SỐ 1
Quyết Định 307/QĐ-UBDT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 4 * Điều 5
Quyết Định 307/QĐ-UBDT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng . Điều 1. Vị trí, chức năng Khoản 1. Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng (viết tắt là Ban Quản lý dự án) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Ban Quản lý dự án thực hiện chức năng theo quy định tại Khoản 3 Điều 63 của Luật Xây dựng và Khoản 3 của Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: Điểm a) Làm chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao. Điểm b) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. Điểm c) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Điểm d) Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Điểm đ) Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao và được đối tác yêu cầu. Điểm e) Tìm kiếm và khai thác các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng gồm: Lập quy hoạch xây dựng; lập báo cáo đề xuất xin chủ trương đầu tư; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; lập báo cáo nghiên cứu khả thi; tổ chức khảo sát, thiết kế xây dựng; giám sát xây dựng, quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng công trình. Điểm g) Thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Khoản 1. Nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư: Điểm a) Xây dựng, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của Ban Quản lý dự án, tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm về đầu tư xây dựng của Ủy ban Dân tộc. Điểm b) Lập kế hoạch dự án: hàng năm lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực đầu tư, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện. Điểm c) Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng gồm: Quy hoạch, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường; phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác. Điểm d) Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn hoặc tự thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác, Điểm đ) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử và đưa vào sử dụng; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình. Điểm e) Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định. Điểm g) Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Khoản 2. Nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý dự án: Điểm a) Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng. Điểm b) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Điểm c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện. Điểm d) Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng được ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình. Điểm e) Hợp đồng với các chủ đầu tư để giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác: Điểm a) Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản của Ban Quản lý dự án; thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ đãi ngộ, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý dự án. Điểm b) Ký hợp đồng thuê khoán công việc đối với cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện một số công việc. Điểm c) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hoặc các cấp quyết định đầu tư ủy quyền trong quá trình quản lý thực hiện dự án (nếu có). Điểm d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế Khoản 1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án: Điểm a) Lãnh đạo Ban Quản lý dự án gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc, trước mắt do tổ chức lại Ban Quản lý dự án số lượng Phó Giám đốc nhiều hơn; Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. Điểm b) Các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án: - Văn phòng Ban Quản lý dự án; - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; - Phòng Kỹ thuật - Thẩm định; - Phòng Tài chính - Kế toán. Trước mắt thành lập 02 phòng: Phòng kế hoạch - tổng hợp và Phòng Tài chính - Kế toán. Tùy theo yêu cầu cụ thể về quy mô và tiến độ thực hiện các dự án, nếu xét thấy cần thiết, Giám đốc Ban QLDA báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xem xét, quyết định thành lập các phòng ban chức năng khác. c. Việc thành lập, sáp nhập và sắp xếp các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Ban Quản lý dự án. d. Giám đốc Ban Quản lý quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Ban Quản lý dự án. Khoản 2. Về biên chế: Điểm a) Biên chế Ban Quản lý dự án được thực hiện theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án được thuê lao động hợp đồng để thực hiện một số nhiệm vụ được giao (Việc ký hợp đồng lao động phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật và được Lãnh đạo Ủy ban phụ trách phê duyệt). Giai đoạn đầu mới thành lập, Ban Quản lý dự án được Ủy ban Dân tộc bố trí một số công chức biệt phái từ các đơn vị thuộc Ủy ban sang để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Điểm b) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của Ban Quản lý dự án thực hiện theo quy định pháp luật và theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển công chức lãnh đạo quản lý của Ủy ban Dân tộc. Điểm c) Việc tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách khác đối với viên chức, người lao động thuộc Ban Quản lý dự án do Giám đốc Ban Quản lý dự án quyết định theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoặc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật. Điểm d) Việc bố trí công tác đối với viên chức của Ban Quản lý dự án phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo phẩm chất, năng lực, chuyên môn, bảo đảm đúng theo các quy định của pháp luật. Điều 4 Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng và Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Các bộ: XD, KHĐT, NV, TC; - Bộ trưởng, Chủ nhiệm; - TT, PCN UBDT; - Cổng TTĐT UBDT; - Lưu: VT, TCCB, BQLDA (05b). BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Đỗ Văn Chiến
Thông Tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các lĩnh vực và ngành đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Khoản 2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Khoản 3. Thông tư này không quy định đối với các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp, bao gồm cả chương trình liên kết với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Khoản 4. Các chương trình đào tạo thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) phải đáp ứng các quy định tại Thông tư này. Điều 2 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Khoản 2. Chuẩn chương trình đào tạo của một trình độ giáo dục đại học là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của các ngành (các nhóm ngành, lĩnh vực) ở trình độ đó; bao gồm yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra (hay yêu cầu đầu ra), chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào), khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện chương trình để bảo đảm chất lượng đào tạo. Khoản 3. Chuẩn chương trình đào tạo của một ngành (hoặc của một nhóm ngành, một lĩnh vực) ở một trình độ là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của ngành đó (hoặc nhóm ngành, lĩnh vực đó), phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng. Khoản 4. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp. Khoản 5. Chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào) của một chương trình đào tạo là những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm mà người học cần có để theo học chương trình đào tạo. Khoản 6. Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 là chương trình đào tạo của một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam; chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 8 là chương trình đào tạo của một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Khoản 7. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ. Khoản 8. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Khoản 9. Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp có mục tiêu và nội dung theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, phát triển năng lực làm việc gắn với một nhóm chức danh nghề nghiệp cụ thể. Khoản 10. Lĩnh vực đào tạo là tập hợp một số nhóm ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn hoặc nghề nghiệp, tương ứng với Danh mục giáo dục, đào tạo cấp II thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Khoản 11. Nhóm ngành đào tạo là tập hợp một số ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn, tương ứng với Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Khoản 12. Môn học, học phần (sau đây gọi chung là học phần) là một tập hợp hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế nhằm thực hiện một số mục tiêu học tập cụ thể, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng thuộc một phạm vi chuyên môn hẹp trong chương trình đào tạo. Một học phần thông thường được tổ chức giảng dạy, học tập trong một học kỳ. Khoản 13. Thành phần của một chương trình đào tạo là một nhóm học phần và các hoạt động học tập, nghiên cứu khác có đặc điểm chung về chuyên môn; có vai trò rõ nét trong thực hiện một nhóm mục tiêu và yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo. Các thành phần được sử dụng để thiết kế cấu trúc tổng thể của chương trình đào tạo, như giáo dục đại cương, khoa học cơ bản, cơ sở và cốt lõi ngành, thực tập và trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và các thành phần khác. Điều 3 Mục đích ban hành chuẩn chương trình đào tạo Khoản 1. Chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ để: Điểm a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo; Điểm b) Cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng chương trình đào tạo; Điểm c) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo. Khoản 2. Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ. Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực ở mỗi trình độ có thể quy định cao hơn hoặc mở rộng hơn so với các quy định chung trong chuẩn chương trình đào tạo của trình độ đó. Chương II Điều 4 Mục tiêu của chương trình đào tạo Khoản 1. Phải nêu rõ kỳ vọng của cơ sở đào tạo về năng lực và triển vọng nghề nghiệp của người tốt nghiệp chương trình đào tạo. Khoản 2. Phải thể hiện được định hướng đào tạo: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hoặc định hướng nghề nghiệp; đáp ứng nhu cầu của giới tuyển dụng và các bên liên quan. Khoản 3. Phải phù hợp và gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo, nhu cầu của xã hội; phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và mô tả trình độ theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Điều 5 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Khoản 1. Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo. Khoản 2. Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học. Khoản 3. Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác. Khoản 4. Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Khoản 5. Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực. Khoản 6. Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần. Khoản 7. Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn. Điều 6 Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo Khoản 1. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo phải xác định rõ những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng trình độ, ngành và định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập thành công và hoàn thành tốt chương trình đào tạo. Khoản 2. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương. Khoản 3. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ: Người học phải tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập. Khoản 4. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ: Người học phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp hạng giỏi trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên); có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu. Điều 7 Khối lượng học tập Khoản 1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ. Điểm a) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; Điểm b) Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút. Khoản 2. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau: Điểm a) Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; Điểm b) Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành; Điểm c) Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành; Điểm d) Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành. Khoản 3. Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng. Điều 8 Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo Khoản 1. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo: Điểm a) Phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo; Điểm b) Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo; đồng thời thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của ngành đào tạo; Điểm c) Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học; đồng thời đưa ra các thành phần bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân; Điểm d) Phải định hướng được cho người học đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học xây dựng kế hoạch học tập cá nhân theo tiến độ và trình tự phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân. Khoản 2. Mỗi thành phần, học phần của chương trình đào tạo phải quy định mục tiêu, yêu cầu đầu vào và đầu ra, số tín chỉ và nội dung, đặc điểm chuyên môn; đóng góp rõ nét trong thực hiện mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Khoản 3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: Điểm a) Giáo dục đại cương bắt buộc bao gồm các môn lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành; Điểm b) Đối với các chương trình đào tạo song ngành, ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo cần được cấu trúc để thể hiện rõ những thành phần chung và những phần riêng theo từng ngành; Điểm c) Đối với chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7, yêu cầu khối lượng thực tập tối thiểu 8 tín chỉ. Khoản 4. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ: Điểm a) Định hướng nghiên cứu: khối lượng nghiên cứu khoa học từ 24 đến 30 tín chỉ, bao gồm 12 đến 15 tín chỉ cho luận văn, 12 đến 15 tín chỉ cho các đồ án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khác; Điểm b) Định hướng ứng dụng: thực tập từ 6 đến 9 tín chỉ; học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án. Khoản 5. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ: Điểm a) Tối thiểu 80% nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ; Điểm b) Tối đa 16 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ thạc sĩ; Điểm c) Tối thiểu 30 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ đại học. Điều 9 Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập Khoản 1. Phương pháp giảng dạy phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy người học phát huy chủ động và nỗ lực tham gia các hoạt động học tập; định hướng hiệu quả để người học đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và của cả chương trình đào tạo. Khoản 2. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên chuẩn đầu ra, phải làm rõ mức độ đạt được của người học theo các cấp độ tư duy quy định trong chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và chương trình đào tạo.
Thông Tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học . Chương II * Điều 9 - Khoản 5 + Điểm b + Điểm c * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 Chương III * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 Chương IV * Điều 17 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2
Thông Tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học . Chương II Điều 9 Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập Khoản 5 Điểm b) Tối đa 16 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ thạc sĩ; Điểm c) Tối thiểu 30 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ đại học. Điều 9 Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập Khoản 1. Phương pháp giảng dạy phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy người học phát huy chủ động và nỗ lực tham gia các hoạt động học tập; định hướng hiệu quả để người học đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và của cả chương trình đào tạo. Khoản 2. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên chuẩn đầu ra, phải làm rõ mức độ đạt được của người học theo các cấp độ tư duy quy định trong chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và chương trình đào tạo. Khoản 3. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; làm cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, thúc đẩy nỗ lực và hỗ trợ tiến bộ của người học, cải tiến chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Điều 10 Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ Khoản 1. Chuẩn chương trình phải quy định những yêu cầu tối thiểu về số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ để tổ chức giảng dạy và hỗ trợ người học nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Khoản 2. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học, giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: Điểm a) Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên; Điểm b) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; Điểm c) Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy; Điểm d) Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo. Khoản 3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ: Điểm a) Giảng viên có trình độ tiến sĩ; Điểm b) Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; Điểm c) Có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần của chương trình; Điểm d) Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỷ lệ tối đa 05 học viên trên một người hướng dẫn. Khoản 4. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ: Điểm a) Giảng viên có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư; hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt; Điểm b) Có ít nhất 01 giáo sư (hoặc 02 phó giáo sư) ngành phù hợp và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu; Điểm c) Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối đa 07 nghiên cứu sinh/giáo sư, 05 nghiên cứu sinh/phó giáo sư và 03 nghiên cứu sinh/tiến sĩ. Khoản 5. Chuẩn chương trình cho các ngành, nhóm ngành quy định yêu cầu cụ thể về đội ngũ giảng viên không thấp hơn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều này; yêu cầu cụ thể về tỉ lệ người học trên giảng viên; yêu cầu về đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo (nếu cần thiết), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực nhóm ngành hoặc ngành đào tạo. Điều 11 Cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu Chuẩn chương trình cho các ngành, nhóm ngành quy định những yêu cầu tối thiểu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm, công nghệ thông tin, thư viện, học liệu, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo, để giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực đào tạo. Chương III Điều 12 Xây dựng chuẩn chương trình cho các lĩnh vực và ngành đào tạo Khoản 1. Chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành được xây dựng cho từng trình độ và theo từng lĩnh vực hoặc theo một số nhóm ngành trong trường hợp cần thiết (sau đây gọi chung là “khối ngành”), đáp ứng các yêu cầu sau: Điểm a) Đáp ứng các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng theo quy định tại Chương II của Thông tư này; Điểm b) Phải có phần quy định chung để áp dụng cho tất cả ngành đào tạo thuộc khối ngành và có phần quy định riêng cho từng ngành liên quan (nếu cần); Điểm c) Phải căn cứ yêu cầu chung về công việc, vị trí việc làm tương lai của người tốt nghiệp các ngành đào tạo thuộc khối ngành; Điểm d) Phải có sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả của các bên liên quan, trong đó có đại diện các cơ sở đào tạo, giới sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn; Điểm đ) Có tham khảo, đối sánh với mô hình, chuẩn hoặc tiêu chuẩn đối với các chương trình đào tạo của các nước hoặc các tổ chức quốc tế liên quan; Điểm e) Bảo đảm quyền tự chủ về xây dựng chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo; đưa ra các yêu cầu nhưng không quy định cấu trúc cụ thể của chương trình đào tạo, không quy định chi tiết các học phần của chương trình đào tạo trừ những học phần được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 8 của Thông tư này. Khoản 2. Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của lĩnh vực đào tạo thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Điều 13 Hội đồng tư vấn khối ngành Khoản 1. Hội đồng tư vấn khối ngành do các Bộ thành lập theo phân công tại Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Bộ chủ quản), thực hiện chức năng giúp Bộ chủ quản triển khai nhiệm vụ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho khối ngành tương ứng. Khoản 2. Hội đồng tư vấn khối ngành được phép sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị được Bộ chủ quản giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành (sau đây gọi là cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo). Khoản 3. Hội đồng tư vấn khối ngành hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoản 4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tư vấn khối ngành Điểm a) Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia trong lĩnh vực, nhóm ngành, ngành cần xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng; Điểm b) Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ chủ quản; đại diện cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; đại diện một số cơ sở giáo dục đại học; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực; chuyên gia về xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; Điểm c) Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng tư vấn khối ngành do Bộ chủ quản quyết định; Điểm d) Các Ban chuyên môn của Hội đồng giúp Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Thành viên của mỗi Ban chuyên môn bao gồm một số thành viên Hội đồng và các chuyên gia khác có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Ban. Khoản 5. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn khối ngành Điểm a) Xác định việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo khối ngành theo từng lĩnh vực hay nhóm ngành và danh mục các ngành liên quan; sự cần thiết phải quy định các yêu cầu cụ thể cho từng ngành; Điểm b) Xây dựng và cập nhật chuẩn chương trình đào tạo khối ngành đảm bảo phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo đối với trình độ tương ứng theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và ban hành; Điểm c) Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ chuẩn chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật; Điểm d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan chủ trì xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giao theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn khối ngành Điểm a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành; tính phù hợp với thực tế; tính phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; tính phù hợp với các quy định hiện hành và đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo; Điểm b) Thực hiện trách nhiệm giải trình trước các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các cơ sở đào tạo và các bên liên quan khác về các vấn đề liên quan đến chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành; Điểm c) Xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên của Hội đồng tư vấn khối ngành; kiến nghị với Bộ chủ quản thay đổi các thành viên và kiện toàn Hội đồng tư vấn khối ngành (nếu cần thiết); Điểm d) Phối hợp với cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ chủ quản về kế hoạch, tiến độ, kết quả xây dựng chuẩn chương trình đào tạo. Điều 14 Cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo Khoản 1. Bộ chủ quản chịu trách nhiệm lựa chọn cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc có uy tín, ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực đào tạo liên quan, có năng lực và kinh nghiệm trong phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo để giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành. Khoản 2. Nhiệm vụ của cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo: Điểm a) Phối hợp với Hội đồng tư vấn khối ngành lập kế hoạch, đảm bảo kinh phí, nhân lực và tiến độ triển khai xây dựng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điểm b) Phục vụ hoạt động của các Hội đồng tư vấn khối ngành, tổ chức các hoạt động khác phục vụ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành; Điểm c) Thực hiện trách nhiệm giải trình trước các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về các vấn đề liên quan đến tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các khối ngành. Điều 15 Thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo của từng khối ngành. Tiêu chuẩn và cơ cấu Hội đồng thẩm định được quy định như sau: Điểm a) Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia trong đúng lĩnh vực, ngành cần thẩm định chuẩn chương trình đào tạo, có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng; trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định; Điểm b) Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ chủ quản; đại diện một số cơ sở giáo dục đại học; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực; chuyên gia về xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; Điểm c) Thành viên Hội đồng thẩm định không là thành viên của Hội đồng tư vấn khối ngành. Khoản 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo Điểm a) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành nhằm đánh giá chất lượng, tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định ban hành chuẩn chương trình đào tạo; Điểm b) Hội đồng thẩm định căn cứ vào các quy định của Thông tư này, quy chế tuyển sinh, tổ chức đào tạo hiện hành đối với các trình độ tương ứng; các điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình; các quy định liên quan khác về chương trình đào tạo; yêu cầu, tiêu chuẩn của ngành đào tạo để thẩm định chuẩn chương trình đào tạo; Điểm c) Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ một trong các nội dung sau: Hội đồng thông qua chuẩn chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung; hoặc Hội đồng thông qua chuẩn chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung; hoặc Hội đồng không thông qua chuẩn chương trình đào tạo và nêu lý do không thông qua; Điểm d) Hội đồng chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về kết quả làm việc của mình; có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu. Khoản 3. Tổ chức họp Hội đồng thẩm định Điểm a) Hội đồng thực hiện thẩm định chuẩn chương trình đào tạo theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điểm b) Các cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được ghi thành biên bản chi tiết; trong đó có kết quả biểu quyết về kết luận của Hội đồng thẩm định, có chữ ký của các thành viên Hội đồng thẩm định. Khoản 4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực đối với các trình độ của giáo dục đại học căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định. Điều 16 Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo Khoản 1. Chuẩn chương trình đào tạo phải được rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ ít nhất một lần trong 05 năm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu thay đổi của khoa học, công nghệ và xu thế phát triển ngành đào tạo. Khoản 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ chủ quản quyết định việc kiện toàn hoặc thành lập mới các Hội đồng tư vấn khối ngành để tổ chức rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành theo quy định tại Điều 12, Điều 13 của Thông tư này. Khoản 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cập nhật theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này. Chương IV Điều 17 Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo Khoản 1. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo. Yêu cầu về thành phần của Hội đồng: Điểm a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; Điểm b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; Điểm c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo. Khoản 2. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
Thông Tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học . Chương IV * Điều 17 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h * Điều 18 * Điều 19 Chương V * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22
Thông Tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học . Chương IV Điều 17 Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo Khoản 1 Điểm a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; Điểm b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; Điểm c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo. Khoản 2. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng. Khoản 3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo: Điểm a) Đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này, chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có) và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Điểm b) Thể hiện rõ khả năng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực theo kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, quốc gia và nhu cầu của thị trường lao động; Điểm c) Phản ánh yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có đại diện giảng viên tại các đơn vị chuyên môn, đại diện các đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đang làm việc đúng chuyên môn; Điểm d) Được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành đã được kiểm định của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài; Điểm đ) Được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; phải tích hợp giảng dạy kỹ năng với kiến thức; phải có ma trận các môn học hoặc học phần với chuẩn đầu ra, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân bổ và truyền tải đầy đủ thành chuẩn đầu ra của các môn học hoặc học phần; Điểm e) Các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá phải được lập kế hoạch và thiết kế dựa vào chuẩn đầu ra của môn học hoặc học phần, bảo đảm cung cấp những hoạt động giảng dạy thúc đẩy việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra; Điểm g) Có quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo; Điểm h) Được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo có ý kiến thông qua trước khi ban hành. Điều 18 Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo Khoản 1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo. Tiêu chuẩn và cơ cấu Hội đồng thẩm định được quy định như sau: Điểm a) Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đúng ngành hoặc ngành gần đối với chương trình đào tạo thuộc ngành mới, các chuyên gia am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, có năng lực xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo không là thành viên Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; Điểm b) Hội đồng thẩm định có số thành viên là số lẻ, gồm Chủ tịch, Thư ký, tối thiểu 02 ủy viên phản biện thuộc hai cơ sở đào tạo khác nhau và các ủy viên Hội đồng; trong đó có ít nhất 01 thành viên là người đại diện cho đơn vị sử dụng lao động; Điểm c) Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định cụ thể tiêu chuẩn, số lượng, thành phần, cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo phù hợp với quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này. Khoản 2. Yêu cầu thẩm định chương trình đào tạo: Điểm a) Đánh giá được mức độ đáp ứng các quy định của chuẩn chương trình đào tạo, quy chế tổ chức đào tạo hiện hành đối với các trình độ tương ứng; các quy định liên quan khác về chương trình đào tạo; yêu cầu của ngành đào tạo và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định; Điểm b) Kết luận rõ một trong các nội dung sau: Hội đồng thông qua chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng không thông qua chương trình đào tạo và nêu lý do không thông qua. Khoản 3. Sau khi có kết luận của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ký quyết định ban hành và áp dụng chương trình đào tạo. Khoản 4. Chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trước khi được sử dụng theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) phải được thẩm định theo quy định tại Điều này. Điều 19 Đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo Khoản 1. Chương trình đào tạo phải thường xuyên được rà soát, đánh giá, cập nhật; kết quả rà soát, đánh giá phải được cơ sở đào tạo áp dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo. Khoản 2. Đánh giá chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau: Điểm a) Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này và chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có); Điểm b) Việc đánh giá phải dựa trên kết quả đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đối với mỗi khóa học và phản hồi của các bên liên quan (giới sử dụng lao động, người học, giảng viên, tổ chức nghề nghiệp...). Mỗi chuẩn đầu ra phải được đánh giá tối thiểu hai lần trong chu kỳ đánh giá chương trình đào tạo; Điểm c) Việc đánh giá phải phải làm rõ tính hiệu quả của chương trình đào tạo đang thực hiện (đáp ứng so với chuẩn đầu ra và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy); Điểm d) Việc đánh giá phải đưa ra đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo; kết quả đánh giá, cải tiến phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo. Khoản 3. Chu kỳ đánh giá tổng thể chương trình đào tạo tối đa là 05 năm; quy trình đánh giá tổng thể tương tự với quy trình xây dựng mới chương trình đào tạo. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo công bố chương trình đào tạo dưới dạng chương trình đào tạo mới hoặc chương trình đào tạo sửa đổi, bổ sung sau khi được đánh giá và cập nhật. Khoản 4. Việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp theo quy định về mở ngành đào tạo tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều này. Chương V Điều 20 Trách nhiệm tổ chức thực hiện Khoản 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Hội đồng tư vấn khối ngành xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, nhóm ngành cụ thể. Khoản 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành và thực hiện chương trình đào tạo, công khai thông tin của tất cả các chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo trên cổng thông tin điện tử theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan. Khoản 3. Các cơ sở đào tạo quy định cụ thể việc xây dựng, thẩm định, ban hành, áp dụng chương trình đào tạo mới; rà soát, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này. Khoản 4. Đối với các các ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực chưa ban hành chuẩn chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo thực hiện quy định tại Chương II của Thông tư này và tham khảo tiêu chuẩn nghề nghiệp trong nước và quốc tế cho ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực tương ứng để xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo. Điều 21 Chế độ báo cáo và công khai thông tin về chương trình đào tạo Khoản 1. Hằng năm, cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo các yêu cầu sau: Điểm a) Thông tin chung về chương trình đào tạo bao gồm: tên chương trình đào tạo, địa điểm thực hiện chương trình đào tạo, yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo, tình trạng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; Điểm b) Tác động đánh giá chương trình và đánh giá chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đến cải tiến chất lượng của các chương trình đào tạo; Điểm c) Nguồn lực thực hiện chương trình bao gồm: phân tích số lượng và phân bố giảng viên, giảng viên có trình độ chuyên môn liên quan đến ngành; ngân sách và nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và thiết bị hỗ trợ đào tạo. Khoản 2. Báo cáo về chương trình đào tạo theo các quy định tại Thông tư này thực hiện theo hình thức văn bản và cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoản 3. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo, Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm về thời gian báo cáo, tính chính xác và chất lượng báo cáo. Khoản 4. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo các yêu cầu sau: Điểm a) Thông tin chung về chương trình gồm chương trình áp dụng đối với khóa tuyển sinh cụ thể; hình thức, phương thức và thời gian đào tạo; các thông tin theo các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo; Điểm b) Kết quả đánh giá chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, những cải tiến chương trình đào tạo đã thực hiện trong vòng 5 năm liền trước đó nâng cao chất lượng đào tạo; Điểm c) Tình trạng kiểm định của các chương trình đào tạo đang thực hiện tại cơ sở đào tạo. Điều 22 Điều khoản thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2021. Khoản 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Khoản 3. Các cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện cho các khóa đã tuyển sinh và nhập học trước ngày 01 tháng 01 năm 2022. Đối với các khóa tuyển sinh sau ngày 01 tháng 01 năm 2022, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Khoản 4. Việc mở các chương trình đào tạo mới tại các cơ sở đào tạo phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này kể từ thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành. Khoản 5. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; - Ban Tuyên giáo TƯ; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Kiểm toán Nhà nước; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Như khoản 5 Điều 22; - Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hoàng Minh Sơn PHỤ LỤC
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Thông tư này quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là ATKT & BVMT) đối với các loại xe máy chuyên dùng nhập khẩu; sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện chưa qua sử dụng hoặc từ xe cơ sở chưa qua sử dụng và chưa có biển đăng ký; cải tạo và khai thác sử dụng. Khoản 2. Thông tư này không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, kiểm tra nhập khẩu; sản xuất, lắp ráp từ các linh kiện chưa qua sử dụng hoặc từ xe cơ sở chưa qua sử dụng và chưa có biển đăng ký; cải tạo và khai thác sử dụng xe máy chuyên dùng. Điều 3. Giải thích từ ngữ Một số từ ngữ và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng trong Thông tư này bao gồm: Khoản 1. Xe máy chuyên dùng (sau đây viết tắt là Xe) gồm các loại xe được nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7772:2007 “Xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại” và các loại Xe được nêu tại Phụ lục II của Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT ngày 21 tháng 04 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Khoản 2. Xe cùng kiểu loại là các Xe của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế, thông số kỹ thuật cơ bản và cùng nước sản xuất. Khoản 3. Mẫu điển hình là sản phẩm được kiểm tra, đánh giá để cấp Giấy chứng nhận kiểu loại. Khoản 4. Chứng chỉ chất lượng được hiểu là một trong các văn bản sau: Thông báo miễn kiểm tra chất lượng ATKT & BVMT Xe nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông báo miễn), Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe nhập khẩu (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận CL); Thông báo không đạt chất lượng ATKT & BVMT nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông báo không đạt); Giấy chứng nhận Thẩm định thiết kế; Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe sản xuất, lắp ráp (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận kiểu loại); Giấy chứng nhận Thẩm định thiết kế cải tạo; Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe cải tạo. Khoản 5. Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Khoản 6. Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Xe trong khai thác sử dụng (sau đây viết tắt Giấy CNAT) là chứng chỉ xác nhận Xe đã được kiểm tra và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Khoản 7. Tem kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Xe trong khai thác sử dụng (sau đây viết tắt là Tem kiểm tra) là biểu trưng cấp cho Xe đã được cấp Giấy CNAT và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm tra. Khoản 8. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân nhập khẩu Xe. Khoản 9. Thẩm định thiết kế là việc xem xét, kiểm tra đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiết kế sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành nhằm đảm bảo cho các sản phẩm được sản xuất, lắp ráp đáp ứng các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Khoản 10. Cơ sở thiết kế là tổ chức có đăng ký kinh doanh, hoạt động ngành nghề thiết kế Xe hoặc là Cơ sở sản xuất, lắp ráp, cải tạo tự thiết kế Xe do đơn vị mình sản xuất, lắp ráp, cải tạo. Khoản 11. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp Xe hoạt động theo quy định hiện hành. Khoản 12. Cơ sở cải tạo là tổ chức kinh doanh ngành nghề cải tạo Xe. Khoản 13. Đơn vị kiểm tra ATKT & BVMT Xe trong khai thác sử dụng (sau đây viết tắt là Đơn vị kiểm tra) là các Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các Chi cục đăng kiểm có đủ điều kiện về trang bị, thiết bị và nhân lực thực hiện kiểm tra Xe theo quy định và được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Khoản 14. Chủ xe là tổ chức, cá nhân sở hữu; người lái xe hoặc người đưa Xe đến kiểm tra. Khoản 15. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất (sau đây viết tắt là đánh giá COP) là quá trình xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo ATKT & BVMT trong sản xuất, lắp ráp. Khoản 16. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn và sai số phép đo được sử dụng trong Thông tư này: Điểm a) QCVN 13: 2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng; Điểm b) QCVN 22: 2010/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ; Điểm c) QCVN 12: 2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới; sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước khối lượng của Xe áp dụng như đối với ô tô chuyên dùng; Điểm d) TCVN 7772: Tiêu chuẩn quốc gia về Xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại; Điểm đ) TCVN 4244: Tiêu chuẩn quốc gia về Thiết bị nâng, thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. Chương II KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG NHẬP KHẨU Điều 4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra Khoản 1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra (sau đây viết tắt là Hồ sơ ĐKKT) bao gồm các loại tài liệu sau: Điểm a) Bản đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Bản sao Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương; Điểm c) Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với Xe nhập khẩu được để ở ngoài khu vực giám sát của Hải quan và được nộp trước khi tiến hành kiểm tra thực tế); Điểm d) Tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật hoặc Bản thông tin Xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm đ) Bản chính Phiếu kiểm tra xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho từng Xe hoặc bản chính Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) do nhà sản xuất cấp cho Xe. Các tài liệu này được áp dụng đối với Xe thuộc phương thức kiểm tra xác nhận kiểu loại quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này. Khoản 2. Miễn nộp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đối với Xe nhập khẩu cùng kiểu loại với Xe đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng, các Xe đã cấp Giấy chứng nhận chất lượng được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Điều 5. Trình tự, cách thức thực hiện Khoản 1. Người nhập khẩu nộp 01 bộ Hồ sơ ĐKKT quy định tại Điều 4 của Thông tư này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cục Đăng kiểm Việt Nam. Khoản 2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra Hồ sơ ĐKKT và thực hiện như sau: Điểm a) Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng ATKT & BVMT. Người nhập khẩu phải đưa Xe đến địa điểm đăng ký kiểm tra thực tế trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày được xác nhận Hồ sơ ĐKKT. Trường hợp Người nhập khẩu không có Xe để kiểm tra thực tế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được tạm giải phóng hàng thì phải có văn bản giải trình gửi tới Cục Đăng kiểm Việt Nam về lý do chậm trễ. Điểm b) Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn Người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại. Khoản 3. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra Xe thực tế theo thời gian, địa điểm đã thống nhất với Người nhập khẩu. Thời gian kiểm tra thực tế trong vòng 01 ngày làm việc đối với phương tiện có đủ điều kiện để kiểm tra. Khoản 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra Xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng. Khoản 5. Cục Đăng kiểm Việt Nam trả Chứng chỉ chất lượng sau khi có xác nhận đã thanh toán phí và lệ phí. Điều 6. Phương thức kiểm tra Khoản 1. Kiểm tra xác nhận kiểu loại: Điểm a) Phương thức kiểm tra này áp dụng đối với Xe chưa qua sử dụng, được sản xuất trước thời điểm nhập khẩu không quá 03 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu, có hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này và đáp ứng một trong các điều kiện sau: Xe đã được kiểm tra theo Hiệp định hoặc Thỏa thuận công nhận lẫn nhau mà Việt Nam tham gia ký kết; xe được sản xuất tại Cơ sở sản xuất nước ngoài đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc đánh COP theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này và có cùng kiểu loại với loại xe đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận CL. Điểm b) Nội dung kiểm tra: Lấy ngẫu nhiên 01 Xe của mỗi kiểu loại để kiểm tra sự phù hợp về kiểu loại Xe thể hiện trong Hồ sơ ĐKKT so với các kiểu loại Xe đã được cấp Giấy chứng nhận CL; kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của từng chiếc xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với kiểu loại thể hiện trong Hồ sơ ĐKKT. Khoản 2. Kiểm tra xác suất: Điểm a) Phương thức kiểm tra này áp dụng đối với Xe chưa qua sử dụng, được sản xuất trước thời điểm nhập khẩu không quá 03 năm, có hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này và không thuộc đối tượng của phương thức kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này. Điểm b) Nội dung kiểm tra: Lấy ngẫu nhiên 01 xe của mỗi kiểu loại để kiểm tra các hạng mục: kiểm tra tổng quát, hệ thống phanh (không áp dụng kiểm tra hiệu quả phanh), hệ thống điều khiển, hệ thống công tác (không áp dụng kiểm tra thử tải), hệ thống chiếu sáng và tín hiệu, kiểm tra khí thải, tiếng ồn theo các quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành; kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của từng chiếc Xe nhập khẩu có cùng kiểu loại với kiểu loại thể hiện trong Hồ sơ ĐKKT. Khoản 3. Kiểm tra từng Xe: Điểm a) Phương thức kiểm tra này áp dụng đối với Xe không thuộc đối tượng của phương thức kiểm tra quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này; Điểm b) Nội dung kiểm tra: kiểm tra theo các hạng mục theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành (không áp dụng kiểm tra thử tải và kiểm tra hiệu quả phanh). Điều 7. Xử lý kết quả kiểm tra Khoản 1. Sau khi kiểm tra Xe thực tế và nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp chứng chỉ chất lượng đối với từng trường hợp cụ thể như sau: Điểm a) Xe được kiểm tra theo Phương thức xác nhận kiểu loại và thỏa mãn các yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo miễn theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Xe được kiểm tra theo Phương thức kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra từng Xe và thỏa mãn các yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy Chứng nhận CL theo mẫu nêu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm c) Xe được kiểm tra và không thỏa mãn các yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Thông báo không đạt theo mẫu nêu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm d) Xe có số khung, số động cơ bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện như sau: Dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT xe máy chuyên dùng nhập khẩu; Lập biên bản ghi nhận về tình trạng Xe vi phạm quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, Cục Đăng kiểm Việt Nam ra Thông báo vi phạm Nghị định số 187/2013/NĐ-CP theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này gửi tới Người nhập khẩu và Cơ quan hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu) để giải quyết theo quy định. Khoản 2. Việc xử lý một số trường hợp đặc biệt trong quá trình kiểm tra được thực hiện như sau: Điểm a) Trường hợp Xe đã qua sử dụng có tài liệu kỹ thuật nhưng không đầy đủ thông số kỹ thuật cơ bản thì thông số kỹ thuật cơ bản Xe được xác định trên cơ sở kiểm tra thực tế; Điểm b) Trường hợp Xe có kích thước lớn mà phải tháo rời để phù hợp cho việc vận chuyển về Việt Nam thì Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ kiểm tra chất lượng nhập khẩu sau khi Xe đã được lắp ráp hoàn chỉnh; Điểm c) Trường hợp các Xe nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ cảng xếp hàng về Việt Nam thì Người nhập khẩu được phép hoàn thiện lớp sơn bị trầy xước; kính chắn gió, kính cửa sổ bị nứt vỡ; hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu: bị nứt, vỡ; gương chiếu hậu bị nứt, vỡ; gạt nước mưa bị hư hại hoặc hoạt động không bình thường; ắc quy không hoạt động; Điểm d) Đối với Xe không tham gia giao thông đường bộ thì trong Chứng chỉ chất lượng ghi chú như sau: Xe này không tham gia giao thông đường bộ; Điểm đ) Trường hợp các Xe tay lái bên phải được phép nhập khẩu theo quy định tại mục 6a phần II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thì được kiểm tra để cấp chứng chỉ, nếu Xe đạt chất lượng ATKT & BVMT thì trong chứng chỉ chất lượng có ghi chú: Xe này dùng để hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông. Điểm e) Trường hợp Xe được thiết kế tăng ga tự động theo tải trọng làm việc hoặc Xe có ống xả được thiết kế đặc biệt mà không thể đưa đầu lấy mẫu khí thải vào ống xả thì không áp dụng kiểm tra khí thải; Điểm g) Trường hợp trên Xe có nhiều số khung, số động cơ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ ghi nhận cụ thể về tình trạng của số khung hoặc số động cơ vào chứng chỉ chất lượng của Xe và ghi chú vị trí đóng số trong những trường hợp đặc biệt; Điểm h) Trường hợp Xe bị nghi vấn về tình trạng số khung hoặc số động cơ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ trưng cầu giám định tại Cơ quan giám định chuyên ngành để xử lý cụ thể;
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . * Điều 7 - Khoản 2 + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i - Khoản 3 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 + Điểm a
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . Điều 7. Xử lý kết quả kiểm tra Khoản 2 Điểm e) Trường hợp Xe được thiết kế tăng ga tự động theo tải trọng làm việc hoặc Xe có ống xả được thiết kế đặc biệt mà không thể đưa đầu lấy mẫu khí thải vào ống xả thì không áp dụng kiểm tra khí thải; Điểm g) Trường hợp trên Xe có nhiều số khung, số động cơ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ ghi nhận cụ thể về tình trạng của số khung hoặc số động cơ vào chứng chỉ chất lượng của Xe và ghi chú vị trí đóng số trong những trường hợp đặc biệt; Điểm h) Trường hợp Xe bị nghi vấn về tình trạng số khung hoặc số động cơ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ trưng cầu giám định tại Cơ quan giám định chuyên ngành để xử lý cụ thể; Điểm i) Năm sản xuất của Xe được xác định theo các căn cứ như sau: số nhận dạng của Xe (số PIN); số khung của Xe; tài liệu của nhà sản xuất như: catalog, sổ tay thông số kỹ thuật; phần mềm tra cứu của các tổ chức, hiệp hội quốc tế cung cấp thông tin về Xe; thông tin trên nhãn mác của nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên Xe; thông tin được ghi nhận trong bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký Xe hoặc Giấy hủy đăng ký Xe đang lưu hành tại nước ngoài. Khoản 3. Việc đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất nước ngoài được thực hiện đối với Xe chưa qua sử dụng theo phương thức và nội dung quy định tại Điều 12 của Thông tư này. Chương III KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG SẢN XUẤT, LẮP RÁP Điều 8. Hồ sơ thiết kế Khoản 1. Hồ sơ thiết kế Xe (01 bộ gồm 03 bản) bao gồm: Điểm a) Thuyết minh thiết kế kỹ thuật Xe (bản chính) theo quy định tại mục A của Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định tại mục B của Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm c) Bản thông số kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống nhập khẩu liên quan tới nội dung tính toán thiết kế. Khoản 2. Miễn lập hồ sơ thiết kế: đối với Xe sản xuất, lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài, nếu Cơ sở sản xuất cung cấp được các tài liệu thay thế sau đây: Điểm a) Bản vẽ kỹ thuật của Xe thể hiện được bố trí chung của sản phẩm; các kích thước cơ bản của Xe; bố trí và kích thước lắp đặt hệ thống công tác, ca bin; Điểm b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp; Điểm c) Văn bản của bên chuyển giao công nghệ xác nhận sản phẩm được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có chất lượng phù hợp với sản phẩm nguyên mẫu. Điều 9. Thẩm định thiết kế Khoản 1. Hồ sơ thiết kế Xe phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định. Khoản 2. Hồ sơ thiết kế sau khi thẩm định đạt yêu Cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 3. Hồ sơ thiết kế sau khi được cấp giấy chứng nhận thẩm định thì: 01 bản lưu trữ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam; 01 bản lưu trữ tại Cơ sở thiết kế và 01 bản tại Cơ sở sản xuất, lắp ráp. Khoản 4. Bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế Điểm a) Trong trường hợp có thay đổi, bổ sung thiết kế sản phẩm so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định thì Cơ sở sản xuất hoặc Cơ sở thiết kế sản phẩm đó phải có hồ sơ thiết kế bổ sung, sửa đổi và văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định nội dung bổ sung, sửa đổi đó theo trình tự thủ tục quy định tại khoản 5 Điều này. Điểm b) Cơ sở thiết kế phải lập hồ sơ thiết kế mới nếu những bổ sung, sửa đổi không đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cùng kiểu loại được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 5. Thủ tục thẩm định thiết kế Điểm a) Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế bao gồm: 01 văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính); 03 hồ sơ thiết kế (theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này); 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ thay thế khác của Cơ sở thiết kế (đối với trường hợp thẩm định thiết kế lần đầu của cơ sở thiết kế). Điểm b) Trình tự thực hiện: Cơ sở thiết kế, Cơ sở sản xuất (đối với trường hợp tự thiết kế) lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy thông báo hẹn thời gian trả kết quả thẩm định thiết kế. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế: Nếu hồ sơ thiết kế chưa đạt yêu cầu thì thông báo bổ sung, sửa đổi; Nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Điểm c) Thời hạn giải quyết: Thời hạn thẩm định hồ sơ thiết kế và cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế: chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. Điều 10. Kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình Khoản 1. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuẩn bị mẫu điển hình tại địa điểm kiểm tra đã được thống nhất với Cục Đăng kiểm Việt Nam. Các hạng mục và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành; lập Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình. Điều 11. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm Khoản 1. Hồ sơ kiểm tra đối với Xe bao gồm: Điểm a) Bản chính báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình; Điểm b) Hồ sơ thiết kế đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này; Điểm c) Ảnh chụp kiểu dáng; Bản thông tin Xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm d) Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm đ) Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; Điểm e) Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ; Điểm g) Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm. Khoản 2. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cục Đăng kiểm Việt Nam ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận. Điều 12. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất (COP) Khoản 1. Để đảm bảo chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt, Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau: Điểm a) Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn cho tới kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm và khâu kiểm soát việc bảo hành bảo dưỡng; Điểm b) Có các thiết bị kiểm tra phù hợp với các công đoạn của quy trình sản xuất và kiểm tra xuất xưởng; Điểm c) Có kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về chất lượng xuất xưởng có nghiệp vụ phù hợp. Khoản 2. Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất theo các phương thức sau: Điểm a) Đánh giá lần đầu: Được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Xe sản xuất, lắp ráp (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận kiểu loại) trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung: quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; quy định lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng; nhân lực phục vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng; trang thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng; hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường; Điểm b) Đánh giá hàng năm: Được thực hiện định kỳ hàng năm để kiểm tra việc duy trì các điều kiện kiểm tra chất lượng tại Cơ sở sản xuất đã đăng ký và được đánh giá lần đầu. Việc mở rộng phạm vi kiểm tra, đánh giá được thực hiện khi có sự không phù hợp trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm; Điểm c) Đánh giá đột xuất: Được thực hiện trong các trường hợp Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc các khiếu nại có căn cứ về chất lượng sản phẩm. Nội dung đánh giá COP tại cơ sở sản xuất được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và các yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khoản 3. Miễn thực hiện đánh giá COP đối với kiểu loại sản phẩm được sản xuất, lắp ráp theo quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra tương tự hoặc không có sự thay đổi cơ bản so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá trước đó. Điều 13. Cấp Giấy chứng nhận kiểu loại Khoản 1. Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ Hồ sơ quy định tại Điều 11 của Thông tư này, Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình và báo cáo kết quả đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất để cấp Giấy chứng nhận kiểu loại cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Trình tự, cách thức thực hiện: Điểm a) Cơ sở sản xuất lập hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam; Điểm b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ kiểm tra sản phẩm: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất về thời gian và địa điểm thực hiện kiểm tra sản phẩm mẫu và đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất; Điểm c) Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm mẫu được quy định tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư này và Báo cáo đánh giá COP: nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận kiểu loại. Khoản 3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp Giấy chứng nhận kiểu loại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ kiểm tra đầy đủ theo quy định. Điều 14. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt Khoản 1. Sau khi sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại, Cơ sở sản xuất tiến hành sản xuất hàng loạt, kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, lắp ráp cho từng sản phẩm và phải đảm bảo các sản phẩm này đúng theo hồ sơ kiểu loại và sản phẩm mẫu đã được chứng nhận. Khoản 2. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm xuất xưởng. Khoản 3. Từng sản phẩm sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng) theo hình thức tự kiểm tra. Khoản 4. Hồ sơ xuất xưởng đối với Xe sản xuất, lắp ráp: Điểm a) Đối với Xe đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại và có báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng xuất xưởng, Cơ sở sản xuất được nhận phôi phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này, tương ứng với số lượng Xe đó. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của từng sản phẩm, Cơ sở sản xuất cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là Phiếu xuất xưởng) cho Xe. Phiếu xuất xưởng phải do người có thẩm quyền ký tên, đóng dấu. Phiếu xuất xưởng cấp cho Xe nêu trên dùng để làm thủ tục đăng ký Xe hoặc để xuất trình khi có yêu cầu; Điểm b) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập và cấp cho từng Xe xuất xưởng các hồ sơ, bao gồm: Phiếu xuất xưởng (bản chính) theo quy định tại điểm a khoản này để làm thủ tục đăng ký; phiếu xuất xưởng (bản sao) để làm thủ tục khi kiểm tra an toàn và bảo vệ môi trường lần đầu; tài liệu hướng dẫn sử dụng, trong đó có các thông số kỹ thuật chính và hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn của Xe; số bảo hành hoặc phiếu bảo hành sản phẩm, trong đó ghi rõ điều kiện bảo hành và địa chỉ các Cơ sở bảo hành; Điểm c) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng năm về số lượng, kiểu loại và kết quả kiểm tra liên quan đến việc kiểm tra Xe xuất xưởng tới Cục Đăng kiểm Việt Nam. Điều 15. Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại Khoản 1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại trong các trường hợp sau: Điểm a) Đánh giá hàng năm kiểu loại sản phẩm; Điểm b) Đánh giá khi có sự thay đổi của sản phẩm so với sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại; Điểm c) Đánh giá khi có sự thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định quy liên quan. Khoản 2. Căn cứ để đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại bao gồm: Điểm a) Kết quả đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này; Điểm b) Sự phù hợp của sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Khoản 3. Khi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì Cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra lại kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới. Trong trường hợp này, Cơ sở sản xuất phải nộp bổ sung cho Cục Đăng kiểm Việt Nam các tài liệu sau: Điểm a) Tài liệu liên quan tới sự thay đổi của sản phẩm;
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . * Điều 15 - Khoản 2 + Điểm b - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . Điều 15. Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại Khoản 2 Điểm b) Sự phù hợp của sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Khoản 3. Khi các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì Cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra lại kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới. Trong trường hợp này, Cơ sở sản xuất phải nộp bổ sung cho Cục Đăng kiểm Việt Nam các tài liệu sau: Điểm a) Tài liệu liên quan tới sự thay đổi của sản phẩm; Điểm b) Báo cáo kết quả kiểm tra kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới hoặc Báo cáo kết quả kiểm tra bổ sung các hạng mục thay đổi của kiểu loại sản phẩm theo các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiếp nhận, kiểm tra các tài liệu bổ sung để xem xét, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này. Khoản 4. Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại đã cấp trong thời gian 03 tháng và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Cơ sở sản xuất có vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; Điểm b) Sản phẩm xuất xưởng không phù hợp với hồ sơ kiểu loại và sản phẩm mẫu đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại và Cơ sở sản xuất không thực hiện khắc phục các sản phẩm đã xuất xưởng không phù hợp. Trong thời gian Giấy chứng nhận kiểu loại bị đình chỉ hiệu lực, Cơ sở sản xuất phải thực hiện khắc phục các lỗi vi phạm. Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ xem xét, kiểm tra sau khi Cơ sở sản xuất thông báo về việc đã khắc phục các lỗi vi phạm; nếu các lỗi vi phạm đã được khắc phục thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hủy bỏ việc đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất; nếu hết thời gian bị đình chỉ mà Cơ sở sản xuất vẫn chưa khắc phục được các lỗi vi phạm thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiếp tục đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại với thời hạn 03 tháng. Trường hợp Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi vi phạm sau khi hết hạn đình chỉ 02 lần liên tiếp thì Giấy chứng nhận kiểu loại đã cấp cho kiểu loại sản phẩm sẽ bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này. Khoản 5. Thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo bằng văn bản về việc thu hồi và chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận kiểu loại đã cấp trong các trường hợp sau: Điểm a) Khi kiểu loại sản phẩm không còn thỏa mãn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành hoặc kiểu loại sản phẩm có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và Giấy chứng nhận kiểu loại đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc kiểm tra bổ sung theo quy định; Điểm b) Kết quả đánh giá COP cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; Điểm c) Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm bị đình chỉ hiệu lực 02 lần liên tiếp theo quy định tại khoản 4 Điều này mà Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi của kiểu loại sản phẩm vi phạm. Chương IV KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG CẢI TẠO Điều 16. Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo Khoản 1. Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo bao gồm: Điểm a) Văn bản đề nghị chứng nhận chất lượng Xe cải tạo; Điểm b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ thay thế khác của Cơ sở thiết kế (đối với trường hợp Cơ sở thiết kế lần đầu); Điểm c) Bản vẽ tổng thể của Xe trước và sau cải tạo; Bản vẽ, tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống được sử dụng để cải tạo; Bản thuyết minh tính toán các nội dung cải tạo có ảnh hưởng đến các hạng mục phải kiểm tra tính toán được nêu tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này; Ảnh chụp kiểu dáng Xe trước khi cải tạo; Bản thông tin của Xe (nếu có thay đổi) theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Trình tự, cách thức thực hiện thẩm định thiết kế cải tạo: Điểm a) Cơ sở thiết kế cải tạo lập 01 bộ (gồm 03 bản) Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Điểm b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy nhận Hồ sơ. Điểm c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi Cơ sở thiết kế nộp đủ hồ sơ: nếu Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo theo mẫu tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này; Nếu Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo không đạt yêu cầu, cơ quan thẩm định thiết kế thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi tới Cơ sở thiết kế. Điều 17. Nghiệm thu chất lượng Xe cải tạo Khoản 1. Cơ sở cải tạo có trách nhiệm chuẩn bị Xe cải tạo tại địa điểm kiểm tra đã được thống nhất. Khoản 2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành lập Biên bản kiểm tra trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu Xe sau cải tạo với Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo đã được thẩm định và kiểm tra chất lượng ATKT & BVMT theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành; nếu hạng mục nào của Xe không đạt yêu cầu thì thông báo để cơ sở cải tạo hoàn thiện lại. Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng Xe cải tạo Khoản 1. Xe sau cải tạo đã nghiệm thu và đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận chất lượng chất lượng Xe cải tạo (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận cải tạo) theo mẫu được quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Giấy chứng nhận cải tạo gồm 02 liên, cấp cho chủ xe để làm thủ tục kiểm định và đăng ký biển số. Khoản 3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận cải tạo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Xe cải tạo được nghiệm thu và đạt yêu cầu. Chương V QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG Điều 19. Hồ sơ kiểm tra Hồ sơ kiểm tra bao gồm: Khoản 1. Giấy đề nghị kiểm tra ATKT & BVMT Xe trong khai thác, sử dụng (sau đây viết tắt là Giấy đề nghị kiểm tra Xe) sử dụng khi yêu cầu kiểm tra ngoài Đơn vị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Một trong các tài liệu sau đây đối với Xe kiểm tra lần đầu: Điểm a) Bản chính hoặc bản điện tử Chứng chỉ chất lượng; Điểm b) Bản sao Phiếu xuất xưởng; Điểm c) Bản sao tài liệu kỹ thuật có bản vẽ tổng thể và thông số kỹ thuật cơ bản của Xe hoặc bản đăng ký thông số kỹ thuật Xe do tổ chức, cá nhân lập đối với Xe được nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trước ngày 01 tháng 12 năm 2009 (ngày Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng có hiệu lực). Khoản 3. Bản chính Giấy chứng nhận cải tạo đối với Xe có cải tạo; Điều 20. Trình tự, cách thức thực hiện Khoản 1. Chủ xe hoàn thiện 01 bộ hồ sơ kiểm tra theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này nộp cho Đơn vị kiểm tra. Khoản 2. Đơn vị kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong 02 ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác); Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra (đối với Xe yêu cầu kiểm tra ngoài Đơn vị kiểm tra). Khoản 3. Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra: nếu kết quả không đạt thì thông báo ngay cho Chủ xe; Nếu kết quả đạt thì cấp Giấy chứng nhận theo quy định trong thời hạn 01 ngày làm việc khi kiểm tra tại Đơn vị kiểm tra hoặc trong thời hạn 03 ngày làm việc khi kiểm tra ngoài Đơn vị kiểm tra, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Khoản 4. Cách thức thực hiện: Chủ xe có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Đơn vị kiểm tra hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác. Điều 21. Nội dung kiểm tra Khoản 1. Xe được kiểm tra theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan. Trường hợp kiểm tra ngoài Đơn vị kiểm tra thì không phải sử dụng thiết bị kiểm tra khí thải. Khoản 2. Chụp ảnh tổng thể tại địa điểm kiểm tra ở vị trí chéo góc khoảng 45° từ phía trước bên cạnh xe hoặc phía sau góc đối diện thể hiện rõ hình dáng và ảnh biển số của Xe; trường hợp chưa có biển số thì phải chụp ảnh số khung hoặc ảnh bản cà số khung để in trên Giấy CNAT. Trên ảnh có thể hiện thời gian chụp. Khoản 3. Kết quả kiểm tra Xe được ghi vào Biên bản kiểm tra ATKT & BVMT Xe (sau đây viết tắt là Biên bản kiểm tra Xe) theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 4. Cấp Giấy CNAT, Tem kiểm tra, Phiếu kết quả kiểm định Điểm a) Xe kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định thì được cấp: Giấy CNAT và Tem kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII và Phụ lục XXIII ban hành kèm theo thông tư này. Giấy CNAT và Tem kiểm tra được in từ phần mềm Quản lý xe máy chuyên dùng; Phiếu kết quả kiểm định (đối với thiết bị nâng nêu tại điểm 2 mục VI Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Thời hạn hiệu lực của Giấy CNAT, Tem kiểm tra, Phiếu kết quả kiểm định quy định tại mục a khoản này là 12 tháng. Giấy CNAT và Tem kiểm tra phải có cùng một seri; Điểm c) Giấy CNAT, Tem kiểm tra, Phiếu kết quả kiểm định quy định tại điểm a khoản này hết hiệu lực khi: Nội dung Giấy CNAT không phù hợp với thông số kỹ thuật thực tế của Xe; Xe được cấp Giấy CNAT mới; đã có khai báo mất của Chủ xe; đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị kiểm tra; Xe bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; bị hư hỏng, rách nát; Điểm d) Giấy CNAT, Tem kiểm tra, Phiếu kết quả kiểm định cấp tại điểm a khoản này khi bị mất, bị hỏng (rách, sửa chữa, nhàu nát hoặc có hư hỏng khác) chỉ cấp lại sau khi Xe đã được kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 20 của Thông tư này. Khi thay đổi chủ sở hữu hoặc chuyển vùng thì Giấy CNAT, Tem kiểm tra vẫn còn giá trị theo thời hạn hiệu lực. Điều 22. Cấp phôi Giấy CNAT, Tem kiểm tra và báo cáo công tác kiểm tra Khoản 1. Thủ tục cấp phôi Giấy CNAT, Tem kiểm tra Điểm a) Đơn vị kiểm tra lập và gửi đề nghị cung cấp phôi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng thư điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Đăng kiểm Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 20 của tháng cuối mỗi quý; Điểm b) Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các Đơn vị kiểm tra để gửi phôi qua đường bưu chính hoặc cấp trực tiếp cho Đơn vị kiểm tra từ ngày 23 đến ngày 30 của tháng cuối mỗi quý. Khoản 2. Báo cáo công tác kiểm tra Các Đơn vị kiểm tra gửi báo cáo công tác kiểm tra như sau: Điểm a) Truyền dữ liệu kiểm tra về máy chủ Cục Đăng kiểm Việt Nam ngay sau khi in Giấy CNAT, Tem kiểm tra; Điểm b) Báo cáo định kỳ về cấp Giấy CNAT, Tem kiểm tra Xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 05 của tháng tiếp theo; Điểm c) Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Chương VI TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN Điều 23. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam Điểm c)Cụ Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan quản lý, tổ chức và thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe nhập khẩu; sản xuất, lắp ráp; cải tạo và khai thác sử dụng. Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm: Khoản 1. Tổ chức triển khai, thực hiện Thông tư này. Khoản 2. Xây dựng Chương trình phần mềm Quản lý Xe trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, cải tạo và khai thác sử dụng, thống nhất in, quản lý các loại phôi Giấy CNAT, Tem kiểm tra và các Chứng chỉ chất lượng được quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe. Điều 24. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải Khoản 1. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra định kỳ Xe trong khai thác sử dụng tại các Đơn vị kiểm tra trực thuộc Sở. Khoản 2. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam để thực hiện việc quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng theo thẩm quyền trên địa bàn địa phương. Điều 25. Trách nhiệm của Đơn vị kiểm tra Khoản 1. Thực hiện việc kiểm tra và cấp Giấy CNAT cho Xe theo quy định. Người đứng đầu Đơn vị kiểm tra và người trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. Khoản 2. Phân công Đăng kiểm viên đã được tập huấn nghiệp vụ và được Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bổ nhiệm theo quy định thực hiện việc kiểm tra Xe. Khoản 3. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc; Sử dụng Chương trình phần mềm Quản lý xe máy chuyên dùng để đánh giá kết quả kiểm tra và in Giấy CNAT, Tem kiểm tra. Khoản 4. Quản lý sử dụng ấn chỉ, thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo, truyền số liệu theo quy định, chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra của cơ quan chức năng. Khoản 5. Quản lý, giám sát hoạt động kiểm tra, thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên, chống tiêu cực trong hoạt động kiểm tra của đơn vị.
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . * Điều 25 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 - Khoản 1
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . Điều 25. Trách nhiệm của Đơn vị kiểm tra Khoản 2. Phân công Đăng kiểm viên đã được tập huấn nghiệp vụ và được Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bổ nhiệm theo quy định thực hiện việc kiểm tra Xe. Khoản 3. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc; Sử dụng Chương trình phần mềm Quản lý xe máy chuyên dùng để đánh giá kết quả kiểm tra và in Giấy CNAT, Tem kiểm tra. Khoản 4. Quản lý sử dụng ấn chỉ, thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo, truyền số liệu theo quy định, chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra của cơ quan chức năng. Khoản 5. Quản lý, giám sát hoạt động kiểm tra, thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên, chống tiêu cực trong hoạt động kiểm tra của đơn vị. Khoản 6. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì độ chính xác, tình trạng hoạt động của thiết bị, dụng cụ kiểm tra theo quy định. Điều 26. Trách nhiệm của người nhập nhập khẩu Khoản 1. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng Xe nhập khẩu, tính trung thực và chính xác của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam. Khoản 2. Đảm bảo giữ nguyên trạng Xe khi nhập khẩu để Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc kiểm tra chất lượng. Khoản 3. Giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền. Điều 27. Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, lắp ráp, cải tạo Khoản 1. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và các quy định hiện hành khi sản xuất, lắp ráp, cải tạo Xe. Khoản 2. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị kiểm tra phù hợp với sản xuất; tổ chức kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng. Khoản 3. Bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền. Khoản 4. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và theo dõi thông tin về các khách hàng mua sản phẩm để có thể thông tin khi cần thiết. Khoản 5. Thiết lập hệ thống thu thập các thông tin về chất lượng sản phẩm, phân tích các lỗi kỹ thuật và lưu trữ lại các thông tin có liên quan. Khoản 6. Chủ động báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến lỗi kỹ thuật. Trong quá trình Cục Đăng kiểm Việt Nam điều tra phải hợp tác đầy đủ và cung cấp các thông tin cần thiết khi được yêu cầu. Khoản 7. Thông báo các thông tin cần thiết liên quan đến việc triệu hồi cho các đại lý, trạm dịch vụ và khách hàng. Khoản 8. Hồ sơ sản phẩm phải được lưu trữ ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại. Khoản 9. Hồ sơ cải tạo phải được lưu trữ ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cải tạo. Điều 28. Trách nhiệm của Chủ xe Khoản 1. Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Xe giữa hai kỳ kiểm tra; Khoản 2. Không được làm giả, tẩy xóa, sửa chữa các chứng chỉ an toàn đã được cấp; Khoản 3. Cung cấp các thông tin cần thiết có liên quan tới nội dung kiểm tra, nội dung quản lý hành chính, quản lý thông số kỹ thuật của Xe, kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các Đơn vị kiểm tra; Khoản 4. Nộp lại Giấy CNAT và Tem kiểm tra khi có thông báo thu hồi của Đơn vị kiểm tra; Khoản 5. Giấy CNAT được giao cho chủ xe để xuất trình khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng. Tem kiểm tra Xe được giao cho chủ xe để dán vào mặt trong của kính chắn gió phía trước hoặc vị trí dễ quan sát và khó bị hư hỏng. Mặt in chữ số tháng, năm hết hạn hướng ra ngoài và đảm bảo dễ quan sát từ phía trước. Điều 29. Phí và lệ phí Phí và lệ phí liên quan đến việc kiểm tra, chứng nhận được thu theo quy định của pháp luật. Điều 30. Lưu trữ hồ sơ Khoản 1. Hồ sơ kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông tư này và các tài liệu được thiết lập trong quá trình kiểm tra được lưu trữ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp Chứng chỉ chất lượng. Khoản 2. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm quy định tại Điều 8 của Thông tư này sau khi thẩm định và các tài liệu được thiết lập trong quá trình kiểm tra được lưu trữ tại cơ quan kiểm tra trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày cơ sở sản xuất dừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại Xe đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại. Khoản 3. Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo quy định tại Điều 16 của Thông tư này sau khi thẩm định và các tài liệu được thiết lập trong quá trình kiểm tra được lưu trữ tại cơ quan kiểm tra trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cải tạo. Khoản 4. Các giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 21 của Thông tư này (gọi chung là Hồ sơ phương tiện) được lưu trữ trong suốt quá trình hoạt động của Xe. Các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 21 (bản chính); điểm a khoản 4 Điều 21 (bản sao chụp) của Thông tư này được lưu trữ tại Đơn vị kiểm tra trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày kiểm tra. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 31. Áp dụng hồ sơ điện tử Hồ sơ, tài liệu, chứng chỉ chất lượng có thể được sử dụng bản điện tử thay thế cho bản giấy khi áp dụng thủ tục trên cổng thông tin điện tử. Điều 32. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2016, bãi bỏ các Thông tư và nội dung quy định tại các Thông tư sau đây: Điểm a) Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng; Điểm b) Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng; Điểm c) Điều 1 và Điều 4 của Thông tư số 19/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng, Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy và Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện, đối với các nội dung liên quan đến xe máy chuyên dùng. Khoản 2. Các loại Chứng chỉ cấp cho Xe trước ngày có hiệu lực của Thông tư này vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Chứng chỉ đó. Điều 33. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 1. / 1. Người nhập khẩu (Importer): 1. Khối lượng bản thân (Kerb mass): kg 1. Tài liệu kỹ thuật (Technical documents): 1. 1. Máy làm đất và vật liệu 1.1. Máy ủi Chiều cao lưỡi ủi (Blade height) Chiều rộng lưỡi ủi (Blade width) Chiều cao nâng lưỡi ủi (Blade lifting height) mm mm mm 1.2. Máy san Chiều cao lưỡi san (Blade height) Chiều rộng lưỡi san (Blade width) Bán kính quay vòng nhỏ nhất (Min turning radius) mm mm mm 1.3. Máy đào bánh lốp Thể tích gầu (Bucket capacity) Kiểu gầu (Bucket type) Bán kính đào nhất (Max digging reach) Chiều cao đổ lớn nhất (Max dumping clearance) m3 mm mm 1.4. Máy đào bánh xích 1.5. Máy đào tường vây 1.6. Máy xúc đào Thể tích gầu xúc (Bucket capacity) Chiều cao đổ lớn nhất (Max dumping clearance) Thể tích gầu đào (Backhoe bucket capacity) Bán kính đào lớn nhất (Max digging reach) m3 mm m3 mm 1.7. Máy đào, vận chuyển vật liệu Thể tích gầu (Bucket capacity) Bán kính đào lớn nhất (Max digging reach) Chiều cao đổ lớn nhất (Max dumping clearance) Năng suất vận chuyển của băng tải (Conveyor capacity) m3 mm mm m3/h 1.8. Máy cào, vận chuyển vật liệu 1.9. Máy đào rãnh bánh xích Chiều rộng rãnh đào lớn nhất (Max digging width) Chiều sâu rãnh đào lớn nhất (Max digging depth) Năng suất đào (Digging capacity) mm mm m3/h 1.10. Máy đào rãnh bánh lốp 1.11. Máy xúc lật bánh lốp Thể tích gầu (Bucket capacity) Chiều cao đổ lớn nhất (Max dumping clearance) Tầm với đổ (Dumping reach) m3 mm mm 1.12. Máy xúc lật bánh xích 1.13. Máy cạp Thể tích thùng chứa (Tank capacity) Chiều rộng cắt đất lớn nhất (Max cutting width) Chiều sâu cắt đất lớn nhất (Max cutting depth) m3 mm mm 1. Người sản xuất, lắp ráp (Manufacturer): 1. Khối lượng bản thân (Kerb mass): kg 1. Động cơ và hệ thống truyền lực 1.1 …. - 1. Khối lượng bản thân (Kerb mass): kg 1. Giới thiệu mục đích cải tạo: Trong phần này cần giới thiệu được mục đích của cải tạo và các yêu cầu mà thiết kế cải tạo cần phải đáp ứng. 1. Bản vẽ bố trí chung của Xe. 1. Cơ sở cải tạo: 1. Khối lượng bản thân: kg 1. Đơn vị kiểm định:
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng .
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng .
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng .
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng .
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . * Điều 33 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 5 - Khoản 6
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . Điều 33. Tổ chức thực hiện Khoản 5. / 5. Thư điện tử (Email): 5. 5. Các loại xe máy chuyên dùng phục vụ trong sân gofl, khu vui chơi giải trí, kho cảng, bến bãi và trong sân bay 5.1. Xe địa hình Khoảng cách trục (Wheel space) Số lượng/cỡ lốp trước (Quantity/size of front tyre) Số lượng/cỡ lốp sau (Quantity/size of rear tyre) mm 5.2. Xe chở hàng Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế (Designed cargo mass) kg 5.3. Xe phục vụ giải khát trong sân golf Khoảng cách trục (Wheel space) mm 5.4. Xe chở hàng trong sân golf 5.5. Xe lu cỏ trong sân golf Kích thước bánh lu trước (Front roller size) Kích thước bánh lu sau (Rear roller size) Khoảng cách trục (Wheel space) mm mm mm 5.6. Xe phun, tưới dùng trong sân golf Năng suất phun (Spraying capacity) Bán kính phun (Working radius) Dung tích xi téc (Tank capacity) Khoảng cách trục (Wheel space) l/h mm m3 mm 5.7. Xe phun, tưới chất lỏng 5.8. Xe san cát trong sân golf Chiều cao lưỡi san (Blade height) Chiều rộng lưỡi san (Blade width) Số lượng/cỡ lốp trước (Quantity/size of front tyre) Số lượng/cỡ lốp sau (Quantity/size of rear tyre) Khoảng cách trục (Wheel space) mm mm mm 5.9. Xe cấp nước cho máy bay Dung tích xi téc (Tank capacity) Công suất của bơm (Pumping capacity) Khoảng cách trục (Wheel space) m3 m3/h mm 5.10. Xe chuyên dùng vệ sinh máy bay Dung tích xi téc chứa chất thải (Waste tank capacity) Công suất của bơm hút (Suction pump capacity) Dung tích xi téc chứa nước sạch (Water tank capacity) Công suất của bơm đẩy (Push pump capacity) Khoảng cách trục (Wheel space) m3 m3/h m3 m3/h mm 5.11. Xe thang hành khách lên máy bay Khả năng chịu tải của thang (Loading capacity) Chiều cao sàn lớn nhất (Max floor height) Chiều cao sàn nhỏ nhất (Min floor height) Khoảng cách trục (Wheel space) kG mm mm mm 5.12. Xe băng tải vận chuyển hành lý Khả năng chịu tải của băng tải (Loading capacity) Chiều rộng băng tải (Conveyor width) Chiều cao dỡ hàng (Dumping height) Khoảng cách trục (Wheel space) kG mm mm mm 5.13. Xe hút chất thải vệ sinh cho máy bay Dung tích xi téc chứa chất thải (Waste tank capacity) Công suất của bơm (Pumping capacity) Khoảng cách trục (Wheel space) m3 m3/h mm 5.14. Xe nạp nhiên liệu cho máy bay Công suất nạp (Charging capacity) Dung tích xi téc (Tank capacity) Khoảng cách trục (Wheel space) lít/phút m3 mm 5.15. Xe kéo đẩy tầu bay Khối lượng kéo theo theo thiết kế (Designed towed mass) Khoảng cách trục (Wheel space) Bán kính quay vòng nhỏ nhất (Min turning radius) kg mm mm 5. Thư điện tử (Email): 5. Hệ thống treo 5.1 … - 5. Mục lục và các tài liệu tham khảo trong quá trình thiết kế. B. Bản vẽ kỹ thuật: 5. Thư điện tử: Khoản 6. / C. MẪU BẢN XÁC NHẬN KẾ HOẠCH KIỂM TRA (Ban hành kèm theo Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) BẢN XÁC NHẬN KẾ HOẠCH KIỂM TRA (CONFIRMATION OF INSPECTION SCHEDULE) Người nhập khẩu (Importer): Số đăng ký kiểm tra (Registered N0 for inspection): Số/ ngày Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Customs declaration N0/date): / Mã chi cục Hải quan (Customs office code): Mã phân loại kiểm tra TKHQ (Inspection kind classification code): Kết quả kiểm hóa (Result of physical examination): Ngày giải phóng hàng (Date of goods release): Thời gian kiểm tra (Inspection date): Địa điểm kiểm tra (Inspection site): Người liên hệ (Contact person): Số điện thoại (Telephone N0): TT Loại xe máy chuyên dùng (TCM’s type) Nhãn hiệu/Tên thương mại (Trade mark/ Commercial name) Số khung (hoặc số PIN hoặc số sê ri) (Chassis or PIN or serial N0) Số động cơ (Engine N0) Ghi chú (Remarks) 1 / 2 / 3 / 4 / 5 / 6 / ... PHỤ LỤC II MẪU BẢN THÔNG TIN XE MÁY CHUYÊN DÙNG NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) BẢN THÔNG TIN XE MÁY CHUYÊN DÙNG NHẬP KHẨU (Information sheet of imported transport construction machinery) I. THÔNG TIN CHUNG (General information) 6. Số tham chiếu (Reference certificate N0): 6. (Date) , ngày tháng năm Người nhập khẩu (Importer) VI. THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG NHẬP KHẨU (SPECIAL TECHNICAL SPECIFICATION OF TRANSPORT CONSTRUCTION MACHINERY IMPORTED) Loại xe máy chuyên dùng (TCM's type) Thông số kỹ thuật đặc trưng (Special technical specification) Đơn vị (Unit) 6. Các loại xe máy chuyên dùng khác 6.1. Xe sơn kẻ đường Dung tích xi téc chứa sơn (Tank capacity) Chiều rộng vệt kẻ (Paint line width) Vận tốc làm việc lớn nhất (Max working speed) Khoảng cách trục (Wheel space) m3 mm m/phút mm 6.2. Xe quét đường Chiều rộng vệt chổi chính (Main brush width) Chiều rộng vệt chổi phụ (Side brush width) Dung tích thùng chứa rác (Trash Tank capacity) Khoảng cách trục (Wheel space) mm mm m3 m 6.3. Xe quét, chà sàn 6.4. Xe quét nhà xưởng 6.5. Xe tự đổ bánh lốp Khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế (Designed cargo mass) Thể tích thùng chở hàng (Cargo volume) Khoảng cách trục (Wheel space) kg m3 mm 6.6. Xe tự đổ bánh xích 6.7. Xe kéo Khối lượng kéo theo theo thiết kế (Designed towed mass) Số lượng/cỡ lốp trước (Quantity/size of front tyre) Số lượng/cỡ lốp sau (Quantity/size of rear tyre) Khoảng cách trục (Wheel space) kg mm 6.8. Máy kéo 6.9. Máy cắt đá Năng suất cắt (Capacity) Đường kính lưỡi cắt (Saw diameter) Tốc độ quay của lưỡi cắt (Rotated speed) m/p mm rpm 6.10. Tổ hợp máy đào giếng hố ga Thể tích gầu đào (Bucke capacity) Đường kính hố đào (Hole diameter) Đường kính mở gầu (Opening bucket diameter) m3 mm mm 6.11. Xe chuyên dùng trộn rác Năng suất trộn (Mixing capacity) Số lượng/cỡ lốp trước (Quantity/size of front tyre) Số lượng/cỡ lốp sau (Quantity/size of rear tyre) Khoảng cách trục (Wheel space) m3/h mm 6.12. Xe chuyên dùng chở vật liệu Khối lượng hàng chuyên chở (Load capacity) Thể tích thùng chở hàng (Cargo volume) Khoảng cách trục (Wheel space) kg m3 mm 6.13. Xe chuyên dùng chở xỉ 6.14. Xe chở hàng trong nhà xưởng 6.15. Xe chuyên dùng khai thác gỗ Đường kính lưỡi cưa (Saw diameter) Tốc độ quay của lưỡi cưa (Rotated speed) Số lượng/cỡ lốp trước (Quantity/size of front tyre) Số lượng/cỡ lốp sau (Quantity/size of rear tyre) Khoảng cách trục (Wheel space) mm rpm mm 6.16. Máy xếp, dỡ vật liệu bánh lốp Khối lượng xếp, dỡ lớn nhất (Max Load capacity) Chiều cao xếp, dỡ lớn nhất (Max dumping clearance) Bán kính làm việc lớn nhất (Max working radius) kg mm mm 6.17. Máy xếp, dỡ vật liệu bánh xích 6.18. Máy kẹp gỗ bánh lốp 6.19. Máy kẹp gỗ bánh xích 6.20. Máy búa phá dỡ bánh xích Kiểu thiết bị phá (Demolition equipment type) Bán kính làm việc lớn nhất (Max working radius) Chiều cao làm việc lớn nhất (Max working height) mm mm 6.21. Máy búa phá dỡ bánh lốp 6.22. Máy phá dỡ 6. Loại xe máy chuyên dùng (TCM’s type): 6. Hệ thống nhiên liệu - 6. Loại xe máy chuyên dùng:
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . * Điều 33 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 14 - Khoản 15 - Khoản 16 - Khoản 17 - Khoản 18 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 14 - Khoản 15 - Khoản 16 - Khoản 17 - Khoản 18
Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng . Điều 33. Tổ chức thực hiện Khoản 8. Số báo cáo thử nghiệm khí thải (Emission test report N0): 8. Tên thương mại (Commercial name): 8. Khung và thân vỏ 8.1 …. - 8. Tên thương mại: Khoản 9. Số báo cáo COP (COP report N0): 9. Mã kiểu loại (Model code): 9. Kính chắn gió, kính cửa 9.1 Kính chắn gió 9.2 Kính cửa 9.3 … 9. Mã kiểu loại: Khoản 10. Loại xe máy chuyên dùng (TCM’s type): 10. Vị trí đóng số khung (position of chassis number) 10. Đèn chiếu sáng và tín hiệu 10.1 Đèn chiếu sáng phía trước 10.2 … - 10. Nhà máy sản xuất: II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN Khoản 11. Nhãn hiệu (Trade mark): 11. Vị trí đóng số động cơ (position of engine number) 11. Gương chiếu hậu Khoản 12. Tên thương mại (Commercial name): 12. Số báo cáo kiểm tra sản phẩm mẫu (Product inspection report N0): 12. Cơ cấu chuyên dùng - Khoản 13. Mã kiểu loại (Model code): 13. Số báo cáo COP (COP report N0): 13. Các phụ tùng khác (nếu có) - (Điền vào phần thích hợp) Công ty chúng tôi cam kết sản phẩm nêu trên được sản xuất, lắp ráp từ các phụ tùng mới 100% và có nguồn gốc xuất xứ đúng như bản thống kê này. Nếu có gì sai khác, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ghi chú: - Nếu áp dụng ghi “x”, không áp dụng ghi “-”; - Phụ tùng nhập khẩu ghi nước sản xuất, phụ tùng mua trong nước thì ghi rõ tên và địa chỉ Cơ sở sản xuất) Chỉ áp dụng với các linh kiện thuộc đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm Cơ sở sản xuất (Ký tên và đóng dấu) PHỤ LỤC XIII MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG SẢN XUẤT, LẮP RÁP (Ban hành kèm theo Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM ------- MINISTRY OF TRANSPORT VIETNAM REGISTER ---------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness --------- Số (N0): GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG SẢN XUẤT, LẮP RÁP TYPE APPROVAL CERTIFICATE FOR TRANSPORT CONSTRUCTION MACHINERY Cấp theo Thông tư số /2015/TT-BGTVT ngày .... tháng … năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Căn cứ vào hồ sơ đăng ký số: Ngày / / Pursuant to the Technical document N0 Date Căn cứ vào báo cáo kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng số: Ngày / / Pursuant to the result of C.O.P examination report N0 Date Căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra số: Ngày / / Pursuant to the results of Testing report N0 Date CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN General Director of Vietnam Register hereby approves that THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN (Major technical specification) Khoản 14. Nước sản xuất (Production country): 14. Nhà máy sản xuất (Production Plant): Khoản 15. Nhà máy sản xuất (Production Plant): 15. Địa chỉ nhà máy sản xuất (Address of Production Plant): Khoản 16. Địa chỉ nhà máy sản xuất (Address of Production Plant): 16. Số đăng ký kiểm tra (Registered N0 for inspection): II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN (Major technical specification) Khoản 17. Tiêu chuẩn khí thải (Emission standard): Khoản 18. Số đăng ký kiểm tra (Registered N0 for inspection): II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN (Major Technical Specification)
Quyết Định 6481/QĐ-BCT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của nhà xuất bản công thương . * Điều 3 * Điều 2
Quyết Định 6481/QĐ-BCT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của nhà xuất bản công thương . Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Nhà Xuất bản Công Thương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - Lưu: VT, TCCB. Kèm theo Chương 1. Điều 1. Nhà Xuất bản Công Thương (sau đây gọi là Nhà Xuất bản) là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng xuất bản các xuất bản phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công nghiệp và thương mại; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về công nghiệp và thương mại; chủ trương chính sách phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước theo quy định của pháp luật và của Bộ. Tên giao dịch bằng tiếng Anh là: Publishing House for Industry and Trade. Tên viết tắt: PIT Trụ sở chính: Tại Thành phố Hà Nội. Kèm theo Chương 1. Điều 2 Điều 2. Nhà Xuất bản là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật. Kèm theo Chương 2. Điều 3. Nhà Xuất bản có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: Khoản 1. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Nhà Xuất bản Công Thương và xuất bản phẩm theo giấy phép thành lập. Khoản 2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất bản sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khoản 3. Tổ chức thực hiện hoạt động xuất bản và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật về xuất bản phẩm và nội dung hoạt động của Nhà Xuất bản theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức, nhân sự, cộng tác viên của Nhà Xuất bản; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và chính sách cán bộ của Nhà Xuất bản. Khoản 5. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất bản; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản cho đội ngũ cán bộ thuộc Nhà Xuất bản. Khoản 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Nhà Xuất bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương. Khoản 7. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý tài sản, cơ sở vật chất của Nhà Xuất bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương. Khoản 8. Thực hiện chế độ báo cáo công việc có liên quan đến hoạt động của Nhà Xuất bản theo quy định của Bộ Công Thương và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Khoản 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Bộ Công Thương giao. Kèm theo Chương 3. Điều 4. Lãnh đạo Nhà Xuất bản Khoản 1. Lãnh đạo Nhà Xuất bản Công Thương, gồm: Giám đốc, Tổng biên tập, các Phó giám đốc và Phó Tổng biên tập. Giám đốc Nhà Xuất bản chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Nhà Xuất bản. Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng biên tập theo quy định của pháp luật. Các Phó giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành lĩnh vực công tác được Giám đốc giao phụ trách. Khoản 2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Lãnh đạo Nhà Xuất bản do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định theo quy định của pháp luật; các chức danh lãnh đạo các tổ chức trực thuộc Nhà Xuất bản thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương. Kèm theo Chương 3. Điều 5. Bộ máy giúp việc Giám đốc Nhà Xuất bản Khoản 1. Phòng Hành chính – trị sự - Tổng hợp, tham mưu cho Giám đốc Nhà Xuất bản về quản lý, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Nhà Xuất bản. - Theo dõi, quản lý, thực hiện công tác tổ chức, bộ máy, cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, lao động tiền lương và chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên, người lao động thuộc thẩm quyền của Nhà Xuất bản. - Tổ chức khai thác, chọn lọc các tài liệu trong nước và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà Xuất bản để tổ chức biên tập, biên dịch. - Tổ chức mạng lưới cộng tác viên (tác giả, dịch giả) để mua, nhượng những bản thảo có giá trị, khai thác có hiệu quả theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nghiệp vụ khi khai thác bản quyền với các tác giả, dịch giả theo quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế. - Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của Nhà Xuất bản. - Thực hiện công tác quản trị, công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ và các hoạt động trị sự phục vụ công tác xuất bản của Nhà Xuất bản. Khoản 2. Phòng Kế hoạch – Tài chính - Xây dựng kế hoạch xuất bản hàng năm và 5 năm; kế hoạch phát triển ấn phẩm của Nhà Xuất bản; kế hoạch đầu tư phát triển, mở rộng quy mô hoạt động khai thác thị trường. - Xây dựng kế hoạch tài chính; kế hoạch tiền lương; dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động hàng năm và bảo vệ trước cơ quan chủ quản; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Tham gia xây dựng kế hoạch xuất bản, đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng giá sách và các ấn phẩm khác của Nhà Xuất bản. - Tổ chức phát hành và liên kết với các đối tác trong việc quảng bá, phát hành các xuất bản phẩm của Nhà Xuất bản theo quy định của pháp luật. - Tổ chức các cửa hàng giới thiệu xuất bản phẩm của Nhà Xuất bản và của các tổ chức liên kết và thực hiện kinh doanh có hiệu quả theo quy định của pháp luật. - Quản lý mọi hoạt động thu, chi từ các nguồn vốn và các quỹ của Nhà Xuất bản theo quy định của Nhà nước, Bộ và quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà Xuất bản; thực hiện việc quyết toán định kỳ hàng năm. - Tổ chức hướng dẫn các phòng, ban trực thuộc Nhà Xuất bản về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tài chính, kế toán. Khoản 3. Phòng Biên tập - Xây dựng kế hoạch biên tập hàng năm; xây dựng nội dung các ấn phẩm theo kế hoạch của Nhà Xuất bản. - Tổ chức quản lý và biên tập bản thảo theo đúng tiến độ và quy trình do Nhà Xuất bản quy định. - Thẩm định, phê duyệt nội dung các xuất bản phẩm trước khi xuất bản. - Biên tập, hoàn chỉnh các tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học các đề tài đã được Giám đốc Nhà Xuất bản phê duyệt. - Tổ chức công tác biên tập, dịch thuật và quản lý các tài liệu dịch được gửi đến. - Tổ chức Hội đồng thẩm định nội dung và tính pháp lý của các tài liệu biên tập và biên dịch. - Tổ chức và mở rộng mạng lưới cộng tác viên. - Theo dõi, tập hợp ý kiến của bạn đọc về nội dung và về trình bày mỹ thuật của các ấn phẩm. Khoản 4. Phòng Công nghệ xuất bản - Thiết kế, chế bản, sửa lỗi, kiểm tra chất lượng in ấn các xuất bản phẩm của Nhà Xuất bản. - Thu và lưu bản can sau khi hoàn thành in ấn. - Tổ chức triển khai, áp dụng các công nghệ xuất bản tiên tiến, hiện đại vào hoạt động của Nhà Xuất bản. Quản lý và khai thác hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật sử dụng trong công tác xuất bản (bao gồm cả phần mềm chuyên dụng) và trong dây chuyền in ấn. - Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ công tác thu nhận, gửi bản thảo, biên tập và xuất bản điện tử. - Hướng dẫn đội ngũ biên tập viên và cán bộ của Nhà Xuất bản về kỹ năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ xuất bản. Khoản 5. Xí nghiệp in: Tổ chức sản xuất, in ấn các ấn phẩm của Nhà Xuất bản. Kèm theo Chương 3. Điều 6. Nhiệm vụ của Giám đốc Nhà Xuất bản - Quyết định thành lập, sáp nhập và giải thể các tổ chức trực thuộc Nhà Xuất bản, sau khi được Lãnh đạo Bộ phê chuẩn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật. - Tổ chức và điều hành các hoạt động của Nhà Xuất bản phù hợp với các quy định của pháp luật. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm; sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động của Nhà Xuất bản theo quy định của Bộ Công Thương. - Ban hành các quy chế, quy định về quản lý phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước để các hoạt động của Nhà Xuất bản. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ tương đương của các đơn vị thuộc Nhà Xuất bản. - Quyết định về công tác cán bộ, viên chức, bao gồm: tuyển dụng, tiếp nhận, luân chuyển; bổ nhiệm vào ngạch; xếp lương cho cán bộ, viên chức; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ chế độ, nghỉ hưu; cử cán bộ đi công tác, đi học trong và ngoài nước theo quy định về công tác cán bộ của Bộ Công Thương. - Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, viên chức phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của Nhà Xuất bản để phát huy năng lực, sở trường về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, viên chức. - Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, tài chính, tài sản của Nhà Xuất bản theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước quy định; thực hiện chức năng chủ tài khoản theo quy định của pháp luật. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Nhà Xuất bản thực hiện chính sách, chế độ nhà nước về quản lý tài chính, tài sản; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; biên chế; quản lý cán bộ, viên chức; lao động – tiền lương theo quy định của Bộ Công Thương. - Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn, Ban, Tổ công tác của Nhà Xuất bản theo quy định của pháp luật. - Ủy quyền cho một Phó Giám đốc điều hành, giải quyết công việc khi vắng mặt và phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc ủy quyền đó. Kèm theo Chương 3. Điều 7. Nhân lực của Nhà Xuất bản: Biên chế của Nhà Xuất bản thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Công Thương do Bộ trưởng quyết định, phù hợp với nhiệm vụ được giao theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Nhà Xuất bản. Ngoài số biên chế sự nghiệp do Bộ giao, Giám đốc Nhà Xuất bản ký các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. Kèm theo Chương 4. Điều 8. Quan hệ công tác Khoản 1. Nhà Xuất bản chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thứ trưởng được phân công phụ trách; chịu sự quản lý Nhà nước về xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Nhà Xuất bản có quan hệ ngang cấp với đơn vị thuộc Bộ Công Thương, chủ động phối hợp hoạt động chặt chẽ với các đơn vị, trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khoản 3. Nhà Xuất bản là chủ thể chịu trách nhiệm độc lập về các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương. Khoản 4. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, khi có vấn đề phát sinh liên quan giữa Nhà Xuất bản với các đơn vị thuộc Bộ, Nhà Xuất bản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đó để giải quyết. Trường hợp, vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Nhà Xuất bản với các đơn vị liên quan, Giám đốc Nhà Xuất bản có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trực tiếp phụ trách. Kèm theo Chương 4. Điều 9. Điều khoản thi hành Khoản 1. Quy chế này áp dụng đối với Nhà Xuất bản Công Thương. Các đơn vị trực thuộc, các cán bộ, viên chức và nhân viên của Nhà Xuất bản Công Thương có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Khoản 2. Việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy chế này do Giám đốc Nhà Xuất bản đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định./.
Quyết Định 28/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế quản lý seri tiền mới in . * Điều 3
Quyết Định 28/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế quản lý seri tiền mới in . Điều 3. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc nhà máy in tiền, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ (2 bản); - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Lưu VP, PC, PHKQ. Kèm theo Chương 1: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Quy chế này quy định việc quản lý seri tiền mới in; được thực hiện từ khi cấp, sử dụng vần seri trong quá trình in tiền tại nhà máy in tiền đến khi tiền mới in được phát hành vào lưu thông. Khoản 2. Quy chế này được áp dụng đối với: Điểm a) Cục Phát hành và Kho quỹ, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Điểm b) Nhà máy in tiền. Kèm theo Chương 1: Điều 2. Giải thích từ ngữ Khoản 1. Vần seri: Được ghép bởi 2 trong số 26 chữ (gồm: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z). Khoản 2. Vần phụ: Vần seri sử dụng để in trên các tờ tiền thay thế những tờ tiền in hỏng. Khoản 3. Seri: Gồm vần seri và dãy số tự nhiên với số lượng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước được in trên mỗi tờ tiền, mỗi tờ tiền có một seri riêng. Khoản 4. Ký hiệu: Gồm các yếu tố ghi trên niêm phong bao, gói, bó tiền; việc ghi ký hiệu thực hiện theo Quy trình công nghệ in tiền của nhà máy in tiền gồm loại tiền, seri, số thứ tự bao, năm sản xuất, mã số kiểm ngân. Khoản 5. Tiền mới in: tiền nguyên bao, gói, bó, nguyên niêm phong kẹp chì của Nhà máy in tiền. Khoản 6. Nhà máy in tiền: là doanh nghiệp in tiền trong và ngoài nước thực hiện việc in tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước. Kèm theo Chương 2: Điều 3. Cấp vần seri Khoản 1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định cấp vần seri, vần phụ theo từng loại tiền cho nhà máy in tiền trên cơ sở số lượng tiền in theo hợp đồng in tiền ký giữa Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) với nhà máy in tiền. Khoản 2. Vần seri và vần phụ cấp cho nhà máy in tiền được thể hiện trên bảng cấp vần seri và được lưu giữ trong hồ sơ cấp vần seri của Cục Phát hành và Kho quỹ. Kèm theo Chương 2: Điều 4. Nguyên tắc in, quản lý seri trong quá trình in tiền Khoản 1.Việc in seri trong quá trình in tiền được thực hiện theo nguyên tắc: Điểm a) Đối với các loại tiền Ngân hàng Nhà nước công bố phát hành từ trước năm 2003, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 07 chữ số in từ 0000001 trở đi. Điểm b) Đối với các loại tiền Ngân hàng Nhà nước công bố phát hành từ năm 2003 trở đi, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 08 chữ số, trong đó hai chữ số liền kề với vần seri là hai chữ số cuối của năm sản xuất tờ tiền đó, 06 chữ số tiếp theo là dãy số tự nhiên in từ 000001 trở đi. Khoản 2. Quản lý seri trong quá trình in tiền của nhà máy in tiền Điểm a) Nhà máy in tiền thực hiện việc đóng bó, đóng gói, đóng bao theo Quy trình công nghệ của nhà máy và mở sổ ghi chép seri của từng loại tiền; bảo đảm ghi chính xác, đầy đủ các yếu tố: vần seri đã sử dụng (kể cả vần phụ), loại tiền, năm sản xuất, ký hiệu của bao, gói, bó tiền. Trường hợp in hỏng (phát hiện sau công đoạn in seri) phải sử dụng tờ tiền có vần phụ thay thế, nhà máy in tiền phải tổ chức ghi chép theo đúng quy trình công nghệ in tiền của nhà máy. Điểm b) Tài liệu về vần seri, sổ ghi chép seri được lưu giữ tại nhà máy in tiền theo quy trình công nghệ in tiền của nhà máy. Kèm theo Chương 2: Điều 5. Quản lý seri tiền mới in trong quá trình giao nhận tiền Khoản 1. Khi giao tiền mới in cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ), nhà máy in tiền lập bảng kê seri kèm theo biên bản giao nhận (hoặc phiếu xuất). Bảng kê này được lập làm 02 liên, mỗi bên giao, nhận giữ 01 liên. Khoản 2. Giao nhận tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Điểm a) Khi giao, nhận tiền mới in, bên giao tiền mới in có trách nhiệm lập bảng kê seri phù hợp với biên bản giao nhận (hay phiếu xuất) tương ứng. Bảng kê seri phải được ghi chép chính xác, đầy đủ các yếu tố: bên nhận, loại tiền, năm sản xuất, ký hiệu trên niêm phong của bao, gói, bó tiền mới in, số lượng. Bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, nếu phát hiện sai sót phải thông báo cho đơn vị giao để điều chỉnh theo nội dung và số liệu thực tế giao nhận. Điểm b) Khi giao nhận tiền mới in giữa các kho tiền trung ương với nhau; giữa kho tiền trung ương với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc ngược lại): Thủ kho bên giao lập bảng kê seri theo quy định tại điểm a Khoản này, bảng kê được ghi làm 02 liên, mỗi bên giữ 01 liên. Điểm c) Khi xuất tiền mới in từ Quỹ Dự trữ phát hành sang Quỹ Nghiệp vụ phát hành và ngược lại tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thủ kho lập bảng kê seri theo quy định tại điểm a Khoản này. Điểm d) Khi kiểm kê Quỹ Dự trữ phát hành theo định kỳ hàng tháng và kiểm kê Quỹ Nghiệp vụ phát hành ngày cuối cùng hàng tháng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thống kê tiền mới in theo từng loại tiền (chất liệu) và theo từng mệnh giá. Khoản 3. Hàng tháng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo số lượng tiền mới in xuất từ Quỹ Nghiệp vụ phát hành vào lưu thông (xuất cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các đối tượng khác) về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán-Tài chính) trước ngày 07 của tháng sau. Khoản 4. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu cung cấp số liệu đột xuất về tiền mới in hoặc/và yêu cầu tra cứu xuất xứ của bao, gói, bó, tờ tiền mới in, các đơn vị liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước. Kèm theo Chương 3: Điều 6. Cục Phát hành và Kho quỹ Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện cấp vần seri cho các nhà máy in tiền; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, nhà máy in tiền. Kèm theo Chương 3: Điều 7. Vụ Kế toán-Tài chính Vụ trưởng Vụ Kế toán-Tài chính hướng dẫn các đơn vị thực hiện Khoản 3 Điều 5 Quy chế này. Kèm theo Chương 3: Điều 8. Nhà máy in tiền Sau khi kết thúc sản xuất mỗi loại tiền theo hợp đồng in tiền giữa nhà máy in tiền và Cục Phát hành và Kho quỹ, nhà máy in tiền tổng hợp việc sử dụng vần seri được cấp, báo cáo Cục Phát hành và Kho quỹ về tình hình sử dụng vần seri. Kèm theo Chương 3: Điều 9. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện các Khoản 2, 3, 4 Điều 5 Quy chế này.
Nghị Định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 Chương III * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a
Nghị Định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về phân loại, phân cấp công trình thủy lợi; năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Điều 2 Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động liên quan đến thủy lợi trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 3 Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực. Khoản 2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước có nhiệm vụ điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, phát điện và cải thiện môi trường. Khoản 3. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước. Khoản 4. Bờ bao thủy lợi là công trình phân vùng, ngăn nước để bảo vệ cho một khu vực. Khoản 5. Xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ là xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình; xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ. Chương II Điều 4 Phân loại công trình thủy lợi Loại công trình thủy lợi quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi được phân loại cụ thể như sau: Khoản 1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau: Điểm a) Đập có chiều cao từ 100 m trở lên hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b, điểm c Khoản này; Điểm b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên; Điểm c) Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; Điểm d) Danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau: Điểm a) Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm c Khoản này; Điểm b) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s; Điểm c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này. Khoản 3. Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau: Điểm a) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b Khoản này, trừ đập quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này; Điểm b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3. Khoản 4. Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3. Khoản 5. Trạm bơm: Điểm a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên; Điểm b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên; Điểm c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h. Khoản 6. Cống: Điểm a) Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước: Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 30 m trở lên; Đối với vùng còn lại từ 20 m trở lên. Điểm b) Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước: Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 10 m đến dưới 30 m; Đối với các vùng còn lại từ 5 m đến dưới 20 m. Điểm c) Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước: Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 10 m; Đối với các vùng còn lại dưới 5 m. Khoản 7. Hệ thống dẫn, chuyển nước: Điểm a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn là công trình có các thông số: Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 100 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 50 m trở lên; Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 25 m trở lên. Điểm b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa là công trình có thông số: Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 10 m3/s đến dưới 100 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10 m đến dưới 50 m; Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m. Điểm c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ là công trình có các thông số: Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng dưới 10 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 10 m; Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới 5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 5 m. Khoản 8. Đường ống: Điểm a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1500 mm trở lên; Điểm b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm; Điểm c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 500 mm. Khoản 9. Bờ bao thủy lợi: Điểm a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên; Điểm b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới 10.000 ha; Điểm c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha. Khoản 10. Hệ thống công trình thủy lợi: Điểm a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên; Điểm b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha; Điểm c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha. Khoản 11. Căn cứ quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt. Điều 5 Phân cấp công trình thủy lợi Phân cấp công trình thủy lợi để thiết kế công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan. Khoản 1. Cấp công trình thủy lợi được xác định theo nguyên tắc sau: Điểm a) Xác định cấp công trình theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí trên. Điểm b) Cấp của công trình đầu mối được xác định là cấp của công trình thủy lợi. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước nhỏ hơn hoặc bằng cấp công trình đầu mối và nhỏ dần theo sự thu hẹp phạm vi phục vụ. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp dưới nhỏ hơn 01 cấp so với cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp trên. Khoản 2. Cấp của công trình thủy lợi được quy định cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Chương III Điều 6 Yêu cầu chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi Khoản 1. Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoản 2. Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau: Điểm a) Có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan; Điểm b) Có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định này, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác. Khoản 3. Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau: Điểm a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện; Điểm b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác. Khoản 4. Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 7 Yêu cầu về các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi Khoản 1. Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phải có các bộ phận sau: Điểm a) Bộ phận chuyên trách về quản lý công trình; Điểm b) Bộ phận chuyên trách về quản lý nước; Điểm c) Bộ phận chuyên trách về quản lý kinh tế. Khoản 2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác, phải có đơn vị chuyên trách để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đó. Khoản 3. Các bộ phận chuyên môn quy định tại Khoản 1 Điều này, phải bố trí 70% số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp trở lên. Điều 8 Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước Khoản 1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, phải có 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập. Khoản 2. Đập, hồ chứa nước lớn: Điểm a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên, phải có 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập; Điểm b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3, phải có 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập; Điểm c) Hồ chứa có dung tích trữ từ 3.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3, phải có 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 03 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập. Khoản 3. Đập, hồ chứa nước vừa: Điểm a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3, phải có 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 01 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập; Điểm b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 500.000 m3 đến dưới 1.000.000 m3, phải có 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập. Khoản 4. Đập, hồ chứa nước nhỏ: Điểm a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 200.000 m3 đến dưới 500.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ tối thiểu từ trung cấp thủy lợi trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập; Điểm b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000 m3 đến dưới 200.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập. Khoản 5. Cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ, công nhân vận hành phải có chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý cống, tràn do cơ quan chuyên môn, đơn vị đào tạo có chức năng tổ chức. Khoản 6. Tràn xả lũ của hồ chứa có cửa van vận hành bằng điện, trong thời gian vận hành xả lũ phải có công nhân chuyên ngành điện bậc 4 do tổ chức khai thác công trình thủy lợi quản lý tại khu vực công trình đầu mối. Điều 9 Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác trạm bơm điện cố định Khoản 1. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 11.000 m3/h trở lên: Điểm a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố trí 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 10 trung cấp cơ điện hoặc thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 05 năm trở lên; Điểm b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 06 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên; Điểm c) Trạm bơm có từ 03 máy trở xuống, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 03 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Khoản 2. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 8.000 m3/h đến dưới 11.000 m3/h: Điểm a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 07 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Cứ tăng thêm 04 máy thì bố trí tăng thêm 01 cán bộ trung cấp; tăng thêm 05 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi;
Nghị Định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi . Chương III * Điều 9 - Khoản 1 + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 Chương IV * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Nghị Định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi . Chương III Điều 9 Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác trạm bơm điện cố định Khoản 1 Điểm c) Trạm bơm có từ 03 máy trở xuống, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 03 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Khoản 2. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 8.000 m3/h đến dưới 11.000 m3/h: Điểm a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 07 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Cứ tăng thêm 04 máy thì bố trí tăng thêm 01 cán bộ trung cấp; tăng thêm 05 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi; Điểm b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 05 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên; Điểm c) Trạm bơm có 3 máy trở xuống bố trí 01 cán bộ có trình độ cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 03 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Khoản 3. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 4.000 m3/h đến dưới 8.000 m3/h: Điểm a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 02 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên và 05 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Cứ tăng thêm 05 máy thì bố trí tăng thêm 01 trung cấp cơ điện; tăng thêm 10 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện; Điểm b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố trí 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện trở lên, 03 trung cấp cơ điện hoặc thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên; Điểm c) Trạm bơm có từ 03 máy trở xuống, bố trí 02 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, trong đó có ít nhất 01 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Khoản 4. Trạm bơm điện có loại máy bơm có công suất từ 1.000 m3/h đến dưới 4.000 m3/h. Điểm a) Trạm bơm có từ 15 máy trở lên, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện; 03 cán bộ có trình độ trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Cứ tăng thêm 5 máy thì bố trí tăng thêm 01 trung cấp cơ điện; tăng thêm 10 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện; Điểm b) Trạm bơm có từ 10 đến 15 máy, bố trí 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện trở lên, 02 cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên; Điểm c) Trạm bơm có từ 04 đến 10 máy, bố trí 02 trung cấp cơ điện hoặc thủy lợi, trong đó ít nhất 01 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên; Điểm d) Trạm bơm có từ 03 máy bơm trở xuống, bố trí 01 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Khoản 5. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 540 m3/h đến dưới 1.000 m3/h: Điểm a) Trạm bơm có từ 02 đến 05 máy, bố trí 01 công nhân vận hành có trình độ trung học phổ thông và phải tham gia 01 lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên; Điểm b) Trạm bơm có trên 05 máy, bố trí 01 công nhân vận hành bơm điện đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật từ 03 đến 06 tháng. Đối với các trạm bơm có số lượng từ 07 máy bơm trở lên bố trí thêm 01 cán bộ trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên. Điều 10 Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác cống đầu mối, hệ thống dẫn, chuyển nước Khoản 1. Đối với cống dưới đê sông cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; các cống ngăn sông lớn vận hành bằng điện: Điểm a) Cống dưới đê sông cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; cống ngăn sông lớn vận hành bằng điện bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện; 01 cán bộ có trình độ trung cấp cơ điện tại công trình đầu mối có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên; Điểm b) Thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều. Khoản 2. Đối với cống khác có chiều rộng thoát nước từ 0,5 m trở lên; kênh, mương, rạch, tuynel, cầu máng có lưu lượng từ 0,3 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 0,5 m trở lên; đường ống có lưu lượng từ 0,02 m3/s trở lên hoặc đường kính ống từ 150 mm trở lên, việc bố trí cán bộ, công nhân tùy thuộc quy mô và mục tiêu hoạt động của công trình để bố trí cán bộ, công nhân có chuyên môn phù hợp, tối thiểu phải tốt nghiệp trung học phổ thông và có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều 11 Đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi Khoản 1. Các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập. Khoản 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành khung kế hoạch và khung chương trình, tài liệu đào tạo quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm cơ sở để các trường, cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Điều 12 Trách nhiệm tuân thủ yêu cầu năng lực trong khai thác công trình thủy lợi Khoản 1. Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác công trình thủy lợi phải có năng lực phù hợp với quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hậu quả, thiệt hại do việc không bảo đảm các yêu cầu về năng lực gây ra. Khoản 2. Định kỳ 05 năm, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước phải tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước. Khoản 3. Đối với các tổ chức được giao khai thác nhiều loại hình công trình đầu mối, số lượng cán bộ, công nhân khai thác công trình thủy lợi theo yêu cầu quy định về đảm bảo năng lực phải tăng lên tương ứng. Khoản 4. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu năng lực quy định tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có sản xuất, kinh doanh hoạt động khác phải bảo đảm yêu cầu năng lực đối với ngành nghề kinh doanh đó theo quy định của pháp luật có liên quan. Khoản 5. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về năng lực đối với các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi quy định tại Nghị định này. Chương IV Điều 13 Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi Giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm: Khoản 1. Xây dựng công trình mới; Khoản 2. Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; Khoản 3. Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Khoản 4. Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ; Khoản 5. Trồng cây lâu năm; Khoản 6. Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; Khoản 7. Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ; Khoản 8. Nuôi trồng thủy sản; Khoản 9. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác; Khoản 10. Xây dựng công trình ngầm. Điều 14 Nguyên tắc cấp phép Khoản 1. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Khoản 2. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi. Điều 15 Căn cứ cấp phép Khoản 1. Việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ: Điểm a) Nhiệm vụ công trình thủy lợi; Điểm b) Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi; Điểm c) Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi. Khoản 2. Trường hợp cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ các quy định sau: Điểm a) Khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống công trình thủy lợi; Điểm b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều 16 Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này Khoản 1. Đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan từ hai tỉnh trở lên: Điểm a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với hoạt động xả nước thải; giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 6, Khoản 9, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý; Điểm b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản này. Khoản 2. Đối với công trình thủy lợi khác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này. Điều 17 Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép Khoản 1. Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khoản 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều 18 Thời hạn của giấy phép Khoản 1. Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm. Khoản 2. Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình; công trình thủy lợi không còn khả năng tiếp nhận nước thải. Điều 19 Nội dung giấy phép Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau: Khoản 1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép; Khoản 2. Tên hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Khoản 3. Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động; vị trí xả nước thải vào công trình thủy lợi; Khoản 4. Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép; lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi; Khoản 5. Thời hạn của giấy phép; Khoản 6. Các yêu cầu đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan; Khoản 7. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép. Điều 20 Điều chỉnh nội dung giấy phép Khoản 1. Các nội dung quy định trong giấy phép được điều chỉnh, gồm: Điểm a) Phạm vi hoạt động; Điểm b) Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép; Điểm c) Vị trí, lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi. Khoản 2. Thủ tục điều chỉnh: Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ điều chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này. Điều 21 Trình tự, thủ tục cấp giấy phép Khoản 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khoản 2. Thời hạn cấp giấy phép: Điểm a) Đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điểm b) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điểm c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Nghị Định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi . Chương IV * Điều 21 - Khoản 2 + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35
Nghị Định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi . Chương IV Điều 21 Trình tự, thủ tục cấp giấy phép Khoản 2 Điểm b) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điểm c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điểm d) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điểm đ) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điều 22 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại các Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm: Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này Khoản 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này Khoản 2. Bản vẽ thiết kế thi công đối với trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này; Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này Khoản 3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này Khoản 4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi; Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này Khoản 5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này Khoản 6. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp. Điều 23 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm: Khoản 4 Điều 13 Nghị định này Khoản 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Khoản 4 Điều 13 Nghị định này Khoản 2. Bản đồ tỷ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi; Khoản 4 Điều 13 Nghị định này Khoản 3. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; Khoản 4 Điều 13 Nghị định này Khoản 4. Bản vẽ thiết kế thi công, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; Khoản 4 Điều 13 Nghị định này Khoản 5. Kết quả phân tích chất lượng nước của công trình thủy lợi tại vị trí xả nước thải; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải vào công trình thủy lợi; Khoản 4 Điều 13 Nghị định này Khoản 6. Đề án xả nước thải vào công trình thủy lợi đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào công trình thủy lợi; Khoản 4 Điều 13 Nghị định này Khoản 7. Bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải. Điều 24 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm: Khoản 5 Điều 13 Nghị định này Khoản 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Khoản 5 Điều 13 Nghị định này Khoản 2. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; Khoản 5 Điều 13 Nghị định này Khoản 3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi; Khoản 5 Điều 13 Nghị định này Khoản 4. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi. Điều 25 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm: Khoản 6 Điều 13 Nghị định này Khoản 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Khoản 6 Điều 13 Nghị định này Khoản 2. Dự án đầu tư được phê duyệt; Khoản 6 Điều 13 Nghị định này Khoản 3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; Khoản 6 Điều 13 Nghị định này Khoản 4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi; Khoản 6 Điều 13 Nghị định này Khoản 5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi. Điều 26 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm: Khoản 7 Điều 13 Nghị định này Khoản 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Khoản 7 Điều 13 Nghị định này Khoản 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa; Khoản 7 Điều 13 Nghị định này Khoản 3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; Khoản 7 Điều 13 Nghị định này Khoản 4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi; Khoản 7 Điều 13 Nghị định này Khoản 5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi. Điều 27 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm: Khoản 9 Điều 13 Nghị định này Khoản 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Khoản 9 Điều 13 Nghị định này Khoản 2. Bản sao hộ chiếu nổ mìn; Khoản 9 Điều 13 Nghị định này Khoản 3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; Khoản 9 Điều 13 Nghị định này Khoản 4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi; Khoản 9 Điều 13 Nghị định này Khoản 5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi. Điều 28 Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm: Khoản 1. Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Khoản 2. Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6 và Khoản 10 Điều 13 Nghị định này; báo cáo phân tích chất lượng nước thải đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này; Khoản 3. Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp; Khoản 4. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi. Điều 29 Trình tự, thủ tục cấp gia hạn, Điều chỉnh nội dung giấy phép Khoản 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày. Khoản 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khoản 3. Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung: Điểm a) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điểm b) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 5, Khoản 7 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điểm c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép. Điều 30 Cấp lại giấy phép Khoản 1. Giấy phép được cấp lại thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng; Điểm b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức. Khoản 2. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép: Điểm a) Trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Điểm b) Trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị và tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Điểm c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì thông báo lý do không cấp lại giấy phép. Khoản 3. Thời hạn ghi trong giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp. Điều 31 Quyền của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các quyền sau: Khoản 1. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí, thời hạn, quy mô theo quy định của giấy phép. Khoản 2. Được Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép. Khoản 3. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi hoặc thay đổi thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định. Điều 32 Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các nghĩa vụ sau: Khoản 1. Chấp hành các quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật khác có liên quan. Khoản 2. Chấp hành các quy định về vị trí, thời hạn, quy mô các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ghi trong giấy phép đã được cấp. Khoản 3. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Khi tiến hành các hoạt động phải bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi, khắc phục ngay sự cố và bồi thường thiệt hại do hoạt động của mình gây ra. Khoản 5. Không làm cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc khai thác tổng hợp công trình thủy lợi. Khoản 6. Cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ liệu, thông tin về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Điều 33 Đình chỉ hiệu lực của giấy phép Khoản 1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có một trong những vi phạm sau đây: Điểm a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép; Điểm b) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật. Khoản 2. Thời hạn đình chỉ giấy phép: Không quá 03 tháng. Khoản 3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không được thực hiện các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Điều 34 Thu hồi giấy phép Khoản 1. Giấy phép được thu hồi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bị phát hiện không đúng sự thật; Điểm b) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích; Điểm c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép; Điểm d) Trường hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Khoản 2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 16 Nghị định này có quyền quyết định thu hồi giấy phép. Điều 35 Kiểm tra, thanh tra Khoản 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi cả nước. Khoản 2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương.
Nghị Định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi . Chương IV * Điều 3535 - Khoản 1 + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 * Điều 3535 Chương V * Điều 366 * Điều 377 * Điều 388
Nghị Định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi . Chương IV Điều 3535. Kiểm tra, thanh tra Khoản 1 Điểm c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép; Điểm d) Trường hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Khoản 2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 16 Nghị định này có quyền quyết định thu hồi giấy phép. Điều 3535. Kiểm tra, thanh tra Khoản 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi cả nước. Khoản 2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương. Chương V Điều 366. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Điều 377. Quy định chuyển tiếp Khoản 1. Các loại giấy phép cho các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa hết thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn. Khoản 2. Tổ chức, cá nhân đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép cho hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp giấy phép thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Khoản 3. Chậm nhất sau thời gian 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm năng lực quy định tại Nghị định này. Điều 388. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này. Khoản 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NN (2).XH TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC I
Nghị Định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên .
Nghị Định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên . Chương 1. Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Nghị định này quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (sau đây gọi chung là tiếng dân tộc thiểu số), bao gồm: Điều kiện, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chế độ, chính sách đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số. Chương 1. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng cho người dạy tiếng dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà nước tập trung đầu tư, ưu tiên việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đối với các dân tộc thiểu số ít người. Chương 2. Điều 3. Điều kiện tổ chức dạy học Khoản 1. Người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số. Khoản 2. Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Khoản 3. Chương trình và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoản 4. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm. Khoản 5. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương 2. Điều 4. Quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học Khoản 1. Trên cơ sở nguyện vọng của người dân tộc thiểu số và Điều kiện tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Khoản 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét các Điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo kết luận bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị dạy học tiếng dân tộc thiểu số. Khoản 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Chương 2. Điều 5. Nội dung, phương pháp dạy học Nội dung, phương pháp, kế hoạch dạy học tiếng dân tộc thiểu số được quy định trong từng chương trình tiếng dân tộc thiểu số cụ thể do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Chương 2. Điều 6. Hình thức tổ chức dạy học Khoản 1. Tiếng dân tộc thiểu số là môn học trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Khoản 2. Việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo các hình thức tổ chức dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Chương 2. Điều 7. Cấp chứng chỉ Việc cấp chứng chỉ cho người hoàn thành chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Chương 3. Điều 8. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Khoản 1. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo tại các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên Khoản 2. Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được tiến hành theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương 3. Điều 9. Chế độ chính sách Khoản 1. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung; không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với những người đã được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Khoản 2. Người học được Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định. Khoản 3. Hàng năm, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ dạy tiếng dân tộc thiểu số, được giao thêm biên chế giáo viên tương ứng với số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số theo quy định. Chương 4. Điều 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo Khoản 1. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số. Khoản 2. Quy định cụ thể các Điều kiện, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số. Khoản 3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành định mức biên chế sự nghiệp giáo dục, chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số. Chương 4. Điều 11. Bộ Nội vụ Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành định mức biên chế sự nghiệp giáo dục, chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số. Chương 4. Điều 12. Bộ Tài chính Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Chương 4. Điều 13. Ủy ban Dân tộc Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, chế độ, chính sách về dạy và học tiếng dân tộc thiểu số. Chương 4. Điều 14. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 1. Lựa chọn bộ chữ và xác định Điều kiện tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương. Khoản 2. Quản lý, chỉ đạo việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương. Khoản 3. Hàng năm bố trí, đảm bảo các Điều kiện về nguồn lực, tài chính phục vụ cho việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số theo đúng quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước. Chương 5. Điều 15. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2010. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều được bãi bỏ. Chương 5. Điều 16. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định này. Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính QG; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 - Khoản 1 - Khoản 2
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Khoản 2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm: Điểm a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường; Điểm b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường; Điểm c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Điểm d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung); Điểm đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản; Điểm e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; Điểm g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; Điểm h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này. Khoản 3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Điều 2. Đối tượng áp dụng Khoản 1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan. Khoản 2. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Trường hợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,... trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó. Khoản 2. Thải bụi, khí thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí thải vào môi trường không khí. Khoản 3. Thông số môi trường nguy hại trong nước thải là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, chi tiết trong Mục I Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Khoản 4. Thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, chi tiết trong Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Khoản 5. Thông số môi trường thông thường là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và môi trường xung quanh, trừ các thông số môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Khoản 6. Khai thác trái phép loài sinh vật là các hành vi săn bắt, đánh bắt, bẫy bắt, hái, lượm, thu giữ nhằm lấy các sinh vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ phận hoặc dẫn xuất của các loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 7. Bản kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: Bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường; bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; bản cam kết bảo vệ môi trường và bản kế hoạch bảo vệ môi trường; Khoản 8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ; báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở đang hoạt động; báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khoản 9. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm: Đề án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường; dự án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Khoản 10. Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường bao gồm: Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn trước khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Khoản 11. Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường là Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường. Khoản 12. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại bao gồm: Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại; Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Khoản 13. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Điểm a) Cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Khoản 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm; Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành; Điểm b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính). Khoản 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Điểm a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; Điểm b) Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn; Điểm c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định; Điểm d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen; Điểm đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật; Điểm e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; Điểm g) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; Điểm h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; Điểm i) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định; Điểm k) Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm l) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư; Điểm m) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường (đối với tất cả các thông số môi trường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật) trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật; Điểm n) Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường. Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt Khoản 1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Khoản 2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó. Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó. Điều 6. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật). Khoản 2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kết quả giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 6 - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 6. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kết quả giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Khoản 3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các loại vi khuẩn, các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt. Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền cao nhất của hành vi vi phạm đã chọn đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa. Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt theo từng điểm xả, thải đó. Điều 7. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 1. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như sau: Điểm a) Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Điểm b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được so sánh với nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính. Khoản 2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm: Điểm a) Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; Điểm b) Tổ chức giám định, kiểm định, quan trắc môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, có đủ năng lực thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định của pháp luật chuyên ngành; Điểm c) Kết quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước thải của cá nhân, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát; trường hợp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm thì kết quả này được so sánh với nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức. Khoản 3. Trong trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm hành chính thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi lại hình ảnh, cá nhân, tổ chức vi phạm có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng, hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chương II HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ Điều 8. Vi phạm các quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường Khoản 1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và quy định tại điểm c khoản này; Điểm b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này; Điểm c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Khoản 2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này; Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này; Điểm c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Khoản 3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Khoản 4. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ, cơ quan ngang bộ bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này; Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này; Điểm c) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này. Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định gây ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này; Điểm b) Buộc phải xây lắp công trình bảo vệ môi trường đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Khoản 1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ; cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án; Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo quy định; không cập nhật Kế hoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án; Điểm c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập Kế hoạch quản lý môi trường và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn hoặc cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo; Điểm đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kịp thời cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định; Điểm e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm b và điểm i khoản này; Điểm g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ và m khoản này; Điểm h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước hoặc thực hiện việc tích nước khi chưa được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; Điểm i) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án; Điểm k) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; không tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá 06 tháng nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điểm l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; Điểm m) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 9 - Khoản 1 + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 + Điểm a
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Khoản 1 Điểm l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; Điểm m) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản 4 Điều 12 Nghị định này; Điểm n) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định; Điểm o) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định. Khoản 2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung Kế hoạch quản lý môi trường của dự án theo quy định; không cập nhật Kế hoạch quản lý môi trường và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án; Điểm c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập Kế hoạch quản lý môi trường và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn hoặc cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản thông báo; Điểm đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kịp thời cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định; Điểm e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm b và điểm i khoản này; Điểm g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, m và n khoản này; Điểm h) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; Điểm i) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án; không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước hoặc thực hiện việc tích nước khi chưa được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; Điểm k) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; không tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá 06 tháng nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điểm l) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; Điểm m) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản 4 Điều 12 Nghị định này; Điểm n) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định; Điểm o) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định. Khoản 3. Hành vi vi phạm quy định về dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên theo quy định; không có cán bộ có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành với trình độ đại học trở lên theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị chuyên dụng để đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích các mẫu về môi trường, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin, số liệu về dự án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; báo cáo sai sự thật về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án, vùng kế cận; Điểm d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đủ tất cả các điều kiện cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điểm đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vi phạm quy định tại khoản này gây hậu quả về ô nhiễm môi trường. Khoản 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, l, m, n và o khoản 1 và các điểm i, l, m, n và o khoản 2 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm i khoản 1; điểm i khoản 2 Điều này; Điểm b) Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm l, m, n và o khoản 1; các điểm l, m, n và o khoản 2 Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 10. Vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường Khoản 1. Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này; Điểm b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này; Điểm c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Khoản 2. Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Khoản 3. Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường về tiến độ thực hiện đề án bảo vệ môi trường; về việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm đ khoản này; Điểm c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại các điểm a, c và e khoản này; Điểm d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản 4 Điều 12 của Nghị định này. Khoản 4. Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường về tiến độ thực hiện đề án bảo vệ môi trường; về việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này; Điểm c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản này; Điểm d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản 4 Điều 12 của Nghị định này. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 10 - Khoản 4 + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d * Điều 11 * Điều 12 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k - Khoản 5
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 10. Vi phạm các quy định về thực hiện đề án bảo vệ môi trường Khoản 4 Điểm d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản 4 Điều 12 của Nghị định này. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này. Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải vận hành đúng công trình bảo vệ môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm d khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều này; Điểm b) Buộc phải xây lắp công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm d khoản 2, điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này; Điểm c) Buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường xây lắp không đúng nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc phê duyệt trong trường hợp công trình đó vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đối với quy định tại điểm c khoản 2, điểm d khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều này; Điểm d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 11. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường Khoản 1. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; Điểm b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; Điểm d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. Khoản 2. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. Khoản 3. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; Điểm d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. Khoản 4. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; Điểm d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định. Khoản 5. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; Điểm b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, phân loại chất thải rắn tại nguồn; để phát tán khí độc hại ra môi trường; không hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường và người lao động; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; Điểm c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; Điểm d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định. Khoản 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, điểm d khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này. Khoản 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại Điều này; Điểm b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 12. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh và dịch vụ tập trung, làng nghề và khu nuôi trồng thủy sản Khoản 1. Cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức hoạt động bên ngoài các làng nghề quy định tại Nghị định này. Khoản 2. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu kinh doanh, dịch vụ tập trung bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. Khoản 3. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đấu nối triệt để nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp (trừ các trường hợp được phép miễn trừ đấu nối nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường ngoài phạm vi quản lý của cụm công nghiệp); không kiểm soát dẫn đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa của cụm công nghiệp; Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt theo quy định; Điểm đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định. Khoản 4. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường đáp ứng điều kiện theo quy định; không có người quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo diện tích cây xanh tối thiểu trong phạm vi khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; thực hiện không đúng quy hoạch các khu chức năng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi ghi chép nhật ký vận hành không đầy đủ một trong các nội dung: Lượng nước thải, lượng điện tiêu thụ, hóa chất sử dụng, lượng bùn thải; Điểm đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung; không có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định; Điểm e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không có thiết bị đo lưu lượng nước thải đầu vào tại nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định; không bố trí công tơ điện, độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Điểm g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đấu nối hoặc đấu nối không triệt để nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định; không kiểm soát dẫn đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Điểm h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt theo quy định; Điểm i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm k) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định. Khoản 5. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản bị xử phạt như sau:
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 12 - Khoản 4 + Điểm h + Điểm i + Điểm k - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 13 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 12. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh và dịch vụ tập trung, làng nghề và khu nuôi trồng thủy sản Khoản 4 Điểm h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt theo quy định; Điểm i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm k) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định. Khoản 5. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, xử lý bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản theo quy định; thải nước nuôi trồng thủy sản vượt quy chuẩn nước sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản không theo quy định của địa phương; Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất độc hoặc tích tụ độc hại trong cơ sở nuôi trồng thủy sản; Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; Điểm đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. Khoản 6. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này; Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có một trong các thông số môi trường vượt từ 10% đến 20% tiêu chuẩn quy định tiếp nhận nước thải của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp; phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền quy định tại điểm này đối với trường hợp nước thải vượt từ 20% đến 30%; phạt tăng thêm 20% đối với trường hợp nước thải vượt từ 30% đến 40%; phạt tăng thêm 30% đối với trường hợp nước thải vượt từ 40% đến 50%; phạt tăng thêm 40% đối với trường hợp nước thải vượt từ 50% đến 60%; phạt tăng thêm 50% đối với trường hợp nước thải vượt từ 60% đến 70%; phạt tăng thêm 60% đối với trường hợp nước thải vượt từ 70% đến 80%; phạt tăng thêm 70% đối với trường hợp nước thải vượt từ 80% đến 90%; phạt tăng thêm 80% đối với trường hợp nước thải vượt từ 90% đến 100%; phạt tăng thêm 90% đối với trường hợp nước thải vượt 100% trở lên; Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xả trái phép nước thải không qua xử lý vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp. Khoản 7. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giám sát môi trường (bao gồm: Quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, khí thải; giám sát môi trường xung quanh và giám sát chất thải định kỳ) và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện giám sát môi trường trong trường hợp phải thực hiện giám sát môi trường trong kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát là 03 tháng một lần) hoặc đột xuất theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; thực hiện không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; Điểm c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát là 03 tháng một lần) hoặc đột xuất theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; không báo cáo kết quả giám sát chất thải định kỳ (một năm một lần trước ngày 31 tháng 01 hàng năm) hoặc đột xuất cho cơ quan đã xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; thực hiện không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ; Điểm d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát là 03 tháng một lần) hoặc đột xuất theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ; không báo cáo kết quả giám sát chất thải định kỳ (một năm một lần trước ngày 31 tháng 01 hàng năm) hoặc đột xuất cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; thực hiện không đúng, không đầy đủ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) hoặc không thực hiện giám sát môi trường xung quanh theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ; Điểm đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ (về thông số vị trí, tần suất giám sát là 03 tháng một lần) hoặc đột xuất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ; không báo cáo kết quả giám sát chất thải định kỳ (một năm một lần trước ngày 31 tháng 01 hàng năm) hoặc đột xuất cho cơ quan đã xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ; Điểm e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả giám sát chất thải định kỳ (một năm một lần, trước ngày 31 tháng 01 hàng năm) hoặc đột xuất cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ; phối hợp với đơn vị không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (theo lĩnh vực và phạm vi được cấp giấy chứng nhận) để thực hiện quan trắc, giám sát môi trường, trừ các trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ quan trắc, giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh hoặc trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Điểm g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi không vận hành, vận hành không đúng quy trình đối với thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục; không lưu giữ số liệu quan trắc nước thải, khí thải theo quy định hoặc không truyền số liệu quan trắc về cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Điểm h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt thiếu một trong các thông số của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Điểm i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Điểm k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt đường ống, cửa xả nước thải ra ngoài môi trường ở vị trí không thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát trong trường hợp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc pha loãng nước thải, khí thải sau xử lý nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cụm công nghiệp và khu kinh doanh dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm d khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm k khoản 4 và điểm c khoản 6 Điều này. Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại Điều này; Điểm b) Buộc tháo dỡ công trình nuôi trồng thủy sản; buộc phục hồi môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 5 Điều này gây ra; buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm h và điểm i khoản 7 Điều này; buộc phải xây lắp, lắp đặt đường ống, cửa xả nước thải ra ngoài môi trường ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát hoặc buộc phải tháo dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm k khoản 7 Điều này; Điểm c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%). Khoản 2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ);
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 13 - Khoản 2 + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p - Khoản 2 + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường Khoản 2 Điểm i) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 4. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 5. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ);
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 13 - Khoản 5 + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 7 - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 14 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường Khoản 5 Điểm m) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 6. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 7. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 hoặc nước thải có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae); 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này. Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; Điểm b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%). Khoản 2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 290.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 290.000.000 đồng đến 310.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 310.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 370.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 370.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ);
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 14 - Khoản 2 + Điểm y - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 2 + Điểm y - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường Khoản 2 Điểm y) Phạt tiền từ 370.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 4. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 5. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 6. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ);
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 14 - Khoản 6 + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 6 + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường Khoản 6 Điểm c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 7. Hành vi xả nước thải có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 4 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 8. Hành vi xả nước thải có chứa từ 02 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) trở lên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 02 đến dưới 04 hoặc từ 10,5 đến dưới 12,5 bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên. Khoản 9. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ); Điểm b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ); Điểm c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ);
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 14 - Khoản 9 + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v + Điểm x + Điểm y - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 + Điểm a + Điểm b - Khoản 13 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 15 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường Khoản 9 Điểm c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ); Điểm d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ); Điểm đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ); Điểm e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ); Điểm g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ); Điểm h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ); Điểm i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m³/ngày (24 giờ); Điểm k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m³/ngày (24 giờ); Điểm l) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); Điểm m) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm n) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m³/ngày (24 giờ); Điểm o) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m³/ngày (24 giờ); Điểm p) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m³/ngày (24 giờ); Điểm q) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m³/ngày (24 giờ); Điểm r) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm s) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm t) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm u) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm ư) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm v) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m³/ngày (24 giờ); Điểm x) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m³/ngày (24 giờ); Điểm y) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. Khoản 10. Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. Khoản 11. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 hoặc nước thải có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae); 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 02 đến dưới 04 hoặc từ 10,5 đến dưới 12,5 hoặc nước thải có chứa từ 02 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) trở lên; 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên hoặc giá trị pH dưới 02 hoặc từ 12,5 đến 14. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 12. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 4, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 5, các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 6, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 7, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 8 và các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 9 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm u, ư, v, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5, các điểm s, t, u, ư, v, x và y khoản 6, các điểm u, ư, v, x và y khoản 7, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 8, các điểm s, t, u, ư, v và x khoản 9 và khoản 10 Điều này. Khoản 13. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; Điểm b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 15. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%). Khoản 2. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ; Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ; Điểm đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; Điểm e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m³/giờ đến dưới 25.000 m³/giờ; Điểm g) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m³/giờ đến dưới 30.000 m³/giờ; Điểm h) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m³/giờ đến dưới 35.000 m³/giờ; Điểm i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m³/giờ đến dưới 40.000 m³/giờ; Điểm k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m³/giờ đến dưới 45.000 m³/giờ; Điểm l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m³/giờ đến dưới 50.000 m³/giờ; Điểm m) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m³/giờ đến dưới 55.000 m³/giờ; Điểm n) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m³/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ; Điểm o) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m³/giờ đến dưới 65.000 m³/giờ; Điểm p) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m³/giờ đến dưới 70.000 m³/giờ; Điểm q) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 3. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ; Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ; Điểm đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; Điểm e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m³/giờ đến dưới 25.000 m³/giờ; Điểm g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m³/giờ đến dưới 30.000 m³/giờ; Điểm h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m³/giờ đến dưới 35.000 m³/giờ; Điểm i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m³/giờ đến dưới 40.000 m³/giờ; Điểm k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m³/giờ đến dưới 45.000 m³/giờ; Điểm l) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m³/giờ đến dưới 50.000 m³/giờ; Điểm m) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m³/giờ đến dưới 55.000 m³/giờ; Điểm n) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m³/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ; Điểm o) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m³/giờ đến dưới 65.000 m³/giờ; Điểm p) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m³/giờ đến dưới 70.000 m³/giờ; Điểm q) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 15 - Khoản 3 + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 6 - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 16 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 15. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường Khoản 3 Điểm q) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 4. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ; Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ; Điểm d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ; Điểm đ) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; Điểm e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m³/giờ đến dưới 25.000 m³/giờ; Điểm g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m³/giờ đến dưới 30.000 m³/giờ; Điểm h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m³/giờ đến dưới 35.000 m³/giờ; Điểm i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m³/giờ đến dưới 40.000 m³/giờ; Điểm k) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m³/giờ đến dưới 45.000 m³/giờ; Điểm l) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m³/giờ đến dưới 50.000 m³/giờ; Điểm m) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m³/giờ đến dưới 55.000 m³/giờ; Điểm n) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m³/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ; Điểm o) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m³/giờ đến dưới 65.000 m³/giờ; Điểm p) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m³/giờ đến dưới 70.000 m³/giờ; Điểm q) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 5. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ; Điểm c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ; Điểm d) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ; Điểm đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; Điểm e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m³/giờ đến dưới 25.000 m³/giờ; Điểm g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m³/giờ đến dưới 30.000 m³/giờ; Điểm h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m³/giờ đến dưới 35.000 m³/giờ; Điểm i) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m³/giờ đến dưới 40.000 m³/giờ; Điểm k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m³/giờ đến dưới 45.000 m³/giờ; Điểm l) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m³/giờ đến dưới 50.000 m³/giờ; Điểm m) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m³/giờ đến dưới 55.000 m³/giờ; Điểm n) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m³/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ; Điểm o) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m³/giờ đến dưới 65.000 m³/giờ; Điểm p) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m³/giờ đến dưới 70.000 m³/giờ; Điểm q) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 6. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền tối đa đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần; 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 2, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q khoản 4 và các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 5 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm t, u, ư và v khoản 2, các điểm s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 4 và các điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 Điều này. Khoản 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; Điểm b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 16. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi làm phát tán hóa chất, hơi dung môi hữu cơ trong khu sản xuất hoặc khu dân cư gây mùi đặc trưng của hóa chất, hơi dung môi hữu cơ đó; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%). Khoản 2. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 đến dưới 1,5 lần hoặc thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ; Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ; Điểm đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; Điểm e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m³/giờ đến dưới 25.000 m³/giờ; Điểm g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m³/giờ đến dưới 30.000 m³/giờ; Điểm h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m³/giờ đến dưới 35.000 m³/giờ; Điểm i) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m³/giờ đến dưới 40.000 m³/giờ; Điểm k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m³/giờ đến dưới 45.000 m³/giờ; Điểm l) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m³/giờ đến dưới 50.000 m³/giờ; Điểm m) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m³/giờ đến dưới 55.000 m³/giờ; Điểm n) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m³/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ; Điểm o) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m³/giờ đến dưới 65.000 m³/giờ; Điểm p) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m³/giờ đến dưới 70.000 m³/giờ; Điểm q) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 3. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 16 - Khoản 2 + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m + Điểm n + Điểm o + Điểm p + Điểm q + Điểm r + Điểm s + Điểm t + Điểm u + Điểm ư + Điểm v - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 17 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 16. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường Khoản 2 Điểm u) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 3. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 02 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ; Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ; Điểm d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ; Điểm đ) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; Điểm e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m³/giờ đến dưới 25.000 m³/giờ; Điểm g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m³/giờ đến dưới 30.000 m³/giờ; Điểm h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m³/giờ đến dưới 35.000 m³/giờ; Điểm i) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m³/giờ đến dưới 40.000 m³/giờ; Điểm k) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m³/giờ đến dưới 45.000 m³/giờ; Điểm l) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m³/giờ đến dưới 50.000 m³/giờ; Điểm m) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m³/giờ đến dưới 55.000 m³/giờ; Điểm n) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m³/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ; Điểm o) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m³/giờ đến dưới 65.000 m³/giờ; Điểm p) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m³/giờ đến dưới 70.000 m³/giờ; Điểm q) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 4. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ; Điểm c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ; Điểm d) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ; Điểm đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; Điểm e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m³/giờ đến dưới 25.000 m³/giờ; Điểm g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m³/giờ đến dưới 30.000 m³/giờ; Điểm h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m³/giờ đến dưới 35.000 m³/giờ; Điểm i) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m³/giờ đến dưới 40.000 m³/giờ; Điểm k) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m³/giờ đến dưới 45.000 m³/giờ; Điểm l) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m³/giờ đến dưới 50.000 m³/giờ; Điểm m) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m³/giờ đến dưới 55.000 m³/giờ; Điểm n) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m³/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ; Điểm o) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m³/giờ đến dưới 65.000 m³/giờ; Điểm p) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m³/giờ đến dưới 70.000 m³/giờ; Điểm q) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 5. Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ; Điểm b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m³/giờ đến dưới 5.000 m³/giờ; Điểm c) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 5.000 m³/giờ đến dưới 10.000 m³/giờ; Điểm d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 10.000 m³/giờ đến dưới 15.000 m³/giờ; Điểm đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 15.000 m³/giờ đến dưới 20.000 m³/giờ; Điểm e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000 m³/giờ đến dưới 25.000 m³/giờ; Điểm g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 25.000 m³/giờ đến dưới 30.000 m³/giờ; Điểm h) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 30.000 m³/giờ đến dưới 35.000 m³/giờ; Điểm i) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 35.000 m³/giờ đến dưới 40.000 m³/giờ; Điểm k) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 40.000 m³/giờ đến dưới 45.000 m³/giờ; Điểm l) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 45.000 m³/giờ đến dưới 50.000 m³/giờ; Điểm m) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 50.000 m³/giờ đến dưới 55.000 m³/giờ; Điểm n) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 55.000 m³/giờ đến dưới 60.000 m³/giờ; Điểm o) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m³/giờ đến dưới 65.000 m³/giờ; Điểm p) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 65.000 m³/giờ đến dưới 70.000 m³/giờ; Điểm q) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 70.000 m³/giờ đến dưới 75.000 m³/giờ; Điểm r) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 75.000 m³/giờ đến dưới 80.000 m³/giờ; Điểm s) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 80.000 m³/giờ đến dưới 85.000 m³/giờ; Điểm t) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 85.000 m³/giờ đến dưới 90.000 m³/giờ; Điểm u) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 90.000 m³/giờ đến dưới 95.000 m³/giờ; Điểm ư) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 95.000 m³/giờ đến dưới 100.000 m³/giờ; Điểm v) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000 m³/giờ trở lên. Khoản 6. Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi thải bụi, khí thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. Khoản 7. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền tối đa đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần; 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 2, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q khoản 3, các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 4 và các điểm đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 5 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm s, t, u, ư và v khoản 2, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 4, các điểm p, q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 và khoản 6 Điều này. Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; Điểm b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. Khoản 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. Khoản 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. Khoản 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. Khoản 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. Khoản 6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. Khoản 7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 17 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b - Khoản 12 + Điểm a + Điểm b * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 - Khoản 1 + Điểm a
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn Khoản 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. Khoản 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. Khoản 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. Khoản 6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. Khoản 7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. Khoản 8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. Khoản 9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. Khoản 10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA. Khoản 11. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này. Khoản 12. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 18. Vi phạm các quy định về độ rung Khoản 1. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02 dB; Điểm b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB; Điểm c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB; Điểm d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB; Điểm đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB; Điểm e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB; Điểm g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB; Điểm h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB; Điểm i) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB; Điểm k) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên. Khoản 2. Hành vi vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung dưới 02 dB; Điểm b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 02 dB đến dưới 05 dB; Điểm c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 05 dB đến dưới 10 dB; Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 10 dB đến dưới 15 dB; Điểm đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 15 dB đến dưới 20 dB; Điểm e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB đến dưới 25 dB; Điểm g) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 25 dB đến dưới 30 dB; Điểm h) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 30 dB đến dưới 35 dB; Điểm i) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 35 dB đến dưới 40 dB; Điểm k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 40 dB trở lên. Khoản 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 và các điểm d, đ, e và g khoản 2 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i và k khoản 1 và các điểm h, i và k khoản 2 Điều này. Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường. Khoản 2. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường; Điểm b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường; Điểm c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường. Khoản 3. Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 13, 14, 15 và 16; khoản 3, điểm d khoản 6 và khoản 9 Điều 20; điểm a khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 21; khoản 8 và khoản 9 Điều 22; khoản 7 và khoản 8 Điều 23; các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; khoản 4 Điều 32 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh đến dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 4. Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; khoản 3, điểm d khoản 6 và khoản 9 Điều 20; điểm a khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 21; khoản 8 và khoản 9 Điều 22; khoản 7 và khoản 8 Điều 23; các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; khoản 4 Điều 32 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 5. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; khoản 3, điểm d khoản 6 và khoản 9 Điều 20; điểm a khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 21; khoản 8 và khoản 9 Điều 22; khoản 7 và khoản 8 Điều 23; các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; khoản 4 Điều 32 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 6. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường kéo dài, lặp lại nhiều lần mà không khắc phục được, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên với thông số môi trường thông thường hoặc từ 02 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại; Điểm b) Xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường hoặc từ 1,5 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại; Điểm c) Gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA trở lên hoặc gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB trở lên. Khoản 7. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết bản tóm tắt kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại địa điểm hoạt động hoặc không gửi bản tóm tắt kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã để được niêm yết công khai hoặc không gửi kế hoạch, báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường cho cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong thời gian xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; Điểm đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường; Điểm e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 7 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này; Điểm c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 2, khoản 4, khoản 6 và điểm đ khoản 7 Điều này; Điểm d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 và điểm e khoản 7 Điều này; Điểm đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; Điểm b) Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm e khoản 7 Điều này và trường hợp thuộc danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải thực hiện biện pháp di dời; Điểm c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường Khoản 1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 20 * Điều 21 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường Khoản 1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; Điểm b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; Điểm c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này; Điểm d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị. Khoản 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông. Khoản 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường. Khoản 4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Khoản 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; không báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Khoản 6. Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường gửi cơ quan chức năng theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường không đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định; bố trí thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trạm trung chuyển, phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong quá trình vận chuyển. Khoản 7. Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường xung quanh; làm cho môi trường tốt hơn và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; Điểm d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ trường hợp giám sát môi trường xung quanh; Điểm đ) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định. Khoản 8. Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định; vận hành không đúng quy trình theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường xung quanh; làm cho môi trường tốt hơn và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm đ khoản này; Điểm d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ các trường hợp giám sát môi trường xung quanh và trường hợp quy định tại điểm e khoản này; Điểm đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không phù hợp với địa bàn hoạt động, công suất, loại chất thải, các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải đã đầu tư xây dựng, lắp đặt theo quy định; Điểm e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động theo quy định; Điểm g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định. Khoản 9. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1.000 kg; Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg; Điểm c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg; Điểm d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg; Điểm đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg; Điểm e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg; Điểm g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg; Điểm h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg; Điểm i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg; Điểm k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg; Điểm l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg; Điểm m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg; Điểm n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 100.000 kg trở lên. Khoản 10. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 11. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này trong trường hợp chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. Khoản 12. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 7, điểm g khoản 8, các khoản 9, 10 và 11 Điều này; Điểm b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 9, 10 và 11 Điều này. Khoản 13. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 9, 10 và 11 Điều này gây ra; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Điểm b) Kê khai không đúng, không đầy đủ chất thải nguy hại đã chuyển giao trong chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; Điểm c) Không báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại quá 06 tháng kể từ ngày phát sinh chất thải nguy hại trong trường hợp chưa tìm được chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phù hợp; Điểm d) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng; không lưu trữ báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định; Điểm b) Không thu gom chất thải nguy hại theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Khoản 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; Điểm b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Khoản 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định. Khoản 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp trước khi chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo quy định;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 21 - Khoản 3 + Điểm b - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b - Khoản 12 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d * Điều 22 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại Khoản 3 Điểm b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Khoản 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định. Khoản 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp trước khi chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo quy định; Điểm b) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp để thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp chủ nguồn thải đã định kỳ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương không cho phép tiếp tục lưu giữ; Điểm c) Không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại; Điểm d) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định; Điểm đ) Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Khoản 6. Hành vi để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau trong trường hợp các chất thải nguy hại không cùng tính chất, không cùng phương pháp xử lý hoặc để lẫn chất thải nguy hại với chất thải khác bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần đối với trường hợp để chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 02 đến dưới 05 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc hoặc dưới 10% khối lượng chất thải nguy hại khác loại vào các bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có cùng tính chất, phương pháp xử lý hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường; Điểm c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 05 đến dưới 10 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc hoặc từ 10% đến dưới 50% khối lượng chất thải nguy hại khác loại vào các bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có cùng tính chất, phương pháp xử lý hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường; Điểm d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp để lẫn từ 10 chất thải nguy hại ở dạng sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết bị đơn chiếc trở lên hoặc từ 50% khối lượng chất thải nguy hại khác loại trở lên vào các bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại khác hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có cùng tính chất, phương pháp xử lý hoặc để vào chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường. Khoản 7. Hành vi chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán dưới 100 kg chất thải nguy hại; Điểm b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại; Điểm c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại; Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại; Điểm đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại; Điểm e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại; Điểm g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại; Điểm h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 5.000 kg chất thải nguy hại trở lên. Khoản 8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường: Điểm a) Làm tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm môi trường; Điểm b) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không đúng nội dung trong sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Điểm c) Xuất khẩu chất thải nguy hại khi chưa có văn bản chấp thuận hoặc không đúng nội dung văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 9. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải dưới 100 kg chất thải nguy hại; Điểm b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại; Điểm c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại; Điểm d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại; Điểm đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại; Điểm e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại; Điểm g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại; Điểm h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại. Khoản 10. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường: Điểm a) Chuyển giao, cho, mua, bán chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật; Điểm b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000 kg. Khoản 11. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này; Điểm b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Khoản 12. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này; Điểm b) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này gây ra; Điểm c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không thực hiện đúng một trong các nội dung của bộ hồ sơ đăng ký kèm theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại sau: Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm; Điểm b) Không báo cáo với cơ quan cấp phép các thay đổi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự chủ chốt hoặc các chương trình, kế hoạch trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại so với khi được cấp phép; Điểm c) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Điểm d) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động quản lý chất thải nguy hại. Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định; Điểm b) Không lập và gửi hồ sơ đăng ký vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Điểm c) Không lập sổ giao nhận, nhật ký theo dõi chất thải nguy hại theo quy định; không lập hồ sơ trực tuyến theo dõi hành trình phương tiện vận chuyển bằng GPS và cung cấp quyền truy cập cho cơ quan cấp phép theo quy định; Điểm d) Không báo cáo cơ quan cấp phép trước khi thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt khi địa bàn thu gom không quy định trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm đ) Không thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa chuyển đi xử lý sau 03 tháng nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại; Điểm e) Không thực hiện đúng kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; Điểm g) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Khoản 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định; Điểm b) Không ký hợp đồng với chủ nguồn thải chất thải nguy hại trước khi thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định; Điểm c) Không ký hợp đồng ba bên với chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại hoặc chủ xử lý chất thải nguy hại được cấp phép về việc chuyển giao chất thải nguy hại hoặc ký hợp đồng với chủ nguồn thải mà không có sự chứng kiến, xác nhận của chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại hoặc chủ xử lý chất thải nguy hại trên hợp đồng theo quy định; Điểm d) Không có đề nghị bằng văn bản kèm theo hợp đồng để cơ quan cấp phép xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện việc chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị xử lý chất thải nguy hại khác. Khoản 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài địa bàn quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm b) Không thực hiện đúng một trong các nội dung quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này; Điểm c) Vận chuyển chất thải nguy hại không theo tuyến đường, quãng đường, thời gian theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; Điểm d) Phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định; Điểm đ) Để lẫn chất thải nguy hại khác loại có khả năng phản ứng, tương tác với nhau trong quá trình vận chuyển hoặc trong quá trình lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; không thu gom triệt để chất thải nguy hại và để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm hoặc làm phát tán ra môi trường xung quanh. Khoản 5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài danh mục chất thải nguy hại quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm b) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm c) Sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại không được đăng ký trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Khoản 6. Hành vi chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán dưới 100 kg chất thải nguy hại; Điểm b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại; Điểm c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại; Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 22 - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 7 - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 23 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại Khoản 6. Hành vi chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán dưới 100 kg chất thải nguy hại; Điểm b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại; Điểm c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại; Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại; Điểm đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại; Điểm e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại; Điểm g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại; Điểm h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 5.000 kg chất thải nguy hại trở lên. Khoản 7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp: Vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất) quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; vận chuyển chất thải nguy hại thuộc Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển chất thải nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; vận chuyển chất thải nguy hại từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền. Khoản 8. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải dưới 100 kg chất thải nguy hại; Điểm b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại; Điểm c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại; Điểm d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại; Điểm đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại; Điểm e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại; Điểm g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại; Điểm h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại. Khoản 9. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường: Điểm a) Chuyển giao, cho, mua, bán chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật; Điểm b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000 kg. Khoản 10. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại của chủ xử lý chất thải nguy hại hoặc đại lý vận chuyển chất thải nguy hại từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này; Điểm c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 7, 8 và 9 Điều này; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này. Khoản 11. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này gây ra; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không thực hiện đúng một trong các nội dung của bộ hồ sơ đăng ký kèm theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại sau: Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm; Điểm b) Không thực hiện chương trình giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm c) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; Điểm d) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Điểm đ) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định; Điểm e) Không báo cáo với cơ quan cấp phép các thay đổi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự chủ chốt hoặc các chương trình, kế hoạch trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại so với khi được cấp phép; Điểm g) Không có đủ ít nhất 02 người đảm nhận quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định; Điểm h) Không có đủ ít nhất 01 người đảm nhận quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại. Khoản 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động quản lý chất thải nguy hại; Điểm b) Không lập sổ giao nhận chất thải nguy hại, sổ nhật ký vận hành hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại; không lập sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải nguy hại theo quy định; Điểm c) Không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi tham gia Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trên địa bàn thu gom không quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm d) Không có báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng với đơn vị vận chuyển khác trong thời hạn quy định kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt; Điểm đ) Không thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 tháng kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại; Điểm e) Không thực hiện đúng kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; không nộp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại sau khi chấm dứt hoạt động theo quy định. Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không thực hiện đúng các quy định theo nội dung hợp đồng xử lý chất thải nguy hại; Điểm b) Không lắp đặt các bảng hướng dẫn dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại theo quy định; Điểm c) Không lưu giữ chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại; thiết bị chuyên dụng phục vụ lưu giữ chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại hoặc thiết bị xử lý chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; không thu gom triệt để chất thải nguy hại và để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm hoặc làm phát tán ra môi trường xung quanh; Điểm d) Không lập Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm gửi cơ quan có thẩm quyền; không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đối với Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm theo quy định. Khoản 4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Tiếp nhận xử lý chất thải nguy hại do cá nhân, tổ chức không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại vận chuyển đến mà không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trừ chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất), quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; Điểm b) Không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiếp nhận chất thải nguy hại từ các đơn vị vận chuyển khác; Điểm c) Không thực hiện đúng các quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này. Khoản 5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý chất thải nguy hại không có trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm b) Xử lý chất thải nguy hại ngoài danh mục chất thải nguy hại trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm c) Xử lý chất thải nguy hại được thu gom ngoài địa bàn quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm d) Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Điểm đ) Xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định. Khoản 6. Hành vi chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán dưới 100 kg chất thải nguy hại; Điểm b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại; Điểm c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại; Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại; Điểm đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại; Điểm e) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại; Điểm g) Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại; Điểm h) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 5.000 kg chất thải nguy hại trở lên. Khoản 7. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải dưới 100 kg chất thải nguy hại; Điểm b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại; Điểm c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại; Điểm d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại; Điểm đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại; Điểm e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại; Điểm g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại; Điểm h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 23 - Khoản 7 + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 24 * Điều 25 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i - Khoản 7 - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 9 + Điểm a
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại Khoản 7 Điểm d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại; Điểm đ) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại; Điểm e) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại; Điểm g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại; Điểm h) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại. Khoản 8. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường: Điểm a) Chuyển giao, cho, mua, bán chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật; Điểm b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000 kg. Khoản 9. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; Điểm b) Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 và khoản 6 Điều này; Điểm c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 7 Điều này; Điểm d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này; Điểm đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này. Khoản 10. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này gây ra; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 24. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ), nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Khoản 2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải (trừ tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ) có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Khoản 3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nhập khẩu hợp chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Khoản 4. Hành vi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có cán bộ được cấp chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản xác nhận đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường với tàu biển nhập khẩu do tổ chức chứng nhận phù hợp cấp; Điểm c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành phá dỡ từng con tàu; Điểm d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ đã tiến hành các hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; Điểm đ) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi không đủ điều kiện nhưng vẫn nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; Điểm e) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu không đúng chủng loại tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; Điểm g) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch để phá dỡ. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu cũ của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 4 Điều này. Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu trong năm gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Khoản 2. Hành vi vi phạm trong trường hợp trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; Điểm b) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật; Điểm d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Điểm đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình cho tổ chức, cá nhân khác; sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng với Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Điểm e) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Khoản 3. Hành vi vi phạm trong trường hợp nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi lưu giữ phế liệu nhập khẩu trong trường hợp không có kho hoặc bãi đảm bảo các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Điểm c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu không đúng hợp đồng ủy thác; sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng với Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Điểm d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Khoản 4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thanh toán các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu trong trường hợp số tiền ký quỹ không đủ để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Khoản 5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về tạm nhập, chuyển khẩu phế liệu trong các trường hợp sau: Điểm a) Tháo, mở, sử dụng và làm phát tán phế liệu trong quá trình vận chuyển, lưu giữ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điểm b) Làm thay đổi tính chất, khối lượng của phế liệu; Điểm c) Không tái xuất, chuyển khẩu toàn bộ phế liệu đã được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 6. Hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa tạp chất đi kèm với phế liệu vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng dưới 200 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng dưới 1.000 kg; Điểm b) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 200 kg đến dưới 300 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 1.000 kg đến dưới 5.000 kg; Điểm c) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 300 kg đến dưới 400 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg; Điểm d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 400 kg đến dưới 500 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg; Điểm đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 500 kg đến dưới 600 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg; Điểm e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 600 kg đến dưới 700 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg; Điểm g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 700 kg đến dưới 800 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 40.000 kg đến dưới 50.000 kg; Điểm h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 800 kg đến dưới 900 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 50.000 kg đến dưới 60.000 kg; Điểm i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 900 kg đến dưới 1.000 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 60.000 kg đến dưới 70.000 kg; Khoản 7. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng xạ hoặc phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều này; Điểm b) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này. Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 25 + Điểm a - Khoản 8 + Điểm b + Điểm c - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu Điểm a) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều này; Khoản 8 Điểm b) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này. Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 26. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sản xuất chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải Khoản 1. Đối với vi phạm các quy định về lưu hành chế phẩm sinh học không đúng với nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm về hình thức, nội dung bao bì, nhãn mác chế phẩm đã đăng ký; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm về thành phần của chế phẩm sinh học; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thay đổi về xuất xứ chủng gốc vi sinh vật đối với chế phẩm vi sinh vật; Điểm d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm về đặc tính, hiệu quả của chế phẩm sinh học đã đăng ký; Điểm đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp đối với chế phẩm sinh học đã đăng ký. Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đã hết hiệu lực. Khoản 3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam. Khoản 4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải nhằm mục đích thương mại (trừ nghiên cứu, thử nghiệm) chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm tại khoản 1 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa, chế phẩm sinh học nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Điểm b) Buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép đối với các vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này; Điểm c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 27. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Khoản 3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt; Điểm b) Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển không tuân theo quy chế của ban quản lý, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm c) Không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển; Điểm d) Để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng, các công trình khai thác dầu khí trên biển quá thời gian phải xử lý; Điểm đ) Không thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển, phá dỡ phương tiện vận tải trên biển. Khoản 4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường: Điểm a) Đổ xuống biển chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc chất thải không được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; Điểm b) Đổ chất thải rắn từ đất liền xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định; Điểm c) Đổ chất thải từ hoạt động nạo vét luồng, lạch xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định. Khoản 5. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại hóa chất độc hại, chất thải rắn; nước thải không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. Khoản 6. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Khoản 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng. Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định; Điểm b) Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định. Khoản 3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu chung cư có hành vi bàn giao công trình đưa vào sử dụng mà không thực hiện đúng và đầy đủ một trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: Điểm a) Không có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Điểm b) Không có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư; Điểm c) Không bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; Điểm d) Không có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải riêng biệt phù hợp với quy hoạch thoát nước thải, bảo vệ môi trường của khu dân cư; Điểm đ) Không có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường; Điểm e) Không có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Khoản 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều này; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 29. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc chất lượng môi trường đất định kỳ và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Khoản 2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất tại cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Khoản 3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đánh giá chất lượng môi trường đất, không công bố thông tin giữa các đối tượng sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP sang đất ở, đất thương mại. Khoản 4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không có xác nhận chất lượng đất phù hợp với mục đích sử dụng là đất ở, đất thương mại của cơ quan có thẩm quyền khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Khoản 5. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không công khai chất lượng môi trường đất tại các khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 30. Vi phạm các quy định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi sinh sống trái phép ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người. Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động trái phép ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người. Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này. Điều 31. Vi phạm các quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với người tiêu dùng có hành vi không chuyển giao sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp nhà phân phối không phối hợp với nhà sản xuất thiết lập điểm thu hồi và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ theo quy định; không lưu giữ các sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi; không cung cấp thông tin cho nhà sản xuất theo quy định. Khoản 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp thu gom nhưng không chuyển các sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi theo quy định. Khoản 4. Vi phạm các quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án, kế hoạch thu hồi sản phẩm thải bỏ đã đưa ra thị trường Việt Nam; không báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không công khai thông tin về danh sách các điểm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có điểm thu hồi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường hoặc những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 31 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 31. Vi phạm các quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ Khoản 4 Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án, kế hoạch thu hồi sản phẩm thải bỏ đã đưa ra thị trường Việt Nam; không báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không công khai thông tin về danh sách các điểm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có điểm thu hồi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường hoặc những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu; Điểm đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tự xử lý, tái sử dụng hoặc không chuyển giao sản phẩm thải bỏ đã thu hồi cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định. Khoản 5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ô nhiễm môi trường. Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; Điểm b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này gây ra. Điều 32. Vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Khoản 3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khoản 4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động hoặc khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này. Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc phải thực hiện lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Điểm b) Buộc phải thực hiện đúng, đầy đủ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; Điểm c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này. Điều 33. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Không tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố tràn dầu; Điểm b) Không triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định. Khoản 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu theo quy định. Khoản 4. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp cán bộ quản lý, nhân viên liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng không có Giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường; Điểm b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Điểm d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định; Điểm đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định. Khoản 5. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của chủ đầu tư cảng, chủ cơ sở, chủ dự án có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Điểm c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định. Khoản 6. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động dầu khí ngoài khơi có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đầu tư hoặc không hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó hay với Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm để huy động kịp thời phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai hoạt động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Điểm c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn phê duyệt theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu ở mức độ tương ứng với khả năng tràn dầu do hoạt động của mình gây ra theo quy định. Khoản 7. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của tàu dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất từ tàu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Điểm b) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Điểm c) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi không có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất độc hại để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ tàu xảy ra sự cố tràn dầu trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố; Điểm d) Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm hoặc các bảo đảm tài chính khác theo mức trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định để bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu theo quy định. Khoản 8. Hành vi gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu, trừ các hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2.000 kg; Điểm b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2.000 kg đến dưới 10.000 kg; Điểm c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg; Điểm d) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20.000 kg đến dưới 50.000 kg; Điểm đ) Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 50.000 kg đến dưới 100.000 kg; Điểm e) Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 550.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100.000 kg đến dưới 200.000 kg; Điểm g) Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200.000 kg đến dưới 300.000 kg; Điểm h) Phạt tiền từ 650.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300.000 kg đến dưới 400.000 kg; Điểm i) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400.000 kg đến dưới 500.000 kg; Điểm k) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500.000 kg trở lên. Khoản 9. Hành vi không khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu; không thực hiện bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2.000 kg; Điểm b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2.000 kg đến dưới 10.000 kg; Điểm c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg; Điểm d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20.000 kg đến dưới 50.000 kg; Điểm đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 50.000 kg đến dưới 100.000 kg; Điểm e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100.000 kg đến dưới 200.000 kg; Điểm g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200.000 kg đến dưới 300.000 kg; Điểm h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300.000 kg đến dưới 400.000 kg; Điểm i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400.000 kg đến dưới 500.000 kg; Điểm k) Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500.000 kg trở lên. Khoản 10. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn dầu hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này gây ra. Điều 34. Vi phạm các quy định trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y Khoản 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm có một trong các vi phạm sau đây: Điểm a) Không thực hiện báo cáo về vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định; Điểm b) Vi phạm các quy định về điều kiện trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm; không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định; Điểm c) Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không có biểu trưng hàng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm; Điểm d) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc làm sạch phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không đúng nơi quy định; Điểm đ) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm theo quy định. Khoản 2. Hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường về việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường khi xảy ra sự cố; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo nguồn nhân lực, trang thiết bị và tổ chức đào tạo, tập huấn phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 34 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 * Điều 35 * Điều 36 * Điều 37 * Điều 38 * Điều 39 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 34. Vi phạm các quy định trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y Khoản 2 Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường; Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường về việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường khi xảy ra sự cố; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo nguồn nhân lực, trang thiết bị và tổ chức đào tạo, tập huấn phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định; Điểm đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố môi trường; Điểm e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; Điểm g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi gây sự cố môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; Điểm h) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản này mà không thực hiện khắc phục sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường, không đền bù thiệt hại do sự cố môi trường theo quy định, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường. Khoản 3. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký phát thải hóa chất, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường; Điểm b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc quan trắc môi trường đối với hóa chất nguy hại theo quy định hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát phát thải hóa chất theo quy định; Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường; Điểm đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường. Khoản 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; Điểm c) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 Điều này; Điểm d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm h khoản 2 Điều này; Điểm đ) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều này. Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm g và điểm h khoản 2 Điều này gây ra. Điều 35. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường Khoản 1. Hành vi vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về phí bảo vệ môi trường không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 2. Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chậm nộp đối với hành vi chậm nộp ký quỹ theo quy định. Khoản 3. Phạt tiền từ 2 đến 3 lần số tiền phải ký quỹ đối với hành vi không thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 4. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp kể từ thời điểm nộp thiếu, trốn nộp phí bảo vệ môi trường (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử phạt thực hiện theo quy định) đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; Điểm b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; Điểm c) Buộc phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Điều 36. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường Khoản 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường. Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định; Điểm b) Không công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định. Khoản 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường. Khoản 4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định; Điểm b) Không nộp đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc môi trường và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Khoản 5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các hành vi tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường. Khoản 6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Khoản 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều này. Điều 37. Vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường Khoản 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường; Điểm b) Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường. Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển trái phép các thiết bị, máy móc quan trắc môi trường. Khoản 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường. Khoản 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại các máy móc, thiết bị và công trình bảo vệ môi trường. Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc tháo dỡ, di dời công trình, cây trồng trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; Điểm b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 38. Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong các điều kiện trong bộ hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng phạm vi, lĩnh vực theo nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; tẩy xóa Giấy chứng nhận. Khoản 3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong các điều kiện trong bộ hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mà không còn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nhưng vẫn thực hiện hoạt động quan trắc môi trường. Khoản 4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Cung cấp số liệu quan trắc chất thải, giám sát môi trường không đúng với tình hình ô nhiễm, hiện trạng môi trường của tổ chức, cá nhân; Điểm b) Câu kết với tổ chức, cá nhân để báo cáo sai sự thật về kết quả quan trắc chất thải, giám sát môi trường nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; Điểm c) Cung cấp, mua, bán, cho, tặng số liệu quan trắc chất thải, kết quả giám sát môi trường của tổ chức, cá nhân trái quy định của pháp luật. Khoản 5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (đối với mỗi thông số, nội dung quan trắc) theo quy định hoặc Giấy chứng nhận đã hết hiệu lực nhưng vẫn thực hiện hoạt động quan trắc môi trường. Khoản 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này; Điểm b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều này; Điểm d) Đình chỉ hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trái phép đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này. Điều 39. Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo định kỳ hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Khoản 2. Hành vi xây dựng công trình, nhà ở, lán trại mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phân khu phục hồi sinh thái, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật tư, thiết bị để xây dựng công trình, nhà ở, lán trại vào phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; Điểm b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật tư, thiết bị để xây dựng công trình, nhà ở, lán trại vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình, nhà ở, lán trại tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình, nhà ở, lán trại tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn. Khoản 3. Hành vi tác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên (như đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, sử dụng lửa, các chế phẩm độc hại) không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại dưới 200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 200 m2 đến dưới 400 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại tư 400 m2 đến dưới 800 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 800 m2 đến dưới 1.200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại dưới 100 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 39 - Khoản 3 + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b * Điều 40 * Điều 41 * Điều 42 * Điều 43 * Điều 44 - Khoản 1 + Điểm a
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 39. Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên Khoản 3 Điểm c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại tư 400 m2 đến dưới 800 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 800 m2 đến dưới 1.200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại dưới 100 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 100 m2 đến dưới 200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Điểm g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trở lên tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 200 m2 đến dưới 300 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn. Khoản 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra bao gồm việc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy; phục hồi sinh cảnh sống cho các loài sinh vật đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này; Điểm b) Buộc tháo dỡ công trình, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 40. Vi phạm các quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trồng cấy nhân tạo loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm và vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mà không thông báo theo quy định. Khoản 2. Hành vi khai thác trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 500.000 đồng; Điểm b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng; Điểm c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; Điểm d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; Điểm đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Điểm e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là giống cây trồng, nấm, vi sinh vật có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên; tang vật vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng. Khoản 3. Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng; Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng; Điểm c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; Điểm d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; Điểm đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Điểm e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc tang vật vi phạm là gỗ có khối lượng dưới 0,5 m3. Khoản 4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc khối lượng dưới 1,5 m3 gỗ. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Điều 41. Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ các khu bảo tồn thuộc hệ thống rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển Khoản 1. Hành vi khai thác trái phép loài hoang dã không thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 500.000 đồng; Điểm b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng; Điểm c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; Điểm d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; Điểm đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Điểm e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; Điểm g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; Điểm h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Khoản 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này. Điều 42. Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo tình trạng loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, khai báo nguồn gốc, lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Khoản 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Không duy trì một trong các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận; Điểm b) Không tuân thủ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Điểm c) Không tuân thủ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền. Khoản 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Khai báo không đúng sự thật các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận; Điểm b) Hoạt động không có Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Điểm b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại khoản 4 Điều này. Điều 43. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn không vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại. Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại. Khoản 3. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá đến dưới 10.000.000 đồng; Điểm b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Điểm c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; Điểm d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; Điểm đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; Điểm e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Điểm g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng; Điểm h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng; Điểm i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng. Khoản 4. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo tồn, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Điểm b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Khoản 5. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy các loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo tồn, trong trường hợp không kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Điểm b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt quy định tại khoản 4 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Mức tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản này không vượt quá 1.000.000.000 đồng. Khoản 6. Hành vi nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai xâm hại bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Khoản 7. Hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 10.000.000 đồng; Điểm b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Điểm c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; Điểm d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; Điểm đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; Điểm e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Điểm g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng; Điểm h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng; Điểm i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng; Điểm k) Phạt tiền từ 640.000.000 đồng đến 720.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng; Điểm l) Phạt tiền từ 720.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Điểm m) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 880.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng; Điểm n) Phạt tiền từ 880.000.000 đồng đến 920.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 230.000.000 đồng; Điểm o) Phạt tiền từ 920.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 230.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng. Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này. Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại xuất hiện; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; Điểm b) Buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép. Điều 44. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 44 - Khoản 9 + Điểm b * Điều 44 * Điều 45 * Điều 46 * Điều 47 * Điều 48 * Điều 49 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 6
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 44. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen Khoản 9 Điểm b) Buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép. Điều 44. Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại; Điểm b) Không thông báo quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và lợi ích phát sinh từ quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Không tuân thủ các quy định về kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điểm b) Không ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điểm c) Không thực hiện thủ tục xác nhận của cơ quan có thẩm quyền việc tiếp cận nguồn gen đối với hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điểm d) Không tiến hành việc chia sẻ lợi ích thu được với các bên liên quan theo quy định của Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điểm đ) Không thực hiện việc báo cáo theo quy định của pháp luật với cơ quan có thẩm quyền về kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy định trong Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điểm e) Sử dụng Giấy phép tiếp cận nguồn gen không đúng nội dung, mục đích. Khoản 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác không đúng quy định của pháp luật. Khoản 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp cận nguồn gen khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Điểm a) Tước quyền sử dụng Giấy phép tiếp cận nguồn gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; Điểm b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này. Điều 45. Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen Khoản 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nghiên cứu tạo ra, phát triển công nghệ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen. Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi nghiên cứu tạo ra, phân tích thử nghiệm, cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen tại các nơi không được phép thực hiện. Khoản 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đăng ký cấp phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, hồ sơ cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; Điểm b) Không thực hiện đúng nội dung trong Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Khoản 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây: Điểm a) Che giấu thông tin về nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, vật nuôi trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Điểm b) Đưa vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mẫu nghiên cứu ngoài khuôn khổ đề tài đã đăng ký; không thuộc Giấy phép và Kế hoạch khảo nghiệm đã được phê duyệt. Khoản 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về hoạt động nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau đây: Điểm a) Không tuân thủ chặt chẽ các quy định về cách ly gây thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm; Điểm b) Không áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý, tiêu hủy triệt để sinh vật biến đổi gen khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được; Điểm c) Để thất thoát sinh vật biến đổi gen ra ngoài môi trường trong quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Khoản 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen, Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này. Khoản 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Điểm b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này gây ra. Điều 46. Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen bị xử phạt như sau: Khoản 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen. Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen khi không có Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định. Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Điểm b) Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen. Khoản 4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học; Điểm b) Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học. Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Điểm a) Buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này; Điểm b) Buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen. Điều 47. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc hoạt động công vụ của người có thẩm quyền; Điểm b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ; Điểm c) Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Điểm d) Không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điểm a) Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Điểm b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Điểm c) Không hợp tác hoặc cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; Điểm d) Không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham gia buổi công bố quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường. Khoản 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tẩu tán tang vật vi phạm, tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Khoản 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điểm a) Trì hoãn, trốn tránh không thi hành quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Điểm b) Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Chương III THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Khoản 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; Điểm c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng; Điểm d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Điều 49. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân Khoản 1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 500.000 đồng, Khoản 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng. Khoản 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; Điểm c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng; Điểm d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 6. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 49 + Điểm d - Khoản 4 + Điểm đ - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ * Điều 50 * Điều 51 * Điều 52 * Điều 53 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 49. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng; Khoản 4 Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 6. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Khoản 1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; Điểm c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; Điểm d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 3. Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền: Điểm a) Phạt cảnh cáo; Điểm b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; Điểm c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Điểm d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Điểm đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Khoản 5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và cơ quan tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra chuyên ngành thủy sản, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 47 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý quy định tại Nghị định này. Điều 52. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự Khoản 1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau: Điểm a) Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm lâm được quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này. Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại khoản 5 Điều 12, khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 34, các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này. Thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động thủy sản được quy định tại khoản 5 Điều 12, khoản 3 Điều 27, các Điều 39, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này; Điểm b) Cảng vụ hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hàng hải được quy định tại các Điều 27, 33, 34 và 47 của Nghị định này; Điểm c) Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực đường thủy nội địa được quy định tại các Điều 33, 34 và 47 của Nghị định này; Điểm d) Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình: đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 33, 34, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này; Điểm đ) Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 19, 20; các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21; các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều 22; các Điều 27, 33, 34, 39, 40, 41,42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này; Điểm e) Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hải quan được quy định tại các Điều 24, 25, 26, 40, 43, 45, 46 và 47 của Nghị định này; Điểm g) Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thị trường, hàng hóa và hoạt động mua, bán, sử dụng động vật hoang dã, được quy định tại các Điều 26, 40, 43, 46 và 47 của Nghị định này; Điểm h) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm d, đ, e, g, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 9; khoản 3 Điều 10; khoản 4 Điều 11; các điểm c và d khoản 2, các điểm c, d, đ và e khoản 3, các điểm g, h, i và k khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6, các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 7 Điều 12; các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19; các khoản 1, 2, 3, 9, 10 và 11 Điều 20; điểm b khoản 2, các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 22; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 23; các khoản 2 và 3, các điểm đ, e và g khoản 4 Điều 24; các khoản 5, 6 và 7 Điều 25; điểm đ khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 31; điểm c khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 và khoản 8 Điều 33; các điểm b và đ khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 34; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; Điều 41, Điều 43 và Điều 47 của Nghị định này; Điểm i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Điều 11, 19, 20, 28, 30, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này; Điểm k) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Điều 8, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 27, 28, 30, 36, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này; Điểm l) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này; Điểm m) Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này; Điểm n) Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền trên phạm vi cả nước quy định tại Nghị định này. Khoản 2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vụ việc và phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính. Khoản 3. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính. Điểm a) Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Điều 62 và Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật tố tụng hình sự. Điểm b) Đối với vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường được phát hiện qua công tác thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Điều 53. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 1. Việc kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải bảo đảm nguyên tắc không chồng chéo; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức vi phạm. Một năm chỉ có một đoàn kiểm tra hoặc thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại một cơ sở, doanh nghiệp, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý nhà nước về kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước thông qua các nội dung sau đây: Điểm a) Lập, phê duyệt, thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên phạm vi cả nước theo quy định pháp luật; hằng năm định hướng đối tượng, lĩnh vực và địa bàn kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường cho bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Điểm b) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Điểm c) Phối hợp lực lượng Công an nhân dân phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin kịp thời các dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức cho lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật; Điểm d) Chủ trì xử lý các trường hợp chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo nguyên tắc, trách nhiệm và cơ chế phối hợp tại Điều này; tổng hợp, công khai kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. Khoản 3. Bộ Công an chịu trách nhiệm và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây: Điểm a) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật theo quy định pháp luật và theo định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường; không kiểm tra các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 53 - Khoản 2 + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 5 * Điều 54 * Điều 55 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 53. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 2 Điểm d) Chủ trì xử lý các trường hợp chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo nguyên tắc, trách nhiệm và cơ chế phối hợp tại Điều này; tổng hợp, công khai kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. Khoản 3. Bộ Công an chịu trách nhiệm và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây: Điểm a) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật theo quy định pháp luật và theo định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường; không kiểm tra các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Điểm b) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Điểm c) Cung cấp, chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân cung cấp thông tin về các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Điểm d) Chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp khi tiến hành kiểm tra đột xuất cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật do lực lượng Công an nhân dân phát hiện. Đoàn kiểm tra do lực lượng Công an nhân dân tổ chức phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường; Điểm đ) Định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Công an nhân dân cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, công khai theo quy định pháp luật. Khoản 4. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm: Điểm a) Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên cơ sở định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và kế hoạch kiểm tra, thanh tra đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền trên địa bàn sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Điểm b) Tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn do Bộ Tài nguyên và Môi trường, lực lượng Công an nhân dân chủ trì; phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức trên địa bàn; Điểm c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình, kết quả kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh định kỳ 06 tháng và hàng năm. Khoản 5. Các bộ cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 54. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan Khoản 1. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hoạt động gây ô nhiễm hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Chương II của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính. Khoản 2. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn mà không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến Giấy phép môi trường thì khi hết thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại Giấy phép môi trường cho cá nhân, tổ chức đã bị tước Giấy phép môi trường đó. Khoản 3. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thực hiện quyết định xử phạt như sau: Điểm a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan được các bộ ủy quyền; Điểm b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; Điểm c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền. Khoản 4. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm được quy định như sau: Điểm a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm; Điểm b) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan đã xử phạt và cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát; Điểm c) Đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường hoặc bị buộc phải cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm. Sau khi đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức phải gửi báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 55 của Nghị định này để kiểm tra, giám sát và cho phép vận hành thử nghiệm; thời gian vận hành thử các công trình bảo vệ môi trường là 30 ngày. Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; văn bản chấp thuận cho phép vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục hậu quả vi phạm thực hiện theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 55. Kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 1. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người đã xử phạt thuộc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường (Cơ quan có thẩm quyền) được quy định như sau: Điểm a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) cho Cơ quan có thẩm quyền của người đã xử phạt. Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra; Điểm c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), Cơ quan có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường và tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại; Điểm d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người đã xử phạt không thuộc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường (Cơ quan có thẩm quyền) được quy định như sau: Điểm a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) và gửi cho: - Tổng cục Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan được các bộ ủy quyền); - Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền); - Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền). Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường được gửi đồng thời cho cơ quan của người đã xử phạt để phối hợp kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm. Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Trường hợp cần thiết, Tổng cục Môi trường giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm đối với trường hợp thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của Tổng cục Môi trường. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra; Điểm c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời thông báo cho cơ quan có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 54 Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 55 - Khoản 2 + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 * Điều 56 * Điều 57 * Điều 58 * Điều 59 * Điều 60 * Điều 61 * Điều 62
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 55. Kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 2 Điểm c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời thông báo cho cơ quan có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 54 Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại; Điểm d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được nhiều Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường là cơ quan cấp trên đã phê duyệt hoặc xác nhận. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp trên giao cho cơ quan cấp dưới kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường. Điều 56. Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Khoản 2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm: Điểm a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang thi hành công vụ; Điểm b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Điểm c) Công chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành mình quản lý thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ; Điểm d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý; Điểm đ) Chiến sĩ công an nhân dân, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; Điểm e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại khoản này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này. Khoản 3. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục II gồm 03 mẫu văn bản, báo cáo khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 57. Công bố công khai thông tin; thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoản 1. Cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính dưới đây sẽ bị công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Điểm a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường; Điểm b) Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường; Điểm c) Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường; Điểm d) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội. Khoản 2. Hình thức công bố công khai thông tin trên trang thông tin điện tử hoặc báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc cơ quan chủ quản của người có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính. Khoản 3. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điểm a) Cơ quan của người đã tiến hành xử phạt các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến người phụ trách trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý của bộ, của sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Điểm b) Nội dung thông tin cần công khai bao gồm: Tên đăng ký kinh doanh, tên thương mại, tên tổ chức, cá nhân vi phạm, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính; địa chỉ trụ sở chính của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, tổ chức có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; quá trình vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; hình thức xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian khắc phục hậu quả. Điểm c) Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm công bố công khai thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố; phải có trách nhiệm đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính và phải chịu chi phí cho việc đính chính. Người phụ trách trang thông tin điện tử hoặc báo đăng thông tin phải thực hiện việc đăng tin trong vòng 01 ngày làm việc đối với trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo kể từ thời điểm nhận được yêu cầu; trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì phải có trách nhiệm đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc đối với trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính. Điểm d) Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ lý do áp dụng biện pháp công bố công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, nội dung thông tin, tên báo, trang tin điện tử đăng công khai thông tin. Điểm đ) Báo, cơ quan phụ trách trang thông tin điện tử khi nhận được văn bản đề nghị công khai thông tin có trách nhiệm đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai tại số báo hoặc lần đăng tải liền sau đó. Điểm e) Trường hợp việc công bố công khai thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng, người có thẩm quyền công bố công khai thông tin phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và phải công bố công khai thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục. Điểm g) Kinh phí thực hiện công bố công khai thông tin về bảo vệ môi trường được lấy từ kinh phí chi sự nghiệp môi trường, kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị nơi người đã ra quyết định thực hiện công bố công khai. Điều 58. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Khoản 1. Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Khoản 2. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điểm a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điểm b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở bị cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện việc cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điểm c) Công an nhân dân các cấp có liên quan có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi được yêu cầu. Điều 59. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Khoản 1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi có yêu cầu. Khoản 2. Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thực hiện các biện pháp phong tỏa tài khoản tiền gửi kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khoản 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép môi trường và giấy phép liên quan theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều 60. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 61. Điều khoản chuyển tiếp Khoản 1. Các hành vi vi phạm hành chính đã được lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính của Nghị định này có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì xử phạt theo Nghị định này. Khoản 2. Các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì xử phạt theo quy định của Nghị định này. Điều 62. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2017. Khoản 2. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 63 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 63. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Khoản 2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với lực lượng Cảnh sát môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tội phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2. Các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục: (kèm theo hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình hoặc hồ sơ thiết bị đồng bộ xử lý chất thải) 2. Yêu cầu (3) ………. thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường. Trong quá trình vận hành thử nghiệm nếu gây ra sự cố môi trường thì phải dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2. Kết quả khắc phục hậu quả vi phạm hành chính: Khoản 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KGVX (3). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC I DANH MỤC CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG CHẤT THẢI (Kèm theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ) I. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG NƯỚC, NƯỚC THẢI STT Thành phần nguy hại Công thức hóa học A Các thành phần nguy hại vô cơ Nhóm kim loại nặng và hợp chất vô cơ của chúng (tính theo nguyên tố kim loại) 1 Asen (Arsenic) As 2 Cadmi (Cadmium) Cd 3 Chì (Lead) Pb 4 Kẽm (Zinc) Zn 5 Nicken (Nickel) Ni 6 Thủy ngân (Mercury) Hg 7 Crom VI (Chromium VI) Cr Các thành phần vô cơ khác 8 Muối florua (Fluoride) trừ canxi florua (calcium floride) F- 9 Xyanua (cyanides) CN- B Các thành phần nguy hại hữu cơ 1 Phenol C6H5OH 2 PCB 3 Dioxin 4 Dầu mỡ khoáng 5 Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ 6 Hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ II. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG KHÍ, KHÍ THẢI STT Thông số môi trường nguy hại Công thức hóa học A Các chất vô cơ 1 Asen và các hợp chất, tính theo As As 2 Axit clohydric HCl 3 Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 HNO3 4 Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 H2SO4 5 Bụi chứa silic 6 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd Cd 7 CIo Cl2 8 Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF 9 Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) Hg 10 Xyanua (cyanides) CN- B Các chất hữu cơ 1 Acetaldehyt CH3CHO 2 Acrolein CH2=CHCHO 3 Anilin C6H5NH2 4 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2 5 Benzen C6H6 6 Cloroform CHCl3 7 Fomaldehyt HCHO 8 Naphtalen C10H8 9 Phenol C6H5OH 10 Tetracloetylen C2CI4 11 Vinyl clorua ClCH=CH2 12 Methyl mecarptan CH3SH 13 Styren C6H5CH=CH2 14 Toluen C6H5CH3 15 Xylen C6H4(CH3)2 PHỤ LỤC II DANH MỤC MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN, BÁO CÁO KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Kèm theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ) Tên mẫu Tên biểu mẫu Mẫu 01 Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện khắc phục hậu quả vi phạm Mẫu 02 Văn bản chấp thuận cho phép vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện khắc phục hậu quả vi phạm Mẫu 03 Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường Mẫu số 01 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……../BC-KHVH ..... (1), ngày ... tháng ... năm ... BÁO CÁO Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện khắc phục hậu quả vi phạm Kính gửi: …………………………………….. (2) 3. Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm: (Đưa ra danh mục các công trình xử lý chất thải, công trình bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức đã khắc phục vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kết luận thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, kèm theo thời gian biểu dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm và thời gian dự kiến lấy mẫu phân tích các thông số môi trường trong chất thải. Việc lấy mẫu thực hiện ít nhất là 03 lần/mẫu với mỗi loại mẫu chất thải ở các thời điểm khác nhau, trong các ngày khác nhau, đảm bảo tính đại diện và ổn định của nguồn thải). Nơi nhận: - Như trên; - ……. - Lưu: .... (3) (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) Ghi chú: (1) Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (2) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận khắc phục hậu quả vi phạm; (3) Cá nhân, tổ chức vi phạm. Mẫu số 02 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN XÁC NHẬN...(1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …../…… - ……… ….(2), ngày … tháng … năm …. Kính gửi: (3) …………………………………. Căn cứ Quyết định số.../QĐ-XPHC ngày.... tháng... năm ... của(4).... xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với (cá nhân/tổ chức): …….; Căn cứ Kết luận kiểm tra/thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có); Xét Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường tại Văn bản số …./ …… ngày ..... tháng ...... năm ...... của(3) …………………; Cơ quan xác nhận(1) ………….. có ý kiến như sau: 3. Sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường, (3) …… phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường về (1) ……….. để được kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định./. Nơi nhận: - Như trên; - ……….; - Lưu: ……. Cơ quan xác nhận (1) ………………… (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm; (2) Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (3) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính; (4) Thủ trưởng cơ quan đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Mẫu số 03 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……../BC-KPHQ ...(1), ngày ... tháng ... năm ... BÁO CÁO Kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường Kính gửi: ………………………..(2) Khoản 2 Điểm a) Điểm a) Kết quả khắc phục vi phạm về nước thải (nếu có): (Cần mô tả rõ các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện đối với các công trình xử lý nước thải để khắc phục vi phạm; đính kèm bản vẽ hoàn công/bản vẽ thiết kế kỹ thuật các công trình xử lý nước thải đã được cải tạo, nâng cấp (nếu có); mô tả rõ quy mô công suất, quy trình công nghệ và chế độ vận hành các công trình xử lý nước thải sau khi cải tạo, nâng cấp (chế độ vận hành: Liên tục, gián đoạn, dạng mẻ...); chi phí điện năng, hóa chất trong quá trình vận hành các công trình xử lý nước thải; các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường; biên bản nghiệm thu và các văn bản khác có liên quan đến các công trình xử lý nước thải sau khi cải tạo, nâng cấp (nếu có). Điểm b) Điểm b) Kết quả khắc phục vi phạm về bụi, khí thải (nếu có): (Cần mô tả rõ các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện đối với các công trình xử lý bụi, khí thải để khắc phục vi phạm; đính kèm bản vẽ hoàn công/bản vẽ thiết kế kỹ thuật các công trình xử lý bụi, khí thải đã được cải tạo, nâng cấp (nếu có); mô tả rõ quy mô công suất, quy trình công nghệ và chế độ vận hành các công trình xử lý bụi, khí thải sau khi cải tạo, nâng cấp (chế độ vận hành: Liên tục, gián đoạn, dạng mẻ...); chi phí điện năng, hóa chất trong quá trình vận hành các công trình xử lý bụi, khí thải; các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường; biên bản nghiệm thu và các văn bản khác có liên quan đến các công trình xử lý bụi, khí thải sau khi cải tạo, nâng cấp (nếu có). Điểm c) Điểm c) Kết quả khắc phục vi phạm về tiếng ồn (nếu có): (Cần mô tả rõ các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện đối với các công trình xử lý tiếng ồn để khắc phục vi phạm; đính kèm bản vẽ hoàn công/bản vẽ thiết kế kỹ thuật các công trình xử lý tiếng ồn đã được cải tạo, nâng cấp (nếu có); các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường; biên bản nghiệm thu và các văn bản khác có liên quan đến các công trình xử lý tiếng ồn sau khi cải tạo, nâng cấp (nếu có). Điểm d) Điểm d) Kết quả khắc phục vi phạm về độ rung (nếu có): (Cần mô tả rõ các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện đối với các công trình xử lý độ rung để khắc phục vi phạm; đính kèm bản vẽ hoàn công/bản vẽ thiết kế kỹ thuật các công trình xử lý độ rung đã được cải tạo, nâng cấp (nếu có); các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường; biên bản nghiệm thu và các văn bản khác có liên quan đến các công trình xử lý độ rung sau khi cải tạo, nâng cấp (nếu có). Điểm đ) Điểm đ) Kết quả khắc phục vi phạm về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại (nếu có): (Nêu rõ các biện pháp kỹ thuật và các hồ sơ, thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường đã thực hiện để khắc phục vi phạm (nếu có); đính kèm bản vẽ hoàn công/bản vẽ thiết kế kỹ thuật các công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại đã được cải tạo, nâng cấp (nếu có); mô tả rõ quy mô công suất, quy trình công nghệ và chế độ vận hành các công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại sau khi cải tạo, nâng cấp (chế độ vận hành: Liên tục, gián đoạn, dạng mẻ...); chi phí điện năng, hóa chất trong quá trình vận hành các công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu môi trường; biên bản nghiệm thu và các văn bản khác có liên quan đến các công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại sau khi cải tạo, nâng cấp (nếu có).
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . * Điều 63 - Khoản 2 + Điểm e - Khoản 2 + Điểm e
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Điều 63. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Khoản 2 Điểm e)hoản 2 Điểm e) Kết quả khắc phục các vi phạm khác về bảo vệ môi trường (nếu có): (Nêu rõ các biện pháp đã thực hiện hoặc phương án sẽ thực hiện để khắc phục các vi phạm về bảo vệ môi trường liên quan đến việc thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường..., giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, chương trình giám sát môi trường định kỳ và các hồ sơ, thủ tục khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đính kèm các hồ sơ, thủ tục có liên quan để chứng minh việc đã khắc phục vi phạm theo đúng quy định...) Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị (2) ………… kiểm tra, xác nhận việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của (cá nhân, tổ chức vi phạm) ……………………../. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ... CÁ NHÂN/ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) Ghi chú: (1) Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (2) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính; (3) Dự án hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã xảy ra vi phạm; (4) Thủ trưởng cơ quan đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; (5) Kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có); (6) Thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra.
Nghị Quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4
Nghị Quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” . Điều 1. Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề Khoản 1. Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” và phân công: Điểm a) Trưởng Đoàn: Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Điểm b) Phó Trưởng Đoàn Thường trực: Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Điểm c) Phó Trưởng Đoàn: - Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; - Bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Khoản 2. Các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia mời tham gia Đoàn giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Điều 2. Mục đích, phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát Khoản 1. Mục đích giám sát: - Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; - Đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhất là sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Khoản 2. Phạm vi giám sát: Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ngày 01/7/2015 đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước. Khoản 3. Đối tượng giám sát: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Khoản 4. Nội dung giám sát: - Việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2015 - 2023; trong đó tập trung vào việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, trong đó tập trung vào một số nội dung sau: + Đối với thị trường bất động sản: Làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp… + Đối với phát triển nhà ở xã hội: Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội (bao gồm: trình tự, thủ tục đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, trong đó có việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội); loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; quản lý, vận hành nhà ở xã hội. Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn Khoản 1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát, các đề cương báo cáo, tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát. Khoản 2. Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại phiên họp tháng 9/2024, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8. Khoản 3. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung, chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật và các cơ quan khác của Quốc hội trong việc tổng hợp chung báo cáo kết quả giám sát. Khoản 4. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung, chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội. Khoản 5. Văn phòng Quốc hội chủ trì tham mưu, phục vụ Đoàn giám sát về công tác bảo đảm các hoạt động của Đoàn giám sát. Khoản 6. Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không tổ chức đoàn giám sát về chuyên đề này; tổng hợp kết quả thực hiện của địa phương và kết quả giám sát về nội dung liên quan đến chuyên đề giai đoạn 2015 - 2023, gửi báo cáo về Đoàn giám sát của Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương nơi Đoàn giám sát của Quốc hội đến trực tiếp làm việc, cử đại diện tham gia Đoàn giám sát. Điều 4. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có liên quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Khoản 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua. Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2023. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Vương Đình Huệ
Nghị Định 118/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 69/2010/nđ-cp ngày 21 tháng 6 năm 2010 của chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen . * Điều 1 * Điều 17 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 8 - Khoản 2 + Điểm c
Nghị Định 118/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 69/2010/nđ-cp ngày 21 tháng 6 năm 2010 của chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP như sau: Khoản 1. Điều 3 được bổ sung khoản 6 như sau: “6. Sự kiện chuyển gen là kết quả của quá trình tái tổ hợp ADN mục tiêu vào một vị trí nhất định trong hệ gen của một loài sinh vật để tạo ra một sinh vật biến đổi gen tương ứng mang gen mục tiêu, bao gồm: sự kiện chuyển gen đơn lẻ là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn và sự kiện chuyển gen tổ hợp là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.” 1. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là quá trình theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen bao gồm ít nhất 09 thành viên: Chủ tịch là đại diện của cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch là đại diện cơ quan thường trực thẩm định và các Ủy viên là đại diện của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế và các chuyên gia. Trong đó, 02 Ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định một đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định. Khoản 2. Điều 5 được bổ sung khoản 4 như sau: “4. Sinh vật biến đổi gen là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đồng thời tuân thủ các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thì được phóng thích vào môi trường, sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.” 2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bao gồm các nội dung chính sau đây: 2. Tổ chức đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là các đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rúi ro sinh vật biến đổi gen có trách nhiệm: Khoản 3. Điều 7 được sửa đổi khoản 2 như sau: “2. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V và Phụ lục VI của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP . Trường hợp sinh vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp, trong báo cáo đánh giá rủi ro phải cung cấp các dữ liệu bổ sung về sự tương tác của các gen chuyển trong cấu trúc, tính bảo tồn toàn vẹn về cấu trúc, chức năng và biểu hiện của gen mục tiêu trong sinh vật nhận.” 3. Tổ chức đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải nộp 01 bộ hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. Hồ sơ bao gồm: 3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng. Khoản 4. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 15. Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. 4. Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt). Cơ quan thường trực thẩm định tổ chức các phiên họp Hội đồng đối với mỗi hồ sơ, ghi biên bản nội dung từng phiên họp. Phiên họp đầu tiên, chủ trì phiên họp phân công 01 Thư ký hội đồng và 02 Ủy viên phản biện. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị bổ sung từ 02 đến 03 nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan là phản biện độc lập đối với hồ sơ. Khoản 2 Điểm a) Nguy cơ trở thành sinh vật gây hại; a) Thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Điểm b) Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích; b) Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, đánh giá kết quả khảo nghiệm và tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm và công nhận kết quả khảo nghiệm. Điểm c) Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh. Đối với đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen bao gồm: đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất; đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác thực vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học; Điểm d) Nguy cơ trôi gen; Điểm đ) Các tác động bất lợi khác.” Khoản 5. Bãi bỏ khoản 2 Điều 16. 5. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen theo quy định tại Điều 17a Nghị định này. Kết quả thẩm định của Hội đồng là căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 5. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể yêu cầu cơ quan thường trực thẩm định mời đại diện tổ chức đăng ký tham dự phiên họp để cung cấp bổ sung thông tin, trả lời câu hỏi của các thành viên Hội đồng hoặc ý kiến của công chúng. Khoản 6. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 17. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen 6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp không công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức đăng ký biết. 6. Trên cơ sở biên bản các phiên họp, Thư ký Hội đồng hoàn thiện báo cáo đánh giá hồ sơ và ý kiến kết luận của Hội đồng để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khoản 3 Điểm a) Đơn đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Thuyết minh về năng lực của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hoạt động của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp vi phạm một trong các yêu cầu quy định tại Điều 16 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 7. Bổ sung Điều 17a và Điều 17b vào sau Điều 17 như sau: “Điều 17a. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen Khoản 8. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định công nhận hoặc thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.” Điều 17b. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen Khoản 1. Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc rách, nát. 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 1. Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được cấp lại trong các trường hợp sau: 1. Tổ chức đăng ký gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. 1. Giấy chứng nhận an toàn sinh học được cấp lại trong các trường hợp sau: 1. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được cấp lại trong các trường hợp sau: 1. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được cấp lại trong các trường hợp sau: Khoản 2. Hồ sơ cấp lại bao gồm: 2. Tổ chức đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen nộp 01 bộ hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. Hồ sơ bao gồm: 2. Hồ sơ cấp lại bao gồm: 2. Trong thời hạn 30 ngày đối với việc công nhận kết quả khảo nghiệm hạn chế, 45 ngày đối với việc công nhận kết quả khảo nghiệm diện rộng, kể từ ngày nhận báo cáo hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 2. Hồ sơ cấp lại bao gồm: 2. Hồ sơ cấp lại bao gồm: 2. Hồ sơ cấp lại bao gồm: Điểm a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; a) Đơn đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp trong trường hợp bị rách, nát. b) Thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và Kế hoạch khảo nghiệm quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP. Trường hợp đối với thực vật biến đổi gen, áp dụng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát; b) Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát; b) Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát; b) Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát; Khoản 3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. 3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp; gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. 3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp từ chối công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức đăng ký bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do. 3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Tài nguyên và Môi trường theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. 3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. 3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. Khoản 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.” 4. Trong thời hạn 30 ngày đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm hạn chế và 45 ngày đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm diện rộng, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen thẩm định hồ sơ. Kết quả thẩm định của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen là căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.” 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.” 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học.” 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.” 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.” Khoản 8. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 18. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen 8. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định cấp hoặc thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.” Khoản 2 Điểm c) Bản chụp Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Nghị Định 118/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 69/2010/nđ-cp ngày 21 tháng 6 năm 2010 của chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen . * Điều 17 - Khoản 2 + Điểm c + Điểm d - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 + Điểm d + Điểm đ - Khoản 14 - Khoản 15 + Điểm d + Điểm đ - Khoản 16 - Khoản 17 * Điều 2 * Điều 3
Nghị Định 118/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 69/2010/nđ-cp ngày 21 tháng 6 năm 2010 của chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen . Điều 17b. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen Khoản 2 Điểm c) Bản chụp Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Điểm d) Trường hợp sinh vật biến đổi gen nhập khẩu để khảo nghiệm đánh giá rủi ro thì phải có tài liệu chứng minh sinh vật biến đổi gen đó đã được các quốc gia trên thế giới cho phép sử dụng để phóng thích vào môi trường. Trường hợp sinh vật biến đổi gen được tạo ra trong nước thì phải có tài liệu chứng minh sinh vật biến đổi gen đó là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Khoản 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp từ chối cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký, đồng thời nêu rõ lý do. Khoản 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu của Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Khoản 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen khi tổ chức được cấp Giấy phép khảo nghiệm vi phạm một trong các trường hợp sau: Điểm a) Cung cấp sai thông tin về tên của sinh vật biến đổi gen; Điểm b) Tiến hành khảo nghiệm sai thời gian, địa điểm và quy mô khảo nghiệm mà chưa được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Điểm c) Không tuân thủ Thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Khoản 9. Điều 19 được sửa đổi như sau: “Điều 19. Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.” Khoản 10. Bổ sung Điều 19a vào sau Điều 19 như sau: “Điều 19a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen Khoản 1 Điểm a) Thay đổi thông tin về tổ chức được cấp phép tại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp; a) Thay đổi thông tin về tổ chức tại Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp; a) Thay đổi thông tin về tổ chức tại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm đã cấp; a) Thay đổi thông tin về tổ chức tại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đã cấp; Điểm b) Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bị mất hoặc rách, nát. b) Giấy chứng nhận an toàn sinh học bị mất hoặc rách, nát. b) Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm bị mất hoặc rách, nát. b) Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bị mất hoặc rách, nát. Khoản 11. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 21. Công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen Khoản 12. Bổ sung Điều 23a vào sau Điều 23 như sau: “Điều 23a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học Khoản 13. Điều 28 được sửa đổi điểm c, bổ sung điểm d và điểm đ khoản 2 như sau: “c) Trường hợp sinh vật biến đổi gen quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP phải cung cấp bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt đã công chứng đối với giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm ở ít nhất 05 nước phát triển; Điểm d) Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm đ) Các tài liệu khoa học tham khảo, nghiên cứu chưa công bố, số liệu đánh giá, thử nghiệm hoặc minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận sinh vật biến đổi gen không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người.” Khoản 14. Bổ sung Điều 28a vào sau Điều 28 như sau: “Điều 28a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm Khoản 15. Điều 33 được sửa đổi điểm c, bổ sung điểm d và điểm đ khoản 2 như sau: “c) Trường hợp sinh vật biến đổi gen quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP phải cung cấp bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt đã công chứng giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sinh vật biến đổi gen sứ dụng làm thức ăn chăn nuôi ở ít nhất 05 nước phát triển; Điểm d) Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của sinh vật biến đổi gen đối với vật nuôi theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm đ) Các tài liệu khoa học tham khảo, nghiên cứu chưa công bố, số liệu đánh giá, thử nghiệm hoặc minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận sinh vật biến đổi gen không gây tác động xấu đến vật nuôi.” Khoản 16. Bổ sung Điều 33a sau Điều 33 như sau: “Điều 33a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi Khoản 17. Điều 42 được sửa đổi khoản 3 như sau: “Trường hợp vận chuyển quá cảnh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP qua lãnh thổ Việt Nam, thủ tục quá cảnh thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.” Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp Khoản 1. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận. Trừ trường hợp tổ chức đã nộp hồ sơ có yêu cầu thực hiện theo quy định của Nghị định này. Khoản 2. Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị pháp lý. Điều 3. Điều khoản thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 10 năm 2020. Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KGVX (2). THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC
Nghị Định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố . * Điều 1 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 - Khoản 1 + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 4 - Khoản 1 + Điểm đ - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 - Khoản 1 + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 4 - Khoản 1 + Điểm đ
Nghị Định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau: “Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể 1. Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo. 1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã: 1. Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: 1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy. 1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức cấp xã phải có đủ các điều kiện sau: 1. Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội, việc xét tuyển được thực hiện theo 2 vòng như sau: 1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức cấp xã phải có đủ các điều kiện sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo công khai ít nhất 01 lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng công chức về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng và chức danh công chức cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển. 1. Khi hết thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, chậm nhất là 10 ngày trước khi tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng.” 1. Chậm nhất là 10 ngày sau ngày nhận được báo cáo kết quả vòng 2 của Hội đồng tuyển dụng hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện trong trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách người dự kiến trúng tuyển tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. 1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 6 Nghị định này và yêu cầu công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được tuyển dụng không qua thi tuyển, xét tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau: Khoản 2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.” 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: “Điều 8. Ưu tiên trong tuyển dụng 2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức cấp xã thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 11 và điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này.” 2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp số ý kiến đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành 2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định người trúng tuyển và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 2. Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã, thực hiện xét các điều kiện đăng ký dự tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này; đối với xã, thị trấn bố trí công an chính quy thì thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân.” 2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định người trúng tuyển và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.” 2. Người đăng ký dự tuyển công chức phải nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định này tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính. 2. Trong thời hạn 15 ngày sau ngày niêm yết công khai kết quả vòng 2, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả trong trường hợp thi tuyển vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này bằng hình thức thi viết. Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này. 2. Công chức cấp xã được bầu giữ chức vụ quy định là cán bộ cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ (không trong thời hạn bị kỷ luật) thì được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận trở lại. Trường hợp không còn vị trí chức danh công chức cấp xã thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điểm a) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2; a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; a) Nội dung thi trắc nghiệm gồm 2 phần: Phần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thời gian thi 60 phút; Phần II: Tin học 30 câu hỏi về kiến thức cơ bản, kỹ năng ứng dụng tin học văn phòng vào nhiệm vụ chuyên môn. Thời gian thi 30 phút; Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học. a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này đạt từ 50 điểm trở lên; a) Vòng 1: Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên của người dự tuyển theo yêu cầu của chức danh công chức đã đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2 quy định tại điểm b khoản này; Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo triệu tập người dự tuyển đủ điều kiện dự phỏng vấn vòng 2; Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập người dự tuyển được tham dự vòng 2 thì phải tổ chức thi phỏng vấn. a) Có kết quả điểm phỏng vấn tại vòng 2 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này đạt từ 50 điểm trở lên; a) Người tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi ở trong nước hoặc đạt loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng; Điểm b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là 01 lãnh đạo Phòng Nội vụ; b) Miễn phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán - tin trở lên; b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng chức danh công chức. b) Vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn 30 phút. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn. b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng chức danh công chức. b) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 05 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng. Điểm c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2. c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc Phòng Nội vụ; c) Kết quả thi Vòng 1 được xác định theo số câu hỏi trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định tại khoản 2 Điều này; Khoản 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: “Điều 10. Hội đồng tuyển dụng 3. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức cấp xã không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.” 3. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày sau ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng. 3. Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng tuyển dụng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận quyết định tuyển dụng. 3. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định này được bố trí chức danh theo đúng chuyên ngành đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày được tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng. Khoản 1 Điểm d) Các ủy viên khác là lãnh đạo một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan. d) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thi vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho người dự tuyển được biết ngay sau khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính; Khoản 2 Điểm a) Thành lập Ban giúp việc: Đối với thi tuyển: Thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo, Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2; Đối với xét tuyển: Thành lập Ban kiểm tra phiếu dự tuyển; Ban kiểm tra sát hạch để thực hiện phỏng vấn tại vòng 2. a) Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí chức danh công chức yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau, bảo đảm phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng; Điểm b) Tổ chức thu và sử dụng phí dự tuyển theo quy định; b) Hình thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thi viết: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo; Điểm c) Tổ chức thi; chấm thi viết hoặc phỏng vấn; kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển khi xét tuyển; c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút; Điểm d) Chậm nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, kể cả phỏng vấn (nếu có), Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển; d) Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm.” Điểm đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.” Khoản 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 11, Điều 12 thành Điều 11 như sau: “Điều 11. Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển Thi tuyển công chức cấp xã được thực hiện theo 2 vòng thi như sau: 4. Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải lập danh sách người có đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng và gửi thông báo tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.” 4. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc Hội đồng tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển và thông báo cho người dự tuyển, đồng thời thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo. 4. Trường hợp người trúng tuyển vào công chức cấp xã không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng, đồng thời ra quyết định tuyển dụng đối với người đủ điều kiện trúng tuyển có điểm thi thấp hơn liền kề.” 4. Việc tuyển dụng công chức cấp xã đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Khoản 1 Điểm đ) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau: Chậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1; Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để người dự tuyển biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày sau ngày thông báo kết quả điểm thi trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để người dự tuyển được biết; Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này nhưng không quá 15 ngày.
Nghị Định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố . * Điều 1 - Khoản 1 + Điểm đ + Điểm e - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 - Khoản 1
Nghị Định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn Khoản 1 Điểm đ) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau: Chậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1; Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để người dự tuyển biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày sau ngày thông báo kết quả điểm thi trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để người dự tuyển được biết; Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này nhưng không quá 15 ngày. Điểm e) Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo triệu tập người dự tuyển đủ điều kiện dự thi vòng 2; Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập người dự tuyển được tham dự vòng 2 thì phải tổ chức thi vòng 2. Khoản 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau: “Điều 13. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận kết quả trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển đã bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định người trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này (trong trường hợp tổ chức thi tuyển công chức) hoặc quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này (trong trường hợp xét tuyển công chức).” Khoản 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 14, Điều 15 thành Điều 14 như sau: “Điều 14. Nội dung và hình thức xét tuyển Khoản 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 16 như sau: “Điều 16. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức Khoản 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau: “Điều 17. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển Khoản 9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 như sau: “Điều 18. Tổ chức tuyển dụng Khoản 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau: “Điều 19. Thông báo kết quả tuyển dụng Khoản 11. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 20 như sau: “Điều 20. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc Khoản 12. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau: “Điều 21. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng Khoản 4 Điểm a) Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; 01 ủy viên là lãnh đạo phòng Nội vụ, kiêm Thư ký Hội đồng; 01 ủy viên là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến bố trí công chức sau khi được tiếp nhận; các ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan. Điểm b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển; sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu chức danh công chức cần tuyển, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch; Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau: “Điều 4. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã 1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau: 1. Đối với cán bộ cấp xã 1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm. 1. Loại 1 tối đa 14 người. 1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn như sau: 1. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có). 1. Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và cán bộ cấp xã già yếu nghỉ việc do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Điểm a) Loại 1: tối đa 23 người; a) Loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở; Điểm b) Loại 2: tối đa 21 người; b) Loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở; Điểm c) Loại 3: tối đa 19 người. c) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm; c) Loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở. Khoản 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người. 2. Sửa đổi điểm c khoản 1, bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau: “Điều 5. Xếp lương 2. Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 2. Loại 2 tối đa 12 người. 2. Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau: 2. Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.” 2. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.” 2. Quỹ Bảo hiểm xã hội bảo đảm kinh phí chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.” 2. Bộ Tài chính cân đối kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn, kiểm tra địa phương thực hiện. 2. Áp dụng việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã) như Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy cấp xã; Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng) như Phó Bí thư đảng ủy cấp xã.” Khoản 3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.” 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: “Điều 10. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh 3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.” 3. Loại 3 tối đa 10 người”. Khoản 4. Cán bộ, công chức cấp xã đã được xếp lương theo chức vụ hoặc xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về quản lý hoặc sử dụng cán bộ, công chức đồng ý cho đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo. Đối với cán bộ, công chức cấp xã đã đi học mà không được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học, có bằng cấp đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.” 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau: “Điều 13. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn: 4. Những người đã có thời gian làm cán bộ cấp xã trước ngày 01 tháng 01 năm 1998, nếu trong thời gian công tác này mà đảm nhiệm chức danh có quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và được điều động, tuyển dụng vào quân đội nhân dân, công an nhân dân hoặc vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì thời gian đảm nhiệm chức danh trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 nếu chưa được tính hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.” 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này; hướng dẫn việc kiêm nhiệm các chức danh để bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có cán bộ, công chức đảm nhiệm; bố trí, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này.” Khoản 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau: “Điều 14. Phụ cấp và khoán kinh phí đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khoản 2 Điểm a) Quy định chức danh và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại Điều 13 Nghị định này; Điểm b) Quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Điểm c) Quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.” Khoản 6. Bổ sung Điều 14a như sau: “Điều 14a. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố Khoản 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau: “Điều 15. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khoản 8. Sửa đổi tên Điều 16 và bổ sung khoản 4 Điều 16 như sau: “Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp Khoản 9. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau: “Điều 17. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau: Khoản 10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 18 như sau: “Điều 18. Trách nhiệm thi hành Khoản 11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 như sau: “Điều 19. Hiệu lực thi hành Điều 3. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 6 năm 2019. Khoản 2. Bãi bỏ Điều 9, khoản 3 Điều 19 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ; bãi bỏ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Điều 4. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan theo quy định tại Nghị định này .
Nghị Định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố . * Điều 4
Nghị Định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố . Điều 4. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan theo quy định tại Nghị định này . Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./ Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, TCCV (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC
Thông Tư 23/2020/TT-BTC quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 8 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 - Khoản 1
Thông Tư 23/2020/TT-BTC quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Bộ Tài chính. Khoản 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Khoản 3. Kho bạc Nhà nước. Khoản 4. Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh). Khoản 5. Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Tài chính). Khoản 6. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước. Điều 3 Mục đích tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Đối với ngân sách trung ương: Điểm a) Tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương. Điểm b) Vay ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi của ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển trong phạm vi mức bội chi của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định hằng năm. Điểm c) Vay ngân quỹ nhà nước để trả nợ gốc các khoản vay của ngân sách trung ương trong phạm vi mức chi trả nợ gốc của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định hằng năm. Khoản 2. Đối với ngân sách cấp tỉnh: tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh. Điều 4 Nguyên tắc tạm ứng, vay từ ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước Khoản 1. Việc tạm ứng, cho ngân sách nhà nước vay từ ngân quỹ nhà nước chỉ được thực hiện trong khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi; đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, chi trả của Kho bạc Nhà nước và tuân thủ hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư số 314/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước và được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Điểm a) Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước. Điểm b) Cho ngân sách cấp tỉnh tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Khoản 2. Mọi khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương, quỹ ngân sách cấp tỉnh phải được hoàn trả đầy đủ, chậm nhất ngày 31 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước; đồng thời, không được gia hạn. Khoản 3. Việc tạm ứng, cho ngân sách trung ương vay từ ngân quỹ nhà nước được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước; việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Chương II Mục 1 Điều 5 Điều kiện được tạm ứng ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Trường hợp quỹ ngân sách trung ương, quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Khoản 2. Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau: Điểm a) Không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng. Điểm b) Có văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh. Điểm c) Mức đề nghị tạm ứng không vượt quá mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Mục 1 Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong phạm vi khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi trong quý. Khoản 2. Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh tối đa không vượt quá số còn lại của dự toán chi ngân sách địa phương đã được Bộ Tài chính giao cho từng địa phương tại thời điểm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; đồng thời, không tính vào mức dư nợ vay của ngân sách địa phương quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước. Mục 1 Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách trung ương Khoản 1. Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Vụ Ngân sách nhà nước) có văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước; trong đó, nêu rõ mức đề nghị tạm ứng và thời hạn hoàn trả tạm ứng. Khoản 2. Căn cứ văn bản của Vụ Ngân sách nhà nước và khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương, bao gồm: mức tạm ứng, thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Khoản 3. Căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vụ Ngân sách nhà nước lập 02 bản Giấy rút Vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước theo Mẫu 03/TƯ ban hành kèm theo Thông tư này gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương. Mục 1 Điều 8 Điều 8. Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh Khoản 1. Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước), bao gồm: Điểm a) Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó nêu rõ: mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; thời hạn hoàn trả tạm ứng; nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng; tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương đến thời điểm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước (bao gồm: số dự toán chi ngân sách địa phương được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, số dự toán đã thực hiện, số dự toán còn lại); cam kết hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn. Điểm b) Văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Khoản 2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh. Khoản 3. Trường hợp chấp thuận tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh; trong đó, quy định mức tạm ứng và thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Trường hợp không chấp thuận tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Khoản 4. Rút vốn tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh Điểm a) Căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh và nhu cầu sử dụng vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Sở Tài chính lập 02 bản Giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước (theo Mẫu 03/ĐP ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Điểm b) Việc rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Số đề nghị rút vốn và lũy kế số đã rút vốn (nếu có) phải nằm trong mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. - Thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Điểm c) Trường hợp đề nghị rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Sở Tài chính không đảm bảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có văn bản trả lời Sở Tài chính; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước. Điều 9 Thời hạn hoàn trả tạm ứng, thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, đảm bảo chậm nhất ngày 31 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Khoản 2. Thời hạn rút vốn đối với các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước chậm nhất ngày 20 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Sau thời hạn trên, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước hết hạn rút vốn và bị hủy bỏ. Điều 10 Hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước và xử lý các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn hoàn trả Khoản 1. Đối với ngân sách trung ương Điểm a) Chậm nhất trước 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Kho bạc Nhà nước có văn bản gửi Vụ Ngân sách nhà nước thông báo về việc đến hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước; trong văn bản nêu rõ thời hạn hoàn trả, số tiền phải hoàn trả, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước còn phải trả. Điểm b) Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương, Vụ Ngân sách nhà nước bố trí nguồn ngân sách trung ương để hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn. Điểm c) Khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước không được hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn thì được coi là quá hạn và phải chịu chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. Khoản 2. Đối với ngân sách cấp tỉnh Điểm a) Chậm nhất trước 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có văn bản gửi Sở Tài chính; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đến hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước; trong văn bản nêu rõ thời hạn hoàn trả, số tiền phải hoàn trả, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước còn phải trả; trường hợp đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh không được hoàn trả đầy đủ, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện biện pháp thu hồi tạm ứng theo quy định tại điểm c khoản này. Điểm b) Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn ngân sách để hoàn trả tạm ứng đầy đủ, đúng hạn. Điểm c) Trường hợp đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh không được hoàn trả đầy đủ thì được coi là quá hạn và phải chịu chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. Thủ tục xử lý khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh quá hạn hoàn trả được thực hiện như sau: - Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước chưa được hoàn trả đầy đủ, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thu khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước (bao gồm cả trong hạn và quá hạn). Trường hợp sau khi thực hiện trích mà vẫn chưa thu hồi đủ theo quy định, thì ngay sau khi có tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện trích tiếp để thu hồi đầy đủ khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thu khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước (bao gồm cả trong hạn và quá hạn). - Sau khi thực hiện trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thông báo cho Sở Tài chính, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời, báo cáo Kho bạc Nhà nước để báo cáo Bộ Tài chính về việc trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn hoàn trả, thu khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước (bao gồm cả trong hạn và quá hạn). Mục 2 Điều 11 Mức vay ngân quỹ nhà nước Điểm c)Mứ vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải nằm trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước hằng năm về vay bù đắp bội chi hoặc vay để trả nợ gốc của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định. Mục 2 Điều 12 Quy trình, thủ tục vay ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Khi phát sinh nhu cầu vay ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách nhà nước có văn bản đề nghị vay ngân quỹ nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước; trong đó, nêu rõ mức vay, mục đích vay, thời hạn vay và thời hạn hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước. Khoản 2. Căn cứ văn bản của Vụ Ngân sách nhà nước và khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt cho ngân sách trung ương vay ngân quỹ nhà nước, bao gồm: mức vay, mục đích vay, thời hạn vay và thời hạn hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước. Khoản 3. Căn cứ văn bản phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Vụ Ngân sách nhà nước ký Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước (theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này). Khoản 4. Căn cứ Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách nhà nước lập 02 bản Giấy rút vốn vay ngân quỹ nhà nước (theo Mẫu 04 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện. Mục 2 Điều 13 Thời hạn vay, thời hạn rút vốn vay ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Thời hạn vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương do Bộ Tài chính quyết định, tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước có hiệu lực. Khoản 2. Thời hạn rút vốn đối với các khoản vay ngân quỹ nhà nước chậm nhất ngày 31 tháng 12 của năm phát sinh khoản vay ngân quỹ nhà nước. Sau thời hạn trên, khoản vay ngân quỹ nhà nước hết hạn rút vốn và bị hủy bỏ. Mục 2 Điều 14 Hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước và xử lý các khoản vay ngân quỹ nhà nước quá hạn hoàn trả Khoản 1. Chậm nhất trước 30 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước, Kho bạc Nhà nước có văn bản gửi Vụ Ngân sách nhà nước thông báo về việc đến hạn hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước; trong văn bản nêu rõ thời hạn hoàn trả, số tiền phải hoàn trả, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước còn phải trả. Khoản 2. Căn cứ Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách nhà nước bố trí nguồn ngân sách trung ương để hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn. Khoản 3. Khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương không được hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn và không được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt gia hạn thì được coi là quá hạn và phải chịu chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. Mục 2 Điều 15 Gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Trường hợp ngân sách trung ương có khó khăn chưa bố trí được nguồn để hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước, thì khoản vay ngân quỹ nhà nước được xem xét gia hạn.
Thông Tư 23/2020/TT-BTC quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước . Chương II * Điều 15 - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 Chương III * Điều 19 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21
Thông Tư 23/2020/TT-BTC quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước . Chương II Mục 2 Điều 15 Gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước Khoản 2. Căn cứ Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách nhà nước bố trí nguồn ngân sách trung ương để hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn. Khoản 3. Khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương không được hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn và không được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt gia hạn thì được coi là quá hạn và phải chịu chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này. Mục 2 Điều 15 Gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Trường hợp ngân sách trung ương có khó khăn chưa bố trí được nguồn để hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước, thì khoản vay ngân quỹ nhà nước được xem xét gia hạn. Khoản 2. Thời hạn gia hạn tối đa không quá 12 tháng, kể từ ngày đến hạn hoàn trả khoản vay được quy định tại Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước. Khoản 3. Thủ tục gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước: Điểm a) Chậm nhất trước 20 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả khoản vay ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách nhà nước có văn bản đề nghị gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước. Điểm b) Căn cứ văn bản của Vụ Ngân sách nhà nước và khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương. Điểm c) Căn cứ văn bản phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước ký Phụ lục Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước (theo Mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Mục 3 Điều 16 Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn Khoản 1. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước Ngân sách trung ương khi tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước và ngân sách cấp tỉnh khi tạm ứng ngân quỹ nhà nước có trách nhiệm thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cho Kho bạc Nhà nước định kỳ hàng tháng với mức là 0,10%/tháng (trên cơ sở một tháng có 30 ngày) chậm nhất vào ngày 10 của tháng liền kề sau tháng phải thanh toán. Riêng khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước của tháng đến hạn hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước được thanh toán cho Kho bạc Nhà nước cùng thời điểm khi hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước được xác định như sau: Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước = Số dư nợ tạm ứng, vay x 0,10% x Số ngày tạm ứng, vay thực tế trong tháng 30 Trong đó, số ngày tạm ứng, vay thực tế trong tháng (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ) được tính từ ngày rút vốn (đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước đầu tiên) hoặc ngày đầu tiên của tháng (đối với các kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước tiếp theo) đến hết ngày cuối cùng của tháng tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước hoặc ngày liền kề trước ngày hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước (đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cuối cùng). Khoản 2. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn Trường hợp khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách cấp tỉnh quá thời hạn hoàn trả, ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh có trách nhiệm thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo mức bằng 150% mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn được thanh toán một lần cho Kho bạc Nhà nước khi thu hồi khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước quá hạn và được xác định như sau: Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn = Số dư nợ tạm ứng, vay quá hạn x 0,10% x 150% x Số ngày tạm ứng, vay quá hạn 30 Trong đó, số ngày tạm ứng, vay quá hạn (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ) được tính từ ngày đến hạn hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước mà không hoàn trả đến hết ngày liền kề trước ngày thực trả khoản tạm ứng, vay quá hạn. Khoản 3. Trường hợp khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương đã quá hạn, nhưng được Bộ Tài chính gia hạn thì không được coi là khoản vay ngân quỹ nhà nước quá hạn và được áp dụng mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này cho đến hết thời gian được gia hạn. Mục 4 Điều 17 Hạch toán kế toán Khoản 1. Các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước; hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước; gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước được hạch toán theo chế độ kế toán ngân sách nhà nước. Khoản 2. Thu từ các khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và các khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn được hạch toán, tổng hợp vào thu, chi nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo cơ chế tài chính của Kho bạc Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định. Mục 4 Điều 18 Chế độ báo cáo Khoản 1. Đối với Kho bạc Nhà nước: định kỳ 06 tháng (chậm nhất ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12), Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình tạm ứng, cho vay ngân quỹ nhà nước. Khoản 2. Đối với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh: định kỳ 06 tháng (chậm nhất ngày 18 tháng 6 và ngày 18 tháng 12), Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh báo cáo Kho bạc Nhà nước tình hình tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh theo Mẫu 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Chương III Mục 4 Điều 19 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Tài chính Điểm a) Quyết định việc tạm ứng, cho vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương. Điểm b) Quyết định việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh. Khoản 2. Vụ Ngân sách nhà nước Điểm a) Lập hồ sơ đề nghị tạm ứng, vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương. Điểm b) Ký Hợp đồng vay ngân quỹ nhà nước với Kho bạc Nhà nước sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương. Điểm c) Bố trí nguồn ngân sách trung ương để hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn. Điểm d) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh. Khoản 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điểm a) Lập hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin trong hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Điểm b) Chỉ đạo Sở Tài chính hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thanh toán chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn (nếu có) theo quy định. Khoản 4. Sở Tài chính Điểm a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng, hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước và khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước của ngân sách cấp tỉnh theo quy định. Điểm b) Thực hiện rút vốn tạm ứng, hoàn trả khoản tạm ứng, thanh toán chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn (nếu có) theo đúng quy định tại Thông tư này. Khoản 5. Kho bạc Nhà nước Điểm a) Chủ trì báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng, cho vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương. Điều 19 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước Khoản 5 Điểm b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh. Điểm c) Ký Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước với Vụ Ngân sách nhà nước sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương. Điểm d) Tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn (nếu có) của ngân sách trung ương và thông báo cho Vụ Ngân sách nhà nước để thực hiện thanh toán theo quy định. Khoản 6. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh Điểm a) Thực hiện cho ngân sách cấp tỉnh rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này. Điểm b) Tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước của ngân sách cấp tỉnh và thông báo cho Sở Tài chính chậm nhất ngày 05 của tháng liền kề sau của tháng ngân sách cấp tỉnh phải thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước. Điểm c) Thực hiện các thủ tục xử lý các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn hoàn trả theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư này. Điều 20 Điều khoản chuyển tiếp Khoản 1. Các khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thực hiện theo các Hợp đồng cho vay đã ký kết; trường hợp được đề nghị gia hạn sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành áp dụng theo các quy định tại Điều 15 và Điều 16 Thông tư này. Khoản 2. Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách cấp tỉnh được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng thực hiện rút vốn sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục áp dụng các quy định về rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước tại Thông tư số 30/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước; trong đó, các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước có thời hạn tạm ứng kéo dài qua năm ngân sách được duy trì đến hết thời hạn tạm ứng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và không được gia hạn. Trường hợp đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước không được hoàn trả đầy đủ, thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư này. Khoản 3. Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh để thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương đã quá hạn hoàn trả do ngân sách trung ương chưa bố trí được vốn để hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước không được tính là các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn khi xem xét điều kiện ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Điều 21 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2020. Khoản 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 30/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước; Thông tư số 06/2018/TT-BTC ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2017/TT-BTC và Thông tư số 12/2019/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước. Khoản 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. Khoản 4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ban Nội chính Trung ương; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, KBNN (240 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn Mẫu 01- Hợp đồng cho vay ngân quỹ nhà nước
Thông Tư 83/2018/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5
Thông Tư 83/2018/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp từ các bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi là Bộ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi là SCIC) và việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp SCIC đã tiếp nhận về các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Khoản 2. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; Khoản 3. Doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước quy định tại Thông tư này; Khoản 4. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Khoản 5. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định tại Thông tư này. Điều 3 Đối tượng chuyển giao SCIC thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp sau (không bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp sau khi thực hiện phương án sắp xếp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật, có tỷ trọng doanh thu từ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên tổng doanh thu của doanh nghiệp 03 năm liên tiếp liền kề trước thời điểm xem xét chuyển giao đạt từ 50% trở lên; doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xổ số kiến thiết và một số doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ): Khoản 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập trực thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Khoản 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trực thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Khoản 3. Công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu; Khoản 4. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc mới thành lập trực thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Khoản 5. Đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các trường hợp khác, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC được thực hiện theo quyết định hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chương II Điều 4 Nguyên tắc chuyển giao Khoản 1. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC phải đảm bảo nguyên tắc: công khai, minh bạch, có kế thừa, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có sự phối hợp giữa các bên liên quan để cùng xử lý các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chuyển giao theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Việc tổ chức chuyển giao được thực hiện theo từng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này. Khoản 3. Trường hợp sau khi chuyển giao, nếu số liệu tại Hồ sơ chuyển giao có thay đổi, các bên liên quan theo quy định tại Điều 6 Thông tư này phối hợp làm rõ nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý và điều chỉnh lại số liệu chuyển giao chính thức. Khoản 4. SCIC chỉ thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và còn vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất (giá trị vốn chủ sở hữu tại mã số 410 trên bảng cân đối kế toán lớn hơn 0) với thời điểm chuyển giao. Điều 5 Giá trị vốn chuyển giao Khoản 1. Đối với công ty cổ phần là giá trị cổ phần nhà nước (tính theo mệnh giá) đầu tư tại doanh nghiệp và các khoản tiền của Nhà nước còn phải thu hồi (nếu có). Khoản 2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh là giá trị sổ sách phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và các khoản tiền của Nhà nước còn phải thu hồi (nếu có). Điều 6 Thành phần chuyển giao Khoản 1. Bên giao là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền bằng văn bản. Khoản 2. Bên nhận là người đại diện theo pháp luật của SCIC hoặc người được ủy quyền bằng văn bản. Điều 7 Thời gian thực hiện chuyển giao Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC theo thời hạn sau: Khoản 1. Đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các trường hợp khác theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này: thực hiện chuyển giao theo thời hạn ghi tại quyết định, văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Khoản 2. Đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này: thực hiện chuyển giao trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải hoàn thành việc công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Khoản 3. Đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc đối tượng chuyển giao quy định tại Điều 3 Thông tư này: thực hiện chuyển giao trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Nghị định số 147/2017/NĐ-CP có hiệu lực hoặc trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Khoản 4. Trong thời hạn chuyển giao nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu thì thực hiện chuyển giao giá trị vốn nhà nước theo giá trị được phê duyệt tại Phương án cổ phần hóa hoặc quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa. Sau khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với SCIC và doanh nghiệp thực hiện xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp, quyết toán, công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và điều chỉnh giá trị phần vốn nhà nước đã chuyển giao (nếu có). Điều 8 Căn cứ xác định số liệu chuyển giao Khoản 1. Số liệu chuyển giao được xác định là số liệu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển giao được lập theo đúng chế độ quy định. Khoản 2. Trường hợp doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính năm hoặc quý đã kiểm toán thì số liệu chuyển giao được xác định là số liệu trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất của doanh nghiệp. SCIC được lựa chọn, thuê đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Sau khi có kết quả kiểm toán, SCIC phối hợp cùng các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh số liệu chuyển giao (nếu có) theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này hoặc ghi nhận các nội dung kiểm toán ngoại trừ vào Biên bản chuyển giao. Khoản 3. Trường hợp báo cáo tài chính năm hoặc quý đã kiểm toán của doanh nghiệp có kết luận về nội dung ngoại trừ (không chấp nhận toàn phần), SCIC xem xét yêu cầu kiểm toán làm rõ để làm cơ sở điều chỉnh số liệu chuyển giao (nếu có) hoặc ghi nhận các nội dung kiểm toán ngoại trừ vào Biên bản chuyển giao. Điều 9 Hồ sơ chuyển giao Hồ sơ chuyển giao được lập theo từng doanh nghiệp, bao gồm: Khoản 1. Báo cáo giá trị vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Báo cáo các khoản tiền nhà nước còn phải thu hồi từ doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. Khoản 3. Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng lập Báo cáo tài chính hợp nhất, số liệu nêu tại Phụ lục số 03 là số liệu theo Báo cáo tài chính hợp nhất. Khoản 4. Thông tin về Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này. Khoản 5. Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ Sở hữu nhà nước theo mẫu tại Phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này. Trong Biên bản chuyển giao phải xác định rõ nguyên nhân phát sinh chênh lệch giảm giá trị phần vốn nhà nước (nếu có); trách nhiệm tập thể, cá nhân của các bên liên quan đến việc giảm giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm lập hồ sơ làm cơ sở chuyển giao; các tài liệu còn thiếu trong Hồ sơ chuyển giao (nếu có) theo quy định tại Điều này; những vấn đề tồn tại cần tiếp tục phối hợp giải quyết sau chuyển giao. Khoản 6. Tài liệu pháp lý của doanh nghiệp (bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để các bên đối chiếu, xác nhận) bao gồm: Điểm a) Quyết định thành lập công ty hoặc quyết định chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; Điểm b) Quyết định và biên bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; Điểm c) Văn bản xác nhận của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên doanh nghiệp về số vốn, số cổ phần đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phiếu hoặc giấy chứng nhận cổ đông hoặc sổ cổ đông của nhà nước (đối với công ty cổ phần); giấy chứng nhận góp vốn hoặc sổ thành viên của nhà nước (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên); Điểm d) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và các lần thay đổi (nếu có); Điểm đ) Danh sách Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; Điểm e) Điều lệ hiện hành về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp; Điểm g) Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất (đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất) năm hoặc quý của doanh nghiệp đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển giao hoặc báo cáo tài chính được lập tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (đối với những doanh nghiệp thực hiện chuyển giao trong năm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu). Trường hợp doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán thì sử dụng Báo cáo tài chính năm hoặc quý tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển giao; Điểm h) Các tài liệu liên quan đến quá trình cổ phần hóa đối với doanh nghiệp được chuyển đổi theo hình thức cổ phần hóa, cụ thể: - Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; - Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và các quyết định, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tồn tại về tài chính (công nợ, vốn góp, sản phẩm dở dang và hàng hóa, tài sản không cần dùng...), lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; - Phương án cổ phần hóa và Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền; - Quyết định giá khởi điểm bán cổ phần lần đầu và hồ sơ, tài liệu liên quan đến kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu, thông báo thu tiền bán đấu giá cổ phần và bán thỏa thuận cho người lao động; - Các hồ sơ tài liệu liên quan đến xử lý các vấn đề tài chính, lao động phát sinh từ thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; - Quyết định công bố giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần (nếu có); - Các hồ sơ liên quan đến việc góp vốn liên doanh, nhận vốn với nhà nước trong trường hợp góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất; - Các tài liệu liên quan đến việc tăng giảm vốn điều lệ, tăng giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ thời điểm chuyển sang công ty cổ phần đến thời điểm chuyển giao; - Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến các khoản thu từ cổ phần hóa, thu cổ tức phần vốn nhà nước và các khoản thu khác phải nộp, đã nộp Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp phát sinh trước thời điểm chuyển giao. Điều 10 Trình tự chuyển giao Khoản 1. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc các bộ phận chuyên môn (đối với doanh nghiệp không có Người đại diện) lập Hồ sơ chuyển giao theo quy định tại Điều 9 Thông tư này gửi các đơn vị có liên quan. Khoản 2. Căn cứ Hồ sơ chuyển giao, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với SCIC và doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao thẩm định thông tin, số liệu tại Hồ sơ chuyển giao; lập Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại từng doanh nghiệp và báo cáo lãnh đạo các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền ký Biên bản chuyển giao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, SCIC ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước. Khoản 3. Đối với các trường hợp chưa thống nhất về Hồ sơ chuyển giao, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ chuyển giao, SCIC phải có ý kiến bằng văn bản gửi các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bổ sung Hồ sơ chuyển giao theo quy định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của SCIC, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ phận chuyên môn phối hợp với doanh nghiệp để hoàn thiện Hồ sơ chuyển giao theo quy định hoặc có ý kiến bằng văn bản về việc bổ sung Hồ sơ chuyển giao. Khoản 4. Trường hợp cần thiết, SCIC phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức họp để trao đổi thống nhất về nội dung của Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước. Khoản 5. Hồ sơ chuyển giao được doanh nghiệp gửi các bên có liên quan sau khi ký Biên bản chuyển giao, cụ thể: - 01 bộ Hồ sơ gửi Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - 01 bộ Hồ sơ gửi SCIC; - 01 bộ Hồ sơ lưu tại doanh nghiệp; - 01 bộ Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
Thông Tư 83/2018/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước . Chương II * Điều 10 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 * Điều 11 Chương III * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 83/2018/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước . Chương II Điều 10 Trình tự chuyển giao Khoản 4. Trường hợp cần thiết, SCIC phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức họp để trao đổi thống nhất về nội dung của Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước. Khoản 5. Hồ sơ chuyển giao được doanh nghiệp gửi các bên có liên quan sau khi ký Biên bản chuyển giao, cụ thể: - 01 bộ Hồ sơ gửi Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - 01 bộ Hồ sơ gửi SCIC; - 01 bộ Hồ sơ lưu tại doanh nghiệp; - 01 bộ Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp). Khoản 6. Khi hoàn tất việc chuyển giao, SCIC gửi Biên bản chuyển giao cho bên giao (01 bản), doanh nghiệp (01 bản) và Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) (01 bản). Khoản 7. Trường hợp sau khi chuyển giao, nếu có phát sinh điều chỉnh số liệu tại Biên bản chuyển giao thì SCIC có trách nhiệm gửi Biên bản chuyển giao đã điều chỉnh cho các cơ quan nêu tại khoản 5 Điều này. Điều 11 Chuyển giao lại quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ SCIC về các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 1. SCIC phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai công tác chuyển giao lại quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các doanh nghiệp SCIC đã tiếp nhận và đang thực hiện quyền đại diện chủ Sở hữu nhà nước. Khoản 2. Việc chuyển giao lại quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp từ SCIC về các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện tương tự như việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về SCIC theo các quy định tại Thông tư này. SCIC chủ trì giải quyết các vấn đề tồn tại của doanh nghiệp phát sinh trước thời điểm chuyển giao lại quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chương III Điều 12 Trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 1. Chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC và các cơ quan có liên quan phối hợp với SCIC và doanh nghiệp hoàn thành việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo đúng thời hạn quy định tại Điều 7 Thông tư này. Khoản 2. Đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ Sở hữu nhà nước về SCIC, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Điểm a) Lấy ý kiến SCIC bằng văn bản về việc lựa chọn Người đại diện phần vốn nhà nước góp tại công ty cổ phần; Điểm b) Chỉ đạo Ban chỉ đạo cổ phần hóa xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính (nếu có) của doanh nghiệp trước khi chuyển giao, hoàn thành việc xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo quy định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Khoản 3. Chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp xử lý các tồn tại liên quan đến quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước trước khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước và lập Hồ sơ chuyển giao theo quy định tại Thông tư này. Khoản 4. Thẩm định Hồ sơ chuyển giao và ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư này. Khoản 5. Chủ trì, phối hợp cùng SCIC tiếp tục xử lý nội dung nêu tại Khoản 4 Điều 7. Thông tư này; các vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết liên quan đến quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; các tồn tại về tài chính (nếu có) phát sinh trước thời điểm ký Biên bản chuyển giao (bao gồm các vấn đề đã nêu hoặc chưa được nêu tại Biên bản chuyển giao) và bổ sung các tài liệu trong Hồ sơ chuyển giao còn thiếu (nếu có) theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Khoản 6. Sắp xếp, giải quyết chế độ cho Người đại diện phần vốn nhà nước do các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cử khi không đảm nhiệm chức năng đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước. Khoản 7. Trường hợp các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thực hiện chuyển giao theo thời hạn quy định tại Điều 7 Thông tư này thì chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và những phát sinh về tài chính, tổn thất có liên quan (nếu có) theo quy định của pháp luật. Khoản 8. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhận chuyển giao lại theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và theo các quy định của pháp luật có liên quan. Khoản 9. Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao có kết quả kinh doanh thua lỗ (bao gồm doanh nghiệp có kết quả kinh doanh năm gần nhất bị lỗ và doanh nghiệp kinh doanh năm gần nhất có lãi nhưng có lỗ lũy kế) nhưng còn vốn nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xác định rõ nguyên nhân phát sinh chênh lệch giảm giá trị phần vốn nhà nước (nếu có), các vấn đề tồn tại, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; Chủ trì giải quyết các vấn đề tồn tại của doanh nghiệp (trước thời điểm chuyển giao) và xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân không chấp hành quy định của pháp luật để gây ra tổn thất cho Nhà nước (nếu có). Khoản 10. Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng SCIC tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước nhưng chưa thực hiện chuyển giao, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Người đại diện xem xét, biểu quyết các nội dung sau: Điểm a) Không thay đổi quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp, ngoại trừ việc điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ theo định tại khoản 7 Điều 21 và khoản 2 Điều 39 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Điểm b) Không bán vốn tại các công ty con, công ty liên kết. Khoản 11. Xác định và thông báo cho SCIC danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Khoản 12. Định kỳ, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Tài chính, SCIC tình hình thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ Sở hữu nhà nước. Báo cáo cần nêu rõ tình hình triển khai (bao gồm việc quyết toán giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu); kết quả thực hiện, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có); danh sách doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC nhưng chưa chuyển giao tính đến thời điểm kết thúc năm và thời gian dự kiến chuyển giao. Điều 13 Trách nhiệm của Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Khoản 1. Lập hồ sơ chuyển giao theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu tại các báo cáo: Báo cáo giá trị vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (Phụ lục số 01); Báo cáo giá trị các khoản tiền Nhà nước còn phải thu hồi (Phụ lục số 02); Báo cáo tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Phụ lục số 03); Báo cáo thông tin về người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Phụ lục số 04). Khoản 2. Phối hợp với doanh nghiệp: Điểm a) Làm thủ tục đăng ký lại sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp của Nhà nước từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về SCIC. Điểm b) Thực hiện nội dung quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 12 và khoản 5 Điều 14 Thông tư này. Khoản 3. Đôn đốc doanh nghiệp nộp các khoản thu từ cổ phần hóa và khoản lợi nhuận, cổ tức thuộc phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định (bao gồm cả các khoản phạt chậm nộp (nếu có). Khoản 4. Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cử trước đây, sau khi chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Người đại diện theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của SCIC cho đến khi SCIC có quyết định mới. Khoản 5. Trường hợp không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì cơ quan có thẩm quyền xem xét thay thế Người đại diện khác để thực hiện nhiệm vụ. Nếu cố tình chậm trễ trong việc triển khai các công việc có liên quan đến chuyển giao phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất phát sinh (nếu có). Khoản 6. Chủ động báo cáo các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc SCIC xử lý các tồn tại liên quan đến quyền đại diện chủ sở hữu trước khi chuyển giao. Điều 14 Trách nhiệm của SCIC Khoản 1. Phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng chuyển giao khi được lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này. Khoản 2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp kể từ thời điểm chuyển giao; chủ trì giải quyết các vấn đề tồn tại của doanh nghiệp phát sinh sau thời điểm chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC. Khoản 3. Tại các doanh nghiệp SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước, SCIC phối hợp với các Cơ quan đại diện chủ sở hữu cử bổ sung, thay thế Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi cần thiết. Khoản 4. Theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp mà SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước nộp các khoản thu theo quy định về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi quý báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện. Khoản 5. Chỉ đạo Người đại diện và các bộ phận chức năng có liên quan: Điểm a) Hoàn thiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo đúng thời hạn quy định tại Thông tư này. Điểm b) Phối hợp với doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước: - Lập hồ sơ quyết toán giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, gửi các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. - Bổ sung các tài liệu trong Hồ sơ chuyển giao còn thiếu (nếu có) theo quy định của pháp luật, Thông tư này và những nội dung các bên thống nhất tại Biên bản chuyển giao. Khoản 6. Định kỳ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, SCIC báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp; kế hoạch tổ chức tiếp nhận của quý tiếp theo. Báo cáo cần nêu rõ tình hình triển khai, kết quả thực hiện, danh sách các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC nhưng chưa thực hiện chuyển giao, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có). Khoản 7. Định kỳ, cùng thời hạn nộp báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tình hình thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp đã tiếp nhận. Báo cáo cần nêu rõ tình hình triển khai, kết quả thực hiện; danh sách các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC nhưng chưa thực hiện chuyển giao; thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có). Khoản 8. Phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết liên quan đến quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và các tồn tại về tài chính (nếu có) phát sinh trước thời điểm ký Biên bản chuyển giao. Khoản 9. Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao lại quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, khi chưa thực hiện việc chuyển giao thì SCIC chỉ đạo Người đại diện xem xét, biểu quyết việc không thay đổi quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp; không bán vốn tại các công ty con, công ty liên kết. Khoản 10. Đối với các doanh nghiệp SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước nhưng chưa được các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, SCIC không thực hiện triển khai bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động khó khăn, kinh doanh thua lỗ, không bán vốn ngay dẫn đến nguy cơ mất vốn nhà nước, SCIC báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc triển khai bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Điều 15 Điều khoản chuyển tiếp Đối với Hồ sơ chuyển giao lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực và đang được các bên xem xét để ký Biên bản chuyển giao thì thực hiện chuyển giao theo các quy định tại Thông tư số 118/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 của Bộ Tài chính. Điều 16 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018. Khoản 2. Bãi bỏ Thông tư số 118/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Thông Tư 83/2018/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước . Chương III * Điều 16 - Khoản 3 - Khoản 3
Thông Tư 83/2018/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước . Chương III Điều 16hương III Điều 16. Hiệu lực thi hành Khoản 3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí Thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; - Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, TCDN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Quang Hải PHỤ LỤC SỐ 1
Quyết Định 25/2005/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản điều lệ của hội tai mũi họng việt nam. . * Điều 2 * Điều 19
Quyết Định 25/2005/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản điều lệ của hội tai mũi họng việt nam. . Chương 1: Điều 1. Hội lấy tên là Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là VIETNAMESE SOCIETY OFOTOR- HINOLARYNOGOLOGY, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của những người làm công tác đào tạo; nghiên cứu, thực hành về khám và chữa bệnh thuộc chuyên ngành Tai Mũi Họng và phẫu thuật đầu cổ trong cả nước, cùng nhau đoàn kết phấn đấu vì sự phát triển của ngành góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng và phát triển nền Y học Việt Nam tiên tiến, hiện đại. Chương 1: Điều 2 Điều 2. Hội có mục đích tập hợp các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Tai Mũi Họng nhằm động viên khuyến khích các hội viên nâng cao kiến thức, trình độ, nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phổ biến các vấn đề y học liên quan, góp phần phát triển bền vững ngành Tai Mũi Họng Việt Nam, đáp ứng được các yêu cầu của đất nước. Chương 1: Điều 3. Hội Tai Mũi Họng Việt Nam hoạt động theo Điều lệ của Hội, tuân thủ chủ tr­ương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hội Tai Mũi Họng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng, trụ sở đặt tại Hà Nội. Hội Tai Mũi Họng Việt Nam được gia nhập các Hội quốc tế và khu vực về lĩnh vực Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chương 2: Điều 4. Hội viên của Hội Điểm a) Hội viên chính thức: Là Giáo viên, Bác sĩ, Y sĩ, Dược sĩ, kỹ thuật viên, Điều dưỡng viên Tai Mũi Họng và những cán bộ khoa học làm việc trong các cơ sở Tai Mũi Họng (Dân y quân y), Y tế công lập, tư nhân hoặc nghỉ hư­u, tự nguyện đăng ký xin gia nhập Hội, tuân thủ Điều lệ Hội, đóng hội phí đầy đủ, được Ban Thường vụ công nhận là hội viên chính thức của Hội. Điểm b) Hội viên liên kết và hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có nhiều công lao, đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ được mời làm hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự, Hội viên liên kết, hội viên danh dự có quyền được tham gia các hoạt động và tham gia Đại hội của Hội, nhưng không được tham gia ứng cử, đề cử vào Ban lãnh đạo Hội, không được biểu quyết các vấn đề của Hội. Chương 2: Điều 5. Quyền lợi của hội viên Hội viên có quyền lợi: - Thảo luận và biểu quyết mọi công việc của Hội, bầu cử và ứng cử vào Ban chấp hành Hội. - Được học tập, cung cấp thông tin, được bồi dưỡng về chuyên môn, được khuyến khích và phát huy khả năng mọi mặt để góp phần xây dựng và phát triển chuyên ngành Tai Mũi Họng, phục vụ sức khỏe của nhân dân. - Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học của mình trong các buổi sinh hoạt khoa học của Hội. Được tham gia các hoạt động chuyên môn hoặc các hội nghị của Hội tổ chức. - Được Hội nhận xét về các công trình nghiên cứu để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, công nhận quyền tác giả, sáng chế... - Được giới thiệu đăng các công trình của mình vào các tạp chí, nội san của Tổng hội và các Hội khác. - Được Hội bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình nếu xét thấy bị xâm phạm. - Được hưởng mọi quyền lợi khác do Hội quy định. - Được quyền xin ra khỏi Hội khi thấy không còn điều kiện tham gia. Chương 2: Điều 6. Nghĩa vụ của Hội viên - Thi hành nghiêm chỉnh các chủ tr­ương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Thực hiện điều lệ, nghị quyết của Hội, tham gia sinh hoạt Hội và đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn. Tuyên truyền phát triển hội viên, vận động quần chúng hưởng ứng mọi hoạt động của Hội. - Chăm lo xây dựng đoàn kết trong Hội, đấu tranh chống những tư t­ưởng, hành động có hại đến thanh danh, uy tín và sự đoàn kết của Hội. - Tích cực học tập, nghiêm cứu khoa học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, góp sức mình vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Chương 2: Điều 7. Thể thức vào Hội, ra Hội - Những người muốn tham gia sinh hoạt Hội phải tự nguyện đồng ý làm đơn xin gia nhập Hội. - Những hội viên thấy không còn đủ điều kiện tham gia sinh hoạt, muốn ra khỏi Hội phải làm đơn xin ra khỏi hội. Chương 3: Điều 8. Hội Tai Mũi Họng Việt Nam có nhiệm vụ: - Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên trong việc nghiên cứu, học tập, cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ Y, Bác sĩ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. - Hợp tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các hội viên chuyên khoa ở Trung ­ương để củng cố và phát triển hội chuyên ngành Tai Mũi Họng. Tư­ vấn, đào tạo, học tập thăm quan, hội thảo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao trình độ về mọi mặt cho hội viên. - Đề xuất với các cơ quan Nhà nước về các chủ tr­ương chính sách, cơ chế, kế hoạch, ch­ương trình phát triển chuyên ngành Tai Mũi Họng nói riêng và sự nghiệp phát triển Y tế nói chung. - Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để trao đổi, học tập kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho Hội ngày càng phát triển. - Tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực Tai Mũi Họng khi có yêu cầu. - Bảo vệ danh dự, quyền hạn và lợi ích hợp pháp của các hội viên phù hợp với pháp luật hiện hành. Chương 3: Điều 9. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội - Đại diện cho hội viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam. - Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ với các tổ chức hay cá nhân có nhu cầu, theo quy định của pháp luật. - Bảo trợ cho các hội viên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, dự án thuộc lĩnh vực Tai Mũi Họng. - Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các ch­ương trình, dự án để kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước những giải pháp nhằm phát triển chuyên ngành Tai Mũi Họng. - Xuất bản, sách, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật để bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin. - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và cung cấp thông tin về lĩnh vực Tai Mũi Họng Y học cho hội viên; - Phát triển Hội đúng với yêu cầu của nghề nghiệp trong phạm vi luật pháp. Chương 4: Điều 10. Tổ chức của Hội: - Ở Trung ­ương: Hội Tai Mũi Họng Việt Nam - Các chi Hội cơ sở (có từ 5 hội viên trở lên) và các tổ chức trực thuộc - Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương (sau đây gọi chung là tỉnh), nếu có nhu cầu có thể thành lập Hội. Việc thành lập Hội ở tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. + Các Hội thành viên hoạt động theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội Trung ­ương và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Trung ương. Chương 4: Điều 11. Đại hội - Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Nhiệm kỳ đại hội là 5 năm một lần. - Đại hội bất thường khi có 1/2 ủy viên Ban Chấp hành Hội hoặc 2/3 số Chi hội yêu cầu Số đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Hội quyết định. Nội dung chính của Đại hội: - Tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội nhiệm kỳ trước và quyết định ph­ương hư­ớng, hoạt động của Hội nhiệm kỳ mới. - Sửa đổi, bổ sung điều lệ (Nếu thấy cần thiết). - Bầu Ban Chấp hành Trung ­ương Hội. (Số lượng do Đại hội quyết định). Chương 4: Điều 12. Ban Chấp hành - Ban Chấp hành Hội là cơ quan điều hành của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội có nhiệm vụ: - Bầu chủ tịch, Ban Thường vụ, Tổng thư ký, Ban Kiểm tra. - Quyết định kế hoạch công tác, đánh giá việc thực hiện ch­ương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, dự thảo sửa đổi điều lệ trình Đại hội thông qua. - Bổ sung ủy viên chấp hành Hội nếu số lượng thiếu so với quy định của Đại hội, nhưng không quá 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành đ­ương nhiệm được Đại hội bầu theo quy định. - Ban Chấp hành Hội họp 6 tháng một lần do Chủ tịch Hội triệu tập. Các cuộc họp đột xuất theo yêu cầu của 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị. - Quyết định việc kết nạp hội viên và ra khỏi Hội. Chương 4: Điều 13. Ban Thường vụ - Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên do Ban Chấp hành Hội bầu ra, số lượng ủy viên do Đại hội quy định. - Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm: + Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật. + Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các quyết định của Ban Chấp hành. + Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành Hội. + Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội. - Các Phó chủ tịch Hội là người giúp việc cho Chủ tịch, nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch phân công. - Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Hội, thay mặt Ban Chấp hành điều hành công việc của Hội giữa 2 kỳ họp của Ban Chấp hành. Chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp của Ban Chấp hành. Điều hành các hoạt động tư vấn, dịch vụ của Hội thông qua các tổ chức do Hội lập ra theo đúng quy định của pháp luật. - Xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành, biểu tư­ợng, mẫu thẻ hội viên, các danh hiệu liên quan đến hoạt động của Hội để Ban Chấp hành Hội thông qua. - Ban Thường vụ Hội họp 3 tháng 1 lần, các cuộc họp đột xuất do Chủ tịch Hội quyết định hoặc theo yêu cầu của 2/3 số ủy viên Ban Thường vụ đề nghị. - Tổng thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hội, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của Ban Chấp hành, định kỳ báo cáo Chủ tịch Hội, Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ­ương Hội, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động của Văn phòng Hội. - Phó Tổng thư ký là người giúp việc cho Tổng thư ký, chịu trách nhiệm trước Tổng thư ký và Phó Chủ tịch được phân công công tác Hội trong khu vực. Chương 4: Điều 14. Ban Kiểm tra - Ban Kiểm tra của Hội do Ban Chấp hành Hội bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội, việc thi hành điều lệ, các Nghị quyết của Hội, kiểm tra tư cách hội viên, việc quản lý và sử dụng tài chính của Hội, đề xuất việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Hội theo quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ của Đại hội của Hội. Chương 4: Điều 15. Ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc. - Tùy theo nhu cầu công tác, Ban Thường vụ có thể lập các Ban Chuyên môn và các tổ chức trực thuộc. - Việc thành lập các tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật. Chương 4: Điều 16. Ấn phẩm của Trung ­ương Hội Tai Mũi Họng Việt Nam có: Tạp chí Tai Mũi Họng. Thông tin, bản tin Tai Mũi Họng, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Các ấn phẩm này hoạt động theo luật xuất bản báo chí của Nhà nước. Các Tổng biên tập, Phó tổng biên tập do Chủ tịch Hội đề nghị và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý xuất bản báo chí quyết định. Tổ chức và hoạt động xuất bản theo quy định của Pháp luật và tự trang trải kinh phí hoạt động. Chương 4: Điều 17. Tổ chức cơ sở của Hội Tổ chức cơ sở của Trung ­ương Hội là các Chi hội Tai Mũi Họng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương và các Chi hội chuyên ngành. Các Chi hội cơ sở thành lập phải tổ chức Đại hội, bầu Ban lãnh đạo. Nhiệm ký Đại hội của Chi hội cơ sở là 2 năm. Hoạt động của các tổ chức cơ sở căn cứ vào Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, của Ban Chấp hành Trung ­ương Hội và tình hình công tác ở địa ph­ương. Chương 5: Điều 18. Tài chính và tài sản của Hội gồm Hội phí của Hội viên (do Ban Chấp hành Trung ­ương Hội quy định) Thu nhập do các hoạt động của Hội được Nhà nước cho phép Tài trợ bằng tiền hoặc bằng hiện vật của các cơ sở, đoàn thể và các cá nhân trong và ngoài nước Các khoản chi của Hội gồm: Chi cho hoạt động khoa học kỹ thuật và hoạt động tư vấn, công tác truyền thông, phổ biến bồi dưỡng nghiệp vụ, chi văn phòng… Tài sản và tài chính của Hội được quản lý và sử dụng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ­ương Hội và sự hướng dẫn của cơ quan Tài chính Nhà nước. Chương 6: Điều 19 Điều 19. Hội viên tập thể, hội viên cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, có những công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ, kinh tế quản lý, sáng kiến cải tiến, có thành tích trong công tác đào tạo, tuyên truyền phổ biến kiến thức có liên quan đến chuyên ngành sẽ được Hội khen thưởng và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng. Chương 6: Điều 20. Hội viên tập thể, hội viên cá nhân hoạt động trái với Điều lệ của Hội, làm mất thanh danh của Hội, chống lại tôn chỉ, mục đích của Hội, thì tùy theo lỗi nhẹ hay nặng Ban Chấp hành sẽ phê bình, khiển trách hoặc đ­ưa ra Đại hội hàng năm để có biện pháp xử lý thích đáng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Ban lãnh đạo Hội, người đại diện Hội cố tình kéo dài thời gian Đại hội nhiệm kỳ do Điều lệ Hội quy định hoặc không chấp hành quy định về nghĩa vụ của Hội thì tùy mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật. Các tổ chức thành viên, cá nhân của Hội trong 01 năm không nộp Hội phí hoặc không sinh hoạt 3 kỳ liên tiếp không có lý do, thì bị xóa tên trong danh sách Hội viên. Chương 7: Điều 21. Sửa đổi và ban hành Điều lệ Mọi đề nghị sửa đổi Điều lệ Hội phải được đ­ưa ra thảo luận tại Đại hội và chỉ Đại hội mới có quyền nhất trí kiến nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có giá trị thực hiện. Chương 7: Điều 22. Hiệu lực thi hành Bản Điều lệ này gồm VII ch­ương và 22 điều đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Tai Mũi Họng Việt Nam lần thứ XI thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2004, có hiệu lực theo Quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ./.
Nghị Định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Nghị Định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; khoán kinh phí sử dụng xe ô tô; thuê dịch vụ xe ô tô và sắp xếp lại, xử lý xe ô tô, bao gồm: Điểm a) Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh; Điểm b) Xe ô tô phục vụ công tác chung; Điểm c) Xe ô tô chuyên dùng; Điểm d) Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước. Khoản 2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ. Riêng xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định tại khoản 7 Điều 17 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này. Khoản 3. Xe ô tô phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị). Khoản 2. Doanh nghiệp do Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm cả các doanh nghiệp cấp 2, cấp 3, cấp 4 do doanh nghiệp cấp 1, cấp 2, cấp 3 nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước). Khoản 3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 3 Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức và thay thế xe ô tô phục vụ công tác Khoản 1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác quy định tại Nghị định này được sử dụng làm căn cứ để: Lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, mua sắm, bố trí, khoán kinh phí sử dụng, thuê dịch vụ xe ô tô; quản lý, sử dụng và xử lý xe ô tô. Khoản 2. Trường hợp một người giữ nhiều chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì được áp dụng tiêu chuẩn cao nhất. Khi người tiền nhiệm nghỉ chế độ, chuyển công tác hoặc thôi giữ chức vụ mà xe ô tô đã trang bị chưa đủ điều kiện thay thế, thanh lý theo quy định thì người kế nhiệm tiếp tục sử dụng, không trang bị mới. Khoản 3. Xe ô tô trang bị cho các chức danh quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này được thay thế theo yêu cầu công tác; xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước được thay thế theo quy định tại Điều 20 Nghị định này. Việc xử lý xe ô tô cũ khi thay thế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Khoản 4. Xe ô tô không thuộc quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: Điểm a) Đã quá thời gian sử dụng theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định; Điểm b) Đã sử dụng trên 200.000 km đối với xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đã sử dụng trên 250.000 km đối với xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở đóng trên địa bàn còn lại. Điểm c) Chưa đủ điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% so với nguyên giá). Khoản 5. Giá xe ô tô làm căn cứ xác định tiêu chuẩn, định mức trong trường hợp giao, điều chuyển xe ô tô đã qua sử dụng là giá trị còn lại trên sổ kế toán hoặc giá trị đánh giá lại theo quy định của pháp luật (đối với xe ô tô chưa được theo dõi giá trị trên sổ kế toán hoặc trường hợp phải đánh giá lại khi xử lý theo quy định của pháp luật). Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao, điều chuyển xe ô tô đã qua sử dụng có giá trị còn lại hoặc giá trị đánh giá lại cao hơn giá mua xe ô tô mới quy định tại Nghị định này theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và ý kiến của Bộ Tài chính. Khoản 6. Số biên chế làm căn cứ xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung là số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Chương II Mục 1 Điều 4 Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá Khoản 1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Khoản 2. Chủ tịch nước. Khoản 3. Thủ tướng Chính phủ. Khoản 4. Chủ tịch Quốc hội. Mục 1 Điều 5 Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác Khoản 1. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên. Khoản 2. Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe ô tô, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại, giá mua xe ô tô trang bị cho các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan. Mục 1 Điều 6 Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô với giá mua tối đa 1.100 triệu đồng/xe trong thời gian công tác Khoản 1. Trưởng ban của Đảng ở trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng các đoàn thể ở trung ương, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên. Khoản 2. Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều 6 Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô với giá mua tối đa 1.100 triệu đồng/xe trong thời gian công tác Khoản 3. Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách. Điều 7 Chức danh được sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác với giá mua tối đa 920 triệu đồng/xe Khoản 1. Chức danh có tiêu chuẩn: Điểm a) Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó các đoàn thể ở trung ương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng cục trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên; Điểm b) Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Điểm c) Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Điểm d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi là Tập đoàn kinh tế). Khoản 2. Trường hợp các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện nhận khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập đoàn kinh tế, phương án nhận khoán và số lượng chức danh nhận khoán kinh phí, để xem xét, quyết định việc khoán kinh phí và số lượng xe ô tô trang bị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả giữa việc bố trí xe ô tô phục vụ công tác với việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô. Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. Trường hợp tất cả các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này của từng Bộ, cơ quan trung ương, Tổng cục, Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho toàn bộ công đoạn thì không trang bị xe ô tô phục vụ chức danh. Mục 2 Điều 8 Các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác Khoản 1. Chức danh có tiêu chuẩn Điểm a) Chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25; Điểm b) Chức danh là Ủy viên (thành viên) Hội đồng thành viên, Phó Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương tại doanh nghiệp nhà nước. Khoản 2. Trường hợp cần thiết do yêu cầu công tác cần bố trí xe ô tô cho các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này đi công tác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước xem xét, quyết định. Khoản 3. Các chức danh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là đơn vị) quy định tại khoản 1 và trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được bố trí xe ô tô phục vụ công tác chung hoặc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê dịch vụ xe ô tô khi đi công tác. Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, thuê dịch vụ xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này. Mục 2 Điều 9 Xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương Khoản 1. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ và tổ chức tương đương có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương: Điểm a) Đối với các đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị: Tối đa 01 xe/02 đơn vị; Điểm b) Đối với các đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị: Tối đa 01 xe/01 đơn vị; Điểm c) Đối với các đơn vị mà trụ sở làm việc không nằm chung địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở của Bộ, cơ quan trung ương thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. Khoản 2. Bộ, cơ quan trung ương giao cho một cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp công ích quản lý xe ô tô quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này theo hình thức tập trung để bố trí xe ô tô cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo nguyên tắc không thành lập mới, không làm tăng biên chế của Bộ, cơ quan trung ương. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô mà trụ sở làm việc không nằm chung trong trụ sở của Bộ, cơ quan trung ương thì Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương xem xét, quyết định giao xe ô tô cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng. Xe ô tô giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng được tính trong tổng số xe ô tô của các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này. Khoản 3. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn cấp tỉnh có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: Tối đa 01 xe/01 đơn vị. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương xem xét, quyết định định mức sử dụng tối đa 02 xe/01 đơn vị trong các trường hợp: Điểm a) Đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Điểm b) Đơn vị có phạm vi quản lý trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Đơn vị quy định tại khoản này trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô và bố trí cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác. Khoản 4. Đơn vị thuộc, trực thuộc Cục, tổ chức tương đương Cục thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương không được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung; trường hợp có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê dịch vụ xe ô tô khi đi công tác. Mục 2 Điều 10 Xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi là Tổng cục) Khoản 1. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thuộc, trực thuộc Tổng cục: Điểm a) Đối với các đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị: Tối đa 01 xe/03 đơn vị; Điểm b) Đối với các đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị: Tối đa 01 xe/02 đơn vị; Điểm c) Đối với các đơn vị mà trụ sở làm việc không nằm chung địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở của Tổng cục: Tối đa 01 xe/01 đơn vị.
Nghị Định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô . Chương II * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b
Nghị Định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô . Chương II Mục 2 Điều 10 Xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi là Tổng cục) Khoản 1 Điểm b) Đối với các đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị: Tối đa 01 xe/02 đơn vị; Điểm c) Đối với các đơn vị mà trụ sở làm việc không nằm chung địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở của Tổng cục: Tối đa 01 xe/01 đơn vị. Khoản 2. Tổng cục giao cho một cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp công ích quản lý xe ô tô quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này theo hình thức tập trung để bố trí xe cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo nguyên tắc không thành lập mới, không làm tăng biên chế của Tổng cục. Trường hợp đơn vị có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô mà trụ sở làm việc không nằm chung trong trụ sở của Tổng cục thì Tổng cục trưởng, Thủ trưởng tổ chức tương đương Tổng cục xem xét, quyết định giao xe ô tô cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng. Xe ô tô giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng được tính trong tổng số xe ô tô của các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này. Đơn vị quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô và bố trí cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác. Khoản 3. Đơn vị thuộc, trực thuộc Cục, tổ chức tương đương Cục thuộc, trực thuộc Tổng cục quy định tại khoản 1 Điều này không được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung; trường hợp có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê dịch vụ xe ô tô khi đi công tác. Mục 2 Điều 11 Xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, tổ chức tương đương Cục thuộc, trực thuộc Tổng cục có tổ chức bộ máy ngành dọc đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Khoản 1. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, tổ chức tương đương Cục thuộc, trực thuộc Tổng cục có tổ chức bộ máy ngành dọc đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: Tối đa 01 xe/01 đơn vị. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương xem xét, quyết định định mức sử dụng tối đa 02 xe/01 đơn vị trong các trường hợp: Điểm a) Đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Điểm b) Đơn vị có phạm vi quản lý trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Khoản 2. Cục và tổ chức tương đương Cục thuộc, trực thuộc Tổng cục quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp quản lý, sử dụng và bố trí cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác. Khoản 3. Đơn vị thuộc, trực thuộc Cục, tổ chức tương đương Cục thuộc, trực thuộc Tổng cục quy định định tại khoản 1 Điều này không được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung; trường hợp có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê dịch vụ xe ô tô khi đi công tác. Mục 2 Điều 12 Xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh Khoản 1. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung: Điểm a) Văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương (gọi chung là Văn phòng Tỉnh ủy) có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: Tối đa 02 xe/01 đơn vị; các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: Tối đa 01 xe/01 đơn vị. Trường hợp thống nhất Văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương thì định mức sử dụng tối đa 06 xe; Điểm b) Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: Tối đa 03 xe/01 đơn vị. Trường hợp hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành một văn phòng tham mưu giúp việc chung thì định mức sử dụng tối đa 06 xe. Trường hợp hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành một văn phòng tham mưu giúp việc chung thì định mức sử dụng tối đa 05 xe. Trường hợp hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành một văn phòng tham mưu giúp việc chung thì định mức sử dụng tối đa 04 xe; Điểm c) Sở, Ban, ngành và các tổ chức tương đương thuộc cấp tỉnh có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô: Tối đa 01 xe/01 đơn vị; Điểm d) Trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các điểm a, b và c khoản này có trụ sở đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần thiết trang bị thêm xe ô tô thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định bổ sung định mức tối đa 01 xe/01 đơn vị. Khoản 2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, sau khi xin ý kiến của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc quản lý xe ô tô theo một trong các hình thức sau: Điểm a) Thống nhất giao cho một cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp công ích quản lý xe tập trung để bố trí xe cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo nguyên tắc không thành lập mới, không làm tăng biên chế của địa phương; Điểm b) Giao cho Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý xe ô tô tập trung của từng hệ thống để bố trí xe cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác; Điểm c) Giao cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng. Khoản 3. Đơn vị thuộc, trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở, Ban, ngành và tổ chức tương đương không được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung; trường hợp có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê dịch vụ xe ô tô khi đi công tác. Mục 2 Điều 13 Xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan cấp huyện Khoản 1. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung: Điểm a) Văn phòng Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc tỉnh; Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Tối đa 01 xe/01 đơn vị để phục vụ công tác cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô; trường hợp hợp nhất Văn phòng cấp ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện thì định mức sử dụng xe ô tô của Văn phòng sau khi hợp nhất tối đa 03 xe. Trường hợp hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện thì định mức sử dụng xe ô tô của Văn phòng sau khi hợp nhất tối đa 02 xe; Điểm b) Trường hợp đơn vị quy định tại điểm a khoản này có trụ sở đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần thiết phải trang bị thêm xe ô tô, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định bổ sung định mức tối đa 01 xe/01 đơn vị. Khoản 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý xe ô tô tập trung để bố trí phục vụ công tác chung cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác. Khoản 3. Đơn vị thuộc cấp huyện không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này không được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung; trường hợp có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê dịch vụ xe ô tô khi đi công tác. Mục 2 Điều 14 Xe ô tô phục vụ công tác chung của doanh nghiệp nhà nước Khoản 1. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung cho các chức danh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này khi đi công tác: Điểm a) Đối với Tập đoàn kinh tế: Tối đa 02 xe/01 Tập đoàn; Điểm b) Doanh nghiệp nhà nước không thuộc quy định tại điểm a khoản này: Tối đa 01 xe/01 đơn vị. Khoản 2. Doanh nghiệp nhà nước quản lý xe ô tô để bố trí cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô theo quy định khi đi công tác. Mục 2 Điều 15 Xe ô tô phục vụ công tác chung của Ban quản lý dự án Khoản 1. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước: Điểm a) Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung được áp dụng theo định mức tương ứng với mô hình hoạt động (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp nhà nước) quy định tại Nghị định này; mô hình hoạt động của Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước được xác định theo quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền; Điểm b) Ban quản lý dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng tất cả các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô tham gia Ban quản lý dự án theo hình thức kiêm nhiệm thì không trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung. Khoản 2. Đối với xe ô tô phục vụ hoạt động của từng dự án, việc trang bị xe ô tô đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và được thực hiện theo hình thức giao, điều chuyển, thuê hoặc mua sắm. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định việc trang bị xe ô tô phục vụ hoạt động của từng dự án thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính về sự cần thiết trang bị, hình thức trang bị, chủng loại, số lượng, giá mua xe ô tô; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc trang bị xe ô tô phục vụ hoạt động của từng dự án thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về sự cần thiết trang bị, hình thức trang bị, chủng loại, số lượng, giá mua xe ô tô. Khoản 3. Đối với dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại, viện trợ không hoàn lại Điểm a) Không sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại để mua sắm xe ô tô; trừ việc mua xe ô tô đã quy định cụ thể tại hiệp định đã được ký kết hoặc văn kiện dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2018. Điểm b) Đối với dự án viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, việc mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của từng dự án thực hiện theo quy định của hiệp định đã được ký kết hoặc văn kiện dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khi đàm phán để ký kết văn kiện dự án viện trợ không hoàn lại mà nhà tài trợ yêu cầu phải mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án thì ngoài việc tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì lấy ý kiến của cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương tiếp nhận dự án; Điểm c) Trường hợp sử dụng vốn đối ứng để mua sắm xe ô tô phục vụ hoạt động của từng dự án, việc mua sắm xe ô tô thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này. Mục 2 Điều 16 Giá mua xe ô tô Khoản 1. Giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này tối đa là 720 triệu đồng/xe. Trường hợp cần thiết phải mua xe ô tô 2 cầu do thường xuyên phải đi công tác đến địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc xe ô tô từ 12 đến 16 chỗ ngồi thì giá mua tối đa là 1.100 triệu đồng/xe. Khoản 2. Giá mua xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này là giá mua đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; chưa bao gồm lệ phí trước bạ, lệ phí cấp biển số xe, phí bảo hiểm, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ liên quan đến việc sử dụng xe. Trường hợp xe ô tô được miễn các loại thuế thì phải tính đủ số thuế được miễn vào giá mua để xác định tiêu chuẩn, định mức. Mục 3 Điều 17 Xe ô tô chuyên dùng Khoản 1. Xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, gồm: xe ô tô cứu thương, xe ô tô khác có kết cấu đặc biệt hoặc gắn thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực y tế. Khoản 2. Xe ô tô có kết cấu đặc biệt (xe chở tiền, xe trang bị phòng thí nghiệm, xe cần cẩu,...). Khoản 3. Xe ô tô gắn thiết bị chuyên dùng hoặc xe ô tô được gắn biển hiệu nhận biết theo quy định của pháp luật (xe gắn thiết bị thu, phát vệ tinh, xe phát thanh truyền hình lưu động, xe thanh tra giao thông, xe phục vụ tang lễ,...). Khoản 4. Xe ô tô tải. Khoản 5. Xe ô tô bán tải. Khoản 6. Xe ô tô trên 16 chỗ ngồi. Khoản 7. Xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù. Mục 3 Điều 18 Thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng Khoản 1. Đối với xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này Điểm a) Bộ Y tế quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính; Điểm b) Căn cứ quy định chi tiết hướng dẫn của Bộ Y tế tại điểm a khoản này, Bộ, cơ quan trung ương ban hành tiêu chuẩn, định mức (đối tượng sử dụng, chủng loại, số lượng, mức giá) sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) ban hành tiêu chuẩn, định mức (đối tượng sử dụng, chủng loại, số lượng, mức giá) sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Riêng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, căn cứ quy định chi tiết hướng dẫn của Bộ Y tế tại điểm a khoản này, người đứng đầu đơn vị ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng (đối tượng sử dụng, chủng loại, số lượng, mức giá) tại đơn vị.
Nghị Định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô . Chương II * Điều 18 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 Chương III * Điều 22 * Điều 22 * Điều 23 Chương IV * Điều 24 * Điều 25 Chương V * Điều 26 - Khoản 1
Nghị Định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô . Chương II Mục 3 Điều 18 Thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng Khoản 2. Đối với xe ô tô chuyên dùng quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 17 Nghị định này Bộ, cơ quan trung ương ban hành tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng (đối tượng sử dụng, chủng loại, số lượng, mức giá) trang bị cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) ban hành tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng (đối tượng sử dụng, chủng loại, số lượng, mức giá) trang bị cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Riêng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, người đứng đầu đơn vị ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng (đối tượng sử dụng, chủng loại, số lượng, mức giá) tại đơn vị. Khoản 3. Đối với xe ô tô chuyên dùng quy định tại khoản 7 Điều 17 Nghị định này, trường hợp cần thiết phải trang bị, Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về đối tượng sử dụng, chủng loại, số lượng, mức giá tối đa trước khi quyết định áp dụng. Khoản 4. Quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được gửi cơ quan Kho bạc nhà nước để thực hiện kiểm soát chi theo quy định của pháp luật. Mục 4 Điều 19 Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước Khoản 1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước (sau đây gọi là xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước): Điểm a) Xe phục vụ Nguyên thủ, Phó nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Đại sứ nước ngoài trình Quốc thư (sau đây gọi là Nhóm 1): Tối đa 04 xe; Điểm b) Xe phục vụ Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao hoặc tương đương, phu nhân hoặc phu quân của Nguyên thủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Nhóm 2): Tối đa 18 xe; Điểm c) Xe phục vụ các Bộ trưởng khác, đoàn viên Đoàn cấp cao, Đoàn viên các Đoàn cấp Phó nguyên thủ, thành viên Hoàng gia (Hoàng tử, Thái tử, Công chúa,...), Chủ tịch Đảng cầm quyền,... các Đoàn khách mời mang tính chất Nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và phục vụ cán bộ Việt Nam tham gia đón đoàn (sau đây gọi là Nhóm 3): Tối đa 37 xe; Điểm d) Xe chở hành lý cho các Đoàn khách quốc tế đến thăm chính thức nước ta và các Đoàn cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đi thăm các nước (sau đây gọi là Nhóm 4): Tối đa 03 xe. Khoản 2. Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước được trang bị và giao Bộ Ngoại giao quản lý, sử dụng để phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể chủng loại, giá mua xe ô tô của từng nhóm xe quy định tại khoản 1 Điều này khi mua sắm, trang bị đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của đất nước từng thời kỳ. Mục 4 Điều 20 Thay thế xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước Khoản 1. Điều kiện thay thế xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước Điểm a) Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước được thay thế khi đã đưa vào sử dụng quá 10 năm hoặc đã vận hành trên 150.000 km; Điểm b) Xe ô tô không thuộc quy định tại điểm a khoản này nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% so với nguyên giá). Khoản 2. Xe ô tô chưa đủ điều kiện thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này mà cần thay thế để đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Khoản 3. Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước (cũ) khi được thay thế, Bộ Ngoại giao thống nhất với Bộ Tài chính để xử lý như sau: Điểm a) Điều chuyển giữa các nhóm (chuyển từ Nhóm 1 xuống Nhóm 2 hoặc Nhóm 3, chuyển từ Nhóm 2 xuống Nhóm 3); Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành quyết định điều chuyển xe ô tô giữa các nhóm để tiếp tục sử dụng phục vụ lễ tân nhà nước; Điểm b) Xử lý theo các hình thức khác theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Mục 5 Điều 21 Điều chỉnh giá mua xe ô tô Khoản 1. Trường hợp giá xe ô tô có biến động tăng, việc điều chỉnh mức giá được quy định như sau: Điểm a) Bộ, cơ quan trung ương, Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế xem xét, quyết định giá mua xe ô tô cao hơn không quá 5% so với mức giá quy định tại Nghị định này đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý; Điểm b) Trường hợp cần thiết trang bị xe ô tô có giá cao hơn từ trên 5% đến không quá 20% so với mức giá quy định tại Nghị định này, Bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng thành viên của Tập đoàn kinh tế xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy xem xét, quyết định đối với đơn vị thuộc phạm vi quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp) xem xét, quyết định đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Khoản 2. Khi giá xe ô tô phổ biến trên thị trường tăng, giảm trên 20% so với các mức giá quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chương III Mục 5 Điều 22 Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô Khoản 1. Đối tượng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô Điểm a) Chức danh thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 4 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 11, khoản 3 Điều 12 và khoản 3 Điều 13 Nghị định này; Điểm b) Chức danh khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này; Điểm c) Chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định này áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 7 Điều này. Khoản 2. Công đoạn khoán kinh phí sử dụng xe ô tô Điểm a) Đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại; Điểm b) Đi công tác. Khoản 3. Hình thức và mức khoán kinh phí Điểm a) Hình thức khoán theo km thực tế Đối với công đoạn đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại: Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô được xác định trên cơ sở số km từ nơi ở đến cơ quan (2 lần/ngày), số ngày làm việc thực tế trong tháng và đơn giá khoán. Đối với công đoạn đi công tác: Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô được xác định trên cơ sở số km thực tế của từng lần đi công tác và đơn giá khoán. Điểm b) Hình thức khoán gọn Đối với công đoạn đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại: Căn cứ khoảng cách bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại, số ngày đưa đón bình quân hàng tháng của các chức danh có tiêu chuẩn, đơn giá khoán để xác định mức khoán gọn áp dụng cho tất cả các chức danh. Điều 22 Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô Đối với công đoạn đi công tác: Căn cứ số km bình quân đi công tác hàng tháng theo yêu cầu công việc của các chức danh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và đơn giá khoán. Khoản 4. Đơn giá khoán: Phù hợp với đơn giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường. Khoản 5. Nguồn kinh phí khoán được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước. Kinh phí khoán được thanh toán cho người nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hàng tháng. Riêng kinh phí khoán theo hình thức quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong trường hợp đi công tác được thanh toán cùng với việc thanh toán công tác phí. Khoản 6. Trường hợp tất cả các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho các công đoạn thì không thực hiện trang bị xe ô tô; trường hợp đã trang bị xe ô tô thì phải sắp xếp lại, xử lý số xe ô tô hiện có theo quy định tại Điều 24 Nghị định này. Khoản 7. Căn cứ quy định tại Nghị định này và điều kiện thực tế của cơ quan tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh tế quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định: Điểm a) Việc áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô của các chức danh quy định tại khoản 1 và trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Điểm b) Hình thức và công đoạn thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho các chức danh. Điểm c) Đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô áp dụng cho từng chức danh hoặc từng nhóm chức danh phù hợp với từng thời kỳ. Điều 23 Thuê dịch vụ xe ô tô Khoản 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thực hiện thuê dịch vụ xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng trong các trường hợp sau: Điểm a) Xe ô tô hiện có không đủ để bố trí phục vụ công tác, không áp dụng hình thức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô; Điểm b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô nhưng không thuộc trường hợp được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung theo quy định tại khoản 4 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 11, khoản 3 Điều 12 và khoản 3 Điều 13 Nghị định này; Điểm c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung và xe ô tô chuyên dùng theo quy định Nghị định này nhưng không thực hiện trang bị xe ô tô và không áp dụng hình thức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô. Khoản 2. Căn cứ điều kiện cụ thể, thực tế cung cấp dịch vụ phương tiện đi lại của thị trường, cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Quản lý dự án, doanh nghiệp nhà nước thực hiện thuê dịch vụ xe ô tô. Giá thuê dịch vụ xe ô tô phù hợp với đơn giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường. Chương IV Điều 24 Sắp xếp lại, xử lý xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung Khoản 1. Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô quy định tại Nghị định này thực hiện rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; thực hiện xử lý xe ô tô dôi dư theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Thời hạn hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cập nhật đầy đủ số liệu xe ô tô sau khi rà soát, xử lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo thời hạn quy định. Khoản 2. Doanh nghiệp nhà nước căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô quy định tại Nghị định này thực hiện rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô phục vụ công tác hiện có; thực hiện xử lý xe ô tô dôi dư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật liên quan. Thời hạn hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019. Điều 25 Sắp xếp lại, xử lý xe ô tô chuyên dùng Khoản 1. Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định này, Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại xe ô tô chuyên dùng hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Điểm a) Trường hợp xe ô tô chuyên dùng hiện có phù hợp với tiêu chuẩn, định mức được ban hành theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định này thì tiếp tục quản lý, sử dụng; số xe này được tính trong tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng được ban hành. Điểm b) Trường hợp xe ô tô chuyên dùng hiện có không phù hợp với tiêu chuẩn, định mức được ban hành theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định này thì thực hiện xử lý theo các hình thức quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Việc thực hiện xử lý xe ô tô chuyên dùng không phù hợp tiêu chuẩn, định mức phải hoàn thành chậm nhất 06 tháng kể từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định này. Khoản 2. Trong thời gian cơ quan, người có thẩm quyền chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng đã được trang bị theo đúng tiêu chuẩn, định mức được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, không thực hiện việc giao, mua mới, điều chuyển; sau khi cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định này, bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc sắp xếp, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Khoản 3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cập nhật đầy đủ số liệu xe ô tô sau khi rà soát, xử lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo thời hạn quy định. Chương V Điều 26 Điều khoản thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 02 năm 2019.
Nghị Định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô . Chương V * Điều 26 - Khoản 3 * Điều 26 * Điều 27 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5
Nghị Định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô . Chương V Điều 26u 26. Điều khoản thi hành Khoản 3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cập nhật đầy đủ số liệu xe ô tô sau khi rà soát, xử lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo thời hạn quy định. Điều 26u 26. Điều khoản thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 02 năm 2019. Khoản 2. Bãi bỏ Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Quyết định số 54/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước thuộc Bộ Ngoại giao và các văn bản chưa phù hợp với quy định tại Nghị định này. Điều 27u 27. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Khoản 2. Bộ Y tế chủ trì quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này làm cơ sở để các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Trong thời gian Bộ Y tế chưa quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Y tế và Bộ Tài chính làm cơ sở để cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Khoản 3. Bộ Ngoại giao ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô lễ tân nhà nước theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Khoản 4. Bộ, cơ quan trung ương, Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn kinh tế có trách nhiệm: Điểm a) a) Tổ chức xác định số lượng xe ô tô được sử dụng của các cơ quan, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo đúng tiêu chuẩn, định mức và xử lý xe ô tô dôi dư theo quy định tại Nghị định này; Điểm b) b) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc quản lý, sử dụng xe ô tô theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này; bố trí, sắp xếp đội ngũ lái xe khi xử lý xe ô tô dôi dư theo quy định của pháp luật về lao động; hạch toán và công khai chi phí sử dụng xe ô tô, chi phí khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, thuê dịch vụ xe ô tô phục vụ công tác theo quy định của pháp luật; cập nhật dữ liệu về xe ô tô vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định. Khoản 5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và các cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2). XH TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
Thông Tư 170/2016/TT-BQP quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 Chương III * Điều 7 * Điều 8 Chương IV * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 Chương V * Điều 14 - Khoản 1
Thông Tư 170/2016/TT-BQP quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Điều 2 Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị; công nhân và viên chức quốc phòng; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan. Điều 3 Nguyên tắc thực hiện Khoản 1. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm người chỉ huy cơ quan, tổ chức, đơn vị và phân công, phân cấp trong quản lý. Khoản 2. Công bằng, công khai, minh bạch. Khoản 3. Tuân thủ thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Bảo đảm quyền của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của các quyết định theo quy định của Thông tư này. Chương II Điều 4 Cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương Khoản 1. Cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95. Khoản 2. Cấp bậc quân hàm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45. Khoản 3. Cấp bậc quân hàm Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90. Khoản 4. Cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30. Khoản 5. Cấp bậc quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10. Khoản 6. Cấp bậc quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80. Khoản 7. Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên. Điều 5 Xếp lương, phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp Các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, thực hiện xếp lương và phong quân hàm như sau: Khoản 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân; công nhân và viên chức quốc phòng được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, thì căn cứ vị trí chức danh; trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; mức lương hiện hưởng để xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trường hợp vị trí chức danh không đúng với ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được đào tạo thì xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp theo ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và vị trí chức danh đang đảm nhiệm. Khoản 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ được tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp thì căn cứ vị trí chức danh; trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ để xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Khoản 3. Cán bộ, công chức, viên chức được tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp thì căn cứ vị trí chức danh tuyển dụng; trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; mức lương hiện hưởng theo ngạch, chức danh nghề nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có) để xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trường hợp không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì căn cứ vị trí chức danh tuyển dụng; trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ để xếp loại, xếp nhóm, xếp lương và phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương quy định tại Điều 4 Thông tư này. Điều 6 Thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp khi được nâng lương Khoản 1. Quân nhân chuyên nghiệp được thăng cấp bậc quân hàm khi cấp bậc quân hàm đang giữ thấp hơn cấp bậc quân hàm tương ứng với mức lương được nâng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Khoản 2. Trường hợp cấp bậc quân hàm đang giữ bằng bậc quân hàm cao nhất theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì chỉ xét nâng lương hoặc cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, không thăng cấp bậc quân hàm. Khoản 3. Trường hợp cấp bậc quân hàm đang giữ cao hơn bậc quân hàm cao nhất theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì được bảo lưu. Chương III Điều 7 Giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp bị kỷ luật hạ bậc lương Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật bị xử lý bằng hình thức hạ bậc lương thì căn cứ bậc lương bị hạ xuống và mức lương tương ứng với cấp bậc quân hàm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để giáng cấp bậc quân hàm. Điều 8 Xếp lương trong trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm Khoản 1. Quân nhân chuyên nghiệp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ một hoặc nhiều bậc lương đủ căn cứ số bậc lương bị hạ xuống để xếp bậc lương mới cùng nhóm, loại quân nhân chuyên nghiệp. Trường hợp đang hưởng lương bậc 1 thì không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm kỷ luật để áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại Điểm a, b, c, d và Điểm g Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Khoản 2. Quân nhân chuyên nghiệp bị kỷ luật bằng hình thức giáng cấp bậc quân hàm thì căn cứ cấp bậc quân hàm bị giáng xuống để xếp mức lương có hệ số cao nhất của cấp bậc quân hàm bị giáng cùng nhóm, loại quân nhân chuyên nghiệp. Trường hợp đang giữ cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp thì không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm kỷ luật để áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Khoản 3. Quân nhân chuyên nghiệp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu bị kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm thì không được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung và xếp lương thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Khoản 4. Thời gian hưởng bậc lương mới kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành. Thời gian giữ bậc lương trước khi bị xử lý kỷ luật được bảo lưu để tính vào thời gian xét nâng lương lần kế tiếp; thời gian xét nâng lương lần kế tiếp bị kéo dài thêm 12 tháng so với quy định. Chương IV Điều 9 Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng Khoản 1. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Điểm a) Phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; Điểm b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên; thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; Điểm c) Nâng loại quân nhân chuyên nghiệp; Điểm d) Nâng lương đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên; Điểm đ) Nâng loại công nhân quốc phòng, thăng hạng viên chức quốc phòng. Khoản 2. Thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng: Điểm a) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80; thăng cấp bậc quân hàm từ Trung úy đến Trung tá quân nhân chuyên nghiệp; Điểm b) Nâng lương đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,20. Khoản 3. Cấp có thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm, nâng lương đến cấp bậc, hệ số mức lương nào thì có thẩm quyền cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đến cấp bậc, hệ số mức lương đó. Khoản 4. Cấp có thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, thăng quân hàm đến cấp bậc, hệ số mức lương nào thì có thẩm quyền hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm và cho thôi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp, cho thôi phục vụ trong quân đội đối với công nhân và viên chức quốc phòng đến cấp bậc, hệ số mức lương đó. Điều 10 Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, phong, thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị Khoản 1. Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, phong, thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị được thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Khoản 2. Thẩm quyền hạ bậc lương; hạ loại, nhóm; giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư này. Điều 11 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được bổ nhiệm giữ chức vụ cán bộ Thẩm quyền, trình tự, thủ tục nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được bổ nhiệm giữ chức vụ cán bộ thực hiện theo Quy định về công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều 12 Trình tự, thủ tục nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng Khoản 1. Trình tự, thủ tục thuộc thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng: Điểm a) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đến thời hạn nâng lương hoặc đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng loại, chuyển nhóm quân nhân chuyên nghiệp; nâng loại công nhân quốc phòng; thăng hạng viên chức quốc phòng báo cáo trực tiếp người chỉ huy đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương; Điểm b) Cấp ủy, chỉ huy đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra, xét duyệt và đề nghị cấp trên trực tiếp bằng văn bản theo phân cấp quản lý; Điểm c) Quân lực cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định đề nghị nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm, nâng loại, chuyển nhóm quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng của đơn vị thuộc quyền; thông qua hội đồng tiền lương; báo cáo cấp ủy, chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương xét duyệt, đề nghị cấp trên trực tiếp bằng văn bản đến cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng; Điểm d) Cơ quan quân lực đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định đề nghị nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm, nâng loại, chuyển nhóm quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng của đơn vị cấp dưới trực tiếp; thông qua hội đồng tiền lương; báo cáo cấp ủy, chỉ huy đơn vị: - Quyết định nâng lương, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương công nhân quốc phòng; nâng lương viên chức quốc phòng thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này. - Báo cáo đề nghị nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Khoản 2. Trình tự, thủ tục thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu tiếp nhận báo cáo đề nghị nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; thẩm định, tổng hợp báo cáo Tổng Tham mưu trưởng xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Khoản 3. Quyết định của cấp thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Sau khi nhận được quyết định, chậm nhất 15 ngày làm việc, chỉ huy các cấp (cấp trung đoàn, tiểu đoàn độc lập và tương đương) phải tổ chức công bố và trao quyết định cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Điều 13 Hồ sơ và thời gian thực hiện Khoản 1. Hồ sơ: Điểm a) Văn bản đề nghị của người chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương trở lên đến cấp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Điểm b) Danh sách đề nghị nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Điểm c) Bản sao các tài liệu liên quan đến nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Khoản 2. Thời gian thực hiện: Điểm a) Bộ Quốc phòng xét, quyết định nâng lương, nâng loại, thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng; cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư này vào tháng 7 hằng năm. Điểm b) Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xét, quyết định nâng lương, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương công nhân và viên chức quốc phòng; cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư này vào tháng 7 hằng năm. Điểm c) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu được cấp có thẩm quyền xét nâng lương trước thời hạn. Việc xét nâng lương trước thời hạn thực hiện vào tháng cuối hằng quý. Chương V Điều 14 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016.
Thông Tư 170/2016/TT-BQP quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng . Chương V * Điều 14 - Khoản 2 + Điểm c * Điều 14 * Điều 15 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 170/2016/TT-BQP quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng . Chương V Điều 14V Điều 14. Hiệu lực thi hành Khoản 2 Điểm c) Điểm c) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu được cấp có thẩm quyền xét nâng lương trước thời hạn. Việc xét nâng lương trước thời hạn thực hiện vào tháng cuối hằng quý. Điều 14V Điều 14. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016. Khoản 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2009/TT-BQP ngày 18 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quyền hạn nâng, hạ bậc, loại, ngạch lương; chuyển nhóm, ngạch lương; chuyển chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; phong, phiên, tước và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; Thông tư số 05/2014/TT-BQP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi Khoản 6 Mục 1 của Thông tư số 12/2009/TT-BQP ngày 18 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thông tư số 31/2010/TT-BQP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, phiên quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều 15V Điều 15. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Khoản 2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có hành vi vi phạm các quy định trong Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật./. Nơi nhận: - Ban Thường vụ QUTW5; - Các đồng chí Thứ trưởng BQP; - Văn phòng Chính phủ; - Các đầu mối trực thuộc BQP; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp; - C17, C41, C55, C56, C79, C85; - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng; - C20 (CVP, PC, BTK); - Lưu: VT, NCTH; Toan 98. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trung tướng Phan Văn Giang
Quyết Định 02/2008/QĐ-BNV về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 2 * Điều 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10
Quyết Định 02/2008/QĐ-BNV về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức . Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các mẫu biểu để phục vụ công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức bao gồm: Khoản 1. Sổ Đăng ký hồ sơ cán bộ, công chức theo mẫu S01-BNV/2008 có quy cách như sau: Điểm a) Trang bìa làm bằng chất liệu giấy có độ bền cao khổ A4 (210 x 297 mm); Điểm b) Các trang ruột của sổ làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm) với 9 cột tiêu chí thông tin sau: Số thứ tự, số hồ sơ, họ và tên khai sinh, các tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, quê quán, chức vụ, cơ quan công tác, ghi chú. Khoản 2. Sổ Giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức theo mẫu S02-BNV/2008 có quy cách như sau: Điểm a) Trang bìa làm bằng chất liệu giấy có độ bền cao khổ A4 (210 x 297 mm); Điểm b) Các trang ruột của sổ làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm) với 10 cột tiêu chí thông tin sau: Số thứ tự, ngày bàn giao, họ và tên người bàn giao, đơn vị công tác, nội dung bàn giao, họ tên người nhận, đơn vị công tác, chữ ký người nhận, chữ ký người bàn giao, ghi chú. Khoản 3. Sổ Theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo mẫu S03-BNV/2008 có quy cách như sau: Điểm a) Trang bìa làm bằng chất liệu giấy có độ bền cao khổ A4 (210 x 297 mm); Điểm b) Các trang ruột của sổ làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm) với 8 cột tiêu chí thông tin sau: Số thứ tự, ngày nghiên cứu, họ và tên người nghiên cứu, đơn vị công tác, nội dung nghiên cứu, hình thức nghiên cứu, ngày trả, ghi chú. Khoản 4. Bổ sung tiêu chí "diễn biến quá trình lương của cán bộ, công chức" vào Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức theo mẫu 2c-BNV/2008 và thống nhất sử dụng mẫu này thay thế mẫu Sơ yếu lý lịch 02a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. Điều 2 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. BỘ TRƯỞNG Trần Văn Tuấn Mẫu S01-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- SỔ ĐĂNG KÝ HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Cơ quan, đơn vị: ............................................................................... Năm .......... HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ ĐĂNG KÝ HỒ SƠ CBCC (Mẫu S01-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) Khoản 1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần ứng với mỗi một hồ sơ của cán bộ, công chức được vào Sổ đăng ký hồ sơ. 1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần ứng với mỗi một hồ sơ của cán bộ, công chức khi được tiếp nhận hoặc chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác quản lý. 1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần tương ứng với mỗi lượt nghiên cứu hồ sơ của cán bộ, công chức. Khoản 2. Số hồ sơ: ghi số của hồ sơ được cơ quan quản lý hồ sơ đánh số theo cách sắp xếp hồ sơ cán bộ, công chức quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 2. Ngày bàn giao: ghi ngày tháng, năm tiến hành việc bàn giao hoặc tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 2. Ngày nghiên cứu: ghi ngày, tháng, năm tại thời điểm tổ chức hoặc cá nhân đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức mà cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý theo thẩm quyền. Khoản 3. Họ và tên khai sinh: viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong hồ sơ cá nhân của cán bộ, công chức. 3. Họ và tên người bàn giao: ghi họ và tên của người được cơ quan có thẩm quyền phân công hoặc uỷ quyền thực hiện việc chuyển giao hồ sơ cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác quản lý. 3. Họ và tên người nghiên cứu: ghi họ và tên của người trực tiếp đến nghiên cứu, khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khoản 4. Các tên gọi khác: ghi tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật,... (nếu có) của cán bộ, công chức đúng như cán bộ, công chức khai trong hồ sơ. 4. Đơn vị công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc chuyển giao hồ sơ của cán bộ, công chức. 4. Đơn vị công tác: ghi tên tên cơ quan, tổ chức, đơn vị của người đến nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ của cán bộ, công chức. Khoản 5. Ngày tháng năm sinh: ghi đúng và đầy đủ như ngày, tháng, năm sinh mà cán bộ, công chức khai trong hồ sơ cá nhân. 5. Nội dung bàn giao; ghi rõ chuyển giao hồ sơ của ai theo đúng thủ tục chuyển giao hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội. 5. Nội dung nghiên cứu: ghi rõ nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khoản 6. Quê quán: ghi đúng và đầy đủ như quê quán mà cán bộ, công chức khai trong hồ sơ cá nhân 6. Họ và tên người nhận: ghi họ và tên của người được cơ quan có thẩm quyển phân công hoặc uỷ quyền thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ cán bộ, công chức của cơ quan tổ chức, đơn vị khác chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý. 6. Hình thức nghiên cứu: ghi rõ hình thức nghiên cứu, khai thác và sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định tại khoản 5 Điều 7 và điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khoản 7. Chức vụ: ghi chức vụ cao nhất của cán bộ, công chức tại thời điểm vào Sổ đăng ký hồ sơ. 7. Đơn vị công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ cán bộ, công chức. 7. Ngày trả: ghi ngày, tháng, năm tại thời điểm mà tổ chức hoặc cá nhân trả lại hồ sơ đã mượn để nghiên cứu, khai thác và sử dụng sau khi đã thực hiện theo đúng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khoản 8. Cơ quan công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức hiện đang công tác tại thời điểm vào Sổ đăng ký hồ sơ cán bộ, công chức. 8. Chữ ký người nhận: người trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ ký tên. 8. Ghi chú: ghi những tình tiết phát sinh trong quá trình nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức (nếu cần thiết) để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý hồ sơ sau này./. Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa quyển Sổ Theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo Mẫu S03-BNV/2008 Số TT Ngày nghiên cứu Họ và tên người nghiên cứu Đơn vị công tác 1 2 3 4 Nội dung nghiên cứu Hình thức nghiên cứu Ngày trả Ghi chú 5 6 7 8 Mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý CBCC .......... Số hiệu cán bộ, công chức: ................ Cơ quan, đơn vị sử dụng CBCC .................................. SƠ YẾU LÝ LỊCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ảnh màu (4 x 6 cm) 1) Họ và tên khai sinh (viết chữ in hoa): ........................................................... 2) Tên gọi khác:................................................................................................. 3) Sinh ngày: ........ tháng ....... năm ..........., Giới tính (nam, nữ): .................... 4) Nơi sinh: Xã ................................., Huyện.........................., Tỉnh ................. 5) Quê quán: Xã ................................., Huyện.........................., Tỉnh ............... 6) Dân tộc: ......................................................, 7) Tôn giáo: .................................................. 8) Nơi đăng ký bộ khẩu thường trú: ........................................................................................ (Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh) 9) Nơi ở hiện nay: .................................................................................................................... (Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh) 10) Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: .................................................................................... 11) Ngày tuyển dụng: ......./........./.............., Cơ quan tuyển dụng: .......................................... 12) Chức vụ (chức danh) hiện tại: ............................................................................................ (Về chính quyền hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm) 13) Công việc chính được giao: ................................................................................................ 14) Ngạch công chức (viên chức): ..................................................., Mã ngạch: ...................... Bậc lương: ......, Hệ số: ....., Ngày hưởng: ......, Phụ cấp chức vụ: …......., Phụ cấp khác: ....... Khoản 9. Ghi chú: ghi những thông tin bổ sung về đặc điểm của hồ sơ để giúp cho việc quản lý và theo dõi hồ sơ của cán bộ, công chức được thuận tiện./. Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa quyển Sổ Đăng ký hồ sơ cán bộ, công chức theo Mẫu S01-BNV/2008 Số TT Số hồ sơ Họ và tên Các tên gọi khác Ngày tháng năm sinh 1 2 3 4 5 Quê quán Chức vụ Cơ quan công tác Ghi chú 6 7 8 9 Mẫu S02-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- SỔ GIAO NHẬN HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Cơ quan, đơn vị: ............................................................................... Năm .......... HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ GIAO NHẬN HỒ SƠ CBCC (Mẫu S02-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) 9. Chữ ký người bàn giao: người trực tiếp chuyển giao hồ sơ ký tên. Khoản 10. Ghi chú: ghi những thông tin bổ sung về đặc điểm của hồ sơ khi bàn giao (nếu cần thiết) để thuận tiện cho công tác quản lý hồ sơ sau này./. Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa quyển Sổ Giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức theo Mẫu S02-BNV/2008 Số TT Ngày bàn giao Họ và tên người bàn giao Đơn vị công tác Nội dung bàn giao 1 2 3 4 5 Họ tên người nhận Đơn vị công tác Chữ ký người nhận Chữ ký người giao Ghi chú 6 7 8 9 10 Mẫu S03-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- SỔ THEO DÕI KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Cơ quan, đơn vị: ............................................................................... Năm .......... HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ THEO DÕI KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỒ SƠ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Mẫu S03-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Quyết Định 02/2008/QĐ-BNV về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức . * Điều 3 - Khoản 15 + Điểm a - Khoản 15 + Điểm a
Quyết Định 02/2008/QĐ-BNV về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức . Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Khoản 15 Điểm a)hoản 15 Điểm a) Về bản thân: Cha, Mẹ, Vợ (hoặc chồng), các con, anh chị em ruột Mối quan hệ Họ và tên Năm sinh Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị - xã hội ........) a) Về bên vợ (hoặc chồng): Cha, Mẹ, anh chị em ruột Mối quan hệ Họ và tên Năm sinh Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị - xã hội ........) 31) Diễn biến quá trình lương của cán bộ, công chức Tháng/năm Mã ngạch/bậc Hệ số lương 32) Nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ................Ngày ...... tháng........ năm 20........ Người khai Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật (Ký tên, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng CBCC (Ký tên, đóng dấu)
Nghị Định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 119/2015/nđ-cp ngày 13 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 2 * Điều 3
Nghị Định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 119/2015/nđ-cp ngày 13 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 3 như sau: “c) Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh”. Khoản 2. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 4 như sau: “a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)”. Khoản 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau: “3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba”. Khoản 4. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 5 như sau: “4. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm”. Khoản 5. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 6 như sau: “d) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm”. Khoản 6. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 2 Điều 6 như sau: “e) Tổn thất theo tập quán quốc tế do các bên tham gia bảo hiểm thỏa thuận áp dụng nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam”. Khoản 7. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 10 như sau: “4. Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Điểm a) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là một trăm (100) triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất. Điểm b) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau: - Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 (một nghìn) tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất. - Đối với công trình có giá trị từ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 (một trăm) tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất”. Khoản 8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau: “1. Ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc sau: Điểm a) Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng; Điểm b) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng; Điểm c) Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường; Điểm d) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba”. Điều 2 Điều 2. Bãi bỏ khoản 6 Điều 3 và khoản 1 Điều 18 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Điều 3. Điều khoản thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Khoản 2. Các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba đã giao kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm có nội dung sửa đổi, bổ sung được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Khoản 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2). TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Minh Khái
Nghị Định 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng . - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1
Nghị Định 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng . Chương 1: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Chương 1: Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hoặc cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Chương 1: Điều 3. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Khoản 1. Việc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Nghị định này chỉ quy định về phương thức giao dịch bằng phương tiện điện tử trong hoạt động ngân hàng, nội dung của các hoạt động ngân hàng do các luật khác điều chỉnh. Khoản 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch theo phương thức truyền thông, trừ trường hợp có quy định khác của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Khoản 4. Việc cung cấp dịch vụ công của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) dưới hình thức điện tử được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng không được trái với quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chương 2: Điều 4. Hoạt động ngân hàng giao dịch bằng phương tiện điện tử Hoạt động ngân hàng giao dịch bằng phương tiện điện tử là các hoạt động được quy định tại Chương III Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại Chương III Luật các Tổ chức tín dụng; không áp dụng trong việc phát hành hối phiếu và các giấy tờ có giá khác. Chương 2: Điều 5. Điều kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Khoản 1. Tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau: Điểm a) Được cung cấp dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật; Điểm b) Có địa điểm, mạng truyền thông, thiết bị truyền thông, các phương tiện điện tử bảo đảm tính toàn vẹn và an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử; Điểm c) Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng. Khoản 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau: Điểm a) Cam kết thực hiện các quy trình về giao dịch điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử quy định; Điểm b) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật; Điểm c) Xác lập phương thức gửi, nhận chứng từ điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử. Chương 2: Điều 6. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong hoạt động ngân hàng Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thự chữ ký điện tử trong hoạt động ngân hàng thực hiện theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Chương 2: Điều 7. Sử dụng chữ ký điện tử trong hoạt động ngân hàng Khoản 1. Chữ ký điện tử trong hoạt động ngân hàng bao gồm chữ ký số và các loại chữ ký điện tử khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền thỏa thuận, lựa chọn sử dụng loại chữ ký điện tử, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quy định về việc sử dụng chữ ký điện tử trong những hoạt động ngân hàng cụ thể. Chương 3: Điều 8. Nội dung của chứng từ điện tử Khoản 1. Các nội dung chủ yếu của chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng: Điểm a) Tên và số hiệu của chứng từ; Điểm b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ; Điểm c) Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân lập chứng từ; Điểm d) Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhận chứng từ; Điểm đ) Nội dung của nghiệp vụ phát sinh; Điểm e) Chữ ký, họ và tên của người lập và những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Nội dung của chứng từ điện tử trong nghiệp vụ kế toán ngoài các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng quy định tại Điều 17 Luật Kế toán. Khoản 3. Ngoài các nội dung được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chứng từ điện tử có thể thêm những nội dung khác theo từng loại nghiệp vụ. Chương 3: Điều 9. Các quy định về định dạng chứng từ điện tử Định dạng của chứng từ điện tử phải đáp ứng: Khoản 1. Phân biệt, nhận biết và truy cập được đến từng chứng từ điện tử. Khoản 2. Xác định chi tiết vị trí, đặc điểm, kiểu, độ dài và các ràng buộc nghiệp vụ đối với từng yếu tố trên chứng từ điện tử. Khoản 3. Bảo đảm việc truyền, nhận, xử lý, bảo quản, lưu trữ chứng từ một cách tự động trên các phương tiện điện tử. Chương 3: Điều 10. Nguyên tắc lập, kiểm soát chứng từ điện tử Khoản 1. Lập đúng quy trình, mẫu định dạng và đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Khoản 2. Người lập, người kiểm soát, người ký duyệt và những người khác ký trên chứng từ điện tử phải chịu trách nhiệm về các nội dung của chứng từ điện tử. Khoản 3. Phải ghi đầy đủ nội dung chứng từ điện tử được quy định tại Điều 8 Nghị định này. Chương 3: Điều 11. Lập, kiểm soát và ký chứng từ điện tử Khoản 1. Chứng từ điện tử được lập từ chứng từ giấy phải được kiểm tra sự khớp đúng giữa nội dung trên chứng từ điện tử với chứng từ giấy. Khoản 2. Chứng từ điện tử được lập từ chứng từ điện tử khác phải đảm bảo sự khớp đúng với nội dung chứng từ điện tử gốc. Khoản 3. Trường hợp chứng từ điện tử được lập, kiểm soát qua nhiều bước phải kiểm tra: Điểm a) Nội dung của chứng từ điện tử tại từng bước; Điểm b) Chữ ký điện tử của người lập và người kiểm soát tại bước trước. Khoản 4. Người lập, người kiểm soát, người ký duyệt và những người khác có trách nhiệm ký trên chứng từ điện tử phải ký chữ ký điện tử lên chứng từ điện tử sau khi hoàn thành phần việc được giao. Chương 3: Điều 12. Chứng từ điện tử hợp pháp, hợp lệ Chứng từ điện tử được coi là hợp pháp, hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Khoản 1. Tuân thủ các quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 Nghị định này. Khoản 2. Bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin trên chứng từ. Khoản 3. Bảo đảm tính pháp lý thông qua kiểm chứng nguồn gốc khởi tạo. Chương 3: Điều 13. Mã hóa chứng từ điện tử Việc mã hóa chứng từ điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về mật mã. Chương 3: Điều 14. Thời điểm hiệu lực của chứng từ điện tử Thời điểm hiệu lực của chứng từ điện tử được tính từ khi chứng từ điện tử đáp ứng các yêu cầu tại Điều 12 Nghị định này. Chương 3: Điều 15. Hủy chứng từ điện tử Khoản 1. Chứng từ điện tử đang trong thời gian hiệu lực bị hủy phải được ghi ký hiệu riêng thể hiện chứng từ điện tử đó đã bị hủy; nguyên nhân, lý do hủy và phải được lưu trữ riêng bằng phương tiện điện tử để theo dõi. Khoản 2. Việc hủy chứng từ điện tử đang trong thời gian hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chương 3: Điều 16. Chuyển đối chứng từ điện tử thành chứng từ giấy Khoản 1. Chỉ các chứng từ điện tử đáp ứng điều kiện tại Điều 12 Nghị định này mới được chuyển đổi thành chứng từ giấy. Khoản 2. Việc chuyển đổi chứng từ điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của chứng từ điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi. Khoản 3. Người thực hiện chuyển đổi chứng từ điện tử thành chứng từ giấy phải ký và ghi rõ họ tên trên chứng từ giấy; phải đóng thêm dấu đối với những loại chứng từ có quy định phải đóng dấu. Khoản 4. Chứng từ điện tử đã thực hiện chuyển đổi được ghi thêm ký hiệu riêng để phân biệt. Chương 3: Điều 17. Gửi, nhận lại chứng từ điện tử Khoản 1. Chứng từ điện tử được gửi, nhận lại trong các trường hợp: Điểm a) Do sự cố kỹ thuật hoặc lần gửi, nhận trước chưa thành công; Điểm b) Gửi lại theo yêu cầu của bên nhận. Khoản 2. Việc gửi, nhận lại chứng từ điện tử phải bảo đảm an toàn, không trùng lặp. Khoản 3. Việc gửi, nhận lại chứng từ được quy định đối với từng loại nghiệp vụ ngân hàng. Chương 3: Điều 18. Ghi nhật ký gửi, nhận chứng từ điện tử Việc gửi, nhận chứng từ điện tử phải được ghi nhật ký bằng phương tiện điện tử các thông tin cơ bản sau đây: Khoản 1. Địa điểm, thời gian, nơi gửi, nơi nhận, độ dài của chứng từ điện tử. Khoản 2. Tình trạng xác nhận của chứng từ điện tử trong trường hợp có yêu cầu xác nhận. Chương 3: Điều 19. Hình thức bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử Khoản 1. Chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Khoản 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của mình. Khoản 3. Trường hợp cần thiết có thể chuyển đổi hình thức bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử sang lưu trữ bằng giấy. Chương 3: Điều 20. Yêu cầu về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử Lưu trữ chứng từ điện tử phải đảm bảo: Khoản 1. Tính an toàn bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ. Khoản 2. Lưu trữ đúng và đủ thời hạn đối với từng loại chứng từ theo các quy định của pháp luật. Khoản 3. In được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu. Chương 3: Điều 21. Điều kiện đối với đơn vị bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử Đơn vị được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử phải có các điều kiện sau đây: Khoản 1. Có phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử bằng phương tiện điện tử trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phê duyệt trước khi thực hiện. Khoản 2. Duy trì các phương tiện điện tử, trang thiết bị kỹ thuật, địa điểm lưu trữ và xây dựng quy trình kỹ thuật để bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đảm bảo yêu cầu khai thác, sử dụng. Khoản 3. Lưu trữ các phương tiện kèm theo đảm bảo việc khai thác chứng từ điện tử. Chương 3: Điều 22. Phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử Phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Khoản 1. Phạm vi bảo quản, lưu trữ. Khoản 2. Giải pháp kỹ thuật về tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử và đảm bảo an toàn: Điểm a) Lựa chọn sử dụng công nghệ, trang bị kỹ thuật, địa điểm lưu trữ; Điểm b) Tổ chức hệ thống lưu trữ chính và dự phòng; Điểm c) Chế độ kiểm tra và sao lưu định kỳ; Điểm d) Các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn, hợp lý, khoa học, phòng ngừa, khắc phục các rủi ro. Khoản 3. Quy trình kỹ thuật bảo quản, lưu trữ: Điểm a) Đưa chứng từ điện tử vào lưu trữ; Điểm b) Khai thác, sử dụng chứng từ điện tử lưu trữ; Điểm c) Kiểm tra, giám sát an toàn đối với chứng từ điện tử lưu trữ; Điểm d) Thực hiện cách thức, biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro; Điểm đ) Tiêu hủy chứng từ điện tử hết thời hạn lưu trữ; Điểm e) Các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỹ thuật bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử. Chương 3: Điều 23. Tiêu hủy chứng từ điện tử Khoản 1. Tiêu hủy chứng từ điện tử là làm cho chứng từ điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó. Khoản 2. Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có chỉ định nào hác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy. Khoản 3. Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin. Chương 3: Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử Khoản 1. Thực hiện đúng nội dung phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đã được phê duyệt. Khoản 2. Kiểm soát chứng từ điện tử đảm bảo sự chính xác, khớp đúng và đầy đủ trước khi đưa vào lưu trữ. Khoản 3. Ghi sổ theo dõi về địa điểm, thời gian, danh mục chứng từ điện tử lưu trữ với đầy đủ chữ ký của những người thực hiện. Khoản 4. Chịu trách nhiệm về các rủi ro đối với chứng từ điện tử lưu trữ do chủ quan mình gây ra. Khoản 5. Chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn và phục vụ khai thác, sử dụng chứng từ điện tử được lưu trữ. Khoản 6. Người được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử có nhiệm vụ: Điểm a) Phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị để xử lý, khắc phục kịp thời trong trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro hoặc xảy ra rủi ro đối với chứng từ điện tử lưu trữ; Điểm b) Không được phép cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào khai thác, sử dụng chứng từ điện tử lưu trữ nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị. Chương 4: Điều 25. Giải quyết tranh chấp Tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được giải quyết căn cứ vào quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định này, quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều khoản được ký kết trong hợp đồng giữa các bên. Chương 4: Điều 26. Khiếu nại, tố cáo Việc khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi hành chính đối với giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; việc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Chương 4: Điều 27. Thanh tra, kiểm tra Khoản 1. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Khoản 2. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Việc thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Chương 4: Điều 28. Xử lý vi phạm Khoản 1. Cơ quan, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nghị Định 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng .
Nghị Định 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng . Chương 4: Điều 27. Thanh tra, kiểm tra Khoản 1. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Khoản 2. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Việc thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Chương 4: Điều 28. Xử lý vi phạm Khoản 1. Cơ quan, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chương 5: Điều 29. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Khoản 2. Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bị bãi bỏ. Chương 5: Điều 30. Trách nhiệm thực hiện Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này. Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
Quyết Định 552/QĐ-BXD ban hành quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do bộ xây dựng làm đại diện chủ sở hữu . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7
Quyết Định 552/QĐ-BXD ban hành quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do bộ xây dựng làm đại diện chủ sở hữu . Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ Xây dựng là chủ sở hữu chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như trên; - Lãnh đạo Bộ Xây dựng; - Các doanh nghiệp thuộc BXD; - Đảng ủy BXD; - Đảng ủy Khối cơ sở BXD; - Lưu; VT, Vụ TCCB. Kèm theo Chương I Điều 1 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp), bao gồm: Điểm a) Chủ tịch Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên; Điểm b) Kiểm soát viên; Điểm c) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Khoản 2. Người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ (sau đây gọi là người đại diện), bao gồm: Điểm a) Chủ tịch Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng quản trị; Điểm b) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc. Khoản 3. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các Công ty lớn có vốn đầu tư của các Tổng công ty thuộc Bộ. Điều 2 Giải thích từ ngữ Khoản 1. Quyết định cử người đại diện là văn bản của chủ sở hữu chỉ định, giao người đại diện thực hiện các quyền của cổ đông tại tổng công ty. Khoản 2. Tuổi bổ nhiệm hoặc tuổi cử làm đại diện là tuổi được tính từ ngày, tháng, năm sinh đến ngày, tháng, năm có văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương bổ nhiệm hoặc cử làm đại diện. Khoản 3. Bổ nhiệm lần đầu là việc bổ nhiệm người lao động lần đầu vào 01 chức vụ quản lý hoặc bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp vào 01 chức vụ quản lý cao hơn chức vụ đang giữ. Khoản 4. Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ bao gồm: Điểm a) Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Xây dựng; Điểm b) Ban (phòng) Tổ chức cán bộ thuộc tổng công ty. Khoản 5. Cấp ủy cùng cấp là đảng ủy tổng công ty hoặc đảng ủy công ty mẹ tổng công ty. Điều 3 Thời hạn giữ chức vụ Khoản 1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Điểm a) Thời hạn giữ chức vụ người quản lý doanh nghiệp là 05 năm; Đối với Kiểm soát viên, thời hạn giữ chức vụ là 03 năm. Điểm b) Trường hợp người quản lý doanh nghiệp được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành. Điểm c) Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp). Khoản 2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ Điểm a) Thời hạn làm đại diện được xác định theo nhiệm kỳ của chức danh quản lý đang giữ của người đại diện. - Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện được tính từ ngày được cử làm đại diện theo chức danh cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp). - Trường hợp người đại diện được cử để bầu, bổ nhiệm chức danh quản lý giữa nhiệm kỳ của chức danh đó thì thời hạn làm đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó. Điểm b) Thời điểm để tính thời hạn làm đại diện là ngày người đại diện được bầu, bổ nhiệm giữ chức danh quản lý. Điều 4 Thẩm quyền Khoản 1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Điểm a) Bộ trưởng Bộ Xây dựng: - Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên tổng công ty. - Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên tổng công ty. Điểm b) Hội đồng thành viên tổng công ty: Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc và sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ sở hữu. Điểm c) Tổng giám đốc tổng công ty: Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh quản lý theo phân cấp thẩm quyền. Điểm d) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của Tổng công ty có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc về các nội dung quản lý đối với người quản lý doanh nghiệp. Khoản 2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Điểm a) Quyết định cử, cử lại người đại diện để bầu hoặc đề nghị miễn nhiệm người đại diện giữ các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty. Điểm b) Quyết định cử, cử lại người đại diện để bổ nhiệm hoặc đề nghị miễn nhiệm các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty. Điểm c) Quyết định khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với người đại diện giữ chức danh quản lý, điều hành Tổng công ty. Điều 5 Quy định về kiêm nhiệm Khoản 1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Điểm a) Người được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên - Không là cán bộ, công chức, viên chức; Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức). - Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc tại Tổng công ty và các doanh nghiệp khác. - Không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý, điều hành ở Tổng công ty, công ty thành viên. Điểm b) Người được bổ nhiệm giữ chức danh thành viên Hội đồng thành viên - Không là cán bộ, công chức, viên chức; Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức). - Không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý, điều hành ở Tổng công ty, công ty thành viên. - Có thể kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc Tổng công ty, Phó Tổng giám đốc. Điểm c) Người được bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc - Không là cán bộ, công chức, viên chức; Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức). - Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty và các doanh nghiệp khác. - Có thể kiêm nhiệm người đại diện vốn của Tổng công ty giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị các Công ty con, Công ty liên kết nhưng không quá 03 đơn vị. Khoản 2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Điểm a) Người đại diện - Không là cán bộ, công chức, viên chức; Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức). - Không kiêm nhiệm làm đại diện ở Tổng công ty khác do Bộ Xây dựng là chủ sở hữu. - Không được giao hoặc ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu giao. Điểm b) Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty. Điểm c) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty có thể kiêm nhiệm người đại diện vốn của Tổng công ty giữ chức Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị tại các công ty con, công ty liên kết nhưng không quá 03 đơn vị. Khoản 3. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ Điểm a) Người đại diện - Không là cán bộ, công chức, viên chức Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức). - Không kiêm nhiệm làm đại diện ở Tổng công ty khác do Bộ Xây dựng là chủ sở hữu. - Không được giao hoặc ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu giao. Điểm b) Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty. Điểm c) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty có thể kiêm nhiệm người đại diện vốn của Tổng công ty giữ chức Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị tại các công ty con, công ty liên kết nhưng không quá 03 đơn vị. Điều 6 Quy định số lượng thành viên Hội đồng thành viên; Hội đồng quản trị doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm giữ trên 50% và dưới 50% vốn điều lệ; số lượng kiểm soát viên. Khoản 1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Điểm a) Số lượng thành viên Hội đồng thành viên: 05 thành viên; Điểm b) Số lượng Kiểm soát viên: 03 thành viên; Điểm c) Số lượng Phó tổng giám đốc không quá 05 Phó tổng. Khoản 2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Điểm a) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị có từ 05 đến 07 thành viên; Điểm b) Số lượng Kiểm soát viên: 03 thành viên; Điểm c) Số lượng Phó tổng giám đốc không quá 05 Phó tổng. Khoản 3. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cổ phần và chấp thuận của Chủ sở hữu vốn Nhà nước. Khoản 4. Trong các trường hợp đặc biệt thì Hội đồng thành viên, người đại diện vốn của nhà nước tại doanh nghiệp phải báo cáo và xin ý kiến của cấp có thẩm quyền quyết định. Điều 7 Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Khoản 1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Điểm a) Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn của chức danh do cấp có thẩm quyền ban hành. Điểm b) Được quy hoạch cho chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương với chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác. Điểm c) Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận. Điểm d) Trong độ tuổi bổ nhiệm - Phải đủ tuổi tính theo tháng để công tác được ít nhất 01 nhiệm kỳ của chức danh quản lý tính đến ngày cấp có thẩm quyền ký phê duyệt chủ trương bổ nhiệm (quy định về tuổi). - Trường hợp người quản lý doanh nghiệp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định về tuổi nêu trên. - Trường hợp người quản lý doanh nghiệp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật từ khiển trách đến hạ bậc lương hoặc bị miễn nhiệm hoặc từ chức vì vi phạm kỷ luật, pháp luật, sau 01 năm kể từ ngày bị cấp có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, từ chức, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành (kể cả kỷ luật do vi phạm trước đó nhưng đến nay mới được phát hiện và mới có quyết định kỷ luật), nếu được xem xét, đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý thì điều kiện về tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định về tuổi nêu trên. Điểm đ) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng. Điểm e) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. Điểm g) Không đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Điểm h) Không đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử. Điểm i) Trường hợp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền quyết bổ nhiệm trao đổi với trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra trước khi bổ nhiệm. Điểm k) Ngoài các điều kiện quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều này, việc bổ nhiệm Kiểm soát viên, Kế toán trưởng còn phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ Điểm a) Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn của chức danh dự kiến cử làm đại diện do cấp có thẩm quyền ban hành. Điểm b) Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận. Điểm c) Trong độ tuổi cử làm đại diện - Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi tính theo tháng để công tác hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý (quy định về tuổi). - Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được chủ sở hữu cho thôi làm đại diện để cử làm đại diện tại tập đoàn, tổng công ty, công ty khác cùng chủ sở hữu thì tuổi cử làm đại diện không theo quy định về tuổi nêu trên. - Trường hợp người đại diện sau 01 năm kể từ ngày bị chủ sở hữu đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành, nếu tiếp tục được xem xét cử làm người đại diện thì ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác của người đại diện. Điểm d) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng. Điểm đ) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. Điểm e) Không đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.
Quyết Định 552/QĐ-BXD ban hành quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do bộ xây dựng làm đại diện chủ sở hữu . Kèm theo Chương I * Điều 8 - Khoản 2 + Điểm d + Điểm đ + Điểm e * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 Kèm theo Chương II * Điều 13 * Điều 14
Quyết Định 552/QĐ-BXD ban hành quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do bộ xây dựng làm đại diện chủ sở hữu . Kèm theo Chương I Điều 8 Quy định về việc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ Khoản 2 Điểm d) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng. Điểm đ) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. Điểm e) Không đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử. Điều 8 Quy định về việc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ Khoản 1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Trường hợp cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự thay. Khoản 2. Trước khi vào Hội nghị, chủ trì Hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm Thư ký của Hội nghị. Khoản 3. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ bỏ một phiếu. Khoản 4. Khi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được Hội nghị biểu quyết (theo phương thức giơ tay). Khoản 5. Chủ trì Hội nghị: Đại diện Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổ trưởng Tổ đại diện phần vốn nhà nước do Chủ sở hữu cử. Khoản 6. Thành phần tham gia: Đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn, Tổng giám đốc; Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng; kiểm soát viên; Trưởng và Phó phòng (ban) và tương đương; Trưởng các đơn vị thuộc Tổng công ty; Ban chấp hành (nếu Đảng bộ là Đảng bộ toàn tổng công ty); Ban Thường vụ Đảng ủy (nếu Đảng ủy là đảng ủy cơ quan Tổng công ty). Chủ tịch công đoàn của Tổng công ty; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các doanh nghiệp thành viên 100% vốn thuộc Tổng công ty; người đại diện phần vốn của Tổng công ty là Bí thư, Chủ tịch, Tổng giám đốc các công ty cổ phần do Tổng công ty giữ quyền chi phối và người đại diện vốn nhà nước tại các công ty mà Tổng công ty không chi phối. Khoản 7. Nội dung Hội nghị: Người chủ trì hội nghị nêu yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn chức danh dự kiến bổ nhiệm; danh sách người được giới thiệu bổ nhiệm; chỉ định thư ký hội nghị, tổ kiểm phiếu. - Bộ phận tổ chức cán bộ của đơn vị thông báo danh sách nhân sự giới thiệu bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập công tác; nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng và khả năng phát triển; dự kiến phân công công tác nếu được bổ nhiệm. - Đối với trường hợp bổ nhiệm, cử lần đầu thì từng người trong danh sách nhân sự trình bày chương trình hành động của mình. - Đối với trường hợp bổ nhiệm lại, cử lại thì nhân sự trình bày kiểm điểm đánh giá nhiệm kỳ về chương trình hành động nhiệm kỳ tới để Hội nghị chất vấn, tham gia ý kiến. - Thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá về nhân sự dự kiến bổ nhiệm. Thảo luận các vấn đề phát sinh nếu có. - Thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín. - Ban kiểm phiếu thông báo tổng số phiếu phát ra và tổng số phiếu thu về. Khoản 8. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được lập thành biên bản, quản lý theo quy định và được báo cáo với cấp quyết định bổ nhiệm, kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một cơ sở quan trọng để lựa chọn nhân sự bổ nhiệm. Điều 9 Quy định về điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm Việc triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm do Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện theo quy trình; (trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ cử Lãnh đạo Bộ cùng Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện): Khoản 1. Gặp gỡ người dự kiến điều động bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu công tác, nhu cầu bổ nhiệm. Khoản 2. Trao đổi, lấy ý kiến với Tập thể Lãnh đạo, Hội đồng thành viên hoặc Tổ đại diện phần vốn và cấp ủy nơi cán bộ đang công tác về việc điều động bổ nhiệm, tìm hiểu đánh giá về cán bộ và xác minh lý lịch của cán bộ (nếu có). Khoản 3. Trao đổi, lấy ý kiến của Tập thể Lãnh đạo, Hội đồng thành viên hoặc Tổ đại diện phần vốn và cấp ủy đảng của đơn về việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ. Khoản 4. Căn cứ kết quả làm việc với các đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị đơn vị nơi đi cho ý kiến bằng văn bản, đồng thời trình Bộ trưởng công văn lấy ý kiến của cấp ủy đảng cấp trên trực tiếp Khoản 5. Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, thẩm định hồ sơ cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định điều động, tiếp nhận, bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp hoặc người đại diện. Điều 10 Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại người quản lý doanh nghiệp; cử, cử lại người đại diện Khoản 1. Hồ sơ bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp Điểm a) Tờ trình đề xuất chủ trương và văn bản đồng ý của Chủ sở hữu về chủ trương bổ nhiệm. Điểm b) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm của Hội đồng thành viên kèm theo nhận xét của Hội đồng thành viên và của cấp ủy cùng cấp. Điểm c) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thời điểm khai lý lịch đến thời điểm trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm không quá 06 tháng) có xác nhận của cấp có thẩm quyền. Điểm d) Bản tự nhận xét đánh giá và chương trình hành động nếu được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Điểm đ) Các kết luận kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có). Điểm e) Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định. Điểm g) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ. Điểm h) Bản kê khai tài sản theo quy định. Điểm i) Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú. Khoản 2. Hồ sơ bổ nhiệm lại người quản lý doanh nghiệp Điểm a) Tờ trình đề xuất chủ trương và văn bản đồng ý của Chủ sở hữu về chủ trương bổ nhiệm lại. Điểm b) Bổ sung sơ yếu lý lịch, các văn bằng, chứng chỉ, kê khai tài sản nếu có thay đổi. Điểm c) Bản kiểm điểm nhiệm kỳ và chương trình hành động nếu được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại. Điểm d) Bản đánh giá nhiệm kỳ của cấp có thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp. Điểm đ) Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú. Khoản 3. Hồ sơ cử người đại diện Điểm a) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và văn bản đồng ý của chủ sở hữu về chủ trương cử người đại diện; Điểm b) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thời điểm khai lý lịch đến thời điểm trình cấp có thẩm quyền cử làm đại diện không quá 06 tháng) có xác nhận của cấp có thẩm quyền; Điểm c) Bản tự nhận xét, đánh giá và chương trình hành động và bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện với chủ sở hữu đã được chủ sở hữu thông qua; Điểm d) Nhận xét của chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý trực tiếp; Điểm đ) Các kết luận kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu có liên quan khác (nếu có); Điểm e) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ; Điểm g) Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Điểm h) Bản kê khai tài sản (theo mẫu quy định); Điểm i) Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú. Khoản 4. Hồ sơ cử lại người đại diện Điểm a) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và văn bản đồng ý của chủ sở hữu về chủ trương cử lại người đại diện; Điểm b) Sơ yếu lý lịch, các văn bằng, chứng chỉ, kê khai tài sản bổ sung nếu có; Điểm c) Bản tự nhận xét, đánh giá và chương trình hành động nhiệm kỳ tiếp theo nếu được Chủ sở hữu cử lại; Điểm d) Đánh giá nhiệm kỳ làm đại diện của chủ sở hữu. Điều 11 Đánh giá cán bộ hàng năm Khoản 1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Việc đánh giá người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định từ Điều 10 đến Điều 18 Nghị định 97/2015/NĐ-CP. Khoản 2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Việc đánh giá người đại diện thực hiện theo quy định từ Điều 8 đến Điều 16 Nghị định 106/2015/NĐ-CP. Khoản 3. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ Việc đánh giá người đại diện vẫn áp dụng theo quy định từ Điều 8 đến Điều 16 Nghị định 106/2015/NĐ-CP, tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể chủ sở hữu sẽ xem xét thêm yếu tố khách quan, chủ quan; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng người đại diện để đánh giá cán bộ. Điều 12 Quy hoạch, điều động, luân chuyển cán bộ Khoản 1. Quy hoạch cán bộ a. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định từ Điều 20 đến Điều 25 Nghị định 97/2015/NĐ-CP. b. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vận dụng các quy định từ Điều 20 đến Điều 25 Nghị định 97/2015/NĐ-CP. Khoản 2. Điều động, luân chuyển cán bộ a. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định từ Điều 45 đến Điều 48 Nghị định 97/2015/NĐ-CP. b. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vận dụng các quy định từ Điều 45 đến Điều 48 Nghị định 97/2015/NĐ-CP. Kèm theo Chương II Điều 13 Bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên Khoản 1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ a. Bước 1: Xin chủ trương và giới thiệu nhân sự Căn cứ nhu cầu cán bộ, Hội đồng thành viên họp thống nhất xin chủ trương và đề xuất nhân sự thành viên Hội đồng thành viên tại doanh nghiệp (Có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn) và trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét phê duyệt. b. Bước 2: Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ dự kiến bổ nhiệm Trên cơ sở chủ trương dược phê duyệt; Đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để và lấy phiếu tín nhiệm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 của quy chế này. c. Bước 3: Lựa chọn nhân sự Trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng thành viên, Thường vụ đảng ủy tổ chức họp để thảo luận và thống nhất lựa chọn nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được lựa chọn phải đạt bằng hoặc trên 50% số thành viên dự họp thông qua. d. Bước 4: Quyết định nhân sự Trên cơ sở chủ trương, kết quả lấy phiếu tín nhiệm và hồ sơ cán bộ. Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ cán bộ và trình Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng xem xét quyết định nhân sự bổ nhiệm. đ. Bước 5: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định. Khoản 2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác a. Bước 1: Giới thiệu phương án nhân sự Căn cứ nhu cầu cơ cấu cán bộ, Vụ Tổ chức cán bộ xin chủ trương điều động bổ nhiệm cán bộ và trình Bộ trưởng xem xét phê duyệt. Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp hồ sơ, chuẩn bị phương án nhân sự, để trình Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng xem xét quyết định phương án điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm. b. Bước 2: Triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm. Việc triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm theo quy định tại Điều 9 của quy chế này; c. Bước 3: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định. Điều 14 Bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Khoản 1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ a. Bước 1: Xin chủ trương và giới thiệu nhân sự Căn cứ nhu cầu cán bộ, Hội đồng thành viên thống nhất xin chủ trương và đề xuất nhân sự giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc tại doanh nghiệp (Có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn) và trình Bộ trưởng xem xét phê duyệt. Trong một số trường hợp cần thiết sẽ tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc. b. Bước 2: Lựa chọn nhân sự Trên cơ sở chủ trương được phê duyệt; Hội đồng thành viên tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để và lấy phiếu tín nhiệm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 của quy chế này. Tổ chức họp Hội đồng thành viên, Thường vụ đảng ủy, để nhận xét đánh giá và thống nhất lựa chọn nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được lựa chọn phải đạt bằng hoặc trên 50% số thành viên dự họp thông qua. Trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm và kết quả lựa chọn nhân sự, Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu nhân sự bổ nhiệm. Chủ sở hữu xin ý kiến của cấp ủy đảng cấp trên trực tiếp về nhân sự bổ nhiệm. c. Bước 3: Quyết định nhân sự Trên cơ sở kết quả lựa chọn nhân sự dự kiến bổ nhiệm do Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu và ý kiến của đảng ủy cấp trên trực tiếp. Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ cán bộ và trình Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng xem xét quyết định nhân sự bổ nhiệm. d. Bước 4: Quyết định bổ nhiệm Căn cứ Nghị quyết của Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng, Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thiện hồ sơ đề nghị bổ nhiệm theo quy định tại Điều 10 của quy chế này trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên và có văn bản chấp thuận để Hội đồng thành viên bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc. đ. Bước 5: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định. Khoản 2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác a. Bước 1: Giới thiệu phương án nhân sự Căn cứ nhu cầu cán bộ, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị xin chủ trương điều động, tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ trình Bộ trưởng xem xét phê duyệt. Sau khi được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp hồ sơ, chuẩn bị phương án nhân sự, để trình Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng xem xét quyết định phương án điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm cán bộ. b. Bước 2: Triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm. Việc triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm theo quy định tại Điều 9 của quy chế này; c. Bước 3: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định.
Quyết Định 552/QĐ-BXD ban hành quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do bộ xây dựng làm đại diện chủ sở hữu . Kèm theo Chương II * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 Kèm theo Chương III * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 Kèm theo Chương IV * Điều 21 Kèm theo Chương V * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 Kèm theo Chương VI * Điều 25 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Quyết Định 552/QĐ-BXD ban hành quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do bộ xây dựng làm đại diện chủ sở hữu . Kèm theo Chương II Điều 15 Bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Khoản 1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ Căn cứ Điều lệ và nhu cầu cán bộ, Hội đồng thành viên có văn bản xin chủ trương chấp thuận bổ nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc (có dự kiến phân công công tác) hoặc Kế toán trưởng trình Bộ trưởng phê duyệt chấp thuận. Hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị chủ trương và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm của Tổng giám đốc. - Biên bản (Nghị quyết) Hội đồng thành viên và cấp ủy đảng cùng cấp. - Sơ yếu lý lịch cán bộ, thực hiện theo mẫu số 2C-BNV/2008. Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ và báo cáo Bộ trưởng chấp thuận chủ trương và nhân sự bổ nhiệm. Khoản 2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác Căn cứ nhu cầu cán bộ, Vụ Tổ chức cán bộ xin chủ trương điều động (tiếp nhận) và bổ nhiệm cán bộ, trình Bộ trưởng xem xét chấp thuận. Việc triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) theo quy định tại Điều 9 của quy chế này; Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định về việc điều động về đơn vị, để Hội đồng thành viên thực hiện các bước tiếp theo. Điều 16 Bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên Khoản 1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ a. Bước 1: Xin chủ trương và giới thiệu nhân sự Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị trình Bộ trưởng phê duyệt chủ trương và phương án nhân sự bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên. Hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị xin chủ trương và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm. - Sơ yếu lý lịch cán bộ theo mẫu số 2C-BNV/2008. b. Bước 2: Lựa chọn và quyết định nhân sự Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với đơn vị hoàn thiện hồ sơ cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm chức danh kiểm soát viên. c. Bước 3: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định. Khoản 2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác a. Bước 1: Xin chủ trương và giới thiệu nhân sự Vụ Tổ chức cán bộ xin chủ trương điều động (tiếp nhận) và bổ nhiệm Kiểm soát viên, trình Bộ trưởng phê duyệt. b. Bước 2: Triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm. Việc triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm theo quy định tại Điều 9 của quy chế này. Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp hồ sơ cán bộ theo quy định, trình Bộ trưởng ký quyết định điều động và bổ nhiệm kiểm soát viên. c. Bước 3: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định. Điều 17 Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Công ty lớn trực thuộc Tổng công ty trực thuộc Bộ Xây dựng Công ty lớn trực thuộc Tổng công ty là Công ty con có vốn đầu tư của Tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và giá trị vốn từ 100 tỷ VNĐ đồng trở lên. Trước khi bổ nhiệm hoặc bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty; Hội đồng thành viên phải báo cáo Bộ trưởng về phương án nhân sự và được Bộ trưởng chấp thuận thì mới được tiến hành các quy trình bổ nhiệm. Kèm theo Chương III Điều 18 Cử người đại diện giữ các chức danh, chức vụ Khoản 1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ a. Bước 1: Xin chủ trương và giới thiệu nhân sự Căn cứ vào giá trị vốn của Nhà nước, quy mô của tổng công ty và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn làm đại diện, Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất với Bộ trưởng Bộ Xây dựng về chủ trương, số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm người đại diện trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt. b. Bước 2: Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ dự kiến bổ nhiệm Trên cơ sở chủ trương được phê duyệt; Tổng công ty phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để và lấy phiếu tín nhiệm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 của quy chế này. Trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Chủ sở hữu xin ý kiến của cấp ủy đảng cấp trên trực tiếp về nhân sự bổ nhiệm. c. Bước 3: Lựa chọn và quyết định nhân sự Trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm và ý kiến của cấp ủy đảng cấp trên trực tiếp, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp thẩm định hồ sơ cán bộ và trình Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng xem xét quyết định nhân sự. d. Bước 4: Tổ chức ban hành quyết định Vụ Tổ chức cán bộ công bố quyết định cử Người đại diện vốn của nhà nước và giới thiệu tại Đại hội cổ đông lần đầu; Đại hội cổ đông thường niên; Đại hội cổ đông bất thường hoặc cuộc họp Hội đồng quản trị để người đại diện biểu quyết bầu hoặc bổ nhiệm các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khoản 2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác a. Bước 1: Xin chủ trương và giới thiệu nhân sự Căn cứ nhu cầu của người đại diện, Vụ Tổ chức cán bộ xin chủ trương điều động để cử người đại diện và trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp hồ sơ, chuẩn bị phương án nhân sự, để trình Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng quyết định. b. Bước 2: Triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và bổ nhiệm. Việc triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) và cử người đại diện theo quy định tại Điều 9 của quy chế này; Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp hồ sơ cán bộ theo quy định, để trình Bộ trưởng ký quyết định cử Người đại diện. c. Bước 3: Tổ chức ban hành quyết định Vụ Tổ chức cán bộ công bố quyết định cử Người đại diện vốn của nhà nước và giới thiệu tại Đại hội cổ đông lần đầu; Đại hội cổ đông thường niên; Đại hội cổ đông bất thường hoặc cuộc họp Hội đồng quản trị để người đại diện biểu quyết bầu hoặc bổ nhiệm các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp. Điều 19 Bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Khoản 1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ Căn cứ Điều lệ và nhu cầu cán bộ, Tổ đại diện phần vốn xin chủ trương và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc và dự kiến phân công công tác để trình Bộ trưởng chấp thuận. Hồ sơ gồm: - Tờ trình xin chủ trương và đề nghị giới thiệu nhân sự bổ nhiệm của Tổng giám đốc. - Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc Tổ đại diện phần vốn và cấp ủy đơn vị. - Sơ yếu lý lịch cán bộ, thực hiện theo mẫu số 2C-BNV/2008. Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ và báo cáo Bộ trưởng chấp thuận nhân sự bổ nhiệm. Căn cứ văn bản chấp thuận của Bộ trưởng, Tổ đại diện phần vốn tại đơn vị biểu quyết trong cuộc họp Hội đồng quản trị để bổ nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc theo quy chế và Điều lệ của Tổng công ty. Điều 20 Bổ nhiệm hoặc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Công ty lớn có vốn góp của Tổng công ty trực thuộc thuộc Bộ Xây dựng Công ty lớn trực thuộc Tổng công ty là Công ty con có vốn đầu tư của Tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và giá trị vốn từ 100 tỷ VNĐ đồng trở lên. Trước khi bổ nhiệm hoặc bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty; Người đại diện vốn nhà nước tại Tổng công ty phải báo cáo Bộ trưởng về phương án nhân sự và được Bộ trưởng chấp thuận thì mới được tiến hành các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành. Kèm theo Chương IV Điều 21 Cử người đại diện giữ các chức danh, chức vụ Khoản 1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ a. Bước 1: Xin chủ trương và giới thiệu nhân sự. Căn cứ vào tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước, căn cứ Điều lệ và nhu cầu cán bộ của đơn vị; căn cứ văn bản hiệp y của các cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Tổ đại diện phần vốn xin chủ trương cử Người đại diện giữ các chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc trình Bộ trưởng phê duyệt. b. Bước 2: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và thẩm định hồ sơ trình Ban Cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quyết định cử người đại diện. c. Bước 3: Công bố Quyết định Vụ Tổ chức cán bộ công bố quyết định cử Người đại diện vốn của nhà nước và giới thiệu tại Đại hội cổ đông lần đầu; Đại hội cổ đông thường niên; Đại hội cổ đông bất thường hoặc cuộc họp Hội đồng quản trị để người đại diện biểu quyết bầu hoặc bổ nhiệm các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khoản 2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác a. Bước 1: Xin chủ trương và giới thiệu nhân sự Căn cứ Điều lệ và nhu cầu cán bộ, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với Tổ đại diện phần vốn xin chủ trương điều động để cử hoặc giới thiệu cán bộ quản lý điều hành Tổng công ty trình Bộ trưởng phê duyệt. b. Bước 2: Triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận). Việc triển khai quy trình điều động (hoặc tiếp nhận) theo quy định tại Điều 9 của quy chế này; Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và thẩm định hồ sơ trình Ban Cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quyết định cử người đại diện. c. Bước 3: Quyết định bổ nhiệm Vụ Tổ chức cán bộ công bố quyết định cử Người đại diện vốn của nhà nước và giới thiệu tại Đại hội cổ đông lần đầu; Đại hội cổ đông thường niên; Đại hội cổ đông bất thường hoặc cuộc họp Hội đồng quản trị để người đại diện biểu quyết bầu hoặc bổ nhiệm các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp. d. Bước 4: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định. Kèm theo Chương V Điều 22 Điều kiện về bổ nhiệm lại, cử lại Khoản 1. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Điểm a) Doanh nghiệp có nhu cầu. Điểm b) Người quản lý doanh nghiệp phải: - Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ; - Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng và Nhà nước, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh quản lý tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại; - Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. c. Đối với việc bổ nhiệm lại Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, ngoài các quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này còn phải tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ Điểm a) Trước 03 tháng tính đến thời điểm người đại diện hết thời hạn làm đại diện thì chủ sở hữu xem xét để cử lại hoặc không cử lại làm đại diện. Trường hợp người đại diện không được cử lại, chủ sở hữu có trách nhiệm bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Điểm b) Người đại diện được cử làm đại diện tại tổng công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp. Điểm c) Điều kiện cử lại người đại diện - Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn của chức danh dự kiến cử làm đại diện do cấp có thẩm quyền ban hành. - Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận. - Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng. - Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. - Không đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử. - Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi tính theo tháng để công tác hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý (quy định về tuổi). - Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được chủ sở hữu cho thôi làm đại diện để cử làm đại diện tại tập đoàn, tổng công ty, công ty khác cùng chủ sở hữu thì tuổi cử làm đại diện không theo quy định về tuổi nêu trên. - Phải được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liên tiếp trước khi được cử lại làm đại diện. - Trong trường hợp đặc biệt, tùy trường hợp cụ thể, chủ sở hữu có thể xem xét, cử lại người đại diện khi còn đủ ít nhất hai phần ba thời gian công tác của nhiệm kỳ làm đại diện (tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định). Điều 23 Một số quy định cụ thể về thời hạn giữ chức vụ và kéo dài thời gian giữ chức vụ Khoản 1. Người đại diện, người quản lý doanh nghiệp còn đủ từ 02 năm đến dưới 05 năm công tác tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại, cử lại thì thời hạn giữ chức vụ được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Khoản 2. Người đại diện, người quản lý doanh nghiệp còn dưới 02 năm công tác tính đến thời điểm tuổi nghỉ hưu, sau khi xem xét nếu vẫn đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định thì không tiến hành quy trình bổ nhiệm lại, cử lại mà được quyết định kéo dài thời hạn giữ chức vụ đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu. Điều 24 Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại, cử lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ. Khoản 1. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại, cử lại: a. Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm lại, cử lại Căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu nhân sự; Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn xin chủ trương bổ nhiệm lại, cử lại và trình Bộ trưởng xem xét phê duyệt. c. Bước 2: Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ dự kiến bổ nhiệm lại, cử lại Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị, để nhân sự trình bày chương trình hành động và lấy phiếu tín nhiệm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 của quy chế này. Tổ chức họp Hội đồng thành viên hoặc Tổ đại diện phần vốn, Thường vụ đảng ủy nhận xét đánh giá và thống nhất lựa chọn nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được lựa chọn phải đạt bằng hoặc trên 50% số thành viên dự họp thông qua. (Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm dưới 50% vốn điều lệ không thực hiện bước này). b. Bước 3: Quyết định nhân sự bổ nhiệm lại, cử lại Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, thẩm định hồ sơ cán bộ, lấy ý kiến cấp ủy Đảng cấp trên trực tiếp và trình Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng xem xét, quyết định nhân sự bổ nhiệm lại, cử lại. e. Bước 4: Tổ chức ban hành quyết định theo quy định. Khoản 2. Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ: Hội đồng thành viên hoặc Tổ đại diện phần vốn xin chủ trương kéo dài thời gian giữ chức vụ cho người quản lý doanh nghiệp, người đại diện trình Bộ trưởng phê duyệt. Hồ sơ gồm: - Tờ trình xin chủ trương kéo dài thời gian giữ chức vụ. - Bản tự đánh giá quá trình công tác trong thời gian giữ chức vụ. - Biên bản họp Hội đồng thành viên (Hội đồng quản trị) hoặc Tổ đại diện phần vốn và cấp ủy đảng của đơn vị. Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp thẩm định hồ sơ trình Ban Cán sự đảng chức danh: người quản lý doanh nghiệp, người đại diện vốn và trình Bộ trưởng chấp thuận hoặc quyết định cho kéo dài thời gian giữ chức vụ. Kèm theo Chương VI Điều 25 Từ chức Khoản 1. Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện được từ chức một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí quản lý doanh nghiệp; Điểm b) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; Điểm c) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
Quyết Định 552/QĐ-BXD ban hành quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do bộ xây dựng làm đại diện chủ sở hữu . Kèm theo Chương VI * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 Kèm theo Chương VII * Điều 28 Kèm theo Chương VIII * Điều 29
Quyết Định 552/QĐ-BXD ban hành quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do bộ xây dựng làm đại diện chủ sở hữu . Kèm theo Chương VI Điều 25 Từ chức Khoản 1. Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện được từ chức một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí quản lý doanh nghiệp; Điểm b) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; Điểm c) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình; Điểm d) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác. Điểm đ) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện có nguyện vọng xin từ chức phải làm đơn xin từ chức, nêu rõ lý do từ chức. Khoản 2. Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện không được từ chức một trong các trường hợp sau: Điểm a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật mà chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao; Điểm b) Đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật hoặc bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền. Khoản 3. Thủ tục xem xét cho từ chức Điểm a) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện xin từ chức phải viết đơn gửi Lãnh đạo Bộ; nội dung đơn nêu rõ lý do xin từ chức; Điểm b) Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, đề xuất ý kiến từng trường hợp cụ thể trình Lãnh đạo Bộ. Điểm c) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất. Điểm d) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định. Điểm đ) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nhận được đơn từ chức của người quản lý doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định. Điểm e) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định cho từ chức, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn trình Chủ sở hữu quyết định nhân sự thay thế. Điểm g) Người quản lý doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức thì vẫn phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Điều 26 Miễn nhiệm Khoản 1. Miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp Điểm a) Việc miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp được thực hiện một trong các trường hợp sau đây: - Không đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của cấp có thẩm quyền; - Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Vi phạm pháp luật bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; + Bị cấp có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức kỷ luật cách chức. - Không đủ năng lực, trình độ, uy tín để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; + Trong 01 nhiệm kỳ hoặc trong 02 nhiệm kỳ liên tiếp bị 02 lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao; + Để tổ chức, đơn vị được giao phụ trách mất đoàn kết hoặc làm tổ chức, đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cấp có thẩm quyền; + Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức hoặc vi phạm quy định về những việc đảng viên không được làm đối với người quản lý là đảng viên. - Có đơn xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Điểm b) Việc miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp không chờ đến hết thời hạn giữ chức vụ được bổ nhiệm hoặc chờ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Điểm c) Thủ tục xem xét miễn nhiệm - Hội đồng thành viên chỉ đạo cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất phương án miễn nhiệm. - Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gặp trực tiếp nhân sự đang xem xét miễn nhiệm để thông báo và nghe ý kiến của nhân sự. - Hội đồng thành viên, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất về việc miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp. - Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định. - Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu quyết định nhân sự thay thế. Khoản 2. Miễn nhiệm đối với người đại diện Điểm a) Việc miễn nhiệm người đại diện được thực hiện một trong các trường hợp sau đây: - Có đơn xin thôi làm đại diện trước thời hạn và được chủ sở hữu đồng ý; - Chuyển công tác khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; - Đến tuổi được nghỉ hưu; - Chủ sở hữu hết vốn tại tổng công ty; - Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ làm đại diện bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; - Vi phạm phẩm chất đạo đức hoặc vi phạm quy định những việc đảng viên không được làm đối với người đại diện là đảng viên; - Các trường hợp quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điểm b) Thủ tục miễn nhiệm - Căn cứ vào các trường hợp miễn nhiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 106/2015/NĐ-CP, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ chuẩn bị: + Đề xuất phương án miễn nhiệm trình chủ sở hữu xem xét, quyết định; + Hồ sơ gồm: sơ yếu lý lịch; công văn đề nghị miễn nhiệm của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ; bản tự nhận xét, đánh giá. - Chủ sở hữu xem xét, quyết định. Điều 27 Bố trí công tác Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện sau khi từ chức, miễn nhiệm sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Kèm theo Chương VII Điều 28 Khen thưởng, kỷ luật Khoản 1. Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện có thành tích hoặc quá trình cống hiến thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Khoản 2. Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật thì xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 97/2015/NĐ-CP , Nghị định 106/2015/NĐ-CP và các quy định có liên quan. Kèm theo Chương VIII Điều 29 Điều khoản thi hành Khoản 1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; người quản lý doanh nghiệp, người đại diện có trách nhiệm thực hiện Quy chế này và báo cáo Bộ trưởng kết quả việc thực hiện hàng năm. Khoản 2. Trên cơ sở nội dung của quy chế này và Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; người quản lý doanh nghiệp, người đại diện yêu cầu Tổng công ty xây dựng quy chế “Quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty” và phân cấp cán bộ để thống nhất thực hiện. Khoản 3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện Quy chế này. Khoản 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc có nội dung ngoài những nội dung quy định trong quy chế này, các đơn vị phản ánh kịp thời về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, giải quyết./. Mẫu 01
Thông Tư 40/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động . Chương I * Điều 1 * Điều 2 Chương II * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 Chương III * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10
Thông Tư 40/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cho thuê mở tài khoản giao dịch chính (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ). Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Doanh nghiệp cho thuê. Khoản 2. Ngân hàng nhận ký quỹ. Khoản 3. Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động ký quỹ cho thuê lại lao động. Chương II Điều 3 Nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ Khoản 1. Khi doanh nghiệp cho thuê có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp cho thuê thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ phù hợp với những nội dung quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. Khoản 2. Hợp đồng ký quỹ phải có tối thiểu các nội dung sau: Điểm a) Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp cho thuê và của ngân hàng nhận ký quỹ; Điểm b) Số tiền ký quỹ; Điểm c) Lãi suất tiền gửi ký quỹ; Điểm d) Trả lãi tiền ký quỹ; Điểm đ) Sử dụng tiền ký quỹ; Điểm e) Rút tiền ký quỹ; Điểm g) Hoàn trả tiền ký quỹ; Điểm h) Trách nhiệm của các bên liên quan. Khoản 3. Sau khi nhận đủ số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp cho thuê theo mẫu quy định tại Phụ lục III đính kèm Nghị định 55/2013/NĐ-CP . Điều 4 Quản lý tiền ký quỹ Khoản 1. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm phong tỏa toàn bộ số tiền ký quỹ và quản lý theo đúng các quy định của Nghị định 55/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật về ký quỹ. Khoản 2. Ngân hàng nhận ký quỹ trích số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê để thanh toán, bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 55/2013/NĐ-CP. Khoản 3. Ngân hàng nhận ký quỹ theo dõi việc sử dụng số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức quy định, ngân hàng nhận ký quỹ phải thông báo cho doanh nghiệp cho thuê nộp bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có biện pháp xử lý. Khoản 4. Hàng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, ngân hàng nhận ký quỹ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động trong hệ thống ngân hàng mình theo mẫu tại Phụ lục IV đính kèm Nghị định 55/2013/NĐ-CP . Điều 5 Lãi suất tiền gửi ký quỹ và trả lãi tiền gửi ký quỹ Khoản 1. Doanh nghiệp cho thuê được ngân hàng nhận ký quỹ trả lãi cho số dư tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Khoản 2. Trên cơ sở thỏa thuận về lãi suất từ tiền ký quỹ được ghi trong hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp cho thuê và ngân hàng nhận ký quỹ, ngân hàng tính lãi cho số dư tiền gửi ký quỹ và trả cho doanh nghiệp cho thuê theo thỏa thuận. Điều 6 Thủ tục rút tiền ký quỹ Khoản 1. Doanh nghiệp cho thuê khi có yêu cầu rút tiền ký quỹ để sử dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định 55/2013/NĐ-CP thực hiện thủ tục như sau: Điểm a) Lập, gửi ngân hàng văn bản đề nghị và chứng từ rút tiền ký quỹ theo mẫu của ngân hàng nhận ký quỹ; Điểm b) Xuất trình văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép doanh nghiệp cho thuê được rút tiền ký quỹ; Điểm c) Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn) của người rút tiền ký quỹ là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cho thuê. Trường hợp người rút tiền là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền. Khoản 2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ rút tiền ký quỹ và các văn bản, giấy tờ cần thiết nêu trên, nếu hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng cho doanh nghiệp cho thuê thực hiện rút tiền ký quỹ. Điều 7 Thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ Khoản 1. Doanh nghiệp cho thuê khi có yêu cầu ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện thủ tục như sau: Điểm a) Lập, gửi ngân hàng văn bản đề nghị và chứng từ hoàn trả tiền ký quỹ theo mẫu của ngân hàng nhận ký quỹ; Điểm b) Xuất trình văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 19 Nghị định 55/2013/NĐ-CP; Điểm c) Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn) của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cho thuê. Trường hợp người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền. Khoản 2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ và các văn bản, giấy tờ cần thiết nêu trên, nếu hợp pháp, hợp lệ thì thực hiện hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp cho thuê. Chương III Điều 8 Trách nhiệm của đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Khoản 1. Vụ Thanh toán có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp báo cáo về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động của các ngân hàng nhận ký quỹ, định kỳ báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Khoản 2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê tại các ngân hàng theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. Điều 9 Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015. Điều 10 Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại; Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp cho thuê lại lao động chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 10; - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT (5b). KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Toàn Thắng
Quyết Định về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp nhà nước . * Điều 3 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e
Quyết Định về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp nhà nước . Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức được giao nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn kinh tế nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng QUY CHẾ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTgngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước Khoản 1. Giám sát doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là doanh nghiệp) nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Khoản 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm phân loại doanh nghiệp và có các biện pháp khuyến khích động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; xử lý kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lý, điều hành doanh nghiệp yếu kém. Điều 2. Căn cứ để thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khoản 1. Giám sát doanh nghiệp được thực hiện theo Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo các tiêu chí quy định trong Quy chế này. Điều 3. Đối tượng giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khoản 1. Công ty nhà nước bao gồm: - Công ty nhà nước độc lập. - Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, công ty mẹ, Tập đoàn là công ty mẹ). Khoản 2. Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty nhà nước. Khoản 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (sau đây viết tắt là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Khoản 4. Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có vốn góp chi phối của Nhà nước. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không thuộc đối tượng áp dụng Quy chế này. Điều 4. Giải thích từ ngữ Khoản 1. "Giám sát doanh nghiệp" là việc theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích, chấp hành chính sách pháp luật. Khoản 2. "Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp" là việc sử dụng tiêu chí để xác định hiệu quả hoạt động và phân loại doanh nghiệp. Khoản 3. "Tiêu chí đánh giá" là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để xác định hiệu quả hoạt động và phân loại doanh nghiệp một cách toàn diện, khách quan. II. GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP Điều 5. Doanh nghiệp tự giám sát Khoản 1. Chủ thể tự giám sát Chủ thể tự giám sát trong nội bộ doanh nghiệp là người quản lý, điều hành và người lao động trong doanh nghiệp. Các chủ thể này sử dụng kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của doanh nghiệp, thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đại hội công nhân, viên chức để giám sát. Giám sát nội bộ doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp, Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, Quy chế kiểm toán nội bộ, Điều lệ doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Khoản 2. Mục đích giám sát Doanh nghiệp tự giám sát diễn biến về hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc và ngăn chặn, khắc phục những vi phạm, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh; đưa ra các quyết định về quản lý điều hành, các biện pháp xử lý, hoặc kiến nghị với chủ sở hữu, với cơ quan chức năng của Nhà nước quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp. Khoản 3. Nội dung giám sát Điểm a) Giám sát việc huy động, sử dựng và phân phổi các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn lực khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; Điểm b) Giám sát việc tuyển dụng, sử dụng và trả lương cho người lao. động việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm và quyền lợi khác của người lao động; Điểm c) Kiểm tra độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính, báo cáo khác và các thông tin kinh tế - tài chính theo quy định hiện hành. Phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp; Điểm d) Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả các nghị quyết, quyết định của người quản lý, điều hành doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của họ; năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ phận quản lý, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều 6. Giám sát của chủ sở hữu: Khoản 1. Chủ thể giám sát Điểm a) Đối với Công ty nhà nước: Các tổ chức được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền là đại diện chủ sở hữu tại Công ty nhà nước tổ chức thực hiện việc giám sát và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong đó: - Hội đồng quản trị Công ty nhà nước giám sát các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên hạch toán độc lập (sau đây gọi chung là Công ty thành viên); giám sát Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Công ty thành viên; người được uỷ quyền đại diện chủ sở hữu hoặc đại diện phần vốn của Công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Điều lệ Công ty; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng giám sát theo quy định điểm a, b, c khoản 3 Điều này đối với Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Các Bộ quản lý ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ quản lý ngành) thực hiện chức năng giám sát theo quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều này đối với các Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý ngành quyết định thành lập; - Bộ Tài chính thực hiện chức năng giám sát theo nội dung quy định tại điểm d khoản 3 Điều này đối với các Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập do Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; - Các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động và quản lý, điều hành của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giảm đốc, Kế toán trưởng (sau đây gọi là Ban giám đốc) về quyền hạn, trách nhiệm quy định tại các văn bản pháp luật và Điều lệ Công ty; tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của Công ty nhà nước. Điểm b) Đối với doanh nghiệp nhà nước khác: Đại diện chủ sở hữu đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; các thành viên góp vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh; cổ đông thực hiện chức năng giám sát của chủ sở hữu theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, các quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp. Khoản 2. Mục đích giám sát Chủ sở hữu thực hiện giám sát thường xuyên, có hệ thống các hoạt động và quản lý tài chính của doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời, đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại của doanh nghiệp và có giải pháp khắc phục, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dựng vốn của doanh nghiệp. Khoản 3. Nội dung giám sát Điểm a) Việc tổ chức hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ quản lý của Hội đồng quản trị, điều hành của Ban giám đốc Công ty nhà nước; Ban giám đốc Công ty thành viên; người được uỷ quyền đại diện chủ sở hữu hoặc đại diện phần vốn của Công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác; Điểm b) Việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được giao, chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của Công ty nhà nước; xem xét tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của Công ty nhà nước và khả năng thanh toán nợ của Công ty nhà nước; Điểm c) Việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Điều lệ của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu liên quan đến quyền chủ sở hữu đối với hoạt động của doanh nghiệp; Điểm d) Tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty nhà nước. Điều 7. Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước Khoản 1. Chủ thể giám sát Các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giám sát doanh nghiệp theo nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước của mình, không chồng chéo, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp. Khoản 2. Mục đích giám sát Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát doanh nghiệp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp; đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khoản 3. Nội dung giám sát Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp và đánh giá về tình hình, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều 8. Các hình thức giám sát doanh nghiệp Khoản 1. Giám sát từ bên trong doanh nghiệp là giám sát nội bộ do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện. Khoản 2. Giám sát từ bên ngoài là giám sát do chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện. Việc giám sát từ bên ngoài được thực hiện dưới hai hình thức: Điểm a) Giám sát gián tiếp là việc theo dõi và kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của chủ sở hữu; Điểm b) Giám sát trực tiếp là việc kiểm tra, nắm tình hình trực tiếp tại doanh nghiệp. Việc giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định hiện hành về công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp. Các chủ thể giám sát có thể sử dụng các công ty tư vấn như Công ty tư vấn tài chính kế toán, thuế, Công ty kiểm toán độc lập, Công ty đánh giá tài sản để thực hiện việc giám sát và đánh giá doanh nghiệp. Khoản 3. Giám sát trước, trong và sau hoạt động của doanh nghiệp Điểm a) Giám sát trước hoạt động của doanh nghiệp là việc kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn; các dự án đầu tư, xây dựng, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, phương án huy động vốn và các dự án, phương án khác; Điểm b) Giám sát trong hoạt động của doanh nghiệp là việc theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, thực biện các quy định của pháp luật và của chủ sở hữu; Điểm c) Giám sát sau hoạt động của doanh nghiệp là việc kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo đinh kỳ; kết quả chấp hành các quyết định của chủ sở hữu hoặc Điều lệ doanh nghiệp; việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong qúa trình giám sát Khoản 1. Quyền của doanh nghiệp Điểm a) Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm làm căn cứ để giám sát, đánh giá kết quả quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp; Điểm b) Đề nghị chủ sở hữu, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng quy chế giám sát đối với doanh nghiệp; từ chối các cuộc kiểm tra không đúng quy định của pháp luật; Điểm c) Kiến nghị hoặc khiếu nại với cơ quan thực hiện giám sát về những kết luận giám sát, đánh giá và những giải pháp do các cơ quan này nêu ra nếu thấy không phù hợp và ảnh hưởng tới kết quả đánh giá hoặc hoạt động của doanh nghiệp; Điểm d) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ trì soạn thảo chính sách, chế độ bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả hoạt động; Điểm đ) Thuê các tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán độc lập để thực hiện chức năng tự giám sát; Điểm e) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp Điểm a) Giải trình quá trình hoạt động, công tác quản lý tài chính và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp trung thực, đầy đủ, kịp thời cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước các thông tin kinh tế, tài chính, chỉ tiêu kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định hiện hành phục vụ cho việc giám sát của các cơ quan này. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giám sát của chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước; Điểm b) Chấp hành các yêu cầu, kết luận giám sát cuối cùng của chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước và báo cáo tình hình thực hiện các yêu cầu, kết luận đó; Điểm c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu trong hoạt động giám sát Khoản 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu đối với Công ty nhà nước, Công ty thành viên Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm: Điểm a) Ban hành Quy chế tổ chức kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo thẩm quyền; Điểm b) Tổ chức giám sát chặt chẽ, thường xuyên từng doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại và khó khăn của doanh nghiệp để chỉ đạo doanh nghiệp tìm giải pháp hoặc có giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục; Điểm c) Yêu cầu doanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời các kế hoạch, báo cáo định kỳ và các báo cáo đột xuất để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp phục vụ cho việc giám sát; Điểm d) Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi cần thiết. Việc kiểm tra được thực hiện theo chuyên đề hoặc toàn diện hoạt động của doanh nghiệp và theo đúng quy trình kiểm tra do pháp luật quy định; Điểm đ) Đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về những nội dung giám sát; yêu cầu doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hoặc thực hiện các giải pháp khắc phục theo kết luận giám sát; Điểm e) Hàng năm tổ chức phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, tổng hợp kết quả đánh giá doanh nghiệp báo cáo cơ quan chức năng của Nhà nước có liên quan. Bộ Tài chính quy định chế độ báo cáo này.
Quyết Định về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp nhà nước . * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm e * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 - Khoản 1 + Điểm a
Quyết Định về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp nhà nước . Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu trong hoạt động giám sát Khoản 1 Điểm c) Yêu cầu doanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời các kế hoạch, báo cáo định kỳ và các báo cáo đột xuất để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp phục vụ cho việc giám sát; Điểm d) Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi cần thiết. Việc kiểm tra được thực hiện theo chuyên đề hoặc toàn diện hoạt động của doanh nghiệp và theo đúng quy trình kiểm tra do pháp luật quy định; Điểm đ) Đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về những nội dung giám sát; yêu cầu doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hoặc thực hiện các giải pháp khắc phục theo kết luận giám sát; Điểm e) Hàng năm tổ chức phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, tổng hợp kết quả đánh giá doanh nghiệp báo cáo cơ quan chức năng của Nhà nước có liên quan. Bộ Tài chính quy định chế độ báo cáo này. Khoản 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước: Chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty để giám sát theo quy định tại Quy chế này. Khoản 3. Chế độ báo cáo Điểm a) Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc Công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) có trách nhiệm lập báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp, kết quả hoạt động quản lý của mình và điều hành của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, người đại diện theo uỷ quyền hoặc đại diện phần vốn của Công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác theo quy định tại Quy chế này; Báo cáo kết quả giám sát được gửi tới đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với doanh nghiệp trực thuộc) hoặc Bộ quản ngành (đối với Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành quyết định thành lập) và Bộ Tài chính. Đối với Công ty nhà nước đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện một số quyền của chủ sở hữu thì báo cáo kết quả giám sát còn phải gửi Thủ tướng Chính phủ; Điểm b) Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát Công ty nhà nước, kết quả hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Công ty nhà nước theo quy định tại Quy chế này. Báo cáo kết quả giám sát được gửi Bộ Tài chính; Đối với Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết qủa giám sát. Điểm e) Bộ Tài chính có trách nhiệm: - Gửi kết quả giám sát về tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ và khả năng thanh toán nợ của Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý ngành, cơ quan trưng ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập đến Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Tổng hợp, phân tích đánh giá chung về kết quả giám sát, tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; - Hướng dẫn nội dung, chế độ báo cáo kết quả giám sát của chủ sở hữu theo quy định tại Quy chế này. Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động giám sát Khoản 1. Tiếp nhận các báo cáo, ý kiến của doanh nghiệp phản ánh về chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp; tổ chức khảo sát, đánh giá về tác động của chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Khoản 2. Tổ chức giám sát doanh nghiệp theo chức năng và nhiệm vụ của mình, hướng dẫn doanh nghiệp hiểu và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khoản 3. Yêu cầu doanh nghiệp khắc phục kịp thời những thiếu sót, tồn tại, thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khoản 4. Thông qua kết quả giám sát để sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ đối với doanh nghiệp. Khoản 5. Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện và sự tác động của chính sách, pháp luật nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. Khoản 6. Giữ bí mật thông tin của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOANH NGHIỆP Điều 12. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Khoản 1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây: Điểm a) Doanh thu và thu nhập khác. Đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm: điện, than, dầu khí, xi măng thì áp dụng chỉ tiêu sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; Điểm b) Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước; Điểm c) Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; Điểm d) Tình hình chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về: thuế và các khoản thu nộp ngân sách, tín dụng, bảo hiểm, bảo vệ môi trường, lao động, tiền lương, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo tài chính và báo cáo khác; Điểm đ) Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Khoản 2. Các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành. Các chỉ tiêu a, b, d, đ tại khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét loại trừ những yếu tố làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này bao gồm: Điểm a) Do nguyên nhân bất khả kháng; Điểm b) Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng; Điểm c) Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Khoản 3. Đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Điểm a) Mức độ hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao về tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư; Điểm b) Kết quả phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 14 Quy chế này; Điểm c) Việc chấp hành các quy định của chủ sở hữu, Điều lệ Công ty và các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 13. Phương pháp đánh giá Khoản 1. Chỉ tiêu 1: doanh thu và thu nhập khác so với năm trước đối với từng ngành như sau: Điểm a) Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ (trừ khai thác dầu khí), công nghiệp cơ khí (sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc, thiết bị): Tăng từ 5% trở lên: xếp loại A; Tăng, giảm dưới 5%: xếp loại B; Giảm từ 5% trở lên: xếp loại C. Điểm b) Ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước sạch, xây dựng, khai thác dầu khí, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, thương nghiệp, du lịch, khách sạn và các ngành khác: Tăng từ 7% trở lên: xếp loại A; Tăng dưới 7%, giảm dưới 3%: xếp loại B; Giảm từ 3% trở lên: xếp loại C. Khoản 2. Chỉ tiêu 2: lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước Điểm a) Các doanh nghiệp có lãi: - Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước tăng hơn so với năm trước: xếp loại A, - Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước bằng hoặc thấp hơn năm trước: xếp loại B; Điểm b) Các doanh nghiệp bị lỗ: xếp loại C; Điểm c) Đối với doanh nghiệp có lỗ kế hoạch, Bộ Tài chính có hướng dẫn riêng. Khoản 3. Chỉ tiêu 3: nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn Điểm a) Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1: xếp loại A; Điểm b) Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến 1: xếp loại B; Điểm c) Doanh nghiệp có nợ phải trả quá hạn hoặc hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5: xếp loại C. Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tổng giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn so với tổng số nợ ngắn hạn gồm cả nợ dài hạn đã đến hạn. Khoản 4. Chỉ tiêu 4: tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành Điểm a) Doanh nghiệp không có vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành: xếp loại A; Điểm b) Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính: xếp loại B; Điểm c) Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật hoặc người quản lý điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự: xếp loại C. Khoản 5. Chỉ tiêu 5: tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích Điểm a) Hoàn thành vượt mức về sản lượng với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định: xếp loại A; Điểm b) Hoàn thành về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định: xếp loại B; Điểm c) Không hoàn thành sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định: xếp loại C. Điều 14. Xếp loại doanh nghiệp và xếp loại kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Khoản 1. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, căn cứ kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu 1 , 2, 3 và 4 quy định tại Điều 13 Quy chế này để xếp loại A, B, C cho từng doanh nghiệp như sau: Điểm a) Doanh nghiệp xếp loại A là doanh nghiệp không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó chỉ tiêu 2 và chỉ tiêu 4 được xếp loại A; Điểm b) Doanh nghiệp xếp loại C là doanh nghiệp cỏ chỉ tiêu 2 hoặc có 3 chỉ tiêu còn lại xếp loại C; Điểm c) Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C. Khoản 2. Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên, ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, căn cứ kết quả xếp loại cho từng chỉ tiêu 3, 4 và 5 quy định tại Điều 13 Quy chế này để xếp loại A, B, C cho từng doanh nghiệp như sau: Điểm a) Doanh nghiệp xếp loại A là doanh nghiệp không có chỉ tiêu xếp loại C và có chỉ tiêu 5 xếp loại A; Điểm b) Doanh nghiệp xếp loại C là doanh nghiệp có chỉ tiêu 5 xếp loại C hoặc có chỉ tiêu 5 xếp loại B và chỉ tiêu 3, 4 xếp loại C; Điểm c) Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C. Khoản 3. Đối với Tổng Công ty nhà nước, căn cứ kết quả xếp loại của các công ty thành viên, công ty có vốn góp chi phối của nhà nước để xếp loại như sau: Điểm a) Tổng công ty xếp loại A là Tổng công ty có doanh thu của các công ty thành viên, công ty có vốn góp chi phối của nhà nước được xếp loại A chiếm trên 50% doanh thu của toàn Tổng công ty và kết quả kinh doanh toàn Tổng công ty phải có lãi; Điểm b) Tổng công ty xếp loại C là Tổng công ty có doanh thu của các công ty thành viên, công ty có vốn góp chi phối của nhà nước xếp loại C chiếm trên 50% doanh thu của toàn Tổng công ty; Điểm c) Tổng công ty xếp loại B là các Tổng công ty còn lại. Khoản 4. Xếp loại Hội đồng quản trị, Ban giám đốc như sau Điểm a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi: - Đạt hoặc vượt chỉ tiêu nhà nước giao về tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư; - Doanh nghiệp xếp loại A. Điểm b) Không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc một trong những trường hợp sau: - Không hoàn thành chỉ tiêu Nhà nước giao về tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư; - Không chấp hành đầy đủ các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Điều lệ của doanh nghiệp (đối với Hội đồng quản trị); không chấp hành các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị và Điều lệ của doanh nghiệp (đối với Ban giám đốc); - Doanh nghiệp xếp loại C. Điểm c) Hoàn thành nhiệm vụ: các trường hợp còn lại. Điều 15. Hướng dẫn và công bố xếp loại doanh nghiệp nhà nước Khoản 1. Bộ Tài chính chủ trì hướng dẫn cụ thể phương pháp và điều kiện tính toán các chỉ tiêu nói tại Điều 13 Quy chế này. Các Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân loại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của mình theo ngành kinh tế để áp dụng chỉ tiêu 1 quy định tại Điều 13 Quy chế này. Khoản 2. Căn cứ vào quy định tại Quy chế này và các văn bản hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành, tổ chức, hàng năm các doanh nghiệp tự đánh giá và xếp loại; báo cáo các cơ quan theo quy định tại khoản 3 Điều này để thẩm định và công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp. Báo cáo này được gửi cùng với báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Khoản 3. Trong quý II của năm sau, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước, công ty mẹ tiến hành thẩm định và công bố kết quả xếp loại năm trước của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý lên trang tin điện tử trên internet (website) của đơn vị hoặc đăng báo hàng ngày của Trung ương trong 03 số liên tiếp. Việc xếp loại các tổng công ty nhà nước hoặc công ty mẹ được công bố sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính. Khoản 4. Các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo kết quả xếp loại doanh nghiệp hàng năm về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 16. Khen thưởng và kỷ luật Căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ và kết quả xếp loại doanh nghiệp, thực hiện việc khen thưởng và kỷ luật như sau: Khoản 1. Đối với Công ty nhà nước Điểm a) Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Công ty nhà nước, căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện khen thưởng và kỷ luật như sau: - Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì quỹ thưởng Ban quản lý điều hành được trích lập tối đa 5% lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động nhưng mức trích một năm không quá 500 triệu đồng đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị; 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị; - Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoàn thành nhiệm vụ thì quỹ thưởng Ban quản lý điều hành được trích lập tối đa 5% lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động nhưng một năm không quá 250 triệu đồng đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị; 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị; - Hội đồng quản trị, Ban giám đốc không hoàn thành nhiệm vụ thì không được trích lập và sử dụng quỹ thưởng Ban quản lý điều hành.
Quyết Định về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp nhà nước . * Điều 16 - Khoản 1 + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 * Điều 17 - Khoản 1 - Khoản 2
Quyết Định về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp nhà nước . Điều 16. Khen thưởng và kỷ luật Khoản 1 Điểm b)m b) Thẩm quyền quyết định mức thưởng: - Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thưởng cho Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước theo phụ lục kèm theo Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước do mình bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ quản lý ngành và Bộ Nội vụ; - Bộ quản lý ngành quyết định mức thưởng cho: + Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc các công ty nhà nước độc lập trực thuộc không có Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc do mình bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng; + Tổng giám đốc hoặc Giám đốc các Tổng công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị theo phụ lục kèm theo Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; + Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các Công ty nhà nước độc lập không có Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thưởng cho Hội đồng quản trị Tổng công ty, Công ty nhà nước độc lập và Giám đốc các công ty nhà nước độc lập trực thuộc không có Hội đồng quản trị do mình bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng; - Hội đồng quản trị Công ty nhà nước quyết định mức thưởng cho Tổng giám đốc (sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận), Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Công ty nhà nước theo đề nghị của Tổng giám đốc; - Tổng giám đốc Công ty nhà nước quyết định mức thưởng cho Giám đốc và Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các công ty thành viên hạch toán độc lập. Riêng đối với Công ty nhà nước có Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc quyết định thưởng sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản trị. Điểm c)m c) Tiền thưởng cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc phó giám đốc được lấy từ quỹ thưởng Ban quản lý điều hành doanh nghiệp và tiền thưởng cho kế toán trưởng được lấy từ quỹ khen thưởng của doanh nghiệp; Điểm d)m d) Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp hai năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thì được cơ quan có thẩm quyền xét tặng danh hiệu "Nhà quản lý giỏi" và xét tăng lương trước thời hạn; Bộ Nội vụ chủ trì hướng dẫn trình tự, thủ tục xét tặng đanh hiệu Nhà quản lý giỏi đối với Ban quản lý điều hành doanh nghiệp; Điểm đ)m đ) Doanh nghiệp 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ, căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, cơ quan có thẩm quyền sắp xếp lại hoặc miễn nhiệm các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp; Điểm e)m e) Công ty nhà nước xếp loại C hai năm liền, thì đại diện chủ sở hữu thực hiện củng cố, tổ chức lại hoặc chuyển đổi sở hữu. Khoản 2. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại diện chủ sở hữu quyết định mức thưởng cho Hội đồng thành viên (trước đây là Hội đồng quản trị) hoặc Chủ tịch Công ty. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty quyết định mức thưởng cho Giám đốc, Phó Giám đốc công ty và Kế toán trưởng. Tiền thưởng lấy từ quỹ thưởng Ban quản lý điều hành doanh nghiệp và quỹ khen thưởng của doanh nghiệp. Việc trích lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Khoản 3. Đối với doanh nghiệp nhà nước khác Chủ sở hữu vận dụng các quy định tại Điều 16, để khen thưởng và xử phạt đối với Hội đồng quản trị, Ban giám đốc doanh nghiệp và Kế toán trưởng. Khoản 4. Hàng năm, các doanh nghiệp không báo cáo kết quả giám sát, đánh giá và xếp loại doanh nghiệp theo quy định thì Hội đồng quản trị, Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền và không được khen thưởng. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 17. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Khoản 1. Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn riêng về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, tài chính. 1. Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn riêng về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, tài chính. Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức được giao nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức được giao nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
Nghị Định 01/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lưu trữ . - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a
Nghị Định 01/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lưu trữ . Chương 1. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết về: Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử; thời hạn nộp lưu tài liệu lưu trữ của ngành công an, quốc phòng, ngoại giao và của ngành khác vào Lưu trữ lịch sử; một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân và thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Chương 1. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Hồ sơ điện tử là tập hợp các tài liệu điện tử có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khoản 2. Lập hồ sơ điện tử là việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm liên kết các tài liệu điện tử hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành hồ sơ điện tử. Khoản 3. Dữ liệu thông tin đầu vào là những thông tin mô tả các đặc tính của tài liệu như nội dung, tác giả, thời gian, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thu thập, bảo quản, tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu. Khoản 4. Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ là tài liệu kỹ thuật, nghiệp vụ hình thành trong quá trình giải quyết công việc để phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày của cơ quan, tổ chức. Khoản 5. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ là giấy xác nhận năng lực hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện các dịch vụ lưu trữ. Chương 2. Điều 3. Xác định giá trị tài liệu lưu trữ điện tử Khoản 1. Tài liệu lưu trữ điện tử được xác định giá trị theo nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định giá trị nội dung như tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác và phải đáp ứng các yêu cầu sau: Điểm a) Bảo đảm độ tin cậy, tính toàn vẹn và xác thực của thông tin chứa trong tài liệu điện tử kể từ khi tài liệu điện tử được khởi tạo lần đầu dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh; Điểm b) Thông tin chứa trong tài liệu lưu trữ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Khoản 2. Tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này có giá trị như bản gốc. Chương 2. Điều 4. Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức Khoản 1. Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức phải được lập hồ sơ, lựa chọn và bảo quản theo nghiệp vụ lưu trữ và kỹ thuật công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý tài liệu điện tử. Khoản 2. Hệ thống quản lý tài liệu điện tử phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật để tài liệu lưu trữ điện tử có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi tài liệu được tạo lập. Khoản 3. Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các chức năng cơ bản; quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xử lý công việc trong hệ thống quản lý tài liệu điện tử. Chương 2. Điều 5. Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành từ việc số hóa tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác Khoản 1. Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành từ việc số hóa tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được hủy tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn sau khi tài liệu đó được số hóa. Khoản 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm sử dụng chữ ký số đối với tài liệu số hóa. Khoản 3. Chữ ký số của cơ quan, tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch điện tử. Chương 2. Điều 6. Tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào Khoản 1. Dữ liệu thông tin đầu vào phải thống nhất, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin và nghiệp vụ lưu trữ. Khoản 2. Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào của tài liệu lưu trữ điện tử. Chương 2. Điều 7. Thu thập tài liệu lưu trữ điện tử Khoản 1. Trường hợp tài liệu lưu trữ điện tử và tài liệu lưu trữ giấy có nội dung trùng nhau thì thu thập cả hai loại. Khoản 2. Khi giao nhận tài liệu lưu trữ điện tử, Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử phải kiểm tra tính xác thực, tính toàn vẹn và khả năng truy cập của hồ sơ. Hồ sơ phải bảo đảm nội dung, cấu trúc và bối cảnh hình thành và được bảo vệ để không bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại, sửa chữa hay bị mất dữ liệu. Khoản 3. Việc thu thập tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ cơ quan được thực hiện theo quy trình sau: Điểm a) Lưu trữ cơ quan thông báo cho đơn vị giao nộp tài liệu Danh mục hồ sơ nộp lưu; Điểm b) Lưu trữ cơ quan và đơn vị giao nộp tài liệu thống nhất về yêu cầu, phương tiện, cấu trúc và định dạng chuyển; Điểm c) Đơn vị, cá nhân giao nộp hồ sơ và dữ liệu đặc tả kèm theo; Điểm d) Lưu trữ cơ quan kiểm tra để bảo đảm hồ sơ nhận đủ và đúng theo Danh mục; dạng thức và cấu trúc đã thống nhất; liên kết chính xác dữ liệu đặc tả với hồ sơ; kiểm tra virút; Điểm đ) Lưu trữ cơ quan chuyển hồ sơ vào hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của cơ quan và thực hiện các biện pháp sao lưu dự phòng; Điểm e) Lập hồ sơ về việc nộp lưu tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ cơ quan. Khoản 4. Việc thu thập tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ lịch sử được thực hiện theo quy trình sau: Điểm a) Lưu trữ lịch sử và Lưu trữ cơ quan thống nhất Danh mục hồ sơ nộp lưu, yêu cầu, phương tiện, cấu trúc và định dạng chuyển; Điểm b) Lưu trữ cơ quan giao nộp hồ sơ và dữ liệu đặc tả kèm theo; Điểm c) Lưu trữ lịch sử kiểm tra để bảo đảm hồ sơ nhận đủ và đúng theo Danh mục; dạng thức và cấu trúc đã thống nhất; liên kết chính xác dữ liệu đặc tả với hồ sơ; kiểm tra virút; Điểm d) Lưu trữ lịch sử chuyển hồ sơ vào hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của Lưu trữ lịch sử và thực hiện các biện pháp sao lưu dự phòng; Điểm đ) Lập hồ sơ về việc nộp lưu tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ lịch sử. Khoản 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được hủy hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử sau khi việc giao nộp hồ sơ, tài liệu đó đã thành công và được Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử kiểm tra, xác nhận. Khoản 6. Tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình nộp lưu và thu thập tài liệu lưu trữ điện tử giữa Lưu trữ cơ quan với Lưu trữ lịch sử phải được thực hiện theo tiêu chuẩn về trao đổi dữ liệu theo quy định của pháp luật. Chương 2. Điều 8. Bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử Khoản 1. Tài liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản an toàn và được chuyển đổi theo công nghệ phù hợp. Khoản 2. Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử phải thường xuyên kiểm tra, sao lưu để bảo đảm an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy cập của tài liệu lưu trữ điện tử và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu trữ được thuận lợi nhưng phải bảo đảm không thay đổi nội dung tài liệu. Khoản 3. Phương tiện lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản trong môi trường lưu trữ thích hợp. Khoản 4. Bộ Nội vụ quy định chi tiết các yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử. Chương 2. Điều 9. Sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử Khoản 1. Thẩm quyền cho phép đọc, sao, chứng thực lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ điện tử được thực hiện như đối với tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác. Khoản 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng tải thông tin về quy trình, thủ tục, chi phí thực hiện dịch vụ sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử trên trang tin điện tử của cơ quan, tổ chức. Khoản 3. Khuyến khích việc thực hiện dịch vụ sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử trực tuyến. Khoản 4. Phương tiện lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng không được kết nối và sử dụng trên mạng diện rộng. Chương 2. Điều 10. Bảo đảm an toàn và bảo mật tài liệu lưu trữ điện tử Khoản 1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống quản lý tài liệu điện tử. Khoản 2. Cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật trong việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Chương 2. Điều 11. Hủy tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị Khoản 1. Tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được hủy theo thẩm quyền, thủ tục như tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác hết giá trị. Khoản 2. Việc hủy tài liệu lưu trữ điện tử phải được thực hiện đối với toàn bộ hồ sơ thuộc Danh mục tài liệu hết giá trị đã được phê duyệt và phải bảo đảm thông tin đã bị hủy không thể khôi phục lại được. Chương 2. Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm Khoản 1. Truy cập, thay đổi, giả mạo, sao chép, tiết lộ, gửi, hủy trái phép tài liệu lưu trữ điện tử. Khoản 2. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại phương tiện quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Chương 2. Điều 13. Trách nhiệm quản lý tài liệu lưu trữ điện tử Khoản 1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm: Điểm a) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử theo thẩm quyền; Điểm b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, yêu cầu, nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp lưu trữ tài liệu điện tử. Khoản 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Người làm lưu trữ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu điện tử. Khoản 4. Đơn vị, bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức về ứng dụng công nghệ thông tin đối với việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để duy trì hoạt động của hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức. Khoản 5. Người trực tiếp theo dõi, giải quyết công việc có trách nhiệm thực hiện các quy định về tạo lập, quản lý, lập hồ sơ điện tử trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu, điện tử vào Lưu trữ cơ quan. Khoản 6. Lưu trữ lịch sử có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chương 3. Điều 14. Thời hạn nộp lưu tài liệu lưu trữ của các ngành công an, quốc phòng, ngoại giao Khoản 1. Tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các ngành công an, quốc phòng, ngoại giao phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử trong thời hạn 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ chưa được giải mật hoặc tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Khoản 2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm quy định thời hạn bảo quản tài liệu của ngành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ; thống nhất đầu mối tổ chức việc lựa chọn tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn đã đến hạn nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền theo quy định của Luật lưu trữ. Chương 3. Điều 15. Thời hạn nộp lưu tài liệu lưu trữ chuyên môn nghiệp vụ của ngành khác Khoản 1. Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các ngành, lĩnh vực khác phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử trong thời hạn 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của cơ quan, tổ chức. Khoản 2. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ; tổ chức việc lựa chọn tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn đã đến hạn nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền theo quy định của Luật lưu trữ. Chương 4. Điều 16. Các trường hợp đặc biệt khi sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân Tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử thuộc một trong các trường hợp sau đây không được sử dụng rộng rãi sau 40 năm, kể từ năm cá nhân qua đời: Khoản 1. Việc sử dụng tài liệu lưu trữ có liên quan đến cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Khoản 2. Sử dụng tài liệu lưu trữ của cá nhân được hiến tặng, ký gửi vào Lưu trữ lịch sử khi chưa được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó cho phép. Chương 4. Điều 17. Thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân Tài liệu lưu trữ quy định tại Điều 16 Nghị định này được sử dụng hạn chế khi được cấp có thẩm quyền sau đây cho phép: Khoản 1. Tài liệu bảo quản tại Lưu trữ lịch sử ở trung ương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định. Khoản 2. Tài liệu bảo quản tại Lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khoản 3. Tài liệu lưu trữ của cá nhân ký gửi vào Lưu trữ lịch sử còn phải được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó cho phép. Chương 5. Điều 18. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 1. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp và có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Khoản 2. Giám đốc Sở Nội vụ cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Khoản 3. Bộ Nội vụ thống nhất quản lý, phát hành phôi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Chương 5. Điều 19. Kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ Khoản 1. Cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ phải đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ do Bộ Nội vụ quy định. Khoản 2. Bộ Nội vụ quy định cụ thể thẩm quyền, nội dung kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ và Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ. Chương 5. Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Khoản 2. Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ. Khoản 3. Giấy xác nhận thời gian làm việc từ 05 năm trở lên trong lĩnh vực lưu trữ của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc. Người xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dung xác nhận. Khoản 4. Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp từng lĩnh vực hành nghề, cụ thể: Điểm a) Đối với các dịch vụ bảo quản, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc tài liệu lưu trữ phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ hoặc hóa, sinh;
Nghị Định 01/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lưu trữ . - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 2 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e
Nghị Định 01/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lưu trữ . Chương 5. Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 2. Bộ Nội vụ quy định cụ thể thẩm quyền, nội dung kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ và Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ. Chương 5. Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Khoản 2. Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ. Khoản 3. Giấy xác nhận thời gian làm việc từ 05 năm trở lên trong lĩnh vực lưu trữ của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc. Người xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dung xác nhận. Khoản 4. Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp từng lĩnh vực hành nghề, cụ thể: Điểm a) Đối với các dịch vụ bảo quản, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc tài liệu lưu trữ phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ hoặc hóa, sinh; Điểm b) Đối với dịch vụ chỉnh lý tài liệu phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành về văn thư, lưu trữ; trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng về văn thư, lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền cấp; Điểm c) Đối với dịch vụ số hóa tài liệu lưu trữ phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ hoặc công nghệ thông tin. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành lưu trữ phải có chứng chỉ về công nghệ thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin phải có chứng chỉ bồi dưỡng về văn thư, lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền cấp; Điểm d) Đối với dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành về lưu trữ; trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng về văn thư, lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Khoản 5. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Khoản 6. Hai ảnh 2 x 3 cm (chụp trong thời hạn không quá 6 tháng). Chương 5. Điều 21. Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 1. Người yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú. Khoản 2. Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo quy định và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Khoản 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, Giám đốc Sở Nội vụ cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định. Khoản 4. Việc thu và sử dụng lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Chương 5. Điều 22. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 1. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ được cấp lại trong các trường hợp sau: Điểm a) Hết thời hạn sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Điểm b) Bổ sung nội dung hành nghề; Điểm c) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị hỏng hoặc bị mất. Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ: Điểm a) Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nộp tại nơi đã cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ; Điểm b) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ (trừ trường hợp Chứng chỉ bị mất); Điểm c) Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ và Giấy xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề). Khoản 3. Thời hạn xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ như đối với trường hợp xin cấp mới. Sở Nội vụ có trách nhiệm xem xét để cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định và thu lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ (trừ trường hợp Chứng chỉ bị mất). Khoản 4. Nội dung, thời hạn của Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cấp lại, bổ sung được ghi như sau: Điểm a) Ghi theo đúng nội dung, thời hạn của Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ đối với trường hợp bị hỏng hoặc bị mất; Điểm b) Ghi bổ sung nội dung hành nghề đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề; Điểm c) Ghi như trường hợp cấp mới Chứng chỉ hành nghề lưu trữ đối với trường hợp hết hạn Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Chương 5. Điều 23. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 1. Ngoài những trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật lưu trữ, người được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nếu thuộc một trong những trường hợp sau: Điểm a) Hành nghề không đúng với nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Điểm b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Điểm c) Cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Điểm d) Cá nhân khai báo thông tin không trung thực trong hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Điểm đ) Vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động lưu trữ. Khoản 2. Sở Nội vụ cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Trường hợp phát hiện vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật lưu trữ hoặc quy định tại Khoản 1 Điều này thì Sở Nội vụ nơi phát hiện vi phạm thông báo cho Sở Nội vụ nơi cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ xử lý theo thẩm quyền. Chương 5. Điều 24. Quyền, nghĩa vụ của người được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 1. Được hành nghề lưu trữ trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Hành nghề trong phạm vi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ được cấp. Khoản 3. Không được tự ý tẩy xóa, sửa chữa; cho người khác thuê, mượn Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Khoản 4. Xuất trình Chứng chỉ và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Chương 5. Điều 25. Trách nhiệm quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ Khoản 1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; quản lý, thống kê, tổng hợp tình hình cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ trong phạm vi cả nước. Khoản 2. Sở Nội vụ có trách nhiệm: Điểm a) Kiểm tra, thanh tra hoạt động hành nghề lưu trữ trong phạm vi địa bàn quản lý; Điểm b) Thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ đối với người vi phạm theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong hành nghề dịch vụ lưu trữ; Điểm c) Thông tin hàng tháng trên Trang thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Điểm d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp, sử dụng và quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Điểm đ) Lưu trữ hồ sơ gốc; đăng ký vào sổ đăng ký hồ sơ hoặc Cơ sở dữ liệu về việc cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ tại địa phương; Điểm e) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo cơ quan có chức năng giúp Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lưu trữ tình hình cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Chương 5. Điều 26. Xử lý vi phạm Cá nhân hành nghề lưu trữ vi phạm pháp luật về lưu trữ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chương 6. Điều 27. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013. Chương 6. Điều 28. Tổ chức thực hiện Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này. Chương 6. Điều 29. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
Quyết Định 2455/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin hải quan trực thuộc cục công nghệ thông tin và thống kê hải quan . * Điều 1 * Điều 1 * Điều 2
Quyết Định 2455/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin hải quan trực thuộc cục công nghệ thông tin và thống kê hải quan . Điều 1 Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin hải quan trực thuộc Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị, Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 2; - Bộ Tài chính (để báo cáo); - Lãnh đạo TCHQ; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ; - Lưu: VT, TCCB (10b).
Thông Tư 12/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia đông nam á và nước cộng hòa nhân dân trung hoa . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15
Thông Tư 12/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia đông nam á và nước cộng hòa nhân dân trung hoa . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ACFTA). Điều 2 Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với: Khoản 1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Khoản 2. Thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Điều 3 Giải thích từ ngữ Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây hiểu như sau: Khoản 1. Nuôi trồng thuỷ sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh, từ các loại con giống như trứng, cá con, cá giống và ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt, v.v… Khoản 2. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan. Khoản 3. FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan. Khoản 4. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập báo cáo tài chính. Các nguyên tắc này có thể bao gồm hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể. Khoản 5. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào. Khoản 6. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là những nguyên liệu cùng loại có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại, có đặc tính cơ bản giống nhau và không thể chỉ ra sự khác biệt bằng cách kiểm tra trực quan đơn thuần. Khoản 7. Nguyên liệu bao gồm bất kỳ chất liệu hoặc vật phẩm nào được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, kết hợp tự nhiên thành hàng hóa hoặc tham gia vào một quá trình sản xuất một hàng hóa khác. Khoản 8. Nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ là nguyên liệu hoặc hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này. Khoản 9. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là nguyên liệu và bao bì được sử dụng để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà không phải là nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa dùng để bán lẻ. Khoản 10. Sản xuất là các phương thức để thu được hàng hóa bao gồm nuôi trồng, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, canh tác, đánh bẫy, săn bắn, săn bắt, thu lượm, thu nhặt, gây giống, chiết xuất, chế tạo, sản xuất, gia công, lắp ráp hàng hóa, v.v… Khoản 11. Quy tắc cụ thể mặt hàng là quy tắc đòi hỏi nguyên liệu đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ sau: Điểm a) Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC); Điểm b) Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa đặc trưng; Điểm c) Hàm lượng giá trị khu vực; Điểm d) Tiêu chí kết hợp giữa các tiêu chí nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này. Khoản 12. Yếu tố trung gian là hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc giám định hàng hóa khác nhưng không cấu thành nên hàng hóa đó. Khoản 13. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này hoặc hàng hóa, nguyên liệu không xác định được xuất xứ. Khoản 14. C/O giáp lưng mẫu E là C/O do Nước thành viên xuất khẩu trung gian cấp dựa trên C/O mẫu E gốc của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên nhằm chứng minh xuất xứ của hàng hóa có liên quan. Khoản 15. Nhà xuất khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi người đó. Khoản 16. Nhà nhập khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi người đó. Điều 4 Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam Khoản 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục: Điểm a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng; Điểm b) Phụ lục II: Mẫu C/O mẫu E; Điểm c) Phụ lục III: Hướng dẫn kê khai C/O mẫu E xuất khẩu; Điểm d) Phụ lục IV: Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Việt Nam. Khoản 2. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định có liên quan. Chương II Điều 5 Hàng hóa có xuất xứ Hàng hóa được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ dưới đây cũng như các quy định khác tại Thông tư này: Khoản 1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Khoản 2. Được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên. Khoản 3. Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư này. Điều 6 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong các trường hợp sau: Khoản 1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một Nước thành viên. Khoản 2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một Nước thành viên. Khoản 3. Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một Nước thành viên mà chưa qua chế biến, bao gồm sữa, trứng, mật ong tự nhiên, lông, len, tinh dịch và phân. Khoản 4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một Nước thành viên. Khoản 5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển tại một Nước thành viên. Khoản 6. Sản phẩm đánh bắt từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải của một Nước thành viên, với điều kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật quốc tế đã được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Khoản 7. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên hoặc treo cờ của Nước thành viên đó. Khoản 8. Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng ký hoặc được treo cờ của một Nước thành viên từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này. Khoản 9. Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô. Khoản 10. Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô. Khoản 11. Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này. Điều 7 Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy Khoản 1. Hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, ngoại trừ hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này, được coi là có xuất xứ nếu: Điểm a) Hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn 40% trị giá FOB tính theo công thức quy định tại Điều 8 Thông tư này và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một Nước thành viên; hoặc Điểm b) Hàng hóa thuộc các Chương 25, 26, 28, 29, 31 và 39; từ Chương 42 đến Chương 49; từ Chương 57 đến Chương 59; các Chương 61, 62, 64; từ Chương 66 đến Chương 71; từ Chương 73 đến Chương 83; các Chương 86 và 88; từ Chương 91 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH), ngoại trừ các Nhóm 29.01, 29.02, 31.05, 39.01, 39.02, 39.03, 39.07, 39.08 áp dụng tiêu chí xuất xứ RVC 40%. Khoản 2. Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 8 Công thức tính RVC Khoản 1. RVC được tính theo công thức sau: RVC = FOB - VNM x 100% FOB Trong đó: RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm. VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ. Khoản 2. VNM được xác định như sau: Điểm a) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu không có xuất xứ, VNM là trị giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu; Điểm b) Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ thu được từ một Nước thành viên, VNM là giá mua đầu tiên có thể xác định được đối với nguyên liệu đó. Trị giá này không bao gồm cước vận tải, bảo hiểm, chi phí đóng gói và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho của nhà cung cấp đến địa điểm của nhà sản xuất. Khoản 3. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ tại một Nước thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này tiếp tục được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra một hàng hóa khác tại Nước thành viên đó, không cần xét đến phần trị giá không có xuất xứ của nguyên liệu đó khi xác định xuất xứ hàng hóa. Khoản 4. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan. Điều 9 Cộng gộp Hàng hóa có xuất xứ của một Nước thành viên sử dụng làm nguyên liệu tại một Nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hóa cuối cùng. Điều 10 Công đoạn gia công, chế biến đơn giản Những công đoạn gia công, chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không cần xét đến những công đoạn này khi hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên: Khoản 1. Bảo đảm việc bảo quản hàng hóa trong tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho. Khoản 2. Hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển. Khoản 3. Đóng gói (không bao gồm “đóng gói” trong ngành công nghiệp điện tử) hoặc trưng bày hàng hóa để bán. Điều 11 Vận chuyển trực tiếp Khoản 1. Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy định tại Thông tư này và phải được vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu. Khoản 2. Trường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu: Điểm a) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ một Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu; hoặc Điểm b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều Nước thành viên khác hoặc qua một Nước không phải là thành viên và đáp ứng các điều kiện sau: - Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu về vận tải; - Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó; - Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều k iện tốt. Điều 12 De Minimis Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí CTC theo quy định tại Điều 7 Thông tư này vẫn được coi là có xuất xứ nếu: Khoản 1. Đối với hàng hóa không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu chí CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa. Khoản 2. Đối với hàng hóa thuộc từ Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa: Điểm a) Trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu chí CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không vượt quá 10% tổng trọng lượng hàng hóa; hoặc Điểm b) Trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu chí CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa. Khoản 3. Hàng hóa nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đáp ứng các quy định khác tại Thông tư này. Điều 13 Nguyên liệu đóng gói và bao bì Khoản 1. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để vận chuyển, không cần xét đến nguyên liệu đóng gói và bao bì này khi xác định xuất xứ của hàng hóa. Khoản 2. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ và được phân loại cùng với hàng hóa: Điểm a) Cần tính trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì khi xác định xuất xứ hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC. Điểm b) Không cần xét đến xuất xứ nguyên liệu đóng gói và bao bì khi xác định xuất xứ hàng hóa áp dụng tiêu chí CTC. Điều 14 Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ Khoản 1. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ được mô tả và phân loại cùng với hàng hóa được coi là một phần của hàng hóa nếu: Điểm a) Được lập hóa đơn cùng với hàng hóa; Điểm b) Có số lượng và trị giá phù hợp với hàng hóa theo thông lệ. Khoản 2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí CTC theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, không cần xét đến xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ nêu tại khoản 1 Điều này khi xác định xuất xứ hàng hóa. Khoản 3. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC, trị giá của phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ nêu tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ khi tính RVC. Điều 15 Các yếu tố trung gian Khi xác định xuất xứ hàng hóa, không cần xác định xuất xứ của các yếu tố trung gian dưới đây:
Thông Tư 12/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia đông nam á và nước cộng hòa nhân dân trung hoa . Chương II * Điều 15 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 15 * Điều 16 Chương III * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5
Thông Tư 12/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia đông nam á và nước cộng hòa nhân dân trung hoa . Chương II Điều 15 Các yếu tố trung gian Khoản 1 Điểm a) Được lập hóa đơn cùng với hàng hóa; Điểm b) Có số lượng và trị giá phù hợp với hàng hóa theo thông lệ. Khoản 2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí CTC theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, không cần xét đến xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ nêu tại khoản 1 Điều này khi xác định xuất xứ hàng hóa. Khoản 3. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC, trị giá của phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ nêu tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ khi tính RVC. Điều 15 Các yếu tố trung gian Khi xác định xuất xứ hàng hóa, không cần xác định xuất xứ của các yếu tố trung gian dưới đây: Khoản 1. Nhiên liệu, năng lượng, chất xúc tác và dung môi. Khoản 2. Trang thiết bị, máy móc và vật tư dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa. Khoản 3. Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư và trang thiết bị bảo hộ lao động. Khoản 4. Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc. Khoản 5. Phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng. Khoản 6. Dầu, mỡ bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc được sử dụng để vận hành thiết bị và nhà xưởng. Khoản 7. Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành nên sản phẩm nhưng việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất phải được chứng minh là cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đó. Điều 16 Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau Việc xác định các nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là nguyên liệu có xuất xứ hay không có xuất xứ được thực hiện bằng các phương pháp sau: Khoản 1. Chia tách thực tế từng nguyên liệu; hoặc Khoản 2. Áp dụng các nguyên tắc kế toán về quản lý kho được áp dụng rộng rãi, hoặc các thông lệ quản lý kho tại Nước thành viên xuất khẩu. Khi quyết định sử dụng phương pháp kế toán về quản lý kho nào thì phương pháp đó phải được sử dụng suốt trong năm tài chính. Chương III Điều 17 Kiểm tra trước khi xuất khẩu Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu. Kết quả kiểm tra, xác minh định kỳ hoặc khi cần thiết, được chấp nhận như chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra này có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó. Điều 18 Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O Cơ quan, tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra từng trường hợp đề nghị cấp C/O để bảo đảm rằng: Khoản 1. Đơn đề nghị cấp C/O và C/O mẫu E được khai đầy đủ theo quy định tại mặt sau C/O mẫu E và được ký bởi người có thẩm quyền. Khoản 2. Xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Các thông tin khác trên C/O mẫu E phù hợp với chứng từ kèm theo. Khoản 4. Mô tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng hóa, ký hiệu và số kiện hàng, số kiện và loại kiện hàng được kê khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu. Khoản 5. Nhiều mặt hàng có thể được khai trên cùng một C/O mẫu E, phù hợp với quy định và pháp luật Nước thành viên nhập khẩu với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng các quy định về xuất xứ đối với mặt hàng đó. Điều 19 C/O mẫu E Khoản 1. C/O mẫu E được làm trên giấy trắng, khổ A4 theo tiêu chuẩn ISO, phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. C/O mẫu E gồm 1 bản gốc (Original) và 2 bản sao (Duplicate và Triplicate). C/O mẫu E phải được kê khai bằng tiếng Anh. Khoản 2. Trường hợp C/O mẫu E có nhiều trang, các trang tiếp theo sử dụng C/O mẫu E quy định tại khoản 1 Điều này và có cùng chữ ký, con dấu, số tham chiếu như trang đầu tiên. Khoản 3. Mỗi C/O mẫu E có một số tham chiếu riêng, được cấp cho một lô hàng và có thể bao gồm một hay nhiều mặt hàng. Khoản 4. Bản gốc C/O mẫu E được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc nơi nhập khẩu. Bản sao Duplicate do cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản sao Triplicate do nhà xuất khẩu lưu. Khoản 5. Trường hợp từ chối C/O mẫu E, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu đánh dấu vào mục tương ứng tại Ô số 4 trên C/O mẫu E. Khoản 6. Trường hợp C/O mẫu E bị từ chối như nêu tại khoản 5 Điều này, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận và xem xét các giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan. Các giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O phải chi tiết và lý giải được những vấn đề mà Nước thành viên nhập khẩu đưa ra. Điều 20 Xử lý sai sót trên C/O mẫu E Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O mẫu E. Mọi sửa đổi phải được thực hiện bằng cách gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được người có thẩm quyền ký C/O mẫu E chấp thuận và được cơ quan, tổ chức cấp C/O đóng dấu xác nhận. Những phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm. Điều 21 Cấp C/O mẫu E Khoản 1. C/O mẫu E được cấp trước hoặc tại thời điểm giao hàng. Trường hợp C/O mẫu E không được cấp tại thời điểm giao hàng hoặc không muộn hơn 3 ngày tính từ ngày giao hàng theo đề nghị của nhà xuất khẩu, C/O mẫu E được cấp sau phù hợp với quy định và pháp luật của Nước thành viên xuất khẩu. C/O mẫu E cấp sau trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày giao hàng và phải đánh dấu vào Ô số 13 nơi có dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”. Khoản 2. C/O mẫu E cấp sau có thể được nhà nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan để đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định và pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu. Điều 22 C/O mẫu E giáp lưng Khoản 1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O Nước thành viên trung gian có thể cấp C/O mẫu E giáp lưng theo đề nghị của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đang được vận chuyển qua lãnh thổ của Nước thành viên đó, với điều kiện: Điểm a) Nhà nhập khẩu phải đồng thời là nhà xuất khẩu nộp đơn đề nghị cấp C/O mẫu E giáp lưng tại Nước thành viên trung gian; Điểm b) Người nộp đơn đề nghị cấp C/O mẫu E giáp lưng xuất trình bản gốc C/O mẫu E còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp; Điểm c) C/O mẫu E giáp lưng bao gồm một số thông tin như ngày cấp, số tham chiếu và tên cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. Trị giá hóa đơn là trị giá hóa đơn của hàng hóa xuất khẩu từ Nước thành viên trung gian; Điểm d) Tổng số lượng hàng hóa ghi trên C/O mẫu E giáp lưng không vượt quá tổng số lượng hàng hóa ghi trên C/O mẫu E do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp. Khoản 2. Ngày hết hạn hiệu lực của C/O mẫu E giáp lưng là ngày hết hạn hiệu lực của C/O mẫu E do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp. Khoản 3. Hàng hóa tái xuất được cấp C/O mẫu E giáp lưng phải nằm trong khu vực kiểm soát của cơ quan hải quan Nước thành viên trung gian như khu phi thuế quan. Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác tại Nước thành viên trung gian, ngoại trừ việc đóng gói lại và các hoạt động hậu cần theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Khoản 4. Thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp C/O mẫu E giáp lưng thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này. Khoản 5. Trường hợp cần thiết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu, Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên và Nước thành viên trung gian cung cấp thông tin liên quan đến C/O mẫu E đầu tiên và C/O mẫu E giáp lưng tương ứng, bao gồm nhà xuất khẩu đầu tiên, nhà xuất khẩu cuối cùng, số tham chiếu, mô tả hàng hóa, nước xuất xứ và cảng dỡ hàng. Điều 23 C/O mẫu E bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng Trường hợp C/O mẫu E bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu có thể nộp đơn đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp bản sao chứng thực của bản gốc Original và bản sao Triplicate của C/O mẫu E trên cơ sở chứng từ xuất khẩu được lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O. Bản sao chứng thực này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” tại Ô số 12 và ngày cấp của C/O mẫu E bản gốc Original. Bản sao chứng thực này được cấp trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp C/O mẫu E bản gốc với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan, tổ chức cấp C/O có liên quan bản sao Triplicate của C/O mẫu E hoặc bất kỳ chứng từ nào thể hiện việc cấp C/O mẫu E bản gốc. Điều 24 Nộp C/O mẫu E Bản gốc C/O mẫu E được nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định và pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu. Điều 25 Thời hạn hiệu lực của C/O C/O mẫu E có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp và phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó. Điều 26 Miễn nộp C/O mẫu E Khoản 1. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ được miễn nộp C/O mẫu E và chỉ cần bản khai báo đơn giản của nhà xuất khẩu rằng hàng hóa đó có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ cũng được áp dụng quy định này. Khoản 2. Trường hợp cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu xác định rằng việc nhập khẩu các lô hàng liên tiếp có thể nhằm mục đích tránh không phải nộp C/O, hàng hóa nhập khẩu như vậy không được miễn C/O mẫu E theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 27 Xử lý khác biệt nhỏ Khoản 1. Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ của sản phẩm, những khác biệt nhỏ như mã HS trên C/O mẫu E khác với mã HS trên các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu không làm mất hiệu lực của C/O mẫu E nếu những khác biệt này phù hợp với hàng hóa nhập khẩu thực tế. Khoản 2. Trường hợp giữa Nước thành viên xuất khẩu và Nước thành viên nhập khẩu chỉ có những khác biệt nhỏ nêu tại khoản 1 Điều này, hàng hóa được thông quan và không bị cản trở do các thủ tục hành chính như bị áp mức thuế nhập khẩu cao hơn hoặc phải đặt cọc một số tiền tương ứng. Sau khi vướng mắc về các khác biệt nhỏ được giải quyết, mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo ACFTA được áp dụng và phần thuế đóng vượt quá mức sẽ được hoàn lại theo quy định và pháp luật Nước thành viên nhập khẩu. Khoản 3. Trường hợp C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, vướng mắc đối với một mặt hàng không ảnh hưởng hoặc cản trở việc áp dụng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại. Việc xử lý đối với những mặt hàng có vướng mắc thực hiện theo điểm b khoản 1 Điều 28 Thông tư này. Kiểm tra sau Khoản 1. Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị kiểm tra ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hay tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa có liên quan hoặc một vài phần của hàng hóa đó. Điểm a) Đề nghị kiểm tra phải làm bằng văn bản, gửi kèm bản sao của C/O mẫu E có liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy các chi tiết trên C/O này có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên; Điểm b) Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể áp dụng các thủ tục hành chính cần thiết bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu đặt cọc một số tiền tương ứng và cho phép thông quan hàng hóa, với điều kiện hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận xuất xứ; Điểm c) Cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay về việc nhận được đề nghị kiểm tra và có ý kiến trả lời không muộn hơn 90 ngày sau ngày nhận được đề nghị kiểm tra. Trường hợp không trả lời được trong thời hạn này, cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu có thể đề nghị bằng văn bản về việc gia hạn thêm 90 ngày nữa với điều kiện việc đề nghị gia hạn được thực hiện trong thời hạn 90 ngày đầu tiên. Khoản 2. Trường hợp cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu không đồng ý với kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị kiểm tra thực tế tại Nước thành viên xuất khẩu. Điểm a) Trước khi tiến hành kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu nhằm mục đích thống nhất chung về điều kiện và phương thức kiểm tra; Điểm b) Việc kiểm tra thực tế được tiến hành không muộn hơn 60 ngày sau ngày nhận được thông báo của Nước thành viên nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này. Khoản 3. Quy trình kiểm tra, bao gồm kiểm tra sau và kiểm tra thực tế được tiến hành và thông báo kết quả cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu trong thời hạn tối đa 180 ngày sau khi nhận được đề nghị kiểm tra. Trường hợp đề nghị gia hạn thời gian trả lời theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, quy trình kiểm tra, bao gồm kiểm tra sau và kiểm tra thực tế được tiến hành và thông báo kết quả cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu, được gia hạn từ 180 ngày đến tối đa 270 ngày sau khi nhận được đề nghị kiểm tra. Trong khi chờ kết quả kiểm tra thực tế, việc tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Khoản 4. Tất cả thông tin trao đổi liên quan đến đề nghị kiểm tra cần được thực hiện thông qua đầu mối kiểm tra xác minh của các Nước thành viên. Khoản 5. Nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp Nước thành viên xuất khẩu không đáp ứng đề nghị kiểm tra của cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu hoặc vi phạm quy trình kiểm tra theo thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Thông Tư 12/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia đông nam á và nước cộng hòa nhân dân trung hoa . Chương III * Điều 28 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 Chương IV * Điều 34
Thông Tư 12/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia đông nam á và nước cộng hòa nhân dân trung hoa . Chương III Điều 28 Kiểm tra sau Khoản 4. Tất cả thông tin trao đổi liên quan đến đề nghị kiểm tra cần được thực hiện thông qua đầu mối kiểm tra xác minh của các Nước thành viên. Khoản 5. Nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp Nước thành viên xuất khẩu không đáp ứng đề nghị kiểm tra của cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu hoặc vi phạm quy trình kiểm tra theo thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Khoản 6. Mỗi Nước thành viên phải đảm bảo bảo mật thông tin và chứng từ liên quan đến việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa do Nước thành viên khác cung cấp. Các thông tin, chứng từ này không được phép sử dụng cho mục đích khác, kể cả trong thủ tục tố tụng về hành chính, hình sự mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Nước thành viên cung cấp thông tin đó. Điều 29 Lưu trữ hồ sơ Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu E và tất cả chứng từ liên quan được lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O không ít hơn 3 năm kể từ ngày cấp. Khoản 2. Thông tin liên quan đến hiệu lực của C/O mẫu E được cung cấp theo yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu. Khoản 3. Bất kỳ thông tin trao đổi giữa các Nước thành viên liên quan phải được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho việc xác nhận tính hợp lệ của C/O mẫu E. Khoản 4. Để phục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 28 Thông tư này, nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu đề nghị cấp C/O mẫu E, theo quy định và pháp luật Nước thành viên xuất khẩu, phải lưu trữ chứng từ đề nghị cấp C/O không ít hơn 3 năm kể từ ngày cấp C/O mẫu E. Điều 30 Thay đổi điểm đến của hàng hóa Hàng hóa xuất khẩu đến một Nước thành viên thay đổi điểm đến trước hoặc sau khi hàng cập cảng thực hiện theo quy định sau: Khoản 1. Trường hợp hàng hóa đã khai báo hải quan, theo đơn đề nghị của nhà nhập khẩu, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu xác thực C/O mẫu E đã cấp. Cơ quan hải quan giữ bản gốc C/O mẫu E và cung cấp bản sao cho nhà nhập khẩu. Khoản 2. Trường hợp hàng hóa thay đổi điểm đến khác với thông tin trên C/O mẫu E đã cấp trong quá trình vận chuyển đến Nước thành viên nhập khẩu, nhà xuất khẩu nộp đơn đề nghị cấp lại C/O mới và hoàn trả C/O mẫu E đã cấp trước đó. Điều 31 Chứng từ áp dụng cho quy định vận chuyển trực tiếp Theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là Nước thành viên của ACFTA, các chứng từ sau phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu: Khoản 1. Vận tải đơn chở suốt do Nước thành viên xuất khẩu cấp. Khoản 2. C/O mẫu E do cơ quan, tổ chức cấp C/O liên quan của Nước thành viên xuất khẩu cấp. Khoản 3. Bản gốc hóa đơn thương mại. Khoản 4. Các chứng từ chứng minh việc vận chuyển đáp ứng các quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Điều 32 Hàng hóa triển lãm Khoản 1. Sản phẩm gửi từ Nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại Nước thành viên khác và được bán trong hoặc sau thời gian triển lãm nhằm nhập khẩu vào một Nước thành viên được hưởng ưu đãi thuế quan theo ACFTA với điều kiện sản phẩm đó đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA và phải chứng minh cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu rằng: Điểm a) Nhà xuất khẩu gửi sản phẩm này từ lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên khác nơi tổ chức triển lãm và sản phẩm được trưng bày tại đó; Điểm b) Nhà xuất khẩu đã bán hoặc chuyển nhượng sản phẩm này cho người nhận hàng ở Nước thành viên nhập khẩu; Điểm c) Sản phẩm được giao cho Nước thành viên nhập khẩu trong quá trình triển lãm hoặc ngay sau khi kết thúc triển lãm vẫn còn nguyên trạng như khi chúng được gửi đi tham gia triển lãm. Khoản 2. Để thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, C/O mẫu E phải được nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu, trong đó ghi rõ tên và địa chỉ của nơi tổ chức triển lãm. Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên nơi diễn ra triển lãm có thể cấp một hình thức chứng nhận cùng với các chứng từ quy định tại khoản 4 Điều 31 Thông tư này để xác nhận hàng hóa đã tham gia triển lãm. Khoản 3. Khoản 1 Điều này áp dụng đối với bất kỳ triển lãm, hội chợ thương mại, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ hoặc các cuộc giới thiệu, trưng bày tương tự, hoặc bày bán tại các cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh với mục đích để bán các sản phẩm nước ngoài và những nơi mà sản phẩm vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của cơ quan hải quan trong suốt quá trình triển lãm. Điều 33 Hóa đơn do bên thứ ba phát hành Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu của Nước thành viên ACFTA đại diện cho công ty đó, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành có thể là hóa đơn của một Nước thành viên ACFTA hoặc của một nước không phải là Nước thành viên ACFTA. Số hóa đơn đầu tiên hoặc số hóa đơn của bên thứ ba được khai báo tại Ô số 10 của C/O mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các Nước thành viên ACFTA và hóa đơn bên thứ ba được đính kèm C/O mẫu E khi xuất trình cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu. Chương IV Điều 34 Điều khoản thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2019. Khoản 2. Mẫu C/O mẫu E, quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng và việc áp dụng được thực hiện theo thỏa thuận của các Nước thành viên ACFTA và quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Thông tư này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật sau đây: Điểm a) Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Điểm b) Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Điểm c) Thông tư số 01/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Điểm d) Thông tư số 37/2011/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Điểm đ) Thông tư số 21/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Điểm e) Thông tư số 14/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng; - Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản); - Công báo; - Kiểm toán Nhà nước; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; - BQL các KCN và CX Hà Nội; - BQL KKT tỉnh Hà Giang; - Sở Công Thương Hải Phòng; - Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ; các Phòng QLXNKKV (19); - Lưu: VT, XNK (5). BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
Quyết Định 37/2004/QĐ-BTNMT về việc quy định nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nhà xuất bản bản đồ . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4
Quyết Định 37/2004/QĐ-BTNMT về việc quy định nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nhà xuất bản bản đồ . Điều 1: Vị trí, chức năng Nhà xuất bản Bản đồ (sau đây gọi tắt là Nhà xuất bản) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoạt động công ích trong lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước về xuất bản, thành lập, in và phát hành các thể loại bản đồ, atlas, tài liệu hướng dẫn thi hành pháp luật, sách, tài liệu chuyên ngành và các xuất bản phẩm khác, phục vụ các yêu cầu về quản lý tài nguyên, môi trường, nhu cầu xã hội và nâng cao dân trí. Điều 2: Nhiệm vụ của Nhà xuất bản Khoản 1. Thực hiện các nhiệm vụ được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao trong lĩnh vực xuất bản; in và phát hành bản đồ, sách, tài liệu chuyên ngành về tài nguyên – môi trường trong phạm vi cả nước; Khoản 2. Xuất bản các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, sách, tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, phổ biến pháp luật, khoa học – kỹ thuật, thông tin, tuyên truyền về tài nguyên, môi trường; Khoản 3. Xuất bản, in và phát hành hệ thống bản đồ địa chính, địa chính, hành chính, bản đồ nền cơ sở; bản đồ, tập bản đồ, atlas, quả cầu chuyên ngành, chuyên đề trên giấy, CD-Rom, mạng Internet và trên các phương tiện khác nhằm phục vụ các yêu cầu về quản lý tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ; phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và nâng cao dân trí; Khoản 4. Tổng hợp nhu cầu xuất bản bản đồ của các tổ chức, cá nhân, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Văn hóa – Thông tin phê duyệt kế hoạch xuất bản; Khoản 5. Thành lập bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính các cấp; xây dựng quy hoạch, kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hiệu chỉnh bản đồ địa chính, đo vẽ bản đồ địa chính; Khoản 6. Nguyên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực đo đạc, bản đồ, quản lý đất đai, môi trường, thông tin địa lý; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin bản đồ, thông tin địa lý; Khoản 7. In và phát hành các loại sách, tạp chí, lịch, nhãn bao bì hàng hóa, sản phẩm quảng cáo và các ấn phẩm khác cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Khoản 8. Kinh doanh sản phẩm, thiết bị, vật tư và thực hiện các dịch vụ về tư liệu, kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành, quảng cáo. Khoản 9. Đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ mới trong lĩnh vực đo đạc – bản đồ, xuất bản, in; Khoản 10. Tham gia xây dựng các văn bản quản lý, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực đo đạc, bản đồ; xuất bản, in và phát hành bản đồ. Điều 3: Cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản I. Lãnh đạo Nhà xuất bản: Khoản 1. Giám đốc; 1. Văn phòng; 1. Xí nghiệp Bản đồ địa chính Khoản 2. Tổng biên tập 2. Phòng Kế hoạch; 2. Xí nghiệp Bản đồ chuyên đề; Khoản 3. Phó Giám đốc. II. Các tổ chức giúp việc Giám đốc Nhà xuất bản 3. Phòng Biên tập – Tư liệu; 3. Trung tâm Tin học; Khoản 4. Phòng Quản lý xuất bản; 4. Xí nghiệp In số 1; Khoản 5. Phòng Kế toán – Thống kê; 5. Xí nghiệp In số 2; Khoản 6. Phòng Thị trường; 6. Xí nghiệp In số 3; Khoản 7. Phòng Công nghệ. III. Các đơn vị sản xuất trực thuộc Nhà xuất bản: 7. Trung tâm Phát hành; Khoản 8. Trung tâm GIS; Khoản 9. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh; Khoản 10. Chi nhánh tại miền Trung. Các chi nhánh có con dấu và tài khoản riêng Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc Nhà xuất bản thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc Nhà xuất bản. Giám đốc Nhà xuất bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc. Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Nhà xuất bản Bản đồ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Mai Ái Trực
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 Chương II * Điều 6 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Nghị định này quy định về phương hướng xây dựng, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu tư hạ tầng, thành lập, hoạt động, chính sách phát triển và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, khu kinh tế. Điều 2 Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Khoản 2. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khoản 3. Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; có tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Khoản 4. Khu công nghiệp chuyên ngành là khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc một ngành, nghề cụ thể; có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề này. Khoản 5. Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này. Khoản 6. Khu công nghiệp công nghệ cao là khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ, dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo; có tối thiểu 30% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư này. Khoản 7. Cộng sinh công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp khác nhau để tối ưu hóa việc sử dụng hoặc tái sử dụng yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu và yếu tố khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Khoản 8. Doanh nghiệp sinh thái là doanh nghiệp thực hiện đồng thời các giải pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này. Khoản 9. Khu công nghiệp mở rộng là khu vực khu công nghiệp được hình thành thông qua việc tăng quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được thành lập trước đó, trong đó phần diện tích mở rộng của khu công nghiệp có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp đã được thành lập. Khoản 10. Phân khu công nghiệp là một phần diện tích của khu công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; được xác định trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khoản 11. Phí sử dụng hạ tầng là phí dịch vụ sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ, bao gồm: hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khác. Khoản 12. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại khu công nghiệp và cho các nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khoản 13. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh. Khoản 14. Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế được thành lập ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển. Khoản 15. Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được thành lập ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền. Khoản 16. Khu kinh tế chuyên biệt là khu kinh tế được thành lập ở vùng kinh tế trọng điểm, hành lang phát triển, khu vực động lực phát triển hoặc khu vực có vai trò tương tự được xác định trong quy hoạch vùng. Khoản 17. Khu phi thuế quan trong khu kinh tế là khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế. Khoản 18. Diện tích đất công nghiệp là phần diện tích đất trong khu công nghiệp dành cho nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, thực hiện dự án đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh; được xác định trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khoản 19. Diện tích đất dịch vụ là phần diện tích đất trong khu công nghiệp dành cho nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất để xây dựng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư; được xác định trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khoản 20. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Khoản 21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế. Khoản 22. Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp là tỷ lệ diện tích đất công nghiệp và đất dịch vụ đã cho nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật trên tổng diện tích đất công nghiệp và đất dịch vụ của khu công nghiệp, được tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Khoản 23. Công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế là công trình công cộng được phân loại theo công năng sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, bao gồm: công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu; công trình y tế; công trình thể thao, văn hóa, công viên; công trình thương mại; cơ sở lưu trú; công trình dịch vụ và các công trình kết cấu khác được xây dựng phục vụ trực tiếp cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 24. Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 71 của Luật Đầu tư là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng và vận hành theo quy định tại Nghị định này để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị và thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế. Khoản 25. Cụm liên kết ngành trong khu công nghiệp là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và doanh nghiệp, tổ chức có liên quan hoạt động trong khu công nghiệp cùng hợp tác và cạnh tranh. Điều 3 Phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế là một nội dung của quy hoạch vùng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 của Luật Quy hoạch. Khoản 2. Nội dung phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm: Điểm a) Mục tiêu, định hướng, phương hướng phân bổ không gian, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế của vùng trong kỳ quy hoạch; Điểm b) Dự kiến tổng diện tích, loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng; xác định các khu kinh tế có vai trò quan trọng, có tính động lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Điều 4 Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp Khoản 1. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch. Khoản 2. Nội dung phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp bao gồm: Điểm a) Mục tiêu, định hướng, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển hệ thống khu công nghiệp trong kỳ quy hoạch; Điểm b) Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điểm c) Thể hiện phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trên bản đồ quy hoạch. Khoản 3. Nội dung Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Điểm a) Tên của khu công nghiệp; Điểm b) Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu công nghiệp. Khoản 4. Việc lập Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Không phát triển khu công nghiệp mới tại khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, trừ khu công nghiệp được đầu tư theo loại hình khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái; Điểm b) Không sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ (bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới); Điểm c) Khu công nghiệp phải có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và có khả năng thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực để phát triển khu công nghiệp; Điểm d) Có quỹ đất tối thiểu bằng 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để quy hoạch xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp; Điểm đ) Đáp ứng quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ bờ biển, sử dụng đất lấn biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; Điểm e) Phù hợp với phương hướng xây dựng khu công nghiệp. Khoản 5. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là cơ sở để tổ chức: Điểm a) Lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng, quy hoạch điều chỉnh quy hoạch này; Điểm b) Lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng. Điều 5 Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế Khoản 1. Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế là một nội dung của quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch. Khoản 2. Nội dung phương án phát triển hệ thống khu kinh tế bao gồm: Điểm a) Mục tiêu, định hướng, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển hệ thống khu kinh tế trong kỳ quy hoạch; Điểm b) Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điểm c) Thể hiện phương án phát triển hệ thống khu kinh tế trên bản đồ quy hoạch. Khoản 3. Nội dung Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Điểm a) Tên của khu kinh tế; Điểm b) Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu kinh tế. Khoản 4. Việc lập Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Địa điểm dự kiến thành lập khu kinh tế thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước để thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sản xuất, kinh doanh; gắn với cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển loại I trở lên trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế ven biển; có cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế cửa khẩu; có khả năng kết nối thuận lợi với các trục hành lang kinh tế khu vực và quốc tế, tiếp cận dễ dàng với các thị trường quốc tế, phát triển thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đổi mới sáng tạo quy mô lớn, thúc đẩy tiềm năng đặc biệt của vùng trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế chuyên biệt; Điểm b) Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên đối với khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu, từ 5.000 ha trở lên đối với khu kinh tế chuyên biệt và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế; Điểm c) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng; Điểm d) Không tác động tiêu cực đến di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu; Điểm đ) Phù hợp với phương hướng xây dựng khu kinh tế. Khoản 5. Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh là cơ sở để: Điểm a) Thành lập, mở rộng khu kinh tế; Điểm b) Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch điều chỉnh quy hoạch này; Điểm c) Tổ chức lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phục vụ sự phát triển của khu kinh tế. Chương II Mục 1 Điều 6 Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp Khoản 1. Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp). Khoản 2. Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khoản 3. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 4. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp mở rộng thực hiện theo quy định tương tự khu công nghiệp mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định này.
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương II * Điều 7 * Điều 7 * Điều 8 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . tầng, thành lập khu công nghiệp Khoản 1. Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp). Khoản 2. Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khoản 3. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 4. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp mở rộng thực hiện theo quy định tương tự khu công nghiệp mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định này. Khoản 5. Mỗi khu công nghiệp có một hoặc nhiều chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Khoản 6. Khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền: Điểm a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; Điểm b) Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư. Chương II Mục 1 Điều 7 Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Khoản 1. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm: quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần). Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại Nghị định này. Khoản 2. Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được phê duyệt là cơ sở để: Điểm a) Tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần); Điểm b) Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; tổ chức lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư; Điểm c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư. Khoản 3. Căn cứ phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khoản 4. Các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch: Điểm a) Trường hợp lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch; Điểm b) Trường hợp lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch; Điểm c) Trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch theo quy định tại khoản 5 Điều này. Khoản 5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng cho toàn bộ khu vực được quy hoạch theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp có nhiều chủ đầu tư hạ tầng hoặc nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng phân khu công nghiệp. Trường hợp khu công nghiệp, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ quy định tại khoản này được xác định trong quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì được lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp mà không cần lập nhiệm vụ quy hoạch. Điều 7 Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Khoản 6. Trừ trường hợp lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt hoặc khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng hoặc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp của các cơ quan sau đây: Điểm a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 200 ha trở lên; Điểm b) Bộ Giao thông vận tải đối với khu công nghiệp có đấu nối vào quốc lộ; Điểm c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với khu công nghiệp có vị trí tiếp giáp khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thiên nhiên, khu du lịch cấp quốc gia trở lên; Điểm d) Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp nằm trong các đô thị loại II; Điểm đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với khu công nghiệp tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển hoặc khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh và pháp luật về đầu tư. Khoản 7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp nếu không thay đổi địa bàn cấp huyện trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích của khu công nghiệp nhưng không quá 2% và không quá 6 ha so với quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điểm b) Điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích của khu công nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng không quá 10% và không quá 30 ha so với quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khoản 8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhà đầu tư đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp (nếu cần) tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp. Khoản 9. Nhà đầu tư đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần). Khoản 10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên. Khoản 11. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp; quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên. Khoản 12. Công trình dịch vụ, tiện ích công cộng được quy hoạch xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp để phục vụ cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng không quá 10% so với tổng diện tích đất của khu công nghiệp. Điều 8 Trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Khoản 1. Trình tự, thủ tục quyết định, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định sau đây: Điểm a) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định này; Điểm b) Nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư công và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 của Nghị định này. Khoản 2. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định sau đây: Điểm a) Đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định này; giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư); Điểm b) Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 và khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư). Khoản 3. Ý kiến của các cơ quan quy định tại khoản 6 Điều 7 của Nghị định này được tiếp tục sử dụng để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thẩm định chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Cơ quan lấy ý kiến gửi hồ sơ lấy lại ý kiến thẩm định của các cơ quan này về nội dung thẩm định nếu cơ quan lấy ý kiến thấy cần thiết. Khoản 4. Khu công nghiệp thuộc trường hợp phân kỳ đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng giai đoạn. Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn trước đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Khoản 5. Khu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng giai đoạn và các quy định sau đây: Điểm a) Hồ sơ dự án phải có cam kết về tiến độ thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này; Điểm b) Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải quy định nội dung cam kết trong hồ sơ dự án. Việc xử lý vi phạm cam kết thực hiện theo nội dung cam kết, quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm c) Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn đầu đã cho nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án đầu tư thuê đất, thuê lại đất để thực hiện cụm liên kết ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này, đồng thời đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Khoản 1. Phù hợp với quy hoạch, nội dung quy hoạch sau đây: Điểm a) Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; Điểm b) Có trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với khu công nghiệp nằm trong ranh giới khu kinh tế; Điểm c) Phù hợp với quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khoản 2. Khu công nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải được phân kỳ đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không quá 500 ha; Điểm b) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 200 ha ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 200 ha; Điểm c) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 150 ha ở vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 150 ha; Điểm d) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 100 ha ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 100 ha. Khoản 3. Khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành với tổng vốn đầu tư của các dự án trong cụm liên kết ngành tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ hoặc 45.000 tỷ đồng được xem xét đầu tư giai đoạn đầu có quy mô diện tích không quá 1.000 ha. Các giai đoạn tiếp theo (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 4. Dành tối thiểu 5 ha đất công nghiệp hoặc tối thiểu 3% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng, văn phòng, kho bãi) để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuê đất, thuê lại đất. Trường hợp đầu tư loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao thì không phải thực hiện điều kiện quy định tại khoản này. Khoản 5. Có khả năng đáp ứng các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 6. Tại thời điểm trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật về đầu tư, tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tối thiểu là 60%, trừ các trường hợp sau đây:
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương II * Điều 9 - Khoản 5 - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 7 - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương II Điều 9 Điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Khoản 5. Có khả năng đáp ứng các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 6. Tại thời điểm trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật về đầu tư, tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tối thiểu là 60%, trừ các trường hợp sau đây: Điểm a) Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã được thành lập trước đó nhưng bị chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc có quyết định hủy bỏ dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công; Điểm b) Tổng diện tích đất của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ 1.000 ha trở xuống; Điểm c) Địa điểm của khu công nghiệp tại địa bàn cấp huyện thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc trong khu kinh tế đã được thành lập; Điểm d) Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo các loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Nghị định này; Điểm đ) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này. Khoản 7. Có quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 8. Việc đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mở rộng trên cơ sở khu công nghiệp đã được thành lập trước đó và có cùng nhà đầu tư thực hiện hoặc sử dụng vốn đầu tư công thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Khu công nghiệp đã được thành lập trước đó đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu là 60% và đã đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Điểm b) Khu công nghiệp mở rộng có khả năng kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp đã được thành lập trước đó; Điểm c) Đã xây dựng, đưa vào sử dụng khu nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp đã được thành lập trước đó theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 7 Điều này. Điều 10 Điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Khoản 1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; Điểm b) Điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp thì tổ chức kinh tế dự kiến thành lập phải có khả năng đáp ứng điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Trường hợp chọn áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì các tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm: Điểm a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; Điểm b) Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở quy mô diện tích, tiến độ thực hiện, tình hình thực hiện của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoặc dự án bất động sản khác mà nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án; chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập là tổ chức của nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án; Điểm c) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan; Điểm d) Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Điều 11 Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Khoản 1. Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Khoản 2. Điều kiện, trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định sau đây: Điểm a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều này; Điểm b) Nội dung thẩm định điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có). Khoản 3. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được điều chỉnh giảm quy mô diện tích và không phải điều chỉnh phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về quy hoạch nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ đầu tư của khu công nghiệp; Điểm b) Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp theo quy định tại khoản 9 Điều 77 của Luật Đầu tư; Điểm c) Giảm quy mô diện tích của khu công nghiệp để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh; Điểm d) Do điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Điều 12 Đổi tên gọi của khu công nghiệp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đổi tên gọi của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế hoặc nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Điều 13 Chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ Khoản 1. Các điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm: Điểm a) Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điểm b) Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh; Điểm c) Thời gian hoạt động kể từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một phần hai (1/2) thời hạn hoạt động của khu công nghiệp; Điểm d) Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên hai phần ba (2/3) số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi, trừ các trường hợp: dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự; dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Điểm đ) Có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường. Khoản 2. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm: Điểm a) Đề án chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ gồm các nội dung sau: căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ; đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này (kèm theo các tài liệu có liên quan); phương án di dời, bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án huy động các nguồn vốn để thực hiện; kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có) và tổ chức thực hiện; Điểm b) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ; Điểm c) Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này. Khoản 3. Trình tự, thủ tục thẩm định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ: Điểm a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và cơ quan nhà nước có liên quan; Điểm b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định; Điểm c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Điểm d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ. Trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan. Khoản 4. Nội dung thẩm định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm: Điểm a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ; Điểm b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; Điểm c) Đánh giá tính khả thi của phương án di dời, bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án huy động các nguồn vốn để thực hiện; Điểm d) Đánh giá các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có) và tổ chức thực hiện. Khoản 5. Việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ quy định tại Điều này được thực hiện đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích khu công nghiệp. Khoản 6. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần diện tích của khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ thì chủ đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị - dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Mục 2 Điều 14 Thành lập khu kinh tế Khoản 1. Khu kinh tế bao gồm: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế chuyên biệt (sau đây gọi chung là khu kinh tế). Khoản 2. Khu kinh tế được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điểm b) Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh; Điểm c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội; Điểm d) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Điểm đ) Bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khoản 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này. Mục 2 Hồ sơ thành lập khu kinh tế Khoản 1. Đề án thành lập khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây: Điểm a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế; Điểm b) Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước; Điểm c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan); Điểm d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; Điểm đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện; Điểm e) Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000. Khoản 2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế.
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương II * Điều 15 - Khoản 1 + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 21 Chương III * Điều 22 * Điều 23
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương II Mục 2 Điều 15 Hồ sơ thành lập khu kinh tế Khoản 1 Điểm c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan); Điểm d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; Điểm đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện; Điểm e) Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000. Khoản 2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế. Khoản 3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này. Mục 2 Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế Khoản 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan. Khoản 2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định. Khoản 3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khoản 4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan. Khoản 5. Nội dung thẩm định việc thành lập khu kinh tế bao gồm: Điểm a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế; Điểm b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này; Điểm c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế; Điểm d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện. Mục 2 Điều 17 Mở rộng khu kinh tế Khoản 1. Mở rộng khu kinh tế là việc tăng quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, trong đó khu vực mở rộng khu kinh tế có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu kinh tế đã được thành lập trước đó để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế. Khoản 2. Khu kinh tế được mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này; Điểm b) Đã đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Điểm c) Có ít nhất 70% diện tích đất của các khu chức năng trong khu kinh tế đã được giao hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê để thực hiện dự án đầu tư. Khoản 3. Hồ sơ mở rộng khu kinh tế bao gồm: Điểm a) Đề án mở rộng khu kinh tế bao gồm các nội dung sau: căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung mở rộng khu kinh tế; đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến mở rộng khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước; đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này (kèm theo các tài liệu có liên quan); dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện; thể hiện phương án mở rộng khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000; Điểm b) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị mở rộng khu kinh tế; Điểm c) Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này. Khoản 4. Trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế: Điểm a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan; Điểm b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định; Điểm c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Điểm d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mở rộng khu kinh tế. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan. Khoản 5. Nội dung thẩm định việc mở rộng khu kinh tế bao gồm: Điểm a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc mở rộng khu kinh tế; Điểm b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện mở rộng khu kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều này; Điểm c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng; Điểm d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện. Mục 2 Điều 18 Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế Khoản 1. Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế là điều chỉnh ranh giới địa lý của khu kinh tế đã được thành lập trên cùng một địa bàn cấp xã hoặc từ địa bàn thuộc các cấp xã này sang địa bàn thuộc các cấp xã khác tương ứng trên cùng các địa bàn cấp huyện nhưng tổng quy mô diện tích của khu kinh tế không thay đổi quá 10% và không thay đổi các địa bàn cấp huyện. Khoản 2. Việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Do thay đổi của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có liên quan làm ảnh hưởng đến phương hướng phát triển của khu kinh tế; Điểm b) Giảm quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập; Điểm c) Tăng quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập nhưng không quá 10% để bảo đảm không gian phát triển, tác động lan tỏa của các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển của khu kinh tế. Mục 2 Điều 19 Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế Khoản 1. Đề án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây: Điểm a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung điều chỉnh ranh giới khu kinh tế; Điểm b) Đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được thành lập; Điểm c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 và Điều 18 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan); Điểm d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi điều chỉnh ranh giới gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; Điểm đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện; Điểm e) Thể hiện phương án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000. Khoản 2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh ranh giới khu kinh tế. Khoản 3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này. Mục 2 Trình tự, thủ tục điều chỉnh ranh giới khu kinh tế Khoản 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan. Khoản 2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 19 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định. Khoản 3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khoản 4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan. Khoản 5. Nội dung thẩm định việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế bao gồm: Điểm a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế; Điểm b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 và Điều 18 của Nghị định này; Điểm c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi điều chỉnh ranh giới; Điểm d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện. Mục 2 Điều 21 Thẩm quyền thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế Khoản 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế. Khoản 2. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng. Quy mô diện tích, vị trí, tính chất của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khoản 3. Trường hợp diện tích của khu kinh tế chênh lệch không quá 1% và không quá 200 ha so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế mà không phải điều chỉnh ranh giới khu kinh tế. Quy mô diện tích, ranh giới và vị trí của khu kinh tế thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương III Mục 2 Điều 22 Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư. Ưu đãi đầu tư đối với địa bàn khu công nghiệp quy định tại pháp luật về đầu tư được áp dụng kể từ thời điểm khu công nghiệp được thành lập. Khoản 2. Khu kinh tế là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư. Ưu đãi đầu tư đối với địa bàn khu kinh tế quy định tại pháp luật về đầu tư được áp dụng kể từ thời điểm khu kinh tế được thành lập. Khoản 3. Mức ưu đãi cụ thể đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về đất đai, pháp luật về tín dụng, pháp luật về kế toán và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 4. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc mua, thuê mua, thuê nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu công nghiệp, khu chức năng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản 5. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 6. Nhà đầu tư có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề có liên quan khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Mục 2 Điều 23 Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, tính cấp bách của công trình, sự phù hợp với quy hoạch có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư và giao cho cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế để phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc nghiệm thu hoàn thành và quản lý, sử dụng công trình sau khi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại pháp luật về đầu tư công, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương III * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2
Nghị Định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế . Chương III Mục 2 Điều 23 Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, tính cấp bách của công trình, sự phù hợp với quy hoạch có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư và giao cho cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế để phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc nghiệm thu hoàn thành và quản lý, sử dụng công trình sau khi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại pháp luật về đầu tư công, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Việc sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 3. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển của khu kinh tế được huy động vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Khu kinh tế thuộc danh mục các khu kinh tế trọng điểm được ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 5. Tiêu chí xác định khu kinh tế trọng điểm bao gồm: vị trí, vai trò và đóng góp của khu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và vùng; khả năng kết nối của khu kinh tế với thị trường trong nước và quốc tế; kết quả thu hút và triển khai các dự án đầu tư và tiêu chí khác có liên quan. Khoản 6. Công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật. Khoản 7. Thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các hình thức khác theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế. Khoản 8. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ chung trong khu kinh tế được huy động vốn từ quỹ phát triển đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Mục 2 Điều 24 Quy định về tài chính đối với khu công nghiệp, khu kinh tế Khoản 1. Khách tham quan du lịch trong nước và ngoài nước vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế được hưởng ưu đãi thuế khi mua hàng hóa nhập khẩu mang về nội địa theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế. Khoản 2. Tổ chức, cá nhân có thành tích vận động vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật khác và vận động nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được khen, thưởng theo Quy chế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Mục 2 Điều 25 Tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp Khoản 1. Trong khu công nghiệp không có nơi thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Khoản 2. Chuyên gia, người lao động được phép tạm trú, lưu trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện theo quy định sau đây: Điều 25 Tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp Khoản 2 Điểm a) Đối với chuyên gia, người lao động là người Việt Nam thì thực hiện tạm trú, lưu trú theo quy định của pháp luật về cư trú; Điểm b) Đối với chuyên gia, người lao động là người nước ngoài thì thực hiện tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Khoản 3. Cơ sở lưu trú được xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp; bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Khoản 4. Trường hợp bất khả kháng do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, biểu tình, bạo loạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, chuyên gia, người lao động được phép lưu trú ở doanh nghiệp, ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp theo quy định sau đây: Điểm a) Đối với chuyên gia, người lao động là người Việt Nam được phép lưu trú ở doanh nghiệp tại khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về cư trú; Điểm b) Đối với chuyên gia, người lao động là người nước ngoài được phép ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp trong thời gian ít hơn 30 ngày và phải thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Điều 26 Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất Khoản 1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất: Điểm a) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Điểm b) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt doanh nghiệp chế xuất, hồ sơ gồm: các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm này đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; Điểm c) Trường hợp dự án đầu tư của nhà đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Khoản 2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khoản 3. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khoản 4. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan như sau: Điểm a) Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế; Điểm b) Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam; Điểm c) Doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản. Khoản 5. Người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải khai báo hải quan khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào doanh nghiệp này và ngược lại. Khoản 6. Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan và đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây: Điểm a) Việc bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất phải bảo đảm ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác; Điểm b) Hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác; Điểm c) Không được sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Trường hợp sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác thì phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế. Khoản 7. Doanh nghiệp chế xuất được thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện hoạt động chế xuất. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều này. Khoản 8. Trong khu công nghiệp, khu kinh tế có doanh nghiệp chế xuất và được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 9. Trong khu chế xuất có doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Khoản 10. Trong trường hợp không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này. Kho lưu giữ hàng hóa ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan. Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến cơ quan đăng ký đầu tư việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư. Khoản 11. Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khoản 12. Chỉ những nhà đầu tư, người lao động làm việc trong doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với doanh nghiệp chế xuất được ra, vào doanh nghiệp chế xuất. Điều 27 Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế Khoản 1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế ngoài quyền và nghĩa vụ chung của nhà đầu tư, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Điểm a) Tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng công trình, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ; Điểm b) Phối hợp với lực lượng công an và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực; Điểm c) Báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Khoản 2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế có các quyền và nghĩa vụ sau đây: