title
stringlengths
15
112
summary
stringlengths
61
733
content
stringlengths
449
10.7k
url
stringlengths
35
145
metadata
dict
“Trăng xanh xuất hiện vào đêm Halloween 2021” là thông tin sai sự thật
NDO -Hiện tượng Trăng xanh sẽ không diễn ra vào đêm Halloween 31/10 như thông tin lan truyền trên mạng xã hội gần đây.
Thông tin lan truyềnMột số chủ tài khoản Facebook đang chia sẻ một bức ảnh, trên đó có ghi dòng chữ với nội dung: “Ngày 31/10 tới, lần đầu tiên trong 76 năm Trăng xanh sẽ xuất hiện vào đêm Halloween”.Kiểm chứng thông tinTrăng xanh sẽ không xảy ra vào ngày 31/10/2021. Sự nhầm lẫn ở trên có lẽ xuất phát từ hiện tượng Trăng xanh diễn ra ngày 31/10/2020. Đó cũng là lần đầu tiên trong 76 năm Trăng xanh xảy ra vào đêm Halloween.Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã đưa tin về sự kiện kỳ thú này, trong đó cóBusiness Insider India, The JournalvàRTÉ News.Trăng xanh được định nghĩa là trăng tròn thứ 2 trong một tháng dương lịch, cách 2-3 năm diễn ra một lần.Theo lịch xuất hiện trăng tròn năm 2021 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), kỳ trăng tròn tháng 10/2021 đã diễn ra vào ngày 20/10, và kỳ trăng tròn tiếp theo sẽ rơi vào ngày 19/11.Hiện tượng Trăng xanh theo mùa hiếm gặp đã diễn ra vào tháng 8 vừa qua, và phải đến tháng 8/2023 thì người yêu thiên văn mới lại có cơ hội chiêm ngưỡng.Khẳng địnhThông tin “Trăng xanh xuất hiện vào đêm Halloween 2021” là sai sự thật. Hiện tượng này đã xuất hiện vào đêm Halloween 2020, và lần xuất hiện tiếp theo là vào tháng 8/2023.
https://nhandan.vn/trang-xanh-xuat-hien-vao-dem-halloween-2021-la-thong-tin-sai-su-that-post671651.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Thông tin sai lệch", "Fake News", "Tin giả", "Kiểm chứng thông tin", "Trăng xanh" ] }
Thông tin du khách bị mắc kẹt tại Tràng An không đúng sự thật
NDO -Ngày 27/1, đại diện Ban Quản lý Khu Du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình khẳng định, thông tin nhiều du khách bị mắc kẹt tại khu du lịch này vào tối 26/1 được chia sẻ trên mạng xã hội không đúng sự thật.
Thông tin lan truyềnTối muộn 26/1, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin và hình ảnh nhiều khách du lịch bị mắc kẹt trong khu du lịch này gây hoang mang dư luận.Kiểm chứngBà Hoàng Thị Thu Hường, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Du lịch sinh thái Tràng An cho biết, thông tin trên không chính xác. Ban Quản lý thực hiện nghiêm túc việc bán vé và phục vụ du khách, đã dừng bán vé cho du khách tham quan từ trước 17 giờ hằng ngày.Trong ngày 26/1, tất cả các thuyền phục vụ khách du lịch đều về bến trước 19 giờ 45 phút.Theo ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong mùa lễ hội xuân, ngành du lịch tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên..., kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm.Ngành phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban Quản lý các khu, điểm du lịch thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, văn minh tại các khu, điểm du lịch.Về thông tin tại Khu Du lịch sinh thái Tràng An, Sở đang phối hợp các đơn vị liên quan xử lý nghiêm việc đưa thông tin sai sự thật.
https://nhandan.vn/thong-tin-du-khach-bi-mac-ket-tai-trang-an-khong-dung-su-that-post736286.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Khu Du Lịch Sinh Thái Tràng An", "Du Khách Bị Mắc Kẹt", "Facebook", "thông tin sai sự thật" ] }
"Biến thể Omicron không tồn tại" là thông tin sai sự thật
NDO -Không có bằng chứng cho thấy tên gọi Omicron ẩn chứa nội dung là “không tồn tại” như thông tin đang được lan truyền trên mạng xã hội.
Các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đã được đặt tên theo các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để tránh kỳ thị các quốc gia phát hiện các loại biến thể này đầu tiên.Thông tin lan truyềnGần đây, một người dùng Facebook đã đăng tải hình ảnh chứa nội dung: “Omicron -> O micron -> 0/Không micron = Không tồn tại. Sự thật thường được che giấu ở chỗ dễ thấy”.Bài đăng này đã được hàng chục người chia sẻ. Một số bài đăng tương tự cũng xuất hiện trên mạng xã hội.Kiểm chứngSARS-CoV-2 là virus gây bệnh Covid-19. Tương tự tất cả các loại virus khác, SARS-CoV-2 liên tục đột biến gien khiến các biến thể khác nhau xuất hiện.Kể từ ngày 31/5/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để gọi tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 nhằm tạo thuận lợi cho các cuộc thảo luận, cho việc phát âm và tránh kỳ thị các quốc gia phát hiện các loại biến thể này lần đầu tiên.Cuối tháng 11/2021, WHO thông báo các nhà nghiên cứu đã xác định một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là B.1.1.529. Biến thể này được WHO đặt tên là Omicron. Chỉ trong vòng 3 tháng, Omicron đã trở thành biến thể chính lưu hành trên thế giới.Bài đăng nêu trên cũng cho rằng “micron” có nghĩa là “tồn tại”. Tuy nhiên, Từ điển Cambridge định nghĩa “micron” là “một phần triệu của một mét” và từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ với ý nghĩa “nhỏ”.Khẳng địnhBiến thể Omicron có tồn tại và được đặt tên theo một chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp.
https://nhandan.vn/bien-the-omicron-khong-ton-tai-la-thong-tin-sai-su-that-post711033.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "SARS-CoV-2", "biến thể", "Omicron", "Covid-19", "đặt tên biến thể" ] }
Nhiều cây sống sót sau vụ cháy rừng tàn khốc tại Hawaii không phải là bất thường
NDO -Sau khi bị lửa thiêu đốt, một số cây trên đảo Maui của Hawaii (Mỹ) vẫn sống sót. Các chuyên gia về môi trường cho rằng đây không phải điều bất thường.
Thông tin lan truyềnMột số bài đăng trên mạng xã hội sau khi cháy rừng bùng lên trên đảo Maui thuộc quần đảoHawaiicủa Mỹ cho rằng việc một số cây không bị hạ gục là bằng chứng cho thấy các đám cháy được sắp đặt bằng cách nào đó để đốt cháy nhà cửa và xe cộ một cách có chủ đích.Một người dùng mạng xã hội Instagram đã chia sẻ hình ảnh đống đổ nát sau hỏa hoạn ở Maui - nơi các tòa nhà bị thiêu rụi nhưng cây cối chung quanh vẫn sống sót, cùng chú thích: "Ô-tô và nhà cửa gần như bốc hơi nhưng cây cối chung quanh vẫn đứng vững… có gì đó đáng nghi với bức ảnh này".Kiểm chứngTheo ghi nhận của Reuters, không phải tất cả các cây đều không bị tổn thương docháy rừng. Các hình ảnh của Reuters và hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies cung cấp cho thấy nhiều tòa nhà, xe cộ và cây cối đã bị tổn hại sau đám cháy. Có cây bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng vẫn đứng vững.Tuy nhiên, việc một số cây có thể đứng vững hoặc chịu ít ảnh hưởng của đám cháy hơn so với ô-tô hoặc nhà cửa không phải là điều bất thường.Các chuyên gia cho rằng, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, từ hàm lượng nước trên bề mặt và bên trong cây cho đến cách lửa lan qua một khu vực.Cành cây rậm rạp chứa đầy nước sẽ không dễ bắt lửa. Một số loài cây có khả năng chịu lửa tốt hơn những loài khác. Thí dụ, cây thông ponderosa từ 4-5 năm tuổi trở lên thường phát triển lớp vỏ dày hơn giúp bảo vệ cây trước những đám cháy có cường độ thấp. Một số loài thực vật có nguồn gốc ở Hawaii bao gồm cây keo Hawaii cũng cho thấy “khả năng chịu lửa nhất định".Khẳng địnhBài đăng xuất hiện trên mạng xã hội cho rằng một số cây vẫn đứng vững sau đám cháy trên đảo Maui chứng tỏ đám cháy này đã được sắp đặt là thông tin sai lệch. Đôi khi cây cối vẫn có thể sống sót sau các đám cháy dữ dội nhờ các yếu tố như hàm lượng nước trong cây, cách lửa lan rộng...Vụ cháy rừng nghiêm trọng bùng phát hôm 9/8 tại đảo Maui ở bang Hawaii đã cướp đi tính mạng của 114 người. Ít nhất 1.000 người hiện vẫn mất tích. Đám cháy đã khiến hơn 2.200 công trình bị phá hủy và 500 công trình khác bị hư hại, với thiệt hại ước tính gần 6 tỷ USD.
https://nhandan.vn/nhieu-cay-song-sot-sau-vu-chay-rung-tan-khoc-tai-hawaii-khong-phai-la-bat-thuong-post768726.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "đảo Maui", "Hawaii", "Mỹ", "cháy rừng" ] }
Clip “câu view” đưa tin sai sự thật về tập đoàn Vingroup
NDO -Để “câu view” và tăng lượt theo dõi cho tài khoản mạng xã hội TikTok, một nam thanh niên đã đăng tải clip sai sự thật về tập đoàn Vingroup và lãnh đạo tập đoàn này. Cơ quan Công an đã xác minh làm rõ và xử lý nghiêm.
Thông tin lan truyềnMới đây, một người dùng mạng xã hội TikTok đăng tải 1 video có độ dài 14 giây, gồm hình ảnh kèm chữ chạy với nội dung cho rằng Chủ tịch Tập đoàn Vingroup “chống lưng” cho một ngôi sao làng giải trí Việt.Kiểm chứngQua xác minh, Đội Phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự an toàn xã hội (Đội 3) - Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khẳng định thông tin trong clip hoàn toàn sai sự thật.Ngày 10/1, Đội đã mời Trần C. T. (sinh năm 2000, trú tại huyện Đông Hưng, Thái Bình), chủ tài khoản TikTok nói trên, đến trụ sở để làm rõ về việc đăng tải clip cắt ghép nội dung, đưa sai sự thật về lãnh đạo Tập đoàn Vingroup.Tại cơ quan công an, C.T. khai nhận có lập tài khoản mạng xã hội Tiktok để chia sẻ thông tin thị trường chứng khoán và giải trí. Quá trình tham gia mạng xã hội này, T. thấy một tài khoản đăng tin Chủ tịch Tập đoàn Vingroup “chống lưng” cho một ngôi sao làng giải trí Việt.Nhận thấy thông tin này có khả năng “câu view” cao, nên đối tượng đã tạo 1 video có độ dài 14 giây, cắt ghép hình ảnh đi kèm nội dung chạy bằng chữ trên video và đăng tải. Clip này của C.T. thu về 300 nghìn lượt xem, 4.052 lượt “like” và 571 lượt bình luận.Làm việc với cơ quan Công an, nhận thức được hành vi của bản thân là vi phạm pháp luật, C.T đã xóa clip, đồng thời cam kết sẽ không tái phạm.Ngày 12/1, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Trần C.T. số tiền 7,5 triệu đồng.Trước đó, ngày 4/1, đơn vị cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp khác là Phạm N.H., sinh năm 1993, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội số tiền 7,5 triệu đồng cũng về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội.Đội 3 - Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân:Cần trang bị đầy đủ cho bản thân những kiến thức pháp luật về sử dụng mạng xã hội, có hiểu biết đầy đủ các tính năng của ứng dụng mạng xã hội mà mình đang sử dụng. Không sử dụng các từ ngữ mang tính chửi bới, thô tục, xúc phạm, lăng mạ danh dự, nhân phẩm của người khác.Không nên sử dụng mạng xã hội để giải quyết các mâu thuẫn, quan hệ xã hội trong cuộc sống mà hãy đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định.Trước khi đăng tải một bài viết lên mạng xã hội, cần thẩm định thông tin nội dung thông qua các nguồn chính thống, tin cậy, tránh trường hợp đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật.Khi phát hiện các trường hợp đăng tải bài viết có nội dung vi phạm các hành vi trên, cần kịp thời báo cáo cơ quan Công an gần nhất để được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.Chủ đề: Kiểm chứng thông tinHàm lượng benzyl alcohol trong liều tiêm vitamin K bảo đảm an toànVideo lan truyền quan niệm sai lầm về nguồn cung dầu mỏ vô hạnXác máy bay dưới đáy biển không phải là máy bay MH370 mất tích 9 năm trước
https://nhandan.vn/clip-cau-view-dua-tin-sai-su-that-ve-tap-doan-vingroup-post734716.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "đăng tin sai sự thật", "câu view", "tập đoàn Vingroup", "mạng xã hội TikTok", "tin giả" ] }
Hình ảnh chụp hai cha con tại Iraq bị chú thích sai
NDO -Hình ảnh người cha bế con gái trong thời gian Iraq triển khai cuộc tấn công nhằm đẩy lùi IS tại thành phố Mosul năm 2017 đang được lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, một số tài khoản mạng xã hội đã thông tin sai sự thật khi cho rằng bức ảnh này được chụp tại Afghanistan, sau khi Taliban kiểm soát thủ đô Kabul vào ngày 15/8 vừa qua.
Cho rằng bức ảnh được chụp tại Afghanistan, có tài khoản Facebook thậm chí còn bày tỏ cảm thương với "người dân vô tội" tại quốc gia Tây Nam Á này.Kiểm chứng thông tin• Bức ảnh này do nhà nhiếp ảnh Goran Tomasevic của hãng tin Reuters chụp vào ngày 4/3/2017.Tác giả miêu tả, hai cha con trong bức ảnh đã hét lên trong sự hoảng sợ, người cha bế con gái cùng bỏ chạy trên con đường ngổn ngang mảnh vỡ tại khu vực Wadi Hajar, thành phố Mosul.Trước đó, chỉ trong giây lát, khu vực này đã biến thành chiến trường giữa các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các lực lượng đặc nhiệm của Iraq.• Reuters cũng đã xuất bản bài viết về câu chuyện đằng sau bức ảnh này và những hình ảnh khác trong cuộc tấn công kéo dài chín tháng của quân đội Iraq nhằm giành lại Mosul, một trong những thành trì của IS.Kết luậnNhóm kiểm chứng thông tin của Reuters kết luận, bức ảnh của tác giả Goran Tomasevic đã bị chú thích sai. Bức ảnh này được chụp tại Iraq năm 2017, chứ không phải tại Afghanistan năm 2021 như một số tài khoản mạng xã hội thông tin.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/hinh-anh-chup-hai-cha-con-tai-iraq-bi-chu-thich-sai-post661698.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "Taliban kiểm soát Kabul", "Afghanistan", "IS", "Iraq tấn công IS", "Mosul" ] }
Kế hoạch cải cách gây tranh cãi
Các nhà phân tích cảnh báo, kế hoạch cải cách hưu trí gây tranh cãi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể dẫn tới hệ lụy là sự trở lại của phong trào tuần hành “Áo vàng” năm 2018, khiến nước Pháp rơi vào khủng hoảng chính trị-xã hội.
AFPngày 12/3 cho hay, số lượng người tuần hành phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của Chính phủ Pháp gợi nhớ tới làn sóng tuần hành năm 2018 của phong trào biểu tình “Áo vàng”. Lượng người xuống đường hiện nay có thể gia tăng do mục tiêu tuần hành có thể lan sang các lĩnh vực khác như cải cách hệ thống y tế, cải thiện môi trường, quản lý người nhập cư và cải cách thuế nhiên liệu.Hoạt động biểu tình của những người mặc “áo vàng” nổ ra tại Pháp từ trung tuần tháng 11/2018, xuất phát từ làn sóng phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu và nhanh chóng lan rộng thành một chiến dịch biểu tình rầm rộ trên cả nước nhằm phản đối các chính sách của chính phủ.Chính phủ Pháp đã thực hiện một số biện pháp nhằm xoa dịu tình hình như hủy bỏ chính sách tăng thuế nhiên liệu, công bố gói tăng lương trị giá 10 tỷ euro (11,5 tỷ USD), giảm thuế cho những người thu nhập thấp hoặc những người về hưu. Tuy nhiên, những nhượng bộ này được cho là chưa thỏa mãn được những người biểu tình “áo vàng” yêu cầu một sự thay đổi chính sách cơ bản có lợi hơn cho nhóm người có thu nhập thấp.
https://nhandan.vn/ke-hoach-cai-cach-gay-tranh-cai-post742693.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [] }
Argentina bác tin đồn in hình Messi lên tờ tiền của nước này
NDO -Đại diện Ngân hàng Trung ương Argentina (BCRA) phủ nhận tin đồn in khuôn mặt ngôi sao bóng đá Lionel Messi lên tờ 1.000 peso, tờ tiền có mệnh giá cao nhất tại quốc gia Nam Mỹ.
Thông tin lan truyềnNhững ngày vừa qua, trên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter xuất hiện ảnh chụp 2 mặt tờ tiền 1.000 peso của Argentina, với một mặt in hình chân dung Messi và mặt còn lại in hình đội tuyển Argentina đang nâng chiếc cúp Copa America giành được năm 2021.Bức ảnh được đăng tải kèm theo dòng trạng thái bằng tiếng Anh có nội dung: “Argentina đã phát hành tờ tiền giấy kỷ niệm mệnh giá 1.000 peso có in hình Leo Messi và chữ ký của anh ấy, sau chiến tích vô địch World Cup”.Các bài đăng ảnh tờ tiền đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ và hàng chục nghìn lượt tương tác từ người dùng mạng xã hội.Kiểm chứngTheoBoomlive- một trang web kiểm chứng thông tin của Ấn Độ, bức ảnh tờ 1.000 peso đã bị chỉnh sửa, Ngân hàng trung ương Argentina chưa hề và cũng không có ý định phát hành tờ tiền nào tương tự như trên.“Không có sự thật nào trong việc này”, Fernando Alonso, quản lý cấp cao về truyền thông và quan hệ cộng đồng của Ngân hàng Trung ương Argentina, xác nhận vớiBoomlive. “Chủ đề này không có trong chương trình làm việc của chúng tôi”.Thông qua quá trình xác minh trên trang web của BCRA,Boomlivecho biết tờ 1.000 peso cuối cùng của Argentina được phát hành vào tháng 12/2017, có in hình Rufous hornero, loài chim biểu tượng của quốc gia Nam Mỹ.Tại World Cup Qatar 2022, Messi đã ghi 7 bàn và có 3 đường kiến tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đội tuyển Argentina lần đầu đăng quang ngôi vương tại giải bóng đá lớn nhất hành tinh sau 36 năm. Tiền đạo 35 tuổi nhờ đó giành danh hiệu Cầu thủ hay nhất giải, và đứng thứ hai trong cuộc đua Vua phá lưới với một bàn ít hơn đồng đội của anh ở CLB Paris Saint-Germain, Kylian Mbappe.
https://nhandan.vn/argentina-bac-tin-don-in-hinh-messi-len-to-tien-cua-nuoc-nay-post732187.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "tờ 1.000 peso", "Lionel Messi", "tin giả", "tin đồn thất thiệt", "Argentina" ] }
Thông tin “35 ca dương tính và 160 ca test nhanh đã dương tính” tại Quảng Trị là sai sự thật
NDO -Chiều 17/9, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị Đỗ Văn Hùng khẳng định, thông tin lan truyền về số ca dương tính trên là không chính xác. Công an tỉnh Quảng Trị cũng khuyến cáo người dân không đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật về dịch bệnh...
Thông tin lan truyềnTrong 2 ngày 16 và 17/9, trên các nhóm kín Facebook và Zalo của nhiều người ở tỉnh Quảng Trị lan truyền rất nhanh thông tin:“35 ca dương tính và 160 ca test nhanh đã dương tính. Thông tin nội bộ, huy động anh em trực 24/24” ; “Tới thời điểm hiện tại đã có 21 ca dương tính và 70 ca test nhanh dương tính, huy động CA họp hết luôn rồi”…Các thông tin này làm cho nhiều người hết sức hoang mang, lo âu. Từ đó, dẫn đến tình trạng người dân đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm bất chấp quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.Việc này làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19 trong cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch của tỉnh.Kiểm chứngTrao đổi với Báo Nhân Dân vào lúc 16 giờ chiều 17/9, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Đỗ Văn Hùng cho biết, liên quan chùm ca bệnh lây lan trong cộng đồng tại thành phố Đông Hà được phát hiện ngày 16/9, đến nay, về cơ bản đã truy vết được các F1, F2. Tổng số F1 được lấy mẫu là 130, trong đó khẳng định 21 ca dương tính.Ông Đỗ Văn Hùng khẳng định thông tin lan truyền về số ca dương tính trên là không chính xác. Tuy nhiên, để nhanh chóng khống chế dịch bệnh cần có sự hỗ trợ từ cộng đồng nhằm cung cấp thông tin cho y tế các trường hợp liên quan để áp dụng các biện pháp chống dịch.Trong ngày hôm nay, ngành y tế đã tiến hành xét nghiệm cho tất cả tiểu thương các chợ trên toàn tỉnh nhằm phát hiện sớm các ca bệnh.Cho phép tất cả các cơ sở y tế ngoài công lập xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho người dân, khuyến khích người dân tự xét nghiệm nếu có điều kiện, cho phép tất cả các nhà thuốc, quầy thuốc bán test nhanh kháng nguyên.Qua test nhanh cho tiểu thương chợ Lê Lợi đều âm tính, hiện đang xét nghiệm RT-PCR cho tiểu thương chợ Đông Hà.Cùng với đó, Đại tá Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, Công an tỉnh có hỗ trợ thêm lực lượng giúp Công an TP Đông Hà trực tại 36 chốt ở thành phố trong thời gian địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.Công an tỉnh vẫn làm việc bình thường vào ban ngày, ban đêm chỉ trực 50% lực lượng, chủ động sẵn sàng ứng phó khi có nhu cầu cần thiết.Từ sự việc nêu trên, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh, Công an tỉnh Quảng Trị khuyến cáo mọi người dân không đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch của cơ quan nhà nước, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.Đồng thời, khi tiếp nhận thông tin liên quan đến Covid-19, người dân cần có sự chọn lọc, chỉ tiếp thu thông tin từ báo, đài chính thống. Đặc biệt, tự trang bị cho mình kiến thức về pháp luật để có sức đề kháng trước những thông tin sai sự thật và có ứng xử phù hợp trên không gian mạng, góp phần bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-35-ca-duong-tinh-va-160-ca-test-nhanh-da-duong-tinh-tai-quang-tri-la-sai-su-that-post665413.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Quảng Trị", "thông tin lan truyền về số ca dương tính", "sai sự thật" ] }
Chú thích ảnh “Purdue ngày hôm qua” là sai sự thật
NDO -Một bức ảnh kèm chú thích nói về 1 trận bóng bầu dục diễn ra ngày 4/9 tại Sân vận động (SVĐ) Ross-Ade trong khuôn viên của Đại học Purdue, bang Indiana, Mỹ, đã nhận được hơn 5.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chú thích này là sai sự thật bởi đây là bức ảnh đã được đăng tải cách đây hơn 1 thập kỷ.
Thông tin lan truyềnMột tài khoản Facebook đã đăng hình ảnh nêu trên cùng thông tin: “Purdue ngày hôm qua. Chúng ta còn tiếp tục giả vờ bao lâu nữa?”, đồng thời so sánh song song với 1 bức ảnh về lớp học trẻ em thực hiện giãn cách xã hội.Bên dưới bài đăng là những comment (lời bình luận) dường như đồng tình với chỉ trích về các giao thức an toàn Covid-19 đang được áp dụng trên khắp nước Mỹ.Một tài khoản bình luận: “Mọi người đã kiệt sức với tất cả những điều đó. Gần như là không còn cảm giác gì.” Một tài khoản khác lại viết: “Vẫn còn có người tin vào trò lừa bịp”, khi đề cập tới các lý thuyết cho rằng đại dịch Covid-19 là không có thật.Kiểm chứng thông tin* Theo Reuters, bức ảnh trên đã xuất hiện trong danh sách xếp hạng SVĐ bóng bầu dục các trường đại học xuất bản trên trang bleacherreport.com năm 2010.Bức ảnh được chụp vào thời gian ban ngày, có thể thấy rõ khán giả lấp kín các khán đài chung quanh SVĐ Ross-Ade, kèm theo dòng chữ “PURDUE” màu vàng ở cả 2 đầu sân.* Tuy nhiên, trận đấu giữa hai đội Purdue và Oregon tại SVĐ Ross-Ade ngày 4/9 thực tế diễn ra vào buổi tối trước hơn 53 nghìn fan hâm mộ, theo như đăng tải của các trang tin Lafayette, Indiana’s, Journal và Courier. Những hình ảnh về SVĐ cho thấy các khán đài dường như chật kín.Hình ảnh thực tế trận bóng bầu dục giữa 2 đội Purdue và Oregon tại SVĐ Ross-Ade ngày 4/9 được đăng trên trang https://www.jconline.com/.* Theo ấn phẩm sinh viên trường Purdue, The Exponent, các fan hâm mộ “được khuyến khích đưa ra quyết định về việc đeo khẩu trang và dự khán trận đấu dựa trên hoàn cảnh cá nhân của họ, đồng thời cân nhắc điều gì là an toàn và phù hợp cho bản thân, gia đình và các fan Boilermaker khác.” Trường Purdue cũng khuyến cáo “bất cứ ai có triệu chứng Covid-19 hoặc cảm thấy không khỏe” thì nên ở nhà.Việc đeo khẩu trang được yêu cầu thực hiện ở các không gian trong nhà, nhưng không bắt buộc ở các không gian ngoài trời.Khẳng địnhBức ảnh SVĐ Ross-Ade đã bị chú thích sai thông tin một phần. Bức ảnh 12 tuổi này không mô tả trận đấu hay tình trạng an toàn của trận bóng bầu dục giữa 2 đội Oregon và Purdue năm 2021, mặc dù trận đấu ngày 4/9 vừa qua cũng đầy ắp khán giả.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/chu-thich-anh-purdue-ngay-hom-qua-la-sai-su-that-post664412.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Sân vận động Ross-Ade", "Đại học Purdue", "Chú thích sai", "Bóng bầu dục" ] }
Thuốc Ivermectin điều trị bệnh ký sinh trùng không có hiệu quả trong điều trị Covid-19
NDO -Một số người dùng mạng xã hội cho rằng Ivermectin là loại thuốc an toàn để sử dụng bởi công trình phát minh và bào chế loại thuốc này đã giành giải Nobel Y sinh 2015. Tuy nhiên, Ivermectin là thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng, và điều này không đồng nghĩa với việc nó an toàn và hiệu quả trong điều trị Covid-19, bệnh do virus gây nên.
Thông tin lan truyềnMột tài khoản Facebook mới đây đã đăng tải thông tin có nội dung: “IVERMECTIN. Nếu bạn gọi loại thuốc đã đoạt giải Nobel 2015 nhờ tác dụng điều trị bệnh ở người là ‘thuốc tẩy giun cho ngựa’, tức là bạn cần phải nghỉ ngơi để lấy lại sự bình tĩnh của mình.”Một bài đăng khác cũng trên mạng xã hội Facebook viết, Ivermectin đã được dùng 3,7 tỷ lần để trị bệnh cho con người trong suốt 30 năm qua. Nó hoàn toàn an toàn và được gọi là một loại “thần dược”. Tác giả bài đăng nói thêm rằng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa nó vào danh sách các loại “thuốc phải có” đối với bất kỳ quốc gia nào.”Kiểm chứng thông tinTheo trang web của giải thưởng Nobel, một nửa giải Nobel Y sinh 2015 đã được trao cho 2 nhà khoa học William C. Campbell (Ireland) và Satoshi Omura (Nhật Bản) với những phát hiện liên quan đến một liệu pháp mới ngăn chặn bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng giun đũa gây ra.Hai nhà khoa học này đã phát hiện ra loại thuốc mới Avermectin, về sau được biến đổi hóa học thành một hợp chất tốt hơn gọi là Ivermectin, góp phần giảm đáng kể các trường hợp mắc bệnh mù sông, bệnh giun chỉ bạch huyết và các bệnh ký sinh trùng khác ở người.“Ivermectin sau đó được thử nghiệm trên người bị nhiễm ký sinh trùng và đã cho thấy hiệu quả trong việc tiêu diệt ấu trùng ký sinh trùng. Có thể nói, những đóng góp của Campbell và Omura đã khởi nguồn cho việc khám phá ra một loại thuốc mới với hiệu quả đặc biệt chống lại các bệnh do ký sinh trùng gây ra,” website giải Nobel cho hay.* Trên website của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thông báo về việc cơ quan này đã nhận được báo cáo về những trường hợp bệnh nhân bị ốm sau khi tự điều trị bằng thuốc Ivermectin được chỉ định dùng cho vật nuôi.Theo FDA, Ivermectin chỉ định cho động vật được kê đơn với liều lượng khác nhau để điều trị hoặc ngăn ngừa ký sinh trùng. Ở người, Ivermectin có thể ở dạng viên nén, và được phê duyệt với liều lượng cụ thể trong điều trị giun ký sinh hoặc ở dạng bôi ngoài da đối với các bệnh lý về da hay chấy rận.Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn chưa được cấp phép sử dụng ở người để ngăn ngừa hoặc điều trị Covid-19. Các dữ liệu cho đến nay không cho thấy hiệu quả chống virus SARS-CoV-2 của Ivermectin.“Ngay cả liều lượng Ivermectin đã được phê duyệt dùng cho người cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, như là thuốc làm loãng máu. Thậm chí, việc dùng Ivermectin quá liều có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, dị ứng (ngứa và phát ban), chóng mặt, mất điều hòa (các vấn đề về thăng bằng), co giật, hôn mê và thậm chí tử vong,” FDA cho hay.Khẳng địnhNhóm kiểm chứng thông tin của Reuters kết luận, những thông tin trong các bài đăng trên là thiếu bối cảnh. Hai nhà khoa học đúng là đã nhận giải Nobel cho phát hiện của họ về Ivermectin, nhưng loại thuốc này được chỉ định để điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người, chứ không phải điều trị Covid-19.
https://nhandan.vn/thuoc-ivermectin-dieu-tri-benh-ky-sinh-trung-khong-co-hieu-qua-trong-dieu-tri-covid-19-post664156.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "Ivermectin", "Thuốc trị ký sinh trùng" ] }
Hít hydrogen peroxide không có tác dụng điều trị Covid-19 hay các loại bệnh khác
NDO -Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội chia sẻ 1 số video khuyến khích hít hỗn hợp hydrogen peroxide (H2O2) và dung dịch nước muối như 1 phương pháp điều trị tại nhà đối với Covid-19 hay bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, đây là thông tin sai lệch, và các chuyên gia y tế đặc biệt khuyên mọi người không làm theo.
Thông tin lan truyềnCác video khuyến cáo người dùng mạng xã hội nên mua 1 chiếc máy phun sương và sử dụng nó tầm 10-15 phút mỗi giờ để tạo khí dung với dung dịch 3% H2O2pha loãng với nước muối theo tỷ lệ 50/50.Phương pháp trên được giới thiệu như một phương thuốc hay phương pháp điều trị tại nhà đối với Covid-19, cảm lạnh thông thường, cúm và thậm chí cả viêm phổi.Kiểm chứngTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC) không liệt kê H2O2như một phương pháp điều trị Covid-19.Những tin đồn này đã khiến các tổ chức y tế phải lên tiếng. Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Mỹ (AAFA) đã đăng lời khuyên trên website (www.aafa.org/about-aafa.aspx) và Fanpage của mình cảnh báo mọi người không nên hít H2O2.“KHÔNG nên cho H2O2vào máy phun sương và hít vào cơ thể. Điều này rất nguy hiểm. Đây không phải là cách để ngăn ngừa cũng như điều trị Covid-19,” AAFA khuyến cáo.Theo AAFA, “H2O2có thể được sử dụng như một chất tẩy uế, và có thể gây tổn thương mô nếu bạn nuốt hoặc hít phải.”Trong một bài viết đăng trên website Health.com ngày 23/9, các bác sĩ đã khuyên mọi người không làm theo phương pháp trên.Chia sẻ với Health.com, tiến sĩ Jamie Alan, phó giáo sư dược học và độc chất học tại Đại học bang Michigan nói: “H2O2là một loại gốc tự do, điều này có nghĩa nó là một nguyên tử không ổn định và có thể gây tổn thương tới các tế bào. Nếu hít phải, nó sẽ di chuyển đến phổi nơi mà nó sẽ gây hại cho các màng tế bào”.Phó giáo sư Panagis Galiatsatos tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview cũng đồng ý với quan điểm của tiến sĩ Alan. Nói với Reuters qua điện thoại, ông Galiatsatos khẳng định tất cả những tuyên bố liên quan đến việc sử dụng H2O2như một phương pháp điều trị hiệu quả Covid-19 “đều sai sự thật”.“Bạn nên tìm đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được hướng dẫn tốt nhất về cách bạn có thể vượt qua căn bệnh này,” vị phó giáo sư khuyến nghị.Khẳng địnhThông tin mà các video chia sẻ là hoàn toàn sai sự thật. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người không nên coi hít H2O2như 1 phương pháp điều trị Covid-19.
https://nhandan.vn/hit-hydrogen-peroxide-khong-co-tac-dung-dieu-tri-covid-19-hay-cac-loai-benh-khac-post667601.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "hydrogen peroxide", "H2O2", "Kiểm chứng thông tin", "Thông tin sai lệch" ] }
Thông tin về vụ việc "nữ sinh bị quay lén" tại một trung tâm giáo dục
Mới đây trên một số fanpage có đăng tải bài viết với nội dung nữ sinh đang học tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bị quay lén trong lúc tắm.
Chiều 18/10, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã nhận được công văn đề nghị hỗ trợ, ngăn chặn thông tin sai sự thật trên mạng xã hội của Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và cử cán bộ tới xác minh vụ việc.Thông tin lan truyềnCụ thể, mới đây trên một số fanpage trên nền tảng Facebook như "Đại học đừng học đại," "Sinh viên Sài Gòn Confessions"... có đăng tải bài viết với nội dung nữ sinh đang học tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bị quay lén trong lúc tắm, clip bị rao bán trong nhóm kín...Kiểm chứngTheo đại diện Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật.Đại diện Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh cho biết vào lúc 17 giờ đến khoảng 18 giờ ngày 11/10, tại khu nhà vệ sinh thuộc giảng đường A3 tại Trung tâm có 3 sinh viên nam đã vào nhà vệ sinh dành cho nữ.Ít phút sau đó, khoảng 16 sinh viên nữ vào trong đó để tắm. Khi phát hiện đây là nhà vệ sinh nữ, có các bạn nữ đang tắm, các sinh viên nam bỏ chạy ra ngoài.Ngay sau đó, các sinh viên nữ liền báo ngay với Trung tâm để nhờ làm rõ vụ việc này.Ban Giám đốc Trung tâm đã gặp gỡ, nắm tình hình, động viên tư tưởng các sinh viên nữ, đồng thời tiến hành trích xuất camera để làm rõ sự việc.Qua rà soát, Ban Giám đốc trung tâm đã tìm được 3 sinh viên nam. Các nam sinh viên đã viết tường trình tự nhận hành vi của mình và khẳng định rằng đi nhầm vào khu nhà vệ sinh dành cho nữ.Do thấy các nữ sinh viên vào tắm nên 3 nam sinh viên đã hoảng hốt, lo sợ và trốn vào nhà vệ sinh, đóng cửa lại, sau đó chạy ra ngoài.Quá trình làm việc với trung tâm, 3 sinh viên nam này cam kết không thực hiện hành vi quay lén các bạn nữ đang tắm và không có sự việc phát tán, chia sẻ thông tin này lên các trang mạng xã hội như một số trang mạng đưa tin.Theo nhận định của đại diện trung tâm, sự việc xảy ra chỉ là lý do khách quan, không phải là cố ý của 3 sinh viên nam, không có việc quay lén tạo clip để phát tán lên mạng xã hội.Một số đối tượng đã lợi dụng sự việc xảy ra để đưa tin sai sự thật, đẩy sự việc theo chiều hướng xấu và làm ảnh hưởng đến tinh thần sinh viên. Việc làm sai trái này đã tạo hiệu ứng trong giới trẻ có cách nhìn không tốt về việc thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm.Khẳng địnhTheo nguồn tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu các đơn vị nghiệp vụ của Công an Thành phố xác định không hề có clip nhạy cảm về sự việc này xuất hiện trên không gian mạng.Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục xác minh, xử lý các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
https://nhandan.vn/thong-tin-ve-vu-viec-nu-sinh-bi-quay-len-tai-mot-trung-tam-giao-duc-post720653.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh", "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "nữ sinh bị quay lén" ] }
Đồng Tháp: Thông tin đuối nước do tắm sông ở Tam Nông là sai sự thật
NDO -Chiều 15/6, Công an huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, đã mời đối tượng Lê Thanh Hải, 31 tuổi, ngụ ấp Tân Hòa Thượng, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp làm việc vì có liên quan đến việc đăng tin sai sự thật, ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương.
Thông tin lan truyềnNgày 11/6, Lê Thanh Hải là chủ tài khoản Tiktok @haipero123 đã đăng trêntài khoản Tiktokcá nhân đoạn video với nội dung“Thêm 1 vụ ở Tam Nông Đồng Tháp? Đi tắm sông thì 7 về thì 3 còn 4 mất tích”.Kiểm chứng thông tinNgành chức năng khẳng định, thông tin do Hải đăng không đúng sự thật, thu hút lượt tương tác cao, gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.Vụ việc trên được Công an huyện Tam Nông nhanh chóng chỉ đạo các đội nghiệp vụ xác minh, làm rõ.Qua làm việc, Hải thừa nhận đã đăng tải nội dung không đúng sự thật để thu hút người xem, đồng thời tự giác gỡ bỏ bài đăng, cam kết không tái phạm.Công an huyện Tam Nông đang củng cố hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính đối với Lê Thanh Hải theo đúng quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/dong-thap-thong-tin-duoi-nuoc-do-tam-song-o-tam-nong-la-sai-su-that-post757870.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "TIKTOK", "Sai sự thật", "Chủ tài khoản", "Đồng Tháp", "Tắm sông" ] }
Thông tin hai cô gái tắm ở hồ Gươm là không chính xác
Chiều 16/5, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh 2 cô gái tắm ở hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Qua xác minh của các đơn vị chức năng cho thấy không có sự việc này xảy ra tại Hồ Gươm, video, hình ảnh trên mạng xã hội có thể do cắt ghép.
Thông tin lan truyềnChiều 16/5, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh 2 cô gái tắm ở hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Bài viết này lập tức thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng xã hội. Chỉ sau một thời gian đăng tải, bài viết đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác cùng nhiều bình luận.Kiểm chứng thông tinNgay sau đó, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã yêu cầu lực lượng chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ hình ảnh này.Qua xác minh của các đơn vị chức năng cho thấy không có sự việc 2 cô gái tắm tại Hồ Gươm, video, hình ảnh trên mạng xã hội có thể do cắt ghép.Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã chuyển thông tin đến Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội để xử lý theo quy định.
https://nhandan.vn/thong-tin-hai-co-gai-tam-o-ho-guom-la-khong-chinh-xac-post752998.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "hồ Gươm", "Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông", "Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm" ] }
Mạo danh Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi chi tiết
NDO -Ngày 1/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đến thời điểm này, Bộ mới công bố ngày thi, chưa công bố lịch thi chi tiết từng buổi thi của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.
Thông tin lan truyềnHiện có một số thông tin, hình ảnh lấy danh nghĩa Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi chi tiết từng buổi thi của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.Đây là những thông tin không chính xác.Kiểm chứngNgày 1/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết có tình trạng cá nhân/tổ chức mạo danh Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thông tin không chính thống, gây nhiễu loạn thông tin. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo các cơ quan chức năng xử lý.Cụ thể, thông tin công bố lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2023 xuất hiện trên một số kênh thông tin là không chính xác.Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố ngày thi, chưa công bố lịch thi chi tiết từng buổi thi.
https://nhandan.vn/mao-danh-bo-giao-duc-va-dao-tao-cong-bo-lich-thi-chi-tiet-post741045.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:52", "tags": [ "lịch thi", "tốt nghiệp trung học phổ thông", "mùa thi 2023", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
TP Hồ Chí Minh: Clip người dân không được nhận thực phẩm tại quận 8 là sai sự thật
NDO -Trao đổi với phóng viên báo Nhân Dân, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Quận uỷ quận 8 (TP Hồ Chí Minh) khẳng định: Sự thật không phải như trong clip lan truyền trên mạng xã hội về việc người dân không được hỗ trợ lương thực, thực phẩm tại phường 10, quận 8 (TP Hồ Chí Minh).
Thông tin lan truyềnMạng xã hội Youtube vừa xuất hiện đoạn video clip về một số người dân tụ tập, lớn tiếng trên đường Ba Đình, phường 10, quận 8 (TP Hồ Chí Minh) về việc chính quyền địa phương nhiều ngày không hỗ trợ lượng thực, thực phẩm cho người dân. Sự thật không phải như thế.Kiểm chứngChiều 28/8, trao đổi với phóng viên báo Nhân Dân, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Quận ủy quận 8 (TP Hồ Chí Minh) khẳng định: Sự thật không phải như trong clip lan truyền trên mạng xã hội.Theo đó, nơi xảy ra vụ việc là điểm sinh hoạt khu phố 3, phường 10, quận 8. Các hình ảnh trong clip cho thấy, nhiều người dân đã ra đường trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách. Một người đàn ông tên Bùi Lê Anh Dũng, ngụ ở số 259A, đường Ba Đình, tổ 43, khu phố 3 có lời lẽ thô tục, kích động người dân gây rối an ninh trật tự.Người quay clip cũng có nhiều bình luận cho rằng: “Chính quyền địa phương không tổ chức hỗ trợ lương thực, thực phẩm khiến người dân túng quẫn quá nên làm loạn”.Ông Dũng đã lôi kéo người dân tổ 43 ra gần điểm sinh hoạt khu phố để phản đối việc phân phối hàng hóa của chính quyền địa phương và có phát ngôn như: “Hàng hóa trong nhà thì nhiều nhưng không phát cho dân”, “Rau củ quả để hư không phát cho dân”...Cơ quan chức năng đã có mặt kịp thời để giải thích cho người dân hiểu về việc phân phối hàng hóa hỗ trợ tại phường và vận động mọi người không tụ tập đông người nơi công cộng trong thời gian giãn cách xã hội.Theo UBND phường 10, quận 8, nhiều ngày qua, điểm sinh hoạt khu phố 3 được trưng dụng làm nơi tập kết và phân phối, hỗ trợ hàng hóa cho người dân trên địa bàn trong dịch Covid-19. Sáng 27/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường 10 đã phân bổ 500 phần quà cho 5 khu phố.Không có việc rau củ quả không phát do người dân dẫn đến bị hư phải vứt bỏ như clip đề cập. Số rau vứt đi là do trong quá trình sơ chế, cán bộ địa phương bỏ đi những phần bị hư, hỏng.Việc phát lượng thực, thực phẩm được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường 10 thực hiện theo thứ tự, luân phiên các trường hợp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn đột xuất, các hộ F0 tự cách ly tại nhà, công nhân, sinh viên thuê nhà trọ, rồi đến các trường hợp khác.Đến nay, phường 10, quận 8 đã tiếp nhận và phân phối 2.080 phần nhu yếu phẩm đến người dân. UBND phường 10 cũng đang thực hiện chi trả tiền hỗ trợ khó khăn cho các đối tượng theo quy định, triển khai đội hình tiếp nhận thông tin và đi chợ giúp dân.Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp cận các người dân có liên quan và người quay clip phát tán lên mạng để xử lý theo quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/tp-ho-chi-minh-clip-nguoi-dan-khong-duoc-nhan-thuc-pham-tai-quan-8-la-sai-su-that-post662142.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "hỗ trợ lương thực", "thực phẩm", "TP Hồ Chí Minh", "giãn cách xã hội", "Chỉ thị 16" ] }
Ảnh cầu đường sắt ở Nga bị sập lan truyền trên mạng xã hội được chụp từ năm 2020
NDO -Những ngày vừa qua, người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một cây cầu đường sắt bị sập và cho rằng nó được chụp vào tháng 5/2022 ở vùng Kursk (Nga), giáp biên giới Ukraine. Tuy nhiên, theo kiểm chứng của Reuters, bức ảnh này đã xuất hiện từ tháng 6/2020 và được đăng tải bởi lực lượng cứu hộ khẩn cấp vùng Murmansk (Nga).
Thông tin lan truyềnNgày 1/5, Thống đốc vùng Kursk, ông Roman Starovoit cho biết một cây cầu đường sắt ở địa phương đã bị hư hỏng nặng trên một tuyến đường dành cho các đoàn tàu chở hàng. Phát biểu trong một video đăng tải trên kênh Telegram cá nhân, ông Starovoit gọi vụ việc này là một hành động phá hoại.Trên mạng xã hội sau đó đã lan truyền một bức ảnh chụp một cây cầu đường sắt đổ sập xuống nước, với chú thích cho rằng đây là cây cầu ở vùng Kursk của Nga, sát biên giới Ukraine.Kiểm chứngKết quả tìm kiếm ngược trên Google cho thấy bức ảnh này đã từng xuất hiện trong một bản tin hồi tháng 6/2020, nói về một cây cầu đường sắt kết nối vùng Murmansk với các vùng khác của Nga bị sập.Hình ảnh này cũng đã được đăng tải bởi đơn vị cứu hộ khẩn cấp vùng Murmansk ngày 1/6/2020. Theo cơ quan này, tuyết rơi dày và mực nước dâng cao đã làm hư hại trụ cầu khiến một phần cây cầu sụp đổ.Thông tin và hình ảnh về cây cầu đường sắt bị sập mới đây ở vùng Kursk đã được nhà chức trách địa phương đăng tải trên tài khoản Telegram chính thức của vùng, cũng như trên nền tảng mạng xã hội OK.ru.Những hình ảnh về cây cầu đường sắt bị sập ở vùng Kursk (Nga) được nhà chức trách địa phương đăng tải trên nền tảng mạng xã hội OK.ru.Khẳng địnhHình ảnh cây cầu đường sắt đổ sập xuống nước lan truyền trên mạng xã hội những ngày vừa qua không phải mới được chụp năm 2022. Bức ảnh này đã xuất hiện từ tháng 6/2020 và được đăng tải bởi đơn vị cứu hộ khẩn cấp vùng Murmansk (Nga) về một cây cầu ở địa phương bị sập do mực nước dâng cao khiến trụ cầu bị xói mòn.Đoạn video quay cảnh tập trận của Na Uy năm 2013, không phải vụ nổ soái hạm Moskva của NgaNhững chuyện không có thật lan truyền trên mạng xã hội tuần nàyBức ảnh tàu hải quân Iran bốc cháy năm 2021 bị chú thích sai thành soái hạm Moskva của NgaSự thật đằng sau clip "cô bé dũng cảm đối đầu với lính Nga"Sự thật về bức ảnh đôi trẻ người Nga và Ukraine khoác quốc kỳ, tựa đầu vào nhauKiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/anh-cau-duong-sat-o-nga-bi-sap-lan-truyen-tren-mang-xa-hoi-duoc-chup-tu-nam-2020-post695610.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "xung đột Nga-Ukraine", "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "tin giả" ] }
Vụ cháy quán Karaoke ở Bình Dương: Bác tin cán bộ công an có cổ phần
NDO -Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, khẳng định trong quá trình điều tra đến nay, chưa có tài liệu xác định cán bộ công an có cổ phần trong hoạt động kinh doanh karaoke An Phú.
Thông tin lan truyềnNgày 4/10, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2022, do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chủ trì, một số phóng viên đã đặt câu hỏi chung quanh dư luận cán bộ công an có cổ phần kinh doanh tại cơ sở karaoke An Phú (trên đường Trần Quang Diệu, phường An Phú, thành Thuận An), nơi xảy ra vụ cháy khiến 32 người thiệt mạng.Kiểm chứngVề nội dung này, Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, khẳng định trong quá trình điều tra đến nay, chưa có tài liệu xác định cán bộ Công an có cổ phần trong hoạt động kinh doanh karaoke An Phú.Ngoài ra, việc bắt chủ cơ sở kinh doanh karaoke An Phú, những vấn đề liên quan đến việc cấp phép hoạt động karaoke, quá trình kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và công tác quản lý cơ sở này, hiện Công an tỉnh Bình Dương đang trưng cầu giám định để có hướng xử lý tiếp theo.Đại tá Trần Văn Chính phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: TTXVN)“Trên tinh thần sai đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm trong việc xử lý vụ cháy quán karaoke An Phú”, Đại tá Trần Văn Chính phát biểu tại buổi họp báo.Trả lời câu hỏi vì sao sau vụ cháy quán karaoke An Phú, qua kiểm tra các cơ sở karaoke đến đâu thì phát hiện vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy đến đó, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan Công an không buông lỏng về vấn đề này. Bộ Công an chỉ đạo, toàn ngành ra quân tổng rà soát kiểm tra và đã xử lý nghiêm.“Kết quả tổng kiểm tra 630 cơ sở, phát hiện xử phạt 273 cơ sở vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tạm đình chỉ 51 cơ sở, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng”, Đại tá Trần Văn Chính nói.
https://nhandan.vn/vu-chay-quan-karaoke-o-binh-duong-bac-tin-can-bo-cong-an-co-co-phan-post718284.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "cháy quán karaoke An Phú", "kiểm chứng thông tin", "bác tin đồn", "Bình Dương" ] }
Lỗi đánh máy trong bài báo ở Mexico thúc đẩy "thuyết âm mưu" về biến thể Omicron
NDO -Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt biến thể Covid-19 mới Omicron vào diện “biến thể đáng lo ngại” ngày 26/11, một số người dùng mạng xã hội đã tuyên bố sai lệch rằng thông tin về biến thể này đã được báo cáo ở Mexico hồi tháng 4 vừa qua.
Thông tin lan truyềnNhững người đưa ra tuyên bố trên đã dẫn một bài báo được hãng tin Mexico La Jornada Hidalgo xuất bản ngày 21/4/2021.Một chủ tài khoản Twitter đăng bài viết với nội dung: “Biến thể mới Omicron (B1.1.529) đã được phát hiện tại Mexico hồi tháng 4/2021. Chúng ta đang bị thao túng”, kèm theo đó là đường link bài báo trên trang La Jornada Hidalgo.Một bài đăng khác cho rằng: “Omicron không phải là biến thể mới, vì đã xuất hiện trước đó ở Mexico vào tháng 4/2021”.Kiểm chứngBài báo trên trang tin La Jornada Hidalgo đề cập đến “B.1.1.529” ở đoạn 6, cho biết thông tin về chủng này đã được ghi nhận ở một số thành phố của bang Hidalgo.Xác nhận với Reuters, Giám đốc của La Jornada Hidalgo, ông Jorge González Correa cho biết việc đề cập đến “B.1.1.529” trong bài báo ngày 21/4 là do “lỗi đánh máy”.Hơn nữa, cuộc họp báo được nhắc đến trong bài viết không hề đề cập đến biến chủng “B.1.1.529”, mà chỉ đề cập đến B.1.1.7, B.1.429 và B.1.1.519 - ba biến chủng virus corona được phát hiện ở bang Hidalgo.Những bài viết từ các hãng thông tấn khác về cùng sự kiện họp báo trên cũng không hề đề cập đến biến thể “B.1.1.529”.Ông Alejandro Efraín Benítez, người đứng đầu ngành y tế của bang Hidalgo, đã bác bỏ những tuyên bố rằng Omicron được phát hiện từ nhiều tháng trước. Ông cho biết, đối tượng mà bài báo và cuộc họp báo ngày 21/4 nhắc đến là biến thể B.1.1.519, không phải B.1.1.529. “Đó là một sự nhầm lẫn, do sự giống nhau trong việc đặt tên các biến thể”, ông Benítez xác nhận với Reuters qua email.Biến thể B.1.1.529 lần đầu tiên được báo cáo với WHO ngày 24/11 từ Nam Phi.Khẳng địnhThông tin biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên ở Mexico vào tháng 4/2021 là sai sự thật. Các bài đăng đưa ra tuyên bố này đề cập đến một bài báo của trang tin La Jornada Hidalgo (Mexico), trong đó người viết đã đánh máy nhầm biến thể “B.1.1.519” thành “B.1.1.529”.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/loi-danh-may-trong-bai-bao-o-mexico-thuc-day-thuyet-am-muu-ve-bien-the-omicron-post676832.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "Fake News", "Thông tin sai lệch", "Biến thể B.1.1.529", "\"thuyết âm mưu\" về biến thể Omicron" ] }
Thông tin Hà Nội thực hiện sống chung với Covid-19 từ ngày 15/9 là tin giả
NDO -Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cho biết, hiện lan truyền thông tin được cho là nội dung cuộc họp chiều 9/9 của thành phố Hà Nội, trong đó đưa các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch của Hà Nội đang lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.
Thông tin lan truyềnTrên một số hội, nhóm riêng tư thuộc nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo hiện lan truyền thông tin được cho là nội dung cuộc họp chiều 9/9 của thành phố Hà Nội, trong đó đưa các nội dung như: “Bắt đầu thực hiện sống chung với Covid-19 kể từ ngày 15/9/2021, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh được hoạt động khi đảm bảo các điều kiện an toàn phòng chống dịch; Việc mở cửa được thực hiện có lộ trình, tăng dần tỷ lệ: 30% - 50% - 70%...; Các hoạt động nguy cơ cao sẽ giảm quy mô hoặc không được hoạt động; Chuẩn hóa thông tin tiêm vaccine cho toàn bộ người dân trên Sổ sức khỏe điện tử biến thành giấy thông hành vaccine, bỏ tất cả các giấy phép con như giấy đi đường, di biến động dân cư, xét nghiệm âm tính; Chuyển dần sang điều trị Covid-19 dịch vụ có thu phí; Lực lượng nhân viên bán lẻ được ưu tiên tiêm vaccine...”.Kiểm chứng thông tinLãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội khẳng định, thông tin trên là sai sự thật, đối tượng lợi dụng thông tin để đánh lừa người đọc. Do tình hình diễn biến dịch bệnh hiện nay phức tạp, hàng ngày, Ban chỉ đạo chống dịch tổ chức các cuộc họp để đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp phòng, chống dịch tại địa phương.Hiện lực lượng chức năng đang vào cuộc rà quét các tài khoản mạng xã hội đăng thông tin trên để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Đối với những trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Khẳng địnhĐây là thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội khuyến cáo người dân không đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin giả mạo, sai sự thật nói chung, đặc biệt là các thông tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-ha-noi-thuc-hien-song-chung-voi-covid-19-tu-ngay-159-la-tin-gia-post664402.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội", "Giấy đi đường", "cuộc họp chiều 9/9 của TP Hà Nội", "Hà Nội sống chung với Covid-19 từ 15/9" ] }
Thuốc điều trị Covid-19 đang thử nghiệm của Pfizer không có chức năng giống Ivermectin
NDO -Người dùng mạng xã hội đang chia sẻ bài báo cho rằng một loại thuốc ngừa Covid-19 mới đang được Pfizer thử nghiệm bị nghi ngờ có chức năng tương tự thuốc điều trị ký sinh trùng Ivermectin. Tuy nhiên, cả Pfizer và một nhà virus học độc lập đều bác bỏ tuyên bố trên.
Thông tin lan truyềnBài báo được xuất bản trên website thị trường tài chính Zero Hedge ngày 28/9 và nhận được hàng trăm lượt chia sẻ trên mạng xã hội.Một số ý kiến cho rằng Pfizer đang lên kế hoạch tung ra thuốc Ivermectin dưới một tên gọi khác. “Đây là thông tin chính thức - Pfizer sẽ tung ra loại thuốc Ivermectin không đóng gói với số lượng tất nhiên là cao hơn đáng kể so với loại Ivermectin đã lưu hành từ trước đến nay”.Ngày 27/9, Pfizer thông báo bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2/3 đối với 1 loại thuốc kháng virus mới có tên gọi PF-07321332, nhằm ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2.Ngày hôm sau, Zero Hedge đã xuất bản bài báo so sánh PF-07321332 với Ivermectin, và tuyên bố rằng 2 loại thuốc có chung “ít nhất 1 cơ chế hoạt động”. Bài viết đề cập đến các đặc tính của Ivermectin như 1 “chất ức chế protease” và mô tả của Pfizer về PF-07321332 như 1 “chất ức chế protease mạnh”.Kiểm chứngPhát biểu với Reuters, các chuyên gia cho biết sự so sánh này là thiếu ngữ cảnh.Tiến sĩ Cheryl Walter, một nhà virus học tại Đại học Hull nói: “Thuốc của Pfizer có hoạt tính ức chế protease giống như Ivermectin, nhưng chúng rất khác nhau ở nhiều mức độ”.Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), các công thức Ivermectin đã được cấp phép ở Mỹ để sử dụng như thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa ký sinh trùng ở động vật. Đối với con người, Ivermectin được phê duyệt sử dụng để điều trị một số loại giun ký sinh với những liều lượng cụ thể, và có các công thức bôi cục bộ cho các tình trạng ký sinh bên ngoài, chẳng hạn như bệnh chấy da đầu.Bất chấp những tuyên bố của bài báo rằng Ivermectin đã cứu sống “hàng ngàn” bệnh nhân Covid-19, một bản cập nhật của FDA cho biết “dữ liệu hiện tại không cho thấy Ivermectin có hiệu quả chống lại Covid-19. Các thử nghiệm lâm sàng đánh giá thuốc viên Ivermectin trong phòng ngừa hoặc điều trị Covid-19 ở người vẫn đang được triển khai”.Tiến sĩ Walter giải thích rằng PF-07321332 là “thuốc kháng virus tác động trực tiếp”, trong khi Ivermectin “có nhiều cơ chế hoạt động trên tế bào động vật và người cũng như một số hoạt tính kháng virus ngẫu nhiên”.Điều này có nghĩa là Ivermectin có thể có một loạt tác dụng ngoài mục tiêu đối với các loại protein ở động vật hoặc người. “Ivermectin có nhiều cơ chế hoạt động và một số hoạt động này có thể có tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là nguy hiểm”, tiến sĩ Walter cho biết thêm.Xác nhận với Reuters qua email, người phát ngôn của Pfizer nói: “Những gì Pfizer làm là tạo ra một loại thuốc với một chức năng duy nhất, đó là ngăn chặn protease SARS-CoV-2”.Người này cũng phủ nhận mối liên hệ giữa loại thuốc này và Ivermectin, khẳng định rằng “chất ức chế protease của Pfizer không giống với chất trong thuốc dùng cho động vật, đồng thời cũng không có cùng cơ chế hoạt động”.“Đối với Covid-19, các chất ức chế protease được thiết kế để ngăn chặn hoạt động của protease SARS-CoV-2 - một loại enzyme mà virus cần để nhân lên và tự tái tạo trong cơ thể, và do đó có thể ngăn các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn”, đại diện Pfizer cho hay.Khẳng địnhThiếu ngữ cảnh. Thuốc PF-07321332 mà Pfizer đang thử nghiệm và thuốc Ivermectin là 2 loại khác nhau và không có chung cơ chế hoạt động.
https://nhandan.vn/thuoc-dieu-tri-covid-19-dang-thu-nghiem-cua-pfizer-khong-co-chuc-nang-giong-ivermectin-post668245.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Ivermectin", "PF-07321332", "Thông tin sai lệch" ] }
Thông tin một nữ giám đốc ở Bạc Liêu bị Covid-19 được "ưu ái điều trị tại nhà” là sai sự thật
NDO -Thông tin về trường hợp bà Nguyễn Huỳnh Như (Giám đốc Công ty mỹ phẩm Đông Anh ở TP Bạc Liêu) cùng 2 người nhà được ra viện sau nhiều ngày điều trị Covid-19 dù còn dương tính là sai sự thật.
Thông tin lan truyềnMấy ngày qua, trên mạng xã hội và một vài tờ báo điện tử lan truyền thông tin về trường hợp bà Nguyễn Huỳnh Như (Giám đốc Công ty mỹ phẩm Đông Anh ở TP Bạc Liêu) cùng 2 người nhà được ra viện sau nhiều ngày điều trị Covid-19 dù còn dương tính, gây xôn xao, hoang mang trong nhân dân.Kiểm chứngTheo giải thích của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu, trường hợp bà N.H.N (Nguyễn Huỳnh Như) và bà H.T.K.C (trong gia đình bà Nguyễn Huỳnh Như) xuất viện sau khi được lấy 2 mẫu bệnh phẩm liên tiếp cách nhau 24 giờ, có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR nồng độ vius thấp (Ct > 30); thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24 giờ là đúng quy định của ngành y tế.​"Người bệnh được xuất viện với kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30) thì không có khả năng lây bệnh cho cộng đồng. Người bệnh được xuất viện với kết quả dương tính với SARS-CoV-2 nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30) hoàn toàn khác với người tái dương tính với SARS-CoV-2.Khẳng địnhChiều 29/9, đại diện Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu nêu rõ: Mấy ngày qua, dư luận và một vài tờ báo điện tử nêu bệnh nhân Nguyễn Huỳnh Như và gia đình bị Covid-19, nhưng được "ưu ái điều trị tại nhà theo phác đồ" là sai sự thật.Đáng lưu ý, hiện nay tỉnh Bạc Liêu không tổ chức điều trị tại nhà cho người mắc Covid-19.* Trước đó, ngày 24/9, theo tin Báo Nhân Dân đã đưa, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Bạc Liêu đã tiến hành triển khai Quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thực hiện khám xét nơi làm việc của Giám đốc công ty mỹ phẩm Đông Anh của bà Nguyễn Huỳnh Như (sinh năm 1997, ngụ phường 7, TP Bạc Liêu) để điều tra vụ án "Vi phạm quy định về an toàn nơi đông người”.Cụ thể, bà Nguyễn Huỳnh Như đã làm lây lan dịch Covid-19 cho nhiều người tại địa phương, gây bức xúc, bất bình trong nhân dân.
https://nhandan.vn/thong-tin-mot-nu-giam-doc-o-bac-lieu-bi-covid-19-duoc-uu-ai-dieu-tri-tai-nha-la-sai-su-that-post667215.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "ưu ái điều trị tại nhà", "sai sự thật", "Giám đốc Công ty thẩm mỹ Đông Anh ở TP Bạc Liêu" ] }
Nigeria tiêu hủy hơn 1 triệu liều vaccine Covid-19 vì hết hạn sử dụng
NDO -Người dùng mạng xã hội chia sẻ đoạn video cho thấy một chiếc xe ủi đang nghiền nát các hộp chứa vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca ở Nigeria, đồng thời tuyên bố rằng quốc gia châu Phi này phản đối việc chủng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác. Các lô vaccine trên bị tiêu hủy vì đã hết hạn sử dụng.
Thông tin lan truyềnMột số bài đăng trên mạng xã hội đã chia sẻ một video chân thực về cảnh tượng tại một bãi rác ở thủ đô Abuja của Nigeria, cho thấy một chiếc xe ủi đang nghiền nát những hộp carton và nhựa chứa vaccine ngừa Covid-19.Một chủ tài khoản Twitter đăng tải video trên kèm theo dòng chú thích có nội dung: “Tin nóng: Nigeria đang tiêu hủy hơn 1 triệu liều vaccine. Những người này không hề ngu ngốc chút nào”. Bài đăng này đã thu hút hơn 125.300 lượt xem.Kiểm chứngNgày 22/12/2021, Nigeria đã tiêu hủy 1.066.214 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca nhằm bảo đảm với công chúng rằng những lô vaccine này không còn được lưu hành nữa. Các nhà chức trách y tế Nigeria cho biết một số lô vaccine mà nước này được tặng chỉ còn hạn sử dụng trong một vài tuần.Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển chăm sóc sức khỏe ban đầu quốc gia Nigeria Faisal Shuaib nhấn mạnh hoạt động tiêu hủy trên “là cơ hội để dân Nigeria tin tưởng vào chương trình tiêm chủng của đất nước”.Như Reuters đã đưa tin ngày 28/1 vừa qua, chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Nigeria đã dần tăng tốc trong bối cảnh niềm tin của công chúng tăng cao và chính phủ bảo đảm với người dân rằng họ sẽ không bao giờ phải tiêm các liều vaccine đã hết hạn.Theo thống kê của các cơ quan y tế, số lượng vaccine được tiêm mỗi ngày ở Nigeria đã tăng gấp đôi lên 200 nghìn liều vào tháng 12/2021 và tháng 1/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia châu Phi này đã tiêm gần 21 triệu mũi vaccine ngừa Covid-19 cho người dân trong nước.Khẳng địnhThông tin lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác. Nigeria tiêu hủy hơn 1 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca ngày 22/12/2021 bởi vì số vaccine này đã hết hạn sử dụng.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/nigeria-tieu-huy-hon-1-trieu-lieu-vaccine-covid-19-vi-het-han-su-dung-post685054.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Nigeria", "tiêu hủy vaccine Covid-19", "vaccine hết hạn", "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "loại bỏ thông tin sai lệch" ] }
Nga bác tin Ngoại trưởng Sergey Lavrov nhập viện khi đến Indonesia dự Hội nghị G20
NDO -Hãng tin Sputnik dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, khẳng định, thông tin xuất hiện trên truyền thông phương Tây về việc Ngoại trưởng Sergey Lavrov phải nhập viện khi tới Bali (Indonesia) dự Hội nghị thượng đỉnh G20 là tin giả.
Bà Zakharova cũng công bố đoạn clip cho thấy ông Lavrov đang ở trong một khách sạn.Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov cũng bác bỏ thông tin ông phải nhập viện khi tới Indonesia dự Hội nghị thượng đỉnh G20.Ngoại trưởng Nga cho biết thêm, gần đây ông đã thảo luận về công tác chuẩn bị hội nghị này với người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi, và ông đã tiến hành một số cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.Ngoại trưởng Lavrov là người phụ trách phái đoàn của Nga tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra trong ngày 15 và 16/11.Hãng tin Reuters dẫn lời Thống đốc Bali I Wayan Koster cho biết, ông Lavrov đã tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và ông đang trong tình trạng sức khỏe tốt.Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) là một diễn đàn liên chính phủ gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU). Nhóm này chiếm 85% GDP toàn cầu, 75% thương mại quốc tế và 2/3 dân số thế giới.G20 cho biết, tổ chức này hướng tới giải quyết các vấn đề lớn liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, bao gồm ổn định tài chính quốc tế, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
https://nhandan.vn/nga-bac-tin-ngoai-truong-sergey-lavrov-nhap-vien-khi-den-indonesia-du-hoi-nghi-g20-post724834.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Ngoại trưởng Sergey Lavrov", "G20", "Nga", "Indonesia" ] }
Thông tin người vi phạm quy định phòng dịch bị đánh tại xã Nhân Trạch là tin giả
NDO -Ngày 19/9, Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, đang phối hợp với Phòng PA 03 Công an tỉnh hoàn thiện hồ sơ để xử lý ông L.Q.D (trú tại xã Nhân Trạch) về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Thông tin lan truyềnVào khoảng thời gian từ 12 giờ đến khoảng 14 giờ ngày 17/9, trên trang facebook cá nhân “Quang Dung” có đăng tải bài viết với nội dung phản ánh việc lực lượng Công an tại xã Nhân Trạch đánh đập người dân vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh ngay tại trụ sở UBND xã.Kiểm chứngCông an huyện Bố Trạch đã tiến hành xác minh, điều tra và xác định tài khoản facebook trên là của L.Q.D, sinh năm 1985) trú tại xã Nhân Trạch, hiện sống cùng vợ tại thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch.Lực lượng chức năng của Công an huyện đã phối hợp Công an xã Đại Trạch mời ông L.Q.D đến làm việc. Tại cơ quan Công an L.Q.D đã thừa nhận hành vi đăng tải nội dung thông tin của mình là không cơ sở, không có tài liệu, hình ảnh để chứng minh sự việc nêu trên là đúng sự thật.Công an huyện đang phối hợp với Phòng PA 03 Công an Quảng Bình hoàn chỉnh hồ sơ, tham mưu trình Giám đốc Công an tỉnh ban hành quyết định xử phạt hành chính L.Q.D theo quy định của pháp luật.Được biết, xã Nhân Trạch, là 1 trong 4 xã “vùng đỏ” của huyện Bố Trạch đang áp dụng Chỉ thị số 16. Hiện, cán bộ và nhân dân xã Nhân Trạch đang nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ chống dịch Covid-19 để có thể chuyển trạng thái trong thời gian sớm nhất.
https://nhandan.vn/thong-tin-nguoi-vi-pham-quy-dinh-phong-dich-bi-danh-tai-xa-nhan-trach-la-tin-gia-post665661.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "vi phạm quy định phòng dịch", "kiểm chứng thông tin", "chia sẻ thông tin sai sự thật" ] }
Cảnh báo tình trạng giả mạo trang web của Vingroup để lừa đảo
NDO -Theo cảnh báo của Vingroup, tình trạnggiả mạo websitecủa tập đoàn và các công ty thành viên đang diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các khách hàng cần thận trọng khi sử dụng dịch vụ và giao dịch trên Internet để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo.
Thông tin lan truyềnChiều 13/4, Tập đoànVingroupthông báo, hiện nay xuất hiện nhiều tình trạng giả mạo website của Tập đoàn và các công ty thành viên như: Vincom, Vinhomes, VinFast, Vinpearl… với các thủ đoạn tinh vi nhằm lừa đảo khách hàng như kêu gọi đầu tư, chuyển tiền điện tử, giao dịch mua bán trên mạng, thuê cộng tác viên trực tuyến...Kiểm chứngĐể bảo đảm quyền lợi và tránh xảy ra tình trạng lừa đảo cho khách hàng, Tập đoàn Vingroup cho biết chỉ sử dụng website chính thức và duy nhất là: www.vingroup.net; cùng Fanpage chính thức và duy nhất là: www.facebook.com/vingroup.net.Vingroup cũng xác nhận, các địa chỉ website sau không liên quan đến Vingroup hay bất kỳ công ty thành viên nào trong Tập đoàn Vingroup dưới bất kỳ hình thức nào: vingroup.ink; vingroupventures.top; vingroupventures.site; vingroupventures.vip; vingroupglobal.com; vingroupvnn.com; vingroupp.net; vingroupinternational.vn; api.vingroup.store; vingroup.store; vincomttvip.net; vincomccvip.net; vincomhhvip.net; vincomaavip.net; app.volun-vip1.com; tramsacpinvinfasttoanquoc.com…Ngoài ra, theo khuyến cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, người dân trước khi sử dụng dịch vụ, giao dịch trên Internet, hãy tra cứu thông tin về website bằng cách nhắn tin miễn phí theo cú pháp TCTM <tên miền hoặc link website> gửi 156 hoặc tra cứu tại: https://tracuutenmien.gov.vn. Thông qua tra cứu trên hệ thống tra cứu thông tin tên miền, người sử dụng dịch vụ Internet có thể nhận diện, xác thực nguồn thông tin chính thức.Chủ đề: Kiểm chứng thông tinHàm lượng benzyl alcohol trong liều tiêm vitamin K bảo đảm an toànVideo lan truyền quan niệm sai lầm về nguồn cung dầu mỏ vô hạnXác máy bay dưới đáy biển không phải là máy bay MH370 mất tích 9 năm trước
https://nhandan.vn/canh-bao-tinh-trang-gia-mao-trang-web-cua-vingroup-de-lua-dao-post747640.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "trang web giả mạo", "Vingroup", "cảnh báo" ] }
Thông tin “chưa có ca tử vong nào do Covid-19 được phát hiện tại nhà” ở Mỹ là sai sự thật
NDO -Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin chưa có ca tử vong nào do Covid-19 được phát hiện tại nhà. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác.
Thông tin lan truyềnMột số tài khoản mạng xã hội đăng bài viết với nội dung: “Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chưa có ca tử vong do Covid-19 nào được phát hiện tại nhà hay không? Đó luôn là bệnh viện nơi mà các bệnh nhân, sau khi được "điều trị", rơi vào tình trạng tồi tệ hơn và cuối cùng không qua khỏi”.Trong phần bình luận dưới các bài đăng, một số chủ tài khoản viết: “Giết người cấp độ 1!”, “Bởi vì điều trị dẫn đến tử vong”, hay “Bởi vì bệnh viện thu được số tiền lớn”.Kiểm chứngTại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) là cơ quan cung cấp dữ liệu về địa điểm tử vong của các trường hợp mắc Covid-19. Theo đó, tính đến ngày 22/9/2021, có khoảng 50.882 ca tử vong liên quan đến Covid-19 tại nước này được ghi nhận tại nhà của người bệnh.Bên cạnh đó, nhiều trang tin địa phương ở các quốc gia trên thế giới như nbcnews.com, propublica.org, insider.com, hay abc.net.au cũng đã đưa tin về các ca nhiễm Covid-19 được phát hiện tử vong tại nhà riêng.Số lượng bệnh nhân Covid-19 tử vong tại bệnh viện cao hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi mọi người sẽ tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi bệnh tình của họ trở nên nặng hơn.Theo thống kê của Reuters, hơn 680 nghìn ca tử vong do Covid-19 đã được ghi nhận tại Mỹ, trong khi đó con số này trên phạm vi toàn cầu là 4.916.000.Khẳng địnhThông tin lan truyền trên là sai sự thật. Nhiều người đã được phát hiện tử vong tại nhà vì nhiễm Covid-19.
https://nhandan.vn/thong-tin-chua-co-ca-tu-vong-nao-do-covid-19-duoc-phat-hien-tai-nha-o-my-la-sai-su-that-post666592.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Tử vong do Covid-19", "Kiểm chứng thông tin", "Thông tin sai lệch" ] }
Thông tin "vaccine được FDA phê duyệt chưa chứng minh an toàn" là sai sự thật
NDO -Một số người dùng mạng xã hội cho rằng việc vaccine Covid-19 được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt không đồng nghĩa các vaccine đó đã được khoa học chứng minh an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, theo xác minh của Reuters, cáo buộc trên hoàn toàn sai sự thật.
Thông tin lan truyềnMột số tài khoản mạng xã hội đăng tải và chia sẻ bài viết với nội dung: “Được FDA chấp thuận không có nghĩa là đã được khoa học chứng minh. Điều này ám chỉ rằng, thỏa thuận kinh doanh đã được thực hiện.”Kiểm chứngNgày 23/8/2021, FDA đã cấp phép đầy đủ cho vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech - loại vaccine đầu tiên có được sự phê duyệt hoàn toàn từ cơ quan này sau khi được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hồi tháng 12 năm ngoái do nhu cầu cấp bách về vaccine trong thời kỳ đại dịch.FDA đã đặt ra những yêu cầu nghiêm khắc về các tiêu chí an toàn và hiệu quả trong quá trình cấp phép vaccine, cũng như áp dụng 1 quy trình đánh giá toàn diện cho việc phát triển và phê duyệt vaccine (đã được nêu rõ trên website của FDA).Theo FDA, Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học (CBER) của cơ quan này có chức năng bảo đảm các công ty phát triển vaccine tuân thủ “các quy trình quản lý và khoa học nghiêm ngặt.”Vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vào tháng 7/2020, và kết quả thử nghiệm đã được công bố 5 tháng sau đó. Quá trình thử nghiệm được tiến hành tại 153 địa điểm trên khắp thế giới, với sự tham gia của 46,331 tình nguyện viên.Với ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy lợi ích của vaccine lớn hơn nhiều so với mức độ rủi ro, FDA đã cấp Giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho vaccine của Pfizer/BioNTech. Trong suốt quá trình này, FDA đã dựa trên những dữ liệu khoa học về tính an toàn và hiệu quả của vaccine để đưa ra quyết định phê duyệtTrên website của mình, Hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Mỹ - Johns Hopkins Medicine nêu rõ, các phòng thí nghiệm tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine độc lập hoàn toàn với chính phủ và các hãng sản xuất vaccine để có thể cung cấp những kết quả khách quan nhất.Khẳng địnhCáo buộc trên mạng xã hội là sai sự thật. Vaccine ngừa Covid-19 mà FDA phê duyệt đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
https://nhandan.vn/thong-tin-vaccine-duoc-fda-phe-duyet-chua-chung-minh-an-toan-la-sai-su-that-post664932.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "FDA phê duyệt vaccine Covid-19", "Bác bỏ cáo buộc" ] }
Tài khoản Twitter của ông Trump đã được khôi phục là tin giả
NDO -Đến ngày 1/11, tài khoản Twitter của ông Donald Trump vẫn bị khóa. Cũng tính đến thời điểm này, cựu Tổng thống Mỹ không có bất cứ tài khoản mới nào xuất hiện trên Twitter.
Thông tin lan truyềnGần đây, một số bài đăng trên mạng xã hội đã lan truyền rộng rãi thông tin tài khoản Twitter của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được khôi phục."Donald Trump quay trở lại Twitter", một người dùng Twitter chia sẻ ngày 30/10.Kiểm chứng thông tinSau khi Giám đốc điều hành (CEO) Tesla, tỷ phú Elon Musk, chính thức tiếp quản điều hành mạng xã hội Twitter từ ngày 27/10, đã xuất hiện những đồn đoán về việc tài khoản Twitter ông Trump và nhiều người khác - vốn đã bị khóa từ năm ngoái - có thể sẽ nhanh chóng được khôi phục.Twitter đã khóa tài khoản của ông Trump từ ngày 8/1/2021 với lý do "có nguy cơ kích động bạo lực hơn nữa" sau vụ bạo loạn tại Đồi Capitol.Trước đó, tỷ phú Musk cho biết ông sẽ khôi phục tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, một số bài đăng trên mạng xã hội Facebook và Instagram đã lan truyền thông tin sai lệch rằng việc khôi phục tài khoản đã được thực hiện.Người phát ngôn của ông Trump chưa phản hồi sau khi được đề nghị bình luận về thông tin nêu trên.Tài khoản của ông Trump bị đình chỉ vì vi phạm quy định của Twitter. (Ảnh chụp màn hình tài khoản Twitter của ông Trump ngày 1/11)Trên thực tế, đến ngày 1/11, tài khoản Twitter của ông Trump vẫn bị khóa. Cũng tính đến thời điểm này, cựu Tổng thống Mỹ không có bất cứ tài khoản mới nào xuất hiện trên Twitter.Tuần trước, tỷ phú Musk cho biết sẽ không có quyết định nào về nội dung hoặc việc khôi phục tài khoản được đưa ra cho đến khi "hội đồng duyệt nội dung" được thành lập.Khẳng địnhThông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc tài khoản Twitter của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được khôi phục là sai sự thật. Đến ngày 1/11, tài khoản Twitter của ông Trump vẫn bị khóa.
https://nhandan.vn/tai-khoan-twitter-cua-ong-trump-da-duoc-khoi-phuc-la-tin-gia-post722660.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Twitter", "Elon Musk", "Donald Trump" ] }
Cảnh giác chiêu trò lừa tiền thông qua tuyển cộng tác viên bán hàng online
NDO -Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo cho người dân về phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng sau khi có nhiều trường hợp “sập bẫy” chiêu trò tuyển cộng tác viên bán hàng online.
Thông tin lan truyềnThời gian qua, cơ quan chức năng nhận được đơn trình báo của nhiều người dân về việc bị chiếm đoạt tiền bởi các đối tượng tuyển cộng tác viên bán hàng online cho sàn thương mại điện tử.Thông qua mạng xã hội, các đối tượng tiếp cận người dùng, tư vấn, mời tham gia cộng tác viên bán hàng online, chạy quảng cáo để hưởng hoa hồng. Sau nhiều đơn hàng giao dịch thành công, khi người dùng thực hiện giao dịch với số tiền lớn, các đối tượng đánh sập hệ thống và cắt hết liên lạc với nạn nhân.Kiểm chứngTrước diễn biến phức tạp của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội, Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác với chiêu trò “tuyển cộng tác viên bán hàng online”.Bộ Công an cho biết: tội phạm lừa đảo đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng online trên các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok...), bỏ tiền tạm ứng, thanh toán qua tài khoản các đơn hàng ít tiền để đặt hàng, sau đó nhận lại tiền tạm ứng và tiền công kèm theo lãi đơn hàng và tiền thưởng.Đến các lần tiếp theo, nạn nhân thanh toán đơn hàng với lượng tiền lớn thì bị chiếm đoạt đồng thời nhận được yêu cầu nộp thêm tiền để hệ thống xử lý lỗi và hoàn trả nhưng không được hoàn trả.Bộ Công an đề nghị người dân cảnh giác, không tham gia hoạt động nêu trên; khi phát hiện cần trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết.
https://nhandan.vn/canh-giac-chieu-tro-lua-tien-thong-qua-tuyen-cong-tac-vien-ban-hang-online-post732169.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "tội phạm lừa đảo", "tuyển cộng tác viên", "bán hàng online", "chiếm đoạt tài sản", "cảnh giác" ] }
Hình ảnh lan truyền về bữa cơm với “thịt chuột” của học sinh ở Quảng Nam là thông tin không chính xác
NDO -Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) khẳng định, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua về hộp cơm với thức ăn là một con chuột của một học sinh được cho là ở địa bàn huyện Nam Giang là thông tin không trung thực về sự việc, ngữ cảnh diễn ra.
Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang đã giao Công an huyện khẩn trương xác minh, làm rõ sự việc và xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc đăng tải hình ảnh, thông tin không trung thực trên mạng xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của chính quyền và người dân địa phương.Thông tin lan truyềnNgày 13/9, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam cho biết, Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang vừa có văn bản gửi các cơ quan truyền thông, báo chí và các cơ quan chức năng khẳng định rằng, những ngày qua, trên một số trang mạng xã hội Facebook đăng tải hình ảnh hộp cơm với thức ăn là một con chuột của một học sinh được cho là ở địa bàn huyện Nam Giang là thông tin không trung thực về sự việc, ngữ cảnh diễn ra.Kiểm chứngSau khi tiếp nhận thông tin đăng tải trên xã hội, Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành xác minh, làm rõ nguồn gốc, địa điểm của bức ảnh để bảo đảm tính xác thực.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang A Viết Sơn cho biết, qua xác minh, hình ảnh trên được chụp vào thời điểm tháng 12/2019, tại một điểm trường lẻ cơ sở thôn Dung (thuộc Trường Mầm non Thạnh Mỹ) khi trường này tổ chức hoạt động “Ngày Tết quê em”, trong đó có hoạt động Lễ hội ẩm thực truyền thống.Theo nội dung các hoạt động trong ngày Tết này, có phần thi chế biến, trưng bày các món ăn đặc sản truyền thống các dân tộc sinh sống trên địa bàn, nên giáo viên đã vận động phụ huynh mang theo các thực phẩm, các món ăn ẩm thực truyền thống của địa phương đến trường để cùng nhau chế biến, trưng bày trong hội thi. Trong đó, có phụ huynh đã mang theo cơm với thịt chuột rừng (món ăn dân dã của đồng bào) và cô giáo đã chụp lại để làm kỷ niệm.Thời gian qua, cô giáo này có chia sẻ trong nhóm, theo đó, người dùng mạng xã hội mượn hình ảnh này đăng tải thông tin không trung thực về sự việc, ngữ cảnh diễn ra.Khẳng địnhTheo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang A Viết Sơn, trong những năm qua, được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục, đặc biệt là ở địa bàn vùng cao như Nam Giang, chất lượng dạy-học và đời sống vật chất, tinh thần của các em học sinh được cải thiện đáng kể.“Việc thực hiện chế độ cho học sinh, đại đa số học sinh cấp mầm mon và tiểu học trên địa bàn huyện đều thực hiện chế độ bán trú, buổi ăn trưa được Nhà nước hỗ trợ và được nhà trường tổ chức nấu ăn, thực đơn được công khai theo quy định của Nhà nước, chắc chắn không có chuyện nhà trường tổ chức bữa ăn cho học sinh như hình ảnh đã được đăng tải trên mạng xã hội. Đối với phụ huynh không đăng ký cho con em mình ăn bán trú thì được nhận tiền chế độ quy định và tự lo cơm trưa cho các cháu”, ông A Viết Sơn chia sẻ.Nói về văn hóa ẩm thực tại địa phương, món thịt chuột núi (rẫy) hoặc thịt sóc là một món ăn truyền thông rất được ưa thích, thường được sử dụng trong các buổi tiệc lớn như cưới xin, nhà mới cũng như được đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn sử dụng hằng ngày trong mỗi bữa ăn... Cho nên, việc ăn cơm với thịt chuột (nếu có) cũng là một chuyện hết sức bình thường trong đời sống văn hóa của đồng bào vùng cao.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang A Viết Sơn cho biết, Ủy ban nhân dân huyện giao Công an huyện tiếp tục xác minh làm rõ sự việc và xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân liên quan; đồng thời chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thông tin, thông báo cho các trường trong toàn huyện được biết và tiến hành tố chức kiểm tra, rà soát chăm lo tốt hơn việc ăn, ở, học tập và sinh hoạt của các em học sinh trên địa bàn huyện.
https://nhandan.vn/hinh-anh-lan-truyen-ve-bua-com-voi-thit-chuot-cua-hoc-sinh-o-quang-nam-la-thong-tin-khong-chinh-xac-post714987.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "xác minh", "xử lý nghiêm", "đăng tải thông tin", "không trung thực" ] }
Sự thật về bức ảnh đôi trẻ người Nga và Ukraine khoác quốc kỳ, tựa đầu vào nhau
NDO -Người dùng mạng xã hội gần đây chia sẻ bức ảnh đôi trẻ người Nga và Ukraine khoác quốc kỳ của nước mình, nắm chặt tay và tựa đầu vào nhau. Song trên thực tế, bức ảnh này được chụp từ năm 2019.
Thông tin lan truyềnBức ảnh được chia sẻ liên tục trên mạng xã hội những ngày vừa qua. Trong ảnh, chàng trai khoác trên mình quốc kỳ của Ukraine, còn cô gái quấn quốc kỳ của Nga. Cả hai cùng mỉm cười, nắm chặt tay nhau và tựa đầu vào nhau.Trên các mạng xã hội như Twitter và Instagram, nhiều người đã chia sẻ rộng rãi bức ảnh, kèm lời cầu nguyện hòa bình.Kiểm chứngMặc dù gây sốt trở lại trong những ngày gần đây, song thực tế bức ảnh này đã được chụp cách đây 3 năm.TheoWashington Post, bức ảnh được chụp khi Juliana Kuznetsova (cô gái người Nga trong ảnh) và vị hôn phu người Ukraine của mình đang tham dự một buổi hòa nhạc của rapper người Belarus Max Korzh ở Warsaw, Ba Lan năm 2019. Tại thời điểm đó, căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng đã diễn ra trong nhiều năm.Trong lúc dự hòa nhạc, Juliana tình cờ thấy trong đám đông có người mang theo quốc kỳ của quê hương hai người. Điều này đã khiến cô nảy ra một ý tưởng. Juliana đã mượn những lá cờ và nhờ người chụp ảnh giúp mình với hôn phu sau buổi hòa nhạc.Khẳng địnhBức ảnh chụp đôi trẻ người Nga và Ukraine khoác quốc kỳ, mỉm cười và đứng tựa đầu vào nhau gây sốt trở lại trong những ngày gần đây, trên thực tế đã được chụp cách đây 3 năm, tại một buổi hòa nhạc ở Ba Lan năm 2019.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/su-that-ve-buc-anh-doi-tre-nguoi-nga-va-ukraine-khoac-quoc-ky-tua-dau-vao-nhau-post687152.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "đôi trẻ người Nga-Ukraine", "kiểm chứng thông tin", "xung đột Nga-Ukraine" ] }
Chuyên gia phản bác việc sử dụng địa long điều trị Covid-19
NDO -Việc tuyên truyền địa long có thể điều trị Covid-19 là không có căn cứ khoa học. Nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ tạo nên hệ quả xấu, làm nguy hại đến sức khỏe của người dân.
Thông tin lan truyềnLợi dụng tâm lý người dân tìm kiếm, sử dụng các sản phẩm dược liệu, y học cổ truyền có tác dụng phòng, chống Covid-19, một số người đã sử dụng mạng xã hội lan truyền các thông tin không chính xác, không có căn cứ khoa học về việc sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền để điều trị Covid-19, trong đó có địa long.Khẳng địnhLý giải về một loại dược liệu y học cổ truyền là địa long, Đại tá Lương Y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đồng y Ba Đình, Hà Nội cho biết đây là tên gọi khác của giun đất, một loại động vật thân mềm sống dưới đất ẩm và dễ dàng tìm kiếm ở bất cứ đâu tại Việt Nam.Trong y học cổ truyền, giun đất còn có tên gọi khác nhau là: khâu dẫn, khúc đàn, câu vẫn, ca phụ dẫn, địa long và được dùng làm thuốc tại nhiều nước trên thế giới. Địa long có tác dụng hạ sốt, giãn phế quản, tác dụng phá huyết, hạ huyết áp…“Đối với bệnh Covid-19 là bệnh do virus và tự diễn biến. Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đông y, thuốc nam nào chứng minh có tác dụng điều trị khỏi Covid-19. Thời gian qua, Bộ Y tế có đưa xuyên tâm liên vào thử nghiệm hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Do vậy, nói địa long có thể chữa khỏi Covid-19 là chưa có cơ sở khoa học”, lương y Bùi Hồng Minh nói.Trong đông y, địa long vị mặn, tính hàn đi vào các kinh: vị, can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt bình can trấn kinh, thông mạch khu phong, trừ thấp, lợi thủy. Địa long dùng tốt cho người bị sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp, viêm đường tiết niệu và sốt rét cơn.Tuy nhiên, theo Lương y Bùi Hồng Minh, người dân không nên tùy tiện dùng địa long để uống chữa bệnh. Việc dùng địa long cần phải được uống theo thang thuốc mới phát huy tác dụng. Người dân không nên nghe theo những lời quảng cáo thổi phồng tác dụng của địa long tìm mua những sản phẩm không đạt chất lượng dẫn tới tiền mất tật mạng."Đối với những bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại nhà cần phải lưu tâm tới các triệu chứng trở nặng theo hướng dẫn của nhân viên y tế để có thể tới viện cấp cứu sớm", lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo.TS Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, với vai trò của cơ quan quản lý và cấp số đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế chưa cấp số đăng ký thuốc cổ truyền nào có thành phần địa long có tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19.Cục cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị Covid-19 của địa long."Việc lan truyền hướng dẫn uống giun đất tươi sống trực tiếp để hỗ trợ điều trị Covid-19 là phản khoa học, có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe, cũng như tính mạng của người dân tin theo, làm theo. Nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ tạo nên hệ quả xấu, làm nguy hại đến sức khỏe của người dân", TS Ngọc cho hay.Theo y học cổ truyền, giun đất tươi sống phải được chế biến, bào chế theo đúng phương pháp để loại bỏ độc tố, cũng như ký sinh trùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng mới trở thành vị thuốc địa long để sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền.Hơn thế, việc lan truyền thông tin thất thiệt về tác dụng phòng, chống Covid-19 của dược liệu, sản phẩm từ dược liệu nói chung và địa long nói riêng sẽ làm cho giá của các sản phẩm đó tăng đột biến và trở nên khan hiếm. Điều này không chỉ làm rối loạn thị trường dược phẩm địa long mà còn phá vỡ những thành quả phòng, chống dịch bệnh của cả nước.Việc này rất cần sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng quản lý truyền thông và mạng xã hội để kịp thời xác minh và áp dụng các biện pháp mạnh, xử phạt nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức phát tán những thông tin thất thiệt, làm ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, cũng như an toàn đến sức khỏe của người dân.Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan
https://nhandan.vn/chuyen-gia-phan-bac-viec-su-dung-dia-long-dieu-tri-covid-19-post661654.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "địa long", "điều trị Covid-19" ] }
Thông tin “châu Âu ngừng tiêm hoàn toàn vaccine Moderna cho người trẻ tuổi” là sai sự thật
NDO -Trên mạng xã hội lan truyền thông tin sai sự thật rằng châu Âu đã cấm hoàn toàn việc sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Moderna để tiêm cho người trẻ tuổi.
Thông tin lan truyềnCác bài đăng có đường link dẫn đến một video với tiêu đề: “Châu Âu cấm hoàn toàn vaccine Moderna cho người trẻ tuổi do nguy cơ cao mắc viêm tim sau khi tiêm”.Trong video, nhiều ý kiến được đưa ra, kèm tuyên bố rằng Thụy Điển và Đan Mạch đã tạm dừng tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người trẻ tuổi do nguy cơ viêm tim cao.Kiểm chứngCơ quan y tế Thụy Điển ngày 6/10/2021 cho biết sẽ tạm ngừng tiêm vaccine Moderna cho những người sinh năm 1991 hoặc ít tuổi hơn khi dữ liệu cho thấy sự gia tăng tình trạng mắc viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim ở những người trẻ tuổi đã được tiêm chủng.Cùng ngày, Đan Mạch cũng thông báo dừng tiêm vaccine Moderna cho người dưới 18 tuổi theo “nguyên tắc phòng ngừa”, đồng thời cho biết sẽ sử dụng vaccine Comirnaty của hãng Pfizer/BioNTech làm lựa chọn chính cho người trong độ tuổi 12-17.Phần Lan đưa ra động thái tương tự một ngày sau đó. Theo Mika Salminen, giám đốc viện y tế Phần Lan, quốc gia này sẽ chọn vaccine Pfizer để tiêm cho nam giới sinh năm 1991 về sau.Iceland hầu như chỉ sử dụng vaccine Moderna để tiêm liều tăng cường cho những người từ 60 tuổi trở lên, và khuyên nam giới trong độ tuổi 18-39 không nên tiêm loại vaccine này.Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Y tế Italia Roberto Speranza cho biết Italia không có ý định tạm ngừng sử dụng vaccine Moderna, nhấn mạnh rằng các nước châu Âu nên hợp tác chặt chẽ hơn để phối hợp tốt hơn.Các quốc gia khác ở “lục địa già” vẫn đang cấp phép tiêm vaccine ngừa Covid-19 Moderna cho những người trên 12 tuổi.Khẳng địnhThông tin trên sai một phần. Chỉ một số quốc gia ở châu Âu đã tạm dừng việc sử dụng vaccine Moderna ở người trẻ tuổi, đó là Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Iceland.
https://nhandan.vn/thong-tin-chau-au-ngung-tiem-hoan-toan-vaccine-moderna-cho-nguoi-tre-tuoi-la-sai-su-that-post670541.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Vaccine Covid-19 Moderna", "Tạm ngừng sử dụng vaccine Moderna", "Tiêm chủng", "Chủng ngừa Covid-19" ] }
Tin giả ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng tại Bulgaria
NDO -Trung tâm Tiêm chủng ngừa Covid-19 ở thủ đô Sofia của Bulgaria gần như không một bóng người. Đây là một trong những thí dụ cho thấy những nỗ lực tiêm chủng của nước này đang vấp phải trở ngại, khi tin giả và sự ngờ vực trong dân chúng lan rộng.
Trong bối cảnh làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 đang đe dọa quốc gia vùng Balkans này, những số liệu thống kê chính thức cho thấy, mới chỉ có 15% trong tổng dân số 6,9 triệu người của Bulgaria đã được tiêm chủng đầy đủ, kém xa mức trung bình của Liên hiệp châu Âu (EU) là 53,3%.Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Y tế Stoycho Katsarov thừa nhận: "Chúng tôi đã tụt hậu ngay từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng".Có thể thấy rõ những yếu tố dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng thấp ngay trên đường phố ở thủ đô Sofia. Khi được hỏi về mức độ sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19, ông Georgy Dragoev (công nhân xây dựng 45 tuổi) trả lời: "Chắc chắn là không rồi. Tôi nghĩ rằng họ (chính phủ) chỉ đang cố gieo rắc sự hoảng sợ đấy thôi. Nếu con virus ấy tồn tại, tôi sẽ bắt nó và sẽ đánh bại nó”.Một cuộc thăm dò do Công ty phân tích và tư vấn Gallup (Mỹ) thực hiện gần đây cho thấy, có tới 41,8% số người Bulgaria được hỏi đã từ chối tiêm chủng ngừa Covid-19.Cô Katerina Nikolova (một kế toán viên 39 tuổi) cho biết, việc tiêm phòng "không phải là một quyết định dễ dàng". Quy trình thử nghiệm lâm sàng đối với các loại vaccine ngừa Covid-19 diễn ra quá nhanh khiến cô lo ngại.Ngoài ra, những tin tức gây hoang mang liên quan virus SARS-CoV-2 cũng khiến người dân nảy sinh tâm lý do dự việc tiêm phòng.Chiến dịch cải chính tin giả do hãng tin AFP của Pháp triển khai từ giữa tháng 3 vừa qua cho thấy trong khoảng thời gian này, có tới 50% số bài báo được xuất bản liên quan tin giả về Covid-19.Trong số các tin tức được lan truyền, có giả thuyết cho rằng việc tiêm vaccine có nghĩa là cấy chip máy tính vào cánh tay của người được tiêm, hay hình ảnh những người hâm mộ bóng đá ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Pháp tại World Cup 2018 được gắn mác là những cuộc biểu tình phản đối chứng nhận y tế về Covid-19 tại nước này…Những thông tin sai lệch sự thật đã được chia sẻ tới hàng nghìn lần trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook.Theo chuyên gia truyền thông Nelly Ognyanova, các phương tiện thông tin đại chúng tại Bulgaria cũng có trách nhiệm trong việc công tác tuyên truyền chống đại dịch Covid-19 chưa đạt hiệu quả.Bà nêu rõ: "Các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, ý kiến trước công chúng của các chuyên gia và những nguồn khác nữa cần chịu trách nhiệm chung về tâm lý bài vaccine của người dân, cũng như những thông tin về vai trò và độ an toàn của vaccine”.Trong khi đó, chuyên gia Parvan Simeonov thuộc Gallup International bổ sung rằng, sự hoài nghi đối với vaccine cũng phản ánh "sự bất bình đối với giới tinh hoa" của người dân Bulgaria và rộng hơn nữa là sự thiếu tin cậy đối với các cơ quan chức năng và nguồn thông tin chính thức.Theo số liệu thống kê chính thức, Bulgaria hiện có chưa tới 430.000 ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia và cơ quan y tế đều nhất trí cho rằng con số này trên thực tế chắc chắn cao hơn nhiều, bởi công tác xét nghiệm Covid-19 miễn phí ở nước này chỉ thực hiện ở mức hạn chế, trong khi người dân không muốn chi tiền cho biện pháp tầm soát này.Hiện Bulgaria là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất EU, với 263 ca trên 100.000 dân.Thế giới bước vào làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới
https://nhandan.vn/tin-gia-anh-huong-den-tien-do-tiem-chung-tai-bulgaria-post659471.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "tin giả về tiêm chủng", "tiêm chủng tại Bulgaria" ] }
Đẩy lùi tin giả
Chưa bao giờ fake news (tin giả) lại nhiều như thời điểm này.
Đó là lời của một chuyên gia am tường trong lĩnh vực truyền thông. Nhận xét ấy không sai. Đặt trong bối cảnh của dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, thì những tin giả kiểu như “Giáo sư Bách thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cho biết: Chúng ta chỉ có tầm 4 - 6 ngày để nó chuyển giai đoạn từ 30 ca lên mức 100 - 500 ca! Và khoảng 8 - 12 ngày (sau khi thiết lập mốc 500) để lên mức 1.000 - 5.000 ca…”, hay “bệnh nhân Covid-19 thứ 21 có bồ nhí, con riêng” gây ra nhiều rối lẫn, thậm chí lan tỏa tâm lý hoang mang trong dư luận. Mà “đất sống” của tin giả bây giờ lại rộng, khi mà rất nhiều người dùng mạng xã hội vì thế trong nhiều trường hợp hậu quả mà tin giả gây ra nguy hiểm chẳng kém gì dịch bệnh.“Làm sao nhận biết được ngay đó là tin giả?”, ông bạn già của tôi thắc mắc, mắt vẫn không rời chiếc điện thoại.Đúng là trong mê lộ thông tin trên mạng xã hội như hiện nay, đòi hỏi người bình thường ngay lập tức phân biệt được “tin thật”, “tin giả”, là khó. Bởi các tin giả ấy đã được “chế biến” rất khéo, thường nương theo những diễn biến có thật đang xảy ra, khiến nhiều người “cứ tưởng” đó là diễn biến mới, nên “vội tin”, “vội chia sẻ”. Một đồn mười, mười đồn “khắp cõi phây”, gây ra nhiễu thông tin, gây ra những hiểu lầm không đáng có. Những fake news ấy còn làm xáo trộn tâm tư của nhiều cư dân sống trong những khu chung cư, khiến cho trong các diễn đàn của cư dân chung cư đó phải có những đính chính để không gây những hiểu lầm, thậm chí kỳ thị đối với một cá nhân hay hộ gia đình sống trong tòa chung cư đó.“Kiểm chứng cách nào?”, ông bạn già thắc mắc.“Các báo điện tử uy tín bây giờ cập nhật rất nhanh”, nhấp chén trà xanh, tôi nói với ông bạn già. “Đó là nơi một trong những nguồn tin đã được kiểm chứng. Thêm nữa, bây giờ cũng có trang fan page chính thức của Bộ Y tế, hay của những chuyên gia có uy tín. Truy cập vào đó có thể biết được những thông tin chính thức”. Tôi còn mách thêm với ông bạn rằng, hãy kết bạn với những người dùng có uy tín để khi vào facebook sẽ thấy những tin tức cập nhật có độ tin cậy cao.Chỉ khi ý thức của mỗi cá nhân tăng lên, thì đất sống của tin giả mới bị thu hẹp. Hôm 13-3, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phối hợp Công an Hà Nội và các đơn vị chức năng xác minh, xử lý một số trường hợp đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt liên quan đến bệnh nhân thứ 21 nhiễm Covid-19. Trong số này, không chỉ có những người còn khá trẻ, mà có cả người cao tuổi, vì thiếu hiểu biết mà tiếp tay cho tin giả...
https://nhandan.vn/day-lui-tin-gia-post580124.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [] }
Không có thông tin việc diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng qua đời
NDO -Ngày 8/4, trên mạng xã hội bất ngờ lan truyền thông tin diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng, người thủ vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim kinh điển “Tây Du Ký” năm 1986 đã qua đời. Tuy nhiên, trên các báo lớn của Trung Quốc không hề có thông tin này.
Thông tin lan truyềnTrên mạng xã hội lan truyền thông tin xuất phát từ một nam ca sĩ trẻ của V-biz cho rằng diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đã qua đời. Một số nhân vật nổi tiếng khác cũng đã dẫn lại thông tin từ nam ca sĩ này. Thậm chí trang web tư liệu wikipedia cũng đã mau chóng cập nhật ngày mất của nam diễn viên kỳ cựu.Kiểm chứngTìm kiếm thông tin trên các báo lớn của Trung Quốc, không hề có thông tin nào về việc nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng qua đời. Ông là một trong những tượng đài của bộ phim kinh điển Tây Du Ký, vì thế báo giới cũng như người hâm mộ đều rất quan tâm. Tuy nhiên, các tờ báo lớn của Trung Quốc cả bản tiếng Anh và tiếng Trung đều không có thông tin này.Khẳng địnhKhông có thông tin về việc diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng qua đời.
https://nhandan.vn/khong-co-thong-tin-viec-dien-vien-luc-tieu-linh-dong-qua-doi-post692510.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Lục Tiểu Linh Đồng" ] }
Thông tin chậm đưa F0 đi điều trị do Hà Nội quá tải là không chính xác
NDO -Trước thông tin chậm đưa F0 đi điều trị do Hà Nội quá tải, ngày 19/11, UBND quận Bắc Từ Liêm đã thông báo về kết quả xác minh, theo đó, thông tin trên là không chính xác.
Thông tin lan truyềnTrước đó, một số tờ báo đã phản ánh về trường hợp F0 chậm được đưa đi điều trị và một lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1 nói rằng điều này là “do toàn thành phố quá tải”.Kiểm chứngTrước thông tin trên, chiều 18/11, UBND quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình kiểm tra.Trước mắt, lãnh đạo UBND quận đã yêu cầu lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1 giải trình bằng văn bản toàn bộ nội dung trao đổi, phát ngôn trên báo chí. Căn cứ vào giải trình của lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1, UBND quận sẽ nghiêm túc xem xét giải quyết theo đúng quy định.Về các ca F0 chậm được đưa đi điều trị do báo chí phản ánh, UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, ngày 16/11, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch quận Bắc Từ Liêm nhận được thông báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội về 3 ca F0 (đã có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2) là N.T.N.; T.Q.H.; N.T.M. (cư trú ở phòng 712 CT1A Thành phố Giao Lưu thuộc phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo Trung tâm Y tế quận phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường Cổ Nhuế 1 tiến hành điều tra dịch tễ các ca F0.Cụ thể, gia đình trên có 5 người gồm 4 người lớn và 1 trẻ nhỏ, trong đó có 3 ca F0 (bố, mẹ và bà) và 2 trường hợp F1 (ông T.Q.V. sinh năm 1958, cháu T.H.H. sinh năm 2015).UBND quận Bắc Từ Liêm đã liên hệ với các bệnh viện để chuyển 3 ca F0 đi điều trị và được Bệnh viện Dã chiến Đền Lừ tiếp nhận. Sau đó UBND quận thông tin lại với gia đình chuẩn bị để đưa 3 trường hợp dương tính đi điều trị tại bệnh viện và yêu cầu 2 trường hợp F1 tự cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm.Tuy nhiên, gia đình trên có ý kiến chỉ đi điều trị khi có cháu nhỏ đi cùng. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của quận chỉ đạo Trung tâm Y tế quận, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường Cổ Nhuế 1 và các đơn vị liên quan đã tuyên truyền, vận động, nhưng gia đình vẫn mong muốn cả nhà được đi điều trị cùng nhau trong khi cháu nhỏ và ông chưa được xác định dương tính.Như vậy, nguyên nhân các ca F0 chậm được đưa đến bệnh viện là từ phía gia đình chứ không phải do các cơ sở điều trị đã quá tải.Đến 19 giờ ngày 18/11, cả gia đình trên đã được Bệnh viện Dã chiến Đền Lừ tiếp nhận với điều kiện có bản cam kết tự nguyện cho cháu nhỏ đi điều trị cùng gia đình.Khẳng địnhThông tin chậm đưa F0 đi điều trị do Hà Nội quá tải là không chính xác. Nguyên nhân các ca F0 chậm được đưa đến bệnh viện là từ phía gia đình chứ không phải do các cơ sở điều trị đã quá tải.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-cham-dua-f0-di-dieu-tri-do-ha-noi-qua-tai-la-khong-chinh-xac-post674650.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Quận Bắc Từ Liêm", "phường Cổ Nhuế 1", "quá tải", "F0", "Hà Nội" ] }
Pháp "tuyên chiến" với tin giả
Pháp vừa giới thiệu nội dung dự luật về siết chặt kiểm soát thông tin trên mạng xã hội, nhằm hạn chế tối đa tin tức giả mạo và những tin đồn thất thiệt. Nếu dự luật được thông qua, Pháp sẽ gia nhập câu lạc bộ các nước châu Âu chính thức "tuyên chiến" với những thông tin sai lệch trên internet.
Thông tin sai sự thật (Fake news) trên các mạng xã hội đang gây nhiều hệ lụy ngày càng nghiêm trọng tại nhiều quốc gia. Nhiều nhà mạng từng đề ra các biện pháp mang tính kỹ thuật để ngăn ngừa luồng tin giả mạo. Cuộc chiến chống tin thất thiệt bước sang giai đoạn mới khi ngày càng có nhiều chính phủ các nước ban hành luật nhằm xử phạt người tung tin giả và cả các trang mạng cho phép đăng tải loại thông tin đó. Pháp là quốc gia mới nhất nỗ lực đưa dự luật chống tin giả mạo vào cuộc sống.Theo thông tin được công bố hôm 7-3, dự luật siết chặt kiểm soát thông tin trên các trang mạng xã hội của Pháp gồm hai phần là các quy định mới và các quy định sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử hiện hành, với mục tiêu hạn chế tối đa tác động tiêu cực từ những thông tin thất thiệt đối với các cuộc bầu cử tại Pháp. Theo dự luật, trong thời gian diễn ra bầu cử, thẩm phán được trao quyền hạn khẩn cấp nhằm loại bỏ hoặc ngăn chặn những nội dung thông tin được coi là giả mạo; yêu cầu minh bạch những nội dung được bảo trợ, theo đó, các trang mạng xã hội phải cung cấp thông tin, minh bạch về danh tính đối tượng trả tiền quảng cáo trên các ứng dụng nếu số tiền vượt mức quy định. Thẩm phán cũng được phép đình chỉ, gỡ bỏ nội dung đăng tải bị cho là sai sự thật; yêu cầu đóng tài khoản, thậm chí có thể tước quyền truy cập internet...Dự luật mở rộng quyền hạn của Cơ quan giám sát truyền thông Pháp (CSA), theo đó cơ quan này có quyền từ chối cấp phép hoạt động cho các kênh truyền hình có yếu tố nước ngoài bị cho là có thể gây xáo trộn đời sống chính trị của Pháp; đình chỉ phát sóng chương trình truyền hình nước ngoài bị đánh giá là gây tổn hại lợi ích quốc gia hay làm bất ổn thể chế nước Pháp. Dự luật còn "hình sự hóa" tội danh tung tin thất thiệt, theo đó phạt tù đến một năm và phạt tiền đến 75.000 Euro đối với đối tượng phát tán một cách có chủ ý và với số lượng lớn thông tin sai lệch ảnh hưởng đến kết quả bầu cử...Dự luật trên được giới thiệu sau khi Tổng thống Pháp Macron hồi đầu tháng 1 tuyên bố Pháp sẽ tăng cường hệ thống luật pháp nhằm bảo vệ nền dân chủ trước nạn tin giả. Tại cuộc gặp các nhà báo nhân dịp năm mới 2018, lãnh đạo Pháp khẳng định, nếu xuất hiện việc phát tán tin giả, thì cần có công cụ nhằm phán xử, gỡ bỏ nội dung thất thiệt, xóa bỏ tài khoản người đăng và thậm chí chặn các trang mạng dung túng việc tung tin sai sự thật. Theo ông chủ Ðiện Ê-li-dê, mưu toan cố tình đưa thông tin kiểu không rõ ràng giữa sự thật và dối trá đang làm xói mòn niềm tin của người dân đối với chính phủ, với nền dân chủ Pháp. Bởi thế, các biện pháp giúp ngăn chặn phát tán tin giả là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, việc khó khăn là xác định thông tin sai lệch, nhất là làm sao có thể phân biệt được đâu là tin giả với các mục đích, thủ đoạn chính trị, đâu đơn thuần là thông tin theo kiểu tự do ngôn luận. Vì thế, các chế tài trong trường hợp này rất nhạy cảm, bởi ranh giới giữa hai loại thông tin trên, nói cách khác là giữa bảo vệ sự thật và vi phạm tự do báo chí, là hết sức mong manh.Việc Pháp dự thảo luật chống tin giả mạo là hướng đi được hoan nghênh. Trước Pháp, năm 2017, Ðức đã thông qua luật xóa bỏ phát ngôn thù hận trên mạng xã hội, theo đó Facebook và các trang mạng xã hội ở Ðức phải sàng lọc và xóa các nội dung hay thông điệp mang tính chất kích động thù hận. Tại châu Á, Indonesia và Philippines cũng đã ban hành đạo luật trừng phạt tội tung tin giả mạo...
https://nhandan.vn/phap-tuyen-chien-voi-tin-gia-post319107.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Fake news", "Cơ quan giám sát truyền thông Pháp" ] }
Làm rõ thông tin cấp thịt lợn ôi thiu cho người dân tại Đà Nẵng
NDO -Vụ việc thịt lợn bị ôi thiu trong quá trình vận chuyển, giao hàng cho dân chậm do đang thực hiện phong tỏa ở Đà Nẵng đã được chính quyền, ngành chức năng kiểm tra, làm rõ.
Thông tin lan truyềnNgày 23/8, trên trang Facebook “Quản lý đô thị Đà Nẵng: Tiện nghi - Xanh - Sạch - Đẹp" (với gần 150.000 thành viên), tài khoản cá nhân chị H.T.T, người dân phường Hòa Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng đăng bài phản ánh, ngày 21/8, chị đặt mua thịt lợn thông qua tổ cung ứng của tổ dân phố với nội dung: “Ngày 20/8, mình có đăng ký bên Tổ 2 gói combo do Công ty TNHH cung cấp. Chiều 21/8 thì được bác Tổ trưởng giao đến nhà. Mở ra kiểm tra sản phẩm không đúng như combo mình đặt mà rất sốc. Thứ nhất: thịt và lòng đều bị thay đổi sang phần khác của thịt. Thứ hai: sản phẩm thịt nhận được rất kém chất lượng, hôi thối ngả màu xanh. Cái này không những nhà mình mà những người khác trong Tổ khi mua vào hôm đó cũng bị. Dịch bệnh kéo dài, người dân làm không ra tiền mà khi đặt thức ăn về không ăn được thì có bức xúc không".Ngay sau đó, nhiều trang mạng xã hội khác vào dẫn nguồn, đăng lại thông tin, khiến rất nhiều người bức xúc, để lại những bình luận tiêu cực về việc cung ứng thực phẩm cho người dân trong những ngày thực hiện phong tỏa toàn xã hội.Khẳng địnhNhận được thông tin, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã tổ chức ngay việc điều tra, xác minh làm rõ vụ việc và có thông cáo báo chí “Cập nhập thông tin về phản ánh của người dân liên quan đến sản phẩm thịt không bảo đảm an toàn thực phẩm” với nội dung cụ thể.Vào lúc 16 giờ ngày 21/8, UBND phường Hòa Khê có nhận số lượng Combo thực phẩm trong đó có sản phẩm thịt từ Công ty Hai Thuyên cung cấp về, mời các tổ trưởng tổ dân phố đến nhận và phát lại cho người dân. Tuy nhiên, trường hợp trên, người dân nhận thực phẩm vào khoảng 19 giờ cùng ngày.Chiều 23/8, Ban Quản lý an toàn thực phẩm đến trực tiếp kiểm tra tại Công ty TNHH Hai Thuyên.Tại thời điểm kiểm tra thịt đã được công ty bán hết, theo khai thác từ phía công ty cho biết, công ty được phép kinh doanh cung ứng thực phẩm vào ngày 16/8 đến nay. Hiện tại ,các lò giết mổ trên địa bàn TP Đà Nẵng đang tạm dừng hoạt động, vì vậy toàn bộ thịt được cung ứng bởi Công ty TNHH Hai Thuyên được giết mổ trên địa phận tỉnh Quảng Nam, do đó việc vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến Đà Nẵng rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.Đồng thời cơ sở cũng không chủ động được thời gian giết mổ nên việc thịt đến địa bàn Đà Nẵng thường muộn và thời gian không ổn định. Về đến Đà Nẵng, Công ty Hai Thuyên chủ động ưu tiên phân phối các đơn hàng lớn như các siêu thị, bếp ăn tập thể, khu cách ly, doanh trại bộ đội rồi mới đến các đơn hàng của các tổ dân phố (thông qua đơn đặt hàng của phường).Mặt khác, trong ngày 21/8, đơn đặt hàng của các phường tăng lên đột biến từ vài trăm đơn hàng lên đến 3.500 đơn, cộng với việc thực hiện giãn cách xã hội theo phương châm “3 tại chỗ” nên số lượng công nhân hạn chế, vì thế đã dẫn đến việc phân chia sản phẩm, vận chuyển phân phối đến các phường chuyển sang buổi chiều. Đơn hàng cuối cùng tại phường Hòa Khê, quận Thanh Khê được giao vào lúc 16 giờ cùng ngày. Chính vì điều đó có thể đã dẫn đến việc thay đổi chất lượng của sản phẩm (sản phẩm được đựng trong túi PA kín nên rất dễ bốc mùi).Trước đó, lúc 8 giờ ngày 21/8, Ban Quản lý an toàn thực phẩm cũng đã có Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tại Công ty Hai Thuyên và ghi nhận: thịt heo được mổ từ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vận chuyển ra Đà Nẵng vẫn còn tươi, có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, còn độ đàn hồi của thịt, màu sắc tự nhiên, mùi đặc trưng chưa mất đi giá trị chất lượng tự nhiên của thịt.Với nội dung trên, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Đà Nẵng nhận định: Việc cung ứng thực phẩm của công ty Hai Thuyên tại các siêu thị, bếp ăn tập thể... trong thời gian vào buổi sáng là bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên do thiếu nguồn nhân lực tại chỗ, cộng với việc công ty nhận cung ứng thêm lượng lớn đơn hàng cho các tổ dân phố đã dẫn đến việc phân mảnh và chia nhỏ thịt thành các đơn hàng rất tốn thời gian, và hệ quả là thời gian luân chuyển của thịt bị kéo dài, gây mất chất lượng của sản phẩm cũng như mất chất lượng an toàn thực phẩm.Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã yêu cầu Công ty TNHH Hai Thuyên tạm ngừng hoạt động cung ứng thực phẩm đến các phường để rà soát và khắc phục các bất cập; Nếu vẫn chưa khắc phục được, cũng như chưa bảo đảm về nhân lực để phân chia sản phẩm gây mất chất lượng an toàn thực phẩm thì tạm thời không được tiến hành cung ứng cho các phường nữa. Việc thực hiện các đơn hàng cho các phường chỉ được tiến hành cho đến khi khắc phục đầy đủ các điều kiện nêu trên.Đoàn kiểm tra cũng đề nghị công ty lưu ý: khi thịt từ Quảng Nam về, mang ngay vào kho để bảo quản lạnh sau đó mới thực hiện việc phân chia sản phẩm, lúc đó mới giữ được bản chất tự nhiên vốn có của sản phẩm thịt và chất lượng an toàn thực phẩm mới được bảo đảm.Ban Quản lý an toàn thực phẩm sẽ kiến nghị các UBND phường, xã và các bên liên quan có phương pháp linh hoạt hơn để rút ngắn thời gian chuyển giao thực phẩm khi đã nhận hàng từ nhà cung ứng chuyển đến tay người dân.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân qua điện thoại, ông Đinh Viết Hồng Lễ, Chủ tịch UBND phường Hòa Khê (Đà Nẵng) cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, địa phương đã kiểm chứng thông tin và khẳng định thịt ôi thiu là có thật, và nguyên nhân là do quá trình vận chuyển kéo dài vì qua nhiều trạm, chốt, thời tiết nắng nóng, khi đưa thịt về tổ dân phố không có thiết bị bảo quản, lại để trong túi ni lông từ sáng đến chiều tối thì việc bị hư thối là không thể tránh khỏi.Ngày 21/8, toàn phường có 254 đơn mua thịt từ công ty Hai Thuyên, nhưng chỉ có hơn 10 gia đình nhận thịt bị ôi thối, với tổng giá trị 6,1 triệu đồng. Tất cả những đơn có thịt hư hỏng đều nhận sau 16 giờ 30 phút, thậm chí có người mãi đến 19 giờ 30 phút mới được nhận hàng. Phía Công ty đã xuống gặp người dân xin lỗi và hoàn tiền và cũng được người dân thông cảm, bỏ qua.Ông Lê Thân, người dân phường Hòa Khê cho biết, gia đình ông cũng nhận thịt ôi thiu và khá bức xúc, nhưng sau khi biết quá trình vận chuyển qua nhiều công đoạn, thiếu thiết bị bảo quản ở tổ dân phố, ông thấy cũng không cần làm lớn chuyện và chia sẻ khó khăn của chính quyền, doanh nghiệp trong điều kiện dịch bệnh nguy hiểm, thực hiện nhiều biện pháp mạnh trong việc kiểm soát lưu thông, hàng hóa.Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Đà Nẵng chiều 23/8, đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho biết: việc cung ứng thịt ôi thiu của công ty Hai Thuyên là có thật, nhưng việc vận chuyển thịt từ Quảng Nam về muộn do qua quá nhiều chốt, về đến nơi còn phân loại xẻ thịt, cân theo đơn, rồi quá trình bàn giao cho tổ trưởng, đưa cho dân cũng kéo dài mấy tiếng trong điều kiện nắng nóng, không có thiết bị bảo quản, chứ không có việc công ty lấy nguồn thịt ôi thối, kém chất lượng cho dân. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến ở nhiều nhà cung ứng thực phẩm khác mà dân phản ánh là rau héo, củ quả dập hay thối, cá ươn…,Đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết cũng kiến nghị Ban chỉ đạo xem xét các điều kiện để sớm đưa lò mổ Đà Sơn hoạt động trở lại. Trước mắt, có thể xem xét cho phép một số công ty, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tăng thêm nhân viên để nhận hàng, phân chia hàng, đóng gói… thì mới có thể sớm chuyển hàng cho dân.
https://nhandan.vn/lam-ro-thong-tin-cap-thit-lon-oi-thiu-cho-nguoi-dan-tai-da-nang-post661397.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Đà Nẵng", "thịt lợn bị ôi thiu", "Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng", "Công ty TNHH Hai Thuyên" ] }
Tìm các cá nhân chuyển tiền từ thiện liên quan đến “bác sĩ Trần Khoa”
NDO -Ngày 25/4, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tìm các nạn nhân đã chuyển tiền cho đối tượng Nguyễn Thị Minh Thy, 24 tuổi (tài khoản Facebook Thy Nguyen) và một số cá nhân liên quan nhằm làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông tin lan truyềnTheo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2018, Thy đã lập và quản lý quỹ “Nhóm từ thiện 82” nhằm mục đích kêu gọi, bán hàng gây quỹ từ thiện và nhận tiền từ những nhà hảo tâm.Một trong những vụ việc gây rúng động là vào tối 7/8/2021, thời điểm làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đang bùng phát mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, tài khoản Thy Nguyen và Phong Lam gắn thẻ Trần Khoa (nhận là bác sĩ) đăng thông tin bác sĩ Khoa đang chăm sóc cha mẹ cùng một sản phụ song thai mắc Covid-19 nặng. Khi mẹ đang nguy kịch, bác sĩ Khoa đã quyết định “rút ống thở của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ” và thực hiện cuộc mổ bắt con thành công.Sau khi đọc được thông tin này, chủ một quỹ từ thiện đăng nội dung thể hiện “đã liên lạc với bác sĩ Khoa và quyết định ủng hộ máy thở xâm lấn” cho bệnh viện nơi anh này làm việc; nhiều cá nhân, tổ chức được cho là đã ủng hộ tiền, tài sản cho Thy Nguyen, “Nhóm từ thiện 82”... để ủng hộ cho bác sĩ Khoa và bệnh viện.Kiểm chứngSau khi xác minh, cơ quan chức năng xác định hành động “rút ống thở của mẹ để cứu sản phụ” là câu chuyện không có thật; là một câu chuyện dàn dựng của một nhóm đối tượng hoạt động trên mạng xã hội.Trước đó, các tài khoản nêu trên nhiều lần tự nhận là thành viên “Nhóm từ thiện 82” thường tổ chức các chương trình thiện nguyện, ủng hộ bệnh nhân ung thư để nhận tiền từ các nhà hảo tâm.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/tim-cac-ca-nhan-chuyen-tien-tu-thien-lien-quan-den-bac-si-tran-khoa-post694472.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "bác sĩ Trần Khoa”", "Nhóm từ thiện 82", "Facebook Thy Nguyen" ] }
Phạt 7,5 triệu đồng đối tượng đăng nội dung sai sự thật trên facebook
NDO -Ngày 10/8, Công an huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh xử phạt hành chính ông Lý Minh Vỹ 7,5 triệu đồng về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Trước đó, ông Lý Minh Vỹ, sinh năm 1982, quê Quảng Nam, tạm trú ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, sử dụng tài khoản facebook cá nhân có tên “Ly Minh Vy” đăng tải vào nhóm Facebook tên “Tôi là dân Vĩnh Lộc” bài viết có hình ảnh 1 người leo thang hướng lên trời và có dòng chữ “Bắc thang lên hỏi ông trời/Chứ tiền hỗ trợ có đòi được không”.Bài viết này sau đó đã có nhiều người vào bình luận các ý kiến không đồng tình với cách làm của chính quyền địa phương hỗ trợ người dân trong dịch Covid-19; chia sẻ bài viết ra các mạng xã hội khác.Sau khi xác minh, Công an huyện Bình Chánh xác định ông Vỹ đã nhận 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ của UBND xã Vĩnh Lộc A dành cho người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Ông Vỹ đã thừa nhận hành vi sai trái, gỡ bài viết và cam kết không tái phạm.Liên quan vụ việc này, Công an huyện Bình Chánh cũng làm việc với Lê Phú Vinh, người đã lập nhiều fanpage trên mạng xã hội, trong đó có Fanpage “Tôi là dân Vĩnh Lộc”.Một số bài viết của ông Vinh đăng trên các trang có nội dung chưa đúng về hoạt động của địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ông Vinh sau đó đã xóa bài và cam kết không tái phạm.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/phat-75-trieu-dong-doi-tuong-dang-noi-dung-sai-su-that-tren-facebook-post659243.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "thông tin sai sự thật", "Facebook", "dịch Covid-19" ] }
Thông tin "CEO Disney bị bắt" là sai sự thật
NDO -Trên mạng xã hội lan truyền thông tin Giám đốc điều hành (CEO) Disney Bob Chapek bị bắt, tuy nhiên thông tin này không chính xác và bắt nguồn từ một trang web chuyên xuất bản các bài mang tính châm biếm.
Thông tin lan truyềnMột tài khoản Twitter đăng bài viết với nội dung: “Giám đốc điều hành của Disney đã bị bắt, và không một cơ quan truyền thông chính thống nào đưa tin về vụ việc này!”.Một bài đăng trên Facebook cũng đưa thông tin tương tự, trong đó có đoạn nội dung: “CEO của Disney, Bob Chapek đã bị bắt tại nhà riêng ở Nam California về tội mua bán người”. Bài viết dẫn nguồn thông tin là tờ Vancouver Times, vốn tự mô tả mình là một ấn phẩm châm biếm. Ngày 17/3, Vancouver Times xuất bản bài viết với tiêu đề “Giám đốc điều hành của Disney bị bắt về tội mua bán người”.Kiểm chứngTrong mục “About” (Về chúng tôi), Vancouver Times tự nhận là “nguồn tin châm biếm về Bờ Tây đáng tin cậy nhất”, đồng thời cho biết ấn phẩm này chuyên viết những câu chuyện châm biếm về các vấn đề có tác động đến phe bảo thủ”.“Chúng tôi không liên kết với truyền thông chính thống (như CBC, CTV…) theo bất kỳ cách nào, và bất cứ điểm tương đồng nào giữa nội dung của chúng tôi và công việc của truyền thông chính thống hoàn toàn chỉ là ngẫu nhiên”, Vancouver Times viết.Không có hãng tin chính thống nào đưa tin CEO Disney Bob Chapek bị bắt. Tìm kiếm nội dung này trên Google cho ra kết quả là một bài báo khác vạch trần thông tin sai lệch trên.Khẳng địnhThông tin CEO Disney Bob Chapek bị bắt là không chính xác và bắt nguồn từ một trang web châm biếm.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-ceo-disney-bi-bat-la-sai-su-that-post689835.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai lệch", "tin giả", "CEO Disney", "Vancouver Times" ] }
Anh bác bỏ thông tin xuyên tạc về tỷ lệ trẻ em tử vong do vaccine ngừa Covid-19
NDO -Vaccine ngừa Covid-19 không khiến số ca tử vong ở trẻ em tăng 8.200% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2022 như nội dung được nhắc đến trong một video xuất hiện trên mạng xã hội. Theo số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), con số này “hoàn toàn xuyên tạc dữ liệu”.
Thông tin lan truyềnĐoạn clip được đăng lên mạng xã hội Facebook đã ghi lại cảnh người đàn ông mặc quân phục đang phát biểu bên ngoài một trung tâm tiêm ngừa Covid-19 tại Windsor (Anh). Đây cũng chính là nơi mà người đàn ông này và nhiều người biểu tình khác đã tìm cách đóng cửa hôm 11/10 vừa qua.Trong bài diễn thuyết kéo dài khoảng 5 phút, người này khẳng định rằng: “Số ca tử vong ở trẻ em tăng 8.200% trong năm nay. Do đó, từ năm 2021 đến 2022, tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ của chúng ta tăng lên 8.200%. Những đứa trẻ của tôi và của các bạn. Vaccine không an toàn và không hiệu quả”.Những bài đăng tương tự cũng xuất hiện trên Facebook, Instagram, blog và Twitter - nơi clip đã được chia sẻ hơn 2.300 lần.Thông qua Telegram, người đàn ông trong clip này nói với hãng tin Reuters rằng, anh đã thấy con số 8.200% trong một bài báo trên The Exposé.Kiểm chứngTrên thực tế, The Exposé đã đưa ra thông tin khác. Đó là nguy cơ tử vong ở trẻ em tăng khoảng 8.100% đến 32.000% sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 so với trẻ chưa được tiêm chủng, dựa trên phân tích của website này về dữ liệu của ONS từ tháng 3/2022.Tuy nhiên, Người phát ngôn của ONS thông qua thư điện tử đã khẳng định với Reuters rằng nội dung trong clip nêu trên “hoàn toàn xuyên tạc dữ liệu”.Dựa trên dữ liệu hằng tuần tính đến đầu tháng 10/2022, số ca tử vong ở trẻ em từ năm 2021 đến 2022 không tăng 8.200%So sánh tổng số ca tử vong cùng kỳ trong 3 năm qua cho thấy "từ tuần 1 đến tuần 39 của năm 2020, có 2.419 ca tử vong được ghi nhận ở trẻ 0-14 tuổi. Dựa trên dữ liệu hằng tuần, từ tuần 1 đến tuần 39 trong năm 2021, có 2.415 trường hợp tử vong được ghi nhận ở trẻ 0-14 tuổi. Dựa trên dữ liệu hằng tuần, từ tuần 1 đến tuần 39 của năm 2022, có 2.496 trường hợp tử vong được ghi nhận ở trẻ cùng độ tuổi".Do đó, Người phát ngôn của ONS cho biết hầu như không có nhiều thay đổi trong tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ.Quay trở lại phân tích của The Exposé về việc tăng nguy tử vong ở trẻ đã tiêm vaccine, Người phát ngôn cho biết thêm rằng ONS “luôn nói rằng tỷ lệ tử vong nên được giải thích cặn kẽ cho trẻ bởi vì trẻ em có rủi ro cao được ưu tiên trong các đợt triển khai tiêm chủng" và “tỷ lệ thay đổi đáng kể do số người chết tương đối thấp ở nhóm tuổi này”.Trẻ có bệnh nền là nhóm được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên tại Anh, bắt đầu từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022.“Những trẻ em và thanh niên dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những trẻ không mắc đồng thời nhiều bệnh và điều này giải thích tại sao trẻ em được tiêm chủng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những trẻ vẫn chưa được tiêm chủng”, Người phát ngôn ONS cho biết.Tuy nhiên, “không có bằng chứng cho thấy vaccine có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong”, dựa trên trích dẫn bảng 12 và 13 trong thống kê hằng tháng có sẵn trên website của ONS. Bảng này minh họa số ca tử vong hiếm hoi liên quan đến tiêm ngừa Covid-19 ở mọi lứa tuổi và chỉ có 1 ca liên quan đến trẻ em ở Vương quốc Anh.Trong bảng thống kê số ca tử vong gần đây nhất từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2022, tổng số 54 ca tử vong ở tất cả các nhóm tuổi được cho là do "vaccine ngừa Covid-19 gây ra tác dụng phụ trong điều trị", và trong số này xảy ra ca tử vong duy nhất ở nhóm tuổi 10-19 trong khi không có trường hợp nào ở trẻ nhỏ hơn.Khẳng địnhThông tin số ca tử vong ở trẻ tăng 8.200% từ năm 2021 đến 2022 là sai sự thật. Dựa trên tỷ lệ không thay đổi về tổng số trẻ em ở Vương quốc Anh tử vong và tỷ lệ tử vong thấp liên quan đến tiêm chủng ở tất cả các nhóm tuổi, Người phát ngôn của ONS khẳng định không có bằng chứng cho thấy tiêm chủng gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến tỷ lệ tử vong hoặc rủi ro ở trẻ nhỏ.
https://nhandan.vn/anh-bac-bo-thong-tin-xuyen-tac-ve-ty-le-tre-em-tu-vong-do-vaccine-ngua-covid-19-post720813.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "vaccine ngừa Covid-19", "Covid-19", "Anh", "tử vong ở trẻ" ] }
Thông tin Bệnh viện FV phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron là giả mạo
NDO -Trong báo cáo nhanh về sự việc này vào sáng 27/12, Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (Bệnh Viện FV) khẳng định, Bệnh viện không cấp “Giấy xác nhận dương tính với Covid-19 bằng kỹ thuật PCR” mà chỉ cấp “Giấy xác nhận âm tính với Covid-19 bằng kỹ thuật PCR”.
Thông tin lan truyềnTrên mạng xã hội đang lan truyền tin đồn về 1 trường hợp người dân ở TP Hồ Chí Minh bị nhiễm Covid-19 biến chủng Omicron sau khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR tại Bệnh viện FV (quận 7).Kiểm chứng thông tinTrong báo cáo nhanh về sự việc này vào sáng 27/12, Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (Bệnh Viện FV) khẳng định, Bệnh viện không cấp “Giấy xác nhận dương tính với Covid-19 bằng kỹ thuật PCR” mà chỉ cấp “Giấy xác nhận âm tính với Covid-19 bằng kỹ thuật PCR”. Trong Giấy xác nhận dương tính với Covid-19 bằng kỹ thuật PCR giả mạo này còn thiếu và thừa nhiều thông tin không phù hợp với mẫu “Giấy xác nhận âm tính với Covid-19 bảng kỹ thuật PCR” của Bệnh viện FV. Hiện, tại Bệnh viện chưa có sinh phẩm (bộ kit) xét nghiệm tìm Omicron.Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, muốn biết ca mắc thuộc biến chủng gì phải trải qua quy trình giải mã trình tự gen, không thể chỉ với xét nghiệm RT-PCR mà có thể xác định được. Hiện, ở khu vực phía nam chỉ có Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thực hiện quy trình giải mã trình tự gen đối với mẫu bệnh phẩm Covid-19Kết luậnSở Y tế TP Hồ Chí Minh khẳng định nội dung này là sai sự thật, giấy xác nhận lan truyền là giả mạo.Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, việc tạo dựng tài liệu giả và lan truyền thông tin giả mạo này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố mà còn gây hoang mang cho người dân. Sở Y tế thành phố đề nghị người dân cập nhật, nắm bắt các thông tin từ nguồn chính thống; không chia sẻ, lan truyền các thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch của thành phố.Đến nay, TP Hồ Chí Minh chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến chủng mới Omicron.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-benh-vien-fv-phat-hien-ca-nhiem-bien-chung-omicron-la-gia-mao-post679989.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Bệnh viện FV", "ca nhiễm biến chủng Omicron", "giả mạo", "TP Hồ Chí Minh" ] }
Tổng cục Thuế cảnh báo email giả mạo về việc quy định cập nhật thông tin Căn cước công dân
NDO -Thông báo “Chậm nhất ngày 31/3/2023, doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục cập nhật CCCD gắn chip cho người đại diện theo pháp luật trên Đăng ký kinh doanh” là thông báo mạo danh, giả danh Tổng cục Thuế; đây là hành vi trái pháp luật, lợi dụng danh nghĩa cơ quan thuế để trục lợi cá nhân, lừa đảo doanh nghiệp, gây tổn hại tới uy tín, hình ảnh của ngành Thuế.
Thông tin lan truyềnThời gian gần đây, Tổng cục Thuế nhận được phản ánh có một Trung tâm/ nhóm hỗ trợ của Tổng cục Thuế gửi thông báo:“Chậm nhất ngày 31/3/2023, doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục cập nhật CCCD gắn chip cho người đại diện theo pháp luật trên Đăng ký kinh doanhvà có thu phí từ vài trăm đến vài triệu đồng.Kiểm chứng thông tinTổng cục Thuế khẳng định không có chủ trương, cũng như không gửi email hay bất kỳ thông báo nào cho người nộp thuế về việc nêu trên. Thông báo“Chậm nhất ngày 31/3/2023, doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục cập nhật CCCD gắn chip cho người đại diện theo pháp luật trên Đăng ký kinh doanh”là thông báo mạo danh, giả danh Tổng cục Thuế; đây là hành vi trái pháp luật, lợi dụng danh nghĩa cơ quan thuế để trục lợi cá nhân, lừa đảo doanh nghiệp, gây tổn hại tới uy tín, hình ảnh của ngành Thuế.Quy định bắt buộc thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Theo đó, khi có thay đổi về Số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế đề cao cảnh giác và kịp thời phối hợp cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời về các hành vi lừa đảo tới cơ quan Công an hoặc Cơ quan Thuế quản lý trên địa bàn.Ngoài ra, người nộp thuế có thể nắm bắt thông tin hỗ trợ được công khai trên Trang Thông tin điện tử ngành Thuếhttps://gdt.gov.vn.
https://nhandan.vn/tong-cuc-thue-canh-bao-email-gia-mao-ve-viec-quy-dinh-cap-nhat-thong-tin-can-cuoc-cong-dan-post743153.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Tổng cục Thuế", "email giả mạo", "kiểm chứng thông tin" ] }
Video cảnh sát Pháp đụng độ với lính cứu hỏa có từ năm 2020
NDO -Một đoạn video ghi lại cảnh đụng độ dữ dội giữa cảnh sát Pháp và nhân viên cứu hỏa được chia sẻ trên mạng xã hội để nói về cuộc biểu tình ở nước này trong những ngày vừa qua nhằm phản đốikế hoạch tăng tuổi nghỉ hưucủa Tổng thống Emmanuel Macron. Tuy nhiên, trên thực tế, video này đã xuất hiện từ 3 năm trước.
Thông tin lan truyềnNgày 28/3, một chủ tài khoản Facebook đăng tải đoạn video nói trên với dòng chú thích bằng tiếng Anh có nội dung: “Một đoạn clip đáng kinh ngạc về cuộc đụng độ giữa lính cứu hỏa và cảnh sát ở Paris 4 ngày trước đây”.Đoạn video sau đó đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt tương tác.Kiểm chứngTheokiểm chứngcủaReuters, đoạn video không phải mới quay trong năm 2023 mà đã được chia sẻ trên mạng xã hội hồi tháng 1/2020 bởi hãng thông tấn Hors-Zone Press (Pháp).Cuộc đụng độ năm 2020 xảy ra trong khi các nhân viên cứu hỏa Pháp đang xuống đường biểu tình yêu cầu tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.Đoạn video xuất hiện trở lại trên mạng xã hội vào tháng 3 vừa qua trong bối cảnh hàng trăm nghìn người biểu tình tuần hành phản đốidự luật tăng tuổi nghỉ hưucủa chính phủ Pháp, và nhiều cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát đã nổ ra.Dòng người biểu tình phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu (từ 62 lên 64 tuổi) của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron, ở Paris, Pháp, ngày 28/3/2023. (Ảnh: Reuters)Khẳng địnhĐoạn video lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua ghi lại cảnh đụng độ giữa cảnh sát Pháp và nhân viên cứu hỏa trong một cuộc biểu tình ở nước này năm 2020 chứ không phải trong năm nay.Chủ đề: Kiểm chứng thông tinHàm lượng benzyl alcohol trong liều tiêm vitamin K bảo đảm an toànVideo lan truyền quan niệm sai lầm về nguồn cung dầu mỏ vô hạnXác máy bay dưới đáy biển không phải là máy bay MH370 mất tích 9 năm trước
https://nhandan.vn/video-canh-sat-phap-dung-do-voi-linh-cuu-hoa-co-tu-nam-2020-post745769.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "video", "cảnh sát Pháp", "đụng độ", "lính cứu hỏa", "biểu tình", "tăng tuổi nghỉ hưu", "tin giả", "kiểm chứng thông tin" ] }
Thông tin “chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em 12-15 tuổi ở xứ Anh bị tạm dừng” là không chính xác
NDO -Hàng nghìn người đã xem 1 video trực tuyến, trong đó xuất hiện 1 người đàn ông nói rằng chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi ở xứ Anh (England) đã bị tạm hoãn do sai sót ở khâu giấy tờ. Tuy nhiên, thông tin này là sai sự thật.
Thông tin lan truyềnĐoạn video được đăng tải trên mạng xã hội Facebook và Twitter ngày 20/9 - thời điểm mà chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 12-15 tuổi ở xứ Anh bắt đầu được triển khai. Trong video là hình ảnh 1 người đàn ông ngồi nói trước máy quay trong ô-tô.Người đàn ông này cho biết điện thoại của của mình “đang reo liên tục”, đồng thời nói thêm rằng: “Về cơ bản, việc triển khai tiêm chủng ở các trường học trên khắp xứ Anh đang bị tạm hoãn do Cơ quan Y tế công xứ Anh (PHE) đã không gửi giấy tờ chính xác liên quan đến chỉ dẫn nhóm bệnh nhân (PGD).”Kiểm chứngChia sẻ với Reuters qua email, đại diện của PHE cho biết không hề có sự chậm trễ hay tạm dừng như những lời cáo buộc của người đàn ông trong đoạn video, bởi giấy tờ chỉ dẫn nhóm bệnh nhân (PGD) đã được bố trí kịp thời để phục vụ công tác triển khai tiêm chủng.Chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi ở xứ Anh chính thức khởi động ngày 20/9 sau khi đạt đươc khuyến nghị đồng thuận từ Giám đốc Y tế bốn quốc gia của Vương quốc Anh.Các quan chức này khuyến cáo trẻ em trong độ tuổi trên cần tiêm mũi đầu tiên với vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.Trước đó hồi đầu tháng 9, Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI), cơ quan tư vấn về vaccine của chính phủ Anh, đã khuyến nghị không tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em khỏe mạnh từ 12-15 tuổi.Cùng với việc triển khai ở xứ Anh, các xứ Scotland, Wales và Bắc Ireland cũng sẽ đưa ra lịch trình thực hiện chiến dịch tiêm chủng của riêng mình trong thời gian tới.Khẳng địnhThông tin người đàn ông đưa ra trong đoạn video là sai sự thật. Chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi ở xứ Anh đã bắt đầu ngày 20/9. PHE khẳng định giấy tờ chỉ dẫn nhóm bệnh nhân (PGD) đã được bố trí kịp thời để phục vụ quá trình triển khai.
https://nhandan.vn/thong-tin-chien-dich-tiem-vaccine-ngua-covid-19-cho-tre-em-12-15-tuoi-o-xu-anh-bi-tam-dung-la-khong-chinh-xac-post665954.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "Tiêm vaccine trẻ 12-15 tuổi ở xứ Anh", "Video đưa tin sai sự thật" ] }
Nhiều người hiểu sai về việc dỡ bỏ hạn chế chống Covid-19 ở Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy
NDO -Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đã nới lỏng hoặc dỡ bỏ tất cả các hạn chế trong nước liên quan Covid-19 nhờ thành công trong công tác chủng ngừa, cũng như kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, một số người dùng mạng xã hội lại hiểu sai rằng điều này cho thấy chính phủ ở những quốc gia trên không còn tin vào sự tồn tại của dịch Covid-19 hay những nỗ lực tiêm chủng.
Thông tin lan truyềnTrên mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp màn hình một bài đăng trên Twitter đạt hơn 10.000 lượt chia sẻ (Retweet) và gần 40 nghìn lượt thích (Like). Bài viết có nội dung: “Đan Mạch: Đã dỡ bỏ tất cả hạn chế. Không yêu cầu hộ chiếu Covid. Thụy Điển: Sẽ dỡ bỏ tất cả hạn chế. Không có hộ chiếu Covid. Na Uy: Sẽ dỡ bỏ tất cả hạn chế. Không yêu cầu hộ chiếu Covid”.Một số người dùng mạng xã hội đăng tải lại nội dung trên và nhận xét rằng, những thông tin này cho thấy ba quốc gia không còn tin tưởng vào sự tồn tại của Covid-19 hoặc giá trị của các biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang và tiêm vaccine”.“Đã đến lúc thức tỉnh! Covid-19 chỉ là bệnh cảm lạnh thông thường và không có cách chữa trị nào cho cảm lạnh thông thường”, một người dùng Facebook tuyên bố. “Ngày càng có nhiều quốc gia tiếp cận Covid-19 như 1 loại bệnh cúm”, một người khác viết.Kiểm chứng thông tinĐan MạchTính đến ngày 7/10, Đan Mạch đã tiêm ít nhất 8.792.456 liều vaccine ngừa Covid-19. Giả sử mỗi người cần 2 mũi tiêm, con số trên đủ để chủng ngừa cho khoảng 75,6% dân số cả nước.Ngày 10/9, Đan Mạch đã dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế liên quan Covid-19, tuyên bố rằng căn bệnh này không còn là “mối đe dọa nghiêm trọng với xã hội”. Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke nhấn mạnh thành quả trên có được do chiến dịch tiêm chủng, cũng như ý thức người dân tuân thủ các biện pháp để giảm sự lây lan của Covid-19.Chia sẻ với Reuters qua email, nhà dịch tễ học Lone Simonsen thuộc Đại học Roskilde cho biết hoàn toàn đồng tình với đánh giá của Bộ trưởng Heunicke. “Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cao - đặc biệt là ở những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19 - là nguyên nhân giúp Đan Mạch có thể mở cửa. Hơn 95% người Đan Mạch trên 50 tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ”.Đan Mạch là một trong số ít quốc gia có hệ thống chứng chỉ vaccine lưu hành trong nước. Sau khi triển khai các biện pháp phong tỏa diện rộng vào tháng 12/2020, quốc gia này đã áp dụng “hộ chiếu corona” vào tháng 4/2021 nhằm cho biết tình trạng tiêm chủng, lây nhiễm hay xét nghiệm của người sở hữu. Nhưng kể từ ngày 10/9 vừa qua, Đan Mạch đã dỡ bỏ quy định bắt buộc phải có “hộ chiếu corona” khi vào các câu lạc bộ đêm, chính thức chấm dứt tất cả các biện pháp hạn chế chống Covid-19.Thụy ĐiểnTính đến ngày 6/10, Thụy Điển đã tiêm ít nhất 13.888.321 liều vaccine Covid-19 - số lượng đủ để bao phủ đủ 2 liều cho khoảng 65,7% dân số.Quốc gia này đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng, chống dịch còn lại vào ngày 29/9, gồm các lệnh cấm đối với các địa điểm công cộng như nhà hàng, rạp hát và sân vận động.Giáo sư Jan Albert, chuyên gia về kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại Viện Karolinska cho rằng quyết định trên xuất phát từ tỷ lệ tiêm chủng cao, kèm theo đó là số ca nhập viện và điều trị tích cực thấp.Ngày 7/9, Bộ trưởng Y tế và Xã hội Thụy Điển Lena Hallengren cho biết chính phủ cũng đang xem xét khả năng sử dụng giấy chứng nhận tiêm chủng cho một số hoạt động, mặc dù hy vọng rằng những giấy chứng nhận này sẽ không cần thiết phải áp dụng ở một quốc gia có truyền thống về tỷ lệ tiêm chủng cao.Na UyTính đến ngày 7/10, Na Uy đã tiêm ít nhất 7.844.501 liều vaccine Covid-19 - số lượng đủ để bao phủ đủ 2 liều cho khoảng 73,3% dân số.Nước này đã chấm dứt các hạn chế phòng, chống Covid-19 vào ngày 29/9. Thủ tướng Erna Solberg nhấn mạnh: "Mặc dù cuộc sống hằng ngày đã trở lại bình thường đối với hầu hết mọi người, nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Mọi người vẫn có nguy cơ mắc bệnh, do đó việc tiêm vaccine là vô cùng quan trọng”.Từ tháng 6/2021, Na Uy bắt đầu áp dụng giấy chứng nhận tiêm chủng làm điều kiện để mọi người tham gia vào những sự kiện tổ chức trong nước. Ngoài ra, giấy chứng nhận này mới đây đã được sử dụng khi người dân Na Uy đi ra nước ngoài hay du khách quốc tế nhập cảnh vào Na Uy.Khẳng địnhThiếu ngữ cảnh. Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đã dỡ bỏ tất cả hoặc hầu hết các hạn chế liên quan đến Covid-19 do đã kiểm soát được dịch bệnh và tỷ lệ tiêm chủng cao, chứ không phải vì họ không tin tưởng vào những nỗ lực chống dịch và tiêm chủng như các cáo buộc trên mạng xã hội.
https://nhandan.vn/nhieu-nguoi-hieu-sai-ve-viec-do-bo-han-che-chong-covid-19-o-dan-mach-thuy-dien-va-na-uy-post668802.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Covid-19", "Kiểm chứng thông tin", "Fake News", "Đan Mạch", "Thụy Điển", "Na Uy" ] }
Kiên Giang: Không có chuyện một nhóm thanh niên cầm theo rựa xông vào trụ sở xã
NDO -Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Hàm Ninh, thành phố Phú Quốc,tỉnh Kiên Giangkhẳng định, thông tin “một nhóm thanh niên cầm theo rựa xông vào trụ sở Ủy ban nhân dân xã Hàm Ninh mà không có người ngăn cản” là không đúng sự thật.
Thông tin lan truyềnTrước đó, sáng 2/5, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài hơn 1 phút, một nhóm người cầm 2-3 cây rựa đi thẳng vào trụ sở Ủy ban nhân dân xã Hàm Ninh “làm việc gì đó”, rồi đi ra. Vụ việc đã gây xôn xao dư luận.Kiểm chứngSáng 3/5, ông Võ Thành Khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hàm Ninh cho biết, trên địa bàn xã có xảy ra sự việc nhóm người cầm rựa đi vào trụ sở xã vào sáng ngày 2/5. Tuy nhiên, ông Khoa khẳng định, bản chất sự việc không như nhiều người nghĩ.Bởi trước đó, trên địa bàn có xảy ra vụ va chạm giao thông gần trụ sở xã và xảy ra xô xát giữa 2 bên. Các đối tượng cầm dao đi vào trụ sở xã là do lực lượng chức năng mời vào làm việc chứ không phải tự ý xông vào. Còn việc họ có cầm dao trên tay thì đợi khi vào trụ sở làm việc lực lượng chức năng lập biên bản thu giữ.Một lãnh đạo Công an xã Hàm Ninh thông tin thêm, khoảng 7h30 sáng 2/5, phía trước Trường trung học cơ sở Hàm Ninh, gần trụ sở Ủy ban nhân dân xã Hàm Ninh xảy ra một vụ mâu thuẫn, đánh nhau do các tài xế không chịu nhường đường.Cụ thể, xe ô tô của H.V.Đ. (39 tuổi) điều khiển và xe ô tô do N.V.T. (30 tuổi) điều khiển chạy ngược chiều nhau, do né một xe khách đậu phía trước cổng trường nên 2 xe đối đầu nhau, nhưng không bên nào chịu nhường đường. Hai bên xuống xe cự cãi rồi rượt đuổi đánh nhau. Trên xe N.V.T. có N.V.H. (23 tuổi) cầm theo cây búa xuống xe, ông Đ. chụp lấy cây cờ cắm ở vỉa hè đường để đánh nhau, thì được can ngăn.Nhận được tin báo, Công an xã Hàm Ninh nhanh chóng có mặt mời cả 3 đương sự về trụ sở để làm việc, xác minh, xử lý. Các đương sự được yêu cầu cầm theo hung khí vào trụ sở để cán bộ Công an lập biên bản, thu giữ.Cũng theo lãnh đạo Công an xã Hàm Ninh, sau khi được mời vào làm việc, các đương sự đã tự hòa giải thành công.
https://nhandan.vn/kien-giang-khong-co-chuyen-mot-nhom-thanh-nien-cam-theo-rua-xong-vao-tru-so-xa-post750828.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "tin đồn", "sai sự thật", "Ủy ban nhân dân xã Hàm Ninh", "đánh nhau ở hàm ninh" ] }
Công an TP Hồ Chí Minh: Thông tin "xác minh dự án Izumi City và Aqua City" là giả mạo
NDO -Ngày 24/10, Phòng Tham mưu, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong ngày, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền hình ảnh có nội dung bịa đặt về hoạt động của lực lượng Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin lan truyềnHình ảnh chụp văn bản lan truyền có nội dung “Do yêu cầu cấp bách, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Biên Hòa cung cấp hồ sơ cho Phòng An ninh kinh tế, Công an Thành phố Hồ Chí Minh về dự án Izumi City và Aqua City về sai phạm trong quản lý đất đai của Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Nai (Dona Coop)”.Kiểm chứng thông tinCông an Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, thông tin, hình ảnh trên là giả mạo, không chính xác. Ban Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương tiến hành xác minh, truy xét đối tượng có hành vi tung tin giả, sai sự thật; đề nghị người dân không tin, không lan truyền các thông tin thất thiệt, chỉ nên tiếp nhận các thông tin chính thống từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Công an thành phố cũng khẳng định, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm trước pháp luật.Trước đó, Tập đoàn Novaland cũng khẳng định thông tin “Xác minh dự án Izumi City và Aqua City” là hoàn toàn sai sự thật và tập đoàn đang làm việc với các cơ quan chức năng để có những biện pháp xử lý việc lan truyền nội dung xuyên tạc trên, gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng xã hội, khách hàng, nhà đầu tư.
https://nhandan.vn/cong-an-tp-ho-chi-minh-thong-tin-xac-minh-du-an-izumi-city-va-aqua-city-la-gia-mao-post721419.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "dự án Izumi City", "dự án Aqua City", "Tập đoàn Novaland", "Công an Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Xuất hiện nhiều video, ảnh giả mạo về chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine
NDO -Sau khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2, thông tin về căng thẳng giữa Nga và Ukraine xuất hiện ồ ạt trên internet. Theo Gizmodo, một website về khoa học-công nghệ, công chúng không nên tin vào tất cả những nội dung được chia sẻ trên internet lúc này, "đặc biệt là khi theo dõi các mạng xã hội".
Những hình ảnh và video về tình hình chiến sự tại Ukraine như cảnh các chốt kiểm soát biên giới của nước này bị phá hủy, các sân bay của Ukraine chìm trong lửa hay tên lửa của Nga rơi xuống thủ đô Kiev... đang khiến công chúng hoảng sợ. Tuy nhiên, Gizmodo cho rằng không phải tất cả những nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội lúc này đều đáng tin cậy.Gizmodo đã phát hiện ít nhất 10 hình ảnh và video đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội là hoàn toàn giả mạo. Trong đó, một số video và hình ảnh thực ra đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Thậm chí có hình ảnh không được chụp tại Ukraine. Có 2 thí dụ về video xuất hiện trên Twitter vào ngày 24/2 được lấy từ trò chơi điện tử có chủ đề chiến tranh."Không ai biết chiến dịch của Nga tại Ukraine sẽ kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên, bạn có thể đặt cược vào một điều rằng: Sẽ có thêm nhiều hình ảnh và video giả xuất hiện trên internet trước khi cuộc xung đột này chấm dứt", Gizmodo cảnh báo.Kiểm chứng thông tin1. Một số tài khoản Twitter đã chia sẻ video có tiêu đề "Ukraine phóng tên lửa phòng không trong đêm". Tuy nhiên, đây lại là hình ảnh trong trò chơi điện tử War Thunder.2. Một video đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội cùng chú thích "Đám cháy bùng phát do các cuộc không kích của Nga đã gây ra phản ứng dây chuyền tại nhà máy điện Luhansk của Ukraine". Nhưng thật ra đây là video có từ năm 2015, ghi lại đám cháy tại Thiên Tân, Trung Quốc.Một người có tên Dan Van Duren đã quay video này và tải lên YouTube. Video này không tồn tại trên nền tảng này nữa nhưng các bản sao của nó lại xuất hiện trên nhiều trang tin.3. Gizmodo khuyến nghị công chúng không nên tin ngay vào tất cả những hình ảnh máy bay bị bắn hạ đang lan truyền trên mạng xã hội.Lần gần đây nhất hình ảnh dưới đây được đăng tải là vào tháng 1/2022 trên một blog tiếng Nga, dưới dạng ảnh chụp màn hình. Có thể hình ảnh này có từ năm 2017 và không liên quan tình hình hiện nay tại Ukraine.4. Một video khác được cho là ghi hình tại Ukraine ngày 24/2 thực chất là video của vụ nổ tại Beirut, Lebanon, năm 2020, khiến ít nhất 218 người thiệt mạng.5. Video cùng dòng chú thích ngắn "Điều này thật điên khùng" với hashtag dành cho Ukraine và Nga được cho là ghi lại hình ảnh ngày đầu Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, máy bay trong video là chiếc F-16 của quân đội Mỹ. Đến nay, Mỹ chưa đưa ra cam kết hỗ trợ quân sự đối với Ukraine.6. Video chứa những hình ảnh được cho là cảnh tượng chiến tranh tại Ukraine này có trong trò chơi điện tử mang tên Arma 3. Tuy nhiên, một tài khoản Twitter lại cho rằng video này cho thấy máy bay chiến đấu của Nga đã tránh được các tên lửa sau khi thả bom.7. Video dưới đây cũng được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội cùng thông tin "đoàn lính dù của quân đội Nga" đang đổ bộ xuống Ukraine. Trên thực tế, video này ghi lại cuộc tập trận của Nga vào năm 2018.8. Một video với nội dung "tên lửa hành trình do quân đội Nga phóng nhằm vào Ukraine" thực chất là video ghi lại vụ tấn công tên lửa nhằm vào Đại sứ quán Mỹ tại Iraq từ tháng trước.9. Hình ảnh dưới đây cũng bị lan truyền cùng thông tin không đúng sự thật rằng người đàn ông trong ảnh đang vẫy cờ Nga tại một tòa nhà của chính quyền tại thành phố Kharkiv, Ukraine, vào ngày 24/2 vừa qua. Trên thực tế, bức ảnh này có từ năm 2014.10. Trên Twitter đã xuất hiện video cùng thông tin cho biết nhiều máy bay của Nga bay trên bầu trời thủ đô Kiev của Ukraine. Tuy nhiên, theo công cụ kiểm chứng thông tin First Draft, đây là những hình ảnh trong một triển lãm hàng không từ năm 2020.Theo thông tin trên YouTube, video gốc được tải lên nền tảng này vào ngày 4/5/2020, ghi lại một chuyến bay tại thủ đô Moskva của Nga một vài năm trước.Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine
https://nhandan.vn/xuat-hien-nhieu-video-anh-gia-mao-ve-chien-dich-quan-su-cua-nga-tai-ukraine-post687148.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "tin giả trên mạng xã hội", "kiểm chứng thông tin", "căng thẳng Nga-Ukraine", "tin giả" ] }
“Phong tỏa, siết chặt đông cứng TP Bạc Liêu” là thông tin bịa đặt
NDO -Nhiều người dân TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đổ xô đến các chợ truyền thống, siêu thị, tiệm tạp hóa để mua hàng hóa, lương thực, thực phẩm dự trữ. Nguyên nhân là mạng xã hội loan tin “phong tỏa, siết chặt đông cứng TP Bạc Liêu” nên nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Thông tin lan truyềnMạng xã hội liên tục xuất hiện nhiều tin sai sự thật như: “phong tỏa”, “siết chặt đông cứng TP Bạc Liêu”, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân. Từ đó dẫn đến tình trạng người dân đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm bất chấp quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.Việc này làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19 trong cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh.Kiểm chứngChiều 15/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu cho biết, nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng trên mạng xã hội xuất hiện thông tin bịa đặt, không đúng sự thật, Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch khẩn trương điều tra, xác định các đối tượng phát tán thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch bệnh.Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi chính đáng của nhân dân, không để tái diễn.Thực tế đến nay, tỉnh Bạc Liêu đang áp dụng các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16 của của Thủ tướng Chính phủ đối với các phường: 1, 2, 3, 5, 7 và phường 8, TP phố Bạc Liêu và toàn huyện Hòa Bình.Tuy nhiên, các phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành, xã Vĩnh Trạch, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu đang áp dụng theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Chính phủ. Riêng các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long, Đông Hải, thị xã Giá Rai cũng áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 của Chính phủ.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/phong-toa-siet-chat-dong-cung-tp-bac-lieu-la-thong-tin-bia-dat-post665025.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Bạc Liêu", "người dân đổ xô mua lương thực", "thực phẩm", "“phong tỏa", "siết chặt đông cứng TP Bạc Liêu”" ] }
Viện Y tế công cộng Na Uy không phát ngôn Covid-19 nguy hiểm như cúm thường
NDO -Viện Y tế công cộng Na Uy (NIPH) xác nhận với Reuters rằng, cơ quan này không tuyên bố mức độ nguy hiểm của Covid-19 giống với bệnh cúm thông thường, như thông tin được chia sẻ gần đây trên mạng xã hội.
Thông tin lan truyềnMột bài báo xuất bản ngày 23/9 trên website truyền thông bảo thủFree West Mediacó tiêu đề: “Các nhà chức trách Na Uy đã phân loại lại bệnh Covid-19: Không nguy hiểm hơn cúm thường”.Đoạn đầu tiên của bài báo viết: “Ở Na Uy, Covid-19 hiện đã được nhìn nhận giống các bệnh đường hô hấp khác như cúm hoặc cảm lạnh, bởi vì theo NIPH, nó không còn nguy hiểm hơn những căn bệnh này nữa”.Bài báo còn tiếp tục nói rằng việc phân loại lại Covid-19 là kết quả của sự gia tăng miễn dịch tự nhiên và tiêm chủng ở Na Uy.Người dùng mạng xã hội đã đăng tải những bức ảnh chụp màn hình dòng tiêu đề và đoạn đầu tiên của bài báo.Kiểm chứngChia sẻ với Reuters qua email, người phát ngôn của NIPH khẳng định, tuyên bố “Covid-19 đã được đánh giá lại ở Na Uy với mức độ nguy hiểm giống bệnh cúm thông thường” hoàn toàn không đúng sự thật.Người này cho hay tuyên bố trên có lẽ bắt nguồn từ sự hiểu lầm về các bình luận của Phó giám đốc NIPH Geir Bukholm trong cuộc phỏng vấn vớitờ Verdens Gangngày 20/9 vừa qua.Trong bài báo, phát biểu của ông Bukholm được dịch sang tiếng Anh với nội dung: “Chúng ta đang ở trong 1 giai đoạn mới mà Covid-19 phải được coi là 1 trong những căn bệnh đường hô hấp biến đổi theo mùa, bởi vì phần lớn những người có nguy cơ mắc bệnh hiện đã được bảo vệ. Mặc dù tình trạng lây nhiễm còn đang tiếp diễn, song số ca nhập viện vì Covid-19 vẫn duy trì ở mức thấp”.Người phát ngôn của NIPH nêu rõ: “Quan điểm của chúng tôi, như đã nêu trong bài báo, là tại thời điểm này trong đại dịch, chúng ta phải bắt đầu tiếp cận Covid-19 như là 1 trong một những bệnh đường hô hấp xuất hiện theo mùa”.“Theo đó, các biện pháp kiểm soát áp dụng cho các bệnh đường hô hấp khác nhau sẽ đòi hỏi mức độ chuẩn bị của xã hội như nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh Covid-19 và bệnh cúm mùa tương tự nhau”.Khẳng địnhThiếu ngữ cảnh. Phó giám đốc NIPH Geir Bukholm không nói rằng Na Uy sẽ phân loại lại Covid-19 như 1 bệnh cúm thông thường.
https://nhandan.vn/vien-y-te-cong-cong-na-uy-khong-phat-ngon-covid-19-nguy-hiem-nhu-cum-thuong-post668577.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Covid-19", "Viện Y tế công cộng Na Uy", "Thông tin sai lệch" ] }
Câu chuyện về 1 người phát ban đỏ mặt sau khi tiêm vaccine là bịa đặt
NDO -Mới đây, người dùng mạng xã hội đã bị lừa gạt, nghĩ rằng 1 kênh tin tức của Anh đã đăng tải câu chuyện về 1 người phụ nữ bị phát ban đỏ trên mặt sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, trên thực tế thông tin này là hoàn toàn bịa đặt.
Thông tin lan truyềnCâu chuyện trên được lan truyền trên mạng xã hội dưới dạng một bức ảnh chụp màn hình vào giữa tháng 8, bắt chước bố cục của trang tin ITV (Anh).Cụ thể, tấm hình miêu tả 1 người với khuôn mặt đỏ bừng và đang mỉm cười, bên trên là dòng tiêu đề có nội dung: “Những người phản đối tiêm vaccine đặt biệt danh cho tôi là ‘củ dền’, nhưng bác sĩ đã bảo đảm với tôi rằng đó chỉ là dấu hiệu cho thấy vaccine đang có tác dụng tốt, và khuôn mặt của tôi sẽ trở lại bình thường sau 3-5 năm.”Trong khi một số người dùng mạng xã hội cho rằng bức ảnh chụp màn hình chỉ mang tính chất châm biếm, thì nhiều người lại vẫn tin nó là thật.Kiểm chứngKết quả xác minh cho thấy bài viết trên không có tính xác thực và không phải được xuất bản trên trang tin tức ITV.Người phát ngôn của ITV cũng xác nhận với Reuters qua email rằng, bức ảnh chụp màn hình trên hoàn toàn là bịa đặt: “Chúng tôi đã được thông tin về một bài viết bịa đặt hiện đang lan truyền trên mạng dưới dạng một câu chuyện của ITV News. ITV News rất coi trọng việc cung cấp thông tin chính xác, chất lượng cao, và vì vậy chúng tôi đang điều tra nguồn gốc của câu chuyện sai sự thật này.”Theo đó, hình ảnh đi kèm câu chuyện bịa đặt trên cũng không phải mới được chụp năm 2021, mà đã được xuất bản trên blog bởi 1 tổ chức từ thiện tên là “Arts Together” vào năm 2013.Trong quá khứ, Reuters cũng đã từng phanh phui nhiều bài viết đưa thông tin bịa đặt như trên.Khẳng địnhBức ảnh chụp màn hình trên là hoàn toàn sai sự thật. ITV không hề đăng 1 câu chuyện nào về một người bị phát ban đỏ mặt mặt sau khi tiêm vaccine.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/cau-chuyen-ve-1-nguoi-phat-ban-do-mat-sau-khi-tiem-vaccine-la-bia-dat-post664863.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Phát ban đỏ mặt sau tiêm", "Kênh tin tức ITV", "Kiểm chứng thông tin" ] }
Văn bản về phòng dịch của Hải Phòng trên mạng xã hội là giả mạo
NDO -Chiều 20/9, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng Lê Văn Kiên cho hay, văn bản được lan truyền trên mạng xã hội được cho là chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng về phòng, chống dịch Covid-19 là thông tin giả mạo, đề nghị người dân không lan truyền.
Thông tin lan truyềnTheo hình ảnh văn bản lan truyền trên mạng xã hội thì văn bản được gắn số 4844/UBND-VX ghi ngày 20/9/2021, với nội dung "V/v bổ sung một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19". Hình ảnh văn bản này được lan truyền trên mạng mang nội dung không đúng, thậm chí trái ngược với chỉ đạo nới lỏng nhiều hoạt động dịch vụ của UBND TP Hải Phòng tại văn bản ban hành ngày 14/9.Khẳng địnhSở Thông tin và Truyền thông TP Hải Phòng đã xác định hình ảnh văn bản lan truyền trên mạng xã hội là giả mạo và đề nghị người dân chủ động phát hiện, cung cấp thông tin sai phạm cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/van-ban-ve-phong-dich-cua-hai-phong-tren-mang-xa-hoi-la-gia-mao-post665850.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "văn bản về phòng dịch của Hải Phòng trên mạng", "giả mạo", "Cảnh báo văn bản về phòng dịch của Hải Phòng" ] }
Thông tin Belarus phát động chiến tranh với Ba Lan là sai sự thật
NDO -Một bài đăng trên mạng xã hội mới đây tuyên bố Belarus đã phát động chiến tranh với Ba Lan, tuy nhiên thông tin này là sai sự thật.
Thông tin lan truyềnMột tài khoản Facebook đăng bài viết với nội dung: “Belarus tuyên chiến với Ba Lan. Đây là một hành động rất ngu ngốc!”.Kèm theo bài đăng là một video dài gần 3 phút có lồng tiếng và phụ đề, bắt đầu bằng việc nhắc lại nguyên văn nội dung trên. Sau khi đăng tải, bài viết đã thu hút hàng nghìn lượt bình luận và hơn 500 lượt chia sẻ.Kiểm chứngPhần sau của đoạn video không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để củng cố tính xác thực của tuyên bố trên.Thay vào đó, đoạn clip đề cập đến một số trích dẫn phát ngôn được cho là của Phó Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Belarus, Thiếu tướng Ruslan Kosygin, với nguồn là từ hãng thông tấn quốc gia Belarus (Belta).Theo kiểm chứng của Reuters, ngày 6/7, Belta đăng một bài báo trong đó có dẫn phát ngôn của Thiếu tướng Ruslan Kosygin. Cụ thể, ông Kosygin nói: “Belarus là một quốc gia yêu chuộng hòa bình; tuy nhiên, chúng tôi đã chuẩn bị cho các kịch bản diễn biến khác nhau của tình huống. Chúng tôi không muốn kịch bản này trở thành một kịch bản quân sự, nhưng phương Tây nên hiểu rõ rằng phản ứng của chúng tôi đối với bất kỳ hình thức khiêu khích vũ trang nào chắc chắn sẽ tương xứng và cứng rắn”.Tuy nhiên, phát ngôn trên của Thiếu tướng Ruslan Kosygin không giống như tuyên bố phát động một cuộc chiến tranh.Khẳng địnhThông tin Belarus phát động chiến tranh với Ba Lan là không chính xác.
https://nhandan.vn/thong-tin-belarus-phat-dong-chien-tranh-voi-ba-lan-la-sai-su-that-post707172.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Belarus", "Ba Lan", "kiểm chứng thông tin", "tin giả", "Chống thông tin sai lệch", "tuyên chiến" ] }
Thông tin Phần Lan triển khai tuần làm việc 4 ngày là không chính xác
NDO -Chính phủ Phần Lan không triển khai mô hình tuần làm việc 4 ngày và ngày làm việc 6 giờ như thông tin lan truyền trên mạng xã hội những ngày vừa qua. Thủ tướng đương nhiệm của Phần Lan, bà Sanna Marin đã đề cập đến ý tưởng này vào tháng 8/2019 nhưng hiện nó vẫn chưa được đưa vào chương trình nghị sự của chính phủ.
Thông tin lan truyềnNgười dùng mạng xã hội mới đây chia sẻ một bức ảnh chụp màn hình tiêu đề của một báo cáo truyền thông được xuất bản vào năm 2020, tuyên bố rằng Thủ tướng Phần Lan đã đề ra kế hoạch triển khai mô hình tuần làm việc 4 ngày.Bức ảnh đã nhận được hàng chục nghìn lượt thích (like) trên mạng xã hội vào tháng 1/2022.Dòng tiêu đề có nội dung “Phần Lan dự định triển khai mô hình tuần làm việc 4 ngày và ngày làm việc 6 giờ theo kế hoạch do Thủ tướng 34 tuổi Sanna Marin đề ra”.Kiểm chứngChia sẻ với Reuters, bà Miia Jarvi, Giám đốc Truyền thông của Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền Phần Lan, cho biết, ý tưởng này vẫn chưa được chính thức giới thiệu vào chương trình nghị sự của chính phủ.“Ý tưởng về giảm thời gian làm việc không phải là mới và nó đã được thảo luận thường xuyên trong phong trào dân chủ xã hội”, bà Jarvi nói.“Gần đây nhất nó được đưa ra tại hội thảo kỷ niệm 120 năm thành lập Đảng Dân chủ Xã hội vào năm 2019, và được xem như là tầm nhìn cho tương lai. Tại thời điểm đó, Thủ tướng Sanna Marin đang là Phó Chủ tịch đảng và là Bộ trưởng Giao thông và Truyền thông”.Hồi tháng 8/2019, bà Sanna Marin, khi đó vẫn chưa là Thủ tướng của Phần Lan, đã có bài đăng trên Twitter với nội dung: “Mô hình tuần làm việc 4 ngày và ngày làm việc 6 giờ với mức lương đủ trang trải có thể là điều không tưởng ở thời điểm hiện tại, nhưng nó có thể đúng trong tương lai”.Tháng 1/2020, chính phủ Phần Lan đã xác nhận trên Twitter rằng, ý tưởng trên hiện chưa nằm trong chương trình nghị sự của họ.Bà Miia Jarvi cho biết, Đảng Dân chủ Xã hội ủng hộ ý tưởng giảm thời gian làm việc như một hình thức bù đắp cho sự gia tăng hiệu quả công việc và lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện ý tưởng này vẫn chưa được đề xuất chính thức tại chương trình làm việc của chính phủ. Thời gian làm việc trung bình ở Phần Lan hiện vẫn là 5 ngày một tuần (38 giờ).Khẳng địnhThông tin chia sẻ trên mạng xã hội là sai sự thật. Chính phủ Phần Lan vẫn chưa đề xuất triển khai mô hình tuần làm việc 4 ngày. Ý tưởng này được đưa ra hồi tháng 8/2019 khi Thủ tướng đương nhiệm Sanna Marin đang là Bộ trưởng Giao thông và Truyền thông. Cho tới nay, ý tưởng này vẫn chưa được chính thức đưa vào chương trình nghị sự của chính phủ Phần Lan.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-phan-lan-trien-khai-tuan-lam-viec-4-ngay-la-khong-chinh-xac-post682447.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Thông tin sai lệch", "Kiểm chứng thông tin", "Ngày làm việc 4 giờ", "Phần Lan", "Fake News" ] }
Mỹ bác tin đồn triển khai binh sĩ đến Ukraine
NDO -Mới đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ một video tuyên bố rằng quân đội Mỹ đang hiện diện tại Ukraine. Tuy nhiên, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.
Thông tin lan truyềnĐoạn video nói trên được một tài khoản Facebook đăng tải ngày 17/8, thu hút hơn 81 nghìn lượt xem tại thời điểm đó, cũng như hàng nghìn lượt thích và hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ. Dòng chữ trong video có nội dung cho rằng Mỹ đã triển khai quân đội đến Ukraine.Đoạn video dài 10 phút cho thấy nhiều hình ảnh và lời tường thuật về cuộc xung đột hiện nay giữa Nga và Ukraine, tuy nhiên không thảo luận thêm về việc quân đội Mỹ đang hiện diện ở Ukraine hay cung cấp bất kỳ bằng chứng nào củng cố tính xác thực của thông tin này.Kiểm chứngTổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định rút quân khỏi Ukraine trước ngày 24/2/2022 - thời điểm Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, nhằm tránh xung đột trực tiếp với Nga - một cường quốc hạt nhân.Ngày 23/5, tướng Mark Milley - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho biết quyết định về việc tái đưa quân vào Ukraine vẫn còn rất xa vời, mặc dù thừa nhận hoạch định kế hoạch ở cấp thấp đang được triển khai.Như Reuters đã đưa tin hồi tháng 7, Lầu Năm góc đã chính thức thông qua kế hoạch hỗ trợ điều trị cho binh lính Ukraine bị thương tại một bệnh viện quân sự của Mỹ ở Đức. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ cho hay, quân đội Mỹ sẽ không tiến vào Ukraine để đưa nhân viên Ukraine ra ngoài.Ở thời điểm hiện tại, cũng không hề có thông tin hay bằng chứng nào cho thấy quân đội Mỹ đang hiện diện ở Ukraine.Phản hồi trước thông tin lan truyền trên mạng, đại diện Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận với Reuters qua email rằng, không hề có lực lượng nào của quân đội Mỹ đang được triển khai ở Ukraine.Khẳng địnhKhông có bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Ukraine
https://nhandan.vn/my-bac-tin-don-trien-khai-binh-si-den-ukraine-post713092.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "tin giả", "quân đội Mỹ", "thông tin sai lệch", "kiểm chứng thông tin", "xung đột Nga-Ukraine" ] }
Hà Nội chưa phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hiện kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2023-2024 chưa được phê duyệt, vì vậy, thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 được đưa ra trên một số kênh thông tin là không chính xác.
Thông tin lan truyềnHiện có thông tin về công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2023-2024 của Hà Nội, trong đó đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 hệ chuyên, hệ không chuyên, song bằng của Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam và Trường trung học phổ thông Chu Văn An.Thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh này là không chính xác.Kiểm chứngNgày 13/2, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, thời điểm hiện tại, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chưa phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2023-2024.Sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố cụ thể phương án tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2023-2024 cũng như các quy định liên quan để phụ huynh học sinh, học sinh được biết và thực hiện.Kế hoạch tuyển sinh với số lượng học sinh, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh các lớp đầu cấp, trong đó có lớp 10, thường được Sở Giáo dục và Đào tạo công khai vào thời điểm tháng 4, tháng 5 hằng năm.Khẳng địnhThông tin về chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 được đưa ra trên một số kênh thông tin hiện nay là không chính xác. Kế hoạch tuyển sinh với số lượng học sinh, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh các lớp đầu cấp, trong đó có lớp 10, thường được Sở Giáo dục và Đào tạo công khai vào thời điểm tháng 4, tháng 5 hằng năm.
https://nhandan.vn/ha-noi-chua-phe-duyet-chi-tieu-tuyen-sinh-lop-10-post738653.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "chỉ tiêu", "Tuyển sinh lớp 10", "chỉ tiêu lớp 10" ] }
Xuất hiện website giả mạo trắng trợn báo Tiền Phong điện tử
Website này giả mạo toàn bộ măng sét, giao diện, thông tin tòa soạn của Báo Tiền Phong điện tử - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Nhiều người dùng internet phát hiện một website tại địa chỉ tên miền baotienphong.net có thiết kế giao diện, măng sét (logo), thông tin, địa chỉ liên hệ tòa soạn giống hoàn toàn với Báo Tiền Phong điện tử.Nghiêm trọng hơn, khi người dùng internet bấm vào một số tin bài và các chuyên mục trên trang web giả mạo, sẽ bị điều hướng về đúng các tin, bài, chuyên mục của Báo Tiền Phong điện tử, tại địa chỉ tên miền chuẩn của Báo:tienphong.vn.Kiểm chứngBan Biên tập Báo Tiền Phong khẳng định, Báo Tiền Phong điện tử chỉ có một tên miền duy nhất:tienphong.vn.Việc website baotienphong.net ngang nhiên đánh cắp, sử dụng măng sét, giao diện, thông tin tòa soạn, nội dung tin bài; điều hướng các chuyên mục, tin bài về địa chỉ tên miền của Báo Tiền Phong điện tử là hành vi giả mạo, vi phạm trắng trợn bản quyền của Báo Tiền Phong và có thể gây nhầm lẫn cho bạn đọc.Ban Biên tập Báo Tiền Phong sẽ đề nghị các cơ quan chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Báo Tiền Phong - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm.
https://nhandan.vn/xuat-hien-website-gia-mao-trang-tron-bao-tien-phong-dien-tu-post709138.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "website giả mạo", "kiểm chứng thông tin", "Báo Tiền Phong điện tử" ] }
Đan Mạch bác tin đồn áp lệnh cấm tiêm vaccine Covid-19 đối với trẻ em
NDO -Đan Mạch đã quyết định dừng cung cấp mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cơ bản cho trẻ em từ 5 đến 17 tuổi, nhưng đây không phải là lệnh cấm tuyệt đối như thông tin lan truyền trên mạng xã hội những ngày vừa qua.
Thông tin lan truyềnMột bài báo bằng tiếng Anh xuất bản ngày 10/8 với tiêu đề:“Denmark bans COVID vaccine for children”(tạm dịch làĐan Mạch cấm tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em).Ngay sau khi đăng tải, bài viết đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Twitter và Facebook, khiến mọi người nghĩ rằng lệnh cấm trên là bằng chứng cho thấy vaccine ngừa Covid-19 không an toàn để tiêm.Kiểm chứngHồi tháng 6 vừa qua, chính phủ Đan Mạch thông báo đã hoàn thành chương trình tiêm chủng theo mùa, do đó quyết định đưa ra một số thay đổi cho mùa thu-đông sắp tới.Trao đổi với Reuters, Cơ quan y tế Đan Mạch cho biết: Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi sẽ không còn được tiêm mũi 1 từ ngày 1/7 và mũi 2 từ ngày 1/9. Sự điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng này dựa trên thực tế rằng trẻ em và thanh thiếu niên hiếm khi mắc các bệnh trạng nghiêm trọng do biến thể Omicron gây ra.Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định, những trẻ em có nguy cơ cao vẫn sẽ được chủng ngừa sau khi có đánh giá tình trạng từ bác sĩ.Khẳng địnhĐan Mạch không hoàn toàn cấm tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em. Những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do Covid-19 vẫn sẽ được chủng ngừa.
https://nhandan.vn/dan-mach-bac-tin-don-ap-lenh-cam-tiem-vaccine-covid-19-doi-voi-tre-em-post711202.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Đan Lai", "tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em", "kiểm chứng thông tin", "tin giả", "thông tin sai lệch" ] }
Website không phép, giả mạo báo Tuổi trẻ Online
NDO -Website giả mạo báo Tuổi trẻ Online đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19, cung cấp thông tin tổng hợp trên mạng internet khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Khẳng địnhTối 13/8, qua công tác rà soát và tiếp nhận thông tin, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định, website tại địa chỉ: https://tuoi-tre.com/ có tên miền gây nhầm lẫn với cơ quan báo chí, giả mạo báo Tuổi trẻ Online.Trang web này đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19, cung cấp thông tin tổng hợp trên mạng internet khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.VAFC khuyến cáo cộng đồng mạng không tiếp nhận và chia sẻ thông tin từ website này.VAFC cũng cho biết sẽ chuyển vụ việc tới cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.Website giả mạo báo Tuổi trẻ Online đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/website-khong-phep-gia-mao-bao-tuoi-tre-online-post659735.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "website giả mạo", "VAFC", "Trung tâm xử lý Tin giả Việt Nam" ] }
Hose công bố người phụ trách Ban Điều hành
NDO -Ngày 20/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hose) thông báo, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Hose phụ trách Ban Điều hành thay ông Lê Hải Trà kể từ ngày 20/5.
Cùng ngày, Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-HĐTV về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác; Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.Trước đó, trong hai ngày 16 và 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 15. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, quyết định cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.Để kiện toàn nhân sự bảo đảm vận hành ổn định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng đã giao đồng chí Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ ngày 19/5/2022.Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
https://nhandan.vn/hose-cong-bo-nguoi-phu-trach-ban-dieu-hanh-post698084.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Hose", "Trần Anh Đào" ] }
Thông tin “em bé sơ sinh ở Mỹ bị tổn thương nặng do vaccine Covid-19” là sai sự thật
NDO -Người dùng mạng xã hội chia sẻ một video kèm theo thông tin vaccine Covid-19 là nguyên nhân khiến một em bé sơ sinh tại Mỹ bị tổn thương nặng. Tuy nhiên, cáo buộc trên hoàn toàn sai sự thật.
Thông tin lan truyềnMột số chủ tài khoản Twitter và Facebook mới đây chia sẻ một video nói về hành trình chống chọi bệnh tật của một em bé sơ sinh ở Mỹ, kèm với đó là thông tin em bé này đã bị liệt sau một cuộc thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer.Những cáo buộc trên bắt nguồn từ chương trình trực tuyến có tên gọi “The American Journal” (tạm dịch là Tạp chí Mỹ) củaInforWars- một trang web thuyết âm mưu.Theo đó, trong khi chiếu các clip trên Tik Tok về một em bé, người dẫn chương trình Harrison Smith nói: “Có một em bé đã tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer”. Người này sau đó tiếp tục tuyên bố rằng em bé đã bị “liệt vĩnh viễn từ cổ trở xuống”.Kiểm chứngĐoạn video đăng tải kèm theo các cáo buộc trên được lấy từ các tài khoản mạng xã hội ghi lại hành trình của một em bé chiến đấu với chứng viêm và tổn thương dây thần kinh cột sống, không liên quan đến vaccine Covid-19.Qua xác minh của Reuters, những video clip trên ban đầu được đăng trên tài khoản Tik Tok (@ jordangrim21), chủ tài khoản là mẹ của một bé trai sơ sinh tên là Nash.Bình luận bên dưới bài đăng, bà Jordan, mẹ của em bé, cho biết những tổn thương của Nash là một “phản ứng siêu miễn dịch” với các vaccine bạch hầu, uốn ván và ho gà.Câu chuyện về Nash cũng đã được đăng tải trên một blog về nuôi dạy con cái,Circle of Mamas, và trang webGoFundMe.comđược lập ra trên danh nghĩa mẹ của em. Một đoạn trích trong đó có thông tin chi tiết về tình trạng của Nash: “Vào ngày 4/2, cuộc sống của họ đã thay đổi vĩnh viễn khi Nash thức dậy sau giấc ngủ ngắn ở nhà trẻ với đôi môi tím tái và cánh tay mềm nhũn, kèm theo triệu chứng khó thở. Nash sau đó đã được đặt nội khí quản và được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng ở Omaha, nơi các bác sĩ chẩn đoán em mắc một dạng viêm tủy (viêm và tổn thương dây thần kinh ở cột sống)”.Gia đình Nash đã thông báo công khai rằng: “Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) vẫn chưa chính thức xác nhận Viêm tủy ngang hay Viêm tủy cấp tính là nguyên nhân gây ra tình trạng của Nash”.Theo các chỉ dẫn của CDC, tại thời điểm này, CDC chỉ khuyến nghị tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên tiêm vaccine ngừa Covid-19 để bảo vệ mình trước đại dịch.Khẳng địnhCáo buộc trên là sai sự thật. Em bé trong video lan truyền trên mạng xã hội không phải bị tổn thương do vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-em-be-so-sinh-o-my-bi-ton-thuong-nang-do-vaccine-covid-19-la-sai-su-that-post666643.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Em bé sơ sinh ở Mỹ", "Kiểm chứng thông tin", "Phản ứng siêu miễn dịch" ] }
Bức ảnh "Biển người chào đón Messi tại Paris" không đúng sự thật
NDO -Đêm qua, khi ngôi sao Lionel Messi đến Paris để ký hợp đồng với câu lạc bộ PSG, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh đám đông chen chúc và chú thích “Những người đang chờ đón Lionel Messi tại Paris”. Tuy nhiên, thực tế, bức ảnh trên được chụp tại lễ hội âm nhạc Lollapalooza diễn ra ở Chicago, Mỹ tháng 7/2021.
Sau khi Messi ký hợp đồng với câu lạc bộ Paris Saint Germain (PSG) của Pháp, một số tài khoản trên mạng xã hội đã đăng hình ảnh lễ hội âm nhạc Lollapalooza với dòng chú thích như: “Những người đang chờ đón Lionel Messi tại Paris” hay “Đây không phải là biểu tình mà là đám đông chào đón Leo Messi tại Paris”.Tại Việt Nam, một số người dùng Facebook cũng đã đăng tải bức ảnh trên kèm chú thích tương tự.Kiểm chứng thông tinĐội ngũ Fact Check của Reuters đã lập tức kiểm chứng thông tin này.• Hình ảnh được lan truyền không được chụp tại Paris, mà tại lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago, tháng 7/2021.• Bức ảnh cùng với chú thích sai bắt đầu xuất hiện trên internet từ ngày 10/8, sau khi Messi ký hợp đồng với câu lạc bộ Paris Saint Germain (PSG) của Pháp.• Người hâm mộ đã chào đón Messi tại sân bay Le Bourget, ở ngoại ô thủ đô Paris.Hình ảnh chân thực về cổ cộng viên PSG chào đón siêu sao người Argentina tại Paris. (Nguồn: PSG.FR)Khẳng địnhDựa vào các thông tin đã kiểm chứng, đội ngũ của Reuters khẳng định, hình ảnh lễ hội âm nhạc Lollapalooza đã bị chú thích sai thông tin, đám đông xuất hiện trong hình ảnh không tụ tập để chào đón cầu thủ bóng đá Lionel Messi tại Paris.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/buc-anh-bien-nguoi-chao-don-messi-tai-paris-khong-dung-su-that-post659306.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:53", "tags": [ "Lionel Messi tới Pháp", "kiểm chứng thông tin", "chú thích sai thông tin", "lễ hội âm nhạc Lollapalooza", "người hâm mộ Messi" ] }
Phạt 7,5 triệu đồng đối tượng xúc phạm lực lượng phòng, chống dịch
NDO -Ngày 10/8, Công an huyện Vĩnh Hưng (Long An) đã tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc Công an tỉnh Long An đối với T.T.B.N, sinh năm 1998, ấp Xóm Mới, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng vì có hành vi cung cấp, bình luận thông tin xúc phạm uy tín lực lượng phòng, chống dịch.
Thượng tá Lê Thanh Thủy, Trưởng Công an huyện Vĩnh Hưng (Long An) cho biết: Ngày 28/7, T.T.B.N sử dụng tài khoản mạng xã hội (facebook) cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an huyện Vĩnh Hưng đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý các trường hợp không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện.Ngay sau đó, Công an huyện Vĩnh Hưng tiến hành làm việc với T.T.B.N (chủ tài khoản facebook “Trần Bích Ngọc”) và người này đã thừa nhận hành vi sai phạm của mình.Hành vi của T.T.B.N vi phạm Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”, Công an huyện Vĩnh Hưng đã đề xuất Công an tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính T.T.B.N với số tiền 7,5 triệu đồng.Nhân vụ việc này, Công an huyện Vĩnh Hưng khuyến cáo, ngoài việc tuân thủ những quy định về phòng, chống dịch Covid-19, mỗi cá nhân cần theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không nên chia sẻ những thông tin chưa xác thực, tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh của địa phương và cả nước.Trường hợp người dân phát hiện các thông tin, bài viết đăng tải sai sự thật, tin giả, báo ngay cơ quan chức năng để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/phat-75-trieu-dong-doi-tuong-xuc-pham-luc-luong-phong-chong-dich-post659222.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Long An", "xử phạt", "đối tượng xúc phạm uy tín", "Công an huyện Vĩnh Hưng" ] }
Điều trị khỏi bệnh Covid-19 bằng “nước bảy màu” là thông tin sai sự thật
NDO -Chiều 25/11, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng, thông tin, Công an tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với bà T.Th.H.L (ngụ huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên không gian mạng.
Thông tin lan truyềnTrước đó, qua công tác bảo đảm an ninh mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng, phát hiện bà T.Th.H.L đăng tải trên Facebook cá nhân “TT.H.L” nhiều bài viết giới thiệu phương pháp chữa trị Covid-19 bằng “nước bảy màu” do bà tự nghĩ ra. Bà L cho rằng “nước bảy màu” là kháng thể mạnh nhất, đối đầu được với Covid-19; không có bệnh gì mà “nước bảy màu” không chữa được…Đáng chú ý, bà L còn tạo lập, quản trị nhóm Facebook có tên “hạt đất 7 màu”, thường xuyên đăng tải các nội dung cho rằng, “kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Lâm Đồng là do công sức “gia đình tâm linh” của bà L thực hiện. Việc TP Đà Lạt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hay không là do “gia đình tâm linh” quyết định”…Kiểm chứng thông tinLàm việc với cơ quan chức năng, bà T.Th.H.L thừa nhận, thông tin do bà đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội là sai sự thật, vi phạm pháp luật. Bà L trình bày, các thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19; “nước bảy màu” có thể chữa Covid-19 là do bà tự nghĩ ra, sau đó đăng tải, tán phát trên mạng xã hội.Bà L thú nhận, “nước bảy màu” được lấy từ nguồn nước giếng của gia đình, không được các cơ quan chức năng cấp giấy phép chữa trị bất kỳ bệnh nào.
https://nhandan.vn/dieu-tri-khoi-benh-covid-19-bang-nuoc-bay-mau-la-thong-tin-sai-su-that-post675516.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Lâm Đồng", "Xử phạt người đăng tin sai sự thật", "tin sai sự thật liên quan dịch Covid-19" ] }
Chú thích video 1 người bỏ chạy để trốn tiêm vaccine Covid-19 là sai sự thật
NDO -Mới đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ một video đã lưu hành ít nhất từ tháng 2/2020 - nhiều tháng trước khi các nỗ lực chủng ngừa Covid-19 bắt đầu được triển khai trên toàn thế giới - nhưng lại tuyên bố sai lệch rằng video mô tả 1 người đang bỏ chạy để trốn khỏi việc tiêm vaccine phòng dịch.
Thông tin lan truyềnMột số tài khoản mạng xã hội Facebook đăng tải đoạn video cho thấy 1 người đang bỏ chạy trước sự đuổi theo của 2 người mặc đồ bảo hộ cá nhân (PPE), bên cạnh đó là dòng chữ: “2020: The vaccine is totally optional 2021:” (tạm dịch là2020: Vaccine hoàn toàn là tự nguyện, 2021:).Ít nhất 2 bài đăng chia sẻ đoạn video trên đã thu hút hơn 37 nghìn lượt xem trên Facebook.Kiểm chứngDù không thể truy chính xác nguồn gốc clip, song Reuters xác định đoạn phim được ghi hình ở bang New Jersey (Mỹ), và thời điểm sớm nhất mà clip này xuất hiện trở lại là vào ngày 20/2/2020 - trước khi bang này ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên.Theo định vị địa lý, Reuters xác minh rằng đoạn video được quay ở Elizabeth, New Jersey. Ở giây thứ 9 của clip xuất hiện hình ảnh lá cờ của Đại học Kean (www.kean.edu/about) treo trên cột đèn.Thông tin trên càng được củng cố hơn khi các cửa hàng trong video (chẳng hạn như “Chupitos” nằm ở góc, tại 296 Morris Ave, Elizabeth, NJ) cũng hiển thị trên Google Street View tại địa chỉ NJ27 và Morris Avenue.Clip đã từng được đăng trên subreddit R/Funny của Reddit (www.reddit.com), càng cho thấy rằng nó có thể đã được ghi lại với mục đích hài hước.Khẳng địnhChú thích sai. Đoạn video không mô tả 1 người bỏ chạy để trốn tiêm vaccine ngừa Covid-19. Thực tế nó đã lưu hành ít nhất là từ tháng 2/2020, và có thể đã được ghi lại như 1 trò chơi khăm.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/chu-thich-video-1-nguoi-bo-chay-de-tron-tiem-vaccine-covid-19-la-sai-su-that-post668048.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "Thông tin sai lệch", "Bệnh nhân Covid-19 trốn khỏi bệnh viện" ] }
Không có bằng chứng "lối sống lành mạnh sẽ đánh bại Covid-19 một cách tự nhiên"
NDO -Gần đây, trên một số mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng, cách tốt nhất để hoàn toàn tránh mắc phải Covid-19 là tập luyện, ăn uống lành mạnh và để cho hệ miễn dịch “đánh bại (Covid-19) một cách tự nhiên”. Nhóm kiểm chứng thông tin của Reuters cho rằng, không có bằng chứng để đưa ra khẳng định này.
Gần đây, trên một số mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, xuất hiện thông tin cho rằng, cách tốt nhất để hoàn toàn tránh mắc phải Covid-19 là tập luyện, ăn uống lành mạnh và cứ để cho hệ miễn dịch “đánh bại (Covid-19) một cách tự nhiên”.Kiểm chứng thông tinDù có nhiều nghiên cứu kết luận rằng không hoạt động thể chất có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn liên quan đến Covid-19, nhưng không có bằng chứng cho thấy chỉ cần khỏe mạnh thì bạn có thể ngăn chặn bất cứ tác động nghiêm trọng nào của bệnh này.• Trong thư điện tử gửi Reuters, Giáo sư Christine Loscher, nhà nghiên cứu về miễn dịch của Đại học Thành phố Dublin (DCU), Ireland, cho biết: “Khỏe mạnh và tập luyện đều tốt cho hệ miễn dịch của bạn, nhưng không có bằng chứng cho thấy chỉ cần điều này là bảo đảm bạn sẽ không gặp vấn đề gì nếu bạn mắc Covid-19. Dữ liệu thực tế của thế giới có thể cung cấp nhiều bằng chứng về tình trạng bệnh nặng, nhập viện và tử vong ở những người trẻ tuổi mạnh khỏe, sống lành mạnh”.Giáo sư Christine Loscher nói thêm, cũng có nguy cơ người trẻ tuổi và khỏe mạnh mắc Covid-19 trong thời gian dài. Bà khẳng định, có một điều rất rõ ràng về SARS-CoV-2 là không thể dự đoán những triệu chứng và mức độ nghiêm trọng mà mỗi cá nhân nhiễm virus này gặp phải.• Viện quốc gia về nghiên cứu sức khỏe của Anh cảnh báo, chúng ta đã nghe nhiều câu chuyện đáng chú ý về các triệu chứng mắc Covid-19 ở tất cả các nhóm tuổi, từ trẻ em cho tới người cao tuổi.• Bác sĩ Jane Thornton, nhà nghiên cứu về phòng chống thương tích và hoạt động thể chất vì sức khỏe của Canada cho rằng: “An toàn hơn khi nói rằng tập luyện không ngăn chặn sự lây nhiễm Covid-19. Nghiên cứu mới nhất cho thấy việc tuân thủ các hướng dẫn về vận động thể chất một cách nhất quán (khoảng 150 đến 300 phút từ mức độ vừa phải đến mạnh mỗi tuần) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc Covid-19 dạng nặng đối với người trưởng thành mắc Covid-19”.“Hoạt động thể chất và ăn uống lành mạnh là các cách rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhưng những vận động viên và những người tích cực vận động thể chất vẫn mắc Covid-19. Người trẻ tuổi và khỏe mạnh vẫn mắc Covid-19 và có thể gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng như mắc bệnh trong thời gian dài, nhập viện, điều trị tích cực và thậm chí tử vong”, bà Thornton giải thích.Bà khẳng định vaccine là “cách bảo vệ tốt nhất” trước sự tấn công của Covid-19.• Đánh giá rủi ro về biến thể Delta do Cơ quan Y tế công của Anh (PHE) công bố lần đầu vào ngày 23/7 vừa qua cho thấy, nguy cơ tái nhiễm biến thể này cao hơn so với biến thể Alpha.• Theo dữ liệu của Cơ quan Y tế công của Anh (PHE), cả vaccine của Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca đều có hiệu quả trong việc ngăn chặn các ca nhập viện do biến thể Delta.• Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo những người mắc Covid-19 vẫn nên tiêm vaccine ngừa bệnh này.• Giáo sư Loscher cho rằng: “Theo tôi, cách tốt nhất để tránh mắc Covid-19 là tiêm vaccine và tuân thủ các hướng dẫn về y tế cộng đồng như rửa tay, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội”.• “Chỉ có hai cách để đẩy mạnh chống lại Covid-19. Một cách là bị lây nhiễm tự nhiên và cách khác là tiêm chủng. Tiêm chủng là sự lựa chọn tốt hơn”, Giáo sư Paul Offit (Bệnh viện Nhi Philadelphia, Mỹ) chia sẻ.Khẳng địnhQua những dữ liệu này, đội ngũ Fact Check của Reuters đưa ra kết luận, không có bằng chứng cho thấy chỉ cần tập luyện và có chế độ ăn lành mạnh là có thể ngăn chặn các triệu chứng nghiêm trọng của Covid-19, cũng như không có bằng chứng khẳng định việc tập luyện nên được sử dụng như cách thay thế cho tiêm vaccine ngừa Covid-19.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/khong-co-bang-chung-loi-song-lanh-manh-se-danh-bai-covid-19-mot-cach-tu-nhien-post659227.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "kiểm chứng thông tin về Covid-19", "tiêm vaccine ngừa Covid-19", "Fact Check của Reuters", "thông tin sai lệch trên mạng xã hội" ] }
Scotland khẳng định đeo khẩu trang vẫn là biện pháp phòng ngừa Covid-19
NDO -Một số tài khoản trên mạng xã hội và một bài đăng trên blog đang lan truyền thông tin không có căn cứ về việc chính quyền Scotland cho rằng đeo khẩu trang là hành động gây hại.
Thông tin lan truyềnGần đây, một số bài đăng trên Twitter và Facebook cũng như một bài viết trên blog đã lan truyền thông tin chính quyền Scotland "cuối cùng đã thừa nhận rằng đeo khẩu trang là có hại sau một chiến dịch dẫn tới việc chấm dứt khuyến nghị đeo khẩu trang tại viện dưỡng lão". Các bài đăng này đã được chia sẻ hàng nghìn lần.Kiểm chứngTuy nhiên, Người phát ngôn chính quyền Scotland khẳng định: "Đây là một sự xuyên tạc trắng trợn về những gì chính quyền Scotland đã phát biểu. Chúng tôi nói rõ rằng, khẩu trang đã và vẫn là một biện pháp phòng ngừa quan trọng chống lại sự lây lan của Covid-19”.Chính quyền Scotland đã dỡ bỏ khuyến nghị các nhân viên chăm sóc xã hội và người đến thăm nên thường xuyên đeo khẩu trang, nhưng không hề cho rằng đeo khẩu trang là việc gây hại.Bản cập nhật còn cho biết, hướng dẫn của chính quyền Scotland được "nới lỏng phù hợp với khuyến nghị lâm sàng mới nhất" sau khi số ca mắc Covid-19 và số ca bệnh nặng giảm mạnh.Khẳng địnhScotland đã nới lỏng hướng dẫn về việc đeo khẩu trang ở trung tâm chăm sóc xã hội sau khi số ca mắc Covid-19 và số ca bệnh nặng giảm mạnh. Tuy nhiên, chính quyền Scotland không hề cho rằng đeo khẩu trang là việc có hại.
https://nhandan.vn/scotland-khang-dinh-deo-khau-trang-van-la-bien-phap-phong-ngua-covid-19-post723172.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "đeo khẩu trang", "Covid-19" ] }
Website giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ công an
NDO -Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC), thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố thêm một trang web giả mạo.
Website có tên “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” tại tên miền https://11384vn.com có hình ảnh giao diện giống hệt với Cổng thông tin của Bộ Công an.Trang web này sử dụng các hình ảnh, thông tin chia sẻ giống với Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ Công an là website tại tên miền https://bocongan.gov.vn. Điều này khiến người dùng rất dễ nhầm lẫn nếu không để ý đến tên miền.VAFC khuyến cáo cộng đồng mạng không tiếp nhận và chia sẻ thông tin từ website giả mạo này. VAFC sẽ chuyển vụ việc tới cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/website-gia-mao-cong-thong-tin-dien-tu-bo-cong-an-post655921.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "website giả mạo", "tin giả", "Bộ Công an" ] }
Xử lý hành vi xúi giục, kích động lập nhóm về quê trên Facebook
NDO -Ngày 30/8, Đội liên ngành kiểm tra về Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An kịp thời phát hiện, thông tin cho Công an thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức (Long An) làm việc với chủ tài khoản Facebook “Phat Nguyen” đăng bài viết trong nhóm “Cộng đồng Long An” có nội dung xúi giục, kích động lập nhóm để về quê.
Thông tin lan truyềnVừa qua, trong nhóm “Cộng đồng Long An” trên mạng xã hội Facebook, chủ tài khoản “Phat Nguyen” đã viết: “Tỉnh nhà đã không cứu mình thì mọi người hãy tự đứng lên cứu mình. Anh chị em ai ở Bến Lức, Long An vào nhóm zalo em để cùng nhau về quê nha...”.Cụ thể, lúc 21 giờ 20 phút ngày 29/8, Công an thị trấn Bến Lức nhận được tin báo: 7 giờ ngày 30/8, những người đang ở trọ trên địa bàn huyện Bến Lức quê ở Đồng Tháp đến nhà trọ Kim Hoàng (số 122, Nguyễn Văn Tuôi, khu phố 6, thị trấn Bến Lức) dùng xe máy để về quê.Kiểm chứngSau khi nhận được tin báo từ Đội liên ngành kiểm tra về Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An, Công an thị trấn Bến Lức tiến hành xác minh và xác định được chủ tài khoản là Nguyễn Văn Phát, sinh năm 2001, quê ở ấp Đông Định, Tân Thuận Đông, huyện Cao Lãnh, (Đồng Tháp); người chia sẻ thông tin là Lê Hoàng Anh, sinh năm 1985, quê ấp 1, xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có hành vi rủ rê người dân về quê trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.Lực lượng an ninh Công an thị trấn Bến Lức tiến hành điều tra, xác định được 2 đối tượng đã mời về cơ quan làm việc, phân tích hành vi đăng thông tin xúi giục, kích động lập nhóm để về quê đang trên mạng xã hội là sai trái, yêu cầu chấm dứt hành vi, gỡ bài đăng trên mạng xã hội và chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.Hai đối tượng này đã thừa nhận hành vi của mình là sai quy định pháp luật. Vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/xu-ly-hanh-vi-xui-giuc-kich-dong-lap-nhom-ve-que-tren-facebook-post662374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Long An", "xúi giục", "kích động lập nhóm về quê", "Cộng đồng Long An", "kích động lập nhóm để về quê.", "xúi giục kích động", "lập nhóm để về quê" ] }
Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác trước những đường link lạ
NDO -Bộ Công an cảnh báo người dân phải hết sức cảnh giác trước những đường link lạ vì nếu kích vào rất dễ trở thành nạn nhân của tin tặc và bị chiếm đoạt thành công tiền trong tài khoản ngân hàng.
Thông tin lan truyềnThời gian qua, nhiều người dân phản ánh nhận được tin nhắn từ các đầu số lạ nhắn tin và gửi đường link yêu cầu đăng nhập vào một số ứng dụng, trang web kèm thông tin về nhận tiền hỗ trợ, quà tặng, trúng thưởng...Khi người dân tiến hành đăng nhập, các đường link trên dẫn đến trang web có giao diện giao dịch giống với trang giao dịch điện tử của các ngân hàng người dân đang sử dụng, sau đó các giao diện này sẽ yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã xác thực OTP tài khoản ngân hàng.Kiểm chứngBộ Công an cho biết hiện nay, tội phạm giả mạo các trang web, ứng dụng của các tổ chức, tài khoản của các cá nhân (ngân hàng, mạng xã hội...) gửi các đường link để người dân đăng nhập nhằm chiếm quyền điều khiển các loại tài khoản.Sau đó, những đối tượng này nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để nhận mã xác thực tài khoản nhằm chiếm đoạt tài sản.Bộ Công an đề nghị người dân cảnh giác, không đăng nhập các trang mạng không chính thức, khi phát hiện trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết.
https://nhandan.vn/bo-cong-an-khuyen-cao-nguoi-dan-canh-giac-truoc-nhung-duong-link-la-post732052.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "lừa đảo", "giả mạo", "chiếm đoạt", "đường link lạ", "mã độc" ] }
"Elon Musk sắp mua TikTok" là tin giả
NDO -Trên mạng xã hội mới đây xuất hiện ảnh chụp màn hình được cho là đã bị làm giả, với nội dung Elon Musk cho biết trên Twitter rằng ông sẽ mua mạng xã hội TikTok và xóa nó.
Thông tin lan truyềnVài ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện ảnh chụp màn hình cho thấy tỷ phú Elon Musk cho biết trên Twitter rằng ông sẽ mua mạng xã hội TikTok và xóa nó.Trong hình ảnh này, tài khoản Twitter mang tên Elon Musk có dấu tích xanh ngày 31/10 đã đăng tải nội dung: "Bây giờ tôi sẽ mua Tiktok và xóa nó haha".Kiểm chứngTuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy Elon Musk, ông chủ mới của Twitter, chia sẻ nội dung này bằng tài khoản chính thức của mình (twitter.com/elonmusk).Các bản lưu tại thời điểm này hoặc tại PolitiTweet, trang web lưu hồ sơ về các bài đăng đã bị xóa của các nhân vật của công chúng, không cho thấy bằng chứng ông Musk đã thông báo ông sẽ mua Tiktok.Ngoài ra, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội có chữ “Twitter for Tesla” ở phía sau thời gian bài đăng được đưa lên mạng xã hội.Đến nay, hãng tin Reuters chưa tìm thấy bất cứ báo cáo đáng tin cậy nào cho thấy Tesla là một trong những dịch vụ của bên thứ ba cho phép người dùng đăng bài lên Twitter. Reuters cũng không tìm thấy bản lưu cho thấy chữ “Twitter for Tesla” xuất hiện trong bài đăng của người dùng khác trên Twitter.Khẳng địnhKhông có bằng chứng cho thấy ông Musk chia sẻ bài đăng về việc mua và xóa Tiktok. Hình ảnh đang được lan truyền trên mạng xã hội về bài đăng này được cho là đã bị làm giả.
https://nhandan.vn/elon-musk-sap-mua-tiktok-la-tin-gia-post722970.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Elon Musk", "Twitter", "TikTok", "kiểm chứng thông tin" ] }
Thông tin “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày” là giả
NDO -Tối 12/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh khẳng định: Thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về việc “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày” là giả.
Theo đó, từ sáng ngày 12/8, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin có nội dung: “ Bí thư TP chỉ đạo: Sẽ không cho người dân di chuyển trong 7 ngày, ở nhà sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày;  Cơ bản không để cho người dân di chuyển trong 7...".Khẳng địnhTheo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh, đây là thông tin giả mạo. Hiện, các cơ quan chức năng đang tập trung phối hợp, khẩn trương xác định và xử lý đối tượng tung tin giả mạo trên theo đúng quy định của pháp luật.Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh lưu ý, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, xấu độc nhằm gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của thành phố.Người dân cần theo dõi, nắm bắt thông tin qua các kênh thông tin chính thống; không chia sẻ các thông tin chưa được xác thực.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-khong-cho-nguoi-dan-di-chuyen-trong-7-ngay-la-gia-post659569.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Fact Check", "Tin giả", "Fake news", "TP Hồ Chí Minh" ] }
Xe cấp cứu bị tấn công ở Trà Vinh được cấp phép đúng quy định
NDO -Xe cấp cứu bị chặn đầu, tấn công tạiTrà Vinhđược Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động theo đúng quy định chứ không phải xe không phép như một số thông tin trái chiều trên mạng.
Thông tin lan truyềnNhững ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại cảnh 3 thanh niên dùng ghế, đá ném vào kính trước của mộtxe cấp cứuđang vận chuyển bệnh nhân gần cổng Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh khiến phương tiện này vỡ kính chắn gió khiến việc cứu chữa bệnh nhân bị ảnh hưởng. Nhiều ý kiến trái chiều về nguồn gốc của xe cứu thương được lan truyền trên mạng cho rằng, xe cứu thương này là xe không phép.Kiểm chứngNgày 7/6, liên quan vụ việc xe cứu thương trong quá trình chở bệnh nhân cấp cứu từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh đến Bệnh viện đa khoa Thiên Ân, tỉnh Trà Vinh bị 3 thanh niên ném đá vỡ kính, ông Nguyễn Minh Cường, Quản lý Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cường Phúc Thọ cho biết, “Xe cấp cứu của công ty được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động (ngày cấp 23/12/2022) theo đúng quy định chứ không phải xe không phép như một số thông tin trái chiều trên mạng đăng tải trước đó”.Sự việc này diễn ra là do các thanh niên cho rằng tài xế xe cấp cứu bấm còi inh ỏi, ép xe máy nên đã dùng đá ném vỡ kính.TP Hồ Chí Minh hiện có 9 cơ sở được phép cung cấp dịch vụ hỗ trợ, vận chuyển cấp cứu tại địa bàn thành phố gồm: Công ty TNHH 115 Toàn quốc; Công ty TNHH Vận chuyển 115 Xuyên Việt (quận 8); Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh; Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ vận chuyển 299 (huyện Củ Chi); Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Cường Phúc Thọ (quận 3); Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nam Vĩnh Xuân (quận 4); Công ty TNHH 115 Sài Gòn (quận 10); Công ty TNHH Phòng khám Gia đình (quận 1) và Công ty TNHH 115 Xuyên Á (quận Tân Bình).Theo ông Nguyễn Minh Cường, phương tiện này là xe của đơn vị tư nhân đăng ký hoạt động tại địa chỉ 18/185 Trần Quang Diệu, phường 14, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh dưới hình thức cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh; thời gian làm việc 24/24 giờ mỗi ngày.Để phục vụ bệnh nhân cấp cứu, đơn vị luôn bố trí thường xuyên 2 bác sĩ chuyên Khoa 1 Hồi sức cấp cứu và 2 Điều dưỡng cử nhân Hồi sức cấp cứu trong suốt quá trình di chuyển giữa các cơ sở y tế.Trước đó, ngày 31/5, trên mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại cảnh một thanh niên dùng ghế, đá ném vào kính trước của một xe cấp cứu đang vận chuyển bệnh nhân gần cổng Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh khiến phương tiện này vỡ kính chắn gió khiến việc cứu chữa bệnh nhân bị ảnh hưởng.Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng của tỉnh Trà Vinh đã lấy lời khai 3 đối tượng gồm: Hà Quang Danh (25 tuổi, ngụ phường 1, thị xã Duyên Hải), Nguyễn Thị Mỹ Chi (20 tuổi, ngụ xã Long Đức, thành phố Trà Vinh) và Huỳnh Thúy Nhi (24 tuổi, ngụ thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải) để xử lý theo quy định.
https://nhandan.vn/xe-cap-cuu-bi-tan-cong-o-tra-vinh-duoc-cap-phep-dung-quy-dinh-post756546.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Trà Vinh", "xe cấp cứu bị tấn công", "xe được cấp phép", "Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Phạt 5 triệu đồng người đăng thông tin sai sự thật
NDO -Ngày 4/8, Công an tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng đối với ông L.V.Đ, (sinh năm 1995, thường trú tỉnh Quảng Nam, hành nghề môi giới bất động sản tại TP Đà Lạt), về hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Ngày 16/7, mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp màn hình một tài khoản Zalo có tên “V.Đ”, với nội dung: Diễn viên Lý Nhã Kỳ cùng 350 nghệ sĩ từ TP Hồ Chí Minh đã đến Đà Lạt để “săn” biệt thự, đất đai, nhà cửa; các nghệ sĩ đã hoàn thành cách ly tập trung 21 ngày tại khu resort của Lý Nhã Kỳ ở phường 7, TP Đà Lạt.Thông tin sai sự thật trên làm nhiều người hoang mang, lo lắng, vì tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp.Tại thời điểm xác minh, cơ quan chức năng xác định, tại resort của nghệ sĩ Lý Nhã Kỳ ở Đà Lạt chỉ có một nhân viên bảo vệ. Đồng thời, trên trang Facebook cá nhân của nghệ sĩ này cũng đăng tải dòng trạng thái thể hiện sự bức xúc, vì thông tin tài khoản Zalo “V.Đ” là sai sự thật.Dù tài khoản zalo trên đã xóa, nhưng bằng biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng xác định, tài khoản Zalo “V.Đ” do L.V.Đ làm chủ. Làm việc với cơ quan công an, L.V.Đ thừa nhận hành vi sai trái của mình, mục đích bịa đặt thông tin trên nhằm trêu đùa bạn bè trong giới môi giới bất động sản tại Đà Lạt.Cùng với xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng, Công an tỉnh Lâm Đồng yêu cầu L.V.Đ cam kết không tái phạm.
https://nhandan.vn/phat-5-trieu-dong-nguoi-dang-thong-tin-sai-su-that-post658327.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "đăng thông tin sai sự thật" ] }
Thụy Điển bác tin hệ thống pháo binh nước này đang được sử dụng ở Ukraine
NDO -Đại diện Bộ Quốc phòng Thụy Điển khẳng định không hề có chuyện hệ thống pháo binh Archer (cung thủ) của nước này đang được triển khai tại Ukraine như thông tin lan truyền trên mạng xã hội những ngày vừa qua.
Thông tin lan truyềnMới đây, một bức ảnh chụp hệ thống pháo binh Archer đã được chia sẻ hàng trăm lần trên mạng xã hội Twitter với nội dung chú thích cho rằng hệ thống này vừa được Thụy Điển triển khai đến Ukraine. Sau khi đăng tải, bức ảnh đã thu hút hơn 34 nghìn lượt xem trên Telegram.Kiểm chứngBức ảnh nói trên có tuổi đời ít nhất 6 năm. Một phiên bản của bức ảnh đã được tải lên Wikipedia vào năm 2015 với chú thích cho biết nó được chụp tại một trường bắn ở miền nam Thụy Điển.Xác nhận với Reuters qua email, Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Thụy Điển, ông Toni Eriksson khẳng định: “Không có hệ thống pháo binh Archer nào đang được sử dụng ở Ukraine”.Trước đó, ngày 1/7, chính phủ Thụy Điển thông báo sẽ gửi thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine, tuy nhiên không bao gồm các hệ thống pháo binh.Khẳng địnhBức ảnh pháo binh Archer lan truyền trên mạng xã hội được chụp ít nhất 6 năm trước đây, chứ không phải được chụp trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
https://nhandan.vn/thuy-dien-bac-tin-he-thong-phao-binh-nuoc-nay-dang-duoc-su-dung-o-ukraine-post707204.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Thụy Điển", "Ukraine", "hệ thống pháo binh Archer", "kiểm chứng thông tin", "tin giả" ] }
Quyết liệt chống thực phẩm không an toàn
Với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2023, Thành phố Hà Nội kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm. Đồng thời, duy trì hệ thống thông tin cảnh báo nhanh sự cố, nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Hà Nội là địa bàn rộng, tập trung nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm, nhiều làng nghề truyền thống, nhiều lễ hội nên cũng là địa phương thu hút nhiều khách du lịch. Do đó, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) càng được quan tâm, chú trọng hơn. Theo Sở Y tế Hà Nội, trong những năm qua, công tác quản lý ATTP đã được thành phố đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, thời gian gần đây vẫn xảy ra ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là việc thực hiện các quy định chưa nghiêm, nguồn gốc nguyên liệu chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ, nhận thức của người chế biến còn hạn chế.Hà Nội hiện có 70.779 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Trong năm 2022, thành phố đã thành lập khoảng 1.000 đoàn thanh tra, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra có 61.507 lượt cơ sở (đạt 81,1%) đã phát hiện 11.641 cơ sở vi phạm về ATTP, trong đó, xử phạt 1.419 cơ sở với số tiền hơn 25 tỷ đồng. Ngoài ra, khởi tố hình sự bốn vụ, đồng thời, tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm, hàng vi phạm chất lượng với tổng trị giá hơn 2,6 tỷ đồng. Qua công tác kiểm tra cho thấy, ý thức chấp hành quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực. Việc xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh, song cũng có nơi còn hạn chế, chưa kiên quyết, nhất là tuyến xã, phường, thị trấn.Là địa phương đầu tiên trên cả nước tổ chức triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2023, vừa qua UBND thành phố Hà Nội đã thành lập bốn đoàn kiểm tra liên ngành. Thời gian các đoàn tiến hành kiểm tra từ ngày 15/4 đến hết ngày 15/5. Trong đó tập trung vào kiểm tra công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt chú trọng nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, thực phẩm, nông sản. Tiếp đến là vấn đề kiểm soát hình thức kinh doanh online, quản lý, xử lý các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng xã hội, đồng thời, xử lý, kiến nghị xử lý hoặc chuyển xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.Về lịch trình kiểm tra theo lịch đã báo trước, bốn đoàn liên ngành cũng sẽ có những buổi tăng cường kiểm tra đột xuất để bảo đảm việc kiểm tra thực chất, hiệu quả, phản ánh đúng thực trạng về ATTP trên địa bàn. Qua đó công khai cơ sở vi phạm, xử lý những vi phạm về những vấn đề còn bất cập, hạn chế trong lĩnh vực ATPT.Đoàn số 1 sẽ kiểm tra tại các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh.- Đoàn số 2 sẽ kiểm tra tại các quận, huyện: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Ba Đình, Sóc Sơn, Thường Tín, Phú Xuyên, Long Biên, Gia Lâm.- Đoàn số 3 sẽ kiểm tra tại các quận, huyện: Đống Đa, Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Thanh Trì.- Đoàn số 4 sẽ kiểm tra tại các quận, huyện, thị xã: Tây Hồ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây.
https://nhandan.vn/quyet-liet-chong-thuc-pham-khong-an-toan-post748326.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [] }
Thông tin “Diễn đàn Kinh tế thế giới báo cáo về biến thể Omicron hồi tháng 7” là không chính xác
NDO -Nội dung cập nhật trong một bài báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) bao gồm thông tin về biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 vừa được phát hiện ở Nam Phi đã gây ra sự nhầm lẫn trên không gian mạng.
Thông tin lan truyềnHàng trăm người dùng mạng xã hội đang chia sẻ bài báo có tựa đề “Lời giải thích: Đây là cách các nhà khoa học phát hiện các biến thể Covid-19 mới”, qua đó tuyên bố sai sự thật rằng, WEF đã báo cáo về biến thể B.1.1.529 hồi tháng 7/2021, thời điểm mà bài báo được xuất bản lần đầu.Một bài đăng trên Twitter với hơn 2.700 lượt chia sẻ có nội dung: “Họ đang bắt đầu mắc sai lầm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cho biết, biến thể Omicron được phát hiện lần đầu ở Nam Phi ngày 24/11/2021. Tuy nhiên, WEF đã báo cáo về trường hợp biến thể B.1.1.529 bên ngoài lãnh thổ Nam Phi vào tháng 7”.Kiểm chứngTheo WHO, một phiên bản lưu trữ của bài báo từ ngày 12/7 cho thấy, bài báo không hề đề cập đến biến thể B.1.1.529 - được phát hiện lần đầu ngày 9/11. Một phiên bản lưu trữ khác từ tháng 9 cũng chứng thực điều này.Hơn nữa, trong nội dung cập nhật của bài báo trên trang web của WEF có liên kết đến một báo cáo của Reuters về biến thể Omicron xuất bản vào ngày 25/11, vì thế nó không thể xuất hiện trong phần văn bản đã được xuất bản 4 tháng trước đó.Ngoài ra, một lưu ý cho độc giả cũng đã được thêm vào trong bài báo ngày 27/11, cung cấp rõ thông tin về ngày giờ mà nội dung bài báo của WEF được cập nhật.Trong một cuộc họp ngày 26/11, WHO đã phân loại biến thể B.1.1.529 được phát hiện ở Nam Phi là một “biến thể đáng lo ngại” và đặt tên biến thể này là Omicron dựa theo bảng chữ cái Hy Lạp.“Biến thể B.1.1.529 chứa một số lượng lớn các đột biến, và nhiều đột biến trong số đó rất đáng quan ngại. Bằng chứng sơ bộ cho thấy, nguy cơ tái nhiễm với biến thể này tăng lên so với các biến thể đáng quan ngại khác”, WHO cho biết.Các biến thể được xếp vào diện “đáng quan ngại” khi có bằng chứng rõ ràng về những thay đổi đối với khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng hoặc khả năng miễn dịch. Omicron là biến thể thứ 5 được WHO liệt vào danh sách trên.Khẳng địnhThông tin lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. WEF không xuất bản báo cáo nào đề cập đến biến thể Omicron vào tháng 7/2021. Báo cáo của WEF được cập nhật ngày 26/11 để bổ sung thông tin về biến thể mới này.Anh phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Omicron trở về từ châu PhiCác nước mở cuộc họp đặc biệt tìm kiếm hiệp ước về đại dịchPfizer-BioNTech kỳ vọng phát triển loại vaccine mới đối phó với biến thể Omicron trong vòng 100 ngàyThêm Đức và Italia phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron, Israel đóng cửa biên giớiKiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-dien-dan-kinh-te-the-gioi-bao-cao-ve-bien-the-omicron-hoi-thang-7-la-khong-chinh-xac-post675898.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Kiểm chứng thông tin", "Thông tin sai lệch", "Fake News", "Biến thể B.1.1.529", "Biến thể đáng quan ngại", "Omicron" ] }
Vấn nạn tin giả và giá trị cốt lõi của báo chí
NDO -Ngày 18-11, tại TP Nha Trang, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa phối hợp Tạp chí Người Làm Báo (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức Hội thảo "Vấn nạn tin giả và giá trị cốt lõi của báo chí".
Theo Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Bé, tin giả đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, song, những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, nhất mạng xã hội, tin giả xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do vậy, nhận diện tin giả, nguyên nhân xuất hiện, tác hại của nó và đề cao vai trò của báo chí trong việc ngăn chặn tin giả để người dân có ý thức nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tin giả, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng hiện nay.Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, ông Đoàn Minh Long cho biết, trong môi trường truyền thông đa dạng và phức tạp hiện nay, tin giả lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt khiến người dân không phân biệt được thực hư, tạo không ít thách thức cho nhà báo trước “dịch bệnh” mang tính toàn cầu này. Do đó, hơn lúc nào hết, báo chí cần phải đi tiên phong trong việc định hướng và làm chủ dòng chảy thông tin trên “không gian ảo”, thực sự là người dẫn dắt và định hướng dư luận xã hội. Hội thảo nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng nghiệp vụ, nhận thức và vai trò báo chí, trách nhiệm xã hội và đạo đức của người làm báo trong thời kỳ kỷ nguyên số.Quang cảnh Hội thảo.Thực tế những tin giả kiểu xuyên tạc có ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Song chúng thường xuất hiện khi có những sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như Đại hội Đảng, bầu cử, họp Quốc hội, các chính sách, luật pháp mới ban hành; các hiện tượng "nóng", gây tranh luận trong đời sống hiện thực; những lúc như thiên tai, dịch bệnh, các vụ việc vi phạm pháp luật... Các sự kiện này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, clip nhưng được chỉnh sửa hoặc cắt ghép không đúng sự thật và thường được đăng tải trên các trang thông tin không chính thống, qua các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn hay các công cụ tìm kiếm trên Internet.Lượng tin giả đang có xu hướng ngày càng gia tăng, hoành hành khắp nơi, tác động lớn đến tâm lý chung của công chúng, khiến các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan báo chí lúng túng trong xử lý thông tin. Do vậy, rất cần những luồng thông tin chính xác, đặc biệt là sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan báo chí, định hướng dư luận xã hội, "nắn dòng" thông tin sai lệch, lấn át những dòng tin ô tạp trên Internet, từ đó có thể chiếm lĩnh được “không gian ảo” trên môi trường truyền thông đa dạng và phức tạp hiện nay.Trước những vấn đề về sự chính xác của thông tin đang đặt ra cấp bách hiện nay, các cơ quan báo chí cần vào cuộc kịp thời. Chủ đề Hội thảo vừa có tính thời sự, vừa có giá trị nhất định về lý luận và thực tiễn - là diễn đàn trao đổi về nghiệp vụ của các nhà quản lý, cơ quan báo chí và nhà báo, hội viên ở khu vực Nam Trung Bộ.Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận và làm rõ một số nội dung về tác động của mạng xã hội đến báo chí và hoạt động tác nghiệp của nhà báo; ứng xử của báo chí, truyền thông trước những thông tin trên mạng xã hội hiện nay, cách thức thu thập thông tin, xử lý nguồn tin, truyền tải thông tin qua mạng xã hội của nhà báo, hội viên; một số trường hợp vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, lạm dụng mạng xã hội, đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng…; vấn nạn tin giả và cách thức "nắn dòng" thông tin sai lệch, vai trò của báo chí, truyền thông trong định hướng dư luận xã hội; những “cái bẫy” thông tin trên mạng xã hội mà nhà báo cần phải tránh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối công tác quản lý mạng xã hội hiện nay...
https://nhandan.vn/van-nan-tin-gia-va-gia-tri-cot-loi-cua-bao-chi-post624930.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "vấn nạn tin giả", "trách nhiệm của nhà báo", "Hội nhà báo", "định hướng dư luận xã hội", "mạng xã hội", "vai trò của báo chí" ] }
Bị phạt 5 triệu đồng vì thông tin sai sự thật
NDO -Ngày 30/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cho biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với chị N. (trú phường Ia Kring, thành phố Pleiku) về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức.
Trước đó, vào ngày 26/11, chị N. đã đăng tải lên trang mạng xã hội Facebook cá nhân với nội dung: “44 F0, 98 F1 là học sinh mầm non, tiểu học của xã Hà Bầu, huyện Đắk Đoa đang cách ly, điều trị tại 2 điểm cách ly, điều trị với điều kiện rất thiếu thốn”.Nhận được tin, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai đã tổ chức kiểm tra, xác minh tại khu cách ly điều trị F0 Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 2 và Khu cách ly Trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh (Trung đoàn Bộ binh 991).Qua kiểm tra, các khu cách ly, điều trị đã và đang thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định cho người điều trị do nhiễm SARS-CoV-2 và người phải cách ly tập trung như chế độ ăn 80.000 đồng/người/ngày và vật tư phòng, chống dịch, nhu yếu phẩm 40.000 đồng/người/ngày...Qua làm việc, chị N. đã nhận thức được thông tin mình đăng tải là sai sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống dịch nên đã chủ động gỡ bỏ bài viết và cam kết không tái phạm.
https://nhandan.vn/bi-phat-5-trieu-dong-vi-thong-tin-sai-su-that-post676208.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Gia Lai", "thông tin sai sự thật", "Bị phạt" ] }
TP Hồ Chí Minh bác thông tin bảng phân vùng “đỏ, cam, vàng, xanh”
NDO -Chiều 22/8, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh chưa công bố bảng phân vùng dịch trên địa bàn thành phố theo màu sắc: “Vùng xanh”, “Vùng vàng”, “Vùng cam”, “Vùng đỏ” như thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội.
Thông tin lan truyềnTừ chiều 21/8, rất nhiều người dân chia sẻ trên mạng xã hội một bảng phân "vùng xanh", "vùng vàng", "vùng cam" và "vùng đỏ". Bảng phân vùng dịch này công bố chi tiết xuống tận các phường, xã, thị trấn ở các địa phương đang có dịch như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.Được biết, trước thời điểm TP Hồ Chí Minh tăng cường thực hiện các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 23/8, người dân rất quan tâm thông tin để ứng xử phù hợp với quy định nên thông tin phân bố vùng dịch theo màu sắc được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.Khẳng địnhÔng Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông (TT-TT) TP Hồ Chí Minh, khẳng định: “Cho đến nay, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh cũng như Sở TT-TT thành phố chưa hề ban hành và công bố bảng phân vùng dịch của thành phố theo các dấu hiệu màu sắc vùng “đỏ, cam, vàng, xanh” như đang làn truyền trên mạng. Người dân không nên tin theo thông tin này vì liên quan đến các quy tắc ứng xử khi toàn thành phố đang tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ từ 0 giờ ngày 23/8”.Việc phân vùng như trên được xác định không đáng tin cậy và ảnh hưởng đến tâm lý nhiều người vì liên quan trực tiếp đến người dân như việc đi chợ mua sắm thực phẩm thiết yếu khi đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/tp-ho-chi-minh-bac-thong-tin-bang-phan-vung-do-cam-vang-xanh-post661082.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "TP Hồ Chí Minh", "Phòng chống tin giả" ] }
Chris Rock chưa hề lên tiếng về cú tát của Will Smith ở lễ trao giải Oscar 2022
NDO -Sau vụ nam diễn viên Will Smith tát người đồng nghiệp Chris Rock vì bình luận về mái đầu trọc của vợ anh tại lễ trao giải Oscar 2022, hàng nghìn người dùng mạng xã hội đã chia sẻ rộng rãi một phát ngôn được cho là của danh hài Chris Rock về sự cố trên. Tuy nhiên, phát ngôn này là hoàn toàn bịa đặt.
Thông tin lan truyềnỒn ào giữa Will Smith - tài tử nhận giải Nam chính xuất sắc và danh hài Chris Rock trở thành chủ đề được bàn tán nhiều nhất tại Oscar 2022. Cho đến sáng 29/3, Will Smith đã chính thức lên tiếng xin lỗi Chris Rock vì pha tấn công bất ngờ tại sân khấu lễ trao giải, cho rằng hành vi đó của mình là “không thể chấp nhận và không thể tha thứ”.Trên mạng xã hội, nhiều người dùng đã chia sẻ một phát ngôn được cho là của Chris Rock, trong đó danh hài xin lỗi vì đã đem mái đầu trọc của Jada Pinkett Smith (bà xã Will Smith) ra đùa giỡn, thừa nhận mình đã “vượt quá giới hạn cho phép”.Kiểm chứngChia sẻ với Reuters qua email, Leslie Sloane - người phát ngôn của Chris Rock khẳng định phát ngôn lan truyền trên mạng xã hội không phải là của danh hài người Mỹ, mà là một sự giả mạo.Qua quá trình kiểm chứng, Reuters không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Chris Rock đã đưa ra phát ngôn trên, hay một phát ngôn nào đó tương tự. Kết quả tìm kiếm trên các trang Twitter and Facebook chính thức của Rock cũng không đem lại kết quả nào liên quan.Khẳng địnhPhát ngôn lan truyền trên mạng xã hội không phải là của Chris Rock. Danh hài người Mỹ chưa hề đưa ra bình luận chính thức nào về vụ ồn ào mới đây giữa anh và Will Smith tại lễ trao giải Oscar 2022.Nam diễn viên Will Smith gửi lời xin lỗi sau hành xử bất ngờ tại Oscar 2022Ban tổ chức Oscar: "Không dung thứ cho bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào"Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/chris-rock-chua-he-len-tieng-ve-cu-tat-cua-will-smith-o-le-trao-giai-oscar-2022-post691457.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Oscar 2022", "Will Smith", "Chris Rock", "kiểm chứng thông tin", "tin giả" ] }
Khẩn trương kiểm tra quán ốc bị kêu gọi tẩy chay ở Quy Nhơn
NDO -Liên quan thông tin một quán ốc ở thành phố Quy Nhơn bị kêu gọi tẩy chay trên mạng xã hội do bánthực phẩm không bảo đảm chất lượngvà giá thành cao, ngày 10/5, Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn,tỉnh Bình Địnhđã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra thực tế tại quán Ốc Mẹt (số 316 đường Xuân Diệu). Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định quán ốc này bán đúng giá niêm yết.
Thông tin lan truyềnNgày 8/5, tài khoản Facebook ThuyLinh Nguyen đã có dòng trạng thái với nội dung: "Các bác đến Quy Nhơn tránh hàng ốc này ra nhé, toàn ốc thối, cả đoàn em ăn bị đau bụng, giá nhìn tưởng rẻ nhưng mỗi bát có 4-5 con ốc. Và lưu ý nữa là không nên đi theo mấy ông xe điện chỉ đường, bọn em đi ăn đêm nên không biết quán mở tối nên bị quả lừa hơi đau".Đi kèm với nội dung trên là hình ảnh quán ốc và hóa đơn tính tiền.Thông tin về quán ốc tại Quy Nhơn bị du khách "chê" được cộng đồng mạng chia sẻ. (Ảnh chụp màn hình)Kiểm chứngQuan kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Quy Nhơn xác định, quán ốc Ốc Mẹt bán đúnggiá niêm yếtvà không lừa du khách như thông tin lan truyền trên mạng xã hội.Theo ông Phan Tuấn Hoàng, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thành phốQuy Nhơn, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành, sau khi làm việc và xác minh tại quán, đoàn kiểm tra xác định ở đây không có việcchặt chém, lừa dối du khách như thông tin mà du khách đã đăng tải trên Facebook.Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã yêu cầu chủ quán hoàn thiện một số thủ tục kinh doanh, như: hợp đồng thuê nhà, đăng ký về y tế tại phường và đăng ký hộ kinh doanh cá thể… để bảo đảm đầy đủ các yêu cầu, thủ tục cần thiết phục vụ thực khách an toàn, chu đáo.
https://nhandan.vn/khan-truong-kiem-tra-quan-oc-bi-keu-goi-tay-chay-o-quy-nhon-post751983.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "quán ốc", "mạng xã hội", "Facebook", "Fake News", "tin giả", "quán ốc Quy Nhơn" ] }
Video "hành khách quay cảnh máy bay rơi tại Trung Quốc" chỉ là mô phỏng
NDO -Người dùng mạng xã hội chia sẻ một đoạn video mô phỏng chuyến bay, song lại chú thích sai lệch rằng đây là đoạn video ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng trên chuyến bay mang số hiệu MU5735 của hãng hàng không China Eastern Airlines vừa gặp nạn ở miền nam Trung Quốc, chiều 21/3.
Ngày 21/3, chiếc máy bay Boeing 737-800 với 132 người trên khoang, gồm 123 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn, đã lao thẳng xuống vùng núi của tỉnh Quảng Tây khoảng 1 giờ sau khi cất cánh. Cho đến nay, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm được người nào sống sót.Thông tin lan truyềnMột tài khoản Twitter đăng tải đoạn video kèm theo chú thích với nội dung: “Một chiếc Boeing 737 vừa rơi ở miền nam Trung Quốc. Đây là một trong những khoảnh khắc cuối cùng, và có thể là duy nhất, được ghi lại trên máy bay này”.Đoạn video cho thấy một tầm nhìn cánh máy bay từ trong cabin, và có thể nghe thấy tiếng la hét của hành khách. Sau khi được đăng tải, đoạn video đã thu hút hơn 200 nghìn lượt xem.Kiểm chứngĐoạn video là một mô phỏng chuyến bay được tạo ra sau vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines năm 2019.Nó được tải lên YouTube trong cùng năm bởi một người dùng trước đó đã từng đăng các mô phỏng khác về thảm họa hàng không. Trong phần chú thích, người dùng này cũng thừa nhận đó chỉ là đoạn video mô phỏng.Đoạn video khi đó đã thu hút hơn 33 triệu lượt xem.Khẳng địnhĐoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội là một mô phỏng khoảnh khắc máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines gặp nạn năm 2019, chứ không phải là một video do hành khách ngồi trên chuyến bay MU5735 xấu số của China Eastern Airlines ghi lại.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/video-hanh-khach-quay-canh-may-bay-roi-tai-trung-quoc-chi-la-mo-phong-post690324.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "sự cố máy bay", "mô phỏng chuyến bay", "kiểm chứng thông tin", "tin giả", "thông tin sai lệch" ] }
Thông tin "vaccine Vero Cell sử dụng tại TP Hồ Chí Minh chưa được WHO công nhận" là sai sự thật
NDO -Chiều 16/8, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết, thông tin trên mạng xã hội “Vaccine Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) đang sử dụng tại TP Hồ Chí Minh chưa được WHO hay bất kỳ quốc gia nào công nhận” là sai sự thật.
Thông tin lan truyềnNgày 15/8, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin từ tài khoản Facebook “Đặng Huỳnh Lộc” với nội dung: “Vacxin Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) đang sử dụng tại TP Hồ Chí Minh chưa  được WHO hay bất kỳ quốc gia nào công nhận”. Nhiều người dùng mạng xã hội bày tỏ bức xúc với thông tin trên.Khẳng địnhThanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã liên hệ với chủ tài khoản Facebook về việc đăng nội dung sai sự thật trên mạng xã hội và yêu cầu rút nội dung đã đăng. Ngày 16/8, thông tin trên không còn xuất hiện trên tài khoản Facebook “Đặng Huỳnh Lộc”.Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh Lâm Đình Thắng cho biết: “Việc xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ được tiến hành theo quy trình. Sau khi thanh tra Sở tiến hành xác minh thông tin sẽ tổng hợp và trình lên lãnh đạo Sở để xử lý theo đúng quy định pháp luật.”Vero Cell là vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và được Chương trình COVAX mua để giúp các nước tiếp cận với vaccine một cách công bằng. Vaccine Vero Cell đã được cung cấp tới hơn 70 quốc gia, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan.Tại Việt Nam, lô vaccine Vero Cell nhập về đã được Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế (trực thuộc Bộ Y tế) kiểm định chất lượng và xác nhận đủ điều kiện để đưa ra sử dụng.Đến ngày 16/8, TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 2 đợt vaccine Vero Cell, mỗi đợt 1 triệu liều; riêng đợt 2 đang chờ Bộ Y tế kiểm định để tiếp tục tiêm cho người dân. TP Hồ Chí Minh đã tiêm hơn 200.000 liều vaccine của Sinopharm.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/thong-tin-vaccine-vero-cell-su-dung-tai-tp-ho-chi-minh-chua-duoc-who-cong-nhan-la-sai-su-that-post660126.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh", "Vero Cell", "Sinopharm", "Đặng Huỳnh Lộc" ] }
Thông tin “vaccine Covid-19 được phát triển trước khi đại dịch bùng phát” là sai sự thật
NDO -Người dùng mạng xã hội đang chia sẻ một tài liệu năm 2019 về một loại vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA để tuyên bố rằng Chính phủ Mỹ đã biết về Covid-19 trước cả khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Tuy nhiên, thông tin trên là hoàn toàn vô căn cứ.
Thông tin lan truyềnMột tài khoản mạng xã hội Facebook hồi tháng 6/2021 đăng tải đường link một bài viết với dòng tiêu đề: “Tài liệu mật tiết lộ việc Moderna đã gửi vaccine coronavirus tới Đại học Bắc Carolina chỉ một vài tuần trước đại dịch.”Thông tin được chủ tài khoản đăng kèm có nội dung: “Một thỏa thuận bí mật cho thấy các ứng viên vaccine coronavirus đã được chuyển từ Moderna đến Đại học Bắc Carolina vào năm 2019, mười chín ngày trước khi dịch Covid-19 chính thức xuất hiện.”Ngay sau khi được đăng tải, thông tin này đã lan truyền trên mạng xã hội với gần 50 lượt chia sẻ.Kiểm chứngTài liệu được đề cập trong bài đăng trên phác thảo một “Thỏa thuận chuyển giao vật liệu” giữa Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID), hãng dược phẩm Moderna và Đại học Bắc Carolina tại đồi Chapel, được các quan chức ký từ ngày 12-17/12/2019.Dòng thời gian phản ứng với Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, các bệnh nhân ở Vũ Hán, Trung Quốc bắt đầu cảm thấy không khỏe vào ngày 12/12/2019. Văn phòng WHO ở Trung Quốc sau đó được thông báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán vào ngày 31/12/2019. Virus gây bệnh được nhà chức trách Trung Quốc phân lập vào ngày 7/1/2020.Tuy nhiên, tài liệu được chia sẻ trực tuyến chỉ tập trung vào MERS-CoV, loại virus corona gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông, được công bố lần đầu tiên ở Saudi Arabia vào năm 2012. Virus SARS-CoV-2, loại virus corona gây ra bệnh Covid-19, không được đề cập ở bất kỳ đâu trong tài liệu.Tuyên bố trên đã hiểu sai virus corona thành Covid-19. Trên thực tế có nhiều loại virus corona khác nhau. Loại đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1960.Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) hiện chưa phản hồi yêu cầu đưa ra lời bình luận từ phía Reuters.Khẳng địnhThông tin lan truyền trên mạng xã hội (trong ảnh) là sai sự thật. Không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vaccine Covid-19 được phát triển trước khi đại dịch bùng phát.
https://nhandan.vn/thong-tin-vaccine-covid-19-duoc-phat-trien-truoc-khi-dai-dich-bung-phat-la-sai-su-that-post665451.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Vaccine Covid-19", "Virus corona", "Kiểm chứng thông tin" ] }
Chú thích ảnh "người dân sơ tán đi tránh bão Ida" là sai sự thật
NDO -Một số người dùng mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh ô-tô nối đuôi nhau trên một tuyến đường và chú thích đây là cảnh người dân sơ tán khỏi thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ, trước khi bão Ida đổ bộ. Tuy nhiên, đây là thông tin sai sự thật.
Thông tin lan truyềnTài khoản Twitter đã đăng hình ảnh nêu trên cùng thông tin: vào khoảng 4 giờ 37 phút sáng 29/8 tuyến I-10 bị ùn tắc giao thông. Người này cho rằng nguyên nhân gây ùn tắc là do người dân sơ tán để tránh bão Ida.Kiểm chứng thông tin• Theo Reuters, đây không phải hình ảnh người dân sơ tán khỏi New Orleans trong tháng 8/2021.Trên thực tế, bức ảnh này được chụp vào năm 2017, ghi lại hình ảnh tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường 405 (405 Freeway) trong dịp Lễ Tạ ơn. Los Angeles Times đã đăng hình ảnh này vào tháng 11/2017.• Ida là cơn bão lớn đầu tiên đổ bộ vào Mỹ trong năm 2021. Bão mạnh cấp độ 4 đổ bộ vào Port Fourchon, Louisiana, ngày 29/8.Theo công ty năng lượng Entergy, toàn khu vực New Orleans đã rơi vào cảnh mất điện trong tối Chủ nhật vừa qua.Bão Ida đã suy yếu thành bão nhiệt đới trong ngày 30/8. Theo Trung tâm Bão quốc gia của Mỹ (NHC), bão đã kéo theo cảnh báo về ngập lụt tại các khu vực phía đông nam Louisiana, phía nam Mississippi và phía nam Alabama.Trước đó, ngày 28/8, giới chức New Orleans đã yêu cầu người dân sống gần hệ thống đê của thành phố này di dời đến nơi an toàn.Khẳng địnhHình ảnh dòng xe nối đuôi nhau đã bị chú thích sai thông tin. Bức ảnh này ghi lại cảnh ùn tắc giao thông trên tuyến 405 Freeway Los Angeles, tháng 11/2017.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/chu-thich-anh-nguoi-dan-so-tan-di-tranh-bao-ida-la-sai-su-that-post662607.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "bão Ida", "New Orleans", "chú thích sai", "Mỹ" ] }
Xử lý nghiêm tình trạng phát tán thông tin sai sự thật
Tối 7/8, câu chuyện một bác sĩ rút ống thở của người thân để cứu mẹ con sản phụ tại TP Hồ Chí Minh được đăng tải trên Facebook của người có tên là Trần Khoa lập tức gây chấn động dư luận.
Có quỹ hỗ trợ cộng đồng đã liên hệ qua Facebook với “bác sĩ Khoa” để đề nghị tài trợ máy thở cho nơi người này đang làm việc. Tuy nhiên, cư dân mạng cũng nhanh chóng phát hiện ra những điểm bất bình thường từ câu chuyện nêu trên, như danh tính thật sự của “bác sĩ Khoa”; không có ca mổ song thai nào trên địa bàn thành phố tại thời điểm đó; không có chuyện sắp xếp cho một sản phụ thai đôi, nhiễm Covid-19 sắp sinh cùng phòng với bệnh nhân Covid-19 nặng; bác sĩ không thể tự ý rút máy thở của bệnh nhân này cắm qua cho bệnh nhân khác…Sau khi nhận được thông tin về sự việc, các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh đã nhanh chóng vào cuộc, xác minh sự việc. Trưa 8/8, Sở Y tế thành phố khẳng định đây là thông tin hư cấu. Tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố hoàn toàn không có việc rút ống thở của bệnh nhân này để nhường cho bệnh nhân khác. Việc rút ống thở hay không là tùy thuộc vào các chỉ số sinh tồn của người bệnh và phải thông qua hội chẩn. Sự việc hiện vẫn tiếp tục được điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.Cũng liên quan đến những câu chuyện thương tâm liên quan đến dịch bệnh, ngày 5/8 trên mạng xã hội xuất hiện câu chuyện của người tự xưng là shipper kể về việc chứng kiến một người chở 27 hũ tro cốt của người mất vì Covid-19 xếp trong một giỏ nhựa chở sau xe đi giao ở các khu phong tỏa. Người này cho biết chỉ chưa đầy 2 km thuộc phường Phú Trung, quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) một nửa số tro cốt đã được giao.Trong câu chuyện của mình, người kể chuyện còn đưa ra thông tin về việc người giao tro cốt gặp em bé có bốn người thân bị mất trong dịch Covid-19, hàng xóm phải ra ký nhận hộ hai hũ cốt của cha mẹ.Tuy nhiên, chính quyền địa phương được đề cập trong bài viết khẳng định không có gia đình nào có trường hợp người chết như vậy, tháng 7 phường không có người mất, tháng 8 có ba trường hợp, trong đó có hai trường hợp mất vì Covid-19.Ðáng tiếc, những thông tin được “kể lại” chưa hề được kiểm chứng về tính xác thực đã lập tức được lan tỏa trên mạng khiến nhiều độc giả sợ hãi.Từ sự việc nêu trên có thể thấy vấn nạn tin giả đang hoành hành và phát triển ngày càng tinh vi, khó lường. Không chỉ đưa những tin xấu, có nội dung kích động, chống phá, đối tượng tung tin giả còn dựng lên những câu chuyện cảm động, thương tâm, đánh vào lòng thương xót của cộng đồng.Tuy nhiên, sau những câu chuyện tưởng chừng như ca ngợi hành động đẹp, sự hy sinh cao cả, hoặc những câu chuyện có mầu sắc tình cảm nhằm khơi dậy sự đồng cảm, chia sẻ của số đông sẽ dấy lên những sự hồ nghi, hoang mang về tình hình dịch bệnh, về sự nỗ lực chăm lo đời sống người dân của các cấp chính quyền, khiến người dân hoảng sợ về một hệ thống y tế kiệt quệ, từ đó cho rằng Việt Nam đang “vỡ trận”. Trong không ít trường hợp, đó là thủ đoạn vô cùng hiểm độc, hòng mưu đồ gây ra một cuộc khủng hoảng xã hội. Thực tế hiện nay dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía nam đang tiếp tục diễn biến phức tạp, song vẫn trong tầm kiểm soát, không nơi nào thiếu thiết bị y tế đến mức phải tước đoạt sự sống của bệnh nhân. Các nhân viên y tế tuyến đầu đều nỗ lực hết sức để cứu chữa các bệnh nhân, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.Sự việc trên là bài học về sự tỉnh táo, cảnh giác trước nguồn thông tin chưa được kiểm chứng. Rất có thể vì nhẹ dạ, cả tin, để cảm xúc lấn át lý trí nhiều người sẽ bị dẫn dắt bởi tin giả để rồi hoang mang, sợ hãi, mất niềm tin vào chính quyền và cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch. Do đó cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý mạnh tay với những tài khoản phát tán thông tin sai sự thật thì cũng cần đòi hỏi trách nhiệm của cộng đồng trong việc tiếp nhận, xử lý tin giả, tin sai sự thật.Vấn nạn tin giả nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ làm xói mòn niềm tin trong nhân dân, gây cản trở cho công tác phòng, chống dịch bệnh đang hết sức cam go hiện nay.Tin bác sĩ rút ống thở của mẹ đẻ nhường cho sản phụ song sinh là tin giả
https://nhandan.vn/xu-ly-nghiem-tinh-trang-phat-tan-thong-tin-sai-su-that-post658960.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "tin giả" ] }
Lan truyền thông tin sai lệch về thời điểm 5 cơn bão đổ bộ vào Mỹ
NDO -Cuối tháng 8 vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin liệt kê 5 cơn bão, gồm: Katrina, Gustav, Isaac, Harvey và Ida, đổ bộ vào Mỹ vào đúng ngày 29/8 lần lượt trong các năm 2005, 2008, 2012, 2017 và 2021. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ, những cơn bão này đổ bộ vào các thời điểm khác nhau.
Thông tin lan truyềnCuối tháng 8 vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin liệt kê 5 cơn bão, gồm: Katrina, Gustav, Isaac, Harvey và Ida, đổ bộ vào Mỹ vào đúng ngày 29/8 lần lượt trong các năm 2005, 2008, 2012, 2017 và 2021.Kiểm chứng thông tinReuters đã cung cấp cho bạn đọc bài tổng hợp về những cơn bão mạnh nhất tràn vào nước Mỹ.Bão Idađổ bộ vào bang Louisiana, Mỹ, ngày 29/8/2021. Reuters đã công bố những hình ảnh từ trên cao cho thấy sức tàn phá của cơn bão này tại miền đông nước Mỹ.Theo Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS), bãoKatrinamạnh cấp độ 1 lúc đầu đổ bộ vào bang Florida ngày 25/8/2005. Khi đổ bộ lần thứ hai gần khu vực Buras, bang Louisiana, ngày 29/8/2005, bão mạnh lên cấp 3.Cũng theo NWS, bãoGustavđã đổ bộ vào khu vực phía đông nam bang Louisiana, ngày 1/9/2008. Reuters đã phát video ghi lại cảnh báo của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, ông George W. Bush, về mức độ nguy hiểm của cơn bão.Ngày 28/9/2012, bãoIsaacđổ bộ trong thời gian ngắn dọc theo bờ biển phía đông nam bang Louisiana với sức gió tối đa 128 km/giờ. Reuters cũng đã cung cấp hình ảnh từ trên cao sau khi cơn bão này quét qua.Lần đổ bộ đầu tiên vào đất liền của bãoHarveyđược ghi nhận trong ngày 25/8/2017. NWS cho biết, bão mạnh cấp độ 4 đã tấn công khu vực gần thành phố Port Aransas, bang Texas.Khẳng địnhThông tin xuất hiện trên mạng xã hội về thời điểm 5 cơn bão đổ bộ có phần sai sự thật. Thời điểm bão Katrina, Gustav, Isaac, Harvey và Ida tràn vào đất liền rơi vào tuần cuối cùng của tháng 8 hoặc đầu tháng 9 của các năm khác nhau nhưng không trong cùng một ngày .Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/lan-truyen-thong-tin-sai-lech-ve-thoi-diem-5-con-bao-do-bo-vao-my-post663148.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "mùa bão tại Mỹ", "bão Ida" ] }
Ai Cập bác tin đồn bán kênh đào Suez cho công ty nước ngoài
Tờ Egypt Independent ngày 4/2 dẫn lời ông Rabie khẳng định chủ quyền của Ai Cập về tất cả các mặt chính trị và kinh tế đối với Kênh đào Suez thông qua việc quản lý, vận hành và duy trì cơ sở hàng hải của tuyến đường thủy quan trọng này.
Thông tin lan truyềnTrước đó, tin đồn lan truyền thông qua các tài khoản ẩn danh trên mạng xã hội cho rằng SCA đã ký hợp đồng với một công ty để quản lý các dịch vụ của Kênh đào Suez theo một hợp đồng nhượng quyền có thời hạn 99 năm.Kiểm chứngChủ tịch Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie đã bác bỏ tin đồn lan truyền về việc Ai Cập sẽ bán Kênh đào Suez cho một công ty nước ngoài theo một thỏa thuận nhượng quyền có thời hạn 99 năm.Tờ Egypt Independent ngày 4/2 dẫn lời ông Rabie cho biết những tin đồn này hoàn toàn sai sự thật, đồng thời khẳng định chủ quyền của Ai Cập về tất cả các mặt chính trị và kinh tế đối với Kênh đào Suez thông qua việc quản lý, vận hành và duy trì cơ sở hàng hải của tuyến đường thủy quan trọng này.Ông Rabie tuyên bố SCA cam kết thực hiện các trách nhiệm xã hội bằng cách công bố tất cả các hợp đồng của mình dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ..., đồng thời công khai các điều khoản của những thỏa thuận đó.Người đứng đầu SCA nêu rõ việc bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì khả năng của SCA và phát triển các tài sản của SCA là cơ sở của tất cả những hợp đồng được SCA ký kết. Ông Rabie nhấn mạnh điều này không thể hạ thấp chủ quyền của Ai Cập đối với Kênh đào Suez cũng như tất cả các cơ sở của tuyến hàng hải này, vốn được bảo vệ theo hiến pháp của Ai Cập.Chủ tịch SCA chỉ rõ Điều 43 của hiến pháp Ai Cập quy định nhà nước cam kết bảo vệ, phát triển và bảo tồn Kênh đào Suez như một tuyến đường thủy quốc tế thuộc sở hữu của đất nước Kim tự tháp, đồng thời cam kết phát triển khu vực Kênh đào Suez thành một trung tâm kinh tế lớn.Hôm 3/2, Tổng điều phối Đối thoại Quốc gia đồng thời là Chủ tịch Cơ quan Quản lý thông tin Nhà nước Ai Cập (SIS), ông Diaa Rashwan cũng khẳng định Kênh đào Suez không chỉ là một tuyến đường thủy ở Ai Cập, mà còn là biểu tượng của lịch sử hiện đại của Ai Cập kể từ khi được xây dựng vào năm 1805.Là tuyến đường thủy quan trọng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, Kênh đào Suez chiếm khoảng 12% khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của thế giới và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập. Năm 2022, doanh thu của Kênh đào Suez đã đạt mức kỷ lục 8 tỷ USD, tăng mạnh từ mức 6,3 tỷ USD của năm 2021.Trong tháng 1/2023, Kênh đào Suez đã đạt doanh thu hàng tháng cao nhất trong lịch sử là 802 triệu USD, cao hơn 56,4 triệu USD so mức kỷ lục ghi nhận vào tháng 8/2022.
https://nhandan.vn/ai-cap-bac-tin-don-ban-kenh-dao-suez-cho-cong-ty-nuoc-ngoai-post737345.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "tin giả", "kênh đào Suez", "Ai Cập" ] }
Đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về công tác chỉ đạo chống dịch ở Thái Bình
NDO -Chiều 2/9, lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình đã triệu tập ông Nguyễn Ngọc Phiến, sinh năm 1974, trú tại xã Châu Sơn, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) để xác minh, làm rõ động cơ, hành vi đăng tải nội dung thông tin không đúng về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 hiện nay trên địa bàn tỉnh.
Thông tin trên mạng xã hộiTrên mạng xã hội Facebook, ông Phiến đã có bình luận trong nhóm “Quỳnh Phụ Thái Bình quê hương tôi” nội dung sai sự thật, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức. Trong đó, cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh lơ là, để người ngoài tỉnh thông chốt.Qua xác minh của cơ quan chức năng, đây là thông tin không chính xác, ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch của tỉnh. Bên cạnh đó, gây hoang mang dư luận, tạo điều kiện cho các phần tử xấu suy diễn, xuyên tạc đường lối, chủ trương chỉ đạo của tỉnh Thái Bình thời điểm hiện nay.Kiểm chứng, khẳng định thông tin sai sự thậtTại buổi làm việc ở UBND xã Châu Sơn (huyện Quỳnh Phụ) chiều nay, ông Phiến thừa nhận có viết bình luận như đã nêu trên mạng xã hội. Cho rằng, do bản thân thiếu hiểu biết, chưa nhìn nhận đúng bản chất vấn đề nên đã có những chia sẻ, quan điểm sai lệch về công tác phòng, chống dịch hiện nay trên địa bàn tỉnh.Ngay tại đây, ông Phiến đã gỡ nội dung đăng tải sai sự thật trên mạng xã hội Facebook, viết nội dung mới xin lỗi cộng đồng mạng và ký vào biên bản vi phạm do Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình lập.Ông Ngô Nguyên Long, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, trong ngày 6/9, sẽ tiếp tục yêu cầu ông Phiến có mặt tại đơn vị để giải quyết vụ vi phạm theo quy định hiện hành.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/dang-tai-thong-tin-sai-su-that-tren-mang-xa-hoi-ve-cong-tac-chi-dao-chong-dich-o-thai-binh-post662950.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Đăng tải thông tin sai sự thật", "mạng xã hội", "công tác chỉ đạo chống dịch", "Thái Bình", "Nguyễn Ngọc Phiến", "kiểm chứng thông tin" ] }
Đã gỡ bỏ hơn 224 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên Facebook
NDO -Từ ngày 1 đến 24/7, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 224 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức (đạt tỷ lệ đáp ứng 90%).
Tăng cường quản lý phân phối các sản phẩm văn hóa xuyên biên giớiTheo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), thời gian tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để quản lý việc phân phối những sản phẩm văn hóa xuyên biên giới, đặc biệt đối với các sản phẩm có chứa nội dung, hình ảnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào.Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ tháng 8 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, từ ngày 1/7 đến 24/7, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 224 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức (đạt tỷ lệ đáp ứng 90%).Google cũng đã gỡ 1.052 video vi phạm trên Youtube, đạt tỷ lệ đáp ứng 91%. TikTok đã gỡ bỏ 19 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực, đạt tỷ lệ đáp ứng 90%.Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền thông tin tại buổi họp báo.Thông tin thêm về kết quảthanh tra TikTok, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết: Đến thời điểm này, đoàn kiểm tra vẫn đang hoàn thiện kết luận và bổ sung các kiến nghị liên quan. Khi nào có kết quả, sẽ cung cấp thông tin chính thức cho báo chí.Công tác giám sát tỷ lệ thông tin tiêu cực và thông tin tích cực trên báo chí cũng có nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ thông tin tiêu cực trên báo chí chiếm 20,9%, giảm 0,9% so với tháng trước; tỷ lệ thông tin tích cực trên báo chí chiếm 66,4%, tăng 3,3% so với tháng trước.Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để quản lý việc phân phối những sản phẩm văn hóa xuyên biên giới, đặc biệt đối với các sản phẩm có chứa nội dung, hình ảnhxâm phạm chủ quyền của Việt Namdưới bất kỳ hình thức nào.Đề xuất "cắt" Internet với đối tượng livestream vi phạm pháp luậtCũng liên quan đến các nền tảng mạng xã hội, vừa qua,Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP.Trong bản dự thảo này, có nội dung quy định: Theo yêu cầu của Bộ Thông tin và truyền thông, doanh nghiệp có thể từ chối hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet… đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để livestream, đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Đây là nội dung đang được dư luận đặc biệt quan tâm.Tại cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền đã giải thích rõ hơn về quy định mới được đưa ra trong Dự thảo này. Theo đó, hiện nay việc sử dụng livestream trên mạng xã hội rất phổ biến. Đáng chú ý, có những đối tượng đã sử dụng việc livestream để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước,đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm cá nhân, tổ chức...Quang cảnh buổi họp báo."Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng dịch vụ Internet đối với các vi phạm này, Dự thảo Nghị định thay thế đã đề xuất các biện pháp xử lý nhanh, khẩn cấp đối với những cá nhân vi phạm pháp luật trên môi trường mạng, trong đó có hình thức livestream", bà Huyền thông tin.Về đề xuất ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với các trường hợp sai phạm, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nhận định, đây chưa phải là giải pháp triệt để do đối tượng vi phạm có thể dùng các tài khoản khác."Tuy nhiên, đây là giải pháp xử lý bổ sung khẩn cấp để xử lý kịp thời ngay lập tức cho các tình huống, các sai phạm được phát hiện trên môi trường mạng", bà Huyền nhấn mạnh.Theo dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 72, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) là đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet thực hiện từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, các dịch vụ khác đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ web (hosting), dịch vụ trung tâm dữ liệu (data center) và các doanh nghiệp khác có trách nhiệm:Một là, thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).Hai là, từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, các dịch vụ khác đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử).Ba là, nhận lệnh điều phối, báo cáo kết quả qua hệ thống kỹ thuật và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
https://nhandan.vn/da-go-bo-hon-224-bai-viet-dang-thong-tin-sai-su-that-tuyen-truyen-chong-pha-dang-nha-nuoc-tren-facebook-post766335.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Quản lý sản phẩm văn hóa xuyên biên giới", "Thanh tra Tiktok", "Xử lý vi phạm trên mạng xã hội" ] }
Clip nữ sinh HUFLIT lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật
NDO -Chiều 12/1, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (Trường Quân sự Quân khu 7) tổ chức họp báo thông tin về việc sinh viên HUFLIT theo học tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo HUFLIT khẳng định, thông tin lan truyền trên mạng xã hội là bịa đặt, sai sự thật. Cụ thể, vào tối 10/1, có việc mất tiền của sinh viên khi đang theo học quốc phòng tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Có một sinh viên bị nghi ngờ là thủ phạm, do vậy, em sinh viên này bị kích động tâm lý nên xô cửa đi ra ngoài và hét lên. Cán bộ quản lý đã đưa sinh viên này xuống làm việc, sau đó liên lạc phụ huynh đưa em về nhà.Khi sự việc xảy ra, có một sinh viên quay clip và sau đó chia sẻ cho một vài bạn khác không đề cập đến nội dung clip. Đến tối 11/1, clip này lại bị đăng trên mạng xã hội, gán ghép với thông tin sai sự thật cho rằng có vụ việc xâm hại nữ sinh học quân sự tại Trường Quân sự Quân khu 7. Khi thông tin trên mạng xã hội trở nên sai lệch, sinh viên quay clip đã đăng lời đính chính nhấn mạnh mọi người đang hiểu sai sự thật về nội dung đoạn clip.Đại diện Trường Quân sự Quân khu 7 khẳng định, các thông tin trên mạng là hoàn toàn sai sự thật, có dấu hiệu bịa đặt, xuyên tạc. Hầu hết các đoạn clip trên đều có dấu hiệu cắt ghép, dàn dựng. Nhiều nội dung âm thanh, hình ảnh không có trong clip gốc đã được chèn vào để lồng ghép, xuyên tạc.Liên quan vụ việc này, HUFLIT có văn bản gửi Công an Thành phố Hồ Chí Minh điều tra, xác minh người lan truyền, cắt ghép, phát tán clip xuyên tạc thông tin không đúng sự thật.
https://nhandan.vn/clip-nu-sinh-huflit-lan-truyen-tren-mang-xa-hoi-la-sai-su-that-post734597.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "Clip nữ sinh", "HUFLIT", "lan truyền trên mạng xã hội", "sai sự thật" ] }
Xử lý nghiêm người đăng thông tin không chính xác trên mạng xã hội về đền Trần Thái Bình
NDO -Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân lúc 10 giờ 30 phút ngày 5/2, đại diện Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình rất bức xúc về nội dung thông tin trên một pano quảng cáo sai sự thật về đền Trần Thái Bình được một số tài khoản đăng lên mạng xã hội, kèm theo bình luận khiếm nhã, gây hiểu nhầm trong dư luận xã hội.
Thông tin lan truyềnTừ ngày hôm qua (4/2), trên mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh, thông tin chụp một tấm pano quảng cáo với nội dung: “Lễ hội đền Trần Thái Bình di sản văn hóa vật thể phi Quốc gia”, gắn kèm logo ghi chữ “Hưng Hà” và tên một đơn vị viễn thông tài trợ cho pano quảng cáo.Thông tin đã gây hoang mang trong dư luận nhân dân trong tỉnh Thái Bình.Kiểm chứngTrả lời phóng viên Báo Nhân Dân về nội dung ghi trên tấm pano quảng cáo này, ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà, đồng thời là người phát ngôn của Ủy ban nhân dân huyện khẳng định, đây là thông tin không chính xác.Năm 2017, cũng vào thời điểm diễn ra Lễ hội đền Trần Thái Bình, trên mạng xã hội đã lan truyền về tấm pano quảng cáo có nội dung sai lệch nêu trên. Khi đó, các cơ quan chức năng đã trực tiếp đi kiểm tra các khu vực chung quanh di tích đền Trần, nhưng không phát hiện tấm pano quảng cáo nào có nội dung như vậy. Do vậy, đây có thể là tấm ảnh đã bị chỉnh sửa nhằm mục đích xấu.Pano quảng bá về đền Trần Thái Bình năm 2023.Ông Khải cho hay, đây là một hành vi xấu cần cực lực lên án, không những làm lệch lạc nhận thức của nhiều người, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, phản văn hóa, xúc phạm đến các bậc tiền nhân và tổ tiên.Đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp nhà mạng kiểm soát, phát hiện, bóc gỡ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
https://nhandan.vn/xu-ly-nghiem-nguoi-dang-thong-tin-khong-chinh-xac-tren-mang-xa-hoi-ve-den-tran-thai-binh-post737362.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "pano", "đền Trần", "Thái Bình", "xuyên tạc" ] }
Thông tin "chi hỗ trợ sai ở Đồng Nai": 2 trường hợp hưởng đúng quy định
NDO -Ngày 13/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Long Thành (Đồng Nai) Lê Văn Tiếp, cho biết, qua rà soát bước đầu, cơ quan chức năng xác định: 2 trường hợp mạng xã hội nghi ngờ chi hỗ trợ sai là bà H.T.P và ông T.B.Đ đều đã được chi hỗ trợ theo đúng đối tượng được hưởng của Nghị quyết 68. Các trường hợp khác đang tiếp tục xác minh.
Thông tin lan truyềnTối 12/8, một tài khoản trên mạng xã hội Facebook đăng tải bài viết dẫn chứng một số người dân trong danh sách được nhận hỗ trợ mức 1,5 triệu đồng/người tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nhưng khi tra cứu số chứng minh nhân dân thì lại ra tên của người khác. Ba trường hợp được dẫn chứng, gồm: bà H.T.P, làm nghề bán cá ở Cầu Xéo nhận số tiền hỗ trợ là 1,5 triệu đồng nhưng tra cứu số chứng minh nhân dân trên hệ thống thì lại đứng tên người khác là ông T. D; ông T.B.Đ chạy xe ôm ở ngã tư Lộc An lại thành bà T.T.A; ông N.V.Đ mua ve chai dạo ở Long Thành lại thành ông Đ.H.K…Thông tin này sau đó được một số tài khoản lan truyền, chia sẻ lại mạng xã hội Facebook.Kiểm chứng thông tinĐến sáng 13/8, tài khoản Facebook nói trên đã xóa/ẩn bài viết về việc này.Nhân Dân điện tử đã xác minh thông tin với chính quyền địa phương. Huyện Long Thành, Đồng Nai xác định, hai trường hợp mạng xã hội nêu là bà H.T.P và ông T.B.Đ đều đã được chi hỗ trợ tiền theo đúng đối tượng được hưởng của Nghị quyết 68 của Chính phủ.Trường hợp bà H.T.P, số chứng minh nhân dân 270806102 nhưng khi nhập vào danh sách thành số 270306102. Nguyên nhân do chứng minh nhân dân photo nên nhầm lẫn giữa số 8 thành số 3.Đối với trường hợp ông T.B.Đ số chứng minh nhân dân 270589889 trong danh sách và số chứng minh nhân dân giống nhau.Chính quyền địa phương cũng cung cấp cho Nhân Dân điện tử hình ảnh nhận tiền hỗ trợ của bà P. (tại nhà) và ông Đ. (tại khu cách ly).Bản photo Giấy chứng minh nhân dân của bà H.T.PBản photo Giấy chứng minh nhân dân của ông T.B.ĐKhẳng địnhHai trường hợp mạng xã hội nêu là bà H.T.P và ông T.B.Đ đều đã được chi hỗ trợ tiền theo đúng đối tượng được hưởng của Nghị quyết 68 của Chính phủ.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Long Thành Lê Văn Tiếp cho biết, các cơ quan liên quan của huyện đang tiếp tục rà soát các trường hợp còn lại, nếu xảy ra sai sót sẽ xử lý theo đúng quy định. Đồng thời, huyện khẩn trương chi hỗ trợ cho những người dân còn lại theo đúng quyết định phê duyệt kinh phí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ.
https://nhandan.vn/thong-tin-chi-ho-tro-sai-o-dong-nai-2-truong-hop-huong-dung-quy-dinh-post659670.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [] }
Xử phạt cô gái khoe “thẻ đỏ quyền lực” đi khắp Hà Nội
NDO -Ngày 9/8, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an quận Cầu Giấy đã xử phạt Phạm Ngọc T. (SN 2002 quê quán Sóc Sơn; hiện trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) 12,5 triệu đồng về hành vi thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Trước đó, T. đăng tải video lên mạng xã hội có nội dung khoe mình vẫn đi khắp nơi trên địa bàn Hà Nội trong khi thành phố đang giãn cách, nhờ một tấm “thẻ đỏ quyền lực” ghi "thẻ cán bộ".Tại cơ quan Công an, T. khai nhận, đầu tháng 7/2021, qua mạng xã hội, T. quen Phạm Văn H. (SN 1999). Trong một lần đi chơi cùng Phạm Văn H., Phạm Ngọc T. thấy trên xe ô-tô của H. có một thẻ màu đỏ nên đã cầm thẻ trên để tự quay clip và lưu đoạn clip trong điện thoại cá nhân.Khoảng 6 giờ sáng 7/8, Phạm Ngọc T. đã đăng đoạn clip trên và chèn thêm nội dung "Tại sao tôi vẫn đi vòng quanh Hà Nội được khi có chốt á" và "Thẻ đỏ quyền lực của ba" lên tài khoản Tiktok cá nhân, nhằm mục đích "câu view", thu hút người xem.Quá trình làm việc tại cơ quan Công an, Phạm Ngọc T. đã thừa nhận hành vi đăng tải nội dung sai sự thật.Làm việc với cơ quan công an, Phạm Văn H. khai nhận, tấm thẻ cán bộ màu đỏ trên là thẻ cán bộ của một người bạn trước làm marketing một tờ báo. Người bạn này hiện đã nghỉ việc và tấm thẻ trên đã hết hạn từ năm 2018. Anh H. có xin người bạn tấm thẻ này để giữ làm kỷ niệm và giữ từ đó đến nay.Phạm Văn H. biết Phạm Ngọc T. cầm Thẻ cán bộ trên để quay clip trên xe ô-tô của H. nhưng không biết T. dùng clip đó để đăng lên mạng xã hội với nội dung không đúng sự thật.Kiểm chứng thông tin
https://nhandan.vn/xu-phat-co-gai-khoe-the-do-quyen-luc-di-khap-ha-noi-post658993.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:01:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:01:54", "tags": [ "kiểm chứng thông tin", "thông tin sai sự thật", "“thẻ đỏ quyền lực” đi khắp Hà Nội", "giãn cách xã hội" ] }