title
stringlengths
15
112
summary
stringlengths
61
733
content
stringlengths
449
10.7k
url
stringlengths
35
145
metadata
dict
Người mê muội vì tin giả, và kẻ trục lợi từ tin giả!
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức vào ngày 23-5-2021 được triển khai từ trung ương đến địa phương thật sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, ở Việt Nam, công tác chuẩn bị về mọi mặt được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhất các giai đoạn quan trọng trong kế hoạch bầu cử đã được Quốc hội xác định.
Cũng trong thời gian này, như thao tác của người máy, hoặc như câu thành ngữ “tuần chay nào cũng nước mắt”, sau khi kế hoạch bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Việt Nam được công bố, các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã lập tức mở một chiến dịch phản đối, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, kêu gọi “tẩy chay”, coi đây là cơ hội để “dẹp bỏ chế độ Mác-xít”. Khôi hài là hoạt động chống phá này lại do mấy tổ chức chống cộng trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài (nhất là ở Mỹ) khởi xướng. Từ đó một câu hỏi đặt ra: Tại sao lần nào cũng thất bại mà nhóm người gốc Việt đó vẫn chống phá điên cuồng như vậy? Và không phải tìm đâu xa, bài viết “Người Việt tin vào tin giả để nuôi dưỡng ảo tưởng?” mới đăng tải trênVOAngày 5-3-2021 chính là một cách tiếp cận có thể giúp đưa tới câu trả lời ít nhiều thỏa đáng.Theo bài viết thì ông Trần Nhật Bảo, một chuyên gia về tội phạm học, nói vớiVOA: “Nạn tin giả và thuyết âm mưu hoành hành trong cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ vì họ muốn có chỗ dựa để nuôi dưỡng hy vọng và một phần do “dân trí thấp” nên họ dễ bị các nguồn tin giả thao túng”. “Giải thích về chứng nghiện và tin vào tin giả của một bộ phận người gốc Việt ở Mỹ”, ông Trần Nhật Bảo cho rằng: “Chính những nguồn tin giả đã cho họ hy vọng đó nên họ đã bám vào… không nhất thiết họ tin vào tin giả nhưng họ vẫn tiếp tục nghe và xem tin giả “để tìm niềm vui” và “trở thành một thói quen không dứt ra được”. Hy vọng đó gần như là nguồn sống duy nhất của họ. Họ tìm kiếm, mong mỏi, chờ đợi những loại tin giả đó để tạo cho họ niềm vui tâm lý”! Và ông Trần Nhật Bảo “lên án một số người Việt trong cộng đồng lợi dụng sự lan tràn của tin giả và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận đồng hương để tiếp tay tung tin giả mà mục đích chỉ là “kiếm tiền trên mạng xã hội”. Một số YouTuber gốc Việt có mưu đồ tiền bạc. Họ sẵn sàng lợi dụng người Việt làm nạn nhân của họ để phát triển lượng khán giả của mình. Do đó, những người Việt say mê tin giả trở thành nạn nhân cho những YouTuber làm giàu”!Từ đó có thể suy ra, việc kêu gọi tổ chức chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Việt Nam mà các tổ chức chống cộng trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang kêu gào chỉ là lợi dụng hy vọng hão huyền của một số người về “một ngày nào đó có thể trở về quê hương trong vinh quang”. Rồi đây, các cuộc quyên góp “ủng hộ đồng bào quốc nội” sẽ được tiến hành, người mê muội vì tin giả tiếp tục bị lừa đảo, và tiền bạc quyên góp được lại tiếp tục rơi vào túi kẻ xấu.
https://nhandan.vn/nguoi-me-muoi-vi-tin-gia-va-ke-truc-loi-tu-tin-gia-post637754.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [] }
Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh cán bộ đăng kiểm tư vấn dịch vụ gia hạn, bán bảo hiểm
NDO -Ngày 15/12,Cục Đăng kiểm Việt Namđã đưa ra thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo thông qua việc mạo danh cán bộ đăng kiểm để tư vấn dịch vụ gia hạn và bán bảo hiểm... tận nhà.
Thông tin lan truyền:Vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng tại một số tỉnh, thành phố, người dân nhận được những số điện thoại lạ mạo danh cán bộ trung tâm đăng kiểm gọi điện “tư vấn” dịch vụ gia hạn đăng kiểm, bán bảo hiểm “đưa đến tận nhà” với số tiền từ 300-500 nghìn đồng.Kiểm chứng thông tin:Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, qua rà soát, Cục Đăng kiểm chưa nhận được báo cáo của các trung tâm đăng kiểm về việc thực hiện dịch vụ nêu trên.Do đó, trường hợp nhân danh cán bộ trung tâm đăng kiểm gọi điện để tư vấn dịch vụ để thực hiện việc thu các khoản phí ngoài quy định của đăng kiểm là hành vi mạo danh có dấu hiệu trục lợi cá nhân. Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo người dân và chủ phương tiện nếu có thông tin, nên thông báo tới cơ quan hữu quan để xử lý theo quy định pháp luật.Người dân cần làm gì để gia hạn đăng kiểm?Đểgia hạn đăng kiểm, người dân và chủ phương tiện có thể tự truy cập vào địa chỉ: https://giahanxcg.vr.org.vn để thực hiện tra cứu và in Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định. Do đó, chủ phương tiện không phải nộp bất cứ khoản chi phí nào liên quan đến việc gia hạn này.Cụ thể, theo hướng dẫn, chủ xe chỉ nên tra cứu những xe thuộc đối tượng được tự động giãn chu kỳ kiểm định bao gồm: Xe ô-tô con không kinh doanh vận tải được kiểm định trước ngày 22/3/2023, có thời hạn hiệu lực ghi trên giấy chứng nhận kiểm định nằm trong khoảng 3/6/2023-30/6/2024 và thời gian tính từ năm sản xuất đến năm kiểm định nằm trong khoảng 0-7 năm hoặc 13-20 năm.Tính tới ngày 13/12, thống kê cho thấy, số lượt file Giấy xác nhận gia hạn đã được người dân tải về là: 496.288. Số Giấy xác nhận chưa tải về là: 638.001 giấy.Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng khuyến cáo chủ phương tiện nên chủ động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng (nếu có) của phương tiện trước khi đi kiểm định để tránh phương tiện có kết quả kiểm định không đạt phải khắc phục sửa chữa nhiều lần tạo thêm tình trạng ùn tắc, mất thời gian công sức không đáng có của chủ phương tiện, gây ảnh hưởng đến phương tiện khác và tạo thêm áp lực cho trung tâm đăng kiểm;Đối với các phương tiện sắp đến hạn, đã đến hạn hoặc quá hạn đăng kiểm (đặc biệt là các phương tiện thuộc đối tượng đã được gia hạn kiểm định theo quy định tại Thông tư số 08/2023/TT-BGTVT), chủ phương tiện nên lựa chọn thời điểm kiểm định sớm phù hợp như khoảng tháng 2,3/2024; chủ động khi trên đường về quê, đi công tác, du lịch, lấy hàng, giao hàng có thể vào bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào tiện đường để kiểm định.Tin liên quanNguy cơ tái diễn ùn tắc đăng kiểm tại hàng loạt địa phươngTrước đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng có văn bản về việc chấn chỉnh hoạt động kiểm định xe cơ giới, yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên và nhân viên không được tuỳ tiện, tự ý đưa ra các yêu cầu không có trong quy định do Bộ Giao thông vận tải ban hành.Cụ thể, những yêu cầu trái quy định gồm: Từ chối nhận hồ sơ miễn kiểm định lần đầu hoặc chỉ nhận vào một số ngày trong tuần, thời gian hẹn trả kết quả lâu; Một số đơn vị đăng kiểm gợi ý người dân và doanh nghiệp phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong khi phương tiện vẫn có bảo hiểm hoặc gợi ý mua nối tiếp thời gian; Thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đã gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp…Hoạt động kiểm định xe cơ giới là hoạt động cung cấp dịch vụ công phục vụ nhu cầu kiểm định phương tiện chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện nghiêm quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên và nhân viên không được tuỳ tiện, tự ý đưa ra các yêu cầu không có trong quy định do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Nếu để xảy ra sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/canh-giac-voi-thu-doan-mao-danh-can-bo-dang-kiem-tu-van-dich-vu-gia-han-ban-bao-hiem-post787597.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "Mạo danh cán bộ đăng kiểm", "Cục Đăng kiểm Việt Nam" ] }
Meta Platforms bác tin đồn CEO Mark Zuckerberg sắp từ chức
NDO -Trước thông tin lan truyền trên mạng về việc ông Mark Zuckerberg có ý định sắp từ chức Giám đốc điều hành (CEO) Meta Platforms, công ty mẹ của Facebook mới đây đã lên tiếng bác bỏ tin đồn này.
Thông tin lan truyềnNgày 22/11, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng ông Zuckerberg sẽ từ chức khỏi vị trí đứng đầu tập đoàn công nghệ Meta vào năm 2023. Thông tin này được đăng tải lần đầu trên trang web theleak.co.Kiểm chứngTrong bài đăng trên Twitter, ông Andy Stone, một quan chức truyền thông của Meta, đã bác bỏ tin đồn nói trên.“Điều này hoàn toàn sai sự thật”, ông Stone nói và không đưa ra thêm lời giải thích chi tiết nào.Những tuần gần đây, CEO của Meta đã phải hứng chịu những lời chỉ trích đặc biệt gay gắt sau khi công ty sa thải một số lượng lớn nhân viên. Hồi đầu tháng 11, “gã khổng lồ công nghệ” của Mỹ cho biết ý định cắt giảm 13% nhân sự, đồng nghĩa với việc sa thải khoảng 11.000 người.Trong thông điệp gửi tới các nhân viên, ông Mark Zuckerberg đã lên tiếng nhận trách nhiệm về những quyết định sa thải này, đồng thời cho biết bản thân đã nhầm tưởng sự tăng trưởng mà công ty đạt được trong thời gian dịch bệnh có khả năng sẽ được duy trì trong thời gian tới.Trong một vài tháng vừa qua, tốc độ tăng trưởng của Meta đã chậm lại, và tình hình thậm chí còn có thể trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế thế giới.Tuy nhiên, ông Zuckerberg vẫn tiếp tục đặt cược vào metaverse (vũ trụ ảo) bất chấp các câu hỏi đặt ra về khả năng thành công và sinh lời của các khoản đầu tư vào thực tế ảo cũng như các công nghệ khác. CEO Meta từng tuyên bố coi việc phát triển metaverse là sứ mệnh trọng tâm đối với tương lai của tập đoàn.Báo cáo về kết quả kinh doanh mới nhất được Meta công bố cuối tháng 10 vừa qua cho thấy, phòng thí nghiệm “Reality Labs” của công ty - được giao nhiệm vụ sản xuất kính thực tế ảo và các sản phẩm metaverse khác - đã lỗ gần 10 tỷ USD kể từ đầu năm 2022 đến nay. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nhiều khả năng các khoản lỗ này sẽ còn tiếp tục tăng trong năm tới.Bất chấp con số thua lỗ đáng báo động, ông Zuckerberg vẫn bảo vệ chiến lược của mình, thậm chí ngay cả khi các nhà phân tích đều cho rằng Meta đang tiến hành quá nhiều “khoản cược thử nghiệm”.
https://nhandan.vn/meta-platforms-bac-tin-don-ceo-mark-zuckerberg-sap-tu-chuc-post726671.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "CEO", "Giám đốc điều hành", "Meta Platforms", "Mark Zuckerberg", "từ chức", "metaverse", "thực tế ảo" ] }
Thông tin “Máy phát điện chạy dầu diesel được sử dụng ở hội nghị COP26” là sai sự thật
NDO -Theo người phát ngôn của hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu, máy phát điện chạy bằng dầu diesel không hề được sử dụng để cung cấp điện cho các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị như cáo buộc trong một số bài đăng trên mạng xã hội mới đây.
Thông tin lan truyềnNgười dùng mạng xã hội gần đây đăng tải một số hình ảnh kèm theo nội dung cho rằng hội nghị COP26 đã sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu diesel thay vì các loại năng lượng tái tạo như điện mặt trời hay điện gió.Một bài đăng trên Twitter có nội dung: “Báo cáo: Một nhóm máy phát điện chạy dầu diesel bị che khuất khỏi tầm nhìn của công chúng phía sau tấm chắn tại hội nghị khí hậu COP26. Tại sao họ không sử dụng năng lượng gió và mặt trời để cung cấp điện cho sự kiện này?”, kèm theo đó là hình ảnh một số đơn vị máy với logo của công ty cho thuê thiết bị Aggreko  (www.aggreko.com).Kiểm chứngNhững hình ảnh xuất hiện trong các bài đăng không phải máy phát điện mà là các loại thiết bị công nghiệp khác. Tuy nhiên, các máy phát điện được sử dụng như một biện pháp dự phòng tại COP26 chạy bằng dầu thực vật hydro hóa, pin và năng lượng mặt trời.Trao đổi với Reuters, văn phòng báo chí của Aggreko cho biết các thiết bị hiển thị trong các bài đăng trên mạng xã hội là bộ xử lý không khí, máy làm lạnh và máy sưởi chạy bằng điện. Ngoài ra, Aggreko cũng đã chuyển giao “một đội máy phát điện dự phòng chạy hoàn toàn bằng dầu thực vật hydro hóa” để phục vụ COP26.Theo trang web của COP26, hội nghị này ưu tiên sử dụng diesel sinh học - cụ thể là dầu thực vật hydro hóa – để chạy các máy phát điện thay vì nhiên liệu diesel.Ban tổ chức COP26 cũng đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc rằng các máy phát điện được sử dụng tại hội nghị chạy bằng dầu diesel.Reuters dẫn lời người phát ngôn của COP26 cho biết tất cả các máy phát điện tại sự kiện đều chạy bằng pin, dầu thực vật hydro hóa hoặc năng lượng mặt trời.Khẳng địnhCác cáo buộc trên mạng xã hội là sai sự thật. Những hình ảnh đăng tải không hiển thị các máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Theo người phát ngôn COP26, tất cả máy phát điện được sử dụng tại hội nghị đều không chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-may-phat-dien-chay-dau-diesel-duoc-su-dung-o-hoi-nghi-cop26-la-sai-su-that-post674234.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "Thông tin sai lệch", "COP26", "Máy phát điện chạy dầu diesel", "Fake News" ] }
Để tin giả, tin xấu độc không còn đất sống
NDO -Cuối cùng thì không có sinh viên nào bị 12 quân nhân hiếp dâm tại Trường Quân sự Quân khu 7 như các thông tin rần rần trên mạng xã hội mà chỉ có một số KOLs trên mạng “hiếp dâm” dư luận suốt 18 tiếng đồng hồ.
Nói 18 tiếng đồng hồ là bởi chỉ sau đúng 18 tiếng đồng hồ khi các thông tin độc hại này tràn lan trên mạng xã hội thì quân đội, các cơ quan có trách nhiệm đã vào cuộc và họp báo công bố thông tin chính thức.Mong rằng sau này, dù có những tin đồn kiểu như trên các cơ quan cũng vào cuộc nhanh chóng như câu chuyện này thì tin giả, tin xấu, tin độc hại sẽ không còn đất sống.Sự việc khủng khiếp không phải chỉ bởi các video của vụ việc được phát tán trên mạng xã hội và với tốc độ lan truyền chóng mặt, hơn cả cấp số nhân mà còn khủng khiếp không kém bởi suy nghĩ phong phú, nếu không muốn nói là hỗn loạn và sự nhẹ dạ, cả tin của một bộ phận người dùng mạng xã hội.Chỉ cần một suy luận đơn giản thì cũng không ai có thể tin nổi trong một môi trường sinh hoạt chung đông đúc như vậy lại có chuyện mấy chục người hiếp dâm một cô gái. Nên nhớ, đây là môi trường quân đội ở giữa thành phố.Viết đến đây, người viết lại chợt nhớ tới 2 câu chuyện đã được nghe và chứng kiến.Câu chuyện thứ nhất: Câu chuyện diễn ra đã lâu, khi đó cả một địa phương rúng động với thông tin phát hiện ra người rừng. Vậy là mỗi ngày những câu chuyện về người rừng càng được thêm mắm, dặm muối cho thêm phần hấp dẫn và “sinh văn động”. Có những người còn quả quyết mình đã đến tận nơi chứng kiến và tả y như thật về người rừng. Thế nhưng cuối cùng khi cơ quan có trách nhiệm phát loa công bố thì tất cả chỉ là tin “chó cán xe…”.Câu chuyện thứ hai: Cả một đoạn đường người đông kẹt cứng vì lan truyền thông tin có một vụ giết người phi tang xác. Thậm chí có người còn quả quyết người bị giết hình thù ra sao, bị bó vào bao như thế nào… Kết quả, khi công an, dân phòng tới xác minh thì chỉ là một con chó bị chết và do một người vô ý thức nào đó quẳng xuống chân cầu…Người Việt xưa rất hài hước và thông thái khi có truyện “Con rắn vuông”. Anh nông dân khoác lác nọ đã “nổ banh nóc” với vợ về việc gặp một con rắn. Cuối cùng, theo lời anh ta nói thì con rắn trở thành “con rắn vuông” vì chiều dài và bề ngang là…bằng nhau. (rất may anh nông dân này mới chỉ mang bệnh khoác lác chứ chưa có ý định dùng thông tin để thao túng dư luận gây bất ổn).Thời gian gần đây chắc hẳn khá nhiều người từng chứng kiến việc “làm mưa làm gió” của một thông tin vô cùng “tào lao mía lao” là: “Đừng quên ngày mai là điều lệ mới của Zalo…”.Một thông tin chỉ cần liếc ngay dòng đầu tiên đã không khó để nhận ra đó là tin giả bởi nếu ngày 5 đưa tin thì “ngày mai” là ngày 6, ngày 16 đưa tin thì “ngày mai” là ngày 17… Vậy mà, không biết bao nhiêu người chia sẻ ầm ầm để tin này lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội và cứ “xuân thu nhị kỳ” nó lại trở lại khuấy đảo cõi mạng ít ngày rồi lại “rút vào hoạt động bí mật” chờ thời cơ để quay lại.Tất nhiên, đây chỉ chưa hẳn là thông tin xấu, độc, nhưng từ chỗ dễ tin vào các thông tin giả đến việc bị dẫn dắt bởi các thông tin xấu độc là bước rất ngắn.Sách “Cổ học tinh hoa” của Trung Quốc có kể chuyện rằng: Thời Xuân Thu có ông Tăng Sâm người đất Phi là học trò đức Khổng Tử. Ông tính tình chân thật và có hiếu, về sau truyền được đạo của Ngài. Lúc bấy giờ có kẻ trùng tên với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người.” Bà mẹ nói: “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người.” Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ sợ cuống cuồng, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo nên bà mẹ tin con không thể là kẻ giết người. Vì thế, hai lần trước có người bảo "Tăng Sâm giết người", bà mẹ không tin. Nhưng đến lần thứ ba thì bà mẹ cuống cuồng chạy trốn.Rõ ràng Tăng Sâm không giết người, thế nhưng nếu nhiều người cùng nói Tăng Sâm giết người thì dù có tin con mình đến bao nhiêu, bà mẹ cũng có lúc phải xiêu lòng. Vậy nên, nếu một thông tin xấu, sai cứ được lặp đi, lặp lại, được lan truyền trên mạng xã hội thì rỗi cũng khiến cho nhiều người từ bán tín, bán nghi đến tin là thật.Đặc tính của tư tưởng là độ rỗng, vì vậy nhu cầu về thông tin bao giờ cũng là nhu cầu mà các chủ thể mong muốn lấp đầy. Vì vậy, nhiều khi chủ thể tiếp nhận cả các thông tin giả, tin xấu, tin độc mà bản thân nếu không có khả năng suy luận rất dễ bị dẫn dắt và tin theo.Do đó, mỗi người khi tiếp nhận thông tin cần phải bình tĩnh, sáng suốt, cẩn trọng, suy luận và thông thái. Cũng từ vụ việc xử lý thông tin thất thiệt trong câu chuyện này để lại rất nhiều bài học, đó là cần nhanh chóng, kịp thời và minh bạch thông tin, khi đó, tin giả, tin xấu, tin độc sẽ không còn đất sống.
https://nhandan.vn/de-tin-gia-tin-xau-doc-khong-con-dat-song-post734933.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "nữ sinh HUFLIT", "tin giả", "tin xấu độc", "Trường Quân sự Quân khu 7" ] }
Bạc Liêu: Thông tin tử vong sau tiêm vaccine Vero Cell là sai sự thật
NDO -Mấy ngày qua, trên các mạng xã hội lan truyền thông tin trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có người tử vong sau khi được tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhãn hiệu Vero Cell.
Thông tin lan truyềnThông tin “giật gân” có người tử vong sau khi được tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhãn hiệu Vero Cell thu hút rất nhiều người quan tâm. Đáng lưu ý, nhiều chủ tài khoản Facebook, Zalo chia sẻ, bình luận đã làm cho không ít người hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 Vero Cell tại địa phương.Kiểm chứngSáng 29/10, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Thông tin trên các mạng xã hội mấy ngày vừa qua tại địa phương hoàn toàn bịa đặt”.Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu khẳng định: Từ khi tỉnh triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên địa bàn tỉnh đến nay chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào sau tiêm đối với tất cả các loại vaccine ngừa Covid-19 như: AstraZeneca, Pfizer, Vero Cell... Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng sau tiêm chuyển nặng.Khẳng địnhThông tin tử vong sau tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Bạc Liêu là hoàn toàn bịa đặt, dựng chuyện.Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu, tính đến sáng 29/10, toàn tỉnh đã có 385.152 người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 1, đạt tỷ lệ hơn 70%. Ngoài ra, 102.531 người được vaccine mũi 2, đạt tỷ lệ hơn 55%.
https://nhandan.vn/bac-lieu-thong-tin-tu-vong-sau-tiem-vaccine-vero-cell-la-sai-su-that-post671650.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "Bạc Liêu", "tử vong", "tiêm vaccine ngừa Covid-19", "tin giả", "Vero Cell" ] }
Không có việc để vaccine hết hạn mà không tiêm cho người dân ở Bình Dương
NDO -Ngày 18/9, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương khẳng định, không có việc cơ quan này để vaccine Covid-19 Moderna hết hạn sử dụng mà không tiêm cho người dân, như hiểu nhầm trong Công văn số 2215/SYT-NVT ngày 14/9.
Thông tin lan truyềnTrước đó, ngày 14/9, trong văn bản của Sở Y tế gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Bình Dương, các đơn vị tiêm chủng đề xuất tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna có đoạn: "Vaccine Moderna do Bộ Y tế phân bổ cho Bình Dương đợt 11 và 14 đã hết hạn sử dụng ngày 4/9/2021 (vaccine sau khi rã đông sử dụng 30 ngày ở nhiệt độ từ 2-8 độ C). Vì vậy, Sở Y tế đề nghị các đơn vị có thể sử dụng vaccine Pfizer tiêm mũi 2 đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna".Sau khi văn bản phát hành này, dư luận và người dân tại Bình Dương đã chưa rõ và có những bức xúc với cơ quan Y tế, vì để vaccine Moderna hết hạn sử dụng mà không tiêm cho người dân.Kiểm chứngÔng Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, đoạn văn bản trên chỉ là câu dẫn của ông, nhưng vào văn bản thì "không được rõ nghĩa". Câu này nhằm mục đích giải thích, làm cơ sở cho việc đề xuất tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna.Ông cho biết, lô vaccine Moderna này đã tiêm hết từ tháng 8/2021 và đến nay chưa có vaccine cùng loại để tiêm mũi 2 nên Sở Y tế Bình Dương đã đề nghị tiêm vaccine Pfizer để thay thế.Trong sáng 18/9, Sở Y tế đã ra Công văn số 2281/SYT-NVT thay thế cho công văn 2215. Nội dung văn bản 2281 nói rõ: "Theo khuyến cáo của nhà sản xuất và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng quốc gia Bộ Y tế thì vaccine Modema tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 28 ngày. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nguồn vaccine Moderna không có thông tin sẽ nhập về để thực hiện tiêm mũi 2 (nguồn vaccine Moderna tiêm mũi 1 do Chính phủ Mỹ viện trợ).Vaccine Moderna Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Bình Dương đợt 11 và đợt 14 đã được tiêm hết mũi 1 cho dân theo đúng tiến độ của Sở Y tế đề ra.Vì vậy, Sở Y tế đề nghị các đơn vị có thể sử dụng vaccine Pfizer tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna.Trước khi tiêm vaccine, đơn vị tiêm chủng phải tiến hành tư vấn cho các đối tượng tiêm hiểu và có sự cam kết đồng ý tiêm 2 loại vaccine của người đến tiêm. Đề nghị các đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch tiêm vaccine thay thế từ đợt 32 và các đợt tiếp theo khi được Bộ Y tế phân bổ vaccine Pfizer về cho tỉnh Bình Dương".Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/khong-co-viec-de-vaccine-het-han-ma-khong-tiem-cho-nguoi-dan-o-binh-duong-post665569.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "vaccine phòng Covid-19", "Không có việc để vaccine hết hạn mà không tiêm", "không tiêm cho người dân ở Bình Dương" ] }
Phạt đối tượng đăng tin sai sự thật về việc “phong tỏa” ở Bạc Liêu 5 triệu đồng
NDO -Chiều 16/9, Công an TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì đăng tải nội dung sai sự thật trên mạng xã hội đối với Dương Việt T., sinh năm 2005, ngụ tại phường 1, TP Bạc Liêu.
Thông tin lan truyềnTrước đó, khoảng 12 giờ ngày 14/9, Dương Việt T., sử dụng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải thông tin sai sự thật về việc phong tỏa TP Bạc Liêu, khiến nhiều người ùn ùn kéo đến siêu thị, các cửa hàng, chợ để mua hàng hóa, thực phẩm bất chấp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.Kiểm chứngQua làm việc với cơ quan công an (có mẹ ruột là người giám hộ theo cùng vì T., mới 16 tuổi), đối tượng T., đã thừa nhận thông tin đăng trên mạng xã hội là sai sự thật và đã xóa bỏ; đồng thời viết cam kết không tái phạm. Công an tỉnh Bạc Liêu ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với Dương Việt T., về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”.Từ sự việc nêu trên, Công an tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo mọi người dân không đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan Nhà nước, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.Đồng thời, khi tiếp nhận thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19 cần có sự chọn lọc, chỉ tiếp thu thông tin từ báo, đài chính thống; trang bị cho mình kiến thức về pháp luật, từ đó có “sức đề kháng” trước những thông tin sai sự thật và có ứng xử phù hợp trên không gian mạng, góp phần bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
https://nhandan.vn/phat-doi-tuong-dang-tin-sai-su-that-ve-viec-phong-toa-o-bac-lieu-5-trieu-dong-post665243.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "xử phạt tin giả", "Xử phạt 5 triệu đồng", "Bạc Liêu" ] }
Xác minh người tung tin giả về bắt cóc trẻ em tại thành phố Hạ Long
NDO -Ngày 3/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long cho biết, qua xác minh, thông tin do một số tài khoản trên mạng xã hội đăng tải về việc "bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long” vào chiều 2/10 là thông tin giả, không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận.
Cụ thể, khoảng 18 giờ 10 phút ngày 2/10, Công an phường Tuần Châu nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về trường hợp có cháu bé N.Q.L (3 tuổi, học tại Trường mầm non Tuần Châu) chưa thấy về nhà.Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các lực lượng chức năng, nhà trường, cùng gia đình đã tổ chức tìm kiếm. Sau hơn 1 giờ tìm kiếm đã tìm thấy cháu N.Q.L tại gia đình một phụ huynh cùng trường.Qua xác minh của cơ quan chức năng, do 1 phụ huynh tại Trường mầm non Tuần Châu nhờ người quen đi đón con mình. Tuy nhiên, vì không biết mặt nên người được nhờ đã đón nhầm một cháu cùng tên N.Q.L về nhà mình. Công an phường Tuần Châu đã vào cuộc làm rõ sự việc và khẳng định không có chuyện bắt cóc trẻ em hay dấu hiệu hình sự nào khác.Tuy nhiên, từ chiều 2/10, một số tài khoản mạng xã hội chưa kiểm chứng thông tin đã lan truyền tin giả lên mạng xã hội và cho rằng vụ việc trên là bắt cóc đòi tiền chuộc. Thậm chí có tài khoản còn nói "đối tượng đòi 15 triệu đồng".Bà Phan Thị Hải Hường, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long cho biết, thành phố đã phát hiện tài khoản facebook có tên "Thái Ngọc" đăng tải tin giả này và vụ việc đã được thành phố giao cho công an vào cuộc để làm rõ, xử lý nghiêm theo đúng quy định.Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn gửi Công an thành phố xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Đồng thời, Ban Tuyên giáo Thành ủy yêu cầu Đảng ủy phường Tuần Châu chỉ đạo làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định đối với tập thể, cán bộ, đảng viên có liên quan thuộc Chi bộ Trường mầm non Tuần Châu để xảy ra sự việc nêu trên.Chi bộ Trường mầm non Tuần Châu báo cáo giải trình, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc quản lý, đón-trả học sinh của nhà trường, gửi báo cáo về Ban Tuyên giáo Thành ủy trước ngày 4/10/2023.
https://nhandan.vn/xac-minh-nguoi-tung-tin-gia-ve-bat-coc-tre-em-tai-thanh-pho-ha-long-post775777.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "Quảng Ninh", "tung tin giả", "tin giả", "fake news" ] }
Đối tượng vi phạm nồng độ cồn đâm trọng thương một cảnh sát giao thông
NDO -Vào khoảng 21 giờ 15 phút đêm ngày 15/5, tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra vụ việc một đối tượng khi bị kiểm tra nồng độ cồn đã dùng dao đâm trọng thương một chiến sĩ cảnh sát giao thông.
Vào khoảng 21 giờ 15 phút đêm ngày 15/5, Đội cơ động thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Bắc Kạn) làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch trên tuyến quốc lộ 3, đoạn qua khu vực thuộc địa phận phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn.Tại thời điểm này, Đội cơ động phát hiện đối tượng Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1954, trú tại tổ 8, phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn (Bắc Kạn) có biểu hiện say rượu khi đang điều khiển xe máy. Đội cơ động đã tiến hành dừng xe đểkiểm tra giấy tờ và đo nồng độ cồn.Khi Thiếu tá Dương Xuân Kiệm, chiến sĩ Phòng Cảnh sát giao thông đang cùng các thành viên đội cơ động lập biên bản thì bất ngờ đối tượng Nguyễn Văn Minh rút dao đâm vào mạng sườn đồng chí Kiệm, làm đồng chí Kiệm bị trọng thương.Ngay lập tức, Đội cơ động đã tiến hành khống chế đối tượng, đồng thời đưa chiến sĩ Kiệm đến bệnh viện cấp cứu.Theo chẩn đoán ban đầu, chiến sĩ Dương Xuân Kiệm nghi bị tràn dịch màng phổi, tình trạng khá nguy kịch. Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn đã chuyển chiến sĩ Dương Xuân Kiệm lên tuyến trên điều trị.
https://nhandan.vn/doi-tuong-vi-pham-nong-do-con-dam-trong-thuong-mot-canh-sat-giao-thong-post752822.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "Bắc Kạn", "vi phạm nồng độ cồn", "chống người thi hành công vụ", "đâm cảnh giao thông" ] }
Phần Lan bác tin đồn điều động xe tăng đến biên giới Nga
NDO -Đại diện Lực lượng Phòng vệ Phần Lan khẳng định, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh xe tăng nước này được điều động tham gia một cuộc tập trận theo kế hoạch, chứ không phải được đưa đến khu vực biên giới phía đông giáp Nga như một số người dùng chia sẻ.
Thông tin lan truyềnĐoạn clip được đăng tải lên Twitter cho thấy hình ảnh một đoàn tàu chở hàng chục xe tăng băng qua cây cầu đi qua một thành phố của Phần Lan. Dòng chú thích đi kèm có nội dung: “Theo báo cáo, Phần Lan đã bắt đầu vận chuyển các thiết bị quân sự nhiều khả năng là tới khu vực biên giới Nga, sau khi quyết định nộp đơn xin gia nhập NATO”.Các phiên bản khác của đoạn video cũng được chia sẻ lên YouTube và mạng xã hội Facebook với những tuyên bố tương tự, thu hút hàng triệu lượt xem.Kiểm chứngTrong một bài đăng trên Twitter, Lực lượng Phòng vệ Phần Lan khẳng định, thông tin nước này điều động xe tăng đến khu vực biên giới giáp Nga là không chính xác. Trên thực tế, những chiếc xe tăng xuất hiện trong video lan truyền đang được triển khai đến khu vực phía tây để tham gia một cuộc diễn tập quân sự mang tên Arrow 22 diễn ra ở Niinisalo và Säkylä.Reuters đã tiến hành định vị video và phát hiện nó được quay ở thành phố Tampere phía tây nam Phần Lan.Vị trí địa lý của video và chuyển động của đoàn tàu cho thấy tàu đang di chuyển từ đông sang tây - tức là sẽ đi xa biên giới Phần Lan-Nga. Ngoài ra, hai địa điểm Niinisalo và Säkylä đều nằm ở phía tây thành phố Tampere, do đó càng củng cố tuyên bố trên Twitter của Lực lượng Phòng vệ Phần Lan.Đại tá Rainer Kuosmanen, chỉ huy Lữ đoàn Tăng thiết giáp của Phần Lan, đã đăng ảnh những chiếc xe tăng lên tài khoản Twitter của mình vào ngày 2/5 kèm theo chú thích: “#ARROW22 bắt đầu từ hôm nay. Theo truyền thống, lực lượng của Lữ đoàn Tăng thiết giáp di chuyển tới địa điểm diễn tập bằng tàu hỏa. Vào buổi tối, những toa tàu này đã đến khu vực tập kết ở Pohjankangas”.Khẳng địnhNhững chiếc xe tăng trong đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội đang được điều động đến vùng phía tây của Phần Lan để tham gia một cuộc diễn tập quân sự, chứ không phải tới khu vực biên giới phía đông giáp Nga.
https://nhandan.vn/phan-lan-bac-tin-don-dieu-dong-xe-tang-den-bien-gioi-nga-post696355.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "tin giả", "Phần Lan", "Arrow 22" ] }
Video sóng thủy triều ở Indonesia bị chú thích sai thành sóng thần
NDO -Một video ghi lại cảnh sóng thủy triều mạnh mẽ ở Indonesia được người dùng mạng xã hội chia sẻ với chú thích không chính xác khi cho rằng đây là một cơn sóng thần do vụ phun trào núi lửa ngoài khơi Tonga mới đây gây ra.
Thông tin lan truyềnNúi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha'apai ngoài khơi đảo quốc Tonga đã phun trào ngày 15/1 gây ra những đợt sóng thần trên khắp Thái Bình Dương.Sau khi sự việc xảy ra, hàng nghìn người dùng mạng xã hội đã chia sẻ một đoạn clip dài 45 giây ghi lại cảnh một người đàn ông đang chạy trốn khỏi những con sóng trên một bờ biển không được tiết lộ, tuyên bố rằng đó là sóng thần từ vụ phun trào núi lửa ngoài khơi Tonga. Đoạn video đã thu hút 1,5 triệu lượt xem trên Twitter và 600 nghìn lượt xem trên Facebook.Một chủ tài khoản Twitter chia sẻ video trên kèm theo dòng chú thích có nội dung: “Một ngọn núi lửa lớn dưới đáy biển đã phun trào ở đảo quốc Tonga ngày hôm qua gây ra những đợt sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp ập vào bờ, buộc mọi người phải di chuyển đến nơi cao hơn”.Kiểm chứngVideo trên không liên quan đến sóng thần do vụ phun trào núi lửa ở Tonga gây ra.Theo xác minh của Reuters, đoạn clip trên được tải lên YouTube ngày 6/12/2021, hơn 1 tháng trước khi xảy ra vụ phun trào núi lửa ở đảo Hunga Ha'apai.Phản hồi các câu hỏi bên dưới phần bình luận trong bài đăng video, chủ kênh YouTube này cho biết đoạn clip do em trai của mình quay trên bãi biển Ogis, dọc bờ sông Kampar ở Indonesia, ghi lại thời điểm một cơn sóng thủy triều dữ dội ập vào bờ.Sóng thủy triều là những cơn sóng lớn xuất hiện khi dòng thủy triều mạnh mẽ va chạm với dòng chảy.Khẳng địnhĐoạn video lan truyền trên mạng xã hội bị chú thích sai. Đoạn clip được quay ít nhất một tháng trước khi vụ phun trào núi lửa ngoài khơi Tonga xảy ra.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/video-song-thuy-trieu-o-indonesia-bi-chu-thich-sai-thanh-song-than-post683216.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "Sóng thủy triều", "Sóng thần", "Kiểm chứng thông tin", "Thông tin sai lệch", "Fake News", "Chú thích sai" ] }
Ảnh ba phụ nữ choàng khăn burqa đã bị chỉnh sửa
NDO -Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bức ảnh được cho là chụp tại Afghanistan năm 2021. Cả ba phụ nữ trong bức ảnh đều bị xích một bên chân. Người đàn ông đi phía trước họ cầm sợi dây xích này. Sau khi kiểm chứng, Reuters khẳng định ảnh gốc đã bị chỉnh sửa và chú thích sai thông tin.
Một tài khoản Twitter đã chia sẻ hình ảnh ba người phụ nữ choàng khăn burqa bị xích chân và bày tỏ thương cảm cho phụ nữ và trẻ em.Một số tài khoản trên Facebook và Instagram cho rằng bức ảnh này mới được chụp và so sánh nó với hình ảnh ba phụ nữ mặc váy ngắn được chụp vào năm 1960.Kiểm chứng thông tin• Ảnh gốc xuất hiện lần đầu trên internet vào năm 2006, thông qua một trang blog. Website về nhiếp ảnh cung cấp tên tác giả của bức ảnh là Murat Düzyol.Ông Murat Düzyol chia sẻ với Reuters rằng, ông đã chụp bức ảnh này vào năm 2003. Sau đó, bức ảnh gốc (không có hình ảnh sợi dây xích) tiếp tục xuất hiện trên các blog vào năm 2011 và 2014.• Có nhiều dấu hiệu cho thấy hình ảnh đoạn dây xích đã được ghép vào ảnh gốc.Bóng của ba người phụ nữ trong ảnh gốc mỏng và có góc cạnh, chi tiết này cho thấy bức ảnh có thể được chụp lúc bình minh hoặc hoàng hôn.Trong khi đó, bóng của đoạn dây xích giữa ba người phụ nữ và người đàn ông không đổ dài, cũng không cùng kiểu với những hình ảnh bóng đổ khác trong bức ảnh.Ngoài ra, kích thước và hướng của sợi dây xích không phù hợp với chiều sâu của bức ảnh.• Bức ảnh bị ghép thêm hình ảnh sợi dây xích xuất hiện trên internet sau khi Taliban kiểm soát thủ đô Kabul vào ngày 15/8. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngay sau đó đã bày tỏ quan ngại về tương lai của phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan.Ảnh bên trên do nhiếp ảnh gia Laurence Brun chụp tại thủ đô Kabul, năm 1972.Ảnh phía dưới bị ghép thêm sợi dây xích. Ảnh gốc do ông Murat Düzyol chụp năm 2003.• Bức ảnh ba người phụ nữ mặc váy đi trên phố không được chụp vào năm 1960 như tài khoản trên mạng xã hội chia sẻ. Nhiếp ảnh gia Laurence Brun đã chụp bức ảnh này tại thủ đô Kabul vào năm 1972.Khẳng địnhBức ảnh ba phụ nữ choàng khăn burqa bị xích chân không phải là ảnh gốc. Đoạn dây xích đã được ghép vào sau khi ảnh gốc được công bố và chia sẻ trên internet. Tác giả của bức ảnh gốc xác nhận với Reuters, ông đã chụp nó từ năm 2003.Tình hình Afghanistan
https://nhandan.vn/anh-ba-phu-nu-choang-khan-burqa-da-bi-chinh-sua-post660334.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "Taliban kiểm soát Afghanistan", "ảnh bị chỉnh sửa", "choàng khăn Burqa", "mạng xã hội" ] }
Thông tin "Nữ sinh viên bị tấn công tình dục ở gần ký túc xá Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh" là không chính xác
NDO -Liên quan thông tin "Nữ sinh viên bị tấn công tình dục ở gần ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh" được chia sẻ trên mạng xã hội, qua điều tra, ngày 31/3, Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương khẳng định, đây là thông tin không chính xác.
Thông tin lan truyềnTrên trang Fanpage “KTX ĐHQG Confessions” đăng tải nội dung khoảng 22 giờ ngày 22/3/2023, một nữ sinh năm thứ nhất bị 2 đối tượng nam tấn công tình dục tại đoạn đường sau ký túc xá khu B đến nhà thờ lễ thuộc khu phố Tân Quý, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Thông tin trên đã gây xôn xao trên mạng xã hội.Kiểm chứng thông tinNgay sau khi nắm bắt thông tin, Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đã tiến hành rà soát, xác minh vụ việc tiếp nhận từ ngày 22/3 đến nay, kết quả trực ban Công an thành phố Dĩ An và Công an phường Đông Hòa không tiếp nhận vụ việc, tin báo tố giác tội phạm nào có nội dung như trên.Công an thành phố Dĩ An cũng cho biết, qua làm việc với Ban Quản lý ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì đơn vị này cho biết cũng không tiếp nhận trường hợp nào phản ánh về vụ việc nêu trên.Công an tiến hành xác minh vụ việc với các hộ dân sinh sống khu vực trên đoạn đường sau ký túc xá khu B thuộc khu phố Tân Quý thì được biết, không nghe nói hay biết thông tin về vụ việc có một nữ sinh bị hiếp dâm khu vực này.Ngoài ra, Công an thành phố Dĩ An cũng cho biết, tiến hành kiểm tra trên trang Fanpage “KTX ĐHQG Confessions” về thông tin bài viết trên, đến thời điểm hiện tại bài viết đã bị xóa, không còn đăng tải trên trang.Hiện, Công an thành phố Dĩ An đang phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục làm rõ vụ việc đăng tải thông tin trên nhằm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/thong-tin-nu-sinh-vien-bi-tan-cong-tinh-duc-o-gan-ky-tuc-xa-dai-hoc-quoc-gia-tp-ho-chi-minh-la-khong-chinh-xac-post745739.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:56", "tags": [ "Nữ sinh viên", "Tấn công tình dục", "Ký túc xá", "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "sai sự thật" ] }
An Giang khởi tố vụ clip ghi âm bị cắt ghép tuyên truyền chống Nhà nước
NDO -Ngày 9/10, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh An Giang quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” xảy ra tại tỉnh An Giang.
Đồng thời đang triệu tập những cá nhân có hành vi chia sẻ, bình luận trên các trang mạng xã hội liên quan clip âm thanh bị cắt ghép, nhằm tuyên truyền kích động chống Đảng và Nhà nước; xúc phạm danh dự, nhân phẩm tập thể lãnh đạo tỉnh An Giang.Thông tin lan truyềnTrước đó, ngày 3/10, trên trang Facebook có tên “Hoàng Dũng” (đang ở Mỹ) đã phát tán đoạn clip ghi âm cuộc điện thoại được cho là của Giám đốc Công an tỉnh An Giang và bình luận cho rằng, có sự không đồng nhất trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch, đón công dân tự phát về quê giữa Giám đốc Công an tỉnh với Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.Kiểm chứngTheo thông tin về tội phạm của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang cung cấp, từ ngày 4/10, qua kiểm tra, rà soát trên mạng xã hội, phát hiện có nhiều tài khoản đã đăng tải các tài liệu, hình ảnh, file âm thanh có nhiều lượt người theo dõi, chia sẻ, bình luận với nội dung kích động chống lại Đảng và Nhà nước; xúc phạm danh dự, nhân phẩm lãnh đạo tỉnh An Giang.Xét thấy nội dung của vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành trích xuất, thu giữ nhiều file hình ảnh, tài liệu, ghi âm của các tài khoản Facebook này để cung cấp cho Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh An Giang điều tra, xác minh làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.Khẳng địnhNgay lập tức, Công an tỉnh An Giang đã xác định file ghi âm này đã bị cắt ghép và nội dung bình luận của trang Facebook “Hoàng Dũng” về file ghi âm là bịa đặt. Tuy nhiên, những ngày sau đó vẫn có nhiều trang mạng xã hội trong và ngoài nước đã chia sẻ thông tin sai sự thật này. Ngoài ra, nhiều trang mạng còn cố tình cắt ghép và dàn dựng thành các clip, bài viết khác nhau để tiếp tục chia sẻ, bình luận nhằm tiếp tay cho hành vi chống phá, xuyên tạc của những kẻ phản động.Sau khi thụ lý tin báo, Cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành điều tra, xác minh. Qua đó xác định, vụ việc này đã vi phạm pháp luật hình sự, nên ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” xảy ra tại tỉnh An Giang, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.Cơ quan An ninh điều tra đang triệu tập những cá nhân có hành vi chia sẻ, bình luận trên các trang mạng xã hội nhằm tuyên truyền kích động chống Đảng và Nhà nước; xúc phạm danh dự, nhân phẩm tập thể lãnh đạo tỉnh An Giang; kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ đoàn kết nội bộ, trực tiếp làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, để điều tra làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/an-giang-khoi-to-vu-clip-ghi-am-bi-cat-ghep-tuyen-truyen-chong-nha-nuoc-post668621.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:57", "tags": [ "An Giang khởi tố vụ án clip ghi âm bị cắt ghép", "kiểm chứng thông tin", "tuyên truyền chống Nhà nước" ] }
Thông tin "NSƯT Chí Trung đột quỵ" là sai sự thật
NDO -Theo NSƯT Chí Trung, đây không phải là lần đầu tiên bản thân anh bị đồn đột quỵ, tử vong.
Thông tin:Ngày 21/2, trên mạng xã hội lan truyền thông tin NSƯT Chí Trung bị đột quỵ, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.Kiểm chứng:Theo NSƯT Chí Trung, đây không phải là lần đầu tiên bản thân anh bị đồn đột quỵ, tử vong. Vài năm anh lại bị đồn thông tin thất thiệt như thế này. Trong thông tin mới nhất ngày 21/2 đồn anh đột quỵ, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, một số cá nhân lấy ảnh nằm viện của anh cách đây 6-7 năm để làm minh họa.Sự việc này đã được anh đưa lên trang cá nhân để phản bác lại thông tin không đúng sự thật và được rất nhiều bạn bè hỏi thăm. "Trong thông tin đó, họ còn phong cho tôi là nghệ sĩ nhân dân trong khi tôi vẫn đang là nghệ sĩ ưu tú", nghệ sĩ Chí Trung nói.Anh cũng thông tin mình đang rất khỏe mạnh và cho rằng, bản thân mình vẫn rất may vì được mọi người quan tâm, dù đó là thông tin tốt hay xấu về mình. Anh cho rằng đó là một phần tất yếu của mạng xã hội không thể ngăn chặn. Anh chỉ sợ tới lúc bản thân không còn thật trên đời lại không có ai quan tâm hay thương xót mình.
https://nhandan.vn/thong-tin-nsut-chi-trung-dot-quy-la-sai-su-that-post686570.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:57", "tags": [ "NSƯT Chí Trung đột quỵ", "sai sự thật" ] }
Không bằng chứng nào thấy lithium có trong tăm bông lấy mẫu xét nghiệm Covid-19
NDO -Trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng, tăm bông lấy mẫu tỵ hầu (dịch mũi) được sử dụng trong các xét nghiệm Covid-19 có chứa lithium. Tuy nhiên, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phủ nhận điều này, đồng thời khẳng định thông tin trên hoàn toàn vô căn cứ.
Thông tin lan truyềnLithium được sử dụng như một chất ổn định tâm trạng, và thường được sử dụng trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Các tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng, run tay và buồn ngủ. Trong quá trình dùng lithium, người bệnh được xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra nồng độ lithium trong máu.Tuy nhiên, trong một bài đăng mới đây, một chủ tài khoản Facebook đã tuyên bố rằng, “tăm bông lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 được làm từ nguyên liệu rắn và chứa các hạt nano bạc, nhôm, titanium, sợi thủy tinh, ethylene oxide và lithium, nhiều loại trong số đó không được khai báo trong tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm”.Theo tài khoản này, “khi xâm nhập màng nhầy, những tăm bông này có thể gây ra các vết thương, sự viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng cho hàng rào máu não”.Kiểm chứng thông tinChia sẻ với Reuters qua email, người phát ngôn của FDA nhấn mạnh, “tăm bông lấy mẫu tỵ hầu trong xét nghiệm Covid-19 không hề chứa lithium”; đồng thời cho biết, “Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo chỉ nên lấy mẫu đường hô hấp trên để xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 bằng tăm bông tiệt trùng, có thể là tăm bông polyester và rayon”.Trong khi đó, Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Anh (MHRA) cũng khẳng định lithium hoàn toàn không có trong tăm bông lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đang lưu hành ở nước này.“MHRA không có thông tin cụ thể liên quan những nguyên liệu được sử dụng trong tăm bông lấy mẫu, tuy nhiên, chúng tôi có thể xác nhận rằng đầu thấm hút của tăm bông lấy mẫu thường là vải nilon”.Đại diện của MHRA cho hay, các thiết bị y tế được cấp phép ở Anh (có nhãn hiệu "CE" hoặc "UKCA" trên bao bì sản phẩm) đều tuân thủ các yêu cầu của quy định về thiết bị y tế và được coi là an toàn để sử dụng.Theo PGS,TS Alexander Edwards, Khoa Y sinh tại Đại học Reading (Anh), các thành phần của bất kỳ xét nghiệm y tế nào luôn được kiểm tra nghiêm ngặt về độ an toàn.“Tôi chưa từng nghe nói về việc lithium được sử dụng trong tăm bông lấy mẫu hay trong sản xuất tăm bông. Tuy nhiên, nếu lithium là chất độc, nó sẽ không được phép dùng trong tăm bông lấy mẫu xét nghiệm”, TS Edwards chia sẻ.Ông cho biết, không giống như tăm bông từ sợi cotton được dùng hằng ngày, tăm bông lấy mẫu xét nghiệm y tế “được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều và các thành phần phải được sàng lọc nghiêm ngặt để bảo đảm chúng không chứa bất kỳ thứ gì có thể làm rối loạn xét nghiệm”.Khẳng địnhThông tin lan truyền trên mạng là vô căn cứ. FDA đã xác nhận với Reuters rằng, lithium không hề có trong tăm bông lấy mẫu phục vụ xét nghiệm Covid-19.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/khong-bang-chung-nao-thay-lithium-co-trong-tam-bong-lay-mau-xet-nghiem-covid-19-post686580.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:57", "tags": [ "Covid-19", "tăm bông lấy mẫu", "xét nghiệm Covid-19", "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "lithium" ] }
Thông tin và hình ảnh nhiều người chết vì Covid ở Thanh Hoá là tin giả
NDO -Hình ảnh nhiều nguời chết vì Covid ở Thanh Hoá, kèm theo chú thích hình ảnh xảy ra ở “Nông Cống quê tôi” được lan truyền trên mạng internet là tin giả.
Thông tin lan truyềnNgày 29/8, Công an huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, phát hiện trên mạng internet tài khoản Facebook “Cuong Dovan” đăng tải bài viết và hình ảnh nhiều thi thể người chết do nhiễm bệnh Covid-19, kèm theo chú thích hình ảnh xảy ra ở “Nông Cống quê tôi”.Qua xác minh, Công an huyện Nông Cống xác định người đưa tin thông tin, hình ảnh lên mạng Facebook là Đỗ Văn Cường, sinh năm 1980, thường trú tại thôn Lai Thịnh, xã Tân Khang, huyện Nông Cống.Kiểm chứngTại cơ quan công an, Đỗ Văn Cường thừa nhận đã đăng tải nội dung, hình ảnh sai sự thật nêu trên lên tài khoản Facebook của mình là vi phạm pháp luật, gây hoang mang trong nhân dân nên tự giác gỡ bỏ bài viết và cam kết không đăng tải, chia sẻ các bài viết có nội dung tương tự.Công an huyện Nông Cống đang hoàn thiện hồ sơ, tham mưu, đề xuất xử phạt vi phạm hành chính với Đỗ Văn Cường theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy về hành vi: “Cung cấp chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cơ quan tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-va-hinh-anh-nhieu-nguoi-chet-vi-covid-o-thanh-hoa-la-tin-gia-post662238.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:57", "tags": [ "Phòng chống tin giả" ] }
Ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật về dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 với biến chủng mới đang tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam để từng bước kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, cả hệ thống chính trị cũng như các tổ chức, cá nhân, đoàn thể đang nỗ lực, tích cực vào cuộc.
Nhiều chính sách mới được ban hành để nhằm ứng phó kịp thời với diễn biến mới của dịch bệnh, nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa đã được triển khai, lan tỏa trong cộng đồng với mục tiêu lớn nhất là bảo đảm sức khỏe và an toàn tính mạng cho mọi tầng lớp nhân dân.Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thử thách này rất cần sự đoàn kết, quyết tâm, chung tay của cộng đồng để ngăn chặn virus làm lây lan dịch Covid-19. Vậy nhưng thay vì chung tay cùng cộng đồng chống dịch, một số cá nhân lại đang tiếp tay cho một loại virus mới, đó là "virus tin giả" hết sức nguy hiểm và độc hại. Lợi dụng khả năng tương tác và tính lan tỏa của mạng xã hội, những người này đã tùy tiện đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh; xuyên tạc chính sách phân bổ, cung cấp vaccine; xuyên tạc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương...Nhằm câu like, câu view, những người này thường xuyên đăng tải các thông tin giật gân, rùng rợn như người dân tự thiêu để phản đối công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Thủ Ðức; Covid-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người... gây hoang mang dư luận. Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết, thông tin thiếu căn cứ về hiệu quả của vaccine, tùy tiện công kích nguồn gốc một số loại vaccine, hình thành tâm lý so đo, kén chọn trong cộng đồng. Ðáng buồn trong số đó có cả những người nổi tiếng như MC, đạo diễn, nhạc sĩ, diễn viên,…Trong khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì việc tăng cường tiêm vaccine cho toàn dân để tạo miễn dịch cộng đồng là việc cấp bách lúc này. Thế nhưng những ý kiến cực đoan, vô căn cứ, sai sự thật lan truyền trong cộng đồng thời gian qua đã khiến cho công tác phòng, chống dịch bệnh càng khó khăn hơn. Chớp lấy cơ hội này các thế lực thù địch, phần tử phản động, cá nhân thiếu thiện chí đã nhanh chóng khai thác "virus tin giả", tạo ra những "biến chủng" mới hết sức nguy hại để chống phá Ðảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.Theo thống kê của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong sáu tháng đầu năm 2021, trung tâm nhận được hơn 1,1 nghìn lượt báo cáo tin giả, xuất hiện nhiều nhất trên các mạng xã hội xuyên biên giới, như Facebook, YouTube và TikTok.Nhiều nội dung trong số này liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam. Trước những diễn biến phức tạp của vấn nạn tin giả đang có chiều hướng ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống dịch bệnh, ngày 23/7 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 2765/BTTTT-PTTH&TTÐT về việc thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng.Cùng với đó, các cơ quan chức năng tại nhiều địa phương cũng tăng cường việc phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp đăng tải, phát tin giả, tin sai sự thật.Để thiết thực ngăn chặn, xử lý kịp thời "virus tin giả", về phía cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện các chế tài pháp luật và nền tảng công nghệ. Bên cạnh đó rất cần sự hợp tác, vào cuộc của toàn xã hội nhằm tạo "miễn dịch cộng đồng" trước làn sóng tin giả (fake news) đang lây lan nhanh.Mỗi cá nhân cần phải tự nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, thận trọng, tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng; chỉ tìm đọc thông tin từ các nguồn chính thống; kịp thời phát hiện những thông tin độc hại đang được lan truyền, phát tán để thông báo tới cơ quan chức năng; tin tưởng vào sự chỉ đạo, điều hành của Ðảng, Chính phủ trong cuộc chiến chống Covid-19. Chính sự hợp tác, phát huy ý thức trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân sẽ tạo ra sức đề kháng của cả cộng đồng để chống lại mọi loại virus nguy hiểm.
https://nhandan.vn/ngan-chan-tin-gia-tin-sai-su-that-ve-dich-covid-19-post658083.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:57", "tags": [ "tin giả", "thông tin sai sự thật" ] }