id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
0
258k
19824022
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824022
Lithopoma tuber
Lithopoma tuber là một loài ốc biển lớn, thuộc họ Turbinidae. Kích thước vỏ của loài này thay đổi từ 25 mm đến 75 mm. Loài này phân bố ở ngoài khơi Đông Nam Florida, Mỹ và ngoài khơi Tây Ấn .
19824027
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824027
Latinh hóa tiếng Trung Quốc ở Singapore
Việc Latinh hóa tiếng Trung Quốc ở Singapore không được quy định bởi một chính sách duy nhất, cũng như các chính sách này cũng không được thực hiện một cách nhất quán, vì cộng đồng người Hoa ở Singapore là những người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Mặc dù bính âm Hán ngữ được chọn làm hệ thống Latinh hóa cho tiếng Quan Thoại và chọn làm tiêu chuẩn phiên âm cho chương trình giáo dục tiếng Trung Quốc, nhưng việc thiếu tiêu chuẩn Latinh hóa cho các phương ngữ tiếng Trung khác dẫn đến quá trình này trên toàn Singapore vẫn diễn ra thiếu nhất quán. Dễ dàng thấy được điều này qua các biến thể của cùng một chữ Hán, chẳng hạn họ Low, Loh, Lo; Tay, Teh; Teo, Teoh; Yong, Yeong. Chỉ riêng họ Trịnh (phồn thể: 鄭; giản thể: 郑) đã có những biến thể về Latinh hóa như Teh, Tay, Tee, Chang, Chung, Cheng, và Zeng. Biến thể Tay và Tee xuất hiện ở Singapore; trong khi Teh và Tee có xuất phát từ Malaysia; Chang, Chung và Cheng từ Hồng Kông; và Zeng hay Zheng thường từ Trung Quốc đại lục. Từ khi Singapore hiện đại được hình thành vào năm 1819 và đón nhận số lượng lớn người di cư chủ yếu đến từ miền Nam Trung Quốc, các địa danh tiếng Trung bắt đầu đi vào đời sống và kho từ vựng địa phương thay cho các địa danh tiếng Mã Lai, những cái tên mới này hầu hết do những người Orang Laut đặt. Tuy vậy, những cái tên này thường được gọi theo phương ngữ của nhóm người đặt tên cho, thậm chí nhiều cái tên khác nhau được đặt cho cùng một địa điểm. Phần lớn các địa danh tại Singapore hiện nay được ghi một tên nhất định nhưng được đọc bằng nhiều phương ngữ tùy theo người nói. Khi chính quyền Anh quản lý nơi này và có nhu cầu ghi lại tên các địa điểm, họ cần Anh hóa và sử dụng một hệ thống phiên âm sao cho gần với cách đọc của dân địa phương nhất. Cách phiên âm lúc ấy và hiện tại tạo ra những cách Latinh hóa khác nhau, dẫn tới những địa danh có cùng cách viết Hán tự lại được viết thành nhiều cách khác nhau. Ví dụ Chua Chu Kang (Hán tự: 蔡厝港; bính âm: "Càicuògǎng"; Bạch thoại: "Chhoà-chhù-káng"), là tên của vùng ngoại ô phía Tây của Singapore và tên một ngôi làng cũ. Ngôi làng cũ hiện nay không còn, nhưng nghĩa trang tại đó vẫn được gọi là Chua Chu Kang; trong khi thị trấn mới và tên những con đường mới ở đó được gọi là Choa Chu Kang. Từ giữa những năm 1980, nỗ lực của chính quyền trong việc khuyến khích sử dụng bính âm đã được áp dụng cho các địa danh. Aukang (hay Aokang) là cách đọc trong tiếng Triều Châu của Hougang (phồn thể: 後港; giản thể: 后港; bính âm: "Hòugǎng"), nhưng được Latinh hóa chính thức là Hougang khi một thị trấn mới được xây dựng ở đây. Một số thay đổi vấp phải sự phản đối, có thể kể đến như cách viết Yishun (phồn thể: 義順; giản thể: 义顺; bính âm: "Yìshùn"), vốn được biết đến rộng rãi với cái tên Nee Soon ở Phúc Kiến (tiếng Mân Nam). Dù chính quyền dùng Yishun làm cách viết chính thức, nhưng cái tên Nee Soon vẫn được dùng cho đường Nee Soon, doanh trại Nee Soon, một số phân khu hành chính nhỏ. Ngược lại, bính âm lại được sử dụng với trường hợp của Bishan (Hán tự: 碧山; bính âm: "Bìshān"), hay cách đọc phổ biến trong tiếng Quảng Đông là Peck San. Tuy vậy, ở đây người ta dùng bính âm không phải vì ủng hộ cách Latinh hóa này, mà vì đã quen với cái tên Bishan dù cách đọc này được Latinh hóa cho một Hán tự khác. Một làn sóng tranh cãi khác nổi lên quanh việc đổi tên Chợ Tekka (tên gốc từ chữ Tek Kia Kha trong tiếng Phúc Kiến (Bạch thoại: "Tek-á-kha"), nghĩa đen là “gốc măng”), khi đó là một trong những ngôi chợ bán đồ tươi sống lớn nhất ở Singapore. Khi khu chợ cũ bị phá bỏ và xây dựng lại ở bên kia đường, khu phức hợp đa năng mới được đặt tên là Trung tâm Zhujiao, là cách viết bính âm của cái tên Tekka. Tuy nhiên, đối với người dân địa phương mà đặc biệt là những người không phải người Trung Quốc, từ mới này vừa khó đọc, vừa khó phát âm và không giống với Tekka. Cuối cùng, khu phức hợp được chính thức đặt tên là Trung tâm Tekka vào năm 2000 sau hai thập niên chịu áp lực từ dư luận. Phần lớn người Hoa ở Singapore là người Phúc Kiến (người nói tiếng Mân Nam) và một số ít hơn là người Triều Châu. Phúc Kiến và Triều Châu có cùng nhiều âm vị đến mức người nói hai tiếng này có thể hiểu được lẫn nhau. Do đó, cách Latinh hóa cũng tương tự và các họ như Tan (phồn thể: 陳; giản thể: 陈; bính âm: "Chén"), Chua (Hán tự: 蔡; bính âm: "Cài"), Koh (phồn thể: 許; giản thể: 许; bính âm: "Xǔ"), v.v. rất phổ biến.
19824030
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824030
Serhiy Kryvtsov
Serhiy Andriyovych Kryvtsov (; sinh ngày 15 tháng 3 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ukraina hiện tại đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Inter Miami tại Major League Soccer. Sinh ra tại Zaporizhzhia, Ukraina, Kryvtsov là sản phẩm của lò đào tạo Metalurh Zaporizhzhia Youth, nơi anh được huấn luyện bởi Viktor Tryhubov. Anh ra mắt câu lạc bộ ở tuổi 17 trong trận hòa 1-1 với Chornomorets Odesa vào ngày 3 tháng 5 năm 2008. Bàn thắng đầu tiên của anh cho câu lạc bộ là trong chiến thắng 2–0 trước Illichivets Mariupol vào ngày 27 tháng 2 năm 2010. Anh rời câu lạc bộ vào tháng 5 năm 2012 để gia nhập Shakhtar Donetsk với mức phí không được tiết lộ. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2010, Kryvtsov, cùng với Taras Stepanenko, ký hợp đồng với FC Shakhtar Donetsk từ Metalurh theo bản hợp đồng 5 năm. Lần ra sân đầu tiên của anh ấy cho câu lạc bộ là vào ngày 10 tháng 11 năm 2010, trong chiến thắng 1–0 tại Cúp bóng đá Ukraina trước đội bóng cũ, Metalurh Zaporizhzhia. Anh đã ra sân thêm hai lần nữa trong mùa giải đầu tiên của mình, cả hai đều đến ở giải VĐQG. Shakhtar giành cú ăn ba thành công tại Giải bóng đá Ngoại hạng Ukraina, Cúp bóng đá Ukraina và Siêu cúp bóng đá Ukraina Mùa giải tiếp theo, anh có 6 lần ra sân cho câu lạc bộ, năm trong số đó là ở giải VĐQG, khi Shakhtar bảo vệ thành công chức vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Ukraina và Cúp bóng đá Ukraina. Anh ra mắt mùa giải 2012–13 vào ngày 26 tháng 8 năm 2012, trong chiến thắng 3–0 trước Karpaty Lviv trên sân vận động Donbass Arena. Anh chơi trọn vẹn 90 phút và nhận thẻ vàng ở phút thứ 85. Anh cũng góp mặt trong chiến thắng 3–1 trước Dynamo Kyiv khi vào sân thay người ở phút 70, cho Oleksandr Kucher gặp chấn thương, người đã lập một cú đúp bàn thắng. Tháng 1 năm 2023, Kryvtsov gia nhập câu lạc bộ Inter Miami tại Major League Soccer theo bản hợp đồng hai năm, với tùy chọn gia hạn năm thứ ba. Trong trận đấu đầu tiên cho câu lạc bộ, Kryvtsov đã ghi bàn mở tỷ số trận đấu khi Inter Miami đánh bại CF Montréal 2–0. Vì vậy, anh có tên trong Đội hình xuất sắc nhất của vòng đấu đầu tiên. Kryvtsov là cầu thủ của đội tuyển trẻ U-19 Ukraina và U-21 Ukraina. Anh là thành viên của đội U-19 Ukraina đã giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá U-19 châu Âu 2009. Anh ra sân lần đầu tiên cho đội tuyển quốc gia trong trận thua 4–0 trước Cộng hòa Séc vào ngày 6 tháng 9 năm 2011, chơi trọn vẹn 90 phút. Shakhtar Donetsk Inter Miami Ukraina
19824031
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824031
Luật Quy định quyền lập hội (Việt Nam)
Luật Quy định quyền lập hội là đạo luật được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 1 tháng 1 năm 1957, ban hành ngày 20 tháng 5 và có hiệu lực thi hành từ ngày 4 tháng 6 năm 1957. Đạo luật bao gồm 12 điều: Điều 1. Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta. Điều 2. Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác. Điều 3. Để bảo đảm việc lập hội có mục đích chính đáng, bảo vệ và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, lập hội phải xin phép. Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định. Điều 4. Những hội đã thành lập trước ngày ban hành luật này và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại. Điều 5. Hội thành lập hợp pháp phải hoạt động theo đúng điều lệ của hội và theo đúng các luật lệ hiện hành, được phép thu hội phí của hội viên, mua bán đổi chác tài sản cần thiết cho sự hoạt động của hội và thưa kiện trước toà án. Những người chịu trách nhiệm chính của hội, tuỳ trường hợp, là những người sáng lập hay là những uỷ viên ban chấp hành của hội. Điều 6. Nếu vi phạm những điều 3, 4 và 5 trên đây thì tuỳ theo trường hợp nặng nhẹ, những người có trách nhiệm sẽ bị cảnh cáo hay là bị truy tố trước toà án, và hội có thể bị giải tán, tài sản của hội có thể bị tịch thu. Trường hợp bị truy tố trước toà án, những người có trách nhiệm sẽ bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đ) đến năm mươi vạn đồng (500.000 đ) và phạt tù từ một tháng đến một năm, hoặc một trong hai hình phạt ấy. Trường hợp hội đã bị giải tán mà vẫn cứ tiếp tục hoạt động hoặc tổ chức lại một cách không hợp pháp, thì những người có trách nhiệm sẽ bị truy tố trước toà án và sẽ bị xử phạt tiền từ hai mươi vạn đồng (200.000 đ) đến một triệu đồng (1.000.000 đ) và phạt tù từ một tháng đến hai năm, hoặc một trong hai hình phạt ấy, hội sẽ bị giải tán, tài sản của hội sẽ bị tịch thu. Điều 7. Người nào xâm phạm đến quyền lập hội hoặc đến quyền tự do vào hội, ra hội của người khác có thể bị cảnh cáo hoặc bị truy tố trước toà án và bị xử phạt tù từ một tháng đến một năm. Điều 8. Người nào lợi dụng quyền lập hội để hoạt động nguy hại đến lợi ích nước nhà, lợi ích nhân dân như là chống pháp luật, chống lại chế độ, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, chia rẽ dân tộc, hại đến thuần phong mỹ tục, phá hoại sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của Tổ quốc, phá tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, tuyên truyền chiến tranh, sẽ bị truy tố trước toà án và xử phạt theo luật pháp hiện hành, hội có thể bị giải tán và tài sản của hội có thể bị tịch thu. Điều 9. Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này. Điều 10. Các hội có mục đích kinh tế không thuộc phạm vi quy định của luật này. Điều 11. Tất cả luật lệ nào trái với luật này đều bãi bỏ. Điều 12. Chính phủ quy định những chi tiết thi hành luật này.
19824033
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824033
RIM-161 Standard Missile 3
RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3) là một loại tên lửa phòng không hạm tàu của Hải quân Mỹ chuyên đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung và là một phần của Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Aegis. Mặc dù được thiết kế để chống tên lửa đạn đạo, nhưng SM-3 cũng có khả năng chống vệ tinh khi nó có thể bắn hạ vệ tinh ở Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Tên lửa SM-3 được sử dụng chủ yếu bởi Hải quân Mỹ và Lực lượng phòng vệ hàng hải của Nhật Bản. Tên lửa phòng không SM-3 được phát triển dựa trên thiết kế của SM-2 Block IV. Cụ thể, tên lửa SM-3 sử dụng cùng Tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn và động cơ lực đẩy kép như tầng đẩy một và hai của tên lửa Block IV và có cùng bộ phận lái tên lửa và hệ thống dẫn đường pha giữa khi tên lửa bay trong bầu khí quyển. Đối với trường hợp đánh chặn tầm xa, tên lửa sẽ bay ngoài tầng khí quyển, sẽ được bổ sung lực đẩy từ tầng đẩy thứ ba, bao gồm một động cơ xung kép. Các công việc phát triển ban đầu để chuyển đổi SM-3 sang phóng từ bệ phóng mặt đất ("Aegis ashore") đã được thực hiện để dành riêng cho quân đội Israel, nhưng sau đó Israel đã chọn hệ thống Arrow 3 nội địa. Chính quyền Tổng thống Obama cũng hi vọng Hệ thống phòng thủ tên lửa Châu Âu (European Phased Adaptive Approach (EPAA)) sẽ lựa chọn tên lửa SM-3 do hệ thống THAAD cùng cạnh tranh với nó có tầm bắn ngắn hơn và cần triển khai nhiều căn cứ hơn để phòng thủ không phận châu Âu. Tuy nhiên khi so sánh với Ground-Based Interceptor, tên lửa SM-3 Block I chỉ có tầm bắn từ đến tầm bắn của hệ thống này. Do đó Hải quân Mỹ đã tiếp tục nâng cấp lên phiên bản SM-3 Block II có chiều rộng thân tên lửa tăng 0,34 m (13,5 in) lên 0,53 m (21 in), giúp nó có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung-xa. Phiên bản Block IIA chỉ sử dụng lại động cơ đẩy của tầng một tên lửa Block I. Trong khi Block IIA được thiết kế để Nhật Bản có thể phòng thủ trước đòn tấn công từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên mà còn là thành phần chính của giai đoạn 3 triển khai EPAA tại Châu Âu. Block IIA được liên doanh sản xuất bởi Raytheon và Mitsubishi Heavy Industries. Khoản kinh phí đầu tư cho phát triển Block IIA của Mỹ là 1,51 tỉ đô la. Ngày 14 tháng Hai năm 2008, quân đội Mỹ thông báo đã sử dụng một tên lửa SM-3 đã được nâng cấp để bắn đi từ ba tàu khu trục trên Biển Bắc Thái Bình Dương và phá hủy vệ tinh USA-193 đã ngừng hoạt động ở độ cao 240 kilomet ngay trước khi nó đi vào bầu khí quyển. Theo như các tuyên bố thì việc bắn hạ vệ tinh làm giảm nguy cơ đối với dân thường do vệ tinh giải phóng nhiên liệu hydrazine vẫn còn sót lại, nhưng theo thông tin mật, mục đích chính của vụ phóng tên lửa là cho mục đích quốc phòng. Theo một chuyên gia, phần mềm của SM-3 đã được điều chỉnh để tăng cường khả năng nhận diện mục tiêu là vệ tinh. Nguyên mẫu tên lửa SM-3 vốn không có khả năng chống lại vệ tinh.
19824036
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824036
Acid Stearidonic
Acid Stearidonic (SDA: CHO; 18:4, n-3) là một acid béo ω-3, thỉnh thoảng được gọi là acid moroctic. Nó được sinh ra từ quá trình sinh tổng hợp từ acid alpha-linolenic (ALA: CHO; 18:3, n-3) từ enzym delta-6-desaturase, loại bỏ hai nguyên tử hiđrô (H) từ một acid béo, tạo ra một liên kết đôi các-bon/các-bon thông qua quá trình phi bão hoà trong điều kiện ôxi. SDA cũng đóng vai trò là một tiền tố cho quá trình tổng hợp nhanh chóng các chuỗi acid béo dài hơn, gọi là các "N"-acylethanolamin (các NAE), liên quan tới nhiều quá trình hoặc chu trình sinh học quan trọng. Nguồn cung tự nhiên của loại acid béo này là các loại dầu làm từ hạt giống của cây gai dầu, cây lý chua đen, cây "Buglossoides arvensis" và cây "Echium plantagineum" cũng như loài vi khuẩn lam "Spirulina". SDA cũng có thể được tổng hợp từ phòng thí nghiệm. Một nguồn cung từ GMO đậu nành được chứng nhận cấp phép bởi Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu.
19824039
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824039
Bùi Khánh Linh
Bùi Khánh Linh (sinh ngày 26 tháng 12 năm 2002) là một á hậu, hoa khôi người Việt Nam. Cô giành ngôi vị Á hậu 1 tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 cùng với giải phụ "Miss Star Kombucha" và "Miss Elasten" Trước đó cô từng lọt vào Top 5 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 và Hoa khôi Áo dài Học viện Nông Nghiệp Việt Nam 2020. Bùi Khánh Linh sinh năm 2002 tại Bắc Giang, cô đang là sinh viên năm 2 Khoa Kinh doanh nông nghiệp tiên tiến tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Năm học 2020 - 2021 vừa qua, cô là sinh viên có thành tích học tập xuất sắc với GPA 3.63/4. Cô từng chia sẻ, bản thân muốn theo học ngành kinh doanh nông nghiệp vì muốn làm giàu từ nông phẩm trên quê hương. Cô dự định quảng bá hình ảnh Bắc Giang với dự án trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. Khánh Linh còn rất yêu thích bóng đá, cô từng là thành viên đội bóng ở đại học. Thời cấp ba, cô từng giành danh hiệu thủ môn xuất sắc ở giải trường. Cô nói vị trí bắt bóng giúp rèn tính tập trung, thể lực và đặc biệt là sức bật. Đêm chung kết Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 diễn ra tại Quy Nhơn, Bình Định và cô đã lọt vào Top 10. Chung cuộc, chủ nhân của chiếc vương miện đã gọi tên Huỳnh Nguyễn Mai Phương, Á hậu 1 là Lê Nguyễn Bảo Ngọc và Á hậu 2 là Nguyễn Phương Nhi. Sau đó, cô tiếp tục quay lại Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023. Lần này, cô có bước tiến xa hơn khi lọt vào Top 5 chung cuộc cùng với giải phụ Người đẹp Biển. Ngôi vị Hoa hậu gọi tên Huỳnh Trần Ý Nhi, Á hậu 1 thuộc về Đào Thị Hiền và Á hậu 2 là Huỳnh Minh Kiên. Cô chính thức đạt danh hiệu Á hậu 1 chung cuộc cùng giải phụ "Miss Star Kombucha" và "Miss Elasten". Đăng quang ngôi vị cao nhất là Lê Hoàng Phương, Á hậu 2 là Trương Quí Minh Nhàn, Á hậu 3 gọi tên Lê Thị Hồng Hạnh và Á hậu 4 thuộc về Đặng Hoàng Tâm Như.
19824041
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824041
Acid calendic
Acid calendic (thỉnh thoảng cũng được gọi acid α-calendic) là một acid béo không bão hoà, được đặt tên Theo hoa cúc tâm tư ("Calendula officinalis"), mà nó được trích xuất từ đó ra. Về mặt hoá học, nó có cấu trúc tương tự như acid linoleic liên hợp; các nghiên cứu phòng thí nghiệm gợi ý rằng, nó có thể có các hoạt tính sinh học "in vitro" tương tự. Acid calendic là một acid béo omega-6, mặc dù không thường xuyên được liệt kê với nhóm này. Acid calendic được tổng hợp trong loài cây "Calendula officinalis" từ linoleate bởi một quá trình phi bão hoà hoá bất thường Δ12-oleate (một biến thể FAD 2), giúp chuyển hoá liên kết đôi "cis"- tại vị trí thứ 9 thành một hệ thống liên kết đôi "trans","trans"-liên hợp. Một đồng phân "toàn-trans" beta cũng đã được mô tả. Acid calendic là acid béo chịu trách nhiệm làm giảm lượng thức ăn ăn vào và cải thiện việc tối ưu hoá thức ăn ở chuột khi thêm dầu hoa cúc vào thức ăn, như đã được thể hiện qua các thí nghiệm so sánh trong các ví dụ sử dụng dầu ngô.
19824045
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824045
Động đất Mie 2007
19824054
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824054
Acid 11-eicosenoic
Acid 11-eicosenoic, hay còn gọi acid gondoic, là một acid béo omega-9 phi bão hoà đơn, được tìm thấy trong một số loại dầu thực vật và hạt; cụ thể là dầu jojoba. Đây là một trong số các acid eicosenoic.
19824059
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824059
Acid 13-eicosenoic
Acid 13-eicosenoic (hay còn gọi acid paullinic) là một acid béo omega-7 có thể được tìm thấy trong nhiều nguồn cung từ thực vật như cây guarana ("Paullinia cupana"). Đây là một trong số các acid eicosenoic.
19824062
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824062
Acid 9-eicosenoic
Acid 9-eicosenoic (hay còn gọi acid gadoleic (20:1 n−11)) là một acid béo không bão hoà. Nó là thành phần chủ yếu của một số loại dầu cá, bao gồm dầu gan cá tuyết. Nó là một trong số các acid eicosenoic. Tên của nó bắt nguồn từ sự kết hợp từ chi của cá tuyết ("Gadus") và từ Latinh "oleum" (dầu), mà chính nó lại được xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại ἔλαιον (elaion) có nghĩa là dầu ô-liu.
19824064
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824064
Acid eicosenoic
Acid eicosenoic có thể đề cập đến một trong ba hợp chất hoá học gần gũi liên quan với nhau:
19824073
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824073
Gonzo (phim khiêu dâm)
Gonzo là một thể loại phim khiêu dâm, mục đích nhằm đặt người xem trực tiếp vào khung cảnh trong phim. Jamie Gillis được cho là người đầu tiên khởi xướng ra thể loại gonzo với loạt series các bộ phim tựa đề "On the Prowl" của mình. Tên gọi của thể loại bắt nguồn từ thuật ngữ thông tấn gonzo, theo đó phóng viên là một phần của sự kiện đang diễn ra. Để so sánh, phim khiêu dâm gonzo đặt máy quay vào ngay trong phân cảnh, thường là với một hoặc nhiều người tham gia quay phim và diễn cảnh hoạt động tình dục, không có sự phân tách thông thường giữa máy quay và người thể hiện được thấy trong các bộ phim hoặc chiếu bóng cinema khiêu dâm thông thường. Thể loại gonzo chịu ảnh hưởng của phim khiêu dâm nghiệp dư, và nó có xu hướng sử dụng ít hơn các góc phim rộng hoặc góc chụp toàn thân mình, để nhường cho cảnh quay cận hình (close-ups) (xem: phim khiêu dâm thực tế). Cách quay phim lỏng lẻo và trực tiếp thường bao gồm các góc quay cận cảnh bộ phận sinh dục, không giống như một số phim khiêu dâm truyền thống. Phim khiêu dâm góc nhìn thứ nhất (POV) là một loại hình giải trí người lớn, được quay phim để trông như là người xem đang trải nghiệm chính hoạt động tình dục ấy. Trong phim khiêu dâm POV, phong cách quay thường là tương tự như phim khiêu dâm gonzo, với người hưởng khoái cảm tình dục cầm máy quay—chĩa ống kính xuống diễn viên đang thực hiện hoạt động tình dục. Phong cách quay phim này đối lập với việc có một đội ngũ quay phim góc nhìn thứ ba riêng biệt quay toàn bộ phim. Hiệu ứng là để cho khán giả cảm nhận được rằng họ đang tự trải nghiệm chính những hoạt động tình dục mà họ đang theo dõi, ngược lại với khi nhìn ngắm người khác để thị dâm. Phim khiêu dâm POV thỉnh thoảng cũng phá vỡ quy tắc góc quay thứ nhất nghiêm ngặt. Ví dụ, bộ phim "Amateur Allure" có một cảnh quay thương hiệu khi mà người quay phim đang sinh hoạt tình dục di chuyển máy quay handycam quanh đầu của người mẫu đang hoạt động tình dục. Điều này tạo ra một góc quay không thể có được một cách trực tiếp thông qua con mắt của một người, trong khi đang trải nghiệm chính hoạt động tình dục. Mặc dù vậy, không có bất kỳ máy quay góc nhìn thứ ba nào được thiết đặt. Tại Nhật Bản, phim khiêu dâm góc nhìn thứ nhất được gọi là , một thể loại phim khiêu dâm Nhật Bản, theo đó nam diễn viên phim người lớn (AV) hoặc đạo diễn phục vụ như một người quay phim. Các video thể loại "hamedori" được sản xuất từ những thời kỳ đầu của phim người lớn Nhật Bản (JAV) vào đầu thập kỷ 1980. Thuật ngữ ""hamedori"" đi vào sử dụng khoảng những năm 1988-1989, nhưng chỉ có một số nhỏ thị trường ngách cho tới khi nó được phổ thông đại chúng tại V&R Planning bởi đạo diễn Company Matsuo. Matsuo bắt đầu làm việc về mảng thể loại này vào năm 1991, nói rằng kỹ thuật quay gần gũi thân mật này là một phương cách tự nhiên mà ông có thể quay để làm sao thể hiện được những cảm xúc của nữ giới và để "khiến cho cô ấy cởi mở về bản thân mình, để thể hiện những cảm xúc chân thật nhất". Matsuo đã hợp tác với các nữ diễn viên nghiệp dư trong các video của mình, và ông cũng thường xuyên viễn hành tới quê hương của họ để làm phim. Ông nói chuyện với họ một cách sâu rộng trên máy quay để cho cả hai người, ông và khán giả xem, có thể biết về họ nhiều hơn trước khi có bất kỳ cảnh quay tình dục nào. Một lượng lớn sự phổ biến và nổi tiếng của những video này cho thấy được những người phụ nữ phổ thông và bình thường là như thế nào ngoài đời thật. Bởi vì là những người nghiệp dư trong một phân cảnh đơn lẻ của video nhiều phần, các nữ diễn viên thông thường được trả 50.000 (khoảng 500). Tổ chức "X-Rated Critics Organization" có một danh hiệu ""Best POV Release"" (2005–2009) cùng với danh hiệu ""Best POV Series"" (kể từ năm 2010) của giải thưởng hằng năm "XRCO Award". Ngoài ra, giải thưởng "AVN Award" có các danh hiệu ""Best POV Series"", ""Best POV Release"" và ""Best POV Sex Scene"".
19824089
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824089
Small Wonder (phim truyền hình)
Small Wonder là một bộ phim truyền hình hài kịch tình huống và hài khoa học viễn tưởng thiếu nhi của Mỹ được phát sóng lần đầu từ ngày 7 tháng 9 năm 1985 đến ngày 20 tháng 5 năm 1989. Bộ phim xoay quanh gia đình của một kỹ sư chế tạo người máy, anh đã chế ra một người máy có hình hài của một bé gái, đặt tên là Vicki và cố giấu nó dưới danh tính con gái nuôi của họ. Bộ phim này đã bất ngờ trở nên ăn khách, đặc biệt là đối với phân khúc đối tượng thiếu nhi, khi nhiều kênh thuộc các quốc gia khác nhau chiếu lại bộ phim. Do nổi tiếng ở một số quốc gia nên bộ phim đã được lồng tiếng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Truyện phim xoay quanh VICI (từ viết tắt của Voice Input Child Identicant, phát âm là "Vicki"), một android trong hình dạng một bé gái 10 tuổi. Vicki được chế tạo bởi Ted Lawson (một kỹ sư kiêm nhà phát minh của United Robotronics) nhằm hỗ trợ trẻ em khuyết tật. Lawson đưa con robot về nhà để nó trưởng thành trong môi trường gia đình. Các tính năng của Vicki bao gồm sức mạnh và tốc độ siêu phàm, ổ cắm điện xoay chiều dưới cánh tay phải, cổng dữ liệu dưới cánh tay trái và bảng điều khiển truy cập ở sau lưng. Mặc dù vậy, gia đình Lawson ban đầu giấu Vicki bằng cách xem nó là một bé gái mồ côi mà họ nhận nuôi hợp pháp làm con gái. Gia đình Lawson cố giữ bí mật về sự tồn tại của con robot, nhưng những người hàng xóm khó ưa của họ là gia đình Brindle cứ xuất hiện vào những thời điểm bất ngờ nhất — đặc biệt là cô bé hàng xóm tọc mạch Harriet, bên cạnh người cha là đồng nghiệp của Ted Lawson. Sự hài hước của bộ phim thường bắt nguồn từ việc Vicki cố học theo hành vi con người, chứng nhại chưa từng có của cô bé, cách con robot diễn giải lời nói theo nghĩa đen và những nỗ lực việc che giấu bản chất thực sự của robot từ phía gia đình Lawson. Để giải thích cho sự lớn lên của nữ diễn viên nhí Tiffany Brissette trong suốt bộ phim, các nhà sản xuất loạt phim đã để Ted nâng cấp Vicki trong mùa phim thứ ba. Anh làm cho khuôn mặt của cô bé trông già đi, để cô mặc những bộ quần áo hiện đại và cho phép cô ăn uống. Thức ăn đi qua cơ thể cô một cách tự nhiên còn đồ uống làm mát hệ thống nội tạng của cô. Nhà sáng tạo của bộ phim là ông Howard Leeds, tác giả kịch bản của những phim như "Bewitched" và "The Brady Bunch". Ông còn viết kịch bản cho "My Living Doll", một bộ phim truyền hình cũng xoay quanh một robot nữ (do Julie Newmar đóng). Leeds đã vay mượn tiền đề của phim này để đưa vào "Small Wonder". Theo Pennington (diễn viên thủ vai Joan Lawson) chia sẻ, vai diễn Vicki thực sự là một thử thách khó với bất kì diễn viên nào: không chỉ làm "tâm điểm" của chương trình và luôn diện bộ váy tạp dề đỏ trắng đặc trưng của mình, mà còn phải luôn nói giọng đều đều và không bộc lộ bất kì cảm xúc nào. Cô cho rằng vai diễn gây nhiều khó khăn cho Brissette: "Tôi biết cô bé bực bội vì không thể mặc đồ khác và phải nói bằng giọng đều đều. Đó là một nỗi thất vọng lớn với cô ấy. Song cô bé lại là một người chuyên nghiệp." Đoàn phim cũng có những cảnh quay làm khó Brissette với những hiệu ứng đặc biệt, chẳng hạn như khi đầu Vicki xoay vòng hay việc cô bé dễ dàng nhấc bổng Jamie khỏi ghế bằng một tay để hút bụi dưới chân cậu. Theo Schulman (diễn viên đóng Harriet): "Tiffany một lần nữa phải chịu đựng. [Vì] những cảnh này mất rất nhiều thử nghiệm và sai sót." Ở đằng sau hậu trường, mặc dù các diễn viên rất hợp nhau như "một gia đình lớn", nhưng cha mẹ của các diễn viên nhí thì không. Schulman kể rằng đoàn phim đã phải thuê 3 giám hộ, vì cha mẹ họ không đồng ý chỉ có một giám hộ. Sau khi bộ phim kết thúc, phim được tái phát sóng đồng bộ vào các ngày trong tuần trên nhiều đài trên khắp Hoa Kỳ và tiếp tục cho đến năm 1996. Sau đó, bộ phim không được phát sóng ở bất kỳ đâu trên toàn quốc cho đến ngày 10 tháng 1 năm 2015, khi Antenna TV bắt đầu phát sóng bộ phim vào cuối tuần, kéo dài đến ngày 27 tháng 5 năm 2017. Kênh này tiếp tục phát sóng chương trình vào ngày 9 tháng 9 năm 2017. Ở châu Âu, bộ phim được trình chiếu theo khu vực tại Vương quốc Anh trên ITV từ tháng 10 năm 1985 đến cuối năm 1988 (chỉ có hai mùa được chiếu). Sky One cũng phát sóng toàn bộ loạt phim từ năm 1988 đến đầu thập niên 1990. Ở Ý, bộ phim xuất hiện vào giữa thập niên 1980 trên kênh Italia 1 và có tựa đề "Super Vicky". Ở Pháp, bộ phim được chiếu dưới nhan đề "La Petite merveille" trên Canal+, bắt đầu từ tháng 11 năm 1985. Ở Tây Ban Nha, phim lên sóng trên Antena 3 Televisión với tên "Un robot en casa" (hay "La pequeña maravilla") vào tháng 12 năm 1995. Ở Đức, tác phẩm được phát sóng trên ProSieben vào năm 1990 (với một số lần phát lại vào đầu thập niên 1990) và có tựa đề là "Vicki". Tác phẩm còn được phát sóng trên nhiều đài truyền hình ở Trung Đông, chẳng hạn như Saudi TV Channel 2 và Iraq TV Channel 1, với phụ đề tiếng Ả Rập và nhan đề là الاعجوبة الصغيرة. Ở Ả Rập Saudi vào thập niên 80, phim được phát sóng hàng ngày trong tháng Ramadan trên kênh truyền hình Saudi TV (Kênh 2). Ở Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và các nước châu Á khác, "Small Wonder" được phát sóng trên các đài truyền hình địa phương và Star TV Network vào giữa thập niên 1990. Năm 1994, phim lần đầu được phát sóng ở Ấn Độ trên Star Plus bằng tiếng Anh, sau đó bằng tiếng Hindi trong cùng năm đó, cho đến năm 1998 và bằng tiếng Tamil trên Star Vijay vào đầu những năm 2000. Tác phẩm được phát sóng ở Pakistan trên Network Television Marketing. Năm 1986, phim được phát sóng ở Thái Lan trên Kênh 9 lúc 9 giờ chiều sau bản tin buổi tối. Ở Philippines, phim được phát sóng trên GMA Network vào giữa thập niên 1980 và trên ABC vào năm 1992. Ở Indonesia, phim được phát sóng trên TVRI. TVNZ là đơn vị chiếu bộ phim ở New Zealand vào khung giờ chiều các ngày trong tuần vào giữa thập niên 1980. Shout! Factory là đơn vị phát hành hai mùa phim đầu tiên của "Small Wonder" trên DVD ở Vùng 1. Mặc dù được người xem yêu thích, song tác phẩm bị một số nhà phê bình coi là một trong những bộ hài kịch tình huống tệ nhất mọi thời đại. Robert Bianco (nhà phê bình truyền hình của "USA Today)" liệt phim là ứng viên cho một trong những chương trình truyền hình tệ nhất mọi thời đại. vào năm 2002. Theo BBC, "Small Wonder" "được nhiều người xem là một trong những bộ phim hài kịch tình huống kinh phí thấp tệ nhất mọi thời đại." Năm 2023, khi bộ phim kinh dị M3GAN ra rạp, một số ấn phẩm đã liên hệ bộ phim này tới "Small Wonder". Bộ phim đã nhận được tổng cộng 14 đề cử của Young Artist Award và đoạt hai giải cho nữ diễn viên Emily Schulman.
19824090
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824090
Viive Aamisepp
Viive Aamisepp (có tên là Viive Käro kể từ năm 1969; 21 tháng 4 năm 1936 – 22 tháng 7 năm 2023) là một nữ diễn viên người Estonia. Bà sinh ra ở Haapsalu. Từ năm 1958 đến năm 1961, bà học tiếng Anh tại Đại học Tartu. Từ năm 1961 đến năm 2009, bà làm việc tại Nhà hát Rakvere. Ngoài biểu diễn trên sân khấu, bà còn đảm nhiệm các vai trong các vở kịch phát trên sóng truyền thanh. Aamisepp kết hôn với nam diễn viên Volli Käro. Bà qua đời vào ngày 22 tháng 7 năm 2023, thọ 87 tuổi.
19824091
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824091
Khiêu dâm thực tế
Khiêu dâm thực tế là một thể loại khiêu dâm mà theo đó, các phân cảnh, thường là được quay theo phong cách cinéma vérité, được dàn dựng và đối mặt với những tình huống tình dục. Các phân cảnh này có thể là có một người quay phim trực tiếp tham gia vào cuộc giao phối (như trong thể loại khiêu dâm gonzo) hoặc chỉ đơn thuần là quay cảnh người khác quan hệ tình dục. Thể loại này biểu đạt chính nó như thể "các cặp đôi thật quan hệ tình dục với nhau". Nó được xem là một tác phẩm khiêu dâm chuyên nghiệp, nhằm kiếm tìm sự bắt chước phong cách khiêu dâm nghiệp dư. Sự nổi tiếng của thể loại kén chọn này trở nên phát triển vào thập niên 2000. Các ví dụ bao gồm "Girls Gone Wild" và "Girls Who Like Girls Series". Tác phẩm của Bruce Seven được gọi là khiêu dâm thực tế, bởi sự thiếu thốn trong việc sử dụng kịch bản của ông và việc yêu cầu các diễn viên hành xử một cách tự nhiên theo đúng tính cách của họ. Reality Kings, Money Talks và Brazzers là các trang web khiêu dâm thực tế khác. Nhằm tuân theo các tiêu chuẩn yêu cầu đặt ra của ngành công nghiệp đối với việc test kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD), hầu hết các bộ phim khiêu dâm thực tế đều liên quan đến các nam diễn viên và nữ diễn viên chuyên nghiệp, họ đóng vai những "kẻ nghiệp dư". Kể cả khi những diễn viên đóng vai thể hiện trong nhưngx bộ phim này thường xuất hiện trên nhiều trang web khiêu dâm thực tế trong một khoảng thời gian ngắn, hầu hết các trang web này tuyên bố rằng, mỗi người trong số họ là một kẻ nghiệp dư.
19824098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824098
Âm thanh khiêu dâm
Âm thanh khiêu dâm là một thể loại khiêu dâm chỉ sử dụng âm thanh. Thể loại này cung cấp một bầu không khí gợi dục thông qua cuộc đối thoại khiêu dâm. Thể loại này bắt đầu trở nên phổ biến rộng rãi vào năm 2019 và người sáng tạo cũng như người tiêu thụ chính của nội dung này là nữ giới. Thể loại này hầu như chỉ nổi tiếng tại Internet phương tây hơn là Internet tại Nga. Lần đầu tiên, định dạng âm thanh của nội dung người lớn xuất hiện là trên diễn đàn Reddit trong hai chủ đề. Vào đầu năm 2019, em gái của nhà sáng lập Snapchat, Caroline Spiegel, đã ra mắt thị trường theo chủ đề Quinn, nơi người ta có thể tìm thấy các nội dung âm thanh khiêu dâm cho mọi sở thích một cách miễn phí.
19824101
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824101
Liên hoan truyền hình toàn quốc
Liên hoan truyền hình toàn quốc là hoạt động thường niên do Đài Truyền hình Việt Nam được tổ chức mỗi năm một lần, nhằm tạo cơ hội gặp gỡ cho những người làm truyền hình trên khắp đất nước, là dịp để chọn ra những tác phẩm truyền hình xuất sắc nhất trong năm và cùng chia sẻ những thách thức phải đối mặt trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp truyền hình. Liên hoan bao gồm nhiều hoạt động: chấm thi và trình chiếu tác phẩm tham dự, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, triển lãm ảnh... Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 và trải qua 41 lần tổ chức, liên hoan đã thu hút sự tham gia của hàng trăm đơn vị làm truyền hình, bao gồm các đài truyền hình tỉnh, thành phố, khu vực, các hãng phim truyền hình. Kể từ lần tổ chức thứ 41 (2023), Liên hoan truyền hình toàn quốc được tổ chức 2 năm một lần. Từ năm 2000 đến nay, liên hoan truyền hình toàn quốc đã không ngừng đổi mới, nâng cao về mặt tổ chức cũng như chất lượng các tác phẩm tham gia. Hàng năm, tại các hội nghị, các đài truyền hình khắp cả nước cùng nhau thảo luận về những kỹ thuật mới trong ngành truyền hình. Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 40 dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm 2020 tại Ninh Bình nhưng hầu hết các hoạt động đã phải hủy bỏ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chương trình giám khảo duy nhất được tổ chức với số lượng hạn chế tại trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam tại Hà Nội. Phiên bản hiện tại với các thành phố chủ nhà:
19824102
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824102
Thủ dâm nam tập thể
Thủ dâm nam tập thể (tiếng Anh: circle jerk hoặc circlejerk), là một hành vi tình dục mà theo đó, một nhóm đàn ông hoặc con trai vây thành một vòng tròn và thủ dâm hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của nhau. Nghĩa bóng của thuật ngữ này được sử dụng để ám chỉ hành vi hoặc cuộc thảo luận tự khen ngợi trong một nhóm người, thường là liên quan đến một "cuộc hội ngộ chán chường hoặc lãng phí thời gian hoặc sự kiện khác". Thủ dâm nam tập thể thường có yếu tố cạnh tranh, với "người thắng cuộc" là người tham gia có khả năng xuất tinh đầu tiên, cuối cùng hoặc xa nhất, tùy theo quy ước định trước. Chúng có thể phục vụ như một cách tiếp cận giới thiệu đến quan hệ tình dục với các nam giới khác, hoặc như một lối thoát tình dục ở một độ tuổi hoặc tình huống mà hoạt động tình dục thông thường với người khác không thể thực hiện được. Mặc dù thủ dâm nam tập thể có yếu tố gợi dục đồng tính, một số nhà phân tích diễn giải rằng, hoạt động nhóm của các cậu bé tuổi dậy thì như thủ dâm nam tập thể là một cố gắng để thiết lập sự thống trị dị tính với người khác và thể hiện sự nam tính bên trong nhóm. Tuy nhiên, nhà xã hội học người Mỹ Bernard Lefkowitz khẳng định rằng, điều thực sự thúc đẩy sự tham gia là mong muốn chứng tỏ cho bạn bè thấy và công nhận khả năng tình dục của bản thân, giúp giảm bớt, đối chọi lại cảm giác thiếu thốn hoặc yếu kém liên quan đến hoạt động tình dục trong tuổi dậy thì.
19824117
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824117
Câu lạc bộ bóng đá Công an Hà Nội B
Câu lạc bộ bóng đá Công an Hà Nội B (), được biết đến nhiều hơn với tên Trẻ Công an Hà Nội là một câu lạc bộ bóng đá tại Việt Nam, hiện thi đấu tại Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia. Đây là đội dự bị của Công an Hà Nội.
19824118
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824118
Trung tâm đào tạo bóng đá HKFA câu lạc bộ Jockey
Trung tâm đào tạo bóng đá HKFA câu lạc bộ Jockey (viết tắt là FTC, ) là một trung tâm bóng đá quốc gia có trụ sở ở Tseung Kwan O, Tân Giới, Hồng Kông. Trung tâm đã được hoàn thành vào tháng 9 năm 2018. Năm 2002, Hiệp hội bóng đá Hồng Kông đã công bố kế hoạch xây dựng một Trung tâm Huấn luyện Bóng đá Quốc gia tại một bãi rác đã đóng cửa ở Tseung Kwan O. Đây sẽ là trung tâm đầu tiên thuộc loại hình này ở Hồng Kông và dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2008 với khoản tài trợ trị giá 103 triệu đô la từ Câu lạc bộ Jockey Hồng Kông. Tuy nhiên, nó không bao giờ rời khỏi mặt đất. Vào năm 2012, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành mới Mark Sutcliffe và Dự án Phoenix, HKFA đã nhận ra tầm quan trọng của trung tâm và đang thảo luận về việc tài trợ với Câu lạc bộ Jockey Hồng Kông để tài trợ cho việc xây dựng trung tâm. HKFA sẽ làm việc với Chính phủ và Câu lạc bộ Jockey Hồng Kông để phát triển kế hoạch kinh doanh và quy hoạch tổng thể địa điểm cho cơ sở rất cần thiết này. Mark Sutcliffe hy vọng rằng công việc được thực hiện vào năm 2013 sẽ có thể khởi công xây dựng vào đầu năm 2014. Vào ngày 17 tháng 11 năm 2015, Mark Sutcliffe cho biết khoản tài trợ trị giá 133 triệu đô la Hồng Kông từ Câu lạc bộ Jockey Hồng Kông đã được đồng ý cho việc xây dựng, dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2016. Một công ty tư vấn sẽ được chỉ định để giám sát dự án xây dựng sẽ chứng kiến ​​ba điều kiện tự nhiên. Sân cỏ và 3 sân cỏ nhân tạo sẽ được xây dựng trên bãi rác cũ. Chính phủ cũng đã giải phóng khu đất trước đây được nắm giữ theo Chương trình tài trợ phục hồi bãi rác được khôi phục. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2016, Giám đốc điều hành của HKFA, Mark Sutcliffe đã thông báo với giới truyền thông rằng công việc xây dựng cơ sở ban đầu gần đây đã bắt đầu và sẽ sẵn sàng vào tháng 7 năm 2017. Nhà thầu địa phương Projexasia đã được trao hợp đồng xây dựng vào cuối năm 2016. Trung tâm bao gồm 3 sân cỏ tự nhiên và cỏ nhân tạo, mỗi sân đều có thêm cơ sở vật chất cho môn futsal, văn phòng hành chính, lớp học, phòng tập thể dục và phòng thay đồ. FTC là sân tập chính của các đội tuyển quốc gia nam và nữ, cũng như các đội tuyển trẻ của Hồng Kông. Khi không được sử dụng cho đội tuyển quốc gia, công chúng có thể đặt trước các cơ sở vật chất này.
19824121
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824121
Ga Yeoncheon
Ga Yeoncheon (Tiếng Hàn: 연천역, Hanja: 漣川驛) là ga đường sắt trên Tuyến Gyeongwon ở Chatan-ri, Yeoncheon-eup, Yeoncheon-gun, Gyeonggi-do. Từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 1 tháng 12 năm 2018, nó trở thành bến cuối tạm thời do việc xây dựng cải tạo đường ray giữa Yeoncheon và Baekmagoji. Vào tháng 10 năm 2023, khi đoạn mở rộng Dongducheon ~ Yeoncheon của Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1 được khai trương, nó sẽ trở thành ga tàu điện ngầm.
19824122
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824122
Danh Thủ (Shogi)
Danh Thủ (Tiếng Nhật: 名手 - Meishu) là một trong hai danh hiệu lớn của Shogi Việt Nam, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2022 dựa theo mô hình của danh hiệu Danh Nhân tại Nhật Bản. Giải đấu tranh danh hiệu này được gọi là Danh Thủ chiến (名手戦 /Meishu-sen), riêng quá trình lựa chọn người thách đấu được gọi là Thuận Vị chiến (順位戦, Juni-sen)"," tổ chức bởi Câu lạc bộ Shogi Việt Nam (Vietnam Shogi Club - VSC) - chi nhánh của Liên đoàn Shogi Nhật Bản tại Việt Nam. Trên con đường chuyên nghiệp và hệ thống hóa Shogi và mong muốn tìm ra người mang danh "kì sĩ Shogi mạnh nhất Việt Nam” mà bấy lâu bỏ trống không chủ, Vietnam Shogi Club - VSC quyết định thành lập Danh Thủ chiến - giải đấu tiệm cận chuyên nghiệp đầu tiên của Shogi tại Việt Nam vào năm 2022. Đây cũng là lần đầu tiên hệ thống đẳng - cấp trực tiếp dựa trên các ván đấu, cách thức thi đấu các ván cờ chuyên nghiệp tiệm cận truyền thống Nhật Bản được giới thiệu tới nền Shogi Việt Nam. Danh Thủ chiến gồm hai giai đoạn: Thuận Vị chiến và Trận tranh ngôi. Thuận Vị chiến là giai đoạn lựa chọn người thách đấu cho danh hiệu Danh Thủ. Thuận Vị chiến hiện tại gồm 3 hạng nối tiếp nhau (theo thứ tự từ cao tới thấp): A - B - C. Người đứng đầu hạng A sẽ trở thành "khiêu chiến giả" Danh Thủ. Mỗi hạng sẽ chứa số lượng kì thủ nhất định, càng xuống thấp thì số lượng càng nhiều. Với hạng A và B hiện tại cố định là 8, và hạng C gồm các kì thủ còn lại. Tại mỗi hạng, các kì thủ sẽ đánh vòng tròn một lượt tính điểm (nếu hạng C nhiều quá thì sẽ được giảm số vòng đánh xuống dựa trên thời gian diễn ra giải đấu). Trường hợp nếu có hai kì thủ cùng số điểm và thứ tự ảnh hưởng đến kết quả "xác định khiêu chiến giả" hoặc "thăng/giáng hạng", hai kì thủ sẽ phải đánh một trận Playoff để chọn ra kết quả cuối cùng. Khi kết thúc giai đoạn Thuận Vị chiến, kết quả cuối cùng sẽ chọn ra được những kì thủ ưu tú và những kì thủ không tốt của mỗi hạng. Đối với hạng A, kì thủ xuất sắc nhất sẽ trở thành "khiêu chiến giả" và thách đấu danh hiệu Danh Thủ. Với hạng B và C, hai kì thủ có thứ hạng cao nhất sẽ được thăng lên hạng cao hơn một bậc để chơi vào năm sau. Ngược lại hai kì thủ xếp cuối hạng A và B sẽ bị giáng xuống hạng thấp hơn một bậc năm tiếp theo. Người chiến thắng ở hạng A sẽ chính thức trở thành "khiêu chiến giả" và thách đấu danh hiệu Danh Thủ của Đương kim Danh Thủ năm đó. Nếu khiêu chiến thành công, người đó sẽ trở thành Đương kim Danh Thủ, người còn lại (cựu Danh Thủ) sẽ thay thế vị trí của "khiêu chiến giả" trước đó xuống chơi tại hạng A vào năm tới; còn nếu thất bại, người thách đấu sẽ trở lại hạng A và chờ cơ hội năm sau để tiếp tục thách đấu Danh Thủ. Trận tranh danh hiệu giữa "người thách đấu" và Đương kim Danh Thủ là loạt 5 ván thắng 3, kì thủ dành chiến thắng 3 ván trước sẽ giành chiến thắng chung cuộc. Một ván cờ sẽ diễn ra với tổng thời gian cho mỗi bên là 90 phút và 60 giây cho mỗi nước đi sau khi hết giờ (byōyomi - み "đọc giây"). Đặc biệt đây cũng là trận đấu duy nhất của Shogi Việt Nam tới thời điểm hiện tại sử dụng thể thức thời gian truyền thống tại Nhật Bản - thể thức "đồng hồ bấm giây" (ストップウォッチ "sutoppuwocchi-shiki"). Ở thể thức này, thời gian đã sử dụng được làm tròn xuống đến số phút gần nhất (giống byōyomi nhưng áp dụng cho tất cả số phút trước đó). Khác với hệ thống hiện tại, Danh Thủ chiến kì 1 lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2022 và không có sự phân hạng giữa các kì thủ. Giai đoạn Thuận Vị chiến còn được gọi là Vòng xếp hạng, chia 18 kì thủ ra làm hai bảng đấu dựa trên phân nhóm hạt giống trước đó. Hai kì thủ đứng đầu mỗi bảng sẽ bước tiếp vào Vòng bán kết với loạt 3 ván thắng 2 để xác định hai "khiêu chiến giả" cho Trận tranh ngôi Danh Thủ. Người chiến thắng trận tranh ngôi sẽ trở thành Đương kim Danh Thủ, các kì thủ thất bại tại Vòng bán kết, hạng 3, 4 mỗi bảng và người chiến thắng trận Playoff tranh suất lên hạng giữa 2 kì thủ đứng thứ 5 sẽ được đánh tại hạng A Thuận Vị chiến năm sau. Nhưng do một kì thủ đứng hạng 3 bảng B xin rút khỏi giải đấu nên trận Playoff đã diễn ra giữa kì thủ hạng 5 bảng A và hạng 6 bảng B. Kì thủ thua trận Playoff và các kì thủ còn lại sẽ xuống thi đấu tại hạng B Thuận Vị Chiến năm sau. Danh Nhân (Shogi) Shogi
19824123
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824123
Iod monobromide
Iod monobromide là một hợp chất halogen có công thức IBr. Iod bromide là một chất rắn màu đỏ sẫm nóng chảy ở nhiệt độ gần bằng nhiệt độ phòng. Giống như iod monochloride, IBr được sử dụng trong một số loại iodometry. Hợp chất này được sử dụng như một nguồn của cation I. Tính chất acid Lewis của IBr được so sánh với tính chất của ICl và I trong mô hình ECW. Iod bromide có thể tạo thành phức chất chuyển điện tích với các phân tử Lewis được cho đi. Iod monobromide được hình thành khi iod và brom được kết hợp trong một phản ứng hóa học:
19824125
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824125
Đường Đông Tây Ninh Bình
Đường Đông Tây Ninh Bình là tuyến đường trục chính đi qua 4 huyện thành phố của tỉnh Ninh Bình là: Kim Sơn, Yên Mô, Thành phố Tam Điệp và Nho Quan. Tuyến đường này kết nối và giao cắt trực tiếp với các tuyến đường quan trọng khác như: Đường ven biển Việt Nam, quốc lộ 10, Quốc lộ 12B, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 1, Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Quốc lộ 45.. Đây được xem là tuyến đường "4 trong 1" để phát triển đô thị, dịch vụ du lịch, công nghiệp, khoa học công nghệ. Tuyến đường Đông Tây Ninh Bình được khởi công xây dựng từ tháng 3/2022, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ được đặt tên là đại lộ Đông Tây. Tuyến Đại lộ Đông Tây Ninh Bình có điểm đầu tại Cồn Nổi, điểm cuối giao với Quốc lộ 12B tránh thị trấn Nho Quan tại xã Văn Phong, huyện Nho Quan. Tuyến đi qua các xã: Kim Đông, Bình Minh, Cồn Thoi, Kim Tân, Văn Hải, Định Hóa, Yên Lộc của huyện Kim Sơn; các xã: Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Thành, Yên Thắng của huyện Yên Mô; các phường: Trung Sơn, Quang Sơn của thành phố Tam Điệp và các xã: Phú Long, Kỳ Phú, Văn Phú, Văn Phương, Văn Phong của huyện Nho Quan.
19824132
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824132
Tommaso Milanese
Tommaso Milanese (sinh ngày 31 tháng 7 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ý hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Cremonese tại Serie B. Sau khi bước những bước chân đầu tiên vào học viện trẻ của Fabrizio Miccoli, Milanese đã được Roma tìm kiếm và ký hợp đồng vào năm 2016. Anh ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên vào tháng 11 năm 2018, trước khi gia hạn vào mùa hè năm sau. Tommaso Milanese ra mắt chuyên nghiệp cho Roma vào ngày 5 tháng 11 năm 2020 tại UEFA Europa League, khi vào sân thay người trong trận gặp CFR Cluj. Anh đã kiến ​​tạo cho Roma ghi bàn thắng thứ 5 của trận đấu. Vào ngày 10 tháng 12, Milanese ghi bàn thắng đầu tiên cho Roma trong trận thua 1-3 trên sân khách trước CSKA Sofia ở Europa League. Vào ngày 25 tháng 8 năm 2021, Milanese gia nhập tân binh của Serie B, Alessandria theo dạng cho mượn kéo dài 1 mùa giải. Ngày 2 tháng 7 năm 2022, Milanese chuyển tới câu lạc bộ Cremonese, tân binh của Serie A tại thời điểm đó. Vào ngày 31 tháng 1 năm 2023, anh được đem cho mượn tại câu lạc bộ Venezia.
19824145
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824145
Động đất Boumerdès 2003
Động đất Boumerdès 2003 (, ) là trận động đất xảy ra vào lúc 19:44 (theo giờ địa phương), ngày 21 tháng 5 năm 2003. Trận động đất có cường độ 6.8 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 12 km. Hậu quả trận động đất đã làm 2.266 người chết, 10.261 người bị thương.
19824148
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824148
Lịch sử quân sự của Việt Nam Cộng hòa
Lịch sử quân sự của Việt Nam Cộng hòa là lịch sử của các lực lượng vũ trang Việt Nam Cộng hòa, bắt đầu từ khi chế độ chính trị này thành lập vào năm 1955. Trải qua hai thời kỳ, thời kỳ đầu là Quân đội Việt Nam Cộng hòa cùng các lực lượng vũ trang khác, thời kỳ sau là Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Các đạo quân này đã trải qua 20 năm lịch sử tồn tại và giải thể khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Năm 1955, Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, và Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm, Bộ Tổng tham mưu không còn phụ thuộc hệ thống chỉ huy của Pháp. Như thế, Quân đội Việt Nam Cộng hòa, quân chính quy của Việt Nam Cộng hòa là đạo quân đổi tên từ một đạo quân trước đó đã có lịch sử từ năm 1950. Quân đoàn I thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1957, với các đơn vị trực thuộc là hai Sư đoàn 1 và 2 dã chiến. Quân đoàn II thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1957, với các đơn vị trực thuộc là hai Sư đoàn 3 và 4 dã chiến. Cùng năm, thành lập Binh chủng Lực lượng đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt động đội ở Đồng Đế, và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1. Đầu năm 1959, những sư đoàn khinh chiến và dã chiến được tổ chức lại thành các sư đoàn bộ binh. Giải thể ba sư đoàn 12, 13 và 16 khinh chiến và tái phối trí về các sư đoàn còn lại để thành lập 7 đơn vị bộ binh với quân số hơn 10.500 người mỗi sư đoàn, là các sư đoàn: 1, 2, 5, 7, 21, 22, 23. Ngày 1 tháng 3 năm 1959, Quân đoàn III được thành lập. Cùng năm, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến tách ra khỏi Hải quân và trở thành một phần Lực lượng Tổng trừ bị. Liên đoàn Nhảy dù có tiền thân là các Tiểu đoàn nhảy dù thuộc địa của Pháp, được phát triển thành Lữ đoàn Nhảy dù. Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã chỉ huy một số đơn vị thuộc Lữ đoàn Nhảy dù, Biệt động quân, Thiết giáp... làm đảo chính quân sự. Tuy nhiên, cuộc đảo chính bị dập tắt nhanh chóng. Ngày 13 tháng 4 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh số SL.98/QP chia lại lãnh thổ thành ba vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ đô. Vùng 1 chiến thuật gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, do Quân đoàn I trấn đóng. Vùng 2 chiến thuật gồm Cao nguyên Trung phần và các tỉnh duyên hải nam Trung phần từ Bình Định vào tới Bình Thuận, do Quân đoàn II trấn đóng. Vùng 3 chiến thuật gồm các tỉnh từ Bình Tuy vào đến Cà Mau do Quân đoàn III trấn đóng. Biệt khu Thủ đô gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Năm 1962, Liên đoàn 31 Lực lượng Đặc biệt cũng được thành lập. Các đơn vị không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi Quân đoàn, gồm các Không đoàn 41 (Đà Nẵng), 62 (Pleiku), 23 (Biên Hòa), 33 (Tân Sơn Nhất), 74 (Cần Thơ). Ngày 1 tháng 1 năm 1962, Sư đoàn 9 bộ binh thành lập. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, Sư đoàn 25 bộ binh thành lập, nâng số đơn vị bộ binh lên thành 9 sư đoàn. Sau cuộc đảo chính với sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ ngày 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ chính tổng thống Ngô Đình Diệm, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền chính trị. Theo Sắc lệnh 161-SL/CT vào ngày 22 tháng 5 năm 1964, tất cả lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng hòa thống nhất với nhau để tạo thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Bao gồm Chủ lực quân, Địa phương quân, và Nghĩa quân. Trong đó, Chủ lực quân chính là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ngày 27 tháng 11 năm 1964, Hội đồng Quân lực phân định lại các Vùng chiến thuật, tách Biệt khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác thành khu chiến thuật độc lập khỏi Vùng 3 chiến thuật. Trong năm 1964, thành lập thêm Sư đoàn 10 bộ binh, đặt trực thuộc Quân đoàn III, năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn 18 bộ binh. Nâng tổng số đơn vị đoàn bộ binh lên thành 10 sư đoàn. Tháng 12 cùng năm, Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù. Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được đổi tên trở lại thành các Quân khu. Tính đến thời điểm này, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có quân số lên đến 1 triệu quân, được trang bị 1 triệu súng M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu "(grenade launcher)" M-79, và 2.000 lựu pháo "(howitzer)" và súng cối hạng nặng "(heavy mortar)". Đồng thời phát triển lực lượng Không quân. Cùng năm, giải tán Lực lượng đặc biệt để sáp nhập một số qua Biệt động quân, số còn lại trở thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù. Năm 1971, thành lập Sư đoàn 5 Không quân làm đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu. Ngày 1 tháng 10 cùng năm Sư đoàn 3 bộ binh được thành lập, trở thành Sư đoàn bộ binh thứ 11. Cuối năm, cải tổ lại Lực lượng Biệt động quân sau khi đồng hóa Lực lượng Dân sự chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng và thành lập tại mỗi Quân khu một Bộ chỉ huy Biệt động quân. Năm 1972, thành lập thêm Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku, hoạt động trên vùng trời và trách nhiệm với chiến trường Cao nguyên Trung phần. Năm 1973, một lần nữa Biệt động quân lại được cải tổ. Nâng tổng số Lực lượng này thành 15 Liên đoàn, một số là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu, số còn lại Tổng trừ bị cho các Quân khu. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, thành lập thêm 2 đơn vị nữa là Liên đoàn 8 và 9, nâng tổng số Binh chủng Biệt động quân lên thành 17 Liên đoàn. Việt Nam Cộng hòa cũng từng tham gia tranh chấp một số hòn đảo với Vương quốc Campuchia, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc. Trong các tranh chấp này, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã để mất quần đảo Hoàng Sa, một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa và một số đảo nhỏ gần đảo Phú Quốc. Sau sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số nhóm Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn chiến đấu tại một vài nơi tại miền Tây Nam Bộ thêm 1-2 ngày, vì theo phương án Gavin của Mỹ, nếu Sài Gòn thất thủ thì khu vực cuối cùng phải án giữ là vùng Tây Nam Bộ, lấy Cần Thơ làm trung tâm. Binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa đầu hàng tại tỉnh cuối cùng là Châu Đốc (nay là An Giang) vào ngày 2 tháng 5 năm 1975. Tuy nhiên một nhóm vẫn chưa đầu hàng hoàn toàn mà vẫn cố thủ tại chùa Tây An. Đến ngày 6 tháng 5 năm 1975, quân Giải phóng miền Nam điều lực lượng tiến vào chùa Tây An, những binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa cuối cùng chính thức ra hàng ở đây.
19824151
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824151
Marcel Ciolacu
Ion-Marcel Ciolacu (sinh ngày 28 tháng 11 năm 1967) là chính khách người România. Hiện tại ông đang giữ chức vụ làm thủ tướng România kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.
19824156
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824156
Câu lạc bộ bóng đá Long An B
Câu lạc bộ bóng đá Long An B (), được biết đến nhiều hơn với tên Trẻ Long An là một câu lạc bộ bóng đá tại Việt Nam, hiện thi đấu tại Giải bóng đá Hạng Ba Quốc gia. Đây là đội dự bị của Long An.
19824166
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824166
Tranh chấp lao động tại Hollywood 2023
Kể từ ngày 2 tháng 5 năm 2023, hàng loạt vụ tranh chấp lao động đã và đang diễn ra trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Hoa Kỳ, chủ yếu tập trung vào các cuộc đình công của Hiệp hội Nhà văn Hoa Kỳ và SAG-AFTRA. Đây là lần thứ hai có hai liên đoàn lao động ở Hollywood đình công đồng thời — lần đầu tiên xảy ra vào năm 1960 – dẫn đến việc giới truyền thông sử dụng thuật ngữ "Hollywood double strike" ("Đình công kép tại Hollywood") trong các bản tin của họ. "The New York Times" dự đoán rằng với sự tham gia của liên minh diễn viên, "người xem có thể nhận thấy tác động của cuộc đình công kép trở nên rộng rãi hơn trong vòng vài tháng tới". Cả hai vụ tranh chấp lao động đều gây ra sự gián đoạn lớn nhất trong lịch sử đối với ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Mỹ kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Các vấn đề chính gây ra xích mích giữa các hãng phim và diễn viên ở cả hai liên minh là quyền sở hữu trí tuệ, tính toàn vẹn của nghệ thuật, thiếu bồi thường tài chính từ các dịch vụ phát trực tuyến và những phát triển mới của trí tuệ nhân tạo. Cuộc đình công của Hiệp hội Nhà văn Hoa Kỳ năm 2023 là một cuộc tranh chấp lao động đang diễn ra giữa Hiệp hội Nhà văn Hoa Kỳ (WGA) — đại diện cho 11.500 nhà biên kịch — và Liên minh các nhà sản xuất điện ảnh và truyền hình (AMPTP). Tranh chấp bắt đầu lúc 12:01 sáng (giờ PDT) vào ngày 2 tháng 5 năm 2023.<ref name="wgacontract2023/on-strike"></ref> Cuộc đình công gây ra sự gián đoạn lớn nhất đối với hoạt động sản xuất phim và truyền hình Hoa Kỳ kể từ đại dịch COVID-19 vào năm 2020, cũng như là cuộc đình công lao động lớn nhất của WGA đã biểu diễn kể từ cuộc đình công 2007–08.<ref name="deadline/1235201504"></ref> Cuộc đình công của SAG-AFTRA năm 2023 là cuộc đình công lao động đang diễn ra giữa các thành viên trong liên đoàn lao động SAG-AFTRA và AMPTP. Cuộc đình công bắt đầu vào nửa đêm (giờ PDT) ngày 14 tháng 7 năm 2023, sau khi ban giám đốc quốc gia của SAG-AFTRA tổ chức bỏ phiếu thông qua cuộc đình công. Cuộc đình công đánh dấu lần đầu tiên các diễn viên khởi xướng tranh chấp lao động kể từ cuộc đình công năm 1980 của họ. Hiệp hội Đạo diễn Hoa Kỳ, Hiệp hội Nhà sản xuất Hoa Kỳ, Hiệp hội Công bằng Diễn viên, UNITE HERE Local 11, Hiệp hội Công bằng Diễn viên Anh, "International Brotherhood of Teamsters", Liên đoàn Nhạc sĩ Hoa Kỳ, "Hollywood Basic Crafts", Liên minh Quốc tế Nhân viên Sân khấu, Hiệp hội Nhà văn miền Đông Hoa Kỳ và Liên minh Nghệ sĩ Điện ảnh, Truyền hình và Phát thanh Canada đều đưa ra tuyên bố ủng hộ sau khi SAG-AFTRA tuyên bố ý định tham gia đình công cùng WGA. "Vox" tuyên bố rằng tình đoàn kết được thể hiện đối với những người đình công từ các công đoàn Hollywood khác là phi thường và "đáng chú ý, trái ngược với cuộc đình công vào năm 2007. Trong khi đó, "Business Insider" lưu ý rằng các tranh chấp nằm trong xu hướng phong trào lao động đang phát triển mạnh mẽ hơn trong thồi gian gần đây. Tháng 7 năm 2023, ngay trước khi SAG-AFTRA tuyên bố đình công, "Deadline Hollywood" đưa tin rằng Liên minh các nhà sản xuất điện ảnh và truyền hình đang tìm cách sử dụng cách tiếp cận "chia để trị" đối với các liên đoàn Hollywood khác nhau. Bài báo nói rằng AMPTP sẽ không đàm phán với WGA, ít nhất là cho đến tháng 10, và dẫn lời một giám đốc điều hành hãng phim nói: "Kết cuộc là để mọi thứ kéo dài cho đến khi các thành viên công đoàn bắt đầu mất căn hộ và mất nhà." Bài báo và trích dẫn đã nhận được sự chú ý và phản ứng dữ dội từ cả các cơ quan truyền thông Hollywood, chẳng hạn như "Entertainment Tonight", và các cơ quan không phải Hollywood, chẳng hạn như "Vanity Fair" và "New York Daily News".
19824167
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824167
Vòng loại Cúp AFC 2023–24
Vòng loại AFC Cup 2023–24 diễn ra từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 23 tháng 8 năm 2023. Tổng cộng 20 đội tham dự vòng loại để xác định 7 trong số 36 suất ở vòng bảng Cúp AFC 2023–24. 20 đội sau đây chia thành 5 khu vực (Tây Á, Trung Á, Nam Á, ASEAN, Đông Á) tham dự vòng loại, bao gồm ba vòng: <section begin=Thể thức />Trong các trận đấu vòng loại, mỗi trận đấu sẽ diễn ra một lượt trận duy nhất. Hiệp phụ và loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để phân định thắng thua nếu cần thiết.<section end=Thể thức /> Lịch thi đấu của mỗi vòng như sau.<ref name="calendar"> <section begin=Thể thức />Vòng loại của mỗi khu vực được xác định dựa trên bảng xếp hạng hiệp hội của mỗi đội, với đội từ hiệp hội có thứ hạng cao hơn sẽ đăng cai trận đấu. Bảy đội thắng ở vòng play-off sẽ tiến vào vòng bảng cùng với 29 đội vào thẳng.<section end=Thể thức />
19824177
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824177
1,2,3-Trimethylbenzen
1,2,3-Trimethylbenzen là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là CH(CH). Nó là một hydrocarbon thơm, ở điều kiện bình thường nó là chất lỏng không màu, dễ cháy. Nó gần như không hòa tan trong nước nhưng lại dễ hòa tan trong dung môi hữu cơ. Trong tự nhiên, nó xuất hiện trong nhựa than đá và dầu mỏ. Nó là một trong ba đồng phân của trimethylbenzen. Nó được sử dụng trong nhiên liệu máy bay phản lực, được pha trộn với các hydrocarbon khác để ngăn chặn sự hình thành các hạt rắn có thể làm hỏng động cơ. Trong công nghiệp, nó được tạo ra từ các hydrocarbon thơm C (hydrocarbon thơm có 9 nguyên tử carbon) trong quá trình chưng cất dầu mỏ. Nó cũng được tạo ra bởi quá trình methyl hóa toluen và xylen.
19824191
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824191
Động đất Ishikawa 2022
19824199
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824199
Ҵ
Te Tse (Ҵ ҵ, chữ nghiêng: "Ҵ" "ҵ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Hình dạng của Te Tse là chữ ghép của hai chữ cái Te (Т т "Т" "т") và Tse (Ц ц "Ц" "ц"). Te Tse được sử dụng trong bảng chữ cái của tiếng Abkhaz, nó đại diện cho âm . Nó được xếp vào giữa các chữ ghép Цә và Ҵә. Trong tiếng Anh, Te Tse thường được Latinh hóa thành .
19824208
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824208
Hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc
Hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc (, viết tắt CURO) là một tổ chức nghiên cứu UFO của Trung Quốc, tiền thân là "Văn phòng Liên lạc Người Đam mê UFO Trung Quốc" được thành lập tại Đại học Vũ Hán, đến năm 1980 được đổi tên thành "Hiệp hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc" và giải tán vào tháng 9 năm 1997. Đây là tổ chức UFO tư nhân đầu tiên ở Trung Quốc đại lục. Ngày 30 tháng 11 năm 1978, "Nhân Dân nhật báo" đã cho đăng bài viết "UFO – Bí ẩn của thế giới chưa được giải đáp", gây ra cơn sốt UFO ở Trung Quốc. Theo sáng kiến ​​của Tiến sĩ Tra Nhạc Bình từ Đại học Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Văn phòng Liên lạc Người Đam mê UFO Trung Quốc được thành lập tại Đại học Vũ Hán vào ngày 20 tháng 9 năm 1979. Tháng 5 năm 1980, được sự chấp thuận của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, tổ chức này bèn đổi tên thành Hiệp hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc. Lúc đó có tới hơn 300 thành viên. Tháng 3 năm 1981, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Đại học Vũ Hán để thành lập hội đồng đầu tiên và Tra Nhạc Bình được toàn thể đại biểu nhất trí bầu làm chủ tịch đầu tiên. Lúc đó hội có khoảng 500 thành viên. Kể từ đó, các tổ chức nghiên cứu UFO trên khắp Trung Quốc lần lượt được hình thành. Năm 1983, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ hai của Hiệp hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc được tổ chức tại Thính phòng của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Thượng Hải, tại cuộc họp này đã bầu chọn Lương Vinh Lân, giáo sư khoa vật lý Đại học Kỵ Nam, lên làm chủ tịch và Hiệp hội được đổi tên thành Hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc và trụ sở dời đến Quảng Châu. Năm 1986, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ ba được tổ chức tại Trường Xuân và Tôn Thức Lập được bầu làm chủ tịch; để duy trì mối quan hệ với Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, trụ sở của tổ chức này lại được dời sang Bắc Kinh. Năm 1992, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ tư được tổ chức tại Bắc Kinh. Sau sự kiện UFO ngày 24 tháng 7 năm 1981, Hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc đã ngay lập tức tổ chức nhiều phân hội khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu quy mô lớn và đăng tải các bài báo về vụ việc trên phương tiện truyền thông địa phương. Sau sự kiện UFO Phượng Hoàng Sơn năm 1994, Hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc cũng tham gia cùng một số tổ chức trong đó có Hội Nghiên cứu UFO Bắc Kinh để tiến hành điều tra thực địa. Sau cùng, Hội Nghiên cứu UFO Trung Quốc bị giải thể vào tháng 9 năm 1997.
19824209
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824209
Hội Khoa học UFO Trung Hoa
Hội Khoa học UFO Trung Hoa () là một nhóm nghiên cứu UFO ở Đài Loan được thành lập vào ngày 19 tháng 9 năm 1993. Tổ chức này đã thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài như MUFON và Hội Khoa học UFO Nhật Bản, đồng thời là nhóm UFO đầu tiên ở Đài Loan tham gia nghiên cứu hợp tác quốc tế. Tháng 10 năm 1993, chủ tịch hội là Giang Hoàng Vinh được mời tới Liên Hợp Quốc tham gia hội thảo bàn về "Sự sống có trí thông cao ngoài Trái Đất và tương lai nhân loại". Hội Khoa học UFO Trung Hoa tính đến năm 1995 đã có hơn 1.000 thành viên.
19824210
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824210
Hội UFO học Hồng Kông
Hội UFO học Hồng Kông () là một nhóm ở Hồng Kông chuyên nghiên cứu về UFO và người ngoài hành tinh, do Phương Trọng Mãn và những người yêu thích nghiên cứu UFO thành lập vào năm 1996. Mục đích của hội này nhằm "quảng bá thông tin về UFO". Hội trưởng hiện tại là Phương Trọng Mãn. Hội trưởng Phương Trọng Mãn đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn năm 1999: So với các nước khác, sự quan tâm và hiểu biết của hầu hết người dân Hồng Kông về nền văn minh ngoài Trái Đất rất thờ ơ. Vì vậy, hội tích cực tổ chức nhiều hoạt động khác nhau nhằm khơi dậy sự quan tâm của người dân Hồng Kông đối với nền văn minh ngoài hành tinh. Hội thường xuyên chủ trì các buổi diễn thuyết. Kể từ năm 2012, sự kiện "Hội nghị UFO Quốc tế Hồng Kông" được tổ chức hàng năm. Năm 2019, hội thực hiện "Hội chợ Triển lãm Văn minh Ngoài Hành tinh" đầu tiên ở châu Á. Từ năm 2013, hội cho xuất bản tạp chí "Bên ngoài Vũ trụ", vốn được coi là ấn phẩm UFO đầu tiên ở Hồng Kông.
19824211
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824211
Hội UFO học Đài Loan
Hội UFO học Đài Loan (, viết tắt TUFOS) là một nhóm xã hội ở Đài Loan chuyên nghiên cứu khoa học về UFO, nền văn minh thời tiền sử, sức mạnh siêu nhiên, khoa học đời sống, khoa học vũ trụ và nhiều hiện tượng khác nhau có thể liên quan đến người ngoài hành tinh. Đây là nhóm duy nhất ở Đài Loan chuyên nghiên cứu về UFO nên khi có báo cáo về việc nhìn thấy UFO ở Đài Loan, những người chứng kiến ​​sẽ gửi hình ảnh về tổ chức này, truyền thông Đài Loan cũng thường trích dẫn kết quả phân tích của các thành viên trong hội dưới dạng tin tức về UFO.
19824213
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824213
Đàm Duy Duy
Đàm Duy Duy (tên tiếng Trung: 谭维维, bính âm: "tán wéi wéi", tên tiếng Anh: Sitar Tan, sinh ngày 08 tháng 10 năm 1982) là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên người Trung Quốc, tốt nghiệp khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Tứ Xuyên. Đàm Duy Duy sinh ra tại Tự Cống, Tứ Xuyên, là con gái duy nhất trong gia đình. Năm 1997, Đàm Duy Duy giành huy chương vàng trong Liên hoan Nghệ thuật Học sinh Tiểu học và Trung học tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1998, Đàm Duy Duy thi vào khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Tứ Xuyên với thành tích chỉ xếp thứ hai từ dưới lên. Cô được giảng viên Lanka Dolma nhận dạy, theo học lối hát dân tộc và belcanto. Trong thời gian học tập tại Nhạc viện Tứ Xuyên, được sự cho phép và ủng hộ của ân sư, cô bắt đầu sự nghiệp ca hát tại các quán bar ở Thành Đô. Năm 1999, Đàm Duy Duy bắt đầu sự nghiệp biểu diễn sân khấu với vai nữ chính trong vở nhạc kịch "Tổ hợp tương lai". Cùng năm, cô được tỉnh Tứ Xuyên vinh danh trong danh sách "Mười ca sĩ hàng đầu". Năm 2000, Đàm Duy Duy gia nhập Đoàn Nghệ thuật Chiến Kỳ thuộc Quân khu Thành Đô và nhanh chóng trở thành trụ cột của đoàn. Cùng năm, cô tham dự Giải thưởng Ca sĩ Truyền hình 5 tỉnh thành và đoạt huy chương vàng. Năm 2001, Đàm Duy Duy tham dự Liên hoan Âm nhạc Quốc tế tại Tokyo, Nhật Bản. Năm 2002, Đàm Duy Duy tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Tứ Xuyên với thành tích thủ khoa Thanh nhạc. Cùng năm, cô tham gia diễn xuất trong bộ phim truyền hình đầu tiên "Bảo vệ tình yêu". Năm 2003, Đàm Duy Duy tham gia diễn xuất trong bộ phim truyền hình "Nhịp tim". Cùng năm, cô giành giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất tại Giải thưởng Album vàng Trung Quốc. Ngày 08 tháng 04 năm 2005, với vai trò nữ chính, Đàm Duy Duy tham gia biểu diễn trong suất diễn đầu tiên của vở nhạc kịch "Kim Sa" tại Poly Theatre (Bắc Kinh). Cùng năm, cô ra mắt album đầu tay "Trái tim cao nguyên" và nhận được Giải thưởng Âm nhạc Thế giới trong Triển lãm album tại Pháp. Cuối năm 2005, cô đại diện cho Trung Quốc tham gia biểu diễn trong buổi Hòa nhạc mừng năm mới được tổ chức tại Hội trường vàng cung hòa nhạc Musikverein. Năm 2006, Đàm Duy Duy tham gia cuộc thi tuyển chọn "Super Girl" của Đài Truyền hình Hồ Nam và giành ngôi Á quân toàn quốc, chính thức bước chân vào làng giải trí. Sau cuộc thi, cô phát hành đĩa đơn đầu tiên, "Nếu như em chưa từng yêu". Năm 2007, Đàm Duy Duy phát hành album thứ hai mang tên "Nhĩ giới" (nghĩa là "Thế giới giữa đôi tai"). Cùng năm, cô bắt đầu tham gia vở nhạc kịch "Điệp" từ vai nữ thứ Lãng Hoa rồi được chuyển lên diễn nữ chính Chúc Anh Đài. Năm 2009, Đàm Duy Duy phát hành album thứ ba "Truyền thuyết". Cùng năm, cô nhận giải Tác phẩm Nhạc phim xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Kim Mã 2009 với ca khúc "Gặp gỡ". Năm 2010, Đàm Duy Duy ra mắt album thứ tư "Đàm WW". Cùng năm, cô được mời làm giảng viên tại Học viện Âm nhạc Tứ Xuyên. Năm 2011, Đàm Duy Duy phát hành album phòng thu thứ năm "3". Năm 2012, Đàm Duy Duy tham gia bộ phim điện ảnh "Khu vườn bí mật" (chuyển thể từ phim truyền hình cùng tên của Hàn Quốc). Năm 2013, Đàm Duy Duy tham gia chương trình "Tôi là Ca sĩ" với vai trò khách mời trợ diễn cho Châu Hiểu Âu tại vòng Chung kết. Cùng năm, cô ra mắt album phòng thu thứ sáu "Chú rùa Achilles". Năm 2014, Đàm Duy Duy tham gia "Tôi là Ca sĩ 2" với vai trò khách mời trợ diễn cho Tào Cách tại vòng Chung kết. Năm 2015, Đàm Duy Duy tham gia "Tôi là Ca sĩ 3" từ tập 6 với vai trò thí sinh PK hoán vị. Cùng năm, cô tham gia "Hòa âm đẹp nhất 3" với vai trò huấn luyện viên, đạt top 7 trong chương trình "Ca vương Mặt nạ" và Á quân trong chương trình "Ngôi sao Trung Quốc". Năm 2016, Đàm Duy Duy lần đầu tiên đứng trên sân khấu Xuân vãn của CCTV, trình diễn nhạc phẩm "Hoa Âm lão khang hô một tiếng" ("lão khang" là một điệu hát hí kịch được hình thành tại vùng Hoa Âm, Thiểm Tây, có lịch sử hơn 2000 năm). Cùng năm, cô tham gia "Tôi là Ca sĩ 4" với vai trò khách mời trình diễn bài hát "Vũ khúc thanh xuân", phát hành album thứ bảy "Quan chiếu" (nghĩa là "quan sát bằng trí tuệ") và kết hợp cùng Vương Lực Hoành trong ca khúc nhạc phim "Trường thành" mang tên "Duyên phận tựa cây cầu". Năm 2017, Đàm Duy Duy cùng Hàn Lỗi biểu diễn ca khúc "Không quên sơ tâm" trên sân khấu Xuân vãn của CCTV. Cùng năm, cô tham gia chương trình "Band nhạc Trung Quốc" với vai trò DJ, người giới thiệu band nhạc và main vocalist. Năm 2018, Đàm Duy Duy cùng Tôn Nam biểu diễn ca khúc "Khởi đầu mới của hạnh phúc" trên sân khấu Xuân vãn của CCTV. Cùng năm, cô tham gia "Ca sĩ 2018" với vai trò khách mời trợ diễn cho Uông Phong tại vòng Chung kết, "Khóa giới Ca vương 3" với vai trò giám khảo và "Sound of My Dream 3" với vai trò huấn luyện viên. Năm 2019, Đàm Duy Duy tham gia "Ca sĩ 2019" với vai trò khách mời trợ diễn cho Lưu Hoan tại vòng Chung kết. Năm 2020, cùng Hàn Tuyết biểu diễn ca khúc "Dòng sông sinh mệnh" trên sân khấu Xuân vãn của CCTV. Cùng năm, cô phát hành album phòng thu thứ tám "3811". Năm 2021, Đàm Duy Duy lọt vào danh sách đề cử giải Nữ ca sĩ Hoa ngữ xuất sắc nhất của Giải thưởng Kim khúc Đài Loan lần thứ 32 cho album "3811". Năm 2022, Đàm Duy Duy cùng Tôn Nam biểu diễn ca khúc "Tiếng chuông của mùa xuân" trên sân khấu Xuân vãn của CCTV. Cùng năm, cô tham gia chương trình "Xuân về hoa sẽ nở" với vai trò giám khảo và debut ở vị trí thứ 4 kiêm X-Leader trong chương trình "Đạp gió rẽ sóng 3". Năm 2023, Đàm Duy Duy trình diễn ca khúc "Muôn chim về tổ" trên sân khấu Xuân vãn của CCTV. Đầu năm 2015, Đàm Duy Duy và nam diễn viên người Đài Loan công khai quan hệ yêu đương. Cô tiết lộ hai người quen nhau vào năm 2012 qua sự giới thiệu của Lệ Na - một người bạn cùng tham gia "Super Girl" với cô năm 2006. Ngày 01 tháng 09 năm 2016, Trần Diệc Phi thành công cầu hôn Đàm Duy Duy trên đỉnh núi Kailash.
19824219
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824219
Bao vây chùa Tây An
Bao vây chùa Tây An hay cuộc bao vây Tây An cổ tự, là cuộc bao vây của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với các lực lượng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong cuối chiến tranh Việt Nam, xảy ra từ ngày 4 đến 6 tháng 5 năm 1975 ở khu vực chùa Tây An cổ tự tại xã Long Kiến nay là xã Long Giang huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đây là cuộc vây bắt và giải giáp lực lượng vũ trang lớn thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa cuối cùng từ sau ngày tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 18 đến 25 tháng 3 năm 1975 đã đề ra các đường lối tiếp theo cho công cuộc tổng tấn công. Trung ương Cục miền Nam dựa vào đó đã ra Nghị quyết 15 chuẩn bị tiến hành giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Lúc này, Lương Trọng Tường, Hai Tập đã tập hợp các đơn vị vũ trang của Hòa Hảo thành lập Bảo an quân Hòa Hảo. Cùng với Tư lệnh vùng IV là Nguyễn Khoa Nam bắt đầu xây dựng vùng tự trị. Sau khi Sài Gòn sụp đổ, Tỉnh đoàn trưởng Bảo an quân Hòa Hảo đưa lực lượng chiếm dinh Tỉnh trưởng tuyên bố thành lập Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh An Giang, ra lệnh tử thủ. Nhưng sau đó, Bảo an quân Hòa Hảo bị Quân Giải phóng đánh bại ở Long Xuyên phải tháo chạy về Chợ Mới, tập trung ở khu vực chùa Tây An. Trong số 14.000 lính dồn về khu vực chùa Tây An có lực lượng vũ trang của Hòa Hảo, có cả binh lính chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Trong số này, khoảng 10.000 quân Hòa Hảo. Quân Giải phóng tiếp tục vận động họ đầu hàng. Từ ngày 3 tháng 5 năm 1975 cuộc bao vây chùa Tây An của quân Giải phóng đã bắt đầu. Ngày 4 tháng 5, có 1.500 quân Hòa Hảo ra hàng. Ngày 6 tháng 5, Quân Giải phóng cho máy bay trinh sát rồi pháo kích vào bên trong chùa. Sau đó, huy động quân đồng loạt tấn công. Đến 15 giờ chiều, 3.000 quân Hòa Hảo ra hàng. Ngày 6 tháng 5, quân Hòa Hảo đầu hàng ở chùa Tây An, đến ngày 10 tháng 5 thì Quân Giải phóng tiếp quản các xã còn lại ở Chợ Mới.
19824237
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824237
Grundrisse
Grundrisse, hay đầy đủ là Grundrisse der Kritik der politischen Ökonomie, là bản nháp của công trình phê phán kinh tế chính trị được Karl Marx thảo giữa năm 1857 và 1858, về sau kết tụ dưới dạng bộ ba cuốn "Das Kapital". Bản thảo này chứa một số ý nghĩ không xuất hiện trong các trước tác khác của Marx, khiến nó trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc diễn giải tư tưởng của ông.
19824242
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824242
Giỗ tổ nghề sân khấu
Tổ nghề sân khấu (còn gọi là Tổ nghiệp sân khấu) là một khái niệm của giới nghệ sĩ Việt Nam gán cho một nhân vật có thật hoặc hư cấu. Việc tổ chức giỗ tổ nghề sân khấu hàng năm được xem là hoạt động tâm linh quan trọng của những người làm nghệ thuật với mục đích tưởng nhớ những bậc tiền bối hoặc những người có công lao lớn trong ngành nghệ thuật đó. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của việc giỗ tổ sân khấu và cả nhân vật được cho là tổ nghề sân khấu. Tuy nhiên truyền thuyết được nhắc đến nhiều nhất là truyền thuyết về "Hai hoàng tử mê hát". Truyền thuyết kể lại rằng vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa con, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung ca ngợi công ơn trời đất để tỏ lòng thành của mình. Không ngờ hai vị hoàng tử này tỏ ra quá đam mê xem ca hát. Một hôm, họ lén vua cha đi xem hát rồi say mê đến nỗi quên ăn, quên ngủ, kiệt sức và cùng nhau chết. Người nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm hai vị thần phù hộ cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ Tổ. Đinh Bằng Phi chốt lại rằng những giai thoại này được đặt ra chỉ nhằm để "tạo sự tin tưởng", ông tổ này là vô danh, và nói rằng tất cả những nghệ sĩ trong ngành nghệ thuật sân khấu đều tự coi bản thân mình là con cháu của "ông tổ". Mặc dù hoạt động giỗ Tổ, tri ân được các nghệ sĩ miền Nam và cả miền Bắc tổ chức long trọng với tất cả sự thành kính nhưng khi được hỏi vậy tổ nghề là ai thì hầu hết đều không nắm rõ và không đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Đối với họ, việc ông tổ sân khấu thực sự là ai không quan trọng mà điều họ quan tâm là sự tôn thờ tổ nghiệp. Năm 2016, nhắc đến tổ nghề, một số nghệ sĩ lớn tuổi trong đó có một nghệ sĩ 92 tuổi được cho là người kế tục truyền thống hát bộ "nhánh Bình Định" gọi ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày cúng tổ chứ không gọi là giỗ tổ. Ông này và nhiều nghệ sĩ hát bội, cải lương ở miền Nam Việt Nam đều cho rằng tổ nghiệp hát bộ là tổ chung của giới trộm đạo, ăn cướp, cái bang và mại dâm và không chung ông tổ với tân nhạc, kịch, phim, nhiếp ảnh, múa. Theo báo Công an Nhân dân, căn cứ vào những truyền thuyết liên quan, ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày "cúng tổ nghiệp" hát bộ, cải lương chứ không phải là ngày "cúng giỗ tổ" như nhiều người lầm tưởng. Hầu hết các nghệ sĩ trong giới giải trí Việt Nam như Thanh Hằng, Hoài Linh, Thoại Mỹ, Kim Tử Long đều tỏ ra rất tin vào sự linh thiêng của tổ nghề, ví dụ như khi họ nói điều xấu, làm điều sai lập tức sẽ bị "tổ phạt", còn thành tâm sẽ được "tổ độ". Cũng từ những câu chuyện có thật nhưng khó lý giải mà nhiều nghệ sĩ tin vào sự hiển linh và quyền năng của ông tổ. Thậm chí, họ cho rằng sự nghiệp của một nghệ sĩ cũng được cho là do tổ nghiệp quyết định tất cả. Tuy nhiên, theo Đinh Bằng Phi là tác giả của nhiều đầu sách nghiên cứu về sân khấu, ông khẳng định những chuyện kiêng kỵ đa phần đều có thể giải thích từ thực tế và lòng thờ kính của nghệ sĩ dành cho tổ nghề cũng như niềm tin vào sự linh thiêng của tổ nghề cũng chỉ xuất phát từ lòng biết ơn, sự kính trọng. Ngoài việc thờ tổ nghiệp là hai vị hoàng tử, một số nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ cải lương, còn thờ những nghệ sĩ có công với sân khấu như Cao Văn Lầu, Trần Hữu Trang, Nghệ sĩ nhân dân Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ... Kể về nhân vật được cho là ông tổ ngành sân khấu nhiều nghệ sĩ cho rằng có cả chuyện ông tổ xuất thân từ ăn cướp, ăn mày nên một số nghệ sĩ tỏ ra kiêng kỵ cho tiền những người ăn xin vì cho rằng như thế là "xúc phạm tổ nghiệp". Một số nghệ sĩ tỏ ra tạ ơn tổ nghề khi sự nghiệp của họ thuận tiện hoặc có được thành công nhờ tổ nghề nếu có sự cố gắng. Nhà hát Cải lương Việt Nam đã tổ chức lễ giỗ tổ trong nhiều năm. Đôi khi các sân khấu, đơn vị nghệ thuật tổ chức lễ giỗ Tổ tập trung trong 3 ngày 11, 12 và 13 tháng 8 âm lịch. Hàng năm, mỗi khi đến ngày 12 tháng 8 âm lịch, nhà hát này lại trang trí lộng lẫy, nghệ sĩ tụ họp đông đúc. Lãnh đạo nhà hát rước bài vị tổ nghề từ phòng thờ xuống, đặt ở sân khấu nhà hát, tổ chức dâng hương và làm lễ tế. Tiếp theo đó là chương trình biểu diễn những tiết mục nghệ thuật dâng lên tổ nghề. Cuối cùng, ban lãnh đạo, các nghệ sĩ có tên tuổi, cán bộ nhà hát đã nghỉ hưu cùng các khách mời và khán giả yêu nghệ thuật cải lương tiến hành thụ lộc và biểu diễn giao lưu nghệ thuật. Các tổ chức lớn của nhà nước ở địa phương như Sở Văn hóa và Thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cũng đã từng đứng ra tổ chức hoặc viếng thăm, gặp với các văn nghệ sĩ trong ngày họ tổ chức giỗ lễ tổ nghề. Ngoài ra, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã coi ngày tổ chức giỗ lễ như một liên hoan sân khấu mang tính giao lưu văn hoá, giúp đỡ nghệ sĩ khó khăn và để khen thưởng các tác phẩm sân khấu hàng năm. Trong ngày giỗ tổ sân khấu hằng năm, nghệ sĩ thường cúng hoa quả, thịt gà, lợn quay... Riêng heo cúng, sau khi dâng lên tổ thì phần lưỡi sẽ được chia ra mỗi người một miếng ăn để "lấy giọng". Tại nhà riêng, nhiều nghệ sĩ cũng đặt bàn thờ tổ để bày tỏ lòng thành kính của mình. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, lễ giỗ tổ nghề sân khấu được tổ chức đơn giản hơn và các nghệ sĩ thường có xu hướng tổ chức giỗ lễ ở nhà nhiều hơn. Giỗ Tổ sân khấu vốn là một hoạt động mang tính tâm linh lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Ngày này được xem là ngày “trọng đại” và “linh thiêng” nhất của những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu tại Việt Nam. Nhà nước Việt Nam cũng đã quyết định chọn ngày này là Ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là thời điểm để các nghệ sĩ đoàn tụ thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với Tổ nghề, với mục đích tôn vinh những bậc tiền bối có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sân khấu. Ban đầu, giỗ tổ chỉ nằm trong phạm vi của nghệ thuật truyền thống như: hát bội, cải lương, nhưng về sau trở thành ngày hội chung của tất cả mọi người làm việc trong lĩnh vực giải trí với sự tham gia của đông đảo những nghệ sĩ kịch nói, diễn viên điện ảnh, ca sĩ, người mẫu… Theo báo "Thể thao & Văn hoá" ghi nhận hàng năm mỗi đơn vị thường tổ chức giỗ tổ riêng với các hoạt động chủ yếu: thắp nhang cho tổ nghiệp, biểu diễn cho tổ xem và tụ họp liên hoan. Việc tham gia nhiều hoạt động ăn giỗ tổ từ sân khấu này sang sân khấu khác cũng được xem là một nét độc đáo và để lại nhiều kỷ niệm trong công việc của các phóng viên gắn bó với mảng nghệ thuật sân khấu. Thông qua những hoạt động cúng giỗ tổ nghề, báo "Pháp luật Việt Nam" cho rằng giới nghệ sĩ và các sở, ban, ngành nhà nước Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến hoạt động giỗ tổ nghề sân khấu. Văn hoá giỗ lễ tổ nghề của nghệ sĩ đã đặt ra một số vấn đề liên quan đến mê tín dị đoan. Một nghi lễ tôn nghiêm mang tính trọng vọng các bậc tiền bối trong ngành nghề đã bị một số nơi biến thành một đám cúng bát nháo và mê tín. Nhiều nghệ sĩ mới hoạt động trong nghệ thuật đã nhân cơ hội giỗ Tổ nghiệp để tìm cách tiếp cận những nghệ sĩ có tiếng nhằm tìm cách tiến sâu hơn trong nghề. Một vấn đề khác đáng chú ý là sự lãng phí trong lễ vật cúng Tổ nghiệp khi với mong muốn được Tổ nghề phù hộ, các nghệ sĩ đều mang đến những lễ vật thật to, hoành tráng, gây ra ra sự lãng phí lương thực thực phẩm. Việc giới nghệ sĩ đặt niềm tin mãnh liệt vào những vị tổ nghề mà họ đang tôn thờ luôn phù trợ họ trên suốt chặng đường theo đuổi nghệ thuật cũng đã gây tranh cãi trong suốt khoảng thời gian dài trong dư luận. Họ đưa ra các quan điểm khác nhau về việc ai mới là ông tổ nghề của bộ môn nghệ thuật đó. Việc những người hoạt động trong giới nghệ thuật gây sự, tranh cãi và miệt thị nhau cũng là yếu tố làm xấu hình ảnh của hoạt động giỗ lễ này. Đền thờ tổ nghề với kinh phí xây dựng 100 tỷ đồng với khuôn viên hơn 7000m của Hoài Linh cũng từng gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi vướng nhiều vấn đề pháp lý dù thường xuyên được các nghệ sĩ trong giới giải trí đến thăm viếng. Dưới đây là một số nhân vật được cho là tổ nghề ngành sân khấu của những loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam:
19824246
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824246
Friedrich Karl Forberg
Friedrich Karl Forberg (30 tháng tám 1770, Meuselwitz – 1 tháng một 1848, Hildburghausen) là một triết gia và nhà học giả cổ điển người Đức. Sinh năm 1770 tại Thuringia, Forberg theo học Karl Leonhard Reinhold tại Jena. Năm 1791, ông du hành tới Klagenfurt, sau đó viết lại cho Reinhold rằng vẫn còn có nhiều sự đồng cảm cho cách mạng Pháp, và viết cho những người theo trường phái Immanuel Kant rằng các thiếu nữ trẻ tuổi của Klagenfurt đã thay thế các quyển kinh cầu nguyện của học bằng những bài viết của Kant (được bọc một cách tử tế bằng màu đen). Ông từng là hiệu trưởng tại Saalfeld/Saale. Từ năm 1801 đến năm 1826 ông đảm nhiệm chức Giám đốc của Thư viện Bang Sachsen. Các tác phẩm triết học của ông ít được biết đến hơn so với ấn bản năm 1824 một chuỗi những bài thơ dâm đãng cũng của ông, viết bằng tiếng Latinh thời Phục hưng, "Hermaphroditus" bởi Antonio Beccadelli. Ấn bản này kèm theo nhận xét sâu rộng của Forberg, trong đó ông lập ra một loại danh mục và tuyển tập các mô tả về hành động tình dục và tư thế trong văn học cổ điển và sau này. Bài viết của Forberg liên quan đến tôn giáo và tác động của nó đối với đạo đức đã khởi nguồn cho Cuộc tranh luận về Chủ nghĩa vô thần, dẫn đến việc giáo sư Johann Gottlieb Fichte bị sa thải khỏi vị trí giảng dạy của mình.
19824247
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824247
Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Bangkok
Bảo tàng Nghệ thuật đương đại (tiếng Anh: Museum of Contemporary Art, viết tắt là MOCA; tiếng Thái: พิพิธภัณฑ์ศิลปะไทยร่วมสมัย) là một bảo tàng nghệ thuật ở Băng Cốc, Thái Lan. Nó thuộc sở hữu tư nhân của giám đốc điều hành kinh doanh Boonchai Bencharongkul, và mở cửa vào tháng 3 năm 2012. Bảo tàng là một trong những bảo tàng nghệ thuật đương đại lớn nhất châu Á, sở hữu nhiều bộ sưu tập của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở Thái, bao gồm Thawan Duchanee, Hem Vejakorn, Chalermchai Kositpipat và Prateep Kochabua. MOCA lưu giữ nhiều bộ sưu tập vô giá được thực hiện bởi các họa sĩ và nghệ sĩ điêu khắc Thái Lan. Mục tiêu chính của bảo tàng là liên tục chia sẻ, lan tỏa, bảo tồn nghệ thuật và văn hóa Thái Lan đích thực đến toàn thế giới, đặc biệt là thế hệ tiếp theo. Có tổng cộng 5 tầng tại Moca nơi mà mỗi tầng sẽ có một chủ đề nghệ thuật khác nhau. Bao gồm bốn khu trưng bày. Hai khu dành để trưng bày tạm thời, hai khu khác dùng để trưng bày tác phẩm của hai nghệ sĩ quốc gia và một nhà điêu khắc xuất sắc. Triển lãm trưng bày tác phẩm điêu khắc của của nghệ sĩ quốc gia Giáo sư Chalood Nimsamer, cũng như các bức tranh đề cập đến những cột mốc quan trọng của nghệ thuật Thái Lan hiện tại. Ngoài ra còn trưng bày các tác phẩm của Paitun Muangsomboon, nghệ sĩ quốc gia về điêu khắc; Khien Yimsiri, nhà tiên phong trong điêu khắc hiện đại Thái và là một nghệ sĩ ưu tú. Tác phẩm của Yimsiri có sáng tạo, khác biệt, và liền mạch kết hợp giữa tính Thái và tính phổ quát. Ý tưởng của ông ảnh hưởng bởi di sản Thái Lan và văn hóa nói chung cũng như thiết kế hình ảnh Phật từ thời Sukhothai. Triển lãm trưng bày nhiều góc nhìn độc đáo. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mô tả lối sống và các sự kiện xã hội thời hiện đại. Một bộ sưu tập trộn lẫn giữa tác phẩm truyền thông của nghệ sĩ quốc gia về ảnh thị giác Kamol Tassananchalee được trưng bày tại sảnh. Ông là người sáng tạo nghệ thuật khẳng định bản sắc nghệ thuật của riêng mình. Tầng này trưng bày những tác phẩm tuyệt đẹp của nghệ thuật Thái Lan hiện nay và tác phẩm nghệ thuật vô cùng sáng tạo. Tác phẩm của các nghệ sĩ bao gồm Sompop Budtarad, Chuang Moolpinit, Somphong Adulyasarapan, và Prateep Kochabua. "House of Phimphilalai" là căn phòng dành riêng cho văn học cổ điển Thái Lan Khun Chang và Khun Paen. Nó đặc biệt chú trọng vào nhân vật Phimphilalai, một người phụ nữ xinh đẹp là đối tượng của cuộc chiến giữa hai người đàn ông, được thể hiện theo hai cách bởi hai nghệ sĩ đến từ hai thế hệ khác nhau, Hem Vejkorn và Sukee Som-ngoen. Nhiều tác phẩm nghệ thuật của Thawan Duchanee, một nghệ sĩ và triết gia nổi tiếng đến từ Thái Lan, người đã nhận được giải thưởng Nghệ sĩ hội họa quốc gia năm 2001. Bao gồm nhiều loại tranh sơn dầu trên vải, bản vẽ, điêu khắc trên gỗ, và vũ khí được chế tạo bằng kỹ năng nghệ thuật và vô cùng độc đáo này. Ngoài ra, căn phòng bao gồm tác phẩm nghệ thuật của Tawee Nandakwang, Chakrapan Posayakrit, và Angkarn Kalayanapongsa. Ba bức trang hiện đại khổng lồ miêu tả Tam Quốc (bao gồm Thiên đàng, Trung thổ, và Địa ngục) bởi ba họa sĩ, Sompop Budtarad, Panya Vijinthanasarn, và Prateep Kochabua. Tầng trưng bày nghệ thuật hiện đại từ các quốc gia khác nhau, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Nhật, Nga, Ý, và Na Uy. Những bức tranh thành công nhất của các họa sĩ lãng mạn được trưng bày trong căn phòng biểu tượng Richard Green, có mái cong và giống như một bảo tàng châu Âu.
19824249
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824249
Habiburokhman
Habiburokhman (sinh ngày 17 tháng 9 năm 1974) là một luật sư và chính trị gia người Indonesia thuộc Đảng Gerindra, ông là đại biểu của Hội đồng Đại diện Nhân dân từ năm 2019. Trước khi được bầu vào hội đồng, ông hoạt động trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2014 và 2019 của Prabowo Subianto, và chiến dịch tranh cử thống đốc của Joko Widodo và Anies Baswedan ở Jakarta. Habiburokhman sinh ra ở thành phố Metro, tỉnh Lampung, vào ngày 17 tháng 9 năm 1974. Ông ở lại Lampung trong suốt thời gian học tập, tốt nghiệp trường trung học cơ sở ở Metro và trường trung học ở Bandar Lampung trước khi ghi danh vào Đại học Lampung, đạt bằng cử nhân và thạc sĩ luật. Sau đó, ông đạt học vị tiến sĩ luật từ Đại học Sebelas Maret ở Surakarta vào năm 2022. Ông thành lập văn phòng luật Habiburokhman & Co., ở Menteng, Jakarta. Habiburokhman gia nhập Đảng Gerindra vào năm 2010 và đến năm 2012, ông dẫn đầu một nhóm ủng hộ tham gia vận động thành công trong chiến dịch tranh cử thống đốc năm 2012 của Joko Widodo. Ông sau đó tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2014 của Prabowo Subianto với vai trò chỉ đạo ủng hộ chiến dịch. Trong cuộc bầu cử thống đốc Jakarta năm 2017, Habiburokhman tham gia vận động cho hai ứng cử viên Anies Baswedan – Sandiaga Uno, thông qua tổ chức "Advokat Cinta Tanah Air" (ACTA). Năm 2016, vì đối thủ chính của Baswedan, thống đốc đương nhiệm Basuki Tjahaja Purnama đi vận động cho tấm vé độc lập yêu cầu một triệu thẻ căn cước, Habiburokhman đã công khai đánh cược là sẽ "nhảy khỏi đỉnh Monas" nếu Basuki thành công trong việc thu thập thẻ căn cước. Habiburokhman sau đó là luật sư trong một vụ vu khống thay mặt cho , khi Basuki cho biết trong cuộc phỏng vấn với ABC là người biểu tình được trả tiền. Cùng với ACTA, Habiburokhman đệ đơn kiện đến Tòa án Hiến pháp Indonesia vào tháng 7 năm 2017, yêu cầu xét lại tư pháp đối với luật bầu cử năm 2017. Đặc biệt, vụ kiện thẩm tra điều khoản ngưỡng tổng thống trong luật pháp, trong đó yêu cầu số lượng ủng hộ chính trị tối thiểu để một ứng cử viên tổng thống được chấp thuận. Vụ kiện sau đó bị bác bỏ, tòa án dẫn chứng điều khoản này được áp dụng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2019, Habiburokhman là người phát ngôn trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Prabowo. Sau cuộc bầu cử lập pháp năm 2019, Habiburokhman được bầu vào Hội đồng Đại diện Nhân dân từ khu vực bầu cử Jakarta I, giành được 76.028 phiếu bầu khi là nhà lập pháp thuộc đảng Gerindra duy nhất của khu. Phát biểu với báo chí, Habiburokhman cho biết ông đã chi hơn 1 tỷ Rupiah (~70.000 USD) cho chiến dịch. Ông nhậm chức nhà lập pháp vào ngày 1 tháng 10 năm 2019. Trong hội đồng, ông được chỉ định vào , sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức phó chủ tịch sau khi Desmond Junaidi Mahesa qua đời vào năm 2023. Trong đảng Gerindra, Habiburokhman giữ chức phó chủ tịch trong nhiệm kỳ 2020–2025.
19824250
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824250
Đài tưởng niệm Quốc gia (Indonesia)
Đài tưởng niệm Quốc gia (, viết tắt Monas) là một cột tháp cao 132 m (433 ft) ở trung tâm Quảng trường Merdeka, Trung Jakarta. Đây là di tích quốc gia của Indonesia, được xây dựng để kỷ niệm cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1961 dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Sukarno. Monas mở cửa cho công chúng vào năm 1975. Phía trên đỉnh tháp là một ngọn lửa phủ vàng lá.
19824251
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824251
Helena Victoria của Schleswig-Holstein
Helena Victoria của Schleswig-Holstein (Victoria Louise Sophia Augusta Amelia Helena; 3 tháng 5 năm 1870 – 13 tháng 3 năm 1948) là con gái của Christian xứ Schleswig-Holstein và Helena của Liên hiệp Anh cũng như là cháu gái của Victoria I của Liên hiệp Anh. Vương tôn nữ Helena Victoria (thường được gia đình gọi là "Thora") được sinh ra tại Điện Frogmore, gần Lâu đài Windsor. Cha của Marie Louise là Công tử Christian xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Augustenburg, con trai thứ ba của Christian August II xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Augustenburg và Louise Danneskjold-Samsøe. Mẹ của Marie Louise là Vương nữ Helena của Liên hiệp Anh, con thứ năm và con gái thứ ba của Victoria I của Liên hiệp Anh và Albrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha. Cha mẹ của Helena Victoria đã cùng chung sống tại Anh kể từ khi kết hôn. Helena Victoria được rửa tội trong nhà nguyện riêng ở Lâu đài Windsor vào ngày 20 tháng 6 năm 1870. Cha mẹ đỡ đầu của Vương tôn nữ là Nữ vương Victoria, Công tước phu nhân xứ Cambridge, Vương nữ Louise, Vương tử Arthur, Vương tử Leopold của Liên hiệp Anh, Vương tử Valdemar của Đan Mạch, Công tôn Eduard xứ Sachsen-Weimar-Eisenach, Công nữ Louise Augusta và Công nữ Caroline Amelie xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Augustenburg (hai vị Công nữ được đại diện bởi Công tước phu nhân xứ Roxburghe). Helena Victoria là phù dâu trong đám cưới của dì là Vương nữ Beatrice với Thân vương tử Heinrich xứ Battenberg năm 1885 và trong đám cưới của anh họ là Công tước và Công tước phu nhân xứ York (sau này là Quốc vương George V và Vương hậu Mary của Liên hiệp Anh) vào năm 1893. Vương tôn nữ dành phần lớn thời thơ ấu của mình tại Cumberland Lodge, nơi ở của cha Helena Victoria với tư cách là Kiểm lâm viên của Đại Công viên Windsor . Được gia đình gọi là "Thora", hoặc đôi khi là "Snipe", do có khuôn mặt sắc sảo, cái tên được Vương tôn nữ sử dụng một cách chính thức là "Helena Victoria" trong số sáu cái tên được đặt của mình. Vào tháng 7 năm 1917, Quốc vương George V đã đổi tên Vương tộc thành Windsor. George V cũng từ bỏ việc sử dụng tước hiệu, kính xưng và tên họ tiếng Đức của bản thân và những người họ hàng là công dân Anh. Vương tôn nữ Helena Victoria và em gái Marie Louise do đó đã ngừng sử dụng hậu tố chỉ định lãnh thổ "của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Augustenburg" trong tước hiệu. Thay vào đó, hai chị em được gọi đơn giản là "Vương tôn nữ Helena Victoria Điện hạ" và "Vương tôn nữ Marie Louise Điện hạ". Mặc dù hai chị em đều mang tước hiệu Đức nhưng họ được nuôi dưỡng và sinh sống tại Anh. Vương tôn nữ Helena Victoria duy trì cuộc sống độc thân và noi theo mẹ mình khi tham gia vào nhiều tổ chức từ thiện khác nhau, nổi bật nhất là YMCA, Hiệp hội Cơ đốc giáo của Phụ nữ Trẻ (YWCA) và Viện dưỡng lão Princess Christian tại Windsor. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Helena Victoria thành lập Lực lượng phụ nữ YWCA. Với tư cách chủ tịch, Helena Victoria đã đến thăm quân đội Anh ở Pháp và được sự cho phép của Quốc vụ khanh Chiến tranh là Ngài Kitchener, để dàn xếp các hoạt động giải trí cho quân đội. Giữa các cuộc chiến tranh thế giới, Helena Victoria và em gái Marie Louise là những người bảo trợ nhiệt tình cho âm nhạc tại Điện Schomberg, dinh thự của hai chị em ở Luân Đôn. Một ấn phẩm năm 1924 đã đưa tin rằng 'Vương tôn nữ Helena Victoria cùng với em gái là Vương tôn nữ Marie Louise, luôn là một trong những người làm việc chăm chỉ nhất trong tất cả các vương nữ của chúng ta'. Sau một cuộc không kích của quân Đức làm hư hại điện Schomberg vào năm 1940, hai chị em chuyển đến Fitzmaurice Place, Quảng trường Berkeley. Trong tình trạng sức khỏe yếu và phải ngồi xe lăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Vương tôn nữ Helena Victoria tham dự đám cưới của người cháu họ là Vương nữ Elizabeth của Liên hiệp Anh với Vương tôn Philippos của Hy Lạp và Đan Mạch ngày 20 tháng 11 năm 1947. Vương tôn nữ Helena Victoria qua đời tại Fitzmaurice Place, Quảng trường Berkeley vào ngày 13 tháng 3 năm 1948. Helena Victoria qua đời ở tuổi 77, cùng độ tuổi với mẹ là Vương nữ Helena. Tang lễ của Helena Victoria diễn ra tại Nhà nguyện Thánh George, Windsor vào thứ Tư ngày 17 tháng 3 năm 1948 lúc 11:30 sáng. Quan tài của Vương tôn nữ được đặt trong cờ Union Jack cùng với một vòng hoa thủy tiên vàng cùng với các loài hoa mùa xuân từ em gái Marie Louise và một vòng hoa hồng vàng và tulip màu hoa cà của Quốc vương George VI và Vương hậu Elizabeth . Trong số những người đưa tang có em gái Marie Louise, Quốc vương George VI, Vương hậu Elizabeth, Vương nữ Elizabeth và Công tước xứ Edinburgh, Thái hậu Mary được đại diện bởi Đại Úy là Ngài Claud Hamilton. Ngoài ra còn có Vương tức Alice, Công tước phu nhân xứ Gloucester, Vương tức Marina, Công tước xứ Kent, Alexander Mountbatten, Hầu tước thứ 1 xứ Carisbrooke, David Mountbatten, Hầu tước thứ 3 xứ Milford Haven, Phu nhân Patricia Ramsay và con trai là Đại úy Alexander Ramsay. Phần âm nhạc bao gồm lời Thánh Kinh từ Thánh vịnh 121 "I will lift up mine eyes" và các bài ca "Rock of Ages" và "God be in my head". Quan tài của Vương tôn nữ sau đó được chôn cất tại Khu Chôn cất Vương thất, Frogmore, Đại Công viên Windsor. Không có lệnh để tang nào được tuyên bố ở triều đình nhưng Quốc vương, Vương hậu cùng các thành viên trong gia đình đã để tang trong một tuần. Chứng thực di sản của Helena Victoria được cấp tại Luân Đôn vào ngày 20 tháng 5 năm 1948 và được định giá là 52.435 bảng Anh (tương đương với 1,3 triệu bảng Anh theo tỷ giá chuyển đổi năm 2022). Là cháu nội của Công tước xứ Schleswig-Holstein, Vương tôn nữ Helena Victoria cùng em gái Marie Louise lẽ ra phải được gọi với "kính xưng Serene Highness/Durchlaucht" (tạm dịch: "Điện hạ Đáng kính"). Tuy nhiên vào tháng 5 năm 1867, Nữ vương Victoria đã đã ban kính xưng bậc cao hơn là "Điện hạ" cho bất kỳ người con nào được sinh ra từ cuộc hôn nhân của Vương nữ Helena và Công tử Christian nhưng họ vẫn là Công tôn (nữ) của Schleswig-Holstein. Vào tháng 6 năm 1917, một thông báo xuất hiện trong Thông tư Triều đình rằng một Sắc lệnh được chuẩn bị bởi Quốc vương George V sẽ loại bỏ phần hậu tố chỉ định lãnh thổ "Schleswig-Holstein-Sonderburg-Augustenburg" trong tước hiệu của hai người em họ Helena Victoria và Marie Louise. Tuy nhiên, không có sắc lệnh nào được ban hành và hai chị em Helena Victoria và Marie Louise cũng không được phong tước hiệu Vương tôn nữ của Vương quốc Liên hiệp Anh. Huân chương Anh Huân chương quốc tế
19824252
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824252
Marie Louise của Schleswig-Holstein
Marie Louise của Schleswig-Holstein (Franziska Josepha Louise Augusta Marie Christina Helena; 12 tháng 8 năm 1872 – 8 tháng 12 năm 1956) là con gái của Christian xứ Schleswig-Holstein và Helena của Liên hiệp Anh cũng như là cháu gái của Victoria I của Liên hiệp Anh. Vương tôn nữ Marie Louise được sinh ra tại Cumberland Lodge ở Đại Công viên Windsor. Khi sinh ra, Marie Louise là thành viên của Gia tộc Schleswig-Holstein-Sonderburg-Augustenburg. Cha của Marie Louise là Công tử Christian xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Augustenburg, con trai thứ ba của Christian August II xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Augustenburg và Louise Danneskjold-Samsøe. Mẹ của Marie Louise là Vương nữ Helena của Liên hiệp Anh, con thứ năm và con gái thứ ba của Victoria I của Liên hiệp Anh và Albrecht xứ Sachsen-Coburg và Gotha. Vương tôn nữ được rửa tội vào ngày 18 tháng 9 năm 1872. Cha mẹ đỡ đầu của Marie Louise là Hoàng đế Franz Joseph I của Áo và Vương hậu Marie của Hannover. Cha mẹ của Vương tôn nữ đã sống chung tại Anh và Vương tôn nữ Marie Louise được coi là thành viên của Vương thất Anh. Theo Sắc lệnh được ban hành vào ngày 15 tháng 5 năm 1867, con của Công tử Christian và Vương nữ Helena sẽ được ban kính xưng "Điện hạ," bậc cao hơn so với kính xưng "Serene Highness" (tạm dịch: Điện hạ Đáng kính) dựa trên việc Marie Louise và chị gái Helena Victoria là cháu nội của Công tước xứ Schleswig-Holstein. Do đó, từ khi sinh ra vào năm 1872, Vương tôn nữ Marie Louise đã được gọi là "Vương tôn nữ Marie Louise của Schleswig-Holstein Điện hạ". Trong gia đình, Marie Louise được gọi là "Louie". Marie Louise cùng chị gái Helena Victoria là phù dâu trong đám cưới năm 1885 của dì là Vương nữ Beatrice với Thân vương tử Heinrich xứ Battenberg. Ngày 6 tháng 7 năm 1891, Vương tôn nữ Marie Louise kết hôn với Công tử Aribert xứ Anhalt (18 tháng 6 năm 1866 – 24 tháng 12 năm 1933) tại Nhà nguyện Thánh George ở Lâu đài Windsor. Aribert là con trai thứ ba của Friedrich I xứ Anhalt và Antoinette xứ Sachsen-Altenburg. Hoàng đế Đức Wilhelm II, anh họ của Marie Louise chính là người sắp xếp cuộc hôn nhân này. Mặc dù các nguồn tin đương thời không trực tiếp cho rằng đó là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân tan vỡ, nhưng nhiều người đương thời và các tài liệu lịch sử sau đó cho rằng Aribert là người song tính hoặc đồng tính luyến ái, và một số cho rằng hành vi không đúng mực của Aribert với một người hầu nam là xúc tác khiến cuộc hôn nhân đổ vỡ và thực chất là chưa bao giờ hoàn thiện. Hôn nhân giữa Marie Louise và Aribert bị Friedrich I cho tiêu hủy vào ngày 13 tháng 12 năm 1900. Vương tôn nữ Marie Louise, trong chuyến thăm chính thức Canada tại thời điểm đó, đã ngay lập tức trở về Anh. Theo hồi ký của mình, Marie Louise coi lời thề hôn nhân của mình có tính ràng buộc nên Vương tôn nữ không bao giờ tái hôn. Sau khi tiêu hôn , Vương tôn nữ Marie Louise đã cống hiến hết mình cho các tổ chức từ thiện và bảo trợ cho nghệ thuật. Vương tôn nữ đã truyền cảm hứng cho việc tạo ra Ngôi nhà Búp bê của Vương hậu Mary để giới thiệu tác phẩm của các thợ thủ công người Anh. Marie Louise thành lập Câu lạc bộ Nữ giới ở Bermondsey, nơi phục vụ như một bệnh viện trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Marie Louise cũng tích cực tham gia công việc của Viện dưỡng lão Princess Christian tại Windsor. Vương tôn nữ còn tham gia vào tất cả các sự kiện chính thức của vương thất, bao gồm cả lễ đăng quang và đám tang, đồng thời tham gia diễu hành như một Vương nữ của Vương thất Anh tại các sự kiện như lễ đăng quang của George VI cũng như trong đoàn diễu hành dành cho các Vương nữ tại lễ đăng quang của Elizabeth II. Năm 1919, Hội Ấu sinh Hướng đạo Wolf Cub thuộc Nhóm Hướng đạo Streatham thứ 4 đã gặp gỡ Vương tôn nữ Marie Louise trong chuyến thăm của Vương tôn nữ đến Streatham, Nam Luân Đôn. Nhóm Hướng đạo đã dành cho Marie Louise lời chào danh dự cho chuyến thăm của Vương tôn nữ. Marie Louise ấn tượng đến mức đã tuyên bố nhóm Wolf Cub là của riêng mình và Nhóm Hướng đạo từ được biết là Nhóm Hướng đạo Vùng biển Streatham thứ 4 (Của riêng Vương tôn nữ Marie Louise) . Vào tháng 7 năm 1917, khi Quốc vương George V đổi tên Vương tộc Anh từ Vương tộc Saxe-Coburg-Gotha thành Vương tộc Windsor, George V cũng yêu cầu họ hàng và thông gia là những công dân Anh ngừng sử dụng tước hiệu, kính xưng và tên họ tiếng Đức của họ. Vì không sử dụng tước hiệu hay lấy một họ nào khác, Vương tôn nữ Marie Louise và chị gái Helena Victoria được gọi đơn giản là "Vương tôn nữ Marie Louise Điện hạ" và "Vương tôn nữ Helena Victoria Điện hạ", khiến họ có sự khác biệt kỳ lạ khi là những vương nữ nhưng không rõ là thành viên của vương thất nào. Cách hai chị em Helena Victoria và Marie Louise thực hiện yêu cầu từ George V có phần khác so với những người họ hàng Đức của mình khi họ từ bỏ tất cả các danh hiệu vương giả cũng như là tước hiệu quý tộc Đức và lần lượt nhận được các tước hiệu quý tộc Anh từ George V. Tước hiệu Princess của Marie Louise và chị gái Helena Victoria được thừa hưởng từ cha và hai chị em không phải là vương nữ chính thức của Vương quốc Liên hiệp Anh. Tuy nhiên, với tình trạng độc thân và được hưởng kính xưng "Highness" từ bà ngoại Victoria năm 1867 đã khiến trường hợp của hai chị em trở nên khác biệt, do đó Marie Louise và Helena Victoria vẫn giữ nguyên tước hiệu và kính xưng của mình nhưng đồng thời cũng làm lu mờ về dòng dõi Đức của hai chị em. Marie Louise trở thành mẹ đỡ đầu của Vương tôn Richard xứ Gloucester vào năm 1944. Vương tôn nữ được Vương nữ Elizabeth gọi là "Bà cô Louie" ("Cousin Louie") và đã tham dự đám cưới của Elizabeth cùng với chị gái Helena Victoria. Marie Louise đã tham dự tổng cộng bốn lễ đăng quang tại Tu viện Westminster: lễ đăng quang của Quốc vương Edward VII và Vương hậu Alexandra vào năm 1902; Quốc vương George V và Vương hậu Mary năm 1911; Quốc vương George VI và Vương hậu Elizabeth năm 1937; và cua Quốc vương Elizabeth II vào năm 1953. Năm 1956, Marie Louise xuất bản cuốn hồi ký "My Memories of Six Reigns" ("Hồi ức của tôi về Sáu Triều đại"). Vương tôn nữ qua đời tại nhà ở Luân Đôn, 10 Fitzmaurice Place, Quảng trường Berkeley, vài tháng sau vào ngày 8 tháng 12 năm 1956 và được chôn cất tại Khu Chôn cất Vương thất, Frogmore tại Đại Công viên Windsor. Vào thời điểm Marie Louise qua đời, Vương tôn nữ là một trong sáu người cháu nội và ngoại còn sống của Nữ vương Victoria. Chứng thực di sản của Marie Louise được cấp vào ngày 12 tháng 3 năm 1957 và được định giá là 107.644 bảng Anh (tương đương với 1,8 triệu bảng Anh theo tỷ giá chuyển đổi năm 2022).
19824254
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824254
Bao vây Tổ Đình Hòa Hảo
Bao vây Tổ Đình Hòa Hảo, là cuộc bao vây của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với các lực lượng của chế độ Việt Nam Cộng hòa trong cuối chiến tranh Việt Nam, xảy ra từ ngày 2 đến 3 tháng 5 năm 1975 ở khu vực Tổ Đình Hòa Hảo tại xã Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh Long Châu Tiền (nay thuộc tỉnh An Giang). Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 18 đến 25 tháng 3 năm 1975 đã đề ra các đường lối tiếp theo cho công cuộc tổng tấn công. Trung ương Cục miền Nam dựa vào đó đã ra Nghị quyết 15 chuẩn bị tiến hành giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Sau khi Sài Gòn sụp đổ, Tiểu khu trưởng Sa Đéc, Tiểu khu trưởng Châu Đốc và một số sỹ quan Việt Nam Cộng hòa đã tập hợp trên 10.000 lính bảo an từ các nơi dồn về Tổ Đình Hòa Hảo tuyên bố "tử thủ" và thông báo đòi lập "khu tự trị" ở Long Xuyên và Châu Đốc. Trước khi rút về "thánh địa Hòa Hảo", viên chức Việt Nam Cộng hòa tiến hành đốt giấy tờ tại các cơ quan mà họ rời bỏ. Đêm ngày 2 tháng 5, Quân Giải phóng tiến hành bao vây các lực lượng Việt Nam Cộng hòa tại đây, kêu gọi đầu hàng. Đến 7 giờ sáng ngày 3 tháng 5 thì các lực lượng Việt Nam Cộng hòa đầu hàng. Ngay sau đó, Quân Giải phóng tiến về bao vây chùa Tây An.
19824256
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824256
Bản quyền phát sóng Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023
Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 là một giải đấu bóng rổ diễn ra từ ngày 25 tháng 8 năm 2023 đến ngày 10 tháng 9 năm 2023 tại Philippines, Nhật Bản và Indonesia với sự tham dự của 32 đội tuyển bóng rổ xuất sắc nhất đến từ 4 liên đoàn thành viên của Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế. Giải đấu sẽ được phát sóng trên toàn thế giới.
19824262
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824262
Hiệp ước ba bên Mỹ–Nhật–Hàn
Hiệp ước ba bên Mỹ–Nhật–Hàn hay Nguyên tắc Trại David (tiếng Anh: American–Japanese–Korean trilateral pact hay Camp David Principles) là tập hợp các thỏa thuận ba bên giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc được công bố vào ngày 18 tháng 8 năm 2023, tại Trại David ở Hoa Kỳ. Từ năm 1910 đến năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị Đế quốc Nhật Bản cai trị. Dưới sự cai trị của Nhật Bản, phụ nữ Triều Tiên – chủ yếu đến từ Hàn Quốc – bị Quân đội Đế quốc Nhật Bản ép làm nô lệ tình dục. Sự cai trị của Nhật Bản ở bán đảo Triều Tiên đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước. Dưới thời chính phủ của tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, cả hai nước đều đã có những thay đổi đáng kể. Tháng 3 năm 2023, Yoon chấm dứt yêu cầu đối với các công ty Nhật Bản của chính phủ Hàn Quốc về trả lương cho những người lao động Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hàn Quốc và Nhật Bản đã hỗ trợ Ukraina trong cuộc xâm lược Ukraina của Nga, khi Trung Quốc và Nga tăng cường quan hệ giữa họ. Sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khiến Mỹ lo ngại, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước vẫn ở mức thấp. Tháng 10 năm 2022, Bắc Triều Tiên bắn một quả tên lửa vượt qua Nhật Bản, rồi sau đó là đe dọa hạt nhân đối với Hàn Quốc vào tháng 3 năm 2023. Thông qua thỏa thuận với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc có thông tin theo thời gian thực về tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tháng 4 năm 2023, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố rằng bất kỳ cuộc tấn công Hàn Quốc nào của Bắc Triều Tiên sẽ dẫn đến sự "chấm dứt" quyền lực Kim Jong-un. Tại Nhà Trắng, Yoon tuyên bố sẽ sản xuất vũ khí hạt nhân. Nhật Bản từ chối tham gia vào một động thái được Hoa Kỳ cho là có liên quan đến chính trị trong nước. Tại Trại David vào ngày 18 tháng 8 năm 2023, Biden công bố hiệp ước, đánh dấu lần đầu tiên các nhà lãnh đạo quốc tế đến thăm nơi nghỉ dưỡng này kể từ năm 2015, khi tổng thống bấy giờ là Barack Obama tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh ở đó. Hội nghị thượng đỉnh này là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden mà các nhà báo được phép vào khu vực Trại David. Hiệp ước thực hiện nguyên tắc chính thức "casus foederis", trong đó mối đe dọa đối với một thành viên cũng sẽ là mối đe dọa đối với tất cả các thành viên, nhưng lại không phản ánh Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Ngoài ra, phản ứng trước một cuộc tấn công nhằm vào một thành viên phải được thảo luận. Hiệp ước này cũng gia tăng các cuộc tập trận quân sự và nâng cấp phòng thủ tên lửa đạn đạo ba bên. Ba nước sẽ phát triển khuôn khổ an ninh cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
19824263
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824263
Roy Sullivan
Roy Cleveland Sullivan (ngày 7 tháng 2 năm 1912 – ngày 28 tháng 9 năm 1983) là một kiểm lâm viên "park ranger" người Mỹ tại Công viên Quốc gia Shenandoah bang Virginia. Trong khoảng thời gian từ năm 1942 đến năm 1977, Sullivan được cho là đã bị sét đánh bảy lần, nhưng ông đã sống sót qua tất cả. Vì thế ông được đặt cho biệt danh "Bộ thu sét người" ("Human Lightning Conductor") và "Người cột sét" ("Human Lightning Rod"). Sullivan được công nhận bởi Sách Kỷ lục Guinness là người bị sét đánh nhiều lần hơn bất kỳ ai khác. Roy Sullivan sinh tại Greene County, Virginia, vào ngày 7 tháng 2 năm 1912. Ông bắt đầu làm công việc kiểm lâm ("ranger") tại Công viên Quốc gia Shenandoah vào năm 1936. Sullivan được mô tả là một người đàn ông vạm vỡ lực lưỡng với khuôn mặt rộng, thô kệch, làm gợi tưởng đến nam diễn viên Gene Hackman. Ông được cho là bị tránh mặt bởi nhiều người trong những năm cuối cuộc đời, lý do là sợ bị sét đánh, và điều này khiến ông trở nên phiền muộn. Ông từng thuật lại, "Ví dụ, vào một ngày nọ, tôi đang đi dạo với Cảnh sát trưởng ("Chief Ranger") thì có sét đánh (ở phía xa)". Cảnh sát trưởng nói rằng, "Ta gặp lại nhau sau nhé". Vào sáng ngày 28 tháng 9 năm 1983, Sullivan tạ thế, thọ 71 tuổi, được cho là bởi vết thương ở đầu từ một phát đạn tự thương cỡ nòng 22 Caliber. Mặc dù mô-típ của vụ việc không hề rõ ràng, nguyên nhân chính thức vẫn được cho là tự tử. Hai trong số những chiếc mũ kiểm lâm (mũ ranger) của ông được trưng bày tại hai Phòng Triển lãm Thế giới Guinness tại New York City và Nam Carolina. Sullivan đã mô tả một cách chi tiết từng sự kiện sét đánh. Tất cả bảy lần bị sét đánh đều đã được ghi lại bởi người quản lý Công viên Quốc gia Shenandoah, R. Taylor Hoskins. Tuy nhiên, Hoskins chưa bao giờ có mặt tại bất kỳ vụ sét đánh nào được báo cáo và không phải là người quản lý hiện diện và hiện thời tại Công viên Quốc gia Shenandoah trong nhiều lần Sullivan bị sét đánh. Chính Sullivan đã nhớ lại rằng, lần đầu tiên ông bị sét đánh không phải là vào năm 1942 mà sớm hơn đó rất nhiều. Khi còn là một đứa trẻ, ông đã giúp cha mình cắt lúa trên cánh đồng, khi một tia sét đánh vào lưỡi dao cắt lưỡi hái của ông mà không làm ông bị thương. Tuy nhiên, vì sau này ông không thể chứng minh được sự việc ấy cho nên ông không bao giờ khẳng định nó. Vợ của Sullivan cũng từng bị sét đánh một lần, khi một cơn bão bất ngờ kéo tới khi bà đang phơi quần áo ngoài sân sau. Chồng của bà cũng đang giúp bà vào lúc đó, nhưng đã thoát được mà không bị thương. Xác suất bị sét đánh trúng xuyên suốt 80 năm được ước tính xấp xỉ vào khoảng 1:10000. Nếu như giả sử rằng, các lần sét đánh là các sự kiện độc lập, xác suất bị sét đánh bảy lần sẽ là (1:10000) = 1:10 hoặc 1 trong 10,000,000,000,000,000,000,000,000,000. Các con số này không thật sự có thể áp dụng cho trường hợp của Sullivan, nhưng dù sao nó cũng xảy ra bởi tính chất công việc của ông và tình hình địa lý tại địa phương chịu ảnh hưởng nhiều của bão hơn người thường. Bang Virginia, nơi mà ông ngụ cư, có trung bình 35 tới 45 ngày bão dông hằng năm, hầu hết đều rơi vào mùa thu các tháng sáu, bảy và tám. Giữa năm 1959 và năm 2000, sét đánh đã làm thiệt mạng 58 người và làm bị thương ít nhất 238 người tại bang Virginia. Tại Hoa Kỳ, 3.239 người đã thiệt mạng và 13.057 người bị thương bởi sét đánh trong cùng khoảng thời gian. Hầu hết các ca trường hợp là nam giới, trong độ tuổi từ 20 và 40 tuổi và xảy ra ngoài trời.
19824266
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824266
Randy Cunningham: 9th Grade Ninja
Randy Cunningham: 9th Grade Ninja (tiếng Việt: Randy Cunningham: Ninja lớp 9) là một bộ phim hoạt hình dài tập do Jed Elinoff và Scott Thomas sáng tạo cho Disney XD. Một thị trấn tên là Norrisville đã được ninja bảo vệ trong 800 năm, nhưng điều mà người dân Norrisville không biết là cứ bốn năm lại có một ninja mới được chọn. Randy Cunningham, cậu thiếu niên lớp 9, là ninja tiếp theo. Giờ đây, Randy phải bảo vệ Norrisville khỏi những kế hoạch xấu xa của Sorcerer, đồng minh của hắn là Hannibal McFist và trợ lý của Hannibal là Willem Viceroy.
19824271
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824271
Acid lignoceric
Acid lignoceric, hoặc acid tetracosanoic, là một acid béo bão hoà với công thức . Nó được tìm thấy trong hắc ín, một số loại cerebroside khác nhau, và trong một lượng nhỏ của hầu hết các chất béo tự nhiên. Các acid béo của dầu đậu phộng có chứa những lượng nhỏ acid lignoceric (1.1% – 2.2%). Acid béo này cũng là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất lignin. Quá trình khử acid lignoceric cho ra cồn alcohol lignoceryl.
19824278
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824278
Trần Công Minh (định hướng)
Trần Công Minh có thể là:
19824296
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824296
Kinh Đô ngự sở
Kinh Đô ngự sở hay Ngự sở Kyōto, là triều đình cai trị trên danh nghĩa của Nhật Bản từ năm 794 Công Nguyên cho đến thời Minh Trị (1868–1912), sau đó triều đình dời đô từ Kyōto (trước đó là Heian-kyō) đến Tokyo (trước đó là Edo) và sáp nhập vào chính quyền Minh Trị. Khi triều đình được Thiên hoàng Hoàn Vũ (737-806) chuyển từ Nagaoka đến Kyōto thì các cuộc tranh giành quyền lực ngai vàng vốn là đặc trưng của thời Nại Lương đã giảm bớt. Kyōto được chọn làm địa điểm xây dựng triều đình vì địa thế nhiều sông núi "thích hợp", được cho là môi trường xung quanh tốt lành nhất cho kinh đô mới. Bản thân kinh đô được xây dựng phỏng theo Trường An, bám sát các lí thuyết âm dương. Nhóm người nổi bật nhất trong triều đình là tầng lớp công gia ("kuge"), là giai cấp thống trị xã hội thực thi quyền lực thay mặt Thiên hoàng. Kyōto từ chỗ là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa bắt đầu bị thách thức vào thời kì sau năm 1185 do sự trỗi dậy của Mạc phủ dần dần nắm quyền quản lí từ Thiên hoàng. Minamoto no Yoritomo là vị tướng đầu tiên lập ra chức shōgun như cha truyền con nối, tự phong danh hiệu này vào năm 1192. Sau khi Yoritomo lập ra Mạc phủ, quyền lực chính trị thực sự nằm trong tay các shōgun, đại diện các nước phương Tây nhiều lần nhầm lẫn shōgun với Thiên hoàng Nhật Bản. tồn tại đến gần 150 năm, từ năm 1185 đến năm 1333.
19824301
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824301
Bolma anacanthos
Bolma anacanthos là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae. Loài này được ghi nhận từng xuất hiện ở vùng ngoài khơi tiểu bang Victoria của Úc.
19824302
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824302
Luật Asuka Kiyomihara
Vào năm 662, Thiên hoàng Thiên Trí đã biên soạn bộ luật đầu tiên của Nhật Bản, được các nhà sử học hiện đại biết đến. Bộ luật Ōmi (Cận Giang luật), gồm 22 tập, được ban hành vào năm cuối cùng dưới triều Thiên Trí. Tuy hệ thống hóa pháp lí này đã không còn tồn tại, song nó được cho là đã cải tiến trong cái gọi là bộ luật Asuka Kiyomihara "ritsu-ryō" năm 689. Việc biên soạn bắt đầu vào năm 681 dưới thời Thiên hoàng Thiên Vũ. Thiên hoàng qua đời năm 686, để lại việc hoàn thiện Bộ luật phải mất thêm vài năm nữa. Cuối cùng bộ luật được ban hành vào năm 689. Đây được hiểu là tiền thân của bộ luật Taihō "ritsu-ryō" năm 701. Mặc dù chưa được "hoàn thiện" (ngoại trừ luật hình sự như "ritsu"), bộ luật này đã kết hợp nhiều quy định quan trọng (ví dụ như đăng kí bắt buộc đối với thần dân và việc báo cáo bệnh dịch), mở đường cho Đại Bảo luật lệnh (大宝律令, "Taihō-ritsuryō)" hoàn chỉnh hơn sau này.
19824304
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824304
Megastraea
Megastraea là một chi ốc biển có kích thước thân vỏ từ cỡ trung bình đến lớn, thuộc họ Turbinidae. Các loài trong chi này trước đây được xếp vào chi "Astraea". Chúng bao gồm:
19824306
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824306
Megastraea turbanica
Megastraea turbanica là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Kích thước vỏ của loài này có thể đạt đến 150 mm. Loài này phân bố ở Thái Bình Dương ngoài khơi California, Mỹ.
19824307
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824307
Turbo (Turbinidae)
Turbo là một chi ốc biển lớn có mang và nắp, thuộc họ Turbinidae. Chúng cũng là chi điển hình của họ này. Vỏ của các loài trong chi này ít nhiều có hình xoắn ốc, dày, khoảng 20–200 mm. Loài "Turbo" đầu tiên được tìm thấy ở thời kỳ trước kỷ Phấn trắng, khoảng 100 triệu năm trước. Theo Alf et al. chi "Turbo" được chia thành 16 phân chi gần. Số loài còn sống được biết đến trong chi "Turbo" là 66, cộng với 5 phân loài. Các loài trong chi này bao gồm Các loài sau đây được đưa vào danh pháp đồng nghĩa: Các loài sau đây là nomina nuda (tên không được công bố kèm mô tả đầy đủ): Các loài sau đây là đại diện thay thế: Các loài sau đây là nomina dubia (tên chưa biết hoặc nghi ngờ): Tên tạm thời: Các loài sau đây là species inquirenda (tên có giá trị không chắc chắn hoặc còn tranh cãi):  
19824308
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824308
Alpbach (Tegernsee)
Alpbach là một con suối ở Bayern, Đức. Nó chạy qua thành phố Tegernsee vào hồ Tegernsee, nước từ đó chảy ra Mangfall.
19824310
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824310
Uvanilla
Uvanilla là một chi ốc biển thuộc họ Turbinidae.
19824311
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824311
Yaronia
Yaronia là một chi ốc biển thuộc họ Colloniidae. Các loài trong chi "Yaronia" bao gồm:
19824312
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824312
Uvanilla babelis
Uvanilla babelis là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Kích thước vỏ của loài này có thể đạt chiều dài 21 mm, đường kính 19 mm. Loài này phân bố ở Thái Bình Dương ngoài khơi Nam Mỹ
19824316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824316
Nguyễn Duy Quang
Nguyễn Duy Quang(ngày 24 tháng 9 năm 1906 – ?) là luật sư, quan chức và nhà ngoại giao người Việt Nam, từng là đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản và Malaysia, đồng thời cũng là đại sứ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa tại Pháp. Nguyễn Duy Quang sinh tại xã Đại Điền, tỉnh Bến Tre, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương vào ngày 24 tháng 9 năm 1906, là con trai thứ sáu của phú hào và Đốc phủ sứ quyền uy một thời Nguyễn Duy Hinh (1874 – 1945). Năm 1931, ông tốt nghiệp Trường Nghiên cứu Kinh doanh Cao cấp Paris. Năm 1933, ông lấy bằng luật tại Đại học Paris. Từ năm 1935 đến năm 1942, ông vào làm trưởng ty ngự tiền văn phòng cho Hoàng đế Bảo Đại, rồi lần lượt giữ chức Bố chánh sứ tỉnh Thanh Hóa, Quản đạo đạo Ninh Thuận và Tuần phủ tỉnh Khánh Hòa từ năm 1942 đến năm 1945. Năm 1945, ông bị Việt Minh bắt giữ, sau này họ bổ nhiệm ông lên làm quản lý một nhà máy dệt. Mùa hè năm 1951, ông bỏ trốn khỏi hàng ngũ Việt Minh và quay sang ủng hộ phe cựu hoàng Bảo Đại. Từ năm 1952 đến năm 1953, ông được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam. Năm 1953, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ Lễ tân Văn phòng Quốc trưởng. Năm 1958, ông làm luật sư tại Tòa Phúc thẩm Sài Gòn, rồi chuyển sang làm Đại sứ tại Nhật Bản từ năm 1965 đến năm 1967, Đại sứ tại Malaysia từ năm 1967 đến năm 1973. Về sau, ông còn làm chức đại sứ tại Pháp trong hai năm 1973–1975, và đây cũng chính là nhiệm kỳ cuối cùng.
19824317
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824317
Nguyễn Bảo Toàn
Nguyễn Bảo Toàn (? – 1963), tên thật là Nguyễn Hoàn Bích, là chính khách và tín hữu Công giáo người Việt Nam có quan hệ mật thiết với phong trào Phật giáo Hòa Hảo, từng giữ chức vụ Tổng Bí thư Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng (gọi tắt là Dân Xã Đảng). Nguyễn Bảo Toàn sinh ra trong một gia đình Công giáo ở làng Long Kiến, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên. Ông theo học bậc trung học tại trường Collège de Cần Thơ khoảng thập niên 1930. Ông là người có lòng yêu nước, từng bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo vì âm mưu hoạt động cách mạng chống Pháp. Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ quy tụ tín đồ thành lập Dân Xã Đảng, và Huỳnh Giáo chủ đã đề cử Nguyễn Bảo Toàn làm Tổng Bí thư đảng mà đa số trên một triệu đoàn viên đều là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, mặc dù bản thân ông là tín đồ Công giáo. Năm 1947, Dân Xã Đảng đã cử ông sang Trung Quốc hòng tiến hành đàm phán với phe phái chống Cộng vừa thoát khỏi những vụ thanh trừng của Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam lúc đó. Ngày 27 tháng 2 năm 1947, ông cùng với Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam sáng lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc tại Nam Kinh, chủ trương giải pháp mời cựu hoàng Bảo Đại ra làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam độc lập trong khối Liên hiệp Pháp. Ông được xem là người có công đầu trong việc truất phế Bảo Đại và đưa ông Ngô Đình Diệm lên ngôi vị Tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhất Cộng hòa. Sau cuộc đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960 của nhóm quân nhân thất bại phải đào thoát sang Campuchia tị nạn, ông đã trốn thoát rồi bị chính quyền lên án tử hình vắng mặt. Tháng 1 năm 1963, Nguyễn Bảo Toàn bị mật vụ của Đại tá Nguyễn Văn Y bí mật bắt giam và thủ tiêu tại Tổng Nha Cảnh Sát và Công An, xác ông bị cột vào trụ xi măng rồi cho thả xuống sông Nhà Bè.
19824318
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824318
Nguyễn Bích Huệ
Nguyễn Bích Huệ (ngày 27 tháng 2 năm 1924 – ngày 25 tháng 8 năm 2005) là chủ ngân hàng và quan chức Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa. Nguyễn Bích Huệ chào đời ở Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương vào ngày 27 tháng 2 năm 1924. Trong những năm đầu đời, ông tốt nghiệp Đại học Paris, Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Paris, Trường Hành chính Quốc gia Pháp, và thi đậu lấy bằng luật. Năm 1955, ông được cất nhắc lên làm Tổng thư ký Ủy ban Kinh tế - Tài chính Bộ Kế hoạch, cùng năm, ông giữ chức vụ Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam chi nhánh Huế cho đến năm 1956. Từ năm 1959 đến năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc kinh doanh và nghiên cứu Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Từ năm 1968 đến năm 1969, ông được thăng lên chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Từ năm 1969 đến năm 1971, ông lên làm Bộ trưởng Bộ Tài chánh dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông qua đời tại Quận Fulton, Georgia, Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 8 năm 2005. Nguyễn Bích Huệ tin theo tín ngưỡng Phật giáo, ông lấy vợ là bà Bùi Khuê Đức, sinh được hai người con trai và một cô con gái. Vợ ông qua đời vào ngày 11 tháng 5 năm 2015, hưởng thọ 89 tuổi .
19824319
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824319
Nguyễn Phú Đức
Nguyễn Phú Đức (ngày 13 tháng 11 năm 1924 – ngày 9 tháng 12 năm 2017), là luật sư, nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về ngoại giao và là đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Bỉ. Nguyễn Phú Đức sinh ngày 13 tháng 11 năm 1924 tại tỉnh Sơn Tây, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương. Cha tên là Nguyễn Khánh Đắc và ông nội là Nguyễn Văn Thự. Ông qua đời ngày 9 tháng 12 năm 2017 tại Paris, Pháp.
19824323
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824323
Bá tước xứ Mar
Bá tước xứ Mar (tiếng Anh: "Earl of Mar") hiện tại có 2 tước vị bá tước xứ Mar trong Đẳng cấp quý tộc Scotland, và danh hiệu này đã được tạo ra 7 lần trong suốt lịch sử. Người nắm giữ Bá tước xứ Mar thứ nhất là Margaret của Mar, Nữ bá tước thứ 31 xứ Mar, đồng thời là trưởng tộc của Thị tộc Mar. Vị bá tước xứ Mar thứ 2 là James Erskine, Bá tước thứ 14 xứ Mar và Bá tước thứ 16 xứ Kellie, nắm giữ, ông cũng là tộc trưởng của Thị tộc Erskine. Bá tước xứ Mar được nêu tên đầu tiên là Ruadrí, người được biết là còn sống vào năm 1128, mặc dù một bá tước giấu tên được đề cập là có mặt trong Trận Clontarf năm 1014. Năm 1435, bá tước bị Vua James II chiếm giữ và sau đó được trao cho một số đứa trẻ hoàng gia không có người thừa kế. Lần tạo ra thứ 6 được trao cho James Stewart, con trai ngoài giá thú của Vua James V, người đã bị tước bỏ danh hiệu sau một cuộc nổi loạn năm 1565. Tước hiệu này sau đó được trao cho John Erskine, hậu duệ của các bá tước ban đầu. Năm 1866, bá tước lúc đó qua đời mà không có con, và không rõ liệu bá tước nên truyền cho người thừa kế nam ("hereditary successor") hay người thừa kế thân thể ("Heirs of the body"). Điều này cuối cùng đã dẫn đến hai quyết định của Viện quý tộc Anh nhằm tạo ra hai tước vị bá tước. Năm 1875, Viện quý tộc ra phán quyết rằng ngôi vị bá tước được trao cho John Erskine vào năm 1565 là lần tạo ra thứ bảy, không phải là sự tiếp nối của lần đầu tiên và nó sẽ được chuyển cho những người thừa kế nam. Tuy nhiên, vào năm 1885, Thượng viện đã thông qua và Quốc hội ban hành Đạo luật Bồi thường Bá tước xứ Mar, trong đó tuyên bố rằng việc tạo ra bá tước đầu tiên vẫn tồn tại và do người thừa kế thân thể của các bá tước ban đầu nắm giữ. Một số bá tước xứ Mar đã nổi bật trong lịch sử Scotland. Đặc biệt John Erskine (mất 1572) giữ chức Nhiếp chính Scotland sau khi Mary, Nữ vương Scotland thoái vị, và John Erskine (1675–1732) là một chỉ huy Jacobite trốn sang Pháp.
19824324
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824324
Công tước xứ Roxburghe
Công tước xứ Roxburghe (tiếng Anh: "Duke of Roxburghe"; ) là một tước hiệu trong Đẳng cấp quý tộc Scotland, được thành lập vào năm 1707 cùng với các tước hiệu Hầu tước xứ Bowmont và Cessford, Bá tước xứ Kelso và Tử tước Broxmouth. John Ker, Bá tước thứ 5 xứ Roxburghe trở thành người đầu tiên nắm giữ những tước hiệu này. Danh hiệu này bắt nguồn từ thị trấn hoàng gia Roxburgh ở Biên giới Scotland mà vào năm 1460, người Scotland đã đánh chiếm. Bá tước xứ Roxburghe ban đầu được tạo ra vào năm 1616, trước khi được phong làm công tước, một số tước vị phụ khác được giữ: Hầu tước xứ Bowmont và Cessford (thành lập năm 1707), Bá tước xứ Kelso (1707), Bá tước Innes (1837), Tử tước Broxmouth (1707) ), Lãnh chúa Roxburghe (1600), và Lãnh chúa Ker xứ Cessford và Cavertoun (1616). Tất cả các tước hiệu đều là một phần của Đẳng cấp quý tộc Scotland, ngoại trừ Bá tước Innes, thuộc về Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh. Con trai cả của Công tước mang tước hiệu lịch sự là Hầu tước xứ Bowmont và Cessford. Công tước và các tước vị liên quan của nó được trao cho những người thừa kế, những người sẽ thừa kế Bá tước, do đó có dòng dõi rất cụ thể. Sau cái chết của công tước thứ 4, các tước vị trở nên không hoạt động vì không ai có thể chứng minh được tuyên bố của họ. Năm 1812, Viện quý tộc ra phán quyết có lợi cho Ngài James Innes-Ker, Nam tước thứ 6 xứ Innes (xem Nam tước Innes), bác bỏ các yêu sách của người phụ nữ thừa kế của bá tước thứ hai và người thừa kế nam của bá tước thứ nhất. Công tước xứ Roxburghe sẽ là Trưởng tộc Innes, nhưng không thể được công nhận vì ông vẫn giữ cái tên Innes-Ker. Gia đình có trụ sở tại Lâu đài Floors gần Kelso, Scotland. Khu đất có tàn tích của Lâu đài Roxburgh trên một mũi đất giữa sông Tweed và Teviot. Nơi chôn cất truyền thống của các Công tước xứ Roxburghe là Tu viện tưởng niệm Roxburghe (còn được gọi là "Roxburghe Aisle"), một công trình bổ sung từ thế kỷ XX cho tàn tích của Tu viện Kelso.
19824325
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824325
Công tước xứ Atholl
Công tước xứ Atholl (tiếng Anh: "Duke of Atholl"), được đặt tên theo địa danh Atholl ở Scotland, là một danh hiệu trong Peerage of Scotland do người đứng đầu Thị tộc Murray nắm giữ. Nó được Nữ vương Anne tạo ra vào năm 1703 và trao cho John Murray, Hầu tước thứ 2 xứ Atholl, với phần còn lại đặc biệt dành cho người thừa kế nam của cha ông, Hầu tước thứ nhất. Tính đến năm 2017, có 12 tước hiệu phụ gắn liền với Công tước xứ Atholl: Lãnh chúa Murray xứ Tullibardine (1604), Lãnh chúa Murray, Gask và Balquhidder (1628), Lãnh chúa Murray, Balvany và Gask (1676), Lãnh chúa Murray, Balvenie và Gask, ở Hạt Perth (1703), Tử tước Balquhidder (1676), Tử tước Balquhidder, Glenalmond và Glenlyon, ở Hạt Perth (1703), Bá tước xứ Atholl (1629), Bá tước xứ Tullibardine (1628), Bá tước xứ Tullibardine ( 1676), Bá tước xứ Strathtay và Strathardle, ở Hạt Perth (1703), Hầu tước xứ Atholl (1676) và Hầu tước xứ Tullibardine, ở Hạt Perth (1703). Những danh hiệu này cũng nằm trong Đẳng cấp quý tộc Scotland. Các công tước trước đây cũng từng giữ các danh hiệu sau: Nam tước Strange (Đẳng cấp quý tộc Anh]] 1628) từ năm 1736 đến 1764 và 1805 đến 1957; Nam tước Murray, của Stanley ở Hạt Gloucester, và Bá tước xứ Strange (Đẳng cấp quý tộc Đại Anh 1786) từ năm 1786 đến 1957, Nam tước Glenlyon, của Glenlyon ở Hạt Perth (Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh 1821) từ năm 1846 đến 1957 và Nam tước Percy (Đẳng cấp quý tộc Đại Anh 1722) từ năm 1865 đến năm 1957. Từ năm 1786 đến năm 1957, Công tước xứ Atholl ngồi trong Viện Quý tộc với tư cách là Bá tước Strange. Con trai cả và người thừa kế rõ ràng của Công tước sử dụng tước hiệu lịch sự là Hầu tước xứ Tullibardine. Người thừa kế rõ ràng của Lãnh chúa Tullibardine sử dụng tước hiệu lịch sự là Bá tước xứ Strathtay và Strathardle (thường được rút ngắn thành Bá tước xứ Strathtay). Người thừa kế rõ ràng của Lãnh chúa Strathtay sử dụng tước hiệu lịch sự Tử tước Balquhidder. Công tước Atholl là tộc trưởng cha truyền con nối của Thị tộc Murray.
19824326
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824326
JR Bus
JR Bus dùng để chỉ chung hoạt động xe buýt của các công ty thuộc Hãng Đường sắt Nhật Bản (JR Group) tại Nhật Bản. JR Bus được điều hành bởi tám công ty đường sắt khu vực, mỗi công ty thuộc sở hữu của một công ty đường sắt JR. Các công ty xe buýt JR cung cấp dịch vụ xe buýt trong khu vực, đường dài và hợp đồng. bắt đầu vận hành tuyến xe buýt đầu tiên tại tỉnh Aichi vào năm 1930 và sau đó dần dần mở rộng các tuyến xe buýt mới. Đường sắt Quốc gia Nhật Bản (JNR), là công ty đại chúng được thành lập vào năm 1949, đã kế thừa các hoạt động xe buýt, sau đó được gọi là "Kokutetsu Bus" hoặc "JNR Bus". Đến năm 1987, JNR được tách ra thành các công ty đường sắt khu vực cùng với các hoạt động xe buýt. Các công ty JR sau đó đã tách hoạt động xe buýt của họ thành các công ty con vào năm 1988 (JR East, JR Central, JR West), 2000 (JR Hokkaido), 2001 (JR Kyushu) và 2004 (JR Shikoku). JR Bus Tohoku, JR Bus Kanto, JR Tokai Bus và Chugoku JR Bus có chung một màu sơn dựa trên màu sơn của JNR Bus.
19824329
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824329
Công tước xứ Montrose
Công tước xứ Montrose (tiếng Anh: "Duke of Montrose") được đặt tên theo địa danh Montrose, Angus, Scotland, là một tước hiệu đã được tạo ra hai lần trong Đẳng cấp quý tộc Scotland. Tước hiệu này được lập lại vào năm 1707, dành cho James Graham, Hầu tước thứ 4 xứ Montrose, chắt của James Graham, Hầu tước thứ nhất xứ Montrose nổi tiếng.[2] Montrose được tôn vinh như một phần thưởng cho sự ủng hộ quan trọng của ông đối với Đạo luật Liên minh 1707. Kể từ đó nó vẫn được Gia tộc Graham nắm giữ, gắn liền với quyền lãnh đạo của Thị tộc Graham. Các tước hiệu phụ của Công tước là: Hầu tước xứ Montrose (thành lập năm 1644), Hầu tước xứ Graham và Buchanan (1707), Bá tước xứ Montrose (1503), Bá tước xứ Kincardine (1644), Bá tước Graham (1722), Tử tước Dundaff (1707), Lãnh chúa Graham (1445),[3] Lord Graham và Mugdock (1644), Lãnh chúa Aberruthven, Mugdock và Fintrie (1707) và Nam tước Graham, của Belford (1722). Các tước hiệu của Bá tước Graham và Nam tước Graham đều thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh; phần còn lại thuộc Đẳng cấp quý tộc Scotland. Con trai cả của Công tước sử dụng tước hiệu lịch sự là Hầu tước xứ Graham và Buchanan. Trụ sở của gia đình là Auchmar House, gần Loch Lomond, Stirlingshire. Trước đây nó là Lâu đài Buchanan, gần Drymen, Stirlingshire.
19824335
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824335
Thị tộc Douglas
Thị tộc Douglas (tiếng Gaelic: "Dùbhghlas"; tiếng Anh: "Clan Douglas") là một thị tộc cổ xưa hoặc gia đình quý tộc đến từ Vùng đất thấp Scotland. Tên thị tộc được đặt theo địa danh Douglas ở Lanarkshire, các nhà lãnh đạo của họ đã giành được những lãnh thổ rộng lớn trên khắp Biên giới, Angus, Lothian, Moray, cũng như ở Pháp và Thụy Điển. Gia tộc này là một trong những gia đình quyền quý nhất ở Vương quốc Anh và đã nắm giữ nhiều tước vị. Douglas là một trong những gia tộc quyền lực nhất Scotland, và chắc chắn là gia tộc nổi bật nhất ở vùng đất thấp Scotland trong thời kỳ Hậu kỳ Trung Cổ, thường nắm giữ quyền lực thực sự đằng sau ngai vàng của các vị vua Stewart. Những người đứng đầu Nhà Douglas giữ tước hiệu Bá tước xứ Douglas (Douglas đen) và sau đó là Bá tước xứ Angus (Douglas đỏ). Gia tộc hiện không có tộc trưởng được Lãnh chúa Lyon công nhận. Người đứng đầu Douglas ngày nay là Công tước xứ Hamilton, nhưng họ của ông là "Douglas-Hamilton" chứ không chỉ đơn giản là "Douglas", luật pháp của Triều đình Lyon ngăn cản ông đảm nhận chức vụ thủ lĩnh với cái tên này. Trụ sở ban đầu của gia đình là Lâu đài Douglas ở Lanarkshire. Kirk của St Bride ở Douglas, cùng với Tu viện Melrose và Tu viện Saint-Germain-des-Prés lưu giữ hài cốt của nhiều Bá tước xứ Douglas và Angus. Chi nhánh Thụy Điển là hậu duệ của Thống chế Robert Douglas, Bá tước xứ Skenninge, và là một trong những gia đình quý tộc nổi bật nhất Thụy Điển kể từ thế kỷ XVII.
19824337
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824337
Sarmaturbo
Sarmaturbo là một chi ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae. Các loài ốc biển trong chi "Sarmaturbo" bao gồm:
19824338
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824338
Sarmaturbo superbus
Sarmaturbo superbus là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae. Loài này được ghi nhận từng xuất hiện ở cùng biển New Zealand.
19824339
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824339
Sarmaturbo colini
Sarmaturbo colini là một loài ốc biển đã tuyệt chủng, thuộc họ Turbinidae. Loài này được ghi nhận từng xuất hiện ở vùng biển New Zealand.
19824346
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824346
Shivaji Satam
Shivaji Satam (sinh ngày 21 tháng 4 năm 1950 tại Bombay, Ấn Độ) là một nam diễn viên điện ảnh và truyền hình người Ấn Độ. Ông được biết đến qua vai diễn Thanh tra trưởng Pradyuman trong loạt phim "Đội đặc nhiệm CID" của hãng SET India. Trước khi trở thành diễn viên, ông từng là một cán bộ ngân hàng và một sĩ quan cảnh sát. Trong sự nghiệp diễn xuất, ông tham gia các bộ phim bằng Tiếng Hindi và Marathi, bao gồm "Vaastav", "Ghulam-E-Mustafa", "Yeshwant", "China Gate", "Taxi No. 9211", "Nayak", "Jis Desh Me Ganga Reheta Hai", "Sooryavansham", "Hu Tu Tu". Còn trong các bộ phim bằng tiếng Marathi, ông được biết đến qua bộ phim "Uttarayan". Ông được đề cử tại hạng mục nam diễn viên xuất sắc nhất tại tại giải thưởng Star Screen cho bộ phim "Ghulam-E-Mustafa". Shivaji Satam sinh ngày 21 tháng 4 năm 1950 tại Bombay, Ấn Độ. Ông từng tốt nghiệp ngành Hóa học tài Trường Đại học Mumbai, và cũng đã hoàn thành chương trình Cao đẳng Quản trị Kinh doanh. Ông từng là một cán bộ ngân hàng và sĩ quan cảnh sát trước khi tham gia vào ngành công nghiệp điện ảnh. Trong sự nghiệp diễn xuất, ông có vai diễn đầu tay trong loạt phim truyền hình "Rishte-Naate" vào năm 1980. Ông từng đóng một vai diễn trong một chương trình truyền hình bằng tiếng Marathi mang tên "Ek Shunya Shunya". Sau đó, ông xuất hiện trong một số bộ phim truyền hình dài tập và điện ảnh, cho đến khi ông nổi tiếng qua vai diễn Thanh tra trưởng Pradyuman trong loạt phim truyền hình nổi tiếng "Đội đặc nhiệm CID", phát sóng trong 20 năm từ năm 1998 đến năm 2018, đã giúp ông giành cú đúp giải thưởng "Nam diễn viên chính xuất sắc" tại Giải thưởng Truyền hình Ấn Độ vào các năm 2002 và 2003. Ông từng kết hôn với Aruna Satam vào khoảng trước năm 2000 cho đến khi bà qua đời vào năm 2002 vì căn bệnh ung thư vú. Ông đã có 1 người con trai là diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất và doanh nhân Abhijeet Satam, người đã từng xuất hiện cùng ông trong một số tập của "Đội đặc nhiệm CID", con dâu của ông là nữ diễn viên Madhura Velankar.
19824347
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824347
Juan de Zubileta
Juan de Zubileta là một thành viên trong đoàn thám hiểm vòng quanh thế giới của Fernão de Magalhães, bắt đầu ở Seville vào ngày 10 tháng 8 năm 1519. Ông đến từ Barakaldo, là một trong 18 người đàn ông đã hoàn thành chuyến thám hiểm, đến được Sanlúcar de Barrameda vào ngày 6 tháng 9 năm 1522, trên con tàu "Victoria", cùng với 17 người sống sót khác.
19824353
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824353
Nếu đi hết biển
Nếu đi hết biển là một cuốn sách của đạo diễn Trần Văn Thủy, xuất bản lần đầu năm 2003. Sách là tập hợp những bài phỏng vấn của tác giả với các tri thức Việt Nam tại hải ngoại. Thời điểm mới ra mắt, tác phẩm đã vấp phải nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Sách tiếp tục tái bản sau đó vào năm 2004. Cuốn sách đi sâu vào tìm hiểu những khía cạnh tinh thần, câu hỏi về lịch sử sau Chiến tranh Việt Nam thông qua việc phỏng vấn các nhà văn, tri thức đã sang Mỹ từ sau năm 1975, gồm Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Hoàng Khởi Phong, Wayne Karlin cùng hai nhận vật nữa mang tên Tuyết và Chris. Những câu chuyện từ chính tác giả về những phát hiện, suy ngẫm cũng được đưa vào sách trong những chương đầu tiên. Từ khoảng năm 2001–2002, Trần Văn Thủy đã được William Joiner Center (WJC) thuộc mời sang làm nghiên cứu sinh đợt ba của chương trình "Nghiên cứu về cộng đồng người Việt" dưới sự tài trợ của Quỹ Rockefeller. Lần đầu tiên nhận được sự động viên của bạn bè, ông đã từ chối. Đến lần tiếp theo vào khoảng tháng 8 cùng năm, đạo diễn cuối cùng đã chấp nhận rồi sang Mỹ trong 6 tháng từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 4 năm 2003 để thực hiện công trình nghiên cứu. Đây là dự án thứ hai của ông đi tìm hiểu về cộng đồng người Việt hải ngoại, sau hai tập phim video trước đó "Thầy mù xem voi", cũng là những cuộc phỏng vấn với tri thức người Việt Nam tại châu Âu. Trong quá trình làm việc, đạo diễn Trần Văn Thủy chia sẻ động lực để ông hoàn thành công trình này là bởi sự ám ảnh về những thân phận phải tha hương sau 1975. Khi mới viết được khoảng 40–60 trang đầu, ông đã bị "khựng lại hoàn toàn". Sau đó, Trần Văn Thủy quyết định chuyển hướng tiếp cận đề tài từ góc nhìn cá nhân sang phỏng vấn các tri thức, bạn bè ở hải ngoại của ông. Một câu chuyện của người phụ nữ Việt Nam viết khi đang sống tại Mỹ từ 1968 cũng được đưa vào, kể lại câu chuyện riêng bên lề cuộc chiến. Để tránh gặp phải rắc rối, ông đã thuật lại "y như bản chính" những nội dung đã ghi lại. Sau khi hoàn thành xong việc nghiên cứu dài trên 200 trang, hai tuần trước khi về nước, Trần Văn Thủy đã gặp nhà văn Nguyên Ngọc và đưa cho ông bản thảo để đọc thử. Nguyên Ngọc thời điểm đọc xong đã hối thúc Trần Văn Thủy mau chóng in công trình nghiên cứu thành sách vì cho rằng nó "rất cần và có ích". Đây là lý do cho sự ra đời của quyển sách sau đó, được đạo diễn đặt tên là "Nếu đi hết biển". Sách, với độ dài khoảng 193 trang, đã xuất bản tại Mỹ do Nhà xuất bản Thời Văn ấn hành vào tháng 12 năm 2003. "Nếu đi hết biển" phát hành với tư cách là tư liệu chính thức của chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt hải ngoại của WJC. Tại lời giới thiệu tập sách, giám đốc trung tâm Kevin Bowen đã công nhận sự quan trọng của tập phỏng vấn khi xem đây là "thử nghiệm đầu tiên nỗ lực tìm tòi để khôi phục một ngôn ngữ chung của người Việt, những người đã còn tồn tại sau một loạt những cuộc chiến tranh do ngoại bang áp đặt [...] để lại cho họ một dân tộc cuốn lốc trong những bong bóng của chân lý và những điều giả dối". Thời điểm ra mắt, cuốn sách đã gây nên những tranh cãi đặc biệt, có lúc gay gắt trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhưng theo Trần Văn Thủy, cuốn sách vẫn được nhiều người tìm mua và bán hết sách, sau đó tiếp tục tái bản lần hai năm 2004. Nhiều tiếng nói trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, đa số người là tị nạn chính trị và theo chủ nghĩa chống cộng, đã phê phán cuốn sách theo hướng nặng nề. Không chỉ tác giả bị chỉ trích mà cả những nhân vật tham gia phỏng vấn trong sách cũng vướng vào những lời tấn công, quy chụp từ nhiều phía. Cá biệt tác giả Trần Nghi Hoàng đã viết hẳn một cuốn sách xuất bản năm 2004 với tựa đề "Trần Văn Thủy: Chuyện không tử tế" để phản bác toàn bộ công trình và chỉ trích đạo diễn. Những ý kiến cáo buộc này đều cho rằng sách phát hành có chủ đích trong hoàn cảnh một nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đang được triển khai tại cộng đồng người Việt hải ngoại, cùng với đó là việc hầu hết nhân vật được phỏng vấn trong sách là những người tị nạn cộng sản. Viết trong một bài phê bình dài đăng trên báo năm 2005, nhà báo Đinh Từ Thức nhận xét cuốn sách là "một cố gắng vận động hòa giải", nhưng vấn đề đặt ra và đề cập đến đã "cho thấy cố gắng này khó thành công [...] hướng dẫn người đọc hiểu không đúng về vấn đề hòa giải". Trong đó, ngoài dành lời khen cho một số khía cạnh của sách, ông đã chỉ ra những sai lầm trong nhận định của Trần Văn Thủy về chính quyền Việt Nam sau 1975 và tính dân tộc Việt. Tác giả cũng phân tích quan điểm của một số nhà văn được phỏng vấn trong tác phẩm để liên hệ cũng như làm rõ các vấn đề hòa giải dân tộc Việt Nam và căn nguyên của sự xung đột bắt nguồn từ tầng lớp chính trị thay vì người dân hai miền. Trong chính quyền Việt Nam, cuốn sách đã không được chấp nhận và phổ biến trong nước. Từng có nhà xuất bản tại Việt Nam muốn in sách nhưng Trần Văn Thủy yêu cầu phải giữ "đúng từng dấu chấm, dấu phẩy". Tuy nhiên, những trích đoạn trong truyện vẫn được các tờ báo tại Việt Nam trích dẫn và sử dụng thường xuyên. Trong cuốn sách "Chuyện nghề của Thủy" hoàn thành 10 năm sau đó, một số chương của "Nếu đi hết biển" cũng đã được Trần Văn Thủy đưa vào sách để giới thiệu bạn đọc Việt Nam trong nước. Tiêu đề của quyển sách từng được chương trình "Ngày trở về" của Đài Truyền hình Việt Nam lấy làm tiêu đề cho một chủ đề phát sóng năm 2014. Chương trình này do Tạ Quỳnh Tư đạo diễn, đã đoạt giải B giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013.
19824354
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824354
Động đất Guayas 2023
Động đất Guayas 2023 () là trận động đất xảy ra vào lúc 12:12 (), ngày 18 tháng 3 năm 2023. Trận động đất có cường độ 6.8 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 65,8 km. Hậu quả trận động đất đã làm 18 người chết, 496 người bị thương.
19824358
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824358
Đảng Ummah
Đảng Ummah () là một đảng chính trị của Indonesia. Việc thành lập đảng được thông báo vào ngày 1 tháng 10 năm 2020 và tuyên bố vào ngày 29 tháng 4 năm 2021. Đảng được thành lập bởi cựu Chủ tịch Ban Cố vấn của Đảng Ủy nhiệm Dân tộc, Amien Rais. Amien, một người theo chủ nghĩa hiện đại Hồi giáo chuyển sang bảo thủ Hồi giáo, trở thành Chủ tịch sau sự rạn nứt nội bộ trong đảng về việc ủng hộ chính quyền của Joko Widodo.
19824359
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824359
Concerto cho piano số 6 (Mozart)
Concerto cho piano số 6 cung Si giáng trưởng, K. 238 là một tác phẩm được sáng tác bởi Wolfgang Amadeus Mozart vào tháng 1 năm 1776. Bản Concerto số 7 (K. 242) cho ba đàn piano và bản Concerto số 8 (K. 246) cung Đô trưởng của anh ấy sẽ ra mắt trong vòng ba tháng. Ba tác phẩm đã thể hiện những gì Cuthbert Girdlestone gọi là phong cách âm nhạc galant. Tác phẩm được viết theo cấu trúc 3 chương: Tác phẩm được sáng tác cho hai sáo flute, hai kèn oboe, hai kèn cor, piano độc tấu và dàn nhac dây. Đây là một tác phẩm có cấu trúc đơn giản từ thời kỳ đầu trong sự nghiệp của Mozart. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ hiện đang nắm giữ bản viết tay của tác phẩm. Mozart đã có ý định xuất bản tác phẩm sau khi ông viết nó, nhưng cuối cùng bản concerto không được in ra cho đến năm 1793, sau khi ông qua đời. Tuy nhiên, ông đã từng biểu diễn tác phẩm ở Munich vào năm 1777, và ở Augsburg vào ngày 22 tháng 10 năm 1777. Học trò của ông là Rose Cannabich đã biểu diễn tác phẩm ở Mannheim vào ngày 13 tháng 2 năm 1778. Angela Hewitt cho rằng buổi công diễn đầu tiên của tác phẩm có lẽ là đánh ở đàn harpsichord chứ không phải đàn fortepiano. Chương đầu tiên được viết ở hình thức sonata,với tốc độ là "Allegro aperto". "Aperto" theo nghĩa đen có nghĩa là "mở", một thuộc tính thường được sử dụng trong các bản concerto đầu tiên của Mozart, và mặc dù chưa rõ ý nghĩa chính xác mà Mozart dự định, nhưng nó truyền tải "sự rạng rỡ và vui tươi", như nghệ sĩ piano Angela Hewitt nhấn mạnh. Phần phát triển mang một tập hợp âm rải ở âm giai thứ tự nhiên và các quãng tám rời trong đàn piano, tương phản với "những quãng âm rầu rĩ" của kèn oboe. Chính trong quá trình phát triển, và chỉ ở đó, Girdlestone cho rằng chương nhạc "cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về Mozart thực sự", vì phần tái hiện thể hiện "tính khí tốt bụng, quý phái" khi mở đầu chương. Mozart còn viết một đoạn cadenza ngắn ở cuối bài. Chương thứ hai viết ở cung Mi giáng trưởng và mang nhịp "Andante un poco adagio". Ông đã cho hai sáo flute thay thế cho oboe của chương đầu tiên. Âm nhạc mang tính chất đơn giản và nhẹ nhàng. Hewitt tìm thấy các yếu tố của chương này trong Concerto số 21, K. 467: "áp dụng phần đệm chùm ba, đàn dây giảm âm và âm trầm pizzicato". Bà nhấn mạnh "tác dụng tuyệt vời của chiaroscuro" bằng cách chuyển đổi giữa giọng trưởng và giọng thứ, một kỹ thuật sáng tác được áp dụng trong nhiều tác phẩm sau này của Mozart. Trong chương cuối cùng mang hình thức Rondeau, kèn oboe quay trở lại thay thế flute, nhưng kèn cor lại có sự nổi bật hơn. Hewitt thuật lại rằng Mozart đã từng nhờ chị gái nhắc nhở bản thân "hãy giao cho những chiếc kèn trong dàn nhạc một việc gì đó đáng làm". Kèn cor đã góp phần tạo nên tính chất giống như một điệu khiêu vũ của chương nhạc này. Một chủ đề mang giọng Sol thứ được gọi là "một trang thực sự điêu luyện của bản concerto, đòi hỏi một số thao tác ngón tay theo phong cách Baroque rất nhanh nhẹn". Mozart đã viết một đoạn cadenza ngắn khác, với những đoạn nghỉ mà nghệ sĩ độc tấu vẫn phải ứng biến.
19824361
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824361
Ống khói
Ống khói là cấu trúc dẫn đường được thiết kế để loại bỏ khí thải từ các thiết bị sinh nhiệt như lò sưởi, lò nung và máy nước nóng ra khỏi không gian sống. Tại Hoa Kỳ, chúng thường được gọi là "lỗ thông hơi" khi áp dụng cho nồi hơi và "ống lót" khi liên quan đến lò nung hiện đại và máy nước nóng. Để đảm bảo sự di chuyển hiệu quả của khí thải, chúng thường sử dụng hiệu ứng ngăn xếp hoặc lực nổi, và có thể được hỗ trợ bởi quạt. Vì khí thải thường chứa các chất nguy hiểm, quá trình này yêu cầu sự tuần hoàn và thay thế không khí tốt. Các tiêu chuẩn và mã xây dựng đề ra yêu cầu về vật liệu và thiết kế của ống khói. Các loại ống khói bao gồm:
19824365
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824365
Trần Nguyên Minh Thư
Trần Nguyên Minh Thư(sinh ngày 10 tháng 07 năm 2001 tại Quảng Trị) là một hoa hậu người Việt Nam. Cô đã giành được ngôi vị Á Hậu 3 trong cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 và đăng quang Hoa hậu Du lịch Đà Nẵng 2022. Minh Thư sinh năm 2001 tại Quảng Trị, hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đà Nẵng. Cô tốt nghiệp khoa Du Lịch tại trường Đại học kinh tế Đà Nẵng. Tối ngày 5/3, tại Nhà hát Trưng Vương, tại vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Đà Nẵng năm 2022 với chủ đề “Hương sắc Sông Hàn” đã chính thức khép lại và cô đã chính thức đăng quang ngôi vị cao nhất. Cô tham dự và xuất sắc đạt ngôi vị Á Hậu 3 chung cuộc.
19824366
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824366
Acid magic
Acid magic (FSOH·SbF) là một siêu acid bao gồm hỗn hợp, phổ biến nhất là theo tỷ lệ mol 1:1, của acid fluorosulfuric (HSOF) và antimon pentafluoride (SbF). Hệ siêu acid kết hợp Brønsted–Lewis này được phát triển vào những năm 1960 bởi phòng thí nghiệm George Olah tại Đại học Case Western Reserve, và đã được sử dụng để ổn định các carbocation và các ion carboni siêu phối hợp trong môi trường chất lỏng. Acid magic và các siêu acid khác cũng được sử dụng để xúc tác quá trình đồng phân hóa của hydrocarbon bão hòa, và đã được chứng minh là có khả năng proton hóa ngay cả các base yếu, bao gồm methan, xenon, halogen và hydro phân tử. Thuật ngữ "siêu acid" được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1927 khi James Bryant Conant phát hiện ra rằng acid perchloric có thể proton hóa keton và aldehyde để tạo thành muối trong dung dịch không chứa nước. Bản thân thuật ngữ này được Ronald Gillespie đặt ra sau đó, sau khi Conant kết hợp acid sulfuric với acid fluorosulfuric, và tìm ra dung dịch có tính acid cao hơn vài triệu lần so với chỉ riêng acid sulfuric. Gillespie cũng sử dụng hệ acid để tạo ra các cation vô cơ. Hệ acid magic được phát triển vào những năm 1960 bởi George Andrew Olah và được sử dụng để nghiên cứu các carbocation ổn định. Tên của acid magic bắt nguồn từ một bữa tiệc Giáng Sinh năm 1966, khi một thành viên của phòng thí nghiệm Olah đặt một cây nến parafin vào acid và nhận thấy rằng nó hòa tan khá nhanh. Kiểm tra dung dịch với H-NMR cho thấy một cation "tert"-butyl, điều đó cho thấy chuỗi parafin tạo thành sáp đã bị tách ra, sau đó được đồng phân hóa thành carbocation bậc ba tương đối ổn định. Cái tên này sau đó xuất hiện trong một bài báo do phòng thí nghiệm Olah xuất bản.
19824383
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824383
Yếu tố tăng trưởng
Yếu tố tăng trưởng (tiếng Anh: "Growth factor") là các chất tự nhiên (thường là các protein được tiết ra hoặc các hormone steroid) có khả năng kích thích quá trình phân chia tế bào, chữa lành vết thương và biệt hóa tế bào, giữ vai trò quan trọng trong điều chỉnh các quá trình tế bào. Các yếu tố tăng trưởng hoạt động một cách đặc hiệu như các phân tử tín hiệu giữa các tế bào và trong các quá trình biệt hóa tế bào. Ví dụ yếu tố tăng trưởng biểu bì ("epidermal growth factor") tăng cường quá trình biệt hóa tạo xương, trong khi yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi ("fibroblast growth factor") và yếu tố tăng trưởng nội mạch ("vascular endothelial growth factor") kích thích quá trình tân sinh mạch. Nghiên cứu về các yếu tố tăng trưởng bắt nguồn từ những cố gắng trong nuôi cấy tế bào động vật "in vitro". Thuật ngữ ""factors"" chỉ ra các yếu tố hiện diện trong huyết thanh động vật giúp duy trì các dòng tế bào nuôi cấy. Đầu những năm 1950, tại lab của giáo sư phôi học Viktor Hamburger, trường Đại học Washington (St. Louis), tiến sĩ Levi-Montalcini đã nghiên cứu về một hiện tượng sinh học chưa thể giải thích liên quan đến sự phát triển thần kinh ở phôi gà. Bà phát hiện rằng nếu cấy ghép một dòng tế bào ung thư bất kỳ ở đâu trên phôi đang phát triển thì các sợi thần kinh sẽ phát triển rất nhanh, thậm chí cấy ghép khối u ở nơi không gần với sợi thần kinh, chúng vẫn phát triển nhanh hơn so với phôi bình thường. Sau đó, bà đã phát triển một hệ thống nuôi cấy mô đặc biệt, đặt khối u gần hạch cảm giác ("sensory ganglion") và chỉ sau một ngày nuôi cấy, các sợi thần kinh đã kéo dài về phía khối u. Năm 1952, bà kết luận rằng phải có một loại chất sinh học nào đó được giải phóng từ các tế bào khối u này có khả năng kích thích sự phát triển của sợi thần kinh từ xa. Nhưng bà không phải là một nhà hóa sinh, để tìm hiểu về chất sinh học này, bà đã nhờ đến sự giúp đỡ của tiến sĩ Stanley Cohen (Đại học Washington tại St. Louis, Bộ môn Động vật học). Bằng các phương pháp hóa sinh, Stantey cho rằng chất sinh học này là một protein vì những đặc tính không thể thẩm tách, bị ảnh hưởng bởi nhiệt và bất hoạt bởi protease. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng những hiệu ứng này không phải được tạo ra từ một loài virus nào đó, ông đã tìm đến phosphodiesterase được tinh chế từ nọc rắn. Khi các tế bào khối u được xử lý với phosphodiesterase nọc rắn, hạch thần kinh phát triển nhanh gấp nhiều lần so với dịch chiết từ tế bào khối u không qua xử lý và kỳ lạ hơn, sự phát triển nhanh tương tự của hạch thần kinh cũng được quan sát thấy khi chỉ nuôi chung với phosphodiesterase nọc rắn. Điều này cho thấy, trong dịch chiết nọc rắn có một protein khác gây nên hiệu ứng này. Sau khi phân lập protein này từ nọc rắn, năm 1957, Levi-Montalcini đã tiêm nó vào túi noãn hoàng ("yolk sac") của một phôi thai đang phát triển và quan sát thấy hiệu ứng tương tự như tế bào khối u. Họ đã đặt tên cho protein mới này là "Nerve Growth Factor" (Yếu tố tăng trưởng thần kinh). Tiếp tục hợp tác thông qua nhiều nghiên cứu, họ đã phát hiện yếu tố tăng trưởng biểu bì, một yếu tố tăng trưởng thiết yếu kích thích sự tăng sinh tế bào biểu bì. Năm 1986, Levi-Montalcini và Stanley Cohen đã vinh dự đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa cho công trình phát hiện ra yếu tố tăng trưởng thần kinh. Các yếu tố tăng trưởng được phân loại dựa vào sự tương quan về cấu trúc và tiến hóa của các nhóm protein. Ở tiểu cầu, các hạt alpha chứa các yếu tố tăng trưởng như PDGF, IGF-1, EGF và TGF-β giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương thông qua việc triệu tập và kích thích các đại thực bào, nguyên bào sợi và tế bào nội mô. Trong hai thập kỷ gần đây, các yếu tố tăng trưởng đã được áp dụng trong trị liệu các bệnh về máu, ung thư và tim mạch như sau:
19824399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824399
Tiếng Sami Inari
Tiếng Sami Inari (tiếng Inari Sami: "anarâškielâ", "tiếng Inari" hoặc "aanaarsämikielâ", "tiếng Sami Inari") là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Sami và là tiếng nói của người Sami Inari. Hiện tại có xấp xỉ 300 người nói ngôn ngữ này, phần lớn trong số đó là người từ độ trung niên đến cao tuổi và sống tại huyện Inari, Phần Lan. Trong cuộc bầu cử Nghị viện Sami Phần Lan năm 2003, có 269 cử tri hợp lệ coi tiếng Sami Inari là ngôn ngữ đầu tiên của họ. Tuy được xếp loại là ngôn ngữ bị đe doạ nghiêm trọng, hiện nay có ngày càng nhiều trẻ em được học tiếng Sami Inari trong các lớp thẩm thấu ngôn ngữ (, ). Nhờ các biện pháp bảo tồn và phục hồi đối với ngôn ngữ này nên đến cuối năm 2018, số người nói tiếng Sami Inari đã tăng lên thành 400 người. Hiện nay, một số nhỏ người dân tộc Sami Inari không dùng tiếng mẹ đẻ, tuy nhiên do cơ hội học tập tiếng Sami Inari ngày càng được mở rộng, cho nên ngày càng có nhiều người Sami Inari học và nói tiếng mẹ đẻ của mình trong đời sống hằng ngày (kể cả những người đã quên tiếng Sami Inari). Tiếng Sami Inari được xếp vào nhóm ngôn ngữ Sami Đông, với hình thái học liên quan đến danh từ và động từ rất phức tạp và tận dụng nhiều cách biến đổi nguyên âm và phụ âm. Những cuốn sách đầu tiên trong tiếng Sami Inari được dịch bởi Edvard Wilhelm Borg vào năm 1859, với chủ đề giáo lý vấn đáp và ghép vần trong bảng chữ cái. Ngôn ngữ trang trọng dùng trong sách báo được chuẩn hoá dưới sự điều phối của mục sư Lauri Itkonen. Từ năm 1979, tiếng Sami Inari được giảng dạy tại một số trường tiểu học. Nhà ngôn ngữ học Erkki Itkonen là tác giả của bộ từ điển thuật ngữ khoa học gồm bốn quyển bằng tiếng Inari Sami; bên cạnh đó còn có bộ từ điển Phần Lan – Inari Sami thông dụng của giáo sư Pekka Sammallahti. Tiếng Sami Inari là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của huyện Inari, bên cạnh tiếng Phần Lan, tiếng Sami Skolt và tiếng Sami Bắc, và được sử dụng chủ yếu tại các thôn nằm bên bờ hồ Inari (tên các làng bằng tiếng Sami Inari được viết bên trong dấu ngoặc tròn): Tiếng Inari Sami được viết bằng chữ Latinh . Bảng chữ cái Latinh cho tiếng Inari Sami (chuẩn hoá vào năm 1996) được trình bày dưới đây với mỗi chữ cái đi kèm với phiên âm IPA tương ứng.
19824409
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824409
Khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ 2023
Trong 5 ngày của tháng 3 năm 2023, ba ngân hàng vừa và nhỏ của Hoa Kỳ lần lượt phá sản, khiến giá cổ phiếu ngân hàng toàn cầu sụt giảm mạnh và buộc các cơ quan quản lý phải phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn khả năng lan rộng toàn cầu. Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ do một đợt đột biến rút tiền gửi bùng nổ sau khi ngân hàng này bán trái phiếu kho bạc của mình với mức lỗ lớn, khiến người gửi tiền lo ngại về vấn đề thanh khoản của ngân hàng. Trái phiếu đã mất giá đáng kể do lãi suất thị trường tăng sau khi ngân hàng chuyển hạng mục đầu tư sang trái phiếu có kỳ hạn dài hơn. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các công ty công nghệ và những cá nhân giàu có nắm giữ số tiền gửi lớn, nhưng số dư vượt quá 250.000 USD thì không được Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) cung cấp bảo hiểm. Silvergate Bank và Signature Bank, hai ngân hàng đều có mức độ hoạt động đáng kể với tiền mã hóa, đã phá sản trong bối cảnh hỗn loạn thị trường lúc bấy giờ. Để đối phó với sự sụp đổ của các ngân hàng, ba cơ quan quản lý ngân hàng liên bang lớn của Hoa Kỳ đã tuyên bố trong một thông cáo chung rằng các biện pháp đặc biệt sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng tất cả các khoản tiền gửi tại Silicon Valley Bank và Signature Bank sẽ được bảo hộ. Cục Dự trữ Liên bang đã thành lập Chương trình Tài trợ Ngân hàng Có kỳ hạn ("Bank Term Funding Program", BTFP) để cung cấp các khoản vay lên tới một năm cho các tổ chức lưu ký đủ điều kiện sử dụng tài sản đủ điều kiện làm tài sản thế chấp. Để ngăn chặn tình trạng này ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng hơn, các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Canada, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ, đã can thiệp để cung cấp thanh khoản đặc biệt. Đến ngày 16 tháng 3, các dòng vốn lớn liên ngân hàng đã xuất hiện để củng cố bảng cân đối ngân hàng và một số nhà phân tích cho rằng khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ có thể lan rộng hơn nữa. Cơ sở thanh khoản trong "cửa sổ chiết khấu" của Cục Dự trữ Liên bang đã phải vay khoảng 150 tỷ USD từ nhiều ngân hàng khác nhau tính đến ngày 16 tháng 3. Ngay sau khi SVB rơi vào khủng hoảng, người gửi tiền đã nhanh chóng bắt đầu rút tiền mặt ở First Republic Bank (FRB) có trụ sở tại San Francisco, nơi tập trung vào nhóm ngân hàng tư nhân dành cho nhóm khách hàng giàu có. Giống như SVB, FRB có số tiền gửi không được bảo hiểm đáng kể vượt quá 250.000 USD. Những khoản tiền gửi này chiếm 68% tổng số tiền gửi tại ngân hàng vào cuối năm 2022, và đã giảm xuống còn 27% vào cuối tháng 3, do 100 tỷ USD tiền gửi không được bảo hiểm đã bị rút. Mặc dù được một nhóm ngân hàng lớn bơm vốn 30 tỷ USD vào tháng 3, FRB vẫn tiếp tục mất ổn định và giá cổ phiếu của nó lao dốc khi FDIC chuẩn bị tiếp quản nó và tìm người mua vào ngày 29 tháng 4. Ngày 1 tháng 5, FDIC thông báo rằng First Republic đã bị đóng cửa và bán cho JPMorgan Chase.
19824410
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824410
Conradia
Conradia là một chi ốc biển rất nhỏ thuộc họ Conradiidae. Các loài trong chi "Conradia" bao gồm:
19824414
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824414
Khoa Các khoa học liên ngành
Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội (tiếng Anh: "VNU School of Interdisciplinary Studies") là một đơn vị thành viên thuộc mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập ngày 20 tháng 5 năm 2002 theo quyết định của Giám đốc ĐHQGHN với tên gọi khoa sau đại học. Nhiệm vụ trọng tâm của Khoa là thực hiện những chương trình đào tạo đại học, sau đại học mới, có tính liên ngành, liên lĩnh vực. Ngày 25 tháng 1 năm 2017 khoa được chính thức đổi tên thành Khoa Các khoa học liên ngành.
19824416
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824416
Crossea
Crossea là một chi ốc biển rất nhỏ thuộc họ Conradiidae. Các loài trong chi này phân bố ở ngoài khơi Vịnh Oman, Nhật Bản, New Zealand, Nam Phi, các lãnh thổ Úc như New South Wales, Northern Territory, Queensland, South Australia, Tasmania, Victoria. Các loài trong chi "Crossea" bao gồm:
19824422
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824422
Crossolida
Crossolida là một chi ốc biển rất nhỏ thuộc họ Conradiidae.
19824429
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824429
Y học chuyển dịch
Y học chuyển dịch ("translational medicine"), cũng được gọi là khoa học chuyển dịch ("translational science"), theo Hội đồng Y học Chuyển dịch Châu Âu (EUSTM), là một nhánh đa chuyên ngành thuộc lĩnh vực y sinh được hỗ trợ bởi ba trụ cột chính: bàn thí nghiệm ("benchside"), giường bệnh ("bedside") và cộng đồng ("community"). Mục đích của y học chuyển dịch là nhằm kết hợp các ngành học, nguồn tài nguyên, chuyên môn và kỹ thuật trong các trụ cột này để thúc đẩy sự cải tiến trong phòng ngừa, chẩn đoán và trị liệu. Y học chuyển dịch phát triển các ứng dụng thực hành lâm sàng từ các khía cạnh của khoa học cơ bản trong khoa học y sinh, nghĩa là chuyển dịch các nghiên cứu từ khoa học cơ bản sang khoa học ứng dụng trong thực hành y tế. Theo đó, y học chuyển dịch là một lĩnh vực đa ngành cao cấp với mục tiêu chính là hợp nhất các nghiên cứu khác nhau trong các trụ cột riêng lẻ nhằm cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu một cách đáng kể. Y học chuyển dịch là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng trong nghiên cứu y sinh, đẩy nhanh quá trình khám phá công cụ chẩn đoán và phương pháp điều trị mới bằng cách sử dụng một phương pháp tiếp cận đa ngành, hợp tác mạnh mẽ, tiếp cận từ "bàn thí nghiệm đến giường bệnh" ("benchside-to-bedside"). Trong lĩnh vực y tế cộng đồng, y học chuyển dịch tập trung vào việc đảm bảo các chiến lược phòng bệnh và điều trị (đã được chứng minh) được triển khai trong cộng đồng.
19824442
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824442
Uvanilla buschii
Uvanilla buschii là một loài ốc biển thuộc họ Turbinidae. Vỏ của loài này đạt kích thước từ 17 mm đến 60 mm. Loài này phân bố ở Thái Bình Dương từ México tới Peru .
19824448
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824448
Bộ Giáo dục (Hàn Quốc)
Bộ Giáo dục Hàn Quốc (MOE; ) là một cơ quan cấp nội các của chính phủ Hàn Quốc. Nó được thành lập vào ngày 23 tháng 3 năm 2013. Không nên nhầm lẫn nó với 17 Văn phòng Giáo dục khu vực có người đứng đầu, các Giám đốc, được bầu trực tiếp trong các cuộc bầu cử địa phương. Trụ sở chính của nó nằm trong Khu liên hợp chính quyền khu vực Sejong ở Thành phố Sejong. Trước đây nó được đặt tại Khu liên hợp chính quyền trung ương ở Jongno-gu, Seoul.
19824452
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19824452
Bộ Đại dương và Thủy sản (Hàn Quốc)
Bộ Đại dương và Thủy sản (MOF; ), là một tổ chức cấp nội các của Chính phủ Hàn Quốc. Cơ quan này chịu trách nhiệm chung đối với các lĩnh vực hàng hải và thủy sản nói chung, từ thúc đẩy an toàn và an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển, phát triển cảng và cảng cá, nghiên cứu và phát triển về các vấn đề vùng cực cho đến quản lý và sử dụng bền vững. nguồn lợi thủy sản và phát huy hoạt động giải trí biển. Trụ sở chính đặt tại 94 Dasom-2 ro, thành phố Sejong. Trước khi sáp nhập vào năm 2008, Bộ Hàng hải và Thủy sản có trụ sở tại 140-2 Gye-dong, Jongno-gu, Seoul. MOF được thành lập như một phần của cuộc tái tổ chức nội các vào năm 1996. Trong 35 năm trước đó, các chức năng hàng hải đã được phân chia giữa các cơ quan khác nhau. Từ năm 1955 đến năm 1961, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, Bộ Hàng hải đã tồn tại và Bộ hiện tại có nguồn gốc từ cơ quan đó. Năm 2008, với sự sáp nhập của Bộ Xây dựng và Giao thông Vận tải và MOMAF, Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải được thành lập. Năm 2013, Bộ Đại dương và Thủy sản được thành lập lại với việc tổ chức lại chính phủ.