text
stringlengths
1
25.3k
Mẹ thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng, tôi đã thay mặt trả hết tiền song vẫn chưa thể cầm được sổ về (Văn Khoa).
Tôi sống cùng nhà nên có trách nhiệm về khoản nợ này.
Vài tháng sau khi mẹ mất, tôi đã thanh toán đầy đủ dư nợ lại cho ngân hàng song vẫn không lấy được sổ đỏ.
Ngân hàng nói tôi phải đi làm quyền thừa kế sử dụng đất thì mới được rút sổ đỏ.
Do mẹ tôi mất đột ngột nên mọi giấy tờ giờ không tìm thấy đâu.
Vậy xin hỏi giờ có cách nào để làm quyền thừa kế và lấy sổ đỏ ra?
Luật sư trả lời: Theo nội dung trình bày thì hiểu rằng diện tích nhà đất mà mẹ bạn đã thế chấp cho ngân hàng là tài sản riêng của bà.
Theo quy định của pháp luật về thừa kế, sau khi qua đời, di sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật (Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di sản thừa kế được chia theo pháp luật khi: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp ) Trường hợp người chết khi còn sống mà vay nợ cá nhân, tổ chức khác thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ đó (trong giới hạn giá trị di sản mà người chết để lại).
Sau khi thanh toán xong các nghĩa vụ của người chết để lại (quy định tại Điều 658), những người thừa kế được hưởng phần di sản còn lại (nếu có).
Như vậy, đối chiếu với các quy định chúng tôi vừa viện dẫn , những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có trách nhiệm thanh toán số tiền mà mẹ bạn đã vay ngân hàng theo quy định nói trên.
Để nhận lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu/quyền sử dụng bất động sản (sổ đỏ) thì những người được hưởng thừa kế phải làm thủ tục khai nhận thừa kế.
Tuy nhiên, do sổ đỏ đang do ngân hàng giữ nên một trong những người được hưởng thừa kế có quyền đề nghị ngân hàng cấp bản sao sổ đỏ, hợp đồng vay tiền, hợp đồng thế chấp và các giấy tờ khác có liên quan đến việc vay, thế chấp tài sản.
Người đề nghị phải xuất trình Giấy chứng tử và giấy tờ chứng minh mối quan hệ thừa kế (di chúc, huyết thống, hôn nhân với người chết) để ngân hàng xác định tư cách pháp lý của người đề nghị.
Sau khi được ngân hàng cung cấp bản sao (có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) thì những người thừa kế liên hệ với cơ quan công chứng (Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) để được hướng dẫn và thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế, lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Hồ sơ Trên cơ sở Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, những người được thừa kế có quyền liên hệ với ngân hàng để thanh toán các khoản nợ, thực hiện thủ tục giải chấp và nhận lại sổ đỏ (trên thực tế việc thanh toán khoản vay có thể được thực hiện ngay cả khi chưa có Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế) Theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Luật Công chứng, văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Do vậy, người được hưởng thừa kế có quyền liên hệ với cơ quan tài nguyên môi trường để đăng ký trước bạ, sang tên theo nội dung trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Trường hợp khi thực hiện một trong các thủ tục nói trên mà gặp vướng mắc thì bạn có thể liên hệ với cơ quan công chứng hoặc cơ quan tài nguyên môi trường địa phương để được hướng dẫn cụ thể và nhận các biểu mẫu giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Theo VNE
Mua nhà đấu giá gần 2 năm chưa được ở.
Người mua trúng đấu giá phải nhượng bộ cắt lại 100 m2 đất cho bên phải thi hành án nhưng vẫn chưa xuôi.
Gần hai năm nay, anh Hà Thanh Kiệt, C4/31 ấp 3, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM phải nộp đơn khiếu nại cơ quan thi hành án (THA) từ trung ương đến địa phương để yêu cầu được sử dụng nhà, đất mà mình đã mua trúng đấu giá.
Thế nhưng kết quả vẫn chưa đi đến đâu.
Mua nhà rồi vẫn không được ở Trước đó, tháng 4-2016, anh Kiệt mua nhà và đất đấu giá THA (diện tích khoảng 2.000 m2) tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, Long An với giá hơn 500 triệu đồng.
Hợp đồng mua bán tài sản giữa anh và công ty đấu giá thể hiện rõ thời hạn giao tài sản là 30 ngày hoặc không quá 60 ngày kể từ ngày người mua tài sản nộp đủ tiền.
Anh Kiệt đã nộp đủ tiền nhưng đến nay vẫn chưa nhận được nhà, đất.
Anh Kiệt làm đơn khiếu nại thì được cơ quan THA tổ chức buổi họp giữa anh và người phải THA.
Nội dung là người phải THA yêu cầu anh phải cắt lại 100 m2 đất cho người phải THA để họ ổn định cuộc sống.
Kéo dài mãi mà không có hướng ra nên anh Kiệt đành đồng ý theo yêu cầu trên.
Tháng 8-2017, cơ quan THA tiến hành bàn giao tài sản cho anh.
Sau khi nhận xong, anh khóa cửa lại chuẩn bị chuyển đồ vào ở thì gia đình của người phải THA lại mở khóa nhà, tiếp tục sử dụng cho đến nay.
Anh Kiệt bức xúc: Hiện nay, hằng tháng chúng tôi phải trả tiền thuê nhà trong khi nhà mình đã mua thì không được vào ở. Ngoài tiền thuê nhà, tôi còn phải trả lãi mỗi tháng tiền vay mua tài sản trên.
Nghĩa vụ của chúng tôi là nộp tiền mua tài sản đầy đủ còn trách nhiệm của cơ quan THA là giao nhà.
Vậy mà hai năm trời vẫn chưa giao được khiến gia đình tôi phải chịu thiệt thòi quá lớn.
Những tổn thất của tôi ai sẽ chịu trách nhiệm đây?
Anh Hà Thanh Kiệt bức xúc phản ánh vụ việc (ảnh nhỏ) và mảnh đất mà anh đã mua đấu giá thành (ảnh lớn).
Ảnh: NGUYỄN HIỀN Sẽ cưỡng chế giao tài sản Anh Kiệt đã làm đơn nhờ can thiệp, gửi lên chính quyền địa phương việc người phải THA vẫn kéo dài việc sử dụng nhà trên đất mà anh đã mua.
Anh được hướng dẫn phải làm giấy tờ nhà sang tên anh thì lúc đó địa phương mới hỗ trợ.
Tuy nhiên, khi anh Kiệt đến liên hệ làm thủ tục chuyển tài sản sang tên mình thì Phòng TN&MT; huyện Bến Lức trả lời không làm được vì bản vẽ hiện trạng nhà, đất khác với giấy tờ mua đấu giá.
Cụ thể là chênh lệch 100 m2 đất mà anh đã đồng ý cắt lại cho người phải THA sử dụng.
Ngoài ra, phần đất mà anh cho lại người phải THA không đủ điều kiện tách thửa.
Lý giải vấn đề trên, ông Đoàn Kim Từ, Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự huyện Bến Lức, cho biết do biên bản bàn giao tài sản không có đủ chữ ký vợ chồng người phải THA nên phải hủy biên bản, thực hiện lại.
Hơn nữa, cơ quan THA đã giao tài sản rồi nhưng anh Kiệt không giữ gìn, dẫn đến tình trạng người phải THA tái chiếm, đẩy đến tình huống phải tổ chức cưỡng chế.
Việc chậm giao tài sản cho anh Kiệt có nhiều nguyên nhân.
Vừa rồi Cục THA đã chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm vụ việc này nên chúng tôi đã lên kế hoạch cưỡng chế, giao toàn bộ tài sản phải THA là 2.000 m2 bao gồm nhà, đất cho anh Kiệt, dự kiến thực hiện vào cuối tuần này - ông Từ khẳng định.
Người phải THA cho rằng trước đây tòa án thẩm định giá tài sản của họ là hơn 800 triệu đồng.
Bản án tuyên người phải THA phải trả lại cho người được THA 1/2 giá trị tài sản.
Người phải THA đã quy ra tiền là 400 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau đó vì không có người mua nên công ty đấu giá đã nhiều lần giảm giá xuống.
Cuối cùng anh Kiệt trúng đấu giá tài sản với giá hơn 500 triệu đồng, thấp hơn giá đưa ra ban đầu quá nhiều.
Do đó, dù đấu giá đã thành, người phải THA vẫn không đồng tình nên mới có yêu cầu anh Kiệt phải cắt lại một phần đất đã mua.
NGUYỄN HIỀN
Vụ Phó GĐ bị tố 'tiền hậu bất nhất' ở quận 12: Kéo dài để bao che?.
Mặc dù khẳng định sẽ làm rõ, xử lý nghiêm, nhưng gần 2 năm trôi qua, VP đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) TP.HCM vẫn chưa giải quyết đơn tố cáo của công dân.
Quá bức xúc, bà Đinh Thị Lụa tiếp tục gửi đơn tố VPĐKĐĐ vi phạm Luật tố cáo, bao che sai phạm cấp dưới.
Đầu năm 2016, bà Đinh Thị Lụa (ngụ phường 9, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) liên tục gửi đơn tố cáo ông Phạm Văn Tùng, Phó giám đốc Chi nhánh VPĐKĐĐ quận 12, ký nhiều văn bản giải quyết mâu thuẫn, vi phạm pháp luật đất đai khi đăng ký chuyển nhượng sang tên quyền sử dụng khu đất hơn 1.600m2 thuộc thửa 54, đường Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12.
Khu đất trên đang xảy ra tranh chấp, khi biết ông Trần Đình Thuận (ngụ Tp. Vũng Tàu) ký hợp đồng ngày 17-11-2009, nhận chuyển nhượng khu đất trên từ vợ chồng ông Vũ Châu Tuấn và bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, bà Lụa liên tục làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi các cơ quan chức năng.
Ngày 2-12-2009, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an có công văn 547CV-/C16 (P5) đề nghị tạm dừng toàn bộ các giao dịch dân sự liên quan đến thửa đất nêu trên.
Ngày 13-11-2014, ông Phạm Văn Tùng ký văn bản 6938/VPĐK-ĐKBĐ gửi ông Trần Đình Thuận xác định: Chưa thể giải quyết hồ sơ của ông Thuận, đồng thời yêu cầu ông Thuận liên hệ với Cơ quan CSĐT Bộ Công an để biết thêm thông tin.
Tuy nhiên, đến ngày 16-6-2015, ông Tùng lại mâu thuẫn với văn bản của mình trước đó, ký duyệt sang tên chủ quyền khu đất cho ông Thuận.
Bà Lụa đã làm đơn tố cáo ông Tùng về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; vi phạm các quy định về quản lý đất đai .
Kèm đơn tố cáo, bà Lụa đưa ra nhiều văn bản để chứng minh ông Tùng biết rõ khu đất trên đang có tranh chấp, khiếu nại, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã vào cuộc.
UBND quận 12 vẫn chưa tổ chức thanh tra toàn diện việc cấp Giấy chứng nhận H01875/17 theo yêu cầu của Cơ quan CSĐT Bộ Công an thì chưa thể sang tên chủ quyền.
Xử lý đơn bà Lụa, từ tháng 3/2016, lãnh đạo VPĐKĐĐ Tp. Hồ Chí Minh đã có văn bản thông báo khi có kết quả giải quyết sẽ thông tin đến công dân.
Khu đất ông Tùng ký duyệt sang tên chủ quyền Luật Tố cáo quy định rất rõ thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo .
Tuy nhiên, bà Đinh Thị Lụa chờ mòn mỏi suốt gần 2 năm qua nhưng vẫn không nhận được kết luận giải quyết tố cáo đối với ông Tùng.
Đối chiếu với quy định pháp luật cho thấy VPĐKĐĐ Tp. Hồ Chí Minh không thực hiện đúng, ngâm kéo dài khiến bà Lụa bức xúc, cho rằng có dấu hiệu bao che sai phạm cho ông Tùng.
Quá bức xúc trước sự vô cảm và cách giải quyết bất thường trên, ngày 22-1-2018, bà Đinh Thị Lụa đã đến VPĐKĐĐ Tp. Hồ Chí Minh yêu cầu phải làm rõ.
Ông Lê Thành Phương, Phó giám đốc VPĐKĐĐ cùng hai cán bộ tiếp xúc với bà Lụa.
Biên bản làm việc thể hiện: VPĐKĐĐ Tp. Hồ Chí Minh đang xem xét, giải quyết các đơn thư của bà Lụa.
Đến ngày 29-1-2018, VPĐKĐĐ sẽ có văn bản trả lời đến bà .
Việc VPĐKĐĐ Tp. Hồ Chí Minh ngâm kéo dài đơn tố cáo của bà Đinh Thị Lụa đã thể hiện rõ, khi bị công dân phản ứng tận nhiệm sở mới làm việc và tiếp tục hứa trả lời.
Cách giải quyết của VPĐKĐĐ Tp. Hồ Chí Minh thể hiện rõ dấu hiệu vi phạm Luật Tố cáo về thời hạn giải quyết; không đảm bảo đúng trình tự theo Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30-9-2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo.
Bà Đinh Thị Lụa bức xúc: Pháp luật quy định rất cụ thể về việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo và việc công khai kết luận nội dung tố cáo.
Thế nhưng, cán bộ có trách nhiệm tại VPĐKĐĐ Tp. Hồ Chí Minh đã không tuân thủ suốt gần 2 năm qua.
Mục đích của việc ngâm kéo dài là gì?
Vì sao che chắn cho những sai phạm của ông Tùng?
Những câu hỏi nêu trên cần phải được làm rõ bởi quá trình báo Công lý xác minh thông tin, ngày 28-6-2016, đại diện VPĐKĐĐ Tp. Hồ Chí Minh đã khẳng định quan điểm giải quyết là làm rõ, xử lý khách quan, không bao che.
Đã đến lúc VPĐKĐĐ nói phải đi đôi với làm để thể hiện sự công tâm, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực theo đúng quy định pháp luật.
An Dương
Bồ nhí cay đắng vì bị vợ chồng nhân tình lừa một cú 'ngoạn mục'.
Đã 3 tháng trôi qua, mà vợ chồng anh ta vẫn chưa thực hiện lời hứa của mình.
Căn nhà mà đáng ra tôi được đứng tên sau đó 1 tháng vẫn đang 'bặt vô âm tín'.
Tôi năm nay 25 tuổi, là nhân viên văn phòng của một công ty lớn.
Vốn sẵn nhan sắc trời phú, nên từ nhỏ tới lớn tôi không nhớ mình có biết bao nhiêu chàng trai vây quanh sẵn sàng xin chết .
Thế nhưng, tôi hiểu cái giá của nhan sắc chứ, bởi vậy, những anh chàng tép riu, yêu tôi mà chỉ có tấm lòng tôi loại từ vòng gửi xe.
Những chàng đó, chỉ dùng tới họ khi cần thiết, hoặc khi quá buồn phiền mà thôi.
Tôi để tâm nhiều hơn đến những sếp lớn.
Tuy già một chút nhưng họ có tiền và quan trọng nhất là chu cấp được cho tôi cuộc sống đầy đủ.
Cách đây nửa năm, trong lần đi gặp gỡ đối tác, tôi quen anh H. Anh là phó giám đốc một công ty có tầm, tuy đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn khá phong độ, điển trai và nhất là chịu chi.
Gặp nhau lần đầu, tôi biết anh ta chết đứ đừ cái liếc mắt đưa tình của tôi.
Thảo nào mà cả buổi, dù chẳng nói câu nào nhưng tôi biết anh ta chẳng rời mắt khỏi thân hình tôi một phút.
Nhờ qua các mối quen biết, H nhanh chóng có số di động của tôi.
Sau vài lần hẹn hò cà phê, tôi biết, H mê tôi như điếu đổ.
Thậm chí, chẳng bao lâu sau, anh ấy đã tặng tôi điện thoại đời mới, trang sức và cả chu cấp cho tôi một khoản nho nhỏ để tôi chi tiêu, mua sắm.
Đổi lại, chúng tôi hẹn nhau trong các nhà nghỉ xa thành phố thường xuyên hơn.
Càng gần gũi với H, tôi càng cảm thấy quyết định của mình là đúng đắn.
Vợ chồng anh ta chỉ có 2 cô con gái, nếu tôi sinh cho anh ta 1 cậu con trai thì sẽ thế nào?
Con thì làm sao anh ta có thể bỏ?
Tôi cũng chẳng cần danh phận gì, bây giờ, thời đại single mom nhiều đến mức, chẳng ai quan tâm tới vì sao mà họ trở thành single mom thì sao tôi phải nghĩ?
H ngày càng chiều chuộng tôi hơn, thay vì để tôi thuê phòng trọ, anh ta đưa tôi đến ở một căn hộ chung cư hạng thường trong thành phố.