title
stringlengths
15
112
summary
stringlengths
61
733
content
stringlengths
449
10.7k
url
stringlengths
35
145
metadata
dict
Bác bỏ thông tin về sự xuất hiện biến thể mới của SARS-CoV-2
NDO -Bộ Y tế khẳng định hiện nay chưa có thông tin về việc phát hiện biến thể mới củavirus SARS-CoV-2mới. Biến thể Omicron vẫn là biến thể chủ đạo của các trường hợp mắc trên toàn thế giới với nhiều biến thể phụ.
Thông tin lan truyềnSố ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng mạnh trong nhiều ngày qua khiến cho hàng loạt thông tin khuyến cáo về tình hình dịch được lan truyền trên mạng xã hội với nội dung giật gân.Trên mạng xã hội, một số hội nhóm chia sẻ nội dung: "Biến thể Covid-Omicron mới: độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần nên dĩ nhiên có tỷ lệ tử vong cao hơn... ". Một số thông tin còn gây hoang mang dư luận như: "Mất ít thời gian hơn để đi đến tình trạng nghiêm trọng và đôi khi không có triệu chứng gì trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng".Cảnh báo này cũng nhấn mạnh biến thể mới có điểm khác biệt là không ho, không sốt… mà có biểu hiện "đau xương khớp, đau đầu, viêm phổi, không thèm ăn...".Với số ca mắc Covid-19 tăng trong 7 ngày vừa qua nhiều người lo ngại có hay không việc xuất hiện biến chủng mới.Thông tin lan truyền trên mạng.Kiểm chứngGiáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, hiện biến thể Omicron là biến thể chủ đạo của các trường hợp mắc trên toàn thế giới với nhiều biến thể phụ như: BQ.1 (chiếm 23,3%), BA.5 (chiếm 20,6%), BA.2.75 (chiếm 6,8%), XBB (chiếm 3.3%), BA.4.6 (chiếm 2,8%) và một số biến thể phụ khác.Ông Lân nhấn mạnh: “Hiện tại hệ thống giám sát đang trong giai đoạn tình trạng y tế khẩn cấp y tế công cộng hàng đầu, các nước đều vào cuộc, xét nghiệm giải trình tự gene cập nhật để các nhà khoa học tham khảo. Hiện nay, người ta thấy chủ đạo hầu hết là Omicron, các biến thể phụ xuất hiện nhiều nhưng không làm gia tăng ca nặng”.Ông Lân cho biết đến thời Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và trong nước cũng chưa ghi nhận các biến chủng khác. Hiện nay trên thế giới, cũng như Việt Nam biến thể Omicron vẫn chiếm ưu thế.Với biến thể Omicron vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ, do đó người dân cần tiêm chủng đầy đủ theo đúng khuyến cáo của ngành y tế.Tại các cơ sở y tế, số ca Covid-19 thời gian gần đây có gia tăng tuy nhiên theo các bác sĩ điều trị triệu chứng ban đầu của bệnh nhân Covid-19 vẫn là ho sốt, mệt mỏi... và chưa ghi nhận triệu chứng mới ở người bệnh.Theo đánh giá sơ bộ trên cả nước thì tất cả các tỉnh, thành phố tại Việt Nam vẫn ở cấp độ xanh. Có nghĩa là dịch bệnh không vượt quá cấp độ 1. Tình hình dịch vẫn đang trong mức kiểm soát.Chủ đề: Kiểm chứng thông tinHàm lượng benzyl alcohol trong liều tiêm vitamin K bảo đảm an toànVideo lan truyền quan niệm sai lầm về nguồn cung dầu mỏ vô hạnXác máy bay dưới đáy biển không phải là máy bay MH370 mất tích 9 năm trước
https://nhandan.vn/bac-bo-thong-tin-ve-su-xuat-hien-bien-the-moi-cua-sars-cov-2-post747701.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "biến thể mới", "Covid-19", "virus SARS-CoV-2", "tin đồn", "Bộ Y tế", "bác bỏ thông tin", "biến thể Omicron" ] }
[Ảnh] Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc mừng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
NDO -Kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chiều 27/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc mừng cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; dự gặp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm hỏi bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm hỏi, chúc mừng các y bác sĩ tại Khoa Ung thư tổng hợp.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà cho bác sĩ, nhân viên y tế Khoa Ung thư tổng hợp.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu thăm Khoa Hồi sức tích cực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà cho bác sĩ, nhân viên y tế Khoa Hồi sức tích cực.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu tại buổi gặp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.Chương trình văn nghệ quần chúng của các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 mở đầu buổi gặp mặt.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự gặp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp mặt kỷ niệm.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
https://nhandan.vn/anh-chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-tham-chuc-mung-benh-vien-trung-uong-quan-doi-108-post740687.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", "Ngày Thầy thuốc Việt Nam" ] }
Bác bỏ thông tin khẩu trang không có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm SARS-CoV-2
NDO -Ngày 8/8 vừa qua, trên Twitter xuất hiện một bài đăng cho rằng khẩu trang không thể bảo vệ con người trước sự tấn công của Covid-19 vì virus gây bệnh có thể lây lan qua hạt khí dung (aerosol). Reuters đã kiểm chứng và xác nhận đây là không tin sai lệch.
Bài đăng này đã dẫn nghiên cứu “Lượng virus SARS-CoV-2 trong hạt khí dung hô hấp từ bệnh nhân Covid-19 trong lúc thở, nói và hát”, được công bố trên trang https://academic.oup.com.Chủ tài khoản Twitter viết: “Nghiên cứu mới đã được thẩm định cho rằng Covid chủ yếu lây lan thông qua hạt khí dung và qua không khí. Nếu đúng vậy thì khẩu trang không bảo vệ bạn mà chỉ làm bạn cảm thấy an toàn mà không biết rằng bản thân không được bảo vệ”.Kiểm chứng thông tin• Trên thực tế, nghiên cứu nêu trên cho rằng, sự lây nhiễm qua hạt khí dung đóng vai trò quan trọng trong diễn biến của đại dịch Covid-19. Dù nhận định các hạt virus lây lan thông qua hạt khí dung nhưng nghiên cứu này ủng hộ việc tiếp tục đeo khẩu trang.Nhóm nghiên cứu kết luận, các kết quả ủng hộ “lời kêu gọi bảo vệ hệ hô hấp phù hợp” dưới hai hình thức là toàn dân đeo khẩu trang và sử dụng khẩu trang N95 và FFP3 cho nhân viên y tế và lực lượng trên tuyến đầu chống dịch.Phản hồi dòng tweet đã bị xóa, tác giả chính của nghiên cứu này khẳng định, trên thực tế các kết quả nghiên cứu “ủng hộ lời kêu gọi toàn thế giới đeo khẩu trang”.• Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang để giúp làm giảm sự lây lan của Covid-19.• Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khẩu trang giúp chặn hạt khí dung và mức độ ngăn chặn tùy thuộc vào loại khẩu trang.Theo CDC, khẩu trang N95 có thể lọc ít nhất 95% các hạt trong không khí, từ hạt có kích thước nhỏ cho đến kích thước lớn.Khẩu trang y tế không có khả năng bảo vệ người dùng với tỷ lệ cao như vậy, nhưng loại khẩu trang này được thiết kế để giúp những người chung quanh tránh hít phải các hạt virus.Khẳng địnhNghiên cứu khoa học đã phát hiện SARS-CoV-2 lây truyền qua các hạt khí dung, nhưng điều này không có nghĩa là khẩu trang là công cụ không hiệu quả trong việc kiểm soát đại dịch.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/bac-bo-thong-tin-khau-trang-khong-co-hieu-qua-ngan-chan-lay-nhiem-sars-cov-2-post659647.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Covid-19 lây lan trong không khí", "Covid-19 lây lan qua khí dung", "SARS-CoV-2 lây truyền qua các hạt khí dung", "kiểm chứng thông tin" ] }
“Vaccine mRNA làm thay đổi DNA” là thông tin sai sự thật
NDO -Một nghiên cứu gây tranh cãi đang bị bóp méo nội dung trên mạng xã hội. Một số tài khoản đã dẫn nghiên cứu này như bằng chứng cho thấy các vaccine ngừa Covid-19 được phát triển theo công nghệ mRNA có khả năng thay đổi DNA của người được tiêm chủng.
Thông tin sai sự thật này liên quan đến một bài báo khoa học chưa qua bình duyệt. Tháng 12/2020, bài báo đã xuất hiện trên internet dưới hình thức dự thảo trước khi được bình duyệt.Nhóm tác giả, trong đó có hai nhà nghiên cứu về sinh vật học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, cho rằng chủng virus corona mới có thể làm thay đổi DNA của con người.Kiểm chứng thông tin• Một số chuyên gia đã lên tiếng chỉ trích gay gắt nghiên cứu nêu trên. Có ý kiến cho rằng kết luận của nhóm nghiên cứu là “nặng nề, nguy hiểm và không có căn cứ”.• Đến tháng 3/2021, một blogger đã đăng bài viết có đầu đề: “Nghiên cứu của MIT và Harvard cho thấy vaccine mRNA có thể thay đổi vĩnh viễn DNA”. Bài viết này tiếp tục được chia sẻ trên mạng xã hội.• Nghiên cứu do nhóm tác giả của MIT thực hiện đã được hoàn thiện, qua bình duyệt và công bố vào tháng 5 vừa qua. Một trong những nội dung chính của nghiên cứu này là giải thích vì sao một số người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sau khi hồi phục đã lâu.Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn gây tranh cãi. Một nghiên cứu được công bố đầu tháng 6/2021 đã không thừa nhận kết luận của nghiên cứu nêu trên.• Dù phương pháp luận và kết luận của nghiên cứu nêu trên vẫn gây tranh cãi nhưng nghiên cứu này không hề kết luận vaccine ngừa Covid-19 sẽ làm biến đổi DNA của con người.• Meedan health desk dẫn kết luận của hai chuyên gia cho rằng không có bằng chứng cho thấy mRNA trong vaccine ngừa Covid-19 có thể hợp nhất với DNA của người.• Trang MedPage Today đưa tin về những quan ngại cho rằng cộng đồng phản đối vaccine sẽ hiểu sai kết quả nghiên cứu dù nhóm tác giả đã nhấn mạnh công trình của họ không liên quan đến vaccine hay sức khỏe con người.• Nhà nghiên cứu về sinh vật học của MIT và là đồng tác giả của nghiên cứu gây tranh cãi, ông Rudolf Jaenisch, chia sẻ với trang Genetic Engineering and Biotechnology News: “Chúng tôi hoan nghênh các thảo luận mang tính khoa học chứ không phải sự bóp méo có động cơ chính trị”.Khẳng địnhNghiên cứu của nhóm các nhà sinh vật học của MIT không hề kết luận vaccine ngừa Covid-19 sẽ làm thay đổi DNA của người được tiêm chủng.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/vaccine-mrna-lam-thay-doi-dna-la-thong-tin-sai-su-that-post659770.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Vaccine mRNA làm thay đổi DNA", "kiểm chứng thông tin" ] }
Phạt 15 triệu đồng 3 đối tượng đăng tin sai sự thật về dịch Covid-19
NDO -Sáng 7/8, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp Công an huyện Cư M’gar xác minh, xử lý 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 gây hoang mang dư luận. Cả 3 trường hợp này đều trú tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Trước đó, ngày 27/7, mặc dù trên địa bàn huyện Cư M’gar chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, nhưng 3 người này đã vào trang facebook cá nhân đăng tải những bài viết và bình luận với nội dung đã xuất hiện những ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Có người còn đăng tải danh sách, thông tin cá nhân của những người được cho là mắc Covid-19 và cả F1, F2. Sau khi đăng tải, các bài viết này nhanh chóng được cộng đồng mạng vào chia sẻ, bình luận. Nhiều ý kiến tỏ ra rất hoang mang, lo lắng.Việc đăng tải thông tin không chính xác về dịch bệnh và đăng công khai danh tính, thông tin cá nhân những người liên quan đến dịch Covid-19 khi chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Sau khi được Công an giải thích, 3 người này đã nhận ra việc làm của mình là vi phạm, tự ý gỡ bỏ bài viết, đồng thời viết cam kết không tái phạm lần sau.Hiện Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk đã chuyển hồ sơ cho Sở Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mỗi trường hợp 5 triệu đồng theo Điều 101, Nghị định 15 năm 2020 của Chính phủ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.
https://nhandan.vn/phat-15-trieu-dong-3-doi-tuong-dang-tin-sai-su-that-ve-dich-covid-19-post658781.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "đăng tin sai sự thật về dịch Covid-19", "Bị phạt 15 triệu đồng" ] }
Bức ảnh "diễn viên George Clooney mặc áo phông phản đối ông Trump" đã bị chỉnh sửa
NDO -Mới đây, bức ảnh diễn viên nổi tiếng người Mỹ George Clooney mặc chiếc áo phông in khẩu hiệu phản đối cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đây không phải là bức ảnh gốc mà là ảnh đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số.
Thông tin lan truyềnBức ảnh được đăng tải trên Facebook cho thấy tài tử điện ảnh George Clooney mặc một chiếc áo phông với khẩu hiệu:“Kẻ thua cuộc năm 1865, kẻ thua cuộc năm 1945, kẻ thua cuộc năm 2020”.Bức ảnh đã nhận được hơn 4.000 lượt chia sẻ. Bên dưới bài đăng, một số người dùng mạng xã hội đưa ra lời bình luận:“Làm tốt lắm George”hay“Chiếc áo phông đẹp nhất từ trước tới nay”.Kiểm chứng thông tinBức ảnh đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số. Bức ảnh gốc được chụp bởi nhiếp ảnh gia John Lamparski tại New York ngày 8/9/2015 - 5 năm trước khi ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020.Bức ảnh gốc được chụp ngày 8/9/2015. (Ảnh: Getty)Tấm hình gốc cho thấy diễn viên Clooney mặc chiếc áo phông in chữ ‘Casamigos Tequila’ - 1 nhãn hiệu rượu tequila sản xuất bởi công ty mà ông Clooney và doanh nhân Rande Gerber đồng sáng lập.Bức ảnh gốc cũng đã từng được xuất hiện trên The Independent và E! News.Khẳng địnhBức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số. Trong tấm hình gốc, diễn viên George Clooney không mặc chiếc áo phông in khẩu hiệu phản đối cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/buc-anh-dien-vien-george-clooney-mac-ao-phong-phan-doi-ong-trump-da-bi-chinh-sua-post667144.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Diễn viên George Clooney", "Thông tin sai lệch", "Kiểm chứng thông tin" ] }
Ngân hàng tiếp tục cảnh báo chiêu trò lừa đảo chuyển tiền qua điện thoại
NDO -Ngân hàng Lienvietpostbank vừa có khuyến cáo tới khách hàng cần hết sức cảnh giác trước các đối tượnglừa đảo qua điện thoại, tuyệt đối không thực hiện chuyển tiền cho những người không quen biết.
Cũng qua đây, Lienvietpostbank thực hiện thông tin tới toàn hệ thống để nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với tội phạm để nhận diện rủi ro, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho mọi khách hàng.Thông tin từ Lienvietpostbank cũng cho biết, mới đây, bằng tinh thần cảnh giác cao độ và nghiệp vụ vững vàng, cán bộ nhân viên Lienvietpostbank Quế Võ, Bắc Ninh đã kịp thời ngăn chặn, giúp khách hàng tránh được một vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn. “Luôn coi khách hàng là ân nhân, Lienvietpostbank cam kết bảo vệ quyền và lợi ích cao nhất của mọi khách hàng”, đại diện lãnh đạo đơn vị này khẳng định.Theo đó, vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 22/3, bà N.T.H (trú tại Quế Võ, Bắc Ninh) tới Trụ sở Lienvietpostbank – PGD Quế Võ (địa chỉ: 155 Khu 1, Thị trấn Phố Mới, Quế Võ, Bắc Ninh) để yêu cầu rút toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm trị giá 279 triệu đồng.Trong quá trình giao dịch, cán bộ ngân hàng có quan tâm, hỏi han nắm bắt tình hình khách hàng và được bà N.T.H chia sẻ là bà cần tiền để cho một “người quen” mượn. Tuy nhiên trong thời gian chờ giao dịch được xử lý, khách hàng có nhiều biểu hiện bất thường như căng thẳng, bồn chồn lo lắng và liên tục chạy ra ngoài để nghe điện thoại.Sau đó, bà N.T.H yêu cầu chuyển hết số tiền trên cho một đối tượng lạ. Bằng kinh nghiệm và nghiệp vụ trong giao dịch, cán bộ Lienvietpostbank nghi ngờ đây có thể là một vụ lừa đảo nên đã thực hiện trì hoãn giao dịch; cảnh báo khách hàng về các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo đồng thời liên hệ với người thân trong gia đình, thông báo vụ việc để đề phòng rủi ro.Sau khi nghe động viên, phân tích của cán bộ ngân hàng, khách hàng đồng ý dừng giao dịch chuyển tiền và mang tiền về nhà. Tuy nhiên, nhận thấy tâm lý khách hàng chưa thực sự ổn định và vẫn có nguy cơ sa vào bẫy của tội phạm nên Lienvietpostbank Quế Võ đã cử một cán bộ ngân hàng theo sát để hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.Đúng như nhận định, khách hàng tiếp tục mang số tiền trên sang giao dịch tại một ngân hàng khác. Ngay lập tức, cán bộ Lienvietpostbank đã thông báo tới bộ phận giao dịch của ngân hàng này và liên hệ với cơ quan chức năng để thông báo sự việc đồng thời liên hệ người thân trong gia đình tới trấn an tâm lý khách hàng.Kết quả, khách hàng không tiếp tục gửi tiền cho đối tượng lừa đảo và bảo vệ được số tiền lớn. Khi bình tĩnh trở lại, bà N.T.H có chia sẻ bà liên tục bị một đối tượng tự xưng là cán bộ công an gọi điện thoại dọa dẫm, yêu cầu bà phải chuyển tiền để minh oan cho một vụ án mà bà có liên quan (trên thực tế bà không liên quan gì). Đây là một vụ lừa đảo mà đối tượng phạm tội nhắm tới các đối tượng khách hàng là người cao tuổi, nhẹ dạ cả tin để thao túng tâm lý, gây hoang mang. Sau khi tránh được một vụ lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn, khách hàng N.T.H càng thêm yên tâm, tin tưởng và trở lại Lienvietpostbank Quế Võ để gửi tiết kiệm.
https://nhandan.vn/ngan-hang-tiep-tuc-canh-bao-chieu-tro-lua-dao-chuyen-tien-qua-dien-thoai-post745405.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Ngân hàng", "cảnh báo", "chiêu trò lừa đảo", "chuyển tiền qua điện thoại", "Lienvietpostbank", "lừa đảo chuyển tiền qua điện thoại" ] }
Thông tin "phóng viên CNN bị giết hại tại Afghanistan" là bịa đặt
NDO -Một số tài khoản trên mạng xã hội đang lan truyền ảnh chụp màn hình một bài đăng của CNN và BBC trên Twitter thông tin nhà báo Bernie Gores của CNN đã bị lực lượng Taliban tại thủ đô Kabul, Afghanistan bắt giữ và giết hại. Thông tin trên được xác định là sai sự thật.
Ảnh chụp màn hình bài đăng của tài khoản CNN Afghanistan trên Twitter cung cấp thông tin CNN đang làm việc với giới chức Mỹ để đưa một số nhà báo khác rời khỏi Afghanistan vào thời điểm này.Trên Facebook cũng xuất hiện ảnh chụp màn hình bài đăng trên Twitter với nội dung và hình ảnh tương tự. Tài khoản xuất hiện trong ảnh chụp màn hình này là BBC Afghanistan.Kiểm chứng thông tin• Hai ảnh chụp màn hình nêu trên cho thấy cả hai tài khoản (CNN Afghanistan và BBC Afghanistan) đều chưa được xác thực. Twitter cũng đã khóa hai tài khoản này.• Công cụ tìm kiếm hình ảnh Google Images đã tìm ra người đàn ông trong ảnh chụp màn hình nêu trên là YouTuber Jordie Jordan.• Các trang kiểm chứng thông tin như Snopes và PolitiFact cũng xác nhận câu chuyện nhà báo CNN bị giết hại tại Kabul là tin giả. Theo hai trang kiểm chứng này, hình ảnh của YouTuber Jordan đã được chia sẻ sau vụ nổ tại thủ đô Beirut, Lebanon, tháng 8/2020.• Ông Matt Dornic, người đứng đầu bộ phận chiến lược truyền thông của CNN, xác nhận với Reuters qua thư điện tử: “Đó là câu chuyện bịa đặt và là bài đăng giả mạo”.Khẳng địnhQua các dữ liệu trên, nhóm kiểm chứng thông tin của Reuters kết luận, câu chuyện về một nhà báo CNN có tên là Bernie Gores bị Taliban giết hại tại Kabul là bịa đặt.Tình hình Afghanistan
https://nhandan.vn/thong-tin-phong-vien-cnn-bi-giet-hai-tai-afghanistan-la-bia-dat-post660559.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "nhà báo bị giết hại", "kiểm chứng thông tin", "nhà báo CNN bị giết tại Kabul", "Taliban", "thông tin bịa đặt" ] }
TP Hồ Chí Minh tăng cường xử lý hành vi đưa thông tin tin sai sự thật
NDO -Ngày 20/8, Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý thông tin trên không gian mạng luôn được các sở, ngành chức năng TP Hồ Chí Minh chú trọng, nhất là trong bối cảnh dịch, bệnh Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo thống kê, từ ngày 9 đến 19/8, Sở TT và TT TP Hồ Chí Minh phối hợp Công an thành phố phát hiện, xử lý các hành vi cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh đối với 3 chủ tài khoản là “Hà Phan Minh Nguyệt”; “Hiệp Lưu” về thông tin “BT TP chỉ đạo… 7 ngày…” và “Ngân Hà Trần” liên quan đến vụ “bác sĩ Khoa”.Ngoài việc xử lý các chủ tài khoản có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, Sở TT và TT cũng đã xem xét, xử lý hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin có nội dung hiểu nhầm, hiểu sai, gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của năm chủ tài khoản: “Nguyễn Thuỳ Dương (Dương Dịu Dàng)”, “Hằng Nguyễn”, “Quang Dung Nguyen”, “Thao Minh”, “Đặng Huỳnh Lộc”.Thanh tra Sở TT và TT thành phố cũng đã ban hành quyết định xử phạt với mức phạt 5 triệu đồng đối với từng chủ thể có hành vi vi phạm theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/tp-ho-chi-minh-tang-cuong-xu-ly-hanh-vi-dua-thong-tin-tin-sai-su-that-post660760.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "tin giả", "thông tin tin sai sự thật", "TP Hồ Chí Minh tăng cường xử lý" ] }
Ukraine bác tin đồn về phi công "Bóng ma Kiev"
NDO -Đại diện lực lượng không quân Ukraine khẳng định phi công "Bóng ma Kiev" chỉ là câu chuyện do người dân thêu dệt về đơn vị bảo vệ thủ đô chứ không hề có thật.
Thông tin lan truyềnNgày 29/4, tờThe Times of Londonđăng bài viết cho rằng phi công có biệt danh ‘Bóng ma Kiev’ là Thiếu tá không quân Ukraine Stepan Tarabalka. Tờ báo Anh cho hay phi công này đã tử trận ngày 13/3 trong một cuộc không chiến với lực lượng Nga, sau khi bắn hạ hơn 40 máy bay Nga trong thời gian chiến sự.Kiểm chứngTrong một bài đăng trên Facebook ngày 30/4, lực lượng không quân Ukraine cho biết: “'Bóng ma Kiev' là một siêu anh hùng được người dân Ukraine thêu dệt. Đó là hình ảnh tập thể các phi công Lữ đoàn Không quân Chiến thuật 40, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời thủ đô”.Không quân Ukraine xác nhận Thiếu tá Stepan Tarabalka đã thiệt mạng trong một lần đối đầu với tiêm kích Nga ngày 13/3 vừa qua, tuy nhiên khẳng định Tarabalka không phải là phi công ‘Bóng ma Kiev’ và bảng thành tích bắn rơi hơn 40 máy bay Nga là sai sự thật.Lực lượng này cũng cảnh báo người dân Ukraine cần lưu ý những quy tắc cơ bản về chọn lọc thông tin, đồng thời phải kiểm chứng nguồn tin trước khi chia sẻ.Xác nhận trên cũng được Không quân Ukraine đưa ra trong một bài đăng trên Instagram. Theo đó, ‘Bóng ma Kiev’ là “hình ảnh tập thể các phi công thuộc Lữ đoàn Không quân Chiến thuật 40 của Không quân Ukraine, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời thủ đô”.Khẳng địnhPhi công "Bóng ma Kiev" bắn rơi hơn 40 máy bay Nga là câu chuyện do người dân Ukraine thêu dệt, không có thật.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/ukraine-bac-tin-don-ve-phi-cong-bong-ma-kiev-post695614.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "xung đột Nga-Ukraine", "thông tin sai lệch", "kiểm chứng thông tin", "tin giả" ] }
Cơ quan Bưu chính Ba Lan bác tin phát hành tem có hình Tổng thống Ukraine
NDO -Người phát ngôn của Cơ quan Bưu chính Ba Lan khẳng định, cơ quan này không hề phát hành bộ tem chính thức in hình Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, như những tuyên bố lan truyền trên không gian mạng.
Thông tin lan truyềnNhững ngày qua, người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh bộ tem bưu chính có in hình Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, kèm theo chú thích rằng bộ tem được phát hành bởi Cơ quan Bưu chính Ba Lan (Poczta Polska).Một tài khoản Twitter đăng bài viết với nội dung: “Cơ quan Bưu chính Ba Lan đã phát hành một con tem in hình ông Zelensky. Đây là con tem duy nhất trên thế giới có hình một nguyên thủ quốc gia đương nhiệm. Con tem hiện có giá 500 zloty Ba Lan. Số tiền thu về từ bán tem sẽ được dùng để mua hàng viện trợ nhân đạo cho Ukraine”.Kiểm chứngMặc dù những con tem là có thật, song chúng không phải do Cơ quan Bưu chính Ba Lan phát hành. Người phát ngôn của cơ quan này cho biết: “Poczta Polska không hề bán những con tem này. Chúng là tài sản thuộc về khách đặt hàng”.Thông qua trang web của Poczta Polska, khách hàng có thể tự tạo những con tem cá nhân do chính mình thiết kế. “Con tem in hình Tổng thống Zelensky đã được một khách hàng đặt hàng theo các quy định về dịch vụ thương mại “Tem của tôi” (My Stamp)”, cơ quan này cho hay.Trong một bài đăng trên Twitter, Cơ quan Bưu chính Ba Lan cũng xác nhận chưa từng phát hành chính thức những con tem như vậy.Łukasz Wantuch, một ủy viên hội đồng ở Krakow, Ba Lan, ngày 11/5 cho biết ông chính là người đã thiết kế con tem nói trên, đồng thời nhấn mạnh số tiền thu về từ hoạt động bán tem sẽ được sử dụng cho mục đích hỗ trợ nhân đạo tại Ukraine.Khẳng địnhCơ quan Bưu chính Ba Lan chưa từng phát hành những con tem chính thức có in hình Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
https://nhandan.vn/co-quan-buu-chinh-ba-lan-bac-tin-phat-hanh-tem-co-hinh-tong-thong-ukraine-post698226.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "tin giả", "fake news", "Ukraine", "Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky", "phát hành tem" ] }
Dữ liệu từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh không làm giảm vai trò của vaccine ngừa Covid-19
NDO -Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ Ron Johnson đã sử dụng dữ liệu y tế thu thập được ở Anh để tuyên bố rằng tỷ lệ người tiêm vaccine ngừa Covid-19 bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 cao hơn so với người chưa được tiêm. Tuy nhiên, các tuyên bố của ông Johnson, cùng các bài đăng chia sẻ trên mạng xã hội, lại không giải thích rõ những chi tiết đằng sau các dữ liệu được trích dẫn.
Thông tin lan truyềnNhững nhận xét của ông Johnson được đưa ra khi ông giới thiệu đạo luật được thiết kế để ngăn chặn các lệnh bắt buộc tiêm vaccine.Trong clip được người dùng mạng xã hội chia sẻ những ngày vừa qua, thượng nghị sĩ này đã trích dẫn các số liệu từ một tài liệu của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (Public Health England - PHE), xuất bản ngày 17/9/2021.Tài liệu này là một bản tóm tắt kỹ thuật theo dõi “các biến thể của virus SARS-CoV-2 cần quan tâm và các biến thể đang được điều tra ở xứ Anh”. Nó không đề cập tất cả các trường hợp nhiễm virus được phát hiện ở xứ Anh, thay vào đó là những trường hợp mà mẫu bệnh nhân đã được giải trình tự gen để xác định biến thể. Các biểu đồ trong tài liệu cho thấy tỷ lệ các trường hợp được phân tích theo cách này đã thay đổi đáng kể trong những tháng gần đây. Tổng số ca mắc Covid-19 ở Vương quốc Anh và số ca tử vong liên quan được thống kê cụ thể trong bảng báo cáo tổng hợp của chính phủ, cũng như được chia nhỏ theo các nước thành viên.Trang 16 của tài liệu mà Thượng nghị sĩ Johnson tham khảo cho thấy tổng cộng 593.572 trường hợp nhiễm biến thể Delta đã được xác nhận thông qua giải mã trình tự hoặc phân loại gen từ ngày 1/2/2021 đến 12/9/2021. Trong số này, có 2.542 ca tử vong được ghi nhận.Ở trang 20, con số 2.542 được chia nhỏ theo tình trạng tiêm chủng. Trong số những người được chủng ngừa đầy đủ (hơn 14 ngày sau khi tiêm mũi 2) có 1.613 trường hợp tử vong (chiếm 63,4%). Trong số những người chưa tiêm phòng có 722 trường hợp tử vong (chiếm 28,4%). Những trường hợp tử vong còn lại nằm trong số những người chưa được tiêm đầy đủ.“Xứ Anh ghi nhận hơn 2.500 trường hợp tử vong trong số 600.000 ca nhiễm biến thể Delta mới, với 63% (tương đương 1.613 người) là những người đã được tiêm vaccine đầy đủ, 28% là những người chưa được chủng ngừa. Đây là thông tin mà người dân Mỹ có lẽ chưa bao giờ được nghe nói đến,” ông Johnson nói.Một người dùng mạng xã hội Twitter chia sẻ clip phát biểu của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ Ron Johnson.Kiểm chứng thông tinBản tóm tắt ở trang 3 của báo cáo trên nêu rõ: “Tiêm 2 liều vaccine vẫn cho thấy hiệu quả cao, giúp giảm 60-85% nguy cơ nhiễm Covid-19, 90-99% nguy cơ nhập viện do bệnh, 90-95% nguy cơ tử vong, và 65-99% nguy cơ phát triển các triệu chứng”.Phát biểu với Reuters qua email, một phát ngôn viên của PHE cho biết: “Dữ liệu trong báo cáo của PHE nên được hiểu theo hướng có tính đến bối cảnh tỷ lệ bao phủ vaccine rất cao trong dân số Vương quốc Anh. Ngay cả với một loại vaccine hiệu quả cao, vẫn có thể xảy ra trường hợp một lượng lớn ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận trong số những người đã được tiêm chủng, đơn giản là vì tỷ lệ dân số được tiêm chủng cao hơn so với tỷ lệ người chưa được tiêm”.Theo Tiến sĩ Muge Cevik, một giảng viên lâm sàng về các bệnh truyền nhiễm và virus học tại Đại học St Andrews, khi phần lớn dân số đã được chủng ngừa, “hầu hết các ca lây nhiễm và tử vong đều nằm trong số những người đã được tiêm chủng”.Việc Anh ưu tiên những người dễ bị tổn thương và người cao tuổi ngay trong đợt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 được cho là một phần nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nói trên.Trong một báo cáo giám sát chủng ngừa Covid-19 công bố ngày 23/9, PHE ước tính 123.100 trường hợp tử vong đã được ngăn chặn nhờ chiến dịch tiêm vaccine, đồng thời cũng cung cấp chi tiết về cách tính toán con số này.Việc sử dụng dữ liệu từ Anh để xem xét tình hình ở Mỹ không phản ánh được sự khác biệt về tỷ lệ tiêm chủng giữa hai quốc gia.Theo dữ liệu chính phủ, tại Anh - quốc gia tính toán tỷ lệ bao phủ vaccine dựa trên dữ liệu nhóm 16 tuổi trở lên - 80,7% người nhóm này đã được tiêm 2 liều vaccine (tính đến ngày 17/9). Tỷ lệ này sẽ cao hơn nếu chỉ tính cho nhóm tuổi 18+, hoặc cũng có thể thấp hơn nếu xét đến nhóm tuổi 16-17.Trong khi đó, dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy 67,2% người trên 18 tuổi ở quốc gia này đã được tiêm chủng đầy đủ.Khẳng địnhThiếu ngữ cảnh. Cách hiểu tỷ lệ tử vong ở người đã được tiêm vaccine ở Anh cao hơn so với người chưa tiêm vaccine bỏ qua bối cảnh rằng, hầu hết dân số ở quốc gia này đã được tiêm chủng. Bằng chứng đã chỉ ra rằng, vaccine giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng, cũng như nguy cơ nhập viện và tử vong do dịch Covid-19.
https://nhandan.vn/du-lieu-tu-co-quan-y-te-cong-cong-anh-khong-lam-giam-vai-tro-cua-vaccine-ngua-covid-19-post667865.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "Public Health England", "Vaccine Covid-19" ] }
Không có việc dừng thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu Lào Cai dịp Tết Nguyên đán 2022
NDO -Chiều 8/1, Ban quản lý Khu kinh tế Lào Cai thông tin, không có việc dừng thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu Lào Cai dịp Tết Nguyên đán 2022.
Thông tin lan truyềnMột tờ báo điện tử và trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc: từ ngày 8/1, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành (Việt Nam) - Bắc Sơn (Trung Quốc) sẽ hạn chế hoặc tạm dừng do lái xe qua cửa khẩu và công nhân bốc xếp Trung Quốc nghỉ Tết sớm; tại phía Trung Quốc đang tồn khoảng 600 xe.Kiểm chứng thông tinTrao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Hà Đức Thuận, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Lào Cai cho biết, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã có văn bản số 13/BQL-VP báo cáo UBND tỉnh Lào Cai làm rõ thông tin trên.Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã trao đổi với Ban quản lý Cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) thông qua đường dây nóng liên lạc giữa hai bên. Theo đó, phía Hà Khẩu xác nhận, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ đạo các cửa khẩu trên hệ thống biên giới đất liền Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có cửa khẩu Hà Khẩu, phải bảo đảm duy trì thông quan hàng hóa thông suốt qua các cửa khẩu ở Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt Nam) trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.Vì vậy, thông tin về Cửa khẩu  quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) dừng hoạt động sớm do lái xe Trung Quốc nghỉ Tết như một báo điện tử và trên mạng xã hội lan truyền là không chính xác.Ông Thuận cho biết thêm, trong tháng 12/2021, tại các cửa khẩu Lào Cai, hàng hóa nông sản bị ùn ứ cục bộ 3 lần, khiến hoạt động xuất, nhập khẩu qua Lào Cai gặp khó khăn. Trong đó: lần 1 từ ngày 4-7/12; lần 2 từ 12-15/12 và lần 3 từ 27-28/12, do phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động thông quan để phun khử khuẩn và rà soát lại công tác phòng, chống dịch.Trước tình hình đó, tỉnh Lào Cai đã chủ động thông tin sớm đến các tỉnh, thành phố có vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lào Cai về tình hình hoạt động thông quan tại các cửa khẩu; các phương án quản lý người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai; tình hình triển khai một số biện pháp về quản lý hoạt động thông quan xuất, nhập khẩu hàng hóa của phía Trung Quốc.Bên cạnh đó, điều chỉnh phương án quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành; ga đường sắt liên vận Lào Cai nhằm giảm thiểu tình trạng ùn ứ, ách tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.Kết luậnThông tin đăng tải trên một tờ báo điện tử và thông tin lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã xác nhận hoạt động thông quan tại cửa khẩu Lào Cai diễn ra bình thường trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
https://nhandan.vn/khong-co-viec-dung-thong-quan-hang-hoa-qua-cac-cua-khau-lao-cai-dip-tet-nguyen-dan-2022-post681590.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "thông quan hàng hóa", "cửa khẩu Lào Cai", "Tết Nguyên đán 2022" ] }
Cảnh báo giả mạo thông tin
Giả mạo là nhân viên y tế của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) hay của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gửi thư điện tử với tập tin đính kèm, hoặc các liên kết đến các nội dung cập nhật tình hình lây nhiễm của dịch Covid-19, là tình trạng giả mạo thông tin trên không gian mạng đang tăng nhanh. Người dùng internet cần tỉnh táo, nâng cao cảnh giác.
Theo cảnh báo từ Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cũng như tâm lý lo sợ lây nhiễm và nhiều người tìm cách phòng ngừa và chữa trị, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến để quảng bá sản phẩm mạo nhận có khả năng phòng ngừa virus để lừa đảo. Đồng thời, tuyên truyền các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng, giả làm bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện mạo nhận là chúng đã điều trị cho bạn bè hay người thân khỏi Covid-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán phí cho quá trình điều trị đó. Một số đối tượng khác còn tạo ra các phần mềm ứng dụng cho điện thoại, thoạt nhìn giống như các ứng dụng phổ biến dùng để theo dõi diễn biến lây lan của dịch Covid-19. Khi mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị mã độc tiến công hoặc bị lộ thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng nhằm trục lợi.Không chỉ vậy, một số đối tượng lừa đảo còn lập các website bán hàng trực tuyến vật tư y tế, như khẩu trang và nước rửa tay, thuốc, dụng cụ tự xét nghiệm Covid-19 ở nhà. Sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc và không giao hàng như đã thỏa thuận. Ngoài ra, đối tượng xấu lừa đảo liên quan nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ như mạo danh các nhãn hàng lớn, gửi link lạ kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng nhằm lừa đảo, chiếm tài sản người dùng, xâm nhập hệ thống của các doanh nghiệp, tổ chức. Hiện, một số đường link ẩn chứa nhiều nguy hiểm, rủi ro này đang lan truyền nhanh và rộng tới người dùng Việt Nam, như “Adidas kỷ niệm 100 năm - Nhấn vào để nhận quà”; tin nhắn kêu gọi tham gia “Quỹ phúc lợi Coca-Cola”; mạo danh Co.opmart gửi link lạ kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng phiếu mua hàng... nhằm mục đích lừa đảo.Cũng liên quan dịch Covid-19, các đối tượng xấu còn tổ chức lừa đảo trực tuyến liên quan hoạt động từ thiện, đầu tư (chung đầu tư cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chữa trị, cung ứng vật tư phòng, chống dịch bệnh) để lừa đảo, chiếm đoạt tiền...Theo NCSC, các cuộc tiến công lừa đảo này đều sử dụng các kỹ thuật cũ nhưng lợi dụng các nội dung, thông tin theo cách mới nhằm làm cho người dân mất cảnh giác và dễ dàng mắc bẫy. Trước những thông tin giả mạo trên không gian mạng, người dân cần tự nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ để bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo. Theo khuyến cáo của NCSC, người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link lừa đảo hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn. Trung tâm sẽ tổng hợp và phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý nhằm hạn chế việc lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng. Cùng với đó, hệ sinh thái tín nhiệm mạng https://tinnhiemmang.vn là một trong những sản phẩm dịch vụ về an toàn thông tin để người dùng có thể tìm kiếm các thông tin xác thực về website, email, số điện thoại... của các tổ chức, giúp kiểm tra độ chính xác của thông tin.
https://nhandan.vn/canh-bao-gia-mao-thong-tin-post656421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [] }
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao
NDO -Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) mới đây đã có khuyến cáo tới các khách hàng của mình cần nâng cao cảnh giác đối với cácthủ đoạn lừa đảo công nghệ cao.
Số liệu thống kê tính đến tháng 2/2022 cho thấy, có 72,1 triệu người dùng Internet tại Việt Nam với thời gian online trung bình 6 tiếng 38 phút. Không gian mạng trở thành "địa điểm lý tưởng" để các đối tượng thực hiện các phi vụ lừa đảo công nghệ cao quy mô và phức tạp.Theo đó, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo ngày càng đa dạng như một "ma trận" đánh vào tâm lý lo sợ, lợi ích tài chính hoặc sự nhẹ dạ cả tin của khách hàng.Mới nhất, Công an quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) phối hợp với Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an tạm giữ 86 người giả nhân viên tín dụng của các ngân hàng gợi ý khách hàng rút tiền từ thẻ tín dụng để chiếm đoạt. Các đối tượng giả danh là nhân viên của đơn vị phát hành thẻ tín dụng, gọi điện thoại tư vấn các chủ thẻ tín dụng rút tiền mặt qua phần mềm; sau khi nạn nhân đồng ý thì các đối tượng yêu cầu chụp hình 2 mặt thẻ tín dụng và cung cấp mã OTP; tiếp theo thực hiện giao dịch thông qua các gian hàng trên 1 website để chuyển đổi tiền từ thẻ của khách hàng sang tài khoản ví điện tử của các đối tượng để chiếm đoạt.Bên cạnh đó, cũng có không ít những phương thức lừa đảo cũ, dù đã được cảnh báo, nhưng vẫn có nhiều khách hàng “sập bẫy”. Bởi sự bùng nổ của công nghệ, thủ đoạn lừa đảo không ngừng được "nâng cấp" biến hóa tinh vi hơn để vượt qua vòng "tâm lý” thực hiện trót lọt phi vụ lừa đảo "rút ruột" ví tiền của khách hàng.Nguyên nhân thông tin cá nhân của người dùng bị lộ, lọt có thể xảy ra khi thực hiện khai báo, đăng nhập trên các website, ứng dụng không chính thống hoặc giao dịch tại một số đơn vị chấp nhận thẻ.Cũng theo Agribank, hiện nay, mọi thông tin của khách hàng khi giao dịch tại Agribank đều được bảo mật. Ngân hàng không có liên quan dưới bất kỳ hình thức nào đến các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi tư vấn khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Nguyên nhân thông tin cá nhân của người dùng bị lộ, lọt có thể xảy ra khi thực hiện khai báo, đăng nhập trên các website, ứng dụng không chính thống hoặc giao dịch tại một số đơn vị chấp nhận thẻ.Do đó, Agribank khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác, tìm đến các điểm giao dịch hợp pháp để thực hiện mọi thao tác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đấu tranh với tội phạm công nghệ cao nói chung và lừa đảo bằng công nghệ cao nói riêng cần có sự cảnh giác cao của tất cả mọi người.
https://nhandan.vn/canh-giac-voi-cac-thu-doan-lua-dao-cong-nghe-cao-post745914.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "cảnh báo", "chiếm đoạt tài khoản", "ngân hàng", "lừa đảo công nghệ cao" ] }
Để nhà sản xuất ô-tô kiểm định phương tiện là thông tin chưa chính xác
NDO -Liên quan thông tin cho phép cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô-tô cấp 3S, 4S của các nhà sản xuất ô-tô chính hãng được thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới, lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳng định, thông tin này là chưa chính xác.
Thông tin lan truyềnTrước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc cho phép cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô-tô cấp 3S, 4S của các nhà sản xuất ô-tô chính hãng được thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới.Thông tin đã gây hoang mang trong dư luận.Kiểm chứngNgày 8/2, lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam đã xác minh, làm rõ thông tin nêu trên là sai sự thật.“Các đơn vị, phòng ban chuyên môn của Cục Đăng kiểm Việt Nam đang nghiên cứu mô hình, kinh nghiệm của các nước để tham mưu, báo cáo Bộ Giao thông vận tải, tuy nhiên thời điểm này, Cục vẫn chưa chính thức đề xuất phương án này”, lãnh đạo này cho hay.Cơ sở bảo dưỡng ô-tô cấp 3S, 4S là những cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng quy mô lớn của hãng sản xuất xe được tích hợp nhiều chức năng. Trong đó, trung tâm 3S thỏa mãn 3 chức năng gồm Sales (bán hàng)-Service (dịch vụ sửa chữa)-Spare parts (cung cấp phụ tùng), còn cấp 4S có thêm Spray-paint (sơn vỏ).Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất các Sở Giao thông vận tải địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giao thông cơ giới đường bộ, không thực hiện máy móc hoặc cố tình lợi dụng để làm khó người dân khi đi kiểm định; nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp, phát huy tính sáng tạo, tìm các giải pháp hiệu quả để giảm ùn tắc, hạn chế gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.Để nâng cao và bổ sung phát hiện những bất cập trong lĩnh vực đăng kiểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang tiếp tục rà soát các quy định pháp lý, qua đó sẽ đề xuất một số nội dung cần sửa đổi liên quan việc đánh giá thành lập trung tâm đăng kiểm; kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động kiểm định của các đơn vị đăng kiểm; kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới; miễn kiểm định lần đầu với xe mới; tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra, xử phạt của lực lượng thanh tra, cảnh sát giao thông trong hoạt động kiểm định.Bên cạnh đó, Cục cũng triển khai tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đăng kiểm viên để bổ sung, thay thế nhân viên cho các trung tâm đăng kiểm trong thời gian tới; đề nghị các trung tâm cần có chế độ, chính sách phù hợp nhằm động viên và bảo đảm đời sống cho đăng kiểm viên và nhân viên đơn vị, đồng thời triển khai các giải pháp nhằm duy trì hoạt động các trung tâm đăng kiểm một cách thuận lợi, đáp ứng nhu cầu người dân và doanh nghiệp.Ngoài ra, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng chủ động làm việc và đề nghị Sở Giao thông vận tải, cơ quan công an địa phương tạo điều kiện cho phép các trung tâm đăng kiểm đang bị tạm dừng do liên quan công tác điều tra sai phạm được sử dụng lại cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, hạ tầng để các trung tâm trở lại hoạt động, nhanh chóng phục vụ người dân đi đăng kiểm.
https://nhandan.vn/de-nha-san-xuat-o-to-kiem-dinh-phuong-tien-la-thong-tin-chua-chinh-xac-post737904.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "kiểm chứng", "đăng kiểm", "kiểm định phương tiện", "chưa chính xác" ] }
Thông tin giá sầu riêng, bơ ở Đắk Lắk giảm 50% là không có cơ sở
NDO -Chiều 14/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa ban hành Văn bản số/SNN-QLCL về thông tin báo chí, dư luận liên quan đến hoạt động sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ bơ, sầu riêng của tỉnh.
Thông tin lan truyềnTại văn bản này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thông tin, qua theo dõi thời gian gần đây có rất nhiều bài báo đưa thông tin phản ảnh về giá sầu riêng, bơ và những khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19.Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn có một số bài báo đưa tin về giá sầu riêng ở Đắk Lắk giảm và rất khó tiêu thụ, với những tiêu đề như: “Sầu riêng Đắk Lắk rớt giá kỷ lục”, “Sầu riêng Đắk Lắk giảm giá một nửa”, “Sầu riêng rớt giá thê thảm, người trồng ở Tây Nguyên đang ngồi trên... đống lửa”...Khẳng địnhTheo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, trên thực tế thời điểm trung tuần tháng 7/2021 khi mà một số tỉnh áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19, việc đi lại lưu thông hàng hóa bước đầu gặp khó khăn nên có tình trạng giá sầu riêng có giảm.Sau nhiều cố gắng của các địa phương, cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tình hình tiêu thụ hàng hóa đã tốt hơn, giá sầu riêng tại vườn ở Đắk Lắk đạt hơn 40.000 đồng/kg và đang tăng giá hằng ngày.Tuy nhiên, theo phản ánh của một số nhà vườn, vựa trái cây, có một số thương lái, người mua đã sử dụng thông tin báo chí đưa không đúng thực tế để ép giá người bán. Một số bà con khi tiếp nhận thông tin trên cũng hoang mang, dao động để thương lái lợi dụng ép giá, bán sản phẩm với giá thấp hơn.Theo Sở Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, so với cùng kỳ năm 2020 giá sầu riêng và giá bơ hiện nay chỉ giảm từ 5-10%. Hiện nay địa phương và doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị phương án tiêu thụ sầu riêng và bơ cho nông dân trên địa bàn tỉnh.Hiện đã có bảy doanh nghiệp lớn và hơn 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã liên hệ cam kết thu mua sầu riêng và bơ cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Các huyện, xã trong tỉnh cũng thành lập các tổ hỗ trợ các thương lái, doanh nghiệp về thu mua tại địa phương mình.Đồng thời, tỉnh đã nâng cao năng lực bảo quản đông lạnh sầu riêng lên 20.000 tấn để tăng giá trị trái sầu riêng mà không lo bị tư thương ép giá khi sầu riêng vào vụ thu hoạch rộ.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 12.000 ha sầu riêng, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 5.300 ha với sản lượng khoảng 103.000 tấn, thời vụ thu hoạch tập trung từ tháng 8 đến tháng 10/2021. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai rất thích hợp, các giống sầu riêng được người dân Đắk Lắk trồng nhiều như Ri6, Dona chất lượng tốt, vỏ mỏng, hạt bé, màu cơm vàng hấp dẫn, mùi thơm ngon, béo và có vị ngọt vừa phải, được thị trường trong nước và ngoài nước ưa chuộng, đánh giá cao.Về diện tích bơ, có hơn 9.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 5.400 ha với sản lượng khoảng 82.000 tấn. Đắk Lắk nổi tiếng với nhiều giống bơ như bơ 304, bơ Sáp, bơ Booth, bơ Hass... Nhiều năm qua bơ Đắk Lắk được đánh giá cao về chất lượng, có thịt dày, nhiều sáp, thơm ngon, vị béo dẻo... được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
https://nhandan.vn/thong-tin-gia-sau-rieng-bo-o-dak-lak-giam-50-la-khong-co-co-so-post659844.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "thông tin sai sự thật", "thông tin sai về giá sầu riêng và bơ ở Đắk Lắk", "Fact Check" ] }
Sự thật đằng sau clip "cô bé dũng cảm đối đầu với lính Nga"
NDO -Từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thông tin sai sự thật về căng thẳng giữa hai nước liên tục xuất hiện trên internet. Một clip được cho là ghi lại hình ảnh một bé gái đang đối mặt với binh sĩ của quân đội Nga đang được chia sẻ trên mạng xã hội.
Thông tin lan truyềnGần đây, clip về phản ứng của một cô bé trước một binh sĩ đã xuất hiện trên mạng xã hội. Ngày 27/2, tổ chức truyền thông FR News Now chia sẻ clip này lên Twitter cùng chú thích:"Trở về đất nước của ông đi": Bé gái dũng cảm đối đầu với quân đội của ông Putin. Dòng chú thích này còn có các hashtag bày tỏ ủng hộ Ukraine.Kiểm chứng thông tinTheo trang Indy100.com, cô bé trong clip này là Ahed Tamimi, người Palestine. Tamimi vừa nói tiếng Arab, vừa giơ nắm đấm vào binh sĩ Israel năm 2012.Cô bé lần đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi mới 11 tuổi. Tamimi đã giơ nắm đấm vào một binh sĩ để đòi biết người anh em trai của cô bé đang ở đâu.Hình ảnh này đã được quay lại và nhận được sự quan tâm của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó - ông Recep Tayyip Erdogan. Ông Erdogan đã mời Tamimi tới thăm đất nước của ông.Ảnh tư liệu của AP: Ngày 2/11/2012, Ahed Tamimi tìm cách đấm một binh sĩ Israel trong cuộc biểu tình tại Nabi Saleh.Khoảng 5 năm sau, khi 16 tuổi, Tamimi đã tát một binh sĩ Israel ngay tại làng của cô. Sau đó, cô bé phải vào trong nhà tù của Israel 8 tháng và nhanh chóng trở thành một biểu tượng về sự phản kháng của người Palestine.Sau khi xem clip do FR News Now chia sẻ, nhiều người dùng Twitter đã sớm phản hồi về thông tin gây hiểu lầm mà tổ chức này lan truyền. Twitter cũng cảnh báo người dùng về clip này.Một người dùng bình luận, hình ảnh trong clip là bé gái Palestine và binh sĩ Israel. "Thế giới đang đói sự thật", tài khoản này chia sẻ.Một người dùng khác kêu gọi mọi người ngừng lan truyền tin giả. Trong khi đó, một tài khoản khác chỉ ra clip này được quay trên sa mạc và cô bé này nói tiếng Arab.Khẳng địnhClip "cô bé dũng cảm đối đầu với lính Nga" trên thực tế là hình ảnh cô bé Ahed Tamimi, người Palestine và một binh sĩ Israel vào năm 2012.Tin giả về căng thẳng Nga-Ukraine đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội và công chúng nên cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin.Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine
https://nhandan.vn/su-that-dang-sau-clip-co-be-dung-cam-doi-dau-voi-linh-nga-post687476.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "tin giả về Ukraine", "Ukraine", "Ahed Tamimi" ] }
Facebook “xóa sổ” các tài khoản lan truyền thông tin chống vaccine
NDO -Facebook đã chặn đứng một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch bằng cách lừa những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội ủng hộ hoặc lan truyền những thông tin “tẩy chay” vaccine phòng Covid-19.
Ngày 10/8, Facebook thông báo, hãng này đã chặn đứng một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch bằng cách lừa những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội ủng hộ hoặc lan truyền những thông tin “tẩy chay” vaccine phòng Covid-19.Facebook - công ty sở hữu mạng xã hội cùng tên lớn nhất thế giới - cho biết, đã gắn nhãn chiến dịch trên là “hoạt động tẩy rửa thông tin sai lệch”. Theo đó, những đối tượng đứng sau chiến dịch này tìm cách lừa những người có ảnh hưởng và uy tín trên mạng xã hội để lan truyền các thông tin giả liên quan vaccine phòng Covid-19.Theo Facebook, thực thể đứng sau chiến dịch lan truyền thông tin giả này được cho là công ty quảng cáo tiếp thị Fazze.Ông Ben Nimmo, người đứng đầu bộ phận giám sát mối đe dọa toàn cầu của Facebook, cho rằng, người sử dụng mạng xã hội cần tỉnh táo trước loạt thông tin sai lệch về vaccine và biết chọn lọc thông tin chính thống.Theo ông Nimmo, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường bị lừa chia sẻ thông tin thất thiệt khi họ không tự tìm kiểu kỹ lưỡng Fazze là một chi nhánh của AdNow, một công ty quảng cáo đăng ký hoạt động tại Anh.Theo Facebook, trong tháng 7, hãng đã khóa 65 tài khoản trên mạng xã hội này mà 243 tài khoản Instagram có liên quan chiến dịch thông tin sai lệch trên, đồng thời cấm Fazze tham gia Facebook.Ông Nimmo cho biết, chiến dịch phát tán thông tin trên nhằm mục tiêu chủ yếu vào người dùng tại Ấn Độ, Mỹ Latinh và Mỹ vào thời điểm chính phủ các nước cân nhắc cấp phép sử dụng vaccine phòng Covid-19.Chiến dịch thông tin tận dụng các nền tảng trực tuyến gồm Reddit, Medium, Change.org và Facebook, tạo ra nhiều bài đăng có nội dung sai lệch, sau đó cung cấp cho những người có ảnh hưởng bằng các liên kết hashtag.Facebook nêu rõ, chiến dịch tung tin giả này dường như không đạt kết quả bởi hầu hết các bài đăng trên Instagram không nhận được lượt “thích” (like) nào.
https://nhandan.vn/facebook-xoa-so-cac-tai-khoan-lan-truyen-thong-tin-chong-vaccine-post659310.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Facebook", "chặn đứng chiến dịch phát tán thông tin sai lệch", "thông tin chống vaccine", "“tẩy chay” vaccine phòng Covid-19", "công ty quảng cáo tiếp thị Fazze", "hoạt động tẩy rửa thông tin sai lệch" ] }
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân: Dịch Covid-19 vẫn đang ở cấp độ xanh
NDO -Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, dù số mắc có thể tăng cục bộ tại một số địa phương với ổ dịch nhỏ, nhưng trên tổng thể, dịch Covid-19 vẫn đang được kiểm soát tốt. Đánh giá sơ bộ, hiện cấp độ dịch vẫn đang là màu xanh.
Số ca nhiễm tăng cục bộ tại 1 số địa phươngChia sẻ với báo chí chiều 13/4 vềtình hình dịch Covid-19tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh ca nhiễm từ đầu tháng 4 đến nay, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc đánh giá về tình hình dịch Covid-19 thường dựa trên 3 yếu tố: virus SARS-CoV-2; môi trường sống, hành vi của người dân và các biện pháp đáp ứng.Về virus SARS-CoV-2, đến nay, sự xuất hiện của chủng Omicron đã qua 16 tháng. Omicron hiện lưu hành hầu hết trên thế giới, là biến thể chủ đạo của các trường hợp mắc trên toàn thế giới với nhiều biến thể phụ như: BQ.1 (chiếm 23,3%), BA.5 (chiếm 20,6%), BA.2.75 (chiếm 6,8%), XBB (chiếm 3.3%), BA.4.6 (chiếm 2,8%) và một số biến thể phụ khác.Mặc dù Omicron có hàng trăm biến thể phụ nhưng đến nay, các bằng chứng cho thấy, chủng Omicron có đặc tính lây lan rất nhanh và chưa có bằng chứng rõ ràng về việc Omicron gây ra tình trạng tăng ca nặng lên.Hiện nay, đặc tính hiệu quả của vaccine trong phòng lây nhiễm với biến thể Omicron còn hạn chế, vẫn có ca tăng nặng, phải nhập viện và tử vong.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, 90% người trong quần thể đã có miễn dịch do tiêm vaccine hoặc do mắc Covid-19 khi nhiễm Omicron sẽ có biểu hiện nhẹ hơn, ít có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Trên đối tượng nguy cơ cao, với người lớn tuổi, bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai thì có nguy cơ cao hơn dẫn đến nhập viện, thậm chí tử vong.Về môi trường sống, hiện nay, hầu hết các nước mở cửa, nới lỏng toàn bộ biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau 3 năm đã làm gia tăng ca nhiễm mới. Một lý do nữa là sau khi tiêm vaccine, người dân chủ quan không đeo khẩu trang, khử khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lây nhiễm nhanh trong cộng đồng.Về mức độ lây nhiễm, Giáo sư Phan Trọng Lân cho biết, hiện khu vực phía bắc có sự giao mùa của thời tiết. Do đó, nếu không kiểm soát sẽ có sự gia tăng ca nhiễm."Thời gian vừa qua, có xuất hiện một vài cụm dịch, nhưng nhờ sự vào cuộc xử lý sớm, quyết liệt ở Lào Cai và Hà Nội nên các ổ dịch này được khoanh vùng, không để lây lan", ông Lân cho hay.Trong những ngày đầu tháng 4, số ca nhiễm mới tại Việt Nam tăng gấp 4,2 lần so với tuần cuối tháng 3.Thế giới vẫn liên tục giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 để tìm biến thể mới. Các kết quả cho thấy, chủng virus chủ đạo vẫn là Omicron. Các biến thể phụ xuất hiện nhiều nhưng không làm gia tăng ca nặng."Đối với Việt Nam, trong tuần đầu tiên của tháng 4, tỷ lệ nặng trên số ca mắc so với tháng 3 còn thấp hơn do đặc điểm giao mùa", ông Lân nói.Theo ông Lân, hệ thống giám sát rất nhạy để phát hiện xu hướng, dù có thể không đếm từng ca bệnh, nhưng số liệu cung cấp cho biết từ đầu tháng 4 tới nay, số ca nhiễm mới tăng gấp 4,2 lần so với tuần trước.Về các biện pháp đáp ứng, hiện nay, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch Covid-19.Việt Nam có tỷ lệ tiêm chủng cao, bao phủ gần như cơ bản 100% đối tượng từ 12 tuổi trở lên, tỷ lệ mũi 3-4 đạt tỷ lệ 80-90%. Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1 lên tới 90%, tiêm mũi 2 đạt khoảng gần 30%. Việc tiêm chủng đầy đủ giúp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh.Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định: Hiện nay, chúng ta đã giảm một cách toàn diện cả về số ca mắc, tử vong, độ bao phủ vaccine, đáp ứng thu dung điều trị."Căn cứ theo tiêu chí đánh giá cấp độ dịch của Bộ Y tế, với số mắc mới Covid-19 hiện nay, đánh giá về mặt sơ bộ, hiện Việt Nam vẫn đang ở vùng xanh, không vượt qua cấp độ 1 của dịch. Kể cả chúng ta có tăng cục bộ số ca nhiễm mới nhưng dịch vẫn đang được kiểm soát tốt", ông Lân nhấn mạnh.Chủ đề: Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lanBiến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 có nguy hiểm?Ban hành kế hoạch thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòngChưa thể lãng quên dịch Covid-19Vai trò giám sát dịch tại địa phương rất quan trọngGiáo sư Phan Trọng Lân khuyến cáo, thời gian tới Việt Nam cần phải theo dõi sát số liệu để có biện pháp ứng phó kịp thời. Các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tăng cường rà soát cấp độ dịch và công bố rõ ràng cho người dân biết để phòng, chống.Hiện nay, khi phát hiện dịch ở các phường, xã, việc phát hiện sớm nhất, gọn nhất, khoanh vùng nhanh nhất, xử lý dịch tại nguồn, không để ảnh hưởng tới vùng khác, ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội phụ thuộc rất lớn vào từng địa phương. Do đó, các địa phương cần kiểm soát dịch tốt.Hiện nay các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam đã gỡ bỏ hết, đã hạ về thấp nhất để trở về bình thường mới.Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng LânTheo ông Lân, với biến thể Omicron, vaccine có hiệu quả hạn chế trong lây nhiễm. Phải xác định virus SARS-CoV-2 tiếp tục tồn tại, do đó để không ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và cuộc sống, chúng ta phải tập trung bảo vệ tối đa đối tượng nguy cơ cao: người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, kể cả đối tượng lực lượng y tế tuyến đầu.Mục tiêu trong giai đoạn tới là giảm tử vong, không gây quá tải cho hệ thống y tế.Do đó, biện pháp phòng tốt nhất là tiêm chủng đúng và đủ liều. Trong thời gian tới khi các khuyến cáo mới nhất của WHO là tiêm chủng chỉ tập trung vào nhóm đối tượng nguy cơ cao, mỗi quốc gia phải có đánh giá đầy đủ trên các đối tượng đã tiêm chủng."Ở mỗi đợt dịch, chúng tôi đều có rà soát việc đáp ứng với tình hình dịch thực tế với nguồn vaccine đang có. Bên cạnh Covid-19, chúng ta còn nhiều bệnh khác cũng cần tiêm chủng… Do đó, phải làm sao đồng bộ các hoạt động đó, để kịp thời có khuyến cáo đúng thời điểm", ông Lân nói.Dự đoán về diễn biến dịch tới đây, ông Lân cho rằng, dù Omicron có biến thể phụ nhưng các biến thể vẫn chưa tạo ra những đột biến gì cho người nhiễm. Do đó, Việt Nam tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.Tiến tới, Covid-19 có thể tác động đến sức khỏe dẫn tới tình trạng nặng, nhập viện, tuy nhiên không gây xáo trộn xã hội và tăng quá tải.Về thời điểm công bố hết dịch, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, việc này phụ thuộc vào tình hình chung với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay các biện pháp phòng, chống dịch của Việt Nam đã gỡ bỏ hết, đã hạ về thấp nhất để trở về bình thường mới.Giáo sư Lân khuyến cáo người nên tiêm chủng đầy đủ. Mọi người khi đến cơ sở khám chữa bệnh hoặc trên phương tiện công cộng cần đeo khẩu trang. Yêu cầu này không chỉ bảo đảm giảm sự lây nhiễm, đặc biệt trong mùa lễ sắp tới mà còn tránh sự quá tải, bảo vệ nhóm nguy cơ cao. Theo đó, thông điệp “2K và vaccine” vẫn tiếp tục duy trì.Việc mỗi người dân cần tuân thủ các biện pháp đeo khẩu trang, khử khuẩn mà ngành y tế đã khuyến cáo không chỉ góp phần phòng, chống Covid-19 mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác nhất là giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.Người dân cần đi tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Cha mẹ, người giám hộ tích cực đưa con em mình đi tiêm vaccine đủ 2 liều cơ bản cho trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 để bảo vệ trẻ đến trường, vui chơi an toàn.Mỗi người dân nên tiêm chủng đầy đủ. Mọi người khi đến cơ sở khám chữa bệnh hoặc trên phương tiện công cộng cần đeo khẩu trang. Yêu cầu này không chỉ bảo đảm giảm sự lây nhiễm, đặc biệt trong mùa lễ sắp tới mà còn tránh sự quá tải, bảo vệ nhóm nguy cơ cao. Theo đó, thông điệp “2K và vaccine” vẫn tiếp tục duy trì.Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân
https://nhandan.vn/giao-su-tien-si-phan-trong-lan-dich-covid-19-van-dang-o-cap-do-xanh-post747538.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Giáo sư Tiến sĩ Phan Trọng Lân", "Bộ Y tế", "dịch Covid-19", "cấp độ 1", "kiểm soát tốt dịch Covid-19" ] }
TP Hồ Chí Minh phản hồi về clip "người dân bỏ về không tiêm vaccine Sinopharm"
NDO -Chiều 13/8, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết, sáng 13/8, tại điểm tiêm số 1, đường Huyền Trân Công Chúa (quận 1), có một số người bỏ về không tiêm vaccine Sinopharm như clip trên mạng xã hội. Từ sáng đến chiều 13/8 đã có 138 liều vaccine Sinopharm được tiêm cho người dân trên tinh thần tự nguyện.
Thông tin lan truyềnNgày 13/8, một số tài khoản Facebook chia sẻ video dài hơn 1 phút, trong đó có hình ảnh nhiều người đang chờ tiêm vaccine, sau đó một số người bỏ về khi cán bộ y tế thông báo tiêm vaccine Sinopharm, nhiều người khác vẫn ở lại. Thông tin trên một số tài khoản Facebook cho rằng hình ảnh trên xảy ra tại quận 1, TP Hồ Chí Minh.Khẳng địnhTrao đổi với phóng viên Nhân Dân điện tử, lãnh đạo UBND phường Bến Thành, quận 1 (TP Hồ Chí Minh) xác nhận, sáng 13/8 có một số người dân đến điểm tiêm số 1, Huyền Trân Công chúa (sân bóng đá Tao Đàn) và bỏ về do không đồng ý tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm. Tuy nhiên, thống kê từ sáng đến chiều ngày 13/8 đã có 138 trên 140 liều vaccine Vero Cell đã tiêm cho người dân trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.Vaccine Vero Cell nằm trong số vaccine được Sở Y tế cấp cho quận 1 để phân phối đến các điểm tiêm trên địa bàn các phường.UBND phường Bến Thành cũng tuyên truyền để người dân hiểu công dụng, hiệu quả phòng bệnh Covid-19 của các loại vaccine mà thành phố đang sử dụng đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận; đồng thời khuyến khích người dân nên tiêm vaccine sớm để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng.Theo Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, qua phản hồi của UBND quận 1, sáng nay, quận 1 tổ chức tiêm vaccine tại điểm tiêm số 1, Huyền Trân Công chúa. Vaccine được tiêm là AstraZeneca. Tuy nhiên, đến 9 giờ thì hết loại vaccine này, sau đó quận tổ chức tuyên truyền người dân tiêm vaccine Sinopharm thì có một số người dân bỏ về như trong clip. Sau đó, quận vẫn tiếp tục tiêm vaccine Sinopharm cho 52 người dân tại điểm này trong sáng nay. Chiều nay, quận vẫn tiêm Sinopharm tại đây."Loại vaccine tốt nhất là được cấp phép và được tiêm sớm nhất"Thời gian qua, nhiều chuyên gia y tế trong và ngoài nước đã khuyến cáo người dân cần loại bỏ tâm lý lựa chọn vaccine mà đánh mất cơ hội bảo vệ bản thân, cộng đồng trước đại dịch Covid-19.Tại cuộc làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19 sáng 12/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu tiếp cận bình đẳng với tất cả các loại vaccine, “loại vaccine tốt nhất là vaccine được cấp phép và được tiêm sớm nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất”; yêu cầu đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và đề nghị các nhà khoa học, các nhà chuyên môn lên tiếng để tránh tâm lý “có vaccine không tiêm” mà so bì, chờ đợi, phân biệt các loại vaccine.
https://nhandan.vn/tp-ho-chi-minh-phan-hoi-ve-clip-nguoi-dan-bo-ve-khong-tiem-vaccine-sinopharm-post659704.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [] }
Nghị viện châu Âu không phản đối sử dụng thẻ thông hành vaccine Covid-19
NDO -Trên mạng xã hội mới đây lan truyền thông tin Nghị viện châu Âu (EP) phản đối việc sử dụng các loại thẻ thông hành vaccine Covid-19. Trên thực tế, chỉ có một số ít nghị sĩ của EP lên tiếng phản đối việc bắt buộc sử dụng thẻ thông hành, chứ không phải toàn bộ Nghị viện.
Thông tin lan truyềnGần đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ một video về buổi họp báo của 4 nghị sĩ EP, với tiêu đề “EU Parliament Opposes Vaccine Mandate Agenda” (tạm dịch là Nghị viện châu Âu phản đối chương trình nghị sự về tiêm vaccine bắt buộc).Kiểm chứngCảnh quay trong video miêu tả một buổi họp báo được tổ chức ở Strasbourg (Pháp) có chủ đề “Bảo vệ các quyền cơ bản bằng cách phản đối việc lạm dụng Chứng chỉ xanh kỹ thuật số”.Tham dự buổi họp báo là 4 nghị sĩ EP gồm Christine Anderson, Francesca Donato, Ivan Vilibor Sincic, và Cristian Terhes.Phát biểu tại sự kiện, ông Terhes cho biết 4 nghị sĩ EP bày tỏ quan ngại về việc sử dụng Chứng chỉ Covid kỹ thuật số, hay còn gọi là Chứng chỉ Xanh.Chứng chỉ là bằng chứng cho thấy một người đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, hoặc đã khỏi bệnh. Chứng chỉ này được sự dụng khắp châu Âu cho phép ra vào các địa điểm như quán bar và nhà hàng.Hồi tháng 6, các nghị sĩ EP đã tiến hành bỏ phiếu thông qua thẻ thông hành vaccine với 546 phiếu ủng hộ và 93 phiếu chống. Ngoài ra, có 51 nghị sĩ bỏ phiếu trắng.Khẳng địnhThiếu ngữ cảnh. Đoạn video chỉ cho thấy 4 nghị sĩ EP phản đối việc sử dụng thẻ thông hành vaccine, chứ không phải toàn bộ nghị viện.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/nghi-vien-chau-au-khong-phan-doi-su-dung-the-thong-hanh-vaccine-covid-19-post671902.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:50", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "Thông tin sai lệch", "Fake News", "Nghị viện châu Âu", "Thẻ thông hành vaccine", "chứng chỉ xanh kỹ thuật số" ] }
Những chuyện bịa đặt liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ, vụ xả súng ở Mỹ trên mạng xã hội
NDO -Trong tuần qua, nhiều câu chuyện và hình ảnh bịa đặt, vô căn cứ đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ và tương tác. Dưới đây là một số câu chuyện đã được hãng thông tấnAPkiểm chứng.
Pfizer không phát triển vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉThông tin lan truyền:Vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ của Pfizer được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép chỉ một ngày sau khi Mỹ chi hàng triệu USD để mua vaccine phòng căn bệnh này.Kiểm chứng:Chia sẻ vớiAP, phát ngôn viên của Pfizer Jerica Pitts cho biết, hãng dược phẩm Mỹ không hề phát triển vaccine đậu mùa khỉ hay có vaccine đậu mùa khỉ được phê duyệt bởi FDA. Bavarian Nordic (Đan Mạch) hiện là công ty duy nhất có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ được FDA cấp phép sử dụng tại Mỹ.Vaccine Jynneos của Bavarian Nordic được FDA phê duyệt hồi tháng 9/2019 và dùng cho người trên 18 tuổi có nguy cơ cao nhiễm bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ. Đây cũng là một trong những loại vaccine nằm trong kho dự trữ quốc gia Mỹ để phòng trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.Vaccine Covid-19 không gây bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉThông tin lan truyền:Vector adenovirus tinh tinh trong vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ.Một bài đăng trên Twitter đưa tin sai sự thật về vector adenovirus tinh tinh trong vaccine Covid-19 của AstraZeneca.Kiểm chứng:Theo các chuyên gia, vector adenovirus tinh tinh trong vaccine Covid-19 AstraZeneca không thể gây bệnh đậu mùa khỉ vì adenovirus và poxvirus không liên quan với nhau. Khỉ và tinh tinh cũng là hai loài khác biệt. Vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca sử dụng adenovirus tinh tinh vô hại và đã bị làm suy yếu để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Virus này đã được điều chỉnh để không thể lây nhiễm sang người cũng như không thể gây bệnh đậu mùa khỉ.Giáo sư Mark Slifka, chuyên gia vi sinh và miễn dịch học tại Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Oregon, cho biết: “Adenovirus và poxvirus là hai họ virus hoàn toàn khác nhau và không có bất kỳ mối liên hệ nào. Không hề có phản ứng chéo giữa adenovirus và poxvirus liên quan đến phản ứng kháng thể”.Giáo sư David Freedman, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là chủ tịch đắc cử của Hiệp hội Y học nhiệt đới và Vệ sinh Mỹ, khẳng định adenovirus sử dụng trong vaccine Covid-19 của AstraZeneca và các loại vaccine tương tự khác không thể gây nhiễm adenovirus hay poxvirus ở người.Bệnh đậu mùa khỉ không liên quan đến bệnh zona hay vaccine Covid-19Thông tin lan truyền:Các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thời gian qua thực chất chỉ là bệnh zona và do vaccine Covid-19 gây ra.Kiểm chứng:Các chuyên gia cho biết, bệnh zona và bệnh đậu mùa khỉ không giống nhau và do các loại virus khác nhau gây ra. Bên cạnh đó, vaccine Covid-19 cũng không thể gây bệnh đậu mùa khỉ.Chia sẻ vớiAPqua email, Giáo sư Jonathan Ball chuyên ngành khoa học đời sống tại Đại học Nottingham lý giải: Bệnh zona khởi phát do sự tái hoạt của virus varicella-zoster - loại virus herpes gây bệnh thủy đậu. Nếu một người mắc thủy đậu, virus vẫn nằm im trong hệ thần kinh và có thể tái xuất hiện và gây bệnh zona nhiều năm sau đó. Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp liên quan đến cùng họ virus với bệnh đậu mùa, nhưng có các triệu chứng nhẹ hơn. Bệnh bắt nguồn từ động vật hoang dã như các loài gặm nhấm và linh trưởng.Tiến sĩ Seth Blumberg, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học California (San Francisco, Mỹ), cho biết cả bệnh đậu mùa khỉ và bệnh zona đều gây phát ban với các mụn nước nhỏ. Bệnh đậu mùa khỉ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong khi bệnh zona thường chỉ ảnh hưởng đến một dải da hẹp ở một bên của cơ thể.Tiến sĩ Blumberg cũng nhấn mạnh, việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 không gây ra bệnh đậu mùa khỉ. “Bạn chỉ có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh qua người bị nhiễm bệnh hoặc động vật bị nhiễm bệnh”.ABC News không sử dụng hình ảnh đã chỉnh sửa về kẻ xả súng trường học ở TexasThông tin lan truyền:Trong chương trình“Good morning America”(Chào buổi sáng nước Mỹ), kênhABC Newsđăng hình ảnh đã được chỉnh sửa về Salvador Ramos (18 tuổi), thủ phạm vụ xả súng trường tiểu học mới đây tại thành phố Uvalde, bang Texas. Trong bức ảnh, màu da của tay súng này được chỉnh sáng lên, kèm theo các đặc điểm khuôn mặt bị thay đổi.Kiểm chứng:Một phát ngôn viên củaABC Newsxác nhận vớiAPrằng kênh truyền hình này không hề chỉnh sửa cũng như không sử dụng bức ảnh nói trên trong chương trình“Good morning America”. “Tuyên bố này là sai sự thật”, ông Van Scott, Phó chủ tịch truyền thông của ABC News khẳng định.Hình ảnh chỉnh sửa đã được chèn vào ảnh chụp màn hình một dòng tweet củaABC News. Các dòng tweet thực tế củaABC Newsnói về vụ xả súng cho thấy kênh truyền hình này chỉ sử dụng hình ảnh gốc chưa chỉnh sửa về Salvador Ramos.
https://nhandan.vn/nhung-chuyen-bia-dat-lien-quan-den-benh-dau-mua-khi-vu-xa-sung-o-my-tren-mang-xa-hoi-post699240.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "tin giả", "fake news", "bệnh đậu mùa khỉ", "xả súng ở Mỹ" ] }
"Romania đóng cửa tất cả trung tâm tiêm chủng do 70% dân số không tiêm vaccine" là thông tin sai sự thật
NDO -Mới đây, có tài khoản trên mạng xã hội Twitter đã đăng tải video một cuộc biểu tình cùng với thông tin Chính phủ Romania đã đóng cửa tất cả các trung tâm tiêm chủng do 70% dân số từ chối tiêm vaccine. Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn sai sự thật.
Thông tin lan truyềnNgày 20/9 vừa qua, trên Twitter xuất hiện video một cuộc biểu tình cùng với thông tin Chính phủ Romania đã đóng cửa tất cả các trung tâm tiêm chủng do 70% dân số từ chối tiêm vaccine ngừa Covid-19.Trước đó, vào tháng 2/2021, hãng tin Reuters cũng kiểm chứng hình ảnh tương tự trên Twitter. Chủ tài khoản này tung tin đây là hình ảnh người biểu tình tại thủ đô Bucharest, Romania, xuống đường phản đối các biện pháp hạn chế vốn được áp đặt để kiểm soát dịch Covid-19.Kiểm chứng• Video tương tự video nêu trên đã xuất hiện trên Twitter và báo Guardian của Anh từ ngày 6/2/2017. Đây là video ghi lại cuộc biểu tình phản đối tham nhũng, diễn ra tại thủ đô Bucharest, tối 5/2/2017.• Chính phủ Romania đã thông báo các trung tâm tiêm chủng của nước này tạm thời đóng cửa và sẽ mở lại khi nhu cầu tiêm chủng tăng. Theo dữ liệu của Our world in data, tính đến ngày 25/9, hơn 28% dân số Romania đã tiêm một mũi vaccine ngừa Covid-19; 27,4% dân số đã tiêm chủng đầy đủ.Khẳng địnhVideo nêu trên không cung cấp hình ảnh cuộc biểu tình phản đối vaccine tại Romania. Đây là hình ảnh phát trên kênh truyền hình Televiziunea Română, ghi lại cuộc biểu tình phản đối tham nhũng diễn ra tại Bucharest, Romania, tháng 2/2017.Sử dụng hình ảnh được chụp từ trên cao và video ghi lại hình ảnh đám đông là “thủ thuật” phổ biến khiến thông tin bị sai lệch hoặc không rõ ràng.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/romania-dong-cua-tat-ca-trung-tam-tiem-chung-do-70-dan-so-khong-tiem-vaccine-la-thong-tin-sai-su-that-post667177.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "biểu tình tại Romania", "vaccine ngừa Covid-19", "kiểm chứng thông tin", "mạng xã hội", "thông tin sai lệch" ] }
Bác bỏ tin “sản phụ sinh bất thành và mất con trên đường về quê”
NDO -Thông tin "một công nhân về quê trong đợt dịch Covid-19, bị chốt chặn tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, đã sinh nở không thành công và mất con" là hoàn toàn không chính xác.
Thông tin lan truyềnNhững ngày qua, dư luận xôn xao về thông tin "một công nhân về quê trong đợt dịch Covid-19, bị chốt chặn tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, đã sinh nở không thành công và mất con".Kiểm chứngNgày 2/10, bác sĩ Dương Trúc Ly, Trưởng khoa Sản thuộc Trung tâm Y tế huyện Tân Thạnh cho biết, ngày 28/9, Khoa Sản tiếp nhận ca sinh H.T.K.D. (sinh năm 1989), quê xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Ca này đã "mẹ tròn, con vuông" và xuất viện ngày 30/9.Riêng trường hợp chị T.T.K.H. (sinh năm 1989), quê ở thị trấn Tháp Mười, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, vào viện ngày 30/9 là ca dọa sinh non. Sau đó, y, bác sĩ điều trị ổn định và chị K.H. đã về quê theo đoàn của tỉnh Đồng Tháp vào ngày 1/10.“Khi chị T.T.K.H. vào viện, thấy có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, bác sĩ đã xử lý, điều trị và bệnh nhân có dấu hiệu ổn định. Hôm sau, có đoàn của tỉnh Đồng Tháp tới đón, người nhà thai phụ xin về và Khoa Sản thấy sức khỏe của sản phụ ổn định, đường đi thuận lợi nên đã đồng ý", bác sĩ Dương Trúc Ly cho biết thêm.Anh Trần Văn Minh, chồng chị T.T.K.H. cho biết, hiện chị H. vẫn chưa sinh và đang được cách ly tại huyện Tháp Mười.Khẳng địnhVì vậy, thông tin lan truyền nêu trên là hoàn toàn không chính xác.Trước đó, vào những ngày cuối tháng 9, tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An có hàng trăm người dân, trong đó có nhiều sản phụ ở các tỉnh miền Tây lưu trú, chờ các địa phương tổ chức đón về.Ủy ban nhân dân huyện Tân Thạnh cử gần 20 cán bộ, chiến sĩ và 2 nhân viên y tế chăm lo ăn uống, nghỉ ngơi và sức khỏe cho người dân. Dù nguồn ngân sách địa phương có hạn nhưng huyện Tân Thạnh đã nỗ lực chăm lo cho người dân đến khi các ngành chức năng các địa phương bạn đến đón, đưa bà con về quê.
https://nhandan.vn/bac-bo-tin-san-phu-sinh-bat-thanh-va-mat-con-tren-duong-ve-que-post667728.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Bác bỏ", "sản phụ sinh nở bất thành", "mất con trên đường về quê", "Long An" ] }
Tin giả và Covid-19 - Lời qua tiếng lại
“Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 16/7 chỉ trích các mạng xã hội đang "giết hại con người", khi để những thông tin sai lệch lan truyền làm giảm tốc độ tiêm phòng Covid-19 tại Mỹ. Theo Nhà trắng, nhiều người Mỹ từ chối tiêm chủng vì bị kích động từ những thông tin sai lệch, dẫn đến thiếu niềm tin vào vaccine.
Thư ký Báo chí Nhà trắng Jen Psaki còn chỉ đích danh Facebook "không làm đủ trách nhiệm" để ngăn chặn tin giả. Quan chức này dẫn chứng, 12 đối tượng được cho là "sản xuất" tới 65% lượng thông tin sai lệch liên quan việc tiêm vaccine đã bị các nền tảng khác cấm, song Facebook lại bỏ qua.Thẳng thừng bác bỏ cáo buộc, Facebook còn khẳng định đã cứu nhiều người, khi đưa thí dụ có hơn 3,3 triệu người Mỹ tìm kiếm các điểm tiêm chủng thông qua công cụ của Facebook. Twitter cũng cho rằng đã làm "tròn vai" khi luôn cung cấp thông tin y tế uy tín. Cả hai nền tảng đình đám này cùng phân bua rằng, việc chống nạn tin giả đòi hỏi đóng góp của toàn xã hội.Lời qua tiếng lại dài dài, chẳng rõ trách nhiệm thuộc về ai. Còn số ca mắc Covid-19 tại Mỹ tuần qua vẫn tăng hơn 70%; và sự gia tăng đột biến các ca nhiễm hầu như chỉ với nhóm người chưa tiêm phòng.
https://nhandan.vn/tin-gia-va-covid-19-loi-qua-tieng-lai-post655647.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [] }
Thông tin “Phó chủ tịch Pfizer bị bắt” là sai sự thật
NDO -Mới đây, một bài viết hàm ý châm biếm tuyên bố rằng một lãnh đạo của hãng dược phẩm Pfizer đã bị bắt và bị buộc tội gian lận. Nhiều người đã chia sẻ bài viết trên không gian mạng.
Thông tin lan truyềnVancouver Times(vancouvertimes.org) ngày 6/5 đăng bài viết với tiêu đề “Phó chủ tịch Pfizer bị bắt sau khi các tài liệu của Pfizer bị tiết lộ”, trong đó thông tin rằng “Rady Johnson, Phó chủ tịch điều hành của Pfizer, đã bị bắt tại nhà riêng và bị các đặc vụ liên bang buộc tội liên tiếp có các hành vi gian lận”.Nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ lại bài viết của Vancouver Times, cho rằng thông tin trên là xác thực.Kiểm chứngChia sẻ vớiReuters, người phát ngôn của Pfizer khẳng định thông tin ông Johnson bị bắt là hoàn toàn sai sự thật.Theo kiểm chứng củaReuters, cuối bài viết củaVancouver Timescó một tuyên bố nhấn mạnh “đây chỉ là một bài báo châm biếm”.Trong mục “About Us” (Về chúng tôi),Vancouver Timestự nhận là “nguồn tin châm biếm về Bờ Tây đáng tin cậy nhất”, đồng thời cho biết trang này chuyên viết những câu chuyện châm biếm về các vấn đề có tác động đến phe bảo thủ”.Khẳng địnhThông tin Phó chủ tịch hãng dược Pfizer bị bắt là không chính xác và bắt nguồn từ một trang web châm biếm.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-pho-chu-tich-pfizer-bi-bat-la-sai-su-that-post697126.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "tin giả", "fake news", "Pfizer" ] }
Lan truyền chú thích ảnh sai sự thật về vụ tấn công cựu Thủ tướng Pakistan
NDO -Một bức ảnh được đăng lên tài khoản Twitter của cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan từ năm 2014 đang được sử dụng để thông tin về việc ông Khan bị trúng đạn ngày 3/11 vừa qua.
Một bức ảnh được đăng lên tài khoản Twitter của cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan từ năm 2014 đang được sử dụng để thông tin về việc ông Khan bị trúng đạn ngày 3/11 vừa qua.Thông tin lan truyềnMột người dùng mạng xã hội Facebook mới đây đã đăng bức ảnh cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan mặc bộ đồ tối màu, nằm trên tấm trải giường màu trắng và hai bàn tay của ông đang giơ lên.Người này còn viết chú thích của bức ảnh như sau, trợ lý của ông Khan cho biết có nhiều mảnh đạn găm vào chân của cựu Thủ tướng và ông đã bị gãy xương sau khi bị bắn vào chân trong cuộc tuần hành ngày 3/11.Một số bài đăng với nội dung tương tự cũng xuất hiện trên Facebook và Twitter.Kiểm chứng thông tinNgày 3/11, ông Khan đã bị bắn vào chânkhi đoàn xe tuần hành phản đối chính phủ của ông bị tấn công ở miền đông Pakistan. Các trợ lý của ông gọi đây rõ ràng là một âm mưu ám sát.Một số người trong đoàn xe của ông Khan bị thương trong vụ tấn công tại Wazirabad, cách thủ đô Islamabad gần 200km. Bộ trưởng Thông tin Pakistan Marriyum Aurangzeb cho biết, một nghi phạm đã bị bắt giữ.Tuy nhiên, bức ảnh đang được chia sẻ trên mạng xã hội đã được đăng từ năm 2014 và dĩ nhiên không phải là hình ảnh của vụ nổ súng năm 2022.Cụ thể, bức ảnh này đã xuất hiện trên tài khoản Twitter đã được xác thực của cựu Thủ tướng Pakistan từ năm 2014 cùng chú thích: "Đêm tuần hành".Khẳng địnhBức ảnh cựu Thủ tướng Pakistan Khan mặc bộ đồ tối màu, nằm trên tấm trải giường màu trắng và hai bàn tay của ông giơ lên đang được chia sẻ trên mạng xã hội cùng với chú thích sai sự thật. Bức ảnh này không ghi lại hình ảnh ông Khan sau khi bị bắn vào chân ngày 3/11/2022.
https://nhandan.vn/lan-truyen-chu-thich-anh-sai-su-that-ve-vu-tan-cong-cuu-thu-tuong-pakistan-post723197.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "cựu Thủ tướng Pakistan", "Imran Khan" ] }
Bức ảnh ngôi sao NBA Draymond Green mặc áo phông chứa thông điệp vaccine đã bị chỉnh sửa
NDO -Trên mạng xã hội đang lan truyền bức ảnh ngôi sao NBA Draymond Green mặc chiếc áo phông có in hình ảnh chứa thông điệp về vaccine. Tuy nhiên, đây không phải ảnh gốc mà là ảnh đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số.
Thông tin lan truyềnMột số người dùng mạng xã hội Twitter, Instagram và Facebook mới đây đăng bức ảnh cầu thủ bóng rổ thuộc biên chế Golden State Warriors diện chiếc áo phông có in hình bơm kim tiêm và dòng chữ hàm ý nói rằng “vaccine gây chết người”.Bức ảnh đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ sau khi đăng tải.Kiểm chứngBức ảnh trên đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số. Bức ảnh gốc được phóng viên thể thao Rachel Nichols đăng tải ngày 12/2/2017, cho thấy Draymond Green mặc áo phông có hình trang trí mặt trước là chiếc bánh cupcake màu xanh và màu cam.Ngoài ra, nhiều video và bức ảnh khác chụp cầu thủ này ngày hôm đó cũng cho thấy điều tương tự.Bức ảnh gốc được phóng viên thể thao Rachel Nichols đăng tải ngày 12/2/2017.Trên Instagram, Green đã đăng bức ảnh gốc (chưa bị chỉnh sửa) kèm chú thích: “Chỉ nên tin 1 nửa nhưng gì bạn nhìn thấy”.Kênh truyền hình thể thao ESPN ngày 29/9 cho biết các cầu thủ chưa tiêm vaccine có thể đối mặt với hàng loạt hạn chế nếu họ có ý định tham dự mùa giải NBA 2021-2022.Trước đây, Reuters cũng đã từng vạch trần nhiều tuyên bố về những người nổi tiếng mặc áo phông với các thông điệp bị thay đổi.Khẳng địnhBức ảnh lan truyền trên mạng xã hội đã bị chỉnh sửa. Bức ảnh gốc được chụp năm 2017 cho thấy cầu thủ bóng rổ NBA Draymond Green mặc áo phông in hình bánh cupcake ở mặt trước, không phải hình mang thông điệp về vaccine.
https://nhandan.vn/buc-anh-ngoi-sao-nba-draymond-green-mac-ao-phong-chua-thong-diep-vaccine-da-bi-chinh-sua-post667551.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Ngôi sao NBA Draymond Green", "Bức ảnh bị chỉnh sửa", "Thông tin sai lệch", "kiểm chứng thông tin" ] }
Thông tin về 10 trẻ em ở phố Đội Cấn mắc Covid-19 là sai sự thật
NDO -Ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, thông tin trên mạng xã hội về 10 trẻ em ở phố Đội Cấn mắc Covid-19 là thông tin sai sự thật.
Thông tin lan truyềnHôm qua (17/8), trên mạng xã hội đang xuất hiện thông tin: "Ngõ 68 Đội Cấn có F0 bị phong tỏa, nhưng khu dân cư vẫn cho trẻ em ra sân chung chơi. Giờ hơn 10 trẻ từ 2 - 10 tuổi bị F0. Phố Đội Cấn đang bị phong tỏa", đi kèm với hình ảnh xe cứu thương và số đông người mặc đồ bảo hộ phòng chống Covid-19.Khẳng địnhÔng Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Hà Nội khẳng định, nội dung trên mạng là không đúng sự thật.Từ khi ngõ có ca F0 và bị phong tỏa, trong ngõ 68 có 3 cháu bé dưới 10 tuổi hiện là F0, chứ không phải hơn 10 cháu.Ông Chiến cho biết thêm, hình ảnh bên trong ngõ 68 Đội Cấn được theo dõi thường xuyên qua camera người dân lắp đặt, bên trong khu vực này không có hiện tượng tập trung đông người.Việc phong tỏa, cách ly tại đây được thực hiện nghiêm theo quy định.
https://nhandan.vn/thong-tin-ve-10-tre-em-o-pho-doi-can-mac-covid-19-la-sai-su-that-post660354.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "10 trẻ em ở phố Đội Cấn mắc Covid-19", "sai sự thật", "Covid-19", "phố Đội Cấn", "phong tỏa" ] }
Thông tin vỡ hụi tại Đồng Nai khoảng 1.000 tỷ đồng là không chính xác
NDO -Liên quan đếnvụ vỡ hụitại xã Lộ 25 mà Báo Nhân Dân đã đưa tin, chiều 27/5, một lãnh đạo Huyện ủy Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết, thông tin vụ vỡ hụi thiệt hại hàng trăm tỷ đồng đến khoảng 1.000 tỷ đồng là hoàn toàn không chính xác.
Thông tin lan truyềnSáng 26/5, ông T.Q.H đăng bài viết lên trang mạng xã hội của mình thông báo vỡ nợ, không còn khả năng hoàn tiền cho những người góp hụi.Ngay sau đó, rất đông người dân đã kéo đến Văn phòng bất động sản Huy Thịnh Phát để đòi nợ.Một số tờ báo đưa tin, theo thống kê ban đầu, hàng trăm khách hàng đã bị chủ hụi lừa tiền và số tiền bị chủ hụi lừa khoảng 1.000 tỷ đồng.Kiểm chứng thông tinTheo báo cáo của Công an huyện Thống Nhất, từ chiều ngày 26 đến cuối giờ chiều 27/5, đã tiếp nhận 228 đơn trình báo của người cho hai vợ chồng bà N.T.T.H (34 tuổi) và ông T.Q.H (36 tuổi) vay, với tổng số tiền hơn 45,1 tỷ đồng.Trong đó, Công an huyện Thống Nhất tiếp nhận 189 đơn với số tiền hơn 40,5 tỷ đồng, Công an xã Lộ 25 tiếp nhận 39 đơn với tổng số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.Về thông tin vụ vỡ hụi hàng trăm tỷ đồng đến khoảng 1.000 tỷ đồng, lãnh đạo huyện Thống Nhất khẳng định, đến thời điểm này, đây là thông tin hoàn toàn không chính xác.Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất đã chỉ đạo Công an huyện cùng các đơn vị liên quan và xã Lộ 25 nhanh chóng xác minh, làm rõ vụ việc.Trong khi đó, Công an huyện Thống Nhất tiếp tục kêu gọi những người liên quan đến vụ việc đến trình báo tại Công an huyện hoặc Công an xã Lộ 25.Công an huyện Thống Nhất cũng kêu gọi những người liên quan đến vụ việc tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân và các thông tin liên quan khác cho các đối tượng chưa rõ lai lịch, đồng thời không tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.Trước đó, chiều 26/5, tại Văn phòng bất động sản Huy Thịnh Phát, thuộc địa bàn ấp 3, xã Lộ 25 rất đông người dân tụ tập để đòi nợ với hình thức chơi hụi.Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Thống Nhất đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ, Công an xã Lộ 25 xác minh, làm rõ vụ việc.Bước đầu, xác định chủ hụi là bà N.T.T.H (34 tuổi) cùng chồng là ông T.Q.H (36 tuổi), ngụ thành phố Long Khánh, đến sinh sống và mở Văn phòng bất động sản Huy Thịnh Phát.Thời gian qua, hai vợ chồng ông T.Q.H và bà N.T.T.H đứng ra huy động chơi hụi với hình thức theo ngày, tuần và tháng của người dân trên địa bàn huyện Thống Nhất, huyện Long Thành, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Ngoài ra, cả hai còn mượn tiền của một số người quen để làm ăn.Đến sáng 26/5, ông T.Q.H đăng bài viết lên trang mạng xã hội của mình thông báo vỡ nợ, không còn khả năng hoàn tiền cho những người góp hụi. Ngay sau đó, rất đông người dân đã kéo đến Văn phòng bất động sản Huy Thịnh Phát để đòi nợ.
https://nhandan.vn/thong-tin-vo-hui-tai-dong-nai-khoang-1000-ty-dong-la-khong-chinh-xac-post754903.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "vỡ hụi", "Đồng Nai", "1.000 tỷ đồng", "không chính xác", "vỡ nợ", "Văn phòng bất động sản Huy Thịnh Phát" ] }
Thông tin Starbucks chuyển sang thanh toán không tiền mặt từ tháng 10/2022 là sai sự thật
NDO -Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng, bắt đầu từ tháng 10/2022, chuỗi cửa hàng Starbucks sẽ chính thức dừng chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, người phát ngôn của thương hiệu cà phê nổi tiếng này khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Thông tin lan truyềnNgười dùng mạng xã hội ở Mỹ, Canada và Vương quốc Anh đăng tải bức ảnh chụp 1 tấm biển trong cửa hàng thông báo rằng Starbucks sẽ không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt nữa.Tấm biển có nội dung: “Chúng tôi sẽ chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt. Từ ngày 1/10/2022, chúng tôi sẽ chỉ chấp nhận hình thức thanh toán không tiếp xúc và thanh toán bằng điểm thưởng Starbucks. Vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để biết thêm chi tiết”.Các phiên bản khác của bức ảnh kèm theo mô tả ngụ ý rằng chính sách không tiền mặt sẽ được áp dụng cho toàn chuỗi cửa hàng Starbucks đã được chia sẻ hàng nghìn lần trên Twitter và Facebook bởi các tài khoản mạng xã hội ở 3 quốc gia nói trên.Kiểm chứngTrao đổi với Reuters qua email, người phát ngôn của Starbucks khẳng định, hãng này chưa có kế hoạch chuyển đổi hoàn toàn sang thanh toán không tiền mặt trong hệ thống cửa hàng Starbucks ở Vương quốc Anh, Mỹ hay Canada.Có thể điều này chỉ áp dụng đối với cửa hàng trong bức ảnh chứ không phải toàn bộ chuỗi cửa hàng của thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới này.Người phát ngôn của Starbucks cho biết: “Tại Vương quốc Anh, chúng tôi vận hành hệ thống cùng nhiều đối tác kinh doanh được cấp phép, nên chính sách thanh toán có thể khác nhau giữa các cửa hàng. Tuy nhiên, phần lớn các cửa hàng vẫn tiếp tục cho phép khách hàng lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt”.Khẳng địnhStarbucks chưa có kế hoạch chuyển đổi hoàn toàn sang thanh toán không tiền mặt trong hệ thống cửa hàng Starbucks ở Vương quốc Anh, Mỹ hay Canada.
https://nhandan.vn/thong-tin-starbucks-chuyen-sang-thanh-toan-khong-tien-mat-tu-thang-102022-la-sai-su-that-post714419.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Starbucks", "thanh toán không tiền mặt", "kiểm chứng thông tin", "tin giả" ] }
Thông tin “nguồn nước thánh thiên” có thể chữa Covid-19 là sai sự thật
NDO -Bà Thương và ông Truyền là thành phần chủ chốt, thành lập, điều hành nhóm tự xưng “trừ quỷ Bảo Lộc”, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), đã tham gia cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 và vaccine phòng Covid-19 trên không gian mạng.
Thông tin lan truyềnBà Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1975) và ông Nguyễn Chu Truyền (sinh năm 1948), cùng ngụ phường 1, thành phố Bảo Lộc tham gia cung cấp, chia sẻ các thông tin về dịch Covid-19 và vaccine phòng Covid-19 trên không gian mạng, với nội dung cho rằng, “dịch Covid-19 này không phải là một cơn dịch thiên nhiên... là do ma quỷ xen vào... Việc tiêm vaccine phòng Covid-19 là để đưa các mầm bệnh khác vào cơ thể, làm phân hủy hệ gen của con người. Covid-19 không sợ nóng, không sợ lạnh và cũng không sợ lửa, nhưng lại sợ nước... Do đó, có “nguồn nước thánh thiên” là để chữa Covid-19...”.Kiểm chứngTại buổi làm việc với cơ quan Công an, bà Thương và ông Truyền trình bày, những thông tin nêu trên là do hai người tự nói ra, theo ý nghĩ “tâm linh” của nhóm “trừ quỷ Bảo Lộc”, không liên hệ với các cơ quan chức năng để kiểm chứng tính chính xác thông tin, không có cơ sở khoa học, tài liệu chính thống về các nội dung trên.Quá trình thực hiện video, bà Thương và ông Truyền có sự bàn bạc, thống nhất với nhiều người khác về cách thức tổ chức, quay video, nội dung thông tin sẽ cung cấp, chia sẻ để đăng tải lên mạng xã hội cho nhiều người khác biết và xem. Riêng bà Thương có thái độ ngoan cố, không thành khẩn trong việc khai báo, còn ông Truyền đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, thành thật hối lỗi.Khẳng địnhTheo Công an tỉnh Lâm Đồng, các thông tin về dịch Covid-19 và vaccine phòng Covid-19, về “nguồn nước thánh thiên” có thể chữa Covid-19 do bà Thương và ông Truyền cung cấp trên mạng là sai sự thật.Đây là hai trường hợp cốt cán, thành lập, điều hành nhóm tự xưng “trừ quỷ Bảo Lộc” (địa chỉ tại phường 1, thành phố Bảo Lộc), có những hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng các phương pháp phản khoa học (“trừ quỷ”, đánh đập, bạo lực...), khiến dư luận bức xúc, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Nhiều thành viên của nhóm này thường xuyên đăng tải, phát tán thông tin, video trên mạng xã hội (Youtube, Facebook...), nhằm lôi kéo nhiều người khác tham gia.Chiều 12/5, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Công an tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1975) và 7,5 triệu đồng đối với ông Nguyễn Chu Truyền (sinh năm 1948), cùng ngụ phường 1, thành phố Bảo Lộc, về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên không gian mạng, gây hoang mang dư luận.Công an tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục thu thập thông tin, củng cố tài liệu, chứng cứ về quá trình tham gia của các trường hợp liên quan khác để xử lý theo quy định pháp luật; đồng thời, phối hợp các ngành chức năng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của nhóm “trừ quỷ Bảo Lộc”.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-nguon-nuoc-thanh-thien-co-the-chua-covid-19-la-sai-su-that-post696816.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Covid-19", "đăng tải thông tin sai sự thật về Covid-19", "Lâm Đồng", "nhóm tự xưng “trừ quỷ Bảo Lộc”" ] }
Cảnh báo phương thức lừa đảo giả mạo MISA chiếm đoạt tài sản
NDO -Ngày 29/6, Công ty cổ phần MISA (MISA) cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua website và ứng dụng di động (App Mobile) mạo danh MISA.
Thông tin lan truyềnThời gian gần đây, MISA đã nhận được những phản ánh từ một số công dân về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua website và ứng dụng điện thoại mạo danh MISA.Cụ thể, MISA nhận được phản ánh website mạo danh có tên miền là https://misavnp.com/ yêu cầu cá nhân tạo tài khoản và tham gia vào hệ thống để dụ dỗ chuyển tiền giao dịch mua hàng trực tuyến để được nhận hoa hồng nhưng thực chất là chuyển tiền vào tài khoản của cá nhân kẻ lừa đảo sau đó không trả lại.Ngoài ra MISA cũng nhận được phản ánh ứng dụng di động mang tên “Misa” giả mạo, quảng cáo sai lệch kêu gọi cá nhân bỏ tiền đầu tư vào hình thức có tên “gói dữ liệu” để nhận được mức lợi nhuận cao, thậm chí lên tới 40%-50%. Ứng dụng mạo danh này đã yêu cầu khách hàng đăng ký tài khoản hội viên và đưa ra những thông tin về chương trình mua “gói dữ liệu”, từ đó thực hiện các giao dịch chiếm đoạt tài sản.Kiểm chứngĐây là những hành vi lừa đảo trắng trợn mạo danh MISA, lợi dụng mạng xã hội và công nghệ thông tin tinh vi gây hoang mang và thiệt hại kinh tế cho người bị hại.Các hình thức lừa đảo giả mạo MISA gần đây:Hình ảnh website giả mạo MISA yêu cầu khách hàng nạp tiền lên hệ thống nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Hình ảnh ứng dụng di động giả mạo MISA yêu cầu nạp tiền lên hệ thống để mua “gói dữ liệu” nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Nội dung quảng cáo sai lệch sử dụng trái phép hình ảnh của MISA.MISA rất lấy làm tiếc về việc các nạn nhân bị các đối tượng lừa đảo gây thiệt hại, và kêu gọi người dân nêu cao cảnh giác để phòng, chống tội phạm công nghệ đang diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp thời gian gần đây như: lừa đảo giả danh công an, giả danh nhân viên ngân hàng, giả danh công ty uy tín khuyến mại, đầu tư, tham gia các hệ thống đầu tư tiền ảo, tài chính tài sản ảo.Khẳng địnhMISA khẳng định website https://misavnp.com/ và “ứng dụng Misa” trên là hoàn toàn giả mạo. MISA đã báo cáo hành vi vi phạm trên với Cục An toàn thông tin Quốc gia để xử lý các trường hợp giả mạo này.Các sản phẩm dịch vụ của MISA chỉ bán trên website chính thức của MISA https://www.misa.vn/. MISA chỉ giao dịch với các đối tác khách hàng bằng tài khoản ngân hàng gắn tên định danh Chủ tài khoản là Công ty cổ phần MISA. Các tài khoản ngân hàng giao dịch có tên chủ tài khoản là cá nhân nhưng tự nhận là tài khoản của Công ty MISA đều là giả mạo với mục đích lừa đảo.Các ứng dụng di động của MISA chỉ phát hành trên các chợ ứng dụng Apple App Store với hệ điều hành iOS, Google Play Store với hệ điều hành Android và có tên nhà phát triển là MISA JSC.Khi gặp các trường hợp giả mạo lừa đảo gây thiệt hại kinh tế, người dân cần liên hệ khai báo với cơ quan chức năng nơi cư trú để được hỗ trợ giải quyết.
https://nhandan.vn/canh-bao-phuong-thuc-lua-dao-gia-mao-misa-chiem-doat-tai-san-post760133.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "MISA", "phần mềm kế toán", "mạo danh MISA", "lừa đảo trực tuyến" ] }
Nhiều thông tin sai lệch về biến thể Omicron lan truyền trên mạng xã hội
NDO -Người dùng mạng xã hội đang chia sẻ một bài đăng đưa ra hàng loạt tuyên bố vô căn cứ về các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thử nghiệm liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Omicron.
Thông tin lan truyền và kiểm chứngBài đăng bắt đầu với thông tin: “Hãy chắc chắn rằng luôn đeo khẩu trang, bởi vì biến thể mới Omicron rất khác biệt, có thể gây tử vong và không dễ để phát hiện một cách chính xác”.Về triệu chứng, bài đăng tuyên bố rằng các triệu chứng của biến thể Omicron không bao gồm ho hay sốt, mà chỉ là đau khớp, nhức đầu, đau cổ, đau cơ lưng trên, viêm phổi và chán ăn.Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh đây là các triệu của Omicron, cũng như việc biến thể này không gây ho hoặc sốt.Chia sẻ với Reuters qua email, giáo sư David O’Connor chuyên ngành bệnh lý học và y học phòng thí nghiệm tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết, hiện chưa có đủ thời gian và số ca mắc bệnh để có thể chắc chắn về việc liệu biến thể Omicron có gây ra các triệu chứng khác nhau hay không.“Những gì được chia sẻ trên mạng xã hội chỉ là một vài quan điểm của chuyên gia dựa trên phân tích một số lượng rất nhỏ các trường hợp nhiễm bệnh. Các bác sĩ và nhà khoa học cần thêm thời gian để biết liệu mức độ nghiêm trọng của Omicron có khác các biến thể trước đó hay không, và khác như thế nào”, ông O’Connor nói.Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện vẫn chưa rõ liệu biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn hay gây bệnh trạng nặng hơn các biến thể khác hay không.Về mức độ nghiêm trọng, bài đăng tuyên bố rằng biến thể mới nguy hiểm gấp 5 lần so với biến thể Delta, có khả năng làm tăng tỷ lệ tử vong và khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh hơn sang mức độ cực kỳ nghiêm trọng.Tuy nhiên, đây cũng là thông tin vô căn cứ. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết: “Cần có thêm dữ liệu để biết liệu việc nhiễm biến chủng Omicron có làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong so với các biến thể khác hay không”.Trong báo cáo dịch tễ học hàng tuần mới nhất của mình, WHO cho hay hiện chưa có đủ dữ liệu cần thiết để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể Omicron gây ra, cũng như khả năng các đột biến của nó làm suy giảm hiệu quả miễn dịch do vaccine mang lại.Về chẩn đoán, bài đăng thông tin rằng: “Kết quả xét nghiệm ngoáy mũi để xác định nhiễm biến thể Omicron thường là âm tính, và số trường hợp cho kết quả xét nghiệm dịch mũi họng âm tính giả ngày càng tăng”.Tuy nhiên, không hề có bất kỳ bằng chứng nào củng cố cho tuyên bố này. Trong bản tin cập nhật ngày 28/11/2021, WHO cho biết các xét nghiệm PCR đang được sử dụng rộng rãi hiện nay tiếp tục giúp phát hiện ra các ca nhiễm Covid-19, bao gồm cả biến chủng Omicron.Khẳng địnhBài đăng được chia sẻ trên mạng xã hội cung cấp thông tin không chính xác. Ở thời điểm bài viết được đăng tải, không hề có bằng chứng cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra các triệu chứng khác nhau của tình trạng bệnh nặng. Đồng thời, cũng không có bằng chứng cho thấy biến thể mới này thường gây ra kết quả xét nghiệm âm tính giả.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/nhieu-thong-tin-sai-lech-ve-bien-the-omicron-lan-truyen-tren-mang-xa-hoi-post678586.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Biến thể Omicron", "Tin giả về biến thể Omicron", "Thông tin sai lệch", "Fake News" ] }
“Dừng tuyển sinh lớp 10 hệ song bằng” là thông tin không chính xác
NDO -Sở Giáo dục và Đào Hà Nội cho biết, thông tin cho rằng năm học 2023-2024, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam (Hà Nội) không tuyển sinh lớp 10 hệ song bằng là không chính xác.
Thông tin lan truyền:Nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng, hoang mang trước trước thông tin cho rằng, năm học 2023-2024 tới đây, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam (Hà Nội) ngừng tuyển sinh lớp 10 hệ song bằng.Kiểm chứng:Sở Giáo dục và Đào Hà Nội cho biết, thông tin nêu trên là không chính xác.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án thực hiện chương trình đào tạo song bằng bằng tú tài Việt Nam và tú tài Anh quốc cấp trung học phổ thông cho những năm tiếp theo và mở rộng quy mô lớp song bằng tại 2 trường là Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam và Trung học phổ thông Chu Văn An.Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A Level) được triển khai đầu tiên tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An từ năm học 2017-2018. Đến năm học 2018-2019, có thêm 7 trường triển khai chương trình đào tạo song bằng gồm: Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam (khối trung học cơ sở và trung học phổ thông) và 6 trường trung học cơ sở khác của thành phố.Căn cứ những kết quả tích cực của việc triển khai thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài thời gian vừa qua và nguyện vọng của cán bộ, giáo viên các nhà trường và phụ huynh học sinh, học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kéo dài đề án đang triển khai tại 2 trường trung học phổ thông là chuyên Hà Nội-Amsterdam và Chu Văn An. Sở cũng đang nghiên cứu tính khả thi của việc mở rộng mô hình đào tạo song bằng tại một số trường học có điều kiện trên địa bàn thành phố.
https://nhandan.vn/dung-tuyen-sinh-lop-10-he-song-bang-la-thong-tin-khong-chinh-xac-post738615.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "song bằng", "thi 10", "giáo dục Hà Nội" ] }
Xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu EVN
NDO -Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 4/8 cho biết, hiện nay trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu EVN có địa chỉ: https://app.chuanqd.com.
EVN khẳng định trang web tại địa chỉ https://app.chuanqd.com hoàn toàn không phải của EVN cũng như của bất cứ đơn vị thành viên nào của EVN. Trang web này đã sử dụng một số nội dung, hình ảnh, logo có thể gây hiểu nhầm là ấn phẩm thông tin thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng khi sử dụng các thông tin tại trang web này.Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ sở hữu các trang web tại địa chỉ: http://www.evn.com.vn và http://tietkiemnangluong.vn. Do vậy, EVN kính đề nghị các khách hàng sử dụng điện khi có yêu cầu bất kỳ dịch vụ nào của EVN chỉ tra cứu thông tin tại các địa chỉ: http://www.evn.com.vn và http://tietkiemnangluong.vn hoặc liên hệ các Trung tâm Chăm sóc khách hàng thuộc các Tổng Công ty Điện lực để được hỗ trợ.
https://nhandan.vn/xuat-hien-trang-web-gia-mao-thuong-hieu-evn-post708811.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "trang web giả mạo", "thương hiệu EVN", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "logo" ] }
Chiếc xe bus bốc cháy ở Perugia, Italia trong video lan truyền không phải là xe chạy điện
NDO -Một đoạn video quay cảnh một chiếc xe bus đang bốc cháy ở thành phố Perugia, Italia đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua. Một số người dùng mạng xã hội cho rằng đó là một chiếc xe điện chạy bằng pin. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác.
Thông tin lan truyềnĐoạn clip dài 25 giây được một tài khoản Twitter đăng tải kèm theo chú thích có nội dung: “Điều gì sẽ xảy ra nếu một chiếc xe bus chạy điện bốc cháy? Bây giờ bạn biết rồi đấy!”.Một bài đăng trên Facebook chia sẻ đoạn video với dòng mô tả: “Những chiếc xe bus chạy điện… chúng là tương lai!”, thu hút hơn 53 nghìn lượt xem.Kiểm chứngPhát ngôn viên của lực lượng cứu hỏa Perugia xác nhận vớiReutersrằng, động cơ của chiếc xe bus trong đoạn clip trên chạy bằng khí thiên nhiên và dầu diesel.Các báo cáo địa phương về vụ việc cũng cho hay, đó là một chiếc xe bus chạy bằng khí methane ở Perugia, Italia. Một video khác xuất hiện trong các báo cáo có hình mờ (watermark) “Vigili del Fuoco” ở góc bên phải những người lính cứu hỏa Italia.Theo xác minh củaReuters, cả 2 đoạn clip đều được đăng tải với độ phân giải cao trong một nhóm Facebook có tên là “Vigili del Fuoco Perugia” vào ngày 16/4. Phần mô tả về clip (nguyên gốc bằng tiếng Italia) cho biết, chiếc xe bus chạy bằng khí methane bốc cháy trên đường SP 344, khi đó trên xe chỉ có duy nhất người thợ máy.Chia sẻ vớiReuters, ông Stefano Pettinari, người đứng đầu đơn vị cứu hỏa của Perugia, đồng thời cũng là người đầu tiên đăng tải các đoạn video, xác nhận động cơ của phương tiện bốc cháy chạy bằng khí thiên nhiên (methane) và dầu diesel.“Vào thời điểm đó, một thợ máy đang kiểm tra lỗi xảy ra trên chiếc xe bus. Nguyên nhân khiến chiếc xe bốc cháy có thể là do chập điện”, ông Stefano Pettinari cho hay.Khẳng địnhChiếc xe bốc cháy trong clip không phải là xe điện chạy bằng pin như thông tin lan truyền trên mạng xã hội. Theo đơn vị cứu hỏa địa phương, động cơ của phương tiện nói trên chạy bằng khí thiên nhiên và dầu diesel.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/chiec-xe-bus-boc-chay-o-perugia-italia-trong-video-lan-truyen-khong-phai-la-xe-chay-dien-post694737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "xe điện" ] }
Xử phạt người lan truyền thông tin giả, sai sự thật
NDO -Ngày 2-2, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác minh, xử phạt chủ một trang bán hàng online vì thông tin sai sự thật liên quan phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về dịch Covid-19.
Trước đó, trang phản ánh hiện trường Hue-S của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận thông tin về tài khoản facebook bán “tinh dầu tràm Huế” đăng tải thông tin thất thiệt về phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về dịch Covid-19 quay trở lại.Sau khi xác minh, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã mời chủ trang mạng xã hội nói trên đến trụ sở Công an phường Thuận Hòa, làm việc. Tại đây, người này thừa nhận, ngày 1-2, đã sao chép thông tin thất thiệt nói trên từ một trang mạng khác rồi đăng tải lên trang bán hàng của mình.Sau khi nhận quyết định xử phạt, người này đã viết lời xin lỗi trên trang cá nhân.Sau khi đăng, nội dung này đã nhận được 53 lượt chia sẻ và nhiều comment. Nhận thức được việc làm của mình là vội vàng, làm lan truyền thông tin giả, thông tin không đúng sự thật giữa lúc cả nước đang phòng, chống dịch, chủ trang mạng nói trên đã ký vào biên bản vi phạm, nhận mức xử phạt 5 triệu đồng.Đồng thời, người này đã đăng tải lời xin lỗi và khẳng định trên facebook bán hàng và facebook cá nhân rằng, thông tin đã đưa trước đó không đúng sự thật.
https://nhandan.vn/xu-phat-nguoi-lan-truyen-thong-tin-gia-sai-su-that-post633981.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Xử phạt người lan truyền thông tin giả", "sai sự thật" ] }
Khai trương Cổng thông tin, đầu số tiếp nhận phản ánh, công bố tin giả
NDO -Ngày 12-1, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã chính thức khai trương Cổng thông tin tiếp nhận phản ánh, công bố tin giả, ra mắt đầu số tiếp nhận phản ánh tin giả 18008108. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ khai trương.
Cổng thông tin tiếp nhận phản ánh và công bố tin giả tingia.gov.vn do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH-TTĐT) xây dựng và triển khai, có chức năng tiếp nhận trực tuyến phản ánh về tin giả của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời là cổng thông tin chính thức công bố tin giả bằng hình thức dán nhãn tin giả, tin sai sự thật, công bố tin xác thực.Mọi cá nhân, tổ chức cũng có thể phản ánh về tin giả qua đầu số 18008108, tổng đài của Tập đoàn Viettel. Sẽ có người trực hướng dẫn người dân cách gửi thông tin.Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thuộc Cục PTTH-TTĐT có nhiệm vụ tiếp nhận, phát hiện, thẩm định, gắn nhãn tin giả, công bố thông tin xác thực, tin giả, tin sai sự thật trên trang tingia.gov.vn. Chủ động phát hiện các xu hướng thông tin có lượng người chia sẻ, tương tác lớn để đánh giá, thẩm định, dán nhãn tin giả (nếu có) để cảnh báo người dân không chia sẻ. Hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả.Trang tingia.gov.vn có các chuyên mục chính gồm: Tiếp nhận tin phản ánh, Công bố tin giả; Thống kê tin giả; Tin tức.Tại lễ khai trương, đại diện Cục PTTH-TTĐT cho biết, để Cổng thông tin tingia.gov.vn và đầu số 18008108 thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ thống nhất, đồng bộ của các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, các cơ quan báo chí để thẩm định thông tin, công bố tin giả, lan tỏa sự thật góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tin xấu độc, xây dựng môi trường mạng trong sạch, bình yên cho mọi người.
https://nhandan.vn/khai-truong-cong-thong-tin-dau-so-tiep-nhan-phan-anh-cong-bo-tin-gia-post631533.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "tin giả", "Phòng chống tin giả", "đầu số tiếp nhận tin giả", "18008108", "Cổng thông tin tiếp nhận tin giả", "Fake news" ] }
“Flurona” không phải tên một biến thể Covid-19 mới
NDO -Trái ngược với những tuyên bố được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, “Flurona” không phải là tên một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Theo các chuyên gia và cơ quan y tế, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả các trường hợp đồng thời mắc Covid-19 và cúm.
Cùng lúc mắc cúm và Covid-19 nguy hiểm thế nào?Thông tin lan truyềnMột tài khoản Twitter mới đây đăng tải bài viết với nội dung: “Israel, quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 bình quân đầu người cao nhất thế giới, vừa thông báo về một biến thể mới có tên gọi là ‘Flurona’. Liệu những người ‘sùng bái’ vaccine có thức tỉnh không, hay đây chỉ là một ‘sự trùng hợp ngẫu nhiên’ khác?”.Tuyên bố trên được chia sẻ sau khi một bệnh viện ở Israel xác nhận trường hợp đầu tiên tại nước này mắc đồng thời Covid-19 và cúm.Kiểm chứng“Flurona” không phải là một thuật ngữ mới và vốn không được đặt ra để mô tả một căn bệnh mới hay một biến thể mới của virus SARS-CoV-2.Theo ông Yitzah Cohen từ Trung tâm thông tin về virus corona của Israel (trực thuộc Bộ Y tế Israel), thuật ngữ “Flurona” được sử dụng bởi Nhóm cố vấn quản lý dịch bệnh Israel từ cuối năm 2020 để nói về khả năng bùng phát song song của bệnh cúm và Covid-19, gây hậu quả nặng nề đối với hệ thống y tế.Ngày 16/12/2020, trang web chính thức của Hiệp hội Bác sĩ công Israel đăng tải bài viết về tỷ lệ tiêm vaccine ngừa cúm gia tăng tại nước này, trong đó thuật ngữ “Flurona” đã được đề cập.Cheryl Bennet, người phát ngôn của GISAID - sáng kiến toàn cầu cho phép chia sẻ nhanh chóng thông tin bộ gene và dữ liệu dịch tễ học liên quan đến virus, xác nhận với Reuters qua email rằng “Flurona không phải là một biến thể” và “Flurona là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng đồng thời mắc cúm và Covid-19”.Bà Bennet cho biết, quy trình xác định và đặt tên một biến thể của virus SARS-CoV-2 được thực hiện bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với sự tham vấn của một nhóm chuyên gia.Chia sẻ với Reuters, đại diện WHO cũng khẳng định thuật ngữ “Flurona” được hiểu là việc mắc Covid-19 và bệnh cúm cùng lúc.Khẳng địnhThông tin được chia sẻ trên mạng xã hội là sự hiểu lầm. “Flurona” không phải là một thuật ngữ để chỉ một loại virus mới hoặc một chủng mới của virus SARS-CoV-2. Thuật ngữ này mô tả sự đồng nhiễm Covid-19 và cúm ở cùng một người bệnh.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/flurona-khong-phai-ten-mot-bien-the-covid-19-moi-post681661.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Thuật ngữ Flurona", "Đồng nhiễm cúm và Covid-19", "Kiểm chứng thông tin", "Thông tin sai lệch" ] }
Thông tin 5.000 F1 liên quan đến ca dương tính tại quận Đống Đa là sai sự thật
NDO -Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc xuất hiện 5.000 ca F1 liên quan đến ca dương tính Covid-19 trên địa bàn, chiều 10/8, đại diện UBND quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đây là thông tin sai sự thật.
Cụ thể, ngày 9/8, trên một số diễn đàn, mạng xã hội lan truyền thông tin tại Trung tâm Y tế quận Đống Đa, Hà Nội phát hiện các ca mắc Covid-19. Những ca này trước đó đã tham gia tiêm chủng cho người dân, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng với khoảng 5.000 F1.Khẳng địnhĐại diện UBND quận Đống Đa khẳng định, thông tin trên hoàn toàn sai sự thật; đề nghị người dân nên cảnh giác, nắm bắt thông tin chính xác từ các cơ quan chức năng; phối hợp phản ánh đến cơ quan chức năng về các thông tin sai sự thật.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-5000-f1-lien-quan-den-ca-duong-tinh-tai-quan-dong-da-la-sai-su-that-post659239.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "xuất hiện 5.000 ca F1", "tin giả", "tin sai sự thật", "kiểm chứng thông tin", "5.000 ca F1 tại Đống Đa" ] }
Thông tin "chọn ống cống làm nơi trú thân" tại TP Hồ Chí Minh là sai sự thật
NDO -Chiều 15/9, đại diện xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh cho biết, thông tin lan tuyền trên mạng xã hội về "Bà con không còn nơi trọ phải chọn ống cống làm nơi trú thân" là sai sư thật.
Thông tin lan truyềnNgày 14/9, trên không gian mạng đăng tin “Bà con không còn nơi trọ phải chọn ống cống làm nơi trú thân”, kèm theo hình ảnh một người đàn ông và một người phụ nữ ở trong ống cống.Kiểm chứngQua xác minh, vào giữa tháng 8/2021, anh N.Đ.B cùng chị N.T.K.L thuê phòng trọ tại ấp 6, xã Vĩnh Lộc A sinh sống với nhau như vợ chồng. Trong thời gian sinh sống, anh B và chị L thường xuyên xảy ra cãi nhau ảnh hưởng đến những người chung quanh và được chủ nhà trọ nhắc nhở nhiều lần.Chiều ngày 12/9, anh B và chị L tự ý dọn ra và đi thuê phòng trọ khác nhưng chưa tìm được nên đem đồ ra ống cống gần đó ở tạm để tiếp tục đi thuê phòng trọ.Trong thời gian ở trọ tại ấp 6, anh B và chị L được nhận tiền trợ cấp 1,5 triệu đồng theo gói hỗ trợ của thành phố và đã nhận 4 phần quà an sinh xã hội của thành phố, xã, ấp vận động chăm lo. Đồng thời, ngày 16/8, anh B và chị L được tiêm vaccine mũi 1 tại xã Vĩnh Lộc A.Trong quá trình xác minh, anh B đã có vợ sống tại xã Vĩnh Lộc B. Chị L có anh ruột tạm trú tổ 7, ấp 1, xã Vĩnh Lộc A. Sau khi làm việc, Công an xã Vĩnh Lộc A đã vận động chị L về sinh sống tại nhà của anh ruột. Còn anh B về sinh sống tại ấp 4, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan
https://nhandan.vn/thong-tin-chon-ong-cong-lam-noi-tru-than-tai-tp-ho-chi-minh-la-sai-su-that-post665045.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "chọn ống cống làm nơi trú thân", "TP Hồ Chí Minh", "Covid-19", "Bà con không còn nơi trọ" ] }
Bình Dương: Triển khai diễn tập phòng cháy, chữa cháy trên cảng sông
NDO -Ngày 26/7, tại thành phố Thuận An, Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bình Dương tổ chức diễn tập phương ánchữa cháy và cứu nạn, cứu hộnăm 2023 với tình huống giả định là sà-lan vận chuyển container hàng hóa trong lúc cập cảng bốc dỡ hàng hóa thì phát sinh cháy.
Buổi diễn tập diễn ra trong khuôn viên Cảng An Sơn thuộc Công ty TNHH An Sơn Bình Dương Logistics với sự tham gia của hơn 400 người thuộc nhiều lực lượng khác nhau cùng lãnh đạo Công an tỉnh, đại diện lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh và các địa phương thuộc tỉnh Bình Dương.Tình huống giả định là sà-lan cập cảng bốc dỡ container thì phát sinh cháy...Theo Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bình Dương, với hoạt động chính của các cảng sông tại tỉnh là cho thuê kho bãi để hàng hóa xuất, nhập từ các tuyến đường thủy nội địa nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ với chất cháy chủ yếu là những hàng hóa trong container như: sợi, giấy, bao bì, nhựa, dầu diesel, thiết bị điện tử chứa bên trong… Vì vậy, việc triển khai diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại các đơn vị hoạt động cảng sông rất có ý nghĩa, qua đó giúp tăng cường các phương án phòng cháy, chữa cháy hiệu quả nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các tình huống có thể xảy ra.Nội dung buổi diễn tập với tình huống giả định: sà-lan vận chuyển 40 container hàng hóa chứa sản phẩm nội thất và thiết bị điện tử, trong lúc cập cảng B1 trên sông Sài Gòn để bốc dỡ container vào bãi tập kết thì phát sinh cháy. Lúc này, trên sà-lan có khoảng 20 thuyền viên đang làm việc, container thứ 3 và thứ 4 vừa xếp lên xe rơ-moóc cũng xuất hiện khói, ngọn lửa và bùng cháy.Ngay sau khi phát hiện cháy, Đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở Cảng An Sơn đã tri hô, gõ kẻng báo cháy và huy động các thành viên trong đội sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy; đồng thời, thông báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp....Lúc này, container thứ 3 và thứ 4 vừa xếp lên xe rơ-moóc cũng xuất hiện khói, ngọn lửa và bùng cháy.Nhận thông báo, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bình Dương đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều phương tiện, thiết bị chuyên dụng như: xe chữa cháy, xe thang, robot chữa cháy… đến hiện trường và triển khai đội hình chữa cháy.Sau khoảng 30 phút, đám cháy được khống chế, dập tắt hoàn toàn và bảo đảm an toàn tài sản cũng như an toàn sức khỏe, tính mạng con người.Phương tiện chữa cháy tiếp cận từ phía sông để dập lửa.Phát biểu ý kiến tại buổi diễn tập, Đại tá Nguyễn Thanh Điệp, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết, hằng năm, Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bình Dương đều lựa chọn những mô hình và địa điểm phù hợp để tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với mong muốn nâng cao ý thức, trách nhiệm, khả năng ứng phó, xử lý các tình huống cháy, nổ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở.Đại tá Nguyễn Thanh Điệp, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương và đại diện các ban, ngành của tỉnh trao tặng hoa chúc mừng các lực lượng phối hợp thực hiện buổi diễn tập.Qua các buổi diễn tập cũng là dịp để đánh giá tính năng, hiệu quả thực tế của các loại phương tiện, thiết bị cũng như kiểm tra khả năng huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh tham gia giải quyết các tình huống khi có sự cố, tai nạn xảy ra.
https://nhandan.vn/binh-duong-trien-khai-dien-tap-phong-chay-chua-chay-tren-cang-song-post764257.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "phòng cháy chữa cháy", "Bình Dương", "diễn tập", "cảng sông" ] }
Ngăn chặn tình trạng thông tin sai sự thật về dịch Covid-19
Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; đồng thời, nhằm tạo sự chú ý của cộng đồng mạng tới trang thông tin cá nhân (Facebook, Zalo,…) một số người đã cố tình đưa những thông tin giả, sai sự thật lên mạng xã hội. Việc làm này không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn trực tiếp tạo ra những lo lắng, hoang mang không đáng có trong dư luận. Để ngăn chặn, đồng thời giúp người dân hiểu đúng và có trách nhiệm khi thông tin trên mạng xã hội, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng có giải pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm.
Vô vàn tin giảVừa qua, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) tỉnh Bắc Giang ra quyết định xử phạt ông N.Q.T (SN 1986, ở xã Dương Đức, huyện Lạng Giang) 7,5 triệu đồng do đăng tải thông tin sai sự thật. Trước đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, các cán bộ Công an huyện Lạng Giang phát hiện tài khoản Facebook của ông T đã đăng tải thông tin với nội dung cán bộ quản lý tại khu cách ly Trường mầm non Tân Dĩnh “ăn chặn” suất ăn sáng của những người đang cách ly y tế tại đây. Trong quá trình xác minh vụ việc, các cơ quan chức năng đã làm việc với ông T và xác định nội dung thông tin do ông đăng tải lên Facebook là sai sự thật. Bước đầu ông T khai nhận là người đang thực hiện cách ly tại Trường mầm non Tân Dĩnh; đồng thời thừa nhận hành vi sai trái khi đăng tải thông tin nêu trên lên mạng xã hội và cam kết gỡ bỏ bài viết, đính chính sự việc.Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố, bắt tạm giam năm bị can liên quan đến clíp giả mạo đăng tải về quán ba - ka-ra-ô-kê Sunny bao gồm: Phùng Minh Tuấn, Đỗ Thành Đạt, Đặng Quốc Bình, cùng trú tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội); Lê Anh Tuấn, trú tại quận Cầu Giấy và Ngô Văn Thắng, trú tại quận Tây Hồ (Hà Nội) về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”. Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an đã làm rõ, năm 2014, Ngô Văn Thắng thành lập Công ty TNHH PPO Việt Nam, có trụ sở tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) với mục đích tư vấn giải pháp thiết kế xây dựng trang web, chuyên thiết kế đồ họa, cung cấp dịch vụ máy chủ, tên miền… Khoảng tháng 9-2020, có một khách hàng thuê Thắng tạo lập ba trang web là livebong.net, tinbong.vn và vaobong.tv với mục đích đăng tải các thông tin “soi kèo” bóng đá, lịch thi đấu, kết quả bóng đá, bảng xếp hạng các giải bóng đá châu Âu, Việt Nam… Vừa qua, khi một số trường hợp mắc Covid-19 có liên quan đến hoạt động của quán ba - ka-ra-ô-kê Sunny ở TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc) được nhiều người quan tâm, nhận thấy đây là cơ hội để tăng lượng truy cập vào ba trang web nêu trên, Phùng Minh Tuấn đã tìm kiếm và tải một đoạn vi-đê-ô clíp ở trong phòng hát có nội dung khiêu dâm rồi tạo lập tài khoản, chỉnh sửa, thêm tiêu đề, tạo đường dẫn, đăng tải trên các trang web tinbong.vn, livebong.net nhằm gây sự chú ý, tò mò, thu hút người xem. Sau đó, thấy vi-đê-ô đã đăng nhưng lượng tương tác không nhiều, Đạt và Bình tìm kiếm thêm các clíp khác để đăng thêm, đồng thời yêu cầu các nhân viên của công ty chia sẻ lên Facebook. Quá trình điều tra, các cán bộ công an xác định đoạn clíp được các đối tượng đăng tải lên trang web livebong.net đã phát tán đến rất nhiều người, riêng tại tỉnh Vĩnh Phúc bước đầu xác định có khoảng 6.000 người truy cập…Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ việc đăng tải các thông tin sai sự thật lên mạng xã hội đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kịp thời. Theo thống kê của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900 nghìn thông tin liên quan đến dịch Covid-19. Trong đó có rất nhiều thông tin giả, sai sự thật về dịch bệnh gây hoang mang trong dư luận xã hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên một phần do công tác vận động, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh của các ban, ngành còn hạn chế; người dân còn thiếu các thông tin đầy đủ về tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, một số đối tượng bất mãn chính trị, thù địch, phản động trong nước và nước ngoài cũng lợi dụng cơ hội phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng nhằm phủ định công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19,... Mục đích của các đối tượng này là nhằm gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ; tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều người cũng lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin thất thiệt; hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like… trên Facebook, YouTube, Zalo. Ngoài ra, do sự phát triển nhanh của công nghệ cho nên việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng gặp những khó khăn nhất định. Chính điều này đã vô tình tạo cảm giác an toàn cho những người vi phạm khi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội.Để thực hiện trót lọt những hành vi vi phạm này, các đối tượng thường lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản trên mạng xã hội để tán phát các hình ảnh, bài viết,… có nội dung xuyên tạc, bịa đặt về dịch bệnh tại Việt Nam. Việc phát tán thông tin sai sự thật được thực hiện đa dạng, từ những thông tin về số người chết do Covid-19 cho đến các phương pháp tắm lá bưởi, hút thuốc lào, uống rượu bia để chữa trị. Nguy hiểm hơn, một số trang mạng còn kêu gọi người dân không thực hiện hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế; không tin vào các kênh thông tin báo chí chính thống; lồng ghép các thông tin bịa đặt, chưa được kiểm chứng gây hoang mang dư luận xã hội.Cần sự chung sức, đồng lòngTheo Giám đốc Sở TT và TT tỉnh Phú Thọ Trịnh Hùng Sơn, để hạn chế tình trạng đưa tin sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 trên mạng xã hội, các cơ quan chức năng của tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp như tích cực tổ chức rà quét thông tin trên báo chí và mạng xã hội về tình hình dịch bệnh. Thường xuyên trao đổi thông tin với lực lượng công an các cấp và với sở TT và TT các tỉnh, thành phố để nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm trên môi trường mạng. Ngoài ra, Sở TT và TT còn phối hợp Công an tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Nhà báo tỉnh bảo đảm an ninh chính trị nội bộ trên lĩnh vực báo chí, thông tin trên mạng tại địa bàn tỉnh. Qua đó, kịp thời phát hiện những vấn đề tiêu cực, phức tạp và tham mưu các cấp, ngành, cơ quan báo chí giải quyết dứt điểm, ổn định tình hình. Tăng cường công tác quản lý, định hướng các nhà báo, phóng viên, cán bộ, công nhân viên tại các đơn vị trong việc sử dụng Facebook, YouTube… Cũng theo đồng chí Trịnh Hùng Sơn, để kịp thời ngăn chặn tình trạng này Bộ TT và TT vừa có Công văn số 1800/BTTTT-PTTH&TTTĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội. Trước đó, Bộ cũng ra mắt cổng thông tin tiếp nhận phản ánh, công bố tin giả tại địa chỉ http://tingia.gov.vn và số điện thoại tiếp nhận phản ánh tin giả 18008108. Cổng thông tin có chức năng tiếp nhận trực tuyến các phản ánh về tin giả của tổ chức, cá nhân, đồng thời công bố tin giả bằng hình thức dán nhãn tin giả, tin sai sự thật. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu, kịp thời góp phần ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, sai sự thật trên mạng xã hội…Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Đinh Ngọc Khoa, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, các thông tin được đăng tải trên mạng in-tơ-nét không đúng sự thật, chưa được kiểm chứng là rất nguy hại. Không những ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức mà còn gây thiệt hại đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ thực tiễn công tác điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật về mạng xã hội cho thấy, các đối tượng vi phạm chủ yếu trong độ tuổi thanh niên, thiếu niên, thiếu hiểu biết về pháp luật và có hai khuynh hướng thông tin sai lệch. Thứ nhất, do hạn chế về nhận thức, ý thức pháp luật. Thứ hai là đăng tải thông tin với động cơ không tốt, nhằm câu like, tăng lượng người tương tác để được nổi tiếng... Để xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không đúng lên mạng xã hội, trước tiên cần nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền đối với thanh niên, thiếu niên. Từ đó, giúp họ hiểu và thấm nhuần những thuần phong mỹ tục cũng như những giá trị tốt đẹp của dân tộc để hướng tới những điều tốt cho xã hội. Đối với những hành vi vi phạm, các đơn vị của Bộ Công an, Bộ TT và TT, Bộ Quốc phòng sử dụng nghiệp vụ, kỹ thuật cần ngăn chặn và tạo tường lửa để mọi người không có khả năng truy cập vào các thông tin xấu, độc hại này. Ngoài ra, cần nâng cao mức xử phạt để tạo sức răn đe. “Để phòng, chống có hiệu quả các thông tin giả, sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội; đồng thời, xây dựng một không gian mạng lành mạnh, hữu ích cho xã hội bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng công an trong công tác đấu tranh xử lý các đối tượng vi phạm, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của nhân dân...”, Đại tá Đinh Ngọc Khoa chia sẻ.Liên quan đến vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ TT và TT Hoàng Vĩnh Bảo vừa ký văn bản với nội dung: “Bộ TT và TT đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở TT và TT, công an tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao. Tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trên địa bàn. Trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, đề nghị phối hợp với Bộ TT và TT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp”.Về vấn đề này, Luật sư Vũ Hữu Quý (Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ninh) cho rằng: Việc các cá nhân đăng tải thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về dịch Covid-19 lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Để xử phạt đối với hành vi vi phạm này các cơ quan chức năng có thể căn cứ Nghị định số 15/2020/NÐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Luật An ninh mạng năm 2018; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Để cụ thể hóa việc xử phạt đối với hành vi vi phạm này, ngày 30-3-2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 45/TANDTC-PC hướng dẫn cụ thể các vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: “Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch Covid-19, gây dư luận xấu, bị phạt tiền từ 30 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Ðiều 288 Bộ luật Hình sự. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm…”. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội về dịch bệnh, ngoài việc xử nghiêm các trường hợp vi phạm, các ban, ngành cần cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, giúp người dân thường xuyên được tiếp cận với những thông tin chính thống về tình hình dịch Covid-19, tránh sự hoang mang, lo lắng không đáng có.
https://nhandan.vn/ngan-chan-tinh-trang-thong-tin-sai-su-that-ve-dich-covid-19-post650316.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [] }
Video lan truyền quan niệm sai lầm về nguồn cung dầu mỏ vô hạn
NDO -Các chuyên gia khẳng định,dầu mỏkhông phải là nguồn tài nguyên tái tạo, và con người sẽ không thể khai thác được tất cả trữ lượng dầu mỏ còn lại do những hạn chế về tài chính và công nghệ.
Thông tin lan truyềnNhững ngày gần đây, một video tuyên bố dầu mỏ là nguồn tài nguyên “vô tận” được người dùng chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Instagram và Twitter.Trong đoạn clip, một người đàn ông nói trữ lượng dầu mỏ hiện nay là vô hạn, đồng thời cho rằng công chúng đang bị lừa dối tin vàosự khan hiếm của dầu mỏcũng như các nguồn tài nguyên khác.Một bài đăng trên Instagram chia sẻ đoạn video hôm Chủ nhật vừa qua đã thu hút hơn 10.000 lượt thích. Trước đó, một tài khoản Twitter cũng đăng tải video tương tự kèm chú thích “Dầu mỏ có thể tái tạo”.Kiểm chứngCác chuyên gia và cơ quan chính phủ khẳng định, quan niệm trên hoàn toàn sai lầm. Dầu thô không phải là nguồn tài nguyên tái tạo và phải mất hàng triệu năm để hình thành. Mặc dù nguồn tài nguyên dầu thô được cho là dồi dào, nhưng con người đang tiêu thụ dầu nhanh hơn nhiều so với tốc độ hình thành của nó.Đồng thời, những hạn chế về tài chính và công nghệ hiện tại khiến con người không thể khai thác được tất cả các nguồn dầu mỏ tiềm năng.Trao đổi với hãng tinAPqua email, Marianne Kah, một học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia (Mỹ) nhấn mạnh: “Dầu mỏ không phải là nguồn tài nguyên tái tạo”.Theo bà, nguồn cung dầu bị hạn chế bởi trình độ công nghệ hiện tại, khả năng tài chính và một số hạn chế khác như tiếp cận tài nguyên, giấy phép và địa chính trị.Trả lời phỏng vấnAPqua điện thoại, ông Carey King, một nhà nghiên cứu năng lượng tại Đại học Texas (Mỹ), cho biết: “Chúng ta đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên hóa thạch không thể được bổ sung nếu không có khoảng thời gian 100 triệu năm. Con người sẽ không thể khai thác tất cả các nguồn tài nguyên dầu mỏ trên thế giới vì năng lực tài chính không đáp ứng hoặc vẫn còn tồn tại những hạn chế về công nghệ”.Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cũng khẳng định dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tích lũy dưới lòng đất là có hạn và không thể tái tạo được.Khẳng địnhDầu mỏ không phải là nguồn tài nguyên tái tạo, và con người sẽ không thể khai thác được tất cả các nguồn dầu mỏ tiềm năng.do những hạn chế về tài chính và công nghệ.Chủ đề: Kiểm chứng thông tinHàm lượng benzyl alcohol trong liều tiêm vitamin K bảo đảm an toànVideo lan truyền quan niệm sai lầm về nguồn cung dầu mỏ vô hạnXác máy bay dưới đáy biển không phải là máy bay MH370 mất tích 9 năm trước
https://nhandan.vn/video-lan-truyen-quan-niem-sai-lam-ve-nguon-cung-dau-mo-vo-han-post751622.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "video lan truyền", "dầu mỏ", "nguồn tài nguyên tái tạo", "kiểm chứng thông tin", "tin giả", "thông tin sai lệch" ] }
Thông tin một cảnh sát giao thông ở thị xã Buôn Hồ mất vì Covid-19 là bịa đặt
NDO -Sáng 16/9, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh bước đầu đã xác định được người đăng tải thông tin 1 cán bộ cảnh sát giao thông của đơn vị mất do dịch Covid-19 là bịa đặt, Cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thông tin lan truyềnTrưa 15/9, trên trang Fanpage “Đắk Lắk 24h” có đăng tải bài viết với nội dung: 1 cảnh sát giao thông tuyến đầu trực chốt tại Đắk Lắk mất vì Covid-19, đó là anh N.H.Đ (sinh năm 1991, ngụ phường An Bình, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk).Ngay sau khi bài viết này đăng tải, rất nhiều người đã vào chia sẻ, bình luận gây tâm lý hoang mang, lo lắng.Kiểm chứngVề thông tin này, lãnh đạo Công an thị xã Buôn Hồ cho biết, đây hoàn toàn là thông tin bịa đặt.Liên quan đến đồng chí Đ, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông Công an thị xã Buôn Hồ, lãnh đạo Công an thị xã cho biết, sau khi dịch bùng phát trên địa bàn, đồng chí Đ được cử đi tuyến đầu làm công tác phòng chống dịch. Mới đây, đồng chí Đ có về nhà bố mẹ vợ ăn cơm. Thời điểm này, bố mẹ vợ có biểu hiện ho, sốt nhưng nghĩ cúm thông thường nên chỉ lấy thuốc về uống. Khoảng một tuần sau, khi đang làm nhiệm vụ trực ở chốt kiểm dịch, đồng chí Đ cũng có biểu hiện ho, sốt nên được đơn vị cho đi test kiểm tra. Ngày 14/9, đồng chí Đ cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.Ngay sau đó, cơ quan chức năng tiến hành truy vết và phát hiện 6 người trong gia đình đồng chí Đ cũng dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện đồng chí Đ đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 ở Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và tình trạng sức khỏe bình thường.Hiện Công an thị xã Buôn Hồ cùng các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Đắk Lắk bước đầu đã xác định được người đăng tải thông tin trên và đang tiếp tục làm rõ để xử lý người này theo quy định của pháp luât.
https://nhandan.vn/thong-tin-mot-canh-sat-giao-thong-o-thi-xa-buon-ho-mat-vi-covid-19-la-bia-dat-post665156.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "tin giả", "thông tin bịa đặt" ] }
5 người thiệt mạng trong vụ tàu lặn Titan gặp nạn là ai?
NDO -Năm người trêntàu Titangồm một tỷ phú người Anh, một thợ lặn nổi tiếng người Pháp, một giám đốc điều hành của công ty cung cấp dịch vụ thám hiểm đại dương, và một tỷ phú người Pakistan và con trai ông.
Ông HAMISH HARDING(sinh năm 1964): Tỷ phú người Anh, Chủ tịch Công ty hàng không Action Aviation có trụ sở tại Dubai.Trước khi gặp nạn, ông Harding đã chia sẻ trên mạng xã hội, ông tự hào khi được tham quan xác tàu Titanic như một "chuyên gia". Ông cho biết thêm, do mùa đông tại Newfoundland (Canada) diễn biến khắc nghiệt nhất trong 40 năm qua, cuộc tham quan lần này có thể sẽ là cuộc khám phá xác tàu Titanic đầu tiên và duy nhất trong năm 2023.Tỷ phú người Anh Hamish Harding trong một chuyến bay được thực hiện vào tháng 7/2019. (Ảnh: Jannicke Mikkelsen/Reuters)Ông SHAHZADA DAWOOD(sinh năm 1975) vàcon trai SULEMANÔng Shahzada là Phó Chủ tịch của Engro, một trong những tập đoàn lớn nhất Pakistan, với các khoản đầu tư vào phân bón, sản xuất xe, năng lượng và công nghệ số.Theo trang web của SETI, viện nghiên cứu có trụ sở tại California mà ông Shahzada là người được ủy thác, ông Shahzada sống ở Anh với vợ và hai con.Theo một tuyên bố từ Tập đoàn Dawood, sở thích của ông Shahzada gồm chụp ảnh động vật hoang dã, làm vườn và khám phá môi trường sống tự nhiên, trong khi con trai Suleman là người yêu thích văn học khoa học viễn tưởng.Ông Shahzada Dawood và con trai. (Ảnh: Engro Corporation Limited)Ông PAUL-HENRI NARGEOLET(sinh năm 1946): Nhà thám hiểm người Pháp, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu dưới biển của một công ty sở hữu quyền đối với xác tàu Titanic.Khi còn phục vụ trong Hải quân Pháp, ông vừa là thợ lặn sâu vừa là thợ quét mìn. Sau khi nghỉ hưu, ông đã dẫn đầu cuộc thám hiểm trục vớt tàu Titanic đầu tiên vào năm 1987.Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh France Bleu vào năm 2010, ông từng nói về sự nguy hiểm của việc lặn sâu: "Tôi không sợ chết, tôi nghĩ một ngày nào đó điều đó sẽ xảy ra".Chân dung ông Paul-Henri Nargeolet. (Ảnh: OceanGate)STOCKTON RUSH(sinh năm 1962): Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành OceanGate - công ty chuyên vận hành và cung cấp dịch vụ thám hiểm đại dương.Theo trends.levif.be, là cháu trai của một ông trùm dầu khí, ông Rush trở thành nhà đầu tư tư nhân khi làm việc trong ngành hàng không. Ông lấy bằng phi công khi mới 19 tuổi. Ban đầu, ông muốn trở thành phi hành gia hoặc phi công chiến đấu nhưng do thị lực không bảo đảm nên đành phải từ bỏ ước mơ.Năm 2009, ông thành lập công ty OceanGate với khát vọng tiến xa hơn nữa trong lĩnh vực thám hiểm dưới nước, đặc biệt là tổ chức các chuyến thám hiểm xác tàu Titanic. "Đó là một xác tàu đẹp đáng kinh ngạc", ông Rush chia sẻ trên kênh Sky News (Anh) đầu năm nay.Ông Rush là người láitàu lặn Titanđưa 4 nhà thám hiểm rời khỏi tàu lớn để khám phá xác tàu Titanic ngày 16/6 vừa qua.Ông Stockton Rush tại Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ, năm 2017. (Ảnh: Reuters)Giới chức Mỹ ngày 22/6 xác nhận tàu lặn Titan đã nổ ở độ sâu gần 4.000m dưới đáy Đại Tây Dương, khiến toàn bộ 5 người trong khoang thiệt mạng.
https://nhandan.vn/5-nguoi-thiet-mang-trong-vu-tau-lan-titan-gap-nan-la-ai-post759117.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "tàu Titanic", "tàu Titan", "OceanGate", "Stockton Rush", "Shahzada Dawood", "Paul-Henri Nargeolet", "Hamish Harding" ] }
Tiền Giang: Người dân ùn ùn đi đổi giấy phép lái xe
NDO -Trước tin đồn trên mạng xã hội, người dân tỉnh Tiền Giang ùn ùn đi đổi giấy phép xe mô-tô hạng A1, gây quá tải cho bộ phận xử lý cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe.
Ngày 12/12, Sở Giao thông Vận tải tỉnhTiền Giangcó Công văn số 3013 về việc thông tin đổi giấy phép lái xe mô-tô hạng A1.Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, thời gian gần đây, một số mạng xã hội đưa thông tin: “Người có Giấy phép lái xe mô-tô hạng A1 không thời hạn phải đổi lại Giấy phép lái xe trước ngày 31/12/2023, nếu không đổi thì sau ngày 31/12/2023 giấy phép lái xe không còn sử dụng được”.Trước thông tin này, người dân ùn ùn đến Trung tâm hành chính công của tỉnh Tiền Giang để đổi, thậm chí có nhiều người đi đổi trong khi Giấy phép lái xe mô-tô hạng A1 còn mới, gây quá tải tại bộ phận tiếp nhận và xử lý cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe.Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang khẳng định: Hiện nay, chưa có quy định bắt buộc người dân đang sở hữu Giấy phép lái xe mô-tô (hạng A1, A2) có giá trị không thời hạn bắt buộc phảiđổi lại giấy phép lái xe.Việc ùn ùn đi đổi giấy phép lái xe đã gây quá tải cho bộ phận cấp đổi.Việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được thực hiện theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 8/10/2019 củaBộ Giao thông vận tảivà Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22/4/2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.Tại các Thông tư nêu trên, không có quy định Giấy phép lái xe mô-tô hạng A1 (không thời hạn) phải đổi lại trước ngày 31/12/2023, hiệu lực sử dụng của Giấy phép lái xe mô-tô hạng A1 vẫn có giá trị sử dụng không thời hạn.
https://nhandan.vn/tien-giang-nguoi-dan-un-un-di-doi-giay-phep-lai-xe-post787097.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "đổi giấy phép lái xe", "Bộ GTVT", "Tiền Giang" ] }
Cẩn trọng với các ứng dụng giả mạo ChatGPT trên di động
NDO -Ngay khi ChatGPT của OpenAI làm mưa làm gió trên các diễn đàn công nghệ, thu hút sự chú ý của hàng triệu người thì trên các nền tảng di động lớn, hàng loạt các ứng dụng giả mạo cũng đồng loạt xuất hiện.
Cơn sốt tài khoản ChatGPTChatGPT là một chatbot được hỗ trợ bởi AI, được lập trình để mô phỏng cuộc trò chuyện của con người. Phần mềm này được phát hành vào cuối tháng 11/2022.ChatGPT sử dụng công nghệ ngôn ngữ GPT-3.5 - một mô hình trí tuệ nhân tạo do chính OpenAI tạo ra, được đào tạo trên một lượng lớn dữ liệu văn bản từ nhiều nguồn khác nhau.Samuel H. Altman cha đẻ của ChatGPT, cho biết chatbot này đã đạt mốc 1 triệu người dùng sau 1 tuần phát hành. Hiện ChatGPT vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, người dùng có thể đăng ký dùng thử miễn phí. Sau đó, họ sẽ phải trả tiền để sử dụng một số tính năng trên chatbot này.Sở dĩ ChatGPT làm mưa làm gió ngay khi xuất hiện bởi không như nhiều chatbot chỉ có thể trả lời các câu hỏi cơ bản, ChatGPT có khả năng thực hiện đối thoại với người lạ, trả lời câu hỏi, viết thơ, văn, kịch bản, bài luận... Bên cạnh đó, chatbot này còn có thể giải thích nhiều câu hỏi phức tạp như người thật, hay giúp các lập trình viên tìm lỗi trong mã họ viết.ChatGPT có thể được đào tạo dựa trên phản hồi của người dùng. Đây được đánh giá là điểm vượt trội của chatbot này.Điều ấn tượng nhất khiến cho ChatGPT trở nên nổi tiếng là khả năng hiểu và sử dụng ngữ cảnh. AI này có thể thực hiện các cuộc trò chuyện một cách tự nhiên như con người. Do đó, ChatGPT có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện dài và khiến người dùng có cảm giác như đang thực sự nói chuyện với một người, chứ không phải với một cỗ máy.Đặc biệt, ChatGPT có thể được đào tạo bằng cách sử dụng phản hồi của người dùng. Công nghệ này sẽ xác định được mong muốn của mỗi nhân vật trước khi đặt câu hỏi.Tuy nhiên, không ít nhà khoa học cũng bày tỏ lo ngại về tính chính xác trong các câu trả lời của chatbot này. Thực tế qua khảo sát của phóng viên, ChatGPT đôi khi viết ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý, nhưng lại không chính xác hoặc vô nghĩa. Chất lượng và độ chính xác của câu trả lời do hệ thống tạo ra cũng phụ thuộc rất lớn vào quá trình đào tạo AI từ nguồn dữ liệu đầu vào.Trong danh sách các quốc gia khả dụng của OpenAI hiện chưa có tên Việt Nam. Do đó, cách thức đăng nhập vào hệ thống này từ Việt Nam khá phức tạp. Do vậy, trên nhiều diễn đàn về công nghệ đã xuất hiện một đội ngũ sẵn sàng đăng ký hộ tài khoản ChatGPT với giá dao động từ 20-50 nghìn đồng.“Hỗ trợ tạo nick qua mail chính chủ. Phí chỉ ly cafe”; “Bán tài khoản ChatGPT, giá chỉ 15 nghìn đồng”…Đó là một loạt những tin nhắn trên diễn đàn mang tên Hội ChatGPT Việt Nam. Một số thành viên thậm chí còn công khai một list tài khoản kèm pass hoàn toàn miễn phí cho các thành viên sử dụng. Hầu hết các bài đăng như trên đều nhận được sự tương tác và quan tâm rất lớn từ cộng đồng.Giao diện ChatGPT trên máy tính báo lỗi mặc dù tác giả đã đăng nhập tài khoản thành công.A. Trần, một lập trình viên tự do cho biết: Khó khăn lớn nhất khiến người dùng khó đăng ký là do hiện nay ChatGPT không cho phép tạo tài khoản ở Việt Nam. Do đó, người dùng buộc phải đổi đổi địa chỉ IP.“Thao tác này chỉ cần thực hiện khi tạo tài khoản ban đầu. Hiện có rất nhiều công cụ hỗ trợ thao tác này”, A. Trần cho biết.Sau khi qua được bước này, người dùng sẽ được dẫn tới một platform để đăng ký thông qua tài khoản email. Người dùng kích hoạt email sẽ được yêu cầu xác thực số điện thoại.Ngay cả khi đã đăng nhập thành công, lỗi kết nối cũng thường xuyên xảy ra với người dùng từ Việt Nam.“Đến bước này, chúng ta sẽ cần một số điện thoại nước ngoài để nhận OTP. Hiện có nhiều dịch vụ cho thuê số điện thoại nước ngoài hoặc nhận SMS online với giá rẻ và rất dễ sử dụng. Sau khi thuê xong số điện thoại, OTP sẽ được gửi về. Nhập mã này vào trang đăng ký của OpenAI là hoàn tất”, lập trình viên giải thích thêm.Tuy nhiên, cũng theo lập trình viên này, trong ngày 2/2, việc đăng ký tài khoản mới đã khó khăn hơn rất nhiều và phải mất từ 1-2 tiếng mới có thể thành công “qua mắt được Open AI”.Cẩn trọng với các ứng dụng giả mạo trên di độngMột thông tin người dùng cần lưu ý: Hiện ChatGPT mới trong giai đoạn phát triển và chỉ có thể truy cập thông qua trang web của OpenAI và hoàn toàn không có ứng dụng dành cho các thiết bị di động. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, rất nhiều phần mềm giả mạo, “na ná” ChatGPT đã xuất hiện tràn lan trên các cửa hàng trực tuyến của App Store hay CH Play.Cụ thể, khi truy cập vào CH Play (dành cho hệ điều hành Androi), sau khi gõ từ khóa ChatGPT, ngay lập tức xuất hiện một danh sách các ứng dụng liên quan như ChatGPT, ChatGPT3… Tiếp tục lựa chọn một ứng dụng mang tên ChatGPT-Chat with GPT AI, phóng viên phát hiện đã có trên 100 nghìn lượt tải xuống. Sau khi tải thành công, người dùng buộc phải bỏ ra từ 25-249 nghìn đồng để trải nghiệm ứng dụng này.Nhà cung cấp được xác định là M… Agency. Tiếp tục tìm hiểu, phóng viên xác định, M… Agency là một nhà phát triển ứng dụng cho điện thoại Android mới hoạt động từ năm 2021 và mới đưa… 4 phần mềm lên CH Play, trong đó có 2 ứng dụng về video, 1 ứng dụng liên quan đến Whatsapp và ứng dụng mang tên ChatGPT.Tiếp tục thử ứng dụng Open Chat – GPT AI Chatbot với hơn 1 triệu lượt tải, tình trạng tương tự lại xuất hiện khi người dùng được yêu cầu phải trả tiền để sử dụng. Mức phí cụ thể là 118 nghìn đồng/tuần; 211 nghìn/tháng hoặc 1,4 triệu đồng trọn gói.Một ứng dụng AI Chat GPT trên AppStore yêu cầu người dùng phải trả tiền để sử dụng. Đáng chú ý, ứng dụng này cho phép theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web khác do nhà phát hành sở hữu.Đối với điện thoại dùng hệ điều hành IOS, một loạt ứng dụng mang tên ChatGPT cũng xuất hiện trên AppStore và có lượt tải rất cao từ cộng đồng. Tuy nhiên, tương tự như đối với CH Play, hầu hết các ứng dụng đều bắt buộc phải trả phí để sử dụng.Các chuyên gia về bảo mật lo ngại: Việc xuất hiện một loạt ứng dụng giả mạo, ăn theo ChatGPT sẽ không chỉ “rút túi” người sử dụng mà còn có khả năng ẩn chứa các mã độc, từ đó đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.Thực tế, điều này không hề mới. Trước đó, từ cuối năm 2021, Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty an ninh mạng ThreatFainst cho thấy nhiều ứng dụng (app) có chứa mã độc tồn tại trên cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị di dộng (CH Play) có thể đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng của người dùng.Với các ứng dụng giả mạo, người dùng rất dễ gặp phải các rủi ro không đáng có liên quan đến vấn đề bảo mật. (Ảnh minh họa)Theo các chuyên gia bảo mật tại ThreatFainst, những mã độc này thuộc loại “trojan droppers”. Vì thế, hệ thống quét virus của CH Play đã không thể phát hiện ra chúng. Những mã độc này được ngụy trang thành một số loại phần mềm như ứng dụng quét mã QR, ứng dụng đọc tập tin PDF hay ví tiền điện tử. Ước tính, có hơn 300.000 thiết bị đã bị ảnh hưởng bởi các mã độc này. Nếu cài đặt các app này trên điện thoại di động, thì những mã độc có thể lấy cắp mật khẩu ngân hàng hoặc mã xác thực của nạn nhân. Chúng thậm chí còn ghi lại thao tác từ bàn phím và âm thầm chụp ảnh màn hình thiết bị.
https://nhandan.vn/can-trong-voi-cac-ung-dung-gia-mao-chatgpt-tren-di-dong-post736962.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "ChatGPT", "Phần mềm giả mạo", "Công nghệ AI" ] }
Bức ảnh lễ hội âm nhạc 2019 ở Thụy Sĩ bị chú thích sai
NDO -Người dùng mạng xã hội đang chia sẻ một bức ảnh chụp một đám đông lớn và tuyên bố sai sự thật rằng bức ảnh miêu tả cuộc biểu tình phản đối Thẻ thông hành y tế Covid-19 được phê duyệt gần đây ở Italia.
Thông tin lan truyềnNgày 15/10, một tài khoản Twitter đăng tải bức ảnh đám đông tràn ngập đường phố kèm theo dòng chú thích với nội dung: “Ở Trieste, Italia ngay lúc này”.Bài đăng lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, nhận được gần 2.000 lượt chia sẻ (Retweet) và gần 6.000 lượt thích (Like).Bức ảnh cũng được một số chủ tài khoản Facebook chia sẻ với chú thích cho rằng đám đông đang biểu tình phản đối Thẻ thông hành y tế Covid-19 ở Italia.Kiểm chứngTừ ngày 15/10, Italia chính thức áp dụng Thẻ thông hành y tế Covid-19 bắt buộc đối với mọi người lao động. Biện pháp này đã được tuân thủ một cách hòa bình trên khắp đất nước, bất chấp một vài cuộc biểu tình phản đối rải rác.Được nội các của Thủ tướng Mario Draghi thông qua ngày 16/9 và có hiệu lực từ ngày 15/10, quy định mới yêu cầu toàn bộ người lao động phải xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng Covid-19, xét nghiệm âm tính hoặc mới phục hồi bệnh.Theo xác minh của Reuters, bức ảnh trong các bài đăng thực chất miêu tả một lễ hội âm nhạc điện tử có tên gọi Street Parade, diễn ra ở Zurich, Thụy Sĩ vào tháng 8/2019. Phiên bản với độ phân giải cao của bức ảnh có thể được tìm thấy trên website sự kiện. Ngoài ra, có thể nhìn thấy hình ảnh quốc kỳ Thụy Sĩ tung bay trên tòa nhà nổi bật nhất trong bức ảnh.Đây không phải là lần đầu tiên bức ảnh này bị đăng tải với chú thích sai lệch trên không gian mạng. Trước đó vào tháng 8 và tháng 10/2020, Reuters cũng đã phải kiểm chứng thông tin những bài đăng sai sự thật cho rằng bức ảnh nói về các cuộc biểu tình tại Berlin, Đức và Florida, Mỹ.Khẳng địnhBức ảnh trong các bài đăng trên mạng xã hội bị chú thích sai. Bức ảnh miêu tả một lễ hội âm nhạc năm 2019 tại Zurich, Thụy Sĩ, chứ không phải một cuộc biểu tình phản đối Thẻ thông hành y tế Covid-19 tại Italia.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/buc-anh-le-hoi-am-nhac-2019-o-thuy-si-bi-chu-thich-sai-post669831.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Fake News", "Kiểm chứng thông tin", "Tin giả", "Thông tin sai lệch", "Thẻ thông hành y tế" ] }
Video "trẻ em Australia mắc Covid-19 sẽ bị tách khỏi bố mẹ" sai sự thật
NDO -Những trẻ em có xét nghiệm dương tính với Covid-19 không bị tách khỏi bố mẹ, cảnh sát địa phương cho biết, sau khi thông tin này được khẳng định trong một đoạn video đang được lan truyền nhanh trên các mạng xã hội.
Thông tin lan truyềnHình ảnh một đứa trẻ bị các nhân viên cảnh sát kéo khỏi một người đàn ông đã thu hút hàng nghìn lượt xem trên các mạng xã hội TikTok, Twitter và Facebook.Một dòng tweet được chia sẻ rộng rãi: “Đây là Australia. Thông tin về những đứa trẻ dương tính với Covid-19 và hiện đang bị tách khỏi cha mẹ chúng”.Một số người dùng mạng xã hội đã chỉ trích Thủ tướng Australia Scott Morrison.Kiểm chứng thông tinCảnh sát bang Victoria khẳng định, những thông tin này là không đúng sự thật.Cảnh sát bang Victoria thông báo trên tài khoản Twitter ngày 20/8 rằng: “Cảnh sát bang Victoria có thể xác nhận đây là thông tin không chính xác. Những hình ảnh này không liên quan đến Covid-19, việc tiêm vaccine hay xét nghiệm. Vì quyền riêng tư của những người liên quan, chúng tôi sẽ không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào khác”.Khẳng địnhNhóm kiểm chứng thông tin của Reuters khẳng định, thông tin về đoạn video là sai. Cảnh sát đã khẳng định đoạn video được lan truyền không phải là trẻ em Australia mắc Covid-19 bị tách khỏi bố mẹ của chúng.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/video-tre-em-australia-mac-covid-19-se-bi-tach-khoi-bo-me-sai-su-that-post660952.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "covid-19", "trẻ em mắc covid-19", "kiểm chứng thông tin", "Australia" ] }
Bác bỏ thông tin ông Lê Hải Trà bị bắt
NDO -Ngày 19/1, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) phát đi thông báo chính thức bác bỏ thông tin trên các trang mạng xã hội về việc ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc HoSE bị cơ quan công an bắt vào 18 giờ ngày 18/1/2022. HoSE khẳng định đây là thông tin bịa đặt.
Thông tin lan truyềnTrước đó, vào chiều tối 18/1, trên các trang mạng xã hội đã lan truyền tin đồn về việc ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc HoSE đã bị cơ quan công an bắt vào 18 giờ cùng ngày. Sự việc xảy ra khi trong nhóm chat quy tụ các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu CII (Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) có một tài khoản tên “Mèo Lười” đã loan tin đồn: "Tổng Giám đốc HoSE Lê Hải Trà đã bị bắt 6 giờ tối nay. Dự là mai toang đấy các bác ạ. Chồng em ở bên VPS vừa bảo vậy".Thông tin trên đã gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý công chúng đầu tư và ảnh hưởng đến uy tín của HoSE.Kiểm chứng thông tinHoSE khẳng định đây là thông tin bịa đặt. Thông báo của HoSE đề nghị các thành viên thị trường phối hợp, hỗ trợ khuyến cáo các nhà đầu tư bình tĩnh, sàng lọc thông tin trước khi tiếp nhận và phát tán trên các trang mạng xã hội.Trước đó, trong năm 2021, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội đã từng ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với một cá nhân sử dụng tài khoản zalo cung cấp công văn giả mạo của HoSE trong nhóm Zalo.Cá nhân này đã bị phạt 15 triệu đồng vì cung cấp công văn giả mạo số 705/SGDHCM-TV ngày 6/6/2021 của HoSE và cung cấp thông tin sai sự thật trên nhóm Zalo.
https://nhandan.vn/bac-bo-thong-tin-ong-le-hai-tra-bi-bat-post682945.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "HOSE", "ông Lê Hải Trà" ] }
Khai trương Trung tâm xử lý tin giả
Trung tâm xử lý tin giả với cổng thông tin tiếp nhận phản ánh và công bố tin giả, do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) xây dựng và quản lý vừa chính thức đi vào hoạt động. Từ lúc này, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tin giả có thể thông báo qua đường dây nóng tiếp nhận và những tin sai sự thật sẽ được dán nhãn, công bố tại địa chỉ tingia.gov.vn. Ngoài phản ánh trực tuyến, người dân còn có thể phản ánh tại đầu số tiếp nhận là 18008108.
Đại diện Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới, tin giả xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành tình trạng đáng lo ngại của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tin giả do con người tạo ra nên chỉ có con người mới có thể nhận biết và xử lý được. Chính vì thế, với sứ mệnh lan tỏa sự thật, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam được xây dựng. Việc nhận diện tin giả, xác định nguyên nhân xuất hiện và tác hại của nó là cơ sở để nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tin giả góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thuộc Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử có nhiệm vụ tiếp nhận, phát hiện, thẩm định, gắn nhãn tin giả; công bố thông tin xác nhận tin giả, tin sai sự thật trên trang http://tingia.gov.vn. Cùng với đó, chủ động phát hiện các xu hướng thông tin có lượng người chia sẻ tương tác lớn để đánh giá, thẩm định, dán nhãn tin giả (nếu có) để cảnh báo người dân không chia sẻ, cũng như hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó tin giả.Tại trang http://tingia.gov.vn có bốn chuyên mục chính, gồm: Tiếp nhận tin phản ánh; Công bố tin giả; Thống kê tin giả; Tin tức. Quy trình tiếp nhận được thực hiện như sau: Cổng thông tin, đầu số sắp tới sẽ triển khai nền tảng trên internet để tích hợp với website và chủ động đánh giá các thông tin có xu hướng lan tỏa lớn, thẩm định, công bố để cảnh báo. Khi có kết luận của cơ quan chức năng thì công bố, đóng dấu tin xác thực, đăng thông tin. Đối với tin do tổ chức, cá nhân phản ánh sẽ được yêu cầu cung cấp căn cứ gửi cơ quan chức năng để xác thực.Quy trình công bố tin là tin giả sẽ được đóng dấu tin giả, đăng nội dung trên trang http://tingia.gov.vn và trang http://abei.gov.vn của Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử. Tin sai sự thật, sai một phần thì đóng dấu tin sai sự thật. Tin xác thực là tin đúng, đã được thẩm định, được cơ quan chức năng kết luận thì đóng dấu tin xác thực.Sau khi ra mắt, Trung tâm xử lý tin giả đã gắn nhãn nhiều tin giả như tài khoản giả mạo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia; giả mạo VTV quảng cáo thuốc đông y.Cục An toàn Thông tin cho biết, trong năm 2021, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ ba nền tảng giúp các cơ quan báo chí chuyển đổi số, gồm: Nền tảng quản lý tòa soạn điện tử, cho phép xây dựng tòa soạn hội tụ công nghệ, đưa toàn bộ nghiệp vụ cơ quan báo chí lên nền tảng số; nền tảng giúp các cơ quan báo chí nắm bắt kịp thời xu hướng thông tin, dư luận xã hội, nhờ đó nhận biết được nhu cầu thông tin, có tin bài đáp ứng đúng mong muốn của người đọc đúng thời điểm người đọc cần và nền tảng hỗ trợ phòng, chống tiến công và ứng cứu khẩn cấp cho các hệ thống thông tin của các cơ quan báo chí, qua đó tạo lá chắn bảo vệ hoạt động trên môi trường số cho cơ quan báo chí.
https://nhandan.vn/khai-truong-trung-tam-xu-ly-tin-gia-post631874.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Trung tâm xử lý tin giả" ] }
Điều tra vụ vỡ hụi quy mô lớn tại Đồng Nai
NDO -Ngày 27/5, Công an huyện Thống Nhất, tỉnhĐồng Naiđang vào cuộc điều tra, làm rõ vụ vỡ hụi quy mô lớn, gây xôn xao dư luận trên địa bàn.
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban nhân dân xã Lộ 25, vào lúc 13 giờ ngày 26/5, tại Văn phòng bất động sản Huy Thịnh Phát, thuộc địa bàn ấp 3, rất đông người dân tụ tập đông người để đòi nợ với hình thức chơi hụi.Trước tình trạng trên, lực lượng công an, quân sự xã Lộ 25 đã phối hợp Công an huyện Thống Nhất đến hiện trường bảo đảm an ninh trật tự. Đồng thời, tiến hành làm việc với chủ hụi và những người liên quan.Tin liên quanAn Giang: Bắt chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồngBước đầu, xác định chủ hụi là bà N.T.T.H (34 tuổi, ngụ ấp 3, xã Lộ 25) cùng chồng là ông T.Q.H (36 tuổi, ngụ thành phố Long Khánh) đứng ra huy động người dân chơi hụi với hình thức theo ngày, tuần và tháng.Đến cuối ngày 26/5, có 189 người khai báo thông tin cho chủ hụi vay với tổng số tiền hơn 40,5 tỷ đồng. Trong đó, người cho vay nhiều nhất là 4 tỷ đồng, người ít nhất là 10 triệu đồng.Trong tối 26 và sáng 27/5, một số người dân tiếp tục khai báo liên quan đến việc cho hai vợ chồng chủ hụi trên vay tiền. Công an huyện Thống Nhất đang tiến hành điều tra, làm rõ.
https://nhandan.vn/post-754865.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Đồng Nai", "vỡ hụi", "đòi nợ", "chơi hụi", "chủ hụi" ] }
Thông tin “Pfizer đưa chất tromethamine vào vaccine ngừa Covid-19 để ngăn tác dụng phụ” là vô căn cứ
NDO -Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện các cáo buộc cho rằng một chất mới đã được thêm vào trong thành phần vaccine ngừa Covid-19 Pfizer nhằm giúp chống lại các cơn đau tim liên quan đến vaccine ở trẻ em. Tuy nhiên, đây là thông tin vô căn cứ.
Thông tin lan truyềnNhiều người dùng mạng xã hội tuyên bố rằng hãng dược Pfizer của Mỹ đã “âm thầm bổ sung” hợp chất hóa học tromethamine vào trong thành phần vaccine ngừa Covid-19 của mình dành cho trẻ em, nhằm mục đích “giúp ổn định tình trạng của những người lên cơn đau tim”.Kiểm chứngMặc dù đúng khi nói tromethamine có thể được sử dụng để điều trị nhiễm toan chuyển hóa, một tình trạng liên quan đến phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trong một số trường hợp, tuy nhiên nó cũng là một thành phần ổn định phổ biến, được gọi là đệm Tris, trong vaccine, thuốc và một số sản phẩm khác.Một trong những nhược điểm lớn nhất của vaccine ngừa Covid-19 Pfizer/BioNTech sản xuất theo công nghệ mRNA là yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt ở nhiệt độ cực thấp. Sau khi rã đông, loại vaccine này chỉ có hạn sử dụng trong vòng 1 tháng.Chia sẻ với Reuters qua email, hãng dược phẩm Pfizer cho biết, việc thay thế dung dịch đệm muối phosphate của vaccine bằng đệm Tris sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng này.“Nói một cách đơn giản, điều này cho phép mRNA kháng cự lại sự suy yếu trong khoảng thời gian dài hơn trước khi sử dụng, có nghĩa là vaccine dành cho trẻ em có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh từ 2 đến 8°C trong khoảng 10 tuần”, phát ngôn viên của Pfizer cho hay.Chất đệm này cũng sẽ sớm được sử dụng trong liều 30mcg dành cho người trưởng thành hoặc trẻ vị thành niên nhằm giúp đơn giản hóa việc xử lý vaccine ở các nhóm tuổi.Theo phát ngôn viên của Pfizer, các quy trình sản xuất liên quan đến điều chế liều lượng vaccine trẻ em tương tự với quy trình đối với liều lượng dành cho người trưởng thành và trẻ vị thành niên. Cũng không hề có sự khác biệt nào về nguyên liệu thô, hàm lượng mRNA, các loại chất béo, hay nhà cung cấp trong quá trình sản xuất dược chất và các hạt nano lipid (LNP).Các chuyên gia tại Meedan’s Health Desk - một nhóm các nhà khoa học sức khỏe cộng đồng chuyên xử lý vấn đề thông tin sai lệch liên quan đến y tế trên không gian mạng - đã chỉ ra rằng, tromethamine cũng được sử dụng như một chất ổn định trong vaccine ngừa Covid-19 của Moderna, cũng như các loại vaccine và thuốc khác, như vaccine ngừa Ebola, sốt xuất huyết, đậu mùa, và thuốc điều trị bệnh tiểu đường.“Trước đây, vaccine Covid-19 Pfizer dành cho các nhóm tuổi lớn hơn sử dụng một chất đệm khác gọi là đệm muối phosphate (PBS). Việc bổ sung tromethamine nhằm giúp kéo dài thời gian bảo quản và được coi là một thay đổi nhỏ đối với công thức vaccine”, các nhà khoa học Meedan trao đổi với Reuters qua email.“Tóm lại, công thức mới của vaccine Pfizer với thành phần bổ sung tromethamine là an toàn và đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận. Các chuyên gia y tế tiếp tục khuyến cáo tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho đại đa số người dân vì lợi ích bảo vệ của việc chủng ngừa vượt trội so với những nguy cơ tác dụng phụ tiềm ẩn”, các nhà khoa học cho hay.Khẳng địnhSai một phần. Tromethamine là một chất đệm phổ biến được thêm vào thành phần của các loại vaccine và thuốc. Việc bổ sung tromethamine vào vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech sẽ làm tăng đáng kể thời hạn sử dụng của vaccine.
https://nhandan.vn/thong-tin-pfizer-dua-chat-tromethamine-vao-vaccine-ngua-covid-19-de-ngan-tac-dung-phu-la-vo-can-cu-post674205.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Thông tin sai lệch", "Fake News", "tromethamine", "Vaccine ngừa Covid-19", "Vaccine Pfizer" ] }
Thông tin "TP Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn" hoàn toàn bịa đặt
NDO -Chiều 26/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội chỉ đạo khẩn của Văn phòng Chính phủ về tình hình phòng, chống dịch bệnh và một số giải pháp được áp dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là hoàn toàn bịa đặt.
Thông tin lan truyềnTheo Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh, từ trưa 26/11, trên không gian mạng lan truyền nội dung: “Thông tin khẩn từ Văn phòng Chính phủ (vừa họp xong với Bộ Quốc phòng, mai ra thông báo). TP Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn. Siêu thị sẽ đóng cửa hết; siêu thị chuỗi lớn sẽ ký hợp đồng với quân đội để cung ứng lương thực cho dân...”.Kiểm chứng thông tinTrước thông tin này, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh khẳng định, tình hình dịch bệnh của thành phố vẫn tiếp tục được kiểm soát, mức bao phủ vaccine tăng lên từng ngày. Tính đến ngày 24/11/2021 là 7.890.985 mũi 1 và 6.415.954 mũi 2 vaccine phòng Covid-19 đã tiêm cho người dân thành phố.Hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, TP Hồ Chí Minh đang chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”. Vì vậy, các thông tin lan truyền trên mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt.Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh đề nghị, khuyến cáo người dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ đạo, chủ trương, giải pháp của thành phố; cập nhật, nắm bắt các thông tin từ nguồn chính thống; không chia sẻ, lan truyền các thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch của thành phố.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-tp-ho-chi-minh-vao-tinh-trang-khan-hoan-toan-bia-dat-post675673.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Thông tin TP Hồ Chí Minh vào tình trạng khẩn", "hoàn toàn bịa đặt", "tin giả", "kiểm chứng thông tin" ] }
Cảnh giác với thủ đoạn gọi điện thoại lừa đảo học sinh bị tai nạn
Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, liên tiếp trong những ngày qua, lực lượng công an đã nhận được nhiều phản ánh, yêu cầu xác minh, điều tra hiện tượng một số đối tượng gọi điện thoại báo tin học sinh bị tai nạn chấn thương sọ não đang cấp cứu, yêu cầu người nhà chuyển khoản để lo thủ tục nhập viện, cấp cứu. Nhiều phụ huynh học sinh sau khi nghe những cuộc điện thoại như vậy đã vội vàng chuyển tiền vào tài khoản lạ, để rồi mất số tiền lớn.
Mới đây, một phụ huynh có con học tại Trường Hoàng Diệu (Quận 4), bị một người lạ gọi điện thoại báo tin con họ đã bị tai nạn chấn thương sọ não đang cấp cứu trong bệnh viện, cần tiền để lo thủ tục viện phí, cho nên yêu cầu phụ huynh này chuyển khoản gấp 20 triệu đồng.Tương tự, hai phụ huynh khác có con học ở Trường học Quốc tế Canada, Quận 7; Trường Á Châu, Quận 10, cũng bất ngờ nhận được cuộc gọi với nội dung tương tự để “giúp” con họ qua cơn nguy kịch. Hai trong số ba phụ huynh nêu trên vì quá lo cho con mà không chút nghi ngờ, xác minh các thông tin mà “người lạ” yêu cầu, cho nên đã chuyển tiền vào tài khoản mà người lạ gửi cho, trong đó, một người đã chuyển tổng cộng số tiền lên đến 200 triệu đồng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo nêu trên là gọi điện thoại cho phụ huynh học sinh, tự xưng là giáo viên bộ môn, nói rằng con họ trong quá trình học tại trường bị tai nạn phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, đồng thời yêu cầu phụ huynh chuyển ngay hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng để mổ gấp cho con. Thậm chí, để tăng độ tin cậy, đối tượng này còn chuyển máy cho phụ huynh gặp bác sĩ trưởng khoa hoặc trưởng ê-kíp mổ nói chuyện, giải thích tình hình. Sau khi cúp máy, các đối tượng sẽ liên tục nhắn tin, thúc giục khiến không ít phụ huynh “thần hồn nát thần tính” và chuyển khoản ngay cho đối tượng theo yêu cầu.Công an thành phố yêu cầu các cơ sở giáo dục phải thận trọng khi tiếp nhận thông tin, đồng thời khuyến cáo phụ huynh trực tiếp liên hệ giáo viên chủ nhiệm, hoặc nhà trường nếu nhận được những cuộc gọi điện báo tin con mình bị tai nạn, nhằm nắm tin chính xác để phối hợp xử lý hiệu quả, tránh bị các đối tượng lợi dụng lừa đảo tài sản.Tin liên quanNhiều phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh bị lừa có con cấp cứu tại Bệnh viện Chợ RẫyTrước thực trạng lừa đảo vừa nêu, có thể thấy, nhiều phụ huynh vì quá lo lắng cho con em mình cho nên khi nhận được những thông tin từ các đối tượng lừa đảo đã mất bình tĩnh và xử lý “ngược quy trình”, dẫn đến việc mất tiền cho kẻ xấu. Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi nhận thông tin về việc người thân, con em bị tai nạn, thay vì bình tĩnh liên hệ với trường học nơi con em đang học để kiểm tra, kiểm chứng thông tin, thì nhiều phụ huynh đã vội vàng chuyển khoản rồi mới kiểm chứng thông tin. Sau khi liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường, biết con mình vẫn đang an toàn thì liên lạc lại với số điện thoại đã gọi tới thì “người lạ” đã biến mất cùng với toàn bộ số tiền đã chuyển khoản.Liên quan thực trạng này, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Tấn Minh cho biết, việc kết nối, quản lý học sinh giữa nhà trường và phụ huynh được thực hiện rất chặt chẽ, công khai. Kênh thông tin liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh được thường xuyên thực hiện cho nên khi có bất cứ phát sinh nào thì đây là một trong những kênh thông tin đầu tiên để hai bên kết nối.Khi nhận được các cuộc gọi có nội dung liên quan đến con em mình, phụ huynh cần liên lạc trực tiếp hoặc gọi điện cho giáo viên và nhà trường để xác minh, kiểm chứng. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đang phối hợp Công an thành phố để giải quyết, ngăn chặn hành vi này. Theo tìm hiểu, sau những sự việc liên quan vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn đã gửi các thông điệp đến các phụ huynh về việc giữ các mối kết nối, liên hệ vốn đã được thực hiện thời gian qua để các phụ huynh nâng cao cảnh giác đối với thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng.Khi bị lừa đảo hoặc phát hiện người có biểu hiện nghi vấn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần liên hệ ngay với cơ quan công an nơi gần nhất, hoặc liên hệ trực ban Công an Thành phố Hồ Chí Minh qua số điện thoại 069.3187.344, trực ban Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) qua số điện thoại 069.3187.200 để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, xử lý.
https://nhandan.vn/post-742950.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Người lạ", "lừa đảo", "gọi điện thoại lừa đảo học sinh bị tai nạn", "Công an Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Đại học Harvard khẳng định thư đuổi học xuất hiện trên Twitter là bịa đặt
NDO -Hàng chục nghìn người dùng mạng xã hội Twitter đã chia sẻ bức thư giả danh Đại học Harvard (Mỹ) đuổi học sinh viên.
Bức thư được gửi từ một tài khoản thư điện tử giả danh Văn phòng Giáo dục đại học của trường nội trú thuộc Đại học Harvard (bang Massachusetts, Mỹ).Bức thư nêu trên bắt đầu xuất hiện trên Twitter vào ngày 11/8 và nhận được 17.500 lượt thích. Nhiều tài khoản khác cũng chia sẻ hình ảnh của thư điện tử này và thu hút hàng chục nghìn lượt thích.Kiểm chứng thông tinMột số người dùng mạng xã hội cho rằng đây là thư giả mạo và có một số lý do để hoài nghi về tính xác thực của nó.Đội ngũ Fact Check của hãng Reuters đã kiểm chứng các thông tin liên quan.Thứ nhất, bức thư được bắt đầu với dòng chữ “Dear student”, thay vì ghi tên cụ thể của sinh viên. Đây là cách mở đầu không thường gặp trong thư thông báo nội dung quan trọng như thư buộc thôi học.Thứ hai, trong thư có nhiều cụm từ không thông dụng trong tiếng Anh bản xứ, như “terminated from Harvard”, “speculating your social media accounts” và “transmit a good reputation”.Đại học Harvard đã chính thức xác nhận đây là thư giả. Người phát ngôn Đại học Harvard Rachael Dane cho biết trong một thư điện tử: “Đây không phải là thông báo của Văn phòng Tuyển sinh và Hỗ trợ tài chính của Harvard hoặc Văn phòng Giáo dục Đại học”. Cả hai văn phòng đều không gửi “thông báo bịa đặt” này.Đây không phải lần đầy tiên thư giả danh Đại học Harvard xuất hiện trên internet. Thư mạo danh trường đại học nổi tiếng này từ chối tiếp nhận sinh viên từng được lan truyền trên internet vào năm 2015 nhưng đã nhanh chóng bị phát hiện.Khẳng địnhĐại học Harvard xác nhận với Reuters rằng, bức thư công khai đuổi sinh viên do hoạt động của sinh viên này trên mạng xã hội là bịa đặt.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/dai-hoc-harvard-khang-dinh-thu-duoi-hoc-xuat-hien-tren-twitter-la-bia-dat-post659780.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "thư giả", "thư giả danh Đại học Harvard" ] }
Xử phạt người đăng tin sai sự thật về dịch Covid-19
NDO -Chiều 14/8, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với ông T.V.N (sinh năm 1989, ngụ TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), về hành vi “cung cấp thông tin sai sự thật” theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ngày 3/2/2020 của Chính phủ.
Thông tin lan truyềnTheo Công an tỉnh Lâm Đồng, ngày 21/7, trên mạng xã hội xuất hiện một video (khoảng 3 phút), ghi hình ảnh “một người tự xưng là cán bộ Ủy ban nhân dân TP Bảo Lộc hướng dẫn quy định và chi phí cách ly y tế cho người dân” tại chốt kiểm soát dịch đèo Chuối (địa bàn huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), được gán ghép với thông tin cho rằng: “Xuất hiện “cò” cách ly tập trung đối với người dân từ TP Hồ Chí Minh về tỉnh Lâm Đồng với giá cả đắt đỏ” khiến nhiều người bức xúc, phẫn nộ.Khẳng địnhQua xác minh của lực lượng an ninh mạng và cơ quan chức năng, người xuất hiện trong video là ông Đặng Ngọc Hải, lái xe của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân TP Bảo Lộc.Khoảng từ 16 giờ đến 20 giờ, ngày 20/7, sáu người có hộ khẩu huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), đi xe máy từ TP Hồ Chí Minh về Lâm Đồng, khi đến chốt kiểm soát dịch trên, được nhân viên y tế hướng dẫn về quy định cách ly y tế. Thời điểm đó, tỉnh Lâm Đồng quy định, tất cả các trường hợp về từ vùng phong tỏa, vùng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, phải thực hiện cách ly 21 ngày tại cơ sở cách ly tập trung, hoặc các cơ sở lưu trú có trả phí.Vì số lượng công dân về đông, nên việc tư vấn của đội ngũ y tế quá tải. Dù không được giao nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích thông tin, nhưng ông Hải đã hỗ trợ lực lượng y tế để làm rõ thêm về quy định cách ly y tế cho người dân.Ủy ban nhân dân TP Bảo Lộc xác nhận, quá trình hướng dẫn của ông Hải là đúng quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương. Tuy nhiên, video trên chỉ ghi hình một phần, không phản ánh đầy đủ toàn bộ quá trình diễn biến vụ việc, nên không bảo đảm sự khách quan, toàn vẹn.Cơ quan chức năng xác định, người ghi hình sự việc trên là ông N.Đ.H.P (sinh năm 1993, ngụ huyện Bảo Lâm; trong nhóm sáu người từ TP Hồ Chí Minh về chốt kiểm soát dịch đèo Chuối nêu trên). Ông N.Đ.H.P gửi đoạn video cho Fanpage “Người Lâm Đồng” (do ông T.V.N quản trị), với mục đích “thông báo” đến mọi người ở các tỉnh về Lâm Đồng biết, cân nhắc kỹ, tránh việc quay đầu sẽ vất vả.Sau đó, ông N.Đ.H.P thay đổi ý kiến, không đồng ý đăng tải các nội dung và video lên trang “Người Lâm Đồng”. Tuy nhiên, ông T.V.N (quản trị Fanpage “Người Lâm Đồng”) đã tự ý đăng tải video và đã bị tán phát trên không gian mạng với nội dung cho rằng “xuất hiện “cò” cách ly Covid”. Nội dung trên là sai sự thật, gây hoang mang dư luận. Sau đó, ông T.V.N đã xóa bài viết và đăng tải đính chính thông tin.Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệu tập ông T.V.N đến làm việc, lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi: “Cung cấp thông tin sai sự thật” theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/xu-phat-nguoi-dang-tin-sai-su-that-ve-dich-covid-19-post659849.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "đăng tin sai sự thật", "Covid-19", "Lâm Đồng", "Fact Check" ] }
Câu chuyện về 27 phi công Mỹ từ chức vì yêu cầu phải tiêm vaccine Covid-19 là từ website tin giả
NDO -Một câu chuyện về việc 27 phi công của Không quân Mỹ xin từ chức sau khi bị bắt buộc phải tiêm vaccine Covid-19 đang gây xôn xao trên mạng. Tuy nhiên, câu chuyện này là vô căn cứ và bắt nguồn từ một website có lịch sử xuất bản những bài báo sai sự thật từng bị phanh phui trong quá khứ.
Thông tin lan truyềnMột bài báo trên trang Real Raw News thông tin rằng, 12 phi công thuộc Không đoàn chiến đấu số 1 tại Căn cứ Liên hợp Langley-Eustis, bang Virginia đã từ chức ngày 27/8. Tuyên bố này được chia sẻ trong 1 video phổ biến trên mạng.Cũng theo bài báo, 15 phi công thuộc Không đoàn ném bom số 2 tại Căn cứ Không quân Barksdale ở bang Louisiana cũng đã từ chức vì lý do tương tự. Tuy nhiên,Reuterskhông tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc trên.Kiểm chứng thông tin* Real Raw News là một trang web có lịch sử xuất bản các bài báo gây hiểu lầm hoặc sai sự thật về các nhân vật nổi tiếng của công chúng, bao gồm cả những câu chuyện về quân đội Mỹ. Nhiều thông tin đăng tải sai sự thật của họ đã từng bịReuterslật tẩy trong quá khứ.* Trả lờiReutersqua email ngày 10/9, Căn cứ Liên hợp Langley-Eustis đã xác nhận rằng, cáo buộc liên quan đến 12 phi công của họ là không đúng sự thật. “Cho đến nay, không có phi công nào thuộc Không đoàn chiến đấu số 1 từ chức do mệnh lệnh phải tiêm vaccine Covid-19,” sĩ quan phụ trách các vấn đề công của Căn cứ cho biết.Người phát ngôn của Căn cứ Không quân Barksdale cũng nói vớiReutersrằng, câu chuyện về 15 phi công của họ là “thông tin sai lệch” và “hoàn toàn sai sự thật”, đồng thời cho hay “không có tối hậu thư nào được đưa ra và không có phi công nào nộp đơn từ chức.”Trong khi đó, Bộ Quốc phòng và Không quân Mỹ không đưa ra bình luận nào về những cáo buộc trên.* Trước đó, ngày 25/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin đã ban hành bản ghi nhớ bắt buộc tất cả quân nhân Mỹ phải tiêm vaccine ngừa Covid-19.Ngày 3/9, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall cũng yêu cầu tiêm đủ liều vaccine Covid-19 cho lực lượng phi công và vệ binh lần lượt trước ngày 2/11 và 2/12.Khẳng địnhCáo buộc của Real Raw News là sai sự thật. Không có bằng chứng đáng tin cậy nào chứng minh cho câu chuyện 27 phi công của Không quân Hoa Kỳ từ chức vì mệnh lệnh phải tiêm vaccine Covid-19; nhất là khi câu chuyện này lại bắt nguồn từ một trang web đã nhiều lần chia sẻ những thông tin sai lệch trong quá khứ.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/cau-chuyen-ve-27-phi-cong-my-tu-chuc-vi-yeu-cau-phai-tiem-vaccine-covid-19-la-tu-website-tin-gia-post664441.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "27 phi công Mỹ từ chức", "Real Raw News", "Căn cứ Liên hợp Langley-Eustis", "Căn cứ Không quân Barksdale" ] }
Thông tin "ngân sách Trung ương gần như không còn" là không chính xác
Ngày 17/9, Bộ Tài chính phát đi thông tin báo chí về ngân sách nhà nước. Theo đó, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét dự thảo Nghị quyết của UBTVQH ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Thông tin lan truyềnTrước đó, đã có luồng thông tin không chính xác: "Ngân sách rất khó khăn, ngân sách Trung ương gần như không còn, hiện chỉ chờ vào nguồn tiết kiệm chi và khoảng 14.620 tỷ đồng đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh dự toán thì mới chi được".Nội dung thông tin này làm độc giả hiểu sai tình hình ngân sách nhà nước.Kiểm chứngVì vậy, Bộ Tài chính đính chính như sau, tại cuộc họp UBTVQH ngày 16/9 bàn về việc ban hành chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, hiện nay 17.500 tỷ đồng ngân sách dự phòng Trung ương đã chi hết, trong khi nhu cầu chi cho công tác phòng, chống dịch đối với các lực lượng tham gia phòng chống dịch là rất lớn.Do đó, Chính phủ đã trình UBTVQH cho phép chuyển nguồn 14.620 tỷ đồng tiết kiệm chi thường xuyên điều chỉnh vào dự phòng ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí thông tin lại đúng nội dung để bạn đọc, người dân hiểu rõ.
https://nhandan.vn/thong-tin-ngan-sach-trung-uong-gan-nhu-khong-con-la-khong-chinh-xac-post665455.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Nguồn dự phòng ngân sách Trung ương", "phòng chống dịch Covid-19" ] }
Xử phạt một trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
NDO -Ngày 16/6, một lãnh đạo Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa ra quyết định xử phạt đối với N.C.C 30 tuổi, trú tại thôn 4, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo, về hành vi lợi dụng mạng xã hội cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
Thông tin lan truyềnC sử dụng tài khoản tiktok cá nhân đăng tải nhiều video không đúng sự thật vềvụ tấn côngvào 2 trụ sở Ủy ban nhân dân xã tại huyện Cư Kuin,tỉnh Đắk Lắkvới các tiêu đề câu like như “Cận cảnh Bộ Công an đã điều chiến đấu cơ Su30 đến Đắk Lắk để tiêu diệt bọn khủng bố”, danh sách danh tính các đối tượng… làm nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng.Kiểm chứng thông tinQua kiểm chứng, những hình ảnh, video trên là hình ảnh của buổi diễn tập tháng 4/2023.Tại cơ quan công an, C thừa nhận do sự thiếu hiểu biết, ham like, follow, nên C đã lấy video máy bay quân sự và các hình ảnh không rõ nguồn gốc trên mạng, viết caption và đăng tải.Công an huyện Ea H’leo đã ra quyết định xử phạt C 5 triệu đồng về hành vi vi phạm quy định tại điểm d, Khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 3/2/2020 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử.Lực lượng chức năng cũng yêu cầu C gỡ bỏ nội dung vi phạm và cam kết không tái phạm.Qua sự việc này, công dân trên địa bàn huyện cần cẩn trọng đối với các nguồn thông tin trên mạng Internet. Chỉ tiếp nhận những thông tin chính thống do các cơ quan chức năng thông báo. Tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ, bình luận những thông tin bịa đặt, không chính xác, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoảng loạn, thù địch, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
https://nhandan.vn/xu-phat-mot-truong-hop-dang-tai-thong-tin-sai-su-that-tren-mang-xa-hoi-ve-vu-tan-cong-tru-so-xa-o-dak-lak-post758023.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Công an huyện Ea H’leo", "tỉnh Đắk Lắk", "quyết định xử phạt", "mạng xã hội", "cung cấp", "chia sẻ thông tin bịa đặt", "gây hoang mang", "tiktok", "Nghị định số 15/2020/NĐ-CP", "vụ tấn công", "Ủy ban nhân dân xã" ] }
Bác thông tin chuyến bay từ Nhật Bản về phải quay đầu vì bị từ chối nhập cảnh
NDO -Ngày 19/2, Cục Hàng không Việt Nam đã bác thông tin chuyến bay từ Nhật Bản đến Việt Nam tối 17/2 phải quay trở lại điểm xuất phát vì bị từ chối nhập cảnh.
Thông tin lan truyềnTối muộn 17/2, do thời tiết xấu, sương mù dày đặc, nhiều chuyến bay đến các cảng hàng không phía bắc không thể hạ cánh. Tại sân bay Nội Bài, một chuyến bay chở khách từ Narita (Nhật Bản) đã phải chuyển hướng hạ cánh tại Tân Sơn Nhất.Tuy nhiên, đã có một số thông tin nêu ý kiến của hành khách trên chuyến bay về việc máy bay phải quay về Nhật Bản vì bị từ chối nhập cảnh.Kiểm chứng thông tinĐại diện Cục Hàng không Việt Nam lý giải, chuyến bay trên do hãng hàng không All Nippon Airways (viết tắt là ANA) của Nhật Bản triển khai, hãng lập kế hoạch bay đến Nội Bài với sân bay dự bị là Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng.Tuy nhiên, việc lựa chọn chuyển hướng hạ cánh tại sân bay dự bị nào hoàn toàn do tổ bay quyết định sau khi được kiểm soát viên không lưu tư vấn và điều hành chuyến bay.Tại sân bay Đà Nẵng tối 17/2, đã có nhiều tàu bay chuyển hướng hạ cánh nên sân bay này không tiếp thu thêm chuyến bay, vì thế, tàu bay của ANA phải bay về hạ cánh tại Tân Sơn Nhất.Tuy nhiên, do công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất không nhận được đề nghị của hãng hàng không về việc xin nhập cảnh, hãng hàng không sau đó đã quyết định chở hành khách quay trở lại sân bay Narita.
https://nhandan.vn/bac-thong-tin-chuyen-bay-tu-nhat-ban-ve-phai-quay-dau-vi-bi-tu-choi-nhap-canh-post686290.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "All Nippon Airways", "ANA" ] }
Đại học Quốc gia Hà Nội không tổ chức ôn luyện thi đánh giá năng lực dưới mọi hình thức
NDO -Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ra thông báo khẩn khẳng định, không tổ chức ôn luyện thi đánh giá năng lực dưới mọi hình thức và không thu tiền hay nhờ bất cứ ai can thiệp vào hệ thống khaothi.vnu.edu.vn để sửa thông tin lỗi đăng ký của thí sinh.
Thông tin lan truyềnTrên mạng xã hội xuất hiện một số nhóm sử dụng logo của Đại học Quốc gia Hà Nội, để tổ chức ôn thi và môi giới sửa chữa thông tin lỗi của thí sinh khi đăng ký thi đánh giá năng lực.Kiểm chứngNgày 10/1, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội ra thông báo khẩn khẳng định:1. Trung tâm không thu tiền hay nhờ bất cứ ai can thiệp được vào hệ thống khaothi.vnu.edu.vn để sửa thông tin lỗi đăng ký của thí sinh. Thí sinh tuyệt đối không liên hệ trợ giúp với các đối tượng khác về kỳ thi đánh giá năng lực (HSA).2. Thí sinh có thể sửa lỗi đăng ký sau khi mọi hoạt động của cổng đăng ký ổn định hoặc sửa thông tin sai khi đến phòng thi. Tuyệt đối không nhờ qua đối tượng trung gian lừa đảo làm việc này.3. Thí sinh có thể mở tài khoản tại khaothi.vnu.edu.vn bất kỳ thời gian nào, không nhất thiết phải làm ngay trong ngày 10/1 hay ngày 11/1. Thí sinh có thể lập tài khoản từ ngày 10/1 đến ngày thi đầu tiên (dự kiến cuối tháng 2/2022).4. Trường hợp liên hệ với Trung tâm gặp khó khăn, thí sinh hãy kiên nhẫn chờ 1 thời gian để cán bộ Trung tâm hỗ trợ qua messenger, email, điện thoại. Tuyệt đối không nhờ các nhóm luyện thi giả danh. Trung tâm đã thông báo cho công an về việc giả danh lừa đảo trên.5. Trung tâm không tổ chức ôn luyện thi đánh giá năng lực dưới mọi hình thức.Khẳng địnhViệc một số nhóm sử dụng logo của Đại học Quốc gia Hà Nội đưa thông tin cung cấp dịch vụ ôn thi đánh giá năng lực và môi giới sửa chữa thông tin lỗi của thí sinh khi đăng ký thi đánh giá năng lực là sai sự thật, là hành vi giả danh Đại học Quốc gia.Đại học Quốc gia Hà Nội không tổ chức ôn luyện thi đánh giá năng lực dưới mọi hình thức và không thu tiền hay nhờ bất cứ ai can thiệp vào hệ thống khaothi.vnu.edu.vn để sửa thông tin lỗi đăng ký của thí sinh.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-khong-to-chuc-on-luyen-thi-danh-gia-nang-luc-duoi-moi-hinh-thuc-post682003.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Đại học Quốc gia Hà Nội", "không tổ chức ôn luyện thi", "thông báo khẩn" ] }
Công an TP Hồ Chí Minh xử lý cá nhân đăng tin giả về SCB
NDO -Công an Công an Thành phố Hồ Chí Minh vừa xử lý một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng hoạt động bình thường của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Thông tin lan truyềnNgày 11/10, Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Công an quận 12 làm việc với N.T.M.H (sinh năm 1981, ngụ tại phường Tân Thới Hiệp, quận 12) về hành vi sử dụng tài khoản facebook cá nhân (có tên “M…M…”) để đăng tải bài viết có nội dung kêu gọi người dân rút tiền tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), tạo tâm lý bất an đối với những người gửi tiền tại ngân hàng này, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố.Kiểm chứngTại Cơ quan Công an, bà H. đã thừa nhận hành vi soạn thảo, đăng tải thông tin trên là sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng. Bà H. đã tự xóa bỏ các thông tin trên và cam kết không tái phạm. Công an Thành phố tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.Khẳng địnhCông an Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự; những ai vi phạm đều bị xử lý theo quy định pháp luật.Chủ đề: Bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền tại SCBCông an TP Hồ Chí Minh xử lý cá nhân đăng tin giả về SCBNghệ An: Triệu tập đối tượng đăng thông tin sai sự thật về hoạt động ngân hàngBộ Tài chính tích cực giám sát, bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư
https://nhandan.vn/cong-an-tp-ho-chi-minh-xu-ly-ca-nhan-dang-tin-gia-ve-scb-post719560.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "Công an TP Hồ Chí Minh", "xử lý cá nhân", "đăng tin giả", "sai sự thật", "Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)" ] }
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 bằng hình thức tự luận là tin giả
NDO -Sáng 11/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 này là không chính xác, vì vậy, cộng đồng mạng cần cảnh giác.
Thông tin về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 đang lan truyền trên nhiều trang fanpage như: "2K4 chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2022", "2K5 Đấu trường học tập"…với nội dung cho rằng: "Đề xuất kỳ thi THPT quay về tự luận như trước";  đề xuất quay lại thi tự luận; đề xuất đưa tác phẩm văn học ngoài chương trình vào thi; năm sau đề khó, thi trên máy tính; các trường đại học đồng loạt thi riêng"…Mặc dù đây là những thông tin chưa được kiểm chứng và không có căn cứ trôi nổi trên mạng xã hội, tuy nhiên đã có rất nhiều lượt like, share, bình luận… gây hoang mang cho học sinh, phụ huynh…Khẳng địnhBộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những nội dung này là không chính xác, vì vậy, cộng đồng mạng cần cảnh giác. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo tới các bộ phận chức năng để giải quyết.
https://nhandan.vn/thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-nam-2022-bang-hinh-thuc-tu-luan-la-tin-gia-post659304.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "tin giả", "fake news", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông" ] }
Bộ Công an hướng dẫn kỹ năng phân biệt fake news
NDO -NDĐT- Hiện nay, trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều trang mạng, tài khoản đăng tải thông tin giả (fake news). Trước tình hình này, Bộ Công an đã có khuyến cáo và hướng dẫn người dân kỹ năng để nhận biết thông tin sai sự thật trên không gian mạng.
Thời gian gần đây, lợi dụng tình hình của dịch bệnh Covid-19, các đối tượng xấu đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh. Do đó, Bộ Công an khuyến cáo khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.Cụ thể, người dân cần kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Đồng thời, kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang.Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh). Người dân nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng xã hội chính thống và các trang giả mạo.Bên cạnh đó, người dân cũng cần kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi. Tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.Người dân cần lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội, nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của thông tin.Trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.Ngoài ra, Bộ Công an cũng khuyến khích người dân đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống; đồng thời đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.
https://nhandan.vn/bo-cong-an-huong-dan-ky-nang-phan-biet-fake-news-post455983.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [] }
Thông tin Hà Nội sẵn sàng dạy trực tuyến do Covid-19 không phải là phát ngôn của Sở
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, các Phòng Giáo dục, nhà trường cần thận trọng khi phát ngôn, chia sẻ thông tin về dịch bệnh, tránh gây hiểu lầm, hoang mang trong phụ huynh, học sinh.
Thông tin lan truyền:Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin “Hà Nội sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến khi có học sinh mắcCovid-19” gây hiểu lầm, hoang mang, lo lắng cho nhiều phụ huynh, học sinh.Kiểm chứng:Ngày 12/4, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định thông tin “Hà Nội sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến khi có học sinh mắc Covid-19” xuất hiện trên mạng xã hội trong những ngày gần đây không phải là phát ngôn của Sở.Ông Trần Thế Cương cho biết, bên cạnh công tác dạy và học, việc phòng, chống dịch bệnh, trong đó có dịch Covid-19 vẫn được toàn ngành Giáo dục thủ đô duy trì nghiêm túc từ đầu năm học 2022-2023 đến nay.Các Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cần thận trọng khi phát ngôn, chia sẻ những thông tin về dịch bệnh khi chưa có căn cứ của cơ quan chuyên môn, tránh gây hiểu lầm, hoang mang trong phụ huynh và học sinh.Ghi nhận tại một số trường học trên địa bàn, số lượng học sinh nghỉ học do sốt, cảm cúm nhiều hơn so thời điểm cuối tháng 3.Tuy nhiên trong số đó, những học sinh bị mắc Covid-19 chiếm số lượng ít, việc dạy học tại các trường vẫn diễn ra bình thường. Chưa có trường hợp nào cả lớp phải nghỉ do có học sinh mắc Covid-19 cũng như chưa xuất hiện ổ dịch tại trường học.Thời điểm này là những tuần cuối cùng của năm học 2022-2023, học sinh toàn thành phố chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra cuối năm học, trong đó, học sinh lớp 9, lớp 12 đang tập trung ôn thi cho kỳ thi chuyển cấp, tốt nghiệp.Thông tin không chính xác trên đã gây hoang mang, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của phụ huynh và học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, dù số ca mắc mới Covid-19 trên địa bàn trong những ngày gần đây có dấu hiệu gia tăng song vẫn đang được kiểm soát tốt, chưa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng mới.Trong tháng 3, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố ghi nhận 8-10 ca. Từ đầu tháng 4 đến nay, mỗi ngày thành phố ghi nhận từ 20-40 ca. Riêng ngày 10/4, Hà Nội ghi nhận 64 ca tại 8/30 quận, huyện, thị xã.Tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), trong những ngày gần đây bệnh nhân mắc Covid-19 tăng mạnh.Trong thời gian tháng 3 bệnh viện chỉ ghi nhận 25 bệnh nhân, tuy nhiên trong 10 ngày đầu tháng 4 đã ghi nhận khoảng 75 bệnh nhân.Hiện tại số bệnh nhân mắc Covid-19 nhập viện điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn tăng lên nhanh. Trong tháng 3, bệnh viện chỉ ghi nhận 1-2 bệnh nhân phải nhập viện, nhưng hiện tại đã có khoảng 10 bệnh nhân.Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết số ca mắc Covid-19 gia tăng trong những ngày gần đây do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus phát triển, trong đó có virus SARS-CoV-2.Tuy nhiên, hiện dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố vẫn đang được kiểm soát tốt và chưa ghi nhận sự xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.Đa phần ca mắc đều có biểu hiện nhẹ và được chỉ định điều trị tại nhà. Những trường hợp phải nhập viện đều là người cao tuổi, có bệnh nền.Theo khuyến cáo của ngành Y tế, để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, luôn giữ khoảng cách khi đến nơi đông người và tiêm vaccine phòng Covid-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Khi có triệu chứng nghi ngờ, người dân cần chủ động tự cách ly tại nhà để phòng lây nhiễm cho những người chung quanh.
https://nhandan.vn/thong-tin-ha-noi-san-sang-day-truc-tuyen-do-covid-19-khong-phai-la-phat-ngon-cua-so-post747414.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "dịch Covid-19", "số ca nhiễm tăng", "tiêm phòng", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. dạy trực tuyến" ] }
Thông tin sai lệch về đậu mùa khỉ tiếp tục lan truyền trên mạng xã hội
NDO -Nhiều bài đăng trên mạng xã hội Instagram giữa tháng 10/2022 đã lặp lại thông tin sai lệch rằng bệnh đậu mùa khỉ chỉ có thể lây nhiễm thông qua con đường quan hệ tình dục giữa nam giới.
Thông tin lan truyềnNhiều bài đăng trên Instagram giữa tháng 10/2022 đã lặp lại thông tin bệnh đậu mùa khỉ chỉ có thể lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục giữa nam giới.Một số bài đăng đã lan truyền thông tin nêu trên và nhắc đến các trường hợp dương tính với bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em và một trường hợp được xác nhận là lây truyền virus đậu mùa khỉ từ người sang chó.Một bài đăng như vậy thu hút ít nhất 37 nghìn lượt xem.Kiểm chứngTrong bài kiểm chứng thông tin đăng tháng 5/2022, hãng tin Reuters khẳng định bệnh đậu mùa khỉ - bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra - không phải là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc bệnh mà chỉ có thể lây lan giữa nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Đậu mùa khỉ có thể lây lan thông qua giọt bắn hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm virus đậu mùa khỉ cũng như thông qua vật bị nhiễm virus.Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, dù phần lớn ca mắc đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát gần đây là người đồng tính, người lưỡng tính và nam giới có quan hệ tình dục đồng giới nhưng bất cứ ai tiếp xúc gần với người mắc đậu mùa khỉ cũng có thể bị lây bệnh.Thông tin cho rằng đậu mùa khỉ đã "biến mất" hoặc "tất cả các tin tức về đậu mùa khỉ đã bất ngờ dừng lại" đều không đúng sự thật.Tuy nhiên, sự thật là số ca mắc mới tại Mỹ đang trên đà giảm khi chính quyền của ông Joe Biden đẩy mạnh các nỗ lực xét nghiệm và tiêm vaccine ngừa đậu mùa khỉ.Theo CDC, số ca mắc tại Mỹ đã lập đỉnh từ tháng 7 đến tháng 8/2022. Tính đến ngày 19/10, Mỹ đã ghi nhận hơn 27 nghìn ca mắc.Kết luậnBệnh đậu khỉ không chỉ lây lan thông qua quan hệ tình dục giữa nam giới. Virus gây bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc gần với người bị mắc bệnh, các giọt bắn và vật bị nhiễm virus.
https://nhandan.vn/thong-tin-sai-lech-ve-dau-mua-khi-tiep-tuc-lan-truyen-tren-mang-xa-hoi-post721271.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:51", "tags": [ "đậu mùa khỉ", "thông tin sai lệch", "con đường lây lan", "quan hệ tình dục giữa nam giới", "người đồng tính" ] }
Tổng cục Thuế thông báo về việc giả mạo ứng dụng ngành Thuế
NDO -Hiện nay, có hiện tượng một số đối tượnggiả danh cán bộ thuếcung cấp đường dẫn và hướng dẫn người nộp thuế cài đặt các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế nhằm lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản. Để tránh tình trạng trên, Tổng cục Thuế thông báo cho người nộp thuế danh sách ứng dụng chính thống và các thông tin liên lạc cần thiết.
Thứ nhất,ứng dụng do Tổng cục Thuế được cung cấp tại các địa chỉ sau:Ứng dụngHỗ trợ Kê khai thuếđược cung cấp tại Cổng thông tin điện tử của ngành thuế với địa chỉhttps://www.gdt.gov.vn; Cổng Dịch vụ thuế điện tử tại địa chỉ:https://thuedientu.gdt.gov.vn.Ứng dụng đọc hồ sơ thuế XML (iTaxviewer) được cung cấp tại Cổng dịch vụ thuế điện tử tại địa chỉ:https://thuedientu.gdt.gov.vn.Ứng dụngeTax Mobileđược cung cấp tạiGoogle Play(đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android) vàAppleStore(đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS).Bộ càieSignerđược cung cấp tại Cổng Dịch vụ thuế điện tử với địa chỉ:https://thuedientu.gdt.gov.vn.Bộ càiPlugin Hóa đơn điện tửđược cung cấp tại Cổng thông tin Hóa đơn điện tử với địa chỉ:https://hoadondientu.gdt.gov.vn/Ứng dụngTra cứu hóa đơnđược cung cấp tại tạiGoogle Play(đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android) vàAppleStore(đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS).Thứ hai,địa chỉ email và số điện thoại hỗ trợ Người nộp thuế tại Tổng cục Thuế:Nhóm hỗ trợ hướng dẫn sử dụng dịch vụ thuế điện tử thông qua: emailnhomhttdt@gdt.gov.vn, điện thoại 024.37689679, số máy lẻ 2180.Nhóm hỗ trợ hướng dẫn sử dụng về dịch vụ hóa đơn điện tử thông qua: emailnhomhotrohddt@gdt.gov.vn, điện thoại 024.73055999.Thứ ba, cáchtải, cài đặt, sử dụng ứng dụng:Người nộp thuế truy cập và tải ứng dụng của Tổng cục Thuế quaGoogle PlayhoặcAppleStorevà các trang Website của Tổng cục Thuế (danh sách đã nêu tại mục 1).Khi có nhu cầu hỗ trợ các ứng dụng của ngành thuế, Người nộp thuế gửi yêu cầu qua email hoặc gọi điện tới các số điện thoại (danh sách tại mục 2 hoặc trên các trang Website của cơ quan thuế địa phương). Cán bộ hỗ trợ sẽ trả lời cũng bằng các địa chỉ email và điện thoại nêu trên. Để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cho Người nộp thuế, cán bộ hỗ trợ của cơ quan thuế không truy cập trực tiếp vào máy tính hay điện thoại của Người nộp thuế.Người nộp thuế tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của cơ quan thuế cho máy tính/điện thoại thông minh qua các đường dẫn không phải do Tổng cục Thuế cung cấp; không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính/điện thoại của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế.Người nộp thuế tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của cơ quan thuế cho máy tính/điện thoại thông minh qua các đường dẫn không phải do Tổng cục Thuế cung cấp; không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính/điện thoại của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế.Tin liên quanCảnh báo cài ứng dụng giả mạo từ đối tượng giả danh công chức ngành thuếTin liên quan[Infographic] 20 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoạiTin liên quanMột số hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại (Phần 2)
https://nhandan.vn/tong-cuc-thue-thong-bao-ve-viec-gia-mao-ung-dung-nganh-thue-post747305.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Tổng Cục thuế", "Etax mobile", "Google Play", "Người nộp thuế", "IOS", "Máy lẻ", "Cơ quan thuế", "Cổng thông tin", "Hóa đơn", "giả mạo", "ứng dụng giả mạo" ] }
Hàm lượng benzyl alcohol trong liều tiêm vitamin K bảo đảm an toàn
NDO -Theo các chuyên gia, thành phần benzyl alcohol có trong liều tiêm vitamin K giúp bảo quản, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Với hàm lượng rất nhỏ, nó hoàn toàn an toàn chứ không hề gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh như thông tin được chia sẻ trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Thông tin lan truyềnMột tài khoản Instagram mới đây đăng bài viết cho rằngliều tiêm vitamin Knguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì một trong các thành phần của nó là benzyl alcohol.“Chất bảo quản chính trong mũi tiêm vitamin K là benzoyl alcohol, vốn được coi là độc hại đối với trẻ sơ sinh,” một slide trong bài đăng thông tin, trong đó viết sai chính tả từ ‘benzyl’.“Nó cũng là chất ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS). Điều này dẫn đến giảm nỗ lực hô hấp, nhịp tim và độ bão hòa oxy. Thuốc ức chế thần kinh trung ương cũng gây buồn ngủ và giảm cảm giác thèm ăn”, bài viết cho biết.Kiểm chứngCác chuyên gia khẳng định, thông tin trong bài đăng gây hiểu sai về độ an toàn của liều tiêm vitamin K và đánh giá không chính xác về một biện pháp quan trọng được sử dụng để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh như xuất huyết não, viêm màng não ở trẻ sơ sinh.Tiến sĩ Andrew Bernstein, bác sĩ chuyên khoa nhi và người phát ngôn của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết: “Trẻ sơ sinh có lượng vitamin K rất nhỏ trong cơ thể, và sữa mẹ hoặc sữa công thức không chứa đủ vitamin K để tăng hàm lượng này cho trẻ. Nếu không có vitamin K, trẻ sơ sinh có thể mắc xuất huyết vào trong ruột hoặc não, nghiêm trọng đến mức đủ để dẫn đến tử vong”.Tin liên quanYêu cầu tiêm đầy đủ vitamin K cho trẻ sơ sinhTheo Tiến sĩ Bernstein, thành phần benzyl alcohol được sử dụng trong liều tiêm vitamin K để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, và hàm lượng của nó bảo đảm an toàn. “Cần một hàm lượng benzyl alcohol cao gấp khoảng 100 lần so với hàm lượng trong liều tiêm hiện tại để gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào”.Có chung quan điểm, Tiến sĩ Robert Sidonio, phó giáo sư nhi khoa tại bệnh viện Children's Healthcare of Atlanta và Đại học Emory (Mỹ) cho rằng một phần của vấn đề trong khoa học và thực phẩm là mọi người thường chỉ nhìn vào thành phần mà không cần quan tâm tới hàm lượng thực sự trong đó.“Đây là một liều tiêm duy nhất và sẽ phải tiêm một hàm lượng cao gấp 100 đến 1.000 lần hàm lượng đó thì mới có thể gây ra bất kỳ độc tính nào”, Tiến sĩ Sidonio khẳng định.Một thập kỷ trước, khi công tác ở Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Sidonio và các đồng nghiệp đã quan sát thấy một loạt trường hợp trẻ sơ sinh không được tiêm vitamin K và bị xuất huyết nghiêm trọng do thiếu vitamin K.Tiến sĩ Sidonio cho biết, chính những quan niệm sai lầm chung quanh liều tiêm và vaccine đã khiến một số cha mẹ từ chối tiêm vitamin K cho trẻ, và tình trạng xuất huyết như vậy có thể gây ra những ảnh hưởng suốt đời hoặc thậm chí tử vong.Khẳng địnhThành phần benzyl alcohol có trong vitamin K giúp bảo quản, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Với hàm lượng rất nhỏ, nó không hề gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.Chủ đề: Kiểm chứng thông tinHàm lượng benzyl alcohol trong liều tiêm vitamin K bảo đảm an toànVideo lan truyền quan niệm sai lầm về nguồn cung dầu mỏ vô hạnXác máy bay dưới đáy biển không phải là máy bay MH370 mất tích 9 năm trước
https://nhandan.vn/ham-luong-benzyl-alcohol-trong-lieu-tiem-vitamin-k-bao-dam-an-toan-post751640.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "thông tin sai lệch", "vitamin K", "benzyl alcohol", "trẻ sơ sinh", "kiểm chứng thông tin", "xuất huyết" ] }
Xử phạt 2 tài khoản facebook vì đăng tin bác sĩ rút ống thở của mẹ
NDO -Chiều 9/8, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết, liên quan đến thông tin về bác sĩ rút ống thở của mẹ đẻ để nhường cho sản phụ song sinh được đăng tải và lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, Sở đã có buổi làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” về việc cung cấp, chia sẻ thông tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của thành phố.
Tại buổi làm việc, 2 chủ tài khoản facebook này thừa nhận, do mong muốn chia sẻ cảm xúc đối với sự hy sinh của “bác sĩ Khoa”, nhưng thiếu kiểm chứng thấu đáo nguồn tin, nên đã vô ý chia sẻ thông tin theo nội dung đăng tải trên tài khoản facebook “Trần Khoa”. Và nội dung này là không có thật.Được biết, trên tài khoản cũng đã kịp thời gỡ bài và đăng lời xin lỗi. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xác định nội dung tin nêu trên là tin giả, không có thật.Cùng ngày, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 chủ tài khoản facebook này về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội theo Điểm a, Khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.Tin bác sĩ rút ống thở của mẹ đẻ nhường cho sản phụ song sinh là tin giảXử lý nghiêm tình trạng phát tán thông tin sai sự thật
https://nhandan.vn/xu-phat-2-tai-khoan-facebook-vi-dang-tin-bac-si-rut-ong-tho-cua-me-post659060.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Bác sĩ rút ống thở của mẹ", "bác sĩ Trần Khoa" ] }
HoSE khẳng định thông tin “lỗi phiên ATC” là tin giả
NDO -Tối 6/7, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) phát đi thông báo khẳng định thông tin về “lỗi phiên giao dịch ATC” là thông tin giả mạo.
Vào chiều 6/7, trên mạng xã hội đã lan truyền một công văn về việc hệ thống của HoSE xảy ra lỗi vào phiên giao dịch ATC (phiên giao dịch xác định giá đóng cửa).HoSE khẳng định không có văn bản nêu trên và đây là thông tin giả mạo. “Hệ thống giao dịch của HoSE hoạt động hoàn toàn bình thường trong phiên giao dịch ngày 6/7” - HoSE nêu rõ trong thông báo.HoSE cũng khuyến cáo các nhà đầu tư chứng khoán bình tĩnh, phân biệt thông tin giả mạo để tránh bị thiệt hại.Hàng loạt cổ phiếu lớn giảm sàn, VN-Index mất hơn 56 điểm
https://nhandan.vn/hose-khang-dinh-thong-tin-loi-phien-atc-la-tin-gia-post653955.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Hệ thống giao dịch chứng khoán" ] }
"Vaccine ngừa Covid-19 cướp đi tính mạng nhiều người hơn súng" là thông tin sai sự thật
NDO -Một số người dùng mạng xã hội đã lan truyền thông tin, trong năm qua, nhiều người đã thiệt mạng do vaccine Covid-19 hơn là do súng. Tuy nhiên, số liệu của Mỹ cho thấy sự thật hoàn toàn ngược lại.
Thông tin lan truyềnTrong tháng 6/2022, một số người dùng mạng xã hội đã lan truyền thông tin, trong năm qua, nhiều người đã thiệt mạng do vaccine Covid-19 hơn là do súng. Một số người khác bày tỏ đồng tình với thông tin này và cho rằng nhiều người đã bị... "tẩy não". Có người còn kêu gọi cấm vaccine.Kiểm chứngLiên quan số ca tử vong do vaccine ngừa Covid-19, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) giải thích trên website rằng, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) của nước này yêu cầu các chuyên gia y tế báo cáo Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine (VAERS) về tất cả các ca tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.Trong hơn 591 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 được tiêm tại Mỹ từ ngày 14/12/2020 đến ngày 13/6/2022, VAERS nhận được 15.066 báo cáo sơ bộ về các trường hợp tử vong (chiếm 0,0025%) trong những người đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, báo cáo của VAERS không có nghĩa là vaccine gây tử vong hoặc tác dụng phụ.VAERS cũng đăng lên website tuyên bố lưu ý rằng các báo cáo có thể chứa thông tin "không chính xác, trùng hợp hoặc chưa được kiểm chứng", qua đó yêu cầu người dùng chấp nhận hạn chế này. Nhiều bài viết trên mạng xã hội đã không nhắc đến việc bất cứ ai cũng có thể gửi báo cáo tới VAERS.Trong quá trình theo dõi, đến nay CDC đã xác định 9 ca tử vong có liên quan vaccine của Johnson & Johnson và không liệt kê bất cứ ca tử vong nào được xác nhận liên quan vaccine ngừa Covid-19 của các hãng khác. CDC vẫn tiếp tục điều tra làm rõ các báo cáo về trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng.Khẳng địnhTại Mỹ, nhiều người chết do bạo lực súng đạn hơn so với do vaccine ngừa Covid-19.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/vaccine-ngua-covid-19-cuop-di-tinh-mang-nhieu-nguoi-hon-sung-la-thong-tin-sai-su-that-post702393.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "bạo lực súng đạn", "vaccine ngừa Covid-19", "tử vong" ] }
Xuất hiện nhiều “Fanpage” giả mạo phát ngôn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
NDO -Hai tháng gần đây, lực lượng Công an đã phát hiện, đấu tranh, xử lý bằng nhiều hình thức đối với 223 đối tượng có hành vi đăng tải, phát tán thông tin xấu độc, sai sự thật liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Thông tin lan truyềnThời gian qua lợi dụng diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối, trong và ngoài nước liên tục phát tán các thông tin giả mạo xuyên tạc tình hình dịch bệnh, công tác chỉ đạo phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các địa phương.Các đối tượng thường nhắm vào các hoạt động như: việc thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly; công tác hỗ trợ người dân tại vùng dịch; việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19.Đáng chú ý, xuất hiện nhiều tài khoản, nhóm, Fanpage trên mạng xã hội Facebook tán phát thông tin giả mạo về phát ngôn, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các địa phương nhằm thu hút lượng tương tác để thực hiện mục đích trục lợi.Kiểm chứng thông tinNgày 6/9, trao đổi với phóng viên, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, qua số liệu thống kê 2 tháng gần đây, lực lượng Công an đã phát hiện, đấu tranh, xử lý bằng nhiều hình thức đối với 223 đối tượng có hành vi đăng tải, phát tán thông tin xấu độc, sai sự thật liên quan đến dịch bệnh Covid-19.Trong đó yêu cầu 133 đối tượng gỡ bài viết, xử phạt vi phạm hành chính 32 đối tượng, đang củng cố hồ sơ, xử lý 58 đối tượng.Điển hình, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Phan Hữu Điệp Anh theo điều 331, Bộ luật Hình sự, do có hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để thông tin xuyên tạc, sai sự thật liên quan đến dịch Covid-19 (xuyên tạc việc người đàn ông tự thiêu ở  TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh).Để phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 tán phát các thông tin sai sự thật, Bộ Công an đang tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch.Tập trung phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm, kịp thời các đối tượng có hoạt động phát tán các thông tin giả mạo, bài viết có nội dung sai sự thật theo quy định của pháp luật.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động của các báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm.Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan
https://nhandan.vn/xuat-hien-nhieu-fanpage-gia-mao-phat-ngon-cua-lanh-dao-dang-nha-nuoc-post663514.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Covid-19", "“Fanpage” giả mạo phát ngôn của lãnh đạo Đảng", "Nhà nước", "kiểm chứng thông tin" ] }
"30 ca dương tính ở Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam" là thông tin giả
NDO -Ngày 17/9, ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế Bình Định cho biết, thông tin có 30 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam lan truyền trên mạng xã hội là thông tin giả. Các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra.
Thông tin lan truyềnTrước đó, trên mạng xã hội Zalo lan truyền tin nhắn với nội dung có 30 ca mắc Covid-19 ở Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam. Thông tin này đã gây hoang mang trong người lao động của công ty nói riêng và người dân thành phố Quy Nhơn nói chung.Kiểm chứngÔng Lê Quang Hùng cho biết: “Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam có 1 người lao động liên quan đến F0 đã được cách ly theo quy định. Trong thời gian cách ly người này mới có kết quả PCR dương tính nên không có khả năng lây nhiễm tại công ty này”.Thông tin dịch tễ cho biết: Sau khi con trai được xác định mắc Covid-19, chị N.T.C. (làm việc tại Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam) được xét nghiệm PCR vào lúc 16h00 ngày 13/9 cho kết quả âm tính, chị C. thực hiện cách ly theo quy định. Ngày 15/9, chị C. tiếp tục được xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính. Ngày 16/9 công bố là ca bệnh Covid-19.Theo ông Võ Văn Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định: Chị C. được cách ly ngay khi xác định có yếu tố nguy cơ, có kết quả PCR âm tính. Các trường hợp là F2 là người lao động tại Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam liên quan đến chị C. từ thời điểm ngày 13/9 trở về trước không có nguy cơ lây bệnh từ chị C.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/30-ca-duong-tinh-o-cong-ty-co-phan-fresenius-kabi-viet-nam-la-thong-tin-gia-post665366.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Thông tin giả", "30 ca dương tính\"", "3Công ty cổ phần Fresenius Kabi" ] }
Hà Nội bác bỏ thông tin “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày”
NDO -Thông tin Hà Nội sẽ cấm người dân di chuyển trong 7 ngày đang lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Cơ quan chức năng đang rà quét để xử lý nghiêm các tài khoản đăng tải.
Nội dung thông tin giả mạo:"1. BT TP chỉ đạo:- Sẽ ko cho người dân di chuyển trong 7 ngày, ở nhà sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày.- Sẽ cho người dân và cơ quan chuẩn bị 4 ngày. Đúng 8h00 sáng T2 tuần sau, án binh bất động toàn TP.- Từ đây đến hết tháng 8, cả nước chỉ về thêm 3,2 triệu liều vắc xin ko đủ cho TP. HCM. Đề nghị tiêm đúng đối tượng. Đẩy nhanh tốc độ tiêm trong 4 ngày phải hoàn thành.- Cơ bản ko để cho người dân di chuyển trong 7 ngày.- Ngày mai quận huyện sở ngành chuẩn bị phương án cho việc thực hiện.- Y tế chuẩn bị sẵn sàng KHXN, lực lượng XN, cách thức, kể cả tiêm vắc xin.2. Chỉ đạo CT UBND TP:- Ngay bây giờ phải chuẩn bị mọi phương án. Chỉ đạo các ngành triển khai tinh thần ngay ngày mai".Khẳng định:Tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, chiều 20/8, khẳng định, thông tin thành phố chỉ đạo không cho người dân di chuyển trong 7 ngày là sai sự thật.Lãnh đạo Sở này cho biết, Cục An toàn thông tin, Phòng An ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an Hà nội đang phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội rà quét các tài khoản đăng thông tin trên để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Vị lãnh đạo Sở cũng khuyến cáo, người dân dùng mạng xã hội hoặc nhắn tin, cần dừng ngay việc lan truyền thông tin trên.
https://nhandan.vn/ha-noi-bac-bo-thong-tin-khong-cho-nguoi-dan-di-chuyen-trong-7-ngay-post660834.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Hà Nội bác bỏ thông tin", "không cho người dân di chuyển trong 7 ngày", "Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội" ] }
Thông tin người dân Hà Nội chỉ được ra ngoài 7 ngày một lần là tin giả
NDO -Ngày 2/8, tài khoản Lệ Trần đăng tải trên mạng xã hội Facebook thông tin về việc người dân Hà Nội chỉ được ra ngoài bảy ngày một lần. Qua rà soát, xác minh, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, đây là tin sai sự thật.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ tăng cường rà soát, xử lý tổ chức, cá nhân đăng thông tin vi phạm, thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố trong xử lý thông tin sai sự thật về Covid-19.Để tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử công bố tin giả trên trang thông tin điện tử http://tingia.gov.vn, khuyến cáo cộng đồng mạng không chia sẻ các tin giả, gây hoang mang trong dư luận.Trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội khuyến cáo người dân cần thận trọng, có kiểm chứng khi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin về tình hình dịch bệnh; cùng chung tay thực hiện, chia sẻ, tự giác chấp hành nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng; góp phần cùng thành phố đẩy lùi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ thứ tư.
https://nhandan.vn/thong-tin-nguoi-dan-ha-noi-chi-duoc-ra-ngoai-7-ngay-mot-lan-la-tin-gia-post658031.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Tin giả trên Facebook" ] }
Thông tin “hơn 48 nghìn người chết ở Mỹ trong vòng 14 ngày sau khi tiêm vaccine Covid-19” là sai sự thật
NDO -Người dùng mạng xã hội đang chia sẻ một bài phát biểu của luật sư Thomas Renz, trong đó ông này tuyên bố phát hiện hơn 48 nghìn người chết ở Mỹ trong vòng 14 ngày sau khi tiêm vaccine Covid-19, thông qua việc truy cập Medicare Tracking System (tạm dịchHệ thống theo dõi Medicare). Tuy nhiên, Trung tâm Dịch vụ Medicare & Medicaid (CMS) xác nhận với Reuters rằng không hề có cơ sở dữ liệu nào như vậy tồn tại.
Thông tin lan truyềnMột bài đăng trên Twitter có nội dung: “Theo luật sư Thomas Renz, một người tố giác có quyền truy cập vào dữ liệu của Medicare cho biết hơn 48 nghìn người đã chết trong vòng 14 ngày sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19”.Kiểm chứngReuters không tìm thấy trang web hay cơ sở dữ liệu nào có tên “Medicare Tracking System”. Xác nhận với Reuters qua email, người phát ngôn của CMS khẳng định tuyên bố trên là sai sự thật.“Đây không phải là thông tin chính xác. CMS không có ‘Medicare Tracking System’ và cũng không tiến hành phân tích để theo dõi các trường hợp tử vong liên quan đến thời gian chủng ngừa Covid-19”.Trang web dữ liệu của CMS (data.cms.gov/) tổng hợp dữ liệu về viện dưỡng lão và các trường hợp nhiễm cũng như nhập viện do Covid-19, tuy nhiên không có dữ liệu nào về các trường hợp tử vong sau khi chủng ngừa Covid-19.Ông Thomas Renz không đưa ra phản hồi trước yêu cầu xác nhận thông tin từ phía Reuters. Vị luật sư này trước đây cũng đã từng bị phát hiện chia sẻ thông tin sai lệch.Khẳng địnhTuyên bố trên là sai sự thật. Không có bằng chứng nào cho thấy hơn 48 nghìn người đã chết trong vòng 14 ngày sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.
https://nhandan.vn/thong-tin-hon-48-nghin-nguoi-chet-o-my-trong-vong-14-ngay-sau-khi-tiem-vaccine-covid-19-la-sai-su-that-post668817.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Covid-19", "Kiểm chứng thông tin", "Tử vong do Covid-19" ] }
Tỉnh táo, cảnh giác trước thông tin bịa đặt, xấu độc
Những ngày qua, nhiều người không khỏi hoang mang, sợ hãi khi nhìn thấy một bức ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội chụp cảnh nhiều thi thể bó gọn nằm la liệt trên sàn được chia sẻ là bệnh nhân Covid-19 tử vong tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, đó là hình ảnh chụp các bệnh nhân Covid-19 ở nước ngoài đã được đăng tải trên mạng từ trước. Vì thế, việc nhiều người thiếu thông tin, không tỉnh táo nên vội vã tin theo đã vô tình tiếp tay lan truyền nguồn tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Thời gian qua, khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát với tốc độ nhanh tại Việt Nam thì làn sóng tin giả, tin bịa đặt cũng “té nước theo mưa”.Mới đây, clip tung tin về việc tại TP Hồ Chí Minh một nhà có bốn F0 đi cách ly, F1 ở nhà chết 5 ngày mới được cơ quan chức năng phát hiện cũng khiến hàng nghìn lượt người xem chia sẻ, bình luận ngay sau khi đăng tải. Cùng với đó, những tin tức không có căn cứ về số lượng người mắc bệnh, số ca tử vong, nguồn lực y tế cạn kiệt cùng những lời đồn ác ý về khả năng “bung, toang” của một số địa phương... xuất hiện vô tội vạ trên mạng xã hội khiến tâm lý của một bộ phận người dân có phần hoang mang, lo lắng.Nguy hiểm hơn, một số tổ chức, cá nhân phản động, thiếu thiện chí cũng nhân cơ hội này không ngừng công kích, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước. Lợi dụng sự việc công nhân ở Công ty Wanek (Bình Dương) nhiễm Covid-19, một số đối tượng đã dùng hàng trăm tài khoản ảo để đăng tải sự việc vào các nhóm diễn đàn của công nhân hòng kích động sự bức xúc của dư luận. Hay vin vào những khó khăn, thiếu thốn nhất thời tại một số khu cách ly, phong tỏa, số ca mắc mới và tử vong do Covid-19 tăng nhanh,... các đối tượng chống phá lập tức quy kết sự chậm trễ, yếu kém của Việt Nam trong công tác điều hành, xử lý dịch bệnh nhằm mưu đồ phủ nhận những nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn dân đang từng phút, từng giờ quyết liệt phòng, chống dịch, bảo đảm cuộc sống và sự an toàn của nhân dân.Hiện nay, mọi ưu tiên của Ðảng, Nhà nước ta là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, dù có phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt và ngắn hạn. Kêu gọi người dân tuân thủ nguyên tắc 5K, hạn chế đi lại,... là cần thiết để khống chế, truy vết, kiểm soát dịch bệnh. Một số đối tượng dùng mọi cách thức nhằm mục đích kích động người dân hòng khiến nhiều người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết làm theo những mưu đồ và mục đích xấu xa là âm mưu hết sức thâm độc. Bởi việc tập trung đông người sẽ khiến cho dịch bệnh bùng phát mạnh hơn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người dân, gây bất ổn xã hội, ảnh hưởng tới những nỗ lực phục hồi kinh tế - xã hội của đất nước.Những ngày này chúng ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 khi biến thể Delta đang lây lan dịch với tốc độ nhanh và rất nguy hiểm. Do đó hơn lúc nào hết, công tác phòng, chống dịch bệnh cần phải quyết liệt, rốt ráo, và đồng bộ từ trung ương tới địa phương. Người dân cần tỉnh táo, cảnh giác trước những tin tức sai sự thật, xấu độc; cần tìm kiếm các nguồn thông tin chính thống, không để bản thân bị dẫn dắt, lợi dụng.Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, xử lý nghiêm những người cố tình phát tán những thông tin sai sự thật, xấu độc, gây hoang mang dư luận.Sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước trong cuộc chiến với giặc Covid hiện nay đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn mà điều quan trọng là sự đồng lòng, nhất trí chống dịch.Chỉ khi toàn xã hội đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tin tưởng, chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân vì mục tiêu chung mới giúp chúng ta sớm chiến thắng dịch bệnh.
https://nhandan.vn/tinh-tao-canh-giac-truoc-thong-tin-bia-dat-xau-doc-post655823.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [] }
Bị phạt 5 triệu đồng do thông tin sai về gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng
NDO -Ngày 25/8, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với ông V. (SN 1995, trú xã Yang Bắc, huyện Đắk Pơ, Gia Lai) về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Thông tin lan truyềnTrước đó, ông V. sử dụng tài khoản facebook cá nhân để đăng tải một video có nội dung bình luận, sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh và gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng của Chính phủ nhằm xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sau đó cắt ghép hình ảnh đồng thời chia sẻ lên các trang, nhóm facebook với lượng lớn người theo dõi.Khẳng địnhQua làm việc, ông V. đã nhận thức được hành vi cắt ghép, đăng tải nội dung sai sự thật trên mạng xã hội của mình là vi phạm pháp luật, đồng thời gỡ bỏ video trên và cam kết không tái phạm.
https://nhandan.vn/bi-phat-5-trieu-dong-do-thong-tin-sai-ve-goi-ho-tro-26-nghin-ty-dong-post661555.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "thông tin sai sự thật", "Fact Check", "Covid-19" ] }
Tỉnh táo trước thông tin giả
Trước tình trạng kẻ xấu lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để đăng tải thông tin sai sự thật từ các trang mạng giả, tài khoản giả gây hoang mang người đọc, mới đây Bộ Công an đã chỉ dẫn cho người dân các kỹ năng để nhận biết thông tin không đúng trên không gian mạng.
Bộ Công an khuyến cáo người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.Cụ thể, cần kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Nên kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin. Thông thường, nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), còn các trang mạng chính thống có tên miền quốc gia “.vn” thường có địa chỉ, thông tin đăng ký rõ ràng. Bên cạnh đó, đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh). Lưu ý, tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung và ngày, tháng của sự kiện thường bị thay đổi.Để có được thông tin tốt, người dân nên tìm các tin, bài viết trên những trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực. Khi lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận luồng thông tin chính thống. Không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, đưa hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc, hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân. Không thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.Trước đó, Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng Quốc gia (Cục An toàn thông tin) cũng vừa cho ra mắt website http://khonggianmang.vn nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho người dân và doanh nghiệp trước xu hướng làm việc trực tuyến bùng nổ thời dịch Covid-19.Tại website này, các chuyên gia sẽ triển khai hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin khi làm việc từ xa cho các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân, cùng một loạt giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ cơ quan, tổ chức. Hiện tại, website đã cung cấp một số tài liệu, công cụ cần thiết cũng như một loạt các giải pháp kỹ thuật nhằm tránh các nguy cơ lộ, lọt dữ liệu, thông tin đăng nhập từ xa như công cụ kiểm tra địa chỉ IP, công cụ kiểm tra trang web lừa đảo (phishing), công cụ kiểm tra khả năng phòng, chống tiến công giả mạo email, công cụ kiểm tra lộ, lọt thông tin cá nhân...Ngoài ra, với chức năng thiết lập mạng lưới giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng Quốc gia đã và đang phối hợp đơn vị chức năng hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và người dùng cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin trong mọi thời điểm. Qua hệ thống này, mọi thông tin giám sát, phân tích sẽ được chia sẻ, cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho chính phủ điện tử.
https://nhandan.vn/tinh-tao-truoc-thong-tin-gia-post473943.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [] }
Xử lý các đối tượng vi phạm trật tự công cộng và đăng thông tin sai sự thật
NDO -Ngày 10/3, Công an thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) phối hợp các cơ quan chức năng xác minh, xử lý người đăng tải thông tin sai sự thật nhằm xuyên tạc thông tin về nhiệm vụ xử lý vi phạm trật tự đô thị của lực lượng chức năng diễn ra tại phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trước đó, chiều ngày 8/3, Tổ tuần tra đảm bảo trật tự đô thị của Ủy ban nhân dân phường Khánh Bình gồm nhiều lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định về trật tự đô thị, xử lý các hành vi buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn phường Khánh Bình.Lúc này, ông NVHL. (27 tuổi, quê An Giang, tạm trú phường Khánh Bình) đang dừng xe máy, kéo theo thùng tự chế phía sau chở rau, củ, quả bán cho người đi đường, có hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị.Khi thấy lực lượng chức năng, ông L. nhanh chóng lên xe tự chế bỏ chạy thì xảy ra va chạm giao thông.Lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe nhưng ông L. không chấp hành mà có lời lẽ xúc phạm các thành viên của Tổ tuần tra.Ông L. cũng tự xô đổ xe tự chế làm đổ hàng hóa xuống đường gây ách tắc giao thông, tạo sự hiếu kỳ của người dân.Sau đó, người thân của ông L. sinh sống ở khu nhà trọ gần đó kéo đến la lối, có những lời lẽ xúc phạm lực lượng chức năng. Mặc dù Tổ tuần tra đã tuyên truyền, vận động, nhưng ông L. có hành vi quá khích, kích động người dân hiếu kỳ tập trung đông người gây ách tắc giao thông, cản trở lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ, một vài người dân có dùng điện thoại ghi lại sự việc trên.Để bảo đảm an ninh trật tự, Công an phường Khánh Bình đã yêu cầu người dân giải tán và khống chế đối tượng đưa về trụ sở công an để làm việc.Qua làm việc, ông L đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình nên lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật.Mặc dù sự việc xảy ra như vậy nhưng sáng 9/3, mạng xã hội Facebook có một tài khoản tên “Em Tèo” đăng tải đoạn clip liên quan đến vụ việc trên lên nhóm công khai “Hóng Biến Tân Uyên 24H” với tiêu đề xuyên tạc “Công an đánh người bầu” để câu like, câu view.Sự việc đã được Công an thị xã Tân Uyên chỉ đạo lực lượng an ninh trực thuộc làm việc với Ban quản trị của nhóm “Hóng Biến Tân Uyên 24H” để yêu cầu gỡ đoạn clip trên; đồng thời, phối hợp Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương xác minh, xử lý đối tượng đăng video clip sai sự thật.
https://nhandan.vn/xu-ly-cac-doi-tuong-vi-pham-trat-tu-cong-cong-va-dang-thong-tin-sai-su-that-post742382.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "vi phạm", "Trật tự xã hội", "đăng tin sai sự thật", "xử lý", "Bình Dương", "cản trở thực thi nhiệm vụ" ] }
Bác bỏ thông tin dừng tiếp nhận gửi hàng hóa giữa Quảng Nam và Đà Nẵng
NDO -Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội ở Đà Nẵng và Quảng Nam lan truyền thông tin về việc chính quyền yêu cầu dừng tiếp nhận hàng hóa giữa Đà Nẵng và Quảng Nam. Lãnh đạo hai địa phương đã bác bỏ thông tin không chính xác này.
Thông tin lan truyềnThông tin giả nêu rõ: “Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 giữa 2 địa phương, theo phương châm địa phương cách ly với địa phương, đề nghị các tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng thông báo cho bắt đầu từ 0h ngày 1/9 sẽ từ chối tiếp nhận các yêu cầu liên quan đến việc nhờ chở hàng đến và nhận hàng tất cả các chốt kiểm soát giữa tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Nghiêm cấm việc tự tổ chức đặt hàng, giao hàng giữa các chốt và giữa khu dân cư này qua khu dân cư khác. Đồng thời, nghiêm cấm việc thành viên tổ Covid-19 cộng đồng khu dân cư tự tổ chức đặt hàng, giao hàng giữa các chốt và các khu dân cư này, giao hàng qua khu dân cư khác.”Kiểm chứngNhận được thông tin, đồng chí Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhanh chóng khẳng định với các cơ quan chức năng và báo chí: tỉnh Quảng Nam không ban hành văn bản nào có nội dung yêu cầu tất cả chốt kiểm soát giữa Quảng Nam và Đà Nẵng dừng tiếp nhận việc gửi, giao nhận hàng hóa giữa 2 địa phương.Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch tp Đà Nẵng chiều tối 2/9, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, UV TƯ Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu cơ quan chức năng Đà Nẵng có thông tin phản hồi ngay trên các phương tin thông tin đại chúng, không để người dân hoang mang, lo lắng và ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa, phục vụ cho công tác phòng chống dịch của thành phố.Đồng thời, phối hợp với tỉnh Quảng Nam điều tra làm rõ nguồn tin giả nêu trên, truy vết người đưa tin giả, gây hoang mang trong nhân dân, dư luận… để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/bac-bo-thong-tin-dung-tiep-nhan-gui-hang-hoa-giua-quang-nam-va-da-nang-post662961.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "thông tin giả", "bác bỏ thông tin", "tiếp nhận hàng hóa giữa Đà Nẵng và Quảng Nam" ] }
Mũi vaccine Covid-19 tăng cường không gây ra xét nghiệm HIV dương tính
NDO -Trên mạng xã hội mới đây lan truyền thông tin nhà virus học quá cố người Pháp Luc Montagnier khuyến cáo những người đã tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 3 nên đi xét nghiệm HIV. Tuy nhiên, không hề có bằng chứng nào cho thấy ông Montagnier đã nói điều này, và mũi vaccine Covid-19 tăng cường không dẫn đến kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
Thông tin lan truyềnTiến sĩ Montagnier, người đoạt giải Nobel năm 2008 nhờ đồng phát hiện ra virus làm suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây bệnh AIDS, đã qua đời ngày 8/2/2022 ở tuổi 89.Sau khi ông Montagnier mất, người dùng mạng xã hội đã chia sẻ một câu nói được cho là của nhà khoa học người Pháp có nội dung: “Ai trong số các bạn đã tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 3 nên đi xét nghiệm HIV/AIDS. Kết quả có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên”.Kiểm chứngChia sẻ với Reuters, các chuyên gia khẳng định những loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng không thể gây ra bệnh HIV/AIDS hay kết quả xét nghiệm HIV dương tính giả.Theo Tiến sĩ Bnar Talabani MBE, một nhà nghiên cứu tại Cardiff (xứ Wales), không có bất kỳ cơ chế hợp lý nào mà trong đó vaccine ngừa Covid-19 có thể gây ra HIV hoặc AIDS.“Tuyên bố trên mạng xã hội là vô căn cứ và nó là một thí dụ rất tốt về cách mà thông tin sai lệch được tạo ra để đánh vào tâm lý sợ hãi và ngăn cản mọi người tiêm vaccine phòng bệnh”, ông Talabani nói. “Các loại vaccine ngừa Covid-19 đã được chứng minh là an toàn, với khoảng 10 tỷ liều được sử dụng trên toàn thế giới cho đến nay”.Ông khẳng định các loại vaccine, bao gồm vaccine ngừa Covid-19, không thể gây ra HIV/AIDS và cũng không khiến mọi người dễ bị nhiễm virus này hay bất kỳ loại virus nào khác.Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ) cho biết trong số những loại vaccine Covid-19 đã được cấp phép sử dụng, không loại nào can thiệp vào các xét nghiệm chẩn đoán HIV và gây dương tính giả, hay chứa bất kỳ thành phần nào của HIV.Mặc dù trước khi qua đời ông Montagnier đã chia sẻ một số thuyết không được ủng hộ chung quanh đại dịch Covid-19, tuy nhiên Reuters không tìm thấy bất kỳ cuộc phỏng vấn hoặc ấn phẩm nào mà trong đó ông khuyến cáo những người đã tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 3 nên đi xét nghiệm HIV.Khẳng địnhThông tin lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Các chuyên gia khẳng định mũi vaccine Covid-19 tăng cường không thể dẫn đến HIV hay AIDS.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/mui-vaccine-covid-19-tang-cuong-khong-gay-ra-xet-nghiem-hiv-duong-tinh-post685542.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "mũi vaccine Covid-19 tăng cường", "xét nghiệm HIV" ] }
Núi lửa không thải nhiều CO2 hơn các hoạt động của con người
NDO -Từ năm 2016 đến nay, thông tin "núi Etna của Italia - núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất ở châu Âu - thải ra lượng CO2nhiều gấp 10.000 lần so với lượng CO2con người thải ra trong toàn bộ thời gian tồn tại trên Trái đất" đã nhiều lần được lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, các nhà khoa học và tổ chức quốc tế đã đưa ra bằng chứng và số liệu để khẳng định đây là thông tin vô căn cứ.
Thông tin lan truyềnNgày 2/6/2022, trên mạng xã hội Twitter xuất hiện một "meme" có nội dung cho rằng lượng CO2mà núi Etna đã thải vào bầu khí quyển nhiều gấp hơn 10.000 lần lượng CO2mà loài người đã thải ra trong toàn bộ thời gian chúng ta có mặt trên Trái đất. "Tuy nhiên, đừng lo lắng, một mưu đồ đang được thực hiện để đánh thuế lượng phát thải rất nhỏ mà bạn tạo ra", meme này cho biết.Memelà hình ảnh, video kèm tiêu đề hoặc âm thanh mang tính giải trí một cách hài hước, được truyền bá rộng rãi trên mạng xã hội.Meme này đã nhanh chóng được lan truyền trên Twitter với gần 9.000 lượt chia sẻ. Trước đó, ít nhất từ năm 2016, meme tương tự cũng đã xuất hiện trên mạng xã hội.Kiểm chứngTrong thư điện tử gửi tới hãng Reuters, ông Boris Behncke, chuyên gia nghiên cứu núi lửa của Đài Thiên văn Etna thuộc Viện Địa vật lý và Núi lửa quốc gia Italia (INGV), khẳng định meme này là "hoàn toàn vô lý" và "cung cấp thông tin sai lệch".Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), các đánh giá khoa học đã được công bố ước tính lượng phát thải của tất cả núi lửa trên mặt đất và dưới biển nằm trong khoảng 0,13 gigaton đến 0,44 gigaton mỗi năm.Lượng phát thải CO2này chỉ bằng một phần lượng phát thải do các hoạt động của con người tạo ra. Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm 2021, lượng phát thải CO2toàn cầu trong quá trình đốt cháy năng lượng và các quá trình công nghiệp đã lập kỷ lục với 36,3 tỷ tấn (hoặc gigaton)."Ở cấp độ toàn cầu, lượng CO2mà các núi lửa đang thải ra bằng một vài phần trăm của lượng phát thải CO2do con con người tạo ra", ông Bechkne nói. Ông cũng lưu ý rằng phát thải CO2từ các hoạt động của con người đã tăng đáng kể trong những thập kỷ qua trong khi lượng phát thải của các núi lửa lại không tăng như vậy.Ông Simon Carn, Giáo sư Kỹ thuật địa chất và khai thác và Khoa học tại Đại học Công nghệ Michigan (Mỹ) cũng có quan điểm tương tự. Ông cho biết thêm, ước tính lượng phát thải CO2của núi Etna là khoảng 3 triệu tấn mỗi năm. Do đó, lượng khí thải CO2của núi Etna bằng xấp xỉ 0,01% lượng khí thải do con người tạo ra trong một năm điển hình. Một lần phun trào của núi Etna sẽ thải ra ít CO2hơn nhiều, và do đó, tỷ lệ phần trăm sẽ còn nhỏ hơn.Trên thực tế, những lần núi lửa phun trào mạnh có thể thải ra lượng lớn CO2, nhưng việc này thường hiếm xảy ra và lượng CO2phát ra vẫn nhỏ so với lượng phát thải của con người.Năm 2020, ông Carn cho biết với Reuters rằng, những lần núi lửa phun trào mạnh nhất trong những năm gần đây thải ra khoảng 10 đến 50 tấn CO2.Khẳng địnhNúi Etna không thải ra lượng CO2nhiều gấp 10.000 lần so với lượng phát thải của con người trong toàn bộ thời gian tồn tại trên Trái đất. Meme được chia sẻ trên mạng xã hội đã lan truyền thông tin hoàn toàn vô lý và sai lệch. Ước tính lượng phát thải CO2của toàn bộ núi lửa trên Trái đất chỉ bằng một phần lượng phát thải từ các hoạt động của con người.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/nui-lua-khong-thai-nhieu-co2-hon-cac-hoat-dong-cua-con-nguoi-post700573.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "phát thải CO2", "núi lửa Etna", "hoạt động con người" ] }
Bác bỏ tin đồn vỡ nợ của Quỹ tín dụng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng cho biết, các cán bộ, nhân viên làm việc tại Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2, thành phố Bảo Lộc,tỉnh Lâm Đồngkhông liên quan các vụ vỡ nợ trên địa bàn, hiện vẫn làm việc bình thường.
Thông tin lan truyềnThời gian vừa qua, xuất hiện một số tin đồn thất thiệt cho rằng một số cán bộ, nhân viên và người thân của cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng liên quan các vụvỡ nợphát sinh trên địa bàn.Kiểm chứngNgày 21/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng có văn bản cho biết hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2, thành phố Bảo Lộc bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Các cá nhân hiện đang làm việc tại đơn vị không liên quan các trường hợp vỡ nợ như tin đồn mấy ngày nay.Cụ thể, văn bản nêu rõ: Thời gian vừa qua, xuất hiện một số tin đồn thất thiệt liên quan một số cán bộ, nhân viên và người thân của cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2.Tại thời điểm hiện nay, qua rà soát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng khẳng định các thông tin trên là không có cơ sở.Các cá nhân là cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2 không liên quan các vụ vỡ nợ phát sinh trên địa bàn, hiện vẫn làm việc bình thường và thường xuyên có mặt tại đơn vị.Trước đó, ngày 20/4, dư luận xuất hiện tin đồn về việc bà Đỗ Thị Yên, Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2 vỡ nợ đang bỏ trốn khỏi địa phương, đã khiến hàng trăm khách hàng đang gửi tiền tại Quỹ tín dụng này hoang mang, đến rút tiền.Sự việc trên không chỉ gây dư luận xấu, làm mất an ninh trật tự, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Quỹ và quyền lợi của khách hàng đang gửi tiền tại đây.Theo Công an thành phố Bảo Lộc, thời gian qua đơn vị không nhận được bất kỳ đơn thư phản ánh, tố cáo nào liên quan đến tài chính, tiền bạc của gia đình bà Đỗ Thị Yên.Các lực lượng chức năng của thành phố Bảo Lộc đang có biện pháp hỗ trợ Quỹ Tín dụng nhân dân phường 2 giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực, bảo đảm hoạt động giao dịch của khách hàng diễn ra bình thường.
https://nhandan.vn/bac-bo-tin-don-vo-no-cua-quy-tin-dung-o-bao-loc-lam-dong-post749038.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Lâm Đồng", "tin đồn vỡ nợ", "Quỹ tín dụng nhân dân", "Bảo Lộc" ] }
Doanh nghiệp vinh danh "nhà thơ thế giới" Tống Thu Ngân xin lỗi vì sử dụng logo VOV
Công ty Cổ phần Hằng Holy Group đã nhận sai, thừa nhận không có hợp đồng và không được sự đồng ý của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), đồng thời gửi lời xin lỗi tới VOV vì sử dụng trái phép logo của VOV trong danh sách các đơn vị tổ chức sự kiện.
Thông tin lan truyềnMạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh và clip về một sự kiện mang tên "Gala chung kết Du lịch & Tài năng kỷ lục châu Á - Doanh nghiệp thương hiệu vàng Đất Việt - Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam” diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 22/12 vừa qua.Chương trình vinh danh bà Tống Thu Ngân - người được cho là một nhà thơ, bằng loạt chức danh bao gồm: Đại sứ quyền năng tâm tài đức Việt Nam 2022; Đại sứ trọn đời, Chủ tịch hội đồng kỷ luật cấp cao Liên minh các nhà thơ thế giới; Phó chủ tịch liên minh những người bảo vệ các nhà thơ thế giới; Chủ nhiệm nhiều câu lạc bộ thơ trên thế giới và Việt Nam…Trên font của chương trình có in logo VOV là đơn vị tổ chức; in logo VOV, VTC (một đơn vị thuộc VOV) và nhiều báo, đài như VTV, ANTV, HanoiTV... trong danh sách đơn vị truyền thông.Những thông tin, hình ảnh này gây xôn xao và gây hiểu nhầm trong dư luận rằng VOV tham gia tổ chức và bảo trợ thông tin cho chương trình này.Kiểm chứngNgay sau khi nhận được thông tin, ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc VOV đã lên tiếng khẳng định: "VOV đã cho kiểm tra và khẳng định không tham gia tổ chức, cũng như không bảo trợ cho sự kiện này. VOV cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng Quảng Ninh vào cuộc xem xét và có những biện pháp phù hợp bảo vệ uy tín cũng như thương hiệu của VOV".Liên quan vụ việc trên, Công ty Cổ phần Hằng Holy Group - doanh nghiệp tổ chức chương trình này đã nhận sai, thừa nhận không có hợp đồng và không được sự đồng ý của VOV, đồng thời gửi lời xin lỗi tới VOV.Hình ảnh cắt từ clip. (Ảnh: VOV)Cùng ngày, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã có thông cáo báo chí khẳng định: Công ty Cổ phần Hằng Holy Group tổ chức chương trình Travel & Asian Guinness Record Talent 2022 (Du lịch & Tài năng kỷ lục châu Á) gồm nhiều sự kiện tổ chức trong ngày 22 và 23/12 tại thành phố Cẩm Phả và Hạ Long khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.Theo đó, Công ty Cổ phần Hằng Holy Group đã triển khai tổ chức sự kiện khi chưa có văn bản hướng dẫn và chấp thuận cho phép tổ chức sự kiện của cơ quan có thẩm quyền; chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ, kế hoạch phối hợp tổ chức; chưa cung cấp kịch bản, chương trình chi tiết tổ chức các hoạt động bảo đảm theo quy định của pháp luật.Đáng chú ý, trong nhiều sự kiện, Công ty Cổ phần Hằng Holy Group đều sử dụng trái phép logo của VOV trong danh sách các đơn vị tổ chức.Hiện, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với phòng Quản lý văn hóa và Gia đình cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/doanh-nghiep-vinh-danh-nha-tho-the-gioi-tong-thu-ngan-xin-loi-vi-su-dung-logo-vov-post731834.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Hằng Holy Group", "sử dụng trái phép", "logo", "VOV", "Tống Thu Ngân" ] }
Mạo danh Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh kêu gọi tài trợ
NDO -Ngày 26/5, Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh lên tiếng bác bỏ thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về việc tiến hành vận động tài trợ để tổ chức họp mặt nhà báo nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và kỷ niệm 3 năm Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh đi vào hoạt động.
Thông tin lan truyềnTrên mạng xã hội đang lan truyền thông tin Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh phối hợp Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh, báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, tạp chí Doanh nhân Sài Gòn Online tổ chức sự kiện tôn vinh, tri ân các nhà báo và kêu gọi tài trợ.Trong thông tin lan truyền trên mạng xã hội có nội dung: Sự kiện sẽ được tổ chức vào 18 giờ ngày 16/6 tại khách sạn Sheraton Saigon, số 80 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1. Khách mời tham dự gồm đại diện Thành ủy TP Hồ Chí Minh; UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố, các cơ quan báo chí, đài truyền hình cùng với 200 khách mời là nhà báo, cơ quan quản lý, nghệ sĩ, doanh nhân.MC dự kiến là Quyền Linh và Hồng Phượng. Nghệ sĩ biểu diễn dự kiến là ca sĩ Bằng Kiều, nghệ sĩ - doanh nhân Bình Minh, ca sĩ Ngọc Mai, siêu mẫu Hiếu Nguyễn, Á hậu Kiều Loan, nghệ sĩ Quốc Cơ - Quốc Nghiệp…Chương trình còn kêu gọi tài trợ với các mức: Nhà tài trợ kim cương 100.000.000 đồng; nhà tài trợ vàng 80.000.000 đồng; nhà tài trợ bạc 50.000.000 đồng; nhà đồng hành 30.000.000 đồng.Kiểm chứngTrung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh cho rằng đây hoàn toàn là thông tin giả mạo và đề nghị các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, các cơ quan báo, đài cẩn trọng, tuyệt đối không chia sẻ các nội dung nêu trên làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Trung tâm Báo chí thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.Khẳng định:Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh khẳng định không tiến hành vận động tài trợ để tổ chức họp mặt nhà báo nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và kỷ niệm 3 năm Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh như trên mạng xã hội lan truyền.
https://nhandan.vn/mao-danh-trung-tam-bao-chi-tp-ho-chi-minh-keu-goi-tai-tro-post698762.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Mạo danh Trung tâm Báo chí" ] }
Sự thật về “chuyến xe 0 đồng” trá hình mùa dịch
NDO -Cục Cảnh sát giao thông ngày 10/8 cho biết, đoàn gồm 10 xe khách chở hơn 100 người từ TP Hồ Chí Minh về tỉnh Thừa Thiên Huế dán băng rôn “chuyến xe 0 đồng”, “xe nghĩa tình", thực ra là những chuyến xe trá hình, thu tiền hành khách với giá hàng triệu đồng.
Xe “0 đồng” thu tới 3 triệu đồng/kháchTheo Cục Cảnh sát giao thông, từ rạng sáng ngày 4/8, lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát y tế tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện đoàn gồm 10 xe khách chở hơn 100 người từ TP Hồ Chí Minh về tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên mỗi chiếc xe đều dán băng rôn: “chuyến xe 0 đồng”, “xe nghĩa tình"...Tuy nhiên, khi lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát y tế số 4 (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) tiến hành kiểm tra, một hành khách đi trên xe cho biết: Tối qua, xe đến cửa hàng xăng, chúng tôi xuống xe và thấy dòng chữ trên băng rôn liền hỏi tài xế: xe thu tiền nhiều, sao lại viết là "chuyến xe 0 đồng" vậy? Tài xế đã không trả lời được câu hỏi này.Một hành khách khác cũng cho hay: Anh biết thông tin về xe này từ các trang hội đồng hương trên facebook. Theo đó, những ai có nhu cầu thì liên lạc đặt chỗ. Họ công khai giá luôn, 2 triệu đồng/người. Xe 16 chỗ chở 8 người, giá 2,5 triệu đồng/người. Xe bảy chỗ, họ lấy 3 triệu đồng/người. Đặc biệt, mấy xe này khéo lắm. Mình lên xe họ thu tiền một ít để đổ xăng. Chạy thêm đoạn nữa họ thu tiếp. Về gần tới Thừa Thiên Huế họ thu hết. Nhóm em đi 18 người, năn nỉ lắm họ lấy tròn 32 triệu đồng.Sau khi tiến hành kiểm tra, khai báo y tế, đến 15 giờ cùng ngày, lực lượng cảnh sát giao thông cùng các lực lực lượng chức năng đã làm thủ tục để đưa những hành khách trên xe về khu cách ly.Ngày 31/7, Thủ tướng chính phủ có công điện 1063/CP về phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu các địa phương tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”; tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).Sau khi có công điện này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện nhiều xe dịch vụ đưa người từ các tỉnh, thành phố có dịch về Thừa Thiên Huế dưới danh nghĩa "chuyến xe 0 đồng", "xe miễn phí" hỗ trợ người nghèo về quê ... nên đã tìm hiểu từ chính những người đi xe trở về. Khi có thông tin đầy đủ, tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng đón đầu, xử lý theo quy định.Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 4/8, sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết, lực lượng chức năng đã áp tải 15 tài xế xe trá hình “chuyến xe 0 đồng” chở công dân từ các tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về quê đến khu cách ly tập trung và chi phí cách ly do các lái xe phải chi trả toàn bộ. Lực lượng chức năng cũng đã lập biên bản về hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch đối với những lái xe này và sẽ xử lý nghiêm theo quy định.Người dân cần cảnh giác trước chiêu trò của các nhà xeCũng theo Cục Cảnh sát giao thông, khi sự việc này xảy ra, có nhiều thông tin không chính xác đưa ra và đưa sự việc sang một hướng khác khiến dư luận hiểu không đúng về bản chất sự việc và cách ứng xử của chính quyền, lực lượng chức năng và người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Những thông tin như: “23 người về từ TP Hồ Chí Minh bị Huế buộc quay đầu, cầu cứu công an Đà Nẵng”, “Thừa Thiên Huế đã nhận 23 người đi từ TP Hồ Chí Minh “bơ vơ” ở hầm Hải Vân về quê cách ly” xuất hiện trên mạng xã hội và một số trang thông tin điện tử.Thực tế, ngày 3/8 và cả sáng 4/8 tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đón nhận hàng trăm người dân Huế chạy xe máy từ TP Hồ Chí Minh về; vẫn cử xe cảnh sát giao thông đón, dẫn và xe y tế khoá đuôi các đoàn xe đi qua tỉnh. Tại các chốt chống dịch, lực lượng cảnh sát giao thông đã hỗ trợ bà con nhiều thức ăn, nước uống và dùng xe chuyên dụng để chở bà con bị hỏng xe…Cục Cảnh sát giao thông cho biết, sau khi Thủ tướng đã ra công điện yêu cầu các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành nơi cư trú tới khi hết giãn cách. Điều này đồng nghĩa với việc người dân các địa phương sẽ không được chạy xe máy tự phát về các địa phương như những ngày vừa qua. Từ đó, đã xuất hiện nhiều chiêu trò lách luật, lợi dụng nhu cầu về quê tránh khó khăn của người dân để trục lợi.Cụ thể, lực lượng chức năng đã phát hiện chiêu trò nhiều xe chở người dân từ các tỉnh, thành phố phía nam về quê rồi để bà con lại các chốt kiểm soát và quay đầu xe, bỏ mặc hành khách, cũng chính là những người dân đang gặp nhiều khó khăn trên hành trình hồi hương tránh dịch, cho chính quyền và lực lượng chức năng ở địa phương tự giải quyết.Do vậy, người dân cần cảnh giác trước chiêu trò của các nhà xe, lợi dụng tâm lý, nhu cầu muốn về quê của bà con để trục lợi mà bất chấp các quy định về phòng chống dịch bệnh, trái quy định của Chính phủ, gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm.
https://nhandan.vn/su-that-ve-chuyen-xe-0-dong-tra-hinh-mua-dich-post659290.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "chuyến xe 0 đồng", "xe trá hình", "Cục Cảnh sát giao thông", "xe nghĩa tình", "Thừa Thiên Huế" ] }
Một loạt quốc gia OPEC+ tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ
Trong các quốc gia OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ, Nga cho biết sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu khí thêm 500.000 thùng/ngày từ mức sản xuất trung bình vào tháng Hai cho tới cuối năm 2023.
Ngày 2/4, một loạt các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia đối tác, thường được gọi là OPEC+, ra tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng để phòng ngừa những bất ổn trên thị trường thế giới.Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay nước này sẽ tự nguyện gia hạn cắt giảm sản lượng dầu khí thêm 500.000 thùng/ngày từ mức sản xuất trung bình vào tháng Hai cho tới cuối năm 2023.Tuyên bố trên đánh dấu lần thứ hai Nga tuyên bố gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ, với lần đầu tiên được Phó Thủ tướng Novak công bố hồi tháng 2/2023.Tương tự, Bộ Năng lượng Saudi Arabia ra tuyên bố nước này sẽ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày kể từ tháng Năm tới cho đến hết năm 2023.Cơ quan chức năng này khẳng định quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô này được đưa ra để phối hợp với động thái từ các nước xuất khẩu dầu mỏ khác, và số lượng cắt giảm nêu trên nằm ngoài số lượng cắt giảm đã được thỏa thuận trong phiên họp thứ 33 ngày 22/10 năm ngoái của OPEC+.Cùng ngày, chính phủ các nước Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Kuwait, Iraq, Oman và Algeria cũng lần lượt công bố tự nguyện cắt giảm 144.000 thùng/ngày, 128.000 thùng/ngày, 211.000 thùng/ngày, 40.000 thùng/ngày và 48.000 thùng/ngày kể từ tháng 5 đến hết năm 2023.
https://nhandan.vn/mot-loat-quoc-gia-opec-tuyen-bo-tu-nguyen-cat-giam-san-luong-dau-mo-post746016.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "OPEC+", "chính sách sản lượng của OPEC+", "cắt giảm", "sản lượng dầu" ] }
Tỷ phú Shahzada Dawood không phải là Phó Chủ tịch WEF
NDO -Doanh nhân Shahzada Dawood, một trong5 người thiệt mạngtrong vụ nổ tàu lặn Titan mới đây, không phải là Phó Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) như thông tin được đăng tải trên một số mạng xã hội.
Thông tin lan truyềnTrước khi mảnh vỡ của tàu lặn Titan được tìm thấy ngày 22/6, tiểu sử của ông Dawood trên website của WEF đã được chia sẻ trực tuyến cùng thông tin cho rằng ông giữ vị trí Phó Chủ tịch của tổ chức này.Bài đăng trên mạng xã hội Twitter thông tin, một trong những hành khách của tàu Titan là tỷ phú người Pakistan Shahzada Dawood, Phó Chủ tịch WEF.Kiểm chứngTrước đây, một người phát ngôn của WEF từng chia sẻ với Reuters rằng, tiểu sử của ai đó xuất hiện trên website của WEF có nghĩa người đó “đã tham dự một trong các sự kiện của chúng tôi”, và không nhất thiết người đó phải là người làm việc cho WEF.Người phát ngôn của WEF Yann Zopf khẳng định trong một thư điện tử, ông Dawood không phải là Phó Chủ tịch hay nhân viên của WEF.Kết quả tìm kiếm thông tin về ông Dawood trên website của WEF cho thấy, tỷ phú người Pakistan nằm trong danh sách người tham dự nhiều hội nghị của WEF với tư cách Giám đốc Tập đoàn Dawood Hercules.Thông tin trên website của WEF cũng cho biết, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tổ chức này là ông Peter Brabeck-Letmathe.Khẳng địnhÔng Shahzada Dawood, người vừa qua đời trong vụ nổ tàu lặn Titan, không phải là Phó Chủ tịch của WEF. Ông có tên trong danh sách người tham dự nhiều hội nghị của WEF với tư cách Giám đốc Tập đoàn Dawood Hercules.Tin liên quanVợ của tỷ phú Shahzada Dawood đã nhường chỗ trên tàu Titan cho con trai
https://nhandan.vn/ty-phu-shahzada-dawood-khong-phai-la-pho-chu-tich-wef-post759765.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Shahzada Dawood", "diễn đàn kinh tế thế giới", "WEF", "tàu Titan", "tỷ phú Pakistan Dawood" ] }
Bức ảnh hàng trăm máy kéo trên đường không phải được chụp năm 2022
NDO -Người dùng mạng xã hội gần đây chia sẻ một bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy đoàn máy kéo gồm hàng trăm chiếc tràn xuống lòng đường và cho rằng đó là cuộc biểu tình của nông dân Hà Lan năm 2022. Tuy nhiên, theo kiểm chứng của Reuters, bức ảnh được chụp vào tháng 10/2019 chứ không phải trong năm nay.
Thông tin lan truyềnBức ảnh cho thấy hàng trăm máy kéo chen chúc dưới lòng đường và khu vực thảm cỏ ở giữa khiến giao thông hoàn toàn tê liệt.Một số người dùng mạng xã hội đã đăng tải bức ảnh kèm theo chú thích ám chỉ rằng đây là cuộc biểu tình của những người nông dân Hà Lan trong năm 2022.Kiểm chứngKết quả tìm kiếm ngược hình ảnh cho thấy, bức ảnh đúng là đã được chụp tại Hà Lan, nhưng không phải mới đây mà vào tháng 10/2019.Bức ảnh được chia sẻ trên kho ảnh Getty với dòng mô tả: “Một bức ảnh được chụp vào ngày 16/10/2019 cho thấy đoàn máy kéo đang phong tỏa một con đường ở thị trấn De Bilt trong một cuộc biểu tình của nông dân Hà Lan phản đối các quy định về phát thải khí nitơ. (Ảnh: Lampen/ANP/AFP)”.Tháng 10/2019, nông dân Hà Lan đã phát động cuộc biểu tình phản đối việc các chính trị gia nước này đổ lỗi cho ngành nông nghiệp là tác nhân gây biến đổi khí hậu. Vào tháng 7/2022, nông dân Hà Lan tiếp tục biểu tình phản đối các mục tiêu mà chính phủ đưa ra hồi tháng 6 nhằm giảm các hợp chất nitơ có hại thải ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp vào năm 2030.Khẳng địnhBức ảnh đoàn máy kéo biểu tình được chụp ở Hà Lan vào tháng 10/2019 chứ không phải vào tháng 7/2022.
https://nhandan.vn/buc-anh-hang-tram-may-keo-tren-duong-khong-phai-duoc-chup-nam-2022-post706270.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Hà Lan", "máy kéo", "biểu tình", "nông dân", "tin giả", "kiểm chứng", "thông tin sai sự thật" ] }
Lãnh đạo HoSE bác tin đồn "nộp đơn xin nghỉ việc"
NDO -Gần đây, xuất hiện thông tin lan truyền liên quan đến biến động nhân sự lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE). Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh khẳng định thông tin trên là chưa chính xác, nhà đầu tư cần cẩn trọng chọn lọc và tìm hiểu kỹ các thông tin trên cổng thông tin chính thức của HoSE tại www.hsx.vn.
Thông tin lan truyềnGần đây, xuất hiện thông tin lan truyền liên quan đến biến động nhân sự lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE).Kiểm chứng thông tinSở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) đã có văn bản khẳng định thông tin trên là chưa chính xác.Hiện Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam cùng các thành viên thị trường đang thực hiện kiểm thử vận hành hệ thống công nghệ thông tin tích hợp (hệ thống KRX) theo kế hoạch.Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh khuyến nghị nhà đầu tư cẩn trọng chọn lọc và tìm hiểu kỹ các thông tin trên cổng thông tin chính thức của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh tại www.hsx.vn.
https://nhandan.vn/lanh-dao-hose-bac-tin-don-nop-don-xin-nghi-viec-post773857.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "HoSE", "biến động nhân sự", "kiểm chứng thông tin" ] }
Thông tin “Học sinh lớp 1-6 nội thành Hà Nội đi học từ ngày 1/3” chưa chính xác
NDO -Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thông tin học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học trở lại từ ngày 1/3 tới đây là chưa chính xác.
Thông tin lan truyềnTrước đó, tối ngày 23/2, có một số thông tin: Từ ngày 1/3 tới đây, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành sẽ đi học trở lại.Kiểm chứng thông tinTrao đổi với phóng viên ngày 24/2, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã khẳng định thông tin trên là chưa chính xác.Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Bình Minh, Hiệu trưởng trường tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng cho biết, thời điểm hiện tại chưa thể để học sinh quay trở lại lớp học trực tiếp. Nguyên nhân bởi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Bản thân trường Thăng Long hiện có khoảng gần 10 giáo viên đã trở thành F0.Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê, riêng trong ngày 23/2, Hà Nội tiếp tục ghi nhận ca mắc nhiều nhất cả nước, tăng vọt lên gần 7.500 ca nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên hơn 218.000 ca. Hà Nội cũng là một trong 5 địa phương ghi nhận số ca mắc tích lũy cao của cả nước, tính trong đợt dịch thứ 4.
https://nhandan.vn/thong-tin-hoc-sinh-lop-1-6-noi-thanh-ha-noi-di-hoc-tu-ngay-13-chua-chinh-xac-post686814.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Học sinh tiểu học đến trường trở lại", "Tin giả", "Kiểm chứng thông tin" ] }
Quy định mới của bang Queensland không cấm người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 hắt hơi
NDO -Một số người dùng mạng xã hội tuyên bố rằng các biện pháp y tế công cộng chuẩn bị được triển khai ở Australia sẽ bao gồm xử lý hình sự những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 hắt hơi ở nơi công cộng. Tuy nhiên trên thực tế, các quy định này chỉ áp dụng đối với các hành vi mang tính cố ý, nhằm vào các nhân viên chính phủ.
Thông tin lan truyềnMột số bài đăng mới đây trên mạng xã hội chia sẻ một clip rút ngắn của một chương trình phát sóng tin tức, tuyên bố rằng những người chưa được chủng ngừa Covid-19 ở bang Queensland sẽ vi phạm pháp luật nếu như hắt hơi ở nơi công cộng.Trong khi đó, một số khác lại thông tin rằng những người chưa tiêm vaccine sẽ bị phạt hoặc bị bắt giam nếu họ ra khỏi nhà.Kiểm chứngTháng 4/2020, giám đốc y tế bang Queensland đã ban hành chỉ thị y tế kích hoạt các biện pháp bảo vệ đối với công chức và công nhân một số ngành nghề, trong bối cảnh ngày càng có nhiều báo cáo về các vụ cố tình hắt hơi, ho hay khạc nhổ vào các quan chức chính phủ và công nhân trong đại dịch Covid-19.Chỉ thị cho biết sẽ trừng phạt bất cứ ai - dù đã được tiêm hay chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19 - cố tình hắt hơi, ho hoặc khạc nhổ vào một nhân viên chính phủ hoặc công nhân, hoặc đe dọa làm thế, với các hình thức phạt tiền, xử lý hình sự hoặc bắt giam.Theo bản chỉ thị cập nhật ngày 8/12/2021, Queensland sẽ nới lỏng hạn chế đối với doanh nghiệp và hạn chế biên giới từ ngày 17/12, đồng thời áp đặt tiêm chủng bắt buộc đối với nhân viên y tế cũng như các biện pháp hạn chế đối với người chưa chủng ngừa, như cấm đến một số địa điểm khách sạn và vui chơi giải trí.Chính quyền bang Queensland cho biết những hạn chế đối với người chưa được tiêm chủng là “cần thiết” để tránh làm quá tải hệ thống y tế địa phương.Cùng với đó, nhà chức trách Queensland đã công bố mở rộng hình phạt đối với các hành vi hắt hơi, khạc nhổ và ho để tăng cường bảo vệ các nhân viên chính phủ và công nhân một số lĩnh vực, trong đó có nhân viên phục vụ khách sạn.Theo Bộ trưởng Y tế bang Queensland Yvette D'Ath, các hình phạt dành cho những hành vi vi phạm chỉ thị bao gồm phạt tại chỗ gần 1.400 USD, mức phạt theo phán quyết của tòa án khoảng 13.785 USD và phạt tù lên đến 6 tháng.Khẳng địnhThông tin lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Lệnh y tế công cộng của Queensland không áp dụng cho tất cả các hành vi hắt hơi ở nơi công cộng của những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19, mà chỉ trừng phạt những cá nhân cố tình hắt hơi, ho hoặc khạc nhổ vào người khác, hoặc đe dọa làm như vậy.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/quy-dinh-moi-cua-bang-queensland-khong-cam-nguoi-chua-tiem-vaccine-ngua-covid-19-hat-hoi-post678515.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Biện pháp y tế công cộng ở Australia", "bang Queensland cấm hành vi cố ý hắt hơi", "Kiểm chứng thông tin", "Thông tin sai lệch" ] }
Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Bỏ tiếng Anh để học tiếng Trung” là thông tin xuyên tạc
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những thông tin trên mạng xã hội cho rằng Bộ chính thức phê duyệt sách giáo khoa môn tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 để “bỏ tiếng Anh bắt học sinh học tiếng Trung” là thông tin xuyên tạc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật.
Thông tin lan truyềnTrên mạng xã hội xuất hiện một số nội dung cho rằng việc ban hành Quyết định phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nhằm "bỏ môn tiếng Anh, bắt học sinh học tiếng Trung".Một số nội dung xuyên tạc trên mạng xã hội.Kiểm chứng thông tinBộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là những thông tin xuyên tạc.Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, ngày 1/12/2023, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.“Đây là hoạt động bình thường, theo đúng kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018” – Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định và cho biết thêm, năm 2022, cùng với tiếng Anh, Bộ đã phê duyệt sách giáo khoa tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp lớp 3 để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.Năm 2023, đợt 1 sẽ phê duyệt các sách giáo khoa của lớp 5, trong đó có 10 bản sách tiếng Anh và các môn học khác cùng với tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4. Dự kiến, trong tháng 12/2023, tiếp tục phê duyệt sách giáo khoa của các môn tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Nga.Tuy nhiên, sau khi Quyết định trên được ban hành, trên mạng xã hội xuất hiện các thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực, lệch lạc về nội dung Quyết định.Theo Bộ, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa; nỗ lực dạy và họcmôn Ngoại ngữtrong các trường phổ thông và gây tâm lý hoang mang trong xã hội.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật.
https://nhandan.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-bo-tieng-anh-de-hoc-tieng-trung-la-thong-tin-xuyen-tac-post786020.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "tiếng Anh", "tiếng Trung", "biên soạn sách giáo khoa", "sách giáo khoa ngoại ngữ" ] }
Bác bỏ thông tin Cục Công thương địa phương gọi điện mời mua sách, tài liệu
NDO -Thời gian gần đây, xuất hiện hiện tượng cá nhân tự xưng là cán bộ của Cục Công thương địa phương trực tiếp gọi điện cho lãnh đạo Sở Công thương các tỉnh, thành phố mời mua sách, tài liệu. Cục Công thương địa phương vừa có văn bản cảnh báo hành vi mạo danh này.
Thông tin lan truyềnTheo ghi nhận, thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện hiện tượng cá nhân tự xưng là cán bộ của Cục Công thương địa phương trực tiếp gọi điện cho Lãnh đạo Sở Công thương các tỉnh, thành phố mời mua sách, tài liệu.Kiểm chứngNgày 10/9, Bộ Công thương cho biết, Cục Công thương địa phương vừa có công văn gửi Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo hành vi mạo danh cán bộ của Cục để bán tài liệu.Cục Công thương địa phương khẳng định, Cục không có chủ trương và cũng không có chức năng xuất bản sách để bán. Đây là hành vi mạo danh để trục lợi cá nhân của một số đối tượng.Trong trường hợp Cục Công thương địa phương có ấn phẩm sách, tài liệu gửi đến các Sở Công thương, Cục sẽ ban hành văn bản và gửi kèm theo."Cục Công thương địa phương thông báo tới các Sở Công thương để cảnh giác, tránh thiệt hại và có những phản hồi phù hợp. Trong trường hợp đặc biệt, Sở Công thương có phản hồ về Cục để cùng xem xét, báo cáo", Văn bản của Cục Công thương địa phương lưu ý thêm.
https://nhandan.vn/bac-bo-thong-tin-cuc-cong-thuong-dia-phuong-goi-dien-moi-mua-sach-tai-lieu-post664269.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "mạo danh cán bộ", "cảnh báo lừa đảo", "Cục Công thương địa phương" ] }
BBC không đưa tin Ba Lan chuẩn bị gửi quân đến Ukraine
NDO -Một đoạn clip giả mạoBBClan truyền trên mạng xã hội những ngày vừa qua thông tin rằng Ba Lan đang chuẩn bị gửi quân đến Ukraine, khiến nhiều người tin rằng nó thực sự được xuất bản bởi kênh truyền hình Anh. Tuy nhiên, theo kiểm chứng củaReuters, đoạn clip này đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số và không phải củaBBC.
Thông tin lan truyềnĐoạn clip mở đầu bằng logo củaBBCkèm theo cảnh một máy bay trực thăng hạ cánh. Clip bắt chước định dạng các clip đăng trên mạng xã hội của kênh truyền hình Anh, sử dụng cùng font chữ, vị trí chèn chú thích và đồ họa. Đoạn clip cho thấy Ba Lan đang chuẩn bị đưa lực lượng đến Ukraine, với hình ảnh các phương tiện quân sự và binh lính được điều động.Đoạn clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội với chú thích bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Pháp.Kiểm chứngChia sẻ vớiReuters, người phát ngôn củaBBCkhẳng định kênh truyền hình này chưa từng sản xuất một video nào tương tự, đồng thời khuyến cáo mọi người nên truy cập vào trang webBBC Newsđể xác minh thông tin nếu cảm thấy không chắc chắn về một câu chuyện nào đó.Theo kiểm chứng củaReuters, không có clip tương tự nào được đăng trên trang web tin tức củaBBC. Kết quả tìm kiếm nâng cao trên các kênh Twitter củaBBC(@BBCNews, @BBC World, @BBCBreaking) cũng không cho thấy đoạn clip nào như vậy.Trong đoạn clip xuất hiện một bức thư được cho là “bằng chứng” về việc các lực lượng Ba Lan chuẩn bị “tấn công Ukraine”. Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Ba Lan đã đăng dòng tweet tuyên bố hình ảnh bức thư này là “giả mạo”. “Tài liệu này không phải là mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu Ba Lan. Tất cả đều là giả mạo. Chúng tôi để ý thấy ngày càng có nhiều tài liệu quân sự giả mạo như vậy trên các phương tiện thông tin đại chúng của Ba Lan. Xin vui lòng không chia sẻ những tin giả này”.Khẳng địnhKênh truyền hìnhBBCkhông xuất bản video nào tuyên bố rằng Ba Lan đang chuẩn bị gửi quân đến Ukraine. Đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/bbc-khong-dua-tin-ba-lan-chuan-bi-gui-quan-den-ukraine-post696027.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "kênh truyền hình BBC", "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "tin giả" ] }