text
stringlengths
1
25.3k
Còn lại 50.000.000 đồng theo thỏa thuận hợp đồng khi nào bên ông Tạ Đình Khuê làm giấy chuyển quyền sử dụng nhà, đất sang tên bà Lê Thị Mì thì bà Mì mới giao số tiền còn lại là 50.000.000 đồng.
Hai bên cam kết, đây là hợp đồng không được hủy ngang với bất cứ lý do gì.
Điều cam kết nữa là sau này Nhà nước có cho hợp thức hóa làm thủ tục giấy tờ, bên ông Tạ Đình Khuê phải đi làm sang tên cho bà Lê Thị Mì và bà Mì phải chịu mọi khoản thuế.
Mặc dù bà Lê Thị Mì đã nhận nhà, đất sử dụng từ 17.12.2005 đến nay và nhiều lần bà Mì đề nghị ông Khuê làm thủ tục giấy tờ sang tên cho bà theo các điều khoản 2 bên đã ký trong hợp đồng; tuy nhiên, ông Khuê nhiều lần tránh mặt, không đi sang tên đổi chủ sở hữu 418m2 nhà đất đã bán cho bà Mì.
Bà Mì bức xúc: Khi đó ông Khuê đến năn nỉ tôi mua 418m2 nhà, đất để ông ta có tiền làm việc riêng.
Giờ này ông Khuê cố tình kéo dài thời gian .
Về vấn đề này, Luật sư Đặng Hoài Vũ (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, về trường hợp của bà Mì, có đủ cơ sở để khởi kiện ra TAND quận Tân Phú, TPHCM yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND quận Tân Phú đã cấp cho ông Khuê và công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho bà Mì.
Bởi bà Mì đã thanh toán gần như toàn bộ số tiền sang nhượng, mua bán theo hợp đồng với ông Khuê từ năm 2005.
PHÙNG BẮC
Những câu đáp trả đanh thép nếu bồ nhí của chồng nói 'Chị NHƯỜNG CHỒNG cho em!'.
Thử tưởng tượng vào một ngày đẹp trời, cô bồ công khai của chồng tuyên chiến với 'đại nữ', đã là 'chị đại' đối đáp cũng chẳng vừa.
Hãy cho cô bồ nhí biết rằng: 'Chị không phải là một người dễ ăn!
1 .
"Đồ chị ăn rồi.
Nếu em thích thì cứ ăn lại!"
Có những người không xúc phạm không được, không nặng lời thì không nghe ra, gặp phải cô vợ không phải dạng vừa thì xác định sẵn là chịu nhục.
Đồ ăn lại thì chỉ dành cho động vật thôi, chồng không chung thủy thì cũng như đồ thừa, người ăn xong rồi, không ai muốn động tới thì để dành cho động vật.
Cô vợ nào cũng nên mạnh mẽ và đáp lại đanh thép thế này nhé!
Gặp cô bồ nào mặt dày, không biết ngượng thì mới tiếp tục nhận mình là động vật ăn lại thôi, chứ người biết ý, chẳng ai dại gì đi làm kẻ thứ ba.
"Nếu em thiếu thốn thèm khát đến mức phải đi xin thì thôi chị cũng làm phúc bố thí cho, nếu chồng chị muốn theo.
Còn không thì mơ đi em nhé!"
Muốn chị nhường, phải hỏi thêm chồng chị.
Nói cho vuông là chồng chị, chị không thích nhường.
Nếu chồng chị muốn theo em thì chị cho đi luôn.
Bố thí cho kẻ khát tình đi van xin người khác nhường chồng.
Chứ chồng mà không muốn theo em, thì chị đuổi đi cũng không được.
Có phải đồ vật đâu mà trao tay như vậy được, em muốn sở hữu, ngoài việc hỏi chị, hãy hỏi xem chồng chị có muốn hay không đã nhé.
Phở thì ngon thật, nhưng nhiều ông chồng lại cứ thích ăn cơm!
3 .
"Đây chị cho luôn, vấn đề là phải đưa chị một số tiền" Đó gọi là phí bồi thường tổn thất đấy em ạ. Tiền với chị không quan trọng lắm, nhưng thà vứt đi còn hơn là để lại chồng cho người khác.
Em muốn có cũng nên đưa chị ít tiền để chị mua sắp đắp vào thân cho đẹp để còn cảm thấy thoải mái chứ.
Chồng có bồ, mà bồ lại bạo gan như thế, chị đã không thấy thoải mái chút nào rồi.
4 .
"Để về chị hỏi bố mẹ chồng kiếm tờ giấy ly hôn đã nhé!"
Đợi chị ly hôn xong đã nhé, em đừng vội.
Bố mẹ chồng cưới gả chị đàng hoàng, có muốn sang tên con dâu thì cũng phải ly hôn cho đúng nghĩa, họ đồng ý thì chị mới đi được, chứ không đồng ý thì chị cũng chịu thôi.
Hôn nhân đâu phải chuyện riêng của hai vợ chồng.
Em muốn làm chính thất thì cũng phải đợi chị ly hôn rồi mang con đi đã chứ!
5 .
"Ừ, chị cũng đang cần thanh lý gấp" Hàng thanh lý, chị cũng muốn thanh lý lâu rồi.
Có chồng mà cũng như không, chẳng thà chị thanh lý gấp.
Em lại có ý muốn dùng lại thì cũng thật đúng lúc.
Vậy chị để rẻ cho mà dùng, đồ này cũng sắp hỏng.
Một cô vợ nói ra được những lời này hẳn đã cố gắng bình tĩnh đối đáp để không bị yếu thế trước đối phương đây mà!
6 .
"Em cần quá thì chị nhường cho, nhưng mà em nên nhớ một điều đàn bà không tiền không con mới buồn, chứ đàn ông không có thằng này sẽ có thằng khác, mà không có thằng nào luôn cũng được!".
Bản thân con và tiền quan trọng, còn chồng phụ bạc, tốt nhất không nên có.
Chắc cô bồ cũng không biết được, người đàn ông sẵn sàng bỏ vợ để theo mình thì đến một ngày nào đó cũng sẵn sàng bỏ mình đi theo người khác.
Cần quá thì chị nhường cho, chị thế nào cũng được.
Đàn bà không cần buồn vì một người đàn ông và càng không cần buồn vì cô bồ của chồng khốn nạn, hãy cứ như một nữ hoàng gai góc và không một ai có thể chạm đến.
Hãy rời đi và đừng nhìn lại, mọi thứ sẽ làm vẩn đục đôi mắt, đàn bà ạ!
7 .
"Thanh lý 1 tỷ, nuôi chồng bao nhiêu năm, chị lấy rẻ vậy thôi!"
Xác định lấy chồng chị thì phải nuôi em nhé!
Lấy chồng mà phải nuôi chồng thì em biết người đàn ông này vô dụng tới mức nào rồi đấy.
Nuôi chồng bao nhiêu năm vậy, chị chỉ lấy rẻ thôi.
Em về cố gắng mà nuôi anh ta tiếp nhé, chị coi như cũng trút được gánh nặng.
Một cô vợ không phải dạng vừa đâu sẽ đáp lại một cách thông minh như trên.
Lời đáp vừa thông minh, vừa ngầu lại trúng đối tượng mình cần nói.
Đảm bảo khi nghe xong, nhiều cô bồ sẽ chạy mất dạng vì nhục nhã .
Linh Lan
Thực hư chuyện một cán bộ 'mượn' xe của doanh nghiệp?.
Trong khi ông Phạm Đình M nói, chiếc xe ô tô đang sử dụng do mình mua thì chủ xe (Doanh nghiệp Trường Vân) khẳng định, xe là của doanh nghiệp và chưa hề bán...
Thông tin mà PV báo PL&XH; nhận được, khoảng 2 năm trở lại đây, ông Phạm Đình M, một cán bộ sử dụng xe ô tô BKS 35H- 11... làm phương tiện đi lại.
Đều đặn vào mỗi buổi sáng, ông M điều khiển xe tới trụ sở cơ quan để vào trong khuôn viên và tới chiều hàng ngày lại lái xe rời nhiệm sở.
"Nếu có việc cán bộ lấy xe của một doanh nghiệp để phục vụ công việc cá nhân trong thời gian dài là không thể chấp nhận được.
Có mua của doanh nghiệp thì ông ấy cũng phải sang tên, đổi chủ để Nhà nước còn thu thuế" - một người dân bức xúc.
Để tìm hiều rõ thông tin về việc có hay không vị này đang sử dụng xe doanh nghiệp để phục vụ công việc hàng ngày tại nhiệm sở, PV đã tìm hiểu.
Qua tra cứu trung tâm dữ liệu, xe ô tô trên lâu nay đứng tên chủ sở hữu là Doanh nghiệp tư nhân Trường Vân, có địa chỉ trụ sở tại thôn Vàng Ngọc, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình do ông Nguyễn Mạnh Cường là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Chiếc xe ô tô được nhắc đến trong bài Chiếc ô tô BKS 35H- 11... mang nhãn hiệu Toyota, được đăng ký lần đầu vào ngày 30-8-2010 và ngày hết hạn đăng kiểm lần tới vào ngày 28-3-2018.
Sáng 26-1, trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Mạnh Cường, chủ sở hữu chiếc ô tô BKS 35H - 11... cho biết, đúng là xe của doanh nghiệp Trường Vân và ông Cường khẳng định là không bán và để đi.
Chiều cùng ngày, trả lời PV, cán bộ này nói: "Xe đó của tôi, tôi mua chứ.
Tôi mua hơn 500 triệu đồng, tôi chưa bán" rồi cúp máy và nhắn tin tới PV: "Lúc anh gọi tôi đang họp...".
Theo một cán bộ thuế cho biết, việc mua bán, cho tặng tài sản (nhà cửa, ô tô) là quyền của mỗi người.
Nhưng nếu đúng lãnh đạo mà mượn xe của doanh nghiệp đi trong thời gian dài là không thể chấp nhận được.
Làm như thế người dân sẽ nghĩ họ đang lợi dụng quyền hạn.
"Còn trường hợp như (PV) đề cập thì theo tôi ông ấy khi có mua (nếu có) ở tỉnh ngoài thì phải rút hồ sơ phương tiện từ Phòng CSGT CA tỉnh Ninh Bình, đưa phương tiện về tỉnh nào thì đi nộp thuế, đăng ký biển kiểm soát mới đúng quy định".
Trước thông tin doanh nghiệp nói chưa bán xe mà vị cán bộ lại nói phương tiện trên là của mình thì thật khó hiểu.
Trần Đại
Tổng cục Thi hành án dân sự yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh của Báo CAND.
Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) vừa có Công văn số 23/TCTHADS-NV1 yêu cầu Cục trưởng Cục THADS tỉnh Đồng Tháp khẩn trương báo cáo vụ thi hành án (THA) của Công ty CP điện Duy Phát tại địa phương này.
Công văn nêu rõ: Liên quan đến việc THA của Công ty CP điện Duy Phát (Công ty Duy Phát, trụ sở đường Chợ Lớn, phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh) tại tỉnh Đồng Tháp, Báo CAND số 4531 ra ngày 22-12-2017 đã có bài viết Người mẹ 9 năm đi đòi quyền lợi cho con gái , phản ánh về việc thi hành bản án số 48/DSST ngày 19-3-2012 của TAND quận 6 TP Hồ Chí Minh.
Theo nội dung Báo nêu, việc THA chậm trễ đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Để có cơ sở báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp về biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc, Tổng cục THADS yêu cầu Cục trưởng Cục THADS tỉnh Đồng Tháp khẩn trương kiểm tra, rà soát lại toàn bộ trình tự, thủ tục tổ chức thi hành vụ việc, đảm bảo thực hiện việc THA theo đúng quy định của pháp luật.
Bà Cảnh bức xúc trình bày vụ việc.
Báo cáo rõ về kết quả THA hiện nay; lý giải sự khác nhau giữa chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục THADS (tại Công văn số 2000/TCTHADS-NV1 ngày 6-6-2017 và Công văn số 4221/TCTHADS-NV1 ngày 16-11-2017) và của Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Chỉ đạo THADS tỉnh Đồng Tháp (tại Thông báo kết luận số 390/TB-VPUBND ngày 27-10-2017 của Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp) và kết quả THA thực tế (nếu có); căn cứ pháp lý của việc tổ chức THA khác nội dung chỉ đạo nêu trên.
Các vấn đề phát sinh khi tổ chức việc THA khác với chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục THADS và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.
Nêu rõ việc bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của bà Dương Thị Cảnh (62 tuổi, ngụ đường Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú, quận 7, TP Hồ Chí Minh) và những người được THA khác trong trường hợp chấp nhận cho Công ty Duy Phát nộp tiền để THA và các phương án giải quyết tiếp theo Trước đó, Báo CAND đã nhận đơn khiếu nại khẩn cấp của bà Cảnh được ủy quyền của con gái Nguyễn Thị Hoàng Vân (41 tuổi, thường trú phường 13, quận 11), khiếu nại chấp hành viên Cục THADS tỉnh Đồng Tháp vi phạm thủ tục THADS, kéo dài việc THA Theo hồ sơ, năm 2009, con gái bà Cảnh và Công ty Duy Phát do ông Nguyễn Duy Phương, Giám đốc công ty đại diện về mặt pháp luật có ký kết giấy mượn tiền.
Trong đó nêu rõ, Công ty Duy Phát có mượn hơn 9,9 tỷ đồng của chị Vân.
Và chị Vân có nhận GCNQSDĐ (sổ đỏ) thửa đất số 1562 diện tích 21,5ha tờ bản đồ số 5 ấp Bình Hiệp B, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp của Công ty Duy Phát đứng tên do UBND tỉnh Đồng Tháp chứng nhận ngày 1-8-2008 để thế chấp.
Công ty Duy Phát hứa hẹn từ ngày làm giấy mượn tiền đến hết ngày 30-5-2009 sẽ hoàn trả số tiền nêu trên cho chị Vân; nếu sau thời gian này mà công ty không thanh toán số tiền trên, phải sang tên sổ đỏ cho chị Vân và sau thời hạn hợp đồng này sẽ bị phạt 5%.
Công ty Duy Phát đã không hoàn trả số tiền trên nên mẹ con bà Cảnh kiện ra TAND quận 6.
Bản án số 48/2012/DSST ngày 19-3-2012 của Tòa án đã tuyên buộc Công ty Duy Phát phải thanh toán cho chị Vân (bà Cảnh đại diện nhận số tiền vốn vay hơn 9,9 tỷ đồng và lãi hơn 3,9 tỷ đồng), tổng cộng hơn 13,8 tỷ đồng.
Đồng thời, tòa cũng Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 03/QĐ-BPKCT ngày 11-1-2012 về việc phong tỏa tài sản người có nghĩa vụ là cấm chuyển dịch quyền về tài sản (thửa đất số 1562 nêu trên) mà Công ty Duy Phát đã thế chấp cho chị Vân để đảm bảo việc THA.
Từ tháng 1-2013 đến nay, Cục THADS tỉnh Đồng Tháp đã rút hồ sơ THA từ Chi cục THADS huyện Lấp Vò (nơi có tài sản bị phong tỏa, kê biên thửa đất số 1562) để thi hành nhưng chưa giải quyết dứt điểm.
Từ khi chấp hành viên Cục THADS tỉnh Đồng Tháp thụ lý thi hành, đưa ra bán đấu giá đến nay không có người đăng ký mua.
Bà Cảnh đã làm đơn xin nhận số đất này theo quy định từ ngày 15-4-2016 nhưng vẫn không được cơ quan chức năng chấp thuận.
Ngày 16-11-2017, Tổng cục THADS đã có Công văn số 4221/TCTHADS-NV1 gửi Cục trưởng Cục THADS tỉnh Đồng Tháp, chỉ đạo khẩn trương thi hành án vụ việc này nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Phú Lữ
Trả hết tiền mà sao chưa được ngân hàng trả sổ đỏ?.