Phiên âm
stringlengths
2
728
Dịch nghĩa
stringlengths
2
731
__index_level_0__
int64
0
13.7k
Thời, Khu mật chủ sự Thị sử Nguyễn Nhữ Thuyết thượng thư gián kì lược, viết: Tích giả Chu Nguỵ thiên đô tịnh kiến bất tường.
Lúc ấy, Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Nguỵ dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành.
13,076
Kim Long Đỗ chi địa, Tản Viên chi sơn, Lô nhĩ chi hà, cao thâm bình khoát.
Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên, có sông Lô nhị , núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi.
13,077
Tự cổ Đế vương khai cơ lập quốc mạc bất dĩ vi thâm căn cố đế nghi.
Từ xưa, các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất làm nơi sâu gốc bền rễ.
13,078
Tôn cảnh giới hiệp tịch, thuỷ vĩ sơn đầu, đắc kì loạn nhi bất đắc kì trị.
Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị.
13,079
Đồ vi thị hiểm, cổ ngữ vân: Tại đức bất tại hiểm.
Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: "Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm" .
13,080
Quý Li bất thính.
Quý Ly không nghe.
13,081
Phế bất dụng.
Rồi phế bỏ không dùng.
13,082
Phan Phu Tiên viết: Tào Tháo thiên Hứa hiệp Thiên tử, dĩ lệnh chư hầu, Hán đỉnh luân vong thực cơ ư thử.
Phan Phu Tiên nói: Tào Tháo dời kinh đô đến đất Hứa, nắm lấy thiên tử để sai khiến chư hầu, cơ nghiệp, nhà Hán chìm đắm thực là bắt đầu từ đó.
13,083
Quý Li đồ An Tôn, thích nguyên quân, nhi di tông đảng, Trần gia khuynh bĩ há bất tại ư tư hồ? Tuy nhiên, loạn thần tặc tử hà thế vô, chi duy nhân quân cương dĩ đoán chi minh dĩ sát chi sử vô hậu hoạn giả dã.
Quý Ly dời kinh đô đến An Tôn, giết vua và diệt họ vua, cơ nghiệp nhà Trần bị sụp đổ, chả lẽ khôg phải bởi đó hay sao?
13,084
Đà Giang trấn vi Thiên Hưng trấn, Nghệ An trấn vi Lâm An trấn, Trường Yên trấn vi Thiên Quan trấn, Lạng Giang trấn vi Lạng Sơn trấn, Diễn Châu trấn vi Vọng Giang trấn, Tân Bình trấn vi Tây Bình trấn.
Đà Giang thành trấn Thiên Hưng; trấn Nghệ An thành trấn Lâm An; trấn Trườn Yên thành trấn Thiên Quan; trấn Lạng Giang thành trấn Lạng Sơn; trấn Diễn Châu thành trấn Vọng Giang; trấn Tân Bình thành trấn Tây Bình.
13,085
Bãi đại tiểu tư xã, đại toát, quản giáp những y cựu chế .
Bãi các chức đại, tiểu tư xã, đại toát, còn chức quản giáp vẫn theo quy chế cũ.
13,086
Lộ thống phủ, phủ thống châu, châu thống huyện.
Lộ thống nhiếp phủ, phủ thống nhiếp châu, châu thống nhiếp huyện.
13,087
Phàm hộ tịch, tiền cốc, ngục tụng tổng vi nhất lộ chi bạ, tuế quý báo tỉnh, dĩ bằng kê khảo.
Các việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng đều làm chung thành sổ sách của một lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng cứ mà khảo xét.
13,088
Hựu trí Đô đốc, đô hộ, đô thống tổng quản phủ, thái thú ti, dĩ hạt chi.
Lại đặt các phủ đô đốc, đô hộ, đô thống, tổng quản và ty thái thú để trông coi.
13,089
Dĩ phó tướng Lê Hán Thương lĩnh Đông Đô lộ đô hộ phủ, Thái bảo Trần Hàng lĩnh Bắc Giang lộ đô thống phủ, Trần Nguyên Trữ.
Lấy Phó tướng Lê Hán Thương coi phủ đô hộ lộ Đông Đô; Thái bảo Trần Hàng coi phủ đô thống lộ Bắc Giang; Trần Nguyên Trữ
13,090
lĩnh Tam Giang lộ đô thống phủ, Thiếu bảo Vương Nhữ Chu tri Thiên Trường phủ lộ quân dân sự, Hành khiển Hà Đức Lân hành Tân Yên phủ lộ thái thú.
coi phủ đô thống lộ Tam Giang; thiếu bảo Vương Nhữ Chu làm tri Thiên Trường phủ lộ quân dân sự; Hành khiển Hà Đức Lân làm hành Tân Yên phủ lộ thái thú.
13,091
Hựu châu trấn trí giáo thụ giám thư khố .
Lại đặt chức giáo thụ và giám thư khố ở các châu trấn.
13,092
Lộ quan, đốc học quan, giáo huấn sinh đồ sử thành tài nghệ, mỗi tuế quý tắc tuyển.
Lộ quan và quan đốc học hãy dạy bảo học trò cho thành tài nghệ, cứ đến cuối năm thì chọn
13,093
Trẫm tương thân thí nhi trạc chi yên.
Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước.
13,094
Sử thần Ngô Sĩ Liên viết: Đương thời hữu thử chiếu lệnh hà mĩ như chi.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Bấy giờ có chiếu lệnh này, còn gì tốt đẹp bằng thế nữa?
13,095
Nhiên bất kiến thi hành giả phi Đế ý dã, nãi Quý Li dục hành soán đoạt thác thử dĩ thu nhân tâm nhĩ.
Nhưng lệnh này không thấy thi hành, vì không phải là bản ý của vua, mà vì Quý Ly muốn làm việc cướp ngôi, mượn việc ấy để thu phục lòng người mà thôi.
13,096
Lục nguyệt, chiếu hạn danh điền.
Tháng 6, xuống chiếu hạn chế danh điền .
13,097
Đại vương, trưởng công chúa điền vô hạn dĩ chí thứ dân điền thập mẫu.
Đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu.
13,098
Cự Hành khiển Đỗ Thế Mãn đại lĩnh Tuyên Quang kinh lược sứ .
Hành khiển Đỗ Thế Mãn thay làm Kinh luợc sứ Tuyên Quang.
13,099
Đông thập nhất nguyệt, Quý Li bức Đế đồ đô Thanh Hoá phủ.
Mùa đông, tháng 11, Quý Ly bức vua dời kinh đô đến phủ Thanh Hoá.
13,100
ĐẾ tiên hạnh Yên Sinh yết chư lăng dữ chi cụ, chí Đại Lại hương hành tại hiệu Bảo Thanh cung.
Vua đi Yên Sinh bái yết các lăng trước, rồi tới hành tại ở hương Đại Lại gọi là cung Bảo Thanh.
13,101
Cung nhân Trần Ngọc Cơ, Trần Ngọc Kiểm mật ngôn ư Đế dĩ vi thiên đô tất hữu soán đoạt chi sự.
Cung nhân Trần Ngọc Cơ và Trần Ngọc Kiểm nói mật với vua là dời kinh đô thế nào cũng có việc cướp ngôi.
13,102
Quý Li văn chi, dĩ Miếu lệnh Lê Hợp, Hữu Lũng phụ đạo Lương Ông, dữ đồng mưu, tính sát chi .
Quý Ly nghe được, cho rằng viên miếu lệnh Lê Hợp, viên phụ đạo Hữu Lũng là Lương Ông cũng đồng mưu, đem giết cả.
13,103
Mệnh Hành Khiển Đồng tri đại tông chính tự Lương Nguyên Bưu triệt Thuỵ Chương, Đại An chư cung điện chuyên ngoã, đại tài, tất phó Từ Liêm, Nam Sách đẳng châu vận phó tân đô, tao phong trầm.
Hành khiển đồng tri Đại tông chính tự Lương Nguyên Bưu đỡ gạch ngói, gỗ lớn ở các cung điện Thuỵ Chương, Đại An, giao hết cho các châu Từ Liêm và Nam Sách chở tới kinh đô mới, gặp bão chìm
13,104
nịch quá bán .
đắm mất quá nửa.
13,105
Minh tống Nguyên tộc Đại Hồ, Tiểu Hồ, nhị nhân lai an trí.
Nhà Minh sai đưa hai người tộc họ nhà Nguyên là Đại Hồ và Tiểu Hồ sang an trí ở nước ta.
13,106
Tứ Đại Hồ danh Địa Phục Cơ, Tiểu Hồ danh Địa Bảo Lang .
Cho Đại Hồ tên là Địa Phục Cơ, Tiểu Hồ tên là Địa Bảo Lang.
13,107
Chiêm Thành tướng Chế Đa Biệt dữ đệ Mộ Hoa Tử Già Diệp khiết gia lai hàng.
Tướng Chiêm Thành là Chế Đa Biệt cùng với em là Mộ Hoa Từ Ca Diệp đem cả nhà sang hàng.
13,108
Tứ Đa Biệt danh Đại Trung, thụ Kim Ngô vệ tướng quân, Già Diệp Cấm vệ đô, giai Đinh tính, phục trấn Hoá Châu ngự Chiêm Thành.
Ban tên cho Đa Biệt là Đại Trung, phong là Kim Ngô vệ tướng quân, Ca Diệp làm Cấm vệ đô, đều ban họ Đinh, lại cho trấn thủ Hoá Châu để chống giữ Chiêm Thành.
13,109
Quý Li hữu soán đoạt chi ý, nhiên nghiệp dĩ minh ước ư Nghệ Hoàng, khủng vi kì ngôn, âm sử đạo sĩ Nguyễn Khánh xuất nhập cung trung thuyết Đế viết: Giai cảnh thanh hương độc dị phàm vấn.
Quý Ly có ý cướp ngôi, nhưng đã trót thề với Nghệ Hoàng rồi, sợ trái lời thề, bèn ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh ra vào trong cung, thuyết phục vua rằng: "Cõi tiên thanh nhã thơm tho, khác hẳn phàm trần,
13,110
bản triều liệt thánh, duy sự thích giáo vị hữu tòng du chân tiên.
Liệt thánh triều ta chỉ thờ đạo Phật, chưa có ai đi theo chân tiên.
13,111
Quý Li sáng Bảo Thanh cung vu Đại Lại sơn chi Tây Nam, thỉnh Đế cư chi.
Quý Ly làm cung Bảo Thanh ở phía tây nam núi Đại Lại, mời vua tới ở đó.
13,112
ĐẾ nãi thiền vị vu Hoàng Thái tử.
Vua bèn nhường ngôi cho hoàng thái tử.
13,113
Nội thiền chiếu lược viết: Trẫm tảo mộ huyền phong, phi tâm hoàng ốc phủ.
Tờ chiếu nhường ngôi đại lược nói: "Trẫm sớm mộ huyền phong , không có bụng muốn ngự xe hoàng ốc .
13,114
Đức thiểm vị thực nan sung kham.
Đức kém lạm giữ ngôi cao, thực khó lòng kham nổi.
13,115
Huống, tâm tật thời tác, tông diêu thời chính dĩ giai phương.
Huống chi tâm bệnh thường hay phát ra, việc tông miếu và chính sự do đấy đều bị trở ngại.
13,116
Thệ ngôn tại sơ thiên địa quỷ thần chi dĩ thính.
Lời thề nguyền trước, trời đất quỷ thần đều đã nghe.
13,117
Phụ chính Thái sư Lê Quý Li dĩ Quốc tổ nhiếp chính.
Phụ chính thái sư Lê Quý Ly lấy danh nghĩa Quốc tổ giữ quyền nhiếp chính.
13,118
Trẫm tự vi Thái Thượng Nguyên Quân Hoàng Đế, dưỡng tố Bảo Thanh cung dĩ hài túc.
Trẫm tự làm Thái Thượng Nguyên Quân Hoàng Đế, tu dưỡng ở cung Bảo Thanh để thoả ý nguyền từ trước".
13,119
Tôn Khâm Thánh Hoàng hậu vi Hoàng thái hậu.
Tôn Khâm Thánh hoàng hậu là Hoàng thái hậu.
13,120
Thời, Thái tử sinh phủ tam tuế, thụ thiền bất năng bái.
Khi ấy thái tử mới lên 3 tuổi, nhận truyền ngôi không biết lạy.
13,121
Quý Li lệnh Thái hậu bái vu tiền, Thái tử tòng chi.
Quý Ly sai thái hậu lạy trước cho thái tử lạy theo.
13,122
Quý Li tự xưng Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương.
Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương.
13,123
Lệnh hữu điền giả cúng báo điền mẫu.
Ra lệnh cho những người có ruộng phải khai báo số mẫu ruộng.
13,124
Hành khiển Hà Đức Lân mật dữ gia nhân ngôn viết: Thiết thử pháp dĩ đoạt dân điền nhĩ.
Hành khiển Hà Đức Lân nói kín với người nhà rằng: "Đặt ra phép này chỉ để cướp ruộng của dân thôi".
13,125
Quý Li văn chi, giáng vi Hộ bộ thượng thư.
Quý Ly nghe được, giáng Lân làm Hộ bộ thượng thư.
13,126
Hựu lệnh dân tiêu đề tính danh ư điền thượng.
Lại ra lệnh cho dân phải nêu rõ họ tên cắm ở trên ruộng.
13,127
Soán tu Đại Việt sử kí toàn thư phàm lệ.
Phàm lệ về việc biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư
13,128
Nhất thị thư chi tác, bản Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên Đại Việt sử ký nhị thư, tham dĩ Bắc sử, dã sử truyện chí chư bản, cập sở truyền thụ kiến văn, khảo kĩ biên tập vi chi.
Sách này làm ra, gốc ở hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên, tham khảo thêm Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính, biên tập mà thành.
13,129
Kì kí thuỷ ư Ngô Vương giả, vương ngã Việt nhân đương Nam Bắc phân tranh chi thời, năng phát loạn hưng bang, dĩ kế Hùng Vương, Triệu Vũ chi thống cố dã.
Chép bắt đầu từ Ngô Vương, vì vương là người nước Việt ta đương lúc Nam Bắc phân tranh, đã dẹp loạn, dựng nước, để nối đại thống của Hùng Vương và Triệu Vũ .
13,130
Nhất lịch đại đế vương tại vị cửu cận, tiền đế tiền vương ư mỗ niên sáng nghiệp dĩ thị niên vi tại vị chi thủ niên, chí mỗ niên băng hoăng, thiền nhượng, hoặc thí, hậu đế hậu vương tức vị cải nguyên, tắc thị niên do vi tiền đế tiền vương tại vị chi mạt niên.
Đế vương của các đời ở ngôi lâu hay chóng, đế vương trước sáng nghiệp năm nào thì lấy năm ấy làm năm bắt đầu ở ngôi, đến năm nào chết, nhường ngôi, hoặc bị giết, đế vương sau lên ngôi đổi niên hiệu, thì năm ấy hãy còn là năm cuối cùng ở ngôi của đế vương trước.
13,131
Kì hoặc băng hoăng thiền nhượng tại mỗ niên chi xuân hạ, tắc thị niên vi hậu đế hậu vương tại vị chi thủ niên, nhi xuân hạ chi nguyệt vi tiền đế tiền vương chi kì linh nguyệt, như băng hoăng thiền nhượng tại tuế chung, nghịch số tại vị chi niên do bất tận chi nguyệt, diệc vi kì linh nguyệt.
Hoặc là bị chết hay nhường ngôi vào mùa xuân, mùa hạ năm nào đó, thì năm ấy là năm đầu ở ngôi vị sau, mà những tháng mùa xuân, mùa hạ ấy là tháng còn lẻ lại của vị trước; nếu chết hay nhường ngôi vào cuối năm, tính lại những năm ở ngôi còn có tháng chưa hết, thì cũng tính là tháng lẻ.
13,132
Tư dĩ kì san phồn mỗi, nhất tập phân vi thượng hạ nhị tập dĩ tiện quan lãm.
Nay san cho gọn, mỗi tập đều chia làm hai tập thượng, hạ để tiện xem đọc.
13,133
Nhất Cung Hoàng vi quyền thần Mạc Đăng Dung soán thí, tự Đinh Hợi chí Nhâm Thìn cửu lục niên vô hữu vị hiệu, tắc dĩ thứ niên kỷ chi.
Cung Hoàng bị quyền thần Mạc Đăng Dung cướp ngôi giết chết, từ năm Đinh Hợi đến năm Nhâm Thìn , cộng 6 năm không có vị hiệu, thì theo thứ tự năm mà chép.
13,134
Kì Mạc tiếm tắc lưỡng hàng phân chú ư thứ niên chi hạ, dĩ tôn chính thống trở tiếm thiết dã.
Còn Mạc tiếm ngôi thì chia làm hai dòng mà chua ở dưới thứ tự năm, thế là để tôn chính thống mà ném tiếm nghịch.
13,135
Nhất Trang Tông tự Quý Tỵ niên khởi nghĩa, tức vị vu hành tại Vạn Lại sách, tuy vị hỗn nhất trung nguyên diệc dĩ chính thống thư chi minh kì vi đế trụ thừa đại thống dã.
Trang Tông khởi nghĩa từ năm Quý Tỵ , lên ngôi ở hành tại sách Vạn Lại, tuy chưa thống nhất được cả nước cũng chép là chính thống, để tỏ là dòng vua nối đại thống.
13,136
Nhất Trung Tông, Anh Tông khởi nghĩa, tức vị tịnh dĩ kế thống thư chi, minh quốc tự tương truyền dã.
Trung Tông, Anh Tông khởi nghĩa binh, lên ngôi đều chép là nối tiếp chính thống để tỏ quốc thống truyền nhau.
13,137
Nhất Thần Tông tại vị nhị thập ngũ niên, thư vi Thần Tông thượng, kì tốn vị lục niên thư tại Chân Tông kỷ, hựu phục đế vị thập tam niên, thư vi Thần Tông hạ.
Thần Tông ở ngôi 25 năm thì chép là Thần Tông thượng, nhường ngôi 6 năm thì chép ở kỷ của Chân Tông, sau lại lên làm vua13 năm nữa, thì chép là thần Tông hạ.
13,138
Mẫu Phạm thị, huý Ngọc Quỳnh Thuỵ Nguyên huyện Cao Trĩ sách nhân.
mẹ là Phạm thị, tên húy là Ngọc Quỳnh, người sách Cao Trĩ, huyện Thụy Nguyên .
13,139
Lao, kiến nguyên Nguyên Hoà, tôn Đại tướng quân Nguyễn Kim vi Thượng phụ Thái sư Hưng Quốc công, chưởng nội ngoại sự, dĩ trung nhân Đinh Công vi Thiếu uý Hùng quốc công.
Lao, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa, tôn Đại tướng quân Nguyễn Kim là Thượng phụ thái sư Hưng quốc công, chưởng nội ngoại sự, lấy trung nhân Đinh Công làm Thiếu Úy Hùng Quốc Công, còn lại, người nào cũng được phong thưởng để họ đồng lòng khuông phù.
13,142
Đại Việt sử kí tục biên thư.
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN THƯ
13,144
Quốc sử hà vi nhi tác dã? Cái sử dĩ kí sự vi chủ.
Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc.
13,145
Hữu nhất đại chi trị, tất hữu nhất đại chi sử.
Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời.
13,146
Nhi sử chi tải bút trì luận thậm nghiêm, như phủ phất chí trị dữ nhật nguyệt nhi tịnh minh, thiết việt loạn tặc dữ thu sương nhi cụ lệ.
Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt.
13,147
Thiện giả tri khả dĩ vi pháp, ác giả tri khả dĩ vi giới, quan hệ trị thể bất vi bất đa.
Người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều.
13,148
Cố hữu vi nhi tác dã.
Cho nên làm sử là cốt để cho được như thế.
13,149
Việt tự ngã quốc kế thiên địa chi khai tịch, Hồng Bàng thị thủ xuất ngự thế, lịch chí quốc triều Lê Cung Hoàng, hữu quân hữu thần, hữu thể thống, kì chính trị chi đắc thất, thế đạo chi long ô, lễ nhạc chi hưng phế, nhân vật chi hiền phủ, mạc bất bị tải ..
Kể từ khi nước ta nối tiếp sự mở mang của trời đất, họ Hồng Bàng bắt đầu ra trị đời, trải đến Lê Cung Hoàng của quốc triều, có vua , có tôi, có thể thống, chính trị hay dở, thế đạo thịnh suy, lễ nhạc dựng bỏ, nhân vật hiền kém, không việc gì không chép đủ
13,150
ư sử sách chi trung.
ở trong sử sách.
13,151
Thí thường khảo chi: Tích Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu, thừa Trần Thái Tông chi mệnh, biên Đại Việt sử kí, tự Triệu Vũ Đế chí Lí Chiêu Hoàng, cập tu sử quan Phan Phu Tiên, phụng Hoàng triều Nhân Tông mệnh, tục biên Đại Việt sử kí, tự Trần Thái Tông chí Minh nhân hoàn quốc.
Từng thử khảo xét: Xưa Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu vâng mệnh Trần Thái Tông soạn sách Đại Việt Sử Ký từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu hoàng, và Sử quan tu sử là Phan Phu Tiên vâng mệnh Nhân Tông của bản triều chép nối Đại Việt Sử Ký từ Trần Thái Tông đến khi người Minh về nước.
13,152
Kì ức dương đại nghĩa, dĩ chiêu chiêu ư sử bút chi công luận hĩ.
Thế là nghĩa lớn khen chê đã rõ rệt ở lời công luận của sử bút.
13,153
Đãi Thánh Tông Thuần Hoàng Đế, lẫm duệ trí chi tư, lệ anh hùng chi chí, thác thổ khai cương, sáng pháp định chế, vưu năng lưu ý sử tịch.
Kịp đến Thánh Tông Thuần Hoàng Đế, bẩm tính trí tuệ, hăng chí anh hùng, khai thác đất đai, mở mang bờ cõi, lập phép tắc, định chế độ, lại rất lưu ý sử sách.
13,154
Nãi ư Hồng Đức thập niên gian, mệnh Lễ bộ tả thị lang kiêm Quốc tử giám tư nghiệp Ngô Sĩ Liên, toản tu Đại Việt sử kí toàn thư.
Khoảng năm Hồng Đức thứ 10 , sai Lễ bộ hữu thị lang kiêm Quốc sử giám tư nghiệp Ngô Sĩ Liên biên soạn Đại Việt Sử Ký toàn thư.
13,155
Kế dĩ ..
Tiếp đến
13,156
Tương Dực Đế ư Hồng Thuận tam niên, mệnh Binh bộ Thượng thư kiêm Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quan đô tổng tài Vũ Quỳnh, soạn Đại Việt Thông Giám, thuật tự Hồng Bàng thị chí Thập nhị sứ quân, biệt vi ngoại kỉ, tự Đinh Tiên Hoàng chí Quốc triều Thái Tổ Cao Hoàng Đế đại định thiên hạ sơ niên vi bản kỉ.
Tương Dực Đế năm Hồng Thuận thứ 3 , sai Binh bộ thượng thư kiêm Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quan đô tổng tài Vũ Quỳnh soạn Đại Việt Thông Giám, chép từ Hồng Bàng thị đến Mười hai sứ quân tách riêng làm Ngoại Kỷ, từ Đinh Tiên Hoàng đến năm đầu Thái Tổ Cao Hoàng Đế bản triều đại định thiên hạ làm Bản Kỷ.
13,157
Kì bút tước đại pháp, hựu bính bính ư sử bút chi trưng chỉ hĩ.
Phép lớn về việc chép hay bỏ lại được thể hiện rõ trong ý chỉ tinh vi của sử bút.
13,158
Chí ư Hồng Thuận lục niên, hựu mệnh Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự Đôn thư bá Lê Tung, soạn Đại Việt Thông Giám Tổng Luận, khả vị đốc chí ư sử học, nhi kì thị phi diệc bất năng đào ư công nghị hĩ.
Đến năm Hồng Thuận thứ 6 , lại sai thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn Thư bá Lê Tung soạn bài Đại Việt Thông Giám Tổng Luận, có thể nói là dốc trí vào sử học mà sự khen chê cũng không thể nào vượt ra ngoài công nghị được.
13,159
Kị Quang Thiệu ngũ niên, hựu mệnh Lễ bộ Thượng thư Sử quan phó đô tổng tài tri ..
Đến năm Quang Thiệu thứ 5 , lại sai Lễ bộ thượng thư Sử quan phó đô tổng tài tri
13,160
Chiêu văn quán Tú lâm cục Đặng Minh Khiêm tác Vịnh Sử Thi Tập, diệc khả vị năng cầu phúng vịnh ư thi, nhi khảo kiến kì đắc thất hĩ.
Chiêu Văn quán Tú lâm cục Đăng Minh Khiêm làm Vịnh Sử Thi Tập, cũng có thể nói là biết tìm ngụ ý khen chê trong thơ mà xem xét việc hay việc dở vậy.
13,161
Do thị nhi quan biên tập quốc sử giả lũ chí tái tứ, đán vị khan bản ban bố, trí truyền lục thác mậu bất năng vô "hợi- thỉ, ngư- lỗ" chi thất.
Do đó mà xem thì việc biên tập quốc sử đã làm đến ba bốn lần rồi, nhưng vì chưa khắc in để ban bố, dẫn đến truyền chép lầm lẫn, không tránh khỏi những nghĩa sai lạc “hợi-thỉ, ngư-lỗ” .
13,162
Nhược bất uỷ chi bản chính, hà dĩ tẩy tương duyên chi cố tập tai.
Nếu không uỷ nhiệm người hiệu chính thì làm thế nào mà rửa bỏ được thói quen lâu ngày theo nhau ấy.
13,163
Khâm duy: Hoàng thượng bệ hạ tự thủ phỉ cơ, suất tuần đại biện, nhật dữ Đại nguyên soái chưởng quốc chính thượng sư Tây Vương chỉnh sức kỉ cương, tác hưng văn giáo, chuyên uỷ Khâm sai tiết chế các xứ thuỷ bộ chư dinh kiêm Tổng chính bính Thái uý Nghi quốc ..
Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ nối giữ nghiệp lớn, noi theo phép lớn, hằng ngày cùng với Đại nguyên suý chưởng quốc chính thượng sư Tây Vương chỉnh đốn giường mối, chấn hưng văn giáo, chuyên uỷ cho Khâm sai tiết chế các xứ thuỷ bộ chư doanh kiêm Tổng chính bính thái uý Nghi quốc
13,164
công Trịnh Căn điển tư chính bản, giảng cầu trị lí, thâm tri phù, sử nãi chính đương thời chi danh phận, thị lai thế chi khuyến trừng.
công Trịnh Căn giứu gốc chính trị, tìm lẽ trị bình, biết sâu sắc rằng, sử là để giữ đúng danh phận thời nay, mà tỏ ý khuyên răn đời sau.
13,165
Ư thị hoán khởi Thần đoạn trừu dịch thư sử, đặc mệnh thần dữ Tả thị lang thần Dương Hạo, Hữu thị lang thần Hồ Sĩ Dương, thần Nguyễn Quốc Khôi, thần Đặng Công Chất, Tự khanh thần Nguyễn Công Bích, Đông các thần Bùi Đình Viên, Thị thư thần Đào Công Chính, Đãi chế thần Ngô Khuê, Phủ doãn thần Nguyễn Đình Chính, Cấp sự trung thần Nguyễn Công Bật, Hàn lâm thần Nguyễn Viết Thứ, thần Vũ Duy Đoán đẳng, đính cải quốc sử tự Hồng Bàng thị chí Cung Hoàng kỉ, nghĩa mệnh tục biên tự Trang Tông Dụ Đế chí ..
Do đó bệ hạ mới quyết định tìm kiếm sử sách, đặc chỉ sai thần cùng với bọn Tả thị lang Dương hạo, Hữu thị lang Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Quốc Khôi, Đặng Công Chất, tự khanh Nguyễn Công Bích, Đông các Bùi Đình Viên, Thị thư Đào Công Chính, Đãi chế Ngô Khuê, Phủ doãn Nguyễn Đình Chính, Cấp sự trung Nguyễn Công Bật, Hàn lâm Nguyễn Viết Thứ, Vũ Duy Đoán, khảo đính quốc sử từ Hồng bàng thị cho đến kỷ Cung Hoàng; lại sai chép nối từ Trang Tông Dụ Hoàng Đế đến
13,166
Thần Tông Uyên Hoàng đế, Vạn Khánh niên gian, thuật vi thành thư, tẩm tử ban hành.
khoảng niên hiệu Vạn Khánh đời Thần Tông Uyên Hoàng Đế, niên thuật thành sách, cho khắc in để ban hành.
13,167
Thần đẳng tự tri miệt tuyến kì tài, ủng thiên kì kiến, mục bất Nghiệp hầu vạn trục, cốt bất Thế Nam bí thư, kì tài hựu xuất ư Lê Đặng chư quân tử chi hạ, an cảm trì vụ ư sổ thiên tải chi thượng, dĩ bị bổ xuyết giả tai.
Bọn thần tự biết tài năng mỏng manh, kiến thức hẹp hòi, mắt không đọc muôn cuốn sách như Nghiệp hầu , bụng không chứa cả kho sách như Thế Nam, mà tài lại không kém ông Lê , Đặng , đâu dám rong ruổi trên mấy nghìn năm để chắp vá cho có chuyện.
13,168
Nhiên kí thao thừa thành mệnh, bất cảm dĩ thiển chuyết từ.
Song đã vâng lời nhận mệnh, không dám lấy cớ vụng về nông cạn mà từ chối.
13,169
Nhân cộng gia sưu liệp, gian kiến sao lục di suyễn, tự nghĩa kiển sáp, nãi suy tầm ý nghĩa chi trung, bổ tập nhất nhị, sử độc giả dị hiểu, phi cảm vọng vi phụ hội ức thuyết.
Vì vậy cùng nhau gia công tìm kiếm, gián hoặc thấy chỗ nào sao chép sai sót, chữ nghĩa không thông, thì suy tìm ý nghĩa mà sửa một vài để người đọc rễ hiểu, chứ không dám thêm thắt đoán trừng.
13,170
Hựu chích thủ tự Hồng Bàng thị chí Ngô sứ quân, đề viết Đại Việt sử kí ngoại kỉ toàn thư; tự Đinh Tiên Hoàng chí ngã ..
Lại trích lấy từ Hồng Bàng thị đến Ngô sứ quân, đề là Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư; từ Đinh Tiên Hoàng
13,171
quốc triều Thái Tổ Cao Hoàng Đế vi Bản kỉ toàn thư, tịnh y như tiền sử thần Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh đẳng chi sở trước thuật dã.
đến Thái Tổ Cao Hoàng Đế quốc triều ta, đề là Bản kỷ toàn thư, đều theo đúng như các sử thần trước là Ngô Sĩ Liên và Vũ Quỳnh đã trước thuật.
13,172
Kì tự Quốc triều Thái Tông chí Cung Hoàng, tắc nhân tiền thư sở tải, đề viết Bản kỉ thực lục.
Từ Thái Tông đến Cung Hoàng của quốc triều thì nhân theo sách trước đã chép, đề là Bản kỷ thực lục.
13,173
Hựu tham cứu Đăng Bính dã sử, cập lược thủ đương thời sở hiến các di biên, thuật tự Quốc triều Trang Tông Dụ Hoàng Đế chí Thần Tông Uyên Hoàng Đế, tăng nhập quốc sử, mệnh viết Đại Việt sử kí bản kỉ tục biên.
Lại tham khảo sách Dã sử của Đăng Bính , và lược lấy trong những sách sót mà người đương thời dâng hiến để chép từ quốc triều Trang Tông Dụ Hoàng Đế đến Thần Tông Uyên Hoàng Đế, thêm vào quốc sử, gọi là Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên.
13,174
Tổng phân vi nhị thập tam quyển.
Tất cả chia làm 23 quyển.
13,175
Phàm sở tục biên, kì hệ niên chi hạ phi chính thống giả, cập Bắc triều niên hiệu, giai lưỡng hành phân chú.
Phàm phần tục biên thì dưới chỗ chép năm, nếu là niên hiệu không phải chính thống, cùng là niên hiệu của Bắc triều, thì đều chia ra chứa làm hai dòng.
13,176
Dữ phu phàm lệ sở thư, ..
Còn như những điều viết trong phàm lệ thì
13,177
nhất tuân tiền sử thư thức.
nhất thiết theo đúng cách thức của sách sử trước.
13,178