source
stringlengths
0
15
title
stringlengths
0
255
sapo
stringlengths
0
7.07k
cates
sequence
publish
unknown
text_content
stringlengths
0
43.7k
PLO
Qua hai cấp tòa vẫn chưa được bồi thường đất
UBND quận cho biết đã giao phường kiểm tra, xác minh lại nguồn gốc, quá trình sử dụng đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đối với hơn 3.016 m2 đất đã thu hồi của người dân.
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-01T23:20:00"
Năm 2011, ông Trần Văn Hùng (ngụ phường Bình An, quận 2, TP.HCM) khởi kiện UBND quận 2 yêu cầu hủy quyết định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với ông. Theo đó, ông Hùng bị giải tỏa, thu hồi hơn 3.016 m2 đất thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội nhưng UBND quận chỉ bồi thường… 0,44 m2. Hơn một năm chưa được thi hành án Xử sơ thẩm hồi tháng 3-2016, TAND quận 2 chấp nhận một phần yêu cầu của ông Hùng, tuyên hủy một phần quyết định, buộc UBND quận 2 bồi thường hơn 98 m2 do ông Hùng có kê khai và sử dụng theo đúng quy định. Ông Hùng kháng cáo. Tháng 6-2016, TAND TP.HCM xử phúc thẩm quyết định sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hùng. Theo tòa, việc UBND quận 2 chỉ bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho ông Hùng 0,44 m2 trong tổng số hơn 3.016 m2 đất ông đang sử dụng là chưa đúng. Tòa buộc UBND quận có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đối với toàn bộ hơn 3.016 m2 đất. Hai tháng sau, ông Hùng làm đơn đề nghị chủ tịch UBND quận 2 giải quyết bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho ông như bản án phúc thẩm đã tuyên. Sau đó, UBND quận có văn bản thông báo cho ông Hùng biết đã chuyển đơn của ông đến Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận để xem xét. Do không nhận được phản hồi nào nên tháng 6-2017, ông Hùng gửi đơn khiếu nại lên UBND TP.HCM. Văn phòng UBND TP có văn bản gửi chủ tịch UBND quận 2 yêu cầu xem xét, giải quyết đơn khiếu nại của ông Hùng theo quy định. Tuy nhiên, đến nay việc thi hành án (THA) vẫn chưa xong. Phần đất của ông Hùng bị thu hồi hiện nay là phần mở rộng của xa lộ Hà Nội. Ảnh: Y.CHÂU Đang xác minh để bồi thường Để làm rõ lý do vì sao UBND quận 2 chưa THA, PV Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ với cơ quan này. Sau nhiều lần hẹn thì đến ngày 22-1, UBND quận có văn bản cung cấp thông tin. Theo văn bản của UBND quận 2, thực hiện theo bản án của tòa, cơ quan này đã giao UBND phường Bình An kiểm tra, xác nhận lại nguồn gốc, quá trình sử dụng nhà, đất đối với ông Hùng để Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận hoàn tất hồ sơ bồi thường. Sau khi UBND phường có giấy xác nhận 130 thì Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng đã lập hai bảng chiết tính để điều chỉnh giá trị bồi thường, hỗ trợ. Theo đó, số tiền này được điều chỉnh lên 18,5 triệu đồng và không đủ điều kiện tái định cư. Tuy nhiên, khi tiếp xúc, phía ông Hùng không đồng ý nên Văn phòng HĐND và UBND quận 2 giao Phòng TN&MT phối hợp với Thanh tra, Phòng Tư pháp quận 2 cùng UBND phường kiểm tra lại toàn bộ nguồn gốc pháp lý sử dụng đất của ông Hùng. Hiện các cơ quan này đang tiến hành công việc và phải báo cáo, đề xuất cho UBND quận trong tháng 2-2018. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi vụ việc có diễn tiến mới. Trách nhiệm của ủy ban trong thi hành án Ngày 21-8-2017, Chi cục THA dân sự quận 2 ra thông báo tự nguyện thi hành bản án gửi UBND quận 2. Theo thông báo này, UBND quận 2 có thời gian tự nguyện THA là 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án (theo khoản 2 Điều 311 Luật Tố tụng hành chính 2015). Sau thời gian này, ông Hùng có quyền gửi đơn đến tòa án đã xử sơ thẩm yêu cầu ra quyết định buộc UBND quận THA. YẾN CHÂU
Thanh Tra
Thanh Trì (Hà Nội): Nhiều sai phạm trong quản lý các dự án xây dựng
Kết luận ngày 29/9/2017 của Thanh tra Bộ Xây dựng về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước ngành Xây dựng; công tác quy hoạch; quản lý quy hoạch; cấp phép xây dựng; việc thực hiện quy hoạch chuyên ngành xử lý chất thải rắn, nước thải, nghĩa trang đô thị và một số dự án tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đã chỉ ra hàng loạt sai phạm.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-02T03:26:00"
Nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì vẫn chưa bị xử lý. Ảnh: TQ Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc bàn giao đầy đủ hồ sơ các đồ án quy hoạch được duyệt cho UBND huyện Thanh Trì để phục vụ công tác quản lý; hướng dẫn về chuyên môn để UBND huyện thực hiện việc cung cấp thông tin quy hoạch cho tổ chức, cá nhân trong đó có việc đo đạc và cung cấp chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, số liệu về hạ tầng kỹ thuật, cốt xây dựng theo quy định tại Điều 9 và Điều 55 Luật Quy hoạch đô thị. Kiểm tra, rà soát, báo cáo UBND TP Hà Nội để xử lý đối với những sai sót tại 2 đồ án quy hoạch phân khu đô thị GS và GS (A). Chỉ đạo các chủ đầu tư dự án, đồ án khu đô thị, khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật triển khai đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là trường học, đảm bảo kết nối chung toàn khu vực, đúng tiến độ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Yêu cầu UBND huyện Thanh Trì tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm; có biện pháp xử lý kịp thời đối với tổ chức, cá nhân đã để ra các sai sót đã nêu trong kết luận thanh tra và báo cáo kết quả thanh tra. Chấn chỉnh, khắc phục các sai sót trong việc cấp giấy phép xây dựng đã nêu trong báo cáo kết quả thanh tra; lập hồ sơ xử lý đối với các trạm BTS đã xây dựng, đã phát sóng nhưng chưa có giấy phép xây dựng. Chỉ đạo UBND thị trấn Văn Điển, UBND các xã, Đội Thanh tra xây dựng huyện phối hợp với các phòng, ban chức năng: Lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đã nêu trong báo cáo kết quả thanh tra; kiểm tra, rà soát thực trạng xây dựng, sử dụng đất, báo cáo UBND TP Hà Nội để phê duyệt quy hoạch xây dựng làm cơ sở cho việc quản lý đất đai và xây dựng công trình tại khu vực hành lang thoát lũ sông Hồng, sông Nhuệ và sông Tô Lịch; kiểm tra, rà soát toàn bộ công trình sai phép, không phép và xây dựng trên đất nông nghiệp, xử lý theo thẩm quyền và đề xuất xử lý đối với các trường hợp vượt thẩm quyền… Về tài chính, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu UBND huyện Thanh Trì giảm chi phí quản lý dự án và các chi phí tư vấn khác tại 9 dự án đã được thanh tra số tiền trên 2 tỷ đồng. Giảm trừ khi thanh, quyết toán tại 18 công trình số tiền trên 4,4 tỷ đồng; thu hồi số tiền trên 1,5 tỷ đồng về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ Xây dựng do nghiệm thu, thanh, quyết toán tại 9 dự án chưa đúng quy định. Thu hồi số tiền 695 triệu đồng về tài khoản chủ đầu tư tại một số dự án gồm: Thanh toán vượt giá trị quyết toán số tiền 308 triệu đồng; không có khối lượng hoàn thành mà đã tạm ứng quá 6 tháng số tiền 387 triệu đồng. Để làm rõ kết quả thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Bộ Xây dựng, ngày 23/1, PV Báo Thanh tra đã đặt lịch làm việc bằng văn bản với Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì. Theo bà Hoàng Mai Hương, Phó Chánh Văn phòng UBND huyện, việc này đã được Chủ tịch UBND huyện giao lại cho Phó Chủ tịch UBND huyện. Phó Chủ tịch lại giao lại cho ông Nguyễn Huy Toàn, Trưởng phòng Quản lý đô thị làm việc với PV. Tuy nhiên, khi làm việc với PV lại là ông Lê Văn Đạt, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị huyện! Theo ông Lê Văn Đạt, đến thời điểm hiện nay đã thực hiện xong công tác kiểm điểm trách nhiệm, song không có tổ chức, cá nhân nào bị kỷ luật mà chỉ dừng ở mức “kiểm điểm sâu sắc”. Về tài chính, tổng số sai phạm cộng dồn từ các khoản là gần 9 tỷ đồng, trong đó có 1,5 tỷ phải thu hồi ngay do thanh, quyết toán sai, nhưng đến nay mới thực hiện được một phần rất nhỏ. Đối với các kiến nghị khác như: Lập hồ sơ xử lý các trạm BTS đã xây dựng, đã phát sóng nhưng chưa có giấy phép xây dựng; lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn; kiểm tra, rà soát thực trạng xây dựng, sử dụng đất, báo cáo UBND TP Hà Nội để phê duyệt quy hoạch xây dựng làm cơ sở cho việc quản lý đất đai và xây dựng công trình tại khu vực hành lang thoát lũ sông Hồng, sông Nhuệ và sông Tô Lịch; kiểm tra, rà soát toàn bộ công trình sai phép, không phép và xây dựng trên đất nông nghiệp, xử lý theo thẩm quyền và đề xuất xử lý đối với các trường hợp vượt thẩm quyền… theo ông Đạt là… đang làm! Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Đạt hẹn sẽ cung cấp số liệu cụ thể cho PV, song đến nay vẫn chưa thấy cung cấp. Báo Thanh tra sẽ tiếp tục phản ánh về kết quả thực hiện các kiến nghị được nêu trong kết luận và báo cáo kết quả thanh tra của UBND huyện Thanh Trì. Trần Quý
GĐ&XH
Thả cá chép phóng sinh sao cho tích phúc?
Lễ Táo quân cần thả cá chép đúng cách mới đúng ý nghĩa tâm linh và tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường.
[ "Văn hóa" ]
"2018-02-05T00:28:00"
Ý nghĩa của phóng sinh Dịp 23 tháng Chạp người người bê xô, chậu, xách túi nilon chứa cá chép đem ra sông, suối, ao hồ… phóng sinh cho cá hóa rồng chở các Táo quân cưỡi lên chầu Ngọc Hoàng. Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì các Táo quân mới kịp lên thiên đình. Do vậy, ngay từ tối 22 và cả ngày 23 tháng Chạp, người người đã đi thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà. Theo sư Thích Trí Hóa (Chùa Bằng A, Hà Nội), nếu phóng sinh đúng nghĩa, công đức rất lớn. Ý nghĩa của phóng sinh là cách khơi lòng hiếu sinh, thương yêu của con người, phát xuất từ lòng từ bi, vì sự sống của cá. Việc phóng sinh nên thành tâm làm phúc, cứu khổ, cứu nạn và ngẫu nhiên chứ không nên định sẵn và có thể làm quanh năm chứ không cứ dịp lễ tết mới làm. Các chuyên gia tâm linh cho rằng, người dân không lo phóng sinh cá xong sẽ bị người khác vợt bắt lại, hãy nhìn theo hướng tích cực là: Cá sắp chết thì cho cá thêm một cơ hội sống, còn sống bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Thả cá nhiều, hay thả ít cá thì con số không phân lượng lớn nhỏ. Công đức phóng sinh cũng không phụ thuộc vào việc thả con cá to, hay thả cá nhỏ, mà phụ thuộc vào tâm rộng mở của người phóng sanh. Vì vậy có thể thả 3-5 con cá, hoặc mua nhiều cá giống phóng sinh. Ảnh minh họa. Thả cá tiễn Táo quân đúng cách chứ không phải làm cho có lệ Theo nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng ( Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người ), sau khi cúng Táo quân xong thì mang cá chép đó ra ao, hồ hoặc sông suối để thả phóng sinh, theo dân gian là để cho cá hóa rồng đưa các Táo quân lên thiên đình. Trong cả ngày 23 tháng Chạp thả cá phóng sinh lúc nào cũng được. Nhưng từ khi mua cá về, tới lúc phóng sinh cá càng nhanh càng tốt. Kinh nghiệm thả cá phóng sinh cho thấy: - Chọn mua những con cá chép khỏe mạnh (bơi nhanh, quẫy mạnh, không tróc vẩy) thì mới sống được lâu ở nơi nước lạ. - Nghi lễ phóng sinh cần nhanh gọn, rồi nhanh chóng đưa cá đi thả, kẻo cá sợ hãi, ngột ngạt, tù túng dễ bị chết. - Tinh thần, thái độ khi đi phóng sinh cá cần vui vẻ, thoải mái, luôn tâm niệm phóng sinh cá là việc thiện lành, phúc đức. Trong lúc thả cá nên nghĩ là mình đang đơn thuần cứu vớt chúng là được. - Không nhất thiết phải thả ở ao, hồ gần chùa chiền, chỉ cần tìm nơi ít người câu cá để tránh lòng tham săn bắt cá để tránh tạo thêm nghiệp chướng cho họ. - Tìm hiểu môi trường định thả cá chép chất lượng nước có ô nhiễm không, nông hay sâu, có thích hợp để cá chép sống lâu không? Không nên thả cá nơi ao tù nước đọng, hay sông suối ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót. - Thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống ở nhiều nơi. Hãy nhẹ nhàng thả từng con, thả xuống ở nhiều nơi, không nên thả tập trung nhiều một chỗ để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết. Thả cá mang theo sự thành kính chứ không phải vứt xuống ao hồ làm cho có lệ. - Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị sóng xô dạt lại vào bờ. Ảnh minh họa. Các chuyên gia tâm linh cho rằng, phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chánh kiến chứ không chạy theo số đông… Không nên mong cầu thả cá để có lộc, hay vụ lợi, đầu cơ công đức... kẻo việc làm thì tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Lưu ý: Không nên mua loài phóng sinh nhiều lần ở một cá nhân, địa điểm và không có tính chất định kỳ… để tránh chúng sinh bị đánh bắt lại. Dân gian còn kiêng phóng sinh cá thì không nên ăn cá ngay ngày hôm đó (thể hiện tâm từ bi không phân biệt chỗ cứu, chỗ ăn). Theo quan niệm dân gian, cá chép nên thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23/12) để Táo quân có đủ thời gian lên chầu trời. -Thả cá ngoài sông hồ lớn, suối tự nhiên… Không nên đổ cá lại vào ao nhà mình vì như thế không phải là phóng sinh. -Thả cá xong đi về, cả ngày hôm đó không nên đi qua nơi thả cá nữa. -Không nên xem ngày giờ tốt xấu, hay chờ khi có lễ lớn mới phóng sinh để có nhiều phúc đức – đó là mê tín. Ngọc Hà
Nhân Dân
Kết quả Cuộc thi trắc nghiệm 'Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2017' (tuần 9,10,11,12)
Cuộc thi trắc nghiệm "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2017" tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, sinh viên các trường đại học và đông đảo tầng lớp nhân dân.
[ "Giáo dục" ]
"2017-07-25T09:28:52"
Ban Tổ chức xin công bố các phương án trả lời đúng và kết quả cuộc thi các tuần thứ 9,10,11,12 như sau: Tuần 9 (từ 27/6 - 4/7/2017) Đáp án câu hỏi: Câu hỏi 1. Phương án đúng là: Ngày 20-1-1949 Câu hỏi 2. Phương án đúng là: Ở tỉnh Sầm Nưa, ngày 6-1-1949 Câu hỏi 3. Phương án đúng là: Sản xuất năm 1975. Đạo diễn: Nguyễn Khắc Lợi Căn cứ Thể lệ, kết quả thi, những cá nhân sau đây đã đạt các giải thưởng tuần thứ 9 của cuộc thi: Giải nhất: Nguyễn Văn Nhanh (Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Long). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất 5.743/5.748 người trả lời đúng. Thời gian tham gia thi: 10h06’, ngày 03/07/2017. Giải nhì: Tạ Thị Thúy Mười (Trường THPT Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất 5.754/5.748 người trả lời đúng. Thời gian tham gia thi: 09h38’, ngày 30/06/2017. Giải ba: Lê Thị Phương Hồng (121, Tổ 5, Phường Tân Quang, TP. Tuyên quang, Tỉnh Tuyên Quang). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất 5.742/5.748 người trả lời đúng. Thời gian tham gia thi: 19h58’, ngày 30/06/2017. Tuần 10 (từ 4 - 11/7/2017) Câu hỏi 1. Phương án đúng là: Sầm Nưa Câu hỏi 2. Phương án đúng là: Từ ngày 13 đến 15-8-1950, tại Tuyên Quang (Việt Nam) Câu hỏi 3. Phương án đúng là: Rằm tháng 6 Căn cứ Thể lệ, kết quả thi, những cá nhân sau đây đã đạt các giải thưởng tuần thứ 10 của cuộc thi: Giải nhất: Đỗ Vũ Vinh (Định Hóa - Kim Sơn - Ninh Bình). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán chính xác số người trả lời đúng: 4.967/4.967. Thời gian tham gia thi: 20h48' ngày 06/07/2017. Giải nhì: Phạm Thị Phiến (Định Hóa - Kim Sơn - Ninh Bình). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán chính xác số người trả lời đúng: 4.967/4.967. Thời gian tham gia thi: 11h57' ngày 07/07/2017. Giải ba: Lê Thị Xuân (Khánh Mậu - Yên Khánh - Ninh Bình). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.967/4.967. Thời gian tham gia thi: 16h31' ngày 08/07/2017. Tuần 11 (từ 11- 18/7/2017) Đáp án câu hỏi: Câu hỏi 1 . Phương án đúng là: Ngày 30-10-1945; Hoàng thân Xuphanuvông Câu hỏi 2 . Phương án đúng là: Ngày 11-3-1951, Hội nghị Liên minh nhân dân ba nước Đông Dương, tại Việt Bắc Câu hỏi 3 . Phương án đúng là: Đồng chí Nguyễn Khang Căn cứ Thể lệ, kết quả thi, những cá nhân sau đây đã đoạt các giải thưởng tuần thứ 11 của Cuộc thi: Giải nhất: Ngô Thị Kim Dung (13 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trả lời đúng 3 câu hỏi và dự đoán chính xác 4.895/4.895 người trả lời đúng. Thời gian tham gia dự thi: 19h55' ngày 11/07/2017. Giải nhì: Nguyễn Hồng Mai (Trường Mẫu giáo Ánh Dương, thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Trả lời đúng 3 câu hỏi và dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.894/4.895 người. Thời gian tham gia dự thi: 14h35' ngày 12/07/2017. Giải ba: Đào Thị Thơm (Ngự Câu, An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội). Trả lời đúng 3 câu hỏi và dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.897/4.895 người. Thời gian tham gia dự thi: 05h15, ngày 13/07/2017. Tuần 12 (từ 18 - 25/7/2017) Đáp án câu hỏi: Câu hỏi 1. Phương án đúng là: Ngày 10-8-1954 Câu hỏi 2. Phương án đúng là: Từ ngày 22-3-1955 đến ngày 6-4-1955; tại Sầm Nưa Câu hỏi 3. Phương án đúng là: Mộc Châu, tỉnh Sơn La Căn cứ Thể lệ, kết quả thi, những cá nhân sau đây đã đoạt các giải thưởng tuần thứ 12 của cuộc thi: Giải nhất: Trần Đình Công (121, Tổ 5, Phường Tân Quang, TP Tuyên quang, Tỉnh Tuyên quang).Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4056/4053. Thời gian tham gia thi: 19h42 ngày 18/07/2017. Giải nhì: Phan Ngọc Nhật Quang (Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.050/4.053. Thời gian tham gia thi: 9h39’ ngày 21/07/2017. Giải ba: Phạm Nguyên Hạnh (6 ngõ 93 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Trả lời đúng 3 câu hỏi, dự đoán gần nhất số người trả lời đúng: 4.049/4.053. Thời gian tham gia thi: 9h40’ ngày 19/07/2017. Ban Tổ chức xin chúc mừng các bạn đã đoạt giải và mong đông đảo bạn đọc tiếp tục hưởng ứng tham gia cuộc thi tại các địa chỉ: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://vietlao.dangcongsan.vn ; Báo Nhân dân: www.nhandan.org.vn ; Báo Quân đội Nhân dân: www.qdnd.vn ; Tạp chí Tuyên giáo điện tử: www.tuyengiao.vn ; Báo Tiền phong: www.tienphong.vn ; Báo Thanh niên: www.thanhnien.vn ; Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.vn .
VietnamNet
Làm nông nghiệp, mang thai có được hưởng trợ cấp xã hội?
Vợ chồng tôi chỉ làm nông nghiệp nhưng vẫn tham gia bảo hiểm xã hội nhiều năm nay. Hiện tại vợ tôi có em bé, dự kiến cuối năm sẽ sinh. Xin hỏi luật sư vợ tôi có được hưởng chế độ trợ cấp gì không?
[ "Xã hội" ]
"2017-11-29T22:00:00"
Ảnh minh họa Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Luật BHXH 2014 tại khoản 2, Điều 4 quy định các chế độ bảo hiểm xã hội: 2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: a) Hưu trí; b) Tử tuất. Như vậy, nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có chế độ thai sản. Khi tham gia BHXH tự nguyện, những người thuộc diện lao động tự do, trong đó có nông dân được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân, gia đình để hưởng các chế độ theo quy định, góp phần đảm bảo cuộc sống khi về già. Theo đó, mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng; trong đó mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Cơ chế khuyến khích này được đưa ra nhằm tăng diện bao phủ BHXH trong toàn dân. Theo quy định tại Nghị Định 134//NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể: a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc
Chính Phủ
Điều động, bổ nhiệm nhân sự 4 địa phương
TPHCM, tỉnh An Giang, Thừa Thiên – Huế, Tây Ninh vừa trao các quyết định về công tác cán bộ.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-06-22T02:10:00"
An Giang: Chiều 21/6, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy An Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, nghỉ hưu 10 cán bộ lãnh đạo thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý. Tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Anh Kiệt và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng đã trao các quyết định: Điều động Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Trung Quân đến nhận nhiệm vụ tại Đảng đoàn HĐND tỉnh, để bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh; Điều động, bổ nhiệm Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Thái Thúy Xuân giữ chức Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Điều động Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ (Ban Tổ chức Tỉnh ủy) Thái Minh Hiển nhận nhiệm vụ tại Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh, được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, BTV Đảng ủy Khối Doanh nghiệp và giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; Bổ nhiệm Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Võ Thị Thanh Vân giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bổ nhiệm lại ông Võ Văn Thắng giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học An Giang; Bổ nhiệm lại ông Huỳnh Văn Nên giữ chức Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế An Giang; Bổ nhiệm lại ông Nguyễn Ngọc Thiều giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế An Giang. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh An Giang trao quyết định giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng (từ ngày 1/7/2017) đối với Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đinh Thị Ngọc Sương và Phó trưởng Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) Hồ Chánh Giám; trao quyết định nghỉ hưu (từ ngày 1/7/2017) đối với Phó Giám đốc Sở Xây dựng Mai Anh Dũng. TPHCM: Sáng ngày 20/6, tại Hội nghị Ban chấp hành Thành đoàn lần thứ 22, anh Phạm Hồng Sơn, Phó Bí thư Thành đoàn TPHCM, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TPHCM được bầu làm Bí thư Thành đoàn TNCS TPHCM nhiệm kỳ 2012-2017, với 100% số phiếu tán thành. Ngày 19/6, TAND TPHCM đã tổ chức lễ bổ nhiệm chức danh thẩm phán trung cấp và trao quyết định bổ nhiệm một số nhân sự. Theo đó, ông Nguyễn Văn Chính, Chánh án TAND quận 5; bà Nguyễn Thị Thu Sương, Chánh án TAND huyện Bình Chánh và ông Đặng Hồng Sơn, thẩm phán TAND huyện Hóc Môn được bổ nhiệm chức danh thẩm phán trung cấp. Đồng thời lãnh đạo TAND TPHCM đã trao các quyết định, điều động và bổ nhiệm: Ông Phùng Văn Hải, thẩm phán trung cấp, công tác tại TAND quận 2 giữ chức vụ Phó Chánh tòa Dân sự TAND TPHCM; ông Ngô Thanh Nhàn, thẩm phán trung cấp, công tác tại TAND huyện Củ Chi giữ chức vụ Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TPHCM; ông Nguyễn Văn Tuấn, thẩm phán trung cấp, công tác tại TAND quận 12 giữ chức vụ Phó Chánh tòa Gia đình và người chưa thành niên TAND TPHCM. Tây Ninh: Chiều 20/6, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Minh Tân đã trao Quyết định số 2689-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động ông Trần Văn Khải, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Trảng Bàng đến công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm, kể từ ngày 1/7/2017. Trước đó, ngày 19/6, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND tối cao bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Tây Ninh cho ông Nguyễn Văn Dựa, thời hạn 5 năm, kể từ ngày 1/7/2017. Thừa Thiên - Huế: Ngày 19/6, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định số 1314/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Huy Hiển, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 19/06/2017.
VietnamNet
Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 5/2017
Cuối tháng 5/2017 Báo VietNamNet tiếp tục nhận được nhiều đơn thư của Bạn đọc và Công văn phúc đáp của các cơ quan.
[ "Pháp luật" ]
"2017-05-31T22:00:00"
TIN BÀI KHÁC 1. Bạn đọc Nguyễn Văn Chi ở nhà G6-Thành Công-Ba Đình-Hà Nội đến Tòa soạn trình bày và gửi đơn đề ngày 3/5/2017 có cả chữ ký của các BĐ Phạm Công Đại, Nguyễn Thanh Bình, nêu rõ các cơ sở về việc “không nên xây bãi đỗ xe tự động trên phạm vi đất đã được cống hóa mương Nguyên Hồng giáp hồ Thành Công. Nếu TP và nhà đầu tư quyết tâm làm như vậy, xin hãy chừa lại một đoạn mương giữa hồ Thành Công với nhà G6 và trường Mầm non Họa My để cụ già và em nhỏ hít thở khí hồ trong lành”. Báo VietNamNet đề nghị Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội; UBND quận Ba Đình xem xét. 2. Bạn đọc Hoàng Thị Kiều, cư dân sống tại căn A3-20 chung cư GOLDEN WEST, số 2 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội gửi email đề ngày 19/5/2017 phản ánh: Chủ đầu tư VIETRADICO đã cố tình biến căn thoáng của chung cư thành căn hộ. Năm 2016, Sở Xây dựng đình chỉ thi công và xử phạt 90 triệu đồng. Sáng ngày 18/05/2017, Thanh tra Xây dựng lại sang, lập biên bản ở tầng dưới, thì tầng trên vẫn gạch đá, cát sỏi chở vào thi công! Tầng 19A-SKY GARDEN, khu vui chơi dành cho cư dân, chủ đầu tư cũng tuyên bố đó là “tầng kỹ thuật”. Công nhân ra vào liên tục, khoan cắt đục đẽo cả ngày thứ 7, chủ nhật. Nghiêm trọng hơn nữa là CĐT chưa hoàn thiện hệ thống PCCC, chỉ "chữa cháy" bằng các khung sắt, gá các bình cứu hỏa tạm bợ 2 bên hành lang để đối phó với chính quyền”. Xin chuyển ý kiến của BĐ Hoàng Thị Kiều đến Ủy ban nhân dân và Sở Xây dựng Hà Nội xem xét, giải quyết dứt điểm. Chủ đầu tư chưa hoàn thiện hệ thống PCCC, chỉ gá các bình cứu hỏa tạm bợ (ảnh do BĐ cung cấp) 3. Bạn đọc Bùi Hùng Hoành thường trú tổ 14, khu 11, phường Việt Hưng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh gửi “đơn kêu cứu khẩn cấp” đề ngày 11/5/2017 về việc “con trai là Bùi Hùng Huyền bị Cơ quan CSĐT CA TP. Hạ Long khởi tố bắt giam và Viện KSND TP. Hạ Long ra cáo trạng truy tố tội danh Cố ý gây thương tích cho bị hại là ông Nguyễn Văn Hải” mà theo BĐ là “truy tố oan trái”. Đề nghị các Cơ quan tố tụng TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xem xét. 4. Bạn đọc Nguyễn Thị Hằng địa chỉ tổ 24, phường Quán Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên gửi email đơn kêu oan đối với Bản án số 169/HS-PT ngày 16/08/1999 do Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên thụ lý giải quyết về tội “Gây rối mất trật tự nơi công cộng” theo khoản 1 Điều 198 BLHS 1985, vì “xác định nguyên nhân của sự việc không có căn cứ; Kết luận hành vi gây rối mất trật tự nơi công cộng là không có căn cứ”. Theo BĐ Hằng dù bản án có hình phạt nhẹ, dù sự việc có trôi qua 19 năm nhưng 19 năm đó là 19 năm tôi đi kêu oan. Vậy mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nơi BĐ Nguyễn Thị Hằng đồng gửi đơn này xem xét. 5. Bạn đọc Vũ Xuân Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vũ Hùng Phát, thường trú tổ 20, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhiều lần gửi đơn tiếp tục “kêu cứu, kiến nghị” về việc bị Dũng C đánh tại trụ sở Công an phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, phải đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện. Tuy nhiên Cơ quan CSĐT CAQ Hoàng Mai không khởi tố vụ án hình sự. Xin nhắc lại, sau khi nhận đơn của BĐ Hiền đề ngày 20/6/2013, Báo VietNamNet đã có Công văn số 234/CV-VNN ngày 25/6/2013 gửi CA và Viện Kiểm sát nhân dân quận Hoàng Mai, Hà Nội đề nghị xem xét, nhưng không nhận được phúc đáp. Mong 2 Cơ quan trên cho Báo VietNamNet biết ý kiến để trả lời Bạn đọc theo quy định của Luật báo chí. 6. Bạn đọc Huỳnh Hữu Toàn là con Liệt sỹ, cháu nội Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, thường trú tại 93 đường Mạc Đĩnh Chi, phường 4 TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng nhiều lần gửi đơn, tiếp tục “kêu cứu khẩn cấp” vì Quyết định số 2677/QĐ-UBND ngày 3/12/2010 của UBND tỉnh Bến Tre không công nhận nội dung đơn khiếu nại…về việc đòi lại đất hiện do UBND xã Sơn Phú (huyện Giồng Trôm) quản lý. Theo BĐ Toàn thì “Đất này có nguồn gốc của họ tộc”. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND tỉnh Bến Tre; UBND huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre xem xét và phúc đáp Công văn số 369/CV-VNN ngày 29/9/2016 của Báo VietNamNet về vấn đề này. Đã hơn nửa năm kể từ ngày gửi Công văn, Báo vẫn chưa nhận được hồi âm từ các cơ quan trên. 7. Bạn đọc Nhữ Ngọc Dưỡng công tác tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang gửi đơn đề ngày 11/5/2017 phản ánh Trưởng phòng NN và PTNT huyện này “có nhiều khuất tất trong sử dụng nguồn kinh phí Nhà nước cấp; thông đồng vởi thủ quỹ kê khai, lập khống chứng từ, sử dụng sai mục đích các khoản chi phí…đã có đơn tố cáo gửi Thanh tra huyện nên năm 2016 không đạt danh hiệu ‘Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở’; không được Bằng khen của cấp nào, mà vẫn được xếp loại Đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Vậy là không thực hiện đúng Hướng dẫn số 27/HD/BTCTW ngày 15/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương? Xin chuyển ý kiến của BĐ Nhữ Ngọc Dưỡng đến Huyện ủy Na Hang, tỉnh Tuyên Quang xem xét. 8. Bạn đọc Phùng Thế Huân gửi văn bản đề ngày 15/5/2017 cung cấp một số thông tin về việc “bán đấu giá nhà đất tại số 5 Hồ Biểu Chánh, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh trong quá trình thi hành án trong vụ án Nguyễn Đức Kiên”. BĐ Huân “đề nghị Cục Thi hành án TP. Hồ Chí Minh đối thoại công khai với tôi cùng các luật sư của tôi về vụ việc này”. 9. Bạn đọc Nguyễn Thành Công gửi email đề ngày 18/5/2017 phản ánh: “Bà con miền duyên hải có cửa biển Gành Hào là vùng kinh tế xã hội khó khăn thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu than dữ lắm về việc cấp thẻ BHYT với mã DK. Bởi lẽ thời hạn cấp 3 tháng là quá ngắn, trong khi làm thủ tục, chờ, nhận và sử dụng thì bất tiện đối với bà con quê nghèo. Đành rằng ‘vùng kinh tế xã hội khó khăn’ không phải là một hằng định, khi kinh tế xã hội khi khá lên, đối tượng thụ hưởng chính sách BHYT phải điều chỉnh là đương nhiên; nhưng cũng không đến nỗi cứ 3 tháng lại xét cấp một lần tấm thẻ BHYT giúp bà con tiếp cận dịch vụ y tế được tốt hơn. Thẻ BHYT cấp cho bà con vùng này nên có thời hạn 1 năm mới có ý nghĩa thiết thực. Hy vọng chính quyền, ngành Bảo hiểm xã hội nghiên cứu để đồng bào vùng khó khăn tiếp cận hỗ trợ tốt hơn và ổn định hơn”. Cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu là vùng kinh tế xã hội khó khăn (Ảnh có tính chất minh họa) Bạn đọc là “những người dân tổ dân phố 4, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội” gửi đơn đề ngày 3/5/2017 đề nghị xem xét việc làm vi phạm pháp luật của gia đình ông Ôn, bà Tân cũng ở địa chỉ trên “làm nhà trên đất công, lấn chiếm bờ sông, vi phạm hành lang bảo vệ đê sông Nhuệ”. Xin chuyển ý kiến trên đến UBND phường Cầu Diễn và quận Nam Từ Liêm xem xét. 12. Bạn đọc Vĩnh Linh (Kon Tum) gửi email đề ngày 19/5/2017 phản ánh “Hiện nay, rất nhiều loại giấy tờ, thủ tục yêu cầu phải có ảnh: Ảnh làm hồ sơ xin việc, thi tuyển công chức, quy hoạch, bổ nhiệm; ảnh làm giấy phép lái xe, giấy khám sức khỏe, CMND, hộ chiếu; ảnh làm hồ sơ học quản lý nhà nước, lý luận chính trị, ảnh để làm bằng, chứng chỉ; ảnh làm thẻ cộng tác viên, thành viên các loại… Tình trạng lạm dụng quá mức, đòi hỏi phải có ảnh đối với hầu hết các giấy tờ, hồ sơ là không hợp lý, gây phiền hà, tốn kém thời gian, tiền bạc cho người dân, cán bộ, công chức nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa có nơi mất cả ngày đi đường mới chụp được ảnh thẻ. Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề nghị cơ quan chức năng rà soát các quy định liên quan đến yêu cầu phải có ảnh; bãi bỏ quy định phải có ảnh đối với một số loại giấy tờ, hồ sơ, nhất là giấy tờ chỉ sử dụng một lần như giấy khám sức khỏe, hồ sơ đi thi, đi học... 13. Bạn đọc Đào Ngọc Mai, cán bộ hưu trí thường trú tại 55/7 Bùi Thị Xuân (nay là 1233 Hoàng Sa), phường 5, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh gửi email đơn đề ngày 23/5/2017 khiếu nại về việc các cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết “cho gia đình chúng tôi được hưởng hạn mức đất ở (160m2/hộ) của 3 căn hộ số 1231, 1233, 1235 đường Hoàng Sa, phường 5, quận Tân Bình”. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng của quận Tân Bình nơi BĐ Đào Ngọc Mai đồng gửi đơn này xem xét. 14. Bạn đọc Phạm Thị Ánh ở thôn 1, xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa gửi “đơn kiến nghị” đề ngày 18/5/2017 về việc ông Nguyễn Bá Quyền chiếm một phần đất; chiếm ngõ đi của gia đình BĐ. BĐ đã khởi kiện ra TAND huyện Thiệu Hóa, Tòa thụ lý giải quyết từ ngày 17/10/2013, nhưng một số cán bộ có trách nhiệm vẫn cố ý làm sai lệch cấp GCNQSDĐ cho ông Quyền- bà Bé dẫn đến hậu quả ‘một mảnh đất được cấp 2 GCNQSDĐ’! Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa; UBND và TAND huyện Thiệu Hóa xem xét, xử lý dứt điểm vụ việc. 15. Bạn đọc Cung Bích Hường ở số 23, tổ dân phố 23, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội gửi đơn đề ngày 19/5/2017 phản ánh “một số sai phạm của lãnh đạo trường Trung cấp Sư phạm mẫu giáo và nhà trẻ Hà Nội; cụ thể là cho thuê khuôn viên sân trường làm bãi trông giữ xe ô tô và gara dịch vụ sửa chữa xe cả ngày lẫn đêm; cho một số cá nhân thuê các phòng học làm Văn phòng môi giới xuất khẩu lao động…Hàng ngày các loại xe ô tô, người đủ các thành phần ra vào ra vào nhộn nhịp làm mất cảnh quan sư phạm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học tập và sinh hoạt sinh viên”. Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội; UBND quận Thanh Xuân nơi BĐ Bích Hường đồng gửi đơn này xem xét. 16. Bạn đọc Nguyễn Thị Chúc, cán bộ hưu trí ở số nhà 161 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội gửi đơn “đề nghị xem xét khẩn cấp” đối với một số Văn bản của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội; UBND quận Hai Bà Trưng liên quan đến việc thu hồi đất tại địa chỉ trên để thực hiện Dự án xây dựng trụ sở UBND phường Lê Đại Hành. Báo VietNamNet đề nghị UBND TP. Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng giải quyết dứt điểm vấn đề này. Cũng xin nhắc lại là Báo đã có Công văn số 161/CV-VNN ngày 25/5/2015 gửi UBND quận Hai Bà Trưng đề nghị xem xét, nhưng đến nay vẫn không được phúc đáp. 17. Bạn đọc Trường Xuân gửi email đề ngày 23/5/2017 phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu Minh Bột, phường Minh Nông, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ do 2 lò giết mổ trâu, bò gây ra. Toàn bộ phụ phẩm sau khi giết mổ và chất thải khu nuôi bò Úc đều thải trực tiếp ra ao hồ, làm cho nước ao hồ chuyển màu đen, bốc mùi hôi thối; ruồi, nhặng rất nhiều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân sống xung quanh. Mặt khác do các xe ô tô có tải trọng lớn chở trâu bò làm hư hỏng đường bê tông dân sinh do dân đóng góp, ảnh hưởng đến việc đi lại của khu dân cư. Đề nghị UBND TP. Việt Trì và phường Minh Nông xem xét Phụ phẩm biết mổ thải ra ao hồ gây ô nhiễm môi trường ( ảnh do BĐ cung cấp) 18. Bạn đọc Văn Mạnh Hà gửi email đề ngày 24/5/2017 kiến nghị về việc “anh, chị em bệnh binh là sỹ quan trong Lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an) hưởng trợ cấp theo Nghị định 86 tháng 8/1995 của Chính phủ, quá thấp và không công bằng (có đồng chí cấp quân hàm Trung tá chỉ còn nhận bằng 1/3 mức 55% lương của họ hàng tháng). Đa số những sỹ quan bệnh binh này quỹ thời gian không còn nhiều. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét. 19. Nhiều Bạn đọc “là các cổ đông của Công ty cổ phần Nhựa y tế Mediplast” đồng ký tên trong đơn đề ngày 12/5/2017 gửi lãnh đạo Bộ Y tế và cơ quan chức năng nêu rõ “Mediplast đang hoạt động đạt hiệu quả cao, mô hình tổ chức đang hợp lý, chẳng có tội tình gì mà lại bị sáp nhập với Tổng Công ty thiết bị y tế Vinamed với phương án sáp nhập hết sức bất hợp lý mà HĐQT Công ty đưa ra. Việc xóa sổ Công ty Mediplast làm cho nhiều cán bộ công nhân viên hết sức đau lòng và các cổ đông bị thiệt thòi quá lớn. Chúng tôi kiến nghị kiểm tra và giám sát việc định giá các tài sản của Mediplast và công bố công khai, minh bạch việc định giá quyền sử dụng các lô đất của Mediplast ở Hà Nội và Bắc Ninh”. 20. Bạn đọc Ma Thị Bích Hằng, địa chỉ 25 Nguyễn Thị Nghĩa, phường 2, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng gửi email đơn đề ngày 24 tháng 05 năm 2017 khiếu nại về việc: “Ngày 11/04/2017 tôi đã gửi đơn đến Tòa án nhân quận 2, thành phố Hồ Chí Minh khởi kiện công ty cổ phần Deli Fresh về việc chiếm đoạt tiền lương, từ 23.530.000 đồng (theo thỏa thuận làm việc từ ngày 11/6/2016 đến ngày 10/06/2017) xuống còn 5.216.000 đồng); không thưởng lương tháng 13 và không đóng Bảo hiểm xã hội cho tôi từ tháng 01/2017. Nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được thông báo nhận đơn khởi kiện của Tòa”. Đề nghị TAND quận 2, TP. Hồ Chí Minh khẩn trương xem xét. 21. Bạn đọc Lê Thị Lụa trú tại phường Phương Đông, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục gửi “đơn kêu cứu khẩn cấp” về việc chồng là ông Đỗ Văn Lô, bị phát hiện chết vào 17/11/2015 tại Khu vực bến cảng của Công ty TNHH Đức Phúc, Phú Thứ, Kinh Môn, Hải Dương. BĐ Lụa không nhất trí với kết luận Giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật Hình sự - Công an tỉnh Hải Dương về nguyên nhân chết là “ngạt nước”, bởi “tôi nhận thấy có quá nhiều bất thường xung quanh cái chết của chồng”. Phúc đáp Công văn số 44/CV-VNN ngày 23/1/2017 của Báo VietNamNet đề nghị xem xét về việc này, Thanh tra Công an tỉnh Hải Dương có Công văn số 141/TB-PV24 ngày 17/2/2017 cho biết: Đơn này đã được chuyển đến đồng chí Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CA huyện Kinh Môn để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay Công an huyện Kinh Môn vẫn chưa phúc đáp Báo VietNamNet. 22. Bạn đọc Đặng Đức Trí công tác tại Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia VIUP-Bộ Xây dựng gửi “đơn tố cáo” đề ngày 25/5/2017 đối với ông Nguyễn Đình Toàn- Thứ trưởng Bộ Xây dựng về việc “có nhiều vi phạm trong công tác quản lý tài chính tại nhiều Dự án trọng điểm của Quốc gia”. Đây là một trong nhiều nội dung tố cáo mà BĐ Đặng Đức Trí gửi Báo VietNamNet. Đề nghị xem xét về một nội dung đó, Báo VietNamNet đã có Công văn số 236/CV-VNN ngày 4/4/2017 gửi Thanh tra Chính phủ và Bộ Xây dựng, nhưng đến nay chưa nhận được phúc đáp. Các cơ quan phúc đáp 1. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình có Công văn số 333 CV/UBKTTU ngày 10/5/2017 phúc đáp Công văn số 249/CV-VNN ngày 17/4/2017 đề nghị xem xét đơn của các BĐ Vũ Văn Hùng, Trịnh Tiến Đạt, Bùi Công Chiến, Đinh Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Huy. Công văn cho biết: Không xác minh được địa chỉ rõ ràng của người viết đơn…Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình lưu đơn theo quy định. 2. Sở Y tế TP. Hà Nội có Công văn số 1543/SYT-TTr ngày 16/5/2016 phúc đáp Công văn số 68/CV-VNN ngày 10/2/2017 đề nghị xem xét đơn tố cáo của BĐ Lê Văn Hiếu đối với lãnh đạo BV Phục hồi chức năng. Công văn cho biết: Đây là đơn mạo danh…tuy nhiên vẫn “xem xét các nội dung về công tác quản lý, điều hành của GĐ Bệnh viện theo quy trình quản lý Nhà nước của Sở Y tế đối với các đơn vị trong ngành” và kết quả kiểm tra là: Cả 9 nội dung BĐ tố cáo sai phạm thì có 3 nội dung là “không đúng” và 6 nội dung là “không có cơ sở”. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên có Công văn số 32/CV-TTra ngày 15/5/2017 phúc đáp Công văn số 275/CV-VNN ngày 8/5/2017 đề nghị xem xét đơn của bạn đọc Dương Bảo Ngọc trú tại 167D, ngõ 169, đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, trong đó có nội dung “24 năm gia đình tôi không được giao đất canh tác nông nghiệp và đất hương khói Liệt sỹ”. Công văn cho biết: “Đối chiếu với quy định của pháp luật, việc giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện”(trước kia là UBND huyện Tiên Lữ, nay là UBND TP. Hưng Yên). 4. Cũng về nội dung trên, Cơ quan CSĐT Công an TP Hưng Yên có Công văn số 126/CQĐT ngày 25/5/2017 cho biết: Hộ gia đình ông Dương Bảo Ngọc không được chia đất theo Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy Hải Hưng cũ tại xã Hoàng Hanh năm 1992-1993, là do sơ suất của Ban chỉ đạo cải cách ruộng đất. Cơ quan này đã báo cáo Chủ tịch UBND TP Hưng Yên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, xem xét lại. Còn 6 nội dung tố cáo ông Dương Văn Chuyến- Chủ tịch UBND xã Hoàng Hanh “không đủ căn cứ chứng minh, kết luận hành vi của ông Chuyến có dấu hiệu tội phạm hình sự” nên không khởi tố vụ án hình sự; đã thông báo cho ông Dương Bảo Ngọc biết. Công văn số 275/CV-VNN ngày 8/5/2017 của Báo VietNamNet cũng được đồng gửi UBND, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét; mong các cơ quan này sớm hồi âm. 5. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội có Công văn số 646/UBND-TTr ngày 23/5/2017 phúc đáp Công văn số 45/CV-VNN ngày 23/1/2017 của Báo VietNamNet (đồng gửi Ban tiếp Công dân TP. Hà Nội) về việc đề nghị xem xét đơn của các bạn đọc Bùi Văn Ba, Bùi Thị Nga thôn Yến Vĩ, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức tố cáo hành vi phá hoại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn; tố cáo ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức lợi dụng chức vụ quyền hạn sắp xếp, bổ nhiệm đưa con cháu vào làm trong Ban quản lý di tích Hương Sơn không đúng quy định. Công văn cho biết: Nội dung đơn nêu đang được UBND TP. Hà Nội giao Thanh tra TP xác minh, kết luận, “không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Mỹ Đức. UBND huyện Mỹ Đức trả lại đơn để Ban tiếp công dân Hà Nội và Báo VietNamNet chuyển đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết”. Xin nhắc lại: Công văn số 45/CV-VNN ngày 23/1/2017 Báo VietNamNet đồng gửi cả UBND TP. Hà Nội; Ban tiếp Công dân Hà Nội chuyển đến UBND huyện Mỹ Đức; nay UBND huyện này “trả lại đơn” vì “không thuộc thẩm quyền giải quyết”, liệu có lòng vòng? 6. Cục Chính trị- Bộ Tư lệnh Quân khu 1 có công văn số 586/CCT-CS ngày 24/5/2017 phúc đáp Công văn số 280/CV-VNN ngày 11/5/2017 đề nghị xem xét đơn của bạn đọc Bùi Tuấn Túc ở xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Công văn cho biết: Ông Túc không có tên trong danh sách thương binh ban hành theo Quyết định 2144/QĐ; hồ sơ làm chế độ thương binh của ông không được cơ quan chức năng các cấp thẩm định và không được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 ra Quyết định công nhận thương binh... Hiện nay nếu ông Túc còn có đủ các tài liệu chứng minh là quân nhân có bị thương trong quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì được thiết lập hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh theo trình tự, thủ tục quy định (theo các Văn bản mà Cục Chính trị đã gửi ông Bùi Tuấn Túc). Trân trọng cảm ơn các Cơ quan trên. Ban Bạn đọc.
Giao Thông
Trạm T2 BOT QL91 sẽ vô tác dụng khi có tuyến tránh Long Xuyên
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật thông tin, sẽ làm tuyến tránh Long Xuyên, giảm áp lực cho T2 BOT QL91.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-29T05:31:00"
Trạm thu phí T2 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Ảnh Lê An Sáng 29/1, đoàn làm việc của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Nhật dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang để xử lý những nội dung liên quan đến trạm thu giá dịch vụ đường bộ thuộc Dự án ĐTXD công trình cải tạo, nâng cấp QL 91 đoạn km14-Km50+889 theo hình thức BOT. Tại buổi làm việc, ông Ngô Công Thức, Giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giang cho biết, đối với địa phương, người dân đa phần phản ứng về sự bất hợp lí trong việc đặt vị trí của trạm T2 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Đặc biệt, sau khi cầu Vàm Cống được đưa vào sử dụng thì chắc chắn nhiều vấn đề bất cập sẽ xảy ra. Trong đó vấn đề ANTT sẽ không được đảm bảo. Do đó, ông Thức kiến nghị Bộ GTVT xem xét giải quyết những vấn đề còn bất cập tại trạm. Đối với Cần Thơ, phía TP cũng như những địa phương có liên quan, đều kiến nghị miễn, giảm giá cho các phương tiện theo kiến nghị của UBND TP đã gửi trước đó nhằm đảm bảo vấn đề ANTT tại khu vực đặt trạm. Cũng trong buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Công ty Cổ Phần đầu tư QL 91 Cần Thơ- An Giang cho biết, theo chỉ đạo của Bộ GTVT, Nhà đầu tư đã thực hiện giảm giá đường bộ cho hơn 1.100 phương tiện và đã được triển khai từ ngày 1/9/2017. Cụ thể, tại trạm T1 giảm 108 xe thuộc phường Phước Thới và châu Văn Liêm và 46 xe buýt. trạm T2, hơn 1000 xe thuộc TP Cần Thơ, tỉnh An Giang, Kiên Giang. Sắp tới, Nhà đầu tư sẽ tiếp tục giảm theo đề xuất của các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ cho tổng số hơn 2.000 phương tiện. Đồng thời, nhà đầu tư cũng khẳng định không thể tiếp tục giảm hơn nữa vì như thế nhiều vấn đề bất cập sẽ xảy ra và đặc biệt là có khả năng dẫn đến thời gian thu phí sẽ kéo dài, dẫn đến tình trạng phương án tài chính sẽ bị phá vỡ. Đối với kiến nghị di dời trạm T2, Thứ trưởng Nguyễn Nhật thông tin, hiện tại Bộ đang tiến hành đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến tránh Long Xuyên. Khi tuyến tránh này hình thành thì trạm T2 sẽ không còn tác dụng. Theo đó, Bộ cũng đã thống nhất với phương án giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong đó, tại trạm T2, thống nhất giảm giá cho 100% xe buýt, xe của người dân có hộ khẩu thường trú và có trụ sở đặt tại phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt), xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh), TP Cần Thơ; phường Mỹ Thạnh (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang); xe khách vận chuyển hành khách công cộng chạy tuyến cố định sử dụng quãng đường BOT theo hướng từ Kiên Giang (QL80) về tỉnh An Giang (QL 91) và ngược lại. Bên cạnh đó, theo tinh thần tự đề xuất của Nhà đầu tư sẽ giảm 50 % giá vé hiện hành cho xe không thuộc đối tượng theo đề nghị của tỉnh An Giang. Đối với trạm T1, trước mắt thống nhất giảm 100% cho 10 xe đã được Bộ GTVT chấp thuận tại văn bản trước đó và 100% cho xe buýt. Đối với những kiến nghị của Sở GTVT Cần Thơ liên quan đến các phương tiện trong phạm vi lân cận. Thứ trưởng giao Tổng Cục đường Bộ Việt Nam, cùng Nhà đầu tư, Sở GTVT TP Cần Thơ cùng địa phương có liên quan thành lập Tổ tiến hành rà soát, chốt lại danh sách các phương tiện nằm trong đối tượng miễn giảm trên tinh thần 100% miễn cho các phương tiện nằm trong bán kính 3km, 50% cho các phương tiện thuộc bán kính 5km. Theo đó, Tổ thống nhất phạm vi hành chính theo phạm vi địa giới hành chính, chốt danh sách các phương tiện để có thể đảm bảo tính hài hòa và công bằng về quyền lợi của người dân. Thứ trưởng yêu cầu Tổ công tác cần thống nhất danh sách làm sao để trong tuần tới có thể tiến hành miễn giảm cho người dân. Lê An
PLO
Trạm BOT T1,T2 sẽ giảm giá 30%-100%
Thêm nhiều khu vực quanh hai trạm T1, T2 có các phương tiện được miễn, giảm giá 100%.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-30T18:30:00"
Ngày 30-1, theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, tổ công tác do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Sở GTVT TP Cần Thơ, nhà đầu tư và các đơn vị liên quan đã có buổi họp với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quận Ô Môn, TP Cần Thơ để đối thoại, đồng thời công bố phương án miễn, giảm cho các phương tiện lưu thông qua trạm T1 (quốc lộ 91, đặt tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ). Tăng thời gian thu phí từ 23 năm lên 31 năm Tại cuộc họp, tổ công tác Tổng cục Đường bộ đã công bố phương án miễn, giảm đối với trạm T1 như sau: Giảm 100% cho 10 xe đã được Bộ GTVT chấp thuận ngày 29-8-2017, xe buýt, xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú, tổ chức có trụ sở tại khu vực Bình Lập, Thới Trinh thuộc phường Phước Thới, khu vực 12, 15 thuộc phường Châu Văn Liêm (đều thuộc quận Ô Môn). Giảm 50% cho xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú tại phường Phước Thới, Thới Hòa và Châu Văn Liêm (không bao gồm các đối tượng ở bốn khu vực thuộc hai phường nêu trên). Giảm 30% cho xe kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú và tổ chức có trụ sở tại phường Phước Thới, Thới Hòa và Châu Văn Liêm. Tổng số xe mà Sở GTVT TP Cần Thơ đã thống kê là 722 xe. Phát biểu tại buổi họp, đại diện Vụ Tài chính (Tổng cục Đường bộ) cho biết dự án này ban đầu có kế hoạch thu phí trong hơn 23 năm. Sau khi có phương án miễn, giảm như trên thì thời gian thu sẽ kéo dài lên 31 năm. “Đối tượng giảm xem xét ưu tiên theo thứ bậc, trên cơ sở đảm bảo phương án tài chính chứ nếu giảm sâu hơn nữa, rộng hơn nữa sẽ vượt xa phương án tài chính, phía ngân hàng không chịu vì sẽ thành nợ xấu và hiện nay đã ngấp nghé nợ xấu rồi. Quá trình thực hiện thì đương nhiên không thể công bằng hết được vì đây là thu phí hở” - vị đại diện Vụ Tài chính cho hay. Đại diện một nhà xe ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ phát biểu ý kiến tại buổi đối thoại về mức, phạm vi miễn, giảm phí qua trạm T1. Ảnh: NN Tiếp tục ghi nhận ý kiến người dân Chuyển qua phần đối thoại, có ý kiến người dân đề nghị nên miễn, giảm 100% cho toàn bộ người dân trên địa bàn quận Ô Môn để tránh sau này sẽ có tình trạng đăng ký kinh doanh ở những phường có miễn, giảm để né việc đóng phí, phát sinh thêm nhiều rắc rối. Ông Võ Huỳnh Phong, ngụ phường Châu Văn Liêm, cho rằng thời gian qua cánh tài xế đã liên hệ nhiều lần với Sở GTVT để thống kê danh sách xe đề nghị miễn, giảm nhưng chờ quá lâu mà không được thực hiện. Ông Phong đề nghị thực hiện việc miễn, giảm 100% đối với các xe trong bán kính 5 km và thực hiện sớm việc miễn, giảm để người dân yên tâm đi lại, làm ăn, nhất là vào dịp Tết sắp đến. Phát biểu sau đó, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết sẽ ghi nhận các ý kiến phản ánh để có báo cáo gửi về Bộ. “Xung quanh việc giảm giá này có hai văn bản. Những xe đã giảm theo văn bản trước (Văn bản 6020) thì đã thực hiện rồi. Sau đó có Văn bản 1519 của Bộ GTVT hướng dẫn và đang thực hiện theo văn bản này nên mong bà con hiểu” - ông Thắng nói. Ông Thắng cũng cho biết Tổng cục Đường bộ và Vụ Đối tác công tư sẽ tính toán để miễn, giảm sớm nhất cho bà con, làm sao đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dân. Những đối tượng được miễn, giảm 100% sẽ được thực hiện ngay sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ GTVT. Những ý kiến vướng mắc sau này của nhà xe thì cứ gửi trực tiếp cho Sở GTVT để tổng hợp, báo cáo về Bộ GTVT. Thời gian qua, nhà xe cần phản ánh không biết kêu ai, kéo xe ra trạm thì bị cho là quấy rối, gây mất an ninh trật tự. Tôi đề nghị để giải quyết miễn, giảm cần phân biệt rõ loại xe và tính theo địa giới hành chính hay bán kính xung quanh trạm thu phí... Ông VÕ HUỲNH PHONG , phường Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ Trạm T2: Miễn, giảm 50%-100% Cuối giờ chiều 30-1, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại, ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, cho biết sẽ không tổ chức lấy ý kiến dân về việc giảm giá BOT ở trạm T2 (quốc lộ 91, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) vì phương án miễn, giảm đưa ra đã cơ bản được thống nhất giữa Tổng cục Đường bộ và các địa phương liên quan, chỉ còn chờ thực hiện. Cụ thể, theo ông Dũng, phương án miễn, giảm đối với trạm T2 như sau: Miễn 100% đối với xe buýt, xe của những hộ dân có hộ khẩu thường trú tại phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ), phường Mỹ Thạnh (TP Long Xuyên, An Giang), xe phục vụ hành khách công cộng trên các tuyến cố định từ Kiên Giang về An Giang và ngược lại. Giảm 50% cho các xe không thuộc các đối tượng trên (lân cận). “Phương án này đang được Tổng cục Đường bộ trình Bộ GTVT, khi Bộ thống nhất thì sẽ triển khai. Đối với hai xã, phường thuộc TP Cần Thơ được miễn 100%, theo thống kê ban đầu khoảng 380 xe” - ông Dũng cho hay. Bên cạnh đó, ông Dũng cũng cho biết đối với việc miễn, giảm phí ở trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp hiện triển khai theo phương án đã công bố thông tin hôm 20-1. Kiến nghị miễn, giảm trong phạm vi bán kính 10 km trạm BOT Sóc Trăng Chiều 29-1, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng về việc thống nhất phương án giảm giá trạm BOT Sóc Trăng trên quốc lộ 1 mà không có các nhà báo tham dự. Tại buổi làm việc, theo tạp chí Giao Thông (Bộ GTVT), Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện cho biết: Công tác phối hợp giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam , tỉnh Sóc Trăng và nhà đầu tư trong giải quyết ùn tắc tại trạm BOT Sóc Trăng chưa chặt chẽ. Tình hình tại trạm hiện vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Theo chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, hiện tình trạng phản ứng của người dân địa phương vẫn còn nhiều bức xúc. Nguyên nhân là việc miễn, giảm giá cho các phương tiện qua trạm chưa tạo sự đồng thuận cao, phạm vi giảm giá còn hẹp. Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Bộ GTVT, chủ đầu tư cần có những điều chỉnh miễn, giảm phí cho các phương tiện trong phạm vi bán kính 10 km quanh trạm, thay vì 3 km như hiện nay. Về phía nhà đầu tư, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH BOT quốc lộ 1 Sóc Trăng, cho rằng nếu giảm giá theo đề xuất của địa phương trong bán kính 10 km thì nhà đầu tư sẽ phá sản. Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết với kiến nghị của tỉnh Sóc Trăng, Bộ GTVT xem xét lại giảm như thế nào, có ảnh hưởng đến phương án ban đầu, ảnh hưởng đến thời gian thu phí không. Thứ trưởng Nguyễn Nhật đề nghị trong thời gian tới Bộ GTVT, tỉnh Sóc Trăng, nhà đầu tư cần tổ chức đối thoại với chủ các doanh nghiệp vận tải, người dân nhằm tìm ra giải pháp tối ưu trong việc thực hiện miễn, giảm giá. NHẪN NAM
CAĐN
'Dạy vợ' bằng... điếu cày
CAH Nghi Lộc (Nghệ An) ngày 24-9 cho hay đã khởi tố vụ án, bị can đối với Lê Văn Thiết (1977, trú xã Nghi Kiều, H. Nghi Lộc) về hành vi cố ý gây thương tích. Do mâu thuẫn với vợ là chị Đào Thị Thơm (1983) nên giữa vợ chồng Thiết xảy ra cãi vã. Sẵn hơi men trong người, Thiết cầm điếu cày đập lên đầu vợ, rồi tiếp tục lấy cuốc phang nhiều nhát lên đầu và mặt khiến chị Thơm bị thương tích phải đi cấp cứu tại bệnh viện.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
"2017-09-25T06:44:00"
CAH Nghi Lộc (Nghệ An) ngày 24-9 cho hay đã khởi tố vụ án, bị can đối với Lê Văn Thiết (1977, trú xã Nghi Kiều, H. Nghi Lộc) về hành vi cố ý gây thương tích. Do mâu thuẫn với vợ là chị Đào Thị Thơm (1983) nên giữa vợ chồng Thiết xảy ra cãi vã. Sẵn hơi men trong người, Thiết cầm điếu cày đập lên đầu vợ, rồi tiếp tục lấy cuốc phang nhiều nhát lên đầu và mặt khiến chị Thơm bị thương tích phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Ngay sau đó, chị Thơm làm đơn trình báo cơ quan CA, Thiết cũng đi đầu thú. Qua giám định thương tật, chị Thơm bị thương tích 16%. D.H
Zing
Xây tượng đài Huyền Trân công chúa cao 9 m ở cồn Hến
Theo quy hoạch của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tượng đài công chúa Huyền Trân cao 9 m cùng một số hạng mục sẽ được xây dựng với kinh phí 130 tỷ đồng tại khu vực cồn Hến.
[ "Văn hóa" ]
"2018-01-31T09:29:00"
Ngày 31/1, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt quyết định quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng, tượng, biểu tượng kiến trúc và vườn tượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cồn Hến nằm giữa sông Hương chảy qua TP Huế. Ảnh: A.T. Theo quy hoạch, tại khu vực cồn Hến (giữa sông Hương) thuộc phường Vỹ Dạ sẽ được xây dựng tượng đài Huyền Trân công chúa và tranh lịch sử cùng văn hóa Chăm Pa thuộc loại nhóm A1 với quy mô đầu tư 130 tỷ đồng. Tượng đài nhóm A1 có kích thước nhân vật cao từ 9 m trở lên; tranh nhóm A1 có kích thước chiều dài từ 9 m trở lên. Dự kiến sau khi hoàn thành, khu vực tượng đài và tranh ở cồn Hến sẽ trở thành điểm nhấn thu hút du khách tham quan khi đến Huế. Ngoài ra tại TP Huế sẽ có 2 tượng chúa Nguyễn Phúc Nguyên (nhà Nguyễn) tại công viên phía Bắc sông Hương đường Kim Long; tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong Không gian vườn Trịnh tại bãi bồi Lương Quán (phường Thủy Biều). Trong quy hoạch của tỉnh còn có 8 biểu tượng kiến trúc và 4 vườn tượng được xây dựng mới ở TP Huế. Cồn Hến, địa điểm được quy hoạch xây dựng tượng đài công chúa Huyền Trân. Ảnh: Google Maps. Điền Quang
Thanh Tra
Kiểm điểm Giám đốc Sở Nông nghiệp sàm sỡ nữ nhân viên
Ông Nguyễn Văn Thống - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng - cho biết, cơ quan này đã thống nhất hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Lương Minh Quyết - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng - vì hành vi thiếu nghiêm túc với nữ nhân viên thuộc quyền.
[ "Pháp luật" ]
"2017-05-30T07:40:00"
Thông tin cho biết, đầu năm 2017, ông Lương Minh Đạt (nguyên Trưởng phòng Quản lý dự án xây dựng công trình, trực thuộc Sở NN&PTNT Sóc Trăng) đã làm đơn gửi Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng tố cáo ông Lương Minh Quyết có hành vi sàm sỡ và lời nói không chuẩn mực với bà N.T.K.T. (vợ ông Đạt). Kèm theo đơn tố cáo là băng ghi âm, tin nhắn trao đổi qua lại giữa ông Quyết và bà T. Theo trình bày của ông Đạt, sau khi đôi bên nói chuyện rõ ràng, ông Quyết đã không còn ủng hộ ông trong công việc và tìm cách làm khó dễ nên ông đã làm đơn xin nghỉ việc. Đồng thời, vợ ông cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác. Đến tháng 6/2016, vợ ông làm đơn xin chuyển công tác nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trao đổi với PV, ông Lương Minh Đạt cho biết: Ngày 27/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng mời ông làm việc để thông báo kết quả đơn tố cáo của ông. Tại buổi làm việc, 2 cán bộ Ủy ban Kiểm tra thông báo, qua xác minh, nội dung đơn tố cáo của ông chỉ đúng một phần. Theo đó, nội dung tố cáo Giám đốc Sở NN&PTNT có lời nói không chuẩn mực với vợ ông Đạt là có cơ sở. Còn nội dung tố cáo ông bị gây khó dễ trong công việc là không có cơ sở. Theo ông Đạt, tại buổi làm việc, ông còn được thông báo sau khi có kết quả xác minh của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Đảng ủy Sở NN&PTNT tổ chức họp, 12/13 người đã bỏ phiếu thống nhất hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Lương Minh Quyết. Ủy ban Kiểm tra cũng tổ chức họp và thống nhất với hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Giám đốc Sở NN&PTNT. Được biết, trước lúc về giữ chức vụ Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, ông Quyết từng là Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên. Theo B.D (Dân Trí)
PLO
Nhân sự mới Tòa án TP.HCM
TP.HCM: Bổ nhiệm mới ba thẩm phán trung cấp và bổ nhiệm ba Phó chánh tòa chuyên trách...
[ "Pháp luật" ]
"2017-06-19T10:51:55"
Ngày 19-6, TAND hai cấp TP.HCM đã tổ chức Lễ bổ nhiệm chức danh thẩm phán trung cấp và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ tại trụ sở 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1. Phó Chánh án Nguyễn Văn Châu trao quyết định bổ nhiệm chức danh và chức vụ cho các thẩm phán Theo đó, ông Nguyễn Văn Chính (sinh năm 1961, Chánh án TAND quận 5); bà Nguyễn Thị Thu Sương (sinh năm 1974, Chánh án TAND huyện Bình Chánh) và ông Đặng Hồng Sơn (sinh năm 1969, thẩm phán TAND huyện Hóc Môn) được bổ nhiệm chức danh thẩm phán trung cấp. Kể từ ngày 15-6, điều động và bổ nhiệm: ông Phùng Văn Hải (sinh năm 1971), thẩm phán trung cấp, công tác tại TAND quận 2 giữ chức vụ Phó Chánh tòa Dân sự TAND TP.HCM; ông Ngô Thanh Nhàn (sinh năm 1973), thẩm phán trung cấp, công tác tại TAND huyện Củ Chi giữ chức vụ Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1965), thẩm phán trung cấp, công tác tại TAND quận 12 giữ chức vụ Phó Chánh tòa Gia đình và người chưa thành niên TAND TP.HCM. Tại buổi lễ, Phó Chánh án TAND TP.HCM Nguyễn Văn Châu chúc mừng các thẩm phán trung cấp mới được bổ nhiệm và kỳ vọng các Phó Chánh tòa chuyên trách mới nỗ lực cùng đơn vị đạt thành tích cao....
PLO
Giảm phí BOT trạm T1 trên quốc lộ 91 từ 30% đến 100%
Có bốn khu vực tại hai phường Phước Thới và Châu Văn Liêm được miễn giảm 100% phí qua trạm T1.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-30T07:25:15"
Ngày 30-1, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT TP Cần Thơ, nhà đầu tư cùng các đơn vị liên quan đã có buổi họp với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quận Ô Môn (TP Cần Thơ) để thống nhất ý kiến về việc miễn, giảm giá phí BOT cho các phương tiện lưu thông qua trạm T1 (quốc lộ 91, đặt tại quận Ô Môn). Trạm thu phí BOT T1 trên quốc lộ 91 đặt tại quận Ô Môn. Ảnh: NN Theo đó, phương án miễn giảm đối với trạm T1 gồm: giảm 100% cho 10 xe đã được Bộ GTVT chấp thuận ngày 29-8-2017. Giảm 100% cho xe buýt; giảm 100% cho xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú, tổ chức có trụ sở tại khu vực Bình Lập, Thới Trinh thuộc phường Phước Thới, khu vực 12, 15 thuộc phường Châu Văn Liêm (đều thuộc quận Ô Môn); Giảm 50% cho xe không kinh doanh của người dân có khẩu thường trú tại phường Phước Thới, Thới Hòa và Châu Văn Liêm (không bao gồm các đối tượng ở bốn khu vực thuộc hai phường nêu trên); Giảm 30% cho xe kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú và tổ chức có trụ sở tại phường Phước Thới, Thới Hòa và Châu Văn Liêm. Tổng số xe mà Sở GTVT TP Cần Thơ đã thống kê là 722 xe. Đại diện một nhà xe ở quận Ô Môn phát biểu ý kiến tại buổi đối thoại về mức, phạm vi miễn giảm phí qua trạm T1 ngày 30-1. Ảnh: NN Tại cuộc họp, có ý kiến người dân đề nghị nên miễn, giảm 100% cho toàn bộ người dân trên địa bàn quận Ô Môn để tránh tình trạng sau này sẽ có tình trạng đăng ký kinh doanh ở những phường có miễn giảm để né việc đóng phí, phát sinh thêm nhiều rắc rối. Ông Võ Huỳnh Phong (phường Châu Văn Liêm) cho rằng thời gian qua cánh tài xế đã liên hệ nhiều lần với Sở GTVT để thống kê danh sách xe đề nghị miễn giảm nhưng quá lâu không được thực hiện. Ông Phong đề nghị thực hiện việc miễn giảm 100% đối với các xe trong bán kính 5 km và thực hiện sớm việc miễn giảm để người dân yên tâm đi lại, làm ăn nhất là vào dịp Tết sắp đến. “Thời gian thu như các anh nói sẽ tăng từ 23 năm lên 31 năm. Các anh giảm 100% cho bốn khu vực đó chưa tới 100 xe. Tôi ngồi chơi tôi tính cũng lời… Nhà xe cần phản ánh không biết kêu ai, kéo xe ra trạm thì bị cho là quấy rối, gây mất an ninh trật tự. Để giải quyết cần phân biệt rõ loại xe và tính theo địa giới hành chính hay bán kính xung quanh cần làm rõ. Biển cấm dừng xe không quá 5 phút không quá một tuần hoàn tất còn tụi em chờ từ tháng 5, tháng 6 (2017) đến giờ mới được các anh đọc cho nghe phương án giảm 30%, 50%, còn 100% chỉ có ở bốn khu vực” - ông Phong nêu ý kiến. Phát biểu tại buổi họp, đại diện Vụ Tài chính (Tổng cục Đường bộ) cho biết dự án này ban đầu có kế hoạch thu phí trong hơn 23 năm. Sau khi có phương án miễn giảm như trên thì thời gian thu sẽ kéo dài lên 31 năm. “Đối tượng giảm xem xét ưu tiên theo thứ bậc, trên cơ sở đảm bảo phương án tài chính chứ nếu giảm sâu hơn nữa, rộng hơn nữa sẽ vượt xa phương án tài chính, phía ngân hàng không chịu vì sẽ thành nợ xấu và hiện nay đã ngấp nghé nợ xấu rồi. Quá trình thực hiện thì đương nhiên không thể công bằng hết được vì đây là thu phí hở” - vị đại diện Vụ Tài chính cho hay. Ông Nguyễn Mạnh Thắng cho biết đoàn ghi nhận các ý kiến và sẽ cố gắng giải quyết sớm nhất nguyện vọng chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Ảnh: NN Phát biểu kết thúc buổi làm việc, ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết sẽ ghi nhận các ý kiến phản ánh để có báo cáo gửi về Bộ. Xung quanh việc giảm giá phí này, ông Thắng cho biết có hai văn bản, những xe đã giảm theo văn bản trước (văn bản 6020) thì đã thực hiện rồi. Sau đó có văn bản 1519 của Bộ GTVT hướng dẫn và hiện đang thực hiện theo văn bản này nên mong bà con hiểu. Ông Thắng cũng cho biết Tổng cục Đường bộ và Vụ PPP sẽ tính toán để miễn giảm sớm nhất cho bà con, làm sao đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dân. Những đối tượng được miễn giảm 100% sẽ được thực hiện ngay sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ GTVT. Những ý kiến vướng mắc sau này của nhà xe thì cứ gửi trực tiếp cho Sở GTVT để tổng hợp. NHẪN NAM
Nông Nghiệp
Kiểm tra vật tư nông nghiệp theo thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT
Những lỗi mà các cơ sở thường mắc phải là không theo dõi xuất, nhập hàng hóa; không có hoặc có nhưng không đầy đủ kệ...
[ "Pháp luật" ]
"2017-08-15T00:35:00"
Thực hiện Quyết định số 1022/QĐ-UBND ngày 08/5/2015 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc kiểm tra cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp (VTNN) và kiểm tra, chứng nhận cơ sở SXKD nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện Mỹ Xuyên đã ban hành Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 25/4/2016 thành lập đoàn kiểm tra các cơ sở VTNN địa bàn huyện này. Từ giữa năm 2016 đến nay, đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại hầu hết các cơ sở kinh doanh VTNN. Những lỗi mà các cơ sở thường mắc phải là không theo dõi xuất, nhập hàng hóa; không có hoặc có nhưng không đầy đủ kệ, giá để kê sản phẩm; niêm yết giá không đầy đủ; không lưu giữ hồ sơ liên quan đến sản phẩm hàng hóa đang kinh doanh; sử dụng chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng;... Qua kiểm tra, đoàn cũng đã nhắc nhở các cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh VTNN cả về thủ tục hành chính đến các nội dung liên quan đến kinh doanh như có hồ sơ theo dõi hàng hóa, điều kiện bảo quản sản phẩm, niêm yết giá..., đặc biệt không kinh doanh hàng hóa cấm sử dụng, hàng hóa không nằm trong danh mục được phép lưu hành. Ông Trần Hoàng Long, chủ cơ sở kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản tại ấp Dương Kiểng, xã Hòa Tú 2 cho biết: “Cơ sở luôn chấp hành tốt các quy định về kinh doanh VTNN như thực hiện việc đăng kí kinh doanh, cam kết bảo vệ môi trường, không kinh doanh hàng hóa cấm sử dụng hoặc không nằm trong danh mục được phép lưu hành”. TĂNG THANH CHÍ - LHV
PLO
Lấy ý kiến dân về giảm giá BOT trên quốc lộ 91
Hôm nay (30-1), Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chủ đầu tư và địa phương họp dân và doanh nghiệp để lấy ý kiến giảm giá BOT tại hai trạm T1 và T2.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-29T18:35:00"
Ngày 29-1, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã làm việc với UBND TP Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang về phương án giảm giá đối với một số phương tiện trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang khi lưu thông qua hai trạm thu phí BOT trên quốc lộ 91 là trạm T1 (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), trạm T2 (đặt tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) và BOT quốc lộ 1A Cần Thơ-Phụng Hiệp. Thống nhất giảm giá trạm T1, T2 đợt 2 Trao đổi với báo chí sau khi kết thúc cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng cho biết cuộc họp thống nhất sẽ giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với chủ đầu tư và địa phương họp với dân và các doanh nghiệp (DN) địa phương có phương tiện đi qua các trạm để bàn phương án giải quyết vào hôm nay (30-1). PV Pháp Luật TP.HCM trao đổi thêm với ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, ông Dũng cho biết: “Tại cuộc họp, đối với quốc lộ 91, nhà đầu tư, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Vụ Đối tác công tư đã trình phương án giảm giá. Sau khi bàn luận, thứ trưởng Bộ GTVT và UBND TP Cần Thơ thống nhất quan điểm, phương án giảm giá với trạm T1. Còn trạm T2 thì ngày 30-1 sẽ tổ chức lấy ý kiến của người dân, tổ chức, DN để xem coi mức giảm đưa ra như vậy có phù hợp với nguyện vọng của người dân chưa”. Ông Dũng cũng cho biết đối với trạm T1, TP Cần Thơ đề nghị giảm giá ba phường Phước Thới, Châu Văn Liêm và một phần của phường Thới Hòa của quận Ô Môn, số lượng xe là 722. Đối với đề xuất ở trạm T2, ông Dũng cho hay thông tin cụ thể sẽ được nêu ra tại cuộc họp dân vào hôm nay. Các tài xế phản đối mức thu giá gây ùn tắc tại trạm T1 trên quốc lộ 91 ngày 13-1. Ảnh: CK BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp: Chốt danh sách trước 3-2 Đối với trạm BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp, ông Lê Tiến Dũng cho biết đã đề xuất Bộ GTVT xem xét giảm giá theo đề nghị của UBND TP Cần Thơ. Cụ thể, miễn 80%-90% cho phương tiện không kinh doanh dưới chín chỗ và xe tải nhỏ hơn một tấn hiện đang cư trú phường Ba Láng, phường Lê Bình, phường Thường Thạnh thuộc quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Trong đó, đề xuất giảm 50% cho 548 phương tiện, 100% cho 475 phương tiện. Đối với xã Tân Phú Thạnh thuộc huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đề xuất giảm 50% cho ô tô từ 10 chỗ và xe tải trên một tấn có kinh doanh ở địa phương nêu trên; giảm 50% đối với các tổ chức, cá nhân, DN có hợp đồng vận chuyển (trên ba tháng) có sử dụng quãng đường 3 km tính từ vị trí đặt trạm. Cũng trong buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ- An Giang , cho biết theo chỉ đạo của Bộ GTVT, nhà đầu tư đã thực hiện giảm giá đường bộ cho hơn 1.100 phương tiện và đã được triển khai từ ngày 1-9-2017. Cụ thể, tại trạm T1 giảm 108 xe thuộc phường Phước Thới và Châu Văn Liêm và 46 xe buýt. Trạm T2, hơn 1.000 xe thuộc TP Cần Thơ, tỉnh An Giang, Kiên Giang . Sắp tới, nhà đầu tư sẽ tiếp tục giảm theo đề xuất của các tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ cho tổng số hơn 2.000 phương tiện. Đồng thời nhà đầu tư cũng khẳng định không thể tiếp tục giảm hơn nữa vì như thế nhiều vấn đề bất cập sẽ xảy ra và đặc biệt là có khả năng dẫn đến thời gian thu phí sẽ kéo dài, dẫn đến tình trạng phương án tài chính sẽ bị phá vỡ. Đồng quan điểm với TP Cần Thơ, ông Lê Văn Năm, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, cũng đề nghị giảm thêm cho xã Tân Phú Thạnh gồm: 262 phương tiện giảm 100%, giảm 100% cho 282 xe chính chủ và dưới một tấn, 339 phương tiện thực hiện phương án giảm 50%. Đồng thời, ông Năm cũng cho biết thêm hiện tại địa phương đang có nhiều bất cập liên quan đến vấn đề xe chính chủ và không chính chủ trong việc xem xét đối tượng nằm trong diện miễn, giảm. Sau khi nghe ý kiến các địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Nhật thống nhất giao Tổng cục Đường bộ, nhà đầu tư và Vụ Đối tác công tư xem xét lại phương án tài chính theo đề xuất của TP Cần Thơ và Hậu Giang rồi trình Bộ GTVT để quyết định trước ngày 3-2. Kiến nghị di dời trạm T2 Tại buổi làm việc trên, các nhà báo không được tham dự ngoài báo ngành. Theo báo Giao Thông , tại cuộc họp, ông Ngô Công Thức, Giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giang, phát biểu người dân đa phần phản ứng về sự bất hợp lý trong việc đặt vị trí của trạm T2 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Đặc biệt, sau khi cầu Vàm Cống được đưa vào sử dụng thì chắc chắn nhiều vấn đề bất cập sẽ xảy ra. Trong đó, vấn đề an ninh trật tự sẽ không được đảm bảo. Do đó, ông Thức kiến nghị hai phương án: Một là cho di dời trạm, hai là làm tuyến tránh Long Xuyên để giảm áp lực cho trạm T2. Đồng quan điểm với tỉnh An Giang, đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng cho rằng vị trí đặt của trạm T2 là bất hợp lý và cần phải di dời. Đối với kiến nghị di dời trạm T2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật thông tin hiện tại Bộ đang tiến hành đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến tránh Long Xuyên. Khi tuyến tránh này hình thành thì trạm T2 sẽ không còn tác dụng. NHẪN NAM
Zing
Thủ tướng trả lời chất vấn về thanh tra dự án bán đảo Sơn Trà
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng quy hoạch bán đảo Sơn Trà căn cứ nhiều quy định và đã giao thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng, xây dựng ở đây.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-01T12:02:00"
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) việc thanh tra dự án ở bán đảo Sơn Trà, tại kỳ thứ 4, Quốc hội khóa XIV hồi tháng 11/2017. Thủ tướng cho biết lập quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2030 căn cứ vào các văn bản pháp lý chính sau: Quyết định số 41 ngày 24/1/1977 của Thủ tướng thành lập Khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà với diện tích 4.000 ha; thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 15/12/2005 của Thủ tướng về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng. UBND Đà Nẵng đã tiến hành rà soát 3 loại rừng và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi UBND thành phố phê duyệt. Từ đó có quyết định số 6758 ngày 20/9/2008 của UBND Đà Nẵng về phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn giai đoạn 2008-2020. Trong đó xác định rõ diện tích rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà hơn 2.590 ha. Ngoài ra, quy hoạch bán đảo Sơn Trà còn căn cứ vào điều 53 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 2357 ngày 4/12/2013. Quy hoạch bán đảo Sơn Trà làm "nóng" nghị trường kỳ họp thứ 4, Quốc hội, khóa XIV. Ảnh: Hải Sơn. Quyết định số 2163 ngày 9/11/2016 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định: "Khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 10 km về phía đông bắc với tổng diện tích gần 4.440 ha. Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.056 ha". Theo Thủ tướng, diện tích toàn bộ bán đảo Sơn Trà là khu vực nghiên cứu quy hoạch, nhưng diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chỉ là 1.056 ha. Trong quy hoạch du lịch có nêu cụ thể là tổng diện tích các khu chức năng chỉ chiếm trên 553 ha, còn lại là diện tích dự trữ phát triển. Tuy nhiên, ngay cả diện tích này thì tổng số phòng lưu trú được xác định chỉ là khoảng 1.600. Do quy hoạch du lịch không đề cập đến vấn đề mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất (thuộc thẩm quyền của quy hoạch xây dựng) nên các chỉ tiêu này không được xác định. Nhưng, với việc xác định ngưỡng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của du lịch Sơn Trà là 1.600 phòng thì ước tính tổng diện tích sàn xây dựng của các công trình dịch vụ du lịch chỉ là khoảng 150.000 m2 (bằng 15 ha). "Như vậy, diện tích chiếm đất của các công trình dịch vụ du lịch tối đa là 15 ha, trong trường hợp các công trình xây dựng 2, 3 tầng thì diện tích chiếm đất còn giảm hơn nữa. Với quy mô này thì hệ số sử dụng đất được kiểm soát gián tiếp thông qua chỉ tiêu phòng lưu trú là rất nhỏ (dưới 3%). Ngoài phần diện tích xây dựng và khuôn viên vườn hoa, cảnh quan thì phần còn lại được khuyến cáo giữ nguyên trạng", Thủ tướng trả lời. Thủ tướng chỉ đạo thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ rừng, môi trường, xây dựng ở bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Đoàn Nguyên. Trong quy hoạch du lịch cũng có tính toán sức chứa (đối với các hoạt động du lịch: nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi xe đạp...) nhằm kiểm soát lượng khách tới tham quan và du lịch Sơn Trà. Việc này để đảm bảo các hoạt động du lịch ở mức chấp nhận được với môi trường tự nhiên (khách du lịch được tự do vào Sơn Trà và lượng khách hoàn toàn có thể tăng đột biến vượt quá sức chịu tải môi trường của Sơn Trà trong tương lai gần). Quy hoạch cũng đề xuất có biện pháp giám sát, quan trắc các tác động của môi trường để có thể kịp thời điều chỉnh các quy định về kiểm soát sức chứa, về hoạt động của khách du lịch khi cần. Hiện, các phương tiện cơ giới cũng được phép đi lại tự do trên hầu hết các tuyến đường trên Sơn Trà (ngoại trừ các khu vực quốc phòng). Trong quy hoạch đề xuất hạn chế tối đa giao thông cơ giới, chỉ trên 3 tuyến đường (không khép kín), các tuyến còn lại chỉ cho phép đi bộ dã ngoại và đi xe đạp và chỉ với số lượng hạn chế tối đa trong ngày. Về thanh tra dự án bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công văn ngày 19/9/2017, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính trước ngày 31/3/2018. Thắng Quang
PNSK
Bi hài chuyện cắt tiền duyên cho con cái
May mắn tích lũy cho mình một chút kiến thức ít ỏi về đạo Phật, tôi trở thành 'địa chỉ nóng' để bạn bè tìm đến mỗi khi gặp những khúc mắc liên quan tới vấn đề tâm linh. Và một trong nhưng chủ đề mà tôi thường xuyên nhận được chính là 'cắt tiền duyên'.
[ "Đời sống", "Tình yêu - Hôn nhân" ]
"2018-01-30T05:58:00"
Cắt hoài, cắt mãi mà “duyên âm” vẫn còn L, bạn tôi là một cô gái 24 tuổi xinh xắn với công việc ổn định tại một ngân hàng nước ngoài. Nếu nhìn bề ngoài, ai cũng thấy L có một cuộc sống hoàn hảo khi sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ đều là quan chức nhà nước, mang vẻ đẹp đài các của một cô gái Hà Nội. Hiếm ai biết cô gái ấy đã trải qua 3 lần “cắt tiền duyên”... Bạn kể cho tôi: “Bữa đó đang ngồi ăn sáng với mẹ thì tự nhiên một bà thím chạy vội tới rồi chỉ thẳng mặt mình nói: “Chết, chết cô này có “duyên âm” đi theo rồi, không cắt thì chết, chết”. Mẹ mình nghe xong tái xanh mặt, cuống quýt hỏi phải làm thế nào? Thì bà ta nói: “Đương nhiên có duyên theo thì phải cắt rồi”. Và thế là chuỗi ngày đi “cắt tiền duyên” của mình bắt đầu. Đi hết từ người này tới người khác, cứ ai chỉ chỗ nào thiêng là mẹ bắt mình tới. Bọn mình là người trẻ, theo khoa học nên đương nhiên là không tin mấy chuyện duyên âm, duyên dương rồi. Nhưng không hiểu sao, các mẹ lại tin những chuyện nhảm nhí thế này không biết”. Bạn tôi vừa kể vừa cười chua chát. Bạn nói có “duyên âm” nào thèm theo đâu, căn bản tại bạn bận công việc và vẫn muốn sống tự do, khám phá cuộc sống nên chưa muốn nghĩ tới chuyện yêu đương. Bạn đã giải thích cho mẹ bạn rất nhiều lần nhưng bạn nói mẹ bạn như bị “tẩy não” khi suốt ngày nghe theo lời mấy ông thầy, bà cốt. Thương mẹ nên bạn mới đi chứ thật tâm bạn thấy việc làm này vô ích và hoang đường vô cùng. Sau bạn mới nghĩ ra cách nhờ người giả làm bạn trai cho mẹ yên tâm để mẹ bạn không bị cuốn vào ma lực của thứ gọi là “cắt tiền duyên”. Bạn tôi than thở: “Nhà mình có điều kiện mà mỗi lần thực hiện khóa lễ ngót nghét hơn chục triệu mình đã tiếc với xót đứt ruột, khi phải mất một chồng tiền để mua giấy về đốt đi. Không hiểu những gia đình khó khăn thì còn bị trục lợi như thế nào nữa?”. Đau lòng trước tình cảnh hiện nay, bạn có hỏi tôi: Đạo Phật quan niệm như thế nào về việc “cắt tiền duyên”, bạn tin với một tôn giáo đầy tính khoa học như Phật giáo sẽ không bao giờ ủng hộ cho việc “cắt tiền duyên”. Bạn cũng trách tôi sao không viết về vấn đề này để định hướng dư luận đi theo Chính pháp, "Cứ để người dân mê muội khốn khổ thế này mãi ư?". Thật sự tôi cũng đắn đo, suy nghĩ rất nhiều và quyết định viết một bài về chủ đề “cắt tiền duyên”, ít nhất cũng cần viết ra những điều tôi biết để chia sẻ tới mọi người. Nếu kiến thức của tôi sai hay còn thiếu sót thì sẽ thật may mắn khi nhận được thêm sự chỉ dạy của các bậc thiện tri thức để làm sáng tỏ vấn đề. Mong rằng những điều tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp nhiều người bị không đi vào con đường tà đạo hay trở thành con rối bị người khác điều khiển và lợi dụng. Tiền duyên là gì? Ai được quyền “cắt tiền duyên”? Khái niệm tiền duyên đã tồn tại từ lâu đời lâu kiếp thuộc về tâm linh, nhưng “cắt tiền duyên” thì thuộc về yếu tố tâm lý và xuất hiện trong thời gian gần đây. Về tâm linh thì tiền duyên là mối duyên tình mang yếu tố say đắm, đam mê hay hận thù trong vòng nhân quả từ kiếp trước chưa được giải quyết giữa những người đã từng luyến ái với nhau, vấn đề này không thể qua loa kiểm chứng bằng ngoại cảm đồn đại, nở rộ trước giờ. Thực tế hiện nay, chủ yếu những người bị phán có tiền duyên đều do thầy đồng, bà cốt lợi dụng tâm lý của những cô gái, chàng trai đang sốt ruột chuyện lập gia đình để bịa ra chuyện có tiền duyên oan trái hay âm hồn oan tình báo oán nhằm mục đích trục lợi, kiếm sống bản thân. Giống như Bá Kiến ngày xưa ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi kéo lên, bắt đền ơn vậy. Do đó, chúng ta lúc nào cũng cần tỉnh táo để nhận định vấn đề, kẻo không khéo lại gặp phải phiền toái tiền mất tật mang. Thường người muốn “cắt tiền duyên” phải đến điện, đền, phủ chứ ít khi ra chùa để làm việc đó vì theo quan niệm của nhà Phật, người tu hành không được phép rẽ duyên của người khác. Lý giải về “tiền duyên” và việc “cắt tiền duyên”, TS.Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA, người có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực khoa học góc nhìn tâm linh, cho rằng:“Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả. Mà cách trả duy nhất là đi làm việc thiện, làm phúc. Còn “cắt tiền duyên” là để cầu siêu cho linh hồn. Từ cổ chí kim đã có tục lệ cầu siêu cho oan hồn. Cầu siêu có sức mạnh tư tưởng mãnh liệt bất kể đối với người theo một tôn giáo hay người vô thần”. Theo Ths.Vũ Đức Huynh, tác giả cuốn sách “Con người với tâm linh”, “thất tình, lục dục” là bảy thứ tình cảm và sáu thứ dục vọng ở con người, trong đó có ba thứ dục vọng là nhu cầu sống của bản thân là: Ăn uống, tình dục và ngủ nghỉ. Ở cõi “vong” chỉ có tình và dục ảo. Nó là ký ức “khắc cốt ghi xương”nằm trong cấu tố thần thức của vong hồn. Cắt “tiền duyên” chính là “làm phép” để cho vong hồn tỉnh ngộ mà rời cõi trần, quay về cõi “vong” tu luyện để có thể siêu thoát. Như vậy, không ai có thể “cắt” được “tiền duyên” của bạn. Chỉ có chính bản thân bạn mới có quyền và có khả năng cũng như năng lực hóa giải được “tiền duyên” ấy nếu nó là thứ duyên bất thiện. Bởi như tôi đã nói ở trên, xin nhắc lại một lần nữa: Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo thì kiếp này phải trả, không ai có thể xóa bỏ được nó ngoại trừ việc chuyển hóa nó mà thôi. Vậy nên, người xưa mới có câu: “Phàm làm việc gì cũng nên cẩn thận lúc ban đầu. Bởi khi đã gieo nhân tất phải có quả”. Con người làm chủ mọi nhân duyên Đạo Phật chỉ ra rằng, mọi vật, mọi việc trên thế gian này đều do trùng trùng duyên khởi mà tạo tác. Có thể hiểu nôm na, sự hiện hữu của con người, mọi sự vật, hiện tượng, trạng thái liên quan đến từng cá nhân đều do nghiệp quả của họ quyết định. Vì thế cho nên mới có việc hai người song sinh cùng mẹ cha, cùng thời khắc, theo tử vi thì có cùng ngôi sao chiếu mệnh, nhưng cuộc đời, sự nghiệp không giống nhau. Có khi, người thì lên đỉnh cao vinh quang, còn kẻ kia thì lại ở tận cùng vực thẳm thất bại. Đức Phật từng dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tàng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”. Cho nên, không có lá số tử vi nào qua ngày sinh, tháng đẻ mà xem thấy hết nghiệp quả của con người để chỉ được cho họ lối đi. Con người sẽ thọ lãnh nghiệp báo đã tạo tác và cũng chính họ mới có khả năng chuyển nghiệp của mình từ sự tu tập, tạo nhiều nhân duyên thiện để quả ác cũng thành nhỏ, nghiệp dữ cũng chuyển lành. Trong luật nhân quả của nhà Phật, nhân duyên cha mẹ - con cái, vợ - chồng cũng là nghiệp quả trả vay lẫn nhau nhiều đời, nhiều kiếp. Trong vô lượng kiếp, ai cũng đã từng là cha ta, là mẹ ta, là quyến thuộc ta cả. Kinh Phạm Võng nhấn mạnh: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta”, những mối quan hệ thân tình đã được hình thành như vậy. Ông (bà) thầy chấm tử vi phán rằng, con phải “cắt tiền duyên” thì mọi chuyện tình ái mới được suôn sẻ, vậy xin hỏi: “Tiền duyên” đó là cái gì, nếu không phải là dựa trên nhân duyên - nghiệp quả chi phối ba đời? Mà đã là nghiệp quả thì chính bản thân mình phải mạnh dạn nhìn nhận và cố gắng cải thiện, hoàn toàn không một ai có thể đại diện thần thánh hay cầu thần thánh thay mình làm việc này. Bởi lẽ, không ai trốn thoát được nghiệp do chính mình tạo trong quá khứ. Bởi vậy, ông bà ta xưa cũng có câu:“Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”. Trong tác phẩm “Mê tín Chánh tín”, HT.Thích Thanh Từ có viết: “Đồng cốt là hiện tượng mê hoặc khủng khiếp. Những kẻ làm ông đồng bà cốt đều là người sống trong trạng thái bất thường. Bản thân họ đã mất hết khả năng tự chủ, họ bị sai sử bởi một ma lực huyền bí nào đó. Khi ma lực ấy dựa vào họ, liền lạm dụng các danh hiệu thánh, những bậc vĩ nhân của thuở xưa dùng mạo xưng để lừa bịp người đời… Mê tín là lối tin mù quáng khiến con người mất hết trí thông minh. Những kẻ chủ trương mê tín là người làm hoặc loạn thế gian, đưa dân tộc lùi lại bán khai”. Cho nên, bạn cần lưu tâm những lời dạy hết sức thực tế và thâm thúy này của Hòa thượng bạn nhé! Chuyển hóa “tiền duyên” Những người nhẹ dạ, tin mình có tiền duyên thì sẽ càng tin hơn sau khi bị các thầy ám thị. Và rồi, tìm mọi cách để giải quyết nỗi lo “canh cánh bên lòng” cho bằng được. Thật sự, có một số người thiếu duyên trong ăn nói, hời hợt trong giao tế, lôi thôi trong ăn mặc, luộm thuộm trong sinh hoạt, thậm chí là ù ù cạc cạc trong mọi hoạt động của đời sống cá nhân, chẳng có chí hướng phấn đấu với tinh thần trách nhiệm thì làm sao có người dám “liều mạng” để chọn họ làm người gửi gắm phần đời còn lại… Thế mà hết sức phi lý và vô duyên, lại cứ đổ lỗi cho “tiền duyên”... Thiệt là tội nghiệp quá đi! Quan niệm ông bà ta “gái lớn phải có chồng, trai khôn phải có vợ” đã ăn sâu vào nếp sống tập quán bà con từ nông thôn đến thành thị, nên một cô gái ngoài tuổi 30 mà chưa lấy chồng, một chàng trai qua cả chục mối tình mà chưa kết duyên cùng ai, đôi vợ chồng giàu nứt đố đổ vách mà ngót mười năm chung sống vẫn chưa có lấy một mụn con để tay bế tay bồng… lỗi tại đâu? Người thì nói là nhà đó vô phúc, người thì chắc nịch cam đoan là có con ma nào hận tình theo ám, bởi vậy nên cứ bao năm mà vẫn “đi sớm về khuya một mình”. Chắc đời trước mắc nợ tình ai đó, giờ họ đeo theo “đòi nợ” cho bõ ghét nên vợ chồng không thuận ý đẹp lòng khi ở bên nhau… Cuối cùng, quy án cho “tiền duyên” và cần phải“cắt” liền cho xong chuyện. Có cả 1001 lý do để người ta tìm đến các bà đồng, thầy cúng hay pháp sư để “giải” nỗi phiền muộn này. Và những câu chuyện “cắt tiền duyên” của nhiều người đã có khi trở thành bi kịch của gia đình, vì không có trí tuệ, thiếu trách nhiệm và niềm tin bản thân, mà duyên tình thì cứ lận đận hoài suốt năm này tháng nọ. Lại nữa, cuộc sống hội nhập của xã hội ngày nay, đa phần các bạn trẻ quá bận bịu với học hành, công việc để mong tạo dựng sự nghiệp, ổn định cho tương lai, vô tình cũng khiến các chàng trai bị muộn vợ, các cô gái “ế” chồng vì không có nhiều thời gian để “lang thang” tìm bạn. Nếu những người bận rộn này không chủ động mở rộng các mối quan hệ hay thay đổi thói quen cuộc sống và thái độ giao tế thì có “cắt tiền duyên” trăm lần cũng chỉ có nghêu ngao, tủi phận: “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn”mà thôi! Cho nên, thay vì suy nghĩ tiêu cực, ngồi than thân trách phận, chẳng lợi ích gì với các “tiền duyên” vớ vẩn nào đó, chúng ta hãy tích cực xem xét lại cách sống của bản thân, về mối quan hệ với mọi người, tìm cách tháo gỡ những chỗ còn vướng mắc, vun bồi thêm tình yêu đang có và nuôi dưỡng lòng vị tha để hạnh phúc nảy mầm. Nếu tình yêu thương thăng hoa từ chính sự đồng cảm chân thật thì sẽ dẫn đến hôn nhân viên mãn. Có một lời khuyên rất hay, xin tặng để bạn nghiền ngẫm: “Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Đừng sống một cách tẻ nhạt, cuộc sống chứ không phải là một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần. Mọi quyết định của bạn, một là sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu, hai là đẩy bạn rời xa nó. Do đó, hãy có một quyết định đúng đắn nhất. Giống như diễn viên hài Tim Allen đã nói rằng: “Nếu bạn không tự quyết định được cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ quyết định thay bạn”. Theo Tuệ An/ Vườn hoa Phật giáo
VOV
Phát triển vùng TPHCM theo mô hình tập trung - đa cực
Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2030 để phát triển thành trung tâm kinh tế của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
[ "Kinh tế" ]
"2018-01-31T05:05:00"
TPHCM là đô thị có tốc độ phát triển nhanh, trung tâm kinh tế - tài chính lớn của cả nước. Những năm gần đây, mức độ gia tăng dân số của thành phố ngày một lớn, kéo theo đó là áp lực về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, giải quyết vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu... Hậu quả của việc bùng nổ phát triển đô thị khiến cho việc chống ngập trở nên kém hiệu quả, tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, làm giảm chất lượng sống và trực tiếp gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Để phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, đồng thời hướng sự phát triển của TPHCM và các tỉnh lân cận theo định hướng cụ thể, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Theo đó, vùng TPHCM rộng 30.404 km2, gồm 7 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dân số vùng ước tính đến năm 2030 khoảng từ 24 - 25 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 18-19 triệu người. Quy hoạch vùng đến năm 2030 được kỳ vọng phát triển TPHCM thành trung tâm kinh tế của cả nước và khu vực ĐNA . ( Ảnh: KT) Quy hoạch xác định phát triển vùng TPHCM theo mô hình tập trung - đa cực, trong đó hạt nhân chính là TPHCM, có vai trò đầu tàu liên kết và hỗ trợ các đô thị trong vùng cùng phát triển. Đây cũng được xác định là trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia, trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực, trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế. Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, hiện nay có nhiều bất cập trong việc quản lý vùng TPHCM như cơ chế quản chưa rõ ràng, đề án quy hoạch vẫn áp dụng mô hình Ban quản lý như vùng Thủ đô Hà Nội. Để tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không có sự đồng nhất, liên kết, Chính phủ cần xây dựng cơ chế quản lý cấp vùng để điều tiết mối liên hệ giữa các địa phương. Từng địa phương rà soát quy hoạch xây dựng của mình, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, các quy hoạch chuyên ngành có liên quan kịp thời điều chỉnh nhằm đảm bảo đồng bộ, phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM. “Cần làm thế nào các địa phương cùng Chính phủ nhanh chóng xây dựng cơ chế quản lý cấp vùng để điều tiết mối liên kết vùng cho thuận tiện. Nếu không, quy hoạch có nhưng mỗi tỉnh vẫn theo hướng của mình thì cần phải có người chủ trì việc kết nối. Đây là việc rất quan trọng trong thực hiện đề án quy hoạch vùng.” Ông Trần Ngọc Chính cho hay. Theo ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, lần điều chỉnh quy hoạch này sẽ giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng của cả vùng. Về phía địa phương, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tính toán đưa vào quy hoạch lần này giải pháp cụ thể, đó là quy hoạch san nền để ứng phó với tình trạng nước biển dâng. Ông Hưng nhấn mạnh, "nếu chúng ta không có định hướng hợp lý và có sự thống nhất trong điều hành chung thì sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, rời rạc và thiếu hiệu quả. Thời gian qua, mỗi địa phương làm một kiểu, chưa tuân thủ quy hoạch. Trong đề án lần này có đề xuất Ban chỉ đạo trong đó có sự vào cuộc của Trung ương, hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng mạnh ai nấy làm." Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến, hiện nay, thành phố gặp nhiều khó khăn về hạ tầng kỹ thuật và kết nối với các địa phương trong vùng. Đồ án điều chỉnh quy hoạch vùng không chỉ đáp ứng mong muốn là trở thành một vùng kinh tế trọng điểm mà giúp TPHCM kết nối chặt chẽ, không tạo nên sự cạnh tranh quay lưng lại và chưa đồng sức, đồng lòng với nhau. “Với sự phân công hợp lý thông qua một kế hoạch chung sẽ xác định được thế mạnh của từng địa phương, từng khu vực, đặc biệt là vai trò trung tâm của TPHCM để cả 8 tỉnh, thành trong vùng phát triển nhanh, bền vững; gắn kết trong việc phân bố các vùng chức năng, các vùng phát triển kinh tế đô thị, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh thành mà trong thời gian qua đã làm được nhưng chưa chặt chẽ.”, ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết. Với vai trò là hạt nhân cho cả vùng, TPHCM cần có sự điều phối và tăng cường phối hợp giữa các tỉnh, thành, nếu không sẽ xung đột trong kêu gọi đầu tư và hạn chế trong phát huy nguồn lực giữa các địa phương. Song song với quy hoạch thì mỗi địa phương phải ban hành cơ chế chính sách thực thi và các chế tài cụ thể đối với từng trường hợp quy hoạch chuyên ngành, có như thế mới phát huy được thế mạnh của từng tỉnh, thành cũng như cả vùng./. Duy Phương/VOV-TPHCM
Giao Thông
Nguyên Phó phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện bị tố khai man lý lịch
Có 1 người bác tham gia chế độ cũ, nhưng ông Hưng không khai, dẫn đến việc bị “tố” khai man lý lịch.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-26T12:02:00"
Báo cáo số 107 của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Mỹ Xuyên về kết quả giải quyết đơn tố cáo đối với ông Trương Quốc Hưng, nguyên Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mỹ Xuyên. Ảnh: Gia Minh Ngày 26/7, ông Đào Khương Hoàng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho biết, đã có kết luận việc bà B.T.K.A. (ngụ trị trấn Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) tố cáo ông Trương Quốc Hưng, nguyên Phó phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Mỹ Xuyên (hiện là Giám đốc Ban QLDA huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng - PV) khai man lý lịch để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và được đề bạt giữ những chức vụ quan trọng. Bị tố khai man lý lịch Theo bà A., vào năm 2013, khi biết ông Hưng được bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mỹ Xuyên, bà đã có đơn tố cáo việc ông Hưng khai man lý lịch, nhưng không được cơ quan chức năng của huyện giải quyết thỏa đáng. Gần đây nhất, vào ngày 8/5, khi biết ông Hưng sắp được bổ nhiệm làm Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) huyện Mỹ Xuyên, bà A. cũng có đơn tố cáo gửi lên Ban tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng. Đến ngày 25/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy Sóc Trăng có văn bản số 958 CV/BNCTU về việc chuyển đơn khiếu nại của bà A. cho Bí thư Huyện ủy Mỹ Xuyên giải quyết và sớm có báo cáo đến Ban Nội chính Tỉnh ủy. Nội dung công văn nêu rõ 2 vấn đề: Thứ nhất, đơn đề ngày 8/5/2017 của bà B.T.K.A. (ngụ huyện Mỹ Xuyên) tố cáo ông Trương Quốc Hưng, Phó trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mỹ Xuyên không có năng lực, đạo đức để được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Ban QLDA các công trình xây dựng huyện Mỹ Xuyên. Thứ hai, đơn phản ánh việc ông Võ Minh Hùng, Giám đốc Ban QLDA các công trình xây dựng huyện Mỹ Xuyên chuẩn bị về hưu không giới thiệu người có năng lực mà giới thiệu con rể ông là ông Trương Quốc Hưng. Tuy nhiên, theo bà A., trong khi đơn tố cáo của bà chưa được giải quyết thỏa đáng, thì ngày 30/5, lãnh đạo huyện Mỹ Xuyên đã có quyết định bổ nhiệm ông Trương Quốc Hưng giữ chức Giám đốc Ban QLDA huyện này, khiến bản thân bà và dư luận vô cùng bức xúc. “Đúng 1 ngày (31/5), sau khi ông Hưng nhận quyết định làm Giám đốc Ban QLDA huyện Mỹ Xuyên, tôi được lãnh đạo huyện mời lên để thông báo vụ việc liên quan đến đơn tố cáo của tôi”, bà A. bức xúc nói. Tiếp xúc với PV Báo Giao thông, bà A., cho biết, người bác của ông Hưng trước đây có tham gia chế độ cũ, là sỹ quan Sư đoàn 21 đóng tại Bạc Liêu và bị tử trận năm Mậu Thân (1968), nhưng ông Hưng không khai. Điều này đúng với lý lịch của người xin vào Đảng mà ông Hưng đã khai trước đó. Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm Liên quan đến vấn đề trên, ông Đào Khương Hoàng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho biết, bà A. đã gửi đơn tố cáo đến nhiều nơi. Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng đã thành lập tổ công tác để xác minh, làm rõ vấn đề này. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBKT Huyện ủy huyện Mỹ Xuyên, lý lịch của ông Hưng khai trước đây là đầy đủ, nhưng sau khi vợ của ông Hưng là bà V.T.T.H.N. được rút về tỉnh giữ chức vụ Trưởng phòng Kinh tế (thuộc Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Sóc Trăng), theo quy trình cán bộ thì cơ quan chức năng phải thẩm tra lại lý lịch. Sau khi thẩm tra lại, phát hiện ông Hưng có một người bác tham gia chế độ cũ, nhưng trong lý lịch của ông Hưng không ghi vấn đề này. Khi phát hiện, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy có yêu cầu ông Hưng bổ sung lý lịch. Đến ngày 4/5, khi sắp được bổ nhiệm làm Giám đốc Ban QLDA huyện Mỹ Xuyên, ông Hưng mới bổ sung thêm lý lịch của người bác ruột tên Trương Lâm Tuấn (SN 1943), tử trận năm 1968, do bị pháo kích, cấp bậc Chuẩn úy, chức vụ Trung đội trưởng thuộc đơn vị địa phương quân Tiểu khu Bạc Liêu. Cha vợ về hưu, "nhường" chức cho con rể Còn về việc ông Võ Minh Hùng (cha vợ ông Hưng, nguyên Giám đốc Ban QLDA huyện Mỹ Xuyên, đã nghỉ hưu – PV) đề bạt con rể thay chức vụ của mình sau khi về hưu, theo ông Huỳnh Thanh Nhiệm, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết, sau khi có quyết định của UBND tỉnh về việc giải thể Ban QLDA cũ để thành lập lại Ban QLDA mới, huyện cũng đã có rà soát lại các quy chế đã được ban hành về việc thành lập Ban QLDA. Khi PV đặt vấn đề có hay không việc lãnh đạo huyện Mỹ Xuyên ưu ái cha con ông Hùng? Ông Nhiệm khẳng định: “Không có việc UBND huyện ưu ái, bao che cho cha con ông Võ Minh Hùng. Để chứng minh vấn đề này, ông Nhiệm lập luận, theo tiêu chuẩn cán bộ, huyện có 3 người đáp ứng được yêu cầu để bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Ban QLDA mới. Đó là, ông Trịnh Thanh Bá, Phó giám đốc Ban QLDA cũ (Huyện ủy viên), ông Trương Quốc Hưng, Phó phòng Kinh tế-Hạ tầng và ông Mai Khánh Linh, Phó giám đốc Ban QLDA cũ. "Như vậy, theo quy định thì không thể điều một huyện ủy viên về làm Giám đốc một đơn vị sự nghiệp (nhỏ hơn cấp phòng), tức ông Bá không thể làm Giám đốc Ban QLDA mới, còn ông Linh là cán bộ nằm trong quy hoạch của Huyện ủy và là cán bộ nguồn, nên cũng không giữ chức vụ này được. Chỉ còn mỗi ông Hưng là người đủ điều kiện để giữ chức vụ này (Giám đốc Ban QLDA mới – PV)", ông Nhiệm nói. Trong báo cáo số 107 của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Mỹ Xuyên với Ban Nội chính tỉnh ủy Sóc Trăng về kết quả giải quyết tố cáo đối với ông Hưng có nêu rõ, trong Luật cán bộ công chức, Luật phòng chống tham nhũng và những điều Đảng viên không được làm, khẳng định ông Hưng không vi phạm. Về vấn đề khai không đúng lý lịch chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm. Gia Minh
Dân Việt
Tất tần tật vận may lẫn xui xẻo của 12 con giáp trong năm Mậu Tuất
Chắc chắn ai cũng tò mò không biết vận may, vận xui của mình trong năm Mậu Tuất này. Hãy đọc bài viết này để biết thêm chi tiết.
[ "Đời sống" ]
"2018-02-05T03:25:00"
Tuổi Tý Trong năm Mậu Tuất, người tuổi Tý sẽ gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp, cũng như đường công danh sáng rõ. Vào cuối năm, bạn sẽ có cơ hội kiếm được khá nhiều tiền. Tuổi Sửu Trong năm mới, người tuổi Sửu phải cẩn thận vì bạn có thể gặp nhiều vấn đề không lường trước như trộm cắp, vạ miệng, bạn bè trở mặt. Tốt nhất, bạn nên làm mọi việc thật cẩn thận, thấu đáo, tỉ mỉ, tránh qua loa, cảm tính. Hình minh họa Tuổi Dần Người tuổi Dần gặp năm Tuất, sự nghiệp thăng tiến, vượng đường công danh. Bạn sẽ được tăng lương, thăng chức và có quý nhân phù trợ. Vào cuối năm, bạn và gia đình sẽ được hưởng thành quả, thóc lúa đầy kho sau một năm vất vả. Tuổi Mão Người tuổi Mão trong năm nay không những có sự nghiệp ổn định, công danh tài lộc dồi dào mà còn có một gia đình hạnh phúc, trên dưới thuận hòa. Tuổi Thìn Người tuổi Thìn gặp năm Tuất nên cẩn thận phòng tránh bệnh tật, vạ miệng, thậm chí đổ máu. Tuy nhiên, trong khó khăn, người tuổi Thìn vẫn có những người anh em, bạn bè tốt cưu mang, giúp đỡ. Tuổi Tỵ Trong năm Mậu Tuất, người tuổi Tỵ cần cẩn thận gian lận, mất của. Đầu năm, bạn nên làm từ thiện, làm phúc để tạo phúc cũng như cầu may mắn, bình an trong năm mới. Tuổi Ngọ Trong năm nay, mọi thứ từ sự nghiệp, tình cảm của người tuổi Ngọ khá thuận lợi, êm đẹp. Tuy nhiên, bạn rất có thể gặp những trở ngại khi thực hiện kế hoạch, trong lúc đó, bạn không nên quá lo lắng, mất bình tĩnh mà hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định. Tuổi Mùi Trong năm nay, sự nghiệp của người tuổi Mùi không có nhiều bước tiến lớn, thời vận của bạn chưa đến. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng khi dùng đến tiền, đề phòng phá sản. Tuổi Thân Trong năm nay, sự nghiệp, học thức của người tuổi Thân nhanh chóng được cải thiện. Nhờ những người bạn tốt, bạn có thể tìm kiếm một công việc tốt hơn công việc đang làm. Tuy nhiên, bạn cũng cẩn thận với những mối quan hệ không tên với những người bạn khác giới vì có thể gây ra những rắc rối không đáng có. Tuổi Dậu Người tuổi Dậu gặp năm Tuất cần cẩn trọng tai nạn, vạ miệng, mất của. Nếu gặp khó khăn, bạn đừng mất bình tĩnh, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ cũng như tham khảo nhiều luồng ý kiến trước khi quyết định. Tuổi Tuất Công việc của người tuổi Tuất trong năm nay không được thuận lợi như mong đợi. Họ có thể kiếm được nhiều tiền nhưng cũng phải chi tiêu khá nhiều do những vận hạn “từ trên trời rơi xuống”. Tuy nhiên, nếu có nỗ lực, họ vẫn có thể đứng vững và cải thiện tình hình trong một thời gian ngắn. Tuổi Hợi Người tuổi Hợi gặp năm Tuất sẽ gặp rất nhiều may mắn và được sống một cuộc sống ít phải lo nghĩ. Do gặp được quý nhân, sự nghiệp của họ trong năm nay rất thuận lợi, càng về cuối năm càng phất. Cuộc sống gia đình của họ cũng khá hòa thuận, yên ấm. *Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Quỳnh Trang
VietnamNet
Mua bán trẻ em có thể phạt mức tù chung thân
Tại địa phương nơi tôi sinh sống xảy ra sự việc, một người phụ nữ vừa bị công an bắt giữ vì có liên quan đến đường dây mua bán trẻ em. Xin hỏi nếu người đó phạm tội buôn bán trẻ em thật thì sẽ bị xử phạt thế nào?
[ "Pháp luật" ]
"2017-08-12T22:00:00"
Mua bán trẻ em là hành vi đáng lên án (Ảnh minh họa) Thông tin bạn nêu chung chung nên chúng tôi đưa ra quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em bị xử phạt như sau: 1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Vì động cơ đê hèn; d) Đối với nhiều trẻ em; đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; e) Để đưa ra nước ngoài; g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm. Theo hướng dẫn tại theo quy định tại Điều 04 Thông tư liên tịch số 01/2013 Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công An – Bộ Quốc phòng – Bộ Tư pháp hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi mua bán người, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. thì: 1. "Mua bán trẻ em” là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua; b) Mua trẻ em để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào; c) Dùng trẻ em làm phương tiện để trao đổi, thanh toán; d) Mua trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác. 2. “Đánh tráo trẻ em” là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ em khác ngoài ý muốn của cha mẹ, người nuôi dưỡng hoặc người quản lý hợp pháp của một hoặc cả hai đứa trẻ. 3. “Chiếm đoạt trẻ em” là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng trẻ em nhằm chiếm giữ đứa trẻ hoặc giao cho người khác chiếm giữ đứa trẻ đó. 4. Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi được hướng dẫn tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm. Hậu quả của các hành vi trên là đứa trẻ bị đem ra mua bán, bị đánh tráo, bị chiếm đoạt thoát ra khỏi sự quản lý của bố mẹ, gia đình. Theo quy định của pháp luật như trên có thể thấy: đây là loại tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tội phạm này đã có những hành vi xâm phạm quyền tự do, thân thể của trẻ em và quyền được quản lý, chăm sóc, giáo dục của trẻ em. Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc
Công Lý
Tòa buộc xin lỗi công khai vì có hành vi xúc phạm danh dự
Ngày 29/9, TAND Tp Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm và tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là bà L, yêu cầu ông Y. công khai xin lỗi bà L. và có sự chứng kiến của đại diện UBND phường.
[ "Pháp luật" ]
"2017-09-29T06:53:00"
Theo HĐXX, đến nay chưa có cơ quan chức năng nào kết luận bà L. có hành vi bạo hành các con như thông tin ông Y. gửi đến các cơ quan chức năng. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm, buộc ông Y. công khai xin lỗi bà L. tại UBND phường nhưng không có sự chứng kiến của các con. Theo nội dung vụ việc, trước đây bà L. và ông Y. là vợ chồng và có 3 con chung. Do có mâu thuẫn ông bà đã ly hôn năm 2016. Trước và sau khi ly hôn, ông Y. đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà L. trong một thời gian dài. Cụ thể, ông Y. gửi đơn xin ly hôn với lý do bà L. bạo hành các con; ông Y. thường xuyên tới trường học các con tố cáo bà L bạo hành; xúi giục các con làm đơn tố cáo mẹ ngược đãi con. Sự việc diễn ra gây hoang mang, lo lắng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà L. Hồ sơ vụ án thể hiện ông Y. đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo hành vi bạo hành của bà L. nhưng UBND phường Thảo Điền, quận 2 đã có văn bản xác định không có việc bà L. bạo hành với con ruột của mình. Mặt khác, trong đơn xin ly hôn của ông Y. nói bà L. đã nhiều lần bạo hành ông và các con. Tuy nhiên, trong bản án chấp nhận ly hôn giữa ông Y. và bà L., đồng thời giao 2 con chung chưa thành niên cho bà L. trực tiếp nuôi dưỡng, ông Y. không kháng cáo và bản án có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, Sở Lao động thương binh và xã hội Tp Hồ Chí Minh cũng xác nhận, trong buổi tiếp xúc với 3 người con ông Y. và bà L cho thấy: “Vấn đề các em bị mẹ là bà L. bạo hành là hoàn toàn không có xảy ra”. Công an quận 2 cũng xác định “kết luận việc bạo hành không có xảy ra”. Trong khi đó, ông Y cho biết: “Ông không có những chứng cứ liên quan để cung cấp và sẽ không khiếu nại về vấn đề này”. Tuy nhiên, sau đó ông Y. gửi đơn đến TAND quận 2 yêu cầu thay đổi người nuôi con. Trong đơn ông Y. đưa ra lý do là bà L. thường có hành vi bạo hành, đánh đập, chửi bới con khi con làm không đúng. TAND quận 2 đã thụ lý giải quyết và bác đơn yêu cầu của ông Y. HĐXX nhận định, trong suốt quá trình từ năm 2012 đến cuối năm 2016, ông Y. đã đưa thông tin bà L. bạo hành các con nhiều lần và nhiều nơi mà không đưa ra bất cứ chứng cứ nào chứng minh. Mặt khác, tại phiên tòa các con của ông Y, bà L. trình bày ý kiến “Cha mẹ không ai xấu, nhưng các con thích sống với ba vì ba tôn trọng và lắng nghe các con nhiều hơn mẹ”, “em vẫn yêu thương mẹ và mẹ vẫn yêu thương em. Ngoài ra, mẹ không có hành vi ngược đãi, bạo hành đối với em trong quá trình chung sống”. Như vậy, việc ông Y. thông tin bà L. bạo hành các con là sai sự thật, liên tục và kéo dài. Không chỉ gói gọn trong mâu thuẫn nội bộ gia đình, ông Y. đã đưa thông tin sai sự thật có chủ đích đến nhiều nơi như trường nơi con ông theo học và các cơ quan chức năng gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người mẹ. Nguyễn Quang
NLĐ
Tài xế trả tiền lẻ bị ướt khi qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp
Một số tài xế lưu thông qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đưa tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng sau vụ việc 'Cấm dừng xe quá 5 phút'.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-29T13:06:00"
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 29-1, một số tài xế lưu thông theo hướng Cần Thơ đi Hậu Giang, lúc qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp trên quốc lộ 1 đã đưa tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng. Tài xế đưa tiền lẻ khi qua trạm thu phí, mệnh giá thấp nhất là 100 đồng. Sau đó, đến khoảng 18 giờ cùng ngày, một số tài xế chạy xe tải, ô tô đưa tiền lẻ với những mệnh giá trên nhưng tờ tiền bị ướt. Một tài xế nói: "Tiền anh đi mưa bị ướt, em (nữ nhân viên thu phí - PV) thông cảm gỡ từng tờ đếm giùm". Nhân viên trạm thu phí phải gỡ từng tờ tiền để đếm. Sau khi trả xong tiền thì các phương tiện này di chuyển đi. Từng tờ tiền lẻ bị ướt làm "khó" nhân viên thu phí Sáng cùng ngày, trong buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, đề xuất Bộ xem xét có chính sách giảm giá theo đề nghị của UBND TP là giảm từ 80%-90% cho phương tiện ô tô con dưới 9 chỗ và ô tô tải nhỏ hơn 1 tấn (không kinh doanh) đang cư trú tại phường Ba Láng, phường Lê Bình, phường Thường Thạnh (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Đối với xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), ông Dũng cũng đề nghị giảm 50% cho ô tô từ 10 chỗ và xe tải trên 1 tấn (có kinh doanh) ở địa phương nêu trên, giảm 50% đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hợp đồng vận chuyển (trên 3 tháng) sử dụng quãng đường 3 km tính từ vị trí đặt trạm. Phương tiện bị ùn tắc khoảng 5 phút tại trạm thu phí vào 18 giờ ngày 29-1 Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Hậu Giang kiến nghị giảm thêm cho xã Tân Phú Thạnh gồm: 262 phương tiện giảm 100%, nếu không được thì từ 80%-90%; giảm 100% cho 282 xe chính chủ và dưới 1 tấn; giảm 50% cho 339 phương tiện. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã chỉ đạo Tổng Cục đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Vụ đối tác Công tư thành lập tổ công tác cùng nhà đầu tư làm việc với địa phương xem xét các đề xuất trên vào ngày 31-1. CA LINH
NLĐ
Tổ chức tài chính vi mô CEP: Tiếp tục đồng hành với người nghèo
Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) thuộc LĐLĐ TP HCM đã chính thức chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô CEP vào sáng 1-10 sau 26 năm hình thành và phát triển.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2017-09-30T17:44:00"
Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP, cho biết sau khi chuyển đổi, CEP kiên trì mục tiêu đồng hành cùng người nghèo Phát biểu tại buổi lễ khai trương, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP, gởi lời tri ân đến lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Thành ủy và UBND TP HCM đã hỗ trợ mọi mặt để CEP phát triển vượt bậc, là chỗ dựa tin cậy của tổ chức Công đoàn (CĐ) và CNVC-LĐ nghèo. "Mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động của CEP là xây dựng và phát triển CEP thành tổ chức tài chính vi mô tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật; hoạt động tài chính, an toàn, bền vững cũng như tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ cho đoàn viên CĐ, công nhân lao động, người có thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững" - bà Vân khẳng định. Hoạt động chính của CEP sau khi chuyển đổi gồm huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Tổ chức này còn ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ… Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP, phát biểu tại lễ khai trương Hiện tại, CEP đang phục vụ cho trên 316.000 thành viên công nhân lao động nghèo thông qua mạng lưới 34 chi nhánh tại 9 tỉnh, thành. Tổng dư nợ cho vay lên đến 2.971 tỉ đồng và tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của thành viên là gần 1.100 tỉ đồng. Đại biểu cắt băng khai trương Tổ chức tài chính vi mô CEP Phát biểu tại buổi khai trương, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến đã ghi nhận sự nỗ lực của CEP suốt 26 năm qua trong việc góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo của TP. Ông Tuyến lưu ý thời gian tới, CEP cần kiên trì mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, phát huy giá trị cốt lõi, tận tụy mang đồng vốn đến tận tay người lao động nghèo, trong đó có đội ngũ công nhân lao động. Mục tiêu quan trọng của TP là giảm nghèo đa chiều, chuyển đổi nghề nghiệp cho gia đình nông dân tại vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh đồng thời tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, CEP cần bám sát thực tế, thông qua tổ chức Công đoàn TP đề xuất với lãnh đạo TP các giải pháp cụ thể để hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động nghèo nói riêng và người dân nghèo TP sao cho phù hợp, hiệu quả. Đại biểu và nhân viên CEP chụp hình lưu niệm tại lễ khai trương Tin-ảnh: T.Nga
Dân Việt
Diễn biến bất ngờ phiên tòa xử TTGT ăn hối lộ tiền tỉ
Thanh tra giao thông ăn hối lộ tiền tỉ ở miền Tây bị VKSND đề nghị phạt tù chung thân.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-11T03:51:00"
Các bị cáo tại phiên tòa Sáng 11.7, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ 7 cán bộ thanh tra giao thông (TTGT – thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ) cùng 2 người khác bị truy tố về hành vi nhận hối lộ hàng tỉ đồng. 9 bị cáo bị truy tố gồm: Dương Minh Tâm – nguyên Phó Chánh TTGT TP Cần Thơ, Đoàn Vũ Duy – đội trưởng đội 11 phụ trách địa bàn quận Bình Thủy, Võ Hoàng Anh – đội trưởng đội 3 địa bàn quận Ninh Kiều, Nguyễn Trần Lưu – đội trưởng đội 6 địa bàn quận Thốt Nốt, Lý Hoàng Minh - đội phó đội 3 địa bàn Ninh Kiều, Hồ Công Thiện – đội phó đội 7 địa bàn huyện Phong Điền, Trần Lập Pháp – cán bộ đội 4 địa bàn quận Cái Răng) và hai “cò” Trần Tường An, Nguyễn Văn Cần. Theo cáo trạng, từ năm 2013 - 2016, 7 TTGT nói trên đã cấu kết với Cần và An thỏa thuận với một số doanh nghiệp, nhà xe để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông. Mỗi tháng hoặc từng lần vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị can nói trên, với số tiền từ 1 – 28 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận tiền của các doanh nghiệp, nhà xe để không bị kiểm tra, xử lý. Các bị cáo này đã nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng. Tại phiên tòa hôm nay, do cáo trạng thay đổi về phần kết luận số tiền quy kết cho các bị cáo nên HĐXX chỉ yêu cầu VKS công bố phần thay đổi này để rút gọn thời gian. Sau khi công bố, chỉ có duy nhất bị cáo Duy vẫn không đồng ý với cáo trạng quy kết. Chủ tọa công bố một bức hình người tên Trung được bị cáo Cần nhắc là người trung gian trong phiên tòa lần trước. Chủ tỏa công bố bức hình được cho là người tên Trung Tuy nhiên, chủ tọa cho biết tấm hình người này chụp đứng cạnh một thùng kem, không liên quan đến nội dung vụ án nên không xem xét. Nhưng các luật sư có thể tranh luận về tấm hình này. HĐXX hỏi bị cáo Hoàng Anh ngoài việc khai đưa cho ông Trương Văn Phúc - nguyên Chánh TTGT (thuộc Sở GTVT Cần Thơ) số tiền 350 triệu đồng để được cất nhắc trong công việc, còn đưa số tiền nào khác không? Bị cáo Hoàng Anh trả lời không? Tuy nhiên, theo lời khai của bị cáo Hoàng Anh tại cơ quan công an cho thấy, mỗi tháng Hoàng Anh còn thống nhất với Lý Hoàng Minh chi cho ông Phúc 10 triệu đồng và đã chi 20 triệu đồng. Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX cho biết đã có giấy triệu tập ông Phúc đến tòa nhưng ông này lại có đơn xin vắng mặt vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết, ông Phúc nói mình không bị triệu tập đến tòa. Cũng trong sáng nay, đại diện VKSND đề nghị phạt bị cáo Đoàn Vũ Duy tù chung thân. Đề nghị tuyên phạt Dương Minh Tâm từ 11 – 12 năm tù; Nguyễn Văn Cần và Võ Hoàng Anh từ 15 – 16 năm tù; Lý Hoàng Minh từ 9-10 năm tù; Hồ Công Thiện, Nguyễn Trần Lưu, Trần Lập Pháp từ 7 -8 năm tù; Trần Tường An từ 3 -4 năm tù, Ngoài ra, VKSND còn đề nghị phạt bổ sung các bị cáo số tiền từ 30 – 70 triệu đồng.
VietnamNet
Bán nhà do Nhà nước cấp có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
Năm 2015, bố mẹ tôi được nhà nước hóa giá cho căn nhà đang ở theo Nghị định 61. Đây là căn nhà duy nhất mà bố mẹ và các anh em tôi đã ở từ trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay. Sau khi được cấp sổ đỏ, bố mẹ tôi đã bán ngay căn nhà này (tháng 12/2015 được cấp sổ đỏ thì cũng bán ngay trong tháng 12/2015).
[ "Pháp luật" ]
"2017-05-25T22:00:00"
Vậy xin hỏi trong trường hợp này, bố mẹ tôi có được miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán căn nhà duy nhất hay không? Nếu được miễn thì phải cần những thủ tục gì để xin hoàn lại khoản thuế đó khi mà bố mẹ tôi đã nộp phần thuế thu nhập cá nhân đó vào kho bạc nhà nước? Bán nhà nhà nước cấp, bố mẹ tôi có được hoàn thuế? (Ảnh minh họa) Tại Điều 4 Luật thuế Thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung 2012, 2014 quy định cụ thể: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân sẽ được miễn thuế trong trường hợp chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. Hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân, tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính và Điều 4 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ thì trường hợp có thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau: - Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng. + Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. + Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế. + Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế. - Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày. Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó. Theo như bạn trình bày thì gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào tháng 12/2015 và chuyển nhượng ngay trong tháng đó, đã không thỏa mãn điều kiện “Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày”. Do đó, trường hợp này không đáp ứng điều kiện để được miễn thuế thu nhập cá nhân. Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc
Tiền Phong
Khởi tố người chồng dùng cuốc đánh vào đầu vợ
Xảy ra mâu thuẫn sau khi đi uống rượu về, người chồng dùng điếu cày và cuốc bổ nhiều nhát vào đầu vợ khiến nạn nhân gục tại chỗ.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
"2017-09-22T10:46:32"
Ngày 22/9, công an huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết hiện đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Thiết (40 tuổi, trú xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc) về hành vi Cố ý gây thương tích. Theo cơ quan điều tra, vào lúc 12h ngày 14/9, Lê Văn Thiết đi uống rượu về ngà ngà say đã xảy ra cãi vã với vợ là chị Đào Thị Thơm (SN 1983). Sẵn có hơi men Thiết dùng điều đánh vợ tới tấp. Không dừng lại đối tượng còn lấy cuốc bổ nhiều nhát lên đầu chị Thơm khiến nạn nhân trọng thương. Nghe tiếng kêu cứu, người dân địa phương đã chạy đến can ngăn và đưa nạn nhân tới bệnh viện tỉnh Nghệ An cấp cứu. Sau một tuần điều trị, chị Thơm xuất viện và làm đơn trình báo công an huyện Nghi Lộc. Lê Văn Thiết sau đó đã đến cơ quan điều tra đầu thú. Qua giám định, chị Thơm bị tổn thương 16%. Sáng 22/9, công an huyện Nghi Lộc quyết định khởi tố bị can Lê Văn Thiết về hành vi Cố ý gây thương tích và ra lệnh tạm giam đối với người chồng vũ phu này. Hiện công an huyện Nghi Lộc đang hoàn tất hồ sơ để đưa vụ việc bạo hành gia đình ra xét xử theo quy định của phát luật. Hồ Hồng Tuyến
Giao Thông
Cắm xong biển 'Cấm dừng quá 5 phút' tại các trạm BOT miền Tây
Ngay sau khi hoàn tất cắm biển 'Cấm dừng xe quá 5 phút' tại các trạm BOT, nhiều nơi cho biết sẽ xử phạt...
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-25T12:58:00"
Trạm thu phí BOT Cần Thơ- Phụng Hiệp đang hoàn tất các bước cuối cùng việc cấm các biển báo hiệu. (Ảnh Lê An) Đến cuối giờ chiều 25/1, tất cả các trạm thu giá BOT ở khu vực Miền Tây đã cơ bản hoàn thành việc lắp đặt biển báo "Cấm dừng xe quá 5 phút" theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trong đó, đến khoảng 17h50 ngày 25/1, Trạm thu giá BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp mới cơ bản hoàn tất việc cắm các biển báo hiệu theo văn bản chỉ đạo của Tổng Cục đường bộ Việt Nam. Còn các trạm thu giá T1, T2 BOT 91B; BOT Sóc Trăng, BOT Bạc Liêu đã hoàn thành việc lắp đặt trước đó. Tuy nhiên, việc xử lý các tài xế có hành vi vi phạm biển báo này vẫn còn có ý kiến khác nhau. Theo ông Lê Tiến Dũng, PGĐ Sở GTVT TP Cần Thơ, khi ra văn bản chỉ đạo việc lắp đặt hệ thống biển "Cấm dừng xe quá 5 phút", Tổng cục Đường bộ Việt Nam mong muốn tránh được tình trạng kẹt xe, ách tắc giao thông xảy ra tại các Trạm thu phí BOT. Khi vận dụng biển báo này làm căn cứ pháp lý xử lý xe dừng quá 5 phút thì cần có bằng chứng cho thấy lái xe cố tình vi phạm để tránh dẫn đến những phản ứng không đáng có. Ông Dũng khẳng định việc cắm biển là để doanh nghiệp, tài xế, người dân họ lưu ý và có ý thức trong thời gian dừng và đậu để tránh tình trạng kẹt xe, cản trở giao thông. Trong khi đó, ông Phạm Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ IV.6 cho biết: “Sau khi cấm biển cấm dừng nói trên, nếu những trường hợp nào vi phạm thì lực lượng CSGT hoặc TTGT đều được quyền lập biên bản xử phạt". Trong Nghị định 46 đã có quy định xử phạt hành vi không chấp hành biển báo, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện hỏa tốc về việc bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT, đồng thời xử lý ngay những đối tượng cố tình vi phạm. Đặc biệt là những thành phần lái xe có hành vi cản trở giao thông như quay đầu xe nhiều lần, cố tình dừng xe trước trạm thu giá rồi bỏ đi làm việc khác…, phá hoại trang thiết bị tại trạm thu giá; các tổ chức, cá nhân có hành vi gây rối, chống phá, phản động. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố để điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Sau khi có công điện của Thủ tướng, tình hình ANTT, ATGT tại trạm đã khá ổn định. Theo ghi nhận, an ninh tại trạm đang được thắt chặt hơn so với những ngày trước. Tại một số trạm BOT đã dán thông báo "Người dân không phận sự miễn vào khu vực trạm thu phí. Khi xảy ra tai nạn tự chịu trách nhiệm". Nhóm P.V ĐBSCL
PLO
Đội trưởng TTGT Cần Thơ bị đề nghị tù chung thân
Sáng nay (11-7), bảy cán bộ thanh tra giao thông (TTGT, thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ) cùng hai người khác bị truy tố về hành vi nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng lại tiếp tục ra tòa.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-11T03:38:00"
Sáng nay (11-7), TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ bảy cán bộ TTGT (thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ) cùng hai người khác bị truy tố về hành vi nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng. Quang cảnh phiên tòa. Theo VKS, vụ án nhận hối lộ trong lực lượng TTGT là đặc biệt nghiêm trọng, dư luận rất quan tâm. VKS nhận định bị cáo Duy trong quá trình điều tra và tại ngoại không nhận tội nhưng qua lời khai của các bị cáo khác là An, Anh, Tâm..., lời khai của các nhà xe, các nhân chứng đã có đủ cơ sở chứng minh hành vi phạm tội của Duy. Số tiền mà Duy đã nhận hơn 2,799 tỉ đồng là đặc biệt lớn. Việc bị cáo không thừa nhận hành vi là thể hiện sự xem thường pháp luật, cần phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian dài... Đại diện VKS cũng đề nghị áp dụng quy định có lợi cho các bị cáo theo quy định, từ đó đề nghị phạt bị cáo Duy tù chung thân, phạt bổ sung 70 triệu đồng. Các bị cáo Anh, Cần bị đề nghị phạt 15-16 năm tù, phạt bổ sung lần lượt 40 triệu và 30 triệu đồng. Bị cáo Tâm bị đề nghị 11-12 năm tù, phạt bổ sung 40 triệu đồng. Minh 9-10 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng. Các bị cáo Pháp, Lưu, Thiện bị đề nghị 7-8 năm tù, phạt bổ sung mỗi bị cáo 30 triệu đồng. Bị cáo An 3-4 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng. Các luật sư tranh luận tại tòa. Tranh luận tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Duy cho rằng việc kết tội Duy không có cơ sở. Luật sư đề nghị vị đại diện công tố phải chứng minh Duy có nhận tiền của Cần, An và các bị cáo khác. Vị luật sư này đề nghị hoãn phiên tòa để làm rõ người tên Trung là ai vì bị cáo Duy bị quy kết nhận số tiền lớn nhất, đặc biệt nghiêm trọng. Các luật sư vẫn đang tiếp tục tranh luận với đề nghị của VKS. Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2016, bảy cán bộ TTGT TP Cần Thơ gồm Dương Minh Tâm - phó chánh TTGT TP Cần Thơ, Đoàn Vũ Duy - đội trưởng Đội 11 phụ trách địa bàn quận Bình Thủy, Võ Hoàng Anh - đội trưởng Đội 3 (quận Ninh Kiều), Nguyễn Trần Lưu - đội trưởng Đội 6 (quận Thốt Nốt), Lý Hoàng Minh - đội phó Đội 3 (Ninh Kiều), Hồ Công Thiện - đội phó Đội 7 (huyện Phong Điền), Trần Lập Pháp - cán bộ Đội 4 (quận Cái Răng) đã câu kết với Trần Tường An, Nguyễn Văn Cần thỏa thuận với một số doanh nghiệp, cá nhân có ô tô hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa để không bắt hoặc bắt các lỗi nhẹ khi vi phạm giao thông đường bộ.
Zing
Miễn giảm phí cho xe tại 3 trạm BOT trên quốc lộ 1 và 91
Bộ GTVT đồng ý kiến nghị miễn giảm phí của các địa phương đối với phương tiện qua trạm thu phí BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp trên quốc lộ 1, trạm T1 và T2 trên quốc lộ 91.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-29T14:06:00"
Ngày 29/1, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật làm việc với UBND TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang về đề xuất miễn, giảm giá vé cho các phương tiện qua trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, trạm T1 và T2. Sẽ tiếp tục giảm cho 2.000 phương tiện Ông Lê Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, đề xuất giảm 80-90% cho ôtô không kinh doanh dưới 9 chỗ và xe tải dưới 1 tấn tại phường Ba Láng, Lê Bình và Thường Thạnh (quận Cái Răng). Đối với xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), địa phương đề xuất giảm 50% cho ôtô từ 10 chỗ và xe tải trên 1 tấn có kinh doanh; giảm 50% đối với cá nhân, doanh nghiệp có hợp đồng vận chuyển (trên 3 tháng), có sử dụng quãng đường 3 km. Tài xế dừng xe phản ứng mức thu phí tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệu vào ngày 5/1. Ảnh: Minh Anh. Thứ trưởng Nguyễn Nhật chỉ đạo Tổng Cục đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Vụ đối tác Công tư, doanh nghiệp cùng địa phương khảo sát, xem xét các đề xuất miễn giảm cho người dân. Liên quan đến vị trí đặt trạm T2 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 theo hình thức BOT, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết Bộ GTVT đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến tránh Long Xuyên. Khi tuyến tránh này hình thành, trạm T2 sẽ không còn tác dụng. Bộ GTVT cũng thống nhất với phương án giảm giá cho các phương tiện, giao Tổng cục Đường bộ cùng nhà đầu tư, địa phương rà soát, chốt lại danh sách. Cụ thể, miễn phí cho các phương tiện nằm trong bán kính 3 km, giảm 50% cho phương tiện trong bán kính 5 km. Đại diện nhà đầu tư BOT 91 cho biết từ ngày 1/9/2017 đã giảm giá cho hơn 1.100 phương tiện. Sắp tới, nhà đầu tư tiếp tục giảm theo đề xuất của An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ cho hơn 2.000 phương tiện. Xe kéo của Tổng cục Đường bộ đậu nhiều ngày tại BOT Sóc Trăng. Ảnh: Việt Tường. Cố tình gây rối thì sẽ xử lý nghiêm Cùng ngày, ông Nguyễn Nhật cũng có buổi làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng về một số vấn đề liên quan đến trạm thu giá trên quốc lộ 1 ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện, tình hình tại trạm thu giá BOT Sóc Trăng hiện vẫn chưa ổn. Vừa qua, các xe gây mất trật tự, ùn tắc giao thông nên tỉnh đã có báo cáo với Bộ GTVT, đề nghị trạm ghi nhận lại các hình ảnh những phương tiện gây rối qua camera để cung cấp cho cơ quan chức năng khi cần. Công an cũng đã cử lực lượng túc trực tại trạm để đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự khu vực khi có xảy ra gây rối. Theo ông Chuyện, có nhiều người dân không qua tuyến tránh, đặc biệt là người dân TP Sóc Trăng phản ứng quyết liệt về việc thu phí chưa hợp lý này. Từ ngày 20/1 đến nay, do lực lượng chức năng xử lý mạnh đối với những tài xế gây rối nên tình hình tại trạm thu giá đã tạm ổn, địa phương chỉ cố gắng làm sao để bảo đảm tốt trật tự an ninh trật tự. "UBND tỉnh ủng hộ chủ trương đầu tư theo hình thức BOT nhưng để làm sao bảo đảm an ninh trật tự thì Bộ GTVT cần có những điều chỉnh và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng để giải quyết dứt điểm vụ việc, tránh để kéo dài và bảo đảm trật tự từ nay cho đến qua Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018", ông Chuyện nói. Đại tá Lê Minh Quang, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết đơn vị đã mời các doanh nghiệp, đặc biệt là những cá nhân liên quan đến việc gây rối. Qua làm việc, họ đã thừa nhận lỗi của mình. "Sau khi đã làm việc nếu họ hay các doanh nghiệp cố tình gây rối thì sẽ xử lý nghiêm", người đứng đầu Công an Sóc Trăng phát biểu tại buổi làm việc. Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, sau khi xảy ra vụ việc gây rối tại trạm thu giá BOT Sóc Trăng, Bộ GTVT đã họp và xem xét lại tổng thể phương án, cần có những cân nhắc để theo sát với tình hình thực tế. Hiện trạm thu giá BOT Sóc Trăng thực hiện thu giá trong 18 năm 2 tháng và khi giảm thì sẽ tăng thời gian lên 23 năm 10 tháng. Khi địa phương đề xuất tiếp tục giảm giá, Bộ GTVT đang xem xét, nếu giảm sâu quá thì thời gian thu phí sẽ kéo dài ra và ảnh hưởng lớn thì ngân hàng sẽ không đồng ý. Từ đó, Bộ GTVT rà soát và xem xét lại các phương án để có tính toán cho hợp lý, xem các hộ dân bị ảnh hưởng trong vùng lân cận có phủ hết chưa để tiếp tục xem xét hướng xử lý sắp tới. "Việc giảm giá phải công bằng, làm sao bớt thiệt hại và tăng tính công bằng cho người dân, các trạm thu phí được giảm giá vé phải hài hòa lợi ích giữa người dân, chủ đầu tư", Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói. Minh Anh - Việt Tường
NLĐ
Để xảy ra nhận hối lộ, 5 cán bộ thanh tra giao thông bị kỷ luật
Sau khi xử lý kỷ luật về mặt đảng, Sở GTVT sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của UBND TP Cần Thơ tiếp tục xem xét xử lý trách nhiệm liên quan về mặt chính quyền đối với những cán bộ thanh tra giao thông liên quan.
[ "Pháp luật" ]
"2017-09-29T08:55:00"
Chiều 29-9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Cần Thơ có thông cáo báo chí về kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu tại đảng bộ bộ phận Thanh tra giao thông thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ. Thông cáo báo chí của Sở GTVT TP Cần Thơ Thông cáo báo chí nêu rõ: Sau khi tiến hành các quy trình xem xét thi hành kỷ luật, ngày 20-9, Đảng ủy Sở GTVT đã tiến hành triển khai quyết định thi hành kỷ luật đối với tập thể và đảng viên là người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu tại Thanh tra giao thông do thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên, để đảng viên vi phạm đã bị TAND TP Cần Thơ tuyên phạm tội "nhận hối lộ" bị xử phạt tù, tạo dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan, tổ chức đảng. Theo đó, về tập thể, Đảng bộ bộ phận Thanh tra giao thông bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Đối với đảng viên, ông Trương Văn Phúc (nguyên Bí thư Đảng bộ bộ phận Thanh tra giao thông, nguyên Chánh thanh tra sở) bị xử lý kỷ luật với hình thức cách hết các chức vụ trong đảng; ông Trần Văn Thành (Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ bộ phận Thanh tra giao thông, Bí thư Chi bộ 4 thuộc Đảng bộ bộ phận Thanh tra giao thông, Phó Chánh Thanh tra sở) bị kỷ luật với hình thức khiển trách; ông Lê Văn Hoàng (Phó Bí thư Chi bộ 2 thuộc Đảng bộ bộ phận Thanh tra giao thông, Đội trưởng Đội Địa bàn huyện Cờ Đỏ) bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách; ông Đinh Thanh Điền (Phó Bí thư Chi bộ 3 thuộc Đảng bộ bộ phận Thanh tra giao thông, Đội trưởng Đội Địa bàn quận Cái Răng) bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách; ông Trần Minh Đương (Phó Bí thư Chi bộ 4 thuộc Đảng bộ bộ phận Thanh tra giao thông, Đội trưởng Đội Cơ động thủy – bộ) bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách. Riêng đối với ông Bùi Quốc Dũng (Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Sở GTVT, Phó Chánh Thanh tra sở), Sở GTVT đã trình Đảng ủy khối cơ quan Dân chính Đảng xem xét hình thức kỷ luật. Cũng theo thông cáo báo chí, sau khi xử lý kỷ luật về mặt đảng những cán bộ nêu trên, Sở GTVT sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của UBND TP Cần Thơ tiếp tục xem xét xử lý trách nhiệm liên quan về mặt chính quyền. Tin - ảnh: CÔNG TUẤN
VietnamNet
Ép bạn gái phải cưới vì đã có con chung
Tôi có con với một người đàn ông nhưng không muốn kết hôn, bởi với tôi anh ta không đủ tư cách. Hơn nữa, tôi không muốn bị ràng buộc về pháp luật với người đàn ông này. Tuy nhiên, anh ta ép tôi phải đăng ký kết hôn, cho anh ta đứng tên cha trong giấy khai sinh của con. Xin hỏi luật sư anh ta có quyền này không? Tôi có quyền từ chối không?
[ "Pháp luật" ]
"2017-11-17T22:00:00"
Ảnh minh họa Thứ nhất: Về điều kiện kết hôn. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, gồm: kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”. Cưỡng ép kết hôn cũng là một trong những hành vi bị cấm được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình. Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các hành vi bị cấm trong đó có hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn. Việc người đàn ông kia ép bạn kết hôn là hành vi bị cấm, trái pháp luật. Nếu có hành vi cưỡng ép kết hôn thì căn cứ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và sự việc người có hành vi cưỡng ép kết hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định: Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác….” Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ - Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009, quy định: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.” Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi người vi phạm có hành vi hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Thứ hai: Về đăng ký khai sinh. Trường hợp chưa đăng ký kết hôn và không có cơ sở xác định cha cho trẻ thì thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha. Theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Do đó, nếu chưa đăng ký kết hôn, chưa xác định được cha cho trẻ thì phần tên của cha trên Giấy khai sinh của trẻ sẽ để trống. Nếu cha đứa trẻ muốn ghi tên cha trong giấy khai sinh cần phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con. Theo Điều 25 Luật Hộ tịch, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Như vậy, cha của trẻ được quyền thực hiện thủ tục nhận cha cho con; nếu được xác nhận là cha của trẻ thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ của cha đối với con theo quy định của pháp luật. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc
Pháp Luật VN
Nguyên Đội trưởng Thanh tra giao thông thừa nhận có nhận hối lộ 100 triệu đồng
Tại giai đoạn điều tra và xét xử sơ thẩm, bị cáo Đoàn Vũ Duy một mực kêu oan, không nhận tội và cho rằng cáo trạng và lời khai của các bị cáo khác không đúng. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm thì bị cáo này đã thừa nhận hành vi nhận hối lộ của mình. Tuy nhiên, Duy cho rằng mình chỉ nhận hơn 100 triệu chứ không phải trên 2 tỷ như quy kết tại bản án sơ thẩm.
[ "Pháp luật" ]
"2017-10-19T23:09:00"
Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh NLĐO Ngày 19/10, tại Cần Thơ TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án “nhận hối lộ” đối với 7 bị cáo nguyên là Thanh tra Giao thông (TTGT) TP Cần Thơ và 2 “cò mồi”. Các bị cáo bao gồm Dương Minh Tâm (37 tuổi, nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ); Đoàn Vũ Duy (39 tuổi, nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy); Võ Hoàng Anh (35 tuổi, nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều); Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi, nguyên Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt); Lý Hoàng Minh (32 tuổi, nguyên Đội phó TTGT TP Cần Thơ); Hồ Công Thiện (40 tuổi, nguyên Phó Đội trưởng TTGT huyện Phong Điền); Trần Lập Pháp (31 tuổi, nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng) và 2 “cò” nhận hối lộ là Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và Trần Tường An (39 tuổi, ngụ TP Cần Thơ). Theo hồ sơ vụ việc, lợi dụng được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các phương tiện tham gia giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ, từ năm 2013 đến năm 2016, nhóm 7 TTGT nói trên đã cấu kết với hai đối tượng Cần, An thoả thuận với một số doanh nghiệp có nhà xa hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông. Hàng tháng hoặc từng lần vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị cáo nói trên, với số tiền ít nhất là 1 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 28 triệu đồng/tháng. Các đối tượng này đã nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng. Cụ thể: Dương Minh Tâm đã nhận của 13 cá nhân, doanh nghiệp với số tiền trên 400 triệu đồng; Võ Hoàng Anh đã nhận của 33 cá nhân, doanh nghiệp với số tiền trên 542 triệu đồng; Lý Hoàng Minh đã nhận của 33 doanh nghiệp, cá nhân với số tiền trên 239 triệu đồng; Hồ Công Thiện nhận của 1 doanh nghiệp với số tiền 25 triệu đồng; Trần Lập Pháp đã nhận của 10 cá nhân, doanh nghiệp với số tiền trên 47 triệu đồng, Nguyễn Trần Lưu đã nhận của 2 cá nhân với số tiền 26 triệu đồng. Trong đó, Đoàn Vũ Duy nhận hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 2,7 tỉ đồng của 57 doanh nghiệp. Đối với Nguyễn Văn Cần giúp cho Đoàn Vũ Duy liên hệ một số doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải đặt vấn đề chi tiền hàng tháng. Theo đó, đã đưa lại cho Duy trên 2,6 tỷ đồng và được hưởng lợi 71 triệu đồng. Bị cáo Trần Trường An đã nhận tiền của 5 cá nhân, doanh nghiệp chuyển tiền cho Duy số tiền 53 triệu đồng và nhận tiền từ tài khoản của Cần đưa lại cho Duy. Được biết, đối tượng đưa hối lộ không chỉ là những cá nhân doanh nghiệp kinh doanh vận tải mà còn có những doanh nghiệp có phương tiện vận tải chở hàng hóa đi qua địa bàn phụ trách của các bị cáo. Tại phiên toà sơ thẩm, Đoàn Vũ Duy đã bị TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt tù chung thân; Nguyễn Văn Cần 20 năm tù; Võ Hoàng Anh 15 năm tù; Dương Minh Tâm 10 năm tù; Lý Hoàng Minh 9 năm tù; Trần Tường An 7 năm tù; Trần Lập Pháp 7 năm tù; Nguyễn Trần Lưu 7 năm tù; Hồ Công Thiện 7 năm tù. Tuy nhiên, sau đó các bị cáo đã đồng loạt gửi đơn kháng cáo. Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo An đã xin rút đơn kháng cáo. Các bị cáo Tâm, Hoàng Anh, Minh, Lưu, Thiện, Pháp, Cần đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Đoàn Vũ Duy trước đó làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng sau lại làm đơn kêu oan. Đến phần xét hỏi và tranh luận thì Duy đã thừa nhận là có nhận tiền hối lộ với số tiền trên 100 triệu đồng chứ không phải hơn 2,7 tỉ đồng như cáo trạng và lời khai của các bị cáo khác. Đồng thời, bị cáo Duy đề nghị toà cần xem xét lại vụ nào liên quan và vụ nào không liên quan đến bị cáo. Bị cáo Duy cũng thừa nhận đã nhận tiền từ các bị cáo khác bằng tiền mặt không có gói trong bao thư. Cả 2 bị cáo An và Cần cho biết đã nhận và chuyển tiền mặt hoặc qua số tài khoản cho Duy. Cần khai đã chuyển qua trung gian là An để An đưa cho Duy số tiền khoảng 2,7 tỷ đồng. Còn An thì không nhớ đã nhận và chuyển cho Duy bao nhiêu tiền vì số tiền trên được chuyển nhiều lần. Đồng thời, An khẳng định những lần giao tiền mặt cho Duy, An để trong bao thư hoặc để tiền trong vỏ gói thuốc lá. Đến nay, qua nhiều phiên xét xử, bị cáo Cần vẫn một mực khẳng định có đối tượng tên Trung. Nhưng đến nay, người tên Trung vẫn còn là điều bí ẩn. Phát biểu quan điểm tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM cho rằng, 7 bị cáo nguyên là cán bộ TTGT đã vòi vĩnh, yêu cầu chu cấp tiền cho các bị cáo để chi tiền ăn uống, tiêu xài… Điều này tạo nguy cơ mất an toàn giao thông vận tải. Nhận định hành vi, vai trò phạm tội của các bị cáo như bản án sơ thẩm đã tuyên là có căn cứ, Kiểm sát viên đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo và cần phân loại, điều tra các doanh nghiệp có hành vi đưa hối lộ trong thời gian dài với số tiền lớn cho các bị cáo. Dự kiến, sáng nay (20/10), HĐXX sẽ tuyên án. Đình Thương
VietnamNet
Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tôi nghe một số người bạn nói về việc mở cửa hàng kinh doanh, nhưng thực chất là để thực hiện hành vi rửa tiền. Xin luật sư giải thích giúp thế nào là rửa tiền? Hành vi này quy định trong luật ra sao?
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-02T22:00:00"
Thế nào là hành vi rửa tiền? Tội rửa tiền được quy định tại Điều 251 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau: “1. Nguời nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp của tiền, tài sản đó; b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.”. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống rửa tiền 2012 cụ thể rửa tiền là: 1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Tội Rửa tiền về bản chất là hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có và tội phạm này luôn gắn liền với hành vi phạm tội khác, nhất là các tội phạm về kinh tế như buôn lậu, kinh doanh trái phép, trốn thuế... các tội phạm về tham nhũng, các tội phạm về ma túy v.v... Do vậy, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền có ý nghĩa quan trọng trong phòng, chống các loại tội phạm có tính chất kinh tế và một số loại tội phạm khác. Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc
Lao Động
Kiên trì mục tiêu phục vụ người lao động nghèo
Sáng 1.10, Quỹ Trợ vốn cho người lao động (NLĐ) nghèo tự tạo việc làm (CEP) thuộc LĐLĐ TPHCM đã chính thức chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô CEP sau hơn 25 năm hình thành và phát triển. Phát biểu tại lễ khai trương, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường nhấn mạnh: 'Phát huy thế mạnh hơn 25 năm qua, Tổ chức tài chính vi mô CEP cần triển khai hiệu quả hơn những chương trình, sản phẩm, dịch vụ CEP theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, thành phố, tổ chức CĐ giao phó, đáp ứng sự tin tưởng, trao gửi niềm tin của CNLĐ, đặc biệt là CNLĐ nghèo'.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2017-10-01T23:20:00"
Lãnh đạoTổng LĐLĐVN, lãnh đạo TPHCM, lãnh đạo LĐLĐ TPHCM và Tổ chức Tài chính vi mô CEP cùng cắt băng khai trương sáng 1.10. Ảnh: L.T 40.000 thành viên thoát nghèo/năm “Nhờ có CEP, tôi đã thoát khỏi nạn cho vay nặng lãi, sống thoải mái mà không phải nơm nớp lo sợ bị xiết đồ, đập nhà cửa hoặc cả nhà trốn chui trốn nhủi” - chị Nguyễn Thị Bé - thành viên của CEP, làm việc tại KCX Linh Trung (TPHCM) - chia sẻ. Với đồng lương công nhân (CN) ít ỏi của hai vợ chồng, trang trải cuộc sống, lo cho hai con ăn học đầy đủ đã quá sức với vợ chồng chị, cho nên khi chồng bị ốm, không có tiền tích lũy, chị đã liều vay nóng với lãi suất 20%/tháng, tức là nếu vay 1 triệu đồng thì mỗi tháng phải trả lãi 200.000 đồng. Chị kể, với khoản vay 5 triệu đồng để trị bệnh cho chồng, mỗi tháng chị phải trả lãi 1 triệu đồng, trả mãi mà tiền gốc vẫn còn. Một lần chị trình bày câu chuyện với cán bộ CĐ, chị được giới thiệu đến Quỹ CEP để vay 10 triệu đồng. Có 10 triệu đồng, chị trả ngay tiền gốc, số tiền còn lại, chị mua máy may nhận hàng về nhà làm thêm mỗi tối. Với thu nhập tăng thêm từ chiếc máy may, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn, có tiền để dành, con của chị được nhận học bổng của CEP, Quỹ CEP đang xem xét hỗ trợ gia đình chị sửa lại nhà. Chị Bé xúc động: “Quỹ CEP đã đưa gia đình tôi thoát khỏi vòng xoay của tín dụng đen, cuộc sống khá hơn”. Câu chuyện của gia đình chị Bé cũng giống như câu chuyện của 3 triệu lượt hộ CNLĐ nghèo mà Quỹ CEP đã trợ vốn hơn 25 năm qua. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân - Tổng Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP - chia sẻ: Từ nguồn vốn ban đầu chỉ 460 triệu đồng vào năm 1992, đến nay, quỹ đã phát triển được nguồn vốn trên 3.100 tỉ đồng. Tổng số thành viên đang được cung cấp tín dụng nhỏ là trên 316.000 CNLĐ nghèo với tổng dư nợ cho vay trong tay người lao động là 2.971 tỉ đồng. Trung bình hằng năm có khoảng 40.000 thành viên thoát nghèo và rời khỏi chương trình. Trên 500.000 hộ gia đình nghèo đã được thụ hưởng các dịch vụ phát triển cộng đồng của quỹ. Các chương trình hướng về cộng đồng do quỹ khởi xướng như “Học bổng CEP”, “Mái nhà CEP”… đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho CNLĐ. Xứng đáng là nơi CNLĐ trao gửi niềm tin Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động của CEP là xây dựng và phát triển CEP thành tổ chức tài chính vi mô tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật; hoạt động tài chính, an toàn, bền vững cũng như tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ cho đoàn viên CĐ, CNLĐ, người có thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững với phương châm “Tất cả vì lợi ích cộng đồng”. Phát biểu tại lễ khai trương, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cho rằng: Tổ chức Tài chính vi mô CEP trong tiến trình phát triển có triển vọng và khả năng tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu rất lớn và đa dạng của CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, CEP cũng gặp khó khăn đó là huy động nguồn vốn, do vậy, trong thời gian tới rất cần được sự quan tâm của các cấp, ngành và tổ chức CĐ hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động CEP trong thời gian tới. Chủ tịch Bùi Văn Cường khẳng định, trong những năm tới, Tổng LĐLĐVN, các cấp CĐ TPHCM sẽ tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ cho sự phát triển của Tổ chức Tài chính vi mô CEP. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến lưu ý thời gian tới, CEP cần kiên trì mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, phát huy giá trị cốt lõi, tận tụy mang đồng vốn đến tận tay NLĐ nghèo, trong đó có đội ngũ CNLĐ. Mục tiêu quan trọng của TPHCM là giảm nghèo đa chiều, chuyển đổi nghề nghiệp cho gia đình nông dân tại vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, CEP cần bám sát thực tế, thông qua tổ chức CĐ TPHCM đề xuất với lãnh đạo TPHCM các giải pháp cụ thể để hỗ trợ nguồn vốn cho NLĐ nghèo nói riêng và người dân nghèo TPHCM sao cho phù hợp, hiệu quả. Hoạt động chính của CEP sau khi chuyển đổi gồm huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Tổ chức này còn ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ… (Nguồn: Tổ chức Tài chính vi mô CEP) LÊ TUYẾT
Lao Động
Quỹ CEP chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô
Sáng 1.10, Quỹ Trợ vốn cho người lao động (NLĐ) nghèo tự tạo việc làm (CEP) thuộc LĐLĐ TPHCM đã chính thức chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô CEP sau hơn 25 năm hình thành và phát triển.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2017-10-01T08:53:00"
Đại biểu cắt băng khai trương Tổ chức tài chính vi mô CEP Tham dự lễ khai trương có Ủy viên TƯ Đảng – Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến, Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP Nguyễn Thị Lệ cùng lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh có CEP hoạt động, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại TPHCM. Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường phát biểu. Qua hơn 25 năm hoạt động, từ nguồn vốn ban đầu chỉ 460 triệu đồng vào năm 1992, đến nay, quỹ đã phát triển được nguồn vốn trên 3.100 tỉ đồng, đưa đồng vốn đến tận tay 3 triệu lượt hộ CNLĐ nghèo. Tổng số thành viên đang được cung cấp tín dụng nhỏ là trên 316.000 CNLĐ nghèo với tổng dư nợ cho vay trong tay người lao động là 2.900 tỉ đồng. Trung bình hằng năm có khoảng 40.000 thành viên thoát nghèo và rời khỏi chương trình (chiếm 13% người vay). Ngoài những tác động tích cực giúp CNLĐ cải thiện đời sống gia đình, hàng chục năm qua, CEP còn góp phần thiết thực chăm lo cho các hộ dân nghèo. Trên 500.000 hộ gia đình nghèo đã được thụ hưởng các dịch vụ phát triển cộng đồng của quỹ. Các chương trình hướng về cộng đồng do quỹ khởi xướng như “Học bổng CEP”, “Mái nhà CEP”… đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho CNLĐ. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân - Tổng Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP khẳng định: “Mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động của CEP là xây dựng và phát triển CEP thành tổ chức tài chính vi mô tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật; hoạt động tài chính, an toàn, bền vững cũng như tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ cho đoàn viên CĐ, công nhân lao động, người có thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”. Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ khai trương Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường cho rằng: Tổ chức tài chính vi mô CEP trong tiến trình phát triển có triển vọng và khả năng tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu rất lớn và đa dạng của CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, CEP cũng gặp khó khăn đó là huy động nguồn vốn. Do vậy, trong thời gian tới, rất cần được sự quan tâm của các cấp, ngành và tổ chức CĐ hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động CEP trong thời gian tới. Sau khi chuyển đổi, CEP vẫn kiên định với con đường phục vụ NLĐ nghèo. Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến lưu ý, thời gian tới, CEP cần kiên trì mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, phát huy giá trị cốt lõi, tận tụy mang đồng vốn đến tận tay người lao động nghèo, trong đó có đội ngũ CNLĐ. L.TUYẾT
Doanh Nghiệp
Tiếp tục xử vụ thanh tra giao thông Cần Thơ nhận hối lộ
Ngày 11/7, TAND TP Cần Thơ tiếp tục phiên xét xử vụ án thanh tra giao thông Cần Thơ nhận hối lộ, bị cáo Đoàn Vũ Duy (nguyên đội trưởng đội TTGT số 11) phủ nhận các cáo buộc về việc nhận hối lộ.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-11T10:45:55"
Ngày 11/7, tòa án nhân dân TP Cần Thơ tiếp tục phiên xét xử vụ án các thanh tra giao thông Sở GTVT TP Cần Thơ nhận hối lộ trên 4 tỉ đồng sau thời gian bổ sung cáo trạng, theo tin tức trên báo Tuổi trẻ. Bảy bị cáo nguyên là cán bộ TTGT gồm: Dương Minh Tâm (nguyên phó chánh TTGT), Đoàn Vũ Duy (nguyên đội trưởng đội TTGT số 11), Võ Hoàng Anh (nguyên đội trưởng đội TTGT số 3), Lý Hoàng Minh (nguyên đội phó đội TTGT số 3), Nguyễn Trần Lưu, nguyên đội trưởng đội TTGT quận Thốt Nốt, Hồ Công Thiện, nguyên đội phó đội TTGT huyện Phong Điền và Trần Lập Pháp, nguyên cán bộ đội TTGT quận Cái Răng cùng 2 “cò” Nguyễn Văn Cần và Trần Tường An bị truy tố về tội nhận hối lộ. Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh CAND Trước đó, qua các buổi thẩm vấn trong hai ngày xét xử (ngày 21 và 22/6), số tiền các bị cáo khai nhận tại tòa có sự chênh lệnh với số tiền các bị cáo bị truy tố. Do đó, Viện KSND TP Cần Thơ xét thấy nếu giữ nguyên cáo trạng này thì bất lợi cho các bị cáo nên đã đề nghị HĐXX cho tạm hoãn phiên tòa và sửa lại cáo trạng. Theo cáo trạng ngày 26/6, 7 TTGT với sự hỗ trợ của “cò” Cần và An đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận khoảng 4,1 tỉ đồng của nhiều doanh nghiệp , cá nhân kinh doanh vận tải để không kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm. Bị cáo Tâm nhận hối lộ của 13 doanh nghiệp, cá nhân với số tiền hơn 413 triệu đồng, trong đó Tâm dùng số tài khoản của mình và tài khoản do vợ bị can này mở để nhận tiền hối lộ. Bị cáo Duy nhận tiền của 37 doanh ngiệp, cá nhân số tiền gần 2,8 tỉ đồng, Hoàng Anh nhận hối lộ của 33 cá nhân, doanh nghiệp số tiền 542 triệu đồng… 8/9 bị cáo đồng ý với bản cáo trạng mới, riêng Đoàn Vũ Duy không đồng ý. Trong phiên tòa sáng nay, bị cáo Cần và An đều khẳng định đã nhận tiền hối lộ thông qua các doanh nghiệp, cá nhân rồi chuyển cho Duy, với tổng số tiền 2,7 tỷ đồng. Bị cáo Võ Hoàng Anh cũng khai đã nhiều lần nhận hối lộ rồi chuyển cho Duy. Quá trình đối chất tại phiên tòa, bị cáo Duy tiếp tục phủ nhận các cáo buộc về việc nhận hối lộ, báo Công an Nhân dân đưa tin. Theo lời khai của An, bị cáo là bạn học với Duy. Sau nhiều năm gặp lại, An về giúp Duy làm việc ở xưởng xe và nhiều lần trực tiếp nhận tiền trực tiếp hoặc qua tài khoản, nhận từ Cần để đưa cho Duy hàng trăm triệu đồng. An không nhớ rõ số lần cụ thể, nhưng biết số tiền trên là của các doanh nghiệp, cá nhân chuyển cho Duy để mong bỏ qua lỗi vi phạm. Cần khai đã mở 6 tài khoản, nhận giúp cho Duy gần 2,7 tỷ đồng. Số tiền này, Cần chuyển cho An, qua một người tên Trung…. HĐXX đã công bố tấm hình do luật sư cung cấp người có liên quan đến vụ án tên Trung. Bị cáo Cần xác nhận, người này chính là Trung và nhiều lần chuyển tiền cho Duy, thông qua Trung. Theo lời khai của bị cáo Anh, quá trình công tác, giữa các đội TTGT có sự “nể nang” nhau trong việc “bảo kê” cho doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Bị cáo nào “bảo kê” cho nhà xe doanh nghiệp, nếu bị đội khác kiểm tra hoặc xử lý sẽ gọi điện thoại xin xỏ, bỏ qua vì là người quen. Tại phiên, tòa bị cáo Anh khai đã chi cho ông Phúc 350 triệu đồng (trong số tiền bị cáo đã nhận hối lộ) để được nâng đỡ trong công việc. Bị cáo Dương Minh Tâm khai cũng chi cho ông Phúc 370 triệu đồng giúp đỡ lên chức Phó Chánh Thanh tra. Theo lời khai của bị cáo Võ Hoàng Anh, khi còn công tác bị cáo đã thống nhất với cấp dưới là Lý Hoàng Minh, mỗi tháng chi cho ông Phúc 20 triệu đồng trong số tiền nhận hối lộ… Trong phiên tòa sáng nay, có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Sở GTVT TP Cần Thơ. HĐXX đã hỏi vị lãnh đạo này về việc vắng mặt của ông Phúc, bởi tòa đã có thư triệu tập để làm rõ lời khai của các bị cáo. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GTVT trả lời không biết việc tòa triệu tập ông Phúc. Trước khi diễn ra phiên tòa, lãnh đạo Sở đã hỏi ông Phúc về việc này nhưng ông Phúc trả lời rằng: tòa không triệu tập. Sau đó, chủ tọa phiên tòa đã cung cấp đơn xin vắng mặt của ông Phúc do đang trị bệnh, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc người thân đang bị bệnh nằm tại bệnh viện. “Lãnh đạo Sở GTVT nghĩ thế nào về việc này. Ông Phúc không trung thực. Những phiên tòa lần sau, nếu tòa hoặc tòa cấp trên triệu tập sẽ gởi thư đến Sở và yêu cầu ông Phúc phải có mặt”, chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh. Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Tuổi trẻ, Công an Nhân dân)
Nông Nghiệp
Mỹ Xuyên huy động trên 493 tỉ đồng xây dựng NTM
Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) huyện vùng nông thôn sâu, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 38%) là huyện điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Sóc Trăng.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-04-26T00:55:00"
Diện mạo nông thôn xã Gia Hòa 1 (huyện Mỹ Xuyên) đang khởi sắc là nền tảng để Gia Hòa 1 về đích năm 2017. Qua 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, sự chung sức, đồng thuận của người dân đã góp phần cho làng quê khởi sắc. Trong năm 2016, Mỹ Xuyên đã huy động trên 493 tỉ đồng xây dựng NTM, trong đó có nhiều gia đình còn đóng góp tiền của, xây dựng, sửa chữa một số cây cầu giao thông trong xã, hiến đất xây trường, xây nhà văn hóa, trồng 19.820 cây tạo cảnh quan môi trường trên các tuyến lộ. Chính sự chung sức của người dân cùng với Đảng bộ, chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng để Mỹ Xuyên đạt được những kết quả nổi bật trong xây dựng NTM. Ông Đào Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên phấn khởi cho biết, đến nay, Mỹ Xuyên có 5/10 xã đạt chuẩn, có 2/10 xã đạt 18 tiêu chí là Gia Hòa 1, Gia Hòa 2; có 2/10 xã đạt 17 tiêu chí là Tham Đôn, Thạnh Phú; có 1/10 xã đạt 14 tiêu chí là Thạnh Quới. Hệ thống giao thông liền xã, liền ấp; hệ thống thủy lợi phục vụ tốt sản xuất và dân sinh; tỉ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,68%; có trên 98% hộ dân có điện sử dụng; trường học các cấp ở các xã NTM đạt chuẩn về cơ sở vật chất là 67,93%, hộ nghèo còn 11%, bình quân thu nhập đầu người năm 2016 đạt 34,3 triệu đồng và 10 xã đều đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân nông thôn, đóng vai trò là chủ thể xây dựng NTM. “Với những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân, trong năm 2017, Mỹ Xuyên phấn đấu có thêm 2 xã được công nhận NTM, hướng đến mục tiêu xây dựng thành công huyện NTM vào năm 2020” – ông Hùng nói. PHƯƠNG NGHI
Đất Việt
Cấm dừng xe lâu: Phải phạt cả trạm BOT nếu làm chậm?
Một số các tình huống cụ thể cần được nêu rõ trong quy định khi áp dụng xử phạt theo biển cấm đỗ dừng xe quá 5 phút tại trạm BOT.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-26T00:32:00"
Không chỉ xử lý hành chính đơn thuần Ngày 25/1, tại nhiều trạm BOT "nóng" ở phía Nam như BOT Sóc Trăng, trạm BOT T2 cũng trên quốc lộ 91 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), cơ quan chức năng đã cắm biển "cấm xe dừng quá 5 phút". Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết: "Khi trao đổi với báo chí Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ đã khẳng định việc lắp biển cấm dừng đỗ xe quá 5 phút là nằm trong quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ, ngoài biển báo bằng hình ảnh, còn có bằng lời văn. Đây là cơ sở nền tảng về mặt pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước khẳng định việc lắp biển là đúng pháp luật. Nhưng vì lâu nay chúng ta chưa thể hiện, chưa bao giờ áp dụng nên nếu lấy đây là biện pháp để đối phó với các trạm thu phí ùn tắc sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng. Nhân viên trạm BOT T2 trên quốc lộ 91 lắp đặt biển "cấm dừng xe quá 5 phút". Ảnh VnE Đặc biệt, trong Nghị định 46 quy định về "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” không nói rõ về phạt dừng đỗ, nhưng họ có thể phạt theo hướng an toàn giao thông, gây cản trở giao thông các hiện tượng cố tình. Quan điểm của chúng tôi không đồng tình với hành động của một bộ phận lái xe, cố tình gây cản trở giao thông, tôi không cổ súy các hành động đó, bức xúc đã rõ nhưng phải phản ánh khiếu nại đúng quy định. Chúng tôi đã từng chỉ đạo các Hiệp hội vận tải ô tô cơ sở nếu có bức xúc gì về trạm BOT địa phương thì nên có văn bản gửi lên Sở GTVT, UBND tỉnh, Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam". Bên cạnh đó, theo ông Thanh, Bộ GTVT cần rà soát lại các trạm thu phí để tính toán miễn giảm mức phí theo đúng sức chịu đựng của người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, tránh làm khó nhau. Việc này chắc chắn sẽ không dẫn đền ách tắc tại trạm thu phí, cũng như các tài xế sẽ tâm phục, khẩu phục, thay vì bị xử "ép". "Tôi tin họ đưa ra việc xử phạt này không chỉ nhằm xử phạt hành chính đơn thuần, mà sẽ hình sự hóa để răn đe nghiêm khắc", ông Thanh nhấn mạnh. Ông Thanh cũng nhấn mạnh việc quản lý Nhà nước phải thực thi theo pháp luật, còn những người có hành vi gây rối sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Không thể “tùy tiện” đưa ra yêu cầu cắm biển cấm dừng đỗ xe và giới hạn thời gian, không gian để yêu cầu các tài xế thực hiện nhằm tránh ùn tắc giao thông. Phải làm rõ các tình huống vi phạm Ở góc độ khác, đặt ra những trường hợp xảy ra tại trạm thu phí BOT, ông Thanh cho rằng, có rất nhiều tình huống cần phải làm rõ, quy định rõ trong khâu xử phạt. Ví dụ, như các xe cùng đi vào khu vực trả tiền phí, nhưng xe đầu tiên kéo dài thời gian, đỗ quá 5 phút thì chắc chắn chỉ được xử phạt xe đó, vì họ là người gây ra sai phạm, chứ còn các xe đi phía sau là liên đới nên không thể xử phạt. Cơ quan chức năng sẽ có cách để xử lý và nếu đỗ quá 5 phút họ cẩu xe đi luôn chứ không giữ lại mà xử phạt tại đó. Còn một trường hợp khác đó là nếu như nhân viên trạm thu phí làm thủ tục chậm, kéo dài quá 5 phút thì phải xử lý bên phía trạm BOT. Nhưng thao tác của các nhân viên rất đơn giản, thậm chí chỉ một phút, đương nhiên, Tổng cục đường bộ đưa ra biển này cũng phải khảo sát nhân viên xem cần bao nhiêu phút, nên chỉ phía người dân là chịu thiệt thòi. Đồng tình quan điểm, ông Trần Quốc Toản - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Tĩnh cho biết: "Kể cả giờ họ xử phạt hình sự bao nhiêu năm cũng phải chịu. Và khi lắp đặt biển thì có làm rõ trường hợp như thế nào thì xử phạt hay không, vì có nhiều khi bản thân tôi không cố tình đỗ quá 5 phút nhưng xe trước đỗ nên tôi buộc phải chờ theo, liệu có vin vào đó xử phạt tất cả? Và nếu phía trạm thu phí chậm trễ thì cũng có phải chịu trách nhiệm, xử lý như bình thường hay không, tất cả đều cần phải quy định rõ trong quy định". CSGT được quyền phạt xe dừng quá 5 phút tại trạm BOT Trong một diễn biến liên quan, ông Lư Thành Đồng - Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết, theo quy định thì thanh tra giao thông có chức năng xử lý nhà đầu tư cố tình không xả trạm gây ùn tắc giao thông kéo dài. Còn việc lập biên bản, xử lý tài xế dừng ôtô quá 5 phút tại tạm thu phí BOT là do cảnh sát giao thông thực hiện. "Từ ngày mai, chúng tôi bố trí lực lượng phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc lắp biển cấm, camera quan sát; hướng dẫn giao thông, kịp thời xử lý các vi phạm…", ông Đồng nói. Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định: "Tại các trạm BOT sẽ có mặt cơ quan chức năng, camera theo dõi. Khi thực hiện giao dịch quá 5 phút, cơ quan chức năng có thể mời phương tiện ra khỏi khu vực giao dịch thu phí. Nếu cố tình vi phạm, chủ phương tiện sẽ bị xử lý theo Nghị định 46 về xử phạm vi phạm hành chính đối với các hành vi không chấp hành biển báo, quy định của người hướng dẫn giao thông. Có nhiều mức xử lý vi phạm, cơ quan chức năng sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể". Châu An
Giao Thông
Đối thoại để tìm sự đồng thuận trong miễn giảm giá các trạm BOT
Tổng cục Đường bộ và địa phương tổ chức đối thoại để tìm sự đồng thuận trong miễn giảm giá các trạm BOT.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-30T06:14:00"
Trạm thu phí BOT QL91 T1 (quận Ô Môn). Ảnh: Lê An Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, sáng 30/1, tổ công tác do Tổng Cục đường bộ Việt Nam chủ trì đã phối hợp cùng Sở GTVT TP Cần Thơ, đại diện lãnh đạo quận Ô Môn và các đơn vị có liên quan tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, công bố phương án miễn giảm cho các phương tiện qua Trạm thu giá T1 BOT QL91 trong đợt sắp tới. Theo đó, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng UBND TP Cần Thơ, Sở GTVT thống nhất phương án: Giảm 100% cho 10 xe đã được Bộ GTVT chấp thuận trước đó; giảm 100% cho xe buýt và xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú, tổ chức có trụ sở tại khu vực Bình Lập, Thới Trinh (thuộc phường Phước Thới), khu vực 12 và 15 (thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn); giảm 50% cho xe không kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú tại phường Phước Thới, phường Thới Hòa và phường Châu Văn Liêm (quận Ô Môn) trong đó không bao gồm các đối tượng nêu trên; giảm 30% cho xe kinh doanh của người dân có hộ khẩu thường trú và tổ chức có trụ sở tại phường Phước Thới, phường Thới Hòa và phường Châu Văn Liêm (quận Ô Môn). Trong buổi đối thoại, các doanh nghiệp tham dự chủ yếu thắc mắc về đối tượng và phạm vi miễn giảm. Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Lê An Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến của người dân đóng góp. Ông Thắng cho biết, sau khi thống nhất được phương án giảm giá, địa phương cùng Vụ công tư rà soát lại danh sách, số xe để đảm bảo đúng các đối tượng nằm trong phạm vi miễn giảm. Đối với phương án miễn giảm đã thống nhất, Vụ công tư tham mưu cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản trình Bộ GTVT chỉ đạo và sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất để đảm bảo được lợi ích cho người dân. Sắp tới đối với những ý kiến vướng mắc của người dân, Tổng cục Đường bộ giao cho Sở GTVT TP Cần Thơ tiếp nhận theo thẩm quyền. Lê An
Gia Đình VN
​Nguyên Chánh thanh tra giao thông Cần Thơ bị cách hết chức vụ trong Đảng
Liên quan đến vụ lãnh đạo TTGT Cần Thơ nhận hối lộ, Sở GTVT Cần Thơ vừa kỷ luật cách hết chức vụ trong Đảng đối với nguyên Chánh Thanh tra Trương Văn Phúc.
[ "Pháp luật" ]
"2017-09-29T03:33:00"
Ngày 29/9, nguồn tin của Báo Gia đình Việt Nam cho biết, liên quan đến vụ một số cán bộ Thanh tra giao thông nhận hối lộ vừa bị tòa án đưa ra xét xử, giám đốc Sở GTVT Cần Thơ vừa ký quyết định cách hết các chức vụ trong đảng đối với ông Trương Văn Phúc, nguyên Chánh Thanh sở. Ông Phúc được xác định là liên đới trách nhiệm với vụ án trên với tư cách người đứng đầu bộ phận Thanh tra. Trụ sở Thanh tra giao thông Cần Thơ, nơi để xảy ra vụ án nhận hối lộ có tổ chức đình đám nhất từ trước tới nay tại TP Cần Thơ. Ảnh: Phương Nguyên Lúc để xảy ra sai phạm, ông Phúc là đảng viên Chi bộ 6, thuộc Đảng ủy Sở GTVT, Bí thư chi bộ Bộ phận Thanh tra sở, Chánh Thanh tra sở. Đảng ủy Sở GTVT nhận thấy với vai trò Bí thư Đảng bộ, Bộ phận, Chánh Thanh tra sở, ông Phúc đã thiếu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để 7 đảng viên thuộc Đảng bộ Bộ phận Thanh tra Sở GTVT bị Tòa ánh nhân dân TP Cần Thơ tuyên phạm tội nhận hối lộ, bị xử tù, tạo dư luận xấu làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan và tổ chức Đảng. Trước đó, các ông Trần Văn Thành - phó Chánh Thanh Tra sở, Bùi Quốc Dũng - phó Chánh Thanh tra sở), Trần Minh Đương - Đội trưởng Đội Cơ động, Đinh Thanh Điền - Đội trưởng Đội Cái Răng và Lê Văn Hoàng - Đội trưởng Đội Cờ Đỏ cũng bị kỷ luật Đảng với hình thức khiển trách vì liên đới trách nhiệm người đứng đầu bộ phận để xảy ra sai phạm. Ông Đoàn Vũ Duy lúc bị Công an bắt. Cũng liên quan đến vụ án này, mở rộng điều tra giai đoạn hai, Công an Cần Thơ vừa bắt thêm Bùi Văn Minh (tự Minh đen) - phó Chánh Thanh tra giao thông trực thuộc Sở GTVT Cần Thơ để điều tra hành vi nhận hối lộ. Bị can Minh được xác định liên quan đến đường dây bảo kê cho xe quá tải vượt trạm. Số tiền mà bị can Minh nhận hối lộ mà bước đầu công an chứng minh được gần 400 triệu đồng. Như Báo Gia đình Việt Nam đã thông tin, trước đó Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đưa ra xét xử 9 bị cáo về tội nhận hối lộ gồm: Dương Minh Tâm (37 tuổi) - nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ; Đoàn Vũ Duy (39 tuổi) - nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy; Võ Hoàng Anh (35 tuổi) - nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi) - nguyên Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt; Lý Hoàng Minh (32 tuổi) - nguyên Đội phó TTGT TP Cần Thơ; Hồ Công Thiện (40 tuổi) - nguyên Phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền; Trần Lập Pháp (31 tuổi) - nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng; Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và Trần Tường An (39 tuổi, quận TP Cần Thơ) – hai người môi giới, “cò” nhận hối lộ. Từ năm 2013 đến 2016, nhóm 7 TTGT nói trên đã cấu kết với hai đối tượng Cần, An thỏa thuận với một số doanh nghiệp, nhà xe để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông. Hàng tháng hoặc từng lần vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị can nói trên, với số tiền ít nhất là 1 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 28 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận tiền của các doanh nghiệp, nhà xe để không bị kiểm tra, xử lý. Các bị cáo này đã nhận hối lộ hơn 4,1 tỉ đồng.
BizLIVE
'Phải cho tôi toàn quyền mới dẹp được vỉa hè'
"Tôi đã hứa với lãnh đạo thành phố là trong năm nay sẽ lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường ở quận 1. Nhưng để làm được thì thành phố phải cho tôi toàn quyền xử lý sai phạm ở vỉa hè, xử lý cả cán bộ", Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải đề nghị.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-08-04T12:14:00"
Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải cùng câu nói nổi tiếng theo ông suốt chiến dịch giành lại vỉa hè. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư: Đừng đẩy chi phí doanh nghiệp lên cao… Tại các diễn đàn kinh tế năm nay, chi phí kinh doanh là một trong những vấn đề nổi cộm được nhiều doanh nghiệp đề cập tới. Báo cáo “Khảo sát về Môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017 cho biết chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản ở mức cao so với các nước trong cùng khu vực. Bình quân chi phí này tại ASEAN tổng mức đóng là 33,65%, trong khi con số này ở Việt Nam là 39,1%. Bộ trưởng Tài chính đã chỉ rõ mức thuế phí của Việt Nam cao do gánh nặng về các khoản bảo hiểm (chiếm tới 19,1%). (Xem tiếp) Ông Đoàn Ngọc Hải: “Phải cho tôi toàn quyền, mới dẹp được vỉa hè” Sáng 4/8, tại buổi làm việc về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận 1 do Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì, ông Đoàn Ngọc Hải (Phó chủ tịch UBND quận) tỏ ra khá bức xúc trước tình trạng tái chiếm vỉa hè, lòng đường. Ông cho rằng bộ mặt đô thị của trung tâm thành phố nhếch nhác như hiện nay là "không thể chấp nhận được". "Hàng rong; quán nhậu; ôtô biển xanh, đỏ, trắng nghênh ngang, tràn lan trên vỉa hè... Đoàn liên ngành do tôi dẫn đầu mấy tháng trời làm liên tục, họ không dám lấn chiếm nhưng sau khi tạm dừng thì lại tràn ra chiếm hết vỉa hè", ông Hải nói và dẫn chứng "quán nhậu Biển Dương ngay đối diện UBND cầu Ông Lãnh là một điển hình". "Lợi ích từ kinh doanh vỉa hè rất lớn, gần cả tỷ đồng mỗi tháng, đây là điều ai cũng biết. Vỉa hè là nơi minh chứng rõ nhất cho lợi ích nhóm và đặc biệt là sự buông lỏng quản lý của một số cán bộ phường, cán bộ trật tự đô thị. Họ buông lỏng như vậy rõ ràng là để trục lợi", ông Hải thẳng thắn. (Xem tiếp) Bloomberg: Giải ngân FDI năm 2017 dự báo đạt kỷ lục trên 16 tỷ USD Trả lời phỏng vấn Bloomberg, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam được dự báo vượt mốc 16 tỷ USD trong năm 2017, mức cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn FDI cam kết có thể đạt 28 tỷ USD, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, năm ngoái Việt Nam thu hút được 24,4 tỷ USD tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các dự án đã giải ngân được 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015, mức cao nhất từ trước đến nay. (Xem tiếp) Di dời trụ sở 13 bộ ngành, cần 17.000 tỷ để xây mới? Các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng đang xây dựng và hoàn thiện phương án triển khai quy hoạch trụ sở 13 bộ ngành sau khi di dời để hoàn thiện báo cáo các phương án gửi các cấp có thẩm quyền cho ý kiến, xem xét. Theo đó, dự kiến có 2 phương án lựa chọn triển khai đầu tư. Một là, Chính phủ đầu tư xây dựng toàn bộ các trụ sở xong giao các bộ ngành khai thác sử dụng. Các bộ ngành bàn giao lại toàn bộ cơ sở trong nội thành để quản lý, khai thác sử dụng chung. (Xem tiếp) Khai trừ Đảng 7 thanh tra giao thông ăn hối lộ tiền tỷ Ngày 3/8, Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng TP Cần Thơ đã ký quyết định khai trừ Đảng đối với 7 nguyên cán bộ TTGT (thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ) ăn hối lộ tiền tỷ vừa bị TAND TP Cần Thơ tuyệt phạt. 7 TTGT bị khai trừ Đảng gồm: Dương Minh Tâm (37 tuổi), nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ; Đoàn Vũ Duy (39 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy; Võ Hoàng Anh (35 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt; Lý Hoàng Minh (32 tuổi), nguyên Đội phó TTGT TP Cần Thơ; Hồ Công Thiện (40 tuổi), nguyên Phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền; Trần Lập Pháp (31 tuổi), nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng). (Xem tiếp) Hà Nội có thể gắn mác “ngoại thành” cho taxi Từ 3/8, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức lấy ý kiến vào Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Trong dự thảo quy chế, một số vấn đề từng có nhiều ý kiến khác nhau tiếp tục được đề cập như: thống nhất màu sơn chung cho toàn bộ taxi; niên hạn hoạt động; đấu giá quyền hoạt động; phân vùng hoạt động… Về vùng hoạt động của taxi, dự thảo chia hai vùng. Trong đó, vùng một bao gồm địa giới hành chính tại các quận, vùng hai gồm địa giới hành chính tại các huyện, thị xã. Dự thảo quy định, taxi chỉ được hoạt động (dừng, đỗ, đón, trả khách) trong khu mà doanh nghiệp đăng ký khai thác. (Xem tiếp) TUẤN VIỆT
Giao Thông
BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp: Vướng mắc xe chính chủ khi miễn giảm
Để được miễn giảm, phương tiện phải chính chủ, trong 3 tháng cần bổ sung đầy đủ giấy tờ để chứng minh.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-29T07:26:00"
Trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. (Ảnh Lê An) Ngày 29/1, để giải quyết những vấn đề liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp theo hình thức hợp đồng BOT, đoàn của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Nhật dẫn đầu đã làm việc cùng với Nhà đầu tư, lãnh đạo TP Cần Thơ và Hậu Giang. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ đề xuất Bộ xem xét có chính sách giảm giá theo đề nghị của UBND TP miễn từ 80-90% cho phương tiện không kinh doanh dưới 9 chỗ và ô tô tải nhỏ hơn 1 tấn hiện đang cư trú tại phường Ba Láng, phường Lê Bình, phường Thường Thạnh (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Trong đó, đề xuất giảm 50% cho 548 phương tiện, 100% cho 475 phương tiện. “Người dân họ không cần giảm 100%, từ 80-90% họ cũng chịu, họ đồng ý đi bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, quan trọng là chính sách hợp lý”. Ông Dũng bày tỏ. Đối với xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) giảm 50% cho xe ô tô từ 10 chỗ và xe tải trên 1 tấn có kinh doanh ở địa phương nêu trên, giảm 50% đối với các tổ chức cá nhân doanh nghiệp có hợp đồng vận chuyển (trên 3 tháng) có sử dụng quãng đường 3km tính từ vị trí đặt trạm. Đồng quan điểm với TP Cần Thơ, ông Lê Văn Năm, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang cũng đề nghị giữ nguyên 371 phương tiện nằm trong phương án giảm 35-40% trước đó. Bên cạnh đó, Sở cũng kiến nghị giảm thêm cho xã Tân Phú Thạnh gồm: 262 phương tiện giảm 100% nếu không được thì từ 80-90%; giảm 100% cho 282 xe chính chủ và dưới 1 tấn; 339 phương tiện thực hiện phương án giảm 50%. Đồng thời, ông Năm cũng cho biết thêm: Hiện tại, địa phương đang có nhiều bất cập liên quan đến vấn đề xe chính chủ và không chính chủ trong việc xem xét đối tượng nằm trong diện miễn giảm. Có doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Cần Thơ nhưng lại có chi nhánh ở Tân Phú Thạnh hoặc trường hợp gia đình ở tại Cần Thơ, nhưng lại làm việc tại Hậu Giang, do đó, vấn đề xem xét xe chính chủ rất khó khăn. Trước đề nghị của các địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Nhật chỉ đạo, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đứng ra chủ trì phối hợp cùng Vụ đối tác công tư thành lập tổ cùng doanh nghiệp dự án làm việc cùng địa phương, tiến hành khảo sát, xem xét các đề xuất trên vào sáng ngày mai (30/1). Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát lại các phương tiện nằm trong phạm vi giảm giá đã được Bộ thống nhất phương án trước đó. Chốt danh sách và trình Bộ trước ngày ngày 3/2. Tại buổi làm việc, đại diện Tổng Cục đường bộ cũng thông tin thêm, hiện tại Bộ đã thống nhất phạm vi miễn giảm. Đối với điều kiện để miễn giảm thì chủ các phương tiện này phải có hộ khẩu thường trú tại phạm vi theo quy định. Phương tiện phải chính chủ, trong trường hợp chưa đầy đủ hồ sơ, thì chủ phương tiện trong vòng 3 tháng phải nộp đầy đủ giấy tờ cần thiết để chứng minh. Đối với vấn đề đi km nào trả km đó, phía Tổng cục cho biết đây là phương án không thể thực hiện. Riêng những trường hợp hồ sơ còn sót lại trong những lần giảm giá trước, Tổng cục sẽ chủ động xử lý để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Lê An
Doanh Nghiệp
Vụ TTGT nhận hối lộ ở Cần Thơ: Thông tin mới nhất
Sau khi tòa phúc tẩm tuyên y án 6/7 cán bộ thanh tra giao thông nhận hối lộ, HĐXX cũng kiến nghị Cơ quan công an điều tra một số doanh nghiệp, cá nhân có hành vi đưa hối lộ nhóm Thanh tra Giao thông Cần Thơ.
[ "Pháp luật" ]
"2017-10-20T12:45:05"
Sau phiên xét xử 19-10, ngày 20-10, tại TP Cần Thơ, TAND Cấp cao TP.HCM đã tuyên án đối với nhóm 9 bị cáo (trong đó có 7 bị cáo nguyên là cán bộ TTGT) trong vụ nhận hối lộ xảy ra tại Thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ. Theo đó, tòa cấp phúc thẩm tuyên chỉ chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Võ Hoàng Anh (nguyên Đội trưởng đội 3), tuyên giảm cho bị cáo này từ 15 năm còn 13 năm tù về tội nhận hối lộ. Tòa tuyên y án các bị cáo: Dương Minh Tâm (nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ) 10 năm tù; Đoàn Vũ Duy (nguyên Đội trưởng Đội thanh tra giao thông số 11) tù chung thân, Nguyễn Trần Lưu (nguyên Đội trưởng đội 6); Hồ Công Thiện (nguyên Đội Phó đội 7), Trần Lập Pháp (nguyên cán bộ đội 4) cùng 7 năm tù; Lý Hoàng Minh (nguyên Đội phó đội 3) 9 năm tù, Nguyễn Văn Cần (ngụ Vĩnh Long ) 20 năm tù cùng tội danh “nhận hối lộ”, báo ANTĐ đưa tin. Các bị cáo nghe tuyên án. Ảnh: TPO Theo tin tức trên báo Tiền phong, HĐXX cũng kiến nghị Cơ quan công an điều tra một số doanh nghiệp, cá nhân có hành vi đưa hối lộ nhóm Thanh tra Giao thông Cần Thơ. Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến năm 2016, Dương Minh Tâm, Đoàn Vũ Duy, Võ Hoàng Anh, Nguyễn Trần Lưu, Lý Hoàng Minh, Hồ Công Thiện, Hồ Lập Pháp (31 tuổi), đã cấu kết với Trần Tường An và Nguyễn Văn Cần để nhận tiền của 135 tổ chức, cá nhân ngành vận tải từ Đồng Nai đến khắp các tỉnh thành miền Tây. Cáo trạng kết luận nhóm này đã nhận tổng cộng 4,1 tỷ đồng để không kiểm tra, không lập biên bản hoặc xử nhẹ lỗi vi phạm của các xe. Hằng tháng, các doanh nghiệp và cá nhân phải nộp tiền hoặc chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng theo yêu cầu với mức nộp thấp nhất là 1 triệu đồng/tháng, cao nhất là 28 triệu đồng/tháng. Riêng Nguyễn Văn Cần giúp cho Đoàn Vũ Duy liên hệ với các cá nhân, doanh nghiệp vận tải đặt vấn đề chi tiền và kiểm tra theo dõi chi tiền hằng tháng. Đồng thời, Cần còn giúp Duy mở 6 tài khoản ngân hàng để các cá nhân doanh nghiệp chuyển tiền cho Duy. Thông qua 6 tài khoản đã mở, Cần nhận hơn 2,7 tỉ đồng của 50 cá nhân, doanh nghiệp để đưa lại cho Duy và được hưởng lợi 71 triệu đồng. Đối với Trần Tường An, mặc dù biết rõ Duy nhận tiền “mãi lộ” nhưng An vẫn mở 2 tài khoản để giúp Duy nhận số tiền 53 triệu đồng của 5 cá nhân, doanh nghiệp và nhận 296,4 triệu đồng từ tài khoản của Cần chuyển sang để đưa lại cho Duy nhưng An không hưởng lợi.
ANTĐ
Cùng đồng phạm nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng: Nguyên Đội trưởng đội TTGT lĩnh án chung thân
Nhóm 7 bị cáo nguyên là cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ trong vụ nhận hối lộ của các nhà xe, doanh nghiệp hơn 4 tỉ đồng vừa lĩnh án, theo đó bị cáo thấp nhất nhận 7 năm tù và cao nhất là tù chung thân.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-11T13:28:25"
Chiều 11-7, TAND TP Cần Thơ đã tuyên án nguyên 7 cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ và 2 người khác trong vụ nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng. Theo đó, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo: Đoàn Vũ Duy (39 tuổi, nguyên đội trưởng đội TTGT phụ trách quận Bình Thủy) tù chung thân; Dương Minh Tâm (37 tuổi, nguyên Phó chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP. Cần Thơ) 10 năm tù; Võ Hoàng Anh (35 tuổi- nguyên đội trưởng đội TTGT quận Ninh Kiều) 15 năm tù; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi, nguyên phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền) 7 năm tù và Lý Hoàng Minh (32 tuổi, nguyên đội phó TTGT TP Cần Thơ) 9 năm tù cùng về tội “nhận hối lộ”. Các bị cáo tại tòa Cùng tội danh trên đối với 2 bị cáo: Trần Tường An (39 tuổi, ngụ tại TP Cần Thơ) bị phạt 7 năm tù; Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) 20 năm tù. Ngoài mức án trên, HĐXX còn tuyên tịch thu toàn bộ số tiền mà các bị cáo nhận hối lộ từ các nhà xe sung vào công quỹ nhà nước. Bản án của tòa nhận định, nguyên 7 cán bộ TTGT trong vụ án này là thanh tra viên thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ đã không thực hiện đúng chức trách của luật thanh tra. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của TTGT, chế độ công vụ, đạo đức công vụ và uy tín của công chức ngành thanh tra. Các bị cáo đã vòi vĩnh, ép buộc các nhà xe, doanh nghiệp hối lộ cho các bị cáo gây phẫn nộ trong dư luận. Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến 2016, nhóm 7 cán bộ TTGT nói trên đã cấu kết với hai đối tượng Cần, An thỏa thuận với một số doanh nghiệp, nhà xe để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông. Hàng tháng hoặc từng lần vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị cáo nói trên, với số tiền ít nhất là 1 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 28 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận tiền của các doanh nghiệp, nhà xe để không bị kiểm tra, xử lý. Các bị cáo này đã nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng.
PLO
Vụ tố chạy chức thanh tra GTVT: Chờ phán quyết của tòa
Trong quá trình điều tra, các bị cáo từng khai việc chạy chức và công an từng điều tra về lời khai này nhưng không có chứng cứ.
[ "Pháp luật" ]
"2017-06-23T22:15:00"
Chiều 22-6, TAND TP Cần Thơ tuyên hoãn xử, trả hồ sơ vụ các bị cáo nguyên là thanh tra giao thông (TTGT) Sở GTVT TP Cần Thơ cho VKS để làm rõ số tiền nhận hối lộ. Đáng chú ý, tại tòa bị cáo Dương Minh Tâm, nguyên phó chánh TTGT Sở GTVT TP Cần Thơ, khai đưa 370 triệu đồng cho ông Trương Văn Phúc (thời điểm đó là phó chánh Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ và sau này là chánh thanh tra, hiện đã điều chuyển sang văn phòng Sở - PV) để được bổ nhiệm từ đội trưởng lên phó chánh thanh tra. Bị cáo Võ Hoàng Anh, nguyên đội trưởng Đội TTGT số 3, cũng khai đưa cho ông Phúc 350 triệu đồng để được cất nhắc. Trả lời PV báo Pháp Luật TP.HCM , một thẩm phán cho biết tình tiết mà hai bị cáo Tâm và Hoàng Anh khai không được xem là chứng cứ vì không có chứng cứ chứng minh. Ông Trương Văn Phúc phủ nhận các thông tin trên vì ông không có quyền quyết định việc bổ nhiệm. Trước đó, trong quá trình điều tra, các bị cáo trên cũng có lời khai đưa tiền cho ông Phúc nhưng công an không có chứng cứ để xử lý. Tuy nhiên, có nhiều lời khai về việc ông nhận tiền và để xảy ra việc bảy cán bộ cấp dưới bị khởi tố thể hiện năng lực yếu kém, có biểu hiện bao che cho người vi phạm nên đề nghị Sở GTVT TP Cần Thơ xử lý hành chính. Chúng tôi liên hệ với lãnh đạo Sở GTVT TP Cần Thơ để hỏi rõ hơn về quy trình bổ nhiệm cán bộ cũng như việc xử lý trách nhiệm những người đứng đầu, một lãnh đạo sở này cho hay đang chờ phán quyết của tòa nên chưa thể nói gì thêm.
PNSK
TIỀN DUYÊN - DUYÊN ÂM cắt hay không và ai ĐƯỢC QUYỀN CẮT?
Khái niệm tiền duyên đã tồn tại từ lâu đời lâu kiếp thuộc về tâm linh, nhưng 'cắt tiền duyên' thì thuộc về yếu tố tâm lý.
[ "Đời sống", "Tình yêu - Hôn nhân" ]
"2018-01-31T21:56:00"
Tiền duyên là gì? Tiền Duyên là duyên phận của một người ở kiếp trước, vì mắc nợ ân tình với người khác nhưng chưa thể trả được, chưa giải quyết xong. Nay theo quá trình chuyển nghiệp được tái sính làm người nên phải nhận quả báo từ kiếp trước. Về tâm linh thì tiền duyên là mối duyên tình mang yếu tố say đắm, đam mê hay hận thù trong vòng nhân quả từ kiếp trước chưa được giải quyết giữa những người đã từng luyến ái với nhau, vấn đề này không thể qua loa kiểm chứng bằng ngoại cảm đồn đại, nở rộ trước giờ. Duyên âm? Ảnh minh họa. Duyên âm là tình duyên hiện tại giữa người trần với người ở thế giới bên kia. Thông thường “duyên âm” chỉ xảy ra với một số trường hợp “chết yểu, chết bất đắc kỳ tử, tự tử, chết oan” mà vong linh không chấp nhận mình đã chết, cố bám lấy những ký ức trên đời. Ai được quyền “cắt tiền duyên”? Hiện nay, những người bị phán có tiền duyên đều do thầy đồng, bà cốt lợi dụng tâm lý của những cô gái, chàng trai đang sốt ruột chuyện lập gia đình để bịa ra chuyện có tiền duyên oan trái hay âm hồn oan tình báo oán nhằm mục đích trục lợi, kiếm sống bản thân. Theo lệ, muốn “cắt tiền duyên” phải đến điện, đền, phủ chứ ít khi ra chùa để làm việc đó vì theo quan niệm của nhà Phật, người tu hành không được phép rẽ duyên của người khác. Lý giải về “tiền duyên” và việc “cắt tiền duyên”, TS.Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA, người có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực khoa học góc nhìn tâm linh, cho rằng:“Tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo trong quá khứ, cái nhân quả mình đã nợ từ kiếp trước thì kiếp này phải trả. Mà cách trả duy nhất là đi làm việc thiện, làm phúc. Còn “cắt tiền duyên” là để cầu siêu cho linh hồn. Từ cổ chí kim đã có tục lệ cầu siêu cho oan hồn. Cầu siêu có sức mạnh tư tưởng mãnh liệt bất kể đối với người theo một tôn giáo hay người vô thần”. Theo Ths.Vũ Đức Huynh, tác giả cuốn sách “Con người với tâm linh”, “thất tình, lục dục” là bảy thứ tình cảm và sáu thứ dục vọng ở con người, trong đó có ba thứ dục vọng là nhu cầu sống của bản thân là: Ăn uống, tình dục và ngủ nghỉ. Ở cõi “vong” chỉ có tình và dục ảo. Nó là ký ức “khắc cốt ghi xương”nằm trong cấu tố thần thức của vong hồn. Cắt “tiền duyên” chính là “làm phép” để cho vong hồn tỉnh ngộ mà rời cõi trần, quay về cõi “vong” tu luyện để có thể siêu thoát. Chính vì vậy, không ai có thể “cắt” được “tiền duyên” của bạn. Chỉ có bạn mới có quyền và có khả năng cũng như năng lực hóa giải được “tiền duyên” ấy nếu nó là thứ duyên bất thiện. Bởi tiền duyên chính là luật nhân quả của mỗi người. Kiếp trước mình đã nợ, đã gieo thì kiếp này phải trả, không ai có thể xóa bỏ được nó ngoại trừ việc chuyển hóa nó mà thôi. Theo Khỏe Và Đẹp
NLĐ
Thành lập Tổ chức Tài chính vi mô CEP
Sáng 6-9, Quỹ Trợ vốn CEP đã thông báo về việc thành lập và hoạt động của Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (tên viết tắt là Tổ chức Tài chính vi mô CEP).
[ "Kinh tế", "Tài chính" ]
"2017-09-06T15:44:00"
Tổ chức Tài chính vi mô CEP có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm do LĐLĐ TP HCM sáng lập vào năm 1991. Thời hạn hoạt động của Tổ chức Tài chính vi mô CEP là 50 năm, bắt đầu từ ngày 1-10 và tập trung tại các tỉnh, thành: TP HCM, Bình Dương, Bến Tre, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân sẽ giữ vai trò thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc. Lãnh đạo LĐLĐ TP, Quỹ trợ vốn CEP và chính quyền phường 14, quận 8, TP HCM, tặng quà cho bà con nghèo tại địa phương Các hoạt động chính của Tổ chức Tài chính vi mô CEP gồm: huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức cho vay; mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, tổ chức này còn ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô, làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm… T.Nga
Doanh Nghiệp
Ngày mai 21/6, xét xử nhóm thanh tra giao thông nhận hối lộ
Dự kiến ngày mai ngày 21/6, TAND TP Cần Thơ sẽ đưa ra xét xử vụ án nhận hối lộ tiền tỷ của các Thanh tra Giao thông Cần Thơ.
[ "Pháp luật" ]
"2017-06-20T08:02:24"
Theo cáo trạng của VKSND TP Cần Thơ , 9 bị can, bị truy tố về hành vi “ Nhận hối lộ ” trong đó có 7 bị can nguyên là TTGT gồm: Dương Minh Tâm (37 tuổi), nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ; Đoàn Vũ Duy (39 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy; Võ Hoàng Anh (35 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt; Lý Hoàng Minh (32 tuổi), nguyên Đội phó TTGT TP Cần Thơ; Hồ Công Thiện (40 tuổi), nguyên Phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền; Trần Lập Pháp (31 tuổi), nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng; 7 Thanh tra giao thông Cần Thơ nhận hối lộ tiền tỷ chuẩn bị hầu tòa. Ảnh báo Dân trí Hai bị can là người môi giới - “cò” nhận hối lộ là Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và Trần Tường An (39 tuổi, quận TP Cần Thơ). Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến 2016, nhóm 7 TTGT nói trên đã cấu kết với hai đối tượng Cần, An thỏa thuận với một số doanh nghiệp , nhà xe để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông, theo tin tức trên báo Dân trí. Hàng tháng hoặc từng lần vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị can nói trên, với số tiền ít nhất là 1 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 28 triệu đồng/tháng. Cáo trạng của Viện KSND TP Cần Thơ cũng xác định, 7 TTGT này được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các phương tiện tham gia giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ, báo Công an Nhân dân đưa tin. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đã trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận tiền của các doanh nghiệp, nhà xe để không bị kiểm tra, xử lý. Cụ thể, Duy là người nhận hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 2,799 tỉ đồng. Trong đó, Cần giúp Duy nhận tiền của 50 doanh nghiệp, nhà xe với số tiền hơn 2,7 tỉ đồng. Cần được hưởng lợi 71 triệu đồng từ số tiền này. Còn An giúp Duy nhận hối lộ của 5 doanh nhiệp, nhà xe với số tiền 53 triệu đồng. Tâm nhận của 13 doanh nghiệp, cá nhân với số tiền hơn 413 triệu đồng. Trong đó, Tâm dùng số tài khoản của mình và tài khoản do vợ bị can này mở để nhận tiền hối lộ. Ngoài ra, Tâm còn trực tiếp và nhờ Minh nhận tiền giúp các doanh nghiệp, nhà xe… Doanh nghiệp, nhà xe đóng “hụi chết” nhiều nhất cho Tâm là Công ty T.D (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) với số tiền lên đến 134 triệu đồng. Đây là doanh nghiệp có xe thường xuyên bị TTGT bắt lỗi quá tải cầu đường. Còn Hoàng Anh đã nhận của 33 doanh nghiệp, nhà xe với số tiền hơn 536 triệu đồng. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân M.K. thường xuyên bị kiểm tra, xử phạt lỗi quá khổ, vỏ lốp mòn đã đồng ý chi hàng tháng để được không bị kiểm tra. Đây là doanh nghiệp đã chi cho Hoàng Anh với số tiền 78 triệu đồng. Bị can Minh đã nhận hơn 239 triệu đồng của 33 doanh nghiệp. Đối với Thiện, Pháp và Lưu đã nhận tổng cộng 98 triệu đồng của 13 doanh nghiệp, nhà xe. Trong đó, Thiện là người nhận ít nhất, còn Pháp là người nhận nhiều nhất. Trân Châu (Tổng hợp theo báo Dân trí, Công an Nhân dân)
NLĐ
BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp thiếu hợp tác, Cần Thơ đề nghị Bộ GTVT vào cuộc
UBND TP Cần Thơ yêu cầu chủ đầu tư BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp khi có ùn tắc giao thông phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng và chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo thành phố.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-06T05:12:00"
Ngày 6-1, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, vừa ký văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Tổng cục Đường bộ đề nghị xem xét có chính sách miễn giảm phí để đảm bảo an ninh, trật tự tại Trạm thu phí BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp. Nội dung văn bản của UBND TP Cần Thơ gửi Bộ Giao thông vận tải Theo đó, dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 (Km 2078+317,73 - Km 2100+00.00) đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty TNHH BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đầu tư với tổng mức 1.836 tỉ đồng, thời gian thu phí là 10 năm 2 tháng, được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2016. Từ khi trạm thu phí hoạt động, UBND TP Cần Thơ nhận được nhiều đơn xin miễn giảm phí qua trạm của các hộ dân và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) và phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Sau đó, Sở GTVT TP Cần Thơ đã có buổi đối thoại với 50 hộ dân và DN để lắng nghe ý kiến đề xuất của người dân. Sau đó, Bộ GTVT có văn bản giảm giá chung cho các phương tiện qua trạm bắt đầu từ ngày 20-12-2017 và giảm giá đối với vùng lân cận từ ngày 1-1-2018. Tài xế không chịu mua vé qua trạm BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp trong sáng 6-1. Tuy nhiên, trong ngày 2 và 3-1, một số tài xế ở gần trạm vào làn thu phí yêu cầu nhân viên bán vé với hình thức đi bao nhiêu km sẽ trả tiền bấy nhiêu, sự việc trên gây ùn tắc giao thông cục bộ. Sau đó, đến ngày 4 và 5-1, tình hình diễn ra căng thẳng hơn khi các tài xế treo băng rôn đòi trạm thu đúng, thu đủ và gây kẹt xe nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu mà người dân và DN phản ánh là: giá thu phí quá cao và chưa hợp lý so với đường cao tốc Trung Lương - TP HCM và các trạm thu phí khác ở Sóc Trăng, Bạc Liêu; việc giảm giá cho khu vực lân cận chưa hợp lý, nhiều hộ dân sống gần trạm (trong bán kính 5 km), phương tiện chỉ di chuyển một đoạn đường ngắn nhưng đóng phí cho toàn tuyến; một số xe hợp đồng dài hạn không được miễn giảm… Trước tình hình trên, lãnh đạo TP Cần Thơ yêu cầu xả trạm nhưng Ban Quản lý trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp không hợp tác nên dẫn đến ùn tắc kéo dài. Tại buổi làm việc giữa ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cùng 6 DN thì các DN này thống nhất chấp hành quy định của pháp luật và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét kiến nghị của họ. Nhiều tài xế phản ứng do trạm thu phí chưa hợp lý UBND TP Cần Thơ đề nghị Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ xem xét các vấn đề như: Yêu cầu chủ đầu tư khi có tình huống về an ninh trật tự, ùn tắc giao thông xảy ra tại trạm phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng và chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo TP Cần Thơ. Sớm xem xét miễn giảm giá 100% cho phương tiện không kinh doanh ở phường Ba Láng, xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc; giảm 50% cho xe ô tô từ 10 chỗ trở lên và xe tải trên 1 tấn ở phường Ba Láng, xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc. Đối với hộ dân, DN… có hợp đồng vận chuyển cụ thể, cố định trên 3 tháng có sử dụng quãng đường dưới 5 km tính từ trạm, đề nghị cho hưởng chính sách miễn giảm. Đối với 23 phương tiện không có đăng ký xe chính chủ thuộc phường Ba Láng không thuộc đối tượng miễn giảm theo đề nghị của Tổng cục Đường bộ, nay đề nghị cho được hưởng chính sách miễn giảm. Công Tuấn-Ca Linh
Tiền Phong
Khu đất 'vàng' giữa Hà Nội sang tay với giá gần 500 triệu đồng mét
Khu đất gần 600m2 tại số 51 Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm) Hà Nội, vừa được bán cho khách hàng với giá 288,6 tỷ đồng (tương đương với giá gần 500 triệu đồng/m2), cao gấp nhiều lần so với khu giá đất được ban hành hiện nay.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-31T08:17:13"
Khu đất gần 600m2 tại số 51 Phan Bội Châu (Hà Nôị0, được bán với giá gần 500 triệu đồng/m2 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agriseco), với mã chứng khoán AGR, vừa hoàn tất việc bán khu đất “vàng” số (Hà Nội) cho khách hàng. Theo công bố của ông Đinh Ngọc Phương, Tổng giám đốc Cty Agriseco, đơn vị này quyết định bán khu đất “vàng” số 51 Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm), cho khách hàng trúng đấu giá với số tiền là 288,6 tỷ đồng. Giá trên không bao gồm các loại phí, chi phí, thuế liên quan khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng. Lãnh đạo Agriseco, giao cho phòng chức năng phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan hoàn thiện các thủ tục để chuyển nhượng khu đất trên cho khách hàng trúng đấu giá đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Công ty. Khu đất số 51 Phan Bội Châu hiện đang được quây tôn (Ảnh Duy Phạm) Được biết, đây là khu đất có diện tích gần 600m2 tại số 51 Phan Bội Châu (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trước đây được đơn vị này mua nhằm mục đích xây dựng trụ sở. Khu đất có quy hoạch xây dựng 3 tầng hầm và 15 tầng nổi. Tuy nhiên, sau nhiều cân nhắc về tính hiệu quả, Công ty này đã quyết định bán lại khu đất cho nhà đầu tư mới. Như vậy, với số tiền thu về 288,6 tỷ đồng, gần 600m2 đất tại số 51 Phan Bội Châu được khách hàng mua với giá gần 500 triệu đồng/m2, cao gấp nhiều lần so với khung giá đất được ban hành hiện nay. Cụ thể, theo Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn TP Hà Nội (được áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019), thì phố Phan Bội Châu có mức giá ở vị trí cao nhất là 80 triệu đồng/m2 đối với đất ở và vị trí cao nhất đối với đất thương mại, dịch vụ là trên 43 triệu đồng/m2. Tú Anh
Zing
Cử tri tiếp tục phản ánh về trạm thu phí BOT đến Chủ tịch Quốc hội
Các cử tri phản ánh với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiều vấn đề bức xúc như tham nhũng, giáo dục, y tế… đặc biệt hoạt động thu phí của BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2017-12-06T08:31:00"
Sáng 6/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục tiếp xúc với cử tri tại phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Nhiều cử tri dẫn chứng “điểm nóng” BOT Cai Lậy và liên hệ đến BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp khi chủ đầu tư chỉ cải tạo trên mặt đường hiện hữu là quốc lộ 1, nhưng thu phí rất cao. Cử tri đề nghị, thanh tra vào cuộc và làm rõ có lợi ích nhóm hay không. Đa số cử tri đề nghị BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp phải miễn phí 100% cho các phương tiện gần trạm thu phí trong bán kính 5-7 km. Trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, đặt trên quốc lộ 1, qua địa bàn quận Cái Răng. Ảnh: Minh Anh. Tổng rà soát các dự án BOT giao thông Trả lời các cử tri, ông Lê Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, cho biết BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp thu phí từ tháng 4/2016. Mức phí từ 35.000 đồng đến 200.000 đồng. Sở Giao thông Vận tải có nhận đơn của 13 doanh nghiệp yêu cầu có chính sách miễn, giảm qua BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Sở đã có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ xem xét. Ngày 14/9, Sở Giao thông Vận tải và chủ đầu tư đã lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, cũng như các đề xuất để miễn, giảm mức thu phí. Ngày 21/9, UBND TP Cần Thơ chính thức có văn bản gửi Bộ Gộ giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ về việc miễn giảm. Tổng cục Đường bộ, UBND TP Cần Thơ, Hậu Giang và nhà đầu tư đã ngồi lại xem xét cũng như đưa ra một số phương án. Ngày 6/11, Tổng cục Đường bộ chính thức có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có chính sách miễn giảm. Cụ thể, các phương tiện sẽ được miễn giảm chung từ 10 đến 15%. Ông Lê Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, trả lời cử tri những vấn đề liên quan đến BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Ảnh: Minh Anh. Riêng hai địa phương lân cận là Ba Láng (quận Cái Răng, Cần Thơ) và Tân Phú Thạnh (Châu Thành A, Hậu Giang) sẽ được miễn giảm từ 35%, hiện chờ Bộ GTVT phê duyệt. Chia sẻ với các cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông tin Quốc hội đã thông qua việc xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, trong đó có tuyến cao tốc Trung Lương - TP Cần Thơ. Tuyến này sẽ thông xe chậm nhất là vào năm 2021. Như vậy, ĐBSCL sẽ có thêm một tuyến cao tốc. Theo Chủ tịch Quốc hội, BOT là một chủ trương đúng, huy động các nguồn lực xã hội giữa bối cảnh ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Từ đó, thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Nhiều công trình BOT đã phát huy hiệu quả. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã giám sát chuyên đề về BOT. “Quốc lộ 1 người dân đang đi, chủ đầu tư cải tạo rồi đặt trạm thu phí nhưng không miễn giảm vùng lân cận là bất hợp lý. Quốc hội đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tổng rà soát các quy hoạch về BOT, phải có giải pháp xử lý vướng mắc hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội nói. Theo Chủ tịch Quốc hội, chủ đầu tư bỏ tiền ra xây dựng nhưng thu phí phải hợp lý, công khai cho dân biết. Có như vậy, dân mới đồng thuận. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai nhanh việc miễn giảm cho các phương tiện tại trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp… ‘Không có vùng cấm cho cán bộ nếu dính tham nhũng’ Tại buổi tiếp xúc vào chiều cùng ngày tại quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), nhiều cử tri bày tỏ, việc phòng chống tham nhũng hiện nay đang được thực hiện rất tốt, nhưng vấn đề thu hồi tài sản lại được bao nhiêu. Giải đáp thắc mắc của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết pháp luật quy định rất rõ ràng là không chừa khoảng trống cho đối tượng nào khi phạm tội tham nhũng. Không có bất cứ vùng cấm nào cho cán bộ nếu dính tội tham nhũng. Phạm tội tham nhũng khi tòa xử cũng tuyên thu hồi tài sản… Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông tin đến các cử tri về những phản ánh về BOT. Ảnh: Minh Anh. “Dân quan tâm là đúng, vì có trường hợp tẩu tán tài sản. Đây là vấn đề Quốc hội rất quan tâm”, Chủ tịch Quốc hội nói và khẳng định trong sửa luật phòng chống tham nhũng sắp tới sẽ nhấn mạnh vấn đề phòng là chính. Phòng rồi mới chống. Chống rồi thì phải xử lý nghiêm, phải thu hồi lại tài sản cho nhân dân, đất nước. Nhiều cử tri quan tâm đến việc giám sát của Quốc hội đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Trung Quốc. “Sân bay Long Thành, Trung Quốc có đầu tư hay không?”, cử tri Đặng Đức Mão đặt câu hỏi. Theo Chủ tịch Quốc hội, sân bay Long Thành, Quốc hội vừa duyệt dự án và báo cáo tiền khả thi. Dự án mới thu hồi đất, đền bù tái định cư cho người dân. “Chúng ta cố gắng làm sớm để có sân bay mới giải quyết ách tắc giao thông và nhu cầu đi lại bằng đường hàng không. Chứ không phải sân bay Long Thành đã có Trung Quốc vào đầu tư”, Chủ tịch Quốc hội nói. Bà cho biết, chúng ta mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài đều xem xét công nghệ, năng lực của nhà đầu tư và họ làm cái gì, bảo vệ môi trường ra sao… Vốn đầu tư nước ngoài hay trong nước, Quốc hội đều có vai trò giám sát và không phân biệt Trung Quốc, Nga hay Mỹ, miễn nhà đầu tư này làm đúng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Minh Anh
PLO
Cuối năm 2017 di dời toàn bộ bến xe Cần Thơ cũ
Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết đến cuối năm 2017 sẽ di dời toàn bộ Bến xe khách Cần Thơ cũ (còn gọi 91B, đường Nguyễn văn Linh, quận Ninh Kiều) sang Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ mới thuộc khu đô thị Nam Cần Thơ (năm trên quốc lộ 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng).
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2017-09-08T04:45:00"
Được biết, bến xe 91B khá rộng, lên tới hơn 30.000 m2 nhưng bị cắt 20.000m2 làm Trung tâm Đào tào và sát hạch lái xe cơ giới. Vì vậy, sau khi dời toàn bộ lượng xe ở bến xe Hùng Vương về, bến xe 91B trở nên quá tải. Đây cũng là lý do chính TP phải xây dựng thêm Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ để giảm ùn tắc giao thông cục bộ cho đường Nguyễn Văn Linh và đường 3-2. Khu vực bến xe Cần Thơ cũ khá lộn xộn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: TÍN HUY Theo ghi nhận của PV, hiện bến xe 91B vẫn chưa dời toàn bộ về bến xe mới nên tình trạng xe khách, xe buýt ra vào nên khu vực này thường xảy ra tình trạng kẹt xe cục bộ. Chung quanh vấn đề này, ông Lư Thành Đồng, Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, cho biết: “Hiện UBND TP Cần Thơ chấp thuận chủ trương giao cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần Bến tàu phà Cần Thơ đầu tư tiếp giai đoạn 2 mở rộng bến xe mới Cần Thơ tại khu đô thị Nam Cần Thơ, dự kiến đến cuối năm 2017 hoàn thành và sẽ di dời toàn bộ bến xe cũ 91B về bên bến xe mới”. Trước đó, bến xe mới thuộc khu đô thị Nam Cần Thơ được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2016. Bên 1xe này có tổng diện tích 39.292m2, cơ sở vật chất hiện đại, khang trang và đạt chuẩn bến xe khách loại 1. Trong đó, diện tích bãi đỗ xe ôtô chờ vào vị trí đón khách rộng 6.000m2, bãi đỗ xe dành cho các phương tiện khác rộng 3.400m2 và phòng chờ cho hành khách rộng 1.000m2... Mỗi ngày, bến xe có thể đáp ứng cho khoảng gần 40.000 lượt hành khách, 1.000 lượt phương tiện các loại ra vào. Từ ngày 1-1-2016, bến xe này đã tiếp nhận 50% lưu lượng phương tiện (khoảng 200 đầu xe ôtô) của các doanh nghiệp từ Bến xe khách Cần Thơ cũ về hoạt động tại đây. TÍN HUY
Doanh Nghiệp
3 thanh tra giao thông nhận hối lộ đối diện án tử hình
3 bị can là cán bộ thanh tra giao thông gồm Dương Minh Tâm, Đoàn Vũ Duy, Võ Hoàng Anh cùng “cò” Cần, An bị truy tố tội nhận hối lộ có khung hình phạt lên đến tử hình.
[ "Pháp luật" ]
"2017-04-20T12:23:55"
Viện KSND TP Cần Thơ vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang tòa án cùng cấp truy tố 9 bị can, trong đó có 7 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo Thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ về hành vi “Nhận hối lộ”, theo tin tức trên báo Vietnamnet. Công an TP. Cần Thơ công bố lệnh bắt đối tượng Đoàn Vũ Duy - đội trưởng đội TTGT số 11, thanh tra giao thông thành phố Cần Thơ - Ảnh: Phan Tại Các bị can bị truy tố gồm: Dương Minh Tâm (37 tuổi), nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ; Đoàn Vũ Duy (39 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy; Võ Hoàng Anh (35 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt; Lý Hoàng Minh (32 tuổi), nguyên Đội phó TTGT TP Cần Thơ; Hồ Công Thiện (40 tuổi), nguyên Phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền; Trần Lập Pháp (31 tuổi), nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng. Cùng bị truy tố còn có “cò” Nguyễn Văn Cần và Trần Tường An. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ, 7 cán bộ thanh tra giao thông với sự hỗ trợ của “cò” Cần và An đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận khoảng 4,1 tỉ đồng của nhiều doanh nghiệp , cá nhân kinh doanh vận tải để không kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm, báo Tuổi trẻ đưa tin. Theo đó, có 3 bị can là cán bộ thanh tra giao thông gồm Dương Minh Tâm, Đoàn Vũ Duy, Võ Hoàng Anh cùng “cò” Cần, An bị truy tố tội nhận hối lộ có khung hình phạt lên đến tử hình. Các bị can còn lại bị truy tố với khung hình phạt từ 15 đến 20 năm tù. Dã Quỳ (Tổng hợp theo báo Vietnamnet, Tuổi trẻ)
PLO
Ngày mai lấy ý kiến dân về mức giảm phí BOT quốc lộ 91
Ngày mai (30-1), Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với chủ đầu tư và địa phương sẽ họp với người dân và doanh nghiệp để lấy ý kiến phương án giảm phí BOT tại hai trạm T1 và T2 trên quốc lộ 91.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-29T05:19:00"
Ngày 29-1, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã làm việc với UBND TP Cần Thơ và các tỉnh liên quan xung quanh việc bàn phương án giảm giá phí đối với một số phương tiện trên địa bàn Cần Thơ và các tỉnh khi lưu thông qua hai trạm thu phí BOT trên quốc lộ 91. Trạm T1 đặt tại địa bàn quận Ô Môn (TP Cần Thơ). Ảnh: GT Trao đổi với một số báo sau khi kết thúc cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng cho biết cuộc họp thống nhất giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cùng với chủ đầu tư và địa phương sẽ họp với dân và doanh nghiệp ở quận Ô Môn để bàn phương án giải quyết vào ngày mai (30-1). Theo đó, cuộc họp ngày mai sẽ bàn phương án giảm phí BOT cho một số phương tiện qua trạm T1 (quốc lộ 91, đặt tại quận Ô Môn). Đối với trạm T2 (đặt tại quận Thốt Nốt), ông Dũng cho biết cũng có phương án giảm và trong cuộc họp ngày mai Tổng cục Đường bộ cũng sẽ có ý kiến luôn. Một số xe phản đối về mức phí tại trạm T1 gây ra cảnh ùn tắc nhẹ tại trạm này vào ngày 13-1. Ảnh: GT Chúng tôi tiếp tục trao đổi thêm với ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, ông Dũng cho biết cuộc họp thống nhất, ngày mai Sở GTVT, UBND quận Ô Môn, nhà đầu tư, Tổng cục Đường bộ, Vụ PPP của Bộ GTVT tổ chức cuộc họp với các hộ dân, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn quận Ô Môn để lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp về phương án miễn, giảm. “Trên cơ sở lấy ý kiến của doanh nghiệp, người dân, tổ chức, địa phương phối hợp với nhà đầu tư, Tổng cục Đường bộ, Vụ PPP sẽ trình cho Bộ GTVT xem xét quyết định chính thức mức giảm trạm T1 và T2. Cuộc họp ngày mai sẽ đưa ra phương án giảm của khu vực lân cận là phường nào, mức giảm bao nhiêu để lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp xem mức giảm đó thế nào, hợp lý chưa. Nếu người dân đồng thuận cao phương án đưa ra sẽ trình Bộ xem xét. Còn nếu người dân không đồng thuận thì xem người ta có ý kiến gì nữa rồi cập nhật bổ sung, báo cáo trình Bộ” - ông Dũng cho hay. Đối với trạm BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp, ông Dũng cho biết hôm nay UBND TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang cũng có đề xuất. Theo đó, thứ trưởng thống nhất giao Tổng cục Đường bộ, nhà đầu tư và Vụ PPP xem xét lại phương án tài chính theo đề xuất của Cần Thơ và Hậu Giang rồi trình Bộ GTVT để quyết định. NHẪN NAM
Giao Thông
Thống nhất phương án miễn giảm giá BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp
Bộ GTVT, các địa phương liên quan và nhà đầu tư đang phối hợp giải quyết, xử lý những vấn đề vướng mắc đang xảy ra tại trạm thu giá BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-08T23:33:00"
Trạm thu giá BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp - Ảnh: Lê An Chiều 8/1, UBND TP Cần Thơ tổ chức họp báo công bố kết quả buổi làm việc giữa Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN với lãnh đạo TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và nhà đầu tư về một số nội dung liên quan đến miễn giảm giá trạm thu giá BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp trên QL1. Tại buổi họp báo, ông Đỗ Hoàng Trung, Giám đốc Sở Thông tin truyền thông TP Cần Thơ cho biết, sáng cùng ngày, lãnh đạo Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN, lãnh đạo UBND, các ngành chức năng TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và nhà đầu tư đã có buổi làm việc để giải quyết, xử lý những vấn đề vướng mắc đang xảy ra tại trạm thu giá BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Theo ông Trung, tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực của địa phương trong giải quyết kịp thời vướng mắc tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Thứ trưởng Nguyễn Nhật đã thống nhất theo đề nghị tại Công văn 46/UBND-KT của UBND TP Cần Thơ trình Bộ GTVT ngày 5/1/2018, về việc xem xét có chính sách miễn giảm phí để đảm bảo an ninh, trật tự tại trạm thu giá trên QL1 (Km 2078+317.73 - Km 2100+00.00) thuộc Dự án đầu tư xây dựng Công trình mở rộng QL1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp theo hình thức BOT. Tại buổi họp báo, ông Lê Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết, Trạm T1 và T2 trên QL91 cũng gặp phải tình trạng tương tự. Trước tình hình đó, Sở GTVT đã có phương án trình Bộ xem xét và miễn giảm cho 1.037 xe ở cả hai Trạm T1 và T2. Cụ thể, Trạm T1 tiến hành giảm giá cho xe buýt, xe của phường Phước Thới và Châu Văn Liêm 108 xe. Trạm T2 xem xét miễn, giảm 929 xe thuộc khu vực An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Bộ GTVT sẽ xem xét có chính sách miễm giảm giá 100% cho phương tiện không kinh doanh ở phường Ba Láng (TP Cần Thơ), xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc (tỉnh Hậu Giang); giảm 50% cho xe ô tô từ 10 chỗ trở lên và xe tải trên 1 tấn ở phường Ba Láng, xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc (theo đơn xin miễn giảm phí qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp của 27 hộ dân và doanh nghiệp ngày 18/8/2017 và đơn của 18 hộ dân và doanh nghiệp ngày 11/12/2017); đối với có hộ dân, doanh nghiệp... có hợp đồng vận chuyển cụ thể, cố định trên 3 tháng có sử dụng quãng đường dưới 5km tính từ trạm, đề nghị cho hưởng chính sách miễn giảm; đối với 23 phương tiện không có đăng ký xe chính chủ thuộc phường Ba Láng đề nghị cho hưởng chính sách miễn giảm. Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, việc đầu tư xây dựng giao thông theo hình thức BOT là rất cần thiết, nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Việc xem xét miễn giảm phí qua trạm, hai địa phương cần xem xét, rà soát kỹ đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo quy định, đồng thời đảm bảo phương án tài chính hài hòa giữa người tham gia giao thông, nhà đầu tư và thời gian thu phí, gửi về Bộ GTVT xem xét giải quyết dứt điểm trước ngày 20/1. Các đơn vị chức năng cử lực lượng túc trực, đảm bảo an ninh trật tự khu vực, tránh để đối tượng xấu, lợi dụng xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tại buổi làm việc, đại diện nhà đầu tư cam kết sẽ không để xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an ninh trật tự mấy ngày qua, đồng thời tuân thủ nghiêm sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và Trung ương. Tại buổi họp báo, ông Lư Thành Đồng, Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết, các ngành chức năng đã lập biên bản vi phạm đối với nhà đầu tư BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp để số lượng xe ôtô xếp hàng chờ dài trước trạm thu phí trên một làn xe lớn hơn 1.000m - 2.000m. Đồng thời, Sở cũng có tờ trình gửi Thường trực UBND TP Cần Thơ xem xét, xử lý. Cũng liên quan đến tình hình tại trạm thu giá BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, sáng qua, trong thời gian diễn ra buổi làm việc giữa Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN và UBND TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, nhà đầu tư, khu vực trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp vẫn xuất hiện một số tài xế có biểu hiện gây rối. Một tài xế điều khiển xe ô tô (BKS 65A-140.56) treo băng rôn với dòng chữ: “Đề nghị miễn 100% dân cư trong khu vực 5km”. Cùng đó, một số lái xe cho xe dừng lại tại trạm, không mua vé. Lê An
Pháp Luật VN
Nâng cao năng lực quản lý về ATGT đường thủy nội địa khu vực phía Nam
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý đường thủy nội địa (ĐTNĐ), đăng kiểm, lực lượng thanh tra, kiểm tra, các doanh nghiệp vận tải để đạt được kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), hôm qua (10/10), Cục ĐTNĐ Việt Nam phối hợp với Hội An toàn giao thông (ATGT) Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực quản lý về ATGT đường thủy nội địa khu vực phía Nam năm 2017 tại Cần Thơ.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-10-11T00:07:00"
Thời gian các cơ quan, ngành chức năng TP Cần Thơ đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các phương tiện vi phạm giao thông đường thủy nội địa. Tại Hội nghị tập huấn gần 200 học viên được nghe các chuyên gia trình bày và cùng trao đổi về các chuyên đề: Tìm hiểu các quy định hiện hành của pháp luật về giao thông ĐTNĐ; Tăng cường quản lý đăng ký phương tiện, người điều khiển phương tiện ĐTNĐ; Công tác quản lý kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện ĐTNĐ; Nâng cao kỹ năng tổ chức tuyên truyền ATGT; Xây dựng văn hóa giao thông... Theo ông Nguyễn Văn Quyền - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Chủ tịch Hội ATGT Việt Nam, lĩnh vực giao thông ĐTNĐ có các văn bản triển khai các quy định của Luật Giao thông ĐTNĐ có phạm vi điều chỉnh rất rộng nhằm đảm bảo ATGT...  Nhưng hiện việc chấp hành quy định giao thông ĐTNĐ nổi lên một số vấn đề mang tính “thời sự”. Về quản lý đăng kiểm chưa được thực hiện đồng bộ, lực lượng điều khiển phương tiện ĐTNĐ còn một lượng khá lớn chưa có bằng cấp chuyên môn; cũng như cơ sở hạ tầng và hệ thống bến thủy nội địa còn những hạn chế nhất định. Hiện các văn bản hướng dẫn về lĩnh vực quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện đã có, nhưng việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý, xử lý vi phạm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan trung ương chưa được liên tục và kịp thời. Ông Quyền kiến nghị, trong thời gian tới, các cơ quan cần tăng cường phối hợp chặt chẽ và quan tâm đến cơ sở hạ tầng hơn nữa. Theo ông Hoàng Minh Thái, Trưởng phòng Phương tiện thuyền viên Cục ĐTNĐ Việt Nam, công tác thực hiện đăng ký phương tiện thủy nội địa cả nước thời gian qua đã đẩy mạnh cải cách về thủ tục hành chính, thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, xóa bỏ các thủ tục không cần thiết, xây dựng hệ thống thủ tục hành chính theo hướng hiệu quả, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý, đăng ký phương tiện thủy nội địa. Tính đến tháng 8/2017 cả nước có 250.160 phương tiện đã được đăng ký (đạt hơn 53%) với tổng trọng tải là 16.960.490 tấn, 560.293 ghế, 16.871.264 CV. Dưới góc độ địa phương, ông Lư Thành Đồng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT), kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban ATGT TP Cần Thơ cho biết, qua Hội nghị tập huấn này các giảng viên đã truyền đạt những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức mới cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ở các Sở Giao thông, các Ban ATGT và đặc biệt là các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công tác đảm bảo trật tự ATGT ĐTNĐ các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Qua đó nâng cao chất lượng công tác, kỹ năng tuyên truyền để hoàn thành tốt mục tiêu giảm thiểu TNGT nói chung và giao thông ĐTNĐ nói riêng. Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết thêm, để kiềm chế TNGT nhằm kéo giảm TNGT đường bộ lẫn đường thủy, thành phố xác định thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp vận động, kiểm tra, bảo đảm về cơ sở hạ tầng tổ chức giao thông, điều tiết phân luồng, ứng trực tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật. Ngoài các biện pháp trên, Cần Thơ đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến các cơ quan, đoàn thể, tầng lớp nhân dân, đặc biệt quan tâm tuyên truyền cho các đối tượng thanh thiếu niên. Thành Thật
Pháp Luật VN
Hai phiên tòa bi kịch của đạo lý
Hôm qua (22/6), tại 2 địa điểm khác nhau xảy ra 2 phiên tòa thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
[ "Pháp luật" ]
"2017-06-22T23:55:00"
nguyên bảy cán bộ Thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ tại tòa. Trước hết đó là phiên tòa xét xử vụ Thanh tra giao thông (TTGT) TP Cần Thơ nhận hối lộ hàng tỉ đồng. Ở vụ này người ta quan tâm vì xưa nay lực lượng thanh tra được xem như “Bao Công” nhưng tiêu cực đã tấn công làm gục ngã. Đặc biệt hơn, theo như lời khai của bị cáo Dương Minh Tâm (nguyên Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ) thì ông ta đã chi 370 triệu cho ông Trương Văn Phúc - nguyên Chánh TTGT (thuộc Sở GTVT Cần Thơ) để “chạy” lên chức Phó Chánh Thanh tra. Nhiệm vụ làm rõ lời khai là của phiên tòa, xa hơn bài học về cán bộ là nhiệm vụ của những người làm công tác tổ chức. Nếu như trước đây, chúng ta băn khoăn, luôn “hỏi nhau” về “bộ phận không nhỏ” ở đâu, tức là ta giỏi về “định tính” nhưng không xác định được “định lượng” thì cuộc sống đã trả lời. Nếu như trước đây, chúng ta băn khoăn về “chợ” mua bán chức quyền ở đâu, họp vào lúc nào thì cũng dần lờ mờ thấy việc này. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí sau khi vụ Trịnh Xuân Thanh phát lộ, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương quả quyết: “Chạy” bây giờ mang tính chất phổ biến, cấp nào cũng có, ngành nào cũng có. Nhất là đến các kỳ Đại hội, chạy nhiều nhất... Chạy chức, chạy quyền là vấn đề hết sức nan giải. Muốn chống được vấn nạn này thì trên phải nghiêm, phải trong sạch”. Mặc dù câu trả lời trước Tòa của bị cáo Dương Minh Tâm chưa được khẳng định nhưng đã cho thấy việc “mua” và giá cả có thể có thật. Vụ án thứ hai dư luận quan tâm là TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 đối với bị cáo Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, ngụ Hà Nội, từng đạt danh hiệu Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1987, ngụ TPHCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của “đại gia” Cao Toàn Mỹ. Lừa đảo hay tranh chấp “hợp đồng tình dục” được đẩy lên đỉnh điểm của tư duy “hình sự hóa”, “mượn tay” tố tụng để” “trả thù dân sự”? Dư luận còn tiếp tục theo dõi phiên tòa với nhiều luồng ý kiến. Hệ thống luật pháp của nước ta nhất là pháp luật về tố tụng bảo đảm “nói có sách, mách có chứng”, song cũng có thể dẫn đến tình trạng thẩm phán không biết xử kiểu gì. Bởi nhiều trường hợp, pháp luật thực định xuất hiện những “lỗ hổng” mà chưa kịp có quy định tương ứng khắc phục. Một Chánh án TAND Tối cao từng nổi tiếng khi phát biểu trước Quốc hội: “Luật của ta xử thế nào cũng được”. Đó là “thực tế” của tố tụng Việt Nam. Tình trạng này có thể được giải quyết nếu hiểu “pháp luật” theo nghĩa rộng, không chỉ là luật thành văn, mà còn gồm tập quán, thực tiễn tòa án... Vụ án xét xử vụ TTGT TP Cần Thơ và vụ bị cáo Trương Hồ Phương Nga dù được tuyên theo hướng nào thì đó cũng là một bi kịch. Bi kịch của đạo đức, đạo lý làm người. Đây chính là câu chuyện “đau lòng” nhất. Vì thế dư luận đã quan tâm! Ngô Đức Hành
VietTimes
Bắt khẩn cấp nguyên phó chánh Thanh tra Sở GTVT Cần Thơ
Chiều 27-7, đại tá Trần Ngọc Hạnh, giám đốc Công an TP Cần Thơ, cho biết Cảnh sát điều tra Công an TP vừa bắt khẩn cấp ông Bùi Văn Minh, nguyên phó chánh Thanh tra Sở GTVT, để điều tra tội "nhận hối lộ".
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-27T16:02:43"
Công an đọc lệnh bắt tạm giam ông Bùi Văn Minh - Ảnh: Phan Tại/Tuổi trẻ Cụ thể, chiều 27/7, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi ở đối với ông Bùi Văn Minh (thường gọi là Minh Đen, 35 tuổi, ngụ quận Cái Răng), nguyên Phó chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ do có dấu hiệu liên quan đến đường dây đưa - nhận hối lộ của các thanh tra giao thông - Sở GTVT Cần Thơ. Theo cơ quan điều tra , trong thời gian đảm nhận chức vụ phó chánh thanh tra, Minh đã nhận hối lộ của 2 doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP Cần Thơ với số tiền 370 triệu đồng để bỏ qua các lỗi vi phạm. Trước đó, trong một thời gian, các thanh tra giao thông, với sự tiếp sức của các môi giới, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận "chung chi" trên 4 tỉ đồng của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh GTVT để không xử lý sai phạm của các chủ xe. Sự việc bị phát hiện từ tháng 1/2016 khi các doanh nghiệp có đơn tố cáo đến Công an TP Cần Thơtố cáo các hành vi tiêu cực của thanh tra giao thông. Đến tháng 7-2016, trinh sát Phòng Kinh tế (PC46, Công an TP) đã bắt quả tang một cán bộ thanh tra giao thông nhận hối lộ của doanh nghiệp. Ngày 9/9/2016, Sở GTVT TP Cần Thơ đã luân chuyển 11 cán bộ từ Thanh tra giao thông (TTGT) sang công tác văn phòng theo yêu cầu của cơ quan điều tra nhằm phục vụ công tác điều tra. Sau đó, Công an TP Cần Thơ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam hàng loạt cán bộ trong danh sách 11 người bị luân chuyển, trong đó có Dương Minh Tâm (nguyên Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ). Đồng thời, cơ quan công an đã chuyển hồ sơ, đưa ra xét xử 7 cán bộ thanh tra giao thông Cần Thơ do đã nhận hối lộ của các doanh nghiệp trên 4 tỉ đồng. Linh Hồ -
Giao Thông
Vì sao 13 tỉnh chưa khôi phục trạm cân xe?
Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ VN, một số tỉnh vào cuộc chưa mạnh mẽ nên tình trạng xe chở hàng quá tải lại tái diễn.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2017-07-16T22:57:00"
Lực lượng TTGT tỉnh Hưng Yên vẫn làm tốt công tác ngăn ngừa, xử lý xe quá tải khi thiếu lực lượng CSGT tham gia - Ảnh: Tạ Tôn Đặc biệt, 13 tỉnh thành viện ra đủ lý do bào chữa cho việc chậm trễ, chây ỳ chưa đưa trạm cân lưu động hoạt động trở lại sau khi kết thúc kế hoạch siết xe quá tải giữa liên ngành Công an - GTVT. Vì sao lại như vậy? Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN: Cuộc chiến chống xe quá tải vẫn cam go Hiện nay, 50 tỉnh đã có quy chế phối hợp, nhưng vẫn còn 13 tỉnh (Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Đắk Nông, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau) chưa đưa trạm cân vào hoạt động. Lý do chưa đưa trạm vào hoạt động theo các địa phương, chủ yếu do không bố trí được lực lượng, một số tỉnh cho rằng phải có lực lượng công an tại trạm mới xử lý được xe quá tải. Một số tỉnh khác cho biết, dù Sở GTVT đã tham mưu xây dựng kế hoạch nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn chưa chỉ đạo thực hiện, đơn cử như tỉnh Hà Nam mặc dù trạm vẫn hoạt động nhưng không hiệu quả. 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng tại các Trạm KTTTX lưu động, cố định và Thanh tra các Sở GTVT, Thanh tra các Cục Quản lý đường bộ sử dụng cân xách tay đã tiến hành kiểm tra trên 174.000 xe, trong đó có gần 20.000 xe vi phạm, tước trên 6.400 GPLX, xử phạt nộp kho bạc nhà nước trên 180 tỷ đồng. Nhiều địa phương triển khai tích cực xử lý xe quá tải như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Kon Tum, Gia Lai... Tổng cục cũng nhiều lần đôn đốc nhắc nhở, các tỉnh phải thực hiện nghiêm theo Chỉ thị 32 của Thủ tướng, Chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng ban ATGT phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng việc đưa trạm cân vào hoạt động. Tuy nhiên, Tổng cục cũng chỉ đôn đốc được đến các Sở GTVT, còn cấp tỉnh rất khó. Trong tháng 7, Bộ GTVT sẽ có buổi làm việc với Bộ Công an để thống nhất tiếp tục xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành xử lý xe quá tải. Kiểm soát tải trọng xe là cuộc chiến rất khó khăn, nhưng việc kiểm soát tải trọng xe vẫn phải kiên trì, 10% xe quá tải còn lại chủ yếu tồn tại được là do bảo kê. Tới đây, để tiếp tục công tác kiểm soát xe quá tải, Tổng cục Đường bộ VN đã tham mưu cho Bộ GTVT ban hành Kế hoạch 12885, tham mưu trình Bộ GTVT ban hành Thông tư số 06 quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và đang tiến hành tập huấn đến các cơ sở và tổ chức hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ. Tổng cục cũng tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện Quy hoạch các Trạm kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) theo Quyết định 1885 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tiến hành rà soát 28 vị trí lắp đặt trạm KTTTX cố định. Trong đó, tập trung 9/28 vị trí đã được đầu tư, lắp đặt thiết bị cân KTTTX. Đồng thời, rà soát việc kết nối 24 bộ cân đã được lắp đặt tại các trạm thu phí. Đồng thời, Tổng cục trực tiếp chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ tăng cường kiểm soát xe quá tải tại các đầu mối nguồn hàng và kiểm soát đột xuất xử lý tại các điểm nóng vi phạm các tuyến quốc lộ trọng điểm. Đặc biệt, tối thiểu mỗi quý một lần, tất cả các lãnh đạo từ tổng cục đến các cục trưởng, cục phó các Cục Quản lý đường bộ phải trực tiếp xuống đường, xuống cơ sở để kiểm tra, xử lý xe quá tải. Ông Lư Thành Đồng, Giám đốc Sở GTVT, Phó Ban thường trực Ban ATGT TP Cần Thơ: Không đủ người điều hành trạm kiểm tra tải trọng xe Thời gian qua, Trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động Cần Thơ phải tạm ngừng hoạt động do không có lực lượng công an phối hợp. Mặt khác, lực lượng TTGT của Sở GTVT TP Cần Thơ còn quá ít người do một số bị bắt, truy tố do dính tiêu cực, một số khác đang bị tạm đình chỉ công tác nên không đủ người để điều hành trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên về việc đưa trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động vào hoạt động trở lại, lãnh đạo Sở GTVT đã chỉ đạo lực lượng TTGT tiến hành kiểm tra, sửa chữa phương tiện và khảo sát vị trí đặt trạm để trong tuần này hoặc muộn nhất là trong tháng 7 phải đưa trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động trở lại hoạt động. Trước mắt, do lực lượng công an đã từ chối cử lực lượng phối hợp nên lực lượng TTGT phải điều hành hoạt động của trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động. Việc lực lượng TTGT không được dừng xe để kiểm tra cũng là một vấn đề hết sức khó khăn khi đưa trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động. Bằng mắt thường thì rất khó phát hiện xe nào đủ tải, xe nào quá tải. Còn việc dùng xe đuổi theo để bắt xử lý nguội cũng không được... Ông Lê Xuân Nhị, Chánh TTGT (Sở GTVT Đắk Nông): Trạm cân dừng do thiếu người vận hành Từ tháng 10/2016, sau khi kết thúc quy chế phối hợp 12593 giữa TTGT và CSGT, Trạm KTTTX lưu động số 56 được rút, ngưng hoạt động. Cùng đó, một phần là do TTGT thiếu thanh tra viên (TTGT tỉnh Đắk Nông chỉ có 1 thanh tra viên – PV) nên không thể vận hành Trạm cân được. Vừa qua, TTGT vừa được bổ nhiệm 4 thanh tra viên nên trong thời gian tới sẽ cho triển khai trạm cân ngay. Hiện, Sở GTVT đã trình UBND tỉnh quy chế phối hợp mới và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt. Ngay sau khi có kết quả, Sở GTVT sẽ triển khai ngay để xử lý xe quá tải trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian Trạm KTTTX lưu động ngưng hoạt động thì TTGT bố trí lực lượng TTKS bằng cân xách tay để xử lý các vi phạm về tải trọng tập trung trên các tuyến tỉnh lộ 1, 2, 3, 5, 6 và QL28. Ông Phùng Văn On, Phó ban Thường trực Ban ATGT tỉnh Long An: Tận dụng các trạm cân tư nhân trên QL1 để cân xe quá tải Dù chưa có trạm cân xe quá tải lưu động trên QL1 nhưng các lực lượng TTGT, CSGT…vẫn phối hợp tốt để kiểm tra, xử lý xe quá tải. Theo đó, tỉnh đã trang bị cho công an 15 huyện cùng TX Kiến Tường và TP Tân An mỗi đơn vị 1 cân xách tay để xử lý xe quá tải. Ngoài ra, còn trang bị khoảng 10 cân xách tay cho 2 lực lượng TTGT, CSGT tỉnh xử lý xe quá tải trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ… Bên cạnh đó còn tận dụng các trạm cân cố định của các nhà máy, xí nghiệp trên quốc lộ để xử lý xe quá tải. Riêng lực lượng TTGT kiểm tra, xử lý xe quá tải tại các bến bãi, kho hàng... bằng cân xách tay hoặc cân của doanh nghiệp tư nhân gần nơi kiểm tra. Ông Ma Trương Thiêm, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn: Đang đề nghị tỉnh kiện toàn hoạt động trạm cân Sau khi Kế hoạch 12593 hết hiệu lực, 2 lực lượng CSGT và TTGT địa phương phân cấp hoạt động độc lập. Việc CSGT và TTGT tiến hành công tác kiểm soát tải trọng độc lập, không có sự phối hợp như trước khiến cho công tác nghiệp vụ của lực lượng TTGT gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện lực lượng đơn vị vốn mỏng, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn trong khi các tuyến đường do đơn vị quản lý rộng và ở nhiều địa phương xa xôi. Hiện, tình trạng xe quá tải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có chiều hướng gia tăng. Trước thực tế trên, Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn đã có ý kiến đề nghị UBND tỉnh cho phép đơn vị kiện toàn Trạm cân tải trọng xe lưu động và sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý hoạt động của trạm này. Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận, lực lượng TTGT đã sử dụng hệ thống cân của trạm đưa về đặt Km145+100 QL3B để kiểm soát tải trọng xe. Ông Nguyễn Văn Ninh, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Sơn La: Trạm cân hỏng cần sửa chữa mới hoạt động tiếp Hiện, Sơn La đang xây dựng chủ trương đưa Trạm KTTTX lưu động tiếp tục hoạt động trở lại. Sau một thời gian trạm cân lưu động của địa phương tạm dừng, vừa qua Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã có ý kiến trao đổi với Giám đốc Sở GTVT tỉnh trong đó đề cập đến chủ trương tiến tới kiện toàn và đưa trạm cân tải trọng xe lưu động của địa phương đi vào hoạt động. Từ khi trạm cân dừng hoạt động, tình trạng xe quá tải trên địa bàn không có dấu hiệu bùng phát nhưng vẫn có hiện tượng xe quá tải tái xuất hiện nhỏ lẻ. Hiện, tỉnh đã có chủ trương sẽ cho trạm cân hoạt động trở lại nhưng cần thêm thời gian để các sở, ban, ngành và lãnh đạo tỉnh họp bàn, lập phương án triển khai trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện trạm KTTT lưu động ở Sơn La đã bị hỏng, nếu muốn đưa vào sử dụng tiếp cần được kiểm tra và sửa chữa. Ông Nguyễn Văn Bảy, Chánh TTGT tỉnh Tiền Giang: Không có vị trí phù hợp đặt bộ cân Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Bộ cân kiểm soát tải trọng xe lưu động do Tổng cục Đường bộ VN cấp năm 2016 bị hỏng 4 lần, hiện tại không sử dụng được. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh không có mỏ, cảng, bến bãi quy mô lớn nằm trên trục đường tỉnh; các tuyến đường tỉnh không có vị trí phù hợp để đặt bộ cân do Tổng cục Đường bộ VN cấp, nên việc sửa chữa, khôi phục bộ cân này để kiểm soát tải trọng là không khả thi và không có hiệu quả. Trong quá trình kiểm tra bằng cân xách tay do đơn vị tự trang bị có những trường hợp vi phạm cần hạ tải như xe chở hàng tươi sống, thiết bị cấu kiện hàng không thể tháo rời chưa có nơi đủ điều kiện cho việc hạ tải phương tiện và bảo quản tài sản của người vi phạm nên gặp khó khăn. Nhóm phóng viên
Đại Đoàn Kết
Chủ tịch TP Cần Thơ yêu cầu xả trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp
Trưa nay, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống đã phải yêu cầu chủ đầu tư xả Trạm thu phí Cần Thơ - Phụng Hiệp để giải quyết ách tắc giao thông cho đến khi giao thông được thông thoáng.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-04T08:40:48"
Các tài xế giăng biểu ngữ giảm phí tại trạm. Khoảng 9h sáng ngày 4/1, hàng chục ô tô các loại bất ngờ tập trung cách Trạm thu phí Cần Thơ - Phụng Hiệp vài chục mét để phản đối việc thu phí của trạm này. Nhiều ô tô thể hiện rõ quan điểm bằng cách giăng khẩu hiệu đề nghị miễn 100% phí qua trạm đối với người dân sinh sống trong bán kính 5 km… Trong buổi sáng, có một xe container khi đang di chuyển qua làn thu phí thì đột ngột xảy ra sự cố và dừng hẳn tại trạm khiến ách tắc giao thông. Nhân viên trạm buộc phải cho phương tiện đến kéo xe này ra khỏi trạm. Anh Trương Văn Thảo (một người dân ngụ tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ) cho biết: “Trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã thông báo với người dân trong khu vực lân cận được giảm giá nhưng nhân viên vẫn thu 30 ngàn/lượt xe. Do đó tôi yêu cầu trạm giảm giá theo đúng quy định”. Sự cố xảy ra bất ngờ khiến giao thông tại khu vực này ách tắc nhiều giờ, đến khoảng 12h30, lãnh đạo TP Cần Thơ phải có mặt để giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại trạm. Trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã bị ách tắc giao thông nhiều giờ. Tại đây, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống yêu cầu chủ đầu tư xả trạm để giải quyết ách tắc giao thông cho đến khi giao thông được thông thoáng. Theo Chủ tịch TP Cần Thơ, “Hiện nay, chính sách mà Bộ GTVT vừa giải quyết miễn giảm đối với khu vực phường Ba Láng - Cái Răng, TP Cần Thơ thì đã giải quyết xong, riêng xã Tân Phú Thạnh - thuộc huyện Châu Thành A, Hậu Giang đến nay tỉnh này chưa làm xong. Phía Cần Thơ đã liên hệ với tỉnh Hậu Giang, Sở GTVT tỉnh này sớm xử lí những chính sách cho người dân để không còn tình trạng phản đối gây ách tắc giao thông trên địa bàn 2 bên”. Đồng thời Chủ tịch Võ Thành Thống cũng yêu cầu Sở GTVT TP Cần Thơ có văn bản tham mưu UBND thành phố để trình Bộ GTVT. Hiện tình hình giao thông tại trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp không còn ách tắc, trạm đã trở lại hoạt động thi phí bình thường. Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp có chiều dài gần 22 km, tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, hoàn thành cuối năm 2015. Trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp bắt đầu thu phí từ tháng 4/2016, mức giá 35.000 - 200.000 đồng. Quốc Trung
Người Đưa Tin
Chưa xóa án tích, 9X tiếp tục trộm tài sản của người nước ngoài
Lợi dụng sơ hở của người nước ngoài, Đăng lẻn vào phòng chung cư có người nước ngoài cư trú để trộm tài sản.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
"2017-11-17T03:44:00"
Bị cáo Đăng tại tòa. Ngày 17/11, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Tấn Hải Đăng (SN 1996, ngụ quận 4, TP.HCM) về tội Trộm cắp tài sản. Được biết, năm 2014, Đăng bị TAND quận 2 xử phạt 6 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Sau đó 1 năm, Đăng tiếp tục trộm cắp và bị TAND quận 4 (TP.HCM) xử phạt 2 năm tù cùng tội danh. Tại phiên tòa, Đăng thừa nhận hành vi phạm tội và mong pháp luật khoan hồng, tuyên mức án thấp. HĐXX sau khi nghị án đã cho rằng, bị cáo Đăng có nhiều tiền án, tiền sự. Thời điểm gây án, Đăng chưa được xóa án tích, lại tiếp tục gây án nên cần tuyên mức án nghiêm khắc. Sau khi cân nhắc, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Đăng mức án 2 năm 6 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Theo nội dung vụ án, do không có tiền tiêu xài, Đăng nảy sinh ý định trộm cắp tài sản. Khoảng 12h30 ngày 14/6/2017, Đăng đi bộ từ siêu thị Metro quận 2 đến khu chung cư trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) để thực hiện việc trộm tài sản. Khi thấy bảo vệ chung cư sơ hở, Đăng lén vào trong chung cư, rồi bấm thang máy lên tầng 9 của chung cư. Khi thấy căn hộ C09/1 không đóng cửa, xung quanh không có người, Đăng lén vào lấy trộm được 2 chiếc điện thoại nhưng bị phát hiện. Lúc này, ông Urpis Luciano và chị Phạm Thị Giang đang ngồi trong phòng C09/2 (đối diện C09/1) thấy sự việc nên truy đuổi không kịp nên quay lại phòng. Chị Giang gọi điện báo cho bảo vệ chung cư. Nhận được điện thoại của chị Giang, bảo vệ chung cư đón lỏng dưới cổng chung cư để bắt trộm. Thấy Đăng chạy xuống, bảo vệ chung cư bắt giữ Đăng, thu giữ 1 điện thoại di động. Chị Giang và ông Luciano xuống cổng chung cư để truy bắt tên trộm. Khi thấy Đăng bị bảo vệ giữ lại, ông Luciano lao vào đánh Đăng bằng tay nhưng được mọi người can ngăn. Đăng lợi dụng sơ hở rồi bỏ chạy. Bảo vệ chung cư và người dân đuổi theo, bắt giữ Đăng, thu tang vật là chiếc điện thoại rồi giao Đăng cho công an xử lý theo quy định pháp luật.
Pháp Luật Net
Vì sao nguyên Phó Chánh Thanh tra GTVT Cần Thơ bị bắt khẩn cấp?
Theo cơ quan điều tra, trong thời gian đảm nhận chức vụ phó chánh thanh tra, Minh đã nhận hối lộ của 2 doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP Cần Thơ với số tiền 370 triệu đồng.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-27T23:42:00"
Nguyên phó chánh Thanh tra Sở GTVT Cần Thơ bị bắt Chiều 27/7, Cảnh sát điều tra Công an TP vừa bắt khẩn cấp ông Bùi Văn Minh, nguyên phó chánh Thanh tra Sở GTVT, để điều tra tội "nhận hối lộ". Quá trình khám xét, cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều tài liệu phục vụ công tác điều tra. Theo cơ quan điều tra, trong thời gian đảm nhận chức vụ phó chánh thanh tra, Minh đã nhận hối lộ của 2 doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP Cần Thơ với số tiền 370 triệu đồng. Công an đọc lệnh bắt tạm giam ông Bùi Văn Minh. Sau khi 7 TTGT bị phanh phui vụ nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng, Sở GT-VT TP Cần Thơ đã luân chuyển 11 cán bộ TTGT, trong đó ông Minh bị luân chuyển công tác từ vị trí Phó Chánh TTGT sang văn phòng Sở GT-VT từ ngày 9/9/2016, rồi tiếp tục điều về Ban điều hành vận tải công cộng cho đến ngày bị bắt. Việc luân chuyển những cán bộ này nhằm phục vụ công tác điều tra trong đường dây “bảo kê” tiền tỷ, xảy ra tại Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ. Quá trình điều tra, Công an TP Cần Thơ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam hàng loạt cán bộ trong danh sách 11 người bị luân chuyển, trong đó có Dương Minh Tâm (nguyên Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ). Hé lộ đường dây bảo kê của các thanh tra giao thông Trước đó, trong một thời gian, các thanh tra giao thông, với sự tiếp sức của các môi giới, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận "chung chi" trên 4 tỷ đồng của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh GTVT để không xử lý sai phạm của các chủ xe. Tháng 1/2016, Công an TP Cần Thơ đã nhận nhiều tố cáo của các doanh nghiệp GTVT về các hành vi tiêu cực của thanh tra giao thông. Đến tháng 7/2016, trinh sát Phòng Kinh tế (PC46, Công an TP) đã bắt quả tang một cán bộ thanh tra giao thông nhận hối lộ của doanh nghiệp. Từ mắt xích này , đường dây bảo kê của các thanh tra giao thông bị hé lộ. Các bị cáo tại phiên toà. Cuối tháng 7/2016, cảnh sát bắt quả tang Lý Hoàng Minh nhận hối lộ của doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ. Sau Minh, các cán bộ Võ Hoàng Anh, Đoàn Vũ Duy, Dương Minh Tâm, Trần Lập Pháp, Hồ Công Thiện và hai “cò” là Trần Tường An và Nguyễn Văn Cần lần lượt sa lưới pháp luật. Đến ngày 11/7, vụ án đã được đưa ra xét xử, TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt, các bị cáo Đoàn Vũ Duy (39 tuổi, nguyên Đội trưởng TTGT Bình Thủy) tù chung thân; Dương Minh Tâm (37 tuổi, nguyên Phó chánh TTGT) 10 năm tù; Võ Hoàng Anh (35 tuổi, nguyên Đội trưởng TTGT quận Ninh Kiều) 15 năm tù; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi, nguyên Đội trưởng TTGT quận Thốt Nốt), Trần Lập Pháp (31 tuổi, nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng), Hồ Công Thiện (40 tuổi, nguyên Phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền), Trần Tường An (39 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) cùng 7 năm tù; Lý Hoàng Minh (32 tuổi, nguyên Đội phó TTGT quận Ninh Kiều) 9 năm tù; Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) 20 năm tù. Theo cáo buộc, thông qua Cần và An, Duy đã nhận hối lộ 2,8 tỷ đồng của 57 tổ chức, cá nhân. Cần sử dụng 6 tài khoản, nhận hối lộ số tiền 2,73 tỷ đồng giúp cho Duy và nhiều thanh tra giao thông (TTGT) khác. An sử dụng 2 tài khoản và nhận tiền mặt giúp cho Duy, tổng cộng 349 triệu đồng. Bị cáo Hoàng Anh nhận 542 triệu đồng, Tâm nhận hơn 400 triệu đồng, Minh nhận 230 triệu đồng, Pháp nhận 47,5 triệu đồng, Lưu nhận 26 triệu đồng, Thiện nhận 25 triệu đồng… Tổng số tiền các bị cáo đã nhận là 4 tỷ đồng. Tú An (Tổng hợp từ Zing, TTO, NLĐO)
Công Luận
Hạ Long (Quảng Ninh): Hàng loạt bến bãi trái phép chưa được xử lý
Ngày 29/12/2017, UBND TP Hạ Long có văn bản về việc tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố, yêu cầu các phường giải tỏa các bến bãi tập kết vật liệu trái phép nhưng đến nay việc xử lý vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-05T07:10:00"
Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP Hạ Long (Quảng Ninh) tồn tại nhiều bến bãi trái phép không nằm trong quy hoạch, hoạt động một cách công khai nhưng chưa được cơ quan chức năng xử lý. Những bến bãi tập kết vật liệu xây dựng như cát, sỏi và than đều nằm sát các địa điểm ven đường quốc lộ, bến sông, bến tàu để có thể kinh doanh thuận lợi. Theo văn bản số 10178/UBND ngày 29/12/2017 của UBND TP Hạ Long thì còn hàng chục điểm bến bãi vi phạm tại các phường cần được giải tỏa. Những bến bãi này hoạt động không phép khiến dư luận bức xúc bởi gây ô nhiễm môi trường từ bụi bẩn, xe quá tải. UBND TP Hạ Long chỉ đạo: “Chủ tịch UBND các phường kiện toàn lại các tổ công tác kiểm tra khoáng sản (có sự tham gia của các đồng chí trong thường trực UBND, Công an, các đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ quản lý tài nguyên khoáng sản...); phân công, giao nhiệm vụ cụ thể co các thành viên gắn với từng địa bàn, khu phố cụ thể. Đối với các phường Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Cao Xanh, Hà Khánh, Tuần Châu, Bãi Cháy hiện còn các điểm tập kết, kinh doanh cát, sỏi; các bến cảng, thủy nội địa bốc xúc, tiêu thụ vật liệu trái phép không đúng quy hoạch, mục đích sử dụng đất có biện pháp kiên quyết giải tỏa, chấm dứt hoạt động trước ngày 30/01/2018 (nội dung này, UBND Thành phố đã có nhiều chỉ đạo nhưng đến nay UBND các phường chưa nghiêm túc thực hiện)”. Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực phường Hà Khẩu tồn tại bến bãi tập kết cát dùng trong công nghiệp của Công ty Cổ phần Thanh Hương Hạ Long. Đơn vị này thành lập bến bãi đã nhiều năm, diện tích hàng nghìn mét vuông. Sau khi có chỉ đạo từ UBND TP Hạ Long, ngày 2/1/2018, UBND phường Hà Khẩu đã có thông báo số 03/TB-UBND về việc giải tỏa cát sỏi còn tồn do tập kết, kinh doanh không đúng quy hoạch. Văn bản nêu rõ: Công ty cổ phần Thanh Hương Hạ Long có trách nhiệm tự giải tỏa, di dời cát, sỏi còn tồn do tập kết, kinh doanh không đúng quy hoạch tại mặt bằng thuộc tổ 1, khu 1 phường Hà Khẩu. Thời gian xong trước ngày 25/01/2018. Sau thời gian trên, nếu Công ty cổ phần Thanh Hương Hạ Long không tự tổ chức giải tỏa di dời lượng cát sỏi còn tồn do tập kết, kinh doanh không đúng quy hoạch tại mặt bằng thuộc tổ 1, khu 1 phường Hà Khẩu, UBND phường Hà Khẩu báo cáo UBND Thành phố và tổ chức cưỡng chế di dời sau khi UBND Thành phố Hạ Long phê duyệt Kế hoạch cưỡng chế. Hàng loạt bến bãi trái phép chưa được xử lý Khu vực cầu Bút Xê 2 bên Quốc lộ 279 nối giữa hai phường Hà Khẩu và Việt Hưng mọc lên điểm kinh doanh bến bãi trái phép. Khu vực kinh doanh này là điểm nuôi thủy hải sản của Hợp tác xã Cựu chiến binh Hà Khẩu nhưng ngang nhiên được san lấp tạo mặt bằng để tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng hoạt động rầm rộ ngày đêm nhưng lại không gặp bất kỳ trở ngại nào từ các cơ quan có thẩm quyền. Trên địa bàn phường Giếng Đáy cũng tồn tại một bãi kinh doanh vật liệu xây dựng tại khu 1, cạnh Công ty đóng tàu Hạ Long. Điểm kinh doanh này thường xuyên có các xe ra vào hoạt động để chở vật liệu xây dựng phục vụ cho những công trình bên trong phường Giếng Đáy. Các xe chuyên chở vật liệu xây dựng này đều che chắn sơ sài làm rơi vãi vật liệu xây dựng ra đường khiến người dân bất bình. Để tiện cho việc kinh doanh, chủ bến bãi còn cắm tấm biển lớn ghi số điện thoại để người tiêu dùng dễ liên hệ. UBND TP Hạ Long chỉ đạo rõ ràng như vậy nhưng đến nay tại nhiều phường trên địa bàn, các bến bãi trái phép vẫn chưa bị cưỡng chế di dời khiến dư luận có thể nghi ngờ về hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương này. Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin./. Quốc Trần - Thành Vinh
ANTĐ
Phe đối lập Syria nêu điều kiện hợp tác thực hiện nghị quyết đại hội tại Sochi
Ngày 1/2, trưởng đoàn đàm phán của phe đối lập Syria, ông Nasr Hariri tuyên bố, phe này sẽ hợp tác theo những đề xuất được đưa ra tại Đại hội đối thoại dân tộc Syria (vừa diễn ra ở thành phố Sochi của Nga), nhằm soạn thảo lại Hiến pháp Syria với điều kiện tiến trình này vẫn nằm dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ).
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2018-02-02T11:02:57"
Trưởng đoàn đàm phán của phe đối lập Syria, ông Nasr Hariri Ông Nasr Hariri nêu rõ, nếu ủy ban hiến pháp được thành lập trong khuôn khổ tiến trình do LHQ dẫn dắt tại Geneva, hoàn toàn phù hợp với nghị quyết 2254 của LHQ, thì phe đối lập sẽ tiếp tục hợp tác theo hướng này. Trong một diễn biến khác, chính quyền Damascus đã bày tỏ hoan nghênh những kết quả đạt được tại Đại hội đối thoại dân tộc Syria vừa diễn ra ở Sochi. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Syria nêu rõ: “Tuyên bố cuối cùng của Đại hội đối thoại dân tộc Syria đã chứng thực sự đồng lòng của người dân Syria về bảo vệ chủ quyền cùng sự thống nhất lãnh thổ và chỉ nhân dân Syria mới có quyền lựa chọn hệ thống chính trị, kinh tế của chính họ”. Trước đó, Đại hội Đối thoại dân tộc Syria diễn ra ngày 30/1 tại Sochi với sự tham dự của 1.393 đại biểu, cùng với hơn 50 quan sát viên. Các bên tham gia đại hội đã thông qua tuyên bố gồm 12 điểm, trong đó nêu rõ quan điểm của người dân Syria về tương lai của quốc gia Trung Đông này. Đây được coi là những nguyên tắc chủ yếu để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria Đại hội Đối thoại dân tộc Syria ngày 31/1 Đại hội kéo dài hơn 9 giờ trong bầu không khí xây dựng và đã thông qua 3 văn kiện quan trọng, gồm tuyên bố kết thúc đại hội, thư kêu gọi của các đại biểu tham dự đại hội và danh sách ứng cử viên tham gia Ủy ban Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến soạn thảo Hiến pháp, có nghĩa là tham gia Ủy ban Hiến pháp. Danh sách này sẽ được chuyển cho đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura trong thời gian sớm nhất. Minh Thu (Theo The National)
Gia Đình VN
Quảng Ninh: Hiệu quả từ hoạt động 'kho dữ liệu điện tử' dân số
Được triển khai xây dựng từ năm 2008, đến nay, kho dữ liệu điện tử ngành Dân số tại Quảng Ninh đã hoàn thiện và hoạt động rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2018-02-04T01:20:00"
Tìm hiểu thực tế tại phường Hồng Hải (TP Hạ Long), cho thấy, kho dữ liệu điện tử ngành Dân số đang được thực hiện khá nề nếp và đạt hiệu quả cao. Chị Doãn Ái Phương, cán bộ chuyên trách dân số phường Hồng Hải, cho biết: “Toàn phường có 18 khu phố, 6.267 hộ với trên 23.000 nhân khẩu. Với dân số đông như vậy thì phần mềm dữ liệu điện tử sẽ giảm tải rất nhiều công việc cho đội ngũ dân số ở cơ sở như chúng tôi. Trước đây, chúng tôi đều phải ghi chép bằng tay mọi thông tin biến động về dân số trên địa bàn nên rất vất vả”. Chị Doãn Ái Phương, cán bộ chuyên trách dân số phường Hồng Hải, TP. Hạ Long cập nhật các thông tin về kho dữ liệu điện tử Theo chị Ái Phương, thực hiện kho dữ liệu điện tử, cán bộ dân số không mất nhiều thời gian ghi chép như trước đây, chỉ cần một vài thao tác trên máy vi tính, các thông tin như: Số nhân khẩu, số trẻ mới sinh, số người chuyển đi... được cán bộ dân số cập nhật kịp thời vào kho dữ liệu của xã, phường. Sau đó, thông tin, số liệu cập nhật được truyền tải vào kho dữ liệu dân số của thành phố, tỉnh. Vì thế, đội ngũ quản lý ở cấp tỉnh dễ dàng nắm bắt được thông tin, biến động ở cơ sở. Được biết, phần mềm kho dữ liệu điện tử được thực hiện đồng bộ trên cả nước có tên gọi là MIS. Thực hiện phần mềm này, từ năm 2011, tỉnh đã hoàn thành việc đổi sổ hộ gia đình ghi chép thủ công sang kho dữ liệu điện tử. Đến năm 2015, toàn tỉnh thực hiện việc chuyển đổi báo cáo thống kê từ phương thức báo cáo giấy sang báo cáo điện tử. Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng được kho dữ liệu cấp tỉnh và 14 kho dữ liệu cấp huyện; 186/186 xã, phường, thị trấn đều đã được trang bị máy vi tính và cài đặt phần mềm. Cộng tác viên dân số phường Hồng Gai (TP. Hạ Long) tuyên truyền các chính sách dân số cho người dân phố Nhà Thờ Theo Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh, hiện Quảng Ninh có trên 300.000 hộ dân, dân số có mặt là trên 1,3 triệu người. Việc xây dựng, triển khai kho dữ liệu điện tử ngày càng mang lại những lợi ích thiết thực trong công tác quản lý, điều hành dân số. Cụ thể, việc tìm kiếm thông tin, tổng hợp số liệu thống kê nhanh, dễ dàng hơn… Ông Hoàng Văn Hy, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh, cho biết: “Việc triển khai, vận hành kho dữ liệu điện tử đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số ở cơ sở phải trau dồi kiến thức tin học. Thời gian đầu, việc triển khai kho dữ liệu cũng khá vất vả. Tuy nhiên, với sự mạnh dạn tiếp thu, học hỏi, tìm tòi của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, đến nay, về cơ bản, phần mềm đã được thực hiện hiệu quả, thuận lợi. Không chỉ tra cứu dễ dàng, mọi thông tin còn được lưu giữ lâu dài, giúp việc quản lý dân số trên từng địa bàn rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn”. Đến nay, kho dữ liệu điện tử dân số đã đi vào hoạt động thường xuyên, liên tục. Đồng thời, việc cập nhật thông tin, báo cáo chuyển qua hệ thống mạng thay thế báo cáo giấy trước đây, đảm bảo yếu tố nhanh chóng, gọn nhẹ. Có thể nói, với việc xây dựng và hoàn thiện kho dữ liệu điện tử, công tác quản lý, điều hành về dân số đã thuận lợi hơn rất nhiều, góp phần triển khai chủ trương tin học hóa về dân số của Tổng cục DS - KHHGĐ. Chắc chắn, kho dữ liệu điện tử dân số sẽ là nguồn thông tin quan trọng giúp các ngành, cấp đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chính sách, chiến lược về dân số theo từng giai đoạn.
Đại Đoàn Kết
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông: Nhiều sai phạm trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Thanh tra công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức tại Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT;) thời kỳ từ 1/1/2015 đến thời điểm tháng 12/2017, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phát hiện nhiều tồn tại, thiếu sót tại Cục này.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-31T01:00:28"
Quy hoạch cán bộ có vấn đề Theo Thanh tra Bộ GTVT xác định, Cục QLXD&CLCTGT đã có nhiều cố gắng trong chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật và của Bộ GTVT về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Tuy nhiên, Cục QLXD&CLCTGT để xảy ra hàng loạt tồn tại, thiếu sót, hạn chế. Theo đó, về công tác tuyển dụng công chức tại Cục này, Thanh tra Bộ GTVT cho biết, đối với đợt thi tuyển 15 công chức do Cục QLXD&CLCTGT thực hiện, Thanh tra Bộ Nội vụ đã thanh tra năm 2016 và có Kết luận thanh tra số 567/KL-TTBNV ngày 7/9/2016. Trong đó có nêu một số tồn tại, hạn chế về thành lập Hội đồng tuyển dụng, cách thức tính điểm bài thi… Qua kiểm tra hồ sơ công chức tại QLXD&CLCTGT, Thanh tra Bộ GTVT phát hiện có một số trường hợp thiếu chứng chỉ nghiệp vụ quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học. Cục QLXD&CLCTGT chưa thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu theo hướng dẫn tại Văn bản số 4024/BGTVT-TCCB ngày 17/4/2017 của Bộ GTVT về việc rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 - 2021 và xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2021 - 2026. Đáng chú ý, đối với công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, Cục QLXD&CLCTGT chưa xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quyết định của đơn vị theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT ban hành kèm theo Quyết định số 3688/QĐ-BGTVT ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Trong đó, có 1 trường hợp còn thiếu chứng chỉ quản lý nhà nước. Một số trường hợp chưa đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định. Cục này cũng chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức năm 2015 và 2016 theo quy định. “Phiếu đánh giá và phân loại công chức năm 2015- 2016 chưa có kết quả đánh giá, phân loại công chức của thủ trưởng đơn vị. Năm 2015- 2016, khi tiến hành đánh giá phân loại đối với công chức giữ chức vụ quản lý (trưởng phòng, phó trưởng phòng), Cục QLXD&CLCTGT chưa lấy ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp theo quy định…”, Thanh tra Bộ GTVT khẳng định. Kiểm tra việc thực hiện quản lý hồ sơ công chức tại Cục QLXD&CLCTGT, Thanh tra Bộ GTVT phát hiện Cục này không có sổ đăng ký hồ sơ, sổ giao nhận hồ sơ, sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định. Hồ sơ công chức chưa có mục lục hồ sơ, thậm chí một số hồ sơ không có quyển lý lịch cán bộ, bản sơ yếu lý lịch công chức hoặc có nhưng chưa được Cục xác nhận. Chưa lưu bản bổ sung lý lịch công chức hàng năm, bản kê khai tài sản hàng năm, tài liệu về đánh giá, phân loại công chức hàng năm trong hồ sơ cá nhân. Một số hồ sơ không có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học. Ngoài ra, một số hồ sơ chỉ có bản photo một số bằng cấp, chứng chỉ không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Khen thưởng quá quy định Bên cạnh đó, về công tác thi đua khen thưởng, tỷ lệ cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở/lao động tiên tiến năm 2015 là 16/72 (22,2%), năm 2016 là 14/73 (19,1 %), lớn hơn tỷ lệ quy định của Bộ GTVT. Trên cơ sở phát hiện những vi phạm, Thanh tra Bộ GTVT yên cầu Cục QLXD&CLCTGT tổ chức các biện pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ. Đánh giá phân loại công chức hàng năm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, chấp hành tiêu chuẩn ngạch công chức nêu trên… Đồng thời, tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến các tồn tại, hạn chế được phát hỉện qua công tác thanh Để làm rõ việc Cục QLXD&CLCTGT đã thực hiện nghiêm túc theo kết luận của Thanh tra Bộ GTVT hay chưa, phóng viên Báo Đại đoàn kết đã liên hệ làm việc với Cục QLXD&CLCTGT. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Tịnh- Chánh văn phòng Cục QLXD&CLCTGT thông tin, nội dung đăng ký làm việc đã được Văn phòng Cục báo cáo với Cục trưởng Lê Kim Thành và Cục trưởng có ý kiến rằng việc trả lời vấn đề này thuộc phạm vi của Bộ GTVT. Đức Sơn
PLO
Cán bộ cấp giấy sai cho 2.500 m2 đất ở Vũng Tàu
TP Vũng Tàu đề nghị thu hồi giấy đỏ đã cấp sai, kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan.
[ "Pháp luật" ]
"2018-02-04T23:25:00"
“Đề nghị thu hồi giấy chứng nhận (GCN) đã cấp, kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan trong việc thẩm tra, tham mưu việc cấp giấy này” - TP Vũng Tàu vừa có kết luận về việc cấp GCN cho hơn 2.500 m2 đất tại địa chỉ số 1A đường Hạ Long, phường 2, TP Vũng Tàu cho người dân. Nhập nhằng đất cũ, đất khai phá thêm Theo hồ sơ, năm 2013 UBND TP Vũng Tàu cấp GCN mảnh đất trên cho vợ chồng ông Lê Quang T. Năm 2016, dư luận cho rằng đây là đất nhà nước nhưng đã được “hô biến” để cấp cho cá nhân nên TP Vũng Tàu đã giao các cơ quan chức năng kiểm tra. Sau đó, Công an TP Vũng Tàu xác định: Khu đất trên do một hộ dân khai phá từ năm 1930, sau đó sang nhượng lại cho người khác, trong đó có ông Nguyễn Văn Hổ. Đất được chế độ cũ xác nhận, thể hiện trong lược đồ hiện trạng. Ông Hổ dựng một căn chòi lá để lưới cụ… Năm 1972, khi ông Hổ mất đã để lại phần đất cho con trai mình là ông Nguyễn Thanh Nguyên. Từ năm 1976 đến 1980, sau khi đi bộ đội về ông Nguyên tiếp tục sử dụng khu đất này và làm nghề chài lưới. Khi Nhà nước lấy đất để làm đường Hạ Long và san lấp gần hết để mở rộng như hiện nay thì toàn bộ diện tích 3.040 m2 đất của gia đình ông Nguyên nằm trọn trong lòng đường. Căn chòi tạm cũng bị san lấp và nằm trong taluy đường Hạ Long. Ông Nguyên lúc đó không khiếu nại gì về việc lấy đất này. Khu đất này ông Nguyên chưa đăng ký với Nhà nước, quá trình sử dụng đất không nộp thuế. Ảnh: TK Ngoài phần đất nói trên, trong quá trình làm nghề chài lưới tại khu vực này, ông Nguyên có tiến hành san lấp thêm từ vị trí đất cũ ra biển trên 50 m, dài khoảng 140 m để làm kè, trồng một số cây bàng, phi lao. Năm 1998, ông Nguyên dựng mới một căn nhà tạm bằng gạch. Khu đất này ông Nguyên chưa đăng ký với Nhà nước, quá trình sử dụng đất không nộp thuế. Đến năm 2002, ông Nguyên bán phần đất mới khai phá thêm bằng giấy tay cho vợ chồng ông Tuấn với giá 200 triệu đồng. Sau đó, ông Nguyên cũng đưa cho vợ chồng ông Tuấn bản chính lược đồ hiện trạng đất của khu đất cũ trước đây đã lấy làm đường. Năm 2013, cùng với các giấy tờ đất này, ông Tuấn được phường 2, cơ quan chức năng xác nhận đất sử dụng ổn định để cấp GCN cho phần đất mới mua của ông Nguyên. Hỏi ý kiến sai quy định Công an TP Vũng Tàu đã làm việc với cán bộ, người dân ở phường 2 có tên trong phiếu lấy ý kiến dân cư khi cấp giấy cho ông Tuấn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm. Công an nhận thấy việc xác định nguồn gốc đất không chính xác về thời gian, thửa đất ông Nguyên bán và thửa đất ông Tuấn làm thủ tục xin cấp giấy là hai thửa đất khác nhau. Công an cũng đã mời ông Tuấn để xác định rõ mua bán thửa đất nào, tuy nhiên ông Tuấn chưa đến làm việc. Tháng 12-2017, UBND TP Vũng Tàu cũng nhấn mạnh lại kết luận của công an và khẳng định phiếu lấy ý kiến dân cư khi cấp giấy cho ông Tuấn không đúng theo quy định. Bởi phiếu không ghi nơi tổ chức họp, không rõ vị trí thửa đất được lấy ý kiến, các hộ dân không ghi rõ cư trú thời điểm nào, có cùng thời điểm sử dụng đất của ông Nguyên hay không, không có chữ ký xác nhận của phường 2, không ghi rõ vị trí giáp ranh thửa đất, thời điểm khai phá. Người dân chỉ biết đất của gia đình ông Nguyên đã được lấy để mở đường, không biết khu đất ông Nguyên bán cho ông Tuấn… Vì thế nội dung lấy ý kiến là đối với thửa đất đã lấy làm đường Hạ Long chứ không phải thửa đất ông Tuấn xin cấp GCN. Ngoài ra, theo ý kiến của Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, GCN cấp cho ông Tuấn đã chồng lấn lên phần đất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao cho Ban Tài chính Tỉnh ủy từ năm 1993. Từ những nội dung trên, TP Vũng Tàu kết luận phải thu hồi GCN đã cấp cho ông Tuấn. Đồng thời giao Phòng Nội vụ hướng dẫn các tập thể, cá nhân có liên quan tự kiểm điểm về những vi phạm trong việc thẩm tra, xác minh đề xuất cấp giấy. Trao đổi với PV, người xưng là đại diện cho ông Tuấn cho hay: Trong suốt quá trình làm việc với Thanh tra TP Vũng Tàu , ông đã tường trình và đưa ra các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất nhưng không được chấp nhận. "Ông Tuấn không đồng tình với việc thu hồi GCN" - ông này cho biết. HUY PHONG
TG&VN
Xã hội hóa công tác trợ giúp nhóm dễ bị tổn thương
Đó là nội dung hội thảo quốc tế được Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Quỹ Rosa Luxembourg của Đức tổ chức từ ngày 23 - 24/10, tại Hà Nội.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-10-24T03:57:00"
Hội thảo quốc tế “Tăng cường xã hội hóa công tác trợ giúp xã hội đối với nhóm dễ bị tổn thương” có sự tham gia của đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế cùng nhiều học giả, chuyên gia. Tại phiên khai mạc ngày 23/10, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân – Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cho biết, hoạt động bảo trợ xã hội dành cho nhóm dễ bị tổn thương (NDBTT) là một trong những ưu tiên của Quỹ trong những năm gần đây. Theo đó, Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung đã luôn là bạn đồng hành với mục đích đảm bảo công bằng xã hội cho toàn xã hội, trong đó có NDBTT. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân hy vọng, thông qua Hội thảo mà hai bên cùng tổ chức, nhiều khuyến nghị và giải pháp cụ thể sẽ được đưa ra nhằm chung tay giúp cải thiện đời sống của người dân, thực hiện tốt bảo trợ xã hội cho tất cả mọi người, đặc biệt NDBTT. Phát biểu tại đây, Trưởng đại diện Quỹ Rosa Luxembourg tại Việt Nam Lillian Dahmen Danso cho rằng, mục tiêu trong hoạt động này của Quỹ  tại Việt Nam là làm thế nào để tạo ra những tác động lâu dài đến NDBTT, mang lại những giải pháp thực hiện công bằng xã hội và hòa nhập đầy đủ cho nhóm người này. Bà Lillian Dahmen Danso tin tưởng, Hội thảo là cơ hội quý để trao đổi với Việt Nam để có thể thiết lập được mạng lưới trong khu vực cùng đóng góp cho công tác này. Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: H.T) Trong báo cáo dẫn đề Hội thảo, ông Đồng Huy Cương đến từ Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cũng nhấn mạnh, thúc đẩy bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu cho mọi người dân, trong đó có NDBTT là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế (trong đó có Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á... và các tổ chức phi chính phủ). Ông Đồng Huy Cương cũng cho biết, trong những năm qua, đã có rất nhiều những hoạt động được tổ chức để cải thiện việc trợ giúp nhóm dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, dẫn đến việc nhận thức về nhóm người này còn nhiều hạn chế. Mặt khác, hệ thống dịch vụ trợ giúp xã hội của nước ta còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và có xu hướng loại trừ đối với một số NDBTT. Vì vậy, Hội thảo này được tổ chức trong hai ngày với mục đích góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách về trợ giúp xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương; khuyến khích và tăng cường sự tham gia của toàn xã hội trong việc trợ giúp xã hội đối với NDBTT, huy động các nguồn lực về tài chính và con người, tăng cường hợp tác giữa các tổ chức nhân dân Việt Nam với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các tổ chức quốc tế trong việc tăng cường trợ giúp cho NDBTT ở Việt Nam. Tại đây, các đại biểu cùng nhau thảo luận về khuôn khổ pháp lý, hệ thống chính sách của Việt Nam, cũng như của Đức, về việc trợ giúp xã hội đối với nhóm dễ bị tổn thương; và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, những mô hình hay của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và trong khu vực. Qua đó, các cơ quan hoạch định chính sách cũng sẽ có thêm những thông tin cần thiết để giúp cho công tác lập pháp, nâng cao hiệu quả công tác bảo trợ xã hội ngày càng tốt hơn. Hiện nay số người thuộc nhóm dễ bị tổn thương chiếm hơn 20% dân số cả nước. Trong đó có khoảng 9,2 triệu người cao tuổi, 7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần 5% hộ nghèo, 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, 204 nghìn người nghiện ma tuý và khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình. ( Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ) Báo Thế giới và Việt Nam H.T
PLO
Chính thức giảm giá vé qua BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp
Từ 0 giờ ngày 20-12, trạm thu phí QL1 Cần Thơ Phụng Hiệp chính thức giảm vé đối với các phương tiện.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2017-12-20T03:14:00"
Mức giảm cụ thể: Đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng (loại 1) giảm từ 35.000 đồng/vé/lượt còn 30.000 đồng. Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn (loại 2) giảm từ 50.000 đồng/vé/lượt còn 45.000 đồng. BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp chính thức giảm giá vào 0 giờ ngày 20-12. Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn (loại 3) giảm từ 75.000 đồng/vé/lượt giảm còn 70.000 đồng. Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet (loại 4) giảm từ 140.000 đồng/vé/lượt còn 120.000 đồng. Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet (loại 5) giảm từ 200.000 đồng/vé/lượt còn 180.000 đồng. Đối với các phương tiện vùng lân cận thuộc hai địa phương phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) và xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) thì vẫn đang chờ Bộ GTVT phê duyệt danh sách xe được miễn giảm. Như Pháp Luật TP.HCM đưa tin, tối 7-12, Sở GTVT TP Cần Thơ phối hợp với UBND quận Cái Răng và nhà đầu tư BOT Cần Thơ - Phụng Hiêp tổ chức họp thông báo về việc giảm giá dịch vụ cho một số phương tiện tại trạm thu giá dịch vụ Km 2079 + 535, QL1, dự án BOT mở rộng QL1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp. Theo Công văn số 13780/BGTVT-ĐTCT do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký ngày 6-12-2017 thì Bộ GTVT thống nhất về nguyên tắc giảm giá chung cho các phương tiện qua trạm thu giá 7%-15 % so với mức giá hiện tại. Riêng về việc giảm giá cho các phương tiện vùng lân cận, phạm vi giảm giá thuộc hai địa phương phường Ba Láng và xã Tân Phú Thạnh giảm 100% cho xe buýt và 30%-35% cho tất cả phương tiện qua trạm so với mức giá hiện tại. HẢI DƯƠNG
Tiền Phong
Mở tài khoản để nhận tiền hối lộ
Chiều 11/7, TAND TP Cần Thơ kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ Thanh tra giao thông (TTGT) TP Cần Thơ nhận hối lộ gần 4 tỷ đồng sau hơn 2 ngày xét xử. HĐXX quyết định tuyên phạt 7 TTGT và 2 đồng phạm với các mức án từ 7 năm tù đến chung thân.
[ "Pháp luật" ]
"2017-07-12T00:16:40"
Các bị cáo chờ tuyên án. Ảnh: Kim Hà. Phiên tòa đã phải tạm hoãn vào ngày 22/6 để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, cáo trạng chỉ thay đổi một phần nhỏ về số tiền quy kết các bị cáo. Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2016, Dương Minh Tâm - Phó Chánh thanh tra giao thông TP Cần Thơ, Đoàn Vũ Duy – Đội trưởng đội 11 phụ trách địa bàn quận Bình Thủy, Võ Hoàng Anh – Đội trưởng đội 3 phụ trách địa bàn quận Ninh Kiều, Nguyễn Trần Lưu – Đội trưởng đội 6 phụ trách địa bàn quận Thốt Nốt, Lý Hoàng Minh – Đội phó đội 3 phụ trách địa bàn quận Ninh Kiều, Hồ Công Thiện – Đội phó đội 7 phụ trách địa bàn huyện Phong Điền, Trần Lập Pháp – Cán bộ đội 4 phụ trách địa bàn quận Cái Răng, tất cả đều trực thuộc Sở GTVT TP  Cần Thơ. 7 bị cáo trên đã cấu kết với Trần Tường An (39 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều) và Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) để 2 đối tượng này thỏa thuận với các doanh nghiệp, cá nhân có xe ô tô đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa để không bị phạt hoặc phạt các lỗi nhẹ khi vi phạm giao thông. Lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình, các bị cáo đã bắt phạt các lỗi của nhà xe như lốp mòn, đèn chiếu sáng không đảm bảo, xe làm rơi vãi hàng ra đường, xe chở quá tải, thậm chí các xe có dán chữ “A Di Đà Phật” cũng bị các bị cáo phạt. Vì muốn yên ổn làm ăn nên hàng tháng, các doanh nghiệp và cá nhân là chủ xe phải nộp tiền hoặc chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng theo yêu cầu với mức nộp thấp nhất là 1 triệu đồng/tháng, cao nhất là 28 triệu đồng/tháng. Cụ thể, Tâm đã nhận 413,3 triệu đồng, Duy đã nhận gần 2,8 tỷ đồng, Hoàng Anh đã nhận 536,4 triệu đồng, Minh đã nhận 239,3 triệu đồng, Thiện đã nhận 25 triệu đồng, Pháp đã nhận 47,5 triệu đồng, Lưu nhận 26 triệu đồng. Riêng Nguyễn Văn Cần giúp cho Đoàn Vũ Duy liên hệ với các cá nhân, doanh nghiệp vận tải đặt vấn đề chi tiền và kiểm tra theo dõi chi tiền hàng tháng. Đồng thời, Cần còn giúp Duy mở 6 tài khoản ngân hàng để các cá nhân doanh nghiệp chuyển tiền cho Duy. Thông qua 6 tài khoản đã mở, Cần nhận hơn 2,7 tỷ đồng của 50 cá nhân, doanh nghiệp để đưa lại cho Duy và được hưởng lợi 71 triệu đồng. Đối với Trần Tường An, mở 2 tài khoản để giúp Duy nhận số tiền 53 triệu đồng của 5 cá nhân, doanh nghiệp và nhận 296,4 triệu đồng từ tài khoản của Cần chuyển sang để đưa lại cho Duy nhưng An không hưởng lợi. Cấp dưới phải chung chi cấp trên Trong phiên tòa ngày 22/6, bị cáo Dương Minh Tâm và Võ Hoàng Anh khai nhận sử dụng số tiền chung chi của các cá nhân, doanh nghiệp là 370 triệu để “nộp” cho ông Trương Văn Phúc (lúc bấy giờ là Phó chánh TTGT Cần Thơ) để chạy chức Phó chánh thanh tra (thời điểm đó, Dương Minh Tâm và Võ Hoàng Anh là Đội trưởng và Đội phó đội TTGT 3, quận Ninh Kiều). Ngoài ra, Tâm còn khai hằng tháng các đội phải “nộp” tiền về cho Chánh thanh tra. Riêng bị cáo Nguyễn Trần Lưu khai nhận không nộp, vì lúc đó Lưu phụ trách địa bàn huyện Cờ Đỏ, là vùng sâu vùng xa nên không có tiền. Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra ông Phúc phủ nhận việc nhận tiền của các đội và tiền “chạy chức”. Đại diện Sở GTVT TP Cần Thơ có mặt tại phiên tòa ngày 11/7 cho biết, phía cơ quan không biết về việc ông Phúc có thực hiện việc “chạy chức” cho các bị cáo hay không. Sau thời gian phủ nhận cáo trạng, không khai bất cứ điều gì tại phiên tòa, trong phiên chất vấn lần thứ nhất vào ngày 11/7, bị cáo Đoàn Vũ Duy khai nhận lí do mình không kiểm tra xe vi phạm là do cấp trên gọi điện yêu cầu. Duy khẳng định không biết Cần là ai, nhưng bất ngờ bổ sung về mối quan hệ với Trần Tường An. Bị cáo cho rằng, An quen biết nhiều lãnh đạo của bị cáo nên An gọi cho lãnh đạo rồi lãnh đạo gọi cho bị cáo để nói không kiểm tra xe. Tòa hỏi, lãnh đạo của bị cáo gồm những ai thì Duy trả lời Chánh thanh tra và 4 Phó chánh TTGT. Tuy Đoàn Vũ Duy một mực không nhận tội, nhưng tòa án đã căn cứ vào các hồ sơ, chứng cứ cũng như lời khai của các bị hại, các bị cáo khác khẳng định Duy có nhận tiền chung chi của các cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian giữ chức Đội trưởng TTGT quận Bình Thủy. Hành vi của Duy là đặt vấn đề với các nhà xe sau đó Duy cho số điện thoại để Cần liên hệ thỏa thuận tiền nộp và không qua người nào tên Trung như Cần đã khai. HĐXX xét thấy, hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, gây phẫn nộ trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín Nhà nước và ngành TTGT. Do đó, quyết định tuyên phạt Đoàn Vũ Duy án chung thân, Nguyễn Văn Cần 20 năm tù, Võ Hoàng Anh 15 năm tù, Dương Minh Tâm 10 năm tù, Lý Hoàng Minh 9 năm tù, các bị cáo Trần Lập Pháp, Nguyễn Trần Lưu, Trần Tường An, Hồ Công Thiện 7 năm tù. Đồng thời phạt bổ sung đối với bị cáo Duy 70 triệu đồng, Hoàng Anh, Tâm, Minh, Cần mỗi bị cáo 10 triệu đồng. Kim Hà
NLĐ
Tổ chức Tài chính vi mô CEP: Điểm tựa tin cậy của người lao động nghèo
Tổ chức Tài chính vi mô CEP có 581 cán bộ, nhân viên ở 34 chi nhánh tại TP HCM và các tỉnh lân cận, đang phục vụ trên 336.000 thành viên với tổng nguồn vốn đầu tư cho hộ nghèo trên 3.000 tỉ đồng
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
"2017-10-27T17:01:00"
Sáng 28-10, tại Cung Văn hóa Lao động TP HCM, Tổ chức Tài chính vi mô CEP đã tổ chức lễ kỷ niệm 26 năm ngày thành lập với sự tham gia của gần 600 cán bộ, nhân viên. 34 nhân viên CEP được nhận huy hiệu Vì sự nghiệp CEP Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng giám đốc Tổ chức Tài chính vĩ mô CEP cho biết, 26 năm qua, dù trải qua nhiều khó khăn nhưng CEP vẫn kiên trì mục tiêu giảm nghèo, đồng hành với người lao động nghèo với những giá trị cốt lõi về sự minh bạch, chính trực, đồng cảm và chia sẻ. Hiện CEP có 581 cán bộ, nhân viên ở 34 chi nhánh tại TP HCM và các tỉnh lân cận, đang phục vụ trên 336.000 thành viên với tổng nguồn vốn đầu tư cho hộ nghèo trên 3.000 tỉ đồng. Bà Vân ghi nhận nỗ lực gắn bó và sự cống hiến không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ, nhân viên CEP trong suốt thời gian qua. ''Là một phần của tổ chức Công đoàn (CĐ), CEP luôn gắn bó máu thịt, làm việc hết mình vì lợi ích của đoàn viên, công nhân, người lao động"-bà Vân nhấn mạnh. Lãnh đạo CEP tặng hoa cảm ơn các đối tác và cán bộ Công đoàn TP HCM và các tỉnh, thành Dịp này, Tổ chức Tài chính vi mô CEP đã trao 31 biểu trưng, huy hiệu "Vì sự nghiệp CEP" cho các nhân viên làm việc tròn 10 năm và 3 nhân viên làm việc tròn 20 năm; đồng thời tặng hoa và quà cho các đối tác, cán bộ CĐ đã gắn bó với CEP trong 26 năm qua. Tiết mục đồng diễn của nhân viên CEP Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP, nhấn mạnh: "Những năm qua, CEP đã phát triển ngoài mong đợi, LĐLĐ TP HCM rất tự hào vì những đóng góp thiết thực của toàn thể cán bộ, nhân viên CEP cho người lao động và tổ chức CĐ. Những năm sắp tới, CEP cần tiếp tục là một phần quan trọng trong chiến lược của tổ chức CĐ nhằm tạo việc làm cho người lao động tại TP và các tỉnh lân cận. Bân cạnh đó, LĐLĐ TP đề nghị LĐLĐ các quận, huyện xem xét hỗ trợ nguồn vốn bổ sung để tạo thuận lợi cho CEP phát triển". Tin-ảnh: T.Nga
Một Thế Giới
Tin lời cán bộ xã: phá vườn, xây chợ rồi trúng nguyên... cục nợ
'Cũng vì những món nợ từ cái chợ này mà vợ chồng tui phải đưa nhau ra tòa, suýt ly hôn', ông Anh buồn rầu nói.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-02T22:25:00"
Mang nợ vì phá vườn xây chợ Ông Trần Văn Thạch Anh (SN 1959, ngụ ấp 3, xã Tam Hiệp, H.Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cho biết các chủ nợ vừa ra “tối hậu thư”: nếu từ nay đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, ông không trả nợ thì họ sẽ khởi kiện ra tòa, nguy cơ nhà, đất bị phát mại để trả nợ là khó tránh khỏi. Ông Anh hiện đang gánh số nợ 300 triệu đồng vốn gốc, nếu tính luôn tiền lãi từ năm 2010 đến nay ước tính khoảng hơn 500 triệu đồng. “Tui và các con quanh năm làm thuê làm mướn cũng không đủ tiền ăn uống cho gia đình, 3.000m2 vườn mới trồng lại không có bao nhiêu hoa lợi, tiền đâu trả nợ, trả lãi cho người ta?”, ông Anh buồn rầu nói. Sở dĩ ông Anh gánh trên vai món nợ hơn nửa tỉ đồng - số tiền rất lớn đối với người dân xứ cù lao nằm giữa sông Tiền, vì ông trót nghe lời “vận động” của lãnh đạo UBND xã Tam Hiệp, xúi ông phá bỏ vườn cây ăn trái, xây chợ để “lên đời” làm chủ chợ nông thôn. Ngồi trong ngôi chợ trống huơ trống hoác hoang phế, ông Anh kể: “Tháng 5.2010, ông Trương Văn Dũng - Bí thư, và bà Võ Thị Đạm Tuyết - Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, đến nhà tui cho biết xã đang phấn đấu xây dựng xã văn hóa, nhưng còn thiếu cái chợ. Vì thực tế lúc đó trên địa bàn xã chỉ có cái “chợ chồm hổm” gần UBND xã hiện nay. Ông Dũng và bà Tuyết nói, nhà tui và miếng vườn rộng 3.000m2 của tui đang trồng nhãn ở gần bến phà Tam Hiệp nằm trong quy hoạch xây dựng chợ, nên vận động tui phá vườn, bỏ tiền đầu tư xây chợ thì không mất nhà, mất đất”. Gia tài chỉ có vườn nhãn và căn nhà cho vợ chồng con cái tránh nắng trú mưa, nghe bị “quy hoạch xây chợ” thì ông Anh hoảng hồn. Dù thời điểm đó miếng vườn nhãn của ông Anh cho thu nhập 70 - 80 triệu đồng/năm, nhưng để xây cái chợ thì ông không có tiền, nên cứ chần chừ. “Nghe vậy, ông Dũng và bà Tuyết thuyết phục tui đi vay mượn vốn, hướng dẫn tui làm thủ tục xin xây chợ, hứa khi chợ xây xong, lãnh đạo xã sẽ đứng ra vận động bà con tiểu thương ở “chợ chồm hổm” vào buôn bán và giữ an ninh trật tự. Họ nói hoài nên tui xiêu lòng, dù lúc đó vợ con tui phản đối dữ lắm”, ông Anh nhớ lại. Vay vốn ngân hàng không được, ông Anh liều mạng hỏi mượn của bạn bè, bà con dòng họ số tiền 300 triệu đồng, lãi 1,5%/tháng. Và ông đốn bỏ 3.000m2 vườn nhãn đang cho trái, đầu tư san lấp mặt bằng, xây nhà lồng chợ rộng 120m2, đất xung quanh nhà lồng chợ dành cho tiểu thương đặt sạp hàng. Năm 2011 chợ Tam Hiệp (dân trong vùng gọi là chợ ông Thạch Anh) xây xong, khánh thành rầm rộ. Nhưng có điều, ngay sau lễ khánh thành, không người nào vào chợ của ông Anh mua bán mà vẫn bám trụ ở “chợ chồm hổm” cách đó gần 1.000m2. “Chợ không ai vào mua bán nên tui nhiều lần đến gặp lãnh đạo xã nhắc lại chuyện vận động tiểu thương, người dân vào mua bán, nhưng lần nào cũng bị ông Dũng, bà Tuyết né tránh. Sự việc kéo dài, các chủ nợ liên tục thúc hối trả nợ trong khi lãnh đạo xã Tam Hiệp làm ngơ, nên năm 2012 vợ chồng tui cằn nhằn nhau suốt ngày, đến mức phải đưa nhau ra tòa ly hôn. May mà nhờ tòa hòa giải êm xuôi mới không tan cửa nát nhà. Sau đó tui bắt đầu gửi đơn khiếu nại, kêu cứu đến các cấp có thẩm quyền ở H.Bình Đại và tỉnh Bến Tre, nhưng không được giải quyết thỏa đáng”, ông Anh cho biết. “Chợ chồm hổm” của bà Thu Ba gần trụ sở UBND xã Tam Hiệp lèo tèo chưa đầy 20 gian hàng - Ảnh: Thanh Anh Trong khi đó tại ngôi “chợ chồm hổm” gần trụ sở UBND xã do bà Thu Ba làm chủ hiện nay vẫn rất xập xệ, chỉ có chưa đầy 20 sạp hàng buôn bán và mới 9 giờ sáng đã vắng như chùa bà Đanh. Giải quyết kiểu “cạn tàu ráo máng” Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã, cho biết việc vận động gia đình ông Thạch Anh phá vườn nhãn xây chợ nhưng không ai vào mua bán đến mức phải ôm nợ là chuyện của… lãnh đạo tiền nhiệm. Còn ông mới làm Chủ tịch UBND xã từ năm 2014 nên không biết rõ. Nhưng từ khi ông Anh có đơn khiếu nại, UBND xã đã nhiều lần vận động tiểu thương từ “chợ chồm hổm” của bà Thu Ba vào chợ mới của ông Anh buôn bán nhưng không đạt được kết quả. Nguyên nhân chủ yếu là chợ của ông Thạch Anh tuy tọa lạc gần bến phà Tam Hiệp nhưng là khu vực vắng vẻ, dân cư thưa thớt, trong khi “chợ chồm hổm” của bà Thu Ba nằm ngay trung tâm xã. Từ năm 2012-2014, UBND xã Tam Hiệp và UBND H.Bình Đại đã có nhiều cuộc giải quyết, nhưng ông Anh không đồng ý. Tháng 10.2014, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch thường trực UBND H.Bình Đại đã đến xã Tam Hiệp mời ông Thạch Anh đến giải quyết vụ việc. Tại buổi làm việc này, ông Dũng kết luận dứt khoát là UBND huyện không chấp nhận yêu cầu bồi thường việc xây dựng chợ của ông Thạch Anh vì… pháp luật không có quy định. Và ông yêu cầu ông Anh bàn bạc với vợ con theo 2 phương án: bán đất đã xây chợ cho nhà nước theo giá đất do nhà nước quy định hoặc chuyển đổi công năng ngôi chợ sang mục đích khác, cụ thể là mở xưởng may gia công. Theo ông Chủ tịch xã, sau cuộc họp này thì đến nay ông Thạch Anh đã chấp nhận vì không còn gửi đơn khiếu nại. Trả lời câu hỏi: “Trước khi vận động ông Thạch Anh xây chợ lãnh đạo xã có lấy ý kiến tiểu thương “chợ chồm hổm” hay không và chợ của bà Thu Ba có trong quy hoạch không?”, thì ông Thọ tiếp tục điệp khúc: “Chuyện đó là của lãnh đạo xã tiền nhiệm, tôi không biết rõ”. Hàng loạt văn bản của UBND xã Tam Hiệp và UBND H.Bình Đại đều bác yêu cầu đòi bồi thường của ông Thạch Anh - Ảnh: Thanh Anh Tuy nhiên, theo ông Thạch Anh thì do chính quyền xã và huyện “xử ép” ông nên ông không tiếp tục gửi đơn khiếu nại mà gửi đến cấp cao hơn để kêu cứu. Chứ không hề có chuyện vụ việc của ông đã giải quyết xong! Tức là, ông không chấp nhận 2 phương án do UBND H.Bình Đại đưa ra. Theo ông Anh, nếu bán cái chợ và miếng vườn 3.000m2 của ông theo giá đất do nhà nước quy định thì tối đa chỉ được 300 triệu đồng, trả xong nợ thì gia đình ông cũng trắng tay, không còn cục đất chọi chim, lấy đâu ra đất cất nhà tá túc? Đó là chưa kể số tiền lãi mẹ đẻ lãi con, tiền thiệt hại thu nhập từ vườn nhãn bị đốn bỏ để làm chợ gia đình ông phải gánh chịu suốt 7 năm qua. Còn chuyển đổi công năng ngôi chợ thành xưởng may gia công cũng bất khả thi. Ông Anh nói: “Tui là nông dân, biết gì về nghề may mà đi làm chủ xưởng may? Tam Hiệp là xứ cù lao, đò giang cách trở, lấy đâu ra nhân công nghề may, may xong bán hàng cho ai? Nợ cái chợ chưa trả xong, không lẽ tui phải tiếp tục đi vay nợ để làm xưởng may rồi lại ôm thêm 1 đống nợ? Hiện nay tui chỉ mong nhà nước giải quyết có tình có lý vụ cái chợ cho tui, để tui có điều kiện trả hết nợ, bởi việc vận động tui phá vườn xây chợ chỉ phục vụ mục đích chạy theo danh hiệu văn hóa của xã chứ không phục vụ cho lợi ích của người dân, trong khi gia đình tui phải ôm nợ”. Theo ông Ngô Minh Quân, Trưởng phòng VHTT TP.Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), vụ việc của ông Thạch Anh rất lạ. Việc UBND xã vận động người dân xây dựng chợ để đạt danh hiệu “xã văn hóa”, nhưng sau đó không vận động được tiểu thương vào buôn bán, thì UBND xã không thể thoái thác trách nhiệm trước thiệt hại của chủ đầu tư. Trường hợp xã thoái thác trách nhiệm thì ông Thạch Anh có quyền khởi kiện UBND xã ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thanh Anh
VietnamNet
Di chúc không người làm chứng, các con có nghe theo?
Xin luật sư giải thích rõ hơn về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Mẹ tôi qua đời đã lâu, bố tôi cũng mất được 6 năm. Khi mất ông để lại di chúc bằng văn bản do chính ông viết nhưng không có người làm chứng, cũng không có chứng nhận của địa phương. Xin hỏi di chúc của bố tôi có hiệu lực không?
[ "Pháp luật" ]
"2017-12-02T22:00:00"
Ảnh minh họa Di chúc bằng văn bản bao gồm các hình thức sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Theo thông tin bạn nêu thì bố bạn tự tay viết di chúc không có người làm chứng, không có chứng thực thì di chúc cần đáp ứng quy định về di chúc hợp pháp theo điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Về nội dung của di chúc cần gồm các nội dung chủ yếu sau, Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Điểm lưu ý là di chúc cần gồm đầy đủ các nội dung chủ yếu nêu trên và dưới mỗi trang ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì di chúc cũng không có hiệu lực pháp luật. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc
ĐS&PL
Hà Nội: Giấu ma túy trong quần lót vẫn không thoát khỏi 141
Quá trình kiểm tra, tổ công tác Y3/141 phát hiện bên trong quần lót của nam thanh niên có 1 hộp kim loại màu xanh, bên trong có 5 gói ni-lông chứa các hạt tinh thể màu trắng (nghi là ma túy đá).
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2018-02-02T14:54:00"
Đối tượng Đinh Hoàng Long cùng tang vật Chiều 2/2, tổ công tác Y3/141 (do trung tá Chu Văn Sỹ làm tổ trưởng) khi đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Phong Sắc đã phát hiện 1 nam thanh niên điều khiển xe máy không biển kiểm soát nên đã dừng xe kiểm tra. Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện bên trong quần lót của nam thanh niên có 1 hộp kim loại màu xanh, bên trong có 5 gói ni-lông chứa các hạt tinh thể màu trắng (nghi là ma túy đá). Danh tính đối tượng được làm rõ là Đinh Hoàng Long (SN 1979, trú tại phường Hạ Long, TP Nam Định). Long thừa nhận, chất tinh thể màu trắng bên trong các gói ni-lông trên là ma túy đá, được mua về để sử dụng. Vụ việc sau đó được bàn giao cho công an phường Nghĩa Tân tiếp tục điều tra, làm rõ. Hoàng Giang
VietnamNet
Nhóm Thanh tra giao thông nhận hối lộ tiền tỉ hầu tòa
Ngày mai, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ dự kiến sẽ đưa ra xét xử các thanh tra giao thông (TTGT) và hai “cò” ở Cần Thơ liên quan đến v ụ án nhận hối lộ tiền tỉ.
[ "Pháp luật" ]
"2017-06-20T03:28:00"
Nguồn tin của VietNamNet cho biết, ngày 21/6, TAND TP Cần Thơ sẽ đưa vụ án nhận hối lộ, có liên quan đến các TTGT TP Cần Thơ (thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ) ra xét xử. Dự kiến phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận này sẽ kéo dài trong 3 ngày. Hối lộ gần 4 tỉ đồng Theo cáo trạng của VKSND TP Cần Thơ, 9 bị can, bị truy tố về hành vi “Nhận hối lộ” gồm: Dương Minh Tâm (37 tuổi), nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ; Đoàn Vũ Duy (39 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy; Võ Hoàng Anh (35 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt; Lý Hoàng Minh (32 tuổi), nguyên Đội phó TTGT TP Cần Thơ; Hồ Công Thiện (40 tuổi), nguyên Phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền; Trần Lập Pháp (31 tuổi), nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng; Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và Trần Tường An (39 tuổi, quận TP Cần Thơ) – hai người môi giới, “cò” nhận hối lộ. Bị can Dương Minh Tâm Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến 2016, nhóm 7 TTGT nói trên đã cấu kết với hai đối tượng Cần, An thỏa thuận với một số doanh nghiệp, nhà xe để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông. Hàng tháng hoặc từng lần vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị can nói trên, với số tiền ít nhất là 1 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 28 triệu đồng/tháng. Ai bật đèn xanh? Cáo trạng của VKSND TP Cần Thơ xác định, 7 TTGT này được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ. Bị can Võ Hoàng Anh Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận tiền của các doanh nghiệp, nhà xe để không bị kiểm tra, xử lý. Các bị cáo này đã nhận hối lộ gần 4 tỉ đồng. Trong đó, Đoàn Vũ Duy nhận hối lộ hơn 2,799 tỉ đồng. VKSND Cần Thơ xác định, hành vi của các bị can trên đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động và uy tín của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Các bị can này đã phạm tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự. Bị can Đoàn Vũ Duy Từ đó, VKSND Cần Thơ truy tố, Duy, Tâm, Anh, Cần và An theo điểm a khoản 4 Điều 279 Bộ luật hình sự, với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Hiện dư luận đang rất quan tâm đến việc ai “bật đèn xanh” cho nhóm TTGT nhận tiền, và sử dụng tiền hối lộ hàng tỷ đồng để làm gì...là những ẩn khuất cần được tiếp tục làm rõ. Hoài Thanh
VnMedia
Avvanz đẩy mạnh công nghệ Blockchain thông qua hợp tác với VeriME
VeriME - hệ sinh thái Xác minh Nhận dạng số dựa trên nền tảng Blockchain vừa chính thức ký kết hợp tác với Avvanz - Công ty công nghệ Quản lý vòng đời nhân viên với giải pháp tìm kiếm nhân sự cho tổ chức doanh nghiệp, trong việc cung cấp dịch vụ Xác minh nhận dạng số (D-KYC).
[ "Công nghệ", "CNTT - Viễn thông" ]
"2018-01-29T09:38:00"
Với sự hợp tác này, VeriME mang đến cho Avvanz dịch vụ Xác minh Nhận dạng số dựa trên nền tảng Blockchain, phát triển dựa trên ứng dụng các công nghệ sinh trắc học tự động nhận so khớp với bản chụp các giấy tờ chứng thực mà không cần gặp mặt, giúp thực hiện toàn bộ quá trình quản lý nhân viên, từ việc như kiểm tra lý lịch nhân viên để phát triển tổng thể một cách nhanh chóng và bảo mật. Ông Kannan Chettiar - Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành của Avvanz cho biết,"Thông qua hợp tác với VeriME và tối ưu hóa hiệu quả thông qua giải pháp Xác minh nhận dạng cá nhân số (D-KYC), chúng tôi lên kế hoạch xây dựng quá trình kiểm tra nhận diện tiết kiệm thời gian và bớt tốn kém hơn trong tương lai. Với ứng dụng từ xa của VeriME, các công ty hoặc tổ chức có thểchứng thực nhận diện, lý lịch của ứng viên trong vài giây, giúp việc tuyển dụng nhân sự chính xác và tránh lãnh phí nguồn lực hơn" ông Kannan nói thêm. Nghiên cứu đã cho thấy hơn 30% bản lý lịch bản thân chứa đựng những thông tin không trùng khớp với cá nhân đó. Nếu không kiểm tra hoặc kiểm tra không chi tiết sẽ ảnh hưởng đến uy tín, an toàn bảo mật và tổn thất về tài chính cho công ty. Nhằm trợ giúp những tổ chức gặp vấn đề như vậy, Avvanz thực hiện xác minh và tích hợp thông tin nhân viên, không chỉ giúp những công ty này khỏi bị lừa đảo, mà còn đảm bảo cho các doanh nghiệp tổ chức tìm kiến được những nhân viên tài năng một cách chính xác và an toàn. Với VeriME, Avvanz có thể tăng tốc, rút ngắn quá trình kiểm tra nhân viên phức tạp và nhàm chán. Ông Sanjeev Kumar, Đồng sáng lập của VeriME cho biết: “Với VeriMe, chúng tôi mang tới tầm nhìn về việc đơn giản hóa và tối ưu quá trình kiểm tra và xác minh, thực sự vui mừng khi Avvanz đã trở thành đối tác mới nhất của chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi hướng tới mục tiêu có trên 100 đối tác và trên 250 triệu khách hàng, từ đó thay thế toàn bộ quy trình KYC truyền thống". Hiền Mai
PNSK
Đông y trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em còn gọi là chứng thực tích, tích trệ, Nguyên nhân có thể do ăn uống hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị.
[ "Đời sống", "Sức khỏe - Y tế" ]
"2018-02-03T22:01:00"
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em còn gọi là chứng thực tích, tích trệ, Nguyên nhân có thể do ăn uống hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị. Y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa có chứa tinh dầu, axit hữu cơ và nhóm có tác dụng làm mạnh tỳ vị điều trị căn bệnh này. Các bài thuốc thường dùng Trẻ có biểu hiện bụng đầy, đau, ăn kém, tiêu chảy 3 - 4 lần, phân sống, có khi nôn: Ý dĩ 6g, sơn tra 4g, trần bì 2g, mạch nha 6g. Tất cả sao vàng, tán thành bột, hòa nước ấm cho trẻ uống, ngày 2 lần. Nếu trẻ có thêm hiện tượng sốt kèm chứng viêm nhiễm khác như ho, chảy mũi, đi tiêu nhiều lần, phân có bọt, trẻ chán ăn: Đảng sâm, hoắc hương, tía tô, ý dĩ mỗi vị 6g, trần bì, gừng khô mỗi vị 2g. Sắc cho trẻ uống lúc thuốc còn ấm chia nhỏ nhiều lần trong ngày. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp lõm xuống: Cát căn, kim ngân hoa 8g, tô mộc 4g, vàng đắng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có vị đắng, khó uống, có thể cho thêm ít quả đại táo cho dễ uống. Các bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ: cháo rau sam; cà rốt; nước nụ vối;.... Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân sống, mùi chua, biểu hiện suy dinh dưỡng nên kiện tỳ tiêu thực cho trẻ: Đảng sâm, hoài sơn, ý dĩ mỗi thứ 6g, nhục đậu khấu, trần bì, mạch nha, hậu phác mỗi vị 4g, sắc ngày 1 thang chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày. Bên cạnh các bài thuốc trên, chúng ta cũng có thể sử dụng các vị thuốc tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của trẻ ngăn ngừa các rối loạn đường ruột. - Cháo rau sam, lấy 50g rau sam tươi rửa sạch cắt thật nhỏ, vài đọt búp ổi non cắt nhỏ, gạo tẻ một nắm, vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín và rau nhừ nêm thêm ít muối. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2 - 3 lần. Ăn trong 2 - 3 ngày. - Cháo cà rốt, ô mai mơ, lấy 1 củ cà rốt nhỏ, thêm 5 quả ô mai mơ (xí muội), 1 nắm gạo tẻ, đem cà rốt rửa sạch, thái thật nhỏ, lấy cơm của quả ô mai thái nhỏ, gạo rang vàng. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày. - Cháo sơn dược, lấy 1 nắm gạo tẻ, thêm 10g hoài sơn (củ mài), hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày. - Uống thêm nước nụ vối, gừng 2g. Cách làm: Nụ vối, vỏ lựu, gừng rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 - 3 ngày. - Nước gạo rang, gạo tẻ 1 nắm đem rang vàng, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, lấy nước gạo rang pha bột cho trẻ uống, có thể dùng trong 2 - 3 ngày, khi thấy dứt các triệu chứng trên thì ngưng. Có thể xoa bóp quanh vùng rốn để làm giảm cảm giác đầy trướng cho trẻ. Lưu ý: Nếu điều trị cho trẻ 2 - 3 ngày bệnh không thuyên giảm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Theo Hoài Hương/Sức Khỏe & Đời Sống
ANTT
Bắt giữ lô rượu ngoại đang vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ
Ngày 25/1, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị này vừa tiến hành bắt giữ lô hàng rượu ngoại, bánh kẹo... không rõ nguồn gốc đang trên đường vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ dịp Tết Nguyên Đán.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2018-01-25T14:39:00"
Theo tài liệu của cơ quan công an, khoảng 23h ngày 24/1, tổ công tác của đội Tuần tra kiểm soát giao thông số 1, PC46 Quảng Ninh khi đang làm nhiệm vụ tại Km77, QL18, Uông Bí, Quảng Ninh phát hiện một chiếc ô tô khách mang BKS: 79D-5648 lưu thông theo hướng Uông Bí – Hà Nội có nhiều dấu hiệu nghi vấn. Lô hàng lậu bị cơ quan chức năng phát hiện. Ngay lập tức, tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra hành chính. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện trên xe chở 20 thùng rượu Bàng Thái (12 chai/thùng = 240 chai), 18 hộp bánh Trung Quốc, 11 thùng rượu Trung Quốc (6 chai/thùng = 66 chai), 250 bóng đèn LED, 165 chiếc áo sơ mi dài tay, 65kg pín chó khô. Qua xác minh, danh tính tài xế là Ngô Xuân Long (SN 1981), quê ở Cẩm Trung, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Long không xuất trình được bất cứ giấy tờ liên quan đến nguồn gốc của lô hàng trên. Long khai nhận, toàn bộ lô hàng trên là hàng Trung Quốc đang trên đường vận chuyển về Hà Nội để tiêu thụ dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất. Hiện vụ việc tiếp tục được Đội QLTT số 6 TP Uông Bí thụ lý, làm rõ. Lê Trung Anh
Đất Việt
Binh sĩ Saudi Arabia bị lính Houthi bắn bay mũ
Lực lượng Houthi vừa công bố đoạn video gây sốc khi dùng súng bắn tỉa lần lượt bắn hạ 6 binh sĩ Saudi Arabia ở vùng Jizan.
[ "Thế giới" ]
"2018-01-29T09:21:00"
Theo nội dung đoạn video được công bố cho biết, những người lính bắn tỉa của Houthi đã dùng súng bắn tỉa hạng nặng lần lượt bắn hạ 6 binh sĩ Saudi Arabia ở khu vực Jizan thuộc Jahfan, Al-Dahan và Tabet Al-Khazan trong các cuộc giao tranh giữa 2 bên. Dù thông tin về vụ việc đã được Houthi chứng thực khi đăng tải cùng với đoạn video không dành cho người yếu tim. Tuy nhiên, hiện phía Saudi Arabia vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về vụ bắn tỉa này của Houthi. Houthi bắn bay mũ binh sĩ Saudi Arabia. Được biết, trước khi thực hiện loạt pha bắn tỉa gây sốc này, hồi cuối năm 2017, tay súng bắn tỉa của Houthi đã gây bất ngờ khi bắn hạ binh sĩ Saudi Arabia từ khoảng lên tới trên 2km. Vụ việc diễn ra trên sa mạc thuộc vùng Nijran, miền nam Saudi Arabia khi tay súng bắn tỉa của lực lượng Houthi đã tiêu diệt mục tiêu của mình trên khoảng cách đến 2km, đây thực sự là một khoảng cách kỷ lục với nhiều loại súng cũng như nhiều xạ thủ khác nhau. Nguồn tin từ lực lượng Houthi cho biết, xạ thủ bắn tỉa đã tính toán những yếu tố ảnh hưởng như gió ngang, độ ẩm không khí, quỹ đạo đường đạn, thực hiện phát bắn cực kỳ chuyên nghiệp. Việc dùng các tay súng bắn tỉa hoặc những toán quân với số lượng khiêm tốn thực hiện đánh nhanh rút gọn của Houthi đang chứng minh hiệu quả rất cao và trở thành nỗi khiếp sợ với Saudi Arabia và lực lượng đồng minh do nước này dẫn đầu. Để tung ra đòn đánh bất ngờ, các tay súng Houthi thường xuyên vượt biên giới, tấn công vào các đơn vị Saudi Arabia, gây tổn thất về sinh lực và phương tiện chiến đấu, sau đó nhanh chóng rút lui về nơi an toàn. Dù cả 2 video không tiết lộ loại vũ khí cụ thể mà tay súng bắn tỉa Houthi sử dụng, nhưng nếu tính đến tầm bắn, rất có thể tay súng bắn tỉa Houthi đã sử dụng một khẩu súng trường hạng nặng bắn đạn xuyên giáp mạnh 12,7 mm hoặc súng bắn tỉa tầm xa 14,5 mm. Tuy nhiên, căn cứ vào những thông tin có được về trang bị của lực lượng Houthi, nguồn tin này cho rằng, rất có thể thủ phạm thực hiện phát bắn kinh hoàng là khẩu Barrett Light do Mỹ sản xuất. Như vậy, Barrett Light đã diệt mục tiêu ở tầm bắn cận tối đa của mình (tầm bắn của Barrett Light khoảng 2km). Clip lính bắn tỉa Houthi lần lượt bắn hạ 6 binh sĩ Saudi Arabia Tuấn Vũ
NLĐ
Xét xử phúc thẩm vụ kiện Công ty BP
TAND TPHCM vừa quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án “tranh chấp tiền lương, kỷ luật lao động, bồi thường do xử lý kỷ luật lao động trái pháp luật” giữa nguyên đơn là ông Phạm Thế Hùng và bị đơn là Công ty BP Exploration Operating Company Limited. Thời gian mở phiên tòa là ngày 18-8.
[ "Pháp luật" ]
"2010-08-04T17:04:00"
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ông Phạm Thế Hùng làm việc cho Công ty BP từ năm 2004, với công việc kỹ thuật viên vô tuyến điện. Năm 2007, ông Hùng cùng những lao động trên giàn khai thác khí Lan Tây đấu tranh yêu cầu công ty  trả quyền lợi dành cho lao động trong ngành dầu khí bởi đây là công việc độc hại, nguy hiểm. Sau đó, ông Hùng liên tục bị công ty “trả đũa” bằng những hành động mang tính trù dập như: đánh giá “năng lực làm việc kém”, nâng lương chưa đến 5% trong khi những lao động khác đều được nâng từ 30% - 40%, yêu cầu đi giám định tâm thần... và cuối cùng là bị công ty sa thải vào tháng 7-2008. Ngày 13-4 vừa qua, TAND quận 2 đã tuyên buộc Công ty BP phải nhận ông Phạm Thế Hùng trở lại làm việc, đồng thời bồi thường cho ông Hùng 288,5 triệu đồng. N. Dương
Đại Đoàn Kết
Tập đoàn T&T xây vượt tầng ở Nghệ An: Xử phạt để tồn tại!
Công trình dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp thuộc dự án Khu hỗn hợp Trung tâm Thương mại, dịch vụ, văn phòng, nhà ở và căn hộ cao cấp (T&T Victoria) tại số 1 đường Quang Trung, TP Vinh (Nghệ An) xây dựng vượt 3 tầng so với giấy phép xây dựng (GPXD). Trước sự việc trên, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An xử phạt T&T Victoria số tiền 40 triệu đồng. Song dư luận vô cùng bất bình khi T&T Victoria không phải tháo dỡ 3 tầng xây vượt phép.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-01-31T18:43:17"
Tòa nhà cố tình xây dựng “lố” 3 tầng mặc dù đã bị xử phạt, đình chỉ trước đó. Cố tình vi phạm Tòa nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp thuộc dự án Khu hỗn hợp Trung tâm Thương mại, dịch vụ, văn phòng, nhà ở và căn hộ cao cấp (T&T Victoria) do Công ty CP Tập đoàn T&T (có trụ sở tại 2A, phố Phạm Sư Mạnh, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và Sở Xây dựng Nghệ An cấp phép với chiều cao 25 tầng + 1 tầng kỹ thuật, tổng chiều cao là 86,75m. Thế nhưng, ngày 12/6/2017, Sở Xây dựng Nghệ An đã tổ chức kiểm tra việc đầu tư xây dựng công trình theo GPXD số 01. Tổ kiểm tra phát hiện chủ đầu tư đã tổ chức thi công xây dựng công trình chưa phù hợp với GPXD được cấp. Cụ thể, chủ đầu tư đang tổ chức thi công xây dựng tầng 26 của công trình (vượt quá 01 tầng so với giấy phép). Sở Xây dựng đã yêu cầu Công ty CP Tập đoàn T&T ngừng thi công xây dựng công trình, chỉ được phép tiếp tục thi công công trình sau khi có ý kiến cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Tiếp đó ngày 23/6/2017, Sở Xây dựng Nghệ An có văn bản số 1397/SXD-QLN gửi UBND TP Vinh và Cty T&T yêu cầu UBND TP Vinh xử lý hành vi vi phạm nói trên. Tuy nhiên, đến ngày 27/6/2017, Tổ công tác số 03 thuộc Đội Quản lý trật tự đô thị TP Vinh do ông Nguyễn Thành Vinh làm Tổ trưởng đã tổ chức kiểm tra việc thi công xây dựng công trình này và tiếp tục phát hiện hành vi vi phạm hành chính của Cty T&T. Cụ thể, Cty T&T không chấp hành yêu cầu đình chỉ của Sở Xây dựng trước đó mà tiếp tục xây lên đến tầng… 28 và chưa đổ mái. Như vậy, chỉ sau 15 ngày kể từ thời điểm Sở Xây dựng Nghệ An tổ chức kiểm tra và yêu cầu ngừng thi công đến khi Tổ công tác của Đội Quản lý TTĐT kiểm tra, Cty T&T phớt lờ, xem thường quy định của pháp luật khi xây thêm 2 tầng (tầng 27, 28) không phép. Trước sự việc trên, ngày 30-6-2017, UBND TP Vinh đã ban hành Quyết định số 4078/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính đối với Cty T&T vì đã có các hành vi: Tổ chức thi công xây dựng công trình Khu hỗn hợp Trung tâm Thương mại, dịch vụ văn phòng, nhà ở và căn hộ cao cấp (khu C) sai nội dung GPXD được cấp số 01 GP/SXD ngày 06/01/2017 của Sở Xây dựng Nghệ An. Với vi phạm hành chính nói trên, Cty T&T bị áp dụng hình thức xử phạt tiền 40 triệu đồng. Đồng thời, Đội quản lý trật tự xây dựng TP Vinh yêu cầu Cty T&T làm thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh GPXD theo quy định trong thời hạn 60 ngày. Nếu quá thời hạn nói trên, Cty T&T không xuất trình được giấy phép điều chỉnh xây dựng công trình thì bị cưỡng chế phá dỡ (tầng 26, 27, 28). Ngày 28/7/2017 UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 5713/UBND-CN truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền có nội dung “Để đảm bảo nghiêm minh, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, giao Sở Xây dựng chủ trì, cùng UBND thành phố Vinh yêu cầu chủ đầu tư (Cty T&T) khẩn trương tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm nêu trên trước khi triển khai hoàn thiện công trình theo đúng quy định của pháp luật; chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả do việc vi phạm trật tự xây dựng tại công trình nêu trên”. Tiền hậu bất nhất? Công văn nêu rõ là vậy, nhưng điều kỳ lạ là sau gần 4 tháng, ngày 2/11/2017, UBND tỉnh Nghệ An lại có Công văn số 8540/UBND-CN truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền với nội dung có đoạn: “…Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình, làm cơ sở xem xét cho phép công trình được tồn tại 28 tầng nổi (trong đó 3 tầng xây dựng trái phép chỉ phục vụ mục đích công cộng) như đề nghị của Chủ đầu tư, Cty T&T có Văn bản đề nghị Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng kiểm tra, cho ý kiến bằng văn bản về chất lượng công trình, đảm bảo an toàn chịu lực của công trình đã xây dựng 28 tầng, việc cho phép tồn tại các tầng đã xây dựng sai phép và các vấn đề khác có liên quan. Sau khi có ý kiến của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, giao Sở Xây dựng ra soát, tổng hợp các nội dung có liên quan, tham mưu UBND tỉnh việc xem xét cho phép công trình tồn tại 28 tầng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng và điều chỉnh chiều cao công trình theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước” - công văn nêu rõ. Như vậy, với một hành vi vi phạm là xây trái phép thêm 3 tầng với diện tích hàng ngàn m2 nhưng ông Huỳnh Thanh Điền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có hai công văn chỉ đạo bất nhất. Thiết nghĩ, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cần nhất quán trong việc xử lý sai phạm tòa nhà T&T Victoria để tạo niềm tin cho nhân dân trong việc xử lý vi phạm về lĩnh vực xây dựng. Trúc Ly
Em Đẹp
Bí kíp giảm cân khẩn cấp để trông không 'ngấy mỡ' trong party cuối năm
Giảm cân cấp tốc khi những ngày tiệc tùng cuối năm bằng cách nào? Hãy yên tâm vì đã có những bí kíp sau đây các nàng nhé!
[ "Đời sống", "Dinh dưỡng - Làm đẹp" ]
"2018-01-29T15:50:00"
Giảm 4 kg sau 4 ngày như Nhã Phương Nữ diễn viên xinh đẹp Nhã Phương chia sẻ cô từng đạt kỷ lục giảm 4kg sau 4 ngày với phương pháp General Motor Diet. Đây là chế độ giảm cân xuất phát từ Mỹ, sau đó được các chuyên gia dinh dưỡng kiểm nghiệm và triển khai rộng rãi trên toàn thế giới. Phương pháp này cũng được rất nhiều mỹ nhân khác sử dụng để có thể "trút bỏ" số cân nặng nhanh nhất có thể. Chế độ ăn này dựa trên nguyên tắc cung cấp lượng calo thấp hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể, từ đó, đốt cháy lượng mỡ dư thừa, giúp giảm cân. Nhã Phương chia sẻ cô chỉ áp dụng chế độ này trong 4 ngày đã có được số cân nặng như mong đợi thay vì 7 ngày như lịch trình. Trong suốt 4 ngày đó, người đẹp chỉ ăn rau xanh, hoa quả (trừ chuối) và sữa không đường. Ngoài ra người áp dụng chế độ ăn này cần lưu ý uống 8-12 cốc nước lọc mỗi ngày trong quá trình giảm cân để đạt được hiệu quả. Thực đơn cả 7 ngày có thể giúp bạn giảm tới 8kg, cơ thể nhẹ nhõm và cũng cải thiện làn da hơn. Giảm 17kg mỡ thừa trong 2 tháng với nước uống "thần thánh" như Beyonce Loại nước uống mà nữ ca sĩ da màu sở hữu thân hình đồng hồ cát lựa chọn chính là nước chanh - mật ong - bạc hà. Với công thức đồ uống trọn 1 ngày gồm 8 ly nước thành phẩm được Beyonce chia sẻ như sau: 6 trái chanh thái lát + 3 muỗng canh mật ong + Vài viên đá lạnh + 10 lá bạc hà + 8 ly nước ấm 60 độ. Cho hỗn hợp trên vào nước, bỏ ngăn mát tủ lạnh trong 2 tiếng đồng hồ. Sau 2 tiếng, căng lọc lấy phần nước và loại bỏ phần xác. Đó là thứ nước uống "thần thánh" mà Beyonce đã sử dụng trong suốt 2 tuần và cho kết quả vô cùng bất ngờ. Cách sử dụng như sau: Chia nước uống trên thành 3 phần, uống 1 cốc trước bữa sáng. Tốt nhất, nên ăn sáng với món salad rau củ. Khoảng 11h trưa, uống nốt phần thứ 2 và ăn nhẹ. Tiếp đó bữa trưa, bạn nên ăn bình thường, không nên bỏ bữa gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Phần cuối cùng sẽ uống vào khoảng 16 giờ chiều. Ngoài tác dụng giảm cân, hỗn hợp nước chanh còn giúp thanh lọc chất độc khỏi cơ thể và cải thiện làn da rõ rệt. Với 2 tuần, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng loại bỏ mỡ thừa kip lên đồ đi tiệc cuối năm rồi đấy! Giảm 3kg trong vòng 10 ngày với chế độ ăn kiêng dành riêng cho người Châu Á Tiến sĩ Colin Campbell đến từ Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đã nghiên cứu và tìm ra bí quyết giảm cân của người châu Á. Theo ông, nếu áp dụng chế độ ăn sau đây, bạn hoàn toàn có thể giảm được 3kg trong vòng 10 ngày. Thực đơn của Tiến sĩ Colin Campbell gồm 6 bữa với các thành phần cụ thể như sau: Bữa ăn sáng: Một tách trà xanh không đường với chanh và hạt kê nấu chín trong sữa tách kem. Ăn vặt: Trái cây xắt nhỏ trộn với sữa chua ít calo. Bạn nên ăn một quả cam hoặc một quả bưởi và uống trà xanh. Bữa trưa: Chọn tinh bột từ gạo kết hợp với các loại rau nấu chín và nước xốt cà chua. Một lựa chọn khác là thịt gà và khoai tây nướng tẩm gia vị với dấm và chanh. Ăn vặt: Một tách trà xanh, trà hoa cúc hoặc sữa tách kem. Những người không thể chịu được cơn đói có thể ăn một múi cam hoặc bưởi. Bữa tối: Thịt gà thái miếng hạt lựu nhỏ, kết hợp với bông cải xanh hoặc một loại rau xanh. Bạn có thể trộn gà với chút ít gia vị và nước cốt chanh. Bữa muộn: Một ly sữa hoặc trà trước khi đi ngủ. 3kg trong 10 ngày cũng là quá đủ để chơi tiệc rồi phải không các mẹ? Giảm 2-4kg/ tuần với cà chua Bên cạnh những công dụng làm đẹp da, giúp da sáng hồng, từ lâu cà chua đã được biết đến là loại thực phẩm "siêu năng lực" trong việc giảm cân. Mỗi quả cà chua căng mọng chứa nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như Vitamin C (39%), Vitamin A (30%), Vitamin k (12%) và Kali (12%), hàm lượng chất xơ cao, giúp mau no mà lại ít kalo. Loại thực phẩm phổ biến này còn giúp giảm lượng đường trong máu, giúp giảm cholesterol (chất béo xấu gây đau tim, đột quỵ) cùng các độc tố ra ngoài cơ thể. Với tất cả ưu điểm của mình, cà chua được xếp vào hàng “siêu thực phẩm” phải có trong thực đơn cho người cần giảm cân, giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc. Để giảm được số cân nhanh trong thời gian ngắn nhất, đơn giản bạn chỉ cần thay thế đồ ăn, thức uống trong các bữa chính hàng ngày từ tinh bột, chất béo thành cà chua. Bên cạnh các món salat quen thuộc, bạn cũng có thể chế sinh tố cà chua siêu ngon cho thực đơn giảm cân cấp tốc của mình. Bạn có thể tham khảo thực đơn mẫu sau: Bữa sáng: Một cốc nước cà chua ép kèm 2 miếng bánh mì (tốt nhất là bánh mì đen) có quệt một lớp mỏng pho mát ít béo, 1 quả trái cây (táo, hoặc lê). Bữa trưa: Một cốc nước cà chua ép, cơm, rau (một bát nhỏ salát), một quả táo xanh, cá hấp nóng. Không ăn cùng các loại bơ, muối, và các đồ gia vị khác. Bữa tối: Một cốc nước cà chua ép, thịt bò băm viên (có thể hấp hoặc nướng bằng giấy nhôm), rau (phải có hai loại rau bất kỳ trừ khoai tây), cơm. Lưu ý duy nhất đó là phương pháp giảm cân nhanh bằng quả cà chua này chống chỉ định với những người mắc bệnh loét dạ dày, viêm tụy và viêm túi mật. Giảm siêu nhanh với chuối Đây là thực đơn giảm cân được người Nhật nghiên cứu và chứng thực. Chuối được lựa chọn bởi loại quả phổ biến này chứa một loại chất xơ đặc biệt có tác dụng kháng tinh bột có trong chuối sẽ bị lên men trong dạ dày tạo ra sản phẩm giúp đốt cháy 20-25% chất béo, do đó làm giảm năng lượng nhập vào cơ thể, tránh sự tích tụ mỡ thừa. Chuối còn giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tiêu diệt độc tố và kích thích tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo thực đơn mẫu sau: Bữa sáng: Ăn hai quả chuối và một ly nước ấm, không ăn gì thêm. Bữa trưa: Ăn một quả chuối trước khi ăn khẩu phần chính, chú ý giảm 30% khẩu phần chính so với bữa ăn thường lệ. Bữa chiều: Nếu đói, bạn có thể ăn thêm một quả chuối, ngoài ra không được ăn thêm bất kỳ một đồ ăn nào khác. Bữa tối: Ăn một quả chuối trước khi ăn bữa chính, khẩu phần chính giảm 30%. Nên tránh các món tráng miệng, đồ ăn ngọt để quá trình giảm cân hiệu quả nhanh hơn và cơ thể khỏe mạnh hơn. Lưu ý, thực đơn giảm cân này "chống chỉ định" với những người viêm dạ dày, tiêu hóa không tốt, tiêu chảy. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý, giảm cân với chuối không có nghĩa là cắt hoàn toàn các loại thực phẩm khác. Bạn chỉ nên ăn đủ sau đó uống thêm nước ấm là được. Thập Tam Muối
SGGP
Tổ chức tài chính vi mô CEP: Tiếp tục mục tiêu đồng hành cùng người nghèo
Ngày 1-10, Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TPHCM đã chính thức chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô CEP.
[ "Kinh tế", "Tài chính" ]
"2017-10-01T22:27:00"
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng giám đốc tổ chức tài chính vi mô CEP, mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động của CEP là nhằm xây dựng và phát triển CEP thành tổ chức tài chính vi mô tuân thủ luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật. Bên cạnh đó là tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ cho đoàn viên công đoàn, công nhân lao động, người có thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Sau khi chuyển đổi, hoạt động của CEP sẽ gồm huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được phép mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Ngoài ra, CEP sẽ ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ… “Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi, CEP vẫn kiên trì mục tiêu chính là đồng hành cùng người nghèo” - bà Nguyễn Thị Hoàng Vân khẳng định. Phát biểu tại lễ khai trương, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến ghi nhận nỗ lực của CEP suốt 26 năm qua trong việc góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo của TPHCM. Thời gian tới, CEP cần kiên trì mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, phát huy giá trị cốt lõi, tận tụy mang đồng vốn đến tận tay người lao động nghèo, trong đó có đội ngũ công nhân lao động. CEP cần bám sát thực tế, thông qua tổ chức công đoàn thành phố để đề xuất với lãnh đạo thành phố các giải pháp cụ thể để hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động nghèo nói riêng và người dân nghèo thành phố sao cho phù hợp, hiệu quả. Hiện tại, CEP đang phục vụ cho trên 316.000 thành viên công nhân lao động nghèo thông qua mạng lưới 34 chi nhánh tại 9 tỉnh, thành. Tổng dư nợ cho vay lên đến 2.971 tỷ đồng và tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của thành viên gần 1.100 tỷ đồng. THÁI PHƯƠNG
VTC
Thu Minh, Hồng Nhung, Vũ Mạnh Cường miệt mài chạy show dịp cuối năm
Rất nhiều ngôi sao hàng đầu của làng giải trí bất ngờ hội ngộ trong một sự kiện tri ân khách hàng với chủ đề 'Cánh Buồm Xuân', diễn ra tại Hạ Long.
[ "Giải trí", "Âm nhạc" ]
"2018-02-02T07:56:00"
“Cánh Buồm Xuân" quy tụ những tên tuổi lớn như: Thu Minh, Hồng Nhung, Quang Lê, Lê Hiếu, Đức Tuấn, nghệ sĩ hài Vân Dung, Quang Thắng... Chương trình được dẫn dắt bởi hai MC được yêu mến hiện nay: Vũ Mạnh Cường, Mỹ Lan. Theo đó, Hồng Nhung mang đến chương trình ca khúc "Ru Tình" mang màu sắc da diết và tình cảm. Quang Lê thể hiện 3 ca khúc "Về đâu mái tóc người thương", "Chiều xuân xa nhà", "Biển tình" Đảm nhiệm vai trò MC cho chương trình là Vũ Mạnh Cường. Anh chia sẻ bản thân khá nôn nao khi làm việc trong những ngày cận Tết. Sự sung sức và hết mình của nghệ sĩ trong chương trình giúp nam MC có thêm tinh thần và năng lượng để đảm nhận tốt vai trò. "Những ngày cuối năm, đa số anh chị em nghệ sĩ tất bật phục vụ khán giả. Cường thấy vui khi đông đảo đàn anh, đàn chị chủ yếu hoạt động tại phía Nam cùng mình góp mặt trong chương trình lần này. Không phân biệt vị trí, vùng miền, chính tình cảm khán giả giúp nghệ sĩ được sưởi ấm và an lòng dù xa nhà. Cạnh đó, sự tiếp đón của đơn vị tổ chức và những anh chị em đồng nghiệp tại Hạ Long giúp Cường không có cảm giác xa nhà khi đi công tác" - Vũ Mạnh Cường tâm sự. Nam ca sĩ Đức Tuấn. Thu Minh hết mình với "Vui Như Tết", "Ước Mơ". Sau đó Thu Minh bất ngờ song ca cùng Hồng Nhung ca khúc "Hoa cỏ mùa Xuân". Nghệ sĩ hài Quang Thắng, Vân Dung cũng xuất hiện góp vui cho chương trình. Video: Thu Minh tiết lộ từng yêu đơn phương 3 năm Trung Ngạn
PLO
Rắc rối trẻ có 2 tên, 2 giấy khai sinh
Cha mẹ không chung sống, bé được cả hai bên đăng ký khai sinh với hai cái tên ở hai nơi khác nhau.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-31T23:05:00"
Năm 2011, bà PTHT chung sống với ông HGĐ, sinh được một bé gái ở BV Từ Dũ (TP.HCM). Năm 2015, do mâu thuẫn gia đình nên cha mẹ bé không sống cùng nhau nữa. Năm 2016, mẹ bé đi nước ngoài (không rõ nước nào), cha lập gia đình mới. Hai giấy khai sinh với hai tên khác nhau Ngày 13-2-2017, bà M. (bà ngoại bé) đăng ký khai sinh cho bé với cái tên PTT (theo họ mẹ) và được UBND xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách (Bến Tre) cấp giấy khai sinh với phần thông tin người cha bỏ trống. Tuy nhiên, trước đó, ngày 5-1-2017, cha của bé cũng đã đăng ký khai sinh cho con ở UBND phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (TP.HCM) với cái tên HGM (theo họ cha) và bỏ trống phần tên mẹ trong giấy. Bà M. gửi đơn đến Sở Tư pháp TP.HCM đề nghị hủy bỏ giấy khai sinh do cha bé lập vì cho rằng đăng ký không đúng quy định. Bà M. cho rằng ngay khi sinh ra bé đã ở với bà cho tới khi cha bé xuất trình giấy khai sinh để bắt đưa về nuôi. Tuy nhiên, sau khi Sở Tư pháp TP.HCM đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre hỗ trợ kiểm tra hồ sơ đăng ký khai sinh của bé tại UBND xã Vĩnh Hòa, đồng thời xác minh việc trẻ có cư trú tại địa phương đến khi cha bé đưa đi hay không thì kết quả cho thấy bé chủ yếu sống cùng cha tại TP.HCM, thỉnh thoảng mới về quê ngoại ở Bến Tre. Hủy bỏ, thu hồi cả hai giấy khai sinh Theo UBND phường Bình Hưng Hòa, khi đăng ký khai sinh cho con, ông Đ. xuất trình giấy xác nhận của BV Từ Dũ, tờ cam đoan về việc quen biết và sinh con với mẹ bé, kết quả giám định ADN. Ông Đ. cũng cam kết là chưa liên hệ được với mẹ bé nên không ghi vào khai sinh, sau này liên hệ được sẽ bổ sung sau. Phường đã giải quyết luôn việc nhận cha cho con. Để giải quyết rắc rối một trẻ có hai giấy khai sinh, Sở Tư pháp đã xin ý kiến của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực và đề xuất hủy bỏ, thu hồi hai giấy khai sinh, trích lục đăng ký nhận cha con nói trên. Ngày 22-12-2017, Cục có công văn hướng dẫn, theo đó, thời điểm đăng ký khai sinh con, ông Đ. có cung cấp thông tin về người mẹ (họ, tên, chữ đệm, nơi cư trú) nhưng phường lại không xác minh (về người mẹ, việc chung sống của cha mẹ bé, việc liên lạc và ý kiến mẹ bé về việc cha nhận con) mà đã giải quyết theo yêu cầu của ông Đ. là không đúng quy định. Hơn nữa, việc cam đoan của ông Đ. về việc không nhớ rõ thông tin, không liên lạc được với mẹ bé là không có cơ sở, có dấu hiệu sai sự thật (vi phạm điều cấm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch) nhưng cũng không được phường Bình Hưng Hòa làm rõ. Đối với việc đăng ký khai sinh tại UBND xã Vĩnh Hòa, thời điểm đó việc đăng ký khai sinh cho bé không đảm bảo nguyên tắc “mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền” theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Hộ tịch. Từ đề xuất của Sở, Cục đồng ý thu hồi, hủy bỏ cả hai giấy khai sinh đã cấp cho trẻ, trích lục đăng ký nhận cha con do UBND phường Bình Hưng Hòa cấp, hướng dẫn người có quyền, trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh lại cho trẻ với đầy đủ thông tin về người mẹ. Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết đã có công văn gửi UBND quận Bình Tân, chỉ đạo giải quyết vụ việc theo hướng sau khi hai giấy khai sinh đã cấp được hủy, cha của bé nộp lại hồ sơ đăng ký nhận cha mẹ con và đăng ký khai sinh cho trẻ. Ông Vũ lưu ý khi giải quyết hồ sơ, UBND phường Bình Hưng Hòa phải kiểm tra, xác minh, đồng thời đảm bảo giấy khai sinh cho bé phải có đầy đủ thông tin về cha mẹ theo quy định. KIM PHỤNG
TNMT
Hà Nội: Giấu ma túy đá trong chỗ hiểm vẫn không qua mặt được 141
Trong lúc đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Phong Sắc, Tổ công tác Y3/141 đã phát hiện và bắt giữ một nam thanh niên giấu ma túy bên trong quần lót...
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2018-02-03T11:14:00"
Chiều 02/02, Tổ công tác Y3/141 (do Trung tá Chu Văn Sỹ làm Tổ trưởng) khi đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Phong Sắc đã phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy không biển kiểm soát nên đã dừng xe kiểm tra. Số ma túy đá được phát hiện và thu giữ. Quá trình kiểm tra, Tổ công tác phát hiện bên trong quần lót của nam thanh niên có 1 hộp kim loại màu xanh, bên trong có 5 gói ni-lông chứa các hạt tinh thể màu trắng (nghi là ma túy đá). Ngay sau đó, danh tính đối tượng được làm rõ là Đinh Hoàng Long, SN 1979, trú tại phường Hạ Long, TP. Nam Định. Khai nhận với lực lượng chức năng, Long thừa nhận chất tinh thể màu trắng bên trong các gói ni-lông trên là ma túy đá, được mua về để sử dụng. Hiện vụ việc đã được bàn giao cho Công an phường Nghĩa Tân tiếp tục điều tra, làm rõ.
Zing
Bài tập giúp bụng phẳng, tự tin đón Tết của HLV 9X
Ngày Tết đang đến gần, nếu bạn cảm thấy tự ti với vòng hai nhiều mỡ thừa, đừng bỏ lỡ 4 bài tập cho cơ bụng sau của HLV Bích Hòa (sinh năm 1995, Hạ Long, Quảng Ninh).
[ "Đời sống", "Dinh dưỡng - Làm đẹp" ]
"2018-02-03T00:11:00"
Phương Anh - Hoàng Hiệp
Hải Quan
Phát hiện tàu vận chuyển trái phép 500 m3 cát xây dựng
Sáng 2/2, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan số 2 ( Cục Hải quan Quảng Ninh) xác nhận, đơn vị vừa kiểm tra xử lý tàu vận chuyển 500 m​3 cát xây dựng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
"2018-02-02T05:59:19"
Phương tiện cùng hàng hóa vi phạm. Hiện đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ trình lãnh đạo Cục Hải quan Quảng Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời tịch thu hàng hóa vi phạm bán sung công quỹ nhà nước. Trước đó, hồi 19 giờ 30 phút ngày 29/1, tại tọa độ 20054’.73’’N; 107000’.63’’E khu vực hang Đầu Gỗ, vùng biển TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Đội Kiểm soát Hải quan số 2 tiến hành kiểm tra tàu TB-1133 do ông Bùi Đức Thường (trú tại xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) điều khiển đang hành trình hướng từ Hải Phòng đi Hạ Long. Qua kiểm tra, lực lượng Hải quan phát hiện trong các khoang chứa hàng của tàu có chở gần 500m 3 cát xây dựng; trị giá gần 35 triệu đồng. Ông Bùi Đức Thường khai nhận vận chuyển thuê số hàng trên từ Lý Nhân (Hà Nam) về Hạ Long (Quảng Ninh) để lấy tiền công vận chuyển. Tại thời điểm kiểm tra, lái tàu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa. Quang Hùng
Công Lý
TAND TP Hồ Chí Minh: Bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo và thẩm phán trung cấp
Chiều 19/6, TAND Tp Hồ Chí Minh tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức danh thẩm phán trung cấp và chức vụ lãnh đạo TAND Tp Hồ Chí Minh.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
"2017-06-19T13:15:00"
Theo đó, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Chính, thẩm phán sơ cấp, Chánh án TAND quận 5; bà Nguyễn Thị Thu Sương, thẩm phán sơ cấp, Chánh án TAND huyện Bình Chánh; ông Đặng Hồng Sơn, thẩm phán sơ cấp, công tác tại TAND huyện Hóc Môn làm thẩm phán trung cấp. Chánh án TAND Tp Hồ Chí Minh điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuấn, thẩm phán trung cấp, nguyên Chánh án TAND quận 12 đến công tác và giữ chức vụ Phó Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên; điều động và bổ nhiệm ông Phùng Văn Hải, thẩm phán trung cấp, nguyên Chánh án TAND quận 2 đến công tác và giữ chức vụ Phó Chánh tòa Tòa Dân sự; điều động và bổ nhiệm ông Ngô Thanh Nhàn, thẩm phán trung cấp, nguyên Chánh án TAND huyện Củ Chi đến công tác và giữ chức vụ Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế TAND Tp Hồ Chí Minh. Phó Chánh án Nguyễn Văn Châu trao quyết định bổ nhiệm Phát biểu giao nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Châu, Phó Chánh án TAND Tp Hồ Chí Minh đã chúc mừng các đồng chí vừa được bổ nhiệm. Ông Châu cho biết, việc bổ nhiệm mới các chức vụ lãnh đạo các tòa chuyên trách là căn cứ nhu cầu công việc, trình độ, yêu cầu điều động bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo của TAND 2 cấp Tp Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, lãnh đạo TAND Tp Hồ Chí Minh kỳ vọng các đồng chí thẩm phán trung cấp tiếp tục phấn đấu, phát huy năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử chung của đơn vị. Riêng 3 đồng chí được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, với nhiệm vụ mới cần phối hợp tốt với tập thể lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo, giải quyết án theo chỉ tiêu được giao, đoàn kết, nhất trí xây dựng đơn vị vững mạnh. Quang Trung
ĐTCK
Blockchain là nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cuối tuần qua (28/1), Hội nghị Vietstock Blockchain Summit 2018 đã được các diễn giả, chuyên gia hàng đầu trong ứng dụng công nghệ blockchain chia sẻ nhiều thông tin hữu ích xung quanh chủ đề này, với sự tham dự của hơn 600 nhà đầu tư.
[ "Công nghệ", "CNTT - Viễn thông" ]
"2018-01-29T03:57:25"
Vietstock Blockchain Summit 2018 là hội nghị đầu tiên về Blockchain và tiền kỹ thuật số được tổ chức ở Việt Nam. Sự kiện do Vietstock và FundYourselfNow, một trong những đơn vị hàng đầu của Singapore trong hoạt động hỗ trợ ICO, đồng tổ chức. Theo ông Liu Yusho, sáng lập viên của đồng Coinhako, một trong những startup đầu tiên của Singapore huy động vốn qua ICO, đồng thời đang là cố vấn cho sàn giao dịch Vinaex, thì sự phát triển của Blockchain và Crytocurrency có tiềm năng lớn hoàn toàn dựa sự phát triển của công nghệ và không có sự giới hạn. Ngày nay các tập đoàn công nghệ, ngân hàng đang có thảo luận liên quan đến sự phát triển của công nghệ blockchain và tiền kỹ thuật số. Ông Kenneth Tan, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành FundYourseflNow cho biết, hiện nay trên thế giới công nghệ blockchain được ứng dụng vào 4 lĩnh vực chính bao gồm hệ thống giao dịch thanh toán, chứng nhận sở hữu trí tuệ, các hợp đồng thông minh và xác minh nhân dạng (ID). “Với Blockchain, chúng ta có thể loại bỏ sự cần thiết của các máy chủ tập trung để xác minh quyền sở hữu và các giao dịch. Blockchain như một cuốn sổ cái ghi nhận thông tin hoặc giao dịch được chia sẻ trên nhiều máy tính khác nhau, không chịu kiểm soát của một cá nhân tổ chức nào. Do đó, ưu điểm của công nghệ Blockchian nằm ở tính bảo mật gần như tuyệt đối”, ông Kenneth Tan nói. Mặt khác, các giao dịch thanh toán bù trừ sẽ được thực hiện mà không phải thông qua một đơn vị trung gian nào, do đó cả bên mua và bên bán sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, không gian và chi phí. Hiện nay nhiều công ty, tập đoàn, và một số ngân hàng lớn trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này vào các giao dịch thương mại điện tử. Đối với sở hữu trí tuệ, chẳng hạn khi sáng tác một bài hát, tác giả hoàn toàn có thể lưu tác phẩm của mình trên Blockchain, quyền sở hữu của tác giả được xác lập từ đó có thể thương mại hóa tài sản nếu muốn. Một trong những ưu điểm khác, theo ông Kenneth Tan, blockchain có thể góp phần bảo vệ môi trường thông qua ghi nhận tín chỉ khí thải Carbon. Blockchain có 1 templates cho phép theo dõi các giao dịch bất kỳ được lưu lại. Thông qua những hành động bảo vệ môi trường, nhà đầu tư sẽ nhận được tín chỉ ERU (đơn vị giảm phát thải), từ đó quy đổi thành tiền kỹ thuật số, dựa trên nền tảng Blockchain. Thêm vào đó, Blockchain có thể sử dụng để chứng thực các Hợp đồng thông minh đã được mã hóa, áp dụng tương tự đối với việc chuyển nhượng các token từ các tổ chức phát hành thông qua ICO. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ blockchain cho phép xác định nhân dạng. Blockchain có thể ngăn chặn việc đánh cắp thông tin định danh (ID) và tăng cường bảo mật dữ liệu cá nhân. Trên thế giới, một số quốc gia như Singapore, Estonia, Canada, Thụy Sỹ đã xây dựng hệ thống nhận dạng quốc gia sử dụng công nghệ blockchain. Ngọc Nhi
BizLIVE
'Chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng mạnh về lượng và bây giờ là lúc nhà đầu tư cần tăng trưởng về chất'
Điều nhà đầu tư mong nhất là Việt Nam mở rộng không gian đầu tư cho khối ngoại bằng việc đưa lên sàn nhiều doanh nghiệp lớn, chất lượng và thực hiện nhanh hơn tiến trình thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đang niêm yết cũng như tiếp tục nỗ lực giảm thiểu trở ngại từ việc nhiều cổ phiếu không có room cho khối ngoại.
[ "Kinh tế", "Tài chính" ]
"2018-01-30T04:18:00"
Ông Kim Thiên Quang, TGĐ Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam. Đây là nhận định của ông Kim Thiên Quang, Tổng giám đốc Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam. Tháng 12/2007, khi công ty này bước chân vào thị trường, VN-Index đạt đỉnh với mức trên 1.000 điểm. Sau đó thị trường điều chỉnh giảm sâu và mãi đến năm 2017, tức đúng 10 năm VN-Index mới hồi phục và vượt qua mức điểm trên. Là doanh nghiệp đã chứng kiến mọi thăng trầm của chứng khoán Việt sau chừng đó thời gian, lãnh đạo công ty đã đưa ra một số nhận định góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của thị trường trong thời gian tới. Thưa ông, công ty đã có thời gian dài đồng hành với TTCK Việt. Ông có nhận định gì về sự phát triển của thị trường thời gian qua? Mười năm qua, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng lớn mạnh và trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vượt qua rất nhiều khó khăn từ những bất ổn của kinh tế toàn cầu, TTCK Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh và lọt vào “Top” 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á với những bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế. Suốt những năm qua, song song với rất nhiều nỗ lực nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu TTCK, UBCKNN cùng với hai sở đã luôn đồng lòng trong việc tìm giải pháp giúp nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng phân loại MSCI, liên tục triển khai các sản phẩm mới như cho ra đời thị trường chứng khoán phái sinh, cho phép hoạt động tạo lập thị trường và sắp tới là chứng quyền có bảo đảm… Tất cả những điều này đã tạo một nền tảng vững chắc để TTCK Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới và kết quả khả quan của năm 2017 là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Với mức tăng 48% của VN-Index, Việt Nam trở thành thị trường ghi nhận mức tăng vào loại mạnh nhất trong khu vực Châu Á. Thị trường liên tiếp ghị nhận các thương vụ bán vốn với qui mô lớn thành công cũng càng cho thấy TTCK Việt Nam đang đi đúng hướng để trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Ông có nhận định ra sao về sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam hiện nay đối với nhà đầu tư nước ngoài? Chúng ta cần hoàn thiện những yếu tố nào để tăng sức hấp dẫn? 2017 là một năm rất thành công trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài, con số mua ròng gần 1,2 tỷ USD trong năm 2017 (tính riêng tại HSX đến hiện tại và chưa kể thương vụ thoái vốn Sabeco thành công đạt mang về 4,8 tỷ USD của Bộ Công Thương) thật sự là một kỷ lục, thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại đối với TTCK Việt Nam là rất lớn. Quyết tâm của Chính phủ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đã được chứng thực rõ ràng không chỉ qua con số mua ròng kỷ lục của nhà đầu tư nước ngoài mà vốn FII 11 tháng đầu năm cũng đạt tới 5,3 tỷ USD. Những con số liên tục tăng như vậy càng khẳng định sự quan tâm đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài là có thật. Tuy nhiên, các tổ chức chuyên nghiệp thường đánh giá cơ hội đầu tư trên nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức độ ổn định của kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển của nền kinh tế, cam kết của Chính phủ và sau đó là cơ hội rót vốn vào các doanh nghiệp lớn, thỏa mãn các tiêu chí đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Điểm mới và được đánh giá là cơ hội cho khối ngoại trong giai đoạn tới là quá trình thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước . Mặc dù tiến trình này chuyển động khá chậm trong vài năm gần đây, nhưng theo nhiều chuyên gia, việc thoái vốn sẽ được đẩy mạnh xuất phát từ lý do doanh nghiệp cần cải tổ về hiện trạng sở hữu để cải tổ chất lượng quản trị, đồng thời, trên bình diện quốc gia, Việt Nam cần những nguồn lực tài chính để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế. Hiện tại Việt Nam có thị trường cơ sở quy mô khá lớn với hơn 1.400 DN niêm yết bao gồm cổ phiếu giao dịch trên UPCoM. Tuy nhiên chất lượng minh bạch, quy mô DN, độ sâu thanh khoản của đại đa số DN còn yếu. Chính việc thị trường thiếu độ sâu trong tỷ trọng các cổ phiếu cũng như cơ cấu cổ đông (lượng cổ phiếu nắm giữ bởi các nhà đầu tư không phải là chính phủ, hay nhà đầu tư chiến lược hay cổ dông nội bộ) dẫn đến chỉ số VN-Index có hiện tượng chỉ số tăng/giảm phụ thuộc vào một số nhỏ mã cổ phiếu. Điều nhà đầu tư mong nhất là Việt Nam mở rộng không gian đầu tư cho khối ngoại bằng việc đưa lên sàn nhiều DN lớn, chất lượng và thực hiện nhanh hơn tiến trình thoái vốn Nhà nước tại các DN đang niêm yết cũng như tiếp tục nỗ lực giảm thiểu trở ngại từ việc nhiều cổ phiếu không có room cho khối ngoại. Thị trường đã tăng trưởng mạnh về lượng và bây giờ là lúc nhà đầu tư cần thị trường tăng trưởng về chất lượng hàng hóa và độ sâu thanh khoản. Việc TTCK Việt Nam được MSCI xét đưa vào khối thị trường mới nổi trong lần xét tới sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tổ chức xem xét rót vốn nhiều hơn vào Việt Nam. Ông có thể “tiết lộ” về tăng trưởng kinh doanh của Maybank KimEng qua các năm kể từ khi tham gia thị trường Việt? Cũng như tham vọng của công ty thời gian tới? Trải qua chặng đường 10 năm, Maybank Kim Eng Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động kinh doanh. Qua 3 lần tăng vốn, đến nay công ty đã được tăng tổng vốn điều lệ lên 829 tỷ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sớm sắp tới. Đặc biệt, 2017 đã đánh dấu bước nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh của công ty với mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Khối môi giới đạt doanh số và dư nợ đạt mức kỷ lục; khối ngân hàng đầu tư đang thu về mức doanh thu cao nhất trong 10 năm. Mười năm là một khoảng thời gian không quá dài cho sự phát triển của một thương hiệu nhưng cũng đủ để công ty trải nghiệm hết những thăng trầm từ những “cơn sóng” của thị trường chứng khoán suốt những năm qua và điều khiến chúng tôi thực sự hãnh diện là công ty đã tạo dựng được niềm tin nơi nhà đầu tư cũng như tất cả các đối tác trong và ngoài nước. Xin cảm ơn ông! HUYỀN TRÂM
Pháp Luật VN
Cựu công an lợi dụng chính sách, nhập lậu 'siêu' xe
Sáng 30/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ buôn lậu xe sang, làm thất thoát tiền thuế lên tới hơn 13 tỷ đồng.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-31T06:55:00"
Ảnh chỉ mang tính minh họa Theo hồ sơ vụ án, năm 2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 118 hướng dẫn việc nhập khẩu xe ôtô đang sử dụng theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (gọi tắt là xe ôtô đang sử dụng) đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam (tức hồi hương). Theo đó, Việt kiều hồi hương được nhập khẩu 1 chiếc xe ôtô cá nhân đang sử dụng và được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Lợi dụng chính sách này, một nhóm các đối tượng gồm Hà Anh Tuấn (SN 1955, ở quận Tây Hồ, Hà Nội), Dương Hà Nhi (Việt kiều Mỹ) và Nguyễn Văn Hiếu (SN 1981, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nguyên cán bộ Cục xuất nhập cảnh – Bộ Công an) đã nhập khẩu “khống” nhiều xe ô tô hạng sang, tránh nộp thuế. Trong đó, Dương Hà Nhi chịu trách nhiệm tìm nguồn xe ô tô tại Mỹ, tìm thông tin, hồ sơ giấy tờ cá nhân của Việt kiều (gồm hộ chiếu Mỹ, hộ chiếu Việt Nam, thẻ xanh, thẻ cư trú dài hạn tại Mỹ, bản tự khai nhân khẩu…). Những hồ sơ này, Nhi chuyển cho Hiếu để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu “khống” cho các Việt kiều theo diện tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương. Còn Hà Anh Tuấn để Tuấn chịu trách nhiệm đặt hàng các loại xe ô tô cần mua về Việt Nam với Nhi, làm các thủ tục hải quan để nhận và bán xe ô tô. Thực hiện hành vi, Tuấn nhờ các nhân viên salon ô tô trên phố Xã Đàn đứng tên nhận ủy quyền từ Việt kiều để làm thủ tục xin giấy phép nhậu khẩu. Tuấn nhờ một công chứng viên ở Vĩnh Phúc để ký chứng thực giấy ủy quyền nhận xe ô tô. Hợp thức thủ tục hải quan, Tuấn thông qua một công ty ở Hải Phòng nộp thuế. Ban đầu Hiếu thừa nhận biết các Việt kiều làm hộ khẩu nhưng không về Việt Nam hồi hương mà chỉ về du lịch, thăm thân nhân. Sau này, Hiếu phủ nhận lời khai này và khẳng định Tuấn và Nhi bàn bạc việc gì Hiếu không biết. Hiếu chỉ nói với Nhi ở Việt Nam có thủ tục gì Hiếu giúp. Tổng cộng Hiếu nhận từ Nhi 23 bộ hồ sơ của Việt kiều rồi liên hệ với các bạn bè cũ làm việc tại công an các địa phương để nhờ nhập hộ khẩu khống. Từ năm 2012 đến năm 2013, 3 bị cáo trên đã nhập lậu trót lọt 12 xe ô tô các loại từ nước ngoài vào Việt Nam với tổng giá trị hàng phạm pháp là 9,5 tỷ đồng, tổng số thuế nhà nước thất thu là hơn 13,1 tỷ đồng. Tuấn hưởng lợi 1,2 tỷ đồng. Hiếu hưởng lợi 1.500 USD. Về đối tượng Dương Hà Nhi, Cơ quan CSĐT có văn bản gửi Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đề nghị Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cung cấp nhân thân lai lịch, nơi cư trú của đối tượng Dương Hà Nhi. Tuy nhiên, theo Đạo luật về quyền riêng tư năm 1974, lãnh sự quán bị cấm tiết lộ thông tin cá nhân công dân Mỹ mà chưa được sự đồng ý. Do đó, chưa có cơ sở điều tra, xác minh làm rõ vai trò của Nhi. Hiện CQĐT đưa Nhi vào diện đối tượng cần chú ý khi nhập cảnh. Đồng thời tách hồ sơ vụ án liên quan đến Nhi để làm rõ và xử lý sau. Đối với các cán bộ công an, công chứng viên sai phạm trong việc xác nhận, cấp hộ khẩu khống cho các Việt kiều để hợp thức hồ sơ, tài liệu điều tra xác định họ không được hưởng lợi, không bàn bạc nên không bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Đường dây buôn lậu ô tô này bị phát hiện vào năm 2013 khi cơ quan chức năng kiểm tra hành chính Cty TNHH Thương mại Dịch vụ MT (ở quận Đống Đa, Hà Nội) phát hiện 4 chiếc ô tô ký gửi, thuộc diện nhập khẩu theo chính sách của Nhà nước đối với Việt kiều hồi hương. Sáng qua (30/1), sau khi nhận thấy có một số luật sư bào chữa cho bị báo hiện tham gia tranh tụng ở một phiên tòa khác nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên xử. Ngọc Diệp
Người Đô Thị
7875 tỉ đồng làm đường hầm xuyên vịnh Cửa Lục: Nên cân nhắc!
Trong khi dư luận xã hội háo hức chờ đợi trận chung kết của đội tuyển bóng đá nam tại giải U23 châu Á hôm 27.1.2018 thì trước đó một ngày, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức phiên họp thống nhất phương án xây dựng đường hầm xuyên vịnh Cửa Lục, hoàn thiện thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua. Dự kiến dự án sẽ được khởi công ngay trong nhiệm kỳ này: đầu năm 2019 và hoàn tất trong 4 năm. Những thông tin phổ biến khiến dư luận không khỏi băn khoăn về cơ sở thực hiện dự án.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
"2018-02-02T05:43:00"
Cầu Bãi Cháy và vịnh Cửa Lục nhìn từ trên cao. Ảnh: Thanh Niên Đường hầm kết nối hai trục đường chính là Hạ Long (phía Bãi Cháy) và Lê Thánh Tông (phía Hòn Gai) với mục đích được nêu trong dự án là góp phần giảm áp lực giao thông cho cầu Bãi Cháy. Mục tiêu phá thế độc đạo của cầu Bãi Cháy vận hành từ 2006 có vẻ thuận lý nhưng đào hầm xuyên vịnh không phải là lựa chọn duy nhất. Lợi thế của Quảng Ninh là thừa hưởng kinh nghiệm thi công cây cầu dài 903m này, có tổng đầu tư 1.400 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Nhìn ở khía cạnh chi phí, đào hầm chắc chắn sẽ tốn kém hơn nhiều so với xây cầu. Thông tin ban đầu đường hầm có 6 làn xe, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị TCVN 104 -2007 với tổng chiều dài 2.140m. Mặt khác, tình trạng quá tải của cầu Bãi Cháy cấp thiết đến mức độ nào cũng là một vấn đề cần làm rõ. Bởi vì, được biết, những phương tiện trọng tải lớn, chẳng hạn như xe container, đã buộc phải lưu thông qua tuyến Hoành Bồ - Cẩm Phả để tránh qua cầu vào trung tâm TP. Hạ Long. Nhiệm vụ thứ hai mà đường hầm xuyên vịnh đảm đương là nhằm đảm bảo giao thông thông suốt bốn mùa đối với xe hai bánh, đặc biệt trong mùa mưa bão. Thông thường, trong điều kiện thời tiết bất lợi, mưa bão lớn, người dân sẽ tự động hạn chế lưu thông trên đường. Bởi lẽ người dân không chỉ đối mặt với rủi ro có thể xảy ra trong quá trình di chuyển trên cầu, mà còn có thể gặp phải vô vàn bất trắc khác rình rập, chẳng hạn như cây đổ, ngập nước… Nếu nhu cầu đi lại trong điều kiện mưa bão thật sự cấp thiết, chính quyền địa phương có thể bố trí xe trung chuyển ở hai đầu cầu dành cho phương tiện hai bánh. Đây là phương án hầm đường bộ Hải Vân (nối Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế) đã triển khai từ 2005. Tương tự, trung tuần tháng 1.2018, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận cho Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả được phép bổ sung hạng mục trạm trung chuyển qua hầm Đèo Cả kết nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Theo đó, người đi xe máy có nhu cầu qua hầm sẽ phải mua vé và được trung chuyển bằng xe 24 chỗ ngồi. Còn xe máy được trung chuyển bằng phương tiện khác, chạy song song cùng lúc với chủ phương tiện. Đến thời điểm này, trên cả nước mới chỉ có TP.HCM xây dựng hầm dìm vượt sông kết nối trung tâm quận 1 với bán đảo Thủ Thiêm. Đây là một bài học rất đáng tham khảo ở nhiều khía cạnh. Việc thành phố quyết định đầu tư hầm dìm vượt sông một phần là bởi lo ngại về an ninh quốc phòng. Khu vực trung tâm quận 1 lúc đó có hai công trình quân sự án ngữ bờ Tây sông Sài Gòn gồm Nhà máy đóng tàu Ba Son và Tân Cảng. Xây cầu độ tĩnh không thông thuyền cao có thể khiến toàn bộ nhà máy lọt vào tầm quan sát. Tĩnh không thấp ảnh hưởng đến luồng tàu ra vào quân cảng. Còn hiện nay, hai công trình này đã được di dời. Mặt bằng được giao cho nhà đầu tư phát triển dự án bất động sản. Hầm Thủ Thiêm có tổng chiều dài 1.490m, khởi công năm 2007 và thông tuyến cuối năm 2011. Trước đó, dự án này tốn thêm 7 năm để được phê duyệt kể từ khi đệ trình báo cáo tiền khả thi. Về tài trợ, dự án sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của TP.HCM. Dòng tiền vào dự án bằng không sau một tháng thu phí thử nghiệm. Hằng năm, ngân sách thành phố phải chi hằng chục tỉ đồng để vận hành hầm. Câu hỏi đặt ra là Quảng Ninh đã dự trù chi phí vận hành hay chưa trong điều kiện không thu phí? Còn ngược lại, mức phí cho từng loại phương tiện là bao nhiêu? Thời gian thu phí bao lâu? Thông tin ban đầu đường hầm xuyên vịnh Cửa Lục được triển khai gần khu vực chân cầu Bãi Cháy. Nguồn ảnh: Internet Trước Quảng Ninh, Đà Nẵng thời ông Nguyễn Xuân Anh còn giữ cương vị Bí thư Thành ủy ráo riết thông qua phương án xây dựng hầm chui vượt sông Hàn có tổng đầu tư 4.700 tỉ đồng bất chấp những ý kiến trái chiều từ phía các nhà khoa học độc lập cũng như sự hoài nghi của dư luận. Đà Nẵng sau đó còn bị phát hiện “việt vị” khi dự án chưa có trong Quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Đà Nẵng làm việc, thống nhất với bộ ban ngành liên quan làm rõ sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng công trình hầm qua sông Hàn. Trường hợp cần thiết phải đầu tư thì nghiên cứu đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Thủ tướng theo đúng quy định. Việc triển khai các thủ tục đầu tư dự án chỉ được thực hiện sau khi Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Đà Nẵng. Khác với sự vội vàng của Đà Nẵng, Quảng Ninh triển khai thận trọng hơn. Trong kỳ họp bất thường cuối tháng 10.2017, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Cũng tại hội nghị này, phương án xây dựng đường hầm xuyên vịnh Cửa Lục được đề cập chính thức. Tuy nhiên cho đến nay, việc thông tin chi tiết về dự án có tổng đầu tư khái toán lên đến 7.875 tỉ đồng vẫn còn hạn chế. Trong khi công khai minh bạch thông tin chính là cơ hội để chính quyền Quảng Ninh lắng nghe, tiếp thu thêm những ý kiến đóng góp từ nhiều lĩnh vực liên quan đối với dự án trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Những băn khoăn của dư luận về mục đích và con số tổng đầu tư khái toán của dự án thực sự rất cần được chính quyền Quảng Ninh và các bên có trách nhiệm xem xét và công khai giải đáp./. Thượng Tùng
NLĐ
Họa sĩ Trung Quốc đam mê vẽ Việt Nam
Với niềm đam mê cháy bỏng đối với đất nước và con người Việt Nam, họa sĩ Trung Quốc Trần Dật đã vẽ hàng trăm bức tranh về nước ta.
[ "Văn hóa", "Nghệ thuật" ]
"2018-02-02T13:15:00"
Sáng 2-2, tại bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, triển lãm "Tranh màu nước Hàng Châu - Trung Quốc" của họa sĩ trẻ tài năng Trần Dật đến từ Trung Quốc đã khai mạc. Bức "Cảng cá trên vịnh Hạ Long" của họa sĩ Trần Dật (tranh màu nước trên lụa Hàng Châu) Lụa vốn là chất liệu mềm mại, quyến rũ; cộng với cách xử lý tác phẩm với màu nước có độ nhòe cần thiết khi ghi lại những dấu ấn đặc trưng nhất về vùng đất, con người đã khiến tất cả các bức tranh của Trần Dật có được vẻ đẹp kỳ ảo. Thế nhưng, nhìn tranh, người ta có thể nhận ra ngay họa sĩ đã vẽ lại vùng đất nào trên lãnh thổ Việt Nam. Chẳng hạn, các bức vẽ về cuộc sống chài lưới của ngư dân trên vịnh Hạ Long, với núi non chập chùng và biển cả xanh thẳm; hay người dân tộc trên những vùng núi cao phía Bắc với nét văn hóa đặc thù từ tấm áo, chiếc khăn. "Cuộc sống lao động của người dân Việt Nam tuy cực nhưng tràn đầy niềm vui" - họa sĩ Trần Dật thổ lộ niềm đam mê đặc biệt của anh về Việt Nam, nhất là những ấn tượng trong lần đầu tiên đến Hạ Long năm 2006. Cuộc sống của ngư dân trên vịnh Hạ Long qua nét vẽ của Trần Dật (màu nước trên lụa) Sau đó, họa sĩ Trung Quốc này còn trở lại Việt Nam nhiều lần, ghé thăm Hà Nội, Đà Nẵng, Mũi Né (Phan Thiết) và TP HCM. Với niềm đam mê Việt Nam khó tả, họa sĩ lang thang với màu vẽ và cây cọ, chép lại ấn tượng về mái đình, cây đa ở các làng cổ quanh Hà Nội, nét hoa văn chạm khắc trên các đình chùa, tháp Rùa mờ ảo sương khói. Đời sống của ngư dân ở nhiều làng chài dọc theo đất nước hình chữ S cũng được Trần Dật đưa vào tác phẩm. Triển lãm lần này kéo dài từ ngày 2 đến hết ngày 8-2, trưng bày 101 bức tranh màu nước vẽ trên lụa, trong đó một nửa là vẽ về Việt Nam. Họa sĩ Trần Dật có hàng trăm bức vẽ về đề tài Việt Nam và anh mang theo trong triển lãm lần này một nửa số tác phẩm của mình, nửa còn lại là những bức vẽ về đất nước và con người Trung Quốc. "Tháp Rùa" - Tranh màu nước trên lụa của Trần Dật, vẽ tại Hà Nội năm 2016 Tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung Quốc, là học trò của họa sĩ đương đại nổi tiếng - giáo sư An Tân, giáo sư Nhiệm Chí Trung - Trần Dật là hội viên Hiệp hội Mỹ thuật Triết Giang - Trung Quốc, hội viên Hiệp hội Tranh màu nước Triết Giang. Giới chuyên môn ở Trung Quốc ghi nhận Trần Dật là họa sĩ trẻ tài năng, nhiều triển vọng, có nhiều tác phẩm được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật. "Tôi và Trần Dật vừa là thầy trò, cũng vừa là bạn. Đối với những khám phá về nghệ thuật nhiều năm gần đây của anh, tôi vừa quen thuộc lại vừa công nhận. Anh luôn dồn tâm sức trong việc nghiên cứu, sáng tạo lĩnh vực nghệ thuật tranh màu nước, quan sát phong cảnh thiên nhiên. Màu sắc, không gian và tiết tấu được bao hàm trong thiên nhiên đã thu hút anh. Anh đã nhiều lần đến Việt Nam vẽ tranh. Cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam cùng những con người thân thiện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong anh. Vì vậy, sau khi trở về Trung Quốc, Trần Dật đã sáng tác rất nhiều bức tranh màu nước mang giá trị nghệ thuật cao phản ánh phong cảnh và con người Việt Nam, tại Trung Quốc đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý và được các chuyên gia khẳng định" - ông Hách Chí Cương, phó Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP HCM, cho biết. Một bức vẽ màu nước trên lụa của Trần Dật về Vịnh Hạ Long thực hiện năm 2013 Theo Trần Dật, khó khăn đối với các họa sĩ khi lựa chọn cầm cọ là đương nhiên và điều đó xảy ra với họa sĩ của tất cả các nước trên thế giới. Bởi lẽ, họa sĩ trẻ chưa có đầu tư nên rất khó đạt tới đủ điều kiện để đi trên một con đường dài. Tuy nhiên, với Trần Dật, anh cho rằng yếu tố quan trọng nhất là cần phải kiên trì với sự lựa chọn của mình. Đất nước và con người Việt Nam đã thu hút họa sĩ đương đại Trần Dật. Giữ gìn nét Á Đông trong sáng tác với thể loại màu nước vẽ trên lụa, Trần Dật khẳng định: "Tôi đã đến Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… nhưng luôn say mê phong cảnh và con người Việt Nam. Vì thế, cho dù có đi đến đâu, tôi nghĩ Việt Nam vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các sáng tác của tôi". Bài và ảnh: Hòa Bình
Tài Chính
Phát hiện sớm, xử lý kịp thời
Hiện cả nước vẫn còn có 150.000 doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động, với khoảng trên 5 triệu lao động chưa được doanh nghiệp đóng BHXH… Điều này cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH là rất nghiêm trọng, cần sớm được giải quyết.
[ "Pháp luật" ]
"2018-01-29T02:29:00"
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH có những diễn biến phức tạp. Theo thống kê, từ năm 2007 - 2016, qua kiểm tra, BHXH Việt Nam đã phát hiện và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính tới hơn 7.700 vụ, đề nghị truy thu về Quỹ BHXH hơn 330 tỷ đồng tại BHXH các tỉnh, thành phố. Theo BHXH Việt Nam, có được kết quả trên là nhờ công tác thanh tra, kiểm tra được toàn ngành BHXH chú trọng, triển khai sâu rộng từ Trung ương đến địa phương, qua đó phát hiện nhiều thủ đoạn trục lợi BHXH. Trong năm 2017, qua công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, đã phát hiện 42.263 lao động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là 88,2 tỷ đồng; 50.734 lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 47,3 tỷ đồng. Tổng số tiền các đơn vị được thanh tra, kiểm tra nợ là trên 2.776 tỷ đồng; xử lý vi phạm hành chính, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 505 đơn vị sử dụng lao động… Cũng trong năm 2017, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ hoàn thiện các quy định về thực hiện thanh tra chuyên ngành; quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ, trang phục thanh tra chuyên ngành; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho đối tượng là công chức, viên chức và trưởng đoàn thanh tra. Đồng thời chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố kiện toàn bộ máy thanh tra tại BHXH tỉnh; thành lập các đoàn thanh tra chuyên ngành do BHXH Việt Nam làm trưởng đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tại các tỉnh, thành phố, BHXH cũng đã phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi BHXH… Số liệu thống kê chưa đầy đủ của BHXH cũng cho thấy, tính đến hết năm 2016, số tiền nợ BHXH của doanh nghiệp là 7.795 tỷ đồng, chiếm 3,30% so với tổng số tiền phải thu. Ngoài ra, cả nước còn có 150.000 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho người lao động. Như vậy, còn khoảng trên 5 triệu lao động chưa được doanh nghiệp đóng BHXH… Về vấn đề này, đại diện Vụ Thanh tra - Kiểm tra, BHXH Việt Nam cho biết: Có rất nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi trong hoạt động tội phạm nhằm chiếm đoạt, trục lợi BHXH như các tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật và một số quy định chưa chặt chẽ về BHXH để thực hiện những hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH; Lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của chính quyền địa phương trong việc chứng thực các văn bản, giấy tờ để làm giả giấy khai sinh, hoặc giấy chứng sinh bản sao và thực hiện lập hồ sơ giả mạo đề nghị cơ quan BHXH thanh toán tiền trợ cấp thai sản. Tình trạng thu gom sổ BHXH của người tham gia BHXH đã nghỉ việc mà không nhận lại sổ, sau đó lập hồ sơ BHXH khống, chiếm đoạt tiền BHXH... Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp cố tình lập và sử dụng hai hệ thống thang bảng lương khác nhau: Một hệ thống lương dùng để chi trả lương thực tế cho người lao động; một hệ thống lương dùng để đăng ký tham gia và làm cơ sở tính mức đóng BHXH. Với thủ đoạn này, các doanh nghiệp đã trốn đóng một khoản tiền BHXH mà theo quy định pháp luật họ phải đóng cho cơ quan BHXH… Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới, một số biện pháp đã được cơ quan chức năng đề xuất như: Tăng mức phạt tiền và mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm hành chính về BHXH cho phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chuẩn hóa các quy định, quy trình nghiệp vụ bảo hiểm thống nhất, đồng bộ, liên thông, liên kết cơ sở dữ liệu; sử dụng thẻ BHXH điện tử thay sổ BHXH… Song, để thực sự nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, cần tăng cường phối hợp trong công tác thanh kiểm tra liên ngành về đóng BHXH nhằm chủ động phát hiện sớm các hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo Trần Hải/daibieunhandan.vn
Pháp Luật VN
BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp: Cần Thơ kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải
Sáng nay 6/1, Trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp tiếp tục xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đây là này thứ 3 liên tiếp xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông vì các tài xế phản ứng việc thu phí.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
"2018-01-06T13:47:00"
Ùn tắc giao thông kéo dài nhiều km xảy ra tại Trạm thu phí Cần Thơ – Phụng Hiệp liên tiếp 3 ngày qua Vào khoảng 9h30, một số tài xế khi lưu thông đến trạm thu phí đã dùng tiền lẻ, tiền bị ướt thanh toán nhằm kéo dài thời gian, có tài xế thì đòi trả tiền theo cự ly sử dụng đường để lưu thông… khiến tình trạng kẹt xe tiếp tục tái diễn. Liên quan đến việc tài xế phản ứng trạm thu phí BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp gây ách tắc giao thông, UBND TP Cần Thơ vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Tổng cục đường bộ Việt Nam về việc xem xét có chính sách miễn giảm phí để đảm bảo an ninh, trật tự tại trạm. Theo đó, UBND TP Cần Thơ đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét: “Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại trạm thu phí BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp yêu cầu nhà đầu tư khi có tình huống về an ninh trật tự, ùn tắc giao thông xảy ra tại trạm thu phí phải hợp tác với cơ quan chức năng của địa phương, đặc biệt phải chấp hành chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Cần Thơ. Sớm xem xét miễn giảm giá 100% cho xe không kinh doanh ở phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ), xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang); giảm 50% cho xe từ 10 chỗ trở lên và xe tải trên 1 tấn ở phường Ba Láng, xã Tân Phú Thạnh, thị trấn Cái Tắc. Đối với các hộ dân, doanh nghiệp có hợp đồng vận chuyển cụ thể, cố định trên 3 tháng sử dụng quãng đường dưới 5km tính từ trạm, UBND TP nghị cho hưởng chính sách miễn giảm. 23 xe không đăng ký xe chính chủ thuộc phường Ba Láng không thuộc đối tượng miễn giảm theo đề nghị của Tổng Cục đường bộ Việt Nam, đề nghị cho hưởng chính sách miễn giảm” – Văn bản nêu. Tài xế phản đối việc thu phí bằng việc “xe chết máy” tại Trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp Như PLVN đã thông tin, liên tục những ngày gần đây nhiều chủ xe và doanh nghiệp treo băng rôn đề nghị miễn phí 100% dân cư trong khu vực 5km, đề nghị BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp thu đúng thu đủ. Nhiều xe dừng lại bóp còi khiến khu vực này hỗn loạn và gây ách tách kéo dài. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ – Võ Thành Thống đã có mặt tại hiện trường yêu cầu xả trạm vì ùn tắc giao thông nhưng ban quản lý trạm không chấp hành thực hiện bằng hình thức xả trạm mỗi lần khoảng 15 phút rồi tiếp tục thu phí khiến tình hình ách tắc kéo dài. Chiều này 5/1, ông Thống yêu cầu nếu nhà đầu tư không xả trạm thì sẽ cho lực lượng chức năng cưỡng chế để điều tiết giao thông. Liên quan đến vấn đề này, ông Lư Thành Đồng – Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết, ngày hôm qua (5/1), Sở GTVT đã lập biên bản để ra quyết định xử phạt đối với nhà đầu tư BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp vì kẹt xe kéo dài nhưng không xả trạm theo quy định. Thành Thật
Kiến Thức
HLV Park Hang Seo được gợi ý nhập quốc tịch Việt Nam
Sau chiến tích vang dội dẫn dắt U23 Việt Nam thi đấu thành công tại VCK U23 châu Á, HLV Park Hang Seo được Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) gợi ý nhập Quốc tịch Việt Nam.
[ "Thể thao", "Bóng đá Việt Nam" ]
"2018-01-27T23:40:00"
Quá ấn tượng với màn trình diễn của U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á vừa kết thúc, ông Nguyễn Công Khanh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tich và Chứng thực (Bộ Tư pháp) đã liên gợi ý cho LĐBĐ Việt Nam (VFF) trao đổi, vận động HLV người Hàn Quốc - Park Hang Seo nhập Quốc tịch Việt Nam để có nhiều thời gian gắn bó và cống hiến cho bóng đá Việt Nam hơn nữa. Cụ thể ông Khanh bày tỏ rằng những trận đấu của U23 Việt Nam từ đầu giải U23 châu Á, ông không xem thiếu bất cứ trận nào, đặc biệt là trận chung kết. Tuy các cầu thủ U23 Việt Nam chỉ giành được HCB nhưng với NHM bóng đá, thì chẳng khác nào họ đã vô địch một cách thực sự. HLV Park Hang Seo được đề nghị nhập Quốc tịch Việt Nam. Cũng theo ông Khanh, một trong những điều kiện quan trọng khi nhập quốc tịch Việt Nam là phải từ bỏ Quốc tịch nước ngoài nhưng ông cũng cho rằng với vai trò và công lao của HLV Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam thì hai Chính phủ Hàn - Việt, đặc biệt là Bộ Tư Pháp của cả hai nước sẽ có thỏa thuận để đặc cách cho HLV U23 Việt Nam được mang cả hai Quốc tịch. "Nếu có yêu cầu như vậy thì về phía Bộ Tư pháp với tư cách Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực, tôi sẽ làm hết mình để có thể thể hiện được mong muốn đó. Đó cũng là mong muốn của rất nhiều người hâm mộ Việt Nam và của cá nhân tôi"- ông Khanh nói tiếp. Đội tuyển U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo tham dự VCK U23 châu Á từ ngày 9/1 tại Trung Quốc. Tại giải đấu tầm châu lục này, các cầu thủ U23 Việt Nam đã thi đấu với tinh thần quật cường và quả cảm, thể hiện ý chí, bản lĩnh Việt Nam để giành chiến thắng trước các đối thủ hàng đầu châu lục. Mời quý độc giả xem clip "Bà xã" HLV Park Hang-seo: Tuyển U23 Việt Nam hãy mang cup về - Nguồn: Vietnam Plus Thiên Anh
Vietnam Finance
Quỹ đầu tư Hồng Kông sẽ mua lại sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên ở Trung Quốc
Sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên của Trung Quốc cho biết họ sẽ 'bán mình' cho một quỹ chuyên đầu tư vào công nghệ blockchain có trụ sở tại Hồng Kông sau yêu cầu đóng cửa các sàn giao dịch tiền ảo được đưa ra bởi chính phủ nước này.
[ "Công nghệ", "CNTT - Viễn thông" ]
"2018-01-30T07:34:21"
Quỹ đầu tư Hồng Kông sẽ mua lại sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên ở Trung Quốc Sàn giao dịch BTCC , hay còn được biết đến như là BTCChina, thành lập vào năm 2011, được điều hành bởi ông Bobby Lee, đã được một quỹ đầu tư Hồng Kông ngỏ ý mua lại. Tuy nhiên, các điều khoản hiện vẫn chưa được tiết lộ. Công ty này dự kiến sẽ tập trung hoàn toàn vào thị trường quốc tế với ba sản phẩm chính là BTCC Mining Pool (dịch vụ đào tiền ảo), Mobi Bitcoin Wallet (ví tiền điện tử) và Exchange USD (sàn giao dịch tiền ảo), do Denver Zhao, Mark Ma và Aaron Choi lần lượt đứng đầu. Theo ông Zhao, phó chủ tịch cao cấp của BTCC Mining Pool, sàn giao dịch này giờ đã có đầy đủ các nguồn lực để hiện thực hóa tầm nhìn và bảo vệ nhà đầu tư. "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ đào Bitcoin tốt hơn, công bằng hơn, minh bạch hơn và toàn diện hơn cho khách hàng trên toàn thế giới", ông Zhao cho biết. Hồi đầu tháng này, Trung Quốc gia tăng đàn áp giao dịch tiền kỹ thuật số. Các quan chức nước này đã lên kế hoạch nhằm ngăn chặn các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp cận nền tảng giao dịch tập trung không yêu cầu định danh trong và ngoài nước. Trung Quốc đã bắt đầu kìm kẹp thị trường tiền ảo vào năm ngoái bằng cách cấm các vụ ICO và sau đó tiếp tục yêu cầu các sàn giao dịch địa phương đóng cửa. "Thương vụ này sẽ là một cột mốc đáng nhớ cho BTCC, chứng thực tất cả những nỗ lực của chúng tôi trong vài năm qua", ông Lee cho biết trong một bài đăng trên Twitter. "Tôi rất vui mừng về các nguồn lực mà thương vụ này có thể mang lại cho BTCC, giúp công ty của chúng phát triển nhanh hơn và mạnh mẽ hơn không chỉ trong năm 2018 mà còn hơn thế nữa", ông Lee nói thêm. Hoàng Quân Theo Bloomberg