id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
0
258k
19824453
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824453
Google AI
Google AI là một bộ phận của Google chuyên nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Bộ phận này được thành lập vào năm 2017 với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của AI và ứng dụng AI vào các sản phẩm và dịch vụ của Google. Google AI có trụ sở chính tại Mountain View, California, Hoa Kỳ, và có các văn phòng ở nhiều nơi trên thế giới. Bộ phận này có đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư và nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực AI. Google AI đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực AI, bao gồm: Google AI đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển AI để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ này và ứng dụng AI vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
19824455
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824455
Chiến tranh Ba Lan–Ukraina
Chiến tranh Ba Lan–Ukraina, diễn ra từ tháng 11 năm 1918 đến tháng 7 năm 1919, là cuộc xung đột giữa Cộng hòa Ba Lan thứ hai và các lực lượng Ukraina (cả Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina và Cộng hòa Nhân dân Ukraina). Xung đột bắt nguồn từ sự khác biệt về sắc tộc, văn hóa và chính trị giữa các cư dân người Ba Lan và người Ukraina sống trong khu vực, trong khi Ba Lan và cả hai nước cộng hòa Ukraina đều là quốc gia kế thừa của các đế quốc Nga và Áo đã bị giải thể. Chiến tranh bắt đầu tại Đông Galicia sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã, và lan sang các vùng từng thuộc Đế quốc Nga là Kholm (Chełm) và Volyn (Wołyń). Ba Lan tái chiếm lãnh thổ tranh chấp vào ngày 18 tháng 7 năm 1919. Nguồn gốc của xung đột nằm ở tình hình dân tộc phức tạp tại Galicia vào đầu thế kỷ 20. Do Nhà Habsburg khoan dung tương đối với các dân tộc thiểu số, Áo-Hung là nền tảng hoàn hảo cho sự phát triển của cả các phong trào dân tộc Ba Lan và Ukraina. Trong Cách mạng 1848, Áo lo ngại trước các yêu cầu của người Ba Lan về quyền tự trị lớn hơn trong tỉnh, nên họ ủng hộ một nhóm nhỏ người Ruthenia, là tên gọi của những người Đông Slav sau này chấp nhận tên là "người Ukraina" hoặc "người Rusyn"; mục tiêu của người Ruthenia là được công nhận là một dân tộc riêng biệt. Các trường dạy tiếng Ruthenia được thành lập, các đảng chính trị Ruthenia được thành lập và bắt đầu có những nỗ lực để phát triển văn hóa dân tộc của họ. Điều này gây ngạc nhiên cho một số người Ba Lan, vì cho đến trước cuộc cách mạng họ cùng với hầu hết những người Ruthenia có ý thức chính trị cho rằng người Ruthenia là một phần của "dân tộc Ba Lan", lúc đó được định nghĩa theo thuật ngữ chính trị thay vì dân tộc học. Vào cuối thập niên 1890 và những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, giới trí thức dân túy Ruthenia sử dụng thuật ngữ người Ukraina để mô tả dân tộc của họ. Họ nỗ lực quảng bá văn hóa dân tộc, bao gồm các nỗ lực hướng tới tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ Ukraina, đồng thời thành lập và hỗ trợ các tổ chức văn hóa Ukraina như hiệp hội khoa học, nhà hát và bảo tàng dân tộc tại Lviv; bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, ý thức dân tộc phát triển trong cộng đồng dân cư Ruthenia, lúc này họ chủ yếu là người dân nông thôn. Nhiều sự cố giữa hai dân tộc xảy ra trong suốt cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Chẳng hạn như giới cầm quyền Ba Lan phản đối người Ukraina trong cuộc bầu cử nghị viện năm 1897. Một cuộc xung đột khác phát triển vào năm 1901 đến năm 1908 xung quanh Đại học Lviv vì sinh viên Ukraina yêu cầu một trường đại học Ukraina riêng biệt, nhưng sinh viên và giảng viên Ba Lan cố gắng đàn áp phong trào. Đến năm 1903, cả người Ba Lan và người Ukraina đều tổ chức các hội nghị riêng biệt tại Lviv: người Ba Lan vào tháng 5 và người Ukraina vào tháng 8. Sau đó, hai phong trào dân tộc phát triển với mục tiêu trái ngược nhau, là nguyên nhân dẫn đến xung đột sau này. Thành phần dân tộc của Galicia là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa người Ba Lan và người Ukraina tại đây. Tỉnh Galicia của Áo bao gồm lãnh thổ tỉnh Ruthenia là một phần của Ba Lantừ năm 1434, và bị Áo chiếm giữ vào năm 1772 trong phân chia Ba Lan lần đầu tiên. Vùng đất này bao gồm lãnh thổ có tầm quan trọng lịch sử đối với Ba Lan, bao gồm cố đô Kraków, và có phần lớn dân số là người Ba Lan, nhưng Đông Galicia bao gồm vùng trung tâm của lãnh thổ lịch sử Galicia-Volyn và có người Ukraina chiếm đa số. Ở miền đông Galicia, người Ukraina chiếm khoảng 65% dân số và người Ba Lan chỉ chiếm 22% dân số. Trong số 44 đơn vị hành chính của miền đông Galicia thuộc Áo, Lviv (, ) là thành phố lớn nhất và là thủ phủ tỉnh, cũng là nơi duy nhất mà người Ba Lan chiếm đa số dân số. Ở Lviv, dân số năm 1910 có xấp xỉ 60% là người Ba Lan và 17% là người Ukraina. Người Ba Lan nhìn nhận Lviv là một trong những thủ đô văn hóa của Ba Lan và việc không kiểm soát được thành phố là điều không thể tưởng tượng được đối với họ. Sự phân chia tôn giáo và sắc tộc tương ứng với phân tầng xã hội. Tầng lớp xã hội hàng đầu của Galicia là quý tộc Ba Lan hoặc hậu duệ của dòng dõi quý tộc Rus' đã bị Ba Lan hóa trong quá khứ, nhưng ở miền đông của tỉnh, người Ruthenia (người Ukraina) chiếm đa số nông dân. Người Ba Lan và người Do Thái kiểm soát phần lớn quá trình phát triển thương mại và công nghiệp tại Galicia vào cuối thế kỷ 19. Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người Ukraina địa phương cố gắng thuyết phục Áo chia Galicia thành các tỉnh miền Tây (người Ba Lan) và miền Đông (người Ukraina). Người Ba Lan địa phương phản đối và cản trở các nỗ lực này, họ lo sợ mất quyền kiểm soát Lviv và Đông Galicia. Áo cuối cùng đồng ý trên nguyên tắc về việc chia tách tỉnh Galicia. Vào tháng 10 năm 1916, Hoàng đế Karl I hứa sẽ làm như vậy sau khi chiến tranh kết thúc. Do sự can thiệp của Đại công tước Wilhelm của Áo, một người mang bản sắc Ukraina và tự coi mình là một người Ukraina ái quốc, vào tháng 10 năm 1918, hai trung đoàn chủ yếu là binh sĩ Ukraina đóng quân tại Lemberg (Lviv hiện đại). Khi chính phủ Áo-Hung sụp đổ, vào ngày 18 tháng 10 năm 1918, Hội đồng Quốc gia Ukraina ("Rada") được thành lập, bao gồm các thành viên người Ukraina trong quốc hội Áo và các hội đồng lập pháp khu vực Galicia và Bukovina, cũng như các nhà lãnh đạo của các đảng chính trị Ukraina. Hội đồng công bố ý định thống nhất các vùng đất Tây Ukraina thành một quốc gia duy nhất. Khi người Ba Lan đang tiến hành các bước đi nhằm tiếp quản Lviv và Đông Galicia, Đại úy Dmytro Vitovsky của quân súng trường Sich dẫn đầu nhóm sĩ quan trẻ Ukraina thực hiện một hành động quyết định và trong đêm 31 tháng 10 – ngày 1 tháng 11, các đơn vị quân đội Ukraina, bao gồm 1.400 binh sĩ và 60 sĩ quan, nắm quyền kiểm soát Lviv. Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina được tuyên bố thành lập vào ngày 13 tháng 11 năm 1918, với thủ đô là Lviv. Thời điểm tuyên bố thành lập nền cộng hòa đã khiến người dân và giới cầm quyền dân tộc Ba Lan bất ngờ. Nước cộng hòa Ukraina mới tuyên bố chủ quyền đối với Đông Galicia, bao gồm dãy núi Karpat cho đến thành phố Nowy Sącz ở phía Tây, cũng như Volyn, Ruthenia Karpat và Bukovina (hai lãnh thổ cuối cũng lần lượt được Hungary và Romania yêu sách chủ quyền). Mặc dù phần lớn dân số của Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina là người Ukraina, nhưng nhiều khu dân cư đô thị có đa số là người Ba Lan. Tại Lviv, cư dân Ukraina nhiệt tình ủng hộ tuyên bố này. Cộng đồng thiểu số Do Thái đáng kể của thành phố chấp nhận hoặc giữ thái độ trung lập đối với tuyên bố của người Ukraina, trong khi người Ba Lan chiếm đa số của thành phố bị sốc khi thấy mình ở trong một nhà nước Ukraina được tuyên bố thành lập. Do Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina chưa được quốc tế công nhận và ranh giới của Ba Lan vẫn chưa được xác định, nên vấn đề quyền sở hữu lãnh thổ tranh chấp được giảm xuống thành một vấn đề kiểm soát quân sự. Giao tranh giữa các lực lượng Ukraina và Ba Lan tập trung xung quanh Lviv được Tây Ukraina tuyên bố là thủ đô, và các tuyến đường tiếp cận thành phố này. Tại Lviv, quân Ukraina gặp chống đối từ các đơn vị tự vệ địa phương, chúng được thành lập chủ yếu từ các cựu chiến binh trong thế chiến, sinh viên và trẻ em. Tuy nhiên, khả năng chỉ huy khéo léo, chiến thuật tốt và tinh thần cao khiến người Ba Lan có thể chống lại các cuộc tấn công được lên kế hoạch kém của người Ukraina. Ngoài ra, người Ba Lan còn có thể khéo léo câu giờ và chờ đợi quân tiếp viện thông qua việc thỏa thuận ngừng bắn với người Ukraina. Trong khi người Ba Lan có thể trông cậy vào nền tảng ủng hộ rộng rãi từ dân chúng thành phố, thì phía Ukraina chủ yếu phụ thuộc vào giúp đỡ từ bên ngoài thành phố. Các cuộc nổi dậy khác chống lại quyền cai trị của Tây Ukraina nổ ra tại Drohobych, Przemyśl, Sambir và Jarosław. Tại Przemyśl, binh sĩ Ukraina địa phương nhanh chóng giải tán về nhà của họ và người Ba Lan chiếm giữ các cây cầu bắc qua sông San và tuyến đường sắt đến Lviv, tạo điều kiện cho lực lượng Ba Lan tại thành phố này có được tiếp viện đáng kể. Sau hai tuần giao tranh ác liệt tại Lviv, một đơn vị vũ trang dưới quyền chỉ huy của Trung tá Michał Karaszewicz-Tokarzewski của Lục quân Ba Lan mới thành lập đã vượt qua vòng vây của Ukraina vào ngày 21 tháng 11 và đến thành phố. Người Ukraina đã bị đẩy lùi. Ngay sau khi Ba Lan chiếm được thành phố, một số dân quân Do Thái địa phương tấn công các binh sĩ Ba Lan, đồng thời một số thành phần của lực lượng Ba Lan cũng như tội phạm thông thường tiến hành cướp phá các khu Do Thái và Ukraina trong thành phố, giết chết khoảng 340 thường dân. Người Ba Lan cũng giam giữ một lượng lớn các nhà hoạt động Ukraina trong trại giam. Chính phủ Ukraina cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nạn nhân Do Thái trong bạo lực và có thể chiêu mộ một tiểu đoàn Do Thái vào quân đội của họ. Một số phe phái đổ lỗi những hành động tàn bạo này cho Lam quân của Tướng Haller. Điều này khó xảy ra vì lực lượng chiến đấu do Pháp huấn luyện và hỗ trợ này đã không rời Pháp và Mặt trận phía Tây cho đến tháng 4 năm 1919, sau khi cuộc bạo loạn xảy ra. Vào ngày 9 tháng 11, quân Ba Lan cố gắng bất ngờ chiếm giữ các mỏ dầu Drohobych, nhưng do quân Ukraina đông hơn nên họ bị đánh lui. Người Ukraina giữ quyền kiểm soát các mỏ dầu cho đến tháng 5 năm 1919. Vào ngày 6 tháng 11, một chính thể Ukraina mới được thành lập tại nửa phía bắc của vùng Bukovina: Bukovina thuộc Ukraina dưới quyền Tổng thống . Nhà nước mới có thủ đô tại Chernivtsi. Nó bị giải thể vào ngày 11 tháng 11, khi Lục quân Romania chiếm lĩnh Chernivtsi. Chính quyền Ukraina và những hỗ trợ quân sự của họ rút khỏi thành phố một ngày trước đó. Đến cuối tháng 11 năm 1918, lực lượng Ba Lan kiểm soát Lviv và tuyến đường sắt nối Lviv với miền trung Ba Lan qua Przemyśl, trong khi người Ukraina kiểm soát phần còn lại của Đông Galicia về phía đông sông San, bao gồm các khu vực phía nam và phía bắc của tuyến đường sắt vào Lviv. Do đó, thành phố Lviv (Lwów) do Ba Lan kiểm soát phải đối mặt với quân Ukraina ở ba phía. Ngay sau khi Áo-Hung sụp đổ, quân Ba Lan đã chiếm được khu vực Kholm (tiếng Ba Lan: "Chełm"); ngay sau đó các chỉ huy của Áo tại miền tây nam Volyn (Volodymyr-Volynskyi và Kovel) bàn giao chính quyền cho các ủy ban dân tộc Ba Lan địa phương. Vào tháng 11 đến tháng 12 năm 1918, người Ba Lan cũng tiến vào Podlachia và Tây Polesia, nhưng bị quân của Tướng M. Osetsky chặn lại tại Tây Volyn. Khi các đơn vị Ba Lan cố gắng giành quyền kiểm soát khu vực, quân của Cộng hòa Nhân dân Ukraina dưới quyền chỉ huy của Symon Petliura cố gắng giành lại lãnh thổ của tỉnh Kholm đã bị quân Ba Lan kiểm soát trước đó. Theo Richard Pipes, pogrom lớn đầu tiên trong vùng này diễn ra vào tháng 1 năm 1919 tại thị trấn Ovruch, nơi các trung đoàn Kozyr-Zyrka liên kết với chính phủ của Symon Petliura cướp bóc và giết hại người Do Thái. Nicolas Werth tuyên bố rằng các đơn vị vũ trang của Cộng hòa Nhân dân Ukraina cũng phải chịu trách nhiệm về các vụ hãm hiếp, cướp bóc và thảm sát tại Zhytomir, trong đó 500–700 người Do Thái thiệt mạng. Sau hai tháng giao tranh ác liệt, xung đột đã được giải quyết vào tháng 3 năm 1919 do các đơn vị quân đội Ba Lan mới và được trang bị tốt dưới quyền chỉ huy của Tướng Edward Rydz-Śmigły. Nhờ huy động nhanh chóng và hiệu quả nên đến tháng 12 năm 1918, quân Ukraina chiếm ưu thế lớn về quân số cho đến tháng 2 năm 1919, và đẩy quân Ba Lan vào thế phòng thủ. Theo một báo cáo của Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 13 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2 năm 1919, quân Ukraina cuối cùng đã bao vây được Lviv từ ba phía. Người dân thành phố bị thiếu nước và điện. Quân đội Ukraina cũng trấn giữ các ngôi làng ở hai bên tuyến đường sắt dẫn đến Przemyśl. Quân Ukraina tiếp tục kiểm soát phần lớn miền đông Galicia và là mối đe dọa đối với thành phố Lviv cho đến tháng 5 năm 1919. Trong thời gian này, theo báo cáo của Ý và Ba Lan, quân Ukraina có tinh thần cao (một nhà quan sát người Ý đứng sau phòng tuyến Galicia nói rằng quân Ukraina đang chiến đấu với "lòng dũng cảm của những kẻ cam chịu") trong khi nhiều binh sĩ Ba Lan, đặc biệt là từ Ba Lan lập hiến, muốn trở về nhà vì họ không thấy có lý do gì để chiến đấu chống lại người Ruthenia trên vùng đất của người Ruthenia; Quân số Ba Lan bị áp đảo bởi lượng địch gấp đôi và bị thiếu đạn dược. Mặc dù ban đầu bị áp đảo về số lượng nhưng quân Ba Lan có những lợi thế nhất định. Lực lượng của họ có nhiều sĩ quan hơn và được đào tạo tốt hơn, kết quả là một lực lượng có kỷ luật tốt hơn và cơ động hơn; người Ba Lan cũng có được tình báo xuất sắc và nhờ kiểm soát được các tuyến đường sắt phía sau phòng tuyến của mình nên họ có thể di chuyển binh sĩ khá nhanh chóng. Kết quả là, mặc dù quân Ba Lan có tổng quân số ít hơn quân Ukraina, nhưng trong những trận chiến đặc biệt quan trọng, họ có thể điều động nhiều binh sĩ tương đương phía Ukraina. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1918, quân Ukraina chọc thủng tuyến phòng thủ bên ngoài Przemyśl với hy vọng chiếm được thành phố và do đó cắt đứt Lviv do Ba Lan kiểm soát khỏi miền trung Ba Lan. Tuy nhiên, người Ba Lan nhanh chóng gửi quân tiếp viện và đến ngày 17 tháng 12, quân Ukraina buộc phải rút lui. Vào ngày 27 tháng 12, có hỗ trợ từ quân nông dân được gửi từ Đông Ukraina đến Galicia với hy vọng rằng người Tây Ukraina có thể thành lập một lực lượng có kỷ luật từ họ, một cuộc tổng tấn công của Ukraina chống lại Lviv đã bắt đầu. Lực lượng phòng thủ của Lviv được giữ vững và quân đội miền Đông Ukraina nổi loạn. Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 11 tháng 1 năm 1919, một cuộc tấn công của Ba Lan gồm 5.000 tân binh được tuyển mộ từ khu vực Ba Lan thuộc Nga trước đây do Jan Romer chỉ huy đã bị đẩy lui trước quân Tây Ukraina gần Rava-Ruska, phía bắc Lviv. Chỉ một số ít quân cùng với Romer có thể đột phá được đến Lviv sau khi chịu tổn thất nặng nề. Trong khoảng thời gian từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 1, quân Ba Lan cố gắng đánh bật quân Ukraina đang bao vây Lviv từ phía nam, trong khi cùng lúc đó quân đội Ukraina cố gắng thực hiện một cuộc tổng tấn công khác vào Lviv. Cả hai nỗ lực trên đều thất bại. Vào tháng 2 năm 1919, quân Ba Lan cố gắng chiếm Sambir nhưng bị quân phòng thủ Ukraina đánh bại với tổn thất nặng nề, mặc dù vậy do khả năng cơ động kém của quân Ukraina nên họ không thể tận dụng được chiến thắng này. Vào ngày 14 tháng 2, quân Ukraina bắt đầu một cuộc tấn công khác vào Lviv. Đến ngày 20 tháng 2, họ cắt đứt thành công tuyến đường sắt giữa Lviv và Przemysl, khiến Lviv bị bao vây và quân Ukraina ở vị trí thuận lợi để chiếm thành phố. Tuy nhiên, một phái đoàn do Pháp dẫn đầu từ Entente (Đồng minh) đến trụ sở của người Ukraina vào ngày 22 tháng 2 và yêu cầu người Ukraina chấm dứt hành động thù địch, với lời đe doạ cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao giữa Entente và chính phủ Ukraina. Vào ngày 25 tháng 2, quân đội Ukraina đình chỉ cuộc tấn công. Phái đoàn Barthélemy đề xuất một đường phân giới (28 tháng 2) để lại gần 70% lãnh thổ Đông Galicia cho người Ukraina, còn Lviv và các mỏ dầu cho Ba Lan. Người Ukraina sẽ được cung cấp một nửa sản lượng dầu. Đề xuất được người Ba Lan chấp nhận. Tuy nhiên, các yêu cầu của Đồng minh bao gồm việc để mất một lượng đáng kể lãnh thổ do người Ukraina nắm giữ và cư trú, và bị người Ukraina cho là quá thiên vị người Ba Lan, và họ tiếp tục tấn công vào ngày 4 tháng 3. Đến ngày 5 tháng 3, pháo binh Ukraina làm nổ tung bãi chứa đạn dược của quân Ba Lan tại Lviv; vụ nổ khiến binh sĩ Ba Lan hoảng sợ. Tuy nhiên, người Ukraina không tận dụng được điều này. Trong thời gian ngừng bắn, người Ba Lan có thể tổ chức được một lực lượng cứu viện gồm 8.000–10.000 quân, đến ngày 12 tháng 3 họ tiến đến Przemyśl và đến ngày 18 tháng 3 thì đánh đuổi quân Ukraina khỏi tuyến đường sắt Lviv-Przemyśl, bảo vệ vĩnh viễn Lviv. Vào ngày 6–11 tháng 1 năm 1919, một bộ phận nhỏ của Quân đội Galicia Ukraina xâm chiếm Ngoại Karpat để truyền bá tình cảm ủng hộ Ukraina trong cư dân (khu vực đang bị Hungary và Tiệp Khắc chiếm đóng). Quân đội Ukraina giao tranh với cảnh sát địa phương Tiệp Khắc và Hungary. Họ thành công trong việc chiếm lĩnh một số khu định cư của người Ukraina do Hungary kiểm soát. Sau một số cuộc đụng độ với Tiệp Khắc, người Ukraina rút lui vì Tiệp Khắc (thay vì Cộng hòa Nhân dân Ukraina) là quốc gia duy nhất giao thương với Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina và ủng hộ nước này về mặt chính trị. Xung đột xa hơn với chính quyền Tiệp Khắc sẽ dẫn đến Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina bị cô lập hoàn toàn về kinh tế và chính trị. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1919, Ba Lan bắt đầu một cuộc tổng tấn công trên khắp Volyn và Đông Galicia. Thực hiện kế hoạch là các đơn vị của Lục quân Ba Lan, được hỗ trợ bởi Lam quân mới đến của Tướng Józef Haller de Hallenburg. Đội quân này bao gồm các lực lượng Ba Lan từng chiến đấu cho Entente trên Mặt trận phía Tây, với số lượng 60.000 quân, được Đồng minh phương Tây trang bị tốt và được biên chế một phần các sĩ quan Pháp giàu kinh nghiệm, đặc biệt là để chiến đấu với Bolshevik chứ không phải với quân đội của Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina. Mặc dù vậy, người Ba Lan vẫn phái quân của Haller chống lại quân Ukraina nhằm phá vỡ thế bế tắc tại miền đông Galicia. Đồng minh gửi một số điện tín ra lệnh cho người Ba Lan dừng cuộc tấn công của họ, vì việc sử dụng quân đội do Pháp trang bị để chống lại người Ukraina đặc biệt mâu thuẫn với các điều kiện hỗ trợ của Pháp, nhưng những điều này bị bỏ qua, còn phía Ba Lan cho rằng người Ukraina là những người có cảm tình với Bolshevik. Đồng thời, vào ngày 23 tháng 5, Romania mở mặt trận thứ hai chống lại lực lượng Ukraina, yêu cầu họ rút khỏi các khu vực phía nam của miền đông Galicia, bao gồm cả thủ đô tạm thời là Stanislaviv. Điều này dẫn đến việc mất lãnh thổ, đạn dược và bị cô lập hơn nữa với thế giới bên ngoài. Phòng tuyến của Ukraina bị phá vỡ, phần lớn là do lực lượng tinh nhuệ quân súng trường Sich rút lui. Vào ngày 27 tháng 5, quân Ba Lan tiến đến phòng tuyến Złota Lipa–Berezhany-Jezierna-Radziwiłłów. Cuộc tiến công của Ba Lan đi kèm với một làn sóng bạo lực và cướp bóc quy mô lớn chống người Do Thái của đám đông Ba Lan vô tổ chức, giống như tại Lviv vào năm 1918. Ngoài ra còn có sự tham gia của các đơn vị quân đội Ba Lan hoạt động chống lại mệnh lệnh các sĩ quan của họ, đặc biệt là các trung đoàn Poznań và quân đội của Haller. Theo yêu cầu của Entente, cuộc tấn công của Ba Lan bị dừng lại và quân của Haller đảm nhận các vị trí phòng thủ. Vào ngày 8 tháng 6 năm 1919, quân Ukraina dưới quyền tư lệnh mới Oleksander Hrekov, một cựu tướng lĩnh trong quân đội Nga, bắt đầu phản công. Sau ba tuần, họ tiến tới Hnyla Lypa và thượng du sông Stryi, đánh bại năm sư đoàn Ba Lan. Mặc dù quân Ba Lan buộc phải rút lui nhưng họ ngăn chặn được lực lượng sụp đổ và tránh bị bao vây và bắt giữ. Vì vậy, bất chấp những chiến thắng của mình, quân Ukraina không thể có được một lượng vũ khí và đạn dược đáng kể. Đến ngày 27 tháng 6, quân Ukraina tiến được 120 km dọc theo sông Dnister, và trên một hướng khác họ tiến được 150 km, qua thị trấn Brody. Họ đến nơi trong vòng hai ngày hành quân từ Lviv. Cuộc tấn công Chortkiv thành công bị dừng lại chủ yếu vì thiếu vũ khí - mỗi người lính Ukraina chỉ có 5–10 viên đạn. Chính phủ Tây Ukraina kiểm soát các mỏ dầu Drohobych, họ dự định dùng nó để mua vũ khí cho cuộc chiến, nhưng vì lý do chính trị và ngoại giao, vũ khí và đạn dược chỉ có thể được gửi đến Ukraina thông qua Tiệp Khắc. Mặc dù quân Ukraina đẩy lùi được quân Ba Lan khoảng 120–150 km, họ không đảm bảo được một tuyến đường đến Tiệp Khắc. Điều này có nghĩa là họ không thể bổ sung nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược, dẫn đến việc thiếu nguồn cung cấp đã buộc Hrekov phải kết thúc chiến dịch của mình. Józef Piłsudski đảm nhận chức tư lệnh lực lượng Ba Lan vào ngày 27 tháng 6 và bắt đầu một cuộc tấn công khác, với hỗ trợ của hai sư đoàn Ba Lan mới. Vào ngày 28 tháng 6, cuộc tấn công của Ba Lan bắt đầu. Thiếu đạn dược và phải đối mặt với kẻ thù có quy mô gấp đôi, Quân đội Galicia Ukraina và ban lãnh đạo Tây Ukraina bị đẩy lùi về phòng tuyến sông Zbruch vào ngày 16–18 tháng 7, sau đó Tây Ukraina bị Ba Lan chiếm đóng. Mặc dù bộ binh Ukraina hết đạn nhưng pháo binh của họ thì không. Điều này giúp quân Ukraina có chỗ dựa cho một cuộc rút lui có trật tự. Khoảng 100.000 người tị nạn dân sự và 60.000 binh sĩ, 20.000 người trong số họ sẵn sàng chiến đấu, đã có thể trốn thoát qua sông Zbruch vào miền Trung Ukraina. Lực lượng Ba Lan và Ukraina gặp khó khăn trên các mặt trận ngoại giao cũng như quân sự cả trong và sau chiến tranh. Người Ukraina hy vọng rằng phe Đồng minh phương Tây trong Thế chiến thứ nhất sẽ ủng hộ mục tiêu của họ vì Hiệp ước Versailles chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất dựa trên nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc. Theo đó, các nhà ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina hy vọng rằng phương Tây sẽ buộc Ba Lan phải rút khỏi các vùng lãnh thổ có đa số nhân khẩu là người Ukraina. Quan điểm trong phe Đồng minh bị chia rẽ. Anh dưới quyền lãnh đạo của Thủ tướng David Lloyd George, và ở mức độ thấp hơn là Ý phản đối Ba Lan bành trướng. Đại biểu của họ cho rằng việc trao lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina cho Ba Lan sẽ vi phạm nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc và các dân tộc thiểu số thù địch sẽ làm suy yếu nhà nước Ba Lan. Trên thực tế, chính sách của Anh được quyết định bởi việc không sẵn lòng làm tổn hại đến lợi ích của Nga trong khu vực và xa lánh nhà nước Nga trong tương lai thông qua việc ngăn chặn khả năng liên minh Đông Galicia với Nga. Ngoài ra, Anh còn quan tâm đến các mỏ dầu tại Tây Ukraina. Bản thân Tiệp Khắc tham gia vào xung đột với Ba Lan, họ tỏ ra thân thiện với chính phủ Tây Ukraina và bán vũ khí cho chính phủ này để đổi lấy dầu. Mặt khác, Pháp lại ủng hộ mạnh mẽ Ba Lan trong cuộc xung đột. Người Pháp hy vọng rằng một nhà nước Ba Lan rộng lớn và hùng mạnh sẽ đóng vai trò là đối trọng với Đức và sẽ cô lập Đức khỏi nước Nga Xô viết. Các nhà ngoại giao Pháp luôn ủng hộ các yêu sách của Ba Lan đối với các vùng lãnh thổ mà Đức, Litva và Ukraina cũng tuyên bố chủ quyền. Pháp cũng cung cấp một số lượng lớn vũ khí, đạn dược và các sĩ quan Pháp, đáng chú ý nhất là quân của Tướng Haller, tiêpa viện cho lực lượng Ba Lan và chúng được sử dụng để chống lại quân đội Tây Ukraina, khiến Thủ tướng Anh Lloyd George và Tổng thống Hoa Kỳ Wilson kinh hoàng. Trong mùa đông năm 1918–1919, một cuộc tấn công ngoại giao của chính phủ Ba Lan cố gắng khiến cho quan điểm của Đồng minh nghiêng về ủng hộ hoàn toàn mục tiêu của Ba Lan, và chống lại chiến dịch thông tin sai lệch của Đức có mục đích làm suy yếu sự ủng hộ của Pháp, Anh và Mỹ đối với nhà nước Ba Lan mới. Các quan chức chính phủ tại Ba Lan và nước ngoài liên tục nêu ra vấn đề về mối liên hệ có thể có giữa Đức và Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina, nhấn mạnh rằng người Đức đang hỗ trợ tài chính cho chính phủ Tây Ukraina và cuộc cách mạng Bolshevik tại Nga nhằm gieo mầm một làn sóng bất ổn chính trị và hỗn loạn trong khu vực. Tuy nhiên, người Ukraina phản đối những tuyên bố như vậy, cho rằng người Ba Lan chỉ tìm cách miêu tả Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina là thân Đức và có thiện cảm với những người Bolshevik bởi Quân đội Galicia Ukraina thiết lập một cuộc phòng thủ thành công, khiến cuộc tấn công của quân đội Ba Lan bị đình trệ. Để nhằm chấm dứt chiến tranh, vào tháng 1 năm 1919, một ủy ban của Đồng minh do một tướng Pháp dẫn đầu được cử đến đàm phán một hiệp ước hòa bình giữa hai bên, thúc đẩy lệnh ngừng bắn. Vào tháng 2, họ khuyến nghị Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina từ bỏ một phần ba lãnh thổ, bao gồm thành phố Lviv và các mỏ dầu Drohobych. Người Ukraina từ chối vì thỏa thuận đình chiến không phù hợp với dân tộc học của đất nước cũng như tình hình quân sự, đồng thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ba Lan. Vào giữa tháng 3 năm 1919, nguyên soái Pháp Ferdinand Foch, là người muốn sử dụng Ba Lan làm căn cứ hoạt động cho một cuộc tấn công chống lại Hồng quân, đã đưa vấn đề chiến tranh Ba Lan-Ukraina ra trước Hội đồng Tối cao và kêu gọi hoạt động quân sự Ba Lan-Romania quy mô lớn sẽ được tiến hành với sự hỗ trợ của Đồng minh, cũng như gửi các sư đoàn của Haller đến Ba Lan ngay lập tức để giải vây Lviv khỏi vòng vây của Ukraina. Một ủy ban khác của Đồng minh do Tướng Nam Phi Louis Botha lãnh đạo đề xuất một hiệp định đình chiến vào tháng 5, theo đó sẽ liên quan đến việc người Ukraina (Tây) giữ các mỏ dầu Drohobych và người Ba Lan giữ Lviv. Phía Ukraina đồng ý với đề xuất này nhưng nó bị người Ba Lan từ chối với lý do không tính đến tình hình quân sự chung của Ba Lan và tình hình trên mặt trận phía đông. Trong khi đó, Quân đội Bolshevik xuyên thủng quân Cộng hòa Nhân dân Ukraina và đang tiến tới Podolia và Volyn. Người Ba Lan lập luận rằng họ cần quyền kiểm soát quân sự đối với toàn bộ miền Đông Galicia để bảo vệ mặt trận với Nga ở phần phía nam và củng cố nó bằng một điểm giao với Romania. Người Ba Lan phát động một cuộc tấn công ngay sau đó bằng cách sử dụng một lực lượng lớn được Pháp trang bị (Quân đội Haller), lực lượng này chiếm được phần lớn lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina. Những bức điện khẩn cấp của các đồng minh phương Tây nhằm ngăn chặn cuộc tấn công này bị phớt lờ. Tiệp Khắc là quốc gia thừa kế bảy nhà máy lọc dầu từ thời Áo trước chiến tranh và phụ thuộc vào các hợp đồng cung cấp dầu với chính phủ Tây Ukraina, họ yêu cầu người Ba Lan gửi cho Tiệp Khắc số dầu đã được thanh toán cho chính phủ Ukraina. Người Ba Lan từ chối, nói rằng số dầu này được thanh toán bằng đạn được dùng để chống lại binh sĩ Ba Lan. Mặc dù Tiệp Khắc không trả đũa, nhưng theo báo cáo của Ba Lan, Tiệp Khắc cân nhắc việc chiếm giữ các mỏ dầu từ Ba Lan và trả lại cho người Ukraina, những người sẽ tôn trọng hợp đồng của họ. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1919, Hội đồng Đồng minh hợp pháp hóa quyền kiểm soát của Ba Lan đối với Đông Galicia thông qua nghị quyết phê chuẩn quân Ba Lan chiếm đóng quân sự, bao gồm cả quân của Haller, đến tận sông Zbruch và ủy quyền cho chính phủ Ba Lan thành lập một chính quyền dân sự tạm thời, thể chế này sẽ bảo vệ tối đa quyền tự chủ và quyền tự do về lãnh thổ của cư dân. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1919, Hội đồng Tối cao của Hội nghị hòa bình Paris trao Đông Galicia cho Ba Lan trong thời hạn 25 năm, sau đó một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức tại đây, và bắt buộc chính phủ Ba Lan trao quyền tự trị lãnh thổ cho khu vực. Quyết định này bị đình chỉ vào ngày 22 tháng 12 năm 1919 và không bao giờ được thi hành. Vào ngày 21 tháng 4 năm 1920, Józef Piłsudski và Symon Petliura ký kết một liên minh, trong đó Ba Lan hứa với Cộng hòa Nhân dân Ukraina sẽ giúp đỡ quân sự trong cuộc tấn công Kyiv chống lại Hồng quân để đổi lấy việc chấp nhận biên giới Ba Lan-Ukraina trên sông Zbruch. Sau thỏa thuận này, chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina phải lưu vong tại Wien, tại đây họ nhận được ủng hộ từ nhiều người di cư chính trị Tây Ukraina cũng như binh sĩ của quân đội Galicia bị giam giữ tại Bohemia. Mặc dù không được bất kỳ quốc gia nào chính thức công nhận là chính phủ của Tây Ukraina, họ tham gia vào hoạt động ngoại giao với chính phủ Pháp và Anh với hy vọng đạt được một giải pháp thuận lợi tại Versailles. Nhờ những nỗ lực của họ, hội đồng của Hội Quốc Liên tuyên bố vào ngày 23 tháng 2 năm 1921 rằng Galicia nằm ngoài lãnh thổ Ba Lan và Ba Lan không được ủy thác thiết lập quyền kiểm soát hành chính tại quốc gia đó và Ba Lan chỉ là lực lượng chiếm đóng quân sự tại Galicia, chủ quyền thuộc về các cường quốc Đồng minh (theo Hiệp ước Saint-Germain ký với Áo vào tháng 9 năm 1919) và số phận của khu vực sẽ được xác định bởi Hội đồng Đại sứ tại Hội Quốc Liên. Hội đồng Đại sứ tại Paris tuyên bố vào ngày 8 tháng 7 năm 1921 rằng cái gọi là "Chính phủ Tây Ukraina" của Yevhen Petrushevych không cấu thành một chính phủ trên thực tế hay trên pháp lý, và không có quyền đại diện cho bất kỳ nơi nào trong số các các lãnh thổ liên quan từng thuộc về Đế quốc Áo. Sau một loạt các cuộc đàm phán kéo dài, vào ngày 14 tháng 3 năm 1923, Hội đồng Đại sứ quyết định rằng Galicia sẽ được sáp nhập vào Ba Lan "có tính đến việc Ba Lan đã công nhận rằng đối với phần phía đông của Galicia, các điều kiện dân tộc học hoàn toàn xứng đáng với vị thế tự trị của họ." Sau năm 1923, Galicia được quốc tế công nhận là một phần của nhà nước Ba Lan. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina sau đó giải tán, trong khi Ba Lan từ bỏ lời hứa trao quyền tự trị cho Đông Galicia. Trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh, một tướng Pháp là Marie Joseph Barthélemy đề xuất một đường phân giới, được gọi là Đường Barthélemy, được cho là nhằm chấm dứt giao tranh giữa quân đội Ba Lan và quân đội Tây Ukraina. Năm 1918, các quốc gia Entente tìm cách thành lập một mặt trận chung chống Bolshevik, bao gồm quân đội Ba Lan, Nga Bạch vệ, quân đội Romania và Ukraina. Sự kiện bùng nổ thù địch giữa Ba Lan-Ukraina tại Lviv vào ngày 1 tháng 11 cản trở các kế hoạch này, vì vậy các quốc gia Entente bắt đầu thúc ép cả Ba Lan và Galicia tìm kiếm một giải pháp và thông qua đường phân giới do các quốc gia đồng minh đề xuất. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1919, theo lệnh của Tướng Franchet d'Esperey, một phái đoàn gìn giữ hòa bình dưới quyền chỉ huy của Tướng Joseph Barthélemy đến Cracow. Ban đầu, phái đoàn làm quen với quan điểm của Ba Lan, họ chọn đường Bug-. Sau đó họ đi đến Lviv, gặp phái đoàn Ukraina. Người Ukraina chọn đường San làm đường phân giới trong tương lai. Trong tình hình này, Tướng Barthélemy trình bày đề xuất thỏa hiệp của mình vào ngày 28 tháng 1 năm 1919. Đường đình chiến sẽ chạy dọc theo sông Bug đến Kamionka Strumiłłowa, sau đó dọc theo ranh giới các huyện đến Bóbrka, sau đó dọc theo tuyến đường sắt Bóbrka-Wybranka, về phía tây đến Mikołajów (để Mikolajiv bên phía Ukraina), sau đó dọc theo tuyến đường sắt Lviv-Stryi đến biên giới lãnh thổ tranh chấp tại Đông Karpat. Tuyến đường sắt Stryi-Lavochne vẫn nằm trong tay Ukraina. Đây chỉ là ranh giới tạm thời cho đến khi vấn đề được giải quyết bởi Hội nghị Hòa bình Paris. Phía Ba Lan chấp nhận giải pháp này, nhưng phái đoàn Ukraina nhất quyết yêu cầu 'đường San'. Do Ukraina không đồng ý, phái đoàn Entente thực hiện một nỗ lực hòa giải khác. Việc này được thực hiện bởi tiểu ban Ủy ban liên Đồng minh về Ba Lan được thành lập vào ngày 15 tháng 2 năm 1919 và do Joseph Noulens đứng đầu. Tiểu ban gồm có Tướng Joseph Barthélemy (Pháp) làm chủ tịch, Thượng tá Adrian Carton de Wiart (Anh), Tiến sĩ Robert Howard Lord (Hoa Kỳ) và Thiếu tá Giovanni Stabile (Ý). Tiểu ban trình bày một dự thảo hiệp định đình chiến vào ngày 15 tháng 2 năm 1919. Thỏa thuận ngừng bắn dọc theo Đường Barthélemy chỉ mang tính chất quân sự thuần túy và không ảnh hưởng đến các quyết định của Hội nghị Hòa bình Paris dưới bất kỳ hình thức nào. Một phần không thể thiếu của hiệp định là một hiệp ước bổ sung liên quan đến bể dầu Boryslav-Drohobych. Bể dầu vẫn thuộc về phía Ba Lan trong đường ranh giới đình chiến, nằm dưới quyền quản lý của một ủy ban quốc tế, với 50% sản lượng dầu sẽ được chuyển cho phía Ukraina. Ba Lan và Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina chỉ có thể ghi lại khối lượng sản xuất và thanh toán cho nguồn cung cấp dầu. Kế hoạch đảm bảo lợi ích của Entente trong bể dầu và là bước đầu tiên hướng tới việc trung lập hóa nó. Vào thời điểm đề xuất, lãnh thổ của bể dầu nằm dưới quyền kiểm soát của Quân đội Galicia Ukraina. Đối với chính phủ Tây Ukraina, các điều khoản của Hiệp định đình chiến là không thuận lợi; tuy nhiên, chúng tạo cơ hội để thỏa hiệp với Ba Lan và đạt được sự công nhận quốc tế của Entente đối với nhà nước Ukraina. Ủy ban thành công trong việc ký kết hiệp ước đình chiến vào ngày 24 tháng 2 năm 1919, và trình bày các đề xuất của mình với các bên vào ngày 28 tháng 2, nhưng bị phía Tây Ukraina từ chối. Do không đạt được thỏa thuận về đường phân giới, xung đột giữa Ba Lan và Ukraina lại tiếp tục vào ngày 2 tháng 3. Nhà sử học Christoph Mick tuyên bố không xảy ra bạo lực có hệ thống hay thảm sát người dân tộc Ba Lan bởi người Ukraina trong suốt cuộc chiến này nhưng cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về việc đổ máu. Khi quân Ukraina lần đầu tiên chiếm được Lviv, họ từ chối bắt con tin, các trung tâm tuyển mộ Ba Lan được dung thứ và thậm chí còn chuẩn bị tham gia đàm phán với phía Ba Lan, nhưng vấp phải sự kháng cự có vũ trang. Tuy nhiên, các nhà sử học Ba Lan mô tả nhiều ví dụ trong đó quân đội Ukraina sử dụng khủng bố để khuất phục người Ba Lan phải tuân theo. Chính quyền Ukraina cố gắng đe dọa cư dân Ba Lan tại Lviv bằng cách cử binh sĩ và xe tải có vũ trang xuống đường và giải tán đám đông có thể dẫn đến tuần hành của người Ba Lan. Binh sĩ Ukraina tuần tra trên đường phố với súng cầm tay và súng máy nhắm vào người bộ hành; các nguồn tin Ba Lan cho rằng quân Ukraina bắn những người ngoài cuộc đang nhìn họ từ cửa sổ hoặc lối vào tòa nhà. trong khi người Ukraina cho rằng quân Ba Lan đang bắn vào binh sĩ của họ từ cửa sổ và phía sau cổng vào. Các chiến binh Ba Lan cũng thường mặc quần áo dân sự khi bắn vào binh sĩ Ukraina. Theo nhà sử học Christoph Mick, cả người Ba Lan và người Ukraina đều tham gia vào một cuộc chiến tuyên truyền, mỗi bên đều cáo buộc bên kia về tội ác chiến tranh và sự tàn bạo. Trong cuộc chiến tại Lviv, các y tá Ba Lan từng hỗ trợ các binh sĩ bị thương được cho là đã bị quân Ukraina bắt giữ và tra tấn trước khi bị hành quyết, trong khi các nguồn tin Ukraina cho rằng binh sĩ Ba Lan bắn các đội tuần tra y tế Ukraina và cáo buộc người Ba Lan hiếp dâm và khát máu. Khi người Ba Lan chiếm được Lviv, một nhóm các tội phạm Ba Lan khác nhau được thả ra khỏi nhà tù, họ cùng dân quân và một số binh sĩ chính quy tiến hành cướp bóc các khu vực Do Thái và Ukraina trong thành phố, và lạm dụng thường dân địa phương. Theo nhà sử học Norman Davis người Ba Lan giết hại khoảng 340 thường dân, 2/3 trong số họ là người Ukraina và số còn lại là người Do Thái. Theo Christoph Mick, chỉ có người Do Thái bị giết trong những sự kiện này còn người Ukraina không bị sát hại nhưng phải chịu các hành động thù địch. Theo các nhà sử học Ba Lan, trong quá trình chiến tranh, quân Ukraina tiến hành các vụ thảm sát người Ba Lan tại Sokoloniki, tại đây có 500 tòa nhà bị thiêu rụi và khoảng 50 người Ba Lan bị giết. Tại Zamarstynow, một chỉ huy người Ukraina cáo buộc thường dân Ba Lan ủng hộ phía Ba Lan và cho phép quân đội của ông ta tiến hành lục soát nhà cửa một cách tàn bạo, trong đó thường dân bị đánh đập, cướp bóc, sát hại và hãm hiếp. Lực lượng Ukraina cũng sát hại tù nhân chiến tranh trong những sự kiện này. Một ngày sau, quân Ba Lan hành quyết một nhóm tù nhân Ukraina để trả đũa. Vào ngày 24 tháng 11 năm 1919, làng Bilka Szlachecka bị quân Ukraina tấn công, làng bị thiêu rụi và dân thường tại đây bị thảm sát, với 45 thường dân bị sát hại và 22 người bị thương. Tại Chodaczkow Wielki, 4 cô gái Ba Lan bị binh sĩ Ukraina sát hại và thi thể bị cắt xẻo. Một ủy ban đặc biệt của Ba Lan điều tra những hành động tàn bạo này xác định rằng những sự kiện thậm chí còn khốc liệt hơn đã xảy ra, nhưng từ chối đổ lỗi chúng cho dân tộc Ukraina mà đổ lỗi cho một tỷ lệ nhỏ trong xã hội Ukraina, chủ yếu là binh sĩ, nông dân và những người được gọi là "dân trí thức nửa vời" là giáo viên làng, cán bộ và hiến binh. Ủy ban bao gồm các đại biểu từ Ý và Pháp xác định rằng chỉ trong ba huyện đã có 90 vụ giết người xảy ra với thường dân ngoài các vụ cướp. Nhiều nhà thờ cũng bị lực lượng Ukraina mạo phạm. Các nữ tu từ ba tu viện bị hãm hiếp và sau đó bị sát hại bằng cách cho nổ tung bằng lựu đạn nổ. Có trường hợp người bị chôn sống. Tuy nhiên, ủy ban cũng lưu ý rằng một số dân làng Ukraina đã giấu người Ba Lan. Người đứng đầu ủy ban là Zamorski đề nghị bỏ tù thủ phạm của những tội ác tàn bạo, đồng thời thiết lập mối quan hệ thân thiện với người dân Ukraina dựa trên luật pháp hiện hành. Nhìn chung, mặc dù không có bằng chứng nào về các cuộc đàn áp hàng loạt dân thường do chính phủ Ukraina hoặc Ba Lan thực hiện, do tính chất bán quân sự của các cuộc giao tranh nên hành động tàn bạo do binh sĩ hoặc lực lượng bán quân sự của cả hai bên thực hiện. Khoảng 10.000 người Ba Lan và 15.000 người Ukraina chết trong cuộc chiến này, chủ yếu là binh sĩ. Các tù binh chiến tranh người Ukraina bị giam giữ trong các trại tù binh cũ của Áo tại Dąbie (Kraków), Łańcut, Pikulice, Strzałków và Wadowice. Cả hai bên đều tiến hành bắt giữ hàng loạt thường dân. Đến tháng 7 năm 1919, có tới 25.000 người Ba Lan bị đưa vào các trại tập trung của Ukraina, tại Zhovkva, Zolochiv, Mykulyntsi, Strusiv, Yazlovets, Kolomyya và Kosiv. Thường dân, binh sĩ và linh mục Công giáo Ba Lan bị giam giữ trong những tháng mùa đông trong doanh trại không có hệ thống sưởi hoặc toa tàu với ít thức ăn, nhiều người sau đó chết vì lạnh, đói và bệnh thương hàn. Sau chiến tranh, vào năm 1920–1921, hơn một trăm nghìn người bị chính phủ Ba Lan đưa vào các trại (thường được coi là trại giam hoặc đôi khi là trại tập trung). Trong nhiều trường hợp, tù nhân không được cung cấp thức ăn và chăm sóc y tế, một số bị bỏ đói, chết vì bệnh tật hoặc tự sát. Các nạn nhân không chỉ bao gồm binh lính và sĩ quan Ukraina mà còn cả các linh mục, luật sư và bác sĩ ủng hộ đại nghiệp Ukraina. Số người chết tại các trại này ước tính khoảng 20.000 người vì bệnh tật hoặc 30.000 người. Sau chiến tranh, người Pháp vốn hỗ trợ Ba Lan về mặt ngoại giao và quân sự lúc này đã giành được quyền kiểm soát các mỏ dầu miền đông Galicia, dưới những điều kiện rất bất lợi cho Ba Lan. Vào đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực được được Liên Xô sáp nhập và thuộc về CHXHCNXV Ukraina. Theo các quyết định của Hội nghị Yalta, cư dân Ba Lan tại Đông Galicia bị tái định cư sang Ba Lan, biên giới của Ba Lan được chuyển về phía tây, khu vực này vẫn nằm trong Ukraina Xô viết sau chiến tranh và hiện tạo thành phần cực tây của Ukraina độc lập. Mặc dù 70 đến 75 nghìn người chiến đấu trong Quân đội Galicia Ukraina chiến bại và Galicia trở thành lãnh thổ Ba Lan, nhưng trải nghiệm về việc tuyên bố thành lập một nhà nước Ukraina và chiến đấu vì nó giúp tăng cường và làm sâu sắc thêm đáng kể khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa Ukraina tại Galicia. Kể từ thời kỳ giữa hai thế chiến, Galicia đã là trung tâm của chủ nghĩa dân tộc Ukraina. Theo một nhà báo Ba Lan nổi tiếng giữa hai thế chiến, Chiến tranh Ba Lan–Ukraina là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong việc thành lập một nhà nước Ukraina tại Kyiv vào cuối năm 1918 và đầu năm 1919. Trong thời điểm quan trọng đó, lực lượng Galicia đông đảo, có kỷ luật tốt và miễn nhiễm với khả năng cộng sản lật đổ, có thể làm cán cân quyền lực nghiêng về phía nhà nước Ukraina. Thay vào đó, lực lượng này tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc bảo vệ quê hương Galicia của họ. Khi các lực lượng miền tây Ukraina chuyển về phía đông vào mùa hè năm 1919 sau khi họ bị người Ba Lan áp đảo, lực lượng Nga đã phát triển đáng kể và tác động của quân Galicia không còn mang tính quyết định nữa. Sau chiến tranh, những binh sĩ Ukraina chiến đấu trở thành chủ đề của các bài hát dân gian và mộ của họ là địa điểm hành hương hàng năm tại miền tây Ukraina và vẫn tồn tại đến thời Xô viết bất chấp đàn áp của giới chức Liên Xô đối với những người tôn vinh binh sĩ Ukraina. Đối với người Ba Lan sống tại Đông Galicia, chiến thắng của quân Ba Lan trước Quân đội Galicia Ukraina và viễn cảnh khu vực này trở thành một phần của Cộng hòa Ba Lan mới tái lập, sau 146 năm thống trị của ngoại bang đã gây ra một làn sóng phấn khích lớn. Trong những năm sau chiến tranh, những trận chiến như trận Lviv được ví như những tấm gương nổi bật về chủ nghĩa anh hùng và tính kiên cường của người Ba Lan. Những trẻ em và thanh niên bảo vệ nghĩa trang Łyczakowski, những người hy sinh mạng sống để bảo vệ thành phố, chẳng hạn như Jerzy Bitschan đã trở thành những cái tên quen thuộc tại Ba Lan trong thời kỳ giữa hai thế chiến. (ukr.) Західно-Українська Народна Республіка 1918–1923. Енциклопедія. Т. 1 [archive]: А–Ж. Івано-Франківськ : Манускрипт-Львів, 2018. 688 с. ISBN 978-966-2067-44-6 (ukr.) Західно-Українська Народна Республіка 1918–1923. Енциклопедія. Т. 2 [archive]: З–О. Івано-Франківськ : Манускрипт-Львів, 2019. 832 с. ISBN 978-966-2067-61-3 (ukr.) Західно-Українська Народна Республіка 1918-1923. Енциклопедія. Т. 3 [archive]: П - С. Івано-Франківськ: Манускрипт-Львів, 2020.576 с. ISBN 978-966-2067-65-1 (ukr.) Західно-Українська Народна Республіка 1918-1923. Енциклопедія. Т. 4 [archive]: Т - Я. Івано-Франківськ: Манускрипт-Львів, 2021.688 с. ISBN 978-966-2067-72-9
19824463
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824463
Động đất Thanh Hải 2022
Động đất Thanh Hải 2022 () là trận động đất xảy ra vào lúc 1:45 (), ngày 8 tháng 1 năm 2022. Trận động đất có cường độ 6.6 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 13 km. Hậu quả trận động đất đã làm 9 người bị thương.
19824469
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824469
Động đất Paphos 2022
Động đất Paphos 2022 là trận động đất xảy ra vào lúc 3:07 (), ngày 11 tháng 1 năm 2022. Trận động đất có cường độ 6.6 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 21 km. Động đất đã tạo ra sóng thần nhỏ khoảng 10 cm. Hậu quả trận động đất đã làm 3 người chết, 1 người bị thương.
19824475
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824475
Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 (Bảng E)
Bảng E của Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 là một trong 10 bảng để quyết định đội sẽ vượt qua vòng loại cho vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 diễn ra tại Đức. Bảng E bao gồm 5 đội: , , , và . Các đội tuyển sẽ thi đấu với nhau mỗi trận khác trên sân nhà và sân khách với thể thức đấu vòng tròn. Hai đội tuyển đứng nhất và nhì bảng sẽ vượt qua vòng loại trực tiếp cho trận chung kết. Các đội tham gia vòng play-off sẽ được quyết định dựa trên thành tích của họ trong UEFA Nations League 2022–23. Lịch thi đấu đã được xác nhận bởi UEFA vào ngày 10 tháng 10 năm 2022, sau lễ bốc thăm một ngày. Thời gian là CET/CEST, như được liệt kê bởi UEFA (giờ địa phương, nếu khác nhau, nằm trong dấu ngoặc đơn). Một cầu thủ sẽ bị đình chỉ tự động trong trận đấu tiếp theo cho các hành vi phạm lỗi sau đây:
19824491
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824491
Dayanand Shetty
Dayanand Chandrashekhar Shetty (sinh ngày 11 tháng 12 năm 1969 tại Karnataka, Ấn Độ) là một nam diễn viên, người mẫu, doanh nhân và người dẫn chương trình người Ấn Độ. Ông được biết đến qua vai diễn Thanh tra Daya trong loạt phim truyền hình "Đội đặc nhiệm CID". Ông được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng của Giải Vàng vào năm 2018. Dayanand Shetty sinh ngày 11 tháng 12 năm 1969 trong một gia đình thuộc cộng đồng Bunt nói tiếng Tulu tại Shirva, huyện Udupi bang Mysuru (nay là Karnataka, Ấn Độ). Ông từng là một vận động viên thể thao trước khi chuyển sang làm diễn viên do gặp chấn thương ở chân. Ông từng là một vận động viên ném đĩa, môn thể thao này đã giúp ông giành được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp. Năm 1996, ông giành chức vô địch ném đĩa tại giải đấu ở bang Maharastra. Ông đã từng đóng nhiều bộ phim quảng cáo và từng nhận giải thưởng với tư cách là một diễn viên kịch. Ông đã giành giải thưởng "Nam diễn viên xuất sắc nhất" với vai diễn cho vở kịch bằng tiếng Tulu mang tên "Secret". Năm 1998, ông được khán giả biết đến qua vai diễn "Thanh tra Daya" trong "Đội đặc nhiệm CID". Trong bộ phim, ông cùng với Shivaji Satam và Aditya Srivastava là bộ ba diễn viên chính. Ông cũng viết kịch bản cho một số tập của bộ phim. Ông cũng đóng một số bộ phim quảng cáo, phim điện ảnh và phim truyền hình dài tập. Ông cũng từng nhận giải thưởng ""Best Looking Guys"" (tạm dịch là: "Chàng trai đẹp nhất màn ảnh") vào năm 2002. Ông cũng tham gia "Jhalak Dikhhla Jaa" (mùa 4 năm 2010), một chương trình truyền hình thực tế về khiêu vũ ở Ấn Độ. Ông từng tham gia mùa 5 của chương trình "", một chương trình truyền hình thực tế về lĩnh vực xây dựng ở Ấn Độ, và đã thực hiện nhiều tình huống nguy hiểm, tuy nhiên ông bị loại và xếp thứ 13 chung cuộc. Ông và Shivaji Satam từng xuất hiện với tư cách khách mời trong chương trình "Sa Re Ga Ma Pa L'il Champs" (phát sóng nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày Quốc khánh Ấn Độ vào năm 2011). Năm 2014, ông cùng với Shivaji Satam, Aditya Srivastava và Narendra Gupta đã từng tham gia chương trình "Kaun Banega Crorepati" (Ai là triệu phú phiên bản tiếng Hindi). Ông từng nhận giải "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" tại Giải Vàng 2012. Ông từng kết hôn với Smitha Shetty và cả hai người đã có một cô con gái tên là Viva Shetty.
19824492
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824492
Danh sách biểu tượng cảm xúc
Đây là danh sách các biểu tượng cảm xúc thường xuyên được sử dụng hoặc những miêu tả bằng văn bản về tâm trạng hoặc nét mặt của người viết dưới dạng biểu tượng . Ban đầu, các biểu tượng này bao gồm nghệ thuật ASCII, và sau đó là nghệ thuật Shift JIS cùng với nghệ thuật Unicode. Trong thời gian gần đây, các biểu tượng đồ họa, cả tĩnh và cả động, đã gia nhập cùng các biểu tượng cảm xúc dựa trên văn bản truyền thống; chúng thường được gọi là các "emoji". Biểu tượng cảm xúc (emoticons) thường được chia thành ba nhóm chính: phong cách phương Tây (chủ yếu từ Mỹ và châu Âu) hoặc đọc theo chiều ngang (mặc dù không phải tất cả đều ở dạng ngang); phong cách phương Đông hoặc đọc theo chiều dọc (chủ yếu từ khu vực Đông Á); và phong cách 2channel (ban đầu được sử dụng trên 2channel và các diễn đàn tin nhắn khác tại Nhật Bản). Cách giải thích phổ biến nhất cho những phong cách khác nhau này là tại phương Đông, đôi mắt đóng vai trò chính trong biểu hiện khuôn mặt, trong khi tại phương Tây, cả khuôn mặt thường được sử dụng. Các biểu tượng cảm xúc kiểu phương Tây hầu hết được viết theo chiều từ trái sang phải như thể chiếc đầu được quay ngược chiều kim đồng hồ 90 độ. Người ta thường sẽ nhìn thấy mắt ở bên trái ngoài cùng, tiếp theo là mũi (thường không được bao gồm) và sau đó là miệng. Thông thường, dấu hai chấm được sử dụng làm mắt của khuôn mặt, trừ phi nháy mắt mà trong trường hợp đó, dấu chấm phẩy được sử dụng. Tuy nhiên, dấu bằng, số 8, hoặc chữ cái in hoa B cũng được sử dụng để biểu thị con mắt bình thường, mắt mở rộng hoặc những người đeo kính. Các biểu tượng cho miệng khác nhau, ví dụ: ")" cho khuôn mặt cười hoặc "(" cho khuôn mặt buồn. Người ta cũng có thể thêm "}" sau ký tự miệng để biểu thị bộ râu. Các biểu tượng cảm xúc phương Đông thường không được xoay theo chiều ngang và có thể bao gồm các ký tự phi Latinh để tăng thêm độ phức tạp. Những biểu tượng cảm xúc này lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản, nơi chúng được gọi là các "kaomoji" (nghĩa đen là "ký tự khuôn mặt"). Hình thức cơ bản bao gồm một chuỗi dấu ngoặc tròn mở, ký tự cho mắt trái, ký tự cho miệng hoặc mũi, ký tự cho mắt phải và dấu ngoặc tròn đóng. Các dấu ngoặc đơn thường được bỏ qua đối với kaomoji nổi tiếng thông dụng. Phần miệng/mũi cũng có thể bị lược bỏ nếu như đôi mắt đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Hầu hết các ký tự Đông Á thường được viết trong một hình vuông vô hình với chiều rộng cố định. Mặc dù cũng có lịch sử về các ký tự bán giác, nhưng nhiều phông chữ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc bao gồm các thể có độ rộng toàn giác cho các chữ cái trong bảng ký tự La Mã cơ bản, bao gồm cả các chữ số và dấu câu như trong ASCII Hoa Kỳ. Các dạng thể có chiều rộng cố định này cũng có sẵn ở dạng Unicode. Chủ yếu tùy thuộc vào chế độ nhập có sẵn, kaomoji có thể sử dụng các loại ký tự phương Tây này, nhưng hầu như không bao giờ dựa vào bất kỳ chiều rộng cụ thể nào để có thể nhận biết được. Một số biểu tượng cảm xúc phương Đông ban đầu được phát triển trên trang thảo luận của diễn đàn 2channel Nhật Bản. Một vài trong số này có độ rộng lớn hơn (được tạo thành từ nhiều ký tự) hơn "kaomoji" thông thường hoặc trải dài trên nhiều dòng văn bản. Nhiều người sử dụng các ký tự từ các bộ ký tự khác ngoài tiếng Nhật và tiếng Latin. Có nhiều biểu tượng cảm xúc được bao gồm sẵn dưới dạng các ký tự trong bảng mã Unicode tiêu chuẩn, trong bảng mã các "Biểu tượng linh tinh", bảng các "Biểu tượng cảm xúc", và bảng "Ký hiệu và chữ tượng hình bổ sung".
19824494
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824494
Pentel
Công ty được cho là đã phát minh ra bút đầu sợi (felt-tip/fibre-tip) năm 1963. Ngày nay, Pentel sản xuất một loạt các sản phẩm bao gồm dụng cụ viết, hoạ cụ và đồ dùng văn phòng. Công ty được thành lập vào năm 1946 với tên gọi "Công ty Văn phòng phẩm Nhật Bản" ("Nihonbungu Kabushiki Gaisha") tại Tokyo bởi Yokio Horie, với mục đích sản xuất bút sáp màu và bút pastel. Những sản phẩm đầu tiên được bán ra thị trường vào năm 1951, tiếp theo là bút chì vào năm 1960. Năm 1963, Pentel ra mắt bút "Sign Pen", một loại bút sợi fibre-tip được sử dụng bởi Tổng thống Hoa Kỳ thời đó Lyndon B. Johnson, người đã mua một tá bút để ký tên trên các bức ảnh, ngoài việc được chọn làm dụng cụ viết chính thức của NASA và được mang lên không gian trong nhiệm vụ Gemini năm 1966. Nhu cầu đối với bút "Sign Pen" lớn tới nỗi các nhà máy tại Tokyo không thể cung cấp đủ các đơn hàng. Bút "Sign Pen" là một trong những sản phẩm thành công nhất của Pentel với hơn hai tỷ đơn vị được bán ra. Năm 1971, công ty đổi tên thành "Công ty Pentel Co. Ltd." và một năm sau, họ ra mắt bút bi mực nước màu xanh lá cây. Horie tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch công ty cho đến khi ông tạ thế năm 2010. Vào thập kỷ 2010, Pentel ra mắt "Bút lông Pocket", một loại bút fudepen sử dụng hộp tiếp mực cartridge không thấm nước có thể thay thế, tương tự như bút máy (khác với bút cọ thông thường, mà chúng giống như bút dạ.) Bút cọ (được thiết kế, khuyên dùng cho thư pháp) cũng trở nên phổ biến trong số các họa sĩ truyện tranh, được ưa chuộng dùng vào các tác phẩm của họ thay vì bút nhúng hoặc bút cọ truyền thống. Một trong những nghệ sĩ sử dụng bút Pentel này là Neal Adams. Các dòng sản phẩm bao gồm "Sharp Kerry", "Feel-It", "'Sharp P200 series", "Graph 1000", "Graphgear" ("500, 800 và 1000"), "Graphlet", "Sharplet", "Smash", "Stein", "Orenz", "OrenzNero" (bút chì cơ hoặc "sharps"); "Ain" và "Hi-Polymer" (ngòi bút chì kim, gôm tẩy); "Energel" (bút mực gel); "Vicuna" (bút bi mực hybrid); "Pentel Pen" (bút dạ vĩnh viễn), và "Sign Pen" (bút dạ ngòi mảnh). Một loạt các sản phẩm được sản xuất bởi Pentel bao gồm: Các sản phẩm thiết bị điện tử và thiết bị sản xuất do Pentel sản xuất bên cạnh văn phòng phẩm:
19824503
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824503
Động đất Kita Mino 1961
19824509
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824509
Uvanilla olivacea
Uvanilla olivacea là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Loài ốc biển này được tìm thấy từ La Paz ở Vịnh California về phía nam tới Oaxaca, Mexico .
19824512
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824512
Uvanilla unguis
Uvanilla unguis là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Kích thước vỏ của loài này thay đổi từ 20 mm đến 40 mm. Loài ốc biển này này phân bố từ Vịnh California, Tây Mexico tới Panama
19824516
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824516
Cookia kawauensis
Cookia kawauensis là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae. Loài này được ghi nhận từng xuất hiện ở vùng biển New Zealand.
19824517
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824517
Lunella moniliformis
Lunella moniliformis là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Loài này đôi khi được xem là đồng nghĩa của "Lunella granulata" Chiều dài của vỏ loài này thay đổi trong khoảng từ 20 mm đến 25 mm. Loài ôc biển này phân bố ngoài khơi Việt Nam . Thông tin bổ sung về loài này:
19824519
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824519
Cuộc đình công của công nhân liên bang Canada 2023
Cuộc đình công của công nhân liên bang Canada năm 2023 là cuộc đình công của các công nhân liên bang Canada thuộc Nghiệp đoàn Liên minh Dịch vụ công Canada (PSAC). Cuộc đình công diễn ra từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2023, mặc dù các đơn vị thương lượng của Hội đồng Tài chính đã chấm dứt đình công vào ngày 1 tháng 5. Cuộc đình công là sự kiện đỉnh điểm của hơn một năm thương lượng tập thể, sau khi thỏa thuận tập thể trước đó hết hạn vào năm 2021. Và nguyên nhân chính xuất phát từ những bất đồng giữa PSAC và Chính phủ Canada (đại diện trong cuộc thương lượng của Ban Thư ký Hội đồng Tài chính Canada) về các vấn đề liên quan đến làm việc từ xa, nâng cao tiện nghi làm việc và tăng lương nhằm giảm gánh nặng lạm phát. Đình công ảnh hưởng đến một số chương trình liên bang, bao gồm gia hạn hộ chiếu và xử lý nhập cư. Nó cũng được cho là sẽ có tác động đến vấn đề thuế, chẳng hạn như chậm trễ trong xử lý, với thời hạn nộp thuế không thay đổi là ngày 30 tháng 4 năm 2023 (thực tế là ngày 1 tháng 5 năm 2023, vì ngày 30 tháng 4 là Chủ Nhật). Đầu ngày 1 tháng 5, PSAC thông báo rằng các đơn vị thương lượng , , và đã đạt được thỏa thuận dự kiến ​​và cho biết nhân viên trong các đơn vị này phải quay lại làm việc lúc 9 giờ sáng (giờ ET) vào ngày 1 tháng 5, hoặc theo lịch trình chuyển sang ngày hôm sau của họ. Công nhân từ đơn vị thương lượng của Liên minh Nhân viên Thuế (UTE) tiếp tục đình công cho đến khi một thỏa thuận dự kiến ​​​​được công bố vào ngày 3 tháng 5, chấm dứt hoàn toàn cuộc đình công. Lúc đó, họ được yêu cầu trở lại làm việc trước ngày 4 tháng 5, chậm nhất là 11:30 sáng (giờ ET). Nghiệp đoàn Liên minh Dịch vụ công Canada (PSAC) là công đoàn khu vực công lớn nhất ở Canada, đại diện cho 159.000 nhân viên dịch vụ công, trong đó có 120.000 người thuộc Hội đồng Tài chính Canada và 39.000 thuộc Cơ quan Thuế Canada (CRA) thuộc thành phần Liên minh Nhân viên Thuế (UTE) của PSAC. Hợp đồng làm việc trước đây của các nhân viên PSAC đã hết hạn vào năm 2021. Kể từ tháng 6 năm 2021, PSAC đã thương lượng với Chính phủ Canada để thiết lập một hợp đồng mới, chủ yếu nhằm cố gắng tăng lương cho công nhân để theo kịp với đà tăng của lạm phát, kéo theo đó là gia tăng chi phí sinh hoạt. Nhân viên CRA yêu cầu tăng lương 30% trong ba năm tới, trong khi những người khác yêu cầu tăng 13,5%, tương đương mức tăng 4,5% hàng năm. Tuy nhiên, Chính phủ Canada đưa ra mức tăng 9%, nhưng PSAC không chấp nhận. Ngoài ra, PSAC liên tục kêu gọi một thỏa thuận liên quan đến làm việc từ xa, bất chấp lệnh của Hội đồng Tài chính vào tháng 12 năm 2022 yêu cầu người lao động phải làm việc tại các văn phòng chính phủ ít nhất 40–60% thời gian (trong hầu hết hai đến ba ngày mỗi tuần mỗi trường hợp). Công đoàn cũng kêu gọi tăng đào tạo chống phân biệt chủng tộc và tăng giới hạn đối với công việc theo hợp đồng. Vào tháng 5 năm 2022, công đoàn đã đến gặp hội đồng lao động, và sau đó công bố một báo cáo không mang tính ràng buộc vào tháng 1 năm 2023. Báo cáo khuyến nghị tăng các khoản phụ cấp cho nhân viên và cải thiện chế độ nghỉ phép gia đình, phí bảo hiểm theo ca và tính linh hoạt. Một thông cáo báo chí tiết lộ rằng chính phủ sẽ đàm phán với PSAC vào tháng 4. Cả Chính phủ Canada và công đoàn đều đồng ý rằng cần tăng lương cho người lao động. Tuy nhiên, mức lương tăng còn phải được đàm phán. Bất chấp những nỗ lực để đạt được sự đồng thuận, các cuộc thảo luận giữa các bên vẫn tiến triển chậm. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 2023, một cuộc bỏ phiếu đình công của các thành viên đã được Hội đồng Tài chính của PSAC tổ chức. Thành phần UTE của PSAC đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu đình công vào ngày 31 tháng 1. Các đơn vị thương lượng của Hội đồng Tài chính bắt đầu đình công hợp pháp vào ngày 12 tháng 4 tiếp đó là đơn vị thương lượng UTE vào ngày 14 tháng 4. Ngày 7 tháng 4, nhóm thương lượng CRA đã bỏ phiếu ủng hộ quan điểm hợp pháp hóa đình công. Ngày 12 tháng 4, chủ tịch quốc gia của PSAC, Chris Aylward, thông báo rằng đơn vị thương lượng của Hội đồng Tài chính có kết quả bỏ phiếu áp đảo ủng hộ việc tham gia vào quan điểm hợp pháp hóa đình công, do đó cho phép nhóm này có thời hạn 60 ngày để bắt đầu một cuộc đình công lao động. Ngày 19 tháng 4 lúc 12:01 sáng (giờ ET), cuộc đình công bắt đầu. Khoảng 100.000 trong số 159.000 thành viên PSAC đã dừng việc để tham gia biểu tình tại hàng trăm địa điểm trên khắp đất nước. Tuy nhiên, khoảng 30.000–46.000 lao động (bao gồm khoảng 8.600 nhân viên Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada cấu thành đơn vị thương lượng của PSAC) được coi là thành phần thiết yếu (có nghĩa họ được coi là cần thiết cho sự an toàn hoặc an ninh của công chúng hoặc một bộ phận công chúng). Điều có có nghĩa là nhóm lao động này không thể tham gia đình công và cần tiếp tục làm việc, cũng như những người đình công không thể cản trở những người lao động thiết yếu đi làm. Ở Vùng Thủ đô Quốc gia, các công nhân đình công đã biểu tình tại 13 địa điểm biểu tình khác nhau, bao gồm phía trước Văn phòng Thủ tướng và Hội đồng Cơ mật, Đồi Quốc hội, văn phòng Hội đồng Tài chính, văn phòng Bộ trưởng Du lịch, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Văn phòng Cơ quan Thu nhập Canada, Tunney's Pasture, trụ sở Bưu chính Canada, Bộ Tài chính, cũng như văn phòng của các nghị sĩ Greg Fergus, Mona Fortier, Marie-France Lalonde và Steven MacKinnon. Công nhân đình công tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Canada, bao gồm các văn phòng hộ chiếu ở Ontario, Văn phòng Đặc xá ở Edmonton, văn phòng Tài nguyên Thiên nhiên Canada ở Vancouver, văn phòng Chiến lược Hưu trí Canada ở Victoria, các căn cứ quân sự ở Québec, cũng như các văn phòng địa phương ở Winnipeg, New Brunswick, Newfoundland, Nova Scotia và Đảo Hoàng tử Edward. Ngày 24 tháng 4, Mona Fortier đã viết một bức thư ngỏ gửi tới các công chức và người dân Canada, trong đó bà xác định bốn lĩnh vực bất đồng chính còn tồn đọng giữa chính phủ và PSAC: tiền lương, làm việc từ xa, hợp đồng gia công phần mềm và các quy định về thâm niên trong trường hợp bị sa thải. PSAC đã trả lời bức thư này bằng cách nhắc lại mong muốn đạt được một "thỏa thuận công bằng". Ngày 26 tháng 4, Fortier tuyên bố rằng cô thất vọng với những lời đề nghị mà các nhà đàm phán PSAC đưa ra. Ngày 28 tháng 4, Ban Thư ký Hội đồng Tài chính Canada đưa ra "đề nghị toàn diện được cập nhật cuối cùng nhằm giải quyết tất cả các nhu cầu còn lại của PSAC", mà không tiết lộ chi tiết về lời đề nghị cho công chúng. Cùng ngày, PSAC xác nhận đã nhận được lời đề nghị, nhưng dự kiến ​​các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối tuần. Đầu giờ ngày 1 tháng 5, vào khoảng 1:20 sáng (giờ ET), PSAC xác nhận rằng họ đã đạt được thỏa thuận dự kiến ​​​​cho các đơn vị thương lượng , , và tại Hội đồng Tài chính, và các nhóm này sẽ phải quay lại làm việc lúc 9 giờ sáng (giờ ET) ngày 1 tháng 5 hoặc ca làm việc tiếp theo theo lịch trình của họ sau ngày đó. Trong buổi họp báo vào ngày 19 tháng 4 năm 2023, các bộ trưởng Mona Fortier (Chủ tịch Hội đồng Tài chính), Karina Gould (Bộ trưởng Gia đình, Trẻ em và Phát triển xã hội), Diane Lebouthillier (Bộ trưởng Thu nhập Quốc gia) và Sean Fraser (Bộ trưởng Nhập cư, Người tị nạn và Quyền công dân) đã nêu các tác động của cuộc đình công đối với một số chương trình và hoạt động của liên bang. Trong số những tác động này có chậm trễ xử lý tờ khai thuế thu nhập và đơn xin nhập cư, cũng như chỉ cấp hộ chiếu trong các tình huống nhân đạo hoặc khẩn cấp. Chính phủ Canada tuyên bố rằng cuộc đình công sẽ không ảnh hưởng đến dòng người và hàng hóa bình thường ra vào đất nước. Tuy nhiên, cuộc đình công có quy mô lớn cỡ này của liên bang trước đây (vào năm 1991) đã gây ra chậm trễ trong một số chuyến hàng hóa quốc tế, cũng như gián đoạn các chuyến bay và du lịch quốc tế. Charles St-Arnaud, nhà kinh tế trưởng tại Trung tâm Alberta, suy đoán rằng mức độ tăng lương do đàm phán có thể khiến các công đoàn khác làm theo, và điều này có thể gây ra lạm phát, bởi vì việc nhiều người yêu cầu mức lương cao hơn có thể duy trì chu kỳ lạm phát bằng cách tăng sức mua của người tiêu dùng, từ đó kích thích nhu cầu về nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn và do đó gây áp lực về giá lên chi phí. Vì thị trường lao động đang bị thắt chặt, các công ty tư nhân có thể phải trả lương ngang bằng với lĩnh vực công để ngăn những người có triển vọng chuyển sang làm việc cho chính phủ. Tuy nhiên, bất kể lương tăng như thế nào, khu vực tư nhân vẫn có khả năng hấp thụ chi phí thay vì tăng giá và Ngân hàng Canada có khả năng kiểm soát nhu cầu tăng tiềm năng (do mức lương cao hơn) bằng cách tăng lãi suất. Từ đó, có thể hạn chế khả năng của các công đoàn khác đảm bảo lợi ích tương đương. Mô hình từ Hội đồng Hội nghị Canada cho rằng thu nhập hộ gia đình ở Vùng Thủ đô Quốc gia sẽ giảm 44 triệu đô la mỗi tuần, chiếm 5% tổng chi phí và tiền lương ở CMA, vì chi phí đình công thấp hơn đáng kể so với mức lương thông thường của người lao động. Do đó, một cuộc đình công kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng như nhà hàng và nhà bán lẻ. Đồng thời, đình công cũng có thể có tác động rộng hơn đến nền kinh tế Canada do các chương trình và dịch vụ của chính phủ bị gián đoạn kéo dài. Ngoài ra, việc công nhân đình công không nhận được tiền lương thường xuyên (và thay vào đó được công đoàn trả) sẽ kéo giảm chi tiêu chính phủ (mặc dù có thể ít hơn so với mức lương bị mất), và điều này sẽ tác động tiêu cực đến GDP danh nghĩa. Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Canada, trong một thông cáo báo chí ngày 19 tháng 4 do chủ tịch Dan Kelly soạn thảo, đã bày tỏ lo ngại về tác động của cuộc đình công. Họ kêu gọi Chính phủ Canada đảm bảo rằng tất cả các bộ phận duy trì dịch vụ đầy đủ cho doanh nghiệp nhỏ, tiếp tục đàm phán "để đảm bảo một thỏa thuận thương lượng tập thể dài hạn với chi phí phải chăng được ký kết" và chuẩn bị luật về quay lại làm việc "khi đình công kéo dài hơn". Restaurants Canada cũng bày tỏ lo ngại về tác động của cuộc đình công, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ thực phẩm và rộng hơn là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãnh đạo Đảng NDP Jagmeet Singh bày tỏ sự ủng hộ đối với công nhân liên bang trước cuộc bỏ phiếu đình công. Ông cũng bày tỏ rằng NDP sẽ không ủng hộ bất kỳ đạo luật quay trở lại làm việc nào do Đảng Tự do đưa ra. Quan điểm này đã được Đại hội Lao động Canada chia sẻ trong một lá thư ngày 19 tháng 4, do chủ tịch Bea Bruske viết gửi đến Mona Fortier, rằng họ phản đối việc Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Canada thúc đẩy luật quay trở lại làm việc. Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Stephanie Kusie bình luận về cuộc đình công bằng cách chỉ trích hành động của thủ tướng Justin Trudeau kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2015, cho rằng đình công là do lạm phát, tăng ngân sách dịch vụ công và tăng chi tiêu cho tư vấn bên ngoài.
19824520
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824520
Lunella smaragda
Lunella smaragda là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Loài này có nắp mang màu xanh lá cây. Kích thước vỏ thay đổi từ 35 mm đến 70 mm. "Lunella smaragda" là loài đặc hữu được tìm thấy ở cả bờ đá bãi triều và bãi triều thấp cũng như các nền đất mềm (bao gồm cả rong biển) của New Zealand. Chúng thường được tìm thấy xung quanh các đảo Bắc, Nam và Stewart, trên các tảng đá giữa thủy triều thấp và trung bình.
19824521
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824521
Lunella viridicallus
Lunella viridicallus là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Loài này có chiều dài của vỏ đạt 3,2 mm. Chúng thường xuất hiện ở Biển Đỏ .
19824523
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824523
Pomaulax spiratus
Pomaulax spiratus là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Loài này phân bố ở Vịnh California, Tây Mexico
19824524
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824524
Prisogaster elevatus
Prisogaster elevatus là một loài ốc biểnthuộc họ Turbinidae. Chiều dài của vỏ ốc có thể đạt đến 13 mm, đường kính là 12 mm. Loài này phân bố ở Thái Bình Dương, ngoài khơi Chile.
19824525
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824525
Weißach (Tegernsee)
Weißach là một con sông ở Bayern, Đức. Nó chảy vào hồ Tegernsee, mà lại chạy ra sông Mangfall, gần Rottach-Egern.
19824526
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824526
Miramar
Miramar có thể là:
19824527
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824527
Bá tước Spencer
Bá tước Spencer (tiếng Anh: "Earl Spencer") là một tước hiệu trong Đẳng cấp quý tộc Đại Anh được lập ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1765, cùng với tước hiệu Tử tước Althorp, của Althorp ở Hạt Northampton, trao cho John Spencer, Tử tước Spencer thứ nhất. Ông là thành viên của gia tộc Spencer nổi tiếng và là chắt của Công tước Marlborough thứ nhất. Trước đây, ông đã được phong làm Tử tước Spencer, xứ Althorp ở Hạt Northampton, và Nam tước Spencer xứ Althorp, của Althorp ở Hạt Northampton, vào ngày 3 tháng 4 năm 1761. Bá tước Spencer thứ 6 lai được phong thêm tước vị Tử tước Althorp, của Great Brington ở Hạt Northampton, vào ngày 19 tháng 12 năm 1905 thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh. Diana, cựu Thân vương phu nhân xứ Wales, là con út trong ba cô con gái của Bá tước Spencer thứ 8. Vì thế mà Vương tử William, Thân vương xứ Wales và Vương tử Harry, Công tước xứ Sussex là cháu trai của Bá tước Spencer thứ 8.
19824530
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824530
Mackay
Mackay có thể là:
19824531
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824531
Guildfordia subfimbriata
Guildfordia subfimbriata là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae.
19824543
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824543
Hiệp ước Liên minh
Hiệp ước Liên minh (tiếng Anh: "Treaty of Union") là tên thường được đặt cho hiệp ước dẫn đến việc thành lập nhà nước mới Vương quốc Đại Anh ("Kingdom of Great Britain"), với điều kiện Vương quốc Anh (đã bao gồm xứ Wales) và Vương quốc Scotland phải "Thống nhất thành một Vương quốc mang tên Đại Anh". Vào thời điểm đó, nó thường được gọi là Điều khoản của Liên minh. Các chi tiết của Hiệp ước đã được thống nhất vào ngày 22 tháng 7 năm 1706, và các Đạo luật Liên minh riêng biệt sau đó đã được Nghị viện của Anh và Scotland thông qua để đưa các điều khoản đã thống nhất có hiệu lực. Liên hiệp chính trị có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 1707.
19824548
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824548
Nghị viện Scotland
Nghị viện Scotland (tiếng Scotland: "Pairlament o Scotland"; Tiếng Gael Scotland: "Pàrlamaid na h-Alba"; tiếng Anh: "Parliament of Scotland") là cơ quan lập pháp của Vương quốc Scotland từ thế kỷ XIII cho đến năm 1707, khi Hiệp ước Liên minh với Vương quốc Anh được ký kết. Nghị viện phát triển vào đầu thế kỷ XIII từ Curia regis của các Giám mục và Bá tước, với Nghị viện đầu tiên được xác định là tổ chức vào năm 1235 dưới thời trị vì của Vua Alexander II, khi nó đã nắm giữ vai trò chính trị và tư pháp. Là một thể chế đơn viện, trong phần lớn thời gian tồn tại của nó, Nghị viện bao gồm ba đẳng cấp giáo sĩ, quý tộc và thị dân. Đến những năm 1690, nó bao gồm giới quý tộc, lãnh đạo cấp quận Scotland, thị dân và nhiều quan chức nhà nước khác nhau. Nghị viện đã đồng ý tăng thuế và đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý luật pháp, chính sách đối ngoại, chiến tranh và thông qua một loạt bộ luật. Hoạt động thuế của nghị viện cũng được thực hiện bởi các tổ chức "chị em", chẳng hạn như Đại hội đồng hoặc Công ước về điền trang, cả hai đều có thể thực hiện nhiều công việc do Nghị viện xử lý, nhưng thiếu quyền lực và thẩm quyền tối cao của một Cơ quan lập pháp đầy đủ. Nghị viện Scotland bị hoãn lại và giải tán vào năm 1707 sau khi Hiệp ước Liên minh giữa Scotland và Anh được phê chuẩn. Với việc thành lập Vương quốc Đại Anh vào ngày 1 tháng 5 năm 1707, Nghị viện của Scotland và Anh đã được kế thừa bởi Nghị viện Đại Anh mới. Theo Đạo luật Liên minh 1800, Nghị viện của Vương quốc Đại Anh và Nghị viện Ireland sáp nhập để trở thành Nghị viện của Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Từ lâu được miêu tả là một cơ quan có khiếm khuyết về mặt hiến pháp và chỉ đóng vai trò như một con dấu cao su cho các quyết định của hoàng gia, nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng Nghị viện Scotland đóng một vai trò tích cực trong các vấn đề của Scotland. Vào thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, Nghị viện là một đối trọng mạnh mẽ đối với quyền lực của các vị vua Stewart. Nghị viện cung cấp lời khuyên và viện trợ cho các vị vua kế nhiệm, đồng thời phản đối thành công các chính sách hoàng gia không được lòng dân.
19824549
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824549
Đánh bom bằng động vật
Đánh bom bằng động vật là việc sử dụng động vật làm hệ thống vận chuyển chất nổ. Chất nổ được buộc vào động vật thồ có thể là ngựa, la hoặc là lừa. Con vật vận chuyển có thể được kích nổ trong một đám đông. Các dự án dơi đánh bom, chó đánh bom, bồ câu đánh bom cũng từng được tìm hiểu. Năm 2009, quân Taliban buộc thiết bị nổ tự chế (IED) vào một con lừa và thả con lừa tự do một đoạn ngắn ngoài doanh trại của Lực lượng Vũ trang Anh ở tỉnh Helmand. Tháng 4 năm 2013, tại Kabul, một quả bom gắn trên một con lừa đã phát nổ trước một đồn công an, giết chết một cảnh sát và làm bị thương 3 thường dân. Một phát ngôn viên của chính phủ tuyên bố rằng, quân nổi dậy đang thách thức thẩm quyền của chính phủ Afghanistan trước khi quân đội Hoa Kỳ rút quân vào năm 2014. Ngày 21 tháng 11 năm 2003, tám quả hoả tiễn đã được bắn ra từ những chiếc xe đẩy lừa tại Bộ Năng lượng Dầu mỏ Iraq và hai khách sạn ở trung tâm Baghdad, làm một người bị thương và gây ra một số tàn phá. Năm 2004, một con lừa ở Ramadi đã được chất đầy thuốc nổ và kích phá về phía một trạm kiểm soát do Hoa Kỳ vận hành. Nó đã phát nổ trước khi có thể làm bị thương hoặc giết chết bất kỳ một ai. Sự việc này, cùng với một số sự cố tương tự liên quan đến chó, đã làm dấy lên nỗi sợ hãi hoang mang về các phương thức khủng bố thực hành sử dụng động vật sống làm vũ khí, một sự thay đổi so với cách làm lỗi thời hơn sử dụng xác động vật chết để nhét thuốc nổ. Việc sử dụng các thiết bị nổ tự chế giấu trong xác động vật cũng là một cách làm phổ biến trong cuộc kháng chiến Iraq. Malia Sufangi, một thiếu nữ trẻ người Li-băng, bị bắt tại Vùng An ninh vào tháng 11 năm 1985 cùng với một thiết bị nổ gắn trên một con lừa mà cô đã thất bại khi cố gắng thực hiện một cuộc tấn công. Cô khai rằng đã được tuyển dụng và điều phái bởi Chuẩn tướng Syria Ghazi Kanaan, người cung cấp chất nổ cùng những chỉ dẫn cách thực hiện cuộc tấn công từ trụ sở của ông tại thị trấn Anjer ở thung lũng Bekaa. Năm 1862, trong chiến dịch New Mexico của nội chiến Hoa Kỳ, một lực lượng thuộc phe liên minh miền nam "Confederate" đã tiếp cận pháo đài Valverde, cách pháo đài Craig sáu dặm về phía bắc, với hy vọng cắt đứt đường dây liên lạc của phe liên minh miền bắc "Union" giữa pháo đài và trụ sở của họ ở Santa Fe. Khoảng nửa đêm, đại úy phe "Union" James Craydon đã cố gắng cho nổ tung một số đồn bốt của quân nổi dậy bằng cách gửi những con la chất đầy các thùng thuốc súng hợp nhất thẳng vào phòng tuyến của quân "Confederate", nhưng những con la quân đội già nua trung thành này nhất quyết đi ngược trở lại trại của quân "Union" trước khi nổ tung thành từng mảnh. Mặc dù thương vong duy nhất chỉ là hai con la, nhưng các vụ nổ đã đẩy đàn bò và ngựa của quân "Confederate" vào phòng tuyến của quân "Union", tước đi một số quân nhu và ngựa thiết yếu của quân "Confederate". Trong vụ đánh bom Wall Street năm 1920, một sự cố được cho là liên quan đến các vụ đánh bom của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ Hoa Kỳ năm 1919, những người theo chủ nghĩa vô chính phủ đã sử dụng một quả bom chất lên xe kéo ngựa. Trong Thế chiến Thứ hai, Hoa Kỳ đã điều tra về việc sử dụng "bom dơi", hay dơi mang bom cháy cỡ nhỏ. Trong cùng cuộc chiến này, dự án "Pigeon" (sau này là dự án "Orcon", hoặc "điều khiển hữu cơ") là một nỗ lực của nhà hành vi học người Mỹ B. F. Skinner nhằm phát triển tên lửa dẫn đường bằng chim bồ câu. Dự án hầu như không được tài trợ và bị hủy bỏ ngày 8 tháng 10 năm 1944. Họ cũng đã sử dụng bom cháy vận chuyển bằng dơi nhưng phần lớn đều không hiệu quả. Cùng thời gian này, Liên Xô cũng phát triển "chó chống tăng" nhằm kháng đỡ lại xe tăng Đức. Dự án chó chống tăng hầu hết đều bị thất bại, bởi những con chó này thường xuyên bị hoảng sợ bởi tiếng ồn và tiếng súng, cộng thêm việc chúng hay chạy xuống gầm xe tăng Nga do những con chó này được huấn luyện bằng xe tăng diesel, trái ngược với các dòng xe Đức chạy bằng xăng. Quân đội Đế quốc Nhật Bản cũng từng sử dụng chó và các loài động vật khác đeo bom để xông vào phòng tuyến Hoa Kỳ trong trận Iwo Jima và Okinawa. Gần đây hơn, Iran có mua một số lượng cá heo, một vài trong số đó là cá heo quân sự Xô Viết trước đây, cùng với các loài động vật biển có vú và chim biển khác, trong một động thái mà một số bên cho rằng là nỗ lực của Iran nhằm phát triển "cá heo kamikaze", với mục đích tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm và tàu chiến kẻ thù. Tuy nhiên, các con vật này hiện được trưng bày tại Công viên cá heo Kish, trực thuộc đảo resort Kish của Iran ở Vịnh Ba Tư. Trong Chiến tranh Lạnh, hải quân Liên Xô đã huấn luyện cá heo để mang chất nổ dưới nước và đèn hiệu cho tàu và tàu ngầm tại Object 825 GTS ở Balaklava, Crimea.
19824557
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824557
Nội dung khiêu dâm loạn luân
Nội dung khiêu dâm loạn luân là một thể loại nội dung khiêu dâm liên quan đến việc mô tả hoạt động tình dục giữa những người thân với nhau. Nội dung khiêu dâm loạn luân có thể có những người thân thực sự, thế nhưng thể loại chính của nội dung này là fauxcest giả tạo, theo đó các diễn viên không có quan hệ huyết thống đóng phim cùng nhau để gợi ý mối quan hệ gia đình. Thể loại này bao gồm các nhân vật có nhiều cấp độ quan hệ họ hàng khác nhau, bao gồm anh chị em ruột, anh chị em họ, cô, chú, cha mẹ, con cái, cháu gái và cháu trai. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ con là một hiện thân của phức cảm Oedipus. Tại nhiều quốc gia, nội dung khiêu dâm loạn luân được xem là nội dung bất hợp pháp. Có thể nói rằng ví dụ nổi tiếng nhất của thể loại này là loạt phim "Taboo" trong thập niên 1980. Bộ phim đầu tiên trong loạt phim này, có sự tham gia của Kay Parker, được ra mắt vào năm 1980. Từ đó nhiều phần phim tiếp theo cũng được ra mắt, trong đó có một số đã giành được các giải thưởng phim người lớn. Có một lượng lớn phim khiêu dâm về loạn luân trên Internet, dẫn đến việc một số người cho rằng điều này có thể làm cho việc loạn luân trong đời thực trở nên hợp pháp hoặc được chấp nhận, khuyến khích. Ngay cả Jeffrey Masson còn từng bình luận rằng, phim khiêu dâm loạn luân là "hạt nhân chính của phim khiêu dâm - hình thức nguyên bản của nó". Nội dung khiêu dâm loạn luân có thể được tạo ra bởi cha mẹ và con cái, anh chị em thực sự. Tuy nhiên, loại phim khiêu dâm chính này chỉ đơn giản là sử dụng các diễn viên ở độ tuổi khá khác nhau hoặc các diễn viên có ngoại hình giống nhau khiến cho họ tưởng tượng ra mối quan hệ gia đình. Trong mọi trường hợp, những sự kết hợp này cũng có thể bao gồm những người ở độ tuổi thấp và nếu tất cả các đối tác đều là người lớn thì ở Nhật Bản là hợp pháp nếu như họ trên 18 tuổi, nhưng nếu đối tác là trẻ em (dưới 17 tuổi) thì đó là nội dung khiêu dâm trẻ em. Nội dung khiêu dâm loạn luân chiếm một vị trí độc tôn trong số những cuốn sách khiêu dâm, và cũng có những trường hợp có tính chất đặc biệt trên các tạp chí tổng hợp và tạp chí chuyên biệt. Ngoài ra, nhiều lời thú nhận về trải nghiệm từ độc giả, bao gồm cả những trải nghiệm bị cấm đoán, cũng được giới thiệu trưng bày, đồng thời nhiều tạp chí loạn luân và bộ truyện chuyên biệt cũng từng được xuất bản. Trong khoảng thời gian trở lại ít nhất là từ thời cặp đôi anh em đồng tính Christy thập niên 1970, các nội dung về loạn luân, đặc biệt là giữa các cặp anh em sinh đôi, đã trở thành một đặc điểm của ngành công nghiệp khiêu dâm đồng tính nam. Mặc dù anh em Christy có thể không liên quan gì tới nhau nhưng họ lại có ngoại hình tương tự và một số cặp anh em sinh đôi cũng từng xuất hiện cùng nhau trong những cảnh quay mà không có sự tiếp xúc đáng kể giữa họ. Ngoài ra còn có một số cặp anh em sinh đôi thực sự đã thực hiện hành vi tình dục với nhau. Điều này bị xem là vi phạm pháp luật tại nhiều vùng lãnh thổ. Ví dụ như tại Úc, nó được đánh giá là "Refused Classification" (từ chối phân loại) (RC). Bộ phim sản xuất năm 1999 của William Higgins mang tên "Double Czech" bao gồm cảnh quan hệ tình dục thật giữa cặp anh em sinh đôi Bartok, cũng như ấn bản tiếp theo năm 2009 giữa cặp anh em sinh đôi Richter, tuy nhiên, cảnh quay của anh em Bartok được mô tả là "họ trông hoàn toàn kinh hãi" trong phân cảnh của họ. Không giống như cặp anh em sinh đôi người Czech khác, Elijah và Milo Peters, họ làm việc cùng nhau mà còn không sử dụng bao cao su cho cả quan hệ bằng miệng và hậu môn cho hãng sản xuất Bel Ami. Vào năm 2010, họ được báo cáo lại là sống chung với nhau như một cặp đôi độc thân ngoài lề công việc khiêu dâm của họ và mong muốn tiếp tục làm việc cùng nhau thêm 50 năm nữa. Một số cảnh quay cặp anh em Peters cùng tham gia đã cần phải chỉnh sửa lại để nhận được sự chấp thuận từ cơ quan kiểm duyệt phân loại phim phân phối trên thị trường, bao gồm cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Tại Nhật Bản, thể loại khiêu dâm anh chị em thường được gọi một cách cụ thể là "em gái Moe" (妹萌え). "Fauxcest" được hiểu là những hình tượng khiêu dâm hoặc tình dục mô phỏng sự loạn luân giữa các diễn viên chỉ đang giả vờ là anh chị em nhưng thực tế thì không có mối quan hệ huyết thống nào. Thuật ngữ "fauxcest" là sự kết hợp của "faux" và "incest", đôi khi được viết tắt thành "faux-incest" và cũng đôi khi được sử dụng hoán đổi với thuật ngữ "đóng vai gia đình" hoặc "loạn luân giả tưởng". Ngoài phụ nữ, những người tiêu thụ chính của thể loại này là các cặp đôi và thế hệ gen Y. Theo một nhà đạo diễn phim khiêu dâm, một phần của sự hấp dẫn thể loại "fauxcest" này là do mong muốn của khán giả muốn xem những nội dung cấm kỵ và gây tranh cãi. Đến năm 2016, thể loại này đã gia tăng mức độ phổ biến lên tới 1000% kể từ năm 2011 và 178% kể từ năm 2014, một sự tăng trưởng mạnh mẽ mà một số chuyên gia trong ngành công nghiệp đã cho là do khán giả nữ giới, những người chủ yếu tìm kiếm nội dung kèm theo một câu chuyện bối cảnh. Các biến thể của mối quan hệ giả định bao gồm anh chị em ruột, mẹ-con trai, cha-con gái, mối quan hệ cha kế/mẹ kế và nhiều thể loại khác. Một trong những lý do đằng sau xu hướng loạn luân giả tạo được ưa chuộng hơn loạn luân quan hệ huyết thống thực tế trong khả năng giả tưởng đó là tính chất cấm đoán của các hình thức quan hệ huyết thống vì một số nhà xuất bản sẽ từ chối phát hành nội dung kiểu vậy. Trên GameLink, cứ mười giao dịch mua bán thì có một giao dịch mua có chủ đề "fauxcest," và một nhà xã hội học cho biết rằng, chủ đề này đã trở nên phổ biến hơn, bằng chứng là nó được mô tả thông qua tiểu thuyết giả tưởng và loạt phim truyền hình như "Game of Thrones". Sách hư cấu giả loạn luân bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 2011. Một số công ty tự xuất bản cũng đang hoan nghênh nội dung có chủ đề giả loạn luân.
19824563
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824563
Glory Quest
Studio Glory Quest đã và đang sản xuất phim người lớn ít nhất là kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2000, khi hãng phim phát hành bộ "Sweet Doll 01" (スイートドールスペシャル 01) trên băng VHS (SDS-01). Tháng 12 năm 2019, DMM đã liệt kê 3532 bộ phim có sẵn để mua thông qua studio Glory Quest, và 2110 bộ phim dưới thương hiệu GLORY QUEST. Công ty phát hành phim hai lần một tháng, với tốc độ khoảng 18–20 phim mỗi tháng. Trên trang web của họ, "www.gloryquest.tv", các thành viên có thể tải phim xuống và đặt mua bộ đĩa DVD Glory Quest. Họ cũng kinh doanh các sản phẩm của mình tại các cửa hàng trên khắp Nhật Bản. Glory Quest sản xuất phim người lớn thuộc nhiều thể loại khiêu dâm khác nhau, bao gồm cả các nữ diễn viên nổi tiếng trong các bộ phim "ngực to" (巨乳). Hãng phim cũng từng phát hành nhiều bộ phim tôn sùng cực đoan hơn dưới nhãn hiệu Maniac của mình, bao gồm các thể loại như fisting, S&M bạo dâm, phân người và từng có một thời là thú tính. Các nhãn hiệu Maniac Shemale (nam chưa chuyển giới hẳn điên rồ), Transgender (chuyển giới) và Ultra Sex có các bộ phim có sự tham gia của các nữ diễn viên chuyển giới. Một thể loại đáng chú ý khác của Glory Quest đó là "khiêu dâm người lớn tuổi" (ái lão), một thể loại ngách đang phát triển nhanh chóng trong ngành khiêu dâm Nhật Bản. Như Kayoko Iimura, đại diện quan hệ công chúng của Glory Quest, đã nói: “Nếu như chúng tôi chỉ sản xuất phim theo tiêu chuẩn, chúng tôi không thể đánh bại các hãng phim khác… do đó chúng tôi muốn tạo ra thứ gì đó mới mẻ. Mối quan hệ giữa vợ và bố chồng già đã có đủ tình tiết và vòng xoáy để tạo nên một bầu không khí bí ẩn và làm say đắm trái tim người xem.”. Ngôi sao đàn anh của Glory Quest là Shigeo Tokuda, sinh năm 1934, người đã “chứng tỏ mình là một mỏ vàng cho Glory Quest” thông qua hai tuyển tập “ông già”: "Maniac Training of Lolitas - Buổi đào tạo điên cuồng cho các thiếu nữ" (tháng 12/2004) và "Forbidden Elderly Care - Điều dưỡng Cấm Đoán" (tháng 8/2006). Loạt phim thứ ba, "Big Tits Loving Grandfather Erotic Mischief -" "Trò nghịch ngợm tình ái của ông nội" "yêu" "ngực" "to", bắt đầu vào tháng 4 năm 2008. Glory Quest, được thành lập dưới tên gọi GQE Inc. (有限会社GQE), có số vốn 3 triệu yên Nhật (khoảng 30.000 $) vào năm 2010. Giám đốc điều hành công ty là Ken Miyasaka (宮坂謙). Nó vẫn là một công ty độc lập và không phải là một phần của một tập đoàn. Giống như các công ty phim người lớn AV khác tại Nhật Bản, nó thuộc về một trong những "nhóm đạo đức", tự nguyện quản lý nội dung và kiểm duyệt: "Hiệp hội Nội dung Phần mềm" (CSA - Content Soft Association) (tiếng Nhật: コンテンツ・ソフト協同組合), được sáng lập bởi hội nhóm các công ty Soft On Demand. Ngoài nhãn hiệu Glory Quest ra, công ty cũng sử dụng các nhãn hiệu sau đây cho các bộ phim của mình: Các thần tượng AV (AV Idol) sau đây từng xuất hiện trong các sản phẩm của Glory Quest: Các tuyển tập phim Glory Quest nổi tiếng bao gồm: Năm 2008, Glory Quest tham gia cuộc thi trong ngành AV Grand Prix, với bài dự thi "She Male Jam ~Exclusive Tune~" (AVGP-012) cùng sự tham gia của các nữ diễn viên chuyển giới Arisawa Sena và Yumeno Mina. Năm 2009, tại giải AV Grand Prix, đề cử của GQ, "Gia đình loạn luân" (近親相姦 昭和禁断血族「母さん、この家は狂ってます」) (AVGP-115), cùng với sự tham gia của Kitahara Natsumi, Yamaguchi Reiko và Nanase Kasumi, đã giành được "Giải thưởng Người ủng hộ".
19824568
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824568
Công tước xứ Addis Abeba
Công tước xứ Addis Abeba (tiếng Ý: "Duca di Addis Abeba") là một tước hiệu cha truyền con nối trong giới quý tộc Ý được ban tặng trong cuộc chinh phục Ethiopia của Ý dưới dạng danh hiệu chiến thắng của Vua Victor Emmanuel III cho Nguyên soái Pietro Badoglio sau khi ông dẫn quân Ý vào Addis Ababa. vào ngày 5 tháng 5 năm 1936. Vào ngày 5 tháng 5 năm 1936, Benito Mussolini tuyên bố Vua Victor Emmanuel III của Ý là Hoàng đế mới của Ethiopia và Ethiopia là một tỉnh của Ý. Cùng dịp đó, Nguyên soái Pietro Badoglio được bổ nhiệm làm Phó vương đầu tiên của Ethiopia và được Nhà vua phong làm "Công tước xứ Addis Abeba".
19824571
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824571
Guildfordia hendersoni
Guildfordia hendersoni là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae.
19824574
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824574
Guildfordia megapex
Guildfordia megapex là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae.
19824575
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824575
Guildfordia ostarrichi
Guildfordia ostarrichi là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae.
19824576
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824576
Pornpagee Sirisith
Wannarot Sonthichai (tiếng Thái: วรรณรท สนธิไชย, phiên âm: Van-na-rót Xon-thi-chai, sinh ngày 10 tháng 4 năm 1989) còn có nghệ danh là Vill (วิว), là một nữ ca sĩ, diễn viên và người mẫu người Thái Lan. Cô được biết đến qua vai Nampetch trong "Đêm định mệnh", Dao trong "Vì sao lạc" và hai chị em sinh đôi Kandaomani/Kandaowasi trong "Bi tình song sinh" ... Wannarot Sonthichai từng theo học một trường trung học ở Thái Lan. Sau này, cô tốt nghiệp Đại học Silapakorn (khoa "Khảo cổ học", chuyên ngành "Nhân học"). Cô bước vào làng giải trí Thái cùng với Yuke Songpaisan khi họ cùng nhau thử giọng tại Exact. Cả hai sau đó đã cặp đôi và trở thành những vai diễn hàng đầu trong lakorn "Đêm định mệnh" (bản làm lại của phim "Dòng máu phượng hoàng"). Bộ phim là một thành công lớn và đạt được đánh giá cao nhất cho một tập phim là 17. Cả hai đã nhanh chóng trở thành một trong những cặp Koo Jin nổi tiếng nhất trong những năm đó. Năm 2010, cô đóng phim "Em là phụ nữ" cùng với ca sĩ nổi tiếng Bie Sukrit Wisedkaew. Rating của phim đạt đến con số 14 và được giải thưởng "Bộ phim nước ngoài của năm hay nhất" của đài An Huy Trung Quốc 2011. Bộ phim đạt tỉ lệ người xem cao nhất trên đài Ch5 năm 2010. Năm 2013, Vill đóng cặp với Toomtam Yuthana Puengklarng, quán quân The Star 7 trong phim "Bi tình song sinh". Bộ phim đạt tỉ lệ người xem cao nhất trên đài Ch5 năm 2013. Tập cuối của phim đạt rating 6.8. Năm 2014, Vill đóng cặp với Put Puttichai trong phim "Bắt lấy thiên thần". Bộ phim cũng được đánh giá là top 10 phim hay nhất xứ sở chùa Vàng năm 2014, cặp đôi Push - Vill trong phim cũng trở thành một trong những cặp đôi đẹp nhất màn ảnh và được yêu cầu tái hợp liên tục.
19824578
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824578
Ruby thủy quái tuổi teen
Ruby thủy quái tuổi teen (tiếng Anh: Ruby Gillman, Teenage Kraken) là một bộ phim hài hoạt hình máy tính do DreamWorks Animation sản xuất và được phân phối bởi Universal Pictures vào năm 2023. Bộ phim do Kirk DeMicco là đạo diễn và Faryn Pearl đồng đạo diễn, Pam Brady và nhóm biên kịch của Brian C. Brown và Elliott DiGuiseppi phụ trách việc viết kịch bản. Phim có sự tham gia của các diễn viên lồng tiếng: Lana Condor, Toni Collette, Annie Murphy, Colman Domingo và Jane Fonda, cùng với Sam Richardson, Liza Koshy, Will Forte, Jaboukie Young-White, Blue Chapman, Ramona Young và Eduardo Franco góp mặt trong bộ phim, đóng vai trò hỗ trợ. Bộ phim kể về một cô gái 15 tuổi nhút nhát nhưng tốt bụng tên là Ruby Gillman (Condor) đang khao khát được hòa nhập với mọi người trong trường trung học Oceanside, nhưng khi cô bị đưa xuống biển do vi phạm quy tắc của mẹ cô (Collette) đối với những người bạn sẽ trở thành bạn bè của cô, cô đã phát hiện ra rằng mình là hậu duệ của những con kraken thiện chiến, những người đã bảo vệ đất và biển cả khỏi những nàng tiên cá độc ác qua nhiều thế hệ, đồng thời cũng được định rằng cô sẽ thừa kế ngai vàng từ bà ngoại của mình, Chiến binh Nữ hoàng của Bảy Vùng Biển (Fonda). Bộ phim lần đầu tiên được Brown và DiGuiseppi giới thiệu cho DreamWorks Animation thực hiện và đã được sản xuất trong vài năm. Nó được công bố vào tháng 6 năm 2021 với tên phim ban đầu là "Meet the Gillmans", sau đó là việc tuyển chọn các diễn viên cho các vai diễn và dự kiến sẽ được phát hành vào năm 2022. Paul Tibbitt phụ trách đạo diễn, với Brady ký hợp đồng viết kịch bản với Brown và DiGuiseppi, và quá trình sản xuất dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2022. Phần lớn các diễn viên lồng tiếng đã được công bố vào tháng 3 năm 2023, cùng với việc DeMicco thay thế Tibbitt trong vai trò đạo diễn. Bộ phim lấy cảm hứng từ "Easy A" (2010), "" (2017), "Booksmart" (2019) và các bộ phim khác của John Hughes. Phần âm nhạc do Stephanie Economou sáng tác, bên cạnh hai bài hát gốc do ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh Mimi Webb và Freya Ridings trình bày. "Ruby thủy quái tuổi teen" đã có buổi ra mắt thế giới tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy vào ngày 15 tháng 6 năm 2023 và được Universal Pictures phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 6. Bộ phim đã nhận được nhiều lời đánh giá trái chiều từ các nhà phê bình, cùng với lời khen ngợi về việc diễn xuất và hoạt hình nhưng lại bị chỉ trích về câu chuyện của phim. Điều đó đã khiến bộ phim chỉ thu về 42 triệu USD so với kinh phí lên đến 70 triệu USD, khiến nó trở thành bộ phim của DreamWorks có doanh thu thấp nhất, với dự đoán rằng Universal sẽ lỗ một số tiền lên đến 80 triệu USD. Ngoài ra, Echo Kellum và Nicole Byer lần lượt lồng tiếng cho Doug và Janice. Các YouTuber Preston và Bri Arsement lần lượt lồng tiếng cho một người mua nhà và một khách du lịch. Bình luận viên phim Juju Green lồng tiếng cho giáo viên thể dục. Nhà thiết kế âm thanh Randy Thom lồng tiếng cho Nessie và khẩu pháo hoa giấy. Atticus Shaindlin lồng tiếng cho Topher. Suzanne Buirgy lồng tiếng cho Carol. Các học sinh khác được lồng tiếng bởi Sydney Bell, Ricardo Hurtado, Qalil Ishmail, Merk Nguyen, Caleb Pierce và Tiffany Wu. Vào tháng 6 năm 2021, "TheGWW" đã đưa tin rằng có một bộ phim có tựa đề ban đầu là "Meet the Gillmans" đang được sản xuất tại DreamWorks Animation, với quá trình tuyển chọn diễn viên đang diễn ra và dự kiến sẽ phát hành vào năm 2022. Cựu người dẫn chương trình "SpongeBob SquarePants là" Paul Tibbitt đóng vai trò đạo diễn, với Pam Brady đã xác nhận viết phim. Lana Condor, Laura Dern và Michael Sheen lần lượt được chọn để lồng tiên các vai Ruby, mẹ và cha của cô, trong khi Annie Murphy được chọn để lồng tiếng Clarica. Chris Kuser và Christi Soper được bổ nhiệm điều hành sản xuất. Việc sản xuất cũng dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2022. On March 14, 2023, the cast and crew were announced via Universal Pictures Ireland's website. Along with Condor and Murphy's roles confirmed, other new cast members of the film include Toni Collette, Sam Richardson, Liza Koshy, Will Forte, Colman Domingo, Jaboukie Young-White, Blue Chapman, Eduardo Franco, Ramona Young, Echo Kellum, Nicole Byer, and Jane Fonda, while Kirk DeMicco (replacing Tibbitt), Faryn Pearl, and Kelly Cooney Cilella were revealed as the director, co-director, and producer, respectively. DreamWorks Animation also announced its official title as "Ruby Gillman, Teenage Kraken". The cast, crew, and official title were publicly announced two days later. Following the release of the film's second trailer in May 2023, longtime DreamWorks director Mike Mitchell was revealed to have served as executive producer. According to "Animation Magazine", Cilella stated that the film has been in the works for several years. It was first pitched to DreamWorks about a family of sea monsters that were moved to the land and are hiding in plain sight. She stated: "Our heroine is such a lovable character and I'm so excited for audiences to meet her and fall in love with her the way we have because she starts the movie as a quirky, slightly insecure but bighearted character, but she's harboring a secret that she can't tell her friends. But ultimately the Kraken is awakened inside her and there's no hiding this. She learns that her destiny is so much more than being an average high school teenager, and she's destined to be the next big protector of the seas. Her journey is self-discovery and embracing that side of her that had been dormant for so long, and for her to become a fully actualized character was such an exciting story for me to tell on such a grand scale." DeMicco stated that he cited John Hughes films, "Easy A" (2010), "Lady Bird" (2017) and "Booksmart" (2019) as his inspirations. Pierre-Olivier Vincent serves as the production designer, taking inspiration for the main character from the body of an octopus and bringing the "curviness to all the design language of the film", from the cars to the underwater world. The film was dedicated to Nick Levenduski, a crowds artist of the film who died before the film was released. Stephanie Economou was confirmed to score the film by the first trailer's release on March 16, 2023. British singer-songwriter Mimi Webb performed the original song "This Moment", released on June 23 as a single, a week before the film's release. The soundtrack album was released on June 30, 2023, the same day as the theatrical release, in addition to the original song "Rise" performed by Freya Ridings, which plays during the end credits. "Ruby Gillman, Teenage Kraken" debuted at the Annecy International Animation Film Festival on June 15, 2023, and was theatrically released in the United States on June 30. The film was screened early on June 19, 2023, at various Regal Cinemas theaters as part of the chain's "Monday Mystery Movie" promotion. In December 2022, Deputy Manager Director of Universal Pictures International Italy Massimo Proietti revealed that the film would be released in mid-2023. On March 16, 2023, following the release of the first official trailer, it was revealed that the film would be released on June 30, 2023, taking over the original release date of Illumination's "Migration". "Ruby Gillman, Teenage Kraken" was released on Digital HD on July 18, 2023, 18 days after its theatrical release. It is scheduled to be released on DVD and Blu-ray on September 26, 2023. As part of their 18-month deal with Netflix, the film will stream on Peacock for the first four months of the pay-TV window, then will move to Netflix for the next ten, and then will return to Peacock for the remaining four. "Ruby Gillman, Teenage Kraken" grossed $15.8 million in the United States and Canada, and $26.7 million in other territories, for a worldwide gross of $42.4 million. It was the lowest-grossing film from DreamWorks Animation following "Spirit Untamed" (2021), which grossed $42.7 million during its theatrical run and was also a box-office disappointment, with projections of an $80 million loss for Universal Pictures. In the United States and Canada, "Ruby Gillman, Teenage Kraken" was released alongside "Indiana Jones and the Dial of Destiny", and was projected to gross $4–8 million from 3,400 theatres in its opening weekend. The film made $2.3 million on its first day, including $725,000 from Thursday night previews. The film debuted with $5.5 million, becoming DreamWorks Animation's lowest-grossing opening weekend of any of their feature films to date. The film's sixth place finish also made it the studio's lowest-ranking three-day opening weekend, tying "" from 2003. Several publications, including "TheWrap", "/Film", and "Variety", attributed the reasons for its low opening to the film's limited three-month marketing, the trailers, and competition from "" and "Elemental". Audiences polled by CinemaScore gave the film an average grade of "A–" on an A+ to F scale, while PostTrak reported 68% of filmgoers gave it a positive score. Peter Debruge of "Variety" gave the film a positive review, writing, ""South Park" veteran Pam Brady, who shares screenwriting credit with Brian C. Brown and Elliott DiGuiseppi, brings all kinds of funny ideas to the film, which DeMicco does an admirable job of executing. But there's a simpler, more sincere movie underneath it all that seems to be taunting audiences, like a glowing shape from deep below. If you buy the notion that krakens shrink down to human scale — and that none-too-bright people might be daft enough not to spot them — then the high school scenes are charming. Ruby's a big nerd with a head for quadratic equations, and she's having trouble working up the nerve to ask her study buddy to prom (it's pretty clear he feels the same way about her). Not that overprotective Agatha would let her attend anyway."
19824586
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824586
Cecilio Zubillaga Perera
Cecilio Zubillaga Perera, hay còn được gọi là Chio Zubillaga, là một nhà báo người Venezuela. Ông sinh ra ở Carora, bang Lara vào ngày 1 tháng 2 năm 1887 và mất ở đó vào ngày 25 tháng 7 năm 1948. Ông đã viết rất nhiều bài báo về lịch sử và các vấn đề xã hội cho các tờ báo ở Carora, Barquisimeto và Caracas, dù ông ít được học tập chính quy và phần lớn là tự học. Ông cũng là thành viên của Học viện Lịch sử Quốc gia Venezuela. Nhà sử học Guillermo Morón đã xuất bản một tuyển tập các bài báo và các bài viết khác của ông với tựa đề "La Voz del Común". Các nhà văn Rafael Montes de Oca Martínez và Juan Páez Ávila đã bàn luận về cuộc đời của ông trong các cuốn sách có tựa đề "Biografía de un Genio Popular" và "Chío Zubillaga, Caroreño Universal".
19824588
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824588
Emil Zubin
Emil Zubin (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1977) là một cầu thủ bóng đá người Slovenia thi đấu cho FC Primorje kể từ ngày 31 tháng 7 năm 2017. Anh là một tiền đạo trung tâm và thuận chân phải.
19824589
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824589
Ikuta Lilas
Ikuta Lilas sinh ngày 25 tháng 9 năm 2000, tại Tokyo, Nhật Bản, và có ba anh chị em. Cô chuyển đến Chicago, Hoa Kì, vào năm 2001, và sống ở đó đến khi cô ba tuổi. Ikuta đã học piano khi cô học năm nhất tiểu học, và acoustic guitar vào năm lớp 6. Cô cũng là thành viên của câu lạc bộ âm nhạc của trường từ lớp ba đến lớp sáu. Ikuta đã viết bài hát đầu tiên của mình khi cô vẫn còn học tiểu học và biểu diễn buổi hòa nhạc đầu tiên khi cô còn là học sinh trung học cơ sở. Cô nói trong một cuộc phỏng vấn của "Cinematoday" rằng cô mong muốn trở thành một nhạc sĩ khi cha mẹ cô hứa sẽ viết bài hát cho nhau vào dịp Ngày Valentine và Valentine trắng. Cô theo học trường Cao đẳng Nghệ thuật của Đại học Nihon vào tháng 4 năm 2019 và tốt nghiệp vào tháng 3 năm 2023. Ikuta has cited Taylor Swift as her major music influence. Vào năm 2015, Ikuta đã tham gia một số buổi casting và thử giọng, bao gồm cả Singin' Japan do Sony Music Entertainment Japan tổ chức và cô được chọn vào vòng chung kết. Năm 2016, cô tham gia khóa đào tạo nghệ sĩ mới mang tên Lesson do SMEJ tài trợ và phát hành CD demo của mình "15 no Omoi". Sau đó cô trở thành thành viên của nhóm nhạc cover đến năm 2021. Vào tháng 2 năm 2018, Ikuta xuất hiện lần đầu trên truyền hình tại '. Cô đã phát hành hai vở kịch mở rộng đầu tiên Rerise vào tháng 4 năm 2018, and ' vào tháng 11 năm 2019 thông qua nhãn hiệu độc lập After School. Năm 2020, Ikuta trình diễn phiên bản tiếng Nhật của bài hát end-credit "Rocket to the Moon" cho bộ phim hoạt hình giả tưởng trên máy tính "Over the Moon", và phát hành đĩa đơn mới "Hikari", đồng hành cùng buổi triển lãm của Kissme "Atta Koto Aru no ni, Hajime Mashite". Vào ngày 9 tháng 3 năm 2021, Ikuta phát hành "Answer" cho quảng cáo Bảo hiểm Khuyết tật Anshin của Tokio Marine & Nichido Life Insurance. Cô đã hát lại "Sweet Memories" của Seiko Matsuda cho album kỷ niệm 50 năm của Takashi Matsumoto '. Ikuta đã tái phát hành "Romance no Yakusoku", ban đầu từ EP "Jukebox" của cô ấy, vào ngày 14 tháng 8, kèm theo loạt phim thực tế về tình yêu '. Cô lồng tiếng cho Hiro-chan trong bộ phim hoạt hình khoa học giả tưởng năm 2021 "". Ngoài ra, vào năm 2021, Ikuta còn xuất hiện trên "Tarinai Sukunai" của Fujifabric từ album phòng thu thứ mười một của họ "", Phiên bản tiếng Nhật của Tomorrow X Together của "0X1=Lovesong (I Know I Love You)" từ EP tiếng Nhật đầu tiên của họ "Chaotic Wonderland", và "Hōseki" của Rei, và hợp tác với Milet và Aimer cho "Omokage" của "The First Take" để quảng cáo cho Tai nghe khử tiếng ồn không dây của Sony WF-1000XM4. "Sparkle" của Ikuta được phát hành vào ngày 17 tháng 1 năm 2022, làm chủ đề cho "Kyō, Suki ni Narimashita: Mikan-hen, Sotsugyō-hen 2022". Cô hợp tác với bộ đôi hip-hop và Ayase cho đĩa đơn "Baka Majime", phát hành vào ngày 20 tháng 3. Nó được đi kèm với sân khấu kỷ niệm 55 năm của "All Night Nippon" "Ano Yoru o Oboe Teru". Đĩa đơn 'Lens', một chủ đề cho drama TBS ", đã đến vào ngày 14 tháng 6. Ikuta xuất hiện trên đĩa đơn của Tokyo Ska Paradise Orchestra "Free Free Free", phát hành vào ngày 27 tháng 7. Cô phụ trách bài hát chủ đề "Jump" của Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Fuji TV, đến vào ngày 20 tháng 11. Vào tháng 1 năm 2023, Ikuta đã phát hành "Tanpopo" cho Drama 10 của NHK ". Album phòng thu đầu tay của cô "Sketch" được phát hành vào ngày 8 tháng 3. Nó ra mắt ở vị trí thứ tư trên Oricon Albums Chart, và thứ hai trên Hot Album "Billboard Japan". Ikuta xuất hiện trên đĩa đơn "Senkō Hanabi" của Chiaki Satō từ album phòng thu thứ ba của cô "Butterfly Effect". Bài hát được phát hành vào ngày 14 tháng 6. Cô đã phát hành đĩa đơn "P.S." cho bộ phim "1 Byō Saki no Kare" vào ngày 7 tháng 7. Nhà sản xuất Vocaloid Ayase được yêu cầu thành lập một dự án âm nhạc như một phần của sự hợp tác với phương tiện truyền thông xã hội viết văn sáng tạo Monogatary.com, đã liên hệ với Ikuta sau khi xem một video trên Instagram và hỏi cô ấy liệu cô ấy có sẵn lòng bắt đầu một dự án âm nhạc với mình hay không, bắt đầu nên sự khởi đầu cho bộ đôi Yoasobi. Đĩa đơn đầu tay của họ "Yoru ni Kakeru", được phát hành vào cuối năm 2019, trở nên lan truyền và trở thành một thành công về mặt âm nhạc ở Nhật Bản, giúp Yoasobi trở nên nổi tiếng lần đầu trong nền âm nhạc Nhật Bản.
19824593
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824593
Joseph Zubin
Joseph Zubin (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1900 và mất ngày 18 tháng 12 năm 1990) là một nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ gốc Litva và là chuyên gia về bệnh tâm thần phân liệt, được đặt tên cho Giải Joseph Zubin. Ông là người sáng lập Phòng Nghiên cứu Sinh trắc học của Viện Tâm thần Tiểu bang New York. Zubin sinh ngày 9 tháng 10 năm 1900 tại Raseiniai, Litva, nhưng ông chuyển tới Mỹ vào năm 1908 và lớn lên ở Baltimore. Bằng cấp đầu tiên của ông là trong lĩnh vực hóa học tại Đại học Johns Hopkins năm 1921. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ về tâm lý học giáo dục tại Đại học Columbia vào năm 1932. Năm 1934, ông kết hôn với Winifred Anderson và họ có ba người con (2 con trai, David và Jonathan, và một con gái, Winfred). Tại thời điểm ông qua đời vào ngày 18 tháng 12 năm 1990, ông có bảy người cháu. Zubin là Chủ tịch của cả Hiệp hội Tâm bệnh học Hoa Kỳ (1951-2) và Trường Đại học Neuropsychopharmacology Hoa Kỳ (1971-2) và đã nhận được nhiều giải thưởng cho các tác phẩm của mình. Năm 1946 ông được bầu làm hội viên của Hiệp hội Thống kê Hoa Kỳ.
19824598
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824598
Rafael Zubarán Capmany
Rafael Epifanio Zubarán Capmany (7 tháng 4 năm 1875 – 1 tháng 2 năm 1948) là một luật sư người Mexico đến từ Campeche, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mexico và là đại diện cho các quốc gia ABC tại Hội nghị hòa bình Niagara Falls vào năm 1914. Ông là Bsộ trưởng Bộ Kinh tế México từ năm 1920 đến năm 1922.
19824599
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824599
Ridho Rahmadi
Ridho Rahmadi (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1985) là một chính trị gia, nhà khoa học máy tính và nhà giáo dục người Indonesia, anh hiện giữ chức chủ tịch Đảng Ummah từ khi thành lập vào năm 2021. Rahmadi là con rể của người sáng lập đảng . Rahmadi sinh ngày 13 tháng 4 năm 1985 tại Yogyakarta. Anh đạt bằng cử nhân về truyền thông từ Đại học Hồi giáo Indonesia (UII) vào năm 2007, trước khi học tại Đại học Johannes Kepler, Linz (tốt nghiệp năm 2012) và tại Đại học Kỹ thuật Séc với tấm bằng thạc sĩ. Sau đó anh đạt học vị tiến sĩ từ Đại học Radboud ở Nijmegen, Hà Lan vào năm 2019, Rahmadi bắt đầu lập trình vào năm 2013. Trong lúc học tiến sĩ, anh là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Đại học Carnegie Mellon trong vài tháng vào năm 2017. Nghiên cứu trọng tâm của Rahmadi là về trí tuệ nhân tạo, cùng luận án tiến sĩ mang tên "Finding stable causal structures from clinical data". Rahmadi ban đầu giảng dạy tại UII từ năm 2009. Năm 2018, anh thành lập Trung tâm Khoa học Dữ liệu tại UII. Vào ngày 29 tháng 4 năm 2021, khi Đảng Ummah thành lập anh được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch ở tuổi 36. Vì việc bổ nhiệm này, Rahmadi đã từ chức giảng viên tại UII. Rahmadi là con rể của người sáng lập đảng Amien Rais. Theo Rahmadi chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 2022, anh đã giúp điều chỉnh đầu cuối công nghệ của đảng trong thời gian nghỉ phép lúc học ở nước ngoài, phát triển thăm dò ý kiến và nghiên cứu ứng dụng. Không lâu trước tuyên bố chính thức của đảng Ummah, khi chủ tịch đảng vẫn chưa được xác định, Rahmadi cho biết mình được đề nghị giữ chức chủ tịch mà không đàm phán trước và anh chấp nhận chức vụ này. Bài phát biểu đầu tiên của Rahmadi sau khi được bổ nhiệm chức chủ tịch đảng là kêu gọi vốn đầu tư quốc gia vào công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Rahmadi là người trẻ nhất trong số những nhà lãnh đạo thuộc các đảng chính trị tham gia cuộc tổng tuyển cử Indonesia năm 2024. Rahmadi kết hôn với Tasniem Fauzia Rais, con gái của Amien Rais. Rahmadi và Tasniem cùng học một trường trung học cơ sở tại Yogyakarta, Rahmadi học năm cuối với Tasniem. Đến năm 2016, họ có hai người con.
19824606
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824606
Ben Zubiri
Wenceslao "Ben" Zubiri (28 tháng 9 năm 1911 – 9 tháng 11 năm 1969), còn được gọi là Iyo Karpo là một nhà soạn nhạc, diễn viên và nhân vật truyền thông tiếng Cebu. Sáng tác nổi tiếng nhất của ông, do ông viết cả lời và nhạc, là bài hát "Matud Nila". Zubiri sinh ra trên đảo Cebu năm 1911 và bắt đầu đi học tại Trường Tiểu học San Nicolas. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu ca hát và âm nhạc. Ông đảm nhiệm một vai trong bộ phim "Bertoldo-Balodoy", là bộ phim tiếng Cebu đầu tiên được phát hành. Ben Zubiri cũng sáng tác các bài hát bằng tiếng Cebu. Năm 1941, ông viết bài hát nổi tiếng nhất của mình, "Matud Nila". Bài hát này đã được một số người coi là quốc ca văn hóa của người nói tiếng Cebu. Ông cũng là diễn viên hài trong các vở kịch truyền thanh cũng như làm cố vấn trong chương trình "Purico Amateur Hour". Ben Zubiri qua đời năm 1969. Ông kết hôn với Luz Butalid, một người Boholana. Hai người gặp nhau tại Bohol khi Zubiri đang là một chiến binh du kích trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một con phố ở Barangay Labangon, Thành phố Cebu được đặt tên để vinh danh Zubiri.
19824611
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824611
Jose Zubiri III
José María "Joey" Fernández Zubiri III (sinh ngày 30 tháng 4 năm 1963), thường được gọi là Jose Ma. Zubiri III hay đơn giản là Jose Zubiri III, là một chính khách người Philippines. Ông từng là Nghị sĩ của Viện dân biểu Philippines, đại diện cho Khu 3 của Bukidnon từ năm 2007 đến 2016. Joey Zubiri sinh ra tại Thành phố Manila, Philippines và lớn lên ở tỉnh Bukidnon. Cha ông, Jose Ma. Rubin Zubiri, Jr., là người da đen, từng là Thống đốc tỉnh Bukidnon đến từ Kabankalan, Negros Occidental, và mẹ là người Bicolana, Ma. Victoria Fernandez, lớn lên ở Bukidnon. Ông nói được tiếng Cebu, tiếng Tagalog, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng mẹ đẻ của cha ông là tiếng Hiligaynon. Gia đình ông là người gốc Tây Ban Nha xứ Basque. Người tiền nhiệm cho chức vụ của ông là em trai ông, Thượng nghị sĩ Juan Miguel Zubiri, và cha ông, Jose Zubiri, Jr. </br>Viện dân biểu Philippines
19824621
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824621
Chung kết Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023
Chung kết Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 là trận đấu sẽ xác định ra nhà vô địch của Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023. Trận đấu sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 9 năm 2023 tại SM Mall of Asia Arena, Pasay, Vùng đô thị Manila, Philippines. Chiếc cúp Naismith sẽ được trao cho đội vô địch lần thứ hai kể từ khi ra mắt phiên bản mới vào năm 2017. Đồng thời, ba nước chủ nhà Philippines, Nhật Bản và Indonesia sẽ trao quyền đăng cai Giải vô địch bóng rổ thế giới 2027 cho nước chủ nhà Qatar. Trận chung kết sẽ diễn ra tại SM Mall of Asia Arena, Pasay, một thành phố trực thuộc Vùng đô thị Manila, Philippines. Nhà thi đấu này là 1 trong 5 địa điểm được đề xuất trong cuộc đấu thầu đăng cai giải đấu của 3 nước Philippines, Nhật Bản và Indonesia. Địa điểm này tổ chức 12 trận đấu thuộc giai đoạn vòng bảng, 4 trận đấu vòng 2, 4 trận đấu phân hạng 17–32 và tất cả các trận đấu vòng cuối cùng. SM Mall of Asia Arena, thuộc quyền sở hữu của SM Lifestyle Entertainment, trực thuộc SM Prime Holdings, được xây dựng như một quy hoạch tổng thể của khu phức hợp SM Mall of Asia. Nhà thi đấu được thiết kế bởi hãng Arquitectonica và có sức chứa lên tới 15,000 chỗ ngồi nhưng có thể chứa tới 20,000 người với sức chứa bên trong nhà thi đấu. Công trình được xây dựng vào năm 2010 và tổ chức lễ cất nóc vào tháng 9 năm 2011. Nơi đây đã tổ chức sự kiện bóng rổ đầu tiên vào ngày 7 tháng 7 năm 2012. Nhà thi đấu này là một địa điểm thi đấu tại Giải bóng rổ nhà nghề Philippines (PBA) và các giải đấu lớn cho cấp độ đại học tại Philippines. Địa điểm này đã từng đăng cai Giải vô địch bóng rổ châu Á 2013, một bảng đấu tại vòng loại môn bóng rổ Nam tại Thế vận hội Mùa hè 2016, môn bóng rổ nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 cũng như là các trận đấu trên sân nhà của Philippines tại vòng loại giải đấu năm 2019 và 2023. Địa điểm ban đầu đăng cai các trận đấu thuộc vòng đấu cuối cùng là Philippine Arena, ở Bocaue, tỉnh Bulacan, Philippines, từ trận tứ kết đến trận chung kết. Nhà thi đấu này đã từng đăng cai Giải vô địch bóng rổ 3x3 thế giới 2018, 3 trận đấu của Philippines tại vòng loại giải đấu năm 2019 và 2023 và lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019. Tuy nhiên, vào ngày 28 tháng 4 năm 2023, FIBA đã tổ chức cuộc họp mặt với Ban Chấp hành Trung ương và quyết định chuyển địa điểm từ Philippine Arena sang SM Mall of Asia Arena, do các vấn đề về hậu cần và vận chuyển đã xảy ra trong các sự kiện khác nhau tại Philippine Arena, bao gồm nhiều buổi hòa nhạc khác nhau và giai đoạn thứ sáu của Vòng loại Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 khu vực châu Á. Thay vào đó, địa điểm này sẽ đăng cai 2 trận đấu đầu tiên của bảng A: Angola gặp Ý và Cộng hòa Dominica gặp Philippines. <onlyinclude></onlyinclude>
19824631
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824631
Động đất Sumatra 2022
Động đất Sumatra 2022 () là trận động đất xảy ra vào lúc 8:39 (WIB), ngày 25 tháng 2 năm 2022. Trận động đất có cường độ 6.2 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 4 km. Trận động đất đã gây ra thiệt hại lớn. Hậu quả, động đất đã làm 27 người chết và 457 người bị thương.
19824632
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824632
Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2023
Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2023 là lần thứ 143 Giải quần vợt Mỹ Mở rộng được tổ chức và là giải Grand Slam cuối cùng trong năm. Giải đấu thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời tại USTA Billie Jean King National Tennis Center ở Thành phố New York. Carlos Alcaraz là đương kim vô địch nội dung đơn nam, trong khi Iga Świątek là đương kim vô địch nội dung đơn nữ. Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2023 là lần thứ 143 giải đấu được tổ chức và diễn ra tại USTA Billie Jean King National Tennis Center ở Flushing Meadows–Corona Park tại Queens ở Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ. Giải đấu được điều hành bởi Liên đoàn Quần vợt Quốc tế (ITF) và là một phần của lịch thi đấu ATP Tour 2023 và WTA Tour 2023 dưới thể loại Grand Slam. Giải đấu bao gồm các nội dung đơn và đôi của nam và nữ, với nội dung đôi trở lại với 64 tay vợt, và nội dung đơn vẫn giữ nguyên 128 tay vợt. Giải đấu cũng có các nội dung đơn và đôi cho các vận động viên nam trẻ và nữ trẻ (dưới 18 tuổi), là một phần ở thể loại Hạng A của giải đấu. Giải đấu được thi đấu trên mặt sân cứng và được diễn ra trên 17 sân với mặt sân Laykold, trong đó có 3 sân chính – Sân vận động Arthur Ashe, Sân vận động Louis Armstrong và Grandstand. Dưới đây là bảng phân bố điểm cho từng giai đoạn của giải đấu. Tổng số tiền của Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2023 là $65 triệu, tăng 8% so với giải đấu năm 2022.
19824637
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824637
Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2023 - Đơn nam
Carlos Alcaraz là đương kim vô địch.
19824639
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824639
Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2023 - Đơn nữ
Iga Świątek là đương kim vô địch. † – không có trong danh sách tham dự ‡ – rút lui khỏi danh sách tham dự
19824668
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824668
Alberto Fermín Zubiría
Alberto Fermín Zubiría Urtiague (9 tháng 10 năm 1901 – 4 tháng 10 năm 1971) là một nhân vật chính trị người Uruguay, từng giữ chức Chủ tịch thứ ba của Hội đồng Chính quyền Quốc gia Uruguay, là nguyên thủ trên danh nghĩa của một quốc gia trong một hội đồng hành pháp có 9 thành viên, và vị trí chủ tịch được luân phiên giữa các thành viên trong nhiệm kỳ một năm. Nhiệm kỳ Chủ tịch của Fermín bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 1956 và kết thúc vào ngày 1 tháng 3 năm 1957. Alberto Fermín Zubiría là một đảng viên nổi bật của Đảng Colorado của Uruguay, chính đảng cầm quyền trong một thời gian dài. Ông trở thành Nghị sĩ vào năm 1932. Ông được chú ý vì phản đối Tổng thống Gabriel Terra. Năm 1947, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp dưới thời Tổng thống Tomás Berreta. Từ năm 1948 đến năm 1950, ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ dưới thời Tổng thống Luis Batlle Berres. Ông là chủ tịch của Banco de la República Oriental del Uruguaytừ năm 1950 đến năm 1954. Năm 1956, sau khi chính khách đồng đảng, Tổng thống Batlle Berres từ nhiệm nhiệm kỳ chủ tịch thứ hai, ông được cử giữ chức vụ này cho đến năm 1957. Chức vụ này đã được kế nhiệm bởi một chính khách đồng đảng khác là Arturo Lezama, Mặc dù có cơ hội để nắm giữ một chức vụ trong Thượng viện vào năm 1966, nhưng ông đã từ chối. Ông qua đời vào ngày 4 tháng 10 năm 1971, vài ngày trước sinh nhật lần thứ 70 của mình.
19824669
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824669
Keysher Fuller
Keysher Fuller Spence (sinh ngày 12 tháng 7 năm 1994 tại Limón, Costa Rica) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Costa Rica đang chơi ở vị trí hậu vệ cánh phải cho câu lạc bộ Liga FPD Herediano và Đội tuyển bóng đá quốc gia Costa Rica. Anh đã có trận đấu ra mắt cho Costa Rica bằng trận đấu giao hữu với Hoa Kỳ trên sân vận động Avaya vào ngày 2 tháng 2 năm 2019. Keysher Fuller sinh ngày 12 tháng 7 năm 1994 tại Limón, Costa Rica. Anh từng đá cho đội trẻ của câu lạc bộ Deportivo Saprissa. Anh đã có trận đấu đầu tiên cho đội dự bị ở giải hạng Nhì Costa Rica vào tháng 1 năm 2012. Vào năm 2016, anh chuyển đến câu lạc bộ Uruguay de Coronado và một mùa giải sau đó, anh chuyển đến câu lạc bộ Municipal Grecia, nơi anh thường xuyên được ra sân thi đấu trong mùa giải 2017–2018. Phong độ của anh tại Municipal Grecia đã giúp cho câu lạc bộ Herediano có được chữ ký của anh vào tháng 3 năm 2018. Trong mùa giải đầu tiên với Herediano, anh cùng đội bóng mới giành chức vô địch CONCACAF League. Keysher Fuller sinh ra tại Costa Rica, nhưng anh là người gốc Jamaica. Anh ra mắt đội tuyển Costa Rica vào ngày 2 tháng 2 năm 2019 bằng trận đấu ra mắt với đội tuyển Hoa Kỳ. Ngày 27 tháng 3 năm 2019, anh đã có bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu trong chiến thắng 1–0 trước đội tuyển Jamaica. Anh cũng có mặt trong đội hình tuyển Costa Rica tham dự Cúp Vàng CONCACAF 2021. Vào tháng 11 năm 2022, anh được triệu tập cho đội tuyển Costa Rica tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2022. Tại giải đấu này, sau trận thua đáng tủi hổ 0–7 trước đội tuyển Tây Ban Nha, trong trận đấu thứ 2 của Costa Rica tại vòng bảng, tận dụng sai lầm hàng phòng ngự của đội tuyển Nhật Bản, anh tung cú dứt điểm ngẫu hứng, ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Herediano
19824670
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824670
Carlos Zubizarreta
Carlos Zubizarreta là một nhà văn sinh ra ở Asunción, Paraguay vào năm 1904. Zubizarreta học tại Colegio San José ở Asunción và theo học ngành luật tại Universidad Nacional de Asunción. Ông là người sáng lập và giám đốc tạp chí văn hóa "Juventud" ("Tuổi trẻ") và cộng tác viên của tạp chí "Alas" ("Đôi cánh"). Ông được coi là người kể chuyện, nhà văn tiểu luận hay nhất và nhà văn tao nhã nhất trong lịch sử văn học Paraguay thế kỷ 20. Ông qua đời ở Asunción năm 1972.
19824673
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824673
Đường chuyển hoá mevalonate
Đường chuyển hoá mevalonate, hay còn được gọi là đường chuyển hoá isoprenoid hoặc đường chuyển hoá enzym khử HMG-CoA là một hệ thống trao đổi chất thiết yếu có ở loài sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn cổ đại và một số loại vi khuẩn khác. Con đường này tạo ra hai khối 5 nguyên tử carbon xây dựng, được gọi là isopentenyl pyrophosphate (IPP) và dimethylallyl pyrophosphate (DMAPP), được sử dụng để sản sinh isoprenoid, một lớp phân loại đa dạng bao gồm hơn 30.000 phân tử sinh học như cholesterol, vitamin K, coenzym Q10 và tất cả các hóc-môn steroid. Đường chuyển hoá mevalonate bắt đầu bằng acetyl-CoA và kết thúc bằng việc sản sinh IPP và DMAPP. Nó được biết đến nhiều nhất như là mục tiêu của các statin, một nhóm thuốc giảm nồng độ cholesterol. Các statin ức chế enzym khử HMG-CoA trong đường chuyển hoá mevalonate. Đường chuyển hoá mevalonate của sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn cổ đại và loài vi khuẩn "eubacteria" đều bắt đầu cùng một cách như nhau. Nguồn cung carbon duy nhất của con đường này là acetyl-CoA. Bước đầu tiên, ngưng tụ hai phân tử acetyl-CoA để sản sinh acetoacetyl-CoA. Tiếp theo là quá trình ngưng tụ thứ hai nhằm tạo ra HMG-CoA (3-hydroxy-3-methyl-glutaryl-CoA). Phản ứng khử HMG-CoA giúp sản sinh (R)-mevalonate. 3 bước enzyme đầu tiên này được gọi là đường chuyển hoá mevalonate thượng. Đường chuyển hoá mevalonate hạ chuyển đổi (R)-mevalonate thành IPP và DMAPP bao gồm 3 biến thể khác nhau. Ở loài sinh vật nhân chuẩn, mevalonate được phosphoryl hóa hai lần tại vị trí 5-OH, sau đó được decarboxyl hoá để tạo ra IPP. Ở một số loài vi khuẩn cổ đại như "Haloferax volcanii", mevalonate được phosphoryl hóa một lần tại vị trí 5-OH, được decarboxyl hoá để tạo ra isopentenyl phosphate (IP), và cuối cùng lại được phosphoryl hóa lần nữa để tạo ra IPP (Đường chuyển hoá Archaeal Mevalonate thứ 1). Một biến thể thứ ba của đường chuyển hoá mevalonate cũng được tìm thấy trong loài "Thermoplasma acidophilum", phosphoryl hóa mevalonate tại vị trí 3-OH, sau đó là phosphoryl hóa tại vị trí 5-OH. Chất chuyển hóa thu được, mevalonate-3,5-bisphosphate, được decarboxyl hoá thành IP, và cuối cùng được phosphoryl hóa để tạo ra IPP (Đường chuyển hoá Archaeal Mevalonate thứ 2). Một số enzym chủ chốt có thể được kích hoạt thông qua sự điều chỉnh quá trình phiên mã ADN khi kích hoạt SREBP(các protein-1 và -2 gắn với yếu tố điều chỉnh sterol). Cảm biến nội bào này sẽ theo dõi và phát hiện mức cholesterol thấp và kích thích sản xuất nội sinh bằng con đường chuyển hoá enzym khử HMG-CoA, cũng như tăng cường hấp thu lipoprotein bằng cách tăng chỉnh thụ thể LDL. Việc điều chỉnh con đường này cũng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát tốc độ dịch mã của mRNA, sự phân hủy của các enzym khử và quá trình phosphoryl hóa. Một số loại thuốc nhắm vào "đường chuyển hoá mevalonate": Một số loại bệnh gây ảnh hưởng đến "đường chuyển hoá mevalonate": Các loài thực vật, hầu hết các loài vi khuẩn và một số loài động vật nguyên sinh như ký sinh trùng sốt rét có khả năng sản xuất isoprenoid bằng một con đường thay thế gọi là đường chuyển hoá methylerythritol phosphate (MEP) hoặc đường chuyển hoá phi mevalonate. Đầu ra của cả hai đường mevalonate và đường MEP đều giống như nhau, IPP và DMAPP, tuy nhiên các phản ứng enzym để chuyển acetyl-CoA thành IPP lại hoàn toàn khác nhau. Sự tương tác giữa hai con đường trao đổi chất này có thể được nghiên cứu bằng cách sử dụng đồng vị C-glucose. Ở loài thực vật bậc cao, đường chuyển hoá MEP hoạt động trong lạp thể plastid trong khi đường chuyển hoá mevalonate hoạt động trong bào tương cytosol. Những ví dụ về vi khuẩn sở hữu đường chuyển hoá MEP bao gồm "Escherichia coli" và các mầm bệnh như "Mycobacteria bệnh lao".
19824685
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824685
Bí tích Hòa Giải
Bí tích Hòa Giải (còn gọi là Bí tích Hoán Cải hay Sám Hối, Xưng Tội, Tha Tội, Giải Tội, Bí tích của sự hối cải, Bí tích Thống Hối, Bí tích Xưng tội, Bí tích ban ơn tha thứ, Bí tích Giao Hòa, Bí tích Cáo giải... Tiếng Anh: Sacrament of Penance) là một trong bảy Bí tích trong Giáo hội Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương. Bí tích Hòa Giải là Bí tích mà Chúa Giêsu đã lập để xá tội cho các hối nhân phạm tội từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội trở về sau để giao hòa người đó với Chúa và Hội Thánh. Trong quá trình xưng tội, hối nhân phải xưng các "tội trọng" mình đã phạm và "tội nhẹ" có thể được xưng vì lý do đạo đức. Nếu chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh Bí tích này thì được nhiều ơn ích thiêng liêng. Theo giáo điều và thông lệ không thay đổi của Giáo hội, chỉ những người được tấn phong Giám mục và thụ phong Linh mục mới được quyền giải tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Tin Lành không có Bí tích Hòa giải, họ không thông qua các linh mục để xưng tội mà họ xưng thú tội lỗi trực tiếp với Thiên Chúa. Trong sách Phúc Âm theo Thánh Gioan có ghi rằng Chúa Giêsu đã lập Bí tích này vào chiều ngày Phục sinh, khi hiện đến cùng các Tông đồ và nói: ""Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ"" (Ga 20,22-23). Giáo lý Công giáo quan niệm rằng: Tội là bẻ gãy mối hiệp thông không những với Chúa mà với cả Hội Thánh. Vì thế, ta cần được Thiên Chúa tha thứ và cần giao hòa với Hội Thánh. Ý nghĩa đó được thể hiện đầy đủ trong Bí tích Hòa giải. ""Không ai có quyền tha tội ngoại trừ một mình Thiên Chúa"" (Mc 2,7). Đúng như thế. Nhưng Chúa Kitô chính là Thiên Chúa nên Ngài có quyền tha tội: ""Tội lỗi của con đã được tha"" (Mc 2,5). Sau đó, Ngài ban cho Hội Thánh quyền tha tội nhân danh Ngài (x. Ga 20,21-23). Đồng thời trong cuộc sống trần thế, khi Đức Giêsu tha tội cho ai, Ngài cũng đưa họ hội nhập cộng đoàn dân Chúa. Vì thế, khi trao cho các quyền tha tội, Ngài cũng trao cho các ông quyền giao hòa tội nhân với Hội Thánh: ""Các con cầm buộc ai, trên trời cũng cầm buộc. Các con cởi mở cho ai, trên trời cũng cởi mở"" (Mt 16,19). Hội Thánh đã thực thi quyền bính Đức Giêsu trao phó trong cử hành Bí tích Hòa giải. Trong suốt chiều dài lịch sử, hình thức cử hành có thể thay đổi, nhưng vẫn luôn luôn giữ cơ cấu nền tảng với hai yếu tố quan trọng: một là hành vi của hối nhân: thống hối, xưng tội, đền tội; hai là hành động của Thiên Chúa qua Hội Thánh: Giám mục và Linh mục nhân danh Chúa mà tha tội và ra việc đền tội cho hối nhân. Kitô giáo thuở xưa, các tội nhân chỉ có duy nhất một lần để được tha tội đó là thông qua Phép Rửa (còn gọi phép Rửa tội hay Báp têm). Vào thời này, Hội Thánh còn rất ít tín hữu, họ chỉ là một cộng đồng nhỏ giữa đa số là "ngoại đạo". Giai đoạn này các Kitô hữu rất sùng đạo, họ có đức tin nồng nhiệt, một đời sống luân lý nghiêm khắc nên việc bị phạm tội nặng là rất hiếm. Trong bối cảnh như thế nên ta có thể suy đoán rằng ở giai đoạn này việc thiết lập ra một cách thức giải tội khác với việc lãnh nhận Phép Rửa là chuyện không được nghĩ đến. Các bức thư mà các chức sắc Kitô giáo gửi cho các Giáo hội Tiểu Á mà các lời khuyên sám hối chỉ nhắc đến cụm từ "hãy sám hối" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Dường như Giáo Hội đã ý thức rất sớm rằng tội lỗi là một thực tế sẽ xảy ra trong đời sống của người đã chịu Phép Rửa và Giáo Hội là Giáo hội của các tội nhân. Chẳng hạn trong thư gửi tín hữu Côrintô của thánh Clêmentê viết vào khoảng năm 95 – 98 nhằm chấm dứt những chia rẽ trong cộng đoàn mà không ngần ngại gọi Giáo Hội là "nơi ẩn náu cho các tên trộm". Các tài liệu hướng dẫn xưng tội có nhiều cách thức nhưng chỉ khác nhau về cách sử dụng ngôn từ và lời đối đáp giữa hối nhân với vị linh mục, về hệ thống cấu trúc và quy trình xưng tội thì vẫn thống nhất với nhau. Trong các sách giáo lý Công giáo ghi rằng việc xưng tội gồm 5 bước:
19824689
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824689
Altay Bayındır
Altay Bayındır (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Süper Lig Fenerbahçe và Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ .
19824697
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824697
Nam Dương thương báo
Nam Dương thương báo () là tờ báo tiếng Trung do doanh nhân kiêm nhà từ thiện Trần Gia Canh sáng lập vào ngày 6 tháng 9 năm 1923 tại Các khu định cư Eo biển, hiện được xuất bản ở Malaysia. "Nam Dương thương báo" là một trong những tờ báo tiếng Trung lâu đời nhất trong nước, chỉ sau mỗi tờ "Quang Hoa nhật báo" được xuất bản lâu hơn. Nó đã được xuất bản liên tục ngoại trừ bốn tháng năm 1923 và 1924 và trong Thế chiến thứ hai từ năm 1942 đến năm 1945, trước khi tiếp tục xuất bản vào ngày 8 tháng 9 năm 1945. Ngày 6 tháng 9 năm 1923, Trần Gia Canh sáng lập tờ "Nam Dương thương báo" tại các khu định cư Eo biển. Khi xảy ra sự kiện Nhật Bản xâm lược Mãn Châu năm 1931, "Nam Dương thương báo" bắt đầu xuất bản các ấn phẩm Chủ nhật từ ngày 20 tháng 12 năm 1931 để đưa tin về cuộc chiến này. Phiên bản đặc biệt sau này được đặt tên là "Ấn bản Chủ nhật". "Nam Dương thương báo" lần đầu tiên đặt chân đến Kuala Lumpur vào năm 1958, nhưng tờ báo vẫn được đem in ở Singapore. Năm 1962, trụ sở chính của tờ báo này chuyển đến Kuala Lumpur, đầu tiên là Jalan Travers, Brickfields và tiếp theo là Jalan Bangsar vào năm 1972. Ấn bản Singapore của tờ báo này đã sáp nhập với "Tinh Châu nhật báo" vào ngày 16 tháng 3 năm 1983 để tạo thành "Liên hợp Tảo báo" như hiện nay. Tháng 8 năm 1932, "Nam Dương nhật báo" was được tách khỏi công ty của họ Trần. Tên công ty báo được đổi thành Nam Dương xuất bản xã vào năm 1975. Năm 1993, Nam Dương xuất bản xã tiếp quản quyền quản lý một nhật báo khác của Trung Quốc là tờ "Trung Quốc báo" và một năm sau, văn phòng của tờ báo này chuyển đến Khu 7, Petaling Jaya, địa điểm hiện tại. "Nam Dương thương báo" đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 1989, tờ nhật báo đầu tiên của Trung Quốc được niêm yết tại Bursa Malaysia. Cho đến cuối những năm 1980, đây là tờ báo tiếng Trung bán chạy nhất ở Malaysia, trước khi bị "Tinh Châu nhật báo" , vượt qua, đây cũng là tờ báo tiếng Trung bán chạy nhất bên ngoài Hồng Kông, Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Ngày 28 tháng 5 năm 2001, Huaren Holdings, chi nhánh đầu tư của đảng chính trị Công hội người Hoa Malaysia (MCA), đã mua lại Nam Dương xuất bản xã, trong một giao dịch gây tranh cãi dẫn đến cộng đồng người Hoa tẩy chay tờ báo hàng loạt. Đến tháng 6 năm 2005, Nam Dương đã quyên góp được hơn 240 triệu ringgit cho nền giáo dục tiếng Trung ở Malaysia thông qua các buổi hòa nhạc từ thiện Top Ten kết hợp với Carlsberg Malaysia. Năm 2006, Huaren Holdings chuyển nhượng 21,02% cổ phần của mình cho Ezywood Options Sdn Bhd, một công ty thuộc sở hữu của Tan Sri Trương Hiểu Khanh. Số cổ phần còn lại của Huaren được đổi lấy cổ phần của Media Chinese International Ltd (MCIL) vào năm 2008, nhưng sau đó bán toàn bộ cổ phần của mình tại MCIL vào năm 2010.
19824698
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824698
Tinh Châu nhật báo
Tinh Châu nhật báo (), là tờ báo tiếng Trung hàng đầu ở Malaysia. Theo báo cáo của Cục Kiểm toán Phát hành cho giai đoạn kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2011, "Tinh Châu nhật báo" có số lượng phát hành trung bình hàng ngày gần 500.000 bản và cũng là tờ báo tiếng Trung bán chạy nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Chỉ vào Chủ nhật, số lượng phát hành của các tờ báo bằng tiếng Mã Lai (ngôn ngữ quốc gia của Malaysia) mới vượt quá số lượng của "Tinh Châu nhật báo". "Tinh Châu nhật báo" thuộc sở hữu của Sin Chew Media Corporation Berhad, vốn là công ty con của Media Chinese International Limited. Nó còn là thành viên thuộc Mạng Tin tức châu Á. Tờ báo này được lưu hành khắp Malaysia và các nước lân cận, ở miền Nam Thái Lan, Brunei và Indonesia. Nó cũng được xuất bản và in ở Indonesia và Campuchia, dưới các tiêu đề khác nhau. "Tinh Châu nhật báo" có tới 53 văn phòng tin tức và sáu nhà máy in ở Bán đảo và Đông Malaysia. "Tinh Châu nhật báo" do Hồ Văn Báo (胡文豹) và Hồ Văn Hổ (胡文虎), chủ dầu cù là Tiger Balm (虎標萬金油) thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 1929 tại Các khu định cư Eo biển như một phần của tờ báo "Star Amalgamated" được hai nhà từ thiện này lập nên. Tờ báo bị đình chỉ từ năm 1942 đến năm 1945 trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Mã Lai. Văn phòng ở Kuala Lumpur được thành lập vào năm 1950, nhưng ngay cả sau khi Singapore tách khỏi Malaysia vào năm 1965, "Tinh Châu nhật báo" vẫn hoạt động với trụ sở chính tại Singapore dưới sự quản lý của hậu duệ anh em nhà họ Hổ. Để đẩy nhanh quá trình in ấn, vào năm 1966, "Tinh Châu nhật báo" đã xây dựng một nhà máy mới đặt tại trụ sở chính hiện tại ở Petaling Jaya. Với việc thành lập nhà máy mới này, các bộ phận khác như tin tức, biên tập, sản xuất và phát hành đã được bắt đầu. Hoạt động của Petaling Jaya trở nên độc lập với trụ sở chính tại Singapore. Tuân theo chỉ thị của chính phủ về việc hạn chế người nước ngoài kiểm soát báo chí, gia đình họ Hổ đã chuyển quyền sở hữu "Tinh Châu nhật báo" cho Lâm Khánh Kim vào năm 1982. Năm 1987, "Tinh Châu nhật báo" chìm sâu vào rắc rối tài chính và người quản lý công ty được bổ nhiệm. Ngày 27 tháng 10 năm 1987, giấy phép xuất bản của "Tinh Châu nhật báo" đã bị đình chỉ theo Operasi Lalang, một trong những cuộc đàn áp quyết liệt nhất đối với những người bất đồng chính kiến ​​dân sự do chính phủ phát động. Doanh nhân Trương Hiểu Khanh đến từ Sarawak đã mua lại "Tinh Châu nhật báo" vào năm 1988. Sau 5 tháng 11 ngày, "Tinh Châu nhật báo" tiếp tục xuất bản vào ngày 8 tháng 4 năm 1988. Đầu thập niên 1990, "Tinh Châu nhật báo" nổi lên là tờ báo tiếng Trung bán chạy nhất, đánh bại "Nam Dương thương báo", tờ báo tiếng Trung hàng đầu lúc bấy giờ ở Malaysia. Lập trường biên tập của "Tinh Châu nhật báo" được coi là phe phái ủng hộ Barisan Nasional (BN), chính đảng nắm quyền kiểm soát chính phủ liên bang Malaysia kể từ khi nước này giành độc lập cho đến khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018. Tương tự như hầu hết các ấn phẩm khác ở Malaysia, "Tinh Châu nhật báo" còn được coi là tờ báo thân Bắc Kinh, thường đăng tin tức từ các nguồn thân Đảng Cộng sản Trung Quốc như "Thời báo Hoàn Cầu" và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
19824699
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824699
Tinh Đảo nhật báo
Tinh Đảo nhật báo () là tờ báo tiếng Trung lâu đời nhất và lớn thứ hai ở Hồng Kông. Báo này thuộc sở hữu của Tập đoàn Tin tức Tinh Đảo do Quách Anh Thành () làm chủ tịch. Tờ báo tiếng Anh của nó là "The Standard". Ấn bản Toronto của "Tinh Đảo" một phần thuộc sở hữu của Star Media Group, nhà xuất bản của "Toronto Star", một công ty thuộc Tập đoàn Torstar. "Tinh Đảo nhật báo" là tờ nhật báo tiếng Trung lâu đời nhất ở Hồng Kông, bắt đầu xuất bản vào ngày 1 tháng 8 năm 1938. Ấn bản nước ngoài đầu tiên của tờ báo được ra mắt vào năm 1963 tại San Francisco, nơi văn phòng nước ngoài đầu tiên của tập đoàn được thành lập vào tháng 5 năm 1964. Năm 1992, "Tinh Đảo nhật báo", encountering gặp khó khăn về tài chính đã thành lập một ấn phẩm chung với Tập đoàn Xuất bản Văn hóa Quốc tế, một tổ chức bình phong của Bộ An ninh Quốc gia. Cho đến năm 2002, công ty mẹ của "Tinh Đảo nhật báo" là Tập đoàn Tinh Đảo; kể từ đó nó được đổi tên thành Tập đoàn Tin tức Tinh Đảo. Năm 2021, các công ty con của Tinh Đảo có trụ sở tại Mỹ đã đăng ký với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trên cương vị là đại diện nước ngoài theo Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài. "Tinh Đảo" có lịch sử lâu đời thân chính phủ. Trước khi bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc, tờ báo này đã ủng hộ Quốc Dân Đảng và chính phủ Hồng Kông thuộc Anh; và sau khi Hồng Kông được chuyển giao và trở thành đặc khu hành chính, báo bèn chuyển hướng ủng hộ sang chính quyền Bắc Kinh.
19824702
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824702
Daniel Peretz
Daniel Peretz (, ) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Israel thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Bundesliga Bayern Munich và đội tuyển quốc gia Israel.
19824706
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824706
Cytidine diphosphate glucose
Cytidine diphosphate glucose, thường được viết tắt là CDP-glucose, là một phân tử liên kết nucleotide-đường giữa cytidine diphosphate và glucose. CDP-glucose được tạo ra từ CTP và glucose-1-phosphate bởi enzym glucose-1-phosphate cytidylyltransferase.
19824708
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824708
Động đất Dalbandin 2011
Động đất Dalbandin 2011 là trận động đất xảy ra vào lúc 1:23 (theo giờ địa phương), ngày 18 tháng 1 năm 2011.
19824715
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824715
Động đất Kütahya 2011
Động đất Kütahya 2011 () là trận động đất xảy ra vào lúc 23:15 (theo giờ địa phương), ngày 19 tháng 5 năm 2011. Trận động đất có cường độ 5.8 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 9,1 km. Hậu quả trận động đất đã làm 2 người chết, 122 người bị thương.
19824721
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824721
Persististrombus
Persististrombus là một chi ốc biển thuộc họ Strombidae. Hóa thạch của "Persisistrombus" được tìm thấy ở các tầng biển từ Oligocene đến Đệ tứ. Các hóa thạch được biết đến từ Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, Algeria, Ấn Độ, Indonesia, Libya, Somalia, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
19824723
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824723
Động đất Cinchona 2009
Động đất Cinchona 2009 là trận động đất xảy ra vào lúc 13:21 (theo giờ địa phương), ngày 8 tháng 1 năm 2009.
19824726
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824726
Riize
Riize (thường được cách điệu là RIIZE, ) là một nhóm nhạc nam thuộc SM Entertainment sẽ ra mắt vào tháng 9 năm 2023. Các thành viên của nhóm bao gồm Shotaro, Eunseok, Sungchan, Wonbin, Seunghan, Sohee và Anton. Tên gọi của nhóm, Riize, là kết hợp của từ "Rise" (vươn lên) và từ "Realize" (hiện thực hóa), với ý nghĩa "một nhóm nhạc cùng nhau vươn lên và hiện thực hóa ước mơ". Các thành viên Shotaro và Sungchan đã từng ra mắt công chúng với tư cách thành viên một nhóm nhạc nam khác của SM Entertainment, NCT, vào tháng 10 năm 2020. Ngày 1 tháng 7 năm 2022, SM giới thiệu Eunseok và Seunghan với tư cách thành viên của SM Rookies. Tháng 11 năm 2022, Eunseok và Seunghan được công bố là sẽ xuất hiện trong chương trình thực tế "Welcome to NCT Universe" do Shotaro và Sungchan dẫn chương trình. Những thông tin đầu tiên về nhóm nhạc nam mới của SM xuất hiện vào ngày 3 tháng 2 năm 2023, khi SM công bố kế hoạch SM 3.0 của công ty. Theo đó, nhóm nhạc này sẽ ra mắt vào quý 4 năm 2023 dưới sự chỉ đạo của giám đốc điều hành Tak Young-jun. Ngày 24 tháng 5 năm 2023, SM công bố kế hoạch hoạt động của nhóm nhạc này, theo đó Shotaro và Sungchan sẽ rời NCT để gia nhập nhóm, đồng thời Eunseok và Seunghan cũng sẽ ra mắt cùng nhóm. Công ty cũng xác nhận rằng các thành viên khác "mang quốc tịch Hàn Quốc và Hoa Kỳ" cũng sẽ gia nhập đội hình của nhóm. Ngày 11 tháng 7, một số nguồn tin cho biết nhóm nhạc nam bảy thành viên này đang ghi hình cho video âm nhạc đầu tay để ra mắt vào tháng 9. Đáp lại thông tin từ giới truyền thông rằng Anton Lee, con trai của Yoon Sang, là một thành viên của nhóm, SM cho biết công ty sẽ bắt đầu tiết lộ thông tin về nhóm vào ngày 1 tháng 8. Ngày 31 tháng 7, SM xác nhận rằng nhóm có tên là "Riize". Ngày 1 tháng 8, SM công bố thông tin về bảy thành viên và thành lập tài khoản Instagram của nhóm. Ngày 7 tháng 8 năm 2023, SM Entertainment công bố rằng nhóm sẽ ra mắt vào ngày 4 tháng 9 với album đĩa đơn đầu tay "Get a Guitar". Ngày 19 tháng 8, Riize phát hành web novel "Rise & Realize" được SM hợp tác sản xuất cùng Kakao Entertainment. Trước khi album đĩa đơn được phát hành, Riize đã biểu diễn "Memories" và "Siren" tại KCON LA vào ngày 20 tháng 8 năm 2023. "Memories" được phát hành với tư cách một đĩa đơn pre-release vào ngày 21 tháng 8. Ngày 16 tháng 8 năm 2023, Riize được chọn làm đại sứ của cửa hàng thời trang trực tuyến Hàn Quốc Musinsa. Ngày 25 tháng 8 năm 2023, nhóm trở thành người mẫu độc quyền của thương hiệu chăm sóc da Hàn Quốc UIQ.
19824742
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824742
Guanosine diphosphate mannose
Guanosine diphosphate mannose hoặc GDP-mannose là một loại đường nucleotide được dùng làm chất nền cho phản ứng glycosyltransferase trong quá trình trao đổi chất. Hợp chất này là chất nền cho các loại enzym có tên là các mannosyltransferase. Được biết đến như là nguồn cung cấp mannose hoạt hóa trong tất cả các phản ứng glycolytic, GDP-mannose là một hợp chất vô cùng thiết yếu đối với các loài sinh vật nhân chuẩn. GDP-mannose được sản sinh từ GTP và mannose-6-phosphate bởi enzym mannose-1-phosphate guanylyltransferase. Một trong các enzym từ họ hợp chất nucleootidyl-transferase, GDP-Mannose Pyrophosphorylase (GDP-MP) là một enzym phổ biến được tìm thấy trong vi khuẩn, nấm, thực vật và các loài động vật.
19824745
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824745
Trung đoàn bộ binh số 2 Sofia
Trung đoàn bộ binh số 2 Sofia mang tên Nga hoàng Alexander III (Tiếng Nga: 2-й пехотный Софийский Императора Александра III полк) là một trung đoàn bộ binh của Quân đội Đế quốc Nga . Đến năm 1914, Trung đoàn bộ binh Sofia số 2 là một phần của Sư đoàn bộ binh số 1 và đã chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất trước khi bị giải thể vào năm 1918 sau Cách mạng Nga. Đơn vị được thành lập vào ngày 17 tháng 1 năm 1811 với tên gọi Trung đoàn Egersky thứ 49 . Vào tháng 3 năm đó nó được đổi tên thành Trung đoàn bộ binh Sofia. Đến năm 1833, trung đoàn hải quân số 2 được trực thuộc đơn vị nên trung đoàn được đổi tên thành Trung đoàn Hải quân Sofia trước khi đổi tên trở lại vào năm 1856. Vào ngày 6 tháng 4 năm 1863, ba tiểu đoàn của trung đoàn được đưa ra để thành lập một trung đoàn bộ binh dự bị Sofia mới. Năm sau, nó được đổi tên thành Trung đoàn bộ binh Sofia số 2 và vào tháng 12 năm 1877, nó đạt danh hiệu "Trung đoàn bộ binh Sofia của Hoàng thân và Người thừa kế của Tsarevich ". Vào tháng 2 năm 1881, nó trở thành "của Bệ hạ" và vào ngày 11 tháng 2 năm 1894, nó trở thành Trung đoàn Bộ binh thứ 2 Sofia mang tên Hoàng đế Alexander III . Trung đoàn số 2 đã chiến đấu bảo vệ Smolensk vào năm 1812 trong cuộc xâm lược của Pháp vào Nga , chống lại cuộc tấn công của Pháp với tư cách là một phần của Sư đoàn bộ binh số 7 chống lại các quận Mstislav và Roslavl của thành phố. Khoảng 200 người của đơn vị đã thiệt mạng hoặc mất tích. Trong Thế chiến thứ nhất , nó là một phần của Sư đoàn Bộ binh số 1 và tham gia Trận Tannenberg . Trung đoàn bộ binh số 2 Sofia bị giải thể vào năm 1918 sau Cách mạng Nga . Một đài tưởng niệm Trung đoàn Sofia được xây dựng tại thành phố Smolensk , vào ngày 5 tháng 8 năm 1912 tại Công viên Lopatinsky. Nó được thực hiện nhân kỷ niệm 100 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 chống lại Pháp , kỷ niệm sự tham gia của trung đoàn trong cuộc xung đột.
19824749
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824749
Igor Zubjuk
Igor Zubjuk (sinh năm 1961) là một vận động viên bóng ném người Hungary. Ông sinh ra ở Kyiv, Ukraina. Ông từng chơi cho đội tuyển bóng ném quốc gia Hungary và tham gia Thế vận hội Mùa hè 1992, nơi Hungary xếp thứ 7 sau khi đánh bại đội România trong trận cuối cùng.
19824755
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824755
Thymidine diphosphate glucose
Thymidine diphosphate glucose (thường viết tắt là dTDP-glucose hoặc TDP-glucose) là một phân tử liên kết nucleotide-đường giữa deoxythymidine diphosphate và glucose. Nó là hợp chất khởi nguồn cho các quá trình tổng hợp nhiều loại đường deoxy. DTDP-glucose được tạo ra bởi enzym glucose-1-phosphate thymidylyltransferase và được tổng hợp từ dTTP và glucose-1-phosphate. Pyrophosphate là một sản phẩm phụ của phản ứng. DTDP-glucose hỗ trợ tạo thành nhiều loại hợp chất đa dạng khác nhau trong quá trình trao đổi chất các loại đường nucleotide. Nhiều loại vi khuẩn tối ưu hoá việc sử dụng dTDP-glucose để tạo ra nhiều loại đường phức tạp, được tích hợp vào các loại đường lipopolysaccharide của nó hoặc vào các chất chuyển hoá thứ cấp ví dụ như là kháng sinh. Trong các quá trình tổng hợp nhiều loại đường phức tạp này, dTDP-glucose trải qua một phản ứng tổng hợp ô-xi hoá/khử thông qua enzym dTDP-glucose 4,6-dehydratase, sản sinh ra dTDP-4-keto-6-deoxy-glucose.
19824777
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824777
Lisa Cristiani
Lisa Barbier Cristiani (24 tháng 12 năm 1827 - 24 tháng 10 năm 1853), còn được gọi là Lise Cristiani hoặc Elise Cristiani, là một nghệ sĩ cello và nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp người Pháp. Cô được biết đến là một trong những người được ghi nhận sớm nhất về việc một người phụ nữ trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp trong thời đại của mình. Cristiani được sinh ra ở Paris, nhưng người ta tin rằng cô là người gốc Ý, mặc dù có rất ít thông tin cho thấy những năm đầu đời của cô. Sau đó Cristiani học cello chuyên nghiệp dưới sự dẫn dắt của Edouard Benazet và có buổi hòa nhạc ra mắt công chúng vào ngày 14 tháng 2 năm 1845 tại Salle des Concerts Herz. Cristiani là một trong những nữ nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp sớm nhất trong thời đại của cô, thậm chí là cô đã bắt đầu biểu diễn nhiều buổi hòa nhạc ở sau độ tuổi thiếu niên. Các chuyến công diễn đầu tiên mà cô thực hiện bao gồm các điểm đến tại Vienna, Linz, Ratisbon, Baden-Baden và Hamburg. Bức tranh chân dung cuối cùng về Cristiani ở Hamburg đã khiến cô được nhiều người yêu thích đến nỗi bức chân dung của cô ("được hiển thị trong hộp thông tin") đã trở thành một vật trang trí được săn lùng nhiều đáng kể. Trình độ biểu diễn cello của Cristiani cũng đã thu hút được sự chú ý và ủng hộ của nhà soạn nhạc Felix Mendelssohn vào năm 1845 trong một buổi hòa nhạc ở Leipzig. Một bài nhạc dành cho đàn cello trong loạt tác phẩm "Những bài ca không lời" của Mendelssohn được dành tặng cho Cristiani vào cùng năm đó, mặc dù điều này đã không được tiết lộ công khai cho đến khi chúng được xuất bản sau khi Mendelssohn qua đời. Sau khoảng thời gian này, Cristiani bắt đầu chuyến lưu diễn âm nhạc vòng quanh châu Âu, giúp cô có thêm nhiều danh tiếng hơn nữa và cuối cùng cô đến Nga, nơi cô biểu diễn trong một số buổi hòa nhạc. Trong khoảng thời gian này, Vua Đan Mạch Frederick VII đã phong tặng cô danh hiệu Chamber Virtuosa. (tạm dịch là "bậc thầy thính phòng"). Vào năm 1852, khi đến thăm nhà của nhà sử học Nikolai Markevitch ở Kiev, cô đã gặp gỡ nghệ sĩ cello Adrien-François Servais. Ba người họ đã dành một thời gian trong thành phố để cùng nhau trau dồi âm nhạc. Sự kết hợp của Cristiani với Servais chỉ nhằm nâng cao danh tiếng của cô trong khu vực. Không lâu sau, vào mùa thu năm 1853, cô bắt đầu chuyến đi mới xuyên qua vùng đất hoang dã Siberia đến Bán đảo Kamchatka để thực hiện một chuyến lưu diễn khác trong khu vực, là người châu Âu đầu tiên tổ chức các buổi hòa nhạc công cộng tại các thành phố xa xôi của khu vực Bắc Á. Kế hoạch ban đầu của cô là kết thúc ở Kamchatka và sau đó đến Caucasus để thực hiện một chuyến lưu diễn hòa nhạc khác. Trước đó, Cristiani biểu diễn ở thị trấn nhỏ Tobolsk, nhưng ngay sau đó cô mắc bệnh tả và phải ở lại ngôi làng này. Cristiani qua đời vào ngày 24 tháng 10 năm 1853. Do cách chơi đàn cello, với một tấm gỗ lớn kẹp giữa hai chân, thời trang váy của phụ nữ trong thời đại này khiến việc chơi cello trở nên bất khả thi. Đã từng có một giải pháp thay thế khác là đặt tấm gỗ đàn ở vị trí hông bên cạnh, nhưng việc chơi đàn vẫn trở nên khó khăn. Vì vậy, phải đến khi phát triển thanh ghim cuối để nâng hẳn tấm gỗ đàn lên khỏi sàn, việc chơi của phụ nữ mới trở nên phổ biến hơn. Trong nhiều ấn phẩm khác nhau, người ta đã khẳng định rằng Cristiani có thể là người đầu tiên phổ biến loại thanh ghim cuối này và dẫn đến việc nó được sử dụng ngày càng nhiều ở châu Âu cũng như sự nổi lên của một làn sóng nữ nghệ sĩ cello mới trong những thập kỷ sau khi cô qua đời. Cristiani còn nổi tiếng với sự độc đáo của chiếc đàn cello mà bản thân sử dụng, chiếc đàn do Stradivarius chế tác năm 1700 với tên cô được khắc ở bên hông đàn. Do hình khắc này, cây đàn cuối cùng được biết đến với cái tên cụ thể là "Cristiani", tạo tiền đề cho phong cách mà đàn cello Stradivari thường khắc tên. Sau khi cô qua đời, chiếc đàn cello Stradivarius 1700 mà cô biểu diễn sau đó đã được Hugo Becker giành được. Sau đó, nó được mua vào năm 2005 để trở về địa điểm ban đầu của buổi hòa nhạc ra mắt ở Cremona và được trưng bày tại Tổ chức Âm nhạc Walter Stauffer của Cremona, trước khi được chuyển đến Museo del Violino của Cremona.
19824798
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824798
Cảnh An
Cảnh An có thể là :
19824800
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824800
The Kingfisher
The Kingfisher là một bức tranh sơn dầu trên vải bạt của họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh. Nó được vẽ từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1886, ở Paris, Pháp. Hiện tác phẩm đang ở Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam, Hà Lan. "The Kingfisher" mô tả một con bói cá sông trong đầm lầy. Con chim hướng về bên phải bức tranh. Tên "Vincent" nằm ở góc dưới bên trái của bức tranh.
19824806
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824806
Tam Trọng (định hướng)
Tam Trọng có thể là :
19824808
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824808
Tân Trang (định hướng)
Tân Trang có thể là :
19824824
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824824
Động đất Puntarenas 2017
Động đất Puntarenas 2017 () là trận động đất xảy ra vào lúc 20:28 (theo giờ địa phương), ngày 12 tháng 11 năm 2017. Trận động đất có cường độ 6.5 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 19,8 km. Hậu quả trận động đất đã làm 3 người thiệt mạng.
19824825
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824825
Loan Chabanol
Loan Chabanol (sinh ngày 30 tháng 12 năm 1982) là nữ diễn viên, nghệ sĩ và người mẫu người Mỹ gốc Pháp. Cô được biết đến nhiều nhất với vai diễn trong bộ phim hài "Fading Gigolo" của John Turturro, phim tình cảm lãng mạn "Third Person", phim hành động giật gân "The Transporter Refueled" và phim truyền hình dài tập kinh dị "Tales of the Walking Dead". Loan Chabanol chào đời ở thủ đô Paris, Pháp vào ngày 30 tháng 12 năm 1982. Cô mang trong mình dòng máu gốc Việt, Đức và Ý. Cô từng tham gia các lớp học nghệ thuật với nghệ sĩ Bernard Bistes vào những năm đầu đời. Tình cờ được hãng Elite Model Management phát hiện hồi 16 tuổi, cô lần lượt xuất hiện trên trang bìa các tạp chí như "Elle" và "Marie Claire". Năm 2010, cô chuyển sang New York để theo học diễn xuất tại Học viện Sân khấu và Điện ảnh Lee Strasberg. Chabanol có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong bộ phim hài "Fading Gigolo" của John Turturro. Năm 2014, cô được chọn vào vai Sam trong phim "Third Person" đóng vai một nhân vật giàu lòng nhân ái cùng với Mila Kunis. Năm 2015, cô được chọn vào vai "nữ chính" trong phim "The Transporter Refueled". Năm 2022, Chabanol gia nhập vũ trụ "The Walking Dead" với vai chính trong phần đầu tiên của tuyển tập dài kỳ "Tales of the Walking Dead", hiện thân mới nhất của loạt phim AMC thành công. Năm 2015, Chabanol đứng ra mở triển lãm nghệ thuật cá nhân đầu tiên tại Thành phố New York, "Born in Blue" do Monica Watkins phụ trách. Chương trình đi kèm với một bộ phim hoạt hình ngắn mô tả sự ra đời của một con Phượng hoàng sống dậy từ đáy Đại dương. Tác phẩm tiếp theo của cô " Namsis " đã được giới thiệu trong một cuộc triển lãm ở LA vào năm 2018, sau đó là buổi trình diễn nhóm "WeRise" cùng với nhiều nghệ sĩ khác. Năm 2019, cô phát hành cuốn sách thiếu nhi đầu tiên của mình mang tên "Blueboo", câu chuyện kể về một con quái vật màu xanh lam sống trong Rừng Nâu gặp con sâu bướm cuối cùng còn sót lại trong rừng. Tháng 2 năm 2020, Chabanol được nhập quốc tịch Mỹ.
19824826
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824826
Bobby Trendy
Raymond John Muro còn gọi là Bobby Trendy, là nhà trang trí nội thất, nhà thiết kế, nhân vật truyền hình người Mỹ gốc Việt nổi tiếng với sự xuất hiện trên chương trình "The Anna Nicole Show". Muro lớn lên ở Bắc California. Năm 17 tuổi, anh chuyển đến Beverly Hills, California bằng tiền tiết kiệm của mình. Anna Nicole Smith đã thuê Trendy trang trí ngôi nhà mới của cô trong chương trình truyền hình "The Anna Nicole Show". Về cách mà mình tham gia chương trình này, Trendy cho biết như sau "hãy lắng nghe cho thật tốt. Họ đã nhìn thấy tôi trên chương trình Ngôi nhà nổi tiếng của E!, và họ biết rằng tôi rất khó hiểu".
19824827
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824827
Buu Nygren
Buu Nygren (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1986) là vị Tổng thống thứ 10 của Xứ Navajo. Nygren-Montoya nhận được 34.890 phiếu bầu, đánh bại cuộc vận động của Nez-Abeyta nhận được 31.339 phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2022. Ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 10 tháng 1 năm 2023, chức vụ chính trị đầu tiên của đời ông. Nygren chào đời ngày 25 tháng 12 năm 1986 tại Blanding, Utah. Mẹ là người Navajo và cha là người gốc miền Nam Việt Nam. Nygren thuộc dòng tộc Táchiiʼnii. Ông vốn không có họ nội vì cha mình không phải là người Navajo. Do đó, ông được cho là "sinh ra là người Việt" khi đặt tên cho dòng họ của mình. Ông từng theo học Trường Trung học Red Mesa. Nygren là bạn đồng hành của Joe Shirley Jr. trong cuộc bầu cử Tổng thống Xứ Navajo năm 2018. Ở độ tuổi 35, Nygren là người trẻ nhất từng được bầu làm Tổng thống Xứ Navajo. Nygren từng làm việc trong lĩnh vực quản lý xây dựng. Ông kết hôn với cựu dân biểu bang Arizona Jasmine Blackwater-Nygren.
19824828
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824828
Arega Kebede
Arega Kebede () là chính khách người Ethiopia. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm thống đốc vùng Amhara kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2023.
19824830
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824830
Bakauke
19824831
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824831
Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24
Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, thường được gọi là Olympia 24 hay O24 là năm thứ 24 của chương trình Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam và công ty truyền thông NCC thực hiện, phát sóng số đầu tiên vào ngày 15 tháng 10 năm 2023. Trận Chung kết năm của chương trình dự kiến được truyền hình trực tiếp vào ngày 13 tháng 10 năm 2024. Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp (kể từ nửa sau năm thứ 17) Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải là nhà tài trợ của chương trình.
19824832
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824832
Bán đảo Cap Vert
Bán đảo Cap Vert (chữ Pháp: "Presqu'île du Cap-Vert", chữ Anh: "Cape Verde Peninsula", chữ Wolof: "Kap Weert", "Bopp bu Nëtëx"), là bán đảo của Senegal, cũng là bán đảo lớn nhất Tây Phi, nằm ở điểm cực tây của châu Phi, cách đảo quốc Cape Verde 570 kilômét (350 dặm Anh) về phía tây. Cư dân chủ yếu là nông dân và ngư dân, bắt đầu từ năm 1444 nơi đây là cảng chuyển khẩu cho mậu dịch giữa châu Phi với châu Âu, năm 1857 Pháp thiết lập Dakar, hiện nay là thủ đô của Senegal trên bán đảo. Bán đảo Cap Vert nằm ở cực tây của Senegal, phía tây giáp Đại Tây Dương. Cầu lục địa do các đảo núi lửa gần biển và dòng nước bờ biển tạo thành nối liền với đất liền. Chiếu theo phạm vi đại khu hành chính Dakar, diện tích 570 kilômét vuông; chiếu theo phạm vi vùng tự nhiên, chân bán đảo lấy Popenguine ở phía nam và Kayar ở phía bắc làm mốc giới, diện tích rất lớn. Cây cối trên bán đảo xanh tươi, hình thành sự khác biệt rõ rệt với đồi cát vàng và bán sa mạc ở phía bắc nhấp nhô liên tục không ngừng. Vịnh Dakar nằm ở đầu bán đảo là bến cảng tự nhiên. Người Lebou - người bản địa của bán đảo, sống bằng nghề đánh cá và làm nông. Kể từ khi bị người Bồ Đào Nha phát hiện vào năm 1444 đến nay, bán đảo Cap Vert đã biến thành chỗ trung chuyển cho mậu dịch giữa hai châu lục Phi - Âu. Sau năm 1857, bị người Pháp chiếm đóng. Hiện là khu vực có mật độ dân số lớn nhất cả nước Senegal, mỗi kilômét vuông đạt hơn 1.100 người; cũng là khu vực có phát triển kinh tế và mức độ thành thị hoá cao nhất cả nước. Thủ đô Dakar toạ lạc ở đầu bán đảo. Trừ Dakar ra, còn có thành phố Rufisque và các thị trấn như Yoff, Malika, Pikine, Mbao... Dân số thành thị chiếm trên 60% tổng dân số thành thị cả nước. Có 70% công nghiệp toàn quốc tập trung ở bán đảo.
19824842
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824842
Hướng giấy vệ sinh
Một số gía treo hoặc hộp đựng giấy vệ sinh cho phép treo giấy vệ sinh ở phía trước (trên) hoặc phía sau (dưới) cuộn giấy khi nó được đặt song song với tường. Điều này gây chia rẽ ý kiến tranh cãi rằng, hướng treo như thế nào là tốt hơn. Các lập luận bao gồm từ tính thẩm mỹ, sự hiếu khách, khả năng dễ tiếp cận và sạch sẽ, cho đến việc bảo quản giấy, việc dễ dàng tách các tờ giấy ra và khả năng tương thích với vật nuôi. Chuyên mục tư vấn của Hoa Kỳ "Ask Ann Landers" báo cáo rằng chủ đề này là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử của chuyên mục cùng với 15.000 lá thư vào năm 1986, làm dấy lên lượng phản hồi cao nhất cho chương trình. Nghiên cứu về “định hướng giấy vệ sinh” đã được sử dụng như là một công cụ giảng dạy trong việc hướng dẫn sinh viên ngành xã hội học thực hành chủ nghĩa kiến tạo xã hội. Những lý do chính được mọi người đưa ra để giải thích tại sao họ treo giấy vệ sinh theo một cách nhất định là dễ cầm nắm và theo thói quen. Vị trí hướng lên giúp làm giảm nguy cơ vô tình dùng ngón tay chạm vào tường hoặc tủ chạn, có khả năng truyền bụi bẩn và vi trùng; khiến cho việc xác định vị trí và cầm nắm giấy được dễ dàng hơn; cung cấp tùy chọn gấp đầu miếng giấy lại vào cuộn giấy để chứng tỏ rằng căn phòng đã được dọn sạch; nói chung đây là quan điểm có chủ đích cho việc xây dựng thương hiệu của nhà sản xuất, cho nên giấy vệ sinh có hoa văn trông đẹp đẽ hơn với cách treo này. Vị trí hướng xuống giúp cho tổng thể cuộn giấy trông ngăn nắp hơn, theo đó đầu miếng giấy có thể được ẩn ra khỏi tầm nhìn nhiều hơn; làm giảm nguy cơ trẻ nhỏ hoặc thú nuôi như mèo gỡ cuộn giấy khi nghịch giá treo; và trong những chiếc xe tự chế, chúng có thể giảm thiểu khả năng bị tuột giấy khi lái xe. Những người ủng hộ đã tuyên bố rằng, mỗi phương pháp giúp cho việc xé giấy vệ sinh trên lề của miếng giấy đục đường kẻ trở nên dễ dàng hơn.Vị trí hướng lên như hình minh hoạ với các bằng sáng chế đầu tiên cho giá treo giấy vệ sinh tự do, được cấp năm 1891. Có sẵn nhiều loại hộp đựng giấy vệ sinh khác nhau để tránh vấn đề về định hướng quá mức hoặc dưới mức; ví dụ: bộ phân phối giấy đơn, bộ phân phối giấy cuộn lớn, trong đó cuộn giấy vệ sinh được đặt vuông góc với tường và bộ phân phối giấy cuộn đôi. Máy phân phối giấy vệ sinh xoay cũng được phát triển, cho phép cuộn lại giấy theo một trong hai hướng. Trong các cuộc khảo sát khác nhau, có khoảng 70% mọi người thích vị trí hướng lên. Trong một cuộc khảo sát với 1.000 người Mỹ, Cottonelle nhận thấy rằng người ta sẽ để ý đến vị trí "hướng lên" hơn là "hướng xuống" (74%), số người cảm thấy khó chịu khi hướng "không chính xác" (24%), và từng đổi lại hướng ở nhà một người bạn (27%). Theo như "W. C. Privy's Original Bathroom Companion, Number 2", "Tỷ lệ lớn hơn 4 chọi 1 đối với những người lớn tuổi thích rút giấy vệ sinh từ phía trước hơn.". Tuyên bố tương tự cũng được đưa ra trong "The Bathroom Companion" của James Buckley dành cho những người trên 50 tuổi. Việc định hướng giấy vệ sinh đôi khi được coi là trở ngại đối với các cặp vợ chồng. Vấn đề cũng có thể phát sinh tại các doanh nghiệp và nơi công cộng. Tại trạm nghiên cứu Amundsen–Scott ở Nam Cực, người ta đã đưa ra những lời phàn nàn về cách lắp đặt giấy vệ sinh. Họ không rõ là liệu hướng này có tiết kiệm hơn hướng kia hay không. "Cơ quan Đăng ký Quận Cam" quy trách một tuyên bố cho Planet Green về việc tiết kiệm "quá" mức việc sử dụng giấy. Nghiên cứu về “định hướng giấy vệ sinh” là một công cụ giảng dạy quan trọng trong việc hướng dẫn các sinh viên ngành xã hội học thực hành chủ nghĩa kiến tạo xã hội. Trong bài viết “Chính trị phòng tắm: Giới thiệu cho sinh viên về tư duy xã hội học từ dưới lên”, giáo sư xã hội học Edgar Alan Burns của Viện Eastern Institute of Technology mô tả một số lý do khiến cho những quan tâm về giấy vệ sinh đáng được xem xét. Vào ngày đầu tiên của khóa học nhập môn xã hội học của Burns, ông hỏi các sinh viên của mình: "Các em nghĩ cuộn giấy vệ sinh nên treo hướng nào?". Trong 50 phút tiếp theo, học sinh sẽ xem xét lý do tại sao họ lại chọn câu trả lời, khám phá cấu trúc xã hội của "các quy tắc và thông lệ mà trước đây họ chưa bao giờ nghĩ đến một cách có ý thức". Hoạt động của Burns đã được áp dụng trong một khóa học tâm lý xã hội tại Đại học Notre Dame, nơi nó được sử dụng để minh họa các nguyên tắc trong tác phẩm kinh điển năm 1966 của Berger và Luckmann "Xây dựng xã hội của hiện thực". Christopher Peterson, giáo sư tâm lý học tại Đại học Michigan, đã phân loại việc lựa chọn hướng giấy vệ sinh theo "thị hiếu, sở thích và sự ưa chuộng", trái ngược với các giá trị hoặc "thái độ, đặc điểm, chuẩn mực và nhu cầu". Các sở thích cá nhân khác bao gồm đồ uống cola yêu thích hoặc đội bóng yêu thích của một cá nhân. Sở thích là một phần quan trọng của bản sắc; người ta mong đợi và ưa thích rằng những người khác nhau có những sở thích khác nhau, điều này nhằm thoả mãn "cảm giác về sự độc đáo" của một người. Sự khác biệt về sở thích thường dẫn đến hành vi trêu chọc và khiển trách nhẹ nhàng. Đối với hầu hết mọi người, sở thích không gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng do xung đột về giá trị gây ra; một ngoại lệ có khả năng xảy ra là điều mà Peterson gọi là "những kẻ 'cau có' trong số chúng ta", những người nâng cao sở thích thành các vấn đề đạo đức. Morton Ann Gernsbacher, giáo sư tâm lý học tại Đại học Wisconsin–Madison, so sánh cách treo cuộn giấy vệ sinh với hướng của dao kéo trong máy rửa chén, việc lựa chọn ngăn kéo nào trong tủ ngăn kéo để đặt tất và thứ tự đặt tất của một người. thứ tự gội đầu và thoa bọt lên cơ thể khi tắm. Trong mỗi sự lựa chọn, có một giải pháp nguyên mẫu được đa số lựa chọn và thật hứng thú khi có thể đưa ra những lời giải thích đơn giản về việc thiểu số phải khác biệt như thế nào. Bà cũng cảnh báo rằng, các thí nghiệm hình ảnh thần kinh (neuroimaging) - mà tính đến năm 2007 đã bắt đầu thăm dò các hành vi từ xoay chuyển tinh thần và biểu hiện nét mặt cho đến việc mua bán hàng tạp hóa và cù lét - phải cố gắng tránh những thành kiến và khuôn mẫu văn hóa như vậy. Trong cuốn sách "Conversational Capital" "(Vốn đàm thoại)" của mình, Bertrand Cesvet lấy vị trí đặt cuộn giấy vệ sinh làm một ví dụ về hành vi được nghi thức hóa—một trong những cách mà các nhà thiết kế và nhà tiếp thị có thể tạo ra trải nghiệm đáng nhớ xung quanh một sản phẩm dẫn đến động lực truyền miệng (word-of-mouth momentum). Các ví dụ khác của Cesvet bao gồm lắc một chiếc hộp kẹo Tic Tac và cách tách gỡ bánh quy Oreo.
19824859
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824859
Đảo chính Gabon 2023
Vào ngày 30 tháng 8 năm 2023, một cuộc đảo chính xảy ra tại Gabon nhằm lật đổ Tổng thống Ali Bongo Ondimba. Sau đảo chính, lực lượng phòng vệ đã tuyên bố lệnh giới nghiêm và đóng cửa biên giới. Gabon là quốc gia thứ 8 ở châu Phi xảy ra đảo chính kể từ năm 2020.
19824866
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824866
Denis Ivanovich Zubko
Denis Ivanovich Zubko (; sinh ngày 7 tháng 11 năm 1974) là một huấn luyện viên bóng đá và cựu tiền đạo. Zubko chơi trận đầu tiên cho Nga vào ngày 30 tháng 4 năm 1997 trong vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998 trước Luxembourg. Ông chơi thêm 3 trận nữa trong màu áo đội tuyển quốc gia.
19824867
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824867
Ihor Zubko
Ihor Zubko (; sinh ngày 30 tháng 9 năm 1991) là một tiền đạo bóng đá người Ukraina. Năm 2014, anh có được quốc tịch Nga với tên là Igor Albertovich Zubko (). Vào tháng 3 năm 2010, Zubko được gọi vào đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Ukraina cho một loạt các trận giao hữu với Pháp để chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá U-19 châu Âu 2010.
19824868
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824868
Anatoly Anatolyevich Zubkov
Anatoly Anatolyevich Zubkov (; 1900–1967) là một nhà sinh lý học người Liên Xô, và là một tiến sĩ khoa học. Giáo sư Anatoly Zubkov đã xuất bản hơn 60 công trình về các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực sinh lý và bệnh lý của tim cũng như việc kiểm soát các chức năng thần kinh và nội tiết. Ông là người đầu tiên dịch tác phẩm kinh điển của Ivan Mikhaylovich Sechenov sang tiếng Anh.
19824870
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824870
Trận Nam Đông
Trận Nam Đông diễn ra từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 7 năm 1964 trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (QGP) và Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) tấn công và cố gắng đánh chiếm trại CIDG Nam Đông. Trong trận đánh, 57 lính Việt Nam Cộng hòa, hai người Mỹ, một cố vấn quân sự Úc và ít nhất 62 lính cộng sản đã thiệt mạng. Nam Đông nằm cách Đà Nẵng về phía tây, trong một thung lũng gần biên giới với Lào. Cứ điểm này do quân miền Nam Việt Nam cùng với các cố vấn Mỹ và Úc kiểm soát, và là "cái gai" lớn đối với lực lượng QGP địa phương. QĐNDVN/QGP tấn công vào trại lúc 02:30 ngày 5 tháng 7 để gây bất ngờ, và tiến đến vành đai bên ngoài nơi lực lượng CIDG đang cố thủ. Lúc 04:00, sĩ quan cấp cao, Đại úy Roger Donlon gọi điện xin chi viện. Hai giờ sau, sáu trực thăng HMM-162 chở quân tiếp viện cùng hai trực thăng vũ trang hộ tống UH-1B của Quân đội Hoa Kỳ rời Căn cứ Không quân Đà Nẵng đến Nam Đông, nhưng khi đến nơi, quân chi viện không thể đổ bộ do hỏa lực dữ dội và phải quay trở lại Đà Nẵng. Một chiếc CV-2 Caribou của Quân đội Hoa Kỳ đã bắn đạn vào trại và những chiếcA-1 Skyraiders của Không lực Việt Nam Cộng hòa (RVNAF) đã thực hiện các cuộc không kích vào quân QĐNDVN/QGP xung quanh trại. Lúc 09:45, 18 chiếc HMM-162 UH-34D được hộ tống bởi 4 chiếc UH-1B và 2 chiếc A-1 của RVNAF bắt đầu thả một lực lượng cứu trợ gồm 93 người và đưa những người bị thương ra ngoài. Lúc 15:45, một chuyến bay tiếp theo gồm 10 chiếc UH-34 chuyển đạn dược và thiết bị đến trại, nhưng lúc này trận chiến đã kết thúc Liên minh miền nam có hai người Mỹ, một người Úc và 50 lính VNCH chết, trong khi QĐNDVN/QGP có 62 người chết xung quanh trại. Đại úy Donlon trở thành người Mỹ đầu tiên được trao Huân chương Danh dự tại Việt Nam vì đã tiêu diệt hai đặc công QGP và ngăn chặn họ đột nhập căn cứ Nam Đông, đồng thời ông cũng bị thương do mảnh đạn bay trong trận đánh này. Chuẩn úy Kevin Conway của Đội Huấn luyện Quân đội Úc tại Việt Nam (AATTV) đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Ông là người Úc đầu tiên thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Thượng sĩ Gabriel Alamo và Trung sĩ John L. Houston cũng thiệt mạng trong trận chiến vào ngày 6 tháng 7 năm 1964. Alamo và Houston được truy tặng Huân chương Chữ thập phục vụ xuất sắc. Trung sĩ D. Terrin, bác sĩ Mũ nồi xanh của Quân đội Hoa Kỳ, được trao tặng Huân chương Sao Bạc vì lòng dũng cảm trong trận chiến. Một cảnh chiến đấu trong bộ phim "The Green Berets" năm 1968 được lấy cảm hứng từ trận Nam Đông.
19824872
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824872
Otto IV của Thánh chế La Mã
Otto IV (1175 – 19 tháng 5 năm 1218) là Hoàng đế La Mã Thần thánh từ năm 1209 cho đến khi ông qua đời vào năm 1218. Otto dành phần lớn thời gian đầu đời ở Anh và Pháp. Ông đã đi theo chú mình Richard Tim sư tử, người đã phong ông làm Bá tước xứ Poitiers vào năm 1196. Với sự ủng hộ của Richard, ông được bầu làm Vua Đức trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi vào năm 1198, gây ra cuộc nội chiến kéo dài 10 năm. Cái chết của đối thủ ông, Philipp xứ Schwaben, vào năm 1208 đã khiến ông trở thành vị vua duy nhất của Đức. Năm 1209, Otto hành quân tới Bán đảo Ý để được Giáo hoàng Innocent III phong ông lên ngôi hoàng đế. Năm 1210, ông tìm cách hợp nhất Vương quốc Sicilia với Đế quốc, đoạn tuyệt với Giáo hoàng Innocent, người đã rút phép thông công ông. Ông liên minh với Vương quốc Anh để chống lại Vương quốc Pháp và tham gia vào thất bại của liên minh tại trận Bouvines vào năm 1214. Ông bị hầu hết những người ủng hộ bỏ rơi vào năm 1215 và sống phần đời còn lại khi nghỉ hưu tại khu đất của mình gần Brunswick. Ông là vị vua Đức duy nhất đến từ Vương tộc Welf.
19824883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824883
Lauren Hemp
Lauren May Hemp (sinh ngày 7 tháng 8 năm 2000) là một nữ cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Manchester City tại FA WSL, và Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Anh. Cô giành giải thưởng England Young Player of the Year vào tháng 9 năm 2016, 2017 và Cầu thủ trẻ nữ xuất sắc nhất mùa của PFA vào các năm 2018, 2019, 2020 và 2022. Hemp lớn lên ở North Walsham, Norfolk, nơi cô theo học tại Trường tiểu học Millfield và Trường trung học North Walsham. Cô quan tâm đến bóng đá khi còn trẻ và bắt đầu chơi cho câu lạc bộ địa phương North Walsham Youth FC. Sự nghiệp cầu thủ trẻ của cô bắt đầu vào năm 2008 tại Norwich City nơi chị gái của cô là Amy cũng thi đấu. Cô chơi trận cuối cùng cho Norwich vào năm 2015 nhưng vẫn tiếp tục gắn bó với câu lạc bộ trong mùa giải 2015–16. Là một phần của chiến dịch "Where Greatness Is Made", một tấm bảng tôn vinh Hemp đã được lắp đặt tại North Walsham Youth. Năm 2016, sau khi rời Norwich City, Hemp gia nhập câu lạc bộ Bristol City. Vào ngày 10 tháng 9 năm 2016, cô có trận ra mắt chuyên nghiệp cho Vixens và ghi bàn thắng thứ ba cho đội nhà trong chiến thắng 4–1 trước Watford. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2017, cô ra sân lần đầu tiên tại FA Women's Cup, ghi hai bàn thắng trong chiến thắng 5–0 trước Millwall Lionesses. Trong Spring Series 2017, Hemp ra sân tổng cộng 4 lần, ghi được một bàn thắng. Vào tháng 4 năm 2018, cô được vinh danh là Cầu thủ trẻ nữ xuất sắc nhất mùa của PFA. Cô kết thúc mùa giải 2017–18 với 9 bàn thắng sau 24 lần ra sân trên mọi đấu trường. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2018, Hemp ký hợp đồng với câu lạc bộ Manchester City. Tháng 2 năm 2015, Hemp lần đầu tiên được gọi lên đội U-15 Anh. Vào tháng 5 năm 2017, cô là đội trưởng đội tuyển Anh tại Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Âu, ghi một bàn thắng trong chiến thắng 5–0 trước Cộng hòa Ireland. Vào tháng 9 năm 2017, cô được vinh danh giải thưởng Vauxhall England Young Player of the Year. Vào tháng 8 năm 2018, cô giúp đội U-20 Anh giành hạng 3 tại Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2018. Hemp có trận ra mắt quốc tế cho đội tuyển quốc gia Anh vào ngày 8 tháng 10 năm 2019, khi vào sân thay người ở phút thứ 86 cho Beth Mead trong trận giao hữu thắng 1–0 trước Bồ Đào Nha. Vào ngày 27 tháng 5 năm 2021, có thông báo rằng cô đã được chọn vào đội hình của Đội tuyển bóng đá nữ Olympic Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tham dự Thế vận hội Mùa hè 2020. Vào tháng 1 năm 2020, Hemp được UEFA vinh danh là một trong 10 cầu thủ trẻ triển vọng nhất ở châu Âu. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2021, cô ghi bốn bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Anh, trong trận thắng kỷ lục 20–0 trước Latvia. Vào tháng 6 năm 2022, Hemp được có tên trong đội hình đội tuyển Anh đã giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 2022. Trong trận chung kết, từ pha treo bóng của quả phạt góc do Hemp thực hiện, đồng đội Chloe Kelly đệm bóng vào lưới để tạo nên bàn thắng thứ 2 trước sự chứng kiến của 87.000 khán giả có mặt trên sân. Mặc dù là một tiền đạo chạy cánh, Hemp được chơi ở vị trí số 9 (tiền đạo) khi Anh đối đầu với Hoa Kỳ trong một trận giao hữu trên Sân vận động Wembley vào ngày 7 tháng 10 năm 2022. Sự thử nghiệm này đã mang lại hiệu quả cho huấn luyện viên Sarina Wiegman, khi Hemp ghi bàn trong vòng 10 phút đầu tiên trong chiến thắng 2-1 của đội tuyển Anh. Ngày 31 tháng 5 năm 2023, Hemp có tên trong danh sách các cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 vào tháng 7 năm 2023. Hemp đã ghi một bàn thắng trong trận thắng 6–1 của Anh trước Trung Quốc. Ở trận tứ kết gặp Colombia, Hemp ghi bàn gỡ hòa cho đội tuyển Anh trong thời gian bù giờ của hiệp một khi đội tuyển Anh giành chiến thắng 2-1. Tới vòng bán kết, Hemp ghi bàn thứ hai và kiến ​​tạo cho bàn thắng thứ ba, giúp Anh đánh bại Úc 3–1 để lọt vào trận chung kết World Cup bóng đá nữ đầu tiên trong lịch sử. Tính đến năm 2022, Hemp có mối quan hệ với cầu thủ bóng đá Ellie Butler, người hiện đang chơi cho Rugby Borough. Manchester City U-20 Anh Anh Cá nhân
19824904
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824904
Động đất Zumpango 2011
Động đất Zumpango 2011 là trận động đất xảy ra vào lúc 19:47 (theo giờ địa phương), ngày 10 tháng 12 năm 2011. Trận động đất có cường độ 6.5 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 64,9 km. Hậu quả trận động đất đã làm 3 người chết, 10 người bị thương.
19824917
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824917
4 (định hướng)
4 có thể đề cập đến: Trong âm nhạc:
19824926
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824926
Vũ nữ chân dài
Vũ nữ chân dài (tên khác là khô nhái) là một món ăn được chế biến từ thịt nhái hoặc chàng hiu bắt nguồn từ một số huyện giáp ranh Campuchia của tỉnh An Giang và tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tên gọi "Vũ nữ chân dài" bắt nguồn từ nhái làm khô của vùng Bảy Núi (An Giang) và một số vùng lân cận như Bạc Liêu, Đồng Tháp. Người dân địa phương tại đây thường bắt nhái kể từ khi xuất hiện những cơn mưa trái mùa trước khi bước sang mùa mưa. Theo một số báo điện tử, người dân nơi đây cho biết khô nhái là món ăn xuất phát từ Campuchia nhưng sang Việt Nam được người dân thay đổi chế biến theo cách riêng nhằm phù hợp với khẩu vị. Nhái đồng xuất hiện quanh năm ở vùng đồng ruộng như Tịnh Biên, Bạc Liêu, Đồng Tháp... Khi đến thời điểm hoàng hôn, nhái thường phát ra nhiều tiếng kêu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bắt với số lượng lớn. Ngoài ra, nhái đồng thường có số lượng nguồn hàng không ổn định do nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào thời tiết và tự nhiên. Người dân địa phương sau khi bắt về sẽ phơi khô để có thể dự trữ trong nhà hoặc mang bán. Do sống trong môi trường hoang dã, không thể chăn nuôi công nghiệp như ếch nên thịt của nhái được xem là rất dai và không chứa độc tố. Để làm ra khô nhái, nhái sống sau khi được bắt về phải chặt bỏ đầu, lột da, mổ bụng, lôi hết phần ruột, rửa kỹ lưỡng, sau đó đem ướp cùng muối, hạt tiêu và ớt để thấm đều trước khi phơi khô. Sau khi trải qua phơi 2 lần nắng, thành phẩm là khô nhái bé lại chỉ còn bằng ngón tay. Khô nhái có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như xào, nấu canh chua, nhúng lẩu hoặc chiên giòn. Theo một bài báo năm 2014, nhái được dân địa phương huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang làm khô bán quanh năm với giá 300.000 đến 350.000 đồng trên 1kg, nhưng giá thị trường năm 2016 đã lên tới 500.000 đồng 1kg. Xã Vĩnh Trung của huyện Tịnh Biên từng được xem là "làng vũ nữ chân dài" khi có số lượng người bắt nhái để chế biến và mang đi bán nhiều. Nghề săn bắt nhái cũng như nghề làm khô nhái đều mang lại cho người dân trong vùng thu nhập ổn định, thậm chí còn có thể khiến cho người săn bắt nhái kiếm một số tiền nhiều hơn bình thường chỉ trong mỗi đêm. Trong dịp Tết Nguyên Đán của một số năm, vũ nữ chân dài thường tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ và cũng vì thế nên được bán với giá tăng cao đột biến. Món ăn này không chỉ được bán cho các đầu mối hàng quán tại Việt Nam mà còn được người dân bán sang cả hai nước láng giềng là Campuchia và Lào. Đầu thập niên 2010, dạng khô nhái có chân dài đặc biệt từng là mặt hàng thịnh hành ở một số nhà hàng sang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh được bán với giá đắt. Những lúc khan hiếm hàng, giá nhập vào tới 1.000.000 đồng một kg. Nhưng sau đó vài năm, mặt hàng khô nhái trên các trang mạng chuyên hàng đặc sản đã bị tiếp thị tràn lan với giá rẻ, dấy lên nghi vấn về việc không đảm bảo chất lượng. Theo báo "Thanh Niên", khô nhái làm từ nhái của Campuchia được cho là chất lượng hơn của Việt Nam nên giá thành đắt hơn, thậm chí một số nơi có thể đã làm khô nhái từ một loài ếch từ Ấn Độ để bán với giá cao hơn. Theo nhiều báo nhận định, nhờ công đoạn chế biến tỉ mỉ, hình dạng món ăn khi chế biến và hương vị khi ăn mà món khô nhái đã trở nên nổi tiếng trong khu vực. Người dân khi ăn đã tặng cho loại thực phẩm này những cái tên như "vũ nữ chân dài", "kiều nữ đại gia"... Ban đầu, vũ nữ chân dài chỉ là đặc sản của những người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng dần dần đã được yêu thích trong các nhà hàng, quán nhậu. Tên gọi của món ăn cũng được xem là một yếu tố khác gây tò mò và kích thích thực khách đến thử. Món ăn đã trở nên nổi tiếng đến mức khi tra Google với cụm từ "vũ nữ chân dài", nhiều người tỏ ra bất ngờ vì kết quả cho thấy lại không thấy hình ảnh của những nữ vũ công mà thay vào đó là món ăn khô nhái.
19824937
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824937
Yesterday When I Was Young
"Yesterday When I Was Young" là một bài hát tiếng Anh được nam ca sĩ người Mỹ Roy Clark thu âm và phát hành năm 1969, với phần nhạc của tác giả người Pháp Georges Garvarentz và phần lời của Herbert Kretzmer. Bài này vốn là phiên bản của bài "Hier encore" (tạm dịch: "Mới vừa hôm qua") ra đời năm 1964, do Charles Aznavour viết lời và biểu diễn bằng tiếng Pháp. Cả "Yesterday When I Was Young" và "Hier encore" đều trở thành một trong những hit lớn nhất của Clark và Aznavour vào thời gian đó. Phần lời tiếng Anh có nội dung là lời tự sự của một người với hàm ý người đó sắp qua đời. Người này hồi tưởng lại cả cuộc đời đã qua đã lãng phí năm tháng tuổi trẻ theo đuổi lạc thú như thế nào, để rồi khi về già thì không còn cơ hội thực hiện những gì đã dự định nữa. Sau bản gốc bằng tiếng Pháp và phiên bản nổi tiếng bằng tiếng Anh, bài này còn được chuyển ngữ ở nhiều quốc gia khác, gồm: tiếng Ý là "Ieri Si", tiếng Đan Mạch "Hvor tiden går", tiếng Nhật 帰り来ぬ青春 ("Kaeri Konu Seishun"), tiếng Tây Ban Nha "Ayer aún", tiếng Phần Lan "Eilen kun mä tiennyt en", tiếng Czech "Když jsem já byl tenkrát kluk" và tiếng Hy Lạp là "Μόλις χθες". Năm 1970 Aznavour ra đĩa đơn hát lại "Hier encore" và đạt nhiều thành công tại châu Âu. Năm 2008, Aznavour và Elton John thu bản tiếng Anh "Yesterday When I Was Young" vào album "Duos" của Aznavour. Nhiều ngôi sao ca nhạc quốc tế hát lại ca khúc này, như Bing Crosby, Shirley Bassey, Dusty Springfield, Mel Tormé, Jack Jones, Lena Horne, Andy Williams, Bebe Buell, Jimmy Durante, Bobby Bare, Al Martino, The Peanuts, Glen Campbell, Julio Iglesias, Tony Kenny, Eddy Mitchell, Dean Reed, Johnny Mathis, Marc Almond, Patricia Kaas, Matt Monro, Lena Martell, Nora Aunor, Willie Nelson, Elina Duni, ... hay Blossom Dearie với phiên bản uptempo. Theo Billboard, trước năm 1972 đã có tới hơn 90 phiên bản của bài này. Năm 2001, Amanda Lear cover lại vào album "Heart." Năm 2018, Ghassan Yammine thu video clip cho show "Musical". Năm 2020, Willie Nelson hát lại vào album "First Rose of Spring." Nghệ sĩ rap GlockBoyz Teejae mượn ý tưởng một phần của bài hát này vào bài "Wack Jumper". "Yesterday When I Was Young" trở thành bản hit lớn nhất của Clark vào thời gian đó, xếp thứ 9 "Billboard" Hot Country Songs vào tháng 8 năm 1969 và xếp 19 trong số 40 bài hit của ông, đồng thời là bài pop duy nhất trong danh sách này. Clark còn biểu diễn bài này tại đám tang của Mickey Mantle vào năm 1995 theo di nguyện của Mantle. Tại Canada, bài này xếp thứ 7 trên bảng xếp hạng pop, thứ 2 trên bảng xếp hạng nhạc đồng quê và thứ 1 AC.
19824946
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824946
Ayagawa, Kagawa
19824948
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824948
Câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hóa mùa bóng 2023–24
Mùa bóng 2023–24 là mùa giải thứ 25 trong lịch sử của câu lạc bộ Đông Á Thanh Hóa và là mùa thứ 15 liên tiếp đội bóng thi đấu tại V.League 1, giải bóng đá cấp độ cao nhất trong hệ thống giải đấu của bóng đá Việt Nam. Đây cũng là mùa giải mà Đông Á Thanh Hóa với tư cách là đương kim vô địch Cúp quốc gia mùa 2023 cũng sẽ thi đấu tại trận đấu tranh Siêu cúp quốc gia 2023.
19824949
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824949
Động đất Ambunti 2023
Động đất Ambunti 2023 là trận động đất xảy ra vào lúc 4:04 (theo giờ địa phương), ngày 3 tháng 4 năm 2023. Trận động đất có cường độ 7.1 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 62,6 km. Hậu quả trận động đất đã làm 8 người chết, 17 người bị thương.
19824950
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824950
Giải đua ô tô Công thức 1 Hà Lan 2023
Giải đua ô tô Công thức 1 Hà Lan 2023 (tên chính thức là Formula 1 Heineken Dutch Grand Prix 2023) là một chặng đua Công thức 1 được tổ chức vào ngày 27 tháng 8 tại trường đua Zandvoort ở Zandvoort, Hà Lan, và là chặng đua thứ 13 của giải đua xe Công thức 1 2023. Sau giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ, Max Verstappen dẫn đầu trước Sergio Pérez (189 điểm) và Fernando Alonso (179 điểm) trong bảng xếp hạng các tay đua với 314 điểm. Trong bảng xếp hạng các đội đua, Red Bull Racing tiếp tục dẫn đầu trước Mercedes (247 điểm) và Aston Martin (196 điểm) với 503 điểm. Nhà cung cấp lốp xe Pirelli cung cấp các bộ lốp hạng C1, C2 và C3 (được chỉ định lần lượt là cứng, trung bình và mềm) để các đội sử dụng tại sự kiện này. Liam Lawson đã ra mắt Công thức 1 tại cuộc đua này để thay thế cho tay đua AlphaTauri Daniel Ricciardo sau khi xuơng bàn tay trái của Ricciardo bị gãy trong buổi tập thứ hai. Trong buổi tập đầu tiên, Max Verstappen lập thời gian nhanh nhất là 1:11,852 phút trước Fernando Alonso và Lewis Hamilton. Ferrari là đội đầu tiên của mùa giải sử dụng tay đua trẻ trong buổi tập này khi Robert Schwarzman tiếp quản chiếc xe đua của Sainz jr. cho buổi tập này. Trong buổi tập tự do thứ hai, Lando Norris lập thời gian nhanh nhất với 1:11,330 phút trước Verstappen và Alexander Albon. Trong buổi tập này, Oscar Piastri và Daniel Ricciardo va chạm ở khúc cua số 3. Sau vụ va chạm này, Piastri không bị hề hấn gì trong khi Ricciardo được đưa đến bệnh viện địa phương để kiểm tra thêm và được xác định rằng anh bị gãy xương cổ tay của tay trái. Liam Lawson được đề cử làm tay đua thay thế và tiếp quản chiếc xe AlphaTauri của Ricciardo trong phần còn lại của sự kiện này. Anh chính thức ra mắt Công thức 1 lần đầu tiên trong suốt sự nghiệp đua xe của mình. Trong buổi tập thứ ba, Verstappen lập lập thời gian nhanh nhất là 1:21,631 trước George Russell và Sergio Pérez. Vòng phân hạng bao gồm ba phần với thời gian chạy 45 phút. Trong phần đầu tiên (Q1), các tay đua có 18 phút để tiếp tục tham gia phần thứ hai vòng phân hạng. Tất cả các tay đua đạt được thời gian trong phần đầu tiên với thời gian tối đa 107% thời gian nhanh nhất được phép tham gia cuộc đua. 15 tay đua nhanh nhất lọt vào phần tiếp theo. Albon là tay đua nhanh nhất phần này. Sau khi Q1 kết thúc, cả hai tay đua của Alfa Romeo, Esteban Ocon, Kevin Magnussen và Lawson bị loại. Phần thứ hai (Q2) kéo dài 15 phút và mười tay đua nhanh nhất của phần này đi tiếp vào phần thứ ba của vòng phân hạng. Verstappen là tay đua nhanh nhất phần này. Sau khi Q2 kết thúc, Lance Stroll, Pierre Gasly, Lewis Hamilton, Yuki Tsunoda và Nico Hülkenberg bị loại. Phần cuối cùng (Q3) kéo dài mười hai phút, trong đó mười vị trí xuất phát đầu tiên được xác định sẵn. Trong những giây phút đầu tiên của Q3, Sargeant đã va chạm ở khúc cua số 3 khi đường đua đang khô. Anh không hề hấn gì nhưng không thể tiếp tục tham gia Q3. Về cuối, Leclerc đâm vào hàng rào giữa khúc cua số 9 và 10 và anh cũng không hề hấn gì. Với thời gian là 1:10,567, Verstappen giành vị trí pole trước Norris và Russell. Chú thích: Chú thích:
19824951
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824951
Et pourtant
"Et pourtant" là một bài hát tiếng Pháp của ca sĩ kiêm nhà viết ca từ Charles Aznavour, có phần nhạc do Georges Garvarentz sáng tác còn phần lời của Aznavour. Đĩa đơn này trích từ album "La mamma" năm 1963 , vốn là một trong những album thành công lớn của ông , bán chạy số 1 tại Pháp, được hơn một triệu bản. Phiên bản tiếng Việt được nhạc sĩ Trường Hải đặt là "Buồn theo gió thu", còn nhạc sĩ Nhật Ngân đặt là "Giã từ em yêu". Sau khi bước chân vào nghiệp ca hát và sáng tác vào những năm 1950, Charles Aznavour nhanh chóng trở thành ngôi sao tầm cỡ quốc tế từ thập niên 1960 nhờ rất nhiều bài hát tiếng Pháp, tạo thành một chuỗi vô vàn bản hit với hơn 2000 tựa đề. Các bài hát ông hát thường lấy cảm hứng từ chủ đề tình yêu và chính cuộc đời ông , như "Heureux avec des riens" (1955), "Je m'voyais déjà" (1961), "Il faut savoir" (1961), "Les Comédiens" (1962), "La Mamma" (1963), "Je t'attends" (1963), "Et pourtant" (1963), "For me formidable" (1963), "Hier encore" (1964), "La Bohème" (1965), "Emmenez-moi" (1967), "Désormais" (1969), "Mes emmerdes" (1976)... Những bài ông viết lời hay sáng tác cũng mang lại tiếng tăm cho nhiều ca sĩ khác, như "Retiens la nuit" (1961) do Johnny Hallyday ca, "La plus belle pour aller danser" (1963) do Sylvie Vartan ca hay "Celui que j'aime" (1966) do Mireille Mathieu ca... Bản thân Charles Aznavour cũng từng hát "Et pourtant" bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Bản tiếng Anh có tựa là "Yet I Know" (do Steve Lawrence trình bày) còn bản tiếng Tây Ban Nha là "Y por tanto" . Phiên bản tiếng Việt được nhạc sĩ Trường Hải đặt là "Buồn theo gió thu" do chính ông hát, còn nhạc sĩ Nhật Ngân đặt là "Giã từ em yêu" do Elvis Phương hát. Bản hit này được nhiều nghệ sĩ tên tuổi biểu diễn lại, trong số đó có Rika Zaraï, Serge Lama hay Dany Brillant (trong album "Dany Brillant chante Aznavour - La Bohème" vào năm 2020)... Sinn Sisamouth cũng chuyển ngữ bài này qua tiếng Khmer với tựa đề "Tuos yang na" ("ទេាះយ៉ាងណា"). Bên Québec (Canada), ca sĩ Sylvain Cossette cover bài này vào năm 2005.
19824954
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824954
Địa đàng sụp đổ
Địa đàng sụp đổ (tiếng Anh: "Concrete Utopia", tiếng Hàn: 콘크리트 유토피아) là một bộ phim điện ảnh Hàn Quốc thuộc thể loại thảm họatâm lýchính kịch ra mắt vào năm 2023 do Um Tae-hwa làm đạo diễn kiêm viết kịch bản, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên chính gồm Lee Byung-hun, Park Seo-joon, Park Bo-young, Park Ji-hu, Kim Do-yoon và Kim Sun-young. Được dựa trên truyện tranh "Joyful Outcast"phần thứ hai của loạt webtoon "Pleasant Bullying" của Kim Soong-nyung, tác phẩm tập trung xoay quanh vào thảm kịch đại địa chấn san bằng Seoul thành đống đổ nát và hành trình sinh tồn của những người sống sót tại chung cư Imperial Palace, và từ đây, hàng loạt cuộc tranh giành giữa những người ở chung cư và những kẻ vô gia cư diễn ra dữ dội. Bộ phim được công chiếu tại Hàn Quốc vào ngày 9 tháng 8 năm 2023 và ngày 1 tháng 9 năm 2023 tại Việt Nam. Được giới chuyên môn và khán giả nhiệt liệt khen ngợi, ngày 17 tháng 8 năm 2023, tác phẩm được Hàn Quốc chọn làm đại diện đi tranh giải Oscar cho phim quốc tế hay nhất tại giải Oscar lần thứ 96.
19824957
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824957
Vụ cháy tòa nhà Johannesburg 2023
Vào lúc 1:00 (theo giờ địa phương) ngày 31 tháng 8 năm 2023, một vụ cháy lớn xảy ra ở tòa nhà bỏ hoang năm tầng ở góc đường Delvers và Albert thuộc thành phố Johannesburg, Nam Phi. Một nhân chứng cho biết, có khoảng 200 người có mặt trong tòa nhà này. Hậu quả vụ cháy đã làm 73 người chết, 52 người bị thương.
19824968
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824968
Trang trại pizza
Trang trại pizza có thể vừa là một cơ sở ăn uống tại một trang trại bán bánh pizza hoặc có thể là một trang trại trình diễn nhằm huấn thị cho du khách về nông nghiệp bằng cách trồng các nguyên liệu làm bánh pizza, đôi khi được thực hiện trên một mảnh đất hình tròn, chia thành các ô có hình dạng như những lát bánh pizza. Một số trang trại pizza được dựng thành trang trại trình diễn, nhằm huấn thị cho du khách về nông nghiệp bằng cách trồng những nguyên liệu làm bánh pizza, đôi khi trên một mảnh đất hình tròn được chia thành các ô có hình dạng giống như những lát pizza. Trang trại thường trồng các nguyên liệu có thể dùng làm pizza, chẳng hạn như lúa mì để làm vỏ bánh, cà chua, rau thơm, thịt lợn để làm pepperoni, bò sữa để làm phô mai và thậm chí trồng cả cây để làm củi cho lò nướng bánh. Một số trang trại thậm chí còn có quyền sử dụng than hoặc khí đốt tự nhiên, sử dụng làm nhiên liệu bổ sung cho lò nướng pizza. Một số trang trại pizza chủ yếu là các cơ sở dịch vụ ăn uống, bán bánh pizza ngay tại đó. Các trang trại pizza đã trở nên phổ biến ở Minnesota, Wisconsin và Iowa. Các trang trại thường trồng hoặc nuôi nhiều nguồn nguyên liệu cho riêng mình, tương tự như các trang trại pizza trình diễn.