source
stringlengths
0
15
title
stringlengths
0
255
sapo
stringlengths
0
7.07k
cates
sequence
publish
unknown
text_content
stringlengths
0
43.7k
LĐTĐ
Lần đầu tiên có câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử
Câu lạc bộ này trực thuộc Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam, được thành lập với hy vọng sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
[ "Công nghệ", "CNTT - Viễn thông" ]
"2018-01-24T06:30:00"
Theo ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) nhận định, sau hơn 10 năm triển khai, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã trở thành một dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng và ngày càng phổ biến trong lĩnh vực khai, nộp thuế qua mạng, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử, hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử... góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Ảnh minh họa. Chữ ký số được xác định là giải pháp quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, tính xác thực trong các giao dịch điện tử. Đặc biệt, các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số mang tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như các hoạt động phát triển thương mại điện tử. Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT) đánh giá, sự ra đời Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam (VCDC) là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực chữ ký số, xác thực điện tử và giao dịch điện tử, đồng thời là cầu nối giữa các doanh nghiệp với chính quyền, với khách hàng để ứng dụng rộng rãi hơn dịch vụ chứng thực chữ ký số. Hiện, thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực số trên cả nước đang cung cấp cho khoảng 600.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng thực số với trên 70.000 chứng thư số đang hoạt động, chủ yếu trong các lĩnh vực kê khai thuế qua mạng, hải quan điện tử và bảo hiểm xã hội điện tử. Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam hiện tại có 7 thành viên sáng lập là Bkav, FPT, NACENCOMM, NEWCA, @SmartSign, Viettel-CA, VNPT. Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách BKAV được bầu làm Chủ nhiệm lâm thời của Câu lạc bộ. Theo Hiền Minh/ baochinhphu.vn
Thanh Niên
Thêm nhiều sai phạm tại dự án chống hạn 80 tỉ
Dự án thủy lợi ngăn mặn, chống hạn trị giá 80 tỉ đồng ở xã Nghi Vạn (H.Nghi Lộc, Nghệ An) bị phát hiện sai phạm nghiêm trọng từ khâu đấu thầu đến thiết kế và thi công.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-02T01:57:25"
Các tuyến kênh kẹp đường làng được thiết kế đào, đắp bằng thủ công khiến chi phí bị đội lên nhiều tỉ đồng - Ảnh K.Hoan Ngày 17.11.2017, Thanh Niên đăng bài điều tra về dự án ngăn mặn, chống hạn 80 tỉ đồng với nhiều sai phạm trong thiết kế và thi công khiến công trình bị đội vốn nhiều tỉ đồng. Sau khi báo đăng, UBND tỉnh Nghệ An đã lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện dự án này và phát hiện thêm nhiều sai phạm nghiêm trọng. "Đội vốn", làm giả hồ sơ để trúng thầu Ngày 6.5.2016, UBND huyện Nghi Lộc có văn bản đề xuất chủ trương đầu tư dự án “Nâng cấp trạm bơm và hệ thống kênh nội đồng xã Nghi Vạn” với khái toán tổng mức đầu tư 42 tỉ đồng (và 13 tỉ đồng trượt giá) để xây 2 trạm bơm, 8 km kênh mương tưới cho 320 ha lúa. Cùng ngày, trên cơ sở văn bản nói trên, Sở NN-PTNT Nghệ An có văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất bố trí vốn cho dự án này, nhưng mức đầu tư lên tới 80 tỉ đồng. Theo kết luận của thanh tra, trong cùng một ngày, cùng một nội dung, hạng mục đầu tư như nhau, nhưng văn bản của Sở NN-PTNT đã có sự chênh lệch rất lớn về số liệu khái toán, với tổng mức đầu tư vượt nhiều so với đề xuất ban đầu. Mặc dù sau đó, khi thực hiện, các hạng mục như trạm bơm, kênh tưới có tăng lên so với đề nghị của UBND huyện Nghi Lộc (xây mới và nâng cấp từ 4 trạm bơm, 18 km kênh mương bê tông, diện tích tưới 520 ha), nhưng khái toán tổng mức đầu tư của Sở NN-PTNT được xác định là không có cơ sở. Ngày 31.12.2016, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định cho phép chỉ định thầu đối với 2 gói thầu tư vấn khảo sát thiết kế (gói số 1) và tư vấn giám sát công trình (gói số 3). Tuy nhiên, theo kết luận của đoàn thanh tra, dự án này không có lệnh của cấp có thẩm quyền, do đó, quyết định cho phép chỉ định thầu đối với 2 gói thầu này của UBND tỉnh Nghệ An là không đúng quy định luật Đấu thầu. Đáng chú ý, cả 3 gói thầu của dự án đều bị thanh tra phát hiện làm giả hồ sơ năng lực để trúng thầu. Công ty CP TVXD Khang Hiền trúng chỉ định thầu gói khảo sát thiết kế, tuy nhiên, thanh tra xác định doanh nghiệp này đã làm giả hồ sơ năng lực kinh nghiệm, tài chính. Cụ thể, các hợp đồng tương tự mà doanh nghiệp này đã thực hiện cung cấp tại hồ sơ đấu thầu là không có thật, báo cáo tài chính cung cấp tại hồ sơ đấu thầu không phù hợp với quyết toán thuế. Gói thầu tư vấn giám sát được chỉ định cho Công ty CP TCT Tư vấn và Công thương Nghệ An và Công ty TVXD HDT cũng bị phát hiện làm giả hồ sơ năng lực. Riêng gói thầu xây lắp công trình có 4 doanh nghiệp mua hồ sơ dự thầu. Kết quả, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Anh (viết tắt là Công ty Hoàng Anh, đóng tại xã Nghi Vạn) trúng thầu, cũng bị phát hiện nhiều sai phạm như việc cung cấp hồ sơ về năng lực tài chính 3 năm (2014 - 2016) có nhiều thông tin khác hẳn bản lưu tại Chi cục Thuế huyện Nghi Lộc. Số liệu bị “bơm thổi” này được hợp thức hóa bởi các dấu chứng thực của UBND xã Nghi Vạn và xã Hưng Thịnh (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An)… Để thực hiện được dự án, theo quy định, nhà thầu phải có công trình thủy lợi đã thi công giá trị tối thiểu 36,4 tỉ đồng. Công ty Hoàng Anh cung cấp một hợp đồng đã thực hiện là công trình sửa chữa, nâng cấp kênh Hói Chèm ở thị xã Hoàng Mai giá trị 37 tỉ đồng, nhưng thực tế, gói thầu này chỉ 10,6 tỉ đồng. Cũng theo kết luận thanh tra, việc khảo sát, thiết kế (được chỉ định cho Công ty CP TVXD Khang Hiền thực hiện) không chính xác với thực tế hiện trường, nên đã đưa ra các biện pháp thi công và lập dự toán không phù hợp, khiến chi phí bị đội lên. Trong 28 tuyến kênh được thiết kế thi công bằng thủ công và vận chuyển bộ thì có 17 tuyến thi công và vận chuyển được bằng máy; dự án thi công mới hoàn toàn nhưng lập chi phí thiết kế theo đơn giá cải tạo, sửa chữa, làm chi phí bị đội lên… Thu hồi tiền tạm ứng, thực hiện lại dự án Sau khi phát hiện hàng loạt sai phạm nói trên, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu UBND huyện Nghi Lộc (chủ dự án) chấm dứt hợp đồng xây dựng đối với Công ty Hoàng Anh và chấm dứt hợp đồng giám sát với 2 đơn vị giám sát; lập lại dự toán để thẩm định, phê duyệt lại và xem xét giảm một số tuyến kênh để giảm chi phí dự án. Thanh tra kết luận những sai phạm xảy ra tại dự án này trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và yêu cầu UBND huyện Nghi Lộc phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm. Ngoài ra, đoàn thanh tra liên ngành còn đề nghị xem xét trách nhiệm của Sở NN-PTNT Nghệ An trong ban hành văn bản khiến dự án bị “thổi” từ 55 tỉ đồng lên 80 tỉ đồng, và bộ phận tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An ban hành văn bản chỉ định thầu 2 gói thầu thiết kế, giám sát, vi phạm luật Đấu thầu. Kết luận thanh tra cũng cho biết, đến nay, Công ty Hoàng Anh đã tạm ứng 35 tỉ đồng để thi công dự án. Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án huyện Nghi Lộc, khối lượng đã thực hiện đủ cơ sở nghiệm thu là hơn 12,3 tỉ đồng. UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu thu hồi lại số tiền nhà thầu đã tạm ứng chưa thi công để làm lại dự án. Khánh Hoan
Thanh Niên
'Hồn Trương Ba, da hàng thịt' bài hát về U.23 Việt Nam bằng tiếng Nhật
Một MV ca nhạc có hình ảnh đội tuyển U.23 Việt Nam đang lan tỏa trong cộng đồng vì giai điệu tiếng Nhật nhẹ nhàng, sâu lắng. Tuy nhiên, ca khúc gốc là Hana Wa Saku (Hoa sẽ nở), không liên quan gì đến chuyện cổ vũ các cầu thủ.
[ "Giải trí", "Âm nhạc" ]
"2018-02-05T07:32:00"
Nhiều MV ca nhạc ăn theo hiệu ứng U.23 Việt Nam Trong MV (music video) đang được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, người nghe thấy những hình ảnh cầu thủ Việt Nam trong trận chung kết gặp Uzbekistan, những biển người hâm mộ xem bóng đá tại khắp nơi ở Việt Nam, giọt nước mắt của cả cầu thủ và người hâm mộ khi Việt Nam chỉ giành ngôi á quân châu Á... MV này cũng dễ khiến người xem hiểu lầm, là một sáng tác dành riêng cho U.23 Việt Nam, khi ở dưới cũng có phụ đề lời Việt: “Khi những chiến binh bước ra sân cỏ. Họ mang theo tất cả niềm tin, hy vọng của nhân dân Việt Nam. Tuyết rơi dày đặc...”. [VIDEO] MV SỬ DỤNG CA KHÚC TIẾNG NHẬT HANA WA SAKU NHƯNG HÌNH ẢNH VÀ PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT VỀ U.23 VIỆT NAM "Xót xa khi bị đội bạn dẫn trước. Nhưng lại được vỡ òa khi những bàn tay ấy cào tuyết. Để Quang Hải làm cho cả dân tộc bật khóc. Giọt nước mắt hạnh phúc lại rơi... Chỉ còn vài trăm giây nữa loạt sút luân lưu sẽ mang đến cơ hội vô địch nhưng lần này may mắn đã không mỉm cười...". "Hoa đã nở. Chắc chắn sẽ còn nở. Như cách những người Việt xa xứ mạnh mẽ ngồi bên nhau. Việt Nam vô địch trong trái tim mọi người. Những người hùng, các em đã vất vả rồi. Về thôi. Cả đất nước đang chờ!". Nhiều người đã hiểu lầm đây là một ca khúc được sáng tác bởi tác giả người Nhật và do nữ ca sĩ Nhật Bản thể hiện, vì tình yêu với đội tuyển U.23 Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế ca khúc tiếng Nhật trên là "Hana Wa Saku" (Hoa sẽ nở). Đây là bài hát kỷ niệm 1 năm sau sự kiện Nhật Bản bị thảm họa kép, động đất, sóng thần vào năm 2011. Ca khúc được góp giọng bởi 34 ca sĩ, diễn viên, vận động viên tới từ tỉnh Miyagi, Iwate, và Fukushima - 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất sau thảm họa. Chị Trần Thị Hạnh Lê, giáo viên dạy tiếng Nhật tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh đã xem MV trên và khẳng định với Thanh Niên : "Ca khúc mà nữ ca sĩ đang hát là Hana Wa Saku, không hề đề cập đến nội dung U.23 Việt Nam hay thể thao Việt Nam". Chạy theo trào lưu ca ngợi U.23 Việt Nam, những ngày qua có rất nhiều người hâm mộ chế lời các ca khúc nổi tiếng, để tạo thành các MV mong có được sự quan tâm của cư dân mạng. Tuy nhiên, việc lấy một ca khúc Nhật sáng tác cho sự kiện thảm họa kép của đất nước Mặt trời mọc, để chế lời về U.23 Việt Nam đang khiến nhiều người hâm mộ tức giận. [VIDEO]: BÀI HÁT HANA WA SAKU Một phần lời Việt của Hana Wa Saku được tạm dịch: Người có nghe làn gió xuân về trên con đường tuyết trắng Thổi vào hồn tôi hình bóng quê nhà đã mãi cách xa Tôi thật sự muốn đổi thay sau tháng ngày mông mơ ảo tưởng Niềm tin không suy cạn trông ngóng gặp lại người thân thương ... Hoa sẽ lại đâm chồi và bừng nở Vì người một ngày sẽ bước đến nhân gian Hoa sẽ lại đâm chồi và bừng nở Vì người một ngày sẽ biết đến yêu thương. Thiên Hà
VnMedia
Ionah Show sẽ khắc họa một mùa xuân rực rỡ tại lễ hội hoa Hạ Long
(VnMedia)- Những ngày này, từ khóa cho các tín đồ du lịch và những người yêu hội hè là Lễ hội 'Kỳ quan muôn sắc hoa' đang diễn ra tưng bừng tại Sun World Halong Complex ngay bên vịnh Hạ Long.
[ "Văn hóa", "Du lịch" ]
"2018-02-01T09:43:00"
Khai trương cuối tuần qua, Sun World Halong Complex từ sáng sớm tới tối khuya lúc nào cũng nườm nượp các nam thanh nữ tú xúng xính váy áo tới tham quan lễ hội hoa lớn nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Cả một “rừng hoa” nở bên vịnh Hạ Long với nhiều loại đặc sắc như hồng tỉ muội nữ hoàng, cẩm tú cầu… đưa du khách đến với những không gian ngợp ngời sắc xuân. Dường như Tết đã rộn ràng ngay lúc này, nơi thành phố di sản. Không cần phải ghen tị với các bạn trẻ ở Nghệ An, giờ đây ngay giữa Hạ Long các tín đồ “sống ảo” có thể check-in khu vườn hoa hướng dương rộng 1.500m2 và tha hồ khiến bè bạn ghen tị với những bức hình không thể chất và lãng mạn hơn nữa. Con đường hoa tử đằng cũng là địa điểm đốn tim du khách. Những chùm hoa mang sắc tím, sắc hồng hòa vào nhau, buông rủ, tạo nên một bầu trời hoa vô cùng lãng mạn. Lễ hội tạo dựng bên vịnh Hạ Long 7 kỳ quan thế giới được kết tạo từ những sắc hoa rực rỡ. Sắc trắng tím điểm xuyết trên kết cấu kim loại biểu tượng cho Tháp Eiffel nơi kinh đô ánh sáng Paris. Những bồn trạng nguyên, những chậu hoa giấy được bài trí dọc theo Vạn Lý Trường Thành- biểu tượng của Trung Hoa. Bên cạnh đó là Tượng Nữ thần Tự do (Mỹ), Đấu trường Colosseum (Ý), Đồng hồ Bigben (Anh), Nhà hát Opera Sydney (Australia). Ngao du năm châu bốn biển trong một hành trình với lễ hội “Kỳ quan muôn sắc hoa”- hẳn là chưa từng có ở nơi nào cho bạn một chuyến đi kỳ thú như thế. Chưa hết, nơi đây còn có một kỳ quan thứ 8 là Đại cảnh Mặt trời Hạ Long- bông hoa hướng dương khổng lồ với những cánh hoa bằng vải được kết may khéo léo có đường kính lên tới 8 mét, vươn cao đón nắng, gió vịnh di sản. Chiêm ngưỡng và check-in với hoa thôi ư? “Kỳ quan muôn sắc hoa” đâu đơn giản thế. Mỗi tuần, tổ hợp công viên giải trí còn chiêu đãi du khách một món ăn nghệ thuật mới. Hai ngày cuối tuần (3/2 và 4/2) tới đây, đừng quên ghé nơi đây để hòa mình vào không gian nghệ thuật siêu thực Ionah với 2 suất diễn lúc 17h30 và 20h00. Ionah show đặc biệt này sẽ đưa bạn lạc vào một thế giới lung linh và rực rỡ sắc màu của thiên nhiên mùa xuân với hoa lá, bướm, ong... rộn ràng cùng những màn trình diễn nghệ thuật ảo diệu mà ở trung tâm của ionah show là Hà Nội, không phải muốn xem là có thể mua được vé. Chơi lễ hội hoa thôi thì có nghĩa là bạn mới chỉ biết một nửa về sự thú vị của Sun World Halong Complex- nơi diễn ra lễ hội. Hãy thử vi vu cáp treo ngắm vịnh từ trên cao, vui quên giờ về trong khu vui chơi trong nhà hoặc là lạc lối ở một lễ hội khác nơi vườn Nhật với lễ hội ánh sáng kéo dài đến hết ngày 14/02, sẽ thấy thế giới này quả thực là đến rồi chẳng muốn về. Nếu muốn thử cảm giác mạnh, nhớ trải nghiệm hơn 30 trò chơi ngoài trời hiện đại hàng đầu ở Dragon Park, đảm bảo bạn thấy một ngày ở lễ hội thôi là chưa đủ. Quần thể vui chơi giải trí đẳng cấp nhất miền Bắc này còn đang có chương trình lì xì vô cùng hấp dẫn: tặng ngay vé cáp treo và vé vào cửa công viên giải trí Dragon Park cho du khách trẻ em có chiều cao dưới 1m30. Tổng trị giá quà tặng lên tới 400.000 đồng. Được vui chơi miễn phí lại còn có quà, chần chừ gì nữa mà không đi lễ hội hoa Hạ Long chứ? Huyền Thanh
ĐS&PL
Nhóm Thanh tra giao thông Cần Thơ nhận 'bảo kê' hơn 4 tỷ đồng hầu tòa
Sáng 21/6, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm 7 Thanh tra giao thông Cần Thơ và 2 "cò" về tội Nhận hối lộ 4,1 tỷ đồng.
[ "Pháp luật" ]
"2017-06-21T03:35:00"
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 21/6, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nhận hối lộ của nhóm thanh tra giao thông (TTGT) Sở GTVT TP Cần Thơ từ năm 2013-2016. 7 bị cáo nguyên là cán bộ TTGT bị đưa ra xét xử về tội nhận hối lộ gồm: Dương Minh Tâm - nguyên phó chánh TTGT, Đoàn Vũ Duy - nguyên đội trưởng đội TTGT số 11, Võ Hoàng Anh - nguyên đội trưởng đội TTGT số 3, Lý Hoàng Minh - nguyên đội phó đội TTGT số 3, Nguyễn Trần Lưu - nguyên đội trưởng đội TTGT quận Thốt Nốt, Hồ Công Thiện - nguyên đội phó đội TTGT huyện Phong Điền và Trần Lập Pháp - nguyên cán bộ đội TTGT quận Cái Răng. Cùng bị xét xử với nhóm TTGT trên là hai “cò” Nguyễn Văn Cần và Trần Tường An. 7 cán bộ TTGT và 2 “cò” liên quan đến vụ án tại phiên tòa - Ảnh: Vietnamnet Trong đó, Dương Minh Tâm, Đoàn Vũ Duy, Võ Hoàng Anh cùng “cò” Cần, An bị truy tố tội nhận hối lộ có khung hình phạt lên đến tử hình. Các bị can còn lại bị truy tố với khung hình phạt từ 15 đến 20 năm tù. Vnexpress trích dẫn cáo trạng thể hiện, nhóm Thanh tra giao thông lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của 135 tổ chức, cá nhân ngành vận tải từ Đồng Nai đến khắp các tỉnh thành miền Tây. Họ đã nhận tổng cộng 4,1 tỷ đồng để không kiểm tra, không lập biên bản hoặc xử nhẹ lỗi vi phạm của các xe. Trong đó, Đoàn Vũ Duy (Trưởng đội 11, phụ trách quận Bình Thủy) nhận hối lộ gần 2,8 tỷ của 57 nhà xe. Phó chánh thanh tra Dương Minh Tâm nhận hơn 400 triệu đồng của 13 doanh nghiệp. 5 cán bộ còn lại nhận từ 25 đến 540 triệu đồng... Cần và An có hành vi cấu kết với các cán bộ Thanh tra giao thông rồi móc nối, o ép để các nhà xe chung tiền, sau đó nộp lại cho các cán bộ này. Trong đó, Cần nhận 2,6 tỷ đồng của 50 nhà xe, An thu giúp cho Duy gần 350 triệu đồng. Hồi giữa tháng 7/2016, Phó đội thanh tra giao thông số 3 Lý Hoàng Minh bị bắt quả tang khi thu tiền bảo kê hàng loạt nhà xe ở quận Ninh Kiều. Tiếp đó Duy, Võ Hoàng Anh (trưởng đội 3) và "cò" Nguyễn Văn Cần bị khởi tố. Hai tháng sau đến lượt nguyên Phó chánh thanh tra Dương Minh Tâm bị bắt. Đến cuối năm, Nguyễn Trần Lưu; Hồ Công Thiện; Trần Lập Pháp cùng "cò" Trần Tường An bị khởi tố. Để phục vụ quá trình xét xử, tòa triệu tập hàng trăm bị hại và người có quyền lợi, trách nhiệm liên quan. Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 3 ngày. Điều 279. Tội nhận hối lộ (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ năm 2009): 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội nhiều lần; d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt; e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo (Tổng hợp) Cự Giải
KTĐT
Bên trong lễ hội 'vạn người mê' tại Hạ Long, vô vàn điều bí ẩn
Mách bạn một địa chỉ để có thể hóa giải mọi ưu phiền giận dỗi của nàng- đó Lễ hội Kì quan muôn sắc hoa đang diễn ra tại Sun World Halong Complex, Hạ Long.
[ "Văn hóa", "Du lịch" ]
"2018-02-01T11:00:00"
Đặc biệt, cuối tuần này tại Lễ hội còn có show Ionah cực kỳ hấp dẫn nữa, đảm bảo nếu được tặng quà này, nàng không thể không ngưỡng mộ sự tinh tế của bạn. Kết hợp giữa xiếc, múa, hài kịch và công nghệ sân khấu hàng đầu, Ionah show đã từng làm cho lớp lớp khán giả Hà Nội mê mẩn. Giá vé của show nghệ thuật đỉnh cao này ở Hà Nội không dành cho số đông. Nhưng nếu đến Hạ Long cuối tuần này, trong hai ngày 3/2 và 4/2, vào hai khung giờ 17h30 và 20h00, bạn chỉ cần dắt gấu đi thôi. Trong lúc chờ đợi những chương trình nghệ thuật đỉnh cao, hãy dẫn nàng đi dạo trong rừng hoa, hoặc “vòng quanh thế giới” để chiêm ngưỡng các kì quan thiên nhiên độc đáo được dựng và kết tạo cầu kì từ hoa. Nhớ giúp nàng check in thật đỉnh đấy nhé! Nhà hát Opera Sydney phiên bản Sun World Halong Complex được décor với ngàn bông hoa hướng dương vàng rực và thảm cỏ xanh mướt. Nếu “gấu” của bạn có tâm hồn nghệ sĩ, đứng trước nhà hát bằng hoa này, biết đâu bạn lại được nàng tặng ngay một tình khúc lãng mạn thì sao? Còn nếu nàng thuộc tuýp người lãng mạn, thanh lịch, hãy đưa nàng đến với nước Anh xinh đẹp, ngắm biểu tượng tháp đồng hồ Big Ben được kết bằng hàng trăm bông lan hồ điệp tím biếc… Hoặc dẫn nàng đến nước Pháp hào hoa, chụp cho nàng những bức ảnh ngọt ngào bên tháp Eiffel độc nhất vô nhị được dựng công phu, cầu kì từ những bông hoa giấy đan xen sắc màu. Đảm bảo, giống như nhiều cô nàng đã check-in Lễ hội hoa lớn nhất vịnh Bắc bộ này, nàng sẽ thích mê tơi. Còn nếu nàng là tuýp người hiện đại, yêu thích sự sôi động, “nước Mỹ tại Sun World Halong Complex” hẳn là khu vực bạn nhất định phải đưa nàng tới, để nàng thỏa sức vẫy vùng cùng những vũ điệu bốc lửa, quyến rũ của các vũ công châu Âu đến từ Khu du lịch Sun World Ba Na Hills. Đứng dưới chân tượng Nữ thần tự do này, thấy như thể đã chạm tới ước mơ được đặt chân tới nước Mỹ xa xôi. Một trong những khu vực “được lòng” tất cả du khách đủ mọi lứa tuổi, giới tính, chính là vườn hoa hướng dương trải rộng trên diện tích tới 1.500m2 được tạo nên bởi hàng ngàn bông hoa, thắp sáng cả một góc trời bởi sắc vàng rực rỡ, xóa tan cái lạnh giá của những ngày cuối năm. Đại cảnh Tết Mậu Tuất cao tới 6 mét, với nhân vật chính là những chú chó ngộ nghĩnh được kết từ hơn 11.000 cụm hoa, hay bông hoa hướng dương khổng lồ với đường kính tới 8 mét cũng trở thành background “không góc chết” tại Lễ hội Kì quan muôn sắc hoa. “Đúng là không hổ danh Lễ hội hoa đỉnh nhất Miền Bắc, một người vốn không thích chụp ảnh như tôi cũng phải rút điện thoại ra”, Hoàng Linh- du khách đến từ Thanh Hóa chia sẻ. Ngay tuần đầu tiên diễn ra, chủ đề “Thế giới quanh ta” của lễ hội đã đốt nóng không gian Hạ Long, với những màn trình diễn carnival tưng bừng của các nghệ sỹ đến từ Bà Nà Hills, những bản hit ngập không khí lễ hội của ban nhạc đường phố, những màn trình diễn trang phục truyền thống các nước và những hoạt động đón Tết trên thế giới. Lạc giữa không gian lễ hội đó, cứ ngỡ đang được vòng quanh thế giới đón Tết khắp năm châu. Các tuần lễ tiếp theo của lễ hội, mỗi tuần sẽ mang một chủ đề với hàng loạt các chương trình biểu diễn nghệ thuật, hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, đa dạng. Với các cặp đôi đang mải miết tìm kiếm một không gian đủ lạ, đủ vui và thừa độc đáo, Lễ hội Kỳ quan muôn sắc hoa là sự lựa chọn số 1. Tất nhiên, với các gia đình, đây cũng là sự kiện mà cả nhà đều tìm thấy niềm vui thích. Lễ hội sẽ kéo dài đến 20/2/2018, tức mồng 5 Tết và đảm bảo với bạn, tuần nào đến đây cũng đều có sự kiện mới lạ. Lệ Thúy
Doanh Nghiệp
Vì sao phó thanh tra giao thông Cần Thơ bị bắt?
Công an TP Cần Thơ đã bắt khẩn cấp, khám xét nơi ở đối với ông Bùi Văn Minh, người này bị cáo buộc đã có hành vi Nhận hối lộ với số tiền gần 400 triệu đồng.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-28T04:21:49"
Chiều 27/7, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi ở đối với ông Bùi Văn Minh (thường gọi là Minh Đen, 35 tuổi, ngụ quận Cái Răng), nguyên Phó chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ, theo tin tức trên báo Zing news. Bùi Văn Minh nghe đọc lệnh bắt. Ảnh: Công an cung cấp. Quá trình khám xét, cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều tài liệu phục vụ công tác điều tra. Theo cơ quan điều tra, trong thời gian đảm nhận chức vụ phó chánh thanh tra, Minh đã nhận hối lộ của 2 doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP Cần Thơ với số tiền 370 triệu đồng. Ông Minh nằm trong danh sách 11 cán bộ thuộc Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ bị Giám đốc Sở GTVT luân chuyển công tác từ Thanh tra giao thông (TTGT) sang công tác văn phòng vào ngày 9/9/2016 theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Liên quan đến vụ án, hôm 11/7, TAND TP Cần Thơ đã xét xử 7 cựu thanh tra giao thông cùng 2 "cò" về hành vi Nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng, báo Vnexpress đưa tin. Đoàn Vũ Duy (nguyên Trưởng đội 11) lĩnh án chung thân; Dương Minh Tâm (nguyên Phó chánh thanh tra giao thông) nhận 10 năm tù; Võ Hoàng Anh (nguyên Trưởng đội 3) 15 năm tù; Lý Hoàng Minh (nguyên Phó đội 3) lĩnh 9 năm tù. "Cò" Nguyễn Văn Cần nhận 20 năm tù, ba cán bộ khác và "cò" Trần Tường An cùng nhận 7 năm tù. Theo cáo trạng, nhóm thanh tra giao thông lợi dụng chức vụ, quyền hạn móc nối với "cò" nhận tiền của 135 tổ chức, cá nhân ngành vận tải từ Đồng Nai đến khắp các tỉnh thành miền Tây. Họ đã nhận tổng cộng 4,1 tỷ đồng để không kiểm tra, không lập biên bản hoặc xử nhẹ lỗi vi phạm của các xe. Trong số này, Duy nhận hối lộ số tiền lớn nhất - gần 2,8 tỷ đồng; Tâm nhận hơn 400 triệu đồng của 13 doanh nghiệp; 5 cán bộ còn lại nhận từ 25 đến 540 triệu đồng... Trân Châu (Tổng hợp theo báo Zing news, Vnexpress)
Pháp Luật VN
Xét xử nhóm Thanh tra giao thông 'làm luật' doanh nghiệp
Sáng nay (21/6), TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án nhận hối lộ tiền tỷ của các Thanh tra Giao thông (TTGT) TP Cần Thơ.
[ "Pháp luật" ]
"2017-06-21T08:09:00"
Viện kiểm sát nhân dân TP Cần Thơ truy tố 9 bị cáo, trong đó có 7 TTGT bao gồm: Dương Minh Tâm (37 tuổi), nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ; Đoàn Vũ Duy (39 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy; Võ Hoàng Anh (35 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt; Lý Hoàng Minh (32 tuổi), nguyên Đội phó TTGT TP Cần Thơ; Hồ Công Thiện (40 tuổi), nguyên Phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền; Trần Lập Pháp (31 tuổi), nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng và 2 “cò” nhận hối lộ là Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và Trần Tường An (39 tuổi, quận TP Cần Thơ) về hành vi “Nhận hối lộ” Theo cáo trạng, lợi dụng việc được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ, từ năm 2013 đến năm 2016, nhóm 7 TTGT nói trên đã cấu kết với hai đối tượng Cần, An thỏa thuận với một số doanh nghiệp có nhà xa hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông. Hàng tháng hoặc từng lần vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị cáo nói trên, với số tiền ít nhất là 1 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 28 triệu đồng/tháng. Các đối tượng này đã nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng. Cụ thể: Dương Minh Tâm đã nhận của 13 cá nhân, doanh nghiệp với số tiền trên 413 triệu đồng; Võ Hoàng Anh đã nhận của 33 cá nhân, doanh nghiệp với số tiền trên 536 triệu đồng; Lý Hoàng Minh đã nhận của 33 doanh nghiệp, cá nhân với số tiền trên 239 triệu đồng; Hồ Công Thiện nhận của 1 doanh nghiệp với số tiền 25 triệu đồng; Trần Lập Pháp đã nhận của 10 cá nhân, doanh nghiệp với số tiền trên 47 triệu đồng, Nguyễn Trần Lưu đã nhận của 2 cá nhân với số tiền 26 triệu đồng. Trong đó, Đoàn Vũ Duy nhận hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 2,799 tỉ đồng của 57 doanh nghiệp Đối với Nguyễn Văn Cần giúp cho Đoàn Vũ Duy liên hệ một số doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải đặt vấn đề chi tiền hàng tháng, theo dõi chi tiền tháng và mở 6 tài khoản để nhận tiền của 50 cá nhân, doanh nghiệp với số tiền trên 2,7 tỷ đồng đưa lại cho Duy và được hưởng lợi 71 triệu đồng. Đối với Trần Trường An đã mở 2 tài khoản nhận tiền của 5 cá nhân, doanh nghiệp chuyển tiền cho Duy số tiền 53 triệu đồng và nhận tiền từ tài khoản của Cần đưa lại cho Duy. Như vậy, An phải chịu trách nhiệm vai trò đồng phạm giúp sức với Duy và Cần. Như vậy có 120 doanh nghiệp, cá nhân đã đóng “hụi chết” cho các TTGT. Theo cáo trạng, hành vi trên của các bị cáo đã phạm tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 279 Bộ luật Hình sự. Đồng thời trực tiếp xâm phạm đến hoạt động và uy tín của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về phiên tòa xét xử vụ án này. Đình Thương
ĐS&PL
Bắt nguyên phó chánh Thanh tra GTVT Cần Thơ
Ông Bùi Văn Minh, nguyên phó chánh Thanh tra Sở GTVT Cần Thơ bị bắt để điều tra tội "nhận hối lộ".
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-27T13:45:00"
Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn thông tin từ đại tá Trần Ngọc Hạnh, giám đốc Công an TP Cần Thơ chiều 27/7, cho biết Cảnh sát điều tra Công an TP vừa bắt khẩn cấp ông Bùi Văn Minh, nguyên phó chánh Thanh tra Sở GTVT, để điều tra tội "nhận hối lộ". Theo công an, ông Minh dấu hiệu liên quan đến đường dây đưa - nhận hối lộ của các thanh tra giao thông - Sở GTVT Cần Thơ. Riêng bản thân ông Minh có dấu hiệu nhận khoảng 400 triệu đồng của các doanh nghiệp để bỏ qua các lỗi vi phạm. Phóng to Ông Bùi Văn Minh bị bắt khẩn cấp - Ảnh: Tri thức trực tuyến Theo báo Dân trí , sau khi khởi tố vụ án, bắt tạm giam 7 cán bộ TTGT và 2 đối tượng “cò” (TAND TP Cần Thơ, vừa đưa ra xét xử sơ thẩm), thì Minh “lọt sổ” và được điều về Văn phòng Sở GTVT TP Cần Thơ. Sau đó, lại tiếp tục được chuyển về Ban điều hành vận tải công cộng cho đến ngày bị bắt. Qua củng cố hồ sơ, đến nay cơ quan CSĐT đã xác định, ông Minh có hành vi nhận hối lộ của 2 doanh nghiệp với số tiền như trên. Báo VnExpress thông tin thêm, liên quan đến vụ án, ngày 11/7, TAND TP Cần Thơ đã xét xử 7 cựu thanh tra giao thông cùng 2 "cò" về hành vi Nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng. Phóng to Sở GTVT TP.Cần Thơ - Ảnh: Dân Việt Đoàn Vũ Duy (nguyên Trưởng đội 11) lĩnh án chung thân; Dương Minh Tâm (nguyên Phó chánh thanh tra giao thông) nhận 10 năm tù; Võ Hoàng Anh (nguyên Trưởng đội 3) 15 năm tù; Lý Hoàng Minh (nguyên Phó đội 3) lĩnh 9 năm tù. "Cò" Nguyễn Văn Cần nhận 20 năm tù, ba cán bộ khác và "cò" Trần Tường An cùng nhận 7 năm tù. Theo cáo trạng, nhóm thanh tra giao thông lợi dụng chức vụ, quyền hạn móc nối với "cò" nhận tiền của 135 tổ chức, cá nhân ngành vận tải từ Đồng Nai đến khắp các tỉnh thành miền Tây. Họ đã nhận tổng cộng 4,1 tỷ đồng để không kiểm tra, không lập biên bản hoặc xử nhẹ lỗi vi phạm của các xe. Trong số này, Duy nhận hối lộ số tiền lớn nhất - gần 2,8 tỷ đồng; Tâm nhận hơn 400 triệu đồng của 13 doanh nghiệp; 5 cán bộ còn lại nhận từ 25 đến 540 triệu đồng... Điều 279. Tội nhận hối lộ (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009): 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây hậu quả nghiêm trọng; b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội nhiều lần; d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt; e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo (Tổng hợp)
Zing
Dắt tay nhau đi khắp thế gian chỉ trong tích tắc
Tại lễ hội 'Kỳ quan muôn sắc hoa' đang diễn ra tại Sun World Halong Complex, các cặp đôi và khách tham quan sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hàng loạt kỳ quan của thế giới.
[ "Văn hóa", "Du lịch" ]
"2018-02-01T11:00:00"
Ngoài các hoạt động trưng bày, cuối tuần này lễ hội “Kỳ quan muôn sắc hoa” còn mang đến show Ionah hấp dẫn. Kết hợp giữa xiếc, múa, hài kịch và công nghệ sân khấu hàng đầu, Ionah show từng làm cho lớp lớp khán giả Hà Nội mê mẩn. Giá vé của show nghệ thuật đỉnh cao này ở Hà Nội không dành cho số đông. Nhưng nếu đến Hạ Long trong hai ngày 3, 4/2 vào hai khung giờ 17h30 và 20h, du khách sẽ không phải trả thêm khoản phí nào. Trong lúc chờ đợi những chương trình nghệ thuật đỉnh cao, các cặp đôi có thể đi dạo trong rừng hoa hoặc “vòng quanh thế giới” chiêm ngưỡng các kỳ quan thiên nhiên độc đáo, được dựng và kết tạo cầu kỳ từ muôn vàn loài hoa. Nhà hát Opera Sydney phiên bản Sun World Halong Complex được trang trí với nghìn bông hoa hướng dương vàng rực và thảm cỏ xanh mướt. Nếu “gấu” của bạn có tâm hồn nghệ sĩ, đứng trước nhà hát bằng hoa này, biết đâu bạn lại được nàng tặng ngay một tình khúc lãng mạn? Nếu nàng thuộc tuýp người lãng mạn và thanh lịch, hãy đưa nàng đến với nước Anh xinh đẹp, ngắm biểu tượng tháp đồng hồ Big Ben được kết bằng hàng trăm bông lan hồ điệp tím biếc. Tại mô hình tháp Eiffel của nước Pháp hào hoa, các cặp đôi sẽ có được những bức ảnh ngọt ngào bên tiểu cảnh được dựng công phu từ những bông hoa giấy đan xen sắc màu. Còn nếu nàng là tuýp người yêu thích sự sôi động, “nước Mỹ tại Sun World Halong Complex” hẳn là khu vực bạn nhất định phải đưa nàng tới để đắm mình cùng những vũ điệu bốc lửa, quyến rũ của các vũ công nước ngoài đến từ khu du lịch Sun World Ba Na Hills. Đứng dưới chân tượng nữ thần tự do, nhiều người hẳn sẽ thấy như đã chạm tới ước mơ Mỹ xa xôi. Một trong những khu vực được lòng du khách đủ lứa tuổi, giới tính chính là vườn hoa hướng dương trải rộng trên diện tích tới 1.500 m2, tạo nên bởi hàng nghìn bông hoa, thắp sáng cả một góc trời bởi sắc vàng rực rỡ, xóa tan cái lạnh giá của những ngày cuối năm. Đại cảnh Tết Mậu Tuất cao tới 6 m, với nhân vật chính là những chú chó ngộ nghĩnh được kết từ hơn 11.000 cụm hoa, hay bông hoa hướng dương khổng lồ với đường kính tới 8 m cũng trở thành hậu cảnh “không góc chết” tại lễ hội “Kỳ quan muôn sắc hoa”. “Không hổ danh là lễ hội hoa của Sun Group, một người vốn không thích chụp ảnh như tôi cũng phải rút điện thoại ra”, Hoàng Linh, du khách đến từ Thanh Hóa chia sẻ. Ngay tuần đầu tiên diễn ra, chủ đề “Thế giới quanh ta” của lễ hội đã đốt nóng không gian Hạ Long với những màn trình diễn carnival tưng bừng của các nghệ sĩ, những bản hit ngập không khí lễ hội của ban nhạc đường phố, những màn trình diễn trang phục truyền thống các nước và các hoạt động đón Tết trên thế giới. Lạc giữa không gian lễ hội, du khách ngỡ đang được vòng quanh thế giới đón Tết khắp 5 châu. Các tuần lễ tiếp theo của lễ hội, mỗi tuần sẽ mang một chủ đề với hàng loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật, hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, đa dạng. Với các cặp đôi đang mải miết tìm kiếm một không gian đủ lạ, đủ vui và thừa độc đáo, lễ hội “Kỳ quan muôn sắc hoa” là sự lựa chọn đáng cân nhắc. Tất nhiên với các gia đình, đây cũng là sự kiện nơi mọi thành viên tìm thấy niềm vui. Lễ hội sẽ kéo dài đến 20/2 (mồng 5 Tết), với nhiều sự kiện mới được giới thiệu mỗi tuần. Sơn Trà
Đất Việt
Các thương hiệu hàng đầu thế giới đổ bộ vào Quảng Ninh
Vào tháng 8/2017, chủ đầu tư dự án Times Garden Hạ Long đã ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật với đối tác Swiss-Belhotel International.
[ "Nhà đất" ]
"2018-01-31T08:00:00"
Vào tháng 8/2017, chủ đầu tư dự án Times Garden Hạ Long đã ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật với đối tác Swiss-Belhotel International, tập đoàn quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao Quốc tế với kinh nghiệm quản lý 145 dự án cao cấp tại 21 quốc gia. Các thương hiệu hàng đầu thế giới đổ bộ vào Quảng Ninh Sau 5 tháng nghiên cứu - phối hợp cùng các chuyên gia và tư vấn hàng đầu thế giới, vừa qua, tại khách sạn J.W Marriott Hanoi, hai bên tiếp tục ký kết hợp đồng quản lý và vận hành khách sạn Swiss-Belhotel Suites & Residences Ha Long Bay theo tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. Swiss-Belhotel Suites & Residences Ha Long Bay nằm trong tổ hợp Times Garden Hạ Long, một dự án tâm điểm nằm ngay kế bên Cột Đồng Hồ, biểu tượng nằm ở trung tâm thành phố . Ngoài công trình khách sạn đẳng cấp, dự án còn bao gồm dãy nhà phố thương mại nằm giữa hai con đường sầm uất bậc nhất Hạ Long: phố 24/5 và phố Lê Thánh Tông. Dự án sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2018 và góp cho ngành du lịch thành phố Hạ Long với gần 400 phòng khách sạn và căn hộ theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Bên cạnh đó, Times Garden Hạ Long cũng ký hợp tác với Tam Sơn Fashion, nhà phân phối chính thức của các thương hiệu hàng đầu thế giới như Kenzo, Hugo Boss, Bang & Olufsen. Các nhãn hàng này sẽ được đưa tới các cửa tiệm sang trọng trên khu phố đi bộ của Times Garden Hạ Long, tạo nên một thiên đường mua sắm trong mơ. Đồng thời, thông qua hợp tác giữa chủ đầu tư và Tam Sơn Yachting, văn phòng đại diện của nhà sản xuất du thuyền nổi tiếng nước Pháp Beneteau Group cũng sẽ xuất hiện tại Times Garden Hạ Long. Kết hợp giữa nghệ thuật quản lý khách sạn bậc thầy châu Âu, vẻ đẹp văn hóa - tự nhiên tuyệt tác Á Đông cùng các tiện nghi cao cấp, Swiss-Belhotel Suites & Residences Ha Long Bay nói riêng và dự án Times Garden Hạ Long nói chung là một điểm đến đẳng cấp, hấp dẫn giữa lòng thành phố Hạ Long cho nhà đầu tư, khách du lịch và cả những tìn đồ của các mặt hàng xa xỉ. Thu Hòa
Thanh Niên
Facebook thâu tóm công ty cung cấp xác thực ID
Công ty xác thực ID - Confirm.io, vừa công bố trên trang web chính thức của mình rằng họ đã được mua lại bởi Facebook, và điều này cũng đã được đại diện công ty mạng xã hội xác nhận.
[ "Công nghệ", "CNTT - Viễn thông" ]
"2018-01-26T00:56:00"
Công nghệ xác thực của Confirm.io sẽ giúp Facebook bảo vệ người dùng tốt hơn - Ảnh: AFP Theo Neowin , trong tuyên bố của Confirm.io, công ty nói rằng nhiệm vụ của hãng khi ra mắt chính là trở thành một nền tảng xác minh đáng tin cậy trên thị trường, nơi nhiều dịch vụ xác minh khác xuất hiện. Giờ đây công ty đã sẵn sàng thực hiện những bước tiến tiếp theo bằng cách phối hợp với Facebook. Cũng theo xác nhận của Confirm.io, trong thời gian chờ đợi giao dịch hoàn tất, tất cả các sản phẩm phần mềm xác thực ID hiện tại của hãng sẽ bị loại bỏ. Facebook cũng không nói rõ về chi tiết giao dịch ngoại trừ xác nhận thông tin cho biết rất vui mừng với sự xuất hiện của Confirm.io. Hãng kỳ vọng công nghệ và chuyên môn của Confirm.io sẽ giúp Facebook tăng cường khả năng bảo vệ an toàn cho cộng đồng công nghệ. Được biết, Confirm.io là một công ty uy tín trong việc cấp công nghệ chứng thực ID cho các cấp chính phủ. Bên cạnh đó hãng này cũng đang nghiên cứu các công nghệ sinh trắc học và dự án nhận dạng khuôn mặt khác. Việc Facebook mua lại Confirm.io được cho là sẽ đưa toàn bộ đội ngũ nhân viên công ty về với Facebook. Chưa có số liệu chính xác là bao nhiêu nhưng danh sách liên kết LinkedIn cho thấy họ có khoảng 50 nhân viên. Thâu tóm Confirm.io là hành động được Facebook đưa ra nhằm cố gắng cung cấp bảo mật tốt hơn cho người dùng của họ trong trường hợp tài khoản bị khóa. Trước đây, công ty đã yêu cầu người dùng gửi bản sao ID như bằng lái xe để xác minh danh tính. Facebook cũng đang xem xét khả năng cho phép người dùng xác định mình thông qua hình ảnh selfie. Bất kể mua lại Confirm.io với lý do gì đi chăng nữa, sẽ rất thú vị nếu thấy công nghệ của Confirm.io xuất hiện trong bất kỳ sản phẩm nào của công ty trong tương lai gần.
VnMedia
Bắt 'xới bạc' do người phụ nữ tuổi trung niên tổ chức
Các đối tượng trên khai nhận Nguyễn Thị Bích Thủy là người sắp xếp địa điểm đánh bạc, đồng thời mỗi ván mà người chơi thắng thì người thắng sẽ đưa cho Thủy số tiền 100.000 đồng.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-31T02:10:00"
Các đối tượng và tang vật vụ án đánh bạc. Ảnh: CA Quảng Ninh Trước đó, vào hồi 15h40 phút ngày 22/01/2018, tại nhà Đinh Văn Hiệp, sinh năm 1974, tổ 8A, khu 1, phường Hà Phong, TP Hạ Long, Công an TP Hạ Long đã phát hiện, bắt quả tang 5 đối tượng có hành vi đánh bạc được thua bằng tiền dưới hình thức đánh lốc. 5 đối tượng bao gồm Nguyễn Thị Bích Thủy (sinh năm 1969); Lam Thanh Thuận (sinh năm 1987) cùng trú tại tổ 8A, khu 1, phường Hà Phong; Phạm Thị Thanh Hương (sinh năm 1977, trú tại tổ 35, khu 4, phường Hà Phong, TP Hạ Long); Đỗ Trường Phi (sinh năm 1984, trú tại tổ 52A, khu 4B, phường Cao Xanh, TP Hạ Long) và Trần Văn Hải (sinh năm 1980, trú tại đội 8, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Tại hiện trường, công an thu giữ được 3 bộ bài còn nguyên vẹn và 104 lá bài và 29.870.000 đồng. Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng trên khai nhận Nguyễn Thị Bích Thủy là người sắp xếp địa điểm đánh bạc, đồng thời mỗi ván mà người chơi thắng thì người thắng sẽ đưa cho Thủy số tiền 100.000 đồng. Hiện vụ việc đang tiếp tục điều tra, hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật. P. Mai
SGGP
Chấm dứt hợp đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 30 theo BOT
Chiều 30-12, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Bộ GTVT vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng 'Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 30 theo hình thức BOT'.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2017-12-30T09:24:00"
Theo đó, căn cứ vào ý kiến của các bên tham gia trong cuộc họp gần đây tại Bộ GTVT; đồng thời qua đề xuất của UBND tỉnh Đồng Tháp dừng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 30 theo hình BOT… Bộ GTVT đã quyết định, chấm dứt hợp đồng với nhà đầu tư là: Liên danh Công ty CP Đầu tư Phương Nam, Công ty TNHH Xây dựng hạ tầng Phú Mỹ và Doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH BOT Quốc lộ 30 Tiền Giang – Đồng Tháp trong việc thực hiện Dự án đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 30 (đoạn từ Km1+200 – Km34+230) qua 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, theo hình thức hợp đồng BOT. Quốc lộ 30 đoạn qua Đồng Tháp đang xuống cấp. Ảnh: Facebook Bộ GTVT nêu rõ, việc căn cứ chấm dứt hợp đồng xuất phát từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo chủ trương chung của Quốc hội, Chính phủ và trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Đồng Tháp. Sau khi chấm dứt hợp đồng về BOT, Bộ GTVT đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát các điều khoản qui định tại hợp đồng, làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về phương án bồi hoàn kinh phí tương ứng với khối lượng đã thực hiện; đề xuất nguồn vốn bồi hoàn, thanh toán cho nhà đầu tư đảm bảo tuân thủ quy định và hợp đồng đã ký; giao cho Tổng Cục Đường bộ Việt Nam sau khi tiếp nhận dự án tiếp tục thực hiện việc duy tu, sửa chữa đường hiện hữu, đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác… Lâu nay, Quốc lộ 30 là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh Đồng Tháp, là trục cửa ngõ của tỉnh kết nối với tuyến Quốc lộ 1. Hiện nay, Quốc lộ 30 xuống cấp trầm trọng, mặt đường nhỏ hẹp không đáp ứng được nhu cầu vận tải và an toàn giao thông… Vì vậy, tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ GTVT nhanh chóng duy tu, sửa chữa nhằm đảm bảo giao thông dịp lễ và Tết năm 2018. Đồng thời, nghiên cứu dự án đường cấp cao An Hữu – Cao Lãnh song hành với tuyến Quốc lộ 30 hiện hữu, nhằm giải tỏa lượng phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 30… * Tại Cần Thơ, Sở GTVT TP Cần Thơ vừa triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT về giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm thu giá dịch vụ BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp cho các phương tiện thuộc đối tượng vùng lân cận. Theo đó, số phương tiện trên địa bàn TP Cần Thơ là 236 xe chính chủ, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú (trụ sở chính, đang sinh sống, hoạt động, tại phường Ba Láng, quận Cái Răng). Tại Hậu Giang, có 245 xe chính chủ, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú (trụ sở chính, đang sinh sống, hoạt động tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A). Thời gian chính thức áp dụng mức giảm giá cho các đối tượng vùng lân cận khi qua Trạm thu phí BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp bắt đầu từ 0 giờ, ngày 1-1-2018, với giá mới như sau: Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng giảm còn 20.000 đồng/lượt; xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2-4 tấn giảm còn 30.000 đồng/lượt; xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe có tải trọng từ 4-10 tấn giảm còn 50.000 đồng/lượt; xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet giảm còn 85.000 đồng/lượt; xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet giảm còn 130.000 đồng/lượt. NGỌC DÂN
TH&PL
Quảng Ninh: Sắp có hầm Cửa Lục với mức đầu tư trên 7.875 tỷ đồng
Nhằm giảm tải áp lực cho giao thông cho QL 18A qua cầu Bãi Cháy cũng như giao thông nội thị …Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư Dự án Hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục (TP. Hạ Long).
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-02-02T04:08:00"
Theo báo Giáo dục và Thời đại, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất xây dựng hầm đường bộ phía Hạ Lưu sông Cửa Lục, tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng phương án điểm đầu Bãi Cháy, điểm cuối phía Hòn Gai nhằm kết nối giao thông thuận lợi nhất đô thị hai bên bờ Cửa Lục và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công trình. Sẽ có đường hầm xuyên biển ven bờ vịnh Hạ Long. Ảnh: Báo Tiền phong. Thống nhất quy mô mặt cắt ngang hầm 6 làn xe, sơ bộ lựa chọn phương án thi công hầm dìm cho kết cấu phần hầm chính qua vịnh. Đồng thời thống nhất bố trí bổ xung vốn ngân sách tỉnh năm 2018 để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án và cân đối ngân sách đầu tư dự án các năm tiếp theo. Quá trình triển khai dự án cần công khai qui hoạch, hướng tuyến cho người dân biết và tham gia giám sát. Đồng thời xây dựng tiến độ triển khai cụ thể đối với từng bước để khởi công dự án trong quí 1/2019. Hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục được đánh giá là công trình hầm cấp đặc biệt, với 6 làn xe, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị TCVN 104-2007. Với tổng chiều dài dự án 2.140m và tổng vốn đầu tư cho dự án là trên 7.875 tỉ đồng. Theo báo Tiền phong , trước đây, khu vực Hòn Gai và Bãi Cháy, được kết nối nhờ cây cầu độc nhất - cầu Bãi Cháy. Cây cầu được đưa vào sử dụng từ năm 2006 thay cho phà Bãi Cháy cũ. Vì sự độc đạo của cây cầu nên tình trạng tắc nghẽn giao thông ở phía Hòn Gai thường xuyên xảy ra. Sự quá tải của cầu Bãi Cháy đã bắt đầu thấy rõ, nhất là trong tình hình hiện nay khi mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng. Theo ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, việc xây dựng đường hầm xuyên vịnh Cửa Lục là rất cần thiết. “Cầu Bãi Cháy đã bắt đầu có dấu hiệu quá tải, vào những ngày mưa bão hay gió to là phương tiện nhỏ không được qua cầu. Thậm chí, nhiều vụ va chạm giao thông cũng dẫn đến ùn tắc trên cầu. Vì vậy, việc xây hầm chui xuyên vịnh sẽ đảm bảo giao thông luôn được thông suốt”. Phương Nhi (t/h)
Lao Động
Thi THPT Quốc gia: Đã có thí sinh đạt điểm 9,75 môn ngữ văn và 29,75 tổng điểm 3 môn
Đến thời điểm hiện tại, các tỉnh đã hoàn thành công tác chấm thi THPT quốc gia. Theo ghi nhận, điểm Ngữ văn cao nhất là 9,75. Tại Phú Thọ, có thí sinh đạt mức điểm 29,75 với tổ hợp 3 môn Toán - Lý - Hóa. Có thể đến ngày 6.7, một số địa phương sẽ công bố điểm thi trước.
[ "Giáo dục", "Đào tạo - Thi cử" ]
"2017-07-04T03:57:00"
Các địa phương sẽ được công bố điểm sớm. Ảnh: HN Nhiều điểm số cao Theo ghi nhận của PV báo Lao Động, thời điểm hiện tại, công tác chấm thi THPT quốc gia 2017 đã cơ bản hoàn thành. Tại Nghệ An, tối 2.7, Sở GDĐT Nghệ An đã hoàn tất việc chấm thi môn Ngữ văn, môn tự luận duy nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Theo phản ánh của một số giáo viên chấm thi, phổ điểm tập trung nhiều nhất trong quãng từ 5-7 điểm. Thí sinh có điểm bài thi môn Ngữ văn cao nhất là 9,5 điểm. Cũng theo đánh giá của các giáo viên môn Ngữ văn, hầu hết học sinh đều "kiếm" được điểm ở phần nói về sự thấu cảm. Đáp án năm nay cũng thoáng hơn nên chỉ cần viết đủ ý là học sinh có thể đạt được điểm khá. Tuy nhiên, có thể vì cách ra đề không mới nên học sinh cũng không sáng tạo nhiều, số lượng bài viết hấp dẫn, ấn tượng cũng không dồi dào như trước. Còn theo bà Đinh Thị Lụa - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Nam, điểm Ngữ văn cao nhất tại tỉnh này là 9,5. Bà Nguyễn Thị Tiến - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hải Dương - cho hay, tỉnh này đã hoàn thành việc chấm thi, riêng môn Ngữ văn được chấm xong hôm 30.6. Sở đang khớp điểm môn trắc nghiệm trước khi chuyển dữ liệu lên Bộ. Tại TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở GDĐT cho biết, khoảng 60% bài thi Ngữ văn từ trung bình trở lên. Đặc biệt, có 2 bài thi đạt điểm 9,75. Thống kê sơ bộ của Sở GDĐT tỉnh Phú Thọ, tỉnh này đã có thí sinh đạt mức điểm kỉ lục 29,75 với tổ hợp 3 môn Toán - Lý - Hóa. Với môn Toán, toàn tỉnh Phú Thọ có 2 điểm 10. Môn Ngữ văn, mức điểm cao nhất thí sinh đạt được là 9,25. Các tỉnh đã hoàn thành công tác chấm thi Ông Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - cho biết: Chiều 3.7, các Sở GDĐT trên cả nước đã hoàn thành công tác chấm thi THPT quốc gia 2017. Theo quy định, sau khi có kết quả thi, các hội đồng thi ở các địa phương phải gửi kết quả về Bộ GDĐT để tải lên hệ thống phần mềm và chạy đối sánh dữ liệu. Sau đó, các địa phương sẽ công bố kết quả thi chậm nhất vào ngày 7.7.2017. Tuy nhiên, năm nay, những địa phương nào gửi kết quả thi THPT Quốc gia về Bộ GDĐT sớm và được công nhận đối sánh dữ liệu đúng thì có thể công bố điểm thi trước thời gian quy định, ông Sái Công Hồng cho hay. Để tránh tình trạng nghẽn đường truyền internet khi thí sinh xem điểm thi, năm nay, Bộ GDĐT cho phép các Sở GDĐT trên cả nước được phép công bố điểm thi THPT Quốc gia. Có thể là đến ngày 6.7, một số địa phương sẽ công bố điểm thi trước. Huyên Nguyễn
TNMT
Thủ tục xin giấy phép xây dựng cho dự án
Hiện nay, xây dựng dự án mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị phạt rất nặng. Nhưng, khi đi xin giấy phép xây dựng dự án thì thủ tục rất lằng ngằng. Xin hỏi, theo quy định, muốn xin giấy phép xây dựng cho dự án thì tôi cần phải làm những thủ tục gì?
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-26T11:05:00"
Trả lời Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường xin tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng ngày 30/06/2016, để tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho dự án, trước hết cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng; -Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; -Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư của chủ dự án đầu tư; - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm: Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc tổng mặt bằng từng giai đoạn của dự án tỷ lệ 1/100 – 1/500; Bản vẽ mặt bằng từng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; Bản vẽ các mặt đứng và các mặt cắt chính của từng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 của từng công trình kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/50 – 1/200. Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định. Ảnh minh họa. Nguồn Internet. – Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định; – Văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng và tầng hầm của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (đối với công trình xây chen có tầng hầm); – Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy tỷ lệ 1/50 – 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chống cháy; – Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế; – Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người nộp hồ sơ sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Lệ phí nộp hồ sơ là 150.000 đồng/1 hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương sẽ trả giấy phép xây dựng (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc ra văn bản từ chối cấp giấy phép xây dựng (nếu hồ sơ không hợp lệ).
PLO
Đội trưởng TTGT khai lãnh đạo kêu 'bỏ qua xe vi phạm'
Bị cáo Đoàn Vũ Duy khai tại tòa về việc lãnh đạo cấp trên của mình gọi điện thoại cho bị cáo nói không kiểm tra xe nên bị cáo không kiểm tra.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-11T05:56:26"
Ngày 11-7, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ bảy cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ cùng hai người khác bị truy tố về hành vi nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng. Bị cáo Đoàn Vũ Duy tại tòa ngày 11-7. Ảnh: NN Sau phần tranh luận lượt thứ nhất của các luật sư, tòa hỏi các bị cáo có ý kiến gì về phần tranh luận của các luật sư bào chữa không. Lúc này, bị cáo Duy bổ sung về mối quan hệ của mình với bị cáo An. Theo Duy, An ngoài quen biết bị cáo thì còn quen cả bạn bè và lãnh đạo của Duy. Duy khai việc mình không kiểm tra xe là do lãnh đạo cấp trên, “lãnh đạo gọi điện thoại cho bị cáo nói không kiểm tra thì bị cáo không kiểm tra” - Duy nói. Tòa hỏi bị cáo Duy lãnh đạo là những ai? Bị cáo Duy trả lời lãnh đạo của mình là bốn phó chánh thanh tra và một chánh TTGT. Tòa hỏi bị cáo Duy có chấp nhận đối chất không. Bị cáo Duy nói có. Tòa còn hỏi bị cáo Duy lãnh đạo của Duy gọi điện thoại gửi gắm hay chỉ đạo nhưng bị cáo không trả lời nội dung này. Bị cáo Duy còn cho rằng không biết Cần là ai. An gọi cho lãnh đạo rồi lãnh đạo gọi cho bị cáo để nói không kiểm tra xe… Trước đó, trong phiên tòa vào các ngày 21 và 22-6, bị cáo Duy đã không khai gì và gần như “im lặng”. Bị cáo Trần Tường An nói không quen biết lãnh đạo của bị cáo Duy như Duy nói tại tòa hôm nay (11-7). Ảnh: NN Sau đó, bị cáo An có ý kiến rằng không đồng ý với ý kiến của Duy ở trên. An cho rằng vì là bạn học nên mới về làm thêm giúp cho gia đình Duy. “Khi đối chất, Duy phủ nhận toàn bộ và đổ hết cho bị cáo. Nay Duy nói bị cáo quen biết lãnh đạo thì tòa cứ cho đối chất và xem xét, nếu có thì bị cáo chịu trách nhiệm toàn bộ. Bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của Duy, ngoài ra bị cáo không biết ai. Khi Duy bị bắt khoảng hai tháng, công an mời bị cáo đến làm việc… Lần sau cùng Duy nói không biết gì nên cán bộ điều tra nói thế thì bị cáo phải chịu trách nhiệm” - bị cáo An khai. Luật sư của bị cáo Duy đề nghị hoãn phiên tòa để làm rõ người tên Trung là ai. Ảnh: NN Trước đó, đại diện VKS đề nghị phạt bị cáo Duy tù chung thân, phạt bổ sung 70 triệu đồng. Các bị cáo Anh, Cần bị đề nghị phạt 15-16 năm tù, phạt bổ sung lần lượt 40 triệu và 30 triệu đồng. Bị cáo Tâm bị đề nghị 11-12 năm tù, phạt bổ sung 40 triệu đồng. Minh 9-10 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng. Các bị cáo Pháp, Lưu, Thiện bị đề nghị 7-8 năm tù, phạt bổ sung mỗi bị cáo 30 triệu đồng. Bị cáo An 3-4 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng. Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2016, bảy cán bộ TTGT TP Cần Thơ gồm Dương Minh Tâm - phó chánh TTGT TP Cần Thơ, Đoàn Vũ Duy - đội trưởng Đội 11 phụ trách địa bàn quận Bình Thủy, Võ Hoàng Anh - đội trưởng Đội 3 (quận Ninh Kiều), Nguyễn Trần Lưu - đội trưởng Đội 6 (quận Thốt Nốt), Lý Hoàng Minh - đội phó Đội 3 (quận Ninh Kiều), Hồ Công Thiện - đội phó Đội 7 (huyện Phong Điền), Trần Lập Pháp - cán bộ Đội 4 (quận Cái Răng) đã câu kết với Trần Tường An, Nguyễn Văn Cần thỏa thuận với một số doanh nghiệp, cá nhân có ô tô hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa để không bắt hoặc bắt các lỗi nhẹ khi vi phạm giao thông đường bộ. Tổng cộng các bị cáo đã nhận số tiền hơn 4 tỉ đồng. Tòa tạm nghỉ buổi trưa, đến 13 giờ 30 tiếp tục phần tranh luận.
ĐS&PL
Sát phạt nhau bằng hình thức đánh lốc, 5 con bạc bị tóm gọn
Đang say sưa sát phạt nhau trên chiếu bạc bằng hình thức đánh lốc, một nhóm đối tượng bị Công an TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tóm gọn.
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-01T08:56:00"
Hôm nay 1/2, Công an TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng gồm: Trần Văn Hải (SN 1980, ở xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình); Nguyễn Thị Bích Thủy (SN 1969); Lam Thanh Thuận (SN 1987) và Phạm Thị Thanh Hương (SN 1977) và Đỗ Trường Phi (SN 1984), cùng ở TP. Hạ Long) để điều tra về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc. Tại hiện trường, công an thu giữ được 3 bộ bài còn nguyên vẹn và 29.870.000 đồng - Ảnh báo Quảng Ninh. Trước đó, Công an TP. Hạ Long ập vào nhà của Đinh Văn Hiệp (SN1974, TP. Hạ Long) phát hiện các đối tượng trên đang đánh bạc bằng hình thức đánh lốc. Công an thu giữ tại hiện trường, 3 bộ bài, 104 lá bài cùng gần 30 triệu đồng tiền mặt. Qua điều tra, các đối tượng trên khai nhận, Nguyễn Thị Bích Thủy là người sắp xếp địa điểm đánh bạc, đồng thời mỗi ván mà người chơi thắng thì người thắng sẽ đưa cho Thủy số tiền 100.000 đồng. Hiện Công an TP. Hạ Long tiếp tục điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật. Hằng Thanh (T/h)
Chính Phủ
Lần đầu tiên có câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử
Câu lạc bộ này trực thuộc Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam, được thành lập với hy vọng sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
[ "Công nghệ", "CNTT - Viễn thông" ]
"2018-01-24T01:51:00"
Ảnh minh họa. Theo ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) nhận định, sau hơn 10 năm triển khai, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã trở thành một dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng và ngày càng phổ biến trong lĩnh vực khai, nộp thuế qua mạng, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử, hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử... góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Chữ ký số được xác định là giải pháp quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, tính xác thực trong các giao dịch điện tử. Đặc biệt, các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số mang tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như các hoạt động phát triển thương mại điện tử. Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT) đánh giá, sự ra đời Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam (VCDC) là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực chữ ký số, xác thực điện tử và giao dịch điện tử, đồng thời là cầu nối giữa các doanh nghiệp với chính quyền, với khách hàng để ứng dụng rộng rãi hơn dịch vụ chứng thực chữ ký số. Hiện, thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực số trên cả nước đang cung cấp cho khoảng 600.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng thực số với trên 70.000 chứng thư số đang hoạt động, chủ yếu trong các lĩnh vực kê khai thuế qua mạng, hải quan điện tử và bảo hiểm xã hội điện tử. Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam hiện tại có 7 thành viên sáng lập là Bkav, FPT, NACENCOMM, NEWCA, @SmartSign, Viettel-CA, VNPT. Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách BKAV được bầu làm Chủ nhiệm lâm thời của Câu lạc bộ. Hiền Minh
VOV
Daniel Hauer - Hãy biết xấu hổ!
Bản chất tự do thái quá, tầm văn hóa cá nhân thấp chính là điều khiến Daniel Hauer trở nên lố bịch và đang phải trả giá đắt
[ "Đời sống", "Tình yêu - Hôn nhân" ]
"2018-01-26T07:57:00"
Năm ngoái, con gái của một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam và chịu hậu quả nặng nề của Hội chứng chiến tranh Việt Nam, cô ấy muốn sang Việt Nam, tìm cách giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam để linh hồn người cha quá cố của mình được thanh thản. Chưa đến Việt Nam bao giờ, cô ấy rất lo lắng, cứ hỏi đi hỏi lại tôi rằng: Liệu ở nơi ấy, người ta có còn ghét người Mỹ? Cô ấy liệu có gặp nguy hiểm gì không? Tôi đã nói với cô ấy rằng: Đừng lo. Người Việt Nam không quên quá khứ, nhưng hướng tới tương lai, chúng tôi rất thân thiện và hiếu khách. Rất nhiều người Mỹ hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam, rất nhiều khách du lịch từ Mỹ sang Việt Nam hàng ngày, họ không có gì phải lo lắng cả. Người con gái cựu binh Mỹ đã sang Việt Nam, và chứng thực lời tôi nói. Mọi người đón tiếp cô ấy ân cần, để lại cho cô ấy những ấn tượng tốt đẹp. Vì thế khi đọc những lời phản đối dữ dội với Daniel Hauer, một thày giáo người Mỹ sống ở Việt Nam, được biết tới với những video dạy tiếng Việt trên mạng, ban đầu tôi ngỡ ngàng không hiểu anh ta đã làm gì. Lời bình luận hỗn xược của Daniel Hauer khiến rất đông người Việt nổi giận. Và, khi biết được đầu đuôi câu chuyện, rằng anh ta, khi thấy một người chia sẻ trên mạng rằng sẽ xăm hình lá cờ Việt Nam lên ngực nếu đội tuyển U23 Việt Nam giành được chức vô địch bóng đá châu Á, Daniel Hauer đã mỉa mai bằng một câu nói khiếm nhã, bất kính tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp; chính tôi cũng cảm thấy nghẹt thở vì tức giận. Sự khác biệt văn hóa ư? Đó không phải là sự khác biệt văn hóa. Chẳng có văn hóa nào cho phép sỉ nhục một vị anh hùng dân tộc của một đất nước cả. Một đất nước mà anh ta chọn làm nơi đến để kiếm sống, xây dựng hạnh phúc. Suốt 5 năm trời qua anh ta ở bên cạnh những người Việt, lẽ nào không hiểu văn hóa Việt Nam? Không thể cho rằng đó là sự khác biệt văn hóa. Văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ đâu phải là thế! Kể cả ở Mỹ, người có giáo dục cũng không xúc phạm cá nhân người khác, chứ chưa nói đến hành vi bôi nhọ một danh nhân đã được cộng đồng tôn vinh. Mà danh tiếng lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vượt qua biên giới Việt Nam, ra khắp địa cầu. Khá nhiều người Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, thường theo dõi kênh Youtube của Daniel Hauer để học tiếng Anh vì người ngoại quốc này sống ở Việt Nam, nói được tiếng Việt và thường post các video để sửa lỗi nói tiếng Anh sai cho người Việt. Đây cũng là nghề nghiệp kiếm sống của anh ta. Nhưng đến hôm nay, lượng người bỏ theo dõi (unsubscribe) anh ta cũng tăng lên nhanh chóng, tính bằng từng giây. Sang Việt Nam, anh ta mưu sinh bằng dạy tiếng Anh. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, đó là văn hóa Việt Nam, luôn kính trọng thày giáo, và nghiễm nhiên Dan đã được coi trọng. Lẽ ra, Dan nên hiểu đúng thái độ khiêm nhường của người Việt, chứ không nên hợm hĩnh một cách ngu ngốc và gây ra một chuyện không thể tha thứ được như vậy. Daniel Hauer ngay sau đó đã làm một video xin lỗi, nhưng lời xin lỗi của anh ta chẳng được ai chấp nhận, bởi nó khá khiên cưỡng, lý do đưa ra bao biện không thuyết phục. Anh Võ Trung, người cháu nội của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phản ứng trên Facebook: “Thường chuyện gì tôi cũng có thể bỏ qua nhưng việc lần này thì không, tôi cũng quen rất nhiều bạn bè nước ngoài và văn hóa khác biệt có những trò đùa như thế nào tôi cũng biết, nhưng người này thì khác hoàn toàn bởi chúng ta phần lớn đều đã xem qua những clip được chia sẻ nhiều về văn hóa Việt Nam và anh ta cũng là một người rất hiểu về văn hóa nơi đây”. Bản chất tự do thái quá, tầm văn hóa cá nhân quá thấp chính là điều đã khiến Daniel Hauer trở nên lố bịch và đang phải trả giá đắt./. Cảo Thơm/VOV.VN -
Lao Động
Loại trừ 'tham nhũng vặt' thế nào?
Một trong những trọng tâm năm 2018 mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng hôm 22.1 là 'tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc hay còn gọi là 'tham nhũng vặt'.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-23T23:29:00"
Ông Bùi Văn Xuyền - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: Q.H Đòi “bôi trơn”, hành dân và tham nhũng vặt Biểu hiện rõ nhất chính là việc lạm dụng chức vụ trong thực thi công vụ, bà Nguyễn Lan Chi (Cầu Giấy, Hà Nội) nói với Lao Động: “Những nhũng nhiễu của một số cán bộ, nhân viên tại cơ quan công quyền tưởng nhỏ nhưng tác hại rất lớn, đó là tạo cho chúng ta thói quen chấp nhận vấn nạn “lót tay”, coi đó là chuyện cần làm để “trôi việc”. Muốn được chứng thực công văn, giấy tờ ở ủy ban xã phường, quận huyện thì phải lót tay cho người ký. Muốn được khám nhanh, mổ nhanh, muốn được “tiêm nhẹ nhàng không đau” thì phải phong bao cho bác sĩ, y tá. Muốn được con học trường điểm, trái tuyến phải “chạy trường”… Nói chung chuyện “tham nhũng vặt” đang diễn ra khắp nơi mà chúng ta không để ý hoặc chuyện đó nhiều đến mức chúng ta đã thấy “quen mắt” và không còn bức xúc, phẫn nộ nữa. Nếu tái diễn như vậy, dần dần chúng ta chấp nhận tham nhũng vặt, và hậu quả là thế hệ lớn lên cũng coi nạn tham nhũng, hối lộ vặt đó là đương nhiên, do đó lại nảy sinh ra những công bộc phục vụ dân hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu… rất nguy hiểm. Chưa kể đến nạn “tham nhũng vặt” từ manh quần, tấm áo, cân gạo, gói mì của các nhà hảo tâm ủng hộ đồng bào bị lũ lụt còn bào mòn niềm tin của người dân đối với các cơ quan thực thi nhiệm vụ”. Ở góc độ doanh nghiệp, thì việc phải dùng những khoản chi phí để “bôi trơn” khiến cho doanh nghiệp điêu đứng. Ông Đỗ Dương (Cty TNHH Dopain - Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Hiện ai cũng biết việc đi làm các thủ tục hành chính phần lớn là phải “bôi trơn”, kể cả các thủ tục rất đơn giản như đăng ký kinh doanh cũng đều có giá là cần “bôi trơn” như thế nào và bao nhiêu. Rất nhiều văn bản, thủ tục hành chính chỉ cần bổ sung một vài nội dung cho phù hợp nhưng vẫn bị trả đi trả về nhiều lần. Điển hình như Cty chúng tôi kinh doanh về thực phẩm liên quan đến các điều kiện về VSATTP, khi gửi hồ sơ đăng ký nếu không có chi phí sẽ bị “ngâm” rất lâu, khi hết thời gian quy định về giải quyết các thủ tục hành chính (5 hay 10 ngày), thì sẽ có công văn yêu cầu bổ sung hồ sơ, nếu DN không chịu “bôi trơn” thì cứ làm đi làm lại rất nhiều lần. Trong khi đó, theo quy định hiện các DN được phép hoạt động SXKD tất cả các mặt hàng mà không bị cấm và DN phải tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình, do vậy cần phải có chế tài xử phạt thật nặng, nếu cần thiết sẽ rút giấy phép kinh doanh. Theo tôi, để hạn chế việc tham nhũng vặt, Nhà nước cần trả lương cao cho công chức, nguồn này sẽ lấy từ việc tăng các chi phí dịch vụ. Đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm và giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà”. Tương tự, ông Hoàng Văn Chuyên (Cty TNHH Hà Thắng - Thái Nguyên) khẳng định “Không có bôi trơn rất khó làm việc, chúng tôi là dân doanh nghiệp đôi khi câu chữ không được chuẩn, do vậy khi đi làm hồ sơ rất vất vả nếu không chấp nhận “bôi trơn”, nhiều khi chỉ sai một chữ các nhân viên sẽ yêu cầu sửa lại khiến DN cứ phải chạy đi chạy lại. Nhiều khi hồ sơ đầy đủ nhưng vẫn bị trả lời chung chung như: Chưa xong vì lãnh đạo đang kiểm tra, đang kiểm tra chưa xử lý… trong khi đó kế hoạch SXKD của DN đang rất gấp, đành phải chấp nhận “bôi trơn”. Công chức phải coi người dân là người được phục vụ Trao đổi với Báo Lao Động về vấn đề “tham nhũng vặt”, ông Bùi Văn Xuyền - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng tình trạng tham nhũng vặt là một tồn tại rất khó để xử lý một sớm một chiều được. Vấn đề này ở các diễn đàn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội cũng có nhiều đại biểu nêu nội dung này. Tham nhũng vặt gây ra bức xúc trong dư luận xã hội, tạo ra tâm lý không tốt của người dân đối với cán bộ, công chức viên chức về mặt đạo đức công vụ. Nếu không ngăn chặn, xử lý nghiêm thì từ việc tham nhũng vặt sẽ chuyển thành cái tham nhũng lớn. Theo ông Xuyền, việc ngăn chặn tình trạng tham nhũng vặt không phải bây giờ mới nói và mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo phải kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ hư hỏng, tham nhũng. Việc này thể hiện sự cương quyết của Đảng trong việc làm trong sạch bộ máy, cán bộ nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân vào Đảng. Nói về giải pháp để ngăn chặn “tham nhũng vặt”, ông Xuyền cho hay, điều quan trọng nhất vẫn là con người. “Công chức phải phục vụ và đáp ứng yêu cầu của người dân. Để làm được vậy, tôi cho rằng đầu tiên phải bỏ được cơ chế xin-cho, từ đó công việc mới hiệu quả, hành chính gọn nhẹ sẽ đưa kinh tế phát triển. Ngăn chặn tham nhũng vặt, tôi cho rằng cái quan trọng nhất vẫn là con người, vẫn là đạo đức công vụ, vì vậy vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, quản lý cán bộ công chức của cơ quan nhà nước là rất quan trọng” - ông Xuyền nói. Một giải pháp nữa để ngăn chặn “tham nhũng vặt”, theo ông Xuyền, đó là vai trò của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy ở cơ quan đơn vị nào mà thủ trưởng biết quan tâm chỉ đạo, quản lý, giám sát nghiêm cán bộ thì ở bên dưới nghiêm túc ngay và phải xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm. Còn nếu người lãnh đạo mà lơ là, thiếu quan tâm, buông lỏng thì vô tình cổ súy cho vấn đề “tham nhũng vặt”, dần dần sẽ dẫn tới hậu quả tham nhũng lớn. Ví dụ như vụ án Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm chẳng hạn. Một giải pháp nữa là phải cải cách hành chính quyết liệt hơn nữa, bằng cách công khai hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn các thủ tục hành chính về thời gian, thủ tục, công khai ở trên bảng, mạng điện tử bộ phận một cửa. Khi người dân đến làm thủ tục chỉ cần tự khai vào máy và thiếu giấy tờ gì máy sẽ thông báo hiển thị. Thời gian hẹn công khai là 7 ngày thì đúng là 7 ngày khi người dân đến phải có, nếu không có thì phải xin lỗi, bồi thường. Trên thế giới nhiều nơi, nếu trễ hẹn 1-2 ngày là cơ quan, đơn vị nhà nước phải bồi thường. Bên cạnh đó, người dân cũng phải thay đổi thói quen xin xỏ, “bôi trơn” khi vi phạm, khi làm các thủ tục hành chính và đặc biệt là ý thức tuân thủ pháp luật của người dân phải được nâng cao, có như vậy “tham nhũng vặt” mới không có đất sống. X.HẢI - Đ.TIẾN - K.KHÁNH
PL&XH
Huyện chỉ đạo một đằng... xã làm một nẻo?
Đắp bờ đầm là để ngăn cho các chân ruộng thấp giáp đầm không bị ngập úng, việc này đã được UBND huyện Thanh Oai có văn bản chấp thuận. Tuy nhiên, UBND xã Cao Viên lại viện rất nhiều lý do để ngăn cản, làm khó người dân.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-24T05:42:00"
Vì sao việc chống ngập úng bị dang dở? Theo phản ánh của ông Nguyễn Đăng Phong, trú tại xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội: Năm 1999, bà Vũ Thúy Nga được UBND xã Cao Viên ký hợp đồng cho thuê đầm Đàn Viên để thả cá, thời hạn hợp đồng từ 3 đến 5 năm, hết hạn ký lại theo thẩm quyền, tổng thời gian hợp đồng là 25 năm. Do nuôi thả cá kém hiệu quả, năm 2007, bà Nga đã chuyển nhượng lại hợp đồng cho tổ đầm đại diện là ông Nguyễn Đăng Phong và ông Nguyễn Doãn Đạo. Việc chuyển nhượng hợp đồng này đã được UBND xã Cao Viên chấp thuận và chứng thực. Từ đó đến nay, tổ đầm nuôi cá phát triển kinh tế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với xã Cao Viên. Nhiều năm nay, một số diện tích ruộng thấp, trũng của các hộ dân thôn Phù Lạc, thôn Trung và thôn Đàn Viên nằm giáp đầm bị sạt lở và thường xuyên bị ngập úng. Người dân cấy được một vụ lúa chiêm, còn vụ mùa phải bỏ hoang vì mỗi khi mưa to là ngập úng. Trước thực trạng này, các hộ dân có ruộng giáp đầm đã nhiều lần đề nghị UBND xã Cao Viên và tổ đầm phải có biện pháp đắp bờ ngăn nước chống ngập úng, đảm bảo để người dân canh tác ổn định 2 vụ/năm. Năm 2015, theo đề nghị của các hộ dân, tổ đầm đã lập phương án đắp bờ ngăn giữa đầm và ruộng. Trong phương án đắp bờ, tổ đầm đã tính toán đến vấn đề kỹ thuật như độ cao, độ rộng, độ thoải của bờ đầm, đảm bảo hiện trạng mặt nước và tiêu thoát nước cho các khu vực xung quanh… Ngày 17-6-2015, căn cứ đề nghị của tổ đầm, UBND xã Cao Viên đã có công văn xin ý kiến UBND huyện Thanh Oai về việc khắc phục tình trạng một số diện tích ruộng bị ngập lụt khu vực ven đầm Đàn Viên. Ngày 30-7-2015, UBND huyện Thanh Oai đã có công văn số 755/UBND-PKT, đồng ý cho UBND xã Cao Viên và tổ đầm đắp bờ. Sau đó, UBND xã Cao Viên đã mời đại diện Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên – môi trường họp để triển khai các nội dung theo công văn 755/UBND-PKT. Sau khi thống nhất, tổ đầm đã tiến hành đắp bờ. Khi đắp được khoảng 1/2 khối lượng công việc thì một số người dân không có ruộng bị ngập úng lại có ý kiến. Họ cho rằng đắp bờ như vậy là to, không cần thiết… một số người đã cố tạo ra dư luận không tốt tại địa phương. Vì vậy, UBND huyện Thanh Oai đã yêu cầu UBND xã Cao Viên và tổ đầm tạm dừng việc đắp bờ để xem xét. Sau đó, do phải tháo nước vào đầm để phục vụ cấy trồng vụ xuân 2016, nên từ đó đến nay, việc khắc phục ngập úng ở khu vực này vẫn còn dang dở. Khu vực ruộng của người dân thường bị ngập úng nằm giáp với đầm. ảnh: N.Minh “còn phải xem xét...” Các hộ dân có ruộng bị ngập úng vẫn liên tục đề nghị UBND xã Cao Viên chỉ đạo tổ đầm phải hoàn tất việc đắp bờ để chống ngập. Còn tổ đầm thì cũng rất nhiều lần đề nghị UBND xã Cao Viên cho phép đắp nốt đoạn bờ đầm còn dang dở. Ngày 14-10-2017, UBND xã Cao Viên lại có công văn số 64/UBND gửi UBND huyện Thanh Oai, về việc xin ý kiến chỉ đạo để khắc phục việc ngập úng khu vực bờ đầm xã Cao Viên. Ngày 18-12-2017, UBND huyện Thanh Oai có văn bản 1953/UBND-TNMT gửi UBND xã Cao Viên, chấp thuận chủ trương để tổ đầm được tiếp tục đắp bờ, đảm bảo sản xuất cho các hộ dân có ruộng ven đầm. Tuy nhiên, trước khi thực hiện để đảm bảo ổn định tình hình chính trị tại địa phương, UBND xã có trách nhiệm làm việc với tổ đầm xác định lại quy mô kích thước đắp bờ cho phù hợp, tổ chức họp UBND xã, lấy ý kiến thường trực Mặt trận Tổ quốc và đại diện dân cư có liên quan, báo cáo Đảng ủy, Thường trực HĐND xã tạo sự thống nhất cao đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng đất. Theo ông Phong, sau khi UBND huyện Thanh Oai có văn 1953/UBND-TNMT, một mặt Tổ đầm tiến hành thu hoạch cá và tát cạn đầm, một mặt gửi đơn lên UBND xã Cao Viên đề nghị tiến hành triển khai các nội dung theo công văn của huyện. “Tuy nhiên gần 1 tháng qua, UBND xã không hề làm việc với tổ đầm. Chúng tôi “năm lần bảy lượt” lên gặp ông Đào Xuân Trường - Chủ tịch UBND xã nhưng đều nhận được câu hứa: Để tuần sau triển khai, để vài hôm nữa... Trong khi đó, thời gian được để đầm cạn có thời hạn, vì chỉ còn một vài tuần nữa là phải tháo nước vào đầm để phục vụ cấy trồng vụ xuân 2018. Quá bức xúc với cách làm việc của ông Chủ tịch UBND xã, chúng tôi thông báo xin đắp bờ cho kịp thời vụ. Nhưng khi tiến hành thì UBND xã Cao Viên đã huy động lực lượng xuống ngăn cản”, ông Phong bày tỏ. Khi được nhận câu hỏi vì sao UBND xã Cao Viên chậm triển khai các nội dung theo công văn 1953/UBND-TNMT của UBND huyện Thanh Oai và huy động lực lượng cản trở việc tổ đầm đắp bờ? Ông Đào Xuân Trường - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Thôn chưa tổ chức họp dân, mới họp chi bộ, quân dân chính nhưng chưa đồng thuận thì ông Phong đã tiến hành đắp bờ. Chúng tôi cũng đã xin ý kiến Đảng ủy nhưng chưa đồng ý cho đắp, đặc biệt là chỗ đồng chí Mạnh - Bí thư Đảng ủy xã không đồng ý cho đắp... Tôi là Chủ tịch ủy ban, Bí thư không đồng ý thì tôi biết làm thế nào?! Tất cả còn đều phải xem xét”, ông Trường cho biết thêm. Với vụ việc này, luật sư Đào Thị Liên, Đoàn luật sư Hà Nội cho hay: “Nội dung công văn 1953/UBND-TNMT của UBND huyện Thanh Oai đã chấp thuận cho tổ đầm được phép đắp bờ, đồng thời chỉ đạo, giao UBND xã Cao Viên phải thực hiện một số việc, làm sao để tổ đầm triển khai đắp bờ được thuận lợi, chứ UBND huyện Thanh Oai không chỉ đạo, giao UBND xã Cao Viên tổ chức họp thôn, họp các đoàn thể, xin ý kiến Đảng ủy có đồng ý cho tổ đầm đắp bờ hay không đắp bờ. Huyện chỉ đạo một đằng, xã lại làm một nẻo, gây khó khăn cho người dân, việc này phải xem xét trách nhiệm của lãnh đạo xã”. Nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân, kiến nghị UBND huyện Thanh Oai khẩn trương chỉ đạo UBND xã Cao Viên hoàn tất việc đắp bờ, đầm chống ngập úng còn dang dở, để người dân kịp thời vào vụ sản xuất. Nhật Minh
QĐND
Nâng cao hiệu quả thu hồi khoản nợ của các tổ chức tín dụng, án tham nhũng
Chiều 23-1, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo để thông tin về tình hình quý IV năm 2017 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2018-01-23T11:08:00"
Phát biểu tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển khẳng định: Trong quý IV và cả năm 2017, ngành Tư pháp đã tiếp tục thực hiện đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm các mặt công tác. Năm 2018, bộ, ngành tư pháp xác định 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp. Trong đó, ngành sẽ tham mưu cho Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, 2019, đặc biệt là các dự án luật cần sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa các Nghị quyết lần thứ 5, thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chuẩn bị tốt công tác đánh giá tình hình triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 để xây dựng báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 6. Quang cảnh buổi họp báo. Bên cạnh đó, ngành tư pháp sẽ đẩy mạnh công tác thi hành pháp luật, nhất là các luật mới vừa được Quốc hội thông qua như: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015. Chủ động phản ứng chính sách pháp luật, phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, không phù hợp thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến người dân, doanh nghiệp; khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết; tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đặc biệt, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, nhất là liên quan đến thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, án tham nhũng; hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2018, giảm ít nhất 3% số việc so với năm 2017; tập trung thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án dân sự, bảo đảm thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính còn tồn đọng. Đáng chú ý, thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp đầu tư quốc tế, nhất là trong quản lý nhà nước về đầu tư và giải quyết khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài; thực hiện tốt nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong các vụ kiện đầu tư quốc tế. Song song với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp, nhất là lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, thi hành án dân sự, lý lịch tư pháp, hộ tịch, chứng thực; tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt các vụ việc phức tạp, kéo dài để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Trả lời câu hỏi của báo chí về hành lang pháp lý của đồng tiền ảo, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó vụ trưởng vụ Pháp luật Dân dự – Kinh tế (Bộ Tư pháp) cho biết: Hiện nay, nhóm nghiên cứu của Bộ đang nghiên cứu chuyên sâu về tình hình đồng tiền ảo ở cả trong nước và quốc tế để có đánh giá cụ thể. Theo lộ trình, đến tháng 8-2018, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, từ đó Bộ sẽ xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng hồ sơ quản lý tiền ảo, tiền điện tử. Dự kiến đến tháng 12-2018, Bộ sẽ trình hồ sơ lên Chính phủ để xem xét. Đến năm 2020, khi đã có văn bản, Bộ sẽ có rà soát để xem xét đề nghị xây dựng, sửa đổi hệ thống pháp luật liên quan nhằm có sự thống nhất trong quản lý tiền ảo. Tin, ảnh: NGUYỄN THẢO
Giao Thông
Lý do Trung Quốc thúc đẩy số hóa chứng minh thư nhân dân
Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới đang hiện thực hóa chiến dịch số hóa CMT.
[ "Công nghệ", "CNTT - Viễn thông" ]
"2018-02-02T05:09:00"
Người dùng Trung Quốc khoe CMT ảo trên điện thoại Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới đang đặt những viên gạch đầu tiên để hiện thực hóa chiến dịch số hóa chứng minh nhân dân nhằm cải thiện sự thuận tiện và tạo điều kiện tối đa việc tiếp cận dịch vụ cho toàn bộ dân chúng. Tối giản thủ tục giấy tờ Mỗi người dân Trung Quốc Đại lục đều phải đăng ký chứng minh thư nhân dân (CMT hay còn gọi là ID) khi bước sang tuổi 16. Cũng như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, chứng minh thư là một giấy tờ xác minh nhân thân do Cơ quan Công an Trung Quốc cung cấp. Thẻ ID đang lưu hành hiện nay tại đất nước tỷ dân là phiên bản cải tiến thứ hai, được gắn chip và mã hóa điện tử. Thẻ bao gồm các thông tin cá nhân như tên đầy đủ, giới tính, ngày sinh, quê quán, số CMT và ảnh chân dung màu. Thẻ ID được sử dụng cho các mục đích như xin giấy phép cư trú, bằng lái xe, mở tài khoản ngân hàng, đặt phòng khách sạn, mua vé tàu cao tốc và máy bay nội địa. Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược CMT điện tử sau khi được Viện Nghiên cứu của Bộ Công an Trung Quốc và các cơ quan khác, như các ngân hàng lớn tại Trung Quốc ủng hộ. Hiện nay, Chính phủ đang phối hợp với mạng WeChat của Tập đoàn Tencent để chủ trì việc nghiên cứu thẻ điện tử vì đây là ứng dụng nhắn tin nổi tiếng nhất tại Trung Quốc đại lục với 980 triệu người dùng/tháng (tính đến ngày 30/9/2017). Hầu hết, người dân Trung Quốc có điện thoại thông minh đều sở hữu ít nhất một tài khoản WeChat. Với CMT điện tử, trong tương lai, người dân không còn phải mang theo CMT giấy mà có thể thực hiện mọi giao dịch, hoạt động cần thiết bằng điện thoại thông minh. Mục đích của chiến lược này là giảm giao dịch trên giấy, loại bỏ công đoạn scan và gửi thẻ CMT giấy, giúp giao dịch trực tuyến thuận tiện hơn. Chuẩn bị triển khai trên cả nước CMT điện tử do WeChat phát triển có thể thay thế thẻ căn cước giấy, phục vụ các mục đích như đăng ký phòng khách sạn, mua vé, giao dịch ngân hàng, dịch vụ giao hàng... tất cả các dịch vụ cần phải chứng minh tên thật. Hiện nay, người dùng WeChat có thể sở hữu hai phiên bản thẻ ID điện tử. Thẻ ID màu yêu cầu người dùng phải chứng thực tại các điểm dịch vụ do Chính phủ chỉ định và được các cơ quan chức năng của Chính phủ chấp thuận thông qua mã QR và lưu giữ trong ứng dụng WeChat. Một khi muốn chứng thực thông tin như tên, số ID chỉ cần quét mã code là hoàn tất. Người dùng cũng có thể đăng ký thẻ ID trắng đen ngay lập tức trên WeChat, không cần phải chứng thực tại các địa điểm được chỉ định nên tính năng của thẻ khá hạn chế. Loại thẻ này được sử dụng vào mục đích thông thường nhiều hơn, không được chấp nhận khi muốn chứng minh trong các giao dịch thương mại với các cơ quan Chính phủ, chẳng hạn như việc đăng ký mở công ty tư nhân. Hiện nay, “viên gạch” đầu tiên mà đất nước 1,4 tỉ dân đã đặt trên chặng đường điện tử hóa CMT điện tử đó là tại ở một quận của tỉnh Quảng Châu từ tháng 12/2017. Tại đây, Trung Quốc đã thử nghiệm phiên bản thẻ CMT ảo nhưng có đầy đủ chức năng và giá trị như CMT giấy. Từ đây, Chính phủ Trung Quốc dự kiến mở rộng chương trình khắp đất nước từ tháng 1 năm nay. Với hầu hết các dự án thử nghiệm, việc chấp nhận thẻ ID ảo ngay từ đầu vẫn khá hạn chế. Theo nhân viên làm việc tại cơ quan hành chính cấp quận ở Quảng Châu, thẻ CMT ảo của WeChat bước đầu tạm thời chỉ có hiệu lực tại một số cơ quan dịch vụ hành chính. Các hoạt động thông thường như đặt phòng khách sạn, khai thác viễn thông và ngân hàng tại quận địa bàn quận này vẫn chưa có thông báo chính thức về việc sẽ chấp nhận WeChat ID là giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ nhanh chóng thay đổi trong thời gian tới. Bình An
NLĐ
Trung - Nga liên thủ ở Bắc Cực
Dù Bắc Cực không phải là ưu tiên chính sách đối ngoại song sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khu vực này đã gây lo ngại, thậm chí là báo động
[ "Thế giới" ]
"2018-01-27T23:48:00"
Hội nghị Các biên giới Bắc Cực 2018, hội nghị lớn nhất từ trước tới nay về khu vực lạnh giá này, vừa gút lại ở Na Uy, với sự tham dự của hơn 3.000 đại biểu. Tâm điểm của hội nghị là bàn về Tuyến đường Biển Bắc (NSR) hay còn gọi là Tuyến đường Bắc Cực, nằm giữa châu Âu và châu Á. Tham vọng gặp nhau Nga và Trung Quốc không nằm ngoài sự quan tâm ngày càng lớn cho khu vực vốn quanh năm băng phủ nhưng nay dần lộ diện dưới tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu. Trong khi Nga đang xây dựng đội tàu phá băng lớn nhất thế giới thì Bắc Kinh hôm 26-1 công bố Sách trắng mang tên "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc", bao gồm những tham vọng như mở các tuyến hàng hải, khai thác tài nguyên, đầu tư vào du lịch và bảo tồn, khám phá khoa học. Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc tại Bắc Cực, cạnh đó là tàu phá băng Tuyết Long Ảnh: TÂN HOA XÃ Là thành phần của "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI), "Con đường tơ lụa Bắc Cực" của Trung Quốc sớm nhận được sự hậu thuẫn của Nga. Theo Tạp chí Diplomat, vào tháng 12-2017, một trong những công ty khí thiên nhiên tư nhân lớn nhất của Nga là Novatek đã sản xuất mẻ khí hóa lỏng đầu tiên tại nhà máy Yamal LNG ở khu vực vòng Bắc Cực. Dự án này có sự góp vốn lớn từ Trung Quốc, cụ thể là Công ty Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (20%) và Quỹ Con đường tơ lụa Trung Quốc (9,9%). Trong vài thập kỷ qua, Bắc Kinh không giấu giếm hứng thú với tuyến hàng hải thương mại thông qua NSR dọc theo bờ biển Nga, đồng thời ước tính lượng hàng hóa vận chuyển qua NSR tới năm 2020 sẽ chiếm 5%-15% tổng thương mại quốc tế của Trung Quốc. Đáp lại sự mời gọi của Nga, Trung Quốc cam kết chi 5,5 tỉ USD để góp vốn vào các dự án phát triển chung NSR, bao gồm xây cảng nước sâu ở Arkhangelsk và phát triển tuyến đường sắt Belkomur nối các thành phố Arkhangelsk và Perm, theo trang Barents Observer. E ngại Tân Hoa Xã dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Kong Xuanyou trong cuộc họp báo công bố Sách trắng nói trên rằng: "Không có gì phải nghi ngờ về ý định của chúng tôi hay lo lắng chuyện cướp đoạt tài nguyên, phá hoại môi trường". Phát biểu này phần nào chứng thực sự lo ngại dành cho Trung Quốc, bất chấp việc nước này luôn bồi đắp quan hệ với các nước có liên quan tới Bắc Cực. Chỉ mấy tháng trước, Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển cảnh báo "dù Bắc Cực không phải là ưu tiên chính sách đối ngoại song sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khu vực này đã gây lo ngại, thậm chí là báo động". Hội đồng Bắc Cực được thành lập vào năm 1996 với 8 thành viên Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ. Từ đó tới nay, có thêm 13 nước được cấp quy chế quan sát viên, bao gồm Trung Quốc vào năm 2013. Bắc Kinh được như vậy nhờ rất nhiều vào sự hỗ trợ của Iceland, nước thậm chí cho phép Công ty Dầu ngoài khơi Trung Quốc thăm dò trong vùng biển của mình. Nhưng cũng chính Iceland từng ngăn chặn một thương nhân Trung Quốc muốn mua 300 km2 đất để xây một khu nghỉ dưỡng sinh thái. Người dân Iceland phản ứng dữ dội bởi chưa có người nước ngoài nào mua đất ở nước họ nhiều như vậy. Sau đó, dự án Đài Quan sát Aurora ở khu vực thưa dân Karholl, cách thủ đô Reykjavik khoảng 400 km, cũng gặp nhiều ngờ vực. Dự án chung của Iceland và Trung Quốc này được ký kết năm 2013 nhưng có thể tới cuối năm 2018 mới đi vào hoạt động. Ông Pascal Heyman, cựu quan chức của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), từng lo ngại Trung Quốc sử dụng đài quan sát Aurora để theo dõi không phận NATO. Theo AP, nhiều nước lo ngại Trung Quốc và Nga có thể tận dụng cơ hội để mở rộng hiện diện quân sự ở Bắc Cực. Nga vốn đã đầu tư nhiều nguồn lực quân sự để đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây ở Bắc Cực. Do không phải là một quốc gia Bắc Cực, Trung Quốc gặp hạn chế khi muốn triển khai lực lượng tới đó. Tuy nhiên, báo cáo của SIPRI nhấn mạnh: "Hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Bắc Cực nhiều khả năng tăng lên do năng lực hải quân lẫn lợi ích của nước này ở khu vực trên đều phát triển". Mỹ muốn ngân sách quốc phòng khổng lồ Ngay sau khi có những cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis về Trung Quốc, giới chức Mỹ tiết lộ Tổng thống Donald Trump dự kiến yêu cầu khoản ngân sách quốc phòng khổng lồ 716 tỉ USD cho tài khóa 2019. Tờ The Washington Post hôm 26-1 nhận định một con số như thế được xem là chiến thắng của ông Mattis, người vừa công bố chiến lược kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho khả năng xung đột với Trung Quốc và Nga. Con số 716 tỉ USD bao gồm ngân sách thường niên của Lầu Năm Góc, cộng với chi phí cho các cuộc chiến đang diễn ra và hoạt động bảo trì kho hạt nhân Mỹ. Con số này cao hơn 7% so với ngân sách quốc phòng tài khóa 2018 (vẫn chưa được quốc hội thông qua). Đề xuất năm 2018 dành một khoản tiền lớn để cải thiện hoạt động huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hiện có. Trong khi đó, theo giới chức Lầu Năm Góc, ngân sách 2019 sẽ tập trung hiện đại hóa các hệ thống vũ khí đang dần lạc hậu và chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra xung đột với các cường quốc sau thời gian dài tập trung cho chống khủng bố và các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan. Đề xuất trên phần nào nhấn mạnh thực tế rằng sự thống trị quân sự mà Mỹ đang duy trì kể từ cuối chiến tranh lạnh đang ngày càng tốn kém. Ông Trump từng gọi ngân sách quốc phòng 2018 của mình thuộc loại lớn nhất lịch sử nhưng vẫn có người tại Lầu Năm Góc và quốc hội muốn con số này cao hơn nữa. Dù vậy, đề xuất tiếp tục nâng chi tiêu quân sự chắc chắn làm gia tăng nỗi lo ngân sách Mỹ thêm thâm hụt trong bối cảnh các biện pháp cắt giảm thuế vừa được thông qua. Trong ngân sách năm 2018, chính quyền ông Trump đã cắt giảm chi tiêu nội địa và ngân sách của Bộ Ngoại giao để bù đắp cho sự gia tăng của chi tiêu quân sự, dẫn đến phản đối mạnh mẽ của Đảng Dân chủ và một số thành viên Đảng Cộng hòa tại quốc hội. Ông Todd Harrison, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) nhận định đề xuất tăng ngân sách quốc phòng năm 2019 quá lớn đến nỗi Nhà Trắng sẽ khó có thể bù đắp bằng những biện pháp cắt giảm. Hoàng Phương MỸ NHUNG
Zing
Thanh tra giao thông 'hỏi thăm' xe có logo 'A Di Đà Phật'
Có trường hợp xe treo logo có dòng chữ “A Di Đà Phật” bị thanh tra giao thông 'biến chất' tại Cần Thơ kiểm tra vì cho rằng dòng chữ này chỉ được treo trên xe từ thiện...
[ "Pháp luật" ]
"2017-06-21T13:15:00"
Ngày 21/6, TAND TP Cần Thơ đã đưa ra xét xử 7 bị cáo nguyên là cán bộ Thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ, cùng hai bị cáo khác cùng về hành vi Nhận hối lộ. Đường dây "bảo kê tiền tỷ" ở miền Tây Những người này, gồm: Dương Minh Tâm (nguyên Phó chánh TTGT), Đoàn Vũ Duy (nguyên Đội trưởng Đội TTGT số 11, phụ trách quận Bình Thủy), Võ Hoàng Anh (nguyên đội trưởng TTGT), Lý Hoàng Minh (nguyên Đội phó Đội TTGT số 3, phụ trách quận Ninh Kiều), Nguyễn Trần Lưu (nguyên Đội trưởng Đội TTGT quận Thốt Nốt), Hồ Công Thiện (nguyên Đội phó Đội TTGT huyện Phong Điền) và Trần Lập Pháp (nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng) cùng Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) và Trần Tường An (38 tuổi, ngụ TP Cần Thơ). Cần và An là hai đối tượng ngoài xã hội, có vai trò đồng phạm, móc nối với các TTGT để nhận hối lộ, nhằm “bảo kê” cho các DN, nhà xe trên địa bàn trong và ngoài TP Cần Thơ. Trong buổi sáng, HĐXX đã tiến hành làm thủ tục chung. Tại phiên tòa, HĐXX đã triệu tập 120 tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên chỉ có 34 tổ chức, cá nhân có mặt phiên tòa và 13 tổ chức, cá nhân có đơn xin xét xử vắng mặt. Giữ quyền công tố tại tòa, đại diện Viện KSND đã công bố cáo trạng dài 44 trang. Theo cáo trạng, Từ năm 2013, đến năm 2016, cả 9 bị cáo đã buộc các doanh nghiệp (DN), nhà xe hoạt động vận tải phải "chung chi" để nhận hối lộ. Cần và An có vai trò đồng phạm, móc nối với các TTGT để nhận hối lộ. Bị cáo Dương Minh Tâm, nguyên Phó Chánh TTGT. Ảnh Minh Anh. Bảy cán bộ TTGT đã cấu kết với Cần, An thỏa thuận, ép buộc một số DN, nhà xe trên địa bàn trong và ngoài TP Cần Thơ để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông. Đổi lại, hàng tháng hoặc từng lần vi phạm, các DN, cá nhân phải giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị can nói trên, với số tiền ít nhất là 1 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 28 triệu đồng/tháng. Cụ thể, các bị cáo đã nhận hối lộ trong 135 vụ (của 135 tổ chức, cá nhân) và nhận hối lộ từ hơn 260 người thuộc các tỉnh, thành như: Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu... với tổng số tiền khoảng 4 tỷ. Tâm nhận hối lộ gần 500 triệu đồng, Anh nhận hơn 536 triệu đồng…. Riêng Cần đã nhận hơn 2,7 tỷ đồng để giao lại cho các TTGT, còn An đã môi giới cho Duy nhận 350 triệu đồng. Trong thời gian làm Đội trưởng Đội cơ động đường bộ TP Cần Thơ (có quyền kiểm tra trên toàn địa bàn thành phố), Duy yêu cầu Cần và An nhận tiền giúp. Cả hai thường xuyên đi tuần tra cùng với Duy, làm cho các tổ chức, cá nhân nhầm tưởng 2 người này là cán bộ TTGT. Khi kiểm tra xe, có lúc Duy trực tiếp thỏa thuận với chủ xe để chi tiền, có lúc cho số đỉện thoại của Cần và An hoặc chỉ đạo Cần và An liên hệ với chủ xe để nhận tiền. Ngoài việc nhận tiền của các chủ xe, Cần còn giúp Duy đôn đốc các doanh nghiệp, cá nhân nộp tiền đúng hạn, đúng số lượng và thỏa thuận thu tiền. Ai không chi tiền hoặc trễ hạn thì thông báo cho Duy đến kiểm tra, xử lý để buộc chi tiền. Tổng cộng, Cần đã giúp Duy nhận tiền của 50 doanh nghiệp, cá nhân, với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng. Trong đó, Cần được hưởng lợi 71 triệu đồng, An giúp Duy nhận tiền của 5 doanh nghiệp, cá nhân, với số tiền 53 triệu đồng... Logo "A Di Đà Phật" cũng khó thoát Theo Viện KSND Cần Thơ, hành vi của các bị can đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động và uy tín của cơ quan nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. VKSND Cần Thơ truy tố, Duy, Tâm, Anh, Cần và An theo điểm a khoản 4 Điều 279 Bộ luật hình sự, với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, hành vi đưa hối lộ và người có liên quan đến hành vi đưa hối lộ có liên quan đến nhiều người và tổ chức, đồng thời có dấu hiện của phạm tội khác, sẽ được Cơ quan điều tra tách ra để tiếp tục điều tra, làm rõ. Tại phiên tòa, sau khi nghe Viện KSND công bố cáo trạng, các bị cáo đều thừa nhận, chỉ có bị cáo Duy là không thừa nhận cáo trạng và cho rằng mình không có hành vi nhận hối lộ và đề nghị tòa xem xét. Trong phần thẩm vấn vào buổi chiều, bị cáo Pháp thừa nhận, thời gian trực trạm cân lưu động và tuần tra tuyến quốc lộ qua địa bàn quận Cái Răng đã nhận tiền chung chi của 10 DN, cá nhân với số tiền 47,5 triệu đồng. Pháp thừa nhận hành vi phạm tội của mình và cho biết việc nhận tiền nhằm “giúp đỡ” các nhà xe không bị xử phạt. Các nhà xe ở xe đã xin số điện thoại của Pháp và được cung cấp để họ chuyển tiền định kỳ. 9 bị cáo (đứng) tại phiên tòa. Ảnh Minh Anh. Bị cáo Lưu thừa nhận đã nhận tiền của ông Nguyễn Bá Kiệt (chủ DNTN Minh Khang) 2 triệu đồng không xử phạt xe của DN này. Ngoài ra, bị cáo còn nhận tiền của bà Phạm Thị Nương 24 triệu đồng. Kiểm sát viên đã công bố bút lục lời khai của Lưu tại cơ quan điều tra và lời khai của những người đã đưa tiền cho Lưu. Mỗi khi chưa nhận được tiền, Lưu đã gọi điện “nhắc nhở” chủ phương tiện phải chung tiền... Cũng tại phần xét hỏi, một số bị cáo khai đã có lần chuyển tiền cho Duy nhưng khi đối chất thì bị cáo này phủ nhận và không nói gì thêm. Tại phiên tòa, HĐXX cũng đã công bố lời khai của các bị cáo và những người có liên quan. Nhiều lời khai của các DN, chủ xe thể hiện có những trường hợp họ bị TTGT “hỏi thăm” với những lý do rất vô lý nhưng không cãi lại được như: biển số mờ, vỏ xe mòn… Đặc biệt, có trường hợp xe treo logo có dòng chữ “A Di Đà Phật” cũng bị kiểm tra vì cho rằng dòng chữ này chỉ được treo trên xe từ thiện... Phiên tòa lần này dự kiến diễn ra trong 3 ngày. Minh Anh
GD&TĐ
Hà Nam: 47 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nam, năm nay, các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2018 của tỉnh đã đoạt 47 giải quốc gia.
[ "Giáo dục", "Học bổng - Du học" ]
"2018-01-30T15:00:10"
Bà Đinh Thị Lụa động viên các học sinh của tỉnh tham dự kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2018 Cụ thể, năm nay đoàn gồm 74 học sinh giỏi của tỉnh đã đạt 47 giải gồm: 8 giải Nhì, 14 giải Ba, 25 Giải khuyển khích. Kỳ thi năm nay, tỉnh Hà Nam đã thành lập 10 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT dự thi ở các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Nga. Trong đó, có 52 học sinh lớp 12, 22 học sinh lớp 11. B.Hải
TNMT
Quảng Ninh: Núp bóng dự án xây dựng khu dân cư để khai thác cát trái phép?
Người dân khu Phú Thanh Đông và Bí Giàng, phường Yên Thanh, TP Uông Bí cho biết, Dự án Khu dân cư đô thị phường Yên Thanh (quy mô gần 28ha) do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Tân Thành (có trụ sở tại TP Hạ Long) làm chủ đầu tư đã 'lợi dụng' việc thi công san lấp mặt bằng để 'đánh cắp' cát trái phép.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-01T03:39:00"
Phóng viên Báo TN&MT đã có mặt tại Dự án Khu dân cư đô thị phường Yên Thanh do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Tân Thành (Công ty Tân Thành) đang thi công san lấp mặt bằng. Đất được đổ thành đống lớn, bên trong vùng “lõi” dự án chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với những đống cát, máng cát được bơm lên khối lượng lớn. Tại đây, 3 máy hút cát công suất lớn đang miệt mài cắm vòi xuống nước để hút lên hàng trăm khối cát, diện tích rộng cả trăm mét vuông. Điều tài tình, hiện trường được ngụy trang sung quanh là các ụ đất đổ cao, dưới nước là các cọc nhựa, cọc bê tông, nếu chỉ nhìn qua hoặc quan sát bằng mắt thường thì rất khó phát hiện đây là đại công trường đang “ăn cắp” tài nguyên khoáng sản. Được biết, Dự án Khu dân cư đô thị phường Yên Thanh có quy mô gần 28ha, trước đây do Công ty Đầu tư và Xây dựng Licogi làm chủ đầu tư, nhưng gần chục năm trôi qua, dự án vẫn nằm trên giấy. Sau hai lần UBND tỉnh Quảng Ninh gia hạn: Năm 2013 và 2014, nhưng dự án vẫn “án binh bất động”. Đến cuối năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định chấm dứt dự án đối với chủ đầu tư Công ty Đầu tư và Xây dựng Licogi. Và đến giữa năm 2016, dự án này được giao cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Tân Thành. Ngang nhiên hút cát tại dự án của Công ty Tân Thành Vào tháng 3/2016, Ban Quản lý dự án công trình thành phố Uông Bí tổ chức mời thầu đối với gói thầu Khu dân cư đô thị Yên Thanh, cụ thể là Dự án đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng khu dân cư đô thị Yên Thanh, tại Phường Yên Thanh, TP.Uông Bí. Theo đó, dự án có tổng diện tích quy hoạch 24,77ha với tổng chi phí trên 167 tỷ đồng. Mục đích đáp ứng nhu cầu đất ở và đất xây dựng của nhân dân trên địa bàn thanh phố Uông Bí, trong đó đất ở mới 82.409m2, đất ở hiện trạng cải tạo 18.600m2, đất thương mại dịch vụ 23.623m2, đất công trình công cộng19.993m2, đất cây xanh 13.785m2, đất hạ tầng kỹ thuật 114.551m2… Việc hút cát tạo thành những moong nước sâu hàng chục mét, bên cạnh moong cát đang được khai thác còn rất nhiều khu đất sau khi máy xúc bóc hết lớp đất màu phát lộ ra những vỉa cát, trữ lượng lớn và đương nhiên bao bọc bốn xung quanh khu đất này là lớp tường đất cao tới 2-3m để tránh sự “nhòm ngó” từ bên ngoài. Hàng ngàn khối cát được hút lên bờ Phóng viên đã liên hệ làm việc với lãnh đạo Thành phố Uông Bí và được hướng dẫn làm việc với Ban Quản lý dự án công trình xây dựng TP Uông Bí. Khi được hỏi Công ty Tân Thành có được phép khai thác cát trong khuôn viên dự án hay không, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng TP Uông Bí trả lời lấp lửng: Công ty Tân Thành được phép tận thu đất sét, có lẽ lẫn trong đất sét là ít cát nên họ bơm lên thôi, chứ không có chuyện khai thác. Ông Hùng còn khẳng định: Nếu có việc khai thác cát và vận chuyển ra ngoài tiêu thụ thì cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền phường sẽ xử lý ngay. Tuy nhiên, khi chúng tôi thắc mắc việc đơn vị thi công bơm hút cát ngang nhiên giữa ban ngày, không biết cán bộ giám sát dự án của Ban Quản lý dự án công trình xây dựng TP Uông Bí có biết hay không? Ông Hùng lý giải: Trong quá trình thi công phát lộ một số điểm có cát nhỏ lẻ, không đáng, nên thu gom lại thôi. Chúng tôi sẽ cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra ngay và yêu cầu đơn vị thi công có báo cáo giải trình và sẽ báo cáo lại cho phóng viên. Dư luận đang rất bức xúc và thắc mắc hàng nghìn mét khối cát được tập kết trên bờ sử dụng vào mục đích gì? Đặc biệt, Dự án đang trong quá trình thi công san lấp mặt bằng, nhưng vào tháng 3/2017, Công ty Tân Thành đã có văn bản xin UBND tỉnh Quảng Ninh tận thu 3.000m3 đất sét trắng và đã được phê duyệt. Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Tiền Phong
Vì sao các thương hiệu hạng sang ồ ạt đổ bộ vào Quảng Ninh?
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt tên tuổi hạng sang đang đồng loạt đổ bộ vào Quảng Ninh. Điều gì khiến mảnh đất này trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư phân khúc cao cấp đến như vậy?
[ "Nhà đất" ]
"2018-02-01T04:26:58"
Quảng Ninh và Hạ Long vẫn đang cần thêm những dịch vụ, nhãn hàng thuộc phân khúc cao cấp Khoảng trống của phân khúc dịch vụ hạng sang Thời gian gần đây, Quảng Ninh đang trở thành địa phương thu hút các dự án “tỷ đô” đến từ hàng loạt thương hiệu trong và ngoài nước. Bên cạnh bất động sản, nghỉ dưỡng, ngành dịch vụ cũng được tập trung nâng tầm với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu đình đám. Theo giới chuyên gia, không quá khó để lý giải bước chuyển mình mang tính “chiến lược” này. Quảng Ninh được xem là một trong những thành phố có tiềm lực phát triển du lịch bậc nhất khi sở hữu Vịnh Hạ Long – 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Còn theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh tại sự kiện“Đối thoại chính sách cao cấp APEC về du lịch bền vững” năm 2017, địa phương là một trong 3 cực của vùng tam giác kinh tế phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Theo thống kê, trong giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng GDP Quảng Ninh cao gấp 1,5 lần cả nước. Người dân tại đây cũng nằm trong top những địa phương có GDP bình quân đầu người cao nhất, ở mức trên 4.050 USD. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm, vùng đất “giàu có” này vẫn thiếu vắng các dịch vụ, nhãn hàng thuộc phân khúc cao cấp để đáp ứng cho cả du khách và người dân địa phương. Câu chuyện “đại gia” đất mỏ phải đến Hà Nội, Sài Gòn hay bay ra nước ngoài để mua sắm, tận hưởng các dịch vụ hạng sang không phải là chuyện hiếm hoi, Tổ hợp xa hoa - đón đầu cơ hội Tọa lạc tại ngã 5 Cột Đồng Hồ, hướng trực tiếp ra Vịnh Hạ Long, vị trí đắc địa của thành phố, tổ hợp vườn thời đại - Times Garden Hạ Long được xem là dự án đón đầu xu hướng đưa các mặt hàng cao cấp tới Quảng Ninh. Hình ảnh khu tổ hợp Times Garden Hạ Long Được biết, chủ đầu tư của Times Garden Hạ Long đã chính thức ký kết hợp tác với Tam Sơn Fashion – nhà phân phối chính thức của nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới để mở các gian hàng của những hãng thời trang cao cấp như Kenzo, Hugo Boss, Bang & Olufsen trên khu phố đi bộ của dự án. Phố đi bộ Times Garden với các thương hiệu phân khúc cao cấp Khu phố đi bộ của Times Garden Hạ Long được lấy cảm hứng và ý tưởng từ khu phố mua sắm nổi tiếng bậc nhất trên thế giói, đại lộ Champs Elyseé của Paris hoa lệ. Trên khu phố đi bộ này là những căn nhà phố thương mại – shophouse cao cấp 5 tầng. 2 tầng dưới sẽ cho các thương hiệu quốc tế thuê lại. 3 tầng còn lại được xây như các phòng khách sạn tiểu chuẩn 5 sao và được Swiss-Belhotel International - Tập đoàn quản lý khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quốc tế vận hành. Toàn cảnh dự án Times Garden Hạ Long Tập đoàn Swiss-Belhotel International cũng sẽ quản lý khách sạn Swiss-Belhotel Suites & Residences nằm trong tổ hợp Times Garden Hạ Long. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý các khách sạn 5 sao trên khắp thế giới, tập đoàn chắc chắn sẽ đem tới chất lượng dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Không dừng lại ở các thương hiệu thời trang danh tiếng, Times Garden Hạ Long còn hợp tác với Tam Sơn Yachting để lần đầu tiên, đưa thương hiệu “đại gia” du thuyền Beneteau Group của Pháp về Quảng Ninh. Sự xuất hiện của những “ông lớn” trên đã khiến dự án này trở thành nơi hội tụ của phong cách sống xa hoa và đẳng cấp. Vời nhiều tiện ích đẳng cấp, Times Garden Hạ Long là thiên đường mua sắm của những khách hàng sành sỏi Với hàng loạt cái “bắt tay” cùng các thương hiệu quốc tế, Times Garden Hạ Long không để lẫn mình trong làn sóng đầu tư bất động sản tại Quảng Ninh mà ngược lại, còn tạo ra một dấu ấn khác biệt. Đây sẽ là nơi khách hàng có thể trải nghiệm cuộc sống thượng lưu hiếm có ngay giữa lòng thiên đường kỳ quan thiên nhiên thế giới. Sau sự có mặt của tổ hợp xa xỉ này tại Quảng Ninh, có lẽ khoảng trống thị trường về phân khúc hạng sẽ nhanh chóng được các nhà đầu tư nắm bắt và lấp đầy, bức tranh du lịch thực tế của thành phố mỏ sẽ có nhiều thay đổi với những tiềm năng và cơ hội mới. P.V
Thanh Tra
Bán vốn Nhà nước đầu năm: Hết 'bom tấn' tới 'bom xịt'
Đầu năm 2018, chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra ồ ạt như Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH MTV (PV Oil) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). Tuy nhiên, các đợt bán vốn không phải đều thành công như mong đợi.
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-02-05T07:03:00"
Nhà nước thu về khoảng 5.500 tỷ đồng sau khi bán toàn bộ 241,5 triệu cổ phần BSR. Ảnh: BSR "Bom tấn" dồn dập Đầu tiên phải kể đến Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) khai màn cho đợt bán vốn Nhà nước tháng đầu năm. Lượng đăng ký đấu giá kỷ lục với hơn 4.000 nhà đầu tư, lượng đặt mua gấp 2,6 lần lượng chào bán ra. Đây cũng là đợt đấu giá thu hút đông đảo nhà đầu tư cá nhân trong nước, với hơn 3.900 người tham gia. Mặc dù giá đấu bình quân của đợt bán cổ phần BSR chỉ là 23.043 đồng/cổ phần nhưng trong phiên, có nhà đầu tư đặt mua tới 14,8 triệu đồng/cổ phiếu với lượng đặt mua 10.000 cổ phần. Nhà đầu tư sẵn sàng chi mức giá "trên trời" này để sở hữu cổ phần BSR chứng tỏ sức hấp dẫn của doanh nghiệp không thể đùa được. Kết quả, toàn bộ 241,5 triệu cổ phần BSR, tương đương 7,79% vốn điều lệ đã được bán hết cho 623 nhà đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua thành công 61% tổng số cổ phần bán ra. Tổng số tiền thu về khoảng 5.500 tỷ đồng. Dự kiến sau cổ phần hóa, Nhà nước còn sở hữu 43% vốn BSR. Số tiền thu về từ bán đấu giá cổ phần PV Oil cũng lên tới gần 4.200 tỷ đồng. Ảnh: Internet "Bom tấn" thứ hai cần nhắc đến là PV Oil với số lượng tham dự không hề kém cạnh so với BSR, lên tới gần 3.200 nhà đầu tư đăng ký đấu giá trong đó thu hút tới 3.085 nhà đầu tư trong nước. Lượng đặt mua cổ phần cũng gần 2,3 lần lượng chào bán ra. Sau phiên đấu giá, toàn bộ 206,8 triệu cổ phần PV Oil được bán ra với giá đấu bình quân 20.196 đồng/cổ phiếu, cao hơn 51% so với giá khởi điểm. Gần 1.400 nhà đầu tư trúng thầu, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua được 33% tổng lượng cổ phần chào bán. Số tiền thu về từ bán đấu giá cũng lên tới gần 4.200 tỷ đồng. Ở mức độ thấp hơn, phiên đấu giá PV Power chỉ thu hút được khoảng 2.000 nhà đầu tư tham dự với số lượng đăng ký vượt 4% khối lượng chào bán. Nhà đầu tư cá nhân cũng là đối tượng đặt mua nhiều nhất trong đợt đấu giá này, với gần 1.900 người tham dự. Toàn bộ số cổ phần PV Power chào bán ra đã bán hết với giá bán bình quân 14.938 đồng/cổ phần. Tổng giá trị thu về gần 7.000 tỷ đồng. Dự kiến sau cổ phần hóa, cổ đông Nhà nước sẽ còn sở hữu 51% vốn PV Power, nhà đầu tư chiến lược nắm 28,88% vốn, còn lại 20% vốn được bán đấu giá công khai. "Bom xịt" Tập đoàn Cao su Trong các phiên đấu giá cổ phần Nhà nước trong tháng đầu năm, phiên đấu giá Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) là một trải nghiệm khá "đắng" khi lượng cổ phần đăng ký mua chỉ bằng 20% lượng chào bán ra (tức đăng ký 101 triệu cổ phần trên tổng số 475 triệu cổ phần chào bán). Kết quả, 498 nhà đầu tư trúng đấu giá với mức giá đấu 13.011 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá khởi điểm 11 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền thu về cho Nhà nước từ đợt IPO này chỉ là 1.311 tỷ đồng, hoàn thành 21% kế hoạch ban đầu (6.000 tỷ đồng). Hiển nhiên, 80% lượng cổ phần chào bán ra vẫn ế ẩm. Với tình hình trên, đại diện VRG cho biết sẽ có kế hoạch mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục thoái vốn Nhà nước sau khi chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên UPCoM. Dự kiến công ty đăng ký giao dịch UPCoM vào ngày 1/4/2018 sau đó chuyển sàn sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Đợt IPO vừa qua, cổ phần của VRG bị "ế" do không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Ảnh minh họa: Internet VRG sở hữu những lợi thế không thể phủ nhận như quỹ đất khổng lồ tới 5,2 tỷ ha, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp. VRG có một nguồn gỗ cao su giá trị với quá trình thanh lý đều đặn, mức giá hợp lý. VRG cũng là doanh nghiệp sở hữu diện tích đất cho thuê khu công nghiệp khá rộng lớn với khoảng 10.000 ha, có thể cho thuê 60%. Lợi thế là vậy nhưng phiên IPO vẫn "ế". Điều gì khiến VRG - một tập đoàn đầu ngành cao su của Việt Nam lại thiếu hấp dẫn như vậy trong mắt nhà đầu tư? Đầu tiên phải kể đến hiệu quả hoạt động của VRG. Doanh thu hàng năm vài chục nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận loanh quanh dưới 3.000 tỷ đồng, tức hệ số lợi nhuận/doanh thu khá thấp. Sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn nắm giữ 75% vốn điều lệ VRG có lẽ là lực cản kém hấp dẫn, khi cơ hội của nhà đầu tư tham gia vào quá trình quản trị điều hành ở VRG gần như không có. Ngoài ra, VRG lựa chọn nhà đầu tư chiến lược chắc chắn phải là nhà đầu tư trong nước với các quy định khá chặt chẽ như vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong 5 năm gần nhất và có lợi nhuận 3 năm liên tiếp và không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm... Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư khi nhà đầu tư nước ngoài không có cơ hội chen chân vào doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Trong giai đoạn 2018 - 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục cổ phần hóa 89 doanh nghiệp Nhà nước. Sau 30 năm, hơn 4.600 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa, cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa còn cao do hoạt động bán vốn trong các năm qua diễn ra rất chậm. Năm 2018 là năm được kỳ vọng sẽ có bước chuyển mình trong việc cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước. Trà My
Zing
Đã có 9,75 điểm Ngữ văn, nhiều bài thi trắc nghiệm được 10
Đến nay, điểm Ngữ văn cao nhất được ghi nhận là 9,75. Các môn trắc nghiệm đã có điểm 10. Nhiều tỉnh hoàn tất công tác chấm thi và gửi dữ liệu về Bộ GD&ĐT trước khi công bố điểm.
[ "Giáo dục", "Đào tạo - Thi cử" ]
"2017-07-03T23:21:00"
Theo lịch của Bộ GD&ĐT, chậm nhất ngày 7/7, các sở GD&ĐT sẽ công bố kết quả thi THPT quốc gia năm 2017. Năm nay, dữ liệu sẽ được gửi lại các sở để thí sinh tra cứu thuận tiện, tránh trường hợp nghẽn mạng. Những sở hoàn thành sớm có thể công bố sớm hơn so với lịch chung. Nhiều điểm 10 ở môn thi trắc nghiệm Theo ghi nhận của Zing.vn , đến hết ngày 3/7, nhiều tỉnh đã hoàn tất công tác chấm thi, gửi dữ liệu về bộ để rà soát, đối sánh. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết tỉnh này đã hoàn tất khâu chấm thi lúc 15h ngày 3/7. Sở đã gửi đĩa kết quả chấm thi cho Bộ GD&ĐT thông qua đường bưu điện dạng chuyển phát nhanh. Sở sẽ công bố điểm thi THPT quốc gia trong thời gian sớm nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của sở. Các tỉnh Hà Nam, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tuyên Quang, Sơn La, Tây Ninh... cũng đã hoàn tất việc chấm thi. Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Tiến Tuấn. Bà Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương, cho hay tỉnh này đã hoàn thành việc chấm thi, riêng môn Ngữ văn được chấm xong hôm 30/6. Sở đang khớp điểm môn trắc nghiệm trước khi chuyển dữ liệu lên bộ. Công tác khớp điểm cũng đang được tiến hành tại tỉnh An Giang, Lai Châu. Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang dự kiến ngày 5/7 nhập điểm xong. Điểm thi có thể được công bố trong ngày 6 hoặc 7/7. Một số sở GD&ĐT như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bến Tre, Đà Nẵng sẽ hoàn thành công tác chấm thi và gửi dữ liệu về bộ vào ngày 4/7. Theo thông tin từ một số hội đồng chấm thi, các môn đều có thí sinh đạt điểm cao và một số thí sinh bị điểm liệt. Cụ thể, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, cho biết khoảng 60% bài thi Ngữ văn từ trung bình trở lên. Đặc biệt, có 2 bài thi đạt điểm 9,75. Theo bà Đinh Thị Lụa, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam, điểm Ngữ văn cao nhất tại tỉnh này là 9,5. Tại Tây Ninh, 76% bài thi môn Ngữ văn đạt điểm trung bình, điểm cao nhất là 8,25. Tỉnh Lai Châu có một thí sinh đạt điểm 9 môn Văn. Trước đó, nguồn tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay nhiều thí sinh đạt 9,25 điểm ở môn Ngữ văn. Thông tin từ các sở cũng cho thấy khá nhiều trường hợp bị điểm liệt. Đối với những thí sinh dự thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp, điểm liệt đồng nghĩa việc các em bị trượt. Cụ thể, tỉnh Tây Ninh có 7 thí sinh bị điểm liệt môn Văn và một vài trường hợp ở môn trắc nghiệm. Cũng ở môn này, tỉnh Lai Châu có 4 trường hợp bị điểm liệt. Lai Châu còn có thêm một thí sinh bị điểm liệt ở môn thi thành phần trong bài tổ hợp. Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí - Công nghệ thông tin tỉnh Tây Ninh, cho biết các môn trắc nghiệm, trừ Toán và Lịch sử, đều có bài thi điểm 10. Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam xác nhận tỉnh này có thí sinh đạt điểm trên 9 ở tất cả môn. Ông Hoàng Đức Minh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu - thông tin tỉnh này không có thí sinh đạt điểm 10. Phúc khảo bài thi và điều chỉnh nguyện vọng Chậm nhất đến ngày 7/7, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên website chính thức của sở nơi đăng ký dự thi. Các em có quyền làm đơn phúc khảo và nộp đơn tại nơi đăng ký dự thi từ ngày 8/7 đến ngày 17/7. Thí sinh lưu ý đối với bài thi trắc nghiệm, nếu điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước thì điểm phúc khảo là điểm mới của bài thi. Với môn Ngữ văn, bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,25 điểm trở lên, được điều chỉnh điểm. Trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên, phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo Điểm chính thức của bài thi sau phúc khảo được trưởng ban phúc khảo trình chủ tịch hội đồng thi ký duyệt. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga kiểm tra công tác chấm thi THPT quốc gia ở Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Sương. Ngoài ra, thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng bằng cách điều chỉnh trực tuyến (từ ngày 15/7 đến 21/7) hoặc bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng (từ ngày 15/7 đến 23/7). Với phương thức trực tuyến, thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng hoặc thứ tự nguyện vọng nhưng phải giữ nguyên số nguyện vọng đã đăng ký. Những em muốn bổ sung nguyện vọng cần điều chỉnh bằng phiếu nộp tại nơi đăng ký dự thi và nộp thêm lệ phí cho nguyện vọng được thêm vào. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khuyên thí sinh bình tĩnh phân tích tình hình trước khi điều chỉnh nguyện vọng. Ông cho rằng không nên thay đổi nếu điểm thi không quá lệch so với dự kiến ban đầu. “Trước đây, các em dự đoán được 20 điểm và đăng ký một vài nguyện vọng ở mức cao hơn, bằng và thấp hơn 20 điểm. Nếu điểm thi trong ngưỡng 19,5-20,5, các em không nên điều chỉnh. Nếu dự kiến 20 điểm nhưng được 27 hoặc 15 điểm, thí sinh phải điều chỉnh để tăng khả năng trúng tuyển vào các trường”, ông Ga phân tích. Ngoài ra, thí sinh nên căn cứ phổ điểm thi THPT quốc gia, sẽ được Bộ GD&ĐT công bố sau khi có điểm thi, để điều chỉnh nguyện vọng. Nếu phổ điểm lệch về phía phải, điểm trung bình trước đây là 5, năm nay tăng lên 6, thí sinh có thể hiểu là kết quả của mình phải nhích thêm một điểm mới mong đỗ trường mà trước đó nghĩ là vừa tầm. Trả lời VietNamNet , ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, cho biết theo thống kê sơ bộ, tỉnh có hai thí sinh đạt điểm 10 môn Toán, điểm cao nhất môn Ngữ văn là 9,25. Các môn Lý, Hóa, Sinh có nhiều điểm 10. Về điểm liệt, môn Văn có 3 bài, các môn trắc nghiệm có khoảng 30 bài. Sở này dự kiến công bố điểm vào ngày 4/7 hoặc 5/7. Tỉnh Long An có 23 bài thi đạt điểm 10 ở các môn Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân và Tiếng Anh. Nguyễn Sương - Minh Nhật
MT&CS
Sa Pa lạnh – 0.3°C trong ngày cuối tuần
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, không khí lạnh tăng cường mạnh tiếp tục gây rét đậm, rét hại trong ngày hôm nay (03/02) ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
[ "Xã hội", "Môi trường - Khí hậu" ]
"2018-02-03T03:24:00"
Trạm đo Sa Pa nhiệt độ: – 0.3°C Cập nhật nhiệt độ vào hồi 06h00, ngày 3/2: Lai Châu tại trạm đo Tp. Lai Châu: 6.0°C Điện Biên tại trạm đo Pha Đin nhiệt độ: 1.0°C; tại trạm đo Tp. Điện Biên: 11.2°C Sơn La tại trạm đo Tp. Sơn La nhiệt độ: 7.8°C; tại trạm đo Mộc Châu: 4.5°C Hòa Bình tại trạm đo Tp. Hòa Bình nhiệt độ: 11.7°C Lào Cai tại trạm đo Tp. Lào Cai nhiệt độ: 10.3°C; tại trạm đo Sa Pa nhiệt độ: – 0.3°C Yên Bái tại trạm đo Tp. Yên Bái nhiệt độ: 10.4°C Hà Giang tại trạm đo Đồng Văn nhiệt độ: 1.8°C; tại trạm đo Tp. Hà Giang nhiệt độ: 10.0°C Tuyên Quang tại trạm đo Tp. Tuyên Quang nhiệt độ: 11.0°C Phú Thọ tại trạm đo Tp. Việt Trì nhiệt độ: 11.6°C Vĩnh Phúc tại trạm đo Tam Đảo nhiệt độ: 3.9°C, tại trạm đo Tp. Vĩnh Yên nhiệt độ: 12.4°C Bắc Kạn tại trạm đo Tp. Bắc Kạn nhiệt độ: 8.6°C Thái Nguyên tại trạm đo Tp. Thái Nguyên nhiệt độ: 11.3°C Cao Bằng tại trạm đo Trung Khánh nhiệt độ: 6.2°C; tại trạm đo Tp. Cao Bằng nhiệt độ: 7.1°C Lạng Sơn tại trạm đo Tp. Lạng Sơn nhiệt độ: 8.5°C; tại trạm đo Mẫu Sơn: 0.2°C; Quảng Ninh tại trạm đo Tp. Hạ Long nhiệt độ: 11.6°C Bắc Giang tại trạm đo Tp. Bắc Giang nhiệt độ: 11.0°C Bắc Ninh tại trạm đo Tp.Bắc Ninh nhiệt độ:11.6°C Hải Phòng tại trạm đo Phủ Liễn (Kiến An) nhiệt độ: 10.7°C Hà Nội tại trạm đo Hà Đông nhiệt độ: 12.6°C Hải Dương tại trạm đo Tp. Hải Dương nhiệt độ: 11.2°C Hưng Yên tại trạm đo Tp. Hưng Yên nhiệt độ: 11.8°C Nam Định tại trạm đo Tp. Nam Định nhiệt độ: 12.2°C Hà Nam tại trạm đo Tp. Phủ Lý nhiệt độ: 12.4°C Thái Bình tại trạm đo Tp.Thái Bình nhiệt độ: 12.2°C Ninh Bình tại trạm đo Tp. Ninh Bình nhiệt độ: 12.2°C Thanh Hóa tại trạm đo Tp. Thanh Hóa nhiệt độ: 12.8°C Nghệ An tại trạm đo Tp. Vinh nhiệt độ: 13.2°C Hà Tĩnh tại trạm đo Tp. Hà Tĩnh nhiệt độ: 12.9°C An Nhiên
Giáo Dục VN
Sau thi viên chức, nhiều giáo viên cao tuổi ở Hà Nam kêu cứu
Một số giáo viên ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam sau khi thi tuyển viên chức có nguy cơ rời bục giảng vì không đủ điểm trúng tuyển.
[ "Giáo dục" ]
"2017-11-23T00:33:00"
Mới đây, phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều giáo viên trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho biết, mặc dù đã nhiều năm công tác trong ngành giáo dục và đạt được nhiều thành tích nhưng họ vẫn có nguy cơ bị mất việc sau khi thi tuyển viên chức. Theo phản ánh của các giáo viên, theo Kế hoạch số 2410/KH-UBND- Hà Nam ngày 25/8/2017; Căn cứ Nghị định số 29/2015/TTLT- BGDĐT- BNV; Thông tư số 15/2012/TT- BNV; Kế hoạch số 1338/KH - UBND ngày 23/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục tỉnh Hà Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã tiến hành xét tuyển viên chức ngành giáo dục. Sau khi các giáo viên chấm dứt hợp đồng lao động với huyện Kim Bảng, ngày 21/10/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã tổ chức thi tuyển viên chức. Sau khi có kết quả, trong số hơn 100 giáo viên dự thi thì tỷ lệ trúng tuyển rất thấp. Vì vậy nhiều thầy, cô giáo vô cùng lo lắng trước nguy cơ rời khỏi ngành. Nhiều giáo viên dù có thâm niên dạy lâu năm và đạt nhiều thành tích nhưng trong kỳ thi viên chức, các giáo viên cảm thấy thiệt thòi khi không được ưu tiên. Ảnh: Nhân Văn Theo nhiều giáo viên, dù có thâm niên dạy lâu năm và đạt nhiều thành tích nhưng trong kỳ thi viên chức, các giáo viên này không được ưu tiên. Trong cuộc thi, phần làm bài kiểm tra, sát hạch gồm ba phần: Phần một là các câu hỏi thể hiện hiểu biết chung về luật viên chức và luật giáo dục là 3 điểm; Phần hai, ba là soạn giáo án và làm bài tập khó, mỗi phần là 3,5 điểm. Mặc dù bài năng lực của các giáo viên này đạt khá cao từ 7 trở lên nhưng vẫn trượt. Vì theo quy định xét tuyển là bài năng lực hệ số 2 cộng với điểm thi tốt nghiệp và điểm học tập hệ số một rồi xét từ trên xuống. “Chúng tôi vào ngành cũng khá lâu, từ 15 – 20 năm. Tuy nhiên thì chúng tôi cũng không được ưu tiên gì trong việc xét tuyển. Về điểm thi thì sẽ không nhanh nhạy như các bạn trẻ bây giờ. Sau khi chấm dứt hợp đồng chúng tôi cũng đang ở nhà, cũng có đi xin công ty làm việc nhưng họ đều từ chối vì tuổi đã cao, mắt đã kém, có người đã ngoài 40 tuổi”, một giáo viên chia sẻ. Các giáo viên cũng phân vân về việc tỉnh Hà Nam chỉ xét tuyển đặc cách vào viên chức đối với 1.470 giáo viên mầm non đang dạy hợp đồng, còn với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở thì phải thi tuyển. Liên quan đến vấn đề trên, bà Đinh Thị Lụa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam cho biết, Kế hoạch số 2410/KH-UBND ngày 25/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về tuyển dụng giáo viên Trung học cơ sở, Tiểu học, mầm non đã thực hiện đúng theo quy định của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 15 - 16 của Bộ Nội vụ, đảm bảo công khai, khách quan, công bằng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, chú trọng chất lượng đội ngũ được tuyển dụng trên cơ sở đánh giá năng lực thực tế của người dự tuyển. “Trong kiểm tra sát hạch đánh giá năng lực thực tế của người dự tuyển, phần kiểm tra soạn giáo án và làm bài tập khó được nhân đôi điểm, nếu các giáo viên có kinh nghiệm và dạy giỏi lâu năm chắc chắn sẽ đạt điểm kiểm tra, sát hạch cao hơn so với thế hệ mới ra trường. Về thông tin điểm học phần, điểm tốt nghiệp của thế hệ trẻ bây giờ cao hơn so với các cô giáo ngày xưa là do các cơ sở đào tạo, chứ không phải Sở hay tỉnh quyết định điểm này”, bà Lụa cho biết. Về việc tỉnh Hà Nam chỉ xét tuyển đặc cách vào viên chức đối với giáo viên tiếng Anh tiểu học mầm non đang dạy hợp đồng, bà Lụa cho biết thêm, đây là số giáo viên có đủ điều kiện tiêu chuẩn và được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xét duyệt, hợp đồng để dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo đề án dạy ngoại ngữ năm 2020 của tỉnh Hà Nam từ năm học 2012-2013 (87 giáo viên) và 1.470 giáo viên mầm non hợp đồng theo Thông tư 09/2013/TTLT- BGDĐT-BTC- BNV từ tháng 5/2013, vì vậy các giáo viên này đã đáp ứng điều kiện được xét tuyển đặc cách. Trước nguy cơ mất việc làm trên, nhiều giáo viên sau khi thi tuyển đang rất mong muốn Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và Sở Giáo dục tỉnh Hà Nam xem xét tạo điều kiện cho các thầy cô đã công tác trong ngành giáo dục lâu năm được tiếp tục công tác trong nghề. TRỰC NGÔN
Đầu Tư
Nhạc sỹ Nguyễn Tuấn Đạt: Có thể học để lướt trên những con sóng
'Là người đứng đầu đơn vị tổ chức biểu diễn, tôi muốn đem đến những chương trình nghệ thuật đong đầy cảm xúc cho khán giả', nhạc sỹ Nguyễn Tuấn Đạt luôn trăn trở như vậy trong hành trình khởi nghiệp của mình.
[ "Văn hóa", "Nghệ thuật" ]
"2018-02-02T02:46:07"
Khao khát làm mới đời sống nghệ thuật Sinh năm 1980 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, Tuấn Đạt sớm bộc lộ khả năng ca hát và sáng tác ca khúc từ khi lên 9 tuổi. Tốt nghiệp chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng và sáng tác Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội, năm 25 tuổi, Tuấn Đạt đoạt giải thưởng Âm nhạc Quảng Ninh và ở tuổi 28, anh được kết nạp vào Hội Nhạc sỹ Việt Nam. Nhạc sỹ Nguyễn Tuấn Đạt, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc đương đại JBY. Năm 2007, Tuấn Đạt quyết định thành lập Công ty Tổ chức sự kiện JBY Hạ Long. Thời điểm này, mỗi khi nhận được hợp đồng tổ chức sự kiện, anh bắt tay viết kịch bản, tập hợp nghệ sỹ và dàn dựng chương trình (phần lễ và phần nghệ thuật) có nội dung phù hợp. Công ty mở rộng hoạt động, phục vụ sự kiện lớn, nhỏ của các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Công ty duy trì hoạt động tốt và khẳng định được uy tín với các đơn vị đối tác, nhưng trong sâu thẳm Tuấn Đạt luôn mơ ước mình phải làm một cái gì đó lớn hơn, chứ không chỉ đơn thuần tổ chức vài chục show diễn trong năm. Thế rồi, Tuấn Đạt chợt nhận ra, mình đang sống giữa miền di sản vịnh Hạ Long, nơi mà du lịch đang được coi là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn, trong khi danh mục các sản phẩm du lịch của Hạ Long chưa có nghệ thuật biểu diễn, loại hình vốn thịnh hành tại nhiều trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và trên thế giới. Vậy là ý tưởng thành lập một trung tâm biểu diễn chuyên nghiệp phục vụ khách du lịch Hạ Long đã được nhen lên, khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của Nhà hát ca múa nhạc đương đại JBY bên bờ vịnh Hạ Long xinh đẹp ngày hôm nay. Luồng gió mới mang tên Around Vietnam show Với mong muốn, du khách đến Việt Nam, đến Hạ Long, không chỉ được chiêm ngưỡng thắng cảnh tươi đẹp, được tìm hiểu nền văn hóa bản địa độc đáo, mà còn được tận hưởng những không gian văn hóa đa sắc màu, Tuấn Đạt đã quyết tâm đem đến cho Nhà hát chương trình mang tên Around Vietnam rất công phu, đặc sắc. “Trong khuôn khổ của Chương trình Around Vietnam, chúng tôi muốn đưa du khách bước vào cuộc hành trình khám phá suốt chiều dài lãnh thổ đất nước Việt Nam qua những làn điệu dân ca, dân vũ, những màn trình diễn nhạc cụ dân tộc. Tất cả được thổi một luồng gió mới, giúp mọi người được thưởng thức kho tàng văn hóa Việt Nam qua một góc nhìn mới đậm đà bản sắc, nhưng lại trẻ trung, hiện đại”, Tuấn Đạt hào hứng giới thiệu. Đúng như tên gọi, Around Vietnam show đem đến cho khán giả những cung bậc xúc cảm tuyệt vời về giai điệu, âm thanh, ánh sáng và ngôn ngữ cơ thể… Chương trình đưa người xem ngược về với truyền thống hào hùng con Lạc, cháu Hồng nhưng vẫn đậm chất hiện đại trong màn hát múa Một cõi trời Nam; được đắm chìm trong âm hưởng dân gian ngọt ngào của làn điệu chèo Đào Liễu kết hợp trình diễn áo dài của điệu Lý mười thương, hay liên khúc dân ca Nam Bộ; được hòa cùng sự hân hoan của tín ngưỡng thờ Mẫu trong bài chầu văn Cô Đôi thượng ngàn; hay điệu Apsara, Sà - răm đầy quyến rũ. Chưa hết, âm hưởng mùa xuân của núi rừng Tây Bắc, của đại ngàn Tây Nguyên... cũng đã được đưa vào chương trình Around Vietnam một cách hòa quyện và đầy dấu ấn sáng tạo. Kể từ khi Nhà hát ca múa nhạc đương đại JBY đi vào hoạt động, ngày 08/11/2017, Around Vietnam show đã tạo nên sức hấp dẫn riêng và dần trở thành một sản phẩm du lịch của Hạ Long, được một số doanh nghiệp lữ hành Quảng Ninh đưa vào danh mục điểm đến trong tour du lịch Hạ Long. Nhờ vậy, với 500 chỗ ngồi và 4 xuất diễn bắt đầu từ 16h mỗi ngày, Nhà hát đã đón hàng ngàn lượt khách quốc tế đến thưởng thức. Với Tuấn Đạt, đây là sự khích lệ để anh và các cộng sự vượt qua những khó khăn khi Nhà hát mới đi vào hoạt động. Nhạc sỹ Tuấn Đạt kể lại, khi chia sẻ ý tưởng thành lập nhà hát, anh đã nhận được sự ủng hộ của không ít bạn bè, đồng nghiệp và họ đã cùng tham gia đầu tư. Có sự ủng hộ rồi, Tuấn Đạt bắt tay vào tuyển diễn viên, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị âm thanh - ánh sáng, sân khấu, màn hình LED… “Xác định đã không làm thì thôi, làm phải đến nơi đến chốn, vì thế, cơ sở vật chất phải được đầu tư một cách hiện đại, chuyên nghiệp và bài bản nhất. Ngay cả diễn viên, tôi kỳ công đến tận các trường nghệ thuật tại Hà Nội, khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận để tuyển chọn các sinh viên giỏi, tâm huyết và đưa ra mức lương đãi ngộ để thu hút các em. Cho nên, nói về quy mô và chất chuyên nghiệp, tôi tự tin khẳng định, đây là đơn vị nghệ thuật tư nhân đứng đầu khu vực”, Tuấn Đạt cho biết. Về chiến lược phát triển trong dài hạn của Nhà hát ca múa nhạc đương đại JBY, nhạc sỹ Tuấn Đạt không giấu nỗi trăn trở, mục tiêu chính của Nhà hát là phục vụ khách du lịch, trong khi khách du lịch đến Hạ Long thường theo mùa, nên để đảm bảo các xuất diễn quanh năm kín chỗ là một bài toán khiến anh và những thành viên trong Ban quản trị doanh nghiệp phải suy nghĩ. Theo anh, trước hết, Nhà hát sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông để tiến tới hợp tác với nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế, đưa chương trình biểu diễn của Nhà hát trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc mang thương hiệu Hạ Long. Chat với Nguyễn Tuấn Đạt: Anh quan niệm thế nào về khởi nghiệp? Dám nghĩ, dám làm và không ngừng hành động. Đó chính là phương châm của tôi từ lúc bắt đầu bước chân vào làm nghệ thuật và điều hành công ty của mình. Tại sao lại là Nhà hát ca múa nhạc đương đại JBY, ý nghĩa của các chữ JBY? Trước hết, đó là ghép các chữ đầu tên thân mật của các con. Thêm nữa, nó gợi cảm giác rất hiện đại, giống như “chất” âm nhạc của chúng tôi: hiện đại, trẻ trung ngay cả những chất liệu âm nhạc truyền thống. Câu danh ngôn yêu thích? “Bạn chẳng thể ngăn nổi những con sóng. Nhưng có thể học để lướt trên những con sóng ấy”. Thanh Nga
Lao Động
Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam đối thoại với người lao động: Tăng phòng học, cơ sở y tế phục vụ công nhân
Tại buổi đối thoại với lãnh đạo tỉnh ngày 28.7 do LĐLĐ tỉnh Hà Nam tổ chức, công nhân trong các KCN tỉnh đã nêu ra 22 ý kiến, kiến nghị. Trong đó, nóng nhất vẫn là việc học hành của con CNLĐ và việc khám-chữa bệnh cho CNLĐ. Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam - khẳng định, các ý kiến, kiến nghị của CNLĐ đều chính đáng và ông đã trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan xem xét, giải quyết.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2017-07-31T23:12:00"
Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam (bên phải) - tại buổi đối thoại với CNLĐ. Ảnh: X.T Không thu tiền trái tuyến của học sinh Tại buổi đối thoại, CN Nguyễn Thị Thắm (Cty TNHH Mỹ nghệ Shine) và một số CN khác ở KCN Đồng Văn đề nghị tỉnh cho biết hướng giải quyết tình trạng CN gặp khó khăn khi gửi con ở các nhà trẻ, mẫu giáo hoặc xin học trái tuyến cho con, có phải đóng tiền học trái tuyến không?… Theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, bà Đinh Thị Lụa - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Nam - cho hay, hiện nay Trường Mầm non thị trấn Đồng Văn và những trường xung quanh đã nhận thêm trẻ là con CN ở KCN Đồng Văn nhưng cũng không đáp ứng được hết nhu cầu gửi con của CN. Các trường mầm non trên địa bàn cũng đã bố trí giáo viên đến trước giờ hành chính để nhận trẻ và ở lại sau giờ hành chính để trả trẻ là con CN mà không thu thêm khoản lệ phí nào. 100% các trường cũng không thu tiền trái tuyến của học sinh. Nếu có trường hợp nào đề nghị các CN báo cho Phòng GDĐT huyện Duy Tiên biết để xử lý. Liên quan đến việc học hành cho con CNLĐ trên địa bàn huyện, ông Phạm Hồng Thanh - Chủ tịch huyện Duy Tiên - thừa nhận, chỉ tính từ năm 2015 tới nay, thị trấn Đồng Văn, các xã Duy Minh và Bạch Thượng quanh KCN đã xây dựng thêm 33 phòng học đón 2.000 cháu nhưng vẫn chưa đáp ứng được về cơ sở vật chất. Huyện đang báo cáo với tỉnh xin quy hoạch một số vị trí để xây các trường học mới; đồng thời, huy động thực hiện xã hội hóa giáo dục, trong đó có 20 nhóm trẻ tư thục quanh thị trấn Đồng Văn đang hoạt động chăm sóc các cháu. Nhiều giải pháp phục vụ việc khám-chữa bệnh của CNLĐ Tại buổi đối thoại, CN Trần Thị Thanh Vân (Cty TNHH Shin Myung Vina) và một số CN khác phản ánh việc KCN Đồng Văn hiện tại đã có trên 32.000 CNLĐ, nhưng chưa có trung tâm y tế trong KCN để khám, sơ cứu ban đầu cho CN; thiếu cơ sở khám-chữa bệnh về BHXH cho CN trên địa bàn… Về vấn đề này, ông Thanh cho hay, huyện Duy Tiên đã đề xuất với tỉnh cho xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam tại thị trấn Đồng Văn. Ngoài ra, còn có các cơ sở khám-chữa bệnh của quân đội và tư nhân trên địa bàn thị trấn Đồng Văn, các phòng khám y tế của các xã sẵn sàng phục vụ CNLĐ tại các KCN. Về cơ sở khám-chữa bệnh BHXH cho CNLĐ, ông Phạm Văn Ngọc - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Hà Nam - cho biết, hiện nay có một số cơ sở y tế quanh KCN Đồng Văn đã được ký hợp đồng và những cơ sở này sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, nghỉ ốm đau, thai sản. Một số phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện như Phòng khám Hoa Hồng cũng được BHXH cho phép tiếp nhận khám BHYT nhằm giải quyết quyền lợi cho CNLĐ… * Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam: Sau buổi đối thoại này, tôi đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của CNLĐ. Các cấp CĐ trong các KCN phát huy hơn nữa vai trò cầu nối để giữ mối quan hệ hài hòa giữa chủ DN và CNLĐ; đại diện cho CNLĐ, tích cực bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của CNLĐ; tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CNLĐ để CĐ thật sự là tổ ấm của CNLĐ. * Ông Nguyễn Minh Dũng Phó Trưởng ban Tài chính Tổng LĐLĐVN: Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế CĐ tại các KCN - KCX” của Tổng LĐLĐVN để phục vụ CNLĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 655. Thiết chế CĐ sẽ gồm nhà ở cho CN, nhà trẻ, siêu thị, phòng khám, quầy thuốc, các hạng mục phục vụ hoạt động VHTT… Hà Nam là một trong 3 tỉnh đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm đề án này. Dự kiến các căn hộ sẽ từ 25 - 50 mét vuông, mức giá trung bình 5 triệu đồng/mét vuông. CN được trả 1 lần hoặc trả dần hằng tháng trong vòng tối đa là 10 năm; chi phí trả lãi không vượt quá chi phí đi thuê nhà. XUÂN TRƯỜNG
ĐS&PL
Xuất hiện điểm 9,75 ở môn Ngữ văn, nhiều bài thi trắc nghiệm đạt điểm 10
Theo thông tin từ hội đồng chấm thi, các môn đều có thí sinh đạt điểm cao. Tại Đà Nẵng có 2 bài thi môn Ngữ Văn đạt 9,75 điểm.
[ "Giáo dục", "Đào tạo - Thi cử" ]
"2017-07-04T04:16:00"
Báo Tri thức trực tuyến đăng tải thông tin, đến hết ngày 3/7, nhiều tỉnh đã hoàn tất công tác chấm thi, gửi dữ liệu về bộ để rà soát, đối sánh. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh , cho biết tỉnh này đã hoàn tất khâu chấm thi lúc 15h ngày 3/7. Sở đã gửi đĩa kết quả chấm thi cho Bộ GD-ĐT thông qua đường bưu điện dạng chuyển phát nhanh. Sở sẽ công bố điểm thi THPT quốc gia trong thời gian sớm nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của sở. Các tỉnh Hà Nam, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tuyên Quang, Sơn La, Tây Ninh... cũng đã hoàn tất việc chấm thi. Bà Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương cho hay, tỉnh này đã hoàn thành việc chấm thi, riêng môn Ngữ văn được chấm xong hôm 30/6. Sở đang khớp điểm môn trắc nghiệm trước khi chuyển dữ liệu lên bộ. Giáo viên chấm thi môn Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại tỉnh Hưng Yên - Ảnh: báo VietNamNet Công tác khớp điểm cũng đang được tiến hành tại tỉnh An Giang, Lai Châu. Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh An Giang dự kiến ngày 5/7 nhập điểm xong. Điểm thi có thể được công bố trong ngày 6 hoặc 7/7. Một số sở GD-ĐT như Hà Nội , Vĩnh Phúc, Bến Tre, Đà Nẵng sẽ hoàn thành công tác chấm thi và gửi dữ liệu về bộ vào ngày 4/7. Theo thông tin từ một số hội đồng chấm thi, các môn đều có thí sinh đạt điểm cao và một số thí sinh bị điểm liệt. Cụ thể, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-&ĐT thành phố Đà Nẵng, cho biết khoảng 60% bài thi Ngữ văn từ trung bình trở lên. Đặc biệt, có 2 bài thi đạt điểm 9,75. Bà Đinh Thị Lụa, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Nam, điểm Ngữ văn cao nhất tại tỉnh này là 9,5. Tại Tây Ninh, 76% bài thi môn Ngữ văn đạt điểm trung bình, điểm cao nhất là 8,25. Tỉnh Lai Châu có một thí sinh đạt điểm 9 môn Văn. Trước đó, nguồn tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay nhiều thí sinh đạt 9,25 điểm ở môn Ngữ văn. Thông tin từ các sở cũng cho thấy khá nhiều trường hợp bị điểm liệt. Đối với những thí sinh dự thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp, điểm liệt đồng nghĩa việc các em bị trượt. Liên quan đến kỳ thi này, báo Gia đình & Xã hội thông tin, Bộ GD-ĐT cho biết, ở kỳ thi THPT Quốc gia 2017 mọi thí sinh đều có quyền phúc khảo bài thi nếu có nhu cầu. Thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở đó. Theo quy định, phúc khảo bài tự luận nếu chấm lại chênh 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm, còn với bài thi trắc nghiệm điểm chấm lại là điểm thi chính thức. Từ ngày 8 đến hết 17/7, các điểm thu hồ sơ đăng ký sẽ nhận đơn phúc khảo của thí sinh. Trong 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh. Một điểm đáng chú ý khác đó là xét tốt nghiệp, điểm xét tốt nghiệp bao gồm: Điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Những thí sinh có tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT. (Tổng hợp)
Công Lý
Vụ người dân tố cáo cán bộ địa chính phường Thới An, quận 12, TP HCM: Cần sớm làm rõ và xử lý
Cho rằng bà Võ Thị Anh Đào, công chức địa chínhxây dựng UBND phường Thới An, quận 12, Tp. HCM vi phạm pháp luật đất đai trong quá trình xác nhận hồ sơ cấp GCNQSDĐ, bà Đinh Thị Lụa (SN 1961, ngụ quận Gò Vấp) liên tục làm đơn tố cáo.
[ "Pháp luật" ]
"2017-12-27T06:38:00"
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đang xác minh xử lý hồ sơ vụ tố giác tội phạm của công dân liên quan đến thửa đất số 54, tờ bản đồ 36, đường Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12. Ngày 31/10/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xem xét, lập “Biên bản xác minh hiện trạng thửa đất”. Qua đó, bà Đinh Thị Lụa phát hiện bà Võ Thị Anh Đào có dấu hiệu tiêu cực, xác nhận tình trạng đất sai sự thật nên gửi đơn tố cáo. Theo biên bản xác minh của cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 27/11/2008, UBND quận 12 đã ký cấp GCNQSDĐ khu đất nêu trên cho ông Vũ Châu Tuấn và bà Nguyễn Thị Tuyết Mai. UBND phường Thới An tường trình về quy trình xử lý tại phường: Ngày 6/6/2008, ông Tuấn và bà Mai nộp hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ thửa đất số 54, tờ bản đồ 36, đường Lê Văn Khương gửi UBND phường Thới An. Bà Võ Thị Anh Đào đã tiếp nhận và thụ lý hồ sơ. UBND phường Thới An công khai niêm yết từ ngày 6/6/2008 đến 26/6/2008 tại phường. Ngày 8/8/2008, UBND phường xác nhận hồ sơ nội dung hiện tại đất không tranh chấp và chuyển hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận 12 để thực hiện tiếp quy trình cấp GCNQSDĐ. Bà Đinh Thị Lụa cho rằng việc bà Đào và cán bộ phường không kiểm tra, xác minh sự việc, xác nhận “đất không tranh chấp” trái ngược với thực tế lúc bấy giờ. Cụ thể thời điểm này, bà Lụa sinh sống trực tiếp trên khu đất. Tại Biên bản xác minh của cơ quan CSĐT Bộ Công an thể hiện: Ngày 3/12/2007, bà Đinh Thị Lụa có đăng ký tạm trú tại địa chỉ này cho 2 trường hợp là bà Lụa và ông Hà Nam Trung, được Cảnh sát khu vực Nguyễn Đức Thống xác nhận nội dung “Thuận giải quyết tạm trú 2 nhân khẩu thời gian 3 tháng”. Ông Thống phụ trách địa chỉ trên từ năm 2006 đến năm 2011, ký xác nhận đồng ý cho 2 nhân khẩu nhà bà Lụa tạm trú trong Sổ khai báo lưu trú năm 2007. Cơ quan CSĐT kiểm tra hiện trạng khu đất Ngày 28/8/2008, bà Lụa đã gửi “đơn ngăn chặn việc xin cấp GCNQSDĐ trên đất tranh chấp” đến UBND phường Thới An và UBND quận 12. Trong Biên bản xác minh của cơ quan CSĐT Bộ Công an, UBND phường Thới An cũng đã xác định: Đối với “việc tiếp nhận, giải quyết các đơn ngăn chặn của bà Lụa đề ngày 28/8/2008 và ngày 17/7/2009 của bà Lụa, cũng như các tranh chấp khác liên quan đến thửa đất trên, UBND phường kiểm tra hồ sơ và có văn bản trả lời cho cơ quan CSĐT…”. Thế nhưng, ngày 27/11/2008, UBND quận 12 vẫn ký cấp GCNQSDĐ khu đất nêu trên. Việc cấp “sổ đỏ” khi đang có tranh chấp, ngăn chặn khiến bà Lụa bức xúc khiếu nại, tố cáo kéo dài. Ngoài ra, tại văn bản số 252/C44B-P4 ngày 24/3/2014 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an nêu rõ: “Ngày 27/11/2008, UBND quận 12 cấp sổ đỏ cho ông Tuấn - bà Mai chỉ căn cứ vào hồ sơ photocopy, giấy cam kết, đơn xác nhận mất hồ sơ bản gốc là chưa triệt để, dễ phát sinh khiếu kiện tranh chấp”. Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã đề nghị UBND phường Thới An và UBND quận 12 tổ chức thanh tra việc tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục cấp GCNQSDĐ nêu trên. Từ biên bản xác minh của cơ quan CSĐT, bà Lụa liên tục gửi đơn tố cáo bà Đào về việc ký duyệt xác minh sai sự thật, vi phạm pháp luật đất đai. Đồng thời, yêu cầu làm rõ việc cán bộ UBND quận 12 ký cấp GCNQSDĐ khi đang tranh chấp, khiếu nại là trái quy định pháp luật đất đai. Để xác minh, thu thập thông tin từ UBND phường Thới An và người bị tố cáo, ngày 7/12/2017, phóng viên Báo Công lý đã liên hệ ông Phạm Quốc Vũ, Phó Chủ tịch UBND phường Thới An. Tuy nhiên, ông Vũ cho biết ông không phải là người phát ngôn và hướng dẫn phóng viên đăng ký làm việc tại Văn phòng. Cán bộ văn phòng đã ghi nhận các yêu cầu của phóng viên và cho biết sẽ sớm liên hệ lại để làm việc. Thế nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin từ UBND phường Thới An. Liên quan đến việc xử lý đơn tố cáo, ngày 13/12/2017, ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12 đã ký văn bản chuyển đơn của bà Đinh Thị Lụa đến Chủ tịch UBND phường Thới An để giải quyết. Vụ việc cần sớm được làm rõ và giải quyết theo đúng quy định pháp luật, tránh khiếu tố kéo dài. AN DƯƠNG
GTVT
Nhiều địa phương đua nhau xin mở sân bay
Nhiều địa phương đang đề xuất với Chính phủ và Bộ GTVT cho mở sân bay với lý do để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-05-25T03:16:00"
Sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Ảnh: TTXVN Các chuyên gia cho rằng, đây là những ý kiến còn nhiều cảm tính, thiếu cơ sở khoa học nếu nhìn vào hiện trạng thua lỗ của hàng loạt sân bay hiện nay. Hầu hết đang chịu lỗ Theo thống kê của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, đơn vị này hiện đang quản lý và khai thác 22 cảng hàng không, sân bay trên cả nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới chỉ có 2 sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất kinh doanh có lãi, còn lại đều trong tình trạng hòa vốn hoặc thua lỗ, nhất là những sân bay ở các địa phương chưa thực sự phát triển về du lịch. Thế nhưng, nhiều địa phương vẫn “đắm đuối” với viễn cảnh có sân bay riêng, viện dẫn đủ loại lý do như: Tỉnh vùng núi khó khăn; có nhiều di tích lịch sử, thậm chí là địa phương anh hùng trong thời kỳ kháng chiến... để kiến nghị, đề xuất. Thậm chí, đại diện Sở GTVT TP Cần Thơ còn đưa ra ý tưởng dùng ngân sách để bù lỗ cho các hãng hàng không mở đường bay tới đây với mức hỗ trợ có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng/năm. Song thực tế, từ ngày sân bay Cần Thơ được nâng cấp lên sân bay quốc tế đến nay chưa thu hút được hãng bay quốc tế nào đến khai thác, và công suất khai thác cũng mới chỉ đạt 20%. Tương tự, sân bay Chu Lai (Quảng Nam) có công suất thiết kế 500.000 lượt khách/năm nhưng thực tế chỉ đạt trên 8%; sân bay Tuy Hòa, Liên Khương, Cà Mau, Rạch Giá, Điện Biên, Đồng Hới... công suất hoạt động cũng mới đạt 11 - 37%... Trong khi đó, theo quy hoạch, sẽ có thêm một loạt các sân bay ở nhiều địa phương nữa như Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Kon Tum, An Giang… TS Thạch Minh Quân - Khoa Kinh tế vận tải & du lịch, Đại học GTVT nhìn nhận: “Khó có thể đồng tình với ý tưởng lấy ngân sách bù lỗ cho các hãng hàng không mở đường bay mới nhằm thu hút du lịch. Làm như vậy sẽ khiến thị trường méo mó, các địa phương đua làm sân bay để rồi bù lỗ, trong khi chưa biết hiệu quả đến đâu”. Ông Quân lấy ví dụ, đơn cử như sân bay Lào Cai, trong khi đi cao tốc Nội Bài - Lào Cai chỉ mất 3 tiếng ô tô, chi phí thấp hơn nhiều, vậy bao nhiêu người sẽ lựa chọn đường bay Nội Bài - Lào Cai? Hãy thận trọng khi chi tiền Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT Lưu Bích Hồ chia sẻ: “Hàn Quốc là nước khá đồng bộ và hiện đại về giao thông cũng phải 300 - 400km mới có một sân bay nho nhỏ, trong khi nước ta còn khó khăn nhiều bề lại tỉnh nào cũng muốn có sân bay lớn”. Ngay như Singapore, đến nay cũng mới chỉ có 8 cảng hàng không, còn Việt Nam đang khai thác 22 cảng hàng không, sân bay và theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ có 81 dự án về sân bay được triển khai. Ông Lưu Bích Hồ đặt câu hỏi: “Bài toán khoa học về lưu lượng hành khách qua lại và khả năng hoàn vốn sẽ tính thế nào? Hiệu quả đầu tư có xứng đáng hay không?”. Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga nhìn nhận, trên thế giới, thông thường trong cự ly 400km, người ta đi lại bằng ô tô và các phương tiện cao tốc khác. Ở nước ta thậm chí chỉ cách 200km cũng mở đường bay, ví như TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Tiếp đó, 2 tỉnh sát vách nhau Hải Phòng - Quảng Ninh cũng đang có những tính toán bất hợp lý: Hải Phòng tính mở rộng sân bay Cát Bi, còn Quảng Ninh thì đang chuẩn bị hoàn thành sân bay Vân Đồn với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. “Tư duy tỉnh nào cũng muốn có một sân bay là rất lãng phí, có thể do tâm lý “người khác có gì thì mình phải có cái đó”; hoặc cũng có thể do có lợi ích nhóm trong đầu tư sân bay nên chỗ nào cũng muốn đầu tư” - ông Nga đặt vấn đề. Tại bản góp ý về Quy hoạch mạng lưới GTVT hàng không, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng nhận định, kinh nghiệm tại một số nước cho thấy, không phải cứ xã hội hóa đầu tư xây dựng sân bay là mang lại hiệu quả kinh tế. Cụ thể như Campuchia, dù thực hiện rất triệt để xã hội hóa đầu tư hạ tầng hàng không nhưng đã tạo ra gánh nặng về chi phí cho người dân và sự kiểm soát hạn chế của Nhà nước đối với khu vực này. Theo Kinh tế đô thị
Tiền Phong
Đắk Lắk: Dấu hiệu bất thường vụ đấu giá gỗ cao su
Sau khi hủy bỏ phiên đấu giá cây cao su thanh lý (cuộc đấu giá có tới 80 doanh nghiệp đã chuyển khoản hơn 123 tỷ đồng đặt cọc để được tham gia tại tỉnh Đắk Lắk), Công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk (Cty CS) lặng lẽ tổ chức đấu giá tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với những dấu hiệu bất thường gây bất bình dư luận.
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-04T23:12:26"
Cắt gỗ cây cao su cần thanh lý bán đấu giá. Làm đâu, sai đó! Hồ sơ thể hiện: Tháng 6/2017 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (viết tắt Tập đoàn) phê duyệt kế hoạch thanh lý một số vườn cây cao su của các đơn vị trực thuộc, để tái canh năm 2018. Trong đó, riêng Cty CS Krông Buk (trụ sở ở xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) có 179,94 ha tại Nông trường cao su (NTCS) Ea Hồ-Phú Lộc và NTCS Tam Giang. Tháng 7, Tập đoàn cùng Cty CS Krông Buk phúc tra hiện trạng vườn cây. Tháng 8, Cty CS Krông Buk gửi Tờ trình xin phê duyệt phương thức bán đấu giá (BĐG) gỗ, củi 179,94 ha này. Với tổng số 74.224 cây, trữ lượng gỗ được tính là 25.074 ster, trữ lượng củi 6.362 ster. Đơn giá đề xuất: gỗ 420.000đ/ster, củi 60.000đ/ster. Tổng giá khởi điểm làm tròn là 10,913 tỷ đồng. Ngày 7/9/2017, Tập đoàn có công văn thỏa thuận giá khởi điểm và phương thức bán. Theo đó, giá khởi điểm gỗ được nâng lên thành 450.000đ/ster, giá khởi điểm củi 80.000đ/ster. Quy ra bình quân hơn 65,5 triệu đồng/ha, hơn 163 nghìn đồng/cây. Tổng giá khởi điểm 11,792 tỷ đồng. Ngay hôm sau, Cty CS Krông Buk ký hợp đồng dịch vụ BĐG tài sản với Chi nhánh Công ty cổ phần Đấu giá Việt tại Đắk Lắk (CN ĐGV). Thời điểm tổ chức BĐG được xác định lúc 14h ngày 29/9/2017. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trước khi cuộc BĐG diễn ra, Cảnh sát Kinh tế đã có mặt tại trụ sở Cty CS Krông Buk, cảnh báo dấu hiệu sai phạm trong việc chuẩn bị tổ chức BĐG, khẳng định nơi tổ chức BĐG không niêm yết thông báo BĐG là sai trái. Cty CS Krông Buk phải ngừng cuộc BĐG, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ với CN ĐGV. Ngày 4/10/2017, Cty CS Krông Buk ra quyết định số 281, xé lẻ 179,94 ha cao su cần thanh lý ra 2 gói để BĐG. Và lại giao cho CN ĐGV tổ chức đấu giá gói số 1, gồm 82 ha, với 28.287 cây cao su ở Ea Hồ-Phú Lộc. Theo quy chế BĐG được CN ĐGV lập ra, thì mỗi bước giá đấu tối thiểu 100 triệu đồng. Mỗi đơn vị muốn đấu giá phải mua hồ sơ (500 nghìn đồng/bộ) và đặt cọc 1,537 tỷ vào tài khoản của CN ĐGV trước 16h ngày 2/11/2017, để được đấu giá lúc 14h ngày 4/11/2017. Sau khi thông báo được phát, có tới 80 đơn vị từ các tỉnh thành ồ ạt đổ về Đắk Lắk mua hồ sơ, đăng ký đấu giá, nộp tổng số tiền ký quỹ lên tới 122,96 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngày 3/11/2017, Thanh tra Sở tư pháp tỉnh Đắk Lắk lại phát hiện CN ĐGV vi phạm quy định của Luật đấu giá tài sản và các văn bản liên quan. CN ĐGV phải trả lại toàn bộ tiền mua hồ sơ và đặt cọc của 80 doanh nghiệp đã chuyển. Điệu gỗ ly... hương Việc quá nhiều đơn vị muốn mua được gỗ cao su thanh lý, cho thấy nhu cầu cần có gỗ cao su để chế biến, kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn, và mức giá khởi điểm mà Cty CS Krông Buk đưa ra rất hấp dẫn, hứa hẹn cuộc BĐG đầy kịch tính, có thể vượt xa giá khởi điểm ban đầu. Ví dụ điển hình như vụ BĐG 300 nghìn cây cao su thanh lý của Cty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk, mà báo Tiền Phong đã phản ánh trong bài “Nóng bỏng chuyện đấu giá gỗ cao su” số ra ngày 10/10/2017. Trung tâm Dịch vụ BĐG tài sản thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk tổ chức đấu giá lô gỗ khủng này vào ngày 1/9/2017. Với tổng giá khởi điểm được đưa ra 100 tỷ 631 triệu đồng, 53 doanh nghiệp đã sôi nổi nhập cuộc. Chót phiên, giá đấu trúng lên tới 200 tỷ 200 triệu đồng, với Cty TNHH Rừng Việt Quảng Ninh. Tuy nhiên, sau 2 lần phải hủy việc tổ chức BĐG vì làm sai, Cty CS Krông Buk không đấu giá tiếp tại Đắk Lắk, mà lẳng lặng cho làm việc này tại ... Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khiến nhiều doanh nghiệp đã đăng ký đấu giá gỗ cao su không hề hay biết. Gói 98 ha gồm 45.957 cây cao su ở Tam Giang, được Cty CS Krông Buk giao cho Công ty CP BĐG Lam Sơn (Cty BĐG Lam Sơn) tại TP HCM tổ chức bán, giá khởi điểm 12,634 tỷ đồng. Trụ sở của Cty BĐG Lam Sơn ở quận 11, nhưng hồ sơ đấu giá lại bán ở quận Tân Phú. Giờ phát sóng thông báo về việc BĐG được chọn rất oái oăm, là từ 4 giờ 55 phút đến 4 giờ 59 phút sáng, trong 2 ngày tháng 10/2017 trên kênh truyền hình TTXVN. Ngày 25/10/2017 Cty BĐG Lam Sơn tổ chức đấu giá, chỉ có 5 đơn vị tham gia. Trúng thầu vẫn là Công ty TNHH Rừng Việt Quảng Ninh, với mức giá “sát sàn sạt” 12,934 tỷ đồng. Còn gói 82 ha cây cao su ở Ea Hồ-Phú Lộc, thì Cty CS Krông Buk giao cho Cty CP BĐG tài sản Việt Nam, với giá khởi điểm BĐG 7,6873 tỷ đồng vào lúc 9h ngày 13/12/2017, ở tận ... phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội. Cũng chỉ có 5 đơn vị đấu giá, và giá trúng thầu thuộc về một công ty ở tỉnh Bắc Ninh, cũng chỉ nhỉnh hơn giá đưa ra chút ít, là 7,8873 tỷ đồng. Khi kết quả 2 gói BĐG này lộ ra, giới kinh doanh gỗ lập tức xôn xao. Trong đơn gửi báo Tiền Phong, có người đặt câu hỏi: Vì sao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, ngoài CN ĐGV còn có những đơn vị có chức năng BĐG khác, của cả nhà nước và tư nhân, mà Cty CS Krông Buk lại lặng lẽ chuyển 2 gói tài sản lớn này đi nơi khác để đấu giá, và cho đấu trúng với mức giá quá thấp? Giá bình quân mỗi cây cao su thanh lý ở đây chưa tới 280 nghìn đồng, trong khi với khối lượng gỗ đó những nơi khác đều bán được giá gấp đôi ba lần. Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc, tìm hiểu vì sao BĐG tài sản nhà nước theo kiểu nhập nhèm, đáng nghi như vậy ? Được biết, từ nay đến năm 2020 trên địa bàn Tây Nguyên còn có cả vạn ha cây cao su cần thanh lý lần lượt BĐG. Nếu không có cơ chế giám sát chặt chẽ, minh bạch từ việc đo đếm khối lượng gỗ cho tới cách thức tổ chức BĐG, thì ngân sách nhà nước có thể bị thất thoát tới hàng nghìn tỷ đồng. Đại diện báo Tiền Phong gọi vào số điện thoại do nhà chức trách cung cấp, xác nhận là số máy di động của ông Nguyễn Văn Hiền, Tổng giám đốc Cty CS Krông Buk. Không trả lời, số máy này nhắn lại “Xin lỗi, ai đầu dây”-“Dạ, báo Tiền Phong muốn được làm việc với anh Hiền về các lô cao su đã bán đấu giá!”. Từ đó, số máy này liên tục báo bận và ... ngoài vùng phủ sóng! Hoàng Thiên Nga
MT&CS
Quảng Ninh khai mạc Hội hoa xuân Hoành Bồ 2018
Ngày 2/2, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) tổ chức khai mạc Hội hoa xuân Hoành Bồ 2018 tại thị trấn Trới. Hội hoa diễn ra trong 5 ngày từ 2 đến 6/2.
[ "Văn hóa" ]
"2018-02-02T10:30:00"
Ban Tổ chức tặng hoa cho các đơn vị có gian hàng trưng bày tại hội hoa xuân Hội chợ có sự tham gia của 40 gian trưng bày của các làng hoa, hợp tác xã: Đồng Chè (thị trấn Trới), Lê Lợi, Sơn Dương, Thống Nhất, Quảng La, Phước Long với trên 40 loài hoa được giới thiệu. Bên cạnh đó, còn có các gian hàng trưng bày, bán sản phẩm nông nghiệp đặc trưng – sản phẩm OCOP của các hợp tác xã, trang trại, gia trại trên địa bàn huyện. Trong khuôn khổ hội hoa xuân còn diễn ra nhiều hoạt động như ca múa nhạc, trò chơi dân gian, thăm làng hoa Đồng Chè và các khu du lịch lân cận trên địa bàn. Hội hoa xuân năm nay được mở rộng về quy mô, công tác tổ chức bài bản hơn. Đây cũng là một trong những hoạt động mở đầu cho chuỗi các sự kiện hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2018 Hạ Long – Quảng Ninh. Hướng Dương (t/h)
GD&TĐ
Quảng Ninh sắp có hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục gần 8.000 tỉ đồng
Nhằm giảm tải áp lực cho giao thông cho QL 18A qua cầu Bãi Cháy cũng như giao thông nội thị, khắc phục được tình trạng người dân không thể lưu thông qua cầu trong mùa mưa bão…Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư Dự án Hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục (TP. Hạ Long).
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-02-02T02:02:41"
Cầu Bãi Cháy bắc qua vinh Cửa Lục Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất xây dựng hầm đường bộ phía Hạ Lưu sông Cửa Lục, tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng phương án điểm đầu Bãi Cháy, điểm cuối phía Hòn Gai nhằm kết nối giao thông thuận lợi nhất đô thị hai bên bờ Cửa Lục và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công trình. Thống nhất quy mô mặt cắt ngang hầm 6 làn xe, sơ bộ lựa chọn phương án thi công hầm dìm cho kết cấu phần hầm chính qua vịnh. Đồng thời thống nhất bố trí bổ xung vốn ngân sách tỉnh năm 2018 để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án và cân đối ngân sách đầu tư dự án các năm tiếp theo. Quá trình triển khai dự án cần công khai qui hoạch, hướng tuyến cho người dân biết và tham gia giám sát. Đồng thời xây dựng tiến độ triển khai cụ thể đối với từng bước để khởi công dự án trong quí 1/2019. Hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục được đánh giá là công trình hầm cấp đặc biệt, với 6 làn xe, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị TCVN 104-2007. Với tổng chiều dài dự án 2.140m và tổng vốn đầu tư cho dự án là trên 7.875 tỉ đồng. Theo tỉnh Quảng Ninh, Dự án này hết sức cần thiết nhằm mở hướng kết nối mới, thuận lợi giữa các khu du lịch phía Tây với khu hành chính, văn hóa và các khu dân cư phía Đông TP. Hạ Long. Đặc biệt, khi hệ thống các công trình giao thông động lực của tỉnh như: đường cao tốc, sân bay…hoàn thành sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch đến với Hạ Long. Phương Linh Phương Linh
ICTNews
Facebook chứng thực tài khoản của các cầu thủ U23 Việt Nam
Sức hút của U23 Việt Nam đã khiến trên Facebook xuất hiện hàng loạt tài khoản mạo danh các cầu thủ. Ngày 26/1 vừa qua, CEO Mark Zuckerberg đã 'tặng' một số cầu thủ 'dấu tích xanh' - chứng thực tài khoản chính chủ để người hâm mộ có thể theo dõi.
[ "Thể thao", "Bóng đá Việt Nam" ]
"2018-01-29T06:30:00"
Các cầu thủ U23 Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của cả báo chí lẫn các cư dân mạng. Tuy nhiên, kéo theo việc đó là hàng trăm tài khoản giả mạo các cầu thủ như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Quang Hải, Vũ Văn Thanh... và cả của huấn luyện viên Park Hang-seo cũng được tạo ra. Tin vui mới nhất, CEO Mark Zuckerberg đã tặng một số cầu thủ của chúng ta "dấu tích xanh" - đóng dấu Facebook chính chủ khiến cư dân mạng quan tâm cũng có thể dễ dàng nhận ra đâu là Facebook thực sự: Trước đó một trong những tài khoản được giả mạo nhiều nhất là của Thủ môn Bùi Tiến Dũng, có tài khoản lên đến vài trăm nghìn lượt theo dõi: Thậm chí tài khoản giả mạo này còn thực hiện chiêu trò "câu like" bằng các bài đăng như: "Tiến Dũng sẽ kết bạn với tất cả những bạn chia sẻ ảnh này": img_1709.png Hay "Xin mỗi bạn 1 share coi như lời chúc mừng sinh nhật được không": Không nằm ngoài dự đoán, tài khoản của thủ môn Bùi Tiến Dũng đang sở hữu lượt theo dõi cao nhất với hơn 2 triệu người. Đồng thời, các cầu thủ khác như Nguyễn Quang Hải, Hà Văn Chinh, Đội trưởng Lương Xuân Trường, Đoàn Văn Hậu và Bùi Tiến Dụng cũng đã được Facebook "tặng" dấu tích xanh. Được biết, những tài khoản trên đã được chứng thực vào ngày 26/1 nhờ sự tác động của Trần Chí Hiếu (Hiếu Orion) - Chủ tịch một công ty truyền thông: "Việc chuẩn bị hồ sơ được tiến hành từ chiều qua, gửi thông tin lên Facebook lúc 22h cùng ngày và chỉ sau khoảng 10 tiếng thì hoàn thành", ông Hiếu cho biết đã chủ động hỗ trợ một số cầu thủ U23 Việt Nam xác thực tài khoản từ ngày 25/1. Facebook hay Instagram là nơi dễ tiếp cận nhất giữa người hâm mộ và các cầu thủ. Theo thông tin mới nhất từ ông Hiếu, trong thời gian tới nhóm của ông sẽ tiếp tục gửi những hỗ trợ tới Facebook để xác thực thêm các tài khoản khác cho các thành viên trong đội U23 Việt Nam. Đồng thời, yêu cầu mạng xã hội lớn nhất này xóa các tài khoản giả mạo, tránh làm ảnh hưởng đến các cầu thủ. Quỳnh Như (Theo BI)
VOV
Thủ tướng Australia chỉ trích vụ để mất tài liệu nội các
Một loạt tài liệu của Nội các Australia đã bị mất khi một tủ hồ sơ được bán trong một cuộc đấu giá đồ gỗ cũ.
[ "Thế giới" ]
"2018-02-04T10:10:00"
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 4/2 đã lên tiếng kêu gọi các công chức phải chịu trách nhiệm về việc để các tài liệu mật của Chính phủ bị lọt ra ngoài. Thủ tướng Malcolm Turnbull chỉ trích vụ để mất các tài liệu mật của Chính phủ là sự việc đáng hổ thẹn. Ảnh: ABC Hãng truyền thông ABC giữa tuần này đã công bố một loạt các tài liệu của Nội các Australia sau khi họ tìm thấy một tủ hồ sơ bị khóa trong một cuộc bán đấu giá đồ gỗ cũ. Số tài liệu này đã được trả lại Văn phòng Chính phủ thông qua luật sư. Người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng Martin Parkinson ngày 4/2 cho biết, cơ quan này chịu trách nhiệm về các tài liệu bị lọt ra ngoài, đồng thời khẳng định đây là một sự cố nghiêm trọng nhất đối với toàn bộ hệ thống dịch vụ công. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng khẳng định đây là một sự việc đáng hổ thẹn và phải có người phải chịu trách nhiệm về sự cố này. Chỉ vài giờ sau khi các tài liệu mật bị mất được công bố, Cơ quan tình báo, Cơ quan an ninh nội địa Australia đã có mặt tại trụ sở của tập đoàn truyền thông ABC để đảm bảo các tài liệu này không bị rò rỉ ra ngoài. Các nước Mỹ, Canada, New Zealand và Anh - các thành viên của liên minh tình báo 5 đôi mắt (Five Eyes) đã bày tỏ quan ngại về sự cố này. Tuy nhiên, Chính phủ Australia đã ngay lập tức trấn an các đồng minh rằng tài liệu của Chính phủ đã ở nơi an toàn. Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) đang tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về những người liên quan và làm rõ tại sao những tài liệu này có thể lọt được ra ngoài./. Châu Anh/VOV1
Đấu Thầu
Đấu giá tần số vô tuyến điện: Thiếu cạnh tranh
Trong quá trình triển khai chuẩn bị đấu giá tần số vô tuyến điện theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý cũng như tính khách quan, cạnh tranh của việc tổ chức đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-05T07:00:00"
Theo Quyết định 16/2012/QĐ-TTg thì đối tượng được tham gia đấu giá là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng. Ảnh: Lê Tiên Đấu giá giữa các doanh nghiệp nhà nước Thực hiện Quyết định 16/2012/QĐ-TTg ngày 8/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và Quyết định số 835/QĐ-TTg ngày 3/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các băng tần được đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Bộ TT&TT đã triển khai công tác chuẩn bị cho việc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện băng tần 2500 – 2570 MHz và băng tần 2620 – 2690 MHz (gọi là băng tần 2.6 GHz). Ngày 29/5/2017, Hội đồng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện băng tần 2.6 GHz đã đăng tải thông báo mời tham gia đấu giá và gửi đến các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá. Tại thời điểm đó, Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017 nên Bộ đã quyết định thông báo đến các doanh nghiệp (DN) sẽ tham gia đấu giá băng tần 2.6 GHz theo quy định tại Luật ĐGTS. Tuy nhiên, thực tế có 9 DN thể hiện có nhu cầu sử dụng băng tần 2.6 GHz, trong đó có 5 DN đã có hạ tầng mạng viễn thông di động mặt đất (Viettel, Mobifone, VNPT, Gtel, Vietnamobile) và 4/5 DN này do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Viettel, Mobifone, VNPT, Gtel). Bộ TT&TT đánh giá, về nguyên tắc trong đấu giá, người tham gia đấu giá phải sử dụng tiền của chính mình đề cân nhắc và trả giá để đảm bảo tối đa hóa lợi ích có được từ việc đấu giá thành công tài sản đó. Nếu người tham gia đấu giá sử dụng tiền của người khác để trả giá (ở đây là tình trạng các DN nhà nước tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thực chất là đang sử dụng tiền của Nhà nước để tham gia đấu giá) thì có thể dẫn đến tình trạng trả giá cao quá mức cần thiết để mua bằng được tài sản mà không cần cân nhắc, xem xét đến hiệu quả sử dụng sau này. Theo thông lệ trên thế giới, các DN tham gia đấu giá là các DN tư nhân nên việc trả giá đấu giá và có được quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phản ánh chính xác giá trị băng tần số trong cuộc đấu giá. Nhưng ở Việt Nam, với thực trạng trên, Bộ TT&TT e ngại, nếu không có sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân thì kết quả đấu giá chưa chắc đã phản ánh chính xác giá trị băng tần số đấu giá. Mặt khác, quy định hiện hành về việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN cũng như quy định của Luật Đầu tư công yêu cầu Bộ chủ quản phê duyệt trước danh mục dự án đầu tư nhóm A, B đối với các dự án của DN trực thuộc. Vì vậy, nếu coi việc trả giá đấu giá của tài sản (tần số vô tuyến điện) là một dự án đầu tư thì Bộ TT&TT phải phê duyệt trước khi DNNN tham gia đấu giá. Điều này làm mất đi tính khách quan, minh bạch của cuộc đấu giá cũng như quyền, trách nhiệm của DN tham gia đấu giá. Tính cạnh tranh không cao Theo Quyết định 16/2012/QĐ-TTg thì đối tượng được tham gia đấu giá là DN cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng. Tuy nhiên, để được tham gia thị trường cung cấp dịch vụ thông tin di động, theo quy định thì DN mới, chưa có hạ tầng mạng viễn thông di động mặt đất cần phải cam kết đầu tư 7.500 tỷ đồng trong 15 năm. Để triển khai 1 mạng di động trên phạm vi cả nước thì số tiền đầu tư của DN lớn hơn nhiều so với số tiền cam kết đầu tư. Được biết, băng tần 2.6 GHz được quy hoạch cho dịch vụ di động băng rộng với đặc tính kỹ thuật là băng tần lưu lượng; được phân chia thành 4 khối băng tần (3 khối băng tần 2x20MHz và 1 khối băng tần 2x10MHz). Đối với 1 DN mới, nếu chỉ có băng tần 2.6 GHz mà không có băng tần khác thì yêu cầu về đầu tư là rất lớn và không khả thi để thiết lập mạng di động mới. Qua khảo sát và phân tích của Bộ TT&TT thì chỉ có 4-5 DN trong số 9 DN có thể tham gia đấu giá và khai thác hiệu quả nhất băng tần này; trong khi quy định mỗi DN chỉ được trúng đấu giá tối đa 1 khối băng tần sẽ dẫn đến tính cạnh tranh trong đấu giá không cao. Mỗi khối băng tần có thể chỉ bán được bằng giá khởi điểm, hoặc thậm chí đấu giá không thành công, Bộ TT&TT nhận định. Để giải quyết các vấn đề trên, Bộ TT&TT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ này không phê duyệt Danh mục dự án nhóm A, B của DN thuộc Bộ tham gia đấu giá đối với các dự án đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, không xác định và phê duyệt giá đấu giá của DN, kể cả mức trần, của DNNN thuộc Bộ tham gia đấu giá. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các DNNN tự quyết định mức trả giá và tự chịu trách nhiệm về mức giá đó cũng như việc sử dụng hiệu quả khối băng tần có được sau đấu giá... chứ không yêu cầu DN hình thành dự án đầu tư khi tham gia đấu giá... Thu Giang
Thanh Niên
Nghệ sĩ miền Nam miệt mài ra Bắc chạy show dịp cuối năm
Thu Minh, Hồng Nhung, Quang Lê, Lê Hiếu, Đức Tuấn đã bay ra Hạ Long hội ngộ nghệ sĩ hài Vân Dung, Quang Thắng... trong đêm diễn Cánh buồm xuân. Chương trình được dẫn dắt bởi hai MC được yêu mến hiện nay: Vũ Mạnh Cường, Mỹ Lan.
[ "Giải trí", "Âm nhạc" ]
"2018-02-02T05:32:22"
Thu Minh hết mình với 'Vui như tết, Ước mơ', sau đó song ca cùng Hồng Nhung ca khúc 'Hoa cỏ mùa xuân' Cận kề Tết Nguyên đán, dàn nghệ sĩ phía Nam vẫn tích cực chạy show miền Bắc trong chương trình chào xuân sớm tại Hạ Long (Quảng Ninh). Lấy cảm hứng từ hình ảnh cánh buồm trắng bồng bềnh trên sóng nước Hạ Long, đêm nhạc mang đến cho người nghe những câu chuyện mùa xuân, câu chuyện tình yêu cảm xúc. Con thuyền chở nặng tình yêu và nỗi nhớ, đi qua đại dương nhiều bão giông, để rồi cuối cùng cũng cập bến mùa xuân trong niềm hạnh phúc của sự đoàn tụ và sum họp. Không khí rộn ràng sắc xuân khiến nghệ sĩ càng thăng hoa Đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình, Vũ Mạnh Cường chia sẻ anh khá nôn nao khi làm việc trong những ngày cận Tết. Sự sung sức và hết mình của nghệ sĩ trong chương trình giúp nam MC có thêm tinh thần và năng lượng để đảm nhận tốt vai trò. "Những ngày cuối năm, đa số anh chị em nghệ sĩ tất bật phục vụ khán giả. Cường thấy vui khi đông đảo đàn anh, đàn chị chủ yếu hoạt động tại phía Nam cùng mình góp mặt trong chương trình lần này. Không phân biệt vị trí, vùng miền, chính tình cảm khán giả giúp nghệ sĩ được sưởi ấm và an lòng dù xa nhà. Cạnh đó, sự tiếp đón của đơn vị tổ chức và những anh chị em đồng nghiệp tại Hạ Long giúp Cường không có cảm giác xa nhà khi đi công tác", Vũ Mạnh Cường tâm sự. Sau chương trình này, Vũ Mạnh Cường tiếp tục dẫn dắt tại Hội xuân văn nghệ sĩ 2018 cùng Hoa hậu Phạm Hương. Anh cũng vừa lọt vào top 3 đêm chung kết cuộc thi Người nghệ sĩ đa tài 2017 . Với Quang Lê, chất tự sự trữ tình được anh mang đến qua những ca khúc như Biển tình, Về đâu mái tóc người thương, Con đường xưa em đi... Sau những phút lắng đọng, Thu Minh lập tức thay đổi không khí với giọng hát soprano C đầy nội lực Là người con Hà Nội "Nam tiến", Hồng Nhung da diết với Ru tình Các nghệ sĩ hài Vân Dung, Quang Thắng... khiến không khí thêm tưng bừng Bữa tiệc âm nhạc tại Quảng Ninh được đầu tư hoành tráng đáp lại sự kỳ vọng của khán giả
VOV
Vụ tiêm nhầm thuốc làm bé tử vong dưới góc độ pháp lý
Nếu xác định việc tiêm nhầm thuốc để uống làm cháu bé tử vong thì điều dưỡng viên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-25T23:08:00"
Ngày 15/01, Cháu Tr. được gia đình đưa vào bệnh viện Đa khoa Đông Anh, Hà Nội điều trị trong tình trạng sốt cao. Tại đây, cháu được chẩn đoán sốt viêm họng. Đến 22h cùng ngày, sức khỏe của bé tạm ổn nên chị Trịnh Thanh Hải (34 tuổi, mẹ cháu) nhờ bà nội trông để ra ngoài ăn cơm. Tuy nhiên, ít phút sau, chị Hải nhận được tin mẹ chồng gọi nói con lên cơn co giật. Đến 1h sáng 16/1, cháu Tr. được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Nữ điều dưỡng tiêm nhầm thuốc cho cháu bé công tác tại bệnh viện đa khoa Đông Anh. Ảnh: Zing Sau hơn 1 tuần điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu Tr. bị hôn mê sâu, chết não nên tử vong vào khoảng 19h tối 23/1. Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, để có căn cứ xử lý vụ việc, Cơ quan điều tra cần trưng cầu giám định pháp y tử thi để làm rõ nguyên nhân chết của cháu Tr.. Trên cơ sở kết luận giám định, Cơ quan điều tra sẽ xem xét đánh giá vụ việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo Điều 315 Bộ luật hình sự 2015. Thông tin ban đầu, cái chết của cháu Tr. liên quan đến việc điều dưỡng viên của Bệnh viện Đông Anh dùng thuốc kali clorid 10% (2,5 ml) tiêm tĩnh mạch cho trẻ. Trước đó, Bác sĩ khám và chẩn đoán, bé gái bị tiêu chảy cấp có mất nước, viêm họng cấp, theo dõi tim bẩm sinh. Do cháu có biểu hiện mệt, khát nước, bụng mềm nên được chỉ định dùng kali clorid 10%/5 ml x 1 ống (uống 1/2 ống/lần). Việc điều dưỡng viên dùng thuốc chỉ định Bác sĩ để uống nhưng dùng để tiêm vào tĩnh mạch cháu bé là không thực hiện đúng theo y lệnh của Bác sĩ, vi phạm quy định của ngành y. Sau sự việc, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh thành lập hội đồng chuyên môn, đình chỉ công tác 30 ngày với điều dưỡng Hoàng Thu Trang, người được cho là liên quan đến việc tiêm nhầm thuốc cho trẻ. Kết luận giám định của Cơ quan chuyên môn nếu xác định việc tiêm nhầm thuốc để uống làm cháu bé tử vong thì điều dưỡng viên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo Khoản 1 Điều 315 Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên, quy định mới căn cứ tại Điều 29 “Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự” của Bộ luật hình sự 2015 thì trường hợp phạm tội của điều dưỡng viên xảy ra trong mối quan hệ khám chữa bệnh, thuộc loại tội nghiêm trọng do lỗi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng. Trường hợp này, nếu được đại diện bị hại tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Việc miễn trách nhiệm hình sự sẽ do các cơ quan tố tụng quyết định cân nhắc xem xét đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả gây ra do hành vi vi phạm./. Điều 29 . Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”. Điều 315 . Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. 1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: a) Làm chết 1 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: a) Làm chết 2 người. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. a) Làm chết 3 người trở lên.../. Lê Tùng/VOV.VN
Người Đưa Tin
'Lơ là' mảng điện - nhiên liệu, lợi nhuận REE quý 4 rớt thảm
Theo báo cáo tài chính mới công bố quý 4/2017, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm mạnh sau kỷ lục của cùng kỳ năm trước.
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-02-03T23:52:00"
Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán: REE) vừa công bố báo kết quả kinh doanh quý 4/2017 với doanh thu thuần đạt 1.668 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lợi nhuận gộp tăng ở mức ít hơn khiến cho biên lãi gộp của công ty giảm nhẹ còn 32%. Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 17% trong khi đó chi phí tài chính lại tăng đột ngột lên gấp gần 5 lần, từ mức 20,7 tỷ đồng của quý trước lên 100 tỷ đồng. Trong đó, 55 tỷ đồng là dự phòng giảm giá đầu tư, chi phí lãi vay cũng tăng mạnh từ 18 tỷ đồng lên 43 tỷ đồng. Khoản lãi từ các công ty liên kết chỉ đạt 148 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 383 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Vì thế mà lợi nhuận trước thuế của REE chỉ còn 497 tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mức thuế thu nhập phải đóng trong quý này xấp xỉ cùng kỳ năm trước nên khoản lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ trong quý 4/2017 chỉ đạt 338 tỷ đồng giảm 44% so với con số 604 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2016. Giải trình cho việc sụt giảm này, REE cho biết chủ yếu do biến động từ mảng điện – nhiên liệu. Lợi nhuận quý 4/2017 của Cơ điện lạnh REE giảm mạnh do biến động từ mảng điện – nhiên liệu. Quý 4/2017 mảng này chỉ mang lại lợi nhuận gần 59 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước con số này là 291 tỷ đồng. Cụ thể, phần ảnh hưởng chủ yếu là từ CTCP Nhiệt điện Phả Lại với kết quả kinh doanh sụt giảm. Đồng thời, quý 4/2017, công ty cũng phát sinh tăng chi phí dự phòng cho các khoản đầu tư vào CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh. Tính đến ngày 31/12/2017, khoản dự phòng này lên tới gần 126 tỷ đồng. Trước đó, CTCP Nhiệt điện Phả Lại đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2017 với lợi nhuận sau thuế giảm tới 90%, chỉ vỏn vẹn 91 tỷ đồng. Theo lý giải của phía công ty, nguyên nhân là do giá vốn tăng quá mạnh và không còn ghi nhận lãi tài chính từ hoàn nhập dự phòng biến động tỷ giá. Lũy kế năm 2017, REE ghi nhận khoản doanh thu đạt gần 4.995 tỷ đồng, tăng 36,5% so với năm 2016. Biên lãi gộp giảm nhẹ từ 32% xuống còn 29%. Trong đó, đáng chú ý là khoản chi phí tài chính tăng từ 68 tỷ đồng lên gần 275 tỷ đồng. Cụ thể, phần chi phí lãi vay đã chiếm tới 105 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ 3 quý trước tăng trưởng khá ấn tượng nên năm 2017, lợi nhuận sau thuế đạt 1.377 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016. Tính đến thời điểm 31/12/2017, tài sản ngắn hạn của REE tăng 1.550 tỷ đồng, lên mức 5.665 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng thêm 1.440 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn ngân hàng. Tài sản dài hạn của REE cũng tăng thêm 1.350 tỷ đồng lên mức 8.635 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc tăng chi phí xây dựng dở dang và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Trong đó, đầu tư tài chính dài hạn tăng 16% lên 6.274 tỷ đồng, một trong những khoản đầu tư lớn nhất phải kể đến là cổ phần của Cấp nước Sông Đà (Vinasupco) sau khi Vinaconex tiến hành thoái vốn. Các khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng mạnh gần gấp 3 lần lên mức 212 tỷ đồng. Năm 2017, các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp này tăng đột biến từ 899 tỷ đồng lên 2.308 tỷ đồng. Trong cơ cấu các khoản vay, 1.316 tỷ đồng là tiền vay từ HSBC, Vietcombank và VIB với lãi suất từ 4,42% đến 9,3%; 992 tỷ đồng là trái phiếu phát hành thời điểm cuối quý III/2017, thời hạn 5 năm. Mới đây, REE cũng đã công bố, ngày 1/3 tới là thời điểm chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền tỷ lệ 16%. Như vậy, với hơn 310 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, REE sẽ chi khoảng 500 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức lần này cho cổ đông. Đây cũng là mã cổ phiếu ưa thích của JC&C, "ông lớn" đứng sau thương vụ "ôm" trọn lô cổ phiếu đem ra đấu giá của Vinamilk hồi cuối năm trước. Thanh Hương
SGGP
Đấu giá áo và trái bóng U23 Việt Nam tặng Thủ tướng để làm từ thiện
Trái bóng và chiếc áo đấu của đội U23 Việt Nam tặng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ là vật phẩm được tổ chức đấu giá để làm từ thiện.
[ "Xã hội" ]
"2018-02-03T01:43:00"
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung (trái) và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhận trái bóng, chiếc áo đấu của U23 Việt Nam tặng Thủ tướng Chính phủ để chuẩn bị đấu giá. Nguồn: VGP Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội cùng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức đấu giá trái bóng cùng chiếc áo đấu mà đội U23 Việt Nam đã tặng Thủ tướng. Số tiền thu về của chương trình đấu giá sẽ được dành toàn bộ tặng các gia đình người có công với cách mạng và các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc gặp mặt lãnh đạo Chính phủ và được lãnh đạo Chính phủ chúc mừng, động viên khi trở về từ giải U23 châu Á 2018 ngày 28-1 vừa qua, tập thể đội U23 Việt Nam đã tặng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trái bóng cùng áo thi đấu có chữ ký của các thành viên đội bóng. Chương trình tổ chức đấu giá trên dự kiến sẽ thực hiện trước Tết nguyên đán Mậu Tuất. Đặc biệt, 2 vật phẩm trên sẽ có lưu bút của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trên đó. Sau khi trở về từ giải U23 châu Á 2018 với thành tích đoạt ngôi Á quân, đội bóng đá U23 Việt Nam đã được người dân cả nước quan tâm, động viên và ủng hộ cổ vũ hết mình cũng như nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng. NGUYỄN ĐÌNH (Theo VGP)
TG&VN
Giữ lửa nhiệt huyết, sẻ chia yêu thương tại Gala chào Xuân 2018
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Bộ, tối 2/2, tại Hội trường Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Đoàn thanh niên Bộ Ngoại giao đã tổ chức Gala Thanh niên chào Xuân 2018 với chủ đề 'Giữ lửa nhiệt huyết, sẻ chia yêu thương'.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2018-02-03T09:58:00"
Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Quang Trung – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Ngoại giao, Thủ trưởng Văn phòng Đảng ủy – Đoàn thể; đồng chí Trần Khang Ninh – Bí thư Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Bộ; cùng nhiều Đoàn viên đến từ các đơn vị trong Bộ. Phát biểu tại sự kiện, đồng chí Nguyễn Quang Trung khẳng định Gala thanh niên là một hoạt động thường niên quan trọng của Đoàn thanh niên Bộ Ngoại giao, là sân chơi thú vị, hấp dẫn giúp kết nối các Đoàn viên. Theo đồng chí Nguyễn Quang Trung, để hoạt động Đoàn trở nên thiết thực và không khô khan, các Đoàn viên thanh niên phải nỗ lực rất nhiều trong phong trào Đoàn. Đồng chí Nguyễn Quang Trung phát biểu tại Gala. (Ảnh: Duy Quang) Đồng chí Nguyễn Quang Trung khẳng định Đảng ủy Bộ Ngoại giao luôn quan tâm, ủng hộ hoạt động của thanh niên, đồng thời đề xuất trong thời gian tới, Đoàn thanh niên Bộ cần tăng cường mở rộng giao lưu, tiếp tục thực hiện các chương trình từ thiện có ý nghĩa với cộng đồng, nâng cao năng lực chuyên môn để đóng góp vào công việc của Bộ Ngoại giao. Về phần mình, đồng chí Trần Khang Ninh cảm ơn sự ủng hộ của Đảng ủy Bộ và các đơn vị trong Bộ đối với hoạt động thanh niên. Đồng chí Trần Khang Ninh cho biết Gala thanh niên chào Xuân là hoạt động nổi bật đầu tiên của Đoàn Bộ trong năm 2018, quy tụ sự tham gia đông đảo của các Đoàn viên thanh niên trong Bộ. Đồng chí Trần Khang Ninh chia sẻ tại Gala. (Ảnh: Duy Quang) Đồng chí Trần Khang Ninh cũng bày tỏ mong muốn trong năm 2018, các Đoàn viên sẽ tích cực tham gia phong trào Đoàn của Bộ trên tinh thần “Ba có, ba không”. Theo đó, “ba có” gồm có nhiệt huyết, có hoạt động, có phối hợp. “Ba không” gồm không ngại việc, không mất cân bằng (giữa công việc chuyên môn và công tác Đoàn) và không ngừng sáng tạo. Thông qua chương trình Gala, Đoàn thanh niên Bộ đã quyên góp được gần 30 triệu đồng (do các Chi Đoàn trong Bộ ủng hộ) và tổ chức đấu giá 1 bức tranh tem 54 dân tộc Việt Nam (giá trị 3,8 triệu đồng) nhằm ủng hộ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Đấu giá bức tranh tem 54 dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Quang Chinh) Xuyên suốt Gala là các tiết mục văn nghệ của các Đoàn viên thanh niên và các trò chơi tập thể: Nhảy flashmob sôi động. (Ảnh: Quang Chinh) Các Đoàn viên thanh niên hào hứng theo dõi tiết mục văn nghệ. (Ảnh: Quang Chinh) Tiết mục múa - nhảy trên nền nhạc “Cò lả” của Ban Chấp hành Đoàn Bộ. (Ảnh: Duy Quang) Hát – múa “Hà Nội mười hai mùa hoa” của Đoàn thanh niên Học viện Ngoại giao. (Ảnh: Quang Chinh) (Ảnh: Q. Chinh) (Ảnh: Q. Chinh) Tiết mục hip-hop của sinh viên Học viện Ngoại giao. (Ảnh: Quang Chinh) Một trò chơi tập thể trong chương trình. (Ảnh: Quang Chinh) Các Đoàn viên đều nhiệt tình tham gia các trò chơi chung. (Ảnh: Quang Chinh) Trao giải cho các đội chơi. (Ảnh: Quang Chinh) Các Đoàn viên thanh niên chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Nguyễn) Quang Chinh
Zing
10 chiếc Ford Mustang đắt nhất mọi thời đại
Ra đời năm 1964, Ford Mustang là một trong những dòng xe thành công nhất của hãng xe Mỹ.
[ "Xe cộ" ]
"2018-02-04T01:41:00"
10. 1965 Shelby GT350 S/C - 528.000 USD: Mẫu Shelby cổ điển này là chiếc Mustang đầu tiên trang bị bơm siêu nạp Paxton, biến GT350 trở thành xe hiếm. Năm 2007, sàn đấu giá RM Sotheby’s đã trao chiếc GT350 cho người trả 528.000 USD ở Florida. 9. 1969 Mustang Boss 429 - 550.000 USD: Chiếc xe “cơ bắp” này là sản phẩm nguyên gốc tuyệt vời và vẫn giữ được tình trạng ban đầu khi mới lăn bánh chưa đầy 1.609 km. Thậm chí, ghế xe vẫn còn bọc ni lông. Năm 2013, nó được bán với giá 550.000 USD. 8. 2008 Shelby GT500KR - 550.000 USD: Chiếc GT500KR ra mắt vào đúng thời điểm những chiếc Mustang Shelby rất được yêu thích. Điều này giúp Shelby GT500KR được trả tới 550.000 USD tại sàn đấu giá ở Scottsdale, toàn bộ số tiền được trao cho Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu đường. 7. 2007 Shelby GT500 - 600.000 USD: Năm 2006, GT500 là chiếc Mustang Shelby đầu tiên trong 35 năm chuẩn bị ra mắt. Ford đã đưa mẫu 2007 GT500 đi đấu giá và thu về con số kỷ lục 600.000 USD để ủng hộ cho Quỹ trẻ em của huyền thoại ngành ôtô Carroll Shelby. 6. 1969 Mustang Boss 429 - 605.000 USD: Những chiếc Mustang Boss 429 đều là hàng hiếm, và đời 1969 chỉ được làm thủ công 50 chiếc. Xe được trang bị động cơ 820-S NASCAR khiến cho nó càng trở nên quý giá hơn. Một nhà sưu tầm xe đã trả 605.000 USD cho chiếc 1969 Mustang Boss 429 tại sàn Scottsdale. 5. 2007 Shelby GT - 660.000 USD: Trước khi GT500KR ra mắt, một chiếc Mustang Shelby cũng gây sốt ở sàn đấu giá Barrett Jackson. Đây là mẫu Shelby GT đầu tiên – được nâng cấp từ Mustang GT với cải tiến về hiệu suất và nâng cấp về ngoại hình. Xe được sang tay với giá 660.000 USD. 4. 1969 Shelby GT500 Convertible - 742.500 USD: Đầu tiên, chiếc Mustang mui trần này thuộc sở hữu của chủ tịch Carroll Shelby lúc sinh thời. Được phục chế như bản gốc, 1969 Shelby GT500 mui trần được bán với giá 742.500 USD tại buổi đấu giá của Barrett Jackson năm 2008. 3. 1965 Shelby GT 350R-990.000 USD: Trên thế giới chỉ có 34 chiếc GT 350R 1965, trong số đó, không còn nhiều xe tồn tại. Chính vì sự hiếm hoi của mẫu xe được coi là “Mustang Shelby nhanh nhất'' mà một chiếc GT 350R với động cơ và hộp số nguyên bản đã được đấu giá 990.000 USD vào năm 2012, đánh dấu mức kỷ lục cho xe Mustang. 2. 1967 Shelby GT500 Eleanor - 1 triệu USD: Mẫu xe này từng được tài tử Nicolas Gage cầm vô lăng trong bộ phim Gone in 60 Seconds. Nó được bán với giá tròn 1 triệu USD vào năm 2013 ở Indianapolis. 1. 1967 Shelby GT500 Super Snake - 1,3 triệu USD: Mẫu xe vô cùng hiếm hoi Shelby GT500 Super Snake đã lập kỷ lục đấu giá vào năm 2013 khi được sang tay với giá 1,3 triệu USD. Số tiền này vượt qua kỷ lục trước đó của Eleanor GT500. Điều khiến chiếc Mustang này đặc biệt là bởi nó chỉ có 1 chiếc. Thượng Tâm
VietnamNet
Phu nhân Đại sứ Haiti diện áo dài diễn thời trang
Phu nhân Đại sứ Haiti thu hút sự chú ý khi sải bước trên sàn catwalk trong bộ áo dài duyên dáng.
[ "Giải trí", "Thời trang" ]
"2018-02-02T09:29:00"
Tối qua (ngày 1/2), nhận lời mời của NTK Nhật Dũng, phu nhân Đại sứ Haiti - bà Jovana Benoit đã đến biểu diễn thời trang trong vai trò vedette tại đêm thời trang “Phong cách trẻ”, TP.HCM. Phu nhân Đại sứ Haiti bày tỏ sự thích thú với áo dài Việt Nam. Trong đêm diễn, bộ áo dài bà Jovana Benoit đã được đấu giá với tổng số tiền là 77.5 triệu đồng. Những tà áo dài truyền thống bằng chất liệu gấm và có họa tiết bắt mắt. Những mẫu áo dài nam bắt mắt. Nhưng không kém phần thanh lịch. Gia Ân
Vietnam Finance
IPO 'ế ẩm', Tập đoàn Cao su Việt Nam dự kiến mở cửa cho nhà đầu tư ngoại
Phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) chỉ có 499 nhà đầu tư đặt mua 100,77 triệu cổ phiếu, chiếm 21,2% lượng chào bán. Trước tình hình này, lãnh đạo VRG dự kiến sẽ 'mở cửa' cho nhà đầu tư nước ngoài như mở room ngoại ngay sau khi chuyển đổi sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch.
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-02-02T07:16:08"
IPO VRG không như mong đợi Sáng nay (2/2), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tổ chức buổi đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại HoSE. Theo ghi nhận, tham gia đăng ký đấu giá VRG có 499 nhà đầu tư đặt mua 100,77 triệu cổ phiếu, chiếm 21,2% lượng chào bán. Trong đó, có 454 cá nhân trong nước muốn mua 34,2 triệu cổ phiếu, 9 cá nhân nước ngoài đăng ký mua 507.200 cổ phiếu, 12 tổ chức trong nước đăng ký 39,4 triệu cổ phiếu và 24 tổ chức nước ngoài muốn mua 26,66 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, trong đợt IPO lần này không có nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần. Tại buổi đấu giá, ông Phạm Văn Thành, thành viên HĐTV, đã chia sẻ về kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch. Theo đó, VRG dự kiến sẽ chuyển đổi mô hình công ty sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên UPCoM vào ngày 1/4 tới. Sau đó, vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7, VRG sẽ chuyển sàn niêm yết từ UPCoM sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Giải thích về việc trong đợt IPO lần này không có nhà đầu tư chiến lược, ông Thành cho biết đã có một số nhà đầu tư đặt vấn đề làm nhà đầu tư chiến lược, tuy nhiên do quy mô các công ty này còn nhỏ và không đáp ứng điều kiện mà VRG đặt ra trước đó nên Tập đoàn đã từ chối. Cũng theo ông Thành, để giải quyết vấn đề chỉ chấp nhận nhà đầu tư chiến lược trong nước, tập đoàn sau khi chuyển đổi sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch sẽ có kế hoạch mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài như mở room ngoại và tiếp tục thoái vốn nhà nước. Trước đó, theo phương án cổ phần hóa đã được Chính phủ phê duyệt, VRG sẽ có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, tương ứng với 4 tỷ cổ phần. Trong đó, nhà nước sẽ sở hữu 3 tỷ cổ phần, chiếm 75% vốn điều lệ; 475.123.761 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 11,88% vốn; 475,1 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 11,88% vốn; 48,9 triệu cổ phần bán ưu đãi cho người lao động và 830.769 cổ phần bán cho tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Về kết quả hoạt động kinh doanh 2017 của VRG, doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn khoảng 21.000 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch năm; tổng lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.100 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch năm. Tổng tài sản tập đoàn cuối 2017 ước đạt 73.000 tỷ đồng. Hiện, VRG đang quản lý 519.870 ha diện tích đất gồm quản lý 13 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 6.000 ha. Bá Lâm
Một Thế Giới
Tập đoàn công nghiệp Cao su 'ế' nặng trong đợt IPO 6.000 tỉ đồng
Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) chỉ bán được hơn 100 triệu cổ phần trong tổng số hơn 475 triệu cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO).
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-02-02T11:51:00"
Trong phiên đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngày 2.2, Tập đoàn công nghiệp Cao su chỉ bán được hơn 100 triệu cổ phần trong tổng số hơn 475 triệu cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), với giá trúng bình quân là 13.011 đồng mỗi cổ phần. Tổng số nhà đầu tư tham gia là 499 nhà đầu tư, trong đó có 36 nhà đầu tư tổ chức và 463 nhà đầu tư cá nhân. Đợt IPO có quy mô hơn 6.000 tỉ đồng, nhưng số tiền VRG thu về được chỉ là 1.311 tỉ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài đã mua gần 27,2 triệu cổ phần, qua đó nắm giữ 0,68% vốn VRG. Sự thờ ơ của các nhà đầu tư với cổ phần của Tập đoàn công nghiệp Cao su trái ngược hoàn toàn với sự sôi động trong 3 đợt IPO lớn đầu năm nay của Lọc hóa dầu Bình Sơn và PV Oil, PV Power. Ba doanh nghiệp này đã chào bán hết cổ phần đấu giá với tổng số tiền thu về lên tới gần 17.000 tỉ đồng. Theo giới chuyên gia, nguyên nhân khiến kế hoạch IPO của tập đoàn không được như kỳ vọng là do dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ hết vào mua cổ phần của các thương vụ trước đó. Theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, vốn điều lệ của VRG sau cổ phần hóa dự kiến là 40.000 tỉ đồng, tương đương 4 tỉ cổ phần. Nhà nước sẽ bán ra hơn 475 triệu cổ phần ra công chúng với mức giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phần. Tính theo mức giá khởi điểm, VRG đang được định giá 52.000 tỉ đồng và cổ đông nhà nước dự kiến thu về gần 6.200 tỉ đồng từ IPO. VRG hiện có 123 đơn vị thành viên, trong đó có 25 doanh nghiệp cần phải thoái vốn do đầu tư ngoài ngành, theo phương án cổ phần hóa công bố tháng 12.2017. Tuyết Nhung
Chính Phủ
IPO Tập đoàn Công nghiệp Cao su thu về hơn 1300 tỷ đồng
Sáng 2/2, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tổ chức buổi đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với 475,1 triệu cổ phần, tương đương 11,9% vốn điều lệ, giá khởi điểm chào bán là 13.000 đồng/cổ phần.
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-02-02T08:23:00"
Ảnh: VGP/Lê Anh Có tổng cộng 498 nhà đầu tư đặt mua với khối lượng 100,7 triệu cổ phần, chiếm hơn 21% lượng chào bán. Kết quả: Giá đấu thành công cao nhất là 20.800 đồng/cổ phần, giá đấu thành công thấp nhất là 13.000 đồng/cổ phần và giá đấu thành công bình quân là 13,011 đồng/cổ phần. Kết quả trúng giá ghi nhận tất cả 36 nhà đầu tư tổ chức và 462 nhà đầu tư cá nhân đã trúng thầu. Đợt đấu giá này đã mang về cho Nhà nước số tiền hơn 1.300 tỷ đồng. Ông Phạm Văn Thành, Thành viên HĐTV kiêm Trưởng ban Kế hoạch đầu tư VRG cho biết, theo lộ trình, Tập đoàn sẽ sẽ chuyển đổi mô hình công ty sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên UPCoM vào 1/4. Sau đó sẽ cố gắng hoàn tất hồ sơ để chuyển sàn niêm yết trên HoSE vào tháng 6 hoặc 7. Cũng theo dự kiến, VRG sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn Nhà nước và mở thêm room ngoại cho nhà đầu tư nước ngoài. VRG hiện đang quản lý gần 520.000 ha đất, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 96%. Năm 2018 sau khi cổ phần hóa, VRG đặt kế hoạch doanh thu đạt 29.457 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.080 tỷ đồng. Mảng cao su tự nhiên trong năm 2018 khả năng sẽ đóng góp đến 63% tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn. Lê Anh
Gia Đình VN
Phu nhân Đại sứ Haiti sải bước tự tin trên sàn catwalk
Nhận lời mời của NTK Nhật Dũng, phu nhân Đại sứ Haiti – Bà Jovana Benoit đã đến biểu diễn thời trang và làm vedette trong đêm thời trang tại Tp.HCM.
[ "Giải trí" ]
"2018-02-02T13:03:00"
Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một phu nhân Đại sứ nhận lời biểu diễn thời trang cho một nhà thiết kế Việt Nam. Phu nhân Đại sứ Haiti là fan chính hiệu của áo dài Việt Nam Với bà Jovana Benoit người phụ nữ Việt mặc áo dài là đẹp nhất Với NTK Nhật Dũng – Anh là một tên tuổi lớn trang làng thời trang Việt, đánh dấu bước trưởng thành của mình qua rất nhiều bộ sưu tập về áo dài và được trình diễn tại nhiều nước trên thế giới. Trong đêm diễn, bà liên tục thay 3 chiếc áo dài của NTK Nhật Dũng Trong khi đó bà Jovana Benoit - phu nhân Đại sứ Haiti tại Việt Nam là fan "chính hiệu" của áo dài bởi bà rất yêu người Việt Nam. Bà đã sử dụng áo dài của Nhật Dũng và biết tới tên tuổi của anh qua nhiều chương trình thời trang, bà rất vui mừng khi nhận được lời mời tham gia chương trình. Hoa khôi Hải Yến xuất hiện tươi tắn trong đêm diễn Á hậu Đại Dương với những sải chân chuyên nghiệp Á hoàng trang sức Thúy Ngân, siêu mẫu nhí Mona và Top 5 Hoa hậu Phan Thị Mơ Đây là chương trình đặc biệt nhân dịp năm mới, chuyên đề chuyên về trang phục truyền thống. NTK Nhật Dũng đem đến BST “Tết ba miền yêu thương” với những hình ảnh sinh hoạt của mỗi vùng miền mang không khí tràn đầy sắc xuân. Chương trình có sự trình diễn của những tên tuổi hàng đầu trong giới người đẹp như Hoa hậu Thu Hoài, Á hậu Đại Dương Đặng Thanh Ngân, Top 5 Hoa hậu Phan Thị Mơ, Á hoàng trang sức Thúy Ngân, Hoa khôi Hải Yến, ca sĩ Phương Anh, siêu mẫu nhí Mona… Ca sĩ Phương Anh với những ca khúc xuân rộn ràng Những bộ áo dài là những cung bậc cảm xúc mà NTK Nhật Dũng mang lại, đã đưa người xem với một miền Trung thanh bình, vui tươi, cũng như cảm xúc của một thời vàng son một thời để nhớ. Những tà áo dài truyền thống bằng chất liệu gấm bay trong nắng xuân rực rỡ. Thời khắc giao mùa “Mai đào khoe sắc” của miền Bắc là những thời khắc từng giai thoại ghi lại khoảnh khắc sắc xuân ngập tràn phố phường với những miền quê thanh bình đầy thương nhớ. NTK nhật Dũng đã đưa ra những mẫu tác phẩm mang hơi thở truyền thống với mong muốn gửi thông điệp cho khán giả hãy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền để thấy sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên một đất nước chữ S. Ngoài ra, bộ áo dài phu nhân đại sứ đã được đấu giá với tổng số tiền là 77.5 triệu đồng, do 3 khách mời đặc biệt của chương trình là một doanh nhân đến từ Hà Nội, ca sĩ Triệu Trang và đặc biệt có sự tham gia của chị Tuyết Nhung (Chủ thương hiệu Cửu Long Studo), “bà bầu” nức tiếng thành công với nhiều gương mặt Hoa hậu, Á hậu, Nam Vương của Việt Nam. Chiếc áo dài mà phu nhân Đại sứ mặc đã được đấu giá lên tới 77.5 triệu đồng - NTK Nhật Dũng rất vui khi đã đấu giá thành công, số tiền này anh dùng cho chuyến thiện nguyện sắp tới Kết quả, cả ba khách mời đấu giá cùng giành được chiếc áo dài đặc biệt này và quyết định tặng nó giành tặng nó cho phu nhân Đại sứ. Số tiền đấu giá này cùng với quỹ từ thiện của mình, NTK Nhật Dũng sẽ dùng làm từ thiện cho chuyến đi sắp tới tại 3 miền Bắc – Trung – Nam. Ảnh: Tiến Vũ Video: Chị gái Xuân Mạnh kể chuyện tuổi thơ cày ruộng, ăn dưa cà của em trai (Nguồn: VietnamNet)
Thanh Niên
Hội chợ '0 đồng' dành cho bệnh nhân nghèo ăn tết
Ngày 4.2, Bệnh viện (BV) Q.Thủ Đức TP.HCM đã tổ chức hội chợ '0 đồng' dành cho 300 bệnh nhân nghèo ăn tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
[ "Xã hội" ]
"2018-02-04T12:04:38"
Khách hàng là bệnh nhân, mỗi người được ban tổ chức phát một thẻ mua hàng và được bất kỳ 7 loại hàng hóa nào (trong tổng số 16 loại) mà không phải trả đồng tiền nào. Sản phẩm gồm bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, dưa món… đến gia vị dầu ăn, nước mắm, bột nêm… rồi đường, sữa, quần áo, ba lô, sản phẩm làm đẹp, gạo, nước ngọt, trái cây… Tổng trị giá hàng hóa lên đến 200 triệu đồng. Lãnh đạo BV Q.Thủ Đức cho biết hội chợ nhằm hỗ trợ các vật dụng cần thiết cho bệnh nhân trong thời gian điều trị tại BV; giảm bớt gánh nặng chi phí trong đời sống, sinh hoạt và góp phần đem đến cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn một cái tết ấm cúng và đầy đủ hơn. Ngoài ra, hội chợ còn tổ chức đấu giá các sản phẩm là bức tranh thêu và sim số đẹp để tạo nguồn kinh phí cho quỹ mổ tim cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại BV.
Thanh Niên
Nóng trên mạng xã hội: Vui sao, nước mắt lại trào!
Chưa bao giờ có một cuộc đón chào nào hoành tráng như thế, nhìn đâu cũng thấy người và người cùng màu cờ đỏ rực.
[ "Thể thao", "Bóng đá Việt Nam" ]
"2018-01-29T02:02:00"
Lâu rồi VN mới có ngày vui như thế! Đó là tâm trạng của rất nhiều người khi chứng kiến cuộc đón chào các tuyển thủ U.23 cùng ông thầy Park Hang-seo và ban huấn luyện trở về Hà Nội hôm qua (28.1) sau trận chung kết trong mưa tuyết với U.23 Uzbekistan tại Trung Quốc. Chưa bao giờ có một cuộc đón chào nào hoành tráng như thế, nhìn đâu cũng thấy người và người cùng màu cờ đỏ rực, những khuôn mặt hân hoan, vẫy chào, tiếng hô vang tên huấn luyện viên Park, tên các cầu thủ cứ vang lên trên từng đoạn đường mà đoàn đi qua để về trung tâm Hà Nội sau khi về đến sân bay Nội Bài. Hàng giờ liền mà đoàn xe chỉ có thể nhích từng chút một, các cầu thủ cùng HLV Park đứng trên xe vẫy chào tỏ lòng tri ân người hâm mộ đứng hai bên đường, trên cầu, thậm chí có người còn leo lên cây và... cột điện để nhìn cho rõ. Không thể đổ ra đường đón chào những “người hùng” trực tiếp như những cư dân ở thủ đô Hà Nội, những người hâm mộ ở các tỉnh, thành khác trên cả nước cũng có cách chào đón riêng của họ bằng cách chia sẻ chương trình trực tiếp việc đón đội U.23 VN và cập nhật hình ảnh liên tục trên mạng xã hội. Hình ảnh các cầu thủ ôm nhau trong mưa tuyết trắng xóa sau pha đá phạt “thần sầu” của Quang Hải cũng được các cư dân mạng chia sẻ, xúc động nhất là hình ảnh các cầu thủ ra sân chào người hâm mộ sau trận chung kết, đặc biệt là thủ môn Bùi Tiến Dũng khoác lá cờ Tổ quốc mà mắt đỏ hoe, đã làm lay động hàng triệu con tim. Lượt người theo dõi trang cá nhân trên Facebook của chàng thủ môn từ Thanh Hóa này đã tăng một cách chóng mặt, lên đến hơn 1 triệu vào tối 27.1 và đến chiều qua đã lên đến gần 2,5 triệu người. “Người hùng khung gỗ” sau trận chung kết lịch sử của đội U.23 VN đã nhận được 1,6 triệu lượt thích và hơn 230.000 lượt chia sẻ. “Chúng tôi xin lỗi vì đã không mang Cup về cho dân tộc. Chúng tôi đã thật sự cố gắng, nhưng mọi việc không hề dễ dàng...”, Bùi Tiến Dũng viết và bày tỏ lời cảm ơn đến người dân VN, những người hâm mộ cũng như các huấn luyện viên, gia đình... về những thành quả mà toàn đội đã đạt được dẫu chưa như kỳ vọng. Đáp lại, một người hâm mộ đã có những dòng rất chân tình: “Chiếc cup đó cũng chỉ là món quà mà các anh muốn dành tặng người hâm mộ và đất nước. Vậy thì chúng tôi không cần nó nữa. Chúng tôi cần các anh. Mỗi người chính là một chiếc cup. Về đây nhanh đi. Chúng tôi sẽ đón chào các anh như những chiến binh vô địch”. Đây cũng chính là tâm trạng của rất nhiều người hâm mộ, vì thế lời bình này đã nhận được hơn 64.000 lượt thích và hàng ngàn lời đáp lại. Và điều đó đã được chứng thực qua cuộc đón chào lịch sử vào hôm qua. Vâng, dẫu chỉ là á quân của giải U.23 châu Á, nhưng các chàng trai đã thực sự là những nhà vô địch trong lòng hàng triệu người hâm mộ VN!
Pháp Luật VN
Năm 2018: Nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng
Bộ Tư pháp vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2018 của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS). Theo đó, xác định rõ, kế hoạch phải có tính khả thi, phù hợp điều kiện, nguồn lực của Tổng cục và yêu cầu phải được tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc, thống nhất; có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ việc, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời gian hoàn thành.
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-04T23:41:00"
Ảnh minh họa Kế hoạch tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ chính, trong đó đáng chú ý về công tác chuyên môn, nghiệp vụ: tập trung chỉ đạo các cơ quan THADS địa phương tổ chức thi hành xong đạt và vượt chỉ tiêu được giao; Chỉ đạo thực hiện đúng trình tự, thủ tục THADS, cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động THADS; bảo đảm các cơ quan THADS ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật; xác minh, phân loại án bảo đảm chính xác, đúng pháp luật; đăng tải kịp thời, đầy đủ danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan THADS tập trung thi hành các vụ việc thu, nộp ngân sách nhà nước, nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng; Tập trung chỉ đạo thi hành án các vụ việc có liên quan đến tín dụng, ngân hàng; Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan THADS; Rà soát, tổng hợp, báo cáo, chỉ đạo giải quyết các vụ việc bán đấu giá; hướng dẫn, chỉ đạo công tác thẩm định giá trong THADS. ĐỒng thời, tổ chức giao ban trực tuyến chấn chỉnh những sai sót, vi phạm trong quá trình thẩm định giá, đấu giá tài sản kê biên và giao tài sản trúng đấu giá. Thành lập Tổ công tác kiểm tra, đánh giá các vụ việc bán đấu giá nhiều lần nhưng không bán được; Chỉ đạo giải quyết các vụ án trọng điểm, phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương; Nghiên cứu, đề xuất biện pháp rút ngắn thời gian thi hành án trong từng khâu, từng bước của quá trình thi hành án. Đề xuất lộ trình rút ngắn thời gian thi hành án theo tiêu chí đánh giá cải thiện môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Bên cạnh đó, phối hợp, chỉ đạo việc rà soát, tổng hợp, xử lý đối với khoản tiền THADS do đương sự là phạm nhân nộp tại các trại giam, trại tạm giam; Chỉ đạo rà soát, tổng hợp, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong THADS. Tăng cường kiểm tra công tác xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong THADS, quản lý kho vật chứng; Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, xây dựng văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan THADS địa phương thực hiện các kháng nghị, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền; Xây dựng, ban hành Kế hoạch bồi thường nhà nước trong lĩnh vực THADS. Thực hiện công tác bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính theo quy định của pháp luật; Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về công tác THADS, hành chính. Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bộ Tư pháp nêu rõ: Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân và Kế hoạch tiếp công dân của Bộ Tư pháp; Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền bảo đảm đúng thời hạn, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; Tham mưu, chỉ đạo giải quyết các vụ việc Lãnh đạo Bộ tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về THADS; Chỉ đạo giải quyết các vụ việc trọng điểm, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; Đăng tải công khai Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 trên Cổng, Trang thông tin điện tử THADS; Tổ chức giao ban trực tuyến rút kinh nghiệm những sai sót, vi phạm thường gặp được phát hiện qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Về công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính, bên cạnh việc hướng dẫn nghiệp vụ theo dõi thi hành án hành chính, còn đề xuất phương án giải quyết các vụ việc người phải thi hành án là UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các nhiệm vụ quan trọng khác được xác định trong kế hoạch gồm: hoàn thiện thể chế THADS, hành chính; về công tác tổ chức, cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ: về công tác thống kê, quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS; về công tác kế hoạch, tài chính; công tác phòng chống tham nhũng; cải cách hành chính. Việt Hòa
Dân Việt
Anh: Câu được cá bơn khổng lồ dài 2 mét, giá 130 triệu đồng
Một người thợ mộc Anh trong chuyến đi đến Na Uy đã câu được cá bơn halibut lớn nhất thế giới, ước tính dài gần 2 mét và nặng 70kg.
[ "Khoa học" ]
"2018-02-02T13:40:00"
Con cá nằm bên cạnh thợ mộc người Anh, David Wood-Brignall. Theo báo Anh Daily Mail, thợ mộc David Wood-Brignall mới đây câu được con cá bơn khổng lồ trong chuyến đi đến Bodo, Na Uy. Người đàn ông 45 tuổi nói con cá nặng đến mức giống như câu “một chiếc xe buýt London” vậy. Wood-Brignall đến từ Ashford, Kent, phải mất 35 phút mới câu được cá bơn khổng lồ. Cá bơn halibut được xác định dài gần 2 mét và nặng 70kg. Con cá bơn halibut sau đó được xác định nặng đến 70kg, vượt kỷ lục thế giới được ghi nhận cho đến nay (50kg). Con cá có để được cắt thành 160 miếng phi lê, ước tính giá trị lên tới 5.700 USD (khoảng 130 triệu đồng) tại các nhà hàng sang trọng. Theo báo Anh, nhiều khả năng thợ mộc Wood-Brignall đã chia sẻ một phần chiến lợi phẩm của mình cho dân làng ở Bodo, Na Uy. Số cá đông lạnh còn lại được đem về Anh và đấu giá trong thời gian tới. Wood-Brignall vui mừng với chiến lợi phẩm khổng lồ. Wood-Brignall đem về chiến lợi phẩm to lớn kỷ lục như vậy nhưng không thể ăn mừng vì ở thời điểm đó, toàn bộ các quán bia ở Bodo đã đóng cửa. Cá bơn halibut ở Đại Tây Dương là một trong những loài cá bơn lớn nhất thế giới. Chúng sống ở vùng biển trải dài từ đảo Greenland đến biển Barents và vịnh Biscay. Con cá ước tính giá trị lên tới 130 triệu đồng. Chúng có thể dài tới 4,5 mét và nặng hơn 300kg. Tuổi thọ của cá bơn halibut vào khoảng 50 năm. Cá bơn halibut thường ăn những loài cá nhỏ hơn như cá tuyết, cá trích. Chúng lại làm mồi cho hải cẩu và cá mập Greenland. Đăng Nguyễn - Daily Mail
KTĐT
Singapore - liệu pháp mạnh
Singapore là một quốc gia nhưng cũng giống như một đô thị lớn. Trên thế giới, đô thị lớn nào hiện cũng phải vật lộn với vấn đề ùn tắc giao thông.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-03T02:26:00"
Từ ngày 1/2/2018, Singapore áp dụng một trong những biện pháp được coi là quyết liệt đến mức cực đoan nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong đô thị. Ở nhiều nơi khác trên thế giới, biện pháp này chắc chắn sẽ đưa đến hệ lụy là bị phản đối mạnh mẽ. Biện pháp chính sách mới này là chỉ cấp phép cho một chiếc ô tô mới được lưu hành khi một chiếc ô tô cũ không còn được phép lưu hành nữa. Ảnh: Internet. Ở Singapore, sử dụng ô tô cá nhân là chuyện xa xỉ và thật ra chỉ có người giàu mới đủ khả năng về tài chính. Vì thế, sử dụng xe ô tô cá nhân còn là chuyện đẳng cấp. Việc cấp phép lưu hành cho xe ô tô được thực hiện trực tuyến và thông qua đấu giá. Trong những năm qua, giá cho giấy phép lưu hành xe ô tô này rất đắt, thường từ 30.000 - 60.000 Euro. Hạn chế sử dụng xe ô tô cá nhân là mục đích của chính quyền. Số liệu thống kê cho thấy chỉ khoảng 10% người dân Singapore sở hữu xe ô tô riêng. Biện pháp mới nói trên trong thực chất là không tăng thêm số lượng ô tô lưu hành trên đường. Đi cùng với biện pháp quyết liệt này là chương trình đầu tư hiện đại hóa và tối ưu hóa hệ thống mạng lưới giao thông công cộng. Trong những năm tới, chính quyền dự định đầu tư 13 tỷ Euro cho chương trình này. Mục tiêu là người dân chỉ phải đi bộ tối đa 10 phút là đều có thể tới được một bến xe buýt công cộng. Nhà chờ xe buýt công cộng ở Singapore được coi là tốt nhất trên thế giới với mái che mưa nắng với rất nhiều ghế ngồi và với cả tủ sách. Triết lý chiến lược giao thông đô thị cho Singapore được một cựu bộ trưởng giao thông của quốc gia này khái quát như sau: “Xe ô tô cá nhân không thể là giải pháp về giao thông cho các đô thị trong thế kỷ XXI”. Bắc Hà
VTC
Thứ trưởng Bộ GTVT: 'Việc thu phí ra vào sân bay là do lịch sử để lại'
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc thu phí vào sân bay do lịch sử để lại, Bộ đang đang rà soát các khoản thu này để báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-02T16:33:00"
Chiều tối 2/2, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông trả lời báo chí về vấn đề thu phí ra vào sân bay. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc thu giá dịch vụ đường dẫn vào sân bay xuất phát từ quá trình lịch sử rất dài, đây không phải nội dung mới thu mà loại dịch vụ này được thu từ khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chưa cổ phần. Theo Thứ trưởng Đông, tất cả các cảng hàng không của Việt Nam đều xuất phát từ đầu tư của Nhà nước, Nhà nước quản lý, khai thác và thu phí. Ông Đông cũng cho biết, ACV đã hoạt động theo mô hình cổ phần hóa 2 năm nay, có nhiều chuyển đổi trong thời gian qua về tài sản sau cổ phần hóa. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trả lời trong buổi họp báo Chính phủ ngày 2/2. "Để trả lời câu hỏi có hợp pháp không, trước hết phải thấy rằng đó là một quá trình “lịch sử” dài. Tiếp đó, đây là vấn đề có nhiều luật chi phối. Luật Hàng không có quy định giá dịch vụ hàng không và giá phi hàng không, ở đây phí sân, đường là phi hàng không. Ngoài ra còn có các quy định của Luật Giá chi phối", ông Đông nói. Thứ trưởng Đông cũng cho hay, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Thanh tra Chính phủ báo cáo về việc này, mới đây Phó Thủ tướng cũng kết luận và chỉ đạo, đối với phí, giá dịch vụ có liên quan vào sân bay thì Bộ GTVT chủ trì phối hợp Bộ Tài chính rà soát và báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018. “Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với Bộ tài chính, rà soát các khoản thu này để có báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018. Theo đó sẽ rà soát rõ cái nào thu chưa đúng, cái nào do lịch sử để lại thì phải báo cáo để có quyết định cuối cùng”, Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin. Trước đó, ngày 5/1/2018 Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo kết luận số 27/TB-TTCP đối với việc các chi nhánh cảng hàng không thu tiền sử dụng sân đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với ô tô đưa, đón trả khách là không đúng quy định của pháp luật về đất đai do không phải nộp tiền sử dụng đất. Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm của ACV trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất cũng như thu dịch vụ phi hàng không. Cụ thể, trong hai năm 2014 và 2015, ACV đã ký 803 hợp đồng cho thuê mặt bằng nhà ga với tổng diện tích 120.221 mét vuông, tổng số tiền thu về là 701,1 tỷ đồng. Tất cả trường hợp này đều được thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu, không qua đấu thầu, đấu giá công khai. Bên cạnh đó, ACV còn sai phạm trong việc lạm thu, thu không đúng quy định đối với một số giá dịch vụ phi hàng không. Trạm thu phí cổng ra sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện có tới 21 trong tổng số 22 cảng do ACV quản lý đang thu tiền dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với ô tô đưa, đón trả khách (không sử dụng dịch vụ trông, giữ xe, chỉ tạm dừng dưới 3 - 5 phút để đón, trả khách) với mức giá vé lượt từ 7.000 - 30.000 đồng và vé tháng từ 600.000 - 1.650.000 đồng. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 1/10/2012 đến 31/12/2015, tổng doanh thu từ việc thu phí ra vào 19 - 21 cảng hàng không là 551 tỷ đồng. Theo Thanh tra Chính phủ, việc thu này tuy mang lại lợi ích cho ACV, cho Nhà nước (khi ACV chưa cổ phần hóa), nhưng lại vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho hành khách và hiện chưa có hướng khắc phục triệt để. Ngoài ra, ACV và 22 chi nhánh cảng hàng không, sân bay trên cả nước, đang quản lý và sử dụng cho thuê lại đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất sai mục đích, không đúng quy định của Nhà nước. Video: Tài xế nói gì về thu phí tại sân bay (Thực hiện: Nam Trần) Phúc Khánh
Gia Đình Mới
Ảnh cụ ông và cụ bà khiến cộng đồng suy nghĩ lại cách cư xử với cha mẹ và vợ chồng
Bức ảnh cảm động và đầy ý nghĩa của cụ bà đang ôm chặt cụ ông từ phía sau ẩn chứa cả một câu chuyện đáng ngưỡng mộ về gia đình.
[ "Đời sống", "Tình yêu - Hôn nhân" ]
"2017-12-10T01:05:00"
Mới đây, cộng đồng mạng không ngừng chia sẻ với nhau bức ảnh xúc động: một cụ bà ôm chặt cụ ông từ phía sau. Bức ảnh có sức mạnh hơn ngàn lới nói: chuyện tình yêu của người già đã đáng quý. Mà không phải cụ ông cụ bà nào cũng có thể vượt qua e ngại để biểu lộ tình cảm ấy. Vậy mà khi đọc những dòng chia sẻ cùng bức ảnh, ta càng cảm thấy xúc động và cảm phục câu chuyện của hai cụ, cũng như tình cảm sâu đậm đáng trân quý của cả một đại gia đình. Người chụp và chia sẻ bức ảnh là chị Trần Giang, con gái của hai cụ, sống tại Xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Được biết, cụ ông là Trần Đại, 80 tuổi, còn cụ bà Nguyễn Thị Vượng, năm nay 76 tuổi. Hai cụ đã sống bên nhau 58 năm, luôn hết mực chăm sóc cho nhau và cũng không ngần ngại bày tỏ tình cảm cho nhau như chính lời cụ ông nói: 'Tình cảm thật, phải trân trọng’. Những lời của chị chân thành và sâu lắng, cho thấy tình yêu đáng ngưỡng mộ của hai cụ và cũng như tình cảm, sự hiếu thảo hết lòng của chị với bổn phận người con. Vì vậy Gia đình mới xin được trích nguyên văn đoạn chia sẻ: 'Tôi chụp được khoảnh khắc này khi tôi nhẹ nhàng bước vào phòng mà Bố Mẹ không biết. Bố dựa vào Mẹ, hình như đang lau nước mắt. Mẹ ôm Bố từ đằng sau, má tựa vào vai Bố với nét mặt rất an yên. Gần một tháng trời mấy mẹ con đưa bố hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, nhiều lần tưởng Bố không qua khỏi, nhưng không đứa nào dám khóc vì sợ mẹ lo lắng và buồn. Vậy mà khi thấy hình ảnh này, chẳng hiểu sao tôi khóc hu hu rồi vội vàng chạy ra khỏi phòng vì sợ bố mẹ phát hiện. Gần một tháng trời, khi tỉnh lại giữa những cơn mê, câu đầu tiên của bố bao giờ cũng là hỏi về mẹ: 'Bà khỏi mệt không?' 'Bà ăn gì chưa?' 'Bà cố lên nhé!' 'Bà khó nhọc về tôi quá!'... Gần một tháng trời Bố nằm viện mẹ không rời nửa bước, con cái bắt về nhà nghỉ ngơi cũng không nghe. Câu nói nhiều nhất mà tôi được nghe từ mẹ là: 'Chỉ cần bố mày sống, còn ốm yếu thế nào mẹ cũng hầu được, vất vả thế nào mẹ cũng chịu được.' Đã có lần tôi đọc được ở đâu đó viết về một cuộc tình đẹp, đại ý thế này: 'Đó là cuộc tình mà người ta cộng vào nhau cái ân cái nghĩa, cái tình cái thương. Người ta có thể không nhớ đã cưới nhau bao nhiêu năm, nhưng luôn nhớ bạn đời của mình thích gì, nghĩ gì, muốn gì, mong gì ... Là khi tay này có lạnh có run thì vẫn đầy hơi ấm bàn tay của nửa còn lại. Là khi chân này có cần ba toong thì cái ba toong xịn nhất luôn là người bạn đời của mình. Là khi không thể tự mình ngồi được thì chỗ dựa tin cậy nhất, êm ái nhất luôn là người đàn ông ấy, người phụ nữ ấy của đời mình.' Nhớ lại một lần hôm ý bố đã bớt mệt, mẹ tranh thủ về qua nhà, mẹ mới về được khoảng vài tiếng đồng hồ mà bố phải hỏi 'Mẹ con đâu?' 'Mẹ con lên viện chưa?' đến 5,6 lần. Ông anh trai tôi mới bảo: 'Mẹ con sắp lên rồi, bố nhớ mẹ quá à?' Bố gật đầu, hai anh em nhìn nhau cười khúc khích, thế là bố bảo: 'Bố chả có gì phải xấu hổ đâu, tình cảm thật, phải trân trọng'. Gần 60 năm bên nhau, bố mẹ vẫn cứ yêu nhau như thế, và viết lên một cuộc tình đẹp bằng tình yêu của mình mỗi ngày!' Đây không phải lần đầu chị Giang chia sẻ về tình cảm của bố mẹ mình dành cho nhau. Và tình cảm ấy không chỉ thể hiện bằng những cái ôm đầy cảm xúc, mà còn bởi cách ông bà chăm chút cho nhau từng li từng tí. Chắc chắn những người con hiếu thảo như chị Giang hay anh em của chị không nề hà bất cứ việc gì chăm sóc bố. Thế nhưng bà vẫn tự tay làm mọi việc chăm ông, từ đun nước để ông ngâm chân rồi xoa bóp cho ông. Thậm chí bà còn tự tay cắt móng chân cho ông. Qua bất cứ lời chia sẻ nào của chị Giang cũng có thể hiểu được tình cảm ông bà dành cho nhau cao cả thế nào, và bên cạnh đó là sự hiếu thảo, đầy yêu thương của một người con dành cho gia đình. Những lời chia sẻ của chị Giang đều chất chứa sự hiếu thảo và hết lòng kính yêu cha mẹ. Có lẽ chính bởi một gia đình được xây nên bởi nền tảng là tình cảm hạnh phúc, sự kính yêu và trân trọng, yêu thương lẫn nhau như vậy nên không có gì lạ khi đại gia đình thành công, với những người con thành đạt, những người cháu học hành giỏi giang và hết mực hiếu thảo. Chị Giang, người phụ nữ xinh đẹp và hiếu thảo đã chia sẻ bức ảnh bố mẹ lên Facebook cá nhân. Gia đình hạnh phúc và thành đạt của chị với những đứa con ngoan ngoãn và giỏi giang. Một gia đình xây dựng nền tảng từ tình yêu sẽ mang lại những người con, người cháu hiếu thuận và thành công. Chị từng tự hào khoe một trong những thành tích học tập đáng nể của con gái trên trang cá nhân. Chỉ một bức ảnh có thể nói được quá nhiều điều, và nó càng đặc biệt đáng quý trong thời đại ngày nay, khi mà nhiều giá trị gia đình, tình cảm bị đảo lộn. Mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại mình, ta đã đủ hiếu thảo với cha mẹ, biết trân trọng tình cảm vợ chồng, với con cái nói riêng và với mỗi người thân trong gia đình? Như lời chị Giang nói trong một chia sẻ: ‘Hãy tận hưởng niềm hạnh phúc mang tên ‘Cha Mẹ còn’’ trước khi quá muộn. Thảo Nguyên
SGGP
Hơn 400 người tham gia tọa đàm 'Bạo hành trẻ em – Vấn nạn và giải pháp'
Hàng loạt vụ bạo hành trẻ em xảy ra trong thời gian qua đã gây ra bức xúc dư luận. Gần đây nhất là vụ bạo hành trẻ của nhóm bảo mẫu thuộc cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh, phường Hiệp Thành (Quận 12, TPHCM) khiến người phẫn nộ.
[ "Giáo dục" ]
"2017-12-18T07:36:00"
Toàn cảnh buổi tọa đàm Với mục đích nâng cao nhận thức về vấn đề bạo hành trẻ em, UBND phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TPHCM) đã phối hợp với Trường Mầm non Trúc Việt tổ chức buổi tọa đàm “Bạo hành trẻ em – Vấn nạn và giải pháp”. Tọa đàm thu hút sự tham gia của hơn 400 người đang làm công tác nuôi dạy trẻ tại các trường mầm non tư thục, chủ các nhóm lớp, nhóm trẻ và bảo mẫu trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa B. Tại tọa đàm, Tiến sĩ tâm lý Đinh Thị Tứ - Khoa Tâm lý học (ĐH Sư phạm TPHCM) phân tích: “Trẻ em có các giai đoạn: sơ sinh: 0-2 tháng; hài nhi 3- 15 tháng; ấu nhi: 15 tháng – 36 tháng và mẫu giáo: 3-6 tuổi. Ở từng giai đoạn cần có sự chăm sóc khác nhau. Phần nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em là do sự thiếu hiểu biết về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ở từng lứa tuổi khác nhau. Do vậy các giáo viên, bảo mẫu đã gắt gỏng rồi bạo hành trẻ…”. Cũng theo chuyên gia tâm lý Đinh Thị Tứ, người nuôi dạy trẻ cần có cách chăm sóc phù hợp, chủ yếu là dùng tình cảm để thuyết phục trẻ thay vì bức bối rồi dẫn tới đánh đập trẻ. Luật sư Ngô Minh Trực (Hội Luật gia TPHCM) thì cho rằng: “Nhiều người làm công tác giáo dục mầm non, đặc biệt là các bảo mẫu vẫn chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về pháp luật trong vấn đề chăm sóc trẻ em, dẫn đến việc bạo hành. Theo đó, dễ đi tới việc vi phạm pháp luật. Nếu ở mức độ nhẹ bị xử phạt hành chính, còn nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự”… Một giáo viên phát biểu tại tọa đàm Cuối buổi tọa đàm, bà Đinh Thị Lụa – Phó chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B chia sẻ: “Những buổi tọa đàm như vậy rất thiết thực. Hy vọng qua đây những người nuôi dạy trẻ, các giáo viên, bảo mẫu trên địa bàn phường sẽ có cái nhìn khác và thay đổi theo hướng tích cực trong việc chăm sóc trẻ”. ĐỨC DŨNG
Chính Phủ
Đã xóa bỏ chính sách bao cấp về nhà ở
Trước năm 1992, Nhà nước thực hiện chính sách phân phối nhà ở cho cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước. Năm 1992, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về nhà ở, trong đó đã xóa bỏ chính sách bao cấp về nhà ở, nhằm bảo đảm sự công bằng.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-04T01:02:00"
Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Gia Lai cho rằng, chính sách bán nhà cho người đang thuê hiện còn bất cập, chỉ quy định việc bán nhà cho người đang thuê, không phân biệt đối với trường hợp hộ đang thuê nhà của Nhà nước đã có nhà ở, đất ở và các hộ chưa có nhà ở, đất ở riêng. Cử tri đề nghị Bộ Xây dựng có cơ chế, chính sách riêng đối với bán nhà cho các hộ đã có đất ở, có nhà ở. Mặt khác, hiện nay chưa có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở, đất ở cho các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị (giao đất không thông qua hình thức đấu giá, hỗ trợ về tài chính...), chính sách nhà ở xã hội chưa đề cập tới đối tượng là công nhân làm nông nghiệp ở các nông, lâm trường. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời cử tri như sau: Trước năm 1992, Nhà nước thực hiện chính sách phân phối nhà ở cho cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, theo đó nhà ở được phân phối theo đối tượng và số người trong hộ gia đình. Về nguyên tắc, mỗi người chỉ được phân phối một chỗ ở, người được phân phối nhà ở phải là những người chưa có nhà ở hoặc đang ở trong điều kiện chật chội, tồi tàn, kém an toàn. Trong đó, ưu tiêu bố trí nhà ở cho người có công với cách mạng. Năm 1992, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về nhà ở, trong đó đã xóa bỏ chính sách bao cấp về nhà ở nêu trên nhằm bảo đảm sự công bằng. Ngày 5/7/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/CP về mua bán và kinh doanh nhà ở, thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê. Người đang thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được mua nhà ở hình thành từ trước năm 1992, hầu hết đã xuống cấp do tiền thu từ thuê nhà ở không đủ duy tu, sửa chữa, người thuê cũng không sửa chữa nhà ở. Thực tế cho thấy, người mua chủ yếu là đối tượng cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước đang có khó khăn về nhà ở, nhiều hộ gia đình đã sinh sống qua nhiều thế hệ, không có điều kiện tự tạo lập chỗ ở mới. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, Luật Nhà ở 2005 và Luật Nhà ở 2014 đã được ban hành, trong đó đã có những quy định cụ thể về chính sách phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo và hộ có thu nhập thấp (trong đó đã bao gồm cả các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; người lao động, công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, kể cả công nhân làm việc ở các nông, lâm trường), có khó khăn về nhà ở được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư hoặc do các doanh nghiệp đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Pháp luật về nhà ở cũng đã quy định cụ thể về đối tượng và nơi cư trú, điều kiện thu nhập, điều kiện khó khăn về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc đất ở thuộc sở hữu của mình, trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10m2 sàn/người); trường hợp đã có đất ở, hoặc nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát, xuống cấp thì được vay vốn với lãi suất thấp ưu đãi từ các ngân hàng để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới nhà ở của mình. Pháp luật về nhà ở hiện hành không có quy định giao đất không thông qua hình thức đấu giá cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị để cải thiện nhà ở. Trường hợp các đối tượng này thuộc diện có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở thì được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư hoặc do các doanh nghiệp đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách; người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được vay vốn với lãi suất thấp ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định. Bộ Xây dựng xin ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Gia Lai về việc bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở, đất ở cho các cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị (giao đất không thông qua đấu giá, hỗ trợ về tài chính...) để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chinhphu.vn
PL&XH
Lái xe gây tai nạn còn đánh người rồi cố thủ trong nhà
Gần 20 cán bộ chiến sỹ CA của TP Thanh Hóa có mặt tại đường Lương Hữu Khánh để bảo vệ hiện trường, truy tìm đối tượng gây tại nạn, đánh người rồi bỏ trốn.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2017-11-02T16:06:00"
Vào 20g30 ngày 1-11, ông Phùng Ngọc Hưng, trú tại số nhà 54/4, đường Lương Hữu Khánh, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, vừa ra khỏi nhà để khóa cửa xe ô tô BKS 36C- 111.58 thì bất ngờ một ô tô màu trắng, BKS 36A- 147.99 chạy cùng chiều tông vào cửa xe. Sau khi gây tai nạn, người điều khiển phương tiện trên đã rẽ về trục đường Lương Hữu Khánh, thuộc phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, với vận tốc cao. Hiện trường ông Hưng bị đánh Ông Hưng đã lái xe đuổi theo. Chạy khoảng 300m, người điều khiển xe ô tô BKS 36A- 147.99 dừng lại phía trước nhà số 46B, đường Lương Hữu Khánh. "Tôi có nói là tại sao đâm vào xe người ta mà anh lại bỏ chạy như thế, người đàn ông to cao bước xuống khỏi xe chửi bới và hai người khác đi cùng mở cửa xe xuống đánh tôi tới tấp. Đánh xong, người điều khiển xe ô tô đi vào số nhà 46B đường Lương Hữu Khánh khóa cửa nhà"- ông Hưng cho biết. Ngay khi sự việc xảy ra, lực lượng CS113, CA phường Đông Vệ, Cảnh sát hình sự, CSGT Công an TP Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường. Nhiều lực lượng CA được huy động xuống hiện trường vụ việc Tuy nhiên, nhiều giờ liền, người điều khiển phương tiện gây tai nạn vẫn ẩn náu trong số nhà trên, buộc lực lượng CA phải mở cửa xe đưa phương tiện lại hiện trường lập biên bản vụ việc. Nhiều người dân chứng kiến vụ việc hết sức bất bình trước cách hành xử côn đồ của lái xe ô tô trên. CQCA đã đưa hai phương tiện về bãi tạm giữ để phục vụ công tác điều tra. Ông Hưng cũng được khám thương. Báo PL&XH sẽ thông tin tiếp vụ việc tới bạn đọc. Trần Đại
Nông Nghiệp
Đồng hành và chia sẻ với nhà nông
Đài PT-TH Đắk Lắk (DRT) phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền, Cty Syngenta VN vừa tổ chức thành công Gala kỷ niệm 10 năm ngày phát sóng trực tiếp chương trình 'Đồng hành & chia sẻ'.
[ "Kinh tế", "Kinh doanh" ]
"2017-11-24T00:20:00"
Chương trình đứng vững Tham dự đêm Gala, ông Ygiang Gry Nie Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nói: “Đắk Lắk là vùng đất nông nghiệp, đang và sẽ đi lên chủ yếu từ nông nghiệp. Đã có nhiều DN, nhà khoa học đồng hành với nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là Cty CP Phân bón Bình Điền. Cùng với DRT, Bình Điền sáng tạo ra chương trình truyền hình tương tác trực tiếp với nhà nông, mang tên "Đồng hành & chia sẻ" đã duy trì được 10 năm và sẽ còn tiếp tục. Đây là cầu nối quan trọng để nhà nông tiếp thu được những kiến thức KHKT tiên tiến áp dụng vào SX trên vườn ruộng của mình, giúp tỉnh thực hiện thành công 2 chương trình lớn là xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo tỉnh rất trân trọng sự đóng góp của chương trình”. Ông Trương Hồng, Q. Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) nhấn mạnh: “Đây là chương trình có ý nghĩa. Thông qua chương trình các kỹ thuật SX, sản phẩm vật tư tốt được chuyển tải tới nhà nông; những khó khăn, vướng mắc của nhà nông được giải đáp rất kịp thời”. Ông Huỳnh Quốc Thích, PGĐ Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho rằng: “Chương trình đã liên kết được 4 nhà mà cái đích là giúp nhà nông canh tác tốt”. Theo ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, Bình Điền đã đầu tư làm chương trình từ trước, tại VTV Cần Thơ, sau này là DRT và nhiều đài PT-TH các tỉnh khác. Bình Điền có tiêu chí là không chỉ đưa đến bà con nông dân những sản phẩm phân bón chất lượng cao, phù hợp nhất mà còn kèm theo đó là cả một gói giải pháp kỹ thuật, nhất là quản lý tốt dinh dưỡng cho cây trồng, giúp nhà nông đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 10 năm qua DRT, Bình Điền và Syngenta vừa đồng hành vừa chia sẻ với bà con. Nhiều mảnh đời nông dân nghèo khó, thiếu thốn khi chương trình phát hiện đã được chia sẻ kịp thời, bằng "Mái ấm Bình Điền", "Nâng cánh ước mơ", bằng tặng phân bón, hỗ trợ phí vận chuyển, được trả chậm khi nhận phân bón… đã giúp nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo, vươn lên khá giả mà còn chung tay xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại các buôn làng xa xôi giữa đại ngàn. Tuy vậy, để có được thành quả ngày hôm nay, BTC đã phải vượt qua không ít khó khăn, thử thách. Ông Trần Đại, Phó Giám đốc DRT chia sẻ: “Là đài địa phương, làm sao có được một chương trình truyền hình tương tác trực tiếp với nông dân, kết nối được 4 nhà? Chúng tôi đã phải cử một ê kíp vào Cần Thơ học hỏi cách làm truyền hình tương tác. Được sự giúp đỡ tận tình của VTV Cần Thơ và Bình Điền, chúng tôi đã phát sóng chương trình đầu tiên vào tháng 12/2007. Thật may chương trình được đông đảo bạn xem đài cổ vũ, nông dân nhiệt tình ủng hộ; thế là cứ vậy phát sóng. Từ số đầu tiên mang tên "Nhịp cầu nhà nông" đến năm 2011 thì mang tên "Đồng hành & chia sẻ”. Tiếp tục tiến tới Dấu ấn 10 năm là rất sâu đậm nhưng sắp tới, theo ông Trương Hồng, chương trình cần giúp cho nông dân định hướng được phải trồng cây gì, nuôi con gì, sản phẩm nông nghiệp nào đang và sẽ có thị trường ổn định, muốn có giống mới, giống tốt phải tới đâu… “Chương trình cần lồng ghép những thông tin về ngân hàng, thị trường để giúp nhà nông có rộng thêm kiến thức khi quyết định các dự án SX”, ông Huỳnh Quốc Thích mong muốn. “Cần có sự chia sẻ kinh nghiệm SX lẫn nhau của bà con nông dân để tạo thêm sự hấp dẫn, sinh động”, ông Lê Quốc Phong chia sẻ. Ông Trần Văn Điều ở xã Ea Mnang, huyện Chư Mga, cho biết nhà ông trồng 6ha cà phê và tiêu, ông rất khoái chương trình. “Ai có vướng mắc gì trong SX thì gửi câu hỏi để được các thầy trả lời, hoặc nghe người ta hỏi mình cũng tiếp thu được kỹ thuật cần thiết, nhất là những vấn đề thời sự về thời tiết, bệnh dịch trên cây trồng, giá cả nông sản... Tôi mong chương trình tiếp tục để trợ giúp cho nông dân tụi tôi”, ông Điều nói. TRẦN ĐÌNH THẾ
Lao Động
Bóng đá, trường công, trường tư
Không phải cho đến bây giờ, người ta mới tranh cãi về câu chuyện cho con học trường công hay trường tư.
[ "Giáo dục" ]
"2017-09-28T04:36:00"
Học trường công lập thì học phí ít hơn nhưng luôn chật chội, có khi 60 em/lớp, cơ sở vật chất ít được đầu tư và học trò thì hay phải đi học thêm (các vị phụ huynh nói với nhau thế). Ở trường tư học sinh được chăm sóc tốt hơn, ít bị áp lực học hơn, lớp chủ trên dưới 20 bạn, được học ngoại khóa nhiều hơn. Bù lại, học phí gấp 4-5 lần trường công. Còn lựa chọn thứ ba là đi du học, hay có người gọi đùa là “tị nạn giáo dục”. Các hình thái giáo dục này, đã và đang áp dụng cho… bóng đá. Đã có thời VFF- với sự hỗ trợ của ngân sách và một số khoản tiền của FIFA đã cố “nặn” ra một số lớp đào tạo năng khiếu do mình quản lý. Đấy là kiểu bóng đá công lập, ăn ở tập trung tại Trung tâm đào tạo bóng đá. Kết quả là gần như không cho ra lò một cầu thủ thật sự có năng khiếu nào. Trong khi đó khối “trường tư” nở rộ, nổi bật là các học viện bóng đá PVF, học viện bóng đá NutiFood- Arsenal và đặc biệt là học viện bóng đá HAGL. Khác với kiểu trường công lập, đào tạo theo… nghị quyết VFF thì các học viện tư nhân là câu chuyện kinh doanh. Họ đầu tư sân bãi, đầu tư cho cầu thủ trong nhiều năm trời để rồi đưa cầu thủ - là một thứ sản phẩm - ra thị trường chuyển nhượng. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng may mắn và được giá. Nhưng ít nhất, người ta đã thấy thành công từ mô hình trường tư của bầu Đức với lứa Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường… Những cầu thủ đang được “bầu” Đức “tặng không” cho Đội tuyển Quốc gia. Sẽ khó khăn để có nhân tài nếu chỉ trông vào sự độc quyền giáo dục của hệ thống trường công lập. Bóng đá, có vẻ như may mắn hơn bởi chấp nhận cuộc chơi, chấp nhận kinh tế thị trường. Trong khi chính giáo dục lại loay hoay trong việc tìm góc sút và ghi bàn. TRẦN ĐẠI
Đất Việt
Đổi nợ xấu DNNN thành vốn góp: Vì đất vàng?
Có khi góp vốn không phải vì mục đích phát triển doanh nghiệp mà vì mục đích sở hữu những khu đất vàng của doanh nghiệp - ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng).
[ "Kinh tế", "Tài chính" ]
"2018-02-05T00:28:00"
PV:- Thưa ông, Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” đã đưa ra các giải pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu của DNNN. Trong đó có quy định cho phép, DNNN kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hàng thì được chuyển nợ thành vốn góp. Ông bình luận sao về điểm này? ĐBQH Nguyễn Bá Sơn:- Trước hết, tôi muốn làm rõ quy định cho phép DNNN được đổi nợ xấu thành vốn góp cho ngân hàng là chúng ta muốn hướng tới mục tiêu gì? Hoán đổi nợ xấu có xử lý được nợ xấu? Từ việc xác định được mục tiêu rồi thì để đạt được mục tiêu đó sẽ phải thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý nào? Hai câu hỏi trên phải được giải quyết song song, vì nó còn liên quan tới việc xác định giá trị tài sản bảo đảm của DNNN. Nếu chưa làm rõ được điểm này thì giải pháp trên không thể mang lại hiệu quả. Tiếp theo, liên quan tới câu chuyện định giá tài sản, xác định giá trị tài sản để quy đổi sang cổ phiếu là cả vấn đề lớn phải tính toán. Trong đó, đặc biệt là việc quy đổi phải được thực hiện như thế nào để đảm bảo khách quan, minh bạch, đúng giá trị thực tế, vừa đảm bảo được lợi ích của ngân hàng những cung phải giữ được tài sản của Nhà nước. Tôi muốn nói thêm, khi thực hiện xác định giá trị tài sản đất trong quá trình cổ phần hóa DNNN, cần phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc "đất đai là của Nhà nước". Vì vậy, trước khi thực hiện định giá doanh nghiệp, phần giá trị đất đai phải được tách riêng để trả lại cho Nhà nước hoặc phải thực hiện đấu giá công khai theo giá trị sử dụng của từng khu vực, từng mục đích cụ thể. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải thực hiện để tránh lặp lại tình trạng như câu chuyện ở Đà Nẵng, coi đất là tài sản riêng, doanh nghiệp có quyền tự định giá, tự hóa giá cho nhau. Rất nguy hiểm. Tôi nhấn mạnh, công tác định giá tài sản của DNNN phải dựa trên các căn cứ, quy định cụ thể, cũng không nên đẩy hoàn toàn vào cơ chế thị trường. Vì cơ chế thị trường của chúng ta hiện nay còn thiếu tính ổn định, còn quá mơ hồ do đó, thời gian vừa qua khi thực hiện việc quy đổi có xảy ra hiện tượng thông đồng, thỏa thuận, hạ mức giá chuyển đổi để trục lợi. Theo tôi, mục tiêu quan trọng nhất của đề án là khi cho phép DNNN được chuyển nợ xấu thành vốn góp thì doanh nghiệp đó phải hoạt động tốt hơn, phải nâng cao được hiệu quả và đảm bảo được tăng trưởng cho doanh nghiệp. Bởi trước mắt, cách thức này có thể sẽ giúp nguồn vốn của doanh nghiệp ngay lập tức tăng lên, nhưng nếu tăng vốn mà hiệu quả không cải thiện thì chủ trương đổi vốn góp thành cổ phần cũng không thể xem là một cơ chế tốt. PV:- Từ phía ngân hàng, thỏa thuận đổi nợ xấu thành cổ phần sẽ thực hiện ra sao khi cả hai đều là đối tượng thuộc Nhà nước? Việc quy đổi này liệu có đảm bảo minh bạch sòng phẳng không hay sẽ xảy ra hiện tượng là cái gì ngon thì đổi còn cái gì không ngon thì giữ lại cho cổ phần hóa thị trường và cuối cùng Nhà nước không thu được gì? ĐBQH Nguyễn Bá Sơn:- Nếu nhìn ngân hàng như một doanh nghiệp thì rõ ràng mục tiêu trên hết của họ chính là lợi nhuận. Về nguyên tắc, trong quá trình thực hiện việc thỏa thuận, mua bán tài sản hoặc chuyển đổi tài sản thành vốn góp... thì đều dựa trên sự thống nhất của cả hai bên. Còn trên thực tế liệu có xảy ra hiện tượng bắt tay, thông đồng với nhau hạ giá trị tài sản xuống để trục lợi hay không lại thuộc về lĩnh vực pháp luật hình sự. Tôi biết nhiều người còn lo ngại, bởi khi thực hiện cổ phần hóa, tài sản của DNNN không có gì lớn hơn ngoài đất đai. Trong lịch sử đã từng xảy ra nhiều vụ định giá tài sản đất của DNNN với giá bèo bọt, có những khu đất chỉ được định giá khoảng vài chục tỷ nhưng giá trị thực tế lại lên tới hàng nghìn tỷ, dư luận lo ngại là đúng. Tôi lấy ví dụ như việc thực hiện cổ phần hóa, tại Hãng phim truyện Việt Nam, đây là ví dụ điển hình cho thấy có dấu hiệu không minh bạch trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, hiện nay nhiều DNNN vay nợ vô tội vạ, nhiều doanh nghiệp số nợ còn lớn hơn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nhưng lại vẫn hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi đang sở hữu rất nhiều vị trí đất vàng có giá trị lớn. Chúng ta phải nhớ, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và chắc chắn họ không bỏ tiền đầu tư vào một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có năng lực phát triển trừ khi họ có thể nhìn thấy tiềm lực khai thác từ doanh nghiệp này. Do đó, khả năng đồng ý cho góp vốn của ngân hàng chưa hẳn đã vì mục đích phát triển doanh nghiệp mà vì mục đích muốn được sở hữu những khu đất vàng của doanh nghiệp đó. Tới đây trong quá trình thực hiện, câu chuyện này cần phải được đề cập và theo dõi rất chặt chẽ. Ngân hàng xiết nợ DNNN: Lo túi này lọt túi kia PV:- Vậy theo ông, chủ trương này muốn làm có hiệu quả thì phải làm thế nào? ĐBQH Nguyễn Bá Sơn:- Trước hết là vai trò, chức năng của chính những cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp nhiệm vụ đó phải được đặt lên hàng đầu. Tiếp đến là trong quá trình thực hiện, yêu cầu thẩm tra, thẩm định các bước thực hiện phải rõ ràng, thận trọng, chính xác. Vấn đề nữa, là công tác thẩm tra, thanh tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ. Cuối cùng là những người được giao thực hiện nhiệm vụ này phải có trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm với tất cả những kết quả trong suốt quá trình thực hiện. Nếu xảy ra sai sót phải xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật. PV:- Xin cảm ơn ông! Hoài An
PL&XH
Ngay lúc này, tại nhà thủ môn Bùi Tiến Dũng, không khí rất tưng bừng
Bố mẹ thủ môn Bùi Tiến Dũng quyết định không sang Trung Quốc để xem trận chung kết. Bố mẹ Dũng mua trâu làm cỗ, mời cả làng cổ vũ cho con và Đội tuyển tại quê nhà...
[ "Văn hóa" ]
"2018-01-27T03:33:00"
Theo dự định ban đầu, bố mẹ Tiến Dũng sẽ sang Trung Quốc cổ vũ cho con trai và Đội tuyển U23 Việt Nam trong trận chung kết. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng nghe lời khuyên của HLV Park Hang Seo, không nên sang vì sợ con hồi hộp, mất bình tĩnh. Vì thế, gia đình quyết định ở nhà và làm cỗ mời dân làng để cùng cổ vũ cho Đội tuyển. Vợ chồng ông Bùi Văn Khánh thức dậy sớm và ông rất trang trọng mặc bộ vest, thắt cà vạt để đón khách. PV báo PL&XH ghi lại không khí tại nhà Dũng ngay lúc này, tại làng Bào, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa: Không khí tưng bừng, quanh nhà Dũng nhiều pano, băng rôn do các nhà tài trợ treo Nhiều hình ảnh về Đội tuyển được căng trước nhà Bùi Tiến Dũng Chia sẻ với PV báo PL&XH, ông Bùi Văn Khánh tự hào về con trai và các cầu thủ. Ông mong Tiến Dũng bản lĩnh, tự tin và không khỏi bồi hồi Dù vui nhưng bố mẹ Dũng khá căng thẳng trước trận đấu Và đây là tài sản vô giá của gia đình, những phần thưởng mà Tiến Dũng đã đạt được Ngôi nhà sàn của gia đình mới được xây, có phần hỗ trợ lớn từ Bùi Tiến Dũng Bố Dũng cười tươi khi chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người Sáng sớm, dân làng đã đến nhà thủ môn. Mọi người sẽ theo dõi trận đấu qua màn hình ti vi 60 inch Đông đảo các PV đã ghé nhà Tiến Dũng để ghi lại không khí tại đây Lực lượng an ninh cũng được cắt cử để đảm bảo an toàn... Dòng người đổ về ngày một đông Nhiều xe từ các tỉnh cũng tới nhà thủ môn Cán bộ ở địa phương cùng đến cổ vũ tinh thần Đội tuyển U23 Việt Nam Chở củi về làm cỗ... Các trai làng cũng nghỉ làm để phụ gia đình Bùi Tiến Dũng làm cỗ, con trâu to đã được thịt Dưới bếp cũng rất không khí... Nổi lửa, dự kiến nấu khoảng 100 mâm cỗ mời những người cùng đến cổ vũ Đội tuyển Cận giờ đấu, mọi người khác hồi hộp... Lúc này, thời tiết tại làng Bào đang có mưa bay, nhưng không khi rất vui vẻ. Ai cũng phấn khởi khi thấy khách thập phương đổ về và tất cả cùng chờ đợi trận đấu sắp tới. Hoa Đỗ - Trần Đại
CL&XH
Kỳ 3: Cạm bẫy nhân gian không làm thiếu nữ ngã gục
Hai anh em sư Thiện mồ côi cả cha lẫn mẹ, sớm bước chân vào lăn lộn giữa cuộc đời, thế nhưng bà vẫn giữ cho mình được bản lĩnh để không bị kéo vào vòng xoáy của những cảm dỗ của vật chất của xã hội.
[ "Đời sống", "Tình yêu - Hôn nhân" ]
"2017-12-04T17:00:00"
Chỉ là một đứa trẻ bán báo dạo, kiếm từng đồng bạc lẽ để lo cho cuộc sống, thậm chí kết nghĩa anh em với nhiều giang hồ máu mặt thời đó như Đại-Tỳ-Cái-Thế nhưng sư Thiện vẫn không bị ảnh hưởng tiếng xấu để đời mà vẫn giữ được bản tính hiền lành và luôn ghi nhớ lời mẹ dặn “Giấy rách phải giữ lấy lề” Từ chối lời đề nghị của các đại ca Như đề cập ở kỳ trước, sư cô Diệu Thiện tên thật là Nguyễn Thị Sự cùng anh trai tên Việt phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống sau khi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Khoảng thời gian ấy, “Tứ đại thiên vương” của giới giang hồ Sài Gòn là Đại-Tỳ-Cái-Thế lôi kéo dụ dỗ quy tụ rất nhiều những đám trẻ bụi đời gia nhập hội của họ. Anh của bà là một trong những số đó: “Ngoài thời gian bán báo, anh trai tôi luôn tụ tập với nhóm của Đại Cathay quậy phá, đánh nhau. Có những lúc đi về, thấy người anh trai toàn thân tím tái, tôi hỏi anh trai bảo mới đánh nhau về. Nhiều lần khuyên ngăn nhưng anh tôi vẫn chịu dứt khỏi đám giang hồ kia mãi cho tới lúc bị bắt đi quân dịch”, sư cô nói. Sư Diệu Thiện lúc còn trẻ Lúc bấy giờ sư cô gặp biết bao nhiêu cám dỗ của cuộc đời khi theo chân những đại ca khét tiếng một thời như Trần Đại (Đại Cathay), Bảy Si, Lâm Chín Ngón, Năm Cam….Thế nhưng, theo sư cô Thiện: “Trong giới giang hồ lúc đó cái tên uy lực nhất trong “Tứ đại thiên vương” là Tín Mã Nàm, một tên giang hồ gốc Hoa quản lý khu vự Chợ Lớn (quận 5). Còn đám thanh niên thì Đại Cathay là cái tên hết sức liều lĩnh, không sợ bất cứ ai. Khu vực bán báo dạo hay đánh giày thời đó đều chia ranh giới rõ ràng, nếu ai xâm phạm sẽ bị xử hoặc đóng tiền ăn chia hoa hồng. Nhiều trường hợp, “ma cũ bắt ma mới” do đàn em của những “đại ca” gây ra. Sư Thiện cho biết, sau khi kết nghĩa anh em, sư cô mới biết ẩn sau cái vẻ gầy gò, đen đúa của Năm Cam chính là tham vọng muốn nắm giới giang hồ. Khi đó tôi chỉ cười và cho rằng, Năm Cam đang nằm mơ bởi lúc đó Đại Cathay chính là ông vua không ngai của giới du đảng. Ngoài ra, còn rất nhiều những bậc đàn “anh chị” có máu mặt khác thì đời nào mới đến lượt của ông ấy. Thế nhưng, mặc kệ sự cười nhòa của thiên hạ, Năm Cam tin rằng một ngày gã thống lĩnh thâu tóm nắm lấy quyền lực về tay mình. Thuở thiếu nữ, sư cô nỗi tiếng xinh đẹp trong khu phố, mỗi lần đi đến đâu bà đều bị đám thanh niên bu theo trêu ghẹo. Nhiều “đại ca” gia hồ tỏ tình nhưng sư Thiện vẫn một mực thẳng thừng từ chối. Sư cô cho biết, Năm Cam lúc bấy giờ cũng quên mất sư là người em kết nghĩa mà đem lòng yêu thương sư cô. Để né tránh tình cảm của Năm Cam, sư cô dứt khoát từ chối và lúc đó bà như ngờ ngàng cố đem lòng yêu thương một chàng trai mồ côi có hoàn cảnh như bà làm chung trong nhà hàng. Ban đầu, bà cứ nghĩ hai người cố tỏ ra vẻ lãng mạn để Năm Cam từ bỏ hy vọng theo đuổi bà. Cũng từ đó, sư Thiện bén duyên, và không lâu sau đó bà lên xe hoa kết thúc cuộc sống độc thân với chàng trai nghèo cùng làm chung. Sau đó, 2 người chuyển về bến Vân đồn (quận 4) mưu sinh. “Từ lúc lấy chồng, tôi cắt đứt mọi liên lạc với Năm Cam. Tôi hiểu rằng, những điều Năm Cam nói về tham vọng của mình lúc trước hoàn toàn là sự thật. Vào con đường mà không thể rút chân ra được” sư Thiện nói. Hồng nhan bạc phận Tuy lý lịch không mấy rõ ràng nhưng sư cô được thừa hưởng “hương sắc” hòa quyện giữa hai dòng máu vua chúa và cộng sản được xếp vào hạng “ả tố nga” thời đó. Với độ xinh xắn, nước da trắng, giọng nói ngọt ngào khiến không ít những gã trùm của xã hội đen điên đảo. “Không những Năm Cam mà cả Đại Cathay….muốn cưới tôi lúc đó. Hồi đó, mỗi khi anh trai đi chơi chung với các tay giang hồ thường dẫn tôi theo cùng. Nhiều tên cứ mom mém trêu ghẹo tôi nhưng sợ anh trai tôi la mắng nên bọn chúng không dám. Nhất là Năm Cam, lão ấy rất thích tôi nhưng tính tình ngang bướng, nhiều lần đánh nhau với anh trai tôi. Vì thế, mỗi lần Năm Cam hẹn hò tôi đi chơi riêng đều bị anh tôi ngăn cản”, sư Thiện chia sẻ. Sư thiện dặn lòng kể: “Dù có chút sắc đẹp nhưng lúc gặp Năm Cam tôi không chấp nhận hóa đổi nhan sắc của mình để có được danh vọng tiền bạc mã các gã trùm đêm ra để lấy lòng tôi. Bản thân Năm Cam cũng có vợ con tử rất sớm nhưng máu “sát gái” của hắn. Nếu tính thì không biết bao nhiêu bông hồng đã qua tay hắn. Có lẽ tôi là người thứ hai hắn cưa cẫm. Anh trai bị bắt đi quân dịch, Đại Cathay bị bắt gã tìm cách tiếp cận tôi tán tỉnh với những lời mật ngọt. Có lẽ lúc đó, tôi nghĩ mình có chồng để ông ấy không phải bám đuôi nữa”. Sau khi có chồng, người chồng không giúp gì được mà mọi lo toan trong gia dình đều một tay bà gách vác. Lần lượt 4 đứa con ra đời trong nhọc nhằn, lam lũ càng đè nặng lên đôi vai người mẹ trẻ khi phải lo cho chồng và các con. Thế nhưng, với sự đảm đang cùng trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, bà đã lần lượt vượt qua tất cả. “Sau khi kết thúc chiến tranh, chồng tôi đi đánh cá rồi tổ chức đưa người vượt biên ra nước ngoài. Mỗi vụ trót lọt là người ta trả công cho 2 cây vàng. Cũng từ đây, chồng tôi quen với người phụ nữ khác, bỏ mấy mẹ con tôi bơ vơ giữa dòng đời xuôi ngược. Thế nhưng, cả chồng tôi và người tình ấy cuối cùng bị bắt ngồi tù”. Tới năm 1978, chồng sư cô mãn hạn tù trở về, có lại được sự tự do nhưng ông ta vẫn say đắm người tình cũ. Nuốt nước mắt, bà đành bế 4 đứa con ra đi. Trắng tay, bà về vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, (TP.HCM), làm lại từ đầu. Đồng thời, nuôi nấng đàn con trẻ. Lúc đó, đứa đầu chỉ mới 10 tuổi, còn đứa út chỉ 4 tổi. “Người ta đến với nhau như một cái duyên nợ, khi duyên đã hết, nợ đã tạn thì phải ra đi….” Sư cô thở dài khi nói về mối tình của mình. Với bao khó khăn trước mắt, đã có lúc sư cô như gục ngã nhưng nhìn những đứa con khóc nghẹt vì đói mà bà đành cắn răng vượt qua. Cũng từ đây, bà phất lên như diều gặp gió để trở thành một “đại gia” trong giới bất động sản thời bấy giờ. Người mẹ hy sinh vì con cái Theo lời cô, vì sống cảnh đơn thân nuôi con thơ dại nên cuộc sống sư cô rất khó khăn. Tuy nhiên, với một tinh thần hy sinh của người mẹ, sư cô đã dành cho các con một cuộc sống đầy đủ đến lúc trưởng thành. “Rất nhiều lần tôi phải nhịn ăn để nuôi con cái. Những lúc mệt mỏi tôi cứ nghĩ đến số phận con và rồi vượt qua tất cả”, sư cô cho biết. (Còn tiếp... Kỳ cuối: Tìm đến cửa phật nhờ tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ) Võ Đoàn
SaoStar
Đố bạn biết số điện thoại đắt nhất thế giới có giá bao nhiêu?
Số điện thoại đắt nhất thế giới có mức giá lên đến... 2,7 triệu USD, ngang bằng cả một gia tài.
[ "Kinh tế", "Kinh doanh" ]
"2018-02-03T00:38:00"
Có thể không ít người đang sở hữu cho riêng mình những số điện thoại mang nhiều ý nghĩa. Thế nhưng, mức giá đằng sau những con số này có thể khiến bạn “ngã ngửa” đấy. Trong bài viết sau đây, những con số điện thoại đắt nhất thế giới sẽ được hé lộ một cách chi tiết, vì vậy nếu bạn cảm thấy tò mò thì đừng nên bỏ qua. 1. Số điện thoại 666-6666 Bạn có biết kỷ lục số điện thoại đắt nhất trên thế giới được ghi nhận chính là số 666-6666 thuộc về một công dân Qtar hay không? Vào năm 2006, số điện thoại siêu đẹp này đã được bán với giá lên tới 10 triệu QAR (tương đương 2,75 triệu USD) tại cuộc đấu giá từ thiện mà hãng viễn thông Qatar Telecom tổ chức. Được biết, mức giá khởi điểm của số điện thoại đắt nhất thế giới là 1 triệu USD và chỉ duy nhất 8 vị khách tham gia cuộc đấu giá. Sau màn tranh giành quyết liệt thì chỉ còn 2 vị khách trụ lại đến cuối cùng mà thôi. Rất nhiều người thắc mắc điều gì khiến cho những con số này trở thành số điện thoại đắt nhất thế giới. Có hai giả thuyết được đưa ra đó là nhiều ý kiến cho rằng con số 6 tượng trưng cho từ “Allah” (Thánh Allah) thiêng liêng trong tiếng Ả-rập. Một số khác cho rằng số 6 tượng trưng cho 6 hướng: trên, dưới, Bắc, Nam, Đông và Tây. 2. Số điện thoại 052-2222222 Còn nhớ vào tháng 4 năm 2015, số điện thoại 052-2222222 từng được vinh dự góp mặt trong sàn đấu giá diễn ra ở vương quốc Dubai xa hoa. Cuộc đấu giá diễn ra căng thẳng trong hơn 1 giờ đồng hồ, trước khi tìm ra được chủ nhân của đầu số này chính là ông Mohamed Hilal, người chiến thắng với mức giá lên đến 8 triệu Dh (tương đương 2,2 triệu USD). Chân dung Mohamed Hilal, chủ nhân số điện thoại 052-2222222 có giá 2,2 triệu USD. Chủ nhân của số điện thoại siêu đắt cho biết sẽ sử dụng chúng với mục đích cá nhân. Ông Mohamed cũng bày tỏ sự vui mừng và cảm thấy tự hào khi được là người sở hữu số điện thoại nằm trong số những đầu số đắt đỏ nhất thế giới. Rất nhiều nguồn tin cho rằng Mohamed Hilal chính là CEO Tập đoàn nước hoa Mohamed Hilal nổi tiếng. Tuy nhiên, thông tin này hiện vẫn chưa được xác thực rõ ràng. 3. Số điện thoại 050-7777777 Vị trí thứ ba của bảng xếp hạng những con số điện thoại đắt nhất thế giới chính là con số 050-7777777, từng giữ vị trí đầu trong danh sách những số điện thoại đắt nhất ở các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. Số điện thoại này được bán đấu giá trực tiếp tại Dubai và Abu Dhabi năm 2014. Mức giá cuối cùng được đưa ra là 7,44 triệu Dh (tương đương 2,1 triệu USD). Cuộc đấu giá số điện thoại được ghi nhận là màn đấu giá có lượng khách tham gia “khủng” nhất, với con số tổng cộng 700 người. Tuy nhiên, danh tính người chiến thắng đã không được tiết lộ. Ban tổ chức chỉ cho biết chủ nhân của chiếc sim siêu đắt này là nam giới và sử dụng số điện thoại đó với mục đích cá nhân. 4. Số điện thoại 555-55555 Sau số điện thoại 666-6666 đắt nhất thế giới, thì con số 555-55555 được nhà mạng Viva bán đấu giá tại Kuwait năm 2010, cũng nằm trong bảng xếp hạng lần này. Người chiến thắng cuối cùng đã trả 210.000 KD, tương đương 735.000 USD để sở hữu số. So với các số điện thoại đắt đỏ khác thì mức giá này tương đối “dễ thở” hơn rất nhiều. Được biết, phiên đấu giá diễn ra ở mức khởi điểm 100.000 KD (tương đương 350.000 USD) và thu hút đông đảo lượng người tham gia. Trước đó, một nhà mạng khác đến từ Kuwait là Zain đã bán số điện thoại 900-00000 với giá 116.500 KD (380.000 USD). 5. Số điện thoại 8888-8888 Năm 2003, Hãng hàng không Tứ Xuyên có trụ sở tại Trung Quốc đã chi 2,33 triệu tệ (280.000 USD) để sở hữu số điện thoại 8 số 8. Trong tiếng Trung, số 8 có phát âm giống với từ “phát” và được xem như biểu tượng đem lại may mắn về tiền bạc cho chủ nhân của chúng. Vì lý do đó, số điện thoại sở hữu 8 số 8 trở nên cực kỳ đặc biệt đối với giới doanh nhân tại quốc gia này. Kết thúc phiên đấu giá, số điện thoại trị giá 2,33 triệu tệ này đã được hãng sử dụng làm đường dây nóng 24/7 dành cho khách hàng. Điều này chứng tỏ mức độ “chịu chi” của hãng hàng không Tứ Xuyên là không phải dạng vừa. Minh Hằng
SGGP
Sân khấu Thế giới trẻ - 8 năm dựng thương hiệu
Tuy còn non trẻ, nhưng sân khấu kịch mang đậm chất giải trí có một dàn nghệ sĩ tài năng, nhiệt tình, luôn nỗ lực hết mình với sàn diễn. ..
[ "Văn hóa", "Nghệ thuật" ]
"2018-01-09T01:51:00"
Một cảnh trong vở Bao giờ mẹ lấy chồng Đầu năm 2018, Sân khấu Thế giới trẻ nhộn nhịp kỷ niệm 8 năm thành lập. Thành tựu của sàn diễn trẻ và năng động này chính là những vai diễn mới liên tục ra mắt, các suất diễn đầy ắp người xem, góp phần làm sôi nổi hoạt động tổ chức biểu diễn tại TPHCM, đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của khán giả nhiều lứa tuổi. Tuy còn non trẻ, nhưng sân khấu kịch mang đậm chất giải trí có một dàn nghệ sĩ tài năng, nhiệt tình, luôn nỗ lực hết mình với sàn diễn. Việc sáng đèn liên tục, hoạt động tổ chức và biểu diễn đạt hiệu quả cao, đã giúp sân khấu trở thành một trong những điểm sáng của thị trường giải trí tại TPHCM. 8 năm qua, thời gian tuy không quá dài nhưng là một hành trình xây dựng và phát triển sân khấu đầy gian nan, thử thách. Ông bầu trẻ - đạo diễn Ngọc Hùng, chia sẻ: “Từ một sàn diễn chỉ có hơn 10 diễn viên trẻ, chúng tôi đã cùng nhau gắn bó và nỗ lực làm việc hết công suất để định hình và phát triển một dàn diễn viên là lực lượng nòng cốt của sân khấu. Bên cạnh đó, sân khấu tiếp tục thu nhận và đào tạo thêm các em mới ra trường nhằm đáp ứng việc mở rộng công tác tổ chức biểu diễn. Khi bắt tay thực hiện kịch bản, chúng tôi chú trọng đến các mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khán giả, đặt hàng tác phẩm theo phong cách riêng của sân khấu, tính giải trí gắn với chất lượng nghệ thuật, chú ý việc đo ni đóng giày cho các diễn viên…”. Đến nay, sân khấu đã vững chãi hoạt động với dàn diễn viên có nghề, được yêu thích như: Thu Trang, Tiến Luật, Khương Ngọc, Diệu Nhi, Hoàng Phi, Diễm Phương, Anh Tú, Quang Tuấn, Khả Như, Hồng Trang, La Thành, Puka…, bên cạnh các nghệ sĩ kỳ cựu như NSƯT Đàm Loan, Tiểu Bảo Quốc. Với cách làm việc có kế hoạch, định hướng, biết nhìn xa trông rộng, chịu làm vì chất lượng và thương hiệu, ông bầu Ngọc Hùng đã nhận được sự ủng hộ hết mình của người đầu tư cho sân khấu. Đánh dấu bước trưởng thành và khẳng định giá trị thương hiệu Sân khấu Thế giới trẻ, trong năm 2017 sân khấu đã chi hơn 5 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa, thay mới các trang thiết bị phục vụ hoạt động tổ chức biểu diễn. Ông Trần Đại, Giám đốc Công ty Sài Gòn Phẳng - Sân khấu Thế giới trẻ, cho biết: “Hôm nay Thế giới trẻ đã có một không gian sân khấu đẹp, được nhiều khán giả yêu thích. Tôi rất mong anh em có thêm những ý tưởng mới để phát triển sân khấu trong thời gian tới. Tôi cũng tham vọng sân khấu sẽ sáng đèn từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Sau 8 năm trở về Việt Nam - TPHCM, bắt tay cùng những người trẻ tâm huyết với sân khấu, tôi cảm thấy rất vui với thành quả đạt được hôm nay. Tôi sẽ luôn ủng hộ và đồng hành các bạn. Tôi vẫn muốn thiết kế lại sân khấu, dự kiến trong tương lai sẽ đầu tư nâng cấp để sân khấu hoàn thiện, hiện đại hơn”. Sân khấu Thế Giới Trẻ vừa trình làng vở hài kịch vui nhộn Bao giờ mẹ lấy chồng (tác giả Nguyễn Bảo Ngọc, đạo diễn Ngọc Hùng). Đây là một trong 3 vở kịch phục vụ khán giả trong suốt tháng 1-2018 và Tết Mậu Tuất. THÚY BÌNH
ĐTCK
Tháng 1/2018, 100% cổ phần đấu giá qua HNX được mua hết
Hoạt động chào bán cổ phần qua sở giao dịch chứng khoán đang diễn ra sôi động.
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-02-05T02:00:00"
Trong tháng 1/2018, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 4 phiên đấu giá bán cổ phần; trong đó có 1 phiên bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam và 3 phiên đấu giá thoái vốn tại các công ty: CTCP Đầu tư hạ tầng 18, CTCP Tin học viễn thông hàng không, CTCP Điện tử tin học hóa chất. Tổng khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá trong 4 phiên này đạt hơn 472,8 triệu cổ phần, tăng 29% so với tháng 12/2017. Kết quả, 100% khối lượng chào bán đã được bán hết cho nhà đầu tư, tương ứng tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt hơn 7.071 tỷ đồng (cao hơn 252,5 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm). Tính bình quân, giá trị cổ phần đấu giá thành công đạt hơn 1.767 tỷ đồng/phiên, cao gấp 13 lần so với tháng 12/2017. Theo cập nhật của HNX, đến thời điểm này, trong tháng 2/2018, có 7 công ty đăng ký bán đấu giá cổ phần qua HNX gồm: Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, CTCP Phát triển viễn thông Bắc Miền Trung, CTCP Đầu tư bất động sản Hapulico… H.Hòe
PL&XH
Chỉ thị số 22 của UBND tỉnh Thanh Hóa chưa được thực hiện nghiêm
UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng, nhưng phía lãnh đạo UBND huyện Tĩnh Gia vẫn để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép diễn ra.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-10-16T17:09:00"
Ngày 24-5-2017, Ban quản lý khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn & Các khu công nghiệp có công văn gửi UBND huyện Tĩnh Gia chỉ rõ, đoàn kiểm tra của Ban đi kiểm tra hiện trường phát hiện tại khu đất cạnh mỏ đá đã cấp phép cho Hợp tác xã vận tải Kinh Gia khai thác, thuộc địa bàn xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia hiện đã xây dựng một trạm trộm bê tông thương phẩm. Theo đó, trạm trộn bê tông trên đã hoàn thiện đưa vào sử dụng cùng với khu nhà xưởng, bãi đậu đỗ phương tiện, nhà điều hành với tổng diện tích đã san lấp được đưa vào sử dụng gần 3.000m2. Theo Ban QL KKT Nghi Sơn thì khu đất trên thuộc lô đất CX2 có chức năng là đất cây xanh có đường điện 110 KV Tĩnh Gia 2 và đường băng tải của nhà máy xi măng Công Thanh đi qua và một phần đất thuộc lô đất CX 10, có chức năng là đất cây xanh thể dục thể thao. "Do vậy, việc xây dựng nêu trên không hợp pháp, trái với các quy định về sử dụng đất và trật tự xây dựng. Vi phạm nghiêm trọng quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng, gây ảnh hưởng xấu trong công tác xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn"- Ban QL KKT Nghi Sơn nhấn mạnh. Ban Quản lý KKT Nghi Sơn cho rằng đây là ảnh hưởng xấu đến công tác đầu tư Theo người dân địa phương cho biết, khu nhà điều hành, nhà ở làm việc cùng các công trình bổ trợ khác được đầu tư xây dựng lên đến vài tỷ đồng chủ yếu xây dựng trên đất lúa, đất dân khai hoang và một phần đất thuộc phạm vi mỏ đá. Trước sự bức xúc của dư luận khi công trình gần như hoàn tất, UBND xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, mới tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn Hoàng, SN 1964, thường trú tại thôn Hòa Lâm, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, phạt 5.000.000 đồng. UBND xã Trường Lâm đã căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Nghị đinh 102/2014/NĐ-CP ngày 10-11-2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Thay vì các ngôn từ như phải tháo dỡ các hạng mục công trình đã xây dựng khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép, xây dựng vào khu đất của nhiều dự án hiện có, phía xã UBND xã Trường Lâm rất tế nhị khi nhắc nhở ông Nguyễn Văn Hoàng là phải khôi lại hiện trạng ban đầu của đất. Mặc dù trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 11-11-2014 về việc tăng cường quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai và quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn nêu rõ: "Các cơ quan thông tấn báo chí tập trung thông tin, phản ánh kịp thời những việc làm sai trái của cá nhân, tập thể trong quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai". Chỉ thị 22/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ, UBND huyện Tĩnh Gia chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép, lấn chiếm đất trái phép do mình quản lý thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn. Cơ quan CA có trách nhiệm tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng cùng cấp có thẩm quyền để xử lý trật tự xây dựng, thực hiện nghiêm các quyết định trong đình chỉ xây dựng, đúng thời hạn đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế, phá dỡ công trình của cấp có thẩm quyền. Chủ tịch UBND xã thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn nếu để xảy ra từ 2 hộ dân trở lên trên địa bàn do mình quản lý vi phạm quy hoạch, vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất trái phép thì Chủ tịch UBND huyện báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy đình chỉ chức vụ và thi hành kỷ luật đối với xã đó từ hình thức khiển trách trở lên và Chủ tịch UBND huyện thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn để 2 doanh nghiệp trở lên vi phạm trong quy hoạch, trật tự xây dựng, sử dụng đất sai mục đích thì bị đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Khu điều hành và trạm trộm xây dựng trái phép trên đất đã quy hoạch Điều đáng nói, trên địa bàn xã xã Trường Lâm, Tĩnh Gia có nhiều nhà máy dăm gỗ hoạt động trái phép trên đất chưa được chuyển đổi và Chủ tịch UBND huyện, xã chưa bị xử lý. Chỉ thị số 22/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là đúng đắn, cần thiết. Nhưng vấn đề thực thi thì cẩn phải nghiêm túc, tránh hình thức. Trần Đại
VOV
Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Hội đồng Đại biểu địa phương Indonesia
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam-Indonesia phát triển mạnh mẽ.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2018-01-18T10:42:00"
Chiều 18/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp ông Oesman Sapta Odang, Chủ tịch Hội đồng Đại biểu địa phương Indonesia đến chào xã giao nhân dịp sang dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 26. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp ông Oesman Sapta Odang. Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam-Indonesia phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Indonesia từ ngày 22-24/8/2017 đã đưa quan hệ hai nước sang một giai đoạn phát triển mới. Cho rằng, tiềm năng hợp tác về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam-Indonesia còn rất lớn, Chủ tịch nước đề nghị, hai bên cần sớm trao đổi, ký thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại giữa Bộ Công Thương 2 nước, thỏa thuận hợp tác giữa cơ quan quản lý lĩnh vực phòng vệ thương mại, thỏa thuận về Hợp tác thủy sản và nghề cá và Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn trong các lĩnh vực tiềm năng như dầu khí, công nghiệp thực phẩm, hóa chất. Chủ tịch nước đánh giá cao Indonesia tích cực hợp tác giải quyết đưa ngư dân Việt Nam về nước; mong rằng Indonesia tiếp tục xử lý vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, nhân đạo, đoàn kết ASEAN và phù hợp với mối quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Indonesia. Dịp này, qua Ngài Chủ tịch Hội đồng Đại biểu địa phương, Chủ tịch nước trân trọng mời Tổng thống Indonesia Joko Widodo sang thăm chính thức Việt Nam. Ông Oesman Sapta Odang chuyển lời chào của Tổng thống Joko Widodo tới Chủ tịch nước Trần Đại và cho biết trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hai bên đã chia sẻ nhiều thông tin về tăng cường hợp tác nghị viện và đánh giá chuyến thăm Indonesia của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 8/2017 đã thành công tốt đẹp. Ông Oesman Sapta Odang bày tỏ vui mừng về sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam thời gian qua và cho rằng hai bên cần tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Qua đó, thúc đẩy hợp tác song phương ngày càng phát triển./. Việt Cường/VOV
VietnamPlus
Báo Hong Kong đăng tải đậm nét về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Ngày 10/11, nhật báo Đại Công báo của Hong Kong đã đăng tải đậm nét về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc qua bài viết 'APEC thúc đẩy hợp tác Trung-Việt phát triển lên tầm cao mới.'
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-11-10T11:01:00"
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017. (Nguồn: TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị cấp cao APEC, ngày 10/11, nhật báo Đại Công báo của Hong Kong đã đăng tải đậm nét về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc qua bài viết “APEC thúc đẩy hợp tác Trung-Việt phát triển lên tầm cao mới” của tác giả Lạc Lịch Sinh, Tổng Biên tập Tạp chí Kết nối quốc tế, được xem là diễn đàn ngoại giao của Tổng Lãnh sự quán các nước tại Đặc khu Hành chính Hong Kong, Trung Quốc. VietnamPlus xin giới thiệu nội dung chính của bài viết: Nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 là Việt Nam, địa điểm được lựa chọn tổ chức sự kiện trọng đại trên ở Đà Nẵng, thành phố lớn thứ tư ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam mong muốn thông qua việc tổ chức các sự kiện quốc tế lớn để nâng cao uy tín quốc tế và hình ảnh của Việt Nam, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực miền Trung Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam coi việc tổ chức APEC là công tác trọng tâm trong năm nay, đây cũng là công việc ưu tiên chiến lược trong quá trình hội nhập toàn diện vào cộng đồng quốc tế và nâng cao công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã tiến hành cải cách mở cửa gần 30 năm qua và đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2011-2015 đã giảm xuống còn 5,9%. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của thế giới, đây vẫn là mức tăng trưởng cao. Về quy mô kinh tế, GDP bình quân đầu người năm 2016 của Việt Nam đã đạt 2.300 USD. Về đầu tư nước ngoài, trong năm 2016, Việt Nam cấp phép đầu tư đối với 2.526 dự án mới, với số vốn đăng ký đạt 15,1 tỷ USD, ngoài ra có 1.225 dự án tăng vốn đầu tư, với tổng số vốn đầu tư tăng thêm là 5,76 tỷ USD. Trong tương lai, đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ tập trung vào chất lượng, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường và kinh tế mới. Trao đổi kinh nghiệm, mở rộng các lĩnh vực hợp tác Việt Nam là nước láng giềng hữu nghị của Trung Quốc và là một trong những nước nằm dọc theo “Vành đai, Con đường.” Việt Nam ủng hộ Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và tích cực tìm kiếm không gian hợp tác giữa hai nước. Ngày 10/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu chuyến đi tới Việt Nam để tham dự Hội nghị cấp cao APEC và sẽ thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày (từ ngày 12-13/11) theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Việt Nam mong muốn nhân cơ hội này để tăng cường lòng tin chính trị, thu hẹp khác biệt và tăng cường hợp tác giữa hai nước. Ngoài việc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo hai nước, trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao APEC, một số ban ngành và đoàn đại biểu một số tỉnh, thành của Việt Nam sẽ có các cuộc hội đàm song phương với các thành viên thuộc phái đoàn đại biểu của Trung Quốc, hai bên sẽ đi sâu thảo luận về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Phía Việt Nam mong muốn được tư vấn về các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, xây dựng các cơ sở hạ tầng và các sản phẩm công nghệ cao mới; ngoài ra phía Việt Nam cũng hy vọng giới doanh nghiệp Trung Quốc sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam và ngày càng nhiều công dân Trung Quốc đến Việt Nam khảo sát, tham quan du lịch. Nhìn chung, thông qua Hội nghị APEC và chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình lần này, quan hệ đối tác hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ phát triển lên một tầm cao mới./. Trần Hoài Nam/Hong Kong (Vietnam+)
Thanh Niên
Xử lý nghiêm doanh nghiệp liên tục sai phạm trong khai thác cát
Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo xem xét việc thu hồi giấy phép hoặc có biện pháp xử lý đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Trần Đại.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-09-26T03:38:14"
Ngày 25.9, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên cho biết ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đã chỉ đạo xem xét việc thu hồi giấy phép hoặc có biện pháp xử lý đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Trần Đại. Trước đó, UBND H.Tây Hòa phát hiện Công ty Trần Đại có hành vi khai thác ngoài vị trí cấp phép tại mỏ cát vật liệu xây dựng thông thường trên sông Đà Rằng (thuộc H.Tây Hòa) khoảng 0,2 ha nên đã xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu khắc phục, trả lại hiện trạng ban đầu. Sau đó, Sở TN-MT tỉnh Phú Yên kiểm tra thì phát hiện công ty này lại có hành vi khai thác ngoài ranh giới được cấp phép khoảng 700 m2. Công an tỉnh Phú Yên còn phát hiện Công ty Trần Đại khai thác vượt công suất cho phép hơn 7.304 m3. Đức Huy
Người Đưa Tin
Mobifone có cơ hội thoát 'ế' lô cổ phiếu Seabank?
54 nhà đầu tư đã đăng ký mua 69,8 triệu cổ phiếu SeaBank, gấp đôi số lượng chào bán (33,42 triệu CP). Lô cổ phiếu tương đương 6,11% vốn cổ phần của SeaBank thuộc sở hữu của Tổng công ty Viễn thông Mobifone sẽ được tổ chức đấu giá vào sáng ngày 7/2 tại HNX.
[ "Kinh tế", "Chứng khoán" ]
"2018-02-05T07:07:00"
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo đăng ký mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank). Theo đó, có 54 nhà đầu tư đăng ký mua 69,8 triệu cổ phiếu SeaBank, gấp đôi số lượng chào bán (33,42 triệu CP). Trong đó 6 nhà đầu tư tổ chức chào mua 33,45 triệu CP và 48 nhà đầu tư cá nhân đăng ký 36,35 triệu cổ phần. Đây là lô cổ phiếu tương đương 6,11% vốn cổ phần của SeaBank thuộc sở hữu của Tổng công ty Viễn thông Mobifone. Được biết, buổi đấu giá được tổ chức vào sáng ngày 7/2 tại HNX. Mobifone có cơ hội thoát "ế" lô cổ phiếu SeaBank Giá khởi điểm cổ phần SeaBank trong phiên đấu giá này là 9.600 đồng/cp, thấp hơn mệnh giá. Nếu bán hết số cổ phần trên, Mobifone dự kiến thu về 320 tỷ và không còn là cổ đông của SeaBank. Trong một diễn biến liên quan, tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), vào 10h00 cùng ngày, Mobifone sẽ bán đấu giá hơn 5,5 triệu cổ phần, chiếm 1% vốn điều lệ tại TPBank. Với giá khởi điểm 12.800 đồng/cổ phần, Mobifone sẽ thu về tối thiểu khoảng 70 tỷ đồng và giảm tỉ lệ sở hữu tại TPBank xuống còn 4,76%. Tổng giá trị thoái vốn ở mức giá khởi điểm tại 2 ngân hàng nói trên là gần 400 tỷ đồng. Trước đó, vào cuối tháng 4/2016, Mobifone cũng đã thực hiện đấu giá cổ phần tại SeaBank và TPBank nhưng không thành công. Với giá khởi điểm cũng là 9.600 đồng/cổ phần SeaBank nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký mua nên HNX phải hủy đấu giá với khoản thoái 33,4 triệu cổ phần. Còn tại TPBank, số lượng đem ra đấu giá là hơn 14,28 triệu cổ phần (tương đương 2,57% vốn điều lệ dự kiến) song Mobifone chỉ bán được 8,7 triệu cổ phần, chiếm 61% tổng khối lượng đem ra đấu giá, với giá đấu thành công bình quân bằng mức giá khởi điểm 8.900 đồng/cổ phần. Kết thúc phiên đấu giá èo uột này, Mobifone chỉ thu về hơn 77,7 tỷ đồng. Trong báo cáo kết quả hoạt động cuối năm 2016, Mobifone xác nhận mới chỉ hoàn thoành thoái một phần vốn góp tại TPBank với lý giải do thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều khó khăn, thanh khoản của các cổ phiếu ngân hàng chưa niêm yết còn thấp nên chưa thoái vốn được cổ phần tại SeaBank và một phần vốn còn lại tại TPBank. Năm 2017 vừa kết thúc với thành công của thị trường chứng khoán, chỉ số VnIndex có lúc đạt gần 1000 điểm, tăng 43% so với năm 2016 và là mức cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây. Trên nền tảng thuận lợi như vậy, liệu lần này cổ phiếu MobiFone có cất cánh? Minh Minh
GD&TĐ
Giữ ổn định Kỳ thi THPT quốc gia: Minh chứng về sự đúng hướng của đổi mới thi cử
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án giữ ổn định Kỳ thi THPT quốc gia các năm 2018 – 2020 như kỳ thi năm 2017, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo Sở GD&ĐT các địa phương.
[ "Giáo dục" ]
"2017-10-04T04:11:00"
Trả lời phỏng vấn báo Giáo dục và Thời đại, bà Đinh Thị Lụa –Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam - đã bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án thi và có những phân tích thấu đáo về tác động tích cực từ chủ trương của Bộ đến việc giảng dạy, học tập trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Sự ổn định cần thiết Thưa bà, phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia trong các năm 2018 – 2020 sẽ được Bộ GD&ĐT giữ ổn định như năm 2017, vậy bà nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Tôi cho rằng: Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được tổ chức thành công đã khẳng định công tác đổi mới thi/tuyển sinh đã đi đúng hướng, những mục tiêu đổi mới thi/tuyển sinh cơ bản đã đạt được, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017 là điều mà cả học sinh, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội đồng tình ủng hộ với chủ trương này của Bộ GD&ĐT. Tổ chức kỳ thi như năm 2017 sẽ có những thuận lợi như sau: Việc chỉ tổ chức một cụm thi duy nhất ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư do các Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ thực hiện; thời gian thi được rút xuống còn 2,5 ngày (kỳ thi năm 2015, 2016 được tổ chức trong 4 ngày); các điểm thi được tổ chức ở các trường THPT và liên trường phổ thông của tỉnh. Do đó, kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội nhưng kết quả vẫn bảo đảm độ tin cậy để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh. Nhờ đổi mới phương thức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi riêng nên số thí sinh vi phạm quy chế giảm đi nhiều so với những năm trước. Trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, tại cụm thi số 24 do Sở GD&ĐT Hà Nam chủ trì tổ chức không có thí sinh nào vi phạm qui chế thi. Theo bà thì việc Bộ GD&ĐT chủ trương duy trì ổn định Kỳ thi THPT quốc gia có tác động tích cực như thế nào đến việc giảng dạy và học tập trong các nhà trường hiện nay? Theo tôi, chủ trương này của Bộ GD&ĐT sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho việc chỉ đạo hoạt động dạy và học trong các cơ sở giáo dục; Các nhà trường, giáo viên phát huy được những kinh nghiệm giảng dạy, ôn tập của năm 2017 để nâng cao chất lượng giảng dạy năm 2018. Tâm lý của học sinh và phụ huynh yên tâm, tích cực hơn. Điều đặc biệt nhất phương án thi của Bộ đã tăng thiện cảm của xã hội đối với giáo dục về việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường. Đổi mới GD&ĐT là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài Theo phương án thi năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nam sẽ có những định hướng chỉ đạo như thế nào trong tổ chức dạy và học, trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia đạt kết quả tốt theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT? Không chỉ riêng đối với Kỳ thi THPT quốc gia, mà trong tất cả các lĩnh vực GD-ĐT, chúng tôi đều luôn có sự chỉ đạo đối với các cơ sở GD&ĐT để đạt được những kết quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; bởi nói gì thì nói, đổi mới GD-ĐT là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài mà chúng ta phải luôn hướng tới. Ngành thường xuyên chỉ đạo các nhà trường dạy đều tất cả các môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng cơ bản nhất. Cùng với đó, theo những văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ, Sở sẽ chú trọng chỉ đạo những công tác trọng tâm ngay từ đầu năm học. Cụ thể: Trong đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo các trường trung học đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh, đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực khác; Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Nhất là chú ý đến việc tổ chức dạy học phân hóa phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu kém… Trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Sở GD&ĐT giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trung học và giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ kiểm tra, đánh giá: Thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn theo quy định của Sở và các đợt tập huấn chuyên môn tại địa phương, Sở GD&ĐT tổ chức cho giáo viên tham gia ra đề, đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực; Sở GD&ĐT tổ chức cho các tổ/nhóm chuyên môn tổ chức thẩm định các câu hỏi theo hướng chuẩn hóa của Bộ GD&ĐT quy định; biên tập theo chủ đề, theo môn học và gửi về các trường để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, giáo viên sử dụng ngân hàng câu hỏi, bài tập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá hoặc ôn tập. Xây dựng ma trận đề thi là một trong những yêu cầu mới trong kiểm tra đánh giá mấy năm trở lại đây. Sở GD&ĐT Hà Nam triển khai công tác này như thế nào, thưa bà? Ma trận đề kiểm tra, đánh giá sẽ được Sở tổ chức xây dựng theo đúng yêu cầu của Bộ về biên soạn đề kiểm tra; Đảm bảo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kì và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. Đồng thời với đó, Sở sẽ chỉ đạo kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; ra đề kiểm tra theo hướng tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự, quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… Xin cảm ơn bà! Bá Hải (thực hiện)
Thế Giới Trẻ
NHM ấm lòng trước tin Phan Văn Đức và Phạm Xuân Mạnh dùng tiền thưởng làm từ thiện
Mặc dù hoàn cảnh cả cầu thủ Phan Văn Đức và Phạm Xuân Mạnh đều khó khăn nhưng cả hai đã quyết định dùng số tiền thưởng vào những việc xứng đáng
[ "Giải trí" ]
"2018-02-03T07:00:00"
Giành ngôi vị Á quân của VCK U23 châu Á 2018, các cầu thủ U23 Việt Nam đã nhận được tiền thưởng từ các cơ quan, đơn vị và cá nhân. Dù Phan Văn Đức và Phạm Xuân Mạnh là hai cầu thủ có hoàn cảnh khó khăn trong đội tuyển U23 nhưng cả hai đều đã có dự định cho khoản tiền thưởng của mình. Cả hai cầu thủ đều sinh năm 1996 và đến từ Yên Thành, Nghệ An Theo đó, cầu thủ Phạm Xuân Mạnh trở về quê hương Yên Thành, Nghệ An đã dùng số tiền thưởng của mình cho chương trình thiện nguyện do đội từ thiện địa phương tổ chức. Xuân Mạnh quyết định đấu giá chiếc áo đấu của mình với rất nhiều chữ kí của các cầu thủ U23 Việt Nam trên đó. Toàn bộ số tiền sẽ được dùng để ủng hộ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Mẹ ra sân bay chào mừng Phạm Xuân Mạnh trở về Hoàn cảnh khó khăn của Phạm Xuân Mạnh Trong khi đó, đồng đội Phạn Văn Đức đã có buổi lễ dâng hương đầu năm tại chùa Chí Linh dưới sự hướng dẫn của Đại sư Thích Tuệ Minh. Phạn Văn Đức đã trích một phần số tiền thưởng của mình để công đức xây dựng chùa. Ngay sau chiến thắng, Phan Văn Đức đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình: "Con không cần ai khác, chỉ cần mẹ thôi là đủ. Con yêu mẹ nhiều lắm! Mẹ là người để con phấn đấu và cố gắng, mẹ là tất cả của con." Đối với Phan Văn Đức, mẹ chính là nguồn động viên to lớn để anh có thể yên tâm cố gắng cùng các đồng đội làm nên kì tích. Phan Văn Đức trong lễ dâng hương đầu năm Cả hai cầu thủ dù có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn quyết định dùng phần thưởng của mình để làm những việc có ý nghĩa, hành động này được đông đảo người hâm mộ đón nhận và ủng hộ nhiệt tình. Người hâm mộ đã dành những lời chúc tốt đẹp đến cả hai cầu thủ cũng như đội tuyển U23 Việt Nam. "Anh Đức luôn đáng yêu trong mọi tình huống. Ahuhuhu" - Một thành viên dành sự khen ngợi cho Phan Văn Đức. Thành viên N.T.K đồng tình: "Cho đi rồi ông trời ban lại cái khác. Cảm ơn các anh!" Giữa trời lạnh kỉ lục 6 độ C, thiếu nữ chơi trội nhảy xuống ao 10 phút chỉ vì lời thách đố... 50k Trần Ngọc
Đất Việt
Thiếu nữ trút xiêm y trong buổi đấu giá gây sốc
Một phiên đấu giá ngựa ở New Zealand đã trở nên náo loạn vì sự xuất hiện của một cô gái trẻ, dáng thon gầy không mặc gì trên người.
[ "Giải trí" ]
"2018-02-04T00:43:00"
Buổi đấu giá này diễn ra vào hôm 31/1 vừa qua tại thành phố Auckland, với sự góp mặt của rất nhiều quan khách yêu thích ngựa đến từ nhiều nơi trên thế giới. Là một người cưng động vật và đặc biệt say mê ngựa, cô gái này đã tham gia phiên đấu gia trên. Tuy nhiên, khi buổi đấu giá đang diễn ra, cô gái này đột nhiên lột sạch quần áo và chạy vào giữa sân khấu - nơi những chú ngựa trình diễn để bán đấu giá. Cô gái thản nhiên múa máy, nhảy lộn ngược nhiều vòng và chạy xung quanh sân khấu trước sự chứng kiến của rất nhiều người. Phiên đấu giá trở nên ồn ào, nhốn nháo. Các vị khách có mặt đều chỉ tập trung vào cô gái này. Họ không ngừng hò reo và lấy điện thoại ra quay video lại. Việc cô gái này ở trần trong buổi đấu giá nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên mạng. Một người đàn ông Úc sau khi đăng tải đoạn clip ghi lại sự việc trên lên mạng xã hội cho biết, nó đã nhanh chóng thu hút được hơn 27 nghìn lượt xem khi vừa mới chia sẻ. Danh tính của cô gái này đã được xác định là Harmony Moki, một người chuyên cưỡi ngựa đua. Những người quen biết Moki tiết lộ, cô là một cô gái hiền lành, tốt bụng, có tính cách lém lỉnh, ưa hài hước. Chân dung Harmony Moki Trà My (Theo Mirror)
VOV
Có một Hà Nội mới trên cao nguyên Lâm Đồng
Qua 41 năm người Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới, huyện Lâm Hà hôm nay đã tạo cho mình những bước đi và thế đứng vững chắc.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-09-02T00:14:00"
Sau gần 41 năm, những người con Hà Nội mở đất, định cư ở tỉnh Lâm Đồng, vùng đất Lâm-Hà, cái tên nối tình đoàn kết Lâm Đồng - Hà Nội, đã trở thành một huyện trù phú hàng đầu trên cao nguyên Lang Biang. Mỗi dịp kỷ niệm Quốc khánh, kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô, các thế hệ người Hà Nội nơi đây lại ôn chuyện những ngày khai hoang, mở đất gian khó nhưng cũng rất thắm tình, cổ vũ nhau vươn tới trong phát triển kinh tế, xây dựng truyền thống, phong cách Người Hà Nội trên quê mới. Là 1 trong hàng ngàn thanh niên rời quê hương Thủ đô Hà Nội đến Lâm Đồng để khai hoang vùng đất mới theo chủ trương của Đảng, đã 40 năm qua đi, nhưng với bà Nguyễn Thị Nga, ở thôn 3, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) hồi ức về ngày đầu tiên đặt chân đến vùng đất hoang vắng này vẫn còn tươi rói. Lâm Hà ngày nay. Đó là những chuỗi ngày đầy gian khổ, đối mặt với ruồi vàng, vắt xanh, sốt rét và tàn quân Fulro… nhưng đã không làm nản lòng những người con của Thủ đô. Để rồi giờ đây, đời sống của người dân trên vùng đất đỏ bazan này đã giàu có và sung túc. “Sau 41 năm, những người Hà Nội vào đây có đầu óc làm ăn, chịu thương chịu khó đã có đời sống ổn định. Không khí, thời tiết, đất đai trong này thuận lợi hơn so với ngoài Bắc nên dễ phát triển kinh tế”, bà Nga cho biết. Qua 41 năm xây dựng vùng kinh tế mới, 30 năm hình thành và phát triển, huyện Lâm Hà hôm nay đã tạo cho mình những bước đi và thế đứng vững chắc trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Ngoài 3 cây trồng chủ lực là cà phê, chè và dâu tằm, rau-hoa sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao cũng từng bước mở rộng diện tích và phát triển, nâng giá trị bình quân trên mỗi ha đất sản xuất nông nghiệp đạt hơn 200 triệu đồng/năm. Nếu năm 2007, tổng thu nhập bình quân đầu người của huyện Lâm Hà chỉ đạt 10 triệu đồng, thì đến nay đạt khoảng 50 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện chỉ còn 1,5% hộ nghèo, các chính sách an sinh xã hội luôn thực hiện tốt, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, ở Khu phố Đông Anh 2, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, kết quả này là cả một quá trình vượt qua nhiều khó khăn của cán bộ và nhân dân trên vùng kinh tế mới. Trong đó, có sự đoàn kết, gắn bó hài hòa và mật thiết của những người con Thủ đô với cộng đồng dân tộc bản địa Tây Nguyên. Đây là minh chứng cụ thể khẳng định những quyết sách đúng đắn của Trung ương trong việc đưa dân đi xây dựng kinh tế mới trên vùng đất đỏ bazan này. “Chủ trương của Đảng và Nhà nước đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở khu vực Lâm Hà là hoàn toàn phù hợp. Người dân ở đây hầu như các gia đình đều có thu nhập cao và ổn định, đó chính là minh chứng rõ nét nhất”, ông Hùng nói. Còn bà Nguyễn Thị Mão, Phó Bí thư Đoàn vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng những năm 1976-1978 cho rằng, vùng kinh tế mới Hà Nội trên đất Lâm Đồng hôm nay đã trở thành một vùng đất giàu tiềm năng, trù phú và phát triển. Nó như một Thủ đô trên cao nguyên bởi có các địa danh Ba Đình, Đống Đa, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Hoàn Kiếm… được đặt cho những tên làng, tên xã. Ngay cả cái tên Lâm Hà cũng là sự kết hợp khăng khít giữa hai địa phương Lâm Đồng và Hà Nội trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan này. “Sau 41 năm huyện Lâm Hà phát triển quá nhanh và mang dáng vóc của Thủ đô Hà Nội, từ quang cảnh cho đến nhà cửa và con người. Những người Hà Nội đi xây dựng kinh tế mới nơi đây thật đáng khâm phục”, bà Mão chia sẻ. Huyện Lâm Hà phát triển nhanh và mang dáng vóc của Thủ đô Hà Nội. Theo ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), tiềm năng và thế mạnh của địa phương hiện vẫn còn nhiều, huyện sẽ còn phát triển giàu mạnh hơn. Hiện địa phương đang tích cực đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng hoàn thiện hạ tầng cơ sở, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư, ưu tiên trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ để đưa huyện Lâm Hà phát triển theo hướng bền vững. “Trong thời gian tới, huyện Lâm Hà tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược từ khâu quy hoạch phát triển sản xuất cho đến hạ tầng kinh tế xã hội, kể cả công tác cán bộ để tạo mọi điều kiện thông thoáng, thu hút đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có điều kiện, có khả năng đầu tư vào sản xuất, đời sống tại huyện Lâm Hà”, ông Tài nêu rõ. Nhân kỷ niệm 72 năm ngày Quốc khánh, 63 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2017), những người con Hà Nội trên vùng đất đỏ bazan Lâm Hà – Lâm Đồng đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó để răn dạy con cháu mãi luôn ghi nhớ đến cái tình, cái nghĩa và sự tri ân của lớp người đi trước nhằm phấn đấu xây dựng quê hương mới này ngày càng giàu đẹp hơn./. Quang Sáng/VOV-Tây Nguyên
VietnamNet
Đồ Sơn 'thất thủ', Nam Định sóng đánh vào tận nhà
Những cột sóng cao 4-5m liên tục tấn công vào bờ kè ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Trong khi đó, tại các xã ven biển huyện Hải Hậu, Nam Định, triều cường đột ngột dâng cao, nước biển tràn qua đê.
[ "Xã hội", "Môi trường - Khí hậu" ]
"2017-09-15T07:43:00"
Cột sóng ở Đồ Sơn. Ảnh: Nguyễn Thu Hằng Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn Hoàng Xuân Minh nói với VietNamNet: Lúc 12h trưa nay, triều cường dâng cao gây ngập cục bộ tại khu vực ven biển. Đầu giờ chiều nay, Đồ Sơn có mưa lớn, gió rít mạnh, tạo nên những cột sóng cao từ 4-5m liên tiếp tấn công vào bờ kè. Mưa và triều cường khiến các hộ kinh doanh tại khu vực ven bờ biển Đồ Sơn tạm ngưng hoạt động. Người dân huyện đảo Cát Hải ngăn nước vào nhà. Ảnh: Nguyễn Thu Hằng Tại đảo Cát Bà cũng có tình trạng sóng to, triều cường dâng cao. Đảo Cát Bà và huyện đảo Cát Hải gần như bị cô lập do mọi phương tiện tàu thuyền đã bị cấm hoạt động từ chiều qua. XEM CLIP: Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định bị nhấn chìm trong biển nước Ông Vũ Văn Kỳ, Chánh văn phòng UBND huyện Hải Hậu cho biết: Do ảnh hưởng của bão số 10, triều cường dâng cao hơn 1m gây ngập cục bộ tại các xã, thị trấn ven biển. Tại thị trấn Thịnh Long và một số xã ven biển đã có mưa, gió. Sóng biển cao vài mét đánh vào nhà dân ven bờ. Ảnh: Trần Đại Đặc biệt, đến khoảng 9h sáng nay, sóng biển đánh cao vài mét, nước biển vượt qua đê bao ngoài (đê bao trực diện) tràn vào khu dân ven biển. Nhờ vẫn còn 1 đê bao trong ngăn cách khu dân cư nên nước biển chỉ mới gây ngập tại các khu vực người dân hoạt động buôn bán, du lịch. UBND huyện Hải Hậu đã huy động toàn bộ quân số phối hợp với biên phòng, công an di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Trụ sở một ngân hàng ở huyện Hải Hậu tại thị trấn Thịnh Long ngập sâu trong nước. Ảnh: Trần Đại Bến xe khách Thịnh Long cũng bị ngập gây khó khăn cho hoạt động đi lại. Nhiều tuyến đường lớn tại khu 17, thị trấn Thịnh Long biến thành sông. Giao thông tạm thời bị chia cắt. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu Bến xe khách chìm trong biển nước 13h chiều nay, nước trên các tuyến đường thuộc thị trấn Thịnh Long vẫn chưa có dấu hiệu rút, nhiều nơi vẫn bị chia cắt. Toàn bộ khu du lịch và khu 22 chìm trong nước, người dân đã được sơ tán đến nơi an toàn, một số tài sản bị sóng đánh trôi. Tại thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy mực nước biển dâng cao, kèm sóng lớn ập vào tràn qua bờ đê và các ki ốt. Các tuyến đường đi vào bãi tắm Quất Lâm bị ngập nặng. Người dân đi lại khó khăn Bất lực nhìn nước dâng Ảnh: Trần Đại Các tuyến đê ven biển bị đe dọa Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm và cứu nạn (PCTTTK và CN) tỉnh Nam Định: Sáng nay, khi đang neo đậu tránh bão, một thuyền viên đã bị sóng đánh rơi xuống biển, mất tích. Khoảng 9h, thuyền viên gặp nạn khi đang đứng trên tàu có số hiệu KG - 9262TS đang tránh bão ở cọc phao 14 - 15, luồng Hải Thịnh. Thuyền viên mất tích là Chế Văn Giang (SN 1995), trú tại khu 4, phường Vĩnh Long, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nhận được thông tin, Đồn Biên Hải Thịnh, Biên phòng tỉnh Nam Định đã phối hợp với lực lượng của Cảng vụ tổ chức tìm kiếm. Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều nay, thuyền viên vẫn chưa được tìm thấy. Nguyễn Thu Hằng - Trần Đại - Trần Thường
Lao Động
Công Vinh, bác sĩ và chuyện 'nói xấu lãnh đạo'
Chuyện một bác sĩ ở Thừa Thiên-Huế bị xử lý kỷ luật và phạt hành chính 5 triệu đồng xảy ra từ hồi tháng 7, rồi bỗng nhiên bị xới lại làm nóng dư luận.
[ "Thể thao", "Bóng đá Việt Nam" ]
"2017-10-23T06:00:00"
Công Vinh từng dính không ít lùm xùm liên quan tới công tác trọng tài từ ngày còn thi đấu tới khi làm Chủ tịch CLB TPHCM. Ảnh: Duy Anh Và cũng tình cờ, tuần qua, cựu cầu thủ Lê Công Vinh - giờ đã trở thành lãnh đạo với chức Quyền Chủ tịch CLB bóng đá TPHCM - suýt bị phạt khi “đá xéo” BTC V.League bằng việc tuyên bố sẵn sàng chi tiền thuê trọng tài ngoại vì trọng tài nội quá dở. Còn nhớ khi vẫn đang xỏ giày đá bóng, cách đây 7 năm, Công Vinh dính một án nặng, đó là hành động chắp tay… vái trọng tài. Cái vái tính bằng giây ấy mang lại hậu quả nặng nề: Vinh suýt giải nghệ, bị treo giò 3 trận, phạt 10 triệu từ VFF cùng khoản phạt 50 triệu đồng vì “tội” làm xấu hình ảnh CLB. Sau 7 năm, Vinh không bị phạt mà chỉ bị nhắc nhở, vì không có trong quy chế. Hóa ra, không phải muốn phạt là phạt được, dù là nói xấu lãnh đạo. Tỉnh nọ phải rút quyết định “xử” một cô giáo vì dám bình lãnh đạo “có cái mặt kênh kiệu”; hay BTC giải bóng đá cũng chịu thua một quan chức cấp CLB khi ông này phán: Trọng tài Việt Nam được đào tạo từ… trường mù. Dư luận đang róng riết yêu cầu thu hồi ngay văn bản kỷ luật và phạt 5 triệu đồng với vị bác sĩ kia vì nó quá vô lý. Một văn bản như thế kéo theo nhiều hệ lụy và tạo tiền lệ không tốt cho việc xử lý những cá nhân khi họ nói ra những điều “khó nghe”. Vấn đề ở đây là gì? Đâu là ranh giới giữa “nói xấu” và “phê bình”? Sẽ phải có cả một hệ thống quy định rõ ràng và chặt chẽ cho vấn đề này. Nếu “nói xấu” lại là sự thật, hoặc một phần sự thật thì sẽ xử trí thế nào? Sân cỏ hay cuộc đời đều có những quy định riêng. Thậm chí có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu “nói xấu” trở thành vu khống. Nhưng ở chiều ngược lại, phải làm gì để người dân, cấp dưới mạnh dạn phản biện, mạnh dạn phê bình cấp trên mà không sợ bị chụp lên đầu hai từ “nói xấu”. Để không bị nói xấu, tốt nhất là… đừng xấu. Người bị nói xấu cũng cần xem xét lại trên một tinh thần cầu thị, lắng nghe để sửa cái xấu, hoặc cái chưa được thay vì mau mắn ra một quyết định hành chính khiến dư luận nổi sóng. Vì vậy, biết đâu lại có những điều tốt đẹp, những thay đổi tích cực trong cách điều hành, quản lý từ những “án” nói xấu lãnh đạo của vị bác sĩ và của một cựu cầu thủ nổi tiếng như Công Vinh. TRẦN ĐẠI
Nhân Dân
Một tấm lòng trung hậu, đảm đang
Trong buổi giao lưu các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức tại Hà Nội, câu chuyện của người phụ nữ dân tộc Cơ Ho có dáng vẻ khắc khổ, đã khiến nhiều người mến phục bởi tấm lòng trung hậu, đảm đang. Bà là K’Hiếu, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác MTTQ tổ dân phố Xoan, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2017-08-21T19:32:25"
Giỏi việc khu phố 65 tuổi đời với gần 40 năm tích cực hoạt động xã hội tại địa phương, bà K’Hiếu được cán bộ và người dân nơi đây ghi nhận là tấm gương hết lòng vì lợi ích cộng đồng và chăm nuôi những trẻ em tật nguyền, cơ nhỡ. Năm 2009, bà được bầu làm Bí thư Chi bộ tổ dân phố, phụ trách tổ vay vốn và y tế thôn bản. Bao năm qua, bà con khu phố quen với hình ảnh người phụ nữ tần tảo việc gia đình, nhiệt tình với bà con khối phố. Không kể sớm khuya, bà đến từng nhà vận động người dân loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, thói quen sinh hoạt không phù hợp, như tục thách cưới, lo tang ma, ốm đau không đến cơ sở y tế mà ở nhà làm lễ cúng... Với vai trò cấp ủy, bà K’Hiếu luôn băn khoăn, làm sao để đảng viên cũng như người dân có hướng vươn lên thoát nghèo. Bản tính năng động, thực tế, lại là tổ trưởng vay vốn, bà vận động người dân lựa chọn cách làm, hỗ trợ thủ tục vay vốn phát triển kinh tế. Người có hoàn cảnh khó khăn như gia đình K’Tỷ được hỗ trợ 10 triệu đồng để cải tạo nơi ở... Nhiều hộ gia đình sử dụng hiệu quả đồng vốn vay, kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa một vụ, cà-phê cằn cỗi sang trồng dâu nuôi tằm. Phong trào được nhân rộng, vừa tăng năng suất, sản lượng cây trồng vừa giải quyết việc làm tại chỗ cho bà con... Kết quả từ sự kiên trì, bền bỉ của Bí thư Chi bộ K’Hiếu cùng cộng đồng nỗ lực thoát nghèo, khu phố Xoan giảm từ 31 hộ (năm 2009) đến nay còn năm hộ nghèo. Triển khai phong trào “Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới”, nữ bí thư chi bộ cùng cấp ủy và trưởng các đoàn thể thống nhất cách làm, vận động nhân dân tạo sự đồng thuận cao, nhất là đối với bà con dân tộc thiểu số. Chi bộ thống nhất các đảng viên phải làm gương dẫn đầu phong trào, Bí thư Chi bộ phải trở thành tấm gương tiêu biểu. Nói là làm, bà K’Hiếu và gia đình tự nguyện hiến 500m2 đất làm đường, với tổng trị giá 60 triệu đồng. Để bà con trong tổ dân phố có nơi hội họp khi cần, Chi bộ phân công đảng viên vận động người dân đóng góp được 200 triệu đồng. Từ khi có hội trường, những sinh hoạt cộng đồng được bà con khu phố tham gia nhiệt tình hẳn. Bà K’Hiếu tâm sự, nếu tự mình vượt qua khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống, giúp được nhiều người là tạo niềm vui cho chính mình. Giờ đây ai cũng nhận thấy sự đổi thay tích cực của địa phương. Từ một tổ dân phố nghèo với nhiều hủ tục lạc hậu, đến nay có đường bê-tông, có hội trường làm nơi sinh hoạt văn hóa và tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước... Đảm việc nhà Nhiều người dân tổ dân phố Xoan, thị trấn Đinh Văn, cũng như cán bộ huyện Lâm Hà đều kể về người phụ nữ Cơ Ho ấy bằng tình cảm trìu mến. Họ bày tỏ sự cảm phục tấm lòng nhân hậu của bà K’Hiếu khi nhận nuôi tám đứa trẻ bất hạnh tới lúc các em trưởng thành. Bà tâm niệm, bản thân từng là trẻ mồ côi, không được sống trong vòng tay gia đình, nên bà thấu hiểu, dành tình thương cho những mảnh đời cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Khi 17 tuổi, bà đã nhận trách nhiệm làm mẹ khi nhận một bé bất hạnh về nuôi. Từ đó đến nay, tám đứa trẻ đã được bà cưu mang, nuôi nấng, đến lúc trưởng thành, rồi dựng vợ, gả chồng. Bao vất vả không đếm đong được khi trong số đó có một trẻ bị khiếm thị, một bé mắc hội chứng thiểu năng trí tuệ. Cuộc sống cần cù, chăm chỉ để nuôi các con ăn học của bà lại chất chồng khó khăn khi bà phát hiện người con út là K’Niệm có dấu hiệu bệnh tâm thần. Từ năm 2000, bắt đầu những tháng ngày đưa con đi chữa bệnh khắp nơi... Từ khi K’Niệm mới sáu tháng tuổi đến nay, bà đã dốc cạn sức mình. Khó khăn hơn nữa với bà khi chỗ dựa duy nhất là người chồng thì ông lại mắc bệnh tim. Nhưng trong hoàn cảnh nào, bà cũng thể hiện sự lạc quan, mong chồng con mạnh khỏe để cả nhà có thêm động lực. Bao áp lực đè nặng đôi vai gầy nhưng trong bà vẫn không nguôi trăn trở việc chung, vì cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn khó khăn, thiếu thốn nhiều bề. Trình độ dân trí, kiến thức hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm. Đời sống nhìn chung còn thấp. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi chưa cao... Bà con nơi đây luôn mong mỏi cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và hướng dẫn, hỗ trợ vốn liếng, cách thức làm ăn nhiều hơn nữa để kéo gần khoảng cách với các vùng miền. Ghi nhận sự nỗ lực của bà K’Hiếu, UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen; UBND huyện Lâm Hà nhiều lần khen thưởng và tuyên dương nữ cán bộ có đóng góp xuất sắc trong công tác vận động quần chúng. Năm 2010, bà được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Năm 2015 bà vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.
Một Thế Giới
Khám phá khu mộ cổ nguy nga tại Tây Đô
Băng qua vườn vú sữa xum xuê, giữa khu vườn vắng lặng, bất chợt một khu mộ cổ bề thế, nguy nga hiện ra. Khu mộ xây cất tinh xảo, kỳ công, nằm trong khuôn viên 1.000m2 đất.
[ "Văn hóa", "Du lịch" ]
"2017-11-16T08:04:00"
Khu mộ nằm trong vườn nhà ông Trần Thanh Hùng (ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, H.Phong Điền, TP.Cần Thơ). Băng qua mấy bờ vườn vù sữa, rẽ trái, là hiện ra khu mộ cổ xây dựng kiên cố, trông rất trang nghiêm và đầy vẻ uy phong. Ngay lối vào là 2 cánh cửa bằng thép dày, cao quá đầu người. Điều lạ là cửa được thiết kế không hàn dính với nhau như những cánh cổng thời nay, mà có các thanh mộng sắt ghép vào, kết dính các thanh sắt như đóng đinh. Lối vào có nhiều bậc thang… Cả khu mộ được thiết kế như những tòa cung điện nho nhỏ, rất công phu, tinh xảo, đầy hoa văn chạm khắc tinh tế, cả phía trên trần. Mộ của ông Ban Tế (Trần Đại) nằm ở giữa, lớn nhất, có cả móc treo đèn trên trần, chứng tỏ thời xưa chủ nhân đã là người giàu có và sử dụng máy phát điện. Còn mộ bà vợ lớn nằm bên tay phải, bà nhỏ nằm bên trái, trong hậu cung riêng của từng bà. Tất cả các bia mộ đặt phía trên đầu mộ đều được làm bằng đá cẩm thạch. Mỗi ngôi mộ được thiết kế thành “dinh cơ” riêng, nằm cách nhau vài mét. - Ảnh: Thanh Hồ Điều đáng ngạc nhiên theo người dân địa phương là những hoa văn được vẽ sắc nét dưới lớp vôi bên ngoài. Qua thời gian, lớp vôi bên ngoài bong rữa, các hoa văn mới lộ ra, như sắp đặt từ trước của người thiết kế. Có thể đoán, các thợ xây đã vẽ hoa văn trước, sau đó mới tô vôi lên, để khi nào lớp vôi bên ngoài bong tróc, các hoa văn đầy màu sắc mới lộ ra. Hoa văn lộ ra sau khi lớp vôi bong tróc - Ảnh: Thanh Hồ Ông Trần Thanh Hùng là thế hệ thứ 5 trong gia tộc, đang chăm sóc khu mộ này. Ông khẳng định cả khu mộ chỉ mới thay gạch ở ngôi mộ của “bà nhỏ”, vì dột nước, bong tróc. Còn lại đều nguyên trạng. “Nhiều chỗ trên ngôi mộ đã bị hư hao nhưng tôi không muốn sửa, sẽ làm mất giá trị mà ông bà để lại. Tôi sẽ giữ gìn và bảo tồn để con cháu sau này lớn lên, nhìn ngôi mộ mà biết đến nguồn gốc của mình”, ông Hùng nói. Một trong những lý do mà ông Hùng không dám tu sửa khu mộ là các hoa văn, bờ tường, cột… đều chạm khắc và xây rất tinh xảo, thợ thời nay rớ vào là xem như hỏng - Ảnh: Thanh Hồ Theo lời ông Hùng, khu mộ này hình thành vào khoảng năm 1842. Bấy giờ, ông Ban Tế là một trong những người giàu nhất vùng Tây Đô (Cần Thơ hiện nay) thời thuộc địa Pháp. Khi vợ chồng ông vừa từ Trung Quốc di cư sang, ông sắm chiếc ghe, chạy dọc theo các nhánh sông để buôn bán trà, thuốc, cốm…Trong nhóm người Trung Quốc sang Tây Đô thời ấy, ông được bầu là Trưởng bang, nên dần dà người ta gọi ông là ông Ban Tế. Sau một thời gian buôn bán, kiếm được nhiều tiền, ông xây nhà và mua hàng ngàn héc ta đất để trồng trọt. Vùng Kiên Giang, Ô Môn… cũng có đất của ông. Ông trở thành người giàu có nhất vùng. Mới đây, người dì của ông Hùng bất ngờ tìm được một bức ảnh về dinh thự ngày xưa của ông Ban Tế. Dù ảnh rất mờ, nhưng có thể nhận thấy đây là khu dinh thự rất lớn. Ngôi dinh thự của ông Ban Tế qua ảnh tư liệu - Ảnh: Thanh Hồ Theo ông Hùng, người vợ đầu của ông Ban Tế không có con trai. Thương chồng, muốn có người nối dõi tông đường, nên bà đích thân lựa chọn và cưới về cho ông một cô gái địa phương làm vợ nhỏ. Ông Hùng kể: “Tôi nghe ông bà kể lại, ngày xưa ông Tổ có 8 người con với người vợ sau. Còn người vợ trước tôi không rõ. Các con của ông có người con thứ 7 sau này học bên Pháp, và về xây khu mộ với kiến trúc Pháp”. Ảnh ông Ban Tế và bà vợ nhỏ - Ảnh: Thanh Hồ Theo ông Hùng, ông Ban Tế giàu có, hay làm việc thiện, còn đóng góp tiền xây dựng Bệnh viện CầnThơ. Bệnh viện này được xây tại Cần Thơ vào năm 1885, sau này được đập và xây mới thành Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ (hiện nay). Tuy nhiên, chi tiết này chưa được kiểm chứng, mà chỉ qua lời ông Hùng: “Khi một số người Trung Quốc đến thăm khu mộ, họ đọc những dòng chữ Tàu ghi trên bia mộ của ông Ban Tế và nói rằng có ghi chi tiết ông đóng góp tiền xây bệnh viện. Tôi nghe vậy”. Các bia mộ cổ trong khu này đều được khắc chữ Hán - Ảnh: Thanh Hồ Theo ông Hùng, chưa từng có nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch sử nào tìm đến đây. Trong khi cùng thời, thì ngôi nhà cổ ở Bình Thủy của dòng họ Dương xây vào năm 1870, (tại Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) hiện rất nổi tiếng… Ngôi mộ ông Ban Tế - Ảnh: Thanh Hồ Hiện ngôi mộ cổ vẫn được gia đình ông Hùng gìn giữ, bảo tồn. Và ông rất mong cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét và giúp ông bảo tồn khu mộ. Nói với phóng viên, lãnh đạo Đảng ủy xã Tân Thới cho biết cũng xác nhận… chỉ mới nghe về khu mộ cổ này. Thanh Hồ
Lao Động
Phú Yên đề nghị thu hồi giấy phép Công ty Trần Đại khai thác cát vượt công suất cho phép hơn 7.000m3
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chức năng liên quan, UBND tỉnh Phú Yên sẽ xem xét việc thu hồi giấy phép hoặc có biện pháp xử lý đối với Công ty TNHH XD-TM Trần Đại vì liên quan đến hàng loạt sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trên sông Đà Rằng, đoạn qua thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-09-25T04:59:00"
Công ty Trần Đại đang khắc phục việc lấp sông làm đường vận chuyển cát. Ảnh: N.B Ngày 25.9, báo cáo của Sở TNMT tỉnh Phú Yên cho biết, vừa phát hiện Công ty TNHH XD-TM Trần Đại (trụ sở tại thôn Thạnh Phú, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa) tiếp tục có hành vi khai thác ngoài vị trí cấp phép tại mỏ cát (trên sông Đà Rằng, thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa) với phần diện tích khai thác ngoài ranh giới được cấp phép khoảng 700m2. Thanh tra Sở TTNMT đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu san gạt khu vực khai thác sai phép về trạng thái an toàn. Như Lao Động đã đưa tin, thực hiện gói thầu thi công dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Phú Hòa, UBND tỉnh cho phép Cty này làm 114m đường tạm từ đường ĐH 27 ra tới mép bờ sông (đất nông nghiệp thuộc huyện Phú Hòa) để chở cát. Mỏ cát, nơi Cty Trần Đại hút cát phục vụ dự án nói trên, nằm ở huyện Tây Hòa, cách bờ sông Ba huyện Phú Hòa khoảng 300m. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại đổ cát chắn sông làm đường vận chuyển cát thi công. Nhận được phản ánh, UBND huyện Phú Hòa đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính vi phạm của doanh nghiệp Trần Đại. Sáng 24.8, PV Lao Động có mặt tại vị trí sông Ba bị lấp làm đường và thấy Cty Trần Đại đang cho xe múc đưa cát lên khỏi mặt sông. Đáng nói, từ ngày 1.1-7.6, Công ty này còn khai thác vượt công suất cho phép 7.304,67m3 (cũng tại mỏ cát nêu trên). Hành vi này được Công an tỉnh phát hiện và đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản 4,5 tháng. Nhiệt Băng
QĐND
'Chết yểu' một dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ
Dự án di dời 414 hộ dân ra khỏi vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định là dự án khẩn cấp. Theo phê duyệt, dự án được đầu tư xây dựng từ năm 2010 với tổng vốn đầu tư hơn 78 tỷ đồng, thời gian hoàn thành 17 tháng.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-07-22T22:00:00"
Nhưng sau khi chỉ định nhà thầu và giải ngân 42 tỷ đồng, đến nay dự án vẫn dở dang và chủ đầu tư là UBND huyện Trực Ninh lại xin ý kiến UBND tỉnh để tạm dừng dự án... Dự án có thực sự khẩn cấp? Theo Tờ trình số 36/TTr/UBND ngày 22-6-2009 của UBND xã Phương Định thì khu vực ngoài đê bối sông Ninh Cơ thuộc địa bàn xã đang có dấu hiệu sạt lở nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của hơn 400 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu. Do tính chất, mức độ cấp bách nên UBND xã kiến nghị UBND tỉnh Nam Định cho phép lập dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư để di dân khẩn cấp, nhằm bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân. Căn cứ tờ trình của UBND xã Phương Định và các văn bản tham mưu của các sở, ban, ngành, ngày 23-9-2009, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 2052/QĐ-UBND đồng ý phê duyệt dự án trên, giao UBND huyện Trực Ninh làm chủ đầu tư. Khu vực người dân sinh sống ổn định đã nhiều đời nay tại bãi sông Ninh Cơ. Thế nhưng, theo phản ảnh của ông Nguyễn Văn Đình, nguyên Bí thư Chi bộ thôn An Ngoài, xã Phương Định: “Chúng tôi thấy rằng, dự án này là chưa cần thiết, bởi mấy chục năm nay, người dân chúng tôi vẫn sinh sống ổn định ở khu vực này mà có bao giờ ngập và vỡ đê đâu! Ngay cả khi cơn bão đỉnh điểm năm 1986 cũng không thể làm vỡ đê”. Còn ông Đỗ Thế Kỷ ở xã Phương Định cho biết thêm: “Đây là bãi bồi của xã Phương Định, thế mà dự án lập lên lại gọi là bãi lở, như vậy là không đúng”. Đa phần người dân nơi đây đều không muốn chuyển đến nơi ở mới. Họ cho rằng, họ sống trong khu vực đê bối chứ không phải ngoài đê. Bao đời nay, người dân vẫn sinh sống và làm nông nghiệp ổn định, không có chuyện bị lũ hay sạt lở đe dọa nên việc chuyển đến nơi ở mới là không cần thiết”. Được biết, cách nơi ở của 414 hộ dân bãi sông Ninh Cơ không xa là khu vực tái định cư được xây dựng dang dở và đang bị bỏ hoang. Khu vực này rộng khoảng 50.000m 2 , trước đây là đất nông nghiệp của các hộ dân. Trong quá trình thực hiện dự án, UBND huyện Trực Ninh đã chỉ định thầu, giao cho Công ty Cổ phần Đại Cát Thành xây dựng hạ tầng để làm khu tái định cư. Sau khi giải ngân được khoảng 42 tỷ đồng, trong đó có 29,3 tỷ đồng tiền xây lắp, thì dự án đột ngột dừng lại và bỏ hoang nhiều năm nay. Theo quan sát của chúng tôi, dự án đã hoàn thành một số hạng mục như: Đổ cát san nền, làm hệ thống cống thoát nước, đường giao thông dẫn vào khu tái định cư... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hệ thống cống thoát nước của khu tái định cư có nhiều đoạn bị nứt, vỡ. Con đường dẫn vào khu tái định cư mặc dù đã được xây kè nhưng rồi lại phải đóng cọc tre để bảo vệ kè. Khu đất rộng để cỏ mọc um tùm trở thành bãi chăn bò, một phần đất được người dân sử dụng làm ruộng trồng lạc. Khu tái định cư hiện bị bỏ hoang. Sẽ dừng triển khai dự án Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Trọng Duy, Phó chủ tịch UBND huyện Trực Ninh cho biết: “Dự án di dân xuất phát từ chương trình của Chính phủ về vấn đề bố trí dân cư vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006-2010. Khu vực này là địa bàn trọng điểm nằm trong hành lang thoát lũ, đoạn đê này lại chỉ chống được lũ ở cấp độ 2. Trước bối cảnh đó, UBND xã Phương Định đã có tờ trình gửi lên UBND tỉnh xin lập dự án di dời 414 hộ dân ra khỏi khu vực bờ đê sông Ninh Cơ. UBND tỉnh sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn đã ra quyết định phê duyệt dự án. Tuy nhiên, sau khi giải ngân được 42 tỷ đồng, do thiếu kinh phí nên dẫn đến việc dự án còn dang dở. Hiện tại, dự án mới chỉ xây dựng được 176 suất đất nền cho việc tái định cư”. Về phương án trong thời gian tới, ông Duy cho biết: “Hiện nay, UBND huyện đã báo cáo xin ý kiến tỉnh để dừng dự án. Với 176 suất đất hiện tại, huyện sẽ xem xét hộ dân nào cần thiết thì sẽ chuyển ra khu tái định cư trước”. Khi phóng viên đặt câu hỏi, với tính cấp bách và nguy hiểm như phê duyệt thì việc dừng triển khai dự án có gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân hay không, thì ông Duy cho biết: “Nếu nhận thấy có nguy hiểm mưa lũ về, chúng tôi sẽ di chuyển tạm thời người dân đến khu vực an toàn”. Liên quan đến công tác đền bù dự án, ngày 16-10-2014, UBND huyện Trực Ninh ra Kết luận số 01/KL-UBND chỉ ra việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng huyện lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thiếu căn cứ pháp lý, dẫn đến việc chi trả sai số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, huyện mới chỉ thu hồi lại được gần 100 triệu đồng tiền chi trả sai. Bên cạnh đó, UBND huyện Trực Ninh cũng đã có hình thức xử lý đối với các cá nhân và tập thể liên quan như: Kiểm điểm Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phương Định; áp dụng hình thức cảnh cáo đối với Chi ủy thôn Văn Cảnh; kiểm điểm sâu sắc ông Lê Văn Thành, Bí thư Đảng ủy xã Phương Định; kỷ luật khiển trách đối với ông Vũ Huy Bằng, Phó chủ tịch UBND phụ trách nông nghiệp xã Phương Định; cảnh cáo đối với các ông: Nguyễn Ngọc Duy (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện), Trần Kim Thủy (Chủ tịch UBND xã Phương Định) và Nguyễn Ngọc Lâm (công chức địa chính-xây dựng xã Phương Định). Với cách làm như trên, dư luận đặt ra câu hỏi: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại tiền tỷ và ai là người trực tiếp hưởng lợi từ dự án di dân khẩn cấp vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ này? Bài và ảnh: ĐỨC THỊNH-VĂN THI
SGGP
Người dân liều mình vào vùng sạt lở thu hoạch cà phê
Chiều 16-10, ông Hoàng Sĩ Lĩnh, Chủ tịch UBND xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết địa phương đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm người dân đi vào khu vực sạt lở trên địa bàn.
[ "Xã hội", "Môi trường - Khí hậu" ]
"2017-10-16T10:15:00"
Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo của chính quyền địa phương, người dân có vườn trong khu vực sụt lún vẫn tranh thủ vào vườn cà phê thu hái cà phê non với hy vọng tận thu được ít sản phẩm trước khi bị đất vùi lấp. Bà Rơ Ông K'Sỏi (thôn 2, xã Đạ Đờn) cho biết, gia đình có 1,3ha cà phê khoảng 10 năm tuổi thì có tới hơn 4.000m2 bị đất sạt lở vùi lấp, mất trắng, số diện tích còn lại vẫn đang bị sụt lún. Bất chấp nguy hiểm người dân vẫn đi vào khu vực sạt lở Qua ghi nhận đã có khoảng 20ha đất sản xuất bị sụt lún chưa rõ nguyên nhân. Ảnh: ĐOÀN KIÊN Qua thống kê sơ bộ đến ngày 16-10 đã có khoảng 20ha đất (chủ yếu trồng cà phê và cây cà ri) bị sụt lún, trong đó nhiều diện tích không thể khôi phục. Người dân bất lực nhìn những vườn cà phê đang cho thu hoạch bị đất vùi lấp Một số hộ dân tranh thủ thu hái cà phê non với hy vọng thu về được ít sản phẩm Thậm chí chặt bỏ những cây cà phê hơn 10 năm tuổi để mang về thu quả vì sợ bị đất vùi lấp Khu vực sạt lở ảnh hưởng trên diện rộng, chạy dài hàng trăm mét Được biết, tình trạng sạt lở đất xảy ra từ ngày 8-11 đến nay tại các thôn Yên Thành, thôn 4 và thôn An Phước (xã Đạ Đờn), trong đó có vệt đất bị sạt lở trải dài khoảng 700 mét khiến người dân trong khu vực hết sức lo lắng. Ông Lĩnh cho biết thêm, các ghi nhận ban đầu của cơ quan chức năng cho thấy tình trạng sạt, nứt đất chưa có dấu hiệu dừng lại đặc biệt trong thời điểm tại Lâm Đồng đang bước vào gia đoạn mưa nhiều. Được biết, UBND huyện Lâm Hà đã báo cáo vụ việc cho UBND tỉnh Lâm Đồng để xác định nguyên nhân và có hướng hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại trong vụ sụt lún, sạt lở đất. Khu vực sạt, nứt đất được xác định nằm trong vùng có nguy cơ tai biến địa chất cao. ĐOÀN KIÊN
VTC
Con gái cụ bà ôm chặt cụ ông trên giường bệnh gây 'bão' mạng: 'Có người nói tôi ghép ảnh câu like'
Con gái và cũng là người chụp bức ảnh cụ bà ôm chặt cụ ông trên giường bệnh lay động cư dân mạng cho biết, chị cảm thấy buồn vì có người nói chị ghép ảnh cha mẹ để 'câu like'' trên Facebook.
[ "Đời sống", "Tình yêu - Hôn nhân" ]
"2017-12-11T10:10:00"
Những ngày gần đây, chị Trần Giang (44 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ hình ảnh và những dòng tâm sự xúc động về bố mẹ mình trên mạng xã hội Facebook. Ngay lập tức, chia sẻ của chị Giang đã chạm vào trái tim nhiều người và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Trên trang Facebook cá nhân, chị Giang viết: “Tôi chụp được khoảnh khắc này khi tôi nhẹ nhàng bước vào phòng mà bố mẹ không biết. Bố dựa vào mẹ, hình như đang lau nước mắt. Mẹ ôm bố từ đằng sau, má tựa vào vai bố với nét mặt rất an yên. Gần một tháng trời, mấy mẹ con đưa bố hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, nhiều lần tưởng bố không qua khỏi, nhưng không đứa nào dám khóc vì sợ mẹ lo lắng và buồn. Vậy mà, khi thấy hình ảnh này chẳng hiểu sao tôi khóc hu hu rồi vội vàng chạy ra khỏi phòng vì sợ bố mẹ phát hiện. Gần một tháng trời, khi tỉnh lại giữa những cơn mê, câu đầu tiên của bố bao giờ cũng là hỏi về mẹ: "Bà khỏi mệt chưa?"; "Bà ăn gì chưa?"; "Bà cố lên nhé!"; "Bà khó nhọc về tôi quá! " Hình ảnh gây xúc động trên mạng xã hội những ngày gần đây. (Ảnh: Facebook Trần Giang) Gần một tháng trời, bố nằm viện mẹ không rời nửa bước, con cái bắt về nhà nghỉ ngơi cũng không nghe. Câu nói nhiều nhất mà tôi được nghe từ mẹ là “Chỉ cần bố các con sống, còn ốm yếu thế nào mẹ cũng hầu được, vất vả thế nào mẹ cũng chịu được". Đã có lần tôi đọc được ở đâu đó viết về một cuộc tình đẹp, đại ý thế này: “Đó là cuộc tình mà người ta cộng vào nhau cái ân cái nghĩa, cái tình cái thương. Người ta có thể không nhớ đã cưới nhau bao nhiêu năm, nhưng luôn nhớ bạn đời của mình thích gì, nghĩ gì, muốn gì, mong gì... Là khi, tay này có lạnh, có run thì vẫn đầy hơi ấm bàn tay của nửa còn lại. Là khi, chân này có cần ba toong thì cái ba toong xịn nhất luôn là người bạn đời của mình. Là khi không thể tự mình ngồi được thì chỗ dựa tin cậy nhất, êm ái nhất luôn là người đàn ông ấy, người phụ nữ ấy của đời mình. Nhớ lại một lần hôm ý bố đã bớt mệt, mẹ tranh thủ về qua nhà, mẹ mới về được khoảng vài tiếng đồng hồ mà bố phải hỏi "Mẹ con đâu?"; "Mẹ con lên viện chưa?" đến 5, 6 lần. Ông anh trai tôi mới bảo: “Mẹ con sắp lên rồi, bố nhớ mẹ quá à?", bố gật đầu, hai anh em nhìn nhau cười khúc khích, thế là bố bảo "Bố chả có gì phải xấu hổ đâu, tình cảm thật, phải trân trọng". Gần 60 năm bên nhau, bố mẹ vẫn cứ yêu nhau như thế và viết lên một cuộc tình đẹp bằng tình yêu của mình mỗi ngày”. Hình ảnh sinh hoạt đời thường của 2 nhân vật trong bức ảnh. (Ảnh: Trần Giang) Chiều 11/12, trả lời PV VTC News , chủ nhân của bức ảnh đang gây "bão'' mạng này cho biết, bố chị tên là Trần Đại (80 tuổi), còn mẹ chị là bà Nguyễn Thị Vượng (76 tuổi). Hai ông bà có 58 năm chung sống cùng nhau. Bố chị mắc bệnh viêm màng não và nhiều lần tưởng không qua khỏi. Hiện tại, bố chị may mắn qua cơn nguy kịch và được bác sĩ cho xuất viện và về nhà. Chị Giang tâm sự: "Tôi cũng không ngờ chia sẻ của mình lại được mọi người quan tâm đến vậy. Thú thực tôi cũng hơi ngại và sợ bố mẹ biết cũng sẽ ngại nên chưa kể cho bố mẹ biết". Được biết, nhà chị Giang có 6 anh chị em. Chị Giang là con thứ 5 trong gia đình và lấy chồng cách nhà bố mẹ vài cây số. "Con cái ở xa thường chỉ cuối tuần mới lại về nên hai ông bà lo cho nhau từ bữa ăn giấc ngủ. Răng bố tôi yếu nên bữa nào mẹ cũng nấu các món cho bố dễ ăn, rồi ngồi xé nhỏ từng thớ thịt, cọng rau cho bố, bố nhiều khi không muốn ăn cũng cố, mẹ nấu gì bố cũng khen ngon. Bố tôi là một nhà giáo nên bình thường ông sống rất chuẩn mực và nghiêm khắc. Ngày xưa, vì nhà đông con cái nên bố mẹ cũng ít khi thể hiện tình cảm quá lộ liễu trước mặt chúng tôi, hai cụ thường rất tế nhị. Tuy nhiên, do lần này đi bệnh viện sức khỏe quá yếu, cha mới yếu đuối trước mặt mẹ như vậy", chị Giang kể lại. Trả lời về việc nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người sau bài đăng, chị Giang chia sẻ: "Thật lòng, ban đầu tôi có vui vì nhận được nhiều sự chia sẻ, chúc mừng của mọi người. Thế nhưng, bên cạnh những người hiểu và đồng cảm, vẫn còn những người bình luận khiếm nhã khiến tôi buồn lòng. Họ nói tôi ghép ảnh cha mẹ, "câu like'' trên Facebook". "Thực sự, đây là những cảm xúc chân thành của một người con khi nhìn thấy cha mẹ mình yêu thương nhau. Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn bè và những người thân yêu của mình chứ không nghĩ nó lại nhận được sự quan tâm của nhiều người đến vậy. Là cảm xúc ngay tại thời điểm ấy nên mới viết được những dòng tâm sự như vậy. Bây giờ, cho tôi ngồi viết lại chắc tôi cũng không viết được. Bởi vậy, những lời nói khiếm nhã đó cũng khiến tôi tổn thương. Rất may là số người đó không nhiều. Có lẽ, những người hiểu lầm mình họ chưa bao giờ được yêu thương, được chăm sóc nên mới tỏ ra nghi ngờ, không tin tưởng vào tình cảm gia đình", chị Giang nói. Video: Gặp thí sinh cõng bạn đi thi gây xúc động cộng đồng mạng Kim Thược
Hải Quan
Giải quyết dứt điểm vướng mắc giữa Habeco và Caslsberg trong 2018
Đối với Tổng công ty rượu bia nước giải khát Hà Nội (Habeco), trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tư Pháp, Bộ KH&ĐT tập trung đàm phán, xử lý dứt điểm các vướng mắc trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Caslsberg để làm cơ sở cho việc chuyển nhượng cổ phần nhà nước tại Habeco.
[ "Kinh tế" ]
"2018-02-02T07:29:17"
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp ( Bộ Công Thương) Tào Thị Kim Vân Bà Vân cho biết: Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện kế hoạch sắp xếp đổi mới DN đã được Thủ tướng Phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ thực hiện cổ phần hóa (CPH) đối với 17 DN nhà nước (DNNN) và thoái vốn nhà nước khỏi 6 tập đoàn/ tổng công ty. Trong năm 2018, Bộ Công Thương có kế hoạch CPH đối với 6 DN và thoái vốn nhà nước đối với 3 tập đoàn/ tổng công ty thuộc Bộ. Đối với lĩnh vực dầu khí và năng lượng, ngay trong tháng 1-2018, Bộ đã thực hiện IPO thành công đối với 3 tổng công ty: Tổng công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Điện lực dầu khí, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Kết quả IPO rất khả quan, số tiền thu về cho nhà nước gấp nhiều lần so với dự kiến trước IPO. Ví dụ điển hình là phiên đấu giá cổ phiếu PV OIL đã thành công với giá bình quân là 20.196 đồng/cổ phần, trong đó giá đấu thành công cao nhất là 40.000 đồng và giá đấu thành công thấp nhất là 19.200 đồng/cổ phiếu. Phiên IPO PV OIL có tổng cộng 3.195 nhà đầu tư tham gia với khối lượng đăng ký mua cổ phần gần 483,2 triệu gấp 2,3 lần lượng chào bán là 206,85 triệu cổ phần. Trong đó, gần 100 nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước tham gia đấu giá với khối lượng đặt mua gần 270 triệu cổ phần, cao hơn số cổ phần chào bán. Kết quả chỉ có gần một nửa số tổ chức đầu tư trúng đầu giá PV OIL. Hiện, Bộ Công thương đang chuẩn bị IPO đối với Tổng công ty Phát điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau IPO, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các DN khẩn trương triển khai các thủ tục cần thiết để hoàn thành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược ngay trong quý I-2018. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng tập trung đẩy nhanh công tác thoái vốn nhà nước tại các DNNN lớn như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty rượu bia nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp và một số tổng công ty do Bộ làm đại diện chủ sở hữu. Riêng đối với Habeco, trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tư Pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung đàm phán, xử lý dứt điểm các vướng mắc trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Caslsberg để làm cơ sở cho việc chuyển nhượng cổ phần nhà nước tại Habeco. Thanh Nguyễn
Một Thế Giới
Khám phá khu mộ cổ nguy nga tại Tây Đô
Băng qua vườn vú sữa xum xuê, giữa khu vườn vắng lặng, bất chợt một khu mộ cổ bề thế, nguy nga hiện ra. Khu mộ xây cất tinh xảo, kỳ công, nằm trong khuôn viên 1.000m2 đất.
[ "Văn hóa", "Du lịch" ]
"2017-11-16T08:04:00"
Khu mộ nằm trong vườn nhà ông Trần Thanh Hùng (ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, H.Phong Điền, TP.Cần Thơ). Băng qua mấy bờ vườn vù sữa, rẽ trái, là hiện ra khu mộ cổ xây dựng kiên cố, trông rất trang nghiêm và đầy vẻ uy phong. Ngay lối vào là 2 cánh cửa bằng thép dày, cao quá đầu người. Điều lạ là cửa được thiết kế không hàn dính với nhau như những cánh cổng thời nay, mà có các thanh mộng sắt ghép vào, kết dính các thanh sắt như đóng đinh. Lối vào có nhiều bậc thang… Cả khu mộ được thiết kế như những tòa cung điện nho nhỏ, rất công phu, tinh xảo, đầy hoa văn chạm khắc tinh tế, cả phía trên trần. Mộ của ông Ban Tế (Trần Đại) nằm ở giữa, lớn nhất, có cả móc treo đèn trên trần, chứng tỏ thời xưa chủ nhân đã là người giàu có và sử dụng máy phát điện. Còn mộ bà vợ lớn nằm bên tay phải, bà nhỏ nằm bên trái, trong hậu cung riêng của từng bà. Tất cả các bia mộ đặt phía trên đầu mộ đều được làm bằng đá cẩm thạch. Mỗi ngôi mộ được thiết kế thành “dinh cơ” riêng, nằm cách nhau vài mét. - Ảnh: Thanh Hồ Điều đáng ngạc nhiên theo người dân địa phương là những hoa văn được vẽ sắc nét dưới lớp vôi bên ngoài. Qua thời gian, lớp vôi bên ngoài bong rữa, các hoa văn mới lộ ra, như sắp đặt từ trước của người thiết kế. Có thể đoán, các thợ xây đã vẽ hoa văn trước, sau đó mới tô vôi lên, để khi nào lớp vôi bên ngoài bong tróc, các hoa văn đầy màu sắc mới lộ ra. Hoa văn lộ ra sau khi lớp vôi bong tróc - Ảnh: Thanh Hồ Ông Trần Thanh Hùng là thế hệ thứ 5 trong gia tộc, đang chăm sóc khu mộ này. Ông khẳng định cả khu mộ chỉ mới thay gạch ở ngôi mộ của “bà nhỏ”, vì dột nước, bong tróc. Còn lại đều nguyên trạng. “Nhiều chỗ trên ngôi mộ đã bị hư hao nhưng tôi không muốn sửa, sẽ làm mất giá trị mà ông bà để lại. Tôi sẽ giữ gìn và bảo tồn để con cháu sau này lớn lên, nhìn ngôi mộ mà biết đến nguồn gốc của mình”, ông Hùng nói. Một trong những lý do mà ông Hùng không dám tu sửa khu mộ là các hoa văn, bờ tường, cột… đều chạm khắc và xây rất tinh xảo, thợ thời nay rớ vào là xem như hỏng - Ảnh: Thanh Hồ Theo lời ông Hùng, khu mộ này hình thành vào khoảng năm 1842. Bấy giờ, ông Ban Tế là một trong những người giàu nhất vùng Tây Đô (Cần Thơ hiện nay) thời thuộc địa Pháp. Khi vợ chồng ông vừa từ Trung Quốc di cư sang, ông sắm chiếc ghe, chạy dọc theo các nhánh sông để buôn bán trà, thuốc, cốm…Trong nhóm người Trung Quốc sang Tây Đô thời ấy, ông được bầu là Trưởng bang, nên dần dà người ta gọi ông là ông Ban Tế. Sau một thời gian buôn bán, kiếm được nhiều tiền, ông xây nhà và mua hàng ngàn héc ta đất để trồng trọt. Vùng Kiên Giang, Ô Môn… cũng có đất của ông. Ông trở thành người giàu có nhất vùng. Mới đây, người dì của ông Hùng bất ngờ tìm được một bức ảnh về dinh thự ngày xưa của ông Ban Tế. Dù ảnh rất mờ, nhưng có thể nhận thấy đây là khu dinh thự rất lớn. Ngôi dinh thự của ông Ban Tế qua ảnh tư liệu - Ảnh: Thanh Hồ Theo ông Hùng, người vợ đầu của ông Ban Tế không có con trai. Thương chồng, muốn có người nối dõi tông đường, nên bà đích thân lựa chọn và cưới về cho ông một cô gái địa phương làm vợ nhỏ. Ông Hùng kể: “Tôi nghe ông bà kể lại, ngày xưa ông Tổ có 8 người con với người vợ sau. Còn người vợ trước tôi không rõ. Các con của ông có người con thứ 7 sau này học bên Pháp, và về xây khu mộ với kiến trúc Pháp”. Ảnh ông Ban Tế và bà vợ nhỏ - Ảnh: Thanh Hồ Theo ông Hùng, ông Ban Tế giàu có, hay làm việc thiện, còn đóng góp tiền xây dựng Bệnh viện CầnThơ. Bệnh viện này được xây tại Cần Thơ vào năm 1885, sau này được đập và xây mới thành Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ (hiện nay). Tuy nhiên, chi tiết này chưa được kiểm chứng, mà chỉ qua lời ông Hùng: “Khi một số người Trung Quốc đến thăm khu mộ, họ đọc những dòng chữ Tàu ghi trên bia mộ của ông Ban Tế và nói rằng có ghi chi tiết ông đóng góp tiền xây bệnh viện. Tôi nghe vậy”. Các bia mộ cổ trong khu này đều được khắc chữ Hán - Ảnh: Thanh Hồ Theo ông Hùng, chưa từng có nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch sử nào tìm đến đây. Trong khi cùng thời, thì ngôi nhà cổ ở Bình Thủy của dòng họ Dương xây vào năm 1870, (tại Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) hiện rất nổi tiếng… Ngôi mộ ông Ban Tế - Ảnh: Thanh Hồ Hiện ngôi mộ cổ vẫn được gia đình ông Hùng gìn giữ, bảo tồn. Và ông rất mong cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét và giúp ông bảo tồn khu mộ. Nói với phóng viên, lãnh đạo Đảng ủy xã Tân Thới cho biết cũng xác nhận… chỉ mới nghe về khu mộ cổ này. Thanh Hồ
VietnamNet
Chàng trai Khánh Hòa tỏ tình bằng bản thiết kế ngôi nhà tương lai
Khi hai người gặp nhau, Trần Đại dành khá nhiều lời hay ý đẹp cho Thanh Vân. Thanh Vân cũng nói, Trần Đại hợp mắt với cô.
[ "Giải trí" ]
"2017-11-13T21:58:00"
Video: Chàng trai tỏ tình với cô gái Video: Cặp đôi chia sẻ về bản thân Tham gia chương trình Bạn muốn hẹn hò tập 327, phần 1 là cô gái Nguyễn Thị Thanh Vân (29 tuổi, nhân viên văn phòng) và chàng trai Trần Đại (29 tuổi, tư vấn thiết kế nội thất, quê Khánh Hòa). Chia sẻ với chương trình Thanh Vân cho biết, ưu điểm của cô là thích hát, thích đi du lịch và nấu ăn. Nhược điểm của cô là hay quên. Phía bên kia bức rèm, chàng trai Trần Đại cũng có chung nhược điểm hay quên với Thanh Vân. Ngoài ra, anh là người có lối sống lạc quan và chân thành. Chia sẻ về tình trường, cả hai khiến MC Quyền Linh và Cát Tường ngạc nhiên khi đều có những mối tình kéo dài nhiều năm. Thanh Vân có một mối tình 4 năm còn Trần Đại có mối tình kéo dài 7 năm. Cả hai đều kết thúc mối tình vì những mâu thuẫn nhỏ không thể giải quyết. Đến với chương trình, cả khẳng định, họ đã gạt bỏ được các mối tình trong quá khứ để sẵn sàng đón nhận tình yêu mới. Thanh Vân muốn tìm bạn trai cao to, không gia trưởng, có công ăn việc làm ổn định, biết quan tâm, chăm sóc bạn gái. Trần Đại thích bạn gái có ngoại hình dễ thương, biết quan tâm lo lắng, biết cân đối giữa công việc và gia đình. Khi hai người gặp nhau, Trần Đại dành khá nhiều lời hay ý đẹp cho Thanh Vân. Thanh Vân cũng nói, Trần Đại hợp mắt với cô. Tuy nhiên Thanh Vân nhắn nhủ với Trần Đại rằng, cô biết anh đã có mối tình 7 năm nhưng mối tình đó đã qua nên hãy để quá khứ được ngủ yên. Trần Đại cũng nói, nếu cả hai có cơ hội hẹn hò, anh muốn hai người gặp nhau thường xuyên để tình cảm không bị phai nhạt. Bên cạnh đó, anh cũng khoe với cô gái thiết kế nội thất căn nhà tương lai của hai vợ chồng. Cuộc nói chuyện thú vị đã giúp hai người có cảm tình về nhau hơn. Vì thế cuối cùng, cả hai đã đồng ý bấm nút hẹn hò trong tiếng vỗ tay chúc mừng của hai MC và khán giả trường quay. Minh Anh
Công Lý
Hải Phòng: Doanh nghiệp, người dân lao đao sau lệnh cấm xe khách qua phà Gót
Lệnh cấm xe khách từ 12 chỗ qua phà Gót sang đảo Cát Bà khiến các doanh nghiệp vận tải lữ hành lao đao, không kịp trở tay. Còn với người dân thì thấy vô cùng bất tiện và khó khăn, chưa biết đi lại ra sao sau lệnh cấm này.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-31T03:36:00"
Với mục tiêu là giảm thiểu khí thải carbon gây ô nhiễm môi trường, thành phố Hải Phòng đã phát lệnh cấm xe ô tô khách từ 12 chỗ ngồi qua lại phà Gót sang đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng). Thực hiện theo thông báo của Sở GTVT Hải Phòng, từ sáng 25/1/2018, phà Gót thuộc Công ty CP Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng đã không cho xe khách từ 12 chỗ đi qua phà đi sang đảo Cát Bà. Để thay thế các phương tiện bị cấm, thành phố Hải Phòng cho 1 hãng xe chở khách trên đảo là Công ty CP Vận tải Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng. Để bảo vệ môi trường, lẽ ra hệ thống xe trung chuyển từ bên kia phà Gót (bến Cái Viềng) ra Cát Bà phải được thay thế bằng phương tiện sử dụng năng lượng sạch như xe điện hoặc sử dụng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hãng xe được chọn để chở khách trên đảo cũng chỉ dùng phương tiện vận tải bình thường, chưa kể nhiều phương tiện còn không mới bằng xe của các hãng du lịch, lữ hành khác. Theo phản ánh của doanh nghiệp và người dân, sau gần 1 tuần thực hiện lệnh cấm xe ô tô khách từ 12 chỗ qua phà Gót sang Cát Bà đã bộc lộ nhiều hạn chế, các đơn vị vận tải, du lịch lữ hành bị rút ngắn lộ trình, ảnh hưởng nhiều đến doanh thu. Đối với người dân và du khách, lệnh cấm tô khách từ 12 chỗ qua phà sang Cát Bà không những gây nhiều bất tiện, khó khăn mà họ còn phải chịu những khoản chi phí phát sinh, nhất là những người thường xuyên đi lại bằng các phương tiện xe ô tô khách chạy liền mạch từ đất liền ra Cát Bà. Du khách phải xuống xe đi bộ, lỉnh kỉnh mang vác hành lý chờ sang phà Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày này tại bến phà Gót mặc dù không phải lúc cao điểm của mùa du lịch nhưng việc đi lại của người dân, phương tiện rất nhốn nháo. Đến phà Gót, các phương tiện chở khách từ 12 chỗ ngồi chủ yếu phục vụ khách nước ngoài phải dừng lại đầu bến, còn du khách được thả xuống ai nấy đều lỉnh kỉnh hành lý đi bộ xuống phà. Trong nhà chờ, những hành khách khác cũng đang trong tình cảnh "ôm" hành lý vạ vật chờ qua phà. Ông Phạm Văn Hoàn là chủ hãng xe tuyến Sa Pa - Cát Bà cho biết, xe chở khách du lịch của ông về tới đầu phà Gót đã bị chặn lại, do không có điểm đỗ nên buộc phải nhanh chóng quay đầu chạy về đất liền. Trong khi đó, hành khách không có điểm ngồi cứ phải vạ vật ôm hành lý chờ ở bến phà. Nhiều hành khách đã phản ứng vì họ phải tự mang vác hành lý qua phà hết sức mệt mỏi, bất tiện. Theo đại diện bến phà Gót thì nhiều nhà xe, hãng du lịch lữ hành đã tỏ thái độ bức xúc khi bị từ chối chuyên chở. Còn nhân viên bến phà cũng phải mất khá nhiều thời gian và bình tĩnh để giải thích để cho tất cả lái phụ xe phải tuân thủ lệnh cấm. Hội viên Hội Doanh nghiệp - Doanh nhân Cát Hải đã đồng loạt ký vào đơn kiến nghị Trước những hạn chế do lệnh cấm xe ô tô từ 12 chỗ qua phà Gót, ngày 29/1, Hội Doanh nghiệp - Doanh nhân Cát Hải đã tiến hành cuộc họp bất thường đồng loạt ký vào đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị xem lại lệnh cấm trên, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, Hội Doanh nghiệp - Doanh nhân đã chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý về cơ sở hạ tầng như: Chưa có bãi đỗ xe, chưa có điểm quay đầu xe, chưa có nhà chờ đủ điều kiện… Đối với du khách, nhất là người già và trẻ nhỏ sẽ khó khăn trong việc di chuyển do người thân không hỗ trợ được vì phải vận chuyển hành lý. Đối với các công ty du lịch, lữ hành sẽ không chủ động xây dựng được các tour liên vùng, cũng như giá tour sẽ bị đẩy lên rất nhiều và hướng dẫn viên lại không quản lý được khách của mình. Còn với du khách, họ sẽ phải mất thêm khoảng 2 giờ đồng hồ cho hành trình của mình sau 4 lần trung chuyển. Ngoài ra, theo Hội Doanh nghiệp - Doanh nhân Cát Hải, lệnh cấm sẽ khiến thương hiệu Cát Bà ảnh hưởng, mất đi sự cạnh tranh với các vùng miền khác như: Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Long. Cũng từ đó, đời sống và thu nhập của người dân địa phương bị ảnh hưởng, lượng tiêu thụ sản phẩm đặc trưng như: nước mắm, hải sản, đồ mỹ nghệ sẽ giảm do khó khăn trong việc trung chuyển. Người dân phủ kín biển báo, phản đối lệnh cấm Đại diện Phòng Quản lý Vận tải, Sở GTVT Hải Phòng khẳng định, lệnh cấm xe ô tô từ 12 chỗ qua phà Gót sang Cát Bà được thực hiện nhằm giảm thiểu lượng khí thải từ phương tiện vận tải chứ không có "lợi ích nhóm". Trước khi triển khai lệnh cấm, chỉ có 2 đơn vị là Công ty CP Đường bộ Hải Phòng và Công ty CP Vận tải Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng gửi phương án, đề nghị được thực hiện vận chuyển khách từ bến Gót đến Cát Bà. Sở GTVT Hải Phòng đã đề xuất cho Công ty CP Vận tải Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng tổ chức vận chuyển khách du lịch từ bên kia phà Gót (bến Cái Viềng) về Cát Bà và ngược lại. Trước tình hình cả doanh nghiệp và người dân đều gặp khó, ngày 30/1, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã chủ trì cuộc họp về phương án tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn huyện Cát Hải. Sau khi nghe lãnh đạo Sở GTVT báo cáo, ý kiến của lãnh đạo huyện Cát Hải, Chủ tịch UBND thành phố kết luận, tạm thời cho phép các phương tiện xe khách từ 12 chỗ ngồi trở lên lưu thông qua phà Gót đến thị trấn Cát Bà. Giao Sở GTVT thông báo nội dung trên trên các phương tiện thông tin đại chúng; nghiên cứu lập phương án vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn huyện Cát Hải, báo cáo UBND thành phố trong tháng 3/2018. V.Ba
Nông Nghiệp
Hàng trăm cây thông chết đứng vì bị đổ thuốc diệt cỏ vào gốc
Khu rừng thông tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã bị các đối tượng lạ mặt tàn phá bằng cách đổ thuốc diệt cỏ vào gốc, khiến hàng trăm gốc thông đang dần chết đứng.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2017-09-26T01:13:00"
4.000m2 rừng bị hủy diệt này thuộc Tiểu khu 263 và 270 do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban phụ trách. Điều đáng nói, khu vực này nằm sát tỉnh lộ 725 (nối TP Đà Lạt - Lâm Hà) và ở ngay cạnh Đội Quản lý bảo vệ rừng số 4 thuộc Khu vực quản lý bảo vệ rừng Nam Ban. Theo một cán bộ kiểm lâm, một nhóm đối tượng đã sử dụng khoan tay để đục lỗ trên gốc thông, sau đó dùng hóa chất bơm vào lỗ đục. Toàn bộ số cây thông nói trên là loại thông ba lá, khoảng 30 năm tuổi. Phóng viên ghi nhận tại hiện trường ước tính 170 cây thông cao từ 20 - 30m, đường kính từ 25 - 50cm đã chết đứng. Hầu hết các gốc cây đều có từ 2 - 3 vết “ken cây”. Cách khu vực này khoảng 5km là cánh rừng thông của khu phố Chi Lăng 1, thị trấn Nam Ban thuộc khoảnh 2, lô B, tiểu khu 263b cũng bị đổ hóa chất. Từ đường nhựa của khu phố Chi Lăng 1, đi xe vào con đường đất khoảng 1km là cánh rừng thông khoảng 50 cây cũng bị chết đứng. Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, đang chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra sớm tìm ra thủ phạm. ĐẶNG TUẤN
Tin Tức TTXVN
Hình ảnh Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Ngày 13/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-11-13T04:51:00"
Trước đó, cũng trong sáng 13/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhan Sáng - Phạm Kiên (TTXVN)
Hà Tĩnh
Quản lý cư trú, cấp hộ chiếu qua mạng: Dân hài lòng, 'cò mồi' giải tán!
Kể từ ngày 9/5/2017, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Hà Tĩnh đã thực hiện đơn giản hóa hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2017-10-23T01:49:00"
Theo đó, các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân chủ động nhập dữ liệu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển trực tiếp dữ liệu về Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh qua trang web https://hatinh.xuatnhapcanh.gov.vn mà không cần lập danh sách và trực tiếp đến nộp tại công an phường, xã… Khai báo thông tin làm hồ sơ xuất nhập cảnh Để thực hiện chương trình này, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh đã phối hợp với công an các huyện, thành phố, thị xã tổ chức 13 hội nghị tập huấn, cài đặt chương trình khai báo, tiếp nhận, quản lý và khai thác thông tin tạm trú của người nước ngoài cho các địa phương, đơn vị. Hiện, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 269 cơ sở lưu trú đăng ký tài khoản và triển khai khai báo tạm trú cho người nước ngoài trên internet; Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh đã cấp 235 tài khoản cho công an cấp cơ sở theo đề xuất của công an các huyện, thành phố, thị xã. Và, qua 3 tháng thực hiện, đã có 9.904 lượt người nước ngoài (chiếm 98%) được các cơ sở lưu trú khai báo tạm trú đăng ký qua mạng internet. “Việc triển khai chương trình này đã tạo thuận lợi tối đa cho chúng tôi trong việc quản lý sinh viên nước ngoài, đảm bảo kịp thời, đúng thời gian quy định” - anh Nguyễn Văn Đình, cán bộ quản lý sinh viên Lào tại Trường Đại học Hà Tĩnh chia sẻ. Ngoài ra, chương trình còn giúp công tác cập nhật số liệu tạm trú của người nước ngoài đầy đủ, chính xác và kịp thời, phục vụ công tác tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh quản lý nhà nước đối với hoạt động Xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý hồ sơ xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho người dân. Từ 15/9/2017, Hà Tĩnh là một trong 5 địa phương của cả nước được Cục Xuất nhập cảnh triển khai hệ thống tiếp nhận, xử lý tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam qua mạng internet. Công dân có nhu cầu cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể truy cập vào hệ thống điện tử của Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh để khai tờ khai trực tuyến và chọn lịch hẹn nộp hồ sơ phù hợp với thời gian của cá nhân. Sau khi truy cập vào địa chỉ: hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn và chọn mục khai tờ khai nằm ở vị trí nổi bật trên giao diện của trang web, người khai tiến hành điền các thông tin cá nhân, xác nhận thông tin bằng các ký tự hiển thị tự động để hoàn thành trước khi kiểm tra thông tin và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ. Khi nộp, chỉ cần cung cấp cho cán bộ tiếp nhận mã số tờ khai hoặc số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để thực hiện việc tiếp nhận. Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh còn cử cán bộ hướng dẫn nhập tờ khai cho công dân do trình độ tin học còn hạn chế. “Tôi không có kiến thức về tin học, nhưng khi đến làm thủ tục, ngay lập tức được cán bộ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh hướng dẫn khai tờ khai. Đặc biệt là không còn hiện tượng cò mồi, lôi kéo khách trước cổng trụ sở đơn vị như trước đây. Thực sự, tôi rất hài lòng và mong rằng, thời gian tới, tất cả công dân sẽ được hưởng lợi từ chương trình này” - bà Lê Thị Hậu (xã Cẩm Thịnh, Cẩm Xuyên) chia sẻ. Đại tá Nguyễn Đức Thuận - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập cảnh cho biết: “Những ngày cao điểm, cơ quan phải tiếp nhận và xử lý khoảng 1.300 hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông và 100 giấy thông hành Việt - Lào. Chúng tôi phải tăng cường cán bộ chiến sỹ, máy móc để xử lý đảm bảo thời gian cho người dân. Những ngày bình thường, con số này cũng dao động từ 300 - 400 trường hợp. Khi áp dụng thực hiện hình thức khai tờ khai điện tử, công việc này được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và được nhân dân đồng tình, khen ngợi”. Văn Lý
VietnamPlus
Nhiều nước gửi điện mừng kỷ niệm 72 năm Quốc khánh Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9), các ​vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội ​Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được điện mừng của nhiều vị lãnh đạo các nước.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-09-09T23:00:00"
Một tiết mục văn nghệ tại chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng Quốc khánh 2/9. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2017), các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam tiếp tục nhận được điện mừng của các vị lãnh đạo các nước: Quốc vương Brunei Darussalam Sultan Haji Hassanal Bolkiah gửi điện mừng đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống nước Cộng hòa nhân dân Bangladesh Abdul Hamid gửi điện mừng đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina gửi điện mừng đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Nursultan Nazarbayev gửi điện mừng đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan N. Nigmatulin gửi điện mừng đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tổng thống nước Cộng hòa Dominican Republic Danilo Medina gửi điện mừng đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Iran Hassan Rouhani gửi điện mừng đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Phó Tổng thống thứ nhất Iran Eshaq Jahangiri gửi điện mừng đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Cộng hòa Turkmenistan G. Berdimuhamedov gửi điện mừng đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tổng thống Nhà nước Palestine, Chủ tịch Ủy ban chấp hành Tổ chức giải phóng Palestine Mahmoud Abbas gửi điện mừng đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Sheikh Khalifa Bin Zayed Al Nahyan, Phó Tổng thống, Thủ tướng Nhà nước Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Tiểu vương Dubai Sheikh Mohammad Bin Rashid Al Maktoum và Hoàng thái tử Abu Dhabi, Phó Tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang UAE Sheikh Khalifa Bin Zayed Al Nahyan gửi điện mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus V. Makey, quyền Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Colombia Francisco Javier Echeverri Lara; Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã gửi điện mừng tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh./. (TTXVN/Vietnam+)
Tin Tức TTXVN
Lâm Đồng: Sạt lở đất tại đồi Chơ Niên, 15 ha cà phê bị vùi lấp
Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua khiến tình trạng sạt lở đất tại khu vực đồi Chơ Niên, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, tiếp tục diễn biến xấu, khiến hàng chục hecta cà phê bị vùi lấp, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
[ "Xã hội", "Môi trường - Khí hậu" ]
"2017-10-16T11:46:00"
Khu vực bị sạt lở có độ cao khoảng 17 mét. Tại khu vực đồi Chơ Niên - nơi đã xảy ra tình trạng sạt lở đất khoảng một tuần trước, từ trên cao nhìn xuống, ngọn đồi như đã bị “chẻ” làm hai, đất đá cùng cây cà phê bị cuốn trôi theo dòng chảy. Một dòng nước ngầm phun lên từ mặt đất chảy từ trên đỉnh đồi xuống phía dưới khiến cả khu đồi trở nên sình lầy, biến dạng. Để đi vào khu đồi Chơ Niên có hai con đường người dân dùng để vận chuyển nông sản, tuy nhiên cả hai con đường này đều bị đất đá vùi lấp. Theo nhiều người dân, tình trạng sạt lở đất diễn ra quá nhanh khiến nhiều người không kịp thu hái cà phê và đã bị đất đá vùi lấp. Ông Lơ Mu Ha A, ngụ tại thôn 4, xã Đạ Đờn, cho biết: "Sự việc diễn ra quá nhanh, người dân không kịp trở tay. Toàn bộ diện tích đất bị vùi lấp đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Rất mong chính quyền các cấp sớm có phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn”. Ông Hoàng Sỹ Lĩnh, Chủ tịch UBND xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, cho biết ngay sau khi xảy ra sạt lở đất khu vực đồi Chơ Niên, chính quyền đã kịp thời rà soát, thống kê thiệt hại. Bước đầu có thể đánh giá, đây là tình trạng thiên tai do mưa lớn kéo dài gây xói mòn, trượt đất. Hiện đã xuất hiện nước ngầm phun ra từ dưới lòng đất, chảy thành dòng. Khu vực này rất nguy hiểm nên xã đã tăng cường lực lượng tuần tra, canh gác, đảm bảo an ninh tránh thiệt hại về người, tài sản. Vụ sạt lở đất hiện đã ảnh hưởng đến 11 hộ dân với diện tích khoảng 20 ha cây cà phê, trong đó khoảng 15 ha cà phê bị mất trắng, tổng thiệt hại trên 30 tỷ đồng. Điều lo ngại hiện nay là trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang có mưa lớn kéo dài, tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn. Đại diện UBND huyện Lâm Hà cho biết đã báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng xác định nguyên nhân và có phương án xử lý sự cố. Để kịp thời khắc phục sự cố, UBND huyện Lâm Hà đề xuất UBND tỉnh sớm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương tổ chức kiểm tra, đánh giá, có phương án xử lý; đồng thời hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, bố trí kinh phí mở tuyến đường mới cho người dân đi lại, thu hoạch cà phê trong mùa vụ sắp đến... Tin, ảnh: Đặng Tuấn (TTXVN)