id
stringlengths
1
8
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
sequence
3304
733263
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3304
Doraemon
[ "Doraemon ( [doɾaemoɴ]) là một series manga của Nhật Bản do Fujiko F. Fujio và đồng tác giả Motoo Abiko sáng tác từ tháng 12 năm 1969 đến tháng 4 năm 1996 đăng trên tạp chí \"CoroCoro Comic\" của nhà xuất bản Shogakukan. Có tổng cộng 821 chương truyện được tuyển chọn đóng gói đưa vào 45 tập \"tankōbon\" dưới ấn hiệu \"Tentōmushi Comics\" cũng do Shogakukan xuất bản. Manga đã được dịch và xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trong đó bao gồm cả tiếng Việt do Nhà xuất bản Kim Đồng biên soạn.", "Nội dung series kể về cuộc đời bất hạnh của cậu bé Nobita và chú mèo máy Doraemon từ tương lai đến để giúp cuộc sống của cậu bé trở nên tốt hơn. Tác phẩm ba lần được chuyển thể thành anime: lần đầu do Nippon TV Dōga sản xuất gồm 52 tập phát sóng trên Nippon TV từ 1 tháng 4 đến 30 tháng 9 năm 1973; lần thứ hai do Shin-Ei Animation sản xuất với 1787 tập phát từ 2 tháng 4 năm 1979 đến 18 tháng 3 năm 2005 trên TV Asahi và lần thứ ba cũng do Shin-Ei Animation sản xuất phát trên TV Asahi từ 15 tháng 4 năm 2005 đến nay. Tác phẩm cũng được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác như phim điện ảnh và trò chơi điện tử.", "Tính đến năm 2019, với hơn 250 triệu bản in được bán ra trên thế giới, \"Doraemon\" được coi như là một trong những series manga nổi tiếng và thành công nhất mọi thời đại. Được nhiều nhà phê bình và chuyên gia khen ngợi, một số mangaka nổi tiếng nói rằng \"Doraemon\" đã truyền cảm hứng cho tác phẩm của họ, chẳng hạn như Oda Eiichirō, Kishimoto Masashi và Takahashi Rumiko. Ngoài ra, \"Doraemon\" cũng chính thức trở thành một trong những thương hiệu truyền thông có doanh thu cao nhất mọi thời đại, trong đó loạt phim hoạt hình cùng tên có số lượng người xem cao nhất tại Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới.", "Doraemon đã được xem như một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản, và từng được Bộ Ngoại giao Nhật Bản bổ nhiệm làm đại sứ anime đầu tiên vào năm 2008.", "Nội dung.", "Doraemon là một chú mèo máy được Nobi Sewashi (Nobi Nobito), cháu năm đời của Nobi Nobita, gửi từ thế kỷ 22 về quá khứ của ông mình để giúp đỡ Nobita trở nên tiến bộ và giàu có, tức là cũng sẽ cải thiện hoàn cảnh của con cháu Nobita sau này. Còn ở hiện tại, Nobita là một cậu bé luôn thất bại ở trường học, và sau đó công ty phá sản, thất bại trong công việc, đẩy gia đình và con cháu sau này vào cảnh nợ nần.", "Các câu chuyện trong \"Doraemon\" thường có một chủ đề chung, đó là xoay quanh những rắc rối hay xảy ra với cậu bé Nobita học lớp năm, nhân vật chính thứ hai của bộ truyện. \"Doraemon\" có một chiếc túi thần kỳ trước bụng với đủ loại bảo bối của tương lai. Cốt truyện thường gặp nhất sẽ là Nobita trở về nhà khóc lóc với những rắc rối mà cậu gặp phải ở trường học hoặc với bạn bè. Sau khi bị cậu bé van nài hoặc thúc giục, Doraemon sẽ đưa ra một bảo bối giúp Nobita giải quyết những rắc rối của mình, hoặc là để trả đũa hay khoe khoang với bạn bè của cậu. Nobita sẽ lại thường đi quá xa so với dự định ban đầu của \"Doraemon\", thậm chí với những bảo bối mới cậu còn gặp rắc rối lớn hơn trước đó. Đôi khi những người bạn của Nobita, thường là Honekawa Suneo hoặc Goda Takeshi (Jaian), lại lấy trộm những bảo bối và sử dụng chúng không đúng mục đích. Tuy nhiên thường thì ở cuối mỗi câu chuyện, những ai sử dụng sai mục đích bảo bối sẽ phải chịu hậu quả do mình gây ra, và người đọc sẽ rút ra được bài học từ đó.", "Sáng tác.", "\"Doraemon\" là tác phẩm của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Theo Fujimoto, ý tưởng bộ truyện được nảy sinh một cách hoàn toàn ngẫu nhiên: sau khi vấp phải đồ chơi của cô con gái và nghe thấy tiếng mèo kêu, ông bắt đầu nghĩ đến một cỗ máy có khả năng giúp mình tạo ra bộ manga mới. Để thiết lập tác phẩm và nhân vật chính, tác giả đã sử dụng một số yếu tố có trong manga trước đây của mình là \"Obake no Q-tarō\", xoay quanh một hồn ma sống chung với con người với công thức lặp lại tương tự. Do đó, ý tưởng về \"Doraemon\" là kết quả của rất nhiều thử nghiệm khác nhau, kinh nghiệm từ những sai sót giúp ông tìm ra loại hình manga phù hợp với khả năng của mình là \"slice of life\". Ban đầu, ở thời điểm phát hành tác phẩm không được nhiều độc giả đón nhận, ngược lại manga được ưa chuộng nhất là \"gekiga\", sau này thị hiếu độc giả tăng dần cùng với sự phổ biến của anime truyền hình và phim chiếu rạp, manga dần được đón nhận và đánh giá cao. Nhờ vào điều này giúp tác phẩm được kéo dài thêm hai mươi bảy năm nữa.", "Tác phẩm chủ yếu hướng đến đối tượng độc giả là trẻ em, Fujiko đã chọn tạo hình nhân vật bằng phong cách đồ họa đơn giản, dựa trên các dạng hình học cơ bản như hình tròn và hình elip, nhằm tạo cho Doraemon một khía cạnh thú vị và vui nhộn. Loạt anime đều đặn và liên tục giúp người đọc dễ hiểu câu chuyện. Thêm vào đó, xanh lam - một màu đặc trưng của nhân vật chính \"Doraemon\" được chọn làm màu chủ đạo trên các tạp chí đăng tác phẩm, vốn từng có bìa màu vàng và tiêu đề màu đỏ. Fujiko giải quyết các vấn đề trong manga theo hướng lạc quan và an toàn, hoàn toàn tránh những cảnh bạo lực hoặc khiêu dâm. Tuy nhiên, ông cũng lồng ghép nhiều vấn đề về môi trường vào với những câu chuyện mà trong đó có các nhân vật chính tham gia giúp đỡ động vật hoặc chỉ trích những hành vi sai trái của con người đối với thiên nhiên. Trong quá trình sáng tác, ông cố gắng đưa những lý thuyết trong sách giáo khoa hoặc ít nhất có liên quan đến văn hóa dân gian Nhật Bản ra giải quyết, đặc biệt là nhấn mạnh vào các giá trị đạo đức của chính trực, kiên trì, dũng cảm, gia đình và tôn trọng. Để nhấn mạnh vai trò trung tâm của lớp trẻ, ông đã chọn thực hiện hành động ở những nơi mà trẻ em thường đến thay vì người lớn, hợp pháp hóa sự tồn tại của một xã hội dựa trên tiềm năng của những người trẻ tuổi, qua đó mọi người đều có thể sống hạnh phúc; điều này đã nhận được nhiều sự đồng tình ủng hộ ở Nhật Bản và các nước lân cận. Trong quá trình phát triển manga, Fujiko không gán bất kỳ sự tiến hóa nào cho tính cách nhân vật, không tích cực hay tiêu cực; theo tác giả trên thực tế khi các nhân vật nhận ra khát vọng của mình thì lập tức tác phẩm của ông không còn gì thú vị. Do đó, ông thích một cấu trúc tuần hoàn vô hạn, trong đó có nhân vật chính \"Thoạt đầu nhìn cậu ta có vẻ tiến bộ nhưng thực tế vẫn như cũ\".", "Việc xuất bản manga dừng lại sau khi tác giả qua đời vào năm 1996 và do không có cái kết đã làm dấy lên các truyền thuyết đô thị theo thời gian. Yagi Ryūichi và Yamazaki Takashi, đạo diễn của \"Stand by Me Doraemon\" nói rằng \"Doraemon chỉ có một phần mở đầu duy nhất trong khi phần kết đã được viết và sửa đi sửa lại nhiều lần\". Vì điều này, Shogakukan nhà xuất bản của tác phẩm buộc phải lên tiếng nói rằng chỉ khi Nobita và Shizuka chính thức kết hôn thì \"Doraemon\" mới hoàn thành nhiệm vụ, trở về tương lai.", "Bối cảnh.", "Truyện \"Doraemon\" lấy bối cảnh xã hội Nhật Bản vào thập niên 1970, cụ thể là ở quận Nerima thuộc ngoại ô thủ đô Tokyo, đặc biệt là những nơi tụ họp và vui chơi của trẻ em; nhà của các nhân vật, trường học và cả ngọn núi sau trường, nơi mà Nobita hay đến để tìm kiếm sự yên tĩnh thường xuyên xuất hiện. Một nơi thường được đề cập trong tác phẩm là \"bãi đất trống\" hay \"sân bóng\", bao gồm một bãi cỏ rộng có ba ống cống bê tông xếp chồng lên nhau, là nơi các nhân vật chính thường gặp mặt để cùng nhau chơi cầu lông, bóng đá và bóng chày, hay chỉ đơn giản là ngồi nói chuyện. Gần đó, nhà của Nobita nằm trong khu vực Tsukimidai (tạm dịch \"Nơi ngắm nhìn Mặt Trăng\"). Cái tên trên được lấy cảm hứng từ Fujimidai (tạm dịch \"nơi ngắm nhìn núi Phú Sĩ\"), nơi Tezuka Osamu sinh sống và làm việc; một mangaka nổi tiếng là điểm tham chiếu của người tạo ra \"Doraemon\". Mặc dù những cảnh quan trong tác phẩm có vẻ bất biến, nhưng theo suy nghĩ của tác giả, có những yếu tố có thể thay đổi và tiến hóa, chẳng hạn như vật liệu xây dựng trong bãi đất trống. Trong quá trình xuất bản \"Doraemon\", Fujiko cũng nhiều lần thay đổi các địa điểm và đối tượng hiện diện trong tác phẩm với mục đích làm cho câu chuyện trở nên thực tế hơn đối với độc giả.", "Bảo bối.", "Himitsu Dōgu (ひみつ道具, Himitsu Dōgu tạm dịch \"Bảo bối bí mật\") là những công cụ tiện ích từ tương lai của Doraemon. Chúng được sử dụng để giúp đỡ các nhân vật và là những yếu tố thường xuyên hiện diện đến mức chúng được coi là \"điểm tựa của tác phẩm\". Với những bảo bối này, Doraemon theo một cuộc bầu chọn năm 2007 trên trang tin tức Oricon thậm chí đã được xếp thứ hai trong \"danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất\", chỉ sau Songoku của \"Dragon Ball\". Trong một lần trả lời phỏng vấn ông Fujiko F. Fujio, khi được hỏi về số bảo bối của \"Doraemon\" đã đưa ra con số 1293, nhưng theo một thống kê vào năm 2004 của giáo sư Yokoyama Yasuyuki (thuộc đại học Toyama) thì số bảo bối của \"Doraemon\" xuất hiện trong 1344 câu chuyện lên tới 1963 dōgu. Trong số đó phải kể đến \"Take Copter\" (タケコプタ, \"Take Copter\" tạm dịch \"Chong chóng tre\"), một cánh quạt tre đặt trên đầu cho phép bạn bay, xuất hiện trong tác phẩm 214 lần, \"Time Machine\" (タイムマシン, \"Time Machine\" tạm dịch \"Cỗ máy thời gian\") xuất hiện 97 lần và được các nhân vật chính sử dụng để du hành xuyên thời gian, và \"Dokodemo Door\" (どこでもドア, \"Dokodemo Door\" tạm dịch \"Cánh cửa thần kỳ\") một cánh cửa cho phép bạn đến mọi nơi và đã xuất hiện 68 lần. Một số bảo bối khác hay hiện diện trong tác phẩm là \"Big Light\" (ビッグライト, \"Big Light\" tạm dịch \"Đèn pin phóng to\") và \"Small Light\" (スモールライト, \"Small Light\" tạm dịch \"Đèn pin thu nhỏ\") tương ứng cho phép bạn phóng to hoặc thu nhỏ một đối tượng; \"Time Furoshiki\" (タイムふろしき, \"Time Furoshiki\" tạm dịch \"Khăn trùm thời gian\") có khả năng khôi phục vật thể về một điều kiện cụ thể trong quá khứ hoặc tương lai; \"Moshimo Box\" (もしもボックス, \"Moshimo Box\" tạm dịch \"Tủ điện thoại yêu cầu\"), một bốt điện thoại có khả năng biến đổi thế giới theo yêu cầu cụ thể.", "Nhìn chung, các bảo bối có đặc điểm dễ sử dụng, di chuyển, trực quan và đáng tin cậy. Fujimoto đã đưa các bảo bối vào để phản ánh một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ giữa con người và công nghệ. Bằng phép loại suy, ông đã cố gắng thể hiện Nobita là một người am hiểu công nghệ, biết vận dụng chúng cho ra những thí nghiệm thú vị. Thông qua các bảo bối thần kỳ, Fujiko thể hiện một số ước muốn của xã hội đương thời.", "Phương tiện truyền thông.", "Manga.", "Ban đầu \"Doraemon\" được xuất bản bởi Shogakukan tại Nhật Bản từ ngày 1 tháng 12 năm 1969 trên hai tạp chí giáo dục dành cho trẻ em là \"Yoiko\" (よいこ, \"Yoiko\" tạm dịch \"nhà trẻ\") và \"Yōchien\" (幼稚園, \"Yōchien\" tạm dịch \"mẫu giáo\"); tháng tiếp theo ra mắt trên tạp chí \"Shogaku Ichinensei\" (小学一年生, \"Shogaku Ichinensei\" tạm dịch \"lớp Một\"), \"Shōgaku Ninensei\" (小学二年生, \"Shōgaku Ninensei\" tạm dịch \"lớp Hai\"), \"Shōgaku Sannensei\" (小学三年生, \"Shōgaku Sannensei\" tạm dịch \"lớp Ba\") và \"Shogaku Yonnensei\" (初学四年生, \"Shogaku Yonnensei\" tạm dịch \"lớp Bốn\"). Từ năm 1973, bộ truyện được phát hành thêm trên hai tạp chí \"Shogaku Gonensei\" (小学五年生, \"Shogaku Gonensei\" tạm dịch \"lớp Năm\") và \"Shogaku Rokunensei\" (小学 六年生, \"Shogaku Rokunensei\" tạm dịch \"lớp Sáu\"). Các câu chuyện trên mỗi tạp chí là khác nhau, đồng nghĩa với việc tác giả phải sáng tác ít nhất là 6 câu chuyện mỗi tháng. Năm 1977, \"CoroCoro Comic\" đã ra đời như một tạp chí chuyên về \"Doraemon\".", "Từ năm 1974, Fujiko bắt đầu chắt lọc các chương truyện mà ông đã đăng tải đóng gói thành \"tankōbon\", được phát hành từ ngày 31 tháng 7 năm 1974 đến ngày 26 tháng 4 năm 1996 dưới ấn hiệu \"Tentōmushi Comics\" (てんとう虫コミックス, \"Tentōmushi Comics\"), với tổng cộng 45 tập. Nhằm tri ân những đóng góp của tác phẩm, tại Thư viện Trung tâm thành phố Takaoka quê hương tác giả, người ta đã thiết lập một khu vực đặc biệt trưng bày toàn bộ tuyển tập \"tankōbon\" của \"Doraemon\" cùng với các tác phẩm khác của Fujiko. Trong khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 4 năm 2005 đến ngày 28 tháng 2 năm 2006, năm tập đã được xuất bản với tựa đề \"Doraemon Plus\" (ドラえもん プラス, \"Doraemon Plus\") gồm 104 câu chuyện khác không nằm trong 45 tập \"tankōbon\" đã xuất bản trước đó; vào ngày 1 tháng 12 năm 2014, tập thứ sáu của bộ truyện được xuất bản, bao gồm 18 câu chuyện khác. Thêm vào đó, những câu chuyện chưa xuất bản đã được phát hành thành sáu tập với tựa đề \"Doraemon Kara Sakuhin-shu \" (ドラえもん カラー作品集, \"Doraemon Kara Sakuhin-shu \" tạm dịch \"Doraemon: Tuyển tập tranh truyện màu\") từ ngày 17 tháng 7 năm 1999 đến ngày 2 tháng 9 năm 2006; thông qua ấn bản này, có thêm 119 câu chuyện khác đã được bổ sung. Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012, Shogakukan cho phát hành 20 quyển \"Fujiko F. Fujio Daizenshū Doraemon\" (藤子・F・不二雄大全集 ドラえもん, \"Fujiko F. Fujio Daizenshū Doraemon\" tạm dịch \"Fujiko F. Fujio Toàn tập: Doraemon\") trong đó bao gồm tất cả 1345 câu chuyện \"Doraemon\" do Fujiko sáng tác. Vào tháng 12 năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 50 năm \"Doraemon\" ra đời, Shogakukan đã phát hành một tập trong đó tập hợp sáu phiên bản khác nhau về lần gặp gỡ đầu tiên giữa Nobita và Doraemon.", "Manga \"Doraemon\" được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành lần đầu tại Việt Nam vào năm 1992. Tựa của bộ truyện phiên âm thành \"Đôrêmon\" còn tên nhân vật được sửa đổi cho quen thuộc với cách đọc của thiếu nhi Việt Nam (xem thêm: Doraemon tại Việt Nam). Sau năm 1996, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức ký kết với Shogakukan để phát hành \"Đôrêmon\" có bản quyền tại Việt Nam. Từ năm 2010, Kim Đồng tái phát hành bộ truyện \"Doraemon\" mới trong đó đổi lại tựa đề, tên nhân vật cũng như bản dịch trên tinh thần bám sát nguyên tác.\"Doraemon\" cũng được mua bản quyền phát hành tại một số quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Tại Hoa Kỳ, tác phẩm được Amazon phân phối ở định dạng kindle.", "Anime.", "Loạt anime \"Doraemon\" đầu tiên được sản xuất vào năm 1973 bởi Nippon TV Dōga sau đó phát sóng trên Nippon Television từ 1 tháng 4 đến 30 tháng 9 cùng năm, với 26 buổi phát sóng trong đó mỗi buổi phát hai tập, có tổng cộng 52 tập đã lên sóng; tiền thân là một tập phim thí điểm mang tên \"Doraemon Mirai Kara Yattekuru\" (ドラえもんが未来からやってくる, \"Doraemon Mirai Kara Yattekuru\" tạm dịch \"Doraemon - người bạn đến từ tương lai\") phát sóng vào tháng 1 năm 1973, mà Masami Jun đã không tham gia vào quá trình sản xuất. Đạo diễn của series là Kaminashi Mitsuo, trong khi phần lồng tiếng là do hãng Aoni Production thực hiện; nhân vật Doraemon ban đầu được lồng tiếng bởi Tomita Kōsei (về sau là Nozawa Masako) Trong giai đoạn kết thúc loạt phim, vì các vấn đề về tài chính nên hãng sản xuất anime phá sản và các original master đã bị bán hoặc hỏng. Các tập được phát đi phát lại bằng băng bởi Nippon Television và một số đài truyền hình địa phương cho đến năm 1979, với lần phát lại cuối cùng dang dở là trên Toyama Television do Shogakukan (nhà sản xuất phiên bản mới của \"Doraemon\") yêu cầu ngừng phát sóng, vì sợ gây nhầm lẫn cho các em nhỏ. Năm 1995, một số tập được tìm thấy trong kho lưu trữ của công ty Studio Rush (sau này là IMAGICA) và vào năm 2003, một số tập khác được nhà sản xuất Masami Jun khôi phục. Tính đến năm 2013, có 21 tập trong tổng số 52 tập được phục hồi và có 2 tập trong số đó là không có tiếng.", "Loạt anime thứ hai dựa trên manga được Shin-Ei Animation sản xuất, phát sóng từ ngày 2 tháng 4 năm 1979 đến ngày 18 tháng 3 năm 2005 trên TV Asahi. Một loạt nhân viên khác đã được tuyển dụng để thực hiện bản anime này do Fujiko F. Fujio không đánh giá cao bản chuyển thể trước đó; đạo diễn chính được chuyển giao cho Shibayama Tsutomu, Nakamura Eiichi phụ trách đạo diễn hoạt hình và thiết kế nhân vật trong khi phần âm nhạc do Kikuchi Shunsuke đảm nhiệm. Ở phần lồng tiếng, Nobita do Ohara Noriko thực hiện trong khi đó Ōyama Nobuyo lồng tiếng cho Doraemon; vì lý do này mà series còn có tên gọi khác là phiên bản Ōyama. Tổng cộng có 1787 tập được sản xuất và do Toho phân phối trên cả VHS và DVD. Hãng Shin-Ei Animation cũng tham gia giám sát việc sản xuất loạt anime \"Doraemon\" thứ ba, series được phát sóng trên TV Asahi từ 15 tháng 4 năm 2005 đến nay với các seiyū mới thay thế cho những diễn viên lồng tiếng đã làm việc liên tục hơn 20 năm trước đó: nhân vật Doraemon được lồng tiếng bởi Mizuta Wasabi còn Ōhara Megumi lồng tiếng cho Nobita. Series bắt đầu phát hành trong định dạng DVD từ ngày 10 tháng 2 năm 2006 dưới nhãn Shogakukan Video; và được đặt tên là \"New TV-ban Doraemon\" (NEW TV 版 ドラえもん, \"New TV-ban Doraemon\" tạm dịch \"Doraemon - Tân bản truyền hình\").", "Tương tự như manga, anime \"Doraemon\" đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm thông qua truyền hình và băng đĩa, nhưng không có bản quyền. Từ năm 2010, TVM Corp. cấp phép sản xuất phiên bản lồng tiếng Việt của bộ phim với Thùy Tiên lồng tiếng cho Doraemon còn Nobita là Anh Tuấn, phát sóng trên kênh xã hội hóa HTV3 thuộc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Hãng phim Phương Nam phát hành DVD và CD . Từ năm 2014 trở đi, như hệ quả của việc thay đổi diện mạo, theo sau đó là thay đổi công ty điều hành, HTV3 bắt đầu thay đổi diễn viên lồng tiếng cho một số nhân vật trong phim. Phần tựa phim ban đầu được dịch dưới tên gọi \"Doraemon – Mèo máy thông minh\", tuy nhiên sau hai buổi phát sóng thì đổi thành \"Doraemon – Chú mèo máy đến từ tương lai\" và tựa đề này được sử dụng cho đến nay; đồng thời ca khúc chủ đề mở đầu phim gốc được hát lại lời bằng tiếng Việt. Sau 370 tập (185 buổi phát sóng), HTV3 tạm ngừng phát loạt anime thứ hai để chuyển sang loạt anime thứ ba. Về sau các tập này được POPS Worldwide phát hành lại trên nền tảng kỹ thuật số.", "Ngoài ra, \"Doraemon\" còn được phát sóng hơn sáu mươi quốc gia khác trên thế giới. Tại Thái Lan được trình chiếu trên Channel 9 từ năm 1982, tại Trung Quốc được trình chiếu vào năm 1989 trên sóng của Đài Truyền hình Quảng Đông và sau đó là Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc vào năm 1991, và tại Philippines trên GMA Network từ năm 1999. Kể từ năm 2005, anime được trình chiếu tại Ấn Độ trên Hungama TV, thêm vào đó các nước châu Á khác đã phát sóng \"Doraemon\" bao gồm Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc. Tại Tây Ban Nha, anime được phát sóng vào năm 1993 trên TVE-2 và sau đó là Boing từ năm 2011; tác phẩm cũng được phân phối ở Bồ Đào Nha và các nước Mỹ Latinh, bao gồm Brazil, Colombia và Chile. Tại Pháp, \"Doraemon\" ban đầu được phát sóng trên TV6 vào năm 2003, nhưng nhanh chóng phải dừng lại do xếp hạng thấp; sau đó được hồi sinh trên Boing vào năm 2014. Cùng năm, Disney phân phối anime tại Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ.", "Phim điện ảnh.", "Có 42(2023) phim điện ảnh \"Doraemon\" do Shin-Ei Animation sản xuất và phân phối bởi Toho kể từ năm 1980. Hai mươi lăm phim đầu tiên liên quan đến loạt anime năm 1979, trong khi các phim còn lại nằm trong loạt anime năm 2005. Các bộ phim liên quan đến loạt anime năm 1979 hầu như do Shibayama Tsutomu đạo diễn và Fujiko F. Fujio viết kịch bản cho đến năm 1996; sau khi tác giả qua đời, kịch bản của những bộ phim còn lại do Kishima Nobuaki đảm nhiệm. Cốt truyện của các bộ phim phức tạp hơn các câu chuyện trong manga hoặc anime và chủ yếu mang tính chất phiêu lưu. Chủ đề phim thường dựa trên văn hóa dân gian Nhật Bản hoặc lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học, hoặc đề cập đến các chủ đề liên quan đến môi trường, lịch sử và công nghệ.", "Vào ngày 8 tháng 8 năm 2014, \"Stand by Me Doraemon\" được phát hành tại Nhật Bản, dựa trên năm chương truyện nổi tiếng nhất của manga: \"Mirai no Kuni Kara Harubaruto\" (未来の国からはるばると, \"Mirai no Kuni Kara Harubaruto\" tạm dịch \"Người bạn đến từ tương lai), \"Yukiyama no Romance\" (雪山のロマンス, \"Yukiyama no Romance\" tạm dịch \"Sự lãng mạn trên đỉnh núi tuyết\"), \"Nobita no Kekkon Zen'ya\" (のび太の結婚前夜, \"Nobita no Kekkon Zen'ya\" tạm dịch \"Đêm trước ngày cưới của Nobita\"), \"Sayonara, Doraemon!\" (さよなら, ドラえもん!, \"Sayonara, Doraemon!\" tạm dịch \"Tạm biệt Doraemon!\") và \"Kaette Kita Doraemon\" (帰ってきた ドラえもん, \"Kaette Kita Doraemon\" tạm dịch \"Doraemon trở lại\") mô tả về lần gặp gỡ đầu tiên cho đến khi chia tay giữa Doraemon và Nobita. Bộ phim được thực hiện hoàn toàn bằng đồ họa máy tính 3D do Yamazaki Takashi và Yagi Ryūichi đồng đạo diễn; tổng doanh thu hơn 183 triệu đôla Mỹ, cao nhất trong lịch sử thương hiệu truyền thông của \"Doraemon\". Nhờ vào thành tích nổi bật này, dẫn đến sự ra đời của \"Stand by Me Doraemon 2\", chính thức khởi chiếu từ 20 tháng 11 năm 2020 với đạo diễn và biên kịch như phần phim trước đó.", "Phim ngắn, OVA và crossover.", "Nhiều phim ngắn dựa trên \"Doraemon\" đã được sản xuất, phát hành từ năm 1989 đến năm 2004 song hành với các bộ phim điện ảnh trong nhượng quyền thương hiệu. Việc chuyển thể ở dạng anime liên quan đến một số câu chuyện tiêu biểu nhất trong tác phẩm, bao gồm: \"2112: Doraemon ra đời\", xoay quanh những chuyện trước khi Doraemon gặp Nobita; trong đó kể về các sự kiện liên quan đến cuộc hôn nhân giữa Nobita và Shizuka; và trong đó mối quan hệ giữa Nobita với ba mẹ và bà được liên kết chặt chẽ. Các phim ngắn tiếp theo tập trung vào nhân vật Dorami và Đội quân Doraemon. Năm 1981, Toho phát hành bộ phim \"\", xoay quanh truyền thuyết dân gian Nhật Bản về Momotarō.", "Năm 1994, một OVA giáo dục được sản xuất, \"Doraemon: Nobita to Mirai Note\" (ドラえもん のび太と未来ノート, \"Doraemon: Nobita to Mirai Note\" tạm dịch \"Doraemon: Nobita và cuốn nhật ký tương lai\") trong đó các nhân vật chính của tác phẩm bày tỏ mong muốn làm cho Trái Đất trở nên tốt đẹp hơn. Vào ngày 9 tháng 11 năm 2018, một tập phim crossover với loạt phim trinh thám \"Đặc vụ Tokyo\" (相棒, AIBOU) đã được phát sóng trên TV Asahi, trong đó hai diễn viên Mizutani Yutaka và Sorimachi Takashi cũng tham gia, lồng tiếng cho nhân vật mà họ đã đóng.", "Nhạc kịch.", "Một vở nhạc kịch mang tên \"Butaiban Doraemon: Nobita to Animal Planet\" (舞台版 ドラえもん のび太とアニマル惑星, \"Butaiban Doraemon: Nobita to Animal Planet\" tạm dịch \"Nhạc kịch Doraemon: Nobita và hành tinh muông thú\") dựa trên năm 1990, được công diễn lần đầu tại Tokyo Metropolitan Theatre từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 14 tháng 9 năm 2008. Đạo diễn và biên kịch là Kokami Shoji; nhân vật Nobita do Sakamoto Makoto thủ vai, trong khi Suho Reiko đóng vai Shizuka; vai Jaian và Suneo lần lượt được giao cho Waki Tomohiro ​​và Kobayashi Kensaku. Doraemon có giọng của nữ diễn viên lồng tiếng quen thuộc của cậu Mizuta Wasabi. Vở nhạc kịch sau đó được hồi sinh tại Sunshine Theater ở Tokyo từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2017; sau đó được trình diễn lại tại các tỉnh khác ở Nhật Bản, bao gồm Fukuoka, Osaka, Miyagi và Aichi. Kịch bản và đạo diễn vẫn do Kokami Shoji đảm nhiệm. Các vai như Nobita và Shizuka lần lượt được chuyển giao cho Ogoe Yuuchi và Higuchi Hina, còn Jaian và Suneo do Azuma Koki và Jinnai Shō phụ trách; nữ seiyū Mizuta Wasabi tiếp tục lồng tiếng cho nhân vật Doraemon.", "Soundtrack.", "Nhạc nền của loạt anime năm 1973 được biên soạn bởi Koshibe Nobuyoshi; ông cũng biên khúc cho bài hát chủ đề mở đầu \"Doraemon\" (ドラえもん, \"Doraemon\") và kết thúc \"Doraemon Rumba (ドラえもん ルンバ, \"Doraemon Rumba tạm dịch \"Điệu rumba của Doraemon\"), cả hai đều được trình bày bởi Naitō Harumi. Đối với loạt anime năm 1979 tiếp theo, việc soạn nhạc được chuyển giao cho Kikuchi Shunsuke, người đã biên khúc \"Doraemon no Uta\" (ドラえもんのうた, \"Doraemon no Uta\" tạm dịch \"Bài hát về Doraemon\"); ca khúc này đã được biểu diễn bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau, bao gồm cả Ōsugi Kumiko và Yamano Satoko. Nhân dịp khởi động lại bộ anime diễn ra vào năm 2005, phần âm nhạc được giao cho Sawada Kan. Ngoài ra còn bốn ca khúc mở đầu khác bao gồm một bài phiên bản nhạc cụ của \"Doraemon no Uta\" do nhóm nhạc Trung Quốc Twelve Girls Band biểu diễn; \"Hagushichao\" (ハグしちゃお, \"Hagushichao\" tạm dịch \"Hãy ôm nhau\") do Natsukawa Rimi trình bày; \"Yume wo Kanaete Doraemon\" (夢をかなえてドラえもん, \"Yume wo Kanaete Doraemon\" tạm dịch \"Doraemon biến giấc mơ thành hiện thực\") do Mao thực hiện, phát sóng từ 2007 đến 2018; và \"Doraemon\" do Hoshino Gen trình bày, được phát sóng từ tháng 10 năm 2019 đến nay.", "Nhiều bộ sưu tập ca khúc chủ đề của loạt anime và phim điện ảnh liên quan đã được bán trên thị trường. Ban đầu, các ca khúc chủ yếu được phát hành trong dạng băng cassette. Từ thập niên 1990 trở đi, CD trở nên phổ biến nên kéo theo các ca khúc trong \"Doraemon\" dần chuyển sang định dạng này với hai loại hình phát hành cơ bản là đĩa đơn và album tổng hợp. Bên cạnh đó, các đoạn nhạc nền trong phim điện ảnh \"Doraemon\" đã được Nippon Columbia cho phát hành từ tháng 3 năm 2001 đến nay trong chuỗi album \"Doraemon Soundtrack History\" (ドラえもんサウンドトラックヒストリー, \"Doraemon Soundtrack History\").", "Trò chơi và trò chơi video.", "Nhiều trò chơi video dành cho các dòng máy console khác nhau dựa trên \"Doraemon\" đã ra đời, dành riêng cho thị trường Nhật Bản. Trò chơi video đầu tiên lấy cảm hứng từ series là \"Dora-chan\" (ドラちゃん, \"Dora-chan\") do Craul Denshi phát hành vào năm 1980 tuy nhiên sau đó bị rút khỏi thị trường do vi phạm bản quyền. Năm 1983, Bandai mua bản quyền sản xuất ra \"Dokodemo Dorayaki Doraemon\" (どこでも ドラヤキ ドラえもん, \"Dokodemo Dorayaki Doraemon\"), một trò chơi arcade lấy cảm hứng từ Pac-Man; một trò chơi nền tảng NES khác, \"Doraemon\", được phát triển bởi Hudson Soft với hơn 150 000 bản được bán ra, trở thành trò chơi video được mua nhiều thứ 10 ở Nhật Bản vào năm 1986. Năm 2007, SEGA phát hành \"Doraemon Wii - Himitsu Dōgu Ō Kettei-sen\", trò chơi video đầu tiên trong nhượng quyền thương hiệu được phân phối qua bảng điều khiển Wii. Các nhân vật trong \"Doraemon\" cũng xuất hiện trong loạt \"trò chơi video âm nhạc\" \"Taiko no Tatsujin\", do Namco phát triển từ năm 2001.", "Một số trò chơi bài lấy cảm hứng từ \"Doraemon\" đã được sản xuất, phân phối tương tự như các bộ phim điện ảnh chiếu rạp hoặc trong những dịp cụ thể liên quan đến nhượng quyền thương hiệu. Năm 2016, sự hợp tác giữa Asatsu-DK và Mattel cho phép tạo ra một ấn bản Uno về các nhân vật trong series; phiên bản này chỉ được phân phối ở Nhật Bản.", "Spin-off.", "\"Đội quân Doraemon\", một manga dựa trên tác phẩm do Tanaka Michiaki sáng tác, được xuất bản bởi Shogakukan từ ngày 1 tháng 12 năm 1994 đến ngày 1 tháng 5 năm 2000. Từ ngày 1 tháng 5 năm 1995 đến ngày 1 tháng 11 năm 2000, cũng nhà xuất bản trên cho ra mắt thêm \"Đội quân Doraemon đặc biệt\" do Tanaka Michiaki và Miyazaki Masaru phối hợp thực hiện, như một phần phụ của tác phẩm trước. Hai tác phẩm đã được phát hành với tổng cộng 21 \"tankōbon\". Manga thứ hai dựa trên \"Doraemon\", mang tên \"Doraemon bóng chày\", được Shogakukan phát hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2000 đến ngày 15 tháng 9 năm 2011 trên tạp chí \"CoroCoro Comic\" hàng tháng và sau đó được đưa vào trong 23 \"tankōbon\"; do Mugiwara Shintarō sáng tác, manga có sự xuất hiện của chú mèo máy Kuroemon và tập trung vào trò bóng chày. Vào tháng 9 năm 2014, nhà xuất bản Nihon Bungeisha công bố trên tạp chí \"Comic Heaven\" về bộ manga \"Nozoemon\" (のぞえもん, \"Nozoemon\"), được sáng tạo bởi Hikari Fujisaki với cốt truyện parody khiêu dâm \"lolicon\" về các nhân vật trong \"Doraemon\"; nội dung của manga được cho là không phù hợp và bị Asatsu-DK khiếu nại, sau đó ngừng phát hành.", "Đánh giá.", "Nhận xét chung.", "\"Doraemon\" được coi là một trong những bộ manga nổi tiếng nhất mọi thời đại và là biểu tượng quốc gia thực sự của Nhật Bản. Ở quê nhà, sự tiếp xúc mạnh mẽ trên phương tiện truyền thông của loạt phim đã khiến nó trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của toàn bộ thế hệ đất nước mặt trời mọc sau chiến tranh. Hơn nữa, vì tuổi thọ của tác phẩm, nó tiếp tục thu hút sự yêu thích của các thế hệ trẻ em mới, con của những người đã lớn lên với những câu chuyện tương tự. Thành công này được thể hiện rõ qua doanh thu của manga. Vào năm 1996, khi kết thúc việc phát hành bằng \"tankōbon\", series bán được 108 triệu bản ở Nhật Bản, sau đó thêm khoảng hai triệu bản được bán ra mỗi năm. Tương tự như manga, ngay cả loạt phim anime cũng được đón nhận nồng nhiệt; Đặc biệt, anime năm 1979 và 2005 liên tục có mặt trong bảng xếp hạng những series được công chúng Nhật Bản theo dõi nhiều nhất. Hơn nữa, được đánh giá cao là phong cách vẽ các nhân vật có khả năng khơi dậy cảm tình ở khán giả của tác phẩm; điều này đã góp phần cơ bản vào việc phổ biến và khẳng định thuật ngữ \"kawaii\" trong văn hóa đại chúng Nhật Bản. Mặt khác, các bộ phim điện ảnh cán mốc 100 triệu vé bán ra trong năm 2013, trở thành thương hiệu phim Nhật Bản lớn nhất về lượng khán giả; trước đây kỷ lục này do \"Godzilla\" nắm giữ.", "Tác phẩm cũng đã đạt được thành công vang dội ở các nước châu Á, đến mức nó được coi là một trong những trường hợp tiêu biểu nhất về \"quyền lực mềm\" của Nhật Bản. Mặc dù trước đây một số nước trong khu vực này ấn hành tác phẩm là không có bản quyền. Năm mươi triệu bản in được bán ra chỉ riêng ở Việt Nam, một mức độ phổ biến duy nhất trên thị trường truyện tranh Việt Nam. Tác phẩm cũng được xuất khẩu sang phương Tây nhưng mức độ phổ biến của nó vẫn còn hạn chế và chủ yếu chỉ giới hạn trong các bộ anime; điều này bắt nguồn từ việc giai cấp thống trị vốn coi series là sản phẩm dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng các quy tắc khắt khe về việc xuất bản manga và phát sóng anime trên truyền hình. Năm 2012, có 170 triệu bản in được bán ra trên toàn cầu.", "Phản hồi từ giới chuyên môn.", "\"Doraemon\" được giới phê bình phản hồi tích cực. Trong số các yếu tố được đánh giá cao nhất là sự lạc quan tràn ngập tác phẩm và sự hiện diện mạnh mẽ của các yếu tố khoa học viễn tưởng và kỳ ảo, có xu hướng đại diện cho một thế giới mà con người và công nghệ có thể cùng tồn tại cân bằng. Về vấn đề này, nhà phê bình Mark Schilling cho rằng: \"Đối với những đứa trẻ có cuộc sống đơn điệu, \"Doraemon\" đại diện cho hơi thở của sự tự do và là tấm gương phản chiếu của một thế giới vui vẻ, thân thiện, nơi giấc mơ và cả những điều ngớ ngẩn nhất đều có thể trở thành sự thật\". Nhà văn Massimo Nicora có một ý kiến khác, theo đó \"Doraemon\" \"có thể được hiểu như là một quyển sách giễu nhại sự toàn năng của khoa học khi tuyên bố có thể giải quyết mọi vấn đề với các công cụ của nó\", ám chỉ đến bảo bối của Doraemon thường gây ra sát thương nhiều hơn bất cứ thứ gì khác. Tuy nhiên, Nicora cũng đồng tình rằng tác phẩm đại diện cho \"phép ẩn dụ về trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, chúng luôn cố gắng tìm ra những giải pháp kỳ lạ và nguyên bản nhất trong một trò chơi biến đổi liên tục của thực tại\". Theo Moige:\"Nobita rất lười biếng không có sự tiến bộ đáng kể nào học được từ những sai lầm mắc phải\", ngay cả khi vẫn có những ý kiến ​​tích cực khác, bao gồm \"chỉ trích bắt nạt, lòng tốt được tỏa sáng qua Nobita và hình ảnh tích cực của Shizuka\".", "Leo Ching trong bài viết của mình cho rằng thành công của \"Doraemon\" ở châu Á xuất phát từ việc bộ truyện đã phản ánh được giá trị chung của châu lục này như trí tưởng tượng hay tinh thần trách nhiệm, đây cũng là lý do giúp một sản phẩm văn hóa xuất khẩu khác của Nhật Bản là \"Oshin\" phổ biến ở châu Á; Mặt khác, theo phân tích của Anne Allison, giáo sư nhân chủng học văn hóa tại Đại học Duke, điểm mạnh của tác phẩm không phải là sự đa dạng của bảo bối mà là tình bạn giữa Doraemon và Nobita, được độc giả đặc biệt đánh giá cao. Nhà văn kiêm nhà báo Jason Thompson cho rằng \"Doraemon\" là \"một tập hợp các tình huống ngược đời thú vị, thậm chí còn vui nhộn bởi phong cách mộc mạc và cổ điển\", gán cho tác phẩm bốn sao, xếp hạng cao nhất. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của tác phẩm, ban biên tập tờ báo \"Asahi Shimbun\" tuyên bố: \"Chúng ta có thể yên tâm nói rằng \"Doraemon\" giờ đã trở thành tác phẩm kinh điển của thời đại chúng ta. Thông điệp được đúc kết qua tác phẩm rất phong phú và đa dạng\".", "Giải thưởng và mức độ phổ biến.", "Bộ manga đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý. Tác phẩm đã hai lần được nhận Giải thưởng Hiệp hội họa sĩ truyện tranh Nhật Bản lần thứ hai năm 1973 cho hạng mục \"Giải xuất sắc nhất\" và Giải thưởng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ năm 1994. Năm 1981, nhận được Giải Manga Shogakukan dành cho hạng mục \"Kodomo\", trong khi năm 1997 nhận được Giải thưởng Văn hóa Tezuka Osamu. Còn về phần anime, loạt phim 1979 bốn lần đạt Giải phim xuất sắc của Cơ quan văn hóa vào các năm 1984, 1985, 1988 và 1989. Theo một cuộc khảo sát trên 80 000 người vào năm 2006, được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 10 năm Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản manga có mặt ở vị trí thứ năm trong số những tác phẩm được người Nhật yêu thích nhất. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến do TV Asahi thực hiện năm 2005 liên quan đến loạt anime ăn khách nhất mọi thời đại của công chúng Nhật Bản, \"Doraemon\" được xếp ở vị trí thứ năm; trong bảng xếp hạng của năm sau, lấy ý kiến về một trăm series anime Nhật Bản được yêu thích nhất, tác phẩm đã chiếm vị trí thứ ba. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2010 bởi Đại học Bách khoa Tokyo đã bầu chọn anime \"Doraemon\" (ngang hàng với loạt phim \"Dragon Ball\") là sản phẩm phù hợp nhất để thể hiện khái niệm Cool Japan trên thế giới; tương tự như vậy, trong một cuộc khảo sát năm 2013 liên quan đến những tựa anime dành cho người nước ngoài, \"Doraemon\" đã đạt vị trí đầu tiên với 42,6% sự ưa thích. Trong một cuộc khảo sát được tổ chức vào năm 1993, nhiều người làm công ăn lương người Nhật tuyên bố muốn có \"Cánh cửa thần kỳ\" để tránh phải đi làm trong giờ cao điểm; Người ta cũng chỉ ra rằng một số bảo bối, chẳng hạn như \"Chong chóng tre\" đều quen thuộc với hầu hết người dân Nhật Bản. Trên trang MyAnimeList, manga có điểm đánh giá trung bình là 8,43 với hơn 4500 người bình chọn; ba loạt anime lần lượt có mức trung bình là 7,36 (dựa trên 7400 phiếu bầu), 7,69 (dựa trên 14566 phiếu bầu) và 7,50 (dựa trên 4524 phiếu bầu).", "Tầm ảnh hưởng cho tới hiện tại.", "Nửa thế kỷ, bộ truyện tranh về chú mèo máy xanh ra đời, ghi dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa đại chúng Nhật Bản: chú mèo Doraemon.", "Doraemon đã là nhân vật giải trí thân thương của nhiều thế hệ trên khắp châu Á, không chỉ qua truyện tranh mà còn cả loạt phim hoạt hình chuyển thể, trò chơi điện tử và hàng loạt sản phẩm ăn theo khác như đồ chơi, thời trang...", "Các nhà phê bình nhận xét, bộ truyện của cố tác giả Fujiko F. Fujio (tên thật là Hiroshi Fujimoto, giai đoạn đầu sáng tác chung với Motoo Abiko) mở ra cả một thế giới mới đầy tò mò, thỏa mãn trí tưởng tượng và thậm chí dự đoán đúng một số phát minh trong tương lai, dù bối cảnh của truyện là những năm 1970. ", "Trong vô số bảo bối được giấu trong chiếc túi không đáy đeo trước ngực của Doraemon, có nhiều thứ rất thông thường bây giờ, nhưng là phát kiến vĩ đại cách đây nửa thế kỷ, chẳng hạn như điện thoại truyền hình, máy in 3D, micro biến giọng nói thành văn bản, xe tự hành hay các thế hệ robot…", "Dù được chuyển thể qua nhiều loại hình, song bộ truyện tranh gốc Doraemon vẫn được ưa chuộng hơn cả, được bởi qua đó, tâm hồn, tấm lòng và thế giới của chú mèo máy và đám bạn nhỏ hiện ra rõ nhất.", "Ở chương đầu tiên của cả bộ truyện, Doraemon xuất hiện trong một hình dạng đầu nhỏ hơn thân - mang đến cảm giác \"hài kịch đen\": gây hài trong tình huống có phần… không nên cười. Cái gây cười ở đây còn là sự kết hợp giữa cậu bé Nobita thiếu ý chí, nhút nhát tới mức thảm hại và Doraemon ham ăn bánh rán, thi thoảng xử sự quá đỗi thờ ơ và hồn nhiên trước tình huống cấp bách của bạn mình, tạo nên cảm giác đáng chê cười. ", "Những câu chuyện trong Doraemon là của trẻ thơ, song cài cắm sự hiểu biết và trải nghiệm của một người trưởng thành. Lũ trẻ trong truyện Doraemon là tập hợp của những tính cách đa dạng như trong một xã hội thông thường: Suneo (Xê-kô) xảo quyệt, Gian (Chai-en) cục cằn, hay đi bắt nạt còn Shizuka (Xu-ka) thờ ơ, vô tình trước tình cảm Nobita dành cho mình. ", "Với một số người nước ngoài đến sống và làm việc ở Nhật, lý do đáng chú ý nhất để đọc sê-ri truyện này là để học ngoại ngữ. Nhiều người ôn luyện thi bằng JLPT (bài thi năng lực tiếng Nhật, mức cơ bản nhất là N5, nâng cao nhất là N1) luôn yêu thích việc học qua truyện tranh manga. Không nhất thiết với mục đích ghi nhớ từ mới, chỉ là đọc hiểu tiếng Nhật như một thói quen với tâm trạng thoải mái.", "Nhà báo người Anh Jordan Allen chia sẻ, anh đã đọc một số bộ manga nổi tiếng, chẳng hạn như Chibi Maruko-chan nhưng khá chật vật. Cuối cùng, Doraemon là phương án thay thế hợp lý nhất, bởi ngôn ngữ được tác giả sử dụng hết sức trong sáng, đời thường và dễ hiểu.", "“Dù có thể chọn bất cứ bộ truyện tranh nào, nhưng tôi cho rằng Doraemon sẽ là sê-ri mang đến nhiều niềm vui nhất. Không chỉ được hòa mình vào bối cảnh lịch sử hiện đại với một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa đại chúng Nhật Bản, bạn còn được chứng kiến sự khác biệt của ngôn ngữ qua các thời kỳ,” nhà báo Jordan Allen nhận xét trên tờ Japan Times. ", "Ngoài ra, một ý nghĩa lớn khác của Doraemon là truyện phần nào mang đến cảm giác hoài niệm về tuổi thơ của nhiều người, một quá khứ đã xa, ở cái thời lũ trẻ không “cắm đầu” vào điện thoại, máy tính. Chúng ra ngoài, chơi bóng chày, khoe mẽ, tranh giành nhau đồ chơi, tụ tập với nhau và cùng trải qua những chuyến phiêu lưu lớn nhỏ.", "Tranh cãi.", "Tác động tiêu cực đến trẻ em.", "Vào tháng 2 năm 2013, \"Doraemon\" bị cấm ở Bangladesh, vì anime được lồng tiếng bằng tiếng Hindi chứ không phải tiếng Bengali; theo ý kiến ​​của chính phủ, điều này sẽ gây bất lợi cho người xem nhỏ tuổi, vì các em sẽ không có động lực để học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Vào tháng 10 năm 2014, hoạt động ở Trung Quốc bị tờ \"Nhật báo Thành Đô\" cáo buộc là đại diện cho \"quyền lực mềm\" của Nhật Bản và là một phương tiện nhằm kiểm soát tâm trí người dân Trung Quốc. Một lệnh cấm nữa đối với anime đã được yêu cầu vào năm 2016 ở Pakistan; Theo một số chính trị gia, việc trình chiếu \"Doraemon\" có những ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em.", "Ảnh hưởng văn hóa.", "Manga và anime \"Doraemon\" được coi là có ảnh hưởng nhất trong lịch sử manga và anime. Tác phẩm đã truyền cảm hứng cho rất nhiều mangaka, bao gồm Oda Eiichiro, người tạo ra \"One Piece\" với cảm hứng về trái ác quỷ. Kishimoto Masashi (\"Naruto\") tuyên bố đã từng vẽ nhân vật Doraemon nhiều lần, trong khi Takahashi Rumiko (\"Lum\", \"Ranma ½\") cho biết cô bị ảnh hưởng sâu sắc bởi manga, qua các nhân vật khách mời trong tác phẩm của cô. Sorachi Hideaki và Fujisawa Tōru, người sáng tạo ra \"Gintama\" và \"Great Teacher Onizuka\", đã nhiều lần nhắc đến tác phẩm trong xê-ri của họ. Thuật ngữ \"Doraemon\" cũng đã được hình thành trong giới hạn ngữ cảnh Nhật Bản, dùng để diễn đạt một thứ gì đó có khả năng đáp ứng nguyện vọng của mọi người.", "Ở Nhật Bản, xê-ri và nhân vật chính trong đó đã trở thành một biểu tượng văn hóa thực sự. Đặc biệt, Doraemon được gọi là nhân vật được yêu thích nhất trong lịch sử manga và một số nhà phê bình đã so sánh sự nổi tiếng của cậu với sự nổi tiếng của chuột Mickey hay Snoopy ở phương Tây. Vào năm 2002, \"Time Asia\" liệt kê nhân vật vào số 22 nhân vật nổi bật của châu Á trong một bài viết dưới nhan đề \"Anh hùng đáng yêu nhất ở châu Á\". Vào năm 2005, nghệ sĩ Murakami Takashi đã đưa Doraemon vào triển lãm \"Little Boy: The Arts of Japan Exploding Subculture\", cùng với các biểu tượng khác của tiểu văn hóa \"otaku\". Tháng 3 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kōmura Masahiko đã chọn Doraemon là \"Đại sứ văn hóa anime\", với mục đích quảng bá văn hóa và ngành công nghiệp anime. Nhân vật này cũng xuất hiện vào ngày 21 tháng 8 năm 2016 cùng với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō trong Lễ bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2016, với mục đích công bố Thế vận hội Mùa hè 2020.", "Thương hiệu của tác phẩm đã được TV Asahi sử dụng như một công ty quảng bá các sáng kiến ​​từ thiện, thông qua TV Asahi Doraemon Bokin (テレビ朝日ドラえもん募金, TV Asahi Doraemon Bokin tạm dịch: \"Quỹ từ thiện Doraemon TV Asahi\"); chủ yếu được tổ chức sau các trận động đất xảy ra trên đất nước. Vào năm 2013, như một dấu hiệu của sự đoàn kết, tập đoàn Đường sắt Odakyū đã tặng một trăm figure đại diện cho nhân vật chính của bộ truyện cho các quận Kanagawa và Tokyo; vào năm 2014 Shogakukan cũng xuất bản một sách hướng dẫn với các nhân vật của manga về những việc cần làm trong trường hợp xảy ra động đất. Vào ngày 15 tháng 7 năm 2011, trong quá trình tái thiết Sân bay Chitose mới, người ta khánh thành một khu vực dành riêng cho nhân vật Doraemon, trong khi vào ngày 03 tháng 9 năm 2011, Viện bảo tàng Fujiko F. Fujio được mở cửa cho công chúng ở Kawasaki đến tham quan, tập trung vào tác giả và quá trình sáng tạo của nguyên tác manga. Cũng tại địa điểm này vào ngày 3 tháng 9 năm 2012, một buổi lễ đã được tổ chức nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Doraemon, trong đó nhân vật này được nhận quyền công dân danh dự của thành phố Kawasaki; Để chào mừng lễ kỷ niệm, triển lãm \"100 Years Before The Birth Of Doraemon\" đã được tổ chức tại Hồng Kông từ ngày 14 tháng 8 đến ngày 16 tháng 9 năm 2012, với một số figure đại diện cho các nhân vật và bối cảnh nổi tiếng nhất trong series. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2016 đến ngày 31 tháng 8 năm 2018, Doraemon Tram đã có mặt tại Takaoka, một phương tiện được trang trí độc quyền với các nhân vật của tác phẩm; từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, sau sự hợp tác giữa Shogakukan và Japan Airlines, tuyến hàng không giữa Tokyo và Thượng Hải đã được khai thác bởi Doraemon Jet.", "Không chỉ ở Nhật Bản, \"Doraemon\" còn có sức ảnh hưởng văn hóa tại một số quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á. Tại Thượng Hải ở Trung Quốc, người ta đã thành lập một công viên chủ đề về \"Doraemon\". Tại Việt Nam, Quỹ học bổng Doraemon được thành lập để giúp đỡ các em học sinh nghèo, và dùng hình ảnh \"Doraemon\" để tuyên truyền an toàn giao thông. Vào năm 2015, người dân xã Wang Luang ở Thái Lan còn dùng búp bê Doraemon để cầu mưa.", "Kinh doanh.", "Tại Nhật Bản, quyền quản lý hàng hóa \"Doraemon\" thuộc về ShoPro, công ty đã sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu của mình, chẳng hạn như đồ dùng học tập, móc khóa, \"action figure\", \"gashapon\", bánh kẹo, giày dép và quần áo. Nhiều công ty đã hợp tác để tạo ra và phân phối một loạt các sản phẩm xê-ri và nhân vật trong đó, chẳng hạn như Sanrio, Converse, và ESP Guitars, đã tạo ra một loạt guitar được trang trí bằng các nhân vật manga; hơn nữa việc hợp tác với Uniqlo đã dẫn đến sự ra đời của dòng quần áo do Murakami Takashi thiết kế. Dịch vụ bưu chính Nhật Bản cũng đã phân phối nhiều loại tem minh họa các nhân vật của tác phẩm, trong đó có một loại tem lấy cảm hứng từ \"Cánh cửa thần kỳ\". Tại Trung Quốc, việc hợp tác với Meitu đã cho phép tạo ra một loại điện thoại thông minh dành riêng cho nhân vật chính của series.", "Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, quyền khai thác thương hiệu do Viz Media nắm giữ, công ty này cùng với công ty Hot Topic đã phát triển nhiều loại quần áo và đồ sưu tầm về các nhân vật trong series; vào năm 2015, việc hợp tác giữa Viz và McDonald's đã dẫn đến việc phân phối một số \"Happy Meal\" theo chủ đề. Ở Châu Âu, việc bán hàng được quản lý bởi Viz Media Europe, với sự hợp tác của một số công ty. LUK Internacional phân phối giấy phép cho Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. Animation International chịu trách nhiệm phân phối và kinh doanh các sản phẩm từ nhượng quyền thương hiệu tại một số quốc gia châu Á như Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. Tại Việt Nam, quyền kinh doanh hình ảnh \"Doraemon\" ban đầu thuộc về Umezawa; từ tháng 6 năm 2013 trở đi, được chuyển giao lại cho Tagger (là đại lý của Animation International). Sau đó, Tagger hợp tác với một số công ty cho ra mắt các sản phẩm liên quan đến \"Doraemon\" như thú nhồi bông, thực phẩm, và băng đô. Việc buôn bán tác phẩm trên toàn thế giới có hơn 600 giấy phép đang hoạt động, với tổng doanh thu hàng năm hơn 600 triệu đô la Mỹ.", "Thông qua các thỏa thuận cụ thể với Shogakukan, \"Doraemon\" cũng đã được sử dụng trong quảng cáo. 0123, một công ty vận tải của Nhật Bản, đã phát sóng nhiều quảng cáo lấy cảm hứng từ nhân vật này từ năm 1999. Tiếp theo sáng kiến Cool Japan do chính phủ Nhật Bản thúc đẩy, Sharp Corporation đã sản xuất nhiều quảng cáo khác nhau về nhân vật Doraemon và Nobita; chúng được phát sóng độc quyền tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Vào năm 2013, Toyota đã phát sóng 20 quảng cáo người đóng tập trung vào cuộc sống trưởng thành các nhân vật chính của tác phẩm. Các nhân vật Doraemon và Nobita lần lượt do nam diễn viên người Pháp Jean Reno và Tsumabuki Satoshi thủ vai; trong khi đó, Shizuka, Jaian và Suneo được đóng bởi Mizukawa Asami, Ogawa Naoya và Yamashita Tomohisa." ]
3305
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3305
Nhà xuất bản Kim Đồng
[ "Nhà xuất bản Kim Đồng là nhà xuất bản chuyên về sách văn học thiếu nhi của Việt Nam được thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 1956 tại Hà Nội. Ngoài ra, Kim Đồng còn hợp tác với hơn 70 nhà xuất bản trên thế giới có thể kể đến như Dorling Kindersley, HarperCollins UK, Simon and Schuster UK, Dami International, Shogakukan, Kodansha, Shuiesha, Square Enix, nhà xuất bản Seoul và nhà xuất bản Neung-In (Hàn Quốc).", "Hiện nay, nhà xuất bản Kim Đồng có trụ sở chính ở Hà Nội cùng hai chi nhánh đặt tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.", "Lịch sử.", "Sau khi thành lập vào năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục thiếu niên - nhi đồng Việt Nam và xem văn học và nghệ thuật là khâu quan trọng trong các phương tiện giáo dục thế hệ thanh thiếu nhi.", "Trong những năm 1945 - 1946, các loại sách như \"Gương chiến đấu\" của Hội Văn hóa Cứu quốc và của Nhà xuất bản Cứu Quốc (cơ quan Mặt trận Việt Minh) đã được xuất bản tại Hà Nội. Năm 1948, \"Tủ sách Kim Đồng\", \"Hoa kháng chiến\" do Hội Văn nghệ, Đoàn Thanh niên Lao động và Hội Phụ nữ Việt Nam cùng phối hợp xuất bản ở chiến khu Việt Bắc. Tuy không in được nhiều, phát hành chưa rộng rãi nhưng đã có những đóng góp bước đầu cho văn học thiếu nhi Việt Nam.", "Sau năm 1954, \"Tủ sách Kim Đồng\" được tiếp tục xuất bản do Nhà xuất bản Thanh Niên (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam) phụ trách.", "Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc Việt Nam lần thứ II (tháng 2 năm 1957) đã đề ra nhiệm vụ sáng tác và xuất bản sách phục vụ thiếu nhi. Từ đó đã tiến hành bàn bạc và chuẩn bị cho sự ra đời một Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi Việt Nam.", "Ngày 16 tháng 3 năm 1957, tại trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động, Hội Nhà văn và Bộ Giáo dục gồm 12 thành viên đặt nền móng cho Nhà xuất bản là: Hồ Trúc, Cao Ngọc Thọ, Hồ Thiện Ngôn, Lưu Hữu Phước, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Sanh, Phan Huỳnh Điểu, Xuân Tửu, Phạm Hổ, Thy Thy Tống Ngọc, Nguyễn Văn Phú đã họp phiên đầu tiên để bàn việc thành lập một Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi.", "Ngày thành lập chính thức của Nhà xuất bản Kim Đồng là ngày 17 tháng 6 năm 1957. Cái tên \"Kim Đồng\" được lấy theo đề xuất của nhà văn Tô Hoài: kế thừa Tủ sách Kim Đồng đã xuất bản trong kháng chiến chống Pháp. Kim Đồng vốn là hình ảnh một em bé người dân tộc Nùng tham gia kháng chiến chống Pháp.", "Ngày 18 tháng 6 năm 1957, các báo hàng ngày tại Hà Nội đưa tin: ", "\"Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà xuất bản Kim Đồng ra đời vào 19h30 tối qua (17/6/1957) tại Câu lạc bộ Đoàn Kết. Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà xuất bản Kim Đồng đã ra mắt trước một số đông các nhà giáo dục, khoa học, văn học, xuất bản. Sau lời giới thiệu của nhà văn Tô Hoài, nhà văn Hoàng Cầm (trong Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn) đã lên nói về lề lối làm việc và chương trình của Nhà xuất bản Hội. Tiếp đến, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng lên phát biểu về công việc của Nhà xuất bản cho thiếu nhi Việt Nam. Mọi người đã dự buổi chiếu phim chiêu đãi trước khi kết thúc.\"", "Trụ sở đầu tiên và cũng là trụ sở chính của nhà xuất bản là ở số 55 phố Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.", "Các tác phẩm tiêu biểu.", "Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt bạn đọc thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm văn học Việt Nam và truyện tranh nước ngoài. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng là một trong những nhà xuất bản truyện tranh lớn nhất Việt Nam. Kim Đồng thường mua bản quyền tác phẩm từ các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và đã xuất bản nhiều bộ truyện tranh được đông đảo bạn đọc trên thế giới đón nhận nồng nhiệt. Lượng xuất bản trung bình của một tập truyện tranh nước ngoài vào khoảng 5,000~10,000 cuốn.", "Tác phẩm truyện tranh nước ngoài.", "Không chỉ xuất bản sách tiếng Việt, Nhà xuất bản Kim Đồng còn thực hiện xuất khẩu truyện tranh dân gian Việt Nam bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái ra nước ngoài." ]
3308
161772
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3308
Đô-rê-mon
[]
3309
894948
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3309
Tiếng Latinh
[ "Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: \"\", ]) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, ban đầu được dùng ở khu vực quanh thành phố Roma (còn gọi là thành La Mã) thuộc vùng Latium lịch sử (ngày nay là vùng Lazio của Ý). Thông qua sức mạnh của nền Cộng hòa La Mã, tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ thống trị tại bán đảo Ý, tiếp đó là lãnh thổ Đế quốc La Mã trải dài quanh khu vực Địa Trung Hải, và về sau trở thành một ngôn ngữ chết. Tiếng Latinh đã đóng góp rất nhiều từ vựng cho ngôn ngữ tiếng Anh. Đặc biệt, các gốc từ tiếng Latinh (và tiếng Hy Lạp cổ đại) được sử dụng trong các thuật ngữ về thần học, triết học, khoa học, y học và luật pháp.", "Đến cuối thời Cộng hòa La Mã (75 TCN), tiếng Latinh cổ đã được chuẩn hóa thành tiếng Latinh cổ điển - được xem là ngôn ngữ tiêu chuẩn của tiếng Latinh. Tiếng Latinh thông tục là các dạng khẩu ngữ được sử dụng ở thể nói tại khắp các vùng của đế quốc. Tiếng Latinh hậu kỳ là dạng ngôn ngữ văn viết từ thế kỷ thứ 3; từ đó tiếng Latinh thông tục được phát triển vào thế kỷ 6 đến thế kỷ 9 và tiến hóa thành các ngôn ngữ Rôman, chẳng hạn như tiếng Ý, tiếng Sardegna, tiếng Venezia, tiếng Napoli, tiếng Sicilia, tiếng Piemonte, tiếng Lombard, tiếng Pháp, tiếng Franco-Provençal, tiếng Occitan, tiếng Corse, tiếng Ladin, tiếng Friuli, tiếng Romansh, tiếng Catalan/ tiếng Valencia, tiếng Aragon, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Asturias, tiếng Galicia và tiếng Bồ Đào Nha. Tiếng Latinh Trung Cổ được sử dụng làm ngôn ngữ văn học từ thế kỷ thứ 9 đến thời kỳ Phục Hưng, và được thay thế bằng tiếng Latinh Phục Hưng. Sau đó, tiếng Latinh hiện đại sớm và tiếng Latinh mới phát triển nên. Tiếng Latinh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, học thuật và khoa học cho đến tận thế kỷ 18, khi các tiếng thổ ngữ của từng vùng địa phương hoặc quốc gia (bao gồm cả các ngôn ngữ Rôman) thay thế nó. Tiếng Latinh Giáo hội vẫn là ngôn ngữ chính thức của Tòa Thánh và ngôn ngữ phụng vụ trong nghi thức Rôma của Giáo hội Công giáo, cũng như ngôn ngữ chính thức của Thành quốc Vatican.", "Tiếng Latinh là một ngôn ngữ có tính đa dạng cao, với ba giới tính riêng biệt, sáu hoặc bảy thể danh từ, năm biến cách, bốn cách chia động từ, sáu thì, ba ngôi, ba thể thức ngữ pháp, hai giọng, hai hoặc ba thể động từ và hai số ngữ pháp. Bảng chữ cái Latinh có nguồn gốc từ bảng chữ cái Etruscan và Hy Lạp, cuối cùng là từ bảng chữ cái Phoenicia.", "Di sản.", "Tiếng Latinh được truyền qua một vài hình thức khác biệt với nhau, như sau đây.", "Văn khắc.", "Nhà nghiên cứu văn khắc biết về khoảng chừng 270 000 bài văn khắc. Nhiều cái trong số văn khắc đó được xuất bản trong loạt nhiều tập tên là \"Corpus Inscriptionum Latinarum\" (CIL, \"Tập văn Văn khắc tiếng Latinh\").", "Văn.", "Có những tác phẩm của một vài trăm tác giả viết bằng tiếng Latinh đã sống sót toàn bộ hay một phần, toàn tác phẩm hay từng đoạn, để các nhà văn hiến học có thể phân tích. Tác phẩm đó vốn được xuất bản qua dạng thủ bản, rồi khi kỹ thuật in ấn được phát minh thì các tác phẩm đó được nhiều nhà xuất bản in.", "Ngôn ngữ học.", "Vì ảnh hưởng của chế độ và công nghệ La Mã lên các dân tộc thuộc Đế quốc La Mã nên các dân tộc đó mượn nhiều từ và cụm từ tiếng Latinh trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, y được, luật... Tác phẩm về y học La Mã, như tác phẩm của Claudius Galenus, là nguyên nhân người ta luôn sử dụng từ tiếng Latinh hoặc Hy Lạp cổ đại (Latinh hoá) khi sáng tạo thuật ngữ y học mới trong các ngôn ngữ châu Âu hiện đại. Hai lĩnh vực kỹ sư và luật pháp La Mã cũng có ảnh hưởng tương tự lên thuật ngữ khoa học và luật của các ngôn ngữ Tây nói chung.", "Trong suốt thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII các nhà văn Anh đã tạo ra rất nhiều các từ mới từ gốc Latinh và Hy Lạp. Những từ này, được gọi đùa là những từ \"sừng đựng mực\" (') hay \"bình mực\" (') — ám chỉ giới văn sĩ và học giả. Nhưng nhiều trong số những từ này chỉ được tác giả dùng một lần và sau đó thì quên hẳn, tuy nhiên cũng còn sót lại một số từ. ', ', và \"\" đều là những ngôn từ kiểu \"bình mực\" tạo ra từ các từ Latinh hay Hy Lạp.", "Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, tiếng Latinh đã phát triển thành nhiều ngôn ngữ Rôman. Những thứ tiếng này chỉ dùng để nói trong hàng thế kỷ, trong khi đó tiếng Latinh vẫn được dùng để viết. (Chẳng hạn như tiếng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha đến tận năm 1296 mới bị thay thế bởi tiếng Bồ Đào Nha.)", "Các ngôn ngữ Rôman xuất phát từ tiếng Latinh bình dân, đây là tiếng nói phổ biến lại có xuất xứ từ một thứ tiếng cổ hơn đã sinh ra chuẩn của tiếng Latinh cổ điển chính thức. Latinh và các tiếng Rôman khác nhau ở chỗ (chẳng hạn như) Rôman có phân biệt trọng âm, trong khi đó tiếng Latinh có phân biệt độ dài các nguyên âm. Trong tiếng Ý và tiếng Sardegna, có sự phân biệt độ dài các phụ âm và trọng âm, tiếng Tây Ban Nha chỉ phân biệt trọng âm, và tiếng Pháp ngay cả trọng âm cũng không phân biệt.", "Một khác biệt lớn giữa các ngôn ngữ Rôman và tiếng Latinh ở chỗ các tiếng Rôman, ngoại trừ tiếng România, không còn dùng cách ở cuối từ ngoại trừ một vài đại từ. Tiếng România vẫn còn năm cách (trong đó cách công cụ không còn dùng nữa).", "Giáo dục.", "Suốt lịch sử châu Âu, sự hiểu biết về các nền văn hoá cổ điển được coi là cần thiết khi muốn tham gia vào giới học giả, còn việc biết tiếng Latinh là một phần thiết yếu của sự hiểu biết đó. Hiện nay sự quan trọng của tiếng Latinh đã giảm xuống nhiều, nhưng vẫn còn có nhiều trường trung học và đại học dạy tiếng Latinh.", "Ngày nay, các lớp học tiếng Latinh trong các trường trung học và đại học chủ yếu nhắm đến việc dạy dịch các văn bản bằng tiếng Latinh sang các ngôn ngữ hiện đại, chứ không phải dạy làm công cụ giao tiếp. Vì thế, kỹ năng đọc được đặc biệt nhấn mạnh, trong khi đó kỹ năng nói và nghe chỉ được trình bày sơ qua. Tuy vậy, những người ủng hộ phong trào tiếng Latinh sống tin rằng tiếng Latinh có thể hoặc nên được giảng dạy giống như các ngôn ngữ hiện đại khác; tức là nên dạy cả nói lẫn viết. Các tổ chức dạy tiếng Latinh sống bao gồm Vatican và Đại học Kentucky. Ngoài ra, ở Mỹ có một tổ chức phát triển khá mạnh, chuyên dạy tiếng Latinh cho học sinh phổ thông là National Junior Classical League.", "Lịch sử.", "Lịch sử của tiếng Latinh được chia thành một vài giai đoạn lịch sử riêng biệt. Từng giai đoạn thể hiện một vài sự khác biệt tinh vi về từ vựng, cách sử dụng, chính tả, hình thái, cú pháp... Tuy nhiên, vì các nhà khoa học khác nhau sẽ nhấn mạnh các đặc điểm khác nhau nên có thể chia thành các giai đoạn khác nhau hay đặt tên khác cho các giai đoạn. Hơn nữa, tiếng Latinh Giáo hội là tiếng Latinh được các tác giả thuộc Giáo hội Công giáo Rôma sử dụng qua tất cả các giai đoạn lịch sử.", "Tiếng Latinh cổ.", "Dạng sớm nhất của tiếng Latinh người ta biết đến là tiếng Latinh cổ, được sử dụng vào thời đại Vương quốc La Mã đến phần giữa thời đại Cộng hoà La Mã. Hình thức ngôn ngữ này được biết đến qua văn khắc và tác phẩm văn học sớm nhất bằng tiếng Latinh, như các tác phẩm hài kịch của Plautus và Terentius. Trong thời đại này bảng chữ cái Latinh được phát triển dựa vào bảng chữ cái Etrusca. Lúc đầu chữ Latinh được viết từ phải qua trái, rồi trở nên theo lối đường cày, rồi rốt cuộc đi từ trái qua phải.", "Tiếng Latinh cổ điển.", "Vào cuối thời đại cộng hoà và đầu thời đế quốc, một dạng tiếng Latinh mới là tiếng Latinh cổ điển nảy sinh, được những nhà hùng biện, nhà thờ, lịch sử và người hay chữ khác sáng tạo. Đây là dạng của thứ tiếng được sử dụng trong các tác phẩm cổ điển nổi tiếng nhất, được dạy trong trường ngữ pháp và hùng biện.", "Tiếng Latinh thông tục.", "Phân tích ngữ văn của tác phẩm Latinh cổ đại —như các tác phẩm của Plautus có chứa một vài câu bằng thứ tiếng thông thường— chỉ ra rằng thứ tiếng nói là \"tiếng Latinh thông tục\" (mà Cicero gọi là \"\" hay \"cách nói của quần chúng bình dân\") tồn tại đồng thời cùng với tiếng Latinh cổ điển. Thứ tiếng thông tục này rất ít khi được viết, nên các nhà ngữ văn học chỉ có thể nghiên cứu một vài từ và cụm từ lẻ được tác giả cổ điển nêu lên hay câu đề lên tường.", "Khi Đế quốc La Mã sụp đổ thì tiêu chuẩn đào tạo giảm xuống. Người ta bắt đầu viết bằng một dạng của thứ tiếng giống cách nói thông thường hơn, được gọi là tiêng Latinh hậu kỳ. Lúc đó những dân tộc được La Mã hoá ở châu Âu cũng phát triển ngôn ngữ địa phương. Dù các ngôn ngữ địa phương này có khác với nhau (như thứ tiếng nào khi được lan truyền rộng cũng sẽ vậy), nhưng cách nói của những vùng bây giờ là Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Ý vẫn giống nhau một cách đáng ngạc nhiên về hệ thống và cách phát triển âm vị, nhờ ảnh hưởng ổn định của nền văn hoá chung là Công giáo Rôma. Ngôn ngữ địa phương của vùng bây giờ là România toả ra nhiều hơn vì bị tách biệt từ ảnh hưởng thống nhất của phần Tây của đế quốc. Khi nhà Umayyad Hồi giáo xâm chiếm bán đảo Iberia vào năm 711 thì những ngôn ngữ địa phương khác mới bắt đầu toả ra thật.", "Muốn nghiên cứu tiếng Latinh bình dân thì nhà ngôn ngữ học có thể nghiên cứu các từ của các ngôn ngữ Rôman không được sử dụng trong tiếng Latinh cổ điển. Một ví dụ là từ \"con ngựa\": tiếng Ý là ', Pháp là ', Tây Ban Nha là ', Bồ Đào Nha là ', Catalunya là '... mà tiếng Latinh cổ điển là '. Trong tiếng Latinh thì từ \"\" là từ tiếng lóng được sử dụng một cách thông thường.", "Vào cuối thế kỷ IX, tiếng Latinh bình dân tan rã tạo ra nhiều thứ tiếng riêng biệt là nhóm ngôn ngữ Rôman. Lúc đó tài liệu sớm nhất viết bằng ngôn ngữ Rôman xuất hiện. Tuy nhiên, lúc đó người ta bình thường viết bằng tiếng Latinh trung cổ và ít khi viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ Rôman nào đó.", "Tiếng Latinh Trung Cổ.", "Tiếng Latinh Trung Cổ là tiếng Latinh được sử dụng trong khoảng lịch sử hậu cổ điển mà không có dân tộc nào nói tiếng Latinh một cách thông thường nữa. Tiếng Latinh nói đã phát triển thành nhóm ngôn ngữ Rôman. Tuy nhiên trong giới học thức và giới chính thức thì tiếng Latinh vẫn được sử dụng. Thêm hơn nữa, tiếng Latinh này khuếch trường đến vùng trước đó không lúc nào người ta nói tiếng Latinh, như vùng có dân tộc German hoặc Slav. Tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ để các dân tộc thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh và các quốc gia đồng minh có thể nói với nhau.", "Tiếng Latinh Phục Hưng và Neo-Latin.", "Trong thời đại Phục Hưng tiếng Latinh trở lại là ngôn ngữ nói nhờ các nhà chủ nghĩa nhân văn sử dụng thứ tiếng này. Họ muốn tiếng Latinh trở nên như xưa, nên họ sản xuất ban điều chỉnh của các tác phẩm cổ điển, tựa vào thủ bản còn sống sót. Qua nỗ lực của họ nên tiếng Latinh trung cổ được \"sửa\" và trở nên gần tiếng Latinh cổ điển hơn.", "Tiếng Latinh thời kỳ cận đại.", "Trong thời kỳ cận đại, tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ quan trọng nhất của nền văn hoá châu Âu. Vì vậy nên cho đến tận cuối thế kỷ XVII đa số những cuốn sách và gần như tất cả các văn kiện ngoại giáo được viết bằng tiếng Latinh. Sau thời kỳ cận đại thì đa số các văn kiện ngoại giáo được viết bằng tiếng Pháp hoặc ngôn ngữ bản xứ nào đó khác theo thoả thuận chung.", "Tiếng Latinh hiện đại.", "Tổ chức lớn nhất bây giờ vẫn sử dụng tiếng Latinh một cách chính thức và chuẩn chính thức là Giáo hội Công giáo Rôma. Tiếng Latinh có thể được sử dụng trong nghi thức thánh lễ, dù bây giờ những ngôn ngữ bản xứ được sử dụng nhiều hơn. Tiếng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Toà Thánh và là ngôn ngữ chính của tạp chí của nó là \"Acta Apostolicae Sedis\". Khoá sau đại học về luật giáo hội tại các trường đại học giáo hoàng cũng được dạy bằng tiếng Latinh, và sinh viên khi viết bài thì phải viết bằng tiếng Latinh.", "Tiếng Latinh cũng được một vài tổ chức đa ngôn ngữ, như Liên minh châu Âu sử dụng khi không thể sử dụng tất cả các ngôn ngữ của tổ chức đó. Ví dụ, trên các đồng xu và tem thư của Thuỵ Sĩ vì không có chỗ viết tên quốc gia bằng cả bốn ngôn ngữ chính thức nên tên được viết bằng tiếng Latinh là \"\".", "Có một vài phim xảy ra vào thời kỳ xưa, như \"Sebastiane\" và \"Nỗi khố hình của Chúa\", có những diễn viên nói bằng tiếng Latinh để phim hiện thực hơn. Cũng có bài hát có lời bằng tiếng Latinh, như trong opera \"Vua Oedipus\" của Igor Stravinsky.", "Nhiều tổ chức và đơn vị hành chính ở thế giới phương Tây có khẩu hiệu bằng tiếng Latinh. Ví dụ khẩu hiệu của Canada là \"'\" (\"Từ biển tới biển\"), còn đại học Harvard có khẩu hiệu là \"'\" (\"Sự thật\").", "Thỉnh thoảng có kênh truyền thông sử dụng tiếng Latinh cho người hăng hái về tiếng Latinh. Một vài ví dụ là Radio Bremen tại Đức và Yle tại Phần Lan. Cũng có nhiều trang mạng và diễn đàn do người hăng hái về tiếng Latinh viết, như Wikipedia tiếng Latinh có hơn một trăm nghìn bài bằng tiếng Latinh.", "Nhiều trường trung học ở châu Âu và châu Mỹ có lớp học tiếng Latinh.", "Hệ thống âm vị.", "Vì tiếng Latinh cổ điển được nói trước khi có thiết bị thu âm, nên không thể biết chắc cách phát âm lúc đó là như thế nào. Dù vậy nhưng có nhiều cách để phục dựng nó. Có tư liệu gồm lời giải thích rõ ràng về cách phát âm do tác giả cổ điển viết. Những lỗi chính tả, tư liệu gồm chơi chữ, từ nguyên và chính tả của từ mượn do ngôn ngữ khác mượn từ tiếng Latinh cũng cung cấp nhiều thông tin.", "Phụ âm.", "Những âm vị phụ âm của tiếng Latinh được liệt kê trong bảng dưới đây.", "Các phụ âm đôi được phát âm dài hơn. Trong tiếng Việt hiện tượng này chỉ xảy ra giữa hai chữ, như trong \"hơn nữa\"' mà trong đó có /nn/ đôi, giống \"nn\" trong từ tiếng Latinh \"\" (\"năm, mùa\").", "Nguyên âm.", "Nguyên âm đơn.", "Tiếng Latinh cổ điển có tương phản nguyên âm ngắn và dài. Vào thời đại cổ điển, những nguyên âm dài có phẩm chất khác với những nguyên âm ngắn, như có thể xem trong bảng trên đây. Vào thời đại cổ điển đó thì tiếng Latinh cũng có hai nguyên âm /ʏ yː/, được sử dụng trong từ mượn từ tiếng Hy Lạp, nhưng nhiều người phát âm hai âm đó như /ɪ iː/ hoặc như /ʊ uː/.", "Nguyên âm đôi.", "Tiếng Latinh cổ điển có một vài nguyên âm đôi. Nguyên âm đôi phổ biến nhất là ⟨ae au⟩. Cũng có âm ⟨oe⟩ hiếm có, và những âm ⟨ui eu ei ou⟩ rất ít khi có trong từ thuần Latinh.", "Tiếng Latinh cổ đại vốn có nhiều nguyên âm đôi hơn, nhưng phần lớn trở thành nguyên âm đơn dài ở đầu thời đại tiếng Latinh cổ điển. Cả hai âm đôi ⟨ai⟩ lẫn sự nối tiếp hai âm đơn ⟨āī⟩ của tiếng Latinh cổ đại trở thành ⟨ae⟩, còn ⟨ei⟩ bình thường trở thành ⟨ī⟩. Hai âm đôi ⟨oi⟩ lẫn ⟨ou⟩ trở thành ⟨ū⟩, ngoại trừ trong một vài từ, mà trong đó ⟨oi⟩ trở thành ⟨oe⟩. Hai cách thay đổi này thỉnh thoảng xảy ra trong hai từ có cùng một gốc — đó là lý do tiếng Latinh cổ điển có đôi như ' \"sự trừng phạt\" và ' \"trừng phạt\".", "Trong tiếng Latinh bình dân và trong những ngôn ngữ Rôman thì những âm đôi ⟨ae au oe⟩ hoà vào ⟨e ō ē⟩. Đây cũng là cách phát âm của những người ít học trong thời đại tiếng Latinh cổ điển rồi.", "Cách viết.", "Tiếng Latinh được viết bằng chữ cái Latinh, sinh từ bảng chữ cái Ý cổ đại, vốn có nguồn gốc là bảng chữ cái Hy Lạp mà có nguồn gốc là bảng chữ cái Phoenicia. Bảng chữ cái này sau đó được sử dụng để viết những ngôn ngữ gốc Rôman, Celt, Gécman, Balt, Finn, và nhiều ngôn ngữ Slav. Thêm hơn nữa, bảng chữ cái này được nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới sử dụng, như tiếng Việt, những ngôn ngữ Nam Đảo, nhiều ngôn ngữ nhóm Turk, và đa số các ngôn ngữ ở châu Phi hạ Sahara, châu Mỹ và châu Đại Dương, để nó là bảng chữ cái được sử dụng rộng nhất trên thế giới.", "Các chữ cái.", "Số chữ cái đã thay đổi một vài lần. Lúc đầu khi mới sinh từ bảng chữ cái Etrusca thì chỉ có 21 chữ cái. Sau đó, chữ \"G\" được thêm vào để viết âm /ɡ/, mà trước đó âm này được viết bằng chữ \"C\"; còn chữ \"Z\" không được sử dụng trong tiếng Latinh nên bị bỏ. Sau đó, hai chữ cái \"Y\" và \"Z\" được thêm vào để có thể chuyển chữ hai chữ cái upsilon và zeta trong những từ mượn từ tiếng Hy Lạp.", "Chữ \"W\" được sáng tạo vào thế kỷ XI tựa vào chữ ghép \"VV\". Chữ này được sử dụng để viết /w/ trong những ngôn ngữ Gécman — tiếng Latinh không sử dụng chữ này vì sử dụng \"V\". Vào thời Hậu kỳ Trung Cổ chữ \"J\" mới được phân biệt với chữ \"I\", còn chữ \"U\" với \"V\" cũng vậy.", "Các chữ cái và cách phát âm.", "Bảng này liệt kê những chữ cái phụ âm của tiếng Latinh cùng cách phát âm.", "Trong bảng dưới này có các nguyên âm của tiếng Latinh.", "Những nguyên âm đôi được viết bằng hai chữ cái nguyên âm, ví dụ như /ae̯/ được viết ⟨ae⟩ hoặc ⟨æ⟩… Tuy nhiên, thỉnh thoảng những chữ ghép vậy không phải là nguyên âm đôi mà là hai nguyên âm riêng, như trong \"aēnus\" [aˈeː.nʊs] \"bằng đồng\".", "Dấu.", "Tiếng Latinh cổ điển không sử dụng dấu câu, không phân biệt chữ hoa với chữ thường, và không có khoảng cách giữa các từ.", "Nhiều khi dấu sóng (tiếng Latinh: ', giống dấu sắc) được sử dụng trên những nguyên âm dài ⟨Á É Ó V́ Ý⟩. Nguyên âm /iː/ dài bình thường được viết bằng chữ \"I\" cao hơn ⟨ꟾ⟩ (tiếng Latinh: ', tạm dịch: \"i dài\"). Trong sách sản xuất vào thời hiện đại thì những nguyên âm dài bình thường được viết bằng dấu gạch ngang ở trên: ⟨ā ē ī ō ū⟩, còn nguyên âm ngắn dù bình thường không có dấu nhưng để phân biệt một vài đôi từ nên sẽ có dấu trăng: ⟨ă ĕ ĭ ŏ ŭ⟩.", "Thỉnh thoảng dấu chấm giữa (tiếng Latinh: \"\") được sử dụng để cách từ.", "Ví dụ, câu đầu tiên trong bài thơ thứ ba của Catullus vốn được viết như vậy:", " LV́GÉTEÓVENERÉSCVPꟾDINÉSQVE (tạm dịch: \"Hãy than khóc, những người Venus và Cupido ơi\")", "hoặc với dấu chấm giữa:", " LV́GÉTE•Ó•VENERÉS•CVPꟾDINÉSQVE.", "Trong ấn bản hiện đại thì người ta bình thường viết như vậy:", " Lugete, O Veneres Cupidinesque", "hoặc:", " Lūgēte, Ō Venerēs Cupīdinēsque.", "Cách viết khác.", "Chữ thảo La Mã cổ đại (tiếng Latinh: \"\") có mặt trên nhiều tấm bảng sáp được đào ra ở nhiều chỗ, như gần thành trì. Nhiều tầm như vậy được tìm thấy tại Vindolanda gần Trường thành Hadrianus trên Đảo Anh. Đáng ngạc nhiên là phần lớn của các tấm bảng tại Vindolanda có khoảng cách giữa các từ, mà làm như vậy rất hiếm có trong những câu khắc từ thời đại đó.", "Thỉnh thoảng người ta đã viết tiếng Latinh bằng chữ khác:", "Đặc điểm về ngữ pháp.", "Tiếng Latinh là một thứ tiếng tổng hợp hay biến tố: các phụ tố được gắn vào các gốc cố định để diễn tả giống, số, và cách của các tính từ, danh từ và đại từ (quá trình này được gọi là biến cách hoặc ' bằng tiếng Latinh), cũng như ngôi, số, thì, thể, trạng, và thức đối với động từ (được gọi là chia động từ hoặc '). Cũng có từ không biến cách hay chia — như phó từ, giới từ, thán từ.", "Vì tiếng Latinh sử dụng cách và chia động từ, nên nhiều khi một cụm từ mà tiếng Việt sử dụng nhiều từ thì trong tiếng Latinh lại chỉ là một từ. Một ví dụ là:", "Trong ví dụ này, từ tiếng Việt \"sẽ\" trong tiếng Latinh là hậu tố ' được đặt sau gốc từ ', còn chủ ngữ của động từ (\"người đó\") là hậu tố '. Tuy nhiên, nhiều khi không thể chia từ thành hậu tố không một cách rõ như thế, ví dụ như trong ', có nghĩa là \"tôi yêu\". Trong dạng này, gốc từ vẫn là ', còn hậu tố của ngôi thứ nhất số đơn thì hiện tại là '.", "Danh từ.", "Những danh từ tiếng Latinh được chia thành ba giống: đực, cái, trung. Khi có tính từ đi kèm với một danh từ nào đó thì tính từ đó phải biến thể để phù hợp với giống của danh từ này.", "Từng danh từ có nhiều dạng, tuỳ số và cách. Có hai số: số ít và số nhiều. Có bảy cách chỉ vai trò của từ trong câu, để thứ tự từ không quan trọng như trong tiếng Việt.", "Những hậu tố có dạng nào thì tuỳ vào danh từ. Có thể chia các danh từ tiếng Latinh thành năm lớp theo cách biến thể, rồi trong từng lớp cách biết thể thì những danh từ trong đó có hậu tố giống nhau. Cũng có một vài từ không thể chia vào lớp nào, nên đó là từ bất quy tắc. Bảng này chỉ cách chia danh từ \" (\"hoa hồng\"):", "Tính từ.", "Trong tiếng Latinh, những tính từ phải hợp về cách, số và giống với danh từ. Có hai lớp biến thể: một lớp giống lớp biến thể thứ nhất và thứ hai của các danh từ, còn lớp khác giống lớp biến thể thứ ba của các danh từ. Ví dụ, từ \"\" (\"đã chết\", giống đực/cái/trung) được biến thể như danh từ thuộc cách biến thể thứ nhất khi giống cái, như danh từ thuộc cách biến thể thứ hai giống đực khi giống đực, còn như danh từ thuộc cách biến thế thứ hai giống trung khi giống trung.", "Những tính từ cũng có dạng cấp so sánh và dạng cao cấp. Ví dụ như từ ' (\"đẹp\", giống đực/cái/trung) có dạng ' (\"đẹp hơn\", giống đực và giống cái đều là bằng nhau) và \"\" (\"đẹp nhất\").", "Những động từ có nhiều dạng phân từ được biến thể và sử dụng giống như tính từ.", "Giới từ.", "Vị ngữ của những giới từ có thể sử dụng hai cách: cách đổi và cách tách. Ví dụ:", "Động từ.", "Các động từ trong tiếng Latinh có sáu thì (hiện tại hoàn thành, hiện tại chưa hoàn thành, quá khứ hoàn thành, quá khứ chưa hoàn thành, tương lai hoàn thành, tương lai chưa hoàn thành), ba trạng (trình bày, mệnh lệnh, cầu khẩn, cùng với dạng vô định, phân từ, danh động từ, động danh từ), ba ngôi (nhất, hai, ba), hai số (đơn, nhiều), hai thể (chủ động, bị động) và ba thức (hoàn thành, chưa hoàn thành, trạng thái).", "Bảng này chứa một vài dạng của động từ \" (\"yêu\") làm ví dụ:", "Từ vựng.", "Vì tiếng Latinh là một ngôn ngữ gốc Ý, nên phần lớn từ vựng của nó có gốc Ý, và vốn có gốc trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy. Tuy nhiên, vì người La Mã tiếp xúc một cách sâu sát với dân tộc Etrusca nên không chỉ lấy bảng chữ cái Etrusca để thích nghi làm bảng chữ cái của mình nhưng cũng mượn nhiều từ từ tiếng Etrusca sang tiếng Latinh. Hai ví dụ là ' (\"mặt nạ\") và ' (\"diễn viên\"). Tiếng Latinh cũng mượn từ vựng từ tiếng Osca, một ngôn ngữ gốc Ý khác.", "Sau khi xâm chiếm được Taranto (năm 272 trước Công nguyên) dân tộc La Mã bắt đầu \"Hy Lạp hoá\": họ lấy đặc trưng của nền văn hoá Hy Lạp để sáp nhập vào nền văn hoá của mình. Khi làm vậy thì người La Mã cũng mượn nhiều từ từ tiếng Hy Lạp như: ' (\"phòng có trần vòm\"), ' (\"ký hiệu\"), \"\" (\"nhà tắm\")… Vì quá trình \"Hy Lạp hoá\" này nên chữ \"Y\" và \"Z\" được thêm vào bảng chữ cái để có thể viết những âm vị của tiếng Hy Lạp. Những người La Mã cũng lấy nghệ thuật, y học, khoa học, triết học… của Hy Lạp mang về bán đảo Ý. Kết quả là nhiều thuật ngữ khoa học và triết học trong tiếng Latinh là từ mượn từ tiếng Hy Lạp, hoặc là từ thuần Latinh với nghĩa mở rộng ra theo gương của tiếng Hy Lạp.", "Vì đế quốc La Mã bành trướng rồi lập liên hệ kinh doanh với những bộ lạc châu Âu ngoài đế quốc, nên tiếng Latinh mượn một vài từ từ những ngôn ngữ Trung Âu như: từ ' (\"hải ly\") có gốc German và từ ' (\"quần\") có gốc Celt.", "Những ngôn ngữ địa phương của tiếng Latinh chịu ảnh hưởng của những ngôn ngữ khác có trong vùng. Các ngôn ngữ địa phương này sau đó trở thành những ngôn ngữ Rôman.", "Khi Kitô giáo đã được đưa vào xã hội La Mã thì tiếng Latinh nhận từ vựng liên quan đến Kitô giáo. Từ vựng đó đôi khi là từ mượn từ tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Do Thái, đôi khi là từ mới sáng tạo từ từ vựng tiếng Latinh.", "Vào thời Trung cổ tiếng Latinh không ngừng mượn từ của những ngôn ngữ xung quanh, lúc đó gồm tiếng Anh cổ và những ngôn ngữ German khác.", "Qua các thời đại, những người nói tiếng Latinh không ngừng sáng tạo từ mới qua hai quá trình thêm phụ tố và tạo từ phức. Ví dụ, tính từ ' (\"có quyền vô hạn\") được sáng tạo từ tính từ ' (\"cả, mỗi\") và tính từ \"\" (\"hùng mạnh\"). Sử dụng quá trình này cũng có thể thay đổi từ loại, ví dụ như lấy động từ tạo danh từ vân vân." ]
3313
11
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3313
La tinh (định hướng)
[]
3319
827006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3319
Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng
[ "Trang này giúp liệt kê danh sách những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Xin lưu ý rằng danh sách này có thể khác tùy theo cách định nghĩa một số từ. Điển hình là sự khác biệt giữa các từ \"phương ngữ\" (\"dialect\") và \"ngôn ngữ\" (\"language\") rất quan trọng.", "Một ví dụ là tiếng Ả Rập, có thể được xem là một ngôn ngữ hay một nhóm ngôn ngữ liên quan nhau. Quyển Niên giám thế giới, CIA World Factbook và Ethnologue, nguồn của các bảng dưới đây, xem mỗi thứ tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ khác nhau. Nếu tất cả các tiếng nói này được xem là một ngôn ngữ thì nó sẽ đứng thứ tư với khoảng 215 triệu người nói.", "Tiếng Hoa cũng có tình trạng tương tự. Nếu tất cả mọi ngôn ngữ Hoa được tính là một ngôn ngữ, thì tiếng Hoa sẽ đứng đầu với 1,2 tỷ người nói. Nếu tính mỗi tiếng riêng ra thì năm loại tiếng Hoa có trong danh sách 25 ngôn ngữ đầu.", "Xin lưu ý rằng các danh sách này chỉ tính những người nói ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ. Hiện thời rất khó tính tổng số người nói một ngôn ngữ như một ngoại ngữ.", "Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người nói.", "Theo tạp chí Ethnologue (2020) của tổ chức SIL International thì dưới đây là danh sách các ngôn ngữ phổ biến nhất (tính cả người sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ):", "Quy ước của quyển CIA World Factbook (2000).", "Quyển CIA World Factbook ước lượng số người nói tiếng mẹ đẻ trong năm 2000 theo phần trăm dân số (họ ước lượng năm 2000 có 6,081 tỷ người ).", "\"Nguồn\": CIA - The World Factbook -- World ", "Ước tính của Ethnologue (1995).", "Nếu coi các số liệu trên đây là đúng thì số lượng người nói tiếng Hindi và tiếng Anh từ năm 1995 đến năm 2004 đã gia tăng đáng kể.", "\"Nguồn: \" Ethnologue" ]
3326
855455
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3326
Thủy tinh (định hướng)
[ "Thủy tinh là một loại vật liệu", "Thủy tinh hay Thủy Tinh cũng có thể là:", "Kiến trúc.", "<templatestyles src=\"Dmbox/styles.css\" />", " Trang này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề ." ]
3327
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3327
Sông Như Nguyệt
[]
3328
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3328
Sông Thị Cầu
[]
3330
13607
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3330
Sông Nhật Đức
[]
3345
770800
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3345
Di tích Óc Eo - Ba Thê
[]
3346
770800
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3346
Khu di tích Óc Eo - Ba Thê
[]
3348
255
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3348
Tháng Hai
[]
3349
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3349
Lịch juliêng
[]
3350
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3350
Lịch Juliêng
[]
3351
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3351
Lịch julius
[]
3352
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3352
Lịch Giu-li-út
[]
3353
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3353
Lịch giu-li-út
[]
3355
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3355
NASA
[ "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", "Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ hay Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, tên đầy đủ tiếng Anh là National Aeronautics and Space Administration (\"Cục Quản trị Không Gian và Hàng Không Quốc gia\"), viết tắt là NASA, cũng được gọi là Cơ quan Không gian Hoa Kỳ là cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm thực thi chương trình thám hiểm không gian và nghiên cứu ngành hàng không.", "Tổng thống Dwight D. Eisenhower thành lập NASA vào năm 1958 với mục đích dân sự hướng tới những ứng dụng hòa bình trong khoa học không gian. Đạo luật Hàng không và Vũ trụ Quốc gia được thông qua ngày 29 tháng 7 năm 1958, theo đó giải thể cơ quan tiền thân của NASA là NACA (National Advisory Committee for Aeronautics - Ủy ban Cố vấn Hàng không Quốc gia). Cơ quan mới chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 10 năm 1958.", "Kể từ đó, hầu hết các phi vụ thám hiểm không gian đều do NASA đảm nhiệm, bao gồm nhiệm vụ đổ bộ lên Mặt Trăng của chương trình Apollo, trạm không gian Skylab, và chương trình tàu con thoi. Hiện tại, NASA đang tham gia xây dựng và vận hành Trạm vũ trụ quốc tế ISS và đang giám sát quá trình phát triển tàu vũ trụ Orion, Hệ thống phóng không gian SLS và các lần phóng tàu vũ trụ với sự tham gia của các công ty cổ phần. Cơ quan cũng chịu trách nhiệm cho Chương trình dịch vụ phóng tên lửa (Launch Services Program-LSP) thực thi giám sát và quản lý các hoạt động phóng tàu vũ trụ không người lái của NASA.", "Mục tiêu khoa học của NASA tập trung vào tìm hiểu Trái Đất thông qua chương trình Hệ thống quan sát Trái Đất, nghiên cứu vật lý của Mặt Trời, thám hiểm các thiên thể trong hệ Mặt Trời với các tàu không gian robot tiên tiến như \"New Horizons\", và nghiên cứu các chủ đề của vật lý thiên văn, chẳng hạn liên quan tới Big Bang, thông qua phát triển các thiết bị lớn nghiên cứu trong không gian và các chương trình liên kết khác. NASA chia sẻ thông tin với nhiều viện và tổ chức quốc gia, quốc tế, như trong Chương trình Vệ tinh quan sát khí nhà kính GOSAT.", "Hình thành.", "Từ năm 1946, Ủy ban Cố vấn Hàng không Quốc gia (NACA) đã thực hiện thử nghiệm máy bay tên lửa như loại siêu thanh Bell X-1. Đầu thập niên 1950, đã có thử thách đối với việc phóng một vệ tinh nhân tạo cho dự án năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (1957–58). Người Mỹ tham gia vào thử thách này trong dự án Vanguard. Sau khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (\"Sputnik 1\") vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, sự chú ý của Hoa Kỳ đã chuyển hướng tới những nỗ lực nghiên cứu không gian. Quốc hội Hoa Kỳ, bị cảnh báo bởi nhận thức về an ninh quốc gia và sự dẫn đầu về công nghệ (được biết đến là \"khủng hoảng Sputnik\"), ngay lập tức hối thúc và hành động nhanh chóng; Tổng thống Dwight D. Eisenhower và các cố vấn của ông tư vấn các biện pháp thận trọng hơn. Điều này đưa tới thỏa thuận cần thiết phải có một cơ quan liên bang mới dựa trên NACA để thực hiện mọi hoạt động phi quân sự trong không gian. Cơ quan nghiên cứu dự án tiên tiến DARPA đã được thành lập vào tháng 2 năm 1958 nhằm phát triển các công nghệ vũ trụ cho các ứng dụng quân sự.", "Ngày 29 tháng 7 năm 1958, Eisenhower ký thông qua Đạo luật Quốc gia về Hàng không và Không gian, thiết lập ra NASA. Khi chính thức đi vào hoạt động ngày 1 tháng 10 năm 1958, NASA sáp nhập nguyên toàn bộ cơ quan NACA đã có 46 năm hoạt động; với 8.000 nhân viên của nó, và ngân sách thường niên khi đó vào khoảng 100 triệu US$, ban đầu có ba phòng thí nghiệm chính (phòng thí nghiệm hàng không Langley, phòng thí nghiệm hàng không Ames, và phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực bay Lewis) và hai cơ sở thử nghiệm nhỏ. Huy hiệu của NASA được Tổng thống Eisenhower phê chuẩn vào năm 1959. Các đơn vị của Cơ quan quân đội nghiên cứu tên lửa liên lục đại (Army Ballistic Missile Agency-ABMA) và Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Hải quân Hoa Kỳ (United States Naval Research Laboratory) được chuyển về dưới sự quản lý của NASA. Những đóng góp quan trọng trong cuộc đua chạy đua vào không gian của NASA với Liên Xô đó là công nghệ từ chương trình tên lửa của Đức do Wernher von Braun đứng đầu, người mà lúc này đang làm việc cho cơ quan (ABMA), và ông tiếp tục ứng dụng các kỹ thuật trước đó của nhà khoa học người Mỹ Robert Goddard. Các dự án nghiên cứu trước đây của không quân Hoa Kỳ và nhiều chương trình không gian của ARPA cũng được chuyển giao cho NASA. Tháng 12 năm 1958, NASA được giao quản lý Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực, một đơn vị nghiên cứu theo hợp đồng của Học viện Công nghệ California.", "Các chương trình chuyến bay không gian.", "Trong lịch sử NASA đã thực hiện nhiều chương trình bay không gian có người lái và không có người lái. Chương trình bay không người lái đã phóng các vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Hoa Kỳ vào quỹ đạo quanh Trái Đất cho các mục đích khoa học và thông tin liên lạc, và gửi các tàu không gian đến thám hiểm các hành tinh trong hệ Mặt Trời, bắt đầu bằng Sao Kim và Sao Hỏa, và \"cuộc hành trình vĩ đại\" đến các hành tinh vòng ngoài. Các chương trình có phi hành gia đưa những người Mỹ đầu tiên vào quỹ đạo thấp quanh Trái Đất (LEO), giành chiến thắng trong chạy đua không gian với Liên Xô khi có 12 phi hành gia từng nhóm một đã đổ bộ lên Mặt Trăng từ 1969 đến 1972 trong chương trình Apollo, phát triển tàu con thoi bay tới LEO mà có thể tái sử dụng một phần, và trạm vũ trụ bay trên LEO cũng như hợp tác với các quốc gia khác bao gồm Nga sau thời kỳ hậu Xô Viết. Một số phi vụ có sự tham gia của cả phi hành gia lẫn tàu không gian, ví dụ như tàu không gian Galileo, mà được các phi hành gia triển khai từ tàu con thoi trên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất trước khi nó bay tới Sao Mộc.", "Chương trình chuyến bay có người lái.", "Chương trình chế tạo thử nghiệm máy bay gắn động cơ tên lửa do NASA khởi xướng được cơ quan mới NASA tiếp tục ủng hộ phát triển cho các chuyến bay có người lái. Tiếp theo là chương trình phát triển khoang vũ trụ trở về với 1 phi hành gia (space capsule), và kế đó là khoang trở về chứa 2 phi hành gia. Phản ứng lại với sự mất đi uy tín và lo sợ về an ninh quốc gia do những bước đi tiên phong cuủa Liên Xô trong giai đoạn đầu của cuộc chinh phục không gian, năm 1961 Tổng thống John F. Kennedy đề xướng một mục tiêu tham vọng đó là \"đưa người đổ bộ lên Mặt Trăng vào cuối thập niên 1960, và quay trở lại Trái Đất an toàn.\" Mục tiêu này đã đạt được vào năm 1969 trong chương trình Apollo, và NASA đã có kế hoạch tham vọng hơn với các hoạt động chuẩn bị cho một phi vụ đưa người lên Sao Hỏa. Tuy nhiên, do sự giảm các mối đe dọa và sự thay đổi mức ưu tiên do tác động chính trị hầu như ngay lập tức làm chấm dứt các kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng. NASA chuyển sự chú ý sang phòng thí nghiệm không gian tạm thời tận dụng trên các thiết có được từ chương trình Apollo, và phát triển một đội tàu con thoi bay trên quỹ đạo thấp mà có thể tái sử dụng trong nhiều phi vụ khác nhau. Trong thập niên 1990, NASA đã được cấp ngân sách dành để phát triển một trạm không gian bay quanh Trái Đất với sự tham gia của các quốc gia, mà hiện nay bao gồm cả Nga thời hậu Liên Xô. Cho tới nay, NASA đã phóng tổng cộng 166 phi vụ có phi hành gia, và mười ba tên lửa X-15 bay cao hơn cao độ 80 km vào không gian theo như định nghĩa của Không quân Hoa Kỳ về phạm vi không gian ngoài thiên thể.", "Máy bay tên lửa X-15 (1959–1968).", "Máy bay X-15 là một chương trình thử nghiệm của NACA về một loại máy bay gắn động cơ tên lửa siêu thanh, phối hợp nghiên cứu cùng với Hải quân và Không quân Hoa Kỳ. Máy bay được thiết kế với thân mảnh thon nhỏ với hai bên chứa thùng nhiên liệu và hệ thống máy tính điều khiển sơ khai đầu tiên. Hồ sơ mời thầu được phát hành vào ngày 30 tháng 12 năm 1954 cho hạng mục thân máy bay, và vào ngày 4 tháng 2 năm 1955 cho hạng mục động cơ máy bay. Hợp đồng thân máy bay được trao cho North American Aviation vào tháng 11 năm 1955, và hợp đồng động cơ XLR30 được trao cho Reaction Motors năm 1956, và có ba máy bay đã được sản xuất. X-15 được phóng thả từ cánh của một trong hai máy bay Boeing B-52 Stratofortress của NASA, \"NB52A\" có số hiệu ở đuôi 52-003, và \"NB52B\" có số hiệu ở đuôi 52-008 (còn gọi là \"Balls 8\"). Quá trình thả diễn ra ở độ cao 14 km tại lúc máy bay B-52 có vận tốc 805 km/h.", "Mười hai phi công đã được tuyển chọn cho chương trình từ Không quân, Hải quân, và NACA (sau thành NASA). Tổng số 199 chuyến bay đã được thực hiện từ 1959 đến 1968, với kết quả đạt kỷ lục thế giới về tốc độ cao nhất mà một máy bay có người lái có được, hiện tại 2016, vận tốc lớn nhất mà X-15 bay được là Mach 6,72 hay 7.273 km/h. Độ cao kỷ lục mà nó đạt được bằng 107,96 km. Tám phi công đã được trao Huy hiệu phi hành gia của Không quân vì đã bay cao hơn 80 km, và hai chuyến bay thực hiện bởi Joseph A. Walker đã bay cao hơn 100 km, vượt tiêu chuẩn định nghĩa không gian ngoài thiên thể của Liên đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc tế (International Aeronautical Federation). Chương trình X-15 áp dụng các kỹ thuật cơ khí mà sau này được sử dụng cho các chương trình chuyến bay không gian có người lái, bao gồm hệ thống kiểm soát phản lực (reaction control system jets) để kiểm soát hướng của tàu vũ trụ, bộ đồ phi hành gia, và định nghĩa chân trời trong định vị. Dữ liệu thu thập được từ quá trình rơi trở lại khí quyển và tiếp đất trở thành các tài liệu vô giá cho NASA khi thiết kế tàu con thoi.", "Dự án Mercury (1959–63).", "Ngay sau khi cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu, mà một mục tiêu lúc đầu là đưa con người vào không gian sớm nhất có thể, do vậy những tàu không gian có thiết kế đơn giản nhất có thể phóng lên bằng những tên lửa hiện tại lại một phương án được lựa chọn. Chương trình \"Con người ở trong Vũ trụ sớm nhất\" (Man in Space Soonest) của không quân Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều phương án thiết kế tàu vũ trụ có người lái, từ máy bay gắn động cơ tên lửa X-15, đến những khoang trở về từ vũ trụ (space capsule) kích cỡ nhỏ được bắn lên bằng tên lửa xuyên lục địa. Đến 1958, thiết kế máy bay tên lửa bị loại so với ưu tiên khoang vũ trụ có phi hành gia được phóng lên bằng tên lửa.", "Khi NASA được thành lập trong cùng năm, chương trình của bên Không quân đã được chuyển giao lại và đổi tên thành \"Dự án Mercury\". Bảy phi hành gia đầu tiên đã được tuyển chọn từ các phi công của Hải quân, Không quân và Lính thủy. Ngày 5 tháng 5 năm 1961, nhà du hành Alan Shepard trở thành người Mỹ đầu tiên trong tàu vũ trụ \"Freedom 7\", phóng lên bởi tên lửa Redstone trong chuyến bay xuyên lục địa dài 15 phút ở quỹ đạo thấp. John Glenn trở thành người Mỹ đầu tiên được phóng vào quỹ đạo bởi tên lửa Atlas ngày 20 tháng 2 năm 1962 trên khoang của tàu \"Friendship 7\". Glenn hoàn tất được ba vòng quỹ đạo, và sau đó NASA thực hiện thêm được ba lần bay nữa, với chuyến bay bao gồm 22 vòng quỹ đạo do phi công L. Gordon Cooper điều khiển tàu \"Faith 7\" diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 5 năm 1963.", "Liên Xô đã hoàn tất trước Hoa Kỳ về tàu vũ trụ có một phi hành gia, trong chương trình Vostok (chương trình Phương Đông). Họ đã đưa được phi hành gia đầu tiên lên vũ trụ đó là Yuri Gagarin trong lần bay có 1 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất trên tàu Vostok 1 vào tháng 4 năm 1961, một tháng trước chuyến bay của Shepard. Tháng 8 năm 1962, Liên Xô đã thực hiện được chuyến bay kéo dài kỷ lục 4 ngày với nhà du hành vũ trụ Andriyan Nikolayev trên tàu Vostok 3, và cũng thực hiện đồng thời chuyến bay của tàu Vostok 4 mang theo phi hành gia Pavel Popovich.", "Dự án Gemini (1961–66).", "Dựa trên những nghiên cứu nhằm phát triển các tàu vũ trụ Mercury có khả năng thực hiện các chuyến bay dài, các kỹ thuật điều khiển hai tàu không gian gặp nhau (space rendezvous), và trở về Trái Đất một cách chính xác, năm 1962 dự án Gemini được khởi động với mục đích đưa hai phi hành gia trong cùng một chuyến bay để vượt qua sự dẫn đầu của Liên Xô và hỗ trợ cho chương trình con người đổ bộ lên Mặt Trăng Apollo, thực hiện thêm các hoạt động bên ngoài tàu không gian (extravehicular activity-EVA) và điều khiển kết nối và lắp ghép giữa các khoang với nhau. Chuyến bay có người lái đầu tiên của dự án Gemini, Gemini 3, được điều khiển bởi hai phi hành gia Gus Grissom và John Young vào ngày 23 tháng 3 năm 1965. Sau đó có thêm 9 phi vụ nữa được thực hiện từ 1965 đến 1966, chứng tỏ một phi vụ có thể kéo dài gần 14 ngày, điều khiển hai tàu kết nối, phi hành gia thực hiện hoạt động ngoài không gian, và thu thập các dữ liệu y học về những hiệu ứng của không trọng lực đối với cơ thể người.", "Dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Nikita Khrushchev, Liên Xô chạy đua với dự án Gemini bằng cách chuyển đổi tàu Phương Đông của họ thành tàu Voskhod có thể mang theo hai hoặc ba phi hành gia. Chuyến bay thành công đầu tiên mang theo hai phi hành gia của Liên Xô thực hiện trước chuyến bay đầu tiên của dự án Gemini, rồi họ đạt được chuyến bay có ba phi hành gia vào 1963 và thực hiện hoạt động ngoài không gian đầu tiên (EVA) vào 1964. Sau kết quả này, chương trình của họ bị hủy, và dự án Gemini tiếp tục triển khai trong khi kỹ sư thiết kế tàu không gian Sergei Korolev bắt đầu phát triển tàu vũ trụ Soyuz, đối trọng của họ đối với tàu Apollo.", "Dự án Apollo (1961–72).", "Cảm nhận của công chúng Hoa Kỳ về sự dẫn đầu của Liên Xô khi đưa được phi công đầu tiên lên vũ trụ, đã thúc đẩy Tổng thống John F. Kennedy đặt ra vấn đề trước Quốc hội vào ngày 25 tháng 5 năm 1961 về cam kết của chính phủ liên bang cho một chương trình đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào cuối thập niên 1960, dẫn đến ra đời chương trình Apollo.", "Apollo là một trong những chương trình khoa học tốn kém nhất của Hoa Kỳ. Tổng chi phí của nó hơn $20 tỷ đô la vào thập niên 1960 hay ước tính bằng $#đổi [[Bản mẫu:Format price]] đô la so với ngày nay. ([[Dự án Manhattan]] có chi phí xấp xỉ $#đổi [[Bản mẫu:Format price]] khi tính đến cả chỉ số lạm phát.)#đổi [[Bản mẫu:Inflation/fn]] Dự án sử dụng [[tên lửa Saturn]] lớn hơn rất nhiều so với các tên lửa cho các dự án trước đó. Tàu không gian Apollo cũng lớn hơn; nó bao gồm hai phần, khoang dịch vụ và điều khiển (CSM) và mô đun đổ bộ Mặt Trăng (LM). Mô đun LM bị để lại trên Mặt Trăng và chỉ có khoang điều khiển (CM) mang theo ba nhà du hành vũ trụ trở lại Trái Đất.", "[[tập tin:Buzz salutes the U.S. Flag.jpg|thumb|left|Buzz Aldrin trên Mặt Trăng năm 1969]]", "Chuyến bay có người lái thứ hai, [[Apollo 8]], mang các du hành gia lần đầu tiên bay vòng quanh Mặt Trăng trong tháng 12 năm 1968. Ngay trước khi đó, Liên Xô đã gửi một tàu vũ trụ robot bay quanh Mặt Trăng. Hai phi vụ tiếp theo cần phải thực hiện luyện tập kỹ thuật kết nối các mô đun theo như đòi hỏi để có thể đổ bộ lên Mặt Trăng và cuối cùng nhiệm vụ đổ bộ lên Mặt Trăng đã được phi vụ [[Apollo 11]] thực hiện vào tháng 7 năm 1969.", "Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là [[Neil Armstrong]], sau đó là [[Buzz Aldrin]], trong khi [[Michael Collins (nhà du hành vũ trụ)|Michael Collins]] điều khiển tàu không gian bay trên quỹ đạo. Sau đó có thêm 5 phi vụ Apollo nữa thực hiện đổ bộ nhà du hành lên Mặt Trăng, lần cuối cùng vào tháng 12 năm 1972. Trong toàn dự án có sáu phi vụ Apollo và 12 nhà du hành vũ trụ đã đổ bộ lên Mặt Trăng. Các phi vụ này đã đem lại những dữ liệu khoa học quý giá và 381,7 kg đất đá trên Mặt Trăng về Trái Đất. Các thí nghiệm đã được thực hiện bao gồm liên quan đến [[cơ học đất]], [[thiên thạch]], [[địa chấn học]], [[trao đổi nhiệt]], đo khoảng cách đến Mặt Trăng bằng laser, [[từ trường]], và [[gió Mặt Trời]]. Sự kiện đổ bộ lên Mặt Trăng đánh dấu sự kết thúc trong cuộc chạy đua vào không gian; và câu nói của Armstrong khi đề cập đến bước nhảy vĩ đại trong lịch sử loài người đã khích lệ các thế hệ về sau trong cuộc tìm hiểu khám phá vũ trụ.", "[[tập tin:NASA Apollo 17 Lunar Roving Vehicle.jpg|thumb|Xe gắn động cơ hoạt động trên Mặt Trăng trong phi vụ Apollo 17, 1972]]", "Apollo đã đánh dấu những cột mốc chính trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của con người. Cho tới 2021 đây vẫn là chương trình duy nhất đã đưa các phi hành gia bay ra ngoài quỹ thấp quanh Trái Đất, và thực hiện đổ bộ con người lên một [[thiên thể]] khác. [[Apollo 8]] là tàu vũ trụ đầu tiên có người lái bay quanh một thiên thể khác, và [[Apollo 17]] đánh dấu bước chân cuối cùng của con người trên Mặt Trăng và là phi vụ cuối cùng có người lái bay ra khỏi quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Chương trình đã thúc đẩy phát triển nhiều công nghệ tiên tiến như động cơ tên lửa và tàu vũ trụ có người lái, thiết bị điện tử gắn trên tàu ([[điện tử hàng không]]-avionic), kỹ thuật truyền thông tin và máy tính. Apollo cũng mở ra những ngành kỹ thuật hấp dẫn mới và để lại nhiều cơ sở nghiên cứu cùng với máy móc được xây dựng để phục vụ cho chương trình. Nhiều vật thể và các công cụ, thiết bị liên quan đến chương trình đã được lưu trưng bày tại nhiều nơi trên thế giới, nổi bật nhất là Bảo tàng quốc gia về Hàng không và Vũ trụ (National Air and Space Museum).", "Skylab (1965–79).", "[[tập tin:Skylab and Earth Limb - GPN-2000-001055.jpg|thumb|left|Trạm không gian Skylab, 1974]]", "Skylab là [[trạm không gian]] đầu tiên và do Hoa Kỳ xây dựng độc lập. Ý tưởng hình thành vào năm 1965 như là một phòng thí nghiệm được xây dựng trong vũ trụ từ tầng phóng giai đoạn sau của tên lửa [[Saturn IB]], trạm có khối lượng 77.088 kg được chế tạo trên mặt đất và phóng lên vào ngày 14 tháng 5 năm 1973 bằng tên lửa 2 tầng [[Saturn V]], đưa vào quỹ đạo cao 435 km và nghiêng 50° so với xích đạo. Trạm bị hư hại trong quá trình phóng do mất các tấm bảo vệ nhiệt và một tấm panel điện Mặt Trời, nó đã được sửa lại để hoạt động bình thường khi đội phi hành gia đầu tiên bay lên nó. Tổng thời gian mà các phi hành gia ở trên trạm là 171 ngày với 3 đội kế tiếp nhau từ 1973 đến 1974. Trên trạm có một phòng thí nghiệm nghiên cứu các hiệu ứng [[môi trường vi trọng lực|vi trọng lực]], và một [[kính thiên văn Apollo|kính quan sát Mặt Trời]]. NASA đã dự định cho một tàu con thoi kết nối với trạm, và đã tăng bán kính quỹ đạo của Skylab lên một cao độ an toàn hơn, nhưng tàu con thoi chưa sẵn sàng thực hiện chuyến bay trước khi Skylab rơi trở lại Trái Đất vào ngày 11 tháng 7 năm 1979.", "Để tiết kiệm chi phí, NASA đã sử dụng một trong các tên lửa Saturn V mà ban đầu định dùng cho một phi vụ Apollo bị hủy bỏ để phóng Skylab. Tàu không gian Apollo được dùng để đưa các nhà du hành đến và rời trạm. Tổng số ba đội các nhà du hành đã ở trên trạm trong khoảng thời gian 28, 59, và 84 ngày. Thể tích ở được của Skylab bằng 320 m³, lớn hơn 30,7 lần so với Mô đun điều khiển Apollo (Apollo Command Module).", "Dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz (1972–75).", "[[tập tin:Portrait of ASTP crews - restoration.jpg|thumb|Phi hành đoàn Apollo-Soyuz với các mô hình tàu không gian, 1975]]", "Ngày 24 tháng 5 năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ [[Richard M. Nixon]] đã có cuộc gặp với thủ tướng Liên Xô [[Alexei Kosygin]] và chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác trong một chuyến bay không gian, và thông báo dự định mọi tàu không gian có người lái hợp tác quốc tế trong tương lai có thể kết nối được với nhau. Thỏa thuận này phê chuẩn dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz (ASTP), bao gồm các giai đoạn bắt gặp và kết nối một Mô đun Chỉ huy/Dịch vụ Apollo với một tàu Soyuz. Phi vụ này đã diễn ra vào tháng 7 năm 1975. Đây là chuyến bay có người lái cuối cùng của Hoa Kỳ cho tới khi tàu con thoi thực hiện phóng lên vào tháng 4 năm 1981.", "Phi vụ bao gồm các thí nghiệm khoa học chung và riêng lẻ của mỗi bên, mang lại những thực hành kỹ thuật hữu ích cho các chuyến bay không gian hợp tác giữa Hoa Kỳ và Nga trong tương lai, như chương trình tàu con thoi–trạm vũ trụ Hòa Bình và Trạm Vũ trụ quốc tế.", "Chương trình tàu con thoi (1972–2011).", "[[tập tin:Shuttle-a.jpg|left|thumb|upright=0.7|Tàu con thoi Discovery đang được phóng lên trong phi vụ STS-124.]]", "[[Tàu con thoi]] trở thành trọng tâm chính của NASA vào cuối thập kỷ 1970 và trong thập kỷ 1980. Được dự định phóng lên thường xuyên và có thể tái sử dụng được, bốn tàu con thoi đã được chế tạo xong vào thời điểm 1985. Lần phóng đầu tiên, là tàu con thoi [[tàu con thoi Columbia|\"Columbia\"]] được phóng vào ngày 12 tháng 4 năm 1981, the 20th anniversary of the first known human space flight.", "Thành phần chính của chương trình này là một tàu bay không gian có thể bay trên quỹ đạo, trong quá trình phóng lên nó được gắn theo một bình nhiên liệu ngoài và hai tên lửa nhiên liệu rắn gắn hai bên để tăng thêm sức đẩy phản lực. Thùng nhiên liệu ngoài, có đường kính lớn hơn cả tàu con thoi, là phần chính yếu duy nhất không được tái sử dụng sau mỗi lần phóng, và nó rơi xuống Đại Tây Dương. Tàu con thoi có thể hoạt động trên quỹ đạo với cao độ 185–643 km và tải trọng lớn nhất có thể mang được (đối với quỹ đạo thấp) là 24.400 kg. Một phi vụ có thể kéo dài từ 5 đến 17 ngày và phi hành đoàn gồm từ 2 đến 8 nhà du hành vũ trụ.", "Khoảng 20 phi vụ (1983–98) của tàu con thoi thực hiện liên quan tới mô đun [[Spacelab]], được thiết kế trong dự án hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Spacelab không được thiết kế để có thể tự bay độc lập trên quỹ đạo, nhưng nó sẽ vẫn nằm trong khoang hàng của tàu con thoi và các nhà du hành vũ trụ sẽ đi vào nó thông qua cửa cân bằng khí áp (airlock). Một loạt các lần phóng khác đó là những phi vụ [[STS-31|phóng]] và sau đó là các lần sửa chữa và nâng cấp [[kính thiên văn không gian Hubble]] vào năm 1990 và 1993, 1997, 1999, 2002, 2009.", "Năm 1995, hợp tác giữa Nga và Mỹ được nối lại trong chương trình Trạm Vũ trụ Hòa Bình - Tàu con thoi (1995–1998). Khi tàu của Mỹ kết nối với trạm Hòa Bình đã cho phép các nhà du hành vũ trụ của hai bên cũng của các nước khác tham gia có thể di chuyển qua lại giữa các khoang với nhau. Sự hợp tác này tiếp tục được phát triển khi hai nước trở thành những đối tác chính trong dự án xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Mức độ hợp tác được tăng cường hơn nữa khi các lần phóng phi hành gia của Hoa Kỳ lên ISS họ phải dựa hoàn toàn vào tên lửa đẩy của Nga sau [[Thảm họa Phi thuyền con thoi Columbia|thảm họa tàu con thoi Columbia năm 2003]].", "Đội tàu con thoi bị mất hai tàu và 14 phi hành gia trong hai thảm họa: \"[[Thảm họa tàu con thoi Challenger|Challenger]]\" năm 1986, và \"Columbia\" năm 2003. Trong sự kiện mất tàu năm 1986 NASA đã cho triển khai sản xuất lắp dựng tàu [[tàu con thoi Endeavour|\"Endeavour\"]] để thay thế, nhưng NASA đã không sản xuất một tàu khác thay cho lần mất thứ hai. Chương trình tàu con thoi của NASA có 135 phi vụ và lần cuối cùng là sự kiện tàu con thoi \"Atlantis\" hạ cánh xuống Trung tâm Không gian Kennedy vào ngày 21 tháng 7 năm 2011. Chương trình kéo dài trong 30 năm với hơn 300 phi hành gia đã được đưa vào vũ trụ.", "Trạm Vũ trụ Quốc tế (1993–nay).", "[[tập tin:ISS March 2009.jpg|thumb|Trạm Vũ trụ Quốc tế năm 2009.]]", "Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là chương trình kết hợp giữa dự án \"[[Trạm Không gian Freedom]]\" của NASA với trạm \"[[Mir-2]]\" của Liên Xô/Nga, trạm \"[[Columbus (mô-đun ISS)|Columbus]]\" của ESA, và mô đun phòng thí nghiệm [[Kibō]] của Nhật Bản. Vào thập niên 1980 NASA có kế hoạch phát triển riêng trạm \"Freedom\", nhưng do hạn chế về ngân sách của Hoa Kỳ dẫn đến việc họ phải sáp nhập với các dự án không gian đa quốc gia khác vào năm 1993, giữa các bên NASA, [[cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga]] (RKA), [[cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản]] (JAXA), [[cơ quan Vũ trụ châu Âu]] (ESA), và [[cơ quan Vũ trụ Canada]] (CSA). Trạm bao gồm các mô đun điều áp, [[Cấu trúc giàn tích hợp|giàn để lắp ghép các mô đun]], các [[Pin Mặt Trời|tấm pin năng lượng mặt trời]] và những thành phần khác, mà chúng được phóng lên bằng các tên lửa [[Proton (họ tên lửa)|Proton]] và [[tên lửa Soyuz|Soyuz]] của Nga và tàu con thoi của Mỹ. Trạm ISS [[lắp ráp trạm Vũ trụ Quốc tế|vẫn đang được lắp ráp]] trên [[quỹ đạo thấp quanh Trái Đất]]. Quá trình lắp ráp trên quỹ đạo bắt đầu từ năm 1998, với các thành phần do Mỹ chế tạo hoàn thành vào năm 2011 và các thành phần do Nga chế tạo có thể sẽ hoàn thành lắp ráp vào năm 2016 hoặc xa hơn. Quy chế sử dụng và chia sẻ trạm được thành lập dựa trên các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế trong đó chia trạm ra làm hai khu vực với Nga có toàn quyền sở hữu các mô đun của họ (ngoại trừ mô đun Zarya), và các mô đun của Hoa Kỳ được bố trí xen kẽ với các mô đun của các đối tác quốc tế khác.", "[[tập tin:STS-131 and Expedition 23 Group Portrait.jpg|thumb|left|Các thành viên trong phi hành đoàn [[STS-131]] (xanh sáng màu) và phi hành đoàn ISS số 23 (xanh tối màu) trên trạm vũ trụ quốc tế vào tháng 4 năm 2010.]]", "Các phi vụ dài ngày trên ISS được coi như là Phi hành đoàn ISS (ISS Expedition). Các thành viên trong phi hành đoàn thường ở trên trạm ISS trong vòng 6 tháng. Ban đầu phi hành đoàn có 3 du hành gia, và giảm xuống tạm thời còn 2 sau thảm họa tàu Columbia. Từ tháng 5 năm 2009, số lượng phi hành gia bắt đầu tăng lên 6 người. Số lượng được hi vọng tăng lên tới 7 người, hay khả năng của ISS được thiết kế, một khi Chương trình Phi đội Thương mại (Commercial Crew Program) chính thức hoạt động. Liên tục có phi hành gia trên trạm ISS trong hơn 15 năm qua, vượt qua kỷ lục của Trạm vũ trụ Hòa Bình; và các nhà du hành vũ trụ từ 15 quốc gia khác nhau đã được phóng lên trạm ISS.", "Trạm Vũ trụ Quốc tế có thể nhìn từ Trái Đất bằng mắt thường và, cho đến 2023, nó là vệ tinh nhân tạo lớn nhất trên quỹ đạo quanh Trái Đất với khối lượng và thể tích lớn hơn bất kỳ trạm vũ trụ nào trước đó. Tàu Soyuz chở theo phi hành đoàn, kết nối với trạm trong thời gian khoảng nửa năm và đưa các nhà du hành vũ trụ trở lại mặt đất. Một vài tàu chở hàng không người lái phục vụ cho trạm ISS, chúng là các [[tàu vận tải Tiến bộ]] của Nga mà đã tham gia chuyên chở từ 2000, tàu [[ATV|vận tải tự hành]] (ATV) của ESA tham gia từ 2008 đến 2015, [[tàu vận tải H-II]] (HTV) của Nhật Bản tham gia từ 2009, [[SpaceX Dragon|tàu Dragon]] của hãng [[spaceX]] bắt đầu vận chuyển từ 2012, và [[Cygnus (tàu không gian)|tàu Cygnus]] tham gia từ 2013. Các tàu con thoi, trước khi nghỉ hưu, cũng được sử dụng để chở hàng hóa và chuyển đổi giữa các thành viên trong phi hành đoàn, mặc dù nó không có khả năng đậu chờ trong khoảng 6 tháng khi nhóm các phi hành gia khác quay trở lại mặt đất. Cho đến khi tàu vũ trụ có người lái khác của Mỹ hoạt động, các phi hành gia Hoa Kỳ phải đến và rời Trạm Vũ trụ Quốc tế hoàn toàn bằng tàu Soyuz. ISS đã từng đón nhiều nhất là 13 nhà du hành vũ trụ; điều này đã xảy ra ba lần trong giai đoạn cuối của các tàu con thoi tham gia lắp ráp ISS.", "Chương trình trạm Vũ trụ Quốc tế ISS có thể kéo dài ít nhất đến năm 2020, mặc dù người ta có thể mở rộng thời gian hoạt động của nó sau năm 2028.", "Dịch vụ cung cấp vận chuyển thương mại (2006–nay).", "Các tàu chuyên chở đã bắt đầu phát triển từ năm 2006 cho các Dịch vụ cung cấp vận chuyển thương mại (Commercial Resupply Services-CRS) với mục đích tạo ra các chuyến bay phi người lái của Hoa Kỳ nhằm cung cấp hàng hóa cho trạm ISS. Quá trình phát triển các thiết bị bay này được đặt trong một chương trình các hợp đồng thương mại trọn gói cho mỗi một mốc đạt được, có nghĩa là mỗi công ty nhận được khoản thanh toán nhất định cho mỗi lần khi nhiệm vụ của họ đã thành công tại mỗi mốc này. Các công ty tư nhân cũng được yêu cầu phải có những khoản vốn đầu tư đối ứng dự phòng cho những trường hợp phát sinh trong các hợp đồng của họ.", "Ngày 23 tháng 12 năm 2008, NASA đã trao hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyên chở không gian cho hai công ty [[SpaceX]] và [[Orbital Sciences Corporation]]. SpaceX sử dụng tên lửa [[Falcon 9]] của họ và tàu [[SpaceX Dragon|Dragon]]. Orbital Sciences dùng tên lửa [[Antares (tên lửa)|Antares]] và [[Cygnus (tàu không gian)|Cygnus]]. Phi vụ chở hàng [[Dragon C2+|đầu tiên]] của tàu Dragon diễn ra vào tháng 5 năm 2012. Phi vụ cung cấp [[Cygnus 1|đầu tiên]] của tàu Cygnus diễn ra vào tháng 9 năm 2013. Hiện nay, chương trình CRS cung cấp mọi nhu cầu chuyên chở hàng hóa phục vụ cho Hoa Kỳ trên trạm ISS; với một vài ngoại lệ về tải trọng thiết bị mà được chở theo bằng tàu [[ATV]] của ESA và tàu [[tàu vận tải H-II|HTV]] của JAXA.", "Chương trình phát triển thương mại tàu vũ trụ có người lái (2010–nay).", "Chương trình phát triển thương mại tàu vũ trụ có người lái (Commercial Crew Development-CCDev) được khởi động vào năm với mục đích thúc đẩy sự phát triển của các tàu vũ trụ tư nhân có khả năng chở theo ít nhất 4 phi hành gia của Hoa Kỳ lên trạm ISS, tàu neo đậu vào trạm trong vòng 180 và sau đó đưa các phi hành gia quay trở lại Trái Đất. Các công ty tư nhân cũng hy vọng họ cũng có thể chuyên chở các nhà du hành vũ trụ không thuộc Mỹ trong dịch vụ thương mại lên các trạm không gian tư nhân như trong kế hoạch của công ty [[Bigelow Aerospace]]. Giống như chương trình COTS, CCDev cũng là một chương trình phát triển với hợp đồng trọn gói của NASA mà đòi hỏi các công ty tư nhân phải bỏ ra những khoản vốn đầu tư ban đầu.", "Năm 2010, NASA thông báo trúng thầu của giai đoạn đầu tiên của chương trình, tổng giá trị của giai đoạn bằng $50 triệu được chia cho 5 công ty tư nhân Hoa Kỳ với mục tiêu nghiên cứu và phát triển các ý tưởng và công nghệ về chuyến bay vũ trụ có phi hành gia trong khu vực tư nhân. Năm 2011, bốn công ty thắng thầu trong giai đoạn hai với tổng giá trị $270 triệu được công bố. NASA công bố kết quả thầu của giai đoạn ba vào năm 2012, với tổng giá trị của giai đoạn này bằng $1,1 tỷ trao cho 3 công ty để họ có thể tiếp tục phát triển các hệ thống tên lửa vận chuyển phi hành gia. Năm 2014, hai công ty thắng thầu ở vòng cuối cùng được loan báo. Tàu [[Dragon V2]] của SpaceX (kế hoạch phóng lên bằng tên lửa [[Falcon 9 v1.1]]) nhận được hợp đồng có giá trị $2,6 tỷ và tàu [[CST-100]] của Boeing (phóng lên bằng tên lửa [[Atlas V]]) nhận được hợp đồng có giá trị tới $4,2 tỷ. NASA kỳ vọng các tàu này sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ lên ISS vào năm 2017.", "Chương trình bay ra ngoài quỹ đạo thấp quanh Trái Đất (2010–nay).", "[[tập tin:Art of SLS launch.jpg|thumb|upright|Minh họa tên lửa SLS với biến thể mang được 70 tấn hàng đang phóng lên cùng với tàu Orion.]]", "Đối với các phi vụ bay ra ngoài quỹ đạo thấp quanh Trái Đất (low Earth orbit-BLEO), NASA đã triển khai phát triển tên lửa [[Space Launch System]] (SLS), một loại tên lửa lớp Saturn-V, và tàu không gian bay ra bên ngoài quỹ đạo thấp, [[tàu Orion]], có khả năng mang theo từ hai đến sáu phi hành gia. Tháng Hai 2010, chính quyền của Tổng thống [[Barack Obama]] kiến nghị loại bỏ các quỹ công cộng cho chương trình Constellation và dịch chuyển lớn hơn sang trách nhiệm phục vụ của các công ty tư nhân đối với trạm ISS. Trong một lần phát biểu ở Trung tâm Không gian Kennedy ngày 15 tháng 4 năm 2010, Obama đã đề xuất một thiết bị phóng hạng nặng mới (HLV) để thay thế loại tên lửa [[Ares V]] từng được đề xuất. Trong bài phát biểu của ông, Obama đã kêu gọi thực hiện một phi vụ có người lái đổ bộ lên một tiểu hành tinh sớm nhất vào năm 2025, và một phi vụ có phi hành đoàn bay trên quỹ đạo quanh Sao Hỏa vào giữa thập niên 2030. Đạo luật Ủy quyền NASA năm 2010 (NASA Authorization Act of 2010) được Quốc hội thông qua và ký ban hành luật vào ngày 11 tháng 10 năm 2010. Đạo luật chính thức hủy bỏ chương trình Constellation.", "[[tập tin:Orion with ATV SM.jpg|thumb|left|Thiết kế của tàu Orion tại tháng 1 năm 2013.]]", "Đạo luật Ủy quyền yêu cầu một thiết kế mới cho loại tàu HLV sẽ được chọn trong vòng 90 ngày thông qua luật; và thiết bị phóng được đặt tên là \"Space Launch System\". Luật mới cũng yêu cầu xây dựng một tàu không gian có khả năng bay được ra ngoài quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Tàu Orion, như đã được phát triển trong chương trình Constellation, được chọn để đáp ứng hoàn toàn yêu cầu này. Tàu Space Launch System (Hệ thống phóng không gian) được lập kế hoạch để phóng cả tàu Orion và những thiết bị cần thiết khác cho các phi vụ khác bay ra ngoài quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Tên lửa SLS cũng được nâng cấp theo thời gian với các phiên bản ngày càng mạnh hơn. Khả năng ban đầu của SLS có thể phóng 70 mêtric tấn lên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Sau đó nó sẽ được nâng cấp lên khả năng phóng 105 mêtric tấn và tiếp đến là 130 mêtric tấn.", "Chuyến bay thử nghiệm thám hiểm 1 (Exploration Flight Test 1; EFT-1), là một chuyến bay thử nghiệm không có người lái của tàu Orion, được phóng lên vào ngày 5 tháng 12 năm 2014 bằng tên lửa [[Delta IV Heavy]]. Phi vụ thám hiểm 1 (Exploration Mission 1; EM-1) là lần phóng thử nghiệm đầu tiên của tàu Orion bằng tên lửa SLS mà sẽ đưa tàu vào một quỹ đạo tròn, dự kiến thực hiện vào cuối năm 2018. Chuyến bay có người lái đầu tiên của Orion và SLS, phi vụ thám hiểm 2 (Exploration Mission 2; EM-2) có thể sẽ được phóng trong giai đoạn 2021 và 2023; nó là chuyến bay kéo dài 10 đến 14 ngày đưa bốn nhà du hành vũ trụ bay quanh quỹ đạo của Mặt Trăng. Đến tháng 7 năm 2016, mục tiêu của chuyến bay EM-3 và chương trình dài hạn hơn vẫn chưa được quyết định.", "Các chuyến bay không người lái.", "[[tập tin:Pioneer-3-4.gif|right|thumb|upright|Pioneer 3 và 4 được phóng lên lần lượt vào năm 1958 và 1959.]]", "Hơn 1.000 phi vụ không người lái đã được thiết kế nhằm thám hiểm Trái Đất và [[hệ Mặt Trời]]. Bên cạnh mục tiêu thám hiểm, NASA cũng phóng lên các vệ tinh thông tin liên lạc. Những chuyến bay này hoặc được phóng bằng tên lửa từ mặt đất hoặc tách ra từ tàu con thoi, mà có thể tự triển khai các vệ tinh hoặc phải gắn thêm động cơ tên lửa thứ cấp để đẩy nó đi xa hơn.", "Vệ tinh không người lái đầu tiên của Hoa Kỳ là [[Explorer 1]], được khởi động trong dự án ABMA/JPL trong những năm đầu của cuộc chạy đua không gian. Nó được phóng lên vào tháng 1 năm 1958, hai tháng sau vệ tinh Sputnik. Khi thành lập NASA, dự án Explorer đã được chuyển giao cho cơ quan này và vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay. Các phi vụ này tập trung vào nghiên cứu Trái Đất và Mặt Trời, đo đạc [[từ trường]] và [[gió Mặt Trời]] cũng như các khía cạnh khác. Những vệ tinh nghiên cứu Trái Đất gần đây, mà không thuộc chương trình Explorer, là kính thiên văn không gian Hubble, như đã được đề cập ở trên và được phóng lên vào năm 1990.", "Các hành tinh vòng trong hệ Mặt Trời đã được ít nhất bốn phi vụ thám hiểm. Chuyến bay đầu tiên là của các tàu [[chương trình Mariner|Mariner]] trong thập niên 60 và 70, chúng đã bay qua nhiều lần [[Sao Kim]] và Sao Hỏa và một lần bay qua [[Sao Thủy]]. Các tàu không gian phóng lên trong chương trình Mariner cũng là những tàu đầu tiên thực hiện bay lướt qua hành tinh ([[Mariner 2]]), lần đầu tiên chụp ảnh một hành tinh khác ([[Mariner 4]]), lần đầu tiên đi vào quỹ đạo hành tinh khác ([[Mariner 9]]), và lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật [[Swing-by|lợi dụng trọng lực]] ([[Mariner 10]]). Đây là kỹ thuật giúp các tàu không gian thu được vận tốc theo mong muốn (tăng hoặc giảm vận tốc) nhờ tác động hấp dẫn của một hành tinh để tới vị trí dự kiến.", "Cuộc đổ bộ thành công đầu tiên lên bề mặt Sao Hỏa thực hiện bởi tàu [[Viking 1]] năm 1976. Và hai mươi năm sau một robot tự hành nhỏ đã thực hiện lăn bánh trên Sao Hỏa đó là [[Mars Pathfinder]].", "Bên ngoài Sao Hỏa, [[Sao Mộc]] lần đầu tiên được viếng thăm bởi tàu [[Pioneer 10]] vào năm 1973. Hơn 20 năm sau \"[[Galileo (tàu vũ trụ)|Galileo]]\" gửi một thiết bị thăm dò vào khí quyển Sao Mộc, và trở thành vệ tinh đầu tiên quay quanh hành tinh này. [[Pioneer 11]] trở thành con tàu đầu tiên viếng thăm [[Sao Thổ]] vào năm 1979, và [[Voyager 2]] trở thành tàu đầu tiên (và duy nhất cho tới nay) bay ngang qua [[Sao Thiên Vương]] và [[Sao Hải Vương]] lần lượt vào các năm 1986 và 1989. Tàu không gian đầu tiên rời Hệ Mặt Trời là Pioneer 10 vào năm 1983. Và trong một thời gian nó là tàu đi xa Trái Đất nhất, cho tới khi các tàu [[Voyager 1]] và Voyager 2 vượt qua.", "Pioneer 10 và 11 và cả hai tàu Voyager đều mang những thông điệp từ Trái Đất đến với các nền văn minh ngoài Trái Đất. Vấn đề truyền thông tin trở lên khó khăn hơn đối với các tàu hành trình trong không gian sâu thẳm. Ví dụ, phải mất khoảng 3 tiếng để tín hiệu vô tuyến đến tới tàu New Horizons khi con tàu này đi được một nửa quãng đường tới Sao Diêm Vương. Liên lạc với tàu Pioneer 10 bị mất vào năm 2003. Cả hai tàu Voyager vẫn còn hoạt động và chúng đang thám hiểm vùng biên giới rìa hệ Mặt Trời với không gian liên sao.", "Ngày 26 tháng 11 năm 2011, phi vụ [[Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa]] của NASA đã phóng thành công lên Sao Hỏa. Robot \"[[Curiosity (robot tự hành)|Curiosity]]\" đã đáp thành công lên bề mặt Sao Hỏa vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, và sau đó bắt đầu tìm kiếm những chứng cứ về sự sống trong quá khứ trên Sao Hỏa.", "Các hoạt động và kế hoạch gần đây.", "NASA tiếp tục các dự án nghiên cứu bao gồm khảo sát Sao Hỏa ([[Mars 2020]] và [[InSight]]), Sao Mộc, Sao Thổ và nghiên cứu Trái Đất cũng như Mặt Trời. Các phi vụ đang thực hiện bao gồm [[Juno (tàu không gian)|Juno]] bay quanh Sao Mộc, [[Cassini–Huygens|Cassini]] bay quanh Sao Thổ, New Horizons (bay ngang qua Sao Mộc, [[Sao Diêm Vương]], và một tiểu hành tinh vào 2019), và [[Dawn (tàu vũ trụ)|Dawn]] nghiên cứu [[hành tinh lùn]] [[Ceres (hành tinh lùn)|Ceres]] và [[tiểu hành tinh]] [[4 Vesta|Vesta]] trong [[vành đai tiểu hành tinh]]. NASA tiếp tục ủng hộ các nghiên cứu đang diễn ra, bao gồm các tàu Pioneer và Voyager đang bay vào vùng ngoài Sao Diêm Vương chưa từng được khám phá, cũng như thám hiểm các hành tinh khí khổng lồ.", "Tàu New Horizons có mục tiêu nghiên cứu Sao Diêm Vương được phóng lên vào năm 2006 và đã thực hiện thành công khi bay ngang qua hành tinh lùn này vào ngày 14 tháng 7 năm 2015. Con tàu đã nhận được lực đẩy hấp dẫn từ Sao Mộc vào tháng 2 năm 2007, chụp ảnh một số vệ tinh bên trong của Sao Mộc và kiểm tra các thiết bị gắn trên tàu trong những lần bay ngang qua này. Một tàu khác của NASA là [[MAVEN]] thuộc [[chương trình do thám Sao Hỏa]] có nhiệm vụ nghiên cứu [[khí quyển Sao Hỏa|khí quyển]] loãng của hành tinh này.", "Vào ngày 4 tháng 12 năm 2006, NASA thông báo họ có kế hoạch xây dựng một căn cứ vĩnh cửu trên Mặt Trăng. Mục tiêu là bắt đầu xây dựng căn cứ vào năm 2020, và tới năm 2024, có thể cho căn cứ hoạt động hoàn toàn và hỗ trợ cho các phi hành gia nơi làm việc nghỉ ngơi và cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên, vào 2009, Ủy ban Augustine phát hiện thấy chương trình \"đi không đúng hướng.\" năm 2010, Tổng thống Barack Obama ra lệnh ngừng triển khai dự án, bao gồm căn cứ trên Mặt Trăng, và điều chuyển sự tập trung của NASA vào dự án đưa phi hành gia tới một tiểu hành tinh và sau đó là tới Sao Hỏa, cũng như hỗ trở mở rộng duy trì sự hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế.", "Từ 2011, các mục tiêu chiến lược của NASA là", "Tháng 8 năm 2011, NASA chấp thuận hai gương kính thiên văn không gian dự phòng do Cơ quan Do thám Quốc gia (National Reconnaissance Office) trao tặng do không còn cần thiết cho mục đích quân sự nữa. Mặc dù được bảo quản lưu kho, các thiết bị này có thông số kỹ thuật tương đương với Kính thiên văn không gian Hubble.", "Tháng 9 năm 2011, NASA thông báo khởi động chương trình Hệ thống Phóng Không gian (Space Launch System) phát triển tên lửa hạng nặng có khả năng chở theo phi hành đoàn. Hệ thống Phóng Không gian dùng để phóng tàu Orion và các mô đun dịch vụ lên Mặt Trăng, tiểu hành tinh gần Trái Đất và Sao Hỏa. Tàu Orion không người lái đã được phóng thử nghiệm bằng tên lửa [[Delta IV Heavy]] vào tháng 12 năm 2014.", "[[Kính thiên văn không gian James Webb]] hiện tại là dự án lớn nhất của NASA dự kiến phóng lên vào cuối năm 2018.", "[[tập tin:Martian gravel beneath one of the wheels of the Curiosity rover.jpg|thumb|Bánh xe của robot \"Curiosity\" trên Sao Hỏa, 2012]]", "Ngày 6 tháng 8 năm 2012, NASA đã đáp thành công robot tự hành \"[[Curiosity (robot tự hành)|Curiosity]]\" lên Sao Hỏa. Ngày 27 tháng 8 năm 2012, \"Curiosity\" đã truyền thông điệp được ghi sẵn từ bề mặt Sao Hỏa về Trái Đất, đọc bởi người đứng đầu NASA Charlie Bolden:", "Nhân viên và lãnh đạo.", "Lãnh đạo của cơ quan, trưởng quản lý NASA (NASA's administrator), báo cáo trực tiếp lên Tổng thống Hoa Kỳ và là cố vấn cho Tổng thống trong lĩnh vực khoa học không gian. Vì là cơ quan độc lập, cho nên sự tồn tại hay ngừng hoạt động của một dự án có thể phụ thuộc trực tiếp vào quyết định của Tổng thống. Trụ sở của NASA đặt ở Washington, DC và đưa ra mọi quyết định và hướng dẫn của cơ quan. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt ngoại lệ, các nhân viên dân sự của NASA phải là công dân của Hoa Kỳ.", "Trưởng quản lý đầu tiên của NASA là [[T. Keith Glennan]], do Tổng thống [[Dwight D. Eisenhower]] bổ nhiệm. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã có công kết nối lại các dự án nghiên cứu phát triển không gian của Hoa Kỳ.", "[[James E. Webb]] là trưởng quản lý thứ ba (giai đoạn 1961–1968), do Tổng thống [[John F. Kennedy]] bổ nhiệm. Để có thể triển khai chương trình Apollo nhằm đạt được mong muốn đổ bộ lên Mặt Trăng của Kennedy vào cuối thập niên 1960, Webb đã điều hành quản lý tái cấu trúc và mở rộng các cơ sở của NASA, thành lập Trung tâm không gian Houston (sau đổi tên thành Trung tâm không gian Johnson) và Trung tâm Hoạt động phóng Florida (sau đổi tên thành Trung tâm không gian Kennedy).", "Năm 2009, Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm Charles Bolden trở thành trưởng quản lý thứ 12 của NASA. Trưởng quản lý Bolden là một trong ba trưởng quản lý của NASA từng là [[nhà du hành vũ trụ]], cùng với [[Richard H. Truly]] (phục vụ giai đoạn 1989–1992) và [[Frederick D. Gregory]] (tạm thời, 2005).", "Các trung tâm.", "Các cơ sở của NASA là những trung tâm nghiên cứu, xây dựng và thông tin liên lạc hỗ trợ cho các nhiệm vụ phóng. Một vài cơ sở từng phục vụ nhiều mục đích vì các lý do lịch sử và quản trị. NASA cũng quản lý một tuyến đường sắt ngắn ở Trung tâm không gian Kennedy và những máy bay đặc biệt, ví dụ hai máy bay Boeing 747 dùng để vận chuyển các tàu con thoi.", "[[Trung tâm Vũ trụ Kennedy|Trung tâm Không gian John F. Kennedy]] (KSC), là một trong những cơ sở nổi tiếng nhất của NASA. Nó là nơi phóng các chuyến bay có người lái của Hoa Kỳ kể từ 1968. Mặc dù các chuyến bay như thế hiện tại đang tạm dừng, trung tâm Kennedy vẫn quản lý và điều hành các chương trình không gian của Hoa Kỳ từ ba bệ phóng gần căn cứ không quân mũi Canaveral.", "[[Trung tâm vũ trụ Johnson|Trung tâm Không gian Lyndon B. Johnson]] (JSC) ở [[Houston]] là nơi đặt Trung tâm điều khiển Christopher C. Kraft Jr., nơi mọi sự kiểm soát chuyến bay được quản lý cho các phi vụ có người lái. JSC là trung tâm chỉ huy của NASA cho các hoạt động trên Trạm Vũ trụ Quốc tế và cũng là nơi tuyển chọn, đào tạo các phi hành gia tương lai cho Hoa Kỳ cũng như các phi vụ quốc tế.", "Một cơ sở lớn khác là [[Trung tâm Bay Không gian Marshall]] ở Huntsville, Alabama mà tại đây tên lửa Saturn 5 và trạm Skylab đã được chế tạo. [[Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực|JPL]] phối hợp với [[Cơ quan tên lửa liên lục địa của quân đội|ABMA]], một trong những cơ quan đứng đằng sau [[Explorer 1]], phát triển phi vụ bay không gian đầu tiên của Hoa Kỳ.", "[[tập tin:STS-128 MCC space station flight control room.jpg|thumb|Trung tâm điều khiển FCR 1 năm 2009 trong quá trình giám sát phi vụ [[STS-128]], JSC ở Houston]]", "Mười trung tâm chính của NASA là:", "Có nhiều cơ sở hoạt động khác cũng do NASA quản lý, bao gồm [[Cơ sở Bay Wallops]] ở đảo Wallops; [[Cơ sở lắp ráp Michoud]] ở New Orleans, Louisiana; [[Cơ sở Thí nghiệm White Sands]] ở Las Cruces, New Mexico; và các trạm tín hiệu vệ tinh [[Deep Space Network]] ở [[Goldstone Deep Space Communications Complex|Barstow]], California; [[Madrid Deep Space Communications Complex|Madrid]], Tây Ban Nha; và [[Canberra Deep Space Communications Complex|Canberra]], Australia.", "Ngân sách.", "[[tập tin:NASA-Budget-Federal.svg|thumb|Ngân sách của NASA từ 1958 đến 2012 tính bằng tỷ lệ phần trăm so với ngân sách liên bang.]]", "[[tập tin:Jsc2004e18852.jpg|thumb|Hình minh họa của NASA, một nhà du hành đang cắm cờ Hoa Kỳ trên Sao Hỏa. Chuyến bay đưa người lên Sao Hỏa đã được nêu ra trong nhiệm vụ của NASA từ thập niên 1960.]]", "Ngân sách của NASA theo thống kê chiếm xấp xỉ 1% ngân sách của liên bang từ đầu thập niên 1970, chỉ có một năm vượt lên gần 4,41% vào năm 1966 trong giai đoạn phát triển chương trình Apollo. Hiểu biết của công chúng về ngân sách của NASA rất khác so với thực tế; như một cuộc trưng cầu lấy ý kiến năm 1997 cho thấy phần lớn người Mỹ nghĩ rằng khoảng 20% ngân sách liên bang là dành cho NASA.", "Tỷ lệ phần trăm so với ngân sách liên bang mà NASA được cấp đã giảm dần đều kể từ chương trình Apollo và vào năm 2012 tỷ lệ này xấp xỉ bằng 0,48% ngân sách của liên bang. Trong một cuộc gặp vào tháng 3 năm 2012 của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về Thương mại, Khoa học và Vận tải, [[Neil deGrasse Tyson]] chứng thực rằng \"Bây giờ, ngân sách hàng năm của NASA bằng nửa giá trị của một đồng penny trên tiền thuế của người dân. Gấp hai lần số đó—một penny trên một đô la—chúng ta có thể biến đổi từ một đất nước ảm đạm, mất tinh thần, có nền kinh tế khó khăn trở thành một quốc gia đứng đầu của thế kỷ XX với một giấc mơ tươi sáng về ngày mai.\"", "Trong năm tài khóa 2015, NASA nhận được xấp xỉ 18,01 tỷ USD từ Quốc hội—tăng 549 triệu $ từ dự toán ngân sách yêu cầu và nhiều hơn xấp xỉ 350 triệu $ so với ngân sách được duyệt cho NASA vào năm 2014.", "Tác động môi trường.", "Khí thải từ các hệ thống động cơ tên lửa, cả trong [[khí quyển Trái Đất]] lẫn ngoài không gian, có những ảnh hưởng bất lợi tới môi trường của Trái Đất. Một số nhiên liệu tên lửa được cháy tự phát (hypergolic rocket propellants), như [[hydrazine]], là rất độc hại trước khi [[bốc cháy]], nhưng phân hủy thành các hợp chất ít độc hại hơn sau khi cháy. Các tên lửa sử dụng nhiên liệu [[hydrocarbon]], như [[kerosene]], giải phóng [[cacbon dioxide]] và khói muội. Tuy nhiên, lượng khí thải cacbon dioxide từ các động cơ tên lửa là không đáng kể so với những nguồn thải khác; trung bình Hoa Kỳ đốt cháy 3,0382 x 109 lít nhiên liệu lỏng trong một ngày của năm 2014, trong khi một lần phóng tên lửa [[Falcon 9]] với tầng đầu tiên đốt cháy khoảng 95.000 lít kerosene. Ngay cả nếu một tên lửa Falcon 9 được phóng mỗi ngày, nó sẽ chỉ chiếm 0,006% lượng nhiên liệu lỏng tiêu thụ (và tương ứng với một số lượng khí thải) trong ngày đó. Thêm vào đó, khí thải từ [[Ôxy lỏng|LOx]]- và [[hiđrô lỏng|LH2]]- nhiên liệu chất lỏng của các tên lửa, giống như [[động cơ chính của tàu con thoi|SSME]], hầu hết là hơi nước. NASA tuyên bố một trong những lý do hủy bỏ chương trình Constellation là từ những đánh giá tác động môi trường buộc phải tuân theo Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia năm 2011. Ngược lại, [[động cơ ion]] sử dụng các khí trơ vô hại như [[xenon]] làm nhiên liệu đẩy.", "Ngày 8 tháng 5 năm 2003, [[Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ]] công nhận NASA như là cơ quan liên bang đầu tiên sử dụng [[khí bãi thải]] để tạo ra năng lượng sử dụng cho một cơ sở của nó—trung tâm Bay Không gian Goddard, Greenbelt, Maryland.", "Một nỗ lực bảo vệ môi trường của NASA là tòa nhà Cơ sở Bền vững NASA ở trung tâm Ames. Thêm vào đó, tòa nhà Khám phá Khoa học đã được trao giải vàng [[LEED]] năm 2010.", "Quay MV.", "NASA là nơi [[One Direction]] quay MV \"Drag me down\" cho album thứ 5 \"Made in the A.M.\" sau khi [[Zayn Malik]] rời nhóm", "Liên kết ngoài.", "[[Thể loại:NASA|*]]", "[[Thể loại:Tổ chức thành lập năm 1958]]", "[[Thể loại:Khởi đầu năm 1958 ở Washington, D.C.]]", "[[Thể loại:Tổ chức có trụ sở tại Washington, D.C.]]", "[[Thể loại:Chính quyền liên bang Hoa Kỳ]]", "[[Thể loại:Người đoạt giải Webby]]" ]
3357
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3357
Giêsu Kitô
[]
3358
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3358
Giêsu kitô
[]
3359
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3359
Giê-su Ki-tô
[]
3360
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3360
Giê-su ki-tô
[]
3361
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3361
Giêxu Kitô
[]
3362
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3362
Giê-xu Ki-tô
[]
3363
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3363
Giê-xu ki-tô
[]
3364
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3364
Giêxu kitô
[]
3366
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3366
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
[ "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là một nhà nước ở Đông Nam Á được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 với thủ đô là Hà Nội. Với Tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành nhà nước có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua mặc dù một số vùng lãnh thổ sau đó bị các lực lượng ngoại quốc và nhà nước khác quản lý về hành chính trên thực tế. Cuối Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, lãnh thổ Việt Nam bị chia làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời theo Hiệp định Genève. Theo Hiệp định Genève 1954, vùng lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào ở phía tây, và phía nam giáp với lãnh thổ quản lý bởi Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa, sau đó được Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản). Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng được gọi là miền Bắc Việt Nam () để chỉ vị trí địa lý của phần lãnh thổ Việt Nam được quản lý bởi nhà nước này theo Hiệp định Genève. Từ năm 1954–1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước độc lập đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa.", "Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam từ chỗ là thuộc địa của Pháp đã trở thành Đế quốc Việt Nam thân Nhật Bản sau khi Pháp đầu hàng và trao toàn bộ Đông Dương cho Phát xít Nhật Bản vào tháng 3 năm 1945. Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, bao gồm cả Việt Minh ở Việt Nam và Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập tại Hà Nội, chính quyền lâm thời được thiết lập trên toàn bộ đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo Việt Minh, trở thành người đứng đầu chính phủ mới và đã ngay lập tức tổ chức cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 06/01/1946 để Việt Nam có chính phủ và nhà nước chính danh trên toàn quốc. Ngay sau khi Pháp quay lại Việt Nam với sự hỗ trợ của Anh và Mỹ, thì Kháng chiến chống Pháp đã nổ ra vào năm 1946. Sau 9 năm chiến tranh, ngày 21 tháng 7 năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi, Hiệp định Genève được ký kết giữa các bên tham chiến, Việt Nam tạm thời bị chia làm 2 vùng tập kết tạm thời, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Lực lượng quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập kết về miền Bắc Việt Nam, trong khi đó, Quân đội Pháp và Quân đội Quốc gia Việt Nam (thuộc Liên hiệp Pháp) tập kết về miền Nam Việt Nam, quân Pháp sẽ rút hết khỏi Việt Nam sau 2 năm.", "Hiệp định Genève xác định cuộc tổng tuyển cử thống nhất lãnh thổ Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 1956. Người Pháp chấp nhận đề nghị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là cuộc tổng tuyển cử thống nhất sẽ được đặt dưới sự giám sát của các ủy ban tại chỗ. Hoa Kỳ không công nhận Hiệp định Genève, đồng thời thực hiện \"Kế hoạch can thiệp\" nhằm trợ giúp cho Quốc gia Việt Nam (sau đó là Việt Nam Cộng hòa) từ chối thi hành tuyển cử. Năm 1955, cuộc trưng cầu dân ý bị gian lận đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại (nguyên là hoàng đế nhà Nguyễn), sau đó chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. Đến hạn năm 1956, Ngô Đình Diệm tuyên bố từ chối thi hành tuyển cử, và cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam đã không thể diễn ra, khiến lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt về mặt nhà nước. Thậm chí, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cho rằng hành động của Ngô Đình Diệm còn nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.", "Trong Chiến tranh Việt Nam (1955–1975), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (còn gọi là Bắc Việt Nam) được sự hỗ trợ của các đồng minh ở phe Xã hội chủ nghĩa gồm Liên Xô và Trung Quốc đã chiến đấu chống lại quân đội của Việt Nam Cộng hòa và các đồng minh như Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và New Zealand. Ở thời điểm cao trào của cuộc chiến, Hoa Kỳ huy động tới 600.000 quân chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Đây là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất kể từ sau Thế chiến thứ II, kéo dài 21 năm. Năm 1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (chính phủ do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập) và được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận là chủ thể có chủ quyền pháp lý tại miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là đại diện cho nhân dân miền Nam trong cuộc chiến chống Mỹ, và không từ chối sự thống nhất chủ quyền trên cả nước. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi hoàn toàn của lực lượng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1975. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là đại diện của hai nửa Việt Nam về mặt quản lý hành chính (miền Bắc và miền Nam) đã thống nhất về mặt Nhà nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử, vào ngày 2 tháng 7 năm 1976.", "Lịch sử.", "Thành lập.", "Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã đến, đồng thời cử ra Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc do Trường Chinh làm Chủ tịch. Đêm 13 tháng 8, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.", "Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội này thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng 5 cánh, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, sau này trở thành Chính phủ Cách mạng Lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.", "Từ 14 tháng 8 năm 1945, một số cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị \"Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta\" đã quyết định phát động nhân dân khởi nghĩa tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung như Thanh Hóa, Thái Bình, Khánh Hòa... buộc Đế quốc Việt Nam giao chính quyền cho nhân dân. Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra khắp cả nước.", "Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó, 1 cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm sai, cơ quan đầu não của Chính phủ Đế quốc Việt Nam tại miền Bắc, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không kháng cự. Khâm sai Bắc Kỳ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông.", "Trong Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương (tổ chức nòng cốt của Việt Minh) đóng vai trò chỉ đạo chung thống nhất, đưa ra các quyết sách tổ chức Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay chính quyền Đế quốc Việt Nam thân Nhật và Đế quốc Nhật Bản, dù trên thực tế, ở một số tỉnh thành chưa có hay khôi phục lại tổ chức đảng. Tại miền Bắc, một số tỉnh chưa có tổ chức đảng, nhưng Mặt trận Việt Minh hoạt động rất mạnh. Tại miền Trung, hoạt động của Việt Minh và Đảng Cộng sản khá mạnh. Trong khi đó, ở Nam Bộ, hoạt động của Việt Minh yếu hơn, Đảng Cộng sản chưa khôi phục đầy đủ sau Nam Kỳ khởi nghĩa. Trong Cách mạng tháng Tám, tổ chức Việt Minh đã thu hút được cả lực lượng Thanh niên tiền tuyến do Chính phủ Đế quốc Việt Nam thành lập gia nhập Mặt trận Việt Minh. Tại một số tỉnh Nam bộ, Thanh niên tiền phong đóng vai trò quan trọng giành chính quyền.", "Ngày 27 tháng 8 năm 1945, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều Ủy viên Việt Minh trong Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam đã tự nguyện rút ra khỏi Chính phủ để mời thêm nhiều nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia.", "Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Bảo Đại trở thành \"công dân Vĩnh Thụy\". Bản Tuyên ngôn Thoái vị có câu nói nổi tiếng: \"Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị\" .", "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây cũng là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay), sau Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh.", "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành bầu cử Quốc hội đầu tiên vào ngày 6 tháng 1 năm 1946. Hiến pháp thông qua ngày 9 tháng 11. Trong giai đoạn đầu khi thành lập chính quyền toàn quốc, Việt Minh mà Đảng Cộng sản làm nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo. Trong thời gian ngắn, chính quyền bao gồm nhiều tổ chức, đảng phái chính trị tham gia ở cấp trung ương và địa phương (Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, Trốtxkit, Cao Đài, Hòa Hảo...). Sau vài năm hoạt động bí mật, Đảng Cộng sản ra hoạt động bán công khai trong tổ chức Việt Minh và Liên Việt, và từ năm 1951, hoạt động công khai, chính thức giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước. Tham gia chính quyền sau năm 1954 còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do Đảng Lao động lãnh đạo.", "Giai đoạn 1945–1946.", "Pháp quay trở lại Việt Nam.", "Ngày 28 tháng 11 năm 1943, trước Hội nghị Tehran (Iran), Tổng thống Mỹ đã có ý kiến đặt Đông Dương dưới sự quản lý quốc tế. Liên Xô đã chấp thuận đề xuất này. Nhưng sau đó, Mỹ ủng hộ Pháp để lôi kéo Pháp vào mặt trận chống Liên Xô. Mỹ cũng nhường chính quyền Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật.", "Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ \"Tuyên cáo Việt Nam độc lập\", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, tuyên bố khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.", "Ngày 24 tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, de Gaulle đã tuyên bố khẳng định chủ quyền Pháp tại Đông Dương, nhưng sẽ cho Đông Dương tự trị và thực thi nền tự trị với Hội đồng Liên bang được thành lập với không quá 50% là người bản xứ.", "Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký Đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5, giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt Quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.", "Tướng Nhật, Tscuchihashi, cho rằng chỉ cần Việt Nam độc lập trên danh nghĩa hơn là thực chất, và chính phủ mới của Việt Nam phải được Nhật kiểm soát chặt chẽ. Theo tác giả Daniel Grandcléme, thoạt đầu Phạm Quỳnh được chỉ định tạm quyền nhưng ông này quá thân Pháp, ngoài ra ông ta thấy ngay \"nền độc lập\" có những giới hạn như giống như hồi còn chế độ bảo hộ Pháp: Không có tự chủ về ngoại giao, không có quân đội, không có độc lập tài chính... Nhật liền chọn một nhân vật ôn hoà hơn và gần gũi với Nhật Bản. Đó là nhà sử học Trần Trọng Kim, đang ở Singapore. Nhà vua Bảo Đại chẳng có vai trò gì trong việc chỉ định này.", "Theo Trần Trọng Kim, ông được vua Bảo Đại yêu cầu lập chính phủ mới vì theo ý nhà vua \"Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc... Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.\" . Thành viên nội các do Trần Trọng Kim lựa chọn, chứ không phải Nhật Bản bắt phải dùng những người của họ đã định trước. Để chuẩn bị nội các mới, Bảo Đại hai lần gửi điện vào Sài Gòn mời Ngô Đình Diệm ra Huế, nhưng cả hai bức điện đều bị tình báo Nhật ngăn chặn, vì thật ra phương án sắp đặt cho hoàng thân Cường Để (1882–1951) lên ngôi vua và Ngô Đình Diệm giữ chức Thủ tướng trước đó không lâu đã bị giới lãnh đạo quân sự Nhật hủy bỏ, do không muốn gây nhiều xáo trộn, để thay vào bằng kế hoạch Bảo Đại–Trần Trọng Kim cũng được chuẩn bị sẵn từ hơn một năm trước. Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, đa số quần chúng tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với sự \"độc lập\" dưới chế độ quân quản của quân đội Nhật.", "Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim tuyên bố \"bảo vệ độc lập\" giành được 9 tháng 3, và ngày 18 tháng 8 dự tính tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, bao gồm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo việc giành lại độc lập cho Việt Nam. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị \"để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước\".", "Ngày 18 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố sự độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này có đoạn \"Ông sẽ hiểu tốt hơn nếu ông có thể chứng kiến những gì đang diễn ra ở đây, nếu ông có thể cảm nhận được khát khao độc lập đến tận tâm can của mỗi người mà không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi. Thậm chí nếu ông muốn tái lập chế độ cai trị của người Pháp ở đây thì nó sẽ không tiếp tục được tuân phục; mỗi làng mạc sẽ trở thành một ổ kháng chiến, mỗi người cộng tác cũ thành một kẻ thù và những quan chức, những tên thực dân của ông chính họ sẽ yêu cầu rời khỏi không khí ngạt thở này... Chúng ta có thể dễ dàng hiểu nhau và trở thành bạn bè nếu ông hủy bỏ tuyên bố trở thành ông chủ của chúng tôi một lần nữa\". Tuy nhiên, De Gaulle không có ý định để Việt Nam độc lập, và cũng không chấp nhận duy trì ngôi vua của Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản (kẻ thù của khối Đồng Minh). Ông ta dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu là hoàng thân Vĩnh San, được xem như là một người \"Gaullist\".", "Từ cuối tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp núp dưới bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật, đã quay trở lại miền Nam Việt Nam. Sự việc này nằm trong tính toán của chính quyền Charles de Gaulle khi Đại chiến Thế giới II chưa kết thúc.", "Ngày 06/01/1946, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên toàn quốc.", "Ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt.", "Ngày 28 tháng 2 năm 1946, tại Trùng Khánh, Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa - Pháp để quân đội Trung Hoa rút về nước, và đổi lại Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa cũng như nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt Nam như việc khai thác một đặc khu tại cảng Hải Phòng và miễn thuế cho hàng hóa Trung Hoa vận chuyển qua Việt Nam.", "Trong thời gian đầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết chống lại việc Pháp tái lập chủ quyền ở Đông Dương. Sau đó, theo quan điểm của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (đã lui vào hoạt động bí mật), tháng 3 năm 1946, nếu Pháp cho Đông Dương tự trị theo tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 thì kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì hòa để phá tan âm mưu của \"bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Nhật còn lại\". Đến ngày 6 tháng 3, 1946, Chính phủ ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946, cho phép quân đội Pháp ra Bắc thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân. Ngược lại, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Trước đó Pháp và Trung Hoa đã ra thỏa thuận tại Trùng Khánh (Hiệp ước Hoa - Pháp), đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam (28 tháng 2) nhưng khi quân Pháp đổ bộ vào Hải Phòng đã xung đột với quân Trung Hoa dân quốc và lực lượng quân sự địa phương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.", "Một số thành viên trong Chính phủ Liên hiệp thuộc Việt Quốc, Việt Cách... không tán thành việc này, đã lên tiếng phản đối, dân chúng cũng có người băn khoăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh giải thích và động viên đồng bào để đồng bào hiểu rõ \"cần phải biết chịu đựng hy sinh để mưu sự nghiệp lớn\". Mặc dù Hiệp định có chữ ký của Vũ Hồng Khanh nhưng đa số lãnh đạo Việt Quốc rút sự ủng hộ của họ cho chính phủ Hồ Chí Minh để phản đối, chống lại những gì họ gọi là \"thân Pháp\" trong chính sách của Việt Minh. Bảo Đại rời khỏi đất nước vào ngày 18 tháng 3, ngày quân Pháp vào Hà Nội, theo phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt - Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Một hội nghị liên tịch được tổ chức để khai thông các bất đồng dẫn đến việc thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.", "Hiệp định Sơ bộ ấn định lực lượng Pháp sau khi trở ra Bắc, phải rút hết sau một thời gian hai bên quy định không quá 5 năm. Trong khi đó hai bên đình chiến. Nước Pháp cũng công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là một thành viên trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vấn đề độc lập của Việt Nam bị gác sang một bên vì Pháp không muốn bàn tới.", "Ký kết Tạm ước Việt - Pháp.", "Ngày 31 tháng 5 năm 1946, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu khởi hành sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau tiếp tục đàm phán về các điều khoản đề ra theo Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lên đường sang Pháp tiếp xúc với chính giới Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp. Nội dung chương trình nghị sự được hai đoàn thỏa thuận là sẽ thảo luận về các vấn đề như (đã nêu tại Hiệp định sơ bộ 6/3):", "Hội nghị Fontainebleau sau đó diễn ra kéo dài hơn hai tháng, từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946 nhưng không đem lại kết quả cụ thể nào vì hai bên đã bế tắc ở hai điểm bất đồng then chốt:", "Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập mà chỉ xét tự trị hay độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Hơn nữa họ đòi là phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điểm gây nhiều khó khăn nhất là việc Chính phủ Pháp đã đơn phương cho phép thành lập Nam Kỳ quốc theo tinh thần Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của tướng De Gaulle, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày 27 tháng 5 Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu lại còn thông qua việc thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương, chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh.", "Việt Nam nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ.", "Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet. Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet lúc nửa đêm ngày 14 tháng 9 năm 1946 để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt - Pháp (\"Modus vivendi\").", "Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Tạm ước Việt - Pháp (\"Modus vivendi\"). Trong bản Tạm ước này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc Đông Dương làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của Liên bang Đông Dương, cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do Việt Nam chỉ định và Chính phủ Pháp công nhận được ủy nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thỏa thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947) để tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát.", "Kêu gọi sự ủng hộ của các cường quốc.", "Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, Bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…).", "Chiến tranh bùng nổ.", "Đầu tháng 11 năm 1946, xung đột quân sự đầu tiên nổ ra tại Hải Phòng do Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tranh chấp quyền kiểm soát tất cả các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. Hai ngày sau, Tướng Jean-Étienne Valluy, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, lệnh cho quân Pháp chiếm toàn quyền kiểm soát thành phố. Ngày 23 tháng 11, Đại tá Pierre Louis Dèbes gửi tối hậu thư yêu cầu người Việt ra khỏi khu phố Tàu của Hải Phòng và hạ vũ khí. Khi không có phản hồi, Dèbes lệnh cho tàu chiến Pháp bắn phá thành phố, trong một buổi chiều đã giết chết hơn 6.000 người dân hoặc hơn 2.000 người theo một nguồn khác. Sau đó, khoảng 2.000 lính Pháp tràn vào thành phố trong khi pháo tiếp tục bắn phá vùng ngoại ô. Quân Pháp gặp phải hỏa lực mạnh của lực lượng Việt Minh bảo vệ thành phố. Chiến sự kéo dài cho đến khi người lính Việt Minh cuối cùng rút khỏi chiến trường vào ngày 28 tháng 11.", "Sau sự kiện Hải Phòng, kế hoạch phòng thủ Hà Nội bắt đầu được chuẩn bị để chính phủ Việt Nam có thời gian sơ tán về các vùng núi lân cận. Một số ít lực lượng chính phủ đóng tại Bắc Bộ phủ và một doanh trại gần đó. Còn phần lớn lực lượng quân sự của Việt Nam trong vùng đóng tại ngoại ô của thủ đô. Bù lại, trong nội thành có gần 10.000 du kích và tự vệ. Đối địch với họ là vài nghìn lính Lê dương Pháp.", "Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần ra các địa điểm đã được chuẩn bị trước ở bên ngoài thành phố. Trong thành phố, quân dân Hà Nội bắt đầu xây dựng các chiến lũy phòng thủ trên đường phố, quân Pháp cũng củng cố các vị trí phòng thủ của mình. Ngày 6 tháng 12, Hồ Chí Minh kêu gọi Pháp rút về các vị trí họ đã giữ từ trước ngày 20 tháng 11, nhưng ông không nhận được phản hồi. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp vào hôm sau, Hồ Chí Minh khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam hy vọng tránh được chiến tranh - cái sẽ gây đau khổ lớn cho cả hai nước. \"Nhưng nếu chúng tôi phải đối mặt với chiến tranh\", ông nói, \"chúng tôi sẽ chiến đấu chứ không từ bỏ quyền tự do của mình\".", "Ngày 12 tháng 12, Léon Brum, Thủ tướng mới của Pháp tuyên bố ý định giải quyết xung đột ở Đông Dương theo cách sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh đưa Sainteny một bức thông điệp gửi Brum với các gợi ý cụ thể về cách giải quyết xung đột. Sainteny đánh điện bức thông điệp vào Sài Gòn, yêu cầu chuyển tiếp tới Paris.", "Trong khi chính phủ Pháp đang do dự về yêu cầu của Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu về việc tăng quân và lập tức hành động quân sự chống lại người Việt, Valluy, người có chung quyết tâm với d'Argenlieu về việc giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương, đã quyết định rằng cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo xung đột và đưa Paris vào sự đã rồi. Ngày 16 tháng 12, ông lệnh cho tướng Morlière phá các chướng ngại vật mà Việt Minh dựng trong thành phố. Khi bức điện của Hồ Chí Minh gửi Brum vào đến Sài Gòn, Vallue viết thêm bình luận của mình, cảnh báo rằng sẽ nguy hiểm nếu trì hoãn các hành động quân sự cho đến năm sau. Đến ngày 19, bức điện mới đến Paris, khi đó đã quá muộn.", "Ngày 17 tháng 12, quân Pháp với xe tăng yểm trợ vào các đường phố Hà Nội để phá các công sự mà Việt Minh dựng trong những ngày trước đó, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Hà Nội), rồi dàn quân ra chốt giữ từ cổng thành Hà Nội đến tận cầu Long Biên và bao vây gây sức ép đồn Công an quận 2 của Hà Nội. Người Việt không phản ứng. Hôm sau, Pháp ra một tối hậu thư đòi chấm dứt dựng chướng ngại vật trên phố. Chiều hôm đó, Pháp ra tối hậu thư thứ hai tuyên bố rằng từ ngày 20, quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau (ngày 19 tháng 12), Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố.", "Đối với người Việt, tình hình không khác với sự kiện Hải Phòng hồi tháng trước, khi Đại tá Dèbes cũng đã ra các lệnh tương tự trước khi bắn phá thành phố. Sáng ngày 18 tháng 12, Hồ Chí Minh ra lệnh chuẩn bị cho các cuộc tấn công quân Pháp vào hôm sau. Đồng thời, sợ rằng bức điện gửi Thủ tướng Brum có thể chưa đến nơi, ông gửi một bức điện thẳng tới Paris. Sáng 19, để thể hiện thiện chí và cố gắng cứu vãn hòa bình, Hồ Chí Minh viết một bức thư ngắn và cử cố vấn ngoại giao Hoàng Minh Giám tới gặp Sainteny để đàm phán \"tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại\". Sau khi được tin Sainteny từ chối gặp Hoàng Minh Giám, Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Nội, và tuyên bố rằng trong tình hình hiện tại, không thể nhân nhượng thêm được nữa. Hội nghị duyệt lại \"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến\" mà Hồ Chí Minh đã viết, thông qua văn kiện \"Toàn dân kháng chiến\" do Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo. Thời điểm bắt đầu nổ súng được quyết định là 8 giờ tối cùng ngày. Chiến tranh Đông Dương bắt đầu.", "Leclerc, người tham gia Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3, cũng đã điều tra sự cố dẫn đến xung đột tại miền Bắc Việt Nam và việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố kháng chiến khiến các giải pháp chính trị thất bại. Ngày 27 tháng 1 năm 1947, tuyên bố của chính phủ Pháp về \"\"Chi tiết các mục tiêu theo đuổi của Pháp ở Đông Dương\" có nêu \"để đạt được càng sớm càng tốt với các đại diện đủ điều kiện của người An Nam một thỏa thuận phù hợp với nguyện vọng chính đáng trong Liên hiệp Pháp (...) trên cơ sở độc lập của đất nước cùng với việc duy trì lợi ích của Pháp và sự hiện diện của (các) căn cứ chiến lược của lực lượng Pháp. Một hỗ trợ lớn và ngay lập tức phải nhằm củng cố chính quyền của Nam Kỳ, nhưng \"phần nào đủ điều kiện\" để không đóng cánh cửa đàm phán với Việt Minh.\"\" ", "Giai đoạn 1954–1976.", "Ký kết Hiệp định Genève.", "Năm 1954, quân viễn chinh Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ trong khi Pháp đang đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương.", "Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại bàn đàm phán là: Pháp phải thừa nhận chủ quyền và độc lập của Việt Nam, Campuchia và Lào và rút quân đội khỏi 3 nước này; tiến hành tổng tuyển cử ở 3 nước để thành lập các chính phủ thống nhất. Những cuộc tuyển cử trên phải được tiến hành với điều kiện tất cả các đảng phái và tổ chức yêu nước được tự do hoạt động dưới sự giám sát của các ủy ban địa phương. Nếu các điều kiện trên được chấp nhận chính phủ các nước Đông Dương đồng ý xem xét vấn đề gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tham gia đàm phán có đại diện Chính phủ kháng chiến Lào, Campuchia nhưng các nước phương Tây từ chối.", "Theo Hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Liên hiệp Pháp phải đình chỉ chiến sự. Việt Nam tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến là vĩ tuyến 17 trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời (tiếng Anh: \"military demarcation line\") chia Việt Nam làm hai vùng tập kết. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam Việt Nam. Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định \"gây chia cắt Việt Nam\" và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm. Hiệp định Genève 1954 không nhắc đến Quốc gia Việt Nam (État du Viêt Nam, State of Vietnam) hay Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam) vốn chưa tồn tại (thành lập năm 1955). Trên thực tế, Quốc gia Việt Nam được nhận định là không có đủ thẩm quyền để ký kết do vẫn là thành viên của Liên hiệp Pháp. Do đó, mặc dù không ký kết nhưng Quốc gia Việt Nam và hậu thân của nó là Việt Nam Cộng hòa vẫn phải có trách nhiệm thi hành Hiệp định và các văn bản liên quan do Pháp ký hoặc không có tuyên bố phản đối.", "Việc tập kết quân đội hai phía dự kiến hoàn thành trong thời hạn 300 ngày. Các lực lượng Pháp rút khỏi Lào trong 120 ngày, Campuchia 90 ngày. Các đơn vị quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng rút khỏi Lào, Campuchia. Tại Lào, quân đội kháng chiến tập kết tại Phong sa lỳ và Sầm Nưa. Các lực lượng kháng chiến Campuchia phục viên tại chỗ. Các chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia bảo đảm cho mọi công dân hưởng quyền tự do ghi trong Hiến pháp. Bầu cử tự do được tổ chức tại Campuchia và Lào vào năm 1955 và tại Việt Nam theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định là tháng 7 năm 1956.", "Ngay sau thời khắc chia Việt Nam ra làm hai vùng tập trung quân sự, đã diễn ra cuộc di cư lớn của gần 900.000 người dân miền Bắc, mà đa số là người Công giáo, vào miền Nam, với niềm tin \"theo Chúa vào Nam\". Một số người tin theo lời người Pháp và Mỹ cho rằng họ sẽ bị những chính sách của chính quyền miền Bắc bức hại bản thân họ. Khoảng 140 ngàn người khác ở miền Nam, gồm phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Nam hoặc những người đi theo chủ nghĩa cộng sản, tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Genève. Theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève, ranh giới quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 không phải là biên giới chính trị hay lãnh thổ. Điều 6 ghi nhận: \"... đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ.\" , và sẽ có một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền sau hai năm (1956) để thống nhất về mặt nước.", "Về sau, báo chí chính thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hiệp định Paris 1973 tiếp tục khẳng định rằng hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước Việt Nam. Trong bài chính luận \"Sách Trắng của Mỹ\" trên báo Nhân dân (số 3992) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: \"Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956.\" ", "Hiệp định Paris 1973 cũng nhắc lại điểm cốt yếu này ở chương V, điều 15 điểm a: \"(a) Giới tuyến quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve năm 1954.\" ", "Hỗ trợ tiến hành chiến tranh ở miền Nam.", "Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đàm phán với \"các nhà đương cục Miền Nam\", tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước, khẳng định chủ quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên toàn quốc, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là của cả nước, không công nhận cuộc trưng cầu dân ý 1955 mà họ gọi là \"phi pháp\" ở miền Nam Việt Nam. Sau 2 năm, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève. Sau nhiều cố gắng thương lượng không thành và với việc chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành chính sách đàn áp chính trị và tôn giáo, năm 1959, Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định tiến hành hỗ trợ các lực lượng ở miền Nam tổ chức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang để thống nhất đất nước và sau đó thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi cuộc chiến này là kháng chiến nhằm bảo vệ các thành quả Cách mạng Tháng Tám, đó là khôi phục và bảo vệ quyền tự quyết dân tộc và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là đại diện nhân dân Miền Nam để thực hiện cuộc đấu tranh này. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem cuộc kháng chiến này là sự nghiệp của hai miền Nam - Bắc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau đó là của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nhằm đạt độc lập, và thống nhất đất nước.", "Với sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, miền Bắc dưới sự kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hỗ trợ người và của cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để đối đầu với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa suốt 16 năm (1959-1975), miền Bắc luôn là hậu phương lớn của chiến trường miền Nam.", "Trong thời Chiến tranh Việt Nam, lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chịu nhiều tác hại của cuộc chiến vì các chiến dịch ném bom của quân đội Mỹ với mục đích ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo ước tính, không quân Hoa Kỳ đã ném xuống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoảng 3 triệu tấn bom các loại.", "Thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam.", "Với sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam kết thúc, miền Nam Việt Nam được tiếp quản bởi Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Chính quyền tại hai miền Việt Nam tái thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành nhà nước thống nhất, hòa bình với tên gọi mới: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976.", "Hành pháp.", "Cơ quan hành pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được gọi là Chính phủ. ", "Chính phủ Cách mạng Lâm thời.", "Thành lập.", "Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Mặt trận Việt Minh thu hút nhiều đảng phái nhanh chóng cướp chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim và lực lượng quân đội Đế quốc Nhật Bản. Tại một số khu vực, khi mặt trận Việt Minh cướp chính quyền thì xảy ra xung đột với các nhóm vũ trang của Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng do các bên đều cùng theo đuổi mục tiêu buộc Đế quốc Việt Nam bàn giao chính quyền cho mình.", "Tổ chức chính quyền đầu tiên là Chính phủ Cách mạng Lâm thời, thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1945 trên cơ sở Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Việt Minh thành lập trong Cách mạng tháng Tám. Chính phủ Cách mạng Lâm thời tuyên bố \"\"Chính phủ lâm thời không phải là Chính phủ riêng của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) như có người đã lầm tưởng. Cũng không phải là một Chính phủ chỉ bao gồm đại biểu của các chính đảng. Thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ Cộng hòa chính thức.\" đồng thời kêu gọi \"Vận mệnh ngàn năm của dân tộc đang quyết định trong lúc này. Toàn thể quốc dân hãy khép chặt hàng ngũ, đứng dưới lá quốc kỳ, làm hậu thuẫn cho Chính phủ lâm thời, đặng nắm chắc tự do độc lập, cải tạo tổ quốc bấy nhiêu lâu đã bị bọn giặc nước tàn phá. Cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc đang tiếp tục. Bước đường giải phóng dân tộc còn nhiều chông gai hiểm trở. Quốc dân hãy sẵn sàng nghe hiệu lệnh của Chính phủ, hy sinh phấn đấu bảo vệ quyền độc lập hoàn toàn\"\" . Cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ được mời làm Cố vấn Tối cao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.", "Hoạt động.", "Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái, với lý do các đảng này \"tư thông với ngoại quốc\", làm \"phương hại đến nền độc lập Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam\" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị \"bọn phản cách mạng\", \"bảo vệ\" chính quyền non trẻ đồng thời \"giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác\" cho nhân dân. Cùng với đó là giải tán các nghiệp đoàn để kiểm soát nền kinh tế, thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp.", "Trong cuộc họp đầu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời (3 tháng 9 năm 1945), toàn bộ các thành viên trong chính phủ đã thống nhất các phương pháp Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề cấp bách của nước mới, bao gồm:", "Nạn đói năm Ất Dậu tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 khiến khoảng 2.000.000 người chết đói. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lễ phát động phong trào cứu đói tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chính phủ còn phái một ủy ban vào Nam bộ tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc. Chính phủ cũng kêu gọi các hội buôn và người dân tham gia vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc chỉ thực hiện được trong tháng 9 năm 1945 với số lượng không quá 30.000 tấn do chiến tranh bùng nổ khi Pháp đưa quân đội vào Nam Kỳ. Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 28-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: \"Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo\". Chính phủ cũng chi ngân sách sửa chữa các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới. Cho đến đầu năm 1946, hệ thống đê tại miền Bắc đã sửa xong.", "Để giải quyết tận gốc nạn đói, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất. Chính phủ còn vận động tư nhân cho mượn các vườn trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Mỗi địa phương lập ra một tiểu ban để huy động nhân lực và tổ chức sản xuất, lương thực làm ra được dùng để cứu tế. Cuối năm 1945 đầu 1946 không còn kịp thời vụ để trồng lúa nữa, nên chính phủ phát động dành phần lớn đất đai để tranh thủ trồng liên tiếp hai vụ màu (khoai lang, đậu, bắp...) bù cho phần lúa thiếu hụt. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước năm 1945. Chỉ trong 5 tháng từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 5 năm 1946 đã đạt 614.000 tấn, tương đương 506.000 tấn lúa, đủ đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945.", "Trong năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Ngày 2 tháng 9 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: \"Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ\". Giáo sư kinh tế Đặng Phong đánh giá việc giải quyết được nạn đói là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đi theo Việt Minh.", "Một thành tựu khác của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ là xóa mù chữ. Năm 1945, có 95% dân số Việt Nam mù chữ. Trước thực trạng đó, để xóa mù chữ, từ ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra các sắc lệnh: Sắc lệnh số 17 đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam, Sắc lệnh số 19 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối, Sắc lệnh số 20 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền. Để phục vụ chiến dịch xoá mù chữ, Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1945. Ngày 4 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi \"Chống nạn thất học\" gửi tới toàn dân: \"...Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức, mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ… Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi.\" Các lớp học Bình dân học vụ được mở khắp nơi ở cả ba miền thu hút sự tham gia của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Đến tháng 9 năm 1946, phong trào Bình dân học vụ đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên, trên 2.500.000 người được phong trào dạy biết đọc, biết viết.", "Theo Quyết nghị của Chính phủ, ngày 4 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ban hành Sắc lệnh số 4 lập \"Quỹ độc lập\" với mục đích \"để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia\". Tiếp sau đó, cũng trong khuôn khổ Quỹ Độc lập, Chính phủ đã đề ra biện pháp tổ chức \"Tuần lễ Vàng\" từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 9 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nhân dịp \"Tuần lễ Vàng\", nêu rõ mục đích của việc lập quỹ là \"thu góp số vàng trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu có để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng\". Chính phủ đã huy động được tổng cộng 20 triệu đồng và 370kg vàng. Ngân quỹ quốc gia đã có hàng trăm triệu đồng. Riêng tại Hà Nội, trong \"Tuần lễ Vàng\" nhân dân đã góp được 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc cùng tiền bạc và các hiện vật khác, tổng trị giá lên 7 triệu đồng Đông Dương. Số tiền này được dùng để mua vũ khí của quân đội Nhật bị quân đội Trung hoa Dân quốc tịch thu và để hối lộ cho các tướng lĩnh Trung Hoa đang đóng quân tại miền Bắc Việt Nam.", "Cùng các hình thức tổ chức \"Quỹ Độc lập\", \"Tuần lễ Vàng\", chính quyền cách mạng còn tổ chức nhiều hình thức khuyến khích để nhân dân có điều kiện tham gia đóng góp cho tài chính đất nước với hình thức tự nguyện như lập \"Quỹ Kháng chiến\", \"Quỹ Bình dân học vụ\", \"Quỹ Giải phóng quân\", \"Ngày Nam Bộ\"... Sự đóng góp, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân đã góp phần giải quyết khó khăn về tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.", "Chính phủ Liên hiệp Lâm thời.", "Thành lập.", "Tháng 9 năm 1945, 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, theo sự phân công của phe Đồng Minh chia làm hai đường tiến vào miền Bắc giải giáp quân Nhật đã kéo vào đóng quân ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Quân của Tưởng Giới Thạch ngoài nhiệm vụ giải giáp quân Nhật còn nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan mặt trận Việt Minh, giúp các lực lượng đối lập đánh đổ chính quyền do Việt Minh thành lập, thiết lập chính quyền thân Tưởng.", "Các tổ chức Việt Quốc (Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam đứng đầu), Việt Cách (đứng đầu là Nguyễn Hải Thần) cũng nhanh chóng từ Trung Quốc đi cùng quân Tưởng trở về Việt Nam. Thành phần các đảng phái này trong nước không mạnh như Việt Minh.", "Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mục đích của Việt Quốc, Việt Cách để mở đường, tạo dựng cơ sở cho Quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam, gây xung đột vũ trang với Quân Giải phóng và cướp chính quyền các địa phương. Dựa vào quân đội Tưởng, Việt Quốc và Việt Cách đã chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, liên tục thực hiện các vụ quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyền đơn, ra báo \"Việt Nam\", \"Thiết Thực\", \"Đồng Tâm\" nhằm vu cáo nói xấu Việt Minh, chống chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đòi gạt bỏ các bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ mới thành lập. Cũng theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do sống từ lâu ở nước ngoài, lại không có liên hệ gì với phong trào cách mạng trong nước, nên Việt Quốc, Việt Cách không nhận được sự ủng hộ của người dân. Tại nhiều nơi có quân Tưởng và Việt Quốc, Việt Cách đi qua, các cơ quan chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang đều dãn ra xung quanh tránh xô xát lớn. Nhân dân thực hiện \"vườn không, nhà trống\". Điều này đã khiến cho quân Tưởng gặp nhiều khó khăn trên đường đi, còn Việt Quốc, Việt Cách cũng thất bại trong việc khuếch trương thanh thế cũng như mục đích của mình. Còn theo sử gia Trần Trọng Kim thì Việt Quốc, Việt Cách tuy có thế lực nhờ quân đội Trung Hoa Dân Quốc hỗ trợ, nhưng không thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ, tuyên truyền nhiều mà không làm được việc gì đáng kể. Thiếu tá tình báo Mỹ thuộc OSS, Archimedes L.A Patti nhận xét những người Quốc gia lưu vong chống cộng quyết liệt, có tham vọng nắm quyền lãnh đạo đất nước nhưng quá kém về tổ chức, thiếu sự liên kết chính trị, thiếu lãnh đạo và không có một chương trình hành động ra hồn mà chỉ hy vọng tạo ra một nước Việt Nam độc lập với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Sau khi thảo luận với các lãnh đạo Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng, ông nhận thấy những người này tuyệt nhiên không có ý tưởng nào về việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân, không một ai có khái niệm về công việc sẽ làm mà chỉ chăm chăm mục tiêu \"chia sẻ quyền lực với Việt Minh\". Ông ta nhận xét: \"Họ (Việt Cách, Việt Nam Quốc dân Đảng) là những kẻ lạc hướng về chính trị, có lẽ vì sống quá lâu ở Trung Quốc\" .", "Tưởng Giới Thạch không có ý định dính líu vào cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Ông không muốn làm mất lòng Pháp vì Pháp là một cường quốc trong khối Đồng Minh. Ông chủ trương rút hết quân về nước ngay sau khi giải giáp Nhật. Ngược lại tướng Lư Hán xem lập trường của Tưởng là thiển cận vì đi ngược lại các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương đã được Trung Hoa Dân Quốc cam kết ủng hộ. Lư Hán chủ trương đóng quân tại miền Bắc Việt Nam lâu dài, đặt Việt Nam dưới sự bảo trợ của Trung Hoa Dân Quốc để Việt Nam có thể độc lập mà không cần đến sự ủng hộ của Pháp. Trong suốt thời gian đóng quân tại miền Bắc Việt Nam, Lư Hán dùng mọi khả năng của mình để làm thất bại mọi kế hoạch của Pháp giành lại quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam. Người Pháp được đối xử như những người ngoại quốc khác, Pháp không được cử đại diện tham gia vào lễ đầu hàng của Nhật với tư cách một nước trong khối Đồng Minh, các chỉ huy Pháp tại Hà Nội cũng không được Lư Hán công nhận là đại diện của chính phủ De Gaulle. Bộ phận OSS của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam (Nhóm Con nai) cũng từ chối giúp các chỉ huy Pháp thiết lập một hành dinh tại Việt Nam. Trước đó OSS đã được lệnh của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt không để cho Pháp tái chiếm Đông Dương, không được cung cấp vũ khí hay tiếp tế cho Pháp ngoại trừ để thực hiện những mục tiêu chống Nhật đã được Đồng Minh tán thành.", "Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng ủng hộ quan điểm của Lư Hán về việc Trung Quốc đóng quân lâu dài tại Việt Nam để hỗ trợ cho nền độc lập của Việt Nam còn Việt Cách lại ủng hộ quan điểm của Tưởng Giới Thạch rút hết quân đội Trung Hoa Dân Quốc về nước sau khi giải giáp Nhật để Nguyễn Hải Thần lãnh đạo Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung Hoa Dân Quốc.", "Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18 tháng 9) và Việt Quốc (ngày 19 tháng 9). Trong hai cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách và Nguyễn Tường Tam đại diện Việt Quốc đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Quốc. Qua đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo sẽ nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của Trung Hoa Dân Quốc. Đối với lời đề nghị này, trong nội bộ Việt Minh có nhiều ý kiến khác nhau. Võ Nguyên Giáp không đồng ý vì cho rằng những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc nhưng Hoàng Minh Giám lại nghĩ rằng việc hợp nhất Việt Minh với các đảng phái Quốc gia sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm người Trung Quốc yên lòng còn Pháp phải lo ngại, quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong con mắt của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, là chính phủ thật sự dân chủ. Cuối cùng Việt Minh đã từ chối hợp nhất với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng.", "Điều làm Hồ Chí Minh lo ngại là trong một số giới, đặc biệt là tầng lớp trung lưu Việt Nam, người ta vẫn xem ông và Việt Minh là cộng sản vì thế ông phải làm mọi cách để thay đổi điều này. Tháng 11 năm 1945, ông quyết định cho Đảng Cộng sản Đông Dương tự giải tán. Về mặt công khai, đảng của ông không còn hiện diện mà chỉ có một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.", "Ngày 19 tháng 11 năm 1945, tướng Tiêu Văn đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và Việt Minh tham gia. Mặt trận Việt Minh đồng ý nhượng bộ với Việt Quốc, Việt Cách. Lãnh đạo Việt Cách Nguyễn Hải Thần được bổ nhiệm vào ghế Phó Chủ tịch Chính phủ. Đồng thời hai ghế bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Vệ sinh, một ghế thứ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế được giao cho các thành viên của Việt Quốc, Việt Cách. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành nơi lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các.", "Ngày 1 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt Cách, Việt Quốc...) hoạt động ở Trung Quốc với sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng.", "Hoạt động.", "Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu ra Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại. Các đảng này cho là \"trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản\", \"chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được\". Hai đảng \"đối lập\" trong Chính phủ là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) không tham gia bầu cử dù trước đó Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) và Vũ Hồng Khanh (lãnh tụ Việt Quốc) mời Việt Quốc và Việt Cách tham gia Tổng tuyển cử và đề nghị hai bên không công kích nhau bằng lời nói hoặc hành động cho đến ngày Quốc hội khai mạc. Có nguồn cho là có những nơi lá phiếu không bí mật, cựu Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim cho rằng có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh. Theo Việt Minh, cuộc bầu cử đã diễn ra công bằng. Mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi.", "Sau khi kết quả bầu cử được công bố, sự thật hoàn toàn không như các đảng phái tuyên truyền. Nhiều \"đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đều trúng cử tại Quốc hội khóa I hầu hết chưa là đảng viên\".", "Sau cuộc bầu cử, theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký \"Những năm tháng không thể nào quên\", Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với Mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử.", "Tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, theo đề nghị của Đoàn chủ tịch (Ngô Tử Hạ điều khiển, với Nguyễn Đình Thi làm thư ký), các ghế Quốc hội phân chia tả hữu, theo đó Việt Quốc, Việt Cách (cánh hữu) ngồi bên tay phải, và các đại biểu Việt Minh, Marxist, Xã hội, Dân chủ ngồi bên tay trái, nhưng theo ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh thì không nên phân chia như vậy, thể hiện một sự đoàn kết trong Quốc hội.", "Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.", "Thành lập.", "Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946.", "Hoạt động.", "Trong thời gian hoạt động, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục... Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: \"Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn\". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: \"Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản\" ", "Về đối ngoại đã thực hiện đàm phán với Chính phủ Pháp, ký với đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny bản Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt ngày 6 tháng 3 năm 1946 cho phép 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho 20 vạn quân Tưởng rút về nước. Sau khi bản Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946, các đảng phái không cộng sản và thân nước ngoài như Việt Quốc và Việt Cách đã lên tiếng phản đối Chính phủ ký hiệp định này với Pháp.", "Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5 năm 1946 tại Đà Lạt, chính phủ tổ chức một hội nghị dự bị, gặp gỡ giữa 2 phái đoàn Việt và Pháp chuẩn bị cho Hội nghị Fontainebleau chính thức vào tháng 7 năm 1946.", "Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang Pháp theo lời mời của chính phủ nước này. Cùng ngày, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu cũng khởi hành. Trước khi đi, Hồ Chí Minh bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho Quyền Chủ tịch Nước là cụ Huỳnh Thúc Kháng với lời dặn \"Dĩ bất biến, ứng vạn biến\". Trước khi lên đường sang Pháp, Hồ Chí Minh dự đoán thời gian ở Pháp \"...có khi một tháng, có khi hơn\" nhưng cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp 4 tháng trong lúc phái đoàn do Phạm Văn Đồng dẫn đầu tham dự Hội nghị Fontainebleau (diễn ra từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946). Hội nghị Fontainebleau không đem lại kết quả cụ thể nào. Sau khi phái đoàn của Việt Nam về nước, tại Pháp, ngày 14 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp.", "Ngày 15 tháng 6 năm 1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh Hội mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội Tưởng Giới Thạch và do bất đồng về việc ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt ngày 6 tháng 3 cũng như không muốn sáp nhập quân đội vào biên chế Vệ quốc đoàn dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng do Việt Minh kiểm soát do lo sợ bị khống chế rồi bị giải tán dần đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp. Lãnh tụ đảng Việt Cách là Nguyễn Hải Thần và các thành viên Việt Quốc - Việt Cách khác trong chính phủ như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ. Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Hội nghị trù bị tại Đà Lạt, nhưng do bất đồng đã không tham gia hầu hết các phiên họp, sau đó cũng không tham gia Hội nghị Fontainebleau, cuối cùng rời bỏ chính phủ (tài liệu nhà nước nêu Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ rồi đào nhiệm sang nước ngoài). Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh rời bỏ chính phủ, lưu vong sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái không cộng sản tại miền Bắc, trong công cuộc \"kháng chiến kiến quốc\" mà Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến là biểu tượng.", "Sự có mặt của quân đội Tưởng Giới Thạch cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyễn Giáp và những người có trách nhiệm khác của Việt Minh. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15 tháng 6 năm 1946, hiểu theo cách này hay cách khác, Võ Nguyên Giáp quyết định Việt Minh phải hoàn toàn một mình điều khiển bộ máy chính quyền. Võ Nguyên Giáp hối hả hành động ngay với mục tiêu rải khắp: Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (theo Cecil B. Currey tổ chức này mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học sáng lập còn theo David G. Marr thì Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra sức tuyên truyền Việt Nam Quốc dân Đảng phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học năm 1930 nhưng đến cuối năm 1945 nhiều người dân vẫn không tin vào điều đó), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên \"chiến sĩ Công giáo\". Võ Nguyễn Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái này. Ngày 19 tháng 6 năm 1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích \"bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3\". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này.", "Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch trấn áp các đảng phái đối lập là vụ án phố Ôn Như Hầu. Sau khi từ Trung Quốc về Việt Nam, Việt Nam Quốc dân Đảng ngoài việc tìm cách lật đổ Việt Minh để cùng với các đảng phái Việt Cách, Đại Việt... chiếm chính quyền, Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng nhờ có vũ khí do Trung Hoa Dân Quốc chuyển giao còn tổ chức các đội vũ trang mang tên \"Thần lôi đoàn\", \"Thiết huyết đoàn\", \"Hùm xám\"... Các đội vũ trang này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ. Không những thế đầu tháng 6 năm 1946, Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức cho Nghiêm Xuân Chi (đảng viên Việt Quốc) ám sát một số lãnh đạo của Việt Minh như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và ông Bồ Xuân Luật, một người cũ của Việt Cách nay đứng về phe Việt Minh. Trước những hoạt động gây mất trật tự an ninh tại Hà Nội và một số thành phố ở Bắc Bộ, Sở Công an Bắc Bộ đã lập chuyên án mà sau này được lấy tên công khai là Chuyên án số 7 phố Ôn Như Hầu. Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đó rút vào hoạt động bí mật, chức danh công khai là Hội trưởng Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương) được Nha Công an Trung ương báo cáo phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị đảo chính Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã chỉ đạo phải tập trung trấn áp Việt Nam Quốc dân Đảng, nhưng phải có đủ chứng cứ.", "Sáng sớm ngày 12 tháng 7 năm 1946, một tiểu đội công an do Lê Hữu Qua chỉ huy bao vây khám xét trụ sở của Đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau, do nghi ngờ Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đúng vào ngày Quốc khánh Pháp (14 tháng 7 năm 1946) khiến lính canh và các đảng viên Đại Việt không kịp phản ứng. Khi thực hiện cuộc bao vây khám xét này, lực lượng công an chưa có chứng cứ cụ thể và chưa có lệnh của cấp trên nhưng vẫn tiến hành để các thành viên Đại Việt không có thời gian rút vào bí mật và tẩu tán truyền đơn, hiệu triệu lật đổ chính quyền. Tại trụ sở của Đại Việt, lực lượng công an đã tìm thấy nhiều truyền đơn, hiệu triệu chưa kịp tẩu tán cùng nhiều súng ống, lựu đạn. Công an cũng được cho là đã phát hiện một bản kế hoạch có chữ ký của Trương Tử Anh, theo đó Đại Việt sẽ quăng lựu đạn vào lính Pháp gốc Phi trong ngày diễu binh của quân đội Pháp, tiếp đó quân đội Đại Việt hoặc quân đội Pháp sẽ bắt giữ những lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuối cùng Trương Tử Anh sẽ công bố thành lập chính phủ mới. Lê Giản, Giám đốc Nha Công an Bắc bộ, đưa tài liệu này cho Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng. Ông này đọc rồi nói \"Tiêu diệt chúng! Quét sạch toàn bộ! Lũ phản bội! Đồ chó má!\". Tuy nhiên, tài liệu này là một bản dự thảo do Trương Tử Anh viết tay chỉ để sử dụng trong Đại Việt Quốc dân Đảng. Lê Giản không cung cấp được bằng chứng về sự thông đồng của Pháp với Đại Việt Quốc dân Đảng trong kế hoạch đảo chính ngày 14 tháng 7 năm 1946 ngoài việc Sainteny tiếp tục muốn tổ chức diễu binh vào ngày đó. Lê Giản tìm Võ Nguyên Giáp và được Giáp chỉ thị tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh.", "Sau đó, lúc 7h sáng ngày 12 tháng 7 năm 1946, Việt Nam Công an vụ thực hiện phá vụ án phố Ôn Như Hầu. Chỉ đạo trực tiếp lực lượng công an phá vụ án này là các ông Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Bắc Bộ), Nguyễn Tuấn Thức (Giám đốc Công an Hà Nội) và Nguyễn Tạo (Trưởng nha Điệp báo Công an Trung ương). Lực lượng công an xung phong đã thực hiện khám xét các trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng (7 căn nhà) tại Hà Nội, bắt tại chỗ nhiều thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng cùng nhiều tang vật như truyền đơn, vũ khí, dụng cụ tra tấn, đồng thời phát hiện nhiều xác chết tại đó... Hơn 100 người bị bắt và một số người biến mất không dấu vết. Trong số các thành viên của Quốc dân Đảng bị bắt, có một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Phan Kích Nam. Theo điều tra của Nha công an, Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng. Dự định các thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng sẽ phục sẵn dọc đường quân Pháp diễu hành qua nhân ngày Quốc khánh Pháp, bắn súng, ném lựu đạn để tạo ra những chuyện rắc rối giữa Pháp và Chính phủ, gây sự phá hoại hòa bình rồi tung truyền đơn hô hào lật đổ chính quyền và sau đó đứng ra bắt tay với Pháp.", "Ngày 16 tháng 7, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã có tuyên bố trấn an dư luận: \"Những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng chân chính, được bảo đảm sự tự do hoạt động trong vòng pháp luật... Những kẻ bắt cóc, tống tiền, ám sát thì phải đem ra pháp luật nghiêm trị. Đây không phải là vấn đề đảng phái. Việc khám xét vừa rồi là việc phải làm để bảo vệ trị an...\".", "Theo quy định của pháp luật thì Phó Chủ tịch nước và Bộ trưởng do Quốc hội bầu, và chỉ phế truất bởi Quốc hội theo thủ tục quy định của pháp luật Trong phiên điều trần trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai liên quan Tạm ước và một số thành viên rời Chính phủ, Hồ Chí Minh có nói:", "\"Tạm ước này có ảnh hưởng tới các hiệp ước ký sau không? Trong xã hội loài người, có cái gì mà không ảnh hướng tới cái khác. Tuy vậy, những sự điều đình sau đây không thể vì bản tạm ước này mà bị ràng bó. Bản Tạm ước này tùy theo sự thi hành thế nào, sẽ tạo điều kiện đẩy cho những cuộc điều đình sau mau chóng đạt kết quả.Về ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam, ông Phó Chủ tịch Quân ủy hội Vũ Hồng Khanh, các ông ấy không có mặt ở đây. Lúc Nhà nước đương gặp bước khó khăn, quốc dân tin ở người nào trao người ấy làm công việc lớn mà các ông ấy lại bỏ đi thì các ông ấy phải hỏi lương tâm thế nào? Những người đã bỏ việc đi kia, họ không muốn gánh vác việc nước nhà hoặc họ cũng không đủ năng lực gánh vác, nay chúng ta không có họ ở đây chúng ta cũng cứ gánh vác được như thường\".", "Dù vậy, một số thành viên Việt Quốc, Việt Cách như Chu Bá Phượng, Bồ Xuân Luật vẫn tiếp tục tham gia Chính phủ, kể cả khi lên Việt Bắc. Trương Đình Tri vẫn tiếp tục tham gia chính phủ sau Vụ án phố Ôn Như Hầu. Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội, vẫn có 37 đại biểu Việt Quốc, Việt Cách tham gia (tổng số 291 thành viên tham dự trong tổng số 444 thành viên đã mở rộng so với đầu năm). Cung Đình Quỳ tiếp tục tham gia Ban Thường trực Quốc hội.", "Chính phủ Liên hiệp Quốc dân.", "Thành lập.", "Ngày 3 tháng 11 năm 1946 Chính phủ Liên hiệp Quốc dân nhiều thành phần được thành lập thay cho Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến nhằm đáp ứng tình hình mới. ", "Hoạt động.", "Trong thời gian kháng chiến, bộ máy hành chính các cấp có nhiều biến đổi. Tổ chức đơn vị hành chính Khu và Liên khu. Thành lập các Ủy ban Kháng chiến các cấp. Cấp Trung ương, thành lập Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia (1947), sau đổi là Bộ Tổng tư lệnh (1948) rồi Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh. Các cơ quan tư pháp cơ bản tổ chức theo cấp xét xử.", "Chính phủ từ 1955 đến 1959.", "Ban đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể của nước Việt Nam thống nhất, nhưng thực tế sau năm 1954 thì chỉ quản lý từ Vĩnh Linh trở ra. Sau năm 1954, nhà nước bắt đầu đặt ra các mục tiêu cải tạo xã hội chủ nghĩa.", "Lập pháp.", "Quốc hội Khóa I.", "Quốc hội Khóa I (Quốc hội lập hiến), với tên gọi lúc đó là Nghị viện Nhân dân, được bầu vào ngày 6 tháng 1 năm 1946, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 89% và có 333 người trúng cử.", "Ngày 20 tháng 9 năm 1945, Ủy ban Dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).", "Ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dự kiến trưng cầu dân ý toàn quốc thông qua Hiến pháp, bầu cử Nghị viện Nhân dân theo quy định của Hiến pháp mới thay cho Quốc hội lập hiến, nhưng chiến tranh nên không thực hiện được. Khi đó Quốc hội chia theo nhóm: Mác xít, Xã hội chủ nghĩa, Dân chủ, Việt Minh, Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng, không kể các đại biểu trung lập.", "Tiếp đó, Dự án luật Lao động được thông qua và ban hành ngày 8 tháng 11 năm 1946. Đây là dự luật đầu tiên được thông qua.", "Ngày 31 tháng 9 năm 1959, trong kỳ họp tại Hà Nội, Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp mới. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được chính thức công bố và theo một số người chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý. Quốc hội Việt Nam khóa I cũng đã thông qua Hiến pháp năm 1959 và xem là kế thừa Hiến pháp năm 1946, là Hiến pháp của một nước Việt Nam thống nhất trên cơ sở khẳng định tính hợp hiến, hợp pháp của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.", "Quốc hội Khóa II.", "Quốc hội khóa II được bầu năm 1960, các đại biểu miền Nam đủ tư cách được bầu trong khóa I được lưu nhiệm.", "Quốc hội Khóa III.", "Quốc hội khóa III được bầu năm 1964, các đại biểu miền Nam đủ tư cách được bầu trong khóa I được lưu nhiệm. Kỳ họp thứ 7 năm 1971 ra nghị quyết miễn nhiệm các đại biểu miền Nam, sau khi Đại hội quốc dân miền Nam bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn bên cạnh Chính phủ.", "Quốc hội Khóa IV.", "Quốc hội khóa IV được bầu năm 1971.", "Quốc hội Khóa V.", "Quốc hội khóa V được bầu năm 1975.", "Tư pháp.", "Giai đoạn 1945–1954.", "Giải tán một số đảng phái.", "Ngay sau khi thành lập để ổn định tình hình, giữ vững nền độc lập non trẻ, ngoài việc giải tán một số đảng phái với lý do \"tư thông với ngoại quốc\", \"phương hại đến nền độc lập Việt Nam\" (như Đại Việt Quốc Xã, Đại Việt Quốc dân Đảng...) nhằm kịp thời trừng trị \"bọn phản cách mạng\", bảo vệ chính quyền non trẻ đồng thời giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác cho nhân dân; thì Chính phủ Cách mạng Lâm thời còn ra các sắc lệnh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người bị quy là \"nguy hiểm cho nền Dân chủ Cộng hòa Việt Nam\".", "Thành lập Bộ Tư pháp.", "Bộ Tư pháp Việt Nam được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 cùng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời do luật sư Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng, sau tháng 3 năm 1946 thì chuyển giao cho luật sư Vũ Đình Hòe. Đến năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể.", "Thành lập Tòa án Quân sự.", "Ngày 13 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh thành lập các Tòa án Quân sự để \"xử tất cả các người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa\". Theo quy định về thành lập Tòa án Quân sự theo Sắc lệnh 21/SL ngày 14 tháng 2 năm 1946 và Sắc lệnh 170/SL của Chủ tịch Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 1948: \"Tòa án quân sự xử tất cả các người nào phạm một việc gì, sau hay trước ngày 19 tháng 8 dương lịch năm 1945, có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trừ những việc nào mà phạm nhân là binh sĩ, dù là tòng phạm hay chính phạm, thì thuộc về nhà binh tự xử lấy. Tòa án quân sự có thể tuyên án: tha bổng, tịch thu một phần hay tất cả tài sản, phạt tù từ 1 đến 10 năm, phạt khổ sai từ 5 đến 10 năm, xử tử. Những quyết nghị của tòa án quân sự sẽ đem thi hành ngay, không có quyền chống án, trừ trường hợp xử tử, tội phạm có quyền đề đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm. Bản án hoãn thi hành để chờ quyết nghị của Chủ tịch Chính phủ\".", "Thành lập Tòa án Nhân dân Đặc biệt.", "Sắc lệnh số 150/SL ngày 12 tháng 4 năm 1953 thành lập Tòa án Nhân dân đặc biệt ở những nơi phát động quần chúng. Mục đích để đảm bảo việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi. Nhiệm vụ Tòa án: Trừng trị những kẻ phản cách mạng, những cường hào gian ác, những kẻ chống lại hoặc phá hoại chính sách ruộng đất; Xét xử những tranh chấp về tài sản, ruộng đất liên quan đến các vụ án trên; Xét xử những tranh cãi về phân định thành phần giai cấp.", "Thẩm quyền Tòa án Nhân dân Đặc biệt huyện hoặc liên huyện đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh và đi xử lưu động ở các xã có phát động quần chúng. Việc thành lập Tòa án Nhân dân Đặc biệt ở huyện hay liên huyện do Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh quyết định và Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu duyệt y. Tòa án Nhân dân Đặc biệt có Chánh án, 6 đến 10 thẩm phán, đa số là trung nông và bần cố nông, bần cố nông nhiều hơn trung nông. Chánh án và một nửa số thẩm phán do Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh chọn lựa và Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu duyệt y. Một nửa số thẩm phán do Nông hội hoặc Hội nghị đại biểu nông dân ở huyện hay liên huyện cử ra. Khi đến xã nào xử thì lấy thêm đại biểu nông dân ở xã đó, nhưng số đại biểu lấy vào không được quá 1/3 tổng số thẩm phán. Sắc lệnh số 233/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 sửa lại quy định trong Sắc lệnh 150/SL: Khi phân tòa đến xã nào xử thì lấy thêm 5 đại biểu nông dân của xã đó. Số đại biểu này do Hội nghị đại biểu nông dân xã bầu ra, và phải là bần cố trung nông; số bần cố nông phải nhiều hơn trung nông. Các đại biểu này có quyền hạn và nhiệm vụ của những thẩm phán.", "Tòa án này có quyền tuyên: tha bổng, cảnh cáo, bồi thường, tịch thu tài sản, tước quyền công dân, quản chế địa phương, phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân, xử tử hình. Đối với việc duyệt án, án tù dưới 5 năm do Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh duyệt và do Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh ký vào bản án. Án từ 5 năm tù trở lên chung thân và án tử hình thì do Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu duyệt và do Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu ký vào bản án. Trong 10 ngày sau khi tuyên án, người bị án có quyền chống án.", "Giai đoạn 1954–1976.", "Xây dựng hệ thống pháp luật.", "Sau kháng chiến chống Pháp, Quốc hội khóa I đến khóa V đã thông qua nhiều bộ luật đóng góp vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nền Tư pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng ban hành các sắc lệnh quy định những vấn đề mà Quốc hội chưa ban hành luật.", "Ngày 14 tháng 12 năm 1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 282/SL để quy định về chế độ báo chí. Sắc lệnh này quy định tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận, không phải kiểm duyệt trước khi in (Điều 4). Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ thủ tục khai báo. Sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép, tờ báo mới được hoạt động (Điều 8).", "Ngày 20 tháng 5 năm 1957, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 102/SL-L004 ban hành Luật quy định quyền Lập hội. Luật này quy định lập hội phải xin phép và thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định (điều 3). Đồng thời, những hội đã thành lập trước ngày ban hành Luật quy định Quyền Lập hội và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại (điều 4).", "Thành lập Viện Công tố Trung ương.", "Năm 1958, Viện Công tố Trung ương (sau là Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) được thành lập với Viện trưởng đầu tiên là ông Bùi Lâm.", "Thành lập Tòa án Nhân dân Tối cao.", "Tháng 5 năm 1959, Tòa án Nhân dân Tối cao được thành lập với Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là luật sư Phạm Văn Bạch.", "Phân cấp hành chính.", "Sau Cách mạng, đơn vị hành chính các cấp gồm: kỳ, tỉnh, huyện, xã. Thành phố Hà Nội trực thuộc trung ương. Thành phố Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn trực thuộc kỳ, thành phố Nam Định, Vinh, Bến Thủy, Huế và Đà Nẵng đều tạm coi là Thị xã.", "Thời kỳ kháng chiến, tổ chức thêm các đơn vị hành chính cấp Khu và Liên khu. Thủ đô kháng chiến đặt ở Việt Bắc.", "Theo Hiến pháp 1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân cấp hành chính như sau:", "Trong thành phố trực thuộc trung ương, thời kỳ 1954–1958, có các cấp hành chính quận (ở cả nội thành và ngoại thành), dưới quận có khu phố (ở nội thành) và xã (ở ngoại thành, ngoài ra có phố là cấp không thông dụng, như phố Gia Lâm ở Hà Nội). Năm 1958, nội thành bỏ quận, thay bằng khu phố (gọi tắt là khu), dưới khu phố là khối dân phố, ngoại thành có quận (từ năm 1961 đổi là huyện) và xã. Năm 1974, đổi tên gọi khối dân phố thành cấp tiểu khu.", "Từ năm 1955, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập Khu tự trị Thái Mèo (sau đổi là Khu tự trị Tây Bắc) gồm ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, và năm 1956 thiết lập Khu tự trị Việt Bắc gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang. Khu tự trị là đơn vị hành chính đệm giữa Trung ương và cấp tỉnh. Năm 1975 cấp này bị bãi bỏ.", "Các tổ chức chính trị.", "Giai đoạn 1945–1950, Việt Nam có nhiều đảng phái, tổ chức chính trị thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, có ý thức hệ khác nhau. Sau khi Quốc gia Việt Nam thành lập thì Đảng Lao động Việt Nam cũng được thành lập, hoạt động công khai. Đến thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ còn 3 đảng: Đảng Lao động, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Liên Việt. Ba đảng này hoạt động công khai trong vùng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát và ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các đảng phái, tổ chức khác đều hoạt động công khai trong vùng do Pháp và Quốc gia Việt Nam kiểm soát và ủng hộ Quốc gia Việt Nam chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo.", "Kinh tế.", "Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền kinh tế chỉ theo khuôn mẫu của chế độ xã hội chủ nghĩa được áp dụng ở phía bắc vĩ tuyến 17, trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955–1975. Nhưng đến năm 1986, sau khi đất nước được thống nhất, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nó cũng được áp dụng ở cả phía nam vĩ tuyến 17, áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.", "Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam là thực hiện cách mạng với hai mục tiêu \"đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa\" và \"dùng hậu phương miền Bắc đấu tranh giải phóng miền Nam\".", "Nông nghiệp.", "Giữa năm 1955 và năm 1956, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành với mục đích lấy ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho nông dân. Cuộc cải cách đã phạm phải nhiều sai lầm như đấu tố nhầm, tràn lan, xử tội không thông qua tòa án hoặc chỉ qua \"tòa án nhân dân\". Các nhà lãnh đạo chính quyền, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chính thức phải xin lỗi trước dân chúng về các sai lầm này đồng thời cách chức và xử phạt nhiều cán bộ.", "Trong 3.563 xã thuộc 22 tỉnh và những vùng ngoại thành ở miền Bắc đã thực hiện cải cách ruộng đất, các đội cải cách ruộng đất đã chỉ ra 47.890 địa chủ, chiếm 1,87% tổng số hộ và 2,25% tổng số nhân khẩu ở nông thôn. Trong số địa chủ đó, có 6.220 hộ là cường hào gian ác, chiếm 13% tổng số hộ địa chủ. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 14 về tổng kết cải cách ruộng đất đã nêu rõ: \"Những tên địa chủ có nhiều tội ác với nông dân và là phản động đầu sỏ cùng một số tổ chức của chúng đã bị quần chúng tố cáo và bị trừng trị theo pháp luật\". Số địa chủ bị tuyên án tử hình trong chương trình Cải cách ruộng đất không được thống kê chính xác và gây tranh cãi. Các nhà nghiên cứu phương Tây đưa ra các số liệu rất khác nhau và không thống nhất, theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500 người bị tử hình; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 người bị tử hình cộng với 1.500 bị giam giữ. Do tiến hành vội vã, nhiều địa chủ bị kết án oan sai, nên từ năm 1956, các chiến dịch sửa sai được tiến hành, các địa chủ bị kết án oan được trả tự do, minh oan, trả lại danh dự và được tạo điều kiện sinh sống. Qua cải cách ruộng đất ở miền Bắc, trên 810.000 hecta ruộng đất của đế quốc và địa chủ, ruộng đất tôn giáo, ruộng đất công và nửa công nửa tư đã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua để chia cho 2.220.000 hộ nông dân lao động và dân nghèo ở nông thôn, bao gồm trên 9.000.000 nhân khẩu. Như vậy là 72,8% số hộ ở nông thôn miền Bắc đã được chia ruộng đất. Tính đến tháng 4 năm 1953, số ruộng đất trực tiếp tịch thu của địa chủ chia cho nông dân bằng 67,67% tổng số ruộng đất mà địa chủ chiếm hữu nǎm 1945.", "Trong một thời gian ngắn (đến 1955), các công trình thủy lợi bị Pháp phá hủy đều dần được khôi phục, diện tích tưới lên lại 202.374 ha. Năm 1958, sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy lợi nói riêng đã vượt mức trước chiến tranh. Nghị quyết 63 của Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu \"“thắng được hạn hán, úng, bão, xâm nhập mặn và lụt lớn”\". Công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải được chọn làm đột phá với nhiệm vụ tưới tiêu cho 156.000 ha. Ngày 1/10/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khởi công công trình. Trong thời gian thi công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống động viên và kiểm tra 4 lần: \"“Bây giờ chịu khó phấn đấu trong mấy tháng. Sau này sẽ hưởng hạnh phúc lâu dài hàng trăm năm”\".", "Trong giai đoạn 1955-1959, sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thủy lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hóa. Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm thì đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành \"vùng quê 5 tấn\" (đạt năng suất 5 tấn lúa/1 hécta) đầu tiên trong lịch sử.", "Cải tạo kinh tế.", "Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố: \"Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch\". Tháng 11 năm 1958, Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa trong 3 năm (1958–1960) và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (bao gồm hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh), kế hoạch phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1958. Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc có 84,8% số hộ nông dân đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, có 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Ở thành thị, 100% số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực thương nghiệp, đến 60% tổng số người buôn bán nhỏ, làm dịch vụ, kinh doanh ngành ăn uống thuộc diện cải tạo đã tham gia hợp tác xã, tổ mua bán, làm đại lý cho thương nghiệp quốc doanh và trên 10.000 người đã chuyển sang sản xuất.", "Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961–1965).", "Bước vào thực hiện \"Kế hoạch nhà nước 5 năm\" lần thứ nhất, miền Bắc chuyển sang giai đoạn lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. Nhiệm vụ cơ bản của \"Kế hoạch 5 năm\" là ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.", "Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, từ năm 1961 đến năm 1964, vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng ba lần so với năm 1960.", "Trong những năm 1961–1965, 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng hoặc mở rộng như các nhà máy: cơ khí Hà Nội, cơ khí Trần Hưng Đạo, xe đạp Thống Nhất, đóng tàu Bạch Đằng, điện Uông Bí, khu gang thép Thái Nguyên... Các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm, Sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt 8/3, dệt kim Đồng Xuân... đã sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh và quốc phòng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.", "Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm 1961, các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao. Nông dân áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình mới được xây dựng, tiêu biểu như công trình Bắc–Hưng–Hải. Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc/ha cây trồng.", "Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.", "Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.", "Sự phát triển của nền kinh tế miền Bắc đã tạo điều kiện để miền Bắc tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Trong 5 năm (1961–1965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường. Nhiều cán bộ, chiến sĩ trong lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện và đưa vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.", "Mặc dù vẫn còn những khó khăn trong nền kinh tế như sản xuất hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân còn thiếu, phải nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa; các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cao còn chưa nhiều, song Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961–1965) đã làm thay đổi to lớn bộ mặt xã hội miền Bắc.", "\"Kế hoạch Nhà nước 5 năm\" (1961–1965) đang thực hiện có kết quả thì ngày 7 tháng 2 năm 1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.", "Giai đoạn 1966–1976.", "Bước vào giai đoạn mới với tình huống chiến tranh phá hoại miền Bắc rất khốc liệt bằng không quân của Mỹ qua hai đợt (1964–1968 và 1972), Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương kịp thời để chuyển hướng kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Nghị quyết Trung ương 105 (1965) và Chỉ thị 143 trung ương (1969) về chuyển hướng phát triển công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp trong tình hình mới có chiến tranh; Chỉ thị số 11 của phủ Thủ tướng (9 tháng 1 năm 1971) về ổn định và cải tiến công tác quản lý công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (đợt thí điểm cải tiến quản lý công nghiệp bước I), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường cải tiến công tác quản lý công nghiệp thời kỳ hoà bình khôi phục 1973–1975 (đợt cải tiến quản lý công nghiệp bước II).", "Tinh thần và nội dung của sự chuyển hướng này không chỉ là để phù hợp với tình hình thời chiến, mà còn nhằm đổi mới cơ chế quản lý là xác định đường lối công nghiệp hoá cho phù hợp với điều kiện quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Chủ trương và những nội dung chủ yếu chuyển hướng phát triển công nghiệp trong giai đoạn mới là:", "Thứ nhất, di chuyển nhanh chóng các cơ sở sản xuất và kho tàng về nơi sơ tán, bảo vệ an toàn xí nghiệp, duy trì sản xuất trong mọi tình huống, cải tiến công tác tổ chức sản xuất công nghiệp phù hợp với tình hình có chiến tranh, kết hợp sản xuất và chiến đấu, đảm bảo cung cấp các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và duy trì đời sống nhân dân không bị đảo lộn trong chiến tranh.", "Thứ hai, khẩn trương xây dựng và phát triển mạng lưới công nghiệp địa phương về các vùng hậu phương trung du và miền núi, phân bố lại sản xuất công nghiệp để gắn với nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, gắn công nghiệp với nông nghiệp và với các ngành kinh tế quốc dân khác, gắn kinh tế với quốc phòng.", "Thứ ba, chấn chỉnh lề lối quản lý kinh tế, chống căn bệnh hành chính tập trung quan liêu, tăng cường tính tự chủ của cơ sở, giảm sự can thiệp hành chính vào kinh doanh.", "Cuối cùng, tính tới yêu cầu phát triển lâu dài, ngay trong chiến tranh vẫn tiến hành nghiên cứu điều tra cơ bản, thăm dò và khảo sát, lập quy hoạch dài hạn, có kế hoạch đào tạo đội ngũ để chuẩn bị cho xây dựng lớn khi hoà bình.", "Thuế khóa.", "Thuế nông sản.", "Loại thuế chính là thuế nông sản, đánh trực tiếp và tính theo đầu người chứ không phải theo năng suất. Dưới 70 kg nông sản/người thì được miễn thuế. Nhà nước đánh thuế 5% ở ngạch 70–95 kg/người và tăng lên thành 44% ở ngạch trên 1800 kg/người. Đất mới đưa vào canh tác thì được miễn 5 năm. Khoảnh đất 100 m² vườn cũng được miễn.", "Thuế gián tiếp.", "Thuế nhập khẩu tùy thuộc vào mặt hàng; hàng hóa thuộc hàng xa xỉ phẩm chịu 100% thuế. Thuế mổ thịt gia súc là 10%. Ngoài ra có thuế chợ, thuế cầu, thuế đò, và thuế con niêm.", "Đóng góp.", "Nhà nước cũng huy động quyên góp cho các công trình và chi phí một cách tự nguyện.", "Ngoại giao.", "Ngay từ khi mới thành lập chính quyền, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu \"Phải mở cho được một cửa ngõ ra thế giới\". Ban đầu, ông hướng tới nước Mỹ do mối quan hệ đồng minh chống Nhật. Tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thư đến Tổng thống Harry S. Truman và Ngoại trưởng James F. Byrnes, nhưng không nhận được hồi âm. Tháng 7, chính phủ cử Nguyễn Đức Quỳ làm Phái viên tại Thái Lan, đây cũng là cơ quan đại diện ngoại giao đầu tiên của chính quyền Việt Nam tại nước ngoài. Trong chuyến đi Pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ David Ben-Gurion, lãnh đạo phong trào phục quốc Do Thái. Lãnh đạo Việt Nam ngỏ ý sẵn sàng thiết lập đại diện ngoại giao khi chính phủ Do Thái lưu vong được thành lập, đồng thời có thể cho những người Do Thái đến Tây Nguyên tị nạn. Năm 1947, Việt Nam đặt cơ quan liên lạc đầu tiên tại Yangon (Miến Điện). Từ tháng 1 cùng năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu duy trì điện đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ khi nước này giành được quyền tự trị từ người Anh.", "Tuy vậy, trong 4 năm đầu, quan hệ ngoại giao chính thức duy nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là với Pháp, khi Pháp công nhận là một nước tự do thuộc Liên hiệp Pháp tại Hiệp định sơ bộ năm 1946. Nhưng hiệp định này không còn giá trị khi Pháp thực hiện thảm sát ở phố Hàng Bún và Thảm sát Hải Phòng. Cho đến khi chiến tranh nổ ra, các nước khác vẫn coi Việt Nam là một lãnh thổ thuộc địa của Pháp, mặc dù về mặt thực tế, Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất, độc lập và có chủ quyền với sự lãnh đạo của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhất là từ sau Tổng tuyển cử năm 1946.", "Năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt liên lạc với Hệ thống xã hội chủ nghĩa và bắt đầu được nhiều nước công nhận, khởi đầu bởi Trung Quốc (18/1/1950) và Liên Xô (30/1/1950), tiếp theo là CHDCND Triều Tiên (31/1/1950), Đông Đức (2/2/1950), Tiệp Khắc (2/2/1950), România (3/2/1950), Ba Lan (4/2/1950), Hungary (4/2/1950), Bulgaria (8/2/1950), Albania (13/3/1950). Năm 1954, Mông Cổ mới đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.", "Cùng năm khi tiếp quản Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh công nhận cơ quan ngoại giao của Ấn Độ tại Hà Nội. Ngày 17 tháng 10 năm 1954, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru sang thăm Việt Nam. Tháng 11, Thủ tướng Miến Điện U Nu sang thăm Việt Nam. Bang giao với Ấn Độ cùng với Indonesia và Miến Điện vẫn giữ ở bậc lãnh sự.", "Ở Trung Đông và Bắc Phi thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập bang giao với Maroc và Algérie. Cuba là quốc gia duy nhất ở Tây bán cầu có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.", "Các nước Tây phương thì mãi đến năm 1968 mới lập phòng liên lạc và đại diện bán chính thức là Thụy Sĩ. Tuy nhiên đây chỉ là cấp bán chính thức, không có đại sứ. Năm 1969, Thụy Điển là quốc gia Tây Âu đầu tiên thiết lập ngoại giao toàn phần với miền Bắc kể cả trao đổi đại sứ. Theo sau đó là Sénégal (1969), Ceylon (1970), Thụy Sĩ (1971), Ấn Độ (1972), Chile và Pakistan. Tính đến hết tháng 12 năm 1972, có 49 quốc gia bang giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 12 tháng 4 năm 1973.", "Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đứng 2 đơn gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng bị Mỹ phủ quyết cả hai. Tuy nhiên cũng năm này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được gia nhập 2 tổ chức quốc tế là WMO (World Meteorological Organization, Tổ chức Khí tượng Thế giới) ngày 7 tháng 8 năm 1975 và WHO (World Health Organization, Tổ chức Y tế Thế giới) ngày 22 tháng 10 năm 1975. Đây là hai tổ chức quốc tế đầu tiên (không kể những tổ chức riêng của khối Xã hội chủ nghĩa) quốc gia này tham gia.", "Quân đội.", "Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban đầu gồm nhiều lực lượng độc lập nhau, ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Sau nhiều lần sáp nhập, tổ chức lại, các lực lượng quân sự do Việt Minh và các nhóm chính trị khác chỉ huy thống nhất trong một hệ thống quân sự duy nhất là Vệ quốc đoàn, sau Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.", "Ở miền Nam, Vệ quốc đoàn có nhiều đơn vị của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên tuy chấp hành những chỉ thị quân sự của cấp trên nhưng lại từ chối tiếp nhận các chính ủy do cấp trên cử xuống. Sau những xung đột quân sự giữa các đơn vị do giáo phái chỉ huy với những đơn vị do Việt Minh chỉ huy, và nhất là sau khi giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Hòa Hảo mất tích, phần lớn lực lượng quân sự của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên ly khai khỏi Vệ quốc đoàn hợp tác với chính phủ Nam Kỳ tự trị thuộc Pháp và sau này với Quốc gia Việt Nam.", "Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được gọi với cái tên Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến tháng 9 năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành tên gọi chính thức. Sau năm 1975, quân đội của nước Việt Nam thống nhất vẫn giữ tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến nay.", "Ghi chú.", "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", "Liên kết ngoài.", " tại Wikimedia Commons " ]
3367
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3367
Năm Cam
[ "Năm Cam (tên khai sinh: Trương Văn Cam; 22 tháng 4 năm 1947 – 3 tháng 6 năm 2004) là một trùm tội phạm có tổ chức khét tiếng ở Việt Nam, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh và là bị cáo chính trong vụ án Năm Cam và đồng phạm nổi tiếng.", "Trong quá trình bảo kê các quán karaoke và tụ điểm đánh bạc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Năm Cam cùng băng nhóm phạm nhiều tội. Tháng 10 năm 2003, Năm Cam bị tòa án xử tử hình vì 7 tội bao gồm giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che giấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài, ngày 3 tháng 6 năm 2004 thi hành án bằng hình thức xử bắn.", "Việc xét xử Năm Cam và đồng bọn đã làm cho dư luận Việt Nam và toàn thế giới chú ý. Số tội phạm ra hầu tòa là 156 bị cáo, một kỷ lục. Phiên sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003, bản án dài hàng trăm trang.", "Việc phá được \"Vụ án Năm Cam\" được báo giới và chính quyền Việt Nam công nhận là một chiến công lớn trong phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó vụ án cũng được coi là mang ý nghĩa chống tham nhũng.", "Đầu đời và bước đầu phạm tội.", "Trương Văn Cam sinh ngày 22 tháng 4 năm 1947 trong một gia đình nghèo tại Sài Gòn, là con của ông Trương Văn Bưởi (mất năm 1957), từ Quảng Nam vào Sài Gòn lập nghiệp những năm đầu thế kỷ 20; và bà Nguyễn Thị Hường (mất năm 1962). Năm Cam có người chị là Trương Thị Xẩm (tức Tư Xẩm), ngoài ra cha mẹ hắn còn có 2 đứa con khác nhưng đã qua đời ở quê vì bạo bệnh. Thuở nhỏ hắn có biệt danh là \"Cam Hổ\", \"Siêu Cam\". Vì là con thứ năm trong gia đình nên hắn còn có tên là Năm Cam. Năm Cam bắt đầu những hoạt động phạm pháp khi còn rất trẻ. Khi còn trẻ, anh đã nổi tiếng khắp địa phương vì những cuộc thanh toán nhau bằng dao rựa đầy tàn bạo và những cách để không bị cảnh sát phát hiện. Sớm trở thành một tay xã hội đen, Văn Cam được Huỳnh Tỳ, một nhân vật có quyền lực trong Hội Tam Hoàng chi nhánh Sài Gòn, tiếp tay cho vào thế giới ngầm phạm tội lúc bấy giờ. Thời gian đầu tại Sài Gòn, Năm Cam là đàn em thân tín của trùm giang hồ khét tiếng nhất đất Sài Gòn thập niên 1960, Đại Cathay, người được coi là nhân vật số một hay đứng đầu \"Tứ đại thiên vương\" Sài Gòn. Chính trong thời gian theo chân Cathay, Năm Cam đã học được từ Cathay cách điều hành và tổ chức sòng bạc nhằm thu lợi lớn, là nguồn thu chính trong thời kỳ anh chiếm lĩnh Sài Gòn những năm 1990.", "Ban đầu anh làm chân gác sòng bạc cho người anh rể Nguyễn Văn Sy (tức Bảy Sy) ở khu vực Cầu Muối, quận Nhì, Sài Gòn, thuộc địa bàn bảo kê trước đây của Đại Cathay. Năm Cam hoạt động cờ bạc chuyên nghiệp cùng với Thành \"đô la\", Nguyễn Văn Nhã (Sáu Nhã), khi có kinh nghiệm hơn thì được giữ vai trò phát hỏa, cắm xường trong sòng bạc của Bảy Sy. Tháng 12 năm 1962, để bảo vệ sòng bạc tại khu Da Heo, hẻm 100 đường Nguyễn Công Trứ, Bảy Sy dùng dao đâm chết Nguyễn Văn Lót (Trần Ánh Tuyết). Để cứu lấy sự nghiệp cờ bạc của anh rể, Năm Cam đã đứng ra nhận tội thay. Do lúc đó Năm Cam đang ở độ tuổi vị thành niên (mới 15 tuổi) nên ngày 10 tháng 4 năm 1964, tòa án Sài Gòn xử phạt 3 năm tù giam về tội \"Cố ý đả thương nhân thương trí mạng\". Trong tù, Năm Cam đã đánh chết một trung sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tháng 1 năm 1965, Năm Cam được trả tự do.", "Sau khi bị Đại Cathay thôn tính các sòng bạc ở quận Nhất, sòng bạc của Bảy Sy cũng bị xóa sổ. Mất chỗ dựa của Bảy Sy, Năm Cam đến cầu cứu Phạm Văn Hiếu, tức Hiếu \"Trọc\", sinh năm 1949, là trùm giang hồ Quận 4, con của một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa có tên Phạm Văn Triệu vốn khét tiếng ở chốn Sài Gòn thời bấy giờ. Hiếu \"Trọc\" mang quân hàm thiếu úy, có lần đã từng chĩa súng hù bắn chết một sĩ quan cấp trên trong một quán bar, chuyên tổ chức các vụ \"ăn bay\" — tức cướp giật bằng xe gắn máy với tốc độ cao, nhận hàng tiếp vụ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm Cam xin nhập băng nhưng không được chấp nhận vì \"bản lĩnh và tuổi đời giang hồ\" của Năm Cam còn quá ít. Sau đó, anh đăng trình vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1966.", "Tháng 8 năm 1966, trong chiến dịch \"bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức, thượng tôn pháp luật\" của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Đại Cathay và hầu hết giang hồ có tiếng ở Sài Gòn bị đày ra đảo Phú Quốc. Năm 1967, Bảy Sy được trả tự do ra trại, mua lại sòng bài cẩu của Năm Thông Lợi, gọi Năm Cam và Sáu Nhã (Nguyễn Văn Nhã) ra phụ giúp việc phát hỏa và cắm xường. Để giải quyết ân oán giang hồ, theo lệnh Bảy Sy, Năm Cam và Sáu Nhã lập kế hoạch giết Tài \"chém\" — một trùm giang hồ khét tiếng quận Nhất. Sự việc không thành, Năm Cam bị đàn em Tài \"chém\" truy đuổi. Sau, Hiếu \"Trọc\" xin tha cho mạng sống của Năm Cam và Hiếu \"Trọc\" đã xin cho Năm Cam nhập ngũ ở vị trí lính kiểng quân tiếp vận thuộc Đại đội 313, Sư đoàn 4 đóng quân tại đường Nguyễn Văn Thoại (nay là đường Lý Thường Kiệt, Quận 11), sau là vận động viên bơi lội thuộc Cục Quân vận Quân lực Việt Nam Cộng hòa.", "Hoạt động tội phạm.", "Năm 1971, Năm Cam bị Cảnh sát Hàng Keo, Sài Gòn bắt giữ về tội đánh bạc và bị giam bảy ngày, sau đó bị giao cho Tòa án Quân sự Thành phố Sài Gòn xử lý và trả về đơn vị cũ. Hoạt động của Năm Cam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 chưa có một vai trò gì đáng kể trong giới giang hồ và các tổ chức tội phạm ở Sài Gòn, chủ yếu theo chân hoặc núp bóng người khác như vai trò gác sòng, cắm xường, phát hỏa cho sòng bạc khi còn là đàn em Đại Cathay hay làm trong sòng bạc của Bảy Sy. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Năm Cam nổi lên thành một tội phạm nguy hiểm.", "Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Năm Cam xuất ngũ, ra trình diện Ban Quân quản Quận 4 rồi bị đưa đi học tập cải tạo ba ngày tại phường Lý Nhơn (nay là Phường 6, Quận 4). Sau khi học tập cải tạo, Năm Cam làm nghề buôn bán đồng hồ cũ, radio cũ tại chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Do không đủ uy tín trong giới cờ bạc, Năm Cam tìm tới Tám Phánh (một chủ sòng bạc lớn ở Sài Gòn trước năm 1975). Dựa vào đó, Năm Cam đã trình bày chiến thuật mới được Tám Phánh chấp thuận là tổ chức đánh bạc vào giờ nghỉ của cơ quan hành chính, thời gian kéo dài khoảng hai tiếng, chọn lựa khách quen, xong thì giải tán.", "Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Năm Cam bị Công an Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh bắt vì hành vi đánh bạc và được trả tự do sau 2 tháng trong trại. Đến ngày 30 tháng 12 năm 1980, anh lại bị Đội Cảnh Sát Điều Tra tội phạm có tổ chức, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam 2 năm trong trại Đồng Phú về tội đánh bạc. Ngày 20 tháng 5 năm 1995, Năm Cam một lần nữa bị đưa vào trại cải tạo 3 năm tại Thanh Hà vì tội tổ chức đánh bạc trái phép. Một thời gian sau, anh được ra tù trước thời hạn vào ngày 4 tháng 10 năm 1997. Trong thời gian bị tạm giam, cơ quan điều tra đã cố buộc tội anh bao gồm cả những tội danh khi anh còn trẻ, gồm cả việc anh băm các ngón tay của đối thủ trên thớt thịt. Tuy nhiên, kế hoạch đã thất bại do nạn nhân và anh trai nạn nhân được thông báo mất tích sau một chuyến đi đánh bắt cá.", "Với kinh nghiệm lãnh đạo đàn em, Năm Cam được đánh giá là người có tay nghề cao, tinh vi khi ra lệnh và hướng dẫn đàn em mình, đảm bảo rằng để lại càng ít bằng chứng càng tốt thông qua việc ngụy tạo chứng cứ của mình và chỉ đạo đàn em mình sử dụng tín hiệu riêng bí mật. Qua việc kinh doanh sòng bạc, Năm Cam đã thu được khối tài sản đáng kể.", "Vụ tấn công Lê Ngọc Lâm.", "Từng có thời Lê Ngọc Lâm và Năm Cam xảy ra xích mích, giằng co trong giới giang hồ. Để giải quyết mâu thuẫn, Năm Cam đã chỉ đạo đối thủ sau này của mình là Dung Hà hành hung Lâm vào tối ngày 14 tháng 7 năm 1999. Lâm may mắn sống sót sau vụ tấn công, nhưng lượng axit cao tạt vào người khiến anh bị thương nghiêm trọng và gây biến dạng ngoại hình. Sau đó, cơ quan chức năng điều tra kết luận Năm Cam là chủ mưu vụ tấn công, trong khi đàn em của Dung Hà là người thực hiện còn Nguyễn Văn Thọ là người mua axit.", "Các trọng tội hình sự.", "Năm 1994, Năm Cam lại bị bắt nhưng được ân xá ngay năm sau đó nhờ Trần Mai Hạnh và Phạm Sỹ Chiến. Không chỉ hai người này, Năm Cam còn hối lộ cho các quan chức từ địa phương đến quan chức cấp cao hơn trong Chính phủ Việt Nam để những công việc phạm pháp mình trót lọt.", "Vụ ám sát Dung Hà.", "Một trong các trọng tội dẫn đến án tử hình dành cho Năm Cam là việc chủ mưu giết Vũ Thị Hoàng Dung (tức Dung Hà) — một nữ trùm xã hội đen nổi tiếng gốc Hải Phòng sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.", "Năm Cam từng đề nghị Dung Hà hợp tác mở rộng mạng lưới cờ bạc ra miền Bắc nhưng Dung Hà lại có ý định thành lập băng đảng riêng làm Năm Cam tức giận. Dung Hà vì muốn làm bẽ mặt Năm Cam nên lệnh cho đàn em đến quậy phá, ném mắm tôm, chuột chết, phân người, rắn rết xuống sàn nhảy một vũ trường của Năm Cam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhục nhã và tức tối, Năm Cam đã lệnh cho đàn em là Nguyễn Tuấn Hải (tức Hải \"bánh\") đi giết Dung Hà. Khi thấy Dung đang ngồi chơi trước quán karaoke số 17 Bùi Thị Xuân, Hải \"bánh\" chỉ đạo cho đàn em thân tín của mình dùng súng lục ổ xoay 9mm bắn chết Dung Hà ở cự ly gần vào rạng sáng ngày 2 tháng 10 năm 2000. Vào thời điểm đó, Dung Hà đã cử vệ sỹ riêng đi đuổi một tên gây náo loạn gần đó. Khi nghe thấy tiếng súng, tên vệ sỹ này đã dùng súng lục nhắm bắn một phát vào đàn em Hải \"bánh\". Dù sau đó lũ đàn em đã chạy thoát mà không xảy ra thương tích gì, nhưng không ai biết chuyện gì đã xảy ra sau đó với tên vệ sỹ. Tuy nhiên theo một đàn em thân tín của Dung Hà thì hắn đã trốn ra nước ngoài sau khi bị một tên đàn em có thanh thế của Dung Hà đe doạ vì đã thất bại trong việc bảo vệ Dung Hà.", "Năm Cam đã bị khởi tố do có liên quan đến cái chết của Dung Hà, nhưng đã hối lộ cho các quan chức. Đến ngày 4 tháng 6 năm 2003, Năm Cam bị kết án tử hình vì ra lệnh ám sát Dung Hà và hối lộ các quan chức để các hoạt động phi pháp của mình được làm ăn yên ổn. Nhưng phải đến khi cơ quan công an thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu, bảo mật lời khai của các bị cáo Nguyễn Tuấn Hải, Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Xuân Trường, thì Trương Văn Cam mới chính thức khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình trước công chúng.", "Tội danh và hình phạt.", "Phiên toà xét xử Năm Cam tại Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những vụ án lớn nhất lịch sử Việt Nam. Margie Mason từ hãng tin AP bình luận về phiên toà như sau: \"Trùm giang hồ khét tiếng nhất Việt Nam đã ra hầu toà cùng 154 bị cáo khác trong phiên toà có thể coi là một trong những phiên toà quan trọng nhất của chính quyền Cộng sản. Năm Cam bị khởi tố với 7 tội danh. Hắn sẽ phải nhận án tử nếu bị kết án. Các đồng phạm của hắn gồm hai thành viên đầy quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị khai trừ khỏi Đảng, 13 sĩ quan cảnh sát cấp cao, ba cựu công tố viên và ba nhà báo nhà nước\".", "Phiên toà có 3 thẩm phán, 80 luật sư cùng 30 nhân chứng. Những bị cáo khác gồm Phan Thị Trúc, vợ cả của Năm Cam, bị khởi tố với tội hối lộ, cho vay nặng lãi và che giấu tội phạm. Con Năm Cam cũng bị khởi tố và kết án với tội hối lộ. Tổng số bị cáo hầu toà là 154 người, tất cả đều bị buộc tội như giết người và làm lộ bí mật quốc gia.", "Ngày 30 tháng 10 năm 2003, ở phiên sơ thẩm, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết án Trương Văn Cam bảy tội bao gồm \"giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che giấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài\". Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Năm Cam viết đơn kháng cáo, nhưng tại phiên phúc thẩm, tòa đã tuyên y án tử hình.", "Ngày 3 tháng 6 năm 2004, bản án thi hành. Trước đó Năm Cam viết đơn xin Chủ tịch nước Trần Đức Lương ân xá nhưng đã bị bác bỏ, trước khi ra pháp trường thi hành án bằng biện pháp xử bắn, viết lá thư cho con gái út hiện đang đi tu, ghi là rất xin lỗi và ân hận, mong được tha thứ để sang thế giới bên kia làm lại cuộc đời. Bốn người bị đem xử bắn chung với Năm Cam bao gồm Châu Phát Lai Em, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Việt Hưng và Phạm Văn Minh." ]
3369
11
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3369
Nước Pháp
[]
3370
71308
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3370
Năm chí tuyến
[ "Năm chí tuyến (tiếng Anh gọi là: \"tropical year\") là độ dài thời gian mà Mặt Trời (được quan sát từ Trái Đất) trở lại đúng vị trí trên đường hoàng đạo (đường của nó giữa các ngôi sao trên bầu trời). Năm chí tuyến còn có nhiều tên gọi khác: năm hồi quy, năm phân chí hay năm trôpic. Độ dài chính xác của khoảng thời gian này phụ thuộc vào điểm được chọn trên hoàng đạo: nếu bắt đầu từ điểm xuân phân ở bán cầu bắc, là một trong bốn điểm chính trên hoàng đạo, thì ta có khái niệm năm xuân phân; còn nếu lấy trung bình của tất cả các điểm trên hoàng đạo thì ta có khái niệm năm chí tuyến trung bình.", "Trên Trái Đất, chúng ta nhận biết được sự tiến triển của năm chí tuyến từ sự chuyển động rất chậm của Mặt Trời từ phía nam lên phía bắc và sự quay trở lại. Đường bắc chí tuyến (chí tuyến chòm sao Cự Giải) và nam chí tuyến (chí tuyến chòm sao Ma Kết) là các vĩ độ cực bắc và cực nam mà Mặt Trời đạt đến trong chu trình của nó. Vị trí của Mặt Trời có thể được đo bằng sự thay đổi mỗi ngày tại thời điểm giữa trưa của độ dài bóng kim của đồng hồ mặt trời (một cột hay que thẳng đứng hoặc nghiêng theo trục Trái Đất). Đây là phương pháp \"tự nhiên\" nhất để tính độ dài của năm với ý nghĩa \"sự thay đổi của độ chiếu sáng sinh ra các mùa\".", "Vì điểm xuân phân lùi lại dọc theo hoàng đạo một cung 50,29\" mỗi năm (do tuế sai của trục Trái Đất) nên phải mất 25.770 năm nó mới đi hết một vòng hoàng đạo. Từ đó suy ra 25.770 năm thiên văn = 25.771 năm chí tuyến. Do đó, một năm chí tuyến = 0,999961197 năm thiên văn. Nói cách khác, một năm chí tuyến ngắn hơn năm thiên văn khoảng 0,000038803 x 365,2564 x 24 x 60 = 20,409 phút (năm 2000, sự chênh lệch là 20,409 phút; năm 1900 là 20,400 phút). Đó chính là thời gian Mặt trời (thực ra là Trái Đất) đi hết cung 50,29\" trên hoàng đạo.", "Sở dĩ độ dài năm chí tuyến phụ thuộc vào điểm được chọn trên hoàng đạo vì quỹ đạo Trái Đất có dạng ellipse nên độ dài cung 50,29\" tại mỗi điểm là khác nhau. Càng gần điểm cận nhật (ngày 3 hoặc 4 tháng 1), cung đó càng ngắn, tức là năm chí tuyến càng dài. Do đó, xét trong 4 điểm xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí thì năm chí tuyến tại điểm đông chí là dài nhất, còn tại điểm hạ chí là ngắn nhất.", "Các phân biệt cụ thể.", "Chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo của nó (và như vậy là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa các ngôi sao) là không hoàn toàn đều vì sự nhiễu động trọng trường gây ra bởi Mặt Trăng và các hành tinh. Vì thế thời gian giữa hai sự trôi qua kế tiếp của một điểm cụ thể trên hoàng đạo sẽ biến đổi.", "Thêm nữa, vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo của nó biến đổi do quỹ đạo của nó là một hình ellipse chứ không phải đường tròn. Ngoài ra, vị trí của điểm phân trên quỹ đạo cũng thay đổi do tuế sai. Kết quả là (giải thích dưới đây) độ dài của năm chí tuyến phụ thuộc vào điểm cụ thể mà ta chọn trên hoàng đạo mà Mặt Trời trở lại.", "Vì vậy các nhà thiên văn học đã định nghĩa \"năm chí tuyến trung bình\", là trung bình của tất cả các điểm trên hoàng đạo; nó có độ dài khoảng 365,242 2 ngày SI. Bên cạnh đó, các năm chí tuyến đã được định nghĩa cho các điểm cụ thể trên hoàng đạo: cụ thể là năm xuân phân, được bắt đầu và kết thúc khi Mặt Trời xuất hiện hai lần kế tiếp ở điểm xuân phân. Nó có độ dài khoảng 365,242 4 ngày.", "Sự phức tạp bổ sung: Chúng ta có thể đo thời gian hoặc là như \"ngày có độ dài cố định\": ngày SI bằng 86.400 giây SI, được xác định bởi các đồng hồ nguyên tử, hay ngày động học được xác định bởi chuyển động của Mặt Trăng và các hành tinh; hay trong ý nghĩa của ngày \"tự nhiên\", xác định bằng sự tự quay của Trái Đất trong mối liên quan tương hỗ với Mặt Trời. Độ dài của ngày tự nhiên trung bình là dài hơn một chút so với ngày đo bằng các đồng hồ (hay ngược lại, ngày đồng hồ là ngắn hơn một chút so với ngày đo bằng Mặt Trời). Cần phải sử dụng ngày tự nhiên trung bình vì ngày tự nhiên \"tức thời\" biến đổi một cách tuần tự theo thời gian, như phương trình thời gian đã chỉ ra.", "Như đã được giải thích trong \"Sai số trong tính toán năm chí tuyến\" , việc sử dụng giá trị của \"năm chí tuyến trung bình\" để dẫn chiếu tới năm xuân phân được định nghĩa ở trên, thực sự là tạo ra sai số. Thuật ngữ \"năm chí tuyến\" trong ý nghĩa thiên văn chỉ dẫn chiếu đến năm chí tuyến trung bình kiểu Newcomb có độ dài 365,242 2 ngày SI. Năm xuân phân dài 365,242 4 ngày tự nhiên cũng là quan trọng vì nó là cơ sở của phần lớn các loại lịch dựa theo Mặt Trời, nhưng nó không phải là \"năm chí tuyến\" đối với các nhà thiên văn học ngày nay.", "Số lượng ngày tự nhiên trong năm xuân phân dao động trong khoảng 365,242 4 và 365,242 3 trong vài thiên niên kỷ và sẽ rất gần với 365,242 4 trong vài thiên niên kỷ nữa. Sự ổn định dài hạn này là sự ngẫu nhiên thuần túy, vì trong kỷ nguyên của chúng ta sự chậm lại của sự tự quay, gia tốc của chuyển động trung bình trên quỹ đạo, và hiệu ứng tại điểm phân của các thay đổi cụ thể xảy ra trong quỹ đạo Trái Đất gần như có thể loại bỏ.", "Trái lại, năm chí tuyến trung bình, được đo bằng ngày SI, là ngắn hơn. Nó đã bằng 365,242 3 ngày SI tại khoảng năm 200 và hiện nay nó gần bằng 365,242 2 ngày SI.", "Giá trị trung bình hiện tại.", "Vào kỷ nguyên J2000 (1 tháng 1 năm 2000, 12h TT), năm chí tuyến trung bình là:", "365,242 189 670 ngày SI.", "Vì sự thay đổi trong tỷ lệ tuế sai và trong quỹ đạo của Trái Đất, nên tồn tại sự thay đổi đều đều của độ dài năm chí tuyến. Nó có thể biểu diễn theo đa thức của thời gian; hệ số tuyến tính là:", "−0,000 000 061 62 × a ngày (Hệ số a là số năm Julius tính từ năm 2000 về sau), hay khoảng 5 ms/năm, nó có nghĩa là 2.000 năm trước thì năm chí tuyến là dài hơn bây giờ 10 giây.", "Ghi chú: Công thức này cũng như các công thức dưới đây sử dụng ngày bằng chính xác 86.400 giây SI. Hệ số a được đo trong năm Julius (365,25 ngày) từ kỷ nguyên (2000). Thang đo thời gian là Thời gian Trái Đất hay TT (trước đây là Thời gian thiên văn hay ET) dựa trên các đồng hồ nguyên tử; nó không phải là Thời gian vũ trụ tức UT, là cái tuân theo sự tự quay không dự đoán trước được của Trái Đất. Sai số (nhỏ nhưng tính được) (gọi là ΔT) là thích hợp cho các ứng dụng dẫn chiếu đến thời gian và ngày được quan sát từ Trái Đất, như các loại lịch và nghiên cứu về các quan sát thuộc về lịch sử thiên văn như nhật thực.", "Các độ dài khác nhau.", "Như đã đề cập trên đây có một số lựa chọn để tính độ dài năm chí tuyến, phụ thuộc vào điểm tham chiếu được chọn. Lý do của nó là trong khi tuế sai của điểm phân là gần đều thì vận tốc biểu kiến của Mặt Trời lại không như vậy. Khi Trái Đất gần với điểm cận nhật trên quỹ đạo của nó (hiện nay khoảng ngày 3–4 tháng 1), nó (và như vậy là Mặt Trời được xét từ Trái Đất) chuyển động nhanh hơn trung bình; vì thế thời gian cần đạt được khi nó gần trong khu vực của điểm này là nhỏ hơn một cách tương đối, và \"năm chí tuyến\" được đo cho điểm này sẽ dài hơn trung bình. Đây là trường hợp nếu ta đo thời gian để Mặt Trời trở lại điểm đông chí đối với bán cầu bắc (khoảng ngày 21–22 tháng 12), là điểm rất gần với điểm cận nhật.", "Ngược lại, điểm hạ chí của bán cầu bắc hiện tại là gần với điểm viễn nhật, khi đó Trái Đất chuyển động chậm hơn trung bình. Vì thế thời gian nó cần đạt được gần điểm này là lớn hơn trung bình: vì thế năm chí tuyến được đo ở điểm này là ngắn hơn trung bình. Các điểm phân là trung gian và hiện tại các năm chí tuyến được đo ở các điểm này rất gần với giá trị của năm chí tuyến trung bình như đã đề cập trên đây. Vì điểm phân thực hiện được đủ chu kỳ trong tương quan với điểm cận nhật (trong khoảng 21.000 năm), độ dài của năm chí tuyến như đã được định nghĩa với dẫn chiếu tới điểm cụ thể trên hoàng đạo dao động xung quanh năm chí tuyến trung bình.", "Giá trị hiện tại và sự thay đổi hàng năm của thời gian để trở lại các điểm chính trên hoàng đạo là [1] (tên gọi các điểm này là đối với bắc bán cầu):", "Lưu ý rằng trung bình của bốn cái này là 365,242 2 ngày SI (năm chí tuyến trung bình). Con số này hiện nay là đang nhỏ hơn 365,242 2 một chút, có nghĩa là năm đang ngắn hơn (khi được đo theo giây). Hiện nay, vận tốc tự quay thực sự là đang chậm hơn và ngày trong tương lai sẽ dài hơn (đo theo giây). Vì thế số ngày thực sự của năm cũng đang bị giảm đi.", "Sai biệt giữa các dạng khác nhau của năm là tương đối nhỏ đối với chuyển động hiện tại trên quỹ đạo của Trái Đất. Tuy nhiên, trên Sao Hỏa thì sai số giữa các dạng khác nhau của năm theo độ lớn là nhiều hơn: năm xuân phân = 668,590 7 ngày Sao Hỏa, năm hạ chí = 668,588 0 ngày, năm thu phân = 668,594 0 ngày, năm đông chí = 668,595 8 ngày, với năm chí tuyến là 668,592 1 ngày 1. Điều này xảy ra bởi độ lệch tâm quỹ đạo lớn hơn của Sao Hỏa. Cũng cần phải lưu ý rằng quỹ đạo Trái Đất phải trải qua các chu kỳ tăng và giảm độ lệch tâm theo thang độ thời gian khoảng 100.000 năm (chu kỳ Milankovitch), và độ lệch tâm của nó có thể đạt tới khoảng 0,06 vì thế trong tương lai xa Trái Đất sẽ có các giá trị lệch nhau nhiều hơn cho các năm phân (xuân phân/thu phân) và năm chí (đông chí/hạ chí).", "Năm trên lịch.", "Sự phân biệt này cần thiết để nghiên cứu lịch. Lễ hội chuyển động chính của Thiên chúa giáo là lễ Phục Sinh. Có vài phương pháp khác nhau để tính ngày Phục Sinh đã được sử dụng trong thời kỳ ban đầu của Thiên chúa giáo, nhưng cuối cùng quy tắc thống nhất đã được chấp nhận là lễ Phục Sinh sẽ được kỷ niệm vào ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn trong/sau ngày xuân phân, và ngày được thiết lập là ngày 21 tháng 3. Nhà thờ vì vậy đã chọn nó làm khách thể để giữ ngày xuân phân vào/gần ngày 21 tháng 3, và năm theo lịch cần được đồng bộ với năm chí tuyến như đã được đo bằng trung bình khoảng thời gian giữa hai kỳ xuân phân. Từ khoảng năm 1000 thì năm chí tuyến trung bình (được đo theo ngày SI) đã trở thành ngắn hơn đáng kể so với trung bình khoảng cách hai xuân phân (đo theo ngày thực tế), vì vậy khoảng cách giữa hai xuân phân kế tiếp được đo theo ngày SI trở nên dài hơn đáng kể.", "Hiện nay lịch Gregory hiện tại có năm trung bình là:", "365 + 97/400 = 365,242 5 ngày.", "Mặc dù nó rất gần với năm xuân phân (phù hợp với mục đích của cải cách lịch Gregory năm 1582), nó là hơi dài hơn, và không phải là xấp xỉ tối ưu khi xem xét với các phân số liệt kê dưới đây. Lưu ý rằng phép tính xấp xỉ 365 + 8/33 được sử dụng trong lịch Iran là có lẽ tốt hơn và 365 + 8/33 đã được xem xét bởi Roma và nước Anh như là một hướng khác của cải cách lịch tôn giáo Gregory năm 1582.", "Xấp xỉ.", "Phần thập phân của năm xuân phân như nêu trên đây đã cho ta các tiếp cận khác nhau để lấy giá trị trung bình giữa các xuân phân kế tiếp (tức là phần của ngày). Các tiếp cận này có thể sử dụng để thêm vào giữa các năm thường có 365 ngày bằng năm nhuận có 366 ngày sao cho giữ năm trên lịch đồng bộ với điểm xuân phân:", "Lưu ý: Là 590 năm bởi vì độ dài năm sẽ thay đổi, cần thiết phải có sự hoãn lại bằng một nội chu kỳ 7 trong 29.", "Thêm nữa, các tính toán hiện đại chỉ ra rằng năm xuân phân nằm giữa 365,242 3 và 365,242 4 ngày theo lịch (có nghĩa là ngày Mặt Trời được đo trong UT) trong bốn thiên niên kỷ gần đây và sẽ là 365,242 4 ngày trong vài thiên niên kỷ tiếp theo. Có điều này vì sự ngẫu nhiên của sự triệt tiêu của các yếu tố ảnh hưởng tới độ lớn của năm chí tuyến theo các phép đo cụ thể nào đó trong kỷ nguyên hiện tại." ]
3372
458684
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3372
Kitô giáo
[ "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", "Kitô giáo, đạo Kitô hay Cơ Đốc giáo là một tôn giáo Abraham độc thần, đặt nền tảng vào cuộc đời, con người và những lời giáo huấn của Jesus thành Nazareth (như trong Tân Ước). Đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,6 tỷ tín đồ (chiếm đa số ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ). Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Cựu Ước (còn gọi là kinh thánh Do Thái hoặc Tanakh), rằng Ngài đã chịu đau khổ, bị đóng đinh, và sau ba ngày sống lại từ cõi chết, cứu rỗi nhân loại. Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa phương Tây.", "Kitô giáo ban đầu là một giáo phái Do Thái ở Đền thờ thứ hai trong Do Thái giáo thời Hy Lạp đô hộ vào thế kỷ thứ nhất ở tỉnh Judea của La Mã. Các sứ đồ của Jesus và những người theo họ lan rộng khắp Levant, Châu Âu, Tiểu Á, Lưỡng Hà, Nam Kavkaz, Carthage cổ đại, Ai Cập và Ethiopia, bất chấp sự ngược đãi đáng kể ban đầu. Nó nhanh chóng thu hút những người ngoại đạo kính sợ Chúa, điều này dẫn đến việc xa rời phong tục của người Do Thái, và sau sự sụp đổ của Jerusalem, Kitô giáo dần dần tách khỏi Do Thái giáo.", "Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Cảnh giáo và Chính thống giáo Cổ Đông phương tách khỏi Đại Giáo hội sau Công đồng Ephesus (431) và Công đồng Chalcedon (451). Công giáo Tây phương và Chính thống giáo Đông phương cắt đứt hiệp thông với nhau trong cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054. Kháng Cách (thường gọi là Tin Lành), không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị thế kỷ 16.", "Từ nguyên.", "Từ nguyên của \"Kitô\" là (\"Khristos\") trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là \"Đấng được xức dầu\", dịch theo danh hiệu \"Messiah\" trong tiếng Hebrew. Trong tiếng Việt, người Công giáo dùng từ \"Kitô\" để gọi danh hiệu này của Giêsu, trong khi người Tin Lành thường dùng từ \"Christ\". Bên cạnh từ \"Kitô\" phiên âm qua tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, còn có từ \"Cơ Đốc\" xuất phát từ chữ Nho (基督) và thường được tín hữu Tin Lành sử dụng. Ngoài ra, một số người cũng dùng cách gọi Thiên Chúa giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.", "Lịch sử.", "Nguồn gốc đức tin.", "Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của \"cây biết điều thiện điều ác\" (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.", "Vậy tâm điểm việc cứu rỗi của Kitô giáo là Giêsu, do đó trọng tâm của cuộc sống Kitô hữu là niềm xác tin rằng Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần, là Đấng \"Messiah\". Danh hiệu \"Messiah\" có nguồn gốc từ tiếng Do Thái , nghĩa là \"đấng được xức dầu\", chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp là .", "Kitô hữu tin rằng, là Đấng \"Messiah\", Giêsu được Thiên Chúa xức dầu để tể trị và cứu rỗi nhân loại, Giêsu đến để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng \"Messiah\" trong Cựu Ước. Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là qua sự chết và phục sinh của Giêsu, con người tội lỗi được phục hòa với Thiên Chúa, nhờ đó mà nhận lãnh sự cứu rỗi và lời hứa được hưởng sự sống đời đời.", "Trong khi những tranh luận thần học về bản thể của Giêsu vẫn đang tiếp diễn, thì phần lớn Kitô hữu tin rằng Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Giêsu \"là Thiên Chúa và là con người\" trong ý nghĩa trọn vẹn của cả hai bản tính. Vì Giêsu là người nên phải trải qua những đau khổ và bị cám dỗ như con người bình thường, nhưng không hề phạm tội. Vì là Thiên Chúa, Giêsu đánh bại quyền lực sự chết và sống lại từ kẻ chết. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã cho Giêsu sống lại từ cõi chết, đặt Giêsu ngồi bên hữu của Chúa Cha và Ngài sẽ trở lại để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng \"Messiah\" như sự phục sinh, sự phán xét sau cùng và sự thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa.", "Kitô giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Giêsu được gọi là Kitô hữu tại thành Antiochia xứ Syria (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nơi họ đến để lánh nạn và định cư sau những cuộc bức hại đầu tiên tại xứ Judea. Nền thần học của Kitô giáo sơ khai được thành lập và truyền bá bởi sứ đồ Phaolô và các sứ đồ khác.", "Theo Tân Ước, Giêsu tự xưng mình là Đấng \"Messiah\" mà dân Do Thái vẫn hằng mong đợi, nhưng đã bị nhóm lãnh đạo Tôn giáo và Dân sự cũng như dân chúng chối từ và bị xem như là chống lại Đền thờ và luật lệ thời đó. Giêsu nói với tổng trấn Pontius Pilatus rằng \"Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến với Cha\". Ngài bị buộc tội phạm thượng do dám gọi Thiên Chúa là Cha và bị kết án tử hình bởi chính quyền La Mã vào năm 30. Tuy nhiên Giêsu được Pontius Pilatus, tổng trấn người La Mã, gọi là \"Vua của dân Do Thái\".", "Theo các sách Phúc âm, người La Mã buộc tội Giêsu vì muốn xoa dịu sự bất bình của giới cầm quyền Do Thái, nhưng một số học giả cho rằng đó là cách mà Đế chế La Mã trừng phạt những người chống đối họ. Kitô hữu tin rằng Cựu Ước đã tiên báo cái chết và sự sỉ nhục mà Giêsu phải chịu như đã chép trong Tân Ước. Sách Isaiah ngụ ý rằng Giêsu bị vả, nhổ, đấm vào mặt, bị đánh bằng roi cũng như bị sỉ nhục.", "Kitô hữu xem sự phục sinh của Giêsu là nền tảng của đức tin và là biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Theo Tân Ước, Giêsu là tâm điểm của Kitô giáo, bị đóng đinh trên thập tự giá, chết và mai táng trong mộ, đến ngày thứ ba thì sống lại. Theo ký thuật của Tân Ước, sau khi sống lại, Giêsu, trong những lần khác nhau tại những địa điểm khác nhau, đã đến gặp mười một sứ đồ và các môn đồ, trong đó có lần xuất hiện trước sự chứng kiến của \"hơn năm trăm người\", sau đó thì về trời.", "Các sứ đồ của Giêsu là nhân chứng về cuộc đời, lời giảng và sự sống lại của Giêsu. Ngoài ra còn có nhiều môn đồ (đến 70 người) trong đó có James, Mark, Luca, Maria Madalena... những người này theo Giêsu trong các cuộc hành trình và họ chứng kiến khi Giêsu giảng dạy và làm nhiều phép lạ. Sau khi Giêsu bị đóng đinh, các sứ đồ và các môn đệ khác công bố rằng Giêsu đã sống lại từ cõi chết và họ khởi sự rao giảng thông điệp mới. Các sứ đồ và môn đệ này đã viết các sách Phúc âm và các Thư tín.", "Trong số 27 sách của Tân Ước, nhiều quyển được cho là viết bởi Phaolô. Ông cũng là tác giả của hầu hết mười bốn thư tín và một số truyền thuyết cho rằng ông cũng là tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái. Phúc âm Luca và sách Sách Công vụ Tông đồ được cho là viết bởi Luca, người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phaolô. Phaolô là môn đồ của Gamaliel, một nhân vật có thanh thế trong tòa công luận. Phaolô được xem như là nhà truyền giáo quan trọng nhất rao giảng thông điệp Kitô cho thế giới bên ngoài.", "Hội thánh sơ khai.", "Kitô giáo Do Thái.", "Kitô giáo đã phát triển trong thế kỷ thứ nhất vốn là Do Thái giáo Đền thờ thứ hai đã bị Hy Lạp hóa. Kitô giáo Do Thái nhanh chóng thu hút những người ngoại bang kính sợ Đức Chúa Trời, đặt ra vấn đề cho quan điểm tôn giáo Do Thái của nó, vốn nhấn mạnh vào việc tuân thủ chặt chẽ các điều răn của người Do Thái. Sứ đồ Phao-lô đã giải quyết vấn đề này bằng cách nhấn mạnh rằng sự cứu rỗi bởi đức tin nơi Giêsu, và cái chết và sự phục sinh của Ngài. Việc ông rời bỏ phong tục Do Thái đã dẫn đến việc thành lập Kitô giáo như một tôn giáo độc lập.", "Các thư tín, Phúc Âm trong Tân Ước chứa đựng các tín điều và thánh ca sơ khai, cũng như các tường thuật về Cuộc Khổ nạn, ngôi mộ trống và Phục sinh. Kitô giáo ban đầu lan rộng đến các nhóm tín đồ trong số các dân tộc nói tiếng Aramaic dọc theo bờ biển Địa Trung Hải của Đế chế La Mã và xa hơn nữa, vào cả Đế chế Parthia và Đế chế Sasanian sau này.", "Kitô giáo tiền Nicaea.", "Kitô giáo tiền Nicaea là thời kỳ sau Kitô giáo Do Thái cho đến Công đồng Nicaea I vào năm 325. Vào đầu thời kỳ tiền Nicaea, đức tin Kitô giáo đã lan rộng khắp Tây Âu và Lưu vực Địa Trung Hải, đến Bắc Phi. Một cấu trúc Giáo hội chính thức hơn đã phát triển từ các cộng đồng sơ khai, và nhiều học thuyết đã phát triển.", "Những bức thư của Sứ đồ Phao-lô gửi cho các cộng đồng sơ khai ở Rome, Hy Lạp và Tiểu Á đã được lưu hành vào cuối thế kỷ thứ nhất. Đến đầu thế kỷ thứ 3, đã tồn tại một tập hợp các tác phẩm Kitô giáo ban đầu tương tự như Tân Ước hiện tại, mặc dù vẫn còn những tranh cãi về tính chính tắc. Đến thế kỷ thứ 4, đã tồn tại sự nhất trí trong Giáo hội Latin liên quan đến các văn bản kinh điển được đưa vào quy điển Tân Ước, và đến thế kỷ thứ 5, các Giáo hội Đông phương, với một số ngoại lệ, đã chấp nhận Khải Huyền và do đó đã hòa hợp với nhau về vấn đề kinh điển.", "Chấp nhận ở Đế Chế La Mã.", "Vua Tiridates III đã biến Kitô giáo trở thành quốc giáo ở Armenia từ năm 301 đến năm 314. Constantine I đã tiếp xúc với Kitô giáo khi còn trẻ, và trong suốt cuộc đời, sự ủng hộ của ông đối với tôn giáo ngày càng lớn, đỉnh điểm là lễ rửa tội trên giường bệnh của ông. Trong triều đại của ông, cuộc đàn áp Kitô hữu do nhà nước hậu thuẫn đã chấm dứt với \"Sắc lệnh khoan dung\" năm 311 và \"Sắc lệnh Milan\" năm 313. Chịu ảnh hưởng của cố vấn Mardonius, cháu trai của Constantine là Julian cố gắng đàn áp Kitô giáo nhưng không thành.", "Vào ngày 27 tháng 2 năm 380, Theodosius I, Gratian và Valentinian II đã thành lập Công đồng Nicaea I với tư cách là Giáo hội của Đế chế La Mã. Constantine cũng có công trong việc triệu tập Công đồng Nicaea I vào năm 325, nhằm tìm cách giải quyết thuyết Arian và xây dựng Tín điều Nicene, vẫn được sử dụng trong Công giáo, Chính thống giáo Đông phương, Lutheran, Anh giáo và nhiều giáo hội Tin lành khác.", "Kitô giáo thời trung cổ.", "Với sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã ở phương Tây, đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ trung cổ, giáo hoàng trở thành một tay chơi chính trị, lần đầu tiên có thể thấy được trong hoạt động ngoại giao của Giáo hoàng Leo với người Hung và người Vandal. Giáo hội cũng bước vào một thời gian dài hoạt động truyền giáo và mở rộng giữa các bộ lạc khác nhau. Trong khi những người theo thuyết Arian thiết lập án tử hình đối với những người ngoại đạo cũng như người Hungary, người Đức, người Celtic, người Baltic và một số dân tộc Slavơ.", "Khoảng năm 500, Thánh Benedict đã đề ra Quy luật Đan viện, thiết lập một hệ thống các quy định cho việc thành lập và điều hành các đan viện. Chủ nghĩa tu viện đã trở thành một thế lực mạnh mẽ trên khắp châu Âu, và đã tạo ra nhiều trung tâm học tập ban đầu, nổi tiếng nhất là ở Ireland, Scotland và Gaul, góp phần vào thời Phục hưng Carolingian vào thế kỷ thứ 9.", "Thời Trung cổ đã mang lại những thay đổi lớn trong giáo hội. Giáo hoàng Grêgôriô I đã cải cách mạnh mẽ cơ cấu và cách điều hành giáo hội. Vào đầu thế kỷ thứ 8, iconoclasm đã trở thành một vấn đề gây chia rẽ, khi nó được các hoàng đế Byzantine bảo trợ. Công đồng Nicaea II cuối cùng đã tuyên bố ủng hộ các biểu tượng. Vào đầu thế kỷ thứ 10, tu viện Kitô giáo phương Tây tiếp tục được làm mới nhờ sự lãnh đạo của tu viện vĩ đại Benedictine ở Cluny.", "Ở phương Tây, từ thế kỷ 11 trở đi, một số trường nhà thờ cũ đã trở thành trường đại học. Trước đó, giáo dục đại học là lĩnh vực của các trường thánh đường Kitô giáo hoặc các trường tu viện, do các tu sĩ nam nữ lãnh đạo. Những trường đại học mới này đã mở rộng chương trình giảng dạy để bao gồm các chương trình học thuật dành cho giáo sĩ, luật sư, công chức và bác sĩ. Trường đại học thường được coi là một tổ chức có nguồn gốc từ Kitô giáo thời Trung cổ.", "Chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo nổi lên trong thời đại này, trong đó các Kitô hữu cảm thấy thôi thúc phải phục hồi những vùng đất mà Kitô giáo đã từng phát triển trong lịch sử. Từ năm 1095 dưới triều đại giáo hoàng Urban II, cuộc Thập tự chinh thứ nhất đã được phát động. Đây là một loạt các chiến dịch quân sự ở Thánh địa và các nơi khác, được khởi xướng để đáp lại lời cầu xin từ Hoàng đế Byzantine Alexios I về sự trợ giúp chống lại sự bành trướng của người Thổ Nhĩ Kỳ (Ottoman). Các cuộc Thập tự chinh cuối cùng đã thất bại trong việc ngăn chặn sự xâm lược của người Hồi giáo và thậm chí còn góp phần gây ra sự thù địch của Kitô giáo với việc cướp phá Constantinopolis trong cuộc Thập tự chinh thứ tư.", "Kitô giáo đã trải qua xung đột nội bộ giữa thế kỷ thứ 7 và thế kỷ 13 dẫn đến sự ly giáo Đông–Tây giữa nhánh Giáo hội Công giáo và nhánh Chính thống giáo Đông phương. Hai bên bất đồng về một số vấn đề hành chính, phụng vụ và giáo lý, nổi bật nhất là sự phản đối của Chính thống giáo Đông phương đối với uy quyền tối cao của Giáo hoàng. Công đồng Lyon II và Công đồng Florence đã cố gắng hợp nhất hai giáo hội, nhưng trong cả hai trường hợp, Chính thống giáo Đông phương đều từ chối thực hiện các quyết định, và hai giáo hội chính vẫn còn ly giáo cho đến ngày nay.", "Các cuộc cải cách Kitô giáo.", "Thời kỳ Phục hưng đã mang lại mối quan tâm mới đối với việc học cổ điển. Martin Luther đã công bố \"95 luận đề\" chống lại việc buôn bán ân xá. Các bản in nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu. Vào năm 1521, \"Sắc lệnh về Giun\" () đất đã lên án và rút phép thông công cho Luther và những người theo ông, dẫn đến sự chia rẽ của Kitô giáo phương Tây thành nhiều nhánh. Các nhà cải cách khác như Zwingli, Oecolampadius, Calvin, Knox và Arminius còn chỉ trích việc giảng dạy và thờ phượng của Công giáo. Những thách thức này đã phát triển thành phong trào gọi là Tin Lành, phủ nhận quyền tối cao của giáo hoàng, vai trò của truyền thống, bảy bí tích, và các học thuyết và thực hành khác.", "Phong trào Cải cách ở Anh bắt đầu vào năm 1534, khi Vua Henry VIII tự tuyên bố là người đứng đầu Giáo hội Anh. Bắt đầu từ năm 1536, các tu viện trên khắp nước Anh, xứ Wales và Ireland đã bị giải thể.", "Thomas Müntzer, Andreas Karlstadt và các nhà thần học khác cho rằng cả Giáo hội Công giáo và những lời thú nhận của cải cách Magisterial đều là tham nhũng. Hoạt động của họ đã mang lại cuộc Cải cách Cấp tiến, sự ra đời của nhiều Trùng tẩy phái khác nhau.", "Một phần để đáp lại Cải cách Tin lành, Giáo hội Công giáo đã tham gia vào một quá trình cải cách và đổi mới đáng kể, được gọi là Cải cách Công giáo. Công đồng Trent đã làm sáng tỏ và tái khẳng định giáo lý Công giáo. Trong những thế kỷ tiếp theo, sự cạnh tranh giữa Công giáo và Tin lành trở nên phức tạp sâu sắc với các cuộc đấu tranh chính trị giữa các quốc gia châu Âu. Khắp châu Âu, sự chia rẽ do cuộc cải cách gây ra đã dẫn đến sự bùng nổ bạo lực tôn giáo và việc thành lập các giáo hội nhà nước riêng biệt ở châu Âu. Giáo hội Luther lan rộng vào các vùng phía bắc, trung tâm và phía đông của Đức, Livonia và Scandinavia ngày nay. Anh giáo được thành lập ở Anh vào năm 1534. Chủ nghĩa Calvin và các biến thể của nó, chẳng hạn như Chủ nghĩa Trưởng lão, đã được đem đến ở Scotland, Hà Lan, Hungary, Thụy Sĩ và Pháp. Chủ nghĩa Arminian đã thu hút được nhiều người theo dõi ở Hà Lan và Frisia. Cuối cùng, những khác biệt này đã dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc xung đột trong đó tôn giáo đóng vai trò then chốt. Chiến tranh Ba mươi năm, Nội chiến Anh và Chiến tranh Tôn giáo Pháp là những ví dụ nổi bật. Những sự kiện này đã làm gia tăng cuộc tranh luận của các Kitô hữu về bách hại và khoan dung.", "Kitô giáo hiện đại.", "Kitô giáo thế kỷ XX.", "Với Kỳ tích châu Âu, Thời kỳ Phục Hưng và cuộc cách mạng khoa học mang lại những thay đổi xã hội to lớn, Kitô giáo phải đối mặt với nhiều hình thức hoài nghi và với một số hệ tư tưởng chính trị hiện đại, chẳng hạn như các phiên bản của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do. Các sự kiện trải dài từ chủ nghĩa chống giáo sĩ đơn thuần cho đến các vụ bạo lực chống lại Kitô giáo, chẳng hạn trong Cách mạng Pháp, Nội chiến Tây Ban Nha, và một số phong trào Mác-xít, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc đàn áp Kitô hữu ở Liên Xô. dưới chủ nghĩa vô thần nhà nước.", "Những thay đổi trong Kitô giáo trên toàn thế giới trong thế kỷ XX là rất lớn, kể từ năm 1900, Kitô giáo đã lan rộng nhanh chóng ở nam bán cầu và các nước thuộc thế giới thứ ba. Cuối thế kỷ XX, phương Tây không còn là người mang tiêu chuẩn chính của Kitô giáo.", "Kitô giáo ngày nay.", "Ngày nay, Kitô giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất thế giới, ước tính khoảng 2,6 tỷ người xưng Kitô hữu, chia làm nhiều nhánh, bao gồm hơn 1,1 tỉ người Công giáo, khoảng 800 triệu người theo các hệ phái Kháng Cách (trong đó có 85 triệu tín hữu Anh giáo), 300 triệu người Chính thống giáo, và những giáo hội \"ngoại vi\" (Nhân chứng Jehovah, Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật, Giáo hội Mormon...) có hơn 40 triệu tín hữu. Các giáo phái này tự nhận mình thuộc Kitô giáo nhưng họ không được công nhận bởi cộng đồng Kitô giáo bởi các học thuyết không chính thống của họ.", "Tuy là tôn giáo lớn nhất thế giới và đang duy trì nhiều nguồn lực cho việc truyền giáo, mức độ tăng trưởng của Kitô giáo chỉ xấp xỉ mức chung của thế giới. Theo dự đoán, vào nửa sau thế kỷ 21, số lượng dân số Hồi giáo sẽ vượt qua Kitô giáo để trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học St. Mary ước tính khoảng 10,2 triệu người Hồi giáo cải đạo sang Kitô giáo vào năm 2015.", "Tại Hoa Kỳ và châu Âu, trào lưu thần học tự do góp phần phát triển tình trạng thế tục hoá trong toàn xã hội. Nhiều Kitô hữu ngưng thực hành các bổn phận tôn giáo, mỗi năm chỉ đến nhà thờ vài lần vào những dịp lễ lớn, hôn lễ hoặc tang lễ. Nhiều người trong số họ lớn lên trong những gia đình mà các giá trị Kitô giáo không còn được xem trọng. Một mặt họ tiếp tục buộc mình vào các giá trị cổ truyền vì lý do bản sắc, mặt khác ảnh hưởng của chủ nghĩa thế tục phương Tây và sự sao lãng do nhịp sống hiện đại bứt giật họ ra khỏi ảnh hưởng còn sót lại của Kitô giáo truyền thống. Tại các quốc gia Kitô giáo, nhiều người trở nên bất khả tri hoặc có thái độ dửng dưng tôn giáo. Dân số Kitô giáo không giảm ở Brazil, miền nam Hoa Kỳ, và tỉnh Alberta, Canada, nhưng tỷ lệ phần trăm đang giảm. Kể từ những năm 90, tỷ lệ người theo Kitô giáo đã ổn định hoặc thậm chí tăng lên ở các nước Trung và Đông Âu. Tại Đông Âu và Nga, đã và đang diễn ra quá trình phấn hưng. Sau nhiều thập kỷ hưng thịnh của thuyết vô thần, nhiều người bắt đầu quan tâm đến Kitô giáo cũng như các tôn giáo khác.", "Tại Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, các giáo phái Phúc âm (\"Evangelical\") đang tăng trưởng mạnh. Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại một số nước châu Á và các nước đang phát triển, thậm chí là cả thế giới.", "Ngày nay, một số quốc gia chính thức xác định mình là quốc gia Kitô giáo (hoặc có giáo hội quốc gia). Các quốc gia này bao gồm Argentina, Armenia, Costa Rica, El Salvador, Đan Mạch (bao gồm Greenland và Faroes), Anh, Georgia, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Liechtenstein, Malta, Monaco, Na Uy, Samoa, Serbia, Tonga, Tuvalu, Thành Vatican và Zambia.", "\"Tây phương\" \"Đông phương\" #đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]]#đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]] #đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]] #đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]] #đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]] #đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]] #đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]]#đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]] #đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]]#đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]]#đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]]Ly giáo (\"1552\")#đổi [[Bản mẫu:Màu chữ]] #đổi Kháng nghị(\"thế kỷ XVIII\")Ly giáo Đông–Tây(\"thế kỷ XI\")Công đồng EphesusCông đồng Chalcedon\"#đổi \" #đổi (Hiệp thông)", "Giáo lý.", "Kitô hữu xem Kitô giáo là sự kế thừa và hoàn chỉnh của Do Thái giáo. Kitô giáo mang theo mình nhiều điều từ thần học và lễ nghi của Do Thái giáo như thuyết độc thần, niềm tin vào Đấng Messiah cùng với một vài hình thức thờ phượng như cầu nguyện, xướng đọc Kinh Thánh, chức vị tư tế (dù hầu hết người Kháng Cách tin rằng chức vị tư tế được ban cho tất cả tín hữu), và ý tưởng cho rằng sự thờ phượng trên đất là \"hình bóng\" cho sự thờ phượng trên thiên đàng.", "Những xác tín căn cốt của Kitô giáo tập chú vào sự nhập thể làm người, sự đền tội cho nhân loại, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết. Nhiều Kitô hữu tin rằng sự tuyển chọn mà Thiên Chúa dành cho dân Do Thái được ứng nghiệm trọn vẹn qua Giêsu: người Do Thái nào không chấp nhận Giêsu không còn là người được chọn vì họ đã khước từ Ngài như là Đấng Messiah và Con Thiên Chúa. Quan điểm này đang được làm giảm nhẹ hay ngay cả loại trừ tại một số giáo hội nơi người Do Thái được thừa nhận là có một địa vị đặc biệt vì cớ giao ước của Thiên Chúa dành cho dân tộc này.", "Trọng tâm của Kitô giáo đặt vào yếu tố Thiên Chúa sai Con Một của mình đến thế gian để cứu nhân loại, tạo ra sự khác biệt lớn lao giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác, vì các tôn giáo ấy thường nhấn mạnh đến vai trò của con người tự nỗ lực cho sự cứu độ của bản thân mình.", "Nền thần học được xác lập vững chắc từ ban đầu và được chấp nhận rộng rãi giữa ba nhánh chính của Kitô giáo – Công giáo, Chính thống giáo và Kháng Cách – khẳng định những xác tín căn bản của Kitô giáo bao gồm:", "Đức tin Kitô giáo được đúc kết trong các tín điều, quan trọng nhất là Tín điều Các Sứ đồ và Tín điều Nicaea. Các bản tín điều này được hình thành trong vòng vài thế kỷ sau công nguyên nhằm phản bác các học thuyết dị giáo. Dù vẫn còn tranh luận về vài điểm khác nhau của các bản tín điều, chúng được dùng rộng rãi để bày tỏ các xác tín căn bản của nhiều Kitô hữu.", "Văn hóa.", "Văn hóa phương Tây trải qua lịch sử đã hầu như tương đương với văn hóa Kitô giáo. Các ý niệm về \"châu Âu\" và \"Thế giới phương Tây\" được liên hệ hết sức mật thiết với \"Kitô giáo và Thế giới Kitô giáo\", nhiều người thậm chí còn coi Kitô giáo là mối liên kết tạo nên một căn tính Âu châu thống nhất. Mặc dù văn hóa phương Tây trong thời kỳ đầu bao gồm một số tôn giáo đa thần dưới các đế quốc Hy Lạp và La Mã nhưng khi chính quyền trung ương La Mã suy yếu, vị thế của Giáo hội Công giáo là định chế kiên vững duy nhất tại châu Âu. Trong tình trạng bất ổn khi đế quốc dần suy tàn, các tu viện xuất hiện kịp thời đã bảo tồn ngôn ngữ viết và một phần truyền thống cổ điển. Cho tới Thời kỳ Khai sáng, văn hóa Kitô giáo đã dẫn dắt triết học, văn học, nghệ thuật, âm nhạc và khoa học. Cách riêng, Kitô giáo sau này đã phát triển các chuyên ngành tương ứng của mình.", "Kitô giáo có một ảnh hưởng quan trọng lên giáo dục, khoa học và y học khi mà giáo hội đã tạo dựng nên các nền tảng của hệ thống giáo dục phương Tây, cùng với đó Kitô giáo là nhà bảo trợ cho việc hình thành các đại học trong thế giới phương Tây, với việc viện đại học được xem là một thể chế có nguồn gốc Kitô giáo thời Trung Cổ. Xuyên suốt dòng lịch sử, nhiều giáo sĩ Công giáo, đặc biệt các tu sĩ Dòng Tên, hoạt động trong lĩnh vực khoa học và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của khoa học. Các hệ phái Tin Lành cũng có tác động lên khoa học. Theo Luận thuyết Merton, có mối quan hệ tích cực giữa Thanh giáo Anh và phong trào Sùng tín Đức với khoa học thực nghiệm. Ảnh hưởng của Kitô giáo lên nền văn minh có thể kể đến phúc lợi xã hội, thành lập các bệnh viện, kinh tế (như đạo đức lao động Tin Lành), chính trị, kiến trúc, văn học và đời sống gia đình.", "Các Kitô hữu Đông phương, nhất là tín hữu Cảnh giáo, đã đóng góp cho nền văn minh Hồi giáo Ả Rập dưới các triều đại Nhà Ummayad và Nhà Abbas với việc dịch tác phẩm của các triết gia Hy Lạp cổ đại sang tiếng Syriac và sau đó là tiếng Ả Rập. Họ cũng là những nhân vật ưu tú trong triết học, khoa học, thần học và y học.", "Các Kitô hữu có rất nhiều đóng góp trong phạm vi rộng lớn và đa dạng các lĩnh vực, gồm khoa học, nghệ thuật, chính trị, văn học và kinh doanh. Theo \"100 Years of Nobel Prizes\", xem xét các giải Nobel được trao trong giai đoạn từ 1901 tới 2000 cho thấy rằng có 65,4% Khôi nguyên Nobel xác định tôn giáo của mình là Kitô giáo thuộc các hệ phái.", "\"Hậu Kitô giáo\" là thuật ngữ dùng để chỉ sự suy giảm của Kitô giáo trong thế kỷ 20 và 21, đặc biệt là tại châu Âu, Canada, Úc và ở mức độ ít hơn tại các nước Viễn Nam của châu Mỹ, có liên quan tới thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó đề cập đến việc Kitô giáo mất vị trí độc tôn trong các giá trị và thế giới quan so với các xã hội Kitô giáo trước đây.", "Các Kitô hữu văn hóa là những người thế tục có di sản Kitô giáo, có thể không tin theo các giáo lý nhưng còn duy trì thiện cảm với văn hóa đại chúng, nghệ thuật và âm nhạc Kitô giáo nên vẫn còn mối liên hệ. Thuật ngữ này còn dùng trong việc phân biệt các nhóm chính trị trong khu vực đa tôn giáo.", "Liên kết ngoài.", "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ." ]
3381
738956
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3381
Thiên Chúa giáo
[ "Trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo theo suy nghĩ của nhiều người thì họ cho rằng Thiên Chúa giáo là nhắc tới Công giáo La Mã. Nhưng khi xét về mặt ngữ nghĩa thì cụm từ \"Thiên Chúa giáo\" có thể đề cập đến tất cả các tôn giáo độc thần (\"monotheismus\") và những tôn giáo đó đều tôn thờ \"Thiên Chúa\" là cha hoặc là \"Thiên Chúa\" duy nhất. Những tôn giáo này có thể có quan điểm,tư tưởng,giáo lý hay cách gọi Thiên Chúa (\"Thượng đế\") khác nhau, ví dụ như trong số các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham có:", "Bên cạnh đó còn có các tôn giáo khác cũng thờ Thượng Đế:", "Tại Việt Nam, từ \"Thiên Chúa giáo\" thường được dùng để gọi Công giáo. Đây là hệ phái tôn giáo thờ Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam sớm nhất, từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh từ thế kỷ 17. Đây cũng là tôn giáo đầu tiên và chủ yếu dùng thuật từ \"Thiên Chúa\" để đề cập đến thần linh tối cao và duy nhất, theo thuật từ trong tiếng Hán: 天主 (pinyin: \"Tiānzhǔ\", âm Hán Việt: \"Thiên Chủ\", âm Hán Nôm-hóa: \"Thiên Chúa\") do các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Trung Hoa sử dụng từ thế kỷ 16. Các (hệ phái) tôn giáo khác tại Việt Nam ít dùng từ \"Thiên Chúa\" mà thường dùng từ \"Đức Chúa Trời\", hoặc \"Thượng Đế\". Tiếng Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn gọi Công giáo là \"Thiên Chúa giáo\". Còn trong tiếng Việt, từ \"Thiên Chúa giáo\" gần đây được mở rộng ra cho cả Kitô giáo, và các tôn giáo độc thần nói chung.", "Tham khảo.", "<templatestyles src=\"Dmbox/styles.css\" />", " Trang này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề ." ]
3382
161772
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3382
Cơ Đốc Giáo
[]
3383
4874
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3383
Thiên Chúa Giáo
[]
3384
161772
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3384
Kitô Giáo
[]
3385
161772
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3385
Cơ đốc giáo
[]
3386
4874
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3386
Thiên chúa giáo
[]
3393
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3393
Illinois
[ "Illinois là tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ, được gia nhập Liên bang vào năm 1818. Illinois là tiểu bang đông dân nhất vùng Trung Tây nước Mỹ và đứng thứ năm toàn liên bang về dân số. Chicago nằm ở phía đông bắc là thành phố lớn nhất và trung tâm kinh tế hàng đầu tại Illinois. Đây cũng là thành phố lớn thứ ba nước Mỹ, chỉ sau thành phố New York và Los Angeles. Thủ phủ của tiểu bang đặt tại thành phố nhỏ Springfield.", "Giữa những năm 1300 và 1400, thành phố Cahokia của người da đỏ là thành phố đông dân nhất trên lãnh thổ đất nước Hoa Kỳ sau đó với tổng dân số 40.000 người, trước khi bị thành phố New York vượt qua vào cuối thế kỉ 18. Khoảng 2000 người thổ dân da đỏ và những thợ săn thú người Pháp sống tại Illinois khi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa nước Mỹ nổ ra. Trước thế kỉ 19, Illinois vẫn là một vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt. Nhưng bắt đầu từ thập niên 1810, dân cư từ bang Kentucky bắt đầu đổ vào Illinois và những người này chính thức được cấp quyền công dân một tiểu bang mới vào năm 1818. Khu vực đại đô thị tương lai Chicago được thành lập bên bờ con sông Chicago, một trong số ít những cảng tự nhiên ở miền nam bờ hồ Michigan và đóng một vai trò huyết mạch trong giao thông tại vùng Ngũ Đại Hồ. Những phát minh quan trọng trong thập niên 1830 như đường sắt và máy cày đã biến những đồng cỏ của Illinois thành một vùng nông nghiệp trù phú, thu hút dân nhập cư đến từ các nước châu Âu như Đức và Thụy Điển. Nhân dân Illinois đã dành sự ủng hộ rất lớn đối với tổng thống Abraham Lincoln và tướng Ulysses S. Grant (cả hai đều là người Illinois) trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Từ năm 1900, sự phát triển mạnh mẽ của những thành phố công nghiệp phía bắc tiểu bang cũng như những mỏ khai thác khoáng sản tại miền trung và miền nam đã thu hút thêm dân nhập cư đến từ các nước Đông Âu và Nam Âu. Dòng người da đen di cư lên miền bắc sau cuộc Nội chiến Mỹ cũng góp phần làm nên sự đa dạng chủng tộc tại Illinois và đóng góp cho nền văn hóa tại đây nhạc jazz và nhạc blue, những thể loại âm nhạc ngày nay phổ biến khắp nước Mỹ.", "Tiểu bang Illinois còn có tên gọi là \"Quê hương của Lincoln\" (\"Land of Lincoln\"), vị tổng thống đã có công xóa bỏ chế độ nô lệ và giữ vững sự thống nhất nước Mỹ trong thế kỉ 19. Ngoài ra, Illinois còn có tên gọi là \"Tiểu bang Đồng cỏ\" (\"The Prairie State\").", "Đây là nơi sinh của Tổng thống Ronald Reagan (tại Tampico).", "Tên gọi.", "Có hai giả thuyết về nguồn gốc tên gọi của tiểu bang Illinois. Giải thuyết thứ nhất cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ chữ \"ilenweewa\" trong tiếng thổ dân Algonquian (hay còn gọi là người Miami-Illinois) có nghĩa là \"Anh/cô ấy nói bình thường\". Tuy nhiên một giả thuyết khác lại cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ tên bộ lạc thổ dân da đỏ \"Illiniwek\" một thời từng phát triển thịnh vượng tại vùng đất này. Cái tên \"Illiniwek\" có nghĩa là \"những con người siêu đẳng\" hoặc \"con người\".", "Địa lý.", "Nằm ở phía đông bắc tiểu bang Illinois là hồ Michigan. Illinois giáp với Indiana về phía đông, giáp với Wisconsin về phía bắc. Biên giới với hai tiểu bang Missouri về phia tây nam và Iowa về phis tây bắc là con sông Mississippi. Illinois giáp với Kentucky về phía đông nam qua sông Ohio. Ngoài ra tiểu bang này còn giáp với Michigan nhưng chỉ qua đường biên giới nước trên hồ Michigan.", "Mặc dù Illinois nằm hoàn toàn trong khu vực Đồng bằng Trung tâm, nhưng tiểu bang này vẫn được chia làm 3 vùng địa lý với nhiều đặc điểm khác biệt nhau:", "Khu vực ngoài đại đô thị Chicago thường được gọi là \"Hạ Illinois\". Tuy nhiên cư dân ở miền Trung và Nam Illinois coi khu vực của họ là một vùng địa lý và văn hóa riêng biệt nên không sử dụng tên gọi này.", "Khí hậu.", "Với chiều dài từ bắc đến nam trải dài 640 km và nằm ở vị trí trung tâm lục địa Bắc Mỹ, khí hậu Illinois thay đổi giữa các vùng miền khác nhau. Phần lớn lãnh thổ bang Illinois có khí hậu lục địa ẩm với mùa hè nóng và ẩm còn mùa đông thì lạnh giá. Miền nam Illinois tiếp giáp với khu vực có khí hậu cận nhiệt đới ẩm nên có mùa đông ôn hòa hơn đôi chút. Lượng mưa trung bình của Illinois dao động từ nơi cao nhất là miền nam (1220 mm) đến nơi thấp nhất ở miền bắc là 890 mm. Khu vực thành phố Chicago thường có tuyết rơi dày vào mùa đông với lượng mưa tuyết đo được trung bình là 96 cm, trong khi ở miền nam tiểu bang lượng mưa tuyết thường ít hơn 35 cm.", "Nhiệt độ cao nhất ghi được tại Illinois là 47 °C vào ngày 14 tháng 7 năm 1954 tại East St. Louis. Còn nhiệt độ thấp nhất ghi được là -38 °C vòa ngày 5 tháng 1 năm 1999 tại Congerville.", "Trung bình hàng năm, Illinois phải chịu khoảng 50 ngày mưa bão, cao hơn so với bình quân toàn nước Mỹ. Illinois là nơi thường xảy ra lốc xoáy, trung bình 35 cơn một năm. Vụ lốc xoáy gây chết người nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra tại Illinois và hai bang kế cận vào năm 1925 làm cho 695 người chết, trong đó có 613 người sống tại Illinois.", "Các thành phố lớn nhất.", "Thành phố Chicago là trung tâm kinh tế lớn nhất của tiểu bang Illinois cũng như của miền Trung Tây nước Mỹ. Tuy nhiên thủ phủ của tiểu bang Illinois lại đặt ở thành phố nhỏ Springfield.", "Lịch sử.", "Thời kỳ Tiền Colombo.", "Trước khi người châu Âu đến khai phá nước Mỹ, tại Illinois đã từng tồn tại một nền văn hóa với tên gọi Cahokia. Tuy nhiên nền văn minh này đã bị biến mất vào thế kỉ 15 mà không rõ lý do. Những người chủ tiếp theo của Illinois là người Illini, một liên minh chính trị giữa các bộ lạc da đỏ bản địa. Năm 1700, ước tính có khoảng 25.000 người da đỏ Illinois bản địa nhưng những cuộc tấn công của bộ lạc Iroquois đã khiến dân số của người Illini giảm đi nhiều. Thành viên của các bộ lạc Potawatomi, Miami, Sauk cũng đến định cư tại miền đông và miền bắc Illinois.", "Người châu Âu khai phá.", "Năm 1673, hai nhà thám hiểm người Pháp là Jacques Marquette và Louis Jolliet đã khám phá ra sông Illinois. Năm 1680, người Pháp đã xây dựng đồn lũy đầu tiên của họ tại nơi mà ngày nay là thành phố Peoria. Illinois được duy trì là một lãnh thổ của Đế chế Pháp cho tới tận năm 1763, khi nó bị nhượng lại cho người Anh. Năm 1778, George Rogers Clark tuyên bố vùng Illinois thuộc về Virginia. Năm 1783, Virginia chuyển vùng đất này cho liên bang quản lý và Illinois được sáp nhập vào Lãnh thổ tây bắc.", "Thế kỉ 19.", "Ngày 3 tháng 2 năm 1809, vùng lãnh thổ Illinois được thành lập với thủ phủ đặt tại thành phố Kaskaskia. Năm 1818, Illinois chính thức được gia nhập Hoa Kỳ và trở thành tiểu bang thứ 21. Một lượng lớn người nhập cư từ Kentucky đã đổ vào tiểu bang mới này. Những thay đổi về địa giới hành chính sau đó đã khiến Illinois mở rộng lên phía bắc để bao gồm cả hải cảng Chicago, nay là thành phố lớn nhất Illinois.", "Những cuộc chiến tranh giữa những bộ tộc da đỏ bản địa với người da trắng đến sau vẫn tiếp diễn. Năm 1832, cuộc chiến tranh Diều Hâu Đen (Black Hawk War) bùng nổ tại Illinois và Wisconsin. Quân đội chính phủ Mỹ được cử tới và đã đẩy người da đỏ sang vùng Iowa.", "Illinois nổi tiếng với việc chống lại chế độ nô lệ. Ngay từ khi gia nhập liên bang, tiểu bang Illinois đã tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ. Tổng thống Abraham Lincoln đến từ Illnois là một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ khi ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ và giữ vững sự thống nhất đất nước trước việc các bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam đòi ly khai. Trong cuộc nội chiến, đã có 250.000 đàn ông Illinois tham gia vào quân đội của Liên bang, nhiều thứ 4 cả nước.", "Sau cuộc nội chiến, nền công nghiệp của Illinois phát triển mạnh mẽ với những ngành như cơ khí, luyện kim, chế biến lương thực thực phẩm... Đây cũng là nơi phong trào công nhân phát triển mạnh nhất nước Mỹ. Ngày 1 tháng 5 năm 1886, cuộc Tổng bãi công của công nhân thành phố Chicago nổ ra đòi ngày làm 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Về sau ngày này được lấy làm ngày Quốc tế lao động.", "Thế kỉ 20.", "Bước sang thế kỉ 20, kinh tế Illinois tiếp tục phát triển cho đến cuộc Đại khủng hoảng 1929 làm một nửa số công nhân tại Illinois thất nghiệp. \"Chính sách mới\" của tổng thống Franklin Roosevelt đã góp phần làm ổn định lại nền kinh tế. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nhu cầu chiến trường tăng mạnh đã dẫn đến sự hồi phục của nền kinh tế Illinois. Illinois đã đóng góp rất nhiều sức người và sức của trong hai cuộc thế chiến.", "Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, kinh tế Illinois bắt đầu có biểu hiện suy thoái. Ngày nay, bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, Illinois đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế hậu công nghiệp với những ngành công nghệ cao như điện tử, tin học, tài chính...", "Năm 1970, Hội nghị Hiến pháp lần thứ 6 được tổ chức nhằm soạn thảo một hiến pháp mới cho tiểu bang Illinois thay thế bản hiến pháp cũ có từ năm 1870. Trận lũ lịch sử tại vùng thượng sông Mississippi năm 1993 đã nhấn chìm nhiều nhà cửa và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho tiểu bang này.", "Nhân khẩu.", "Theo số liệu năm 2006, dân số của Illinois là 12,8 triệu người, đứng hàng thứ 5 nước Mỹ sau California, Texas, New York và Florida. So với năm trước, dân số Illinois tăng thêm 65.000 người. Sự gia tăng dân số tại Illinois bao gồm cả sự gia tăng dân số tự nhiên và quá trình nhập cư của người dân các nơi khác, đặc biệt là người nước ngoài vào tiểu bang này. Thống kê năm 2004 cho biết 13,3% dân số Illinois được sinh ra tại ngoại quốc.", "Phân bố chủng tộc của Illinois trong năm 2005 như sau:", "Trong đó, người Latinh (Hispanic) thuộc mọi sắc tộc trên chiếm tỉ lệ 14,44%.", "Có tới gần 30% người Illinois da trắng thừa nhận có nguồn gốc Đức. Cộng đồng người Mỹ gốc Phi tập trung đông nhất tại hai thành phố Chicago và East St. Louis. Người Mỹ và người Mỹ gốc Anh tập trung nhiều ở vùng phía đông nam trong khi vùng đại đô thị Chicago lại có một lượng lớn các sắc dân gốc Ireland, México và Ba Lan. Theo thống kê, có 10,85% dân số Illinois nói tiếng Tây Ban Nha tại nhà, và 1,6% nói tiếng Ba Lan.", "Tôn giáo.", "Đạo Thiên chúa và Đạo Tin lành là những tôn giáo phổ biến tại Illinois. Cộng đồng người theo Đạo Thiên chúa tập trung chủ yếu quanh khu vực thành phố Chicago và chiếm khoảng 30% dân số, trong khi đó cộng đồng người theo các giáo phái khác nhau của đạo Tin lành chiếm 49%. Thành phố Chicago với sự đa văn hóa của mình cũng là nơi tập trung nhiều tôn giáo của các cộng đồng nhập cư như đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Hồi, đạo Do Thái và nhiều tôn giáo khác nữa.", "Kinh tế.", "Với nguồn đất đai màu mỡ, Illinois có một nền nông nghiệp khá phát triển. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Illinois là ngô, đậu tương, lợn, gia cầm, các sản phẩm từ sữa. Illinois là tiểu bang dẫn đầu nước Mỹ về xuất đậu tương, đạt khoảng 500 triệu giạ vào năm 2004. Illinois cũng xếp thứ hai cả nước về sản lượng ngô. Các trường đại học của Illinois cũng đang xúc tiến áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp để tạo ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn nữa.", "Về công nghiệp, Illinois có nhiều lợi thế với những mỏ than, dầu hỏa, khoáng sản trữ lượng lớn ở phía nam, thúc đầy nền công nghiệp Illinois phát triển mạnh. Những ngành công nghiệp truyền thống của Illinois là cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến lương thực thực phẩm... nhưng ngày nay đang phát triển những ngành công nghệ cao và du lịch. Chicago là trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất tiểu bang.", "Chính trị.", "Chính quyền của tiểu bang Illinois được tổ chức thành ba nhánh là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhánh tư pháp bao gồm Quốc hội lưỡng viện của Illinois gồm 118 ghế tại hạ viện và 59 ghế tại thượng viện. Đứng đầu nhánh hành pháp là thống đốc Illinois còn đứng đầu nhánh tư pháp là tòa án tối cao.", "Suốt chiều dài lịch sử, Illinois là một chiến trường tranh đấu quyết liệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Đảng Dân chủ đang có xu hướng chiếm ưu thế tại Illinois, đặc biệt là tại thành phố Chicago và khiến cho Illinois trở thành bang có tỉ lệ ủng hộ Đảng Dân chủ cao nhất tại vùng Trung Tây. Liên tục trong năm kỳ bầu cử tổng thống vừa qua, Illinois đã bầu cho các thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ làm tổng thống.", "Illinois đã đóng góp cho nước Mỹ hai vị tổng thống. Đó là Abraham Lincoln (sinh ở Kentucky), người đã có công xóa bỏ chế độ nô lệ và thống nhất nước Mỹ và tướng Ulysses Grant (sinh tại Ohio). Tổng thống Ronald Reagan là người sinh ra ở Illinois nhưng lại tranh cử tại tiểu bang California.", "Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2008, cả hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ đều có xuất xứ từ Illinois. Thượng nghị sĩ Hillary Clinton sinh tại Illinois nhưng tranh cử với tư cách thượng nghị sĩ bang New York. Còn ứng cử viên Barack Obama sinh tại Honolulu, Hawaii tranh cử với tư cách thượng nghị sĩ bang Illinois. Ông Barack Obama đã làm nên lịch sử khi trở thành vị tổng thống thứ ba của tiểu bang Illinois và cùng là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ." ]
3394
15735
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3394
Rhode Island
[ "Rhode Island (), tên chính thức Tiểu bang Rhode Island (\"State of Rhode Island\"), là một tiểu bang nằm trong vùng New England của Hoa Kỳ. Đây là tiểu bang có diện tích nhỏ nhất nước Mỹ với dân số ít thứ 7, nhưng lại là bang có mật độ dân số cao thứ hai, chỉ sau New Jersey. Tuy tên gọi dịch sang tiếng Việt là \"Đảo Rhode\", phần lớn tiểu bang lại nằm trong lục địa. Về vị trí địa lý, Rhode Island giáp với Connecticut về phía tây, Massachusetts về phía bắc và phía đông, và Đại Tây Dương ở phía nam. Một phần nhỏ đường biên hàng hải của Rhode Island trùng với New York. Providence là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của Rhode Island.", "Ngày 4 tháng 5 năm 1776, Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence là thuộc địa đầu tiên trong Mười ba thuộc địa tuyên bố tách khỏi Vương quốc Anh, và là tiểu bang thứ tư ký Các điều khoản Hợp bang vào ngày 9 tháng 2 năm 1778. Bang này tẩy chay đại hội năm 1787, nơi đề xuất Hiến pháp Hoa Kỳ và ban đầu từ chối thông qua nó; rốt cuộc trở thành tiểu bang cuối cùng trong số 13 bang lập quốc đặt chữ ký vào Hiến pháp vào ngày 29 tháng 5 năm 1790.", "Từ lúc gia nhập Liên bang vào năm 1790, tên chính thức của tiểu bang là Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence (\"State of Rhode Island and Providence Plantations\"). Vào tháng 11 năm 2020, cử tri tại tiểu bang bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp của bang, rút gọn tên chính thức thành Tiểu bang Rhode Island (\"State of Rhode Island\"). Thay đổi này có hiệu lực vào ngày 30 tháng 11 năm 2020 khi kết quả bỏ phiếu được chứng thực. Tên hiệu của tiểu bang là \"Tiểu bang Đại dương\" (\"Ocean State\"), nhằm nhắc đến các vịnh biển lớn chiếm khoảng 14% tổng diện tích của bang.", "Tên gọi.", "Nguồn gốc.", "Mặc dù có chữ \"Island\" (nghĩa là \"Đảo\" trong tiếng Việt) trong tên gọi, phần lớn Rhode Island lại nằm trong phần lục địa Hoa Kỳ. Trước năm 2020, tên chính thức của bang là \"Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence\" do kết quả của việc sáp nhập bốn Khu dân cư thuộc địa. Hai khu dân cư Newport và Portsmouth nằm trên một hòn đảo ngày nay có tên gọi là Đảo Aquidneck nhưng vào thời Thuộc địa có tên là \"Đảo Rhode\" (Rhode Island). \"Đồn điền Providence\" là tên gọi của vùng thuộc địa do Roger Williams lập ra ở khu vực thủ đô Providence của tiểu bang. Vùng đất thứ tư là khu dân cư Warwick; do đó mà trong tên gọi \"Providence Plantations\" sử dụng số nhiều.", "Nguồn gốc của từ \"Đảo Rhode\" ngày nay vẫn còn được tranh cãi, nhưng có thể do ảnh hưởng từ hai sự kiện sau:", "Lần đầu tiên tên \"Rhode Island\" được dùng cho đảo Aquidneck trong văn bản là vào năm 1637 bởi Roger Williams. Tên gọi này được dùng chính thức cho hòn đảo vào năm 1644 như sau: \"Aquethneck từ nay về sau sẽ được gọi là \"Isle of Rodes\" hoặc \"Rhode-Island\".\" Tên \"Isle of Rodes\" (Đảo Rodes) được dùng trong văn bản pháp lý đến tận năm 1646.", "Những người Anh định cư đầu tiên ở khu vực Providence, do người Narragansett giao cho Roger Williams vào năm 1636. Vào thời điểm đó, Williams chưa được sự cho phép của hoàng gia Anh, vì ông tin rằng người Anh không có quyền giành đất trong lãnh địa của người Narragansett và người Wampanoag. Tuy vậy, vào năm 1643, ông gửi thư lên Charles I của Anh để yêu cầu được công nhận Providence và các thị trấn lân cận là một thuộc địa, do các thuộc địa Boston và Plymouth lân cận đe dọa xâm chiếm thị trấn. Ông đã dùng tên gọi \"Providence Plantations\" trong bản tấu của mình, trong đó chữ \"plantation\" được dùng với nghĩa là khu vực định cư (\"settlement\") hay thuộc địa (\"colony\"), chứ không phải là đồn điền. Do đó mà \"Providence Plantations\" trở thành tên gọi chính thức của vùng thuộc địa này từ năm 1643 cho đến năm 1663 khi hiến chương mới được ban hành. Năm 1790, sau Cách mạng Hoa Kỳ, tiểu bang mới ghép cả \"Rhode Island\" và \"Providence Plantations\" lại để trở thành \"State of Rhode Island and Providence Plantations\" (\"Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence\").", "Thay đổi tên gọi.", "Từ \"plantation\" trong tên tiểu bang bắt đầu trở thành vấn đề gây tranh cãi trong thế kỷ 20 khi vấn đề nô lệ và vai trò của nó trong lịch sử của Rhode Island bắt đầu được phân tích nhiều hơn. Những người muốn bỏ từ \"plantation\" cho rằng từ vựng này, đối với nhiều người Rhode Island, là biểu tượng của một di sản đàn áp cũng như tình trạng nô lệ tại các thuộc địa và tại Hoa Kỳ sau thời kỳ thuộc địa. Những người ủng hộ việc giữ nguyên tên gọi thì cho rằng \"plantation\" chỉ đơn giản là một từ đồng nghĩa với \"khu vực thuộc địa\" (colony) và không hề liên quan gì đến chế độ nô lệ.", "Đại hội đồng bỏ phiếu vào ngày 25 tháng 6 năm 2009 để tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 11 năm 2010 để quyết định xem cụm từ \"and Providence Plantations\" (và Đồn điền Providence) có nên được xóa khỏi tên chính thức hay không. Cuộc bầu cử diễn ra ngày 2 tháng 11 năm 2010 với kết quả là đại đa số người dân (78% so với 22%) muốn giữ nguyên tên gọi gốc.", "Năm 2020, trong bối cảnh các buộc biểu tình George Floyd và phong trào đòi giải quyết triệt để nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trên cả nước, một Thượng nghị sĩ của Tiểu bang lại một lần nữa đề xuất đưa vấn đề loại bỏ \"and Providence Planations\" ra khỏi tên gọi của tiểu bang vì \"Dù từ 'planations' có ý nghĩa như thế nào trong ngữ cảnh lịch sử của Rhode Island đi chăng nữa, nó mang một ấn tượng khủng khiếp khi nói về lịch sử bi thảm và phân biệt chủng tộc của đất nước chúng ta.\" Ngày 22 tháng 6 năm 2020, Thống đốc Gina Raimondo ban hành mệnh lệnh hành pháp bỏ \"Providence Planations\" ra khỏi các văn bản và trang web chính thức của tiểu bang. Ngày 17 tháng 6 năm 2020, Lưỡng viện Rhode Island bỏ phiếu thông qua việc đưa vấn đề về tên gọi vào cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 để một lần nữa lấy ý kiến nhân dân. Lần này, thay đổi được thông qua sau khi kết quả bầu cử được chứng thực với 52,8% phiếu thuận và 47,2% phiếu chống.", "Các thành phố lớn.", "Dân số năm 2000." ]
3397
98738
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3397
Sông Dương Tử
[]
3400
277
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3400
Mộc tinh
[]
3401
3399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3401
Hỏa tinh
[]
3402
3399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3402
Thổ tinh
[]
3403
3399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3403
Kim tinh
[]
3405
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3405
Ca li
[]
3406
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3406
Đảo Rhode
[]
3407
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3407
Rhode island
[]
3408
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3408
Đảo rhode
[]
3409
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3409
Tiểu bang Rhode Island và những Đồn Điền Providence
[]
3410
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3410
Tiểu bang rhode island và những đồn điền providence
[]
3412
98738
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3412
Tiểu bang Nữu Ước
[]
3416
3399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3416
Thành phố Hoa Thịnh Đốn
[]
3430
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3430
Viên
[ "Viên (, ]; tiếng Bavaria: \"Wean,\" cũng được viết theo tiếng Anh là \"Vienna\") là thủ đô liên bang của nước Cộng hòa Áo, đồng thời là thành phố lớn nhất, và cũng là một trong 9 bang của Áo. Dân số của thành phố Viên đứng đầu Áo, với khoảng 2 triệu dân, nhưng tính cả vùng ngoại ô thì lên tới 2,9 triệu, chiếm gần một phần ba dân số cả nước.", "Viên là một trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị. Nguồn gốc khởi đầu của Viên là các khu định cư của dân Celt và dân La Mã. Viên lần lượt trải qua thời kỳ mang phong cách Trung Cổ, đến Baroque, cho đến thủ đô của Đế quốc Áo và chế độ quân chủ Habsburg. Đầu thế kỷ 20, Viên là thành phố nói tiếng Đức lớn nhất trên thế giới. Về mặt kiến ​​trúc, Viên có những tòa nhà rất đặc trưng nằm xung quanh đường vành đai Viên xây dựng từ thời kỳ Gründerzeit, mang nét nghệ thuật Baroque và Art Nouveau. Vùng trung tâm Viên và Cung điện Schönbrunn đều đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Viên là một trong những thành phố được du khách ghé thăm nhiều nhất châu Âu, với khoảng 7,5 triệu khách du lịch mỗi năm, khoảng 16,5 triệu lượt khách lưu trú qua đêm.", "Viên còn được mệnh danh là “Thành phố của Âm nhạc”, là trung tâm âm nhạc hàng đầu của châu Âu từ thời kỳ chủ nghĩa Cổ điển cho đến đầu thế kỷ 20. Nhiều nhạc sĩ cổ điển nổi tiếng như Beethoven và Mozart coi Viên là quê hương. Viên cũng được gọi là \"Thành phố của những Giấc mơ\", bởi đây là quê hương của nhà phân tâm học đầu tiên trên thế giới: Sigmund Freud.", "Kể từ sau Đại hội Viên năm 1814-1815, thành phố Viên giữ vai trò là trung tâm ngoại giao quốc tế hàng đầu. Hiện tại, Viên là trụ sở chính của hơn 30 tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, OPEC, IAEA và OSCE. Chất lượng cuộc sống tại Viên thường xuyên nằm trong tốp đầu thế giới.", "Tên gọi.", "Từ nguyên học.", "Tên thành phố trong tiếng Đức là \"Wien\", trùng với tên dòng sông Wien chảy qua. Cái tên này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 881, trong Biên niên sử Salzburg có ghi lại: “Trận chiến ở Uueniam (Wien)”, tuy nhiên không nói rõ địa điểm là khu định cư hay dòng sông. Một số người cho rằng nguồn gốc cái tên là từ chữ \"vedunia\" của người Celt-La Mã, nghĩa là “suối rừng”, sau đó phát triển thành \"uuenia\", \"wien\", \"wean\" trong tiếng Đức.", "Nhưng cũng có ý kiến cho rằng \"Wien\" xuất phát từ \"vindobona\", tên gọi khu định cư người La Mã trong tiếng Celt, nghĩa là “ngôi làng khá lớn của người da trắng”. Một giả thuyết khác cho rằng cái tên này xuất phát từ chữ \"wends\", tên cũ chỉ người Slav sống lân cận người Đức.", "Trong các ngôn ngữ khác.", "Tên thành phố trong tiếng Hungary là \"Bécs\", tiếng Serbia-Croatia là \"Beč\", và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman là \"Beç\". Có lẽ nguồn gốc từ tiếng Slav, ban đầu để chỉ một tòa thành của người Avar Pannonia trong khu vực. Người Slovenia gọi thành phố là \"Dunaj\", nghĩa chỉ dòng sông Danube, nơi thành phố được dựng nên.", "Tiếng Việt thường đọc là \"Viên\", phiên âm theo tên tiếng Pháp là \"Vienne\". Các cách viết thường sử dụng là \"Viên\", \"Vienne\" theo tiếng Pháp, \"Vienna\" theo tiếng Anh. \"Wien\" theo gốc tiếng Đức đôi khi cũng dược dùng.", "Địa lý.", "Vị trí, địa hình và cảnh quan.", "Thành phố Viên nằm ở phía đông bắc nước Áo, về hướng cực đông của dãy An-pơ, tại điểm giao giữa vùng đồi núi thấp cuối cùng của dãy An-pơ và Bồn địa Pannonia. Trung tâm thành phố là vùng đồng bằng ở hai bên sông Danube, phần phía tây thành phố nằm trên các cao nguyên rừng và các ngọn núi cực đông của dãy An-pơ. Khu vực dân cư thực ra không hề lớn, diện tích đồng cỏ chiếm khoảng một nửa, đa số đều là đất nông nghiệp.", "Điểm thấp nhất so với mực nước biển là bãi bồi Lobau cao 151 m, điểm cao nhất là ngọn đồi Hermannskogel cao 542 m. Cao nguyên rừng bao phủ phía tây bắc, tây và tây nam, kéo dài đến tận khu vực nội thành. Sông Danube đi vào thành phố nhờ Cổng Viên - một dòng chảy hẹp giữa hai ngọn núi Leopoldsberg ở hữu ngạn và Bisamberg ở tả ngạn. Có rất nhiều con sông nhỏ chảy vào thành phố từ trên các cao nguyên, trong đó nổi tiếng nhất là sông Viên. Nhờ các dải đồi thoai thoải bậc thang, các dãy núi ở phía tây trở nên liền mạch với các dãy núi phía nam. Toàn bộ khu vực này được sử dụng để trồng nho.", "Tầm ảnh hưởng của địa lý.", "Viên là một trong những thành phố lớn nhất và quan trọng nhất Trung Âu. Vị trí địa lý của Viên rất thuận lợi, khi là giao điểm của cực đông dãy An-pơ và Bồn địa Pannonian, vì vậy cũng là giao điểm của các trục đường rất quan trọng từ xa xưa: trục nam-bắc dọc theo rìa dãy An-pơ (Con đường hổ phách), trục tây - đông dọc theo vùng chân núi An-pơ và đường thủy trên sông Danube.", "Trong lịch sử, từ Viên có thể dễ dàng đến Moravia, Hungary, Steiermark, Carniola và bờ biển Adriatic. Chính nhờ vậy, Viên luôn được các bậc vua chúa chọn làm kinh đô. Từ khoảng năm 1840, một mạng lưới đường sắt có hình ngôi sao, tỏa ra từ Viên, được xây dựng.", "Kể từ khi Bức màn Sắt và Khối Xô Viết sụp đổ năm 1989, hệ thống giao thông và quan hệ kinh tế giữa Áo với các nước láng giềng phía bắc và phía đông phát triển trở lại đáng kể. Viên đã quyết định tham gia vào dự án Centrope. Khoảng cách từ Viên đến thủ đô Bratislava (Slovakia) chỉ là 55 km; có thể coi là trường hợp duy nhất ở châu Âu (trừ Vatican-Roma).", "Khí hậu.", "Khí hậu tại Viên thực chất là một vùng khí hậu chuyển tiếp, vì ảnh hưởng của đại dương từ phía tây và lục địa từ phía đông. Vì vậy các kết quả đo lường giữa các năm thường biến động mạnh. Về tổng thể, Viên có lượng mưa thấp, thời gian khô hạn dài, mùa đông không quá lạnh so với các vùng khác của Áo. Mùa nóng trong khoảng 60 ngày và mùa lạnh trong khoảng 70 ngày.", "Do hiện tượng ấm lên toàn cầu, các chuyên gia dự đoán vào cuối thế kỷ 21, Viên sẽ là một trong những đô thị châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các đợt nắng nóng.", "Bảo tồn thiên nhiên.", "Việc bảo vệ thiên nhiên ở Viên được quy định bởi nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, chẳng hạn như Đạo luật Bảo tồn thiên nhiên Viên, Đạo luật Công viên quốc gia Viên và Pháp lệnh Bảo tồn Thiên nhiên Viên. Các khu bảo tồn lớn nhất và quan trọng nhất là Vườn quốc gia Donau-Auen, Công viên Sinh quyển Wienerwald.", "Lịch sử.", "Lịch sử ban đầu.", "Bằng chứng đã được tìm thấy nơi cư trú liên tục ở khu vực Viên từ năm 500 trước Công nguyên, khi người Celt định cư trên sông Danube. Vào năm 15 trước Công nguyên, người La Mã đã củng cố thành phố biên giới mà họ gọi là Vindobona để bảo vệ đế chế chống lại các bộ lạc Đức ở phía bắc.", "Mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Celt khác tiếp tục qua các thời đại. Tu sĩ Ailen Saint Colman (hay Koloman, \"Colmán\" trong tiếng Ailen, có nguồn gốc từ colm \"bồ câu\") được chôn cất tại Tu viện Melk và Saint Fergil (Virgil the Geometer) làm Giám mục của Salzburg trong bốn mươi năm. Ailen Benedictines thành lập các khu định cư tu viện thế kỷ thứ mười hai; bằng chứng về những mối quan hệ này vẫn tồn tại dưới dạng tu viện Schottenstift vĩ đại của Viên (Scots Abbey), từng là nhà của nhiều tu sĩ Ailen.", "Năm 976, Leopold I xứ Babenberg trở thành bá tước của Bavarian Ostmark, một quận dài 60 dặm nằm trên sông Danube trên biên giới phía đông của Bavaria. Khu vực ban đầu này đã phát triển thành lãnh địa công tước Áo. Mỗi người cai trị Babenberg thành công đã mở rộng cuộc hành quân về phía đông dọc theo sông Danube, cuối cùng bao trùm Viên và vùng đất ngay lập tức ở phía đông. Năm 1145, Công tước Henry II Jasomirgott chuyển nơi cư trú của gia đình Babenberg từ Klosterneuburg ở Hạ Áo đến Viên. Kể từ đó, Viên là trung tâm của triều đại Babenberg.", "Năm 1440, Viên trở thành thành phố thường trú của triều đại Habsburg. Cuối cùng nó đã phát triển để trở thành thủ đô thực tế của Đế quốc La Mã thần thánh (800–1806) vào năm 1437 và là một trung tâm văn hóa cho nghệ thuật và khoa học, âm nhạc và ẩm thực cao cấp. Hungary chiếm thành phố trong khoảng thời gian từ 1485 đến 1490.", "Trong thế kỷ 16 và 17, các lực lượng Kitô giáo hai lần ngăn chặn quân đội Ottoman bên ngoài Viên (xem Cuộc vây hãm Viên, 1529 và Trận Viên, 1683). Một dịch bệnh dịch hạch đã tàn phá Viên năm 1679, giết chết gần một phần ba dân số.", "Hiệp ước Nhà nước Áo và sau đó.", "Năm 1278 Rudolf I, vua của Đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1273, sau khi chiến thắng vua Böhmen là Ottokar II, đã mang các phần đất thuộc về nước Áo ngày nay về dưới sự quản trị của ông, bắt đầu thời kỳ thống trị của dòng họ Habsburg.", "Sau hai đợt bệnh dịch hạch lớn vào năm 1679 và 1713 dân cư thành phố tăng không ngừng. Trong năm 1724 dân số Viên được ước lượng là vào khoảng 150.000 người, vào khoảng năm 1790 đã là 200.000. Năm 1850 thành phố được mở rộng ra và chia lại thành nhiều quận (\"Bezirk\"). Trong những năm của thập kỷ 1860 dân số Viên tăng nhanh mà chủ yếu là do người du nhập từ ngoài thành phố vào. Các cuộc điều tra dân số bắt đầu được tiến hành đều đặn từ năm 1869 cho thấy vào năm 1910 thành phố có dân số cao nhất trong lịch sử là 2.031.000 người.", "Vào khoảng 1900 thủ đô Viên trở thành trung tâm của phong trào Tân Nghệ thuật với kiến trúc sư Otto Wagner và hội các nhà nghệ thuật của Trường phái Ly khai Viên.", "Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt đế quốc Áo–Hung. Ngày 12 tháng 11 năm 1918 \"Cộng hòa Đức–Áo\" (từ 1919 là Cộng hòa Áo) được tuyên bố thành lập trước quốc hội ở Viên. Năm 1921 Viên được tách ra khỏi Niederösterreich (\"Hạ Áo\"), trở thành một tiểu bang riêng.", "Năm 1938 Áo bị sáp nhập vào Đức Quốc xã. Các trận dội bom trong những năm 1944 và 1945 cũng như Chiến dịch Viên của Liên Xô và Bulgaria vào tháng 4 năm 1945 đã mang lại nhiều thiệt hại lớn cho thành phố. Thế nhưng nhiều công trình xây dựng có tính chất lịch sử vẫn còn tồn tại được qua các trận bom. Phần lớn các tòa nhà bị phá hủy được xây dựng lại sau chiến tranh. Tháng 4 năm 1945 một ủy ban hành chánh tạm thời được thành lập, các đảng phái chính trị cũng được tái tổ chức hay thành lập lại. Ngày 15 tháng 5 năm 1955 với Hiệp định Quốc gia Áo, nước Áo đạt lại tự do và Viên trở thành thủ đô của Cộng hòa Áo.", "Nhân khẩu học.", "Dân số trong lịch sử.", "Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu thì Viên có khoảng 2,1 triệu dân. Giữa năm 1910 và 1918 viên là thành phố lớn thứ tư thế giới, trước khi Viên bị Berlin vượt qua. Sau Đệ Nhất thế chiến thì Viên mất đi khoảng 200 ngàn dân; nhiều người công chức và nhân viên văn phòng không thuộc gốc nói tiếng Đức trở về quê hương của họ. Sau hàng chục năm dân số cứ giảm đều, cho đến thập niên 90 của thế kỷ 20 thì Viên lại trở thành thành phố với nhiều dân di cư đến. Theo dự đoán thì đến đầu thập niên 30 của thế kỷ thứ 21 dân số Viên sẽ lại vượt lên trên con số 2 triệu người.", "Trong số dân sống vào năm 2012 thì có đến 22,3% là không có quốc tịch Áo, 31,1% không sinh ra ở Áo. Trong số 386.000 người không có quốc tịch Áo thì 9% là người Đức, 27,2% từ các nước khác trong khối Liên minh châu Âu, hay Thụy Sĩ, 31% từ các nước mà trước đây thuộc nước Nam Tư, và 11% là người Thổ. Đặc biệt là số dân trong khối các nước EU và EWR gia tăng, trong khi số dân từ nước Nam Tư cũ không thay đổi.", "Tôn giáo.", "Theo thống kê dân số năm 2001 thành phần tôn giáo của dân cư tại Viên bao gồm:", "Quận và mở rộng.", "Viên có 23 quận (\"Bezirke\"). Các văn phòng quận hành chính ở Viên (được gọi là \"Magistratische Bezirksämter\") phục vụ các chức năng tương tự như ở các bang khác của Áo (được gọi là \"Bezirkshauptmannschaften\"), các nhân viên nằm dưới quyền của thị trưởng Viên; ngoại lệ là cảnh sát, dưới sự giám sát của liên bang.", "Cư dân quận tại Viên (người Áo cũng như công dân EU có hộ khẩu thường trú tại đây) bầu ra một Hội đồng quận (\"Bezirksvertretung\"). Tòa thị chính đã ủy thác ngân sách bảo trì ví dụ như các trường học và công viên để các quận có thể đặt ưu tiên một cách tự động. Bất kỳ quyết định nào của một quận có thể có hiệu lực thấp hơn quyết định của hội đồng thành phố (\"Gemeinderat\") hoặc ủy viên hội đồng thành phố có trách nhiệm (\"amtsführender Stadtrat\").", "Trung tâm và thành phố lịch sử của Viên, một phần lớn của Innere Stadt ngày nay là một pháo đài được bao quanh bởi các cánh đồng để tự vệ trước những kẻ tấn công tiềm năng. Năm 1850, Viên với sự đồng ý của hoàng đế đã sáp nhập 34 ngôi làng xung quanh, được gọi là \"Vorstädte\", vào phạm vi thành phố (quận 2 đến quận 8, sau năm 1861 với việc tách Margareten khỏi Wieden số 2 đến 9). Do đó, các bức tường đã bị san bằng sau năm 1857, khiến cho trung tâm thành phố có thể mở rộng.", "Ở đó, một đại lộ rộng tên là Ringstraße đã được xây dựng, dọc theo đó các tòa nhà công cộng và tư nhân, tượng đài và công viên được tạo ra vào đầu thế kỷ 20. Những tòa nhà này bao gồm Tòa thị chính Viên, Burgtheater, Đại học Viên, Quốc hội, bảo tàng đôi về lịch sử tự nhiên và mỹ thuật và Staatsoper. Đây cũng là địa điểm của Cánh mới của Hofburg, cung điện cũ của Hoàng gia và Bộ Chiến tranh Hoàng gia và triều đình kết thúc vào năm 1913. Chủ yếu là nhà thờ chính tòa Stephan kiểu Gothic nằm ở trung tâm thành phố, Stephansplatz. Triều đình Hoàng gia đã thành lập Quỹ cải tạo thành phố Viên (\"Wiener Stadterneuerungsfonds\") và bán nhiều lô đất cho các nhà đầu tư tư nhân, qua đó tài trợ một phần cho các công trình xây dựng công cộng.", "Từ năm 1850 đến 1890, giới hạn thành phố ở phía Tây và phía Nam chủ yếu đi theo một bức tường khác gọi là \"Linienwall\", tại đó một khoản phí đường bộ được gọi là Liniengeld được thu. Bên ngoài bức tường này từ năm 1873 trở đi, một con đường vành đai là Gürtel đã được xây dựng. Năm 1890, người ta quyết định hợp nhất 33 vùng ngoại ô (được gọi là \"Vororte\") ngoài bức tường đó vào Viên vào ngày 1 tháng 1 năm 1892 và biến chúng thành các quận từ 11 đến 19 (quận 10 đã được thành lập vào năm 1874); do đó Linienwall bắt đầu bị phá hủy vào năm 1894. Năm 1900, quận 20, Brigittenau, được thành lập bằng cách tách khu vực này khỏi quận 2.", "Từ năm 1850 đến 1904, Viên chỉ mở rộng ở hữu ngạn sông Danube theo nhánh chính trước quy định của 1868–1875, tức là sông Danube cũ ngày nay. Năm 1904, quận 21 được thành lập bằng cách tích hợp Floridsdorf, Kagran, Stadlau, Hirschstetten, Aspern và các làng khác ở tả ngạn sông Danube vào Viên, năm 1910 Strebersdorf theo sau. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1938, Đức quốc xã đã tạo ra Đại Viên với 26 quận bằng cách sáp nhập 97 thị trấn và làng mạc vào Viên, 80 trong số đó đã được đưa trở lại xung quanh Hạ Áo vào năm 1954. Kể từ đó, Viên có 23 quận.", "Các ngành công nghiệp chủ yếu nằm ở các quận phía nam và phía đông. Innere Stadt nằm cách dòng chảy chính của sông Danube, nhưng được giới hạn bởi kênh Danube. Các quận thứ 2 và thứ 20 của Viên nằm giữa kênh Danube và sông Danube. Bên kia sông Danube, nơi đặt Trung tâm Quốc tế Viên (quận 21–22) và ở các khu vực phía Nam (quận 23) là những khu vực mới nhất của thành phố.", "Chính trị.", "Lịch sử chính trị.", "Trong hai mươi năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất và cho đến năm 1918, nền chính trị của Viên đã được định hình bởi Đảng Xã hội Kitô giáo. Cụ thể, thị trưởng dài hạn Karl Lueger đã không thể áp dụng các quyền bỏ phiếu chung cho nam giới được giới thiệu bởi và cho quốc hội Áo – \"Reichsrat\", vào năm 1907, do đó loại trừ hầu hết giai cấp công nhân tham gia vào các quyết định. Đối với Adolf Hitler, người đã dành vài năm ở Viên, Lueger là một bậc thầy về cách sử dụng Chủ nghĩa bài Do Thái trong chính trị.", "Viên ngày nay được coi là trung tâm của Đảng Dân chủ Xã hội (SPÖ). Trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (1918–1934), Đảng Dân chủ Xã hội Viên đã tiến hành nhiều cải cách xã hội. Vào thời điểm đó, chính sách thành phố của Viên được các nhà xã hội trên khắp châu Âu ngưỡng mộ, do đó họ gọi thành phố này là \"Viên đỏ\" (\"Rotes Wien\"). Vào tháng 2 năm 1934, quân đội của chính phủ liên bang Áo dưới thời Engelbert Dollfuss, người đã đóng cửa phòng đầu tiên của quốc hội liên bang – \"Nationalrat\" vào năm 1933 và các tổ chức xã hội chủ nghĩa bán quân sự đã tham gia vào Nội chiến Áo, dẫn đến lệnh cấm Đảng Dân chủ xã hội.", "SPÖ đã giữ văn phòng thị trưởng và kiểm soát hội đồng thành phố / quốc hội trong mỗi cuộc bầu cử tự do kể từ năm 1919. Lần duy nhất sự thống trị của SPÖ bị phá vỡ diễn ra từ năm 1934 đến năm 1945, khi Đảng Dân chủ Xã hội bị đặt ngoài vòng pháp luật, thị trưởng được chỉ định bởi phát xít Áo và sau đó là Đức Quốc xã. Thị trưởng hiện tại của Viên là Michael Ludwig của SPÖ.", "Thành phố đã ban hành nhiều chính sách dân chủ xã hội. Gemeindebauten là tài sản nhà ở xã hội được tích hợp tốt vào kiến trúc thành phố bên ngoài quận đầu tiên hoặc \"bên trong\". Giá thuê thấp cho phép chỗ ở thoải mái và tiếp cận tốt với các tiện nghi của thành phố. Nhiều dự án được xây dựng sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên những bãi đất trống bị phá hủy do ném bom trong chiến tranh. Thành phố đặc biệt tự hào xây dựng chúng theo tiêu chuẩn cao.", "Chính phủ.", "Kể từ khi Viên có được tư cách của chính phủ liên bang (\"Bundesland\") bởi hiến pháp liên bang năm 1920, hội đồng thành phố cũng có chức năng như quốc hội bang (Landtag), và thị trưởng (trừ 1934–1945) cũng đóng vai trò là \"Landeshauptmann\" (thống đốc/Thủ tướng) của bang Viên. Tòa thị chính có các văn phòng của thị trưởng (\"\") và chính quyền bang (\"Landesregierung\"). Thành phố được quản lý bởi vô số các phòng ban (\"Magistratsabteilungen\"), được giám sát chính trị bởi \"amtsführende Stadträte\" (thành viên của các văn phòng lãnh đạo chính quyền thành phố; theo các đảng đối lập hiến pháp Viên có quyền chỉ định các thành viên của chính quyền thành phố).", "Theo hiến pháp thành phố năm 1920, doanh nghiệp thành phố và nhà nước phải được tách biệt. Do đó, hội đồng thành phố và quốc hội bang tổ chức các cuộc họp riêng biệt, với các viên chức chủ tịch riêng biệt, chủ tịch hội đồng thành phố hoặc chủ tịch của bang Landtag, mặc dù tư cách thành viên của hai cơ quan là giống hệt nhau. Khi họp với tư cách là một hội đồng thành phố, các đại biểu chỉ có thể giải quyết các vấn đề của thành phố Viên; khi họp với tư cách là một quốc hội tiểu bang, họ chỉ có thể giải quyết các vấn đề của bang Viên.", "Trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố năm 1996, SPÖ đã mất đa số trong tổng số 100 ghế, giành được 43 ghế và 39,15% phiếu bầu. SPÖ đã chiếm đa số hoàn toàn tại mọi cuộc bầu cử thành phố tự do kể từ năm 1919. Năm 1996, Đảng Tự do Áo (FPÖ), giành được 29 ghế (tăng từ 21 năm 1991), đánh bại ÖVP ở vị trí thứ ba. Từ năm 1996-2001, SPÖ điều hành Viên trong liên minh với ÖVP. Năm 2001, SPÖ lấy lại đa số với 52 ghế và 46,91% phiếu bầu; vào tháng 10 năm 2005, đa số này đã tăng thêm lên 55 chỗ (49,09%). Trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố năm 2010, SPÖ đã mất đa số một lần nữa và do đó đã tạo ra một liên minh với Đảng Xanh – liên minh SPÖ/Xanh đầu tiên ở Áo. Liên minh này được duy trì sau cuộc bầu cử năm 2015.", "Kinh tế.", "Viên là một trong những khu vực giàu có nhất trong Liên minh châu Âu: Tổng sản phẩm khu vực của nó là 47.200 EUR/người, chiếm 25,7% GDP của Áo năm 2013 và bằng 159% mức bình quân của EU. Thành phố đã cải thiện vị trí của mình từ năm 2012 trên bảng xếp hạng các thành phố mạnh nhất về kinh tế, đạt vị trí thứ 9 trong danh sách năm 2015.", "Với tỷ lệ 85,5% trong tổng giá trị gia tăng, ngành dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Viên. Công nghiệp và thương mại có tỷ lệ 14,5% trong tổng giá trị gia tăng, khu vực I (nông nghiệp) có tỷ lệ 0,07% và do đó đóng vai trò thứ yếu trong giá trị gia tăng của địa phương. Tuy nhiên, việc trồng trọt và sản xuất rượu vang trong biên giới thành phố có giá trị văn hóa xã hội cao. Các lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất là thương mại (14,7% giá trị gia tăng ở Viên), dịch vụ khoa học và công nghệ, bất động sản và nhà ở cũng như sản xuất hàng hóa. Vào năm 2012, đóng góp của Viên trong các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài và sắp tới của Áo là khoảng 60%, điều này thể hiện vai trò của Viên như một trung tâm quốc tế cho các công ty trong và ngoài nước.", "Kể từ khi Bức màn sắt sụp đổ năm 1989, Viên đã mở rộng vị thế là cửa ngõ vào Đông Âu: 300 công ty quốc tế có trụ sở Đông Âu tại Viên và vùng lân cận, trong số đó có Hewlett-Packard, Henkel, Baxalta và Siemens. Các công ty ở Viên có nhiều liên hệ và năng lực trong kinh doanh với Đông Âu do vai trò lịch sử của thành phố là trung tâm của Đế chế Habsburg. Số lượng các doanh nghiệp quốc tế tại Viên vẫn đang tăng lên: Năm 2014 là 159 và năm 2015 là 175 công ty quốc tế thành lập văn phòng tại Viên.", "Tổng cộng, khoảng 8.300 công ty mới đã được thành lập tại Viên mỗi năm kể từ năm 2004. Phần lớn các công ty này đang hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ định hướng công nghiệp, thương mại bán buôn cũng như công nghệ thông tin và truyền thông và phương tiện truyền thông mới. Viên nỗ lực để trở thành một trung tâm khởi nghiệp. Kể từ năm 2012, thành phố tổ chức Lễ hội Tiên phong hàng năm, sự kiện khởi nghiệp lớn nhất ở Trung Âu với 2.500 khách mời quốc tế diễn ra tại Cung điện Hofburg. Tech Cocktail, một cổng thông tin trực tuyến cho bối cảnh khởi nghiệp, đã xếp hạng Viên đứng thứ sáu trong số mười thành phố khởi nghiệp hàng đầu trên toàn thế giới.", "Nghiên cứu và phát triển.", "Thành phố Viên rất coi trọng nghiên cứu khoa học và tập trung vào việc tạo ra một môi trường tích cực cho nghiên cứu và phát triển. Trong năm 2014, Viên đã có 1.329 cơ sở nghiên cứu; 40.400 người được tuyển dụng trong lĩnh vực R&D và 35% chi phí R&D của Áo được đầu tư vào thành phố. Với hạn ngạch nghiên cứu là 3,4%, Viên vượt quá mức trung bình 2,77% của Áo và đã đạt được mục tiêu của EU là 3,0% vào năm 2020. Một lĩnh vực R&D chính ở Viên là khoa học đời sống. The Vienna Life Science Cluster là trung tâm chính của Áo cho nghiên cứu khoa học đời sống, giáo dục và kinh doanh. Trên khắp Viên, năm trường đại học và một số viện nghiên cứu cơ bản tạo thành cốt lõi học thuật của trung tâm với hơn 12.600 nhân viên và 34.700 sinh viên. Tại đây, hơn 480 công ty thiết bị y tế, công nghệ sinh học và dược phẩm với gần 23.000 nhân viên tạo ra doanh thu khoảng 12 tỷ euro (2017). Điều này tương ứng với hơn 50% doanh thu được tạo ra bởi các công ty khoa học đời sống ở Áo (22,4 tỷ euro).", "Viên là quê hương của những công ty toàn cầu như Boehringer Ingelheim, Octapharma, Ottobock và Takeda. Tuy nhiên, cũng có một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp trong ngành khoa học đời sống và Viên được xếp hạng đầu tiên trong Chỉ số Thành phố Khởi nghiệp PeoplePerHour 2019. Các công ty như Apeiron Biologics, Hookipa Pharma, Marinomed, mySugr, Themis Bioscience và Valneva đều hiện diện ở Viên và thường xuyên xuất hiện trên trang nhất các báo quốc tế.", "Để tạo điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế của nhiều khía cạnh của khoa học đời sống tại thủ đô của Áo, Bộ Kinh tế và Kỹ thuật số Liên bang Áo và chính quyền địa phương của Thành phố Viên đã cùng nhau: Từ năm 2002, nền tảng LISAvienna đã ra đời như một điểm liên lạc. Nó cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh miễn phí tại giao diện của ngân hàng quảng cáo liên bang Áo, Austria Wirtschaftsservice và Phòng kinh doanh Viên và thu thập dữ liệu thông báo cho việc hoạch định chính sách. Các điểm nóng học thuật chính ở Viên là Trung tâm Khoa học Đời sống Muthgasse với Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống (BOKU), Viện Công nghệ Áo, Đại học Thú y Viên, Bệnh viện đa khoa Viên với Đại học Y khoa Viên và Trung tâm sinh học Viên. Đại học Trung Âu, một tổ chức sau đại học bị trục xuất khỏi Budapest khi chính phủ Hungary kiểm soát các tổ chức học thuật và nghiên cứu, chào đón lớp sinh viên đầu tiên đến trường mới ở Viên vào năm 2019.", "Công nghệ thông tin.", "Mảng công nghệ thông tin và truyền thông của Viên có quy mô tương đương với ở Helsinki, Milan hoặc Munich và là một trong số các địa điểm CNTT lớn nhất châu Âu. Năm 2012, 8962 doanh nghiệp CNTT với 64.223 lao động có trụ sở ở Viên. Các sản phẩm chính là dụng cụ và thiết bị đo lường, thử nghiệm và điều hướng cũng như các linh kiện điện tử. Hơn 2/3 số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT. Trong số các công ty CNTT lớn nhất ở Viên có Kapsch, Beko Engineering & Informatics, chuyên gia kiểm soát không lưu Continentis, Cisco Systems Áo, Hewlett-Packard, Microsoft Áo, IBM Áo và Samsung Electronics Áo.", "Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ Cisco điều hành chương trình \"Entrepreneurs in Residence\" tại Châu Âu ở Viên hợp tác với Phòng Kinh doanh Viên.", "Công ty UBM của Anh đã đánh giá Viên là một trong 10 Thành phố Internet hàng đầu trên thế giới bằng cách phân tích các tiêu chí như tốc độ kết nối, tính khả dụng WiFi, tinh thần đổi mới và dữ liệu chính phủ mở.", "Năm 2011, 74,3% hộ gia đình ở Viên được kết nối với băng thông rộng, 79% sở hữu máy tính. Theo chiến lược băng thông rộng của Thành phố, phạm vi phủ sóng toàn bộ băng thông rộng sẽ đạt được vào năm 2020.", "Du lịch và hội nghị.", "Có 14,96 triệu lượt ở lại qua đêm tại Viên năm 2016 (+ 4,4% so với năm 2015). Trong năm 2014, 6,2 triệu khách du lịch đã đến thăm Viên và lên tới 13,524,266 lượt qua đêm. Các thị trường khách du lịch chính là Đức, Hoa Kỳ, Ý và Nga. Từ năm 2005 đến 2013, Viên là điểm đến số một thế giới cho các cuộc họp và hội nghị quốc tế. Trong năm 2014, 202 hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Viên, khiến nó trở thành địa điểm hội họp phổ biến thứ hai trên toàn thế giới theo thống kê của Hiệp hội Họp và Hội nghị Quốc tế. Trung tâm hội nghị lớn nhất của thành phố, Trung tâm Áo Viên (ACV) có tổng sức chứa khoảng 20.000 người và nằm cạnh Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Viên. Các trung tâm khác là Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Viên (tối đa 3.300 người) và Cung điện Hofburg (tối đa 4.900 người).", "Phát triển đô thị.", "Ga xe lửa trung tâm.", "Ga xe lửa trung tâm mới của Viên được khai trương vào tháng 10 năm 2014. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 6 năm 2007 và dự kiến kéo dài đến tháng 12 năm 2015. Nhà ga được phục vụ bởi 1.100 chuyến tàu với 145.000 hành khách. Có một trung tâm mua sắm với khoảng 90 cửa hàng và nhà hàng. Trong vùng lân cận của nhà ga, một quận mới đang nổi lên với diện tích văn phòng 550.000 m2 (5.920.000 ft vuông) và 5.000 căn hộ cho đến năm 2020.", "Aspern.", "Seestadt Aspern là một trong những dự án mở rộng đô thị lớn nhất của châu Âu. Một hồ nhân tạo rộng 5 ha, văn phòng, căn hộ và một nhà ga trong khoảng cách đi bộ được cho là sẽ thu hút 20.000 công dân mới khi công trình hoàn thành vào năm 2028. Ngoài ra, tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới có tên là HoHo Wien sẽ được xây dựng trong vòng 3 năm, bắt đầu từ năm 2015.", "Thành phố thông minh.", "Vào năm 2014, Hội đồng thành phố Viên đã thông qua Chiến lược cơ cấu thành phố thông minh năm 2050. Đây là một chiến lược dài hạn được cho là thiết lập một khung cấu trúc có lợi, lâu dài để giảm lượng khí thải carbon từ 3,1 tấn trên đầu người đến 1 tấn trên đầu người vào năm 2050, có 50% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Viên từ các nguồn tái tạo và để giảm lưu lượng phương tiện cá nhân từ 28% xuống còn 15% vào năm 2030. Mục tiêu đã nêu là vào năm 2050, tất cả các phương tiện trong ranh giới thành phố sẽ chạy mà không dùng công nghệ đẩy thông thường. Ngoài ra, Viên đặt mục tiêu trở thành một trong năm trung tâm nghiên cứu và đổi mới lớn nhất châu Âu vào năm 2050.", "Văn hóa.", "Nhà hát và opera.", "Lĩnh vực nhà hát, opera và mỹ thuật tại Viên có một truyền thống rất lâu đời. Ngoài Nhà hát Hoàng cung(\"Burgtheater\") với sân khấu thứ hai là Nhà hát học viện (\"Akademietheater\"), là một trong những nhà hát quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức, thành phố Viên còn có Nhà hát Nhân dân (\"Volkstheater\") và Nhà hát Josefstadt (\"Theater in der Josefstadt\") đều là những nơi để thưởng thức nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có rất nhiều sân khấu nhỏ mà về chất lượng đều không thua kém các sân khấu lớn, thường biểu diễn các vở thử nghiệm, hiện đại hoặc chuyên về cabaret và các nghệ thuật biểu diễn khác như múa rối, kịch câm, ảo thuật, v.v... Những người yêu thích opera cũng được thỏa mãn ở Viên: Nhà hát opera Quốc gia Viên (\"Wiener Staatsoper\") và Nhà hát opera Nhân dân Viên (\"Volksoper Viên\") đều đáp ứng tất cả mỗi ý thích một ít mà trong đó Volksoper Wien đặc biệt là thường cảm thấy có trách nhiệm cho những opera đặc trưng cho Viên. Ngoài những nơi khác, các buổi hòa tấu nhạc cổ điển thường được trình diễn trong Đại sảnh của Hội Âm nhạc Viên và trong Nhà Hòa tấu Viên (\"Wiener Konzerthaus\"). Nhà hát sông Viên (\"Theater an der Wien\") nổi bật trong những năm gần đây với các buổi trình diễn đầu tiên của thể loại nhạc kịch. Thành công nhiều nhất là vở \"Elisabeth\" mà sau đó được trình diễn trên toàn thế giới bằng nhiều thứ tiếng. Ngôi nhà Âm nhạc Viên (\"Haus der Musik\") cũng đã tạo nên một Viện bảo tàng Âm thanh cho thiếu nhi và người lớn.", "Viện bảo tàng.", "Trong Hofburg (\"Hoàng cung\") là Viện bảo tàng Sisi, phòng ở của Hoàng đế, đối diện với Hoàng cung là Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật Viên (\"Kunsthistorisches Museum\") có rất nhiều tranh của các danh họa cổ điển và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Viên (\"Naturhistorisches Museum\").", "Bên cạnh đó là Khu bảo tàng Viên (\"Museumsquartier\") gồm nhiều viện bảo tàng: Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Stiftung Ludwig, Viện bảo tàng Leopold với chủ yếu là các tác phẩm của Trường phái ly khai Viên, Thời kỳ Hiện đại Viên, Trường phái biểu hiện Áo và nhiều tòa nhà triển lãm luân phiên thay đổi chủ đề. Viện bảo tàng Liechtenstein trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới thuộc về cá nhân. Ngoài ra còn nhiều viện bảo tàng khác từ Viện bảo tàng Lịch sử quân đội qua Viện bảo tàng Kỹ thuật cho đến Viện bảo tàng Đồng hồ Viên và cuối cùng cũng không được quên các Viện bảo tàng của những quận trong thành phố Viên, trình bày lịch sử của từng quận một.", "Kiến trúc.", "Ở Viên có công trình xây dựng của tất cả các thời kỳ trong kiến trúc, từ Nhà thờ Ruprecht của trường phái Romanesque, đến Nhà thờ Karl với phong cách Baroque cũng như các công trình của Thời kỳ Cổ điển cho đến Thời kỳ Hiện đại. Thời kỳ Tân Nghệ thuật cũng để lại dấu vết ở Viên: nhà triển lãm của trường phái ly khai Viên (\"Wiener Secessionsgebäude\"), Nhà thờ Steinhof (\"Kirche am Steinhof\") của kiến trúc sư Otto Wagner hay trạm tàu điện Quảng trường Karl (\"Karlsplatz\") đều thuộc về những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới của thời kỳ này.", "Một trong những điểm thu hút được khách du lịch ưa thích nhất là \"Nhà Hundertwasser\" của người theo trường phái siêu thực Friedensreich Hundertwasser, được xem như là kiểu mẫu đối nghịch lại với lối kiến trúc hiện đại khô khan. Một thí dụ khác cho lối kiến trúc khác thường là Nhà thờ Wotruba của nhà điêu khắc Fritz Wotruba.", "Các khu vực mới xây dựng của thành phố ở phía bắc sông Donau chung quanh \"UNO-City\" và gần Wienerberg thuộc về kiểu kiến trúc hiện đại. Từ năm 1999 ngôi nhà cao 202 m \"Millenium Tower\" ở Handelskai là ngôi nhà cao nhất cho tới nay ở thủ đô Viên và là dấu hiệu của một bước ngoặt trong kiến trúc ở Viên, đi đến tự tin và tiện nghi nhiều hơn.", "Giáo dục.", "Viên là trung tâm giáo dục chính của Áo và là nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và nhà thi đấu (trường trung học).", "Thể thao.", "Viên tổ chức nhiều sự kiện thể thao khác nhau bao gồm Vienna City Marathon, nơi thu hút hơn 10.000 người tham gia mỗi năm và thường diễn ra vào tháng Năm. Giải vô địch thế giới khúc côn cầu trên băng năm 2005 đã diễn ra ở Áo và trận chung kết được tổ chức tại Viên. Sân vận động Ernst Happel ở Viên là nơi diễn ra bốn trận chung kết Cup Champions League và European Champion Clubs (1964, 1987, 1990 và 1995) và vào ngày 29 tháng 6, nó đã tổ chức trận chung kết Euro 2008 với chiến thắng 1-0 của Tây Ban Nha trước Đức. Giải quần vợt Vienna Open (Viên Mở rộng) cũng diễn ra ở thành phố này từ năm 1974. Các trận đấu được chơi ở Hội trường Thành phố Viên.", "Neue Donau, được hình thành sau khi Donauinsel được tạo ra, không có giao thông đường sông và được gọi là \"autobahn cho người bơi\" do công chúng sử dụng để đi lại.", "Giải trí.", "Giải trí về đêm.", "Trong những năm 1980 các quán bắt đầu phát triển ở chỗ gọi là \"Tam giác Bermuda\" gần Quảng trường Thụy Điển (\"Schwedenplatz\") nằm cạnh bờ kênh Danube, chung quanh Nhà thờ Ruprecht (\"Ruprechtskirche\"). Trong những mùa hè vừa rồi các quán bắt đầu mở rộng ra ở bên này bờ kênh và cả ở bờ bên kia kênh Danube, trở thành một nơi phải đến cho những người thích đi chơi đêm ở Viên.", "Một \"trọng điểm\" khác của thành phố về đêm trong mùa hè là \"Copa Cagrana\" trên đảo sông Danube gần Cầu Đế chế (\"Reichsbrücke\") với nhiều quán ở ngoài trời.", "Quán cà phê ở Viên.", "Các quán cà phê ở Viên có một lịch sử cực kỳ lâu đời và nổi bật có từ nhiều thế kỷ và là một đặc điểm về văn hóa của Viên. Tại các quán này, ngoài rất nhiều loại thức uống cà phê khác nhau cũng có những món ăn nhỏ. Theo truyền thống, cà phê đi kèm với một ly nước. Người khách có thể đọc hằng giờ các loại báo chí có rất nhiều trong quán. Bên cạnh các quán hiện đại cũng còn tồn tại một số quán cà phê Viên thật sự vẫn còn giữ được vẻ cổ truyền, thí dụ như trong trung tâm thành phố là quán cà phê đã trở thành huyền thoại \"Café Hawelka\" ở Dorotheergasse, \"Griensteindl\" ở Michaelerplatz hay \"Tirolerhof\".", "Các quán cà phê của Viên tuyên bố đã phát minh ra quá trình lọc cà phê từ chiến lợi phẩm thu được sau cuộc bao vây Viên lần thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1683. Các quán cà phê của Viên tuyên bố rằng khi quân xâm lược Thổ rời Viên, họ đã từ bỏ hàng trăm bao hạt cà phê. Quốc vương Ba Lan John III Sobieski, chỉ huy của liên minh chống Thổ gồm người Ba Lan, người Đức và người Áo đã tặng Franz George Kolschitzky (tên Ba Lan – Franciszek Jerzy Kulczycki) một phần thưởng cho việc cung cấp thông tin giúp ông đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, Kolschitzky đã mở quán cà phê đầu tiên của Viên. Julius Meinl đã thiết lập một nhà máy rang hiện đại trong cùng một cơ sở nơi các bao tải cà phê được tìm thấy vào năm 1891.", "Công viên và vườn hoa.", "Viên có rất nhiều công viên và là một trong những thành phố \"xanh\" nhất thế giới. Các công viên và vườn hoa nổi tiếng nhất của Viên là Công viên thành phố (\"Stadtpark\"), hai công Viên thuộc về Hoàng cung (\"Hofburg\") là Công viên Hoàng cung (\"Burggarten\") và Công viên Nhân dân (\"Volkspark\"), công Viên thuộc về lâu đài Belvedere với vườn bách thảo, Công viên Danube, các công Viên Dehne, Ressel, Votiv, Auer-Welsbach, Türkenschanz, Vườn bách thú Lainz, v.v...", "Nhiều công viên nổi tiếng của Viên có các di tích, chẳng hạn như công viên Stadtpark với bức tượng Johann Strauss II và khu vườn của cung điện baroque, nơi Hiệp ước Nhà nước được ký kết. Công viên chính của Viên là Prater, nơi có vòng đu quay Wiener Riesenrad và Kugelmugel, một vi quốc gia hình quả cầu. Ở Schönbrunn thuộc hoàng gia còn có một công viên từ thế kỷ 18 có sở thú lâu đời nhất thế giới, được thành lập vào năm 1752. Donauinsel, một phần của tuyến phòng thủ lũ lụt của Viên là một hòn đảo nhân tạo dài 21,1 km giữa Danube và Neue Donau Donau dành riêng cho các hoạt động giải trí.", "Du lịch và thắng cảnh.", "Viên là một điểm du lịch ngày càng được ưa thích hơn. Khoảng 30% trong số tất cả các lao động ở Viên làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho ngành du lịch. Phần lớn khách du lịch đến vào tháng 12 khi Viên có thể phục vụ với các chợ Giáng sinh. Đa phần khách du lịch đến từ Đức, sau đó là Ý, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Tỷ lệ khách du lịch đến từ Đông Âu và Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong năm 2004 Viên có tổng cộng 8,4 triệu lượt người ngủ qua đêm.", "Một số thắng cảnh quan trọng nhất:", "Toàn thành Viên có khoảng 300 nhà hát kịch và phòng hòa nhạc được phân bố khắp nơi. Trong đó nổi tiếng nhất là Nhà hát kịch quốc gia Viên, được tôn làm Trung tâm ca kịch của thế giới. Đây là kiến trúc hùng vĩ mang phong cách La Mã. Phòng trước và phòng bên đều được xây bằng đá hoa cương, bên trong có ảnh hoặc treo ảnh của các nhạc sĩ lớn và nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà hát gồm 6 tầng với 1.600 chỗ ngồi, tầng 6 có thể chứa hơn 560 khán giả đứng, mỗi năm ở đây diễn tới 300 buổi. Mỗi buổi diễn đều thay đổi tiết mục, với giá vé đắt cắt cổ. Đêm giao thừa, nhà hát còn tổ chức vũ hội. Đúng 12 giờ đêm, tổng thống và các vị quan chức nổi tiếng đều tới nhà hát đón giao thừa, và quang cảnh này được phát sóng trực tiếp trên nhiều kênh thế giới.", "Phòng hòa nhạc Viên là phòng hòa nhạc cổ nhất, hiện đại nhất trong thành phố. Nó được khởi công xây dựng năm 1867, là kiến trúc mang phong cách văn nghệ phục hưng Italy, cổ kính mà trang nhã. Tường ngoài hai màu hồng xen kẽ vàng, trên mái dựng rất nhiều tượng Nữ thần âm nhạc. Bên trong có phòng biểu diễn màu vàng kim, mỗi năm đều có 6 ban nhạc nổi tiếng thế giới đến biểu diễn.", "Ngoài ra còn có hơn 100 bảo tàng nghệ thuật, thu hút hơn tám triệu du khách mỗi năm. Những nơi nổi tiếng nhất là Albertina, Österreichische Galerie Belvedere, Bảo tàng Leopold ở Museumquartier, KunstHausWien, Bank Austria Kunstforum, Bảo tàng đôi Kunsthistorisches và Naturhistorisches, và Bảo tàng kỹ thuật Viên, mỗi nơi có hơn một phần tư triệu du khách mỗi năm.", "Có nhiều địa điểm nổi tiếng liên quan đến các nhà soạn nhạc sống ở Viên, bao gồm các khu nhà khác nhau của Beethoven và mộ tại Nghĩa trang trung tâm là nghĩa trang lớn nhất ở Viên và là nơi chôn cất của nhiều người nổi tiếng. Mozart có một ngôi mộ tưởng niệm tại khu vườn Habsburg và tại nghĩa trang St. Marx (nơi ngôi mộ của ông đã mất). Nhiều nhà thờ của Viên cũng thu hút rất đông người, trong đó nổi tiếng là Nhà thờ St. Stephen, Deutschordenskirche, Jesuitenkirche, Karlskirche, Peterskirche, Maria am Gestade, Minoritenkirche, Ruprechtskirche, Schottenkirche, Nhà thờ thánh Ulrich và Votivkirche.", "Khu rừng ngoại ô phía tây Viên nhờ bản nhạc \"Câu chuyện khu rừng Viên\" của Strauss mà nổi tiếng khắp nơi. Khu rừng trải dài tới 10 km cạnh dòng nước trong xanh, cảnh đẹp như tranh vẽ với hình ảnh nhiều ngôi làng nhỏ xinh xắn yên tĩnh, mang tới cảm hứng cho nhiều họa sĩ, nhạc sĩ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ. Tại ngôi làng nhỏ trên Hailigenstaite, nhạc sĩ thiên tài Beethoven với một bên tai điếc đã viết nên tác phẩm danh tiếng \"Hailigenstaite\" làm di chúc, thể hiện sự bất bình của ông đối với nhân thế và vận mệnh. Bản nhạc \"Sông Danube xanh\" và \"Câu chuyện khu rừng Viên\" của nhạc sĩ Johann Strauss II cũng được sáng tác trong khung cảnh yên tĩnh này.", "Viên không chỉ là thành phố âm nhạc mà còn là thành phố lịch sử. Thế kỷ 1, Viên từng là cứ điểm biên phòng quan trọng của đế quốc La Mã. Năm 1137, nó trở thành thủ đô nước Áo. Từ thế kỷ 15, Viên là thủ đô của đế quốc La Mã Thần thánh và là trung tâm kinh tế châu Âu. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, Viên là một trong những khu trung tâm chính trị của châu Âu với cái tên \"Đô hội văn hóa lớn\". Trong thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh của các thời kỳ khác nhau, nhưng hấp dẫn nhất là Hoàng cung của đế quốc Áo – Hung. Đây là cung điện đặc biệt: thiếu sườn bên trái. Cung điện chính hiện nay là viện bảo tàng quốc gia, bên trong vẻ đẹp bị lệch đó được giữ gìn một cách trân trọng. Sườn bên phải là cung điện phụ, diện tích lớn hơn cung điện chính, giờ là phủ tổng thống và phủ thủ tướng. Trước đây, người ta dự định xây cung điện ở sườn bên trái, nhưng vì đại chiến thế giới nổ ra, hai đế quốc tan rã và dạt về phía Đông. Hoàng cung không cân đối bỗng chốc trở thành di tích để lại suy ngẫm cho người đời.", "Giáo đường Phenstejan nằm không xa phía tây bắc Hoàng cung là một kiến trúc mang phong cách Gothic đẹp nhất nước Áo. Giáo đường gồm một ngôi tháp chính cao 138 m, đứng trên đỉnh tháp có thể nhìn được toàn bộ thành phố. Chuông tháp cứ đúng giờ lại kêu vang vọng không gian. Bên trong có 1.400 căn phòng gọi là \"cung bích vạn\", với những phòng được viềm khảm gỗ tứ đàn, hắc đàn và voi theo kiểu Trung Quốc. Có những phòng được trang trí theo kiểu Nhật Bản.", "Viên cũng có nhiều kiến trúc rất hiện đại. Năm 1964, tháp Danube được xây dựng với chiều cao 252 m, du khách có thể đi thang máy lên thẳng quán cà phê trên đỉnh tháp. Quán cà phê được tạo với ba trục tháp vàng với các góc độ khác nhau, cứ 30 phút lại quay một vòng. Du khách tới đây vừa nghe nhạc, vừa uống cà phê và ngắm cảnh thành phố. Tòa nhà Liên Hợp Quốc, công trình kiến trúc lớn nhất thành phố được khánh thành năm 1979, nằm trên bờ bên trái sông Danube, với diện tích 180.000 m2.", "Tranh cãi tượng Hồ Chí Minh.", "Hiệp hội Áo–Việt tuyên bố, Việt Nam muốn thiết lập một tượng tưởng niệm, đã được sở công viên thành phố cho phép. Việt Nam chịu trả tiền việc hình thành và thiết lập tượng bán thân ở Donaupark, sau đó nó trở thành sở hữu của thành phố Viên, mà phải chăm sóc và duy trì nó. Chỉ một tuần sau, lãnh đạo ÖVP Wien Gernot Blümel, cho là đây là một vấn đề rất kỳ lạ, một nhân vật về lịch sử đầy tranh cãi lại nên có tượng tưởng niệm. Phát ngôn viên văn hóa bà Maria Fekter cho đây là một chuyện diễu trong mùa hóa trang. Cả phía đảng FPÖ cũng có chỉ trích. \"Đúng ra bộ trưởng Văn hóa Drozda phải lên tiếng và phản đối việc dựng tượng để tưởng niệm tên Cộng sản giết người hàng loạt Hồ Chí Minh tại Donaupark\", phó chủ tịch FPÖ và chủ tịch thứ ba của Hội đồng quốv gia Áo Norbert Hofer. Cả đảng Xanh cũng lên tiếng bằng Twitter, họ không chấp thuận, cả cấp xã lẫn cấp quận. Trả lời các lời chỉ trích, Peter Jankowitsch, cựu ngoại trưởng Áo và chủ tịch Hiệp hội Áo–Việt, cho biết, ý tưởng tượng bán thân là của Việt Nam để ăn mừng 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Áo và Việt Nam. Chỉ trích về danh tiếng ông không chấp nhận, đối với Việt Nam ngày nay Hồ Chí Minh là một vị anh hùng, cũng như hoàng đế Franz Josef đối với đế quốc Áo Hung cũ. Người ta có thể chấp nhận hay không, nhưng khi có quan hệ ngoại giao khó mà từ chối biểu tượng quốc gia của họ. Về việc chỉ trích Hồ Chí Minh là một kẻ sát hại nhiều người, ông cho đó là một điều đáng cười. Theo ông về lịch sử điều này không thể chứng minh được. Nó cũng tương tự như cho tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson là kẻ sát hại nhiều người, vì ông đã tiến hành chiến tranh Việt Nam. Những cáo buộc là một phần trong \"chiến dịch trả thù\" của người Việt lưu vong.", "Qua nhiều chỉ trích thành phố Viên đã cho tạm ngưng dự định.", "Ẩm thực tại Viên.", "Thức ăn.", "Viên nổi tiếng với \"Wiener Schnitzel\", một món gồm lát thịt bê (\"Kalbsschnitzel\") hoặc thịt lợn (\"Schweinsschnitzel\") được giã phẳng, phủ bột mì, trứng, vụn bánh mì và chiên trong bơ. Nó có trong hầu hết các nhà hàng, quán ăn ở Viên và có thể được ăn nóng hoặc lạnh. \"Wiener Schnitzel\" truyền thống thực ra chỉ là một miếng thịt bê nhỏ. Các ví dụ khác về ẩm thực Viên bao gồm \"Tafelspitz\" (thịt bò luộc rất nạc), được phục vụ theo truyền thống với \"Geröstete Erdäpfel\" (khoai tây luộc nghiền với một cái nĩa và sau đó được chiên) và nước sốt cải ngựa, \"Apfelkren\" (hỗn hợp của cải ngựa) một nước sốt hẹ làm với mayonnaise và bánh mì cũ).", "Viên có một truyền thống lâu đời về sản xuất bánh và món tráng miệng. Chúng bao gồm Apfelstrudel (strudel táo nóng), Milchrahmstrudel (strudel kem sữa), Palatschinken (bánh kếp ngọt) và Knödel (bánh bao) thường chứa đầy trái cây như quả mơ (Marillenknödel). Sachertorte, một loại bánh sô cô la ẩm tinh tế với mứt mơ được tạo bởi khách sạn Sacher, nổi tiếng thế giới.", "Vào mùa đông, các quầy hàng nhỏ trên phố bán \"Maroni\" truyền thống (hạt dẻ nóng) và khoai tây rán.", "Xúc xích là phổ biến và có sẵn từ những người bán hàng rong (\"Wurstelstand\") suốt cả ngày và đêm. Xúc xích được gọi là \"Wiener\" (tiếng Đức nghĩa là người Viên) ở Hoa Kỳ và ở Đức, được gọi là \"Frankfurter\" ở Viên. Xúc xích phổ biến khác là \"Burenwurst\" (một loại xúc xích thịt bò và thịt lợn thô, thường được luộc), \"Käsekrainer\" (thịt lợn cay với một miếng phô mai nhỏ) và \"Bratwurst\" (một loại xúc xích thịt lợn trắng). Hầu hết có thể được gọi \"mit Brot\" (với bánh mì) hoặc như một \"hot dog\" (nhồi bên trong một cuộn dài). Mù tạt là gia vị truyền thống và thường được cung cấp trong hai loại: \"süß\" (ngọt) hoặc \"scharf\" (cay).", "Kebab, pizza và mì, ngày càng trở thành những món ăn vặt được bán rộng rãi nhất từ các quầy nhỏ.", "Naschmarkt là một chợ truyền thống bán trái cây, rau, gia vị, cá, thịt, vv, từ khắp nơi trên thế giới. Thành phố có nhiều cửa hàng cà phê và bán đồ ăn sáng.", "Đồ uống.", "Viên cùng với Paris, Santiago, Cape Town, Praha, Canberra, Bratislava và Warszawa là một trong số ít các thành phố thủ đô trên thế giới còn những vườn nho gia đinh. Rượu vang được phục vụ trong các quán rượu nhỏ có tên là Heuriger, nơi đặc biệt nhiều ở các vùng trồng nho của Döbled (Grinzing, Neustift am Walde, Nußdorf, Salmannsdorf, Sievering), Floridsdorf (Stammersdorf, Strebersdorf) (Oberlaa). Rượu thường được uống như một Spritzer (\"G'spritzter\") với nước lấp lánh. Grüner Veltliner, một loại rượu vang trắng khô, là loại rượu được trồng rộng rãi nhất ở Áo.", "Bia là thức uống quan trọng thứ hai sau rượu vang. Viên có một nhà máy bia lớn duy nhất là Ottakringer và hơn mười nhà máy bia mi ni. \"Beisl\" là một quán rượu nhỏ điển hình của Áo mà ở Viên có rất nhiều.", "Ngoài ra, một loại nước giải khát địa phương là Almdudler cũng rất phổ biến ở Áo, nó là một sản phẩm thay thế đồ uống có cồn, chiếm vị trí hàng đầu về thị phần cùng với các loại nước giải khát như Coca-Cola. Một thức uống cũng phổ biến khác là \"Spezi\", Spezi là sự pha trộn giữa Coca-Cola và công thức gốc của Fanta cam hoặc Frucade nổi tiếng ở đây.", "Giao thông.", "Bắc qua hai sông Donau và sông Viên là 12 chiếc cầu, nối liền các khu vực của thành phố.", "Viên có một mạng lưới giao thông công cộng lớn bao gồm các tuyến đường tàu nhanh, tàu điện, tàu điện ngầm và xe buýt. Ngoài ra còn có các công ty xe buýt tư nhân hoạt động chính ở các vùng ngoại thành cùng bảng giá tiền. CityBike cho mướn xe đạp cũng là một giải pháp lựa chọn khác. Sau khi đăng ký trong Internet hay trực tiếp tại quầy có thể mướn một chiếc xe đạp. Dùng xe đạp trong vòng 1 tiếng đồng hồ không phải trả tiền.", "Do lịch sử để lại Viên có nhiều nhà ga chính. Nhằm để thu gọn giao thông đi xa, một đường hầm đang được xây dựng chạy từ đường tàu hỏa nam đến đường tàu hỏa bắc (gọi là \"Đường hầm heo rừng\" vì chạy phía dưới Thảo cầm Viên Lainz). Nhà ga Nam hiện nay theo kế hoạch sẽ trở thành nhà ga trung tâm và như thế lần đầu tiên Viên sẽ có một ga trung tâm.", "Cũng giống như các đường tàu hỏa, các đường liên bang (liên tỉnh lộ) và xa lộ cũng tỏa ra ngoài thành phố giống như hình ngôi sao. Xa lộ A23 tạo thành một đường nối hình vòng cung phía nam, nối các xa lộ A2, A4 và A22. Đường S1 vòng phía Nam hiện đang được xây dựng để giải tỏa áp lực cho xa lộ A23 nhưng việc cần thiết phải băng qua Vườn Quốc gia Donau–Auen hiện đang được tranh cãi vì những lý do về sinh thái. Các xa lộ phía tây và nam được nối liền bằng xa lộ A21 nằm ngoài thành phố, thuộc về xa lộ vành đai của Viên.", "Nằm về phía đông nam của Viên là phi trường quốc tế Viên – Schwechat, trong năm 2004 đã có 225.000 chuyến bay và 14,8 triệu hành khác. Trong thời gian gần đây các hãng hàng không giá rẻ đã dời về phi trường của Bratislava (Slovakia) nằm gần đấy.", "Thông qua kênh đào Rhein-Main-Donau Viên được nối liền bằng đường thủy với cảng Rotterdam (Hà Lan) và các khu vực công nghiệp của Đức cũng như với các nước ở Đông Âu cho đến tận Biển Đen.", "Vận chuyển hành khách trên sông Danube gần như chỉ còn quan trọng trong du lịch với giao thông đến Bratislava và Budapest (Hungary) bằng tàu cánh ngầm. Có tầm quan trọng hơn nhiều là cảng vận tải ở Freudenau. Năm 2003, ở tại cảng Viên đã chuyển tải 9 triệu tấn hàng hóa (chủ yếu là các sản phẩm dầu hỏa, nông nghiệp và vật liệu xây dựng) từ 1.550 chiếc tàu.", "Quan hệ quốc tế.", "Các tổ chức quốc tế tại Viên.", "Viên là trụ sở của một số văn phòng Liên Hợp Quốc và các tổ chức và công ty quốc tế khác nhau, bao gồm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Quỹ OPEC vì sự phát triển quốc tế (OFID), Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Văn phòng Liên Hợp Quốc về Hoạt động Vũ trụ (UNOOSA) và Cơ quan Liên minh châu Âu về các quyền cơ bản (FRA). Hiện tại Viên là \"thành phố LHQ\" thứ ba trên thế giới, bên cạnh New York, Geneva và Nairobi. Ngoài ra, Viên là thành viên của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL). Cùng với đó, Đại học Viên hàng năm tổ chức Willem C. Vis Moot uy tín, một cuộc thi trọng tài thương mại quốc tế dành cho sinh viên luật từ khắp nơi trên thế giới.", "Nhiều cuộc họp ngoại giao đặc biệt đã được tổ chức tại Viên vào nửa cuối thế kỷ 20, dẫn đến nhiều tài liệu khác nhau mang tên Công ước Viên hoặc Tài liệu Viên. Trong số các tài liệu quan trọng hơn được đàm phán tại Viên là Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế, cũng như Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường năm 1990 ở châu Âu. Viên cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán dẫn đến Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015 về chương trình hạt nhân của Iran cũng như các cuộc đàm phán hòa bình ở Viên về Syria.", "Viên cũng có trụ sở Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (ITF).", "Thành phố kết nghĩa.", "Viên là thành phố kết nghĩa với các thành phố sau:", "Hình thức hợp tác và giao hữu khác tương tự với kết nghĩa:", "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", " Niš ở Serbia", "Ngoài ra, các quận của Viên cũng kết nghĩa với các huyện/thành phố #đổi ", "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", " Nhật Bản:", "Quận Leopoldstadt của Viên và khu Brooklyn của New York City đã bắt đầu mối giao hữu với nhau từ năm 2007.", "Xem thêm.", "<templatestyles src=\"Div col/styles.css\"/>" ]
3431
837178
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3431
Nhiệt động lực học
[ "Thuật ngữ nhiệt động học (hoặc nhiệt động lực học) có hai nghĩa:", "Ban đầu, nhiệt động học chỉ mang nghĩa thứ nhất. Về sau, các công trình tiên phong của Ludwig Boltzmann đã đem lại nghĩa thứ hai. ", "Các nguyên lý nhiệt động học có thể áp dụng cho nhiều hệ vật lý, chỉ cần biết sự trao đổi năng lượng với môi trường mà không phụ thuộc vào chi tiết tương tác trong các hệ ấy. Albert Einstein đã dựa vào nhiệt động học để tiên đoán về phát xạ tự nhiên. Gần đây còn có một nghiên cứu về nhiệt động học hố đen. ", "\"Nhiệt động học là lý thuyết vật lý duy nhất tổng quát, trong khả năng ứng dụng và trong các cơ sở lý thuyết của nó, mà tôi tin rằng sẽ không bao giờ bị lật đổ.\" — Albert Einstein", "Nhiệt động học thường được coi là một bộ phận của vật lý thống kê, thuộc về một trong số những lý thuyết lớn làm nền tảng cho những kiến thức đương đại về vật chất.", "Lịch sử.", "Những nghiên cứu đầu tiên mà chúng ta có thể xếp vào ngành nhiệt động học chính là những công việc đánh dấu và so sánh nhiệt độ, hay sự phát minh của các nhiệt biểu, lần đầu tiên được thực hiện bởi nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686-1736) - người đã đề xuất ra thang đo nhiệt độ đầu tiên mang tên ông. Trong thang nhiệt này, 32 độ F và 212 độ F là nhiệt độ tương ứng với thời điểm nóng chảy của nước đá và sôi của nước. Năm 1742, nhà bác học Thụy Sĩ Anders Celsius (1701-1744) cũng xây dựng nên một thang đo nhiệt độ đánh số từ 0 đến 100 mang tên ông dựa vào sự giãn nở của thủy ngân.", "Những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến quá trình truyền nhiệt giữa các vật thể. Nếu như nhà bác học Daniel Bernoulli (1700-1782) đã nghiên cứu động học của các chất khí và đưa ra liên hệ giữa khái niệm nhiệt độ với chuyển động vi mô của các hạt. Ngược lại, nhà bác học Antoine Lavoisier (1743-1794) lại có những nghiên cứu và kết luận rằng quá trình truyền nhiệt được liên hệ mật thiết với khái niệm dòng nhiệt như một dạng chất lưu.", "Tuy nhiên, sự ra đời thật sự của bộ môn nhiệt động học là phải chờ đến mãi thế kỉ thứ 19 với sự xuất hiện của nhà vật lý người Pháp Nicolas Léonard Sadi Carnot (1796-1832) cùng với cuốn sách của ông mang tên \"\"Ý nghĩa của nhiệt động năng và các động cơ ứng dụng loại năng lượng này\". Ông đã nghiên cứu những cỗ máy được gọi là động cơ nhiệt: một hệ nhận nhiệt từ một nguồn nóng để thực hiện công dưới dạng cơ học đồng thời truyền một phần nhiệt cho một nguồn lạnh. Chính từ đây đã dẫn ra định luật bảo toàn năng lượng (tiền đề cho nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học), và đặc biệt, khái niệm về quá trình thuận nghịch mà sau này sẽ liên hệ chặt chẽ với nguyên lý thứ hai. Ông cũng bảo vệ cho ý kiến của Lavoisier rằng nhiệt được truyền đi dựa vào sự tồn tại của một dòng nhiệt như một dòng chất lưu.", "Những khái niệm về công và nhiệt được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi nhà vật lý người Anh James Prescott Joule (1818-1889) trên phương diện thực nghiệm và bởi nhà vật lý người Đức Robert von Mayer (1814-1878) trên phương diện lý thuyết xây dựng từ cơ sở chất khí. Cả hai đều đi tới một kết quả tương đương về công và nhiệt trong những năm 1840 và đi đến định nghĩa về quá trình chuyển hoá năng lượng. Chúng ta đã biết rằng sự ra đời của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học là do một công lao to lớn của Mayer.", "Nhà vật lý người Pháp Émile Clapeyron (1799-1864) đã đưa ra phương trình trạng thái của chất khí lý tưởng vào năm 1843.", "Tuy nhiên, chỉ đến năm 1848 thì khái niệm nhiệt độ của nhiệt động học mới được định nghĩa một cách thực nghiệm bằng Kelvin bởi nhà vật lý người Anh, một nhà quý tộc có tên là Sir William Thomson hay còn gọi là Lord Kelvin (1824-1907). Chúng ta không nên nhầm lẫn ông với nhà vật lý cùng họ Joseph John Thompson (1856-1940), người đã khám phá ra electron và đã phát triển lý thuyết về hạt nhân.", "Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học đã được giới thiệu một cách gián tiếp trong những kết quả của Sadi Carnot và được công thức hoá một cách chính xác bởi nhà vật lý người Đức Rudolf Clausius (1822-1888) - người đã đưa ra khái niệm entropy vào những năm 1860.", "Những nghiên cứu trên đây đã cho phép nhà phát minh người Scotland James Watt (1736-1819) hoàn thiện máy hơi nước và tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ thứ 19.", "Cũng cần phải nhắc đến nhà vật lý người Áo Ludwig Boltzmann (1844-1906), người đã góp phần không nhỏ trong việc đón nhận entropy theo quan niệm thống kê và phát triển lý thuyết về chất khí vào năm 1877. Tuy nhiên, đau khổ vì những người cùng thời không hiểu và công nhận, ông đã tự tử khi tài năng còn đang nở rộ. Chỉ đến mãi về sau thì tên tuổi ông mới được công nhận và người ta đã khắc lên mộ ông, ở thành phố Vienne, công thức nổi tiếng W = k.logO mà ông đã tìm ra.", "Riêng về lĩnh vực hoá nhiệt động, chúng ta phải kể đến tên tuổi của nhà vật lý Đức Hermann von Helmholtz (1821-1894) và nhà vật lý Hoa Kỳ Willard Gibbs (1839-1903). Chính Gibbs là người đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong sự phát triển của vật lý thống kê.", "Cuối cùng, để kết thúc lược sử của ngành nhiệt động học, xin được nhắc đến nhà vật lý người Bỉ gốc Nga Ilya Prigonine (sinh năm 1917) - người đã được nhận giải Nobel năm 1977 về những phát triển cho ngành nhiệt động học không cân bằng.", "Phương pháp.", "Nhiệt động học chia vũ trụ ra thành các \"hệ\" ngăn cách bởi \"biên giới\" (có thật hay tưởng tượng). Tất cả các hệ không trực tiếp nằm trong nghiên cứu được quy là \"môi trường\" xung quanh. Có thể chia nhỏ một hệ thành nhiều hệ con, hoặc nhóm các hệ nhỏ thành hệ lớn. Thường, mỗi hệ nằm ở một \"trạng thái\" nhất định đặc trưng bởi một số thông số (thông số sâu và thông số rộng). Các thông số này có thể được liên hệ qua các phương trình trạng thái. Xem thêm trang các trạng thái vật chất.", "Nhiệt động học cổ điển.", "Nhiệt và nhiệt độ là những khái niệm cơ bản của nhiệt động học. Nhiệt động học cổ điển nghiên cứu tất cả những hiện tượng chịu sự chi phối của:", "Nhiệt và nhiệt độ.", "Bằng trực giác, mỗi chúng ta đều biết đến khái niệm nhiệt độ. Một vật được xem là nóng hay lạnh tùy theo nhiệt độ của nó cao hay thấp. Nhưng thật khó để đưa ra một định nghĩa chính xác về nhiệt độ. Một trong những thành tựu của nhiệt động học trong thế kỷ 19 là đã đưa ra được định nghĩa về nhiệt độ tuyệt đối của một vật, đo bằng đơn vị Kelvin, độ không tuyệt đối = không độ Kelvin ≈ -273.15 độ C.", "Khái niệm nhiệt còn khó định nghĩa hơn. Một lý thuyết cổ, được bảo vệ bởi Antoine Lavoisier, cho rằng nhiệt là một dịch thể đặc biệt (không màu sắc, không khối lượng), gọi là chất nhiệt, chảy từ vật này sang vật khác. Một vật càng chứa nhiều chất nhiệt thì nó càng nóng. Thuyết này sai ở chỗ chất nhiệt không thể đồng nhất với một đại lượng vật lý được bảo toàn. Về sau, nhiệt động học đã làm rõ nghĩa cho khái niệm nhiệt lượng trao đổi.", "Các động cơ nhiệt.", "Nhiệt động học cổ điển đã vươn lên với tư cách là khoa học của các động cơ nhiệt hay khoa học về nhiệt động năng.", "Nicolas Léonard Sadi Carnot đã mở đầu cho các nghiên cứu hiện đại về các động cơ nhiệt trong một tiểu luận có tính nền tảng: \"Ý nghĩa của nhiệt động năng và các động cơ ứng dụng loại năng lượng này\"\" (1823). Chu trình Carnot, được trình bày trong tiểu luận này, vẫn còn là một ví dụ lý thuyết điển hình trong các nghiên cứu về các động cơ nhiệt. Ngày nay, thay vì dùng khái niệm nhiệt động năng, người ta phát biểu rằng các động cơ nhiệt có khả năng sinh công cơ học, đồng thời tìm hiểu cách thức sử dụng nhiệt để tạo ra công.", "Mọi chuyển động của các vật trong thế giới vĩ mô (khoảng gần 1 milimét trở lên được xem là vĩ mô) đều có thể sinh nhiệt, với ý nghĩa là nó làm cho vật nóng thêm. Có thể thử nghiệm bằng cách xoa hai bàn tay vào nhau.", "Ngược lại, nhiệt cũng có thể làm cho các vật thể vĩ mô chuyển động (Ví dụ: có thể quan sát sự chuyển động của nước khi được đun sôi). Đây là cơ sở để chế tạo các động cơ nhiệt. Chúng là các hệ vĩ mô, trong đó chuyển động được duy trì nhờ sự chênh lệch nhiệt độ giữa bộ phận \"nóng\" và bộ phận \"lạnh\".", "Nhiệt động học cân bằng.", "Định nghĩa nhiệt động học như là một khoa học về các hệ ở trạng thái cân bằng là một cách tiếp cận vừa tổng quát vừa rất chặt chẽ. Nhiệt động học cân bằng làm việc với các quá trình trao đổi năng lượng (và, do đó, vật chất) ở trạng thái gần cân bằng. Các quá trình nhiệt động học không cân bằng được nghiên cứu bởi nhiệt động học phi cân bằng.", "Cân bằng tĩnh và quy luật của các số lớn.", "Khi ta tung rất nhiều lần một con xúc xắc có cấu trúc thật đều, ta có thể đoán trước một cách chắc chắn rằng tần số xuất hiện của mỗi mặt đều xấp xỉ 1/6. Số lần tung càng nhiều thì các tần số xuất hiện của từng mặt càng gần nhau bởi vì con xúc xắc đã khai thác tất cả các khả năng nhận được. Điều tương tự cũng xảy ra khi ta cho một giọt chất màu vào một cốc nước. Chờ càng lâu ta thấy cốc nước càng trở được nhuộm màu đều bởi lẽ các phân tử màu cho vào đã khai thác tất cả các khả năng nhận được - ở đây là các vùng bên trong cốc.", "Các quan sát trên có thể được tổng quát hóa. Trong một hệ rất lớn, và khi trạng thái cân bằng của nó có thể đạt được, người ta có thể dự đoán chính xác \"số phận\" của hệ ngay cả khi \"số phận\" của nhiều bộ phận không thể xác định được.", "Ở cấp độ nguyên tử.", "Ngày nay ta biết rằng nguyên tử tồn tại và chúng rất nhỏ. Nói cách khác, trong bất cứ một mẫu vật chất nào cũng có rất nhiều nguyên tử, trong một hạt cát có hàng tỉ tỉ nguyên tử. Nhiều định luật vật lý của thế giới vĩ mô không áp dụng được cho các nguyên tử.", "Cân bằng nhiệt.", "Nghiên cứu về các cân bằng nhiệt có tầm quan trọng đặc biệt. Tất cả các thể của vật chất (khí, lỏng, rắn, bán lỏng...) và tất cả các hiện tượng vật lý (cơ, điện - từ, quang...) đều có thể nghiên cứu thông qua lý luận trên sự cân bằng của các hệ lớn. Nhiệt động học, mà người ta hay đồng nhất với vật lý thống kê, là một trong những nền tảng vững chắc nhất trên đó các kiến thức hiện đại về vật chất được xây dựng.", "Các định luật.", "Các định luật của nhiệt động lực học còn được gọi là các nguyên lý nhiệt động lực học.", "Định luật 0.", "Định luật 0, hay nguyên lý cân bằng nhiệt động, nói về cân bằng nhiệt động. Hai hệ nhiệt động đang nằm trong \"cân bằng nhiệt động \" với nhau khi chúng được cho tiếp xúc với nhau nhưng không có trao đổi năng lượng. Nó được phát biểu như sau: \"Nếu hai hệ có cân bằng nhiệt động với cùng một hệ thứ ba thì chúng cũng cân bằng nhiệt động với nhau\".", "Định luật 0 được phát biểu muộn hơn 3 định luật còn lại nhưng lại rất quan trọng nên được đánh số 0. Cân bằng nhiệt động bao hàm cả cân bằng nhiệt, cân bằng cơ học và cân bằng hoá học. Đây cũng là nền tảng của phép đo nhiệt.", "\"Xem thêm Định luật đầu tiên của nhiệt động lực học\" ", "Định luật 1.", "Định luật 1, hay nguyên lý thứ nhất, chính là định luật bảo toàn năng lượng áp dụng vào hiện tượng nhiệt, khẳng định rằng năng lượng luôn được bảo toàn. Nói cách khác, tổng năng lượng của một hệ kín là không đổi. Các sự kiện xảy ra trong hệ chẳng qua là sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi, nó luôn biến đổi trong tự nhiên. Trong nhiệt động lực học, động cơ nhiệt là thứ trọng tâm. Vì vậy, nguyên lý thường được phát biểu theo công thức:", "formula_1", "Hay tương đương với: formula_2", "Công thức biẻu thị một quá trình hoạt động cơ bản của một động cơ nhiệt. Nhận nhiệt Q để tăng nội năng formula_3 và sinh công A:", "Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng", "Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng", "A > 0: Hệ sinh công", "A < 0: Hệ nhận công", "Định luật 2.", "Định luật 2, hay nguyên lý thứ hai, còn gọi là nguyên lý về entropy, liên quan đến tính không thể đảo ngược của một quá trình nhiệt động lực học và đề ra khái niệm entropy. Nguyên lý này phát biểu rằng entropy của một hệ kín chỉ có hai khả năng, hoặc là tăng lên, hoặc giữ nguyên. Từ đó dẫn đến định luật là không thể chuyển từ trạng thái mất trật tự sang trạng thái trật tự nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài.", "Một cách phát biểu khác là:", "\"Một hệ lớn và không trao đổi năng lượng với môi trường sẽ có entropy luôn tăng hoặc không đổi theo thời gian\".", "formula_4", "Vì entropy là mức độ hỗn loạn của hệ, định luật này nói rằng vũ trụ sẽ ngày càng \"hỗn loạn\" hơn. Cơ học thống kê đã chứng minh rằng định luật này là một định lý, đúng cho hệ lớn và trong thời gian dài. Đối với hệ nhỏ và thời gian ngắn, có thể có thay đổi ngẫu nhiên không tuân thủ định luật này. Nói cách khác, không như định luật 1, các định luật vật lý chi phối thế giới vi mô chỉ tuân theo định luật 2 một cách gián tiếp và có tính thống kê. Ngược lại, định luật 2 khá độc lập so với các tính chất của các định luật đó, bởi lẽ nó chỉ thể hiện khi người ta trình bày các định luật đó một cách giản lược hóa và ở quy mô nhỏ.", "Định luật 3.", "Nguyên lý số ba, hay nguyên lý Nernst, còn gọi là nguyên lý độ không tuyệt đối, đã từng được bàn cãi nhiều nhất, gắn liền với sự tụt xuống một trạng thái lượng tử cơ bản khi nhiệt độ của một hệ tiến đến giới hạn của độ không tuyệt đối. Định luật này được phát biểu như sau.", "\"Trạng thái của mọi hệ không thay đổi tại nhiệt độ không tuyệt đối (0K).\" ", "formula_5", "Đại lượng mở rộng và đại lượng bổ sung.", "Người ta phân biệt các đại lượng vật lý chi phối trạng thái nhiệt động của một hệ thành hai loại: các đại lượng mở rộng và các đại lượng bổ sung.", "Một hệ luôn có thể được phân chia - bằng tưởng tượng - thành từng phần tách biệt trong không gian.", "Một đại lượng được gọi là đại lượng mở rộng khi giá trị của nó trong hệ bằng tổng giá trị của nó trong từng phần của hệ đó. Ví dụ:", "Một đại lượng gọi là đại lượng bổ sung khi trong một hệ đồng nhất, giá trị của nó trong toàn hệ bằng với giá trị của nó trong từng phần của hệ đó. Ví dụ:", "cũng như tỷ số của hai đại lượng mở rộng bất kỳ.", "Một đại lượng có thể không là đại lượng mở rộng cũng không là đại lượng bổ sung, chẳng hạn đại lượng \"bình phương thể tích\".", "Tham khảo.", "Bằng tiếng Anh" ]
3435
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3435
Thứ Hai
[ "Thứ Hai là một ngày trong tuần nằm giữa Chủ nhật và thứ Ba.", "Trong văn minh phương Tây, thứ Hai được lấy tên từ Mặt Trăng. Thứ Hai thường được xem là ngày đầu tiên trong tuần làm việc.", "Tiếng Việt thì chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi Thứ Hai là \"segunda-feira\", nghĩa là \"ngày lễ thứ nhì\". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi thứ Hai là \"ngày thứ hai trong tuần\".", "Trong các nước, Tiếng Trung ngày này được gọi là \"Tinh kỳ nhất\" (chữ Hán: 星期一) nghĩa là \"kỳ sao thứ nhất\". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là \"Nguyệt Diệu Nhật\" (Kanji/Hanja: 月曜日, Kana: げつようび - getsu yōbi, Hangeul: 월요일 - wol yo il), nghĩa là \"ngày Nguyệt Diệu\" hay \"ngày Mặt Trăng\"." ]
3439
67320648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3439
Thứ Ba
[ "Thứ Ba là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Hai và thứ Tư. Thứ Ba trong một số tiếng phương Tây và tiếng Nhật được lấy tên từ Sao Hỏa.", "Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là \"terça-feira\", nghĩa là \"ngày lễ thứ ba\". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.", "Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là \"Tinh kỳ nhị\" (chữ hán: 星期二) nghĩa là \"kỳ sao thứ hai\". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là \"Hỏa Diệu Nhật\" (Kanji/Hanja: 火曜日, Kana: かようび - ka yōbi, Hangeul: 화요일 - hwa yo il), nghĩa là \"ngày Hỏa Diệu\" hay \"ngày Sao Hỏa\".", "Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật (tiếng Anh)" ]
3440
375991
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3440
Thứ Tư
[ "Thứ Tư là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Ba và thứ Năm. Thứ Tư trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Thủy.", "Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là \"quarta-feira\", nghĩa là \"ngày lễ thứ tư\". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.", "Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là \"Tinh kỳ tam\" (chữ hán: 星期三) nghĩa là \"kỳ sao thứ ba\". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là \"Thủy Diệu Nhật\" (Kanji/Hanja: 水曜日, Kana: すいようび - sui yōbi, Hangeul: 수요일 - su yo il), nghĩa là \"ngày Thủy Diệu\" hay \"ngày Sao Thủy\".", "Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật (tiếng Anh)" ]
3441
375991
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3441
Thứ Năm
[ "Thứ Năm là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Tư và thứ Sáu. Thứ Năm trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Mộc.", "Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là \"quinta-feira\", nghĩa là \"ngày lễ thứ năm\". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.", "Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là \"Tinh kỳ tứ\" (chữ hán: 星期四) nghĩa là \"kỳ sao thứ tư\". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là \"Mộc Diệu Nhật\" (Kanji/Hanja: 木曜日, Kana: もくようび - moku yōbi, Hangeul: 목요일 - mok yo il), nghĩa là \"ngày Mộc Diệu\" hay \"ngày Sao Mộc\".", "Theo một số quy ước (xem ISO 8601), các ngày thứ Năm dùng để đánh số tuần: tuần 1 là tuần được định nghĩa là tuần có thứ Năm đầu tiên trong năm và cứ thế tính tiếp." ]
3442
375991
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3442
Thứ Sáu
[ "Thứ Sáu là một ngày trong tuần và nằm giữa thứ Năm và thứ Bảy. Thứ Sáu trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Kim.", "Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là \"sexta-feira\", nghĩa là \"ngày lễ thứ sáu\". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.", "Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là \"Tinh kỳ ngũ\" (chữ hán: 星期五) nghĩa là \"kỳ sao thứ năm\". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là \"Kim Diệu Nhật\" (Kanji/Hanja: 金曜日, Kana: きんようび - kin yōbi, Hangeul: 금요일 - geum yo il), nghĩa là \"ngày Kim Diệu\" hay \"ngày Sao Kim\".", "Ở những nước làm việc năm ngày một tuần, thứ Sáu là ngày làm việc cuối cùng nên thường được dùng để tổ chức lễ lạc và nghỉ ngơi.", "Ở phương Tây người ta tin rằng \"thứ Sáu ngày 13\" là một ngày xui xẻo, dễ bị ma quỷ quấy rối vì theo Kinh Thánh con số 13 trùng với 13 nhân vật có mặt tại bữa Tiệc Ly, còn Thứ Sáu là ngày Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự. Thứ Sáu cũng là ngày Adam và Eva ăn trái táo cấm.", "Thứ sáu còn là ngày lễ thánh của đạo Hồi." ]
3443
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3443
Thứ Bảy
[ "Thứ Bảy là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Sáu và Chủ nhật. Ngày này cùng ngày chủ nhật được gọi chung là cuối tuần.", "Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn coi ngày này là ngày thứ bảy trong tuần lễ. Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.", "Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là \"Tinh kỳ lục\" (chữ hán: 星期六) nghĩa là \"kỳ sao thứ sáu\". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là \"Thổ Diệu Nhật\" (Kanji/Hanja: 土曜日, Kana: どようび - do yōbi, Hangeul: 토요일 - to yo il), nghĩa là \"ngày Thổ Diệu\" hay \"ngày Sao Thổ\".", "Với các ngôn ngữ Âu châu khác, tên gọi ngày Thứ Bảy có gốc từ thần thoại La Mã Saturnus, tức vị thần nông nghiệp.", "Theo truyền thống Do Thái, thứ Bảy là ngày Sabat, ngày cuối tuần, ngày quan trọng nhất trong tuần, vì theo Kinh Thánh đó là ngày được Chúa chúc phúc. Trong ngày này, mọi hoạt động đều phải được nghỉ để hoàn toàn rảnh rỗi.", "Liên kết ngoài.", "[[Thể loại:Ngày trong tuần]]", "Tham khảo.", "[[Thể loại:Ngày trong tuần]]" ]
3447
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3447
Tháng 3
[]
3448
859204
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3448
Tháng 4
[]
3450
874327
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3450
Giờ Phối hợp Quốc tế
[ "Thời gian Phối hợp Quốc tế hay UTC, thường gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. \"UTC\" không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh \"CUT\" (\"Coordinated Universal Time\") và viết tắt tiếng Pháp. Nó được dựa trên chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich (GMT, tiếng Anh: \"Greenwich Mean Time\") do hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ XII, sau đó được đổi tên thành giờ quốc tế (UT, tiếng Anh: \"Universal Time\"). Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế.", "Chi tiết.", "UTC khác với giờ nguyên tử một số giây nguyên và với một số giây lẻ (không nguyên)", "UTC thực ra là một hệ đo lường thời gian lai tạp: tốc độ của UTC được tính dựa trên chuẩn tần số nguyên tử nhưng thời điểm của UTC được đồng bộ hóa cho gần với UT thiên văn. Khi hệ các đơn vị SI công nhận giây nguyên tử, tốc độ của giây nguyên tử thường nhanh hơn tốc độ trung bình của UT trong nửa sau của thế kỷ XX. Vì lý do này, UT chậm lại so với giờ nguyên tử đo bằng các đồng hồ nguyên tử. UTC được giữ trong khoảng 0.9 giây với ; một vài giây nhuận được thêm (trên lý thuyết là được trừ đi) vào cuối tháng UTC khi cần thiết. Kể ra—lần chỉnh đầu tiên vào năm 1972—tất cả những điều chỉnh như vậy đều là cộng thêm và áp dụng cho các ngày 30/6 hoặc 31/12, trong đó giây nhuận cộng thêm được viết là T23:59:60. Việc thông báo về những giây nhuận được Dịch vụ Hệ thống Vòng quay Trái Đất và Đối chiếu Quốc tế đảm nhận, dựa trên các dự báo thiên văn chính xác của vòng quay Trái Đất.", "Đôi khi có giây 60 và đôi khi không có giây 59.", "Hè năm 2004, độ lệch giữa giờ UTC và TAI là 32 giây (độ chậm hạng nhất).", "Giờ UTC được viết bằng 4 chữ số sau:", "Không có dấu giữa các số này. Ví dụ, 3 giờ 7 phút chiều được viết là: 1507.", "Để dùng trong luật lệ-thương mại và cuộc sống thường ngày, phần lẻ khác biệt giữa UTC và UT (hay GMT) là cực nhỏ không tính nên theo thông tục UTC đôi khi được gọi là GMT, mặc dù điều này là hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật.", "\"Xem thêm tại múi giờ.\"", "UTC là hệ thống thời gian dùng trong nhiều chuẩn Internet và World Wide Web. Đặc biệt, giao thức giờ trên mạng – NTP được thiết kế để phân phối tự động giờ trên mạng Internet.", "Ngoài ra, có một số loại đồng hồ UTC thực hiện bằng phần mềm.", "Múi giờ UT đôi khi được ký hiệu bằng chữ Z vì múi giờ hàng hải quốc tế tương đương (GMT) đã được ký hiệu bằng chữ Z kể từ năm 1950, chữ này để miêu tả không giờ kể từ năm 1920. Xem Múi giờ#Lịch sử. Bảng chữ cái ngữ âm NATO và hội vô tuyến điện nghiệp dư từng gọi Z là \"Zulu\", nên UT đôi khi được gọi là giờ Zulu.", "Chuẩn ISO 8601 đã sử dụng khái niệm UTC này." ]
3451
770800
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3451
Sao Mai (định hướng)
[ "Sao Mai có thể là:" ]
3452
3399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3452
Sao Hôm
[]
3453
855741
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3453
Tháng năm
[ "Tháng 5 là tháng có 31 ngày.", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai" ]
3455
763210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3455
Tháng sáu
[ "Tháng sáu là tháng thứ sáu theo lịch Gregorius, có 30 ngày.", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai", "Tham khảo.", " " ]
3460
630332
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3460
Tháng bảy
[ "Tháng bảy hay tháng bẩy là tháng thứ bảy theo lịch Gregorius, có 31 ngày.", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai" ]
3462
650862
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3462
Thủy tinh
[ "Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, phần lớn có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.", "Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng có độ nhớt cao bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát thì gọi là thủy tinh silicát. ", "Silicát là dioxide silic (SiO2) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là thành phần hóa học của thạch anh. Silicát có điểm nóng chảy khoảng 1.730 °C (3.146 °F), vì thế có hai hợp chất thông thường hay được bổ sung vào cát trong công nghệ nấu thủy tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng 1.000 °C. Một trong số đó là soda (cacbonat natri Na2CO3), hay bồ tạt (tức cacbonat kali K2CO3). Tuy nhiên, sô đa làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước - là điều người ta không mong muốn, vì thế người ta cho thêm vôi sống (oxide calci, CaO) là hợp chất bổ sung để phục hồi tính không hòa tan.", "Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh dân dụng silicát là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên, thủy tinh rất dòn dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Tính chất này có thể giảm nhẹ hay thay đổi bằng cách thêm một số chất bổ sung như ôxít bor, ôxít nhôm vào thành phần khi nấu thủy tinh hay xử lý nhiệt.", "Thủy tinh được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, làm đồ chứa (chai, lọ, cốc, chén, ly, tách), trong quang học (lăng kính, gương, sợi cáp quang), kỹ thuật điện tử (bóng đèn, màn hình, chất cách điện), bình lọ phản ứng trong công nghiệp hóa chất, xương, răng nhân tạo trong y học , vật liệu trang trí v.v.", "Tính chất.", "Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dòn dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị acid (trừ Acid hydrofluoric) ăn mòn.", "Truyền sáng.", "Nếu ta thay đổi một trong các tính chất của thủy tinh. Một trong những đặc trưng rõ nét nhất của thủy tinh thông thường là nó trong suốt đối với ánh sáng nhìn thấy, mặc dù không phải mọi vật liệu thủy tinh đều có tính chất như vậy do phụ thuộc vào tạp chất. Độ truyền sáng của thủy tinh trong vùng bức xạ điện từ bức xạ tử ngoại và tia hồng ngoại thay đổi tùy theo việc lựa chọn tạp chất.", "Ánh sáng nhìn thấy.", "Tính trong suốt của thủy tinh trong ánh sáng nhìn thấy là do sự vắng mặt của trạng thái chuyển tiếp của các điện tử trong khoảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy, và trạng thái này là thuần nhất trong mọi bước sóng hơn là chỉ trong khoảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy (sự không thuần nhất làm cho ánh sáng bị tán xạ, làm tán xạ hình ảnh được truyền qua). Thủy tinh có thể được thổi thủ công hoặc sản xuất bằng phương pháp công nghiệp.", "Các kim loại và oxide kim loại được bổ sung thêm vào thủy tinh trong quá trình sản xuất nó để thay đổi màu sắc của nó. Mangan có thể thêm vào với một lượng nhỏ để loại bỏ màu xanh lá cây tạo ra bởi sắt hay trong một lượng lớn hơn để cho thủy tinh có màu tím amêtít. Giống như mangan, selen có thể sử dụng với một lượng nhỏ để làm bay màu của kính, hay trong một lượng lớn hơn để tạo ra màu hơi đỏ. Một lượng nhỏ coban (tu 0,025 đến 0,1%) sinh ra thủy tinh màu xanh da trời. Oxide thiếc với antimoan và oxide asen sinh ra thủy tinh màu trắng đục, lần đầu tiên đã được sử dụng ở Venezia để sản xuất đồ giả sứ. 2 đến 3% của oxide đồng sinh ra màu xanh lam. Đồng kim loại nguyên chất sinh ra thủy tinh mờ có màu đỏ thẫm, nó đôi khi được sử dụng thay thế cho thủy tinh màu hồng ngọc của vàng. Niken, phụ thuộc vào nồng độ, sinh ra thủy tinh có màu xanh da trời hay màu tím hoặc thậm chí là màu đen. Sự bổ sung titan sinh ra thủy tinh có màu nâu vàng. Vàng kim loại trong một lượng rất nhỏ (khoảng 0,001%), sinh ra thủy tinh có màu hồng ngọc thẫm, trong khi một lượng thấp hơn sinh ra màu đỏ nhạt hơn, thông thường gọi là màu \"nam việt quất\". Nguyên tố urani (0,1 đến 2%) có thể thêm vào để thủy tinh có màu vàng phản quang hay màu xanh lá cây. Thủy tinh urani nói chung là không nguy hiểm về phóng xạ, tuy vậy nếu nó ở dạng bột, chẳng hạn như đánh bóng bằng giấy nhám, và dạng bụi thì nó là tác nhân gây ung thư. Hợp chất của bạc(thông thường là nitrat bạc) có thể sinh ra một khoảng màu từ đỏ da cam đến vàng. Phương thức đốt nóng và làm lạnh thủy tinh có thể có ảnh hưởng đáng kể tới màu sinh ra bởi các chất này. Các chất này tham gia vào cấu trúc thủy tinh như thế nào hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Các loại thủy tinh màu khác vẫn thường xuyên được tìm ra. các chất uniric sẽ tạo ra các mã nguồn cho các hợp chất rắn khác. thủy tinh bluoon bao gồm cả các chất phụ lưu của cát và đá trắng. phần cắt càng mịn thì thủy tinh càng đẹp và bền và có chất lượng hơn.", "cần bổ sung thêm quy trình sản xuất thủy tinh thì tốt hơn. có thể lưu trữ một lượng thông tin từ những con số thấng kê", "Tử ngoại.", "Thủy tinh thông thường không cho ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 400 nm, hay tử ngoại tia cực tím (UV) đi qua. Có điều này vì sự bổ sung của các hợp chất như ôxít natri, sắt v.v. Thủy tinh thuần SiO2 (còn gọi là thủy tinh thạch anh) trái lại không hấp thụ tia UV và nó được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ trong suốt trong khoảng bước sóng này, mặc dù nó đắt hơn thủy tinh thường. Có thể pha thêm xeri|xêri vào thủy tinh để tăng việc hấp thụ tia cực tím (các bức xạ ion hóa nguy hiểm về mặt sinh học).", "Hồng ngoại.", "Thủy tinh có thể sản xuất đến mức độ tinh khiết mà hàng trăm kilômét thủy tinh vẫn là trong suốt ở bước sóng tia hồng ngoại trong các sợi cáp quang. Một lượng lớn sắt được sử dụng trong thủy tinh có khả năng hấp thụ nhiệt, chẳng hạn như các tấm lọc hấp thụ nhiệt cho các máy chiếu phim.", "Chiết suất.", "Chiết suất của thủy tinh có thể thay đổi tùy theo các dạng thành phần khi có các thành phần khác thêm. Thủy tinh có chứa chì, chẳng hạn như chì tinh thể hay thủy tinh đá lửa, là 'rực rỡ' hơn vì nó làm tăng chiết suất và sinh ra sự 'lấp lánh' có thể nhận thấy rõ hơn. Xem thêm pha lê. Việc bổ sung bari cũng làm tăng chiết suất. Oxide thori làm cho thủy tinh có hệ số chiết suất rất cao và nó được sử dụng để sản xuất các lăng kính chất lượng cao.", "Nhiệt độ nóng chảy.", "Như mọi chất rắn vô định hình, thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. Natri nói chung được thêm vào để hạ nhiệt độ nóng chảy của thủy tinh. Sự bổ sung sô đa hay bồ tạt đôi khi còn hạ nhiệt độ nóng chảy xuống thấp hơn.", "Lịch sử.", "Các loại thủy tinh có nguồn gốc tự nhiên, gọi là các loại đá vỏ chai, đã được sử dụng từ thời đại đồ đá. Chúng được tạo ra trong tự nhiên từ các dung nham (magma) núi lửa. Người nguyên thủy dùng đá vỏ chai để làm các con dao cực sắc.", "Việc sản xuất thủy tinh lần đầu tiên hiện còn lưu được chứng tích là ở Ai Cập khoảng năm 2000 trước công nguyên, khi đó thủy tinh được sử dụng như là men màu cho nghề gốm và các mặt hàng khác. Trong thế kỷ 1 trước công Nguyên kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển và những thứ trước kia là hiếm và có giá trị đã trở thành bình thường. Trong thời kỳ đế quốc La Mã (đế chế La Mã) rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là các loại bình và chai lọ. Thủy tinh khi đó có màu xanh lá cây vì tạp chất sắt có trong cát được sử dụng để sản xuất nó. Thủy tinh ngày nay nói chung có màu hơi ánh xanh lá cây, sinh ra cũng bởi các tạp chất như vậy.", "Các đồ vật làm từ thủy tinh từ thế kỷ 7 và thế kỷ 8 đã được tìm thấy trên đảo Torcello gần Venice. Các loại hình này là liên kết quan trọng giữa thời La Mã và sự quan trọng sau này của thành phố đó trong việc sản xuất thủy tinh. Khoảng năm 1000 sau Công nguyên, một đột phá quan trọng trong kỹ thuật đã được tạo ra ở Bắc Âu khi thủy tinh sô đa được thay thế bằng thủy tinh làm từ các nguyên liệu có sẵn hơn: bồ tạt thu được từ tro gỗ. Từ thời điểm này trở đi, thủy tinh ở khu vực phía bắc châu Âu có sự sai khác rõ nét với thủy tinh ở khu vực Địa Trung Hải, là khu vực mà sô đa vẫn được sử dụng chủ yếu.", "Thế kỷ 11 được cho là nổi bật, tại Đức, phương pháp mới chế tạo thủy tinh tấm đã ra đời bằng các quả cầu để thổi, sau đó chuyển nó sang thành các hình trụ tạo hình, cắt chúng khi đang còn nóng và sau đó dát phẳng thành tấm. Kỹ thuật này đã được hoàn thiện vào thế kỷ 13 ở Vênidơ.", "Cho đến thế kỷ 12 thủy tinh đốm (có nghĩa là thủy tinh với các vết màu, thông thường là kim loại) đã không được sử dụng rộng rãi nữa.", "Trung tâm sản xuất thủy tinh từ thế kỷ 14 là Vênidơ, ở đó người ta đã phát triển nhiều công nghệ mới để sản xuất thủy tinh và trở thành trung tâm xuất khẩu có lãi các đồ đựng thức ăn, gương và nhiều đồ xa xỉ khác. Sau đó, một số thợ thủy tinh của Vênidơ đã chuyển sang các khu vực khác như Bắc Âu và việc sản xuất thủy tinh đã trở nên phổ biến hơn.", "Công nghệ thủy tinh Crown đã được sử dụng cho đến giữa những năm 1800. Trong công nghệ này, ống thổi thủy tinh có thể xoay tròn khoảng 9 pound (khối lượng) (4 kg) thủy tinh lỏng tại phần cuối của ống cho đến khi nó được làm phẳng thành đĩa đường kính khoảng 5 ft (1,5 m). Đĩa sau đó được cắt thành tấm chữ nhật. Thủy tinh của người Vênidơ là cao giá giữa thế kỷ 10 và thế kỷ 14 bởi vì họ giữ được bí quyết. Khoảng năm 1688, công nghệ đúc thủy tinh đã được phát triển, dẫn tới việc sử dụng nó như một vật liệu thông dụng. Sự phát minh ra máy ép thủy tinh năm 1827 cho phép sản xuất hàng loạt các đồ vật từ thủy tinh rẻ tiền hơn.", "Phương pháp ống xy lanh được phát kiến bởi William J. Blenko trong những năm đầu của thập niên 1900.", "Thủy tinh nghệ thuật đôi khi được tạo ra bằng phương pháp khắc acid hay bằng các chất ăn mòn khác (tạo ra hình cần thiết trên bề mặt thủy tinh). Thông thường nó được tạo ra bởi các nghệ nhân sau khi thủy tinh được thổi hay đúc. Trong những năm 1920 phương pháp mới để khắc acid theo khuôn đã được phát kiến, theo đó các tác phẩm nghệ thuật được khắc trực tiếp trên khuôn, vì thế mỗi một lượt đúc đã tạo ra hình ảnh trên bề mặt thủy tinh. Điều này làm giảm chi phí sản xuất và kết hợp với việc sử dụng rộng rãi của các loại thủy tinh màu đã tạo ra các sản phẩm thủy tinh rẻ tiền trong những năm 1930, sau này được biết đến như là thủy tinh thời kỳ suy thoái.", "Ngày nay, tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, việc thu thập đá vỏ chai bị pháp luật ngăn cấm ở một vài nơi.", "Ứng dụng.", "Vì thủy tinh là một vật liệu cứng và không hoạt hóa nên nó là một vật liệu rất có ích. Rất nhiều đồ dùng trong gia đình làm từ thủy tinh. Cốc, chén, bát, đĩa, chai, lọ v.v có thể được làm từ thủy tinh, cũng như bóng đèn, gương, màn hình máy tính và ti vi, cửa sổ. Trong phòng thí nghiệm để làm các thí nghiệm trong hóa học, sinh học, vật lý và nhiều lĩnh vực khác, người ta sử dụng bình thót cổ, ống thử, lăng kính và nhiều dụng cụ thiết bị khác được làm từ thủy tinh. Đối với các ứng dụng này, thủy tinh silicat bo (như Pyrex) thường được sử dụng vì sức bền và hệ số giãn nở nhiệt thấp, giúp cho nó chống lại tốt hơn đối với sự sốc nhiệt và cho phép đo đạc chính xác hơn khi làm nóng và làm nguội các thiết bị. Đối với phần lớn các ứng dụng có yêu cầu cao, thủy tinh thạch anh được sử dụng, mặc dù rất khó làm việc với nó. Phần lớn thủy tinh như thế này được sản xuất hàng loạt bằng các công nghệ khác nhau, nhưng đa phần các phòng thí nghiệm lớn cần rất nhiều các loại đồ thủy tinh khác nhau vì thế họ vẫn giữ ống thổi thủy tinh trong văn phòng. Thủy tinh từ núi lửa, như đá vỏ chai, đã được sử dụng từ lâu để tạo ra các công cụ bằng đá và kỹ thuật đập đá lửa có thể dễ dàng tạo ra chất bất trị của natri với sự phù hợp với thủy tinh sản xuất hàng loạt ngày nay.", "Tái chế.", "Thủy tinh được tạo hình khi nó đang nóng chảy hoặc biến mềm, do đó những phế liệu có tính chất gần giống tính chất sản phẩm cần tạo đều có thể tái chế (nấu chảy và tạo hình lại). Ở những nhà máy lớn sản xuất thủy tinh, đa số đều dùng lò bể, là một loại lò có thể nấu liên tục. Người ta hạn chế tối đa việc dừng lò bởi mỗi lần như thế, lượng thủy tinh còn thừa (chiếm khoảng 20-30% thể tích lò) sẽ đông cứng, co lại và phá huỷ lớp gạch chịu lửa xây lò và ảnh hưởng đến kết cấu thành lò. Chi phí xây gạch mới và nhiên liệu cung cấp cho quá trình nâng nhiệt của lò đến nhiệt độ nấu thủy tinh sẽ rất lớn. Chính điều đó dẫn đến việc có một số thủy tinh thành phẩm nhưng cũng được đưa vào tái chế (nấu lại). Điều này xảy ra tại các nhà máy thủy tinh lớn chẳng may hàng bán không chạy, mà hàng tồn đọng lại trong kho quá nhiều; nếu tiếp tục sản xuất mới sẽ không có chỗ chứa. Biện pháp xử lý là đập vỡ thành phẩm, đem qua lò nấu lại, mục đích là để duy trì sự hoạt động của lò." ]
3465
198560
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3465
Trịnh Công Sơn
[ "Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một nam nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc và nằm trong danh sách những nghệ sĩ âm nhạc Việt Nam có lượng đĩa bán chạy nhất. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc). Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly, danh ca gắn liền tên tuổi với hàng trăm ca khúc của ông. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên và một ca sĩ (ông từng biểu diễn một số bài hát do chính mình sáng tác). Ông từng là Hội viên Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập phụ san Thế Giới Âm Nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).", "Tiểu sử.", "Ông nguyên quán ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông lớn lên tại Huế; lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence tại Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau và tốt nghiệp tú tài tại đây. Ông có hai em trai và năm em gái. Cha ông là ông Trịnh Xuân Thanh, mất lúc Trịnh Công Sơn 16 tuổi. Mẹ ông là bà Lê Thị Quỳnh, mất năm 1991. ", "Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập võ judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Cũng theo một nguồn tin khác như lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ): \"Năm anh Sơn 18 tuổi, ba mất, để lại mẹ và bảy người em. Lúc đó, anh còn quá trẻ, không biết phải làm sao. Mấy tháng liền, trời nắng chang chang, anh lên mộ ba ngồi cả ngày. Anh ốm nặng một trận. Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc\". Bà Trịnh Vĩnh Trinh kể ở tuổi 18, trở thành trụ cột gia đình, Trịnh Công Sơn loay hoay không biết phải bắt đầu thế nào. Ông mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em. Ông bắt năm em gái tập đi mỗi sáng với một quyển sách được đặt trên đầu, phải bước đi sao cho duyên dáng, khoan thai. Ông coi trọng lễ nghi, luôn dặn dò các em không được gắp thức ăn trước người lớn trong bữa cơm, không được chống hai tay trên bàn khi có bề trên. Ông nghiêm khắc, từng đánh đòn em nhưng sau này, ông hối hận nói: \"Lúc đó anh còn trẻ quá, chẳng biết làm sao\". Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: \"Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy\". Do bị tai nạn trên, ông phải ở nhà điều trị suốt 2 năm. Trong thời gian này, ông đọc nhiều sách. ", "Năm 1961, vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp 1964, ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.", "Năm 1967, có lệnh điều động giáo viên phải nhập ngũ, Trịnh Công Sơn tìm cách trốn lính, trở về Sài Gòn. Ông gặp lại Khánh Ly và lập ban nhạc. Khởi đầu hát tại Quán Văn nằm trong khuôn viên trường Văn Khoa, sau đó ông và Khánh Ly trở nên nổi tiếng.", "Ông là một trí thức đấu tranh tích cực cho phong trào hòa bình tại miền Nam. Năm 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gặp quân nhân miền Bắc trong 26 ngày đêm tranh giành Huế. Vào năm 1970, ông đã tham gia phong trào Tự quyết với Ngô Kha, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và Thái Ngọc San.", "Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài \"Nối vòng tay lớn\". Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi người dân miền Nam ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.", "Sau 30 tháng 4 năm 1975, thay vì theo gia đình ông di cư sang Mỹ, ông ở lại Việt Nam, về Huế, phải đi học tập cải tạo trong 2 năm. Sau thời gian học tập chính trị, ông quay lại và làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. ", "Ông có quan hệ thân thiết với Cựu Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt. Năm 1978, ông Võ Văn Kiệt giới thiệu ông với Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP HCM, nhận ông vào biên chế chính thức. Từ đó, Trịnh Công Sơn được tạo điều kiện hòa nhập với đời sống nghệ sĩ, lấy lại niềm cảm hứng sáng tác.", "Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại. Ông từng là Hội viên Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập phụ san Thế Giới Âm Nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).", "Năm 1989, từ 27 tháng năm đến 26 tháng sáu, Trịnh Công Sơn, vào tuổi 50, được Hội Người Việt Nam tại Pháp mời qua Pháp. Tại đây ông lần đầu gặp lại người yêu cũ Dao Ánh.", "Ông ở tại căn nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh.", "Sau đợt ốm nặng năm 2001, ông qua đời ngày 1 tháng 4 năm 2001. Nguyên nhân cái chết là sơ gan, suy thận, tiểu đường, xuất huyết tiêu hoá, viêm phổi rất nặng .", "Sự nghiệp.", "Tên tuổi của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến hơn, từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại \"Quán Văn\", một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên \"Khai Hóa\" trong \"phong trào phục vụ thanh niên xã hội\" chủ trương, từ cuối năm 1966. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Ông kể: \"\"Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly\", còn Khánh Ly kể lại giai đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh phúc những năm 1960 ấy: \"Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn\"\".", "Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như \"Diễm xưa\" (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), \"Ca dao Mẹ\", \"Ngủ đi con\". Riêng bài \"Ngủ đi con\" đã phát hành trên hai triệu đĩa than. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông. Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn \"Trịnh Công Sơn - vết chân dã tràng\", nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến bị cả hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa cấm lưu hành Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng không tán thành thái độ phản chiến của ông mà họ xem là mang tính \"chủ hòa, ủy mị\", làm nản lòng những người đang đấu tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn \"Trịnh Công Sơn – vết chân dã tràng\", Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có những người phê phán ông vì coi ông là \"thiếu lập trường chính trị\", có những người cực đoan đòi sau khi tiến về Sài Gòn sẽ \"xử tử\" ông.", "Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài \"Nối vòng tay lớn\". Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi người dân miền Nam ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam: ", "\"\"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước... Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này...\"", "Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di cư sang Mỹ và ông phải đi học tập cải tạo trong 4 năm. Tuy nhiên, theo tác giả Bùi Đức Lạc (một người bạn thân của Trịnh Công Sơn) thì ông chỉ đi làm kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo, nguồn khác thì nói ông đi học tập chính trị 2 năm ở Cồn Tiên. Theo Nguyễn Đắc Xuân, thời gian đầu sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, \"Đối với lãnh đạo thì không có vấn đề gì, nhưng có nhiều \"anh em phong trào\" ở Sài Gòn không thích quan điểm lập trường chung chung của Trịnh Công Sơn trước đây\", ông trở về Huế và \"thời gian đó một số phần tử quá khích theo phong trào \"Hồng vệ binh\" của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã kích động sinh viên treo một tấm banderole to tướng mang dòng chữ xanh rờn: \"Hạ bệ Phạm Duy - Hoàng Thi Thơ và Trịnh Công Sơn\" trước trường Đại học Sư phạm Huế\" và \"tiếp theo là cuộc tọa đàm luận tội \"Trịnh Công Sơn có công hay có tội\" tại Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế. Hôm ấy có cả Trần Hoàn, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc và vài người nữa. Có người lên án, nhưng cũng có người bảo vệ. \"Tội\" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông đã làm nhạc phản chiến một cách chung chung, không phân biệt được chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng dân tộc trong bài \"Gia tài của mẹ\" với câu \"Hai mươi năm nội chiến từng ngày\". Thậm chí ông còn làm nhạc ca ngợi địch trong bài \"Cho một người nằm xuống\" thương tiếc đại tá không quân Sài Gòn Lưu Kim Cương tử trận – người đã từng cưu mang ông. Nhiều người phát biểu biện hộ cho Trịnh Công Sơn: \"Đúng là Trịnh Công Sơn đã làm nhiều bản nhạc phản chiến, anh được mệnh danh là người làm nhạc phản chiến số 1 thời ấy giống như Bob Dylan, Joan Baez ở bên Mỹ. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tự do, anh theo đuổi chủ nghĩa nhân bản chung chung khác chúng ta. Nhưng anh làm nhạc trong vùng tạm chiếm, người nghe nhạc phản chiến của anh là lính Cộng hòa. Rất nhiều lính của Thiệu đã bỏ ngũ vì nghe bản nhạc Người con gái da vàng của anh. Chẳng có người lính cách mạng nào bỏ ngũ vì nghe nhạc của Trịnh Công Sơn cả. Cũng như ngày xưa bên Trung Quốc, Trương Lương thổi sáo đâu phải để cho quân mình buông kiếm! Đâu phải tự dưng chính quyền Thiệu ra lệnh tịch thu những bài hát của Sơn\". Và chính xấp tài liệu đăng lệnh của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cấm phổ biến nhạc Trịnh Công Sơn, lệnh cấm mang số 33 ngày 8.2.1969, đã có sức thuyết phục lớn đối với những người tham dự tọa đàm. Sau cuộc tọa đàm, Trịnh Công Sơn phải viết kiểm điểm. Hồi ấy, những bản kiểm điểm nói không đúng vấn đề thường phải viết lại. Trịnh Công Sơn chưa quen lối sinh hoạt này nên rất chán chường...\"\" Trong thời hậu chiến này, cả nước rất khó khăn và như bao người Việt khác, Trịnh Công Sơn cũng được điều đi lao động sản xuất, khi thì trồng khoai lang, lúc cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ.", "Một thời gian dài sau 1975, nhiều bài hát của ông bị cấm lưu hành ở tại Việt Nam hay bị một số người kêu gọi tẩy chay ở hải ngoại. Tuy nhiên, Khánh Ly và nhiều ca sĩ vẫn tiếp tục hát và phát hành những băng đĩa với ca khúc của ông tại hải ngoại.", "Những năm sau 1975, sau thời gian học tập chính trị, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí \"Sóng nhạc\". Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, lúc đầu một số sáng tác ông gởi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại. Khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài có nội dung ca ngợi những chủ trương của chế độ mới như \"Thành phố mùa xuân\", \"Ngọn lửa vĩnh cửu Moskva\", \"Em ở nông trường em ra biên giới\", \"Huyền thoại Mẹ\"... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản nhạc có giá trị. Các tác phẩm mới của ông tiếp tục bị chính quyền chỉ trích, kiểm duyệt và cấm đoán đến mức ông phải biểu diễn cho bạn bè thân hữu và nhờ họ góp ý trước khi đem phổ biến.", "Trịnh Công Sơn còn là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 đã thủ vai chính trong phim \"Đất khổ\". Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi bị Việt Nam Cộng hòa cấm không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do \"có tính phản chiến\". Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996. Năm 1997, ông và nghệ sĩ Thanh Bạch và ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh thực hiện album băng hình VHS của mình mang tựa đề \"Ru tình\" được Hãng phim trẻ sản xuất. Sau đó Hãng phim Phương Nam sản xuất lại dưới dạng VCD & DVD năm 2004, Hòa tấu nhạc Trịnh: \"Chìm dưới cơn mưa\" (VHS thực hiện tháng 4 năm 1999). Riêng Hãng phim Phương Nam cũng thực hiện cho ông và nhạc sĩ Văn Cao trong chương trình \"Văn Cao & Trịnh Công Sơn\" năm 1998 dưới định dạng băng VHS, sau đó là VCD & DVD. Từ đó, ông cùng bà Trịnh Vĩnh Trinh góp mặt trong những CD nhạc do ông sáng tác và được Hãng phim Phương Nam sản xuất trong giai đoạn này như \"Ru tình\", \"Tình yêu tìm thấy\", \"Vì tôi cần thấy em yêu đời\", \"Cho đời chút ơn\"...", "Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng sáng tác những ca khúc mới trong những năm cuối đời mình.", "Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12 giờ 45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ), hàng ngàn người đã đến viếng tang và \"có thể nói, chưa có nhạc sĩ nào mất đi lại được công chúng thương tiếc như Trịnh Công Sơn\". Ông được an táng tại Nghĩa trang chùa Quảng Bình (phường Bình Chiểu - Thành phố Thủ Đức). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.", "Năm 2001, nhà hát Hoà Bình cùng Hãng phim Phương Nam thực hiện Đại nhạc hội kỷ niệm 100 ngày mất của ông mang tên \"Như một lời chia tay \". Sau đó là các liveshow tưởng nhớ ông như \"Đêm thần thoại\" (2005) và \"Rơi lệ ru người\" (2007)\".", "Năm 2022, hai bộ phim khắc họa quá khứ của Trịnh Công Sơn mang tên \"Trịnh Công Sơn\" và \"Em Và Trịnh\" được công chiếu tại Việt Nam.", "Sự nghiệp sáng tác.", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ, khó phân định cho đúng nghĩa.", " Phạm Duy, \"nói về nhạc Trịnh Công Sơn\"", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra.", " Nguyễn Xuân Khoát", "Theo ông cho biết, ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là \"Ướt mi\", do nhà xuất bản An Phú phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 1960 và qua giọng ca Thanh Thúy.", "Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, tuy nhiên tới tháng 4 năm 2017 chỉ có 77 bài được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép. những tác phẩm có ca từ độc đáo, mang hơi hướng suy niệm. Theo Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam Chi nhánh phía Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn là tác giả được trả tác quyền nhiều nhất với hơn 820 triệu đồng trong năm 2015 và luôn trong top 5 nhạc sĩ có tiền trả tác quyền cao nhất.", "Tuy nhiên, có một đánh giá khá phổ biến cho rằng phần nhạc của Trịnh Công Sơn quá đơn điệu về đề tài, chủ yếu tập trung vào tâm trạng mơ hồ, mộng tưởng. Đánh giá này trùng khớp với lời lý giải của ông về sự sáng tác của mình: \"Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...\". Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người.", "Nhạc tình.", "Tình yêu là đề tài lớn và ảnh hưởng nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với \"Ướt mi\" đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 ông vẫn có những tình ca được nhiều người ưa thích: \"Như một lời chia tay\", \"Xin trả nợ người\"...", "Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn bã, cô đơn như trong \"Sương đêm\", \"Ướt mi\", những ca khúc nhạc tình vẫn mênh mang nỗi buồn kiếp người như \"Diễm xưa\", \"Biển nhớ\", \"Tình xa\", \"Tình sầu\", \"Tình nhớ\", \"Em còn nhớ hay em đã quên\", \"Hoa vàng mấy độ\", \"Cỏ xót xa đưa\", \"Gọi tên bốn mùa\", \"Mưa hồng\"...", "Những bài hát này thường mang giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, nhiều chiêm nghiệm nhờ những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ... đôi khi pha lẫn hơi hướng siêu thực, trừu tượng.", "Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam và hải ngoại. Tuy rằng không được giới chuyên môn đánh giá cao về phần âm nhạc, nhưng với giai điệu gần gũi và ca từ có màu trừu tượng, ý nghĩa sâu lắng, nhạc của ông dễ dàng đi vào lòng công chúng.", "Nhạc về thân phận con người.", "Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh, buồn bã của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus... Tiêu biểu là các ca khúc \"Cát bụi\", \"Đêm thấy ta là thác đổ\", \"Chiếc lá thu phai\", \"Một cõi đi về\", \"Phôi pha\"... Bên cạnh đó, có những bài tuy là nhạc buồn nhưng có gợi nên tư tưởng thiền như \"Một cõi đi về\", \"Giọt nước cành sen\".", "Nhạc phản chiến.", "Khi tên tuổi định hình bằng nhạc tình, thì vai trò xã hội của Trịnh Công Sơn lại gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, kêu gọi hòa bình mà người ta thường gọi là \"nhạc phản chiến\", hay còn gọi là \"Ca khúc da vàng\" theo tên các tập nhạc của ông phát hành cuối thập niên 1960. Những \"ca khúc da vàng\" thường nói lên thân phận của những người dân một nước nhỏ bị lôi kéo vào chiến tranh và nằm trong vòng toan tính, giành giật ảnh hưởng của những nước lớn (thường là khác màu da).", "Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965 – 1966, khi chiến tranh trở nên ác liệt. Năm 1966, ông cho ra đời tập \"Ca khúc Trịnh Công Sơn\", trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh Công Sơn lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập \"Ca khúc da vàng\". Năm sau, ông cho ra tiếp tập \"Kinh Việt Nam\". Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là \"Ta phải thấy mặt trời\" và \"Phụ khúc da vàng\". Trong các băng nhạc Hát cho Quê hương Việt Nam của Khánh Ly, những ca khúc phản chiến được bố trí khéo léo đan xen với các ca khúc trữ tình. Những tập ca khúc vừa kể đều được phát hành hợp pháp tại miền Nam trước 1975. Chính vì thế các ca khúc phản chiến của ông được phổ biến khá rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đến công chúng nhất là giới trí thức, học sinh – sinh viên miền Nam.", "Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi (khác hẳn với dòng nhạc tình), trở nên những bài hát gây xúc động mạnh mẽ. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.", "Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn hay Phạm Duy và các nhạc sĩ khác được cho là có vai trò trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, bên cạnh phong trào \"Hát cho dân tôi nghe\" của Tôn Thất Lập. Cũng vì loại nhạc không rõ nghiêng về phe nào này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.", "Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát \"da vàng\" của ông chưa được phép lưu hành chính thức tại Việt Nam hiện nay dù đã từng rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài \"Đi tìm quê hương\", \"Chính chúng ta phải nói hòa bình\",\"Gia tài của mẹ\", \"Cho một người vừa nằm xuống\" \"Chưa mất niềm tin\", \"Chờ nhìn quê hương sáng chói\", \"Hát trên những xác người\", \"Ta đi dựng cờ\", \"Ta quyết phải sống\")", "Tranh cãi.", "Ngày 29/6/2022, hơn 47 năm sau ngày thống nhất đất nước, đơn vị tổ chức đêm nhạc ngày 26/6 tại Đà Lạt nơi ca sĩ Khánh Ly trình diễn bài hát \"Gia tài của mẹ\" đã bị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng \"mời làm việc\" vì nằm ngoài danh mục những bài hát đã cấp phép biểu diễn trong đêm nhạc này. Tuy nhiên, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết: \"Theo Nghị định số 144/2020 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được Chính phủ ban hành, từ 1-2-2021, quy định cấp phép ca khúc miền Nam trước 1975 bị bãi bỏ. Phổ biến không cần phải cấp phép nữa.\" ", "Nhạc khác.", "Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương như \"Chiều trên quê hương tôi\", những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị rõ hơn như \"Huế – Sài Gòn – Hà Nội\", \"Việt Nam ơi hãy vùng lên\" (1970), \"Nối vòng tay lớn\", \"Chưa mất niềm tin\" (1972)... trong đó có những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường biểu tình cùng thanh niên, sinh viên, học sinh.", "Từ đầu thập niên 1980, khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài nhạc cách mạng như \"Em ở nông trường em ra biên giới\", \"Huyền thoại Mẹ\", \"Ánh sáng Mạc Tư Khoa\", \"Ra chợ ngày thống nhất\"...", "Về sau, ông cũng viết nhạc cho thiếu nhi (trong tập nhạc \"Cho Con\", xuất bản năm 1991), nhiều bài rất nổi tiếng như \"Em là hoa hồng nhỏ\", \"Mẹ đi vắng\", \"Em đến cùng mùa xuân\", \"Tiếng ve gọi hè\", \"Tuổi đời mênh mông\", \"Mùa hè đến\", \"Tết suối hồng\", \"Khăn quàng thắp sáng bình minh\", \"Như hòn bi xanh\", \"Đời sống không già vì có chúng em\".", "Hiện nay, bản quyền các tác phẩm của ông thuộc quyền thừa kế và sở hữu bởi Trịnh Vĩnh Trinh (em gái ông, sống tại Việt Nam) và Trịnh Xuân Tịnh (anh trai ông, sống tại Mỹ), mỗi người giữ một nửa quyền sở hữu với các tác phẩm của Trịnh Công Sơn Bản quyền có thời hạn đến hết 50 năm sau ngày ông qua đời.", "Thơ & vẽ.", "Ông làm thơ ít trong những lúc ngẫu hứng, hiện nay còn để lại một số bài thơ tự sáng tác, và các bản dịch phỏng như trong tập \"Hán tự hài cú\" của Ngô Văn Tao, hay các bài thơ vui, thơ chơi.", "Bên cạnh âm nhạc, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Các tác phẩm hội họa của ông đã được triển lãm tại Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc - Việt Nam, từ ngày 14 tháng 1 năm 1989 đến 24 tháng 1 năm 1989 cùng với 2 họa sĩ Đinh Cường và Đỗ Quang Em, triển lãm tại nhà khách Ritz, và Trang viên Con Nai Vàng, Thủ Đức, từ ngày 15 tháng 12 năm 1990 đến 20 tháng 1 năm 1991 cùng với 2 họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em.", "Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.", "Danh sách các bài hát.", "Ca khúc Trịnh Công Sơn sáng tác đầu tiên là bài: Ướt mi (NXB An Phú, Sài Gòn, 1959).", "Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc. Cho đến năm 2017 theo như Nguyễn Đăng Chương, Giám đốc Sở Biểu diễn nghệ thuật của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có 70 bài hát của Trịnh Công Sơn được phép trình diễn trước công chúng. Bài hát mới nhất vừa được phép, là \"Nối vòng tay lớn\", vào ngày 12 tháng 4 năm 2017.", "Phát ngôn, bút tích.", "Bên cạnh âm nhạc, ông còn để lại khá nhiều phát ngôn về quan điểm chính trị cũng như những dòng văn suy niệm về thân phận, cuộc sống.", "Đời tư.", "Suốt đời, Trịnh Công Sơn có nhiều mối tình nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận là có con.", "Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn không chỉ với những phụ nữ ở Việt Nam mà ở cả ngoại quốc. Theo lời của người em gái Hoàng Diệu, lý do lớn nhất ông không kết hôn là: \"Anh Sơn luôn ngại làm phiền người sẽ ở cùng phòng với mình, bởi anh cực kỳ ít ăn và ít ngủ và có giờ giấc làm việc chẳng giống ai. Anh thường xuyên thức dậy giữa khuya khi nghĩ ra được ý nào đó và ngồi viết lại hoặc vẽ đến sáng. Bởi vậy mà khi lần đầu tiên có ý định cưới vợ - một Việt kiều Pháp (sáu tháng ở Pháp, sáu tháng ở Việt Nam), anh đã có những dự định rất rõ ràng: Anh và chị sẽ có hai căn phòng nằm cạnh nhau chứ không phải lúc nào cũng ở chung phòng để có thể giữ được sự riêng tư cần thiết.\" Và rồi, vì nhiều lý do, mối duyên ấy không thành.", "Mối tình đầu của Trịnh Công Sơn từng dành tình cảm với cô gái Ngô Vũ Bích Diễm nhưng tình cảm ấy không thành. Tình cảm này là nguyên nhân ông sáng tác bài Diễm Xưa.", "Sau đó ông yêu cô gái Ngô Vũ Dao Ánh (người trong mộng của ông từ năm 1964 đến năm 1967); em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm. Ông viết hơn 300 bức thư cho bà Dao Ánh. Đến năm 1969, ông viết thư chính thức kết thúc tình yêu này. Sau khi chia tay, Dao Ánh sang Mỹ lập gia đình và vẫn giữ liên lạc với ông ", "Ông có một tình bạn đẹp của ông là với ca sĩ Khánh Ly. ", "Ông có một mối tình với một cô gái Nhật Bản tên là Michiko Yoshii làm luận văn cao học tại Pháp về âm nhạc Trịnh Công Sơn. Hai người cũng từng tiến xa đến một kế hoạch đám cưới, nhưng rồi cũng không thành. ", "Mối tình thứ tư của ông là với ca sĩ Hồng Nhung . Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, Trịnh Công Sơn gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là \"Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!\"... Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn ban đầu.", "Một người khác cũng từ Hà Nội kể lại tình cảm của cô dành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: \"Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá... già!\" ", "Hoàng Anh, một người được cho là người yêu của Trịnh Công Sơn nói về tình yêu đối với ông: \"\"Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi\"'.", "Tình yêu của Trịnh Công Sơn dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào. Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa. Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và dành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: \"Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.\"", "Ca sĩ biểu diễn.", "Tên tuổi gắn nhiều nhất với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly. Khánh Ly, ban đầu là một ca sĩ ít tên tuổi tại Đà Lạt, bén duyên với nhạc Trịnh trong một dịp tình cờ, để rồi từ đó về sau đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn, để rồi được cho là người thành công nhất.", "Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc Trịnh, trước đó Trịnh Công Sơn đã mời những tên tuổi lẫy lừng bấy giờ là Thanh Thúy, Hà Thanh, Lệ Thu và cả danh ca Thái Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của mình ra công chúng, tuy vậy cuối cùng ông lại chọn Khánh Ly, người cũng đã vụt lên thành ngôi sao sáng sau khi thể hiện những bản tình ca buồn bã thâm trầm và dòng nhạc phản chiến mạnh mẽ của Trịnh Công Sơn bằng chất giọng khàn đục lạ lùng.", "Ngoài Khánh Ly, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn cũng được đánh giá cao như Lệ Thu, Thái Thanh, Ngọc Lan, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc và sau này là Quang Dũng. Tuấn Ngọc tuy không chuyên về nhạc Trịnh nhưng được Trịnh Công Sơn đánh giá cao khi hát nhạc của ông. Cuối cùng phải kể đến giọng hát của Toàn Nguyễn (nhiều người nhầm lẫn giọng ca Toàn Nguyễn tên thật là Nguyễn Văn Toàn thành nhà thơ/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn) khi ông thực hiện album \"11 Ca Khúc Trịnh Công Sơn \" vào năm 1988. Toàn Nguyễn có 2 quê Nam Định và Hải Phòng, trước đây anh có phòng trà ở Sài Gòn, giờ lập nghiệp với phòng trà riêng của mình ở Vũng Tàu. Toàn Nguyễn hát nhạc Trịnh bằng giọng nhẹ nhàng, tâm sự và ngón đàn guitar acoustic thổn thức rất được giới mộ điệu ưa thích.", "Ở Việt Nam giai đoạn sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn thành công như Trịnh Vĩnh Trinh (Em gái nhạc sĩ) và đặc biệt phải kể đến Hồng Nhung hát nhạc Trịnh theo phong cách hoàn toàn mới và được khán giả đón nhận. Ngoài ra, còn có Cẩm Vân, Ánh Tuyết, Bảo Yến, Trần Thu Hà và Hồng Hạnh.", "Cũng nên kể đến những ca sĩ muốn thử nghiệm nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách \"mới\" và \"lạ\", để rồi bị khán giả phản đối nặng nề, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng. Ngoài ra còn có Thu Phương, Phương Thanh, Mỹ Lệ, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Đức Tuấn, Ngô Quang Vinh, Lệ Quyên, Hiền Thục, Hồ Trung Dũng, Đồng Lan, Hà Lê thu âm và làm mới lại theo các phong cách khác nhau. Bản thân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng tự mình thể hiện và thu âm một số ca khúc và được khán thính giả yêu thích. Tuy nhiên, dù có rất nhiều các nghệ sĩ thể hiện nhạc Trịnh, nhưng thành công vẫn là Khánh Ly và đại diện tiêu biểu ở thế hệ sau là Hồng Nhung thể hiện.", "Liên kết ngoài.", "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ." ]
3466
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3466
Năm xuân phân
[]
3467
4
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3467
Năm chí tuyến trung bình
[]
3468
855455
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3468
Kitô giáo Đông phương
[ "Kitô giáo Đông phương bao gồm các truyền thống Kitô giáo phát triển ở Trung Đông và Đông Âu. Kitô giáo Đông phương có sự khác biệt với Kitô giáo Tây phương về văn hoá, chính trị cũng như thần học." ]
3469
248072
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3469
Chính thống giáo Đông phương
[ "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", "Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Là một trong những định chế lâu đời nhất thế giới, Giáo hội Chính thống giáo Đông phương đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa Đông Âu, Hy Lạp, Nga, Kavkaz và Cận Đông. Cấu trúc của Chính thống giáo Đông phương là một khối hiệp thông các giáo hội tự chủ, được cai quản bởi Thánh Công đồng bao gồm các giám mục. Chính thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỷ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054, phân chia thành Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.", "Tín hữu Chính thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Kitô giáo trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi. Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các Giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ Mười hai Sứ đồ qua quyền tông truyền, đặc biệt là Thánh Anrê.", "Tín hữu Chính thống giáo xem giáo hội của họ là:", "Giáo hội thiết lập và bảo tồn lịch Kitô giáo nguyên thủy (dựa trên lịch Julius), xác lập những ngày lễ kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su.", "Theo dòng lịch sử, các Giáo hội Chính thống giáo chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp với các thành phố như Alexandria, Antiochia, và Constantinopolis (nay là Istanbul); trong khi đó Giáo hội Công giáo gắn liền với văn hóa Latinh với trung tâm là Roma. Sự khác biệt ngày càng gia tăng khi Đế quốc La Mã bị chia cắt thành hai phần: phương Đông và phương Tây.", "Cấu trúc.", "Chính thống giáo xem Chúa Giê-su là đầu của hội thánh và hội thánh là thân thể của ngài. Người ta tin rằng thẩm quyền và ân điển của Thiên Chúa được truyền trực tiếp xuống các Giám mục và chức sắc giáo hội qua việc đặt tay – một nghi thức được khởi xướng bởi các sứ đồ, và sự nối tiếp lịch sử liên tục này là yếu tố căn bản của giáo hội (Công vụ 8:17; 1Tim 4:14; Heb 6:2). Mỗi Giám mục cai quản giáo phận của mình. Nhiệm vụ chính của Giám mục là gìn giữ các truyền thống và quy tắc của giáo hội khỏi bị vi phạm. Các Giám mục có thẩm quyền ngang nhau và không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Về mặt hành chính, các Giám mục và các giáo phận được tổ chức thành các nhóm tự quản, trong đó các Giám mục họp ít nhất hai lần mỗi năm để bàn bạc về các vấn đề liên quan đến giáo phận của họ. Khi xuất hiện các học thuyết dị giáo, một \"đại\" công đồng được triệu tập qui tụ tất cả Giám mục. Giáo hội xem bảy công đồng đầu tiên (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 8) là quan trọng nhất mặc dù các hội nghị khác cũng góp phần định hình quan điểm của Chính thống giáo. Những công đồng này không thiết lập giáo lý cho hội thánh nhưng chỉ so sánh các học thuyết mới với các xác tín truyền thống của giáo hội. Học thuyết nào không phù hợp với truyền thống giáo hội bị xem là dị giáo và bị loại trừ khỏi giáo hội. Các công đồng được tổ chức theo thể thức dân chủ dựa trên nguyên tắc mỗi Giám mục một lá phiếu. Dù được phép dự họp và phát biểu tại công đồng, quan lại triều đình Rôma hay Byzantine, tu viện trưởng, linh mục, tu sĩ hoặc tín đồ không có quyền bầu phiếu. Trước cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Giám mục thủ đô La Mã, tức Giáo hoàng, dù không có mặt tại tất cả công đồng, vẫn được xem là chủ tọa công đồng và được gọi là \"Người đứng đầu giữa những người bình đẳng\". Một trong những nghị quyết của công đồng thứ nhì, được khẳng định bởi các công đồng sau, là Giám mục thành Constantinople (Constantinople được xem là Rôma mới) được dành vị trí thứ hai. Sau khi tách khỏi Rôma, vị trí chủ tọa công đồng được dành cho Thượng phụ thành Constantinopolis với danh hiệu \"Người đứng đầu giữa những người bình đẳng\", thể hiện sự bình đẳng của chức vụ này trong phương diện hành chính và tâm linh. Người đảm nhiệm chức vụ này không được xem là đầu của hội thánh hoặc giáo chủ.", "Theo các ước tính, số tín hữu Chính thống giáo là từ 150-350 triệu người. Chính Thống Đông phương cũng là tôn giáo phổ biến nhất ở Belarus (89%), Bulgaria (86%), Cộng hòa Cyprus (88%), Gruzia (89%), Hy Lạp (98%), Macedonia (70%), Moldova (98%), Montenegro (84%), România (89%), Nga(76%), Serbia (88%), và Ukraina (83%). Tại Bosnia và Herzegovina, tỷ lệ này là 31%, tại Kazakhstan là 48%, tại Estonia là 13% và 18% ở Latvia. Thêm vào đó là các cộng đồng Chính thống giáo ở châu Phi, châu Á, Úc, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.", "Giáo lý.", "Ba Ngôi.", "Tín hữu Chính thống giáo tin một Thiên Chúa duy nhất, hiện hữu trong Ba Ngôi vị (\"Hypostases\") là Cha và Con và Thánh Thần. Chúa Cha tự hữu, Chúa Con sinh bởi Chúa Cha và Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha. Thiên Chúa là Ba Ngôi hiệp nhất trong một Bản thể (\"Ousia\"), không lẫn giữa các ngôi với nhau, cũng không phân chia bản thể – Thiên Chúa duy nhất là Đấng tự hữu, hằng hữu, vĩnh cửu, và phi vật chất. Xác tín này được trình bày trong bản Tín điều Nicaea.", "Tội lỗi và sự Cứu rỗi.", "Bản chất của con người, trước khi sa ngã, là tinh tuyền và vô tội. Nhưng hành động bất tuân Thiên Chúa của Adam và Eva trong Vườn Eden đã để tội lỗi và sự bại hoại thâm nhập vào bản chất tinh tuyền ấy. Tình trạng bất khiết này đã ngăn cản con người hưởng Vương quốc Thiên đàng. Song, khi Thiên Chúa hóa thân thành người trên dương thế, Ngài đã thay đổi bản chất ấy bằng cách hiệp nhất con người với Thiên Chúa; do đó, Chúa Kitô thường được gọi là \"Adam mới\". Bằng cách trở thành người, chết trên cây thập tự, và sống lại, Ngài đã thánh hóa các phương tiện ân điển, nhờ đó chúng ta được trở lại với tình trạng tinh tuyền nguyên thủy và phục hòa với Thiên Chúa. Điều này Chính thống giáo gọi là được cứu khỏi tình trạng bệnh tật của tội lỗi. Quyền năng của sự cứu rỗi giải thoát mọi người công chính khỏi quyền lực trói buộc của tội lỗi, kể từ buổi sáng thế, trong đó có cả Adam và Eva.", "Phục sinh.", "Sự Phục sinh của Chúa Giê-su là sự kiện quan trọng nhất mà lịch phụng vụ Chính thống giáo đặt làm trọng tâm. Chính thống giáo tin đây là một sự kiện lịch sử và Chúa Giê-su thật sự sống lại trong thân xác. Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa, bị đóng đinh, sau khi chết, đến ngày thứ ba Ngài sống lại để cứu rỗi nhân loại. Ngài đã giải thoát loài người khỏi quyền lực của hỏa ngục. Như thế, mọi kẻ tin Ngài đều có thể thông phần vào sự sống vĩnh hằng.", "Thánh Kinh và Thánh Truyền.", "Chính thống giáo xem mình là sự nối tiếp lịch sử từ hội thánh tiên khởi được thành lập bởi Chúa Giê-su và các sứ đồ. Đức tin được truyền dạy bởi Chúa Giê-su và các sứ đồ mặc lấy sức sống bởi Chúa Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, được gọi là Thánh Truyền (Truyền thống thánh). Lời chứng chủ yếu và có thẩm quyền cho Thánh Truyền là Kinh Thánh, được viết ra và được chuẩn thuận bởi các sứ đồ để ký thuật chân lý được mặc khải và lịch sử tiên khởi của hội thánh. Bởi vì Thánh Kinh được linh hứng, nên được xem là trọng tâm của sự sống hội thánh.", "Theo quan điểm Chính thống giáo, Thánh Kinh luôn được giải thích trong nội hàm của Thánh Truyền. Thánh Truyền đã hình thành và quy điển Thánh Kinh. Tín hữu Chính thống giáo tin rằng Thánh Kinh không độc lập với giáo hội. Do đó, cách duy nhất để hiểu Thánh Kinh là giải thích Thánh Kinh trong nội dung truyền thống giáo hội.", "Thánh Truyền còn bao gồm lễ nghi, ảnh thánh, phán quyết của các công đồng và giáo huấn của các Giáo phụ. Từ sự đồng thuận của các Giáo phụ (\"consensus patrum\") mà người ta có thể hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về đời sống của giáo hội. Tín hữu Chính thống giáo tin rằng quan điểm của từng giáo phụ riêng lẻ không được xem là vô ngộ (không sai lầm), nhưng sự đồng thuận của các giáo phụ sẽ giúp mang đến một sự hiểu biết chân xác về Thánh Kinh và các giáo thuyết, nhờ sự hướng dẫn của Chúa.", "Theotokos và các Thánh.", "Chính thống giáo tin rằng sự chết và sự tách rời linh hồn khỏi thể xác vốn là điều không bình thường, là hậu quả của tình trạng sa ngã của loài người. Họ cũng tin rằng hội thánh bao gồm người sống và người đã khuất. Mọi người đang sống trên thiên đàng đều là thánh, dù tên tuổi của họ có được biết đến hay không. Tuy nhiên, có những vị thánh đặc biệt mà Chúa muốn chúng ta biết để noi theo. Khi một vị thánh được đa số trong giáo hội thừa nhận, một buổi lễ vinh danh được cử hành cho vị thánh này. Điều này không có nghĩa là phong thánh cho vị ấy, nhưng chỉ đơn giản là thừa nhận vị thánh và công bố cho toàn thể hội thánh được rõ. Các thánh được tôn kính nhưng không được sùng bái. Sự thờ phượng chỉ dành cho Thiên Chúa.", "Nổi bật giữa các thánh là Nữ Đồng trinh Maria, \"Theotokos\" (\"Mẹ Thiên Chúa\"). Theotokos là người được Thiên Chúa tuyển chọn để trở nên Mẹ của Chúa Giê-su, Đấng là Chúa thật và là Người thật. Chính thống giáo tin rằng ngay từ lúc hoài thai, Đức Giê-su đã vừa là Thiên Chúa trọn vẹn vừa là Người trọn vẹn. Maria được gọi là \"Theotokos\" là sự xác định rõ ràng thần tính của Đấng được hoài thai trong thân xác của bà. Tín hữu Chính thống giáo tin rằng Maria là đồng trinh khi sinh hạ Chúa Giê-su, bà không bị đau đớn, cũng không bị tổn thương, và bà đồng trinh mãi mãi. Do vị trí đặc biệt của Maria trong công cuộc cứu rỗi, bà được tôn trọng hơn các thánh khác.", "Do sự thánh khiết trong cuộc đời các thánh, thân thể và vật dụng của mẹ được giáo hội xem là thánh tích. Người ta thuật lại nhiều phép lạ liên quan đến các thánh tích, như chữa bệnh và chữa lành các vết thương.", "Chung thời học.", "Chính thống giáo tin rằng khi chết linh hồn \"tạm thời\" tách rời khỏi thể xác, có thể sẽ ở một thời gian ngắn trên đất; sau khi chịu xét xử tạm thời sẽ được đưa đến một trong hai nơi chốn (trạng thái): trong lòng tổ phụ Abraham là nơi an lạc (\"Paradise\") hoặc trong bóng tối của âm phủ (\"Sheol\" hay \"Hades\"). Linh hồn ở trong tình trạng này cho đến ngày Phán xét Cuối cùng, khi đó linh hồn và thể xác được hợp nhất. Theo quan điểm này, tình yêu và lời cầu nguyện của người công chính có thể mang lại lợi ích cho các linh hồn đang ở âm phủ cho đến khi họ ứng hầu trong ngày phán xét chung thẩm. Đó là lý do giáo hội dành những ngày đặc biệt để cầu nguyện cho người chết. Chính thống giáo không công nhận giáo lý về Luyện ngục (\"Purgatory\") như Công giáo Rôma nhưng cả hai giáo hội đều nhấn mạnh tới sự cầu nguyện cho những người đã chết là những người trong âm phủ hoặc những người được cứu rỗi nhưng đang được thanh luyện trong Luyện ngục.", "Dù được xem là một phần của Kinh Thánh, sách Khải Huyền, theo quan điểm Chính thống giáo, là sách thần bí. Không chỉ có rất ít luận giải về nội dung, sách Khải Huyền không bao giờ được đọc trong các lễ thờ phượng trong nhà thờ.", "Truyền thống.", "Hội họa và Kiến trúc.", "Kiến trúc Giáo đường.", "Kiến trúc giáo đường mang nhiều ý nghĩa biểu tượng; có lẽ hình ảnh lâu đời nhất và nổi bật nhất là khái niệm xem nhà thờ là biểu trưng cho con tàu Noah (từng cứu nhân loại khỏi họa diệt vong gây ra bởi cơn Đại Hồng thủy), nay hội thánh cứu con người khỏi bị nhấn chìm trong cơn lũ của nhiều loại cám dỗ. Vì vậy, hầu hết nhà thờ Chính thống giáo được xây dựng theo hình chữ nhật, hoặc hình thập tự giá với cánh ngang là chỗ dành cho ca đoàn.", "Ảnh thánh.", "Thuật từ \"Icon\" (hay \"Ikon\") có nguồn gốc từ Hi văn \"eikona\", có nghĩa là hình ảnh. Chính thống giáo tin rằng những bức linh ảnh hay tranh thánh đầu tiên của Chúa Giêsu và Nữ Đồng trinh Maria được ghi lại bởi Thánh sử Luca, tác giả quyển Tin Mừng thứ ba.", "Các bức tượng với thế đứng tự do (miêu tả ba chiều) hầu như không được chấp nhận trong Chính thống giáo, một phần do giáo hội chống lại tục lệ thờ lạy ngẫu tượng của người Hy Lạp ngoại giáo thời cổ đại. Trong khi đó, tranh ảnh thánh thường được dùng để trang trí vách nhà thờ. Phần lớn nhà ở của tín hữu Chính thống giáo đều dành một chỗ cho gia đình cầu nguyện, thường là bức vách về hướng đông, ở đây người ta treo nhiều tranh thánh.", "Tranh ảnh thường được trưng bày chung với nến hoặc đèn dầu. (Nến sáp ong và đèn dầu olive được chuộng hơn do tự nhiên và sạch sẽ). Ngoài công dụng chiếu sáng, nến và đèn dầu còn biểu trưng cho \"Ánh Sáng Thế gian\", tức là Chúa Giêsu.", "Huyền nhiệm.", "Theo thần học Chính thống giáo, mục tiêu của đời sống Kitô giáo là đạt đến \"theosis\", sự hợp nhất huyền nhiệm giữa con người và Thiên Chúa, theo như cách diễn đạt của Athanasius thành Alexandria trong tác phẩm \"Incarnation\", \"Ngài (Chúa Giê-su) là Thần Linh trở thành người để con người có thể trở thành thần linh (θεοποιηθῶμεν)\".", "Trong ngôn ngữ của Chính thống giáo, thuật từ \"sự huyền nhiệm\" được dùng để chỉ tiến trình hợp nhất với Thiên Chúa. Nước, dầu, bánh mì, rượu nho…. là các phương tiện được Chúa sử dụng để đem con dân Chúa đến gần ngài. Tiến trình này được vận hành như thế nào là một sự \"huyền nhiệm\" khó có thể diễn đạt trong ngôn ngữ loài người.", "Những nghi thức Kitô giáo mà Tây phương gọi là bí tích (\"sacraments\"), Đông phương gọi là huyền nhiệm thiêng liêng (\"sacred mysteries\"). Trong khi Giáo hội Công giáo Rôma có bảy bí tích, và phần lớn cộng đồng Kháng Cách công nhận hai điển lễ (\"ordinances\"), Chính thống giáo không hạn định cụ thể số lượng. Tuy nhiên, có bảy huyền nhiệm chính trong Chính thống giáo: Thánh Thể, Thánh tẩy, Thêm sức, Hoà giải, Xức dầu, Hôn phối, và Truyền chức.", "Chức sắc.", "Từ buổi sơ khai, giáo hội phát triển đến nhiều nơi, các nhà lãnh đạo hội thánh tại mỗi địa phương được gọi là \"episkopoi\" (người cai quản – Hy văn ἐπίσκοπος), tức là Giám mục. Một chức vụ khác được thiết lập trong hội thánh là \"presbyter\" (trưởng lão – Hy văn πρεσβύτερος), sau trở thành \"\"prester\", rồi \"priest\" (thầy tư tế hoặc linh mục), và \"diakonos\" (διάκονος, người phục vụ), về sau thành deacon (chấp sự hoặc phó tế).", "Chỉ có các Giám mục được yêu cầu phải sống độc thân, giáo hội cho phép linh mục và phó tế lập gia đình, và nên kết hôn trước khi được phong chức. Nhìn chung, linh mục giáo xứ được khuyến khích kết hôn, như vậy họ có đủ kinh nghiệm để khuyên bảo tín hữu trong các vấn đề hôn nhân và gia đình. Linh mục độc thân thường là tu sĩ sống trong các tu viện. Linh mục hoặc phó tế góa vợ không nên tái hôn, thường những người này sẽ vào tu viện. Tương tự, vợ góa của các linh mục cũng không nên tái hôn, mà vào tu viện khi con cái đã trưởng thành. Trước đây, phụ nữ có thể đảm nhiệm chức vụ phó tế. Tân Ước và các bản văn khác có đề cập đến vấn đề này. Các nữ phó tế từng được giao các chức trách mục vụ và giáo nghi. ", "Mặc dù truyền thống này không được duy trì (lần cuối cùng phong chức phó tế cho một phụ nữ là trong thế kỷ 19), ngày nay xem ra không có lý do gì ngăn cản phụ nữ đảm trách chức phó tế.", "Thượng phụ Đại kết, tức Thượng phụ thành Constantinopolis là Tổng giám mục thành Constantinopolis và là phẩm bậc cao nhất trong Chính thống giáo Đông phương, được coi là \"primus inter pares\"\" (\"đứng đầu giữa những người bình đẳng\").", "Lịch sử.", "Hội thánh tiên khởi.", "Kitô giáo phát triển mau chóng trên toàn lãnh thổ Đế quốc La Mã, một phần nhờ tiếng Hy Lạp là chuyển ngữ (\"lingua franca\") được sử dụng rộng rãi trong dân chúng, phần khác là do thông điệp Kitô giáo được xem là mới và khác với các tôn giáo cũ của người La Mã và người Hy Lạp. Phao-lô và các sứ đồ khác đi khắp nơi trong Đế chế, trong đó có vùng Tiểu Á, thiết lập hội thánh trong các cộng đồng dân cư, từ thành Jerusalem và Xứ Thánh, đến Antioch và vùng phụ cận, đến La Mã, Alexandria, Athens, Thessalonika, và Byzantium. Byzantium về sau chiếm vị trí nổi bật ở phương đông, được mệnh danh là La Mã mới. Trong thời kỳ này, Kitô giáo cũng là mục tiêu của nhiều đợt bách hại, nhưng hội thánh vẫn tiếp tục phát triển. Năm 324, Hoàng đế Constantine chấm dứt các cuộc bách hại.", "Trong thế kỷ thứ tư, hội thánh phát triển sâu rộng trên nhiều xứ sở, cũng là lúc xuất hiện nhiều giáo thuyết mới, đáng kể nhất là học thuyết Arius. Học thuyết này gây nhiều ảnh hưởng, đồng thời là nguyên nhân của những tranh luận thần học bên trong hội thánh. Constantine quyết định triệu tập một công đồng lớn nhằm xác lập các quan điểm thần học cho giáo hội.", "Các công đồng.", "Chính thống giáo công nhận bảy công đồng đại kết, được triệu tập từ năm 325 (Công đồng Nicaea I) đến năm 787 (Công đồng Nicaea II). Các công đồng này được triệu tập để giải quyết các tranh chấp thần học, đồng thời khẳng định giáo lý và giáo luật cho Chính thống giáo.", "Các dân tộc Slavơ.", "Trong thế kỷ thứ 9 và 10, Chính thống giáo phát triển về phía đông châu Âu, đến lãnh thổ Rus’ ở Kiev (một quốc gia thời Trung Cổ - tiền thân của Nga, Ukraina và Belarus) nhờ những nỗ lực của các thánh Kyrillos và Methodios. Khi Rastislav, vua Moravia, yêu cầu Byzantium gởi giáo viên đến dạy người Moravia bằng ngôn ngữ của họ, Hoàng đế Byzantine, Michael III, chọn hai anh em Kyrillos và Methodios. Vì mẹ của họ là người Slav đến từ Thessaloniki, cả hai đều có thể sử dụng phương ngữ Slav để dịch Kinh Thánh và các sách kinh cầu nguyện. Khi các bản dịch của họ được những người sử dụng các phương ngữ khác sao chép, một ngôn ngữ văn chương gọi là tiếng Slav Giáo hội cổ được hình thành. Được sai phái truyền giáo cho người Slav ở vùng Đại Moravia, Kyrillos và Methodios phải cạnh tranh với các giáo sĩ người Frank đến từ giáo phận Rôma. Năm 886, các môn đồ của họ bị trục xuất khỏi Moravia.", "Một số trong những môn đồ của Kyrillos và Methodios như Clement, Naum (thuộc dòng dõi quý tộc Bulgaria), và Angelarius, trở lại Bulgaria. Tại đây, họ được Tsar Boris I đón tiếp. Trong một thời gian ngắn, những người này dạy các chức sắc Bulgaria bảng mẫu tự Glagolitic và các văn bản Kinh Thánh. Năm 893, ngôn ngữ Slav được công nhận là ngôn ngữ chính thức của giáo hội và nhà nước. Những thành công tại Bulgaria giúp đẩy mạnh các hoạt động qui đạo của các dân tộc Slav, đáng kể nhất là dân tộc Rus’, thủy tổ của các sắc dân Belarus, Nga, và Ukraine.", "Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong công cuộc truyền giáo cho các dân tộc Slav là các nhà truyền giáo sử dụng ngôn ngữ địa phương thay vì tiếng Latinh, không giống cách các giáo sĩ Roma vẫn làm. Hiện nay, Giáo hội Chính thống giáo Nga là giáo hội lớn nhất trong cộng đồng Chính thống giáo.", "Đại Ly giáo.", "Thế kỷ 11 chứng kiến cuộc Đại Ly giáo, chia cắt giáo hội thành hai phần, phương Tây với Giáo hội Công giáo Rôma, và phương Đông với Giáo hội Chính thống Đông phương. Ngoài những bất đồng về thần học như mệnh đề \"Filioque\", và thẩm quyền của Giáo hoàng, những dị biệt từ trước đó về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nền văn hóa Latinh và Hy Lạp cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự chia cắt.", "Sự chia rẽ càng thêm nghiêm trọng sau sự chiếm đóng và cướp phá thành Constantinople trong cuộc thập tự chinh thứ tư vào năm 1204. Sự kiện cướp phá Nhà thờ Hagia Sophia (\"Thánh Trí\") và nỗ lực thiết lập Đế quốc Latinh nhằm thay thế Đế quốc Byzantium vẫn là một mối hiềm khích giữa hai phía kéo dài cho đến ngày nay. Năm 2004, Giáo hoàng Gioan Phaolô II chính thức xin lỗi về việc tàn phá thành Constantinople năm 1204; và lời xin lỗi được Thượng phụ Bartholomew thành Constantinople chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều đồ vật bị đánh cắp như thánh tích, tài sản và nhiều món đồ khác, vẫn chưa được hoàn trả, nhưng còn lưu giữ ở phương Tây, nhất là ở Venice.", "Năm 1272 tới năm 1274 đã có những nỗ lực hàn gắn phương Đông và phương Tây tại Công đồng Lyon II, cũng như năm 1439 tại Công đồng Florence. Nhưng cả hai công đồng đều bị cộng đồng Chính thống giáo bác bỏ. Năm 1964, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Đại kết Athenagoras I đã có cuộc gặp ở Jerusalem vào năm sau đó, vạ tuyệt thông năm 1054 đã được hai giáo hội xóa bỏ.", "Giáo hội ngày nay.", "Chính thống giáo Đông phương bao gồm nhiều giáo hội, được công nhận là tự chủ (\"autocephalous\") hoặc tự trị (\"autonomous\"), hiệp nhất trong thần học và phụng vụ. Mỗi giáo hội lại bao gồm các giáo phận, đứng đầu bởi giám mục.", "Ngoài khối các giáo hội chính, còn có những nhóm nhỏ theo chủ nghĩa duy truyền thống, đã ly khai do các vấn đề như cải cách phụng vụ và lịch pháp. Từ năm 2007, các mối quan hệ đã được phục hồi giữa Giáo hội Chính thống giáo Nga Hải ngoại và Tòa Thượng phụ Moskva; hai cộng đồng này của Chính thống giáo Nga đã tách rời khỏi nhau từ thập niên 1920, do các lý do chính trị trong thời Xô viết.", "Những bất đồng ngấm ngầm vẫn tồn tại trong vòng các giáo hội cấp quốc gia, một phần là do sự khác biệt trong lập trường đối với Phong trào Đại kết. Ở Mỹ, đa số các giám mục tập hợp thành Hội đồng Giám mục Chính thống giáo Hoa Kỳ. Các Giám mục România mở các cuộc đàm phán với Giáo hội Công giáo Rôma. Mặt khác, nhiều người, trong đó có các tu sĩ Núi Athos, các Giám mục Nga, Serbia, cùng các chức sắc Hy Lạp và Bulgaria xem phong trào đại kết là một sự thỏa hiệp về thần học.", "Gần đây, mối quan hệ trong Chính thống giáo bị rạn nứt với cuộc Ly giáo Moskva–Constantinopolis 2018. Tính chung hiện nay, Chính thống giáo Đông phương có khoảng 250 triệu tín hữu." ]
3470
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3470
Giáo hội Công giáo
[ "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", "Giáo hội Công giáo, còn được gọi là Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo hội Kitô giáo hiệp thông hoàn toàn với vị giám mục Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô. Giáo hội Công giáo là hệ phái tôn giáo lớn nhất thế giới, với trên 1,3 tỉ thành viên, tính đến năm 2018. Tín hữu tuyên xưng Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội duy nhất do chính Chúa Giêsu Kitô (\"Kitô\" hay \"Cơ Đốc\", trước đây phiên âm là \"Kirixitô\", mang nghĩa là \"đấng được xức dầu\") thiết lập dựa trên các tông đồ của Chúa Giêsu, giáo hoàng là người kế vị tông đồ trưởng Phêrô, còn các giám mục là những người kế vị các tông đồ khác. Dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng, Giáo hội Công giáo xác định nhiệm vụ của họ là truyền bá Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, cử hành các bí tích - đặc biệt là Bí tích Thánh Thể - và thực hành bác ái.", "Bà Maria cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đức tin của người Công giáo. Họ tôn kính bà vì tin rằng bà nhận được những đặc ân của Thiên Chúa mà không người phụ nữ nào khác có được: vô nhiễm nguyên tội, làm Mẹ Thiên Chúa, đồng trinh trọn đời và hồn xác được lên thiên đàng.", "Được xem là một trong những tổ chức tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Giáo hội Công giáo đã đóng vai trò nổi bật trong lịch sử nền văn minh Phương Tây. Đây cũng là tôn giáo được tổ chức lớn và chặt chẽ nhất. Giáo hội Công giáo hoàn vũ được chia theo địa giới thành các giáo phận ở nhiều quốc gia; lãnh đạo mỗi giáo phận là một vị giám mục chính tòa.", "Thuật ngữ.", "Thuật ngữ \"Catholic\" bắt nguồn từ chữ \"καθολικός (katholikos)\" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là \"phổ quát\", \"chung\" - lần đầu tiên được sử dụng để mô tả về Giáo hội từ những năm đầu Thế kỷ thứ II. Chữ \"Katholikos\" là dạng tính từ của chữ \"καθόλου\" (katholou) do sự kết hợp giữa hai từ \"κατὰ ὅλου\" (kata holou), có nghĩa là \"theo như toàn bộ\". Từ nguyên nói trên được dịch sang tiếng Việt là \"Công giáo\". Như vậy tên gọi Giáo hội Công giáo có nghĩa là \"Giáo hội phổ quát\".", "Kể từ sau cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, một số giáo hội vẫn còn giữ lại sự hiệp thông với Tòa Rôma (gồm giáo phận Rôma, Giám mục của giáo phận này là Giáo hoàng, tức thượng phụ giáo chủ tối cao) và vẫn dùng danh xưng là \"Công giáo\". Trong khi đó, các giáo hội khác ở phía Đông bắt đầu từ chối thẩm quyền tối cao của Giáo hoàng và họ coi giáo hội của mình mới là giáo hội \"chính thống\" kế thừa nguyên thủy từ thời Chúa Giêsu, vì vậy mới xuất hiện danh xưng Chính thống giáo Đông phương. Sau cuộc Cải cách Kháng nghị hồi Thế kỷ XVI, các giáo hội \"hiệp thông với Giám mục Rôma\" vẫn tiếp tục để sử dụng từ \"Công giáo\" để chỉ chính mình, nhằm phân biệt với các giáo phái đã tách ra, mà thường được biết đến với tên gọi là Tin Lành.", "Có không ít sự bất đồng về cách dùng từ giữa \"Giáo hội Công giáo Rôma\" và \"Giáo hội Công giáo\", nguyên nhân là do một vài nhánh Kitô giáo khác cũng tuyên bố họ là \"Công giáo\" (nghĩa là tôn giáo phổ quát). Đặc biệt, Chính thống giáo Đông phương thích áp dụng thuật ngữ \"Giáo hội Công giáo Rôma\" để chỉ rõ trung tâm giáo hội này ở Rôma, nhằm phân biệt với các giáo hội Đông phương có trung tâm ở Constantinopolis (nay là Istanbul). Nhiều người Công giáo thích gọi ngắn gọn là \"Công giáo\" thay vì \"Công giáo Rôma\".", "Thuật từ \"Giáo hội Công giáo\" là cách gọi phổ biến nhất được dùng trong các văn kiện chính thức của Giáo hội, cũng là thuật từ mà Giáo hoàng Phaolô VI dùng khi ký các văn kiện của Công đồng Vatican II. Tuy nhiên, cả các văn kiện xuất bản bởi Tòa Thánh và một số Hội đồng Giám mục đôi khi cũng dùng cách gọi \"Giáo hội Công giáo Rôma\".", "Tổ chức và quản trị.", "Giáo huấn và Giáo Triều.", "Hệ thống phẩm trật của Giáo hội Công giáo đứng đầu là vị Giám mục Giáo phận Rôma, chức danh là giáo hoàng. Ông được tín hữu coi là đại diện cao nhất của Thiên Chúa ở trần gian, người có quyền uy, ảnh hưởng lớn nhất trong Giáo hội Công giáo toàn cầu (trong đó bao gồm cả giáo hội theo nghi lễ Latinh và những giáo hội Công giáo theo nghi lễ Đông phương nhưng có hiệp thông trọn vẹn với Rôma). Thuật ngữ \"Đông Phương\" và \"Tây Phương\" mà Giáo hội Công giáo sử dụng không hàm ý chỉ về châu Á hay châu Âu nhưng chỉ về khu vực lãnh thổ của giáo hội trong lịch sử và văn hóa, với hai trung tâm là Rôma (Tây Phương) và Constantinopolis (Đông Phương).", "Giáo hoàng hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô, người được bầu trong một cuộc Mật nghị Hồng y vào ngày 13 tháng 3 năm 2013. Thẩm quyền của Giáo hoàng gọi là \"Giáo huấn\" (Papacy), nghĩa là quyền giảng dạy tín hữu. Cơ quan trung ương giáo huấn thường được gọi là \"Tòa Thánh\" (\"Sancta Sedes\" trong tiếng Latinh), hoặc \"Tông Tòa\" (\"Apostolic See\") nghĩa là \"ngai tòa của Thánh Phêrô Tông đồ\". Trực tiếp cộng tác với Giáo hoàng là Giáo triều Rôma, tức cơ quan quản lý và điều hành hoạt động của Giáo hội Công giáo. Giáo hoàng cũng là nguyên thủ quốc gia của Thành Vatican, một quốc gia có chủ quyền đầy đủ trên một lãnh thổ nằm trong thành phố Rôma, thủ đô nước Ý.", "Sau khi một vị Giáo hoàng qua đời hoặc từ chức, chỉ có các thành viên dưới 80 tuổi trong Hồng y Đoàn mới có quyền họp tại Nhà nguyện Sistina ở Rôma để bầu ra Giáo hoàng mới. Mặc dù cuộc bầu chọn này, thực tế chỉ dành riêng cho các hồng y bầu chọn cho nhau, nhưng về mặt lý thuyết, bất kỳ người nam nào theo đạo Công giáo cũng có thể được chọn làm Giáo hoàng. Kể từ 1389, chỉ có hồng y mới được nâng lên vị trí đó. Hồng y là một tước hiệu danh dự mà Giáo hoàng ban cho một số giáo sĩ Công giáo, phần lớn là các vị lãnh đạo trong Giáo triều Rôma, các Giám mục của các thành phố lớn và các nhà thần học lỗi lạc, phụ giúp Giáo hoàng quản trị Giáo hội.", "Các phương quản trị đặc biệt.", "Giáo hội Công giáo Hoàn vũ gồm có 24 phương quản trị (\"sui iuris\"). Lớn nhất trong số các phương quản trị này là Giáo hội Latinh, gồm hơn 1 tỷ giáo dân, phát triển ở Tây Âu trước khi lan rộng khắp thế giới. Vì thế, mỗi khi nhắc đến Giáo hội Công giáo, nhiều người thường đề cập đến giáo hội này. Giám mục thành Rôma (Giáo hoàng) là thượng phụ của phương quản trị Giáo hội Latinh. Giáo hội Latinh coi mình là nhánh lâu đời nhất và lớn nhất của Kitô giáo Tây Phương.", "Nhỏ bé hơn so với Giáo hội Latinh là 23 phương tự trị Công giáo Đông phương1 với 17,3 triệu giáo dân. Mỗi phương quản trị (hay \"lễ chế\") trong số đó đều chấp nhận thẩm quyền của vị Giám mục Rôma về các vấn đề giáo lý. Những lãnh thổ này sở dĩ gọi là \"tự quản đặc biệt\" là vì cộng đoàn Kitô hữu Công giáo ở đó có khác nhau về lịch sử, văn hóa, hình thức lễ nghi, thờ phượng chứ không khác biệt về giáo lý. Nói chung, đứng đầu mỗi phương quản trị thế này là một thượng phụ (\"patriarch\") hay giám mục cao cấp, và họ được trao quyền quản trị đối với lãnh thổ của mình ở một mức độ tương đối về các nghi thức phụng vụ, lịch phụng vụ, và các khía cạnh thờ phượng khác.", "Các phương quản trị giáo hội Công giáo ở Đông Phương là những tín hữu vẫn theo các niềm tin và truyền thống của Kitô giáo Đông Phương nhưng vẫn luôn hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo; hoặc những tín hữu đã ly khai sau cuộc Ly giáo Đông - Tây nay trở về hiệp thông với Rôma. Thượng phụ của các phương quản trị Công giáo Đông Phương do Thượng hội đồng Giám mục (\"synod of the bishops\") của giáo hội đó bầu lên, các chức vị khác lần lượt là: tổng giám mục miền, giám mục v.v.. Tuy nhiên, Giáo hội Latinh có Giáo triều Rôma được tổ chức cụ thể hơn, gồm có Thánh Bộ các Giáo hội Đông Phương, để duy trì mối quan hệ với họ.", "Các giáo phận, giáo xứ và dòng tu.", "Giáo hội Công giáo tại từng quốc gia, khu vực, hoặc các thành phố lớn gọi là giáo hội địa phương, được tổ chức thành giáo phận (\"diocese\" hoặc \"eparchies\", tùy văn cảnh là Đông phương hay Tây phương), mỗi giáo phận do một Giám mục Công giáo lãnh đạo. Tính đến năm 2012, toàn Giáo hội Công giáo (cả Đông phương và Tây phương) gồm 2.966 đơn vị hành chính tương đương giáo phận. Các Giám mục trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể thường được tổ chức thành một Hội đồng Giám mục. Hội đồng Giám mục là nơi quy tụ các vị lãnh đạo Giáo hội trong một quốc gia hay một lãnh thổ để hợp nhất với nhau thi hành mục vụ theo thể cách và phương thức thích hợp với hoàn cảnh. Các giáo phận lại được phân thành rất nhiều cộng đoàn nhỏ được gọi là giáo xứ (hay xứ đạo, họ đạo), mỗi giáo xứ có một hoặc nhiều linh mục, phó tế lãnh đạo dưới quyền của Giám mục. Giáo xứ là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp cử hành Thánh lễ, các bí tích và mục vụ cho giáo dân Công giáo.", "Mọi giáo dân đều có thể gia nhập vào đời sống tu trì tại các dòng tu. Các giáo dân nam giới còn có quyền học tập để được thụ phong thành linh mục. Mọi tu sĩ Công giáo thường phải thực hiện theo ba lời khuyên trong Phúc Âm là: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Các dòng tu nổi tiếng là: Dòng Biển Đức, Dòng Cát Minh, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô, Dòng Thừa Sai Bác Ái, Dòng Tên...", "Hàng Giáo phẩm.", "Giáo hội Công giáo có tổ chức phẩm cấp, mỗi cấp có người trị sự được Giáo hội chỉ định với ba \"chức Thánh\"2 sau: Giám mục, linh mục và phó tế. Các chức danh giáo sĩ đó đều phải cam kết sống độc thân.", "Danh hiệu hồng y do Giáo hoàng phong cho những Giám mục (trường hợp đặc biệt là linh mục) có vai trò, vị trí hoặc đóng góp lớn cho Giáo hội Công giáo. Ngoài ra còn có các thừa tác viên phụng vụ. Từ Công đồng Vatican II, Giáo hội cho phép những người trưởng thành dù đã kết hôn được phong chức thừa tác viên vĩnh viễn. Họ có thể đảm nhận vai trò đọc Phúc âm, dạy giáo lý, phụ tá rửa tội, dẫn dắt phụng vụ, làm chứng hôn phối, hướng dẫn nghi thức tang lễ...", "Thực hành tôn giáo.", "Giáo hội Công giáo có sự phân biệt giữa nghi thức phụng vụ chung của toàn cộng đoàn và việc cầu nguyện hoặc thực hành sống đạo riêng của từng cá nhân. Các nghi thức phụng vụ chung đều do Giáo hội quy định, gồm có Thánh lễ, các Bí tích và Các giờ kinh Phụng vụ. Tất cả tín hữu Công giáo được Giáo hội khuyến khích tham dự vào các nghi thức phụng, nhưng việc cầu nguyện và sống đạo là vấn đề cá nhân, không ai có thể can thiệp vào ai.", "Thánh lễ.", "Trung tâm của việc thờ phượng là cử hành Bí Tích Thánh Thể. Theo giáo lý của Giáo hội Công giáo, mỗi lần cử hành Thánh lễ thì bánh mì và rượu nho trở thành Mình và Máu của Chúa Kitô, qua lời truyền phép của linh mục. Đó là sự biến đổi về bản thể (thần tính) chứ không phải về vật lý (lý tính). Những lời truyền phép này được trích ra từ Phúc âm Nhất lãm và một lá thư của Tông đồ Phaolô4. Giáo hội dạy rằng, Chúa Kitô đã thiết lập một Giao Ước Mới (Tân Ước) với nhân loại thông qua việc cử hành Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, theo như Kinh Thánh đã chép.", "Bởi vì họ tin rằng Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, nên có những quy tắc nghiêm ngặt về việc lãnh nhận Bí tích Thánh Thể (rước lễ). Bí tích này chỉ có thể được cử hành bởi một linh mục hay Giám mục Công giáo. Những người cho rằng mình đang phạm tội trọng thì bị cấm không được lãnh nhận bí tích cho đến khi họ đã nhận được ơn tha thứ thông qua các Bí tích Hòa Giải. Người Công giáo thường phải nhịn ăn uống (ngoại trừ nước lã và thuốc trị bệnh) ít nhất một giờ trước khi rước lễ5.", "Người Công giáo không được phép lãnh nhận bánh và rượu được cử hành trong các nhà thờ Tin Lành, vì theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, các nhánh Tin Lành đã thiếu đi Bí tích Truyền Chức Thánh, và do đó họ cũng không có Bí tích Thánh Thể hợp lệ. Còn tại các giáo hội Chính Thống giáo Đông phương, một tín hữu Công giáo vẫn có thể lãnh nhận Thánh Thể từ một nhà thờ thuộc giáo hội này trong hoàn cảnh đặc biệt có sự phê duyệt của giáo quyền địa phương, dù rằng việc đó là không được khuyến khích6. Tuy nhiên, đối với các Thánh lễ cử hành bởi giáo sĩ thuộc Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (tổ chức không được Tòa Thánh công nhận), tín hữu vẫn có thể tham dự và rước lễ nếu không có sự lựa chọn nào khác.", "Cả 24 phương tự trị \"(sui iuris)\" của Giáo hội Công giáo đều có hình thức lễ nghi và truyền thống phụng vụ riêng của mình. Điều này phản ánh sự đa dạng về lịch sử và văn hóa chứ không phải là sự khác biệt trong đức tin. Các hình phụng vụ của lễ nghi Rôma được sử dụng phổ biến hơn cả, nhưng ngay cả trong giáo hội tại Latinh cũng chỉ sử dụng một vài lễ nghi khác nhau, còn các giáo hội tại Đông Phương thì có nghi thức riêng biệt cho từng giáo hội. Dù rằng có thể khác nhau về lễ nghi nhưng các giáo hội tự trị đều cử hành Bí tích Thánh Thể trong Thánh lễ và coi đó là trung tâm của tất cả các nghi thức phụng vụ Công giáo.", "Lễ nghi Tây Phương.", "Lễ nghi Latinh (Rôma) là nghi thức thờ phượng được sử dụng phổ biến nhất của Giáo hội Công giáo. Lễ nghi này được sử dụng trên toàn thế giới, thông qua các hoạt động truyền giáo tích cực của các quốc gia Tây Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý...) trong suốt chiều dài lịch sử Kitô giáo.", "Có hai ấn bản lễ nghi Rôma được sử phép sử dụng hiện nay: ấn bản sau năm 1969 của \"Sách Lễ Rôma\" (do Giáo hoàng Phaolô VI chuẩn nhận) hiện nay đang được sử dụng trong các ngôn ngữ bản địa trên khắp thế giới; và ấn bản năm 1962 (Thánh Lễ Tridentina). Kể từ năm 2007, nghi thức Thánh lễ bằng tiếng Latinh \"Tridentina\" được giáo hội bắt đầu sử dụng lại sau khi bị hủy bỏ từ Công đồng Vatican II năm 1963. Tại Hoa Kỳ, các giáo xứ lại sử dụng một lễ nghi riêng, là biến thể giữa lễ nghi Rôma nhưng vẫn giữ được một số từ ngữ trong phụng vụ Anh giáo. Dự kiến cũng sẽ có một lễ nghi riêng dành cho các cựu tín hữu Anh giáo nay gia nhập vào Giáo hội Công giáo. Ngoài ra còn có các lễ nghi Tây Phương khác (không phải Rôma) bao gồm Lễ nghi Ambrosian và Mozarabic.", "Lễ nghi Đông Phương.", "Lễ nghi của cá giáo hội Công giáo ở Đông Phương thường tương tự với lễ nghi của Chính thống giáo và các giáo hội khác ở Đông Âu, Đông Bắc Phi, và Trung Đông không còn hiệp thông với Giám mục Rôma nữa. Giáo hội Công giáo Đông Phương là một trong hai nhóm tín hữu đã khôi phục hoàn toàn sự hiệp thông với Giám mục Rôma, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc Kitô hữu Đông Phương độc đáo của họ.", "Các nghi lễ được sử dụng bởi giáo hội Công giáo Đông Phương bao gồm: lễ nghi Byzantine sử dụng ở Antiochian, Hy Lạp và Slave, lễ nghi Alexandria, lễ nghi Syria, lễ nghi Armenia, lễ nghi Maronite, và lễ nghi Chaldean. Trong những năm gần đây, giáo hội Công giáo Đông Phương đã quay trở lại với tập quán truyền thống phù hợp với Sắc lệnh về các Giáo hội Đông phương \"(Orientalium Ecclesiarum)\" của Công đồng Vatican II. Mỗi giáo hội có lịch phụng vụ riêng của mình.", "Các Bí tích.", "Giáo hội Công giáo dạy rằng: các bí tích là những dấu hiệu thiêng liêng do Đấng Kitô lập ra và giao phó cho Giáo hội để ban lại cho chúng ta. Chúng mang lại hiệu quả Thánh thiện cho những ai thực tâm đón nhận chúng. Toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo hội xoay quanh việc cử hành Thánh lễ và các bí tích. Có bảy Bí tích được Giáo hội công nhận là: Thanh Tẩy (rửa tội), Thêm Sức, Thánh Thể, Bí tích Hòa Giải (giải tội), Truyền Chức Thánh, Xức Dầu Thánh và Hôn Phối. Những người bị vạ tuyệt thông thì mất quyền lãnh nhận các bí tích.", "Các Giờ Kinh Phụng vụ.", "Các Giờ Kinh Phụng vụ (hay còn gọi là kinh Thần Vụ) là những giờ kinh của toàn thể Hội Thánh Công giáo dâng lên Thiên Chúa, được cử hành cách long trọng trong các cộng đoàn dòng tu, chủng viện, các hội đoàn giáo dân hay cũng có thể cử hành riêng mỗi cá nhân nếu không có điều kiện đọc cùng cộng đoàn. Kinh Phụng vụ được chia làm nhiều giờ theo thời gian trong ngày (kinh Sách, kinh Sáng, Kinh Trưa (giờ Ba, giờ Sáu, giờ Chín), kinh Chiều, kinh Tối). Trong giờ kinh, họ thường đọc hoặc hát các bài thánh thi, thánh vịnh và các lời cầu nguyện theo mẫu đã được Hội Thánh quy định và biên soạn. Việc thực hành này là bắt buộc với những người đã được lãnh nhận chức thánh (như phó tế, linh mục, giám mục). Ngoài ra còn phải kể đến các hoạt động sùng bái của các tín hữu ngoan đạo, đơn giản nhất là việc cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối, hình thức khác là một mình hay tụ họp lại để đọc Thánh Kinh và suy niệm. Ngoài nghi thức phụng vụ ra, Giáo hội Công giáo còn có một sự đa dạng về thực hành sống đạo mà cầu nguyện là hình thức rất được khuyến khích vì nó được coi là sự vận động để phát triển đời sống thiêng liêng của tín hữu, thắt chặt mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa. Các việc làm đạo đức rất được Giáo hội khuyến khích. Chúng có thể là việc tôn kính Thánh tượng, viếng nhà thờ, đi hành hương, rước kiệu, Đàng Thánh Giá, Chầu Thánh Thể và đọc Kinh Mân Côi.", "Giáo lý Đức tin.", "Đức tin Công giáo được tóm lược trong \"Tín điều Nicea\" và thể hiện chi tiết trong \"Sách Giáo lý Công giáo\". Căn cứ vào những lời hứa của Chúa Kitô trong Sách Phúc Âm, Giáo hội Công giáo tin rằng họ liên tục được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần để bảo vệ họ không rơi vào những lạc giáo. Chúa Thánh Thần soi dẫn để tín hữu nhận biết Thiên Chúa qua Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo hội. Bà Maria cũng chiếm vị trí quan trọng trong đức tin của người Công giáo. Họ tin rằng vì bà là mẹ Chúa Giêsu nên bà có sức ảnh hưởng lớn đến việc Thiên Chúa ban ơn cho tín hữu.", "Thiên Chúa Ba Ngôi.", "Giáo hội Công giáo dạy rằng Thiên Chúa là đấng duy nhất, vĩnh hằng, thượng quyền, thông suốt tất cả, công chính vẹn toàn và hiện diện mọi nơi. Tín hữu Công giáo tin thuyết Ba Ngôi: Thiên Chúa là tự nhiên mà có, bản thể và hiện thân là một Chúa nhưng lại tồn tại trong ba ngôi vị (tam vị nhất thể), từng ngôi vị đồng nhất với bản thể, không ngôi vị nào hơn ngôi vị nào và chỉ phân biệt về quan hệ giữa ba ngôi vị: giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa hai ngôi vị này với Chúa Thánh Thần, thành một Thiên Chúa Ba Ngôi.", "Chúa Cha thường được liên tưởng là đấng sáng tạo ra mọi vật mọi loài trong vũ trụ. Thiên Chúa cũng yêu thương và chăm sóc cho thụ tạo của mình, ngài trực tiếp tham gia vào thế giới và cuộc sống của con người, mong muốn con người kính thờ Chúa và yêu thương đồng loại. Công giáo còn tin rằng, con người là loài thụ tạo có thân xác (hữu hình) và linh hồn (vô hình) gắn bó mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, còn có thụ tạo vô hình khác là thiên thần, làm nhiệm vụ tôn thờ và phục vụ Thiên Chúa. Một số thiên thần đã chọn chống lại Thiên Chúa, trở thành ma quỷ, và tìm cách gây hại cho nhân loại. Trong số đó, lãnh đạo thiên thần nổi loạn gọi là Satan hoặc Lucifer.", "Giáo hội Công giáo tin rằng Thiên Chúa chỉ mặc khải trọn vẹn qua người con duy nhất là Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người. Giáng sinh xuống trần gian bởi Trinh nữ Maria nên Giêsu vừa mang bản tính Thiên Chúa vừa mang bản tính loài người. Qua cuộc đời và triết lý của mình, Giêsu đã dạy mọi người cung cách sống, nói về tình yêu của Thiên Chúa và ban tặng hồng ân, vinh quang cho những ai tin mình. Cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu là cái giá tột đỉnh mà Chúa phải gánh chịu để đền bù cho tội lỗi của loài người, để họ được thứ tha và hòa giải với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần được tin canh tân, Thánh hóa Giáo hội kể từ sau khi Chúa Giêsu về trời.", "Theo Công giáo, \"mầu nhiệm\" là những điều huyền bí về Thiên Chúa mà tài trí con người không thể hiểu và giải thích đầy đủ được nhưng tin đó là chân lý. Tóm lại, tín hữu Công giáo có thể tuyên xưng đức tin cơ bản qua câu nói: \"Có ba mầu nhiệm chính trong Đạo: Thứ nhất là Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, thứ hai là Mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, thứ ba là Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc\".", "Tội nguyên tổ.", "Trong đức tin của người Công giáo, loài người trước đây được Thiên Chúa sáng tạo ra để hiệp thông với ngài nhưng vì không vâng lời Thiên Chúa khi ăn trái của \"cây biết điều thiện điều ác\" (trái cấm), Adam và Eva - tổ tiên loài người theo Công giáo – đã làm mối quan hệ đó bị đổ vỡ khiến tội lỗi và sự chết lan tràn khắp thế giới. Vấp ngã này của con người được gọi là tội nguyên tổ (hay tội tổ tông). Từ đây, con người đánh mất đi tình trạng nguyên thủy của mình là được hiệp thông với Thiên Chúa, bị đưa vào tình trạng của sự chết nhưng qua ý tưởng con người có một linh hồn bất tử. Khi Giêsu đến với thế giới, giữa Thiên Chúa và loài người đã có sự hòa giải qua hiến tế bằng cái chết và sự sống lại của Giêsu, một lần nữa con người lấy lại được sự hiệp thông và dự phần vào vinh quang Thiên Chúa.", "Cứu rỗi.", "Giáo hội dạy rằng Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người sự cứu rỗi để hướng tới một cuộc sống vĩnh hằng và ngài coi đó như là một hồng ân, một vinh quang qua sự hiến tế của Đấng Kitô. \"Với những nỗ lực để tỏ tường về Thiên Chúa, chẳng có câu trả lời chính xác nào hay tài trí nào của con người làm được. Giữa Thiên Chúa và chúng ta có một sự khác biệt vô tận khiến chúng ta phải thừa nhận về ngài, Thiên Chúa chúng ta\". Thiên Chúa là đấng bào chữa, là đấng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Hoặc là chúng ta đón nhận hồng ân này Thiên Chúa ban cho ta thông qua đức tin vào Giêsu Kitô và phép rửa tội hoặc là khước từ nó. \"Đức tin không hành động là đức tin chết\".", "Giáo hội còn dạy rằng con người cần phải được thanh tẩy ngay từ lúc này, ngay trong thực tại này (tức cuộc sống trần thế) vì khi chết rồi thì không thể làm gì hơn được nữa. Thanh tẩy là khi nhận Phép rửa và nó bị mất đi khi linh hồn phạm tội chết (tội trọng). Tội trọng là sự cố ý vượt quá giới luật của Thiên Chúa cách nghiêm trọng. Nhưng con người có thể lại được sự Thánh tẩy khi người ấy thành thật thú nhận trong Bí tích Hòa giải. Nếu ai đó biết sám hối tội lỗi của họ trước khi chết mà không thể thông qua Bí tích Hòa Giải được vì lý do khách quan nào đó thì với lời khẩn cầu, tội của họ cũng tự nhiên được tha thứ.", "Qua hiến tế của Giêsu bằng cái chết trên thập giá, sự cứu rỗi thậm chí còn được ban ra bên ngoài ranh giới của Giáo hội, nghĩa là phổ biến cho mọi người. Do đó, các Kitô hữu lẫn dân ngoại, nếu ai nhiệt thành đáp lại chân lý này thì Thiên Chúa sẽ bày tỏ lòng xót thương của ngài đối với họ. Điều này đôi khi là một trách nhiệm để trở thành thành viên của Giáo hội.", "Phép Thanh Tẩy (rửa tội) là một nghi thức quan trọng của người Kitô hữu, qua lăng kính của Giáo hội Công giáo, nó được nâng lên hàng bí tích. Phép rửa không chỉ làm thanh tẩy tội lỗi của một người nào đó, nó cũng làm cho họ trở thành \"con cái Thiên Chúa và được dự phần với ngài\", trả lại cho con người trạng thái nguyên bản mà đã được hình thành giống như hình ảnh của Thiên Chúa. Phép rửa còn là cầu nối giữa người nào đó với đời sống cộng đoàn Giáo hội. Bởi vậy, khi chịu phép rửa trong Giáo hội, là thân thể Đức Kitô, người ta cũng sẻ chia cuộc khổ nạn và phục sinh với ngài. Sự cứu rỗi là phổ biến cho tất cả mà không loại trừ ai. Công giáo tin rằng Thiên Chúa không nỡ từ chối một khẩn cầu cứu rỗi của ai đó bên ngoài Giáo hội. Điều này là một trong những quan điểm bất đồng lớn giữa Công giáo và Kháng cách.", "Thánh Kinh và Thánh Truyền.", "Những lời giảng dạy của Giáo hội Công giáo là những điều được trích dẫn ra từ hai nguồn: Thánh Kinh và Thánh Truyền. Họ cho rằng cả hai đều xuất phát từ Thiên Chúa và được giải thích bởi \"Huấn Quyền\" (\"Magisterium\") của Giáo hội. Danh sách và nội dung chính thức về các sách Thánh kinh được Giáo hội Công giáo chấp nhận là những bản Thánh Kinh viết bằng tiếng Latin hồi thế kỷ thứ IV, cụ thể là 46 quyển của Cựu Ước và 27 quyển của Tân Ước.", "Năm 1943, trong bức thông điệp \"Divino Afflante Spiritu\" của ông, Giáo hoàng Piô XII đã khuyến khích những học giả Thánh Kinh hãy cần mẫn nghiên cứu về ngôn ngữ nguyên bản của các sách Thánh Kinh (tiếng Do Thái, Hy Lạp, Aram trong Cựu Ước và tiếng Hy Lạp trong Tân Ước) và những ngôn ngữ chung nguồn gốc khác để hiểu biết sâu rộng và đầy đủ hơn về những văn bản này, và cho rằng: \"văn bản nguyên bản... được viết bằng ơn linh hứng của tác giả thì có thẩm quyền và giá trị hơn bất kỳ bản nào, thậm chí cả những bản đã được dịch rất hoàn hảo, dù đó là cổ xưa hay hiện đại\".", "Thánh Truyền (gọi tắt của Truyền thống các Thánh Tông Đồ) mà Giáo hội Công giáo định nghĩa rằng: \"mang lời của Thiên Chúa đã được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần ủy thác cho các Tông Đồ và truyền đạt lời Chúa cách nguyên vẹn cho những người kế vị các Tông Đồ để các vị này gìn giữ, trình bày và truyền bá lời đó cách trung thành khi giảng dạy\". Nguồn gốc Thánh Truyền thì rất đa dạng và những giảng dạy của Giáo hội ngày nay thường là được truyền khẩu từ các tông đồ. Nhiều ghi chép của các cha đạo sơ khai đã phản ánh được Thánh Truyền.", "Huấn Quyền là thẩm quyền giáo huấn, giải thích Kinh Thánh và đức tin của các vị lãnh đạo giáo hội như Giáo hoàng, Giám mục, linh mục, nhằm giúp cho tín hữu hiểu rõ vấn đề.", "Giáo hội Tông Truyền.", "Giáo hội là \"thân thể Chúa Kitô\"7 mà ngài là \"đầu\" và Công giáo dạy rằng đó là một thân thể được hiệp nhất bởi những người tin Chúa cả trên thiên đàng và trên địa cầu này. Theo Giáo Lý, Giáo hội Công giáo xưng mình là \"Giáo hội duy nhất của Chúa Kitô\". Giáo hội này dạy rằng người sáng lập ra họ là chính Chúa Giêsu Kitô, đã bổ nhiệm mười hai tông đồ tiếp tục công việc của Chúa Giêsu sau khi ông về trời. Các tông đồ đó là những vị Giám mục đầu tiên của Giáo hội.", "Giáo hội Công giáo diễn giải: tổ chức Giáo hội của họ là sự hiện diện liên tục của Chúa Giêsu trên Trái Đất, và tất cả các Giám mục được tấn phong hợp lệ là người kế thừa các tông đồ khi xưa (Tông Truyền). Trong đó, các Giám mục thành Rôma được coi là người kế vị tông đồ trưởng Simon Phêrô, có quyền tối thượng ở trần gian nên được gọi là Giáo hoàng.", "Niềm tin về cái chết.", "Giáo hội Công giáo dạy rằng, con người gồm có thể xác và linh hồn. Cái chết chỉ là sự chấm dứt của thân xác nhưng linh hồn là bất diệt. Ngay sau khi chết, linh hồn của mỗi người sẽ nhận được một cuộc phán xét riêng của Thiên Chúa, nhưng vẫn còn một cuộc phán xét chung thẩm cho cả nhân loại trong ngày tận thế, khi mà Chúa Kitô quay lại trần gian làm thẩm phán. Theo đó, cuộc chung thẩm này sẽ chấm dứt tình trạng hiện tại của nhân loại và bắt đầu một Thiên Quốc (Nước Trời) mới và tốt đẹp hơn do Thiên Chúa cai trị. Theo Giáo lý Công giáo, vào ngày tận thế, linh hồn sẽ nhập lại thể xác (được tái sinh) và sau đó mỗi người sẽ phải chịu bản án thưởng hay phạt tùy theo những việc họ đã làm khi còn sống ở trần gian. Họ sẽ đi vào một trong ba tình trạng sau:", "Maria và các Thánh.", "Bà Maria - mẹ của Giêsu Nazareth - chiếm một vị trí quan trọng trong Giáo hội Công giáo. Các giáo phái Kháng Cách thường chỉ trích Công giáo về điều này vì họ cho rằng chỉ nên tôn thờ Thiên Chúa mà thôi, việc tín hữu Công giáo tôn thờ bà Maria là tôn thờ ngẫu tượng, trái với luật Chúa. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo lập luận rằng họ chỉ dành cho bà Maria sự tôn kính đặc biệt chứ đó không phải là sự tôn thờ. Giáo hội Công giáo thường xưng bà Maria với danh hiệu là \"Đức Mẹ\", \"Nữ Vương\", \"Thánh Mẫu\"... Họ tin rằng bà Maria đồng trinh vĩnh viễn và là Mẹ của Thiên Chúa. Ngoài ra, họ còn tin bà \"Vô Nhiễm Nguyên Tội\" và hồn và xác của bà đã được vào thiên đàng. Bốn luận điểm này đã được chế định thành \"tín điều\" (điều phải tin), hai điều sau do Giáo hoàng Piô IX và Giáo hoàng Piô XII công bố lần lượt trong các năm 1854 và 1950.", "Việc tôn kính bà Maria của Giáo hội Công giáo không chỉ trong các lời kinh, lời ca tụng về cuộc đời bà trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong rất nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc và kiến trúc. Giáo hội Công giáo xác nhận chính thức một số cuộc hiện ra của bà Maria, như tại Lộ Đức, Fatima, Guadalupe... Những nơi này cũng là địa điểm hành hương lớn thu hút nhiều tín đồ Công giáo. Kinh Mân Côi chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống cầu nguyện của người Công giáo. Cùng với Trinh nữ Maria, các vị Thánh là những người nam hay nữ đã tuyên xưng niềm tin nơi Thiên Chúa, sống cuộc đời nêu gương sáng và chết trong ân nghĩa với Chúa, được tin là đang vinh hiển trên thiên đàng. Việc thờ phượng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa; với các Thánh, tín hữu chỉ tôn kính. Các tín hữu cầu nguyện với bà Maria và các Thánh vì tin rằng nhờ lời chuyển cầu và trợ giúp của các vị, Thiên Chúa sẽ nhậm lời họ cầu xin.", "Đời sống thường ngày.", "Người Công giáo phải nỗ lực để trở thành môn đồ thực sự của Giêsu. Họ mong đợi tìm kiếm được sự tha thứ cho những tội lỗi của mình qua tấm gương và lời giảng dạy của Giêsu. Họ tin rằng thông qua Giêsu, Thiên Chúa đã ban bảy phép bí tích cho mình như nhưng công cụ để trợ giúp họ thực hiện được điều này. Người Công giáo tin rằng Thiên Chúa luôn luôn tác động giữa loài người trên thế giới này. Người Công giáo được \"Thánh hóa\" là nhờ các phép bí tích của Giáo hội và qua cả những lời cầu nguyện, những công việc phúc đức, hành hương và ăn chay hãm mình. Cầu nguyện cho người khác, thậm chí cho kẻ thù và những người ngược đãi mình là một nhiệm vụ của Kitô hữu8. Người Công giáo cho rằng có bốn mục đích cầu nguyện: tôn thờ, tạ ơn, ăn năn và khẩn cầu. Người Công giáo cũng có thể cầu nguyện với Thiên Chúa xin tha tội cho những ai đã chết (cầu cho các linh hồn), và đặc biệt là họ cũng có thể cầu nguyện với Trinh nữ Maria - mẹ Thiên Chúa - và các Thánh nữa.", "Nguồn gốc và lịch sử.", "Giáo hội Công giáo gắn liền với Chúa Giêsu và Mười hai Thánh Tông đồ và coi các Giám mục của Giáo hội là những người kế vị các tông đồ, Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô, lãnh đạo Giáo hội. \"Giáo hội Công giáo\" là thuật ngữ đầu tiên được sử dụng bởi Thánh Inhaxiô Antiôkhia (Ignatius Antioch) vào năm 107, [đại ý rằng]: \"nơi nào có Đấng Kitô ngự trị, nơi đó là Giáo hội Công giáo\", như là sự tuyệt đối hóa vai trò của Giáo hội và Giáo hoàng. Đồng thời, những văn sĩ Công giáo cũng liệt kê một số trích ngôn từ những thầy giảng sơ khai để củng cố luận cứ này theo ngụ ý của Tòa Thánh, trong khi các văn sĩ Chính Thống giáo lại không chấp nhận điều này vì cho rằng, vị Giáo hoàng đầu tiên - Thánh Phêrô - chỉ là một chức vị đứng đầu mang tính danh dự. Ngoài ra, hầu hết các Kitô hữu Tây phương sử dụng một bản sửa đổi của Tín điều Nicea, theo đó, họ tin rằng Chúa Thánh Thần \"xuất phát từ cả Chúa Cha lẫn Chúa Con\". Nhưng các Kitô hữu Đông phương dùng nguyên bản Tín điều Nicea, theo đó, Chúa Thánh Thần được tin là chỉ \"xuất phát từ Chúa Cha\". Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự chia rẽ giữa họ. Qua nhiều thế kỷ, sự khác biệt về giáo lý thần học, văn hóa và chính trị ngày càng lớn cho đến khi hai hệ thống giáo hội này chính thức tách rời (Đại Ly Giáo) vào năm 1054. Năm 1204, những đạo quân Thập tự chinh Công giáo bị đẩy khỏi Constantinople.", "Trung tâm học thuyết của Giáo hội Công giáo là sự kế vị liên tục các tông đồ mà giờ đây gọi là các Giám mục. Giáo hội Công giáo tuyên bố tiếp tục chung thủy với sự dẫn dắt của các Giám mục và bác bỏ hoàn toàn những lạc giáo.", "Giáo hội Sơ khai.", "Theo sử sách, các tông đồ đã đi truyền giảng ở Bắc Phi, Tiểu Á, Ả Rập, Hy Lạp và Rome để thành lập những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Năm 100, đã có hơn 40 cộng đoàn. Ngay từ thời sơ khai này, các Kitô hữu bị bắt bớ, đàn áp và hành hạ, thậm chí bị giết chết như trường hợp của Stêphanô (Stephenus) (Sách Công vụ Tông đồ 7:59) và Giacôbê (Iacobus) (12:2) qua bàn tay quyền lực của Đế quốc La Mã. Năm 64, dưới sự đàn áp của Hoàng đế Nero, tông đồ Phêrô và Phaolô tử đạo tại Rôma. Năm 96, Giáo hoàng Clêmentê I viết lá thư đầu tiên gửi giáo đoàn ở Côrintô (Corinthios), một năm sau cái chết của Thánh Gioan tại Êphêsô (Ephesios) – vị tông đồ cuối cùng, châm ngòi cho sự đàn áp Giáo hội qua tận chín đời hoàng đế La Mã gồm cả Domitian, Decius và Diocletian.", "Từ năm 150, những thầy giảng bắt đầu rao giảng thần học Kitô giáo để củng cố lòng tin trong tín hữu. Những người này đóng vai trò như những vị linh mục ngày nay. Đáng chú ý là Inhaxiô thành Antiokhia, Polycarp, Justin, Irenaeus, Tertullian, Clement thành Alexandria và Origen. Đạo Công giáo, chính xác hơn trong ngữ cảnh thời đại ấy gọi là Kitô giáo, được hợp pháp hóa vào Thế kỷ thứ IV khi Constantinus I ban hành \"Sắc lệnh Milano\" năm 313, bãi bỏ các hình phạt bách hại dã man Kitô hữu. Constantinus I là nhân vật có ảnh hưởng trong Công đồng Nicaea I vào năm 325, nhờ ông mà giáo hội hướng được mũi tên vào phái tà giáo Aria và Nicea, khiến cho đến tận ngày nay, ông vẫn có vai trò quan trọng được Giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo, Cộng đồng Anh giáo và các giáo hội Kháng Cách nhìn nhận. Vào năm 326, Giáo hoàng Sylvester I cung hiến Đại giáo đường Thánh Phêrô do Constantinus I xây dựng. Ngày 27 tháng 2 năm 380, Hoàng đế Theodosius I công nhận Công giáo là quốc giáo của Đế quốc La Mã. Thời kỳ lịch này đánh dấu sự khởi đầu cho việc thiết lập nền tảng thần học và giáo luật của Giáo hội. Năm 386, Công đồng Rôma thiết lập \"Quy điển Thánh Kinh\", ra danh sách những quyển sách được Giáo hội chấp nhận từ Cựu Ước và Tân Ước. Năm 431, Công đồng Êphêsô công khai tín điều, khẳng định Đức Giêsu mang hai bản thể: Con Thiên Chúa và con người, minh bạch hóa tín điều về Ba Ngôi.", "Thời Trung Cổ.", "Sự suy yếu của La Mã đã tạo tiền đề thuận lợi cho Công giáo phát triển. Trong thời đại loạn lạc này, những hành động nhân đạo, cứu giúp kẻ khó khăn của các giáo sĩ, tu sĩ Công giáo nhanh chóng được nhân dân ủng hộ và đi theo. Đặc biệt, năm 452, Giáo hoàng Lêô Cả gặp gỡ Attila để khuyên can ý định tôn tính thành Rôma. Năm 476, Romulus Augustus - hoàng đế La Mã cuối cùng - bị truất phế, kéo theo sau là sự sụp đổ của Đế quốc La Mã ở phương tây, Giáo hội bước vào thời kỳ truyền giáo lâu dài cho dân ngoại. Người Công giáo phát triển rồi hòa trộn vào trong cộng đồng người Đức (nhằm cạnh tranh với giáo phái Aria), người Celt, người Slav, người Viking, Scandinavia, Hungary, Baltic và Phần Lan. Sự xuất hiện của Hồi giáo năm 630 đã lấy đi những phần đất ở Bắc Phi vốn thuộc Tây Ban Nha ra khỏi sự kiểm soát của Công giáo. Năm 480, Thánh Biển Đức (Benedict) thiết lập hệ thống luật lệ cho việc ra đời các dòng tu. Sau đó, các dòng tu Công giáo phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào Thế kỷ thứ IX, nhất là ở Ireland, Scotland thời Phục Hưng. Thời Trung Cổ đã mang đến những biến đổi cơ bản bên trong Giáo hội. Giáo hoàng Grêgôriô I đã cải cách đáng kể cơ cấu quản trị của Giáo hội. Đầu Thế kỷ thứ VIII, phong trào bài trừ Thánh tượng là vấn đề gây ra sự chia rẽ giữa Giáo hội với chính quyền khi nó được hoàng đế Byzantine hậu thuẫn. Giáo hoàng thách thức sức mạnh của chính quyền đế quốc này khi tiếp tục công khai bảo vệ các Thánh tượng.", "Thượng Trung Cổ.", "Đầu thế kỷ thứ X, các dòng tu phương tây lan rộng khắp nơi, dẫn đầu là Dòng Biển Đức. Đầu thế kỷ XI, các trường dòng phát triển thành các viện đại học như: Đại học Paris, Đại học Bologna, Đại học Oxford... trước đây chỉ dạy thần học, sau này dạy cả y học, luật pháp, triết học để rồi trở thành nền tảng cho giáo dục hiện đại của phương tây. Sự xuất hiện của Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh do Thánh Phanxicô và Thánh Đa Minh thành lập đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự phát triển của các đại học lớn ở châu Âu. Thời kỳ này, các công trình kiến trúc của Giáo hội đạt đến những tầm cao mới, cực điểm là phong cách kiến trúc Roman, Gothic trong các đại giáo đường ở châu Âu.", "Tại Công đồng Clermont, Giáo hoàng Urbanô II đưa ra những bước chuẩn bị cho cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên nhằm giành lại các vùng đất mà Hồi giáo đã chiếm đóng. Từ năm 1095, thời Giáo hoàng Urbanô II, những cuộc Thập Tự Chinh bùng phát. Đó là hàng loạt chiến dịch quân sự tại khu vực Đất Thánh (Jerusalem) và những nơi khác như một nỗ lực chống lại sự bành trướng của quân Thổ Nhĩ Kỳ đại diện cho Hồi giáo. Bên cạnh lý do đó là một ẩn ý của tham vọng bành trướng ngược lại bằng cách xâm lăng đất đai của người Hồi giáo. Trong giai đoạn này, Kitô giáo đã bị các thế lực phong kiến và thậm chí là các Giáo hoàng đương thời lợi dụng và diễn dịch theo nghĩa phục vụ cho cuộc chiến của họ. Điều đó đã trở thành một trong các nguyên nhân biến Thập Tự Chinh trở thành một trong những vết nhơ khủng khiếp nhất của lịch sử Kitô giáo.", "Trong suốt những cuộc viễn chinh, những đoàn quân Thập Tự đã thẳng tay tàn sát, cướp bóc, thậm chí cá biệt có nơi còn ăn thịt người Hồi giáo, hoặc cổ động cả trẻ em vào cuộc chiến, dẫn đến việc hàng ngàn trẻ em bị bắt bán làm nô lệ. Cuối cùng, những cuộc Thập Tự Chinh cũng không bóp ngạt được sự xâm lăng của Hồi giáo mà thậm chí lại góp phần làm sụp đổ và chiếm đóng Constantine trong cuộc Thập Tư Chinh thứ tư. Bắt đầu khoảng năm 1184, là những cuộc giao chiến với tà giáo Cathar nhằm giữ an toàn cho sự đồng nhất trong học thuyết Công giáo, bài trừ dị giáo.", "Đại Ly Giáo.", "Qua một thời kỳ từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XIV, Giáo hội Công giáo nguyên thủy dần dần bị phân tách thành hai cực: Tây phương (Latinh), thường được gọi là Giáo hội Công giáo; và Đông phương (Hy Lạp), sau này trở thành Chính Thống giáo. Hai giáo hội này bất đồng quan điểm về cách tổ chức, nghi thức và những học thuyết mà đặc biệt là địa vị của Giáo hoàng. Công đồng Lyon II (1274) và Công đồng Firenze (1439) thử tìm cách hiệp thông lại hai giáo hội nhưng tất cả đều bị Chính Thống giáo khước từ. Vài giáo hội Đông phương sau này hiệp thông trở lại với Giáo hội Công giáo Rôma, tuyên bố không bao giờ thoát ly khỏi Giáo hoàng. Tuy nhiên, hai nhánh giáo hội chủ chốt vẫn phân ly cho đến ngày nay mặc dù đã hóa giải việc rút phép thông công lẫn nhau giữa Rôma và Constantine vào năm 1965.", "Cải cách Kháng nghị.", "Năm 1492, Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ dẫn đến làn sóng truyền giáo tích cực của Công giáo Rôma tại khắp lục địa này. Giáo hoàng Alexander VI trao \"sứ mệnh\" truyền giáo tại vùng đất mới khám phá cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ XV có một sự kiện đáng quan tâm trong cổ điển học đó là sự xét lại về học thuyết và đức tin của Công giáo.", "Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther đưa ra những bài luận văn mang nội dung bài trừ những học thuyết của Công giáo đương thời. Những bài tương tự được phát ra với những chi tiết căn bản thậm chí vượt bậc hơn cả những gì Công giáo thuyết giảng. Họ chĩa mũi nhọn vào Công đồng Trent, bản chất của Kháng Cách - như tên gọi của nó - là kháng cự đòi hỏi khôi phục những học thuyết và cách thực hành Công giáo truyền thống. Công đồng Trent sàng lọc và định nghĩa lại các học thuyết, ban bố các giáo điều.", "Năm 1534, Nghị viện Anh thông qua quyền tối cao của Vua nước Anh đối với Giáo hội tại Anh được hiểu là lời tuyên bố ly khai khỏi Giáo hội Rôma. Từ năm 1536, nhiều nhà dòng Công giáo tại xứ Anh, xứ Wales và Ireland bị giải thể. Giáo hoàng Phaolô III rút phép thông công vua Henry VIII vào năm 1538, như vậy Anh giáo chính thức phân ly khỏi Công giáo. Sự lan rộng khắp thế giới của Công giáo song hành cùng chủ nghĩa thực dân châu Âu vươn đến châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.", "Hậu kỳ Trung Cổ và Phục Hưng.", "Trong năm 1521, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan thực hiện chuyến đi truyền giáo đầu tiên đến Philippines. Những năm sau, các giáo sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn đặt chân đến México, xây dựng trường học, mô hình trang trại và các bệnh viện. Hơn 150 năm tiếp theo, sứ vụ được mở rộng sang tây nam Bắc Mỹ. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha theo nhà đồng sáng lập Dòng Tên là Phanxicô Xaviê đến Ấn Độ và Nhật Bản. Cuối thế kỷ XVI, hàng chục ngàn người Nhật theo đạo Công giáo. Giáo hội tại Nhật Bản phát triển nhưng bị gián đoạn và đàn áp vào năm 1597, dưới thời Shogun (\"Tướng quân\") Tokugawa Iemitsu là vị tướng quân có nỗ lực cô lập Nhật Bản khỏi ảnh hưởng từ ngoại bang.", "Baroque, Chấn hưng và Khai sáng.", "Công đồng Trent và cuộc Chấn hưng Công giáo thời kỳ này đã tạo ra một sự hồi sinh trong đời sống Giáo hội và cổ võ lòng sùng kính Maria trong Giáo hội Công giáo Rôma. Trong thời Cải cách Kháng nghị, Giáo hội đã chống lại quan điểm của Tin Lành về Maria. Đồng thời, Công giáo đã tham gia vào những cuộc chiến tranh Ottoman đang diễn ra ở châu Âu để chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã chiến thắng và tin rằng có sự bảo trợ của Maria. Đặc biệt, chiến thắng tại Trận Lepanto (1571) được coi là sự công nhận hồi sinh mạnh mẽ của lòng sùng kính Maria. Giáo hoàng Phaolô V và Giáo hoàng Grêgôriô XV cai trị năm 1617 và 1622 đã làm rõ hơn niềm tin về việc đồng trinh thụ thai của Đức Maria. Đến năm 1661, Giáo hoàng Alexander VII tuyên bố rằng Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội từ khi sinh ra. Từ năm 1708, Giáo hoàng Clement XI đã ra sắc lệnh cử hành ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trong toàn thể giáo hội.", "Chủ nghĩa Khai sáng ra đời là một thách thức mới của giáo hội Công giáo. Không giống như cuộc Cải cách Kháng nghị, những vấn đề về giáo lý Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng đã được đưa ra bàn thảo dựa trên quan điểm khoa học.", "Cuối thế kỷ XVII, Giáo hoàng Innocent XI lo ngại những đợt tấn công gia tăng của quân Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu là mối đe dọa lớn đối với giáo hội. Ông đã thiết lập nên liên minh Ba Lan - Áo và đã đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ tại Vienna năm 1683.", "Hiện đại.", "Thế kỷ XVIII và XIX, Giáo hội phải đối mặt với làn sóng truyền giáo mạnh mẽ của Tin Lành, Chủ nghĩa Khai sáng và Chủ nghĩa Canh Tân. Chủ nghĩa Vô thần và phong trào bài trừ tôn giáo được đẩy mạnh lan rộng khiến giáo hội phải tự vận động để thích nghi với hoàn cảnh và chức năng. Nhiều thành phần của giáo hội trên thế giới bị đàn áp, công tác mục vụ bị gây cản trở, giáo dục, y tế vốn có của giáo hội bị chính phủ kiểm soát.", "Công đồng Vatican II.", "Thời Công đồng Vatican II (1962-1965) do Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập, Giáo hội Công giáo trải qua một quá trình cải cách toàn diện nhất kể từ Công đồng Trent diễn ra bốn thế kỷ trước. Công đồng này nhấn mạnh phải nhìn thấy rõ vai trò của Giáo hội Công giáo trong cộng đồng Kitô hữu tin Chúa Giêsu và trong các tôn giáo khác. Công đồng được coi là mở ra thời kỳ lịch sử của Giáo hội Công giáo hiện đại. Công đồng phát hành nhiều tài liệu về tình trạng Giáo hội, sứ mạng các hội đoàn và tự do tôn giáo. Ngoài ra còn ban hành những phương hướng thích nghi dành cho các nghi lễ, trong đó cho phép sử dụng tiếng bản xứ thay vì phải dùng tiếng Latinh trong phụng vụ. Trong số 21 công đồng đã diễn ra trong lịch sử của Giáo hội Công giáo thì Công đồng Vatican II được đánh giá là đồ sộ nhất cả về quy mô, thời gian, số nghị phụ tham dự và nội dung làm việc. Có 16 văn kiện đã được thông qua gồm 4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh và 3 Tuyên ngôn. Ban tổ chức đã phải in tới 46 triệu trang tài liệu (150 tấn giấy in) cho các đại biểu. Các buổi họp của Công đồng được ghi lại trong 712 cuốn băng dài tới 724.000 mét. Dù vậy, Công đồng Vatican II vẫn vấp phải sự tranh cãi, chỉ trích gay gắt từ những người bảo thủ, đặc biệt là tổng Giám mục Marcel Lefebvre, người lãnh đạo Huynh đoàn Thánh Piô X hiện không thần phục thẩm quyền Tòa Thánh.", "Đương đại và tân Phúc Âm hóa.", "Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công nhận sự cần thiết để tân phúc âm hóa (hay còn gọi là tái rao giảng Tin Mừng) cho một thế giới ngày càng trở nên thế tục hóa, đồng thời sử dụng các phương tiện tân tiến để tiếp cận với các tín hữu. Ông đã thành lập Đại hội Giới trẻ Thế giới, được tổ chức mỗi 2 hoặc 3 năm tại nhiều quốc gia khác nhau để người trẻ được củng cố đức tin Công giáo. Ông đi ra ngoài Thành Vatican nhiều hơn bất kỳ Giáo hoàng khác, và đã thực hiện 104 chuyến tông du đến thăm 129 quốc gia.", "Với việc đăng quang vào năm 2005, Giáo hoàng Biển Đức XVI hiện tại phần lớn vẫn tiếp nối các chính sách của người tiền nhiệm là Gioan Phaolô II, tuy cũng có một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý: trong năm 2007, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã lập một kỷ lục trong Giáo hội khi phê chuẩn việc phong chân phước cho 498 vị tử đạo Tây Ban Nha. Gần đây, Giáo hoàng này đã ban hành Tông hiến thiết lập các giáo hạt tòng nhân để đón nhận các tín hữu Anh giáo trở về Công giáo. Hiện tại, Giáo hội Công giáo vẫn nỗ lực cải thiện quan hệ đại kết với các Giáo hội Kitô giáo khác như Chính Thống giáo Đông Phương, Tin Lành và mở các cuộc đối thoại lớn với Do Thái giáo và các tôn giáo khác.", "Tu trì và đoàn thể.", "Tất cả thành viên của Giáo hội Công giáo khi đã được rửa tội theo nghi thức Công giáo thì được gọi là Kitô hữu hoặc người Công giáo, có đầy đủ quyền và trách nhiệm của tín hữu, được kêu gọi trở nên Thánh và đóng góp xây dựng Giáo hội. Mọi người cũng được kêu gọi để chia sẻ thừa tác ngôn sứ, tiên tri và vương đế của Đấng Kitô. Số ít trong số Kitô hữu thực hiện vai trò liên quan đến mục tử (giáo phẩm) và sống chứng nhân (tu trì) nhưng phần lớn là phải thực hiện ba bổn phận nói trên.", "Tu trì.", "Đời sống tu trì còn gọi là đời sống \"Thánh Hiến\" thể hiện qua việc người nam hay người nữ hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa với những ràng buộc được Giáo hội công nhận (đi tu). Họ không thuộc Hàng Giáo Phẩm (trừ khi người nam được thụ phong thành linh mục), phần lớn là thành viên của các hội dòng, hội đoàn (gọi chung là tu hội). Giáo hội Công giáo cũng ghi nhận những hình thức khác nhau về Đời sống Thánh hiến như: các giáo đoàn, ẩn tu, nữ tu, hoạt động tông đồ... Phần lớn hình thức của Đời sống Thánh hiến hiện hữu là yêu cầu các thành viên hiến dâng bản thân họ cho Thiên Chúa thông qua việc dự tu được định đoạt bởi một lời khấn (thề), sống tuân thủ ba tinh thần của Phúc Âm là khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Ngày nay, những ai có \"ơn gọi\" theo Đấng Kitô muốn Thánh hiến bản thân cho Thiên Chúa thì có những đòi hỏi cao hơn khi họ phải sống trong các Tu viện, chịu sự quản lý của \"bề trên\", họ phải sống theo từng cộng đoàn, thỉnh thoảnng cho phép sống riêng lẻ trong thời gian ngắn, một số được phép đến những nơi khác để phục vụ (trong một giáo xứ chẳng hạn).", "Đoàn thể.", "Nhiều phong trào, đoàn thể và tổ chức hoạt động trong lòng Giáo hội Công giáo và chúng thường gồm những nhóm người có \"đức tin đặc biệt\", hoạt động theo mục tiêu và phương hướng của người sáng lập hoặc người khai tâm và đặc biệt là phải phù hợp với Giáo huấn và Giáo luật. Có những phong trào, đoàn thể, tổ chức Công giáo được phân cấp và hoạt động gắn chặt với thẩm quyền Giám mục hay linh mục địa phương. Nói chung, những phong trào, đoàn thể, tổ chức Công giáo đã tỏ ra tính đại chúng của mình và phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới.", "Thống kê thành viên.", "Theo quyển \"Niên giám Thống kê Giáo hội (Annuario Statisticum Ecclesiae)\" năm 2011, tổng số đơn vị hành chính của toàn Giáo hội Công giáo là 2.966. Thống kê này cho biết vào năm 2010, trên thế giới có gần 1,196 tỷ tín hữu Công giáo, chiếm khoảng 17,5% dân số thế giới. Tỷ lệ người Công giáo giảm tại Mỹ Latinh (từ 28,54% xuống 28,34%) và tại Châu Âu (từ 24,05% xuống 23,83%). Ngược lại, tỷ lệ người Công giáo tăng tại Châu Phi (từ 15,15 lên 15,55%) và Châu Á (từ 10,41 lên 10,87%). Cũng trong năm 2010, số Giám mục Công giáo là 5.104 vị, và linh mục là 412.236 vị. Đây là giáo hội lớn nhất của Kitô giáo, bao gồm hơn một nửa Kitô hữu. Ngoài ra, số lượng người có thực hành nghi thức Công giáo trên toàn thế giới chưa được thống kê hết, đặc biệt ở châu Phi và châu Á.9", "Phân bố.", "Với số lượng lớn người trưởng thành được rửa tội, giáo hội này tăng trưởng nhanh ở châu Phi hơn các nơi khác. Trong những năm gần đây, một vài nơi ở châu Âu và châu Mỹ thiếu thốn linh mục, số lượng linh mục không tăng theo tỷ lệ số lượng giáo dân. Chủ nghĩa thế tục tăng ổn định ở châu Âu, nhưng sự hiện diện của Công giáo vẫn còn mạnh nơi đây. ", "Giáo hội tại châu Á chiếm thiểu số giữa các tôn giáo khác, bao gồm chỉ khoảng 3% dân số châu Á, nhưng tại đây lại chiếm một tỷ lệ lớn nữ tu, linh mục. Từ 1975 đến 2000, dân số châu Á tăng 61% nhưng giáo dân Công giáo ở châu Á tăng 104%. Tuy nhiên, giáo hội phải đối mặt với những thử thách trong truyền giáo, giáo dân bị đàn áp tại các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam. Châu Đại Dương cũng là nơi truyền giáo khó khăn cho các giáo phái Kitô giáo bởi nơi đây có các nhóm sắc tộc với hơn 715 ngôn ngữ khác nhau. Trong giáo hội Công giáo trên toàn thế giới, 12% cư ngụ ở châu Phi, 50% ở châu Mỹ, 10% ở châu Á, 27% ở châu Âu và 1% ở châu Đại Dương.", "Brasil hiện là quốc gia có số lượng giáo dân Công giáo đông nhất. Phần lớn những quốc gia phát triển đều có sự hiện diện của Giáo hội, tuy có giảm vào cuối thế kỷ XIX. Tại châu Âu, các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman (Latinh) là cái nôi lịch sử phát triển của Công giáo, trong khi đó, các quốc gia nhóm ngôn ngữ gốc Đức nhiều Tin Lành và các quốc gia hệ tiếng Slav lại mang sự pha trộn giữa Công giáo và Chính Thống giáo. Phần còn lại của Công giáo trên thế giới là do nỗ lực truyền giáo của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, bên cạnh đó còn do việc di cư từ những quốc gia này đi khắp châu Âu. Tại Mỹ Latinh - nơi từng được độc quyền - Công giáo đang chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng của Kháng Cách (Tin Lành), đặc biệt là Trung Mỹ và khu vực Caribbean. Tại châu Phi, Công giáo hoạt động mạnh mẽ nhất ở trung tâm lục địa; trong khi ở châu Á, chỉ có hai quốc gia có tỷ lệ lớn người Công giáo trong dân số là Philippines, Đông Timo.", "Gia nhập đạo.", "Theo Giáo luật Công giáo, một người sẽ trở thành một thành viên của Giáo hội Công giáo khi người đó lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy theo ghi thức Công giáo. Trường hợp tín hữu nào đó đã tuyên bố bỏ đạo Công giáo nay muốn gia nhập lại thì phải tái tuyên xưng đức tin Công giáo và lãnh nhận Bí tích Hòa Giải. Người Công giáo được phép sinh hoạt tôn giáo, lãnh nhận các nghi thức tôn giáo ở bất kỳ nhà thờ Công giáo nào trên toàn thế giới.", "Một số học thuyết về xã hội.", "Phẩm giá con người.", "Giáo hội Công giáo cho rằng không một ai có quyền xâm phạm đến sự sống của bản thân mình hay của người khác vì mỗi một người được Thiên Chúa tạo dựng giống với hình ảnh của ngài, có phẩm giá vượt trên các loài thụ tạo khác. Bởi vậy, Giáo hội Công giáo phản đối những hành vi mà họ cho rằng làm huỷ hoại giá trị sự sống: giết người, tự tử, phá thai, tránh thai, gây chết êm dịu (trợ tử), diệt chủng, chiến tranh, nhân bản người, sinh sản vô tính... Bản án tử hình, tuy không bị Giáo hội chính thức phản bác nhưng càng ngày nó càng bị các nhà thần học và lãnh đạo giáo hội chỉ trích. Theo Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bản án tử hình không nên áp dụng trong mọi trường hợp, trừ những trường hợp nó cần thiết cho việc bảo vệ trật tự xã hội. Có thể thấy rằng, ở hầu hết các quốc gia phát triển có căn tính Công giáo, án tử hình đã bị loại bỏ.", "Vấn đề giới tính, tình dục.", "Giáo hội Công giáo không chỉ trích tình dục nếu nó diễn ra trong một mối quan hệ vợ chồng hợp với tinh thần giáo luật Công giáo. Sinh sản con cái được Giáo hội Công giáo đề cao vì tin rằng việc sinh sản là cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong các Giáo huấn của mình, Giáo hội này vẫn nhấn mạnh việc sinh sản và trách nhiệm nuôi dạy với con cái. Đặc biệt, các biện pháp tránh thai nhân tạo (dùng thuốc tránh thai, dùng bao cao su), phá thai luôn bị họ kết án gay gắt vì họ chỉ chấp nhận tránh thai bằng biện pháp tình dục có trách nhiệm và tiết chế. Tuy nhiên, gần đây Giáo hoàng Biển Đức XVI nói rằng việc sử dụng bao cao su có thể là hợp lý trong những trường hợp đặc biệt. Đây là dấu hiệu cởi mở hơn về vấn đề sử dụng bao cao su. Ngoài ra, Giáo hội Công giáo cũng không chấp nhận vấn đề tình dục và hôn nhân của người đồng tính luyến ái.", "Vấn đề môi trường.", "Giáo hội Công giáo nhìn nhận rằng: Chúng ta đã thừa kế từ các thế hệ trước và chúng ta đã hưởng lợi từ lao động của những người đương thời. Chính vì thế, chúng ta phải có bổn phận đối với hết mọi người và không thể từ chối quan tâm tới những người sẽ sống sau chúng ta. Chúng ta là một gia đình nhân loại. Đây là một trách nhiệm mà các thế hệ hiện nay phải có đối với các thế hệ tương lai. Do đó, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người trên Trái Đất vì đó là tài sản chung của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Không ai được khai thác sử dụng một cách vô trách nhiệm các loại hữu thể khác nhau, bất kể là sinh vật hay loài vô tri vô giác như thú vật, thảo mộc, các yếu tố thiên nhiên, hoàn toàn theo ý mình, theo nhu cầu kinh tế riêng của mình.", "Vai trò trên thế giới.", "Đức tin và khoa học.", "Đức tin và khoa học luôn là đề tài gây tranh cãi về Giáo hội Công giáo. Thuở ban đầu, Giáo hội Công giáo chấp nhận thuyết sáng tạo như được chép trong Sách Sáng Thế (phần đầu của Cựu Ước). Sách này viết rằng, vũ trụ và vạn vật được Thiên Chúa tạo dựng bằng lời phán, con người là Adam và Eva được Thiên Chúa nặn ra từ bụi đất.", "Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, có những khi Giáo hội Công giáo đã xung đột khắt khe với những nhà khoa học đi ngược với giáo thuyết kể trên. Tuy nhiên ngày nay, sự xung đột giữa Giáo hội và các nhà nghiên cứu khoa học không còn gay gắt. Từ Công đồng Vatican II, thái độ của giáo hội về khoa học đã thay đổi, văn kiện trong công đồng này viết: \"Có hai lĩnh vực tri thức khác nhau: lĩnh vực đức tin và lĩnh vực lý trí. Giáo hội không cấm các kỹ thuật và các bộ môn văn hóa nhân loại dùng những nguyên lý và phương pháp riêng trong phạm vi của mình; do đó, giáo hội nhìn nhận sự tự do chính đáng này và xác nhận sự tự trị hợp pháp của văn hóa, nhất là khoa học\". Giáo hội Công giáo đã nới lỏng sự chấp nhận những bước tiến của khoa học hiện đại nhưng quan niệm rằng các công trình khoa học đều có sự can thiệp của Thiên Chúa. Có lẽ quan điểm dễ chấp nhận nhất là \"đức tin và khoa học củng cố cho nhau\" (confirmation): Sự thật nào mà khoa học có thể làm sáng tỏ được thì trở thành một phần của cuốn Thánh kinh sống trong thiên nhiên, giúp con người hiểu thêm về Thiên Chúa và về chính mình, dù tự khoa học không thể đưa tới cái hiểu biết này được, mà chỉ là một phần chất liệu đưa tới sự hiểu biết này. Đồng thời, đức tin cũng có thể gợi ý và cảm hứng cho khoa học, cho dù thần học không thay thế cho khoa học được\".", " Những giáo sĩ khoa học của Giáo hội (nhiều người trong số họ thuộc Dòng Tên) đã ảnh hưởng lớn đến nền thiên văn học, di truyền học, khí tượng học, địa chấn học và vũ trụ học. Các giáo sĩ đã đánh dấu tên tuổi của mình trong nền khoa học thế giới như là Gregor Mendel thuộc Dòng Augustine (đi tiên phong trong nghiên cứu di truyền học), Roger Bacon thuộc Dòng Phanxicô (nhà triết học kinh điển, người tiên đoán ra nhiều phát minh khoa học) và linh mục Georges Lemaître (đề xuất thuyết Vụ Nổ Lớn). Thậm chí nhiều giáo dân Công giáo cũng bị thu hút vào khoa học: Henri Becquerel khám phá ra chất phóng xạ; Luigi Galvani, Alessandro Volta, André-Marie Ampère, Guglielmo Marconi mở đường trong lĩnh vực điện năng và viễn thông; Antoine Lavoisier – \"cha đẻ\" của hoá học hiện đại; Andreas Vesalius khai sinh ra ngành giải phẫu học; Augustin Louis Cauchy là một trong những nhà toán học đặt nền tảng về đại số; Giáo hoàng Grêgôriô XIII được coi là tác giả loại lịch mà cả thế giới đang sử dụng phổ biến. Những vị trí này đã làm thay đổi cách nhìn của những người hay chỉ trích rằng những học thuyết của Giáo hội làm cho giáo dân và giáo sĩ mê muội và cản trở sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển nghiên cứu khoa học của Dòng Tên.", "Đối với trường hợp của Galileo Galilei, năm 1633, ông bị Giáo hội kết án vì khẳng định thuyết nhật tâm mà Nicolaus Copernicus đề xuất trước đó (cũng là một giáo sĩ Công giáo). Sau đó, Tòa án La Mã mở một cuộc xử án, Galileo bị nghi ngờ là rối đạo (tà giáo) nhưng sự thật là ông bị tố cáo oan và thuyết nhật tâm đến nay đã chứng minh là đúng. Galileo bị ép buộc chối bỏ thuyết nhật tâm và những năm cuối đời ông bị quản chế. Ngày 31 tháng 10 năm 1992, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi vì những hành xử của người Công giáo đối với Galileo trong cuộc xử án đó là sai lầm.", "Gần đây nhất, Giáo hoàng Biển Đức XVI phát biểu rằng: \"Giữa đức tin và khoa học không có sự chống đối nhưng có tình bạn\". Dù vậy hiện nay, Giáo hội Công giáo vẫn có lập trường bảo thủ trên một số vấn đề nghiên cứu khoa học như: nhân bản vô tính người, nghiên cứu tế bào gốc phôi thai người...", "Nghệ thuật.", "Các nhà nghiên cứu cho rằng Giáo hội Công giáo đã góp công trong việc tạo ra sự xán lạn và huy hoàng của nền nghệ thuật ở châu Âu. Thần học Công giáo đã ảnh hưởng đến ý tưởng của các nhà văn như J. R. R. Tolkien, C. S. Lewis và William Shakespeare. Sau thời Phục Hưng, phong cách Baroque cho kiến trúc, hội họa và âm nhạc được Giáo hội Công giáo đặc biệt khuyến khích vì họ nhận thấy rằng nó kích thích thêm lòng mộ đạo. Về âm nhạc, tu sĩ Guido d'Arezzo (khoảng 991-1033), người Ý thuộc Dòng Biển Đức, là người phát minh ra hình thức bảy nốt nhạc và đặt tên là: Ut, Re, Mi, Fa, Sol, La và Si dựa trên chữ đầu của một bài ca tụng Thánh Gioan10; cùng năm dòng kẻ nhạc cho các bản Thánh ca trong nhà thờ, sau đó là tiêu chuẩn ký âm cho nền âm nhạc cổ điển châu Âu, đến nay khắp thế giới đang sử dụng. Nhiều nhạc sĩ châu Âu xuất thân từ Công giáo đã có những tác phẩm nổi tiếng, có thể kể đến \"Ode hoan ca\" của Ludwig van Beethoven, \"Kính mừng Thánh Thể\" của Wolfgang Amadeus Mozart, \"Ave Maria\" của Franz Schubert, \"Bánh Thiên Thần\" của César Franck và \"Vinh Danh\" của Antonio Vivaldi.", "Giáo dục.", "Từ thời Trung Cổ, các tu sĩ Công giáo đã quan tâm đến việc giáo dục đức tin và giáo dục dân sự. Lịch sử cho thấy rằng ở các vùng đất truyền giáo, những người đầu tiên hoạt động về giáo dục là Công giáo. Ở một số quốc gia, Giáo hội Công giáo mở rất nhiều trường học ngoài công lập trở thành tổ chức sở hữu hệ thống trường ngoài công lập lớn nhất thế giới hiện nay. Trên quy mô toàn cầu, các trường đại học thuộc Giáo hội Công giáo và những trường thuộc các tôn giáo khác đã từ lâu là những thành viên chủ chốt, được coi như những trường có chất lượng, những lá cờ đầu trong đất nước của họ. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, 217 trường đại học bốn năm của Giáo hội Công giáo chiếm 20% tổng số sinh viên vào đại học và cao đẳng hàng năm. Trên thế giới có gần 1900 trường đại học và cao đẳng của Giáo hội Công giáo.", "Phát triển kinh tế.", "Francisco de Vitoria, nhà thần học, nhà tư tưởng thuộc Dòng Đa Minh, đệ tử của Tommaso d'Aquino đã có những nghiên cứu lớn về vấn đề liên quan đến nhân quyền của người thuộc địa, người bản địa, mà đã được Liên Hợp Quốc công nhận như là người đặt nền tảng cho luật pháp quốc tế, lý tưởng cho nền dân chủ và sự phát triển kinh tế của phương Tây. Ngày nay, Giáo hội Công giáo, mà chính thể Vatican làm quan sát viên tại Liên Hợp Quốc, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển là phục vụ sự phát triển toàn diện của nhân vị, chứ không phải ngược lại.", "Bác ái và phúc lợi xã hội.", "Bác ái và phúc lợi xã hội là hoạt động trọng điểm và nổi bật của Giáo hội Công giáo. Thế kỷ thứ nhất, khi Giáo hội sơ khai được thành lập, các tông đồ đối diện với một thách đố đe dọa chia rẽ cộng đoàn Kitô giáo mới này. Vấn đề là các Kitô hữu gốc Hy Lạp than phiền rằng các bà góa trong nhóm của họ không nhận được phần chia sẻ của cải chung. Các vị tông đồ đã bổ nhiệm bảy phó tế với nhiệm vụ chuyên biệt là đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ của cải.", "Đến thời Trung Cổ, việc chăm sóc cho những người khốn khổ đã được quan tâm trong những tu viện Công giáo lớn, các tu sĩ chăm sóc cho các trẻ mồ côi, người bệnh tật, già yếu, các du khách và người nghèo. Từ các tu viện, công việc này được lan tỏa đến các thành phố để thiết lập các viện tế bần, viện mồ côi, nhà dưỡng lão - dưỡng bệnh, trạm dừng nghỉ, nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và phục vụ xã hội khác. Sau đó, các tổ chức giáo dân bắt đầu mở rộng và thực hiện trong công việc này, như Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn của Vinh Sơn đệ Phaolô.", "Những công việc hiện nay của các tổ chức bác ái Công giáo trên toàn thế giới tiếp tục ưu tiên phục vụ những đối tượng: phụ nữ, trẻ em nghèo đói, các cá nhân bị loại trừ (vì là lao động nước ngoài, người di dân, tị nạn, khác chủng tộc, bị thiểu năng, HIV/AIDS, hoặc lý do nào đó) vì Giáo hội Công giáo quan niệm rằng tất cả mọi người đều là con của một Thiên Chúa. Ngày nay, Caritas Quốc tế là một trong những tổ chức Công giáo phục vụ bác ái, phúc lợi xã hội lớn trên thế giới.", "Tác động xã hội đương đại.", "Năm 1978, Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trước đây là Tổng Giám mục của giáo phận Kraków thời Ba Lan là nhà nước cộng sản, đã trị vì 27 năm - một trong những triều đại Giáo hoàng lâu nhất trong lịch sử. Chính Mikhail Gorbachev, chủ tịch của Liên Xô đã ghi nhận rằng Giáo hoàng người Ba Lan này là nhân tố đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Mẹ Teresa thành Calcutta được trao tặng Giải Nobel Hòa bình vào năm 1979 vì những công việc nhân đạo của bà dành cho người nghèo ở Ấn Độ. Giám mục Carlos Filipe Ximenes Belo cũng giành giải thưởng tương tự vào năm 1996 vì giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Đông Timor. Hiện nay, Tòa Thánh Vatican là một quốc gia trung lập, đại diện cho Giáo hội Công giáo giữ vị trí quan sát viên tại Liên Hợp Quốc và thường nêu lên các quan điểm bảo vệ tự do tôn giáo, nhân quyền, chống đói nghèo và nền hòa bình của các quốc gia.", "Các vụ bê bối.", "Trong thập niên 1990 và 2000, giới truyền thông trên thế giới đã phanh phui việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của giáo sĩ Công giáo tại nhiều quốc gia. Giáo hội Công giáo bị chỉ trích vì một vài Giám mục đã bao che cho các linh mục bị cáo buộc, không xử lý mà lại thuyên chuyển họ đến mục vụ nơi khác, để tình trạng này tiếp diễn. Hiện nay, Giáo hội Công giáo đã thiết lập thủ tục chính thức để giải quyết vấn đề này. Người phát ngôn của Vatican cho biết họ xử lý rất nghiêm chỉnh đối với vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em. Ông cũng nói các nhà lãnh đạo giáo hội phải hợp tác với nhà chức trách dân sự về những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em. Theo văn phòng của Giáo hội đang phụ trách về sự việc, họ đã nhận được đơn tố cáo về hơn 4.000 vụ trong thập niên qua. Trước những chỉ trích của dư luận, Giáo hoàng Biển Đức XVI nói rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng không thể khăng khăng xem hành vi tội lỗi này như là một tội của chỉ riêng Công giáo.", "Kể từ đầu năm 2012, Tòa Thánh Vatican cũng trải qua cuộc khủng hoảng sau khi người quản gia của Giáo hoàng Biển Đức XVI bị bắt vì tình nghi làm rò rỉ tài liệu mật, còn chủ tịch ngân hàng của Tòa Thánh bị sa thải. Vụ rò rỉ tài liệu này được giới truyền thông gọi là \"VatiLeaks\" (chơi chữ của \"WikiLeaks\"), khiến Giáo hoàng phải chỉ đạo Giáo triều Rôma thành lập một hội đồng đặc biệt để điều tra vì nó làm ảnh hưởng đến uy tín của Tòa Thánh.", "Vào khoảng tháng 4 năm 1994 cho đến tháng 7, cộng đồng đa số người Hutu đã giết chết khoảng 800 000 người Tutsi và Hutu ôn hòa trong một cuộc thảm sát kéo dài 100 ngày. Một số người sống sót nói rằng các linh mục Công giáo và các nữ tu đã sát hại nhiều người thiểu số Tutsi. Một số nhân chứng khác nói rằng hàng giáo phẩm đã phản bội lại những người cố gắng tìm kiếm sự trú ẩn ngay trong các nhà thờ Công giáo. Mãi đến thời gian gần đây, Giáo hoàng Francis mới gặp mặt tổng thống Rwanda Paul Kagame để xin tha thứ về tội lỗi của các linh mục Công giáo và các nữ tu đã ra tay sát hại người dân Rwanda vô tội vào năm 1994. Ảnh hưởng tiêu cực của vụ thảm sát Rwanda 1994 khiến nhiều người thờ phượng đã chuyển sang các dòng Kitô giáo khác sau vụ diệt chủng." ]
3471
794624
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3471
Kitô giáo Tây phương
[ "Kitô giáo Tây phương bao gồm Giáo hội Latinh thuộc Công giáo Rôma và các nhóm Tin Lành. Khác với Kitô giáo Đông phương, Kitô giáo Tây phương, về phương diện lịch sử, phát triển ở phía Tây của châu Âu và vùng Tây Bắc châu Phi.", "Một số điểm khác biệt chính của Kitô giáo Tây phương và Kitô giáo Đông phương là:" ]
3472
743883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3472
Kháng Cách
[ "Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustinus, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo Roma, về sau ông tách rời khỏi Giáo hội Công giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Châu Âu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với Cựu giáo là Công giáo). Kháng Cách được xem là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo, cùng với Công giáo Roma và Chính Thống giáo Đông phương.", "Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc Cơ Đốc giáo chấp nhận nền thần học của cuộc Cải cách Tin Lành. Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có Kinh Thánh (không phải Truyền thống thánh hoặc quyền giải thích Kinh Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội) là nguồn chân lý duy nhất, và tin rằng chỉ bởi ân điển của Thiên Chúa mà con người được cứu rỗi. Những luận điểm chính của thần học Kháng Cách được tóm tắt trong Năm Tín lý Duy nhất.", "Thuật từ \"Protestantismus\" (Kháng Cách), có gốc từ tiếng Latin \"protestatio\" nghĩa là tuyên bố hoặc phản đối, được dùng để chỉ thư kháng nghị của các thân vương (trong đó có tuyển đế hầu) và đại diện các thành phố tự do thuộc Thánh chế La Mã chống lại nghị quyết của Hội nghị Speyer lần thứ hai, nghị quyết này tái khẳng định lập trường của Hội nghị Worms chống lại cuộc Cải cách Tin Lành. Lúc ấy, người ta gọi những người ủng hộ thư kháng nghị và lập trường cải cách là người phản kháng hay kháng nghị. Từ đó, thuật từ Kháng Cách, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, được dùng để chỉ Cơ Đốc giáo phương Tây không công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng. Trước thời điểm xảy ra kháng nghị vào tháng 4 năm 1529, người ta dùng thuật từ \"evangelisch\" (gốc từ tiếng Hy Lạp, mang nghĩa là Phúc Âm hay Tin Lành) để gọi những người theo cuộc cải cách.", "Trong ý nghĩa rộng lớn hơn, tên gọi Kháng Cách dùng để chỉ các giáo hội khác nhau, tách khỏi Công giáo do chịu ảnh hưởng của Martin Luther và John Calvin, người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc cải cách tôn giáo khác tại Geneve, Thuỵ Sĩ. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số phong trào cải cách khác, thường được gọi là Cải cách triệt để. Trong khi đó nhiều nhóm tôn giáo tách khỏi Công giáo cũng được gán cho nhãn hiệu Kháng Cách dù chính họ cũng phủ nhận mọi liên hệ với Luther, Calvin hay với Công giáo.", "Lịch sử.", "Phong trào cải cách bùng nổ đột ngột tại nhiều nơi ở Âu Châu, nhưng tìm thấy sức mạnh của mình tại Đức, nơi cuộc cải cách đã gây ra sự phân hoá sâu sắc giữa các vương hầu đang cai trị các phần lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự bùng nổ nầy có thể giải thích bởi các biến động xảy ra trong suốt hai thế kỷ trước đó tại Tây Âu.", "Mầm mống của sự bất ổn âm ỉ bên trong giáo hội và đế quốc được đẩy lên đỉnh điểm khi xảy ra việc dời ngai Giáo hoàng về Avignon, Pháp (1308-1378) và sự tranh chấp giáo quyền giữa hai triều Giáo hoàng tồn tại song song (1378-1416), gây ra chiến tranh giữa các vương hầu, các cuộc nổi dậy của nông dân và mối quan tâm về những thối nát trong lòng hệ thống các tu viện. Nó cũng giới thiệu chủ nghĩa quốc gia như là một nhân tố mới vào thế giới trung cổ. Phong trào phục hưng nhân văn khuyến khích giới khoa bảng quan tâm đến quyền tự do dành cho học thuật. Những cuộc tranh luận sôi nổi được tiến hành tại các viện đại học bàn đến các vấn đề như bản chất của giáo hội, nguồn gốc và giới hạn của thẩm quyền dành cho Giáo hoàng, các công đồng và các vương hầu. Một trong những luận thuyết cấp tiến và gay gắt nhất đến từ John Wycliffe của Đại học Oxford, và sau đó là từ Jan Hus của Đại học Praha. Trong nội bộ Giáo hội Giáo hội Công giáo Rôma, cuộc tranh luận này bị khép lại bởi Công đồng Constance (1414-1418), xử tử Jan Hus và thiêu xác John Wycliffe như là kẻ dị giáo. Dù Công đồng Constance nỗ lực khẳng định và củng cố các khái niệm thời trung cổ về giáo hội và đế quốc, lại không thể giải quyết toàn diện các căng thẳng về ý thức quốc gia cũng như những phản kháng về thần học.", "Martin Luther, tu sĩ dòng Augustine và giáo sư tại Đại học Wittenberg, chỉ muốn kêu gọi mở ra các cuộc tranh luận về phép ân xá (\"indulgence\"). Truyền thuyết cho rằng Luther đã treo 95 luận đề của mình trên cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg, nơi dành để treo các thông báo của viện đại học. Tuy nhiên, những phản đối của ông đã thổi bùng lên sự bất mãn âm ỉ từ lâu trong sự đè nén.", "Xảy ra cùng lúc với những biến động lại Đức là một phong trào khởi phát tại Thuỵ Sĩ dưới sự lãnh đạo của Huldreich Zwingli. Vẫn tồn tại một số bất đồng giữa hai phong trào này dù họ chia sẻ với nhau một mục tiêu chung và đồng ý với nhau về hầu hết các vấn đề liên quan.", "Sau khi Giáo hoàng quyết định trục xuất Luther và lên án cuộc cải cách, các tác phẩm của John Calvin tạo nên nhiều ảnh hưởng trong việc thiết lập một sự đồng thuận tương đối giữa các nhóm cải cách khác nhau tại Thuỵ Sĩ, Scotland, Hungary, Đức và những nơi khác. Việc Anh giáo tách rời khỏi La Mã dưới thời trị vì của Henry VIII, khởi đầu từ năm 1529 và hoàn tất vào năm 1536, đem Vương quốc Anh đồng hành với cuộc cải cách. Dù vậy, những thay đổi tại Anh được tiến hành dè dặt hơn các nơi khác ở Âu châu và người Anh chọn con đường trung dung giữa cựu giáo và tân giáo. (Ngày nay, về thần học, nhiều người Anh vẫn xem mình là Công giáo cải cách hơn là Kháng cách). Như thế phương Tây đã vĩnh viễn bị chia cắt thành hai phần: Giáo hội Công giáo Rôma và Kháng Cách.", "Về học thuật, phong trào Kháng Cách – chịu ảnh hưởng thời kỳ phục hưng và được hậu thuẫn bởi những viện đại học ở Tây Âu – thu hút giới trí thức, chính trị gia, giới chuyên môn, thương gia và thợ thủ công. Kỹ thuật in ấn đang phát triển giúp quảng bá tư tưởng Kháng Cách, cũng như trợ giúp hữu hiệu cho việc ấn hành những bản dịch Kinh Thánh sang các ngôn ngữ địa phương. Các khái niệm về sự tự do của lương tâm và quyền tự do cá nhân, nảy sinh từ thời kỳ sơ khai của phong trào Kháng Cách, được định hình và phát triển qua một thời gian dài liên tục đối kháng với thẩm quyền của Giám mục thành Rôma và hệ thống tăng lữ của Giáo hội Công giáo. Dần dà, phong trào Kháng Cách vượt qua những giới hạn truyền thống, tập chú vào các vấn đề như lương tâm cá nhân, gieo mầm cho sự phát triển của tiến trình dân chủ hóa, và cho phong trào Khai sáng (\"Enlightenment\"), xảy ra trong các thế kỷ sau.", "Thần học căn bản.", "Có năm chữ La tinh có thể miêu tả niềm xác tín thần học của người Kháng cách, dù không phải tất cả trong số họ đều tin như vậy:", "Những phong trào ảnh hưởng đến Kháng Cách.", "Người ta có thể xác định được khuynh hướng thần học của một tín hữu Kháng Cách nếu biết được người ấy chịu ảnh hưởng của phong trào nào tính từ cuộc cải cách tại Đức và Phong trào Thanh giáo (\"Puritan\") tại Anh cho đến nay.", "Phong trào Giám lý.", "Phong trào Giám Lý (\"Methodist\") bắt đầu vào thế kỷ 18, từ cuộc cải cách Thanh giáo tại Anh, chịu ảnh hưởng của Phong trào Sùng tín (\"Pietist\") tại Đức, sau đó trở về Anh trong mô hình mới thông qua John Wesley và giáo hội Giám Lý cũng như các nhóm tôn giáo nhỏ khác như Quaker. Tích cực trong sống đạo, dấn thân trong công tác xã hội, sâu nhiệm trong kinh nghiệm thuộc linh là những đặc điểm của phong trào Giám Lý. Từ đây hình thành nên Phong trào Thánh khiết (\"holiness movement\"), tập chú vào trải nghiệm thánh hóa trong đời sống của tín hữu.", "Phong trào Tin Lành.", "Phong trào Tin Lành (\"Evangelicalism\") khởi phát vào cuối thế kỷ 18, khi các cuộc phục hưng tôn giáo bùng phát trong các giáo phái khác nhau hình thành nên phong trào này. Tín đồ Tin Lành tập chú vào kinh nghiệm qui đạo, sự sùng tín của mỗi cá nhân, nghiên cứu Kinh Thánh và vấn đề đạo đức của xã hội, bao gồm tính tiết độ, các giá trị gia đình và sự bình đẳng. Họ bác bỏ chủ nghĩa hình thức trong thờ phụng, giáo nghi và thần học.", "Phong trào Ngũ Tuần.", "Phong trào Ngũ Tuần (\"Pentecostalism\") khởi phát từ Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20, bắt nguồn từ phong trào Thánh khiết. Phong trào này chú trọng vào việc tìm kiếm các ân tứ (\"gift\") của Chúa Thánh Linh được chép trong Tân Ước. Khẳng định việc nói tiếng lạ là chứng cớ của \"báp têm bởi Thánh Linh\" đã trở nên đặc điểm của phong trào này. Họ cũng tập chú vào việc chữa bệnh bởi đức tin và thực hành các phép lạ. Dưới ảnh hưởng của phong trào này, nảy sinh hàng trăm giáo phái tại Hoa Kỳ. Cũng phát sinh từ đây Phong trào Ân tứ (\"charismatic movement\").", "Phong trào Tự do.", "Phong trào Tự do (\"Liberalism\") nhằm giải thích Thánh Kinh theo cách mới sao cho thích hợp với nhân sinh quan đương thời, phong trào tạo nhiều ảnh hưởng trong các giáo hội truyền thống của cộng đồng Kháng cách, đặc biệt vào cuối thế kỷ 19 với Phong trào Tân phái (\"Modernist\") và Phê bình Kinh Thánh.", "Phong trào Nền tảng.", "Phong trào Nền tảng (\"Fundamentalism\") nhấn mạnh đến những điểm nền tảng của thần học Kháng Cách nhằm bác bỏ các quan điểm của phong trào Tự do, đặc biệt là phương pháp phê bình Kinh Thánh. Phong trào này bộc phát vào thế kỷ 20 chủ yếu tại Hoa Kỳ và Canada trong vòng các giáo phái thuộc phong trào Tin Lành. Họ đặc biệt nhấn mạnh vào thẩm quyền và tính trọn vẹn của Kinh Thánh.", "Phong trào Tin Lành Hiện đại.", "Phong trào Tin Lành Hiện đại (\"Neo-evangelicalism\") bắt nguồn từ phong trào Nền tảng nhưng cố gắng làm giảm nhẹ các quan điểm cực đoan, cùng lúc bổ sung các khuynh hướng mới như hội nhập vào xã hội, dấn thân vào các công tác xã hội, phối hợp ở quy mô lớn công tác truyền bá Phúc âm, nâng cao học thuật biện giáo (\"apologetics\").", "Các giáo phái Kháng Cách.", "Tín hữu Kháng Cách thường thích gọi các giáo hội của họ là giáo phái (\"denomination\"), ngụ ý rằng các giáo hội, trong cách nhìn của họ, chỉ là một phần trong toàn thể Hội thánh chung.", "Trái với những gì người ta thường nghĩ về các nhà cải cách, khái niệm về hội thánh phổ quát, hoặc hội thánh chung (công giáo) không hề bị bác bỏ trong cộng đồng Kháng Cách. Ngược lại, sự hiệp nhất vô hình của hội thánh chung được các nhà cải cách xem là giáo lý quan trọng trong nền thần học Kháng Cách. Những nhà cải cách như Martin Luther, John Calvin, và Ulrich Zwingly tin rằng họ đang nỗ lực cải cách hội thánh chung đang đắm chìm trong dị giáo và thối nát, bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ đang tách khỏi hội thánh chung, và bày tỏ niềm xác tín rằng họ đang cố đem hội thánh trở lại với các giáo huấn và các giá trị của hội thánh tiên khởi. Do đó, khái niệm về sự hiệp nhất của hội thánh chung vẫn được xem là yếu tố nền tảng trong các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách. ", "Một trong những kết quả trực tiếp của cuộc Cải cách Tin Lành là sự hình thành các giáo hội cấp quốc gia. Song, trong quan điểm của các nhà cải cách, các giáo hội này cũng chỉ là một phần trong hội thánh chung. Như vậy, các giáo hội cải cách thuộc về hội thánh chung, lập nền trên Năm Tín lý Duy nhất, và bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng.", "Ít có sự khác biệt về thần học giữa các giáo phái, và các giáo phái được thành lập thường dựa trên các đặc thù về địa dư và bộ máy tổ chức, với sự tập chú đặc biệt vào sự hiệp nhất trong hội thánh vô hình – quy tụ những người được cứu bởi huyết của Chúa Giê-xu, vượt lên trên ranh giới của các tổ chức giáo hội \"hữu hình\" trên trần thế.", "Phần lớn tín hữu Kháng Cách gia nhập vào một trong các cộng đồng Kháng Cách sau:", "Nhiều phong trào đại kết ra đời trong nỗ lực liên kết và tái tổ chức các giáo hội Kháng Cách, nhưng chỉ có được những kết quả hạn chế. Hầu hết các giáo phái Kháng Cách đều đồng thuận với nhau về các giáo lý quan trọng cùng các giá trị căn cốt trong đức tin Cơ Đốc, và tôn trọng sự khác biệt trong quan điểm liên quan đến các vấn đề không quan trọng trong thần học, giáo nghi và tổ chức. Khó có được con số chính xác, nhưng ước tính hiện có khoảng \"33 000 giáo phái hiện diện trên 238 quốc gia\".", "Có khoảng 593 triệu tín hữu Kháng Cách trên toàn thế giới, bao gồm 170 triệu tại Bắc Mỹ, 140 triệu tại Phi Châu, 120 triệu tại Âu Châu, 70 triệu tại châu Mỹ La tinh, 60 triệu tại Á Châu và 10 triệu tại Úc Châu. Như vậy cộng đồng Kháng Cách chiếm khoảng 27% tổng số gần 2 tỉ tín hữu Cơ Đốc giáo.", "Truyền giáo.", "Suốt gần 100 năm sau cuộc Cải cách Tin Lành, do bị vướng bận vào cuộc đấu tranh sinh tồn với Giáo hội Công giáo Rôma, cộng đồng Kháng Cách không mấy quan tâm đến công cuộc truyền giáo.", "Song, trong các thế kỷ tiếp theo, ngày càng có nhiều nhà truyền giáo Kháng Cách được gởi đến nhiều xứ sở trên khắp thế giới để công bố thông điệp Cơ Đốc cho các dân tộc. Tại Bắc Mỹ, trong số các nhà truyền giáo tiếp xúc với người Mỹ bản địa có Jonathan Edwards, nhà thuyết giáo nổi tiếng của cuộc Đại Thức tỉnh, từ năm 1750, ông dành phần còn lại trong đời để chuyên tâm truyền giáo cho người dân bộ lạc Housatonic, và giúp họ chống lại sự bóc lột của người da trắng.", "Giáo hội Moravian.", "Giáo hội Moravian đặc biệt quan tâm đến công cuộc truyền giáo. Khi giáo hội chỉ quy tụ 300 tín hữu tại Herrnhut, họ đã cử người đi truyền giáo. Trong vòng 30 năm, giáo hội đã gởi hàng trăm giáo sĩ đến nhiều nơi trên thế giới như vùng Ca-ri-bê, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Bắc Cực, Phi châu, và vùng Viễn Đông. ", "Họ là giáo hội Kháng Cách đầu tiên thi hành mục vụ cho người nô lệ, cũng là những nhà truyền giáo Kháng Cách đầu tiên tìm đến những vùng đất mới để quảng bá thông điệp phúc âm. Từ năm 1732, đã có một cơ sở truyền giáo Moravian được thiết lập trên đảo St Thomas thuộc vùng Ca-ri-bê.", "William Carey.", "Tại Anh khoảng năm 1780, một người thợ đóng giày trẻ tuổi tên William Carey bắt đầu đọc một quyển sách của Jonathan Edwards viết về một mục sư đã quá cố, David Brainerd, người đã tận tụy giúp đỡ người da đỏ ở Bắc Mỹ bằng cách mở trường học và rao giảng phúc âm; Carey cũng bị thu hút bởi những chuyến du hành của James Cook khám phá quần đảo Polynesia. Từ đó, ông chú tâm đến trách nhiệm truyền giáo cho các dân tộc trên thế giới. Carey tự học tiếng Hi Lạp, Hebrew, Ý, Hà Lan, Pháp, và tìm đọc nhiều sách.", "Năm 1792, Carey viết tiểu luận nổi tiếng \"Tra vấn về Bổn phận của Cơ Đốc nhân sử dụng mọi phương tiện để đem người khác đến với Đức tin Cơ Đốc\". Không phải là một cuốn sách thần học khô khan, Carey sử dụng những dữ liệu địa lý và dân tộc học tốt nhất thời ấy để vẽ bản đồ và trình bày số lượng các dân tộc cần nghe Phúc âm, giúp khởi phát phong trào truyền giáo bùng nổ mạnh mẽ cho đến nay. Sau 34 năm hoạt động truyền giáo, năm 1834, Carey từ trần tại Serampore, Ấn Độ.", "Thomas Coke.", "Thomas Coke, Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám Lý Mỹ, được gọi là \"Cha đẻ công cuộc truyền giáo Giám Lý\". Sau một thời gian ở Mỹ để cùng Giám mục Francis Asbury gây dựng hội thánh còn non trẻ, Coke rời tân thế giới để hiến mình cho công cuộc truyền giáo ở Tây Ấn. Khi ở Mỹ, ông đã hoạt động tích cực để tìm kiếm sự hỗ trợ cho các cơ sở truyền giáo, đồng thời tuyển dụng thêm nhân lực.", "Dù qua đời năm 1803 khi đang trên tàu đến Sri Lanka để mở cơ sở truyền giáo mới, di sản của ông để lại cho các tín hữu Giám Lý – lòng nhiệt huyết cho công cuộc truyền giáo - vẫn còn đến ngày nay.", "Hudson Taylor và Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa.", "Làn sóng truyền giáo kế tiếp, khởi phát từ đầu thập niên 1850, chủ trương tiến sâu vào nội địa, với Hudson Taylor và Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa. Năm 1883, Henry Grattan Guinness thành lập Đại học Cliff để đào tạo và cung ứng giáo sĩ cho hội truyền giáo.", "Taylor chủ trương hội nhập với người dân địa phương, ông mặc trang phục Trung Hoa và nói tiếng Hoa ngay cả khi ở nhà. Các tác phẩm, những bài diễn thuyết, và đời sống của Taylor là nhân tố giúp hình thành nhiều tổ chức truyền giáo, trong đó có Phong trào Sinh viên Tình nguyện (SVM). Từ năm 1850 đến 1950, phong trào này đã gởi đi gần 10 000 nhà truyền giáo, nhiều người trong số họ đã thiệt mạng do không hợp với thổ nhưỡng địa phương.", "Hội nghị Truyền giáo Edinburgh 1910.", "Năm 1910, Hội nghị Truyền giáo Edinburgh được tổ chức ở Scotland dưới quyền chủ tọa của John Mott (khôi nguyên giải Nobel Hòa bình năm 1946), nhà lãnh đạo tích cực của SVM và là một tín hữu Giám Lý. Hội nghị xem xét tình trạng truyền bá phúc âm, phiên dịch Kinh Thánh, vận động sự hỗ trợ của hội thánh, và huấn luyện giới lãnh đạo địa phương. Hội nghị không chỉ thiết lập cơ chế hợp tác liên giáo hội cho công cuộc truyền giáo mà còn lập nền cho phong trào đại kết tôn giáo.", "Hội Phiên dịch Kinh Thánh Wiclyffe.", "Năm 1935 chứng kiến sự ra đời của làn sóng truyền giáo khởi phát bởi hai nhà truyền giáo Cameron Townsend và Donald McGavran. Nhận thấy rằng dù đã tiếp cận nhiều khu vực địa lý khác nhau, vẫn còn nhiều nhóm dân tộc bị cô lập bởi lý do ngôn ngữ hoặc giai cấp, Cameron thành lập Hội Phiên dịch Kinh Thánh Wycliffe chuyên tâm phiên dịch Kinh Thánh ra các ngôn ngữ địa phương, còn McGavran tập chú vào nỗ lực xóa bỏ các rào cản văn hóa và giai cấp tại những xứ sở như Ấn Độ, đất nước này có 4 600 ngôn ngữ, dân chúng bị chia cắt bởi sự khác biệt trong ngôn ngữ, văn hóa, và giai cấp.", "Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược truyền giáo là chính người địa phương thiết kế phương pháp tiếp cận với đồng bào của họ. Tại châu Á, chiến lược này được khởi xướng bởi những nhân vật như Tiến sĩ G. D. James của Singapore, Mục sư Theodore Williams của Ấn Độ, và Tiến sĩ David Cho của Hàn Quốc.", "Đi đôi với nỗ lực truyền tải thông điệp Cơ Đốc, các tổ chức truyền giáo thường cung ứng cho người dân địa phương các loại dịch vụ y tế và phúc lợi. Hàng ngàn trường học, trại mồ côi, và bệnh viện được thành lập bởi các cơ sở truyền giáo.", "Tin Lành tại Việt Nam.", "Đức tin Kháng Cách được truyền bá tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 do nỗ lực của các nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (\"Christian and Missionary Aliance; C&MA\"). Năm 1911 thường được kể là năm đánh dấu Kháng Cách đến Việt Nam. Hội thánh Tin Lành Việt Nam (\"The Evangelical Church of Vietnam\") cho đến nay vẫn là giáo hội Kháng Cách lâu đời nhất và có số tín hữu đông nhất tại Việt Nam. Có lẽ vì lý do này thuật từ Tin Lành (\"Evangelical\") thường được dùng như một từ đồng nghĩa với Kháng Cách (\"Protestant\"), mà tại Việt Nam, danh xưng Tin Lành thường được dùng để thay thế cho Kháng Cách. Tin Lành hay Phúc Âm có nghĩa là tin tức tốt lành theo cách gọi của các nhà truyền giáo đầu tiên của Kháng Cách tại Việt Nam.", "Theo những ước tính khác nhau, có khoảng từ 1 triệu đến hơn 1,4 triệu tín hữu thuộc cộng đồng Kháng Cách tại Việt Nam, phần lớn tập trung ở miền Nam. Tin Lành được xem là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhất trên đất nước này.", "Liên kết ngoài.", "Tra Protestant, Protestantism, evangelical trong từ điển mở Wiktionary.", "Ảnh hưởng.", "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ." ]
3473
406899
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3473
Anh giáo
[ "Anh giáo là một truyền thống Kitô giáo Tây phương bao gồm những giáo hội có mối quan hệ lịch sử với Giáo hội Anh, phần lớn là thành viên Khối Hiệp thông Anh giáo (\"Anglican Communion\").", "Đức tin Anh giáo lập nền trên Kinh Thánh, truyền thống của các sứ đồ, quyền kế thừa các sứ đồ, và các giáo phụ tiên khởi. Anh giáo là một trong những hệ phái thuộc Cơ Đốc giáo phương Tây, tuyên bố độc lập với Giáo hoàng Rô-ma vào thời điểm xác lập Định chế Tôn giáo thời Elizabeth. Trong số những bản tuyên tín của Anh giáo vào giữa thế kỷ 16 có nhiều điều khoản tương tự với những xác tín của cuộc Cải cách Kháng nghị. Những cải cách của Giáo hội Anh - định hướng bởi Tổng Giám mục Cantebury, Thomas Cranmer – theo lập trường trung dung giữa hai khuynh hướng cải cách khởi xướng bởi hai nhà cải cách Martin Luther và Jean Calvin. Đến cuối thế kỷ 16, việc giáo hội duy trì thể chế Giám mục cùng nhiều nghi thức truyền thống đã gây bất bình cho những người chủ trương xây dựng giáo hội trên nền thần học Kháng Cách.", "Trong nửa đầu thế kỷ 17, qua nỗ lực của những nhà thần học Anh giáo, Giáo hội Anh và các giáo hội liên quan ở Ireland và những khu định cư ở Mỹ thuộc Anh thể hiện một tín ngưỡng Cơ Đốc theo lập trường trung dung trong thần học, cơ cấu tổ chức, và nghi thức thờ phụng, giữa truyền thống Kháng Cách và truyền thống Công giáo – quan điểm này đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trên bản sắc Anh giáo. ", "Sau Cách mạng Mỹ, các giáo đoàn Anh giáo tại Hoa Kỳ và Canada thiết lập những giáo hội tự trị với các Giám mục của chính họ, và xây dựng một thể chế tự trị. Về sau, qua sự mở rộng của Đế chế Anh và qua các hoạt động truyền giáo, thể chế này đã trở thành hình mẫu cho các giáo hội tân lập ở châu Phi, châu Đại dương, New Guinea, và khu vực Thái Bình Dương.", "Cho đến nay, sự khác biệt giữa hai khuynh hướng Kháng Cách và Công giáo bên trong truyền thống Anh giáo vẫn tiếp tục là một vấn đề gây tranh luận trong các giáo hội thành viên và trên quy mô Cộng đồng Anh giáo. Tuy nhiên, có một truyền thống đặc trưng của Anh giáo đã giúp kết nối các tín hữu trong cộng đồng Anh giáo trải qua nhiều thế kỷ là Sách Cầu nguyện chung, tuyển tập giáo nghi được phổ biến trong hầu hết các giáo hội thuộc Anh giáo suốt nhiều thế kỷ.", "Khởi nguồn.", "Trong khi tín hữu Anh giáo thừa nhận cuộc ly giáo dưới triều Henry VIII (1509-1547) là nhân tố khai sinh Giáo hội Anh như một thực thể độc lập, họ nhấn mạnh đến tính liên tục của giáo hội từ trước cuộc Cải cách Kháng nghị. Bộ máy tổ chức của giáo hội đã được thiết lập tại Hội nghị Herford năm 673, khi các Giám mục Anh lần đầu tiên cùng làm việc trong một thể chế, dưới quyền lãnh đạo của Tổng Giám mục thành Canterbury. Kể từ Định chế tôn giáo thời Elizabeth I (1558-1603), Giáo hội Anh thừa hưởng di sản từ cả Công giáo và Kháng Cách, với quân vương nước Anh được đặt vào vị trí đứng đầu giáo hội. Tuy nhiên, vua nước Anh không có vai trò nào trong các giáo hội thuộc cộng đồng Anh giáo tại các quốc gia khác trên thế giới.", "Cuộc cải cách tại Anh khởi đầu với những mục tiêu chính trị của vua Henry VIII. Nhà vua muốn tiêu hôn (xóa bỏ cuộc hôn nân) với vợ là Catalina của Aragón để kết hôn chính thức với Anne Boleyn, với lý do là vương hậu không có vương tử để thừa kế ngai vàng, nhưng Giáo hoàng Clement VII từ khước. Cùng lúc, nhà vua nhận thấy sự cần thiết và những lợi ích chính trị và kinh tế khi ly khai khỏi Công giáo Rô-ma và thành lập Giáo hội Anh mà nhà vua là người đứng đầu giáo hội. Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1534 tuyên bố vua Henry VIII là \"Lãnh đạo Tối cao duy nhất trên đất\" của Giáo hội Anh. Các đạo luật khác như luật giải thể tu viện năm 1542 mang một số lượng lớn các loại tài sản của tu viện Công giáo vào tay nhà vua, rồi sau đó vào tay các nhà quý tộc. Điều này tạo nên các nguồn vật chất lớn lao hỗ trợ cho giáo hội mới vừa độc lập trên lãnh thổ nước Anh, dưới quyền cai trị của một quân vương. ", "Tuy nhiên, người thiết lập nền thần học đặc thù cho Anh giáo là Tổng Giám mục Canterbury Thomas Cranmer với sự tiếp bước của Richard Hooker và Lancelot Andrewes. Cranmer được hưởng nền giáo dục tại Âu châu lục địa, chịu ảnh hưởng tư tưởng cải cách, và vì vậy, mặc dù là một linh mục, ông đã kết hôn. Bởi vì Cranmer và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội Anh được tấn phong bởi các Giám mục theo quyền kế thừa các sứ đồ, các vị này lại truyền chức cho những linh mục khác, Anh giáo được xem là vẫn duy trì quyền kế thừa các sứ đồ.", "Trong thời trị vì ngắn ngủi của vua Edward VI, con trai của Henry, Cranmer đã thành công đáng kể trong nỗ lực đem Giáo hội Anh đến gần với lập trường Thần học Calvin. \"Sách Cầu nguyện chung\" ra đời trong thời gian này. Tuy nhiên, cuộc Cải cách bị đảo ngược đột ngột khi Mary I lên ngôi nữ vương sau cái chết của em mình (Edward VI). Chỉ đến thời trị vì của Nữ vương Elizabeth I (1558-1603), Giáo hội Anh mới được xác lập như là một giáo hội cải cách.", "Trong thế kỷ 16, tôn giáo đóng vai trò quan trọng như là một nhân tố nối kết toàn thể xã hội. Những bất đồng tôn giáo chắc chắn sẽ dẫn đến những bất ổn xã hội, những âm mưu thông đồng và cầu viện binh lực nước ngoài để lũng đoạn triều chính hay lật đổ ngai vàng. Giải pháp của Elizabeth I nhằm giải quyết các bất đồng tôn giáo mà không cần đổ máu là xác lập một định chế giáo hội với nghi thức thờ phụng sao cho mọi người đều có thể dự phần, với một hệ thống thần học có thể bảo đảm sự đồng thuận của các khuynh hướng khác nhau về cung cách luận giải Kinh Thánh. Do đó, cần có sự bao dung cho nhiều quan điểm dị biệt và cần xem chúng là hợp pháp. Trong khi phần lớn dân chúng tỏ ra muốn đồng hành với thiết chế tôn giáo này, những nhóm cực đoan ở hai thái cực thần học không chấp nhận, và những rạn nứt bắt đầu xuất hiện bên trên bề mặt của sự hiệp nhất tôn giáo tại Anh.", "Trong thế kỷ kế tiếp, có những dịch chuyển quan trọng hoặc về phía phong trào Thanh giáo hoặc về phía các trào lưu thiên về Công giáo. Cần nên biết rằng vào thời ấy, khái niệm về quyền tự do tôn giáo là không thể chấp nhận, vì vậy, cũng dễ hiểu khi mục tiêu của các nhóm đấu tranh là làm thế nào để kiểm soát giáo hội chứ không phải để được hưởng quyền tự do tôn giáo. Theo tiêu chuẩn của Âu châu lục địa, mức độ bạo động tôn giáo tại Anh tuy không cao, nhưng cũng đủ làm mất mạng một quân vương (Charles I) và một Tổng Giám mục Canterbury (William Laud). Kết quả sau cùng của cuộc chính biến phục hồi vương quyền của Charles II là nỗ lực trở lại các lý tưởng thời kỳ Elizabeth I. Tóm lại, trong giai đoạn này, đa số cư dân tại Anh chọn lựa con đường trung dung, còn đứng tại hai cực đối nghịch nhau là các nhóm Công giáo Rô-ma và Thanh giáo, mỗi nhóm đều đủ mạnh để tự bảo vệ mình khỏi bị nuốt chửng bởi nhóm kia, và đủ khôn ngoan để có thể tồn tại bên ngoài giáo hội thay vì tìm cách kiểm soát giáo hội. Cuộc cải cách tại Anh được xem là hoàn tất vào thời điểm này.", "Mặc dù thiết chế Elizabeth I đã không giành được sự đồng thuận của toàn thể dân Anh thời đó, Anh giáo hiện nay đang phát triển tại nhiều nơi trên thế giới, một thành quả vượt quá mọi sự mong đợi của mọi tín hữu Anh giáo thế kỷ 16 và 17.", "Thần học.", "Trung dung.", "Quyết định của Henry VIII ly khai khỏi Công giáo Rô-ma khởi phát từ những tranh chấp về thẩm quyền và những lợi ích – nhất là do lập trường của Vương quyền tin rằng các giáo hội quốc gia phải có quyền tự trị - chứ không dính líu gì đến những bất đồng về thần học. Tuy nhiên, từ thời trị vì của Edward VI, và nhất là từ lúc Định chế Tôn giáo thời Elizabeth ra đời, nỗ lực kiến tạo một giáo hội quốc gia vẫn tiếp nối truyền thống đồng thời chấp nhận một số luận điểm thần học và giáo nghi của những nhà cải cách đã giúp hình thành Anh giáo, một cộng đồng các giáo hội với những nét đặc thù bên trong thế giới Cơ Đốc giáo.", "Sự phân biệt giữa Cải cách và Công giáo, cũng như sự chọn lựa giữa hai truyền thống luôn là vấn đề gây tranh cãi bên trong các giáo hội thành viên và giữa các giáo hội thuộc Cộng đồng Anh giáo. Kể từ khi Phong trào Oxford khởi phát giữa thế kỷ 19, nhiều giáo hội thuộc Cộng đồng Anh giáo khởi sự phục hồi các nghi thức và mục vụ tương tự với Công giáo Rô-ma. Suốt thế kỷ qua, trong khi những người Công giáo Anh có khuynh hướng chú trọng đến nghi lễ và nếp cũ, thì những người Anh giáo Phúc âm vẫn tiếp tục duy trì đức tin và sống đạo phù hợp với khuynh hướng Cải cách.", "Nguyên tắc định hướng.", "Đối với nhóm \"Thượng giáo hội\" (Công giáo Anh), nền thần học của họ không được xác lập bởi Quyền Giáo huấn của giáo hội (như Công giáo Rô-ma), hoặc từ một nhà thần học khai sáng (như Thần học Calvin), cũng không lập nền trên những bản tín điều (như Giáo hội Luther). Đối với họ, văn kiện thần học Anh giáo nguyên thủy là \"Sách Cầu nguyện chung\", mà họ xem là sự thể hiện một tư duy thần học sâu sắc đi cùng với tinh thần hòa giải và bao dung. \"Lex orandi, lex credenda\" (\"Luật của sự cầu nguyện chính là luật của đức tin\"). Bao hàm trong sách cầu nguyện là những nguyên lý của thần học Anh giáo: Bản Tín điều các Sứ đồ, bản Tín điều Nicene, và bản Tín điều Athanasian (dù bản tín điều này không còn được sử dụng rộng rãi), Kinh Thánh (qua nghi thức đọc Kinh Thánh trong lễ thờ phượng), các thánh lễ, cầu nguyện hằng ngày, sách dạy giáo lý, và quyền kế thừa các sứ đồ. Trong khi đó, đối với những người \"Hạ giáo hội\" (Anh giáo Tin Lành), bản \"Ba mươi chín Tín điều\" theo khuynh hướng Cải cách là nền tảng hình thành nền thần học của họ. Trải qua nhiều thế kỷ, hai khuynh hướng này được chấp nhận trong tinh thần cộng sinh bên trong Cộng đồng Anh giáo.", "Ban đầu, bản \"Ba mươi chín Tín điều\" giữ vị trí quan trọng trong thần học và sống đạo Anh giáo. Từ năm 1604, tất cả chức sắc Anh giáo phải tuyên bố tuân giữ bản tín điều này. Ngày nay, bản tín điều chỉ còn được xem là một văn kiện lịch sử, dù từng có thời là nhân tố chủ chốt trong việc định hình bản sắc Anh giáo. Các tín điều được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau. Lấy thí dụ, khi xem xét giáo lý xưng công chính, những người Công giáo Anh cho rằng cần có đức tin, việc lành, và các thánh lễ; còn người theo khuynh hướng Tin Lành tin rằng chỉ có đức tin vào Chúa Giê-xu chúng ta có thể nhận lãnh sự tha thứ của Thiên Chúa, và việc lành là hệ quả tất yếu của một con người đã được thay đổi bởi ân điển. ", "Tuy nhiên, giáo huấn nổi bật nhất của bản tín điều thể hiện ở Điều VI về \"sự trọn vẹn của Kinh Thánh\", tuyên bố rằng Kinh Thánh chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi: vì vậy bất cứ điều gì không được viết, không được chứng thực trong Kinh Thánh, thì không ai có nghĩa vụ phải tin như là một phần của Đức tin, hoặc phải xem đó là cần thiết cho sự cứu rỗi. Điều VI đã có ảnh hưởng trên sự luận giải và giảng luận Kinh Thánh của Anh giáo từ lúc ban đầu cho đến nay.", "Anh giáo cũng công nhận thẩm quyền của \"những nhà thần học chuẩn mực\". Sau Thomas Cranmer, nhà thần học có nhiều ảnh hưởng nhất là Richard Hooker, từ sau năm 1660, ông được xem là \"cha đẻ\" của tinh thần Anh giáo. Theo Hooker, thẩm quyền của Anh giáo đến từ Kinh Thánh, được thông hiểu bởi lý trí (sự thông tuệ và trải nghiệm đối với Thiên Chúa), và truyền thống (những thông lệ và xác tín của giáo hội), đã tạo ảnh hưởng trên Anh giáo hơn bất cứ truyền thống nào khác. Cần nên biết giáo huấn \"kiềng ba chân\" (Kinh Thánh, lý trí, và truyền thống) thường gán cho Hooker là không đúng. Theo Hooker, Kinh Thánh là nền tảng và là đứng đầu trong trật tự thẩm quyền, rồi mới đến lý trí và truyền thống, hai điều này dù quan trọng nhưng chỉ là thứ yếu, nếu so với Kinh Thánh.", "Sự phát triển của Anh giáo đến nhiều xứ sở không nói tiếng Anh, sự đa dạng của sách cầu nguyện, và sự quan tâm ngày càng lớn trong nỗ lực đối thoại với các giáo hội khác, đã dẫn đến sự xem xét lại những giá trị của bản sắc Anh giáo. Nhiều tín hữu Anh giáo xem \"Bốn Luận điểm\" được thông qua tại Hội nghị Lambeth năm 1888 là \"nền tảng và tối cần thiết\" cho bản sắc Anh giáo. Nói tóm tắt, Bốn Luận điểm này là Kinh Thánh, chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi; các Tín điều (đặc biệt là Tín điều các Sứ đồ và Tín điều Nicene), là bản tuyên ngôn đầy đủ cho đức tin Cơ Đốc; hai thánh lễ Báp têm và Tiệc Thánh; và quyền kế thừa các Sứ đồ.", "Thể chế.", "Trái với những gì người ta thường nghĩ, Quân chủ Anh Quốc không phải là \"đầu\" của giáo hội, mà theo luật là \"Lãnh đạo tối cao\" của Giáo hội Anh, vua Anh không có vị trí nào trong các giáo hội ngoài nước Anh. Vai trò của vương quyền Anh bị giới hạn vào việc bổ nhiệm các Giám mục, kể cả Tổng Giám mục Canterbury; ngay cả như thế, chính phủ cũng chỉ được giao cho một danh sách đã được chọn lọc trước. Quy trình này luôn cần có sự hợp tác và đồng thuận từ các đại diện của giáo hội.", "Một đặc điểm khác của Anh giáo là không có một thẩm quyền toàn cầu nào được công nhận. Toàn bộ ba mươi tám khu vực của Cộng đồng Anh giáo (\"Anglican Communion\") đều tự trị, mỗi khu vực tự chọn thể chế và giới lãnh đạo cho mình. Các khu vực này có thể chọn mô hình giáo hội quốc gia (như Canada, Uganda, hoặc Nhật Bản), hoặc một nhóm các quốc gia (như Tây Ấn, Trung Phi, hoặc Nam Á), hoặc theo đặc điểm địa dư (như Vanuatu và Quần đảo Solomon), v..v... Trong các khu vực này là những giáo phận đặt dưới quyền lãnh đạo của tổng Giám mục. Tất cả các khu vực của Cộng đồng Anh giáo đều thành lập các giáo phận do Giám mục lãnh đạo. Giám mục được tấn phong theo quyền kế thừa các sứ đồ. Ngoài chức Giám mục còn có linh mục (tư tế) hoặc mục sư (đối với người theo khuynh hướng Tin Lành), và chấp sự. Không có quy định nào đòi hỏi sống độc thân, mặc dù có nhiều linh mục Công giáo Anh tự nguyện sống độc thân. Kể từ giữa thế kỷ 20, tại hầu hết các khu vực, phụ nữ được phong chức chấp sự, trong một số khu vực phụ nữ được nhận chức linh mục, và Giám mục.", "Giáo hội Anh, giáo hội chính thức của xứ Anh Cát Lợi, được coi là \"giáo hội mẹ\" trong Cộng đồng Anh giáo. Thông qua sự mở rộng của Đế quốc Anh và các hoạt động truyền giáo, các giáo hội Anh giáo được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Anh giáo tại một số nơi như Hoa Kỳ, Scotland được biết đến với tên là Giáo hội Giám nhiệm (\"Episcopal\"), từ tiếng Latinh \"episcopus\", có nghĩa là \"giám mục\", có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là người coi sóc, hay quản trị. Tên gọi này ngụ ý giáo hội được quản trị theo thể chế Giám mục. Mỗi giáo hội cấp quốc gia được đặt dưới quyền lãnh đạo của một Tổng Giám mục, hoặc Giám mục chủ tịch (\"Presiding Bishop\") như trong trường hợp của Giáo hội Giám nhiệm Hoa Kỳ. Giáo hội quốc gia được chia thành các giáo phận, giữa hai cấp bậc này có thể còn có bậc trung gian nữa là giáo tỉnh, thường tương ứng với địa giới hành chính của các tiểu bang hoặc các tỉnh.", "Các hội đồng của giáo hội được thiết lập trên ba cấp: hội đồng tín hữu (quy tụ những đại biểu từ các giáo sở), hội đồng chức sắc, và hội đồng Giám mục. Giáo phận, không phải giáo xứ, là đơn vị hạt nhân trong cấu trúc thẩm quyền của giáo hội.", "Bắt đầu từ nửa sau thập niên 1970, do bất đồng với sự lan truyền của khuynh hướng tự do trong Cộng đồng Anh giáo, nhiều tín hữu đã rời bỏ khối hiệp thông này và thành lập các giáo hội mới với phong trào Anh giáo tiếp diễn (\"Continuing Anglican movement\"), tự xem mình là bảo lưu tính tông truyền, đức tin và thực hành Anh giáo truyền thống.", "Tổng Giám mục Canterbury.", "Tổng Giám mục Canterbury giữ vị trí danh dự trong Cộng đồng Anh giáo. Giữa giới lãnh đạo của Cộng đồng, ông được nhìn nhận là\" primus inter pares\" (đứng đầu giữa những người bình đẳng), và không có quyền hạn nào đối với các khu vực bên ngoài nước Anh. Justin Welby trở thành Tổng Giám mục Canterbury thứ 105 vào lễ nhậm chức cử hành tại Nhà thờ chính tòa Canterbury ngày 21 tháng 3 năm 2013.", "Tổng Giám mục Canterbury tổ chức và chủ tọa các Hội nghị Lambeth của Cộng đồng Anh giáo, ông là người quyết định danh sách các Giám mục được mời tham dự Hội nghị. Ông cũng chủ tọa những Tọa đàm Lãnh đạo Cộng đồng Anh giáo (những buổi gặp mặt giữa những người đứng đầu các giáo hội thành viên). Ông cũng đảm nhiệm chức vụ chủ tịch ban thư ký của Văn phòng Cộng đồng Anh giáo, và Hội đồng Tư vấn Anh giáo.", "Các hội nghị.", "Cộng đồng Anh giáo không có thẩm quyền toàn cầu. Tất cả các tổ chức quốc tế của cộng đồng chỉ có chức trách tư vấn và hợp tác, những nghị quyết của các tổ chức này không có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các giáo hội thành viên. Hiện có ba tổ chức chính của Cộng đồng:", "Truyền giáo.", "Đến năm 2011, số tín hữu Anh giáo trên thế giới ước tính khoảng 85 triệu người. Trong hai thập niên qua, 11 khu vực ở châu Phi chứng kiến sự tăng trưởng bộc phát. Hiện ở đây có 36, 7 triệu tín hữu Anh giáo, đông hơn ở nước Anh với 26 triệu thuộc viên. Tại hầu hết các quốc gia công nghiệp, số tín hữu liên tục sút giảm kể từ thế kỷ 19.", "Từ thế kỷ 17, Giáo hội Anh vẫn là một giáo hội hoạt động tích cực trong lĩnh vực truyền giáo khi họ tìm đến những khu định cư được thiết lập ở Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, và Nam Phi để thành lập các giáo sở. Từ năm 1578, lễ Tiệc Thánh đã được cử hành ở Bắc Cực khi tuyên úy Anh giáo Robert Wolfall cùng đi với đoàn thám hiểm của Martin Frobisher đặt chân đến đây.", "Nhà thờ Anh giáo đầu tiên được xây dựng ở châu Mỹ là tại Jamestown,Virginia, năm 1607. Đến thế kỷ 18, những nhà thờ Anh giáo xuất hiện tại châu Á, châu Phi, và Mỹ Latinh.", "Các tổ chức truyền giáo của Giáo hội Anh, đầu tiên là Hội Quảng bá Kiến thức Cơ Đốc (SPCK) thành lập năm 1698, trong năm 1701 là Hội Truyền bá Phúc âm ở hải ngoại (CCPAS), và Hội Truyền giáo Giáo hội (CMS) năm 1799.", "Thế kỷ 19 chứng kiến sự ra đời của Hội truyền giáo cho Thủy thủ (1856), Liên minh các bà mẹ (1876), và Đạo quân Hội thánh (1882) chủ trương truyền bá phúc âm bằng phương pháp cá nhân chứng đạo. Sang thế kỷ 20, Giáo hội Anh phát triển những hình thức truyền bá phúc âm mới như Alpha Course (1990) khởi phát từ Nhà thờ Trinity Brompton tại Luân Đôn. Đến thế kỷ 21, có những nỗ lực tiếp cận với giới thanh niên và thiếu nhi.", "Giáo phận Sydney.", "Giáo phận Sydney thuộc Giáo hội Anh giáo Úc - khoảng 50% tín hữu Anh giáo ở Úc thuộc giáo phận này - thành lập năm 1836 với William Grant Broughton là Giám mục đầu tiên. Được xem là một hiện tượng đặc biệt trong Cộng đồng Anh giáo, Giáo phận Sydney chấp nhận truyền thống Cải cách và Thanh giáo, với niềm xác tín rằng họ đang bảo vệ những giá trị nguyên thủy của cuộc Cải cách Anh khởi phát từ thế kỷ 16. Anh giáo Sydney tin rằng thẩm quyền và sự soi dẫn của Kinh Thánh đã được thể hiện trong bản tuyên tín của Anh giáo gọi là bản \"Ba mươi chín Tín điều\". ", "Thể chế.", "Về thể chế, Anh giáo Sydney nhấn mạnh đến vị trí của các giáo đoàn địa phương. Họ tin rằng vâng theo lời Chúa dạy, con dân Ngài nhóm lại để lắng nghe, luận giải, suy gẫm, và đáp ứng đối với Lời Chúa. Tín hữu có quan hệ mật thiết với giáo đoàn địa phương thay vì quan tâm đến hệ phái hoặc các định chế.", "Họ cử hành lễ Tiệc Thánh, nhưng không chú trọng đến yếu tố thần bí như nhiều tín hữu Anh giáo khác. Ngoài ra, tín hữu Anh giáo Sydney còn có sự quan tâm đặc biệt đến trải nghiệm cá nhân trong đời sống đức tin, và sứ mạng truyền bá phúc âm, cũng như tin Kinh Thánh là sự mặc khải từ Chúa, vì vậy không sai lầm. Do đó, những người chống đối gọi họ là thuộc khuynh hướng bảo thủ.", "Giáo nghi và Giáo phẩm.", "Dù hầu hết các giáo đoàn Anh giáo Sydney không còn sử dụng Sách Cầu nguyện chung trong lễ thờ phượng, họ chấp nhận bản Ba mươi chín Tín điều được chép trong Sách Cầu nguyện chung là bản tuyên tín căn bản, thể hiện niềm xác tín rằng tất cả giáo huấn và truyền thống của giáo hội phải đặt dưới thẩm quyền của Kinh Thánh.", "Mặc dù linh mục (priest: thầy tư tế) là chức vụ được công nhận rộng rãi trong Cộng đồng Anh giáo, Anh giáo Sydney bác bỏ chức vụ này vì cho rằng chức vụ tư tế chỉ có giá trị trong thời Cựu Ước khi trọng tâm của sự thờ phượng là nghi thức dâng tế lễ tại Đền thờ. Chức vụ tư tế đã được hoàn tất, một lần đủ cả, bởi sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su. Như vậy, mục sư chỉ đơn giản là viên chức của giáo hội, được giáo hội ủy nhiệm để giảng Lời Chúa, cử hành các thánh lễ, và quản trị các giáo đoàn.", "Đặc điểm.", "Trong cộng đồng Cơ Đốc giáo, Anh giáo được biết đến với tính đa dạng về thần học và giáo nghi. Các cá nhân, hội đoàn, giáo xứ, giáo phận hay giáo hội quốc gia có thể chọn lựa hoặc nối kết với truyền thống và thần học Công giáo hoặc chọn hướng ngược lại, đồng hành với các nguyên tắc của cuộc Cải cách.", "Một số tín hữu Anh giáo tuân giữ các nghi thức sùng kính của Giáo hội Công giáo Rôma như lần hạt cầu kinh, cầu khấn với các thánh. Một số khác đặt tin tưởng vào các sách thứ kinh (\"deuterocanonical\") trong Kinh Thánh, mặc dù giáo lý Anh giáo dạy rằng những sách này nên được đọc trong nhà thờ vì mục đích giáo huấn đạo đức, nhưng không nên dùng cho việc lập thuyết.", "Về phần mình, những tín hữu Anh giáo nhấn mạnh đến đặc tính Kháng Cách của giáo hội, tập chú vào các tiêu chí của cuộc Cải cách về sự cứu rỗi bởi ân điển của Thiên Chúa qua đức tin của tín hữu, hai thánh lễ trong Sách Phúc Âm (Báp têm và Tiệc Thánh), và Kinh Thánh chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi.", "Sự phân hóa bên trong giáo hội lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ 19 khi trường phái Công giáo Anh (\"Anglo-Catholic\") nhấn mạnh vào khía cạnh Công giáo, và trường phái Anh giáo Phúc âm (\"Evangelical Anglican\") tập chú vào phương diện Cải cách và chiều kích phúc âm của giáo hội. Hai nhóm này còn được gọi là \"Thượng giáo hội\" và \"Hạ giáo hội\", ngụ ý về cung cách hành lễ của mỗi nhóm trong nghi thức thờ phụng (\"Thượng giáo hội\" quan tâm đến tính uy nghiêm, trang trọng của nghi thức, trong khi \"Hạ giáo hội\" thích chọn lựa các nghi thức đơn giản, và xem nghi thức là một cách biểu trưng cho tấm lòng).", "Tuy nhiên, hầu hết tín hữu Anh giáo quyết định tự giữ mình để không bị lôi cuốn vào hai cực này, họ thường nhấn mạnh rằng Anh giáo, cần được hiểu theo ý nghĩa chính xác, là con đường trung dung của Cơ Đốc giáo, đi giữa Công giáo và Kháng Cách.", "Các dòng tu.", "Ngay sau thời kỳ phục hưng của phong trào Công giáo, là sự xuất hiện và phát triển của các dòng tu, được thành lập cho những hoạt động từ thiện. Khởi phát từ thập niên 1840 và kéo dài trong thế kỷ sau, các dòng tu có mặt tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ cũng như tại các quốc gia xa xôi khác ở Phi châu, Á châu và khu vực Thái Bình Dương.", "Các tu sĩ và nữ tu dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa theo lời thề nguyện sống nghèo khổ, trinh bạch và vâng phục, dành trọn thì giờ cho các hoạt động tôn giáo và phục vụ người nghèo.", "Kể từ thập niên 1960, có sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và quy mô các dòng tu trên toàn thể Cộng đồng Anh giáo. Nhiều dòng tu lớn từng hoạt động tại nhiều nước nay chỉ còn lại một tu viện với một ít tu sĩ hay nữ tu già yếu. Số người xin gia nhập các dòng tu là rất ít, và một số dòng tu nay không còn hiện hữu.", "Dù vậy, ngày nay vẫn còn có vài ngàn tu sĩ đang hoạt động tại khoảng 200 tu viện trên khắp thế giới.", "Điều gây ngạc nhiên là sự phát triển số lượng tu sĩ và nữ tu tại những nơi như Quần đảo Solomon, Vanuatu và Papua Tân Guinea. Tại đây những tu sĩ và nữ tu thường ở độ tuổi từ 20 đến 25, trẻ hơn độ tuổi trung bình của các đồng lao của họ tại những nơi khác trên thế giới từ 40 đến 50 năm." ]
3474
69107658
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3474
Giáo hội Anh
[ "Giáo hội Anh là giáo hội Kitô giáo được thiết lập chính thức ở Anh Cách Lan (\"England\"), đóng vai trò là giáo hội mẹ của Khối Hiệp thông Anh giáo trên toàn cầu. Giáo hội được chia làm 2 giáo tỉnh: Canterbury ở miền Nam và York ở miền Bắc, được đứng đầu bởi Tổng giám mục Canterbury và Tổng giám mục York, mỗi vị đều mang thêm tước hiệu Giáo trưởng (\"Primate\"). Giáo hội Anh nhìn nhận mình mang cả hai căn tính Công giáo và Cải cách.", "Bởi vì Anh giáo được công nhận là quốc giáo nên về mặt danh nghĩa, Quốc vương Anh (hiện nay là Quốc vương Charles III) có tước hiệu hiến định là \"Người Quản trị Tối thượng (\"Supreme Governor\") của Giáo hội Anh\". Thực tế, Tổng Giám mục Canterbury là người lãnh đạo Giáo hội Anh. Anh giáo trên toàn cầu bao gồm nhiều giáo hội độc lập tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Tổng giám mục Canterbury là nhà lãnh đạo tượng trưng. Giám mục Justin Welby đã thay thế tiến sĩ Rowan Williams đảm nhận chức Tổng Giám mục Canterbury vào ngày 21 tháng 3 năm 2013.", "Lịch sử.", "Kitô giáo được rao giảng tại Anh vào thế kỉ thứ nhất hay thứ hai trong bối cảnh văn hóa La Mã-Briton. Vào thời kì Trung cổ, Giáo hội Anh chịu dưới quyền của Giáo hoàng, nhưng tách ra khỏi Rôma vào năm 1534 dưới triều vua Henry VIII, tuy rằng đã có nhập lại một cách tạm thời dưới triều của Nữ vương Mary I trong năm 1555." ]
3475
161772
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3475
Công giáo Rôma
[]
3476
161772
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3476
Công giáo La Mã
[]
3479
98738
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3479
Utc
[]
3485
68894648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3485
Tháng tám
[ "Tháng tám là tháng thứ tám theo lịch Gregorius, có 31 ngày.", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai" ]
3490
827006
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3490
Tháng chín
[ "Tháng chín là tháng thứ chín theo lịch Gregorius, với 30 ngày.", "Những sự kiện trong tháng 9.", "(\"Autumnal Equinox Day)\"", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai", "Tham khảo.", " " ]
3495
70348783
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3495
Phạm Duy
[ "Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013), tên khai sinh Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ông cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Ông còn được coi như một nhà văn với 4 tập hồi ký được giới phê bình đánh giá cao về giá trị văn học lẫn giá trị tư liệu. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là \"cây đại thụ\" của nền âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị.", "Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lý và ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Chiến tranh Đông Dương đến năm 1951, sau đó ông rời khỏi chiến khu rồi vào miền Nam Việt Nam để hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975.", "Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại. Tính cho tới tháng 1 năm 2014, có 244 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong số đó có 53 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời Việt), trong số khoảng hơn 2000 ca khúc do ông sáng tác hoặc viết lời.", "Tiểu sử.", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Phạm Duy, hai chữ đó là tên gọi, kỳ lạ thay, cũng là huyền thoại ngay trong thời gian có Duy góp mặt.", " Tạ Tỵ ", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Người nhạc sĩ có khối lượng tác phẩm đồ sộ và giá trị nhất Việt Nam đến ngàn đời còn lưu lại với sử xanh.", " Tô Hải ", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "\"Người nhạc sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam\"", "Tuấn Ngọc", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Phạm Duy là con người muốn sống tự do, không muốn sống theo quy luật, lề lối một cách áp đặt, bó buộc. Trên đường chánh trị thì không có đảng phái. Về mặt tín ngưỡng thì không nghiêng về phía tôn giáo nào. Duy sống theo con người của Duy, một con người tự do tự tại, phóng túng và ngang tàng, nhưng cũng \"thẳng\" và \"thật\" đối với chính cuộc sống của mình.", " Trần Văn Khê ", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Ông nhạc sĩ này khi vui buồn, khi ca ngợi tâng bốc khi chê bai, chửi bới trong đời thường, đều không phải là thực. Tất cả đều là hư chiêu. Nhạc của ông mới là chân lý. Thính giả của ông mới là đối tượng.", "Giao Chỉ", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Đối với con người Phạm Duy, thì tôi thấy là ông không những là nhạc sĩ, mà là một vị tư tưởng gia nữa, và rất quan tâm đến tương lai và số mệnh của người Việt Nam.", " Eric Henry", "Phạm Duy Cẩn sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 (nhuận) năm Tân Dậu) tại Nhà hộ sinh số 40 Rue Takou (nay là Phố Hàng Cót), Hà Nội trong một gia đình văn nghiệp. Ít lâu sau khi ông ra đời, gia đình ông dọn từ phố Mã Mây (Rue des Pavillons Noirs - phố Quân Cờ Đen) xuống phố Hàng Dầu (Rue Felloneau), Hà Nội.", "Cha ông là Phạm Duy Tốn, thường được coi như là nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới đầu thế kỷ XX. Anh của ông là Phạm Duy Khiêm, giáo sư – thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn \"Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine\".", "Lúc nhỏ ông là cậu bé hiếu động, tính tình \"văng mạng, bất cần đời\", tuy vậy lại thích diễn kịch, làm trò, và mê nhạc. Ông biết dùng guitar, mandolin để chơi nhạc Tây Âu, bên cạnh đó còn tiếp thu các nhạc điệu dân ca miền Bắc, hay những bài ca Huế như Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại Cảnh… Ngoài nền văn hóa mang tính nhân bản của Pháp, ông còn được tiếp xúc với văn hóa cổ truyền, qua các tác phẩm của cha Phạm Duy Tốn, hay cuốn \"Tục ngữ phong dao\" của người anh họ Nguyễn Văn Ngọc.", "Về học hành chính quy, Phạm Duy chỉ có bốn năm tiểu học và một năm trung học, nhưng những bài học trong sách \"Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư\" đã in đậm trong tâm hồn ông trước khi bước vào xã hội, hình thành cho ông quan niệm về \"đức độ của con người Việt Nam\" mà ông nhấn mạnh là \"con người ở nông thôn\", chứ không phải ở thành thị. Ông học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học Tiểu học tại trường Hàng Vôi (Trường Amiral Courbet, nay là trường Nguyễn Du). Tính ông nghịch ngợm, học không giỏi, thường hay bị phạt. Đến năm 13 tuổi (1934), vào được lớp nhất, ông mới học giỏi dần, trở thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.", "Năm 1936, sau khi thi trượt vào Trường Bưởi, ông vào học trường Trung học tư thục Thăng Long. Thầy dạy ông tại trường có Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến... Trong các bạn cùng lớp có Quang Dũng. Về học lực ông đứng thứ nhì trong lớp. Một năm học trung học giúp ông hấp thụ thêm những cái hay cái đẹp của nền văn chương Pháp, của Victor Hugo, André Chenier, Alfred de Vigny, Bernadin de Saint Pierrre...", "Năm 1937, anh của ông là Phạm Duy Khiêm không cho ông học tại trường Thăng Long nữa mà bắt ông học nghề, vào Trường Bách Nghệ (Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội). Trường có hai ngành là gỗ và sắt, ông học ngành sắt (nguội, tiện, rèn). Học chưa hết một niên khóa thì năm 1938 ông bị đuổi học vì đánh nhau, vi phạm kỷ luật.", "Hoạt động.", "Năm 1938, sau khi nghỉ học, ông xin làm việc ở hiệu sửa radio tại phố Hàng Gai, Hà Nội. Cuối năm 1939 thì đi Móng Cái làm việc ở Nhà Máy điện, làm thợ rèn rồi coi lò than, sau 5 tháng bị bệnh nám phổi phải vào nhà thương chữa bệnh. Cuối tháng 5/1940 ông về Hà Nội định đầu quân làm lính thợ sang Pháp nhưng do Pháp bị thua trận nên ý định không thành.", "Khoảng tháng 6/1940, nghe lời bè bạn, ông theo học dự thính hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học thầy Tô Ngọc Vân, cùng lớp với Bùi Xuân Phái, Phan Kế An, Võ Lăng... Tuy nhiên, ông sớm nhận ra mình không có niềm đam mê thật sự đối với hội họa.", "Mùa thu năm 1941 ông nghỉ học, về Hưng Yên sống với mẹ, chị tại nhà anh trai Phạm Duy Nhượng, đang làm thầy giáo tại đây. Một người anh họ xa nên là Ninh, làm nghề lục sự tại Tòa án, đã đưa ông vào làm thư ký. Sau một thời gian ông bỏ việc về làm con nuôi của Tuần phủ Lê Đình Trân, lo việc kèm học cho 2 em nhỏ. Sau ông Trân được thăng làm Tổng đốc, đi trấn nhậm tỉnh Kiến An, Phạm Duy cũng đi theo.", "Năm 1943 ông đi trông coi đồn điền của gia đình Tổng đốc Lê Đình Trân tại Yên Thế, Bắc Giang. Một thời gian sau mẹ ông kêu ông về Hà Nội để tham gia Gánh hát Đức Huy đang thành lập. Gánh hát biểu diễn ra mắt tại Hải Phòng rồi Nam tiến, có lúc biểu diễn ở Campuchia.", "Việc sống ở nhiều nơi, trải qua nhiều hoàn cảnh sống khác nhau cũng là những chất liệu quan trọng giúp ích cho sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy sau này. Cùng với giai đoạn lang thang vô định này, ông cũng dần nhận ra niềm đam mê âm nhạc của mình. Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác. Trong cuộc đời của mình, ông chưa từng học chính quy một trường lớp âm nhạc nào.", "Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều (Ngô Nhật Huy). Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết trong đời sống lẫn trong âm nhạc. Ngoài việc cùng Văn Cao la cà các chốn ăn chơi thì ông cũng giúp đỡ cho Văn Cao trong việc soạn nhạc, cùng Văn Cao sáng tác tác phẩm \"Bến xuân\" và \"Suối mơ\".", "Năm 1942, ông khởi nghiệp sáng tác nhạc với tác phẩm hoàn chỉnh đầu tay là \"Cô hái mơ\", phổ từ thơ Nguyễn Bính, trong thời kỳ phong trào Tân nhạc bắt đầu nở rộ.", "Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chiều ngày 10 tháng 3, khi gánh hát Đức Huy đang lưu diễn ở Cà Mau, ông cùng hai người trong gánh hát bị mật thám Pháp bắt vào tù do treo cờ Nhật, nhưng đến tối thì được binh lính Nhật trả tự do. Giữa năm 1945 Phạm Duy từ giã gánh hát Đức Huy đến ở nhờ nhà một người bạn tại khu Dakao (Tân Định), Sài Gòn. Ông sinh sống, đi hát tại Sài Gòn rồi gia nhập Thanh niên Tiền phong, làm công tác văn nghệ rồi vào đội Võ trang Tuyên truyền. Tháng 10/1945, sau khi quân Pháp làm chủ Sài Gòn, ông rời Tân Định ra Bắc, về Hà Nội.", "Đầu năm 1946 ông tham gia một lớp huấn luyện quân sự cấp tốc rồi sau đó được đưa vào miền Nam tham gia kháng chiến. Ông được đưa vào chiến khu Bà Rịa - Vũng Tàu làm công tác thông tin, liên lạc và tiếp vận. Đầu mùa Thu năm 1946 ông bị thương nhẹ ở cánh tay và được phép về Bắc. Ông ở Huế một thời gian rồi về Hà Nội khoảng cuối tháng 10/1946.", "Ngày 19/12/1946 Toàn quốc kháng chiến. Ngày 20 tháng 12 ông ra Hà Đông, làm việc tại Đài Phát thanh bí mật; sau đó tham gia Đoàn Văn nghệ Giải phóng tại Sơn Tây rồi đi phục vụ văn nghệ qua Phúc Yên, Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Ông ở lại Lào Cai, cùng với Văn Cao, Ngọc Bích, làm việc tại phòng trà Quán Biên Thùy (một cơ sở tình báo). Sau đó ít lâu ông cùng Ngọc Bích đến Bắc Cạn (qua Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên) khoảng tháng 10/1947, rồi quay lại Thái Nguyên; lúc này hai ông làm việc cho Cục Chính trị, là cán bộ văn nghệ với cấp bậc đại úy. Cuối 1947 hai ông từ Thái Nguyên qua Bắc Giang, sau đó tham gia đoàn văn nghệ do Hoàng Cầm thành lập, lưu diễn tại Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn năm 1948. Sau khi không còn là văn nghệ sĩ của Cục Chính trị thì 2 người đi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Sơn Tây về Hà Đông.", "Sau khoảng 2 tháng, nghe lời Trần Văn Giàu, cả hai vào Thanh Hóa để vào Nam. Nhưng tại Thanh Hóa, Phạm Duy tham gia Đoàn Văn nghệ Quân đội Liên khu IV, trực thuộc Trung đoàn 304 (có sự tham gia của Thái Hằng). Sau khi đính hôn với Thái Hằng, Phạm Duy cùng một số nghệ sĩ đi phục vụ thực tế tại Nghệ An, Hà Tĩnh rồi Bình - Trị - Thiên (đi đường rừng, đồng bằng và quay về bằng đường biển).", "Về lại Thanh Hóa năm 1949, Phạm Duy cưới Thái Hằng, người chủ trì hôn lễ là tướng Nguyễn Sơn. Sau đó cả 2 vợ chồng ra Việt Bắc (đi qua Hòa Bình, Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn) năm 1950, tham dự Đại hội Văn hóa Toàn quốc. Sau đó Phạm Duy và vợ từ bỏ, thoát ly khỏi các đoàn văn nghệ quân đội và quay về lại Thanh Hóa.", "Ngày 1 tháng 5 năm 1951 đại gia đình Phạm Duy-Thái Hằng chia làm 3 nhóm từ Thanh Hóa \"dinh tê\" về Hà Nội. Ngày 9 tháng 6 năm 1951 di cư (bằng máy bay) vào Nam, sinh sống tại Sài Gòn. Cuối năm 1951, bị một số nhạc sĩ ghen tị tố cáo là có quan hệ với Việt Minh, ông cùng với Lê Thương và Trần Văn Trạch bị bắt giam ở khám Catinat, Sài Gòn trong 120 ngày. Năm 1953, ông qua Pháp học dự thính hai năm về âm nhạc, tại đây, ông chơi thân với Trần Văn Khê, người sau này trở thành giáo sư dân nhạc nổi tiếng. Hai năm sau, ông về Việt Nam thì đất nước đã chia cắt sau hiệp định Genève. Từ đó, ông ở miền Nam tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long cùng với Thái Thanh, Hoài Nam, Hoài Bắc, Hoài Trung tại phòng trà Đêm màu hồng. Thời gian này ông cũng có những hoạt động trong ngành sân khấu và thông tin đại chúng, như viết nhạc kịch, viết nhạc cho phim và cộng tác với đài Phát thanh.", "Năm 1956, xảy ra vụ ngoại tình giữa ông và ca sĩ Khánh Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và đồng thời cũng là em vợ của Phạm Duy , vụ việc trở thành một đề tài gây xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội. Đây là \"mối tình cấm\", \"cả gan\" luôn làm ông \"buồn rầu khi phải nhắc lại\" vì đã làm buồn lòng người vợ, người em vợ, và vì biết rằng những đổ vỡ kia không thể hàn gắn được\". Sau vụ tai tiếng trên, ông không còn hợp tác với ban hợp ca Thăng Long nữa. Trong lúc tinh thần suy sụp, ông đi vào mối tình đặc biệt với Alice, con gái của Helen – tình nhân cũ của ông. Đây là mối tình \"giữa hai tâm hồn\", \"không đụng chạm thể xác\", được xây dựng trong 10 năm và chính là nguồn cảm hứng lớn để ông viết nên nhiều tác phẩm nhạc tình giá trị, như \"Chỉ chừng đó thôi, Thương tình ca...\".", "Gia đình ông chuyển đến căn nhà nhỏ ở cư xá Chu Mạnh Trinh ở ngã tư Phú Nhuận, nơi có nhiều gia đình nghệ sĩ tới ở, như gia đình Nguyễn Mạnh Côn, Năm Châu, Duyên Anh, Hồ Anh, Anh Ngọc, Trần Ngọc, Hoàng Nguyên, Minh Trang, Kim Tước. Không còn hợp tác với ban Thăng Long, Phạm Duy vào làm việc ở Trung tâm Điện ảnh. Thời gian này ông hay lui tới quán Chùa (La Pagode), gặp gỡ Vũ Khắc Khoan, Cung Trầm Tưởng, Võ Đức Diên, Mặc Thu, Tạ Tỵ, Lê Ngộ Châu... Ông được Võ Đức Diên và các bạn bè giúp đỡ đi một chuyến từ Sài Gòn ra vĩ tuyến 17 để hoàn thành nốt trường ca Con đường cái quan.", "Thập niên 1960, sau khi Việt Nam Cộng hòa được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận, cùng với các bạn nghệ sĩ khác, Phạm Duy được cử đi Philippines, Nhật Bản, Thái Lan để giới thiệu văn nghệ Việt Nam. Và với ít nhiều kinh nghiệm bang giao, ông thường có mặt trong những buổi đón tiếp các phái đoàn văn nghệ nước ngoài, như đoàn vũ trống của Hàn Quốc, đoàn Moral Rearmement của Mỹ... Nhờ đó, ông có dịp trao đổi tài liệu âm nhạc với các văn nghệ sĩ nước ngoài.", "Năm 1965, ông tham gia phong trào Du ca với Nguyễn Đức Quang, Giang Châu, Ngô Mạnh Thu... đi nhiều nơi tại miền Nam Việt Nam để phổ biến các ca khúc nói lên thân phận của tuổi trẻ thời đó.", "Năm 1966, ông được văn phòng Giáo dục Văn hóa của Bộ Ngoại giao Mỹ mời sang nước này, tại đây ông được mời tham quan các đài truyền hình, nhạc hội, đến ở trong gia đình nghệ sĩ The Beers Family, Petersburg. Ông được đài Channel 13 với Steve Addiss và Bill Crofut, mời tham gia chương trình dân ca của Pete Seeger, nhạc sĩ phản chiến số một của Hoa Kỳ. Bốn năm sau ông lại qua Hoa Kỳ lần nữa để làm cố vấn cho Bộ thông tin Hoa Kỳ để \"giải độc dư luận Mỹ\". Tại đây ông mới biết thêm thông tin về vụ Thảm sát Mỹ Lai, và phản ứng của ông là ca khúc \"Kể chuyện đi xa\". Ông cũng hát nhiều ca khúc phản chiến tại các show truyền hình, sân khấu ở Mỹ.", "Cuối thập niên 1960, ban nhạc gia đình \"The Dreamers\" của các con ông ra đời, ông cùng ban này đi biểu diễn tại các phòng trà, nhà hàng Sài Gòn. Đây cũng là thời gian băng Cassette thịnh hành, giúp ông có được nhiều khoản thu nhập từ tiền tác quyền, trở nên giàu có.", "Từ 1970 - 1975, với nhiều diễn biến lớn diễn ra tại Việt Nam, đời sống cũng như công việc của ông cũng có nhiều bất ổn. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho đăng tuyên bố tử hình vắng mặt Phạm Duy và hai người khác vì thái độ chống cộng. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trước việc quân Giải phóng miền Nam vào Sài Gòn, Phạm Duy quyết định đưa gia đình di tản ra nước ngoài. Ngày 28 tháng 4, ông và vợ, hai con gái được máy bay của Mỹ đem đi .", "Trải qua nhiều khó khăn của hành trình di tản, ông và gia đình cũng ổn định, cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California. Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục sáng tác, biểu diễn và tổ chức cũng như tham gia các đêm nhạc về mình.", "Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.", "Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, ông quyết định thực hiện những chuyến về thăm quê hương sau 25 năm xa cách.", "Tháng 5 năm 2005, ông chính thức trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang, Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, lần đầu tiên kể từ năm 1975, 9 bài hát của ông được cấp phép phổ biến. Thời kỳ này ông vẫn hoạt động âm nhạc, tuy sức khỏe đã có dấu hiệu giảm sút, nhiều bệnh được phát hiện ra.", "Ngày 27 tháng 1 năm 2013, sau một thời gian nằm viện, ông qua đời, một tháng sau cái chết của con cả ông là ca sĩ Duy Quang. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà riêng và ông được an táng tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương vào ngày 3 tháng 2 năm 2013.", "Gia đình.", "Gia đình Phạm Duy có nhiều người trong lãnh vực nghệ thuật, ngoài người cha Phạm Duy Tốn và anh trai Phạm Duy Khiêm là những nhà văn có tiếng, còn có anh thứ Phạm Duy Nhượng cũng là nhạc sĩ, tác giả ca khúc \"Tà áo Văn Quân\". Một người anh họ của ông là học giả Nguyễn Văn Ngọc, tác giả cuốn \"Tục ngữ phong dao\". Học giả Trần Trọng Kim từng nhận ông làm con nuôi.", "Đến khi lập gia đình, ngoài vợ ông là ca sĩ Thái Hằng, còn có em vợ là danh ca Thái Thanh, anh em vợ là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ, ca sĩ Phạm Đình Viêm tức (Hoài Trung) của ban hợp ca Thăng Long. Ông có tám người con (Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Đức, Thái Hạnh) và các con ông đều được ông hướng dẫn theo nghiệp nhạc, đều có thành công trong lĩnh vực của mình: con trai cả là ca sĩ Duy Quang, rồi đến nhạc sĩ hòa âm Duy Cường, con gái là các ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo.", "Ngoài ra có thể kể đến con rể của ông là ca sĩ Tuấn Ngọc (chồng của Thái Thảo), là con trai của nhạc sĩ Lữ Liên; vì thế ông và nhạc sĩ Lữ Liên là thông gia. Các cháu vợ của ông như ca sĩ Ý Lan (con gái của Thái Thanh), và Mai Hương (con gái Phạm Đình Sỹ).", "Ông từng vướng vào scandal ngoại tình với em dâu là ca sĩ Khánh Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương (vợ Phạm Duy là ca sĩ Thái Hằng, chị ruột của Phạm Đình Chương). Điều này đã khiến hôn nhân của Phạm Đình Chương tan vỡ. Dư luận lên tiếng, khán giả căm ghét khiến Khánh Ngọc phải chấm dứt sự nghiệp ca sỹ, xuất ngoại sang Mỹ Còn Phạm Duy thì mất tinh thần một thời gian, rồi lại đáp trả công luận bằng sự gan lì với bản nhạc \"\"Tôi còn yêu, tôi cứ yêu!”\". Khi vụ án tình giữa Phạm Duy - Khánh Ngọc xảy ra thì cụm từ “ăn chè Nhà Bè” cũng được nhắc đến nhiều để chỉ những cuộc tình vụng trộm", "Sự nghiệp.", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "\"Tôi là một người hát rong, sung sướng được làm người hát rong của thế kỷ.\"", " Phạm Duy", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Có lẽ Phạm Duy là một tài tử thứ nhất hát những bài âm nhạc cải cách với một giọng hoàn toàn Việt Nam.", " Nguyễn Văn Cổn", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Một người nhạc sĩ có đầy nội lực hút hồn người khi ôm đàn say sưa hát những bài ca với chất giọng truyền cảm của một ca sĩ. Chính Duy đã làm được điều lạ thường đó.", " Trần Văn Khê", "Ca sĩ.", "Phạm Duy bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với vai trò ca sĩ hát Tân nhạc trong gánh hát Cải lương Đức Huy - Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi nhiều miền trên đất nước, giúp ông mở mang tầm mắt, ngoài ra khiến ông trở thành một nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Với giọng hát điêu luyện, đậm chất Việt của mình, ông đã đưa tên tuổi các nhạc sĩ như Đặng Thế Phong, Văn Cao đi khắp đất nước Việt Nam. Trong bài báo Tài Tử Phạm Duy để giới thiệu ca sĩ Phạm Duy, đăng trên tờ Revue Radio Indochine số 47, ra ngày Tết dương lịch năm 1944, Nguyễn Văn Cổn đã khắc họa:", "\"... Người thiếu niên này với gương mặt gầy ốm, một cặp mắt hiền từ và mơ màng sau cặp kính trắng, với cách cử chỉ khoan thai và nhã nhặn, đó là Phạm Duy(...) Có lẽ trong tiếng hát của Phạm Duy, chúng ta thấy một cái gì hơi xa xăm, buồn tủi, phải chăng đời của nghệ sĩ như đầy những sự nhớ nhung, thương tiếc, đợi chờ, mà tiếng hát Phạm Duy là tiếng lòng thổn thức (...) Mỗi lần Phạm Duy lên ca hát tại Đài Vô Tuyến là mỗi lần các thính giả xa gần đều lặng yên để thụ hưởng những sự dịu dàng trong trẻo, như thanh điệu êm ái (...) Bài \"Buồn tàn thu\" mà Phạm Duy hát lên có lẽ ai cũng nhận thấy sự cảm động của một tâm hồn mong mỏi người xa xôi (...) đưa cái bài \"Buồn tàn thu\" tới những tâm hồn mong mỏi (...)", "... Nhưng nói về nghệ thuật, thì có lẽ Phạm Duy là một tài tử thứ nhất hát những bài âm nhạc cải cách với một giọng hoàn toàn Việt Nam, có nhiều tài tử cứ tưởng lầm rằng họ ca hát những âm nhạc mới, tức là phải có một giọng Âu Mỹ, thật là sai lầm (...) Phạm Duy lại còn là một nghệ sĩ rất có lương tâm nhà nghề trước khi hát, trước khi biểu diễn, Phạm Duy rất chăm chú tập dượt những bài hát (...)\"", "Với giai đoạn này, nhạc sĩ Văn Cao gọi Phạm Duy là \"kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn\". Ông từng hát riêng cho vua Bảo Đại nghe trong một chuyến lưu diễn ở Phan Rang. Khi đã theo kháng chiến, với cây đàn guitar, Phạm Duy tiếp tục đem giọng hát của mình phục vụ anh em chiến sĩ, mà theo Tạ Tỵ, tiếng hát Phạm Duy lúc này \"mang một âm hưởng khác, một nội dung khác, ở đó, Duy không còn là kẻ đứng ngoài hát cho người khác nghe, mà nó chính là tiếng thét oai hùng của một thế hệ thanh niên đã ý thức được vai trò của mình trong lịch sử\".", "Thời gian khi đã vào nghề sáng tác, Phạm Duy cũng duy trì công việc ca hát của mình, một cách không đều đặn. Tiếng hát của ông từng được phát trên các đài truyền thanh, truyền hình lớn trên Nam Việt cũng như thế giới. Ông đi hát rong cùng James Durst, Pete Seeger trong các chương trình giao lưu văn hóa Việt Mỹ, hay các chương trình nhạc phản chiến, phong trào du ca. Bên cạnh đó, Phạm Duy còn tự thâu âm những băng nhạc \"Tục ca, Tâm ca, Vỉa hè ca\", \"Ngục ca\" và trong giai đoạn đầu lưu vong ở Hải ngoại, là hát rong trong nhóm nhạc \"Gia đình Phạm Duy\", cùng với Thái Hằng, Thái Hiền.", "Sáng tác.", "Tuy là ca sĩ có được nhiều thành công đặc biệt, nhưng sự nghiệp chính và quan trọng nhất của Phạm Duy là sáng tác, bắt đầu từ ca khúc \"Cô hái mơ\", nếu không tính các ca khúc nghịch ngợm, truyền miệng, hay các ca khúc đặt lời cho nhạc ngoại quốc từ thuở thiếu niên.", "Thời kỳ tiền chiến và Chiến tranh Đông Dương.", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Chính Phạm Duy đã mở ra không chỉ cho riêng tôi mà cho các nhạc sĩ đàn em khác, con đường đưa dân ca vào ngôn ngữ âm nhạc mới. Ông ấy là người đầu tiên đã chuyển tải dân ca Việt Nam vào nhạc mới một cách nhuần nhuyễn, đằm thắm... Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy là nhạc sĩ đi vào quần chúng trước nhất.", " Nguyễn Văn Tý", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Phạm Duy phát triển dân ca, đưa đến một màu sắc khác, cập nhật hóa, làm nó thoát ra khỏi thân phận cũ của nó (...) Hiện đại hóa. Gần gũi giới trẻ thành phố. Ông còn thêm cả giai điệu và lời cho dân ca. Một con người rất tài năng, thông minh.", " Trịnh Công Sơn", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "\"Thời kỳ đầu thế kỷ XX, các nhạc sĩ Việt Nam đều lấy nguyên lý nhạc châu Âu nói chung, nhạc Pháp nói riêng làm cơ sở. Trong bối cảnh đó, có thể khẳng định Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ tiên phong khởi nguồn phương thức sáng tác tân nhạc dựa trên âm hưởng dân ca Việt Nam. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi nó đặt nền móng cho một sắc thái dân tộc thực thụ trong khuôn diện tân nhạc dân tộc. Những tác phẩm của ông hiện vẫn còn nguyên giá trị, sống mãi cùng với lịch sử âm nhạc Việt Nam. Đáng chú ý, bên cạnh vai trò một nhạc sĩ sáng tác, Phạm Duy còn là một nhà nghiên cứu âm nhạc thực thụ. Ông viết nhạc không chỉ bằng cảm hứng sáng tạo nói chung mà hẳn còn bằng cả sự tính toán, tư duy lý tính của một nhà nghiên cứu. Có thể vì thế mà chất liệu dân gian trong các tác phẩm của ông được đánh giá là nhuần nhuyễn hòa quyện với những tinh chất chắt lọc, chứ không \"thuổng\" nguyên vẹn từng chuỗi giai điệu cổ nhạc như nhiều nhạc sĩ khác.\"", "Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền ", "Ca khúc đầu tay của Phạm Duy là \"Cô hái mơ\", một ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Bính. Tới năm 1944, ông cho ra đời bài \"Gươm tráng sĩ\", một ca khúc gắn với sự tích hồ Hoàn Kiếm, và là ca khúc đầu tiên được ông viết cả lời lẫn nhạc.", "Thời kháng chiến Nam bộ (1945–1946) ông chơi thân với Văn Cao, ngoài việc cùng ra vào chốn ăn chơi, ông và Văn Cao còn giúp nhau trong phương diện sáng tác; Ông cùng Văn Cao cũng cùng nhau làm những ca khúc như \"Bến xuân, Suối mơ\". Thời gian đầu của sự nghiệp, ở trong vùng kháng chiến, ông sáng tác nhiều ở thể loại hùng ca: \"Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu...\" Bên cạnh đó là những bài nhạc tình lãng mạn đầu tay: \"Cô hái mơ, Cây đàn bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ, Tiếng bước trên đường khuya...\".", "Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc mang âm hưởng dân ca, mà theo ông: \"Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sĩ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị... Tôi phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt Nam nữa\", từ đó cho ra đời thể loại mà ông gọi là \"Dân ca mới\",: \"Nhớ người thương binh (1947), Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều...\" Những bài này được ông sáng tác dựa trên 2 tiêu chí:", "Về nội dung, nhạc Phạm Duy ở giai đoạn kháng chiến chủ yếu là những bài nhạc hùng, nhạc vui, thường mang tính chất lạc quan: \"Gánh lúa, Đường ra biên ải...\", hay ca ngợi kháng chiến, ca ngợi công lao của Hồ Chí Minh như \"Bên ni bên tê, Ngọn trào quay súng, Đường về quê\". Từ năm 1948, ông bắt đầu khai thác thêm đề tài về sự gian khổ của cuộc kháng chiến. Đề tài này là chủ đề chính trong những ca khúc: \"Bao giờ anh lấy được đồn tây\" (sau đổi thành \"Quê nghèo\"), \"Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru...\", mang những câu chuyện, hình ảnh của chốn thôn quê và nỗi gian khổ của người dân quê trong thời chiến tranh.", "Năm 1952, \"Tình hoài hương\" ra đời tại Sài Gòn, khởi xướng cho khuynh hướng sáng tác \"Tình ca quê hương\": \"Sau khi nói lên vinh quang và nhọc nhằn của dân tộc với nhạc kháng chiến, bây giờ tôi đi vào tình tự quê hương..\" Ca khúc tiếp theo là \"Tình ca\"; hai bài này được nhân dân yêu thích và nằm trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nói về quê hương..", "Phạm Duy tiếp nối thể loại \"Tình ca quê hương\" bằng một thể loại mà ông gọi là \"Tình tự dân tộc\", bắt đầu từ năm 1954, với bộ ba \"Bà mẹ quê, Em bé quê, Vợ chồng quê\", được xây dựng bằng nhạc thuật dân ca trước đây, những bài này phổ biến tại miền Nam và theo Phạm Duy: \"nó được các lớp nhạc sĩ trẻ như Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh tức Nhật Trường... hưởng ứng để soạn ra những bài mà họ gọi là dân ca mambo bolero\".", "Giai đoạn này ông vẫn tiếp tục với các bài dân ca mới: \"Đố ai, Nụ tầm xuân, Ngày trở về, Người về, Tình nghèo\"... Bên cạnh đó là \"Thuyền viễn xứ, Viễn du, Hẹn hò\" nói về sự chia lìa quê hương, chia lìa đôi lứa trong những ngày đất nước Việt Nam sắp sửa chia đôi bởi hiệp định Genève.. Ngoài ra còn có những ca khúc lấy cảm hứng từ thiên nhiên: \"Xuân ca, Dạ lai hương, Xuân thì\"...", "Thời Chiến tranh Việt Nam.", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "\"Phạm Duy bàng bạc trong tất cả đời sống âm nhạc\"", " Trịnh Công Sơn", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "\"Phạm Duy là một nhà ảo thuật đại tài, khi ông chọn hình ảnh một bà mẹ, một ánh đèn, một quang gánh, một ông sao... và ông thổi vào đó những sức sống, ghi lại trong tâm tưởng người nghe về một khung trời Việt. Hơn nữa, ông làm người nghe thấy mình gần với đất Việt, hồn Việt và khiến họ yêu tất cả những điều đó như trong trái tim tài hoa của ông đang thổn thức hát lên.\"", " Tuấn Khanh", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Nhạc Việt Nam là một môn học, mà trong đó nhạc Phạm Duy là một môn học nữa.", " Eric Henry", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "\"Khi người ta cố giữ giọt nước mắt trong lòng hay để nó lăn dài trên má; khi người ta cười nụ nhỏ hay cất tiếng hát to; khi người ta quỵ ngã hay lúc hăng hái dấn bước trên đường; người ta đều có cho mình một câu hát của Phạm Duy.\"", " Nguyễn Đình Toàn", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "\"Ngôi sao Bắc đẩu của âm nhạc Việt Nam, người nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc Việt Nam qua rất nhiều thế hệ\"", "Khánh Ly", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", " \"Nhạc sĩ Phạm Duy là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam thời hiện đại.\"", "Trần Dạ Từ", "Từ sau Hiệp định Genève cho đến năm 1975, do hoàn cảnh chính trị, sự nghiệp của Phạm Duy chủ yếu phát triển ở miền Nam Việt Nam. Đây là giai đoạn rực rỡ, quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp của ông, với sự đi sâu vào các chủ đề tình cảm, tâm tư, bên cạnh đó là các đề tài mới mẻ cũng như những ca khúc có vấn vương tới chính trị.", "Trong thời gian du học Pháp (1952–1954), ông thai nghén bản trường ca đầu tiên của mình, với ý phản đối chia đôi đất nước. Sau khi du học, ông về Việt Nam tiếp tục sáng tác, ngoài một số bài mang âm hưởng dân ca, ông tiếp tục đi sâu vào nhạc tình yêu đôi lứa, qua nhiều cung bậc hạnh phúc, đau khổ, nhớ thương: \"Đừng xa nhau, Ngày đó chúng mình, Tìm nhau, Thương tình ca, Kiếp nào có yêu nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Còn gì nữa đâu\"... Và từ đó đi sâu hơn vào việc khai thác những trạng thái tâm tưởng, với những bài hát nói về \"Tình yêu - Sự đau khổ - Cái chết\", ba điều quan trọng nhất lúc đó của ông, những ca khúc quan trọng của giai đoạn này có thể kể đến \"Nước mắt rơi, Đường chiều lá rụng, Tạ ơn đời, Một bàn tay\".", "Trong thời kỳ đất nước đã chia đôi, Phạm Duy không tránh khỏi chịu ảnh hưởng từ các vấn đề chính trị. Năm 1956, ông soạn bài \"Chào mừng Việt Nam\" để ca ngợi chế độ mới, ông gọi việc làm này là vì \"bổn phận công dân\". Sau đó bắt đầu những tác phẩm phục vụ cho Vụ Văn hóa, như ca kịch \"Chim lồng\" (1955), nội dung ca ngợi tự do và lên án sự ràng buộc, ám chỉ sự khác nhau của hai chế độ đang tồn tại trên đất nước Việt Nam.", "Thời kỳ này, ngoài những khúc tình ca hay những ca khúc chính trị, ông còn tạo ra các chùm 10 ca khúc mang những chủ đề độc đáo về tâm linh - tâm tưởng như \"Đạo ca\", \"Tâm ca\", về xã hội như \"Tục ca\", \"Vỉa hè ca\", \"Tâm phẫn ca\", về tuổi thơ như \"Bé ca,\"... Đa phần nhận được sự đón nhận của công chúng, tuy nhiên, cũng có những thể loại gây nhiều tranh cãi vì dùng ngôn ngữ quá bình dân như \"Vỉa hè ca\" hay dung tục, như \"Tục ca\".", "Năm 1963, ông khởi sự sáng tác bản trường ca \"Mẹ Việt Nam\", đây là trường ca thứ hai sau \"Con đường cái quan\" hoàn tất trước đó vài năm. Đây được coi như hai tác phẩm lớn và thành công không chỉ trong tác phẩm của ông, mà còn trong nền âm nhạc Việt.", "Năm 1973, lúc Phong trào Nhạc trẻ lên cao, ông cùng với ca sĩ Thanh Lan và nhạc sĩ Ngọc Chánh đi dự Đại hội âm nhạc Quốc tế tại Tokyo, Nhật. Bản \"Tuổi biết buồn\" của ông được lọt vào vòng chung kết. Thập niên 1970 với sự tham gia văn nghệ của các con Duy Quang, Thái Hiền, ông có thêm những tình ca nhẹ nhàng lãng mạn thích hợp với tuổi thanh niên, sinh viên như \"Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi, Thà như giọt mưa...\". Ngoài việc tự sáng tác nhạc và lời, ông cũng không quên phổ thơ người khác thành những tác phẩm được đông đảo người yêu mến, như những bài \"Ngày xưa Hoàng thị\", \"Đưa em tìm động hoa vàng\", tập nhạc \"Đạo ca\" (phổ thơ Phạm Thiên Thư), \"Thà như giọt mưa, cô Bắc kỳ nho nhỏ, Em hiền như Ma-soeur\" (phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên), \"Tiễn em, Mùa thu Paris\" (phổ thơ Cung Trầm Tưởng)...Và bên cạnh đó, ông còn đặt lời Việt cho những ca khúc nước ngoài, đó là những bài nhạc mới của \"phong trào nhạc trẻ\", hay những bản nhạc xưa hơn, và cả nhạc bán cổ điển. Nhiều ca khúc do ông đặt lời được coi là thành công như \"Dạ khúc\" (\"Stanchen\" của Schubert), \"Mơ mòng\" (\"Dreaming\" của Schumann), \"Khi xưa ta bé\" (\"Bangbang\")...", "Một thể loại cũng mang lại thành công cho ông trong giai đoạn chiến tranh nước Việt, đó là những ca khúc nói về tâm tư của người dân, người lính trong cuộc chiến tranh Việt Nam như \"Kỷ vật cho em, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ\", những ca khúc mang tính phản chiến như \"Giọt mưa trên lá, Chuyện hai người lính, Thầm gọi tên nhau, Tưởng như còn người yêu\". Ông cũng tham gia Phong trào du ca Việt Nam với nhiều ca khúc nổi bật như \"Việt Nam Việt Nam, Trả lại tôi tuổi trẻ, Du ca mùa xuân, \"và xuất bản với phong trào này tập nhạc Hoan ca bao gồm các thể loại: \"Bình ca, Nữ ca, Đồng dao.\" Phạm Duy cũng là người ủng hộ và tham gia phong trào nhạc trẻ, khởi đầu với việc soạn lời Việt cho các ca khúc tiếng ngoại quốc.", "Thời kỳ ly hương.", "Năm 1975, ông Nguyễn Đắc Xuân là người từng được Trưởng ban văn hóa văn nghệ Tố Hữu giao vào Sài Gòn để mời ông Phạm Duy ở lại sáng tác, nhưng nhạc sỹ đã rời đi trước khi ông Xuân tới nơi.", "Phạm Duy rời Việt Nam vào ngày 27 tháng 4 năm 1975 bằng cách ra biển theo tàu hải quân Mỹ. Trong 30 năm xa quê hương, sự nghiệp âm nhạc của ông vẫn tiếp tục phát triển qua nhiều đề tài, thể loại mới, tuy rằng lúc này nhạc của ông bị cấm ở Việt Nam, chỉ phổ biến trong cộng đồng ở hải ngoại. Giai đoạn đầu, có một thời gian ông cùng các con và ca sĩ Khánh Ly đi hát tại các trại tam cư cho người Việt lưu vong. Ông cũng cho in sang các băng nhạc, soạn sách dạy nhạc để kiếm tiền. Sau khi đủ vốn liếng và tự tin, ông rủ Steve Addiss, Bill Crofut, James Durst...đi hát rong tại các quán cà phê, trường Đại học, câu lạc bộ ở các thành phố Mỹ . Sau đó ông thành lập gánh hát Gia đình Phạm Duy (The Pham Duy family singers), bắt đầu mở các chương trình ca nhạc cũng như nhận lời mời đi diễn tại các sự kiện âm nhạc.", "Phạm Duy cũng bắt đầu giai đoạn sáng tác mới của mình từ những ngày đầu ở Mỹ. Tác phẩm gần như xuyên suốt thời kỳ này, là tổ khúc \"Bầy chim bỏ xứ\", thai nghén từ năm 1975 và hoàn tất năm 1990, gồm 18 khúc nhạc dài ngắn, ẩn dụ về hình ảnh của những người Việt phải rời bỏ đất nước và hy vọng vào tương lai đoàn tụ, qua hành trình ra đi và trở về của đàn chim. Khi trả lời phỏng vấn về vấn đề tỵ nạn Đông Dương, ông nói: \"Tôi sinh ra để hát về nước tôi! Nước tôi đâu rồi?\".", "Những sáng tác của Phạm Duy trong thời kỳ đầu ở hải ngoại có thể chia làm hai đề tài chính:", "Năm 1982, theo lời kể của ông, \"đã có một sự kiện làm cho tâm hồn tôi lắng xuống\" và khiến ông dừng sáng tác các bài hát đả kích nhà nước Việt Nam Đó là việc được đọc tập thơ chuyền tay của thi sĩ Hoàng Cầm từ Việt Nam. Từ đó ông cho ra đời \"Hoàng Cầm ca\" gồm những bài phổ từ thơ Hoàng Cầm. \"Hoàng Cầm ca\" cũng nhen nhóm một giai đoạn mới trong nhạc của ông ở hải ngoại, đó là việc ông từ bỏ dần những ca khúc mang tính chất đau thương viễn xứ hay đả kích chế độ chính trị tại Việt Nam, chuyển sang sáng tác những bản tình ca.", "Đến năm 1988, việc chiến tranh lạnh kết thúc và \"vì cuộc di cư của người Việt Nam đã tới một giai đoạn mới\", Phạm Duy bèn tính tới việc sáng tác nhạc cho năm 2000, \"Chọn đề tài này, tôi không còn chạy theo cái nhất thời mà đi tìm cái vĩnh cửu. Dù rằng trước đây những xu hướng trở về nội tâm cũng đã ló ra trong những bài hát soạn cho ngoại vật. Từ nay trở đi, đối với tôi, có lẽ tôi phải bỏ quên các loại nhạc tình cảm và nhạc xã hội để đi tới nhạc tâm linh\". Thời kỳ này có các tác phẩm chính: \"Trường ca Hàn Mặc Tử\" (cuối năm 1993), là loại \"nhạc siêu thực\" phổ từ những bài thơ của Hàn Mặc Tử. \"Thiền ca\", với phụ đề \"Hát Trên Đường Về\" ra đời để \"hi vọng mọi người Việt Nam trở về với ba đạo gốc\". Và \"Rong ca\", gồm 10 bài: Là cuộc \"thong dong đi trên con đường dẫn tới những năm 2000\", với những tâm sự của người tình già (\"Người tình già trên đầu non\"), với ý nguyện hóa giải quá khứ (\"Ngụ ngôn mùa xuân\"), chôn chặt quá khứ trong \"Mộ phần thế kỷ\", hứa hẹn trở về trong \"Hẹn em năm 2000\", đặt những vấn đề cho thế kỷ mới (\"Mẹ năm 2000\"), và cái nhìn lạc quan hơn vào đời sống: \"Nắng chiều rực rỡ\". Theo Phạm Duy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính là người giúp ông phổ biến \"Rong ca\" tại Việt Nam, qua một băng cassette xách tay.", "Ngoài những đề tài chính trên, Phạm Duy cũng không quên soạn những bản nhạc về tình yêu đôi lứa như \"Nghìn năm vẫn chưa quên\", \"Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà\"... Ông cũng bắt đầu soạn \"Hương ca\" và \"Minh họa Kiều\", những tác phẩm sẽ được hoàn thành sau khi ông trở về Việt Nam.", "Cũng trong năm 1988, ông cùng con trai Phạm Duy Cường thành lập PDC MUSICAL PRODUCTIONS, trở thành người đầu tiên đưa nhạc Việt vào đĩa Compact Disc.", "Trở về Việt Nam định cư tới cuối đời.", "Sau nhiều lần về thăm quê hương. Phạm Duy chính thức trở về định cư tại Việt Nam ngày 17 tháng 5 năm 2005, với sự cho phép của chính phủ Việt Nam. Sự kiện này được truyền thông trong nước lẫn hải ngoại quan tâm đặc biệt. Báo chí Việt Nam nhận xét đó là \"nhịp cầu nối quê hương với người Việt xa xứ\", \"niềm vui thống nhất lòng người\", còn Phạm Duy nói cuộc trở về này là \"lá rụng về cội\". Bên cạnh đó, sự kiện này còn gặp phải sự phản đối của một số người Việt hải ngoại, vì họ cho rằng ông đã \"về phe cộng sản\".", "Ông Nguyễn Đắc Xuân từng chất vấn Phạm Duy về những quyết định của ông trong quá khứ. Hồi năm 1996, hàng đêm ông Xuân liên hệ qua điện thoại thì có lần ông đã hỏi là \"Anh Phạm Duy có khi nào anh nghĩ rằng anh có tội với đất nước không?\". Phạm Duy trả lời: ", "\"Có chứ, mình cũng có chứ nhưng do hoàn cảnh. Mình biết chứ và bây giờ mình cũng phải làm cái gì đó để bù đắp lại cái tội đó của mình. Đứng trên thế của người Kháng chiến mình là có tội.\"", "Phạm Duy cảm thấy khủng khiếp khi nhìn vào thực tế của những nhạc sĩ hải ngoại khác như Phạm Đình Chương, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ: Cho đến khi họ chết người ta cũng đọc điếu văn đầy hận thù, do đó ông thấy cần phải về Việt Nam. Phạm Duy cũng chia sẻ rằng nhạc sĩ ở Việt Nam \"sướng hơn ở Mỹ\".", "Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam và Hãng phim Phương Nam cũng nhân dịp này, đã đứng ra mua bản quyền toàn bộ nhạc phẩm của Phạm Duy trong vòng 10 năm với giá hơn 400 nghìn đôla .", "Năm 2006, Phạm Duy cùng hãng phim Phương Nam tổ chức đêm nhạc mang tên \"Ngày trở về\" tại nhà hát Hoà Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được mời làm người dẫn chương trình dẫn dắt và kể chuyện suốt liveshow; đêm nhạc tổ chức quy mô hoành tráng, được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Một số nhân vật đã phản đối sự đón nhận này, trong đó có nhà báo Nguyễn Lưu với bài \"Không thể tung hô\" đăng trên báo Đầu tư. Tuy nhiên bài viết của Nguyễn Lưu vấp phải sự phản đối của nhiều độc giả, bị cho là mắc nhiều \"sai lầm ngây ngô\", và những \"lỗ hổng kiến thức chết người\". Hãng phim Phương Nam cũng phản hồi bài viết này bằng một bài báo, trong đó nội dung phần lớn để cải chính những kiến thức sai lầm trong bài của Nguyễn Lưu.. Sau đó báo Đầu tư đã thông báo chấm dứt tranh luận về vấn đề này.", "Nhiều đêm nhạc Phạm Duy khác với quy mô lớn tiếp tục diễn ra: \"Con đường tình ta đi\" (ngày 12 tháng 11 năm 2009), \"Mơ giấc mộng dài\" (tháng 7 năm 2010) tại nhà hát Hoà Bình tổ chức bởi Hãng phim Phương Nam, những đêm giới thiệu \"Minh họa Kiều\" tại miền Bắc.. Tháng 3 năm 2009, đêm \"Ngày trở về\" đã tổ chức thành công ở nhà hát lớn, Hà Nội, nơi ông sinh ra, \"Xong buổi diễn, tôi mới thực sự là người về hưu\" - ông phát biểu .", "Ngày 18 tháng 8 năm 2011 ban liên lạc họ Phạm tại Tp Hồ Chí Minh và công ty TNHH họ Phạm Phương Nam tổ chức đêm nhạc Họ Phạm với chủ đề: \"Mọi trái tim - một tấm lòng\" cũng mời ông và nhạc sĩ Phạm Tuyên tới dự.", "Năm 2013, ông qua đời tại TP Hồ Chí Minh.", "Đạo diễn điện ảnh, nhà phê bình phim.", "Năm 1956, xảy ra vụ ngoại tình giữa ông và ca sĩ Khánh Ngọc là vợ của em vợ ông là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vụ việc trở thành một đề tài gây xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội. Đây là \"mối tình cấm\", \"cả gan\" luôn làm ông \"buồn rầu khi phải nhắc lại\" vì đã làm buồn lòng người vợ, người em vợ, và vì biết rằng những đổ vỡ kia không thể hàn gắn được\". Trong cuốn Hồi ký Phạm Duy (tập 3), ông viết: \"Sự buông thả không kiềm chế trong sáng tác cũng như trong đời sống hằng ngày đẩy tôi vào một cuộc tình đáng lẽ tôi nên tránh. Thành thực mà nói, tôi muốn tránh cũng không được. Vì nhu cầu của công tác điện ảnh, tôi sống quá gần gũi với người vợ của em vợ, đôi khi còn phải sống chung ở Hồng Kông hay Manila để hoàn tất cuốn phim\".", "Sau vụ tai tiếng tình ái nói trên và bị chỉ trích nặng nề, Phạm Duy dừng hợp tác với ban nhạc hợp ca Thăng Long và chuyển sang làm việc ở Trung tâm điện ảnh. Phạm Duy làm đạo diễn bộ phim Hai người mẹ theo lời mời của ông Đỗ Bá Thế - Giám đốc Đông Phương films. Đến nay không ai biết bộ phim Hai người mẹ thành công đến đâu và Phạm Duy có tiếp tục đạo diễn bộ phim nào nữa không.", "Ngoài ra, ông còn là cây bút phê bình điện ảnh. Sau vài năm du học ở Pháp và xem nhiều bộ phim xuất sắc của điện ảnh thế giới ở Trung tâm văn hóa Pháp tại Sài Gòn, Phạm Duy lựa chọn hầu hết những tác phẩm lớn đã ra đời trước đó nhiều năm để viết bài bình như Kẻ cắp xe đạp (đạo diễn Vittorio De Sica), Công dân Kane, Xô nhau đi tìm vàng (Charlie Chaplin), Bác sĩ Caligari (đạo diễn Robert Wiene), Ảo mộng lớn (đạo diễn Jean Renoir)...", "Kiểm duyệt nhân thân, tác phẩm.", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Sự cấm đoán nhạc Phạm Duy trong 30 năm, một sự nghiệp làm gạch nối liên tục suốt từ những năm đầu của Tân nhạc cho đến bây giờ, do đó, là một vết thương trầm trọng của tân nhạc Việt Nam.", "Phạm Quang Tuấn", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Tất cả về cội, không mất mát gì ư? Có chứ, Mất Phạm Duy! Chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta, chứ chúng ta đâu có bỏ anh.", "Chế Lan Viên", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "Mặc dầu rất khó tiên đoán về thời tương lai, nhưng có điều chắc chắn là một ngày nào đó pho Hồi ký và sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy sẽ được theo chân Truyện Kiều mà vào trường học của thế hệ trẻ Việt Nam. Một dân tộc không thể phủ nhận bản sắc của nó mãi được.", "Eric Henry", "Nhạc Phạm Duy từng phổ biến rộng rãi khắp đất nước Việt Nam từ năm 1942–1954 và được sự đón nhận lớn của quần chúng và cả chính quyền Việt Nam. Nhưng từ khi ông tỏ ra bất phục với chính quyền cách mạng và rời bỏ cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có nhiều nhìn nhận khắt khe về ông dẫn đến việc cấm hát, cấm nói về Phạm Duy – nhạc Phạm Duy từ sau năm 1954 tại miền Bắc, và việc ông vượt biên sang Mỹ đã khiến Nhà nước Việt Nam đưa ông vào danh sách hai người bị cấm toàn bộ về nhân thân trên toàn nước Việt Nam từ sau 1975. Vào ngày 17 tháng 4 năm 1975, một bản tin trên đài phát thanh giải phóng tuyên bố \"tử hình vắng mặt\" ba người trong đó có Phạm Duy", "Theo hồi ký của Phạm Duy thì lệnh cấm nhạc của ông bắt đầu từ bài \"Bên cầu biên giới\", ra đời năm 1947; bài này bị chỉ trích là có thứ tình cảm ủy mị buồn bã, làm nản lòng chiến sĩ. Sau khi được Nguyễn Xuân Khoát thông báo lệnh cấm, Phạm Duy rời bỏ cách mạng về miền Nam.", "Ban đầu tại các diễn đàn văn nghệ còn có những cuộc bàn cãi về việc cho hay không cho hát nhạc Phạm Duy, nhưng sau khi Phạm Duy rời bỏ kháng chiến khu thì dứt khoát cấm hoàn toàn. Từ đó, nhạc Phạm Duy bị liệt vào danh sách cấm, tên tuổi của ông bị đem ra phê phán. Ông cũng bị nghi ngờ có liên hệ với tình báo Mỹ (CIA)", "Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là người hưởng ứng nhiệt tình việc này, ông đặc biệt tỏ ra coi thường âm nhạc của Phạm Duy. Trong các bài viết năm 1958 và 1969, Đỗ Nhuận gọi việc sinh viên miền Bắc phổ biến bài \"Tìm nhau\" của Phạm Duy là \"rải tuyên truyền\", Đỗ Nhuận gọi bài hát đó là \"dâm ô\".", "Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Văn Khê từ Pháp có về hỏi Tố Hữu về vụ Phạm Duy, Tố Hữu nói: \"Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi\", nghĩa là vẫn nên phổ biến nhạc Phạm Duy sau khi bỏ hết những bài sáng tác thời chiến tranh Việt Nam. Nhưng rồi nhạc nhạc Phạm Duy vẫn bị cấm trên cả nước, bàn luận về tác phẩm của Phạm Duy cũng bị cấm. Ông cùng với Hoàng Thi Thơ là hai nhạc sĩ đặc biệt nhất bị cấm về nhân thân.", "Tuy vậy, khoảng 30 năm, vẫn thấy vài người viết về Phạm Duy. Trong cuốn \"Những bài viết tiến bộ công khai trên báo chí Sài Gòn từ 1954 – 1975\" có cho đăng lại một phần trích đoạn của cuốn \"Phạm Duy đă chết như thế nào\". Hay như thi sĩ Chế Lan Viên cũng nhắc tới Phạm Duy trong một bài báo tên \"Hồi Ký\" đăng tại tạp chí \"Sông Hương\" ngày 22 tháng 6 năm 1986:", "\"Tất cả về cội, không mất mát gì ư? Có chứ, Mất Phạm Duy! Chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta, chứ chúng ta đâu có bỏ anh.\"", "Bài viết của Chế Lan Viên kết thúc bằng đoạn:", "\"Vâng chỉ có trường hợp anh Phạm Duy là…là không cần cội vậy thôi. Chứ hình như hầu hết, lá rụng đều về cội cả và mọc lên thành cội nữa.\"", "Nhà báo Nguyễn Phúc Long trong bài \"Công và tội\" đăng trên báo \"Đoàn kết\", số 393 ra tháng 7 năm 1987, có nhắc đến Phạm Duy, sau một loạt tên tuổi mà ông cho là \"phản bội\", nhưng vẫn có công cho văn hoá nước nhà như Trần Ích Tắc, Lê Trắc, Phạm Thái, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Khiêm, Võ Phiến và nhóm Tự Lực Văn Đoàn:", "\"Trong lĩnh vực ca nhạc, Phạm Duy, \"con người của phản bội\", bị nhân dân ta khinh bỉ cũng đă có cái may mắn là để lại cho chúng ta một số bài hát giàu tính dân ca và trữ tình nhất là những bài được ông ta sáng tác trong thời kỳ đi theo kháng chiến – 1946 - 1949.\"", "Đến năm 1994, báo chí Việt Nam mới có một bài thiện ý với Phạm Duy. Đó là bài thơ \"Về thôi\" mà nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư, gửi lên tờ \"Tuổi trẻ chủ nhật\", có đề chữ \"Tặng P.D.\" bên cạnh. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đă phổ nhạc bài này. Rồi sau đó chính Phạm Duy cũng phổ nhạc với tên \"Trăm năm bến cũ\". Theo Phạm Duy, đây là bài thơ làm ông nghĩ nhiều tới việc về thăm Việt Nam, mà năm 2001 ông đă thực hiện.", "Trong khoảng thời gian nhạc Phạm Duy bị cấm này vẫn có những ca sĩ trình diễn nhạc Phạm Duy và thậm chí cho ra bản thu âm, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến Lê Dung, người được coi là diva lớn nhất trong nước. Lê Dung đã cho thu âm một số bài hát của Phạm Duy như \"Nghìn trùng xa cách, Mộ khúc...\" và bà đã cho phát hành trong các album Kỷ niệm vàng son, Dạ khúc của bà. Điều này đã khiến bà gặp rắc rối không ít với chính quyền.", "Từ sau 2005, Phạm Duy trở về Việt Nam và các nhạc phẩm của ông được phổ biến lại dần từng đợt một dưới hình thức cấp phép lưu hành. Tính cho tới khi ông mất, chỉ khoảng 100 ca khúc, tức 1/10 lượng sáng tác được nhà nước cho phép phổ biến, điều này khiến những người yêu nhạc của ông cảm thấy tiếc nuối cho một nghệ sĩ tài năng nhưng liên đới nhiều đến chính trị. Ông từng đích thân gửi thư cho chủ tịch Trương Tấn Sang sau khi gặp vợ chồng chủ tịch nước ở Hà Nội trong chương trình 'Xuân Quê Hương', với nội dung mong muốn \"\"tất cả các tác phẩm âm nhạc [của Phạm Duy]...từ thời tiền Kháng chiến... đến nay được cho phép biểu diễn trên quê hương\" trừ các tác phẩm \"Chính quyền thấy không phù hợp\". Phổ biến nhạc Phạm Duy cũng là điều được nhiều nhân vật ở nhiều giới lên tiếng ủng hộ, trong đó có sử gia Dương Trung Quốc, ca sĩ Ánh Tuyết, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê.", "Phân loại tác phẩm.", "Các sáng tác của Phạm Duy có thể chia ra làm nhiều loại:", "Trường ca.", "Trường ca là một thể loại quan trọng trong sự nghiệp Phạm Duy, và cũng để nhấn mạnh vai trò của ông trong nền âm nhạc Việt Nam vốn không có nhiều trường ca thành công. Bản trường ca đầu tiên của ông là \"Con đường cái quan\", viết từ năm 1954 tới 1960, cùng với \"Mẹ Việt Nam\" liền sau đó, là hai tác phẩm được quan tâm lớn và coi là thành công nhất cho tới nay. Trường ca dài nhất và cũng được ông thực hiện lâu nhất là \"Minh họa Kiều\", chỉ mới hoàn thành và xuất bản gần đây và chưa có nhiều nhà nghiên cứu nói về nó.", "\"Con đường cái quan\".", "Những dòng nhạc đầu tiên của trường ca này được ông sáng tác năm 1954 tại Paris, ngay khi Hiệp định Genève vừa ký kết để phản đối sự chia cắt đất nước. Phần còn lại được soạn sau đó 6 năm, hoàn tất năm 1960. Cho đến nay đây vẫn là trường ca được nhiều người biết đến nhất của Phạm Duy.", "Nội dung trường ca nói về một cuộc du hành từ miền Bắc Việt Nam, qua miền Trung Việt Nam, đến miền Nam Việt Nam của một người du khách, trên con đường cái quan, hay là \"con đường đất nước nối liền lòng dân\". Chuyến đi ấy bắt đầu từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau, từ ngày lập quốc cho đến ngày hoàn thành, đi trong lịch sử nhưng cũng là trong lòng người dân để nối liền đất nước, nối liền lòng dân, mà đi tới đâu người lữ khách cũng được dân chúng miền đó đón chào.", "Theo nhiều người, trường ca \"Con đường cái quan\" đã chứng tỏ có thể đem yếu tố nhạc Việt Nam truyền thống kết hợp với nhạc giao hưởng phong cách Tây phương mà không làm mất tính cách Việt. Trường ca được phát sóng rất nhiều lần trên Đài Phát thanh Sài Gòn với giọng Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và ban nhạc Hoa Xuân để trở những giai điệu quen thuộc nhất của Việt Nam. Nhiều sinh viên ở nhiều nơi đã dựng tác phẩm này thành một hoạt cảnh. Sau này, khi nhạc Phạm Duy đã bị cấm tại Việt Nam, đài truyền hình Bình Dương vẫn thường mở một vài đoạn hoà tấu ngắn trong trường ca lúc chuyển tiếp chương trình.", "\"Mẹ Việt Nam\".", "Tác phẩm này rực rỡ không kém trường ca \"Con đường cái quan. Mẹ Việt Nam\" soạn năm 1964 và hoàn thành trong năm đó, ca tụng hình ảnh người mẹ tổ quốc hay những bà mẹ điển hình trong lịch sử.", "Trường ca gồm 4 phần: \"Đất mẹ, Núi mẹ, Sông mẹ\" và \"Biển mẹ\", tượng trưng cho các giai đoạn của bà mẹ: từ tươi trẻ màu mỡ đến kiên cường sắt đá rồi thì rộng lượng bao dung. Khi sáng tạo hình ảnh người mẹ trong trường ca này, tác giả có ý đi tìm \"mẫu số chung\" của dân tộc. Tác phẩm này có phong cách dân ca với giọng khoan hò và điệu ru con mà giai điệu và lời, theo Georges Étienne Gauthier trong cuốn \"Một người Gia Nã Đại với nhạc Phạm Duy\", đã đạt tới trình độ \"toàn thiện\".", "Về sự phổ biến, trường ca \"Mẹ Việt Nam\" có lẽ không được rộng rãi như \"Con đường cái quan\", nhưng vẫn rất được nhiều người yêu thích qua những giọng của Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và ban nhạc Hoa Xuân.", "\"Hàn Mạc Tử\".", "Trường ca này được sáng tác bên Mỹ vào năm 1994, dựa vào 9 bài thơ của Hàn Mạc Tử. Trường ca gồm ba phần: \"Tình quê, Trăng sao\" và \"Ave Maria\", mà tác giả đã cố ý diễn tả tâm trạng của Hàn Mạc Tử qua giai điệu của mình. Do sáng tác bên Mỹ và chỉ hát bên Mỹ, cộng với giai điệu mang nhiều phong cách Tây phương nên trường ca này không phổ biến tại Việt Nam bằng hai trường ca trên, tuy vậy vẫn được xem là thành công với giọng hát Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo.", "\"Bầy chim bỏ xứ\".", "Theo Phạm Duy, \"Con đường cái quan\" mang tính chất tả thực, \"Mẹ Việt Nam\" mang tính chất tượng trưng, \"Hàn Mạc Tử\" mang tính chất siêu hình, thì \"Bầy chim bỏ xứ\" mang tính chất ẩn dụ.", "Trường ca này có thể cho là một thành công của Phạm Duy, dù chỉ ở hải ngoại. Khởi soạn năm 1975, hoàn tất năm 1985, thu thanh năm 1990, với các giọng ca Kim Tước, Vũ Anh, tác phẩm này gồm 16 đoản khúc (có thể là 16 bài hát riêng) nói về một bầy chim, mà mỗi con chim ẩn dụ cho một hạng người, một số phận khác nhau... mà chính nhất là chim quyên, lấy cảm hứng từ tích Thục Đế. Chim quyên rời bỏ thôn Đoài, trải qua bao nhiêu việc, bao nhiêu lần hoá thân, rồi chết nơi xứ người, nhưng từ đống tro tàn ấy, chim quyên lại tái sinh để về lại thôn Đoài.", "\"Minh họa Kiều\".", "Như tên của nó, tác phẩm này có ý minh họa lại truyện Kiều của Nguyễn Du, để thể hiện lòng kính trọng của tác giả với nhà đại thi hào. Đây là tác phẩm rất dài vì gom gần hết những lời thơ trong Truyện Kiều. \"Minh họa Kiều\" chia ra làm bốn phần, bốn giai đoạn của Thuý Kiều: phần một Kiều gặp Đạm Tiên, biết được số phận long đong của mình; phần hai Kiều gặp Kim Trọng, tình yêu nảy nở nhưng biết là không trọn vẹn; phần ba là giai đoạn khổ nhục của Thuý Kiều; phần bốn Kiều gặp Từ Hải, phần này tác giả chưa soạn xong.", "Theo Phạm Duy, đây là tác phẩm ông bỏ công nhiều nhất (sáng tác những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI). Tác phẩm được thể hiện đầu tiên với giọng Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Ái Vân, Thanh Ngoan, Thái Thảo, Anh Dũng...", "Tháng 3 năm 2009, ông cho biết đã hoàn thành \"Minh họa Kiều\", ông có nhiều buổi diễn thuyết tại Hà Nội về đề tài này.", "Phổ nhạc, đặt lời.", "<templatestyles src=\"Template:Quote_box/styles.css\" />", "\"Không ai phổ thơ hay bằng Phạm Duy. Bài thơ nào qua tay ông là nổi tiếng. Một nhà ảo thuật về phổ thơ.\"", " Trịnh Công Sơn ", "Phạm Duy được xem là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam giỏi về nghệ thuật phổ nhạc vào thơ và đặt lời cho ca khúc nước ngoài và nhạc bán cổ điển.", "Những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông có thể kể đến \"Ngậm ngùi\" (thơ Huy Cận - nhà thơ Huy Cận từng gửi lời cảm ơn ông về việc giúp bài thơ này nổi tiếng); \"Đưa em tìm động hoa vàng \", \"Ngày xưa Hoàng Thị\" (thơ Phạm Thiên Thư); \"Áo anh sứt chỉ đường tà\" (trích Màu tím hoa sim của Hữu Loan); \"Tiễn em\" (thơ Cung Trầm Tưởng); \"Đừng bỏ em một mình\" (thơ Minh Đức Hoài Trinh); \"Kiếp nào có yêu nhau\" (thơ Minh Đức Hoài Trinh); \"Tỳ bà\" (thơ Bích Khê); \"Vần thơ sầu rụng\", \"Tiếng thu\" (thơ Lưu Trọng Lư); \"Tình cầm\" (thơ Hoàng Cầm); \"Em hiền như Masoeur\", \"Thà như giọt mưa\", \"Hai năm tình lận đận\" (thơ Nguyễn Tất Nhiên)...", "Nhiều ca khúc nước ngoài nhờ ông đặt lời Việt mà trở nên phổ biến ở Việt Nam, như \"Em đẹp nhất đêm nay\" (\"La plus belle pour aller danser\"), \"Khi xưa ta bé\" (\"Bang bang\"), \"Tình cho không\" (\"L'amour c'est pour rien\"), \"Tuyết rơi\" (\"Tomber la neige\"), \"Tiếng cười trong đêm\" (\"La nuit\"), \"Những mùa nắng đẹp\" (\"Seasons in The Sun\"), \"Chuyện tình\" (\"Where Do I Begin\" - nhạc phim \"Love Story\" của Andy Williams)... Ngoài ra ông còn đặt lời cho dân ca và nhạc khiêu vũ - như \"Vũ nữ thân gầy\" (\"La Cumparsita\"), \"Caminito\" - của nhiều nước trên thế giới.", "Tiếp đến là những tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc khó hòa nhập, thì ông cùng với tiếng hát Thái Thanh đã dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: \"Dạ khúc\" (\"Nächtliches Ständchen\" của Franz Schubert), \"Dòng sông xanh\" (\"An der schönen blauen Donau op. 314\" của Johann Strauss II), \"Mối tình xa xưa\" (bài số 15 trong \"16 bài waltz cho piano\" hay \"Célèbre Valse\" của Johannes Brahms)...", "Ca sĩ thể hiện.", "Người được coi là thành công nhất với nhạc Phạm Duy cho đến nay là Thái Thanh. Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy từ những ngày đầu ông sáng tác, bà đã biểu diễn và ghi âm hàng trăm bài. Từ những ca khúc cho quê hương như\" Tình ca, Nhớ người thương binh, Người về, Về miền Trung, Quê nghèo, Tình hoài hương\"..., những bài có âm điệu phức tạp như \"Đường chiều lá rụng, Chiều về trên sông\"... đến tình ca đôi lứa như \"Ngày xưa Hoàng Thị, Nghìn trùng xa cách, Kiếp nào có yêu nhau, Trả lại em yêu, Đừng xa nhau\"... giọng hát của bà, với phong cách hàn lâm trên chất liệu dân ca, rất phù hợp với loại tân nhạc xây dựng trên hơi thở nhạc dân tộc của Phạm Duy. Nhạc Phạm Duy - giọng Thái Thanh đã là sự kết hợp tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam suốt nhiều thập kỷ.", "Sau Thái Thanh, phải nói đến ca sĩ Duy Quang, con trai Phạm Duy và cũng là một trong những người trình bày nhiều ca khúc của Phạm Duy nhất. Duy Quang bắt đầu hát từ những ca khúc dành cho sinh viên, phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên. Thời gian sau biến cố 1975, ông tiếp tục hát những ca khúc về tình yêu, thân phận, tâm linh, và cả nhạc mang yếu tố chính trị. Đến khi Thái Thanh ngưng hoạt động, Duy Quang là người đã tiếp tục dòng nhạc Phạm Duy với vai trò trụ cột của những đêm nhạc Phạm Duy, và cũng là giọng hát chính của các đĩa hát \"Ngục ca, Thiền ca, Kiều ca\".", "Ngoài hai danh ca trên, còn nhiều ca sĩ thể hiện thành công cũng như gặt hái tên tuổi từ dòng nhạc Phạm Duy như Duy Khánh với những bài đậm màu dân ca: \"Nhớ người thương binh, Bà mẹ phù sa, Về miền Trung, Con đường cái quan, mẹ Việt Nam, Ngày trở về..\". Danh ca Anh Ngọc với những bản nhạc tiền chiến, nhạc chiến tranh cũng như tình ca đôi lứa trong các chương trình thu phát trên đaì Sài Gòn, đặc biệt ông cũng là người đầu tiên trình bày bản nhạc Tình ca đến với công chúng. Nữ danh ca Khánh Ly cũng có rất nhiều ca khúc Phạm Duy thành công như \"Xuân Thì, Khối tình Trương Chi, Còn gì nữa đâu, 54-75, Bên Ni Bên Nớ...\"; Lệ Thu thì có \"Thuyền viễn xứ, Ngậm ngùi, Nước mắt mùa thu, Mộ khúc...\" gần như đóng đinh với tên tuổi của bà. Tuấn Ngọc là giọng hát lớn của giai đoạn sau 1975 cũng kịp để lại dấu ấn lớn trong dòng nhạc Phạm Duy với \"Tiễn em, Hẹn hò, Kiếp nào có yêu nhau, Nắng chiều rực rỡ, Trăng sao rớt rụng...\". Julie Quang với \"Mùa thu chết, Yêu tinh tình Nữ, Huyền thoại trên một vùng biển\"; Elvis Phương với \"Áo anh sứt chỉ đường tà\", \"Kỷ vật cho em\", \"Tâm sự gửi về đâu\", \"Tình hờ\", \"Yêu em vào cõi chết\", \"Con quỳ lạy chúa\", \"Còn chút gì để nhớ\", \"Vết thù trên lưng ngựa hoang\"; Khánh Hà với \"Nghìn trùng xa cách\", \"Nha Trang ngày về\", \"Kiếp nào có yêu nhau\", Thái Hiền thì nổi danh khoảng thập niên 1970 với những bài nhạc Phạm Duy sáng tác cho \"tuổi ô mai\" và sau 1975 với rất nhiều bản thu cho những ca khúc Phạm Duy ít người hát. Hà Thanh với \"Hoa xuân\". Thanh Thúy với \"Phố buồn\". Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Hương, hát những bài nhạc bán cổ điển được giới thưởng ngoạn đánh giá cao. Danh ca Lê Dung trong nước, tuy rằng hoạt động trong giai đoạn nhạc Phạm Duy bị cấm nhưng cũng đã cho ra đời \"chui\" một vài bản nhạc tình của Phạm Duy như \"Mộ khúc, Nghìn trùng xa cách\" và được đánh giá tốt. Gần đây có các ca sĩ Ngọc Anh với \"Giết người trong mộng\", Bích Liên, Mộng Thủy... thường hát những ca khúc Phạm Duy ở hải ngoại.", "Sau khi nhạc Phạm Duy được cấp phép tại Việt Nam, thì những ca sĩ trẻ trong nước như Mỹ Linh, Quang Linh, Nguyên Thảo, Quang Dũng, Đức Tuấn... là những người thường biểu diễn trong những đêm nhạc Phạm Duy cũng như thu âm nhạc Phạm Duy.  ", "Vinh danh nhạc sĩ Phạm Duy.", "Đặc biệt, Trung tâm Thúy Nga đã từng thực hiện để vinh danh dòng nhạc của ông: ", "\"Để xem đầy đủ danh sách các sáng tác của Phạm Duy, xem Nhạc Phạm Duy.\"", "Danh mục tác phẩm.", "Nhạc phẩm.", "<templatestyles src=\"Div col/styles.css\"/>", "Tập nhạc đã in.", "<templatestyles src=\"Div col/styles.css\"/>", "Sài Gòn ơi! Thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau", "Nhớ Phạm Duy với tình ca sầu", "Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu", "Còn gì đâu...", "Liên kết ngoài.", "<templatestyles src=\"Div col/styles.css\"/>" ]
3496
69167084
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3496
Tháng mười
[ "Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.", "Tháng mười là tháng thứ mười theo lịch Gregorius, có 31 ngày.", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai", "Tham khảo.", " " ]
3501
69362083
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3501
Tháng mười một
[ "Tháng mười một là tháng thứ mười một theo lịch Gregorius, với 30 ngày.", "Trong tiếng Việt dân dã, tháng mười một trong âm lịch còn được gọi là tháng một, khi đó tháng một âm lịch được gọi là tháng giêng.", "Những ngày kỷ niệm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai", "Tham khảo.", " tại Wikimedia Commons" ]
3506
848081
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3506
Tháng mười hai
[ "Tháng mười hai là tháng thứ mười hai theo lịch Gregorius, có 31 ngày.", "Tháng mười hai trong âm lịch còn được gọi là tháng chạp.", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai", "Tham khảo.", " " ]
3511
195
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3511
Hòa Lan
[]
3512
70512727
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3512
Tháng một
[ "Tháng Một (tháng 1) là tháng đầu tiên trong lịch Gregorius, có 31 ngày. Trong âm lịch, tháng đầu tiên gọi là tháng Giêng. Ngoài ra, người Việt xưa kiến Tý lấy tháng thứ mười một âm lịch làm đầu năm, nên cũng đã gọi tháng này là tháng một. Cách nói \"một, chạp, giêng, hai\" đã quen thuộc và trở thành câu nói cửa miệng của người Việt.", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai" ]
3516
68553745
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3516
Tháng hai
[ " ", "Tháng hai là tháng thứ hai và tháng có ít ngày nhất theo lịch Gregorius: 28 ngày hoặc 29 ngày (năm nhuận).tháng thứ 2 trong năm ", "Xem thêm.", "Các tháng trong năm (dương lịch)", "tháng một |", "tháng hai |", "tháng ba |", "tháng tư |", "tháng năm |", "tháng sáu |", "tháng bảy |", "tháng tám |", "tháng chín |", "tháng mười |", "tháng mười một |", "tháng mười hai", "Tham khảo.", " " ]
3517
255
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3517
Tháng 1
[]
3518
255
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3518
Tháng 2
[]
3519
255
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3519
Tháng 5
[]
3520
387563
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3520
Tháng 6
[]
3521
255
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3521
Tháng 7
[]
3522
255
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3522
Tháng 8
[]
3523
255
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3523
Tháng 9
[]
3524
255
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3524
Tháng 10
[]