id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
0
258k
19822409
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822409
Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại
Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại () là một danh sách gồm 7.000 Hán tự thông dụng trong tiếng Trung Hoa. Nó được lập nên vào năm 1988 dưới thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"." Còn có một danh sách khác có tên Hiện đại Hán ngữ thường dụng tự biểu () là một danh sách phụ gồm 3.500 Hán tự thường xuyên được sử dụng trong tiếng Trung. Vào năm 2013, Danh sách Hán tự quy phạm chung đã thay thế "Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại" làm các Hán tự tiêu chuẩn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
19822414
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822414
Neodymi(III) hydroxide
Neodymi(III) hydroxide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Nd(OH). Chất rắn màu trắng hồng đến tím này không tan trong nước. Neodymi(III) nitrat và dung dịch amoni hydroxide sẽ phản ứng để tạo ra neodymium(III) hydroxide. Nếu lượng Nd(NO) là 40 g/L thì lượng amoni hydroxide cần dùng là 0,50 mol/L. Amoni hydroxide được trộn vào dung dịch Nd(NO) với tốc độ 1,5 mL/phút với polyethylen glycol được sử dụng để kiểm soát pH. Quy trình sẽ tạo ra bột neodymium(III) hydroxide có kích thước hạt ≤ 1 μm. Neodymi(III) hydroxide có thể tạo thành kết tủa màu hồng đến tím hoặc trắng, không tan trong nước. Cấu trúc của Nd(OH) giống UCl, thuộc hệ tinh thể lục phương, nhóm không gian "P"6"/m", các hằng số mạng tinh thể a = 0,6418 nm, c = 0,3743 nm, α = 90°, γ = 120°. Neodymium(III) hydroxide có thể phản ứng với acid, tạo ra muối neodymi(III): Ví dụ, để tạo ra neodymi(III) acetat:
19822419
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Croatia (tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Hrvatska / Социјалистичка Република Хрватска), thường viết tắt là SR Croatia hoặc chỉ gọi là Croatia, là một nước cộng hoà cấu thành của Nam Tư. Theo hiến pháp, Croatia hiện đại là sự tiếp nối trực tiếp của cộng hoà. Cùng với năm nước cộng hòa Nam Tư khác, CHXHCN Croatia được thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành một cộng hòa xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh. Nhà nước có bốn tên chính thức đầy đủ trong suốt 48 năm tồn tại. Theo lãnh thổ và dân số, đây là nước cộng hòa lớn thứ hai tại Nam Tư, sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia. Vào năm 1990, chính phủ đã dỡ bỏ hệ thống chính phủ độc đảng – được Liên đoàn Những người cộng sản thiết lập – và áp dụng một nền dân chủ đa đảng. Chính phủ mới được bầu của Franjo Tuđman chuyển nước cộng hòa thành quốc gia độc lập, chính thức ly khai khỏi Nam Tư vào năm 1991 và do đó góp phần giải thể liên bang. Croatia trở thành một phần của liên bang Nam Tư vào năm 1943 sau Phiên họp thứ hai của AVNOJ và thông qua các nghị quyết của ZAVNOH, cơ quan thảo luận thời chiến của Croatia. Nước cộng hoà được chính thức thành lập với tên gọi "Nhà nước Liên bang Croatia" () vào ngày 9 tháng 5 năm 1944, tại phiên họp thứ 3 của ZAVNOH. Nam Tư khi đó được gọi là Liên bang Dân chủ Nam Tư ("Demokratska Federativna Jugoslavija", DFJ), đây không phải là một nhà nước xã hội chủ nghĩa theo hiến pháp, hay thậm chí là một nước cộng hòa trước khi chiến tranh kết thúc, khi những vấn đề này được giải quyết. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1945, Liên bang Dân chủ Nam Tư trở thành Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư ("Federativna Narodna Republika Jugoslavija", FNRJ), một nước cộng hòa nhân dân xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Nhà nước Liên bang Croatia trở thành "Cộng hòa Nhân dân Croatia" ("Narodna Republika Hrvatska", "NR Hrvatska"). Vào ngày 7 tháng 4 năm 1963, Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư (FPRY) được đổi tên thành Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (SFRY). Nam Tư (và do đó là Croatia) dần dần từ bỏ chủ nghĩa Stalin sau chia rẽ Tito–Stalin vào năm 1948. Năm 1963, Cộng hòa Nhân dân Croatia cũng theo đó trở thành "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia". Vào ngày 22 tháng 12 năm 1990, Hiến pháp mới được thông qua, theo đó Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia được đổi tên thành Cộng hòa Croatia. Theo hiến pháp này, Croatia trở nên độc lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1991. Trong những năm đầu tiên của thế chiến, Quân Du kích Nam Tư tại Croatia không được nhiều người Croat ủng hộ, ngoại trừ người Croat trong vùng Dalmatia của Croatia. Phần lớn quân du kích trên lãnh thổ Croatia là người Serb Croatia. Tuy nhiên, vào năm 1943, người Croat bắt đầu tham gia quân du kích với số lượng lớn hơn. Năm 1943, số lượng quân du kích người Croat tại Croatia tăng lên, vì vậy vào năm 1944, họ chiếm 61% số quân du kích trên lãnh thổ của Nhà nước Độc lập Croatia, trong khi người Serb chiếm 28%; tất cả các dân tộc khác chiếm 11% còn lại. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1943 tại Otočac, Lika, quân du kích Croatia đã thành lập ZAVNOH (Hội đồng Chống phát xít Quốc gia Giải phóng Nhân dân Croatia), một cơ quan lập pháp của nước cộng hòa Croatia trong tương lai của Nam Tư. Tổng thống đầu tiên của họ là Vladimir Nazor. Quân du kích Croatia có quyền tự chủ cùng với các quân du kích Slovenia và Macedonia. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 3 năm 1945, họ được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Tối cao Quân đội Nam Tư, do đó mất quyền tự chủ. Do các chiến thắng của quân du kích và lãnh thổ do họ nắm giữ tăng lên, AVNOJ quyết định tổ chức phiên họp thứ hai tại Jajce vào cuối tháng 11 năm 1943. Tại phiên họp đó, ban lãnh đạo cộng sản Nam Tư quyết định tái lập Nam Tư thành một quốc gia liên bang. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1945, Hội đồng Lập hiến Nam Tư tổ chức một phiên họp quyết định rằng Croatia sẽ được gia nhập cùng với năm nước cộng hòa khác tạo thành Nam Tư: Slovenia, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Serbia và Macedonia. Không lâu sau, Đảng Cộng sản bắt đầu truy tố những người phản đối hệ thống độc đảng cộng sản. Vào ngày 30 tháng 1 năm 1946, Hội đồng Lập hiến phê chuẩn Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư. Croatia là nước cộng hòa cuối cùng có hiến pháp riêng, phần lớn giống với hiến pháp liên bang và các nước cộng hòa khác. Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Croatia được Nghị viện Lập hiến của Cộng hòa Nhân dân Croatia thông qua vào ngày 18 tháng 1 năm 1947. Trong hiến pháp của họ, tất cả các nước cộng hòa đều bị tước quyền giành độc lập. Các cộng hòa chỉ có quyền tự trị danh nghĩa; ban đầu, Nam Tư cộng sản là một quốc gia tập trung cao độ, dựa trên mô hình Xô viết. Các quan chức của Đảng Cộng sản đồng thời là các quan chức nhà nước, trong khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan cao nhất của đảng; tuy nhiên, các quyết định chính được đưa ra bởi Bộ Chính trị. Chính phủ của các nước cộng hòa chỉ là một bộ phận của cơ chế thi hành các quyết định của Bộ Chính trị. Tại Nam Tư thời hậu chiến, những người cộng sản tranh giành quyền lực với phe đối lập ủng hộ Quốc vương Petra. Milan Grol là thủ lĩnh của phe đối lập; ông phản đối ý tưởng về một nhà nước liên bang, từ chối quyền có các nước cộng hòa của người Montenegro và người Macedonia, đồng thời cho rằng một thỏa thuận giữa Tito và Ivan Šubašić đảm bảo rằng phe đối lập cần phải có một nửa số ghế các bộ trưởng trong chính phủ mới. Đảng Nông dân Croatia (HSS) là một phần của phe đối lập, đã chia thành ba nhánh: một nhánh ủng hộ "Ustaše", nhánh còn lại ủng hộ những người cộng sản và nhánh thứ ba ủng hộ Vladko Maček. Tuy nhiên, những người cộng sản chiếm đa số trong quốc hội và kiểm soát quân đội, khiến phe đối lập không có bất kỳ quyền lực thực sự nào. Šubašić có những người ủng hộ riêng mình trong HSS và ông cố gắng đoàn kết đảng một lần nữa, tin rằng, một khi đoàn kết thì đó sẽ là một nhân tố chính trị lớn của đất nước. Đảng Nông dân Cộng hòa Croatia, một đảng tách ra khỏi HSS, muốn gia nhập Mặt trận Nhân dân, một tổ chức siêu chính trị do Đảng Cộng sản Nam Tư kiểm soát. Šubašić biết rằng điều này sẽ đặt HSS dưới quyền kiểm soát của những người cộng sản và kết thúc các cuộc đàm phán về việc thống nhất. Trong chiến dịch bầu cử, các đảng đối lập muốn hợp nhất với Đảng Cấp tiến Serbia và các đảng khác; tuy nhiên, các hoạt động của cộng sản, sử dụng nhiều mưu kế khác nhau, đã phá hỏng kế hoạch của họ. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1945, Grol từ chức và cáo buộc những người cộng sản phá vỡ thỏa thuận Tito–Šubašić. Bản thân Šubašić cũng sớm bị buộc phải từ chức vào cuối tháng 10 vì ông cũng đã tách mình ra khỏi Tito. Chẳng mấy chốc, những người cộng sản thắng cử. Họ giành được đa số tuyệt đối trong quốc hội, điều này cho phép họ tạo ra hình thức Nam Tư của riêng mình. Cộng hòa Nhân dân Croatia thông qua Hiến pháp đầu tiên của mình vào năm 1947. Năm 1953, "Luật Hiến pháp về các vấn đề cơ bản của tổ chức chính trị và xã hội và về các cơ quan thẩm quyền của nước Cộng hòa" sau đó trên thực tế là một hiến pháp hoàn toàn mới. Hiến pháp thứ hai (về mặt kỹ thuật là thứ ba) được thông qua vào năm 1963; họ đổi tên Cộng hòa Nhân dân Croatia (NRH) thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia (SRH). Những sửa đổi lớn về hiến pháp được thông qua vào năm 1971, và vào năm 1974, Hiến pháp mới của CHXHCN Croatia được ban hành, trong đó nhấn mạnh tình trạng quốc gia của Croatia với tư cách là một nước cộng hòa cấu thành của Nam Tư. Tất cả các hiến pháp và sửa đổi được thông qua bởi Nghị viện Croatia (). Sau cuộc bầu cử nghị viện đa đảng đầu tiên được tổ chức vào tháng 4 năm 1990, Nghị viện thực hiện nhiều sửa đổi hiến pháp và bỏ tên hiệu "xã hội chủ nghĩa" khỏi tên chính thức, vì vậy "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Croatia" rút gọn thành "Cộng hòa Croatia" (RH). Vào ngày 22 tháng 12 năm 1990, Nghị viện bác bỏ hệ thống độc đảng cộng sản và áp dụng chế độ dân chủ tự do thông qua Hiến pháp Croatia. Theo Hiến pháp này, nền độc lập sẽ được tuyên bố vào ngày 25 tháng 6 năm 1991 (sau Trưng cầu dân ý về độc lập của Croatia được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 năm 1991). Theo Điều 1.2 của Hiến pháp Croatia năm 1974, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia được định nghĩa là ""nhà nước dân tộc của người Croatia, nhà nước của người Serbia tại Croatia và nhà nước của các dân tộc khác sinh sống tại đây"". Nhà lãnh đạo nhà nước đầu tiên sau chiến tranh của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Croatia là Vladimir Nazor (thực ra là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nghị viện Cộng hòa Nhân dân Croatia), trong chiến tranh, ông là Chủ tịch của Hội đồng Chống phát xít Nhà nước Giải phóng Nhân dân Croatia (ZAVNOH), trong khi người đứng đầu chính phủ đầu tiên là Vladimir Bakarić. Mặc dù những người cộng sản thúc đẩy chủ nghĩa liên bang, nhưng Nam Tư sau chiến tranh vẫn được tập trung hóa nghiêm ngặt. Cơ quan chính yếu là Bộ chính trị Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Croatia (từ năm 1952 là Liên đoàn Những người cộng sản Croatia) gồm khoảng mười người. Các thành viên của họ được chỉ định vào một số lĩnh vực nhất định: một người kiểm soát lực lượng vũ trang, người kia kiểm soát sự phát triển của nhà nước, người thứ ba kiểm soát nền kinh tế, v.v. Bề ngoài, hệ thống chính phủ là dân chủ đại diện: người dân sẽ bầu ra các ủy viên hội đồng và thành viên của nghị viện. Tuy nhiên, quyền lực thực sự nằm trong tay các cơ quan hành pháp. Các cơ quan đại diện (Nghị viện và các hội đồng khác nhau ở cấp địa phương và huyện) chỉ phục vụ tính hợp pháp cho các quyết định của họ. Đảng cai trị CHXHCN Croatia là chi nhánh của Đảng Cộng sản Nam Tư gọi là Đảng Cộng sản Croatia (KPH). Mặc dù đảng mang tên Croatia, nhưng thành viên của nó chỉ có 57% là người Croatia, cùng với 43% là người Serb. Phần lớn các thành viên là nông dân và phần lớn được giáo dục không hoàn chỉnh. Ngay sau khi giành được quyền lực, những người Cộng sản bắt đầu bức hại các cựu quan chức của Nhà nước Độc lập Croatia để khiến họ phải thỏa hiệp. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1946, Tòa án Tối cao của CHXHCN Croatia kết án một số quan chức hàng đầu của NDH, bao gồm Slavko Kvaternik, Vladimir Košak, Miroslav Navratil, Ivan Perčević, Mehmed Alajbegović, Osman Kulenović và những người khác. Những người cộng sản cũng có một số phiên tòa lớn nhỏ nhằm đối phó với chế độ phát xít NDH. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo địa phương của các đảng dân sự thường "biến mất" mà không có bất kỳ nhân chứng nào. Những người cộng sản không chỉ thanh trừng các quan chức đang làm việc cho NDH mà cả những người ủng hộ Đảng Nông dân Croatia và Giáo hội Công giáo. Đảng dân sự lớn duy nhất ở Croatia là Đảng Nông dân Cộng hòa Croatia, chỉ hoạt động vài năm sau cuộc bầu cử, nhưng với tư cách là một vệ tinh của Đảng Cộng sản. Cuộc đụng độ với các lực lượng dân sự chống cộng sản đã kích thích tính tập trung và chủ nghĩa độc tài của Đảng Cộng sản. Khi lên nắm quyền, Tito biết rằng mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Nam Tư là chủ nghĩa dân tộc. Do đó, những người cộng sản sẽ đè bẹp ngay cả một hình thức chủ nghĩa dân tộc nhỏ nhất bằng cách đàn áp. Những người cộng sản nỗ lực hết sức nhằm đè bẹp chủ nghĩa dân tộc tại Bosnia và Herzegovina và Croatia, đồng thời cố gắng dập tắt sự thù hận giữa người Croatia, người Serb và người Hồi giáo, nhưng ngay cả như vậy, những người ủng hộ lớn nhất của họ trong quá trình này là người Serb địa phương. Không lâu sau, người Serb chiếm đa số trong ban lãnh đạo đảng và nhà nước Croatia và Bosnia. Năm 1980, Josip Broz Tito qua đời. Những khó khăn về chính trị và kinh tế bắt đầu gia tăng và chính phủ liên bang bắt đầu sụp đổ. Chính phủ liên bang nhận ra rằng họ không thể trả lãi cho các khoản vay của mình và bắt đầu đàm phán với IMF kéo dài trong nhiều năm. Các cuộc luận chiến công khai tại Croatia liên quan đến nhu cầu giúp đỡ các vùng nghèo và kém phát triển trở nên thường xuyên hơn, vì Croatia và Slovenia đóng góp khoảng 60% số tiền đó. Cuộc khủng hoảng nợ, cùng với lạm phát tăng vọt, buộc chính phủ liên bang phải đưa ra các biện pháp như luật ngoại tệ đối với thu nhập của các hãng xuất khẩu. Ante Marković, một người Croat từ Bosnia vào thời điểm đó là người đứng đầu chính phủ Croatia, nói rằng Croatia sẽ mất khoảng 800 triệu đô la vì luật đó. Marković trở thành người đứng đầu chính phủ cuối cùng của Nam Tư vào năm 1989 và dành hai năm để thực hiện nhiều cải cách kinh tế và chính trị. Những nỗ lực của chính phủ của ông ban đầu đã thành công, nhưng cuối cùng chúng thất bại do bất ổn chính trị nan y của Nam Tư. Căng thẳng sắc tộc ngày càng gia tăng và sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Nam Tư. Cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng tại Kosovo, Bản ghi nhớ của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia chủ nghĩa dân tộc, sự nổi lên của Slobodan Milošević với tư cách là nhà lãnh đạo của Serbia, và mọi thứ khác sau đó đã gây ra một phản ứng rất tiêu cực. Rạn nứt kéo dài 50 năm bắt đầu nổi lên, và người Croatia ngày càng bắt đầu thể hiện tình cảm dân tộc của mình và bày tỏ sự phản đối đối với chế độ Beograd. Vào ngày 17 tháng 10 năm 1989, nhóm nhạc rock "Prljavo kazalište" đã tổ chức một buổi hòa nhạc lớn trước gần 250.000 người tại quảng trường trung tâm thành phố Zagreb. Do hoàn cảnh chính trị đang thay đổi, bài hát của họ "Mojoj majci" ("Gửi mẹ tôi"), trong đó nhạc sĩ ca ngợi người mẹ trong bài hát là "bông hồng cuối cùng của Croatia", đã được lòng những người hâm mộ vì lòng yêu nước được bày tỏ. Vào ngày 26 tháng 10, Nghị viện tuyên bố Ngày Các Thánh (1 tháng 11) là một ngày nghỉ lễ. Vào tháng 1 năm 1990, trong Đại hội lần thứ 14 của Liên đoàn Những người cộng sản Nam Tư, phái đoàn của Serbia do Milošević dẫn đầu đã nhất quyết thay thế chính sách hiến pháp năm 1974 trao quyền cho các nước cộng hòa bằng chính sách "một người, một phiếu bầu", điều này sẽ có lợi cho người Serb chiếm đa số. Điều này khiến phái đoàn Slovenia khởi đầu và sau đó là Croatia (lần lượt do Milan Kučan và Ivica Račan dẫn đầu) rời Đại hội để phản đối và đánh dấu đỉnh điểm sự rạn nứt của đảng cầm quyền. Dân tộc Serb chiếm 12% dân số Croatia, bác bỏ quan điểm tách khỏi Nam Tư. Các chính trị gia người Serb lo sợ mất ảnh hưởng mà họ có trước đây thông qua tư cách thành viên của Liên đoàn Những người cộng sản ở Croatia (mà một số người Croatia tuyên bố là họ có đại diện không tương xứng). Những ký ức về Chiến tranh thế giới thứ hai được gợi lên bởi những lời hùng biện đến từ chính quyền Beograd. Khi Milošević và nhóm của ông thúc đẩy làn sóng chủ nghĩa dân tộc Serbia trên khắp Nam Tư, nói về các trận chiến vì quốc gia Serb, nhà lãnh đạo mới nổi của Croatia Franjo Tuđman đã đáp lại bằng cách nói về việc biến Croatia thành một quốc gia dân tộc. Sự sẵn có của các phương tiện thông tin đại chúng cho phép tuyên truyền được lan truyền nhanh chóng và châm ngòi cho chủ nghĩa hiếu chiến và chứng sợ hãi, tạo ra bầu không khí chiến tranh. Vào tháng 2 năm 1990, CHXHCN Croatia đã thay đổi hệ thống hiến pháp của mình sang hệ thống đa đảng. Vào tháng 3 năm 1991, Quân đội Nhân dân Nam Tư đã gặp Tổng thống Nam Tư (một hội đồng tám thành viên bao gồm đại diện từ sáu nước cộng hòa và hai tỉnh tự trị) trong một nỗ lực để khiến họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp, sẽ cho phép quân đội nắm quyền kiểm soát đất nước. Các đại biểu Serbia và do người Serb thống trị (Montenegro, Vojvodina và Kosovo) đồng ý với quân đội, đã bỏ phiếu thuận cho đề xuất này, nhưng khi đại biểu của Croatia, Slovenia, Macedonia và Bosnia bỏ phiếu chống, âm mưu đã thất bại. Cuộc bầu cử nghị viện Croatia năm 1990 được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 và ngày 6 tháng 5 năm 1990. Sau cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên, việc thành lập một nước cộng hòa cấu thành dựa trên các thể chế dân chủ đã diễn ra. Sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên, vào tháng 7 năm 1990, tiền tố "xã hội chủ nghĩa" đã bị loại bỏ và sau đó Croatia được đặt tên là Cộng hòa Croatia. Franjo Tuđman được bầu làm tổng thống và chính phủ của ông bắt tay vào con đường hướng tới độc lập của Croatia. Nền kinh tế của CHLBXHCN Nam Tư và do đó của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia ban đầu chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Vì Đảng Cộng sản Nam Tư là thành viên của Quốc tế Cộng sản, những người cộng sản Nam Tư nghĩ rằng con đường Liên Xô đi tới chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất để tạo nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của CHLBXHCN Nam Tư, các đảng viên cộng sản đã đàn áp những người chỉ trích Liên Xô và nuôi dưỡng thiện cảm với nước này. Những người cộng sản Nam Tư thường cho rằng sở hữu nhà nước và chủ nghĩa tập trung là cách duy nhất để tránh đổ vỡ kinh tế, và nếu không có sở hữu nhà nước và kiểm soát hành chính thì không thể tích lũy các nguồn lực lớn về vật chất và con người để phát triển kinh tế. Vì mọi quốc gia chưa phát triển đều cần nguồn tài nguyên khổng lồ để bắt đầu phát triển, và Nam Tư nằm trong số đó, nên những người cộng sản nghĩ rằng đây là cách duy nhất để cứu nền kinh tế của Nam Tư. Ngoài ra, hệ tư tưởng của họ bao gồm việc loại bỏ khu vực tư nhân, vì họ cho rằng một hệ thống kinh tế như vậy là điều bị đào thải trong lịch sử. Quá trình quốc hữu hóa đầu tiên bắt đầu vào ngày 24 tháng 11 năm 1944, khi các đảng viên Nam Tư tước đoạt tài sản của kẻ thù. Nạn nhân đầu tiên của vụ tịch thu là những người chiếm đóng và tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, không lâu sau, tài sản của 199.541 người dân tộc Đức, tức toàn bộ người Đức thiểu số, bao gồm 68.781 ha đất, cũng bị tịch thu. Cho đến khi chiến tranh kết thúc, nhà nước kiểm soát 55% công nghiệp, 70% khai thác mỏ, 90% luyện kim màu và 100% ngành công nghiệp dầu mỏ. Trong CHXHCN Croatia, thiệt hại và tổn thất vật chất trong thế chiến ở mức cao. Trong chiến tranh, CHXHCN Croatia mất 298.000 người, chiếm 7,8% tổng dân số. Do chiến tranh du kích kéo dài 4 năm, các vụ đánh bom, khai thác quá mức nguyên liệu thô và tài nguyên nông nghiệp, đồng thời phá hủy các con đường và cơ sở công nghiệp, nên nhà nước rơi vào tình trạng hỗn loạn kinh tế. Giai cấp nông dân cung cấp cho tất cả các bên xung đột trong cuộc chiến đã bị tàn phá và thiệt hại về người cũng ở mức cao. Thiệt hại về công nghiệp tại Nam Tư là tồi tệ nhất trên toàn châu Âu, trong đó CHXHCN Croatia nằm trong số các nước cộng hòa bị thiệt hại nặng nề nhất của Nam Tư, cùng với Bosna và Herzegovina và Montenegro. Nhà cầm quyền cộng sản cần phải làm gì đó để ngăn chặn nạn đói, tình trạng mất trật tự và hỗn loạn. Nam Tư thiếu lao động có trình độ, vì vậy sự đổi mới của nền kinh tế chủ yếu dựa vào công việc tình nguyện quần chúng. Việc tuyển dụng cho các công việc tình nguyện được tiến hành bằng tuyên truyền về một tương lai cộng sản tốt đẹp hơn, đặc biệt là trong các thành viên du kích và thanh niên Nam Tư. Một bộ phận khác của những người lao động này là những người sợ bị ngược đãi, chủ yếu là những người phản đối chế độ cộng sản và những người cộng tác với Đức Quốc xã. Họ tham gia lao động tình nguyện để thoát khỏi sự ngược đãi. Bộ phận thứ ba của lực lượng lao động bao gồm các tù nhân chiến tranh, họ là những người làm các công việc nặng nhọc nhất. Việc phân phối thực phẩm và vật liệu cần thiết cho ngành công nghiệp phụ thuộc vào tốc độ làm mới nhanh chóng những con đường bị hư hỏng. Tuyến đường sắt Zagreb-Belgrade được tái thiết cả ngày lẫn đêm, vì vậy chuyến tàu đầu tiên đi trên tuyến đường sắt này thời hậu chiến đã hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 1945. Các bãi mìn cũng được rà phá. Mặc dù quan hệ giữa các nước phương Tây và Nam Tư rất căng thẳng, nhưng sự trợ giúp đáng kể cho người dân Nam Tư đã đến từ UNRRA, một cơ quan viện trợ của Mỹ được thành lập trong vai trò một chi nhánh của Liên Hợp Quốc. Họ phân phát thực phẩm, quần áo và giày dép giúp những người cộng sản tránh khỏi nạn đói. Từ năm 1945 đến 1946, UNRRA đã triển khai 2,5 triệu tấn hàng hóa, chủ yếu là thực phẩm, trị giá 415 triệu USD. Số tiền này tương đương hai lần nhập khẩu của Vương quốc Nam Tư vào năm 1938, hay 135% doanh thu thuế của nước này. Người ta thường cho rằng UNRRA đã cung cấp thức ăn và quần áo cho khoảng 5 triệu người. Đồng thời với việc đàn áp các kẻ thù chính trị, chính quyền cộng sản đã tiến hành Cải cách ruộng đất, một cuộc cải cách được thực hiện vào ngày 23 tháng 8 năm 1945. Quá trình này bao gồm việc tước quyền sở hữu của những công dân và nông dân giàu có. Cải cách ruộng đất làm thay đổi quan hệ sở hữu tài sản nông nghiệp. Đất trên 35 acre được lấy từ chủ sở hữu. Gần một nửa số đất bị lấy được chuyển thành đất nông nghiệp (tài sản nhà nước), trong khi nửa còn lại được trao cho nông dân nghèo. Cuộc cải cách này cũng bao gồm việc di cư đến CHXHCN Croatia, nơi người dân từ những khu vực lạc hậu chuyển đến những khu vực mà người dân tộc Đức đã bị trục xuất. Ở CHXHCN Croatia, quá trình thuộc địa hóa diễn ra ở Slavonia, trong khi những người di cư là nông dân nghèo, chủ yếu là người Serb tại Croatia và người Serb tại Bosnia. Việc tịch thu tài sản cũng được tiến hành; những người buôn bán trong chiến tranh được tuyên bố là những kẻ trục lợi trong chiến tranh và bằng cách này, nhà nước đã giành được các nhà máy, ngân hàng và cửa hàng lớn. Những người cộng sản cũng giới thiệu một phương thức phân phối nông sản mới. Để cung cấp cho những người sống ở các thị trấn và thành phố, họ đã giới thiệu chế độ mua lại những sản phẩm đó. Chính sách phân phối dựa trên ý tưởng rằng bộ phận lao động của xã hội nên có lợi thế về số lượng và sự đa dạng hàng hóa so với bộ phận không lao động, ký sinh. Điều này dẫn đến sự phát triển của thị trường chợ đen và đầu cơ. Bước kế tiếp trong việc thực hiện cải cách ruộng đất là quốc hữu hóa các tài sản lớn của thành phần dân cư tư sản. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1948, khi các cửa hàng nhỏ và phần lớn ngành thủ công được quốc hữu hóa, khu vực tư nhân tại CHXHCN Croatia đã bị thanh lý đến cùng; trong số 5.395 cửa hàng tư nhân, chỉ có 5 cửa hàng còn hoạt động. Quyết định này là một con dao hai lưỡi: trong khi bộ phận người nghèo trong xã hội hài lòng với nó, thì phần lớn dân chúng lại phản kháng và sẵn sàng nổi dậy. Giống như tại Liên Xô, nhà nước kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, trong khi thương mại tự do bị cấm để ủng hộ kế hoạch hóa tập trung. Do đó, nhà nước bắt đầu phân phối hợp lý các nhu yếu phẩm cho cuộc sống, được phân phối cho người dân, trong khi người tiêu dùng nhận được một số lượng tem phiếu nhất định mỗi tháng để mua một lượng hàng hóa nhất định, bao gồm thực phẩm, quần áo và giày dép. Vào mùa xuân năm 1949, nhà nước áp dụng các loại thuế cao đối với nền kinh tế tư nhân của nông dân khiến nông dân không có khả năng chi trả. Điều này buộc họ phải tham gia vào các liên đoàn lao động nông dân, được thành lập dựa trên các kolhoz của Liên Xô. Theo cách này, nhà nước đã tiến hành tập thể hóa cưỡng bức các làng xã. Quá trình tập thể hóa này sớm làm thất vọng những nông dân nghèo, những người được cấp đất miễn phí trong quá trình tước đoạt từ những nông dân giàu có. Mặc dù những người cộng sản nghĩ rằng tập thể hóa sẽ giải quyết vấn đề lương thực, nhưng ngược lại, tập thể hóa đã tạo ra cái gọi là "Khủng hoảng bánh mì" vào năm 1949. Quá trình tước đoạt ở Nam Tư kéo dài từ giữa năm 1945 đến cuối năm 1949. Đây là quá trình tước đoạt nhanh nhất, thậm chí khi so với các quốc gia cộng sản Đông Âu. Đối với quá trình này, nhà nước cần một số lượng lớn quan chức là đảng viên Đảng Cộng sản, nhận lệnh từ Bộ Chính trị, do đó khiến nước cộng hòa Nam Tư không có bất kỳ quyền lực nào trong nền kinh tế. Nền kinh tế của một nước cộng hòa phụ thuộc vào các quyết định của Bộ Chính trị ở Beograd, do đó Nam Tư trở thành một quốc gia tập trung nghiêm ngặt. Hơn nữa, việc thanh lý khu vực tư nhân, thanh lọc bộ máy nhà nước và các quan chức cấp cao và thay thế họ bằng những đảng viên có học thức không hoàn chỉnh, giảm mạnh khoảng cách giữa tiền lương của bộ trưởng và công nhân (3:1), cùng sự di cư và cái chết của giai cấp tư sản dẫn đến tầng lớp trung lưu biến mất trong cơ cấu xã hội, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Công nghiệp hóa là quá trình quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của CHXHCN Croatia, do những người cộng sản thúc đẩy công nghiệp hóa làm nhân tố chính cho sự phát triển nhanh chóng. Sau quá trình đổi mới, quá trình công nghiệp hóa và điện khí hóa bắt đầu theo mô hình Xô viết. Andrija Hebrang phụ trách toàn bộ nền kinh tế, tạo ra một hệ thống và xây dựng chiến lược phát triển trong Kế hoạch 5 năm. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch, Hebrang phụ trách tất cả các bộ liên quan đến kinh tế. Cùng với Tito, Edvard Kardelj và Aleksandar Ranković, ông là người có ảnh hưởng nhất tại Nam Tư. Với tư cách là người đứng đầu toàn bộ nền kinh tế, Hebrang đã hoàn thành Kế hoạch 5 năm của mình vào mùa đông 1946–47, được chính phủ phê duyệt vào mùa xuân năm 1947. Vì thiếu kiến thức, Kế hoạch này sao chép mô hình của Liên Xô. Các nhà máy được xây dựng nhanh hơn là các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự, trong đó nổi tiếng nhất tại CHXHCN Croatia là "Rade Končar" và "Prvomajska". Trong Kế hoạch 5 năm, Hebrang muốn tăng sản lượng công nghiệp lên 5 lần và sản xuất nông nghiệp lên 1,5 lần, tăng GDP bình quân đầu người lên 1,8 lần và thu ngân sách quốc gia lên 1,8 lần. Kế hoạch này cũng bao gồm việc tăng số lao động có trình độ, từ 350.000 lên 750.000. Đối với CHXHCN Croatia, người ta đã quyết định rằng sản lượng công nghiệp của nước này cần phải tăng thêm 452%. Công nghiệp phát triển nhanh đòi hỏi số lượng công nhân cao, từ 461.000 công nhân vào năm 1945, đến năm 1949 đã có 1.990.000 công nhân. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1947, Kardelj tuyên bố với Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Croatia rằng Nam Tư sẽ mạnh hơn về mặt công nghiệp so với Áo và Tiệp Khắc. Cả Kardelj và Bakarić đều ủng hộ phát triển công nghiệp nhẹ, thay vì ý tưởng của Hebrang về công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Kế hoạch 5 năm thực sự đã được phóng đại; kế hoạch này không có nhân sự có trình độ, thị trường và vốn; mặc dù vậy, nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện nó. Trên khắp đất nước, nhà nước xây dựng các công trình, và tất cả các dự án công nghiệp hóa và điện khí hóa được thực hiện với tuyên truyền rằng người dân sẽ giảm nghèo đói và thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thực sự đã giảm, tuy nhiên, những người lao động mới không được đào tạo để làm việc, vì vậy nhiều công trình được xây dựng chậm và nhiều công trình trong số đó không được xây dựng. Theo quan điểm khi đó của Đảng Cộng sản, vai trò lãnh đạo nền kinh tế được trao cho tổng cục trưởng, đó là một liên kết giữa các bộ và ban lãnh đạo của Đảng. Bằng cách thực hiện chúng, nhà nước thậm chí còn giành được quyền kiểm soát lớn hơn đối với nền kinh tế. Các công ty có pháp nhân của họ; tuy nhiên, họ không có quyền tự chủ hoạt động, vì họ có tư cách là cơ quan nhà nước, chịu sự kiểm soát của nhà nước. Phần lớn cư dân là tín đồ Công giáo La Mã và khoảng 12% dân số là tín đồ Cơ đốc giáo Chính thống của Thượng phụ Serbia, với một số ít người theo các tôn giáo khác. Do mối quan hệ căng thẳng giữa Tòa thánh và các quan chức cộng sản Nam Tư, không có giám mục Công giáo mới nào được bổ nhiệm tại Cộng hòa Nhân dân Croatia cho đến năm 1960. Điều này khiến các giáo phận Križevci, Đakovo-Osijek, Zadar, Šibenik,Split-Makarska, Dubrovnik, Rijeka và Poreč-Pula không có giám mục trong vài năm. Từ giữa những năm 1950, chỉ có bốn giám mục đương nhiệm tại Croatia trong ba giáo phận: Aloysius Stepinac, Franjo Salis-Seewiss, Mihovil Pušić, và Josip Srebrnič. Nhiều linh mục bị buộc tội hợp tác với Ustaše và phe Trục trong Thế chiến II đã bị bắt sau khi Thế chiến II kết thúc, trong bối cảnh xung đột giữa Giáo hội Công giáo và Đồng minh, bao gồm cả Tổng giám mục của Zagreb là Aloysius Stepinac. Aloysius Stepinac bị bắt vào ngày 16 tháng 9 năm 1946. Ông bị kết án 16 năm tù, nhưng vào tháng 12 năm 1951 ông được trả tự do để quản thúc tại nhà riêng ở Krašić gần Jastrebarsko, nơi ông qua đời vào năm 1960. Stepinac được Giáo hoàng Pious XII phong làm hồng y vào năm 1953.
19822421
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822421
Danh sách Hán tự quy phạm chung
Danh sách Hán tự quy phạm chung () là danh sách tiêu chuẩn hiện tại gồm 8.105 Hán tự, được phát hành bởi chính phủ của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa công bố và ban hành vào tháng 6 năm 2013. Trong số các ký tự bao gồm, có 3.500 ký tự ở Cấp I và được chỉ định là các ký tự thường xuyên sử dụng, giảm đi so với 7.000 ký tự trong "Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại" trước đó; Cấp II bao gồm 3,000 ký tự được chỉ định là các ký tự thông dụng nhưng ít sử dụng hơn so với các ký tự Cấp I; Cấp III bao gồm các ký tự thường được sử dụng trong tên và thuật ngữ. Danh sách cũng cung cấp một bảng tương ứng giữa 2.546 ký tự Giản thể và 2.574 ký tự Phồn thể, cùng với các biến thể được lựa chọn khác, phục vụ một cách hiệu quả như hệ thống tiêu chuẩn ký tự Phồn thể của Trung Quốc Lục Địa. Trong Unicode, một số ký tự trong "Danh sách Hán tự quy phạm chung" được định vị ngoài mặt phẳng đa ngữ cơ bản (BMP).
19822424
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822424
Hà Văn Đại
Hà Văn Đại đỗ Phó bảng, làm quan lại trong triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, sau đó tham gia trong chính quyền cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa với chức vụ Chánh án Tòa án đệ nhị cấp Hà Tĩnh. Hà Văn Đại sinh năm 1896 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con trai cả của cụ Hà Văn Kỳ, một nhà nho yêu nựớc, từng tham gia phong trào Cần Vương và đã bị bắt giam nhiều lần. Cụ Hà Văn Kỳ có lối sống cần kiệm nhưng tính tình khảng khái, trọng nghĩa khinh tài, khi cần cứu giúp người thì không tiếc sức, tiếc của. Các con cụ đều chịu ảnh hưởng đức tính cao quý ấy. Sau những năm đầu học chữ Hán với cha mình, đến 16 tuổi, Hà Văn Đại được gửi vào Huế học chữ Hán và cả chữ Pháp. Năm 19 tuổi Hà Văn Đại đỗ cử nhân và đến 23 tuổi thì đỗ Phó bảng khoa Kỷ Mùi năm Khải Định thứ tư (1919), khoa thi cuối cùng của nền khoa cử Hán học. Vào khoảng 1925, sau khi cụ Phan Bôi Châu bị thực dân Pháp đưa về “an trí” ở Huế, cụ Phan Chu Trinh cũng đã về nước, phong trào chính trị ở cả 3 miền bùng lên sôi nổi. Hà Văn Đại liên lạc với những trí thức Tân tộc như thầy giáo Võ Liêm Sơn, Đốc học Lê Ấm (con rể cụ Phan Chu Trinh), Đốc học Nguyễn Đình Ngân, thầy giáo trường tư Đặng Chánh Kỷ, nhà viết báo Đào Duy Anh... cùng nhau lập nhóm tọa đàm về thời cuộc, thảo luận về văn thơ yêu nước của Phan Sào Nam, các tác phẩm của Mạnh-đức-tư-cưu, Lư thoa... và của Mác và Lênỉn. Cuối 1926, được Võ Liêm Sơn và Đào Duy Anh giới thiệu, Hà Văn Đại tham gia Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội (sau đổi thành đảng Tân Việt), sinh hoạt trong tiểu tổ của nhũng người làm ở nhà in báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Giữa năm 1929, tiểu tổ này bị lộ, mỗi người một ngả. Hà Văn Đại tiếp tục cuộc đời một viên chức hạng thấp của Nam triều là Thừa phái bộ Công. Hơn 10 năm sau ông được bổ làm tri huyện Nghĩa Hành, một huyện miền núi Quảng Ngãi. Đầu năm 1939, Mặt trận Bình dân ở Pháp sụp đổ, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, quân Nhật kéo vào Đông Dương, thực dân Pháp cùng phát xít Nhật ra sức khủng bố cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ những năm 40, Hà Văn Đại được điều lên cấp tỉnh. Năm 1943, khi ông đang giữ chức Án sát tỉnh Thanh Hóa, một số người thân Nhật ở địa phương muốn lợi dụng uy tín của Hà Văn Đại, có tiếng là một vị thanh quan, đã ra sức vận động ông vào đảng Đại Việt, nhưng ông cương quyết từ chối. Khi nạn đói ngày càng trầm họng, Hà Văn Đại, đang làm Bố chánh Nghệ An, đã tích cực tham gia cứu đói. Ngoài việc cứu tế chung cho nhân dân trong tỉnh, ông tìm hết cách lo được 2,6 tấn gạo chở về Tiên Điền góp phần cứu đói cho đồng bào xã nhà. Cuộc đảo chính ngày 09/3/1945 của quân Nhật diễn ra ở Vinh một cách nhanh gọn. Chính phủ Trần Trọng Kim vừa mới ra đời đã điều ngay Hà Văn Đại ra làm Tỉnh trưởng Thanh Hóa. Ngày 23/7/1945 tại phủ Hoàng Hóa, dân chúng bắt viên Tri huyện đang đi hành hạt, tước khí giới của lính bảo an rồi xông vào phủ lỵ tịch thu hết tiền bạc và súng đạn. Được tin, quân đội Nhật đang đóng tại thị xã Thanh Hóa, tức tốc định dùng vũ lực triệt hạ 2 xã Hải Châu và Hòa Lộc. Tỉnh trưởng Hà Văn Đại vội tìm cách ngăn chặn. Ông viện lý: việc này thuộc phạm vi cai trị của Nam triều, quân đội Nhật không có lý do gì để can thiệp. Cuộc tranh luận trở nên gay gắt nhưng cuối cùng phía Nhật chịu nhượng bộ. Vì thế dân 2 xã nói trên được bảo vệ an toàn. Đầu tháng 8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim phế truất Tuần vũ Hà Tĩnh Nguyễn Khoa Nghi và Bố chánh Hà Tĩnh Đặng Thành Đôn vì tội tham nhũng và bất lực, ông Hà Văn Đại được điều về làm Tỉnh trưởng (Tuần vũ) Hà Tĩnh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, do có cảm tình với Việt Minh nên Hà Văn Đại đã tạo điều kiện thuận lợi việc bàn giao chính quyền cho Cách mạng. Tháng 2-1946, ông được chính quyền cách mạng mời ra nhận chức Chánh án Tòa án đệ nhị cấp Hà Tĩnh, với nhiệm vụ tổ chức lại bộ máy tư pháp và phụ trách công tác xét xử của Tòa án trong tỉnh. Ông vui vẻ nhận lời và trở thành một người cán bộ gương mẫu của chính quyền cách mạng. Năm 1955, ông được điều ra Hà Nội công tác ở Bộ Tư pháp, sau đó ở Tòa án tối cao. Đến giữa năm 1960, theo yêu cầu của việc dịch thuật và nghiên cứu Hán nôm của Nhà nước, ông chuyển sang Viện Văn học, công tác trong tổ nghiên cứu văn học cổ đại và cận đại Việt Nam. Lúc này ông có điều kiện phát huy sở học của mình. Ông tham gia biên dịch nhiều tác phẩm, như: "Thơ văn Lý - Trần, Thơ văn yêu nước Việt Nam, Thơ Nguyễn Xuân Ôn...," về văn xuôi có "Hiển học Khổng Mặc" là một công trình nghiên cứu về triết học Trung Quốc. Là một nhà Hán học vững vàng, bên cạnh việc dịch thuật, ông còn tham gia nghiên cứu và hiệu đính các công trình của nhiều người khác. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Đầu năm 1963, lúc đã 67 tuổi, ông về nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông mất ngày 4 tháng 6 năm 1964 tại Hà Nội, thọ 68 tuổi. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Khuê, cháu nội Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, thủ lĩnh phong trào Cần vương ở Nghệ An. Ông có một người con là Hà Văn Mạo, Giáo sư, Tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc nhân dân; và một người cháu (gọi ông bằng bác ruột) là Hà Văn Tấn, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học.
19822451
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822451
Serie A 2023–24
Serie A 2023–24 (được gọi là Serie A TIM vì lý do tài trợ) là mùa giải thứ 122 của hạng đấu cao nhất bóng đá Ý, lần thứ 92 của một giải đấu vòng tròn tính điểm, và lần thứ 14 kể từ khi nó được tổ chức dưới một ủy ban giải đấu riêng, Lega Serie A. Napoli là nhà đương kim vô địch. Spezia , Cremonese và Sampdoria lần lượt xuống hạng sau 3, 1 và 11 năm chơi ở Serie A. Họ bị thay thế bởi Frosinone , Genoa và Cagliari . Frosinone trở lại Serie A sau 4 năm vắng bóng, trong khi Genoa và Cagliari đều trở lại sau 1 năm vắng bóng. <onlyinclude></onlyinclude>
19822452
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822452
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1884
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1884 là cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần lần thứ 25, được tổ chức vào Thứ Ba, ngày 4 tháng 11 năm 1884. Trong cuộc bầu cử này, Thống đốc Đảng Dân chủ Grover Cleveland từ New York đã đánh bại James G. Blaine từ Maine thuộc Đảng Cộng hòa. Nó là cuộc bầu cử tràn ngập những lời vu khống cá nhân đáng xấu hổ, thứ đã làm lu mờ các vấn đề thực tại xảy ra trên đất nước, chẳng hạn như thay đổi công vụ. Cleveland là đảng viên Đảng Dân chủ đầu tiên được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ kể từ James Buchanan vào năm 1856, là người đầu tiên giữ chức vụ này kể từ khi Andrew Johnson rời Nhà Trắng vào năm 1869, và là người cuối cùng giữ chức vụ này cho đến khi Woodrow Wilson nhậm chức năm 1913. Vì lý do này, năm 1884 là một cuộc bầu cử quan trọng trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, đánh dấu thời gian gián đoạn đầu tiên trong kỷ nguyên mà Tổng thống phần lớn đến từ Đảng Cộng hòa giữa Tái thiết và Đại khủng hoảng. Cleveland đã giành được đề cử Tổng thống trong lần bỏ phiếu thứ 2 tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 1884. Tổng thống đương nhiệm Chester A. Arthur kế vị Tổng thống vào năm 1881 sau khi Tổng thống James A. Garfield bị ám sát, nhưng ông đã không thành công trong nỗ lực tìm kiếm đề cử Tổng thống trong cuộc bầu cử này. Blaine, người từng là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Garfield, đã đánh bại Arthur và các ứng cử viên khác trong lần bỏ phiếu thứ 4 tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1884. Một nhóm những người theo chủ nghĩa cải cách của Đảng Cộng hòa được gọi là "Mugwumps" đã từ chối ủng hộ Blaine, coi ông ta là một kẻ tham nhũng. Chiến dịch tranh cử đã bị hủy hoại bởi những công kích cá nhân vô căn cứ. Blaine là người tai tiếng với việc tham nhũng công và điều này vô tình làm những cử tri Công giáo xa lánh vào phút cuối và quay sang ủng hộ các ứng cử viên khác. Trong cuộc bầu cử, Cleveland đã giành được 48,9% tổng số phiếu phổ thông trên toàn quốc và 219 phiếu đại cử tri, giành được miền Nam và một số tiểu bang dao động quan trọng. Blaine đã giành được 48,3% số phiếu phổ thông và 182 phiếu đại cử tri. Cleveland đã thắng bang quê hương New York của mình chỉ với cách biệt 1.149 phiếu bầu; và nếu ông thua tại đây, ông sẽ thất cử. Hai ứng cử viên của các đảng nhỏ, John St. John từ Đảng Cấm rượu và Benjamin Butler từ Đảng Đồng bạc xanh và Đảng Chống độc quyền, mỗi người giành được ít hơn 2% tổng số phiếu phổ thông. Blaine là cựu Ngoại trưởng cuối cùng được đề cử bởi một đảng chính trị lớn cho đến khi Hillary Clinton được đề cử vào năm 2016, trong khi Cleveland trở thành Tổng thống duy nhất đến từ Đảng Dân chủ từ khi Nội chiến kết thúc đến khi Woodrow Wilson thắng cử trong năm 1912, một khoảng thời gian gần 50 năm. Blaine, tương tự, cũng trở thành ứng cử viên Đảng Cộng hòa duy nhất trong khoảng thời gian 60 năm từ 1856 đến 1916 không bao giờ thắng trong một cuộc bầu cử Tổng thống và là 1 trong 2 ứng cử viên duy nhất thất cử trong khoảng thời gian 80 năm từ 1856 đến 1936. Đại hội của Đảng Dân chủ nhóm họp tại Chicago từ ngày 8 đến 11 tháng 7 năm 1884, với Thống đốc New York Grover Cleveland là người dẫn đầu rõ ràng, ông nhận được sự ủng hộ từ các nhà cải cách miền Bắc và những người giàu có. Mặc dù nhóm Tammany Hall gay gắt phản đối Cleveland, nhưng nhóm này chỉ chiếm thiểu số trong phái đoàn của New York. Họ dự định ngăn Cleveland bằng cách thay đổi quy tắc bỏ phiếu, tức là thay vì cả phái đoàn chỉ có 1 phiếu duy nhất để bầu cho ứng cử viên thì mỗi người đều được bỏ phiếu; tuy nhiên, nó chưa bao giờ trở thành hiện thực. Daniel N. Lockwood từ phái đoàn New York là người đề cử Cleveland trước đại hội. Nhưng bài phát biểu khá mờ nhạt của ông đã bị lu mờ bởi bài phát biểu sau đó của Edward S. Bragg từ Wisconsin. "Họ yêu mến ông ấy, thưa các quý ông," Bragg nói về Cleveland, "và họ tôn trọng ông, không chỉ vì bản thân ông ấy, vì tính cách của ông ấy, vì sự chính trực, óc phán đoán và ý chí sắt đá của ông ấy, mà hơn hết, họ yêu ông ấy vì những kẻ thù mà ông ấy đã 'tạo ra'." Bài phát biểu giống như cú tát vào mặt nhóm Tammany, đến mức ông chủ của nó, John Kelly, lao lên bục, hét lên rằng Tammany chỉ coi bài phát biểu này như một lời tán dương mà thôi. Trong lần bỏ phiếu đầu tiên, Cleveland dẫn đầu với 392 phiếu bầu, kém số phiếu tối thiểu để được đề cử hơn 150 phiếu. Theo sau ông là Thomas F. Bayard từ Delaware, 170 phiếu; Allen G. Thurman từ Ohio, 88 phiếu; Samuel J. Randall từ Pennsylvania, 78 phiếu và Joseph E. McDonald từ Indiana, 56 phiếu;... Randall sau đó rút lu và tuyên bố ủng hộ Cleveland. Động thái này, cùng với việc khối miền Nam cũng ủng hộ Cleveland, đủ để đưa ông vượt lên dẫn đầu trong lần bỏ phiếu thứ 2, với 683 phiếu bầu so với 81,5 cho Bayard và 45,5 cho Thomas A. Hendricks từ Indiana. Hendricks được nhất trí đề cử làm Phó Tổng thống trong lần bỏ phiếu đầu tiên sau khi John C. Black, William Rosecrans và George Washington Glick rút lui. Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1884 được tổ chức tại Chicago, Illinois, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6, với cựu Ngoại trưởng James G. Blaine từ Maine, Tổng thống Arthur và Thượng nghị sĩ George F. Edmunds từ Vermont là những người dẫn đầu. Mặc dù vẫn còn nổi tiếng, nhưng Arthur đã không nghiêm túc tham gia giành đề cử vì biết rằng các vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng của ông có nghĩa là ông có thể sẽ không sống sót qua nhiệm kỳ thứ 2 của mình (cuối cùng ông qua đời vào tháng 11 năm 1886, tức là nếu tái cử lần này, ông sẽ mất 1 năm 8 tháng sau khi nhậm chức lần 2). Blaine dẫn đầu trong lần bỏ phiếu đầu tiên, Arthur về thứ 2 và Edmunds về thứ 3. Thứ tự này không thay đổi trong các lần bỏ phiếu tiếp theo khi Blaine giành được thêm nhiều phiếu hơn và đã giành được đa số phiếu trong lần bỏ phiếu thứ 4. Sau khi đề cử Blaine, đại hội đã chọn Thượng nghị sĩ John A. Logan từ Illinois làm ứng cử viên Phó Tổng thống. Blaine đến này vẫn là ứng cử viên Tổng thống duy nhất từng đến từ Maine. Vị tướng nổi tiếng thời Nội chiến, William Tecumseh Sherman, được coi là một ứng cử viên tiềm năng của Đảng Cộng hòa, nhưng đã rút lui theo vì được gọi là "lời thề của Sherman": "Nếu được chỉ định, tôi sẽ không ứng cử; nếu được bổ nhiệm, tôi sẽ không đảm nhận; nếu được bầu, tôi sẽ không phục vụ." Robert Todd Lincoln, Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ, và là con trai của cố Tổng thống Abraham Lincoln, cũng được các chính trị gia và giới truyền thông đương thời hết sức ủng hộ để ra tranh cử nhưng Lincoln cũng từ chối giống Sherman. Các ứng cử viên của Đảng Chống độc quyềnĐại hội toàn quốc Đảng Chống độc quyền được triệu tập tại Hershey Music Hall ở Chicago, Illinois vào ngày 14 tháng 5. Đảng được thành lập để phản đối các hoạt động kinh doanh của các công ty mới nổi trên toàn quốc. Có khoảng 200 đại biểu đến từ 16 bang, nhưng 61 người trong số họ đến từ Michigan và Illinois. Alson Streeter là chủ tịch tạm quyền và John F. Henry là chủ tịch thường trực. Benjamin Butler đã được đề cử làm Tổng thống trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Các đại biểu từ New York, Washington, DC và Maryland đã phản đối đại hội khi có vẻ như không được phép thảo luận về bất kỳ ứng cử viên khác. Allen G. Thurman và James B. Weaver được đưa ra làm những lựa chọn thay thế cho Butler, nhưng Weaver từ chối, không muốn thực hiện một chiến dịch toàn quốc khác cho một chức vụ chính trị, và Thurman cũng không mấy nhiệt tình. Butler, mặc dù không phản đối việc đề cử, nhưng hy vọng sẽ được Đảng Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa đề cử, hoặc ít nhất là giống như trước, soạn cương lĩnh dễ nhận được ủng hộ hơn Đảng Đồng bạc xanh. Cuối cùng, chỉ có Đảng Đồng bạc xanh tán thành ông ra tranh cử. Đại hội đã chọn không đề cử một ứng cử viên cho chức Phó Tổng thống, hy vọng rằng các đại hội khác sẽ tán thành một cương lĩnh tương tự họ và đề cử một ứng cử viên Phó Tổng thống phù hợp.Ủy ban cuối cùng đã đề cử Absolom Madden West làm ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng. Ứng cử viên Đảng Đồng bạc xanh:Đại hội toàn quốc của Đảng Đồng bạc xanh được tổ chức tại Nhà hát Opera của Anh ở Indianapolis, Indiana. Các đại biểu từ 28 tiểu bang và Quận Columbia đã tham dự. Đại hội đã đề cử Benjamin F. Butler làm Tổng thống thay vì Chủ tịch Đảng Jesse Harper trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Absolom M. West đã được nhất trí đề cử cho vị trí Phó Tổng thống, và sau đó cũng được Đảng Chống độc quyền tán thành. Butler ban đầu hy vọng các "đảng thiểu số" ở mỗi bang, Dân chủ hoặc Cộng hòa, cùng những người ủng hộ ông thuộc các đảng khác nhau thành lập một liên minh với cái tên "Đảng Nhân dân". Nhưng nhiều thành viên 2 đảng lớn, trong khi có thể đồng ý với thông điệp và cương lĩnh của Butler, lại không sẵn lòng ủng hộ một đảng khác đảng mình. Ở một số nơi, đặc biệt là Iowa, các liên minh đã được đề cử; về cơ bản, các phiếu bầu của Butler và Cleveland sẽ được cộng lại với nhau để tạo thành tổng số phiếu bầu của cả liên minh, cho phép họ giành được bang ngay cả khi cả 2 tính riêng không đạt đa số, với phiếu đại cử tri được chia theo tỷ lệ phần trăm phiếu bầu mà mỗi bên giành được. Nhưng ngay cả khi liên minh thắng tại một số bang có triển vọng (như Indiana, Nebraska, Wisconsin, Illinois), nó sẽ không thay đổi kết quả, không có tiểu bang nào mà Blaine thắng chuyển sang Cleveland thắng. Đảng Cấm rượu Hoa Kỳ đã tổ chức đại hội toàn quốc tại tòa nhà YMCA ở Chicago, Illinois. Có 150 đại biểu, trong đó có nhiều đại biểu không tham gia bỏ phiếu. Đảng đã tìm cách lôi cuốn các phong trào cải cách chống Hội Tam Điểm, cấm rượu, chống chế độ đa thê thành lập một đảng mới. Jonathan Blanchard là một nhân vật quan trọng trong đảng. Ông ấy đã đi khắp các bang miền Bắc vào mùa xuân và đưa ra một bài phát biểu có tựa đề "Đảng Hoa Kỳ - Nguyên tắc và Tuyên bố của nó." Trong đại hội, tên đảng đã được đổi từ Đảng Hoa Kỳ thành Đảng Cấm rượu Hoa Kỳ. Đảng này được gọi là Đảng Chống Hội Tam điểm vào năm 1880. Nhiều đại biểu tại đại hội ban đầu quan tâm đến việc đề cử John St. John, cựu thống đốc bang Kansas, nhưng người ta sợ rằng việc đề cử như vậy có thể khiến ông mất cơ hội được đề cử bởi Đảng Cấm rượu. Các nhà lãnh đạo Đảng đã gặp Samuel C. Pomeroy, một cựu thượng nghị sĩ cùng bang, người về nhì trong lần bỏ phiếu tại đại hội, và theo đề nghị của Pomeroy, họ sẽ rút lui nếu St. John giành được đề cử của Đảng Cấm rượu. Được đề cử cùng với Pomeroy là John A. Conant đến từ Connecticut. John sau đó đã giành được đề cử của Đảng Cấm rượu, Pomeroy và Conant lập tức rút khỏi cuộc đua và ủng hộ ông. "Thời báo New York" suy đoán rằng sự ủng hộ này "mang lại cho ông ấy 40.000 phiếu bầu". Đại hội toàn quốc của Đảng Cấm rượu được tổ chức tại Lafayette Hall, Pittsburgh, Pennsylvania. Có 505 đại biểu từ 31 tiểu bang và vùng lãnh thổ dự đại hội. Liên danh tranh cử đã được nhất trí đề cử: John St. John cho vị trí Tổng thống và William Daniel cho vị trí Phó Tổng thống. Cương lĩnh Đảng Cấm chỉ đơn giản ủng hộ việc hình sự hoá đồ uống có cồn. Không hài lòng với sự phản đối của các đảng lớn đối với quyền bầu cử của phụ nữ, một nhóm nhỏ phụ nữ đã tuyên bố thành lập Đảng Quyền bình đẳng vào năm 1884. Đảng Quyền Bình đẳng đã tổ chức đại hội toàn quốc tại San Francisco, California, vào ngày 20 tháng 9. Đại hội đã đề cử Belva Ann Lockwood, một luật sư ở Washington, DC, làm Tổng thống. Chủ tịch Marietta Stow, người phụ nữ đầu tiên chủ trì một đại hội toàn quốc, đã được đề cử làm Phó Tổng thống. Lockwood đã đồng ý trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng mặc dù hầu hết phụ nữ ở Hoa Kỳ chưa có quyền bầu cử. Cô ấy nói, "Tôi không thể bỏ phiếu nhưng tôi có thể được bầu chọn." Cô ấy là người phụ nữ đầu tiên tổ chức một chiến dịch tranh cử lớn (Victoria Woodhull trước đó chỉ tiến hành một chiến dịch nhỏ vào năm 1872). Đảng Quyền bình đẳng không ngân quỹ, nhưng Lockwood đã thuyết trình để kiếm tiền cho chiến dịch vận động tranh cử. Bà đã nhận được khoảng 4.194 phiếu bầu trên toàn quốc. Tính cách và đạo đức cá nhân là điều tối quan trọng trong chiến dịch năm 1884. Blaine đã không được đề cử làm Tổng thống trong hai cuộc bầu cử trước đó vì cái được gọi là "những bức thư Mulligan": Vào năm 1876, một nhân viên kế toán ở Boston tên là James Mulligan đã tìm thấy một số bức thư ới nội dung cho thấy Blaine đã dùng ảnh hưởng của mình ở Quốc hội để giúp đỡ các doanh nghiệp một cách bất hợp pháp. Lá thư kết thúc bằng cụm từ "hãy đốt lá thư này", từ đó nảy sinh một khẩu hiệu phổ biến của Đảng Dân chủ - "Đốt, đốt, đốt lá thư này!" Chỉ một lần làm như vậy, ông ta sẽ nhận được 110.150 đô la (hơn 1,5 triệu đô la theo tỷ giá hối đoái năm 2010) từ Công ty Đường sắt Little Rock và Fort Smith đổi lại là sự đảm bảo về trợ cấp đất liên bang, cùng những thứ khác. Kết quả là các đảng viên Đảng Dân chủ và đảng viên Cộng hòa chống Blaine đã tấn công không ngừng nghỉ vào tính chính trực của ông. Mặt khác, Cleveland được biết đến với biệt danh "Grover Cương trực" vì tính chính trực của mình; trong khoảng thời gian 3 năm trước, ông đã lần lượt trở thành thị trưởng của Buffalo, New York, và sau đó là thống đốc của bang New York, thành công dẹp yên nạn hối lộ của Tammany Hall. Nhà bình luận Jeff Jacoby bình luận rằng, "Không phải kể từ thời George Washington đến nay, Hoa Kỳ mới tìm được một ứng cử viên Tổng thống nổi tiếng về sự ngay thẳng của mình." Vào tháng 7, Đảng Cộng hòa đã tìm ra một điểm yếu trong quá khứ của Cleveland. Được hỗ trợ bởi các bài giảng của một mục sư tên là George H. Ball, họ buộc tội rằng Cleveland đã có một đứa con ngoài giá thú khi ông còn là luật sư ở Buffalo. Đối mặt với vụ bê bối, Cleveland ngay lập tức nói: "Trên hết, hãy nói sự thật." Cleveland thừa nhận đã trả tiền chu cấp vào năm 1874 cho Maria Crofts Halpin, người phụ nữ tuyên bố rằng ông là cha của đứa con của cô ấy, tên là Oscar Folsom Cleveland (đặt tên theo một người bạn và đối tác luật của Cleveland), nhưng ông khẳng định rằng quan hệ cha con với đứa trẻ này chưa chắc là sự thật. Không lâu trước ngày bầu cử, các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng hòa đã công bố một bản khai có tuyên thệ của Halpin, trong đó cô ấy nói rằng cho đến tận khi gặp Cleveland, "cuộc sống của cô ấy trong sáng và không tì vết" và nói thêm rằng cô "không có và chưa bao giờ nghi ngờ về quan hệ cha con giữa 2 người, cũng như không tin Grover Cleveland cùng những người bạn của ông đã đặt tên Oscar Folsom cho cậu bé để chối bỏ nó, vì đơn giản việc này thật bỉ ổi và sai trái." Trong một bản khai khác, Halpin cũng ngụ ý rằng Cleveland đã cưỡng hiếp cô, làm cô có thai. Các họa sĩ vẽ tranh biếm họa của Đảng Cộng hòa trên khắp cả nước đã có những ngày tháng "vui vẻ" vì với những bản khai của Halpin, họ có thể phát hành hàng tá tranh biếm họa nhắm vào Cleveland về vấn đề này. Chiến dịch tranh cử của Cleveland quyết định rằng trực tiếp và thẳng thắn là cách xử trí tốt nhất trước vụ bê bối này: họ thừa nhận rằng Cleveland đã có một "mối quan hệ bất chính" với người mẹ và rằng một đứa trẻ đã được sinh ra và mang họ Cleveland. Họ cũng lưu ý rằng không có bằng chứng nào cho thấy Cleveland là cha và tuyên bố rằng, việc ông chịu trách nhiệm cho vấn đề này và tìm một ngôi nhà cho đứa trẻ, chỉ là cách Cleveland làm đúng nghĩa vụ của mình. Cuối cùng, họ chứng minh được rằng người mẹ không bị buộc phải đi biệt tích; chỉ là nơi ở của cô ấy không được biết đến. Những người ủng hộ Blaine đã lên án Cleveland bằng những lời lẽ nặng nề nhất, khi dùng câu giễu cợt "Ma, Ma, Where's my Pa?" ["Mẹ, Mẹ, Cha con đâu?"] (Sau chiến thắng của Cleveland, những người ủng hộ Cleveland sẽ đáp lại lời chế nhạo bằng câu: "Đã đến Nhà Trắng, Ha, Ha, Ha.") Tuy nhiên, việc kiểm soát vấn đề của chiến dịch của Cleveland đã đạt hiệu quả và ông vẫn dẫn đầu cho đến tận Ngày Bầu cử. Hơn nữa, mối đe dọa lớn nhất đối với Đảng Cộng hòa đến từ những nhà cải cách được gọi là "Mugwumps", những người tức giận trước quá khứ tham nhũng của Blaine hơn là những vấn đề riêng tư của Cleveland. Trong tuần cuối cùng của cuộc bầu cử, chiến dịch Blaine gặp thảm họa. Tại một cuộc họp của Đảng Cộng hòa có Blaine tham dự, một nhóm các nhà thuyết giáo từ New York đã chọc tức Mugwumps. Người phát ngôn của nhóm này, Mục sư, Tiến sĩ Samuel Burchard, cho biết, "Chúng tôi là những người theo Đảng Cộng hòa, và không rời bỏ đảng của mình và tham gia đảng có tiền thân là rượu rum, chủ nghĩa La Mã và Nội chiến." Blaine không nhận ra lời nói tục tĩu chống Công giáo của Burchard, cũng như các phóng viên đã có mặt tự lúc nào, trong đó có cả những người do Đảng Dân chủ cài cắm, đảm bảo rằng vụ việc này sẽ được công bố rộng rãi. Tuyên bố này đã thúc đẩy tỷ lệ bỏ phiếu của người Ireland và Công giáo ở Thành phố New York nhằm chống lại Blaine, khiến ông phải trả giá bằng việc thua bang New York với cách biệt sít sao. Ngoài bài phát biểu của Burchard, người ta cũng tin rằng chiến dịch của John St. John là nguyên nhân giúp Cleveland giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở New York. Vì những người theo chủ nghĩa Cấm rượu có xu hướng liên minh nhiều hơn với những người Cộng hòa, nên Đảng Cộng hòa đã cố gắng thuyết phục St. John rút lui. Khi họ không thuyết phục được, họ tìm cách vu khống ông ta. Vì điều này, ông ấy đã nỗ lực gấp nhiều lần để thu hút cử tri ở ngoại ô New York, nơi Blaine dễ để thua vì lập trường cấm rượu của mình, cuối cùng đã lấy đi phiếu bầu của Đảng Cộng hòa. Mặc dù kết quả nhìn chung vẫn giống như kết quả từ năm 1880 nhưng Cleveland đã thắng ở ba bang (New York, Indiana và Connecticut) mà James A. Garfield đã thắng, trong khi Blaine thắng ở hai bang ( California và Nevada) mà Winfield Hancock đã thắng. Nhưng hầu hết các bang đó đều có số phiếu đại cử tri tương đối nhỏ, và chiến thắng của Cleveland ở New York là chiến thắng quyết định. Cleveland đã thắng với cách biệt lớn hơn một chút so với Garfield (0,57% so với 0,11%) trong phiếu phổ thông, nhưng cách biệt nhỏ hơn một chút trong Đại cử tri đoàn (29 phiếu so với 59). Cleveland trở thành đảng viên Đảng Dân chủ đầu tiên giành chiến thắng mà không thắng Pennsylvania, California, Nevada và Illinois. Pennsylvania bỏ phiếu cho ứng cử viên thua cuộc lần đầu tiên kể từ năm 1824, lần đầu bỏ phiếu cho người thua phiếu phổ thông kể từ năm 1800. Kết quả đánh dấu một bước đột phá của cho Đảng Cấm rượu, đảng chỉ là một đảng nhỏ trong ba cuộc bầu cử trước đó. Mặc dù họ chưa bao giờ đến gần với ghế Tổng thống và chỉ đạt được thành công hạn chế trong các cuộc bầu cử quốc hội và tiểu bang, nhưng họ sẽ thường xuyên giành được ít nhất một điểm phần trăm số phiếu phổ thông (và đôi khi đứng thứ ba) trong các cuộc bầu cử Tổng thống trong 3 thập kỷ tiếp theo cho đến khi Tu chính án 18, chính thức cấm đồ uống có cồn, được thông qua vào năm 1919. Ngược lại, Butler chỉ giành được ít hơn một nửa số phiếu phổ thông mà James B. Weaver giành được vào năm 1880, đẩy nhanh sự suy tàn của Đảng Đồng bạc xanh. Đây là cuộc bầu cử tổng thống cuối cùng mà đảng này tham gia; nó sụp đổ sau khi cuộc bầu cử năm 1888. Tại Quận Burke, Georgia, 897 phiếu bầu đã được kiểm bầu cho "Đảng Cộng hòa Whig" cho chức Tổng thống (chúng không được tính cho Blaine). Đảng Cộng hòa đã thắng ở 20 trong số 33 thành phố có dân số trên 50.000 người bên ngoài Nam Hoa Kỳ. Nguồn: Dữ liệu từ Walter Dean Burnham, "Presidential ballots, 1836–1892" (Johns Hopkins University Press, 1955) pp 247–57. Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 1% (55 phiếu đại cử tri): Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 1% và 5% (117 phiếu đại cử tri): Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 5% và 10% (104 phiếu đại cử tri):
19822460
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822460
Sách phủ nguyên quy
Sách phủ nguyên quy () là bộ "loại thư" (bách khoa toàn thư) lớn nhất của Trung Quốc được biên soạn dưới thời Tống (960–1279). Đây là cuốn cuối cùng trong "Tống tứ đại thư", ba cuốn trước được xuất bản vào thế kỷ 10. Cuốn bách khoa toàn thư này do Tống Chân Tông hạ chiếu cho Vương Khâm Nhược và Dương Ức cùng cộng sự biên soạn vào tháng 10 năm 1005 với tiêu đề "Lịch đại quân thần sự tích" nhưng về sau được Hoàng đế đổi tên thành "Sách phủ nguyên quy", toàn sách mất đến tám năm mới hoàn thành vào ngày 20 tháng 9 năm 1013. Bản khắc in được chia thành 1.000 quyển, 31 danh mục và 1014 phụ lục, tất cả đều "liên quan đến việc quản lý triều chính, bộ máy quan lại và hoàng tộc các triều đại từ xưa đến nay". Sách không bao gồm các chương nói về thế giới tự nhiên. Nhiều viên chức đã tham gia vào công tác soạn ra bộ sách này, bao gồm cả Vương Khâm Nhược và Dương Ức, với lời thỉnh cầu hoàng đế thuê thêm người biên soạn. Tiêu đề tiếng Anh cho bách khoa toàn thư này là:
19822461
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822461
Văn uyển anh hoa
Văn uyển anh hoa () là tuyển tập thơ từ, ca dao, khúc ca và tác phẩm từ thời nhà Lương đến thời Ngũ đại thập quốc. "Văn uyển anh hoa" là một tác phẩm văn học nổi tiếng thời Tống. Cuốn sách này ban đầu do một nhóm quan lại bao gồm Tống Bạch (宋白), Hỗ Mông (扈蒙), Từ Huyễn (徐鉉) biên soạn theo lệnh của triều đình từ năm 982 đến 986 dưới thời Bắc Tống. Học giả thời Nam Tống Chu Tất Đại đã khắc in cuốn sách bản hoàn chỉnh vào năm 1204, trong khi có tới bốn lần sửa đổi lớn và vô số sửa đổi nhỏ diễn ra trong suốt 200 năm qua. "Văn uyển anh hoa" được chia thành 1.000 quyển và 38 loại theo phần với 19.102 tác phẩm do khoảng 2.200 tác giả chấp bút; phần lớn việc biên soạn các tác phẩm quan trọng đến từ giới học giả thời Đường. Sách này được coi là một trong "Tống tứ đại thư". Mặc dù vậy, "Văn uyển anh hoa" có một lượng lớn nội dung đáng giá về lịch sử và văn học Trung Quốc; tác phẩm này hầu như đã bị các học giả ở cả phương Đông và phương Tây bỏ quên kể từ khi cuốn sách được biên soạn và in ấn. Nó có mối liên hệ sâu rộng với các tuyển tập văn học Trung Quốc thời Đường Tống khác.
19822479
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822479
Dendrochirus brachypterus
Dendrochirus brachypterus là một loài cá biển thuộc chi "Dendrochirus" trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829. Từ định danh "brachypterus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "brakhús" (βραχύς; “ngắn”) và "pterón" (πτερόν; “vây, cánh”), hàm ý đề cập đến vây ngực tương đối ngắn so với "Dendrochirus zebra", một loài được Georges Cuvier mô tả trước đó. "D. brachypterus" có phân bố rộng rãi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ bờ biển Ấn Độ và Sri Lanka về phía đông đến quần đảo Samoa và Tonga, ngược lên phía bắc đến bờ nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến đảo Lord Howe, phía bắc New Zealand và quần đảo Kermadec. Những ghi nhận của "D. brachypterus" ở quần đảo Hawaii nhiều khả năng là loài "Dendrochirus barberi". Còn ghi nhận ở Tây Ấn Độ Dương của loài này đã được công nhận là một loài mới, tức "Dendrochirus hemprichi". "D. brachypterus" sống phổ biến trên đới mặt bằng rạn, đầm phá nông và nền cát phủ cỏ biển, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 80 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "D. brachypterus" là 17 cm. Cá có màu nâu đỏ lốm đốm với các vạch màu sẫm trên thân. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có các đốm đen nhỏ, vây ngực có các dải sọc. Đầu có nhiều điểm gai, nhưng ít hơn "D. hemprichi". Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 5–7; Số tia vây ngực: 17–20 (ít khi là 20). "D. brachypterus" là loài sống về đêm, ăn chủ yếu động vật giáp xác nhỏ. Cá trưởng thành thường thấy gần hải miên, còn cá con đôi khi hợp thành nhóm nhỏ (khoảng 10 cá thể) trên những mỏm san hô. "D. brachypterus" thường được sử dụng làm thực phẩm trong nghề đánh bắt thủ công mặc dù chúng là cá độc, cũng thường thấy trong các hoạt động thương mại cá cảnh.
19822480
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822480
Ngụy biện dèm pha gây chán ghét
Ngụy biện dèm pha gây chán ghét (tiếng Anh: appeal to spite) là loại ngụy biện trong đó người ta cố gắng giành được sự ủng hộ cho một lập luận bằng cách khai thác cảm giác cay đắng, chán ghét hoặc khinh bỉ với lập luận đối lập. Nó nỗ lực tác động đến cảm xúc người nghe bằng cách liên kết hình ảnh thù địch với lập luận đối lập với lập luận của người nói. Người ta thường nhầm loại ngụy biện này với ngụy biện tấn công cá nhân. Ngụy biện tấn công cá nhân cũng khơi gợi cảm xúc tiêu cực, nhưng khác với loại ngụy biện này ở chỗ nó "chỉ trích trực tiếp" đối thủ. Ở loại ngụy biện này, điều đó là không nhất thiết.
19822491
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822491
Nicotinamin mononucleotit
Nicotinamin mononucleotit (“NMN” hoặc“β-NMN”) là một nucleotit, khởi phát từ ri-bô-zơ, nicotinamit, nicotinamit riboxit và niacin. Trong cơ thể con người, một số enzym sử dụng NMN để sản xuất nicotinamit adenin dinucleotit (NADH). Trên loài chuột, người ta cho rằng NMN được hấp thụ thông qua ruột non trong vòng 10 phút kể từ khi nuốt qua đường miệng và chuyển hoá thành nicotinamit adenin dinucleotit (NAD+) thông qua kênh vận chuyển Slc12a8. Mặc dù vậy, quan sát này vẫn đang được truy vấn, và cơ chế thực sự vẫn còn chưa hoàn toàn được giải đáp. Bởi vì NADH là một đồng nhân tố Cofactor cho các quá trình xảy ra bên trong ty thể và một số protein, NMN đã và đang được nghiên cứu trên mô hình bệnh tật động vật như một loại thuốc thần kinh và thoái hoá tiềm năng. Nó giảm thiểu thoái hoá ty thể với sự góp mặt của nồng độ NAD+ cao. Các công ty dược phẩm do đó tăng cường quảng bá, tự công nhận các lợi ích của nó. Mặc dù vậy, chưa có nghiên cứu trên con người nào từng chỉ ra các tác dụng của nó một cách hợp lý. Cuộc thử nghiệm trên người tại Đại học Kaio đã quan sát các tác động của liều 500 mg. Một cuộc thử nghiệm y khoa năm 2021 cũng tìm hiểu tác động của NMN đối với sự nhạy cảm insulin của cơ trên các nữ bệnh nhân tiền tiểu đường, và cũng có một nghiên cứu trong tình huống vận động điền kinh. Một cuộc nghiên cứu y khoa năm 2023 cho thấy NMN cải thiện chức năng đi bộ trong bài tập 6 phút cùng một bài đánh giá sức khoẻ tổng lược chủ quan. NMN dễ bị phân huỷ ngoại tế bào bởi enzym CD38, điều này bị hạn chế bởi hợp chất như CD38-IN-78c. NMN được phát hiện thấy trong hoa quả và rau củ như edamame, bông cải xanh, bắp cải, dưa chuột và quả bơ ở nồng độ 1mg trên mỗi 100g, một nồng độ không đáng kể, gần như không ảnh hưởng bằng liều lượng thuốc nghiên cứu trong y dược. Việc sản xuất NMN bị ngưng trệ tại Hoa Kỳ do một cuộc điều tra của FDA cuối năm 2022 dưới danh nghĩa nghiên cứu dược phẩm. Việc tổng hợp và tiêu thụ các enzym NMN cũng thể hiện tính đặc chủng của mô: NMN phân bố tại các mô và cơ quan trong cơ thể và xuất hiện trong nhiều tế bào khác nhau kể từ khi phát triển bào thai embryonic.
19822492
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822492
Gautam Adani
Adani được mô tả là thân cận với Thủ tướng Narendra Modi và chính phủ cầm quyền Đảng Bharatiya Janata của ông. Điều này đã dẫn đến các cáo buộc về chủ nghĩa thân hữu , vì các công ty của ông đã giành được nhiều hợp đồng năng lượng và cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ và nước ngoài sau khi Modi trở thành Thủ tướng Ấn Độ. Vào tháng 1 năm 2023 , sau các cáo buộc thao túng cổ phiếu và gian lận của công ty hoạt động bán khống Mỹ Nghiên cứu Hindenburg, Tài sản của Adani và gia đình anh ấy đã giảm mạnh hơn 50%. Ông đã mất hàng chục tỷ đô la chỉ trong vài ngày, rồi xuống còn ước tính 50,2 tỷ đô la Mỹ, tính đến tháng 3 năm 2023, đồng thời tụt xuống vị trí thứ 24 trên "Forbes" Danh sách tỷ phú theo thời gian thực.Tạp chí Time đã đưa ông vào 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới vào năm 2022. Khi còn là một thiếu niên, Adani chuyển đến Mumbai vào năm 1978 để làm công việc phân loại kim cương cho Mahendra Brothers. Năm 1981, anh trai của ông là Mahasukhbhai Adani mua một cơ sở sản xuất nhựa ở Ahmedabad và mời ông quản lý hoạt động. Liên doanh này hóa ra lại là cửa ngõ để Adani tiến tới giao dịch toàn cầu thông qua nhập khẩu polyvinyl clorua (PVC). Vào tháng 2 năm 2022, ông trở thành người giàu nhất châu Á, vượt qua Mukesh Ambani. Vào tháng 8 năm 2022, ông được Fortune bầu chọn là người giàu thứ 3 trên thế giới. Năm 1988, Adani thành lập Adani Exports, hiện được gọi là Adani Enterprises, công ty cổ phần của Tập đoàn Adani. Ban đầu, công ty kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng. Năm 1991, các chính sách tự do hóa kinh tế trở nên thuận lợi cho công ty của ông và ông bắt đầu mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực kinh doanh kim loại, dệt may và các sản phẩm nông nghiệp. Năm 1995, ông lập cầu cảng đầu tiên. Ban đầu được điều hành bởi Cảng Mundra & Đặc khu kinh tế, các hoạt động được chuyển giao cho Cảng Adani & SEZ (APSEZ). Cảng Mundra là cảng khu vực tư nhân lớn nhất ở Ấn Độ, với khả năng xử lý gần 210 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Năm 1996, nhánh kinh doanh năng lượng của Tập đoàn Adani, Adani Power, được thành lập bởi Adani. Adani Power nắm giữ nhà máy nhiệt điện với công suất 4620MW, nhà sản xuất nhiệt điện tư nhân lớn nhất của đất nước. Năm 2006, Adani tham gia kinh doanh phát điện. Từ năm 2009 đến 2012, ông mua lại cảng Abbot Point ở Úc và mỏ than Carmichael ở Queensland. Vào tháng 5 năm 2020, Adani đã thắng thầu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới của Solar Energy Corporation of India (SECI) trị giá 6 tỷ USD. Dự án nhà máy điện quang điện 8000MW sẽ được Adani Green đảm nhận; Adani Solar sẽ thiết lập thêm 2000MW công suất sản xuất mô-đun và pin mặt trời. Vào tháng 11 năm 2021, khi phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Bloomberg Ấn Độ, Adani cho biết tập đoàn này đang đầu tư 70 tỷ đô la Mỹ vào một doanh nghiệp năng lượng xanh mới. Vào tháng 7 năm 2022, ông đã cung cấp thông tin chi tiết mới về cách khoản đầu tư này sẽ được sử dụng để xây dựng ba nhà máy khổng lồ – năng lượng mặt trời, máy điện phân (để tạo ra hydro xanh), nhà máy tua-bin. Vào tháng 1 năm 2023, Adani và các công ty của ông bị buộc tội thao túng cổ phiếu bởi công ty đầu tư có trụ sở tại New York Nghiên cứu Hindenburg. Theo sau đó, cổ phiếu của Tập đoàn Adani giảm mạnh 45 tỷ USD. Các khoản lỗ dẫn đến việc Adani tụt xuống vị trí giàu thứ 22 trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes. Báo cáo cáo buộc tập đoàn có khoản nợ lớn, khiến cổ phiếu của bảy công ty Adani niêm yết giảm 3-7%. Báo cáo được phát hành trước đợt chào bán công khai tiếp theo của Adani Enterprises, mở cửa vào ngày 27 tháng 1 năm 2023. Giám đốc tài chính của Tập đoàn Adani (Jugeshinder 'Robbie' Singh) đã tuyên bố rằng thời điểm công bố báo cáo là một "ý định trắng trợn, bất chính" nhằm làm hỏng sản phẩm. Đợt chào bán công khai của Adani Enterprises đã bị hủy vào ngày 1 tháng 2 năm 2023.
19822493
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822493
Bùi Vĩ Hào
Bùi Vĩ Hào (sinh ngày 24 tháng 2 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cắm hoặc tiền đạo cánh cho câu lạc bộ Becamex Bình Dương và đội tuyển U-23 quốc gia Việt Nam. Sinh ra ở An Giang, Vĩ Hào đã dành sự nghiệp bóng đá trẻ của mình để thi đấu cho Câu lạc bộ bóng đá An Giang. Năm 2021, anh được PVF mượn để thi đấu tại Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 2021, nhưng anh đã không được ra sân sau khi giải đấu bị hủy bỏ do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Năm 2022, Vĩ Hào gia nhập câu lạc bộ Becamex Bình Dương và thi đấu tại V.League 1. Anh ghi bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên vào ngày 21 tháng 7 năm 2022, bàn thắng duy nhất cho Becamex Bình Dương trong trận thua 1–2 trước Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 1. Vĩ Hào được điền tên vào đội hình 23 cầu thủ cho Cúp bóng đá U-20 châu Á 2023 bởi Hoàng Anh Tuấn. Vĩ Hào ra sân trong cả ba trận vòng bảng cho U-20 Việt Nam nhưng lại không ghi được bàn thắng nào. U-20 Việt Nam cuối cùng đã không thể lọt vào vòng đấu loại trực tiếp của giải đấu.
19822495
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822495
Hi! PARIS
Hi! PARIS là một tổ chức có trụ sở tại Paris nhằm thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu. Công việc của Hi! PARIS bao gồm nghiên cứu về an toàn AI kỹ thuật và đạo đức AI, vận động và hỗ trợ để phát triển lĩnh vực nghiên cứu an toàn AI. Nó đã được tạo ra vào năm 2020 bởi HEC Paris và Institut polytechnique de Paris. Vào tháng 7 năm 2021, Inria đã trở thành đối tác. Trung tâm chủ yếu tập trung vào hai chủ đề: AI & Dữ liệu cho doanh nghiệp và AI & Dữ liệu cho xã hội. Các công ty như Schneider Electric hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu. Ngoài các hoạt động nghiên cứu, trung tâm còn tổ chức một trường học hè và một cuộc thi hackathon.
19822496
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822496
Nhân vật chính thứ hai
Nhân vật chính thứ hai (tiếng Anh: deuteragonist; tiếng Hy Lạp cổ: δευτεραγωνιστής) hay nhân vật á chính, là nhân vật quan trọng thứ hai của một câu chuyện, sau nhân vật chính và trước nhân vật chính thứ ba. Nhân vật chính thứ hai thường đóng vai trò là người bạn thường xuyên đồng hành cùng nhân vật chính, hoặc là một người tích cực hỗ trợ nhân vật chính, hoặc là đối thủ của nhân vật chính. Nhân vật chính thứ hai có thể chuyển đổi giữa việc hỗ trợ hoặc đối đầu với nhân vật chính, tùy thuộc vào mối quan hệ của họ và diễn biến của câu chuyện. Chính kịch Bởi vì kịch Hy Lạp cổ đại chỉ có ba diễn viên (nhân vật thứ nhất, nhân vật thứ hai và nhân vật thứ ba) cùng với dàn đồng ca, nên mỗi diễn viên thường đóng nhiều phần.
19822498
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822498
Nhân vật chính thứ ba
Nhân vật chính thứ ba (tiếng Anh: tritagonist; tiếng Hy Lạp cổ: τριταγωνιστής) hay nhân vật quý chính, là nhân vật quan trọng thứ ba trong một câu chuyện, sau nhân vật chính và nhân vật chính thứ hai. Trong kịch Hy Lạp cổ, nhân vật chính thứ ba là thành viên thứ ba của đoàn diễn xuất. Với tư cách là một nhân vật quan trọng, nhân vật chính thứ ba thường đóng vai trò là kẻ chủ mưu hoặc là nguyên nhân gây ra những đau khổ cho nhân vật chính.
19822502
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822502
Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina
Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina (; ) là một trong hai tỉnh tự trị của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia, thuộc Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư trước đây. Tỉnh này là tiền thân trực tiếp của tỉnh tự trị Vojvodina của Serbia ngày nay. Tỉnh được chính thức thành lập vào năm 1945 sau kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nam Tư, với tên gọi Tỉnh tự trị Vojvodina (; ). Năm 1968, Vojvodina được trao quyền tự chủ chính trị ở mức độ cao hơn, và từ "Xã hội chủ nghĩa" được thêm vào tên chính thức của họ. Năm 1990, sau cuộc cải cách hiến pháp chịu ảnh hưởng của thứ được gọi là cách mạng chống quan liêu, quyền tự trị của tỉnh bị giảm xuống mức trước năm 1968, và thuật ngữ "Xã hội chủ nghĩa" bị loại bỏ khỏi tên gọi. Tỉnh bao gồm các khu vực Srem, Banat và Bačka, với thủ phủ là Novi Sad. Trong suốt sự tồn tại của tỉnh, người Serb tại Vojvodina tạo thành nhóm dân tộc lớn nhất trong tỉnh, song song với điều này là sự khẳng định mạnh mẽ các yếu tố đa sắc tộc và đa văn hóa là trung tâm của bản sắc tỉnh. Bên cạnh tiêu chuẩn Serbia của tiếng Serbia-Croatia chính thức khi đó, Vojvodina xã hội chủ nghĩa còn chính thức sử dụng các ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Hungary, tiếng Rusyn Pannonia, tiếng Slovak và tiếng Romania. Sau khi phe đối lập không giành được bất kỳ ghế nào trong cuộc bầu cử năm 1945, tỉnh được cai trị bởi Liên đoàn Những người cộng sản Vojvodina, một bộ phận của cả đảng cầm quyền Serbia và Nam Tư. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nam Tư (1941–1945), lãnh thổ này bị phe Trục chiếm đóng. Vào mùa thu năm 1944, Quân đội Nam Tư và Hồng quân trục xuất quân phe Trục khỏi hầu hết khu vực, các vùng đất này được đặt dưới chính quyền quân đội. Vào thời điểm đó, tình trạng chính trị của lãnh thổ vẫn chưa được xác định. Biên giới dự kiến của Vojvodina trong tương lai bao gồm các vùng Banat, Bačka, Baranja và hầu hết vùng Syrmia, bao gồm Zemun. Biên giới tạm thời theo pháp lý giữa Vojvodina và Croatia ở Syrmia là đường Vukovar-Vinkovci-Županja. Trên thực tế, các phần phía tây của Syrmia vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội phe Trục cho đến tháng 4 năm 1945. Từ ngày 17 tháng 10 năm 1944 đến ngày 27 tháng 1 năm 1945, phần lớn khu vực (Banat, Bačka, Baranja) nằm dưới quyền quản lý quân sự trực tiếp, và đến mùa xuân năm 1945, chính quyền khu vực lâm thời được thành lập. Tỉnh tự trị Vojvodina () được thành lập vào năm 1945, với tư cách là một tỉnh tự trị trong Cộng hòa Nhân dân Serbia, một đơn vị liên bang của Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư. Quá trình được bắt đầu vào ngày 30–31 tháng 7 năm 1945, khi hội đồng tỉnh lâm thời của Vojvodina quyết định rằng tỉnh nên gia nhập Serbia. Quyết định này được xác nhận trong phiên họp thứ ba của AVNOJ vào ngày 10 tháng 8 năm 1945, và luật quy định tình trạng tự trị của Vojvodina trong Serbia được thông qua vào ngày 1 tháng 9 năm 1945. Biên giới cuối cùng của Vojvodina với Croatia và Trung Serbia được định nghĩa vào năm 1945: Baranja và tây Syrmia được giao cho Croatia, trong khi các phần nhỏ của Banat và Syrmia gần Beograd được giao cho Trung Serbia. Một phần nhỏ phía bắc Mačva gần Sremska Mitrovica được giao cho Vojvodina. Thủ phủ của tỉnh là Novi Sad, cũng là thủ phủ của tỉnh Danube Banovina cũ tồn tại từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Vị thế của Vojvodina trong Serbia được xác định trong Hiến pháp Nam Tư (1946) và Hiến pháp Serbia (1947). Quy chế đầu tiên của tỉnh tự trị Vojvodina được thông qua vào năm 1948 và quy chế thứ hai vào năm 1953. Sau khi cải cách hiến pháp năm 1963, quy chế thứ ba được thông qua trong cùng năm. Cho đến năm 1968, Vojvodina được hưởng một mức độ tự trị hạn chế trong Serbia. Sau cải cách hiến pháp được ban hành vào năm 1968, tỉnh được trao quyền tự trị cao hơn, và tên của tỉnh được đổi thành Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina (). Theo Luật Hiến pháp ngày 21 tháng 2 năm 1969, tỉnh này đạt được quyền tự trị lập pháp, đồng thời bốn ngôn ngữ thiểu số cũng được công nhận (ngoài tiếng Serbia-Croatia) là ngôn ngữ chính thức (Điều 67) trong tỉnh (Magyar, Slovak, Romania, Rusyn). Theo Hiến pháp Nam Tư 1974, tỉnh giành được quyền tự trị cao hơn, xác định Vojvodina (vẫn còn nằm trong Serbia) là một trong những chủ thể của liên bang Nam Tư, đồng thời trao cho tỉnh này quyền biểu quyết tương đương với chính Serbia trong ban chủ tịch tập thể của liên bang. Hiến pháp của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina () được thông qua vào năm 1974, trở thành đạo luật pháp lý cao nhất của tỉnh, thay thế Luật Hiến pháp năm 1969 trước đó. Sau cải cách hiến pháp tại Nam Tư (1988), quá trình dân chủ hóa được bắt đầu. Năm 1989, các sửa đổi Hiến pháp Serbia được thông qua, hạn chế quyền tự trị của Vojvodina. Dưới sự cai trị của tổng thống Serbia Slobodan Milošević, Hiến pháp mới của Serbia được thông qua vào ngày 28 tháng 9 năm 1990, loại bỏ từ "xã hội chủ nghĩa" khỏi tên chính thức và giảm thêm quyền lợi của các tỉnh tự trị. Sau đó, Vojvodina không còn là chủ thể của liên bang Nam Tư nữa mà chỉ còn là tỉnh tự trị của Serbia với mức độ tự trị hạn chế. Tên của tỉnh cũng được hoàn nguyên thành tỉnh tự trị Vojvodina. Trong toàn bộ thời kỳ từ 1945 đến 1990, đảng chính trị được cấp phép duy nhất trong tỉnh là Liên đoàn Những người cộng sản Vojvodina, là một phần của Liên đoàn Những người cộng sản Serbia và một phần của Liên đoàn Những người cộng sản Nam Tư. Các thể chế của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina bao gồm: Các chủ tịch của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina: Theo điều tra nhân khẩu năm 1981, dân số của tỉnh bao gồm:
19822513
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822513
Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Europa League 2023-24
Giai đoạn vòng loại và vòng play-off UEFA Europa League 2023–24 bắt đầu vào ngày 8 tháng 8 và kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2023. Có tổng cộng 27 đội thi đấu ở hệ thống vòng loại bao gồm giai đoạn vòng loại và vòng play-off. 10 đội thắng ở vòng play-off tiến vào vòng bảng, để cùng với 12 đội tham dự vào vòng bảng, 6 đội thua của của vòng play-off Champions League (4 đội từ Nhóm các đội vô địch và 2 đội từ Nhóm các đội không vô địch) và 4 đội thua thuộc Nhóm các đội không vô địch của vòng loại thứ ba Champions League. Thời gian là CEST (), như được liệt kê bởi UEFA (giờ địa phương, nếu khác nhau thì nằm trong ngoặc đơn). <section begin=3QR /> Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ ba được tổ chức vào ngày 24 tháng 7 năm 2023.<section end=3QR /> <section begin=3QR /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 8 và 10 tháng 8, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 17 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng play-off. Đội thua được chuyển qua vòng play-off Europa Conference League thuộc nhóm tương ứng của họ. "BK Häcken thắng với tổng tỷ số 8–1." "Qarabağ thắng với tổng tỷ số 4–2." "Zrinjski Mostar thắng với tổng tỷ số 6–3." "Sheriff Tiraspol thắng với tổng tỷ số 7–3." "Ludogorets Razgrad thắng với tổng tỷ số 6–3." "Olympiacos thắng với tổng tỷ số 2–1." "Slavia Prague thắng với tổng tỷ số 4–1." <section begin=PO /> Lễ bốc thăm cho vòng play-off được tổ chức vào ngày 7 tháng 8 năm 2023.<section end=PO /> <section begin=PO /> Các trận lượt đi được diễn ra vào ngày 24 tháng 8, các trận lượt về được diễn ra vào ngày 31 tháng 8 năm 2023. Đội thắng của các cặp đấu đi tiếp vào vòng bảng. Đội thua được chuyển qua vòng bảng Europa Conference League.
19822521
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822521
Get Blake! (phim)
Get Blake! là một bộ phim hoạt hình do Antonie Guilbaud tạo ra và được sản xuất bởi Marathon Media và hãng Nickelodeon (Nickelodeon Productions). Bộ phim này được phát sóng trên cả 2 đài: Gulli và Nickelodeon ở Pháp. Theo Marathon Media, bộ phim này là loạt phim hài rộng rãi đầu tiên sau nhiều năm thực hiện những pha hành động nhẹ nhàng như ""Totally Spies!"" hoặc ""Martin Mystery"". "Get Blake!" đã kết thúc vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, với tổng cộng 26 tập. Loạt phim theo chân Blake Myers, một cậu bé tuổi teen thích phiêu lưu, người được định sẵn một ngày sẽ bảo vệ loài người khỏi những con sóc ngoài hành tinh được gọi là ""Squaliens"". Tuy nhiên, các Squalien đã được gửi ngược thời gian để ngăn Blake hoàn thành sứ mệnh này. "Get Blake!" ban đầu sẽ được công chiếu trên Nickelodeon ở Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2015, nhưng thay vào đó, nó đã bắt đầu phát sóng trên vào ngày 20 tháng 4 năm 2016. Ở Ả Rập, nó đang được phát sóng trên cả Nickelodeon và Nicktoons. Nó cũng được phát sóng trên ABC Me ở Úc. Tại Việt Nam, phim được chiếu trên kênh SAM - BTV11 với tên ""Blake và người ngoài hành tinh (?)"". Mỗi tập phim luôn chứa đựng những thông điệp về tình bạn trong sáng, tinh thần dũng cảm chiến đấu chống lại cái ác, dù khó khăn nhưng không lùi bước, từ đó hình thành nhân cách tốt cho các khán giả nhỏ tuổi.
19822526
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822526
Nguyễn Văn Đức (Thiếu tướng Công an)
Nguyễn Văn Đức là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Trang bị và kho vận, Bộ Công an (Việt Nam). Nguyễn Văn Đức, sinh năm 1963. Quê quán tại xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nguyễn Văn Đức sinh năm 1963, ông quê quán tại xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Ông từng kinh qua nhiều chức vụ tại Công an tỉnh Long An, Trưởng Công an huyện Tân Trụ, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Long An, Uỷ viên BTV tỉnh ủy, Phó bí thư đảng ủy, Phó giám đốc Công an tỉnh Long An, Thủ trưởng Cơ quan Thi hình án hình sự Công an tỉnh Long An, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An, Thủ trưởng Cơ quan CSGT đường bộ và đường thủy Công an tỉnh Long An. Ngày 8 tháng 6 năm 2020, khi đang là Đại tá, Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An, Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ công an. Giám đốc Công An tỉnh Long An, Đại tá Lê Hồng Nam (hiện giờ là Thiếu tướng Giám đốc Công An thành phố Hồ Chí Minh) đã ký Quyết định điều động ông giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Trang bị và kho vận, Bộ Công an (Việt Nam). Ngày 2 tháng 9 năm 2020, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phong quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.
19822528
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822528
Fara Tashkentskiy
Fara Tashkentskiy Phim truyền hình tiếng Uzbekistan của Shahrukh Murtazaev và Ziyo Sultanov thuộc thể loại phim hài và chính kịch tội phạm. Vai chính do thủ vai, người đóng vai một capo vừa mới ra tù. Buổi ra mắt diễn ra trên nền tảng phát trực tuyến Social Media vào ngày 13 tháng 5 và tháng 5 năm 2022. Một tay vợt có thẩm quyền ở Almaty, sau 23 năm hôn mê, đột nhiên tỉnh lại. Trước sự kinh hoàng của mình, anh ấy nhận ra rằng năm đó là năm 2021, các con của anh ấy đã lớn, bản thân anh ấy đã già đi và thế giới đã thay đổi ngoài sự công nhận. Bây giờ anh ấy cần thích nghi với thực tế và cải thiện mối quan hệ với gia đình. Thời điểm bắt đầu phát triển loạt phim truyền hình đã được công bố vào tháng 12 năm 2021. Vào thời điểm đó, dự án có tên làm việc là "Fara". Người tạo ra nó là Sardor Nzamov, và người dẫn chương trình là Shakhrukh Murtazaev. đã được phê duyệt cho vai chính, người mà dự án đã trở thành tác phẩm đầu tay trên truyền hình. Vào tháng 2 năm 2022, việc sản xuất mùa đầu tiên đã được đặt hàng. Vào tháng 1 năm 2022, tên của bộ truyện đã được thay đổi: Fara Tashkentsky được đặt tên cho bộ truyện vì các sự kiện trong bộ truyện diễn ra ở Tashkent. Sau đó, người ta biết rằng Bobur Pirmatov, , Malika Avazova, Abror Sainazarov sẽ đóng vai chính trong phim truyền hình. Sau đó, Azim Yuldashev và tham gia dàn diễn viên. Sheridan nảy ra ý tưởng cho loạt phim truyền hình trong đại dịch COVID-19. Trong vòng một tuần, anh ấy đã viết kịch bản cho tập thử nghiệm và được đồng ý tham gia dự án. Quá trình quay phim truyền hình bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 năm 2022. Âm nhạc cho bộ phim "Fara Tashkentskiy" được viết bởi Shohrukhkhon Karimov. Kỹ sư âm thanh Xakim Shotboev. Thiết kế âm thanh bởi Xakim Shotboev. Tổ hợp hậu kỳ âm thanh CineLab Dolby Digital 5.1. Nhà sản xuất chung là Xakim Shotboev.
19822529
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822529
Chuột Mickey (Last Week Tonight with John Oliver)
Chuột Mickey hay Mickey Mouse là một nhân vật hư cấu và linh vật trong chương trình trò chuyện đêm khuya của Mỹ "Last Week Tonight with John Oliver". Dựa trên nhân vật cùng tên của Disney, nhân vật này được tạo ra để chế nhạo Công ty Walt Disney trước khi phiên bản Chuột Mickey của Disney chuyển sang phạm vi công cộng vào năm 2024. Nhân vật này xuất hiện lần đầu trong mùa 10, tập 6 (tập 275 trong toàn series), trong đó người dẫn chương trình John Oliver đã công khai thách thức Disney thực hiện hành động pháp lý chống lại anh ta. Tập phát sóng 2 tháng 4 năm 2023 ("Solitary Confinement") của chương trình có một phân đoạn kiểm tra bản quyền sắp hết hạn đối với "Tàu hơi nước Willie" của Disney và các hành động trước đây của Disney để bảo vệ linh vật của họ, chẳng hạn như vận động hành lang nhằm ủng hộ việc kéo dài thời hạn bản quyền ở Hoa Kỳ. Oliver gợi ý rằng nếu không có sự bảo vệ bản quyền để ngăn chặn việc sử dụng trái phép chuột Mickey, Công ty Walt Disney có thể sẽ sử dụng luật nhãn hiệu để đạt được mục đích tương tự. Có khả năng họ lập luận rằng chuột Mickey gắn liền với thương hiệu của họ đến mức mọi hành vi sử dụng trái phép sẽ khiến người tiêu dùng hoang mang. Oliver sau đó tiết lộ rằng tiêu đề mở đầu của "Last Week Tonight" đã sử dụng hình ảnh từ "Tàu hơi nước Willie" kể từ đầu mùa và anh ấy sẽ bắt đầu sử dụng phiên bản chuột Mickey của riêng mình làm linh vật của chương trình. Anh ta tuyên bố: Oliver cũng cho ra mắt trang phục của chuột Mickey trong tập phim mà anh ấy tuyên bố sẽ có sẵn cho các bữa tiệc sinh nhật, đám tang, khai trương công viên giải trí và địa ngục tình dục từ ngày 1 tháng 1 năm 2024. Anh ta kết luận bằng cách nói rằng mặc dù Disney có thể đã có nhiều lập luận pháp lý để bảo vệ chuột Mickey, chúng sẽ chỉ trở nên rõ ràng "nếu và khi nào" họ kiện anh ta. Phiên bản chuột Mickey của "Last Week Tonight" đối lập mạnh so với nhân vật gốc của Disney và thường xuyên đưa ra những bình luận chính trị kích động. Nhân vật có một số câu cửa miệng, bao gồm "Jeffrey Epstein didn't kill himself" ("Jeffrey Epstein không tự sát"), "Where's Shelly Miscavige?" ("Shelly Miscavige ở đâu?") và "I hope Henry Kissinger dies soon" ("Tôi mong Henry Kissinger sớm chết").
19822534
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822534
Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca
Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca (Hán tự: 嗣德聖製字學解義歌) là một cuốn sách tiếng Việt dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm. Nó được biên soạn bởi Hoàng đế triều Nguyễn, Tự Đức (1848 — 1883), vào khoảng thế kỷ thứ 19. Cuốn sách bao gồm 13 tập, được chia thành 7 thư mục chính. Nội dung sách được viết theo thể thơ lục bát. Đây được xem là một quyển tự điển quan trọng cho các nhà nghiên cứu chữ Nôm bởi đây là bộ tự điển Hán-Nôm khá hoàn chỉnh mà không có ký tự mơ hồ nào. Bộ sách 13 quyển bao gồm 4.572 dòng thơ được viết theo thể lục bát 六八. Trong tất cả các dòng thơ này có chứa 32.004 ký tự với 9.028 trong số chúng là Hán tự. Đây được cho là một quyển tự điển song ngữ Hán-Nôm. Cuốn sách trình bày các ký tự Hán tự kèm theo ghi chú bằng ký tự chữ Nôm in kích thước nhỏ hơn. Các dẫn chứng có thể là chỉ một ký tự mà thôi cho tới cả cụm ký tự, ví dụ như ở dòng thứ năm, 月 và 日 được ghi chú bằng 𩈘𦝄 và 𩈘𡗶 một cách tương ứng. Theo thống kê bởi Nguyễn Thị Lan, "Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca" giữ một lượng sưu tầm lớn nhất các Hán tự được chú giải bằng chữ Nôm. Hà Đăng Việt ghi nhận rằng, chữ Nôm trong cuốn sách chủ yếu sử dụng ba phương pháp để tạo ra ký tự, giả tá 假借 (mượn âm), hình thanh 形聲 (từ ghép ngữ âm), và hội ý 會意 (từ ghép tượng hình). Nhưng hầu hết các ký tự đều rơi vào trường hợp hình thanh 形聲 như được cho thấy là phương pháp đúng đắn để viết chữ Nôm. Cuốn sách đã được phiên dịch sang chữ Quốc ngữ La-tinh bởi Trần Kinh Hoà và được xuất bản lại bởi Đại học Trung văn Hồng Kông (香港中文大學) năm 1971.
19822536
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822536
Trevor Anderson
Trevor Anderson (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1951) là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Bắc Ireland. Ông từng thi đấu ở vị trí tiền đạo. Linfield
19822543
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822543
Tất thư
— Kim Nông là một người vô cùng uyên bác về thư pháp Trung Hoa. Thư pháp của ông được nhận định là hay nhất trong số Bát quái Dương Châu. Đặc biệt là lối viết lệ thư của ông và lối viết bán thảo. Các tác phẩm của ông mang vẻ đẹp đặc trưng và trác tuyệt. Ngoài ngũ tuần, ông bắt đầu rời xa lối viết chinh quy và sử dụng những kiến thức thư pháp của mình để tạo ra lối viết "Tất thư". Kim Nông sử dụng một loại mực đặc biệt do chính ông tự làm ra, và ông cũng sử dụng một loại bút lông đặc biệt cho "Tất thư".
19822545
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822545
Hoàng Nhất Khải
Hoàng Nhất Khải (; 15801622) là thợ khắc mộc bản Trung Quốc hoạt động vào cuối thời Minh. Hoàng Nhất Khải chào đời năm 1580 tại làng Cầu (), huyện Tân An (), tỉnh An Huy. Gia đình ông đã làm nghề chạm khắc nhiều thế hệ và chuyên về tranh khắc gỗ theo trường phái Huy (); sau khi ông vừa ra đời, cả nhà họ bèn dời đến sinh sống tại Hàng Châu. Ông đã vẽ minh họa tranh khắc gỗ cho nhiều tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc, bao gồm "Tây sương ký" "Kĩ viện đích ca từ", "Khuê phòng đồ phiến", "Tố Nga thiên", và "Mẫu đơn đình". Lianhong Zhou của Viện Kinsey ở Bloomington, Indiana từng mô tả phong cách nghệ thuật của Hoàng Nhất Khải là "nhỏ nhắn và tinh tế".
19822546
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822546
Lã Thiên Thành
Lã Thiên Thành (; 15801618) là nhà viết kịch và nhà thơ Trung Quốc hoạt động vào cuối thời Minh. Lã Thiên Thành được cho là tác giả của cuốn tiểu thuyết khiêu dâm "Tú tháp dã sử" (), mà ông đã chấp bút hồi còn độ tuổi thiếu niên. Theo bạn của ông và là một nhà phê bình chính kịch đương thời, Vương Kí Đức (), ông còn viết một cuốn tiểu thuyết lãng mạn khác mang tên "Nhàn tình biệt truyện" () "cho vui". Đã chuyển thể một số bộ vở kịch bao gồm "Tây sương ký" và "Bạch thố ký", Bản thân ông cũng là một nhà phê bình kịch. Tác phẩm nổi tiếng năm 1613 của ông có nhan đề "Khúc phẩm" () bao gồm khoảng 90 tiểu sử của các nhà viết kịch, cùng với các bài bình luận về các vở kịch đáng chú ý từ triều đại Yuan đến triều đại nhà Minh; theo "Từ điển lịch sử sân khấu Trung Quốc", "Khúc phẩm" là "một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất về kinh kịch, Nam kịch, truyền thuyết và Côn kịch."
19822547
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822547
Meikyoku kissa
"Meikyoku kissa" lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 1950. Hầu hết mọi người không thể mua đĩa LP đắt tiền, vì vậy họ nghe nhạc cổ điển tại các quán cà phê kiểu này. Hiện nay, số lượng "meikyoku kissa" tại Nhật Bản đang giảm dần.
19822548
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822548
Trường Đại học Ngoại ngữ
Trường Đại học Ngoại ngữ có thể là:
19822551
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822551
Trường Đại học Luật
Trường Đại học Luật có thể là:
19822554
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822554
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật có thể là:
19822561
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822561
Máy bay trinh sát
Máy bay trinh sát, hay còn gọi là máy bay do thám, là một loại máy bay quân sự được thiết kế hoặc sửa đổi/hoán cải để thực hiện trinh sát trên không với các nhiệm vụ: thu thập thông tin tình báo hình ảnh (bao gồm chụp ảnh từ trên không), thông tin tình báo tín hiệu, thông tin tình báo đo lường, dấu hiệu và ký hiệu. Công nghệ hiện đại cũng cho phép một số máy bay và UAV thực hiện giám sát thời gian thực bên cạnh việc thu thập thông tin tình báo chung. Trước khi có sự phát triển của thiết bị radar, các lực lượng quân sự đã dựa vào máy bay trinh sát để quan sát trực quan và theo dõi chuyển động của kẻ thù. Ví dụ như tàu bay tuần tra hàng hải PBY Catalina được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai đã phát hiện một phần hạm đội tàu chiến Nhật Bản đang tiến đến đảo Midway để bắt đầu trận đánh Midway. Trước thế kỷ 20, các lực lượng quân sự trên thế giới không có những phương tiện bay sử dụng động cơ năng lượng và có thể điều khiển được, vì vậy họ phải sử dụng phương tiện bay nhẹ hơn không khí. Trong chiến tranh Napoléon và chiến tranh Pháp-Phổ, khinh khí cầu được người Pháp sử dụng để trinh sát trên không. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, máy bay đã được triển khai trong giai đoạn đầu của cuộc chiến với vai trò trinh sát, nó được ví như 'con mắt của quân đội' để hỗ trợ lực lượng chiến đấu mặt đất. Việc trinh sát trên không từ thời điểm này cho đến năm 1945 hầu hết được thực hiện bởi các phiên bản cải tiến của máy bay tiêm kích và máy bay ném bom tiêu chuẩn có trang bị máy ảnh. Chụp ảnh trở thành phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin tình báo vào thời kỳ cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Thế chiến I cũng chứng kiến việc sử dụng thủy phi cơ để xác định vị trí tàu chiến đối phương. Sau trận đánh Jutland, tàu tiếp nhiên liệu thủy phi cơ bộc lộ nhiều điểm hạn chế, do đó tàu chiến chủ lực được thiết kế thêm để có khả năng mang, phóng và thu hồi thủy phi cơ quan sát. Loại thủy phi cơ này có thể trinh sát tàu chiến đối phương nằm ngoài tầm nhìn của thiết bị quan sát trên tàu mặt nước, và nó có thể phát hiện điểm rơi của đạn pháo trong các cuộc giao tranh tầm xa. Sau Thế chiến II, thủy phi cơ quan sát được thay thế bằng máy bay trực thăng. Thời kỳ hậu Thế chiến II và trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã phát triển một số máy bay trinh sát chuyên dụng như Lockheed U-2 và Lockheed SR-71 Blackbird, mục đích là để giám sát kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Các loại máy bay trinh sát khác được chế tạo cho các vai trò chuyên biệt trong tình báo tín hiệu và giám sát điện tử, chẳng hạn như RB-47, RB-57, Boeing RC-135 và máy bay không người lái Ryan Model 147. Kể từ Chiến tranh Lạnh đến nay, phần lớn vai trò của máy bay trinh sát chiến lược được giao cho các vệ tinh trinh sát đảm nhiệm, còn vai trò trinh sát chiến thuật thì do máy bay không người lái (UAV) đảm nhiệm. Điều này đã được quân đội Israel và quân đội Mỹ sử dụng thành công trong chiến tranh Vùng Vịnh.
19822566
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822566
Oscar Piastri
Oscar Jack Piastri (sinh ngày 6 tháng 4 năm 2001) là một tay đua người Úc. Anh đã giành chức vô địch Công thức 3 vào năm 2020 và Công thức 2 vào năm 2021 với Prema Racing. Anh là tay đua thứ sáu giành chức vô địch giải đua xe GP2/Công thức 2 ngay tại mùa giải đầu tiên và cũng là tay đua thứ năm giành chức vô địch giải đua xe GP3/Công thức 3 và giải đua xe GP2/Công thức 2 trong các mùa giải liên tiếp. Sau khi tham gia Công thức 1 với tư cách là tay đua lái thử cho đội đua Alpine vào năm 2022, anh trở thành tay đua chính của McLaren vào năm 2023 cùng với đồng đội mới Lando Norris. Nhờ những thành tích đạt được ở các giải đua xe công thức hạng thấp hơn, anh được nhiều người coi là một trong những tay đua trẻ triển vọng nhất trong làng đua xe. Piastri bắt đầu sự nghiệp đua xe ô tô điều khiển từ xa ở cấp quốc gia khi anh bắt đầu đua xe kart vào năm 2011. Sau khi thi đấu chuyên nghiệp và thi đấu tại nhiều cuộc đua và các giải vô địch Úc vào năm 2014, Piastri bắt đầu tranh tài ở châu Âu và các giải vô địch đua xe kart được CIK-FIA chấp thuận khác với Ricky Flynn Motorsport vào năm sau đó. Vào năm 2016, anh chuyển đến Vương quốc Anh để tiếp tục sự nghiệp đua xe của mình và cũng vào năm đó, anh về đích thứ sáu tại giải vô địch thế giới đua xe kart 2016 tại Bahrain. Chú thích mở rộng cho các bảng trên:
19822582
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822582
Võ Kim Cương
Kim Cương tên đầy đủ là Võ Kim Cương (sinh năm 1986 tại Cần Thơ) là một siêu mẫu người Việt Nam. Cô đoạt giải bạc Siêu mẫu Việt Nam 2008.
19822583
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822583
Xolo Maridueña
Ramario Xolo Ramirez (sinh ngày 9 tháng 6 năm 2001, nghệ danh: Xolo Maridueña, ) là nam diễn viên người Mỹ. Anh từng đóng các vai Miguel Diaz trong "Cobra Kai" (Netflix, 2018–nay), Victor Graham trong "Parenthood" (NBC, 2012–2015). Năm 2023, anh thủ vai Jaime Reyes/Blue Beetle trong phim siêu anh hùng "Blue Beetle" của Vũ trụ Mở rộng DC (2023). Maridueña sinh ra tại thành phố Los Angeles, California trong một gia đình có năm anh chị em. Anh là người gốc Mexico, Cuba và Ecuador. Tên Ramario là ghép từ tên hai người chú Ramón và Mario của anh. Công việc đầu tiên của Xolo là làm người mẫu ảnh cho hãng thời trang Sears. Năm 2018, anh thủ vai Miguel Diaz trong sê-ri phim Netflix, Cobra Kai. Năm 2023, anh vào vai Blue Beetle trong phim điện ảnh cùng tên của DCEU, đây là lần đầu tiên một nhân vật siêu anh hùng gốc Latinh được đưa lên phim người đóng.
19822588
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822588
Ellsworth Dougherty
Ellsworth C. Dougherty (21 tháng bảy 1921 – 1965) là một nhà sinh vật học, người đầu tiên nghiên cứu loài giun tròn "Caenorhabditis elegans" trong phòng thí nghiệm, cùng với Victor Nigon vào những năm 1940. Ông thực hiện hầu hết các nghiên cứu của mình và hoạt động y tế tại California. Mount Dougherty là một rặng núi tại Nam Cực, được đặt tên theo Ellsworth Dougherty. Một tên gọi cụ thể được đặt cho loài giun tròn "Caenorhabditis doughertyi" cũng là để tưởng niệm E. Dougherty.
19822604
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822604
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á
Ngân hàng TMCP Bắc Á, thường được biết đến với cái tên Ngân hàng Bac A Bank vốn là viết tắt cho tên giao dịch , là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản 131.000 tỷ đồng.
19822610
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822610
Terbi(III) fluoride
Terbi(III) fluoride là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học TbF. Chất rắn màu trắng/xám này khó tan trong nước. Nó có thể được tạo ra bằng phản ứng giữa terbi(III) carbonat và 40% acid fluorhydric ở 40 °C. Terbi(III) fluoride được sử dụng để sản xuất terbi.
19822614
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822614
Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương
Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương (), ngắn gọn là Tiểu tổ Văn cách Trung ương (), là một tổ chức được thành lập vào tháng 5 năm 1966 nhằm thay thế Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và "Ngũ nhân tiểu tổ", ban đầu nằm dưới quyền Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tiểu tổ bao gồm nhiều nhân vật có tư tưởng cực tả ủng hộ Mao Trạch Đông; bao gồm Trần Bách Đạt, Giang Thanh, Khang Sinh, Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều, Vương Lực và Tạ Phú Trị. Tổ chức này giữ vai trò trung tâm trong những năm đầu của Cách mạng Văn hóa, thậm chí từng thay thế Ban Thương vụ Bộ Chính trị trong một thời gian và trở thành cơ quan quyền lực nhất trên thực tế.
19822630
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822630
Binh đoàn Lê dương Quốc tế (Ukraine)
Binh đoàn Lê dương Quốc tế, Lực lượng Phòng thủ Nội địa Ukraine (tiếng Anh: International Legion of Territorial Defence of Ukraine, tiếng Ukraine: Інтернаціональний легіон територіальної оборони України, "Internatsionalnyi lehion terytorialnoi oborony Ukrainy"), hay Binh đoàn Lê dương Ukraine, là một đơn vị quân sự nước ngoài thuộc Lực lượng Phòng thủ Nội địa của Ukraine. Đơn vị này được thành lập vào ngày 27 tháng 2 năm 2022 bởi Chính phủ Ukraine theo đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nhằm đối phó với chiến dịch xâm lược của Nga vào Ukraine. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố rằng đến ngày 6 tháng 3 năm 2022, đã có hơn 20.000 tình nguyện viên từ 52 quốc gia nhập ngũ để chiến đấu cho Ukraine; vài nghìn người khác được cho là đã tham gia sau Kuleba đưa ra thông báo trên. Kuleba không công bố chi tiết thêm về các tình nguyện viên từ các quốc gia khác, với lý do rằng một số quốc gia cấm công dân của họ gia nhập lực lượng quân sự của các chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên, một cuộc điều tra của tờ New York Times vào tháng 3 năm 2023 cho thấy đơn vị này có thể chỉ có 1.500 thành viên, nhiều người trong số đó thậm chí đã nói dối về việc tham gia chiến đấu trực tiếp hoặc lợi dụng cuộc chiến để làm các điều bất hợp pháp. Đến tháng 11 năm 2022, binh đoàn bao gồm các thành viên đến từ hơn 60 quốc gia khác nhau. Một số tờ báo đưa tin rằng Mamuka Mamulashvili, chỉ huy Binh đoàn Lê dương Georgia, là tổng chỉ huy trưởng toàn bộ các đơn vị tình nguyện nước ngoài của Binh đoàn Lê dương Quốc tế, nhưng các quan chức và chính phủ Ukraine vẫn chưa đưa ra tuyên bố xác nhận cho thông tin trên. Các đơn vị và quốc tịch tương ứng đã được cho là thuộc biên chế của Binh đoàn Lê dương Quốc tế:
19822631
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822631
Tổng giáo phận Jakarta
Tổng giáo phận Jakarta (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, quản lí vùng Java ở Indonesia. Nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận là Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ lên trời tại thủ đô Jakarta.
19822633
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822633
Thị (định hướng)
Thị trong tiếng Hán có nghĩa là nhìn. Ngoài ra có thể là:
19822635
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822635
MIM-72 Chaparral
Hệ thống Tên lửa đất đối không MIM-72A/M48 Chaparral là một hệ thống phòng không tự hành của Mỹ được phát triển dựa trên tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Hệ thống sử dụng khung gầm dòng xe thiết giáp chở quân M113. MIM-72A/M48 được đưa vào trong trang bị của Lục quân Mỹ từ năm 1969 cho đến khi bị loại biên trong khoảng từ năm 1990 đến năm 1998. Hệ thống Tên lửa đất đối không MIM-72A/M48 Chaparral được sử dụng kết hợp với pháo phòng không tự hành M163 VADS, trong đó M163 VADS sẽ đảm nhận vai trò phòng thủ tầm gần còn Chaparral đảm nhiệm vai trò phòng thủ tầm xa. Ngay từ năm 1959, Bộ chỉ huy tên lửa Hoa Kỳ (U.S. Army MICOM (Missile Command)) đã bắt đầu phát triển một hệ thống tên lửa phòng không tiền tuyến trong chương trình "Hệ thống phòng không phía trước-Forward Area Air Defense" (FAAD). Kết quả là hệ thống tên lửa phòng không MIM-46 Mauler, được phát triển dựa trên khung gầm xe M113 và trang bị một giá phóng gồm 9 tên lửa và bao gồm cả radar phát hiện và theo dõi tầm xa. Hệ thống này hoạt động gần như là tự động, với kíp điều khiển chỉ cần thao tác chọn mục tiêu trên màn hình hiển thị và sau đó nhấn nút "phóng" tên lửa. Toàn bộ quá trình giao chiến của hệ thống được thực hiện bởi máy tính điều khiển hỏa lực. Trong thử nghiệm, Mauler đã tỏ ra chưa sẵn sàng và còn nhiều lỗi. Đa số là lỗi nhỏ, bao gồm lỗi ở động cơ tên lửa hoặc ở cánh của tên lửa. Bên cạnh đó, các lỗi về hệ thống điều khiển hoản lực và dẫn đường là rất khó để giải quyết. Đáng lo ngại hơn, là việc Liên Xô đã triển khai ngày một nhiều máy bay cường kích thế hệ mới. Đây là những nguyên nhân trực tiếp khiến chương trình phát triển MIM-46 Mauler bị hủy bỏ năm 1963. MICOM được chỉ định nghiên cứu tính khả thi của việc phát triển tên lửa phòng không dựa trên AIM-9D Sidewinder. Do tên lửa Sidewinder được dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại nên nó sẽ không bị nhiễu bởi mặt đất như tên lửa Muler điều khiển bằng radar. Tuy nhiên, tên lửa sẽ cần một khoảng thời gian để "khóa mục tiêu", và các đầu dò hiện tại chỉ có thể khóa vào đuôi của máy bay. Báo cáo của MICOM khá lạc quan, bao gồm việc tuyên bố Sidewinder có khả năng triển khai nhanh chóng, mặc dù sẽ bị giới hạn về tính năng. Một cấu hình mới với tên gọi "Interim Forward Area Air Defense" (IFAAD) dựa trên tên lửa Sidewinder. Mối lo ngại chính là ở cự ly ngắn hơn, tên lửa sẽ không có đủ thời gian để khóa mục tiêu trước khi nó bay ra khỏi tầm bắn, do đó cần thiết phải có xe thiết giáp phòng không mang pháo M61 Vulcan để khai hỏa tầm gần. Cả hai hệ thống được ngắm bắn mục tiêu thủ công để tránh quá tải cho hệ thống điều khiển hỏa lực. Do không có đủ không gian lắp đặt hệ thống radar tìm kiếm nên người ta triển khai thêm xe chuyên chở radar sử dụng datalink. Các nghiên cứu kết thúc vào năm 1965 và chương trình Chaparral được khởi động. Tên lửa XMIM-72A đầu tiên được chuyển giao cho Lục quân Mỹ vào năm 1967. Ford chịu trách nhiệm phát triển phương tiện bọc thép M730, dựa trên M548. Tiểu đoàn Chaparral đầu tiên được triển khai vào tháng Năm năm 1969. Một radar theo dõi mục tiêu cỡ nhỏ AN/MPQ-49 Forward Area Alerting Radar (FAAR), được phát triển vào năm 1966 để hỗ trợ cho hệ thống Chaparral/Vulcan, dù cho FAAR được vận chuyển bởi Gama Goat và không phù hợp để sử dụng trên tiền tuyến. Hệ thống phòng không hoàn chỉnh được biết đến với tên gọi chính là M48 Chaparral Intercept-Aerial Guided Missile System, Bao gồm bệ phóng tên lửa M54 đặt trên xe M730. Bệ phóng tên lửa có khả năng quay 360 độ và có góc chúc ngẩng +90/-9 độ. Bốn tên lửa được đặt sẵn trên ray phóng với tám tên lửa sẵn sàng bên dưới tháp pháo với cánh bị tháo rời. Pháo thủ ngồi vị trí giữa hai cụm tên lửa, ngắm mục tiêu bằng kính phản xạ. Hệ thống có một nguồn điện phụ để cung cấp năng lượng chạy cụm tên lửa và bộ phận cấp khí siêu lạnh sẽ đảm bảo làm lạnh đầu dò của tên lửa, Năm 1984, đơn vị FLIR được bổ sung cho hệ thống giúp hệ thống có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết ngày/đêm. Tên lửa MIM-72A dựa trên tên lửa AIM-9D Sidewinder. Điểm khác biệt chủ yếu là để giảm lực cản, tên lửa chỉ có hai cánh trên MIM-72A có cánh tà, hai cánh còn lại được gắn cố định. Động cơ trên MIM-72 là động cơ nhiên liệu rắn MK 50 về cơ bản giống hệt với động cơ MK 36 MOD 5 sử dụng trên AIM-9D Sidewinder. MIM-72B là phiên bản huấn luyện. Năm 1974, Lục quân Mỹ trang bị phiên bản MIM-72C, sử dụng đầu dò nâng cấp AN/DAW-1B với khả năng tấn công mục tiêu bay từ cả phía trước (all-aspect) thay vì chỉ có thể khóa vào đuôi máy bay như phiên bản cũ, cũng như ngòi nổ radar doppler và đầu đạn văng mảnh M250. Cả ngòi nổ và đầu đạn được phát triển cho chương trình tên lửa phòng không Mauler. Phiên bản C được triển khai vào năm 1976 đến năm 1981 và đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu vào năm 1978. Phiên bản dành cho Hải quân cũng được phát triển dựa trên MIM-72C – với tên gọi RIM-72C "Sea Chaparral". Hệ thống này không được Hải quân Mỹ trang bị nhưng nó đã được xuất khẩu cho Đài Loan. MIM-72D được chế tạo để xuất khẩu, có đầu dò giống phiên bản A nhưng đầu đạn đã được cải tiến. MIM-72E là phiên bản đạn sử dụng động cơ M121 không khói, giảm đáng kể khói khi bắn tên lửa, giúp dễ dàng theo dõi phát bắn và làm kẻ địch khó phát hiện ra bệ phóng tên lửa. MIM-72F phiên bản xuất khẩu với động cơ Mk 50 và đầu dò AN/DAW-1 cũ. MIM-72G là phiên bản cuối cùng. Đạn tên lửa trang bị đầu dò AN/DAW-2 có trường nhìn rộng, cũng như khả năng phân biệt mục tiêu với hầu hết các biện pháp phóng mồi bẫy như pháo sáng. Tất cả các tên lửa cũ đều được nâng cấp lên phiên bản G cuối những năm 1980s và phiên bản G cũng được sản xuất mới từ năm 1990 đến 1991. Sau khi loại biên hệ thống được chuyển giao cho Vệ binh quốc gia Mỹ sử dụng. Ngoài ra còn có tên lửa huấn luyện như Trainer M30 và Trainer M33.
19822636
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822636
Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo
Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo, được gọi đơn giản là Kosovo, là một trong hai tỉnh tự trị của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia thuộc Nam Tư (tỉnh còn lại là Vojvodina), từ năm 1945 đến 1990, đến khi được đổi tên thành tỉnh tự trị Kosovo và Metohija. Từ năm 1945 đến năm 1963, khu vực được đặt tên chính thức là Khu tự trị Kosovo và Metohija, với mức độ tự quản thấp hơn tỉnh tự trị Vojvodina. Năm 1963, Kosovo được trao quyền tự trị ngang bằng với Vojvodina, và theo đó tên chính thức được đổi thành "tỉnh tự trị Kosovo và Metohija". Năm 1968, thuật ngữ "Metohija" bị loại bỏ, và từ "xã hội chủ nghĩa" được đưa vào, đổi tên chính thức của tỉnh thành "tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo". Năm 1974, cả hai tỉnh tự trị (Vojvodina và Kosovo) đều được trao mức độ quyền tự trị tăng lên đáng kể. Năm 1989, dưới thời chủ tịch của Slobodan Milošević, mức độ tự chủ này bị giảm bớt. Năm 1990, thuật ngữ "Metohija" được đưa lại vào tên tỉnh, còn "xã hội chủ nghĩa" bị loại bỏ. Kể từ thời điểm đó, tên chính thức của tỉnh một lần nữa là "tỉnh tự trị Kosovo và Metohija", như từ năm 1963 đến 1968. Cho đến năm 1912, khu vực Kosovo nằm dưới quyền cai trị của Ottoman. Sau Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, khu vực được sáp nhập vào Vương quốc Serbia theo Hiệp ước London. Vào thời điểm Serbia sáp nhập Kosovo (1912–1913), hiến pháp 1903 vẫn còn hiệu lực. Hiến pháp này yêu cầu một Đại hội Quốc dân trước khi biên giới của Serbia có thể được mở rộng để bao gồm cả Kosovo; nhưng không có Đại hội Quốc dân như vậy từng được tổ chức. Về mặt hiến pháp, lẽ ra Kosovo sẽ không trở thành một phần của Vương quốc Serbia. Ban đầu khu vực được cai trị bằng sắc lệnh. Các đảng phái chính trị của Serbia và quân đội không thể thống nhất về cách cai trị các vùng lãnh thổ mới chinh phục; cuối cùng điều này được giải quyết bằng một sắc lệnh hoàng gia. Năm 1918, khu vực Kosovo cùng phần còn lại của Serbia, trở thành một phần của Vương quốc của người Serb, người Croat và người Sloven (từ năm 1929 được đổi tên thành "Vương quốc Nam Tư"). Trong thời kỳ giữa hai thế chiến (1918-1941), tình trạng hiến pháp của khu vực Kosovo trong Nam Tư vẫn chưa được giải quyết. Năm 1941, Vương quốc Nam Tư bị Đức Quốc xã và các đồng minh tấn công và chiếm đóng. Khu vực Kosovo bị chiếm đóng bởi người Đức (phần phía bắc), người Ý (phần trung tâm) và người Bulgaria (phần phía đông). Vùng chiếm đóng của Ý chính thức được sáp nhập vào Albania phát xít. Điều này đánh dấu khởi đầu cuộc đàn áp quần chúng người dân tộc Serb ở các vùng bị sáp nhập thuộc Metohija và miền trung Kosovo. Một nền cai trị khủng bố đã được thực thi bởi tổ chức dân tộc chủ nghĩa Albania Balli Kombëtar và bởi Sư đoàn SS "Skanderbeg", được Heinrich Himmler lập ra. Đến cuối năm 1944, dân số Serb trong khu vực đã giảm xuống. Năm 1944, Tito viết rằng khu vực "sẽ có được quyền tự trị rộng rãi hơn, và vấn đề đơn vị liên bang nào mà họ tham gia sẽ phụ thuộc vào chính người dân, thông qua các đại diện của họ" mặc dù trên thực tế, việc ra quyết định là tập trung và phi dân chủ. Có nhiều đề xuất khác nhau để sáp nhập Kosovo vào các khu vực khác (thậm chí với Albania) nhưng vào năm 1945, người ta quyết định sáp nhập Kosovo vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia. Tuy nhiên, một phần của tỉnh (vilayet) Kosovo cũ được trao cho nước cộng hòa Macedonia mới (bao gồm cả thủ phủ cũ Skopje), trong khi một phần khác được chuyển cho Montenegro (chủ yếu là Pljevlja, Bijelo Polje và Rožaje), cũng là một thực thể mới. Vào tháng 7 năm 1945, "Hội đồng nhân dân khu vực" của Kosovo đã thông qua "Nghị quyết về việc sáp nhập Kosovo–Metohija vào Serbia liên bang". Từ năm 1945 đến năm 1963, đây là Khu tự trị Kosovo và Metohija' ( / "Autonomna Kosovsko-Metohijska Oblast"), có mức độ tự chủ thấp hơn Vojvodina. Khu tự trị Kosovo và Metohija được thành lập vào ngày 3 tháng 9 năm 1945. Sau khi quan hệ với Cominform bị phá vỡ vào năm 1948, Nam Tư thắt chặt một số chính sách nhất định, bao gồm tập thể hóa chặt chẽ hơn. Điều này dẫn đến việc giảm sản lượng ngũ cốc nghiêm trọng tại Kosovo; đã xảy ra tình trạng thiếu lương thực trên khắp Nam Tư. Song song với điều này, chính phủ Albania bắt đầu chỉ trích sự cai trị của Nam Tư đối với Kosovo; chính phủ Nam Tư đáp trả bằng các cuộc đàn áp người dân địa phương, nhằm tìm kiếm "những kẻ phản bội" và "những kẻ theo cột trụ thứ năm", mặc dù nhóm ủng hộ ngầm Tirana sớm nhất không được thành lập cho đến đầu thập niên 1960. Vào giữa thập niên 1950, Hội đồng của Cộng hoà Nhân dân Serbia quyết định rằng khu Leposavić (187 km) được nhượng lại cho Khu tự trị Kosovo và Metohija, theo yêu cầu của ban lãnh đạo Kosovo. Cho đến lúc đó, đây là một phần của "srez" Kraljevo, có dân cư hoàn toàn là người Serb. Sau đó, số lượng người Serb giảm mạnh (nhưng vẫn là đông nhất). Năm 1959, Leposavić được sáp nhập vào tỉnh. Sau rạn nứt Tito-Stalin vào năm 1948, quan hệ giữa Albania theo chủ nghĩa Stalin và Nam Tư cũng bị rạn nứt. Chính sách ngôn ngữ có tầm quan trọng tối đa ở Nam Tư cộng sản, do đây là quốc gia sau Thế chiến thứ hai được tổ chức lại thành liên minh các quốc gia được xác định theo ngôn ngữ dân tộc, tương tự chính sách dân tộc của Liên Xô giữa hai thế chiến. Tại Kosovo sau chiến tranh, tiếng Albania địa phương được đẩy xa với tiêu chuẩn tiếng Albania của nhóm phương ngữ Tosk, bằng cách dựa trên phương ngữ Kosovo của nhóm Gheg. Kết quả là, một ngôn ngữ Kosovo tiêu chuẩn được hình thành. Tuy nhiên, sau khi Albania và Nam Tư xích lại gần nhau vào đầu những năm 1970, Beograd áp dụng tiêu chuẩn tiếng Albania dựa trên nhóm Tosk của Albania, điều này đã chấm dứt thời kỳ hưng thịnh ngắn ngủi của ngôn ngữ Kosovo dựa trên nhóm Gheg. Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija ( / "Autonomna Pokrajina Kosovo i Metohija", ) là tên được sử dụng từ năm 1963 đến năm 1968, sau đó thuật ngữ "Metohija" bị loại bỏ, và từ "xã hội chủ nghĩa" được thêm vào. Kosovo chính thức trở thành một tỉnh tự trị vào năm 1963, sau cải cách hiến pháp, và vị thế của tỉnh được cân bằng với vị thế của Vojvodina. Căng thẳng giữa sắc dân Albania và chính phủ Nam Tư và Serbia ở mức đáng kể, không chỉ do căng thẳng dân tộc mà còn do những lo ngại về ý thức hệ chính trị, đặc biệt là liên quan đến quan hệ với nước láng giềng Albania. Các biện pháp đàn áp khắc nghiệt được áp dụng đối với người Albania tại Kosovo do nghi ngờ rằng họ có cảm tình với các chính sách Stalinist của Enver Hoxha tại Albania. Năm 1956, một phiên tòa chiếu lệ tại Priština được tổ chức, trong đó nhiều người cộng sản thuộc dân tộc Albania ở Kosovo bị kết tội là những kẻ xâm nhập từ Albania và bị kết án tù dài hạn. Quan chức cộng sản cấp cao người Serbia Aleksandar Ranković tìm cách đảm bảo vị thế của người Serb tại Kosovo và trao cho họ quyền thống trị trong giới cán bộ của Kosovo. Hồi giáo tại Kosovo vào thời điểm này bị đàn áp và cả người Albania và người Slav Hồi giáo đều được khuyến khích tự nhận mình là người Thổ Nhĩ Kỳ và di cư sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời người Serb và người Montenegro thống trị chính phủ, lực lượng an ninh và việc làm công nghiệp tại Kosovo. Người Albania phẫn nộ trước những tình trạng này và phản đối chúng vào cuối những năm 1960, cáo buộc các hành động của chính quyền tại Kosovo là thực dân, cũng như yêu cầu Kosovo trở thành một nước cộng hòa, hoặc tuyên bố ủng hộ Albania. Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo ( / "Socijalistička Autonomna Pokrajina Kosovo", ) là tên được sử dụng từ năm 1968, khi tiền tố "Xã hội chủ nghĩa" được thêm vào, và thuật ngữ "Metohija" bị loại bỏ. Tên "Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo" được chính thức sử dụng cho đến năm 1990, khi thuật ngữ "Metohija" được đưa trở lại vào tên chính thức, và tiền tố "xã hội chủ nghĩa" bị loại bỏ. Quyền tự trị của Kosovo được củng cố đáng kể vào năm 1968, do những thay đổi chính trị lớn tại Nam Tư. Sau khi Ranković bị lật đổ vào năm 1966, chương trình nghị sự của các nhà cải cách ủng hộ phân quyền tại Nam Tư, đặc biệt là từ Slovenia và Croatia, đã thành công vào năm 1968 trong việc đạt được sự phân quyền đáng kể theo hiến pháp, tạo ra quyền tự trị đáng kể ở cả Kosovo và Vojvodina, và công nhận một dân tộc Hồi giáo Nam Tư. Do những cải cách này, đã có một cuộc đại tu lớn về giới cán bộ và cảnh sát của Kosovo, chuyển từ do người Serb thống trị sang do người Albania thống trị thông qua việc sa thải người Serb trên quy mô lớn. Những nhượng bộ khác đã được thực hiện cho người dân tộc Albania ở Kosovo để đối phó với tình trạng bất ổn, bao gồm cả việc thành lập Đại học Pristina trong vai trò một tổ chức tiếng Albania. Những thay đổi này tạo ra nỗi sợ hãi lan rộng trong người Serb rằng họ đang trở thành công dân hạng hai tại Nam Tư do những thay đổi này. Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo nhận được nhiều quyền tự trị hơn trong Serbia và Nam Tư theo cải cách hiến pháp vào năm 1974. Trong các hiến pháp mới của Nam Tư và Serbia, được thông qua trong cuộc cải cách năm 1974, Kosovo được trao quyền tự trị lớn, cho phép tỉnh không chỉ có chính quyền và hội đồng riêng mà còn có quyền tự chủ đáng kể về hiến pháp, lập pháp và tư pháp. Theo Hiến pháp của Nam Tư và Serbia, tỉnh tự trị XHCN Kosovo cũng có được Hiến pháp của riêng mình. Tỉnh Kosovo giành được các vị trí quan chức cấp cao nhất, đáng chú ý nhất là Ban chủ tịch và Chính phủ, và giành được một ghế trong Đoàn Chủ tịch Nam Tư Liên bang (bao gồm cả quyền phủ quyết ở cấp liên bang), tương đương với tình trạng của CHXHCN Serbia. Giai cấp thống trị địa phương do người Albania thống trị đã yêu cầu công nhận Kosovo là một nước cộng hòa song song với Serbia trong Liên bang, và sau cái chết của Josip Broz Tito vào năm 1980, các yêu cầu đã lại được đưa ra. Vào tháng 3 năm 1981, các sinh viên người Albania bắt đầu các cuộc biểu tình năm 1981 ở Kosovo, khi một cuộc biểu tình xã hội biến thành các cuộc bạo động quần chúng bạo lực với các yêu cầu dân tộc chủ nghĩa trên toàn tỉnh, và chính quyền Nam Tư ngăn chặn bằng vũ lực. Tình trạng những người phi Albania di cư tăng lên và căng thẳng sắc tộc giữa người Albania và những người phi Albania cũng tăng lên đáng kể, với các cuộc tấn công bạo lực, đặc biệt là nhằm vào các quan chức và đại diện chính quyền Nam Tư. Sự cố Đorđe Martinović năm 1985 và vụ thảm sát Paraćin năm 1987 góp phần tạo nên bầu không khí căng thẳng sắc tộc. Vào năm 1988 và 1989, chính quyền Serbia tham gia vào một loạt các động thái được gọi là cách mạng chống quan liêu, dẫn đến việc sa thải ban lãnh đạo tỉnh vào tháng 11 năm 1988 và giảm đáng kể quyền tự trị của Kosovo vào tháng 3 năm 1989. Vào ngày 28 tháng 6 năm 1989, Milošević dẫn đầu một lễ kỷ niệm lớn 600 năm Trận Kosovo năm 1389. Bài phát biểu Gazimestan của Milošević đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ nổi lên về chính trị của ông, là một phần quan trọng của các sự kiện góp phần vào cuộc khủng hoảng diễn ra tại Kosovo. Phong trào chủ nghĩa dân tộc Serbia tiếp sau đó cũng là một yếu tố góp phần vào Chiến tranh Nam Tư. Tình trạng của Kosovo được trở lại như Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija trước năm 1968 theo Hiến pháp Cộng hòa Serbia, được thông qua ngày 28 tháng 9 năm 1990. Sau Chiến tranh Kosovo là việc Kosovo nằm dưới Chính quyền của Liên hợp quốc vào năm 1999. Sau đó, vào tháng 2 năm 2008, Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia, trong khi Serbia tiếp tục tuyên bố đây là tỉnh tự trị Kosovo và Metohija. Theo điều tra nhân khẩu năm 1981, dân số của tỉnh là 1.584.441 người, bao gồm: Đảng chính trị duy nhất trong tỉnh là Liên đoàn Những người cộng sản Kosovo, là một phần của Liên đoàn Những người cộng sản Serbia và một phần của Liên đoàn Những người cộng sản Nam Tư. Chủ tịch Hội đồng chấp hành của Ủy ban nhân dân tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo: Chủ tịch Hội đồng chấp hành của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo: Chủ tịch Ủy ban giải phóng nhân dân tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo: Chủ tịch Hội đồng lập pháp của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo: Chủ tịch của tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Kosovo:
19822650
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822650
Mo Mường
Mo Mường là các nghi lễ dân gian có tính linh thiêng được sử dụng ở một số nghi lễ như cầu mạnh khỏe, mừng lúa mới và đặc biệt là tang lễ của người Mường. Mục đích của Mo Mường nhằm giải quyết các thủ tục, nghi lễ có tính chất trấn an tinh thần, cầu mạnh khỏe cho con người. Mo Mường còn được coi là một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản văn hóa có tính nguyên hợp, là hoạt động tín ngưỡng, văn hóa dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Mục đích nhằm cầu mạnh khỏe, trấn an con người trước các biến động lớn khi đau ốm, chết người và thực hiện các nghi lễ trong tang lễ trước khi đưa người chết đi mai táng. Hiện mo Mường đã được lập hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2024-2025. Mo Mường bao gồm 3 lĩnh vực chính cấu thành: Lời Mo, môi trường diễn xướng và con người thực hành diễn xướng mo, tức là nghệ nhân mo. Trong đó, lời mo gắn liền với nghệ nhân mo chiếm vị trí quan trọng nhất. Mo Mường phân bố ở 7 tỉnh thành có người Mường sinh sống tại Việt Nam là: Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội, Thanh Hóa, Đắk Lắk.
19822656
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822656
Xả súng Auckland 2023
Vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2023, một vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra tại một công trường xây dựng ở khu thương mại trung tâm của Auckland. Tay súng được xác định là Matu Tangi Matua Reid, 24 tuổi, đã giết chết hai đồng nghiệp bằng một khẩu súng ngắn, làm bị thương bảy người khác, trong đó có một sĩ quan cảnh sát, rồi tự sát. Một vụ xả súng gây chết người riêng biệt, không liên quan cũng xảy ra trên cùng một con phố ở Auckland CBD vào ngày 3 tháng 8 năm 2023. Matu Tangi Matua Reid bước vào tòa nhà Số 1 đường Queen Street ở Khu thương mại trung tâm Auckland (Auckland CBD) với một khẩu súng ngắn nạp đạn kiểu bơm vào ngày 20 tháng 7 năm 2023. Tòa nhà 21 tầng gần Trung tâm thương mại Commercial Bay, vốn mở cửa lần đầu vào năm 1973 và đang được cải tạo như một phần của dự án tái phát triển Commercial Bay, với kế hoạch xây dựng văn phòng và khách sạn. Reid đã từng làm việc tại công trường xây dựng, và vụ nổ súng được cho là có liên quan đến công việc của anh ta ở đó. Reid di chuyển qua tòa nhà và nổ súng vào khoảng 7:20 sáng (NZST), giết chết hai công nhân xây dựng là đồng nghiệp của anh ta. Nhiều người khác bị thương. Cảnh sát đến lúc 7:34sáng, với Biệt đội chống Tội phạm có vũ trang (AOS) đến bốn phút sau đó. Các cảnh sát tiến vào tòa nhà trong khi Reid đang nổ súng và đã tìm thấy anh ta ở các tầng trên của tòa nhà, nơi anh ta cố thủ trong một trục thang máy. Reid đã bắn cảnh sát, trúng một sĩ quan, trước khi cảnh sát bắn trả. Reid sau đó được tìm thấy đã chết vì tự trúng đạn của mình. Đây là vụ xả súng hàng loạt đầu tiên ở New Zealand kể từ Vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo Christchurch năm 2019. Reid đã từng nhận bản án tại cộng đồng vì gây ra một vụ hành hung vào năm 2020. Anh ta còn phạm thêm tội trong một vụ bạo lực gia đình vào năm 2021, khi đang chấp hành bản án trước đó. Vì vậy, anh ta đã bị kết án 5 tháng quản thúc tại gia vào tháng 3 năm 2023, vì các tội chặn thở (siết cổ), cố ý gây thương tích và "nam hành hung nữ". Anh ta đã trải qua 5 tháng bị giam giữ trong lúc chờ tuyên án và thời gian giam giữ tại gia của anh ta theo đó đã được giảm bớt so với thời gian lẽ ra phải có. Reid được phép rời khỏi nhà để đi làm trong thời gian bị giam giữ. Anh ta không có giấy phép sử dụng súng. Khu vực ngay xung quanh ngã tư các đường Queen Street / Quay Street đã bị phong tỏa. Vụ xả súng thu hút sự chú ý do bình thường New Zealand không xảy ra vụ nổ súng nào. Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đã đưa ra một thông cáo báo chí, nói rằng không có rủi ro an ninh quốc gia và sẽ không có thay đổi nào về mức độ đe dọa khủng bố của quốc gia. Auckland Transport, công ty vận hành bến phà, xe lửa và xe buýt gần vị trí xảy ra vụ việc, ban đầu không đóng dịch vụ phà mà chỉ chuyển hướng xe buýt ra khỏi ga Ga Britomart gần đó. Cuối ngày, họ thông báo rằng họ sẽ tiến hành xem xét phản ứng của mình để đảm bảo an toàn cho hành khách, đặc biệt là trong trường hợp của bến phà. Ngày 21 tháng 7, giám đốc điều hành Dịch vụ Xe cứu thương Khẩn cấp Hato Hone St John, Stuart Cockburn, xác nhận rằng lực lượng ứng cứu khẩn cấp đã điều trị cho 10 người, 7 người trong số họ bị thương do đạn bắn. Một trong những người bị thương là một sĩ quan cảnh sát, là người đã bị thương "đáng kể". Ngày 20 tháng 7, Hipkins xác nhận rằng Cảnh sát New Zealand sẽ mở một cuộc điều tra đầy đủ về vụ xả súng, bao gồm cả cách thủ phạm Reid lấy được khẩu súng và liệu có bất kỳ vấn đề nào được báo trước hay không. Cùng ngày, Cục Cải chính ("Department of Corrections") đã mở một cuộc điều tra về việc quản lý quá trình quản thúc Reid tại nhà. Đến ngày 23 tháng 7, lực lượng chức năng đã trục vớt được thi thể của hai nạn nhân. Họ được xác định là Solomona Toʻotoʻo và Tupuga Sipiliano. Vụ xả súng xảy ra vào ngày khai mạc và trận đấu đầu tiên của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 đang diễn ra tại Auckland. Đây là giải đấu do Úc và New Zealand đồng tổ chức. Theo kế hoạch, lễ khai mạc và trận đấu giữa New Zealand và Na Uy sẽ diễn ra vào tối ngày 20 tháng 7 tại Eden Park. Địa điểm tổ chức đã được tăng cường an ninh như một biện pháp "trấn an". Trong bài phát biểu đầu tiên của mình về vụ án, Hipkins thừa nhận rằng "rõ ràng việc FIFA World Cup bắt đầu vào tối nay sẽ có rất nhiều con mắt đổ dồn về Auckland", cho biết chính phủ New Zealand đã nói chuyện với FIFA và World Cup sẽ diễn ra như kế hoạch. Một đại diện của Liên đoàn bóng đá Úc nói rằng vụ nổ súng không liên quan đến World Cup. Vụ việc diễn ra bên ngoài Khách sạn M, là nơi ở của đội tuyển Na Uy trước trận đấu, và gần khu vực dành cho người hâm mộ. Đội trưởng Na Uy Maren Mjelde nói rằng dù các thành viên của đội bị trực thăng cảnh sát đánh thức, họ "luôn cảm thấy an toàn". Các cầu thủ khác đang ăn sáng ở tầng trệt và bị lực lượng an ninh giữ bên trong khi lệnh phong tỏa được áp dụng. Người phát ngôn của đội nói rằng quá trình chuẩn bị cho trận đấu của Na Uy không bị ảnh hưởng. Đội tuyển Ý, đang ở trong một khách sạn gần đó, không thể rời đi để tham gia buổi tập do cảnh sát bao vây. Các đội tuyển quốc gia khác ở Auckland không bị ảnh hưởng. Lễ hội Người hâm mộ FIFA ("FIFA Fan Festival") đã được lên kế hoạch khai mạc vào ngày 20 tháng 7 tại The Cloud của Auckland CBD, nhưng đã đã phải chuyển sang khai mạc vào trưa ngày 21 tháng 7. Những phút mặc niệm được cử hành trong lễ khai mạc (một ở Auckland và một ở Sydney, Úc) và trước các trận khai mạc để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ xả súng.
19822657
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822657
Tiếng Tráng Tả Giang
Tiếng Tráng Tả Giang ( ) là một nhóm phương ngữ thuộc nhóm tiếng Tráng được nói dọc theo sông Tả Giang, bao gồm các huyện Tiandeng, Daxin, Chongzuo, Ningming, Longzhou và Pingxiang ở Quảng Tây, một số làng ở Phú Ninh, Vân Nam và ở Lạng Sơn, Việt Nam. Đây là một ngôn ngữ giả định của nhóm ngôn ngữ Thái tại Trung Quốc và Việt Nam. Vào những năm 1950, Tráng Tả Giang được công nhận là một phương ngữ hoặc ngôn ngữ nói tại Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 2007, ISO 639-3 cũng thêm người nói ngôn ngữ này tại Việt Nam khi sông Tả Giang đi đến đây. Phân loại của Phittiyaporn (2009) cho thấy tiếng Tráng Tả Giang không phải là một nhánh đơn nguyên, mà là một phần của hai nhánh chính của ngữ chi Thái (các nhánh B, F và H).
19822663
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822663
Gia tộc Cavendish
Gia tộc Cavendish (hoặc de Cavendish) ( ; tiếng Anh: "Cavendish family") là một gia đình quý tộc Anh, có nguồn gốc Anglo-Norman (mặc dù có tên Anglo-Saxon, có nguồn gốc từ một địa danh ở Suffolk). Họ đã trở nên nổi tiếng với tư cách là Công tước xứ Devonshire và Công tước xứ Newcastle. Các chi nhánh hàng đầu của gia tộc đã nắm giữ các chức vụ cao trong chính trường Anh, đặc biệt là kể từ Cách mạng Vinh quang năm 1688, và sự tham gia của William Cavendish (lúc đó là Bá tước xứ Devonshire) trong "Lời mời William" ("Invitation to William"), mặc dù gia tộc này dường như đã bắt đầu khởi tạo trên đất Anh kể từ Cuộc xâm lược Anh của người Norman, với Cavendish được sử dụng (dưới hình thức này hay hình thức khác) như một họ từ đầu thế kỷ XIII. Là một họ có nguồn gốc từ địa danh, nó được ghi nhận lần đầu vào năm 1086.
19822664
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822664
.fun
.fun là một tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD) của hệ thống phân giải tên miền được sử dụng trên Internet. Tên miền bắt nguồn từ một từ tiếng Anh fun. Tên miền .fun được đăng ký vào tháng 12 năm 2016. Miền này hiện thuộc sở hữu của Radix, một công ty sở hữu một số miền cấp cao chung khác. Theo Radix, nhóm mục tiêu của tên miền cấp cao nhất là dành cho cá nhân hoặc tổ chức muốn đối tượng được giải trí.
19822672
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822672
Máy mài
Máy mài cầm tay là dụng cụ chuyên dùng để giũa các rãnh, bề mặt không bằng phẳng hay các đường viền trên bề mặt kim loại. Đa số các thợ mài cũng sử dụng thiết bị này để đánh bóng và hoàn thiện bề mặt của các phần đã hoàn thành. Thông thường, máy mài sẽ được trang bị một đá mài có dạng hình tròn với đa dạng kích thước khác nhau. Ngoài bào mòn bề mặt, làm phẳng bề mặt, trong nhiều trường hợp nó còn được dùng để mài dao. Máy mài được sử dụng để gia công tinh các phôi yêu cầu chất lượng bề mặt cao (ví dụ: độ nhám bề mặt thấp) và độ chính xác cao về hình dạng và kích thước. Vì độ chính xác về kích thước trong quá trình mài là 0,000025 mm nên trong hầu hết các ứng dụng, nó có xu hướng là nguyên công hoàn thiện và loại bỏ tương đối ít kim loại, độ sâu khoảng 0,25 đến 0,5 mm. Đa số, máy mài sẽ có cấu tạo cơ bản gồm 11 bộ phận như sau: Hiện nay có rất nhiều loại máy mài khác nhau, phổ biến nhất là các dòng dưới đây:
19822675
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822675
Vũ Tất Thận
Vũ Tất Thận có tên húy là Thiết Trấn, tự là Như Tông, thụy là Trung Hậu được mang quốc tính theo họ của chúa Trịnh nên còn được gọi là Trịnh Thiết, là quan nhà Lê trung hưng. Vũ Tất Thận sinh ngày 25 tháng 9 năm Đinh Hợi (1705); mất ngày 28 tháng 9 năm Bính Tuất (1766); quê tại My Thử, Đường An, Hải Dương, là em trai của Thái phi Vũ Thị (vợ chúa Trịnh Cương), là bậc võ quan, trực tiếp cầm quân và tham gia nhiều trận chiến thời đó đượcTrịnh Doanh tin tưởng, được phong là "Suy trung Dực vận công thần, Đồng Tham tụng Trung doanh khuôn quân doanh Đô đốc phủ, Chánh Đô đốc Thự phủ sự, kiêm Tôn nhân Phủ, Hữu Tôn chính Đại tư đồ Bính trung công" Trịnh Giang lên ngôi chúa vào năm 1729 nhưng thích chơi bời, trễ nải công việc, không quan tâm đến triều chính, ban hành nhiều chính sách hà khắc nên đất nước rơi vào cảnh lầm than, nhân dân nhiều nơi nổi dậy khởi nghĩa. Nhân cơ hội này, tháng 12 năm 1738, Lê Duy Mật, Lê Duy Quy (con vua Lê Dụ Tông) và Lê Duy Chúc (con của vua Lê Hy Tông) đã định đốt kinh thành, làm binh biến, lật đổ nhà Trịnh nhưng việc bại lộ, đành phải trốn khỏi kinh thành vào Thanh Hóa dấy quân chống lại chúa Trịnh. Trước bối cảnh đó, Vũ Thái phi (mẹ của Trịnh Giang) đã bàn với các đại thần, trong đó có Vũ Tất Thận tìm cách đưa Trịnh Doanh lên ngôi vào tháng Giêng năm 1740. Sau khi lên ngôi, Trịnh Doanh đã điều chỉnh ngay các chính sách hà khắc thời Trịnh Giang, ban hành nhiều chính sách phù hợp với lòng dân và ban thưởng cho những đại thần có công phò giúp việc lên ngôi chúa. Vũ Tất Thận được ban chữ hiệu "công thần", mũ và đai lưng được trang sức bằng vàng cao quý như đối với bậc vương thân và thăng làm Đại tư đồ (lúc đó Vũ Tất Thận nắm giữ quân dinh Trung Khuông, kiêm Tôn nhân phủ hữu tôn chính, Thự phụ sự, Tả đô đốc).Đồng thời Vũ Tất Thận và chín đại thần khác (Nguyễn Quý Cảnh, Nguyễn Đình Hoàn, Giáp Nguyễn Khoa, Vũ Đình Trác, Trương Khuông, Trịnh Trụ, Đinh Văn Giai và Nguyễn Công Thái) còn được Trịnh Doanh phong thêm thái ấp nhờ công lao này. Thời Lê trung hưng, nhà Lê chỉ là vị thế, có tính hình thức, toàn bộ việc triều chính và điều hành đất nước do Phủ chúa thực hiện, ngay cả việc lập vua, hoàng hậu và thái tử đều có sự tham gia, thậm chí là sắp đặt của của chúa Trịnh. Tháng 4, năm 1735, vua Lê Thuần Tông mất. Theo lệ, Duy Diêu là con trưởng của vua Thuần Tông sẽ được nối ngôi. Tuy nhiên, Trịnh Giang lại lập Duy Thận, là em của vua Thuần Tông lên ngôi, vì Trịnh Giang cho rằng Duy Thận giống tiên đế và còn là cháu ngoại của bà Thái phi Vũ Thị, gần gũi, thân cận với Trịnh Giang; đổi niên hiệu là Vĩnh Hựu. Sau này, vào năm 1738, do Lê Duy Mật (là chú ruột của Duy Diêu) có ý định làm phản, nên Duy Diêu còn bị Trịnh Giang giam cầm. Tuy nhiên, lúc đó, Trịnh Doanh đã bí mật đưa Duy Diêu đến ở nhà của Vũ Tất Thận (là cậu của Trịnh Doanh). Trước ngày Duy Diêu đến, Vũ Tất Thận nằm mơ thấy có người khách đến nhà mình mà cờ quạt, âm nhạc hệt như nghi thức của thiên tử. Sau đó thì trùng lặp Duy Diêu đến ở nhà Vũ Tất Thận. Sau này, khi Trịnh Doanh lên ngôi chúa, Vũ Tất Thận bèn thuật lại cho Trịnh Doanh về giấc mơ của mình, có ý tôn lập Duy Diêu làm vua cho phải lẽ, hợp với lòng trăm họ. Nhờ đó, Trịnh Doanh mới bàn với các đại thần, xin nhà vua (Lê Ý Tông) nhường ngôi cho Duy Diêu. Vua Lê Ý Tông chấp thuận ban chiếu nhường ngôi. Duy Diêu lên ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Hưng. Sau khi lên ngôi chúa, ngoài việc ban hành, điều chỉnh các chính sách phát triển đất nước, Trịnh Doanh tập trung vào việc trấn dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân, các cuộc nổi loạn của thân quan mất mãn do thời Trịnh Giang gây lên như khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ và Nguyễn Diên; Nguyễn Trác Oánh; Lê Duy Mật... để nhằm nhanh chóng ổn định tình hình đất nước. Là bậc quan võ đầu triều của chúa Trịnh, Vũ Tất Thận cùng với các võ tướng khác của triều đình đã tham gia vào công cuộc bình định này của Trịnh Doanh. Tháng 6 năm 1740, Vũ Tất Thận và Hoàng Công Kỳ được lệnh của Trịnh Doanh cùng làm đại tướng đến Đường An để đánh dẹp Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cử. Tuy nhiên, khi mới kéo quân đến làng An Nhân, chưa đến Đường An, đại quân của Vũ Tất Thận và Hoàng Công Kỳ đã bị nghĩa quân của Nguyễn Tuyển, Nguyển Cừ tấn công bất ngờ, chống đỡ không nổi, thua trận, tháo chạy toán loạn. Thừa thắng, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ cho quân kéo đến My Thử, Đường An, là quê của Vũ Tất Thận và Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên (vợ Trịnh Cương), đốt trụi phủ đệ, từ đường tại đây. Tháng 10 năm 1740, Trịnh Doanh trực tiếp mang đại quân đánh Vũ Đình Dung ở Ngân Già; tháng 11 năm 1740 kéo quân đến đóng ở Vũ Điện, sau đến Hiến Doanh, chia các tướng (Đinh Văn Giai, Nguyễn Đình Hoàn, Vũ Tất Thận, Trương Khuông ...) thành từng bộ phận, hiệp đồng tác chiến. Trong trận này Vũ Đình Dung đại bại, giặc Ngân Già bị xóa sổ. Sau này, trong nhiều cuộc bình định của Trịnh Doanh, nhất là ở vùng Sơn Tây trong giai đoạn từ 1749 - 1751, Vũ Tất Thận đều tham gia và là một trong số những võ tướng thân cận của Trịnh Doanh. Tháng Giêng năm 1724, Vũ Tất Thận đang là quan Chưởng phủ, được Trịnh Giang tin dùng, cùng với Tham tụng Nguyễn Quý Cảnh, giao thêm việc quản lý, điều hành, tổ chức hương binh ở các huyện gần kinh kỳ, đóng quân ở ngoài kinh thành, tổ chức luyện tập chiến đấu như binh sĩ để bảo vệ kinh thành, đề phòng việc bất trắc có thể xảy ra, khi quân triều đình đi chinh chiến ở xa. Vào năm Bính Thìn, Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736), Trịnh Giang đã ban cho Vũ Tất Thận là Thử phủ sự, cấp phó của Chưởng phủ sự(lúc này Vũ Tất Thận mới 31 tuổi). Sau khi lên ngôi, tháng 7 năm 1745, Trịnh Doanh gia phong Vũ Tất Thận là Đại tư đồ, cho đổi họ tên theo họ Trịnh. Sau lại phong chức Hữu tông chánh trong Tôn Nhân Phủ (là cơ quan nắm sự vụ của hoàng thất tôn tộc, coi việc sổ sách, xếp đặt tước lộc, giáo dục, mệnh lệnh; là cơ quan để đánh giá, xem xét năng lực của các con cháu trong tôn thất họ Trịnh ở các chi phái để đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ. Chức này bao giờ cũng dùng người thân tộc. Tiếp đó, tháng 6 năm 1758, Vũ Tất Thận được phong là Đại tư đồ, Bính trung công. Trong tập thơ "Càn nguyên ngự chế thi tập" (tập thơ Nôm gồm 268 bài thơ), Trịnh Doanh đã có 3 bài thơ khen tặng Vũ Tất Thận (khi cử ông đi đánh trận, khi ông về nghỉ hưu...). Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924), Vua Khải Định đã có sắc phong cho Vũ Tất Thận là "Đoan túc dực bảo Trung hưng tôn Thần", ghi nhận công lao đóng góp của ông cho nhà Lê trung hưng Hiện nay Vũ Tất Thận được phối thờ tại Đền Bà Chúa Me thôn Phục Lễ, xã Vĩnh Hồng, Bình Giang, Hải Dương (được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2019 theo Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
19822679
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822679
Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023
Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 (tiếng Anh: "2023 FIBA Basketball World Cup", tiếng Nhật: FIBAバスケットボールワールドカップ2023, tiếng Indonesia: "Piala Dunia Bola Basket FIBA 2023") là giải đấu thứ 19 của Giải vô địch bóng rổ thế giới dành cho các đội tuyển bóng rổ nam do Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế tổ chức. Đây là giải đấu thứ hai có 32 đội tham dự và lần đầu tiên được đăng cai bởi 3 quốc gia – Philippines, Nhật Bản và Indonesia – bắt đầu từ ngày 25 tháng 8 và kết thúc vào ngày 10 tháng 9 năm 2023. Đây là lần đầu tiên giải đấu được đăng cai tại Indonesia, và là lần thứ hai với Philippines và Nhật Bản với lần đầu tiên đăng cai vào các giải đấu năm 1978 và năm 2006. Đây là một trong ba kỳ World Cup liên tiếp được đăng cai tại châu Á sau Trung Quốc tại giải đấu năm 2019 và tiếp theo là Qatar tại giải đấu năm 2027, và là giải đấu đầu tiên trong lịch sử có một đội chủ nhà không vượt qua vòng loại. Giải đấu được đánh dấu là vòng loại cho Thế vận hội Mùa hè 2024, với 2 đội xuất sắc nhất đến từ châu Mỹ và châu Âu, và đội tuyển xuất sắc nhất đến từ châu Âu, châu Á và châu Đại Dương, vượt qua vòng loại cùng với đội chủ nhà Pháp. Tây Ban Nha là nhà đương kim vô địch, sau khi đánh bại Argentina với tỷ số 95–75 tại trận chung kết của giải đấu năm 2019. Giải đấu đã phá kỷ lục về số lượng khán giả đến sân khi ở trận ra quân giữa trận đấu giữa Cộng hòa Dominica và Philippines đã có 38.115 khán giả đến sân, phá vỡ kỷ lục là 32.616 khán giả tại trận chung kết của giải đấu năm 1994 diễn ra trên đất Canada. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2016, Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế đã phê duyệt quy trình đấu thầu cho Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023. Các cuộc đấu thầu của các liên đoàn thành viên cũng được Hội đồng Trung ương của FIBA chấp thuận bắt đầu từ giải đấu năm 2023 và không hạn chế đối với một liên đoàn đã đăng cai giải đấu trước đó để đấu thầu quyền đăng cai cho Giải vô địch bóng rổ thế giới. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2017, FIBA đã lập danh sách các ứng cử viên cho việc đấu thầu để đăng cai giải đấu: Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã rút khỏi cuộc đấu thầu, chỉ còn lại 2 liên minh: Philippines–Nhật Bản–Indonesia và Argentina–Uruguay tham gia cuộc đua giành quyền đăng cai, đồng thời đánh dấu kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức tại nhiều quốc gia. Vào ngày 9 tháng 12 năm 2017, sau khi liên minh Argentina–Uruguay rút khỏi cuộc đua đăng cai, FIBA quyết định Philippines–Nhật Bản–Indonesia đã thắng thầu và giành quyền đăng cai giải đấu sau khi FIBA trao quyền đăng cai thông qua một cuộc bỏ phiếu nhất trí. Với tư cách là hai đội chủ nhà của giải đấu, Philippines và Nhật Bản được đặc cách tham dự giải đấu khi họ được trao quyền đăng cai chung với Indonesia. Tuy nhiên, suất đăng cai vòng chung kết của Indonesia phải có điều kiện vì FIBA muốn đội tuyển quốc gia Indonesia có năng lực thi đấu vào năm 2021 nên bắt buộc Indonesia phải vượt qua vòng loại hoặc tiến vào top 8 đội mạnh nhất (tức là phải vào đến tứ kết) tại Giải vô địch bóng rổ châu Á 2022 (bị hoãn từ năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19). Indonesia tham dự Giải vô địch bóng rổ châu Á 2022 với tư cách là chủ nhà, và đã vượt qua vòng sơ loại với vị trí thứ ba (trong bảng đấu có Úc, Jordan và Ả Rập Xê Út), nhưng ở vòng play-off (tức vòng 12 đội), họ để thua Trung Quốc với tỷ số 58–108, do đó họ không vượt qua được vòng loại của giải đấu, tan giấc mộng lần đầu tiên ra mắt đấu trường thế giới của họ ngay trên sân nhà. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ World Cup mà đội chủ nhà không vượt qua được vòng loại. 80 đội tuyển thuộc 4 khu vực của FIBA tham dự vòng loại của giải đấu sau khi đã vượt qua vòng loại của các giải đấu thuộc các cấp độ châu lục (Giải vô địch bóng rổ châu Phi 2021, Giải vô địch bóng rổ châu Mỹ 2022, Giải vô địch bóng rổ châu Á 2022, Giải vô địch bóng rổ châu Âu 2022. Đối với khu vực châu Âu và châu Mỹ, các đội không vượt qua vòng loại châu lục sẽ phải tham dự vòng sơ loại tại các khu vực nói trên. Đối với khu vực châu Á/châu Đại Dương và châu Phi, các đội tuyển tham dự Giải vô địch bóng rổ châu Phi và Giải vô địch bóng rổ châu Á sẽ tham dự vòng loại ở cả hai châu lục này. Trận đấu đầu tiên của vòng loại diễn ra vào ngày 25 tháng 11 năm 2021 tại Minsk (Belarus) giữa Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ tại vòng loại khu vực châu Âu. Buổi lễ bốc thăm vòng loại sẽ diễn ra tại tòa nhà Patrick Baumann tại Mies, Thụy Sĩ vào ngày 31 tháng 8 năm 2021. Vòng loại thứ nhất của vòng loại các khu vực châu Phi, châu Mỹ và châu Á/châu Đại Dương sẽ có 16 đội, trong khi châu Âu có 32 đội tham dự. Các đội thi đấu ở nhóm A được chia thành các bảng đấu có 4 đội, thi đấu theo thể thức thể thức vòng tròn một lượt tính điểm, thi đấu trên sân nhà – sân khách. 3 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành vé vào vòng loại thứ hai, các đội được chia thành 10 bảng, bao gồm 4 bảng đấu thuộc khu vực châu Âu và các khu vực châu Phi, châu Mỹ và châu Á/châu Đại Dương, mỗi khu vực 2 bảng đấu. Các đội vẫn sẽ giữ nguyên số điểm mình có được từ vòng 1 và sẽ gặp 3 đội tuyển còn lại ở trong các bảng đấu khác vẫn theo thể thức thi đấu trên sân nhà – sân khách. 30 đội tuyển xuất sắc nhất sẽ giành vé tham dự Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023, cùng với 2 đội đồng chủ nhà Philippines và Nhật Bản. Danh sách 32 đội tuyển tham dự giải đấu được công bố vào ngày 27 tháng 2 năm 2023 sau khi hoàn thành giai đoạn thứ 6 của vòng loại. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2022, Phần Lan và Bờ Biển Ngà lần lượt trở thành đội tuyển đầu tiên của khu vực châu Âu và châu Phi, đồng thời trở thành hai đội tuyển đầu tiên trên thế giới giành vé tham dự giải đấu. Vài ngày sau, New Zealand và Liban trở thành hai đội tuyển đầu tiên ở khu vực châu Á ngoài Philippines và Nhật Bản giành vé tham dự giải đấu. Phần Lan đã có lần thứ hai tham dự giải đấu sau lần đầu tiên góp mặt tại giải đấu năm 2014 được tổ chức tại Tây Ban Nha. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2023, Canada trở thành đội tuyển đầu tiên ở khu vực châu Mỹ giành vé tham dự giải đấu. Bên cạnh Phần Lan, Slovenia, Ai Cập và México trở lại World Cup kể từ giải đấu năm 2014 sau khi họ không vượt qua vòng loại giải đấu năm 2019 trên đất Trung Quốc. Liban trở lại World Cup kể từ giải đấu năm 2010 tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Gruzia, Latvia và Nam Sudan làm nên lịch sử khi có lần đầu tiên tham dự giải đấu. Cabo Verde cũng làm nên lịch sử khi có lần đầu tiên tham dự giải đấu, trở thành quốc gia có diện tích nhỏ nhất có đại diện tham dự giải đấu. Brasil và Hoa Kỳ trở thành hai đội tuyển không vắng mặt bất kỳ giải đấu nào kể từ lần đầu tiên giải đấu được tổ chức vào năm 1950. Vài ngày trước khi giai đoạn thứ hai của vòng loại diễn ra, tại vòng loại khu vực châu Á, Hàn Quốc đã rút lui khỏi giải đấu do có một số cầu thủ của họ, dự kiến sẽ tham dự vòng loại, có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Hiệp hội Bóng rổ Hàn Quốc đã kháng cáo lên FIBA về việc rút khỏi vòng loại của họ, nhưng bị FIBA từ chối. Kết quả là Hàn Quốc không vượt qua vòng loại sau khi tham dự hai giải đấu liên tiếp vào các năm 2014 và 2019. Nga, một trong 32 đội tuyển đã tham dự giải đấu năm 2019 đã bị cấm tham dự các giải đấu do FIBA tổ chức, bao gồm World Cup và vòng loại, do ảnh hưởng của cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina vào tháng 2 năm 2022. Belarus cũng bị cấm tham dự giải đấu, và tất cả các kết quả trước đó của họ ở vòng loại đều bị hủy bỏ. Sau khi giành ngôi á quân tại giải đấu năm 2019 tại Trung Quốc, 9 kỳ tham dự World Cup liên tiếp kể từ giải đấu năm 1986 tại Tây Ban Nha, nhà đương kim vô địch Giải vô địch bóng rổ châu Mỹ 2022 Argentina không vượt qua vòng loại sau khi đã để thua Cộng hòa Dominica với tỷ số 75–79 ngay trên sân nhà. Chủ nhà và á quân của giải đấu năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã có lần đầu tiên không vượt qua vòng loại kể từ giải đấu năm 1998. Bên cạnh Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, một số đội tuyển châu Phi khác, điển hình là nhà đương kim vô địch Giải vô địch bóng rổ châu Phi 2 lần liên tiếp Tunisia, Sénégal và Nigeria - đội tuyển số 1 châu Phi lúc đó, và cũng là đại diện châu Phi duy nhất tham dự Thế vận hội Mùa hè 2020, đều phải trở thành khán giả của giải đấu này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc và Ba Lan là những đội tuyển đã tham dự giải đấu năm 2019 không vượt qua vòng loại giải đấu này. Các đội tuyển đã vượt qua vòng loại, được phân chia theo khu vực, với số được đặt trong dấu ngoặc đơn chính là vị trí hiện tại của họ trên bảng xếp hạng bóng rổ nam FIBA trước khi giải đấu diễn ra: Buổi lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 29 tháng 4 năm 2023 tại Đấu trường Araneta, Thành phố Quezon, Philippines, vào lúc 19 giờ 30 phút, theo Giờ Philippines. Đại sứ toàn cầu của giải đấu Luis Scola (người Argentina) và nhà vô địch NBA 2011 Dirk Nowitzki (người Đức) điều hành buổi lễ bốc thăm cùng với các đại sứ giải đấu của ba nước chủ nhà: Thành viên của Philippines tại giải đấu năm 2014 Lewis Alfred Vasquez Tenorio và Hoa hậu Hoàn vũ 2018 Catriona Gray (người Philippines), cựu thành viên của đội tuyển quốc gia Nhật Bản và chủ tịch Câu lạc bộ bóng rổ Levanga Hokkaido Takehiro Orimo (người Nhật Bản) và nam diễn viên Raffi Ahmad (người Indonesia). Ca sĩ và rapper Saweetie (người Hoa Kỳ) và 2 nghệ sĩ người Philippines Billy Cartwood và Sarah Geronimo là những người biểu diễn trong buổi lễ bốc thăm. Trong buổi lễ bốc thăm, 32 đội tuyển sẽ được chia vào 8 nhóm hạt giống dựa theo Bảng xếp hạng FIBA được công bố vào tháng 2 năm 2023. Philippines rơi vào nhóm hạt giống số 1 do là chủ nhà cho giai đoạn cuối cùng của giải đấu, cùng với 3 đội tuyển có thứ hạng cao nhất: Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Úc. 28 đội tuyển còn lại sẽ chia thành các nhóm hạt giống từ Nhóm 2 đến Nhóm 8 dựa theo bảng xếp hạng FIBA công bố vào tháng 2 năm 2023, với đội đồng chủ nhà Nhật Bản sẽ rơi vào nhóm hạt giống số 7. Hơn nữa, ba nước chủ nhà có quyền chọn mỗi đội tuyển thi đấu ở vòng bảng. Hoa Kỳ được lựa chon thi đấu tại Philippines, Slovenia thi đấu tại Nhật Bản, Canada tại Indonesia. FIBA trích dẫn cho việc "lý do thương mại" mà họ cho rằng không ảnh hưởng tới buổi lễ bốc thăm. Buổi lễ bốc thăm sẽ chia làm 2 cụm nhóm hạt giống, mỗi cụm 4 nhóm hạt giống. Các đội ở các nhóm hạt giống 1, 3, 5, 7 sẽ thi đấu tại các bảng A, C, E, G. Các đội ở các nhóm hạt giống 2, 4, 6, 8 sẽ thi đấu tại các bảng B, D, F, H. Các đội tuyển đến từ các liên đoàn châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Đại Dương sẽ không được gặp nhau ở giai đoạn vòng bảng. Ngoài ra, các bảng đấu đều có ít nhất 1 đại diện châu Âu góp mặt, nhưng không vượt quá tối đa là 2 đại diện. Như vậy, có thể biết rằng Montenegro và México, Tây Ban Nha và Brasil sẽ nằm chung một bảng vì Hy Lạp, Đức và Ý sẽ không cùng bảng với Tây Ban Nha. Các nhóm hạt giống đã được xác nhận vào ngày 21 tháng 4 năm 2023. Tại Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023, mỗi đội công bố danh sách gồm 12 cầu thủ; mỗi đội có thể chọn một cầu thủ nhập tịch theo quy tắc của FIBA từ danh sách các đội. Giải đấu diễn ra tại 5 địa điểm thuộc 5 thành phố riêng biệt thuộc 3 quốc gia chủ nhà. Ba thành phố ở Khu vực Đại đô thị Manila đăng cai 4 bảng đấu ở giai đoạn vòng bảng, 2 bảng đấu ở vòng 2, và giai đoạn cuối cùng, bắt đầu từ trận tứ kết. Okinawa và Jakarta, mỗi thành phố đăng cai 2 bảng đấu ở giai đoạn vòng bảng và 1 bảng đấu ở vòng 2. Philippines đăng cai 4 bảng đấu gồm 16 đội, mỗi bảng 4 đội. Nhật Bản và Indonesia, mỗi quốc gia đăng cai 2 bảng đấu, gồm 8 đội, mỗi bảng 4 đội. Trong khuôn khổ Giải vô địch bóng rổ thế giới 2019 tại Trung Quốc, 3 nước chủ nhà đã cử đoàn đại diện đến giám sát giải đấu. Đoàn cũng giám sát Đại hội của Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế và buổi lễ khai mạc. Buổi lễ bàn giao diễn ra trong thời gian nghỉ giữa giờ ở trận chung kết giữa Argentina và Tây Ban Nha tại Nhà thi đấu Ngũ Khỏa Tùng, Bắc Kinh, Trung Quốc chính thức bàn giao quyền đăng cai giải đấu từ Trung Quốc sang ba nước chủ nhà – Philippines, Nhật Bản và Indonesia. Thành viên Ban Chấp hành Trung ương của FIBA, Manny Pangilinan (người Philippines), Mitsuya Yuko (người Nhật Bản) và Erick Thohir (người Indonesia) đã nhận được cờ FIBA từ Chủ tịch Hiệp hội Bóng rổ Trung Quốc Diêu Minh. Các vị quan chức khác cũng tham dự buổi lễ bàn giao lúc đó là Chủ tịch FIBA lúc bấy giờ, Horacio Muratore (người Argentina) và Đại sứ toàn cầu của Giải vô địch bóng rổ thế giới 2019 – cố danh thủ Kobe Bryant (người Hoa Kỳ). Trong buổi gặp mặt của Ban chấp hành FIBA vào ngày 31 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Olympic quốc tế và thành viên Ban Chấp hành FIBA, Richard Carrión (người Puerto Rico) được bầu làm Chủ tịch Ban điều hành của giải đấu. Giám đốc điều hành của FIBA khu vực Châu Đại Dương David Crocker cũng được bầu làm Giám đốc điều hành của giải đấu. Cuộc họp đầu tiên của Ban điều hành được diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng 5 năm 2020. Vào tháng 2 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao Indonesia Zainudin Amali đã tiết lộ kế hoạch xây dựng một nhà thi đấu mới ở Jakarta để phục vụ cho giải đấu, với sức chứa từ 15.000 đến 20.000 chỗ ngồi. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cấp giấy phép xây dựng, với việc Chính phủ Indonesia tài trợ cho việc xây dựng nhà thi đấu mới để Indonesia đăng cai giải đấu. Đó chính là Nhà thi đấu Indonesia, nằm trong Khu liên hợp thể thao Gelora Bung Karno. Joko Widodo cũng chủ trì buổi lễ cất nóc Nhà thi đấu Indonesia vào ngày 13 tháng 1 năm 2023, dự kiến sẽ mở cửa đón khán giả vào tháng 6 năm 2023, 2 tháng trước khi giải đấu diễn ra. Tổng thống Widodo và quyền Thống đốc Jakarta Hedu Budi Hartono chính thức cắt băng khánh thành Nhà thi đấu Indonesia vào ngày 7 tháng 8 năm 2023. Quỹ ngân sách 135 tỷ rupiah Indonesia được Chính phủ Indonesia cung cấp, thông qua Bộ Thanh niên và Thể thao Indonesia, cho Hiệp hội bóng rổ Indonesia và Ban Tổ chức giải đấu để Indonesia đăng cai giải đấu. Vào ngày 25 tháng 8 năm 2020, 3 năm trước khi giải đấu diễn ra, các quan chức Thành phố Okinawa đã tổ chức một buổi hội nghị chuyên đề về việc xây dựng một hệ thống có thể được chấp thuận cho quá trình chuẩn bị giải đấu. Ban tổ chức đăng cai giải đấu của thành phố được thành lập trong cùng sự kiện. Tham dự buổi lễ thành phố có Thị trưởng Thành phố Okinawa Sachio Kuwae, Chủ tịch Phòng Thương mại Thành phố Okinawa Toshiyuki Miyazato và Chủ tịch Câu lạc bộ bóng rổ Ryukyu Golden Kings Tatsuro Kimura. Tổng thống Philippines Bongbong Marcos đã ký sắc lệnh hành chính vào ngày 27 tháng 3 năm 2023, quyết định thành lập một lực lượng đặc nhiệm liên ngành để đảm bảo an ninh cho việc đăng cai giải đấu của Philippines, cùng với sự tham gia của một số cơ quan bộ, ngành chính phủ. Lực lượng đặc nhiệm được chỉ đạo bởi Chủ tịch Ủy ban Thể thao Philippines Richard Bachmaan. Ủy ban Thể thao Philippines đã phê duyệt cho việc chi ít nhất 800 triệu peso Philippines cho việc đăng cai tổ chức của Philippines. Các lớp học ở các trường học công lập và các cơ quan chính phủ ở Vùng đô thị Manila và Bulacan sẽ được nghỉ làm, nghỉ học để phục vụ cho buổi lễ khai mạc giải đấu vào ngày 25 tháng 8 năm 2023. Nhà thi đấu Okinawa tổ chức "sự kiện tiền khai trương" từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2021, bao gồm các trận đấu trên sân nhà của Câu lạc bộ bóng rổ Ryukyu Golden Kings. Tất cả các hoạt động tại nhà thi đấu này bắt đầu từ tháng 6 năm 2021. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2023, một sự kiện thử nghiệm được tổ chức bởi Liên đoàn bóng rổ Philippines bao gồm 8 đội tuyển đại học đến từ Hiệp hội Athletic Coliagiate Association và Hiệp hội Thể thao Đại học Philippines được tổ chức tại SM Mall of Asia Arena và Philippine Arena như sự mô phỏng cho nỗ lực đăng cai giải đấu của Philippines. Một sự kiện thử nghiệm được tổ chức tại Nhà thi đấu Indonesia, đó là Giải bóng rổ quốc tế Indonesia, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 8 năm 2023, với sự tham gia của 3 đội tuyển Indonesia, Syria và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Chương trình "Tình nguyện viên" được Ban tổ chức giải đấu tại Philippines phát động vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, chính thức mở hồ sơ đăng ký cho những ứng viên có nguyện vọng tham gia tình nguyện cho giải đấu. Các chương trình tình nguyện viên khác cũng diễn ra tại Nhật Bản và Indonesia bắt đầu từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 11 tháng 3 năm 2023. Giải đấu năm 2023 là giải đấu lần thứ 32 Giải bóng rổ quốc tế Acropolls được tổ chức. Các đội tuyển Serbia, Hy Lạp và Ý tham dự giải đấu, diễn ra từ ngày 8 đến 10 tháng 8 năm 2023 tại Athens, Hy Lạp. Vào các ngày 12 và 13 tháng 8 năm 2023, các đội tuyển Đức, Canada, Trung Quốc và New Zealand sẽ tham dự giải đấu lần thứ 34 tại Hamburg, Đức. Từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 8 năm 2023, Giải bóng rổ quốc tế Hà Nguyên được tổ chức tại thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc với sự tham gia của 3 đội tuyển Iran, Philippines và Senegal. Thành phố Thâm Quyến tổ chức Cúp bóng rổ Đoàn kết diễn ra từ ngày 20 đến 21 tháng 8 năm 2023 với sự tham dự của Brasil, Trung Quốc, Serbia, New Zealand và Ý. Vào ngày 26 tháng 2 năm 2023, Liên đoàn bóng rổ Pháp xác nhận Pháp sẽ thi đấu các trận đấu của nhiều giải đấu khác nhau để chuẩn bị cho giải đấu – gặp các đội Tunisia, Argentina, Montenegro, Litva và Venezuela. Nhật Bản sẽ thi đấu 2 trận giao hữu với Đài Bắc Trung Hoa vào các ngày 8 và 9 tháng 7 năm 2023 tại Hamamatsu, 2 trận giao hữu với New Zealand vào các ngày 8 và 9 tháng 7 năm 2023 tại Thành phố Ōta. Giải đấu Khởi động có sự tham gia của 4 đội tuyển Nhật Bản, Angola, Pháp và Slovenia. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2023, Liên đoàn bóng rổ Úc thông báo rằng từ ngày 14 đến 17 tháng 8 năm 2023, các đội tuyển Úc, Brasil, Venezuela và Nam Sudan sẽ tham dự giải đấu, được tổ chức tại Melbourne. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Liên đoàn bóng rổ Tây Ban Nha (1923–2023), có 2 giải đấu được tổ chức tại 2 thành phố của Tây Ban Nha là Málaga và Granada. Tây Ban Nha sẽ thi đấu cả 2 giải đấu nói trên. Giải đấu đầu tiên tại Málaga từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 8 năm 2023, cùng với sự tham dự của Hoa Kỳ và Slovenia. Giải đấu thứ hai tại Granada từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 8 năm 2023, cùng với sự tham dự của Argentina và Canada. Các đội tuyển Gruzia, Iran, Jordan và Montenegro tham dự giải đấu, diễn ra từ ngày 12 đến 13 tháng 8 năm 2023 tại Tbilisi, Gruzia. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Liên đoàn bóng rổ Ý xác nhận giải đấu Khởi động này có sự góp mặt của các đội tuyển Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Cabo Verde và Trung Quốc tham dự giải đấu, diễn ra từ ngày 4 đến 5 tháng 8 năm 2023 tại Trento, Ý. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham dự vòng sơ loại môn bóng rổ nam tại Thế vận hội Mùa hè 2024, giải đấu mà họ đăng cai một trong hai giải đấu tại vòng loại khu vực châu Âu. Trong một buổi họp báo tại Berlin, Đức vào ngày 8 tháng 3 năm 2023, Liên đoàn bóng rổ Hoa Kỳ xác nhận rằng sẽ hợp tác với Sở Văn hóa và Du lịch Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong đó Hoa Kỳ sẽ đối đầu với Đức và Hy Lạp từ ngày 18 đến 20 tháng 8 năm 2023 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Các trận đấu giao hữu quốc tế dự kiến được diễn ra nhằm khởi động cho giải đấu. Slovenia và Hy Lạp sẽ thi đấu 2 trận giao hữu vào các ngày 2 và 4 tháng 8 năm 2023 tại Ljubljana, Slovenia và Athens, Hy Lạp. Tây Ban Nha và Venezuela sẽ thi đấu giao hữu vào ngày 4 tháng 8 năm 2023 tại Madrid, Tây Ban Nha. Đức và Canada sẽ thi đấu giao hữu vào ngày 9 tháng 8 năm 2023 tại Berlin, Đức. Một số đội tuyển khác cũng đã thành lập các trại tập huấn khác nhau, bao gồm đội chủ nhà Philippines, với những chuyến tập huấn tại Estonia và Litva vào tháng 6 năm 2023, khi họ đấu giao hữu với Phần Lan và các đội trẻ của Estonia, Ukraina và đội tuyển chọn chuyên nghiệp của Litva. Tương tự như giải đấu năm 2019, giải đấu sẽ thi đấu với 3 giai đoạn - giai đoạn vòng bảng, vòng 2 và vòng cuối cùng. Ở giai đoạn vòng bảng, 32 đội tuyển sẽ được chia thành 8 bảng đấu, mỗi bảng 4 đội (A–H), các đội cùng bảng sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm. Hai đội đầu bảng sẽ giành vé vào vòng 2, còn hai đội cuối bảng sẽ phải thi đấu vòng phân hạng để xác định các đội xếp vị trí từ 17 đến 32. Ở vòng 2, sẽ có 4 bảng đấu (I–L) mỗi bảng 4 đội đi tiếp từ giai đoạn vòng bảng, 2 đội cùng bảng ở giai đoạn vòng bảng không gặp nhau ở vòng này, họ sẽ gặp 2 đội tuyển xuất sắc nhất ở bảng đấu khác (ví dụ như 2 đội ở bảng A gặp 2 đội ở bảng B) và gặp nhau một lần. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành vé tham dự vào vòng cuối cùng. Các đội bị loại ở tứ kết sẽ gặp nhau tại vòng phân hạng để xác định các đội xếp vị trí thứ 5 đến thứ 8. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2023, FIBA công bố danh sách 44 trọng tài tham gia điều hành các trận đấu cho giải đấu. Trong số 44 trọng tài, Latvia, Puerto Rico và Hoa Kỳ, mỗi quốc gia đóng góp 3 trọng tài. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử giải đấu, trọng tài nữ sẽ tham gia điều hành trận đấu. Các trọng tài người Hoa Kỳ Amy Bonner, Blanca Burns và Jenna Reneau trở thành những trọng tài nữ đầu tiên tham gia điều hành các trận đấu tại các giải đấu bóng rổ quốc tế dành cho nam. Amy Borner từng tham gia điều hành các trận đấu tại 3 kỳ World Cup nữ liên tiếp vào các năm 2014, 2018 và 2022. Blanca Burns và Jenna Reneau từng tham gia điều hành các trận đấu tại vòng loại khu vực châu Mỹ. Trọng tài người Pháp Yohan Rosso, một trong ba trọng tài tham gia điều hành trận chung kết giải đấu năm 2019 đã được lựa chọn. Tại Philippines, lễ khai mạc của giải đấu sẽ diễn ra vào tối ngày 25 tháng 8 năm 2023 tại Philippine Arena, Bocaue, Bulacan, với 2 trận đấu đầu tiên của bảng A (Angola vs Ý và Cộng hòa Dominica vs Philippines. Sự kiện này sẽ có màn trình diễn của nữ ca sĩ người Philippines Sarah Geronimo, ban nhạc Philippines The Dawn và Ben&Ben và nhóm nhạc nam Alamat. Tổng thống Philippines Bongbong Marcos ban đầu dự định sẽ thực hiện nghi thức ném bóng tại Bocaue, tuy nhiên ông đã không thể thực hiện được sau khi trễ giờ đến nhà thi đấu. Tại Indonesia, lễ khai mạc của giải đấu sẽ diễn ra vào tối cùng ngày tại Nhà thi đấu Indonesia, Jakarta với trận đấu đầu tiên của bảng H giữa Canada và Pháp. Sự kiện này sẽ có màn trình diễn của nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Indonesia Agnez Mo. Tổng thống Indonesia Joko Widodo dự định sẽ tham dự trực tiếp lễ khai mạc, nhưng ông không thể tham dự. Tuy nhiên, ông đã có một bài phát biểu và tuyên bố khai mạc giải đấu qua một đoạn video ngắn. Buổi lễ khai mạc cũng diễn ra tại Nhà thi đấu Okinawa, Nhật Bản đã trình diễn các tiết mục văn hóa đặc sắc của Nhật Bản. Buổi lễ tại Thành phố Okinawa diễn ra trước trận đấu bảng E giữa Đức và Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tiến hành nghi thức ném bóng trong trận đấu giữa Đức và Nhật Bản. 1. Số điểm các đội kiếm được thông qua kết quả các trận đấu: 2. Lịch sử đối đầu thông qua hình thức tính điểm ở trên. 3. Sự khác biệt về điểm số trong trận đấu mà hai đội hòa nhau. 4. Điểm số trong các trận đấu mà hai đội hòa nhau. 5. Sự khác biệt về điểm số trong tất cả các trận đấu. 6. Điểm số nhận được trong tất cả các trận đấu. Địa điểm: Địa điểm: Đấu trường Araneta, Thành phố Quezon Địa điểm: SM Mall of Asia Arena, Pasay Venue: SM Mall of Asia Arena, Pasay Địa điểm: Nhà thi đấu Okinawa, Thành phố Okinawa Địa điểm: Nhà thi đấu Okinawa, Thành phố Okinawa Venue: Nhà thi đấu Indonesia, Jakarta Đia điểm: Nhà thi đấu Indonesia, Jakarta Địa điểm: Đấu trường Araneta, Thành phố Quezon Địa điểm: SM Mall of Asia Arena, Pasay Địa điểm: Nhà thi đấu Okinawa, Thành phố Okinawa Địa điểm: Nhà thi đấu Indonesia, Jakarta Địa điểm: Đấu trường Araneta, Thành phố Quezon Địa điểm: SM Mall of Asia Arena, Pasay Địa điểm: Nhà thi đấu Okinawa, Thành phố Okinawa Địa điểm: Nhà thi đấu Indonesia, Jakarta Địa điểm: SM Mall of Asia Arena, Pasay "Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2023." Logo chính thức của giải đấu được công bố vào ngày 4 tháng 12 năm 2020. Ý tưởng của logo bao gồm 3 ý tưởng chính: Trái tim tượng trưng cho niềm đam mê với bóng rổ, chiếc cúp Naismith tượng trưng cho giải thưởng được trao cho đội vô địch, và số "23" được biểu hiện là năm diễn ra giải đấu. Logo của giải đấu đã được thống nhất rằng thời hạn sớm nhất là vào tháng 7 năm 2019 và chờ được FIBA phê duyệt vào thời điểm đó. Logo được Công ty VMLY&R của Hoa Kỳ thiết kế. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2020, FIBA đã phát động chiến dịch ""Don't Miss a Beat"" (tạm dịch là: "Đừng bỏ lỡ một nhịp nào") trước khi ra mắt logo. Buổi lễ ra mắt logo chính là sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của FIBA. Ngoài ra, còn có logo cho các thành phố chủ nhà là Manila (Philippines), Okinawa (Nhật Bản) và Jakarta (Indonesia). Biểu trưng giải đấu tại Manila chính là hình xe Jeepney, một loại phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất ở Philippines. Còn tại Okinawa và Jakarta chính là hình của một số địa danh – Thành Shuri và Đài Tưởng niệm Quốc gia, một di tích lịch sử quốc gia của Indonesia, nằm ở Jakarta. Vào ngày 31 tháng 8 năm 2021, trong buổi lễ bốc thăm vòng loại, FIBA đã đưa ra khẩu hiệu cho giải đấu là: ""Win For All"" (tạm dịch là: "Chiến thắng cho tất cả"). Vào ngày 9 tháng 6 năm 2022, FIBA chính thức công bố linh vật chính thức của giải đấu. Theo tiểu sử hư cấu, linh vật này không được đặt tên, được sáng tạo dựa theo ý tưởng của 3 cổ động viên bao gồm Caloy (người Philippines), Kota (người Nhật Bản) và Dewi (người Indonesia) để tạo ra "thứ gì đó tuyệt vời để giúp cho mọi người đoàn kết và đại diện cho tất cả". Linh vật của giải đấu là một chú robot có mặt gắn đèn LED cho phép chú robot này kết nối và tương tác với mọi người thông qua các biểu cảm với nhau. Ngoài ra, linh vật còn có một vòng bóng rổ được gắn sau lưng như một lời tuyên truyền cho tầm quan trọng của sự tái chế. Các màu đỏ, xanh và vàng của linh vật tượng trưng cho quốc kỳ của 3 nước chủ nhà. Một cuộc thi đặt tên trực tuyến đã được tổ chức vào ngày 28 tháng 7 năm 2022, theo đó, linh vật này được đặt tên là "JIP", với chữ cái đầu tiên của 3 nước chủ nhà – Philippines, Nhật Bản (Japan) và Indonesia. Quả bóng chính thức được sử dụng cho giải đấu được FIBA công bố vào ngày 29 tháng 4 năm 2023 trong buổi lễ bốc thăm diễn ra tại Thành phố toàn cầu Bonifacio, Taguig. Tương tự như giải đấu năm 2019, quả Molten BG5000 của Tập đoàn Molten (Nhật Bản) tiếp tục được sử dụng cho giải đấu nhưng được thiết kế mới, lấy cảm hứng từ sóng, vàng và trái tim. Với biệt danh ""The Passion Wave"" (tạm dịch là: ""Làn sóng đam mê""), quả bóng tượng trưng cho nhịp tim sinh ra từ niềm đam mê với bóng rổ vang dội trên khắp thế giới. Vài tháng trước khi giải đấu diễn ra, chiếc cúp Naismith đã bắt đầu cuộc hành trình đi qua 30 quốc gia tham dự giải đấu và 3 nước chủ nhà (Philippines, Nhật Bản, Indonesia). Điểm dừng chân của chiếc cúp đã được triển khai tại Thành phố toàn cầu Bonifacio ở Taguig, Vùng đô thị Manila, Philippines trong tuần lễ bốc thăm vòng bảng của giải đấu. Trước khi ra mắt, chiếc cúp Naismith đã được truyền đi khắp các phương tiện thông tin đại chúng trước khi đến thăm Chung cư Fort Bonifacio tại Taguig một ngày trước buổi lễ bốc thăm. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2023, chiếc cúp sẽ có điểm dừng chân quốc tế đầu tiên tại Bắc Kinh, Trung Quốc và sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 8 năm 2023, một ngày trước giải đấu. Cựu tuyển thủ người Argentina và từng giúp Argentina 2 lần giành ngôi á quân thế giới Luis Scola trở thành Đại sứ Toàn cầu cho giải đấu vào ngày 14 tháng 12 năm 2022. Người từng 2 lần vô địch NBA và vô địch giải đấu năm 2006 Pau Gasol (người Tây Ban Nha) cùng với Luis Scola trở thành Đại sứ toàn cầu của giải đấu vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Pau Gasol cũng từng là Đại sứ của Giải vô địch bóng rổ nữ thế giới 2023 tại Úc. Người đã từng 10 lần vô địch NBA và 3 lần giành Huy chương vàng Olympic Carmelo Antony (người Hoa Kỳ) cũng trở thành Đại sứ toàn cầu cho giải đấu vào ngày 24 tháng 2 năm 2023. Vào tháng 8 năm 2022, nam diễn viên người Indonesia Raffi Ahmad và Hoa hậu Hoàn vũ 2018 người Philippines Catriona Gray lần lượt được công bố là đại sứ của giải đấu tại Indonesia và Philippines. Các cựu tuyển thủ người Philippines Lewis Alfred Vasquez Tenorio, Larry Fonancier và Gary David cũng trở thành đại sứ của giải đấu tại Philippines. B.League được công bố là đại sứ của giải đấu tại Nhật Bản. Cựu thành viên của đội tuyển quốc gia Nhật Bản và chủ tịch Câu lạc bộ bóng rổ Levanga Hokkaido Takehiro Orimo được công bố là đại sứ của giải đấu tại Nhật Bản vài tuần trước buổi lễ bốc thăm. Nữ diễn viên Indonesia gốc Đức Cinta Laura trở thành đại sứ của giải đấu tại Indonesia vào ngày 11 tháng 7 năm 2023. Đợt bán vé đầu tiên bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 2022. Vé ""Following My Team""' (tạm dịch là: ""Theo dõi đội của tôi"") dành cho Philippines và Nhật Bản với tất cả 6 trận đấu của giai đoạn vòng bảng diễn ra ở 2 nước. Đối với Indonesia, vé ""Venue Pass"" (tạm dịch là: ""Thẻ địa điểm"") với tất cả 12 trận đấu diễn ra tại Nhà thi đấu Indonesia. Vé vào các ngày cuối tuần cũng có sẵn cho các trận đấu diễn ra vào các ngày 26–27 tháng 8 và ngày 2–3 tháng 9 năm 2023 tại các địa điểm trên. Vào ngày 25 tháng 8 năm 2022, đợt bán vé bắt đầu 1 năm trước giải đấu. Các vé dành cho các trận đấu thuộc vòng cuối cùng của giải tại Philippine Arena ban đầu được phát hành, cũng như vé 2 ngày cho các trận đấu thuộc giai đoạn vòng bảng và vòng 2 diễn ra tại Nhà thi đấu Okinawa. Hai vé có sẵn cho vòng cuối cùng, mang tên""Finals Ultimate Fan Pass"" (tạm dịch là: "Vòng chung kết dành cho những người hâm mộ"), bao gồm tất cả các trận đấu tại vòng cuối cùng, và vé ""Finals Superfan Pass"" (tạm dịch là: "Vòng chung kết dành cho những người hâm mộ cuồng nhiệt") cho các trận đấu từ bán kết đến chung kết của giải đấu. Vé hai ngày, có hiệu lực trong hai ngày thi đấu đầu tiên của giải đấu, bao gồm các trận đấu thuộc giai đoạn vòng bảng tại Đấu trường Araneta và SM Mall of Asia Arena. Các vé dành cho các trận đấu vòng cuối cùng đã được chuyển đến SM Mall of Asia Arena sau khi FIBA thay đổi địa điểm ở vòng đấu này. Vé chơi một trận và vé chơi trong một ngày đã có mặt tại cả 3 thành phố chủ nhà kể từ tháng 6 năm 2023. 3 chiếc đồng hồ đếm ngược được ra mắt từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 8 năm 2022 tại Philippines, Nhật Bản và Indonesia để đánh dấu còn 1 năm nữa giải đấu sẽ diễn ra. Những chiếc đồng hồ này đặt tại Tòa nhà Tenbusu Naha ở Naha, Thành phố Okinawa; Tượng đài Vòng xoay HI ở Jakarta và Khu mua sắm SM Mall of Asia tại Pasay. Đồng hồ đếm ngược ở Indonesia sau đó được chuyển đến Cửa hàng bách hóa Sarinah sau buổi lễ công bố.
19822681
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822681
Persis
Persis (, "Persís;" Tiếng Ba Tư cổ: , "Parsa"; , "Pârs"), còn được gọi là Pháp vực, là khu vực Fars, nằm ở phía tây nam của Iran hiện đại, hiện đã trở thành một tỉnh. Người Ba Tư được cho là ban đầu đã di cư từ Trung Á hoặc có thể, có khả năng cao, từ phía bắc thông qua Caucasus. Sau đó, họ đã di cư đến vùng Persis hiện tại vào đầu thế kỷ 1 TCN. Tên quốc gia Ba Tư bắt nguồn trực tiếp từ tiếng Ba Tư cổ "Parsa". Các người Ba Tư cổ đại đã xuất hiện trong vùng Persis từ khoảng thế kỷ 10 TCN. Họ trở thành những người cai trị của đế chế lớn nhất thế giới từ trước tới nay dưới triều đại Achaemenid được thành lập vào cuối thế kỷ 6 TCN, ở đỉnh điểm của nó mở rộng từ Thrace-Macedonia, Bulgaria-Paeonia và Đông Âu thực sự ở phía tây, đến thung lũng Sông Indus ở phía đông xa. Những di tích của Persepolis và Pasargadae, hai trong số bốn thủ đô của Đế chế Achaemenid, nằm ở Fars.
19822684
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822684
Astereae
Astereae là một họ thực vật trong gia đình Asteraceae, bao gồm các loại cây thảo, cây bụi nhỏ, cây bụi và cây gỗ. Chúng thường mọc chủ yếu ở những vùng ôn đới trên thế giới. Các loại cây trong họ này phân bố rộng rãi trên khắp cả thế giới, chia thành hơn 250 chi và hơn 3.100 loài, đứng thứ hai về số lượng sau họ thực vật Senecioneae. Sự phân loại của họ thực vật Astereae đã thay đổi đáng kể sau khi có bằng chứng từ cả hình thái học và phân tử, cho thấy cần tách ra nhiều chi khác nhau hoặc di chuyển để phản ánh chính xác mối quan hệ giữa các loài cây. Một nghiên cứu của R. D. Noyes và L. H. Rieseberg cho thấy hầu hết các chi trong họ thực vật này tại Bắc Mỹ thực sự thuộc một nhóm duy nhất, có nghĩa là chúng có một tổ tiên chung. Nhóm này được gọi là nhóm duy nhất Bắc Mỹ. Guy L. Nesom và Harold E. Robinson đã tham gia vào công việc nghiên cứu gần đây và tiếp tục phân loại lại các chi cây trong họ trên toàn cầu. , họ Astereae được chia thành 36 phân bộ được chấp nhận. Nguồn: FNA, E+M, UniProt, NHNSW, AFPD
19822687
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822687
Castaways
Castaways là một khách sạn và sòng bạc trên đại lộ Las Vegas ở Paradise, Nevada. Nó bắt đầu từ những năm 1930, ban đầu chỉ là một nhà nghỉ nhỏ mang tên Mountain View. Nó trở thành San Souci vào năm 1939 và trải qua một số thay đổi về sở hữu trong những năm đầu của mình. Một phần mở rộng khách sạn đã được khai trương vào ngày 21 tháng 8 năm 1955, khi tài sản trở thành Khách sạn Sans Souci. Một sòng bạc, phòng trình diễn và nhà hàng cuối cùng cũng được mở cửa vào ngày 23 tháng 10 năm 1957. Những cơ sở này đóng cửa ít hơn một năm sau đó do vấn đề tài chính, mặc dù khách sạn vẫn tiếp tục hoạt động. Sau khi tái tổ chức sau phá sản, những cơ sở đã đóng cửa lại vào tháng 5 năm 1960. Tuy nhiên, tài sản này nhanh chóng đóng cửa do khó khăn tài chính tiếp tục. Nhà đầu tư Ben Jaffe mua lại Sans Souci và mở lại với tên Castaways theo chủ đề Polynesia vào ngày 1 tháng 9 năm 1963. Một điểm đặc biệt mới là một bản sao đền Jain được gọi là Cửa vào May Mắn. Jaffe cũng thêm nhiều phòng khách sạn hơn. Ông phục vụ như một người chủ nhà cho phần sòng bạc, được vận hành bởi một nhóm riêng biệt. Sòng bạc đóng cửa lại vào tháng 12 năm 1964 và mở cửa lại một năm sau đó dưới sự điều hành của một nhóm vận hành mới. Sau một lần đóng cửa khác, nó mở cửa lại vào tháng 5 năm 1967 và Jaffe đã bán toàn bộ tài sản vào cuối năm đó cho Howard Hughes, đây là lần mua sòng bạc thứ ba của ông tại Las Vegas. Hughes sở hữu tài sản này thông qua công ty Hughes Tool Company, và sau đó là thông qua tập đoàn Summa Corporation của ông. Vào năm 1986, chủ sòng bạc Steve Wynn mua lại Castaways cùng với mảnh đất bỏ hoang gần đó với kế hoạch xây dựng một khu nghỉ mớí trên mảnh đất này. Castaways đã đóng cửa vào ngày 20 tháng 7 năm 1987. Khu nghỉ mới của Wynn, The Mirage, được khai trương vào năm 1989. Tên Castaways sau này được sử dụng cho Showboat Hotel and Casino trên Boulder Highway, bắt đầu từ năm 2001. Tài sản này bắt đầu từ những năm 1930, lúc đó chỉ là một ngôi nhà nghỉ nhỏ được gọi là Mountain View auto court. Vào năm 1939, nó được bán cho W. R. Miller và Tiến sĩ Freeman H. Smith, họ đã đổi tên thành San Souci. Họ bán lại nó cho Burton Miller và vợ ông vào năm 1941. Năm 1946, khách sạn San Souci với 16 phòng được bán một lần nữa, cho luật sư Las Vegas là H. Cleveland Schultz. Vào ngày 21 tháng 8 năm 1955, lễ khai trương của Khách sạn San Souci được đổi tên đã diễn ra sau khi đã tiến hành cải tạo bao gồm một tòa khách sạn hai tầng với 82 phòng và một hồ bơi có kích thước như ở Olympic. Phần sòng bạc mở cửa vào ngày 23 tháng 10 năm 1957. Hoạt động sòng bạc được điều hành bởi George E. Mitzell và Harold V. Hinds. Tài sản cũng có sự biểu diễn trực tiếp trong Phòng Jamaica mới với sức chứa 400 người. Vào cuối năm 1957, Mitzell đã thông báo kế hoạch thêm 100 phòng nữa, tuy nhiên, kế hoạch này không thực hiện được. Năm 1958, một công ty thịt đệm đã kiện Khách sạn San Souci với số tiền 21,500 đô la do không thanh toán. Nghệ sĩ saxophone Charlie Ventura cũng kiện khách sạn sau khi anh bị té ngã trên sân khấu của sòng bạc trong một buổi biểu diễn. Vào tháng 7 năm 1958, hai người đàn ông ở Las Vegas là Jerry Kastner và Arthur Rozen đã đồng ý đầu tư tổng cộng 75,000 đô la để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, cuối cùng Kastner chỉ mua cổ phần sòng bạc trị giá 31,000 đô la và sau đó ông cho biết ông rút lui khỏi thỏa thuận vì đã bị hiểu lầm. Vào tháng 8 năm 1958, phần sòng bạc và phòng biểu diễn đã đóng cửa và tài sản này đã khai mạc đơn xin phá sản. Vào thời điểm này, Cục Thuế Thu nhập Liên bang đã tịch thu tiền từ Sans Souci vì sòng bạc không đóng thuế cho hoạt động ca nhạc. Tuy nhiên, khách sạn không bị tác động. Sau đó, Sans Souci đã kiện Kastner đòi bồi thường tổn thất trị giá 400,000 đô la, tuyên bố rằng việc Kastner rút ra đã gây ra phá sản cho tài sản này. Tuy nhiên, tòa án sau cùng đã ra phán quyết ủng hộ Kastner. Năm 1959, một thẩm phán liên bang đã phê duyệt kế hoạch tổ chức lại bao gồm việc cho thuê sòng bạc, phòng trình diễn, nhà hàng và quầy bar cho một nhóm mới trong vòng năm năm, với giá 8,500 đô la mỗi tháng. Phòng biểu diễn đã mở cửa lại vào tháng 5 năm 1960, và tiểu bang cấp phép cho sòng bạc để thêm các trò chơi bàn; trước đó, chỉ được cấp phép để vận hành máy đánh bạc. Vào tháng 8 năm 1960, Cục Thuế Thu nhập Nội bộ tịch thu 10 máy đánh bạc, được xem là hàng cấm sau khi sòng bạc không mua tem thuế. Vào tháng 11 năm 1961, Khách sạn Sans Souci lại phải đối mặt với tình trạng phá sản sau khi bốn chủ nợ chính từ chối thỏa thuận về tài chính. Số nợ của tài sản này lên tới hơn 900,000 đô la. Cuối cùng, vào tháng 11 năm 1962, nơi này phải đóng cửa và được bán thông qua cuộc đấu giá phá sản với giá 749,600 đô la. Chủ sở hữu mới là Ben Jaffe, một nhà đầu tư tại Las Vegas và cũng là người sở hữu của Khách sạn Tropicana. Ngay sau khi mua lại, Jaffe đã thông báo kế hoạch đổi tên tài sản thành "Castaways" với phong cách Polynesian và thêm nhiều phòng mới trong quá trình nâng cấp 82 phòng đang có. Trước đó, Jaffe đã xây dựng một khách sạn Castaways phổ biến tại Miami Beach, Florida. Công trình xây phòng mới đã bắt đầu vào năm 1963. Trong năm đó, Đài phát thanh KLAS đã chuyển trụ sở đến Castaways. Sau đó, KVEG đã thay thế vị trí này. Khách sạn Castaways đã mở cửa trở lại vào ngày 1 tháng 9 năm 1963. Sòng bạc được vận hành bởi doanh nhân dầu mỏ từ Mississippi Ike P. LaRue và đối tác kinh doanh của ông, Everett Eugene McCarlie. LaRue là anh trai của Fred LaRue, người cũng đầu tư vào hoạt động sòng bạc. Jaffe đã đóng vai trò là chủ nhà cho nhóm này. Sòng bạc, nhà hàng và quầy bar đã đóng cửa một lần nữa vào ngày 3 tháng 12 năm 1964 do vấn đề tài chính. Khách sạn vẫn tiếp tục hoạt động, và nhà hàng sau đó được mở cửa lại. Vào tháng 6 năm 1965, một nhóm mới đề xuất đầu tư 100,000 đô la để mở lại sòng bạc và tiếp quản hoạt động từ nhóm LaRue. Đề nghị này đã được nhà nước chấp thuận, và sòng bạc và phòng trình diễn đã mở cửa lại vào tháng 10 năm 1965, trước khi đóng cửa một lần nữa sau ba tháng. Vào tháng 5 năm 1967, sòng bạc mở cửa trở lại với Oliver Kahle là người điều hành. Chưa mấy lâu sau đó, vào tháng 9 năm 1967, Howard Hughes đã thỏa thuận mua lại Castaways, đây là lần thứ ba ông mua một sòng bạc tại Las Vegas. Hughes đã mua toàn bộ tài sản từ Jaffe và tiếp quản phần vốn hoạt động của Kahle. Thỏa thuận mua bán đã được Ủy ban Gaming Nevada chấp thuận vào tháng 10 năm 1967, với giá 3,3 triệu đô la. Lúc đó, sòng bạc có 10 bàn chơi và 152 máy đánh bạc. Sở hữu và hoạt động bởi Hughes Tool Company, Castaways sẽ là sòng bạc nhỏ nhất trong số sáu sòng bạc tại Las Vegas mà Hughes sau này sở hữu. Vào năm 1969, sân khấu phòng biểu diễn lớn hơn đã được thêm vào tại Castaways. Vào tháng 10 năm 1971, các trò chơi bàn trong sòng bạc đã đóng cửa để thực hiện việc cải tạo sòng bạc với kinh phí 250.000 đô la. Tuy nhiên, các máy đánh bạc và phòng khách sạn vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Công việc cải tạo phần còn lại của sòng bạc diễn ra vào năm 1972. Trong năm đó, Summa Corporation đã được thành lập để quản lý các sòng bạc của Hughes. Một chương trình cải tạo và mở rộ trị giá 2,5 triệu đô la đã hoàn thành vào năm 1981. Vào tháng 10 năm 1986, sòng bạc Castaways cùng mảnh đất trống gần đó đã được bán với giá 50 triệu đô la cho chủ sòng bạc Steve Wynn, người dự định xây dựng một khu nghỉ dưỡng mới trên khu đất này. Trong thời gian chờ đợi đó, Summa tiếp tục thuê khu đất Castaways và vận hành khách sạn-casino. Nhà phát triển bất động sản Donald Trump trước đây đã thảo luận về việc mua lại Castaways, nhưng sau đó ông Wynn đưa ra một đề nghị tốt hơn. Một lễ chia tay đã diễn ra tại sòng bạc vào ngày 19 tháng 7 năm 1987, trước khi sự đóng cửa của cơ sở vào ngày hôm sau. Nhiều người quan trọng, bao gồm cả ông Wynn, đã tham dự buổi lễ này. Nhiều món quà đã được tặng làm kỷ niệm, và giải thưởng lớn nhất là biển hiệu dài 90 feet, nặng 6 tấn, từ phía đông của sòng bạc. Khi Castaways đóng cửa, nơi này có 228 phòng và 650 nhân viên. Dự định sẽ phá hủy Castaways để dành đất cho kế hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng mới của Wynn, và kế hoạch này đã trở thành hiện thực với sự ra mắt của The Mirage vào năm 1989. Mảnh đất Castaways trước đây đã trở thành phần bắc của The Mirage nằm trên Đại Lộ Las Vegas. Tên Castaways sau này cũng được sử dụng cho Showboat Hotel and Casino trên Boulder Highway, bắt đầu từ năm 2001. Năm 1963, Castaways đã thêm một bản sao của ngôi đền Jain như một điểm tham quan du lịch. Ban đầu, nó được xây dựng cho Triển lãm Thế giới St. Louis năm 1904. Castaways gọi ngôi đền này là Cổng Vào Vận May. Ngôi đền này nặng 14 tấn, cao 35 feet và bao gồm một bậc cầu thang xoắn đằng lên ban công. Nó nằm phía sau tòa nhà sòng bạc, trong một khu vực được rào chắn, bên cạnh một cái giếng ước ao. Năm 1980, Trung Tâm Jain Nam California (JCSC) biết về sự tồn tại của bản sao ngôi đền và việc sử dụng nó như một điểm tham quan du lịch, nhưng JCSC không đồng tình: "Chúng tôi tin rằng việc trưng bày ngôi đền theo cách này là một sự xúc phạm". JCSC yêu cầu ngôi đền được hiến tặng, nhưng Summa lại đề nghị bán nó với giá 250.000 đô la, cao hơn so với khả năng chi trả của JCSC. Năm 1987, trong lúc Castaways đóng cửa, ngôi đền đã được tháo dỡ và hiến tặng cho các thành viên thuộc tôn giáo Jain tại Las Vegas. Kể từ đó, nó đã được xây dựng lại tại JCSC. Trong những năm đầu của khách sạn, Castaways đã có màn trình diễn của những người phụ nữ mặc đồ hóa trang thành nàng tiên cá. Năm 1964, Castaways đã giới thiệu một loạt các chương trình biểu diễn mới tại Phòng Samoa mới, bao gồm cả "Bottoms Up", một vở hài nhạc. Chương trình này được sản xuất bởi Breck Wall. Một chương trình khác có tên "Happy-Go-Lucky", do Lili St. Cyr và Hank Henry đóng chính. "Watusi Scandals", một chương trình nhạc kịch có sự tham gia của màn nhảy Watusi, được mở cửa vào năm 1965. Bốn năm sau đó, Wall mở một chương trình khác có tên "Cotton Club Revue '70". Castaways cũng đã đón chào các danh hài Redd Foxx và Pearl Williams.
19822688
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822688
Green Valley Ranch
Green Valley Ranch là một khu nghỉ dưỡng và sòng bạc nằm trong cộng đồng cùng tên ở Henderson, Nevada. Nó do tập đoàn Station Casinos sở hữu và vận hành, bao gồm một sòng bạc có diện tích lên đến 143,891 feet vuông. Kế hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng này ban đầu được công ty American Nevada Corporation đề xuất và được thành phố chấp thuận vào năm 1996. Ngoài việc xây dựng khách sạn và sòng bạc, công ty còn dự định xây dựng một dự án kết hợp khác đi kèm. Công việc xây dựng bắt đầu vào năm 2000 sau khi American Nevada hợp tác với Station Casinos, người sẽ cùng chia sở hữu và điều hành tài sản này. Green Valley Ranch chính thức mở cửa vào ngày 18 tháng 12 năm 2001, với tổng cộng 201 phòng và một sòng bạc có diện tích lên đến 50,000 feet vuông. Mặc dù nằm trong danh mục sòng bạc dành cho người dân địa phương, khu nghỉ dưỡng được thiết kế với phong cách tinh tế. Với tổng chi phí xây dựng lên tới 300 triệu đô la, đây là dự án khu nghỉ dưỡng đắt đỏ nhất của Station Casinos cho đến thời điểm đó và cũng là sòng bạc dành cho người dân địa phương đắt đỏ nhất trong lịch sử Las Vegas. Ngoài các nhà hàng đa dạng, khu nghỉ dưỡng còn có một rạp chiếu phim Regal Cinemas và một spa. Dự án kết hợp khác của American Nevada cũng đã được mở cửa trên mảnh đất kế cận vào năm 2004 với tên gọi The District at Green Valley Ranch. Sau đó, vào năm 2005, khách sạn đã được mở rộng thêm, nâng tổng số phòng lên 497. Station Casinos đã thay đổi thành sở hữu toàn bộ khu nghỉ dưỡng vào tháng 6 năm 2011. Vào tháng 12 năm 2004, một nơi diễn nhạc mang tên Trung tâm Sự kiện Lớn được mở ra. Vào tháng 5 năm 2007, một nơi biểu diễn khác, gọi là Hội trường Ovation, được mở cửa với sức chứa cho 500 người. Nơi này thường tổ chức các buổi biểu diễn miễn phí. Ban nhạc Sin City Sinners bắt đầu biểu diễn thường xuyên tại Ovation từ năm 2009. Một năm sau đó, khu nghỉ dưỡng được trao giải "sòng bạc của năm" bởi Học viện Âm nhạc Nước Mỹ, nhờ việc tổ chức các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ nhạc đồng quê như Blake Shelton, Lady Antebellum, Montgomery Gentry và Toby Keith. Ngoài ra, còn có những nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng khác như The Fixx, Julio Iglesias, Asia, và Michael Grimm. Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 2012, Ovation đã đóng cửa, và được thay thế bằng phòng bingo.
19822691
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822691
Tiếng Đức Đông Trung
Tiếng Đức Đông Trung () là ngôn ngữ Trung Đức không phải là phương ngữ Franken và là một phần của nhóm ngôn ngữ Thượng Đức. Tiếng Đức chuẩn ngày nay là một biến thể của ngôn ngữ Thượng Đức, đã thực sự phát triển từ một thỏa hiệp của tiếng Đức Đông Trung (đặc biệt là phương ngữ Thượng Saxon được thúc đẩy bởi Johann Christoph Gottsched) và tiếng Đức Đông Franken. Các phương ngữ Đức Trung Đông được nói chủ yếu ở Trung Đức và một phần của Brandenburg, và trước đây được nói ở Silesia và Bohemia. Tiếng Đức Trung Đông được nói ở các phần lớn của những gì ngày nay được gọi là vùng văn hóa Trung Đức ("Mitteldeutschland"). Nó bao gồm theo Glottolog: Một bộ phận khác là: Khu vực phương ngữ "Nordobersächsisch-Südmärkisch" nằm ở phía bắc của Thượng Saxon và phía Tây Bắc của Silesia, ở phía nam nó bao gồm một phần của Lusatia và ở phía bắc, phụ thuộc vào định nghĩa, nó có thể bao gồm khu vực xung quanh Berlin. Nó bao gồm nhiều phần phụ, chuyển sang nhóm Thượng Đức (từ Hạ Đức hoặc Sorbia) xảy ra ở những thời điểm khác nhau và trong những điều kiện khác nhau.
19822693
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822693
Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1787–1792)
Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ 1787–1792 liên quan đến một nỗ lực không thành công của Đế quốc Ottoman nhằm lấy lại các vùng đất đã mất vào tay Đế quốc Nga trong quá trình Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774) trước đó. Cuộc chiến này diễn ra đồng thời với Chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kỳ (1788–1791), Chiến tranh Nga-Thụy Điển (1788–1790) và Chiến tranh Nhà hát. Trong cuộc chiến này, vào ngày 25 tháng 9 năm 1789, một phân đội của Lục quân Đế quốc Nga dưới quyền chỉ huy của Alexander Suvorov và Ivan Gudovich, đã chiếm Khadjibey và Yeni Dünya cho Đế quốc Nga. Năm 1794, Odesa được thành lập theo sắc lệnh của Nữ hoàng Nga Yekaterina Đại đế. Nga chính thức giành quyền sở hữu sanjak Özi (tỉnh Ochakiv) vào năm 1792 và khu vực trở thành một phần của Phó vương quốc Yekaterinoslav. Đế quốc Nga nắm toàn quyền kiểm soát Krym, cũng như vùng đất giữa sông Nam Bug và sông Dniester. Vào tháng 5 và tháng 6 năm 1787, Yekaterina II của Nga thực hiện một lễ rước khải hoàn qua Novorossiya và Krym mới sáp nhập cùng với đồng minh của bà là Joseph II của Thánh chế La Mã. Những sự kiện này, tin đồn về Kế hoạch Hy Lạp của Yekaterina, và xích mích do khiếu nại lẫn nhau về việc vi phạm Hiệp định Küçük Kaynarca kết thúc cuộc chiến trước đó, đã khuấy động dư luận ở Constantinople, trong khi các đại sứ Anh và Pháp hỗ trợ vô điều kiện cho phái chiến tranh của Ottoman. Năm 1787, Ottoman yêu cầu người Nga di tản khỏi Krym và từ bỏ khu vực nắm giữ của họ gần Biển Đen, điều này được Nga nhìn nhận là "casus belli" (kiếm cớ chiến tranh). Nga tuyên chiến vào ngày 19 tháng 8 năm 1787, và người Ottoman tống giam đại sứ Nga Yakov Bulgakov. Sự chuẩn bị của Ottoman là không đầy đủ và thời điểm được lựa chọn là sai lầm, vì Nga và Áo đang trong liên minh. Người Ottoman tập hợp lực lượng trên khắp lãnh thổ của họ, và Süleyman Bey từ Anatolia tự mình ra mặt trận với 4.000 binh sĩ. Đế quốc Ottoman mở đầu chiến dịch bằng một cuộc tấn công vào hai pháo đài gần Kinburn ở miền nam Ukraina. Tướng quân Nga Alexander Suvorov ngăn chặn hai cuộc tấn công trên biển này của Ottoman vào tháng 9 và tháng 10 năm 1787, nhờ đó bảo vệ được Krym. Tại Moldavia, quân đội Nga chiếm được các thành phố Chocim và Jassy của Ottoman. Ochakov nằm tại cửa sông Dnepr thất thủ vào ngày 6 tháng 12 năm 1788, sau cuộc vây hãm kéo dài sáu tháng của Thân vương Grigory Potemkin và Suvorov. Tất cả thường dân trong các thành phố bị chiếm lĩnh đều bị tàn sát theo lệnh của Potemkin. Mặc dù phải chịu một loạt thất bại trước người Nga, Đế quốc Ottoman đạt được một số thành công trước quân Áo do Hoàng đế Joseph II lãnh đạo, tại Serbia và Transylvania. Đến năm 1789, Đế quốc Ottoman bị quân Nga và Áo đẩy lùi tại Moldavia. Tệ hơn nữa, vào ngày 1 tháng 8, quân Nga dưới quyền chỉ huy của Suvorov giành được chiến thắng trước quân Ottoman do Osman Pasha lãnh đạo tại Focsani, tiếp theo là chiến thắng của Nga tại Rymnik (hoặc "Rimnik") vào ngày 22 tháng 9, và đánh đuổi quân Ottoman ra xa khỏi khu vực gần sông Râmnicul Sărat. Suvorov được phong tước hiệu Bá tước Rymniksky sau trận chiến. Người Ottoman chịu nhiều tổn thất hơn nữa khi quân Áo dưới quyền chỉ huy của Tướng quân Ernst Gideon von Laudon đẩy lùi cuộc xâm lược của người Ottoman vào Croatia, trong khi quân Áo phản công chiếm Beograd. Một cuộc nổi dậy của người Hy Lạp càng làm cạn kiệt nỗ lực chiến tranh của Ottoman, dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn giữa Đế quốc Ottoman và Áo. Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tiến quân khi Suvorov chiếm giữ pháo đài Ottoman được cho là "bất khả xâm phạm" mang tên Izmail trên lối vào sông Danube, vào tháng 12 năm 1790. Một thất bại cuối cùng của Ottoman tại Machin (9 tháng 7 năm 1791), cùng với những lo ngại của Nga về việc Phổ tham chiến, đã dẫn đến một hiệp định đình chiến được nhất trí vào ngày 31 tháng 7 năm 1791. Sau khi chiếm được pháo đài Izmail, Suvorov hành quân đến Constantinople (ngày nay là Istanbul), nơi người Nga hy vọng họ có thể thành lập một đế chế Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, như Giáo sư Timothy C. Dowling đã nói, những cuộc tàn sát được thực hiện trong giai đoạn sau đó đã phần nào làm ô uế danh tiếng của Suvorov trong mắt nhiều người, và có những cáo buộc vào thời điểm đó rằng ông từng say rượu trong Cuộc vây hãm Ochakov. Những tin đồn dai dẳng về hành động của ông được lan truyền và lưu hành, và vào năm 1791, ông được chuyển đến Phần Lan. Sau đó, Hiệp định Jassy được ký kết vào ngày 9 tháng 1 năm 1792, công nhận việc Nga sáp nhập Hãn quốc Krym vào năm 1783. Yedisan (Odessa và Ochakov) cũng được nhượng lại cho Nga, và sông Dniester trở thành biên giới của Nga tại châu Âu, trong khi biên giới châu Á của Nga—sông Kuban—không thay đổi. Mục tiêu chiến tranh của Ottoman nhằm giành lại Krym đã thất bại, và nếu không nhờ Cách mạng Pháp thì tình hình của Đế quốc Ottoman có thể tồi tệ hơn nhiều.
19822709
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822709
Ligue 1 2023–24
Ligue 1 2023–24, còn được gọi là Ligue 1 Uber Eats vì lý do tài trợ, là mùa giải thứ 86 của Ligue 1, giải đấu bóng đá hàng đầu của Pháp. Do bốn câu lạc bộ xuống hạng Ligue 2 vào cuối mùa giải trong khi chỉ có hai câu lạc bộ từ Ligue 2 lên hạng nên số lượng câu lạc bộ giảm xuống chỉ còn 18 câu lạc bộ bắt đầu từ mùa giải 2023–24. Paris Saint-Germain đang là đương kim vô địch. Mùa giải 2023–24 sẽ kết thúc bằng trận play-off trụ hạng giữa đội xếp thứ 16 tại Ligue 1 và đội thắng trong trận bán kết play-off Ligue 2 trong cuộc đối đầu hai lượt đi và về.
19822712
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822712
Terbi(III) chloride
Terbi(III) chloride (công thức hóa học: TbCl) là một hợp chất vô cơ. Ở trạng thái rắn TbCl có cấu trúc lớp giống YCl. Terbi(III) chloride thường tạo thành hexahydrat. Dạng hexahydrat của terbi(III) chloride có thể thu được bằng phản ứng của terbi(III) oxide và acid chlorhydric: Nó cũng có thể thu được bằng phản ứng trực tiếp giữa các nguyên tố: Terbi(III) chloride là một loại bột màu trắng, có tính hút ẩm. Nó kết tinh dưới dạng trực thoi (giống plutoni(III) bromide) với nhóm không gian Cmcm (số 63). Nó có thể tạo phức Tb(gly)Cl·3HO với glycin. Terbi(III) chloride được sử dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Hexahydrat đóng vai trò quan trọng như một chất kích hoạt phosphor xanh trong các ống TV màu, được sử dụng trong các tia laser đặc biệt và như một dẫn xuất trong các thiết bị trạng thái rắn. Terbi(III) chloride có thể gây sung huyết mống mắt. Các điều kiện/chất cần tránh là: nhiệt, acid và hơi acid.
19822731
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822731
Trường Đại học Sư phạm
Trường Đại học Sư phạm có thể là:
19822732
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822732
Trường Đại học Nông Lâm
Trường Đại học Nông Lâm có thể là:
19822734
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822734
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1888
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1888 là cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần lần thứ 26, được tổ chức vào Thứ Ba, ngày 6 tháng 11 năm 1888. Ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Benjamin Harrison, cựu Thượng nghị sĩ từ Indiana, đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm của Đảng Dân chủ Grover Cleveland từ New York. Đây là cuộc bầu cử tổng thống thứ 3 trong số 5 cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ (và là cuộc bầu cử thứ 2 trong vòng 12 năm) mà người thắng cử thua phiếu phổ thông trên toàn quốc, điều này sẽ không xảy ra một lần nữa cho đến năm 2000. Cleveland, tổng thống đầu tiên của Đảng Dân chủ kể từ Nội chiến Hoa Kỳ, được nhất trí tái đề cử tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ năm 1888. Harrison, cháu trai của cố Tổng thống William Henry Harrison, nổi lên cho vị trí ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong lần bỏ phiếu thứ 8 của Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 1888. Ông đã đánh bại các nhà lãnh đạo đảng nổi tiếng khác như Thượng nghị sĩ John Sherman và cựu Thống đốc Michigan Russell Alger. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ năm 1840 mà Tổng thống đương nhiệm thất cử. Chính sách thuế quan là vấn đề chính trong suốt cuộc bầu cử, trong khi Cleveland đã đề xuất giảm thuế đáng kể vì cho rằng thuế cao là không công bằng đối với người tiêu dùng thì Harrison lại đứng về phía các nhà máy công nghiệp và công nhân khi muốn giữ mức thuế cao. Sự phản đối của Cleveland đối với lương hưu cho cựu chiến binh trong Nội chiến cũng như tình trạng lạm phát tiền tệ đã làm phật lòng các binh và nông dân. Ngược lại, ông nhận được sự ủng hộ lớn từ các bang miền Nam và các bang vùng biên, đồng thời thu hút các cựu thành viên của phái Mugwumps trong Đảng Cộng hòa. Cleveland dù thắng phiếu phổ thông, nhưng Harrison đã thắng cử với đa số phiếu Đại cử tri đoàn, đánh dấu lần duy nhất một Tổng thống đương nhiệm của 1 trong 2 đảng lớn thất cử trong nỗ lực tái tranh cử mặc dù giành được phiếu phổ thông. Harrison đã càn quét gần như toàn bộ các bang miền Bắc và Trung Tây, bao gồm cả các bang dao động như New York và Indiana. Đây là lần đầu tiên đảng Dân chủ giành được phiếu phổ thông liên tiếp kể từ năm 1856. Các ứng cử viên của Đảng Cộng hòa bao gồm cựu Thượng nghị sĩ Benjamin Harrison từ Indiana; Thượng nghị sĩ John Sherman từ Ohio; Russell A. Alger, cựu thống đốc bang Michigan; Walter Q. Gresham từ Indiana, cựu Bộ trưởng Ngân khố; Thượng nghị sĩ William B. Allison từ Iowa; và Chauncey Depew từ New York, Chủ tịch Đường sắt Trung tâm New York. Vào thời điểm các đảng viên Cộng hòa họp mặt ở Chicago từ ngày 19 đến 25 tháng 6 năm 1888, người dẫn đầu lúc đó James G. Blaine đã rút lui vì ông tin rằng chỉ có một thỏa hiệp mới tạo ra được một ứng cử viên Đảng Cộng hòa đủ mạnh để đánh bại Tổng thống đương nhiệm Cleveland. Blaine nhận ra rằng ông sẽ khó được đề cử nếu không có những cuộc tranh đấu căng thẳng. Sau khi rút lui, Blaine ủng hộ cả Benjamin Harrison và John Sherman. Harrison được đề cử trong lần bỏ phiếu thứ 8. Đảng Cộng hòa đã chọn Harrison vì quá khứ tham chiến của ông, sự nổi tiếng của ông ấy trong giới các cựu chiến binh, khả năng bày tỏ những cam kết của Đảng Cộng hòa và thực tế là ông ấy sống ở bang Indiana, một bang dao động quan trọng. Đảng Cộng hòa hy vọng sẽ giành được 15 phiếu đại cử tri từ Indiana, nơi Cleveland thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống trước đó. Levi P. Morton, cựu Hạ nghị sĩ và đại sứ từ Thành phố New York, được đề cử làm Phó Tổng thống thay vì William Walter Phelps, đối thủ chính của ông. Các ứng cử viên của Đảng Dân chủ:Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ được tổ chức tại St. Louis, Missouri, từ ngày 5 đến 7 tháng 6 năm 1888, diễn ra thành công. Tổng thống đương nhiệm Cleveland đã được nhất trí tái đề cử mà không qua bất kỳ lần bỏ phiếu nào. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống đương nhiệm của Đảng Dân chủ được tái đề cử kể từ Martin Van Buren vào năm 1840. Sau khi Cleveland được tái đề cử, Đảng Dân chủ phải chọn người thay thế cho Thomas A. Hendricks. Hendricks đã tranh cử không thành công để được đề cử làm Phó Tổng thống năm 1876, nhưng đã giành được chức vụ này khi ông tái tranh cử với Cleveland vào năm 1884 . Tuy nhiên, Hendricks chỉ giữ chức vụ Phó Tổng thống trong vỏn vẹn 8 tháng cho đến khi ông qua đời vào ngày 25 tháng 11 năm 1885. Cựu Thượng nghị sĩ Allen G. Thurman từ Ohio đã được đề cử làm Phó Tổng thống thay vì Isaac P. Gray, đối thủ chính của ông và John C. Black, một đối thủ khác. Gray không được đề cử chủ yếu vì những người phản đối ông đã liên tục khui ra những hành động khi ông còn là đảng viên Đảng Cộng hòa. Cương lĩnh của Đảng Dân chủ phần lớn chỉ giới hạn trong việc bảo vệ chính quyền Cleveland, ủng hộ việc giảm thuế cũng như kết nạp thêm các lãnh thổ ở miền Tây. Đại hội toàn quốc của Đảng Cấm rượu được tổ chức tại Hội trường Tomlinson ở Indianapolis, Indiana. Có 1.029 đại biểu từ 35 bang. Clinton B. Fisk đã được nhất trí đề cử làm Tổng thống. John A. Brooks được đề cử làm Phó Tổng thống. Đại hội toàn quốc của Đảng Công đoàn Lao động được tổ chức tại Cincinnati, Ohio. Đảng Công đoàn Lao động được thành lập vào năm 1887 tại Cincinnati. Đại hội đã nhất trí đề cử Alson Streeter làm Tổng thống. Ông ấy được ủng hộ nhiều đến mức giành được đề cử mà không cần bỏ phiếu. Samuel Evans được đề cử làm Phó Tổng thống nhưng đã từ chối ứng cử. Charles E. Cunningham sau đó được chọn làm ứng cử viên Phó Tổng thống. Đảng Công đoàn Lao động đã nhận được gần 150.000 phiếu phổ thông, nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên toàn quốc. Tuy nhiên, đảng đã thắng được 2 quận. Đại hội của Đảng Lao động Thống nhất đã đề cử Robert H. Cowdrey làm Tổng thống trong lần bỏ phiếu đầu tiên. WHT Wakefield của Kansas đã được đề cử làm Phó Tổng thống thay cho Victor H. Wilder từ New York sau lần bỏ phiếu với tỷ số 50–12. Đảng Đồng bạc xanh đã dần suy tàn trong thời gian chính quyền Cleveland. Trong cuộc bầu cử năm 1884, đảng này đã không giành được bất kỳ ghế nào trong Hạ viện, mặc dù họ đã giành được 1 ghế trong liên minh cùng với Đảng Dân chủ (James B. Weaver) và một số ghế khác bằng cách ủng hộ các ứng cử viên Đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử năm 1886, chỉ có 20 ứng cử viên Đồng bạc xanh tham gia tranh cử vào Hạ viện, cùng 6 người khác tranh cử qua các liên minh với Đảng Dân chủ. Trong đó, Weaver là người duy nhất thắng cử. Phần lớn tin tức về Đảng Đồng bạc xanh vào đầu năm 1888 là ở Michigan, nơi đảng này vẫn hoạt động. Vào đầu năm 1888, vẫn không rõ liệu Đảng Đồng bạc xanh có tổ chức một đại hội toàn quốc hay không. Sau cùng, Đại hội toàn quốc của Đảng Đồng bạc xanh được tổ chức tại Cincinnati vào ngày 16 tháng 5 năm 1888. Rất ít đại biểu tham dự nên không có bất kỳ hoạt động nào trong suốt đại hội. Vào ngày 16 tháng 8 năm 1888, George O. Jones, chủ tịch ủy ban toàn quốc của đảng, triệu tập kỳ họp thứ 2 của đại hội toàn quốc. Kỳ họp thứ 2 của đại hội toàn quốc họp tại Cincinnati vào ngày 12 tháng 9 năm 1888. Chỉ có 7 đại biểu tham dự. Chủ tịch Jones chỉ đưa ra một bài phát biểu chỉ trích 2 đảng lớn và các đại biểu không đề cử bất kỳ ai tranh cử. Sau thất bại của đại hội, Đảng Đồng bạc xanh sụp đổ. Đảng Hoa Kỳ đã tổ chức Đại hội toàn quốc cuối cùng tại Hội trường Grand Army ở Washington, DC. Đây là một đảng Chống Hội Tam điểm hoạt động dưới nhiều tên khác nhau ở các bang miền Bắc. Đại hội có 126 đại biểu; trong số đó có 65 người từ New York và 15 người từ California. Các đại biểu từ các bang khác chỉ tham gia đại hội khi có vẻ như New York và California có ý định bỏ phiếu cùng nhau về mọi vấn đề và kiểm soát đại hội. Vào thời điểm cuộc bầu cử tổng thống bắt đầu, chỉ có 64 đại biểu có mặt. Hội nghị đã đề cử James L. Curtis từ New York làm Tổng thống và James R. Greer từ Tennessee làm Phó Tổng thống. Greer từ chối tranh cử, vì vậy, Peter D. Wigginton từ California đã được chọn làm người thay thế ông. Đại hội toàn quốc của Đảng Quyền Bình đẳng được tổ chức tại Des Moines, Iowa. Tại đại hội, các lá phiếu qua thư đã được kiểm. Các đại biểu đã bỏ 310 trong số 350 phiếu bầu của họ cho liên danh sau: Belva A. Lockwood cho vị trí Tổng thống và Alfred H. Love cho vị trí Phó Tổng thống. Love đã từ chối ứng cử và được thay thế bằng Charles S. Welles từ New York. Đại hội toàn quốc của Đảng Cải cách Công nghiệp được triệu tập tại Hội trường Grand Army, Washington, DC. Có 49 đại biểu có mặt. Albert Redstone đã giành được sự ủng hộ của một số nhà lãnh đạo của Đảng Đồng bạc xanh đang chuẩn bị sụp đổ. Ông ấy nói với "Montgomery Advertiser" rằng ông ấy hy vọng sẽ thắng một số tiểu bang, bao gồm Alabama, New York, North Carolina, Arkansas, Pennsylvania, Illinois, Iowa và Missouri. Cleveland đã tạo ra vấn đề chính trong suốt cuộc bầu cử khi ông đề xuất giảm mạnh thuế quan trong Thông điệp Liên bang vào tháng 12 năm 1887. Trong khi Cleveland cho rằng mức thuế cao là không cần thiết thì Đảng Cộng hòa lại cho rằng mức thuế cao sẽ bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài và đảm bảo mức lương cao, lợi nhuận cao và tăng trưởng kinh tế cao. Tranh cãi giữa những người theo chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và thương nhân tự do về mức thuế là một tranh luận không còn mới, bắt nguồn từ Biểu thuế năm 1816. Trên thực tế, thuế quan không liên quan tới các sản phẩm công nghiệp, vì Hoa Kỳ là nhà sản xuất chi phí thấp trong hầu hết các lĩnh vực (ngoại trừ len) và giá của chúng không thể đắt hơn hàng từ châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề thuế quan đã trở thành mối bận tâm hàng đầu cho cả 2 đảng. Bên cạnh các khía cạnh kinh tế, vấn đề thuế quan cũng có liên quan một chút tới khía cạnh dân tộc. Vào thời điểm đó, chính sách thương mại tự do được Đế quốc Anh thúc đẩy mạnh mẽ nhất, và do đó, bất kỳ ứng cử viên nào ủng hộ thương mại tự do đều bị gán là thân Anh và chống Ireland, điều này sẽ làm phật lòng cử tri người Mỹ gốc Ireland. Cleveland, dù ủng hộ thương mại tự do, đã vô hiệu hóa mối đe dọa bằng cách gia tăng trừng phạt lên Canada (quốc gia tự trị thuộc Đế quốc Anh) vì tranh chấp về quyền đánh bắt cá. Harrison được các nhà hoạt động trong đảng tài trợ nhiều tiền và tiến hành một chiến dịch rất sôi nổi khi có nhiều bài phát biểu "từ hiên nhà" (thời điểm đó, các ứng cử viên hầu như không ra mặt vận động tranh cử, mà chỉ đưa ra các bài phát biểu từ nhà của mình trước báo chí) ở Indianapolis. Cleveland cũng tuân thủ truyền thống này và còn cấm Nội các của ông vận động tranh cử, để ứng cử viên Phó Tổng thống 75 tuổi Thurman làm mũi nhọn trong chiến dịch tranh cử của ông. William Wade Dudley (1842–1909), một luật sư ở Indianapolis, là một nhà vận động không mệt mỏi và là công tố viên nhắm vào các gian lận bầu cử của đảng Dân chủ. Năm 1888, Benjamin Harrison bổ nhiệm Dudley làm Thủ quỹ Ủy ban toàn quốc Đảng Cộng hòa. Chiến dịch diễn ra khốc liệt nhất trong nhiều thập kỷ, thậm chí Indiana còn chia đều phiếu cho 2 ứng cử viên. Mặc dù Ủy ban toàn quốc không có nhiệm vụ can thiệp vào chính trị của bang, Dudley đã viết một lá thư gửi các chủ tịch quận của Indiana, yêu cầu họ "chia các công nhân thành những khối 5 người, và giao tiền cho một người đáng tin cậy để 'phụ trách' các khối 5 người này, và những người này phải chịu trách nhiệm rằng các công nhân không được bỏ phiếu cho bất kỳ ai ngoài Harrison." Dudley còn hứa sẽ chu cấp tiền đầy đủ. Tuy nhiên, ý định của ông đã phản tác dụng khi các đảng viên Đảng Dân chủ phát hiện ra bức thư và in ấn hàng trăm nghìn bản trên toàn quốc trong những ngày cuối cùng của chiến dịch. Với danh tiếng không mấy tốt đẹp của Dudley, rất ít người tin vào lời hứa của ông ta. Có khoảng vài nghìn công nhân ở Indiana—những người sẽ bán phiếu bầu của họ với giá 2 đô la. Tuy nhiên, họ luôn chia phiếu theo tỷ lệ 50-50 (tức 5.000-5.000 đô la) và rõ ràng không tác động rõ ràng đến cuộc bầu cử. Ý định này đã làm nhiều người nghĩ Tướng Harrison ngoan đạo đang cố gắng "mua" cuộc bầu cử, châm ngòi cho phong trào toàn quốc ủng hộ thay thế các lá phiếu do các đảng in và phân phát bằng các lá phiếu kín. Một đảng viên Đảng Cộng hòa ở California tên là George Osgoodby đã viết một lá thư cho Ngài Lionel Sackville-West, đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, dưới tên giả là "Charles F. Murchison", tự mô tả mình là một người Anh trước đây, hiện là công dân của California và hỏi Sackville nên bỏ phiếu cho ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Ngài Lionel đã đáp lại "bức thư Murchison" một cách thiếu thận trọng, gợi ý rằng Cleveland có lẽ là người tốt nhất theo quan điểm của người Anh. Đảng Cộng hòa đã công bố lá thư này chỉ 2 tuần trước cuộc bầu cử, tác động trực tiếp đến các cử tri người Mỹ gốc Ireland, giống hệt như sai lầm "Rum, Romanism, and Rebellion" ["Rượu rum, chủ nghĩa La Mã, và Nội chiến"] của bản thân nó trong cuộc bầu cử trước; sau cùng đã làm Cleveland thua New York và Indiana (trực tiếp làm ông thất cử). Sackville-West sau đó bị cách chức đại sứ Anh. Cuộc bầu cử tập trung vào các bang dao động như New York, New Jersey, Connecticut và Indiana, quê hương của Harrison. Harrison và Cleveland mỗi người thắng 2 trong số 4 bang này, trong đó Harrison giành chiến thắng nhờ những gian lận khét tiếng ở New York và Indiana. Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại 26 trong 44 thành phố lớn nhất bên ngoài miền Nam Hoa Kỳ. Nếu Cleveland giành chiến thắng tại New York, bang quê hương của mình, thì ông ấy sẽ thắng phiếu đại cử tri với tỷ lệ số phiếu đại cử tri là 204-197 (trong khi chỉ cần có 201 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng). Tuy nhiền điều này không xảy ra và Cleveland trở thành ứng cử viên thứ 3 trong số 5 ứng cử viên giành được số nhiều hoặc đa số tổng số phiếu phổ thông nhưng thất cử (Andrew Jackson năm 1824, Samuel J. Tilden năm 1876, Al Gore năm 2000 và Hillary Clinton năm 2016 ). Cleveland đã vượt qua Harrison trong số phiếu phổ thông với cách biệt hơn 90.000 phiếu bầu (0,8%), mặc dù cách biệt này chỉ có được nhờ việc tước quyền bầu cử quy mô lớn và đàn áp hàng trăm nghìn cử tri da đen ở miền Nam.. Harrison đã thắng phiếu Đại cử tri đoàn với cách biệt 233-168, phần lớn nhờ chiến thắng với cách biệt 1,09% ở New York, quê hương của Cleveland. 4 tiểu bang có người chiến thắng giành được ít hơn 1% số phiếu phổ thông. Cleveland đã kiếm được 24 phiếu đại cử tri từ các bang mà ông có cách biệt ít hơn 1%: Connecticut, Virginia và Tây Virginia. Harrison đã kiếm được 15 phiếu đại cử tri từ 1 bang mà ông có cách biệt ít hơn 1%: Indiana. Harrison đã thắng New York (có 36 phiếu đại cử tri) với cách biệt lệ 1,09%. Bất chấp cách biệt chênh lệch ở một số bang, chỉ có 2 bang đổi đảng thắng so với cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Cleveland (New York và Indiana). Trong số 2.450 quận/thành phố độc lập, Cleveland dẫn đầu 1.290 (52,65%) trong khi Harrison dẫn đầu 1.157 (47,22%). 2 quận (0,08%) do Streeter thắng trong khi 1 quận (0,04%) ở California chia đều giữa Cleveland và Harrison. Khi rời Nhà Trắng vào tháng 3 năm 1889, Đệ nhất Phu nhân Frances Cleveland được cho là đã yêu cầu các nhân viên Nhà Trắng chăm sóc tòa nhà cẩn thận vì gia đình Cleveland sẽ trở lại sau 4 năm nữa. Lịch sử đã chứng minh điều này đúng khi Cleveland thắng cử vào năm 1892, đưa nhà Cleveland trở lại Nhà Trắng, Grover Cleveland trở thành Tổng thống duy nhất có 2 nhiệm kỳ không liên tiếp trong khi vợ ông, Frances, trở thành Đẹ nhất Phu nhân duy nhất có 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Đây là lần cuối cùng mà đảng Cộng hòa giành được Colorado và Nevada cho đến năm 1904. Đây cũng là cuộc bầu cử cuối cùng cho đến năm 1968, Quận Coös ở New Hampshire không bầu cho ứng cử viên giành chiến thắng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một đảng thua cuộc trong nỗ lực tái tranh cử sau chỉ 1 nhiệm kỳ 4 năm; điều này sẽ xảy ra một lần nữa vào năm 1892, nhưng không xảy ra đối với Đảng Dân chủ cho đến năm 1980. Nguồn: Dữ liệu từ Walter Dean Burnham, "Presidential ballots, 1836–1892" (Johns Hopkins University Press, 1955) pp 247–57. Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 1% (39 phiếu đại cử tri): Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 1% và 5% (150 phiếu đại cử tri): Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 5% và 10% (93 phiếu đại cử tri): Năm 1968, Công ty Michael P. Antoine sản xuất bộ phim ca nhạc của Công ty Walt Disney "The One and Only, Genuine, Original Family Band" xoay quanh cuộc bầu cử năm 1888 và việc kết nạp và chia nhỏ Lãnh thổ Dakota thành các bang (vốn là vấn đề chính của các cuộc bầu cử).
19822740
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822740
Charlotte Amalie của Đan Mạch
Charlotte Amalie của Đan Mạch và Na Uy (6 tháng 10 năm 1706 – 28 tháng 10 năm 1782) là một Vương nữ Đan Mạch, con gái của Frederik IV của Đan Mạch và Luise xứ Mecklenburg-Güstrow. Charlotte Amalie không bao giờ kết hôn. Năm 1725, Charlotte Amalie được đưa vào danh sách 99 vương nữ được coi là phù hợp để kết hôn với Louis XV của Pháp (điều này yêu cầu Vương nữ phải cải sang Công giáo), nhưng Charlotte Amalie đã bị loại trừ vì Đan Mạch-Na Uy là kẻ thù không đội trời chung của Thụy Điển, đồng minh truyền thống của Pháp, và rằng một cuộc hôn nhân như vậy có khả năng làm xáo trộn liên minh Pháp-Thụy Điển. Vào đầu những năm 1730, anh trai của Charlotte Amalie là Christian VI của Đan Mạch đã cố gắng sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa Charlotte Amalie và Frederick của Đại Anh, Thân vương xứ Wales nhưng không thành công. Theo truyền thống dành cho các vương nữ chưa chồng, Charlotte Amalie sống với mẹ là Luise xứ Mecklenburg-Güstrow cho đến khi Thái hậu qua đời, sau đó ở với mẹ kế là Anna Sophie Reventlow. Trái ngược với anh trai và chị dâu, vương nữ có mối quan hệ tốt với mẹ kế của mình, Charlotte Amalie cố gắng phòng tránh thái độ thù địch tồi tệ hướng đến mẹ kế tại triều đình. Charlotte Amalie bị tách khỏi Anna Sophie khi anh trai lên ngôi năm 1730. Sau đó, vương nữ sống tại triều đình vào mùa đông và tại Cung điện Charlottenlund vào mùa hè với triều đình của riêng mình. Charlotte Amalie được những người cùng thời mô tả là một người đáng yêu với khả năng giữ hòa khí: vương nữ có mối quan hệ tốt với cha và mẹ kế, đồng thời vẫn có mối quan hệ tốt với anh trai, người căm ghét chính cha mình và mẹ kế. Vương nữ không có ảnh hưởng gì đến các vấn đề chính sự và sống một cuộc sống yên bình tại triều đình trong suốt cuộc đời. Vào ngày 8 tháng 4 năm 1771, Charlotte Amalie được lệnh rời khỏi triều đình. Vương nữ đã dành phần đời còn lại mà sống với góa phụ của cháu trai gọi cô của mình là Thái hậu Juliane Marie. Điều này có nghĩa là Charlotte Amalie tiếp tục dành phần lớn thời gian tại triều đình khi có mặt thái hậu Juliane Marie: trên thực tế Juliane Marie trở thành nhiếp chính vào năm 1772. Vì thích những bộ tóc giả màu đen hơn nên vương nữ đã ra lệnh cho cận thần của mình đội chúng, và tòa án của cô ấy được gọi là "Triều đình của những bộ tóc giả màu đen". Sau năm 1778, Vương nữ không còn xuất hiện trước công chúng nữa vì bị lão suy. Charlotte Amalie được biết đến là ân nhân của nhà văn Charlotte Baden, cháu gái của một trong những thị tùng của vương nữ là Anna Susanne von der Osten. Charlotte Baden được nuôi dưỡng tại triều đình của Charlotte Amalie và được vương nữ trợ cấp va cũng như được cho tiếp nhận một nền giáo dục tốt. Trong di chúc của mình từ năm 1773, Charlotte Amalie đã thành lập quỹ "Prinsesse CAs stiftelse" để tài trợ cho việc nuôi dạy các thiếu nữ nghèo thuộc mọi tầng lớp khác nhau. Cung điện Charlottenlund, nơi Charlotte Amalie dành thời gian ở đây vào mùa hè, được xây dựng và đặt theo tên Vương nữ vào năm 1731–1733.
19822747
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822747
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc (, ČSR) là một nước cộng hòa trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc. Tên này được sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1969 đến tháng 11 năm 1989, khi nhà nước Tiệp Khắc đơn nhất trước đó chuyển thành liên bang. Từ năm 1990 đến năm 1992, Cộng hòa Séc (, ČR) tồn tại như một chủ thể liên bang bên trong Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak, sau này trở thành Cộng hòa Séc độc lập. Sau cuộc chiếm đóng Tiệp Khắc năm 1968, các cải cách tự do hóa bị dừng lại và hoàn nguyên. Ngoại lệ duy nhất là liên bang hóa đất nước. Nhà nước tập trung Tiệp Khắc trước đó được chia thành hai phần: "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc" và "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak" theo Luật Hiến pháp Liên bang ngày 28 tháng 10 năm 1968, được ban hành vào năm 1968, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1969. Các nghị viện quốc gia mới (Hội đồng Quốc gia Séc và Hội đồng Quốc gia Slovakia) được thành lập và nghị viện truyền thống của Tiệp Khắc được đổi tên thành "Hội đồng Liên bang" và được chia thành hai viện: "Viện Nhân dân" (, ) và "Viện Dân tộc" (, ). Các quy tắc bỏ phiếu rất phức tạp đã được áp dụng. Sau Cách mạng Nhung đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, từ "xã hội chủ nghĩa" đã bị loại bỏ khỏi tên của hai nước cộng hòa. Do đó, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Séc được đổi tên thành "Cộng hòa Séc" (dù vẫn là một phần của Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak). Hệ thống bầu cử nghị viện phức tạp (trên thực tế có năm cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có quyền phủ quyết) được duy trì sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, làm phức tạp và trì hoãn các quyết định chính trị trong những thay đổi căn bản của nền kinh tế. Sau đó, vào năm 1992, Cộng hòa Séc trở thành nhà nước độc lập (xem Giải thể Tiệp Khắc).
19822750
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822750
Scott Wootton
Scott James Wootton (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Wellington Phoenix tại A-League.
19822751
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822751
Ryan Tunnicliffe
Ryan Tunnicliffe (sinh ngày 30 tháng 12 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu ở vị trí tiền vệ trung tâm hoặc tiền vệ phải.
19822754
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822754
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak (, SSR) từ năm 1969 đến 1990 là một nước cộng hòa trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, khi nhà nước Tiệp Khắc đơn nhất trước đó chuyển thành liên bang. Tên này được sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1969 cho đến tháng 11 năm 1989. Cộng hòa Slovak (, SR) là một nước cộng hòa trong giai đoạn 1990-1992 của Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak, nay là Slovakia độc lập. Sau cuộc chiếm đóng Tiệp Khắc vào năm 1968, các cải cách tự do hóa bị tạm dừng và sau đó bị đảo ngược. Ngoại lệ đáng kể duy nhất là liên bang hóa đất nước. Nhà nước tập trung cũ của Tiệp Khắc được chia thành hai: "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc" và "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Slovakia" theo Luật Hiến pháp Liên bang ngày 28 tháng 10 năm 1968, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1969. Các nghị viện quốc gia mới (Hội đồng Quốc gia Séc và Hội đồng Quốc gia Slovakia) được thành lập và nghị viện cũ của Tiệp Khắc được đổi tên thành "Hội đồng Liên bang" và được chia thành hai viện: "Viện Nhân dân" (, ) và "Viện Dân tộc" (, ). Các quy tắc bỏ phiếu rất phức tạp đã được áp dụng. Liên bang hóa mang tính khái niệm – tất cả quyền lực thực sự được nắm giữ bởi Đảng Cộng sản. Số lượng "nghị viện" tăng lên đã thuận tiện cung cấp nhiều vị trí hơn cho các đảng viên, mặc dù vai trò của họ chỉ mang tính tượng trưng. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, từ "xã hội chủ nghĩa" bị loại bỏ trong tên của hai nước cộng hòa, tức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovakia được đổi tên thành Cộng hòa Slovak (vẫn là một phần của Tiệp Khắc, kể từ tháng 4 năm 1990 là của Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak). Hệ thống bỏ phiếu nghị viện phức tạp (trên thực tế có 5 cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có quyền phủ quyết) được duy trì sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, làm phức tạp và trì hoãn các quyết định chính trị trong những thay đổi căn bản của nền kinh tế. Vào tháng 11 năm 1992, nghị viện liên bang bỏ phiếu giải thể đất nước chính thức vào ngày 31 tháng 12 năm 1992. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1993, Cộng hòa Slovak trở thành một quốc gia độc lập có tên Slovakia.
19822760
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822760
Trầm cảm dai dẳng
Rối loạn trầm cảm dai dẳng là một loại bệnh mãn tính, khi bản thân mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, chán nản, buồn bã, lòng tự trọng thấp... Những cảm xúc trên có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến cuộc sống như mối quan hệ, kết quả học tập, công việc, gia đình... Người mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng thường khó tìm thấy cảm giác lạc quan ngay cả khi bản thân vào có tích cực nhất. Họ thường được mọi người mô tả là người có tính cách ảm đạm, phàn nàn hoặc buồn chán. Mặc dù rối loạn trầm cảm dai dẳng không nguy hiểm như trầm cảm chính, nhưng tâm trạng chán nản hiện tại của bản thân có thể từ mức độ nhẹ, trung bình đến nặng. Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, rối loạn trầm cảm dai dẳng là một dạng trầm cảm mãn tính nghiêm trọng, kéo dài ít nhất 2 năm ở độ tuổi người trưởng thành hoặc 1 năm ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm"," rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD), bao gồm cả rối loạn trầm cảm nặng mãn tính và rối loạn loạn khí sắc trước đó. Lý do cho sự thay đổi là không có bằng chứng nào về sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai tình trạng này. Các đặc điểm của chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng bao gồm một giai đoạn tâm trạng chán nản kéo dài kết hợp với ít nhất hai triệu chứng khác có thể bao gồm mất ngủ hoặc chứng mất ngủ, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, thay đổi trong hành vi ăn uống (ăn quá ít hoặc quá nhiều), lòng tự trọng thấp và cảm giác vô vọng. Khả năng tập trung kém và khó đưa ra quyết định cũng được coi là những triệu chứng khác có thể xảy ra. Khó chịu là một trong những triệu chứng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Rối loạn trầm cảm dai dẳng ở mức độ nhẹ có thể dẫn đến việc mọi người tránh xa khỏi căng thẳng và né tránh các cơ hội có khả năng thất bại. Trong những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể rút lui khỏi các hoạt động hàng ngày. Họ thường sẽ ít tìm thấy niềm vui trong các hoạt động và trò tiêu khiển thông thường. Chẩn đoán chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng rất khó khăn do tính chất của các triệu chứng và bệnh nhân thường có thể che giấu chúng, khiến người khác khó phát hiện ra. Ngoài ra, chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường xảy ra cùng lúc với các rối loạn tâm lý khác, điều này làm tăng thêm mức độ phức tạp trong việc cố xác định sự hiện diện của chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng, đặc biệt là do các triệu chứng rối loạn thường có sự chồng chéo lên nhau. Hành vi tự sát cũng là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm với những người mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng. Điều quan trọng là phải tìm kiếm các dấu hiệu của trầm cảm nặng, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn sử dụng rượu và chất gây nghiện và rối loạn nhân cách. Không có nguyên nhân duy nhất và rõ ràng gây ra chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng, nhưng nó có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, sinh học và môi trường. Căng thẳng, cô lập xã hội và thiếu sự hỗ trợ có thể góp phần vào sự phát triển của chứng rối loạn. Chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường xảy ra đồng thời với các bệnh tâm thần hoặc thể chất khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu, lạm dụng chất kích thích và rối loạn nhân cách. Các đợt trầm cảm nặng có thể xảy ra trước hoặc trong thời gian bị rối loạn trầm cảm dai dẳng - còn gọi là trầm cảm đúp. Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần IV (DSM-IV), do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản, mô tả đặc điểm của chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng: "Triệu chứng cơ bản liên quan đến việc cá nhân cảm thấy chán nản trong phần lớn các ngày và các phần trong ngày, trong ít nhất hai năm. Ngoài ra: thiếu năng lượng, rối loạn giấc ngủ hoặc thèm ăn và lòng tự trọng thấp cũng là các triệu chứng thường gặp." Những người mắc bệnh này thường trải qua chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán. Mọi người xung quanh thường mô tả họ bằng những từ tương tự như "chỉ là một người ủ rũ", khiến bệnh nhân có xu hướng che giấu bệnh của mình. Sau đây là các tiêu chí chẩn đoán: Ở trẻ em và thanh thiếu niên, tâm trạng có thể cáu kỉnh và thời gian kéo dài ít nhất là một năm, khác với hai năm cần thiết để chẩn đoán ở người lớn. Người bệnh khởi phát sớm (được chẩn đoán trước 21 tuổi) có xu hướng tái phát thường xuyên hơn, có khả năng nhập viện tâm thần và đối mặt nhiều tình trạng xảy ra đồng thời hơn. Đối với những người trẻ tuổi mắc chứng loạn khí sắc, có nhiều khả năng xuất hiện những bất thường về tính cách và các triệu chứng có thể là mãn tính. Tuy nhiên, ở những người bệnh lớn tuổi, các triệu chứng tâm lý thường có liên quan đến các tình trạng y tế và/hoặc các sự kiện mất mát, căng thẳng trong cuộc sống. Rối loạn khí sắc có thể được đối chiếu với rối loạn trầm cảm chính bằng cách đánh giá bản chất cấp tính của các triệu chứng. Chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh mãn tính (kéo dài) hơn nhiều so với rối loạn trầm cảm chính, trong đó các triệu chứng có thể xuất hiện trong ít nhất hai tuần. Ngoài ra, chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường xuất hiện sớm hơn so với rối loạn trầm cảm chính. Chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, dược lý hoặc kết hợp cả hai. Tâm lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân đối phó với cảm xúc của họ, thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực và cải thiện các mối quan hệ. Liệu pháp dược lý có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm bằng thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Điều trị trầm cảm mãn tính có thể mất nhiều thời gian hơn và cần điều chỉnh nhiều hơn so với trầm cảm không mãn tính.
19822761
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822761
Five Nights at Freddy's (phim)
Five Nights at Freddy's (tựa Việt: Năm Đêm Kinh Hoàng) là một bộ phim kinh dị siêu nhiên của Hoa Kỳ được Emma Tammi đạo diễn từ kịch bản mà cô cùng viết với Scott Cawthon và Seth Cuddeback. Được sản xuất bởi Blumhouse Productions và Striker Entertainment, bộ phim được dựa trên loạt trò chơi điện tử cùng tên được sản xuất bởi Cawthon, người đóng vai trò sản xuất với Jason Blum. Bộ phim có sự tham gia của Josh Hutcherson, Elizabeth Lail, Piper Rubio, và Matthew Lillard. Việc phát triển một bộ phim chuyển thể của "Five Nights at Freddy's" bắt đầu từ tháng 4 năm 2015, với sự tham gia của Warner Bros. Pictures. Roy Lee, David Katzenberg, và Seth Grahame-Smith được phân công sản xuất, và Gil Kenan được phân công đạo diễn và đồng biên kịch. Sau nhiều lần trì hoãn và dời lịch, phiên bản của Warner Bros. ngừng phát triển và Kenan rời khỏi dự án. Tháng 3 năm 2017, Blumhouse Productions được công bố là công ty sản xuất mới, với Chris Columbus làm đạo diễn và đồng biên kịch. Columbus sau cung rời khỏi dự án và được thay thế bởi Emma Tammi vào tháng 10 năm 2022. Dàn diễn viên chính được công bố vào tháng 12, và các diễn viên còn lại được công bố vào tháng 3 năm 2023. Bộ phim khởi quay tại New Orleans vào ngày 1 tháng 2 và đóng máy vào ngày 3 tháng 4 năm 2023. "Five Nights at Freddy's" dự kiến được phát hành bởi Universal Pictures đồng thời tại các rạp và trên nền tảng trực tuyến Peacock tại Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 10 năm 2023. Mike Schmidt, một nhân viên bảo vệ đang gặp khó khăn, chấp nhận công việc trực đêm tại Freddy Fazbear's Pizza, một trung tâm giải trí gia đình bị bỏ hoang, nơi anh phát hiện ra bốn linh vật thú máy – Freddy Fazbear, Bonnie, Chica, và Foxy – di chuyển và giết bất kỳ ai còn ở đây sau nửa đêm. Ngoài ra, YouTuber CoryxKenshin xuất hiện trong vai khách mời là một tài xế taxi. Warner Bros. Prictures thông báo vào tháng 4 năm 2015 rằng họ đã mua được bản quyền phim cho loạt game Five Nights at Freddy's, và sẽ được sản xuất bởi Roy Lee, David Katzenberg, và Seth Grahame-Smith. Grahame-Smith nói rằng họ sẽ hợp tác với Cawthon để "làm một bộ phim điên rồ, đáng sợ và dễ thương một cách kỳ lạ". Tháng 7 năm 2015, Gil Kenan đã ký hợp đồng đạo diễn bộ phim và sẽ cũng viết kịch bản với Tyler Burton Smith. Tháng 3 năm 2017, Cawthon đăng lên Twitter thông báo Blumhouse Productions sẽ sản xuất bộ phim sau khi Warner Bros. Pictures tạm dừng phát triển. Tháng 5 năm 2017, nhà sản xuất Jason Blum nói rằng ông rất hứng thú khi được làm việc với Cawthon trong dự án chuyển thể này. Tháng 6 năm 2017, Kenan nói rằng ông sẽ không làm đạo diễn của phim nữa. Tháng 2 năm 2018, Chris Columbus được công bố rằng ông sẽ làm đạo diễn và biên kịch cho bộ phim, đồng thời tham gia sản xuất với Blum và Cawthon. Tháng 8 năm 2018, Cawthon thông báo bản thảo đầu tiên cho kịch bản phim (liên quan đến các sự kiện trong phần game đầu tiên) đã hoàn thành và có khả năng cho các bộ phim thứ hai và ba. Cũng trong tháng 8, Blum đã đăng lên Twitter nói rằng bộ phim dự kiến ra mắt vào năm 2020. Tuy nhiên, vài tháng sau, vào tháng 11 năm 2018, Cawthon thông báo kịch bản của phim đã bị hủy bỏ và bộ phim sẽ lại bị lùi lịch. Sau gần hai năm không có thông báo, vào tháng 6 năm 2020, trên một buổi phòng vấn trên Fandom, khi được hỏi về bộ phim, Blum nói: Tháng 9 năm 2021, Blum thông báo Columbus sẽ không còn tham gia dự án, nhưng dự án vẫn đang trong quá trình sản xuất. Tháng 8 năm 2022, Blum thông báo Jim Henson's Creature Shop sẽ tham gia chế tạo các nhân vật thú máy cho phim. Tháng 10, Emma Tammi được công bố là đạo diễn thay thế Columbus, đồng thời là đồng biên kịch với Cawthon và Seth Cuddeback,\ Tháng 12 năm 2022, Josh Hutcherson và Matthew Lillard tham gia vào dàn diễn viên nhưng chưa có nhân vật cụ thể. YouTuber chuyên về "Five Nights at Freddy's" Dawko cho biết trong một buổi livestream rằng Hutcherson sẽ đóng vai nhân viên bảo vệ Mike Schmidt của phần game đầu tiên và Lillard sẽ đóng vai phản diện chính của loạt game William Afton. Anh cũng cho biết Mary Stuart Masterson và Piper Rubio sẽ tham gia dự án lần lượt trong vai phản diện nữ không xác định và em gái của Schmidt tên Abby. Tháng 3 năm 2023, Kat Conner Sterling và Elizabeth Lail được xác định là sẽ tham gia bộ phim. Lucas Granta và Jessica Blackmore được thông báo có vai diễn chưa xác định. Qua trình quay phim chính ban đầu dự kiến bắt đầu vào tháng 3 năm 2021. Tuy nhiên, do vấn đề kịch bản, việc quay phim đã bị dời lại. Việc quay phim chính thức được tiến hành vào ngày 1 tháng 2 năm 2023 tại New Orleans dưới tên tạm là "Bad Cupcake", với kinh phí (trước thuế) là 25 triệu USD, và đóng máy vào ngày 3 tháng 4. Lillard bắt đầu quay các phân cảnh của ông từ giữa tháng 2. "Five Nights at Freddy's" dự kiến được phát hành bởi Universal Pictures đồng thời tại các rạp và trên nền tảng trực tuyến Peacock tại Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 10 năm 2023. Tháng 8 năm 2018, Cawthon cho biết nếu bộ phim đầu tiên thành công, sẽ có khả năng có phần thứ hai và ba, đi theo tuyến truyện của phần game thứ hai và ba. Tháng 1 năm 2023, trong một buổi phóng vấn trên podcast "WeeklyMTG", Lillard tiết lộ ông đã ký hợp đồng dài ba bộ phim với các hãng sản xuất.
19822766
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822766
Abstract (album)
Abstract là một album của nghệ sĩ chơi kèn saxon Joe Harriott, được thu âm tại vương quốc Anh vào tháng 11 năm 1961 và tháng 5 năm 1962, phát hành bởi Columbia (UK) tháng 2 năm 1963. Tại Hoa Kỳ, album được phát hành bởi Capitol Records. "Abstract" là album đầu tiên bởi một ban nhạc jazz Anh Quốc được trao tặng 5 ngôi sao trong bài tường thuật review "Down Beat". Allmusic được trao giải album 4 ngôi sao và trong bài tường thuật review của nó bởi Thơm Jurek, ông ghi nhận rằng, ""Abstract" thật tuyệt vời; nó thể hiện rằng người Anh đang tiếp nhận phong cách jazz mới của đầu thập niên 1960 và đặt nó làm tâm điểm bởi họ có những tay chơi như Joe Harriott. Đây là một nhạc sĩ xứng đáng được đón tiếp rộng rãi. Hãy hy vọng rằng anh ấy nhận được nó." "All compositions bởi Joe Harriott," ngoại trừ "Subject", bởi Joe Harriott và John Mayer; "Oleo," bởi Sonny Rollins.
19822776
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822776
Eriko Sotarduga
Eriko Sotarduga Binsar Pahalatua Sitorus (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1969) là một chính trị gia người Indonesia thuộc Đảng Dân chủ - Đấu tranh Indonesia (PDI-P), ông là đại biểu của Hội đồng Đại diện Nhân dân từ năm 2009, đại diện cho . Eriko Sotarduga sinh tại Medan, Bắc Sumatra vào ngày 10 tháng 4 năm 1969. Ông là người gốc Batak. Sau khi hoàn thành bậc trung học ở Medan, ông chuyển đến Jakarta rồi theo học tại Đại học Trisakti và đạt bằng cử nhân kỹ thuật cơ khí năm 1993. Eriko là một doanh nhân kinh doanh đồn điền cọ dầu ở hai tỉnh Riau và Kalimantan, trạm xăng và xưởng sửa chữa ô tô. Ông gia nhập Đảng Dân chủ - Đấu tranh Indonesia (PDI-P) năm 1999 và trở thành người tổ chức phe cánh thanh niên thuộc đảng PDI-P. Đến năm 2010, ông chuyển sang đảng chính, giữ chức phó tổng thư ký vào năm 2010. Ông được bầu vào Hội đồng Đại biểu Nhân dân đại diện cho khu vực bầu cử Jakarta II sau cuộc bầu cử năm 2009, nhận được 37.067 phiếu bầu. Khi tranh cử vào năm 2014, Eriko đã thành lập trại "Kampung Pemilu" phía trước nhà chủ tịch đảng Megawati Sukarnoputri ở Nam Jakarta, nơi đây cung cấp dịch vụ cắt tóc và sửa chữa xe máy miễn phí cho người dân địa phương. Ông điều hành các cơ sở tương tự tại sáu khu ở Jakarta. Ngoài ra, Eriko còn tài trợ cho hoạt động phun thuốc diệt muỗi. Eriko cho biết điều này cho phép ông gặp gỡ khoảng 1.000 người trong khu vực bầu cử trong ba giờ phun thuốc, lúc này mọi người sẽ ở bên ngoài. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2014, và nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2019 với 104.468 phiếu bầu. Ông còn là người phát ngôn trong nhóm vận động tranh cử năm 2019 của Tổng thống Joko Widodo. Ông là thành viên của ủy ban thứ năm, thứ sáu và thứ mười một trong cơ quan lập pháp. Là thành viên của ủy ban thứ mười một (bao gồm các tổ chức tài chính), Eriko đề xuất vào năm 2020 là Cơ quan Dịch vụ Tài chính sẽ giải thể và chuyển giao quyền hạn cho ngân hàng trung ương, dẫn chứng một số hợp đồng bảo hiểm và bê bối ngân hàng. Vào tháng 1 năm 2023, ông đề xuất Ngân hàng Rakyat Indonesia thuộc sở hữu của chính phủ mua lại toàn bộ các ngân hàng phát triển khu vực, với lý do cần phải cung cấp công nghệ cải tiến và tăng cường hoạt động tiền vốn của ngân hàng khu vực. Eriko là tín đồ Kitô hữu và kết hôn với Roslina T. Nainggolan. Họ có ba người con.
19822783
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822783
Đình Pò Háng
Đình Pò Háng là di tích lịch sử thuộc thôn Pò Háng, xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Đây là một ngôi đình cổ thờ Vua Đinh Tiên Hoàng của cộng đồng người Tày - Nùng vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam. Đình chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và là 1 trong số ít 6 di tích của Đình Lập nên được chính quyền và người dân có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đình Pò Háng nằm ở vùng biên giới huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, tại km 150, quốc lộ 31, gần cửa khẩu Bản Chắt. Vị trí trên đồi cao làm cho di tích lịch sử được coi như là một pháo đài, là điểm tựa tâm linh giữ yên biên ải. Pò Háng là tiếng Tày, Nùng địa phương. Pò nghĩa là vùng đồi, Háng là chợ, gọi là chợ trên một vùng đồi. Nơi đây bốn bề đồi núi ngút ngàn cây xanh bên dòng sông Kỳ Cùng chảy ngược. Trước đây, người dân Pò Háng ở bên này sông Kỳ Cùng. Từ năm 1966, 1967, khi mở tuyến đường đi ra biên giới, cả thôn Pò Háng đã rời sang bên kia sông Kỳ Cùng, chỉ còn đình làng Pò Háng ở lại. Ngôi đình hiện được xây dựng kiên cố theo lối truyền thống, lợp ngói âm dương với ban thờ thành hoàng làng được bố trí ở giữa. Khuôn viên đình được quy hoạch rộng hơn 1.000 m2 gồm sân gạch, tường bao cùng hàng cây cổ thụ xung quanh. Đình Pò Háng là một ngôi đình cổ thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, ngoài ra còn phối thờ vị thành hoàng làng có tên là Hoàng Lang. Xung quanh câu chuyện về việc thờ tự tại ngôi đình có rất nhiều câu chuyện huyền thoại được truyền từ đời này sang đời khác. Cũng giống như đình Pác Mòng ở thành phố Lạng Sơn hay đền Phja Đeng tỉnh Bắc Kạn. Đình Pò Háng là di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng của người Tày, Nùng. Việc xuất hiện nhân vật lịch sử này trên vùng đất Xứ Lạng cho thấy sự giao thoa văn hóa của dân tộc Kinh trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc. Vùng đất Lạng Sơn có núi non bao bọc hiểm trở, địa đầu biên giới đất nước. Với vị trí quan trọng như vậy, Vua Đinh Tiên Hoàng đã nhiều lần cầm quân lên đây để dẹp loạn phương Bắc. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng mất, người Việt tại những nơi Vua hành quân đi qua đều lập miếu để thờ. Đình Pò Háng nằm trong khu căn cứ kháng chiến Nà Thuộc. Trong suốt hai năm 1947, 1948, quân dân Nà Thuộc đã đánh thắng các trận tiến công liên tiếp của giặc Pháp. Tin vui thắng trận lan đi khắp các chiến trường Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huân chương Chiến công hạng Ba và bức trướng Ủng hộ kháng chiến cho quân dân Nà Thuộc. Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Đình Lập, đình Pò Háng cũng là nơi các thanh niên trong xã tổ chức uống máu xin thề, kiên quyết đánh giặc. Vào ngày 14/4/1944 âm lịch tại Đình Pò Háng, có 09 người gồm: Ông Hoàng Viết Say - Trưởng thôn Pò Phát; Bế Tiến Vọng - Thôn Pò Háng; Hoàng Phúc Vượng - Thôn Pò Phát; Vương Ngọc Minh - thôn Pò Phát; Vi Lương Hậu – Thôn Pàn Mò; Bế Thiên Minh - Thôn Pò Mất; Hoàng Văn Đạo - Thôn Pò Háng (7 người xã Bính Xá) cùng với Ông Hoàng An Ninh và Nông Văn Nguyên – thôn Bản Hang xã Kiên Mộc đã tổ chức lễ cắt máu ăn thề, kiên quyết đánh giặc Pháp. Sự kiện này đã tạo tiếng vang lớn trong khu căn cứ kháng chiến Nà Thuộc và nhân dân 3 xã Bính Xá, Bắc Xa, Kiên Mộc. Đặc biệt, năm 1948, tại Đình Pò Háng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh tặng bức trướng đặc biệt thêu chữ Hán, phía dưới phiên âm bằng chữ quốc ngữ là “Chiến kháng hộ ủng” (ủng hộ kháng chiến). Đình Pò Háng được xếp hạng di tích cấp tỉnh từ năm 2002. Lễ hội Đình Pò Háng diễn ra hằng năm vào ngày 3/3 âm lịch và 14/4 với hoạt động tế lễ tôn vinh Đinh Bộ Lĩnh và các tướng lĩnh Vương Triều Đinh đã có công đánh dẹp và giữ yên vùng đất nơi địa đầu biên giới Đại Cồ Việt.
19822792
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822792
Ondskan (phim)
Ondskan () là một bộ phim điện ảnh chính kịch của Thụy Điển được công chiếu tại các rạp phim ở Thụy Điển vào ngày 26 tháng 9 năm 2003, do Mikael Håfström làm đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết bán tự truyện cùng tên của Jan Guillou từ năm 1981. Phim có sự tham gia diễn xuất của Andreas Wilson, Henrik Lundström và Gustaf Skarsgård. Bộ phim lấy bối cảnh tại một trường nội trú tư thục vào cuối thập niên 1950 với trọng tâm là đề tài bạo lực học đường. Bộ phim đã nhận được đề cử giải Oscar cho Phim ngoại ngữ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 76. Tác phẩm còn đoạt ba giải Guldbagge của Thụy Điển, tính cả Phim xuất sắc nhất. Năm 1958, cậu nhóc 15 tuổi Erik Ponti sống cùng mẹ và người cha dượng tàn ác ở Stockholm. Ở nhà, cha dượng đánh cậu mỗi ngày sau bữa tối. Người mẹ dễ sai bảo của cậu buộc phải lờ đi bản chất ác dâm của chồng và để cho bạo lực tiếp diễn, do bà sợ phải can thiệp và thay vào đó chơi dương cầm để tránh nghe thấy tiếng ồn của vụ bạo hành. Ở trường, Erik rất bạo lực và thường xuyên đánh nhau, do cậu bị nuôi dạy bạo lực từ nhỏ. Sau một vụ ẩu đả chiến đặc biệt ác liệt, Erik bị đuổi học. Hiệu trưởng nhận xét cậu là xấu xa và cáo buộc cậu là cái ác thuần túy. Nhằm mang đến cho con trai mình một khởi đầu mới và cơ hội cuối để hoàn thành việc học, mẹ cậu đã bán một số đồ gia truyền có giá trị của mình và gửi Erik đến một trường nội trú giàu có. Sau khi đến Stjärnsberg nhận ra trường nội trú là cơ hội cuối cùng để đạt được Sixth Form, Erik cố quên đi xu hướng bạo lực của mình. Tại ngôi trường danh giá, 12 thành viên của Sixth Form lập nên Hội học sinh. Họ áp đặt một luật ác độc lên trường học và trừng phạt bằng thể chất và tâm lý với những học sinh không vâng lời; hành vi này hoàn toàn bị các nhân viên của trường phớt lờ, họ lựa chọn để học sinh tự quản lý hành vi của nhau. Khi Erik từ chối tuân theo những yêu cầu lố bịch của hai thành viên Hội học sinh là Silverhielm và Dahlén, cậu trở thành mục tiêu bị bắt nạt không ngừng. Việc cậu từ chối hạ thấp bản thân bằng cách tuân theo những hình phạt nhục nhã của họ làm cậu bị phạt nhiều lần vào cuối tuần. Erik kết bạn với người bạn cùng phòng trí thức Pierre, cậu này cố sống thầm lặng để tránh bị bắt nạt. Trong lúc đang ở trong nhà bếp của trường vào một ngày cuối tuần, sau một ngày lao động đặc biệt mệt mỏi, Erik gặp Marja, một nhân viên quán cà phê xinh đẹp có thị thực lao động từ Phần Lan. Cả hai bắt đầu quan hệ tình cảm khi Marja ngưỡng mộ tính cách kiên cường và chính trực của Erik. Trong khi đó, Erik đăng ký tham gia đội bơi lội. Một trận đấu bơi lội sắp diễn ra và Erik quyết tâm giành chức vô địch, nhưng cậu sớm nhận ra rằng để vô địch, cậu phải đánh bại đương kim vô địch của trường - con trai nhà tài trợ nổi bật nhất cho trường. Cậu biết rằng việc vô địch sẽ biến cậu trở thành mục tiêu bị bắt nạt hơn bao giờ hết, nhưng vị huấn luyện viên bơi lội công bằng và tận tâm cam đoan với cậu rằng đó là vấn đề danh dự và cậu không được thua. Rồi Erik giành chức vô địch, phá một số kỷ lục của trường và làm bẽ mặt một số thành viên của Sixth Form, và chúng đành mỉa mai vỗ tay khi thành tích của cậu được huấn luyện viên bơi lội công bố. Nhân dịp nghỉ Giáng Sinh, Erik ghé về thăm nhà. Cha dượng đánh đập cậu không thương tiếc, trong khi mẹ anh chơi đàn dương cầm để lấp đi âm thanh của cây gậy. Khi cậu trở lại trường học, hội học sinh bắt đầu nhắm vào Pierre, người bạn tri thức của Erik. Pierre không chịu phản kháng. Đau đớn khi thấy bạn mình bị sỉ nhục, Erik rời đội bơi vì tin rằng điều này sẽ cứu bạn mình khỏi bị liên tục bắt nạt. Nhưng điều đó dường như chưa đủ. Một lúc sau, Erik được gọi đến phòng của chủ tịch hội đồng là Silverhielm. Ở đó, Pierre bị bắt lột quần áo còn Dahlén dọa sẽ châm điếu thuốc vào ngực cậu ấy, nhưng thay vào đó, Erik đã tình nguyện thay bạn mình và kiên cường chịu đựng cơn đau. Ngày hôm sau, Pierre được thách đấu với hội học sinh. Cậu ấy bị đánh đập dã man nhưng không tuân theo yêu cầu của họ. Ngày hôm sau, Erik bị phục kích trên đường đi bộ trở về từ nơi giam giữ. Họ trói cậu xô xuống đất và đổ nước sôi lên người cậu, rồi đổ nước lạnh và định để cậu chết cóng ngoài trời. Tuy nhiên, cậu được Marja giải cứu. Cả hai ngủ cùng nhau và Erik trở về phòng thì thấy Pierre đã rời trường. Erik, cay đắng và chán nản, thách đấu Dahlén và von Schenken. Cậu nhanh chóng đánh bại cả hai, rồi đi tìm Marja, nhưng biết tin cô đã rời đi Phần Lan sau khi bị sa thải không rõ lý do. Hiệu trưởng Silverhielm lấy được một bức thư tình mà Marja gửi cho Erik, dẫn đến việc Erik bị đuổi học vì có quan hệ tình dục với một nhân viên trong trường. Erik lùng sục và tìm ra Silverhielm trong rừng để trả thù và dọa sẽ giết cậu ta. Silverhielm quỳ gối cầu xin tha mạng sau khi sợ hãi đến phát khóc và nôn mửa, thì Erik thấy mình sắp bộc lộ xu hướng bạo lực nên đã kiềm chế và cam đoan với Silverhielm rằng cậu sẽ không giết cậu ta vì hai người không giống nhau. Erik trở lại trường với người bạn của gia đình mẹ cậu, một vị luật sư tên Ekengren. Ekengren đối mặt với hiệu trưởng và cho rằng việc nhà trường đoạt lấy bức thư của Marja là vi phạm nghiêm trọng luật bí mật thư từ của Thụy Điển và dọa công bố văn hóa coi thường luật pháp cũng như sự cố tình phớt lờ của hiệu trưởng và các nhân viên khác trong trường. Sau đó Erik được bỏ đình chỉ và đi học trở lại, nhận lại bức thư từ Marja và được phép kết thúc học kỳ cuối trong hòa bình tương đối. Năm học kết thúc, Erik trở về nhà và thấy mẹ cậu bị cha dượng đánh đập. Cha dượng cố đánh cậu một lần nữa, nhưng Erik cảnh báo ông ta rằng mọi chuyện đã kết thúc. Cậu nói với mẹ mình (lúc ấy bị sốc) rằng đây là lần cuối cùng gia đình xảy ra bạo lực và tự đóng cửa sau lưng mình, khi cậu chuẩn bị đáp trả cho nhiều năm bị cha dượng bạo hành và đánh đập. Người cha dượng vĩnh viễn rời khỏi gia đình và bị giết trong bệnh viện. Erik làm hòa với Pierre khi cậu bạn chuẩn bị đến Geneva để tiếp tục con đường học vấn của mình, rồi Erik bắt đầu liên lạc với Marja, lên kế hoạch xây dựng gia đình và thực hiện ước mơ trở thành luật sư. Dựa trên một trong những cuốn sách bán chạy nhất của Thụy Điển thời hiện đại, đã có những bàn luận về việc chuyển thể thành phim trong nhiều năm (kể cả một số lần thất bại), trước khi Mikael Håfström được mời làm đạo diễn bộ phim. Ban đầu dự án được thai nghén thành một bộ phim truyền hình dài tập, nhưng Håfström thấy mình chưa sẵn sàng cho một quá trình sản xuất dài kì như vậy. Thay vào đó, anh đã đợi vài năm và cuối cùng thuyết phục được các nhà sản xuất biến nó thành phim điện ảnh. Håfström đã mời Hans Gunnarsson (một đồng nghiệp anh từng làm việc cùng) làm đồng tác giả kịch bản, và quá trình sáng tác cũng như lên kinh phí được tiến hành nhanh chóng. Kinh phí bộ phim là 20 triệu krona Thụy Điển. Việc tuyển chọn diễn viên phụ diễn ra mà không gặp bất kỳ khó khăn đáng kể nào, song mặc dù đã có hơn 120 ứng viên đi thử vai, nhưng đoàn phim vẫn chưa tìm được diễn viên chính khi chỉ còn hai tuần nữa là bộ phim bấm máy ghi hình. Cuối cùng, đạo diễn lựa chọn Andreas Wilson, một nam người mẫu trẻ với kinh nghiệm diễn xuất rất hạn chế mà ông từng gặp lướt qua tại một bữa tiệc sinh nhật. Håfström đã liên lạc với những người mà ông biết từng tham gia bữa tiệc để lấy số điện thoại của Wilson, sau đó ông gọi cho anh và mời anh đến. Håfström ngay lập tức chắc chắn rằng mình đã tìm đúng người, và sau một vài cuộc kiểm tra thể chất, Wilson đã được giao vai diễn này. Trước khi bắt đầu ghi hình, Wilson đã được tập luyện bơi lội để học cách bơi trườn sấp theo những vận động viên bơi lội ở thập niên 1950. Quá trình quay phim mất 30 ngày để hoàn thành, từ đầu tháng 10 đến tháng 11 năm 2002. Ngôi trường Stjärnsberg trong phim dựa trên trường nội trú Solbacka, ngôi trường có thật mà tác giả tiểu thuyết theo học. Trường bị đóng cửa năm 1973. Tòa nhà gốc của Solbacka vẫn tồn tại và hoạt động thành một trung tâm giải trí cho các vận động viên chơi golf, nhưng đã được cải tạo đến mức đạo diễn cảm thấy nó không thể được sử dụng làm địa điểm quay phim đáng tin cậy. Thay vào đó, hầu hết các cảnh quay bên ngoài được thực hiện xung quanh Nhà Görväln ở Jakobsberg, phía bắc Stockholm. Khu ăn uống trong phim được xây dựng trong một studio như một bản sao nhà ăn gốc của trường học, dựa trên những bức ảnh từ thời đó. Các cảnh quay ở hồ bơi được ghi hình tại trường Gubbängsskolan ở phía nam Stockholm. Các bài hát có mặt trong phim gồm có "Stupid Cupid" của Neil Sedaka, "The Great Pretender" của The Platters, "Weisser Halunder" của Inger Berggren và "Peggy Sue" của Buddy Holly & The Crickets. Bộ phim lần đầu được trình chiếu cho những khách hàng tiềm năng tại Thị trường phim Marché của Liên hoan phim Cannes năm 2003. Buổi chiếu đầu tiên trước khán giả của phim là tại Liên hoan phim quốc tế Toronto vào tháng 9 cùng năm. Buổi ra mắt phim tại Thụy Điển diễn ra vào ngày 26 tháng 9. "Ondskan" đã gặt hái thành công lớn về mặt thương mại ở Thụy Điển với tổng số 959.223 lượt vé bán ra. Ngày 24 tháng 6 năm 2005, tác phẩm được phát hành tại Vương quốc Anh và vào ngày 10 tháng 3 năm 2006 dưới dạng phát hành hạn chế tại Hoa Kỳ. "Ondskan" nhận được 68% lượng tán đồng trên trang web tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes, dựa trên 38 bài đánh giá và đạt điểm trung bình là 6,53/10. Các chuyên gia của trang web nhất trí: "Những nỗ lực của "Evil" nhằm giải mã nguyên nhân và hậu quả của bạo lực không phải lúc nào cũng thành công, nhưng kết quả của cái kết được dàn dựng tốt vẫn có tác động đáng lo ngại. Metacritic thì chấm bộ phim số điểm trung bình là 61/100, dựa trên 15 nhà phê bình, thể hiện "các bài đánh giá nhìn chung là ổn". Bộ phim đã được Thụy Điển gửi đi tranh giải Oscar cho Phim ngoại ngữ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 76. Ngày 27 tháng 1 năm 2004, có thông báo rằng phim đã lọt vào 5 đề cử chung cuộc. Jan Guillou không thể tham dự lễ trao giải vì không nhận được vé. Tại giải Guldbagge của Thụy Điển, phim nhận được 7 đề cử và thắng ba giải: Phim xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất và Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất. Các hạng mục mà phim thất cử là Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Wilson và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Gustaf Skarsgård.
19822795
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822795
Artemis (định hướng)
Artemis có thể đề cập đến:
19822797
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822797
Larnell Cole
Larnell James Cole (sinh ngày 9 tháng 3 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Warrington Town.
19822798
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822798
Công tước xứ Lennox
Công tước xứ Lennox (tiếng Anh: "Duke of Lennox") là một tước hiệu quý tộc ở Scotland thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Nó đã được tạo ra nhiều lần trong giới quý tộc Scotland, dành cho Thị tộc Stewart xứ Darnley. Trước vị được đặt tên theo Quận Lennox ở Dumbarton, được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1581 và trước đây là Bá tước xứ Lennox. Công tước thứ hai của Lennox được phong làm Công tước xứ Richmond; khi ông qua đời, công tước Richmond bị tuyệt tự và thu hồi. Công tước thứ tư cũng được phong làm Công tước xứ Richmond; sau cái chết của công tước thứ sáu, cả hai tước vị đều tuyệt tự nên bị thu hồi. Công tước xứ Richmond và Công quốc xứ Lennox được tạo ra vào năm 1675 và trao cho Charles Lennox, con hoang hoàng gia của Vua Charles II. Công tước xứ Richmond và Lennox được phong thêm Công tước xứ Gordon vào năm 1876. Do đó, Công tước Lennox nắm giữ và kiêm nhiệm thêm 4 tước vị công tước khác (nếu bao gồm cả Aubigny-sur-Nère), nhiều hơn bất kỳ gia đình quý tộc nào khác trong vương quốc Anh; Kể từ năm 2022 (không tính tước hiệu được tuyên bố ở Pháp) thì Công tước xứ Lennox ngang bằng số tước hiệu với Vương tử William, Thân vương xứ Wales.
19822801
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822801
Zeki Fryers
Ezekiel David Fryers (sinh ngày 9 tháng 9 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh thi đấu ở vị trí hậu vệ cho AFC Eskilstuna. Swindon Town
19822803
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822803
Các ngày lễ tại Azerbaijan
Có một số ngày lễ tại Azerbaijan. Các ngày lễ được quy định trong hiến pháp của CHXHCNXV Azerbaijan lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 5 năm 1921. Ngày nay chúng được quy định trong Hiến pháp Azerbaijan. Các ngày lễ quốc gia tại Azerbaijan vẫn là những ngày làm việc như sau: Các ngày lễ Ramadan và Qurban vẫn là những ngày tôn giáo không làm việc ở Azerbaijan vì đất nước này rất thế tục và phi tôn giáo. Dân cư sùng đạo của đất nước, chủ yếu tại Nardaran và một số làng và khu vực khác kỷ niệm ngày Ashura, một ngày để tang của người Shia trong lịch Hồi giáo. Các nhóm tôn giáo thiểu số trong nước - chủ yếu là Cơ đốc nhân chính thống và người Do Thái - cũng kỷ niệm những ngày tôn giáo nổi bật trong đức tin của họ. Mặc dù thực tế là ngày lễ Novruz có nguồn gốc từ tôn giáo Hoả giáo, nhưng hầu như tất cả người dân Azerbaijan đều kỷ niệm ngày này với ý nghĩa một ngày lễ của mùa xuân.
19822804
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822804
Richard Eckersley (cầu thủ bóng đá)
Richard Jon Eckersley (sinh ngày 12 tháng 3 năm 1989) là một cựu cầu thủ bóng đá người Anh từng thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh.
19822808
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822808
Công tước xứ Queensberry
Công tước xứ Queensberry (tiếng Anh: "Duke of Queensberry") được tạo ra thuộc Đẳng cấp quý tộc Scotland vào ngày 3 tháng 2 năm 1684 cùng với tước hiệu phụ là Hầu tước xứ Dumfriesshire trao cho William Douglas, Công tước thứ nhất xứ Queensberr. Tước vị Công tước được nắm giữ cùng với Hầu tước xứ Queensberry cho đến khi Công tước thứ 4 (và Hầu tước thứ 5) qua đời vào năm 1810, khi Hầu tước được thừa kế bởi Ngài Charles Douglas của Kelhead, Nam tước thứ 5, trong khi tước vị Công tước xứ Queensberry được thừa kế bởi Công tước thứ 3 xứ Buccleuch. Kể từ đó, tước hiệu Công tước xứ Queensberry được giữ bởi Công tước xứ Buccleuch. Năm 1708, Công tước thứ 2 được phong làm Công tước xứ Dover (cùng với các tước hiệu phụ là Hầu tước xứ Beverley và Nam tước Ripon) thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh, nhưng những tước hiệu này đã biến mất sau cái chết của Công tước xứ Dover thứ 2 vào năm 1778. Năm 1945, Vua George VI muốn trao cho thủ tướng Winston Churchill tước vị Công tước xứ Dover, nhưng ông đã từ chối. Một số tước hiệu phụ được liên kết với Công tước xứ Queensberry, cụ thể là Hầu tước xứ Dumfriesshire (1683), Bá tước xứ Drumlanrig và Sanquhar (1682), Tử tước xứ Nith, Tortholwald và Ross (1682) và Lãnh chúa Douglas xứ Kilmount, Middlebie và Dornock (1682) (tất cả đều thuộc Đẳng cấp quý tộc Scotland). Trụ sở của gia đình Công tước là tại Lâu đài Drumlanrig, được xây dựng bởi Công tước thứ nhất xứ Queensberry.
19822809
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822809
Michael Barnes (cầu thủ bóng đá)
Michael Thomas Barnes (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh từng thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh.
19822810
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822810
Trường Đại học Kinh tế Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế Hà Nội có thể là:
19822813
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822813
Kieran Lee
Kieran Christopher Lee (sinh ngày 22 tháng 6 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ tại Bolton Wanderers tại League One.
19822814
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822814
Khu tự quản của Phần Lan
Khu tự quản (, ) là một cấp hành chính tự cơ sở của Phần Lan. Lãnh thổ Phần Lan được chia thành các đơn vị tự quản bình đẳng về mặt pháp luật. Một đơn vị hành chính cấp khu tự quản chỉ có thể là một huyện (/) hoặc một thành phố (/), và cách gọi cho khu tự quản ấy do hội đồng điều phối quyết định. Các khu tự quản cung cấp ⅔ khối lượng dịch vụ công; có quyền đánh thuế thu nhập theo tỷ lệ cố định, từ 16 đến 22 phần trăm; và kiểm soát nhiều dịch vụ cộng đồng như trường học, chăm sóc sức khỏe, cung cấp nước và đường giao thông. Tuy nhiên các khu tự quản không có trách nhiệm bảo trì đường cao tốc vì đây là một trong những trách nhiệm của chính quyền cấp trung ương.
19822815
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822815
Phil Marsh
Philip Marsh (sinh ngày 15 tháng 11 năm 1986) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Pilkington.
19822816
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822816
Five Nights at Freddy's (định hướng)
Five Nights at Freddy's là một loạt thương hiệu truyền thông được phát triển bởi Scott Cawthon Five Nights at Freddy's cũng có thể là: __ĐỊNHHƯỚNG__
19822817
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822817
Ryan Shawcross
Ryan James Shawcross (sinh ngày 4 tháng 10 năm 1987) là một cựu cầu thủ bóng đá người Anh từng thi đấu ở vị trí trung vệ. Stoke City Cá nhân
19822822
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822822
Chôn Pong-chun
= Jeon Bong-jun = Từ Wikipedia, bách khoa toàn thư miễn phí Trong tên tiếng Hàn này, họ là Jeon. Jeon Bong-jun (1855 – 1895) sinh ra ở Taein, Jeollabuk-do, Hàn Quốc. Ông là một nhà lãnh đạo nổi bật của Cách mạng Nông dân Donghak. Do tầm vóc thể chất thấp bé của mình, ông được gọi là ""Nokdu Janggun"" (녹두장군, Đậu xanh). Năm 1894, Jeon Bong Jun và những nông dân khác đã cầu xin một thẩm phán địa phương của tỉnh Jeolla dỡ bỏ thuế nặng (và một số người nói là bất hợp pháp) và trả lại tài sản bị tống tiền lấy từ những người bị buộc tội phạm tội không có căn cứ. Lời cầu xin này của Jeon Bong Jun và những người khác đã bị từ chối. Để phản ứng với sự từ chối này, ông cùng với những nông dân khác, đã nổi dậy và tấn công văn phòng quận và đe dọa sẽ trừng phạt các quan chức tham nhũng nếu họ không chấm dứt tất cả tham nhũng. Vào ngày 28 tháng 1894 năm 2, cuộc cách mạng của Jeon Bong Jun trở nên chống phương Tây và chống Nhật vì những hành động áp bức và tàn bạo của quân đội Nhật Bản trong việc trừng phạt nông dân Hàn Quốc. Cuộc cách mạng này lan rộng từ thị trấn này sang quận khác khi quân đội nông dân thề sẽ tiêu diệt toàn bộ giai cấp thống trị Triều Tiên và trục xuất tất cả các đảng Nhật Bản và phương Tây. Đến tháng Chín, cuộc nổi dậy của nông dân của ông đã kết thúc bạo lực khi quân đội nông dân của ông bị đánh bại hoàn toàn bởi một quân đội Nhật Bản được đào tạo tốt, được trang bị tốt hơn trong Trận Ugeumchi. Jeon Bong-jun bị bắt bởi thống đốc tỉnh Jeolla, Yi Do-jae và bị xử tử bằng cách treo cổ vào ngày 1895 tháng <> năm <>. Lew, Ick trẻ. "Tính cách bảo thủ của cuộc nổi dậy nông dân Tonghak năm 1894: Đánh giá lại với sự nhấn mạnh vào nền tảng và động lực của Chŏn Pong-jun." "Tạp chí Nghiên cứu Hàn Quốc" 7, số 1 (1990): 149-80. Thể loại:
19822833
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822833
Cảng biển Ninh Bình
Cảng biển Ninh Bình là cảng thuộc nhóm 1 trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hệ thống cảng biển Ninh Bình gồm các cảng đã và đang xây dựng là: Cảng Đua Fat Kim Sơn, Cảng Ninh Phúc và các cảng được dự kiến xây dựng là: cảng Kim Tân, cảng Cồn Nổi và cảng Cồn Mờ. Ninh Bình cũng đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu vực từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi trong đó có các khu dịch vụ logistics cảng sông Đáy, cảng Cồn Nổi. Đối với khu vực Cồn Mờ xây dựng đài quan sát, ngắm cảnh và dịch vụ hỗ trợ hoạt động tàu thuyền trên biển và chuyển đổi khu vực Cồn Mờ thành cảng biển Ninh Bình để phát triển hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách trên biển và phát triển du lịch. Hệ thống cảng biển Kim Sơn Ninh Bình cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 45 km, cách thị trấn Phát Diệm khoảng 15 km; cách Hà Nội 100km, cách cảng hàng không Quốc tế Nội Bài 140km. Nơi đây, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy kết nối với các địa phương thuận lợi như: quốc lộ 10 cũ, quốc lộ 10 mới quốc lộ 21B, quốc lộ 12B… và các tuyến đường thuỷ qua sông Đáy, sông Vạc, sông Càn, sông Ân Giang, sông Vực, sông Cà Mau, sông Hoành Trực…
19822837
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822837
Quân khu Tây (Liên bang Nga)
Quân khu Tây (tiếng Nga: Западный военный округ, chuyển tự "Zapadnyy voyennyy okrug") là một trong năm quân khu của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Quân khu này chịu trách nhiệm phòng thủ ở khu vực trung tây của Nga thuộc châu Âu. Trụ sở Bộ Tư lệnh Quân khu Tây đóng tại Sankt-Peterburg. Quân khu Tây được thành lập như một phần của cải cách quân sự năm 2008 và được thành lập theo Nghị định №1144 được ký ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Tổng thống Nga, trên cơ sở hợp nhất của Quân khu Moskva, Quân khu Leningrad và Đặc khu Kaliningrad. Quân khu Tây bắt đầu hoạt động vào ngày 20 tháng 10 năm 2010, dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Valery Gerasimov. Trung tướng Roman Berdnikov nắm quyền chỉ huy vào ngày 3 tháng 10 năm 2022. Quân khu phía Tây hiện do Đại tướng Yevgeny Nikiforov, người trước đây là Tham mưu trưởng Quân khu Đông, chỉ huy. Quân khu Tây là quân khu nhỏ thứ hai ở Nga tính theo quy mô địa lý. Phạm vi của quân khu bao gồm 26 chủ thể liên bang của Nga: tỉnh Belgorod, tỉnh Bryansk, tỉnh Ivanovo, tỉnh Kaliningrad, tỉnh Kaluga, Karelia, tỉnh Kostroma, tỉnh Kursk, tỉnh Leningrad, tỉnh Lipetsk, Moskva, tỉnh Moskva, tỉnh Nizhny Novgorod, tỉnh Novgorod, tỉnh Oryol, tỉnh Pskov, tỉnh Ryazan, Sankt-Peterburg, tỉnh Smolensk, tỉnh Tambov, tỉnh Tver, tỉnh Tula, tỉnh Vladimir, tỉnh Vologda, tỉnh Voronezh, tỉnh Yaroslavl. Do đó, nó bao gồm Vùng liên bang Trung tâm và phần phía Tây của Vùng liên bang Tây Bắc. Địa phận mà Quân khu Tây bảo vệ giáp biên với Estonia và Latvia là hai quốc gia thành viên NATO, Belarus là đồng minh của Nga, và với Ukraina là nước mà Nga đang giao tranh. Trong chiến tranh Ukraina, một số đơn vị của Quân khu Tây được tổ chức thành Nhóm lực lượng Zapad và được phái tới tác chiến tại phía bắc và đông bắc Ukraina. Trước ngày 1 tháng 12 năm 2014, Quân khu Tây còn bao gồm Bộ Tư lệnh Chiến lược chung Bắc Cực, tỉnh Arkhangelsk, Murmansk Oblast, Cộng hòa Komi và Khu tự trị Nenets, cũng như Hạm đội Baltic và Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga, khỏi quân khu này. Nga đã công bố kế hoạch tái lập hai quân khu Moskva và Sankt-Peterburg. Các đơn vị quân sự thuộc Bộ Nội vụ, Bộ đội Biên phòng của FSB, cũng như các đơn vị của Bộ Tình trạng khẩn cấp (Nga) và các bộ, ngành khác của Liên bang Nga thực hiện nhiệm vụ trên lãnh thổ huyện nằm dưới sự phụ thuộc hoạt động của nó.
19822838
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822838
Shanghai Knights
Hiệp sĩ Thượng Hải (tựa gốc tiếng Anh: Shanghai Knights) là một bộ phim hài hước - hành động - võ thuật Mỹ của đạo diễn Tom Dey, trở lại với sự tham gia của Thành Long và Owen Wilson vào hai vai chính trong phim. Phim được phát hành vào năm 2003 tại Mỹ. Nội dung phim là phần tiếp theo của Trưa Thượng Hải đã phát hành vào năm 2000. Bộ phim lấy bối cảnh sau năm 1887, khi các quý tộc người Anh lên kế hoạch thao túng cả chính trị nước Anh và xâm lăng hoàng cung Trung Hoa. Bá tước Nelson Rathbone lấy cớ "công du" Trung Hoa huyền bí, đã cấu kết với một kẻ phản bội của hoàng tộc Mãn Thanh giấu mặt, dưới trướng là bọn lính Nghĩa Hòa Đoàn li khai. Nelson cử rất nhiều thuộc hạ giỏi võ lẻn vào Tử Cấm Thành cướp Ngọc Ấn của Hoàng Đế. Quan thị vệ Chon và con gái ông là Chon Lin chống cự dữ dội, nhưng Nelson cũng là một tay kiếm cự phách của Hoàng gia Anh Quốc. Chon cùng đội cấm vệ binh hy sinh, còn con gái ông là Chon Lin bị thương. Trước lúc lâm chung, Chon căn dặn con gái ông phải đoạt lại Ngọc Ấn bằng mọi giá, ông còn nhờ cô gửi một hộp quà kỷ niệm cho con trai lớn của mình là Chon Wang. Do trong phần 1 Chon Wang đã bỏ nhà đi Mỹ và thậm chí còn kháng chỉ, tự ý cưới công chúa Phối Phối, nên cha anh đã từ mặt anh. Cô em gái Chon Lin theo di nguyện của cha, đã gửi hộp quà đến vợ chồng Chon Wang ở Mỹ. Còn bản thân cô lặn lội đến Vuơng Quốc Anh để ám toán tên bá tước Nelson và lấy lại Ngọc Ấn, nhưng thất bại. Về phần Chon Wang, sau chiến thắng vẻ vang ở phần 1, anh gửi một phần kho báu nhờ gã bạn thân Roy O'Bannon đầu tư giúp, nhưng thay vì kinh doanh, Roy đã sử dụng sạch số tiền đó vào đầu tư văn học. Sau một thời gian, hộp quà và bức thư của Lin được đưa đến tay Chon Wang - lúc này anh đang làm cảnh sát trưởng thành phố Carson. Anh chỉ kịp vội vàng tạm biệt vợ, làm một nghi lễ tưởng nhớ người cha đã mất, rồi lên đường đến New York tìm Roy. Chon Wang muốn Roy gửi lại cho anh một ít vàng làm lộ phí để anh đến London tuơng trợ cho em gái. Nhưng Roy đã dùng hết số tiền, bản thân Roy còn phải đi làm trai bao ở một khách sạn. Cả 2 đành phải chọn cách đi tàu lậu đến London. Vừa đặt chân đến London, 2 người gặp rắc rối với một đám du đãng đường phố và một chú nhóc bụi đời ăn cắp vặt tên là Charlie Chaplin. Với võ nghệ thành thục của Chon Wang đã hạ đám du côn trong vài phút. Điều này giúp họ nhanh chóng kết bạn với thanh tra Conan Doyle, một sĩ quan cảnh sát say mê văn học trinh thám, hâm mộ Roy O'Bannon và có nhiều tài lẻ. Conan bất đắc dĩ thông báo cho họ rằng em gái Chon Lin đã ám sát bá tước Nelson bất thành, và đang bị tạm giam chờ xét xử. Wang và Roy chỉ có thể thăm Chon Lin chứ không làm được gì, và ở London trong cảnh "cháy túi", họ phải tạm thời trú ẩn ở chỗ của chú nhóc Charlie để tìm thời cơ. 2 người nắm được tin bá tước Nelson mở buổi tiệc mừng cho chuyến đi Trung Hoa vừa rồi. Hắn cử Conan làm công tác an ninh cho buổi tiệc, lợi dụng sơ hở đó Chon Lin vượt ngục, đột nhập vào tư dinh của Nelson. Về phần Wang và Roy, 2 anh cải trang thành khách mời đến buổi tiệc của Nelson rồi lẻn vào tư dinh để tìm tung tích Ngọc Ấn. Tại đây họ khám phá ra rằng Nelson còn tàng trữ rất nhiều kho báu cướp được ở đây. Kẻ tiếp tay cho Nelson chính là thế tử Châu Vũ, em trai của hoàng đế Mãn Thanh. Châu Vũ mượn tay tên bá tước trộm ngọc ấn để hắn có thể quay về Tử Cấm Thành phế truất hoàng đế. Đổi lại, Châu Vũ có được ngọc ấn, hắn sẽ giúp Nelson trừ khử các quý tộc cấp cao của Hoàng Gia Anh Quốc. Và Nelson sẽ thừa cơ thay thế nữ hoàng, trở thành nguyên thủ nước Anh. 3 người gặp nhau trong khi chạm trán với nhóm lính ngự lâm dưới trướng Nelson. Sau một hồi đánh nhau, Lin cứu Wang và Roy phóng ô tô chạy trốn. Một phần kho tàng bốc cháy, còn ngọc ấn bị Charlie lẻn vào trộm mất. Tức giận, Nelson cách chức thanh tra Conan và cử thuộc hạ Nghĩa Hòa Đoàn lùng sục tung tích của nhóm Roy. Wang và Roy đến một hộp đêm ở trọ lánh nạn, Roy thỏ thẻ rằng mình có tình cảm với Lin và Lin cũng rất thích Roy. Nhưng trong khi Roy và Wang ăn chơi thác loạn, nhóm người của Nelson đã mò đến bắt cóc được Lin. Nelson cho rằng tên nhóc trộm vặt là đồng bọn của Roy, nên đã yêu cầu Roy và Wang đổi mạng Lin lấy ngọc ấn. Không thương lượng được, Nelson dìm cả 2 xuống sông, nhưng họ đã chạy thoát. Châu Vũ tiếp tục giữ Lin làm con tin ngăn chặn Chon Wang, và dự định sẽ dựng hiện trường vu khống Chon Lin ám sát hoàng tộc trong buổi lễ bắn pháo hoa bằng một khẩu Galting Gun. 2 người trong lúc trắng tay, đã tìm đến Conan nhờ giúp đỡ. Conan bằng năng khiếu trinh thám tài giỏi đã tìm đến nơi Charlie đang trốn, nhưng họ lại bị đám thuộc hạ của Châu Vũ bám theo. Chúng đe dọa đòi Roy giao nộp ngọc ấn đổi lấy mạng Charlie, rồi tẩu thoát. Nhưng ngay sau đó cảnh sát London ập đến bắt giữ Roy, Chon Wang và Conan. Charlie đã cứu thoát cả 3, họ thoát ra ở ngay trên đường phố London, nơi rất gần buổi lễ hội pháo hoa của hoàng tộc Anh quốc. Chia tay Charlie, nhóm Roy tách làm 2: Chon Wang xuống thuyền cứu em gái Chon Lin, còn Roy dẫn Conan truy lùng bá tước Nelson. Chon Wang cứu được Lin và 2 anh em phối hợp hạ được đám thuộc hạ Nghĩa Hòa Đoàn, nhưng Châu Vũ là một cao thủ võ lâm đã đánh bại 2 anh em rất dễ dàng. Cảm thấy căm phẫn vì bị chính hoàng thân phản bội, Lin quyết định dùng rocket bắn tan xác Châu Vũ thay vì bắt sống hắn. Tuy nhiên trong lúc đánh nhau, khẩu Galting của Châu Vũ chệch hướng nên cho dù không bắn trúng nữ hoàng Anh, nó vẫn nhả đạn vào khu vực hoàng gia và gây ra náo loạn. Bá tước Nelson thừa lúc hỗn loạn đã trốn thoát vào tòa tháp Big Ben, nhưng Roy và Conan đã kịp đến nơi bắt quả tang hắn. Nelson giấu một khẩu súng mini trong tay áo, bắn Conan bị thương. 2 anh em Wang và Lin đến tiếp ứng, truy bắt Nelson. Lin tỏ tình với Roy, nhưng cô phải ở lại băng bó cho Conan đang bị thương, mà cô lại là người duy nhất có kinh nghiệm đánh nhau với Nelson. Wang cùng Roy cầm kiếm đến đánh tay bo với Nelson, cả 2 không phải là đối thủ của tên bá tước ma mãnh này. Khi lên đến tầng trên của cỗ máy đồng hồ cơ, Roy bị đạp ngã ra khỏi cửa kính (thật ra Roy vẫn còn bám vào kim phút của đồng hồ Top Ten). Wang còn tưởng anh đã chết, nên đã đồng quy vô tận tự sát chung với Nelson, cả 2 ngã ra khỏi tòa Big Ben. Nelson rơi xuống đất bỏ mạng, còn Roy tóm được Chon Wang trong đường tơ kẽ tóc. Cả 2 bị kẹt trên kim phút, quyết định ôm lá cờ Anh Quốc nhảy xuống, họ đáp vào căn phòng của nữ hoàng Anh. Cả 3 được Nữ hoàng Anh phong tặng tước hiệu cao quý cho chiến công này. Conan Doyle được khôi phục chức vị, ông nhận nhiệm vụ trao trả ngọc ấn cho vương triều Mãn Thanh, ông cũng lên ý tưởng về nhân vật Sherlock Holmes trong bộ tiểu thuyết cùng tên. Chon Wang được phong tặng tước hiệu hiệp sĩ, anh cũng mở hộp quà từ người cha quá cố và hạnh phúc mãn nguyện về gia đình. Còn Roy đã cầu hôn Lin, và với danh tiếng của anh ở Mỹ, anh quyết định đầu tư vào môn nghệ thuật thứ 7 (điện ảnh), mời Chon Wang đến Hollywood cùng tham gia.
19822848
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822848
M163 VADS
Hệ thống M163 Vulcan Air Defense System (VADS) là một Vũ khí phòng không tự hành (SPAAG) được trang bị cho Lục quân Mỹ. Pháo M168 là một phiên bản của pháo nòng xoay M61 Vulcan cỡ nòng do General Dynamics sản xuất, đây cũng là loại pháo tiêu chuẩn trong quân đội Mỹ từ những năm 1960s, được gắn lên xe thiết giáp hoặc xe kéo. Hệ thống pháo được đặt trên xe thiết giáp dựa trên M-113 với tên gọi M741. Hệ thống pháo phòng không M163 được phát triển để bổ sung cho M48 Chaparral có tầm bắn xa hơn. M163 sử dụng radar định tầm cỡ nhỏ AN/VPS-2, và kính ngắm quang học M61. Hệ thống phù hợp cho hoạt động tác chiến ban đêm với việc trang bị kính nhìn đêm series AN/PVS gắn bên phải kính ngắm chính. Tốc độ bắn của pháo đạt 3.000 viên/phút theo chế độ bắn loạt 10, 30, 60 hay 100 viên một, hoặc nó có khả năng bắn liên tục với tốc độ bắn 1.000 viên/phút. Hệ thống pháo phòng không M163 có cự ly tác xạ với đạn 20x102mm là , và đạn phòng không chuyên dụng HEI-T có khả năng tự hủy ở khoảng cách , một cự ly tương đối ngắn. Ngoài ra, radar chỉ có khả năng định tầm và không có khả năng tìm kiếm mục tiêu. Trong biên chế quân đội Mỹ và Israel, VADS ít khi được sử dụng như vai trò chính của nó-đối phó với các mục tiêu bay thấp. Thay vào đó, hệ thống pháo Vulcan từ cuối những năm 1980s và đầu những năm 1990s đã được sử dụng như là vũ khí chính hỗ trợ tấn công các mục tiêu mặt đất. VADS đã tham gia cuộc chiến tại Panama năm 1989 trong Chiến dịch Just Cause với vai trò hỗ trợ hỏa lực cho lính Mỹ. Thành tích chiến đấu của nó là đã đánh chìm tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ Panama. Chiến dịch cuối cùng có sự tham gia của M163 VADS là chiến dịch Bão táp sa mạc. Nhằm cung cấp một hệ thống phòng không Lục quân hiệu quả hơn và có khả năng chống lại mục tiêu như máy bay trực thăng mang tên lửa chống tăng có khả năng tấn công tầm xa hơn cự ly tác xạ của pháo, VADS dự kiến sẽ được thay thế bằng hệ thống M247 Sergeant York DIVADS (Divisional Air Defense System), tuy nhiên hệ thống này không được sản xuất do chi phí phát triển quá cao, các vấn đề về kỹ thuật và có tính năng nghèo nàn. Vào năm 1984, hệ thống VADS nâng cấp (PIVADS) (viết tắt của Product-Improved VADS) đã được giới thiệu, có hiệu suất được cải thiện đáng kể về độ chính xác và dễ dàng vận hành, nhưng vẫn sử dụng cỡ đạn 20x102 mm. Năm 1988, xe được trang bị thêm bệ phóng tên lửa vác vai Stinger cùng với hai quả đạn tên lửa. Cuối cùng, hệ thống M163 đã được quân đội Mỹ thay thế bằng hệ thống M1097 Avenger và M6 Linebacker, được phát triển dựa trên xe thiết giáp M2 Bradley với tên lửa FIM-92 Stinger thay cho tên lửa chống tăng BGM-71 TOW: tên lửa Stinger giúp kíp chiến đấu có khả năng tiêu diệt máy bay trực thăng tấn công của đối phương trước khi nó tiếp cận đủ gần để phóng tên lửa chống tăng, cũng như giúp kíp chiến đấu chống lại các máy bay cánh cố định. Đơn vị Lục quân Mỹ cuối cùng đã loại biên hệ thống phòng không dựa trên pháo Vulcan từ năm 1994. Một số loại đạn cỡ 20x102 mm được phát triển để sử dụng trên M163. Trong đó có đạn M246 HEI-T-SD sử dụng trong vai trò phòng không, trong khi đạn M56 HEI được sử dụng trong hỗ trợ tấn công mặt đất. Trong khi hệ thống nâng cấp PIVADS có thêm đạn xuyên giáp Mk 149, có phạm vi tác xạ hiệu quả lớn hơn nhiều nhờ có vận tốc cao hơn và không có cơ chế tự hủy.
19822861
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822861
Máy ngắm ném bom Norden
Máy ngắm ném bom Norden Mk. XV, hay còn gọi là seri Norden M trong Lục quân Mỹ, là một loại máy ngắm dùng để ném bom trang bị cho máy bay ném bom của Hải quân và Lục quân Hoa Kỳ trong chiến trang thế giới thứ 2, và cũng được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Đây là thiết kế thời kỳ đầu của máy ngắm ném bom, trong đó có tính vận tốc trên mặt đất của máy bay và hướng bay. Thiết kế của Norden cao cấp hơn các thiết kế trước đó nhờ sử dụng máy tính tương tự có khả năng tự động tính lại điểm chạm của quả bom dựa trên sự thay đổi của điều kiện ném bom, và còn có máy lái tự động phản ứng nhanh và chính xác đối với sự thay đổi về gió và các hiệu ứng khác. Kết hợp lại, máy ngắm bom Norden hứa hẹn có độ chính xác chưa từng có khi ném bom ban ngày từ độ cao lớn. Các thử nghiệm trước Thế chiến 2 cho thấy Norden có độ sai số vòng tròn (CEP) là . Đây là một độ chính xác đáng kinh ngạc vào thời kỳ đó. Độ chính xác của máy ngắm ném bom Norden cho phép máy bay ném bom thậm chí tấn công trực tiếp tàu chiến, nhà máy, và các mục tiêu điểm khác. Cả Hải quân và Không quân Hoa Kỳ đều nhận ra nó là trang bị không thể thiếu để có thể thực hiện thành công các cuộc ném bom từ độ cao lớn. Ví dụ một cuộc tấn công từ đường biển vào nước Mỹ sẽ bị hủy diệt từ lâu trước khi nó có thể chạm đến bờ biển nước Mỹ. Chi tiết về máy ném bom Norden được Mỹ bảo mật trong suốt những năm chiến tranh, với mức chi phí nghiên cứu/phát triển và chế tạo tương đương với dự án Manhattan: chi phí tổng thể từ nghiên cứu phát triển đến chế tạo là 1,1 tỉ đô la, bằng hơn một phần tư chi phí sản xuất máy bay ném bom B-17. Tuy vậy thông tin về máy ngắm ném bom Norden vẫn bị lọt ra bên ngoài, cả người Anh và người Đức đều phát triển các máy ngắm ném bom tương tự là SABS và Lotfernrohr 7. Thậm chí thông tin về máy ngắm Norden còn được chuyển cho Đức trước khi cuộc chiến bắt đầu. Trong điều kiện thực tế chiến đấu, máy ngắm Norden không đạt được độ chính xác như kỳ vọng, độ sai số trung bình trong năm 1943 là (tức là có 50% bom được thả rơi trong vòng bán kính 1200m xung quanh mục tiêu, tương tự như các loại máy ngắm khác sử dụng bởi đồng minh và Đức. Cả Hải quâb và Không quân Mỹ phải từ bỏ cách thức ném bom tầm cao, mà Hải quân Mỹ phải quay trở lại với kỹ thuật ném bom bổ nhào để tấn công tàu chiến của đối phương, trong khi Không quân phát triển kỹ thuật lead bomber để cải thiện độ chính xác. Thậm chí giờ đây họ phải sử dụng đội hình máy bay ném bom còn lớn hơn để tấn công rải thảm khu vực. Dù vậy, danh tiếng của máy ngắm ném bom Norden tiếp tục được duy trì và nó vẫn được sử dụng ngay cả sau khi thế chiến 2 kết thúc. Máy ngắm Norden đã dần vắng bóng sau khi ra đời máy ngắm ném bom bằng radar, nhưng nhu cầu ném bom vào ban ngày đã khiến quân đội Mỹ tiếp tục sử dụng nó, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Lần cuối cùng quân đooii Mỹ sử dụng máy ngắm Norden là trong việc thả các sensor xuống đường mòn Hồ Chí Minh năm 1967. Máy ngắm ném bom Norden là một trong số những máy ngắm ném bom được biết đến nhiều nhất. Máy ngắm ném bom Norden được thiết kế bởi Carl Norden, một kỹ sư người Hà Lan đã nhập cư vào Mỹ năm 1904. Năm 1911, Norden tham gia công ty Sperry Gyroscope và làm việc liên quan đến các bộ con quay hồi chuyển sử dụng trên tàu chiến, sau đó ông chuyển sang Hải quân và làm việc với vai trò là chuyên gia về máy phóng cho hệ thống bom bay, nhưng ông nổi tiếng hơn về kinh nghiệm đối với các con quay hồi chuyển cân bằng. Các thiết kế máy ngắm ném bom trong Thế chiến thứ nhất được các kỹ sư nhanh chóng cải tiến, với những bước tiến vượt bậc như máy ngắm Course Setting Bomb Sight, hay CSBS. Gần như tất cả máy bay của Không quân các nước đều sử dụng một vài phiên bản CSBS như là loại máy ngắm ném bom tiêu chuẩn, bao gồm cả Hải quân và Lục quân Mỹ, sử dụng phiên bản thiết kế bởi Georges Estoppey là máy ngắm D-series. Từ lâu các nhà thiết kế đã biết đến một nguyên nhân chính gây ra sai lệch trong ném bom là độ thăng bằng của máy bay ném bom. Chỉ một sự lệch nhỏ cũng có thể gây ra sự sai sót rất lớn trong ném bom, do đó Hải quân Mỹ đã bắt đầu phát triển và bổ sung bộ ổn định con quay hồi chuyển cho các thiết kế máy ngắm bom. Điều này dẫn đến việc Hải quân đặt hàng các máy ngắm ném bom Estoppey, Inglis (liên doanh với Sperry) và Seversky C-series bomb sight. Norden được yêu cầu chế tạo bộ phận ổn định bổ sung cho thiết kế máy ngắm ném bom trước đó của Hải quân Mỹ là Mark III.
19822863
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822863
Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 (Bảng A)
Bảng A là một trong tám bảng đấu trong giai đoạn vòng bảng của Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023, diễn ra từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 8 năm 2023, bao gồm các đội Angola, Cộng hòa Dominica, Philippines và Ý, trong đó Angola, Philippines và Ý từng nằm chung bảng với nhau tại giai đoạn vòng bảng giải đấu trước. Mỗi đội thi đấu vòng bảng theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm, mỗi đội gặp nhau đúng 1 lần duy nhất, tất cả các trận đấu của bảng diễn ra tại Đấu trường Araneta, Thành phố Quezon, Philippines. Hai đội đứng đầu bảng sẽ giành vé vào vòng 2, còn 2 đội cuối bảng sẽ phải thi đấu vòng phân hạng 17–32. Sau khi thay đổi địa điểm cho các trận đấu thuộc giai đoạn cuối cùng của giải đến SM Mall of Asia Arena tại Pasay, FIBA quyết định 2 trận đấu đầu tiên của bảng sẽ diễn ra tại Philippine Arena ở Bocaue, Bulacan, địa điểm ban đầu diễn ra các trận đấu thuộc giai đoạn cuối cùng. "Tất cả các trận đấu được diễn ra theo (UTC+8)."
19822872
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822872
Utagoe kissa
"Utagoe kissa" cũng thường đề cập đến cuộc vận động cánh tả vào thời điểm đó, được gọi là phong trào Utagoe, được giúp đỡ bởi các các công đoàn lao động, chống đỡ bởi các đảng phái chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Những bài hát được thể hiện, do đó, thông thường là những bài ca phản động, kháng chiến, bao gồm nhiều bài hát có nguồn gốc từ Nga, Đông Âu và Trung Quốc. Hầu hết các "Utagoe kissa" đều đã dừng kinh doanh khoảng những năm 1995–2005, mở đường cho các quán karaoke trở thành một ngành kinh doanh lớn những năm 1980, nhưng vẫn có hai hoặc ba quán "Utagoe kissa" vẫn còn tồn tại ở Tokyo, ví dụ như Tomoshibi.
19822875
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822875
Srettha Thavisin
Srettha Thavisin (tiếng Thái: เศรษฐา ทวีสิน, , ; sinh ngày 15 tháng 2 năm 1963), biệt danh Nid (tiếng Thái: นิด, , )), là một chính trị gia và nhà phát triển bất động sản người Thái Lan, hiện đang giữ chức Thủ tướng Thái Lan từ ngày 22 tháng 8 năm 2023 sau cuộc bỏ phiếu của hai viện Quốc hội. Ông là cựu giám đốc điều hành và chủ tịch của Sansiri. Srettha Thavisin sinh ngày 15 tháng 2 năm 1962 ở Bangkok, Thái Lan. Sinh ra trong một gia đình giàu có, ông là con trai duy nhất của đại úy Amnuay Thavisin và Chodchoi Jutrakul. Srettha có mối quan hệ với 5 gia tộc kinh doanh người Thái gốc Hoa: Yip in Tsoi, Chakkapak, Jutrakul, Lamsam và Buranasiri. Ông đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học tại Trường Trình diễn Prasarnmit của Đại học Srinakharinwirot ở Bangkok. Trước khi đến Hoa Kỳ, ông đã nhận bằng cử nhân về kỹ thuật dân dụng của Đại học Chulalongkorn. Sau đó ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế ở Đại học Massachusetts. Ông đã nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh ngành tài chính tại Đại học Claremont. Được đào tạo tại Hoa Kỳ, ông đồng sáng lập Sansiri vào năm 1988, công ty sau này trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Thái Lan, đưa Srettha trở thành ông trùm bất động sản. Năm 2022, ông gia nhập đảng Pheu Thai và tranh cử với tư cách là một trong những ứng cử viên của đảng này cho chức Thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2023, với đảng này đứng thứ hai sau Đảng Tiến lên. Tuy nhiên, Tiến lên và ứng cử viên Pita Limjaroenrat không giành được đủ phiếu bầu từ quốc hội, Pheu Thai sau đó trở thành đảng dẫn đầu đề cử ứng cử viên, thành lập liên minh mới với các đảng bảo thủ hơn. Srettha đã nhiều lần được Pheu Thai, các chính trị gia và giới truyền thông mô tả là người có nhiều khả năng được Pheu Thai đề cử nhất, cuối cùng tuyên bố mình sẵn sàng trở thành thủ tướng nếu được đảng chọn vào ngày 19 tháng 7. Ông dự kiến sẽ được đề cử vào ngày 22 tháng 8 khi quốc hội bỏ phiếu. Ông được biết đến là bạn tâm giao của cả Thaksin Shinawatra và Yingluck Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan, đồng thời là một trong ba ứng cử viên thủ tướng của Đảng Pheu Thai cùng với con gái út của Thaksin, Paetongtarn Shinawatra, và cựu Bộ trưởng Tư pháp Chaikasem Nitisiri vào năm 2023 trong đợt Tổng tuyển cử Thái Lan năm 2023.
19822883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822883
Sei Bishōjo Figyua Den
Ryōta, một nhà sưu tầm mô hình nhân vật, nhận được một chiếc hộp với các bộ phận búp bê từ một cửa hiệu bí ẩn ở Akihabara. Sau khi lắp ráp và điều chỉnh chúng, chiếc búp bê hoá thân một cách kỳ diệu thành một người con gái thứ thiệt, giống như android, có tên là Airu. Sau khi tìm hiểu làm thế nào để nói chuyện một cách tự nhiên hơn, Airu tìm thấy một bức ảnh bạn gái cũ Yuria của Ryōta và cố gắng hiểu xem những gì đã diễn ra trong quá khứ của họ.
19822887
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822887
Moekyun@Movie
Chuỗi phim được sản xuất bởi VAP, và nhà phân phối Asia Pulp Cinema đã phát hành bộ ba phim trên đĩa DVD tại Hoa Kỳ.