Question
stringlengths
0
11.9k
Answer
stringlengths
0
26.8k
Hiện nay gia đình tôi có xẩy ra tranh chấp về chia tài sản thừa kế (không có di chúc). Vậy xin luật sư cho biết quy định của pháp luật về chia thừa kế theo pháp luật ra sao. Người được thừa kế theo pháp luật như thế nào. Nếu con của người có tài sản để lại mà chết thì cháu được thừa kế như thế nào.
Theo quy định của pháp luật dân sự quy định về thừa kế thì trường hợp của gia đình, người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì thực hiện theo pháp luật. - Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau: + Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. + Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm thừa kế. - Những người thừa kế theo pháp luật (hàng thừa kế) được quy định thứ tự như sau: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. + Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. + Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người được hưởng thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. + Thừa kế thế vị pháp luật quy định: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời diểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Trên đây là những quy định về thừa kế, nếu gia đình bà có tranh chấp thì nên đến Toà án nhân dân huyện nơi gia đình đang cư trú hoặc nơi có tài sản thừa kế để xin được tư vấn hoặc yêu cầu chia thừa kế nếu như không thoả thuận được.
gia đinh  ông bà Cửu có tài sản gồm đất đai nhà cửa đã được cấp GCNQSD đất. ông bà chết không để lại di chúc. ông bà có 5 người con. theo biên bản họp gia đình tài sản ông bà được chia đều cho 2 người con trai. Người con trai đầu chết tháng 6 năm 2011. Bà cửu chết tháng 10 năm 2011. Như vậy tài sản ông bà để lại có được chia cho vợ của người con trai đầu không. Được được thì phải lập hồ sơ như thế nào. Xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn! Trước hết, xin khẳng định rằng nếu không có di chúc thì vợ của người con trai sẽ không được hưởng di sản. Đối với các cháu, sẽ được thừa kế thế vị đối với phần di sản bà Cửu để lại theo Điều 677, BLDS: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống." Còn liệu các cháu có được hưởng phần di sản do ông để lại hay không thì còn tùy thuộc vào thời điểm mất của người ông. Thân gửi!
Mẹ tôi mất năm 2004, sau đó tôi chuyển đến nhà bà ngoại sinh sống. Đến năm 2013, bà ngoại tôi cũng mất và không để lại di chúc. Vừa rồi các dì và cậu của tôi đã làm thủ tục khai nhận và phân chia căn nhà của bà, nơi tôi đang sinh sống, mà không hỏi ý kiến của tôi. Trong tờ tường trình quan hệ nhân thân cũng không có tên mẹ tôi và tôi. Vậy cho tôi hỏi, mẹ tôi và tôi có quyền hưởng thừa kế di sản của bà tôi không?
Vì bà ngoại bạn không để lại di chúc nên theo điểm a, khoản 1, Điều 675 BLDS 2005, di sản là căn nhà của bà ngoại bạn sẽ được chia theo pháp luật. Về vấn đề thừa kế của mẹ bạn: Điều 676 BLDS 2005 xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên mẹ bạn đã chết năm 2004, chết trước thời điểm mở thừa kế nên về nguyên tắc, mẹ bạn không được hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 635 BLDS 2005 “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế… ”. Về vấn đề thừa kế của bạn: Mặc dù bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng bạn vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế theo trường hợp thừa kế thế vị. Điều 677 BLDS 2005 quy định “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống... ”. Như vậy, bạn sẽ được hưởng thừa kế với tỷ lệ bằng với phần thừa hưởng của các dì, cậu. Việc các dì và cậu bạn tiến hành khai nhận thừa kế và phân chia di sản thừa kế mà không tường trình quan hệ nhân thân của mẹ bạn và bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bạn có quyền thỏa thuận với các dì và cậu để nhận di sản của bà ngoại. Nếu bạn và các dì, các cậu không đạt được thỏa thuận thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo đảm quyền lợi của bản thân.
Bà Nguyễn Thị Thu (tỉnh Quảng Ninh) hỏi: Một công chức Nhà nước đã có hai con với người chồng trước, sau đó ly hôn và kết hôn với chồng mới thì có được sinh thêm con nữa không và trường hợp nào thì vi phạm chính sách Dân số-Kế hoạch hóa gia đình?
Theo Nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 của Chính phủ về sửa đổi khoản 6 Điều 2 “Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con” thuộc Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, Khoản 6 quy định: “6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống”. Trong trường hợp này bà đã có hai con với chồng trước, sau khi ly hôn và kết hôn với chồng mới thì bà được sinh một hoặc hai con (nếu chồng mới của bà chưa có con riêng), và sinh một con hoặc hai con trở lên trong một lần sinh (nếu chồng bà đã có con riêng). Như vậy, nếu chồng mới của bà đã có con riêng (con đẻ), bà sinh thêm 1 con với chồng mới, nếu chồng mới của bà chưa có con riêng (con đẻ) bà sinh thêm 2 con với chồng mới là không vi phạm chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nếu bà tái hôn với người chồng cũ thì không được sinh thêm con.
Hai vợ chồng tôi đã kết hôn và có 1 con trai được 9 tháng. Vì mâu thuẫn gia đình, vợ và con tôi đã về nhà ngoại sống. Khi tôi tới thăm con thì bị vợ tôi ngăn cản và vợ tôi còn yêu cầu tôi phải chu cấp cho con. Giờ tôi muốn làm thủ tục ly hôn và xin hỏi: tôi có được tự do tới thăm con không? nghĩa vụ cấp dưỡng của tôi với con được luật pháp quy định như thế nào?
Theo quy định trong Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về vấn đề trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sau khi hai vợ chồng hoàn thành thủ tục ly hôn thì cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc hay nuôi dưỡng, giáo dục các con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hay con không có khả năng lao động và không có tài sản để có thể tự nuôi mình. Vợ, chồng cần thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con, nghĩa vụ, quyền của từng bên sau khi ly hôn đối với con; đối với trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án nhân dân quyết định giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi dưỡng và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ một số trường hợp người mẹ không đáp ứng đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với những lợi ích của con. Về quyền thăm nom cũng như nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản 2, 3 Điều 82 của bộ luật này quy định: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi làm thủ tục ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép cản trở. Do đó, anh hoàn toàn có quyền tự do tới thăm con, đồng thời có nghĩa vụ cấp dưỡng để nuôi con. Cha, mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con cùng những thành viên gia đình không được ngăn cản người không trực tiếp nuôi dưỡng con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Trừ một số trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con lạm dụng việc thăm nom để ngăn cản hoặc gây ảnh hưởng xấu tới việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì người trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Cách đây 2 năm, sau khi bị tai nạn khiến tôi phải cắt bỏ 2 chân, cũng từ đó gia đình tôi lục đục. Hiện nay vợ chồng không thể sống với nhau được nữa, tôi và vợ đều muốn li dị nhưng không biết ai sẽ là người nuôi con?
Thứ nhất, về chia tài sản sau khi li hôn. Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thì nguyên tắc chia tài sản khi li hôn như sau: - Nếu 02 vợ chồng có thỏa thuận thì chia theo thỏa thuận, - Trong trường hợp 02 vợ chồng không thỏa thuận được thì tài sản riêng của người nào người đó giữ, tài sản chung sẽ chia đôi. Tuy nhiên Tòa án cũng sẽ căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh gia đình, lỗi của mỗi bên, điều kiện lao động trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để phân chia khối tài sản chung đó sao cho hợp lí. - Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Thứ hai, về quyền nuôi con: Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi li hôn: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Cha, mẹ không nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Như vậy, trong trường hợp của anh, 02 vợ chồng có quyền thỏa thuận nuôi con vì lợi ích của con, tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì vợ anh sẽ là người trực tiếp nuôi con trừ trường hợp anh chứng minh được vợ anh không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Vợ chồng tôi mới cưới nhau không bao lâu đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Nhưng sau ly hôn tôi mới phát hiện vợ tôi có thai và sinh con. Tôi băn khoăn rất nhiều vì tôi nghĩ đó là con tôi, nhưng vợ tôi có lẽ vì giận nên nói không phải con tôi. Trường hợp này tôi biết tính sao cho đúng?
Để xác định xem đứa bé có phải là con anh với người vợ đã ly hôn hay không, anh có thể căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình về xác định cha, mẹ, như sau: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
Vợ chồng tôi sống với nhau có 1 con chung. Vì có nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống, chúng tôi đã ly hôn cách đây 3 năm. Lúc đó, vì tôi không có việc làm, không đủ điều kiện nuôi con nên chúng tôi thống nhất cho chồng tôi nuôi con. Nay, con tôi được 10 tuổi, chồng tôi đã có vợ khác, tôi có việc làm ổn định nên tôi muốn xin được nuôi con thì có được không?
Trước hết, chị nên thỏa thuận với ba của bé xem anh ấy có đồng ý cho chị đưa con về nuôi dưỡng hay không và xem nguyện vọng của con chị có muốn về sống với mẹ không, nếu được như thế thì sẽ thuận lợi hơn. Theo khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, như sau: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khoản 3 điều luật trên quy định: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.
Chào Luật Sư Tôi muốn hỏi LS về việc chia tài sản thừa kế sau ly hôn Chúng tôi kết hôn từ năm 2006, đã có 1 cháu trai 4 tuổi. Năm 2009 chồng tôi được hưởng thừa kế là căn nhà mà chúng tôi ở từ trước đến nay. Do vợ chồng tôi có sự cách biệt về lối sống nên tôi muốn ly hôn vậy tôi muốn hỏi LS 1 số vấn đề sau: + Sau khi ly hôn tôi có được chia phần tài sản mà chồng tôi được thừa kế hay không? + tôi muốn nuôi con tôi thì cần phải cần những điều kiện gì(tôi không cần chồng tôi cấp dưỡng nuôi con). Mong luật sư hướng dẫn cụ thể cho tôi về thủ tục ly hôn cần có những gì? Chân thành cảm ơn luật sư
Chồng bạn được thừa kế căn nhà theo pháp luật hay theo di chúc. Nếu thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc mà chỉ có tên chồng bạn thì từ khi thừa kế đến nay gia đình bạn có tôn tạo sửa chửa căn nhà không. Nếu không thì hầu như bạn sẽ không được chia phần tài sản này. Nếu có thì bạn có thể yêu cầu chồng bạn thanh toán lại 1/2 giá trị tăng thêm của căn nhà do tôn tạo. Nếu thừa kế theo di chúc mà trong di chúc có tên bạn thì bạn cũng được chia phần tài sản này. Đối với việc nuôi còn thì phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc cho đứa trẻ tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con thuộc về người nào. Tuy nhiên thường thì ưu tiên cho người mẹ nuôi con. Để được quyền nuôi con bạn phải chứng minh được mình là người đủ điều kiện nuôi dưởng đứa trẻ.
Vợ chồng chú tôi có hai người con (người anh đã có vợ 2 con, người em chưa vợ) và vợ chồng chú có 1 tài sản chung là Quyền sử dụng đất. Hai vợ chồng đã có quyết định ly hôn của tòa. Một thời gian sau thì bà vợ chết đột ngột không để lại di chúc gì. Giờ ông chú muốn bán miếng đất đó, nhưng 2 người con : người anh thì hiện mất thông tin liên lạc, còn người em thì không đồng ý cho ba mình bán lô đất đó. Vậy trường hợp này làm cách nào để chú tôi bán được miếng đất đó? Và trong trường hợp bán được thì việc chia tiền đất bán được đó như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Theo quy định thì chú của bạn chỉ có quyền quyết định đối với một nửa mảnh đất trên. một nửa còn lại là của người vợ và do người vợ mất không để lại di chúc nên sẽ được chia theo pháp luật. Để có thể chuyển nhượng mảnh đất thì chú của bạn phải có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong đó có ý kiến của toàn bộ những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất đồng ý để lại phần di sản được hưởng của mình cho chú bạn. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Thân chào luật sư ! Tôi có một số thắc mắc xin luật sư giải đáp giúp Vợ chồng tôi lấy nhau được hơn 20 năm, nhưng thời gian gần đây có nhiều mâu thuẫn và có ý định ly hôn. Vậy tôi xin luật sư giải quyết giúp tôi việc sau: Vợ chồng tôi có 2 đứa con, một đứa 16 tuổi và 1 đứa 20 tuổi. Tài sản chung của chúng tôi hiện có 2 căn nhà. Nếu ly hôn thì 2 đứa con tôi sẽ do tôi nuôi dưỡng,nhưng chồng tôi lại có ý chia đôi tài sản. Con gái lớn của tôi đã đủ tuổi vị thành niên, tôi muốn con tôi cũng có quyền được phân chia tài sản nhưng chồng tôi kiên quyết phản đối.Vậy tôi xin hỏi luật sư trường hợp trên giải quyết như thế nào? Tôi muốn con tôi cũng có quyền sở hữu một phần tài sản của chúng tôi. Tôi mong luật sư trả lời tôi sớm! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu chia tài sản thì hai bên có quyền trình bày ý kiến để tòa án xem xét giải quyết nếu hai bên ko tự giải quết được. Về nguyên tắc tài sản chung trong thời gian hôn nhân phải chia đôi nếu hai bên ko có thỏa thuận nào khác. Tài sản của hai vợ chồng chị tạo lập trong thời gian hôn nhân là tài sản chung của hai vợ chồng và con cái tuy ở chung trong nhà nhưng nếu không có công sức đóng góp tạo lập thì không có quyền gì về tài sản của cha mẹ mình trừ quyền thừa hưởng di sản khi cha mẹ qua đời hoặc được cha mẹ đồng ý chuyển nhượng tài sản. Do vậy, tài sản sẽ được chia đôi cho chị và chồng chị. Con gái lớn đã thành niên nên cha mẹ không còn trách nhiệm cấp dưỡng. Con 16 tuổi chưa thành niên nếu chị nuôn thì chồng chị phải cấp dưỡng nuôi con đến khi được 18 tuổi. Con cái ko có quyên gì đối với tài sản của cha mẹ như trên đã trình bày trừ khi cha hoặc mẹ đồng ý chuyển một phần hoặc toàn bộ phần tài sản của mình cho con.
Chào các Luật Sư! Tôi năm nay 32 tuổi, có công việc ổn định tại 01 ngân hàng với mức lương 06 triệu đồng/ tháng; vợ tôi 30 tuổi, hiên là giáo viên mới mức lương 2.5 triệu đồng/tháng. Chúng tôi cưới nhau từ năm 2006 đến nay đã được 02 con. Cháu trai lên 5 tuổi còn cháu gái lên 3 tuổi. Nếu vợ chồng tôi quyết định ly hôn thì tôi có được nuôi cả hai con không? Làm thế nào để tôi được quyền nuôi cả hai con? Xin kính nhờ các Luật Sư tư vấn cho tôi. Trân trọng cám ơn!
Thông thường, khi ly hôn,nếu vợ chồng ko thỏa thuận được chuyện nuôi thì tòa án sẽ quyết định căn cứ vào khả năng, điều kiện của từng người và nhất là quyền lợi về mọi mặt của trẻ nhỏ. Điều kiện để nhận nuôi con sau ly hôn thường là bên kia ko nhận nuôi, khả năng về tài chính, thu nhập, điều kiện về chỗ ở, giáo dục, môi trường sống... nhằm đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho đứa trẻ được nươi dưỡng, giáo dục và chăm sóc tốt. Do vậy, trong trường hợp bạn muốn nhận nuôi hết hai con và vợ bạn cũng muốn dành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh các điều kiện nêu trên của bạn là vượt trội để tòa xem xét, quyết định.
Gia đình bạn tôi sắp ly hôn do người chồng nghi ngờ người vợ phản bội anh ta, gia đình này có 2 người con gái (7 tuổi và 3 tuổi) và hiện tại anh chồng đã mang hết cả 2 người con về quê mình còn người vợ 2 ngày hôm nay đã gần như mất hồn thơ thẩn suốt ngày lúc nào cũng nghĩ đến con rồi xem ảnh con mà khóc, về nhà thì tìm con khắp nhà...tôi là bạn nên tôi quá xót ruột trước hoàn cảnh đó nên muốn làm một điều gì đó giúp người bạn này của tôi kính mong luật sư giúp đỡ. Nếu gia đình bạn tôi ra tòa ly dị thì người vợ có được quyền nuôi 1 trong 2 người con hay không? Nếu gia đình nhà chồng cứ bắt cả 2 đứa con mang về quê nuôi không cho gia đình nhà vợ nuôi thì gia đình nhà vợ có được khởi kiện hay không? Nếu gia đình nhà chồng nhận được giấy triệu tập của tòa mà ko mang theo con đến hoặc không đến tham dự phiên tòa thì gia đình nhà vợ phải làm gì để được nuôi con. Mong nhận được hồi âm của luật sư sớm. Xin chân thành cảm ơn luật sư
Nếu vợ hoặc chồng muốn ly hôn thì khởi kiện ra tòa để được giải quyết. Trong quá trình giải quyết tòa sẽ hướng các bên thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì tòa sẽ đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp một bên cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt nếu đã tống đạt hợp lệ đến 2 lần. Khi bản án có hiệu lực pháp luật mà bên bị thi hành không tự nguyện thì bên được thi hành sẽ yêu cầu Chi cục thi hành án can thiệp. Vấn đề mà bạn muốn đó là quyền nuôi con. Để được nuôi con, bạn sẽ chứng minh một số yếu tố sau: Chỗ ở, thu nhập, khả năng nuôi dạy con, tư cách đạo đức, môi trường sống để đứa trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất.
Khi kết hôn, vợ tôi nhập hộ khẩu về gia đinh tồi. Do mẫu thuẫn chúng tôi đã thuận tình ly hôn vào tháng 8 năm 2009. Sau đó, vợ tôi về nhà cha mẹ đẻ sống. Tôi có đến Công an xã yêu cầu xóa tên vợ tôi trong hộ khẩu nhưng Công an xã từ chối. Công an xã trả lời tôi như vậy có đúng không?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2006 thì các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú bao gồm: - Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; - Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; - Đã có quyết định hủy đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này; - Ra nước ngoài để định cư; - Đã đăng ký thường trú ơ nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ơ nơi cư trú cũ. Như vậy, vợ chồng anh ly hôn không thuộc trường hợp bị buộc xóa đăng ký thường trú. Tuy nhiên, do vợ anh thay đổi chỗ ở nên trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển về nhà cha, mẹ đẻ ở, vợ anh phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Luật Cư trú. Việc từ chối xóa đăng ký thường trú của vợ anh trong Sổ hộ khẩu gia đình khi vợ anh chưa cắt khẩu chuyển đi của Công an là đúng.
Chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn từ 12/2010 và đến giờ có một đứa con trai 19 tháng tuổi. Trong cuộc sống gia đình chồng tôi là một người vô trách nhiệm với gia đình, suốt ngày chơi bời cờ bạc lô đề không chí thú làm ăn và có tính ghen tuông mù quáng. Tôi đã bị bạo hành về cả tinh thần thể xác và vật chất trong một thời gian dài nhưng tôi đã chịu đựng và tha thứ cho anh ta rất nhiều lần để anh ta thay đổi nhưng đến bây giờ anh ta vẫn vậy. Giờ tôi muốn đơn phương ly hôn và trong thời gian chờ tòa án giải quyết thì tôi muốn mang con theo nhưng anh ta dọa giết tất cả tôi và không cho mang con đi theo mặc dù thời gian này anh ta bỏ nhà đi mất 15 ngày và con của tôi được ông bà nội trông chứ chồng không trông. Anh ta đã có vợ và con mà lúc nào cũng ngửa tay xin vợ và mẹ tiền. Mong luật sư trả lời giúp tôi. Tôi biết là về nguyên tắc con chưa đến 36 tháng thì mẹ được toàn quyền nuôi nhưng gặp chồng tôi là người giang hồ hơi tí là bảo giết và chém nên tôi rất lo lắng về vấn đề quyền nuôi con.
Pháp luật đã quy định khi giải quyết ly hôn nếu con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ nuôi nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác. Do vậy, nếu bạn vẫn quyết tâm được nuôi con và có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con thì chồng bạn và bên nội cháu bé không có quyền làm khác đi được vì phải thượng tôn pháp luật. Việc chồng bạn dọa giết tất cả vì có tính côn đồ là một vấn đề bạn phải hết sức lưu ý, không được xem thường nhằm tránh việc anh ta làm bậy và hậu quả sẽ hết sức đáng tiếc. Do vậy, trưới hết là phải kiên trì thuyết phục làm an lòng gia đình bên chồng về việc bạn nuôi con, tuy biết là pháp luật bảo vệ mình nhưng cũng không nên khinh xuất, xem thường mà phải có chữ tâm trong giải quyết. Khi đã gơi đơn xin đơn phương ly hôn thì cần có cách bảo vệ con, phải với cơ quan công an, chính quyền can thiệp ngay khi thấy nguy cơ ảnh hưởng đến sự an nguy của con mình, cần hết sức tỉnh táo và kiên trì, dũng cảm và liên hệ tòa án để giải quyết dứt điểm.
Năm 2006, tôi kết hôn nên đã nhập hộ khẩu vào gia đình nhà chồng ở Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay tôi và chồng đã ly dị, tôi muốn xin tách khẩu khỏi gia đình nhà chồng và nhập lại hộ khẩu vào gia đình nhà tôi (Nam Định). Luật sư cho tôi hỏi, như vậy có được không ạ? Thời hạn giải quyết là bao lâu?
Theo quy định Luật cư trú trường hợp có cùng chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; - Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn lấy chồng và nhập khẩu vào gia đình nhà chồng, bạn có chỗ ở hợp pháp và được sự cho phép của chủ hộ cho phép nhập hộ khẩu vào gia đình họ nên bạn và gia đình có quyền tách sổ hộ khẩu theo điểm b Khoản 1 Điều 27 trên. Tuy nhiên trong trường hợp của bạn muốn tách sổ hộ khẩu cần có sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản và người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đối với trường hợp bạn muốn chuyển khẩu về gia đình nhà bố mẹ đẻ: Theo quy định tại Điều 19 Luật cư trú về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Như vậy, khi bạn có chỗ ở hợp pháp ở Nam Định thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Để đăng ký thường trú tại Nam Định, bạn cần thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 21 Luật cư trú và được sự đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của chủ hộ nơi đến (bố, mẹ đẻ của bạn) . Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tháng 10 năm 2012 vợ chồng tôi ly hôn. Chúng tôi có một con chung là cháu Nguyễn Văn Long, tại thời điểm đó cháu được hơn 1 tuổi nên tôi là người nuôi cháu. Hàng tháng chồng tôi chu cấp cho con chúng tôi là 200.000 đồng. Thời gian gần đây, chồng tôi thường xuyên đưa cháu về quê nội và đến thăm con thì không báo trước. Tôi đã giải thích về quyền nuôi con sau khi ly hôn nhưng chồng tôi không nghe. Tôi có thể giải quyết việc trên như thế nào?
Sau khi ly hôn, Tòa án quyết định giao con cho chị chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì chồng chị không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cháu nên chồng chị có quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”. Do đó, chồng chị có quyền được thăm nom cháu Long nhưng không được lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây khó khăn cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé. Thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi lạm dụng quyền thăm nom con của người chồng (hoặc người vợ). Trường hợp chồng chị cố tình lạm dụng quyền thăm nom để không cho chị tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng con, gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc cháu bé, chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người chồng.
Tôi sinh con trai cuối năm 2010, tôi và chồng tôi ly hôn tháng 8/2011. Tòa xử tôi nuôi con. Tôi không yêu cầu chồng tôi đóng góp tiền nuôi con, mà là "tùy ở cái tâm" của người chồng. Trong trích lục án mà tôi nhận được từ tòa là tạm hoãn phụ cấp nuôi con của chồng tôi đến khi nào tôi có yêu cầu. Người chồng có quyền đến thăm con không ai được ngăn cấm. Tại sao anh ta không đóng góp mà vẫn có quyền thăm con? Từ ngày tòa xử đến nay anh ta chưa bao giờ đóng góp tiền nong gì, anh ta có đến nhà tôi vài lần trong lúc tôi đi làm vắng nhà chỉ có mẹ tôi và con tôi ở nhà... và tự ý vào nhà không xin phép mẹ tôi lúc đó. Tôi xin hỏi tòa xử thế có đúng không? Bây giờ tôi không cho anh ta gặp con tôi có được không?
Tại đoạn 2 khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Tại điểm mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92). a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó, thì toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con. b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý. c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng. Căn cứ đoạn 2 điểm a ở trên thì bạn trả lời là “tùy ở cái tâm” nghĩa là không có yêu cầu cụ thể số tiền mà bên không trực tiếp nuôi con phải đóng góp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp này mà tòa án không giải thích rõ về việc yêu cầu cấp dưỡng là quyền lợi của con thì tòa án chưa làm đúng. Trong bản án có câu là việc tạm hoãn sẽ chấm dứt khi bạn có yêu cầu. Như vậy, bạn có thể gửi yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho tòa án để xem xét giải quyết. Việc quyết định mức cấp dưỡng thì tòa án căn cứ vào sự tự nguyện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện, tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng. Khi tòa án quyết định mức tiền cấp dưỡng sẽ cân nhắc tới điều kiện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, tình hình thực tế của đời sống sinh hoạt của cháu nhỏ. Tòa án cũng sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Cuối cùng, bạn muốn hỏi là có thể không cho chồng cũ thăm con có được không. Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 về quyền thăm nom con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”. Như vậy, nếu việc thăm nom đó không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc của bạn thì bạn không thể cấm được.
Tôi kết hôn được 5 năm, đã có 2 con, 1 con gái 5 tuổi và 1 con trai 4 tuổi. Nay đời sống hôn nhân trục trặc, bác sỹ kết luận con trai tôi bị rối loạn ngôn ngữ do vợ tôi là người Hoa, còn tôi là người Việt. Hiện, cháu đã được 4 tuổi mà vẫn chưa nói được. Bác sỹ khuyên chỉ nên sử dụng 1 ngôn ngữ để dạy trẻ trước, nhưng vợ tôi không nghe. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn, xin cho hỏi ly hôn như thế thì quyền lợi về con cái và tài sản của tôi được chia như thế nào? Tài sản chung của 2 vợ chồng tôi tỷ lệ 6/4 (tôi 6 phần; vợ tôi 4 phần).
1. Về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ, chồng Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận (khoản 1 Điều 28). Tương ứng với mỗi chế độ tài sản thì khi ly hôn sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc khác nhau. Theo đó, khoản 1 Điều 59 Luật này quy định: - Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. - Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. Căn cứ các quy định nêu trên, nếu việc thỏa thuận phân chia tài sản chung theo tỷ lệ 6/4 (như anh trình bày) không phù hợp với quy định tại Điều 47 và Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về hình thức và nội dung của thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ, chồng thì việc phân chia tài sản của vợ chồng anh sẽ áp dụng chế độ tài sản theo luật định. Khi đó, anh và vợ sẽ phải thỏa thuận về việc phân chia khối tài sản này. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ giải quyết theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.” 2. Về quyền và nghĩa vụ với con Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, vợ chồng anh chị cần phải tiến hành việc thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Ngày 22/10/2007, Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin đã tiến hành xét xử công khai vụ kiện ly hôn giữa tôi và chồng tôi là ông Lê Xuân Nam tại bản án số 12 tòa án đã tuyên chia tài sản cho tôi diện tích 8525m 2 nằm trong diện tích đất 17050m 2 tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W 844786 thửa đất số 37 tờ bản đồ số 22 và chia cho ông Lê Xuân Nam diện tích 8525m 2 nằm trong diện tích đất 17050m 2 tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W 844786 thửa đất số 37 tờ bản đồ số 22 Sau khi ly hôn tôi đã rời khỏi địa phương đi làm ăn, sinh sống tại Đăk Nông. Phần diện tích đất được chia tôi cho ông Lê Diễn là em ruột của ông Lê Xuân Nam để thay tôi quản lý sử dụng. Đến tháng 2/2012 ông Lê Xuân Nam viết giấy tay chuyển nhượng cho ông Lê Xuân San diện tích 7000m 2.  Đến ngày 13/5/2013, tôi mới phát hiện ông Lê Xuân Nam đã chuyển nhượng cho ông Lê Xuân San khi đo đạc lại thực tế thì tôi còn lại diện tích 6000m2 không đủ diện tích như bản án đã tuyên cho tôi. Lý do giấy chứng nhận quyền sử dụng dất số W844786 cấp với diện tích là 17 050m2 là sai so với diện tích thực tế vì diện tích thực tế từ trước tới nay là 13 000m2. Nay tôi yêu cầu ông Nam lấy diện tích đất thực tế 13 000m2 chia đôi. Tôi nhận 6500 ông Nam nhận 6500m2 nhưng ông Nam không chịu.  Thực tế từ khi bản án có hiệu lực tôi không biết phải yêu cầu thi hành án như thế nào? Vậy tôi kính trình bày đến quý luật sư mong được sự quan tâm tư vấn của quý luật sư. Tôi xin chân thành cám ơn.
Mời bạn tham khảo 1 số quy định của Luật Thi hành án dân sự như sau: Điều 3 1 . Đơn yêu cầu thi hành án 1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây: a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; d) Nội dung yêu cầu thi hành án; đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. 2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân. Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. 3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này. Điều 3 2 . Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án 1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây: a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự; b) Gửi đơn qua bưu điện. 2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi
Chúng tôi ly hôn đến nay cũng đã 2 năm rưỡi, con chung là cháu trai 2 tuổi rưỡi. Cháu ở với mẹ và ông bà ngoại. Tôi vẫn thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con theo quy định của pháp luật. Vì thời gian qua lại thăm con ít nên vấn đề giáo dục cháu rất khó khăn. Cháu đã 2 tuổi rưỡi rồi mà chưa lần nào được đưa cháu về nhà thăm ông bà nội cháu và các anh chị em, đó cũng là sự thiệt thòi lớn đối với tuổi thơ của cháu. Khi cháu sinh ra gia đình ngoại cháu đã tự ý đăng ký giấy khai sinh cho cháu, đến nay tôi cũng chưa được nhìn thấy giấy khai sinh đó một lần nào cũng không biết có ghi tên tôi là bố cháu nữa hay không, mặc dù có 2 lần tôi đã hỏi xem và xin bản sao để làm một số việc mang quyền lợi cho cháu. Đến nay tôi thấy cháu có vấn đề về sự giáo dục, tôi nghĩ nếu không can thiệp thì tương lai sẽ rất nghiêm trọng. Theo quy định của pháp luật thì có nghĩa vụ cấp dưỡng và chỉ có quyền thăm nom, giáo dục cháu tại nơi cháu ở. Thời gian, không gian, môi trường giáo dục,... rất hạn chế. Ngoài ra còn các yếu tố khác nữa. Thật là khó. Để đảm bảo lợi ích cho con về tuổi thơ, tương lai của cháu không chịu nhiều thiệt thòi và đặc biệt là sự giáo dục, nay tôi có ý định sẽ thỏa thuận với mẹ cháu, ông bà ngoại cháu một số vấn đề và lập thành bản thỏa thuận. Vậy tôi rất mong luật sư giúp đỡ tư vấn cho tôi phải làm gì trong hoàn cảnh này. Tôi cũng đã chuẩn bị một bản thỏa thuận kèm theo nhờ luật sư xem có gì chỉ dẫn giúp tôi. Tôi xin chân chân thành cảm ơn!
Việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giao cho một trong hai người, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nếu hai bên muốn thay đổi việc thăm nom, chăm sóc cháu bé thì có thể thỏa thuận với nhau, nếu có thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con thì phải gửi lên Tòa án có thẩm quyền. Nếu anh có thể thỏa thuận được với vợ anh như nội dung trong Bản thỏa thuận mà anh soạn thì cứ theo thỏa thuận mà thực hiện.
Chào luật sư! Tôi và chồng tôi ly hôn từ 3 năm trước, chúng tôi có 1 con chung bây giờ bé đã 4 tuổi. Lúc ly hôn chồng tôi không giành quyền nuôi con và tôi đã nuôi con tôi đến bây giờ. Bây giờ chồng tôi đòi chứng minh tài chính để giành lại quyền nuôi con, luật sư cho tôi hỏi chồng tôi đòi giành quyền nuôi còn như vậy có đúng không? Và tôi nghe nói là khi bé được 10 tuổi thì có quyền lựa chọn người nuôi dưỡng (giữa bố và mẹ) như vậy có đúng không. Mong luật sư tư vấn gấp, xin cảm ơn!
Như vậy bạn đã nuôi con một mình được ba năm. Nay chồng bạn yêu cầu thay đổi người nuôi con. Muốn giành được quyền nuôi con anh ta phải chứng minh một số vấn đề cần thiết như: kinh tế của bạn không có đủ khả năng nuôi con,đạo đức phẩm chất của bạn không đủ tư cách để nuôi con, hoặc trong ba năm qua bạn đã không quan tâm đến con mà bỏ mặc...v v. Nếu chứng minh được một trong các điều kiện đã nêu trên thì Tòa án có thể sẽ thay đổi người nuôi con để đảm bảo mọi mặt tốt nhất cho trẻ em. Luật cũng quy định khi trẻ đủ 9 năm tuổi thì tham khảo ý kiến cháu, tuy nhiên việc quyết định vẫn thuộc về Tòa án sau khi Tòa xem xét toàn diện các vấn đề khác bạn ạ. Tôi đã nhiều năm xét xử tại Tòa, tình huống bạn nêu cũng có xảy ra nhưng ít. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân anh ta đòi nuôi con nhé.
Xin chào Luật sư Tôi lấy chồng được 10 năm nhưng chưa có con. Thời gian gần đây chúng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và đang chuẩn bị ly hôn. Khi chúng tôi lấy nhau thì chưa có nhà, sau đó bố mẹ tôi có xây cho chúng tôi 1 căn nhà cấp 4 trên đất của bố mẹ tôi. khi xây nhà hoàn toàn là tiền của bố mẹ tôi, sau đó bố mẹ tôi sang tên mảnh đất cho tôi. Đến nay chúng tôi cũng mới trả được 1/2 số tiền trên.  Vậy xin hỏi lụât sư: - Mảnh đất và nhà mang tên tôi có phải là tài sản chung hay không - Sau khi ly hôn thì tôi có phải chia ngôi nhà đó cho chồng tôi không Cảm ơn luật sư
Thứ nhất: Tài sản của bố mẹ bạn là nhà và đất, cho bạn trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên mảnh đất đứng tên 1 bạn, nhưng bạn không làm thủ tục đó là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, thì đó vẫn là tài sản chung bạn nhé. Thứ hai: Nếu là tài sản chung, thì khi ly hôn toà án sẽ chia đôi số tài sản hai vợ chồng bạn có được trong thời kỳ hôn nhân.
Tôi và vợ tôi hiện ly thân đã lâu.chúng tôi có đứa con trai đến 8/10 là tròn 4 tuổi.hiện hộ khẩu vợ tôi ở việt trì hộ khẩu của tôi ở hòa bình vậy giờ tôi và vợ muốn chuyển khẩu của con trai tôi về với tôi có được không và thủ tục làm nhu thế nào.vợ chồng tôi vẫn chưa ly hôn chỉ muốn chuyển riêng khẩu của con trai về với tôi thôi .
Con của bạn đang ở chung hộ khẩu bên vợ này muốn chuyển khẩu về bên cha thì bạn thự hiện thủ tục cắt và chuyển khẩu bình thường theo diện con nhập theo cha. Cụ thể bạn đến công an để họ hướng dẫn chi tiết thủ tục nhé.
Cách đây khoảng 7 tháng anh tôi và chị dâu tôi ly hôn. 2 người ở với nhau có 2 đứa con, đứa lớn 5 tuổi và đứa nhỏ là 2 tuổi, khi ly hôn thì mỗi bên nuôi 1 đúa, anh tôi nuôi đứa lớn, chị dâu tôi nuôi đứa nhỏ. Tôi muốn hỏi là khi tôi đọc luật về ly hôn thì trong luật có nói là nếu 2 vợ chồng thuận tình ly hôn và mỗi bên nuôi 1 đứa (đứa trẻ đều thuộc diện chưa/không có khả năng tự nuôi, chăm sóc bản thân như chưa đủ 18 tuổi, có bệnh, tật, ...) thì vấn đề cấp dưỡng sẽ do 2 bên tự thỏa thuận có cấp dưỡng hay không và ai là người cấp dưỡng. Nếu 2 bên thỏa thuận không cấp dưỡng thì sẽ không có việc cấp dưỡng, hoặc bên nào đồng ý cấp dưỡng thì bên đó mới có trách nhiệm cấp dưỡng hoặc cả 2 bên cùng cấp dưỡng cho nhau. Trong phiên hòa giải anh tôi trình bày rõ là anh tôi hiện không có khả năng cấp dưỡng mà chỉ có khả năng nuôi 1 bé là bé lớn. Thế nhưng sau đó, anh tôi lại bị tòa ra quyết định là "có nghĩa vụ" phải cấp dưỡng cho chị dâu tôi. Tôi thấy thật lạ lùng và bất công, 2 người mức lương tương đương nhau, mỗi bên nuôi 1 đứa con vậy tại sao anh tôi lại có nghĩa vụ phải cấp dưỡng? Và thuận tình ly hôn thì chuyện cấp dưỡng vốn dĩ do 2 bên thỏa thuận chứ sao ở đây tòa lại là người ra quyết định bắt anh tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng? Nhiều người tôi hỏi thì nói rằng đó là do anh tôi đồng ý với biên bản thỏa thuận. Quả thật anh tôi có ký tên trong biên bản đó nhưng anh tôi nghĩ tòa sẽ chỉ làm theo như sự thỏa thuận của 2 bên trong phiên hòa giải chứ không tự ý quyết định nên không xem biên bản mà đã ký vào vì vậy anh tôi hoàn toàn không biết rằng trong biên bản có khoản rằng anh tôi có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho chị tôi. Nhiều người lại nói sau phiên hòa giải có mấy ngày tòa cho phép về xem lại biên bản và cần thiết có yêu cầu sửa đổi thì có thể làm đơn đưa lên để tòa xem xét sửa đổi sao không làm thì càng lạ hơn vì tòa sau phiên hòa giải hoàn toàn không đưa bất kỳ giấy tờ gì cho anh tôi cả. Ngay cả khi ra quyết định cũng giao cho anh tôi rất trễ, thậm chí anh tôi phải lên đòi mới có bản sao quyết định của tòa. Còn biên bản thì sau đó anh tôi thắc mắc lý do sao anh tôi phải cấp dưỡng nên muốn xem lại biên bản thì làm đơn mấy lần tòa đều không nhận và không cho phép anh tôi trích lục biên bản mà đúng ra anh tôi được phép làm. Rốt cuộc suốt mấy tháng lên tòa khiếu nại không giải quyết được gì tôi phải nhờ 1 luật sự mà bạn tôi quen biết để nhờ lấy giúp thì ông ấy mới lấy giúp 1 bản photo biên bản cho anh tôi xem lại. Sao anh tôi lại phải cấp dưỡng trong trường hợp này? Và chuyện giao biên bản cho mỗi bên về xem lại trong 7 ngày để có thể sửa đổi bổ sung gì đó là thế nào? Nó có đúng vậy không? Nếu đúng thì tòa chỗ chúng tôi làm việc như vậy có đúng không ạ? Anh tôi có thể thay đổi được vấn đề cấp dưỡng này không thưa Luật Sư? Vì thực tế là anh tôi không có khả năng cấp dưỡng. Mức lương của anh ấy là 6 triệu chỉ cao hơn chị dâu tôi 1 triệu nhưng chỗ anh ấy làm không bao cơm mà bắt phải đóng tiền ăn mỗi tháng là hơn 1 triệu rồi, và anh ấy còn 1 khoản nợ nữa, mà nợ này anh ấy vay lúc chị dâu tôi sanh đứa con thứ 2, đến giờ chưa trả xong do sau đó anh ấy vay thêm để mua xe cho chị ấy làm nợ kéo dài tới bây giờ. Nên với những khoản chi phí đó thì anh tôi chỉ còn vừa đủ tiền chăm sóc cho đứa lớn mà anh ấy nuôi, làm sao còn tiền cấp dưỡng cho đứa nhỏ?! Đó cũng là lý do tôi thấy thật lạ khi tòa phán quyết anh tôi phải cấp dưỡng đến 1,5 triệu.
Một trong vấn đề giải quyết cho ly hôn là vấn đề cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thể thỏa thuận được thì tòa án mới quyết định giao con cho ai nuôi và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Do anh bạn không có ý kiến nên coi như đã thỏa thuận xong. Trong hạn 7 ngày khi có biên bản thỏa thuận mà anh bạn cũng không có ý kiến gì thì coi như đã đồng ý nên thi hành. Sau này anh bạn có quyền nộp đơn trở lại yêu cầu xem xét việc nuôi con và vấn đề cấp dưỡng tại Tòa án để xem xét về thay đổi quyền nuôi con.
Tôi năm nay 30 tuổi, đã hết hôn được 5 năm. Hiện tại chúng tôi đang có 1 bé gái 3 tuổi. Chồng tôi đang rất muốn tôi sinh cháu thứ 2. Tuy nhiên từ khi kết hôn đến nay, vợ chồng tôi luôn lục đục và đã vài lần viết đơn ly hôn, tuy không gửi. Chồng tôi ít hơn tôi 2 tuổi, như hầu hết những ông chồng khác rất ham chơi và không bao giờ chia sẻ công việc nhà với vợ và cũng không chăm sóc con cái. Toàn bộ các công việc đó 100% đều do tôi phải tự làm. Tôi là cán bộ 1 nhà máy lớn (nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa- hiện tại đang trong giai đoạn xây dựng), có hợp đồng không thời hạn và thu nhập trên 15 triệu 1 tháng. Bên cạnh những tật xấu trên, chồng tôi còn thường xuyên tham gia các tệ nạn như chơi bài, lô, đề. Vậy, với những điều kiện như kể trên,  trường hợp sau khi sinh cháu thứ 2, hai vợ chồng tôi ly hôn, tôi có thể được quyền nuôi dưỡng cả 2 cháu không. - Về trình độ học vấn: Chồng tôi chưa tốt nghiêp PTTH, tôi có bằng thạc sỹ Kinh tế và ĐH sư phạm - Về kinh tế: Gia đình tôi có 1 công ty riêng do chồng tôi làm giám đốc, đứng tên 59.1% số vốn góp, tôi đứng tên 40.9% - Về chỗ ở, chúng tôi cùng sở hữu 1 căn nhà. Nếu ly hôn tôi sẽ dọn về ở khu cư xá của Nhà máy và để lại nhà cho chồng tôi.
Chồng em chấp nhận "lái máy bay bà già" thì đôi lúc cũng đã không bình thường so với quy luật chung của xã hội ! còn em lại có trình độ và là cán bộ nên tư tưởng khác với chồng em, anh nghĩ là phụ nữ thì nên bỏ tự ái, tự cao thì mới có cơ hội đoàn tụ ! Nếu đã ly hôn thì con dưới 36 tháng sẽ do mẹ nuôi, còn trên 36 tháng sẽ do Tòa án quyết định
Vợ chồng tôi đã ly hôn được 2 năm, tôi được quyền nuôi con. Sau khi ly hôn chồng tôi đã cắt khẩu của tôi ra khỏi nhà chồng nhưng lại giữ hộ khẩu đứa con lại. Sau thời gian ly hôn, chồng tôi lên thăm con được 1 lần và không thực hiện cấp dưỡng đầy đủ. Nay tôi muốn cắt khẩu của con tôi theo tôi để tiện làm thủ tục nhập học cho cháu ở Hà nội . Vì chồng tôi ở tỉnh. Tôi đã nhiều lần đề cập đến vấn đề xin lại hộ khẩu của con nhưng chồng tôi nói: Tao thích như thế làm j được tao, tao không cho cắt. Tôi thực sụ không thể thỏa thuận được với chồng. Xin hỏi luật sư trong hoàn cảnh của tôi, tôi có thể kiện chồng tôi ra tòa theo Luật tự do cư trú hay luật j và phải làm như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo tôi chị có thể kiện ra Tòa yêu cầu thực hiện theo Luật cư trú và Luật bảo vệ bà mẹ và trẻ em vì chồng cũ chị làm vậy là cản trở gây khó khăn cho việc đăng ký cho con chị học hành sau này và không được sự chăm sóc đầy đủ của người mẹ vì nguyên tắc con phải cùng hộ khẩu mẹ và thực tế chị cũng đang thực hiện quyền trực tiếp nuôi con.
Tôi và vợ tôi đăng ký kết hôn năm 2006, đến năm 2012 tôi đi công tác xa nhà, Vợ tôi đã có tư tình với 1 người làm cùng cơ quan ( cũng đã có vợ ), đến tháng 12 tôi bắt quả tang 2 người đã có quan hệ bất chính 2 người đã viết bản cam kết thừa nhận và tôi đã tố cáo sự việc trên trước tổ chức Đảng và cơ quan 2 người công tác,nay đang trong thời gian xác minh xử lý vụ việc, tôi đã làm đơn xin ly hôn đơn phương ra tòa. Hiện nay 2 vợ chồng tôi có 2 đứa con gái:1 cháu sinh năm 2007, 1 cháu sinh năm 2013. Theo luật thì cháu bé dưới 3 tuổi do mẹ nuôi,đứa lớn trên 7 tuổi thì được quyền lựa chọn. Vợ tôi đòi dành quyền nuôi cả 2 cháu, cháu lớn 8 tuổi cũng muốn ở với mẹ. Bây giờ tôi có bằng chứng chứng minh việc quan hệ bất chính và ngoại tình trong khoảng thời gian dài vậy tôi có thể  kiện và bác tư cách nuôi con của vợ để dành quyền nuôi con được không? Với lý do vợ tôi không đủ đạo đức nhân phẩm để nuôi dạy con cái. Về công việc thì cả tôi và vợ tôi đều ổn định. Rất mong được sự tư vấn của các bạn!
Theo quy định của Điều 81Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì "Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con." Như vậy có thể thấy Cụ thể Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên 03 (ba) phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng: 1) Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; 2) Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ 3) Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên) Lưu ý: Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. Như vậy, để giành được quyền nuôi con bạn cần chứng mình được khi ở với bạn con bạn sẽ được phát triển đảm bảo về mọi mặt hơn ở với vợ bạn, mà vấn đề bạn trình bày về nhân cách của vợ bạn có thể cũng sẽ là 1 lợi thế đối với bạn Nhưng cũng như bạn trình bày thì hiện nay con nhỏ của bạn chưa đủ 3 tuổi nên vợ bán sẽ được ưu tiên quyền nuôi con, và con lớn của bạn trên 7 tuổi lại có nguyện vọng ở với mẹ nên tòa cũng sẽ xem xét nguyện vọng của cháu. Tuy vậy, nếu bạn chứng minh được điều kiện của bạn đảm bảo nuôi con tôt hơn vợ bạn thì tào án cũng sẽ xem xét giải quyết./ Trường hợp tòa xử quyền nuôi hai con đều thuộc về vợ bạn thì bạn có thể đợi con nhỏ của bạn đủ 3 tuổi trở lên sẽ gửi đơn đến tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Xin luật sư tư vấn giúp : Hiện tại chị Tôi đang hợp thức hoá thì UBND quận yêu cầu văn bản có ý kiến chồng cũ. Nhà chị Tôi mua giấy tay 2002, Lý hôn năm 2007, anh rễ Tôi có quốc tịch Singapore. Vậy anh rễ Tôi phải làm văn bản gì để chị Tôi có thể một mình hợp thức hoá và đứng tên trên sổ hồng. Thành thật cám ơn luật sư
Chào bạn, Theo như nội dung bạn trình bày (dù chưa rõ ràng) thì luật sư cũng đoán ra rằng hai vợ chồng người chị đã ly hôn (năm 2007) và chồng cũ là người nước ngoài. Khi giải quyết ly hôn thì hai vợ chồng không yêu cầu tòa án giải quyết về tài sản nên căn nhà (mua bằng giấy tay năm 2002) vẫn là tài sản chung chưa giải quyết phân chia sau ly hôn. Vì thế, hiện nay chị bạn tiến hành hợp thức hóa đứng tên căn nhà thì cơ quan giải quyết yêu cầu phải có văn bản nêu ý kiến của người chồng đã ly hôn. Theo quy định của pháp luật thì mặc dù về quan hệ hôn nhân đã chấm dứt (tòa đã giải quyết cho ly hôn) nhưng quan hệ về tài sản vẫn tồn tại: Căn nhà vẫn là tài sản chung của hai người nên cả hai đều có quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật. Vì thế, muốn hợp thức hóa đứng tên mình thì cần phải có văn bản nêu rõ ý kiến của người chồng cũ xác nhận căn nhà là tài sản riêng của vợ cũ hoặc là tài sản chung nhưng đồng ý để vợ cũ toàn quyền sở hữu và tiến hành các thủ tục hợp thức hóa đứng tên căn nhà, cam kết không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau. Văn bản thể hiện ý kiến này cần công chứng/chứng thực theo quy định hoặc hợp thức hóa lãnh sự (nếu được lập từ nước ngoài gời về Việt Nam) để gởi cho cơ quan chức năng xem xét giải quyết thủ tục hợp thức hóa căn nhà. Thân chào bạn
Kính chào các luật sư. Tôi có một vướng mắc muốn nhờ các luật sư tư vấn giùm. Em gái tôi lấy chồng được một thời gian ngắn, do thấy em tôi có bệnh thì người chồng em tôi đã chủ động ly thân nhưng hiện vẫn đang sống cùng nhà. Bây giờ người chồng này đã tự làm đơn gửi ra tòa xin ly hôn với em gái tôi, em gái tôi cũng không biết rõ trong đơn ghi nội dung thế nào, được biết kể lại qua người quen thì trong đơn đó có ghi nội dung là khoản nợ chung là 150 triệu, nhưng thực tế em tôi không hề biết khoản nợ đó và không có giấy vay nợ hay chữ kí của em tôi, mà đây là số tiền do người này vay mượn để làm đám cưới với em gái tôi. Khi tổ chức lễ cưới người này có trao lễ cưới cho em tôi với tổng giá trị là 25 triệu. Em gái tôi chưa có con chung cũng như tài sản chung với người này. Vậy tôi muốn biết trách nhiệm của em gái tôi có phải chịu khoản nợ chung này không? Và quyền lợi của em tôi với món đồ mà người này tặng khi lấy em tôi như thế nào? Em tôi có phải chịu các khoản chi phí gì khi là bị đơn ly hôn không? Kính mong  nhận được tư vấn giúp đỡ sớm từ các luật sư.
Người vợ có quyền không đồng ý với khoản nợ mà người chồng đưa ra. Khi đó chồng phải chứng minh rằng nợ này hình thành trong thời kỳ hôn nhân và số tiền đó sử dụng vào cuộc sống chung của vơ chồng. Nếu nợ đó hình thành trước ngày ĐKKH thì đây là nợ riệng của chồng. Trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu có tranh chấp về khoản nợ này thì phần được tòa án công nhận cho chồng người vơ phải chịu án phí (5% số tiền nợ tòa công nhận). Về quà tặng, có lẽ đây là tài sản tặng cho nên người chồng không có quyền đòi lại trừ khi chứng minh đó là tặng cho có điều kiện.
Chúng tôi cưới nhau cuối năm 2011. hiện không còn chung sống với nhau nữa. Vợ tôi ở hà nội, tôi ở tp. hcm. chúng tôi đã sống như vậy từ sau khi cưới. nay tôi muốn ly hôn. Vì cuộc hôn nhân không có mục đích, vợ chồng tôi cãi nhau liên tục. Chúng tôi hiện trưa có con chưa có tài sản gì chung. bây giờ tôi viết đơn ly hôn thì thời gian khoảng bao lâu tôi sẽ được ly hôn. Và tôi có được ly hôn hay không? Mong luật sư trả lời giúp tôi
Trường hợp này bạn có quyền đơn phương ly hôn, nhưng Tòa có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi cư trú của bị đơn (nơi hiện đang sinh sống của vợ bạn - quận X, Tp.Hà Nội) Bạn làm đơn khởi kiện về việc ly hôn + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn + CMND và HK của bạn, xác nhận nơi cư trú hoặc sổ KT3 hoặc hộ khẩu nơi vợ bạn sinh sống + giấy tờ về tài sản chung (nếu có và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản)...
Hiện giờ anh trai tôi đang thực hiện thủ tục ly hôn bằng hình thức khởi kiện ly hôn. Tòa án quận đã ra bản án sơ thẩm, trong đó nêu rõ ngôi nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của anh tôi, và anh tôi có trách nhiệm trả 50% giá trị ngôi nhà cho vợ anh. Trong thời hạn kháng cáo, vợ anh đã nộp đơn kháng cáo, nội dung chủ yếu liên quan tới việc chia tài sản. Tuy nhiên, sau đó vợ anh có yêu cầu anh tôi đưa tiền nhà trước rồi chị sẽ rút đơn kháng cáo. Liên quan tới vụ việc này, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp một số vấn đề như sau: 1. Sau khi Tòa án đã ra bản án sơ thẩm (chưa có hiệu lực pháp luật), thì liệu vợ anh tôi có thể rút đơn xin ly hôn hay không? 2. Anh tôi cũng không muốn phải tiếp tục giải quyết vụ việc tại Tòa án phúc thẩm (nếu có), do đó cũng muốn để vợ anh tự rút đơn kháng cáo. Tuy nhiên anh tôi cũng không tin tưởng chị vợ sau khi nhận tiền sẽ rút đơn. Vậy anh tôi có thể yêu cầu vợ anh cùng ra văn phòng công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trước, sau đó mới đưa tiền cho vợ anh để chị rút đơn kháng cáo được không? Việc này có ảnh hưởng gì tới quyết định thi hành án sau này hay không?
- Nếu người kháng cáo rút đơn thì bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành và người được thi hành phải làm đơn đến thi hành án, trừ trường hợp được tự nguyện thi hành. Người chồng không cần dự phúc thẩm cũng được nếu chắc chắn người vợ rút đơn, bằng không thì nên dự để bảo vệ quyền lợi của mình. - Tài sản đang được tòa án giải quyết thì không công chứng được. - Việc đưa tiền có thể không liên quan đến thi hành án nếu sự giao nhận số tiền đó không liên quan đến việc thi hành bản án tòa tuyên
Em 23 tuổi, ba em muốn em đi qua mỹ nên đã ghép em và họ em (tên thái) lấy nhau vào năm 2011,  nhưng bây giờ năm 2014  em không muốn qua bên mỹ nữa, kể từ lúc đăng ký kết hôn tới nay em không có sống chung với  thái .  em ở vũng tàu còn thái ở long an, hộ khẩu của em cũng được chuyển về dưới long an luôn, em muốn ly hôn nhưng Thái lại ko chịu ký tên ly hôn, trong người em bay giờ không có giấy tờ gì liên quan đến Thái và giấy đăng ký kết hôn cũng không có. nên mọi người có thể chỉ em phải làm sao để được tự ao và thủ tục làm giấy tờ ra sao ?
Bạn cần đến ubnd xã, phường , thị trấn nơi đã đăng ký kết hôn của hai người đề nghị cấp lại giấy đăng ký kết hôn bản sao, sau đó làm hồ sơ khởi kiện ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình tại Tòa án nhân dân nơi Thái có đăng ký hộ khẩu thường trú.
Luật sư cho em hỏi! Hai vợ chồng em cưới năm 2006 có với nhau 1 đứa con và 1 miếng đất nhưng lúc mua chỉ có giấy tay. Do cuộc sống không hòa hợp nên vợ em đã ôm con bỏ đi 2 năm. Tụi em có làm giấy tay xin ly hôn nhưng chưa đưa ra tòa. Giờ em xin ly hôn thì vợ em kêu đưa tiền rồi mới chịu ký giấy ly hôn, em đồng ý đưa 20tr nhưng giờ em sợ đưa tiền rồi thì sau nay vợ em không chịu ký giấy ly hôn. Luật sư cho em hỏi có cách nào mà khi em đưa tiền có thể ràng buộc vợ em thực hiện đúng  lời thỏa thuận hay không?  Các thủ tục ly hôn gồm những gì? Thời gian bao lâu? Xin luật sư giúp em.
Ly hôn là quyền của các bên, không thể bắt vợ hoặc chồng ký vào đơn ly hôn được. Nếu bạn thấy rằng cuộc sống vợ chồng không thể tiếp tục tồn tại thì bạn làm đơn khởi kiện vụ án ly hôn. Sau khi thụ lý, nếu tòa án hòa giải không thành thì sẽ giải quyết cho ly hôn bất kể khi đó vợ bạn có đồng ý hay không Thủ tục: Kèm theo đơn khởi kiện là CMND, hộ khẩu của bạn, ĐKKH, khai sinh của các con và giấy tờ chứng minh tài sản (nếu có). Nếu vợ bạn không cùng hộ khẩu với bạn thì phải nộp kèm bản sao hộ khẩu hoặc giấy tờ xác nhận nơi cư trú của vợ bạn. Thời gian: Tùy theo thiện chí của các bên. Tuy nhiên luật quy định tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày thụ lý.
Chào luật sư: cho em hỏi em muốn ly hôn chồng vì Gia đình chồng quá khắt khe, và chồng là người thiếu bản lĩnh không giải quyết được vấn đề gì, trong cuộc sống luôn sống bám vào lương của vợ không chịu đi làm. Nay đứa con đầu được 20 tháng tuổi và tôi đang mang thai đứa thứ 2 được 3 tháng. 2 vợ chồng quê ở Hà Tĩnh và đang làm việc tại Đồng Nai nay tôi muốn ly hôn thì sẽ nộp đơn ly hôn ở Đồng Nai hay phải về Hà Tĩnh nộp đơn?
Bạn vừa nuôi con nhỏ, lại vừa mang thai nữa. Có mâu thuẫn đến mức phải ly hôn vào thời điểm này không. Tôi nghĩ bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn về tâm lý hoặc nói thẳng với chồng bạn về các vấn đề khúc mắc... Nếu không có lối thoát thì hãy nghĩ đến chuyện ly hôn. Nếu bạn đơn phương ly hôn thì bạn khởi kiện tại Tòa án nơi cư trú của chồng bạn, tức là ở Đồng Nai...
Em với chồng em lấy nhau được 3 năm và có 1 đứa con trai hơn 2 tuổi và bây giờ e đang có bầu đứa thứ 2 dự kiến sinh là 27/2 này...trước kia vợ chồng em suốt ngày cãi nhau..chồng em đã tát em rất nhiều lần.và gần đây chồng em có hay đi chơi từ tối cho tới sáng không về e mnói không được...mấy lần rồi. giờ em muốn làm đơn ly hôn..và dc quyền nuôi con nhug không biết viêt thê nào và cần có những gì?
Bạn có thể làm đơn ly hôn gửi tới tòa án nơi chồng bạn cư trú để được xem xét giải quyết cho ly hôn. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi do mẹ nuôi mà không phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mẹ, Đơn ly hôn của bạn cần trình bày ba nội dung chính là: - Về tình cảm: kết hôn từ khi nào ? Có tự nguyện kết hôn không ? Có đăng ký kết hôn không ? Đăng ký năm nào, ở đâu ? Sống hạnh phúc bao lâu ? Khi nào bắt đầu phát sinh mâu thuẫn ? Lý do mâu thuẫn ? Việc mâu thuẫn đó đã được bạn bè, gia đình, cơ quan, đoàn thể hòa giải chưa ? Hiện nay tình trạng hôn nhân đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được chưa ? Cuối cùng là yêu cầu giải quyết cho ly hôn đơn phương. - Về con cái: Có mấy con, sinh ngày, tháng năm nào ? Đang sống với ai ? Ai là người chăm sóc chính. Do con chưa đủ 3 tháng tuổi nên đề nghị mẹ được nuôi con sau khi ly hôn. - Về tài sản: Có tài sản chung, tài sản riêng gì không ? Có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung không ? Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết chia tài sản chung gồm những thứ tài sản nào ? Có nợ ai không ? Nếu tình trạng hôn nhân chưa trầm trọng thì bạn có thể báo với gia đình, bạn bè hoặc chính quyền địa phương để khuyên can, hòa giải cho hai vợ chồng đoàn tụ.
Thưa luật sư, tôi muốn li hôn với chồng nhưng chồng không đồng ý vì muốn quyền nuôi con (con 18 tháng). Chồng tôi không chịu đưa giấy kết hôn và sổ hộ khẩu để tôi làm đơn. Vậy thưa luật sư tôi phải làm thế nào để được li hôn. Mong luật sư giúp đỡ
Đối với yêu cầu xin ly hôn của bạn, nếu chồng bạn không đồng ý ly hôn thì bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết đơn phương xin ly hôn mà không cần sự đồng ý của chồng bạn. Đối với hồ sơ để nộp tòa án, bạn có thể nộp các bản sao y bản chính của các giấy tờ trên cũng được. Trường hợp không còn bản sao nào khác thì bạn có thể liên hệ UBND phường nơi ĐKKH trước đây để xin trích lục bản sao giấy ĐKKH, đối với sổ hộ khẩu thì bạn có thể làm đơn yêu cầu công an Phường, Xã nơi chồng bạn có hộ khẩu thường trú xác nhận hiện nay chồng bạn vẫn đang có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ trên là được.
Xin chào luật sư! Tôi đang làm thủ tục ly hôn đơn phương, nhưng gặp phải những khó khăn sao đây xin nhờ luật sư tư vấn. Thứ nhất, Tôi lên ủy ban nhân dân huyện để xin cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn, nhưng bộ phận tư pháp yêu cầu cần có chữ ký của cả hai vợ chồng, vây xin tư vấn giúp tôi, làm sao để tôi có thể xin được cấp bản sao khi không có chữ ký của vợ. Thứ hai, Tôi và vợ có nhiều mâu thuẫn, 2 năm qua không có đời sống "vợ chồng" ngủ chung phòng nhưng tôi ngủ riêng dưới sàn nhà, không còn hạnh phúc, không có tiếng nói chung. Nhưng tôi vẫn làm tròn trách nhiệm với gia đình, vì đời sống ngột ngạt tôi muốn được giải thoát, nhưng vợ tôi kiên quyết không đồng ý. Với những lý do trên, tôi sẽ trình bày vào nội dung nào trong 3 nội dung: cuộc sống hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hay mục đích hôn nhân không đạt được. Thứ 3, Khi hòa giải, luật sư có thể tham gia hay không. ai được tham gia khi hòa giải. Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Rất vui khi bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Oceanlaw. Câu hỏi của bạn, luật sư trả lời như sau: - Thứ nhất, Tôi lên ủy ban nhân dân huyện để xin cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn, nhưng bộ phận tư pháp yêu cầu cần có chữ ký của cả hai vợ chồng, vây xin tư vấn giúp tôi, làm sao để tôi có thể xin được cấp bản sao khi không có chữ ký của vợ. Anh làm bản sao giấy chứng nhận kết hôn tại UBND huyện thì thủ tục đó bắt buộc phải có chữ ký của vợ. Còn nếu anh muốn có bản sao giấy chứng nhận kết hôn mà không cần chữ ký của vợ thì mang bản chính giấy chứng nhận kết hôn đi chứng thực tại UBND xã hoặc văn phòng công chứng. - Thứ hai, Tôi và vợ có nhiều mâu thuẫn, 2 năm qua không có đời sống tình dục, ngủ chung phòng nhưng tôi ngủ riêng dưới sàn nhà, không còn hạnh phúc, không có tiếng nói chung. Nhưng tôi vẫn làm tròn trách nhiệm với gia đình, vì đời sống ngột ngạt tôi muốn được giải thoát, nhưng vợ tôi kiên quyết không đồng ý. Với những lý do trên, tôi sẽ trình bày vào nội dung nào trong 3 nội dung: cuộc sống hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hay mục đích hôn nhân không đạt được. "cuộc sống hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hay mục đích hôn nhân không đạt được" nội dung này được quy định tại Điều 56, khoản 1, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mục đích của hôn nhân chính là kiến tạo một mái ấm gia đình, thực hiện chức năng sinh sản để duy trì giống nòi của loài người. Trường hợp của bạn, vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, không giải quyết được, 2 năm qua không có đời sống tình dục, như vậy có thể hiểu mục đích của hôn nhân không đạt được. Và khi mục đích của hôn nhân không đạt được thì cuộc hôn nhân đó đã rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được nữa. Bạn có thể trình bày cả 3 nội dung đó trong đơn xin ly hôn. - Thứ 3, Khi hòa giải, luật sư có thể tham gia hay không. ai được tham gia khi hòa giải. Thành phần những người tham gia hòa giải tại Tòa án gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải; Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải; Người phiên dịch (nếu đương sự không biết tiếng Việt) hoặc thủ tục ly hôn với người nước ngoài Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự. Luật sư có thể tham gia hòa giải, nhưng đó là hòa giải trước khi hòa giải tại tòa. Luật sư vốn là những người có kinh nghiệm thực tế phong phú, có sự am hiểu sâu sắc về những quy định của pháp luật. Theo qui định của pháp luật trong vụ án ly hôn luật sư không được đại diện theo ủy quyền để giải quyết việc ly hôn , nhưng luật sư có quyền tư vấn trợ giúp cho thân chủ và có vai trò “cố vấn” rất quan trọng. Trong vụ án ly hôn có yêu cầu chia tài sản luật sư được tham gia và có vai trò quan trọng. cần thiết bởi tài sản trong thời kỳ hôn nhân có thể là của hồi môn, có thể là tài sản chung, có thể là tài sản riêng,.. nên khi chia không hề đơn giản – tài sản là công sức, là đóng góp của từng người nên nhiều khi “đụng” đến tài sản là đụng đến vấn đề nhạy cảm là của anh của tôi, là công tôi công anh do vậy rất khó giải quyết.
Em sinh năm 1986, chồng năm 1979, có con gái chung sinh năm 2010. Em xin nói sơ qua về tình cảnh hiện tại. Chồng em tính gia trưởng, bảo thủ, không bao giờ nghe em nói, em thì tính cũng ngang bướng, em rất mệt mỏi khi không còn tiếng nói chung Trước đây tháng 12/2012 , anh cũng đã muốn ly hôn một lần, nhưng do em lo con mình không có bố hoặc mẹ sẽ thiệt thòi cho con, nên cố gắng níu kéo. Đến giờ em kiệt sức rồi, hầu như em và chồng em không còn nói chuyện với nhau nữa.  Em hiện tại muốn ly hôn vì hai vợ chồng không còn chia sẻ với nhau được nữa, không ăn chung, không ngủ chung, không còn tình yêu, không còn tôn trọng nhau nữa. Về tài sản thì: em và chồng em có công ty riêng, người đứng tên đại diện pháp luật là em( vì lúc mở công ty khi vợ chồng chưa lục đục, anh đi xem bói bảo anh không đứng tên làm chủ được, nên để em đứng tên), công ty bắt đầu hoạt động tháng 3/2012, vốn ban đầu do chồng em bỏ ra, đến tháng 3/2013 chuyển sang công ty TNHH hai thành viên trở lên; có tất cả 6 thành viên, bao gồm em và chồng em. Tuy em đứng tên nhưng không có quyền gì cả, tất cả đều do anh quyết định, và mọi việc do anh giựt dây từ sau. Giai đoạn từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2013, em làm việc không có lương, vì em lả chủ doanh nghiệp, nhưng em nghĩ là vợ chồng với nhau ko nên tính toán làm gì, em cũng ko lấy tiền chồng mà bỏ túi riêng. Nhưng chồng em thì tỏ thái độ khinh thường em, nói rằng tất cả mọi thứ có được là do anh tự kiếm ra, em không có làm gì ra tiền cả, và anh luôn nghĩ em là người ăn bám. Hai người không có nhà chung, có 2 xe máy do em đứng tên, nhưng do chồng em bỏ tiền ra mua. Ngoài ra không có gì chung nữa cả. Vậy khi ly hôn, việc phân chia tài sản như thế nào, và nếu em muốn nuôi con có được không? (Vì anh giành quyền nuôi con) Em không muốn anh nuôi con , vì anh là người của công việc, toàn thời gian anh dành cho công việc, vẫn chăm sóc con nhưng em sợ rồi anh vẫn sẽ bỏ bê con mà tội cho nó. Tuy em không có nhiều tiền, nhưng em có thời gian cho con, em vẫn mong được nuôi con, để khi nào nó lớn, nó sẽ tự quyết định sẽ theo bố hay theo mẹ. Giả sử em được nuôi con thì anh trợ cấp hàng tháng như thế nào? Sang tháng sau em sẽ mở tiệm kinh doanh riêng (bằng tiền tiết kiệm mẹ ruột để lại cho em, tiền này anh không biết), nếu như khi ly dị, tiệm của em có bị phân chia tài sản không? Và em không cần hòa giải, do tình cảm vợ chồng không còn, hòa giải cũng vô ích thôi. Nếu tranh chấp như vậy em có cần mời luật sư không ạ và số tiền phí cho luật sư là như thế nào ạ? Em xin chân thành cảm ơn luật sư và mong sớm nhận được hồi âm từ luật sư!
Căn cứ nội dung bạn trình bày thì về tài sản chung đối với trường hợp ly hôn tòa án sẽ phân chia theo nguyên tắc chia đôi, có cân nhắc công sức đóng góp của các bên trong việc hình thành nên tài sản. Như vậy đối với các tài sản là đất, nhà, phương tiện đi lại thì sẽ phân chia theo nguyên tắc chia đôi như trên. Đối với tài sản vợ chồng bạn góp vốn mở công ty do bạn không trình bày cụ thể loại hình công ty là TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, Công ty cổ phần nên chúng tôi không có căn cứ để hướng dẫn bạn. Tuy nhiên việc phân chia tài sản đối với các loại hình công ty phải căn cứ vào luật doanh nghiệp, điều lệ của công ty.
Kính gửi Luật sư, Tôi lấy chồng được 10 năm và có một con gái, năm nay cháu 9 tuổi. Hai vợ chồng ở chung với ông bà, trong thời gian sống với nhau 2 vợ chồng tôi được ông bà cho một mảnh đất và cho tiền xây nhà trên mảnh đất đó. Trong thời gian xây nhà, bố đẻ tôi đã thiết kế nhà, làm điện, nước cho ngôi nhà đó và cho tặng một số vật dụng trong ngôi nhà. Hiện tại mảnh đất đó được lập di chúc cho chồng tôi, quyền sử dụng đất được thực hiện khi cả 2 ông bà mất đi. Từ khi xây nhà xong, chồng tôi chơi cờ bạc nợ nần và tôi phát hiện anh ta có tình cảm ngoài luồng. Đến thời điểm đến nay tình trạng đó vẫn tiếp tục, anh ta đi suốt ngày tuần về 2 lần chỉ để thay quần áo, không quan tâm đến con cái. Vậy tôi hỏi quý luật sư tư vấn cho tôi, nếu tôi ly hôn thì con tôi được trợ cấp hàng tháng là bao nhiêu và mẹ con tôi có được gì ở mảnh đất và ngôi nhà đang ở không. Xin cảm ơn quý luật sư.
Nói cụ thể thì toàn bộ tài sản gồm đất, nhà và đồ đạc trong nhà là của bố mẹ chồng bạn.Việc ly hôn hay không do bạn quyết định. Khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia đôi cùng nghĩa vụ các bên phải gánh chịu( nếu có). Quá trình giải quyết vụ kiện xin ly hôn nếu bạn yêu cầu chia tài sản thì bố mẹ chồng bạn sẽ tham gia tố tụng với vai trò người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tòa án sẽ xem xét mức đọ đóng góp của bạn trong khối tài sản chung đó để chi trả cho bạn( nếu có). Việc trợ cấp nuôi con chưa thành niên là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nếu người trực tiếp nuôi con có yêu cầu. Mức đóng góp tùy thuộc vào thu nhập của người đó, vào mặt bằng đời sống tai địa phương . Việc đóng góp nuôi con thực hiện đến khi con của bạn đủ 18 tuổi và thông thường sẽ thanh toán một tháng một lần hoặc theo thỏa thuận của hai bên.
Em xin chào tất cả các  Luật Sư của diễn đàn.   Vào năm 2005 em có kết hôn với người Hàn Quốc. Em sang HQ va trong thời gian  chung sống 6 năm thường xuyên xảy ra xung đột. Không thể chịu đựng được cuộc sống đó nên em đã quyết định sống riêng , và yêu cầu ly dị. Nhưng đến giờ ông ta vẫn không chịu ly dị và không nhập quốc tịch cho em. Em dự định khoản tháng 3 tới em sẻ về VN sống nên trước khi về em muốn biết rõ về vấn đề tự ly hôn đơn phương.   Các Luật Sư cho em hỏi nếu em muốn ly hôn đơn phương tại VN thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì để trước khi về em chuẩn bị  trước. Hiện tại hộ khẩu em ở tại quận 7 TPHCM thì em phải lo  thủ tục như thế nào và phải nộp vào tòa án nào và mất khoản bao nhiêu thời gian để hoàn thành. Và có khó khăn gì nhiều không ạ.  Em xin chân thành cảm ơn các Luật Sư
"Vào năm 2005 em có kết hôn với người Hàn Quốc. Em sang HQ va trong thời gian chung sống 6 năm.. Không thể chịu đựng nên em đã quyết định và yêu cầu ly dị . Nhưng đến giờ ông ta vẫn không chịu ly dị. Em dự định khoản tháng 3 tới em sẻ về VN sống nên trước khi về em muốn biết rõ về vấn đề tự ly hôn đơn phương . Các Luật Sư cho em hỏi nếu em muốn ly hôn đơn phương tại VN thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì để trước khi về em chuẩn bị trước. Hiện tại hộ khẩu em ở tại quận 7 TPHCM thì em phải lo thủ tục như thế nào và phải nộp vào tòa án nào và mất khoản bao nhiêu thời gian để hoàn thành . Và có khó khăn gì nhiều không ạh." Em sẽ nộp đơn tại TAND thành phố Hồ Chí Minh, hồ sơ gồm Đơn ly hôn, bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy khi về em cần đem bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn về Việt Nam. Thời gian tùy thuộc vào việc ủy thác tư pháp,kết qảu việc ủy thác tư pháp nhanh hay chậm mà có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Khó khăn là việc Tòa án VN ủy thác tư pháp sang nước ngoài nhưng không nhận được kết quả trả lời thì có thể bị tạm đình chỉ vô thời hạn!
Năm 2011, TAND quận Đống Đa, Hà Nội đã xét xử và ra Bản án sơ thẩm đồng ý cho anh chị tôi ly hôn. Không đồng ý với bản án sơ thẩm, chị gái tôi đã làm đơn kháng cáo và TAND TP Hà Nội đang tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án thì anh rể tôi bị tai nạn và mất. Anh rể tôi có để lại di chúc nhưng không cho chị tôi thừa kế di sản. Xin hỏi chị gái tôi có được thừa kế di sản của anh rể tôi không?
Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay. Như vậy, do chị gái của bà đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm và TAND thành phố đã thụ lý vụ án và đang xét xử phúc thẩm nên bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2005 quy định trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được, hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Vì vậy, trong trường hợp này, chị gái bà vẫn được thừa kế di sản của chồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 thì mặc dù không được anh rể lập di chúc cho hưởng di sản nhưng chị gái của bà vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trừ khi chị gái của bà từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật Dân sự 2005.
Thưa luật sư cho em hỏi em có chồng và 1 đứa con gái nay 6 tuổi, nhưng vì chồng em lăng nhăng với một người phụ nữ khác sau đó bỏ về quê không liên lạc với em cũng như con em và 3 năm sau thì cưới vợ khác khi chưa có quyết định ly hôn. Đến lúc người vợ đó sinh con thì anh đưa đơn ra tòa đòi li hôn với em, em có nhận được giấy triệu tập của tòa án nhân dân huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình về ký đơn nhưng vì điều kiện em đi làm xa một thân môt mình nuôi con ko có điều kiện về ký đơn và hơn nửa em cũng thật tình không muốn ly hôn vì tôi cũng còn thương anh. Và ngày 8/10/2102 có một người tự xưng là thư ký của tòa án Nhân Dân Huyện Thuận An vào công ty tôi đang làm việc để lấy lời khai và mời em lên tòa án nhân dân huyện Thuận An để gặp mặt nhưng vì công việc tôi xin vắng mặt trong buổi đó. Vị thư ký yêu cầu em ký vào bản khai xin vắng mặt  và em đã ký vào bản khai đó. Đến ngày 15/3/2013 thì em nhận được quyết định ly hôn của TA huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình về việc ly hôn của vợ chồng em và trong đó có ghi rõ em nuôi con và chồng em hàng tháng trợ cấp 500 ngàn bắt đầu từ tháng 12/2012 nhưng đến nay em chưa nhận được 1 đồng nào cả Vậy Luật Sư cho em hỏi : _Khoản trợ cấp nuôi con hàng tháng em nhận ở đâu? _ Tòa án huyện Thuận An  cho người tơi nơi làm việc của em gặp em lấy lời khai là có đúng quy định của pháp luật không? _ Và quyết định ly hôn mà tôi nhận được là do một người tự xưng là tòa án và công an xã đưa đến nhà của ông chủ trọ mà không có phong bì gì cả có đúng pháp luật không? Em cảm ơn luật sư!
Theo như nội dung bạn nêu thì chồng bạn ở Quỳnh Phụ (Thái Bình) còn bạn làm việc (cư trú) tại Thuận An (Bình Dương). Nếu đúng quy định của pháp luật thì chồng bạn muốn ly hôn phải nộp đơn ở tòa Thuận An. Tòa Quỳnh Phụ thụ lý là sai về thẩm quyền. Tuy nhiên sau khi thụ lý, có lẽ tòa Quỳnh Phụ đã ủy thác cho tòa án Thuận An lấy lời khai. Vì bạn đã ký vào bản tự khai xin vắng mặt nên tòa Quỳnh Phụ mới có căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Vì khi bạn ký, bạn có thể đã không rõ nội dung nên rất có thể cơ quan tố tụng đã làm không chính xác. Nếu bạn không ký thì tòa Quỳnh Phụ giải quyết cho ly hôn là sai về mặt thẩm quyền. Trợ cấp nuôi con nếu chồng bạn không tự nguỵen thì bạn phải làm đơn tới Chi cục thi hành án huyện Quỳnh Phụ để được giải quyết.
Chị gái tôi lấy chồng được 6năm nhưng hiện nay vợ chồng mâu thuẫn không thể giải quyết nên muốn ly hôn.Chị gái tôi có 3 đứa con, cháu đầu tiên 6tuổi và 2cháu sinh đôi được 9tháng tuổi.Hiện nay chị gái tôi không có việc làm chỉ ở nhà trông con, còn anh rể tôi hiện đang là bộ đội.Vậy tôi xin hỏi: - Nếu ly hôn chị tôi có được quyền nuôi con không? - Anh rể tôi mua đơn đơn phương về bảo chị tôi viết.Nếu chị tôi là người viết thì hiện nay mức án phí là bao nhiêu ạ?còn trường hợp dùng đơn đồng thuận thì cả 2người phải chịu phí hay người gửi phải chịu ạ?và mức án phí là bao nhiêu(trường hợp không có tài sản tranh chấp). -Trước đây anh rể tôi có cờ bạc và nợ 1số tiền lớn,chị tôi là người đứng ra vay mượn họ hàng bên nhà tôi để trả cho anh.Bây giờ anh rể tôi nhất định không chịu trả và bảo người nào vay người ấy trả.Liệu có cách nào đòi lại được không ạ?
Thứ nhất về quyền nuôi con: Chị của bạn có quyền nuôi 2 cháu sinh đôi 9 tháng tuổi; Thứ hai về Quyền ly hôn: Vì chị của bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên chỉ có chỉ của bạn mới có quyền ly hôn. Thứ ba về án phí: Mỗi người chịu một nửa và bằng 100.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản; Thư tư về nợ nần xác định được và chứng minh được việc vay nợ này để trả công nợ của chồng thì được xác định là nghĩa vụ chung và vợ chồng cùng phải chịu.
Kính chào luật sư!! Cháu năm nay vừa tròn 23 tuổi,vợ cháu 24 tuổi, chúng cháu lấy nhau tháng 10/2011 và có một con chung được 25 tháng tuổi, trong thời gian chung sống đến khoảng tháng 6/2013 vợ chồng cháu có những mâu thuẫn không thể hàn gắn được, vợ cháu bỏ nhà đi và không quan tâm lo lắng đến việc chăm sóc con chung,đến nay cũng hơn 6 tháng vợ cháu bỏ đi, cháu xin hỏi luật sư một số điều sau: - Cháu và vợ cháu đều vẫn đang học chuyên nghiệp,mọi sinh hoạt trong gia đình đều do bố mẹ cháu (ông bà nội) chu cấp hoàn toàn duy có giấy tờ nhà đất là bố mẹ cháu đã sang tên cho cháu, cháu muốn hỏi là nếu vợ chồng cháu ly hôn thì ngôi nhà mà cả gia đình cháu đang sinh sống có bị đem ra xét phân chia tài sản hay không (giấy tờ nhà mang tên cháu trước khi cháu lấy vợ hơn 1 năm) - Vợ cháu bỏ đi hơn 6 tháng và trong thời gian kể trên vợ cháu không hề đoái hoài đến tình hình con cái, càng không quan tâm chăm sóc con chung của chúng cháu vậy cháu xin hỏi nếu ly hôn cháu có được quyền nuôi con vì tính đến thời điểm hiện nay con cháu mới được 25 tháng tuổi (sự việc trên cũng có chính quyền địa phương làm chứng và gia đình bên ngoại cũng không hề có ý quan tâm đến con cháu) mà theo:  Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định là Về nguyên tắc là Con dưới 36 tháng tuổi giao cho người mẹ nuôi....Và vợ cháu cũng không ít lần gọi điện,nhắn tin là nếu cô ấy muốn cô ấy về lấy con đi thì cũng không ai làm gì được cô ấy - Nếu cháu đơn phương ly hôn có phải đền bù tuổi thanh xuân cho vợ cháu hay không? Vì cháu nghe nói là khi người chồng đứng tên ly hôn sẽ phải đền bù 1 khoản gọi là ''đền bù tuổi thanh xuân'' cho người vợ Cháu kính mong luật sư giải đáp những thắc mắc ở trên của cháu! Cháu xin trân thành cảm ơn!!
1. Đối với tài sản Bố mẹ bạn đã sang tên cho bạn và tài sản đó được sang tên trước khi bạn lấy vợ thì về nguyên tắc đó là tài sản riêng của bạn, trừ khi bạn có thỏa thuận đưa tài sản đó vào tài sản chung vợ chồng. 2. Đúng là về nguyên tắc thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho Mẹ nuôi. Nhưng như bạn trình bày về việc bỏ đi, ko chăm sóc con thì bạn cần chuẩn bị các bằng chứng để chứng minh với Tòa thì Tòa sẽ xem xét để cân nhắc việc sẽ giao con cho ai nuôi để tạo điều kiện tốt nhất cho cháu bé 3. Luật không có quy định nào là Đền bù tuổi thanh xuân như bạn nói, khi ly hôn thì về nguyên tắc nếu hai vợ chồng có tài sản chung thì tòa sẽ chia tài sản chung, còn nếu không có hoặc các bạn không yêu cầu thì tòa sẽ khôgn xem xét. Ngoài ra, nếu tòa quyết định giao con cho 1 bên nuôi thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho bên kia.
Tôi và chồng kết hôn vào tháng 12 năm 2014, sống với nhau được 3 ngày thì tôi xin về nhà cha mẹ vì không chịu được cảnh nhà chồng. Chúng tôi quen nhau được 5 tháng thì kết hôn, vì tin lời chồng và mọi người nhà họ nên tôi đã bị lừa. Kết hôn xong tôi mới biết chồng tôi là người đã có tiền án về tội trộm cắp, không có công việc ổn định, sống dựa vào ở chứa bào bạc của gia đình. Đồng thời, sau khi kết hôn, chồng tôi đã lấy trộm tiền, gia đình chồng bắt tôi phải đưa hết tài sản cưới cho họ để họ trả nợ, tôi đưa hết tiền cũng k đủ nên phải bán thêm vàng. Nhưng vàng cưới ít nên chỉ còn lại 6 chỉ. Vì quá bất ngờ trước cảnh đó nên tôi hụt hẫng, thất thần, xin về nhà cha mẹ để yên tĩnh thời gian. Nhà chồng không cho đi nhưng tôi vẫn nhất quyết về, sau đó họ vào nhà tôi chửi bới, quậy phá xóm làng, vào cơ quan tôi làm việc quấy phá. Trước tình hình đó, tôi đã báo công an xã, quận nhờ can thiệp và gởi đơn xin ly hôn. Nhưng khi gởi đơn thì tòa không chịu giải quyết, họ nói vì còn tài sản là vàng cưới tôi đang giữ nên k thể ly hôn đc. Trong khi nhà chồng không yêu cầu tòa chia tài sản. Bên cạnh đó tòa đòi tôi phải này nọ  nhưng hoàn cảnh tôi cũng khó khăn nên chưa đáp ứng được, họ bảo tôi pahir rút đơn lại chờ thời gian nữa rồi nộp lại. Bây giờ tôi đang rối không biết phải làm sao, nhà chồng thì k cho ly hôn vì để treo tôi, trong khi tuổi thanh xuân đang dần qua đi, nhờ đến pháp luật thì lại gặp quá nhiều rắc rối. Xin cho tôi hỏi là giờ tôi sẽ làm những thủ tục gì và trình tự như thế nào để được ly hôn sớm đây thưa luật sư? Có cơ sở nào cho tôi ly hôn đơn phương được không ạ?
Về việc đơn phương ly hôn bạn cần phải nộp - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn - Đơn xin ly hôn - Chứng minh nhân dân của bạn, của chồng ( nếu có ) - Sổ hộ khẩu gia đình - giấy tờ chứng minh về tài sản, con cái ( nếu có ) Hồ sơ bạn gửi đến Tòa án nhân dân huyện nơi mà chồng bạn cư trú Thời gian - Thời gian thụ lý hồ sơ là 1 đến 2 tháng - Thời gian giải quyết vụ việc là 4 đến 6 tháng Tạm ứng án phí là 200.000 đồng Việc bạn có yêu cầu đơn phương ly hôn gia đình chồng bạn không có quyền can thiệp. Nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng, đòi sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được Tòa sẽ giải quyết cho ly hôn Bạn không cần thiết phải đáp ứng nhưng yêu cầu của gia đình chồng, nếu gia đình chồng có gây khó khăn bạn cần trình báo với cơ quan công an địa phương để được giải quyết.
Em lập gia đình gần 1 năm nhưng nữa năm nay em và vợ em đã ly thân vì do cả 2 ko hợp nhau và vợ em cũng ko còn muốn chung sống chung và cả 2 có quá nhìu mâu thuẫn ko thể giải quyết. em mún ly hôn nhưng ko biết các thủ tục ra sao và tờ giấy đăng kí kết hôn vợ em đã xé.. em còn trẻ nên ko hiểu luật nhìu cho lắm nên em xin hỏi các thủ tục ra sao. tụi em k có con cái, k có tài sản riêng việc ly hôn có nhanh ko ạ?
- Nếu hôn nhân thực sự không thể hàn gắn được, chia tay là giải pháp cuối cùng thì hồ sơ bạn nộp tại tòa án nơi vợ bạn có hộ khẩu thường trú hồ sơ gồm: - đơn xin ly hôn - bản sao giấy đăng ký kết hôn ( lý do bản chính bị vợ giữ) - Bản sao sổ hộ khẩu của bạn ( chứng thực) - bản sao chứng minh nhân dân của bạn ( chứng thực) nộp tại trụ sở tòa án và chờ thông báo nộp án phí tạm tính Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật là 04 tháng kể từ ngày bạn nộp biên lai tạm ứng án phí cho tòa án!
Em đã đăng ký kết hôn được 5 tháng nhưng em chưa cưới em đã chuyển khẩu về nhà chồng rồi bây giờ em muốn ly hôn thì phải làm như thế nào ? thủ tục ly hôn có lâu không nếu như chồng em không đông ý thì có giải quyết ly hôn được không ?
Trường hợp chồng bạn không đồng ý bạn vẫn có thể ly hôn đơn phương theo thủ tục ly hôn đơn phương. Bạn làm thủ tục tại tòa án cấp quận nơi chồng bạn đang có hộ khẩu. Thời gian cho việc ly hôn đơn phương khoảng từ 4-6 tháng bạn nhé. Bạn cần liên hệ với tòa án để chuẩn bị hồ sơ và làm các thủ tục nhé.
Thủ tục và thời gian ly hôn, t và vợ cưới nhau hơn 8 năm, có 2 bé trai, bé 6 tuổi và bé 4 tháng tuổi có 3 miếng đất chung, cả 2 đều là công chức ly hôn tôi có đc nuôi bé lớn không hiện tại t vẫn ăn chung ở chung với vợ con, nhưng hôn nhân không hạnh phúc, tôi đã có quan hệ chung sống với người phụ nữ khác bên ngoài, vì không có hạnh phúc khi bên cạnh vợ. Hiện tại sống với vợ chỉ để con có cha thôi
Tòa án sẽ cho ly hôn khi có đủ căn cứ cho ly hôn, cuộc sống chung không đạt được, gia đình mâu thuẫn trầm trọng. Về tài sản Xác định những gì tài sản chung thì được trừ đi các nghĩa vụ chung, phần còn lại sẽ được chia đôi trên cơ sở có tính đến công sức đóng góp của các bên. Về cho cong, cháu nhỏ sẽ do vợ bạn nuôi, cháu lơn sẽ do bạn nuôi. Hiện tại bạn chưa có quyền ly hôn vì vợ bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nhưng nếu vợ bạn làm đơn ly hôn thì pháp luật lại không hận chế.
Xin chào luật sư, em có vấn đề muốn nhờ sự tư vấn của các anh chị. Vợ chồng em cưới nhau được 3 năm và có một con chung 16 tháng tuổi. Vừa qua  ngày 02/01/2014 vợ em đơn phương nộp đơn ly hôn ra toà do quá trình chung sống có nhiều mâu thuẫn và lý do ly hôn của cô ấy cũng chỉ là mâu thuẫn trong cuộc sống đời thường. Khi toà hoà giải lần đầu em không đồng ý ly hôn . Đến lần hoà giải thứ 2 xét thấy vợ chồng không thể hàn gắn được nên em đồng ý ly hôn. Nhưng về thủ tục giấy tờ thì còn thiếu bản đăng ký kết hôn và bản sao chứng minh thư công chứng của em. Trong lần hoà giải thứ 2 ,chị thẩm phán thụ lý vụ án cũng hỏi về những giấy tờ đó và nói bắt buộc phải có. Thực sự thì những giấy tờ này em hiện đang giữ vì em chưa muốn ly hôn bởi vì con em còn quá nhỏ. Ngày 25/3/2014 vợ em gửi qua email cho em ảnh bản giải quyết thuận tình cho ly hôn của toà án. Các anh chị cho em hỏi nếu thiếu những giấy tờ như trên thì toà án giải quyết cho ly hôn là đúng luật hay sai luật và em cũng mới chỉ ra toà hoà giải 2 lần còn sau đó em chưa đến toà thêm lần nào cả , bản sao công chứng hộ khẩu của em cũng không có (em và vợ không chung hộ khẩu) nên việc toà àn giải quyết cho ly hôn như thế có được hay không. Em cảm ơn các anh chị.
Pháp luật tố tụng dân sự quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án. Ngoài ra, tòa án có thể tự mình thu thập chứng cứ trên cơ sở các quy định pháp luật. Vì vậy, dù bạn không cung cấp nhưng có thể tòa án đã thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết để ban hành quyết định của mình. Bạn không đồng ý với phán quyết của tòa án thì có quyền kháng cáo hay khiếu nại theo quy định pháp luật.
Xin chào luật sư. Mong luật sư tư vấn dùm tôi.  Gia đình chị gái tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn. Gia đình chị tôi có một cháu nhỏ 03 tuổi, tài sản chung là một căn nhà mua sau khi cưới 02 năm, đứng tên chồng. Luật sư có thể cho tôi hỏi: 1. Về vấn đề chu cấp cho con: Cháu nhỏ 03 tuổi hiện nay đang bị bệnh tự kỷ. Theo chỉ định của bác sỹ sẽ phải điều trị trong thời gian nhiều năm. Chi phí chữa bệnh + sinh hoạt của cháu hiện nay khoảng 8-10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên a rể tôi chỉ đồng ý chu cấp 2 triệu/tháng cho con sau khi ly hôn. Mức lương cố định của a rể tôi là 6 triệu đồng/tháng (chưa kể tăng ca là hơn 10 triệu/tháng). Như vậy chị tôi có thể yêu cầu tòa án xem xét mức lương và yêu cầu anh ta chu cấp nhiều hơn cho con được không? 2. Về vấn đề chia tài sản: Theo tôi được biết thì tài sản chung khi ly hôn sẽ được chia đôi cho hai người. Tuy nhiên trong trường hợp con nhỏ đang bị bệnh thì có được tòa xem xét chia tài sản cho cả con để chữa bệnh được không?  Rất mong nhận được sự tư vấn kịp thời của luật sư.  Cảm ơn luật sư rất nhiều.
Thứ 1: Tất nhiên là chị bạn có quyền yêu cầu Tòa án và chị bạn phải có chứng cứ chứng minh mức thu nhập của ông chồng cũ và chi phí cho bé.... để từ đó yêu cầu Tòa án xem xét mức cấp dưỡng của ông chồng cho con Thứ 2: Đây là tài sản chung của vợ chồng, nên khi chia thì Tòa án chỉ chia cho những người đồng sở hữu căn nhà này. Vì vậy, Tòa án không chia cho con, ngoại trừ các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau.
Em và chồng đài loan kết hôn vào năm 2011,có phỏng vấn tại sở tư pháp tỉnh Bình Thuận,và cũng đã phỏng vấn tại ĐSQ Đài Loan tại TP.HCM,nhưng 2 lần phỏng vấn đều rớt,hiện tại chồng em đã không liên lạc với em cách nay cũng 4 năm rồi.Vậy em có đơn phương ly hôn được không,thủ tục ra sao,em có thể lấy chồng khác được không. Nếu bây giờ em có thể lấy chồng Trung Quốc được không,hay phải đợi làm thủ tục ly hôn với chồng Đài Loan mới được làm đăng ký kết hôn.Em có thể xin được giấy độc thân tại xã em cư trú không.
Bạn phải tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án tỉnh nơi bạn đang cư trú với người chồng Đài Loan trước đây. Thủ tục ly hôn trong những trường hợp này sẽ tốn rất nhiều thời gian Sau khi ly hôn thì bạn mới có thể kết hôn lại được.
Chào luật sư ! Anh tôi đã có vợ và 2 con. Quê ở Hà Tĩnh, hiện đang sống ở Q.9, TP.HCM (đã có KT3). Nay muốn ly hôn thì anh tôi phải về Hà Tĩnh (nơi đăng kí kết hôn) để làm thủ tục ly hôn, hay có thể nộp đơn ở tòa án Q.9. Và thủ tục ly hôn như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn.
Theo quy định pháp luật thì bạn yêu cầu tòa án nơi vợ bạn cư trú thụ lý và giải quyết việc ly hôn. Bạn viết đơn theo mẫu công khai tại tòa án và cung cấp thông tin bao gồm: giấy đăng ký kết hôn, CMND, chứng cứ về nơi cư trú của vợ, giấy khai sinh của các con,... và các thông tin theo hướng dẫn của tòa án nơi thụ lý (nếu có). Sau đó bạn nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của tòa án thì vụ án ly hôn chính thức được tòa thụ lý, giải quyết.
Chào mọi người ! Em có một người cô hiện cô đã 43 tuổi , có 3 con (con gái lớn 23 tuổi , con gái thứ  14 tuổi , con trai út 12 tuổi ). Cuộc sống của cô em thực sự là rất khổ cực khi mà chồng cô luôn chửi mắng , dọa nạt , đánh đập thậm tệ. Nhưng vì thương con nên cô em cam chịu hơn 20 năm qua. Một phần khác vì sợ chồng quá vũ phu không dám lên tiếng (cô em cứ nói là chồng cô dọa đánh rồi giết nên cô không dám nói gì nữa). Con cái cô có lên tiếng và đứa lớn thì bị bố đánh lần cho vào viện, lần thì bóp cổ nó, 2 đứa bé thì bị cầm gậy lùa . Mẹ con cô thì cứ cắn răng chịu đựng .Gia đình em biết nhưng không ai dám làm gì , tính chồng cô vũ phũ , cổ hũ , cực kì gia trưởng và không coi trọng mọi người xung quanh ra gì ( bố mẹ chồng, anh em bên chồng cô đều bị chồng cô đánh hoặc chửi mà ko ai dám làm gì ). Bạn bè hàng xóm xung quanh cũng lên tiếng bảo vệ hoặc góp ý nhưng không được gì còn bị chồng cô chửi nên mọi người cũng chỉ dộng viên cô mà không dám làm gì . Hiện tại cô em muốn ly hôn nhưng do ở nông thôn kiến thức lại có hạn , và sợ ko được quyền nuôi 2 con (con gái thứ 2 và con trai út) và sợ bị chồng đe dọa , đánh đập nên ko dám lên tiếng .Vậy cô em muốn các luật sư tư vấn giúp thủ tục ly hôn, khi đưa ra tòa liệu cô em có quyền được nuôi 2 con chưa đủ 18 tuổi không? và làm thế nào để cô em đảm bảo sức khỏe và tính mạng ( nếu giờ đưa đơn ly hôn chồng cô sẽ đánh đập cô đến chết mất ). Kính mong các luật sư tư vấn giúp cô em để cô có được cuộc sống tốt đẹp hơn! mong nhận được hồi âm sớm ạ .Em xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn. Ý kiến luật sư như sau: Đây là tình trạng bạo lực gia đình đã tồn tại 20 năm nay ở mái nhà cô bạn mà những ngươi trong cuộc đã cắn răng chịu đựng chứ không bết làm gì để chấm dứt. Hiện nay pháp luật rất nghiêm khắc với nạn bạo hành gia đình không lẻ chính quyền địa phương va các cơ quan chức năng lại bó tay hay sao? Cần xem lại ngươi trong cuộc có làm đơn tố giác yêu cầu giải quyết an5n bạo hành gia đinh của người chồng chưa? cần phải xử lý và trừng trị đến nơi đến chốn chứ không thể cứ cho qua và lo sợ để người chồng không những không thấy được sai pah5m của mình mà còn ngày càng lấn tới rồi bi kịch thậm tệ nhất sẽ xảy ra. Những người trong cuộc cần bàn tính cách để tố giác bạo lực yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết. NHờ họ hàng hai bên giúp đỡ, hỗ trợ và cũng cần chủ động lo cho việc bảo vệ tính mạng av2 sức khỏe cũng mình. Về chuyện ly hôn, ngu7o2i vợ có quyề đơn phương ly hôn ngu7o2i chồng vũ phu với những chứng cứ hùng hồn để tòa án giải quyết. Về con thì do chúng đều trên 9 tuổi nên cần hỏi ý kiến của chúng muốn ở với ai và chắc chắc chúng sẽ không thể ở với ngu7o2i cha vũ phu hàng ngày mà chúng đã thấy. Thấn mến.
Tôi đang tạm trú ở quận 12, làm việc ở quận 3. Tôi muốn hỏi nếu giờ tôi nộp hồ sơ xin ly hôn thì nộp ở Tòa án nhân dân quận 3 có được xử không?
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì bạn nộp đơn nơi cư trú của bị đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì có thể nộp nơi cư trú của một bên. Mời bạn tham khảo quy định Bộ luật dân sự về nơi cư trú như sau: Điều 52. Nơi cư trú 1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.
Vợ chồng tôi ly hôn, tài sản chung đều do hai vợ chồng gây dựng nên mà có. Tôi có ba đứa con, con lớn: 28 tuổi, con thứ hai: 22 tuổi, con út: 13 tuổi. Vậy sau khi ly hôn, các con tôi có được chia đều tài sản không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư
Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi có xem xét công sức đóng góp của các bên, các con không được chia phần tài sản chung của bố mẹ trừ trường hợp bố mẹ thỏa thuận cho con phần tài sản đó. Đối với người con út 13 tuổi, một bên vợ hoặc chồng sẽ là người trực tiếp nuôi, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Vợ chồng tôi đang chuẩn bị ly hôn. Nếu ly hôn tôi sẽ là người gặp khó khăn hơn chồng tôi, vì anh ấy có việc làm ổn định, còn tôi thì không việc làm tốt, sức khỏe lại kém. Vậy, khi ly hôn và chia tài sản thì tôi có được đề nghị xem xét về hoàn cảnh này không?
Về điều này, chị có thể trình bày hoàn cảnh và đề nghị tòa án xem xét. Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư Liên tịch số 01/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BTP: Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến nhiều yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia. Trong đó, điểm a điều khoản này có quy định yếu tố về “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng”. Đó là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
Nhờ LS tư vấn giúp tôi vấn đề như sau : Tôi có người em, lúc cưới vợ ,em tôi có xây dựng một căn nhà trên đất của cha mẹ để ở .Nay vợ chồng người em tôi xin ly hôn,tòa định giá căn nhà (chi phí đã xây dựng căn nhà) để phân chia tài sản.Theo cách giải quyết của tòa ,thì người em tôi phải trả lại cho vợ 1/2 số tiền đã xây dựng căn nhà .Xin hỏi LS ,người em tôi không có tiền để trả cho vợ thì phải làm như thế nào .Xin cảm ơn LS.
Do cănả năng thì bên kia có thể mua lại phần giá trị đó, trong trường nhà xây dựng trong thời kỳ hôn nhân nên thuộc tài sản chung vợ chồng và phải chia cho cả 2 khi ly hôn phần giá trị xd ( phần đất vẫn thuộc quyền sử dụng của cha mẹ). Nếu một bên không có kh hợp cả 2 bên đều không thể thực hiện thì sẽ phát mãi tài sản chung đó để phân chia, tuy nhiên tùy điều kiện thực tế sẽ có phương án phân chia thích hợp.
Em trai tôi đã lập gia đình năm 1991, ở riêng trên nền đất của ba tôi. Năm 2010 ba tôi đã chia đất cho các con và em trai tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là em trai tôi nhưng trong khi làm thủ tục giấy đất em trai tôi đã cho vợ ký thừa kế. Như vậy khi ly hôn mảnh đất ấy có còn là tài sản riêng của em trai tôi nữa không? Rất mong được luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ nội dung bạn đưa ra thì tài sản là quyền sử dụng đất của em trai bạn hiện đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ mang tên của hai vợ chồng em trai bạn. Do em trai bạn đã đồng ý đưa khối tài sản được bố bạn tặng cho riêng vào tài sản chung vợ chồng. Như vậy đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên theo luật hôn nhân gia đình 2000 thì nó là tài sản chung của hai vợ chồng. Vì thế khi ly hôn tài sản sẽ được chia cho cả vợ và chồng theo nguyên tắc chia đôi có sự xem xét công sức đóng góp của mỗi người trong việc hình thành khối tài sản trên.
Tôi  kết hôn năm 1991 và sinh  1 cháu năm 1992, 1 cháu năm 2006 cuộc sống vợ chồng trục trặc  hiện tôi đã ly thân 2 năm và rất muốn ly hôn. Chồng tôi từ khi lấy nhau làm ca tại Cảng Hải Phòng, chỉ chăm chăm làm việc cơ quan , và cá nhân rất ít giúp đỡ tôi làm việc nhà và chăm sóc con, hàng tháng đưa tiền lương về nhưng sau đó vài năm gần đây tôi phát hiện anh ta thường xuyên lập quỹ đen riêng mục đích sử dụng không rõ và cũng không hề hỗ trợ gì cho gia đình nhà chồng tôi (qua trao đổi năm 2011 em gái anh ta đã phản ánh với tôi) Sau một lần va chạm và xô xát, súc phạm tôi và bố mẹ tôi , tôi cũng tuyên bố không còn muốn tiếp tục chung sống với anh ta, anh ta lớn tiếng đòi bán nhà chia tiền nhà,  sau khi ly thân anh ta chuyển ra ngoài ăn riêng, và có hàng tháng đưa cho con tôi số tiền 1,3 triệu, từ tháng 3 năm 2012 là 1,8 triệu và 3tháng gầy đây là 2 triệu, cháu có đưa cho tôi và tôi đã sử dụng số tiền đó  phụ đóng tiền học và tư trang cho 2 cháu  đồng thời trong thời gian này tôi cũng tiến hành rao bán nhà. Trong thời kỳ hôn nhân chúng tôi là công nhân và lấy nhau không có vốn liếng gì, mọi tài sản do tôi tranh thủ kinh doanh ngoài và có sự trợ giúp của con gái lớn và tài sản xin cho cùng vay mượn của gia đình nhà bố mẹ tôi tạo nên. Từ năm 1991 đến nay tôi mua bán nhà  và thay đổi chỗ ở 5 lần  hiện nay sổ đỏ đứng tên 2 vợ chồng. Năm 2011 trước khi ly thân và xô xát  vì tôi đã dồn hết vốn liếng mua thêm căn nhà  đứng tên con lớn, chúng  tôi đã  vay của gia đình bố mẹ đẻ  tôi số tiền vàng và ngoại tệ tương đương 150 triệu và làm vốn kinh doanh có thỏa thuận nếu không bán được thì để lại nhà lại cho con. Khi vay tiền cả hai vợ chồng cùng vay và nhận nhưng không có giấy vay vì tin tưởng là người nhà và ông bà thương con, Nay hôn nhân trục trặc tôi làm đơn ly dị và muốn nuôi  2 con (cháu lớn học cao dẳng) thì quyền về phân chia tài sản ra sao Xin luật sư tư vấn giúp: khi tòa án chia nhà các của tôi có được quyền trong ngôi nhà của chúng tôi không? (tuy căn nhà mới mua vẫn còn nhưng 1 tuần cháu lớn về đó vài lần trông nhà, thời gian còn lại thì ở cùng nhà với bố mẹ)  Tôi nhận nuôi 2 cháu nhưng anh ta đòi  hưởng 1/2 căn nhà, mới ký giấy ly hôn, trong thời gian chưa bán nhà anh ta đòi tiếp tục ở cùng nhà với mẹ con tôi có được không? (hiện tôi không đồng ý ở cùng nhà do anh ta có bệnh nấm toàn thân tôi sợ lây cho con, đêm anh ta ngáy rất to phát ra tiếng động kinh dị, sống mất vệ sinh, .....) thì tôi phải làm thế nào? Tôi có đề xuất dùng căn nhà nhỏ đã mua cho con để đàn phán trao đổi: anh ta sở hữu căn nhà đó và tôi chấp nhận thêm khoản bồi thường chệnh lệch  giá trị tài sản và  tôi nhận phần nợ sau khi ly hôn đổi lấy  quyền sở hữu căn nhà đang ở nhưng anh ta lấy lý do không thích căn nhà đó không đồng ý. Trong trường hợp như vậy có được cho là đúng luật không (cả 2 căn nhà đều đang được rao bán) Nay bố mẹ tôi muốn đòi lại số tiền vay trước khi ly dị vậy anh ta phải trả 1/2 nợ có đúng không? Chi phí  để tòa án giúp phân chia tài sản là bao nhiêu% và án phí ly hôn là bao nhiêu? Xin giúp tôi  vì tôi rất rối trí hiện nay tôi lại đang nghỉ việc không lương. Con nhỏ phải chăm sóc đưa đón, kinh tế lại do nhà Ngoại trợ giúp. Xin cảm ơn các luật sư, mong các luật sư tư gấp.
Trong vụ án ly hôn, nếu yêu cầu thì tòa sẽ giải quyết 3 vấn đề sau: 1. Về hôn nhân: nếu mâu thuẫn đến mức trầm trọng không thể hàn gằn thì tòa sẽ giải quyết cho ly hôn 2. Con chung: Con chưa thành niên thì giao cho 1 bên nuôi dưỡng. Ngừơi còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng phụ thuộc nhu cầu của trẻ, khả năng của người cấp dưỡng. 3. Tài sản: Tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng có thể do 1 người đứng tên, sẽ chia đôi. Nếu ai cho rằng mình có công lao lớn hơn trong việc tạo lập nên khối tài sản đó thì phải chứng minh. Việc vay mượn nợ cũng được tòa án xem xét nếu có yêu cầu. Nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về tài sản thì yêu cầu tòa phân chia. Trường hợp các bên tự thỏa thuận về tài sản thì sẽ không phải chịu án phí. Án phí để tòa án giải quyết: Bạn tham khảo bảng sau: Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí a) từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Kính thưa Luật sư! Tôi có 1 việc muốn nhờ Luật sư tư vấn. Bố mẹ tôi kết hôn năm 1974, đến năm 1986 bố tôi bỏ 3 mẹ con tôi để đi chung sống cùng 1 người phụ nữ khác ở trong miền nam. Lúc đó 3 anh em tôi đứa lớn nhất 11 tuổi, nhỏ nhất chưa tròn 1 tuổi. Sau khi chung sống với người vợ thứ 2, bố tôi tiếp tục có 1 thời gian nữa chung sống như vợ chồng cùng người đàn bà khác sau đó lại bỏ. Đầu năm 2012 vừa qua, anh em con cháu khuyên giải nên bố tôi đã trở về sống với mẹ tôi cho đến nay (tức là khoảng hơn 1 năm trở lại đây). Nhưng 1 tháng nay, bố tôi không chấp nhận sống chung với mẹ tôi nữa chỉ vì lý do không còn tình cảm gì với bà. Chúng tôi đã khuyên giải thế nào cũng không đựơc. Bố tôi đơn phương viết đơn xin ly hôn. Chúng tôi rất thương mẹ tôi vì suốt gần 30 năm mẹ tôi đã vất vả vô cùng 1 mình nuôi 3 chúng tôi khôn lớn, trưởng thành. Đồng thời cũng vô cùng bất bình bức xúc trước thái độ và lương tâm của 1 ngời cha. Nay trước khi ra toà ông còn đòi chia 1 phần tài sản (Hiện hai ông bà có hơn 200m vuông đất được cấp từ ngày còn chung sống với nhau đứng tên 2 ông bà). Vậy tôi xin nhờ luật sư tư vấn và cho tôi được biết 1 số nội dung sau: - Thứ nhất bố tôi đơn phương quyết tâm ly dị mẹ tôi trong hoàn cảnh này có hợp pháp không? - Thứ hai, suốt gần 30 năm mẹ tôi 1 mình nuôi dưỡng 3 anh em tôi, bố tôi thiếu trách nhiệm với con cái như vậy khi xét xử toà án có tính đến chuyện đó không? Mẹ tôi có được truy lĩnh số tiền mà bố tôi đã vô trách nhiệm với con cái không?  - Thứ ba, bản thân bố tôi mới đây có bán mảnh đất trong miền nam nơi ông sinh sống trước khi quyết định ra Bắc được 750 triệu đồng. Vậy khi xét ly hôn tài sản đó có được coi là tài sản chung không, mẹ tôi có được hưởng gì từ số tiền đó không? nếu nhờ toà án phân chia tài sản thì với 200m2 đất đứng tên bố mẹ tôi (nhưng bố tôi lại không có hộ khẩu ở quê) toà sẽ phân chia ra sao, tiền án phí phân chia tài sản đóng thế nào, ai sẽ là người sẽ chịu phần đó. Hiện tại mẹ tôi rất đau khổ về những gì bố tôi gây ra. Xin Luật sư tư vấn để chúng tôi có cơ sở động viên mẹ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Trên cơ sở thông tin bạn nêu thì bố mẹ bạn là vợ chồng hợp pháp còn quan hệ của bố bạn với những người phụ nữ sau này không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng nên bố bạn có quyền đơn phương xin lý hôn. - Pháp luật không có quy định truy lĩnh khoản tiền "vô trách nhiệm" như bạn nêu. - Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, ngoại trừ các tài sản riêng (người có tài sản riêng phải chứng minh). Như vậy, 200m2 đất là tài sản chung. Số tiền 750 triệu đồng cũng là tài sản chung, tuy nhiên khi tòa án giải quyết thì mẹ bạn phải chứng minh được số tiền này là của bố bạn rồi mới có quyền được chia. Về nguyên tắc, khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên.
Kính thưa luật sư! Hôm nay em mạn phép gửi bức thư này đến luật sư và rất mong luật sư tư vấn cho em một số vấn đề trước khi vợ chồng em ly hôn. Em Sinh năm 1985. Hiện là viên chức nhà nước. Em kết hôn với chồng em sinh năm 1983 hiện tại anh ấy không có việc làm, trước anh làm chủ cơ sở internet.  Chúng em kết hôn năm 2007 có đăng ký kết hôn và có 1 con chung 3 tuổi  là bé trai.  Hiện nay tụi em có nhà riêng trên phần đất của gia đình chồng cho nhưng đất đó chưa tách sổ riêng mà vẫn thuộc sở hữu của gia đình chồng và chỉ cho bằng miệng. Còn vợ chồng và con em vẫn nhập khẩu chung với gia đình nhà chồng (nhiều lần em mong muốn được tách hộ khẩu riêng để thuận tiện nhưng không được sự đồng ý từ phía gia đình chồng). Thưa luật sư! Chồng em là người đàn ông gia trưởng, bị ảnh hưởng từ bố chồng và nhà chồng nên cuộc sống của em từ khi bước chân về nhà chồng là một chuỗi ngày đau khổ, vì hai vợ chồng là người của hai vùng miền khác nhau nên cũng không hòa hợp về lối sống, cộng thêm em có 3 người chị chồng khó tính và đã có 2 cô bỏ chồng về nhà. Em sống trong nhà chồng với sự nhẫn nhịn ông bố chồng cay nghiệt toàn bênh con và bà mẹ chồng chỉ biết nghe lời chồng và bênh con. Những tháng ngày em chưa xin được việc làm là những ngày đau khổ, em phải nhịn nhục mà sống vì con, có một vài lần vì những trận đòn do chồng em và nhà chồng xúc phạm em quá mức mà em đã  nói lại họ cho em là hỗn láo rồi chửi bới em thậm tệ họ muốn em bị chửi mà phải câm lặng, bao nhiêu lần em nhập viện sưng vù đầu... tất cả em đều chịu.  Cho đến hôm nay chồng em cờ bạc, không nghề nghiệp chỉ lo ăn chơi, rồi vẫn chửi bới em, không đoái hoài gì đến con và gia đình, em vẫn cắn răn chịu đựng nhưng sống như ly thân vì em không còn tình cảm, trong thời gian này chúng em lại có cãi nhau và anh ấy làm đơn ly hôn. Em rất không muốn mà chỉ muốn nhường nhịn vì con nên em để cho anh ấy đưa đơn lên tòa và em sẽ ký nếu anh ấy muốn, em chỉ cần con có cha nhưng anh ấy không hiểu thì em cũng chịu thôi. Hiện tại vợ chồng em có 1 miếng đất 131,1m2 trị giá 480 triệu đồng mà trên sổ đất ghi là cấp cho hộ ông Vũ Văn Sang (tức chồng em) mà không có tên em, và các giấy tờ mua bán đất đều do chồng em ký, một căn nhà trên phần đất của gia đình chồng mà tiền làm nhà là 250 triệu, 2 xe máy mỗi người đứng tên 1 xe.  Thưa luật sư cho em hỏi với tình trạng hôn nhân của em bây giờ theo pháp luật nếu chúng em ly hôn thì phần tài sản miếng đất em có được chia đôi không và tiền làm nhà em có được hưởng không? Con em có được theo mẹ không? và phần cấp dưỡng như thế nào.  Em không muốn về nhà mẹ ruột ở mà muốn ra ngoài thuê nhà sinh sống thì mẹ con em có được làm hộ khẩu riêng không? Cho em nói thêm là trước đây cha mẹ chồng có bán đất và cho tụi em 500 triệu và tiền đó để làm căn nhà đang ở rồi làm ăn nhưng anh ấy thất bại giờ không còn gì, còn miếng đất tụi em mua 131.1 m2  đứng tên hộ ông Vũ Văn Sang là do hai vợ chồng trước đây kinh doanh internet và để dành mua được và mua sau khi kết hôn. Hiện nay vợ chồng em không thỏa thuận về chia tài sản mà anh ấy nói cho em 100 triệu rồi em đi, còn đơn thì em nhường cho anh ấy nộp và làm. Nếu tranh chấp như vậy em có cần mời luật sư không ạ và số tiền phí cho luật sư là như thế nào ạ? Em xin chân thành cảm ơn luật sư và mong sớm nhận được hồi âm từ luật sư!
Về thửa đất: Tôi không hiểu đất các bạn mua là đấ ở hay đất nông nghiệp. Nếu là đất ở thì Nhà nước cấp cho cá nhân tức 2 vợ chồng. Nếu là đất nộn gnghiệp thì mới cấp cho hộ, nhưng đâng cũng chỉ là vấn đề do lịch sử để lại. Còn về nguyên tắc đất nhận chuyển nhượng thì phải công nhận cho cá nhân, nên việc cấp sổ là sai. Bạn nên coi kỹ lại xem sổ đỏ ghi là "ông Vũ Văn Sang" hay "hộ ông Vũ Văn Sang". Nếu sổ đỏ đất cấp đúng như bạn nói thì bạn không có quyền gì. Vì đất cấp cho hộ mà bạn lại không có tên trong sổ hộ khẩu cùng với tên người có tên trong sổ đỏ. Nguyên tắc khi ly hôn, tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia đôi. Nếu bên nào cho rằng tài sản do mình tạo lập thì phải chứng minh. Về căn nhà: Do đất chưa được cha mẹ chồng cho bằng văn bản nên khi ly hôn họ sẽ cho rằng chỉ cho vợ chồng ở nhờ nên QSDĐ vẫn thuộc nhà chồng. Còn căn nhà do vợ chồng bạn tạo lập thì là tài sản của chung của vợ chồng nên cũng sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, việc chia căn nhà sẽ phức tạp hơn do được xây dựng trên đất nhà chồng. Bạn lưu ý: Bạn nói cha mẹ chồng cho 2 vợ chồng bạn 500 triệu để làm ăn. Nếu trong quá trình giải quyết bạn thừa nhận vấn đề này nhưng họ lại bảo cho riên con trai họ và tiền cho dùng để xây nhà thì bạn rất thiệt. Bạn nên cẩn thận trong các lời khai tại tòa và các cơ quan khác về vấn đề tài sản và nguồn gốc tạo lập nên tài sản. Theo tôi, bạn nên nhờ người chứng kiến sự việc làm chứng cho việc cha mẹ chồng tặng cho đất để làm nhà ở. Về con chung: Nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi, khi ly hôn sẽ giao cho mẹ nuôi dưỡng. Trẻ trên 36 tháng thì bên nào muốn nuôi con nếu có tranh chấp thì phải chứng minh những vấn đề sau: 1. Nhà ở 2. Thu nhập. 3. Khả năng nuôi dạy con 4. Tư cách đạo đức Việc cấp dưỡng: Người không nuôi con sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ, thu nhập của người cấp dưỡng Việc nhờ luật sư: Bạn nên nhớ có luật sư bạn sẽ có lợi rất nhiều. Về mặt tâm lý và pháp lý nên nếu có điều kiện thì có sự tham gia của luật sư sẽ thuận lợi hơn. Chi phí nhờ luật sư tùy từng văn phòng và tùy từng luật sư. Vụ việc như của bạn nếu văn phòng tôi thực hiện thì phí khỏang 20-30 triệu. Bạn nên cân nhắc việc này vì nếu không có tiền mà nhờ luật sư thì thêm gáng nặng, còn có khả năng thì nên nhờ luật sư để bớt gáng nặng.
Tôi có người bạn lấy chồng Đài Loan nhờ tôi giúp hỏi các luật gia về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn: cô ấy với ông chồng Đài kết hôn năm 1999, sinh được đứa con 15 tuổi, người chồng từ đó đến nay sống tại Việt nam theo dạng tạm trú, do điều kiện tình cảm như thế nào cô này ngoại tình và chồng biết được, cô dự định sẽ ly hôn nhưng cô không biết việc phân chia tài sản như thế nào. Ông chồng Đài này trước khi cưới cô ấy đến TP Hồ Chí Minh mở công ty sản xuất giày cùng với mấy người Đài Loan sau đó ông chồng Đài này gặp cô ấy và cưới, cũng từ đó rút phần hùng ra chuyến sang kinh doanh bất động sản. Tiền này do ông chồng Đài mang từ Đài Loan qua, tài sản hiện tại gồm có: 2 mãnh đất ở Bình Dương, 01 mãnh đất ở Đồng Nai, 01 căn nhà ở quận Gò Vấp, 01 căn nhà ở quận 8 - TPHCM: tất cả tài sản này do cô ấy đứng tên (vì theo luật Việt Nam ông chồng Đài này không thể đứng tên). Và cô ấy có ý định cho ông chồng Đài này về Đài Loan bằng tay trắng vì tất cả do cô đứng tên. Như vậy có được kg, nếu không được thì phân chia như thế nào?
Ít nhất ý định này là trái đạo đức xã hội, đạo lý vợ chồng nên tôi thiết nghĩ các luật sư tại Diễn đàn sẽ không tư vấn theo hướng bạn đề xuất. Bạn có thể sử dụng cách thức khác bạn thấy phù hợp hơn.
Em nhờ luật sư giúp về chuyện chiếc xe máy. Hai vợ chồng em đã cung ký vào giấy cầm đồ cầm chiếc xe của vợ em để tiêu sài trả nợ sau cưới .giờ chia tay cô ấy muốn em lấy lại chiếc xe đó nhưng em không lấy thì ra tòa sẽ giải quyết thế nào. Số tiền đó có thể coi là nợ chung không  Bây giờ em có nợ một đại lý cam với số tiền năm mươi triệu giờ em chưa có khả năng thanh toán nếu em bị đại lý đó đua ra tòa thì em pải chịu tội gì. Giờ e không còn bất cú tài sản gì. Em ở với bố mẹ, toàn bộ số tiền trên em ký nợ vậy bố mẹ em có phải chiu trách nhiệm gì không?
- Nợ vay tiệm cầm đồ là vay chung nên cả 2 người cùng có trách nhiệm trả. Nếu phải kiện ra tòa thì tòa sẽ xác định trách nhiệm cụ thể của từng người, ví dụ trường hợp không trả được nợ mà tiệm xử lý xe thì tòa có thể phân định cả trách nhiệm bồi thường thiệt hai nếu giá trị của xe cao hơn giá trị vay. - Chuyện vay mượn đại lý cam là quan hệ dân sự nên không bị tội gì mà chỉ là trách nhiệm phải thanh toán tiền cho người ta thôi. Bạn là người trưởng thành nên bố mẹ bạn không liên can trừ trường hợp họ có cam kết với bên cho bạn vay.
Tôi muốn hỏi trường hợp li hôn đơn phương mất thời gian bao lâu tòa mới giải quyết, trường hợp chồng đánh đập vợ và nợ tiền bố mẹ vợ không trả, không ký đơn li hôn thì thời gian sử li hôn là bao lâu?
Theo thủ tục tố tụng dân sự hiện nay thì vụ án ly hôn được giải quyết trong thời gian trung bình là 4 tháng kể từ ngày tòa án thụ lý vụ việc. Như vậy, thời gian giải quyết trung bình này áp dụng cho vụ án ly hôn không phân biệt thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ tranh chấp về con cái, tài sản mà thời gian giải quyết có thể rút ngăn hơn hay kéo dài thêm. Nếu chồng không ký đơn ly hôn nhưng vợ cảm thấy cần ly hôn, kho6ngt hể tiếp tục cuộc hôn nhân này thì vợ vẫn có quyền đơn phương ly hôn mà không cần chồng phải ký đơn. Chồng đánh đập vợ là chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết ly hôn theo yêu cầu của vợ. Chồng nợ tiền bố mẹ vợ thì phải xác nhận đây là nghĩa vụ riêng của chồng hay là nghĩa vụ của hai vợ chồng để cùng có trách nhiệm giải quyết khi ly hôn, chia tài sản và phân chia nghĩa vụ.
Tôi muốn ly hôn đơn phương voi chồng đã làm thủ tục ly hôn 2 lần nhưng lần nào cũng gặp sự cố. Nguyên nhân chính là chồng tôi không muốn ly hôn, thứ 2 là yêu cầu phải xác minh chồng tôi hiện đang tạm trú ở đâu, chồng tôi hộ khẩu ở Quận Tân Bình nhưng không sống ở đó nữa nên không dc xác minh. Hiện giờ chồng tôi đang sống ở Long Thành nhưng ở đó đất rộng Công An địa phương không chịu xác minh là chồng tôi hiện sống ở đó. Mong luật sư tư vấn giúp tôi
Trường hợp của bạn nếu đã biết cụ thể địa chỉ tạm trú của chồng bạn thì bạn làm đơn xin đơn phương ly hôn vẫn được, nếu Tòa yêu cầu bạn có giấy xác minh địa chỉ của chồng bạn nhưng bạn không cung cấp được thì bạn làm đơn yêu cầu Tòa án xác minh cho bạn tại nơi mà bạn đã cung cấp. Trong trường hợp chồng bạn liên tục thay đổi chổ ở nhằm trách sự tìm kiếm của bạn, thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo thủ tục tố tụng, nếu không tìm được thì sau này bạn có cơ sở yêu cầu tuyên bố chồng bạn mất tích và Tòa sẽ giải quyết việc ly hôn cho bạn.
Xin được hỏi luật sư: Chúng em cưới nhau năm 2008,nhưng cuộc sống 2 vợ chồng không hạnh phúc,chồng em thường xuyên uống rượu và về gây chuyện với em,thậm chí còn đi ngoại tình lăng nhăng nữa.Em đã nhắc nhở nhiều mà anh ta vẫn chứng nào tật đó.Hai vợ chồng thường xuyên gây lộn nhau cộng thêm xích mích giữa hai thông gia hai bên càng trầm trọng và không tôn trọng nhau nữa.Cuộc sống với em hết sức nặng nề nên em chủ động ly hôn.Vợ chồng em có một bé trai năm nay gần 6 tuổi.Chồng em còn có con riêng của vợ trước, đang được ông bà nội nuôi. Về tài sản thì chúng em có 8 sào đất nông nghiệp được giao khoán của  công ty cà phê  nhà nước, chồng em là công nhân đứng tên trên đất đó.Đất là của mẹ chồng chuyển sang tên cho chồng trước khi chúng em kết hôn.Cưới nhau được 6 tháng thì chúng em được nhà chồng cho ra ở riêng trên ngôi nhà đươc bố mẹ chồng xây dựng trên thửa đất đó.Lúc đó bố mẹ chồng mới giao đất cho chúng em hoàn toàn lập nghiệp. Vì trước kia mẹ chồng mới chỉ sang tên cho chồng nhưng chồng em vẫn làm chung với gia đình.Mới cưới về cây trên đất chỉ toàn là cây cà phê già cỗi,chỉ trồng mới được khoảng 200 cây tiêu mới bắt đầu tốt.Hai vợ chồng em dần dần chuyển đổi toàn bộ số cà phê già cỗi đó sang một vườn tiêu mới, thu nhập hằng năm đạt khoảng 2 đến 3 tấn tiêu khô trên 1 năm. Trong quá trình chung sống vợ chồng em có giành dụm được một số vốn mua đất và xe máy. Đất mua năm 2013 nhưng mang tên chồng vì chúng em chưa nhập hộ khẩu chung, còn xe mang tên em.Và một số vật dụng trong nhà nữa.Vậy cho em hỏi giờ em đơn phương ly hôn chồng thì em có được nuôi con và chia đôi số tài sản trên không? Vợ chồng em không chịu thỏa thuận chia tài sản phải nhờ đến tòa xử thì ai phai nộp tiền án phí cho tòa. Em nge nói còn phải trích phần trăm số tiền tài sản trên cho tòa nữa có đúng không ạ,và nếu vậy thì ai phải nộp số tiền đó?Và tòa sẽ thẩm định tài sản trên như thế nào? Cho em hỏi thêm hiện tại vợ chồng em đang ly thân,mà mùa tiêu tháng 2 sẽ thu hoạch mà chồng em không cho em cùng thu hoạch.Vậy em phải nhờ ai can thiệp giúp em để em được tham gia vụ mùa đó.Vì chúng em chỉ sống phụ thuộc hoàn toàn vào mùa vụ, nếu không em không biết lấy gì để trang trải cuộc sống hiện tại của em.Hiện tại chồng em đang giữ hết giấy tờ đất, giấy đăng kí kết hôn, giấy khai sinh con, em phải làm sao? Mong luật sư sớm hồi âm cho em.Em xin cảm ơn.
Số tài sản trên không thể chia đôi; vì khi phát sinh tranh chấp thì đất trên có thể xem là tài sản riêng của chồng em, còn với cà phê, tiêu trồng trên đất được xem là công sức đầu tư/hoa lợi thì có thể sẽ được chia đôi. Nếu tranh chấp người nào làm đơn yêu cầu tòa án chia thì sẽ đóng tiền tạm ứng, khi được tòa chia thì người nào được chia bao nhiêu sẽ đóng tương ứng với phần được nhận, tiền án phí tính theo mức số tiền càng lớn sẽ được giảm (400 triệu đầu tiên mức 5%, 400 triệu tiếp theo là 4%, 1,2 tỉ tiếp theo là 3%, 2 tỉ tiếp là 2%, ..)., ngoài tiền án phí còn có thêm tiền định giá đo vẽ nếu các bên không thống nhất giá trị tranh chấp. Ngoài số tiền án phí còn khoảng tiền mà em nghe nói "Em nge nói còn phải trích phần trăm số tiền tài sản trên cho tòa nữa" là tiền hối lộ pháp luật không quy định, nên nếu tòa án đòi tiền em có thể báo cho công an bắt bọn nó. Việc em đang ky thân và chồng em không cho em tham gia thu hoạch có lẽ không ai có thể ngăn can thiệp được
Chào luật sư! Tôi kết hôn được gần 2 năm, đã có một con gái 1 tuổi. Sau thời gian kết hôn không lâu tôi bắt đầu thấy chồng tôi có một số biểu hiện nghiện ma túy; đi làm nhưng không có thu nhập cho gia đình; bao nhiêu lần cắm xe máy. Gần đây mẹ đẻ tôi từ quê ra trông cháu mới phát hiện chính xác chồng tôi đang trích ma túy. Bao nhiêu lần tôi phát hiện các hiện tượng nghi ngờ nhưng anh ta đều chối là không phải. Mẹ đẻ tôi phát hiện ra chồng tôi nghiện, không dấu được nữa nên anh ta rất căm hận bà. Tôi rất sợ anh ta sẽ quay lại trả thù. Tôi muốn ly hôn dứt điểm với chồng tôi; nhưng anh ta thì luôn muốn níu kéo và không muốn li hôn; Tôi mong luật sư cho tôi lời khuyên hai việc như sau: 1. Liệu tôi có thể đơn phương li hôn được không? Và con gái tôi sẽ sống với tôi không? 2. Thủ tục ly hôn như thế nào? Đơn li hôn nộp ở đâu (vì tôi quê ở Thanh hóa; đăng ký kết hôn ở Thanh hóa; Lấy chồng ở Hà Tĩnh; hai vợ chồng làm ở Hà nội; đã có hộ khẩu kt3 ở HN? và thời gian giải quyết li hôn khoảng bao lâu? Cám ơn luật sư!
Bạn hoàn toàn có thể đơn phương xin ly hôn. Căn cứ để bạn xin ly hôn là: "tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được." Về con chung, tùy khả năng mà bạn và chồng bạn thỏa thuận ai là người nuôi các con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định, về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Hồ sơ xin ly hôn gồm các tài liệu sau: - Đơn xin ly hôn theo mẫu; - Bản chính Giấy đăng ký kết hôn. - Bản sao CMND + Hộ khẩu hai vợ chồng; - Giấy khai sinh của con chung; - Giấy tờ về tài sản có tranh chấp. Tòa có thẩm quyền giải quyết: TAND Quận, Huyện nơi chồng bạn cư trú. Thời gian giải quyết ly hôn: từ 4-6 tháng.
Em hiện tại có cháu 17 tháng tuổi, c e đang đợi xử về tội cố ý gây thương tích . Em hiện tại chưa đi làm vì chưa tìm được việc và cũng muốn qua Tết con cứng cáp hơn thì e cho gửi trẻ và lúc đấy mới xin đi làm. Em rất thương con và chồng , vợ chồng e k có xích mích gì để dẫn đến ly hôn . Nhưng từ ngày chồng e đi thì dưới quê chồng e bàn tán đặt điều là em bồ bịch lăng nhăng , bố chồng e nóng tính bắt em viết đơn ly hôn và đòi nuôi cháu . Em thật sự không muốn nhưng nếu bên nhà chồng ép buộc quá thì cho em xin hỏi là với tình hình của e hiện tại thì e có quyền được nuôi con hòan tòan không ? Và ông bà có được quyền nuôi cháu khi cháu chưa được 36 tháng tuổi không ạ ?
Với những thông tin bạn cung cấp tôi xin được giải đáp cho bạn như sau: Thứ nhất, về việc ly hôn, đây là quyền tự do của các cá nhân bố mẹ không thể ép bạn ly hôn nếu vợ chồng bạn không muốn vì bấy kỳ lý do gì. Thứ hai, nếu ly hôn thì theo nguyên tắc con dưới 36 tháng tuồi người mẹ được quyền ưu tiên nuôi khi có yêu cầu.
Tôi và vợ cưới nhau năm 2009, cuối năm 2011 có 1 bé trai 3.5 tuổi. Từ lúc cưới nhau đến lúc có con thì 2 vợ chồng rất hạnh phúc, lúc vợ tôi vừa sinh thì cũng đúng lúc trúng tuyển đại học, tôi phản đối vợ đi học vì lúc đó con tôi mới sinh được 1 tháng và tôi vừa tốt nghiệp chưa có việc làm, còn vợ tôi thì đang có việc làm ổn định nhưng vợ tôi không chịu nhất quyết đòi đi học vì tương lai, tôi cũng đành chịu. Lúc vợ tôi đi học,kinh tế không đảm bảo nhưng vợ chồng vẫn thương nhau cùng vượt qua khó khăn. Nhưng càng làm càng nợ nần nhiều (tôi làm ăn ko thuận lợi nhưng ko dám nói với vợ) nên tôi sinh ra chán nản v thường hay đi nhậu v bạn bè. Tôi làm nghề môi giới nhà đất nên có quan hệ rất rộng, trong đó có 1 ng phụ nữ là đối tác đầu tư của tôi quen biết năm 2012 (ng đó đã có gđình v đã ly hôn). Ban đầu chúng tôi chỉ xem nhau như bạn bè làm ăn, tôi rất quý ng đó vì người đó giỏi v khéo léo hơn vợ tôi nhiều lần, nhưng tôi chưa bh đi quá giới hạn chỉ là thân v tin tưởng trong làm ăn. Khoảng tháng 9-10/2013 trong 1 lần đi nhậu về trễ tôi đưa ấy về, cô ấy gợi ý muốn tôi ở lại v cô ấy v tôi đã đồng ý, tôi bắt đầu có lỗi v vợ tôi vào lúc đó. Tôi chỉ nghĩ đó là tình 1 đêm thôi đàn ông ai cũng vậy. Nhưng càng ngày tôi càng lún sâu vào mối q.hệ đó. Tôi chỉ nghĩ vừa có tình vừa có lợi chứ ko có tình cảm. Tôi bắt đầu lạnh nhạt với vợ v thương xuyên ko về nhà (khoảng 2-3 ngày về ngủ 1 lần,tôi con 1 nên ở chung v ba mẹ). Tới 1 ngày cô ấy năn nỉ xin tôi cho cô ấy 1 đứa con, cô ấy biết tôi đã có vợ con và hứa sẽ ko cần tôi có trách nhiệm gì sau này với đứa con hết. Cô ấy còn hứa sau khi sinh xong sẽ về quê và không gặp tôi nữa (cô ấy vừa sinh bé gái tháng 12/2014). Cô ấy đã giữ lời hứa v tôi là ẵm con về quê, chúng tôi đã cắt đứt mối quan hệ này v chỉ xem nhau như bạn. Thật sự sau này tôi cũng có chút tình cảm với cô ấy nhưng tôi ko muốn tiến tới vì tôi còn thương vợ con tôi. Sau khi cô ấy về quê thì tôi quay về nhà sống v vợ như chưa có chuyện gì xảy ra,tôi biết mình có lỗi nên q.tâm vợ con nhiều hơn. Không may cách đây vài ngày trong lúc sơ ý vợ tôi đọc được tin nhắn tôi hỏi thăm con gái mới sinh của cô ấy và âm thầm điều tra tôi rồi đột ngột âm thầm ẵm con về nhà ba mẹ ruột v đưa đơn ra tòa đòi đơn phương ly hôn. Từ lúc cưới đến giờ ba mẹ tôi thương vợ tôi như con gái ruột, lo cho vợ tôi từng chút từ cái ăn đến cái mặc. Lúc sinh em bé đến giờ một tay ba mẹ tôi chăm sóc cho vợ tôi đi học, vợ tôi chỉ có làm mỗi việc là chiều đi học về chở con đi chơi v tối dỗ bé ngủ (buổi sáng ba mẹ tôi chở bé đi học,chiều rước về cho bé ăn vì vợ tôi hay đi học về trễ). Ngược lại ba mẹ vợ ko lo gì cho vợ chồng tôi dù ba mẹ vợ khá giả và chỉ có 2 người con gái. Lễ tết gì cũng chưa mua cho con tôi hộp sữa, bộ đồ hoặc món đồ chơi. Bây giờ mọi chuyện vỡ lẻ lại thúc giục cho vợ tôi v tôi ly hôn, kêu vợ tôi bắt con nuôi. Ba mẹ tôi không muốn cho tôi v vợ tôi ly hôn nên có gặp ba mẹ vợ tôi nói chuyện nhưng không thành. Nay tôi đã hối hận và vẫn còn yêu vợ con tôi nên muốn níu kéo hạnh phúc gia đình dù biết rất khó, vì tôi muôn con tôi có 1 gđình hoàn chỉnh có cha có mẹ. Nếu ra tòa tôi v ba mẹ tôi có thành ý giữ vợ tôi lại không ký đơn ly hôn thì vợ tôi có đơn phương ly hôn được không? Nếu ly hôn thì con tôi ai được quyền nuôi dưỡng? (gia đình tôi chỉ thuộc đủ ăn bù lại thu nhập ổn định nhưng tôi còn thiếu nợ, bên vợ thì giàu còn vợ tôi đi học 1 năm nữa ra trường hiện tại chưa có thu nhập).
​Theo Khoản 1 Điều 56 Bộ luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được." Ly hôn đơn phương là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Đơn phương ly hôn thể hiện ý chí ly hôn của một bên và không có sự đồng thuận của bên kia. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn. Căn cứ cho ly hôn là : Tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạy được. Vì vậy việc bạn không ký vào đơn ly hôn thì vợ bạn vẫn đơn phương ly hôn được. Về vấn đề quyền nuôi dưỡng con: Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật hôn nhân và gia đình 2014 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu muốn có quyền nuôi con bạn cần phải chứng minh được thu nhập cá nhân của bạn đủ để đáp ứng được nhu cầu, quyền lợi mọi mặt của con. Vợ bạn chưa có thu nhập nhưng bố mẹ vợ bạn có thể ủy quyền lương sang cho vợ bạn để làm căn cư chứng minh.
Chia thừa kế đất chưa có sổ đỏ?
Tại điều 645 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế...”. Căn cứ theo Điểm 2.4 Điều 2 Mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 “Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình” về trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế: “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết…” Bạn không trình bày thời điểm ông bạn mất, chỉ nêu bố bạn mất năm 2004, tôi hiểu rằng ông bạn mất trước đó. Mà thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 10 năm, hết 10 năm thì người được thừa kế không có quyền khởi kiện nữa. Vì vậy trường hợp của bạn không thể khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nữa. Tuy nhiên, trường hợp hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế nêu trên nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết 02 thì di sản đó sẽ trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Nếu các đồng thừa kế di sản của ông nội bạn không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do ông bạn để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Bạn cùng các đồng thừa kế di sản của ông nội bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung. Sau khi Tòa án thụ lí, giải quyết việc chia tài sản chung, nếu phần đất bạn đang ở được chia cho nhiều người, bạn có thể thanh toán cho những người còn lại phần giá trị mà họ được hưởng để có quyền sử dụng toàn bộ phần đất.
Mua đất chưa làm sổ đỏ người bán đất chết phải làm sao?
Công ty Luật Vianabiz xin trả lời câu hỏi như sau: Đối với việc mua bán nhà của bạn từ năm 2009 nhưng chỉ mua bằng giấy tay, theo quy định của pháp luật việc mua bán này không có giá trị pháp lý, cho nên cần phải hoàn thiện về hình thức của hợp đồng mua bán. Đối với “vợ chồng” người bán, tuy không có đăng ký kết hôn nhưng vẫn có thể cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức đồng sở hữu. Như vậy khi người “chồng” chết nhưng không để lại di chúc, phần tài sản để lại sẽ được chia cho các đồng thừa kế, Theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự: Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Để tiếp tục và hoàn thiện về hình thức của hợp đồng mua bán, các đồng thừa kế phải tiến hành phân chia di sản thừa kế và khi những người này cùng đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn sẽ là người được ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người vợ và các đồng thừa kế của ông chồng với bạn phải làm thành hợp đồng công chứng hoặc chứng thực. Sau khi ký hợp đồng mới, bạn liên hệ cơ quan thuế và UBND làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.
Thưa luật sư, một bạn đọc nữ hỏi 2 bạn ấy đã chung sống với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn. Hai bạn này sắp mua một căn nhà. Bạn ấy thắc mắc là chưa có đăng ký kết hôn thì khi mua nhà hai bạn có thể cùng đứng tên trong sổ đỏ được hay không?
Pháp luật Việt Nam quy định nhiều hình thức sở hữu đối với tài sản và trong đó có hình thức sở hữu chung. Cụ thể, nhiều chủ sở hữu có quyền thỏa thuận để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chung. Trong trường hợp của bạn, bạn và bạn trai mặc dù chưa đăng ký kết hôn nhưng có quyền thỏa thuận để cùng nhận chuyển nhượng, mua nhà đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vậy nếu được cấp “sổ đỏ” thì cấp cho ai? Theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời cấp cho mỗi người 1 Giấy chứng nhận; nếu các chủ sở hữu, chủ sử dụng có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Căn cứ theo quy định trên, khi hai bạn nhận chuyển nhượng hoặc mua nhà đất và thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định thì cả hai bạn sẽ cùng được ghi tên trên Giấy chứng nhận và trở thành đồng chủ sử dụng, sở hữu chung đối với tài sản đó. Nếu làm vậy thì có rủi ro pháp lý gì không thưa luật sư? Về pháp lý xác định chủ quyền thì không có rủi ro gì vì cả 2 bạn là đồng sử dụng quyền sử dụng đất, đồng sở hữu nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất và đều được cấp “sổ đỏ”. Nhưng việc định đoạt quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất thì có thể rắc rối nếu giữa các đồng sở hữu có mâu thuẫn, tranh chấp. Vì khi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp ... tài sản chung thì buộc có sự đồng ý của các đồng sở hữu. Theo Dân trí
Gia đình tôi ở trên mảnh đất 1200m có một ao. Trên bản đồ địa chính có tất cả diện tích đất đó. Hiện nay có người viết đơn tranh chấp nên tôi không làm được sổ đỏ. Xin luật sư cho ý kiến làm sao để làm được sổ đỏ. Va khi tôi mang trích lục bản đồ lên xã để công chứng thì nhân viên xã đã thu mất tờ trích lục đó với lý do đang có đơn tranh chấp. Như vậy là đúng hay sai. Xin cảm ơn
Nếu đang làm hồ sơ xin cấp giấy tờ đất mà có tranh chấp thì phải bị tạm ngưng để chờ giài quyết, tuy nhiên bạn có quyền yêu cầu cơ quan nào đang tạm ngưng phải yêu cầu người tranh chấp khiếu nại chính thức hoặc khởi kiện tại Tòa án. Nếu sau khi hết thời hạn mà người tranh chấp không thực hiện việc khiếu nại hoặc không có quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Tòa hoặc cơ quan có thẩm quyền thì việc xem xét cấp giấy cho bạn sẽ được tiếp tục. Riêng việc thu giử giấy tờ ( dù có tranh chấp hay không ) là không đúng quy định, bạn nên yêu cầu người thu giữ lập biên bản và ghi rõ lý do thu giữ để có cơ sở khiếu nại.
Gia đình tôi có thửa đất ở có vườn ao (trước đây diện tích đất ao nhiều gấp 2 lần diện tích đất ở). Thực tế hiện nay vì gia đình đông con nên đất ao đã làm nhà ở cho hộ của các con, song một số hộ chưa được cấp sổ đỏ. Nay xin hỏi, theo Luật Đất đai mới thì việc cấp sổ đỏ đối với đất vườn ao trước đây nay đã làm nhà ở ổn định thì như thế nào?
Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 43/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, tại điều 24 của Nghị định xác định diện tích đất ở khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở như sau: 1. Đất vườn, ao quy định tại Điều 103 của Luật Đất đai áp dụng đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở, kể cả thửa đất trong và ngoài khu dân cư thuộc các trường hợp sau: a) Thửa đất hiện đang có nhà ở và vườn, ao; b) Thửa đất mà trên giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này có thể hiện nhà ở và vườn, ao nhưng hiện trạng đã chuyển hết sang làm nhà ở. 2. Loại giấy tờ làm căn cứ xác định diện tích đất ở theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Đất đai là giấy tờ có thể hiện một hoặc nhiều mục đích nhưng trong đó có mục đích để làm nhà ở, đất ở hoặc thổ cư. 3. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành trước ngày 18/12/1980, người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất bằng diện tích thực tế của thửa đất đối với trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn 5 lần hạn mức giao đất ở, bằng 05 lần hạn mức giao đất ở đối với trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn 5 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của Luật Đất đai. 4. Phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở quy định tại Điều 103 của Luật Đất đai và Khoản 3 Điều này, hiện đang là vườn, ao mà người sử dụng đất đề nghị được công nhận là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mục đích đó và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 5. Diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày 1/7/2014 được xác định như sau: a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày 1/7/2014 thì diện tích đất ở được xác định là diện tích ghi trên giấy chứng nhận đã cấp; b) Trường hợp tại thời điểm cấp giấy chứng nhận trước đây mà người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này nhưng diện tích đất ở chưa được xác định theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Đất đai, Khoản 3 Điều này và chưa được xác định lại theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 45 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, nay người sử dụng đất có đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở hoặc khi Nhà nước thu hồi đất thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Đất đai và Khoản 3 Điều này; hộ gia đình, cá nhân không phải nộp tiền sử dụng đất, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với diện tích đã được xác định lại là đất ở. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất đa dạng, luật hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể, trong phạm vi chuyên mục không thể nêu hết, anh nghiên cứu quy định như đã nêu trên và đến UBND xã hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường hỏi cụ thể trường hợp của gia đình
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”(Điều 163).
Em có một vấn đề cần văn phòng công chứng Hồ Gươm giải thích dùm em! Một gia đình có 4 người: bố, mẹ và 2 con 1 trai 1 gái. Khi đi làm thủ tục trao tặng đất cho một người khác mà ko phải người trong gia đình (sổ đỏ đứng tên hộ gia đình). giấy tờ văn bản công chứng trao tặng thửa đất đó có chữ ký của bố, mẹ và con gái. Nhưng người con trai không đồng ý, và không ký tên vào hồ sơ đó thì hồ sơ đó có được coi là giấy tờ hợp lệ không? và giấy tờ đó có hiệu lực để tiến hành trao tặng đất không? Em xin trân thành cảm ơn.
Theo quy định của pháp luật về đất đai thì một trong các điều kiện để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ). Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cấp cho hộ gia đình thì tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình này đều phải đồng ý và ký tên vào hợp đồng/văn bản tặng cho quyền sử dụng đất thì việc tặng cho này mới có giá trị pháp lý. Hiện nay, việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu.
Tôi có câu hỏi này kính mong cơ quan trả lời giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn Năm 1987 ông bà ngoại tôi có bán lại 1 mảnh đất ở là 290m2 cho bố mẹ tôi nhưng khi đó vẫn chưa làm sổ đỏ. Giờ bố mẹ tôi lại cho lại tôi 100m2 và tôi muốn làm sổ đỏ mảnh đất của mình. Như vậy tôi cần những thủ tục gì để được cấp. Xin chân thành cảm ơn cơ quan chức năng
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, thì người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Như vậy, ông muốn nhận được quyền sử dụng đất bố mẹ ông tặng cho thì thửa đất của bố mẹ ông phải được cấp Giấy chứng nhận. Về cấp Giấy chứng nhận và làm các thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thành phố vì vậy ông cần liên hệ với UBND huyện, thành phố (trực tiếp là Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất) nơi có thửa đất bố mẹ ông đang sử dụng để được hướng dẫn cụ thể.
Tôi định cư tại Mỹ, trong nhiều năm tôi đã nhiều lần gửi tiền về Việt Nam (có biên nhận) mua đất và nhờ người em đứng tên sở hữu. Nay, tôi muốn bán nó đi nhưng cậu ấy không đồng ý. Danh không chính, ngôn thì cũng không thuận, tôi phải làm những thủ tục pháp luật cụ thể gì để hoàn đòi lại chính mảnh đất mà tôi đã bỏ tiền thật ra để mua? Xin cám ơn tư vấn của luật sư.
1. Theo quy định tại Điều 126 Luật nhà ở (đã được sửa đổi, bổ sung, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2009) thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: a) Người có quốc tịch Việt Nam; b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. 2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b nói trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Điều 121 Luật đất đai (đã được sửa đổi, bổ sung, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2009) cũng quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam” . Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở nói trên thì bạn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mang tên em bạn nên về nguyên tắc, nếu bạn muốn bán mảnh đất đó thì bạn có thể thỏa thuận với người em trai bạn để người này đứng ra thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng mảnh đất đó rồi chuyển trả tiền cho bạn. Nếu bạn muốn tự mình bán mảnh đất và bạn thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất vừa nêu ở trên thì người em của bạn phải làm thủ tục chuyển nhượng (hoặc tặng cho) mảnh đất đó lại cho bạn, sau đó bạn mới được quyền định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Trong trường hợp người em không chịu làm thủ tục chuyển quyền sử dụng mảnh đất hoặc không chịu chuyển nhượng mảnh đất cho người thứ ba để trả tiền lại cho bạn, nếu không thỏa thuận được, bạn phải khởi kiện ra tòa án (cấp tỉnh, thành phố nơi có mảnh đất) để đề nghị tòa án giải quyết buộc người em phải chuyển quyền sử dụng mảnh đất đó lại cho bạn. Nếu bạn không thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất vừa nêu ở trên thì bạn chỉ có thể nhận số tiền chuyển nhượng mảnh đất đó và làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài. Khi khởi kiện ra tòa án, bạn cần xuất trình các chứng cứ về việc chuyển tiền về Việt Nam cho người em để tòa án xem xét, giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. //CONTENT
Cha mẹ tôi mất có di chúc chia tài sản đất (đã có sổ hồng đứng tên cha mẹ tôi) cho ba người con, trong đó có tôi. Hiện hai người kia chưa làm được sổ đỏ vì đang ở nước ngoài. Vậy thủ tục xin cấp sổ đỏ phần đất tôi được hưởng trong di chúc có được làm riêng lẻ (tôi đã làm thủ tục tách thửa)? Theo luật, có bắt buộc phải làm sổ đỏ cho tất cả người thừa kế trong di chúc? Nếu có, tôi phải chờ đến lúc nào mới xây được nhà? Mong được giải đáp. Cảm ơn. Hong Viet (viethong65@...)
Kể từ thời điểm di chúc có hiệu lực (thời điểm người để lại di sản chết), những người thừa kế (theo di chúc) phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thửa kế tại phòng công chứng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính về nhà, đất đối với Nhà nước, những người thừa kế có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi “giấy chứng nhận”) tại cơ quan cấp giấy chứng nhận có thẩm quyền. Tùy vào trường hợp cụ thể, tùy theo thỏa thuận của các bên và tùy theo diện tích nhà, đất có đủ diện tích tối thiểu khi tách thửa hay không mà những người thừa kế có thể quyết định cùng đứng tên đồng sở hữu trên giấy chứng nhận hoặc tiến hành đồng thời thủ tục tách thửa kết hợp với việc xin cấp giấy chứng cho mỗi người thừa kế (trong trường hợp đủ diện tích tối thiểu khi tách thửa). Trường hợp diện tích nhà, đất thừa kế không đủ diện tích tối thiểu khi tách thửa theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có nhà, đất và các thừa kế không muốn đứng tên chung trên giấy chứng nhận, thì những người thừa kế phải chuyển nhượng phần thừa kế của mình (theo hình thức bán hoặc tặng cho) cho người khác để chia giá trị theo tỉ lệ tương ứng với phần của mỗi người thừa kế được hưởng. Một trong những người thừa kế có thể thỏa thuận mua lại phần của những thừa kế còn lại (nếu có khả năng về tài chính) để trở thành người duy nhất được cấp giấy chứng nhận đối với nhà, đất là di sản thừa kế nêu trên. Đối với trường hợp của bạn, tương tự, ba anh chị em bạn phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng. Sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước thì bạn có thể tiến hành thủ tục tách thửa (nếu đủ diện tích tối thiểu khi tách thửa) và xin cấp giấy chứng nhận đối với phần nhà, đất là di sản thừa kế được hưởng. Trường hợp hai người còn lại không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế của họ phải tặng cho hoặc chuyển nhượng phần thừa kế của mình cho người khác. Trường hợp không đủ diện tích tối thiểu khi tách thửa thì bạn phải thỏa thuận nhận chuyển nhượng lại phần di sản của hai người còn lại (theo hình thức xác lập hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho theo quy định của pháp luật), sau đó mới có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật hiện hành. //CONTENT
ôi xin chuyên mục tư vấn pháp luật giúp tôi vấn đề sau: Hiện nay tôi có mảnh đất được bố tôi tặng cho quyền sử dụng đất với diện tích 165m2 tai phú bài. Do bố tôi chỉ cho đất tròng cây lâu năm nên tôi không đủ điều kiện được cấp Chứng nhận QSD đất (đất bố tôi hơn 1000m2, đã lập hđ tặng cho qsd đất trồng cây lâu năm 165m2 được chứng thực tại UBND phường Phú Bài). Cho phép tôi xin được giúp đỡ như sau: mảnh đất của tôi có giá trị pháp lý không? Tôi có phải nộp thuế nông nghiệp 165m2 không? Nếu chưa được cấp sổ đỏ, nếu có tranh chấp xảy ra, hợp đồng tặng cho qsd đất của tôi có giá trị không? Toi kính tha thiết xin được tư vấn giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Liên quan đến nội dung nêu trên, do gia đình ông (bà) không nói rõ cụ thể thời điểm tặng cho, giấy tờ của người tặng cho như thế nào?... quá trình nộp thuế đất hàng năm. Do vậy, chuyên mục tư vấn pháp luật không có căn cứ để trả lời cho gia đình ông, bà được. Đề nghị ông, (bà) liên hệ với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Hương Thủy để được hướng dẫn, giải quyết (khi đi nhớ mang theo các giấy tờ liên quan để được giải đáp cụ thể).
Xin chào luật sư. Tôi có một vấn đề mong luật sư giải quyết. Gia đình tôi đã sử dụng đất và khai hoang thêm từ trước năm 1993, đang canh tác sử dụng làm đất ở cho đến bây giờ và cũng chưa được xã cấp sổ đỏ cho số đất được khai hoang đó. Nhưng hiện tại, UBND xã tôi đang tiến hành thu hồi số đất khai hoang thêm đó của nhà tôi làm sân vận động và không có bất kỳ hình thức bồi thường nào. Xin hỏi UBND xã tôi làm như vậy có đúng luật không? Rất mong luật sư nói rõ cho tôi biết. Xin chân thành cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì: Bồi thường về đất cho người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất 1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất. 2. Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng tiền thì số tiền bồi thường phải trừ khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Như vậy, nếu người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có đầy đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được bồi thường về đất.
Nếu nhiều người góp tiền để cùng mua một miếng đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nói gọn là GCN) như thế nào: Cấp chung một giấy hay mỗi người mỗi giấy?
Các đồng sử dụng chung đều được ghi tên trên GCN.
Tôi có cầm sổ đỏ mang tên tôi cho một người làm tín dụng đen. Khi cầm tôi và người đó đã ra văn phòng công chứng làm hợp đồng mua bán. Tôi có viết giấy viết tay giao kèo giữa tôi và người đấy là tôi vay 500 triệu và hẹn đến 2 tháng sau tôi phải hoàn trả cho người đấy. Nhưng đúng ra tôi chỉ cầm vay có 400 triệu và nhận được 340 triệu. 60 triệu đã bị người đấy cắt lãi trước. Trong giấy viết tay đấy, tôi cũng có viết "nếu tôi trả lại số tiền đã viết trong giấy đúng hoặc trước thời gian đã hẹn thì mọi giấy tờ hợp đồng mua bán của tôi và người đấy không có hiệu lực trước pháp luật", giấy viết tay có chữ kí của 2 bên nhưng không có người làm chứng. Tôi muốn hỏi, nếu người đấy mà sang tên đổi chủ sổ đỏ của tôi luôn (trước thời gian đã hẹn trả tiền) thì tôi có bị mất miếng đất trên không? Nếu xảy ra kiện cáo thì sẽ như thế nào? Liệu tôi có bị mất miếng đất dù có khả năng trả tiền cho người đấy hay không? Tôi có bao nhiêu % đòi lại được miếng đất?
Căn cứ Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng” thì mức lãi suất mà ông/bà phải trả đã vượt mức quy định, do đó, về mặt pháp lý, thỏa thuận vay giữa ông/bà và bên cho vay là vi phạm pháp luật và sẽ bị tuyên vô hiệu (Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đối với hợp đồng mua bán của ông/bà và bên cho vay, do mục đích thực tế (giao dịch thực tế) là thế chấp tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của thỏa thuận vay nên sẽ bị vô hiệu do giả tạo (Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2005). Khi đó, nếu phát sinh tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại tòa thì tòa sẽ tuyên cả thỏa thuận vay và hợp đồng mua bán là vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường (Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Chào Luật Sư! Em  xin được nhờ luật sư hướng dẫn cho gia đình em các thủ tục đòi lại đất bị lấn chiếm của gia đình em. Năm 1996 GĐ em được cấp GCNQSDĐ số 344/UB-QĐ tại lô 52(diện tích đất 0,12ha - do lúc bấy giờ chưa có máy đo chuyên dụng mà chỉ ước lượng . Ngay sau khi được giao đất GĐ em đã trồng cây thông ... trên toàn bộ khu đất trong đó có diện tích đất tranh chấp bây giờ, GĐ em quản lí và sử dụng liên tục). Năm 2010 GĐ em được cấp GCNQSDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thửa đất số 731 tờ bản đồ số 1 (diện tích 4.099m2 - đo bằng máy . Cả 2 lần khi giao đất có mặt  đầy đủ để thống nhất ranh giới). Như vậy nguồn gốc thửa 731 này là năm 1996 GĐ em được nhà nước giao hồ sơ quản lí và sử đất rừng  và đất trồng  rừng ( sổ bìa xanh ) thuộc lô 52 với diện tích 0,12ha (sau chuyển thành thửa 731) theo QĐ số 344/UB-QĐ ngày 13/9/1996 của UBND huyện Cao Lộc . Khu đất có 2 mặt giáp ranh với đất  đất rừng nhà ông Tân ( lô 21) và đất rừng nhà ông Hưởng( lô 22 , ông Hưởng là bố đẻ của anh Hùng - sau chuyển thành thửa 246). Cả 3 lô đều có phía Bắc giáp QL4B. Dưới chân đồi có 3 hộ GĐ sinh sống là:nhà Ông Tân, Bà Nụ , Anh Tuấn. Còn phía đối diện bên kia đường có nhà bà Soạn, bà Dung ( là mẹ của anh Tuấn, anh Tường, anh Tuấn là bố đẻ của Hằng) Năm 2008, đo đạc bản đồ đất Lâm nghiệp, chuyển đổi từ hồ sơ bìa xanh sang GCN QSDĐ ổ đỏ ), diện tích đo bằng máy chuyên dùng là 4.099m2 Ngày 27/10/2010 tôi được UBND huyện Cao Lộc cấp GCNQSDĐ số vào sổ cấp CH00144, thửa số 731, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính đất Lâm nghiệp xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc đo vẽ năm 2008, diện tích 4.099m2. Năm 2006 dự án mở rộng đường QL 4B, kiểm đếm đền bù lần 1 để làm đường 2 hộ là Dương Xuân Tuấn và Trần Thị Nụ có phía bắc giáp đồi nhà ông Dinh đã được đền bù và lấy hết đất để làm đường. nhà bà Nụ còn 27m2. Năm 2008 nhà nước kiểm đếm đền bù lần 2 bạt đồi để làm vỉa hè tà li còn cây trồng trên đất đã được đền bù với số tiền là hơn 10.000.000đ đã nộp biên lai cho toà án. Trang 5 của bản án số 06/2013DS-ST ngày 11/6/2013 tại công văn số 598/UBND - TNMT ngày 10/7/2012 UBND huyện Cao Lộc khẳng định số diện tích đất tranh chấp trên nằm ngoài chỉ giới thu hồi công trình cải tạo nâng cấp QL4B . Cũng tại công văn số 133/BQLDA sở giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn khẳng định phần diện tích đất tranh chấp trên mái tà luy nền đào và mái tà luy nền đắp, trong quá trình thi công mượn đất của nhân dân, sau khi thi hành đường xong, các hộ dân tiếp tục sử dụng đất trên mái tà luy thuộc đoạn đường qua đô thị . Như vậy diện tích đất tranh chấp trên nằm trong thửa 731. Thửa đất tranh chấp bây giờ : Hướng đông giáp đất nhà ông Hùng, hướng Tây giáp nhà ông Dinh. Hướng bắc giáp QL4B. ( có sơ đồ minh họa trong bản án số 06/2013 DS-ST ngày 11/6/2013. Từ những chứng cứ nêu trên cho thấy diện tích đất tranh chấp nằm trong thửa 731 của ông Dinh và bà Nụ. Thế nhưng năm 2010 nhà nước làm đường nâng cấp quốc lộ 4B mượn đất đồi nhà em để bạt tà luy 1 số lớn diện tích đất. Lợi dụng lúc công trường san lấp, ngày 7/6/2010 vợ chồng Hằng trú tại nhà 16 Văn Miếu Phường Chi Lăng thành phố Lạng Sơn thuê hơn 30 thanh niên ( đầu gấu ) đến uy hiếp để đem máy đến san ủi xây tường rào Gđ em phải mời công an 113 tỉnh Lạng Sơn; Công an huyện cùng Công an xã đến xử lí nhưng sau đó chúng vẫn cố tình đến san ủi đất đồi rừng của Gđ em thành mặt bằng diện tích 271,56m. Còn lô 22 chuyển thành lô 246 đã cấp GCN cho hộ Đoàn Năng Hùng năm 2005 thì Trích đo địa chính khu đất số 298/TĐ ĐC thể hiện đất nhà em bị nhà anh Hùng lấn chiếm sang rất nhiều nhưng GĐ em không hề hay biết. Phía trên đất tranh chấp là đất đồi nhà ông Tân rồi đến Bà Dung là không đúng sự thật. Trên thực tế bà Dung không có đất đồi vì khi nhà nước giao rừng bà Dung không nhận nên sau nhà anh Tuấn không có đất đồi còn ông Tân kí giáp ranh đất đồi với nhà anh Hùng phía trên đỉnh đồi chứ không phải trên đất tranh chấp. Do đó kết quả đo đạc chưa đúng với hiện trạng sử dụng đất trên thực tế ( lệ phí đo đất 17.000.000đ ) Nay GĐ em đề nghị sở TN-MT tỉnh LS xem xét , đo đạc lại cho đúng hiện trạng sử dụng đất trên thực tế có được không? 1 . Năm 1996 nhà nước giao đất chỉ có 3 lô ( 21,52,22) thì ranh giới có bị cấp trồng không? 2 . Đất của gia đình em đã cố sổ từ năm 1996 chỉ có 3 hộ quản lí vậy tại sao lại cấp trồng 7 hộ liền kề? 7 hộ đó là những hộ nào? cấp vào thời gian nào? trách nhiệm thuộc về ai? giải quyết như thế nào ? 3 . Tại sao trong thửa đất của gđ em lại có đất đồi nhà ông Tân và đất đồi nhà bà Dung ( Ông Tân và gđ em không có sự tranh chấp về ranh giới. Còn khi giao đất bà Dung k nhận nên không có đất đồi gđ em có nhân chứng để chứng kiến sự việc) 4 . Năm 2004 anh Hùng tự kê khai làm sổ đỏ đã lấn chiếm đất của gđ em nhưng gđ em lại không hề biết đến khi Hằng vào tranh chấp gđ em mới được biết sự việc qua Trích đo của sở TN-MT Tỉnh LS vậy gđ em muốn sở TN-MT xử lí hành vi lấn chiếm đất của ông Hùng và bà Hằng để trả lại đủ số đất đã cấp 4.099m2 như nhà nước đã công nhận QSDĐ hợp pháp cho gđ em có được khô ng Ngày 24/6/2011 gđ em làm đơn khởi kiện lên UBND huyện Cao Lộc. Sau nhiều ngày làm việc TAND đã thụ lí mở phiên tòa ngày 11/6/2013. Căn cứ vào tài liệu chứng cứ và GCNQSDĐ của gđ em. Hội đồng xét xử đã kết luận và ra quyết định buộc vợ chồng chị Hằng phải trả lại đất cho gđ em và phải nộp án phí. Do kháng cáo TAND Tỉnh mở phiên tòa phúc thẩm do ông Cao Đức Chiến làm chủ tọa phiên tòa vì không xét xử đến nơi đến trốn và trả vềTAND huyện xử lại. Ngày 23/5/2014 ông Liễu Văn Bình thẩm phán chủ tọa phiên tòa nói: " Tòa án đã thuê bên TN-MT đo đất hơn 16.000.000đ" và cho mọi người xem sơ đồ. Sơ đồ do TNMT huyện và tòa án phác họa rồi yêu cầu tổ đo đạc vẽ bản đồ để tòa án xét xử nhưng sơ đồ đó bị sai lệch, thêm thắt, bịa đặt không đúng như sơ đồ gốc năm 1996 và 2008/2010 mà UBND huyện đã cấp cho gđ em. Cùng 1 tòa án, cùng một sự việc mà 2 ông thẩm phán xét xử hoàn toàn khác nhau.Vậy người dân biết tin ai? Vậy em mong luật sư có thể giúp gđ em hướng dẫn các bước và thủ tục khởi kiện để em đòi lại mảnh đất trên. Mong luật sư hướng dẫn để gđ em đòi lại mảnh đất đó! Em xin trân thành cảm ơn Luật sư !  Mong luật sư sớm phản hồi tin nhắn để em có thể đòi lại được mảnh đất. Em xin chúc Luật sư sức khỏe và thành đạt.
Vụ việc của gia đình bạn đang được tòa án thụ lý giải quyết. Do vậy, gia đình bạn cần tiếp tục tham gia vụ án đó, cung cấp các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của gia đình mình. Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của gia đình bạn là quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích, tọa độ thửa đất thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi đo đạc hiện trạng toàn bộ hai thửa đất đối chiếu với bản đồ qua các thời kỳ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu xác định diện tích đất của gia đình bạn bị hàng xóm lấn chiếm (dịch chuyển mốc giới so với mốc giới trước đây) thì hàng xóm phải trả lại đất cho gia đình bạn. Nếu diện tích đất của gia đình bạn đang sử dụng bị thiếu do có sai sót trong việc xác định diện tích trong quá trình cấp giấy chứng nhận cho gia đình bạn (mốc giới hai thửa đất vẫn ổn định từ khi cấp GCN QSD đất đến khi tranh chấp) thì UBND huyện sẽ điều chỉnh lại diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn, tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của gia đình bạn.
Cháu xin phép được trình bày từ đầu ạ. Cháu là người Hải phòng. Hiện sinh sống và làm việc ở Hải phòng. Cụ ngoại cháu sinh được 3 bà, trong đó Bà Nội cháu là lớn nhất. Bà nội cháu sinh được Bố cháu là lớn (Bố cháu đã mất năm 1988) và Chú cháu hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội (đã chuyển hộ khẩu). Bà cháu có mảnh đất ruộng diện tích trong sổ thuế đất ruộng là 5 miếng (180m²) đã sử dụng lâu năm được nhà nước phân chia (trước khi cháu ra đời, cháu sinh năm 1988) nộp thuế theo đúng nghĩa vụ của nhà nước. Những năm 99 bà cháu lên sinh sống ở trên Hà Nội ở nhà của Chú cháu. Mảnh đất trên Bà cháu có nhờ người em thứ 2 của Bà trông coi và sử dụng vì người này đã có lời hỏi mượn, nhưng thuế các khoản Bà cháu vẫn đóng.Sau đó con trai lớn của Bà thứ 2 này có đổ đất dựng nhà tạm ăn ở và làm việc kiếm sống trên mảnh đất ruộng này. Thời gian trôi đi, năm 2003 Bà nội cháu mất. Từ đó đến giờ sổ thuế ruộng đất vẫn đứng tên Bà nội cháu. Năm 2010, người con trai lớn của Bà thứ 2 đã xây nhà to kiên cố mà chưa hỏi ý kiến gia đình cháu (cháu lúc này vẫn ở cùng Chú cháu trên Hà nội, nhưng hộ khẩu ở Hải phòng đứng tên Cháu, vì cả gia đình chỉ còn cháu, không tính Chú cháu hộ khẩu Hà nội). Năm 2011 trước khi cháu lập gia đình, Chú cháu và cháu về đòi lại mảnh đất trên lấy chỗ cho cháu sinh sống sau khi lấy vợ. Nhưng người nhà của Bà thứ 2 kia kiên quyết không trả lại. Lúc này họ đã xây dựng nhà xong và sử dụng hết già nửa diện tích mảnh đất của gia đình cháu. Sau khi thỏa thuận vì là họ hàng gần, họ đồng ý trả lại số diện tích còn lại (60m²) cũng là căn nhà tạm từ lâu đời nay họ sử dụng, nhưng họ lại bắt ép Chú cháu phải giao cho họ 41 triệu mà theo họ là tiền xây dựng căn nhà tạm lâu đời đó. Như vậy, theo khách quan cháu nhìn nhận thật là vô lý. Ngay cả người dân cả làng cũng nói như cháu. Nhưng vì 1 mặt Chú cháu gấp rút cho cháu lập gia đình có chỗ sinh sống, 1 mặt Chú cháu nói là vì tình cảm dì-cháu ( ý nói Chú cháu và Bà thứ 2 này) nên chấp nhận trả số tiền 41 triệu đó. Đất của mình 180m² mà lại phải mất 41 triệu mới được ở cái nhà 60m² từ lâu đời nay. Hiện tại cháu vẫn đang sinh sống trong ngôi nhà này vì cháu không có khả năng xây lại ngôi nhà khác. Ngày ngày đều giáp mặt với người mà cháu gọi là Chú kia ( con trai lớn của Bà thứ 2, từ đây cháu xin gọi tên là Chú A). Đến tối hôm nay, người Chú A kia mời cháu sang nhà, nói với cháu rằng : đang có đợt làm sổ đỏ của xã ( cháu chưa chứng thực thông tin này ), muốn bàn với cháu và Chú cháu tách cái mảnh đất của Bà cháu ra làm 2, rồi làm sổ đỏ. Như vậy, theo cháu vì là mảnh đất vẫn đứng tên Bà cháu nên Chú A kia không thể tự ý tách đất và làm sổ khi chưa có cháu và Chú cháu. Trước đó Chú A và người nhà luôn mạnh miệng nói mảnh đất của Bà cháu chỉ có căn nhà tạm 60² cháu đang ở thôi. Mà trên thực tế diện tích trong sổ thuế là 5 miếng (180m²) vậy 120m² kia ở đâu. Câu chuyện như vậy, cháu dài dòng quá. Mong các Bác, các Chú luật sư tốt bụng tư vấn cho cháu xem ai là người đúng. Và giờ cháu có nên tách mảnh đất này không ạ. Và liệu mảnh đất này có thể làm được sổ đỏ không ạ. Cháu trẻ người, non dạ, mới lập gia đình nên chưa hiểu được luật sử dụng đất ruộng ạ. Cháu chân thành cám ơn các Bác, các Chú và gửi lời chúc tốt đẹp nhất ạ.
Trước hết đây là thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà nội em nay bà nội em đã mất thì phải thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế sau đó em mới có thể đứng tên trên giấy chứng nhận thửa đất này. Vì đây là đất nông nghiệp nên việc người A đổ đất xây dựng nhà ở trên đất là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Hiện tại nếu em và chú của mình không muốn cho người này được sử dụng phần diện tích đó thì buộc phải yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Để ngăn chặn người A thưc hiện thủ tục hành chính để cấp giấy chứng nhận thì em và gia đình chưa vội ký các văn bản như ký giáp ranh và các văn bản về sơ đồ hiện trạng thửa đất. Nếu người đó hoàn thành viêc cấp giấy chứng nhận thì vụ việc sẽ càng trở lên phức tạp khó giải quyết.
Xin chào các luật sư, tôi đang thấy khó khăn về mặt pháp lí với vấn đề sau ,mong các luật sư tư vấn giúp tôi. Vấn đề của tôi như sau: Năm 1991 cha tôi lập gia đình nhưng đang ở chung với ông bà nội, vì muốn ra riêng nên đã làm đơn lên UBND xã (đã có sự thông qua ban cán sự thôn) xin cấp đất. Sau khi được xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền, cha mẹ tôi đã được cấp 500m 2 đất (vừa đất vườn vừa đất ở với thời hạn lâu dài) , và đã có nộp tiền quyền sử dụng đất (thời kì đó nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất), nhưng thời kì đó đất chưa có sổ đỏ. Sau đó vì tình trạng sức khỏe của ông bà nội tôi không tốt nên cha mẹ tôi ở riêng nữa mà ở lại chăm sóc ông bà. Cũng trong thời kì đó bác tôi (anh ruột của cha tôi, trước đó bác tôi có hộ khẩu thường trú cùng với vợ con ở tỉnh khác) có trục trặc về vấn đề hôn nhân, sức khỏe lại có vấn đề nên cùng về ở với bố mẹ tôi và ông bà, vì ở chung có nhiều bất đồng nên sau khi bàn bạc, cha mẹ tôi thỏa thuận cho bác tôi  mượn tạm miếng đất 500m 2  trên để ở tạm. Đến năm 1996, thời kì cấp phát giấy chứng nhận QSDĐ, trong quá trình cấp sổ đỏ cho mảnh đất trên thì ban cán sự thôn nơi có mảnh đất đã làm sai tên quyền sử dụng đất với tên bác tôi (đáng ra là tên của cha mẹ tôi) mà không có sự đồng ý của cha mẹ tôi.Cha mẹ tôi cũng đã có ý kiến với ban cán sự thôn, nhưng vì lúc đó chưa ý thức được quyền lợi nên vẫn để nguyên tên bác tôi trong sổ đỏ đến nay mà chưa sửa.Bác tôi vẫn ở trên mảnh đất đó đến 2002 thì mất, và mảnh đất đó được cha mẹ tôi sử dụng canh tác từ đó đến nay.Tuy nhiên mới đây, sau khi biết sự tồn tại của mảnh đất với tên bác tôi, vợ của bác tôi và con bác đã đòi lại đất và muốn tiến hành sang tên mảnh đất cho các con của bác tôi.Xin các luật sư hãy tư vấn cho tôi làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho cha mẹ tôi – là người đã xin cấp mảnh đất trên ?Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đây là trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất. Về nguyên tắc nếu gia đình bạn không chứng minh được đất đó thuộc quyền quản lý sử dụng của gia đình bạn và việc cho bác bạn ở chỉ là mượn đất cho ở nhờ thì thửa đất đó sẽ là tài sản để phân chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế của bác bạn. Bạn và gia đình phải chứng minh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bác trai bạn là không đúng. Chứng minh được vấn đề này thì gia đình bạn mới được sử dụng thửa đất nêu trên.
Mảnh đất của tôi liền kề với mảnh đất của nhà bên cạnh, nhà bên cạnh làm sổ đỏ có cần phải có chữ ký của tôi không? Nếu như cần thì vi phạm luật giả mạo giữ ký của tôi thì bị xử lý như thế nào trước pháp luật. Xin luật sư tư vấn giúp
Về nguyên tắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu bắt buộc phải có chữ ký của các chủ đất liền kề. Nếu không có chữ ký của người sử dụng đất liền kề thì sẽ không tiến hành cấp được. Nếu như giả mạo chữ ký của bạn mà gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định pháp luật thì người giả mạo chữ ký có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kính thưa luật sư tôi có một số thắc mắt nhưng chưa hiểu lắm về luật đất tranh chấp xin luật sư tư vấn dùm cho tôi!      Gia đình tôi có một miếng đất ở, thời gian đó miếng đất đó là đất hoang và nằm trong khu vực của dòng họ tôi và ba mẹ tôi chỉ nghỉ là ở thôi nên chưa làm giấy tờ số đỏ. nhưng ông bác họ tôi khi mở hoang miếng đất gần bên cạnh để làm đìa thì làm luôn miếng đất của ba mẹ tôi vô sổ đỏ của ông bác họ tôi luôn, khi ấy do ba mẹ tôi do không có học nhiều nên không làm đơn đễ kiện để lấy lại vậy bây giờ tôi có thể làm đơn khơi kiện để đòi lại miếng đất đó hay không và gia đình tôi có rất nhiều người làm chưng về việc đó. Mong luật sư giải đáp dùm tôi thắc mắc trên.
Như bạn nói thì đất của nhà bạn đã được chính quyền cấp sổ đỏ cho ông bác. Phía bạn có thể yêu cầu UBND huyện điều chỉnh lại cho đúng thực tế. Trường hợp UBND huyện không đồng ý hoặc bạn không muốn đi theo hướng đó thì có thể yêu cầu toà án huyện giải quyết. Quy định hiện hành cho phép phía bạn khởi kiện đòi lại tài sản của mình. Phía bạn có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho toà án và hy vọng toà án phán quyết đất đó là của nhà bạn.
Năm 2008 tôi có mua miếng đất 32.4 m2 (theo sổ đỏ được cấp) và đã làm hợp đồng chuyển nhương và sang tên sổ đỏ, năm nay 2012 tôi tiến hành phá dỡ nhà cũ xây lại, khi đo đạc thì trên nền đất cũ bị thiếu 1m dài phia trước mặt tiền. Tôi tiến hành xây dựng cả phần đó thì bị hàng xóm. Vốn chủ cũ nói là đất của họ và không cho xây (hiện đường đi là đất của chủ cũ cắt ra làm ngõ đi chung phần đất đường đi này vẫn thuộc sở hữu của chủ cũ), tôi đã không biết việc chủ cũ này trước đây chỉ bán 30m2. Sau người làm sổ đổ gian lận thế nào đó thêm 1 m dài mặt tiền phía đường đi vào sổ đỏ thành 32,4m2. Trên hợp đồng chuyển nhượng có căn cứ mua bán theo sổ đổ và có nêu diện tích là 32.4m2. Vậy tôi có quyền xây trên đất theo sổ đỏ không và việc xảy ra tranh chấp phía phần đất trong sổ đỏ của tôi nhưng lại là đất của chủ cũ thì nên giải quyết thế nào? Rất cảm ơn khi được tư vấn.
Trong trường hợp này về nguyên tắc là bạn không có quyền xây dựng trên mảnh đất đang tranh chấp, nếu có xẩy ra tranh chấp thì gia đình chủ củ có thể chứng minh họ chỉ bán 30m2, do đó hợp đồng mua bán sau với bạn có thể bị tuyên vô hiệu. Cách tốt nhất cho bạn là xây dựng trên diện tích 30 m2 và phần diện tích 1 làm ngõ đi chung. Liên quan đên 2,4 m2 mà chủ đã bán cho bạn thì bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Em chào Luật sư! Sự việc là như thế này: Ông ngoại đã mất cách đây hơn 20 năm rồi, hiện giờ còn Bà ngoại sống với Cha Mẹ em và các Bác của em cũng đã tách Hộ khẩu ra sống riêng.Đến năm 2008, nhà nước giải tọa mặt bằng để làm đường, đó cũng là thời điểm nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ (Gồm 100m vuông và một căn nhà trên đó) và Bà ngoại đã sang tên cho Mẹ của em. Đến năm 2012 do Cha Mẹ làm ăn thất bại nên đã quyết định Bán 1/2 đất đó để trả nợ người ta (được sự đồng ý của Bà ngoại). Lúc đó thì mấy Bác lại đòi chia tài sản theo quyền thừa kế, như vậy có đúng với pháp luật hay không? Mong Luật Sư giải đáp, xin chân thành cám ơn!
Theo quy định của bộ luật dân sự 2005 thời hiệu để khởi kiện chia thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết không để lại di chúc. Như vậy ông nội bạn chết cách đây 20 năm thời hiệu khởi kiện đòi chia thừa kế đã hết. Hơn nữa giấy chứng nhận QSDĐ được cấp cho riêng bà nội bạn vào sau thời điểm ông nội bạn đã qua đời, nếu việc chuyển nhượng, sang tên của bà nội bạn cho bố mẹ bạn đúng pháp luật về đất đai và công chứng như: Việc mua bán là tự nguyện, các bên lập hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho..có làm chứng của công chứng viên hoặc chứng thực của UBND xã phường thị trấn cũng như hiện nay bà nội bạn đang sống thì các bác bạn không có quyền khiếu nại và khởi kiện chia thừa kế.
Thưa các LS, tôi có mua một mảnh đất 300m2 của Chú Thím tôi, vì là nguoi nhà nên tôi đã tin tuong đưa 2/3 số tiền để Chú thím tôi chuyển đổi mục đích sử dụng, sau khi chuyển đổi xong và đất được cấp sổ đỏ mới giao nốt 1/3 số tiền còn lại.  Vào cuối năm 2011(AL) tức là gần Tết 2012 tôi và người bán (A) đã thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng mua bán đất, có chứng kiến của địa chính xã, chủ tịch, ... , vì thời điểm đó gần Tết AL 2012, họ hẹn ra tết sẽ cấp sổ đỏ. Nhưng hiện tại đã gần 1 tháng toi có đi làm thủ tục lấy sổ  như đã hẹn, thì họ lại bảo là Hiện tại sẽ dừng cấp sổ đỏ vì lý do đây là đất dự án, ko cấp GCNQSĐ nữa. Chờ nhà nước đền bù.  Tôi không hiểu việc này như thế nào? Tại sao lại làđất dự án, có phải tôi đã bị lừa không, Nếu mà đất dự án thì nhà nước phải có chủ trương lấy đất từ đầu năm chứ, sao lại chỉ trong tích tắc đã có sự thay đổi như thế này.  Xin hoi LS vì chưa có sổ đỏ theo như thoa thuận ban đau hien tại Bên A đã thực hiện xong trach nhiêm voi ben B chua?  Tôi phai lam thế nào? Cần phải làm thủ tục để khởi kiện được không?
Theo thông tin bạn nêu thì việc chuyển nhượng của bạn là chưa hợp pháp; Đất chuyển nhượng chưa có GCN QSD đất, chưa được đăng ký sang tên. Do vậy, nếu thủ tục chuyển nhượng không thể thực hiện được thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng. Bạn phải trả lại đất và nhận lại tiền. Bên nào có lỗi làm cho việc chuyển nhượng không thể thực hiện được hoặc lừa dối thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
Kính gửi luật sư: Tôi có việc không giả quyết được về chia di sản thừa kế như sau: Trước kia bố mẹ tôi ly thân, bố tôi bán đi một nửa nhà đất để đưa tiền cho mẹ tôi đi mua chỗ khác ở cùng với em trai đầu. Phần nhà đất còn lại bố tôi ở cùng với em trai thứ 2,.  tôi và em gái, hai người coi như thỏa thuận phân chia xong tài sản. Sau này khi em trai thứ hai mất, mẹ tôi ở một mình nên bố tôi lại cho mẹ tôi về ở cùng nhưng tài sản thì vẫn là phần nhà của bố tôi. Cách đây gần 2 năm bố tôi ốm nặng nằm một chỗ, mẹ tôi đã ép bố tôi đưa sổ đỏ cho bà giữ, có biên bản bàn giao sổ đỏ gồm chữ ký của mẹ tôi là người nhận và những người chứng kiến trong gia đình. Năm 2011, bố tôi mất để lại di chúc chia nhà đất đứng tên sổ đỏ là bố tôi cho 3 chị em gồm: tôi, em trai thứ 2 và em gái nhưng mẹ và em trai tôi không coi di chúc là gì, mặc nhiên làm mọi thứ không hỏi ý kiến gì những người có liên quan trong di chúc của bố tôi, khi nói về vấn đề mẹ tôi đưa sổ đỏ để tôi  và em gái thực hiện việc phân chia tài sản thừa kế thì mẹ tôi không đưa và xảy ra xung đột giữa em trai với hai chị em gái, không giải quyết được. Vậy tôi khởi kiện đòi quyền thừa kế tại tòa án mà không có sổ đỏ có được không? Tôi nên đưa việc này đên nơi nào giải quyết là đúng thẩm quyền?
Theo thông tin bạn cung cấp, tôi tư vấn như sau: Trước đây bố mẹ bạn đã ly thân, thỏa thuận phân chia tài sản và bán đi một nửa nhà đất để đưa tiền cho mẹ bạn đi mua chỗ khác. Vậy việc thỏa thuận đó có lập thành văn bản và được công chứng không? Trong trường hợp việc thỏa thuận không phù hợp với quy định của pháp luật thì nhà đất mà mẹ bạn được chia tiền để mua chỗ khác vẫn có 50% giá trị quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở của bố bạn (bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia thừa kế cả phần này). Bởi vì, bố mẹ bạn chưa có một Bản án hay quyết định của Tòa án về việc ly hôn. Việc giải quyết tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại điều 25, Điều 33, Điều 35 của Bộ Luật tố tụng dân sự. Để tiến hành khởi kiện tranh chấp về thừa kế thì thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một trong những điều kiện cần phải có nhưng mẹ bạn đã cất giấu. Tuy nhiên, nó không phải là giấy tờ duy nhất, bạn có thể đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xin sao hồ sơ liên quan đến thửa đất tranh chấp để hoàn thiện hồ sơ khởi kiện.
Em đang vướng một trường hợp tranh chấp đất chưa biết phải xử lý thế nào, rất mong các luật sư tư vấn giùm ạ Ông A có một mảnh vườn (đất tổ nghiệp) từ trước năm 1975. Sau đó có một con đường chạy qua chia mảnh vườn làm hai phần, một phần thì con gái cho ông A ở, một phần cho một người bà con xa (ông C) mượn ở một thời gian dài (theo như con trai ông A trình bày). Trong thời gian này, đất đai còn do HTX quản lý nên việc sử dụng đất đai diễn ra dễ dàng. Đến năm 1993, ông B (con trai ông C) sau thời gian đi thoát ly về (đã có nhà và đất ở vùng khác) đã có đơn kiện bà D (con gái ông C) để đòi lại phần đất mà gia đình bà D đang ở. Tuy nhiên, sau nhiều lần gửi đơn lên UBND xã yêu cầu giải quyết, ông đều không được giải quyết. Đến năm 2003, D được cấp giấy chứng nhận cho phần đất này. Ông B vẫn còn lưu giữ hàng chục lá đơn kiến nghị được gửi đến UBND xã mà không được xử lý, giải quyết. Vậy nên giờ ông B gửi đơn kiện việc 04 người ở UBND xã có trách nhiệm trong thời kỳ đó là sao đất đang tranh chấp mà vẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho bà D. Hiện nay, 03 trong 4 người đó đã nghỉ hưu, còn một người đang làm việc bên mảng địa chính ở xã. Em muốn hỏi là trong trường hợp này thì pháp luật quy định giải quyết như thế nào ạ? UBND xã có trách nhiệm gì và phải xử lý đơn của ông B như thế nào? Đất đang tranh chấp đã cấp giấy chứng nhận cho người khác thì xử lý ra sao? Những người có trách nhiệm đo đạc, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận thời kỳ đó sẽ bị xử lý thế nào khi họ đã nghỉ hưu? Rất mong sự tư vấn của các Luật sư. Em xin chân thành cám ơn ạ.
Về nguyên tắc đất đang có tranh chấp thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp giấy chứng nhận vẫn được cấp khi đang có tranh chấp thì người có quyền lợi liên quan có quyền khiếu nại quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó có quyền khởi kiện để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đó. Bạn cũng cần biết UBND xã không có quyền cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, cơ quan này chỉ có nhiệm vụ nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý.
Hoàn cảnh : - Ba mẹ tôi đã li hôn năm 2008. - Gia đình tôi sống trên mảnh đất 36m2 trên tổng thể khu đất của nhà ông bà nội rộng 150m2.  - Năm 1995, ba tôi do quen biết được tặng 1 mảnh đất rộng gần 300m2 nhưng do 1 vài lí do mà gia đình tôi không có giấy tờ đất.  Tôi muốn hỏi : 1. Về làm sổ đỏ nhà tôi đang ở sẽ phải làm như thế nào?  Vì ba mẹ tôi đã li hôn, tôi muốn sổ đỏ có 1 mình tên tôi được không? (ông nội, bố mẹ tôi vẫn còn sống). Nếu được thủ tục gồm những gì? 2. Về mảnh đất giờ tôi rất muốn làm sổ đỏ, nhưng mẹ tôi không đồng ý kí tên do không muốn liên quan gì thêm đến ba tôi. Và mẹ tôi giờ đang sống và làm việc ở nước ngoài. Vậy tôi phải làm thế nào? Xin các luật sư cho tôi những giải pháp giải quyết vấn đề. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo thông tin bạn nêu thì vụ việc của gia đình bạn cũng khá phức tạp vì vậy cần làm rõ một số thông tin mới có thể có hướng giải quyết được. Về ngôi nhà trên diện tích 36m2 gia đình bạn đang ở vẫn thuộc diện tích thửa đất của ông bà nội bạn hay không còn thuộc thửa đất đó nữa như ông bà nội bạn đã được cấp giấy chứng nhận cho diện tích 114m2. Nếu trường hợp ông bà nội bạn đã được cấp giấy chứng nhận riêng và gia đình bạn chưa được cấp giấy chứng nhận thì sự việc sẽ rất khó khăn vì nó liên quan đến mẹ bạn mẹ bạn đã sống ở nước ngoài. Về nguyên tắc đó có thể được coi là tài sản chung của bố mẹ bạn chỉ có bố mẹ bạn mới có quyền liên quan tới tài sản đó nếu không có thỏa thuận nào khác. Đồng thời bạn cũng chưa có quyền lợi phát sinh trong trường hợp này. Trường hợp 36m2 vẫn thuộc khuôn viên, vẫn cùng một thửa với thửa đất của ông bà nội bạn và ông bà nội bạn vẫn đứng tên quản lý thửa đất đó thì việc sẽ đơn giản hơn. Ông bà nội bạn có thể lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được.
Em định mua đất nhà người hàng xóm, đất thuộc loại đất nông nghiệp- trồng cây lâu năm, điện tích trong sổ đỏ là 195m2, nhưng khi đo đạc lại thì diện tích không đủ như trong giấy CN QSDĐ, nếu em mua đất này, sao khi sang tên em có thể yêu cầu UBND huyện điều chỉnh lại diện tích đất đúng với thực tế ko? Việc này có mất nhiều thời gian ko? Kính mong thành viện dân luật góp ý.
- Nếu chuyển nhượng cả thửa đất mà trong GCN QSD đất đã có trích lục bản đồ thì không cần phải đo đạc lại thửa đất. Chỉ cần bản chính GCN và giấy tờ tùy thân hai bên là có thể sang tên được. Trong trường hợp này thì bạn chỉ thanh toán tiền chuyển nhượng căn cứ vào diện tích đất sử dụng thực tế. - Bạn cũng có thể yêu cầu chủ sử dụng đính chính lại diện tích đất trên GCN QSD đất cho phù hợp với diện tích đất thực tế, sau đó mới thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Trong trường hợp này nếu phát sinh tranh chấp hoặc vướng mắc về thủ tục hành chính thì việc chuyển nhượng của bạn sẽ không thực hiện được cho đến khi vụ việc được giải quyết dứt điểm.
Xin chào các Luật sư cũng như các thành viên của DanLuat. Tôi có thắc mắc về sổ đỏ như sau mong các Luật sư trợ giúp. Bố mẹ tôi được ông bà để lại cho 1 mảnh đất mặt đường với diện tích hơn 46m2. Mặt đường rộng 4,5m sâu 10,8m cuối lô rộng 4,35m. Năm 2002 bố mẹ tôi xây dựng nhà. ban đầu dự tính xây hết phần đất 4,5m mặt đường. Nhưng do nhà phía sau vẫn đang đi ngõ cạnh nhà nên 2 bên làm bản cam kết. GD tôi để ra 0,3mx5.8m(chiều dài xây nhà) để làm ngõ. Các luật sư cho tôi hỏi. Trong sổ đỏ cấp năm 2003: tại sao bố mẹ tôi lại chỉ được quyền sử dụng trên diện tích 46m2. Phần đất 0.3m để làm ngõ tại sao lại không có trong sơ đồ thửa đất? Và tại sao nó lại được chuyển thành đất công(bm tôi không phải nộp phí trên diện tích đất ngõ đó)?
Theo quy định của luật đất đai thì Nhà nươc chỉ công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân (cấp GCN QSD đất lần đầu) nếu diện tích đất đó không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch. Do vậy, có thể gia đình bạn chỉ có 46m2 đất phù hợp với quy hoạch, phần diện tích đất còn lại không phù hợp với quy hoạch nên không được cấp GCN QSD đất. Cũng có một số trường hợp diện tích đất trong GCN QSD đất so với diện tích đất thực tế khác nhau do sai số đo đạc, do đất lấn, chiếm... Vì vậy, gia đình bạn cần kiểm tra lại hiện trạng đất, số liệu trên hồ sơ địa chính và quy hoạch sử dụng đất của địa phương để có câu trả lời thỏa đáng.
Nhà tôi hiện nay đang khúc mắc về việc tranh chấp đất đai giữa anh chị các con bà cả với miếng đất nhà tôi đang sử dụng. Xin luật sư tư vấn giúp. Năm 1982 bố tôi có kết hôn với mẹ tôi, sinh ra hai chị gái, tôi và em tôi( bị tật nguyền). Trước đó, bố tôi đã từng kết hôn với một người khác, sinh ra 6 người con, sau đó vì Bà ấy mất sớm nên cưới mẹ tôi về làm vợ, mẹ tôi về làm dâu khi các anh chị tôi gần như đã lớn. một nửa trong số họ đã lập gia đình, hiện nay tất cả đều ở riêng. Năm 1989, mẹ tôi có xin được một mảnh đất cách nhà bố tôi ở 3km, chúng tôi sinh sống tại đó  và đóng thuế hàng năm. (mảnh đất do mẹ tôi đúng tên và sổ hộ khẩu cũng do mẹ tôi làm chủ hộ).  Năm 2008, Bố mẹ có làm sổ trao tặng đất đai cho chị gái tôi và tôi, mảnh đất được chia làm 3,chị gái tôi một phần, tôi một phần và mẹ tôi giữ lại một phần. Đất đã được làm sổ đỏ  đứng tên chúng tôi. Năm 2010 bố tôi mất. hiện nay mảnh đất của mẹ tôi đã bán 1 nửa, chỉ còn lại một nửa. Anh trai đầu cùng cha khác mẹ với tôi đang muốn kiện đòi gộp sổ của cả 3 mảnh đất và  và đòi chia một nửa trên tổng diện tích của cả 3 mảnh đất.  Luật sư cho tôi hỏi. Nếu anh tôi đi kiện thì có đất nhà tôi sẽ như thế nào?  Và Tôi nghe anh tôi nói với mọi người chỉ cần có giấy chứng nhận kết hôn của bố và mẹ tôi  thì sẽ lật được nhà tôi, với lý do bố tôi không minh mẫn khi chia đất ( triệu chứng bị lẫn của tuổi già). Ngày ấy bố tôi yếu và run tay nên chỉ điểm chỉ  vào giấy tờ cho tặng đất mà không ký được nhưng có sự chứng kiến của chính quyền khi làm thủ tục cho tặng) vậy anh tôi có  lấy được đất của chúng tôi hay không? Tôi xin cảm ơn luật sư và xin luật sư trả lời giúp
Về nguyên tắc nếu việc tặng cho đất của bố mẹ bạn cho các con nếu được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, khi tặng cho đất người tặng cho hoàn toàn minh mẫn, tự nguyện và không bị ai ép buộc, đe dọa.....việc chuyển dịch đó sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ. Trường hợp việc tặng cho đó không được thực hiện theo quy định về việc tăng cho quyền sử dụng đất...những người có quyền lợi liên quan có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết sự việc theo quy định.
Có 12 hộ đang sinh sống trên thửa đất 2000m, trong đó có hộ gia đình tôi. Được biết thửa đất này do ông bà xưa để lại trước năm 1975, nay đã qua 5 đời (Theo trích lục Sổ địa bộ của Trung tâm Tài nguyên môi trường: người đứng bộ đã qua đời, không thừa kế lại cho ai).  Năm 1999, cả 12 hộ cùng nhau khai đất và đóng thuế theo diện tích thật phần đất họ đang sử dụng từ năm đó cho đến nay. Nay có 1 hộ nộp đơn lên Tòa án đòi lại phần đất gia đình tôi đang ở (đã khai và đóng thuế năm 1999 đến nay là 150m). Người này trình tờ khai đất năm 1999 của họ là 2000m (toàn bộ thửa đất), tuy nhiên chỉ có biên lai đóng thuế là 90m (phần đất họ đang sử dụng). Ngoài ra UBND Phường cũng chứng nhận năm 1977 hộ này có đăng ký ruộng đất tạm thời là 2000m.  Xin nói rõ cả 12 hộ này chỉ có tờ khai năm 1999 về phần đất của mình chứ không hề có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền thừa kế từ ông bà.  Năm 1994, gia đình tôi cất nhà có được Phường cho số nhà và chứng nhận là Đất không tranh chấp. Xin nhờ Luật sư tư vấn một vài vấn đề sau: 1) Việc hộ kia gửi đơn kiện và đòi phần đất gia đình tôi đang sinh sống (ổn định 20 năm nay) có đúng hay không? 2) Trên 1 thửa đất 2000m do 12 hộ cùng khai, tại sao hộ này lại được khai 2000m, có sự trùng lắp các tờ khai với nhau?  3) Năm 1999, vì là Tổ trưởng dân phố nên hộ này biết rõ diện tích đất khai của mỗi hộ (các tờ khai phải nộp cho Tổ trưởng). Nếu vậy, sao hộ này để yên, giờ lại kiện đòi? 4) Với những chứng cứ trên khi kiện ra Tòa, gia đình tôi có bất lợi gì không? Nếu có, gia đình chúng tôi cần những giấy tờ nào để bảo vệ phần đất của mình?
Nếu hộ trên có giấy tờ chứng minh 2000m thuộc quyền sở hữu của mình (do ông bà để lại) thì theo luật Tòa án sẽ công nhận nên việc kiện đúng hay sai thì phải căn cứ vào hồ sơ 2. Việc 01 người khai trùng với 12 người thì phải do địa chính phường xác định tờ khai nào đúng tờ khai nào sai, và thông thường trong tờ kê khai, đều có ghi nguồn gốc đó cũng chính là căn cứ để giải quyết tranh chấp sau này 3. Việc tổ trưởng hay không , không phải là vấn đề quan trọng mà phải xem hồ sơ lưu trữ tại địa phương (địa chính xã/phườg/ quận huyện)
Ông nội e có mua 1 mảnh đất từ năm 1990. Hiện nay ông nội e đã mất. Năm 2012 nhà e có nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất này. Và đến thời điểm này, là năm 2013, nhà e được huyện thông báo đã có sổ đỏ đất nằm trên Huyện, nhưng vì lí do nhà e KHÔNG có HÓA ĐƠN MUA ĐẤT TRONG BỘ HỒ SƠ ( hồ sơ mua đất của gia đình đã bị mất từ thời của ông nội e), nên trong giấy thông báo của Huyện yêu cầu nhà e phải nộp 50% thuế đất nhà ở, tương đương ở mức 2 triệu đồng/1m2 thay cho chỉ phải nộp 0.5%thuế như các gia đình khác. Mảnh đất nhà e là 200m2, vậy sẽ phải nộp 400 triệu đồng mới được lấy sổ đỏ đất về. Hoặc phải nộp thuế 0.5%, được lấy sổ đỏ đất, nhưng sau này khi có quy hoạch của nhà nước vào mảnh đất này thì gia đình em phải nộp tiền 50%thuế suất tại thời điểm quy hoạch mới được có quyền làm chủ sở hữu đất thật sự. Vì trong trường hợp này, khi lấy sổ đỏ về, sau sổ đỏ có ghi "mới chịu thuế 0.5%". Vậy e xin được tư vấn xem trường hợp trên của nhà e có là hợp lí theo luật pháp hay không. Và nếu nay gia đình em muốn xin lại giấy xác nhận đẫ nộp tiền mua đất hay hóa đơn mua đất thì phải tiến hành các thu tục như thế nào? (Gia đình em còn giữ giấy thông báo về việc đẫ nộp tiền mua đất lần 1 và tiếp tục đóng số tiền còn lại trong đợt 2).
Số tiền 50% được quy định là tiền sử dụng đất, dựa trên thời điểm gia đình bạn sử dụng.... thuế 0.5% là lệ phí trước bạ, người sử dụng đất nào khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Thông thường khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất nếu chưa nộp đủ các khoản thuế, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi nợ thuế hoặc nợ tiền sử dụng đất vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đó người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu muốn chuyển nhượng hoặc thực hiện việc định đoạt khác thì sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính còn nợ nhà nước. Trường hợp muốn lấy lại hóa đơn chứng minh việc nộp tiền mua đất gia đình em phải liên hệ với cơ quan đã thu tiền mua đất để trích lục, trích sao.