url
stringlengths
34
305
title
stringlengths
0
207
content
stringlengths
0
91.6k
type
stringclasses
9 values
desc
stringlengths
0
6.84k
processed content
stringlengths
114
18.4k
main_tag
stringclasses
7 values
sub_tag
stringclasses
12 values
https://medlatec.vn//tin-tuc/phu-nu-ham-muon-nhat-vao-thoi-gian-nao-7-thoi-diem-it-ngo-den-
Phụ nữ ham muốn nhất vào thời gian nào - 7 thời điểm ít ngờ đến!
Sẽ có những thời điểm mà chị em phụ nữ “thèm khát chuyện ấy” cao hơn. Nếu nắm bắt được những thời điểm này, các cặp đôi sẽ có những giây phút thăng hoa và tuyệt vời. Vậy phụ nữ ham muốn nhất vào thời gian nào? 1. Phụ nữ ham muốn nhất vào thời gian nào? So với nam giới thì phụ nữ kín đáo, ngại ngần hơn nên ít thể hiện ham muốn ra ngoài. Vì vậy, việc nắm bắt phụ nữ ham muốn nhất vào thời gian nào là rất quan trọng để các quý ông có thể đáp ứng được nhu cầu của người ấy đúng lúc, đúng thời điểm. Ngày rụng trứng Ngày rụng trứng thường rơi vào ngày thứ 14 của chu kỳ, tính từ ngày kinh nguyệt đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Trong ngày này, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi lớn. Cụ thể, hormone estrogen và progesterone tăng cao nên chị em có xu hướng nghĩ đến tình dục nhiều hơn. Không chỉ nhu cầu cao hơn mà nếu quan hệ trong thời điểm này thì khả năng thụ thai cũng rất cao. Đang trong kỳ kinh nguyệt Phụ nữ ham muốn nhất vào thời gian nào nữa? Câu trả lời chính là khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do lượng máu lưu thông đến vùng ngực, vùng chậu, cơ quan sinh dục nhiều hơn khiến vùng cơ thể này trở nên nhạy cảm và luôn trong tình trạng kích thích. Bên cạnh đó, máu kinh và dịch tiết âm đạo lúc này đóng vai trò như chất bôi trơn tự nhiên, giúp âm đạo trở nên ẩm ướt, rất lý tưởng để làm “chuyện ấy”. Kết hợp với nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi khiến chị em mong muốn được “gần gũi” hơn bao giờ hết. Khi mang thai Thật bất ngờ, đây cũng là thời điểm mà ham muốn của chị em tăng cao. Lý giải điều này, các bác sĩ và chuyên gia cho biết chính sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai đã tác động đến nhu cầu tình dục của chị em. Thực tế thì chị em hoàn toàn có thể quan hệ khi mang thai, tuy nhiên, cần thực hiện đúng tư thế và nhẹ nhàng để tránh các rủi ro. Thời kỳ mãn kinh Nhiều người nghĩ thời kỳ mãn kinh, ham muốn tình dục của phụ nữ sẽ giảm do hormone estrogen suy giảm. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà nhu cầu tình dục của chị em có xu hướng tăng do hormone estrogen giảm nhưng tuyến yên lại hoạt động mạnh, tăng cường sản xuất gonadotropin - hormone điều hòa tuyến sinh dục. Nếu không được “thỏa mãn” thì chị em sẽ cảm thấy bốc hỏa, bứt rứt và vô cùng khó chịu. Khi mới ngủ dậy Nếu bạn thắc mắc không biết phụ nữ ham muốn nhất vào thời gian nào trong ngày thì câu trả lời là lúc mới ngủ dậy. Đặc biệt, nhất là khi chị em vừa trải qua giấc ngủ ngon, tinh thần phấn khởi và tràn đầy năng lượng. Do đó, các cặp đôi có thể “yêu” ngay khi vừa thức dậy để bắt đầu một ngày mới thật sảng khoái, tích cực. Sau khi vận động Quá trình vận động, tập luyện, cơ thể sẽ tiết ra endorphin - hoạt chất có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Khi những điều này được “tan biến” thì tâm trạng chị em trở nên thoải mái, tích cực, vui vẻ và suy nghĩ về “chuyện ấy” nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc luyện tập thường xuyên giúp chị em có một thân hình dẻo dai và sức khỏe tốt nên “chuyện ấy” cũng trở nên thăng hoa và tuyệt vời hơn. “Nhịn yêu” lâu ngày Yêu xa hoặc “nhịn yêu” lâu ngày cũng là thời điểm giúp bạn biết được đàn ông hay phụ nữ ham muốn nhất vào thời gian nào. Đơn giản là vì lúc này, bạn đã kìm nén cảm xúc quá lâu và luôn trong tình trạng nhớ nhung, mong mỏi gặp gỡ người ấy. Và khi gặp nhau thì việc “gần gũi” là không thể tránh khỏi do cả 2 đang rất háo hức và rạo rực.2. Điều gì chi phối nhu cầu tình dục của phụ nữ? Giải đáp được thắc mắc phụ nữ ham muốn nhất vào thời gian nào, vậy bạn có biết nhu cầu tình dục của chị em bị chi phối bởi những yếu tố nào? Tuổi tác Tuổi càng cao thì nhu cầu tình dục của phụ nữ có xu hướng giảm. Bởi lúc này, từ nội tiết tố, thể lực đến sức khỏe của chị em đều bị suy giảm nhanh chóng. Cụ thể, từ 20 - 30 tuổi thì chị em có ham muốn bình thường, từ 30 - 40 tuổi thì ham muốn cao nhất, từ 40 tuổi trở lên thì ham muốn giảm rõ rệt. Sức khỏe Rõ ràng, chị em có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái thì ham muốn tình dục sẽ cao hơn những người có sức khỏe yếu, tinh thần tiêu cực. Đó là lý do để duy trì thanh xuân và có đời sống tình dục viên mãn, chị em cần tích cực rèn luyện sức khỏe cũng như giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xa căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Lối sốngĐây cũng chính là yếu tác động rất lớn đều nhu cầu tình dục của phụ nữ. Lối sống bao gồm chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thường ngày. Nếu ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh thì chị em sẽ có một sức khỏe tốt, nhờ đó mà nhu cầu tình dục cao và khả năng sinh sản cũng được đảm bảo. Các yếu tố khác Các yếu tố khác ở đây bao gồm tính chất công việc, mối quan hệ xã hội, kinh tế gia đình, mức độ quan tâm/ yêu thương/ chiều chuộng của bạn đời/ người yêu,… Những điều này ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của phụ nữ nên tác động không hề nhỏ đến đời sống tình dục của họ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/co-bau-da-mat-dep-la-trai-hay-gai-theo-quan-niem-dan-gian-
Có bầu da mặt đẹp là trai hay gái theo quan niệm dân gian?
Dự đoán giới tính thai nhi dựa vào quan niệm dân gian không quá xa lạ với người Việt chúng ta. Vậy thì có bầu da mặt đẹp là trai hay gái theo kinh nghiệm “truyền miệng” này? Cùng khám phá qua những chia sẻ thú vị bên dưới nhé! 1. Có bầu da mặt đẹp là trai hay gái? Khi mang thai, vóc dáng, làn da, nói chung là ngoại hình của mẹ bầu có sự thay đổi rất lớn. Và theo quan niệm dân gian thì dựa vào những thay đổi này có thể dự đoán được giới tính của thai nhi. Chẳng hạn, có bầu da mặt đẹp là trai hay gái thì câu trả lời chính là gái. Theo đó, nếu mang thai mà da mặt mẹ xấu đi, nổi mụn và sạm nám thì khả năng mẹ mang thai bé trai là rất cao. Nguyên nhân được lý giải là do hormone của bé trai “không phù hợp” với hormone của mẹ khiến làn da mẹ có xu hướng xấu đi. Ngược lại, nếu làn da mẹ trở nên đẹp hơn so với thời con gái thì thai nhi trong bụng có thể là một bé gái. Bởi da mặt của mẹ xấu hay đẹp khi mang thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, chế độ ăn uống, thói quen sinh học và cách chăm sóc, dưỡng da của từng mẹ bầu.2. Mẹo dự đoán giới tính thai nhi bằng quan niệm dân gian Ngoài thắc mắc có bầu da mặt đẹp là trai hay gái thì nhiều mẹ bầu cũng không biết có thể dự đoán giới tính thai nhi bằng những “mẹo” nào khác. Tình trạng ốm nghénỐm nghén được hiểu là tình trạng buồn nôn, nôn, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn,… diễn ra khi mẹ bầu mới cấn thai hay có thể là trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Mức độ và tình trạng ốm nghén sẽ khác nhau ở từng mẹ bầu. Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ ốm nghén ít, thời điểm ốm nghén vào buổi sáng và có xu hướng thèm đồ ăn mặn thì thai nhi trong bụng là bé trai. Ngược lại, mẹ ốm nghén nhiều, có thể ốm nghén vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và thèm đồ ăn ngọt thì khả năng cao mang thai bé gái. Đường lông ở bụng Rất nhiều mẹ bầu dựa vào đường lông ở bụng để xác định mình mang thai hoàng tử hay là công chúa. Cụ thể, nếu đường lông rậm, đậm màu và chạy thẳng qua rốn thì sẽ mang thai con trai. Còn đường lông thưa, nhạt màu và chạy lệch, không thẳng hàng thì sẽ mang thai con gái. Độ cao của bụng bầuĐây cũng là cách dự đoán giới tính thai nhi rất quen thuộc. Thường thì mẹ có bụng bầu gọn gàng, nhô cao, hơi nhọn về phía trước thì rất có thể em bé trong bụng là con trai. Ngược lại, em bé trong bụng là con gái nếu như bụng bầu tròn, thấp và hơi bè khiến mẹ bầu trông nặng nề, “ì ạch”. Chuyển động của nhẫn cưới 3. Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc da mặt khi mang thai Cùng với việc biết được có bầu da mặt đẹp là trai hay gái, mẹ bầu cũng cần “bỏ túi” các hướng dẫn chăm sóc da mặt khi mang thai để luôn xinh đẹp và tự tin. Nếu da mặt bị mụn, nám Giai đoạn đầu mang thai, da mặt mẹ bầu dễ bị mụn và nám do rối loạn nội tiết tố. Lúc này, mẹ bầu có thể áp dụng các cách chăm sóc sau. Thoa mật ong nguyên chất lên vùng da bị mụn rồi để im trong 15 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước sạch. Mật ong giúp sát khuẩn và kháng viêm, giảm tình trạng mụn cực kỳ hiệu quả. Mẹ bầu uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nước, vitamin và khoáng chất, giúp làn da được mềm mại, thông thoáng, ngăn ngừa mụn hình thành và ức chế sắc tố melanin hình thành. Luôn rửa mặt với sữa rửa mặt để làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ trên da. Ưu tiên sản phẩm dịu nhẹ, chiết xuất từ thành phần tự nhiên lành tính. Luôn thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài và tránh đi dưới nắng thời điểm 9 - 16 giờ vì đây là lúc tia UV hoạt động mạnh nhất, dễ khiến làn da bị sạm nám, thương tổn. Nếu da mặt bị rạn
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-nho-mat-tobradex-va-nhung-luu-y-khi-su-dung
Thuốc nhỏ mắt Tobradex và những lưu ý khi sử dụng
Dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào thì bạn cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách dùng thuốc nhỏ mắt Tobradex sao cho đúng và an toàn, từ đó, mang lại hiệu quả cao và phòng tránh được rủi ro. 1. Thành phần của thuốc nhỏ mắt Tobradex Thuốc nhỏ mắt Tobradex do Công ty S. A Alkon Couvreur N. V của Bỉ sản xuất, được bào chế dưới dạng dung dịch thuốc vô trùng màu trắng ngà, quy cách đóng gói theo hộp, mỗi hộp có 1 lọ 5ml. Thành phần chính của thuốc nhỏ mắt Tobradex bao gồm: Hoạt chất chính: Kháng sinh Tobramycin 3mg (0,3%) và corticoid Dexamethason 1mg (0,1%). Chất bảo quản: Benzalkonium chloride (0,01%). Các thành phần tá dược khác như: Sodium Chloride, Edetate Disodium, Tyloxapol, Sodium Sulfate, Hydroxyethyl Cellulose, Sodium Hydroxide (giúp điều chỉnh p H), Acid Sulfuric và nước tinh khiết.2. Công dụng của thuốc nhỏ mắt Tobradex Nhìn vào thành phần của thuốc nhỏ mắt Tobradex, chúng ta có thể biết được công dụng của loại thuốc này. Theo đó, vì trong thành phần có chứa kháng sinh và corticoid nên thuốc có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm mắt, nhiễm khuẩn ở mắt. Cụ thể, kháng sinh Tobramycin có tác dụng ức chế sự hình thành cũng như tiêu diệt gọn các loại vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn hiếm khí loại S. aureus và E. coli. . Còn Dexamethason thì có khả năng chống dị ứng và kháng viêm. Do đó, nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex đúng cách thì sẽ giúp cải thiện, khắc phục các triệu chứng viêm và nhiễm trùng mắt tích cực.3. Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex Tuân thủ hướng dẫn sử dụng là điều quan trọng nhất khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex nói riêng và các loại thuốc khác nói chung. Liều dùng Nếu mắt có tình trạng viêm nhẹ thì bạn nhỏ 1 - 2 giọt cho mỗi bên mắt và nhỏ từ 4 - 6 lần/ngày. Trường hợp mắt bị viêm nặng hơn thì có thể tăng liều dùng, vẫn là 1 - 2 giọt cho mỗi bên nhưng nhỏ sau mỗi 2 giờ. Lưu ý là đến khi triệu chứng viêm được thuyên giảm thì sẽ giảm về liều dùng thông thường và chỉ dừng thuốc khi triệu chứng viêm hết. Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột. Cách dùng Thuốc nhỏ mắt Tobradex chỉ dùng để nhỏ mắt, không dùng để bôi, uống hay tiêm. Nên lắc đều lọ thuốc trước khi dùng. Khi nhỏ thuốc, đảm bảo khoảng cách nhất định giữa mắt với miệng lọ thuốc. Sau khi nhỏ xong, nhỏ bỏ 1 giọt thuốc trước khi đậy nắp vào bảo quản. Nếu bạn đang sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc nhỏ mắt thì thời gian nhỏ giữa các loại thuốc cần cách nhau tối thiểu 5 phút. Đặc biệt, thuốc nhỏ mắt Tobradex có thể tương tác với các loại thuốc kháng sinh nhóm beta - lactam, thuốc ức chế thần kinh - cơ nên thận trọng khi sử dụng. Bảo quản Sau khi nhỏ thuốc xong, bạn cần đậy kín nắp lọ thuốc và bảo quản ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 8 - 27 độ C. Nếu gia đình có trẻ nhỏ thì thuốc phải được cất ở nơi kín đáo, tránh tầm với của trẻ. Sau 4 tuần mở nắp thì không tiếp tục sử dụng vì quá thời gian này thuốc sẽ không mang lại tác dụng. 4. Chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc nhỏ mắt TobradexĐể đảm bảo an toàn cao nhất, bạn cần nắm rõ được thuốc nhỏ mắt Tobradex chỉ định, chống chỉ định và có những tác dụng phụ nào. Chỉ định Thuốc nhỏ mắt Tobradex được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau. Viêm mắt có chỉ định dùng corticosteroid và đáp ứng với steroid. Mắt có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc bị nhiễm khuẩn nhẹ do vi khuẩn. Viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào trước mãn tính. Tổn thương giác mạc do dị vật, bụi bẩn, hóa chất, tia xạ, bỏng nhiệt,… Chống chỉ định Các trường hợp sau nên cân nhắc, thận trọng khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex. Tốt nhất là tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Chưa đủ để đánh giá mức độ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ từ 2 tuổi có thể sử dụng như người lớn nhưng cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Khuyến cáo không sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú vì 2 hoạt chất chính trong thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và có khả năng bài tiết qua sữa. Bệnh nhân suy gan, suy thận không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex. Người mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Người mới phẫu thuật lấy dị vật giác mạc không có biến chứng. Người mắc thuỷ đậu, bệnh đậu bò và một số tình trạng nhiễm vi rút khác ở mắt. Tác dụng phụ Trường hợp xảy ra tình trạng khó chịu như ngứa, ban đỏ, chảy nước mắt,… trong và sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex thì bạn cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, vì trong thành phần có chứa corticoid nên việc lạm dụng hay sử dụng lâu dài có thể làm tổn thương thần kinh thị giác, gây giảm thị lực. Nói chung, thuốc nhỏ mắt Tobradex có thể gây ra một số tác dụng phụ sau. Ngứa rát và chảy nước mắt. Đau mắt và tăng nhãn áp. Đỏ mắt, đỏ kết mạc. Xung huyết mắt, phù mí mắt, giãn đồng tử. Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Trên đây là những thông tin về thuốc nhỏ mắt Tobradex và những lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, khách hàng không tự ý mua thuốc nhỏ khi chưa thăm khám bác sĩ, đồng thời quý khách cần xin tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Song song với sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex theo đúng các hướng dẫn nói trên, bạn cần chủ động bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm khi đi ra ngoài, đeo kính bơi khi đi bơi và đeo kính bảo hộ khi làm việc. Trong chế độ ăn, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A để tốt cho mắt. Đặc biệt, khám mắt định kỳ để tầm soát, phát hiện và can thiệp những bất thường ở mắt.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ban-biet-gi-ve-mau-bao-thai-mau-nau-nhat-
Bạn biết gì về máu báo thai màu nâu nhạt?
Với những cặp đôi đang mong ngóng “tin vui” thì việc xuất hiện máu báo thai màu nâu nhạt là một tín hiệu đáng mừng. Bởi đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mang thai như mong muốn. 1. Máu báo thai màu nâu nhạt là gì? Máu báo thai màu nâu nhạt được coi là dấu hiệu mang thai sớm, đây là dấu hiệu cho thấy thai đang bắt đầu làm tổ ở buồng tử cung. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương nhẹ, gây ra hiện tượng chảy máu. Thời điểm xuất hiện máu báo thai màu nâu nhạt thường là sau khi có dấu hiệu chậm kinh một vài ngày. Đi kèm với máu báo thai có thể là hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng,… vì vậy, rất nhiều chị em nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt.2. Máu báo thai khác với máu kinh nguyệt như thế nào? So với máu kinh nguyệt thì máu báo thai màu nâu nhạt có nhiều khác biệt, cụ thể như sau: Máu báo thai màu nâu nhạt, hồng nhạt hoặc đỏ tươi; còn máu kinh nguyệt thì có màu đỏ thẫm, đỏ đen. Máu báo thai không có mùi trong khi máu kinh nguyệt có mùi hơi tanh. Thời gian chảy máu báo thai ngắn, chỉ từ 1 - 2 ngày, tối đa là 4 ngày; còn máu kinh nguyệt kéo dài từ 3 - 7 ngày. Lượng máu báo thai rất ít, chỉ vài giọt, đặc biệt là không chứa dịch nhầy và không có cục máu đông; còn máu kinh nguyệt nhiều hơn, thậm chí là ồ ạt và có lẫn cục máu đông. Đi kèm với máu báo thai là chậm kinh, đau bụng nhẹ, các biểu hiện của hiện tượng nghén như: buồn nôn, nôn; còn khi ra máu kinh nguyệt, bạn có thể bị đau bụng và tức lưng dữ dội. 3. Làm gì khi thấy máu báo thai màu nâu nhạt? Khi thấy máu báo thai màu nâu nhạt xuất hiện ở vùng kín cùng với chậm kinh, kèm cảm giác buồn nôn, nôn, căng tức ngực, thèm ăn, thay đổi tâm trạng,… thì rất có thể bạn đã mang thai. Lúc này, bạn có thể mua que thử về để kiểm tra. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong một số trường hợp, que thử có thể cho kết âm tính, tức là 1 vạch - không có thai. Bạn không cần phải quá lo lắng vì nguyên nhân có thể là do: Thử thai quá sớm, nồng độ hormone h CG mà cơ thể tiết ra chưa đủ nồng độ ở nước tiểu để phản ứng với que thử. Nước tiểu loãng khiến nồng độ hormone h CG bị giảm. Tốt nhất là bạn nên thử vào lúc sáng sớm vì đây là thời điểm nước tiểu “đậm đặc” nhất. Thử thai sai cách như lương nước tiểu không đủ ngập que, ngâm que trong nước tiểu quá nhanh,… Que thử kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng. Nếu que lên 2 vạch thì có thể bạn đã có thai, còn nếu que vẫn 1 vạch thì bạn chưa có “tin vui”.4. Các dấu hiệu mang thai sớm khác bạn cần biết Ngoài xuất hiện máu báo thai màu nâu nhạt thì còn có nhiều dấu hiệu khác cho thấy bạn đã có tin vui, bao gồm:Chậm kinh Nếu đã quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn và có hiện tượng chậm kinh thì khả năng cao là bạn đã mang thai. Đây chính là dấu hiệu có thai sớm được nhiều người áp dụng và “tin tưởng”. Tuy nhiên, với chị em hay bị rối loạn kinh nguyệt thì chậm kinh có thể là dấu hiệu không chính xác. Đau tức bầu vú Sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai khiến lưu lượng máu đến vú nhiều hơn. Đó chính là lý do bạn sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức, đau và có kích thước lớn hơn bình thường. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu này để tự nhận biết mình có đang mang thai hay không. Đau bụng dưới âm ỉ Khi phôi thai di chuyển vào tử cung để làm tổ sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong nhẹ, làm xuất hiện máu báo thai màu nâu nhạt kèm theo đau bụng âm ỉ. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay sau 2-4 tuần giao hợp và dễ bị chị em nhầm lẫn với kinh nguyệt. Nôn và buồn nôn Trong những ngày đầu cấn thai và có khi trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn sẽ cực kỳ nhạy cảm với mùi vị. Khi tiếp xúc với một số mùi vị, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn. Hiện tượng này được gọi là “ốm nghén”, nếu kéo dài sẽ gây suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ,… Tâm trạng thất thường Ngay từ những ngày đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể bị rối loạn, kèm theo đó là những thay đổi về thể chất. Chính vì vậy, tâm trạng của bạn thay đổi thất thường, đặc biệt là nhạy cảm hơn, dễ xúc động và mau nước mắt. Ngoài ra, bạn cũng hay cáu gắt, tức giận không rõ nguyên do. Thân nhiệt tăngĐây cũng là dấu hiệu mang thai sớm nhưng nhiều chị em thường bỏ qua. Thường thì khi mang thai, thân nhiệt của bạn sẽ tăng hơn lúc bình thường khoảng 1 độ. Đó là lý do phụ nữ mang thai luôn cảm thấy nóng nực và bứt rứt trong người, kèm theo đó là đổ mồ hôi nhiều.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kem-duong-mat-su-dung-sao-cho-hieu-qua-an-toan-
Kem dưỡng mắt - Sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn?
Kem dưỡng mắt là một sản phẩm được các chị em sử dụng trong quy trình skincare để chăm sóc vùng da quanh mắt, ngăn ngừa thâm quầng, nếp nhăn hay vết chân chim. 1. Sử dụng kem dưỡng mắt có tác dụng gì? Kem dưỡng mắt là một sản phẩm được dành riêng cho vùng da quanh mắt. Đây là vùng da rất mỏng manh, nhạy cảm và sớm có dấu hiệu lão hóa hơn những vùng da khác. Vùng da mắt cũng thường bị thiếu độ ẩm khi da không bài tiết chất nhờn. Ngoài ra, còn thường xuyên chịu tác động bởi những chuyển động cơ mặt cũng như các yếu tố bên ngoài môi trường. Do vậy, khi không được chăm sóc trong thời gian dài hoặc chăm sóc không đúng cách, vùng da này sẽ có biểu hiện lão hóa với sự xuất hiện của các vết nhăn, vết chân chim, bọng mắt, khiến các chị em trông già hơn so với tuổi thật. Trong thành phần của kem dưỡng mắt thường có vitamin C, vitamin E, acid hyaluronic hoặc ceramides, retinol, peptide, niacinamide hoặc acid kojic. Việc sử dụng kem mắt giúp giữ ẩm, ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn hay quầng thâm, cải thiện bọng mắt, giúp chị em lưu giữ nét tươi trẻ của làn da. 2. Những lưu ý khi sử dụng kem dưỡng mắt Sử dụng kem dưỡng mắt đúng cách sẽ giúp phát huy hiệu quả bảo vệ vùng da quanh mắt. Trong quá trình sử dụng sản phẩm này, bạn nên lưu ý đến một số điều sau: Không sử dụng với liều lượng quá nhiều Khi dùng kem mắt, liều lượng phù hợp chỉ là một hạt đậu nhỏ. Với vùng da mỏng và nhạy cảm như vùng da quanh mắt, việc dùng quá nhiều kem dưỡng có thể làm lượng kem thừa đi vào mắt, dễ gây kích ứng cũng như có thể dẫn đến làm bít tắc vùng da mắt. Chọn sản phẩm phù hợpĐể phát huy hiệu quả tốt nhất của kem mắt, bạn nên biết được làn da của mình là da nhạy cảm, da khô, da thường hay da bị mụn. Từ đó, lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đồng thời, cũng nên kiểm tra sản phẩm đó liệu có chứa các thành phần dưỡng ẩm, chống oxy hóa, tái tạo da có tác dụng tốt cho vùng da mắt của bạn không. Và không nên chủ quan khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào cho da quanh mắt là điều bạn nên lưu ý. Thoa kem đúng cách Thoa kem đúng cách là yếu tố để đảm bảo sản phẩm mà bạn sử dụng cho vùng da quanh mắt được phát huy công dụng. Theo đó, bạn có thể tham khảo các bước sau:- Lấy một lượng vừa đủ kem dưỡng mắt ra ngón tay áp út. Lưu ý trước khi thực hiện hãy rửa tay thật sạch sẽ để tránh việc đưa vi khuẩn, bụi bẩn lên trên da. - Chấm nhẹ nhàng kem dưỡng với các chấm nhỏ ở vùng da bên dưới mắt từ góc trong cùng rồi di chuyển ra ngoài. Nên tránh thoa kem quá sát phần mí mắt để không làm cay mắt, gây cảm giác xót, khó chịu. - Sau đó, tán đều, massage nhẹ nhàng theo hướng lên trên để đôi mắt không bị trùng xuống. Tránh dùng lực quá mạnh hoặc có động tác chà xát, kéo căng da. - Đợi trong khoảng 2 phút để kem hoàn toàn được hấp thụ rồi mới tiến hành tiếp tục thoa những sản phẩm chăm sóc da khác. Thời điểm sử dụng Bạn có thể sử dụng sản phẩm này vào buổi sáng, buổi tối trong ngày hay vào cả hai thời điểm. Và tùy thuộc vào thời điểm đó để lựa chọn sử dụng loại kem khác nhau cho phù hợp. Cụ thể như sau:- Khi sử dụng vào buổi sáng: Thoa kem dưỡng ẩm có kết quả mỏng nhẹ, có chỉ số SPF để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. - Khi sử dụng vào buổi tối: Vì các dưỡng chất trong kem mắt có thể hấp thụ vào da qua đêm, bạn nên thoa sản phẩm có các thành phần dưỡng ẩm như vitamin C, peptide, retinol,... và cũng không cần có chỉ số SPF. Trường hợp thoa kem dưỡng mắt bị rát Khi thoa kem mắt, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng bị rát do dị ứng với các thành phần có trong sản phẩm được sử dụng. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên dừng việc dùng sản phẩm đó và tham khảo một loại kem mắt khác phù hợp hơn. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng sản phẩm cho vùng da đang gặp vấn đề như bị tổn thương, viêm nhiễm cũng có thể là các nguyên nhân làm vùng da mắt bị rát. Lưu ý một số mẹo chăm sóc da vùng mắt Để bảo vệ da vùng mắt trước ánh nắng mặt trời, bạn đừng quên thoa kem chống nắng ngay cả khi trời râm mát giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn và quầng thâm. Đồng thời, nên đeo kính râm, đội nón khi đi ra ngoài. Ngoài ra, bên cạnh sử dụng kem mắt đúng cách, bạn có thể thực hiện massage nhẹ nhàng vùng da mắt giúp cải thiện tuần hoàn. Kèm theo đó, cũng không nên để lớp trang điểm ở vùng mắt rồi đi ngủ, mà nên tẩy trang sạch da mặt cũng như da xung quanh mắt với chất tẩy trang có tính chất dịu nhẹ, an toàn trước khi ngủ. Song song với đó, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước kết hợp cùng một lối sống khoa học, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya cũng như tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử để giúp vùng da mắt được khỏe mạnh cũng như cải thiện sức khỏe của làn da.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-nho-mat-refresh-huong-dan-cach-dung-va-cach-bao-quan
Thuốc nhỏ mắt Refresh - Hướng dẫn cách dùng và cách bảo quản
Thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm thuốc nhỏ mắt khác nhau. Trong đó, thuốc nhỏ mắt Refresh được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy bạn biết gì về thành phần, công dụng và cách dùng thuốc nhỏ mắt này? 1. Sơ lược về thuốc nhỏ mắt Refresh Thuốc nhỏ mắt Refresh được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Allergan Sales, có nguồn gốc, xuất xứ từ Hoa Kỳ và nhập khẩu chính hãng tại Việt Nam. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt có độ trơn và nhớt. Mỗi hộp có 1 lọ 15ml với bao bì màu xanh dương tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Thành phần chính của thuốc nhỏ mắt Refresh là Natri carboxymethylcellulose - một dẫn chất polymer cellulose có trọng lượng phân tử lớn, không thấm qua giác mạc nên không gây khó chịu khi sử dụng. Hiện nay, thuốc nhỏ mắt Refresh được sử dụng như nước mắt nhân tạo để làm giảm tình trạng khô mắt, đau rát do kích ứng. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc này như chất bảo vệ mắt trước các tác nhân gây kích thích mắt. 2. Cách sử dụng và bảo quản thuốc nhỏ mắt Refresh Thuốc nhỏ mắt Refresh nói riêng và các loại thuốc nhỏ mắt nói chung có cách dùng đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất thì bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt Refresh Khi mắt bị đau rát, khó chịu, khô và kích ứng do các yếu tố môi trường, thời tiết thì bạn sẽ nhỏ từ 1 - 2 giọt thuốc nhỏ mắt Refresh vào mỗi bên mắt. Khi nhỏ, nên để miệng lọ thuốc cách mắt một khoảng nhất định để tránh vi khuẩn từ mắt lan truyền sang lọ thuốc. Trường bạn bạn sử dụng đồng thời thuốc nhỏ mắt Refresh với các sản phẩm thuốc nhỏ mắt/ chăm sóc mắt khác thì nên dùng cách nhau 5 phút để tránh hiện tượng thuốc bị rửa trôi, chưa kịp phát huy tác dụng. Cách xử trí khi quên liều hoặc quá liều Thuốc nhỏ mắt Refresh chưa gây biến chứng nguy hiểm nào khi sử dụng quá liều. Với trường hợp quên liều thì bạn sử dụng càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã quá gần với liều dùng tiếp theo thì có thể bỏ qua. Cách bảo quản thuốc nhỏ mắt Refresh Sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Refresh xong thì hãy nhỏ bỏ 1 giọt thuốc ra ngoài trước khi đậy nắp và bảo quản để sử dụng cho lần sau. Điều này sẽ giúp phòng tránh tình trạng nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn cho lọ thuốc. Nên bảo quản lọ thuốc ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ khoảng 30 độ C và tránh xa ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, tránh xa tầm tay của trẻ em. Ngoài ra, sau 4 tuần bảo quản thì nên bỏ lọ thuốc và không tái sử dụng dù thuốc vẫn còn. 3. Chống chỉ định của thuốc nhỏ mắt Refresh Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng như nói trên thì bạn cần nắm được chống chỉ định của thuốc nhỏ mắt Refresh để phòng tránh các sự cố, rủi ro không mong muốn. Theo đó, thuốc nhỏ mắt này không được sử dụng cho trẻ em. Ngoài ra, nếu bạn bị mẫn cảm với thành phần Natri carboxymethylcellulose hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc thì cũng không được dùng. Bên cạnh đó, các đối tượng sau nên cân nhắc và thận trọng khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Refresh:Phụ nữ mang thai và cho con bú. Mặc dù chưa có nghiên cứu xác minh tác hại của thuốc nhưng để an toàn nhất thì bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Người vận hành máy móc, thiết bị cơ khí hoặc người làm nghề lái xe vì thuốc có thể gây mờ mắt giảm khả năng quan sát tạm thời. Người bị đau mắt, mờ mắt, chảy nước mắt,… sau 3 ngày sử dụng thuốc. Lúc này, nên tạm ngưng là đi khám bác sĩ để có chỉ định phù hợp. Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh. Thực tế thì thuốc nhỏ mắt Refresh chưa xảy ra tương tác với bất kỳ loại thuốc nào nhưng không vì thế mà bạn chủ quan. 4. Những biện pháp giúp đôi mắt khỏe mạnh Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết cách sử dụng và bảo quản thuốc nhỏ mắt Refresh sao cho an toàn, hiệu quả. Để sở hữu đôi mắt khỏe mạnh và tinh anh, bạn đừng bỏ qua những biện pháp sau. Áp dụng quy tắc 20-20-20 khi làm việc với các thiết bị kỹ thuật số, tức là cứ 20 phút làm việc thì nhìn xa 20 feel trong 20 giây. Đeo kính râm, kính mát khi ra ngoài đường, đặc biệt là đi dưới trời nắng để hạn chế sự tác động của bụi bẩn và ánh sáng mặt trời gây kích ứng mắt. Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường hóa chất, nhiều khói bụi hoặc có nguy cơ va đập cao. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, beta-carotene, lutein và zeaxanthin vì đây là những dưỡng chất đặc biệt tốt cho mắt. Chăm sóc và vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt phù hợp. Nếu có bất thường về mắt thì đi khám càng sớm càng tốt. Nếu đeo kính áp tròng, bạn phải vệ sinh tay và kính sạch sẽ trước khi đeo kính. Không đeo kính áp tròng khi đi ngủ, đi bơi, tập thể dục,… Mỗi 2 - 3 tháng thì thay kính áp tròng 1 lần. Sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt phù hợp. Đặc biệt, thay phấn mắt và mascara sau mỗi 3 tháng. Không hút thuốc vì thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt cũng như khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mau-mat-co-the-canh-bao-gi-ve-suc-khoe-
Màu mắt có thể cảnh báo gì về sức khỏe?
Màu mắt của con người được quyết định bởi lượng melanin trong các tế bào mống mắt. Đây cũng là một đặc điểm có thể liên hệ với một số tình trạng sức khỏe. Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn đọc có thể theo dõi bài chia sẻ dưới đây. 1. Mối liên hệ giữa màu mắt và một số tình trạng sức khỏe Màu mắt là một đặc điểm trên cơ thể có mối liên hệ với một số tình trạng sức khỏe, dự đoán về nguy cơ mắc phải bệnh lý của một người. Trong đó, có thể đề cập đến một số bệnh lý sau: Đục thủy tinh thể Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ bị đục thủy tinh thể có thể tăng gấp 2 lần với những người có mắt màu tối. Các đối tượng có màu mắt là nâu đậm sẽ dễ bị căn bệnh này hơn so với những người khác. Ung thư U hắc tố màng bồ đào là một loại ung thư mắt hiếm gặp. So với những người có mắt màu nâu thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ dễ xảy ra hơn ở các trường hợp có mắt màu xanh dương, xanh lục hay màu xám. Bệnh bạch biến Khi mắc bệnh bạch biến, màu sắc da của người bệnh bị mất đi do các tế bào sắc tố da bị phá hủy. Màu của mắt cũng là đặc điểm có mối liên hệ với loại bệnh da liễu hay gặp này. Trong đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi ở các trường hợp có mắt màu xanh dương. Đái tháo đường Bên cạnh đó, màu của mắt cũng có thể liên quan đến bệnh đái tháo đường. Cụ thể, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 sẽ cao hơn ở những người da trắng có màu mắt là xanh dương. Thoái hóa điểm vàng Theo một nghiên cứu, ở những người có mắt màu sáng, nguy cơ gặp phải tình trạng thoái hoá điểm vàng theo tuổi tác cao gấp 2 lần những người khác. 2. Làm thế nào để bảo vệ mắt được khỏe mạnh? Như vậy, bạn đã biết được mối liên hệ giữa màu mắt và một số tình trạng sức khỏe. Dù mắt của bạn có màu gì, thì cũng đừng quên bảo vệ mắt thật tốt để duy trì sức khỏe cho “cửa sổ tâm hồn”. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn như: Bảo vệ mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trờiĐể bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời, bạn nên trang bị cho mình chiếc kính râm có thể lọc được tia UVA và tia UVB mỗi khi phải đi ra ngoài. Đồng thời, kể cả khi đã đeo mắt kính phù hợp, cũng đừng nên nhìn thẳng vào mặt trời. Từ đó, làm cho mắt bị khô, mỏi. Vì vậy, bạn hãy giải lao thường xuyên lúc làm việc sau khi xem màn hình, dành thời gian cho mắt được nghỉ ngơi. Đồng thời, nên giữ một khoảng cách phù hợp giữa mắt và màn hình, độ sáng của màn hình các thiết bị điện tử cũng nên được điều chỉnh phù hợp với môi trường xung quanh. Khi phải làm việc trước với máy tính, bạn hãy chớp mắt nhiều lần để mắt được điều tiết, không bị khô mắt. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện các động tác massage cho mắt một cách nhẹ nhàng để mắt được thư giãn và cảm thấy thoải mái. Thay đổi thói quen không tốt cho mắtĐi kèm với đó, bạn cũng nên thay đổi các thói quen có thể làm tổn thương cho mắt bằng các việc làm như: tránh chạm tay bẩn lên mắt, rửa tay sạch trước khi thực hiện vệ sinh mắt và mặt, hạn chế đưa tay lên dụi mắt, bỏ hút thuốc lá, bỏ thói quen thức khuya, đọc sách ở những nơi có đủ ánh sáng,... Kèm theo đó, cũng nên thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh mắt kính, gối, khăn mặt,... là các vật dụng tiếp xúc với mắt. Chế độ dinh dưỡng khoa họcĐể duy trì sức khỏe của đôi mắt, bạn đừng quên xây dựng và áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Trong đó, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho mắt như trái cây tươi, rau xanh, cá giàu omega-3, hải sản, trứng, cà rốt,... Tập thể dục đều đặn Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc tập thể dục đều đặn cũng giúp bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Cụ thể, sẽ góp phần giúp phòng ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý gây ảnh hưởng tới thị lực như cao huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol,... Khám mắt định kỳ Để duy trì thị lực tốt cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý về mắt, bạn nên đi khám mắt định kỳ. Thông qua các buổi đi thăm khám, bạn cũng sẽ nhận được những tư vấn từ bác sĩ về việc chăm sóc mắt hiệu quả.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cay-mo-hoc-mat-tat-tan-tat-thong-tin-can-biet
Cấy mỡ hốc mắt - tất tần tật thông tin cần biết
Để có thể cải thiện những khiếm khuyết ở đôi mắt và sở hữu được ánh nhìn trẻ trung, tràn đầy sức sống, các phương pháp thẩm mỹ, trong đó có cấy mỡ hốc mắt, là lựa chọn được nhiều chị em tham khảo và cân nhắc đến. 1. Cấy mỡ hốc mắt là gì? Vùng da ở hốc mắt rất mỏng và nhạy cảm, dễ chịu tổn thương và xuất hiện khuyết điểm khiến các chị em cảm thấy tự ti. Cấy mỡ hốc mắt là phương pháp thẩm mỹ sử dụng mỡ tự thân từ một số vị trí trên cơ thể như ở đùi, bụng, bắp tay,... của chính người được thực hiện để tiêm vào vùng hốc mắt. Khi lấy mỡ và tách chiết, bác sĩ phải thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo chọn ra mô mỡ khỏe mạnh nhất, gia tăng tỷ lệ sống của mô mỡ. Lượng mỡ sử dụng cũng phải hợp lý, không quá ít và không quá nhiều. Đây là phương pháp có hiệu quả và độ an toàn cao vì sử dụng mỡ tự thân nên có độ tương thích cao, giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng hay phản ứng dị ứng, tỷ lệ mỡ sống cao. Việc thực hiện phương pháp này giúp làm đầy hốc mắt, cải thiện tình trạng mắt bị lõm sâu, mệt mỏi, lờ đờ, giúp đôi mắt tươi sáng và gương mặt trở nên trẻ trung hơn, có sức sống hơn. Ngoài ra, cũng hỗ trợ làm giảm mỡ thừa tại bộ phận tách mỡ. 2. Ai nên thực hiện? Cụ thể, đây là phương pháp phù hợp với những đối tượng mà: - Có hốc mắt trũng sâu do di truyền, bẩm sinh hoặc do ăn uống thiếu dưỡng chất, chế độ sinh hoạt không ổn định, thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ. - Bước sang tuổi lão hóa, bị hao hụt mỡ vùng mắt. - Trước đó đã từng thực hiện cắt mí mắt nhưng bị hỏng, lấy đi quá nhiều phần mỡ tự nhiên khiến hốc mắt hõm sâu. - Trước đó đã từng làm đầy hốc mắt nhưng với phương pháp không phù hợp, chỉ có hiệu quả ngắn. - Bị thâm quầng mắt, da mí mắt mỏng, bị teo túi mỡ tự nhiên dưới mắt làm vùng da mắt trở nên kém sức sống, gặp tình trạng chảy xệ. Bên cạnh đó, cấy mỡ hốc mắt chống chỉ định đối với những trường hợp sau: - Người chưa đủ 18 tuổi. - Bà bầu, mẹ đang cho con bú hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt. - Người có những vấn đề về sức khỏe như: có tiền sử thiếu máu, mắc bệnh tim mạch, có tiền sử bệnh tâm thần, huyết áp không ổn định,...3...4. Chăm sóc sau khi cấy mỡ hốc mắt ra sao? Việc chăm sóc sau khi thực hiện cấy mỡ hốc mắt bạn nên lưu ý đến một số điều sau:Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ Việc chăm sóc tại nhà sau khi thực hiện cấy mỡ hốc mắt của bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc gây ra các biến chứng làm mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời, bạn cũng cần đi tái khám theo đúng lịch hẹn và liên hệ ngay với bác sĩ khi có xuất hiện các dấu hiệu bất thường để được tư vấn. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ Bên cạnh đó, bạn đừng quên đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ cho vùng mắt cũng như môi trường xung quanh và thường xuyên giặt giũ chăn gối. Về chế độ dinh dưỡng Sau khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ này, bạn không nên tiêu thụ các loại thực phẩm như rau muống, hải sản, đồ nếp, thịt bò, thịt gà, đồ ăn cay nóng,... và đừng quên uống đủ nước, không uống rượu bia, đồ uống có gas. Thay vào đó, bông cải xanh, súp lơ, các loại trái cây, cà rốt, bí đỏ,... giàu chất xơ, protein, vitamin A, vitamin C, vitamin E và các khoáng chất là những loại thực phẩm bạn nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của mình. Điều bạn nên ghi nhớ là tránh trường hợp ăn uống không phù hợp khiến mắt lâu hồi phục hơn, làm mắt bị sưng, da bị thâm. Về chế độ sinh hoạt Trong chế độ sinh hoạt của mình, bạn nên lưu ý một số điều sau: - Tránh cho mắt bị chạm nước hoặc tiếp xúc với bụi bẩn và mỗi ngày nên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng. - Tránh các hành động tác động lực vào vùng mắt như đưa tay sờ vào vùng mắt hay dụi mắt, xoa bóp, massage mặt. - Đeo kính râm khi đi ra ngoài để hạn chế mắt phải tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn. Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp một số thắc mắc liên quan đến phương pháp cấy mỡ hốc mắt. Để phương pháp thẩm mỹ này phát huy hiệu quả và đề phòng các trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm, bạn nên tìm hiểu kỹ càng các thông
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuc-don-7-ngay-cho-nguoi-dau-dai-trang-giup-benh-som-khoi
Thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng giúp bệnh sớm khỏi
Người bị đau đại tràng hay một số bệnh lý đường tiêu hóa cần phải cẩn trọng trong vấn đề ăn uống vì đây là yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây sẽ là gợi ý về thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng. 1. Đau đại tràng có nguy hiểm không? Trước khi tìm hiểu về thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng, các chuyên gia sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đau đại tràng. Đại tràng có chiều dài từ 1,2m đến 1,5m, còn được gọi là ruột già và được chia thành manh tràng, kết tràng và trực tràng. Khi đại tràng bị viêm, có thể gây ra những cơn đau đại tràng dai dẳng và kèm theo đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa và gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến chế độ sinh hoạt thường ngày. Những cơn đau lúc âm ỉ, lúc lại dữ dội, kèm theo đó là tình trạng đầy hơi, óc ách bụng rất khó chịu. Kích thước của đại tràng khá dài, có hình dạng gấp khúc, rất phức tạp. Do đó, khi bị viêm đại tràng, người bệnh thường có thể bị đau ở nhiều vị trí khác nhau. Thông thường, đau đại tràng thường là đau ở bụng trái, đau dưới rốn, đau ở mạn sườn, hạ sườn hay khu vực hố chậu, đau thượng vị hay hạ vị hoặc một số vị trí khác nhau ở ổ bụng. Ngoài đau bụng, người bệnh còn có một số biểu hiện khác như: - Thay đổi về số lần đi ngoài, thường đi đại tiện nhiều lần (khoảng 6 đến 7 lần mỗi ngày). - Thay đổi về đặc điểm phân, lúc phân lỏng, lúc phân rắn hoặc nát, phân sống có mùi tanh hoặc có thể kèm theo dịch mủ hay máu. - Người bệnh thường bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược, khó thở, đau đầu,... - Khi ăn những loại đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ sống thì có thể bị đau bụng ngay lập tức và phải đi ngoài liên tục. Viêm đại tràng không gây nguy hiểm nếu người bệnh được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu không điều trị bệnh hoặc người bệnh tự ý dùng thuốc, không điều trị dứt điểm có thể khiến bệnh ngày càng nặng và có thể tiến triển thành ung thư. Một số biến chứng nguy hiểm khác của bệnh như xuất huyết ồ ạt ở đại tràng, thủng đại tràng hay giãn đại tràng cấp tính,...2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng Người bị đau đại tràng cần ăn uống đúng cách để cải thiện cơn đau, tăng hiệu quả điều trị bệnh và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Để xây dựng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng, cần dựa vào nguyên tắc sau: - Cần cung cấp đầy đủ chất đạm cho người bệnh. Thể trạng mỗi người là khác nhau nên cần cung cấp lượng đạm phù hợp. Có thể cung cấp theo tỷ lệ 1g/kg/ 1ngày. - Nên hạn chế ăn chất béo, tốt nhất không nên ăn quá 15g chất béo/ngày. - Cần cung cấp cho cơ thể đủ nước, muối khoáng và các vitamin. - Ngoài ra, tùy vào thể trạng sức khỏe mà có thể điều chỉnh thực đơn ăn uống, chẳng hạn như: + Nếu bị táo bón: Bệnh nhân cần giảm lượng chất béo tiêu thụ, tăng cường chất xơ, nhất là dạng chất xơ hoà tan. Đồng thời cần lưu ý, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc mà cần chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để cơ thể dễ hấp thụ và việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. + Nếu bị tiêu chảy: Bạn nên tránh ăn những chất xơ dạng không tan, không nên ăn trái cây khô và cứng, tránh ăn rau sống và cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. + Tránh chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà,. . + Nên chế biến thực phẩm theo một số cách như hấp, luộc, hạn chế xào, rán. + Ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm có chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất như gạo, khoai tây, thịt nạc, sữa đậu nành, các loại rau xanh,... + Hạn chế ăn một số loại đồ ngọt như bánh, kéo để tránh bị chướng hơi, đầy bụng,...3. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng:- Ngày đầu tiên:+ Bữa sáng: Cháo thịt băm (70g gạo nấu cùng 50g thịt lợn và khoảng 50g cà rốt. + Bữa phụ: Có thể ăn 1 hộp sữa chua không đường hoặc khoảng 160 trái cây. + Bữa trưa: 2 bát cơm, 1 quả trứng cùng với 40g thịt nạc và 100g bí xanh luộc. + Bữa tối: 2 bát cơm và 80 g cá hồi áp chảo, bông cải xào tỏi (khoảng 100 g). - Ngày thứ 2: + Bữa sáng: Miến xào cua với các nguyên liệu như sau: miến khô (60g ), thịt cua (50g), rau củ khoảng 50g. + Bữa phụ có thể lựa chọn 1 hộp sữa chua không đường hoặc khoảng 160 trái cây. + Bữa trưa: 1 bát cơm, thịt lợn luộc khoảng 60g và khoảng 150g bông cải xào cà rốt, 1 quả chuối. + Bữa tối: 1 bát cơm, 50g cá quả hấp, 100g su su luộc. - Ngày thứ 3: + Bữa sáng: Cháo cá hồi (50g gạo với 50g cá hồi). + Bữa trưa: 2 bát cơm, đầu nhồi thịt sốt cà chua khoảng 130g, rau cải xào nấm khoảng 100g. + Bữa tối: 2 bát cơm, 60g cá nục kho, 100g canh rau cải nấu với thịt heo xay. - Ngày thứ 4: + Bữa sáng: 100g canh rau cải nấu cùng 20g thịt heo xay, 1 bát phở gà. + Bữa trưa: 2 bát cơm, tôm rim mắm khoảng 75g, 100g bắp cải luộc. + Bữa tối: 2 bát cơm, thịt gà không da kho với gừng (80g) và khoảng 100g rau muống luộc. - Ngày thứ 5: + Bữa sáng: Nui xào tôm, trong đó có khoảng 50g tôm, 50g bông cải xanh và khoảng 120g nui. + Bữa trưa: 2 bát cơm, cá kho tộ khoảng 75g, 50 đậu phụ luộc và khoảng 100g canh bầu nấu tép. + Bữa tối: 2 bát cơm, sườn nướng khoảng 70g, 100g canh khoai tây, cà rốt. - Ngày thứ 6:+ Bữa sáng: Bún bò với khoảng 120 bún, 50g bắp bò cùng với một chút rau thơm, hành lá,... + Bữa trưa: 2 bát cơm, 100g thịt heo viên sốt cà chua, rau củ thập cẩm khoảng 100g. + Bữa tối: Cháo tôm hạt sen, nấu từ gạo, tôm, hạt sen: Mỗi loại 50g. - Ngày thứ 7: + Bữa sáng: Cháo trứng, nấu từ 50g gạo và 2 quả trứng. + Bữa trưa: 2 bát cơm, 80g cá hồi áp chảo, canh sườn rau củ khoảng 100g. + Bữa tối: 2 bát cơm, 100g thịt gà băm nhỏ xào cùng với ớt chuông, 100g bông cải xào.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/su-dung-kem-duong-mat-nhung-dieu-can-luu-y
Sử dụng kem dưỡng mắt: những điều cần lưu ý
Chăm sóc tốt cho vùng da quanh mắt là một bí quyết quan trọng để sở hữu khuôn mặt quyến rũ và tươi sáng. Để làm được điều đó, lựa chọn và sử dụng kem dưỡng mắt đúng cách là yếu tố bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng, thành phần và cách sử dụng sản phẩm này để mang lại hiệu quả làm đẹp tối đa cho đôi mắt của bạn. 1. Công dụng và thành phần thường có trong kem dưỡng mắt? 1.1. Công dụng của kem dưỡng mắt Vùng da quanh mắt tương đối nhạy cảm và thường là khu vực thể hiện sớm những dấu hiệu của quá trình lão hóa da. Đây là khu vực có ít tuyến dầu và collagen hơn so với các vùng da khác trên khuôn mặt nhưng thường xuyên phải chịu tác động của ánh nắng mặt trời, khói bụi, ánh sáng từ màn hình thiết bị điện tử trong quá trình làm việc,... Vì thế, da vùng mắt rất dễ bị mất nước, giảm đàn hồi và tổn thương. Kem dưỡng mắt kích thích tuần hoàn máu, giảm thiểu sự mệt mỏi và tăng cường sự săn chắc cho da. Nhờ đó, vùng da quanh mắt sẽ được giảm sưng và thâm quầng. Không chỉ dừng lại ở đó, các thành phần chống oxy hóa trong kem dưỡng mắt còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa của tia tử ngoại và gốc tự do - yếu tố chính gây ra quá trình lão hóa da. Việc này không chỉ bảo vệ da khỏi sự tổn thương mà còn giúp giữ cho làn da quanh mắt luôn trẻ trung, tươi tắn. Đặc biệt, việc sử dụng kem dưỡng mắt cũng là cách tốt nhất để duy trì độ ẩm cho vùng da bản chất vốn đã mỏng này. Khi da quanh mắt được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết sẽ trở nên mềm mại và tăng đàn hồi, từ đó giảm thiểu sự xuất hiện nếp nhăn và giúp mắt trở nên quyến rũ hơn. 1.2. Thành phần thường có trong kem dưỡng mắt Một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của kem dưỡng mắt là thành phần có trong sản phẩm. Những thành phần này không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào da và giảm thiểu các vấn đề lão hóa da như: quầng thâm, nếp nhăn,... Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng mắt được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những sản phẩm này đều chứa thành phần chính gồm:- Peptide: giúp kích thích sản xuất collagen và protein để giữ độ đàn hồi, sự trẻ trung cho da. Sử dụng kem dưỡng mắt chứa peptide sẽ làm mờ nếp nhăn và cải thiện độ săn chắc cho vùng da quanh mắt. - Vitamin C: có tác dụng giảm sưng, làm sáng và chống oxy hóa da. Kem dưỡng mắt chứa vitamin C còn có tác dụng làm mờ vết thâm và tăng cường sự đồng đều màu da. - Retinol: giúp kích thích tái tạo tế bào da và ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn. Việc sử dụng kem dưỡng mắt chứa retinol có thể giảm chảy xệ da, mang lại cho vùng da quanh mắt độ đàn hồi và sự săn chắc. - Caffeine: giảm sưng mắt, kích thích tuần hoàn máu và làm mờ quầng thâm ở vùng da quanh mắt. - Chất chống tia UV: bảo vệ da trước tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời. Các thành phần trên đây không chỉ hoạt động độc lập mà còn hỗ trợ lẫn nhau để mang lại hiệu quả bảo vệ da tốt nhất. Một sản phẩm kem dưỡng mắt được xem là chất lượng khi có sự kết hợp của nhiều thành phần tốt cho vùng da quanh mắt. 2. Sử dụng kem dưỡng mắt như thế nào cho đúng cách? Bên cạnh việc lựa chọn thành phần có trong kem dưỡng mắt thì việc dùng sản phẩm này đúng cách cũng có vai trò rất lớn đối với hiệu quả chăm sóc da vùng mắt. Để phát huy tối đa công dụng của kem dưỡng mắt, trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý:- Làm sạch da Trước khi dùng kem dưỡng mắt cần làm sạch làn da quanh mắt. Bạn có thể dùng sữa rửa mặt hoặc dung dịch tẩy trang để loại bỏ dầu, bụi bẩn và kem trang điểm đã được sử dụng trước đó. Làm sạch kỹ càng sẽ giúp cho kem dưỡng mắt thẩm thấu tốt hơn và tăng khả năng hấp thụ của da. - Dùng với lượng phù hợp Dùng đầu ngón tay áp út hoặc ngón tay trỏ nhẹ nhàng lấy một lượng kem bằng hạt gạo chấm lên da rồi tán kem từ trong ra ngoài, tránh chấm nhiều và mạnh quá vì vùng da quanh mắt rất mỏng và nhạy cảm. - Thoa theo chiều vòng tròn Hãy thoa kem theo chiều vòng cung của bóng mắt để kích thích tuần hoàn máu. Việc này không chỉ giúp giảm sưng mắt mà còn tăng cường lưu thông dưỡng chất đến vùng da quanh mắt. - Massage nhẹ nhàngĐây là bước quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả của kem dưỡng mắt và mang lại cảm giác thư giãn cho da. Bạn hãy đặt đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay út bắt đầu từ trung tâm vùng mắt rồi nhẹ nhàng vẽ các đường tròn nhỏ theo chiều kim đồng hồ xung quanh mắt, nhất là vùng có nếp nhăn hoặc bị sưng, bị thâm quầng. Khi massage hãy thực hiện các động tác nhẹ nhàng để kích thích sự co bóp của cơ và tăng lưu thông máu. Việc làm này vừa giúp kem dưỡng mắt thẩm thấu sâu hơn vừa giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi cho mắt. - Thời gian sử dụng Tốt nhất nên dùng kem dưỡng mắt vào buổi sáng và buổi tối để đảm bảo cung cấp độ ẩm và dưỡng chất nguyên ngày cho vùng da quanh mắt. - Kết hợp các bước chăm sóc da Để đạt hiệu quả tối ưu bạn nên kết hợp dùng kem dưỡng mắt với các sản phẩm chăm sóc da khác như serum, kem chống nắng,... để chăm sóc da toàn diện. Dùng serum chứa chất chống oxy hóa hoặc acid hyaluronic trước khi thoa kem dưỡng mắt giúp tăng cường độ ẩm và dưỡng chất cho da. Bước này không chỉ tăng cường hiệu quả của kem dưỡng mắt mà còn cung cấp một lớp bảo vệ da tránh khỏi tác động có hại từ môi trường. Kết thúc quá trình dưỡng da bằng kem chống nắng là điều không nên bỏ qua để bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV. Sự kết hợp của các sản phẩm chăm sóc da này giúp tái tạo làn da, giảm nếp nhăn và duy trì sức sống tươi trẻ cho làn da xung quanh mắt. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của kem dưỡng mắt và biết cách sử dụng đúng để luôn sở hữu khuôn mặt với vùng da mắt tươi sáng, đầy quyến rũ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chia-se-cach-nuoi-tre-so-sinh-giup-cac-cap-vo-chong-tre
Chia sẻ cách nuôi trẻ sơ sinh giúp các cặp vợ chồng trẻ
Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều mà các bậc phụ huynh luôn phải học hỏi, đặc biệt là những cặp vợ chồng mới có em bé lần đầu. Nếu có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ có cơ hội phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách nuôi trẻ sơ sinh chi tiết để cha mẹ tham khảo thêm. 1. Một số đặc điểm thường thấy ở trẻ sơ sinhĐể nắm được cách nuôi trẻ sơ sinh hiệu quả, trước tiên cha mẹ nên biết một số đặc điểm của bé trong giai đoạn này. Trong 3 tháng đầu đời, bé dành phần lớn thời gian để ngủ. Trung bình các em bé sẽ ngủ khoảng 17 - 20 tiếng đồng hồ/ngày. Để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, cha mẹ nên sắp xếp không gian phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ và cho con mặc trang phục thoải mái. Trẻ sơ sinh chưa biết nói, các bé sẽ dùng tiếng khóc để giao tiếp với bố mẹ. Thông thường, trẻ sẽ cất tiếng khóc khi cảm thấy đói hoặc khát, khi khó chịu vì quần áo dày, vì tư thế nằm,… Khi thấy bé khóc, cha mẹ cần kiểm tra tìm nguyên nhân vì sao bé khóc. Đặc biệt, khóc cũng giúp bé rèn luyện hô hấp cực kỳ tốt, giúp phổi tăng về kích thước, kích thích hoạt động của các cơ. Trẻ sơ sinh khóc thường có một số động tác đi kèm, ví dụ như đập chân, tay…Ban đầu cha mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, lúng túng vì trẻ khóc nhiều, trong tình huống này, người mẹ nên giữ bình tĩnh dỗ dành con. Sau một thời gian chăm sóc, chúng ta sẽ hiểu tiếng khóc của trẻ đang muốn thể hiện cảm xúc gì. Bác sĩ cho biết các bé bú mẹ thường nhanh đói hơn so với bé không bú sữa mẹ, chính vì thế người mẹ cần chú ý để cho con bú kịp thời. Đối với trường hợp trẻ bú bình, cha mẹ nên chú ý theo dõi các biểu hiện của con khi con bú bình. Trẻ sơ sinh thường có biểu hiện nôn trớ sau khi ăn no, nguyên nhân là do hệ tiêu hoá còn non nớt, chưa hoàn thiện. Để hạn chế tình trạng nôn trớ xảy ra, người mẹ nên chủ động chia nhỏ bữa bú trong một ngày. Cụ thể, khi trẻ bú mẹ, chúng ta sẽ rút ngắn thời gian con ti mẹ; khi trẻ bú bình, chúng ta dễ dàng kiểm soát lượng sữa con ăn. Mỗi lần mẹ chỉ cần cho bé ăn từ 30 - 45 ml sữa, mỗi cữ cách nhau khoảng 1 - 2 tiếng tùy vào nhu cầu của trẻ. Sau khi cho trẻ bú xong không nên cho trẻ nằm ngay mà lên bế trẻ và thực hiện thao tác vỗ lưng ợ hơi sau bú sẽ giúp bé tống được các khí đang bị kẹt trong dạ dày ra ngoài, bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm tình trạng nôn trớ sau bú. Ngoài ra, một số đặc điểm nhỏ ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như: mũi của trẻ khá nhạy cảm, hay chảy nước mũi và hắt hơi… Tình trạng này xảy ra do bé chưa kịp thích nghi với môi trường sống mới, mũi trở nên nhạy cảm hơn. Khi bé chơi ngoan, tăng cân đều thì đồng nghĩa con đang phát triển khoẻ mạnh, cha mẹ không cần lo lắng nhiều. Ngược lại, nếu bé có một số dấu hiệu như: hay đổ mồ hôi trộm, thường xuyên lăn lộn trong lúc ngủ, rụng tóc, tăng cân chậm, chúng ta cần lưu ý. Nhiều khả năng cơ thể trẻ sơ sinh đang thiếu vitamin D. Đây là một số đặc điểm nổi bật nhất ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên nắm được để không cảm thấy bỡ ngỡ trong quá trình chăm sóc. Đồng thời, chúng ta sẽ có cách nuôi trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất, giúp bé phát triển toàn diện.2. Chia sẻ cách nuôi trẻ sơ sinh chi tiết Dựa vào những đặc điểm trên, cha mẹ sẽ có kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh phù hợp nhất. Khi học cách nuôi trẻ sơ sinh, các bà mẹ nên tìm hiểu kinh nghiệm cho con bú đúng cách. Trong thời gian này, dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể bé chủ yếu từ sữa mẹ, chúng ta hãy cố gắng cho con bú sữa mẹ tới 1 tuổi để có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Vậy cho con bú như thế nào là đúng cách? Như đã phân tích ở trên, bà mẹ nên chia nhỏ nhiều bữa bú trong ngày để hạn chế tình trạng nôn trớ hoặc ọc sữa. Nếu chẳng may con bị ọc sữa hoặc nôn trớ, cha mẹ cần xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm tới sức khoẻ của bé. Sau khi cho trẻ bú, chúng ta không nên để bé nằm ngay lập tức, thay vào đó hãy bế trẻ đứng trong 15 - 20 phút, kết hợp vỗ nhẹ vào lưng của con. Để đảm bảo sữa mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, bà mẹ cũng cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ chất. Đồng thời, chị em hãy cố gắng bổ sung đủ nước cho cơ thể. Trong những tháng đầu đời, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng qua đường rốn nếu không được chăm sóc đúng cách. Hàng ngày, cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng rốn cho bé, thói quen này nên thực hiện sau khi tắm cho con xong. Ngoài ra, các bạn đừng quên lau khô rốn mỗi lần vệ sinh, không tự ý bôi thuốc hay bất cứ thứ gì lên vùng rốn của bé khi bác sĩ chưa đồng ý. Trong quá trình học cách nuôi trẻ sơ sinh, cha mẹ nên quan tâm tìm hiểu cách tắm cho bé. Tốt nhất chúng ta nên tắm cho con trong phòng kín, ấm áp, sử dụng sữa tắm gội dành riêng cho trẻ nhỏ và nhớ lau khô người cho bé trước khi mặc quần áo. Lưu ý, do sức khoẻ của bé còn yếu, cha mẹ không nên tắm cho con quá lâu phòng trường hợp cảm lạnh. Rất nhiều người tin theo lời truyền miệng, dùng các loại lá để pha nước tắm cho em bé. Tuy nhiên, sử dụng lá bừa bãi, không đảm bảo chất lượng có thể khiến bé bị dị ứng viêm da. Đó là lý do vì sao chúng ta nên cân nhắc khi dùng lá để pha nước tắm cho trẻ nhỏ. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh đúng cách là điều cực kỳ quan trọng. Khi thân nhiệt giảm, virus, vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại khác có cơ hội tấn công và đe dọa tới sức khoẻ của bé. Tốt nhất, người mẹ nên nằm gần bé, kiểm tra thân nhiệt thường xuyên để kịp thời xử lý khi phát hiện bất thường. Vậy khi quấn tã cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý điều gì? Một số bạn cho rằng quấn tã chặt sẽ giúp bé ngủ ngon giấc, hạn chế tình trạng quấy khóc. Song, các chuyên gia không khuyến khích điều này, bởi vì thói quen quấn tã quá chặt có thể dẫn đến nguy cơ chân của trẻ sơ sinh lệch trục, đồng thời gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra, cha mẹ chỉ nên dùng mũ che thóp cho bé mỗi khi ra ngoài hoặc vào buổi tối. Tuy vậy, chúng ta không nên cho con đội mũ liên tục để tránh tiết nhiều mồ hôi, gây cảm giác ngứa ngáy. Thậm chí đội mũ cho trẻ liên tục còn là nguyên nhân làm tăng thân nhiệt, trẻ có thể bị sốt. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các cặp vợ chồng biết cách nuôi trẻ sơ sinh, giúp bé phát triển toàn diện. Cha mẹ hãy cố gắng học hỏi hàng ngày để chăm sóc con tốt nhất nhé.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/giam-chi-so-spo2-gay-ra-trieu-chung-gi-2
Giảm chỉ số SpO2 gây ra triệu chứng gì?
Chỉ số Sp. O2 là một dấu hiệu sinh tồn của con người và có ý nghĩa quan trọng trong y khoa. Khi chỉ số này giảm, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng bất thường, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. 1. Chỉ số Sp O2 bao nhiêu là bình thường? Chỉ số quan trọng này cho biết về lượng oxy được những tế bào hồng cầu vận chuyển. Để xác định chỉ số Sp O2, chỉ cần dùng thiết bị chuyên dụng và đo gián tiếp qua da bằng cách kẹp vào đầu ngón tay hay đầu ngón chân của người bệnh. Chỉ số Sp O2 cùng với nhịp thở, mạch đập, huyết áp, nhiệt độ cơ thể chính là những dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng. Nếu cơ thể thiếu hụt oxy thì chỉ số Sp O2 sẽ giảm. Ở người bình thường, chỉ số này thường nằm trong khoảng 95 đến 100%. - Nếu chỉ số Sp O2 từ 97 đến 99%: Được đánh giá là chỉ số Sp O2 ở mức bình thường. - Nếu chỉ số Sp O2 từ 94 đến 96%: Nồng độ oxy trong máu ở mức trung bình. - Nếu chỉ số Sp O2 từ 90 đến 93%: Được đánh giá là chỉ số oxy trong máu thấp. - Nếu chỉ số Sp O2 dưới 90%: Bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Cần lưu ý, kết quả đo nồng độ oxy trong máu còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:+ Bệnh nhân cử động trong lúc đo. + Bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, huyết áp thấp. + Sử dụng móng tay giả, sơn móng tay hay một số loại mỹ phẩm cũng có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số đo Sp O2. + Ánh sáng chiếu trực tiếp ở vị trí đo Sp O2 cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. 2. Một số ứng dụng của chỉ số Sp O2 trong y khoa- Trong hồi sức cấp cứu: Đối với những trường hợp này, chỉ số Sp O2 vô cùng quan trọng, thậm chí là một trong những chỉ số đầu tiên mà các bác sĩ chú ý theo dõi. Nhờ có kết quả chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng của bệnh nhân, đặc biệt cần thiết với những người bệnh đang phải thở oxy hay thở máy. - Cần thiết trong các trường hợp theo dõi, điều trị các bệnh về hô hấp. Với những người mắc các bệnh về đường hô hấp thì việc theo dõi chỉ số Sp O2 là rất cơ bản và quan trọng. Từ kết quả của chỉ số này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần thêm oxy hay áp dụng những phương pháp cần thiết nào khác trong điều trị hay không. Trường hợp có chỉ số Sp O2 thấp hơn 93%, người bệnh đang bị thiếu oxy máu và cần được cung cấp oxy bằng các phương pháp như: thở Oxy qua dây, lều, gọng kính, thở CPAP, thông khí xâm nhập,... tùy từng tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Đối với những trường hợp làm việc trong không gian bí và thiếu oxy, bệnh nhân cần được bổ sung oxy bằng cách đưa bệnh nhân ra môi trường thoáng khí và đồng thời bổ sung lượng oxy cho đến khi kết quả chỉ số này về mức ổn định là 97 - 100%. - Phát hiện ngộ độc khí COCO là loại khí độc, thường xuất hiện nhiều khi đốt than. CO khiến sự bão hòa oxy trong máu bị giảm đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Những trường hợp có nghi ngờ về nhiễm độc khí CO, kết quả đo chỉ số Sp O2 có thể giúp xác định xem người bệnh có thực sự bị nhiễm loại khí này hay không. - Góp phần xác định tình trạng thiếu máu hay huyết áp thấp3. Những ai cần đo chỉ số Sp O2? Như đã nói ở phần trên, chỉ số Sp O2 rất quan trọng trong việc theo dõi và điều trị đối với những trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng rất quan trọng đối với những trường hợp bệnh nhân dưới đây: - Các trường hợp đang bị hen phế quản, bị phổi tắc nghẽn mạn tính (đợt suy hô hấp cấp), suy tim (đợt cấp),... - Người bị bệnh nặng như đột quỵ não,... cần được hồi sức cũng sẽ được chỉ định theo dõi chỉ số Sp O2. - Bệnh nhân đang trong quá trình phẫu thuật. - Bệnh nhân mắc Covid-19. - Người bị suy hô hấp. - Bệnh nhân bị huyết áp. - Trẻ sinh non hoặc mắc bệnh đường hô hấp cũng cần theo dõi chỉ số quan trọng này. 4. Các triệu chứng cảnh báo tình trạng giảm Sp O2Trong trường hợp chỉ số Sp O2 giảm hay còn gọi là thiếu oxy máu, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng như:- Bị hụt hơi, khó thở. - Người bệnh ho nhiều, nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm hơn bình thường. - Da nhợt nhạt, vùng da môi hoặc da đầu ngón tay hay ngón chân bị tím. ‎- Trí nhớ suy giảm, người bệnh hay bị nhầm lẫn. Chỉ số Sp O2 giảm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe vô cùng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh cần được xử trí, can thiệp càng sớm càng tốt. Một số phương pháp có thể hỗ trợ tăng chỉ số Sp O2 của người bệnh có thể kể đến như: - Nếu mắc bệnh lý nền, bệnh nhân cần được điều trị, theo dõi và kiểm soát bệnh tốt. Đặc biệt đối với những trường hợp mắc bệnh phổi mạn tính. - Cần áp dụng chế độ ăn lành mạnh, đa dạng và cân bằng dinh dưỡng, để cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý không uống bia rượu, không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích. - Thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên, cần lưu ý, tập những bài tập vừa sức của mình, ưu tiên những bài tập hít thở sâu. - Thực hiện một số phương pháp để nâng cao chất lượng không khí trong nhà và không gian xung quanh. - Không nên sinh sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí. - Nằm và đứng đúng tư thế, không nên đổi tư thế quá đột ngột. Hi vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa của chỉ số Sp
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vi-sao-tre-hay-khoc-truoc-khi-ngu-va-cach-khac-phuc-me-nen-biet
Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ và cách khắc phục mẹ nên biết
Trong hành trình chăm con và nuôi con, giấc ngủ của trẻ là một trong các vấn đề quan trọng bố mẹ cần lưu ý đến. Đặc biệt, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ và tìm hướng khắc phục kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 1. Tình trạng trẻ hay khóc trước khi ngủ có đáng lo? Trước khi đi vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ, nhiều bố mẹ có đang lo lắng liệu trẻ gặp phải tình trạng này có đáng lo không? Cụ thể, giấc ngủ chính là một trong các yếu tố giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh rất cần những giấc ngủ ngon để não bộ hoàn thiện cấu tạo trong thời gian trẻ ngủ. Chất lượng giấc ngủ đảm bảo tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện thể chất và tinh thần. Do vậy, việc trẻ bị thiếu ngủ, ngủ không ngon, không đủ giấc, hay quấy khóc trước khi ngủ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng này sẽ tác động tới sự điều tiết của hoóc môn tăng trưởng. Từ đó, sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ cũng chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch cũng như hệ tiêu hoá của trẻ cũng bị tác động dẫn đến tình trạng trẻ dễ bị ốm hơn, dễ bị nhiễm trùng. Nếu không được cải thiện, tình trạng này kéo dài lâu dần sẽ có thể làm trẻ trở nên cáu gắt, việc điều chỉnh cảm xúc khó khăn hơn, bị suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng học tập và xử lý tình huống, hành vi khi trẻ lớn lên. 2. Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Như vậy, tình trạng trẻ hay khóc trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng không tốt sức khỏe của trẻ. Đây cũng là vấn đề khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng, ảnh hưởng tinh thần trong hành trình chăm sóc con. Vậy vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Câu trả lời có thể do một số nguyên nhân sau đây: Do trẻ mặc tã bẩn, quần áo không được thoải mái Khi trẻ mặc bỉm, tã bẩn hoặc bị ẩm ướt cũng như quần áo với chất liệu không thoải mái, kích cỡ không phù hợp, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Điều này khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc. Do trẻ đói bụng Trường hợp trẻ hay khóc trước khi đi ngủ có thể là do chưa bú đủ lượng sữa cần thiết dẫn đến bị đói. Lúc này, trẻ sẽ không ngủ mà khóc lên để báo hiệu cho mẹ biết. Do không gian ngủĐây cũng có thể là một nguyên do lý giải vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ khi giấc ngủ của trẻ có thể bị tác động bởi các yếu tố đến từ không gian ngủ như ánh sáng, nhiệt độ hay âm thanh. Chẳng hạn như phòng ngủ của trẻ quá sáng, quá nóng hay quá lạnh hoặc quá ồn làm trẻ không được thoải mái, dễ bị giật mình và quấy khóc trước khi ngủ. Do trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe Không chỉ vậy, tình trạng trẻ quấy khóc trước khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ của trẻ đang gặp vấn đề. Cụ thể, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề bệnh lý như nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc đường mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi,... ); rối loạn tiêu hoá; trào ngược dạ dày thực quản; viêm tai giữa;... Trong đó, việc trẻ bị thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin D, vitamin B12, magie, kẽm, sắt, canxi... cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể trẻ cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên trằn trọc, lăn lộn, khó ngủ sâu giấc, quấy khóc trước khi đi ngủ. 3. Những cách khắc phục tình trạng trẻ hay khóc trước khi ngủĐối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng như tất cả chúng ta, giấc ngủ đều giữ vai trò quan trọng. Chất lượng giấc ngủ khi không được đảm bảo sẽ khiến cho sự phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên biết cách khắc phục khi giấc ngủ của trẻ gặp vấn đề. Dưới đây là một số gợi ý giúp bố mẹ cải thiện tình trạng trẻ hay khóc trước khi ngủ. Cho trẻ ăn đủ no Khi được cung cấp đủ năng lượng, trẻ có thể dễ ngủ hơn và không còn quấy khóc đòi ăn trước khi ngủ. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo đã cho con ăn đủ no. Tuy nhiên, cần tránh việc trẻ ăn hoặc bú quá no trước khi đi ngủ vì có thể dẫn tới các vấn đề về tiêu hoá. Ngoài ra, bố mẹ không nên để trẻ ăn những đồ ăn chứa nhiều năng lượng như đồ ngọt vào buổi tối vì chúng có thể làm trẻ phấn khích hơn, gây khó ngủ. Thiết lập thói quen ngủ khoa học cho con Xây dựng thói quen ngủ khoa học, duy trì đúng giờ, đủ giấc cho trẻ sẽ giúp cải thiện tình trạng khó ngủ. Từ đó, trẻ sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Hỗ trợ cho trẻ có giấc ngủ ngon Trước khi trẻ ngủ, bố mẹ đừng quên kiểm tra và thay tã, bỉm cho trẻ cũng như mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, khô thoáng. Đồng thời, có thể thực hiện massage nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái hơn trước khi đi vào giấc ngủ. Chú ý đến không gian ngủ của trẻ Môi trường ngủ thoải mái có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn, không còn quấy khóc, khó chịu trước khi ngủ. Bố mẹ hãy chú ý cải thiện không gian ngủ cho trẻ được yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp, chăn gối với chất liệu mềm mại, dễ chịu. Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng khoa học Trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học theo từng giai đoạn phát triển của con. Điều này giúp trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tăng cường miễn dịch, tránh bị thiếu dưỡng chất, còi xương hay bị béo phì thừa cân. Từ đó, trẻ sẽ có giấc ngủ ngon, không còn hiện tượng quấy khóc trước khi ngủ và đảm bảo phát triển khỏe mạnh. để được hỗ trợ nhanh chóng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tac-dung-phu-cua-viec-hoa-tri-chua-ung-thu-va-cach-han-che
Tác dụng phụ của việc hóa trị chữa ung thư và cách hạn chế
Hiện nay, cùng với thực hiện phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư được áp dụng phổ biến. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu các tác dụng phụ của việc hóa trị và một số lời khuyên để góp phần hạn chế tác hại của chúng. 1. Các tác dụng phụ của việc hóa trị Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc truyền vào cơ thể bệnh nhân theo đường uống, đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da,... để ngăn cản hoặc hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư,... Hóa trị có thể kết hợp cùng phẫu thuật, xạ trị,... hoặc được thực hiện độc lập. Tùy thuộc vào từng loại ung thư, tình trạng bệnh nhân và giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc hóa trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, các loại thuốc này ngoài việc giúp tiêu diệt những tế bào ác tính, còn có thể tác động tới các tế bào bình thường khỏe mạnh của cơ thể, gây nên nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là các tác dụng phụ của việc hóa trị mà bệnh nhân ung thư có thể gặp phải. Cảm giác chán ăn, hay buồn nôn và nôn Một trong các tác dụng phụ bệnh nhân ung thư thường gặp phải sau hóa trị là cảm giác chán ăn, ăn không ngon, hay bị buồn nôn và nôn do tác dụng của thuốc hóa trị. Làm suy giảm lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu Những loại thuốc hóa trị cũng gây ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu của cơ thể người bệnh, làm giảm số lượng và chất lượng của chúng. Do đó, khiến cho bệnh nhân đối diện với tình trạng thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch gây nguy cơ cao bị nhiễm trùng, da dễ bị bầm tím,... Gây rụng tóc Không chỉ vậy, hóa trị còn khiến bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, sạm da, bong tróc da,... Điều này là bởi các tế bào biểu bì, nang lông, móng,... cũng chịu ảnh hưởng dưới hoạt động của các loại thuốc hóa trị được sử dụng. Tình trạng cơ thể mệt mỏi Bệnh nhân ung thư sau hóa trị thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, yếu sức, khả năng vận động kém. Ngoài ra, có thể đối diện với tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.2. Có thể làm gì để giúp hạn chế tác dụng phụ của việc hóa trị? Như vậy, quá trình điều ung thư bằng phương pháp hóa trị có thể xuất hiện những tác dụng phụ. Thời gian điều trị bằng phương pháp này dựa trên giai đoạn của bệnh, loại thuốc hóa chất,... và không phải bệnh nhân nào cũng đối diện với những tác dụng phụ giống nhau. Hóa trị thường được chia thành từng đợt, sẽ có thời gian cho bệnh nhân được nghỉ ngơi giữa các chu kỳ để hồi phục sức khỏe. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, nên ghi chép lại những tác phụ xuất hiện với cơ thể và thông báo cho bác sĩ để nhận được những tư vấn phù hợp. Ngoài ra, để giúp hạn chế những tác dụng phụ của việc hóa trị, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây: Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lýĐể giúp gia tăng sức khỏe, bổ sung và tăng cường đủ năng lượng cho quá trình điều trị bằng phương pháp hóa trị, bệnh nhân nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Theo đó, không nên kiêng khem quá mức hay cắt giảm khẩu phần ăn. Thay vào đó, nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ưu tiên những loại thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc,... giảm thức ăn chứa nhiều chất béo. Đồng thời, cũng đừng quên uống nhiều nước, nước ép trái cây, sữa,... và không sử dụng các chất kích thích. Để có thể dễ dàng hơn trong việc ăn uống cũng như tạo thuận lợi hơn cho quá trình làm việc của hệ tiêu hóa, người bệnh nên ăn các món mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng hay thực phẩm sống, chia thành những bữa ăn nhỏ trong ngày. Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đúng giờ. Kèm theo đó, để hạn chế những nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tác động đến sức khỏe, người bệnh nên giữ gìn vệ sinh cơ thể, không gian sống và môi trường xung quanh được sạch sẽ. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng Bệnh nhân có thể giảm mệt mỏi, cảm giác căng thẳng, lo âu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thông qua việc thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng, hợp lý. Và việc vận động này cần phải tuân theo hướng dẫn từ các bác sĩ, chuyên gia y tế. Cố gắng giữ tâm lý tích cực, lạc quanĐể có thể chiến thắng được bệnh tật, hạn chế các tác động xấu đến sức khỏe và quá trình hóa trị trong điều trị bệnh, bệnh nhân ung thư nên cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tích cực, thoải mái. Hãy chia sẻ và tâm sự với những người thân, bạn bè đáng tin cậy để phần nào đó giải tỏa vấn đề tâm lý bản thân đang phải đối diện.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-phuong-phap-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-cho-tre-em
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em
Trào ngược dạ dày là căn bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh lo lắng vội tìm kiếm phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em. Nếu bé nhà bạn đang bị trào ngược dạ dày thì đừng vội lướt qua bài viết dưới đây. 1. Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch acid trong dạ dày có hiện tượng trào ngược lên trên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ xảy ra có thể do một số vấn đề sinh lý như: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Thức ăn không phù hợp theo giai đoạn phát triển của trẻ. Trẻ có thói quen nằm, chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau khi ăn no. Ngoài ra, trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể kế phát từ các bệnh lý như thoát vị cơ hành, nhiễm trùng, viêm ruột, bệnh lý tim mạch bẩm sinh, sa dạ dày,…Triệu chứng khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản Trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện các triệu chứng sau: Trẻ buồn nôn, nôn ói ra sữa hoặc thức ăn lỏng. Bụng đau nhiều theo từng cơn ở vùng thượng vị, đau kể cả khi đói lẫn no. Thở khò khè, rát cổ họng, ngứa họng, ho khan. Viêm phổi kéo dài và thường xuyên tái phát. 2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng Tây y Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị trào ngược dạ dày, ba mẹ cần cho con đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Mặc dù trào ngược dạ dày thực quản khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên, nếu phát hiện và can thiệp sớm sẽ cho hiệu quả tích cực, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng. Tùy từng độ tuổi, mức độ bệnh lý mà phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em sẽ khác nhau. Điều trị nội khoa Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như: Thuốc hỗ trợ tăng cường cơ vòng dưới thực quản, hạn chế dịch acid từ dạ dày trào ngược lên trên. Thuốc ức chế thụ thể H-2. Thuốc ức chế bơm Proton. Ngoài ra, trẻ bị bệnh còn có thể dùng thêm các loại thuốc khác bao gồm thuốc kháng acid dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc,… để hạn chế sự khó chịu của các triệu chứng. Trong quá trình sử dụng thuốc, ba mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định về liều lượng, thời gian uống và chế độ chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con uống trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa có thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Điều trị ngoại khoa Nếu các biện pháp nội khoa không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật tùy tình trạng bệnh thực tế mà bác sĩ sẽ quyết định có nên phẫu thuật cho bé hay không. Tuy nhiên, biện pháp can thiệp ngoại khoa cần được xem xét kỹ lưỡng và dựa trên tình trạng sức khỏe của bé vì việc phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng nguyên liệu tự nhiên Ngoài những biện pháp can thiệp Tây y thì ba mẹ cũng có thể tham khảo một số cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ ngay tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên như sau: Nha đam Khi nói đến nha đam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến công dụng chăm sóc da nhưng ít ai biết rằng nguyên liệu này cũng có thể sử dụng để chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nha đam có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhờ đó hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm trùng hoặc viêm loét, tổn thương niêm mạc. Ngoài ra, thành phần trong nha đam cho hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành, phát triển của vi khuẩn gây hại và giảm tiết dịch acid trong dạ dày. Vì vậy, mẹ có thể dùng nha đam để hỗ trợ làm giảm những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nghệ và mật ong Nghệ trộn mật ong được xem là phương pháp chữa viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả từ xưa đến nay vẫn luôn được áp dụng. Nghệ có chứa thành phần Curcumin, giúp kháng khuẩn, chống viêm đồng thời trung hòa acid trong dạ dày và phục hồi tổn thương niêm mạc. Mật ong cùng là dược phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe dạ dày. Vì vậy, ba mẹ có thể dùng cách này để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này với trẻ dưới 1 tuổi. Trà gừng tươi Gừng tươi có tác dụng giảm triệu chứng chướng bụng, khó tiêu, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Mẹ có thể giã nhuyễn một ít gừng tươi lấy nước cốt hoặc cho trực tiếp 3 lát gừng tươi vào 100ml nước ấm hoặc trà ấm cho trẻ uống. Một lưu ý cho các bậc phụ huynh là trước khi áp dụng biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho con bằng nguyên liệu tự nhiên thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/5-cach-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-tai-nha-hieu-qua
5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tại nhà hiệu quả
Rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề xảy ra thường xuyên với trẻ em khi đường ruột chưa phát triển hoàn thiện. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể tham khảo 5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ ngay tại nhà bằng những nguyên liệu sẵn có, dễ tìm. 1. Những biểu hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa Bên cạnh việc tìm hiểu cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thì mẹ cũng cần phải biết để nhận biết bệnh sớm, từ đó áp dụng biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có các triệu chứng sau: Tiêu chảy: Trẻ có biểu hiện đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng, đi kèm tình trạng chán ăn, đau bụng, khó chịu, mệt mỏi. Nôn trớ: Nếu nôn trớ xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi thì đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, với những trẻ trên 1 tuổi thì nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề ở hệ tiêu hóa. Nếu trẻ nôn nhiều, ra dịch màu vàng hoặc xanh rêu, chướng bụng thì cần đưa con đi khám ngay. Táo bón: Một trong những triệu chứng không thể bỏ qua khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là táo bón, 2 - 3 ngày trẻ mới đi ngoài 1 lần, phân khô, cứng, khó tống ra ngoài, gây đau rát hậu môn mỗi khi đi vệ sinh. Chướng bụng, đầy hơi: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, ợ hơi, xì hơi nhiều. Ngoài ra, với những trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa gây khó chịu khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, bú kém hoặc bỏ bú, lười ăn. 2. Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em Rối loạn tiêu hóa không chỉ làm ảnh hưởng cuộc sống của trẻ mà nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, làm chậm quá trình phát triển thể chất, trí tuệ, suy giảm miễn dịch. Dưới đây là top 5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em an toàn, hiệu quả ngay tại nhà bằng những nguyên liệu có sẵn mà mẹ nên tham khảo. Búp ổi non Mẹ có thể dùng búp ổi, rửa sạch rồi đem nấu nước với một tí muối để cho bé uống. Mỗi lần chỉ nên uống một cốc nhỏ, không cố ép con uống quá nhiều. Sau 2 - 3 ngày, tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ cải thiện rõ rệt. Đây là cách điều trị các vấn đề rối loạn tiêu hóa với cả người lớn và trẻ em hiệu quả nhờ lá ổi có vị chát, giàu vitamin. Gừng Gừng từ xưa đến nay đã được biết đến là vị thuốc có công dụng điều trị các vấn đề tiêu hóa như nôn, chướng bụng,… Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng và cho vào trà uống mỗi ngày. Mỗi lần uống chỉ nên cho 3 - 4g gừng tươi, không dùng quá nhiều gây nóng rát cổ họng. Đu đủ chín Cho trẻ ăn đu đủ chín là cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em an toàn mà ba mẹ có thể áp dụng. Trong đu đủ chín có chứa enzyme papain. Chức năng của enzyme này là chuyển hóa protein thành acid amin. Nhờ đó, các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn và vấn đề ở hệ tiêu hóa cũng được cải thiện. Lá mơ Rán trứng với lá mơ là cách đã quá quen thuộc, được nhiều người áp dụng để chữa rối loạn tiêu hóa. Mỗi ngày, mẹ có thể rán từ 1 - 2 quả trứng với lá mơ cho trẻ ăn để giúp con giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cam thảo Cam thảo được biết đến với công dụng chống viêm và giảm co thắt đường tiêu hóa. Vì vậy, đây cũng là cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả, giúp giảm đau bụng và chứng khó tiêu tiêu. Ba mẹ có thể cho con nhai trực tiếp một ít cam thảo hoặc pha nước cho trẻ uống. Thời điểm uống cam thảo tốt nhất là trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng. 3. Làm thế nào để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ? Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào kể cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em cần được quan tâm nhiều hơn vì bệnh xảy ra thường xuyên và gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển của bé. Để phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần chú ý: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một loại dinh dưỡng. Điều này sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển và dễ gây rối loạn tiêu hóa. Cần đảm bảo thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, không chứa chất bảo quản, phẩm màu, chất bảo vệ thực vật. Nên cho trẻ ăn chín uống sôi để đảm bảo không bị rối loạn tiêu hóa. Cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ. Với trẻ lớn, ba mẹ cần khuyến khích con chủ động uống nhiều nước mỗi ngày. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, các vật dụng, đồ chơi của con, chăn, ga, gối, mền cần giặt ít nhất 1 tuần/lần, cắt gọn móng tay trẻ để tránh lây nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh sang cơ thể trẻ. Trẻ 6 tháng đầu, nên cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho đường ruột, hạn chế nguy cơ bị tấn công bởi mầm bệnh.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/canh-bao-ve-cac-bien-chung-cua-benh-ho-ga
Cảnh báo về các biến chứng của bệnh ho gà
Ho gà được xếp vào nhóm bệnh lý hô hấp thông thường nhưng có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. 1. Ho gà là gì và nguyên nhân hình thành Bệnh ho gà là một bệnh lý hô hấp gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis, vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và dễ dàng gây ra các đợt bùng phát bệnh. Bệnh này thường xuất hiện với các triệu chứng đặc trưng như cơn ho khan và dai dẳng, mất hơi và bệnh có thể kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Ho gà đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em nhỏ và có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ho gà là sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các giọt nước bắn ra từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Các giọt nước này có thể chứa vi khuẩn và khi tiếp xúc với mắt, mũi, hoặc miệng của người khác, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm vắc xin hoặc có hệ thống miễn dịch yếu.2. Triệu chứng của ho gà qua các giai đoạn Bệnh ho gà phát triển qua 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những triệu chứng đặc trưng riêng. Dưới đây là mô tả về các triệu chứng của ho gà qua từng giai đoạn:Thời kỳ ủ bệnh Giai đoạn ủ bệnh của ho gà kéo dài từ 6 đến 20 ngày, với khoảng thời gian trung bình là 9-10 ngày. Trong giai đoạn này, không có triệu chứng rõ ràng nào xuất hiện ở bệnh nhân. Đây là lúc vi khuẩn Bordetella pertussis đang phát triển và gây nhiễm trùng trong đường hô hấp mà không gây ra các triệu chứng nổi bật, điều này làm cho giai đoạn này trở nên khó nhận diện và làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh trong cộng đồng. Giai đoạn tiền triệu Giai đoạn tiền triệu của ho gà kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân bắt đầu trải qua các triệu chứng đầu tiên của bệnh, như là: cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ, ho và nghẹt mũi. Các triệu chứng này có thể dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc một số bệnh lý hô hấp khác ở giai đoạn đầu. Giai đoạn khởi phát Giai đoạn khởi phát của ho gà, bệnh bắt đầu xuất hiện rõ các triệu chứng. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-6 tuần, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Các triệu chứng của ho gà trong giai đoạn này là: Cơn ho trở thành triệu chứng chính, thường kéo dài và ho dai dẳng. Cơn ho khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Các cơn ho thường kèm theo khạc đờm, trong đó đờm thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Thở rít vào là biểu hiện của vi khuẩn làm kích thích đường hô hấp. Sốt có thể xuất hiện. Trong những trường hợp đặc biệt, giai đoạn khởi phát có thể kéo dài hơn 10 tuần, làm tăng khả năng biến chứng và đòi hỏi sự chăm sóc và điều trị. Giai đoạn hồi phục Giai đoạn hồi phục của ho gà là giai đoạn cuối cùng trong quá trình bệnh lý, thường kéo dài từ 2-3 tuần. Trong giai đoạn này, cơ thể bắt đầu hồi phục, các triệu chứng chính như cơn ho và sốt có xu hướng giảm đi. Cơn ho bắt đầu ít dần, vì cơ thể đã bắt đầu loại bỏ vi khuẩn. Mức độ sốt giảm đi và cơ thể bắt đầu trở lại trạng thái bình thường. Bệnh nhân có thể cảm thấy giảm mệt mỏi, nhưng vẫn có khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày một cách bình thường. Lưu ý, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự kê đơn, chỉ dẫn của bác sĩ.3. Các biến chứng của bệnh ho gà cần lưu ý Bệnh ho gà, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những điểm cần lưu ý về các biến chứng của bệnh ho gà: Ho gà có thể tiến triển thành viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người già. Trong quá trình tiến triển thành viêm phổi, ho gà gây ra sự tổn thương đặc biệt cho các mô và cơ quan hô hấp, khiến chúng trở nên dễ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm. Trong một số trường hợp, cơn ho có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí kéo dài nhiều tháng sau khi các triệu chứng khác đã giảm đi. Cơn ho dai dẳng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Ho gà có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng khác như viêm tai, viêm mũi, hoặc viêm xoang, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ nhỏ có thể trở nên nhạy cảm hơn đối với những biến chứng này. Trong trường hợp nghiêm trọng, ho gà có thể dẫn đến suy hô hấp, khiến cho khả năng hô hấp bị giảm sút đáng kể. Bệnh nhân mắc ho gà cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn với các nhiễm trùng khác, đặc biệt là trong thời kỳ hồi phục. Viêm não là một trong những biến chứng nặng và nguy hiểm của bệnh ho gà. Mặc dù tỷ lệ xuất hiện của biến chứng này thấp (khoảng 0,1%), nhưng khi xảy ra, có thể gây ra hậu quả lớn đối với sức khỏe của bệnh nhân. Các cơn ho mạnh có thể làm tăng áp lực trong ngực, gây nguy cơ vỡ phế nang, nơi có các mao mạch máu và thần kinh quan trọng. Trong trường hợp nặng, áp lực tăng do ho mạnh có thể dẫn đến tràn khí vào trong trung thất và màng phổi, tạo ra tình trạng nguy hiểm. Các biến chứng của ho gà còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống khác trong cơ thể. Một số biến chứng nghiêm trọng mà ho gà có thể gây ra là tăng nguy cơ lồng ruột, sa trực tràng, thoát vị,…Cần lưu ý rằng, biến chứng của bệnh ho gà tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe ban đầu và cơ địa của từng người. 4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của bệnh ho gà và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trẻ em là nhóm rủi ro cao vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tiêm vắc xin theo lịch trình được khuyến khích để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh ho gà. Thói quen rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bệnh là cách hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-cach-het-dau-bung-kinh-ngay-lap-tuc-it-nguoi-biet
Những cách hết đau bụng kinh ngay lập tức ít người biết
Mức độ đau bụng kinh có thể nặng nhẹ khác nhau, từ âm ỉ đến dữ dội, nhưng nhìn chung đều khiến chị em cảm thấy khó chịu và bất tiện trong những ngày có kinh. Nếu bạn cũng nằm trong trường hợp này, đừng bỏ qua những cách hết đau bụng kinh ngay lập tức mà chúng tôi chia sẻ bên dưới. 1. Tại sao chị em bị đau bụng kinh? Trước khi tìm cách hết đau bụng kinh ngay lập tức, chúng ta cùng sơ lược các nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng kinh. Theo đó, khi đến ngày “đèn đỏ” thì đa số các chị em sẽ bị đau bụng do lúc này, tử cung có sự co bóp liên tục để đẩy máu kinh ra ngoài. Ngoài ra, hiện tượng đau bụng kinh cũng có thể là do chị em mắc một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu và viêm phần phụ, u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng, polyp buồng tử cung,… Để biết chính xác nguyên nhân do đâu thì bạn cần đi khám tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa.2. Các cách hết đau bụng kinh ngay lập tứcĐau bụng kinh khiến bạn gặp nhiều khó khăn và bất tiện khi sinh hoạt, làm việc. Dưới đây là những cách hết đau bụng kinh ngay lập tức mà bạn có thể áp dụng. Chườm ấm vùng bụng dưới Chúng ta thường thấy tình trạng đau bụng kinh sẽ nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ xuống thấp và cơ thể bị lạnh. Chính vì vậy, để làm thuyên giảm cơn đau thì trước và trong ngày có kinh, bạn hãy chườm ấm cho vùng bụng dưới bằng túi chườm ấm hoặc chai nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng nên tắm bằng nước ấm để điều hòa thân nhiệt, lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Massage vùng bụng dướiĐây cũng là cách hết đau bụng kinh ngay lập tức mà bạn nên áp dụng trong những ngày “đèn đỏ”. Bởi quá trình massage, cơ bụng đang căng cứng sẽ được giãn ra, đồng thời, tình trạng co thắt tử cung cũng được thuyên giảm. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy bớt đau hơn và dễ chịu hơn. Uống trà gừng ấm Nếu thường xuyên bị đau bụng trong khi hành kinh, bạn hãy uống trà gừng ấm. Trong gừng chứa nhiều thành phần kháng viêm, vitamin và khoáng chất, có tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh tích cực. Đồng thời, giảm căng thẳng, mệt mỏi nên sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn trong những ngày “khó ở” này. Vận động, tập luyện Khi bị đau bụng kinh, nhiều chị em có xu hướng nằm một chỗ, tuy nhiên, điều này sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng. Thay vào đó, bạn hãy vận động và tập luyện nhẹ nhàng bởi trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ giải phóng endorphin - hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên. Thư giãn, giảm căng thẳng Khi “đến tháng”, tâm trạng chị em có sự thay đổi thất thường, dễ cáu gắt và nóng giận, kéo theo nhiều hệ lụy, và giảm khả năng chịu đau là một trong số đó. Chính vì vậy, để không bị các cơn đau bụng kinh hành hạ, bạn nên thư giãn và giảm căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập yoga hoặc đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè. Uống thuốc giảm đau Có thể nói đây là cách hết đau bụng kinh ngay lập tức được nhiều chị em áp dụng, nhất là những chị em bị đau bụng dữ dội. Thường thì các loại thuốc giảm đau, giãn cơ sẽ được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là trẻ dưới 16 tuổi, người bị hen suyễn, mắc bệnh gan thận nên thận trọng khi sử dụng. Các biện pháp giảm đau khác Ngoài các cách hết đau bụng kinh ngay lập tức nói trên thì trước và trong kinh nguyệt, bạn cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học. Cụ thể, nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B và magie, kẽm, axit béo,… Tránh xa thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ, thức uống có cồn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc. Khi ngủ, nên nằm đúng tư thế để cơ bụng được giãn ra và gia tăng lưu thông máu huyết. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn. 3. Đau bụng kinh - khi nào cần gặp bác sĩ? Hiện tượng đau bụng khi “rụng dâu” là rất phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đau bụng kinh có thể là do chị em mắc một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Do đó, bạn không được chủ quan, nhất là trong các trường hợp sau cần đi khám nhanh chóng. Áp dụng các cách hết đau bụng kinh ngay lập tức nói trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, kể cả khi đã uống thuốc giảm đau. Mức độ đau nghiêm trọng, dữ dội và kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Kèm theo đau bụng kinh là các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu,… Máu kinh có màu sắc bất thường, đặc biệt là xuất hiện những cục máu đông to. Chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ ít/ nhiều thất thường. Lúc này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời. Không chỉ giúp bạn giảm đau bụng kinh hiệu quả mà còn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/5-cach-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-tai-nha-hieu-qua
5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tại nhà hiệu quả
Rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề xảy ra thường xuyên với trẻ em khi đường ruột chưa phát triển hoàn thiện. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể tham khảo 5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ ngay tại nhà bằng những nguyên liệu sẵn có, dễ tìm. 1. Những biểu hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa Bên cạnh việc tìm hiểu cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thì mẹ cũng cần phải biết để nhận biết bệnh sớm, từ đó áp dụng biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có các triệu chứng sau: Tiêu chảy: Trẻ có biểu hiện đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng, đi kèm tình trạng chán ăn, đau bụng, khó chịu, mệt mỏi. Nôn trớ: Nếu nôn trớ xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi thì đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, với những trẻ trên 1 tuổi thì nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề ở hệ tiêu hóa. Nếu trẻ nôn nhiều, ra dịch màu vàng hoặc xanh rêu, chướng bụng thì cần đưa con đi khám ngay. Táo bón: Một trong những triệu chứng không thể bỏ qua khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là táo bón, 2 - 3 ngày trẻ mới đi ngoài 1 lần, phân khô, cứng, khó tống ra ngoài, gây đau rát hậu môn mỗi khi đi vệ sinh. Chướng bụng, đầy hơi: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, ợ hơi, xì hơi nhiều. Ngoài ra, với những trẻ nhỏ, rối loạn tiêu hóa gây khó chịu khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, bú kém hoặc bỏ bú, lười ăn. 2. Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em Rối loạn tiêu hóa không chỉ làm ảnh hưởng cuộc sống của trẻ mà nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, làm chậm quá trình phát triển thể chất, trí tuệ, suy giảm miễn dịch. Dưới đây là top 5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em an toàn, hiệu quả ngay tại nhà bằng những nguyên liệu có sẵn mà mẹ nên tham khảo. Búp ổi non Mẹ có thể dùng búp ổi, rửa sạch rồi đem nấu nước với một tí muối để cho bé uống. Mỗi lần chỉ nên uống một cốc nhỏ, không cố ép con uống quá nhiều. Sau 2 - 3 ngày, tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ cải thiện rõ rệt. Đây là cách điều trị các vấn đề rối loạn tiêu hóa với cả người lớn và trẻ em hiệu quả nhờ lá ổi có vị chát, giàu vitamin. Gừng Gừng từ xưa đến nay đã được biết đến là vị thuốc có công dụng điều trị các vấn đề tiêu hóa như nôn, chướng bụng,… Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng và cho vào trà uống mỗi ngày. Mỗi lần uống chỉ nên cho 3 - 4g gừng tươi, không dùng quá nhiều gây nóng rát cổ họng. Đu đủ chín Cho trẻ ăn đu đủ chín là cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em an toàn mà ba mẹ có thể áp dụng. Trong đu đủ chín có chứa enzyme papain. Chức năng của enzyme này là chuyển hóa protein thành acid amin. Nhờ đó, các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn và vấn đề ở hệ tiêu hóa cũng được cải thiện. Lá mơ Rán trứng với lá mơ là cách đã quá quen thuộc, được nhiều người áp dụng để chữa rối loạn tiêu hóa. Mỗi ngày, mẹ có thể rán từ 1 - 2 quả trứng với lá mơ cho trẻ ăn để giúp con giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cam thảo Cam thảo được biết đến với công dụng chống viêm và giảm co thắt đường tiêu hóa. Vì vậy, đây cũng là cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả, giúp giảm đau bụng và chứng khó tiêu tiêu. Ba mẹ có thể cho con nhai trực tiếp một ít cam thảo hoặc pha nước cho trẻ uống. Thời điểm uống cam thảo tốt nhất là trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng. 3. Làm thế nào để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ? Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào kể cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em cần được quan tâm nhiều hơn vì bệnh xảy ra thường xuyên và gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển của bé. Để phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần chú ý: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một loại dinh dưỡng. Điều này sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển và dễ gây rối loạn tiêu hóa. Cần đảm bảo thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, không chứa chất bảo quản, phẩm màu, chất bảo vệ thực vật. Nên cho trẻ ăn chín uống sôi để đảm bảo không bị rối loạn tiêu hóa. Cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ. Với trẻ lớn, ba mẹ cần khuyến khích con chủ động uống nhiều nước mỗi ngày. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, các vật dụng, đồ chơi của con, chăn, ga, gối, mền cần giặt ít nhất 1 tuần/lần, cắt gọn móng tay trẻ để tránh lây nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh sang cơ thể trẻ. Trẻ 6 tháng đầu, nên cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho đường ruột, hạn chế nguy cơ bị tấn công bởi mầm bệnh.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cac-phuong-phap-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-cho-tre-em
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em
Trào ngược dạ dày là căn bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh lo lắng vội tìm kiếm phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em. Nếu bé nhà bạn đang bị trào ngược dạ dày thì đừng vội lướt qua bài viết dưới đây. 1. Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch acid trong dạ dày có hiện tượng trào ngược lên trên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ xảy ra có thể do một số vấn đề sinh lý như: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Thức ăn không phù hợp theo giai đoạn phát triển của trẻ. Trẻ có thói quen nằm, chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau khi ăn no. Ngoài ra, trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể kế phát từ các bệnh lý như thoát vị cơ hành, nhiễm trùng, viêm ruột, bệnh lý tim mạch bẩm sinh, sa dạ dày,…Triệu chứng khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản Trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện các triệu chứng sau: Trẻ buồn nôn, nôn ói ra sữa hoặc thức ăn lỏng. Bụng đau nhiều theo từng cơn ở vùng thượng vị, đau kể cả khi đói lẫn no. Thở khò khè, rát cổ họng, ngứa họng, ho khan. Viêm phổi kéo dài và thường xuyên tái phát. 2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng Tây y Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị trào ngược dạ dày, ba mẹ cần cho con đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Mặc dù trào ngược dạ dày thực quản khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên, nếu phát hiện và can thiệp sớm sẽ cho hiệu quả tích cực, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng. Tùy từng độ tuổi, mức độ bệnh lý mà phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em sẽ khác nhau. Điều trị nội khoa Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như: Thuốc hỗ trợ tăng cường cơ vòng dưới thực quản, hạn chế dịch acid từ dạ dày trào ngược lên trên. Thuốc ức chế thụ thể H-2. Thuốc ức chế bơm Proton. Ngoài ra, trẻ bị bệnh còn có thể dùng thêm các loại thuốc khác bao gồm thuốc kháng acid dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc,… để hạn chế sự khó chịu của các triệu chứng. Trong quá trình sử dụng thuốc, ba mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định về liều lượng, thời gian uống và chế độ chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con uống trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa có thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Điều trị ngoại khoa Nếu các biện pháp nội khoa không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật tùy tình trạng bệnh thực tế mà bác sĩ sẽ quyết định có nên phẫu thuật cho bé hay không. Tuy nhiên, biện pháp can thiệp ngoại khoa cần được xem xét kỹ lưỡng và dựa trên tình trạng sức khỏe của bé vì việc phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em bằng nguyên liệu tự nhiên Ngoài những biện pháp can thiệp Tây y thì ba mẹ cũng có thể tham khảo một số cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ ngay tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên như sau: Nha đam Khi nói đến nha đam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến công dụng chăm sóc da nhưng ít ai biết rằng nguyên liệu này cũng có thể sử dụng để chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nha đam có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhờ đó hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm trùng hoặc viêm loét, tổn thương niêm mạc. Ngoài ra, thành phần trong nha đam cho hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành, phát triển của vi khuẩn gây hại và giảm tiết dịch acid trong dạ dày. Vì vậy, mẹ có thể dùng nha đam để hỗ trợ làm giảm những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nghệ và mật ong Nghệ trộn mật ong được xem là phương pháp chữa viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả từ xưa đến nay vẫn luôn được áp dụng. Nghệ có chứa thành phần Curcumin, giúp kháng khuẩn, chống viêm đồng thời trung hòa acid trong dạ dày và phục hồi tổn thương niêm mạc. Mật ong cùng là dược phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe dạ dày. Vì vậy, ba mẹ có thể dùng cách này để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này với trẻ dưới 1 tuổi. Trà gừng tươi Gừng tươi có tác dụng giảm triệu chứng chướng bụng, khó tiêu, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Mẹ có thể giã nhuyễn một ít gừng tươi lấy nước cốt hoặc cho trực tiếp 3 lát gừng tươi vào 100ml nước ấm hoặc trà ấm cho trẻ uống. Một lưu ý cho các bậc phụ huynh là trước khi áp dụng biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho con bằng nguyên liệu tự nhiên thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tac-dung-phu-cua-viec-hoa-tri-chua-ung-thu-va-cach-han-che
Tác dụng phụ của việc hóa trị chữa ung thư và cách hạn chế
Hiện nay, cùng với thực hiện phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư được áp dụng phổ biến. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu các tác dụng phụ của việc hóa trị và một số lời khuyên để góp phần hạn chế tác hại của chúng. 1. Các tác dụng phụ của việc hóa trị Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc truyền vào cơ thể bệnh nhân theo đường uống, đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da,... để ngăn cản hoặc hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư,... Hóa trị có thể kết hợp cùng phẫu thuật, xạ trị,... hoặc được thực hiện độc lập. Tùy thuộc vào từng loại ung thư, tình trạng bệnh nhân và giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc hóa trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, các loại thuốc này ngoài việc giúp tiêu diệt những tế bào ác tính, còn có thể tác động tới các tế bào bình thường khỏe mạnh của cơ thể, gây nên nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là các tác dụng phụ của việc hóa trị mà bệnh nhân ung thư có thể gặp phải. Cảm giác chán ăn, hay buồn nôn và nôn Một trong các tác dụng phụ bệnh nhân ung thư thường gặp phải sau hóa trị là cảm giác chán ăn, ăn không ngon, hay bị buồn nôn và nôn do tác dụng của thuốc hóa trị. Làm suy giảm lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu Những loại thuốc hóa trị cũng gây ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu của cơ thể người bệnh, làm giảm số lượng và chất lượng của chúng. Do đó, khiến cho bệnh nhân đối diện với tình trạng thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch gây nguy cơ cao bị nhiễm trùng, da dễ bị bầm tím,... Gây rụng tóc Không chỉ vậy, hóa trị còn khiến bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, sạm da, bong tróc da,... Điều này là bởi các tế bào biểu bì, nang lông, móng,... cũng chịu ảnh hưởng dưới hoạt động của các loại thuốc hóa trị được sử dụng. Tình trạng cơ thể mệt mỏi Bệnh nhân ung thư sau hóa trị thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, yếu sức, khả năng vận động kém. Ngoài ra, có thể đối diện với tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.2. Có thể làm gì để giúp hạn chế tác dụng phụ của việc hóa trị? Như vậy, quá trình điều ung thư bằng phương pháp hóa trị có thể xuất hiện những tác dụng phụ. Thời gian điều trị bằng phương pháp này dựa trên giai đoạn của bệnh, loại thuốc hóa chất,... và không phải bệnh nhân nào cũng đối diện với những tác dụng phụ giống nhau. Hóa trị thường được chia thành từng đợt, sẽ có thời gian cho bệnh nhân được nghỉ ngơi giữa các chu kỳ để hồi phục sức khỏe. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, nên ghi chép lại những tác phụ xuất hiện với cơ thể và thông báo cho bác sĩ để nhận được những tư vấn phù hợp. Ngoài ra, để giúp hạn chế những tác dụng phụ của việc hóa trị, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây: Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lýĐể giúp gia tăng sức khỏe, bổ sung và tăng cường đủ năng lượng cho quá trình điều trị bằng phương pháp hóa trị, bệnh nhân nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Theo đó, không nên kiêng khem quá mức hay cắt giảm khẩu phần ăn. Thay vào đó, nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ưu tiên những loại thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc,... giảm thức ăn chứa nhiều chất béo. Đồng thời, cũng đừng quên uống nhiều nước, nước ép trái cây, sữa,... và không sử dụng các chất kích thích. Để có thể dễ dàng hơn trong việc ăn uống cũng như tạo thuận lợi hơn cho quá trình làm việc của hệ tiêu hóa, người bệnh nên ăn các món mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng hay thực phẩm sống, chia thành những bữa ăn nhỏ trong ngày. Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đúng giờ. Kèm theo đó, để hạn chế những nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tác động đến sức khỏe, người bệnh nên giữ gìn vệ sinh cơ thể, không gian sống và môi trường xung quanh được sạch sẽ. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng Bệnh nhân có thể giảm mệt mỏi, cảm giác căng thẳng, lo âu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thông qua việc thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng, hợp lý. Và việc vận động này cần phải tuân theo hướng dẫn từ các bác sĩ, chuyên gia y tế. Cố gắng giữ tâm lý tích cực, lạc quanĐể có thể chiến thắng được bệnh tật, hạn chế các tác động xấu đến sức khỏe và quá trình hóa trị trong điều trị bệnh, bệnh nhân ung thư nên cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tích cực, thoải mái. Hãy chia sẻ và tâm sự với những người thân, bạn bè đáng tin cậy để phần nào đó giải tỏa vấn đề tâm lý bản thân đang phải đối diện.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vi-sao-tre-hay-khoc-truoc-khi-ngu-va-cach-khac-phuc-me-nen-biet
Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ và cách khắc phục mẹ nên biết
Trong hành trình chăm con và nuôi con, giấc ngủ của trẻ là một trong các vấn đề quan trọng bố mẹ cần lưu ý đến. Đặc biệt, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ và tìm hướng khắc phục kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 1. Tình trạng trẻ hay khóc trước khi ngủ có đáng lo? Trước khi đi vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ, nhiều bố mẹ có đang lo lắng liệu trẻ gặp phải tình trạng này có đáng lo không? Cụ thể, giấc ngủ chính là một trong các yếu tố giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh rất cần những giấc ngủ ngon để não bộ hoàn thiện cấu tạo trong thời gian trẻ ngủ. Chất lượng giấc ngủ đảm bảo tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện thể chất và tinh thần. Do vậy, việc trẻ bị thiếu ngủ, ngủ không ngon, không đủ giấc, hay quấy khóc trước khi ngủ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng này sẽ tác động tới sự điều tiết của hoóc môn tăng trưởng. Từ đó, sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ cũng chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch cũng như hệ tiêu hoá của trẻ cũng bị tác động dẫn đến tình trạng trẻ dễ bị ốm hơn, dễ bị nhiễm trùng. Nếu không được cải thiện, tình trạng này kéo dài lâu dần sẽ có thể làm trẻ trở nên cáu gắt, việc điều chỉnh cảm xúc khó khăn hơn, bị suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng học tập và xử lý tình huống, hành vi khi trẻ lớn lên. 2. Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Như vậy, tình trạng trẻ hay khóc trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng không tốt sức khỏe của trẻ. Đây cũng là vấn đề khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng, ảnh hưởng tinh thần trong hành trình chăm sóc con. Vậy vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Câu trả lời có thể do một số nguyên nhân sau đây: Do trẻ mặc tã bẩn, quần áo không được thoải mái Khi trẻ mặc bỉm, tã bẩn hoặc bị ẩm ướt cũng như quần áo với chất liệu không thoải mái, kích cỡ không phù hợp, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Điều này khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc. Do trẻ đói bụng Trường hợp trẻ hay khóc trước khi đi ngủ có thể là do chưa bú đủ lượng sữa cần thiết dẫn đến bị đói. Lúc này, trẻ sẽ không ngủ mà khóc lên để báo hiệu cho mẹ biết. Do không gian ngủĐây cũng có thể là một nguyên do lý giải vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ khi giấc ngủ của trẻ có thể bị tác động bởi các yếu tố đến từ không gian ngủ như ánh sáng, nhiệt độ hay âm thanh. Chẳng hạn như phòng ngủ của trẻ quá sáng, quá nóng hay quá lạnh hoặc quá ồn làm trẻ không được thoải mái, dễ bị giật mình và quấy khóc trước khi ngủ. Do trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe Không chỉ vậy, tình trạng trẻ quấy khóc trước khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ của trẻ đang gặp vấn đề. Cụ thể, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề bệnh lý như nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc đường mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi,... ); rối loạn tiêu hoá; trào ngược dạ dày thực quản; viêm tai giữa;... Trong đó, việc trẻ bị thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin D, vitamin B12, magie, kẽm, sắt, canxi... cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể trẻ cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên trằn trọc, lăn lộn, khó ngủ sâu giấc, quấy khóc trước khi đi ngủ. 3. Những cách khắc phục tình trạng trẻ hay khóc trước khi ngủĐối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng như tất cả chúng ta, giấc ngủ đều giữ vai trò quan trọng. Chất lượng giấc ngủ khi không được đảm bảo sẽ khiến cho sự phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên biết cách khắc phục khi giấc ngủ của trẻ gặp vấn đề. Dưới đây là một số gợi ý giúp bố mẹ cải thiện tình trạng trẻ hay khóc trước khi ngủ. Cho trẻ ăn đủ no Khi được cung cấp đủ năng lượng, trẻ có thể dễ ngủ hơn và không còn quấy khóc đòi ăn trước khi ngủ. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo đã cho con ăn đủ no. Tuy nhiên, cần tránh việc trẻ ăn hoặc bú quá no trước khi đi ngủ vì có thể dẫn tới các vấn đề về tiêu hoá. Ngoài ra, bố mẹ không nên để trẻ ăn những đồ ăn chứa nhiều năng lượng như đồ ngọt vào buổi tối vì chúng có thể làm trẻ phấn khích hơn, gây khó ngủ. Thiết lập thói quen ngủ khoa học cho con Xây dựng thói quen ngủ khoa học, duy trì đúng giờ, đủ giấc cho trẻ sẽ giúp cải thiện tình trạng khó ngủ. Từ đó, trẻ sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Hỗ trợ cho trẻ có giấc ngủ ngon Trước khi trẻ ngủ, bố mẹ đừng quên kiểm tra và thay tã, bỉm cho trẻ cũng như mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, khô thoáng. Đồng thời, có thể thực hiện massage nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái hơn trước khi đi vào giấc ngủ. Chú ý đến không gian ngủ của trẻ Môi trường ngủ thoải mái có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn, không còn quấy khóc, khó chịu trước khi ngủ. Bố mẹ hãy chú ý cải thiện không gian ngủ cho trẻ được yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp, chăn gối với chất liệu mềm mại, dễ chịu. Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng khoa học Trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học theo từng giai đoạn phát triển của con. Điều này giúp trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tăng cường miễn dịch, tránh bị thiếu dưỡng chất, còi xương hay bị béo phì thừa cân. Từ đó, trẻ sẽ có giấc ngủ ngon, không còn hiện tượng quấy khóc trước khi ngủ và đảm bảo phát triển khỏe mạnh. để được hỗ trợ nhanh chóng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chay-dich-mui-sau-la-bieu-hien-cua-tinh-trang-gi-
Chảy dịch mũi sau là biểu hiện của tình trạng gì?
Chảy dịch mũi sau là một triệu chứng khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau và dựa trên căn nguyên gây bệnh sẽ áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Chảy dịch mũi sau nếu không được điều trị từ sớm có thể sẽ gây ra những biến chứng khác nghiêm trọng hơn ở đường hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này. 1. Tổng quan về chảy dịch mũi sau Tên tiếng Anh của triệu chứng chảy dịch mũi sau là Post nasal drips. Đây là tình trạng dịch mũi chảy từ các xoang xuống thành sau của họng dẫn đến những biểu hiện như ho, khó chịu, vướng và ngứa họng. Lâu ngày chảy dịch mũi sau có thể gây viêm họng. Thông thường tịnh trạng chảy dịch mũi sau sẽ tiến triển thành thể mạn tính. Ban đầu dịch mũi ở dạng nhầy loãng, sau đó sẽ đặc dần. Những trường hợp bị nhiễm khuẩn thì dịch mũi thường sẫm màu. Dịch thường sẽ bám vào niêm mạc họng khiến người bệnh dễ bị ho, buồn nôn, nuốt vướng. Ở trạng thái bình thường, những tuyến ở họng và mũi sẽ tiết ra các chất dịch nhầy với mục đích là duy trì độ ẩm, làm ấm màng mũi, và ngăn không cho các dị vật hay bụi bẩn bám vào đường hô hấp. Chúng ta sẽ vô tình nuốt những chất dịch này cho tới khi tình trạng chảy dịch mũi xảy ra thường xuyên hơn và tụ nhiều dịch ở sau thành họng.2. Chảy dịch mũi sau là do đâu gây nên? Tình trạng chảy dịch mũi sau thường xuất phát từ những thay đổi từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy dịch mũi sau: Do không khí khô hoặc thời tiết chuyển sang lạnh: việc không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên sẽ khiến niêm mạc mũi họng bị kích thích. Điều này sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy hơn nhằm giúp làm ẩm và ấm đường thở, chống lại không khí lạnh. Dị ứng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới chảy dịch mũi sau. Đó có thể là dị ứng do phấn hoa hay dị ứng thời tiết. Lúc này cơ thể sẽ được thúc đẩy sản xuất ra nhiều dịch mũi nhằm loại bỏ những tác nhân gây dị ứng ra bên ngoài. Dị ứng: nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng chảy dịch mũi sau đó là dị ứng. Tình trạng dị ứng có thể xảy ra theo mùa do phấn hoa kích thích cơ thể sản xuất chất nhầy nhiều hơn để loại bỏ các bào tử phấn hoa. Nhiễm trùng: với mục đích tương tự như hai trường hợp trên, khi cơ thể bị các loại vi trùng hay vi khuẩn tấn công thì sẽ tạo ra nhiều chất nhầy hơn để tống các tác nhân này ra ngoài. Lệch vách ngăn mũi: tình trạng này có thể làm thay đổi dòng chảy của dịch mũi khiến nó tích tụ và chảy xuống họng. Các nguyên nhân khác: mang thai, ăn đồ quá cay nóng, có dị vật ở trong mũi, hút thuốc lá, sử dụng các sản phẩm chứa những hóa chất gây kích ứng (khói, chất tẩy rửa, nước hoa), do mắc phải hội chứng COPD (viêm phổi tắc nghẽn mạn tính).3. Chảy dịch mũi sau thường phát sinh những triệu chứng nào? Khi tình trạng chảy dịch mũi sau xảy ra, người bệnh trước tiên sẽ cảm nhận được chất dịch nhầy lỏng ở cuống họng, kèm theo đó sẽ là những biểu hiện khác như: Ngứa và đau họng. Vướng ở cổ họng nên phải ho hắng thường xuyên. Dịch nhầy đi xuống dạ dày còn gây kích thích, xảy ra tình trạng buồn nôn. Hơi thở có mùi hôi. Ho nhiều, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Nếu các triệu chứng chảy dịch mũi sau xuất hiện và kéo dài liên tục trong 10 ngày, không được cải thiện đáng kể cho dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà thì tốt nhất là người bệnh nên đi khám Chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng cách. Cần đặc biệt cảnh giác khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, mùi khó chịu ở dịch nhầy, thở khò khè,... Những dấu hiệu này rất có khả năng là đang ngầm cảnh báo bệnh nhân đã bị nhiễm trùng vi khuẩn và cần phải sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.4. Phương pháp điều trị tình trạng chảy dịch mũi sau Dựa trên nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chảy dịch mũi sau mà người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp bị chảy dịch mũi sau do dị ứng, người bệnh nên: Dùng thuốc kháng Histamin để hạn chế những phản ứng quá mẫn của cơ thể đối với các dị nguyên. Tránh xa và loại bỏ những tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, bông vải, các loại thức ăn gây dị ứng,... Đối với những người bị chảy dịch mũi sau là do nhiễm khuẩn thì phải điều trị bằng cách: Dùng các thuốc kháng histamin. Chống nhiễm khuẩn bằng các loại thuốc kháng sinh. Thuốc với công dụng làm loãng dịch nhầy. Rửa xoang mũi và khoang họng thông qua nội soi. Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9%, kết hợp với thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn. Nếu chảy dịch mũi sau là do cấu trúc xoang và mũi có vấn đề khiến sự dẫn lưu trong các hốc xoang và mũi bị cản trở thì bệnh nhân có thể sẽ phải phẫu thuật để chỉnh sửa cấu trúc này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cach-tri-ho-so-mui-cho-tre-6-thang-tuoi-cha-me-nen-tham-khao-ngay-
Cách trị ho sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi cha mẹ nên tham khảo ngay!
Ho là phản ứng tự nhiên để cơ thể loại bỏ những chất nhầy, vi khuẩn hay dị vật ra khỏi đường thở. Đối với những trẻ mới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu thì sức khỏe của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây bệnh. Vì vậy triệu chứng ho cũng dễ xuất hiện ở đối tượng này hơn. Trẻ bị ho thường đi kèm với sổ mũi, nhất là khi thời tiết thay đổi và sẽ khiến trẻ khó chịu. Dưới đây là một số cách trị ho sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay. 1. Trẻ 6 tháng tuổi bị ho sổ mũi là do đâu? Cách trị ho sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Vì vậy trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những yếu tố khiến trẻ bị ho và sổ mũi. Cụ thể như sau:Trẻ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm: đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường kèm theo các dấu hiệu như ho có đờm, nghẹt mũi, đau họng, sổ mũi, thậm chí là sốt nhẹ khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn,... Bệnh đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản gây ra tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt, khó thở, nặng hơn là li bì, nôn mửa ở trẻ. Ngoài ra, ho sổ mũi cũng xuất hiện ở những trẻ bị viêm phổi với những triệu chứng tương tự trên. Trẻ bị ho sổ mũi do dị ứng với các tác nhân như thức ăn, phấn hoa, thời tiết, lông động vật, mạt bụi,... Khi bị dị ứng, phản ứng của cơ thể trẻ thường sẽ là nổi mẩn đỏ, sổ mũi, ho nhiều, mẩn ngứa, sốt, phát ban,... Nếu trẻ nhà bạn xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm dưới đây thì hãy lập tức đưa trẻ đi viện ngay:Ho có đờm hoặc ho khan liên tục trên 5 ngày, kèm theo đó là triệu chứng giống cảm lạnh. Sốt cao không cải thiện. Khó thở, thở gấp. Ho kéo dài từng cơn, ho mạnh. Không tỉnh táo, kém hoạt bát, li bì. Mắt và môi khô, da tím tái, mất nước nặng. Việc điều trị tình trạng ho sổ mũi cho trẻ nhỏ, đặc biệt trong trường hợp này lại là trẻ 6 tháng tuổi không phải là điều dễ dàng do trẻ không ăn được nhiều thức ăn hay dung nạp các chất dinh dưỡng như người lớn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi áp dụng các cách trị ho sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi.2. Cách trị ho sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi Nếu trẻ chỉ bị ho nhẹ thì cha mẹ có thể chỉ cần chăm sóc cẩn thận hơn cho bé là sau vài ngày trẻ sẽ tự khỏi. Đối với trường hợp trẻ bị ho sổ mũi nặng hơn, ho nhiều ngày và có các triệu chứng tăng nặng thì cha mẹ hãy cho trẻ đi khám sớm. Dưới đây là một số các trị ho sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi thường được các bác sĩ khoa sản khuyên các bậc phụ huynh tham khảo áp dụng.2.1. Các biện pháp chăm sóc tại nhàĐể trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ: khi trẻ bị ho, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, không để trẻ tiếp xúc với người lạ. Hãy tạo môi trường yên tĩnh để trẻ có thể được ngủ đủ giấc vì điều này sẽ giúp trẻ có đủ năng lượng và tăng sức đề kháng. Tăng cữ bú cho trẻ: trong sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết, kích thích sản sinh kháng thể, nâng cao hệ miễn dịch, giảm kích ứng, giảm tình trạng ho sổ mũi ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ bị ốm sốt cũng khiến trẻ bị mất nước. Uống sữa sẽ giúp bù nước hiệu quả. Trẻ 6 tháng tuổi cũng chưa thể ăn được đa dạng các loại thức ăn nên sữa chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ lúc này. Ngoài sữa, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước ấm, nước trái cây (không dùng loại quả chua) để bổ sung vitamin. Cho trẻ tắm nước ấm: khi tắm rửa cho trẻ, cha mẹ nên chuẩn bị nước ấm vừa phải, nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu tràm trà, tắm cho bé trong thời gian ngắn và đảm bảo phòng tắm kín gió, giữ ấm đầy đủ cho trẻ sau khi tắm xong. Tăng độ ẩm không khí trong nhà: để giảm kích ứng đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ nên lắp đặt thiết bị giữ ẩm trong nhà. Nếu trẻ bị ho sổ mũi là do dị ứng thì hãy sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng đường thở khác trong không gian sống. Vệ sinh mũi họng cho trẻ: trẻ bị sổ mũi và ho nhiều có thể là do trong mũi hoặc cổ họng có nhiều chất nhầy. Lúc này cha mẹ hãy làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, làm loãng dịch nhầy với dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Đảm bảo trẻ luôn được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: khi trẻ được 6 tháng tuổi thì cũng là thời điểm bắt đầu ăn dặm. Lúc này cha mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn thêm các loại rau củ quả, trái cây và cháo, bột để trẻ có đủ năng lượng, sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng, không để gió lùa hay khói bụi tràn vào nhà. Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ. Học cách vỗ rung long đờm cho trẻ nếu trẻ bị ho có đờm.2.2. Dùng thuốc Bên cạnh những cách trị ho sổ mũi cho trẻ 6 tháng tuổi nêu trên, cha mẹ có thể tham khảo thêm một số loại thuốc dùng để điều trị cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà cần phải đưa trẻ đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ:Siro ho: dùng những loại siro ho chứa thành phần thảo dược lành tính sẽ giúp trị ho, giảm sổ mũi, ít gây tác dụng phụ. Thuốc kháng histamin: công dụng chính của các loại thuốc này đó là giúp giảm ho, chống dị ứng, giảm thiểu triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Thuốc trị ho: là các thuốc giúp ức chế triệu chứng ho, ví dụ như Dextromethorphan hay Codein nhưng lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và mệt mỏi. Thuốc kháng sinh: áp dụng cho những trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi do nhiễm khuẩn, gồm các thuốc như corticoid, tetracycline,... Nhưng đây là những thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy chỉ khi được bác sĩ chỉ định trong trường hợp cần thiết thì mới được sử dụng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sung-hach-amidan-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-dieu-tri
Sưng hạch amidan: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Hạch amidan thường sẽ xuất hiện ở vùng cổ khi tổ chức amidan bị viêm. Đây là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Hiện tượng này khiến bệnh nhân bị đau rát họng, chán ăn, khó nuốt, mệt mỏi nhiều và thậm chí là sốt cao. Khái quát về tình trạng viêm amidan Amidan được cấu tạo từ 2 tổ chức bạch huyết - lympho và vị trí của nó là nằm phía sau hầu họng. Đây đồng thời là nút giao của đường hô hấp và đường ăn uống. Nhiệm vụ chính của amidan đó là: Sản xuất các kháng thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn khi các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Ngăn chặn sự tấn công của các loại vi sinh vật gây bệnh như nấm mốc, vi khuẩn và virus. Lứa tuổi nào cũng có nguy cơ cao bị viêm amidan. Triệu chứng chung ở giai đoạn khởi phát thường là khó nuốt, đau rát họng, sau đó bệnh tiến triển nặng hơn thậm chí là gây ra các biến chứng như viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận nếu không được kiểm soát và điều trị. Có 2 dạng viêm amidan: Viêm amidan cấp tính: trẻ em từ 3 - 4 tuổi trở lên là đối tượng dễ bị viêm amidan cấp. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện thường là nổi hạch amidan ở cổ, nhức đầu, đau tai, sốt, amidan nổi hạt trắng hoặc vàng, viêm amidan tiết nhiều dịch và xung huyết. Viêm amidan mạn tính: biểu hiện ít, không điển hình, tái phát nhiều lần với các triệu chứng giống với viêm amidan cấp tính, kèm theo tình trạng hơi thở có mùi, cơ thể gầy yếu, nuốt vướng, sốt về chiều, ho rát họng, ho khan, giọng nói thay đổi, trẻ nhỏ thì chảy nước dãi, quấy khóc, thở khò khè khi ngủ, bỏ bú, chán ăn,... Nguyên nhân khiến hạch amidan xuất hiện thường là do viêm vì nhiễm vi khuẩn. Mặc dù tình trạng này ít ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nhưng lại có tính chất tái phát nhiều lần nên sẽ gây ra không ít rắc rối cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.2. Sưng hạch amidan có nguy hiểm không? Viêm amidan sưng hạch là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp tình trạng viêm. Phần lớn các trường hợp bình phục sau khi điều trị viêm amidan thì hạch sưng này cũng dần trở về kích thước và trạng thái ban đầu. Do đó người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng. Chỉ trừ trường hợp sau khi đã chữa khỏi viêm amidan nhưng các hạch này vẫn sưng to thì mới cần đặc biệt lưu ý. Khi đó bệnh nhân nên đi khám lại để được kiểm tra, chẩn đoán, chụp chiếu chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân. Dựa trên kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể và đưa ra phương án điều trị khắc phục. 3. Phương pháp điều trị viêm amidan Sưng hạch amidan thường là biểu hiện của tình trạng viêm nhưng không phải trường hợp nào cũng có triệu chứng này. Vì vậy nếu có các triệu chứng nghi ngờ viêm amidan thì người bệnh nên đi khám để được điều trị dứt điểm. Phụ thuộc vào từng dạng viêm sẽ lựa chọn các phương án điều trị khác nhau, ví dụ như sau:3.1. Viêm amidan cấp tính Một số cách điều trị cho trường hợp bị viêm amidan cấp tính: Uống nhiều nước. Ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Uống nước chanh pha mật ong. Súc miệng thường xuyên với nước sát khuẩn. Các loại thuốc do bác sĩ chỉ định: thuốc kháng viêm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, thuốc chống xung huyết phù nề, kháng sinh,...3.2. Viêm amidan mạn tínhĐối với những trường hợp bị viêm amidan tái phát nhiều lần thì bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh nhiều thì sẽ dễ gặp tác dụng phụ và bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Do đó bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thực hiện cắt amidan nếu: Viêm amidan tái phát nhiều lần, không đáp ứng điều trị nội khoa. Triệu chứng viêm amidan ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Viêm amidan gây ra biến chứng dẫn tới những bệnh lý khác.3.3. Một số lưu ý khi điều trị viêm amidanĐể giúp quá trình điều trị viêm amidan được nhanh chóng bình phục cũng như nhằm phòng tránh tình trạng này tái phát trong tương lai, bạn nên tham khảo áp dụng những biện pháp dưới đây: Vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng, thường xuyên súc họng nước muối và đánh răng mỗi ngày. Không được tự ý dùng thuốc mà không có đơn kê từ bác sĩ. Khi bác sĩ chỉ định dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị, nhất là đối với các loại kháng sinh bởi vì nếu uống thuốc sai cách, thừa thiếu liều lượng đều sẽ không đem lại hiệu quả điều trị tích cực. Ngoài ra việc dùng sai phác đồ thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh sau này.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nguong-nghe-cua-tai-nguoi-la-bao-nhieu-
Ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu?
Thính giác là một trong những giác quan quan trọng của con người. Nhờ thính giác, ta có thể phát triển kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, năng lực giao tiếp và các vấn đề xã hội khác. Giống như các loài động vật khác, ngưỡng nghe của tai người cũng bị giới hạn bởi tần số âm thanh. Để tìm hiểu về giới hạn này cũng như cách chăm sóc đôi tai, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài phân tích sau đây. 1. Bạn hiểu gì về âm thanh? 1.1. Âm thanh là gì? Âm thanh là do các hạt khí rung động tạo ra. Chuỗi rung động này sẽ lan truyền trong không khí và tạo ra các sóng âm thanh. Bên cạnh không khí thì sóng âm thanh còn có khả năng truyền qua chất rắn và chất lỏng. Có 2 yếu tố được dùng để đánh giá âm thanh đó là cường độ (độ lớn) và cao độ (tần số). Nếu âm thanh đó có tần số thấp có nghĩa là rung động của hạt khí chậm, nó sẽ phát ra loại âm thành trầm giống với tiếng sấm. Ngược lại những âm thanh có tần số cao thì là khi hạt khí rung động nhanh, ví dụ như tiếng chim hót hay chúng ta khi hát lên những nốt cao. Những âm thanh có tần số cao vượt ngưỡng nghe của tai người có khả năng làm hại, thậm chí là làm hỏng thính giác. 1.2. Đơn vị đo cường độ âm thanhĐơn vị được dùng để đo độ lớn của âm thanh đó là d B (decibel). Đơn vị này sẽ hiển thị cường độ của sóng âm thanh xem nó mạnh hay yếu. Cường độ âm thanh càng lớn thì giá trị của d B cũng càng lớn và ngược lại. Tiếng ồn được định nghĩa là các loại tạp âm không có giá trị hoặc xuất hiện không đúng thời điểm khiến cho người nghe khó chịu, ví dụ như tiếng còi xe ô tô, phương tiện giao thông di chuyển, tiếng máy móc, động cơ hoạt động, tiếng khoan cắt bê tông,... Nếu phải chịu đựng những tiếng ồn này trong thời gian dài bạn sẽ cảm thấy vô cùng phiền phức và khó chịu. Lúc đó nó sẽ được định nghĩa là tình trạng ô nhiễm âm thanh. Người ta sẽ sử dụng các loại máy chuyên dụng nhằm đo lường mức độ tiếng ồn. Ngoài d B thì còn có một đơn vị khác cũng được dùng để đo cao độ hoặc tần số âm thanh, đó là Hz (Hertz). Giọng nói trung bình của một người sẽ ở trong khoảng từ 250 - 8000 Hz.2. Ngưỡng nghe của tai người Con người có thể nghe thấy được mức âm thanh thấp nhất là 0 d B, ngưỡng cao nhất sẽ là khoảng 194 d B. Nhưng không phải ai cũng có thể chịu đựng được mức 194 d B bởi vì những âm thanh vượt mức 140 d B là đã có thể khiến bạn cảm thấy chói tai và làm hại đến thính giác. Dưới đây là 4 ngưỡng nghe của tai người: Từ 0 - 80 d B: là ngưỡng âm thanh an toàn, tiêu chuẩn mà bạn có thể nghe được mà không cần có thiết bị trợ giúp hay bảo vệ thính giác. Từ 80 - 90 d B: ở ngưỡng này thì tức là âm thanh đang có cường độ khá lớn, ảnh hưởng tới thính giác, khiến bạn bị khó chịu và mất tập trung. Nếu phải tiếp xúc thường xuyên thì nó khá nguy hiểm đối với chức năng nghe của bạn. Từ 90 d B trở lên: là mức âm thanh nguy hiểm. Đối với ngưỡng này, tai của một người bình thường chỉ có thể chịu đựng được trong vòng 1 giờ là tối đa. Từ 140 d B trở lên: loại âm thanh này có thể làm tổn thương thính giác, khiến bạn bị đau tai, thậm chí là điếc.3. Tác hại khi tiếp xúc với âm thanh vượt ngưỡng nghe của tai người Nếu tai chúng ta thường xuyên nghe phải những âm thanh với cường độ lớn thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thính giác, sức khỏe, sinh hoạt, quá trình học tập, làm việc và nghỉ ngơi, cụ thể như sau: Ảnh hưởng tới chức năng nghe: những tiếng ồn như động cơ, còi hú, máy khoan, máy bay,... văng vẳng bên tai mỗi ngày có thể khiến cho màng nhĩ của bạn bị tổn thương, thính lực giảm và tai dần mất đi độ nhạy với âm thanh. Ảnh hưởng thần kinh: sức khỏe tâm lý cũng có thể bị tác động bởi âm thanh với tần số và cường độ cao, khiến cho cơ thể mệt mỏi, rối loạn hành vi và căng thẳng kéo dài. Rối loạn giấc ngủ: tiếng ồn còn khiến cho bạn rơi vào trạng thái khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ hay ngủ không sâu giấc. Các giấc ngủ với chất lượng không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, khiến cho ban ngày bạn sẽ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ, giảm năng suất lao động. Mắc các bệnh về tim mạch: sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn hoặc âm thanh có cường độ cao có thể khiến bạn bị tăng nhịp tim, huyết áp cao, cản trở hệ tuần hoàn,... rất có hại cho hệ tim mạch.4. Cách chăm sóc và bảo vệ thính giác Như chúng ta đã biết, thính giác là một chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Sống trong môi trường hiện đại không thể tránh khỏi những khoảnh khắc phải tiếp xúc với tiếng ồn. Do đó, bạn nên thực hiện những biện pháp để giúp bảo vệ đôi tai của mình: Dùng nút tai để chống tiếng ồn: đây là lựa chọn dành cho những người thường xuyên phải “làm bạn” với tiếng ồn. Dựa trên mục đích và nhu cầu sử dụng, bạn có thể tìm mua loại nút chống ồn phù hợp. Lắp đặt các loại vật liệu cách âm: ví dụ như tường xốp, cửa kính, hay rèm cách âm. Hãy lắp đặt trong căn nhà của bạn để không để lọt tiếng ồn hoặc làm giảm cường độ tiếng ồn tác động đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nghiệm phương pháp dán kín các khe cửa cũng giúp chống ồn khá hiệu quả. Giải tỏa căng thẳng từ tiếng ồn bằng cách thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh: đi ngủ sớm, tránh thức khuya, tập thở, tập thiền, tập yoga,... Nhìn chung ngưỡng nghe của tai người trung bình sẽ ở trong khoảng 0 d B - 80 d B. Nếu vượt qua khỏi ngưỡng an toàn này thì sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến thính giác và tâm trạng của bạn. Nếu bạn hàng ngày phải sinh sống và làm việc ở những nơi ồn ào thì tốt nhất là bạn nên tự trang bị cho bản thân các loại vật dụng, thiết bị chống ồn như chụp tai hay nút bịt tai. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những phiền toái do tiếng ồn từ môi trường xung quanh mang lại.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/u-tai-phai-nam-gioi-can-lam-gi-
Ù tai phải nam giới cần làm gì?
Ù tai phải là bệnh lý Tai Mũi Họng mà nhiều người mắc phải. Triệu chứng này có thể gặp ở cả nam và nữ giới. 1. Khái niệm ù tai phải nam giới Như đã đề cập thì tình trạng ù tai phải có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả nam giới lẫn nữ giới. Khi bị ù tai, bệnh nhân sẽ có cảm giác nghe thấy những âm thanh ảo ở trong tai. Âm thanh này không phát ra từ nguồn bên ngoài hay do môi trường tác động. Điều đó khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Khi ù tai phải trở nên nghiêm trọng hơn thì có thể gây ra các vấn đề về tâm lý, bệnh nhân bị đau đầu, đau vùng tai, choáng váng, lo lắng, thậm chí là mất thăng bằng. Lúc này người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để lấy lại trạng thái bình thường, xử lý tình trạng ù tai.2. Ù tai phải nam là do đâu? 2.1. Ráy tai nhiều Ráy tai tích tụ quá nhiều trong lòng ống tai là một trong những nguyên nhân khiến bệnh ù tai phát triển. Mặc dù tác dụng của ráy tai đó là ngăn cản các tác nhân như bụi bẩn, vi khuẩn, nước xâm nhập vào lỗ tai nhưng nếu hình thành quá nhiều và không được vệ sinh định kỳ, ráy tai có thể gây ra triệu chứng ù tai cho người bệnh. 2.2. Viêm tai giữa Khi ống tai giữa bị vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến tai bị chảy dịch và sưng viêm. Trên thực tế tình trạng này gặp nhiều hơn ở trẻ em vì cấu trúc bên trong của tai của trẻ chưa hoàn thiện, đồng thời hệ miễn dịch trẻ vẫn còn yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Nếu không điều trị, viêm tai giữa có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thính giác và hệ thần kinh.2.3. Bệnh xơ cứng tai Hệ thống tai giữa được thiết kế bao gồm các xương với chức năng hứng những âm thanh truyền vào tai. Có những trường hợp bị bất thường cấu trúc các xương này và khiến âm thanh không được truyền tải một cách bình thường, từ đó gây ra hiện tượng ù tai phải. Vì tốc độ diễn tiến chậm nên bệnh nhân rất khó phát hiện ra. Nhưng để lâu không điều trị thì bệnh xơ cứng tai có thể khiến người bệnh mất đi toàn bộ thính lực.2.4. Tổn thương dây thần kinh thính giác Nhiệm vụ chính của dây thần kinh thính giác đó là truyền tín hiệu âm thanh về hệ thần kinh trung ương đó là não, ngoài ra còn giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Nếu loại dây này bị tổn thương thì sẽ làm mất khả năng thăng bằng của cơ thể, gây ù tai, chóng mặt. 2.5. Bệnh rối loạn tiền đình Hệ thống tiền đình có chức năng duy trì sự thăng bằng cho cơ thể. Khi bị tiền đình, bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn, luôn cảm thấy đầu óc quay cuồng, choáng váng ngay cả khi đang nằm nghỉ. tiền đình thường bắt gặp ở phụ nữ mãn kinh hoặc người cao tuổi.2.6. Xơ vữa động mạch Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế xơ vữa động mạch có thể khiến bạn bị ù tai phải. Tình trạng này xuất hiện khi thành động mạch tích tụ quá nhiều chất béo, từ đó hình thành nên những mảng xơ vữa làm chít hẹp lòng mạch. Máu lưu thông trong hệ mạch cũng sẽ bị ảnh hưởng, dễ tạo ra những cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt, khi mạch máu ở tai gặp phải hiện tượng này thì sẽ gây ra triệu chứng ù tai phải, ù tai trái.3. Điều trị ù tai phải nam Việc dùng thuốc được cho là phương pháp điều trị hiệu quả đối với những trường hợp bị ù tai phải. Tuy nhiên trước đó, người bệnh nên đi khám tại Chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như hydrochloride, tolazoline, almitrine, buflomedil,... Công dụng của những loại thuốc này là giúp tăng oxy máu, hỗ trợ hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng co thắt vi mạch, chống kết tập tiểu cầu để hạn chế nguy cơ ứ dịch trong ống tai. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý kê đơn và mua thuốc về dùng. Hay áp dụng các mẹo dân gian để điều trị ù tai phải nam, nhất là khi đối tượng bị ù tai là trẻ nhỏ. Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải những tác dụng và biến chứng không mong muốn.4. Các cách phòng ngừa tình trạng ù tai phải Ngoài việc dùng thuốc do bác sĩ kê đơn thì bệnh nhân cũng cần áp dụng các chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh để phòng tránh nguy cơ gặp phải triệu chứng này: Không nên uống bia rượu, hút thuốc lá, chất kích thích vì chúng sẽ làm cản trở hệ tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến chức năng thính giác và thần kinh. Vệ sinh định kỳ các loại thiết bị như máy trợ thính, tai nghe,... Luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng lo âu. Giữ gìn vóc dáng cân đối, khỏe mạnh vì béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Vì vậy hãy tập thể dục thể thao thường xuyên để phòng tránh các bệnh về huyết áp, tim mạch và bệnh lý Tai Mũi Họng,... Giảm tác động của tiếng ồn bằng cách sử dụng các thiết bị bảo hộ như chụp tai, nút tai. Đeo tai nghe với mức âm lượng vừa phải, không sử dụng trong thời gian dài.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sinh-thiet-va-xet-nghiem-te-bao-ung-thu-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao-
Sinh thiết và xét nghiệm tế bào ung thư được thực hiện như thế nào?
Ung thư là bệnh lý ác tính, hình thành từ những tế bào phát triển bất thường trong cơ thể. Hiện nay các bệnh ung thư đều nằm trong nhóm gây nguy cơ tử vong cao nhất. Sinh thiết và xét nghiệm tế bào ung thư được sử dụng để phát hiện sớm ung thư, từ đó giúp áp dụng phương án điều trị phù hợp và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. 1. Sinh thiết là gì? Sinh thiết là thủ thuật được áp dụng trong chẩn đoán ung thư. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào hoặc mô bệnh ở những vị trí cơ quan được xác định là có nguy cơ ung thư. Tùy từng vị trí mà phương pháp sinh thiết cũng sẽ khác nhau. Bác sĩ phẫu thuật sẽ là người thực hiện sinh thiết. Phương pháp sinh thiết được phân thành những loại như sau:1.1. Sinh thiết kim Trong sinh thiết kim còn bao gồm 2 loại là sinh thiết bằng kim nhỏ và sinh thiết lõi kim. Cụ thể:Sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA): bác sĩ sẽ dùng một loại kim rỗng, mỏng, gắn vào bơm kim tiêm nhằm hút một mảnh mô hay lượng dịch nhỏ từ khối u. Nếu sờ được khối u nằm ở vị trí nông trên bề mặt cơ thể thì bác sĩ có thể chọc kim. Đối với những khối u nằm sâu, khó sờ được thì bác sĩ sẽ vận dụng thêm công nghệ siêu âm hay cắt lớp vi tính hướng dẫn để chọc kim. FNA có ưu điểm đó là không cần phải phẫu thuật cắt bỏ khối u, có thể ra kết quả chẩn đoán sớm. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là không phản ánh hết được tình trạng của khối u do mẫu mô lấy quá nhỏ. Sinh thiết lõi kim: loại kim được dùng trong trường hợp này sẽ lớn hơn so với hình thức trên. Bệnh nhân sẽ được gây tê và mảnh mô lấy ra nhờ phương pháp này sẽ có hình trụ. Cũng giống như FNA, mẫu mô có thể được lấy trực tiếp hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh. Kết quả sinh thiết lõi thường sẽ trả ra lâu hơn so với FNA,1.2. Sinh thiết qua phẫu thuật Thông qua phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt toàn bộ khối u hoặc lấy một phần của khối u. Sau đó mẫu mô bệnh sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để xét nghiệm và tìm kiếm dấu ấn ung thư. 1.3. Sinh thiết qua nội soi Một ống nội soi mềm, mỏng, có gắn đèn và máy quay ở đầu sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân. Thiết bị này sẽ giúp thu lại hình ảnh bên trong cơ quan cần thăm khám, nhờ vậy bác sĩ có thể quan sát được rõ nét vị trí của khối u và thu thập mẫu mô bệnh. Tùy thuộc vào cơ quan cần kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định loại ống nội soi sao cho phù hợp, ví dụ như ống chuyên dùng để nội soi mũi, họng, xoang; ống dùng cho đường tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non,...1.4. Sinh thiết da Có nhiều phương pháp để sinh thiết da, điều này phụ thuộc vào loại khối u mà bệnh nhân gặp phải. Chẳng hạn như bệnh nhân mắc ung thư tế bào đáy hay tế bào vảy trên da thì bác sĩ sẽ cạo đi lớp ngoài trên da. Đối với những trường hợp bị ung thư sâu trong da (ung thư tế bào hắc tố) thì cần vận dụng biện pháp sinh thiết qua phẫu thuật hoặc sinh thiết bấm. 1.5. Lập bản đồ hạch Bước này sẽ giúp bác sĩ xác định được hạch cần thiết để lấy mẫu sinh thiết. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kiểm tra được nguy cơ hay chiều hướng di căn của ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hay chưa. Trong trường hợp ung thư đã bước sang giai đoạn di căn thì những hạch này sẽ là điểm đến đầu tiên mà ung thư lan tới. Do đó, các hạch này còn được gọi là hạch gác. Khi tìm thấy các hạch gác, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ, sau đó quan sát chúng dưới kính hiển vi. Nếu ở hạch gác không có sự hiện diện của các tế bào ung thư thì bác sĩ sẽ giữ lại các hạch khác vì nguy cơ ung thư lan đến những hạch này là rất thấp. Trái lại, nếu hạch gác có chứa tế bào ung thư thì sẽ thực hiện cắt bỏ luôn các hạch khác trong vùng. Thủ thuật này còn được gọi là nạo vét hạch bạch huyết.2. Xét nghiệm tế bào ung thư Bên cạnh sinh thiết thì xét nghiệm tế bào ung thư cũng được vận dụng rộng rãi để chẩn đoán căn bệnh này. So với sinh thiết thì xét nghiệm tế bào học sẽ dễ thực hiện hơn, ít gây ra biến chứng và không làm bệnh nhân khó chịu. Ngoài ra chi phí tiến hành cũng ít hơn. Tuy nhiên, xét nghiệm tế bào học đôi khi có thể cho ra kết quả không chính xác bằng sinh thiết. Xét nghiệm tế bào ung thư được áp dụng đối với những trường hợp như: Xét nghiệm sàng lọc: nhằm chẩn đoán nguy cơ ung thư từ các bệnh lý mà họ đang mắc, ngay cả khi cơ thể chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-tuyen-giap-khi-mang-thai-quan-trong-nhu-the-nao-
Xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai quan trọng như thế nào?
Phụ nữ mang thai có nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp cao hơn so với người bình thường. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy, xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai luôn được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. 1. Thế nào là rối loạn chức năng tuyến giáp? Tuyến giáp là một bộ phận nằm ở phía trước cổ, bên dưới thanh quản và bên trên khí quản. Kích thước tuyến giáp nhỏ và có vai trò tiết ra các loại hormone giúp điều hòa các hoạt động chuyển hóa diễn ra trong cơ thể. Những vấn đề xảy ra ở tuyến giáp có thể gây rối loạn chức năng ở bộ phận này, điển hình là:Cường giáp: là khi tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường. Lúc này nó sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone tuyến giáp và làm tăng nồng độ hormone giáp trong máu khiến thai phụ hay bị mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, da nóng, ẩm, giảm hoặc tăng cân không rõ lý do, run tay,... Suy giáp: trái với cường giáp, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng và thiếu hụt hormone tuyến giáp. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ tuyến yên, vùng hạ đồi hoặc do bản thân tuyến giáp. Các triệu chứng mẹ bầu có thể gặp phải khi bị suy giáp đó là thường xuyên mệt mỏi, chuột rút, sợ lạnh, mất tập trung, giảm trí nhớ, táo bón nặng,... Bướu giáp: thường là hệ quả do suy giáp, cường giáp hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp tạo ra. Hạt giáp: là khi bên trong tuyến giáp xuất hiện các u khối bất thường, gây cản trở chức năng sản xuất hormone và thậm chí là làm thay đổi kích thước tuyến giáp. Hạt giáp cơ thể là bướu giáp lành tính, nang giáp hay ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp: là bệnh nguy hiểm nhất trong số các vấn đề bệnh lý tuyến giáp. So với những loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt hơn, có thể điều trị khỏi ngay từ giai đoạn đầu. Nhưng nếu phát hiện muộn và đã chuyển sang giai đoạn di căn thì sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, nguy cơ tử vong lúc này rất cao.2. Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai:Mắc bệnh Hashimoto: là một bệnh lý tự miễn, có thể đã mắc phải trước thời điểm mang thai nhưng nó lại phát triển mạnh khi mang thai. Chế độ ăn quá ít hoặc quá nhiều iod. Từng điều trị bệnh lý bằng iod phóng xạ ở vị trí vùng đầu cổ. Hạt giáp kích thích sản sinh dư thừa hormone giáp trạng. Bệnh nhân bị Basedow và phải dùng liều cao loại thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Nữ giới từng bị suy tuyến giáp và phải cắt tuyến giáp. Gia đình người phụ nữ trước đây từng có người thân mắc các bệnh về tuyến giáp. Mẹ bầu bị tiểu đường type 1. Phụ nữ đang trong quá trình chữa bệnh suy giáp. Ở lần mang thai trước từng gặp phải tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Tiền sử sinh nở gặp các biến cố như từng sảy thai, lưu thai, sinh con dị tật, sinh non,... Thai phụ mắc một số bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,...3. Rối loạn chức năng tuyến giáp thai kỳ có nguy hiểm không? Thai nhi trong bụng mẹ khi được 13 tuần tuổi sẽ bắt đầu hình thành tuyến giáp. Kể từ lúc này, thai nhi sẽ tự sản xuất hormone tuyến giáp và sử dụng nó. Do đó trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ lấy hormone tuyến giáp từ mẹ để sử dụng và chúng sẽ được cơ thể mẹ cung cấp qua nhau thai. Trong đó, các hormone tuyến giáp lại đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động phân chia tế bào, phát triển hay hình thành những cơ quan của bào thai. Do đó nếu chức năng tuyến giáp của mẹ bị thay đổi thì có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho em bé. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các biến chứng này có thể biểu hiện khác nhau, ví dụ như trẻ chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh, thậm chí là đần độn. Bên cạnh đó, nếu trong thai kỳ mà mẹ bầu bị suy tuyến giáp (đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất) thì nguy cơ bị lưu thai, sảy thai, sinh non, rau bong non,... là rất cao. So với suy giáp thì cường giáp ở phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng biến chứng cũng rất nguy hiểm: sảy thai, sinh non, thai nhẹ cân, tiền sản giật,... Ngoài ra, phải hết sức cẩn thận đối với những trường hợp cường giáp cấp trong quá trình thai phụ chuyển dạ. Bởi vì tình trạng này có thể khiến cả mẹ và bé bị tử vong. 4. tuyến giáp khi mang thai
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-ion-do-mau-de-lam-gi-nen-thuc-hien-o-dau-
Xét nghiệm ion đồ máu để làm gì? Nên thực hiện ở đâu?
Các ion có vai trò đảm bảo cân bằng điện tích trong tế bào, đồng thời giúp điều hòa huyết áp và tim mạch. Xét nghiệm ion đồ máu là một phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. 1. Xét nghiệm ion đồ máu gồm những gì? Các ion trong cơ thể bao gồm 3 loại ion chính và mỗi loại có những vai trò quan trọng khác nhau để giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể. - Natri (Na): Đây là loại ion chính của dịch ngoài tế bào, có nhiệm vụ cân bằng nước, đảm bảo áp lực thẩm thấu máu. Khi nồng độ của Natri máu ổn định thì cũng có thể đảm bảo hằng định nội mô trong cơ thể. Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ Natri thông qua những món ăn hàng ngày. Khi tiếp nhận quá nhiều natri, cơ thể sẽ đào thải ra bên ngoài qua đường tiểu và một số ít được đào thải qua đường mồ hôi. - Kali (K): Có nhiệm vụ dẫn truyền thần kinh, thăng bằng kiềm toan. Nếu lượng kali trong cơ thể bị dư thừa, sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu. - Clo (Cl): Đảm bảo trung hòa điện tích, giúp cân bằng nước và góp phần trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Ở người bình thường, 2 bên màng tế bào luôn cân bằng điện tích, chính vì lý do này mà những hoạt động bên trong cơ thể đảm bảo diễn ra theo đúng quy trình. Tuy nhiên, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường về nồng độ các chất điện giải thì có thể kéo theo tình trạng mất cân bằng về nội môi, chất lỏng,... khiến nhiều hoạt động bên trong cơ thể bị rối loạn.2. Mục đích của xét nghiệm ion đồ máu Xét nghiệm ion đồ giúp chẩn đoán được một số vấn đề sức khỏe như tình trạng tăng huyết áp, suy tim, suy thận,... Đồng thời, qua đây cũng có thể xác định được phương hướng điều trị bệnh. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà xét nghiệm này có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với các xét nghiệm khác như một phần của xét nghiệm thường quy. - Nồng độ Clo được cho là bình thường khi nằm trong khoảng 90-110 mmol/l. + Tăng Clo máu có thể gây ra một số triệu chứng như yếu cơ, thở nhanh, mệt lả, thậm chí là hôn mê,... + Giảm Clo máu có thể gây ra những biểu hiện như tăng trương lực cơ, thở nông, cơn co cứng cơ tetani, thở nông,... Bệnh thường gặp ở người bị nhiễm trùng cấp, suy vỏ thượng thận, hẹp môn vị, nôn,... - Nồng độ Kali máu được đánh giá là bình thường khi nằm trong khoảng 3.5 – 5.0 mmol/l. + Khi bị tăng Kali máu, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như yếu cơ, buồn nôn và tiêu chảy,... Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân bị suy thận nặng, người bệnh bị tan máu bẩm sinh, người bị bệnh hồng cầu hình liềm,... + Nếu bị giảm kali máu, người bệnh sẽ có biểu hiện chán ăn, lú lẫn, tụt huyết áp,. . - Nồng độ Natri máu ở khoảng 135 – 145 mmol/l được cho là bình thường. + Nếu bị giảm Natri, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng lâm sàng như mệt lả, mạch đập nhanh, đau đầu, nghiêm trọng hơn là tình trạng co giật, hôn mê,... + Nếu bị tăng lượng Natri trong máu, bệnh nhân thường có một số biểu hiện bất thường như sốt, khát, vật vã, khô càng màng vì tế bào bị mất nước do sự mất cân bằng giữa lượng nước được đưa vào cơ thể với lượng nước bị đào thải ra ngoài, đi kèm với tăng áp lực thẩm thấu.3. Nên xét nghiệm ion đồ máu ở đâu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/glucose-trong-xet-nghiem-mau-la-gi-va-nhung-dieu-can-luu-y
Glucose trong xét nghiệm máu là gì và những điều cần lưu ý
Nhờ có glucose, cơ thể chúng ta luôn có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động mỗi ngày. Vậy chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là gì? Sự thay đổi về chỉ số này cảnh báo những vấn đề gì của cơ thể? 1. Glucose là gì? Glucose (đường) rất cần thiết với mọi hoạt động của cơ thể. Khi không được cung cấp đủ glucose, bạn có thể gặp phải những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, thậm chí là ngất xỉu. Hầu như các loại thực phẩm mà chúng ta bổ sung hàng ngày đều có chứa glucose, nhất là những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và một số loại trái cây có chứa nhiều glucose. Cơ thể dùng Glucose để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, hoạt động của màng tế bào với tác dụng của Insulin sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng glucose. Các enzym tiêu hóa sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tách glucose từ các loại thức ăn mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày. 2. Lượng glucose máu bao nhiêu là bình thường? Định lượng glucose máu là một chỉ số quan trọng giúp chúng ta biết được lượng đường trong máu đang là bao nhiêu. Mỗi người sẽ có định lượng glucose trong máu khác nhau. Chỉ số này không duy trì ổn định mãi mãi mà sẽ thay đổi liên tục. Chỉ số đường máu chính là chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường. Sau một đêm thức dậy và chưa ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào thì định lượng glucose trong máu ở mức bình thường sẽ là từ 4.1 mmol/l – 5,9 mmol/l. Khoảng 1 đến 2 tiếng sau khi ăn sáng, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên, tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng 7.0 mmol/L. Trường hợp vượt quá chỉ số này, bệnh nhân có thể đã bị rối loạn dung nạp glucose. Nếu xét nghiệm ở một thời điểm bất kỳ, chỉ số đường huyết của người bệnh lớn hơn 11.1 mmol/l, có thể người bệnh đã mắc tiểu đường. Lúc này, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để được kiểm soát bệnh hiệu quả. Trường hợp có nguy cơ hoặc có những triệu chứng nghi ngờ tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm glucose trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ xác định được lượng đường trong máu ở thời điểm xét nghiệm là bao nhiêu. Người bệnh có thể được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm lúc đói (nhịn ăn từ 8 đến 10 tiếng) hoặc lấy mẫu xét nghiệm vào một thời điểm bất kỳ trong ngày.3. Bên cạnh đó, một số phương pháp sau cũng có thể được hỗ trợ làm giảm đường huyết: - Uống nhiều nước: Tuy nhiên, những người mắc bệnh thận hay suy tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này. - Tiêm thêm Insulin: Một số bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng insulin có thể tiêm thêm 1- 2 đơn vị insulin so với lượng thuốc dùng mỗi ngày để cải thiện tình trạng đường máu tăng cao. Tuy nhiên, cần thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị. - Vận động 15 - 20 phút với những bài tập nhẹ nhàng. Đây là cách giúp cơ thể dùng glucose nhiều hơn và giảm đường máu hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý, nếu cảm thấy cơ thể đang mệt mỏi, choáng váng, thậm chí là sốt thì không nên tập luyện. - Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện những biện pháp nêu trên. Hơn nữa, những biện pháp này thường chỉ có hiệu quả với những bệnh nhân bị tăng đường máu do ăn uống không hợp lý hoặc quên không uống thuốc. Để phòng ngừa đường huyết tăng cao, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp với thể trạng sức khỏe, suy nghĩ tích cực, thường xuyên vận động, kiểm soát cân nặng và thăm khám định kỳ.4... Sau mỗi buổi thăm khám khám, người bệnh sẽ được giải thích cụ thể về kết quả xét nghiệm, tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn về cách chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh thói quen sống, chế độ ăn và phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phun-moi-bao-lau-thi-duoc-danh-rang-ban-biet-chua-
Phun môi bao lâu thì được đánh răng - Bạn biết chưa?
Để đảm bảo tính thẩm mỹ cao và phòng tránh các biến chứng thì sau khi phun môi, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Vậy phun môi bao lâu thì được đánh răng và đánh răng như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết bên dưới. 1. Lý do nên kiêng đánh răng sau khi phun môi Kỹ thuật phun môi có thể khiến bề mặt môi bị tổn thương nhẹ trong những ngày đầu. Lúc này, việc kiêng vệ sinh răng miệng là rất cần thiết bởi sẽ giúp bạn cảm thấy bớt đau, bớt khó chịu do môi đang cực kỳ nhạy cảm. Bên cạnh đó, nếu bạn không kiêng vệ sinh răng miệng sau khi phun môi thì nước, kem đánh răng, nước súc miệng,… có thể dính vào môi, làm bong tróc lớp da, tăng nguy cơ nhiễm trùng hay thậm chí là để lại sẹo trên môi. Ngoài ra, khi môi bị dính nước và hóa chất thì sẽ không lên màu đẹp như ý. 2. Phun môi bao lâu thì được đánh răng? Thực tế, phun môi bao lâu thì được đánh răng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể bởi mỗi người có một cơ địa khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì sau khi phun môi 5 - 7 ngày thì bạn mới được đánh răng. Hoặc cẩn thận hơn thì khi lớp da tổn thương trên môi khô và bong tróc, lớp da non bắt đầu liền thì bạn có thể đánh răng như bình thường. Trường hợp bạn áp dụng công nghệ phun môi hiện đại, ít tổn thương, hạn chế sưng đau thì sau 6 tiếng là đã có thể đánh răng. Nhưng có một lưu ý là bạn nên đánh răng cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh để bàn chải tiếp xúc với bề mặt môi cũng như hạn chế nước và kem đánh răng, nước súc miệng dính vào môi. Nói chung, càng giữ cho môi khô thoáng càng lâu thì càng tốt, giúp môi mau lành và lên màu đẹp.3. Vệ sinh răng miệng sau khi phun môi đúng cách Biết được phun môi bao lâu thì được đánh răng là chưa đủ, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc chăm sóc răng miệng sau khi phun môi. Bởi nếu không đánh răng trong 1 tuần thì sẽ rất khó chịu và tiềm ẩn nhiều bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng,… Nhưng nếu đánh răng quá sớm thì lại ảnh hưởng đến thời gian phục hồi và tính thẩm mỹ của môi. Dưới đây là những hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi phun môi để bạn tham khảo và áp dụng. Khi mới phun môi xong Sau khi phun môi xong thì trên bề mặt môi sẽ có những chấm nhỏ li ti kèm theo máu, dịch huyết tương. Bạn có thể dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang để thấm nhẹ lên các lỗ li ti này, giúp làm sạch máu và dịch huyết tương, phòng tránh nhiễm trùng. Khi phun môi được 1 - 3 ngày Trong thời gian này, môi vẫn còn sưng đau nên bạn sẽ vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn sau. Sau mỗi bữa ăn, bạn hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn dính vào các kẽ răng. Vào mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng sau khi thức dậy, bạn súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có thành phần dịu nhẹ. Có thể ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi bằng cách nhai kẹo cao su thường xuyên. Ưu tiên cho loại kẹo cao su không đường để vừa tốt cho sức khỏe, vừa phòng tránh sâu răng. Khi phun môi được 3 - 7 ngày Lúc này, lớp da tổn thương trên bề mặt môi bắt đầu khô và bong tróc. Bạn đã có thể sử dụng bàn chải để đánh răng và làm sạch lưỡi. Tuy nhiên, nên thực hiện nhẹ nhàng và tránh để bàn chải cọ xát quá mạnh vào môi. Khi phun môi được 7 - 14 ngày Bạn hoàn toàn có thể đánh răng như bình thường bởi lúc này môi đã hồi phục hoàn toàn và lên màu như ý. Nhưng nếu cẩn thận thì vẫn nên chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm. 4. Bí quyết để môi mau phục hồi sau khi phun Ngoài nắm rõ phun môi bao lâu thì được đánh răng và đánh răng như thế nào cho đúng thì bạn cũng đừng bỏ qua những “bí kíp” dưới đây để có đôi môi đẹp như ý sau khi phun. Tuyệt đối không sờ tay hay liếm môi sau khi phun môi. Sử dụng ống hút khi uống nước để hạn chế nước dính vào môi. Những ngày đầu sau phun môi, nên ăn thức ăn loãng như cháo, súp, canh để hạn chế việc nhai và cử động xương hàm. Nhất định phải đeo khẩu trang khi ra đường để vừa chống nắng cho môi, vừa hạn chế bụi bẩn, khói bụi bám dính vào môi. Không tô môi bằng son màu và trang điểm sát vùng da của môi. Liên tục thoa kem dưỡng lành tính, dịu nhẹ để tránh tình trạng môi khô và nứt nẻ, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của môi. Khi môi đã hồi phục thì dùng các loại son dưỡng có thành phần tự nhiên để dưỡng cho môi mềm mại, hồng hào. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc hay các liệu pháp làm đẹp môi khác để tránh ảnh hưởng đến độ bền màu của môi.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ich-than-vuong-co-tac-dung-gi-co-nen-dung-hay-khong-
Ích Thận Vương có tác dụng gì? Có nên dùng hay không?
Ích Thận Vương là sản phẩm được điều chế từ các loại thảo dược quý hiếm, cho tác dụng tích cực đối với bệnh nhân suy thận. Vậy Ích Thận Vương có tác dụng gì? Đối tượng sử dụng Ích Thận Vương là ai? Có nên dùng sản phẩm hay không? 1. Thành phần của Ích Thận Vương Để Ích Thận Vương có tác dụng gì thì bạn cần phải biết thành phần có trong sản phẩm. Ích Thận Vương là sự kết hợp của các loại thảo dược như: Đan Sâm: Thành phần Lithospermate có khả năng hỗ trợ chức năng thận, tăng cường thải độc tố ra khỏi cơ thể. Hoàng Kỳ: Có tác dụng giảm nồng độ protein trong nước tiểu, làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Mã đề: Được biết đến là thảo dược có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, tiêu thũng. Coenzyme Q10: Là hợp chất có tác dụng hạn chế những tác dụng phụ sau khi tiến hành hóa trị. Dành Dành: Có công dụng thanh lọc cơ thể, giải thiệt, hạ huyết áp, lợi tiểu, cho hiệu quả tốt với bệnh nhân bị viêm cầu thận, suy thận. Râu Mèo: Có chứa các thành phần tăng cường chức năng thận, đào thải acid uric và độc tố ngoài ra còn cho tác dụng lợi tiểu. Linh Chi đỏ: Có chứa thành phần Proteinuria và Cholesterol giúp duy trì chức năng bình thường của thận. Carnitine Fumarate: Có khả năng ngăn ngừa và tăng sinh các tế bào ung thư phổi. 2. Ích Thận Vương có tác dụng gì? Không ít người thắc mắc sử dụng Ích Thận Vương có tác dụng gì? Hỗ trợ điều trị bệnh suy thận Ích Thận Vương giúp giảm ngăn chặn quá trình thận bị tổn thương, hỗ trợ phục hồi chức năng và ngăn chặn suy thận phát triển nhanh gây biến chứng nhờ khả năng tổn thương mạch máu ở cầu thận do sỏi, tăng huyết áp hay tác động của các gốc tự do hoặc những bệnh lý khác như tiểu đường. Tăng cường chức năng đào thải độc tố Những thành phần có trong Ích Thận Vương giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu đến thận, giảm protein niệu, tăng khả năng lọc và đào thải qua nước tiểu, hạn chế tình trạng tích trữ nước và natri. Nhờ đó cải thiện chức năng thận, lợi tiểu, thúc đẩy quá trình đào thải các chất cặn bã, clorua, uric, ure ứ đọng làm suy thận. Bổ thận, giảm nhẹ triệu chứng Ngoài ra, Ích Thận Vương còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng cho các tế bào thận, bảo vệ thận khỏi sự phá hủy của các gốc tự do nhờ đó giảm các triệu chứng như thiếu máu, mệt mỏi ở bệnh nhân suy thận. 3. Ích Thận Vương có tốt? Đối tượng sử dụng là ai? Nhiều người khuyên bệnh nhân suy thận nên sử dụng Ích Thận Vương. Tuy nhiên, theo ý kiến chuyên gia thì sản phẩm này có nên dùng hay không và sử dụng cho đối tượng nào? Nên hay không nên Ích Thận Vương? Theo các chuyên gia đánh giá, Ích Thận Vương là sản phẩm cho tác dụng tích cực với bệnh nhân bị thận và đã được giới chuyên môn nghiên cứu và chứng minh. Các thành phần có trong Ích Thận Vương là nguồn thảo dược đã được kiểm định, được Bộ Y tế cấp phép ban hành. Vì vậy, bệnh nhân suy thận vẫn có thể sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương. Tuy nhiên, Ích Thận Vương là thực phẩm chức năng. Do đó, để biết có nên sử dụng Ích Thận Vương hay không, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Đối tượng sử dụng Ích Thận Vương cho đáp ứng tốt với những trường hợp: Bệnh nhân bị suy thận ở tất cả các giai đoạn. Những trường hợp thận yếu gây triệu chứng như đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu nhiều về đem, đau lưng, sưng phù,… Bệnh nhân có chỉ số Creatinin trong máu và protein niệu hơn mức bình thường. m Những trường hợp tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận,… dẫn đến nguy cơ cao suy thận. 4. Những lưu ý khi sử dụng Ích Thận Vương Trong quá trình sử dụng Ích Thận Vương, một số vấn đề mà bạn cần phải lưu ý, cân nhắc và thận trọng nhằm đảm bảo an toàn ;à: Chỉ sử dụng sản phẩm sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia y tế, tuyệt đối không tự ý mua Ích Thận Vương để uống trong bất kỳ trường hợp nào. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc nhà sản xuất về liều lượng, thời gian sử dụng. Nên uống Ích Thận Vương trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, dùng liên tục từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tình trạng sức khỏe hay các loại thuốc khác đang dùng có thể gây ra những tương tác với Ích Thận Vương. Vì vậy, bạn cần phải thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong thời gian dùng Ích Thận Vương. Bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm hoạt động của trẻ em, thú cưng. Người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện thân thể mỗi ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nếu khi sử dụng có triệu chứng bất thường thì phải ngưng dùng sản phẩm và liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp. Với câu trả lời cho thắc mắc Ích Thận Vương có tác dụng gì ở trên có thể thấy sản phẩm rất tốt với những trường hợp thận yếu, suy thận. Tuy nhiên, người bệnh cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/top-5-nhom-thuoc-tri-tao-bon-tot-nhat-hien-nay
Top 5 nhóm thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay
Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến mà bất kể ai cũng có thể gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến mạn tính làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay là những loại nào? 1. Táo bón kéo dài có sao không? Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến khó đi ngoài, mỗi lần đi đại tiện đều mất nhiều thời gian. Hầu hết các trường hợp đi ngoài đều có lượng phân ít, khô, cứng đi kèm tình trạng đau rát hậu môn. Thường thì người lớn sẽ không đi đại tiện trên 2 ngày còn trẻ em là tên 1 tuần. Táo bón không phải là vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên, những trường hợp táo bón kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề sau: Nứt kẽ hậu môn Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn sẽ gặp tình trạng đau đớn hậu môn mỗi khi đi vệ sinh. Phân vón cục, khô cứng, tạo thành khối lớn nên dễ làm nứt, rách hậu môn khi đi vệ sinh. Khi đó, người bệnh có thể thấy một vài giọt máu tươi lúc đi vệ sinh. Tình trạng kéo dài khiến người bệnh có tâm lý sợ đi đại tiện và có xu hướng nhịn. Đây là một trong những lý do khiến bệnh táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Bị trĩ Táo bón khiến việc đi vệ sinh lâu, bệnh nhân phải rặn nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Trĩ kéo dài sẽ gây thiếu máu, sa nghẹt búi trĩ, tắc nghẽn búi trĩ, tắc mạch, nhiễm trùng,… gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài ra, bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bị ung thư trực tràng. Ung thư trực tràng Bệnh nhân bị táo bón kéo dài hay mạn tính thuộc nhóm nguy cơ cao bị ung thư trực tràng. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ gây nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. 2. Các nhóm thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay Bạn cần phải sử dụng thuốc trị táo bón nếu tình trạng kéo dài hơn 3 tuần, phân có lẫn máu, chướng bụng, đau rát hậu môn mỗi khi đi ngoài. Tùy từng trường hợp, mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trị táo bón khác nhau. Dưới đây là 5 nhóm thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay thường được chỉ định với bệnh nhân. Thuốc nhuận tràng tạo khối Polysaccharide nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp là thành phần chính có trong nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối. Hợp chất này có khả năng kích thích nhu động ruột, làm mềm phần, tăng khả năng đào thải phân ra ngoài bởi có thể tạo thành khối gel khi hút nước Thuốc cho tác dụng chậm từ 1 - 3 ngày nên hầu hết được sử dụng với mục đích phòng ngừa. Trong các nhóm thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay thì thuốc nhuận tràng tạo khối được các chuyên gia đánh giá là an toàn cho người dùng. Vì vậy thường được dùng phổ biến với những người bị viêm ruột, mắc hội chứng kích thích ruột và cả trẻ sơ sinh nếu bị táo bón. Thuốc nhuận tràng làm mềm Muối Docusate - Chất hoạt động bề mặt là thành phần chính có trong các loại thuốc làm mềm phân. Các muối Docusate giúp nước dễ dàng thầm vào phân và làm mềm hơn nên dễ dàng bị tống ra ngoài do sức căng bề mặt giảm. Ngoài tác dụng làm mềm phân thì các muối Docusate còn tăng khả năng tiết dịch và chất diện giải vào đường ruột. Thuốc nhuận tràng làm trơn Với nhóm thuốc này thì thành phần chính là dầu khoáng. Tại ruột già, thuốc có tác dụng bôi trơn, nhờ đó mà các khối phân dễ dàng di chuyển ra ngoài. Mặc dù thuốc không bị chuyển hóa nhưng sẽ làm giảm khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu. Ngoài ra, người bệnh cần tránh uống thuốc lúc nằm hoặc chuẩn bị đi ngủ vì thuốc có thể vào phổi gây viêm phổi lipid ngoại sinh. Ngoài ra. Để hạn chế ảnh hưởng của thuốc đến dạ dày, người bệnh không nên dùng khi bụng đang đói. Thuốc nhuận tràng kích thích Thành phần chính trong nhóm thuốc này là các dẫn xuất Diphenylmethane. Thuốc gây ra những tác động chủ yếu lên đầu mút thần kinh của niêm mạc kết tràng. Chính vì vậy mà nhu động ruột tăng do các cơ đại tràng co bóp mạnh để thúc đẩy quá trình thải phân ra khỏi cơ thể. Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích có tác dụng nhanh, khoảng 6 - 12 tiếng nên không chỉ được dùng để trị táo bón mà chỉ định với bệnh nhân trước khi phẫu thuật để làm sạch ruột. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu Thuốc nhuận tràng thẩm thấu hay thuốc muối nhuận tràng là dung dịch ưu trương. Thuốc có tác dụng tăng khả năng thẩm thấu nước vào lòng ruột, tăng nhu động ruột, làm mềm phân và bôi trơn. Nhờ đó, nhóm này được xếp vào nhóm thuốc điều trị táo bón tốt nhất hiện nay. Thuốc được chia thành 3 nhóm: Muối nhuận tràng: muối Mg2+ (Magie Citrate, Magie Hydroxide), muối Na+ (Natri Phosphate),… Các Polyalcohol không hấp thu: Lactulose, Sorbitol và Glycerin Polyethylene glycol: PEG 3350 (Polyethylene Glycol 3350, Macrogol 3350). Thuốc điều trị táo bón có thể thuộc nhóm kê toa hoặc không kê toa. Theo khuyến cáo của chuyên gia, thuốc táo bón chỉ nên sử dụng tối đa 14 ngày. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc trị táo bón, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, đau dạ dày,… Nếu sử dụng trong thời gian dài, đại tràng co thắt mạnh sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy. Khi uống thuốc nhuận, người bệnh cần chú ý uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vet-bam-vang-tren-da-co-nguy-hiem-khong-xu-ly-nhu-the-nao-
Vết bầm vàng trên da có nguy hiểm không, xử lý như thế nào?
Khi xuất hiện vết bầm vàng trên da, nhiều người không biết chúng có nguy hiểm không và làm thế nào để vết bầm này mau chóng hồi phục. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 1. Nguyên nhân gây vết bầm vàng trên da Vết bầm vàng trên da có thể là do tai nạn, va đập hoặc cũng có thể là do sức khỏe của bạn gặp vấn đề, cụ thể như sau:Do tai nạn, va đậpĐây chính là nguyên nhân chính gây ra những vết bầm trên da. Thường thì sau khi bị chấn thương hay va chạm vật lý, vùng da sẽ trở nên tím bầm, sau đó chuyển sang bầm vàng hoặc bầm xanh. Sau 1 - 2 tuần thì những vết bầm này sẽ thuyên giảm và biến mất. Do thiếu hụt dưỡng chất Nếu cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C thì có thể xuất hiện những vết bầm. Nguyên nhân là do lúc này các mạch máu trong cơ thể bị suy yếu và dễ bị vỡ. Đôi khi chỉ có một tác động nhỏ cũng khiến các mạch máu này vỡ ra, dẫn đến xuất huyết dưới da, tạo nên vết bầm. Do lão hóa tự nhiên Càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Lúc này, hàm lượng collagen bị suy giảm, da đánh mất sự căng và đàn hồi. Ngoài ra, lớp mỡ bảo vệ da cũng dần mỏng đi nên da không có khả năng “chống chọi” với các va chạm, ngoại lực. Dù chỉ một tác động nhỏ cũng dễ gây ra những vết bầm trên da. Do rối loạn nội tiết Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Bởi lúc này, cơ thể chị em có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, đặc biệt là nồng độ estrogen suy giảm nghiêm trọng. Điều này khiến các mạch máu bị suy yếu, vùng da dễ bị tổn thương và xuất hiện, đặc biệt là ở chân và tay. Do các bệnh về máu Người mắc các bệnh về máu như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu Haemophilia,… cũng thường xuất hiện vết bầm vàng trên da, thậm chí là vết bầm có kích thước lớn. Kèm theo đó là các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, sưng đau chân tay mà không rõ nguyên nhân. Do bệnh tiểu đường Người mắc bệnh tiểu đường luôn có lượng đường huyết cao, hay nói cách khác là lượng đường trong máu nhiều. Điều này khiến máu tại các mạch máu nhỏ dễ bị “hư hại” và rò rỉ ra ngoài, gây nên những vết bầm vàng trên da. Do ung thư Nếu như vết bầm vàng trên da xuất hiện liên tục mà không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu và tủy xương. Trong trường hợp này cần đi khám nhanh chóng để có hướng can thiệp kịp thời. Do tác dụng phụ của thuốc Những người mắc bệnh nền và thường xuyên sử dụng thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc hen suyễn, thuốc giảm đau, thuốc chứa sắt,… cũng có nguy cơ bị vết bầm trên da cao hơn người khỏe mạnh bình thường.2. Vết bầm vàng trên da có nguy hiểm không? Như đã phân tích ở phần trên, vết bầm vàng trên da có thể là do ngoại lực, nhưng cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý và bất thường về sức khỏe. Nói chung, trong những trường hợp dưới đây thì bạn tuyệt đối không được chủ quan: Vết bầm vàng trên da kéo dài 2 tuần mà không thuyên giảm. Vết bầm vàng xuất hiện ngày càng nhiều mà không rõ nguyên nhân. Vết bầm vàng ngay tại vùng mắt, làm giảm thị lực và tầm nhìn. Cùng với vết bầm vàng là tình trạng đau nhức, tê mỏi, suy giảm chức năng cơ xương. Khi chạm vào vết bầm vàng cảm thấy khó chịu và đau nhiều. Xuất hiện vết bầm vàng trên da khi đang sử dụng Coumadin - thuốc làm loãng máu. 3. Các biện pháp giúp vết bầm vàng trên da mau hồi phục Vết bầm vàng trên da có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bị cảm thấy xấu xí, tự ti và e ngại trong giao tiếp. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể tham khảo các biện pháp giúp vết bầm mau hồi phục sau đây: Chườm lạnh Trường hợp vết bầm vàng xuất hiện do tập luyện quá sức, va chạm, chấn thương thì bạn có thể thực hiện chườm lạnh bằng cách cho đá vào trong khăn hoặc túi vải rồi chườm lên vết bầm. Cách này vừa giúp vết bầm giảm được kích thước và màu sắc, vừa giảm đau và sưng viêm hiệu quả. Lưu ý là thời điểm lý tưởng nhất để chườm lạnh là trong vòng 24 - 48 giờ sau va chạm. Đá lạnh giúp cho mạch máu co lại, lưu lượng máu chuyển đến vùng bị thương ít hơn nên vết bầm sẽ nhỏ hơn và ít đậm màu. Thoa kemĐây là cách xử lý vết bầm vàng trên da được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Theo đó, có một số loại kem giúp vùng da bị bầm vàng mau chóng hồi phục như kem arnica, quercetin. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem chứa vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E và K để gia tăng tốc độ tái tạo da. Dùng băng nén
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/mot-so-benh-da-lieu-thuong-gap-o-nam-gioi-nam-bat-de-kip-thoi-dieu-tri
Một số bệnh da liễu thường gặp ở nam giới - Nắm bắt để kịp thời điều trị
Việc phát hiện triệu chứng, thăm khám, chẩn đoán và điều trị những bệnh da liễu thường gặp ở nam giới là rất quan trọng để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày cũng như phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. 1. Bệnh da liễu thường gặp ở nam giới - bệnh ngoài da Bệnh da liễu thường gặp ở nam giới có thể là những bệnh ngoài da như: Mụn trứng cá Mụn trứng cá thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên. Nguyên nhân là do nồng độ hormone thay đổi, tâm lý căng thẳng, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích,… Mụn trứng cá vừa khiến nam giới đau, ngứa, khó chịu; vừa đánh mất sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Viêm tuyến mồ hôi mủĐây là bệnh da liễu thường gặp ở nam giới với các triệu chứng rất nghiêm trọng như nổi mụn nhọt và áp xe mủ ở vùng dưới cánh tay, mông, đùi, bẹn,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng, khiến nam giới cảm thấy đau đớn, tự ti và trầm cảm. Bệnh lang ben Có thể nói đây là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở nam giới nhất, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi 20 - 35, sinh sống ở khu vực có thời tiết nóng ẩm. Biểu hiện của bệnh là những đốm trắng to nhỏ, loang lổ trên da, rất mất thẩm mỹ, nhất là ở vùng mặt, lưng, cánh tay và ngực. Đi kèm đó là cảm giác ngứa ngáy, thô ráp, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Bệnh vảy nến Nam giới cũng rất dễ bị bệnh vảy nến với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ và sần, da bong tróc thành từng vảy màu trắng bạc, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy và thô ráp. Bệnh thường xuất hiện ở vùng đầu gối, khuỷu tay, lưng,… và trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết hanh khô.2. Bệnh da liễu thường gặp ở nam giới - bệnh ở bộ phận sinh dục Khi nhắc đến một số bệnh da liễu thường gặp ở nam giới, không thể bỏ qua những bệnh ở bộ phận sinh dục, cụ thể như sau:Bệnh lậu Bệnh lậu do vi khuẩn gây ra với các triệu chứng như buốt và nóng rát khi đi tiểu, lỗ sáo dương vật chảy máu kèm mủ, đau tinh hoàn,… Nam giới có đời sống tình dục không lành mạnh hoặc tắm, mặc chung quần áo với người mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị bệnh lậu. Bệnh lây gây nhiều biến chứng, thậm chí là vô sinh nếu không được điều trị tích cực. Viêm niệu đạo Nguyên nhân khiến nam giới bị viêm niệu đạo là rất nhiều, có thể là do quan hệ tình dục với người mắc bệnh, hoặc có thể do tác dụng phụ của bao cao su, xà phòng, sữa tắm gây dị ứng, kích ứng. Dù là nguyên nhân nào chăng nữa thì khi mắc bệnh, nam giới sẽ cảm thấy đau rát và khó chịu mỗi khi đi tiểu. Viêm bao quy đầuĐây là bệnh da liễu thường gặp ở nam giới có bao quy đầu dài hoặc hẹp. Bởi lúc này, phần đầu của dương vật không lộ ra ngoài nên việc vệ sinh gặp khó khăn. Thêm vào đó, nước tiểu, chất cặn bẩn và vi khuẩn tích tụ lại bên trong, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Khi bị viêm bao quy đầu, nam giới sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ở phần đầu dương vật. Ngoài ra, bao quy đầu có mùi hôi, chảy máu và mủ, vùng da xung quanh bao quy đầu đỏ và sưng tấy. Mụn cóc sinh dục Rất nhiều nam giới bỏ qua bệnh mụn cóc sinh dục do các triệu chứng không quá rõ ràng. Số khác thì cho rằng mụn cóc sinh dục có thể tự biến mất mà không cần phải điều trị tốn kém. Thực tế thì mụn cóc sinh dục là bệnh lành tính, lây qua đường tình dục với các triệu chứng như nổi mụn, u nhú màu da hoặc màu hồng ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh viêm nhiễm, sưng đau, ngứa ngáy và có thể diễn tiến thành ung thư.3. Phòng ngừa và điều trị bệnh da liễu thường gặp ở nam giới Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh da liễu thường gặp ở nam giới mà bạn cần phải biết. Phòng ngừa Các bệnh da liễu thường gặp ở nam giới có thể được phòng ngừa bằng những cách sau. Không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và khiến bệnh thêm trầm trọng. Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, gel cạo râu,… lành tính, phù hợp với làn da. Giảm căng thẳng, mệt mỏi. Xây dựng chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh. Đặc biệt, không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích. Điều trị Tùy vào từng trường hợp và từng bệnh da liễu mà có cách điều trị khác nhau, bao gồm: Bôi thuốc ngoài da đối với các bệnh mụn trứng cá, bệnh vảy nến, bệnh lang ben,… Uống thuốc (kháng sinh) trong trường hợp thuốc bôi ngoài da không mang lại kết quả như mong muốn. Sử dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị các bệnh vảy nến, chàm,… Tiểu phẫu, phẫu thuật để điều trị các bệnh mụn cóc sinh dục, viêm bao quy đầu, bệnh tình dục, ung thư da,… Nam giới tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, không vì tâm lý e ngại mà đến khám tại các “phòng khám chui” để tránh “tiền mất tật mang”. Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị bệnh, nhất là bệnh da liễu ở bộ phận sinh dục thì nam giới cần kiêng quan hệ đến khi bệnh được điều trị dứt điểm.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thu-thai-2-vach-bao-lau-thi-di-sieu-am-va-nhung-thac-mac-thuong-gap
Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm và những thắc mắc thường gặp
Rất nhiều chị em phân vân không biết thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc tương tự thì nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời. 1. Sơ lược phương pháp thử thai bằng que Trước khi trả lời câu hỏi thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về phương pháp thử thai bằng que. Theo đó, que thử thai là dụng cụ chuyên dùng để xác định nồng độ hormone h CG có trong cơ thể người phụ nữ. Hormone này có trong máu và nước tiểu và chỉ được sản xuất ra khi phụ nữ mang thai. Năm 1970, que thử thai ra đời tại Mỹ và đến nay được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Mức độ chính xác của que thử thai là 97%, đương nhiên, với điều kiện là bạn phải sử dụng đúng cách. Nhưng như thế nào là đúng? Theo các bác sĩ, sau khi quan hệ tình dục 2 tuần mà không có biện pháp tránh thai an toàn thì bạn có thể sử dụng que thử thai. Hoặc bạn cũng có thể dùng que thử thai nếu như bị chậm/ trễ kinh. Thời điểm sử dụng lý tưởng nhất là buổi sáng sau khi thức dậy với quy trình các bước như sau: Lấy nước tiểu (nên là nước tiểu giữa dòng) cho vào cốc đựng. Lấy que thử ra khỏi bao đựng và nhúng que vào cốc đựng nước tiểu sao cho mũi tên trên que hướng xuống và mực nước tiểu không được vượt quá giới hạn in trên que thử. Lấy que ra khỏi cốc nước tiểu, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 5 phút thì đọc kết quả, nếu que xuất hiện 2 vạch thì khả năng bạn mang thai là rất cao. Nếu que có 1 vạch mờ và 1 vạch đậm thì bạn cũng có thể đã có thai nhưng thử thai quá sớm hoặc có thể không có thai. Còn nếu que chỉ có 1 vạch thì có nghĩa là bạn không mang thai.2. Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm? Đây có lẽ là thắc mắc chung của các chị em sau khi que thử thai lên 2 vạch. Vậy thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm cho chính xác? Dưới đây là những lý giải từ chuyên gia. Nếu bạn thử thai và que lên 1 vạch mờ, 1 vạch đậm, trường hợp này bạn nên xét nghiệm máu beta-h CG để khẳng định chính xác có thai hay không, hoặc bạn có thể thử lại que thử thai sau 2-3 ngày. Trường hợp bạn thử thai và que lên 2 vạch đậm, kết hợp với việc chậm kinh 7-10 ngày và có thể xuất hiện máu báo thai thì hãy đi siêu âm. Lúc này, hợp tử đã làm tổ, quá trình phân bào diễn ra mạnh mẽ, phôi thai nằm trong tử cung nên sẽ cho hình ảnh siêu âm rõ ràng.3. Những thắc mắc thường gặp khi thử thai 2 vạch Ngoài thắc mắc thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm thì còn có nhiều vấn đề về thử thai 2 vạch mà chị em cần phải biết. Tại sao thử thai 2 vạch nhưng thai chưa vào tử cung? Nhiều trường hợp thử thai 2 vạch nhưng khi đi siêu âm thì thấy thai chưa vào tử cung. Nguyên nhân có thể là do: Thai chưa làm tổ trong buồng tử cung. Thai nằm ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung). Trường hợp này nếu không can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Mang thai trứng khiến que thử thai cho kết quả giả. Que thử thai kém chất lượng hoặc bạn sử dụng không đúng hướng dẫn. Tác dụng từ một số loại thuốc như thuốc động kinh, thuốc lợi tiểu,… khiến nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi. Thử thai 2 vạch thì thai được mấy tuần? Khi thử thai 2 vạch và bạn bị chậm kinh 7-10 ngày thì thai nhi đã được 5 tuần tuổi. Còn nếu bạn chậm kinh khoảng 15 ngày và thử thai 2 vạch thì thai nhi có thể đã bước qua tuần thứ 6. Ngoài ra, để ước lượng được tuần tuổi của thai nhi thì bạn có thể dựa vào chu kỳ kinh cuối (nếu chu kỳ kinh nguyệt đều) cũng như làm xét nghiệm beta h CG trong máu hoặc dựa trên siêu âm. Nên làm gì sau khi thử thai 2 vạch? Sau khi que thử lên 2 vạch, bạn cần xác định tâm lý là mình đã có thai. Tuy nhiên, không cần phải đi siêu âm liền vì lúc này các thông tin về thai nhi cũng chưa thực sự rõ ràng. Chỉ nên đi siêu âm sau khi chậm kinh được 7 - 15 ngày. Cùng với siêu âm, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để xác nhận việc có thai cũng như kiểm tra sức khỏe thai nhi. Khi kết quả mang thai đã rõ ràng và chính xác, bạn cần lên kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi đặc biệt để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi phát triển toàn diện. Đồng thời, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa việc nặng, căng thẳng, áp lực, lo âu,…Đặc biệt, luôn tái khám theo lịch trình của bác sĩ cũng như đến gặp bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những bất thường như đau bụng, ra máu,… vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai, sảy thai,… mà bạn tuyệt đối không được chủ quan, nhất là trong tam cá nguyệt thứ nhất - giai đoạn mang thai cực kỳ nhạy cảm. Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn biết được thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm là hợp lý, cùng với đó là giải đáp được những thắc mắc thường gặp khi thử thai 2 vạch.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/lo-tai-bi-keu-lup-bup-la-trieu-chung-cua-benh-gi-
Lỗ tai bị kêu lụp bụp là triệu chứng của bệnh gì?
Lỗ tai bị kêu lụp bụp là biểu hiện của tình trạng ù tai mà không phải là do âm thanh từ môi trường bên ngoài gây nên. Thường thì hiện tượng này sẽ tự hết trong thời gian ngắn nhưng nếu kéo dài thì sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. 1. Tìm hiểu chung về triệu chứng lỗ tai bị kêu lụp bụp Lỗ tai bị kêu lụp bụp thường được miêu tả là bên trong tai có những tiếng động như lách tách, huýt sáo, gầm rú hoặc vo ve. Thường thì chỉ có bệnh nhân mới nghe được những âm thanh này bởi vì nó không xuất phát từ môi trường bên ngoài. Một số yếu tố như co thắt cơ trong tai, tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn lớn, mất thính giác, rối loạn thần kinh,... có thể dẫn đến hiện tượng này. Tuy rằng biểu hiện này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhưng thường thì đây không phải là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng. Ở một số trường hợp, ù tai có thể tiến triển nặng hơn ban đầu nhưng vẫn có thể điều trị được. Những biện pháp được áp dụng để giảm bớt triệu chứng này đó là hạn chế tiếng ồn, lấy bớt ráy tai, dùng thuốc hoặc điều trị các bệnh lý là nguyên nhân khiến lỗ tai bị kêu lụp bụp.2. Một số triệu chứng của tình trạng ù tai Triệu chứng điển hình của ù tai đó là trong tai nghe được những âm thanh ồn ào như tiếng động lụp bụp, tiếng ầm ầm, tiếng rít,... Đây được coi là dạng âm thanh ảo, chúng có thể thay đổi và khác nhau về cao độ, ví dụ như tiếng rít cao hoặc tiếng gầm nhỏ. Bệnh nhân có thể gặp hiện tượng này ở một bên hoặc cả hai bên tai. Đôi khi âm thanh lụp bụp mà người bệnh nghe thấy được trong tai còn lớn đến mức khiến người bệnh bị mất tập trung hoặc cản trở việc nghe được những âm thanh bên ngoài môi trường. Ù tai có thể xảy ra ở mọi nơi, xuất hiện mọi lúc ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi, đang ngủ hoặc xuất hiện đột ngột sau đó tự biến mất. Tuy rằng ban đầu ù tai chưa gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh nhưng lại dẫn tới không ít phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Chẳng hạn như cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung, khó ngủ, lo âu, phiền muộn, suy giảm trí nhớ, cáu kỉnh. Việc điều trị tình trạng ù tai có thể sẽ giúp khắc phục những triệu chứng và biến chứng của bệnh, đồng thời cải thiện chức năng thính giác cho bệnh nhân.3. Ù tai là do nguyên nhân nào gây ra? Nguyên nhân gây ù tai có thể xuất phát từ một số bệnh lý hoặc đôi khi là không xác định được nguyên nhân. Yếu tố thường gặp nhất khiến tình trạng ù tai xuất hiện đó là do các tế bào lông tai trong gặp tổn thương. Khi đó, các sợi lông mảnh và nhỏ ở trong tai nhờ áp lực của sóng âm thanh sẽ chuyển động sinh lý, kích thích các tế bào phát ra những tín hiệu điện và truyền đến não bộ. Vùng não phụ trách điều khiển chức năng thính giác sẽ đọc hiểu và diễn giải các tín hiệu này tạo nên âm thanh. Trong trường hợp các sợi lông này bị gãy, uốn cong hoặc bất thường về cấu trúc thì những xung điện tín hiệu sẽ bị rò rỉ và gây nên hiện tượng ù tai. Các yếu tố khác cũng thuộc nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ tai bị kêu lụp bụp đó là do chấn thương, bệnh lý ở tai, dây thần kinh thính giác bị ảnh hưởng, hay bệnh mạn tính nào đó,... Ngoài ra, ảnh hưởng của một số loại thuốc cũng khiến chứng ù tai hình thành, ví dụ như: Thuốc điều trị ung thư: cisplatin, methotrexate. Thuốc kháng sinh: erythromycin, neomycin, vancomycin, polymyxin B. Thuốc lợi tiểu: axit ethacrynic, bumetanide, furosemide. Các loại thuốc chống trầm cảm. Hiện tượng ù tai còn bắt nguồn từ một số yếu tố nguy cơ khác đó là: do tuổi già, hút thuốc lá, thường xuyên nghe tiếng ồn lớn, đang gặp phải các vấn đề về tim mạch,...4. Biện pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng ù tai Dựa trên nguyên nhân gây ù tai, ta sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau: Lấy ráy tai nếu ráy tai tích tụ nhiều là nguyên nhân khiến tai bị ù. Đổi loại thuốc đang sử dụng trong trường hợp các thành phần hoạt chất của thuốc khiến lỗ tai bị kêu lụp bụp. Điều trị các bệnh về mạch máu: dùng thuốc, can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật. Nếu không thể xác định được nguyên nhân gây ù tai thì việc dùng thuốc sẽ là cách điều trị thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định. Điều này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hoặc làm hạn chế các biến chứng. Hai loại thuốc có thể được dùng trong trường hợp này đó là Alprazolam và thuốc chống trầm cảm ba vòng. Nếu tiếng lụp bụp trong tai kéo dài và không được cải thiện bằng những biện pháp trên thì được coi là mạn tính, kháng trị. Lúc này cần phải có các biện pháp để bệnh nhân thích nghi với triệu chứng, ví dụ như: Đeo máy trợ thính: sẽ phát huy hiệu quả, nhất là đối với những trường hợp bệnh nhân bị ù tai kèm theo các vấn đề về thính giác. Dùng tiếng ồn trắng: máy tạo tiếng ồn trắng có tác dụng giảm bớt tác động của những âm thanh bên trong tai, giúp người bệnh thư giãn và bớt khó chịu. Ù tai bù khuyết: bệnh nhân sẽ đeo một loại thiết bị phát ra âm thanh được thiết kế và lập trình riêng, giúp che đi những tiếng kêu lụp bụp ở trong tai gây ra bởi hiện tượng ù tai.5. Phòng ngừa tình trạng ù tai bằng phương pháp nào? Ù tai không phải là tình trạng có thể đoán trước để phòng ngừa. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể cải thiện sức khỏe để hạn chế nguy cơ gặp phải triệu chứng này, cụ thể: Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn, không nên ở trong môi trường bị ô nhiễm âm thanh quá lâu hoặc quá thường xuyên. Nếu bắt buộc phải ở trong môi trường như vậy thì nên dùng các thiết bị bảo vệ tai. Không nên đeo tai nghe quá thường xuyên. Giảm âm lượng khi nghe nhạc. Dùng vật liệu cách âm cho ngôi nhà của bạn. Nhìn chung, triệu chứng lỗ tai bị kêu lụp bụp có thể gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tùy mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, bệnh nhân có thể tự cải thiện tại nhà hoặc đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/lo-mui-kin-la-tot-hay-xau-co-nen-chinh-sua-dang-mui-nay-2
Lỗ mũi kín là tốt hay xấu? Có nên chỉnh sửa dáng mũi này?
Lỗ mũi kín được coi là dáng mũi hoàn hảo và là tiêu chuẩn thẩm mỹ mà nhiều người Á Đông theo đuổi. Không chỉ có ý nghĩa tốt về mặt nhân tướng, lỗ mũi kín còn giúp tôn lên vẻ đẹp của người sở hữu nó. Tuy nhiên không phải ai sinh ra đã có dáng mũi này tự nhiên mà cần phải nhờ cậy đến sự can thiệp của “dao kéo”. Vậy lỗ mũi kín là như thế nào và các phương pháp để sở hữu dáng lỗ mũi kín. 1. Lỗ mũi kín là gì? Lỗ mũi kín còn có tên gọi khác là lỗ mũi hạt chanh. Đây là dáng mũi thon gọn, không bị hếch lên cao, kể cả nhìn nghiêng hay nhìn trực diện thì đều không để lộ lỗ mũi. Ngoài ra phần cánh mũi cũng rất cân đối, gọn gàng và hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Khác với những dáng mũi khác như lỗ mũi rộng có phần cánh mũi bè ngang, to và thô, hay mũi hếch có thể thấy rõ lỗ mũi bên trong. Trong thẩm mỹ, lỗ mũi kín được coi là tiêu chuẩn của cái đẹp và được đánh giá cao. Bởi vì sở hữu một dáng mũi kín, thon gọn sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp của toàn bộ gương mặt. Chính vì vậy lỗ mũi kín là niềm ao ước của rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ Á Đông.2. Một số cách giúp sở hữu lỗ mũi kín không cần phẫu thuậtĐể cải thiện hình dáng chiếc mũi, bạn có thể lựa chọn những biện pháp tại nhà như sau:2.1. Thu gọn cánh mũi bằng bài tập ép cánh mũiÉp cánh mũi là bài tập đơn giản bạn có thể áp dụng hàng ngày nhờ động tác dễ dàng, có thể thực hành mọi lúc mọi nơi. Thứ tự luyện tập sẽ như sau: Bước 1: đặt 2 ngón trỏ lên 2 bên cánh mũi của bạn. Bước 2: bóp và giữ trong khoảng 30 giây với một lực tác động nhẹ nhàng. Sau đó thả ngón tay ra. Chú ý: để phương pháp này phát huy hiệu quả, bạn nên lặp lại động tác ép cánh mũi khoảng 5 - 10 phút/ngày.2.2. Sở hữu lỗ mũi kín bằng bài tập đẩy mũi Bên cạnh bài tập ép cánh mũi nêu trên, bạn cũng có thể kết hợp với bài tập đẩy mũi bằng cách dưới đây: Bước 1: sử dụng ngón trỏ và ngón cái, đặt vào hai bên sống mũi. Bước 2: nhẹ nhàng vuốt từ giữa sống mũi đi xuống bên cánh. Lưu ý: nên kiên trì lặp lại bài tập này khoảng 30 - 40 lần/ngày để giúp dáng mũi được thon gọn một cách hiệu quả và tự nhiên nhất. 2.3. Thu hẹp cánh mũi với 2 chiếc thìa inox Chỉ với dụng cụ vô cùng đơn giản đó là 2 chiếc thìa inox là bạn đã có thể giúp dáng mũi trở nên nhỏ gọn hơn. Tương tự như các bài tập nêu trên, phương pháp này không những an toàn, không gây đau đớn mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Cách thực hiện như sau: Bước 1: ngâm 2 chiếc muỗng inox sạch trong nước ấm khoảng 5 phút. Bước 2: đặt 2 chiếc thìa này lên 2 bên cánh mũi, sau đó từ từ nhẹ nhàng đẩy lên đỉnh mũi và lặp lại trong vòng 5 phút. Bước 3: sau 5 phút thì nghỉ 2 phút, sau đó tiếp tục lặp lại động tác trên. Để đạt hiệu quả, bạn nên thực hiện cách này khoảng 15 phút/ngày.2.4. Trang điểm Một biện pháp giúp làm nhỏ lỗ mũi khác cũng được nhiều người áp dụng đó chính là trang điểm. Phương pháp này có thời gian thực hiện nhanh, kết quả được thể hiện rõ rệt nhưng chỉ mang tính tạm thời và sẽ mất dáng mũi đẹp sau khi bạn tẩy trang. Các bước trang điểm để mang lại dáng mũi cao: Bước 1: Làm sạch, dưỡng ẩm da mặt, sau đó bôi một lớp kem nền và kem che khuyết điểm lên toàn bộ gương mặt. Bước 2: tạo khối cho sống mũi bằng cách sử dụng phấn đánh khối chuyên dụng (tối hơn 2 - 3 tone so với màu da). Bước 3: Tán đều phần phấn đánh khối sao cho thật tự nhiên. Kết hợp với phấn highlight để làm nổi bật sống mũi.3. Phẫu thuật để “biến hình” cho dáng mũi hoàn hảo hơn
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhun-nao-co-dieu-tri-duoc-khong-
Nhũn não có điều trị được không?
Những tổn thương về não đều rất đáng lo ngại vì nó có thể gây ra những hậu quả sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Một trong số đó là tình trạng nhũn não. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Có điều trị khỏi được không và phải làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? 1. Nhũn não là bệnh gì? Hiện tượng các mô não bị mềm ra do tình trạng viêm hay chảy máu não được gọi là nhũn não. Ban đầu, tình trạng này có thể chỉ xảy ra tại một vị trí trong não bộ nhưng sau đó có thể lan rộng ra vùng xung quanh. Sự tổn thương hay thoái hóa não khiến các chất bên trong não bị mềm ra. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phần khác của não, làm tổn thương mô não ở các thùy não như thùy trán, thùy thái dương, thùy chẩm,…Bệnh nhũn não có thể xảy ra ở trẻ em, người lớn và thai nhi đang lớn lên trong bụng mẹ. Dựa vào vùng não bị ảnh hưởng, có thể chia nhũn não thành những loại sau: - Bệnh nhũn não gây ảnh hưởng đến chất trắng. - Bệnh gây ảnh hưởng đến chất xám. Dựa vào màu sắc cũng như giai đoạn tổn thương có thể chia nhũn não thành những loại sau: - Mềm não đỏ;- Mềm não vàng;- Mềm não trắng. Tất cả những tổn thương về não đều có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng mà bạn không thể chủ quan, trong đó bao gồm tình trạng nhũn não. Cụ thể, bệnh nhũn não có thể dẫn đến một số di chứng nghiêm trọng như tê liệt chân tay, hoa mắt, khó khăn khi nói chuyện, làm giảm chất lượng sống và có thể gây tử vong. 2. Triệu chứng nhũn não Tùy theo vị trí não bị tổn thương và mức độ bệnh mà người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh nhũn não: - Khi ngủ dậy, bệnh nhân phát hiện liệt nửa người. Khi phát hiện bệnh, tinh thân của bệnh nhân vẫn tỉnh táo, huyết áp ở mức bình thường hoặc có thể hơi cao. - Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển chậm. Ban đầu, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, giảm sút trí nhớ, chân tay bị tê hoặc yếu, khó nói chuyện,… Sau đó khoảng 1 đến 2 ngày, người bệnh mới có biểu hiện liệt nửa người. Nếu có những biểu hiện sau, người bệnh nên đi khám sớm để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh và điều trị sớm:- Thường xuyên buồn ngủ. - Đau đầu. - Hay bị chóng mặt. - Khó giữ thăng bằng. Việc phát hiện sớm sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng và giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh hơn. 3. Nguyên nhân gây nhũn não và đối tượng có nguy cơ cao Nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh nhũn não và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: - Do máu đông từ tim lên động mạch não. - Tình trạng máu đông di chuyển từ nhiều vị trí trong cơ thể khiến cho mạch máu não bị tắc nghẽn. - Mảng xơ vữa trong thành mạch bị bong ra. Chúng sẽ theo dòng máu làm tắc động mạch nuôi não. - Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra nhũn não, chẳng hạn như bệnh rung nhĩ, đa hồng cầu dẫn đến đông máu,…Bệnh nhũn não có thể xảy ra ở người lớn, trẻ nhỏ, kể cả thai nhi trong bụng mẹ,… Dưới đây là những nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh: - Người từ 50 tuổi trở lên. - Nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới. - Người gặp phải chấn thương do ngoại lực tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến não. Chẳng hạn như một cú đấm mạnh vào đầu khiến hộp sọ và não bị tổn thương, bị ca đầu vào vật cứng hoặc tình trạng tổn thương trong quá trình phẫu thuật,…- Người cao tuổi có tiền sử bị xơ cứng động mạch, bị bệnh huyết áp cao,…4. Phương pháp điều trị nhũn nãoĐể chẩn đoán bệnh nhũn não, các bác sĩ cần kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, khai thác thông tin tiền sử bệnh lý và chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Trong đó, phương pháp chẩn đoán hình ảnh não và mạch máu não phổ biến nhất là chụp cắt lớp bằng máy cắt lớp đa dãy và chụp cộng hưởng từ. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị triệt để căn bệnh nhũn não. Nguyên nhân là những mô não đã bị phá hủy sẽ không thể hoạt động trở lại. Do đó, mục tiêu điều trị chủ yếu là tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn và điều trị triệu chứng đúng cách. Một số phương pháp điều trị phổ biến có thể kể đến như sau: - Nếu người bệnh có biểu hiện hôn mê, phù não hay rối loạn hô hấp thì cần đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo. - Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày và tĩnh mạch. - Điều trị các bệnh lý nguy cơ cao gây nhũn não, bao gồm bệnh tiểu đường, huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim có rung nhĩ,…- Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. - Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình điều trị như sau:+ Tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. + Thường xuyên thăm khám sức khỏe đẻ được bác sĩ theo dõi tình trạng, sự tiến triển của bệnh để có hướng xử trí, điều chỉnh phác đồ kịp thời trong trường hợp bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. + Nếu cơ thể có những triệu chứng bất thường, cần liên hệ ngay với các bác sĩ để được xử trí kịp thời. + Ngoài những lưu ý kể trên, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Cụ thể: Người bệnh cần được cung cấp đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất, bao gồm đạm, tinh bột, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất. Không nên ăn quá mặn. Nên chia nhỏ các bữa ăn. Ưu tiên lựa chọn những món ăn mềm, dễ nhai nuốt. Như vậy, nhũn não là một bệnh nguy hiểm và không thể điều trị khỏi dứt điểm mà chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Để phòng ngừa bệnh nhũn não, bạn hãy duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tránh nguy cơ bị va đập mạnh vào đầu gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến não, nhất là khi tham gia những môn thể thao đối kháng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phac-do-dieu-tri-parkinson
Phác đồ điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson thường gặp ở nhóm đối tượng bệnh nhân từ 50 đến 60 tuổi. Chính vì thế, nhiều người gọi đây là bệnh run tay chân ở người già. Căn bệnh này tiến triển chậm nhưng làm giảm đáng kể chất lượng sống của người bệnh, đồng thời có thể làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu phác đồ điều trị Parkinson trong bài viết sau. 1. Triệu chứng của bệnh parkinson- Parkinson là dạng bệnh thoái hóa mạn tính tiến triển. Căn bệnh này thường gặp ở người cao tuổi. Hiện nay, vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này. Parkinson có thể chia thành những nhóm sau:+ Parkinson vô căn: Là những trường hợp mắc bệnh nhưng không thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. + Parkinson kèm theo tình trạng thoái hóa hệ thống. + Parkinson mạch máu: Là những trường hợp bệnh nhân liên quan đến việc dẫn truyền máu lên não và thường xảy ra ở những đối tượng người cao tuổi, người bị tiểu đường hay đột quỵ nhẹ. + Parkinson do thuốc: Là tình trạng gặp bệnh sau khi dùng một số loại thuốc điều trị về tâm thần phân liệt hay dopamine. - Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng đau cơ, mệt mỏi, rất khó khăn trong vận động, khó khăn khi viết chữ, trầm cảm, run rẩy và khó kiểm soát tay chân. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh thường gặp: + Run môi, lưỡi và chi: Tình trạng này thường khu trú trong cơ thể trong vài năm. Khi vận động, những biểu hiện này có thể mất đi, nhưng sau đó lại tái diễn. Khi người bệnh xúc động thì triệu chứng này càng tăng lên và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp bệnh không có biểu hiện run. + Triệu chứng cứng đơ: Đây là triệu chứng rất rõ ràng ở người bị bệnh Parkinson. + Hạn chế khả năng vận động: Người bệnh dần mất đi những biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt, ít chớp mắt hơn,…+ Một số triệu chứng khác có thể gặp phải: Người bệnh đứng ngồi không yên, loạn cảm giác đau đớn, loạn thị, hạ huyết áp, dễ rơi vào trạng thái hoang tưởng,…- Bên cạnh đó, ở mỗi giai đoạn thì bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện bệnh tương ứng. Cụ thể là:+ Giai đoạn 1: Những dấu hiệu của bệnh chỉ xảy ra ở một bên cơ thể và chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. + Giai đoạn 2: Những biểu hiện bệnh sẽ xảy ra ở cả 2 bên của cơ thể. Người bệnh thường xuyên bị mất thăng bằng. + Giai đoạn 3: Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cầm giữ đồ vật và ngày càng hạn chế các hoạt động sinh hoạt. + Giai đoạn 4: Gặp nhiều khó khăn khi đi lại và cần đến sự trợ giúp từ các loại máy móc điều trị bệnh. + Giai đoạn 5: Ở giai đoạn muộn này, bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn, không thể tự chủ được nhiều hoạt động thường ngày và phải ngồi xe lăn khi di chuyển. 2. Phác đồ điều trị bệnh Parkinson Có thể nói rằng, những triệu chứng của bệnh Parkinson gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi dứt điểm căn bệnh này nhưng nếu được phát hiện sớm và kịp thời thì bệnh có thể kiểm soát tốt căn bệnh này. Nếu người bệnh tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ điều trị thì có thể duy trì được cuộc sống trong thời gian dài. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh: - Điều trị bệnh bằng thuốc: Người bệnh cần được điều trị bằng thuốc bảo vệ thần kinh và thuốc điều trị các triệu chứng. Các loại thuốc cũng chính là phương pháp được ưu tiên trong điều trị bệnh Parkinson. Người bệnh thường không được sử dụng thuốc an thần và thuốc ức chế dopamin. Nguyên nhân vì những loại thuốc này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tùy theo mức độ triệu chứng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thuốc điều trị phù hợp với từng người bệnh. Người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. - Điều trị không dùng thuốc: Người bệnh không điều trị bằng thuốc mà được sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện các triệu chứng bệnh. - Phẫu thuật kích thích não sâu giúp điều trị triệu chứng cho người bệnh. Phương pháp này ít xâm lấn và có tác dụng giảm rối loạn vận động, cải thiện những triệu chứng thường gặp của parkinson, đồng thời có thể hạn chế được những tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không thể giúp cải thiện bệnh triệt để. Thông thường, phẫu thuật kích thích não sâu sẽ được chỉ định đối với những trường hợp được chẩn đoán bệnh và đạt được hiệu quả điều trị với các loại thuốc uống hoặc gặp phải những biến chứng do thuốc. Phương pháp này được khuyến cáo áp dụng với những trường hợp người bệnh nhân dưới 75 tuổi và đã mắc bệnh từ 5 năm trở lên. Bên cạnh đó, không nên áp dụng phương pháp này với những trường hợp bị sa sút trí tuệ, loạn thần,…- Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân parkinson ở giai đoạn cuối: Đối với những trường hợp này, bệnh nhân đã có thể bị nhờn thuốc và rất cần sự quan tâm và chăm sóc của người thân xung quanh. Sự quan tâm và sự động viên, an ủi và đồng cảm của người thân rất quan trọng đối với người bệnh, giúp họ có thêm động lực và niềm vui để tiếp tục cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng vẫn nên áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng vận động. Bên cạnh đó, nên áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu để giúp các triệu chứng được cải thiện. Hàng ngày, người bệnh nên ăn những đồ ăn dạng mềm, lỏng và dễ nuốt. Đây là phương pháp tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Thông thường, ở giai đoạn cuối, người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhai nuốt và dễ bị táo bón. Người bệnh nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ và vitamin.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-xet-nghiem-hoat-tinh-te-bao-nk-truoc-chuyen-phoi-2
Tìm hiểu về xét nghiệm hoạt tính tế bào NK trước chuyển phôi
Xét nghiệm hoạt tính tế bào NK (Natural Killer) trước quá trình chuyển phôi là một phần quan trọng của quá trình điều trị hiếm muộn hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trong bài viết dưới đây cùng tìm hiểu về mục đích, quy trình và lưu ý khi xét nghiệm hoạt tính tế bào NK trước chuyển phôi 1. Mục đích của xét nghiệm NK trước khi chuyển phôi là gì? Thông thường, xét nghiệm hoạt tính tế bào NK trước chuyển phôi được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu tĩnh mạch ngoại vi để kiểm tra số lượng và hoạt động của tế bào NK. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ nữ mang thai IVF (phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm) và cần đánh giá khả năng tiếp nhận phôi thai trong tử cung, tế bào miễn dịch NK sẽ được thu thập từ mẫu sinh thiết niêm mạc tử cung. Quá trình xét nghiệm tế bào NK trong việc điều trị vô sinh thường được phân loại thành 3 mức độ: Mức độ rất thấp, kết quả đo lường dưới 200 pg/ml, yêu cầu một phác đồ điều trị được chỉ định chính xác bởi bác sĩ. Bác sĩ sẽ xác định kế hoạch điều trị dựa trên nguyên nhân cụ thể đằng sau mức độ thấp này để đảm bảo phác đồ phù hợp và hiệu quả. Mức độ thấp (200 – 500 pg/ml): Phụ nữ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm khác nhau, bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ nguồn thực phẩm giàu chất béo tốt và các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3. Thực hiện hoạt động thể chất đều đặn như tập luyện aerobics nhẹ, đi bộ, hoặc yoga để cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Mức độ cao, đo lường trên mức 500 pg/ml. Đây là một biểu hiện tích cực về hoạt động của tế bào NK. Để duy trì tình trạng này, hãy tiếp tục chăm sóc sức khỏe của bạn bằng cách duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện sinh hoạt vận động đều đặn và lối sống lành mạnh. Áp dụng các phương pháp giảm stress như thiền, yoga hoặc hoạt động giải trí để giúp cơ thể và tâm trạng ổn định hơn.3. Lưu ý khi xét nghiệm hoạt tính tế bào NK trước chuyển phôi Thực hiện xét nghiệm hoạt tính tế bào NK trước chuyển phôi, có một số lưu ý quan trọng mà các cặp vợ chồng nên tuân thủ: Trước khi quyết định thực hiện xét nghiệm NK, các cặp vợ chồng hãy thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ về lý do và mục tiêu của xét nghiệm này. Xác định lý do chính xác mà bác sĩ chỉ định xét nghiệm tế bào NK. Điều này có thể liên quan đến tiền sử sảy thai, vấn đề thụ tinh, các nguy cơ về thai nghén. Hiểu rõ về phương pháp xét nghiệm tế bào NK, bao gồm cách lấy mẫu máu, thời gian lấy mẫu và quy trình phân tích mẫu. Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế về quy trình chuẩn bị trước xét nghiệm. Nếu có hướng dẫn cụ thể trước khi lấy mẫu, bạn hãy tuân thủ những hướng dẫn này như: nhịn ăn hoặc uống nước trong khoảng thời gian nhất định trước khi lấy mẫu. Nếu kết quả cho thấy tình trạng tế bào NK có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai, các cặp vợ chồng nên thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị. Dựa trên kết quả xét nghiệm, các cặp vợ chồng và bác sĩ có thể đưa ra quyết định về liệu pháp hoặc thay đổi lối sống để đem lại khả năng mang thai cao nhất. Lưu ý rằng không phải tất cả phụ nữ đều cần phải thực hiện xét nghiệm hoạt tính tế bào NK trước chuyển phôi. Việc chỉ định thực hiện xét nghiệm này dựa trên tình trạng sức khỏe và tiền sử y tế cụ thể của mỗi người. Như vậy bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về mục đích, quy trình và lưu ý khi xét nghiệm NK trước chuyển phôi. Xét nghiệm tế bào NK là một phương pháp quan trọng trong lĩnh vực y học để đánh giá chức năng của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là vai trò của tế bào NK trước khi chuyển phôi.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tre-em-bi-noi-mun-nuoc-khap-nguoi-la-bi-lam-sao-xu-ly-the-nao-
Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bị làm sao, xử lý thế nào?
Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là một vấn đề phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp ngoại hình mà còn tác động đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, cách xử trí trong trường hợp trẻ bị nổi mụn nước. 1. Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bị làm sao? Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước khắp người, trong đó phổ biến nhất là các bệnh lý ngoài da:1.1. Bệnh rôm sảy Khi thời tiết nắng nóng, thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn nhiều so với người lớn. Trường hợp này, nếu trẻ tăng hoạt động thì rất dễ nổi rôm sảy khắp người. Nốt rôm sảy có dạng hạt nhỏ màu hồng và cứng ở bắp tay, bắp chân, lưng, ngực, trán,... Đôi khi trong các nốt rôm sẽ chứa nước. Sự hình thành nốt rôm sảy là kết quả của việc tuyến mồ hôi bị bịt kín, chèn ép khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài được. Khi mọc rôm sảy trẻ thường có cảm giác châm chích, ngứa ngáy rất khó chịu. Không ít trẻ vì mọc rôm bị ngứa ngáy nên chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Để khắc phục rôm sảy ở trẻ, mẹ chỉ cần lau mát cơ thể, làm mát không gian sống, thay quần áo mỏng và nhẹ cho trẻ mặc,... Trong chế độ ăn, mẹ nên bổ sung thực phẩm có tính mát cho con. Trẻ bị ngứa do rôm sảy thường hay cào gãi, nếu không được chú ý giữ gìn vệ sinh da có thể bị nhiễm trùng. Vì thế, mẹ hãy cắt móng tay cho con để tránh tình trạng con cào xước da.1.2. Bệnh chốc lở Trẻ bị chốc lở thường nổi các mụn nước đỏ trên da. Nếu mụn vỡ thì dịch bên trong mụn sẽ chảy ra ngoài, nốt mụn khô và đóng vảy lại. Chốc lở thường xuất hiện ở vùng miệng, mũi, má và có thể khiến cho trẻ em bị nổi mụn nước khắp người. Trường hợp trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần tắm rửa cho con bằng sữa tắm không chứa chất kích ứng để vệ sinh sạch sẽ bề mặt da của bé. Ngoài ra, trẻ cũng cần được cắt móng tay để tránh tình trạng cào gãi gây xước và nhiễm trùng da. 1.3. Bệnh tay chân miệngĐây là bệnh lý truyền nhiễm do virus nhóm Entero gây nên, có thể lây lan khi dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh. Tay chân miệng không chỉ khiến trẻ bị nổi mụn nước trên da mà còn có triệu chứng đau họng, mệt mỏi, sốt nhẹ,... Giai đoạn đầu của bệnh, mụn nước thường khu trú ở niêm mạc miệng. Thời gian sau, mụn nước sẽ nổi lên ở lòng bàn chân, bàn tay và tự xẹp. Trẻ bị tay chân miệng cần được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc phù hợp, tắm rửa sạch sẽ để ngừa nhiễm trùng da.1.4. Chàm sữa Chàm sữa ở mặt là hiện tượng nhiều trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi gặp phải. Chàm thường có ở hai bên má, nếu nặng, có thể khiến trẻ em bị nổi mụn nước khắp người. Ban đầu, chàm sữa là các nốt mẩn đỏ nhưng nếu không được dưỡng ẩm da tốt, nốt mụn sẽ chuyển sang dạng mụn nước đỏ li ti. Khi mụn vỡ, nước trong mụn chảy ra rồi tự khô và tróc vảy.2. Cách xử lý khi trẻ em bị nổi mụn nước khắp người Như đã nói ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị nổi mụn nước khắp người. Không phải mọi trường hợp trẻ bị nổi mụn nước đều xuất phát từ các nguyên nhân nêu trên. Có không ít trẻ bị nổi mụn nước là do sự tấn công của vi khuẩn, virus. Vì thế, nếu nhận thấy con gặp tình trạng này, cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ da liễu để biết chính xác vì sao con bị như vậy để biết khắc phục đúng cách, giúp trẻ sớm hồi phục. Khi con bị mụn nước, cha mẹ không nên tự ý nặn mụn, tự ý mua thuốc để bôi cho con. Điều này không chỉ khiến bệnh lây lan ra các vùng da xung quanh mà còn dễ khiến con phải đối mặt với các tương tác thuốc, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.3. Cách chăm sóc da khi trẻ bị nổi mụn nước khắp người
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ky-sinh-trung-lam-to-tren-da-nguoi-gom-nhung-loai-nao-
Ký sinh trùng làm tổ trên da người gồm những loại nào?
Ký sinh trùng trên da gây nhiễm trùng da và có thể gây tổn thương da vĩnh viễn. Có nhiều bệnh lý do ký sinh trùng làm tổ trên da người với các mức độ khác nhau, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu đe dọa sự sống. Nội dung dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những bệnh lý như vậy. 1. Tổng quan về ký sinh trùng Ký sinh trùng là nhóm sinh vật sống nhờ vào một sinh vật sống khác. Trong đó: sinh vật bị ký sinh được gọi là vật chủ còn ký sinh trùng tồn tại và phát triển được là nhờ vào việc lấy dinh dưỡng từ vật chủ. Mỗi loài ký sinh trùng đều được xếp vào từng ngành, họ, chi,... khác nhau. Chúng thường mang thân dẹt, ngắn để dễ bám vào da của vật chủ, dễ lẩn trốn và luồn lách. Mỗi loài ký sinh trùng thường có kích thước riêng. Thông thường, bộ phận phát triển mạnh nhất trên cơ thể ký sinh trùng là bộ phận sinh dục và hệ tiêu hóa. Một số loài ký sinh trùng bị mất hoàn toàn hoặc bị thoái hóa cơ quan bài tiết. Các loại ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản, tốc độ sinh sản nhanh, số lượng sinh sản nhiều. Hầu hết các loài ký sinh trùng làm tổ trên da người có vòng đời khởi nguồn từ ấu trùng hoặc trứng sau đó phát triển thành thể trưởng thành và hình thành thế hệ hoàn chỉnh. Hình thức ký sinh của chúng cũng có sự khác nhau: có loại ký sinh trên da người nhưng có loại lại ký sinh bên trong hoặc ở mô dưới da.2. Đặc điểm các loại ký sinh trùng làm tổ trên da người2.1. Các loại ký sinh trùng làm tổ trên da mặt Loại ký sinh trùng làm tổ trên da mặt phổ biến nhất là Demodex. Chúng có 8 chân, thuộc họ ve, chủ yếu ký sinh ở da vùng trán, hai bên má, hai bên cánh mũi, da đầu, chân mi, vành tai,... Demodex có khoảng 65 loài, nhưng chỉ có 2 loài thường xuyên sống ký sinh trên da người là Demodex folliculorum và Demodex brevis. Trong đó, Demodex brevis nhỏ và ngắn hơn, chủ yếu ký sinh sâu ở tuyến bã nhờn, ít khi có ở bề mặt da. Khi ký sinh trên da người, thức ăn của Demodex chính là tế bào da chết và chất nhờn. Chúng đẻ trứng ở tuyến bã nhờn và nang lông. Trứng Demodex thường phát triển sau 7 rồi nở thành con trưởng thành, có thể giao phối để tiếp tục chu kỳ ký sinh. Vòng đời của ký sinh trùng Demodex trên da người thường trong 2 - 3 tuần. Nếu đề kháng da khỏe thì khi Demodex xâm nhập vào da cũng sẽ không tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Trường hợp da bị tổn thương hoặc đề kháng yếu thì Demodex có điều kiện để phát triển và sinh sôi. Nếu bị Demodex ký sinh trùng làm tổ trên da người sẽ có các triệu chứng:- Có cảm giác da ngứa rần rần giống như có kiến bò, ngứa thường trở nên dữ dội vào buổi đêm. - Nổi mụn đỏ và viêm trên da, thậm chí nếu bị nặng mụn có thể tiết dịch vàng với mùi hôi, da bong tróc vảy thành từng lớp. - Gãy tóc, ngứa ở chân tóc, rụng lông mi, viêm bờ mi,...2.2. Các loại ký sinh trùng làm tổ trên những vùng da khác của cơ thể Ngoài ký sinh trùng Demodex làm tổ trên da mặt thì còn nhiều loài ký sinh trùng làm tổ trên những vùng da khác của cơ thể như:- Trùng ghẻ: trứng ghẻ lây truyền thông qua tiếp xúc da - da giữa người bệnh với người bình thường. Khi làm tổ trên da người, cái ghẻ sẽ gây ra phản ứng viêm da. - Giun kim: thường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết trầy xước ở niêm mạc hoặc vết thương ngoài da. Khi trưởng thành, giun kim sẽ đẻ trứng bên ngoài cơ thể, chủ yếu là ở hậu môn. Thời điểm này người bệnh sẽ thấy hậu môn bị ngứa về đêm. - Sán máng: sinh sống trong nước, nếu tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm thì da sẽ bị chúng tấn công gây bỏng và bị hỏng cấu trúc da.3. Nhận diện và điều trị bệnh ký sinh trùng trên da Bất kỳ ai cũng có thể bị ký sinh trùng làm tổ trên da. Tuy nhiên, nguy cơ cao hơn ở những người sinh sống ở vùng đông đúc với điều kiện môi trường kém vệ sinh, vùng khí hậu nhiệt đới. Đây là điều kiện lý tưởng để ký sinh trùng sinh sống và phát triển. Trẻ em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng làm tổ trên da người, vào mùa hè. Nguyên nhân là do đề kháng da của trẻ còn non yếu, lây nhiễm qua tiếp xúc với các bề mặt vật dụng kém vệ sinh,... Khi ký sinh trùng làm tổ trên da người thường gây ra hiện tượng: ngứa da, nổi mẩn đỏ trên da, phát ban đỏ trên da, nổi mề đay, dị ứng da,... Chất thải và độc tố mà ký sinh trùng tiết ra sẽ tích tụ dưới da, có thể làm tăng sinh tế bào eosinophils trong máu gây nhiễm trùng da. Nếu tình trạng này kéo dài da dễ bị tổn thương về cấu trúc, sưng tấy, viêm loét,... Hiện nay, việc điều trị các bệnh lý về da do ký sinh trùng ký sinh không phải là vấn đề quá phức tạp. Điều cần lưu ý là bệnh lý này dễ tái phát và dễ biến chứng gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Vì thế, nếu có dấu hiệu của bệnh về da do ký sinh trùng, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và kê đơn thuốc điều trị hiệu quả, giúp tiêu diệt triệt để ký sinh trùng. Nhiễm ký sinh trên da tùy vào mức độ bệnh sẽ gây nên những tổn thương khác nhau cho da. Có những trường hợp nặng có thể biến chứng suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng huyết gây tử vong.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kho-tho-khi-ngoi-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc
Khó thở khi ngồi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khó thở khi ngồi không phải là bệnh mà là biểu hiện liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Tình trạng khó thở lúc ngồi xuống có thể xảy ra bất ngờ hoặc từ những tác động mạnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở lúc ngồi là gì? Làm thế nào để khắc phục? 1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó thở khi ngồi Khó thở khi ngồi là hiện tượng người bệnh đang ngồi hoặc sau khi vận động và ngồi xuống nghỉ ngơi thì gặp tình trạng thở hụt, hơi thở ngắn hay khó khăn trong vấn đề hít thở. Những trường hợp xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn gọi là cấp tính. Nếu hiện tượng kéo dài và phát triển từ từ theo thời gian thì đó là mạn tính. Nguyên nhân khó thở xảy ra khi ngồi có thể do bạn vận động, làm việc, chơi thể thao quá mức, mang vác vật nặng,… Hiện tượng này sẽ khỏi sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khó thở khi ngồi lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm bao gồm: Hen suyễn Nếu bạn gặp hiện tượng khó thở khi ngồi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn. Hen suyễn là một bệnh mạn tính xảy ra khi đường thở bị thu hẹp do viêm. Người bị hen suyễn thường gặp các triệu chứng: Khó thở, thở hụt xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả đang ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi, đặc biệt là sau khi vận động mạnh, tập thể thao, làm việc. Cơn khó thở đi kèm với tình trạng khó nói chuyện, tiết nhiều mồ hôi, đau tức ngực. Ho nhiều, nhất là vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm, sau khi gắng sức. Người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu, ngưng thở khi ngủ hoặc thở rít, ngáy to. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường liên quan đến hút thuốc lá. Triệu chứng điển hình là người bệnh có hơi thở ngắn, yếu, thở dốc, khó thở, đau tức ngực. Bệnh thường tiến triển theo thời gian và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là khi không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngoài ra, ở những người hút thuốc càng lâu thì khả năng bị bệnh càng tăng. Viêm phổi Viêm phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng khó thở lúc ngồi. Viêm phổi có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào ở mọi lứa tuổi do sự tấn công của nấm, vi khuẩn hoặc virus. Bên cạnh đó, những người thường xuyên tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian dài là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm phổi. Bệnh nhân mắc bệnh, ngoài triệu chứng khó thở còn có thể gặp tình trạng đau tức ngực, ho khan hoặc có đờm, sốt,… Trường hợp này, người bệnh cần được điều trị sớm để hạn chế biến chứng gây nguy hiểm tính mạng. Tràn khí màng phổi Không khí xuất hiện một cách bất thường ở giữa phổi và màng phổi sẽ làm suy giảm chức năng một phần hoặc toàn bộ phổi. Tràn khí màng phổi thường xảy ra do những nguyên nhân như chấn thương lồng ngực, mắc các bệnh về đường hô hấp, phổi hoặc biến chứng từ các dụng cụ hỗ trợ hít thở. Những bệnh nhân bị tràn khí màng phổi thường có triệu chứng thở hụt hơi, khó thở dù ở bất kỳ tư thế nào, đau tức ngực,… Người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để đảm bảo không xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh lao Lao là căn bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Bệnh chủ yếu gây tổn thương ở phổi dẫn đến những triệu chứng: Khó thở khi ngồi, đau tức ngực xảy ra với tần suất tăng dần. Mệt mỏi, ớn lạnh, sốt. Ho khan hoặc có đờm, thời gian kéo dài có thể ho ra máu. Chán ăn, sụt cân. Thiếu máu Thiếu máu cũng là một trong những lý do khiến bệnh nhân có triệu chứng khó thở khi ngồi. Khi bệnh nhân thiếu máu mức độ vừa đến nặng thì bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng khó thở, mệt mỏi, chóng mặt,... Chỉ số này càng xuống thấp, triệu chứng khó thở càng nghiêm trọng. Bệnh tim mạch Nếu bạn có triệu chứng khó thở khi ngồi thì có thể nghi ngờ một số bệnh lý về tim mạch như hẹp hai lá, hở van tim, thông liên nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim,… Trường hợp này, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa, tùy theo tình trạng sức khỏe mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Rối loạn lo âu Rối loạn lo âu là một trong những bệnh liên quan đến tâm lý, thường xảy ra ở nhóm đối tượng từ 30 - 40 tuổi. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Người bị rối loạn lo âu thường xuất hiện tình trạng lo lắng quá mức, thở gấp, hơi thở ngắn kể cả khi nghỉ ngơi, nằm hoặc ngồi. Hiện tượng xảy ra liên tục gây căng thẳng, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh. 2. Cách khắc phục tình trạng khó thở khi ngồi Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối, duy trì cân nặng, đồng thời xây dựng một chế độ luyện tập dựa theo thể trạng của mình. Nếu bạn có dấu hiệu hoặc được chẩn đoán thừa cân, béo phì thì cần tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia và thực hiện chế độ giảm cân để khắc phục tình trạng khó thở hiệu quả. Đối với những bệnh nhân bị phổi gây ra hiện tượng khó thở lúc ngồi cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hô hấp về vấn đề sử dụng các liệu pháp, bài tập hoặc liệu trình phục hồi chức năng phổi. Ngoài ra, người bệnh cần phối hợp điều trị với luyện tập kỹ năng hít thở để giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn. Đối với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch thì cần tiến hành phục hồi chức năng tim theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kho-tho-met-moi-ve-chieu-dung-chu-quan-
Khó thở mệt mỏi về chiều - Đừng chủ quan!
Khó thở mệt mỏi về chiều là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không ít người chủ quan coi đây là triệu chứng bình thường và sẽ hết sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khó thở và mệt mỏi vào chiều là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe bất thường. 1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó thở mệt mỏi về chiều Nhiều người gặp hiện tượng buổi sáng thì tỉnh táo nhưng khi đến chiều lại xuất hiện tình trạng mệt mỏi, khó chịu, khó thở, hơi thở ngắn, cảm giác như lồng ngực bị bóp nghẹn. Tình trạng này có thể gặp với người vận động, làm việc quá sức liên tục khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng. Tuy nhiên, nếu cơ khó thở kéo dài, mệt mỏi, khó chịu khiến người bệnh không thể làm được việc gì khác thì đó có thể là dấu hiệu những vấn đề sức khỏe không thể chủ quan: Bệnh lý hô hấp Khi mắc các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, tràn dịch, tràn khí màng phổi, lao, ung thư,… người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: Đau tức ngực, khó thở mệt mỏi, nhất là vào buổi chiều, tối và sáng sớm. Sốt, buồn nôn, nôn,… Ho khan hoặc ho có đờm, đôi khi ho ra máu. Tùy từng bệnh mà triệu chứng sẽ có sự thay đổi, tuy nhiên, với bất kỳ lý do nào, người bệnh cũng cần phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm nhằm hạn chế biến chứng. Bệnh lý tim mạch Nếu bạn có triệu chứng đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, chóng mặt, ớn lạnh,… thường xuyên thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt vì đôi khi đó là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Tùy từng bệnh mà biện pháp điều trị sẽ khác nhau tùy vào tình trạng khó thở mệt mỏi về chiều hoặc các thời gian khác trong ngày. Mắc bệnh ung thư Những bệnh nhân ung thư cũng có thể gặp phải tình trạng khó thở và mệt mỏi, mức độ còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u. Ví dụ, với khối u phát triển lớn có thể chèn ép, gây áp lực lên các cơ quan xung quanh, từ đó dẫn đến hiện tượng khó thở, mệt mỏi Nhược cơ Nhược cơ là một loại bệnh tự miễn, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể phản ứng lại với chất Acetylcholin (Ach) - Chất dẫn truyền xung động thần kinh đến các cơ. Điều này sẽ làm giảm các đáp ứng của thụ thể Ach tại màng hậu Synap. Khi đó, các dẫn truyền từ đầu mút thần kinh đến màng Synap thần kinh cơ bị giảm hoặc mất. Vì vậy, người bệnh có triệu chứng yếu cơ, liệt cơ, khó thở mệt mỏi về chiều. Trào ngược dạ dày Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường gây ra những triệu chứng đau tức ngực, khó thở, hụt hơi, ợ chua, ợ nóng, ho khan, ho kéo dài, bụng đau từng cơn hoặc âm ỉ vùng thượng vị,… Các triệu chứng kéo dài khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng có thể xa ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Suy giáp Khi chức năng tuyến giáp suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone. Khi đó, hoạt động tế bào và quá trình chuyển hóa glucid, lipid bị gián đoạn. Lúc này, các tế bào trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng sẽ gây ra hiện tượng mệt mỏi, kiệt sức, khó thở. Suy thận mạn Suy thận mạn xảy ra theo các cấp độ khác nhau. Thận có thể mất một phần hoặc toàn bộ chức năng lọc và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân bị suy thận mạn thường có các triệu chứng:Chán ăn, ăn không ngon, sụt cân nhanh, buồn nôn, nôn. Khó thở, đau tức ngực do dịch tràn màng phổi, tim. Mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu ít. Tăng huyết áp, ngứa, khô da. Sưng phù các chi. Rối loạn thần kinh thực vật 2. Cách xử lý khi bị khó thở mệt mỏi về chiều Tùy theo từng nguyên nhân mà biện pháp khắc phục hiện tượng khó thở mệt mỏi về chiều sẽ khác nhau.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/kho-tho-vao-ban-dem-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc
Khó thở vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khó thở vào ban đêm là hiện tượng không ít người gặp phải, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Để khắc phục được tình trạng này, cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra. 1. Khó thở vào ban đêm là hiện tượng gì? Khó thở về đêm là hiện tượng đột ngột cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong khi đang ngủ. Thời điểm dễ gặp hiện tượng này thường là từ nửa đêm cho tới gần sáng. Nếu lúc này, người bệnh đang ngủ, sẽ bị tỉnh giấc, thở hổn hển và khó ngủ lại. Cảm giác khó chịu này sẽ được thuyên giảm khi người bệnh thay đổi tư thế, chẳng hạn như ngồi dậy và thả lỏng chân xuống đất. Chính vì thế, những người hay gặp hiện tượng này thường được các bác sĩ khuyên nên ngủ với đầu nâng cao hơn chân để việc hô hấp được dễ dàng hơn. Khi gặp hiện tượng này, cơ thể người bệnh có thể gặp những biểu hiện như: Nếu đang ngủ thì đột ngột tỉnh giấc, kể cả trường hợp đang ngủ say. Có thể kèm hiện tượng thở khò khè, ho có đờm. Tình trạng đánh trống ngực. Cần nhiều không khí. Tâm trạng lo lắng, căng thẳng. Mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ.2. Những nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở vào ban đêm Không chỉ liên quan tới những bệnh về đường hô hấp, khó thở về đêm còn có thể tới từ nguyên nhân các bệnh lý về tim, những nguyên nhân cụ thể có thể kể tới bao gồm:Do mắc các bệnh lý thuộc đường hô hấp Dù không phải là triệu chứng điển hình của bệnh về phổi, song khó thở vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh thuộc về đường hô hấp, chẳng hạn như: Hen suyễn: là nguyên nhân phổ biến nhất với đặc điểm nhận biết điển hình là thường gặp các cơn khó thở vào thời điểm gần sáng, cùng với đó là ho có đờm, thở ra tiếng khò khè. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khiến cho luồng khí bị tắc nghẽn từ trong phổi, gây khó thở. Viêm phổi: có thể do nguyên nhân vi khuẩn, virus, nấm khiến cho phế nang, đường dẫn khí chứa nhiều dịch nhầy, mủ, dẫn tới thở khó. Chứng ngưng thở khi ngủ: đây là hiện tượng cơ vùng hầu của người bệnh đi vào trạng thái nghỉ ngơi khi ngủ khiến cho thanh quản bị hẹp, không khí khó đi qua. Có hai trường hợp xảy ra, hoặc người bệnh ngủ ngáy, hoặc ngưng thở trong một khoảng thời gian nhất định. Động mạch phổi bị tắc: không chỉ khiến sự lưu thông bình thường của máu bị tắc mà còn gây trở ngại cho hoạt động trao đổi khí. Rối loạn các chức năng của cơ hô hấp. Mắc bệnh phổi hạn chế: thường xuất hiện ở những người bị xơ phổi do giãn phế nang, xẹp phổi, tắc nghẽn phổi hoặc từng phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi,... Suy tim Triệu chứng khó thở về đêm có thể gặp trong các trường hợp suy tim sung huyết. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tim không thể bơm đủ lượng máu để nuôi các cơ quan trong cơ thể. Điều này dẫn tới việc các chất lỏng tích tụ lại trong phổi, gây phù phổi. Phù phổi khiến cho con người cảm thấy khó thở, nhất là những khi nằm hoặc làm việc nặng, hoạt động mạnh. Một số tình trạng ở tim có thể khiến bệnh nhân khó thở vào ban đêm gồm: Nhồi máu cơ tim cấp: Đây là một cấp cứu y khoa cực kỳ nguy hiểm, bệnh gây ra các triệu chứng đau ngực đột ngột, điển hình, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt,... và có thể gây tử vong đột ngột. Thiếu máu cục bộ cơ tim: Bệnh gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng và cung cấp oxy cho cơ tim nên đôi khi có thể gây ra triệu chứng đau nhói ở ngực và khó thở kèm theo. . Do một số bệnh lý khác Khó thở vào ban đêm cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân bệnh lý khác, chẳng hạn như: Bệnh trào ngược dạ dày. Những người có bệnh lý cao huyết áp. Người bị suy thận. Người có tâm lý bất ổn, thường xuyên hoảng sợ hoặc lo lắng. Người mắc triệu chứng tăng sản xuất carbon dioxide.3. Khó thở vào ban đêm có thể được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Việc chẩn đoán bệnh được thực hiện thông qua kiểm tra đặc điểm lâm sàng kết hợp với một số phương pháp khác. Đối với khám lâm sàng, bác sĩ sẽ quan sát, đánh giá nhịp thở của người bệnh xem có bình thường không hoặc có mắc phải một số triệu chứng sau không: Tăng nhịp thở. Tăng công các cơ hô hấp chính. Các cơ hô hấp phụ tham gia mạnh mẽ vào việc hô hấp. Thở gắng sức. Nồng độ oxy trong máu bị giảm. Bên cạnh đó, tiền sử bệnh lý cũng là yếu tố được khai thác kỹ. Để hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số dịch vụ như: Xét nghiệm máu để thông qua các chỉ số này, đánh giá một số cơ quan như: tim, gan, thận,... . hoặc đánh giá tình trạng viêm cũng như các chỉ số cần thiết khác nhằm phục vụ chẩn đoán, theo dõi bệnh. . Điện tâm đồ, siêu âm tim. Có thể chẩn đoán hình ảnh qua X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Việc điều trị bệnh được thực hiện thông qua khắc phục triệu chứng hoặc khắc phục tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Đối với bệnh về đường hô hấp Việc sử dụng thuốc hen suyễn, thuốc giãn phế quản có thể được xem xét sử dụng. Đồng thời, kết hợp với máy thở có thể bổ sung thêm lượng oxy cần thiết cho cơ thể, hạn chế triệu chứng bệnh. Đối với bệnh suy tim Bác sĩ có thể thực hiện việc giảm áp lực tuần hoàn lên tim thông qua việc sử dụng thuốc lợi tiểu. Không chỉ giúp giải phóng muối, nước dư thừa, thuốc này còn có thể giảm chất lỏng trong hệ tuần hoàn. Với bệnh khác như tim bẩm sinh, hẹp van tim, hẹp động mạch vành, người bệnh có thể cần được thực hiện phẫu thuật để giảm triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ khác đối với sức khỏe. Thay đổi các thói quen xấu, hình thành thói quen tốt
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-ft3-ft4-tsh-trong-chan-doan-benh-ly-tuyen-giap
Xét nghiệm FT3, FT4, TSH trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
Xét nghiệm FT3, FT4, TSH là các xét nghiệm máu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá chức năng tuyến giáp. Không chỉ có tác dụng trong chẩn đoán, các xét nghiệm FT3, FT4 và TSH còn giúp theo dõi tiến triển bệnh lý tuyến giáp và khả năng đáp ứng của cơ thể với liệu trình điều trị. 1. Khi nào cần xét nghiệm FT3, FT4, TSH? Tuyến giáp nằm ở trước cổ, nơi tiếp giáp với khí quản có chức năng tiết ra hormone thyroxine (T4) và tri-thyronine (T3). Xét nghiệm FT3, FT4, TSH thường được chỉ định với bệnh nhân khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh tuyến giáp như: Suy giáp: Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tăng cân, hạ thân nhiệt, giảm khả năng tập trung, mất trí nhớ, cơ thể chậm chạp, mặt phù,sưng quanh mí mắt,... Cường giáp: Người bệnh thường có những biểu hiện như đánh trống lồng ngực, mẫn cảm với nhiệt, thèm ăn, sụt cân, tăng tiết mồ hôi, khó ngủ,... Bướu nhân tuyến giáp hoặc u nang tuyến giáp: Đau, khó chịu ở cổ, cảm giác như có vật gì vướng víu ở cuống họng, khàn giọng, sờ thấy khối u, khó khăn khi giao tiếp, cảm giác bị vướng khi nuốt nước bọt, khi ăn hay nói chuyện. Ngoài ra, những trường hợp kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm FT3, FT4, TSH để đánh giá chức năng tuyến giáp. Với bệnh nhân đang điều trị tuyến giáp cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm FT3 FT4 và TSH để theo dõi sự tiến triển của bệnh. Từ đó đưa ra quyết định tiếp tục áp dụng hay thay đổi liệu trình điều trị. 2. Các chỉ số xét nghiệm FT3, FT4, TSH Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm tuyến giáp khác nhau. FT3, FT4 và TSH là các chỉ số quan trọng có trong xét nghiệm máu và thường được thực hiện đồng thời cùng nhau. Chỉ số FT3 FT3 thường được chỉ định với bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ hay đang điều trị cường giáp hoặc suy giáp. Ngoài ra, xét nghiệm FT3 còn được chỉ định với những trường hợp có sự biến đổi protein thực hiện chức năng chuyển hóa hormone tuyến giáp. Giá trị FT3 bình thường trong máu sẽ dao động trong khoảng: 3,1 - 6,8 pmol/l. Nếu chỉ số FT3 vượt quá ngưỡng bình thường thì người bệnh có thể bị cường giáp, nhiễm độc giáp do T3, viêm hoặc ung thư tuyến giáp. Nếu chỉ số FT3 ở dưới ngưỡng bình thường thì người bệnh có thể bị thiếu hụt globulin gắn T3 bẩm sinh, suy giảm hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Chỉ số FT4FT4 là chữ viết tắt của Free Thyroxine, có chức năng điều hòa hoạt động sinh lý bình thường của tuyến giáp. Về giá trị tham chiếu, nếu chỉ số này thu được trong khoảng 12 - 22 pmol/l hay 0,93 - 1,7 ng/d L thì được đánh giá là bình thường. Để đưa ra kết luận chính xác về hoạt động của tuyến giáp, FT4 thường được chỉ định cùng xét nghiệm TSH và FT3. Chỉ số TSH TSH là một loại Glycoprotein - hormone kích thích tuyến giáp có trọng lượng phân tử là 18.000 dalton. Thùy trước tuyến yên là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất TSH dưới dự kiểm soát của hormone TRH. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm:Đánh giá xem chức năng của tuyến giáp đang hoạt động thế nào, bình thường hay bất thường. Chẩn đoán một số bệnh lý liên quan như suy hoặc cường giáp. Xác định nguồn gốc và nguyên nhân khiến tuyến giáp bị rối loạn chức năng. Theo dõi quá trình điều trị, khả năng tái phát lại các lý liên quan đến tuyến giáp. Giá trị TSH bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 0.27 - 4.2 U/m L. Nếu nồng độ TSH tăng, bạn có thể bị suy giáp hoặc sử dụng một số loại thuốc gây biến chứng suy giáp, cơ thể kháng kháng thể TSH. Ngoài ra, những trường hợp đã cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp, suy tuyến thượng thận tiên phát cùng có chỉ số TSH tăng. Nếu nồng độ TSH giảm thường gặp trong trường hợp cường giáp, suy giáp thứ phát hoặc suy giảm chức năng tuyến yên. Bên cạnh đó, nếu bạn đang dùng chế phẩm chứa iod, tinh chất giáp hay amiodaron cũng sẽ khiến chỉ số TSH trong máu giảm.3. Phòng bệnh tuyến giáp bằng cách nào? Hầu hết các bệnh lý tuyến giáp thường bị bỏ qua hoặc không được thăm khám, chẩn đoán sớm khiến việc phát hiện, điều trị bệnh khó khăn. Những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thường có hiệu quả điều trị kém hơn hay thậm chí nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, do thói quen sinh hoạt, môi trường sống, lối sống, chế độ ăn uống,… khiến bệnh lý về tuyến giáp ngày càng gia tăng. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau: Hạn chế tiếp xúc vùng đầu, cổ với tia bức xạ để tránh trường hợp tuyến giáp bị phá hủy hoặc đột biến. Tăng cường iot vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm như cá, sò, tôm, cua, ốc, trứng, hành tây, củ cải, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh cần phải thận trọng với các bệnh lý tuyến giáp vì nội tiết tố thay đổi nhiều. Kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ từ 3 - 6 tháng một lần để sớm phát sớm bất thường và can thiệp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Các xét nghiệm FT3, FT4, TSH có vai trò quan trọng y học, cụ thể là trong chẩn đoán và điều trị bệnh về tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín thể thực hiện xét nghiệm nhằm đảm bảo độ chính xác của kết quả kiểm tra.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/khop-gia-nguyen-nhan-hinh-thanh-va-phuong-phap-dieu-tri
Khớp giả: nguyên nhân hình thành và phương pháp điều trị
Gãy xương xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nếu quá trình can xương diễn biến bất thường có thể khiến xương không liền hình thành khớp giả. Bài viết sau sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và phương pháp điều trị. 1. Hiểu về quá trình liền xương Quá trình liền xương liên quan đến nhiều yếu tố gồm cả vùng tổn thương và các phần khác của cơ thể. Bình thường, quá trình này diễn ra qua 4 giai đoạn:1.1. Pha viêmĐây là giai đoạn xuất hiện ngay sau khi xương bị gãy, thường kéo dài tối đa 3 - 4 tuần trong đó mốc đỉnh điểm là khoảng ngày 3 - 5. Quá trình xương phải chịu lực tác động gây gãy cũng sẽ khiến cho hệ thống cấp máu của tủy xương và màng xương bị tổn thương, kết quả là các tế bào tại ổ gãy bị hoại tử. Sự hoại tử của tế bào làm giải phóng yếu tố hoạt hóa thành mạch làm tăng thấm thành mạch và khiến mạch bị giãn mạch. Lưu lượng máu đến ổ gãy vì vậy tăng lên, nhất là vào thời điểm 2 tuần sau gãy xương. Tế bào viêm góp phần hình thành cục máu đông và xuất hiện nguyên bào sợi tạo ra collagen với tổ chức hạt thay thế cho cục máu đông.1.2. Tạo can xương Toàn bộ giai đoạn này diễn ra trong khoảng 1 - 4 tháng với 2 quá trình:- Hình thành can xương mềm Tế bào gốc tủy xương tạo ra các mạch máu tân tạo xâm nhập vào vùng tổn thương. Quá trình biệt hóa diễn ra tùy thuộc vào các yếu tố: kích thích phát triển tại chỗ, sức căng giãn, nồng độ oxy tổ chức,... Tại vùng thường xuyên bị căng giãn và có nồng độ oxy thấp sẽ hình thành nguyên bào sụn. Chính can sụn sẽ nối hai đầu xương gãy, làm giảm độ căng giãn để kích thích quá trình liền xương. Vùng có ít bị căng giãn và có nồng độ oxy cao sẽ tăng sinh nguyên bào xương để tạo nên can xương. Sự biến đổi của tổ chức hạt sang dạng canxi hóa tạm thời tạo ra can xương mềm. Quá trình này diễn ra đầu tiên ở vùng tiếp giáp giữa các đầu xương gãy. Trong giai đoạn này, can mềm và dễ bị gãy. - Hình thành can xương cứng Can xương mềm đã được hình thành sẽ tiếp tục phát triển, các tế bào gốc biến đổi thành nguyên bào xương và biến đổi sụn đã khoáng hóa thành các bè xương cứng chạy dọc vi quản. Cuối cùng, bè xương cứng được cốt hóa để nối liền ổ gãy.1.3. Sửa chữa hình thể canĐây là một quá trình lâu dài, diễn ra trong nhiều năm, giúp cho xương được trở về cấu trúc tổ chức học vốn có. Nhờ tác động của các lực cơ học nên tổ chức can xương thay đổi về hình thể. Quá trình sửa chữa được diễn ra lặp đi lặp lại để giúp xương đã gãy có được sự vững chắc tối đa.1.4. Hồi phục hình thể xương ban đầu Quá trình hồi phục hình thể xương trở về như ban đầu cần đến vài năm. Với trẻ em, hình thể xương có thể khôi phục hoàn toàn nhưng với người lớn thì khả năng phục hình chỉ ở mức gần giống.2. Khớp giả: nguyên nhân hình thành và phương pháp điều trị2.1. Phân loại khớp giả Quá trình liền xương thông thường vào khoảng > 3 tháng (xương nhỏ) và khoảng > 6 tháng (xương lớn). Nếu bị gãy xương và đã trải qua >2 lần thời gian này mà xương vẫn không có dấu hiệu liền thì đây chính là hiện tượng khớp giả. Khớp giả trên lâm sàng được phân thành 2 loại:- Loại chặt: ổ gãy không di động. - Loại lỏng lẻo: ổ gãy có sự di động và cần thêm phương tiện kết xương hoặc bột để bất động xương. Khớp giả trên hình ảnh từ phim chụp X-quang được chia thành 2 loại theo mức độ phát triển của đầu xương: - Teo đét. - Phì đại.2.2. Nguyên nhân hình thành khớp giả- Chấn thương ban đầu Tình trạng chấn thương ban đầu có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự hình thành khớp giả. Nếu gãy hở, di lệch nhiều, xương bị gãy vụn, xương bị mất đoạn, nhiễm trùng,... thì tỷ lệ chậm liền xương và nguy cơ hình thành khớp giả cao. Ngoài ra, sự nguyên vẹn mạch nuôi dưỡng xương cũng chi phối tỷ lệ liền xương. Nếu động mạch nuôi xương bị phá hủy nhiều thì tỷ lệ hình thành khớp giả cũng tăng lên. - Sức khỏe của người bệnh Nếu người bệnh thuộc các trường hợp sau thì sẽ tăng nguy cơ chậm liền xương và hình thành khớp giả:+ Khả năng chuyển hóa kém và suy dinh dưỡng. + Hút thuốc lá. + Mắc bệnh lý toàn thân: đái tháo đường, lao phổi, suy giảm miễn dịch,... + Không tuân thủ hướng dẫn và chỉ định điều trị của bác sĩ. - Quá trình điều trị Nếu trong quá trình bất động ổ gãy không chắc, nắn chỉnh ổ gãy không khớp, phẫu thuật làm tăng tổn thương mạch máu nuôi xương, gây phá hủy màng xương,... thì cũng có thể dẫn đến khớp giả. Mặt khác, quá trình theo dõi, hỗ trợ điều trị sau chấn thương nếu tỳ chân quá muộn hay tháo bột quá sớm,. . cũng dễ bị khớp giả.2.3. Phương pháp điều trị khớp giả- Ghép xương tự thânĐây là phương pháp điều trị khớp giả phổ biến nhất, tỷ lệ liền xương 80 - 90%. Ưu điểm của phương pháp này là mảnh ghép mào chậu chứa 15% nguyên bào xương sống, sẵn có nguyên liệu tạo xương,... nên ngay sau ghép, khả năng tạo xương mới rất cao. - Ghép tế bào gốc tủy xương và tủy xương tự thân Tế bào gốc có khả năng tạo ra nguyên bào xương một cách nhanh chóng và bền vững. Quá trình điều trị đơn giản, ít xâm lấn nhưng mang lại hiệu quả cao. một phương pháp ít xâm lấn, đơn giản và hiệu quả. - Ghép dẫn chất tạo xương
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/moi-dieu-nen-biet-ve-u-tuyen-mo-hoi
Mọi điều nên biết về u tuyến mồ hôi
U tuyến mồ hôi (u ống tuyến mồ hôi, mụn thịt) là kết quả của sự tăng sinh quá mức tế bào ống tuyến mồ hôi. 1. Phân loại và đặc điểm u ống tuyến mồ hôi1.1. Phân loại u ống tuyến mồ hôi U tuyến mồ hôi được biết đến nhiều hơn với tên gọi khác là mụn thịt. Đây là dạng tổn thương sẩn nhỏ trên da, tương đồng với màu da hoặc có màu vàng. Sự hình thành của u là kết quả từ quá trình tăng sinh hoạt động của tuyến mồ hôi. Có 4 loại u tuyến mồ hôi:- Loại khu trú: các khối u nhỏ, chỉ xuất hiện ở một vùng của cơ thể. Dạng u tuyến mồ hôi này phổ biến nhất và không xuất phát từ bất cứ bệnh lý nào. - Loại liên quan với hội chứng Down: sự hình thành u tuyến mồ hôi là do thay đổi di truyền do mắc hội chứng Down. - Loại toàn thể: các u tuyến mồ hôi có mặt ở nhiều bộ phận của cơ thể, thường gặp ở người trưởng thành. - Loại di truyền: các u tuyến mồ hôi là kết quả di truyền từ cha mẹ.1.2. Đặc điểm về vị trí và hình thái tổn thương u ống tuyến mồ hôi Có thể nhận diện đặc điểm của u tuyến mồ hôi qua các biểu hiện sau:- Nốt sẩn tròn với đường kính 1 - 3mm, chắc, không chứa nhân bên trong. - Nốt sẩn màu vàng hoặc cùng màu với màu da. - Tập trung thành từng cụm nhỏ với nhiều nốt sẩn tương đương về màu sắc, hình dạng và kích thước. U tuyến mồ hôi thường hình thành ở gần ống dẫn mồ hôi, có thể gây ra những ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Vị trí khu trú phổ biến nhất của u tuyến mồ hôi là:- Trên mí mắt, dưới hoặc xung quanh mắt. - Trên mặt, chủ yếu là má dưới. - Nách hoặc ngực. - Vùng trán. - Xung quanh hoặc ngay trên bộ phận sinh dục.2. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ cao bị u ống tuyến mồ hôi2.1. Nguyên nhân hình thành u ống tuyến mồ hôi Như đã nói đến ở trên, u tuyến mồ hôi hình thành là do sự phát triển quá mức của tế bào bên trong tuyến mồ hôi (tuyến eccrine). Khi cơ thể tăng thân nhiệt, tuyến này sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, sự tác động của một số yếu tố nội sinh, môi trường hoặc yếu tố vật lý có thể khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, điển hình như:- Bị căng thẳng. - Hoạt động thể chất hoặc tập luyện. - Thân nhiệt tăng cao. - Đột biến gen.2.2. Ai có nguy cơ cao với u ống tuyến mồ hôi? Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị u tuyến mồ hôi nhưng nhóm đối tượng sau thường có nguy cơ cao hơn:- Nữ giới (tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn so với nam giới). - Người đã được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường, Marfan hoặc Down. - Người da trắng. - Qua độ tuổi dậy thì. - Độ tuổi 40 - 60. - Người có làn da tối màu.3. Phương pháp điều trị u ống tuyến mồ hôi Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, bệnh u tuyến mồ hôi có thể được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau như: laser CO2, màu da, phẫu thuật cắt bỏ u, đốt điện,... Mỗi phương pháp điều trị u tuyến mồ hôi đều có những ưu - nhược điểm riêng. Tùy vào từng mức độ bệnh và loại u mắc phải mà bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương án trị bệnh phù hợp. - Điều trị nội khoaĐây là phương pháp điều trị ít phát huy tác dụng. Trước đây, để điều trị u tuyến mồ hôi, bác sĩ thường kết hợp dụng thuốc bôi chứa axit để tác động loại bỏ tổn thương và thuốc uống. Tuy nhiên, quá trình điều trị bằng thuốc có thể để lại sẹo và dễ gặp tác dụng phụ nên phương pháp này ít được áp dụng. - Điều trị ngoại khoa+ Laser CO2
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-tho-ngan-dau-hieu-canh-bao-nhieu-benh-ly-nguy-hiem
Hơi thở ngắn - Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Hơi thở ngắn là tình trạng hơi thở nông, nhanh có thể đi kèm tình trạng khó thở, đau tức hoặc cảm giác đè nén ở ngực. Hơi thở yếu, nông thường xảy ra khi cơ thể trong trạng thái hồi hộp, lo lắng, căng thẳng quá mức nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần cảnh giác. 1. Khi nào thì hơi thở ngắn cần quan tâm? Trong sinh hoạt hàng ngày, đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng hơi thở ngắn, gấp gáp do nhiều lý do như lo lắng, căng thẳng hoặc làm việc quá sức, bưng bê đồ nặng,… Tuy nhiên, nếu hơi thở yếu, nông đi kèm với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đánh trống lồng ngực, sưng bàn chân,… thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số trường hợp hơi thở nông mà bạn cần phải cảnh giác: Thở ngắn khi cơ thể bị stress, lo âu và tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng sinh hoạt, công việc người bệnh. Cơ thể bị hụt hơi, thở yếu ngay cả khi đang nghỉ ngơi và chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường. Thở ngắn, mệt mỏi thường xuyên: Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể không cung cấp đủ oxy hoặc hít thở không đúng cách. 2. Hơi thở ngắn cảnh báo những bệnh gì? Hơi thở nông, yếu, gấp gáp có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nguy hiểm như: Hen suyễn Hen suyễn là bệnh lý mạn tính xảy ra do đường thở viêm, sưng phù co thắt, xuất tiết khiến đường thở bị tắc nghẽn gây ra sự khó thở và ho khạc đờm. Người bị hen suyễn sẽ có biểu hiện hơi thở nông, ngắn, gấp gáp, khó thở, thở khò khè, ho, cảm giác như có vật nặng đè nén ở ngực. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khói thuốc lá sẽ khiến đường thở bị tổn thương, viêm mạn tính, phù nề và tăng xuất tiết dịch phế quản. Khi đó, đường thở bị thu hẹp cản trở quá trình lưu thông khí gây ra triệu chứng hơi thở ngắn, yếu, thở dốc, khó thở, đau tức ngực,… Những đối tượng hút thuốc càng lâu thì khả năng bị bệnh càng tăng. Hội chứng ngưng thở khi ngủ Bệnh nhân gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, thở dốc, thở ngắn, hụt hơi, thiếu tập trung,… khi thức dậy. Giấc ngủ bị ảnh hưởng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, bạn cần phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý sớm. Ngộ độc khí CO Khí CO xuất hiện nhiều ở những khu công nghiệp, nhà máy. Những người làm việc, sinh sống tại khu vực này nếu hít phải khí CO thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc. Khí CO đi vào đường hô hấp đến phổi và dành không gian với O2. Tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu oxy lên não, người bệnh có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hơi thở yếu, khó thở, tức ngực,… Dị vật trong đường thở Nếu xuất hiện dị vật trong đường thở sẽ làm cản trở quá trình lưu thông không khí. Khi đó, bệnh nhân sẽ có hiện tượng thở ngắn, thở dốc, khó thở hoặc cảm giác như ai đó đang bóp chặt đường thở. Trường hợp nặng nếu không cấp cứu kịp có thể tử vong do ngạt. Các nguyên nhân bệnh lý khác tại phổi Thở ngắn, dốc, khó thở đi kèm tình trạng tức ngực, mệt mỏi, ho khan hoặc ho có đờm,… có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là viêm phổi, tràn khí màng phổi, lao, thuyên tắc phổi, ung thư phổi,… Bệnh tim mạch Trong các trường hợp bệnh lý về tim mạch như: suy tim, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim, thông liên nhĩ, thông liên thất,... thì cũng có thể gây ra triệu chứng khó thở, hơi thở ngắn, yếu, tức ngực,... Những trường hợp này, bạn cần phải được thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh lý để có phương án điều trị tốt nhất. 3. Hạn chế tình trạng hơi thở ngắn bằng cách nào? Để điều trị tình trạng hơi thở nông, yếu gây phiền phức, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, ngoài việc thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm, bạn cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học nhằm ngăn ngừa tình trạng này tái diễn. Theo đó, một số vấn đề mà bạn cần lưu ý để tránh bị tình trạng hơi thở nông làm phiền là: Không hút thuốc lá, hạn chế đến những nơi có chứa nhiều khói thuốc lá, bụi mịn hay môi trường không khí bị ô nhiễm bởi hóa chất độc hại. Hạn chế ra ngoài nếu thời tiết bên ngoài thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh. Trường hợp bạn cần bắt buộc ra ngoài, chú ý che chắn kỹ thân thể, mang áo dài tay che nắng hoặc quần áo dài, dày để giữ ấm khi trời lạnh. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày với cường độ phù hợp thể trạng sẽ giúp sức khỏe dẻo dai, tăng cường khả năng đề kháng để chống chọi với bệnh tật. Đối với những trường hợp bệnh lý, bạn cần tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc hay liệu trình điều trị khác. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống khi chưa thăm khám hoặc áp dụng những phương pháp điều trị không chính thống, kinh nghiệm dân gian không có căn cứ khoa học.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ngoai-than-kinh-la-gi-kham-ngoai-than-kinh-o-dau-uy-tin-
Ngoại thần kinh là gì? Khám ngoại thần kinh ở đâu uy tín?
Chuyên khoa thần kinh bao gồm nội và ngoại thần kinh. Chuyên khoa nội thần kinh thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tư vấn bệnh lý trong đó quá trình chữa bệnh hầu hết là sử dụng thuốc. Còn đối với khoa ngoại thì phương pháp điều trị được áp dụng chủ yếu là các can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật. 1. Khoa ngoại thần kinh là gì? Khoa ngoại thần kinh hay khoa phẫu thuật thần kinh chuyên thực hiện khám, chẩn đoán và điều trị các rối loạn thần kinh chủ yếu bằng can thiệp ngoại khoa bao gồm thực hiện các ca phẫu thuật, tiểu phẫu về thần kinh, can thiệp hệ thống mạch hoặc tạo hình và cấy ghép não, tủy sống,... Khoa phẫu thuật thần kinh sẽ tiến hành các kiểm tra và can thiệp điều trị từ các dị tật bẩm sinh ở trẻ đến các vấn đề về lão hóa ở người cao tuổi. 2. Danh mục khám ngoại thần kinh Không ít người thắc mắc khám ngoại khoa thần kinh là bao gồm những gì? Chuyên ngành thuộc ngoại khoa thần kinh là gì? Khám ngoại khoa thần kinh gồm những gì? Những trường hợp được chỉ định khám và điều trị tại khoa phẫu thuật thần kinh là: Trẻ em bị dị tật bẩm sinh như bị phình động mạch, rối loạn thần kinh, tật nứt đốt sống hoặc tràn dịch vào não, khuyết não, thoát vị não, não úng thủy,… Chấn thương tủy sống, não bộ, các dây thần kinh ngoại biên hoặc xuất huyết não, bể, nứt sọ, lồi mô não. Sự hình thành các khối u trong tủy sống hoặc não dẫn đến ung thư. Rối loạn mạch máu. Bị các vấn đề về cột sống sống như hẹp cột sống, nứt, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm và teo cơ hay thoái hóa cột sống. Những trường hợp bị nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm não, lao, uốn ván, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, sốt rét thể não, viêm tủy xương. Những bệnh về rối loạn tinh thần kháng trị, rối loạn trầm cảm, hội chứng Tourette, rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ nghiêm trọng. Những vấn đề liên quan đến động kinh và rối loạn vận động. Những bệnh lý ngoại thần kinh thường gặp Các bệnh lý thường gặp là: U não, u tủy sống, hẹp hộp sọ, máu tụ trong não, não úng thủy, áp xe não, thoát vị đĩa đệm, chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch não, u vùng tuyến tùng, thoát vị cột sống thắt lưng, lún cột sống, teo, hẹp cột sống, đốt sống, lao cột sống, động kinh, khuyết sọ, u vùng hố yên, u dây thần kinh ngoại biên, chấn thương cột sống cổ cao... Những chuyên ngành thuộc khoa phẫu thuật thần kinh? Bác sĩ ngoại khoa thần kinh sẽ thuộc các chuyên ngành sau: Phẫu thuật nội soi não bộ. Khoa thần kinh về khối u não và ung thư. Phẫu thuật thần kinh chức năng, chữa bệnh động kinh hoặc đau dây thần kinh số 5. Phẫu thuật thần kinh. Phẫu thuật hệ động tĩnh mạch trong não. Phẫu thuật thần kinh ngoại biên. Phẫu thuật các dị tật bẩm sinh về thần kinh ở bệnh nhi. Phẫu thuật thần kinh cột sống, tủy sống, thoát vị,... . Phẫu thuật thần kinh nền sọ, u rãnh trượt, u vùng tuyến tùng,... Phẫu thuật thần kinh lập thể. Phẫu thuật vết thương sọ não, chấn thương, áp xe não. Các bệnh lý ngoại khoa thần kinh hầu hết đều phức tạp và nguy hiểm. Tuy nhiên, những kiến thức về bệnh lý thần kinh của đại đa số người dân lại hạn hẹp. Cùng với tâm lý chủ quan, đặc biệt là e ngại “khám ra bệnh” hoặc sợ tốn kém mà nhiều người chần chừ, không thăm khám khi có dấu hiệu bất thường. Điều này khiến bệnh lý ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc điều trị cũng khó khăn, mất nhiều thời gian hay thậm chí là đe dọa tính mạng. 3. Khám và điều trị ngoại thần kinh ở đâu? Hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại, luôn được cập nhật mới thường xuyên và áp dụng theo công nghệ tiên tiến trên thế giới. Các loại máy móc được xem là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho các bác sĩ như điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm doppler mạch máu, chụp cắt lớp sọ não,…
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/sot-dau-bung-di-ngoai-sau-khi-an-xong-co-dang-lo-khong-
Sốt đau bụng, đi ngoài sau khi ăn xong có đáng lo không?
Sốt đau bụng và đi ngoài sau khi ăn xong là một số biểu hiện của các bệnh thuộc đường tiêu hóa mà không ít người gặp phải. Khi gặp tình trạng này, chúng ta cần cẩn trọng và tìm cách khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân. 1. Sốt đau bụng có thể là biểu hiện của bệnh gì? Sốt đau bụng có thể kèm theo đi ngoài là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể, có thể kể ra sau đây gồm:Hội chứng ruột kích thíchĐây là bệnh có nguồn gốc từ tình trạng rối loạn trong quá trình tiêu hóa với nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là nhiễm trùng đường ruột và rối loạn tâm lý. Ngoài ra, còn có thể kể tới nguyên nhân do thuốc, nội tiết, di truyền,... Chúng khiến cho nhu động ruột bị tăng co bóp, cơ thể phản ứng thái quá với thức ăn. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau bụng, có thể đau âm ỉ hoặc từng cơn co thắt, tiêu chảy, đi ngoài, có thể sốt. Bệnh rất dễ tái phát, có thể đi kèm với một số bệnh nguy hiểm khác như ung thư đại trực tràng, sỏi mật, u tụy, đại tràng vi thể,... Rối loạn tiêu hóa xảy ra trên toàn bộ ống tiêu hóa, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Cụ thể là ở phần trên ống, thường gây triệu chứng trào ngược dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, khó chịu ở bụng và các cơn đau quặn thắt thường xuất hiện ở quanh rốn. Thường thì các cơn đau bụng quằn quại có thể xuất hiện ngay khi ăn xong. Cảm giác đau bụng có thể thuyên giảm khi người bệnh đi đại tiện. Ở phần dưới của ống, có thể khiến cho đại tràng bị kích thích và co thắt, khiến cho phân trở nên lỏng hoặc cứng, số lần đại tiện cũng thay đổi. Khi không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng với các triệu chứng nguy hiểm như: chán ăn, sụt cân, phân lẫn máu,... Nguy cơ bệnh cao hơn với những người còn trẻ và tiền sử gia đình có người bị ung thư đại tràng. Rối loạn tiêu hóa Là những bất thường trong quá trình tiêu hóa với những biểu hiện như: Rối loạn đại tiện: Bụng đau từng cơn, đại tiện không bình thường, khi táo, khi lỏng. Sốt đau bụng: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, có thể kèm theo hiện tượng hơi sốt. Cơn đau thường diễn ra ở vùng bụng dưới bên trái. Đầy hơi khó tiêu: thường gặp hiện tượng bụng trương to lên, trung tiện liên tục hoặc ợ hơi nhiều. Viêm ruột thừa Khi bị viêm ruột thừa, biểu hiện đầu tiên mà người bệnh thường gặp phải là đau bụng tại vùng thượng vị, quanh rốn rồi lan xuống hố chậu bên phải. Thường thì trong giai đoạn đầu, hiện tượng sốt có thể xuất hiện nhưng rất nhẹ nên dễ khiến người bệnh bỏ qua. Khi sốt cao, lạnh run, có thể là dấu hiệu bệnh đã trở nặng, có biến chứng vỡ. Cùng với đó, bệnh thời kỳ đầu có thể biểu hiện ra bằng một số triệu chứng khác dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn,... Viêm đại tràng mạn tính Nếu như viêm đại tràng cấp tính có thể chữa khỏi, không gây ảnh hưởng quá nặng nề tới cuộc sống thì viêm đại tràng mãn tính lại rất nguy hiểm với các triệu chứng như: Đau bụng kéo dài: với vị trí đau thường là dọc khung đại tràng, đau theo cơn, có khi âm ỉ hoặc đau quặn và giảm bớt khi đại tiện được. Bất thường ở phân: Có thể biểu hiện ở tình trạng phân lỏng, mót hoặc táo bón với số lần đi nhiều. Suy nhược, mệt mỏi: Bởi bệnh thuộc đường tiêu hóa nên gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Người bệnh bởi vậy thường ăn uống không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, thiếu sức sống, hốc hác,... Tắc ruộtĐây là hiện tượng gặp phổ biến ở đối tượng trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ bị tắc ruột thường biểu hiện qua các triệu chứng như: sốt đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn nhiều, mệt mỏi, bụng cứng,... Bệnh nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến cho trẻ bị nhiễm trùng hoặc nguy hiểm hơn là hoại tử ruột. Tắc ruột cũng có thể gây ra các biến chứng như sốt đau bụng, đi ngoài, buồn nôn,...2. Nên làm gì nếu gặp hiện tượng sốt đau bụng, đi ngoài
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hanh-trinh-2023-dau-an-365-ngay-hoat-dong-cua-tap-doan-medlatec-group-qua-10-diem-nhan-noi-bat
Hành trình 2023: Dấu ấn 365 ngày hoạt động của Tập đoàn GROUP qua 10 điểm nhấn nổi bật
Như một “cuốn phim chiếu ngược”, chương trình đã “tua lại” những dấu ấn, thành tựu nổi bật được kiến tạo nên bởi bàn tay - khối óc của gần 3.000 cán bộ nhân viên Tập đoàn. 3. Đồng thời, Trung tâm đã tái thẩm định thành công chứng chỉ quản lý chất lượng xét nghiệm danh giá hàng đầu thế giới của Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ (CAP). Song hành cùng các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng chuyên môn y khoa, trên phương diện quản lý, nhiều đơn vị trong hệ thống đã vinh dự nhận được chứng chỉ ISO 9001:2015 nhằm hướng đến sự vận hành hiệu quả, chặt chẽ, mang lại dịch vụ chất lượng nhất tới khách hàng. 4. TS. BS Lê Chính Đại - Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), Nguyên Trưởng khoa Xạ (Bệnh viện K Trung ương); PGS. TS Đỗ Ngọc Ánh - Giảng viên chuyên ngành Nấm y học, Vi sinh vật - ký sinh trùng (Học viện Quân y); PGS. TS Đặng Thị Minh Nguyệt - Nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Phụ sản (Trường Đại học Y Hà Nội), Nguyên Phó trưởng khoa Phụ nội tiết (Bệnh viện Phụ sản Trung ương)... 5. Trong năm 2023, đơn vị đã thực hiện một số dấu mốc đáng tự hào, cụ thể như sau: Tổ chức thành công 2 hội nghị khoa học lớn với hơn 1.300 chuyên gia, bác sĩ tham dự; Thực hiện đào tạo cho gần 19.000 cán bộ y tế trên toàn quốc, trong đó hơn 16.000 cán bộ đủ điều kiện cấp chứng chỉ CME; Tổ chức 46 buổi sinh hoạt chuyên môn với sự tham gia của 35 chuyên gia đầu ngành; Phát sóng 29 số hội thảo online gây tiếng vang lớn khi quy tụ đội ngũ báo cáo viên là các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm; Khai giảng khóa học đào tạo thực hành xét nghiệm với sự tham dự của 11 học viên đầu tiên. 6. 7.000 VNĐ, toàn bộ thành viên trong gia đình có thể được hưởng trọn vẹn nhiều quyền lợi khám chữa bệnh hấp dẫn kéo dài suốt 1 năm. Bảo hiểm kết hợp toàn diện General Healthcare: Với chi phí chỉ từ 625. 8. Ngày 28/4/2023, xuất sắc trở thành phần mềm y tế số duy nhất được vinh danh , hạng mục “Lĩnh vực Y tế và chăm sóc sức khỏe”, tại Lễ Công bố và Trao Giải thưởng Sao Khuê 2023. Ngày 05/10/2023, đón nhận giải thưởng , hạng mục “Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á" do Enterprise Asia - Tổ chức phi chính phủ hàng đầu về đánh giá sự phát triển và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương bình chọn. Ngày 07/10/2023, vinh dự được xướng tên tại hạng mục , tại lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2023. 9. Điểm nhấn ấn tượng trong các mảng dịch vụ khác Văn hóa (MEDDOM): Mở rộng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu của gần 3.000 nhà khoa học với hơn 40.000 tài liệu hiện vật, nâng tổng số hồ sơ nhà khoa học lên 7.000 và 1 triệu tài liệu hiện vật lưu trữ; Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tọa lạc tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình không chỉ là công trình di sản mà còn là điểm đến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, tổ chức sự kiện lý tưởng Trang thiết bị y tế (MEDAZ): Phục vụ 2.000 lượt khách hàng; Công nghệ thông tin (MEDCOM): Vận hành và phát triển hệ sinh thái công nghệ 4.0: phần mềm bệnh viện HIS, phần mềm xét nghiệm LIS, hệ thống quản trị CRM, ERP… 10. vn chiễm lĩnh TOP 2 trang cung cấp thông tin y tế với hơn 60.000.000 lượt truy cập; Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM Park) đón 50.000 lượt khách tham quan; Nhận được sự tin tưởng hợp tác của gần 20.000 đối tác là bác sĩ, Bệnh viện, Phòng khám trên toàn quốc. Đón tiếp 40 đoàn tham quan, làm việc và hợp tác triển khai nhiều dự án lớn đến từ các đơn vị như Roche (Thụy Sĩ), CAP (Hoa Kỳ), ECHO (Hoa Kỳ), GC (Hàn Quốc)...
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/que-xet-nghiem-hiv-co-chinh-xac-khong-
Que xét nghiệm HIV có chính xác không?
Các loại que test nhanh HIV đã trở nên phổ biến hơn. Người bệnh có thể thực hiện test tại nhà. Phương pháp này rất thuận tiện và cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại chính là liệu những que xét nghiệm HIV này có chính xác không? 1. Que xét nghiệm HIV là gì? HIV có thể gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng và có thể dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe bằng nhiều con đường khác nhau. Hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị đối với căn bệnh nguy hiểm này. Do đó, phát hiện sớm là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh hiệu quả và phòng tránh lây lan sang cộng đồng. Thông thường, để nhận biết virus HIV, các bác sĩ sẽ cần thực hiện xét nghiệm kháng thể. Các kháng thể với loại virus này có thể được phát hiện sau khoảng 2 tuần khi có nghi ngờ phơi nhiễm. Tùy thuộc vào thời gian phơi nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp. Phần lớn, thời gian trả kết quả xét nghiệm sẽ dao động từ vài ngày đến vài tuần. Tuy phải đợi lâu mới có được kết quả nhưng người bệnh có thể yên tâm vì tỷ lệ chính xác của loại xét nghiệm này là rất cao. Những que test nhanh có thể cho kết quả trong vòng 20 phút, nhanh hơn rất nhiều so với các loại xét nghiệm kháng thể. Tuy nhiên, tỷ lệ chính xác của những loại test này thường thấp hơn và thường chỉ có tác dụng sàng lọc.2. Một số loại que xét nghiệm HIVDưới đây là một số loại que xét nghiệm HIV đã được cấp phép bởi Cục dược phẩm y tế - Cục quản lý thực phẩm tại Hoa Kỳ: - Ora Quick: Cách sử dụng loại que test này như sau: + Dùng tăm bông đưa vào miệng để lấy dịch và nước bọt. + Tiếp đó, dùng tăm bông đã có dịch, nước bọt vào ống đựng dung dịch có sẵn của bộ test. + Chờ đợi kết quả trong khoảng thời gian từ 20 đến 40 phút. Nếu que test là một vạch thì kết quả có nghĩa là âm tính. Nếu que test 2 vạch thì kết quả dương tính, nghĩa là có thể bạn đã nhiễm HIV. - Everlywell: Với loại que test này, mẫu xét nghiệm là mẫu máu ở đầu ngón tay. Mẫu xét nghiệm sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để các chuyên gia phân tích. Sau đó khoảng 5 ngày mới có kết quả. - Lets Get Checked: Mẫu xét nghiệm cho loại que test này bao gồm cả mẫu máu và mẫu nước tiểu. Kết quả xét nghiệm này sẽ có sau khoảng 1 tuần. 3. Ưu điểm và nhược điểm của que xét nghiệm HIV- Ưu điểm: + Có thể thực hiện tại nhà, không cần mất thời gian và công sức di chuyển đến phòng khám, bệnh viện. Do đó đây là phương pháp xét nghiệm rất thuận tiện. + Rất đơn giản và dễ thực hiện. + Thời gian cho kết quả rất nhanh, chỉ sau khoảng 20 phút. Từ đó, giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và giảm nguy cơ lây truyền cho những người xung quanh. + Không tốn kém chi phí. + Rất dễ dàng để mua các loại que test. Trong quá trình test, không cần sử dụng đến những dụng cụ chuyên dụng khác. + Đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nên xét nghiệm khi có phơi nhiễm với virus HIV - Nhược điểm: Tuy rằng, dùng que test nhanh HIV có độ chính xác cao về việc xác định sự có mặt của kháng thể HIV có trong máu của người bệnh nhưng độ đặc hiệu không cao. Phương pháp này không thể khẳng định chính xác người bệnh có đang nhiễm virus HIV hay không. Nếu mẫu bệnh phẩm không có đủ một lượng kháng thể tối thiểu thì nguy cơ âm tính giả là rất cao. 4. Thời điểm dùng que xét nghiệm nhanh HIVNếu nghi ngờ nhiễm HIV, nên thực hiện thăm khám và xét nghiệm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thông thường kháng thể HIV1 xuất hiện sau 4 đến 6 tuần sau phơi nhiễm và kháng thể HIV2 có thể xuất hiện sau khoảng khoảng 3 tháng phơi nhiễm. Với một số loại que test có mặt trên thị trường hiện tại thì có thể phát hiện sau 15 ngày từ khi phơi nhiễm. Bản chất của việc dùng que test là sàng lọc. Qua đó giúp người phơi nhiễm với virus HIV có thể xác định được tình trạng nghi ngờ nhiễm bệnh hay không:- Tuần đầu tiên sau khi phơi nhiễm HIV: Đây là thời điểm virus có thể tăng lên nhanh chóng sau khi xâm nhập được vào cơ thể người bệnh. - Từ 2 đến 4 tuần sau: Người bệnh gần như không có biểu hiện bất thường. Thực hiện xét nghiệm ở thời điểm này có thể cho kết quả không chính xác. - Từ 4-6 tuần sau phơi nhiễm: Người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm để sàng lọc lần 1 về tình trạng phơi nhiễm của mình.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HIVKết quả test nhanh HIV tại nhà có thể sai lệch do nhiều yếu tố, chẳng hạn như sau: - Thời điểm xét nghiệm HIV: Trong khoảng 3 tuần đến 6 tuần đầu tiên bị nhiễm virus, người bệnh thường không có biểu hiện gì bất thường. Nếu thực hiện xét nghiệm ở thời điểm này thì nguy cơ âm tính giả là rất cao. - Các bậc xét nghiệm HIV: Với những đối tượng nguy cơ cao, nên xét nghiệm test HIV nhanh 1 - 2 lần. Đây được gọi là xét nghiệm bậc 1 để sàng lọc. Nếu kết quả nghi ngờ, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm bậc 2 để có thể khẳng định kết quả.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dieu-tri-thoai-hoa-chat-trang-nao-bang-phuong-phap-nao-
Điều trị thoái hoá chất trắng não bằng phương pháp nào?
Thoái hóa chất trắng não gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ và khả năng vận động. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng chủ yếu là người từ 60 tuổi trở lên. Vậy cụ thể tình trạng thoái hóa chất trắng trong não là như thế nào và phương pháp nào giúp điều trị bệnh hiệu quả? 1. Triệu chứng bệnh thoái hóa chất trắng Chất trắng có ở khắp hệ thống thần kinh trung ương nhưng phần lớn là nằm bên trong vùng não và tủy sống. Cần có lưu lượng máu và lượng dinh dưỡng tốt để chất trắng hoạt động hiệu quả. Tình trạng thoái hóa chất trắng là những tổn thương chất trắng và có thể phát hiện rất rõ nhờ kết quả chụp cộng hưởng từ. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, thoái hóa chất trắng trong não thường không gây ra biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, tổn thương chất trắng nghiêm trọng có thể gây ra những triệu chứng như sau: - Khả năng ghi nhớ kém. - Người bệnh thường đi bộ rất chậm. - Khả năng giữ thăng bằng kém, bệnh nhân thường xuyên bị té ngã. - Rất khó để thực hiện nhiều hoạt động trong cùng một thời điểm. Chẳng hạn, người bệnh rất khó để vừa đi bộ và vừa nói chuyện. - Tâm trạng của người bệnh có rất nhiều thay đổi, có nguy cơ cao bị trầm cảm. - Đi tiểu không tự chủ. 2. Thoái hóa chất trắng não do nguyên nhân nào? Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa chất trắng não, có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau: - Nguyên nhân mạch máu: Tình trạng xơ vữa động mạch, viêm mạch, bệnh lý mạch máy amyloid, hội chứng Susac. - Nguyên nhân không do mạch máu:+ Tình trạng viêm: Chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, viêm não tủy cấp tính,…+ Một số bệnh truyền nhiễm như bệnh não HIV, viêm não HSV, bệnh nhiễm trùng cryptococcal, viêm não xơ cứng bán cấp,…+ Do một số loại độc tố như nhiễm độc CO, hít heroin, lạm dụng bia rượu, liên quan đến methotrexate. + Một số vấn đề về chuyển hóa: Thiếu vitamin B12, bệnh não gan, thiếu đồng, rối loạn chuyển hóa porphyrin,…+ Có khối u nguyên bào thần kinh, ung thư hạch thần kinh trung ương,…+ Chấn thương. + Di truyền.3. Phương pháp điều trị thoái hóa chất trắng nãoĐể chẩn đoán bệnh thoái hóa chất trắng não, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI để thấy rõ được những tổn thương chất trắng ở não, đồng thời, qua kết quả hình ảnh cũng có thể phát hiện một số bất thường như khối u, xuất huyết não, tình trạng nhồi máu não,… Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm lipid máu, xét nghiệm đường huyết,…Khi chất trắng não đã bị tổn thương thì rất khó có thể khắc phục được. Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Mục tiêu của các phương pháp điều trị hiện nay là kiểm soát triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và phòng tránh nguy cơ biến chứng, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến bệnh lý về tim mạch. Dưới đây là một số phương pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả- Điều trị những vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol máu cao,…- Khi bệnh nhân mất khả năng giữ thăng bằng, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, dễ bị té ngã khi vận động,… có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. - Trường hợp người bệnh gặp phải những vấn đề về tâm lý thì nên gặp các bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ điều trị. Ngoài các liệu pháp điều trị tâm lý, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng trầm cảm. - Với những người bệnh đi tiểu không tự chủ: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc, hướng dẫn điều chỉnh lối sống và một số thủ thuật để khắc phục tình trạng này. - Kiểm soát những yếu tố nguy cơ khiến bệnh về tim mạch trở nên trầm trọng hơn, phòng ngừa nguy cơ bị đột quỵ, tình trạng xuất huyết hay nhồi máu não,… bằng một số cách như sau: + Dùng thuốc điều trị và điều chỉnh thói quen sống để điều hòa huyết áp. + Nếu mắc bệnh tiểu đường, cần kiểm soát bệnh tốt. + Tránh lạm dụng thuốc lá và bia rượu. - Thay đổi thói quen sống để kiểm soát bệnh thoái hóa chất trắng não:+ Uống nhiều nước mỗi ngày. Nên uống khoảng 2 lít nước/ngày. + Bỏ bia rượu và thuốc lá. + Duy trì trọng lượng vừa phải. + Tránh căng thẳng, áp lực quá mức. + Thường xuyên tập thể dục. Mỗi buổi tập nên từ 30 đến 40 phút và nên tập khoảng 5 buổi/tuần. + Cân bằng chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe. + Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng đối với những bệnh nhân bị thoái hóa chất trắng não. Trong đó, bệnh nhân nên lựa chọn một số thực phẩm như sau: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như yến mạch, hạt óc chó,… Dùng dầu oliu, dầu đậu nành,… Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều omega-3 như cá thu, cá trích, cá ba sa, cá hồi,… Nên ưu tiên tiêu thụ các loại rau củ và trái cây có màu sẫm như rau bina, rau cải xoăn, việt quất, dâu tây,…Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm như các loại đồ ăn nhiều đường, những loại thực phẩm chế biến sẵn,… Đặc biệt không nên ăn quá mặn, chỉ nên dùng dưới 5g muối/ngày. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề dinh dưỡng, bạn có thể nhờ đến các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình. Để phòng ngừa bệnh thoái hóa chất trắng não, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học, phòng ngừa yếu tố làm tăng nguy cơ và kiểm soát hiệu quả các loại bệnh lý như tiểu đường, bệnh cao huyết áp, các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, cần quản lý căng thẳng, tránh làm việc quá áp lực.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/choc-tuy-co-nguy-hiem-khong-
Chọc tủy có nguy hiểm không?
Chọc dò tủy sống hay chọc tủy là một thủ thuật được áp dụng để lấy dịch não tủy ở vùng thắt lưng để thực hiện nhiều mục đích khác nhau. Vậy chọc tủy sống có nguy hiểm không và được chỉ định trong những trường hợp nào? 1. Chọc tủy là gì? Dịch não tủy có trong não và tủy sống. Đây là một chất dịch không có màu, trong suốt. Cơ thể người bình thường sẽ có khoảng 125ml chất dịch này, đồng thời cứ mỗi ngày sẽ có khoảng 500ml dịch mới được tạo ra. Các chức năng của dịch não tủy, bao gồm: - Bảo vệ cho hệ thần kinh trung ương. - Đảm bảo tuần hoàn cho dịch thần kinh, các loại hormone, kháng thể, bạch cầu. - Điều chỉnh nồng độ p H và các chất điện giải của hệ thần kinh trung ương. Chọc tủy sống là một thủ thuật mà các bác sĩ dùng một chiếc kim nhỏ để chọc vào túi dịch ở vùng lưng dưới, chính là vị trí dưới cột sống để hút lấy dịch. Đây được đánh giá là vị trí an toàn nhất để lấy dịch não tủy. Sau khi lấy được dịch, chất dịch này sẽ được mang đến phòng xét nghiệm để xác định dịch não tủy có những thay đổi gì khác không. Dựa vào sự thay đổi này có thể nhận biết được những bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm, tác nhân gây bệnh hay sự nhạy cảm đối với thuốc của một số loại vi sinh vật,…2. Những trường hợp cần chọc tủy sống Dịch não tủy xuất hiện những thay đổi nhất định tương ứng với mức độ tổn thương của hệ thần kinh. Thông thường, phương pháp chọc tủy sẽ được chỉ định trong những trường hợp sau:- Chẩn đoán những bệnh lý về nhiễm khuẩn thần kinh trung ương, chẳng hạn như viêm não, viêm tủy, viêm não tủy, tình trạng viêm màng não,…- Chẩn đoán bệnh ung thư màng não – một căn bệnh rất nguy hiểm. - Chẩn đoán một số bệnh lý thần kinh ngoại biên như viêm đa rễ dây thần kinh, hội chứng ép tủy, xơ cứng rải rác,…- Một số bệnh lý về thần kinh nhưng chưa thế xác định được nguyên nhân cũng có thể cần được chỉ định chọc tủy, chẳng hạn như tình trạng co giật, lú lẫn, động kinh, rối loạn ý thức,…- Người bệnh bị tai biến mạch máu não có nghi ngờ chảy máu dưới nhện. Ngoài những trường hợp nêu trên, chọc não tủy còn được chỉ định trong một số trường hợp khác như điều trị bệnh bằng phương pháp gây tê tủy sống, tiêm thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc chống nấm, lấy dịch não tủy với bệnh nhân mắc hội chứng não úng thủy áp lực bình thường... Một số trường hợp đang trong quá trình điều trị viêm màng não cũng cần lấy dịch não tủy để bác sĩ nắm rõ về hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh. 3. Các bước chọc tủy sống Chọc tủy sống cần thực hiện đúng theo các bước để đảm bảo chính xác và an toàn cho người bệnh. Trước đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ giải thích chi tiết và rõ ràng về quá trình điều trị bệnh, giúp bệnh nhân hiểu rõ về mục đích của phương pháp này, đồng thời hạn chế những lo lắng quá mức. - Tư thế của bệnh nhân: Người bệnh có thể được chỉ định ngồi hay nằm, tùy theo yêu cầu của bác sĩ. - Bác sĩ dùng thuốc khử trùng để sát khuẩn vùng thủ thuật của người bệnh. - Sau đó, bác sĩ phủ một tấm vải trên lưng người bệnh để đảm bảo cho vùng chọc tủy được vô trùng. - Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để đâm vào khe giữa hai đốt sống, đến vùng tủy sống, nếu có dịch não tủy chảy ra là thành công. Thủ thuật này khá khó và cần phải thực hiện chính xác. Trong một số trường hợp sẽ cần chích kim nhiều hơn một lần. - Để đảm bảo cho quá trình chọc tủy diễn ra thuận lợi, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ từ trước đó, không được nhúc nhích trong quá trình thực hiện. Nếu người bệnh quá khó chịu, cần nói ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp. - Sau khi đã lấy được dịch não tủy, bác sĩ rút kim và dán băng vào chỗ vừa chích kim. Lúc này, người bệnh có thể ngồi dậy và cử động. - Mẫu dịch não tủy sẽ được mang đến phòng xét nghiệm để thực hiện phân tích, phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. 4. Chọc tủy có đau không? Có nguy hiểm không? Nhiều người bệnh lo ngại chọc tủy sẽ gây đau đớn. Tuy nhiên, khi chọc tủy, bác sĩ sẽ dùng một cây kim rất nhỏ để gây tê vùng da của người bệnh trước. Như vậy, khi được gây tê cục bộ, người bệnh sẽ không có biểu hiện đau nhiều.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tri-xuong-khop-dau-nhuc-tai-nha-bang-cach-nao-
Trị xương khớp đau nhức tại nhà bằng cách nào?
Đau nhức xương khớp là hiện tượng gặp phải ở không ít người. Trong số đó, không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp y tế. Với những trường hợp mức độ nhẹ, có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ trị xương khớp đau nhức tại nhà và nội dung dưới đây sẽ chia sẻ về cách này để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. 1. Vì sao cần phải chăm sóc xương khớp? Xương khớp chính là điều kiện đảm bảo cho các hoạt động vận động thường ngày. Do đó, chăm sóc xương khớp không chỉ là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe tổng thể mà còn đóng vai trò quyết định đến chất lượng cuộc sống. Mỗi hoạt động sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là khi nâng vật nặng và tham gia các hoạt động thể chất với cường độ cao, đều sẽ gây ra những áp lực nhất định đối với xương khớp. Nếu không được chăm sóc đúng cách, xương khớp có thể bị tổn thương, giảm khả năng linh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc giữ cho xương khớp khỏe mạnh không chỉ giảm nguy cơ chấn thương mà còn ngăn chặn sự suy giảm chức năng, duy trì khả năng di động và sự linh hoạt của cơ thể. Chăm sóc xương khớp, vì thế, trở thành vấn đề của mọi độ tuổi, nhất là người già. Duy trì được hệ xương khớp khỏe mạnh chính là điều kiện đảm bảo khả năng tham gia hoạt động thể chất mà không phải lo lắng về hạn chế vận động hay cảm giác đau nhức. Cũng nhờ đó mà mỗi người sẽ có được sự thoải mái khi thực hiện bất cứ hoạt động vận động nào trong sinh hoạt và lao động.2. Trị xương khớp đau nhức tại nhà bằng cách nào hiệu quả? 2.1. Thực hiện biện pháp hỗ trợ cải thiện đau nhức xương khớp Không phải các trường hợp có vấn đề về xương khớp đều có thể điều trị xương khớp tại nhà, tuy nhiên, các biện pháp sau đây có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh xương khớp gây ra:- Tập luyện đúng cách Lựa chọn bài tập phù hợp và duy trì đều đặn được xem là chìa khóa để duy trì sự linh hoạt và mạnh mẽ cho xương khớp. Các hoạt động như yoga, pilates,... với cường độ vận động nhẹ có thể giúp tăng cường sự linh hoạt và giảm đau khớp. Một số trường hợp đặc biệt, việc tập luyện tại nhà cần tới sự hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo rằng các bài tập và động tác được thực hiện đúng cách. Nếu tuân thủ đúng hướng dẫn, tình trạng xương khớp sẽ được cải thiện, tránh được những nguy cơ làm giảm khả năng vận động khớp. - Chăm sóc dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng luôn là phần không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe xương khớp. Đặc biệt, người bị các vấn đề về xương khớp càng cần chú ý tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D vào thực đơn hàng ngày. Nhóm thực phẩm giàu khoáng chất tốt cho khớp có thể kể đến như: rau xanh, cá hồi, sữa và chế phẩm làm từ sữa, các loại hạt,... Trong quá trình lựa bổ sung vi chất cho khớp, người bệnh không nên bỏ qua vitamin D vì đây chính là yếu tố giúp làm tăng khả năng hấp thụ canxi, đảm bảo sự chắc khỏe và linh hoạt của khớp. - Massage kết hợp chườm nóng hoặc lạnh Đối với trường hợp cần trị xương khớp đau nhức tại nhà thì đây là phương pháp tương đối hiệu quả. Việc thực hiện các động tác massage khớp không chỉ giúp giảm đau mà còn kích thích lưu thông máu, tăng cường dưỡng chất đến vùng xương khớp, từ đó hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào khớp, cải thiện sự linh hoạt của khớp. Chườm nóng hoặc lạnh cũng có tác dụng giảm sưng, đau khớp. Kết hợp cả hai việc làm này sẽ giúp giảm đau nhức, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. - Duy trì trọng lượng cơ bản Cân nặng được duy trì ổn định chính là cách giảm áp lực cho xương khớp. Đặc biệt, trong trường hợp cần thiết, giảm cân khoa học nên được thực hiện để giảm gánh nặng cho khớp, nhất là khu vực hông và đầu gối.2.2. Lựa chọn thực phẩm tốt cho xương khớp Như đã nói ở trên, lựa chọn thực phẩm giàu khoáng chất cũng là một cách hỗ trợ trị xương khớp đau nhức tại nhà mà không lo gặp phải tác dụng phụ như việc dùng thuốc chữa xương khớp. Trong quá trình lựa chọn thực phẩm tốt cho khớp, người bệnh nên ưu tiên:- Một số loại củ Củ gừng và củ nghệ có tính chất chống viêm mạnh mẽ. Trong đó, gừng giúp giảm sưng và đau khớp; tinh chất curcumin trong nghệ có tác dụng giảm viêm và kích thích quá trình tái tạo tế bào khớp. Vì thế, lựa chọn hai loại củ này để thêm vào khi chế biến thức ăn là cách tăng hiệu quả chữa trị xương khớp. - Omega-3Các loại cá giàu axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm và giảm đau trong bệnh lý xương khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung omega-3 có thể giảm các triệu chứng của các bệnh như viêm khớp và thoái hóa khớp. Cá hồi, hạt chia, hạt lanh là những nguồn thực phẩm giàu omega-3 mà người bị vấn đề về xương khớp không nên bỏ qua. - Collagen
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/loang-xuong-o-nguoi-cao-tuoi-nhung-van-de-can-luu-tam
Loãng xương ở người cao tuổi: những vấn đề cần lưu tâm
Người cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có loãng xương, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin khái quát về hiện tượng loãng xương ở người cao tuổi để bạn tham khảo. 1. Nguyên nhân loãng xương ở người cao tuổi Loãng xương là một tình trạng xương mất đi mật độ và sự khỏe mạnh vốn có nên bị giòn và dễ gãy. Tình trạng này thường xuất phát từ sự biến đổi tự nhiên của cơ thể, tác động từ yếu tố môi trường và lối sống:1.1. Tuổi tác và sự suy giảm hormone estrogen Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương ở người cao tuổi là sự suy giảm hormone, đặc biệt là estrogen ở phụ nữ sau khi qua thời kỳ mãn kinh. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đàn hồi và mật độ của xương. Sự suy giảm này khiến xương trở nên yếu và dễ bị gãy. Loãng xương xuất phát từ nguyên nhân tuổi tác là một vấn đề không tránh khỏi khi người cao tuổi trải qua quá trình lão hóa cơ thể. Sau độ tuổi mãn kinh, cùng với sự suy giảm estrogen, cơ thể bắt đầu mất đi khả năng sản xuất và duy trì mô xương. Ở độ tuổi này, quá trình tái tạo xương giảm dần, xương trở nên mỏng và dễ gãy hơn. Sự giảm chất lượng mô xương cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. 1.2. Thiếu canxi và vitamin DChế độ ăn có vai trò quan trọng đối với cung cấp canxi và vitamin D để xây dựng hệ xương chắc khỏe. Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ canxi từ thức ăn và có thể trải qua sự thiếu hụt vitamin D do ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sự thiếu hụt dưỡng chất này làm tăng nguy cơ bị loãng xương.1.3. Yếu tố di truyềnĐây cũng là yếu tố góp phần gây loãng xương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến mức độ sản xuất và giữ canxi trong cơ thể. Nếu gia đình có tiền sử loãng xương thì người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh này. 1.4. Ít tập thể dục Lối sống ít vận động cũng là nguyên nhân loãng xương ở người cao tuổi. Tập thể dục thường xuyên giúp kích thích sản xuất và tăng cường sức mạnh của mô xương. Vì thế, người cao tuổi ít vận động thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất mô xương, tăng nguy cơ bị loãng xương.1.5. Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc dùng trong thời gian dài, điển hình như corticosteroids, có thể tăng nguy cơ loãng xương. Nếu người cao tuổi đang sử dụng những loại thuốc này, cần xin tư vấn bác sĩ về tác động của chúng và cách giảm thiểu nguy cơ.2. Nhận diện triệu chứng loãng xương ở người cao tuổi Người cao tuổi bị loãng xương thường có các triệu chứng sau:- Đau xương và cơ:Người cao tuổi có thể trải qua cảm giác đau xương và cơ, đặc biệt là ở vùng cổ, lưng và hông. Cơn đau có thể gia tăng khi thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc nâng đồ nặng. - Giảm chiều cao:Mất khả năng duy trì chiều cao là một triệu chứng phổ biến của loãng xương. Xương cột sống bị co lại và gãy, làm giảm chiều cao của người cao tuổi. - Dễ gãy xương:Người cao tuổi bị loãng xương dễ gặp chấn thương gãy xương từ những va chạm nhẹ. Các khu vực có nguy cơ bị gãy xương cao như cổ đùi, cột sống và cổ tay. - Chậm lành vết thương:Mô xương yếu do loãng xương khiến cho quá trình lành vết thương trở nên chậm hơn. Người cao tuổi bị loãng xương cần nhiều thời gian hơn để hồi phục dù chỉ là chấn thương nhỏ. - Vận động kém:Loãng xương có thể làm giảm sự linh hoạt của xương nên người cao tuổi thường vận động kém, dễ bị ngã và gãy xương.3. Phương pháp phòng ngừa và điều trị loãng xương ở người cao tuổi3.1. Chế độ ăn giàu canxi và vitamin DBổ sung canxi và vitamin D qua chế độ ăn giúp cung cấp nguồn dự trữ cho xương. Sữa, chế phẩm từ sữa, cá hồi,... là những thực phẩm giàu vitamin D tốt cho xương nên được bổ sung vào chế độ ăn của người cao tuổi. Ngoài canxi và vitamin D, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ các khoáng chất như photpho, magie, vitamin K cũng rất cần đối với quá trình xây dựng và duy trì cấu trúc xương.3.2. Tập thể dục đều đặn Hoạt động vận động vừa sức như đi bộ, tập aerobic nhẹ nhàng,... có thể kích thích tái tạo mô xương. Đây là cách giúp tăng sức mạnh cơ bắp và duy trì linh hoạt của xương để phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi.3.3. Ngừng hút thuốc và đồ uống chứa cồn Hút thuốc và tiêu thụ nhiều rượu bia có thể tăng nguy cơ loãng xương. Vì thế, dừng những thói quen này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ gãy xương.3.4. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-y-nghia-chi-so-loang-xuong
Tìm hiểu ý nghĩa chỉ số loãng xương
Chỉ số loãng xương là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là người trưởng thành và phụ nữ sau mãn kinh. Nắm bắt được thông 1. Chỉ số loãng xương là bao nhiêu? Hiện nay có 2 dạng chỉ số loãng xương được dùng để đánh giá là T-score và Z-score. Tuy nhiên, chỉ số T-score thường được dùng hơn và cũng là tiêu chuẩn được WHO đưa ra qua hình thức đo mật độ xương bằng DXA. Chỉ số T-score phản ánh mật độ xương như sau:+ T-score ≧ -1 SD: mật độ xương bình thường+ T-score -1 SD - -2.5 SD: bị thiếu xương. + T-score < -2.5 SD : bị loãng xương. + T-score < -2.5 kèm tiền sử hoặc đang bị gãy xương: loãng xương nặng. Để đánh giá loãng xương, ngoài căn cứ về chỉ số loãng xương, bác sĩ còn dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm khác được thực hiện như: xét nghiệm máu xem xét nguy cơ đối với bệnh thận, xét nghiệm hormone đánh giá chức năng tuyến cận giáp hoặc đánh giá mức độ khoáng chất trong cơ thể,... để xác định nguyên nhân loãng xương.2. Ý nghĩa của việc đo chỉ số loãng xương và phương pháp thực hiện 2.1. Ý nghĩa của việc đo chỉ số loãng xương Thực tế cho thấy có nhiều người dù rất ý thức trong chế độ ăn uống để bảo vệ xương khớp nhưng do chưa thực hiện đúng cách nên hiệu quả không được như ý. Đơn giản như bổ sung canxi quá liều gây nguy hại cho sức khỏe hoặc không kèm vitamin D nên khả năng hấp thụ kém sinh ra thiếu canxi,... Đo mật độ xương giúp phát hiện để kịp thời có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả bệnh loãng xương. Chuyên gia xương khớp khuyến nghị, khám tổng quát định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần giúp bảo vệ và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe xương khớp cùng các mối nguy sức khỏe khác. Đặc biệt, người ở độ tuổi 40 - 60 nếu có dấu hiệu đau mỏi, nhức xương, dễ bị chấn thương khi va chạm nhẹ thì cần đi khám xương khớp để kiểm tra chỉ số loãng xương. Mục đích của việc kiểm tra chỉ số loãng xương nhằm phát hiện các vấn đề về xương có thể gặp phải để tìm hướng điều trị tốt nhất. Điều trị sớm là giải pháp để ngăn ngừa gãy xương, điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi. Ngoài ra, đo mật độ xương còn nhằm: dự đoán nguy cơ gãy xương, xác định tỷ lệ mất xương và đánh giá hiệu quả loãng xương.2.2. Phương pháp đo mật độ xương kiểm tra chỉ số loãng xương Có nhiều cách để đo mật độ xương nhưng hiện nay phương pháp phổ biến nhất là:2.2.1. Phương pháp DEXA Đây là quy trình đo mật độ loãng xương sử dụng phương pháp DEXA gồm các bước:+ Người bệnh nằm ngửa trên bàn đệm trong tư thế duỗi thẳng hai chân, hoặc đặt một chân lên trên bục đệm. + Một máy quét đi qua phần cột sống và hông dưới của người bệnh đồng thời có thêm một máy quét khác chạy ngay phía trước cơ thể người bệnh. Hình ảnh thu được từ cả hai máy quét được gửi đến máy tính để xử lý dữ liệu. Toàn bộ quá trình xử lý và cung cấp dữ liệu đo được sẽ được kỹ thuật viên theo dõi qua màn hình máy tính. + Trong quá trình máy tiến hành thao tác đo mật độ loãng xương, người bệnh cần nằm yên, nếu cần, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nín thở. Phương pháp DEXA có thể áp dụng cho các trường hợp cần đo mật độ loãng xương ở những vị trí nhất định như: bàn chân, bàn tay, ngón tay, cẳng tay,... 2.2.2. Phương pháp DXA (sử dụng tia X)Đo mật độ xương bằng phương pháp DXA dùng tia X năng lượng kép để định lượng mất xương và theo dõi hiệu quả loãng xương, thường áp dụng đo ở cổ xương đùi và cột sống. Trường hợp cần thiết cũng có thể đo DXA toàn thân. Phương pháp đo mật độ loãng xương DXA phù hợp với:- Phụ nữ sau tuổi mãn kinh kèm yếu tố nguy cơ mắc bệnh loãng xương như: chỉ số khối cơ thể thấp, tiền sử gia đình loãng xương, hút thuốc lá, dùng một số loại thuốc có thể gây mất xương. - Phụ nữ sau tuổi 65. - Người bị gãy xương có căn nguyên từ loãng xương. - Người đã có chẩn đoán hình ảnh xác định xẹp đốt sống, giảm mật độ xương. - Người có nguy cơ bị loãng xương thứ phát. - Người cần được đánh giá nguy cơ gãy xương.3. Đo mật độ xương có hại không, khi nào cần thực hiện? Các phương pháp kiểm tra chỉ số loãng xương hầu như an toàn trong mọi trường hợp vì chỉ sử dụng liều bức xạ rất thấp. Tuy nhiên, do kỹ thuật này không phù hợp để sử dụng cho thai phụ, vì thế, người đang nghi ngờ mang thai nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình để có hướng xử trí phù hợp. Các trường hợp sau đây được khuyến nghị nên thực hiện đo mật độ loãng xương:- Người ở độ tuổi trên 65. - Phụ nữ sau mãn kinh không bổ sung estrogen. - Người có tiền sử gia đình về bệnh loãng xương. - Người dùng thuốc steroid trong thời gian dài. - Người mắc các bệnh lý về xương khớp, thận, gan, tiểu đường type 1, cường cận giáp hoặc cường giáp. - Phụ nữ đã trải qua thời gian trị liệu hormone thay thế trong 10 năm. - Người thường xuyên uống bia rượu. - Người bị suy giảm tuyến sinh dục nam. Đại đa số mọi người có tâm lý chủ quan trong việc phòng ngừa bệnh lý xương khớp. Điều này kết hợp với chế độ dinh dưỡng không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thường xuyên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lý nhóm này. Vì thế, kiểm tra chỉ số loãng xương là biện pháp giúp chủ động đề phòng các nguy cơ gặp phải, phát hiện để điều trị sớm vấn đề về xương khớp, đảm bảo chất lượng cuộc sống và khả năng vận động như ý muốn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-cau-tao-khop-vai-va-cac-benh-ly-khop-vai-thuong-gap
Tìm hiểu về cấu tạo khớp vai và các bệnh lý khớp vai thường gặp
Khớp vai đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự linh hoạt của toàn bộ vùng khớp phía trên cơ thể. Vậy cấu tạo khớp vai như thế nào? Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về vấn đề này và các bệnh lý khớp vai thường gặp. 1. Cấu tạo khớp vai như thế nào? Khớp vai là sự hợp lại của nhiều bộ phận nên có cấu tạo khá phức tạp. Chính sự liên hợp này giúp cho khớp vai đảm nhận được tốt nhất vai trò điều khiển vùng vai, cánh tay và giúp cho nửa thân trên của cơ thể được ổn định. Cấu tạo khớp vai gồm các phần:1.1. Các xương quanh vai- Xương cánh tay: đây là phần xương lớn của khớp vai, phần đầu tròn như quả bóng nối với phần khớp vai bị lõm vào. - Xương bả vai: kích thước lớn, hình tam giác, dẹt, là phần liên kết xương đòn với các bộ phận trước khớp vai. - Xương đòn: hai bên vai, mỗi bên có một xương đòn tạo nên một kết cấu đối xứng cho khung vai. Xương đòn kéo dài từ xương ức qua xương cánh tay, đảm bảo sự ổn định cho mọi cử động của cánh tay.1.2. Khớp Có 4 khớp nhỏ nằm bên trong khớp vai:- Khớp ổ chảo và cánh tay: đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ cho mọi hoạt động di chuyển của tay như: xoay cánh tay, hạ hoặc nâng cánh tay,... - Khớp giữa xương ức với xương đòn: đây là phần liên kết xương vai với toàn bộ hệ xương của cơ thể. Phần khớp này có vai trò đảm bảo cho các chuyển động ở tay như: đưa tay sang ngang, giơ tay lên cao,... - Khớp giữa lồng ngực với bả vai: hỗ trợ cho các hoạt động của khớp ổ chảo cánh tay. - Khớp giữa xương đòn với xương cùng vai: hỗ trợ đảm bảo các chuyển động của tay qua đầu.1.3. Chóp xoay Trong cấu tạo khớp vai, chóp xoay là phần chứa các gân, sợi cơ bao quanh cánh tay và khớp ổ chảo. Vai trò của khớp này là hỗ trợ sự chuyển động nhịp nhàng của các cử động vai.1.4. Sụn ở khớp vaiĐây là các vành sụn bao bọc xương chính và khớp vai. Nhiệm vụ của lớp sụn này là giảm ma sát giữa xương với các khớp để cho các hoạt động ở cánh tay và vai diễn ra một cách dẻo dai, nhẹ nhàng.1.5. Bao khớp vai Là bộ phận ngăn cách khớp vai với các phần xương của cơ thể, bao khớp vai chứa nhiều dịch khớp, như một tấm đệm để giảm ma sát giữa khớp với xương. Nhờ có bao khớp vai mà các khớp vai được bảo vệ an toàn trước các tác động bên ngoài.1.6. Cơ bắp vai Phần này có khoảng 8 cơ bám chặt lấy xương đòn và xương cánh tay để hỗ trợ khớp vai di chuyển nhanh và mạnh trong phạm vi rộng. Sự liên kết giữa các cơ này tạo thành vỏ bọc bên ngoài bảo vệ và giúp cho các hoạt động của khớp vai được ổn định.2. Các bệnh lý khớp vai thường gặp Khớp vai là một trong các vùng khớp rộng nhất cơ thể và dễ bị tác động, gây nên những tổn thương với một số bệnh lý thường gặp như:2.1. Đau khớp vaiĐau khớp vai là bệnh lý khớp vai phổ biến nhất, chủ yếu do các bệnh lý khác gây ra: chấn thương, viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp,... Người bị đau khớp vai thường trải qua cảm giác đau nhức, khó chịu khi vận động cổ tay và các hoạt động tay, đau nhức ở vùng vai, đau khi nâng vật nặng hay có tác động lực vào vùng vai.2.2. Cứng khớp vai Có thể hiểu cứng khớp vai là giảm khả năng di chuyển của khớp vai khiến cho cánh tay bị kém linh hoạt, vận động khó. Cứng khớp vai thường bắt nguồn từ thoái hóa khớp, viêm khớp, sau khi gặp phải chấn thương ở vai,... Người bị cứng khớp vai sẽ khó di chuyển cổ tay và toàn bộ tay, khó thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.2.3. Chấn thương vùng vai Dạng chấn thương này thường gặp phải ở các vận động viên, người bị ngã từ độ cao nhất định, tai nạn xe,... Khi bị chấn thương ở vai vùng này sẽ sưng đau khiến cho các hoạt động cổ tay và tay trở nên khó khăn, khả năng linh hoạt của khớp cũng bị suy giảm.2.4. Viêm khớp vai Tình trạng viêm khớp vai chủ yếu xảy ra ở khớp bên trong khớp vai. Nguyên nhân khiến khớp vai bị viêm thường là do thoái hóa, nhiễm trùng hoặc chấn thương ở khớp này. Người bị viêm khớp vai sẽ có biểu hiện sưng đau khớp vai, khó di chuyển tay và giảm linh hoạt các khớp ở tay.2.5. Rách chóp xoay Chóp xoay là một bộ phận thuộc cấu tạo khớp vai. Rách chóp xoay được hiểu là tổn thương xảy ra ở chóp xoay, chủ yếu là do chấn thương hoặc suy yếu xương và cơ quanh khớp vai. Ngoài ra, hoạt động quá mức hoặc bị chấn thương cũng có thể làm rách chóp xoay. Những bệnh lý khớp vai trên đây đều ảnh hưởng đến các vận động thường ngày, gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặt khác, tùy theo bệnh lý gặp phải và mức độ của bệnh, cảm giác đau nhức và những hạn chế vận động mà mỗi người bệnh gặp phải sẽ có sự khác nhau. Vì thế, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở khớp vai, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định và có biện pháp điều trị tích cực. Thực hiện chỉ định điều trị từ bác sĩ sẽ giúp cải thiện dần và khôi phục sự linh hoạt của khớp vai, tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phần xương khớp khác của cơ thể và sức khỏe tổng thể.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-cau-tao-xuong-ban-tay-va-cach-xu-tri-voi-chan-thuong-xuong-ban-tay
Tìm hiểu về cấu tạo xương bàn tay và cách xử trí với chấn thương xương bàn tay
Bàn tay là sự kết hợp tinh tế giữa xương, cơ và mô liên kết, tạo nên một hệ thống phức tạp. Cấu tạo xương bàn tay rất đặc biệt, bao gồm các loại xương như xương tránh, xương cổ, xương ngón tay, hình thành nên khung xương chắc chắn, hỗ trợ cho nhiều hoạt động vận động. 1. Giải phẫu cấu tạo xương bàn tayĐặc thù ở bàn tay là có rất nhiều đốt, cụ thể cấu tạo xương bàn tay như sau:1.1. Khớp bàn đốt Khớp này nối từ xương bàn tay đến xương ngón tay. Ở 4 ngón trên bàn tay trái (trừ ngón cái), khớp bàn đốt là khớp lồi cầu vận động theo hướng khép lại của hai mặt phẳng, có thể duỗi, gập hoặc dạng ra. Khi khớp ở góc gấp 70 - 90 độ sẽ có tầm vận động lớn nhất ở ngón út và nhỏ nhất ở ngón trỏ. Ở tư thế duỗi cổ tay góc 20 - 30 độ là lúc khớp bàn đốt gập mạnh nhất và cơ gấp của các ngón sẽ căng ra. Khi cổ tay trong tư thế duỗi ở góc 25 độ thì tầm vận động của khớp bàn đốt sẽ hạn chế khả năng duỗi của ngón tay. Khớp bàn đốt ngón cái là dạng khớp bản lề. Đây là khớp chỉ có khả năng hoạt động và vận động trong một mặt phẳng. 1.2. Khớp gian đốt Trong cấu tạo xương bàn tay, khớp gian đốt chính là khớp giữa các ngón. Tuy nhiên, từng ngón sẽ có 2 khớp gian ngón: khớp gần và khớp xa nối đốt gần, khớp giữa và khớp xa. Do ngón cái chỉ có 2 đốt nên cũng chỉ có 1 khớp gian đốt. Khớp này giúp cho ngón cái thực hiện được thao tác gấp duỗi. Các khớp gian đốt thường không quá duỗi trừ khi có các dây chằng dài khiến cho khớp bị lỏng.2. Chức năng của bàn tay Sự liên kết chặt chẽ của các phần cấu tạo xương bàn tay giúp cho bàn tay đảm nhận tốt các chức năng của mình như:2.1. Cầm nắm vật thể Bàn tay thực hiện nhiệm vụ cầm nắm, thực hiện những động tác đòi hỏi tính phức tạp, tỉ mỉ như: cầm bút, vẽ, nhặt đồ,...2.2. Nhận diện, định danh cá nhân Trên bàn tay của mỗi người đều có dấu vân tay và đường chỉ tay đặc trưng, là dấu hiệu định danh cá nhân, không thể nhầm lẫn với người khác. Các đường chỉ tay giúp tăng cường độ bám của bàn tay khi cầm một vật nào đó. Dấu vân tay là đặc điểm riêng không trùng lặp giữa các cá nhân, chúng được sử dụng để nhận diện và phân biệt từng cá thể người.2.3. Theo dõi tình trạng sức khỏe Màu sắc lòng bàn tay là tín hiệu dự báo tình trạng sức khỏe. Bình thường, lòng bàn tay có sắc hồng, nếu chuyển sang màu nhạt thì có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, bệnh gan mật. Nếu lòng bàn tay có màu đỏ son thì có thể là dấu hiệu của bệnh xơ gan. Trên đầu ngón tay có móng tay, màu sắc và hình dạng của móng tay cũng góp phần dự báo tình trạng sức khỏe. Trong tình trạng bình thường, móng tay có màu hồng, nhưng nếu bị thiếu máu hoặc sắt, móng tay có thể trở nên nhạt màu. Trường hợp bị nhiễm lạnh thì móng tay sẽ chuyển màu tím tái.2.4. Thể hiện đặc trưng sinh học Mỗi bàn tay chịu sự điều khiển của bán cầu não đối lập. Bàn tay phải do bán cầu não trái điều khiển và ngược lại. Vì thế, thuận tay bên nào hơn cũng là đặc điểm riêng biệt mang dấu ấn cá nhân.3. Một số bệnh lý bàn tay thường gặp và cách xử trí3.1. Các bệnh lý xương bàn tay thường gặp Bàn tay là một bộ phận cơ thể nhạy cảm và tham gia thường xuyên vào các hoạt động thường ngày. Đây cũng là lý do khiến cho bàn tay dễ gặp chấn thương. - Gãy xương: gãy xương cổ tay, xương lòng bàn tay hoặc xương ngón tay có thể xảy ra do tai nạn, va chạm hoặc quá trình tập luyện thể thao. - Chấn thương gân và cơ: căng gân, bong gân, đứt gân, rách cơ có thể là kết quả của các hoạt động vặn, xoay cổ tay hoặc tập luyện thể thao quá sức. - Chấn thương khớp: do cấu tạo xương bàn tay có nhiều khớp nhỏ nên những khớp này rất dễ bị chấn thương. Điển hình có thể kể đến như: thoát vị khớp, viêm khớp xuất phát từ nguyên nhân căng thẳng, lạnh hoặc hoạt động quá mức. - Vết thương da: dùng công cụ nhọn không cẩn thận có thể khiến tay bị thương. Nếu không được sơ cứu và chăm sóc cẩn thận, vết thương da có thể bị nhiễm trùng. - Chấn thương do hoạt động thể thao: leo núi, đá bóng, đua xe đạp,... có thể gây nên các chấn thương ở bàn tay như: nứt xương, rách gân, bong gân,... - Bỏng: nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh rất dễ làm bỏng bàn tay.3.2. Cách xử lý chấn thương với xương bàn tay
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/con-chay-toc-dac-diem-co-che-hinh-thanh-phuong-phap-dieu-tri-va-phong-ngua
Con chấy tóc: đặc điểm, cơ chế hình thành, phương pháp điều trị và phòng ngừa
Trẻ trong độ tuổi mầm non và tiểu học thường rất dễ bị chấy. Nếu không loại bỏ, chấy sẽ lây lan và sinh sản rất nhanh, gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về con chấy tóc và cách xử trí khi trẻ gặp phải tình trạng này. 1. Đặc điểm và vòng đời con chấy tóc1.1. Đặc điểm con chấy tóc Chấy là sinh vật sống ký sinh trên đầu con người. Chúng sinh sản bằng cách đẻ trứng găm vào chân tóc; sống và phát triển bằng cách hút máu từ da đầu. Nếu tiếp xúc gần với da đầu người có chấy sẽ bị lây chấy rất nhanh. Chấy trưởng thành kích thước như hạt vừng với 6 chân. Màu sắc của chấy có sự biến đổi từ màu be chuyển sang xám hoặc tối máu khi chúng hút máu người. Do màu của chấy gần tương đồng với màu của tóc nên mắt thường khó phát hiện ra chúng. Trung bình, mỗi ngày, chấy cái có thể đẻ đến 10 trứng hình bầu dục, nhỏ, màu giống màu tóc.1.2. Vòng đời của con chấy tóc Con chấy tóc cái sau khi đẻ sẽ ghim trứng chặt vào tóc bởi một loại chất dính như keo. Chấy thường đẻ trứng ở gần sát với da đầu, ngay gần chân tóc, nhiệt độ từ da đầu chính là điều kiện để trứng nở. Khoảng thời gian tính từ khi trứng đẻ đến khi nở thành con thường cần khoảng 8 - 9 ngày. Sau khi nở, vỏ trứng vẫn dính vào thân tóc rồi di chuyển dần dần ra xa khỏi da đầu nên sẽ tìm thấy chúng ở đoạn tóc xa hơn so với chỗ có trứng sống. Con chấy tóc con mới nở gọi là nhộng, màu sáng, không to hơn so với giai đoạn là trứng. Nhộng phát triển thành chấy trưởng thành trong khoảng 9 - 12 ngày. Đến lúc này, chúng có thể giao phối, đẻ trứng rồi tiếp tục chu kỳ mới. Tuổi thọ trung bình của một con chấy trưởng thành trên đầu người có thể đến 30 ngày.2. Tại sao trẻ nhỏ dễ bị chấy tóc? Trẻ nhỏ dễ bị con chấy tóc là do lây của bạn bè, anh chị em bị nhiễm chấy, qua quá trình ngủ chung. Chấy có khả năng bò rất nhanh nên chỉ cần ngủ gần nhau, ôm nhau hay nằm cùng trên một chiếc gối, chấy sẽ bò từ đầu này qua đầu khác. Khi chấy cái xâm nhập lên da đầu của trẻ, chúng sẽ cứ trú rồi đẻ trứng và cứ thế phát triển. Độ tuổi dễ bị nhiễm con chấy tóc nhất là trẻ nhỏ ở độ tuổi học mầm non, tiểu học. Chấy không hình thành do điều kiện vệ sinh thiếu sạch sẽ. Môi trường tóc dày, bóng, ẩm là điều kiện thuận lợi cho con chấy tóc phát triển, sinh sôi.3. Cách xử trí khi có chấy ở trẻ em Có 2 cách trị con chấy tóc cho trẻ mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà đó là:3.1. Dùng thuốc Hiện trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm trị chấy tóc như: dầu gội đầu, thuốc bôi, kem dưỡng, kem xả,... Mẹ nên lưu ý tìm hiểu kỹ thành phần để chọn đúng sản phẩm an toàn cho con. Nếu sử dụng sản phẩm trị chấy không kê đơn thì mẹ cần tìm hiểu độ tuổi sử dụng phù hợp. Có một số loại dầu gội trị chấy dùng an toàn cho trẻ dưới 2 tháng tuổi nhưng cũng có những loại dầu gội chỉ phù hợp để dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Khi dùng thuốc trị chấy cha mẹ cần nắm rõ cách dùng để sử dụng đúng liều lượng, đúng cách thì mới đạt được hiệu quả diệt chấy. Có một số loại dầu gội trị chấy chứa thành phần là chất bắt lửa nên sau khi gội đầu cho con, mẹ tuyệt đối không được sấy tóc để tránh làm cháy tóc của con. Ngoài ra, tinh dầu cũng là sản phẩm được khuyến nghị không nên dùng để trị con chấy tóc. Hiện tại có rất nhiều loại tinh dầu có thể gây nên phản ứng dị ứng cho da đầu nên tốt nhất cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn.3.2. Bắt và chải chấy Trong trường hợp đã dùng dầu gội hay thuốc mà con chấy tóc vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn thì mẹ cần dùng lược chải để bắt chấy cho con. Đây cũng là phương pháp được rất nhiều mẹ lựa chọn khi lo lắng sử dụng sản phẩm diệt chấy chứa hóa chất không an toàn. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, chải và bắt chấy vẫn được xem là lựa chọn an toàn nhất. Mẹ nên cắt bớt tóc cho con để việc bắt chấy trở nên dễ dàng hơn. 4. Biện pháp phòng tránh chấy ở trẻ emĐể phòng ngừa con chấy tóc quay trở lại, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:- Trước khi trị chấy 2 ngày, hãy đem tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như: quần áo, thú bông, ga trải giường, chăn, gối,... đi giặt để loại bỏ hoàn toàn trứng và con chấy. Tốt nhất nên giặt những đồ dùng này trong nước rất nóng 50 độ C trở lên. Nếu có điều kiện thì sau đó nên cho đồ đã giặt vào trong máy sấy để sấy tối thiểu 20 phút. - Lau dọn nhà cửa sạch sẽ để đảm bảo tiêu diệt chấy ở mọi ngóc ngách mà chúng có thể trú ngụ. - Hút sạch thảm. - Ngâm các vật dụng chăm sóc tóc của trẻ như lược, kẹp tóc, dây buộc tóc, băng đô,... trong nước nóng hoặc vứt bỏ chúng để thay mới. - Mẹ nên dặn con không dùng chung đồ dùng cá nhân với bạn để tránh bị lây chấy. Con chấy tóc lây và sinh trưởng nhanh chóng nên khi trẻ bị chấy thì khả năng lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình cũng rất cao. Vì thế, mọi thành viên trong gia đình cũng cần đảm bảo rằng mình không bị chấy hoặc đã được loại bỏ chấy hoàn toàn. Tốt nhất nên điều trị chấy cùng lúc với tất cả thành viên trong gia đình để ngăn chặn nguy cơ lây chấy. Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trị chấy nêu trên mà trẻ vẫn không hết chấy hay quá trình dùng thuốc trị chấy khiến trẻ gặp tác dụng phụ thì cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị dứt điểm.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chi-phi-phau-thuat-mo-u-nao-het-bao-nhieu-tien-
Chi phí phẫu thuật mổ u não hết bao nhiêu tiền?
U não ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và chức năng của não bộ. Bệnh lý này có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, nhưng chủ yếu ở nhóm độ tuổi dưới 15 và trên 70. Phẫu thuật mổ u não hết bao nhiêu tiền, vì thế, trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. 1. Tổng quan về bệnh u não U não là kết quả của sự phát triển tế bào não bất thường và ngoài tầm kiểm soát của. Khối u có thể xuất phát từ tế bào não, tế bào đệm của hệ thần kinh trung ương, hoặc bộ phận khác sau đó theo máu đến não (u di căn não). U não thường được phân loại thành:- U não nguyên phát Dạng u này tự hình thành và phát triển từ tế bào của hệ thần kinh trung ương và não bộ, một số trường hợp có thể xuất phát từ dây thần kinh dẫn từ não, màng não, tủy sống. - U não thứ phát Khối u não này là kết quả từ sự di căn của tế bào ung thư ở cơ quan khác đến não, là khối u ác tính, chiếm khoảng 50 - 80% tổng số ca u não.2. Một số vấn đề liên quan đến phẫu thuật mổ u não2.1. Mục đích phẫu thuật mổ u não Tuỳ vào mức độ nguy hiểm, tính chất khối u và hiện trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên phẫu thuật hay không. Thông thường, chỉ khi đây là khối u ác tính và bệnh đã ở giai đoạn cuối thì mới có chỉ định phẫu thuật nhằm:- Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u, giảm áp lực nội sọ. - Tăng hiệu quả điều trị xạ trị và hóa trị. - Giảm biến chứng, tăng thêm thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.2.2. Tính chất nguy hiểm của mổ u não Phẫu thuật u não tương đối phức tạp, khó kiểm soát, nguy cơ rủi ro cao, đòi hỏi thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và kinh nghiệm tay nghề lâu năm. Chỉ cần một sự cố nhỏ trong quá trình phẫu thuật cũng dễ tổn thương não bộ vĩnh viễn và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, đây vẫn là lựa chọn duy nhất của bệnh nhân u não giai đoạn cuối. Thực tế vẫn có không ít bệnh nhân được phẫu thuật thành công, tăng thêm thời gian sống.1.3. Một số biến chứng sau phẫu thuật u não Sau phẫu thuật u não có thể xuất hiện tình trạng chảy máu, nhiễm trùng não và một số biến chứng như:- Đau đầu, chóng mặt. - Rối loạn thăng bằng. - Cơ thể suy nhược. - Suy giảm khả năng nuốt, thính giác và thị giác. - Hạn chế trong diễn đạt, trò chuyện. - Tính cách và tâm trạng thay đổi. - Giảm sút trí nhớ. - Co giật. - Tụ dịch máu não. Trong những biến chứng này, có biến chứng sẽ thuyên giảm dần nhưng cũng có biến chứng vĩnh viễn. Người bệnh cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau phẫu thuật nhưng khoảng thời gian này và khả năng hồi phục phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe, thể trạng của từng bệnh nhân.3. Chi phí phẫu thuật mổ u não hết bao nhiêu tiền? Hiện nay, sự tiến bộ không ngừng của y học hiện đại cùng sự nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa đã khiến các ca phẫu thuật u não ngày càng tăng tỷ lệ thành công. Phẫu thuật càng sớm thì càng hạn chế được di chứng có thể gặp phải. Vì thế, người bệnh nên chú ý quan sát các tín hiệu của cơ thể. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để tiến hành các kiểm tra đánh giá đúng tình trạng của mình. Khi đã được chẩn đoán và tư vấn phẫu thuật, người bệnh không nên vì quá băn khoăn đến vấn đề mổ u não hết bao nhiêu tiền mà bỏ qua thời điểm vàng để phẫu thuật. Người bệnh càng được chuẩn bị tốt về tâm lý, yên tâm phối hợp điều trị cùng bác sĩ thì tiên lượng điều trị càng cao.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-cac-chi-so-xet-nghiem-mau-co-ban-va-y-nghia
Tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản và ý nghĩa
Xét nghiệm máu là một danh mục không thể thiếu trong gói khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, bác sĩ còn sử dụng kết quả xét nghiệm máu để chẩn đoán một số bệnh lý, đánh giá hiệu quả của quá trình chữa bệnh. Vậy các chỉ số xét nghiệm máu nào đáng quan tâm, mời bạn tham khảo bài viết để giải đáp thắc mắc trên. 1. Ý nghĩa của xét nghiệm máu Xét nghiệm máu cơ bản thường được các bác sĩ sử dụng trong những lần kiểm tra đầu tiên các chức năng của cơ thể, giúp bác sĩ kiểm tra hàm lượng các thành phần trong máu, bao gồm cả lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,... Kết quả xét nghiệm máu hỗ trợ bác sĩ phần nào trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ của từng người, phát hiện bệnh lý nếu có và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. Xét nghiệm máu được chỉ định trong một số trường hợp, cụ thể như: đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra kháng thể, sàng lọc bệnh ung thư, xác định nguyên nhân gây một số bệnh lý hoặc kiểm tra hiệu quả điều trị. Một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm máu có thể liệt kê như: Khi có dấu hiệu sốt cao, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hay bị chảy máu hoặc bầm tím, bạn nên chủ động đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ chỉ định chúng ta thực hiện xét nghiệm máu, các chỉ số xét nghiệm máu hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán xem bệnh nhân có gặp vấn đề rối loạn máu hay không, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân mắc bệnh về máu cũng được yêu cầu xét nghiệm công thức máu định kỳ để theo dõi diễn biến bệnh, kịp thời phát hiện các biến chứng xấu nếu có. Nếu bạn đang điều trị với thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng tới thành phần máu, số lượng tế bào máu, bác sĩ cũng yêu cầu xét nghiệm công thức máu thường xuyên. Trong trường hợp công thức máu bị ảnh hưởng tiêu cực, bệnh nhân sẽ được điều chỉnh phác đồ an toàn và phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Như vậy, xét nghiệm máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong theo dõi sức khỏe, chẩn đoán bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.2. Điểm qua các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản Khi thực hiện xét nghiệm máu cơ bản, bác sĩ thường quan tâm tới chỉ số đường huyết, chỉ số men gan (ví dụ như: SGPT và SGOT), chỉ số mỡ máu, chỉ số GGT, ure máu, creatinin, acid uric. Ngoài ra, các chỉ số khác chúng ta nên biết là: lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu có trong máu, chỉ số huyết sắc tố, dung tích hồng cầu và tiểu cầu/ 1 đơn vị thể tích máu,…Theo dõi chỉ số đường huyết là điều cần thiết, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường hoặc người có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Ở người khoẻ mạnh, lượng đường trong máu sẽ dao động khoảng 4.1 - 6.1 mmol/l. Nếu đường huyết tăng hoặc giảm bất thường, sức khỏe có thể bị đe dọa. Khi chỉ số đường huyết tăng/giảm ngoài ngưỡng bình thường, chúng ta nên chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Ngoài ra, các bạn cần kiểm tra chuyên sâu để xác định chính xác nguyên nhân làm thay đổi đường huyết, có kế hoạch điều trị phù hợp. Nhắc tới các chỉ số xét nghiệm máu, chúng ta không thể bỏ qua các chỉ số men gan, đặc biệt là SGPT và SGOT. Trung bình, chỉ số men gan sẽ dao động trong khoảng 20 - 40 UI/I. Chỉ số men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan suy giảm, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó thói quen ăn uống là một lý do gây tổn thương gan. Khi chỉ số SGPT và SGOT tăng cao, bệnh nhân nên thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, các món ăn nhanh, rượu bia hoặc nước ngọt…Ngoài các chỉ số men gan như SGPT và SGOT, GGT cũng là chỉ số đáng quan tâm khi xét nghiệm máu. Ở người khoẻ mạnh, chỉ số GGT không vượt quá ngưỡng 53 UI/I, khi lượng GGT tăng cao, các tế bào gan đang bị nhiễm độc. Về lâu về dài, nếu chỉ số GGT không được kiểm soát, bệnh nhân sẽ bị suy gan, sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng. Các chỉ số mỡ máu thường gặp là: Triglyceride, Cholesterol, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol. Ở người khoẻ mạnh, các chỉ số này là bao nhiêu? Đối với người khoẻ mạnh, các chỉ số sẽ dao động như sau: Triglyceride từ 0.4 - 2.3 mmol/l. Cholesterol từ 3.4 - 5.4 mmol/l. HDL-cholesterol dưới 2.9 mmol/l. LDL-cholesterol từ 0.9 - 2.1 mmol/l. Cần lưu ý khi các chỉ số mỡ máu tăng cao, đặc biệt là Cholesterol và LDL-cholesterol. Lúc này chúng ta có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới tim mạch. Thậm chí, nhiều bệnh nhân bị đột quỵ do chỉ số Cholesterol, LDL-cholesterol tăng quá cao. Bác sĩ thường dùng chỉ số ure trong máu để đánh giá chức năng thận, ở người khoẻ mạnh chỉ số này nằm trong khoảng 2.5 - 7.5 mmol/l. Nếu như ure trong máu quá cao, bạn phải đối mặt với một số bệnh lý về thận. Creatinin cũng là một trong các chỉ số xét nghiệm máu dùng để theo dõi chức năng thận. Ở nam và nữ giới, chỉ số này sẽ dao động trong khoảng khác nhau, cụ thể: Chỉ số creatinin ở nữ từ 44 - 99 µmol/l. Chỉ số creatinin ở nam giới 53 0 106 µmol/l. Để phát hiện bệnh Gout và các bệnh lý về thận, bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số Acid Uric. Vậy chỉ số Acid Uric bao nhiêu là bình thường? Ở nữ giới khỏe mạnh, chỉ số Acid Uric dao động từ 150 - 360 µmol/l. Ở nam giới khỏe mạnh, chỉ số Acid Uric dao động từ 180 - 420 µmol/l. Thông thường, chỉ số huyết sắc tố HBG ở nam và nữ giới lần lượt dao động trong khoảng 13,5 - 17,5 g/dl và 12 - 15,5 g/dl. Bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng, người mắc bệnh tim phổi thường có chỉ số HBG tăng cao hơn bình thường. Ngược lại, khi chỉ số huyết sắc tố giảm mạnh, bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu máu hoặc phản ứng tan máu đang xảy ra trong cơ thể. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu là các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản. Lượng hồng cầu trong máu được ký hiệu là RBC. Chỉ số này ở nam giới dao động từ 4.32 - 5.75 T/l, ở nữ giới dao động từ 3.9 - 5.03 T/l Lượng bạch cầu trong máu được ký hiệu là WBC. Trung bình trong cơ thể người khoẻ mạnh có 4300 - 10.800 tế bào/mm3. Lượng tiểu cầu trong máu được ký hiệu là PLT, chỉ số này ở người khoẻ mạnh là 150 - 450 G/l. Khi lượng tiểu cầu tăng cao, mạch máu dễ bị tắc nghẽn và gây tình trạng nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu hoặc đột quỵ,… Dung tích tiểu cầu/1 đơn vị thể tích máu từ 4 - 11 f L Dung tích hồng cầu/1 đơn vị thể tích máu dao động khoảng 37 - 51%3. Địa chỉ y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu chất lượng
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chi-so-alt-bao-nhieu-la-binh-thuong-ai-nen-theo-doi-chi-so-men-gan-
Chỉ số ALT bao nhiêu là bình thường? Ai nên theo dõi chỉ số men gan?
Để kịp thời phát hiện tổn thương gan và các bệnh lý liên quan, chúng ta cần theo dõi sát sao các chỉ số men gan, đặc biệt là ALT. Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm là: chỉ số ALT bao nhiêu là bình thường, đối tượng nào cần theo dõi chỉ số này? 1. Giới thiệu về chỉ số ALTCác enzyme AST, GGT, ALT,… tạo thành một hệ thống và được gọi là men gan. Nhiệm vụ của chúng là thải độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ chuyển hoá một số dinh dưỡng, ví dụ như: protid, lipid hoặc glucid,… Chỉ số men gan tăng cao bất thường là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan suy giảm hoặc cơ quan này đang bị tổn thương. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh sẽ chuyển biến nặng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và không đem lại hiệu quả cao. Chỉ số ALT là một trong những chỉ số men gan quan trọng. Về bản chất ALT là một dạng enzyme xuất hiện chủ yếu ở tế bào gan. Một số ít enzym ALT được tìm thấy ở thận, tim hoặc cơ xương. Khi chỉ số ALT tăng hoặc giảm mạnh, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng, lúc này việc điều trị là vô cùng cần thiết. Để xác định khi nào chỉ số men gan tăng cao hoặc giảm thấp, chúng ta cần nắm được chỉ số ALT bao nhiêu là bình thường.2. Giải đáp: chỉ số ALT bao nhiêu là bình thường? Ở người khoẻ mạnh, chỉ số ALT thường dao động từ 10 - 37 U/L và hầu như không vượt quá ngưỡng 40 U/L. Khi đi xét nghiệm, nếu chỉ số men gan này tăng cao hoặc giảm quá thấp, các bạn cần thực hiện thêm một số kiểm tra chuyên sâu để xác định bệnh lý và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, chức năng gan vẫn ổn định tuy nhiên chỉ số ALT lại tăng hoặc giảm bất thường. Nguyên nhân là do bạn sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm chức năng trước khi đi xét nghiệm, thành phần trong thuốc đã ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Tốt nhất trước khi xét nghiệm chỉ số ALT, chúng ta nên tạm dừng sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng, đặc biệt là nhóm thuốc tâm thần, thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật hoặc các loại thuốc có tác dụng ức chế men chuyển hoá…Hy vọng rằng những thông tin trên đã hỗ trợ bạn giải đáp thắc mắc: chỉ số ALT bao nhiêu là bình thường, từ đó dễ dàng theo dõi chỉ số men gan trong cơ thể, kịp thời phát hiện bất thường.3. Đối tượng nào nên theo dõi chỉ số men gan ALT? Nếu bạn gặp các triệu chứng sau trong một thời gian dài, hãy đi xét nghiệm ALT để phát hiện tổn thương gan: Cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải và suy nhược. Thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa. Xuất hiện dấu hiệu vàng da, vàng mắt. Màu nước tiểu chuyển sang vàng thẫm. Đi đại tiện ra phân có màu nhạt, giống màu đất sét. Hay cảm thấy đau bụng, đặc biệt là khu vực hạ sườn phải. Những dấu hiệu kể trên là dấu hiệu cảnh báo men gan tăng/giảm bất thường, chức năng gan suy giảm. Ngoài ra, một số đối tượng được chỉ định đi xét nghiệm ALT định kỳ là: Người uống nhiều rượu bia. Người thừa cân, béo phì, gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân có tiền sử nhiễm virus gây bệnh viêm gan cấp và mạn tính. Bệnh nhân đái tháo đường hoặc mắc bệnh rối loạn chuyển hoá. Người đang điều trị với thuốc có thể gây tổn thương và suy giảm chức năng gan.4. Chỉ số ALT cao/thấp thường gặp ở bệnh lý nào? Nếu chỉ số men gan ALT tăng cao hoặc giảm thấp bất thường, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lý gì? Trong trường hợp chỉ số ALT tăng không quá 4 lần so với mức bình thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn mắc một trong các bệnh lý sau: viêm gan cấp, xơ gan mức độ nhẹ, gan nhiễm mỡ hoặc có khối u ở gan,… Bệnh nhân phải tiếp tục theo dõi chỉ số men gan, tích điều trị để duy trì chỉ ALT ở mức ổn định, ngăn ngừa bệnh diễn biến phức tạp hơn. Men gan tăng cao khi chỉ số ALT tăng gấp nhiều lần so với bình thường, đây là dấu hiệu cảnh báo tế bào gan bị hoại tử và cần được điều trị kịp thời. Để cải thiện chức năng gan, bệnh nhân cần duy trì điều trị tối thiểu 3 - 6 tháng. Nguy hiểm nhất là khi chỉ số ALT đạt mức 5000 U/L, lúc này bệnh nhân phải trải qua tình trạng suy gan cấp hoặc sốc gan. Nếu không cấp cứu kịp thời, sức khoẻ và tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Chỉ số ALT dưới 10 U/L được đánh giá là thấp, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, ví dụ như các bệnh lý liên quan tới gan hoặc do thói quen sinh hoạt, ăn uống kém lành mạnh. Người mắc bệnh suy tuyến thượng thận hoặc suy giáp thường có chỉ số ALT tương đối thấp. Ngoài ra, bệnh nhân thiếu sắt, hay bị hạ đường huyết hoặc hạ canxi huyết cũng cần chú ý theo dõi chỉ số men gan ALT. Chỉ số ALT có thể giảm mạnh do bạn thường xuyên ăn đồ đóng hộp, thực phẩm quá nhiều chất béo hoặc không cung cấp đủ đạm cho cơ thể,… Về lâu về dài, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các bệnh lý như: xơ gan, suy gan hoặc u mạch máu gan.5. Địa chỉ xét nghiệm ALT uy tín
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-chi-so-gi-va-cach-lua-chon-thuc-pham-co-chi-so-gi-phu-hop
Tìm hiểu về chỉ số GI và cách lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI phù hợp
Để duy trì sức khỏe tốt, ngăn ngừa các bệnh lý, chúng ta nên chủ động theo dõi lượng đường huyết nạp vào cơ thể. Trong ăn uống hàng ngày, các bạn cần nắm được chỉ số GI của từng loại thực phẩm và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bài viết này sẽ gợi ý một số thực phẩm có chỉ số GI phù hợp với cơ thể. 1. Chỉ số GI là gì? Chắc hẳn nhiều bạn chưa từng nghe về chỉ số GI và ý nghĩa của chúng. GI còn được biết đến với tên đầy đủ là Glycaemic Index - chỉ số cho biết tốc độ tăng đường huyết khi chúng ta ăn bất cứ món nào. Chuyên gia dinh dưỡng thường quan tâm tới chỉ số Glycaemic Index để theo dõi tốc độ ảnh hưởng tới đường huyết của các loại thực phẩm, từ đó xác định xem thực phẩm nào có lợi, có hại đối với sức khỏe. Chỉ số GI được phân thành 3 cấp độ, đó là cấp độ thấp, trung bình và cấp độ cao. Cụ thể như sau: Thực phẩm có chỉ số GI < 55 được xếp vào nhóm với chỉ số đường huyết thấp. Thực phẩm có chỉ số GI dao động từ 56 - 99 được xếp vào nhóm với chỉ số đường huyết trung bình. Thực phẩm có chỉ số GI từ 70 trở lên được xếp vào nhóm với chỉ số đường huyết cao. Chúng ta nên ưu tiên bổ sung thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát năng lượng của cơ thể hiệu quả hơn, ngăn ngừa các bệnh lý xảy ra. Thực phẩm với chỉ số đường huyết cao không có lợi đối với sức khỏe. Nếu ăn nhiều nhóm thực phẩm này, các bạn rất khó kiểm soát lượng glucose trong máu và mắc một số căn bệnh nghiêm trọng, làm suy giảm sức khỏe2. Ý nghĩa của việc theo dõi chỉ số GIVậy theo dõi chỉ số GI có ý nghĩa gì? Tất cả chúng ta nên chủ động tìm hiểu về chỉ số Glycaemic Index trong thực phẩm để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, việc tìm hiểu về chỉ số Glycaemic Index lại càng cần thiết. Họ là đối tượng cần kiểm soát sát sao lượng đường trong máu để hạn chế diễn biến xấu của bệnh. Bên cạnh đó, những bạn thừa cân, béo phì cũng được khuyến khích theo dõi chỉ số GI từ các loại thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày. Đó là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát cân nặng cũng như giảm mỡ thừa trong cơ thể. Tốt nhất, những bạn có tiền sử mắc đái tháo đường type 2 nên ăn thực phẩm có chỉ số Glycaemic Index thấp. Nhờ vậy, lượng đường huyết sẽ được duy trì ở mức ổn định, tránh tình trạng đường huyết tăng hoặc giảm đột ngột, hỗ trợ quá trình chuyển hoá lipid diễn ra thuận lợi.3. Kinh nghiệm chọn thực phẩm với chỉ số GI phù hợp Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết cách lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI phù hợp, hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây:Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp chủ yếu là thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt và ngũ cốc nguyên hạt. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, đảm bảo chúng ta không cảm thấy ngán dù ăn thường xuyên. Khi ăn rau xanh, hoa quả ít ngọt, đường huyết sẽ tăng, giảm với tốc độ chậm, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên ăn nhóm thực phẩm này. Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình gồm có: gạo lứt, yến mạch hoặc bột mì… Chúng ta nên sử dụng các loại thực phẩm này với lượng vừa phải để duy trì đường máu ở mức ổn định. Vậy những loại thực phẩm nào có chỉ số GI cao? Thực phẩm chứa quá nhiều đường như khoai tay, bánh quy, bánh mì trắng hoặc đồ uống có gas được xếp vào nhóm thực phẩm với chỉ số đường huyết cao. Chúng là nguyên nhân khiến đường huyết tăng/giảm đột ngột, cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trẻ nhỏ ăn quá nhiều thực phẩm có đường huyết cao thì não bộ sẽ phát triển kém hơn so với bình thường. Bệnh nhân tiểu đường type 2 cần hạn chế ăn nhóm thực phẩm với chỉ số Glycaemic Index cao để ngăn ngừa diễn biến xấu của bệnh.4. Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp bạn nên biết Dưới đây là một số thực phẩm có chỉ số GI thấp và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe: Cam (chỉ số Glycaemic Index là 43): thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ và một số khoáng chất như: canxi, kali, photpho… Đặc biệt cam là thực phẩm hỗ trợ giảm cân cực kỳ tốt. Đào (chỉ số Glycaemic Index là 50): thực phẩm giàu chất xơ, giúp quá trình tiêu hoá diễn ra hiệu quả, hạn chế hấp thu chất béo có hại đối với sức khỏe. Bưởi (chỉ số Glycaemic Index là 25): thực phẩm giàu vitamin C, enzyme với khả năng hấp thu đường tốt, hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Cà chua (chỉ số Glycaemic Index là 30): có tác dụng duy trì đường huyết ở mức ổn định, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nước ép táo (chỉ số Glycaemic Index là 15): thành phần chính là Pectin - loại chất xơ hoà tan có lợi đối với hoạt động của cơ thể Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số thực phẩm như: sữa tươi không đường, đặc biệt là sữa đậu nành không đường, yến mạch, chuối hoặc kiwi…5. Nên đi xét nghiệm chỉ số GI ở đâu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chi-so-alt-bao-nhieu-la-nguy-hiem-va-mot-so-luu-y-khi-di-xet-nghiem
Chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm và một số lưu ý khi đi xét nghiệm
Theo dõi các chỉ số men gan giúp bạn theo dõi được hoạt động của gan, kịp thời phát hiện và điều trị tổn thương gan. Một trong những chỉ số cần lưu ý là ALT, vậy chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm, mức bình thường là bao nhiêu? 1. Chỉ số ALT là gì? Để trả lời câu hỏi: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm, trước tiên chúng ta cần nắm được chỉ số ALT là gì? ALT còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Alanine Aminotransferase, đây là một enzyme xuất hiện chủ yếu tại tế bào gan. Ngoài ra, loại enzyme này cũng được tìm thấy tại một số cơ quan khác, ví dụ như: thận, tim hoặc cơ xương. Bác sĩ có thể dựa vào nồng độ ALT trong máu để đánh giá xem chức năng gan của bệnh nhân có bị tổn thương hay không. Ở người khỏe mạnh, chỉ số ALT trong máu tương đối thấp, nếu chỉ số này tăng cao bất thường, bạn phải đối mặt với nguy cơ tổn thương gan rất cao. Bởi vì khi gan tổn thương, ALT sẽ được giải phóng vào máu khiến nồng độ ALT tăng cao. Lúc này bệnh nhân cần thực hiện thêm các xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu và điều trị theo phác đồ phù hợp.2. Giải đáp thắc mắc: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm? Với người bình thường, nồng độ ALT trong máu thường dao động 7 U/L - 56 U/L. Nồng độ ALT trong máu khác nhau ở nam và nữ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nồng độ ALT tăng cao, ví dụ như: do tác dụng phụ của thuốc, do bệnh nhân bị tổn thương hoặc mắc bệnh lý liên quan tới gan. Nếu nồng độ ALT trong máu tăng dưới 4 lần so với bình thường, bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số ALT tăng nhẹ - trung bình. Tình trạng này xảy ra ở người mắc bệnh gan, đặc biệt là: viêm gan cấp và mạn tính, bệnh nhân xơ gan nhẹ hoặc gan nhiễm mỡ,… Bên cạnh đó, thói quen uống nhiều rượu bia hoặc sự xuất hiện của khối u ở gan cũng là nguyên nhân khiến nồng độ ALT trong máu tăng nhẹ - trung bình. Khi phát hiện nồng độ ALT tăng nhẹ, người bệnh cần tiếp tục theo dõi, trong trường hợp chỉ số này vẫn tăng liên tục, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra. Nếu chỉ số ALT tăng cao trên 200 U/L, chức năng gan đang suy giảm nghiêm trọng và cần được theo dõi, điều trị ngay lập tức. Nguyên nhân khiến nồng độ ALT tăng cao chủ yếu là do tế bào gan đang bị hoại tử. Tình trạng này xảy ra do gan tiếp xúc với hóa chất có hại, do nhiễm virus gan cấp hoặc mãn tính. Nghiêm trọng nhất là khi chỉ số ALT trong máu đạt ngưỡng 5000 Ul/L. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ sốc gan hoặc suy gan cấp, tính mạng bị đe dọa. Trường hợp bệnh nhân có mức ALT quá cao, việc điều trị là bắt buộc. Sau khoảng 3 - 6 tháng kiên trì điều trị theo phác đồ phù hợp, nồng độ ALT sẽ quay về mức ổn định, chức năng gan được phục hồi phần nào. Với những phân tích trên, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm.3. Khi nào bạn nên đi kiểm tra nồng độ ALT trong máu? Gặp những triệu chứng nào bệnh nhân nên đi kiểm tra nồng độ ALT trong máu? Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nếu gặp một trong các triệu chứng dưới đây nên chủ động đi xét nghiệm ALT: Luôn thấy mệt mỏi, có dấu hiệu suy nhược. Hay cảm thấy buồn nôn. Ăn uống không ngon miệng và sụt cân nhanh trong thời gian ngắn. Có biểu hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sẫm bất thường. Thường xuyên đau hạ sườn phải. Cơ thể hay nổi mề đay hoặc mụn nhọt,... Kể cả không gặp các triệu chứng trên, thì xét nghiệm ALT, AST là những xét nghiệm thường quy trong khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt những người nghiện rượu bia, người thừa cân, béo phì và bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan, từng nhiễm virus viêm gan thì cần theo dõi chỉ số này thường xuyên hơn. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm ALT, AST còn được dùng để theo dõi diễn biến của một số bệnh lý về gan, ví dụ như: xơ gan, viêm gan hoặc gan nhiễm mỡ. Từ đó, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.4. Một số lưu ý khi đi xét nghiệm ALTBên cạnh việc tìm hiểu: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm, chúng ta cần nắm được một số lưu ý cơ bản khi đi xét nghiệm để đảm bảo nhận kết quả chính xác nhất. Thông thường, chỉ số ALT có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần của thuốc tâm thần, thuốc lợi tiểu, thuốc có tác dụng ức chế men chuyển hóa,… Do đó, nên tạm ngưng sử dụng các dược phẩm trên trước khi đi xét nghiệm ALT hoặc trao đổi trước với bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu chúng ta tạm dừng sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng hoặc thuốc tiêm để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ALT. Trước khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nhịn ăn trước ít nhất 4 - 6 tiếng và nên ưu tiên thực hiện xét nghiệm trong buổi sáng. Chúng ta nên tuân thủ hướng dẫn nêu trên để buổi kiểm tra diễn ra suôn sẻ nhất.5. Địa chỉ xét nghiệm ALT uy tín
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-huyet-ap-thap-benh-ly-tim-mach-dang-bi-nhieu-nguoi-coi-thuong
Bệnh huyết áp thấp: bệnh lý tim mạch đang bị nhiều người coi thường
Huyết áp là một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng cần theo dõi. Trong đó, không chỉ huyết áp cao mới nguy hiểm mà bệnh huyết áp thấp cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Vậy huyết áp thấp là như thế nào? 1. Bệnh huyết áp thấp là gì? Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp ở dưới mức bình thường 90/60 mm Hg, cụ thể chỉ số tâm thu dưới 90mm Hg và tâm trương dưới 60 mm Hg. Đây là tình trạng áp lực dòng máu được bơm từ tim đi khắp cơ thể thấp hơn bình thường và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác như não, phổi, tim, gan, thận,... do thiếu oxy trong máu.2. Phân loại bệnh huyết áp thấp Bệnh huyết áp thấp được chia thành 2 nhóm chính trong y khoa gồm:Huyết áp thấp sinh lý: do yếu tố gia đình, hoặc sống ở vùng núi cao. Huyết áp bệnh lý: Do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận hoặc suy giảm hoạt động tuyến giáp, do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được. 3. Triệu chứng của huyết áp thấp Cảm giác hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày đột ngột. Chân có cảm giác đứng không vững, bủn rủn và muốn té ngã. Nôn hoặc buồn nôn đi kèm. Thường xuyên mệt mỏi. Thường xuyên đau đầu. Cơ thể mất tập trung và khó tự điều khiển hành động. Dễ bị ngất. Da dẻ tái nhợt, xanh xao. Nhịp tim nhanh, thở nhanh và mạnh. Toàn thân ra mồ hôi lạnh và biển hiện khát nước. Tay chân có dấu hiệu tê bì.4. Những nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp Có nhiều nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp, có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc các thói quen sinh hoạt hàng ngày như:Bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, hở van tim,... khiến chức năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng. Từ đó, lượng máu và lực bơm của tim giảm dẫn đến huyết áp thấp và không đáp ứng được nhu cầu oxy máu của các bộ phận khác trong cơ thể. Trong các loại thuốc đặc trị như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị Parkinson, thuốc chẹn beta và alpha, thuốc chống trầm cảm, thuốc gây tê sử dụng trong phẫu thuật,... thường được cảnh báo tác dụng giảm huyết áp. Đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh lý bằng các loại thuốc có cảnh báo tụt huyết áp nên theo dõi thường xuyên tình trạng cơ thể để xử trí kịp thời. Rối loạn nội tiết cụ thể là tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bệnh huyết áp thấp. Bởi vì hormone của bộ phận này tiết ra giữ vai trò điều hoà nhịp tim, điều hoà huyết áp,... Ngoài ra, tuyến thượng thận có vấn đề cũng có khả năng gây hạ huyết áp do cơ thể bị rối loạn phản ứng căng thẳng. Tình trạng huyết áp thấp thường xuất hiện thường xuyên ở người biếng ăn hoặc chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Người thường xuyên thức khuya hoặc làm việc quá mức không có chế độ nghỉ ngơi phù hợp cũng là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh huyết áp thấp. Cơ thể bị mất cân bằng chất điện giải do thiếu nước, mất nước cũng là nguyên nhân có thể gây giảm huyết áp. Đặc biệt đối với bệnh huyết áp thấp đột ngột thì việc thay đổi tư thế hoặc cảm xúc bất ngờ là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Khi cơ thể thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc nằm sang đứng thì lượng máu bơm từ tim bị thay đổi đột ngột dòng chuyển động dẫn đến bộ phận liên quan chưa thích ứng kịp thời, vì vậy gây hạ huyết áp và dễ bị xây xẩm, chóng mặt. Ngoài ra, nguyên nhân thay đổi cảm xúc bất chợt cũng làm rối loạn huyết áp, thường gặp ở những người thường xuyên căng thẳng hoặc có cú sốc tinh thần. 5. Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không? Không chỉ huyết áp cao mới nguy hiểm đến sức khỏe mà huyết áp thấp cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn cho cơ thể. Huyết áp thấp ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bệnh huyết áp thấp do bệnh lý hay gặp tình trạng hạ huyết áp đột ngột, nếu không được xử trí kịp thời dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.6. Cách xử trí khi huyết áp thấp đột ngột Bước 1: Tạm ngưng tất cả các hoạt động đang làm và tìm điểm tựa trên bàn, ghế, tường,... để dựa cơ thể vào. Bước 2: Nhờ sự hỗ trợ của người xung quanh để dìu người bị hạ huyết áp đột ngột từ từ ngồi và nằm xuống mặt phẳng, sau đó nâng cao phần chân hơn so với đầu để giúp máu lưu thông. Bước 3: Thả lỏng, điều hoà nhịp thở nhẹ nhàng. Bước 4: Uống nước ấm pha loãng với một ít muối.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chi-so-hbsag-la-gi-nhung-van-de-can-luu-y-sau-khi-xet-nghiem-hbsag
Chỉ số HBsAg là gì? Những vấn đề cần lưu ý sau khi xét nghiệm HBsAg
Chỉ số HBs. Ag là gì? Chỉ số này được sử dụng nhằm mục đích gì? Đây là một số thắc mắc thường thấy khi nhắc đến HBs. Ag. 1. Định nghĩa: Chỉ số HBs Ag là gì? HBs Ag (Hepatitis B surface antigen) là một loại kháng nguyên bề mặt của các virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm HBs Ag dương tính thì có nghĩa là trong máu của người bệnh có virus HBV. Trong khi đó, HBs Ag cho ra kết quả âm tính thì người bệnh không bị nhiễm virus HBV. Thông thường, các HBs Ag sẽ xuất hiện ở trong máu của người bệnh sau khoảng 1 - 8 tuần kể từ lúc cơ thể có tiếp xúc với virus HBV. HBs Ag Vậy chỉ số HBs Ag là gì? Đây là một chỉ số kháng nguyên bề mặt của các siêu vi B. Thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ biết được người bệnh có bị nhiễm các virus viêm gan B không. Thực tế, đa số những trường hợp viêm gan B cấp tính đều sẽ cho ra kết quả HBs Ag dương tính. Sau khoảng 1 thời gian biến đổi, các HBs Ag sẽ biến mất và anti-HBs sẽ chấm dứt quá trình lây nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10 - 15% biến chuyển thành mạn tính và có nguy cơ trở thành xơ gan hoặc ung thư gan. 2. Xét nghiệm Hbs Ag có ý nghĩa gì? Như đã nói, xét nghiệm HBs Ag sẽ giúp phát hiện các kháng nguyên trong máu của người bệnh. Đây là một dạng xét nghiệm có tính tầm soát, xác định xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan B không. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm HBs Ag không thể cho biết mức độ nặng nhẹ hoặc khả năng lây nhiễm của virus. Để có kết luận chính xác hơn thì người bệnh cần phải thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác. Trường hợp kết quả cho ra chỉ số HBs Ag dương tính hoặc xuất hiện phản ứng tức là bệnh nhân đang bị nhiễm virus viêm gan B. Lúc này sẽ có 2 trường hợp như sau:Kết quả chỉ số HBs Ag sau 6 tháng là âm tính thì có thể bạn không còn viêm gan B. Xét nghiệm thêm anti HBs sẽ giúp bác sĩ xác định được liệu rằng cơ thể đã có kháng thể xuất hiện chưa. Sau 6 tháng, nếu kết quả chỉ số HBs Ag vẫn là dương tính thì khả năng đã viêm gan B mạn tính. Lúc này, người bệnh cần được điều trị lâu dài nhằm ngăn chặn các tổn thương ở gan và cả nhiều biến chứng nguy hiểm khác. HBs Ag3. Chỉ số HBs Ag như thế nào là bình thường? Sau khi tìm hiểu chỉ số HBs Ag là gì, nhiều người sẽ thắc mắc không biết kết quả bình thường sẽ nằm ở mức nào. Bởi thực tế, khi bạn thực hiện xét nghiệm miễn dịch tự động thì máy thường cho ra kết quả là các con số. Nếu giá trị vượt ngưỡng phản ứng thì có nghĩa là kết quả dương tính. Ngược lại, giá trị thấp hơn so với ngưỡng phản ứng thì là âm tính. Đa số các máy xét nghiệm tự động và những hãng hóa chất hiện đang để giá trị là 1.0 SO hoặc COI làm giá trị ngưỡng. Dựa vào đó, khi kết quả xét nghiệm nhỏ hơn 1.0 SO hoặc COI thì kết quả xét nghiệm là âm tính. Ngược lại, khi giá trị lớn hơn 1.0 SO hoặc COI thì kết quả cho qua là dương tính. Các trường hợp cho ra kết quả chỉ số HBs Ag âm tính tức là người bệnh vẫn chưa bị nhiễm virus viêm gan B hoặc đã nhiễm nhưng đã khỏi. Nếu kết quả HBs Ag âm tính kèm theo kháng thể Hbs Ab âm tính thì bạn nên tiêm vacxin để phòng ngừa viêm gan B, còn nếu đi kèm HBs Ab dương tính thì chúc mừng bạn đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B do bạn đã tiêm vacxin hoặc đã nhiễm trước đó và khỏi hoàn toàn. Các trường hợp chỉ số HBs Ag dương tính thì bệnh nhân cần thực hiện thêm một số loại xét nghiệm khác như: xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm HBe Ag,... Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về cách thức điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của mình. HBs Ag4. Những lưu ý sau khi nhận kết quả xét nghiệm HBs Ag Có khá nhiều trường hợp xét nghiệm cho ra kết quả HBs Ag dương tính nhưng chưa thể khẳng định rằng bệnh nhân đã nhiễm bệnh. Vậy sau khi nhận kết quả xét nghiệm HBs Ag thì bệnh nhân cần làm gì? Nếu bệnh nhân nhận kết quả cho chỉ số HBs Ag dương tính thì khi về nhà, bệnh nhân nên vận động người thân xung quanh, những người cùng chung sống đi kiểm tra xét nghiệm để kiểm tra xem có ai cũng bị nhiễm virus HBV không. Các trường hợp mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B thì em bé khi sinh ra cần được tiêm thuốc trong 12 giờ đồng hồ đầu tiên. Mẹ bỉm lúc này không được cho con ăn sữa mẹ vì các virus có thể lây lan qua trẻ nhỏ thông qua sữa mẹ. Những người thân trong gia đình không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị nhiễm virus viêm gan B. Đồng thời, bệnh nhân cũng không được quan hệ tình dục nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn để tránh lây bệnh cho người khác. Người bệnh nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/14-ngay-dieu-tri-viem-hong-khong-do-nam-thanh-nien-toa-hoa-biet-minh-mac-benh-ly-viem-co-tim
14 ngày điều trị viêm họng không đỡ, nam thanh niên tá hỏa biết mình mắc bệnh lý viêm cơ tim
14 ngày uống thuốc điều trị viêm họng cấp không đỡ, nam bệnh nhân 32 tuổi đi khám bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh lý viêm cơ tim. May mắn phát hiện chính xác nguyên nhân, sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân được ra viện với tình trạng sức khỏe hoàn toàn ổn định. Bất ngờ phát hiện bệnh lý viêm cơ tim sau 2 tuần điều trị viêm họng cấp Anh T. V. M, 33 tuổi, ở Phú Thọ xuất hiện triệu chứng đau họng, ho nhiều và sốt kéo dài 2 tuần nay. Thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường đó, anh M. , quyết định khám tại phòng khám gần nhà, lúc này nhiệt độ cao nhất 38.5 độ C và được chẩn đoán viêm họng cấp. Sau đó, anh được bác sĩ kê đơn điều trị kháng sinh 14 ngày. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng cấp, sau đó 2 tuần uống thuốc điều trị nhưng không đỡ Tuân thủ uống thuốc theo đơn, bệnh nhân có cắt sốt, nhưng lại xuất hiện đau tức ngực trái tăng dần kèm mệt mỏi. Thăm khám các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân không có gì bất thường. Do có tiền sử đi khám vì đau ngực trái, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm, điện tim. Kết quả xét nghiệm có chỉ số tăng men tim Troponin T và CK-MB, tăng CRP-hs, điện tim biến đổi đặc hiệu, theo dõi viêm cơ tim. Kết quả chụp MRI tim có chức năng tâm thu thất trái trong giới hạn bình thường (LVEF 57%); Giảm vận động và sức co thành dưới thất trái và vách liên thất (diện chi phối của động mạch liên thất trước và nhánh PDA động mạch vành phải); Hình ảnh tổn thương dạng phù nề lan tỏa cơ tim, tổn thương tập trung vị trí thành bên thất trái và thành dưới; Tăng thể tích dịch trong lưới gian bào cơ tim (ECV) lan tỏa. Theo dõi viêm cơ tim; Tràn dịch màng ngoài tim số lượng ít. Hình ảnh thải thuốc muộn của viêm màng ngoài tim. Vì vậy, bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm cơ tim. Viêm cơ tim - Bệnh hiếm gặp, gây biến chứng nguy hiểm Viêm cơ tim được định nghĩa là sự phù nề cơ tim không do thiếu máu cục bộ. Bệnh lý viêm cơ tim ban đầu thường có triệu chứng mơ hồ, kín đáo nên người bệnh dễ chủ quan, bỏ qua. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như suy tim, tắc động mạch, rối loạn nhịp tăng (nhất là rối loạn nhịp thất), nghiêm trọng hơn là biến chứng tử vong. Viêm cơ tim do nhiều nguyên nhân gây nên PGS... Trường hợp bệnh nhân M. , trước đó bị viêm họng, nên có mối liên quan nguyên nhân do vi sinh vật. Nhưng trong vi sinh vật, ngoài vi khuẩn gây ra thấp tim, còn ở ca bệnh này không phải thấp tim, nên rất quan tâm nhóm Toxoplasma và nhóm Entervius, vì vậy, về xét nghiệm cần làm panel đa tác nhân và các xét nghiệm, kỹ thuật khác. Vì sao MRI không thể thiếu trong chẩn đoán bất thường bệnh lý tim mạch Hiện nay, việc chẩn đoán xác định viêm cơ tim vẫn là một thách thức do bệnh bao gồm các triệu chứng không đặc hiệu và thiếu dấu ấn sinh học (bio-marker) cụ thể trong xét nghiệm máu. Th S. Khắc phục những hạn chế của phương pháp EMB, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tim mạch (CMR) mang đến giải pháp không xâm lấn nhờ khả năng mô tả đa chiều về đặc tính mô học của nó. Cộng hưởng từ tim không chỉ cung cấp thông tin chẩn đoán phân biệt tình trạng viêm cơ tim mà còn truyền tải thông tin về giai đoạn và tiên lượng bệnh. Theo Hướng chẩn đoán về bệnh viêm cơ tim từ Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) về các bệnh cơ tim và màng ngoài tim, Hướng dẫn của ESC về suy tim cấp và mạn tính, cũng như công bố khoa học liên quan đến bệnh cơ tim giãn cụ thể từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) coi cộng hưởng từ tim là một phương pháp hữu ích bậc nhất ở những bệnh nhân nghi ngờ viêm cơ tim trên lâm sàng. Chụp MRI tim ghi nhận hinh ảnh tràn dịch màng tim trên xung T1- mapping (ảnh trái), tăng tín hiệu màng ngoài tim trên xung LGE (thải thuốc chậm) (ảnh phải)Phân tích vai trò của chụp MRI với bệnh lý viêm cơ tim, Th S. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ có vai trò nhất định, cụ thể: Mức độ, phạm vi tổn thương là gì? Tổn thương phối hợp cơ tim đến đâu? Tiên lượng cho tổn thương có hồi phục của cơ tim hay không. Do vậy, chụp cộng hưởng từ không có giá trị chẩn đoán xác định, nhưng có vai trò đánh giá mức độ tổn thương, phạm vi tổn thương, hình thái/ chức năng và cấu trúc vận động cơ tim. Như vậy trường hợp của bệnh này là cụ thể hóa mức độ viêm cơ tim thế nào để bác sĩ lâm sàng có tiên lượng điều trị. Khi nào có chỉ định chụp MRI tim? GĐ Vĩnh lưu ý trường hợp không có chỉ định chụp MRI là bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp. Có chỉ định chụp MRI cơ tim khi bệnh lý viêm cơ tim đã kiểm soát được chức năng sống của bệnh nhân, được điều trị ổn định. Trường hợp của bệnh nhân T. V. M, 2 tuần có bị viêm họng cấp đã uống thuốc nhưng không khỏi, sau đó, đi khám với dấu hiệu mờ nhạt đau ngực trái. Nhưng nhờ chụp MRI tim, bệnh nhân tóa hỏa với chẩn đoán xác định là viêm cơ tim. Được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân lập tức có chỉ định nhập viện điều trị cấp cứu. Sau 07 ngày điều trị nội trú, bệnh nhân được xuất viện trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn ổn định và may mắn không để lại hậu quả khôn lường nào. Để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời bệnh lý cơ tim, Th S. Tại Việt Nam, do đây là kỹ thuật cao nên được thực hiện chính tại các trung tâm chẩn đoán hình ảnh hàng đầu cả nước như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội...
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ran-nut-xuong-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri
Rạn nứt xương: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Nứt xương gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. 1. Nguyên nhân gây rạn nứt xương là gì? 1.1. Chấn thương do tai nạn Chấn thương do tai nạn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rạn nứt xương. Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc các hoạt động thể thao có thể dẫn đến tình trạng này. Khi có một lực mạnh tác động lên xương có thể làm nứt xương hoặc gãy xương, đặc biệt là ở những vùng có xác suất chịu lực cao như xương đùi, xương cổ chân, xương cổ tay,...1.2. Thiếu canxi, suy dinh dưỡng Sự thiếu hụt canxi và các khoáng chất là một yếu tố quan trọng làm giảm độ cứng của xương từ đó tăng nguy cơ nứt xương. Các vi chất dinh dưỡng này cần thiết cho việc xây dựng và duy trì sức khỏe của xương. Người già, phụ nữ mang thai và người già yếu nếu thường xuyên trong chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối có thể gặp tình trạng này.1.3. Loãng xươngĐây có thể là một nguyên nhân khác gây nứt xương. Loãng xương do thiếu canxi khiến xương trở nên mỏng và yếu nên khi có lực mạnh tác động rất dễ bị rạn nứt. Người lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh thường là nhóm người có nguy cơ cao với bệnh loãng xương.1.4. Quá trình lão hóa Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng làm suy giảm chất lượng xương. Các tế bào xương kém hoạt động hơn, sức mạnh và độ cứng của xương bị giảm xuống. Đây là yếu tố góp phần khiến cho xương dễ bị rạn nứt khi phải chịu lực nào đó tác động vào.1.5. Các tình trạng y tế khác Các tình trạng y tế như viêm khớp, bệnh thận và một số loại ung thư có thể làm suy giảm sức khỏe của xương, tăng khả năng xuất hiện tình trạng rạn nứt xương.2. Dấu hiệu nhận biết xương bị rạn nứt Khi xương bị rạn nứt, tùy thuộc vào vị trí và mức độ nứt xương mà có thể gây nên các triệu chứng như:- Đau nhức: cơn đau có thể xuất hiện ngay sau khi gặp phải tai nạn gây rạn nứt xương hoặc một thời gian sau đó. Đối với những vết nứt nhỏ, cảm giác đau thường nhẹ và dễ bị nhầm lẫn với các vết thương khác. - Khả năng vận động giảm: nứt xương xảy ra ở khớp hoặc khu vực quan trọng trong quá trình vận động thì có thể làm giảm khả năng, phạm vi chuyển động. - Đau khi chạm vào và đau mạnh về đêm: khi chạm vào vùng bị nứt xương thường cảm thấy đau. Cảm giác đau thường trở nên dữ dội hơn vào buổi tối, đặc biệt là khi bệnh nhân nằm ngủ. 3. Điều trị rạn nứt xương như thế nào? 3.1. Phương pháp điều trị rạn nứt xương Có nhiều phương pháp trị rạn nứt xương, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án phù hợp dựa trên mức độ, vị trí rạn nứt. Các phương pháp điều trị có thể được áp dụng gồm:- Dùng thuốc Các loại thuốc thường được dùng để điều trị nứt xương mức độ nhẹ gồm:+ Thuốc giảm đau chứa thành phần paracetamol hoặc ibuprofen để kiểm soát cơn đau và giảm sưng. + Thuốc kháng viêm giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. - Bó bột Trường hợp cần thiết, để ổn định xương và giữ cho xương trong tư thế đúng, đẩy nhanh tốc độ lành, bác sẽ sẽ chỉ định nẹp cố định và bó bột. Nếu bị rạn xương ở cẳng hoặc bàn chân, người bệnh sẽ được hướng dẫn dùng nạng để giảm tạo lực dồn lên khu vực này. - Phẫu thuật Khi rạn nứt xương với mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để điều chỉnh và đảm bảo xương được hồi phục tốt nhất. 3.2. Chăm sóc, phục hồi sau điều trị Sau điều trị, khi đã đủ điều kiện cho phép, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của xương. Các hình thức vật lý trị liệu thường được áp dụng như:- Massage giảm căng thẳng và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giảm sưng và tăng khả năng di chuyển của khớp xung quanh vùng bị tổn thương. - Chườm ấm giúp kiểm soát cơn đau, giảm viêm và kích thích quá trình lành của xương. - Thực hiện các bài tập vận động phù hợp để cải thiện sức mạnh cơ bản, khả năng linh hoạt của xương. Điều này giúp bệnh nhân phục hồi nứt xương nhanh hơn và ngăn chặn nguy cơ suy giảm khả năng vận động sau rạn nứt xương. Ngoài ra, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đặc biệt chú trọng bổ sung vitamin D và canxi trong bữa ăn hàng ngày rất cần để đẩy nhanh tốc độ lành của xương. Trong thời gian điều trị nứt xương, khi nằm, người bệnh cần kê cao vùng bị thương, nhất là trường hợp tổn thương ở chân, mắt cá chân và bàn chân. Người bệnh cũng nên dùng giày bảo hộ để giảm áp lực lên cẳng chân và bàn chân. Quá trình hồi phục sau điều trị rạn nứt xương cần có sự theo dõi, tái khám định kỳ. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra, đánh giá tiến triển của xương và điều chỉnh kế hoạch điều trị khi cần thiết.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-ve-phuong-phap-dieu-tri-loang-xuong-2
Tìm hiểu về phương pháp điều trị loãng xương
Loãng xương là tình trạng không hiếm gặp, có nguy cơ gia tăng theo tuổi tác làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy điều trị loãng xương bằng cách nào, những thông 1. Như thế nào là loãng xương và phân loại loãng xương Loãng xương là tình trạng suy giảm độ cứng chắc của xương xảy ra do rối loạn chuyển hóa. Dựa trên nguyên nhân gây loãng xương có thể phân loãng xương thành 2 loại:1.1. Loãng xương nguyên phátĐây là loại loãng xương xuất phát từ nguyên nhân tuổi tác hoặc phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Loãng xương trong trường hợp này là do lão hóa tạo cốt bào làm mất cân bằng quá trình tạo và hủy xương. Có 2 type loãng xương nguyên phát:- Type 1: do giảm nội tiết tố oestrogen, giảm tiết hormone cận giáp, giảm hoạt động của enzym 25 hydroxylase, tăng thải canxi niệu,... Trường hợp này chủ yếu gặp ở phụ nữ mãn kinh. Lúc này, chất khoáng ở xương xốp bị mất đi nên sinh ra tình trạng lún hoặc gãy đốt sống hoặc xương quay cổ tay. - Type 2: do tuổi tác và mất cân bằng tạo xương, thường gặp ở độ tuổi trên 70. Cơ chế gây loãng xương type 1 là do giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào gây cường cận giáp thứ phát. Trường hợp này, chất khoáng toàn thể ở xương đặc và xương xốp đều bị mất nên dễ bị gãy cổ xương đùi.1.2. Loãng xương thứ phát Dạng loãng xương này thường do dùng một số loại thuốc, mắc một số bệnh mạn tính,...2. Phương pháp điều trị loãng xương là gì? 2.1. Mục tiêu loãng xương Hiện chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn loãng xương. Hầu hết các phương pháp loãng xương hiện nay đều nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa nguy cơ gãy xương do loãng xương. Để đạt được mục đích đó, quá trình điều trị bệnh được thực hiện theo nguyên tắc:- Phục hồi khoáng hóa xương và cấu trúc xương bị loãng. - Tăng khối lượng xương. - Ngăn chặn sự tiếp diễn của hiện tượng mất xương.2.2. Các biện pháp loãng xương Phương pháp loãng xương sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên hiện trạng sức khỏe và mức độ loãng xương ở người bệnh:2.2.1. Điều trị không dùng thuốc- Chế độ dinh dưỡng Người bệnh cần duy trì chế độ ăn giàu canxi và vitamin D để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo và làm tăng tính bền chắc cho xương. Muốn được như vậy, trong thực đơn của người bị loãng xương nên có: sữa, thực phẩm từ sữa, rau lá xanh, hải sản, cá hồi, quả óc chó,... - Sinh hoạt, vận động Các bài tập với mức độ luyện tập vừa phải như: khiêu vũ, dưỡng sinh, chạy bộ, đi bộ,... cũng có thể áp dụng với người bị loãng xương nhưng nên tập trong ngưỡng chịu đựng của xương khớp.2.2.2. Điều trị bằng thuốc Các loại thuốc điều trị loãng xương có tác dụng ức chế quá trình hủy và kích thích quá trình tạo xương. Điển hình có thể kể đến một số thuốc như:- Bisphosphonates Việc sử dụng nhóm thuốc này có thể chống hủy xương nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ chua, đau bụng,... khi dùng đường uống. Nếu dùng đường tiêm tĩnh mạch có thể gây đau cơ, đau đầu, sốt. Thuốc chống chỉ định với người bị suy thận nặng, thai phụ, người đang cho con bú. - DenosumabĐây là thuốc dùng khi người bệnh loãng xương không thể dùng Bisphosphonates. Thuốc được dùng tiêm định kỳ 6 tháng/lần. Trường hợp dừng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ để tránh nguy cơ gãy xương. - Các thuốc tăng tạo xương Thường dùng nhất là: abalo paradise, teriparatide, romosozumab. Thuốc chủ yếu áp dụng với người bị loãng xương nặng và nguy cơ gãy xương rất cao, đã dùng các loại thuốc điều trị loãng xương khác nhưng không có tác dụng. Thuốc tăng tạo xương chủ yếu dùng ở dạng tiêm và hết tác dụng vào thời điểm dừng sử dụng. Vì thế, nếu dừng nhóm thuốc này thì bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc phù hợp để duy trì sự phát triển cho xương.2.2.3. Liệu pháp thay thế estrogen Liệu pháp này thường áp dụng cho phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương. Điều đáng nói là liệu pháp thay thế estrogen làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, tử cung, đột quỵ. Vì thế, bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận giữa hiệu quả và tác hại trước khi đưa ra chỉ định điều trị.2.2.4. Điều trị biến chứng- Điều trị đau: áp dụng công thức điều trị theo bậc thang giảm đau của WHO và Calcitonin. - Gãy xương: bơm xi măng thân đốt sống, đeo nẹp hoặc thay đốt sống nhân tạo, thay khớp,...2.2.5. Điều trị lâu dài Người bị loãng xương thường cần trải qua quá trình điều trị 3 - 5 năm. Sau đó 1 - 2 năm, bác sĩ sẽ khám lại để đo mật độ xương giúp đánh giá tổng thể tình trạng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị kế tiếp. Việc điều trị loãng xương cần thời gian dài. Trong thời gian này, người bệnh nên chủ động theo dõi sức khỏe của mình, nếu có dấu hiệu bất thường cần tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt. Thăm khám xương khớp định kỳ hoặc khi có dấu hiệu suy giảm sức khỏe xương khớp để có kế hoạch điều trị phù hợp được xem giải pháp tốt nhất cho sức khỏe xương của bạn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/thuoc-kit-da-day-va-nhung-luu-y-truoc-khi-su-dung
Thuốc Kit dạ dày và những lưu ý trước khi sử dụng
Những người bị viêm dạ dày có nhiễm HP thường được chỉ định sử dụng kit dạ dày. 1. Thành phần và công dụng của kit dạ dày Kit dạ dày hay thuốc kit là loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori. Thành phần của thuốc gồm 2 thuốc kháng sinh Tinidazol (hoặc Amoxicillin), Clarithromycin và 1 thuốc PPI. Trong đó: Thuốc kháng sinh Tinidazol (hoặc Amoxicillin), Clarithromycin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Thuốc PPI làm giảm tiết axit dịch vị trong dạ dày, thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, người bệnh bớt đau và khó chịu. 2. Hướng dẫn sử dụng kit dạ dày Việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng, nhất là liều dùng và cách dùng là rất quan trọng để đảm bảo kit dạ dày phát huy tối đa công dụng và phòng ngừa các tác dụng phụ. Liều dùng, cách dùng Thuốc Kit thường được chỉ định sử dụng trong 7 - 14 ngày với liều dùng và cách dùng như sau: Kháng sinh Tinidazol: Uống 2 ngày/ lần, mỗi lần 500mg, uống sau ăn. Kháng sinh Amoxicillin: Uống 2 ngày/ lần, mỗi lần 500mg, uống sau ăn. Kháng sinh Clarithromycin: Uống 2 ngày/ lần, mỗi lần 500mg, uống sau ăn. Thuốc PPI: Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên, uống trước ăn khoảng 30 - 60 phút. Lưu ý khi sử dụng Các kit dạ dày có thành phần kháng sinh Clarithromycin liều lượng 250mg/ viên. Hàm lượng kháng sinh này không đủ cho mỗi lần sử dụng nên bạn cần dùng 2 viên cho mỗi lần uống, Nếu không, không những không tiêu diệt được vi khuẩn mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thì bạn nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ. Tùy vào từng loại thuốc mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể và chi tiết về liều dùng, cách dùng, nhất là thời điểm uống (trước hay sau ăn) để mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, không tự ý dừng uống thuốc khi triệu chứng bệnh thuyên giảm hoặc tự ý mua thuốc để dùng thêm khi bệnh tái phát. Đây chính là sai lầm mà nhiều người mắc phải khi sử dụng kit dạ dày khiến bệnh ngày càng trở nặng do tình trạng kháng thuốc. Những đối tượng không nên dùng kit dạ dày Những đối tượng sau nên thận trọng hoặc không sử dụng kit dạ dày: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Trẻ nhỏ. Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Người bị suy gan, suy thận và đang trong giai đoạn điều trị bệnh. 3. Những tác dụng phụ của kit dạ dày Cũng như bất kỳ loại thuốc điều trị nào khác, kit dạ dày có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, nhất là khi bạn không tuân thủ hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ. Đau đầu, chóng mặt, choáng váng. Buồn nôn và nôn. Đau bụng kèm tiêu chảy hoặc táo bón. Nhiệt miệng, viêm nướu, nổi ban ngứa. Đánh trống ngực, bồn chồn, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim. Đau mỏi trong người, cảm thấy các cơ bị yếu và người mềm nhũn. Ho, co giật. Bên cạnh đó, nếu sử dụng kit dạ dày cùng với các loại thuốc dưới đây sẽ gây tương tác thuốc, vừa làm giảm tác dụng điều trị, vừa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe: Thuốc uống chống đông. Thuốc sắt và thuốc bổ sung chất sắt. Ampicillin, Cisapride. Itraconazole. Astemizole. Terfenadine. Theophylline. Hiện nay, tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn HP là rất cao, vì vậy, thuốc Kit dạ dày có thể bị kháng thuốc dẫn đến giảm hoặc mất tác dụng điều trị. Chính vì thế, việc điều trị diệt HP dạ dày cần có sự chẩn đoán, kê đơn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và phòng tránh tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn HP.4. Biện pháp phòng ngừa và cải thiện viêm loét dạ dày Ngoài việc sử dụng kit dạ dày như nói trên, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Ăn uống khoa học, lành mạnh Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ,… và các loại thuốc uống có ga, có cồn. Những thực phẩm và thức uống này không chỉ có hại cho dạ dày mà còn không tốt cho sức khỏe. Thực đơn ăn uống nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, trong khi ăn, bạn nên nhai chậm và nuốt kỹ để thức ăn dễ tiêu hóa, tránh gây áp lực lên dạ dày. Đồng thời, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tuy nhiên, không nên ăn quá gần giờ đi ngủ để tránh tình trạng đầy bụng, ợ hơi và trào ngược. Vận động, tập luyện mỗi ngày Vận động và tập luyện vừa nâng cao sức khỏe toàn diện, vừa hỗ trợ giảm cân. Khi cân nặng được duy trì ở mức lý tưởng thì các vấn đề về sức khỏe sẽ được cải thiện. Do đó, bạn nên dành 30 mỗi ngày để tập luyện. Lưu ý là không nên tập khi bụng đói hoặc tập ngay sau khi ăn để tránh tình trạng đau bụng, ợ hơi, trào ngược,…Tránh căng thẳng, thức khuya Khi bị áp lực, căng thẳng thì axit dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn, khiến bệnh tình càng thêm nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, lạc quan, đặc biệt là ngủ đủ giấc để không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Nếu mệt mỏi, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách xem phim, nghe nhạc, dạo phố,…Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/chup-x-quang-tac-ruot-va-quy-trinh-thuc-hien
Chụp X-quang tắc ruột và quy trình thực hiện
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây thủng ruột và dẫn đến tử vong. Trong các biện pháp chẩn đoán tắc ruột hiện nay thì chụp X-quang được áp dụng nhiều. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật chụp X-quang tắc ruột. 1. Chụp X-quang tắc ruột là gì? Chụp X-quang tắc ruột là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định nguyên nhân và tình trạng tắc ruột. Cụ thể, thông qua kết quả X-quang, bác sĩ sẽ biết được bệnh nhân bị tắc ruột ở tiểu tràng (ruột non) hay đại tràng (ruột già), nguyên nhân gây tắc ruột là gì, biến chứng của tắc ruột ra sao, và các đoạn ruột liên quan có khả năng bảo tồn hay không,…Có nhiều kỹ thuật chụp X-quang tắc ruột khác nhau, tùy vào từng trường hợp và tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có chỉ định phù hợp. Thường thì người bệnh sẽ được chụp X-quang bụng đứng, X-quang ruột non cản quang và X-quang đại tràng cản quang. Nhìn chung, các kỹ thuật chụp X-quang này có độ nhạy khoảng 50 - 60%. 2. Các trường hợp nào cần chụp X-quang tắc ruột? Chụp X-quang tắc ruột được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau. Tắc ruột đơn thuần Tắc ruột đơn thuần bao gồm tắc ruột non đoạn gần, tắc ruột non đoạn giữa và xa, tắc đại trực tràng với các biểu hiện như sau. Tắc ruột non đoạn gần: Người bệnh xuất hiện triệu chứng nôn ói kèm theo đau bụng từng cơn. Càng kéo dài thì người bệnh càng mệt mỏi do tình trạng mất nước và mất điện giải bắt đầu xảy ra. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp khó khăn trung đại tiện. Tắc ruột non đoạn giữa và xa: Trong trường hợp này, người bệnh có cảm giác đau thắt ở vùng quanh rốn. Cứ vài phút thì đau một lần, mỗi lần đau khoảng vài giây. Tuy nhiên, ấn vào bụng thì thấy bụng mềm và không quá đau. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy chướng bụng khó chịu và nôn ói ra chất bẩn. Tắc đại trực tràng: Người bệnh đau cơ thắt vùng dưới rốn kèm chướng bụng, bí trung đại tiện. Ấn vào bụng thì thấy bụng mềm và hơi đau tức, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn và nôn. Tắc ruột thắt nghẹt Dấu hiệu tắc ruột thắt nghẹt rất dễ nhận biết do người bệnh bị đau bụng dữ dội và đau nhiều khi ấn vào bụng. Ngoài ra là nôn ói ra máu và đi đại tiện ra máu. Trong trường hợp này, việc chụp X-quang tắc ruột là rất quan trọng và cần thiết.3. Quy trình chụp X-quang tắc ruột như thế nào? Chụp X-quang tắc ruột khá đơn giản và nhanh chóng, bao gồm các bước cụ thể sau. Thăm khám lâm sàng Giống như các phương pháp chẩn đoán khác, trước khi chụp X-quang tắc ruột thì bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng. Trong đó, việc nắm bắt các dấu hiệu và triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải là rất quan trọng. Nếu nghi ngờ người bệnh bị tắc ruột, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định chụp X-quang. Chụp X-quang tắc ruột Người bệnh được bác sĩ và kỹ thuật viên hướng dẫn thay quần áo cũng như giữ tư thế chụp cho đúng. Nếu chụp X-quang đơn thuần thì thời gian chụp nhanh, chỉ từ 3 - 5 phút. Nếu chụp X-quang cản quang thì người bệnh sẽ được bơm thuốc vào cơ thể trước khi chụp, thời gian này kéo dài khoảng 15 phút. Đợi kết quả chụp X-quang tắc ruột Sau khi ra khỏi phòng chụp X-quang, người bệnh được hướng dẫn ngồi chờ kết quả. Thường thì kết quả sẽ có sau 1 - 2 giờ, khi nhận kết quả, người bệnh được bác sĩ giải thích chi tiết tình trạng. Nếu kết quả không có bất thường, người bệnh sẽ được về, không cần lưu viện hay ở lại theo dõi.4. Các biện pháp điều trị tắc ruột Đặc biệt, phòng khám và phòng điều trị hiện đại, sạch sẽ, tiện nghi sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Quy trình khám khép kín giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, nhất là những người bận rộn, không có nhiều thời gian chờ đợi. Tổng đài viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn đặt lịch trước nhanh chóng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tieu-chuan-chan-doan-viem-tuy-cap-la-gi-
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tụy cấp là gì?
Việc hiểu rõ về các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tụy cấp là cần thiết để đảm bảo một quá trình chữa trị hiệu quả. Những tiêu chí này không chỉ giúp xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà còn định hình con đường điều trị phù hợp nhất. 1. Tổng quan về bệnh Viêm tụy cấp xuất hiện khi tụy (một cơ quan tiêu hóa quan trọng) bị viêm nhiễm đột ngột. Tình trạng này thường bắt nguồn từ sự tắc nghẽn của ống tụy, khiến cho các enzyme tiêu hóa mà tụy tiết ra bị tắc nghẽn và không thể di chuyển đến tá tràng và đổ vào ống tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự tổn thương ở tụy, cản trở quá trình tiêu hóa và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Viêm tụy cấp thường xuất phát từ một số nguyên nhâ. Việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để quyết định hướng điều trị và dự phòng bệnh tiếp theo. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này: Sỏi tụy là một trong những nguyên nhân phổ biến của viêm tụy cấp. Sỏi có thể hình thành trong ống tụy, gây tắc nghẽn lưu thông của enzyme, dẫn đến việc tụy bị viêm nhiễm. Nhiễm trùng cũng là một nguyên nhân phổ biến khi vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào tụy, gây ra sự kích thích và viêm nhiễm. Việc này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các nhiễm trùng trong hệ thống tiêu hóa. Chấn thương vùng bụng hoặc tụy có thể dẫn đến viêm tụy cấp. Những chấn thương này có thể xuất hiện do tai nạn giao thông, va đập mạnh vào vùng bụng, hoặc các sự cố gây tổn thương cho tụy. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, chế biến, và đặc biệt là rượu có thể gây ra viêm tụy cấp. Rượu đặc biệt là một yếu tố rủi ro lớn, vì loại thực phẩm này không chỉ kích thích tụy mà còn tăng cường sự sản xuất enzyme, gây tác động xấu đến cơ quan này. Các tổn thương tụy, các bệnh lý máu, hoặc cả các phẫu thuật trên vùng bụng có thể làm tăng nguy mắc bệnh. Nếu trong gia đình có tiền sử về các vấn đề tụy, nguy cơ mắc viêm tụy cấp có thể tăng cao. Cần hiểu rõ về những nguyên nhân này để đưa ra các biện pháp ngăn chặn và điều trị phù hợp khi bắt gặp triệu chứng của viêm tụy cấp.2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh Viêm tụy cấp thường xuất hiện đột ngột với những dấu hiệu đặc trưng sau đây: Một trong những triệu chứng chính của viêm tụy cấp là cơn đau tập trung ở phía trên và phía trái bụng. Đau xuất hiện một cách đột ngột và có thể lan ra hạ sườn và vùng hông trái. Buồn nôn và nôn mửa thường là triệu chứng phổ biến khi mắc viêm tụy cấp. Bệnh nhân thường không giảm đau sau khi nôn, điều này có thể là dấu hiệu của sự kích thích và viêm nhiễm ở vùng tụy. Sốt có thể xuất hiện, đặc biệt khi có nhiễm trùng đường mật hoặc nếu viêm tụy cấp gặp biến chứng nhiễm trùng. Màu nước tiểu có thể trở nên tối màu hoặc có màu đỏ do sự thay đổi trong hệ thống tiêu hóa. Viêm tụy cấp có thể ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim, đặc biệt trong trường hợp sốc hoặc thiếu hụt nước và chất điện giải. Mệt mỏi, ăn uống kém hoặc không muốn ăn. Những triệu chứng này đều cần được theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tụy cấp Chẩn đoán viêm tụy cấp đòi hỏi sự kết hợp giữa tiền sử bệnh, khai thác lý do, kiểm tra lâm sàng, và các xét nghiệm hỗ trợ. Quá trình này cần được thực hiện nhanh chóng để đảm bảo bệnh nhân nhận được chăm sóc y tế ngay từ khi xuất hiện triệu chứng. Dưới đây là các bước và phương pháp thông thường được sử dụng để chẩn đoán viêm tụy cấp:Lịch sử bệnh Bác sĩ sẽ thăm hỏi chi tiết với bệnh nhân về các triệu chứng, thời gian xuất hiện, mức độ đau, và các yếu tố tăng cường hoặc giảm nhẹ triệu chứng (nếu có). Lịch sử bệnh cũng bao gồm các thông tin về tiền sử gia đình, chế độ ăn uống và sự tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích cho tụy. Kiểm tra lâm sàng Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng để xem xét vùng bụng, đánh giá vị trí và mức độ đau. Đối với viêm tụy cấp, đau thường tập trung ở vùng thượng vị và hạ sườn trái. Xét nghiệm huyết học Xét nghiệm máu là một công cụ quan trọng để đánh giá tình trạng tụy. Đo lường enzyme tụy trong máu như amylase và lipase, 2 loại enzyme này có thể cao đột ngột trong trường hợp viêm tụy cấp. Sự tăng cao của các chất này cung cấp thông tin về tổn thương của tụy. Xét nghiệm hình ảnh Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm và CT scan có thể được sử dụng để xem xét kích thước và trạng thái của tụy. Các biểu hiện như sưng, nhiễm trùng, hoặc sỏi tụy có thể được phát hiện thông qua các phương pháp này. Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện để đánh giá mức độ chất cặn trong nước tiểu, đặc biệt là nếu có màu đỏ hoặc các biểu hiện của chất cặn tụy. Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán nêu trên, viêm tụy cấp được xác định khi có ít nhất 2/3 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tụy cấp sau: Bệnh nhân có triệu chứng đau ở vùng bụng với tính chất đặc trưng của viêm tụy cấp. Mức độ amylase và/hoặc lipase trong máu cao hơn 3 lần so với giới hạn bình thường - đây là một chỉ số quan trọng đối với chẩn đoán viêm tụy cấp. Kết quả của các phương pháp hình ảnh như siêu âm, CT scan, hoặc MRI bụng phải cho thấy các biểu hiện của viêm tụy cấp.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tim-hieu-xet-nghiem-mau-co-phat-hien-tieu-duong-khong-
Tìm hiểu xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?
Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không? Xét nghiệm máu là một phương pháp quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng thể của người bệnh và có thể sử dụng để phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý, trong đó có tiểu đường. 1. Xét nghiệm phát hiện tiểu đường sớm, tránh biến chứng1.1. Bệnh tiểu đường là gì? tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể duy trì mức đường trong máu ở mức bình thường do sự cản trở hoặc không sản xuất đủ insulin - một hormone có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Insulin được sản xuất bởi tuyến tụy và có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết. tiểu đường gồm 3 loại:Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ, đây là dạng tiểu đường do hệ thống miễn dịch phá hủy tuyến tụy. Tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở người lớn, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong trường hợp này, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách và dần dần không sản xuất đủ insulin. Tiểu đường loại 2 thường liên quan đến lối sống không lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống không cân đối, thiếu vận động và tăng cân. Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi cơ thể người phụ nữ mang thai không thể tạo ra đủ insulin để đáp ứng nhu cầu tăng về insulin trong cơ thể mang thai. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đường như: Yếu tố di truyền, tăng cân và béo phì, lão hóa… 1.2. Vai trò xét nghiệm phát hiện tiểu đường sớm Nếu tiểu đường được phát hiện sớm, người bệnh có thể bắt đầu quá trình điều trị và quản lý tình trạng sức khỏe của họ ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh tiểu đường làm gia tăng nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh… Phát hiện sớm giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro của những biến chứng này. Người mắc tiểu đường phát hiện bệnh sớm sẽ chủ động thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh để có thể giúp kiểm soát tiểu đường. Việc phát hiện sớm bệnh có thể giúp bệnh nhân và gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và chuẩn bị tâm lý cho quá trình điều trị. Đối với phụ nữ mang thai, phát hiện tiểu đường sớm giúp quản lý tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng trong thai kỳ. Cuối cùng, phát hiện sớm bệnh tiểu đường tiết kiệm được chi phí điều trị biến chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe ổn định hơn.2. Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không? Vậy “Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không? ”. Thực tế, xét nghiệm máu thường được chỉ định để chẩn đoán, phát hiện bệnh tiểu đường. Trong đó, các chỉ số đường huyết và Hb A1c là những yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng tiểu đường. Cụ thể: Chỉ số đường huyết lúc đói là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tiểu đường. Nếu đường huyết bất kỳ (không cần nhịn ăn) lớn hơn hoặc bằng 11.1 mmol/l, đây là một dấu hiệu rõ rệt của bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết sau khi thực hiện nghiệm pháp lớn hơn hoặc bằng 10 mmol/l, cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Chỉ số Hb A1c được sử dụng để đo lường mức đường huyết trung bình trong máu trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng trước đó. Nếu chỉ số Hb A1c lớn hơn hoặc bằng 6.5%, điều này có thể chỉ ra sự tăng cao của đường huyết trong thời gian dài và là một dấu hiệu tiểu đường. Dựa trên kết quả xét nghiệm bác sĩ đưa ra chẩn đoán về tình trạng tiểu đường và đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh. Việc kiểm tra định kỳ đường huyết đóng vai trò quan trọng để theo dõi và quản lý tình trạng tiểu đường một cách hiệu quả.3. Phát hiện tiểu đường bằng cách nào khác? Ngoài xét nghiệm máu, có một số phương pháp khác mà bác sĩ có thể chỉ định để phát hiện bệnh tiểu đường. Cụ thể:Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra mức độ đường trong nước tiểu giúp đánh giá mức độ đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra, đo albumin trong nước tiểu nhằm kiểm tra mức độ protein (albumin) trong nước tiểu để đánh giá tình trạng thận. Xét nghiệm đường huyết tự theo dõi: Những người có tiểu đường thường được yêu cầu tự đo đường huyết tại nhà sử dụng máy đo đường huyết. Xét nghiệm đường huyết không dung nạp (Oral Glucose Tolerance Test - OGTT): Bệnh nhân sẽ uống một lượng glucose được đo lường và sau đó, mẫu máu sẽ được lấy sau một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này có thể đánh giá khả năng cơ thể xử lý glucose và phát hiện các vấn đề về insulin. Xét nghiệm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa có liên quan như: rối loạn mỡ máu, gout, bệnh lý tuyến giáp,... Xét nghiệm C-peptide là một trong những phương pháp được chỉ định để đánh giá chức năng của tuyến tụy trong quá trình sản xuất insulin. C-peptide là một phần của phân tử insulin, được tạo ra cùng lúc với insulin trong quá trình tổng hợp. Đo lường C-peptide có thể cung cấp thông tin về khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Đối với những người mắc tiểu đường, xét nghiệm C-peptide có thể giúp xác định liệu họ mắc tiểu đường loại 1 (do thiếu insulin) hay tiểu đường loại 2 (do không đủ sử dụng insulin). Đồng thời, xét nghiệm C-peptide có giá trị trong việc đánh giá tình trạng đề kháng insulin của bệnh nhân. Từ đó đưa ra những quyết định quan trọng về điều trị bệnh tiểu đường.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/em-be-bi-nghet-mui-tho-kho-khe-bo-me-can-lam-gi-
Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ cần làm gì?
Nghẹt mũi thở khò khè khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc nhiều. Vậy khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ cần làm gì? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết này. 1. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè cảnh báo tình trạng sức khỏe gì? 1.1. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè - dấu hiệu của viêm VA Trẻ thường bị sốt cao có thể lên trên 39 độ C. Bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, ban đầu có thể chỉ ở một bên mũi nhưng sau đó lan sang cả hai bên. Việc ngạt mũi làm cho trẻ phải thở bằng miệng gây ra tình trạng thở khò khè. Môi thường khô và nứt nẻ do việc thở miệng liên tục. Bệnh nhi có thể xuất hiện tình trạng ho, kèm theo đau rát ở họng. Dịch viêm từ mũi chảy xuống họng có thể gây viêm nhiễm ở họng dẫn đến tình trạng viêm họng.1.2. Viêm mũi xoang khiến em bé bị nghẹt mũi thở khò khè Viêm mũi xoang là tình trạng nhiễm trùng của các túi khí xoang xung quanh mũi, thường do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Viêm mũi xoang ở trẻ em có thể làm cho mũi của bé bị nghẹt và thở khò khè. 1.3. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè có thể bị hen suyễn Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè có thể cảnh báo bệnh hen suyễn. Các triệu chứng chính của hen suyễn bao gồm cảm giác khó chịu trong ngực, ho khan, thở khò khè… Trong các cơn hen, bệnh nhi có thể gặp khó khăn trong việc thở, sưng mô cơ và mặt. Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn bao gồm: Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị,... mắc bệnh hen suyễn tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ. Môi trường: Tiếp xúc với có các tác nhân kích thích như khói bụi, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá,... sẽ gây kích thích và gây ra cơn hen suyễn. Nhiễm trùng đường hô hấp: Một số trường hợp hen suyễn có thể xuất phát từ việc trẻ trải qua một đợt viêm đường hô hấp cấp.1.4. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè dấu hiệu của bệnh viêm phổi Bố mẹ không nên chủ quan khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè,... là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhi viêm phổi. Bên cạnh đó, do tổn thương của nhu mô phổi, trẻ có thể phải thở nhanh hơn để cố gắng đưa đủ lượng không khí vào phổi. Viêm phổi thường là kết quả của quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như hóa chất và khói thuốc lá cũng có thể tăng nguy cơ mắc viêm phổi.1.5. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè do viêm phế quản - tiểu phế quản Viêm phế quản là bệnh lý ảnh hưởng đến các ống dẫn khí từ cổ họng đến phổi (phế quản), trong khi tiểu phế quản là các nhánh nhỏ hơn của phế quản, nằm sâu trong phổi. Bệnh lý này thường xuất hiện khi có tình trạng viêm nhiễm cấp tính là do tác động của vi khuẩn hoặc virus. Do tiểu phế quản không có sụn và có kích thước nhỏ nên khi bị viêm nhiễm có thể dẫn đến sưng nề gây nên tắc nghẽn đường thở. viêm phế quản - tiểu phế quản sẽ có các dấu hiệu: nghẹt mũi, thở khò khè, thậm chí là suy hô hấp. Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản - tiểu phế quản bao gồm: Nhiễm trùng: Vi khuẩn và virus thường là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm. Các tác nhân kích thích: Hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất có thể tăng nguy cơ phát bệnh. Yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm, khói bụi gây viêm phế quản - tiểu phế quản.2. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ cần làm gì? 2.1. Em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ khắc phục tại nhà Khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng này cho trẻ. Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý vừa an toàn vừa hiệu quả. Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch dịch nhầy và chất bám trong mũi, giúp cải thiện nghẹt mũi, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi khoảng 2-3 lần/ngày. Để giảm bớt triệu chứng khó thở, thở khò khè cho trẻ, bố mẹ có thể kê cao gối. Cách này giúp làm giảm áp lực lên đường hô hấp và giảm nguy cơ nghẹt mũi. Tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với những nơi đông người, đặc biệt là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như trong mùa dịch. Đảm bảo trẻ có chế độ dinh dưỡng cân đối và uống đủ nước để hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Xông hơi là phương pháp tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, đặc biệt là trong trường hợp trẻ nhỏ bị viêm thanh quản. Hơi ấm và ẩm từ xông hơi làm lỏng và làm mềm chất nhầy bên trong mũi, giảm nguy cơ nghẹt mũi. Tuy nhiên, bố mẹ không nên xông hơi cho trẻ quá lâu, chỉ tối đa 10-15 phút. Lưu ý các trường hợp hen phế quản hoặc viêm phổi không được tự ý xông hơi cho trẻ mà cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ để duy trì độ ẩm trong không khí.2.2. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi em bé bị nghẹt mũi thở khò khè
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nhung-dau-hieu-nhan-biet-tre-mac-tay-chan-mieng-cha-me-can-biet
Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng cha mẹ cần biết
Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát thành dịch, đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết oi bức, nắng nóng. Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng giúp ba mẹ phát hiện sớm từ đó kịp thời chữa trị cho con để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 1. Thông tin tổng quan về bệnh tay chân miệng ở trẻ Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng thì bạn cần biết một số thông tin cơ bản về căn bệnh này. Tay chân miệng là căn bệnh có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ em do virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Tuy nhiên, trẻ từ 1 - 5 tuổi là nhóm mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao. Đây là nhóm tuổi có sức đề kháng yếu với các tác nhân gây bệnh do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, dưới 5 tuổi là thời điểm bé đi nhà trẻ, đây là môi trường lý tưởng để mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh. Mặc dù tay chân miệng có thể khỏi sau một khoảng thời gian phát bệnh nhưng với trẻ em thì cần phải cẩn thận vì khả năng biến chứng nguy hiểm gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe. 2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà tay chân miệng ở trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng mà ba mẹ nên biết. Giai đoạn ủ bệnh Tùy từng trường hợp mà thời gian ủ bệnh tay chân miệng có thể dao động từ 3 - 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, hầu hết các ca bệnh đều có triệu chứng mơ hồ, khó nhận biết. Một số trường hợp, virus không gây ra triệu chứng nào ở thời kỳ ủ bệnh. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan hoặc nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Một số biểu hiện tay chân miệng ở trẻ có thể xuất hiện thời kỳ ủ bệnh là: Bé xuất hiện những cơn sốt nhẹ, thoáng qua và nhanh khỏi. Nước bọt tiết nhiều hơn bình thường, đau họng. Trẻ bỏ bú, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy. Sưng hạch ở cổ hoặc hàm dưới. Giai đoạn khởi phát Giai đoạn khởi phát thường diễn ra từ 1 - 2 ngày, da bé xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc phỏng nước, tập trung chủ yếu ở các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh miệng. Các nốt ban dần có hiện tượng lở loét, gây đau nhức khiến trẻ quấy khóc, chán ăn. Giai đoạn toàn phát Giai đoạn toàn phát là thời điểm những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng rõ ràng nhất, kéo dài từ 3 - 10 ngày. Ba mẹ cần cho con đi khám ngay nếu trẻ có những biểu hiện: Miệng, quanh má, nướu, lưới,… bị lở loét, đau nhức nhiều. Buồn nôn, nôn, đau mỗi khi nhai, nuốt thức ăn. Ban đỏ dạng phỏng nước nổi toàn thân. Trẻ quấy khóc nhiều, sốt cao liên tục và không hạ dù đã thử nhiều cách, thường xuyên bị giật mình. Xuất hiện các dấu hiệu biến chứng thần kinh, hô hấp, tim mạch như co giật, nôn ói, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, khó thở, sử dụng thuốc hạ sốt không có tác dụng,… 3. Điều trị và phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ Nhiều trường hợp trẻ bị tay chân miệng có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày, tuy nhiên, khi thấy con xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, ba mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để được tư vấn biện pháp khắc phục và chăm sóc tốt nhất. Điều trị tay chân miệng ở trẻ Hiện nay, tay chân miệng là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị triệu chứng để giúp bé cảm thấy dễ chịu đồng thời ngăn ngừa bệnh biến chứng nặng. Những trường hợp bé bị sốt sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ sốt. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với người khác và khuyến khích con uống nhiều nước lọc. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dạng lỏng, giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế độ cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ, chua, mặn,… Không cho trẻ đi trường học trong thời gian điều trị bệnh, sử dụng các vật dụng riêng biệt nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh. Vệ sinh thân thể thường xuyên, tránh chà xát mạnh ở những vị trí mụn nước, lở loét gây tổn thương khiến bé đau nhiều hơn. Có thể sử dụng nước lá trầu không, chè xanh hòa vào nước ( không chà xát trực tiếp) để vệ sinh thân thể cho bé hoặc bôi thuốc sát khuẩn ở những vị trí mụn nước, lở loét. Tuy nhiên, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Phòng bệnh Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng, vì vậy, theo khuyến cáo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, ba mẹ cần chủ động ngăn ngừa bệnh cho con bằng cách: Tắm vệ sinh cho bé mỗi ngày, dạy con rửa tay đúng cách bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, ra ngoài và trước khi ăn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên cho trẻ, kiểm tra định kỳ để phát hiện bất thường, giảm nguy cơ mắc bệnh. Dạy bé hạn chế cho tay lên miệng, mắt, mũi hay những vị trí gần miệng, cắt móng tay cho trẻ thường xuyên. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ. Thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh kỹ lưỡng các dụng cụ ăn uống hàng ngày của trẻ. Hạn chế cho con tiếp xúc với những đứa trẻ khác có dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loại rau, quả, trái cây tươi. Nếu trẻ không thích ăn rau, hãy thay đổi cách chế biến để giúp con ăn được nhiều hơn. Khuyến khích con uống nhiều nước, tăng cường vận động thể chất mỗi ngày.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ba-bau-bi-tieu-chay-nen-an-gi-va-loi-khuyen-tu-chuyen-gia
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và lời khuyên từ chuyên gia
Tiêu chảy khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết bên dưới. 1. Tại sao bà bầu bị tiêu chảy? Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì, chúng ta cùng điểm qua các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai. Rối loạn nội tiết tố, cụ thể là nồng độ hormone Progesterone tăng cao, kích thích nhu động ruột hoạt động. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu vùng bụng, buồn nôn, nôn kèm tiêu chảy. Rối loạn tiêu hóa do thói quen, sở thích và chế độ ăn uống của mẹ bầu thay đổi. Chẳng hạn, mẹ bầu thèm chua, thèm ngọt nên ăn nhiều các loại thực phẩm này, dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy,… Mẹ bầu bổ sung nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng,… khiến hệ tiêu hóa bị “quá tải”, cơ thể không hấp thụ hết dưỡng chất và dẫn đến hệ quả là đi ngoài. Mẹ bầu bất dung nạp thực phẩm, chẳng hạn như phản ứng với lactose trong sữa nên khi uống sữa để bồi bổ cơ thể thì bị đau bụng, nôn ói và đi phân lỏng. Một số mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh (dành cho mẹ bầu) và bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc. Mẹ bầu mắc bệnh lý về đường ruột như viêm ruột cấp tính, viêm loét tá tràng, trực tràng,… Không chỉ bị tiêu chảy, mẹ bầu còn bị mệt mỏi, suy nhược và đau nhức toàn thân.2. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Bà bầu có thể kiểm soát và khắc phục tình trạng tiêu chảy bằng một số loại thực phẩm. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Cơm trắng Có thể nói đây là món ăn quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Và thật bất ngờ, cơm trắng có thể khắc phục tình trạng đi ngoài ở mẹ bầu cực kỳ hiệu quả. Theo đó, hàm lượng carbohydrate (carb) có trong cơm trắng chứa 1 hoặc 2 loại đường fructose và galactose. Đây đều là những loại đường mà cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ. Ngoài ra, lượng tinh bột dồi dào trong cơm trắng còn có tác dụng hút bớt phần nước trong phân, giúp kết cấu phân trở nên khô cứng hơn, cải thiện được tình trạng đi phân lỏng, đi ngoài ra nước. Bánh mì hoặc bánh quy Ngoài cơm trắng thì bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì nữa? Câu trả lời chính là bánh mì hoặc bánh quy. Bởi giống như cơm trắng, lượng tinh bột trong bánh mì sẽ giúp phân được khô cứng, khắc phục tình trạng tiêu chảy. Còn bánh quy thì chứa ít muối nên làm chậm/ giảm tình trạng mất nước của cơ thể, phòng tránh mất cân bằng điện giải do tiêu chảy. Khoai lang hoặc khoai tây Khi bị táo bón, mẹ bầu thường được khuyên ăn khoai lang để nhuận tràng. Và khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cũng hoàn toàn có thể bổ sung khoai lang vào chế độ ăn. Bởi khoai lang, khoai tây hay các loại khoai, củ nói chung chứa nhiều enzyme và các vitamin A, B, C, kali,… tốt cho hệ tiêu hóa. Lưu ý là khi tiêu chảy thì mẹ bầu chỉ nên chế biến khoai bằng cách hấp, luộc; tránh chiên hay xào nhiều gia vị, dầu mỡ. Táo Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi? Táo chính là “ứng cử viên sáng giá”. Thành phần pectin có trong quả táo khi phân hủy trong cơ thể sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ, có tác dụng ngăn chặn các chất có hại gây kích thích đường ruột. Không dừng lại đó, quá trình phân hủy pectin còn tạo ra lượng lớn prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Uống nước dừa Ngoài các loại thực phẩm nói trên thì mẹ bầu bị tiêu chảy rất nên uống nước dừa. Nước dừa giàu điện giải và khoáng chất nên giúp mẹ bầu phòng tránh mất nước, lấy lại cân bằng điện giải, giảm suy nhược, mệt mỏi. Bên cạnh đó, hàm lượng axit lauric trong nước dừa sẽ chuyển hóa thành monolauric giúp bảo vệ hệ tiêu hóa tối ưu. Nhưng có một lưu ý hết sức quan trọng là mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) không nên uống nước dừa. 3. Một số lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy Ngoài thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì thì nhiều người còn không biết khi mang thai mà bị tiêu chảy, mẹ bầu cần lưu ý những gì. Uống đủ nước, có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc oresol để bù nước, phòng ngừa mất nước do tiêu chảy. Giảm lượng sữa hoặc tạm thời ngưng bổ sung sữa và tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn sản phẩm phù hợp hơn. Thay sữa bằng các loại sữa chua, sữa chua uống để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Có thể cân nhắc sử dụng một số loại thảo dược như cam thảo, gừng để tốt cho hệ tiêu hóa. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc trị tiêu chảy, kể cả thuốc không kê đơn để phòng tránh các tác dụng phụ và biến chứng, rủi ro không mong muốn. Xem xét lại các thuốc đang sử dụng, nếu cẩn thận và cần thiết thì đến gặp bác sĩ để được bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh, thậm chí là ngưng sử dụng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/5-meo-chua-dau-da-day-cho-ba-bau-duoc-nhieu-nguoi-ap-dung
5 mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu được nhiều người áp dụng
Bà bầu bị đau dạ dày là tình trạng khá phổ biến, thế nhưng, không phải ai cũng biết chữa trị làm sao để vừa an toàn, vừa hiệu quả. 1. Tại sao bà bầu bị đau dạ dày? Để áp dụng mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu phù hợp và đúng cách thì chúng ta phải biết được nguyên nhân tại sao mẹ bầu dễ bị đau dạ dày. Mẹ bầu - đặc biệt trong 3 tháng đầu thường bị “ốm nghén” với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… Điều này khiến dạ dày luôn trong tình trạng kích thích, co thắt và tăng tiết dịch vị axit, dẫn đến đau dạ dày. Nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi, cụ thể là nồng độ hormone progesterone tăng lên. Đây chính là hormone giúp nuôi dưỡng thai nhi nhưng lại tăng áp lực ổ bụng và giảm nhu động ruột, dẫn đến các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa. Tử cung của mẹ bầu giãn nở để tạo sự thoải mái và rộng rãi cho thai nhi. Nhưng khi tử cung giãn nở thì “vô tình” tạo áp lực lên ổ bụng, khiến dạ dày và ống hậu môn luôn trong tình trạng bị kích thích. Mẹ bầu bị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác như chán ăn, mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống không khoa học,…2. Top 5 mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu Dưới đây là 5 mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu đơn giản mà an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo. Uống trà hoa cúc Trà hoa cúc mang đến nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe. Mẹ bầu bị đau dạ dày, thường xuyên ợ nóng, ợ chua,… có thể uống trà hoa cúc để làm thuyên giảm các triệu chứng do trong trà hoa cúc có hoạt chất chống viêm, đồng thời, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Uống nước gừng ấmĐây cũng là mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu được nhiều người áp dụng. Lý do là bởi hoạt chất Oleoresin và Tecpen trong gừng có tác dụng giảm viêm, làm dịu vết viêm loét niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, gừng còn giúp tăng cường lưu thông máu huyết và giảm cảm giác buồn nôn do “ốm nghén”. Bạn chỉ cần cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt gừng thành từng lát hoặc sợi mỏng, sau đó ngâm trong nước sôi khoảng 15 phút rồi uống là được. Uống nghệ và mật ong Sự kết hợp của “bộ đôi” nghệ và mật ong có thể giúp mẹ bầu khắc phục được những cơn đau dạ dày dai dẳng. Theo đó, bạn pha 2 muỗng tinh bột nghệ, 1 muỗng 1 mật ong với 150ml nước ấm rồi uống 2 lần/ ngày, nên uống trước khi ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất. Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng chế độ dinh dưỡng Không chỉ với mẹ bầu mà tất cả những ai mắc bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa cũng cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng và phòng tránh biến chứng. Theo đó, mẹ bầu bị đau dạ dày cần chú ý các vấn đề sau trong chế độ ăn hàng ngày. Tránh xa các loại thực phẩm có thể làm kích thích dạ dày, tăng tiết dịch vị axit dẫn đến đau bụng, trào ngược, buồn nôn, ợ chua,… như đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn/ ga, cà phê, thuốc lá,… Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ, vừa giảm đau dạ dày, vừa phòng tránh táo bón - tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu. Ưu tiên các loại thức ăn được nấu chín mềm và loãng như cháo, súp, canh,… Ngoài ra, có một số thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày như đậu bắp, nha đam, trứng, sữa,… mẹ bầu nên bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Không ăn quá nhiều và quá no trong mỗi bữa ăn, thay vào đó là chia nhỏ bữa ăn trong ngày, có thể ăn thành 4 - 5 bữa mỗi ngày. Khi ăn nên nhai chậm nuốt kỹ để thức ăn dễ tiêu hóa. Sau khi ăn, nên đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm ngay sau khi ăn. Giảm đau dạ dày cho mẹ bầu bằng thói quen sinh hoạt Cùng với chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng giúp mẹ bầu tránh được các cơn đau dạ dày ám ảnh. Tránh xa các áp lực, căng thẳng vì càng stress, lo âu thì nguy cơ khởi phát cơn đau dạ dày càng cao và mức độ đau càng nghiêm trọng. Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Đặc biệt, mẹ bầu nên vận động, tập luyện nhẹ nhàng bằng cách ngồi thiền, yoga, đi bộ,… mỗi ngày. Tái khám theo lịch trình và hướng dẫn của bác sĩ để vừa kiểm soát bệnh, vừa giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá được sự phát triển của thai nhi trong bụng. Đặc biệt, mẹ bầu không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ với sức khỏe mẹ bầu nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến dị tật, quái thai,… Chỉ sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày nói riêng và các loại thuốc nói chung khi có chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt từ bác sĩ. Nếu đã áp dụng các mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu nói trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm. bạn nên đi khám để được điều trị. Không nên để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi trong bụng.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/luu-y-gi-khi-tay-te-bao-chet-cho-da-nhay-cam-
Lưu ý gì khi tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm?
Da nhạy cảm rất dễ bị dị ứng và kích ứng nên việc chăm sóc da nói chung và tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm nói riêng cần hết sức lưu ý. Vậy đó là những lưu ý nào? Tham khảo nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời. 1. Có nên tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm? Mục đích của việc tẩy tế bào chết là loại bỏ triệt để những tế bào da già cỗi, khô ráp, sần sùi; phòng ngừa bít tắc lỗ chân lông khiến dầu nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ gây viêm da, nổi mụn, nhiễm trùng, lão hóa. Ngoài ra, tẩy tế bào chết còn giúp các dưỡng chất trong sản phẩm chăm sóc da được thẩm thấu sâu vào bên trong, giúp da trắng sáng, mềm mại và mịn màng. Do đó, việc tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm hay bất kỳ loại da nào khác cũng đều rất cần thiết. Nhưng đối với da nhạy cảm thì bạn cần thực hiện cẩn thận hơn bởi da dễ bị ngứa rát và căng tức nếu như bạn tẩy tế bào chết không đúng cách hoặc sử dụng sản phẩm làm sạch da không phù hợp.2. Lưu ý quan trọng khi tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm Không giống các loại da khác, da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng. Chính vì vậy, khi thực hiện tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm, bạn cần nắm vững các lưu ý quan trọng sau. Luôn thử sản phẩm trước khi dùng Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy tế bào chết nào cho da nhạy cảm, bạn phải luôn thử trước bằng cách thoa lên cổ tay hoặc phía sau tai rồi để im trong 24 giờ. Sau khoảng thời gian này, nếu không có hiện tượng nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy, thì bạn mới yên tâm sử dụng cho da mặt. Ngược lại, nếu có tình trạng dị ứng thì tuyệt nhiên ngừng sử dụng. Ưu tiên sản phẩm tự nhiên, lành tính Sản phẩm tẩy tế bào chết nói riêng và mỹ phẩm chăm sóc da nhạy cảm nói chung thường có chiết xuất từ các thành phần nguyên liệu tự nhiên. Chúng giúp hạn chế tối đa tình trạng dị ứng và kích ứng trên da nên bạn an tâm khi sử dụng. Ngược lại, các sản phẩm mà trong thành phần chứa cồn, hương liệu và hóa chất sẽ khiến da nhạy cảm càng thêm yếu. Dưỡng ẩm cho da nhạy cảm sau khi tẩy tế bào chết Một nguyên tắc khác khi tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm mà bạn không thể bỏ qua chính là dưỡng ẩm. Việc dưỡng ẩm sẽ được thực hiện ngay sau khi tẩy da chết, giúp da được cấp ẩm kịp thời để luôn mịn màng, mềm mại và đàn hồi tốt. Các sản phẩm dưỡng ẩm bạn có thể sử dụng là nước hoa hồng, toner, serum hoặc kem dưỡng ẩm có thành phần phù hợp. Tần suất thực hiện hợp lýĐối với làn da thường, bạn có thể thực hiện tẩy tế bào chết 2 - 3 lần/ tuần. Tuy nhiên, với làn da nhạy cảm thì bạn cần giảm số lần, khoảng 1 - 2 lần/ tuần là được. Trường hợp da quá nhạy cảm, dễ dị ứng, sưng viêm thì bạn chỉ cần thực hiện 2 lần/ tháng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 3. Các phương pháp tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm an toàn, hiệu quả Dưới đây là một số phương pháp tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm từ các nguyên liệu tự nhiên để bạn tham khảo. Kết hợp dầu dừa và bã cà phê Bã cà phê hay dầu dừa đều rất lành tính và an toàn với da nhạy cảm. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này sẽ giúp lớp da cũ được tẩy sạch, đồng thời, cấp ẩm và giảm đau rát cho da sau khi tẩy hiệu quả. tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm bằng dầu dừa và bã cà phê như sau: Trộn 2 thành phần nguyên liệu theo tỷ lệ 1:1 thành hỗn hợp sền sệt. Rửa tay và rửa mặt sạch sẽ, sau đó thoa lớp mặt nạ đều lên trên da mặt. Vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 2 - 3 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch. Kết hợp đường và chuối Nếu chuối chứa nhiều vitamin có lợi cho da nhạy cảm thì đường có tác dụng massage da mặt, vừa tạo cảm giác dễ chịu, vừa giúp các vitamin trong chuối được thẩm thấu sâu vào da mặt. Cách tẩy da chết cho làn da nhạy cảm bằng đường và chuối như sau: Nghiền mịn ½ quả chuối chín rồi trộn đều với 1 thìa cà phê đường. Rửa tay và mặt rồi thoa hỗn hợp này lên, vừa thoa vừa massage trong 3 phút. Rửa mặt lại với nước, bạn sẽ cảm thấy làn da được sạch sẽ và mịn màng rõ rệt. Kết hợp muối và dầu ô liuĐây là mặt nạ tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm và da mụn cực kỳ hiệu quả. Bởi muối có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và trị mụn, còn dầu ô liu thì cấp ẩm, giúp da được mềm mại, mịn màng. Nhưng lưu ý là nên sử dụng lượng muối vừa đủ với da mặt để tránh gây rát và khó chịu. Trộn muối với ô liu thành hỗn hợp sền sệt. Nên chọn loại muối tinh, hạt nhỏ. Rửa tay và mặt rồi thoa hỗn hợp lên mặt và để im trong 3 phút. Rửa mặt lại với nước sạch. Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm bằng bột ngũ cốc
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/vay-nen-da-mat-dau-hieu-nhan-biet-va-phuong-phap-dieu-tri
Vảy nến da mặt: dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
Vảy nến trên da mặt ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc tìm kiếm phương pháp điều trị tích cực bệnh vảy nến da mặt được nhiều người quan tâm để giúp bệnh tình thuyên giảm, lấy lại sự tự tin trong cuộc sống. 1. Triệu chứng của vảy nến da mặt Vảy nến là bệnh da liễu không quá xa lạ với chúng ta. Khi mắc bệnh này, vùng da tổn thương sẽ nổi sần, đỏ và bị bong tróc thành từng vảy. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Vảy nến thường xuất hiện nhiều ở khuỷu tay, đầu gối, đầu và lưng. Nhiều trường hợp còn có vảy nến da mặt, nhất là ở vùng chân tóc, lông mày, mí mắt, mũi, môi trên, tai,… cụ thể như sau: Vảy nến ở vùng chân tóc và trán gây ngứa ngứa ngáy, khi gãi thì vảy nến bong tróc ra trông giống như gàu trên tóc. Vảy nến ở vùng lông mày và mí mắt thường khô cứng, vùng da khóe mắt có màu đỏ, hơi cứng và khô khiến mắt bị kích thích, khó chịu và giảm thị lực. Vảy nến ở mũi và môi trên có màu trắng xám. Đôi khi vảy nến còn xuất hiện ở bên trong mũi và vùng trên lợi. Vảy nến tích tụ ở tai, vành tai với các mảng màu trắng xám. Nếu tích tụ dày đặc thì lớp vảy nến này có thể gây bít ống tai và giảm thính giác. 2. Điều trị vảy nến da mặt như thế nào? Vảy nến da mặt gây nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày nên việc tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp và tích cực là rất quan trọng và cần thiết. Điều trị vảy nến da mặt bằng thuốc Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị vảy nến trên da mặt, bao gồm: Corticosteroid mức thấp: Đây là thuốc kê đơn được sử dụng với tần suất vài tuần một lần. Thuốc có tác dụng giảm đỏ và sưng cho vùng da mặt bị vảy nến, nhưng nếu dùng nhiều hơn có thể khiến da mặt bị tổn thương (rạn da, vỡ mạch máu gây bầm tím). Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic): Thuốc chuyên dùng để điều trị các bệnh da liễu như bệnh chàm, bệnh vảy nến. Nhưng cũng giống như Corticosteroid mức thấp, thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để phòng tránh các tác dụng phụ. Thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa): Nếu vảy nến trên mặt kèm sưng viêm thì có thể thoa thuốc này để thuyên giảm triệu chứng. Lúc mới thoa, bạn có thể cảm thấy da mặt hơi bị châm chích như có mũi kim chạm vào. Retinoids: Có tác dụng giảm viêm, đồng thời, loại bỏ triệt để vảy nến bong tróc ra trên da mặt. Tuy nhiên, với làn da nhạy cảm thì Retinoids có thể gây kích ứng. Vitamin D tổng hợp: Được điều chế dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ, bạn có thể bôi vào vùng da mặt bị vảy nến để ức chế sự phát triển của tế bào da, ngăn chặn nổi sần, đóng vảy. Vitamin D mang lại hiệu quả cao với làn da nhạy cảm. Điều trị vảy nến da mặt bằng liệu pháp quang Liệu pháp quang hay liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị vảy nến da mặt hiện đại. Người ta sẽ sử dụng tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo để ức chế, làm chậm quá trình phát triển của tế bào da. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp tia cực tím với các loại thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị. Điều trị vảy nến da mặt theo từng khu vực Tùy vào từng khu vực xuất hiện vảy nến mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cao nhất. Vảy nến trên mí mắt: Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Corticosteroid hoặc các dạng thuốc mỡ. Ngoài ra, nếu có hiện tượng nhiễm trùng thì có thể dùng thêm kháng sinh. Vì dùng da này mỏng manh, nhạy cảm và dễ tổn thương nên việc thoa thuốc cần hết sức thận trọng, nếu dính vào mắt có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Vảy nến ở vùng tai: Giống như mắt, ở vùng tai, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc Corticosteroid kèm theo kem bôi. Trong một số trường hợp sẽ dùng thêm thuốc nhỏ tai nếu cần thiết. Khu vực miệng và mũi: Nếu bị vảy nến ở vùng này thì bạn sẽ dùng Corticosteroid mức độ thấp kết hợp với các loại kem và thuốc mỡ cho khu vực ẩm ướt. Trường hợp mũi và miệng đau rát thì nên vệ sinh thường xuyên bằng nước muối sinh lý. 3. Chăm sóc da mặt khi bị vảy nến Ngoài tuân thủ liệu pháp điều trị của bác sĩ, bạn cũng có thể tự chăm sóc vùng da mặt bị vảy nến theo các hướng dẫn sau. Không chạm tay hay có bất kỳ tác động nào lên vùng da mặt bị vảy nến để tránh nguy cơ ngứa ngáy, nhiễm trùng. Sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da, phòng tránh hiện tượng da khô cứng, nứt nẻ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Nếu cảm thấy da mặt bị ngứa ngáy, châm chích, bạn có thể rửa mặt với nước để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên rửa quá thường xuyên. Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc,… Liệu pháp này giúp bạn cảm thấy thư thái, tích cực hơn, nhờ đó mà triệu chứng của bệnh cũng được thuyên giảm. Tránh các tác nhân có thể làm khởi phát bệnh và khiến bệnh thêm nghiêm trọng, chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, thực phẩm gây dị ứng,…
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/xet-nghiem-amh-khi-nao-va-y-nghia-cua-ket-qua-xet-nghiem-nay
Xét nghiệm AMH khi nào và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm này
Nếu một người phụ nữ gặp phải những vấn đề bất thường ở buồng trứng thì sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng khó mang thai hay thậm chí là vô sinh. Xét nghiệm AMH có vai trò giúp đánh giá khả năng sinh sản ở nữ giới, đặc biệt là những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều. 1. Khái niệm của xét nghiệm AMHAMH (Anti - mullerian Hormone) là một loại hormone do các tế bào hạt ở nang noãn của buồng trứng tiết ra. Số lượng AMH sẽ tiết lộ tình trạng hay số lượng noãn hiện có trong buồng trứng của nữ giới tại thời điểm đo được. Hay nói cách khác là chỉ số AMH sẽ giúp phản ánh dự trữ buồng trứng. Đối với người phụ nữ thì dự trữ buồng trứng càng ngày càng suy giảm theo thời gian và tuổi tác. Sau tuổi 30 thì dự dữ buồng trứng , có tốc độ giảm 1 cách nhanh chóng. Khả năng sinh sản của người phụ nữ sẽ càng được đánh giá cao nếu dự trữ buồng trứng càng tốt. Vì vậy, xét nghiệm AMH có tác dụng đánh giá và xác định chức năng sinh sản ở buồng trứng. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với những trường hợp nữ giới bị suy buồng trứng từ sớm. Bởi vì hàm lượng AMH được duy trì ổn định nên không khó để đánh giá, đo lường và có thể thực hiện xét nghiệm tại bất kỳ thời điểm nào. Do đó, xét nghiệm AMH thường được ưu tiên lựa chọn hơn so với xét nghiệm FSH.2. Cách đọc kết quả xét nghiệm AMH2.1. Chỉ số AMH bình thường Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, hàm lượng AMH gần như được giữ nguyên và nó chỉ giảm theo độ tuổi của người phụ nữ. Ngoài ra, nồng độ hormone này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thể trạng (béo hay gầy), chủng tộc, uống rượu, hút thuốc lá, hóa xạ trị, dùng thuốc tránh thai hay phẫu thuật liên quan tới buồng trứng. Ở những trường hợp có sức khỏe bình thường trong độ tuổi dưới 35, chỉ số AMH bình thường là khi đạt trong ngưỡng 2.0 - 6.8 ng/m L. 2.2. Chỉ số AMH thấp Một người được cho là có chỉ số AMH thấp là khi nồng độ của hormone này dưới mức 1,2ng/m L, tức là khả năng dự trữ buồng trứng thấp. Tuy nhiên họ vẫn có thể mang thai, chỉ là cơ hội thấp hơn người bình thường. Nếu AMH ở dưới 1 ng/ml thì phần lớn những trường hợp này đều gặp nhiều khó khăn khi mang thai. Bởi vì họ có ít trứng, chất lượng trứng suy giảm nên tỷ lệ con thai rất ít. Khi đó để gia tăng cơ hội mang thai, người bệnh sẽ cần tuân theo một phác đồ điều trị riêng biệt đó là sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF.2.2. Chỉ số AMH ở phụ nữ buồng trứng đa nangĐối với những người bị buồng trứng đa nang, hàm lượng AMH sẽ cao hơn mức bình thường do có nhiều nang noãn nên gây rối loạn rụng trứng, khó thụ thai.3. Nên thực hiện xét nghiệm AMH khi nào? Xét nghiệm AMH được các chuyên gia đánh giá là có độ chính xác cao. Mặc dù y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp tối ưu giúp phục hồi nồng độ AMH nhưng vẫn có phác đồ giúp cải thiện tình trạng này. Theo đó, xét nghiệm AMH nên được tiến hành trong những trường hợp sau:Bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn. Người phụ nữ bị buồng trứng đa nang. Bệnh nhân ung thư buồng trứng. Nữ giới suy buồng trứng sớm. Vô kinh, ít kinh, rối loạn kinh nguyệt. Cần theo dõi trong quá trình vô sinh. Có nguy cơ bị mãn kinh.4. Vai trò của xét nghiệm AMH4.1. Đánh giá chất lượng buồng trứng Lão hóa buồng trứng sẽ xảy ra khi cả số lượng và chất lượng của noãn đều suy giảm khi tuổi tác tăng lên. Tuy rằng người phụ nữ thường bị mãn kinh trong độ tuổi 50 nhưng cũng có những trường hợp phụ nữ bị mãn kinh sớm hơn ngưỡng tuổi này. Xét nghiệm AMH có tác dụng kiểm tra và đánh giá số noãn còn lại có trong buồng trứng. Dựa trên kết quả xét nghiệm sẽ tiên lượng được mức độ lão hóa của cơ quan này.4.2. Chẩn đoán tuổi mãn kinh Những phụ nữ bị suy buồng trứng hay bị mãn kinh sớm thì hàm lượng AMH cũng sẽ bị giảm sớm. Do đó, khi tiên lượng được tuổi mãn kinh nhờ xét nghiệm AMH sẽ chủ động được trong việc điều trị thay thế hormone, giảm thiểu ảnh hưởng của các vấn đề mãn kinh và loãng xương sớm ở phụ nữ.4.3. Chẩn đoán khả năng sinh sản ở nữ giới Như đã đề cập trước đó, nồng độ AMH phản ánh số lượng nang trứng và thay đổi theo chiều hướng giảm xuống theo độ tuổi. Khi thực hiện xét nghiệm AMH định kỳ, bác sĩ có thể dựa theo kết quả của các lần xét nghiệm để đánh giá người phụ nữ có khả năng mang thai hay không và lựa chọn thời điểm, phương pháp mang thai thích hợp cho người phụ nữ đó.4.4. Đánh giá nguy cơ tổn thương buồng trứng sau phẫu thuật hay điều trị ung thư
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/giay-xet-nghiem-sot-xuat-huyet-gom-nhung-muc-gi-
Giấy xét nghiệm sốt xuất huyết gồm những mục gì?
Giấy xét nghiệm máu sốt xuất huyết là một tài liệu quan trọng có chứa những thông tin về các danh mục cần làm trong xét nghiệm sốt xuất huyết. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ mới có thể chẩn đoán, tiên lượng và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho bệnh nhân. 1. Vai trò của giấy xét nghiệm máu sốt xuất huyết Giấy xét nghiệm máu sốt xuất huyết chính là những tài liệu hay nói cách khác là hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, giúp lưu giữ các kết quả xét nghiệm mà người bệnh đã thực hiện khi chẩn đoán sốt xuất huyết. Cụ thể giấy xét nghiệm máu sốt xuất huyết có vai trò:Kiểm tra tình trạng nhiễm sốt xuất huyết: kết quả được ghi trong giấy xét nghiệm sẽ giúp xác định xem bệnh nhân có đang bị nhiễm virus Dengue hay không và phân loại được type virus gây bệnh, tình trạng của bệnh nhân. Xây dựng phác đồ điều trị: chẩn đoán bệnh ngay từ sớm là một bước quan trọng để đảm bảo việc điều trị thu được kết quả tốt. Thông qua giấy xét nghiệm, bác sĩ không những xác định được chủng virus Dengue mà còn có thể lựa chọn được loại thuốc và phương án điều trị tối ưu nhất nhằm kiểm soát diễn tiến của bệnh. Kiểm soát, phòng ngừa sự lây lan của sốt xuất huyết: khi bệnh được phát hiện từ sớm thì bệnh nhân sẽ phải thực hiện ngay các biện pháp cách ly, điều trị nhằm phòng tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan cho người khác. 2. Liệt kê các danh mục xét nghiệm trong giấy xét nghiệm máu sốt xuất huyết Sau đây là một số danh mục trong giấy xét nghiệm máu sốt xuất huyết:Danh mục xét nghiệm nhanh NS1 Ag: đây là loại giấy giúp xác định nhanh chóng tình trạng nhiễm virus sốt xuất huyết. Kết quả dương tính trong giấy xét nghiệm nhanh thể hiện bệnh nhân đó đã bị nhiễm virus Dengue. Tuy nhiên nó chỉ có giá trị chẩn đoán xem bệnh nhân đó có đang bị sốt xuất huyết không ở giai đoạn đầu, không giúp kiểm tra được mức độ nghiêm trọng khi nhiễm bệnh. Xét nghiệm Ig G: Ig G là một loại kháng thể được hệ miễn dịch sản xuất ra để chống lại các virus gây bệnh. Nếu một người đã từng bị sốt xuất huyết, kết quả xét nghiệm sẽ hiện dương tính, thể hiện rằng trong cơ thể đã có sẵn kháng thể Ig G. Xét nghiệm Ig M: Ig M cũng là một loại kháng thể khác được cơ thể sản xuất ra. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì chứng tỏ bệnh nhân đang bị nhiễm sốt xuất huyết. Bên cạnh các danh mục trong giấy xét nghiệm nêu trên, người bệnh cần phải thực hiện thêm những xét nghiệm khác (tổng phân tích máu, CRP, chức năng gan, chức năng thận, ... ) để có kết luận chính xác về nguy cơ mắc sốt xuất huyết.3. Cách đọc các chỉ số trong xét nghiệm máu sốt xuất huyết Giấy sốt xuất huyết bao gồm các chỉ số quan trọng sau:Số lượng tiểu cầu: sốt xuất huyết có thể khiến số lượng tiểu cầu của bệnh nhân bị suy giảm. Do đó, việc đo lường hàm lượng tiểu cầu sẽ giúp theo dõi được tình trạng bệnh và xây dựng kế hoạch điều trị. Công thức máu: chỉ số công thức máu giúp đo lường tỷ lệ các thành phần chứa trong máu, bao gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và những thành phần liên quan khác. Tình trạng cô đặc máu như huyết cầu tố,... Những xét nghiệm khác: bên cạnh các chỉ số nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại xét nghiệm khác nếu cần thiết và kết quả đều sẽ được hiển thị trên giấy xét nghiệm máu sốt xuất huyết. Ví dụ như đo đường huyết, đo nồng độ CRP đánh giá có nhiễm khuẩn, đánh giá chức năng của gan, thận,... Trên đây là các chỉ số cơ bản khi sốt xuất huyết. Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác để theo dõi và điều trị.4. Làm xét nghiệm sốt xuất huyết khi nào? Dưới đây là những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết: Có các triệu chứng nghi ngờ mắc sốt xuất huyết: đau đầu, sốt cao đột ngột, mệt mỏi, đau mắt, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, xuất hiện các nốt phát ban hoặc bầm tím trên ra, chảy máu,... Có yếu tố dịch tễ: sinh sống hoặc làm việc ở những vùng đang có dịch sốt xuất huyết hoành hành. Thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Bởi vì virus Dengue có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua nốt muỗi đốt, tiếp xúc trực tiếp với dịch hoặc máu từ cơ thể người bệnh. Bệnh nhân đã từng bị sốt xuất huyết, cần phải xét nghiệm lại để kiểm tra xem cơ thể đã khỏi hoàn toàn hay chưa.5. Biện pháp chăm sóc sau khi dương tính với virus Dengue Nếu bị chẩn đoán mắc sốt xuất huyết thì người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc, điều trị như sau:Làm giảm triệu chứng: nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường uống nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để kiểm soát các triệu chứng như đau đầu, sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi,... Phòng sốt: dùng các loại thuốc chống sốt không kê đơn, ví dụ như paracetamol nhằm hạn chế các biến chứng do sốt cao gây ra.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cham-kinh-nhung-xet-nghiem-mau-khong-co-thai-la-do-nguyen-nhan-gi-
Chậm kinh nhưng xét nghiệm máu không có thai là do nguyên nhân gì?
Chậm kinh nhưng xét nghiệm máu không có thai là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Đây đồng thời là sự lo lắng của nhiều người phụ nữ vì hoang mang không biết nguyên nhân vì sao dẫn tới hiện tượng này. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí, mời chị em phụ nữ cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây. 1. Nguyên nhân khiến chậm kinh nhưng xét nghiệm máu không có thai Chậm kinh là khi sau 4 - 6 tuần kể từ ngày có kinh gần nhất không có sự xuất hiện của kinh nguyệt. Và trễ kinh được coi là một trong những dấu hiệu điển hình của việc mang thai. Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù bị chậm kinh nhưng khi kiểm tra bằng que thử thai hoặc thậm chí là siêu âm, xét nghiệm máu lại không phải là mang thai. Có không ít nguyên nhân gây ra hiện tượng này, cụ thể:1.1. Thay đổi cân nặng đột ngột Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây chậm kinh còn là do cơ thể bị thay đổi đột ngột về cân nặng. Khi tăng giảm chất béo đột ngột thì nồng độ nội tiết tố cũng bị mất cân bằng, từ đó gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể sẽ bị chậm kinh hoặc ít kinh. Quá trình tiêu thụ calo sẽ tác động tới chức năng não bộ cũng như làm thay đổi liên kết giữa não bộ và hệ nội tiết. Nếu mối liên hệ này gặp gián đoạn, việc sản xuất các hormone bị suy giảm thì có khả năng sẽ gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn.1.2. Do chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện Nếu bạn uống quá nhiều caffein, ăn uống thiếu chất, làm việc quá sức, tăng cường độ luyện tập, thường xuyên thức khuya,... thì cũng là nguyên nhân gây ức chế và làm thay đổi nội tiết tố. Đó là lý do khiến bạn bị chậm kinh nhưng xét nghiệm máu không có thai.1.3. Do lo âu, căng thẳng quá độ Vùng dưới đồi của trung tâm não bộ là khu vực hình thành cơ chế phản ứng với căng thẳng. Bộ phận này nằm giữa đồi thị và tuyến yên. Khi tâm trạng căng thẳng, não sẽ phát thông báo tới hệ nội tiết và các hormone sẽ được giải phóng. Những hormone này có thể kích thích hệ sinh sản ngừng thực hiện các chức năng không cần thiết nhằm tránh gặp phải các mối đe dọa hay nguy hiểm sắp xảy ra. Đó là nguyên nhân vì sao khi tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, cơ quan sinh sản sẽ ngừng rụng trứng và khiến kinh nguyệt tới trễ, thậm chí là ngừng kinh và rối loạn chu kỳ. 1.4. Cho con bú Khi bị chậm kinh nhưng xét nghiệm máu không có thai cũng có thể là do bạn đang cho con bú. Có nhiều trường hợp cho con bú mẹ hoàn toàn bị trễ kinh trong thời gian dài, thậm chí là không có kinh cho tới khi trẻ cai sữa mẹ. Nguyên nhân là vì tuyến vú tiết ra một loại hormone gây ức chế chu kỳ kinh nguyệt, nhất là những em bé có thói quen bú nhiều về ban đêm.1.5. Tình trạng sức khỏe Các vấn đề về sức khỏe dưới đây cũng có thể khiến bạn bị trễ kinh và cho kết quả âm tính khi xét nghiệm: Mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh về tuyến giáp. Thời kỳ mãn kinh đến sớm. Chửa ngoài dạ con. Lạc nội mạc tử cung.1.6. Sử dụng một số loại thuốc và gặp tác dụng phụ Các biện pháp tránh thai như đặt vòng, dùng thuốc,... có thể tác động đến nội tiết tố và làm bất thường chu kỳ kinh nguyệt. Người phụ nữ vì vậy mà có thể bị trễ kinh hay thậm chí là vô kinh và đây hoàn toàn không phải là dấu hiệu của việc mang thai. Vì vậy nên khi thực hiện các loại xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu hay siêu âm thì đều cho kết quả là không có thai. Bên cạnh các thuốc ngừa thai thì một số loại thuốc điều trị khác như thuốc chống dị ứng, thuốc huyết áp cũng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.2. Cần làm gì khi chậm kinh nhưng xét nghiệm máu không có thai?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/ket-qua-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-binh-thuong-la-bao-nhieu-
Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường là bao nhiêu?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Do đó, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường nằm trong danh mục sàng lọc của các buổi khám thai hiện nay nhằm phát hiện và phòng ngừa sớm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. 1. Tìm hiểu về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn mức bình thường. Theo CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì có khoảng 6 - 8% tỷ lệ thai phụ mắc phải bệnh lý này khi đang mang thai. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ cho phép phát hiện, chẩn đoán nguy cơ một thai phụ có đang bị tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu kết quả xét nghiệm cao hơn ngưỡng cho phép thì tức là người mẹ đó đang mắc căn bệnh này và cần phải có biện pháp điều trị phù hợp để không gặp phải các biến chứng của bệnh. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường sẽ được chỉ định khi thai nhi được 24 - 28 tuần tuổi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể thực hiện xét nghiệm ở thời điểm sớm hơn nếu mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao như: Đang bị thừa cân, béo phù. Trên 35 tuổi. Lần mang thai trước đã từng bị tiểu đường thai kỳ. Trước đây từng sảy thai mà không rõ nguyên nhân. Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường.2. Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường là bao nhiêu? HIện nay có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đang được ứng dụng phổ biến đó là:2.1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ loại 1 bước Thời gian cần dành cho xét nghiệm này là khoảng 2 tiếng. Trước khi tiến hành xét nghiệm, mẹ bầu cần phải nhịn ăn, không được uống nước gì khác ngoại trừ nước lọc trong vòng 8 - 14 giờ trước thời điểm thực hiện. Mẹ bầu sẽ được lấy máu tĩnh mạch tay và điều này sẽ được làm khi bụng đói. Tiếp theo, nhân viên y tế sẽ cho mẹ bầu uống nước pha đường glucose. Mẹ bầu sẽ được yêu cầu ngồi đợi và lấy máu ở các mốc 1 giờ và 2 giờ sau khi uống glucose. Thai phụ được cho là đã bị tiểu đường thai kỳ nếu giá trị đường huyết nằm trong các khoảng dưới đây: Chỉ số đường huyết khi đói ≥ 92 mg/d L (5.1 mmol/L). Chỉ số đường huyết sau 1 giờ uống glucose ≥ 180 mg/d L (10.0 mmol/L). Chỉ số đường huyết sau 2 giờ uống glucose ≥ 153 mg/d L (8.5 mmol/L). Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường là khi chỉ số đường huyết nằm dưới các mức trên. Ngoài ra, nếu sau 2 tiếng mà đường huyết ở trong khoảng 140 - 199 mg/dl thì tức là mẹ bầu đang trong thời kỳ tiền đái tháo đường.2.2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước Bước 1:Mẹ bầu được yêu cầu uống nước pha glucose ở bất kỳ thời gian nào trong ngày (không phải nhịn đói). Sau 1 giờ, mẹ bầu sẽ được lấy máu tĩnh mạch và đọc chỉ số đường huyết như sau: Nếu đường huyết <140 mg/dl (7,8 mmol/l): kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường. Nếu đường huyết ≥140mg/d L (7,8 mmol/l): tiếp tục cho mẹ bầu thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose và chuyển bước 2. Bước 2:Mẹ bầu cần phải nhịn đói và uống nước pha glucose. Đường huyết sẽ được đo theo các mốc thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi dung nạp glucose. Kết quả xét nghiệm được cho là bất thường nếu chỉ số đường huyết nằm trong các khoảng như sau: Chỉ số đường huyết khi đói: 95mg/dl (5.3mmol/l). Chỉ số đường uống sau 1 giờ uống glucose: > 180mg/dl (10.0mmol/l). Chỉ số đường uống sau 2 giờ uống glucose: > 155mg/dl (8,6mmol/l). Chỉ số đường uống sau 3 giờ uống glucose: > 140mg/dl (7.8mmol/l).3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/diem-danh-cac-loai-thuoc-phuc-hoi-toc-hu-ton-nang
Điểm danh các loại thuốc phục hồi tóc hư tổn nặng
Nhu cầu làm đẹp về mái tóc đang ngày càng được quan tâm trong đời sống hiện đại ngày nay. Sở hữu một mái tóc thời trang sẽ làm tăng thêm sự tự tin cho bạn nhưng cũng vì tiếp xúc với nhiều hóa chất mà mái tóc sẽ bị tổn thương. Chính vì vậy, thuốc phục hồi tóc hư tổn nặng là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm, nhất là những ai đang sở hữu mái tóc xơ yếu và gãy rụng nhiều. Để tìm hiểu xem đó là những loại thuốc nào, mời bạn đọc cùng ghé xem bài viết dưới đây! 1. Nguyên nhân nào khiến tóc bị hư tổn nặng? Có nhiều nguyên nhân khiến tóc của bạn bị hư xơ, gãy rụng, cụ thể đó là: Do dùng nhiều hóa chất và các phương pháp làm đẹp cho tóc như: nhuộm, xịt keo, duỗi, uốn, hấp,... Do tác động từ môi trường bên ngoài: nắng nóng, ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước không đảm bảo, thời tiết quá lạnh,... Thói quen sinh hoạt: chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu ngủ, stress, không chăm sóc tóc, lười gội đầu hoặc gội đầu quá nhiều,... Thuốc phục hồi tóc hư tổn nặng là giải pháp phù hợp đối với những trường hợp này. Tuy nhiên bạn nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về các sản phẩm chăm sóc tóc để tránh nguy cơ kích ứng da đầu và trả lại vẻ đẹp tự nhiên cho mái tóc.2. Danh sách các loại thuốc phục hồi tóc hư tổn nặng 2.1. Thuốc Olaplex Hair Perfector No. 3Sản phẩm này giúp phục hồi tóc và xử lý các vấn đề ở tóc từ sâu bên trong. Thành phần chứa trong Olaplex Hair Perfector No.3 bao gồm: Cetyl Alcohol. Cetrimonium Chloride. Stearamidopropyl Dimethylamine. Phenoxyethanol. Glycerin. Nước. Sản phẩm này sở hữu ưu điểm và công dụng vượt trội như sau: Tăng độ mềm mại, bóng mượt cho tóc. Hạn chế tóc chẻ ngọn và gãy rụng. Tái cấu trúc và phục hồi tóc hư tổn. Có thể dùng được cho mọi loại tóc, phù hợp với cả những tóc đã trải qua nhiều lần hóa chất. Hướng dẫn sử dụng: Làm ướt tóc và dùng dầu gội đầu bình thường để gội. Thoa một lượng vừa đủ Olaplex No. 3 lên tóc. Chú ý là thoa đều từ gốc đến ngọn. Ủ tóc trong vòng 10 phút, hoặc lâu hơn đối với những trường hợp tóc bị hư tổn nặng. Gội lại bằng dầu gội.2.2. L’Oreal Paris Elvive Total Repair 5 Protein Recharge TreatmentĐây là một loại thuốc phục hồi tóc hư tổn nặng được rất nhiều người tin dùng bởi độ an toàn và hiệu quả nhanh chóng. Thuốc có chứa các thành phần như: Keratin: giảm gãy rụng, trả lại độ mềm mượt cho tóc. Protein: tăng khả năng phục hồi và tăng cường độ bền cho tóc. Axit amin: giúp tóc trở nên khỏe mạnh và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tóc. Sản phẩm này có ưu điểm và công dụng như sau: Giảm gãy rụng, tăng độ bền cho cấu trúc của tóc nhờ cung cấp độ ẩm thích hợp. Phục hồi những lọn tóc bị hư tổn do tác động nhiệt và hóa chất. Giữ ẩm cho tóc. Tạo lớp màng để tóc được bảo vệ trước những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài môi trường. Hướng dẫn sử dụng: Gội đầu sạch sẽ, dùng khăn lau khô và để tóc ẩm. Lấy một lượng thuốc vừa đủ, thoa đều lên tóc nhưng không thoa thuốc lên da đầu. Nhẹ nhàng massage da đầu trong vòng từ 3 - 5 phút. Xả lại tóc với nước.2.3. Thuốc phục hồi tóc hư tổn nặng Keratin Nano ComplexĐây là dòng sản phẩm chăm sóc tóc cao cấp với các thành phần hoạt chất được chiết xuất từ thiên nhiên, giúp cho cấu tạo của tóc được phục hồi và dưỡng ẩm từ sâu bên trong. Loại thuốc này có công dụng như sau: Giúp tóc trở nên mềm mượt hơn nhờ được cấp ẩm đầy đủ. Tái tạo chất tóc đang bị hư tổn. Tăng độ mềm mượt và độ bóng cho tóc. Giảm thiểu tình trạng gãy rụng, khô xơ hay chẻ ngon. Bảo vệ tóc trước tác động của khói bụi, nắng nóng, ánh sáng mặt trời. Phục hồi tóc hư tổn sau khi đã làm hóa chất. Sản phẩm sở hữu những ưu điểm sau: Thành phần của Keratin Nano Complex đều chiết xuất từ tự nhiên, không làm kích ứng da đầu. Hiệu quả lâu dài và rõ rệt. Đạt tiêu chuẩn quốc tế với chứng nhận an toàn cho người sử dụng. Cách dùng: Làm ướt tóc và lau khô bằng khăn sạch. Xoa một lượng thuốc vừa đủ lên tóc, xoa đều từ gốc tới ngọn. Thao tác massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào tóc. Ủ trong vòng 15 - 20 phút. Xả lại tóc với nước mà không cần phải gội lại bằng dầu gội đầu. Dùng sản phẩm lặp lại 1 - 2 lần/tuần nhằm đạt hiệu quả tối ưu.2.4. Pantene Pro-V Intense Rescue ShotsĐây cũng là loại thuốc phục hồi tóc hư tổn nặng được nhiều chuyên gia chăm sóc tóc khuyên dùng, nhất là những trường hợp tóc bị hư tổn do nhuộm, uốn, duỗi, sấy, dùng hóa chất, ô nhiễm môi trường,... Pantene Pro-V Intense Rescue Shots có các thành phần chính là arginine, panthenol, keratin, histidine, silicone cùng các hợp chất khác. Thuốc giúp đem lại một mái tóc đầy sức sống, chắc khỏe và mềm mượt hơn. Đồng thời thuốc còn giúp bảo vệ tóc trước những tác động từ nhiệt độ và môi trường.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/da-mat-sam-den-o-nam-gioi-la-do-dau-va-khac-phuc-the-nao-
Da mặt sạm đen ở nam giới là do đâu và khắc phục thế nào?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc chăm sóc da mặt không chỉ có phái nữ mà đến phái mạnh cũng rất quan tâm. Tình trạng da mặt sạm đen ở nam giới là một trong những vấn đề khiến cánh mày râu phải trăn trở. Đây là hiện tượng lượng hắc tố melanin dưới da bị tăng lên đột biến khiến vùng da đó trở nên tối màu hơn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm sao để cải thiện? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết sau đây. 1. Da mặt sạm đen ở nam giới - Nguyên nhân là gì? Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt sạm đen của nam giới:1.1. Do yếu tố bẩm sinh Da mặt sạm đen có thể xuất phát từ những thay đổi hay đột biến bất thường trong gen và điều này được bộc lộ thành những triệu chứng ngoài da. Nếu là do nguyên nhân bẩm sinh thì rất khó khắc phục hoặc tự cải thiện tại nhà. Các hội chứng có liên quan đến da mặt sạm đen bẩm sinh đó là: Mắc hội chứng Peutz-Jeghers: đây là hội chứng bắt nguồn từ tình trạng đột biến nhiễm sắc thể, dẫn đến việc hình thành các nốt ruồi và những mảng sắc tố ở da. Mắc hội chứng Calm: đặc điểm nhận biết hội chứng này đó là sự xuất hiện của những mảng da màu cà phê sữa. Do sự gia tăng của sắc tố Kitamura (một dạng sắc tố dạng võng đầu chi). Do mắc bệnh sắc tố Becker. Do bị rối loạn chuyển hoá. Do các bớt sắc tố như bớt Mông Cổ, bớt Ota, bớt Ito.1.2. Thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến nam giới gặp các vấn đề về rối loạn chuyển hóa Bên cạnh những bệnh lý bẩm sinh thì cũng có những bệnh lý phát sinh trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày khiến da mặt nam giới bị sạm đen. Ví dụ như: Tăng số lượng sắc tố có tính đối xứng do mắc bệnh thoái hóa bột. Do mắc bệnh nhiễm sắc tố làm tăng mật độ các sắc tố màu trên da. Nam giới bước sang độ tuổi trung niên là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này. Thiếu hụt các vitamin thiết yếu, điển hình là vitamin B12, PP. Sử dụng các loại thuốc hay hóa chất gây rối loạn chuyển hóa và làm sạm da. Mắc các bệnh lý như gai đen, xơ cứng bì hay suy thận. Sạm da do viêm nhiễm hoặc sự xuất hiện của các khối u trên da (u tế bào sắc tố). Do da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chứa tia UV mà không mặc đồ che chắn.1.3. Do không chú ý đến hoạt động chăm sóc da Da chiếm phần lớn diện tích cơ thể con người. Vì là bộ phận bao bọc lấy cơ thể và ở ngoài cùng nên da dễ phải chịu những tác động và tổn thương từ thói quen sinh hoạt thường nhật, môi trường và các vấn đề ô nhiễm. Do đó quá trình làm sạch và chăm sóc da cần phải được duy trì mỗi ngày. Nhưng nhiều nam giới lại không chú ý nhiều đến việc đó. Việc da bị tác động xấu bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, thêm vào đó việc gìn giữ, chăm sóc lại không được chú trọng gây ra hiện tượng da mặt sạm đen ở nam giới. Ngoài ra, không ít cánh mày râu lại có lối sinh hoạt thiếu lành mạnh như thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện, thức khuya, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,... làm tổn thương các tế bào da một cách nghiêm trọng. Do đó rất dễ hiểu khi nhiều nam giới sở hữu làn da đen sạm.2. Bí kíp để cải thiện da mặt sạm đen ở nam giới2.1. Chú ý giữ gìn vệ sinh da mặt hàng ngày Mỗi ngày bạn nên rửa mặt đúng cách sẽ giúp loại bỏ những dầu thừa, bụi bẩn. Đây là những yếu tố chủ yếu gây nên tình trạng da mặt sạm đen và xuất hiện viêm mụn. Bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt sẽ giúp làn da của bạn được làm sạch sâu hơn, từ đó da sẽ trở nên thông thoáng và trắng sáng hơn.2.2. Dùng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài Tia UV từ ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ sạm nám trên da. Do vậy hãy chủ động bảo vệ làn da của bạn trước tác nhân này bằng cách sử dụng kem chống nắng. Trước khi ra ngoài ít nhất 30 phút, bạn nên thoa kem chống nắng lên da. 30 phút chờ đợi sẽ giúp kem chống nắng có đủ thời gian thẩm thấu vào da và phát huy tối đa tác dụng. Việc lựa chọn loại kem chống nắng hợp với loại da của mình cũng rất quan trọng. 2.3. Tẩy tế bào chết cho da Chu trình chăm sóc da không thể thiếu công đoạn tẩy tế bào chết. Tuy nhiên thực tế lại có rất nhiều người bỏ qua bước này. Có thể bạn chưa biết, làn da trải qua sẽ những giai đoạn thay thế các tế bào cũ định kỳ. Nếu bạn không loại bỏ những lớp tế bào này đi thì nó sẽ tích tụ ở lỗ chân lông, gây bít tắc và dẫn đến mụn. Vì vậy việc duy trì thói quen tẩy tế bào chết định kỳ không chỉ giúp làn da nhanh chóng loại bỏ đi lớp tế bào cũ mà còn hỗ trợ thúc đẩy sản sinh những tế bào mới. Từ đó làn da sẽ có được vẻ trắng sáng tự nhiên, hạn chế tình trạng thâm mụn và sạm đen.2.4. Dưỡng trắng bằng các loại mặt nạ Một bước dưỡng da không nên bỏ qua khác đó chính là đắp mặt nạ dưỡng trắng và dưỡng ẩm. Để giúp mang lại một làn da trắng sáng tự nhiên, bạn nên lựa chọn những loại mặt nạ lành tính và dễ sử dụng. Đó có thể là: Các loại mặt nạ do các hãng mỹ phẩm sản xuất. Bạn cần nghiên cứu kỹ thành phần các dưỡng chất có trong những loại mặt nạ này, sau đó lựa chọn cho mình một thương hiệu phù hợp nhất. Làm mặt nạ dưỡng trắng từ sữa chua và mật ong: Chuẩn bị 2 thìa mật ong, 2 thìa sữa chua không đường. Trộn đều 2 hỗn hợp trên lại với nhau, rửa sạch và lau khô mặt. Thoa hỗn hợp lên da kết hợp với các động tác massage, thư giãn trong 15 - 20 phút. Rửa sạch mặt lại với nước và nên duy trì việc dắp mặt nạ từ 2 - 3 lần/tuần. Làm mặt nạ dưỡng trắng từ cám gạo và sữa tươi không đường: Chuẩn bị 1 thìa cám gạo, 1 thìa nước cốt chanh, 1 chút sữa chua không đường rồi trộn các nguyên liệu lại với nhau. Thoa hỗn hợp lên da và để nguyên trong 15 - 20 phút. Rửa lại mặt với nước sạch. Trên đây là những cách cải thiện tình trạng da mặt sạm đen ở nam giới. Nhìn chung tình trạng này có thể cải thiện được nếu cánh mày râu chú ý chăm sóc và bảo vệ da thường xuyên. Đồng thời biết cách áp dụng những phương pháp phù hợp để lấy lại vẻ trắng sáng, khỏe mạnh cho làn da của bạn.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-kho-tho-va-6-nguyen-nhan-gay-benh-thuong-gap
Bệnh khó thở và 6 nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Bệnh khó thở có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh khó thở và các nguyên nhân gây bệnh thường gặp. 1. Bệnh khó thở là như thế nào? Bệnh khó thở là tình trạng mà người bệnh gặp khó khăn hoặc không thể hít thở đủ không khí vào phổi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bệnh khó thở được chia thành 2 dạng: Thứ nhất là khó thở cấp tính, bệnh thường xuất hiện nhanh chóng và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, cảm lạnh, lo lắng hay các vấn đề về phổi. Các tình trạng nghiêm trọng như đau tim, sốc phản vệ… đều có thể làm cho người bệnh bị khó thở cấp tính. Thứ hai là khó thở mạn tính, bệnh thường kéo dài trong thời gian dài từ vài tuần đến nhiều tháng. Đây thậm chí có thể là một triệu chứng liên tục. Các triệu chứng đi kèm bệnh khó thở như đau ngực, mệt mỏi khi thở sâu, thở nhanh, nhịp tim tăng, thở khò khè… Khó thở dù đã nghỉ ngơi 30 phút: Nếu khó thở không giảm đi sau khi nghỉ ngơi trong thời gian dài, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Da, môi hoặc móng tay xanh, tím tái: Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng. Đau ngực là dấu hiệu của vấn đề tim mạch. Sốt cao: Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Phù chân: Đây có thể là dấu hiệu của suy tim hoặc các vấn đề thận.2. 6 nguyên nhân gây bệnh khó thở thường gặp2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là một loại bệnh phổi mạn tính thường gặp ở người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói bụi độc hại trong thời gian dài. Bệnh gây ra sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn và tiến triển nặng dần theo thời gian. Khó thở là triệu chứng chính của bệnh COPD. Bên cạnh đó, người bệnh COPD sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sổ mũi, nghẹt mũi,... Ho có thể xuất hiện, đặc biệt vào buổi sáng, và có thể kèm theo đàm. Người bệnh có thể cảm thấy đau tức ở vùng ngực hoặc thắt lưng. Dấu hiệu mệt mỏi tăng lên là dấu hiệu của việc phổi không hoạt động hiệu quả. Người bệnh COPD thường trải qua các cấp độ nhẹ đến nặng và không thể chữa trị hoàn toàn.2.2. Bệnh khó thở do mắc hen suyễn Hen suyễn là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp. Bệnh nhân hen suyễn thường trải qua các cơn hen khi gặp phải các kích thích như: thay đổi thời tiết, tập thể dục hoặc stress hoặc tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng. Một trong những triệu chứng chính của hen suyễn là khó thở. Bệnh nhân có thể cảm thấy không đủ không khí để thở vào phổi. Bệnh nhân hen suyễn sẽ có cảm thấy đau tức ở vùng ngực. Cơn hen là một trong những dấu hiệu chính xảy ra đột ngột và kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.2.3. Ung thư phổi gây nên bệnh khó thở Ung thư phổi là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có khó thở. Ung thư phổi gây ra tình trạng khó thở như sau: Tăng kích thước của khối u: Khi khối u trong phổi ngày càng lớn có thể làm tăng áp lực lên các cơ và mô xung quanh gây ra khó khăn trong việc thở. Tắc nghẽn đường khí: Ung thư phổi có thể làm tắc nghẽn hoặc làm hẹp các đường khí trong phổi, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông không khí và gây khó thở. Gây tràn dịch màng phổi: Ung thư phổi có thể kích thích sản xuất chất lỏng trong khoang màng phổi, gây ra một tình trạng gọi là pleural effusion. Chất lỏng này có thể tạo áp lực lên phổi và gây khó thở. Kích thích các thụ thể thần kinh: Các tế bào ung thư tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh có thể kích thích các thụ thể thần kinh liên quan đến việc thở, gây ra tình trạng khó thở. Gây suy giảm chức năng phổi: Nếu ung thư phổi tiến triển và lan rộng đến các khu vực quan trọng của phổi, gây suy giảm chức năng phổi và làm tăng khả năng khó thở. Khó thở thường là một trong những triệu chứng chính của ung thư phổi nhưng xuất hiện ở các giai đoạn muộn. 2.4. Bệnh khó thở do thuyên tắc phổi Thuyên tắc phổi là tình trạng khi một hoặc nhiều động mạch phổi bị tắc nghẽn bởi một khối cặn máu. Thuyên tắc phổi gây ra tình trạng khó thở và các triệu chứng khác. Cụ thể: Khó thở là một trong những triệu chứng chính của bệnh. Mức độ khó thở có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối cặn máu. Đau ngực thường xuất hiện ở vùng ngực dưới hoặc ở một bên, đặc biệt khi thở sâu hoặc nuốt. Đối với các trường hợp nặng, có thể xuất hiện da xanh xao do thiếu máu oxy. Sưng chân do tăng áp lực trong các mạch máu chân.2.5. Suy tim nặng gây nên bệnh khó thở Suy tim là tình trạng khi tim không thể đẩy máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Khi suy tim nặng, máu có thể tích tụ trong các mạch máu dẫn về tim, gây ra một số vấn đề bao gồm cả tăng áp lực trong các mạch máu của phổi hoặc ứ trệ tuần hoàn tại phổi. Người mắc suy tim nặng thường trải qua các triệu chứng khó thở, đặc biệt là khi hoạt động hoặc khi nằm xuống. 2.6. Bệnh lao phổi Khó thở không phải là triệu chứng chính của bệnh lao nhưng thường xuất hiện khi bệnh đã phát triển và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng phổi. Các triệu chứng khác của bệnh lao phổi là ho kéo dài, sốt, giảm cân,... Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra tác động trực tiếp lên phổi và gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có khó thở.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/cho-benh-nhan-tho-oxy-qua-mat-na-co-uu-va-nhuoc-diem-gi-
Cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ có ưu và nhược điểm gì?
Cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ là một phương pháp quan trọng trong trường hợp cần thiết để cung cấp lượng oxy đủ cho cơ thể, đặc biệt trong các tình trạng khẩn cấp như hồi sức cấp cứu. Để tìm hiểu về phương pháp này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. 1. Khi nào cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ? Khi mắc phải các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, hen suyễn, suy tim và nhiều bệnh lý khác có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khiến cơ thể không thể đáp ứng đủ nhu cầu cần có. Liệu pháp oxy là một phương pháp hiệu quả để bổ sung oxy cho cơ thể, giúp duy trì sự sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Quyết định sử dụng liệu pháp oxy thường dựa trên các tiêu chí như mức độ thiếu oxy, loại bệnh lý và độ cần thiết của từng trường hợp cụ thể. Máy đo oxy không xâm lấn trên ngón tay là một phương pháp đơn giản và không gây đau đớn để đo lường nồng độ oxy trong máu mà không cần lấy mẫu máu. Liệu pháp oxy có thể được thực hiện thông qua mặt nạ hoặc ống thông, tùy thuộc vào mức độ và loại bệnh lý. Việc này giúp đưa oxy trực tiếp vào đường hô hấp của người bệnh, đảm bảo cung cấp nhu cầu oxy đủ cho cơ thể. Tuy nhiên, quyết định và quản lý liệu pháp oxy nên được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.2. Cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ có ưu và nhược điểm gì? 2.2. Cho bệnh nhân thở oxy qua mặt có lợi ích gì? Giảm các triệu chứng không mong muốn: Phương pháp này có thể giảm các triệu chứng như: nhức đầu, cáu gắt, mệt mỏi, sưng mắt cá và đem lại sự thoải mái cho người bệnh. Cải thiện giấc ngủ: Oxy có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ và giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn. Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển: Cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ, đặc biệt là trẻ em mắc bệnh phổi mạn tính, giúp hỗ trợ sự phát triển và giảm các triệu chứng khó chịu. Tăng tuổi thọ: Trong một số trường hợp, liệu pháp oxy có thể đóng góp vào việc kéo dài tuổi thọ của người bệnh.2.3. Bệnh nhân thở oxy có sao không? Việc sử dụng mặt nạ oxy có thể gặp một số tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài hoặc không đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra: Khô hoặc kích ứng mũi và họng: Tình trạng này có thể xuất hiện do tăng cường luồng khí và cung cấp oxy. Việc sử dụng mặt nạ có thể làm khô niêm mạc mũi và họng. Trường hợp này, người bệnh cần áp dụng các biện pháp để duy trì độ ẩm để giảm tác dụng phụ. Áp lực trên khuôn mặt: Đeo mặt nạ có thể gây áp lực lên khuôn mặt, đặc biệt là nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể gây đau và đau nhức. Đau đầu: Một số người có thể trải qua cảm giác đau đầu khi sử dụng mặt nạ oxy, đặc biệt là nếu áp lực oxy được điều chỉnh không đúng. Buồn nôn hoặc mệt mỏi: Một số bệnh nhân xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc mệt mỏi khi sử dụng mặt nạ oxy, đặc biệt là nếu họ không cần lượng oxy lớn như được cung cấp. Tăng nguy cơ của việc tiếp xúc với vi khuẩn và virus: Nếu mặt nạ không được sử dụng và vệ sinh đúng cách, có nguy cơ tăng lên về việc tiếp xúc với vi khuẩn và virus, đặc biệt là nếu mặt nạ ẩm ướt. Nếu không sử dụng đúng cách, cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ có thể dẫn đến việc hít lại CO2 trong khi thở ra, gây tăng CO2 máu. Ngoài ra, trong trường hợp không kiểm soát được lưu lượng oxy, người bệnh có nguy cơ ngộ độc oxy. Do đó, trước khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh giữ vệ sinh dụng cụ. 3. Cho bệnh nhân thở oxy có an toàn không? Vậy cho bệnh nhân thở oxy có an toàn không? Với thắc mắc này, câu trả lời là đa số các trường hợp thở oxy qua mặt nạ an toàn, đặc biệt khi người bệnh nắm được các lưu ý sau: Kiểm tra mặt nạ oxy định kỳ: Kiểm tra xem vật liệu của mặt nạ có bị rạn nứt, gãy, hoặc lão hóa không. Đảm bảo rằng các phần nón và khóa đầu của mặt nạ đang hoạt động đúng cách và không bị hỏng. Quá trình kiểm tra này giúp đảm bảo rằng van trên mặt nạ đang hoạt động đúng cách và không có rò rỉ. Nếu có ống dẫn oxy, bạn cũng cần kiểm tra cẩn thận để tránh rò rỉ hoặc hỏng hóc. Giữ vị trí sạch sẽ: Đảm bảo rằng khu vực sử dụng oxy được sạch sẽ và không có chất dễ cháy. Hướng dẫn sử dụng an toàn: Tất cả người bệnh thở oxy qua mặt nạ đều cần được hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng thiết bị an toàn và biết cách xử lý tình huống khẩn cấp nếu có sự cố. Khi sử dụng oxy trong không gian kín, người bệnh cần đảm bảo không gian thoáng đãng để tránh nguy cơ tích tụ oxy quá mức. Theo dõi các chỉ số an toàn: Kiểm tra áp suất trong bình dưỡng khí và đảm bảo rằng dụng cụ đang hoạt động ở mức an toàn. Sử dụng chỉ báo và thiết bị theo dõi nếu có thể. Lưu ý, nếu bạn sử dụng mặt nạ oxy ở mức độ cao hoặc liên tục, cần được đánh giá và theo dõi thường xuyên để đảm bảo rằng việc sử dụng oxy không gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù mặt nạ oxy là một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân nhưng việc sử dụng thiết bị này cần được kiểm soát và theo dõi để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thông thường, để đảm bảo rằng mặt nạ oxy được sử dụng đúng cách, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh chi tiết. Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm câu trả lời cho băn khoăn “Cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ có ưu và nhược điểm gì?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nuoc-tieu-de-lau-co-xet-nghiem-duoc-khong-
Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không?
Việc bảo quản nước tiểu là yếu tố rất quan trọng và góp phần quyết định độ chính xác của kết quả của xét nghiệm nước tiểu. Vậy nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không? Cần lưu ý những gì? 1. Chỉ định xét nghiệm nước tiểu với những trường hợp nào? Xét nghiệm nước tiểu là cách kiểm tra nồng độ các chất có trong nước tiểu. Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác, đồng thời theo dõi được tình trạng của người bệnh, đánh giá phác đồ điều trị đang được áp dụng có hiệu quả không. - Các phương pháp xét nghiệm nước tiểu được áp dụng nhiều nhất là + Que thử. + Quan sát nước tiểu: Nếu nước tiểu đục hơn, đậm hơn, có lẫn máu hay có hiện tượng sủi bọt,... thì rất có thể là do bệnh lý. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc điều trị hoặc ăn một số loại thực phẩm cũng có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu. + Phân tích nước tiểu dựa vào kính hiển vi: Khi quan sát nước tiểu qua kính hiển vi, các bác sĩ có thể thấy được mảnh tế bào, vi khuẩn,... Từ đó, chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn. - Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định cho những nhóm đối tượng sau:+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát. + Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh cũng cần thực hiện kiểm tra nước tiểu để đánh giá bệnh đã được kiểm soát tốt hay đang tiến triển. Qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc duy trì hay điều chỉnh phác đồ điều trị. Một số bệnh nhân mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý về thận,... là những đối tượng cần được xét nghiệm nước tiểu. + Khi có triệu chứng bất thường như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đau lưng, trong nước tiểu có lẫn máu,... cũng nên thực hiện kiểm tra nước tiểu. + Các trường hợp người bệnh sắp được phẫu thuật cũng cần xét nghiệm nước tiểu. + Thai phụ cũng là một trong những đối tượng cần thường xuyên xét nghiệm nước tiểu. Các kết quả chỉ số xét nghiệm nước tiểu sẽ cho biết về tình trạng viêm đường tiết niệu, đánh giá nguy cơ tiền sản giật,... Qua đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn, phương pháp nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi+ Ngoài những đối tượng nêu trên, các trường hợp cần sàng lọc chất gây nghiện cũng có thể làm xét nghiệm nước tiểu. 2. Nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không? Muốn có được kết quả chính xác, cần lấy mẫu và bảo quản đúng cách. Nhiều người bệnh thắc mắc “nước tiểu để lâu có xét nghiệm được không”. Tốt nhất bạn nên làm theo đúng những hướng dẫn lấy mẫu nước tiểu và bảo quản mẫu nước tiểu của bác sĩ. Nếu để quả lâu có thể làm ảnh hưởng đến thành phần trong nước tiểu và cuối cùng có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm. Dưới đây là các bước trong quy trình lấy mẫu cũng như bảo quản mẫu nước tiểu: - Quy trình lấy nước tiểu 1 lần:+ Đầu tiên, bệnh nhân cần lưu ý vệ sinh bên ngoài sạch sẽ. Nước tiểu đầu bãi và cuối bãi cho vào một ống và phần nước tiểu giữa dòng để riêng vào một ống. Cần khoảng 20ml nước tiểu. + Sau đó, mẫu nước tiểu này cần nhanh chóng đưa đến phòng xét nghiệm để các bác sĩ tiến hành phân tích. - Quy trình lấy nước tiểu 24 giờ:+ Cần bảo quản mẫu xét nghiệm trong môi trường nhiệt độ mát hoặc dung dịch acid clohydric 1%,... hay một số loại dung dịch khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Dung dịch bảo quản này sẽ được tráng đều và đựng trong bình trữ nước tiểu. + Nên lấy nước tiểu từ buổi sáng trước ngày đi khám. + Trước khi lấy mẫu bệnh phẩm, nên vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài sạch sẽ, bỏ lần tiểu đầu tiên. + Cần lấy nước tiểu cả khi đi đại tiện. + Sau 24h, ghi rõ thể tích nước tiểu và gửi mẫu nước tiểu đến phòng xét nghiệm. + Lưu ý, khi thực hiện lấy mẫu nước tiểu 24h, người bệnh giữ thói quen uống nước như mọi ngày. 3. Xét nghiệm nước tiểu cần lưu ý điều gì? - Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. - Lấy đủ lượng nước tiểu theo yêu cầu. - Vệ sinh tay và vùng kín sạch sẽ. Không dùng dung dịch vệ sinh để tránh làm thay đổi nồng độ p H của nước tiểu. - Nếu đang sử dụng thuốc điều trị,. . cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có cần phải dừng thuốc để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị hay không. - Không nên uống nước ngọt, cà phê, trà,... để tránh làm ảnh hưởng đến màu sắc cũng như nồng độ các chất trong nước tiểu. Đồng thời cũng không nên uống quá nhiều nước lọc để tránh làm loãng mẫu nước tiểu. - Nếu đang trong ngày “đèn đỏ” nên thông báo với bác sĩ. Lượng kinh nguyệt và dịch tiết âm đạo là những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. 4. Nên xét nghiệm nước tiểu ở đâu?
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/dung-dich-tho-khi-dung-va-nhung-luu-y-khi-su-dung
Dung dịch thở khí dung và những lưu ý khi sử dụng
Dung dịch thở khí dung được dùng để điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về hô hấp. Việc sử dụng dung dịch này phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 1. Khí dung là gì? Trước khi tìm hiểu cách sử dụng dung dịch thở khí dung, chúng ta cùng sơ lược khí dung là gì. Theo đó, phương pháp khí dung thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị và phòng ngừa các bệnh hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi, hen suyễn,…Khi thực hiện phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ sử dụng máy xông khí dung có tác dụng khuếch tán dung dịch thở khí dung thành hạt sương mù, qua đó, thuốc có thể bám dính và tác động trực tiếp lên niêm mạc đường thở và phát huy tác dụng của thuốc tại chỗ. Thời gian tác động này từ 3 - 4 tiếng, vì vậy, mỗi ngày, người bệnh có thể thở khí dung từ 2 - 4 lần, tùy trường hợp. 2. Các loại thuốc/ dung dịch thở khí dung Tùy thuộc vào từng trường hợp và tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc/ dung dịch thở khí dung sau. Thuốc thở khí dung dạng corticoid được sử dụng cho người bị viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng dự phòng và điều trị cho các bệnh nhân hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Thuốc xông giãn phế quản được sử dụng cho người bệnh bị khò khè, khó thở, thở rít, co thắt khí quản - phế quản do viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… Nước muối sinh lý dùng cho người bị ho đờm, nhất là trẻ em bị ho đờm nhưng không biết cách ho và khạc nhổ. Nước muối sinh lý kết hợp tinh dầu tràm, bưởi, bạc hà, tía tô,… để hỗ trợ điều trị nghẹt mũi do cảm cúm, cảm lạnh. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay dung dịch thở khí dung nào cũng không được tùy tiện hay lạm dụng, mà nhất định phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 3. Hướng dẫn pha thuốc/ dung dịch thở khí dung Hiện nay, các loại thuốc xông mũi họng hay dung dịch thở khí dung được bán ở dạng pha sẵn hoặc không pha sẵn với cách sử dụng cụ thể như sau. Đối vối thuốc xông mũi họng chưa pha sẵnĐầu tiên, bạn lấy một lượng nước muối sinh lý vừa đủ theo hướng dẫn cho vào bình đựng của máy xông khí dung. Tiếp đến, cho thuốc xông mũi họng theo đúng chỉ định của bác sĩ vào bình đựng nước muối sinh lý rồi lắc đều. Cuối cùng, bật máy xông khí dung rồi sử dụng. Đối với dung dịch thở khí dung pha sẵn Các dung dịch thở khí dung pha sẵn thì bạn không cần phải pha thêm nước muối sinh lý, chỉ cần lấy đúng liều lượng hướng dẫn rồi cho vào cốc đựng của máy xông khí dung là có thể sử dụng được ngay. Cách sử dụng máy xông khí dung cũng rất đơn giản, bao gồm các bước:Đặt máy xông ở nơi bằng phẳng và kết nối các phụ kiện với nhau theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cho thuốc hay dung dịch thở khí dung vào trong cốc đựng của máy, đảm bảo thuốc nằm trong ngưỡng cho phép, nếu lượng thuốc ít hơn, có thể cho thêm vài giọt nước muối sinh lý vào lắc đều. Đeo mặt nạ hoặc ngậm ống thở để thuốc khuếch tán vào đường hô hấp. Ngồi im và hít thở sâu đến khi hết thuốc trong cốc đựng. Tắt máy, kết thúc quá trình xông. 4. Lưu ý quan trọng khi xông thở khí dung Để thuốc xông khí dung mang lại hiệu quả cao nhất và phòng tránh các rủi ro, biến chứng, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn sau. Rửa tay sạch sẽ trước khi pha thuốc. Và sau khi xông thuốc xong thì phải vệ sinh dụng cụ xông rồi cất ở nơi kín đáo, thoáng mát, tránh bụi bẩn, côn trùng. Pha thuốc và dung dịch thở khí dung đúng theo hướng dẫn. Pha ít hơn hay nhiều hơn đều không mang lại tác dụng như mong muốn. Đảm bảo thuốc xông không nằm dưới mức tối thiểu, cũng không vượt quá mức tối đa trong cốc đựng của máy xông khí dung để không ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của máy xông. Quá trình xông, luôn giữ cho cốc đựng thuốc ở vị trí thẳng đứng. Nếu thuốc bám dính vào thành cốc và không khuếch tán được thì bạn gõ nhẹ vào thành cốc để thuốc chảy xuống đáy cốc. Không tự ý mua và sử dụng dung dịch thở khí dung nếu không có chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc dạng corticoid và kháng sinh hay thuốc giãn phế quản chứa salbutamol. Không tự ý pha trộn các loại thuốc xông lại với nhau để tránh tác dụng phụ do phản ứng hóa học.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/moi-van-de-nen-biet-ve-tuy-xuong
Mọi vấn đề nên biết về tủy xương
Tủy xương là một phần quan trọng của hệ thống xương, giúp duy trì sự ổn định của sức khỏe toàn diện. Bài viết sau đây sẽ đi sâu khám phá về các vấn đề liên quan đến tủy xương, từ cấu trúc, chức năng cho tới các bệnh lý có thể gặp phải. 1. Cấu trúc và chức năng của tủy xương Tủy xương nằm trong lòng xương lớn, gồm 2 loại là: tủy xương đỏ và tủy xương trắng:- Tủy xương đỏ: có màu đỏ tươi do chứa nhiều máu và các tế bào máu đang hình thành. Đây là nơi tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Cấu trúc của tủy xương đỏ bao gồm một mạng lưới phức tạp của mô tủy, nơi tế bào máu được tạo ra và phát triển trước khi được đưa vào hệ thống máu. - Tuỷ xương trắng: màu trắng nhạt, chủ yếu chứa mỡ và tế bào tủy trắng - loại tế bào có vai trò trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Tuỷ xương trắng không tham gia trực tiếp vào sản xuất tế bào máu nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lý nhiễm trùng. Chức năng chính của tủy xương là duy trì lưu thông máu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Quá trình này bao gồm sự hình thành và phát triển của các tế bào máu từ tế bào gốc - một quá trình phức tạp được kiểm soát bởi các yếu tố tăng trưởng và các tế bào môi trường. Tế bào máu mới được tạo ra liên tục để thay thế các tế bào máu già cũ và đảm bảo lưu thông máu luôn ổn định. Ngoài ra, tuỷ xương còn có khả năng tự điều chỉnh sản xuất tế bào máu theo nhu cầu của cơ thể. Khi cơ thể cần thêm tế bào máu, quá trình sản xuất sẽ tăng lên, ngược lại, khi cơ thể không cần nhiều tế bào máu hơn, quá trình này sẽ giảm xuống.2. Vai trò của tủy xương đối với tế bào máu Tuỷ xương đóng vai trò quyết định trong việc duy trì và phát triển lưu thông máu. Tủy xương tham gia vào quá trình sản xuất và duy trì các thành phần chính của máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Một trong những tác động quan trọng nhất của tuỷ xương là sản xuất hồng cầu, các tế bào chủ lực trong việc chuyển tải oxy từ phổi đến các mô và cơ trong cơ thể. Hồng cầu được tạo ra trong mô tủy của tủy xương đỏ. Đối với sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch, bạch cầu giữ một vai trò quan trọng. Tủy xương đỏ chịu trách nhiệm sản xuất bạch cầu, bao gồm các loại tế bào như bạch cầu neutrophil và bạch cầu lymphocyte, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Ngoài ra, tiểu cầu, cũng được tạo ra từ tủy xương đỏ, chủ yếu giúp kiểm soát quá trình đông máu và ngăn chặn sự mất máu nếu có vết thương. Chúng có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và duy trì áp lực máu ổn định. Tất cả những tế bào máu này được tạo ra và duy trì thông qua quá trình phức tạp của tuỷ xương, nơi các tế bào gốc được biến đổi thành các tế bào máu chuyên biệt. Điều này đảm bảo rằng hệ thống máu của cơ thể làm việc hiệu quả, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh từ môi trường.3. Các bệnh lý liên quan đến tủy xương thường gặp Các bệnh lý liên quan đến tủy xương có thể ảnh hưởng đến cả sự hình thành tế bào máu và hệ thống miễn dịch của cơ thể:3.1. Bệnh rối loạn sinh tủy Bệnh lý này là một nhóm các rối loạn gen di truyền gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào máu trong tủy xương. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm mệt mỏi, huyết áp thấp, dễ bị nhiễm trùng,...3.2. Bệnh đa u tủy xươngĐa u tủy xương là một loại ung thư xuất phát từ tế bào plasmocyte (tương bào), loại tế bào tham gia vào quá trình sản xuất kháng thể. Người mắc bệnh lý này thường gặp các vấn đề như đau xương, suy giảm huyết áp và nhiễm trùng.3.3. Bệnh bạch cầu Bạch cầu là một loại ung thư máu, hình thành khi các tế bào máu hoạt động bất thường và tăng nhanh chóng về số lượng, làm giảm khả năng hình thành các tế bào máu khác. Có nhiều loại bệnh bạch cầu nhưng nhìn chung đều ảnh hưởng đến tủy xương và sự lưu thông máu.3.4. Bệnh xơ hóa tủy xương Bệnh lý này là kết quả của sự thay đổi trong mô tủy, dẫn đến sự thay thế bởi mô sợi và mô sưng, gây ra các vấn đề trong quá trình sản xuất tế bào máu.3.5. Bệnh viêm xương tủy Viêm xương tủy là dạng nhiễm trùng xương ảnh hưởng đến tủy xương. Bệnh xuất hiện khi có sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc vi nấm vào xương và tuỷ xương qua máu. Những bệnh lý tủy xương trên đây đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh của tủy xương, từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Phát hiện để điều trị sớm các bệnh lý sẽ giúp duy trì chức năng tủy xương và ngăn chặn các hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe.4. Cách bảo vệ và tăng cường sức khỏe tủy xương Thực hiện một số biện pháp sau đây có thể góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe tủy xương:- Đảm bảo chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D vì đây là những vi chất có vai trò quan trọng đối với duy trì độ chắc khỏe của xương. - Giữ ổn định thể trọng để tránh tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng lực lên tủy xương. - Luyện tập thể dục đều đặn giúp kích thích sự hình thành tế bào máu trong tủy xương. - Tránh hút thuốc lá và giảm tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm cũng là cách hiệu quả để bảo vệ tủy xương khỏi các tác động xấu. Ngoài ra, kiểm tra định kỳ sức khỏe tủy xương với bác sĩ chuyên khoa cũng là điều không nên bỏ qua để sớm phát hiện và giải quyết các bất thường ở tủy xương, nếu có.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/phuong-phap-ho-tro-dieu-tri-xuong-khop-la-gi-
Phương pháp hỗ trợ điều trị xương khớp là gì?
Xã hội hiện đại với áp lực công việc cùng thói quen sống ít vận động là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về xương khớp. Vậy làm cách nào để hỗ trợ điều trị xương khớp hiệu quả, đảm bảo ổn định sức khỏe hệ xương, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết. 1. Nguyên nhân và triệu chứng nhận diện các vấn đề xương khớp1.1. Nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về xương khớp Hầu hết các vấn đề xương khớp đều bắt nguồn từ các nguyên nhân như: - Quá trình lão hóa Sự gia tăng về tuổi tác kéo theo quá trình hao mòn tự nhiên của xương và sụn. Kết quả là độ đàn hồi và khả năng bôi trơn của khớp ngày càng suy giảm. Đây chính là nguyên nhân gây sưng đau khớp. - Chấn thương Va chạm đột ngột hay bất cứ tác động ngoại lực nào cũng có thể làm tổn thương sụn, gây mất cân bằng cấu trúc khớp. - Bệnh viêm khớpĐây là bệnh lý thường gặp, có thể gây sưng và đau ở bất cứ khớp nào trên cơ thể. Theo thời gian, càng ngày mức độ đau, cứng khớp sẽ ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động.1.2. Triệu chứng chung thường gặp ở các bệnh lý xương khớp Mỗi bệnh lý xương khớp sẽ có những đặc trưng riêng nhưng hầu hết các trường hợp sẽ gặp triệu chứng:- Đau nhức và sưng khớp, đau có xu hướng tăng khi thực hiện các hoạt động vận động. - Khả năng linh hoạt và chịu đựng trọng lượng của khớp suy giảm. - Khi cử động, khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo. - Khả năng vận động bị hạn chế.2. Phương pháp hỗ trợ điều trị xương khớp thường dùng Mỗi vấn đề về xương khớp sẽ được bác sĩ cân nhắc đưa ra phương pháp điều trị khác nhau dựa trên nguyên nhân gây ra và mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Dưới đây là thông tin về một số phương pháp hỗ trợ điều trị thường được dùng với phần lớn trường hợp mắc bệnh:2.1. Tập luyện và vận động Tập luyện đều đặn và vừa sức là một phần quan trọng của quá trình hỗ trợ điều trị xương khớp. Các bài tập như đạp xe, bơi lội hoặc yoga có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng khả năng linh hoạt cho khớp. Cần lưu ý rằng, chương trình tập luyện nên được tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa, dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Trường hợp đặc biệt cần tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.2.2. Bổ sung dinh dưỡng Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng rất cần thiết để duy trì sức khỏe xương khớp. Vì thế, để hỗ trợ điều trị xương khớp, người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, chế phẩm làm từ sữa, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành,... để củng cố sự vững chắc cho xương. Ngoài ra, vitamin D cũng là yếu tố cần cho quá trình hấp thụ canxi. Có thể vitamin D từ các thực phẩm như: trứng, cá hồi, sò, nấm,...2.3. Vật lý trị liệu Thực hiện vật lý trị liệu dưới sự hỗ trợ và giám sát của chuyên gia có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện tình trạng hạn chế vận động do các vấn đề về xương khớp gây ra. Những kỹ thuật thực hiện từ các bài tập này giúp cải thiện khả năng chịu đựng, giảm đau và tăng cường sự linh hoạt của khớp.2.4. Chườm nóng hoặc lạnhĐây là liệu pháp dùng nhiệt nóng hoặc lạnh để giảm sưng đau ở khu vực khớp. Việc dùng túi chườm lạnh có tác dụng giảm sưng, còn túi chườm nóng lại giúp giảm đau cho khớp. Người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết trường hợp của mình nên chườm nóng hay chườm lạnh để đạt hiệu quả tốt nhất.3. Phương pháp phòng ngừa các bệnh lý xương khớpĐể không phải lo lắng tìm cách điều trị xương khớp, ngay từ lúc này, mỗi cá nhân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:- Chế độ ăn uống cân đối và cân nặng lý tưởng Bên cạnh việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi để duy trì sức khỏe xương khớp; thì chế độ ăn cân đối rất cần để đảm bảo duy trì trọng lượng cơ thể. Béo phì, thừa cân do chế độ ăn vô tình tạo thêm áp lực về trọng lượng dồn lên các khớp và tăng nguy cơ tổn thương khớp. - Tập luyện đều và vừa sức Duy trì chế độ luyện tập phù hợp cũng rất cần cho sự khỏe mạnh của khớp. Đây cũng là cách duy trì cân nặng lành mạnh, cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng độ linh hoạt của khớp. - Tránh cố định tư thế trong thời gian dài Ngồi hoặc đứng ở tư thế cố định quá lâu có thể gây căng thẳng cho khớp. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng lâu, hãy thực hiện các động tác thư giãn, vận động khớp. - Giữ tư thế đúng Duy trì tư thế đúng trong mọi hoạt động sẽ giúp bảo vệ khớp và cột sống. Nếu quá trình đi lại, làm việc bị sai tư thế thì rất dễ tạo gánh nặng và khiến xương khớp bị tổn thương. - Kiểm tra xương khớp định kỳ
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/loang-xuong-o-nguoi-tre-nguyen-nhan-dau-hieu-va-phuong-phap-phong-ngua
Loãng xương ở người trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa
Loãng xương hiện không chỉ còn là vấn đề gặp phải ở người cao tuổi mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Điều đáng nói là loãng xương ở người trẻ thường ít được chú ý để phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời nên dễ gây ra các hệ lụy không tốt cho sức khỏe và khả năng vận động. 1. Nguyên nhân thường gặp khiến người trẻ bị loãng xương1.1. Chế độ ăn uống thiếu vi chất Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương ở người trẻ là sự thiếu hụt canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng. Canxi là khoáng chất quan trọng giúp xây dựng và bảo toàn cấu trúc xương, trong khi vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi từ thức ăn vào cơ thể. Cả hai yếu tố này thường không được người trẻ chú ý bổ sung đúng cách và đảm bảo cân bằng nên dễ bị thiếu hụt. Tuy nhiên, người trẻ thường có thói quen ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến và đồ uống có hàm lượng đường cao. những thói quen này có thể dẫn đến sự thiếu hụt canxi và các dạng chất dinh dưỡng khác quan trọng cho hệ xương.1.2. Ít vận động Thiếu hoạt động thể chất cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn gây loãng xương ở người trẻ. Cuộc sống hiện đại với guồng xoáy công việc và học tập có thể khiến cho người trẻ dành ít thời gian cho hoạt động thể chất. Việc thiếu tập luyện đều đặn ảnh hưởng đến sức khỏe xương và cơ bắp, làm giảm khả năng chịu đựng của xương.1.3. Thói quen tiêu cực Các thói quen tiêu cực như hút thuốc lá và sử dụng rượu bia cũng góp phần gây loãng xương ở người trẻ. Nicotine trong thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, rượu bia có thể làm giảm hấp thụ canxi qua ruột, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D. Điều này dễ gây tác động đến mật độ xương. Đặc biệt, uống rượu bia quá mức còn làm tăng nguy cơ mất tế bào tạo xương và nguyên bào xương, suy giảm nghiêm trọng sức khỏe xương khớp.2. Nhận diện dấu hiệu loãng xương ở người trẻ Các dấu hiệu loãng xương ở người trẻ thường không rõ ràng nên cần chú ý để phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn các hệ lụy không tốt do loãng xương gây ra:- Đau xươngĐây là một trong các dấu hiệu cảnh báo loãng xương không nên bỏ qua. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng lưng, cổ tay hoặc cổ chân. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do suy giảm mật độ xương và thay đổi cấu trúc xương. - Dừng phát triển chiều caoĐối với trẻ đang trong độ tuổi phát triển nhanh chóng, nếu trải qua một thời gian dài bị dừng phát triển chiều cao thì cần thận trọng trước nguy cơ loãng xương. - Dễ bị gãy xương Loãng xương thường rất dễ khiến người trẻ bị gãy xương khi có các va chạm, chịu lực tác động từ bên ngoài đến hệ thống xương khớp. Gãy xương thường xảy ra ở các vị trí như: xương cánh tay, xương đùi,... Nguyên nhân của hiện tượng này là do giảm mật độ khoáng chất trong xương và cấu trúc xương kém chắc chắn. - Thói quen không tốt Nếu người trẻ có thói quen ngồi lâu một chỗ hoặc thường xuyên sử dụng thiết bị di động mà không tập trung đến hoạt động thể chất thì có thể bị loãng xương. Vận động ít là yếu tố làm tăng nguy cơ suy giảm mật độ xương và làm giảm khả năng chịu đựng của xương.3. Phương pháp phòng ngừa loãng xương ở người trẻ Việc duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương. Vì thế, thực hiện một số thay đổi trong lối sống có thể phòng ngừa nguy cơ loãng xương ở người trẻ:- Tăng vận động thể chất Hoạt động thể chất đều đặn như tập thể dục, đi bộ,... có thể giúp tăng cường mật độ xương và cải thiện sức khỏe hệ xương. - Chế độ ăn uống cân đối Bảo đảm chế độ ăn uống đủ canxi và vitamin D từ thực phẩm như sữa, cá hồi, trứng, hải sản,... sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương thêm khỏe mạnh. Ngoài ra, cân nhắc bổ sung các khoáng chất khác như magie, kẽm cũng sẽ hỗ trợ xây dựng cấu trúc xương ở người trẻ. - Kiểm soát cân nặng Giữ cân nặng ổn định để không bị thừa cân, béo phì là cách giảm áp lực lên xương, nhất là xương cột sống và khớp, nhờ đó có thể tránh được tình trạng loãng xương. Để duy trì cân nặng lý tưởng cần có một chế độ ăn uống cân đối, với nguồn thức ăn đa dạng. Mặt khác, chế độ ăn hàng ngày cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Duy trì hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp đốt cháy calo và tăng cường sức khỏe cho xương. - Hạn chế đồ uống chứa cồn và thuốc lá Như đã nói ở trên, thuốc lá và đồ uống có cồn gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với mật độ xương và khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, tránh xa các sản phẩm này cũng được xem là giải pháp phòng ngừa loãng xương ở người trẻ. - Ngủ đủ giấc, tránh stress Thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sức khỏe hệ xương. Vì thế, người trẻ nên ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian hồi phục và xây dựng hệ xương. - Khám sức khỏe Qua các lần khám sức khỏe định kỳ, người trẻ sẽ được đo mật độ xương, thực hiện các xét nghiệm sinh hóa cần thiết để đánh giá, phát hiện kịp thời tình trạng loãng xương. Điều này sẽ giúp người trẻ được điều trị sớm, ngăn chặn được các biến chứng do loãng xương gây ra. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, loãng xương ở người trẻ chính là giải pháp bảo vệ khả năng phát triển toàn diện và sức khỏe hệ xương trong tương lai.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/tho-khi-dung-la-gi-su-dung-khi-dung-sao-cho-dung-cach
Thở khí dung là gì? Sử dụng khí dung sao cho đúng cách
Dụng cụ thở khí dung thường được sử dụng trong điều trị các bệnh như viêm phế quản, viêm thanh quản,... Sử dụng máy xông khí dung đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ về liều lượng thuốc và loại thuốc. Trong bài viết dưới đây hãy cùng giải đáp các thắc mắc thở khí dung là gì? Sử dụng khí dung sao cho đúng cách, hiệu quả. 1. Thở khí dung là gì? Vậy thở khí dung là gì? Khí dung là máy khuếch tán thuốc dưới dạng sương mù để tác động trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Dụng cụ thở khí dung được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về niêm mạc đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang, ... Các loại dụng cụ thở khí dung bao gồm: Dụng cụ thở khí dung tai mũi họng: Hạt khí dung to, đọng lại ở niêm mạc đường hô hấp trên. Dụng cụ thở khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: Tạo ra hạt thuốc nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới. Khả năng hấp thu thuốc khí dung khoảng 2%. Thời gian tác động của thuốc khí dung khoảng 3 – 4 tiếng. Người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thở khí dung từ 2 – 4 lần/ngày tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Dụng cụ thở khí dung cho hệ hô hấp được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp cơn hen cấp tính, thở rít thanh quản, suy hô hấp, làm loãng đờm trước khi thực hiện điều trị,...2. Thở khí dung dùng thuốc nào? Đối với trường hợp bệnh, thở khí dung sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau. Cụ thể: Đối với bệnh viêm mũi – xoang – họng dị ứng: Người bệnh có được chỉ định xông dạng corticoid, có chống phù nề, xung huyết. Đối với các tình trạng co thắt khí quản, phế quản do hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, sẽ sử dụng khí dung với thuốc giãn phế quản, hỗ trợ việc thở. Đối với bệnh phổi, mục đích sử dụng thở khí dung nhằm loãng đờm cho người mắc bệnh phổi. Sử dụng khí dung và thuốc phù hợp để giúp người bệnh dễ ho và tống đờm nhớt ra ngoài. Đối với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em, xông khí dung bằng nước muối để làm loãng đờm, giúp trẻ dễ ho và tống đờm nhớt ra ngoài. Đối với trường hợp cải thiện cảm cúm, vệ sinh đường thở làm thông mũi họng, sử dụng thở khí dung với tinh dầu từ lá khuynh diệp, bạc hà, sả, lá chanh, lá tía tô, … 3. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thở khí dung3.1. Không lạm dụng thở khí dung Sử dụng máy thở khí dung càng nhiều không đồng nghĩa với việc càng mau chóng khỏi bệnh. Ngược lại, có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc và gây tổn hại lâu dài cho phổi. Nhiều loại khí dung chứa corticoid, nếu sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Việc sử dụng khí dung quá nhiều cho trẻ có thể dẫn đến phụ thuộc thuốc và gây tổn hại lâu dài cho phổi của trẻ. Không khuyến khích việc sử dụng khí dung ở nhà, đặc biệt là mà không có sự giám sát của chuyên gia y tế. Lạm dụng sử dụng máy thở khí dung có thể gây nghiện và giảm khứu giác.3.2. Cách bảo quản dụng cụ thở khí dung Bảo quản và vệ sinh đúng cách không chỉ giúp dụng cụ thở khí dung hoạt động hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe của người sử dụng bằng cách giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo dưỡng thiết bị. Cụ thể: Sau khi sử dụng dụng cụ: Người bệnh tháo mặt nạ (hoặc ống thở miệng) và cốc đựng thuốc khỏi ống dẫn nhựa. Tiến hành rửa mặt nạ, cốc đựng thuốc, ống tiêm (hoặc ống nhỏ giọt) dưới vòi nước và dùng khăn sạch lau khô. Sau đó, lắp các bộ phận trở lại vào ống dẫn và bật máy chạy khoảng 10-20 giây để làm khô phía trong. Không đặt máy thở khí dung vào nước để tránh hư hỏng. Tránh rửa ống dẫn bằng nhựa, vì điều này có thể làm hỏng các bộ phận và ảnh hưởng đến hiệu suất của máy. Mỗi tuần, vệ sinh mặt nạ, cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt (hoặc ống tiêm) bằng nước ấm và xà phòng. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và làm khô phía ngoài và phía trong máy như đã hướng dẫn.3.3. Tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Chỉ sử dụng máy xông khí dung theo chỉ định cụ thể của bác sĩ bao gồm loại thuốc, liều lượng và tần suất sử dụng. Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra kỹ loại thuốc và liều lượng cần sử dụng. Người bệnh cần đảm bảo rằng sử dụng đúng thuốc đã được bác sĩ kê đơn và không quá hạn sử dụng. Nắm vững cách sử dụng máy khí dung và hiểu rõ về các bộ phận của máy. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và hỏi ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ điều gì không rõ. Trong quá trình sử dụng máy nếu có dấu hiệu bất thường như kích ứng, khó chịu,... Người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. 3.4. Lựa chọn kích thước và chất liệu mặt nạ của máy khí dung phù hợp Với việc chọn mặt nạ có kích thước phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả cao và sự thoải mái trong quá trình sử dụng máy xông khí dung. Mặt nạ cần có kích thước phù hợp với khuôn mặt của người dùng. Nếu mặt nạ quá to, có thể xảy ra hiện tượng thoát khí và lãng phí thuốc. Ngược lại, nếu mặt nạ quá nhỏ, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc thở. Mặt nạ cần được đeo chặt nhưng vẫn phải đảm bảo thoải mái để người bệnh không cảm thấy khó chịu khi sử dụng. Đồng thời, giúp ngăn chặn thoát khí và tăng hiệu quả xông thuốc. Thường xuyên kiểm tra mặt nạ nhằm đảm bảo dụng cụ vẫn đang trong tình trạng tốt không bị nứt hay rò rỉ. Chọn mặt nạ được làm từ chất liệu an toàn, không gây kích ứng da và không tạo ra mùi khó chịu.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/nut-ray-tai-o-tre-la-gi-lam-sao-de-xu-ly-
Nút ráy tai ở trẻ là gì? Làm sao để xử lý?
Ống tai là bộ phận khá sâu và có cấu trúc phức tạp, khó nhìn thấy và cũng rất khó vệ sinh. Điều này cũng gây ra nhiều cản trở cho cha mẹ mỗi khi vệ sinh lỗ tai cho trẻ. Do một vài nguyên nhân mà có không ít trẻ đã gặp phải tình trạng nút ráy tai. Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh 1. Nút ráy tai ở trẻ là gì? Vì sao lại có? Ráy tai là do hệ bài tiết của cơ thể tạo ra. Chúng được các tuyến nằm sâu dưới da sản xuất và bám lại trên niêm mạc ống tai ngoài. Thành phần của ráy tai bao gồm chất nhờn, các tế bào chết, mồ hôi tích tụ trong ống tai kèm theo bụi bẩn xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Trên bề mặt tế bào tuyến còn có một lớp nhung mao, chúng chịu trách nhiệm đẩy ráy tai ra ống tai ngoài. Tính chất của ráy tai ở mỗi người sẽ khác nhau. Phụ thuộc vào lứa tuổi, cơ địa, chế độ ăn uống cũng như thể trạng mà màu sắc, số lượng, mùi và tính chất của ráy tai của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Nhưng tựu chung tác dụng của ráy tai là như nhau, đó là giúp ngăn cản các tác nhân như bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào ống tai, từ đó bảo vệ chức năng thính giác và ống tai. Bản chất của ráy tai sẽ giống như một loại sáp nhưng thường sẽ tồn tại với số lượng khá ít. Ráy tai thường sẽ tự rửa trôi hay bong tróc dưới tác động của chất tiết trong tai. Nhưng nếu chất tiết này bị sản xuất dư thừa, liên tục hoặc bạn không làm sạch ráy tai đúng cách thì ngày càng sẽ có nhiều ráy tai bị đẩy ngược lại vào trong ống tai. Kết quả là trong tai bị tích tụ quá nhiều ráy tai, dần dần trở thành nút ráy tai khiến ống tai bị bít tắc. Ở trẻ em, hiện tượng này xảy ra khá phổ biến. Phần lớn là do cha mẹ không vệ sinh tai đúng cách cho trẻ, hoặc trẻ không hợp tác khi lấy ráy tai. Điều này cản trở việc làm sạch ráy tai, đồng thời càng khiến cho nhiều ráy tai bị dồn tụ vào sâu hơn. 2. Nên lấy ráy tai cho trẻ khi nào? Không nên lấy ráy tai quá thường xuyên cho trẻ (ví dụ như lấy ráy tai hàng ngày) vì thói quen này sẽ gây ra những tác hại như sau:Mất đi hàng rào bảo vệ ống tai: vì chức năng của ráy tai đó là ngăn cản những tác nhân như nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập. Khi ráy tai thường xuyên bị lấy mất thì ống tai sẽ không còn được bảo vệ như trước nữa. Chấn thương màng nhĩ và ống tai: dễ gặp phải nếu trẻ không hợp tác, cử động, giãy giụa trong quá trình lấy ráy tai sẽ khiến da bị trầy xước, thậm chí là chảy máu, nghiêm trọng hơn là thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm tai ngoài, giảm thính lực,... Ngược lại, nếu trong thời gian dài không vệ sinh ống tai thì lại tạo điều kiện để nút ráy tai hình thành. Khi đó, trẻ sẽ có các triệu chứng như sau: Ngứa ngáy, đau tai. Ù tai, nghe thấy những âm thanh ồn ào trong tai. Có cảm giác ống tai như bị lấp đầy. Trẻ quấy khóc, khó chịu. Ho khan, chóng mặt vì dây thần kinh trong tai bị kích thích. Thính lực giảm. Khi đó, cha mẹ cần lưu ý về những triệu chứng này ở trẻ và tìm cách xử trí nút ráy tai cho trẻ. 3. Cách giải quyết nút ráy tai cho trẻ Nếu không xử trí đúng cách và kịp thời, nút ráy tai có thể ngày càng bám chặt và bị đẩy sâu vào lòng ống tai. Về lâu dài, nó sẽ khiến trẻ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng như thủng màng nhĩ, đau tai, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng còn có thể lan đến sọ não (hiếm khi xảy ra nhưng rất nguy hiểm). Vì vậy, xử trí nút ráy tai cho trẻ là việc làm quan trọng nhưng cần phải đảm bảo được thực hiện hiện đúng cách và an toàn. Phụ thuộc vào tình trạng nút ráy tai mà có thể xử trí tại nhà hoặc ở bệnh viện. Cụ thể:3.1. Cách xử lý tại nhà Nếu nút ráy tai không tự rã ra sau 5 - 7 ngày nhỏ Na Cl 0,9% và vẫn còn bám chắc vào niêm mạc ống tai thì cha mẹ nên đưa trẻ đến Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để điều trị cho trẻ. Việc cố gắng lấy nút ráy tai cho trẻ tại nhà có thể khiến ống tai của trẻ bị trầy xước da. Bên cạnh đó, dụng cụ lấy ráy tai ở nhà cũng không được đảm bảo vệ sinh nên có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn trong quá trình lấy ráy tai. 4. Hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh tai cho trẻĐể tránh tình trạng hình thành nút ráy tai cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý đến việc vệ sinh và chăm sóc đôi tai của bé:Hàng ngày hãy vệ sinh vành tai cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm thấm nước lau nhẹ vùng tai bên ngoài. Ở trẻ lớn hơn thì vi khuẩn, bụi bẩn có khả năng xâm nhập vào ống tai nhiều hơn do trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Do đó, ngoài việc vệ sinh vành tai thì cha mẹ cũng nên kết hợp với việc lấy ráy tai định kỳ trong ống tai cho trẻ.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/benh-polyp-tui-mat-doi-tuong-nguy-co-va-cach-dieu-tri
Bệnh polyp túi mật: Đối tượng nguy cơ và cách điều trị
Polyp túi mật là bệnh lý không hiếm gặp, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng thường gặp. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên chủ động tìm hiểu những thông tin cơ bản liên quan tới căn bệnh này và đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu để được điều trị theo phác đồ phù hợp. 1. Bệnh polyp túi mật là gì? Bệnh polyp túi mật xảy ra khi mô phát triển bất thường và có xu hướng nhô khỏi niêm mạc túi mật. Tình trạng này còn được biết đến với tên gọi khác là u nhú niêm mạc tuyến túi mật, người thuộc bất cứ độ tuổi và giới tính nào cũng có thể mắc bệnh. Thông thường, u nhú sẽ được phát hiện khi bệnh nhân đi siêu âm ổ bụng. Một số trường hợp phát hiện u nhú trong quá trình điều trị sỏi mật. U nhú niêm mạc tuyến túi mật được chia thành hai dạng, đó là lành tính và ác tính, trong đó khoảng 95% bệnh nhân có khối u lành tính, hầu như không gây biến chứng nguy hiểm. Khoảng 5% bệnh nhân được chẩn đoán có polyp túi mật ác tính và có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng. Tốt nhất, khi phát hiện u nhú niêm mạc tuyến túi mật, chúng ta nên chủ động theo dõi, điều trị để hạn chế nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư biểu mô túi mật. Tìm hiểu kỹ về polyp túi mật, chúng ta có các loại sau: polyp thể cholesterol, polyp thể viêm, thể u tuyến, hoặc thể phì đại cơ tuyến. Trong đó, polyp thể cholesterol chiếm phần lớn, khoảng 60 - 90% tổng số bệnh nhân. Số lượng khối u phát triển trong cơ thể khá lớn, tuy nhiên kích thước nhỏ, dưới 10mm và hầu như không phát triển thành u nhú ác tính. Khoảng 10% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán có polyp thể viêm, kích thước cũng tương đối nhỏ, dưới 10mm và ít khi phát triển thành khối u ác tính. Polyp thể viêm xuất hiện do tình trạng viêm mạn tính xảy ra ở mô hạt, mô xơ thứ phát. Nếu phát hiện có polyp thể u tuyến hoặc thể phì đại cơ tuyến, người bệnh nên thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh bởi vì đây là một dạng tổn thương tiền ung thư.2. Đối tượng nguy cơPolyp có nguy cơ hình thành trong cơ thể khi quá trình phân hủy chất béo diễn ra không suôn sẻ. Trong đó, phần lớn bệnh nhân có polyp túi mật là người ngoài 50 tuổi, những người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường hoặc sỏi mật. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nêu trên, hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe, đồng thời phát hiện và điều trị sớm u nhú niêm mạc tuyến túi mật (nếu có).3. Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang có polyp túi mật Trên thực tế, căn bệnh này không có triệu chứng đặc trưng, thậm chí nhiều bệnh nhân không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Một số dấu hiệu người bệnh có thể gặp phải là: đau khu vực hạ vị, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó chịu,… Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy khó tiêu, xuất hiện tình trạng vàng da. Thông thường, u nhú niêm mạc tuyến túi mật được phát hiện khi bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ chỉ định đi siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp,… Lời khuyên đó là chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm polyp túi mật và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.4. Yếu tố nào giúp xác định polyp túi mật lành tính và ác tính? Như đã phân tích, đa phần bệnh nhân có u nhú niêm mạc tuyến túi mật thể lành tính, tuy nhiên vẫn có trường hợp hình thành u nhú thể ác tính. Vậy dựa vào yếu tố nào để xác định polyp lành tính hay ác tính? Bác sĩ thường quan tâm tới kích thước polyp, đây là yếu tố quan trọng giúp xác định thể lành tính và ác tính. Nếu polyp có kích thước từ 1.5cm trở lên, không có cuống thì khả năng đây là u nhú ác tính. Những bạn có polyp kích thước nhỏ dưới 1cm vẫn nên theo dõi định kỳ ừ 1 - 2 lần/ năm để kiểm tra nguy cơ phát triển thành khối u ác tính. Để xác định polyp túi mật lành tính hay ác tính, bác sĩ không chỉ dựa vào kích thước mà còn quan tâm tới các yếu tố như: số lượng polyp, hình dạng, tiền sử mắc bệnh sỏi mật hoặc viêm đường mật xơ cứng nguyên phát,… Trong trường hợp polyp không có cuống và phát triển đơn độc, bác sĩ sẽ quan tâm theo dõi đặc biệt. Đây là những đặc điểm cảnh báo polyp thể ác tính, có nguy cơ gây bệnh ung thư.5. Điều trị polyp túi mật như thế nào? để được hỗ trợ chi tiết.
null
null
null
null
null
https://medlatec.vn//tin-tuc/hoi-chung-ruot-ngan-va-cach-cham-soc-benh-nhan-mac-chung-ruot-ngan
Hội chứng ruột ngắn và cách chăm sóc bệnh nhân mắc chứng ruột ngắn
Chứng ruột ngắn là vấn đề sức khỏe khá hiếm gặp, đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Người mắc hội chứng ruột ngắn cần được chăm sóc sức khoẻ và điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết thêm một số kinh nghiệm chăm sóc, điều trị cho các trường hợp kể trên. 1. Tìm hiểu chung về hội chứng ruột ngắnỞ người khoẻ mạnh, ruột sẽ gồm ruột non và ruột già, chịu trách nhiệm chuyển hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Trong đó, ruột non là nơi diễn ra quá trình tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể. Về cấu tạo, ruột non được chia thành 3 phần, đó là tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Trung bình kích thước ruột non sẽ dao động từ 4,5 - 6m. Ruột già là nơi hấp thụ một số chất dinh dưỡng, ví dụ như: vitamin B12, nước và các loại chất khoáng. Ruột già có kích thước khoảng 150cm. Nếu ruột của bệnh nhân có chiều dài ngắn hơn 120cm, họ được chẩn đoán mắc hội chứng ruột ngắn. Chiều dài của ruột không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hoá của cơ thể và đe doạ sức khoẻ của bệnh nhân. Bởi vì khả năng hấp thụ các loại dinh dưỡng như: khoáng chất, vitamin, protein, chất béo hoặc nước giảm đáng kể. Vậy đối tượng nào có nguy cơ mắc chứng ruột ngắn? Trên thực tế, đây là hội chứng hiếm gặp. Những người bị tổn thương một phần hoặc toàn bộ ruột non, ruột già sẽ phải đối mặt với chứng ruột ngắn. Cụ thể, trẻ sơ sinh được chẩn đoán bị viêm ruột hoại tử, mắc bệnh tắc ruột bẩm sinh hoặc cấu tạo đường ruột bất thường cần cắt bỏ một phần ruột non. Sau khi phẫu thuật, các bé sẽ mắc chứng ruột ngắn, sức khỏe và cuộc sống chịu nhiều ảnh hưởng. Bên cạnh đó, hội chứng ruột ngắn có thể xảy ra với bệnh nhân từng phẫu thuật vì các nguyên nhân sau: Mắc bệnh Crohn ở mức độ nghiêm trọng. Do lồng ruột. Đường ruột tổn thương do không được cung cấp lượng máu cần thiết. Tổn thương đường ruột do gặp chấn thương. Điều trị ung thư. Tốt nhất, khi phát hiện chức năng đường ruột suy giảm, bệnh nhân nên chủ động điều trị dứt điểm, ngăn ngừa tổn thương trở nên nghiêm trọng và cần phải cắt bỏ.2. Các dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột ngắnĐa phần bệnh nhân trải qua triệu chứng tiêu chảy, tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mất nước để duy trì hoạt động bình thường. Khi cơ thể mất nước, làn da trở nên khô ráp, sần sùi, tần suất đi tiểu tiện giảm đáng kể. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu, cơ thể luôn ở trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Một số triệu chứng khác có thể gặp ở bệnh nhân mắc chứng ruột ngắn là: chướng bụng, đầy hơi, khi gõ vào bụng sẽ thấy tiếng vang,… Một số bệnh nhân có dấu hiệu phù nề chân, hay bị chuột rút hoặc co cứng cơ. Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, chúng ta nên chủ động đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh biến chứng xấu xảy ra.3. Hội chứng ruột ngắn ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?
null
null
null
null
null