Question
stringlengths
0
11.9k
Answer
stringlengths
0
26.8k
Tôi xin được hỏi: Gia đình tôi có 4 chị em .3 chị đầu và tôi là e trai út.3 chị đầu là con của mẹ Cả. Mẹ cả đã mất lâu.Bố tôi đến với mẹ tôi là mẹ hai, sau đó đẻ ra tôi. Hiện nay bố tôi là chủ 1 miếng đất và chưa chuyển nhượng cho ai. Cho tôi hỏi là sau khi bố tôi qua đời: TH1: Bố tôi để lại di chúc là thừ kế lại mảnh đất đó cho 1 mình tôi thì tôi có được toàn quyền sử dụng mảnh đất đó mà không bị sự đe dọa của phát luật bởi các chị tôi hay không? TH2: Bố tôi không để lại di chúc thì tài sản là miếng đất đó sẽ được phân chia như thế nào? Xin cảm ơn
Trường hợp cha bạn chết để lại di chúc cho bạn thừa kế toàn bộ số tài sản của cha bạn thì về pháp luật bạn là người được hưởng thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên trừ trường hợp được quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Trường hợp cha bạn chết không để lại di chúc thì tài sản của cha bạn sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Theo thông tin bạn cung cấp thì những người đồng thừa kế của bạn là 3 người chị cùng cha, khác mẹ với bạn và mỗi người sẽ được hưởng phần thừa kế bằng nhau.
Tôi có một người bạn, bố anh ấy mất khi anh ấy còn đang trong bụng mẹ. Nên khi sinh ra lấy họ mẹ, cũng k khai tên cha, hộ khẩu cũng nhập về nhà ngoại. Bây giờ anh ấy đã chuyển về sống cùng bà nội của mình. Vậy cho tôi hỏi khi bà anh ấy mất, anh ấy có được thừa hưởng đất đai của bà nội mình không, vì hiện tại vẫn còn vợ chồng chú út sống ở đấy nữa. Và nếu bà nội muốn chia đất  cho anh ấy thì phải làm những thủ tục gì cần thiết để hợp theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn của bạn có chứng cứ chứng minh anh ta là con đẻ của "bố anh ta" thì anh ấy sẽ được thay mặt bố mình cùng các cô, chú, bác nhận phần thừa kế đối với di sản của bà để lại theo pháp luật (Điều 677 BLDS). Nếu bà anh ấy có di chúc hợp pháp để lại di sản cho anh ấy thì anh ấy cũng có thể hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự: " Ðiều 677. Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống ."
Bố mẹ cho tôi được thừa kế một mảnh đất đứng tên cá nhân. Tại thời điểm nhận thừa kế vợ tôi có cam kết không hưởng quyền lợi gì từ tài sản này. Hiện tôi đứng ra bảo đảm bằng quyền sử dụng đất để vay tại ngân hàng thì vợ tôi có phải đứng ra cùng bảo đảm trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất với ngân hàng hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về tài sản chung của vợ chồng thì: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”. Như vậy, quyền sử dụng đất mà bạn được thừa kế riêng, vợ chồng bạn đã có thỏa thuận thì đây là tài sản riêng của bạn. Bạn có toàn quyền sử dụng, định đoạt tài sản này theo ý chí của mình, vì vậy chỉ cần một mình bạn ký tên trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất với ngân hàng. Nhưng với trường hợp của bạn, cần lưu ý những tài sản nằm trên đất được hình thành sau hôn nhân như nhà cửa, xưởng sản xuất, nông trại... nếu đưa vào tài sản để thế chấp với ngân hàng thì cần có sự thoả thuận của cả vợ chồng thì mới được coi là hợp pháp.
Năm 1975 cha mẹ tôi về sống trên một mảnh đất, năm 1977 thì ba tôi mất. Năm 1980 mẹ tôi làm thủ tục kê khai đất đai theo quy định 299. Năm 1994 gia đình tôi chuyển nhượng một phần diện tích đất mà tôi và mẹ tôi đang ở thì có 4 người con riêng của cha tôi về làm trích lục giả (nói là đất của ông bà để lại)  kiện tôi và mẹ tôi đòi chia đất (các con riêng của cha tôi chưa bao giờ sống trên mảnh đất này từ năm 1975 - nay). Sự việc kiện tụng được Tòa án nhân dân huyện Điện bàn và Tòa án nhân dan tỉnh Quảng nam thụ lý giải quyết. Đến năm 2000 thì mới được giải quyết xong.Tòa án nhân dân tĩnh Quảng nam đã bác đơn kiện của các con riêng của cha tôi và công nhận quyền sở hữu cho tôi và mẹ tôi. Năm 2001 mẹ tôi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất do mẹ tôi đứng tên. Hiện tại tôi là người thừa kế duy nhất của mẹ tôi. Nay tôi viết bài này kình nhờ các Luật sư tư vấn giúp cho tôi một số việc như sau: 1 ) Sau này khi mẹ tôi có việc không may, thì các con riêng của cha tôi có thể kiện tôi đòi chia đất đai với tôi không? 2 ) Bây giờ mẹ tôi muốn làm di chúc cho toàn bộ diện tích đất hiện tại do mẹ tôi đang sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền  sử dụng đất thì có đúng theo pháp luật không? Di chúc này có giá trị về mặt pháp lý sau này khi mẹ tôi mất không?  3 ) Bây giờ mẹ tôi muốn chuyển cho tôi được đứng tên trong Giấy chứng nhận sở hữu quyền sử dụng đất. Sau này các con riêng của cha tôi có thể kiện tụng tranh chấp đất đất dai với tôi không? Hiện tại tôi đang rất khó khăn còn các con riêng của cha tôi không sống tại địa phương và tất cả đã có gi đình rất bề thế.
Nếu trước đây các con riêng của ba bạn đã có tranh chấp về thừa kế và Tòa án đã giải quyết bằng việc công nhận quyền sở hữu cho mẹ bạn và mẹ bạn đã được cấp giấy chứng nhận, thì mẹ bạn có toàn quyền quyết định: chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế... đối với lô đất mà mẹ bạn đang sở hữu. Nếu mẹ bạn chỉ có bạn là con duy nhất thì bạn sẽ là người thừa kế duy nhất theo pháp luật của mẹ bạn ( trong trường hợp mẹ bạn mất mà không lập di chúc hoặc di chúc không hợp pháp), các con riêng của ba bạn không có quyền hạn gì trong việc đòi thừa kế của mẹ bạn. Nếu mẹ bạn muốn lập di chúc cho bạn hoặc cho một ai khác hoặc muốn sang tên chủ quyền cho bạn đó là quyền của bà, bạn có thể liên hệ phòng công chứng để được hướng dẫn hoàn tất hồ sơ. Bạn tham khảo thêm: Điều 631 Bộ luật dân sự quy định Quyền thừa kế của cá nhân Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Chào Luật sư, Nhờ luật sư tư vấn giúp em về vấn đề thừa kế và ủy quyền đất đai: Trước đây Ba em có lập di chúc để lại cho 3 anh em một miếng đất (Lâm Đồng),  giờ Ba em đã mất, em thì đi làm xa (TPHCM), em muốn ủy quyền lại cho Má em bán có được không, nếu được thì cần giấy tờ gì, làm ở đâu? Cảm ơn Luật Sư
Nếu di chúc của Ba bạn hợp pháp thì bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế để đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo Di chúc của Ba bạn. Sau khi đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo di chúc thì bạn mới có quyền để ủy quyền cho người khác thực hiện việc quản lý, sử dụng hoặc định đoạt quyền sử dụng đất. Bạn cần chuẩn bị bản di chúc, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng tử và giấy tờ tùy thân của bạn để lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng. Sau khi có kết quả niêm yết công khai thì bạn chuyển hồ sơ sang Phòng TN&MT để đăng ký quyền sử dụng đất.
Chào Luật Sư! Em có 1 vấn đề mong được sự giúp đỡ tận tình. Em xin chân thành cảm ơn trước, Vấn đề của em là về quyền thừa kế. Ngày trước Cậu của em làm hợp đồng xuất khẩu lao động sang Nhật, phải có tài sản thế chấp mới được đi, nên ông ngoại mới chuyển tên 1 miếng đất cho Cậu đứng tên. Sau này về nước, Cậu em lấy vợ thì ông Ngoại mất. Sau đó 1 năm thì Cậu cũng mất vì tai nạn xe.  Theo em được biết thì theo luật thừa kế thì người vợ sẽ được hưởng những tài sản do chồng mình đứng tên. Nhưng bên cạnh đó có phát sinh nhiều vấn đề về lòng tham con người. Nên Bà Ngoại của em đang muốn viết đơn xin chuyển tên miếng đất đó cho người Cậu khác đứng tên. ( Cậu 3 ). . Vì đây là đất mồ hôi nước mắt của ông bà ngoại em để lại. Mọi người trong nhà ai cũng thống nhất cho Cậu 3 đứng tên hết mọi đất đai. Nhưng vì Vợ của người Cậu đã mất gây ra 1 số chuyện. Nên vấn đề chính của em ở đây là Bà Ngoại có quyền viết đơn xin chuyển tên chủ đất hay không? Nếu được thì phải làm như thế nào? Mong Luật sư tận tình giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn lần nữa
Theo thông tin bạn trình bày thì nguồn gốc của miếng đất là của ông bà ngoại bạn nhưng sau đó thì ông ngoại bạn đã làm các thủ tục sang tên cho cậu bạn nhằm mục đích thế chấp tài sản khi xuất khảu lao động. Như vậy, tại thời điểm cậu bạn được đứng tên trên GCN quyền sử dụng đất thì cậu bạn đã trở thành chủ sở hữu. Nay cậu bạn mất không để lại di chúc nên theo qui định của pháp luật về thừa kế thì di sản của cậu bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế hàng thứ nhất bao gồm: mẹ của cậu, vợ cậu và các con cậu bằng những phần bằng nhau. Bạn có thể tham khảo thêm qui định sau: Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Mẹ tôi là chủ sở hữu khu đất vườn cây lâu năm tại Huyện Củ Chi. Mẹ tôi muốn cho tôi một phần đất để tôi xây nhà ở cạnh nhà mẹ tôi trên khu đất này. Theo tôi biết ở Củ Chi, để tách thửa đối với đất nông nghiệp khác thì diện tích tối thiểu phải là 500m2. Nếu mẹ tôi chỉ cho tôi khoảng 100m2 đất thì tôi có được xác nhận chủ quyền sở hữu mảnh đất được chia? Nếu không thể tách thửa với diện tích 100m2 thì tôi có thể đứng tên sở hữu diện tích đất và xin giấy phép xây nhà, sở hữu nhà trên đất không?
Xin thưa rằng mẹ của bạn có thể xin chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp qua đất thổ cư rôi làm hợp đồng tặng cho bạn tuy nhiên theo QD 19 / ..../UBND thì diện tích tối thiểu khi tách thửa đối với đất thổ cư chưa có nhà cũng phải 120 m2. đối với vùng Củ chi, Hóc môn, cho nên bạn nói mẹ cho thêm 20m2 cho đủ theo quy định.
Gia đình tôi có một mảnh đất ở quê mang tên ông nội tôi, nhưng ông tôi đã mất năm 2004, bà nội tôi cũng đã mất năm 2010 và không để lại di chúc; Xin luật sư cho tôi hỏi những ai được thừa kế mảnh đất trên? (Ông bà tôi sinh được 5 người con, hiện tại thì bố tôi đã mất và sinh được 2 anh em tôi, bác cả tôi cũng đã mất và cũng sinh được 2 người con)  Nếu toàn bộ những người được hưởng thừa kế không muốn nhận mà nhường lại cho tôi thì phải làm những thủ tục gì?
Căn cứ vào qui định của pháp luật về thừa kế cụ thể như sau: Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì trong trường hợp này di sản thừa kế của ông bà nội bạn nếu khi chết không để lại di chúc thì di sản của ông bà sẽ được để lại cho hàng thừa kế thứ nhất bằng những phần bằng nhau. Hiện tại do bố và bác của bạn cũng đã chết (sau ông bà nội) nên con của bố và bác bạn sẽ được hưởng phần di sản của ông bà để lại. Nếu như những người đồng thừa kế trên đều có ý định nhượng lại phần di sản cho bạn thì cần liên hệ các phòng công chứng để thực hiện các thủ tục cần thiết sau: Trình tự thực hiện: - Người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải tự mình nộp hồ sơ yêu cầu công chứng, không uỷ quyền cho người khác. - Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, phù hợp với qui định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng. Viết phiếu hẹn thời gian công chứng. - Nếu thấy có sự nghi nhờ về năng lực hành vi dân sự, có dấu hiệu đe doạ, cưỡng ép thì Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị người yêu cầu, Công chứng viên tiến hành xác minh, không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. - Công chứng viên kiểm tra lại văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo văn bản, đồng ý thì ký vào từng trang văn bản. - Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang văn bản, người yêu cầu nộp phí công chứng, tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu công chứng. Cách thức thực hiện : - Trực tiếp nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng. - Ký hợp đồng công chứng tại trụ sở hoặc ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng. Thành phần hồ sơ: - Giấy tờ tuỳ thân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; Sổ hộ khẩu (bản photocopy); - Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản; - Các giấy tờ khác liên quan mà theo qui định của pháp luật phải có: Giấy khai sinh; giấy chứng tử...; Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay sau khi nhận hồ sơ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu công chứng Lệ phí: + Mức thu phí: 20.000Đ/một trường hợp; + Thù lao công chứng, chi phí khác: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định và được niêm yết công khai tại trụ sở. +Chi phí: ký ngoài trụ sở, xác minh, giám định do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thoả thuận
Em năm nay 25 tuổi, hiện nhà e có một mảnh đất đứng tên Bà Nội của e, khi bà nội qua đời không bao lâu sau ông nội e cũng qua đời và kế tiếp là cha e cũng bệnh qua đời, e sống và lớn lên cùng ông bà nội và cha mẹ từ nhỏ, mấy cô e thì điều có gia đình riêng và ổn định cuộc sống, em thì đi làm xa nhà ở nhà mẹ e sống một mình, giờ e muốn làm lại giấy tờ đất vì đất đó khi còn sống cha e nói là sẻ cho e! nhưng cha e chưa kịp làm giấy tờ thì đã mất,  luật sư cho e hỏi nếu e muốn làm lại giấy tờ đất mang tên e thì có được không va có cần phải có sự đồng ý từ mấy cô của e không? và em phải làm như thế nào?
Về nguồn gốc thửa đất là của ông, bà nội em vậy ông bà nội em đã chuyển giao quyền sử dụng đất sang cho cha em chưa? Trường hợp ông bà nội em chưa chuyển giao quyền sử dụng thửa đất đó sang cho cha em thì sẽ phải thực hiện việc phân chia di sản thừa kế của ông bà nội em để xác định phần đất mà cha em sẽ được hưởng nếu còn sống. Do cha em đã mất nên em sẽ là người được hưởng phần di sản này theo quy định về trường hợp thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005). Khi thực hiện việc phân chia di sản này thì các bác, cô, chú của em cũng là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà nội bạn nên cũng được hưởng di sản của ông, bà nội em. Trường hợp này nếu em muốn được đứng tên trên toàn bộ thửa đất thì bắt buộc phải có sự đồng ý của các cô, chú của em. Trường hợp ông bà nội em đã chuyển giao quyền sử dụng thửa đất đó sang cho cha em thì việc của em và mẹ em lúc này là đi khai nhận di sản thừa kế, sau đó nếu mẹ em đồng ý để mình em đứng tên thì trong văn bản khai nhận thừa kế hai mẹ con thống nhất luôn. Đối với trường hợp này thì em không cần sự đồng ý của các cô, chú nữa. Sau khi có văn bản khai nhận thừa kế thì em đăng ký quyền sử dụng đất được thừa kế với tên của em.
Đất là của ông bà nội em để lại. Ông bà nôi mất ba và chú em tự khai , đất thổ canh chú đứng tên, thổ cư ba em đứng tên..cả hai đều có quyền sử dụng đât năm 96. Cả 2 tự khai vì ông bà không để lại di chúc! Gio chú em vê muôn danh lại đât, đòi chia đều! Hỏi ba em đã đung tên quyền sử dụng đất 18 năm nay thì thời hạn giải quyết tranh chấp đât đai thừa kế còn ko?? Ba em có phải chia đât cho chú em ko?
Việc phát sinh tranh chấp đất đai bắt nguồn từ thời xưa như bạn nêu hiện khá phổ biến ở nông thôn hoặc đô thị mới. Cuối cùng, nếu các bên không thương lượng được thì có thể phải đưa đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và quá trình giải quyết thường kéo dài, phức tạp. Tuy nhiên, trên cơ sở thông tin bạn nêu thì rất khó cho người chú có thể tranh chấp thành công vụ việc này.
Gia đình tôi có 9 thành viên: Cha tôi, Mẹ tôi và 7 anh chị em. Năm người con gái và hai người con trai. Tôi là con trai thứ 4 và các chị em gái đều đã ở riêng và có sổ hộ khẩu riêng. Riêng em trai tôi (Người thứ 6 trong gia đình) vẫn còn tên trong sổ hộ khẩu của cha tôi và không sở hữu bất kì tài sản nào của cha tôi. Cha tôi có một mảnh đất rộng 3000m2 do cha Tôi đứng tên. Cha tôi mới mất và không để lại di chúc. Mẹ tôi cũng đã qua đời trước đó. Nếu xét theo pháp luật thì mảnh đất đó sẽ được phân chia như thế nào đối với 7 anh em tôi ạ.
- Trên cơ sở thông tin bạn nêu có lẽ mảnh đất là tài sản riêng của bố bạn, khi đó di sản (tài sản của người mất để lại) được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm cha mẹ và các con của bố bạn). - Nếu là tài sản chung của bố mẹ bạn thì di sản của mỗi người là 1/2 mảnh đất và được chia như trên (với cả các đồng thừa kế của bố, mẹ bạn). - Nếu mảnh đất cấp cho hộ gia đình mà bố bạn đứng tên theo đại diện của hộ thì mảnh đất là tài sản chung của tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu. Nếu không có thỏa thuận thì mỗi thành viên đều sở hữu một phần như nhau. Di sản (là phần diện tích đất tương ứng phần của bố, mẹ bạn) được chia như đã nêu trên.
Em họ em sinh năm 1997 năm nay chưa đủ 18t, gia đình gồm bố mẹ và 1người chị cùng mẹ khác cha, trước khi lấy bác trai bác gái đã có gia đình và 1 con gái nhưng sống ơr trại trẻ mồ côi đến năm 18t mới dọn về nhà bác em ở,nhà có tài sản là 1 mảnh đất hương hỏa 36m2 mang tên bác trai và đất đền bù nông nghiệp 85m2 được xây dựng nhà theo tiêu chuẩn chia cho bác trai+em em+ 5m2 của bác gái, đến nay bác em sắp mất,bác gái muốn chia cho cả con riêng đất nhưng gia đình bên nội không đồng ý,bảo lập di chúc cho toàn bộ con đẻ thì bác gái kêu sẽ kiện và k chăm sóc bác trai,nhà em phải làm thế nào để con đẻ của bác được hưởng toàn bộ tài sản của bác
Theo như trường hợp bạn đề cập thì chỉ có 1 cách để con đẻ của bác trai được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của bác trai đó là bác trai để lại di chúc chia tài sản cho con đẻ, có thể có chia hoặc không chia cho người vợ và người vợ phải bị truất quyền thừa kế theo Điều 643 BLDS vì lúc này di chúc có thể để lại toàn bộ di sản của bác trai cho con đẻ mà không bị ảnh hưởng. Nếu để di chúc không chia cho người vợ và con riêng thì người vợ vẫn được số di sản trị giá 2/3 suất thừa kế theo Điều 669 BLDS. Nếu không để di chúc thì người vợ và con đẻ (có thể cả con riêng nếu người này có quan hệ nuôi dưỡng với bác trai) sẽ được chia di sản theo phần bằng nhau.
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai là gì? Trong thực tế đời sống, tranh chấp quyền sử dụng đất được thể hiện nhiều dạng như tranh chấp về đường đi, về ranh giới cận kề đất ở, đất vườn, đất sản xuất, đất trồng cây lâm nghiệp... Cũng có thể là tranh chấp ở dạng đất cho người khác mượn sử dụng, nhờ trông coi nhưng không chịu trả hoặc sử dụng vào mục đích khác và còn nhiều trường hợp khác. Theo quy định pháp luật đất đai 2013 quy định: tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Các cơ quan có thẩm quyền nhận được yêu cầu khiếu nại, tố cáo về đất, và có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai phải hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định pháp luật. Hiện nay, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai gồm Tòa án nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và chủ tịch ủy ban nhân dân có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất, còn Tòa án có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất đai. Khi xảy ra tranh chấp đất đai giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay phải đảm bảo ba nguyên tắc chính đó là: - Một, phải bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân. - Hai, là việc giải quyết tranh chấp đất đai phải luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. - Ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương. Tranh chấp đất đai được phân loại thành các dạng tranh chấp đất đai như sau: - Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất - Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất cụ thể nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất. - Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn...) hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư… Căn cứ pháp lý: Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013: "24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai."
Xin chào quý báo, gia đình tôi xin nhờ quý báo tư vấn giúp việc tranh chấp của gia đình. Trước năm 2000, vợ chồng tôi có mua lại căn nhà và đất của ông cậu, có giấy viết tay bán lại nhưng không có chữ kí của vợ ông cậu (gia đình ông cậu đều đồng ý). Tuy nhiên, gia đình cụ ngoại tôi có 5 người con gái và 1 mình cậu tôi. Sau khi cụ ngoại mất, cậu đã nhượng lại nhà cho tôi mà không có chữ ký của các dì còn lại.Tôi cũng đã làm được sổ đỏ từ giấy chuyển nhượng đó, trong thời gian sinh sống cũng đã có xây dựng và tu sửa. Nay đất nhà tôi nằm trong diện quy hoạch bồi thường, cậu tôi sinh sống ở tỉnh khác lại về đòi đất, lên UBND đòi kiện, nói tôi cướp không nhà, giấy tờ trước đây không có giá trị. Trong giấy tờ chuyển nhượng tôi có viết sẽ để lại cho cậu tôi mảnh đất nhỏ để làm nhà thờ, nhưng vị trí và diện tích như thế nào đều do vợ chồng tôi quyết định. Tôi cũng đã làm tách đất cho con gái tôi nhưng chưa lấy được sổ. Quý báo cho tôi hỏi, liệu cậu tôi có đủ điều kiện để đâm đơn kiện gia đình tôi. Việc cấp sổ đỏ cho con tôi có bị hoãn lại, và nếu kiện thì phần thắng nghiêng về bên nào?Xin cảm ơn và mong nhận được hồi đáp sớm nhất của quý báo!
1. Trả lời về quyền khởi kiện của cậu chị Điều 109 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: "1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận. 2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý." Và theo khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật". Việc chuyển nhượng của cậu chị cho vợ chồng chị không có chữ kí của các dì còn lại, căn cứ vào Điều 109 thì đây là tài sản chung của cụ ngoại để lại cho cậu và các dì nên việc chuyển nhượng phải được sự đồng ý của 5 người này. Hơn nữa, hợp đồng chuyển nhượng theo quy định tại khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự thì phải được công chứng chứng thực, do đó hợp đồng chuyển nhượng của vợ chồng chị và cậu chị không có công chứng, chứng thực nên đã vi phạm về mặt hình thức. Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường". Như vậy, giao dịch dân sự giữa cậu chị với vợ chồng chị bị vô hiệu về mặt hình thức. Mặt khác nhà đất là của ông ngoại chị, ông ngoại chị mất cách đây đã hơn 10 năm vậy thời hiệu khởi kiện về thừa kế yêu cầu chia di sản mà ông ngoại bạn để lại đã hết. Vì vậy, cậu của chị có thể nộp đơn yêu cầu chia tài sản chung và đề nghị Tòa án giải quyết. Các dì và mẹ của bạn sẽ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. 2. Về việc chuyển nhượng Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 luật đất đai 2013 có quy định, người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đất không có tranh chấp. - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Trong thời hạn sử dụng đất. Căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên, diện tích đất mà gia đình chị đang sử dụng hiện có tranh chấp và đang nằm trong diện quy hoạch vì vậy không đủ điều kiện để chị chuyển nhượng cho con gái.
Xác định quan hệ pháp luật thừa kế về tranh chấp đất đai?
Để xác định được trành chấp là tranh chấp thừa kế hay tranh chấp nahf ở, anh/chị phải xác định đúng quan hệ pháp luật. Xác định quan hệ pháp luật là căn cứ vào yêu cầu của đương sự (khởi kiện của nguyên đơn , phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có liên quan), cụ thể như sau: - Thứ nhất: Xác định đó chỉ là tranh chấp về quyền sử dụng đất nếu như trên đất đó không có tài sản nào khác, hoặc có tài sản nhưng các bên không có tranh chấp về tài sản đó. - Thứ hai: Xác định là tranh chấp về nhà ở nếu gắn liền với đất đó là nhà ở và có tranh chấp về nhà ở. - Thứ ba: Xác định đó là tranh chấp về thừa kế nếu như việc xác định quyền sử dụng đất đó trên cơ sở pháp luật về thừa kế. - Thứ tư: Xác định là quan hệ hôn nhân và gia đình nếu đất tranh chấp có liên quan đên tài sản chung của vợ chồng . -Thứ năm: Xác định là các quan hệ pháp luật khác khi quyền sử dụng đất gắn với các quan hệ đó, như là quan hệ góp vốn, đầu tư… Bạn dựa vào những căn cứ trên để xác định.
Tôi đang có vấn đề bức xúc mong được luật sư giúp đỡ: Nhà ông M bên cạnh gia đình tôi, gia đình ông làm nghề xay xát gạo, nấu rượu và nuôi lợn. Do thửa đất mà gia đình ông ở có vị trí không thuận lợi, nước thải từ việc nuôi lợn và sinh hoạt thường ngày của gia đình ông thải chỉ có thể dẫn qua vườn nhà tôi để ra đường nước thải chung của cả xóm. Trước đây do ít vốn, nuôi ít lợn nên việc xả thải không ảnh hưởng lớn. Thời gian gần đây ông M đầu tư lớn, nuôi số lượng rất lớn lợn nên đã gây tắc nghẽn đường nước thải chung. Trời nắng thì mùi hôi thối bốc lên gây khó chịu, trời mưa thì nước ngập tràn gây ô nhiễm tới gia đình tôi và các hộ xung quanh. Chúng tôi đã đề nghị ông xây bể khí biôga thì ông nói không có chỗ mà xây. Ông vẫn tiếp tục xả nước thải ra gây ô nhiễm trầm trọng. Đại diện thôn cũng đã đến giải quyết nhưng không thành công. Xin hỏi việc làm trên của gia đinh ông M có vi phạm pháp luật hay không? Tôi không muốn cho gia đình ông thoát nước qua vườn của nhà tôi có được không?
Việc xả thải của gia đình ông M là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bạn buộc phải dành lối thoát nước thích hợp cho gia đình ông M. Bộ luật Dân sự tại Điều 270 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải: “Chủ sở hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng làm ô nhiễm môi trường”. Gia đình ông M xả thải tràn lan gây ảnh hưởng đến gia đình bạn và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, Điều 277 Bộ luật Dân sự có quy định quyền của chủ sở hữu trong việc thoát nước qua bất động sản liền kề: “Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, gia đình bạn phải dành lối thoát nước cho gia đình ông M, nếu việc thoát nước của gia đình ông M gây thiệt hại đến gia đình bạn thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Xin luật gia cho biết những quy định mới về hòa giải trong tranh chấp đất đai hiện hành. Hội đồng hòa giải gồm những thành phần nào?
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung, trong đó có nội dung các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai như sau: Hòa giải tranh chấp đất đai có những sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây: Thứ nhất, về thời hạn hòa giải, Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn hòa giải; theo đó, thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thứ hai, bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thực hiện hòa giải, theo đó, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: +Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. + Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã là chủ tịch hội đồng; đại diện Ủy ban mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. + Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành. Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã. Thứ tư, bổ sung quy định sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Thứ năm, bổ sung quy định trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải, thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Gia đình tôi đang xảy ra tranh chấp đất làm nương rẫy (đất chưa được cấp sổ đỏ), chính quyền xã đã giải quyết theo luật cũ. Nay luật mới thì việc hòa giải có gì khác không? Những điểm mới đó là gì, rất mong được sự quan tâm trả lời của luật gia
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014 của Chính phủ thì trong giải quyết hòa giải về tranh chấp đất đai có những điểm mới khác với Luật Đất đai năm 2003 như sau: Thứ nhất, về thời hạn hòa giải: Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn hòa giải, theo đó, thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thứ hai, bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thực hiện hòa giải, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. + Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã là chủ tịch hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. + Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành. Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã. Thứ tư, bổ sung quy định sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành công, thì chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Thứ năm, bổ sung quy định trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải, thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Hiện nay gia đình tôi bị gia đình bên cạnh lấn chiếm đất đai, tôi đã viết đơn đề nghị nhiều lần với chính quyền địa phương và các ngành chức năng của huyện giải quyết nhưng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nghiêng về phía người lấn chiếm. Hiện nay tôi không đồng ý với cách giải quyết của các cấp có thẩm quyền (UBND xã, UBND huyện và phòng địa chính), vậy xin hỏi luật sư gia đình tôi phải làm gì để bảo vệ đất đai của gia đình?
Trong thư và các giấy tờ anh gửi cho chuyên mục chưa thể hiện rõ hiện nay quyết định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào; phần đất anh cho rằng gia đình anh Long lấn chiếm của gia đình anh có nằm trong phần đất mà gia đình đã được cấp sổ đỏ (có giấy chứng nhận quyền sử dụng không… ). Vì vậy luật sư xin nêu các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và quyền khiếu nại của anh khi anh không đồng ý với giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định: Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải, nếu không tự thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp các bên không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Việc hoà giải phải được lập thành biên bản và có chữ ký của các bên tham gia xác định hoà giải thành hoặc không thành… Nếu hoà giải thành thì biên bản được gửi lên phòng Tài nguyên và môi trường quyết định công nhận việc thay đổi giáp ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai thì các bên gửi đơn đến cơ quan hành chính giải quyết (chủ tịch UBND huyện… giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau. Nếu cấp huyện giải quyết mà các bên không đồng ý thì làm đơn đề nghị UBND tỉnh giải quyết. Quyết định của UBND tỉnh là quyết định cuối cùng). Nếu đất đai tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tranh chấp về quyền sử dụng đất...) thì gia đình giử đơn đến Toà án nhân dân huyện đề nghị giải quyết. Như vậy, anh phải xem lại những vấn đề mà luật sư đã nêu. Nếu phần đất tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuộc quyền của sử dụng của gia đình anh thì anh gửi đơn lên Toà án để giải quyết vụ kiện theo Luật Dân sự. Nếu phần tranh chấp đất trên chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà hiện nay cấp huyện giải quyết nhưng anh không đồng ý với quyết định đó thì anh có quyền đề nghị UBND tỉnh giải quyết.
Hai bên tranh chấp đất đai, hòa giải ở xã không thành, có Quyết định giải quyết tranh chấp của UBND huyện, một bên không chịu khiếu nại tiếp đến UBND tỉnh. UBND tỉnh có Quyết định giữ nguyên quyết định giải quyết của UBND huyện. Quyết định này được thi hành chưa?
Theo Khoản 3, Điều 203 của Luật Đất đai năm 2013, Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Theo quy định trên, đối với trường hợp cụ thể ông nêu do các bên đã chọn UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp nên Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND tỉnh trong trường hợp nói trên là Quyết định có hiệu lực pháp luật phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành.
Hiện tại gia đình tôi có một mảnh đất của cụ nội để lại và vẫn mang tên chủ sở hữu là cụ ông và cụ sinh ra 5 người con trai và 2 người con gái, nhưng cụ ông mất năm 1996, Sau khi cụ ông mất thì Cụ bà có nói sau này sẽ để lại mảnh đất cho người con út nhưng không lập thành văn bản. Sau khi cụ bà mất vào năm 2008 thì ngôi nhà của 2 cụ đã bị dỡ, do việc thờ cúng của các cụ ông con trai cả không có trách nhiệm gì nên hiện ông út ( còn sống) muốn về xây ngôi nhà trên nền đất của các cụ để lại nhưng bị vấp phải tranh chấp của ông con trai cả, ông cả muốn lấy hết số đất của các cụ để lại, trong khi chủ sở hữu đất vẫn là mang tên cụ ông, vậy các Luật sư cho hỏi nếu mang ra pháp luật thì tranh chấp sẽ giải quyết như thế nào, xin cảm ơn
1. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình (1959, 1986, 2000, 2014) thì tài sàn vợ chồng chia đôi nên nhà đất của các cụ nhà bạn sẽ chia đôi, cụ ông được quyết định 1/2 giá trị, cụ bà được quyết định 1/2 giá trị. 2. Theo quy định của Pháp lệnh thửa kế năm 1990, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 đều quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Do vậy, trong khối tài sản là nhà đất nêu trên 1/2 giá trị là di sản của cụ ông để lại nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế nên ai đang quản lý nhà đất sẽ được quản lý 1/2 giá trị (phần của cụ bà), còn 1/2 giá trị còn lại mới là di sản của cụ bà và có thể yêu cầu tòa án phân chia theo pháp luật. Nếu đến 2018 mà gia đình vẫn chưa có ai khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế đối với di sản do cụ bà để lại thì hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Đến thời điểm này thì người nào đang quản lý di sản được tiếp tục quản lý toàn bộ di sản. 3. Di chúc bằng miệng chỉ có hiệu lực khi người có di sản sắp qua đời và nói ra nội dung trước mặt hai người làm chứng, sau đó người làm chứng đó đến UBND xã trình bày và được UBND xã lập thành văn bản, đóng dấu xác nhận thì mới có giá trị pháp lý. Việc cụ bà nói miệng nhưng sau đó không thể hiện bằng văn bản thì nội dung di chúc miệng đó không có giá trị pháp lý. 4. Nếu tranh chấp thừa kế được tòa án giải quyết thì tòa án sẽ trích một phần giá trị di sản để trả cho công sức của người có công duy tu, bảo quản tài sản.. 5. Nếu nhà đất có tranh chấp mà chưa được giải quyết thì sẽ không ai được xây dựng, không được cấp GCN QSD đất cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Năm 1992 ông Nguyễn Văn A bán 9960m 2 đất thổ cư cho ông Trần Văn B (ông B đứng ra mua giùm cho em vợ là Huỳnh Văn C, việc mua bán chỉ thỏa thuận bằng miệng). Đến năm 1994 ông Huỳnh Văn C bán cho ông Phạm D. (Có giấy viết tay). Sau khi mua ông Phạm D cho con là Phạm E miếng đất nói trên (chỉ cho bằng miệng). Ông Phạm E đã ở từ đó cho đến nay gần 20 năm và thực hiện các nghĩa vụ công dân. Đến năm 2012 ông Phạm E xuống làm thủ tục sang tên thì được biết mảnh đất trên đã được cấp bìa đỏ cho ông Nguyễn Văn A từ năm 1994. Nay ông E làm đơn kiến nghị để được giải quyết. Tuy nhiên đất thì ông A vẫn để cho ông E ở bình thường nhưng ông E làm đơn và yêu cầu ông A xuống giải quyết thì ông A nói ông không liên quan đến ông E, mà thực tế ông chỉ có mua bán với ông B thôi, ngoài ra những người sau ông không biết. Vậy xin luật sư tư vấn hướng giải quyết vụ việc trên như thế nào?
Chào bạn! Tất cả các giao dịch trên đều không tuân thủ quy định của pháp luật (đặc biệt giao dịch giữa C-D và D-E vô hiệu cả về hình thức và chủ thể). Do vậy, nếu có tranh chấp thì nhiều khả năng Tòa án sẽ tuyên bổ tất cả các giao dịch đó đều vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định pháp luật. Có một số trường hợp, khi giao kết hợp đồng, hợp đồng đó không tuân thủ quy định pháp luật nhưng ý chí tham gia giao dịch là có thực và thực tế đã thực hiện giao dịch.... khi có tranh chấp, Tòa án vẫn có thể công nhận hợp đồng. Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại mục 2.3 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán, TAND tối cao.
Chào luật sư Hiện nay gia đình em đang gặp vấn đề tranh chấp đất đai,chưa biết giải quyết thế nào nhờ luật sư tư vấn giúp em . bên A là người cho cầm cố đất, bên B là người cầm cố đất, bên A cho bên B cầm cố đất với thời gian 3 năm với số tiền là 5 cây vàng, và được bên chính quyền ấp xác nhận. Nhưng trong khoảng thời gian chưa hết hợp đồng(bên B chỉ ở được khoảng hơn một năm), bên A đã bán miếng đất bên B đang cầm cố cho bên C là người mua lại miếng đất đó và có giấy tờ bằng khoán đầy đủ và cũng được chính quyền xác nhận mà không thông báo và hoàn tiền lại cho bên B, bên C lên tiếng đòi lại đất mà mình đã mua, và đưa ra chính quyền giải quyết mà vẫn chưa được. vậy luật sư cho em hỏi bên nào đúng bên nào sai, bên nào có lợi quyền pháp lí nhều hơn.
Theo quy định pháp luật thì việc cầm cố, thế chấp với bất động sản bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực và được đăng ký theo quy định của giao dịch bảo đảm thì mới có hiệu lực pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng quy định cầm cố, thế chấp chỉ là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự - Nghĩa vụ trả tiền vay. Đến thời điểm trả tiền mà bên vay tiền không có tiền trả thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp để đối trừ nghĩa vụ trả nợ. Nếu việc xử lý tài sản thế chấp có tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện để tòa án giải quyết. Trong thời gian nhận tài sản cầm cố, thế chấp, bên cho vay tiền không được tự ý định đoạt tài sản. Việc giao dịch bằng vàng giữa cá nhân với nhau cũng không được pháp luật thừa nhận (vi phạm quy định về quản lý ngoại hối).. Vì vậy, trong vụ việc trên, nếu không thể thương lượng được thì một trong các bên có thể khởi kiện để tòa án giải quyết. Các giao dịch trên nhiều khả năng sẽ vô hiệu. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu thì phải bồi thường (Điều 137 BLDS).
Tranh chấp đất đai được ưu tiên giải quyết theo cơ chế nào?
Hiện nay, tại Điều 202 luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 có đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai, theo đó giải quyết bằng con đường hòa giải là cơ chế được ưu tiên và lựa chọn đầu tiên. Con đường hòa giải có thể do hai bên thương lượng hoặc thông qua cơ quan hòa giải được quy định: “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. 4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. 5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Kính chào Luật sư Nguyễn Nhật Tuấn Tôi có nội dung này xin tư vấn của Luật sư: Trên địa bàn xã tôi có Ông Hoàng Văn Nguyệt khai khoang một thửa vào thời điểm trước năm 1990, diện tích thửa đất rộng 2000m2. Sau khi ông Nguyệt chết đi thì con trai ông là Hoàng Văn Khánh tiếp tục sản xuất trên diện tích đó. Đến năm 2005 vì điều kiện gia đình neo người nên thửa đất được bỏ hoang. Đến năm 2009 gia đình ông Đào Văn Tam công dân cùng thôn đã tự ý vào sản xuất trên diện tích đất đó. Trong quá trình ông Tam sản xuất gia đình ông Khánh đã nhiều lần trao đổi để ông Tam trả lại diện tích đất tuy nhiên ông Tam không đồng ý. Đến năm 2014, 2015 thì hai bên xảy ra tranh chấp. Xin hỏi Luật sư cách giải quyết và các quy định của pháp luật về trường hợp này
Theo nội dung bạn trình bày thì đất đó có nguồn gốc từ việc gia đình ông Nguyệt khai hoang từ năm 1990 và sử dụng ổn định đến năm 2005, tức là 15 năm. Sau đó vì hoàn cảnh neo đơn nên đất bị bỏ hoang và năm 2009 thì gia đình ông Tam tự ý vào canh tác. Như vậy, đất này không phải là vô chủ hay còn hoang hóa không người sử dụng mà do gia đình ông Nguyệt khai hoang và canh tác 15 năm như đã nói nên gai đình ông Tam muốn vào canh tác khi gia đình ông Nguyệt bỏ bê vì không có người thì phải có ý kiến đồng ý của gia đình ông Nguyệt. Do vậy, việc gia đình ông Tam tự ý chiếm đất do gia đình ông Nguyệt khai hoang và canh tác 15 năm là sai nên gia đình ông Nguyệt thực hiện việc gởi đơn yêu cầu giải quyết theo quy định tại điều 203 Luật đất đai như sau: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; 3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; 4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành
Gia đình mẹ tôi có hai chị em,ông bà ngoại tôi để lại 2 mảnh đất cho hai chị em. Nhưng do cậu tôi ở bên Đức nên không đứng tên được mẹ tôi đã đứng tên trong sổ cùng bà ngoại của tôi(ông tôi đã mất năm 1991) sau đó năm 2008 bà tôi đã mất ,còn lại mẹ tôi đứng tên thứ hai trong sổ đỏ.Tháng 9/2012 cậu tôi về và đã sang tên phần đất mà bà tôi để lại cho cậu tôi. Còn phần của mẹ tôi thì vẫn có tên của bà và tên mẹ tôi là thứ hai. Vậy xin hỏi nếu sau này mẹ tôi có để lại phần đất đó cho tôi cần phải hỏi ý kiến cậu tôi nữa khổng??? bây giờ mẹ tôi chuyển hoàn toàn tên sổ đỏ đó sang tên mẹ tôi có là cần thiết hay không??? Hay là không cần thiết....xin các luật sư trả lời giúp gia đình tôi  Xin cảm ơn
Như bạn nêu thì ông bà để lại 02 mảnh đất và hiện nay 01 mảnh đứng tên người cậu, 01 một mảnh khác đứng tên bà (đã mất) và mẹ bạn. Như vậy, mảnh đất đứng tên người cậu là tài sản riêng của cậu, mảnh đất kia là tài sản chung của bà và mẹ. Trường hợp này theo pháp luật quy định, người cậu vẫn có quyền thừa kế đối với tài sản của mẹ mình (là bà của bạn). Với thực trạng này, không có ý kiến của người cậu thì các giao dịch liên quan đến mảnh đất của mẹ bạn đều không được pháp luật thừa nhận, trừ một số giao dịch mang tính chất như làm di chúc. Để tránh những rắc rối có thể xảy ra, phía bạn nên thoả thuận để giải quyết ổn thoả với người cậu.
Cho em hỏi đất đai được chuyển nhượng trước năm 1990 không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bằng giấy viết tay không có xác nhận của UBND xã thì có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì theo em biết nếu áp dụng vào luật đất đai 2003 thì nội dung trên sẽ không phù hợp nhưng thời điểm trước năm 1990 thì luật đất đai 2003 chưa có hiệu lực vậy vào thời điểm này những văn bản luật nào quy định vấn đề này?
1. Trường hợp bạn hỏi có thể được công nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai năm 2003 (Người chuyển nhượng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai và đã lập hợp đồng chuyển nhượng cho người khác trước ngày 01/7/2004. Hợp đồng chuyển nhượng không cần phải có công chứng, chứng thực). Bạn tham khảo quy định tại khoản 1, 2 Điều 50 Luật đất đai sau đây: "Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất." 2. Trong trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2004 (ngày có hiệu lực của luật đất đai năm 2003) mà chưa tuân thủ về thủ tục (mua bán viết tay, chưa có giấy chứng nhận...) mà có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì Tòa án sẽ áp dụng quy định tại mục 2, phần II, Nghị quyết số 02/2004/NQ0-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình để giải quyết, cụ thể như sau: "Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2.1. Đối với tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 01/7/1980 (ngày Hội đồng Chính phủ nay là Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước) mà sau ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp, thì việc giải quyết tranh chấp này như sau: a) Trường hợp nội dung và hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng. a.1. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã nhận đất thì Toà án công nhận hợp đồng, buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Nếu bên nhận đất chưa trả đủ tiền cho bên có đất thì buộc họ phải trả cho bên chuyển nhượng số tiền còn thiếu theo giá đất thực tế trên thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. a.2. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền nhưng chưa nhận đất và bên chuyển nhượng vẫn quản lý, sử dụng, chưa xây dựng công trình kiến trúc trên đất đó, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trong trường hợp bên chuyển nhượng đã làm nhà ở hoặc không có điều kiện để giao đất cho bên nhận chuyển nhượng, thì tuỳ trường hợp cụ thể Toà án có thể huỷ hợp đồng, buộc bên chuyển nhượng phải thanh toán cho bên nhận chuyển nhượng khoản tiền đã nhận theo giá đất thực tế trên thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. b) Trường hợp nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật nhưng hình thức của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng. b.1. Nếu các bên chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và huỷ hợp đồng. b.2. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất; bên chuyển nhượng đã giao toàn bộ diện tích đất, thì Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất đó. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận. Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Đồng thời buộc các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà bên nhận chuyển nhượng đã nhận. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng đã giao số tiền lớn hơn giá trị diện tích đất đã nhận mà Toà án chỉ công nhận phần hợp đồng tương ứng với diện tích đất mà họ đã nhận thì bên chuyển nhượng phải thanh toán khoản tiền đã nhận vượt quá giá trị diện tích đất đã giao tính theo giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. c) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 này mà bên chuyển nhượng đã nhận tiền của bên nhận chuyển nhượng nhưng chưa giao đất cho họ mà đất đó đã bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng và có đền bù cho bên chuyển nhượng đất thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và huỷ hợp đồng. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 này. d) Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều kiện mà điều kiện đó đã xảy ra hoặc đã được thực hiện, thì hợp đồng đó được giải quyết theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 này. đ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà toàn bộ hoặc một phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 137, Điều 146 của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 này. 2.2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 (ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP) đến trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực) Pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức; do đó, khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Toà án giải quyết như sau: a) Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án huỷ hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 này. b) Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây: b.1. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; b.2. Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng; b.3. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó. 2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993 a) Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây: a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự; a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện; a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội; a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật; a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. b) Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.3 mục 2 này. b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này (Chưa có giấy chứng nhận), nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này. b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này. b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.".
Ông bà nội tôi đều đã chết từ trước năm 1990. Khi chết, ông bà nội tôi có để lại một ngôi nhà trần và một thửa đất rộng khoảng hơn 500m2. Ngôi nhà và thửa đất này do bố, mẹ tôi sử dụng từ đó đến nay (các bác, chú các cô đều ở xa). Đến năm 2001, Chú tôi trở về và không biết bằng cách nào mà chú tôi lại được UBND huyện cấp Giấy CNQSD đất 215 m2 đất (được cắt ra từ thửa đất của ông bà nội để lại). Khi bố mẹ tôi biết việc này, hỏi chú tôi thì chú trả lời: Đất của bố mẹ (tức ông bà nội tôi) mỗi anh em phải được chia một ít. Thực tế thì khi ông bà nội tôi còn sống đã chia cho mỗi bác, chú, cô một ít tài sản. Chỉ có bố mẹ tôi ở cùng ông bà, chăm sóc ông bà nên ông bà để lại và cho sử dụng nhà và đất đó (chỉ cho miêng chứ không có giấy tờ gì). Bố mẹ tôi vẫn sử dụng đất đó đến năm 2001 thì chú tôi có tranh chấp. Sự việc đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Xin Luật sư cho tôi hỏi: - Chú tôi làm như vậy có đúng không, UBND huyện cấp sổ đỏ cho chú tôi có đúng không? - Bố mẹ tôi có được coi là đương nhiên được hưởng tài sản thừa kế của ông bà tôi không (đến năm 2000 là hết thời hiệu khởi kiện)
1. Theo quy định của pháp luật thì Tòa án sẽ thụ lý, giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế nếu vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện. Nếu hết thời hiệu khởi kiện thì có tranh chấp về thừa kế, Tòa án cũng không thụ lý giải quyết. Nhưng nếu có tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa bố bạn với chú bạn (không phải là tranh chấp thừa kế) thì Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết theo quy định của Luật đất đai. Việc cấp GCN QSD đất của chú bạn có đúng hay không thì cần xem lại hồ sơ xin cấp GCN QSD đất của chú bạn xem căn cứ pháp lý nào để UBND cấp GCN QSD đất cho chú bạn và thủ tục cấp GCN QSD đất cho chú bạn có đúng không. 2. Việc gia đình bạn sử dụng di sản của ông bà bạn (hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế không làm đương nhiên phát sinh quyền sở hữu tài sản của bố bạn). Bố mẹ bạn chỉ được tiếp tục quản lý, sử dụng nhưng không được công nhận là chủ sở hữu tài sản đó.
Vào năm 1970 ông Nội tôi có mua một miếng đất của người gần địa phương, tới năm 1972 ông Nội có xây dựng nhà ở bằng vạch tường xưa, trên mái nhà có xây dựng ban công phía trước và bên hông (phía dưới mặt đất bên hông ban công là đường mương, cống thoát nước chạy dài ra phía sau, phía sau nhà Nội tôi có xây dựng nhà tắm, cầu tiêu đưa ra bằng diện tích phía trên ban công, nằm xác ranh đất của gia đình kế bên). Đến năm 1998 gia đình tôi đập phá nhà tắm, cầu tiêu xây dựng lại và có lặp lại đường mương, thành đường đi thông ra từ phía trước ra đến phía sau nhà Nội tôi. Phía sau nhà Nội tôi có xây dựng bồn chứa nước để phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân trong xã, lúc đó Ba tôi có lắp đặt đường ống nước chạy dài ra phía trước nằm trên đường đi phía bên hông, có bản vẽ sơ đồ ống nước do Ủy Ban Nhân Dân xã ký xác nhận năm 1998. Đến năm 2000 có một phái đoàn ở Huyện lên đo đạc để cấp giấy QSDĐ, trong lúc đo đạc ký giáp ranh với nhà kế bên lúc đó ông Nội tôi 72 tuổi, ông Nội tôi tự ký, không cho con cháu nào biết hết. Đến năm 2002 UBND Xã mới cấp giấy QSDĐ với chiều ngang 6,97m (chưa tính ban công đưa ra phía bên hông là 0,72m). Cho đến năm 2007 gia đình kế bên thưa kiện là phần đất phía bên hông thuộc QSDĐ của gia đinh kế bên. Vậy cho tôi hỏi nếu trường hợp này thì ban công bên hông phía trên và phía bên hông đường đi thuộc quyền sơ hữu của ai, từ trước tới giờ hai bên không có bằng chứng nào xác minh được là nguồn gốc của mình, lúc đó buôn bán bằng giấy tay không thể hiện được diện tích. Đến thời điểm này nhà Nội tôi vẫn giữ nguyên hiện trang ban công từ trước đến bây giờ, cho tôi hỏi làm thế nào mới thể hiện được ban công và lối đi phía bên hông thuộc quyền sơ hữu của gia đình Nội tôi.  Trong trường hợp này do UBND cấp QSDĐ trồng lên phần đất ở cố định của gia đình Nội tôi như thế có đúng pháp luật không? Mong LS Quỳnh Như tư vấn và hướng dẫn làm thủ tục như thế nào?
Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của ông nội bạn là nhận chuyển quyền sử dụng đất năm 1970. Do vậy, để xác định phần diện tích đất tranh chấp đó thuộc quyền sở dụng hợp pháp của ông nội bạn hay của nhà hàng xóm thì trước tiên phải căn cứ vào diện tích và mô tả trong giấy tờ chuyển nhượng năm 1970. Ngoài ra, căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của ông nội bạn còn thụ thuộc vào việc cải tạo mở rộng diện tích mà không lấn chiếm đất công, không lấn chiếm tranh chấp với hàng xóm... nay phù hợp với quy hoạch. Để có căn cứ giải quyết vụ việc tranh chấp đó còn phải căn cứ vào hồ sơ quản lý đất đai UBND xã và Phòng TN&MT (Sổ mục kê và bản đồ qua các thời kỳ, đặc biệt là hình thể điện tích đất qua các thời kỳ của hai gia đình thể hiện trên bản đồ như thế nào...).
Thưa ông Cường, Năm 2011 nhà tôi được nhận một  mảnh đất dồn điển đổi thửa rộng 2500m2, trong quá trình chia đất, các thành viên chia đất đã tạo điều kiện cho các hộ trong khu vực quanh nhà tôi bằng cách đo tăng cho mỗi hộ khoảng 100m2. Đến khi làm sổ, nhà liền kề đã không công nhận mốc cũ mà yêu cầu gia đình tôi phải mời địa chính đến đo lại và yêu cầu đo đủ diện tích đất nhà tôi còn phần còn lại là đất nhà họ. Nếu như vậy thì gia đình họ đã được hơn nhà tôi 200m2. Theo ông thì trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn ông.
Về nguyên tắc đổi đất là 1m2 đổi 1m2 nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu bạn có căn cứ về việc có quy định khi dồn điền, đổi thửa chính quyền địa phương sẽ đo tăng cho mỗi hộ 100m2 thì bạn có thể viện dẫn để thuyết phục bên kia. Hoặc nếu cả hai gia đình đều đang sử dụng đủ diện tích đất theo được chia khi dồn điền, đổi thửa. Ngoài ra gia đình bạn còn sử dụng phần diện tích đất tăng thêm thì gia đình hàng xóm đó cũng không có căn cứ để đòi đất của gia đình bạn (gia đình họ đang sử dụng đủ đất và gia đình bạn không lấn chiếm đất của họ). Việc tranh chấp quyền sử dụng đất nếu hai bên không giải quyết được thì gửi đơn tới UBND cấp xã để hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai. Nếu hòa giải không thành thì một trong các bên có thể yêu cầu UBND huyện hoặc Tòa án giải quyết theo quy định thẩm quyền tại Điều 136 Luật đất đai.
Xin kính chào luật sư! Xin luật sư tư vấn trường hợp của tôi như sau. Năm 1966, Nội tôi là Nguyễn Thị Tờ có tiếp nhận mảnh đất khai hoang do bà cố để lại. Thời điểm này bà có đào công sự mật nuôi 4 du kích xã, năm 1968 địch càng quét nên tất cả đã hi sinh. Từ đó nội tôi đã lấp đất chôn hầm lại. Năm 1976 chính quyền thu hồi hầm này và lấy đá xây trường học. Năm 1978, Võ Thị Vinh (người hàng xóm với nội tôi) ra mượn đất cất chòi nhỏ để ở. Sau vài tháng thì chuyển về nhà ở lại và trả lại đất cho nội tôi. Thời điểm này bà Lê Thị Chưng (Chị em cô cậu với Nguyễn Thị Tờ) đi kinh tế mới ở Đắc Lắc về không có đất nên xin bà Vinh vào ở. Bà vinh nói ""nhà thì của tôi nhưng đất là của Nguyễn Thị Tờ, chị nên hỏi ý kiến của bà Tờ". Bà Chưng hỏi ý kiến nội tôi và nội tôi đồng ý cho ở. Bà Chưng ở thời gian thì chuyển ra Đà Nẵng và để lại đất cho con trai là Trần Văn Thanh. Trần Văn Thanh ở thời gian rồi chuyển đi Phú Quốc (thời gian trước 1995). Năm 2000 nội tôi lấy lại đất và xây nhà trên đất để ở. Ở đến năm 2004 thì nội tôi đau và mất. Từ năm 2004 đến nay nhà tôi vẫn sử dụng mảnh đất đó, nhà nội tôi dùng để thờ cúng bàn thờ bà nội. Hiện tại ngôi nhà vần còn nguyên trạng. Khu đất này liền kề với khu đất nhà tôi đang ở Bà Lê Thị Chưng có 4 người con là: Trần Văn Mai, Trần Văn Thanh, Trần Thị Thu, Trần Thị Nguyệt. Bà Chưng mất khoảng trước năm 2000. Năm 2011, Lê Thị Nguyệt về tranh chấp đất với gia đình tôi.(Bà Nguyệt  được Trần Văn Mai và Trần Văn Thanh ủy quyền để làm đơn khởi kiện). Hồ sơ khởi kiện gồm có: đơn kiện, trích lục Sổ mục kê đất 1998 và trích lục bản đồ địa chính 1998. (Theo Sổ mục kê đất năm 1998 thì mảnh đất trên do bà Lê Thị Chưng đứng tên) + Tôi nghĩ năm 1998 bà Lê Thị Chưng đang ở Đà Nẵng và đau ốm nên không thể kê khai đất đai được nhưng tại sao lại có tên trong sổ mục kê đất. Hơn nữa nếu có kê khai sao không phải là con trai bà Chưng là Trần Văn Thanh? hay là địa chính xã căn cứ vào việc đăng ký hộ khẩu mà ghi tên bà Chưng vào sổ mục kê đất. Thực chất tại địa phương tôi đang ở trước thời điểm 2001 không có ai kê khai đất đai. + Nhà tôi đã làm đơn trình bày về nguồn gốc của khu đất và có một số nhân chứng xác nhận. - Bà Võ Thị Vinh xác nhận nguồn gốc đất là của nội tôi - ông Lê Văn Tài (Phó Ban quân quản xã), Lê Sỹ Nghị (du kích xã ): hai người này đã tham gia lấy đá hầm bí mật nội tôi xác nhận đất này là của nội tôi và có công sự mật trên đất đó. - Trần Minh Tiến (thời điểm 1976 cũng nằm trong chính quyền xã) xác nhận đất này là của nội tôi và có công sự mật Ngày 21/2/2012, tòa án nhân dân TP.Tam Kỳ đã ra thông báo cho gia đình tôi là đã có quyết định thụ lý vụ kiện dân sự này. Trong thông báo nêu hồ sơ gồm: Đơn khởi kiện, trích lục sổ mục kê đất 1998, trích lục bản đồ địa chính 1998, biên bản hòa giải và biên bản xác minhcủa tòa án. Theo tôi được biết Sổ mục kê đất và bản đồ địa chính không thuộc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1,2,5 điều 50 Luật đất đai năm 2003. Nên nhà tôi có đơn gửi Tòa án rằng vụ việc này không thuộc thẩm quyền của tòa án. Hỏi:  Nhà tôi cần làm những bước gì tiếp theo để đảm bảo quyền lợi chính đáng của gia đình tôi. Cần làm gì để giải đáp việc bà Lê Thị Chưng lại có tên trong Sổ mục kê đất năm 1998 trong khi gia đình bà không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào về việc sử dụng đất (đã cắt khẩu chuyển đi khỏi địa phương từ trước năm 1995). Thẩm quyền vụ việc tranh chấp này có phải do Tòa án giải quyết không? Xin chân thành cảm ơn luật sư
Theo công văn số 1568/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/04/2007 của Bộ Tài nguyên Môi trường thì: Sổ mục kê đất trước đây (trước Luật Đất đai năm 2003) lập theo quy định tại các văn bản gồm: Quyết định số 56-ĐKTK ngày 5-11-1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành bản quy định về thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước (dưới đây gọi là Quyết định số 56-ĐKTK); Quyết định số499/QĐ-ĐC ngày 27-7-1995 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành quy định mẫu sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ theo dõi biến động đất đai (dưới đây gọi là Quyết định số499/QĐ-ĐC); Thông tư số1990/2001/TT-TCĐC ngày 30-11-2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (dưới đây gọi là Thông tư số1990/2001/TT-TCĐC). Sổ mục kê đất được lập để phục vụ cho Nhà nước nắm đầy đủ ruộng đất và thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của pháp luật đất đai; do đó Sổ mục kê đất phải thể hiện toàn bộ các thửa đất (gồm cả thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (dưới đây gọi là giấy chứng nhận) và thửa chưa được cấp giấy chứng nhận), các công trình thủy lợi và sông ngòi, kênh rạch suối trong phạm vi địa giới hành chính từng xã, phường, thị trấn. Những thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận thì thông tin của thửa thể hiện trên Sổ mục kê đất thống nhất với thông tin trên giấy chứng nhận, những thửa đất chưa cấp giấy chứng nhận thì thông tin của thửa thể hiện theo kết quả điều tra, đo đạc hiện trạng đang sử dụng đất mà chưa có giá trị pháp lý về quyền sử dụng đất. Vì vậy, Sổ mục kê đất cũng không được coi là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật đất đai. Vì vậy, nếu không còn giấy tờ khác như Sổ đăng ký ruộng đất, giấy tờ mua bán trước năm 1993... thì việc Tòa án thành phố Tam Kỳ thụ lý giải quyết là trái quy định pháp luật. Nếu như vậy bạn khiếu nại và viện dẫn văn bản trên để yêu cầu Tòa án đình chỉ vụ án vì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trước năm 1983 ông A làm nhà ở tại thửa đất X và được cấp giấy phép xây dựng năm 1984. Năm 1883 ông B chuyển đến làm nhà ở giáp nhà ông A và được cấp giấy phép xây dựng năm 1994. Đến năm 2003 ông B được cấp GCNQSD đất trên thửa đất gia đình đã ở ổn định, liên tục từ năm 1983 (ông A đã kí giáp ranh) gồm 256 m2 đất ở và 375 m2 đất vườn. Năm 2012 ông A kiện ông B là đã lấn chiếm đất 20m2 đất ở. Sau khi cơ quan chức năng đến đo đạc lại hiện trạng sử dụng theo giấy phép xây dựng của 2 ông A và B thì 20m2 đất vườn của ông A trồng lên đất ở của ông B. (ông B vẫn sử dụng giấy phép xây dựng, chưa có GCN QSD đất). 1. UBND huyện Y quyết định thu hồi lại 20m2 đất ở của ông B để giao lại cho ông A là đúng hay sai? 2. Giấy phép xây dựng được cấp từ những năm 1983 rất sơ sài và không đúng với hiện trạng sử dụng đất lúc đó. Vậy giấy phép xây dựng năm 1983 có thể làm căn cứ để giải quyết tranh chấp được không (Năm 2003 ông B đã được cấp GCNQSD đất - ông A đã kí giáp ranh)? 3. Ông B có thể kiện ngược lại cơ quan nhà nước là đã cấp đất ở cho ông A trồng lên đất vườn của ông B được không? (phần diện tích đất tranh chấp 20m2 này được ông B sử dụng ổn định và liên tục từ năm 1983). Rất mong sự tư vấn! Tôi xin chân thành cảm ơn.
1. UBND huyện Y ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp thửa đất đang tranh chấp và đã được cấp GCN QSD đất là không đúng pháp luật. Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc về Tòa án theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai 2003. 2. Giấy phép xây dựng, bản đồ địa chính qua các thời kỳ, hiện trạng sử dụng đất là những căn cứ để giải quyết vụ việc trên. 3. Ông B có quyền khiếu kiện các cơ quan Nhà nước nếu việc ban hành các quyết định hành chính xâm phạm đến quyền lợi của ông B và còn thời hiệu khiếu kiện theo quy định pháp luật.
Xin chào Luật sư! Xin Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi, tình huống như sau: Trước đây ông nội tôi còn sống có hứa cho ông A 11m2 đất trên phần mảnh đất của ông nội tôi vào năm 1977, nhưng không có làm giấy tờ. gia đình ông A có ở trên mảnh đất đã cho đó đến năm 1992 thì bỏ đi. Hiện nay vào 1/2011 con ông A về đòi lại 11m2 đất đó, nhưng trước đây ba tôi đã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ) do ba tôi đứng tên. Bây giờ tự nhiên con ông A đòi lại, lúc ba tôi làm giấy thì bà ta không có đòi gì. Giờ ba ta nói đất đó là của cha bà, bằng chứng là ông nội tôi hứa cho, nhưng không làm giấy tờ, thêm vào đó bà ta nói có người làm chứng (ông cụ đã 90 tuổi). Ba tôi sử dụng có đóng thuế qua các năm, đã làm giấy tờ đầy đủ, hiện nay đang hòa giải ở UBND xã, phía UBND ép gia đình tôi phải chia cho con ông A 5m2 thôi, nhưng không có căn cứ nào cả, nay tôi muốn khởi kiện thì phải dựa vào cơ sở như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Việc hứa cho đất hoặc cho đất nhưng không làm giấy tờ thì việc cho đất đó chưa có hiệu lực pháp luật. Gia đình đó chỉ sử dụng thửa đất đó một thời gian, sau đó không sử dụng nữa nên chưa có căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất. Từ năm 1992 (trước 15/10/1993) đến nay, gia đình bạn tiếp tục sử dụng phần diện tích đất đó và đã được cấp GCN QSD đất. Do vậy, có căn cứ để gia đình bạn thắng kiện trong vụ án này. Tuy nhiên, cũng cần xem lại hồ sơ địa chính qua các thời kỳ: Diện tích đất đó từ trước tới nay đứng tên ai trong sổ sách về quản lý đất đai của địa phương? Thời kỳ trước năm 1977 có tên ông bạn không? Thời kỳ từ 1977-1992 có tên ông A trong hồ sơ địa chính không?... Bạn phải kiểm tra lại các thông tin đó thì mới xác định được là họ có căn cứ để đòi đất hay không. 2. Nay vụ việc tranh chấp đất đai đã được hòa giải nhưng không thành nên một trong các bên có quyền khởi kiện để Tòa án giải quyết. Gia đình ông A đi đòi đất nên có thể gia đình bạn không kiện thì gia đình ông A cũng sẽ khởi kiện. Căn cứ pháp lý của gia đình bạn trong vụ án này là GCN QSD đất và quá trình sử dụng đất của gia đình bạn đối với thửa đất trên. Tóm lại: Với thông tin mà bạn nêu ở trên thì gia đình bạn có nhiều cơ hội thắng kiện trong vụ án trên. Nếu còn nội dung gì chưa rõ, bạn có thể cung cấp thêm thông tin để luật sư tư vấn cụ thể cho bạn!
Nhà tôi nằm ở mặt đường, lúc chưa có giấy phép sử dụng đất thì nhà ở phía sau nhà tôi có hỏi để có con hẻm đi tới mặt đường lớn, nhưng khi nhà tôi được cấp sổ đỏ thì không để ý đến giờ mới thấy trong sổ không có con đường hẻm đó, giờ nhà tôi muốn rào lại con đường hẻm đó có được không? Ngôi nhà phía sau vẫn còn con đường khoảng 3 mét để đi nhưng đi vòng hơi xa để tới mặt đường lớn.
Nếu thửa đất đó có nguồn gốc sử dụng hợp pháp của gia đình bạn; Việc gia đình bạn cho mượn đất làm ngõ không lập văn bản, không thỏa thuận thời hạn mượn đất để sử dụng làm lối đi; Nay gia đình bạn được công nhận quyền sử dụng đất (cấp GCN QSD đất) đối với toàn bộ thửa đất, bao gồm cả phần diện tích đất cho mượn làm ngõ đi thì gia đình bạn có quyền đòi lại phần diện tích ngõ di đó (rào ngõ). Chỉ trong trường hợp gia đình hàng xóm đó không còn lối đi nào khác (Bất động sản bị bao bọc bởi bất động sản khác) thì gia đình bạn mới buộc phải để lại một lối đi cho gia đình hàng xóm và họ có trách nhiệm thanh toán giá trị cho gia đình bạn theo quy định về hạn chế Bất động sản liền kề của Bộ luật dân sự.
Tôi xin trình bày vấn đề như sau:   Ông bà A sinh được 8 người con. Người con thứ 3 là giáo viên hiện đã nghỉ hưu. Năm 1994, bà H có 1 số vốn và mua 1 mảnh đất tại Long Xuyên, An Giang với diện tích 400m2. Tuy nhiên, vì chưa lập gia đình và ở cùng với bố mẹ đẻ nên bà H lấy tên bố mẹ đứng tên trong sổ đỏ của mảnh đất. Năm 1997, cả hai bố mẹ của bà H đều qua đời. Vì sổ đỏ đứng tên bố mẹ mà lại không có di chúc nên mảnh đất được đem ra chia đều cho 8 người con với diện tích 50m2/ 1 người theo quyền thừa kế. Sau khi phiên tòa xét xử quyền thừa kế kết thúc năm 1997, 3 trong số 8 người con đã làm giấy xác nhận "cho" lại người con thứ 3 mảnh đất mình được thừa kế từ bố mẹ (vì biết mảnh đất do người con thứ 3 bỏ tiền ra mua). Ba mảnh đất  với diện tích 150m2 sau khi cho đã có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sang nhượng tài sản. Trong giấy tờ sang nhượng có mục "tự nguyện sang nhượng, cho lại bà H  mảnh đất mag họ được thừa kế một cách tự nguyện; không tranh chấp về sau".  Sau khi được sang nhượng diện tích 150m2 đất và cùng với 50 m2 đất của mình được thừa kế, bà H đã đi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1999, hoàn tất hồ sơ và được cấp sổ đỏ đứng tên bà H do phó chủ tịch UBND huyện Long Xuyên ký. Năm 2000, mảnh đất đó được bán đi cho một hộ gia đình. Năm 2002, vì lý do đất lên giá nên cả 3 người con đồng thừa kế đã đòi lại mảnh đất đã cho và tranh chấp xảy ra. Tranh chấp được giải quyết tại tòa án nhân dân huyện Long Xuyên và sau đó là tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Tuy nhiên, dù đầy đủ giấy tờ pháp lý nhưng trong phiên tòa, bên bị đơn (người con thứ 3) lại buộc phải hoàn trả 3 mảnh đất đã được nhận??? và nhận được thông báo từ tòa án: "Bản án không được kháng án"???   Sau khi kết hôn với người chồng, bà (người con thứ 3) theo về nhà chồng và sống trên mảnh đất của người chồng (trước năm 2002).  Mảnh đất này được 1 người chú bên chồng cho và có làm giấy xác nhận sang nhượng quyền sử dụng đất, công chứng tại UBND xã X. Tuy nhiên, sau phiên tòa xét xử năm 2002 thì TAND tỉnh An Giang lại tuyên bố sẽ cưỡng chế mảnh đất mà hai vợ chồng bà đang sinh sống nếu không hoàn lại số tiền đã bán 3 mảnh đất với tổng diện tích 150m2 mà bà H đã nhận được từ anh chị mình. Từ 2002 đến nay xảy ra 2 lần cưỡng chế thi hành án nhưng không thành. Đến nay, bản án tuyên năm 2002 gần được 10 năm và qua ngần ấy năm, bà H gửi đơn đến các cơ quan tòa án nhân dân cấp cao hơn nhưng không nhận được phản hồi.  Vậy mong các luật sư tư vấn giúp tôi: - Tại sao TAND tỉnh An Giang lại có quyết định kỳ lạ như vậy trong khi bà H có đầy đủ giấy tờ xác nhận đã được cho 150 m2 đất? - Sự cưỡng chế thi hành án trên mảnh đất của vợ chồng bà H hiện đang sống là có đúng hay không? - Bản án năm 2002 đến nay chưa hết thời hạn 10 năm, vậy có được kháng án hay không? Nếu có thì kháng án lên TAND cấp nào? - Nếu có thể mong luật sư hướng dẫn giúp trình tự kháng án như thế nào?
Về nguyên tắc khi người nhận tặng cho bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời trong hợp đồng tặng cho không kèm theo điều kiện nào đối với người nhận tặng cho thì quyền lợi của người nhận tặng cho đó được pháp luật công nhận và bảo vệ từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với nội dung bạn nêu tòa án tuyên như vậy là không đúng pháp luật, tòa án cũng không có quyền tuyên không được kháng cáo nếu đó là bản án sơ thẩm, trường hợp là bản án phúc thẩm về nguyên tắc sẽ có hiệu lực ngay sau khi được tuyên án. Rất tiếc cho bà H là đến giờ đã 10 năm kể từ ngày bản án được tuyên nên thời hạn để kháng cáo là không còn, chỉ có thể thực hiện theo thủ tục tái thẩm. Về nguyên tắc nếu người có nghĩa vụ thi hành án có tài sản để thực hiện việc thi hành án thì cơ quan thi hành án có quyền thực hiện việc cưỡng chế thi hành án. Thẩm quyền thi hành án thuộc cơ quan thi hành án không phải thẩm quyền của tòa án.
Kính thưa luật sư: gia đình em đang sử dụng đất ở là 1016 m2 đã được cấp sổ và sử dụng ổn định lâu dài từ năm 1974. Gia đình em có một phần thửa đất là 50 m2 nằm trong phần diện tích sử dụng nhưng người sử dụng là gia đình ông T. Nay gia đình em muốn lấy lại có được không ạ? Nguồn gốc sử dụng đất là: gia đình ông T sử dụng đất từ trước năm 1973, đến năm 1974 gia đình em (gia đình liệt sỹ) được nhà nước cấp đất cho tại khu ở hiện nay trên mảnh đất gia đình ông T đến ở trước. Khi đó 2 gia đình có nói miệng là để gia đình ông T thu toàn bộ cây que rùi trả lại gia đình em với diện tích là 50 m2 trên. Nhưng sau nhiều năm gia đình ông T vẫn không trả lại nay gia đình em muốn lấy lại thì phải làm thế nào, xin luật sư chỉ giúp em. Em xin chân thành cảm ơn !
Trường hợp này có thể được coi là tranh chấp quyền sử dụng đất, tuy nhiên để có thể giải quyết tranh chấp này không đơn giản, như bạn nêu việc gia đình đó sử dụng phần đất trên từ trước thời điểm gia đình bạn vậy cần kiếm tra thông tin họ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Trường hợp họ cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng biệt với thửa đất của gia đình bạn thì để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn sẽ rất khó khăn. Trường hợp họ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và diện tích đó vẫn thuộc khuôn viên thửa đất của gia đình bạn thì sẽ thuận lợi hơn. Đây là trường hợp rất phức tạp vì vậy bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc liên hệ với luật sư để được tư vấn chi tiết hơn nữa!
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về một vấn đề có liên quan đến luật đất đai. Chuyện là như thế này, năm 2000 bà nội của tôi có bán một lô đất khoản 200m2 cho một người mua đất? Nhưng không thông bố tôi (trong gia đình bố tôi là con  trai một  và 3 người cô), trong khi bà nội tôi và các cô tôi tổ chức bán mà không thông qua bố tôi. Nên bố tôi xuống ách lại,  hồi trước bà nội tôi co bán với giá 20 triệu gi đó do gia đình tôi không biết, nay nôi tôi đã mất, người thừa kế là bố tôi. Vậy nay mảnh đất đó thuộc về bố tôi. Nhưng nay người mua đất hồi trước tới gặp bố tôi đòi lại số tiền mua hồi trước là 20 triệu mà người mua tình tới thời điểm hiện tại lai đòi 150 triệu. Vậy mong luật sư giải thích dùm cho tôi
1. Vụ việc của gia đình bạn cần làm rõ các thông tin sau đây: - Tại thời điểm chuyển nhượng (năm 2000) thửa đất đó đất đó được cấp GCN QSD đất chưa? Giấy tờ về quyền sử dụng đất đứng tên ai? Thời điểm đó ông nội bạn còn sống không? - Thủ tục mua bán thực hiện như thế nào: Có lập hợp đồng bằng văn bản không? Hợp đồng có công chứng, chứng thực không? Người mua đã trả hết tiền chưa? họ đã nhận đất để sử dụng không? Thời gian sử dụng có xây nhà kiên cố, có trồng cây lâu năm không.... Bạn có thể tham khảo Hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 về cách giải quyết tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau đây: " 2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993 a) Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây: a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự; a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện; a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội; a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật; a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. b) Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.3 mục 2 này. b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này. b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này, nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này. b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch. c) Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu. c.1. Khi xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, thì tuỳ từng trường hợp Toà án áp dụng quy định của điều luật tương ứng từ Điều 136 đến Điều 138, từ Điều 140 đến Điều 145 và Điều 146 của Bộ luật Dân sự để xác định thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu. c.2. Xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình" c.3. Xác định thiệt hại. - Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm: Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm... trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có. - Để xác định đúng các thiệt hại nói trên, Toà án phải tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất và xác định thiệt hại về đất như sau: Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định giá trị quyền sử dụng đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị quyền sử dụng đất, mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá quyền sử dụng đất do trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm. - Trách nhiệm chịu chi phí cho việc định giá do các đương sự phải chịu chi phí tương ứng với phần nghĩa vụ của họ. Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại, thì người có yêu cầu phải tạm ứng trước chi phí cho việc định giá lại và Toà án sẽ quyết định ai phải chịu chi phí định giá tuỳ thuộc vào kết quả xét xử " 2. Quyền thừa kế: Nếu bà bạn qua đời có di chúc để định đoạt tài sản cho bố bạn thì bố bạn mới được "toàn quyền" sở hữu tài sản của bà bạn. Nếu bà bạn không để lại di chúc thì bố bạn được thừa kế theo pháp luật và chỉ được hưởng một phần di sản bằng với phần được hưởng của các cô, chú khác (các con đều có quyền hưởng thừa kế của cha mẹ không phân biệt con trai hay con gái). Bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.
Kính gửi luật sư. Gia đình ông bà nội tôi ở ngày xưa có mảnh đất 1.300m2, Ông bà có 9 người con 5 gái và 4 trai. Ông nội tôi mất năm 1975, đến năm 1987 bà nội chia tài sản cho các con gái 5 người: mỗi người 1 chỉ vàng để làm hồi môn đi lấy chồng. Còn 4 con trai thì người con trưởng đi chỗ khác ở, còn lại chia mảnh đất này cho 3 người con trai mỗi người 1/4 mảnh đất, còn 1/4 còn lại thì để bà nội tôi sử dụng (Tức là mảnh đất 1.300m2 đó chia làm 4 phần bằng nhau: 1 cho bố tôi, 1 người anh trai của bố tôi, 1 em trai của bố tôi và 1 của bà nội tôi). Trong cùng ngày hôm đó anh trai của bố tôi đã viết giấy tay cho bố tôi 1/4 mảnh đất của ông được chia, em trai của bố tôi cũng đã cho bố tôi 1/4 mảnh đất mà chú được chia bằng miệng -> Cho tới bây giờ chú vẫn xác nhận đã cho bố tôi và không có ý kiến gì cả. Như vậy tính tới thời điểm này thì bố tôi đã có 3/4 mảnh đất 1.300m2. Ngày chia đất lập 1 biên bản họp gia đình, do bà nội tôi không biết chữ nên đã để 4 người con trai kí tên vào giấy, riêng bác trưởng làm nhân chứng và chia cho mọi người - Bác trưởng không lấy đất (bà nội không điểm chỉ vào biên bản họp gia đình). Còn phần đất của bà nội tôi sau đó cho lại người anh trai của bố tôi do sau đó một năm do bác làm ăn thua lỗ. Và khi cần tiền thì anh trai của bố tôi bán 1/4 mảnh đất này đi với giá 1 chỉ vàng cho em trai của mình. Sau đó vào năm 1989 em trai của bố tôi cần tiền nên đã bán đất đi với giá 1 chỉ vàng, bố tôi do bận làm ăn nên đã đưa 1 chỉ vàng của mình cho chị gái ruột của mình sang mua hộ mảnh đất đó để cho vuông đất và giữ được đất của bố me (sau đó có mọi người đều nghe và biết chị gái mua hộ bố tôi chứ không có giấy tờ gì). Khi mua hộ thì em trai của bố tôi viết giấy tay nhượng đất cho chị gái của bố tôi đứng tên (Chỉ có hai người này giao dịch). Năm 1995 gia đình bố tôi có làm sổ đỏ - GCN QSD Đ cho mảnh đất 1.300m2 đóng thuế đầy đủ theo pháp luật - không có tranh chấp gi. Thời gian trôi đi, gia đình chị gái mua hộ đất cho bố tôi ở cách nhà tôi khoảng 1km và cả họ hàng vui vẻ hòa thuận. Trong 18 năm được cấp GCN QSD Đ bố tôi đã chuyển nhượng 1 số phần đất cho 1 số người. Giờ thời gian thay đổi, gần đây chị gái bố tôi nổi lòng tham lấy được tờ giấy foto (Mất bản gốc do ngày xưa làm sổ đỏ đã nộp) hồi xưa mua hộ đất cho bố tôi đòi kiện để đòi lại đất. Giờ liệu chị gái bố tôi đi kiện có thắng kiện hay không? Gia đình tôi đang cần gấp thông tin, xin luật sư vui lòng tư vấn giúp. Xin Chân thành cảm ơn.
Luật pháp VN ở ngã 3 đường, nếu chỉ với chứng cứ như em nói thì sẽ có 02 quan điểm. 1. nếu trích lục hồ sơ có tên của chị gái bố cháu theo giấy mua bán thì chị gái bố cháu sẽ thắng 2. quan điểm dựa trên lời khai của mọi người và giấy chứng nhận, gia đình cháu sẽ thắng. Vì vậy thắng thua thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố, do vậy những yếu tố có lợi thì nên cũng cố để có cơ sở tranh luận khi tranh chấp
Chào LS! Cháu có 1 vụ việc muốn nhờ LS tư vấn như sau: Người chú họ hàng của cháu ở Vĩnh Phúc đã kết hôn cách đây lâu rồi.Năm 1999, chú ý có vào trong Tây Nguyên làm ăn và mua được 2ha đất rừng để trồng điều và cafe,sổ đỏ mang tên chú. Trong quá trình làm ăn,phát triển kinh tế chú đã phát rẫy ra thêm đc 1 diện tích đất rừng đáng kể nữa không có tranh chấp, cán bộ địa chính đã đến đo nhưng đang chờ cấp sổ đỏ. Năm 2011 chú và vợ ra tòa ly dị,mảnh đất đó là do công sức của 1 mình chú làm nên,vợ chú ý không có đóng góp công sức gì. Trước tòa chú đã tuyên bố chia cho vợ chú ý 1/3 diện tích đất rừng đó và đã có biên bản,giấy tờ xác nhận và vợ chú ý cũng chấp nhận,con cái của 2 người đã trưởng thành và cũng đã lập gia đình rồi. Trong quyết định của tòa án cũng ghi việc chia tài sản do hai bên thỏa thuận tòa án không giải quyết. Hằng năm điều và cafe trên phần đất đấy đều của bà ý,chú cháu không can dự và liên quan vào. Nhưng đến đầu năm nay,vợ cũ của chú ý muốn bán phần diện tích đất đấy nên đã ủy quyền cho em trai bà ta để bán. Do phần đất đấy vẫn mang tên chú cháu nên không bán được,bà ta đã làm đơn lên tòa án ở trong đó nhưng tòa án trong đó không giải quyết. bà ta đã thuê luật sư tư vấn và bảo vệ cho người mua phần đất đó vì sợ chú cháu làm gì người ta, phần đất đó đã được bán với giá 350 triệu,chú cháu không biết. Cách đây 1 tuần bà ý gọi điện cho chú cháu bảo chú cháu phải trả 50 triệu tiền tư vấn và thuê luật sư cho bà ý. Theo LS chú cháu có phải trả 50 triệu đó không? Việc này nên giải quyết như thế nào? Mong LS tư vấn giúp cho chú của cháu! Cháu xin trân thành cảm ơn!
Vụ việc của chú bạn là tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn. Nếu việc phân chia tài sản chung và thanh toán các nghĩa vụ về tài sản như thế nào do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo pháp luật trên nguyên tắc: Tài sản chung thì chia đôi nhưng có xét tới nguồn gốc và công sức đóng góp, đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Nghĩa vụ chung thì cùng phải chịu trách nhiệm. Với tài sản riêng, nghĩa vụ riêng thì của ai thuộc về người đó. Giao dịch với người mua đất và với luật sư là do vợ của chú bạn tự thực hiện nên phải tự chịu trách nhiệm cá nhân về việc đó.
Xin chào các luật sư! Tôi có một vấn đề muốn các luật sư tư vấn. Gia đình tôi có một mảnh đất do các cụ để lại và theo tôi được biết thì mảnh đất đó được gia đình. Tôi mua lại của dòng họ từ ngày xưa, và bây giờ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do ông nội tôi đứng tên. Trên mảnh đất đó có nhà thờ họ. Gần đây ông nội tôi muốn xây nhà trên mảnh đất này (chỗ đất gần nhà thờ họ) nhưng những người trong dòng họ không đồng ý và họ nói là chỗ đất đó nằm trong diện tích nhà thờ họ (những người trong họ truyền miệng chứ không có giấy tờ gì chứng minh) và họ nói là muốn xây thì phải ký vào 1 cái biên bản do họ viết với nội dung là ông tôi sẽ được xây nhà trênmảnh đất đó nhưng là xây trên đất của dòng họ. Và lúc đó ông tôi đã ký tên xác nhận. Tôi muốn hỏi là ông tôi ký xác nhận như thế thì có ảnh hưởng gì đến quyền sử dụng đất không. Nếu có tranh chấp xảy ra sau này thì gia đình tôi có gặp rắc rối gì không? Mong nhận được sự giúp đỡ của các luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Theo thông tin bạn cung cấp thửa đất thuộc quyền sử dụng của ông nội bạn,tuy nhiện trên thửa đất lại có nhà thờ của dòng họ, ông nội bạn đã ký vào biên bản thỏa thuận với dòng họ là xây nhà trên đất của dòng họ như vậy sau này việc sử dụng thửa đất đó sẽ rất phức tạp vì như vậy ông nội bạn đã thừa nhận đất đó là của dòng họ nên việc quản lý sử dụng hoặc xây dựng các công trình trên đó buộc phải có sự đồng ý của dòng họ. Phần đất và nhà thờ đó được coi là tài sản sở hữu chung của cộng đồng - của dòng họ của bạn việc quản lý, định đoạt được quy định như sau: Điều 220. Sở hữu chung của cộng đồng 1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng. 2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất. Hiện tại nên giải quyết dứt điểm, phân biệt rõ phần nào của dòng họ và phần nào của cá nhân ông bạn như vậy sau này mới tránh được các tranh chấp.
Các Anh/Chị. Em xin nhờ Anh/Chị tư vấn giùm em vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất giùm với ạ. Ông bà em có 7 anh em 4 nữ và 3 nam ạ, bố em là con thứ 6 trong gia đình, chú út nhà em đã qua đời được 5 năm, (bác cả đã mất được 06 tháng) và có 1 mảnh đất đứng tên chú, tuy nhiên sổ đỏ này đã bị mất được 5 năm. Chú không có vợ con cũng không để lại di chúc gì về quyền sử hữu đất đó ạ, thuế đất 5 năm qua do nhà bác trai cả (đã mất) đóng. 4 bác gái nhà em đã lấy chồng nay quay về đòi bán mảnh đất đi và chỉ chia cho 4 người này cùng hưởng. Bố em không đồng ý với việc bán đất mà chỉ chia cho 4 người mà phải chia đều cho tất cả những gia đình còn lại, nhưng 4 bác gái vẫn cố tình mời người đến mua đất và khai báo là người chủ đất đó. Do vậy, bố em đã lên chính quyền địa phương đâm đơn khai báo mất sổ đỏ mảnh đất đó được 2 tháng, nay một trong những người bác gái đã kiện bố em về việc tranh chấp đất đai. 4 bác gái đó khai báo có di chúc của chú út nhà em để lại và có chữ ký xác nhận của 1 người xa lạ làm chứng vào tờ di chúc đó (không có xác nhận của chính quyền địa phương, tổ dân phố mà chỉ có mỗi chữ ký của người xa lạ nào đó). Hiện tại việc tranh chấp này đã được đưa lên cấp phường để hòa giải nhưng chưa xong, em đang muốn hỏi Anh/Chị theo luật thì vụ tranh chấp này sẽ như thế nào ạ. Rất mong được phản hồi từ phía Anh/Chị!.
1. Bạn chưa nhắc tới thông tin là ông bà nội bạn còn sống hay không. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự thì hàng thừa kế thứ nhất của chú bạn là ông, bà nội bạn. Nếu ông bà nội bạn đều qua đời trước chú bạn thì các bác bạn và bố bạn mới có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật. 2. Nếu chú bạn có di chúc để lại di sản đó cho các bác bạn và DI CHÚC HỢP PHÁP thì các bác bạn mới có quyền được hưởng thừa kế theo nội dung quy định trong di chúc. Nếu di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Di chúc không cần công chứng, chứng thực cũng có thể hợp pháp nếu như nội dung và hình thức tuân thủ quy định của pháp luật. 3. Nếu vụ việc không thể hòa giải được thì một trong các thừa kế của chú bạn có thể khởi kiện để tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế theo quy định pháp luật. Nếu nghi ngờ về chữ ký, chữ viết trong bản di chúc đó thì bố bạn có quyền yêu cầu Tòa án giám định chữ ký, chữ viết của chú bạn để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Kính thưa luật sư! Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về những sự việc như sau: Bà ngoại tôi có 5 người con riêng trước khi lấy ông ngoại tôi, và khi lấy ông tôi lại sinh thêm 3 người con chung là mẹ và 2 cậu tôi, sau khi lấy bà ông tôi đã mua 1 căn nhà nhưng lại để cho bà ngoại tôi đứng tên vì thương bà. Nhưng sau khi bà mất thì sổ hồng cũng bị thất lạc ,và bà không kịp để lại di chúc, cách đây 10 năm về trước (2004) ông tôi có xin cấp lại sổ hồng thì lại bị con riêng của bà tôi nộp đơn ngăn chặn, nay ông tôi già yếu muốn làm lại sổ hồng để làm di chúc cho các con, nhưng nơi cấp sổ hồng vẫn không thể giải quyết vì có đơn khí nại của người con riêng. Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi, sẽ phải làm gì để có thể xin cấp hổ hồng
Bản chất sự việc ở đây là tranh chấp về tài sản thừa kế - do không có di chúc nên sẽ phải giải quyết theo pháp luật. Về hàng thừa kế được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 theo các bác là con riêng của bà nội em vẫn có quyền thừa kế trong phần tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu của bà nội em. Về nguyên tắc tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng vì vậy trong khối tài sản đó bà nội bạn sẽ được hưởng 1/2. 1/2 khối tài sản là di sản thừa kế của bà nội em và sẽ được chia cho các đồng thừa kế theo quy định tại Điều 676 nêu trên. Chỉ khi nào thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế của bà nội em xong thì sự việc mới được giải quyết.
Xin chào luật sư. Vì muốn cuộc sống yên ổn, đỡ bị soi mói, mình muốn hỏi về việc viết giấy cam đoan không tranh chấp đất đai như thế nào ạ?  Trình tự quy trình như thế nào, mong các luật sư có thể giúp đỡ để mình thực hiện được không? Cảm ơn vì sự giúp đỡ quý báu của luật sư.
Quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, việc khởi kiện hay không khởi kiện là quyền của đương sự. Giả sử bản có cam kết là sẽ không khởi kiện tranh chấp khi bạn có tranh chấp sau đó bạn lại khởi kiện thì bạn cũng không bị chế tài gì, không bị phạt hay vi phạm gì vì đã đã cam kết, thậm chí bạn khởi kiện thì toà án sẽ xem xét nếu đầy đủ hồ sơ toà án sẽ thụ lý. Do đó bạn không bị ràng buộc bởi cam kết này. Đã là không bị ràng buộc bởi cam kết thì bạn cứ cam kết, không sao hết, và cũng đúng với hiện tại là bạn có tranh chấp đất đai với ai đâu mà sợ việc cam kết.
Xin các luật sư cho em hỏi: Trước đây từ thời ông nội em có một mảnh đất 360m2, mảnh đất này ông nội em cũng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng cũng như không có giấy tờ liên quan đến việc mua bán, bàn giao để ông em được sử dụng. Ông nội em sinh được 3 người con (2 gái, 1 trai) đến năm 1987 ông nội em qua đời và không có để lại di chúc thừa kế cho vợ (bà nội em) hay là cho con nào cả và bố em (con trai của ông nội em) vẫn quản lý mảnh đất này. Đến năm 1997 bố em được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất 360m2 mà do ông nội em để lại. Năm 2011 bà nội em (vợ của ông nội) mất, thì các bác là con gái của ông nội em đến đòi chia quyền thừa kế mảnh đất 360m2 ở trên là có căn cứ hay không? Rất mong các luật sư cho em biết với. Em xin chân thành cảm ơn!
Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi xác định mảnh đất 360m2 mà bạn đề cập là di sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của ông nội của bạn để lại. Ông nội của bạn mất đi không để lại di chúc. Mảnh đất này do bố của bạn đứng tên và quản lý sử dụng. Năm 2011, bà nội của bạn mất đi và các bác của bạn yêu cầu chia thừa kế di sản của ông nội bạn để lại. Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 676, Bộ luật dân sự năm 2005 thì Hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết...Đồng thời cũng tại khoản 2 điều này quy định: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau... Như vậy, Bố của bạn và các bác của bạn đều là con đẻ của ông nội bạn, do vậy cùng là những người ở cùng hàng thừa kế và cùng được hưởng phần di sản bằng nhau. Việc các bác của bạn có yêu cầu bố của bạn chia thừa kế đối với diện tích đất là di sản của ông nội của bạn để lại là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Vợ chồng em có mua một mảnh đất trồng cây công nghiệp lâu năm( cây ca phê) với diện tích là 5740m2 với giá là 125 triệu đồng. khi mua bán chúng em chỉ làm việc với anh chồng mà không có chị vợ. nhưng chị vợ vẫn biết là anh chồng bán rẫy. vì sổ đỏ vẫn đứng tên người bán đầu tiên là anh A, (ngày xưa khi mua bán vời nhau giữa anh A và người bán cho em bây giờ là anh B vẫn chưa làm thục tục sang tên nên tên trong sổ đỏ vẫn là tên anh A  hai bên chỉ có giấy tờ mua bán tay với nhau thôi)  giờ bán cho em nếu muốn làm được sổ đỏ thì phải có anh A ký giấy tờ. nên anh B đã gọi điện nhờ anh A đến để ký giấy tờ. khi mọi giấy tờ pháp lý đã xong, chúng em cũng đã đưa cho anh B số tiền là 115 triệu đông ( giữ lại 10 triệu hen khi làm xong sổ đỏ sẽ trả hết) khi chúng em đang làm sổ đỏ thì chị vợ anh B đứng ra kiện. chị đưa ra hai phương án một là chúng tôi đưa thêm cho chị 30 triệu nữa chị sẽ rút đơn về và ký giấy tờ cho chúng tôi làm sổ đỏ, hai là chị   sẽ kiện và mảnh đất đấy chị vẫn làm, Chúng em đã đồng ý đưa thêm tiền cho chị vợ ( vì không muốn ra tòa kiện tụng) nhưng phải có mặt cả anh chồng để giải quyết một lần cho xong  nhưng chị không đồng ý , chị bảo chúng em chỉ đưa tiền cho chị rồi chị rút đơn về chúng em sẽ làm sổ đỏ nhưng sẽ không có mặt anh chồng, nếu khi chúng em đưa tiền cho chị vợ rôi anh chồng lại về kiện thì sao?( vì húng em vẫn giữ 10 triệu) Chị ơi giờ em phải làm sao đây? chị giúp em với giờ chị vợ đã giữ đơn lên xã rồi, sổ đỏ không làm được, mảnh đất không được canh tác. chị làm ơn giúp em càng sớm càng tốt được không chị, em xin cảm ơn chị nhiều
1. Cần xem lại bản chất giao dịch giữa anh B và bạn. Bạn không nói rõ quá trình thương lượng, đàm phán, làm việc với B, hai bên đã xác lập văn bản cụ thể ràng buộc trách nhiệm hai bên như thế nào. Do vậy, đặt ra hai trường hợp như dưới đây để cùng phân tích giá trị pháp lý cũng như hậu quả việc giao kết: 1.1 Nếu giao dịch giữa hai bên là hợp đồng mua bán: Nếu bạn và B ký hợp đồng mua bán thì khi có tranh chấp, hợp đồng này sẽ bị coi là vô hiệu vì: (1) quyền sử dụng đất chưa thuộc về B nên không thể là đối tượng trong hợp đồng mua bán giữa bạn và B; (2) hợp đồng vô hiệu hình thức (không được công chứng); (3) hợp đồng vô hiệu về chủ thể (do không được vợ B ký). Hậu quả hợp đồng vô hiệu là: hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải bồi thường (trường hợp này có thể lỗi 50/50). 1.2 Nếu giao dịch giữa hai bên là hợp đồng đặt cọc: Theo đó B nhận tiền của bạn để cam kết sẽ liên hệ với chủ sử dụng đất để người này ký hợp đồng cũng như sang tên cho bạn thì B phải có trách nhiệm thực hiện, nếu không thực hiện được sẽ phải trả lại tiền cho bạn và bị phạt một khoản tiền tương đương. 2. Yêu cầu của vợ B: Bạn nghiên cứu những tư vấn của luật sư, đối chiếu với trường hợp cụ thể để xác định: nếu hai bên giao kết hợp đồng mua bán mà không có sự đồng ý, không có chữ ký của vợ B, nay phát sinh việc vợ B đòi tiền thì cần thiết phải: xác lập văn bản giữa vợ chồng B và A để (1) xác nhận việc mua bán giữa hai bên A-B; (2) xác nhận việc vợ chồng B đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho bạn và cách thức thực hiện là: hai vợ chồng B sẽ liên hệ để A trực tiếp ký hợp đồng và sang tên cho bạn, đồng thời vợ chồng B cam kết chịu trách nhiệm về thuế/phí phát sinh đối với giao dịch này. Nếu vi phạm, vợ chồng B sẽ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh cho bạn. Nếu việc này vẫn không được vợ B không đồng ý thì không thể kiểm soát được những rủi ro mà chị này có thể gây ra, khiến cho bạn không thể hoàn tất được thủ tục sang tên từ A sang cho mình, hoặc ngay cả khi việc sang tên từ A sang cho bạn đã hoàn tất, B cũng có thể khiếu nại, khiếu kiện về việc sang tên này (vì thực tế vợ chồng B đã quản lý, ,sử dụng đất dựa trên quan hệ mua từ A). Trường hợp xấu nhất, nếu không thể thỏa thuận với vợ của B, bạn cần nghĩ tới phương án là phải khởi kiện ra tòa để giải quyết, buộc vợ chồng B phải hoàn tất thủ tục nhận chuyển nhượng từ A, sau đó chuyển nhượng lại cho bạn; hoặc là B phải trả lại tiền cho bạn.
Gia đình nội em có một phần đất trống và một căn nhà tổ do ông bà nội để lại. Lúc trước, tài sản ông bà đã chia cho người con thứ 6 và người con thứ 7. Còn 3 người con là thứ 3, thứ 4 và con trai út là chưa được chia. Sau đó gia đình bên nội thống nhất cho người cô thứ 3 đứng tên (phần đất trống và nhà tổ) lý do là cô không có chồng con. Khi ông bà của em mất, người cô thứ 3 tự quyết định bán một phần đất trống (lý do là đất cô thứ 3 đứng tên nên cô bán). Em xin luật sư tư vấn giúp em, trong trường hợp này, cô thứ 3 em có thể được bán hay không, và cả căn nhà tổ nữa
Trường hợp 1, nếu khi tặng cho quyền sử dụng đất cho cô bạn gia đình nội nhà bạn có lập văn bản tặng cho đồng ý để cô bạn đứng tên quyền sử dụng đất và với điều kiện cô bạn phải sử dụng đất đó để thờ cúng( hợp đồng tặng cho hợp pháp) Thì cô bạn không được chuyển nhượng phần đất đó. Theo quy định tại Điều 470 của Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng tặng cho tài sản có thể có điều kiện theo đó: 1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại." Trường hợp 2, nếu không có hợp đồng tặng cho có điều kiện như trên mà gia đình bạn chỉ thỏa thuận cho cô bạn phần đất trên thì cô bạn vẫn được chuyển nhượng co người khác.
Có một lô đất hai đầu bằng nhau được bán cho 3 hộ gia đình, mỗi nhà được 12,7m mặt tiền. Trong đó có nhà cháu (xuất đất nhà cháu là ở ngoài cùng). Sau vài năm nhà chủ ở giữa đi nơi khác ở không có nhu cầu sử dụng đất nữa nên đã bán lại cho chủ mới, trên giấy tờ mua bán giao cho chủ mới được chính quyền xã phê duyệt và về đánh dấu mốc là cả hai đầu chỉ có 12,4m và tính tiền chỉ có 12,4m đó ạ, còn 30cm đất mất sang nhà cháu hay nhà thứ 3 phía bên kia cũng không dõ ạ ( vì nhà cháu và nhà thứ 3 ở hai bên của mảnh đất nên có thêm phần đất lưu không nữa ạ). Nhưng chủ cũ không ý kiến gì và chấp nhận mảnh đất chỉ còn lại 12,4m. Chủ mới đến và xây nhà ở đến nay đã được hơn 10 năm rồi ạ. Nhà cháu và nhà ở giữa làm cùng một nghề nên hai nhà không thân với nhau ạ. Năm vừa rồi nhà cháu có xây nhà mới xong, nhà họ tự nhiên xây tường sang đất nhà cháu nói là đòi lại 30cm đất bị mất. Bố cháu sức khỏe yếu nên không chanh chấp với họ và đã làm đơn xin chính quyền địa phương về giải quyết. Sau nửa tháng chính quyền xã gọi 2 gia đình nên gặp để giải quyết, nội dung như sau ạ: theo giấy tờ mua bán đất chính quyền xã sẽ về đo theo mốc đã đánh dấu, gia đình ở giữa sẽ được đủ 12,4m đất, nếu thiếu sang đất nhà cháu hay nhà thứ 3 bên kia thì phải chả lại đất cho nhà ở giữa. Bố cháu đồng ý và ký vào biên bản để giải quyết nhưng gia đình ở giữa không ký vào biên bản mà cứ đòi đủ 12,7m. Từ hôm đó chính quyền địa phương cũng không về giải quyết nữa, và gia đình ở giữa vẫn xây sang đất nhà cháu(gia đình đó có người nhà làm bên chính quyền địa phương nên họ bao che cho nhau không giải quyết giúp nhà cháu). Nhà cháu phải kiện nên cấp trên là cấp huyện hay nên làm gì ạ!
Đây là trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất cụ thể là ranh giới giữa các thửa đất, hiện tại do nhiều biến động nên thừa đất như em nói có bề ngang là 12.4m và người chủ cũ đã chấp nhận việc đó đồng thời họ chỉ thực hiện giao dịch với thửa đất có kích thước như vậy. Người sử dụng đất mới cũng chỉ mua thửa đất có kích thước là 12.4m nên họ không có quyền tranh chấp với gia đình em. Trường hợp xã, phường không giải quyết em và gia đình có thể gửi đơn đến ủy ban nhân dân huyện nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp cả hai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sự việc sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án cấp quận huyện nơi có thửa đất đó. Đó là những nội dung cơ bản liên quan tới việc tranh chấp quyền sử dụng đất của gia đình em.
Năm 1987 nhà e có mua 1 mãnh đất 260m2 nhưng vì lý do bố em không được đứng tên và có nhờ mẹ tức( bà nội) em bây giờ đứng tên hộ. Để khi a trai e đủ tuổi sẽ chuyển tên. Nhưng bố e không may qua đời và bây giờ bà em bảo đất đó là của bà và sẽ cho chú thứ 2 mãnh đất đó. Khi đi làm giấy tờ sử dụng đất thì k có giấy uỷ quyền nhơ bà đứng tên mà chỉ có người viết giấy sử dụng đất là biết đất đó do bố e mua và nhờ bà đứng tên. Nay e muốn lấy lại mãnh đất đó xin mấy a chị có thể giúp em.
Nếu không thể thỏa thuận được thì gia đình bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật. Nếu gia đinh bạn có chứng cứ chứng minh về việc bố bạn đã trả số tiển để nhận chuyển nhượng thửa đất đó (bà bạn thừa nhận hoặc người bán thừa nhận....), chỉ nhờ bà bạn đứng tên thì gia đình bạn sẽ đòi lại được thửa đất đó. Trước khi khởi kiện thì gia đình bạn làm đơn gửi tới UBND xã để được tổ chức hòa giải theo quy định pháp luật.
Mẹ tôi chuyển quyền cho em trai tôi đứng tên chủ quyền đất đai như chưa có sử đồng ý của anh chỉ em trong gia đình vì mẹ tôi đã già không còn minh mẫn!, thời gian sau em trai tôi mất vì tai nạn xe. sau này phần đất đó nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng. đất này đang có tranh chấp mà chính quyền vẫn phát tiền đền bú cho em dâu tôi là vợ người em trai đã mất do tai nạn xe, cho tôi hỏi chính quyền phát tiền như vậy có đúng không?. Chính quyền phát tiền xong hết rồi giờ lại mời tôi ra với nội dung là giải quyết tranh chấp tiền hỗ trợ đền bù. Vậy Tôi không ra có được không?.
Việc này của bạn rất phức tạp, cần phải xem xét lại quá trình mẹ bạn cho em trai bạn như thế nào? Thửa đất thuộc quyền sử dụng riêng của mẹ bạn hay là thuộc quyền quản lý sử dụng của hộ gia đình bạn. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng riêng của mẹ bạn thì các anh chị em của bạn không thể làm gì hơn là việc chấp nhận sự thật này. Trước hết nếu có căn cứ để khẳng định đất này thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn và việc chuyển quyền sử dụng không hợp pháp bạn và anh chị em của mình nên đề nghị chính quyền địa phương tạm thời dừng việc trả tiền đền bù để giải quyết sự việc
Năm 1993 Bố tôi có mua mảnh đất hiện tại gia đình tôi đang ở nhưng không làm giấy tờ mua bán đất mà chỉ làm giấy tờ mua nhà. Nay nhà nước có đợt cho tất cả các hộ dân trên địa bàn làm hồ sơ đất để cấp sổ đỏ thì xảy ra việc tranh chấp danh gới đất với hộ có mảnh đất liền kề. Bố tôi đã làm đơn lên cấp huyện đề nghị giải quyết. Cán bộ cấp huyện có đến đo đạc đất đai sau đó mời 2 hộ đến giải quyết nhưng cán bộ địa chính chỉ đưa số liệu đo đạc được ra nhưng không kết hợp đưa bản đồ 299 ra so sánh từ thực tế và bản đồ để rút ra kết luận hộ nào đã lấn chiếm. Kết quả hai gia điình đều không nhất trí. Vậy tôi xin hỏi luật sư là cán bộ địa chính giải quyết như vậy có đúng không? Muốn giải quyết được thì làm thế nào?
Bạn tiếp tục kiến nghị và đưa ra hệ bản đồ 299, cùng với việc xác định ranh giới thực tế sử dụng, bản vẽ kỹ thuật hiện tại làm căn cứ xác định tranh chấp đất đai.
Chúng tôi có mảnh đất thừa kế cha ông để lại ở quê, chưa có chứng nhận sổ đỏ, hiện anh em trong gia đình đang có tranh chấp (có 8 anh em và chỉ có 1 chú em hiện ở đó đứng tên kê khai nộp thuế đất, nên không ai còn laị có giấy tờ nào về nguồn gốc đất đai và biên lai nộp thuế). Tôi do tuổi đã cao, và 1 người em gái của tôi ở Sóc Trăng không kết hôn nên không có con cái, không có điều kiện đi lại, nên muốn ủy quyền cho con tôi thay mặt 2 chúng tôi: 1. Họp bàn với anh em trong gia đình để thống nhất phân chia ranh giới  tiến tới làm sổ đỏ dứt điểm. 2. Nếu trường hợp không thống nhất được trong gia đình sẽ đưa ra pháp lý, thì con tôi có đủ tư cách pháp nhân để thay tôi giải quyết: làm đơn, ký giấy tờ... Việc ủy quyền như vậy có thể tiến hành được không. Nếu có tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì?
Bác có quyền uỷ quyền cho bất kỳ người nào có đủ năng lực hành vi dân sự thay mặt bác thực hiện các công việc liên quan. Phạm vi và công việc uỷ quyền không giới hạn, miễn là nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật. Thủ tục uỷ quyền được thực hiện tại Phòng/ Văn phòng Công chứng theo quy định. Hồ sơ chuẩn bị để uỷ quyền bao gồm Giấy tờ nhân thân của hai bên, các giấy tờ liên quan đến tranh chấp (nếu có). Nếu cần tham vấn thêm hoặc hỗ trợ về mặt pháp lý, bác có thể liên hệ với chúng tôi để cùng trao đổi.
Ông Bà Nội tôi có 3 người con là : Bác trai , Bố Tôi , Cô Tôi  và 300m2 đất . Cô và Bác tôi được ông bà cho tiền ra ở riêng từ năm 1970 . Bố tôi sống với ông bà tại nhà . Năm 1990 ông bà đều mất , gia đình tôi sống tại đất của ông bà , hàng năm đóng các loại thuế đất đai . năm 2007  Xã làm giấy tờ đất đai lại , sổ đỏ mang tên Bố tôi . Các Bác và Các cô không có ý kiến gì . Năm 2013 Bố tôi và Bác Trai đều mất . Bố tôi Không để lại Di Trúc . Nay các con của Bác tôi và Cô Tôi về Nhà tôi yêu cầu chia tài sản . Vậy Luật sư cho hỏi tôi Phải giải quyết vấn đề này như thế nào . Anh chị Họ tôi có quyền thừa kế tài sản này hay không ?
1. Nguồn gốc đất như bạn trình bày là của ông bà bạn để lại, nếu ông bà bạn khi mất không để lại di chúc thì tài sản thừa kế được phân chia đều cho các đồng thừa kế là bố, mẹ, con của ông bà bạn (còn sống tại thời điểm ông bà bạn chết). Thời hạn để khởi kiện chia tài sản thừa kế được pháp luật quy định là 10 năm. Ông bà bạn đã mất được hơn 20 năm nên quyền khởi kiện chỉ có thể được thực hiện khi các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết. Không đạt được điều kiện (i) không có tranh chấp về hàng thừa kế và (ii) các đồng thừa kế đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì tòa án sẽ không có cơ sở thụ lý giải quyết yêu cầu chia tài sản thừa kế của những người con của bác bạn.
Tôi hiện có mua 2 thửa đât liền nhau của cùng 1 chủ...và mọi giấy tờ pháp lý đều đã hoàn thành và được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, gần đây, phần đất của tôi tự nhiên có một người không ở trong khu vực này nhảy vào tranh chấp với lý do đây là đất đai do tổ tiên họ để lại và kiện lên tòa án nhân dân quận. Về nguồn gốc đất...người bán cho tôi có nguồn gốc đất bằng khoáng thời pháp và họ cũng đăng ký sử dụng đất tại quận huyện vào năm 1997 theo chỉ thị của nhà nước và cũng được công nhận. Song song đó, gia đình người bán cũng đã sử dụng thửa đất trên để chôn cất tổ tiên suốt thời gian các mộ phần được bốc lên vào năm 2013 khi chuẩn bị bán cho tôi. Các thửa đất trên của người bán cũng vừa được đăng ký cấp sổ đỏ năm 2013 sau khi việc tranh chấp đất đai của họ được UBND Tp phán quyết trao trả đất. Sau khi có sổ đỏ, tôi mới tiến hành mua lại và đã sang tên chính chủ và có hợp đồng mua bán được công chứng tại Phòng công chứng chợ lớn Hiện sổ đỏ 2 thửa đất của tôi được cấp vào tháng 4/2013  Khi hôm nay, tôi được tòa án nhân dân quận gọi lên giải quyết tranh chấp thì đơn phương tôi được họ yêu cầu cung cấp giấy tờ có liên quan...và được biết người đứng ra tranh chấp với tôi không có sổ đỏ gì cả. Mà lý do tranh chấp của họ chỉ là đất đai ông bà để lại.... Ngoài ra, tòa án không cung cấp cho tôi thông tin gì về bên kiện tụng cả. Xin hỏi Luật sư, vậy khi tòa án nhận văn kiện, thì phải có điều kiện gì nếu không có lý do chính đáng tôi nghĩ họ không nhận. Và việc này, có bất lợi gì cho bên phía tôi hay không và thời gian tranh chấp sẽ kéo dài ra sao? Va tôi cần chuẩn bị thêm giấy tờ pháp lý gì để chứng minh nguồn gốc và việc mua bán đất đai của tôi hoàn toàn hợp lệ? Hồ sơ tôi cung cấp cho tòa án nhằm chứng minh nguồn gốc đất là : bản sao sổ đỏ 2 thửa đất, quyết định trả đất cho người bán của UBND tp, giấy xin bốc mộ,  hợp đồng mua bán đất, và copy bằng khoán năm 1940 được dịch sang tiếng việt của người bán Hiện tòa án nhân dân yêu cầu tôi thêm quyết định trả đất cho người đã bán của UBND quận nơi vị trí  thửa đất.
Anh là nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án cung cấp hồ sơ pháp lý của bên nguyên đơn về việc khởi kiện, còn việc cung cấp chứng cứ thì chỉ cần giấy tờ mua bán và GCN là đủ, việc ta yêu cầu quyết định giao trả là ko cần thiết. nếu anh yêu cầu mà ko được tòa chấp nhận thì nên khiếu nại hoặc nhờ ls để can thiệp
Mộ tổ nhà em đã chôn cất ở một khu đất lâm nghiệp không có chủ từ năm 1977. Đến năm 2001 có 1 hộ dân trong xóm đến khu đất này khai hoang và làm nương rẫy trông trọt cây công nghiệp. Theo phong tục cứ đến tết thanh minh 3/3 âm lịch cả họ nhà em lại tổ chức dọn dẹp mộ tổ trong phạm vi bán kính 10m và có phá đi một số cây cối của họ nên ai bên đã xảy ra tranh chấp. Và phía họ khẳng định đây là mãnh đất thuộc quyền sở hữu của gia đình họ và họ có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Gia đình em phải quyết vụ việc trên như thế nào? Nếu gia đình em có đi thưa kiện thì có giành phần thắng không ạ? Và liệu tòa sẽ giải quyết như thế nào ạ?
Nếu họ đã có giấy thì gia đình em kiện sẽ rất khó. và e cũng nên xem lại khi phát chặt cây với bán kính 10 cho 01 ngôi mộ sẽ là ko hợp lý
Gia đình tôi năm 2003 có làm chuyển nhượng mảnh đất nông nghiệp đã được cấp chứng nhận sử dụng đất cho gia đình ông B, Gia đình ông B có mảnh đất cấy chuyển nhượng cho gia đình tôi, Hai bên làm giấy chuyển nhượng đất bằng tay không có công chứng của cơ quan địa phương xã, Hai bên đã tiến hành chuyển đổi cho nhau mà không làm thủ tục chuyển nhượng đầy đủ theo quy định của pháp luật. Phần thuế đóng cho nhà nước thì vẫn của gia đình nhà nào nhà đó đóng, chỉ có thay đổi vị trí để canh tác thôi,kèm theo đó , Gia đình nhà ông B muốn canh tgacs trên đất nhà tôi thì phải đưa cho nhà tôi số tiền là 15 triệu đồng , Gia đình ông B đã đồng ý và hai bên tiến hành đổi đất cho nhau để tiện lợi canh tác. Nhưng đến cuối năm 2013, theo quyết định UBND tỉnh Hà Nam thì có chuyển dịch lại đất đai, dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lơn, thì diện tích mảnh đất cấy nhà ông B dùng để đổi cho gia đình nhà tôi không còn ở vị trí đó nữa mà chuyển sang một nơi khác khó canh tác hơn, còn mảnh đất nhà tôi vẫn ở vị trí đó, Gia đình ông B ép gia đình tôi phải nhận mảnh đất mới đó, nhưng gia đình tôi không đồng ý, Hai bên đã thương lượng rất nhiều lần nhưng gia đình ông B không nhận nhượng và đã xảy ra tranh chấp. UBND xã Nhân Chính đã đứng gia giảng hòa và yêu cầu nhà tôi nếu muốn lấy lại mảnh đất đó phải trả cho gia đinh ông B  số tiền 125 triệu đồng, Gia đình tôi không đồng ý , chỉ đôngý trả lại số tiền 15 triệu trước đó, vì gia đình nhà ông B vi phạm thỏa thuận giữa hai bên trước,.. Gia xin hỏi luật sư bây giờ gia đình làm đơn gửi lên tòa thì gia đình có đòi lại mảnh đất đó lại được không, có hủy được hợp đồng viết tay giữa hai nhà trước đây được không.  Theo quy định thì giấy chuyển nhượng viết tay mà không được công chứng thì có coi là hợp lệ không? Giấy chuyển nhượng được viết vào năm 2003,Theo quy định nhà nước thì gia đình tôi có phải bồi thường cho gioa đình nhà ông B không?
Ông có thể kiện để hủy thỏa thuận các bên trả lại đất cho nhau, nhưng vì gđ ông đã nhận 15 triệu tương đương giá trị thửa đất, thì tòa án sẽ định giá thửa đất và buộc gia đình ông trả lại tiền. Vì vậy việc UBND xã hòa giải 125 triệu cũng có thể chính xác
Ông a đang xây dựng phủ thờ và nhà mồ xảy ra tranh chấp (ông b cho rằng phần đất ông a đang xây là của mình) phường đã xuống lập biên bản tạm ngừng xây dựng trong biên bản cán bộ địa 9 ,xây dựng có lấy thước đo lại diện tích đang xây dựng(đang xây 3 bức tường nhà mồ ngang 3m dai 3m) đem biên bản về báo cáo lảnh đạo.sáng hôm sao ông a lên phường đòi giải quyết.thì cán bộ phường ko giải quyết được vì bên b chưa bổ sung giấy tờ(đang bịnh lên máu),cán bộ phường đành hẹn lại.Nhưng bên a cứ lên đòi giải quyết.em là cán bộ địa 9 tiếp theo em phải làm sao?ai đúng ai sai trong trường hợp này!
Về nguyên tắc ông A xây, nếu B tranh chấp phải có đơn và chứng từ, nếu ông B bệnh thì phải ủy quyền cho con hoặc người khác giải quyêt. nếu không thì buộc phải để cho ông a xây dựng chứ không thể chờ đợi ảnh hưởng quyền lợi người khác
Ông nội em có 5 người con: 2 con trai và 3 con gái (Cha em là út trai, người bác em đã mất và con của người bác em thì đi làm ăn xa không về quê hương sống), ngày trước khi ông nội em còn sống thì Nội em đã có chia phần đất cho mỗi người 1 ha rồi. Do nhà em là nhà gốc thời cúng Ông Bà nên thửa đất xung quanh nhà là đất cố ngôn truyền lại cho Cha em và được cấp sổ đỏ QSD đất, do hoàn cảnh người chị ruột thứ 3 của Cha em về sống chung trên thửa đất của Cha em nay hơn 40 năm (đã xây nhà tường từ lâu). Em nay đã lớn và muốn lấy lại phần đất này để sinh sống. Vậy Luật Sư cho em hỏi việc lấy lại đất của em là hợp pháp không và khi lấy lại có bồi thường hay đền bù gì không?
Nếu đất là của bạn hoặc bố bạn chỉ cho bà bác quản lý, sử dụng chứ không cho toàn bộ quyền liên quan (hiểu như chủ sở hữu quyền sử dụng đất) thì bạn có cơ sở để đòi lại nhưng phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản mà bà bác bạn tạo lập trên khu đất đã cho. Mặc dù vậy, sơ bộ trên thông tin bạn nêu thì tôi nhận thấy khá khó khăn cho việc đòi đất của bạn vì bên bạn đã cho hơn 40 năm rồi, hơn nữa, việc đòi đất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ trong gia đình, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Trân trọng!
Sự việc là như thế này . Ông bà e có 3 người con trai , bố em là con cả, ông e mất từ rất sớm khi đó e còn chưa ra đời. Khi bố e lập gia đình thì ông bà co ở riêng và cho mảnh đất ngay cạnh ông bà để sây nhà ở, khi ấy các chú em còn nhỏ. Đến khi các chú lập gia đình thì chú 2 được bà em cho ra ở mảnh đất khác mà xã cấp cho gia đình, còn chú út thì ở cùng bà trên mảnh đất cạnh nhà e. Mảnh đất đó chính quyền nhà nước đã cấp phép quyền sử dụng đất "Sổ Đỏ" cho nhà e từ rất lâu rồi (thời gian thì e không lắm rõ vì khi ấy e còn nhỏ) và cách đây khoảng 6-7 năm thì chính quyền xã làm lại Sổ Đỏ cho nhà e. Đến năm 2014  Anh Cả của e  làm nhà trên mảnh đất Ông Bà cấp cho Bố em, và Bố em đã sang tên Sổ Đỏ cho Anh cả rồi. Đến đây tranh chấp xẩy ra! Hai chú của e yêu cầu chia lại đất của Ông Bà để lại cho 3 anh em .. Cụ thể mảnh đất của Bà và Bố em sẽ bị chia 3 lý do các chú đặt ra là mảnh đất tổ tiên phải được chia đều cho 3 người con. Trước khi ông còn sống thì không nói, nhưng giờ còn mình Bà thì Bà lại nghe lời toàn bộ những j các Chú em sắp đặt. Vậy xin luật sư có thể giúp e giải đáp câu hỏi? Bố mẹ đã được chính quyền nhà nước cấp quyền sử dụng đát trên miếng đất ấy phải được 20-30 năm . Vậy luật sư cho em biết là Bố mẹ em nên làm thế nào và nhà em có những ưu thế và yếu thế nào trong vụ tranh chấp này ạ?  Cám ơn Luật Sư!
Như vậy là thửa đất của gia đinh bạn đang sử dụng có tranh chấp. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố bạn được cấp đúng pháp luật thì bà và chú bạn không thể đòi lại được đất. Nếu bà bạn và các chú bạn có chứng cứ chứng minh thửa đất đó là tài sản chung của hộ gia đình chưa chia hoặc việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông bà bạn sang cho bố bạn không hợp pháp thì bà bạn có quyền đòi lại 1/2 thửa đất đó. Còn phần đất của ông bạn đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nên gia đình bạn được tiếp tục sử dụng. Để có căn cứ giải quyết vụ án thì cần có trích lục bản đồ thửa đất qua các thời kỳ và hồ sơ xin cấp GCN QSD đất của bố bạn.
Bố tôi là cháu đích tôn nên được cụ tôi cho một mảnh đất để xây nhà ( không có giấy tờ ), từ lúc có đất bố mẹ tôi đã xây lên một ngôi nhà khang trang, nhưng không may sau cụ và bố tôi đều qua đời mà không để lại di chúc. Mẹ tôi và tôi tiếp tục ở trên mảnh đất đó thêm mấy năm nữa sau đó mẹ tôi có lấy dượng nên tôi cũng chuyển về ở cùng mẹ ( từ lúc bắt đầu xây nhà đến lúc chuyển đi là 11, 12 năm ). Tuy nhiên thuế nhà đất mẹ tôi vẫn đóng trên mảnh đất đó từ lúc bắt đầu ở trên mảnh đất đó đến giờ là 20. 21 năm. Hiện tại bà nội và em ông nội tôi ( ông nội tôi đã mất, cụ tôi chỉ có 2 người con ) đòi lấy lại mảnh đất bởi ông bà có sổ đó của mảnh đất đứng tên cụ tôi. Ông bà đã hoàn thành thủ tục chia đôi mảnh đất ở ủy ban nhân dân xã. Vậy xin hỏi ông bà tôi làm vậy là có đúng không? Ông bà tôi có phải bồi thường căn nhà cho mẹ tôi hay không?
Về nguyên tắc khi phân chia di sản nói chung phải xem xét tới công sức đóng góp của mỗi người vào khối di sản chung đó, phải xác định giá trị tài sản công trình trên đất.... sau đó thanh toán cho người đã đầu tư xây dựng công trình trên đất. Phần còn lại mới được phân chia, nay việc ông, bà bạn đã và đang thực hiện việc phân chia thì mẹ bạn cùng bạn có thể về để nghị chính quyền địa phương tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan tới thửa đất để đảm bảo quyền lợi ích hơp pháp của mình.
Tôi là Lâm, gia đình có cái ao Ông bà để lại (không có giấy tờ, chỉ nói miệng) đến thời điểm năm 2010 gia đình nhà tôi có khởi công san lấp, nhưng bị sự phá hoại của tập thể A. Vì người ta thế mạnh lên họ cho san lấp, xây thành cái bãi trống có tường bao. Gia đình nhà tôi đã nhiều lần khiếu kiện lên xã, huyện, tỉnh, và cả trung ương nhà nước. Các văn bản trả lời của cơ quan đều do NN và tỉnh chỉ đạo huyện và xã thực hiện, nhưng đã kéo dài nhiều năm mà không giải quyết cho chúng tôi. Về phía tập thể A, họ đã cải tạo cái ao của gia đình nhà tôi mà không được sự đồng ý, hơn nữa họ còn nói " mảnh đất này Xã đã giao cho chúng tôi - là tập thể A" khi tôi đến hỏi đại diện cơ quan xã thì xã nói " Xã không giao cho họ" Hiện nay chúng tôi không biết phải làm gì để đòi lại mảnh đất của ông bà, trong khi bên tập thẻ A họ đã cải tạo và để ảnh hưởng đến tài sản, danh dự nhà tôi. Do ngày xưa kém hiểu biết pháp luật lên chứng cứ về mảnh đấy chúng tôi chỉ có: đã sử dụng mảnh đất 44 năm cho đến thời điểm 2010, giấy mượn đất của hợp tác xã để làm thùng tôi vôi năm 1982, giấy xác nhận đổi 1 phần diện tích ao ra địa điểm khác có xác nhận của xã năm 1990, giấy tranh chấp chia ao của gia đình tôi và gia đình ông B của thanh tra huyện trong khi đó ông B đã được cải tạo phần đất của ông ấy, còn phần ao của nhà tôi thì bị tranh chấp.
Đây là trường hợp rất phức tạp vì quá trình xảy ra sự việc cũng nhiều năm, gia đình bạn cũng đã có đơn thư đến nhiều nơi tuy nhiên bản chất của quan hệ này là tranh chấp quyền sử dụng đất nên về nguyên tắc gia đình bạn có thể khởi kiện tập thể đó để đòi lại quyền sử dụng hợp pháp của mình. Để thực hiện việc khởi kiện thì gia đình bạn cần chuẩn bị những tài liệu chứng minh cho quyền lợi của mình như hồ sơ địa chính, những tài liệu chứng minh việc gia đình bạn sử dụng thửa đất đó.... Do đây là sự việc phức tạp nên chỉ một lần tư vấn sẽ chưa thể giải quyết được sự việc hơn nữa hồ sơ tài liệu về vụ việc luật sư cũng chưa có điều kiện tiếp xúc nghiên cứu nên chưa thể tư vấn chi tiết cho bạn được. Nếu có thể bạn liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết sự việc.
Xin hỏi luật sư tư vấn! Vào năm 1965 bà Thuân ở xã Bình Phước huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi di dân lên ở vườn tục hô vườn bà Chánh và hằng năm điều có thanh toán tiền cho bà Chánh (thuê đất). Đến 1975 vừa giải phóng Quảng Ngãi thì bà Chánh mất, bà Thuân vẫn ở lại mảnh đất đó. Năm 1977 thì vào Hợp tác xã bà Thuân chiếm dụng và sử dụng đến năm 1998. Năm 1998 thì giải tỏa đền bù lần 1 mở đường Võ Văn Kiệt bà thuân nhận tiền đền bù và sau đó bà Thuân chuyển đi nơi khác sinh sông và giao trả đất lại cho bà Sương (con của bà Chánh). Và bà Sương giao đất lại cho con trai là ông Dược  từ năm 1999 sử dụng đến nay. Năm 2000 ông Dược có đăng ký quyền sử dụng đất được cấp giấy nhưng bà Thuân khiếu kiện nên huyện thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó xã có giải quyết nhưng không thành(2000), mãi đến nay vẫn chưa giải quyết và cũng không thấy bà Thuân khiếu kiện nửa. Và tôi(Dược) vẫn sử dụng từ 1999 đến nay không có tranh chấp. Nhưng đến nay thì dự án giải tỏa đền bù lần 2 thì xã lại không cho tôi nhận tiền đền bù và không công nhận mảnh đất đó là của tôi. Hiện giờ tôi và bà Thuân vẫn không được cấp giấy tờ có liên quan để chứng minh mảnh đất đó là của người nào.nhưng mảnh đất đó tôi đã sử dụng từ 1999 đến nay như đã nêu ở trên. Xin hỏi Luật sư thì tôi có thể làm đơn khởi kiện được hay không. và nếu khởi kiện thì tôi có những lợi ích gì? Xin chân thành cảm ơn!
1. Trước tiên cần xem lại các giấy tờ của các bên và hồ sơ lưu giữ tại các cơ quan quản lý đất đai để xác định tên người sử dụng đất và tính pháp lý của việc chuyển quyền sử dụng đất qua các thời kỳ. 2. Xem lại các giao dịch, sự kiện pháp lý như sau: - Việc bà Chánh cho bà Thuân thuê đất năm 1965 (Bên thuê có quyền cho thuê không, giấy tờ tài liệu nào chứng minh quyền cho thuê của bên thuê; thủ tục thuê có được cơ quan nào xác nhận, thừa nhận không..) - Việc giao nộp đất vào hợp tác xã để làm ăn tập thể theo chính sách của Nhà nước: Ai là người giao nộp đất, việc quản lý, sử dụng diễn ra thế nào ? Hợp tác xã có giải tán không ? Sau đó giao lại đất cho ai, thể hiện ở tài liệu nào ? - Việc người này giao đất cho người khác có thực hiện thủ tục không ? Giá trị pháp lý của việc giao đất đó. - Những người sử dụng đất: Theo quy định pháp luật thì có ba căn cứ phát sinh quyền sử dụng đất là: + Được nhà nước giao đất, cho thuê đất; + Nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp; + Được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất do đất được sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch. Vì vậy, với những người đang sử dụng mà chứng minh được mình là chủ sử dụng căn cứ vào một trong các căn cứ trên thì mới thắng kiện. Nếu nhận chuyển quyền từ người khác một cách hợp pháp, hợp lệ thì mới xác lập quyền sử dụng đất. Nếu đất vô chủ, không có chủ, bỏ hoang... sau đó người nào sử dụng ổn định, liên tục và phù hợp với quy hoạch thì được nhà nước công nhận. 3. Vụ việc của bạn có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu trước đây, không ai được xác định là chủ sử dụng hợp pháp, không ai được xác định là sử dụng ổn định, liên tục thì người đang sử dụng đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Chào luật sư, gia đình tôi hiện nay đang ở trên đất của ông cha để lại là 360 m2 trong khi đó bố tôi đã cho vợ chông tôi 275 m2 và sổ đỏ được cấp vào năm 1990 đồng thời lúc đó bố tôi mới 50 tuổi được cho là độ tuổi minh mẫn nhất để viết di trúc. Bố tôi đẻ 5 người con tôi là thứ 2 và hiện nay bố tôi đã mất chỉ còn lại mẹ tôi. Khi bố tôi mất đi thì 4 người con kia không biết bố tôi đã cho tôi 275 m2 bây giờ họ bảo mẹ tôi đứng lên kiện gia đình tôi và muốn đòi lại tất 275 m2 để chia làm 5. Xin hỏi luật sư trường hợp như của tôi thì 4 người kia có đòi lại đất được không? Và tôi phải làm sao để có thể giữ được mảnh đất cho mình.
1. Nếu nhà đất đó là tài sản riêng của bố bạn và di chúc là hợp pháp theo quy định pháp luật thì nhà đất đó được xác lập quyền sở hữu hợp pháp cho bạn căn cứ vào di chúc đó. 2. Nếu nhà đất là tài sản chung của bố mẹ bạn (hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà không phải là tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng) thì di chúc của bố bạn toàn quyền định đoạt toàn bộ di sản cho bạn là trái pháp luật, di chúc vô hiệu. Di sản đó nếu có tranh chấp thì 1/2 giá trị thuộc về mẹ bạn, 1/2 thuộc về các thửa kế.
Xin luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau.    Nhà tôi với nhà hàng xóm có tranh chấp đất đai. Khi nhà bên cạnh nhà tôi xây khu bếp ăn và công trình phụ đã lấn chiếm đất của nhà tôi, cụ thể là khi xây phần móng họ đã làm hết đất nhưng khi đổ mái bê tông đã cố ý đổ lấn sang nhà tôi khoảng 20cm x chiều dài 12m. đến khi họ làm mái tôn tầng 2 trên mái bê tông họ vẫn tiếp tục làm theo phần mái bê tông đã lấn chiếm sang nhà tôi. Tôi có bực quá cầm gậy chọc bỏ phần mái tôn đã làm sang nhà tôi, họ có làm đơn kiện nhà tôi, khi tòa về xem xét thiệt hại xác định phần mái tôn hư hại là 700 nghìn đồng. Tòa xử tôi buộc tôi phải đền bù cho nhà kia nhưng tôi chưa đồng ý vì vấn đề gốc dễ là nhà tôi bị lấn chiếm đất chưa được giải quyết. Tôi có làm đơn kiện về việc nhà tôi bị nhà kia lấn đất, Ủy ban xã đã cho người xuống đo đạc và đã xác định nhà tôi có bị nhà kia lấn chiếm đất.    Hiện tại Tòa án nhân dân huyện xử yêu cầu nhà tôi phải đền bù cho nhà kia, nhưng tôi chưa đồng ý. Tôi có yêu cầu tòa án phải giải quyết cho nhà tôi vấn đề đất đai để trả lại phần đất nhà tôi bị lấn chiếm, khi nào giải quyết xong vấn đề tranh chấp đất đai cho nhà tôi thì sai đâu tôi sẽ chịu đến đấy.      Tôi xin được hỏi quý luật sư tôi yêu cầu như vậy có được không, liệu tôi có phải làm đơn khiếu kiện hay đơn phản kiện không? và việc tôi chọc mái tôn của nhà kia như vậy thì có bị gì không?
Do vụ án đã được đưa ra xét xử và có quyết định của Toà án nên bạn không thể làm đơn phản tố. Tuy nhiên, UBND xã đã tiến hành đo đạc và xác định gia đình bên kia có lấn chiếm đất nhà bạn. Vì vậy bạn hoàn toàn có căn cứ làm đơn khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn. Việc nhà kia xây lấn sang phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn tuy trái pháp luật, nhưng việc bạn chọc phá mái tôn của gia đình đó là sai và bạn phải đền bù thiệt hại như toà án đã tuyên.
Kính gửi luật sư! Mảnh đất hiện tôi đang sở hữu trước đây là 1 phần trong mảnh đất của chủ cũ, năm 2013 chủ cũ có chia mảnh đất của ông ta thành 3 phần, tôi có giao dịch mua mảnh đất ở giữa, do chủ cũ sẻ ngang mảnh đất để bán nen 2 bên có thỏa thuận chủ cũ để lối đi chung cho tôi đi lại, thỏa thuận này được thể hiện cả ở hợp đồng cong chứng nhà đất và sổ đỏ của tôi, sau khi nhận được sổ đỏ, tôi có xin giấy phép xây dựng nhà ở và được sở địa chính xuống cắm mốc giới , ký xác nhận các hộ liền kề trong đó có cả chữ ký của chủ đất cũ, sau khi có giấy phép xây dựng tôi đã tiến hành xây dựng nhà trên đúng diện tích đất của tôi trong phạm vi mốc giới đã cắm. Đến tháng 5/2015 chủ đất củ có đặt vấn đề yêu cầu tôi chi trả 1 phần tiền cho lối đi chung nhưng toi từ chối vì đã có thỏa thuận cũng như pháp luật cong nhận lối đi đó là sử dụng chung, khong thuộc sở hữu của chủ cũ. Đến nay, tháng 7/2015 chủ cũ lại đặt vấn đề muốn tôi chi trả 1 phần tiền lối đi và bị toi từ chối thì ông chủ cũ lại quay sang nói tôi xây nhà lấn trên đất của ông ấy, do sau khi chia đất thành3 phần ông ý xây nhà trên phần đất của ông ấy và có để thừa ra 10cm giáp với mảnh đất ông ý đã bán cho nhà toi trước đây, vậy theo luật sư việc tôi xây nhà đúng diện tích trên sổ hồng, đúng mốc giới do sở địa chính cắm là có đúng luật hay không? Tôi có bị ảnh hưởng gì trong việc tranh chấp này không ạ? Tôi là người nơi khác đến, khong thể biết diện tích của chủ cũ như nào, chỉ biết nhà nước giao cho như nào tôi sử dụng như vậy. Rất mong nhận được lời giải đáp từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nếu chủ cũ còn chừa lại 10cm mà anh xây lấn lên đất đó, nếu tranh chấp đúng là sự thật thì anh phải dập bỏ phần lấn sang đất chủ cũ. Phần đất đi chung nếu thuộc trong hồ sơ dất chủ cũ, thì chắc chắn không thuộc quyền sở hữu của anh, nếu không có thỏa thuận thì chủ vẫn có quyền không cho anh sử dụng lói đi chung đó.
Ông tôi có một mảnh đất đứng tên ông. Vì đất nằm trong hẻm nên ông muốn mua một phần diện tích đất của một người ngoài mặt tiền để tiện kinh doanh sau này, và bán mảnh đất trong hẻm để lấy tiền mua. Ông lập đồng thời 2 hợp đồng mua và bán như trên. Hợp đồng được công chứng và chuẩn bị sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ). Tuy nhiên lúc sang tên có một số rắc rối và tranh chấp nên thời gian kéo dài. Hiện ông tôi hiện sức khỏe yếu, có thể sẽ mất trước khi thủ tục sang tên được hoàn tất. Nguyện vọng của ông là muốn để lại mảnh đất mới này cho tôi, nhưng tất cả hợp đồng đều đã được công chứng và giấy tờ đã chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn đang chờ sang tên. Vậy ông tôi có thể lập di chúc để lại mảnh đất mới cho tôi được không? Nếu không thì có thể để lại mảnh đất cũ trong hẻm? Cũng xin hỏi trong trường hợp này có thể lập hợp đồng ông nội tặng cho cháu được không? Nếu được thì tặng cho mảnh đất nào?
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2005. Do mảnh đất cũ ông nội bạn đã bán mảnh đất cũ và mua lại mảnh đất mới, tất cả đã được công chứng và đang tiến hành đăng bộ sang tên ông của bạn. Nên với mảnh đất cũ, ông bạn gần như không còn quyền lợi gì. Chính vì vậy, trường hợp này tốt nhất là ông bạn lập di chúc để lại mảnh đất mới cho bạn. Bạn có thể yêu cầu Công chứng viên đến tận nơi để tiến hành lập di chúc cho ông bạn. Trường hợp này khó có thể làm hợp đồng tặng cho được vì GCN QSDĐ vẫn chưa sang tên ông bạn. Nên lập di chúc đối với mảnh đất mới là tốt nhất. Khi đó, mọi quyền và nghĩa vụ đối với mảnh đất mới sẽ được chuyển giao cho bạn tiếp tục thực hiện khi ông bạn mất đi.
Cha mẹ tôi có thửa đất mua năm 1977, đã làm nhà ở. Tôi ở chung với cha mẹ. Cha mẹ tôi lần lượt qua đời năm 2000 và 2004, có di chúc để lại nhà đất này cho vợ chồng tôi. Vừa rồi, tôi làm thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận nhưng trong số anh chị em có người không đồng ý nên chưa làm được. Xin cho biết tại sao không thể cấp sổ khi cha mẹ đã di chúc cho tôi?
Bộ luật Dân sự quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, nếu trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế; khi có tranh chấp và yêu cầu thì Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết (Theo Nghị quyết số 02/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Do cha mẹ của bạn mất đã trên 10 năm, di sản chưa được phân chia mà xảy ra tranh chấp trong hàng thừa kế, nên với quy định của pháp luật nêu trên, việc chuyển sở hữu tài sản theo di chúc là chưa thực hiện được. Hiện tại, vợ chồng bạn đang trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất này nên bạn có quyền tiếp tục chiếm hữu, sử dụng nó. Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét để thông qua trong thời gian tới, khi đó sẽ có hướng giải quyết những trường hợp vướng mắc mà thực tế đang đặt ra, tương tự như trường hợp của gia đình bạn.
Thưa Các Anh,Chị Luật Sư. Em có 1 vấn đề liên quan đến quyền thừa kế, mong các anh chị tư vấn giúp em. Chuyện là Ông Ngoại em mất năm 1981 và có để lại 1 miếng đất nhưng không có di chúc cho các người con. Ông em có tất cả là 7 người con trong đó có Mẹ em, vì hoàn cảnh cuộc sống nên những người con trong đó có Mẹ em phải đi lấy chồng và sinh sống nơi khác nên không thể ở đó nữa, Cậu em vẫn ở trên miếng đất đó để trông giữ hương hỏa cho Ông Bà. Và hiện nay Cậu em đã có sổ đứng tên quyền sử dụng đất trong khi Mẹ em không hay biết gì, qua 1 số lời khuyên của bà con nên Mẹ em có đề cập đến việc phân chia miếng đất cho các anh chị em (do Cha Mẹ để lại, khi mất không có di chúc cho ai) thì người Cậu tỏ thái độ từ chối và có nói "đất đã ra giấy do Cậu đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Cậu em, thời gian đã quá lâu có đi thưa cũng vô ích". Em xin hỏi như vậy Mẹ em có thể đưa ra tòa để đòi lại phần tài sản do Ông, Bà để lại hay không? Vì 1 phần tình nghĩa anh,em nên sự việc đã quá lâu không biết sẽ như thế nào! Em mong Anh,Chị có thể tư vấn giúp em, nếu có điều gì còn thiếu sót để có thể trả lời Anh,Chị có thể hỏi để em cung cấp cho đầy đủ. Em xin cảm ơn và mong hồi âm.
Điều 645 Bộ luật dân sự quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế...”. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quy định: Đối với các trường hợp chết trước ngày có hiệu lực của pháp lệnh thừa kế (ngày 10/9/1990) thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế được quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế (thời hiệu đến 10/9/2000). Đối với di sản là nhà ở thì thời hạn khởi kiện tranh chấp về thừa kế kéo dài tới ngày 10/3/2003. Như vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên thì đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Do vậy, nếu mẹ bạn có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Vụ việc của gia đình bạn cũng không đủ điều kiện yêu cầu tòa án chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên. Giải pháp duy nhất của gia đình bạn là thỏa thuận, hòa giải để điều hòa mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên.
Ba tôi qua đời có để lại di chúc phân chia tài sản cho tất cả anh, chị, em chúng tôi. Trong đó, có người được phân cho đất ruộng, có người căn nhà, riêng tôi được phân một số tài sản. Nhưng thực tế, thời điểm này tài sản đó đã cũ so giá trị, không bằng nhà và đất. Tôi có thể yêu cầu bán tất cả để chia đều không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, khoản 1 và 2 Điều 684 Bộ luật Dân sự quy định việc phân chia di sản theo di chúc anh đã nêu như sau: Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản. Nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Cha tôi sống ở nhà vợ nên Mẹ tôi hiện là chủ khẩu của gia đình, cha tôi có một mảnh đất ông nội để lại và hộ khẩu riêng, giờ cha tôi mất không kịp viết di chúc thì tôi phải làm sao để thừa hưởng mảnh đất đó?
Trường hợp cha bạn không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm con ruột, con nuôi, vợ, chồng, cha mẹ. Do đó bạn cần khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng hoặc UBND phường xã nơi có di sản thừa kế tọa lạc.
Tôi cư ngụ tại Phường 2, Quận 5, TP. HCM. Do anh em trong gia đình không đồng ý di chúc của Cha tôi để lại nên tôi có nộp đơn đề nghị UBND Phường hòa giải, tuy nhiên tư pháp phường không nhận dơn hòa giải của tôi và cũng không đồng ý trả lời bằng công văn việc từ chối này. Tôi có giải thích việc đề nghị hòa giải này để địa phương giải thích cho anh chi tôi biết và hiểu áp dụng đúng theo pháp luật nhà nước. Trường hợp không thành thì cũng có biên bản làm cơ sở về sau nhờ đến tòa án giải quyết tranh chấp. Theo giải thích của phường thì sự việc này quá rõ ràng, di chúc đúng theo pháp luật , phường không có gì phải hòa giải và không lập biên bản. Nếu tòa an cần thì gửi văn bản yêu cầu về phường thì phường sẽ trả lời bằng công văn. Vậy mong luật sư cho ý kiến và hướng dẫn giúp tôi phải làm thế nào !!!!
Sự việc của bạn nếu chưa có tranh chấp thì không thể đề nghị phường tổ chức hòa giải được. Việc tổ chức hòa giải chỉ được thực hiện khi các công dân trong phường có mâu thuẫn, tranh chấp và đề nghị phường tổ chức hòa giải theo quy định của Pháp lệnh hòa giải thì phường mới giai quyết. Trường hợp các anh chị em bạn không đồng ý với di chúc của cha bạn thì có thể thực hiện thủ tục khác như yêu cầu tòa án tuyên di chúc đó vô hiệu...
Cháu tên là Lê Thị Luyến hiện đang là sinh viên năm tư _ Đại học Ngoại Ngữ Huế.  Gia đình cháu có một số thắc mắc về luật thừa kế không di chúc, mong luật sư giải đáp cho gia đình cháu. Hiện gia đình  đang sống trên mảnh đất của Ông Bà nội để lại, đã xây dựng nhà cửa. Ông nội cháu có hai vợ: _ Một đó là bà Nội cháu hiện đã qua đời.                                         _ Hai là Bà nội kế: hiện đang sinh sống ở Nghệ An. (cả hai bà đều là vợ hợp pháp của ông nội) Ông nội có 3 người con trai: 1 chú ở Nghệ An,1 chú ở Huế và ba của cháu. 2 chú đã có nhà ở và đất đai cố định còn ba mẹ cháu sống trên phần đất của ông bà để lại. Ba mẹ cháu kết hôn vào năm 1979. ba mẹ cháu xây nhà trên đất của ông nội để lại  đã  20 năm. Giấy sử dụng đất hiện ba cháu đang cất giữ mang tên của ông nội.( giấy sử dụng đất này được cấp vào năm 1991) Ông nội của cháu qua đời vào năm 1991 và không để lại di chúc. từ năm 1991 đến nay  không có bất cứ thành viên nào thắc mắc về đất đai ông nội để lại. Nhưng nay, người chú ở huế muốn chia đất của ông nội để lại( tức mảnhđất gia đình cháu đang sống),và xảy ra tranh chấp. Vậy nếu giải quyết theo luật thừa kế không di chúc thì như thế nào????? Mong Luật Sư giải đáp thắc mắc giúp gia đình cháu. Xin chân thành cám ơn!!!
Với nội dung thông tin em nêu, căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 Luật sư tư vấn như sau: Về nguyên tắc khi người để lại di sản chết mà không có di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định pháp luật có nghĩa là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản sẽ được hưởng kỷ phần thừa kế như nhau. Hàng thừa kế và thứ tự phân chia di sản em có thể tìm đọc điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 để đượ rõ.
Cháu xin chào luật sư ạ! Cháu mong luật sư giúp cháu giải đáp vấn đề này: Vào năm 2002 ông bà nội cháu có làm di chúc bằng văn bản (có xác nhận của địa phương) chia  mảnh đất 400 m2 (mảnh đất này là quyền sở hữu hợp pháp của ông bà nội nhưng chưa làm sổ đỏ) thành hai phần: cho Bố cháu 150m2 (đất nhà ở) và Chú cháu 250m2 (đất vườn). Nhưng đến năm 2007 do kinh doanh thua lỗ nên Chú cháu bán phần đất trong di chúc của Ông bà nội (250m2) cho Bố cháu để lấy tiền trả nợ, khi bán chỉ có bà nội cháu và Chú cháu ký tên xác nhận đã bán đất cho Bố cháu trên bản di chúc mà ko có xác nhận của chính quyền địa phương về việc bán này.  Năm 2010 ông nội cháu làm sổ đỏ phần 150m2 đất (phần đã ghi trong di chúc cho Bố cháu) mang tên của ông nội cháu. Đến năm 2012 ông Nội cháu mất. Hiện tại Chú cháu có dấu hiệu tranh chấp phần đất mà mĩnh đã bán. Vậy cháu xin phép được hỏi là: 1. Vì chưa đến thời điểm mở thừa kế nên việc bán đất của Chú cháu cho Bố cháu như vậy có đúng với pháp luật không? Nếu xảy ra tranh chấp thì bố cháu có đủ chứng từ để chứng minh phần đất đã mua của Chú cháu là của mình hay không? Nếu việc mua bán trên không đúng với pháp luật thì số tiền mà bố cháu đã bõ ra mua đất thì chú cháu có phải trả lại không? (Việc bán đất này các Cô, Dượng của cháu đều biết)? 2. Quyền lợi của bố cháu đến mảnh đất 150m2 có bị ảnh hưởng gì không?
1. Tại thời điểm năm 2007, thửa đất 250m2 trong di chúc của ông bà nội bạn để lại cho chú bạn chưa thuộc quyền sử dụng của chú bạn, chú bạn không có quyền chuyển nhượng lại cho bố bạn. Vì vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố bạn bị vô hiệu (không có hiệu lực). Theo Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: " 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường ". Như vậy, bố và chú của bạn phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên bán phải trả cho bên mua số tiền đã nhận và bên mua phải giao lại đất cho bên bán. Các bên phải thanh toán cho nhau khoản tiền chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận tại thời điểm bán với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm (nếu tranh chấp giải quyết ở Tòa án). Giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm do hội đồng định giá quyết định. 2. Trong trường hợp di chúc của ông bà nội bạn để lại thửa đất 150m2 cho bố bạn thừa kế, di chúc hợp pháp đảm bảo về hình thức và nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 thì quyền lợi của bố bạn vẫn được pháp luật bảo vệ.
Chào Luật sư, xin chúc Luật sư và gia đình cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc! Xin Luật sư vui lòng giải thích giúp: - Thời hiệu di chúc và thời hiệu thừa kế có giống nhau không? Được xác định như thế nào? - Thời điểm mở thừa kế là gì, được xác định như thế nào? Cám ơn Luật Sư!
1. Pháp luật VN không quy định về thời hiệu di chúc, chỉ có quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990; Điều 648 BLDS 1995; Điều 645 BLDS 2005). Các quy định pháp luật trên đều quy định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ khi người có di sản chết. Nghị quyết02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình quy định: đối với các trường hợp người để lại di sản chết trước ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế được tính theo Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 (nếu chết trước năm 1990 thì thời hiệu là 10 năm tính từ năm 1990). "Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.". Nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng có di chúc và các thừa kế đều đồng ý thực hiện nội dung di chúc đó và không có tranh chấp gì thì các thừa kế theo di chúc có thể mang di chúc đó đến phòng công chứng để thực hiện việc khai nhân, phân chia di sản thừa kế (bất kể người để lại di chúc đó chết từ khi nào). 2. Khoản 1, Điều 633 BLDS 2005 quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm ngư­ời có tài sản chết. Trong tr­ường hợp Toà án tuyên bố một ng­ười là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày đ­ược xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này (Thời điểm Quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật).
Chào luật sư  Tôi muốn hỏi luật sư về quyền thừa kế như sau : Ông nội tôi có 1 mảnh đất có diện tích là 280m2 đứng tên ông nội tôi. Ông nội tôi chỉ có Bố tôi là con trai và có 4 cô, mà bố tôi đã có đất ở rồi. Năm 1996 ông tôi có di chúc nhượng lại 1/2 mảnh đất đó cho tôi là cháu nội. Ông tôi đã chết năm 2003. Nay Bà nội tôi còn sống có quyền đòi lại mảnh đất mà ông tôi đã di chúc lại cho tôi không? (bản di chúc đó do ông tôi viết và ký tên có xác nhận của chính quyền thôn và địa chính xã và đã tách phần đất đó trên bản đồ và cấp sổ đỏ cho tôi . sổ đỏ được cấp năm 2006) vậy các cô tôi có quyền đòi lại mảnh đất đó nữa không. Và tôi có quyền chuyển nhượng lại mảnh đất đó cho người khác không? Giấy tờ di chúc đó không có chữ ký của Bố tôi và các Cô tôi.  Xin luật sư tư vấn cho tôi về quyền sở hữu mảnh đất nói trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật Sư
280m2 là tài sản chung, ông nội em có quyền 1/2 thửa đất do vậy ông nội em có quyền để di chúc hoặc tặng cho bất kỳ ai. Việc ông nội em làm di chúc có xã chứng nhận nên hợp pháp. nên sẽ có giá trị pháp lý, và tr6enn cơ sở đó UBND xã, huyện đã cấ sổ cho em, nên bây giờ em có toàn quyền (được quyền sang nhượng, tặng cho...) đối với thửa đất trên mà không ai có quyền ý kiến! Tuy nhiên nếu bà nội và các cô thích tranh chấp thì họ có quyền khởi kiện, trong trường hợp thua kiện họ sẽ phải chịu tiền án phí theo quy định
Bố chồng tôi mất vào năm 2013 nhưng trước khi chết ông ấy có lập di chúc nhưng chỉ để lại toàn bộ tài sản cho anh chồng tôi. Còn mẹ chồng và một đứa em bị tàn tật hiện đang sống với vợ chồng tôi thì không được hưởng thừa kế. Tôi muốn hỏi luật sư liệu rằng chúng tôi có thểkiện đòi phần thừa kế cho mẹ chồng và em chồng hay không?
Theo Ðiều 648 Bộ luật Dân sự quy định người lập di chúc có quyền: “chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”. Theo quy định này,việc bố chồng bạn lập di chúc mà không chia cho mẹ chồng và em chồng bị tàn tật là quyền của bố chồng bạn, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên, khi bố chồng bạn mất thì mẹ chồng và đứa em chồng vẫn có quyền nhận di sản vì họ thuộc đối tượng được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nôi dung di chúc: “những người sau đây vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng it hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642, hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 của bộ luật này: con đã chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động”. Như vậy, quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc với những người không có quyền hưởng di sản (người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản). Nếu người anh chồng được hưởng thừa kế theo di chúc không thực hiện việc trả cho mẹ chồng và người em bị tàn tật phần di sản mà người em phải được hưởng thì họ có quyền khởi kiện người kia ra tòa để đề nghị tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thưa luật sư, chồng em đc người dì ruột nhận làm con nuôi, có làm khai sinh. Sau 1 thời gian má nuôi thiếu nợ ngân hàng và người ngoài, thời điểm năm 1995 ngân hang đinh già nhà có 30 tr, chồng em trả nợ cả ngân hàng và người ngoài hon 60tr, sửa chửa nhà cửa và mua sắm máy móc , nhưng má nuôi ko thay đổi cách mua bán và thiếu nợ ngân hàng tiếp và chống lại trả lấn nữa. Sau đó chồng em chuyển hộ khẩu tp đi làm vào 2006, đứa cháu gái kêu má nuôi là cô lúc đầu lại phụ bán đc trả lương, sau ko biet thế nào thì xin nhập hô khẩu,và thuyết phục ông bà cho nó ngôi nhá luôn. Đầu năm 2013 ba má chồng mất,thì cô đó nói có di chúc, có thấy qua di chúc đó đánh máy có chử ký 2 ông bà và ủy ban phường ,ông bà già ko biết chữ mà ko thấy có điểm chỉ và người làm chứng. Xin hỏi vậy tờ di chúc có hợp lệ ko? Bà con bên nội ngoại đều ủng hộ chồng em nếu thưa kiện. Xin luật sư giúp đỡ, xin cám ơn!
Theo qui định của pháp luật thì di chúc chỉ được xem là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện sau: 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Do vậy, trường hợp của bạn nếu có cơ sở cho rằng di chúc đó là không hợp pháp, thì vợ chồng bạn cần phải nhờ pháp luật can thiệp bằng cách khởi kiện ra tòa. Khi đó, nghĩa vụ của bên bạn là chứng minh di chúc đó không hợp pháp bằng những lý lẽ và chứng cứ của mình.
Xin chào luật sư!  Con rể tôi hiện đang sống tại Long Thành. Hiện con tôi đang sống trên thửa đất do cha mẹ để lại khoảng 4000m vuông cùng với hai ngừoi em trai, tất cả đều đã có gia đình. Nay người em út đang giữ sổ đỏ mang tên cha mẹ nó, đồng thời yêu cầu con  tôi ra xã để ký nhuợng toàn bộ quyền sử dụng đất cho người em.  Không có di chúc do cha mẹ để lại nên con tôi không chấp nhận và có đưa sự vịêc ra ấp nhờ hòa giải để phân chia đồng đều cho ba anh em nhưng hai ngừoi em không ra làm việc. Như vậy, ban ấp đã lập biên bản hòa giải không thành và chuyển hồ sơ ra xã. Nhưng xã đã không giải quyết mặc dù đã nhiều lần con  tôi xin xã giúp đỡ nhưng họ đều từ chối với lý do không lấy đuợc sổ đỏ do ngừoi em  hiện đang giữ. Vậy con  tôi phải làm thế nào mới đuợc giải quyết và nếu đưa ra toàn án huyện, liệu con tôi có cần phải bổ túc hồ sơ đó không? Huyện có thể giúp con tôi buộc người em phải đưa sổ đỏ ra không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp của con rể ông thuộc trường hợp tranh chấp thừa kế phần di sản do bố mẹ để lại. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố mẹ do người em trai út đang giữ, đây không phải là căn cứ duy nhất để con rể ông khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế. UBND cấp xã không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế mà chỉ có thẩm quyền hòa giải các tranh chấp ở đại phương, trong đó có hòa giải tranh chấp đất đai. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, con rể ông có thể liên hệ với UBND cấp xã nơi có đất để xin cấp trích lục sơ đồ thửa đất làm căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của bố mẹ và thực hiện luôn thủ tục khởi kiện mà không cần phải hòa giải ở cấp xã trước khi khởi kiện .
Chào luật sư! Vui lòng trả lời giúp tôi thắc mắc có liên quan đến việc chia di sản thừa kế là đất đai theo di chúc như sau: Năm 2005 bà nội chồng của bạn tôi có để lại di chúc cho anh chồng của bạn  và chú của chồng là toàn bộ phần đất của bà, và được chia đều. Tuy nhiên trước khi lập di chúc khoảng nửa năm chú chồng của bạn tôi đã xây nhà lấn vào phần thửa đất bà để lại trong di chúc đáng lẽ là phần của anh chồng đó. Bây giờ vụ việc đang được đưa ra Tòa án xem xét giải quyết, vậy Luật sư cho tôi hỏi việc nhà xây lấn vào phần đất của chú chồng trước khi Bà lập di chúc có ảnh hưởng như thế nào tới việc chia di chúc, và làm thế nào để bên phía bạn tôi có thể đòi được quyền lợi chính đáng cho mình. Biết giấy tờ hợp pháp như GCN quyền sử dụng đất, sổ vẫn mang tên Bà nội đang  nằm trong tay của Vợ chồng bạn tôi. Cám ơn Luật sư nhiều!
Di chúc có giá trị pháp lý khi tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự về lập di chúc, theo quy định tại điều 652 bộ luật dân sự 2005. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người để lại di sản chết. Căn cứ nội dung bạn trình bày thì việc người chú chồng của người bạn bạn tự ý xây dựng lấn chiếm đất trước khi có di chúc của bà chồng bạn là trái pháp luật, vì người có tài sản đã chết nên việc giải quyết vấn đề này sẽ được Tòa án xem xét trong vụ án tranh chấp thừa kế giữa các bên.
Bà nội tôi có 4 người con. Cha tôi đã hi sinh năm 1975, cha tôi chỉ có mình tôi là con. Ông nội tôi mất năm 1976. Bà nội tôi mất năm 2000 không để lại giấy tờ gì hết. Vậy tôi có được quyền chia tài sản chung của ông bà nội để lại không? Mong sớm nhận được câu trả lời từ thư viện pháp luật. Chân thành cảm ơn!
Trường hợp cha bạn mất năm 1975, năm 1976 ông nội bạn mất, năm 2000 bà nội bạn mất. Ông bà nội bạn mất không để lại di chúc nên di sản thuộc về những người thừa kế theo pháp luật của ông bà nội bạn. Cha bạn mất trước ông bà nội bạn nên bạn là người được hưởng phần di sản mà cha bạn được hưởng nếu còn sống thuộc trường hợp thừa kế thế vị. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác đã hết nên bạn hoặc các đồng thừa kế khác không còn quyền khởi kiện nữa. Trường hợp các đồng thừa kế không có tranh chấp thì di sản của ông bà nội bạn trở thành tài sản chung của các thừa kế, trong đó có bạn. Theo tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình hướng dẫn về việc Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau: "2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: a. 1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. a. 2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ. a. 3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản". Như vậy, với viện dẫn nêu trên, các đồng thừa kế không có tranh chấp về thừa kế và đều thừa nhận di sản do ông bà nội bạn để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung. Bạn cũng có quyền được chia hoặc yêu cầu chia tài sản chung.
Chào Luật sư: Trường hợp của tôi như sau nhờ các vị Luật sư tư vấn giúp: Bà nội tôi trước khi mất có lập di chúc để phân chia tài sản (đất ở) gồm: tôi, cha tôi, bác tôi, cô tôi (hiện đang ở US). Bà tôi mất năm 2010 nhưng đến thời điểm hiện tại là 01/10/2013 chưa làm xác nhận tài sản thừa kế. Ba tôi muốn cho, tặng tôi quyền thừa kế thì phải làm như thế nào? Khi làm xác nhận tài sản thừa kế thì tất cả những người liên quan cùng làm hay có thể từng người làm vì cô tôi sống ở US nên đi về VN cũng khó khăn. Về việc cha tôi cho tặng tôi quyền thừa kế của ông ấy trong di chúc (ông ấy làm giấy viết tay, có ký tên điểm chỉ và có người làm chứng, không ra công chứng) như vậy khi làm xác nhận thừa kế thì tôi đưa ra giấy tờ đó để xác nhận tài sản thừa kế có hợp lệ hay không? Trường hợp của cô tôi vì ngại đường xa khi làm xác nhận thừa kế mà không muốn về VN thì phải làm như thế nào có ủy quyền cho người ở VN được không? Xin các vị luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cám ơn!
Việc khai nhận di sản thừa kế phải có mặt của các đồng thừa kế, nếu bên nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền có công chứng. Đối với di chúc của bố bạn, di chúc được lập trong tình trạng tinh thần minh mẫn, sáng suốt, không bị ép buộc, và có 2 người làm chứng, ký tên, xác nhận (2 người làm chứng là những người không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản là di sản thừa kế) thì có hiệu lực pháp luật mà không cần công chứng.
Xin cho tôi hỏi: Hiện giờ gia đình chúng tôi sống có 4 thế hệ: ông nội, bố mẹ tôi, vợ chồng tôi và 1 cậu con trai còn nhỏ. Chúng tôi sống trong 1 mảnh đất có diện tích 310m2, đã có sổ đỏ tên của ông nội tôi. Vậy cho tôi xin hỏi: Nếu bây giờ ông nội tôi muốn cho tặng tôi miếng đất này thì tôi chỉ phải mất tiền công chứng hợp đồng cho tặng thôi đúng không ạ? Và nếu chúng tôi ko làm hợp đồng cho tặng mà để ông nội tôi viết di chúc để lại cho tôi thì sau này khi ông nội tôi mất tôi có phải mất tiền để chuyển nhượng tên đất đó sang tên mình không ạ? Rất mong quý luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Để được chuyển quyền sử dụng đất từ ông nội bạn sang bạn thì một trong những điều kiện để được chuyển quyền sử dụng là ông nội bạn và bạn phải ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng, bạn là người phải trả phí công chứng. Trong trường hợp bạn không muốn mất phí công chứng thì ông nội bạn có thể lập di chúc để lại toàn bộ thửa đất cho bạn hưởng thừa kế không có công chứng nhưng sau khi ông nội bạn mất, bạn muốn chuyển quyền sử dụng đất thì bạn vẫn phải thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế có công chứng, bạn vẫn là người phải trả phí công chứng.
Chào các luật sư ! Xin các luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề tôi đang phải đối mặt.            Tôi là con trai út trong gia đình gồm 8 anh chị em: 2 người con gái, và 6 người con trai. Bố tôi trước khi mất để lại di chúc rằng 1000m2 đất của ông, 200m2 sẽ làm nhà thờ, phần còn lại ông giao lại cho tôi và tôi là trưởng ban lễ tang trong tang lễ của ông vì lúc ông đau bệnh chỉ có một mình tôi sống cùng với ông và chăm sóc nuôi bệnh, còn các anh chị em còn lại thì có nhà riêng, không chăm sóc ông cụ. Trước khi lập di chúc thì các anh chị tôi cũng được bố tôi chia mỗi người một số đất nhất định để xây nhà hoặc làm ăn. Riêng 1000m2 ông cụ đang ở thì ông cụ viết di chúc giao lại cho tôi và làm nhà thờ. Ông cụ mất năm 2005. Tuy nhiên ông cụ là người không biết chữ, nên khi lập di chúc (lúc ông còn minh mẫn) ông cụ nói ông anh thứ 3 của tôi viết cho ông cụ, sau đó cụ có điểm chỉ chứng nhận. Bản di chúc được đem lên ủy ban nhân dân xã để đóng dấu xác nhận.. khi Cụ mất thì di chúc cho tôi giữ, và đến bây giờ tôi vẫn giữ. Ban đầu 1000m2 đất đó nằm ở vị thế "khỉ ho cò gáy" nên chẳng ai thèm ngó ngàng gì tới.. Đùng một phát, có dự án mở đường, thế là 1000m2 đó tương lai sẽ ra mặt tiền, hơn nữa dự kiến sẽ xây nhà thờ trên nền 200m2 ông cụ chia ấy. Thế là 7 anh chị em còn lại đòi tôi phải cắt đất của tôi đưa qua để xây nhà thờ.. tất nhiên tôi không chịu. Không hiểu sao, mấy tháng sau, 7 anh chị em tôi kiện tôi ra tòa vì họ nói rằng bản di chúc tôi cầm trên tay là bản di chúc không hợp lệ: rằng người viết( tức anh thứ 3 của tôi ) không được là người trong hàng ngũ nhận thừa kế , và ko có người làm chứng. Tòa án cũng kêu 8 anh em tôi hòa giải 3 lần nhưng không được. Tôi thật sự rất thất vọng, ban đầu tôi muốn nhường, ko muốn anh em tương tàn nên cũng nhượng bộ, nhưng càng nhượng bộ họ càng lấn tới nên tôi phải ra tòa.          Bây giờ tôi không biết phải làm thế nào để bảo vệ tờ di chúc bố tôi để lại, chí ít ra cũng là nguyện vọng của bố tôi. Vì gia đình tôi là nông dân nên thời điểm lập di chúc ko được tiếp xúc với luật pháp nhiều, ông cụ chỉ nghĩ rằng viết ra nguyện vọng rồi điểm chỉ vào đó thế là xong. Tôi muốn hỏi các luật sư rằng tôi có khả năng thằng trong vụ kiện sắp tới không? Mong các luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn
Theo thư trình bày của bạn thì việc cha bạn đã lập di chúc và di chúc đó đã được chứng thực tại UBND, đây có thể xem là điểm mấu chốt để xác định di chúc có hợp pháp hay không? Theo quy định của Bộ luật dân sự: Di chúc được coi là hợp pháp trong các trường hợp sau: 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Nếu Di chúc của cha bạn không rơi vào một trong các trường hợp trên thì được coi là di chúc không hợp pháp và phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật cho những người trong hàng thừa kế.
Thưa luật sư! Hiện nay em đang thắc mắc một vấn đề là khi ba mẹ e mất có để lại 1 tờ di chúc là cho 3 anh em trai thừa hưởng 2 căn nhà gồm đất và nhà còn chị gái duy nhất thì cho tiền vàng và 1 chiếc xe máy. Nhưng lúc ba mẹ mất 3 anh em trai còn quá nhỏ không biết gì về chuyện di chúc rồi chị gái cũng đứng tên 2 căn nhà đó. Nay di chúc vẫn còn nên 3 anh em muốn đc riêng 3 anh em đồng đứng tên sở hữu 2 căn nhà có đc không ? Mong luật sư tư vấn
1. Nếu 4 anh, chị em bạn đồng thuận với nhau thì có thể chia tài sản thừa kế theo nội dung di chúc; 2. Nếu các anh, chị em bạn không thể thỏa thuận được với nhau về việc chia thừa kế và ba mẹ bạn mất chưa quá 10 năm thì anh, em bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết chia thừa kế theo nội dung di chúc.' 3. Nếu cha mẹ bạn đã qua đời quá 10 năm và anh chị em bạn chưa có văn bản nào thỏa thuận về việc chia thừa kế thì vụ việc chỉ còn cách hòa giải chứ không thể khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật.
Mảnh đất ngày trước ông bà ngoại tôi sinh sống không có giấy tờ, nhưng đã định cư rất lâu năm. Năm 1986 thì cả 2 ông bà đều đã mất, còn lại 9 người con ở trên mảnh đất đó.  Sau đó các các 9 người con của ông bà ngoại tôi dần dần rời khỏi mảnh đất đó ( con gái thì đi lấy chồng, con trai thì mua đất ở chỗ khác , đến khoảng năm 1990 thì chỉ còn lại bác tôi ( con trai thứ ), lúc này cũng chưa có giấy tờ gì hợp pháp, không hề có di chúc của ông bà cũng như không có giấy ghi chép đồng ý cho bác tôi toàn quyền sử dụng mảnh đất đó từ các anh chị em khác.  Khoảng những năm 1991-1992 thì cậu tôi ( con trai út của ông bà ) về lại mảnh đó và xây nhà trên một phần đất, chiếm khoảng 1/3 mảnh đất ( theo như lời nói từ bác tôi thì là bác tôi cho cậu tôi sử dụng phần đất đó ). Tuy nhiên mấy năm gần đây, do có bất đồng nên bác tôi có ý định làm sổ đỏ cả mảnh đấy này, bao gồm cả phần đất mà cậu tôi đã xây nhà và sống từ những năm 1991-92 trở lại đây và muốn đẩy gia đình cậu tôi ra khỏi mảnh đất này.  Một lưu ý khác là tuy chưa có giấy tờ gì nhưng từ khi ông bà tôi mất, bác tôi là người đóng thuế cho mảnh đất này. Vậy mong các luật sư cho tôi hỏi : 1, Nếu làm như vậy, liệu bác tôi có thể làm sổ đỏ cho tất cả mảnh đất đó hay không và liệu gia đình cậu tôi có nguy cơ mất quyền sử dụng đất về tay bác tôi hay không ? 2, Nếu tất cả các con của ông bà ngoại tôi muốn phân chia lại mảnh đất đó ( toàn bộ mảnh đất từ thời ông bà để lại – cả phần bác tôi và cậu tôi đang sống )  thì có được hay không ? và nếu được thì làm như thế nào ( các bác, dì, mẹ tôi đều muốn dành lại phần nhiều đất cho gia đình cậu tôi )
Quan trọng nhất trong sự việc này là nguồn gốc đất, như bạn trình bày thì nhiều khả năng nguồn gốc đất này là của ông bà bạn để lại, nếu trong sổ mục kê, sổ địa chính của chính quyền khẳng định và có ghi điều này thì đây là di sản thừa kế để lại chưa chia, do đó tất cả cac con của cụ có phần như nhau, tuy nhiên khi xem xét chia thì có tính đến công sức đóng góp của những người đã và đang quản lý mảnh đất này.
Tôi hiện đang định cư ở nước ngoài. Cha mẹ tôi vừa thông báo ông bà có di chúc để lại cho tôi 1 trong số 2 ngôi nhà ông bà đang sở hữu. Xin hỏi trong trường hợp tôi đang có quốc tịch nước ngoài thì bố mẹ tôi sẽ lập di chúc ở đâu và tôi liệu có nhận được phần tài sản này?
Theo điều 646 Bộ luật Dân sự, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy ông có quyền tự lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất kỳ người nào, không phân biệt người đang định cư ở nước ngoài hay người trong nước. Khi chuẩn bị đầy đủ thủ tục, ông có thể đến UBND phường xã, thị trấn hoặc Phòng Công chứng để chứng thực việc lập di chúc của ông. Sau khi ông qua đời, di chúc phát sinh hiệu lực thì con gái ông ở nước ngoài được nhận di sản do ông để lại. Tuy nhiên, do con gái ông là người Việt Nam định cư tại nước ngoài nên bị hạn chế một số quyền và chỉ được nhận phần giá trị trên di sản mà ông để lại. Trường hợp con gái ông muốn đứng tên trên căn nhà này thì phải làm thủ tục theo quy định pháp luật Việt Nam đối với trường hợp người định cư tại nước ngoài đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Em có mảnh vườn ông nội để lại cho em. Khi sống ông nói để lại cho em nhưng ông chưa kịp viêt giấy di chúc. Thì ông qua đời nay em muôn làm bìa. Thì địa chính xã bão đất không rõ ràng. Em muốn hỏi có bộ luật nào giúp em làm được bìa và thủ tục như thế nào?
Về chủ đất nếu bạn không có di chúc hay văn bản nào thể hiện việc tặng cho đất từ ông nội bạn sang bạn thì đấy được coi là di sản thừa kế của ông nội bạn và được để lại theo pháp luật cho những người thừa kế của ông bạn gồm: - Cụ ông, cụ bà người đẻ ra ông bạn (bếu còn sống); - Bà nội bạn (Nếu còn sống); - Các con của ông nội bạn (kể cả con đẻ, con nuôi, con riêng) nếu là con mà ai chết trước ông nội bạn thì cháu (con của những người đó) sẽ là người thừa kế thế vị. Bạn làm đơn đề nghị UBND cấp xã cấp sổ đỏ, nếu có gì không phù hợp thì ra thông báo bạn làm theo thông báo là được.
Nhà bố tôi có 5 anh em: 2 nam và 3 gái. Ông bà nội tôi đã mất cách đây hơn chục năm. để lại 1 mảnh đất gần 4 suất mặt đường. hiện mảnh đất đó vẫn mang tên ông nội tôi và do chú tôi sử dụng (xây nhà ở) và đóng thuế. trước lúc ông mất, ông đã viết di chúc lại rằng chia mảnh đất đó làm 2, cho bố tôi và chú tôi mỗi người 1 nửa và đưa cho bố tôi giữ. bố tôi có nhờ người giải quyết, nhưng ko thành vì chú tôi gây sự đánh bố tôi. Hiện đã mất tờ di chúc ấy và gia đình tôi vẫn ở mảnh đất vỡ được của hợp tác xã. bố tôi muốn làm đơn đễ giải quyết mảnh đất của ông bà để lại trong di chúc.  Vậy xin hỏi đơn xin giải quyết phải gồm những gì và gửi cho ai? Khi làm lại sổ đỏ mới chú tôi có nhờ chính quyền chuyển tên từ ông nội sang tên chú ấy đứng tên. nhưng ko được chấp thuận, hiện sổ vẫn mang tên ông nội. nếu nhà bố tôi không nêu đơn giải quyết, thì chú tôi sau này có sang tên mới của chú hay con chú ấy cho mảnh đất đó được không? Và ông bà nội tôi đã mất trên 10 năm thì khi bố tôi đưa dơn có còn hợp lệ không?
Đây là một trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc là di sản thừa kế của ông, bà nội em. Mặc dù thời hạn 10 năm đã hết nhưng di sản này vẫn chưa được chia, bằng chứng là thửa đất đó vẫn mang tên ông, bà nội của em. Vì vậy nếu bố em và các anh chị em của mình không thỏa thuận được việc phân chia thì vẫn có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết vụ việc theo quy định chung của pháp luật.
Gia đình tôi có 5000m2 đất vườn. Ông bà nội tôi trước khi mất đã chia đất đầy đủ cho các cô và các bác. Ba tôi là con trai út nên ở căn nhà và đất để thờ ông bà nội. Ba tôi đã làm giấy tờ sử dụng đất là tên của ba đã hơn 10 năm. Nhưng đến nay 2015 thì các bác trong gia đình nói là ông bà nội mất không để lại di chúc nên bắt ba tôi phải chia đều đất lại cho các anh chị em. Họ đã kiện ra tòa. Xin hỏi luật sư là ba tôi có giữ được đất hay không.
Nếu trước đây khi chia đất cho các cô và các bác ông bà nội của bạn cũng chia luôn cho cha bạn phần nhà đất này và sau đó cha bạn làm sổ đỏ đứng tên mình đã hơn 10 thì đây là tài sản riêng của cha bạn nên không phải là tài sản của ông, bà nội bạn và không có cơ sở để khởi kiện chia thừa kế. Nếu trước đây sau khi đã chia cho các cô, bác ông bà nội bạn lại chia phần còn lại cho cha bạn thì cũng tương tự như trên đây là tài sản của cha bạn nên không có cơ sở để chia. Nếu trước đây sau khi đã chi đất cho các cô, bác phần còn lại ông bà nội bạn cũng không chia cho ai mà cha bạn chỉ là người quản lý thì sau khi ông bà nội bạn chết đi đây là tài sản thừa kế của ông bà để lại cho các con, sau đó bằng các nào đó cha bạn làm được giấy chứng nhận đứng tên mình thì các đồng thừa kế vẫn có căn cứ để khởi kiện khối tài sản này. Lưu ý: Việc khởi kiện thừa kế phải còn thời hiệu và trong thời hạn 10 kể từ ngày mở thừa kế. Việc bạn hỏi cha bạn có giữ được đất này hay không còn phụ thuộc vào hồ sơ, tài liệu chứng cứ, với dữ liệu bạn đưa ra thể không thể kết luận được mà chỉ tư vấn được hướng như trên.
Bà nội tôi hiện bây giờ không còn minh mẫn nữa, nhưng bà nội tôi chưa viết di chúc để lại cho ai tài sản hết... Gia đình nội tôi có tất cả 5 người con. Hiện tại ba má tôi cùng các anh chị em chúng tôi ở chung, thêm chú út, và con trai của chú 3 tôi cũng ở chung 1 nhà, còn 1 cô 1 chú tôi đang định cư ở nước ngoài. Nhưng mọi thứ chi tiêu, xây sửa nhà cửa từ trước đến bây giờ điều do ba má và anh chị em chúng tôi bỏ tiền ra làm chứ tất cả những người kia k có bỏ ra 1 đồng nào hết.. Còn về việc chăm sóc ông bà nội do chính 1 tay ba má tôi cùng các anh chị em tôi chăm sóc chứ các cô chú tôi không ai làm hết.Vậy khi ong bà nội tôi mất nếu k viết di chúc thì tải sản của ông bà nội tôi ai sẽ là người dc thừa kế... Xin cảm ơn luật sư khi giải đáp thắc mắc cho tôi
Trường hợp người để lại di sản mất không để di chúc thì di sản thừa kế sẽ chia theo luật tức cho hàng thừa kế thứ nhất là con ruột , con nuôi, vợ chồng. Tuy nhiên nếu có công sức đóng góp sửa sang của cha mẹ bạn trong đó thì gia đình bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa xem xét phần công sức đóng góp vào việc sửa chữa , nâng cấp căn nhà do ông bà để lại, Khi đó Tòa sẽ tách phần công sức đóng góp của cha mẹ bạn, phần còn lại sẽ chia đều theo luật ( tức có bao nhiêu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì chia đều cho những người đó).
Kính chào Luật Sư! Đầu tiên xin kính chúc sức khỏe Luật Sư và gia đình! Xin Luật Sư  tư vấn cho tôi trường hợp của tôi sau đây:   Ba – Mẹ tôi có căn nhà do Ba – Mẹ tôi tự tạo dựng. Ba – Mẹ tôi có 06 người con 04 trai, 02 gái, người con trai thư Ba mất trước năm 1975. Từ sau những năm đất nước thống nhất tôi và 02 Chị ở chung với Ba-Mẹ, còn 02 Anh còn lại có gia đình ở riêng, 02 Anh tôi ở riêng đều được Ba- Mẹ tôi mua nhà cho và tức nhiên việc này chỉ trong gia đình bịết không có giấy tờ bằng chứng nào! Đến năm 1994 Mẹ tôi mất, lúc này Mẹ tôi không có di chúc gì để lại . Căn nhà của Ba-Mẹ tôi là căn nhà cấp 2 , đã xuống cấp, nên năm 2001 tôi và 01 người chị bỏ tiền ra xây dựng thành nhà cấp 2 nhưng chủ quyền nhà vẫn là do Ba tôi đứng tên . Đến ngày 12/01/2004 Ba tôi có lập di chúc viết tay với ý nguyện là để căn nhà lại cho tôi và Chị tôi để quản lý làm nhà từ đường và không được bán, tuy nhiên khi đến phòng Công Chứng, tại đây không đồng ý nội dung di chúc của Ba tôi, cho là không đúng pháp luật và tư vấn cho Ba tôi làm lại tờ di chúc phù hợp với Pháp Luật. Tại Phòng Công Chứng cùng ngày (12/01/2004), nội dung di chúc: " Tôi và một người Chị sẽ được trọn quyền thừa hưởng phần nhà thuộc sở hữu của Ba tôi và phần Ba tôi được thừa kế của Mẹ tôi ".  Giữa năm 2009 Ba tôi mất , từ đó các Anh tôi có ý định phân chia căn nhà. Vừa rồi tôi có họp mặt 05 Anh Chi Em tôi lại đưa Di chúc của Ba tôi cho họ xem và thông báo việc định giá nhà của Ngân hàng là 08 tỷ, cũng như việc quyết định bán nhà chia tài sản theo di chúc của Ba tôi để lại. Mấy Anh Chị Em tôi đã thống nhất lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, vì tin tưởng nhau nên văn bản này không có người làm chứng và đi công chứng. Nhưng hôm sau 01 người Anh tôi báo không đồng ý tỷ lệ chia theo di chúc của Ba tôi, lý do: Anh tôi hỏi Luật sư hay phòng công chứng nào đó là Di chúc của Ba tôi chia không công bằng, Di chúc có vấn đề và không hợp pháp. Anh tôi đề nghị thỏa thuận lại, tôi không đồng ý và đề nghị thực hiện đúng theo Di chúc đã được Công chứng thừa nhận. Anh tôi sẽ nhờ pháp luật can thiệp để giành sự công bằng. Vậy xin Luật Sư vui lòng cho tôi hỏi :   -          Di chúc của Ba Tôi chia như vậy có đúng không? -          Anh tôi nhờ luật sư tư vấn biết được thời hiệu của di chúc và cố tình kéo dài thời gian để được phân chia theo tài sản chung, vậy tôi phải làm sao để sớm hoàn thành di chúc của Ba tôi? -          Tôi và 01 người Chị ở chung và gắng bó với Ba-Mẹ tôi từ bé cho đến khi Ba-Mẹ tôi bệnh và mất, vậy việc tôi và Chị tôi có công sức phụ giúp công việc làm ăn của Ba-Mẹ tôi , cũng như phụng dưỡng Ba-Mẹ trong thới gian qua có được ghi nhận không? -          Căn nhà được xây dựng từ căn nhà xuống cấp thành căn nhà cấp 2 do chính tôi và Chị tôi xây dựng, vậy khi chia tài sản có được hòan trả lại không, và cần những bằng chứng, giấy tờ nào liên quan khi phân chia tài sản.  Tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Hình thức và nội dung Di chúc của ba bạn như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật . Nay ba bạn đã qua đời nên Di chúc đó có hiệu lực pháp luật, chị em bạn có quyền hưởng di sản theo nội dung di chúc. Nhà đất đó là tài sản chung của ba mẹ bạn (không tính phần xây dựng lại của chị em bạn). Mẹ bạn chết năm 1994 không để lại di chúc, phần của mẹ bạn (1/2) đến nay đã hết thời hiệu thừa kế, do vậy, phần của mẹ bạn sẽ do bạn và chị bạn tiếp tục quản lý. Phần di sản của ba bạn (1/2) và phần di sản mà ba bạn hưởng từ mẹ bạn thuộc về chị em bạn theo nội dung di chúc. Do vậy, nếu vụ việc của gia đình bạn tranh chấp khiến Tòa án giải quyết thì các anh bạn sẽ thua kiện và không được chia bất cứ một phần giá trị tài sản nào (phần của mẹ đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, phần của ba đã định đoạt bằng di chúc cho bạn và chị bạn). 2. Nếu các anh bạn không đồng ý phân chia di sản theo nội dung đã thỏa thuận thì bạn có quyền yêu cầu UBND phường hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì bạn và chị bạn nên khởi kiện yêu cầu tòa án chia thừa kế để được hưởng thừa kế theo nội dung di chúc của ba bạn và được quyền quản lý phần di sản của mẹ bạn do mẹ bạn do đã hết thời hiệu thừa kế. 3. Giá trị phần diện tích nhà xây dựng lại là tài sản riêng của bạn và chị bạn do đã bỏ tiền riêng ra xây dựng. Tóm lại, trong vụ việc trên phần thắng thuộc về chị em bạn, nên nếu các anh không đồng ý phân chia thừa kế theo thỏa thuận thì bạn và chị bạn nên khởi kiện về thừa kế để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình theo di chúc và theo quy định của pháp luật.
Nhà tôi có 1 sổ QSDD mang tên hộ ông: Hoàng Văn Láu là ông nội tôi. Tính đến thời điểm cấp sổ đỏ năm 2003 thì trong sổ hộ khẩu chỉ có tôi bố tôi và mẹ tôi và do ông làm chủ hộ. Nay ông tôi và bố tôi mất thì các bác là anh trai bố tôi đến đê tranh chấp định lấy tất cả số đất đấy. Mẹ tôi đã khởi kiện ra toà nhưng chưa giải quyết.
Nếu đúng như bạn trình bày thì quyền sử dụng đất trên sẽ là thuộc quyền sử dụng chung của ông nội, bố, mẹ bạn, mỗi người 1/3 thửa đất. - Ông nội bạn đã mất và nếu không có di chúc thì 1/3 thửa đất đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật thành những phần bằng nhau cho những người con đẻ của ông, nếu bố bạn mất sau ông bạn thì bố bạn cũng được hưởng, nếu bố bạn mất trước ông thì các người con đẻ của bố bạn sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần mà bố bạn được hưởng nếu còn sống. Nếu các bác có đến tranh chấp thì chỉ được tranh chấp trong 1/3 thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông nội bạn. - Phần di sản thừa kế của bố bạn 1/3 thửa đất thì những người thừa kế của bố bạn sẽ được hưởng nếu bố bạn mất không để lại di chúc, cụ thể chia đều cho : mẹ bạn, các anh em bạn và ông nội bạn nếu ông nội bạn mất sau bố bạn. - Phần của mẹ bạn là 1/3 thửa đất sẽ thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn.
Kính gửi đoàn luật sư, xin đoàn luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin trình bày với Đoàn luật sư như sau: Vào thời điểm tháng 9/2011 mẹ tôi có thực hiện cho tặng tài sản cho 03 anh em, anh tôi được 1/2 mảnh đất, tôi và chị gái tôi được 1/2 còn lại và đã được UBND Quận cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào tháng 10/2011. Tuy nhiên, năm 2013 mẹ tôi có viết di chúc cho anh tôi quyền sở hữu toàn bộ lô đất (bao gồm cả 02 lô đất của 2 em) và không được sự đồng ý của 2 em, không có văn phòng công chứng hay bất kỳ ai xác nhận di chúc đó. Sau khi mẹ tôi qua đời, hai em có nhiều lần đến để thu hồi đất (đòi quyền sử dụng hợp pháp của mình) thuộc quyền sử dụng và quản lý của mình, nhưng anh tôi không trả đất và tài sản trên đất cho chúng tôi và còn cho các hộ gia đình thuê sống trong nhà trên đất của chúng tôi. Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn về việc chiếm giữ tài sản trái phép tới Công an Phường và Công an Quận nhưng chưa được trả lời. Vậy xin đoàn luật sư cho tôi hỏi Chúng tôi có thể nhờ cơ quan chức năng nào để giúp chúng tôi đòi lại sự công bằng trong quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của chúng tôi.
Theo đúng các thông tin chị cung cấp thì Di chúc của mẹ chị để lại tài sản cho anh trai chị sẽ là di chúc bị vô hiệu vì: thời điểm lập di chúc thì thửa đất trên đã được phân chia và tách thành ít nhất là 2 phần khác nhau trong đó anh trai chị được sử dụng 1/2 thửa đất, hai chị em gái chị được sử dụng 1/2 thửa đất. Tức là thửa đất đó không còn thuộc quyền sử dụng đất của mẹ chị nữa. Điều 646. Di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều 649.Hình thức của di chúc Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Thứ hai đây là một quan hệ dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất từ việc được thừa kế, không phải là các quan hệ về hành chinh hay hình sự nên cơ quan công an họ sẽ không can thiệp sâu và thường sẽ để cho các bên thương lượng giải quyết với nhau. Trường hợp anh chị em của chị không thể thương lượng với nhau thì buộc phải đưa vụ việc ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định chung như vậy mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tôi có người em họ được thừa hưởng toàn bộ di chúc đất đai do ông nội thứ để lại nhưng lại không có công phụng dưỡng và chăm sóc ông bà nội lúc về già. Trong khi đó toi là người không có tên thừa hưởng trong di chúc lại có công phụng dưỡng và chăm sóc ông bà nội lúc về già và lo chu đáo mai táng ông bà nội thứ khi mất. Vậy tôi xin hỏi: Tôi có được thừa hưởng phần di chúc của ông bà nội thứ để lại hay không. Nhưng trong sổ hộ khẩu của ông bà nội thứ có tên tôi.
Di chúc của ông nội thứ để lại toàn bộ di sản cho người em họ đâu có yêu cầu người em họ này phải chăm sóc và phụng dưỡng ông bà nội? và cũng chắc không nói rằng nếu bạn có công chăm sóc và phụng dưỡng ông bà nội thì người em họ đó phải chia lại cho bạn một phần di sản cho công bằng? Vì di chúc là sự định đoạt tài sản của người để lại di sản và có giá trị từ khi người để lại di sản qua đời nên nếu người em họ thấy bạn có công thì có thể dành cho bạn một ít để bù đắp công lao còn không thì pháp luật cũng ko thể can thiệp được.
Chào mọi người. Trước đây ông bà tôi có di chúc để lại mảnh đất cho mẹ tôi và tôi,sau đó mẹ tôi bán mảnh đất ấy đi(ông bà vẫn còn sống) và mua một nơi khác. Giờ đây mẹ tôi muốn bán mảnh đất mới đi thì tôi có trách nhiệm hay quyền hạn gì với việc bán nó hay không? Xin mọi người tư vấn giúp. Thân
Quyền lợi và nghĩa vụ của bạn đối với diện tích đất mẹ bạn đang muốn chuyển nhượng phụ thuộc vào việc đất đó đứng tên ai? Nếu tên Ông bà bạn và trước khi mất ông bà có để lại di chúc cho cả bạn thì đương nhiên bạn có quyền trong đó. Nếu muốn chuyển nhượng thì phải có sự đồng ý của bạn. Tuy nhiên, nếu QSD đất hoàn toàn đứng tên mẹ bạn thì bạn sẽ không có liên quan gì trong đó. Việc định đoạt quyền sử dụng đất sẽ do mẹ bạn quyết định.
Bà Nội tôi mất năm 2000, Ông nội nhà tôi mất năm 2012, có một mảnh đất có diện tích là 250m2 đất ở và 415m2 đất vườn. Do ông nội tôi mất đột xuất không kịp làm di chúc hay giấy ủy quyền gì. Gia đình tôi có bố tôi là con trai trưởng,nhưng bố tôi mất sớm từ 2008, còn lại 4 cô đã lập gia đình và ở nơi khác. Hiện tại tôi và mẹ đang sinh sống trên mảnh đất đấy,nhà tôi còn 1 chị gái đã lập gia đình và ở nơi khác. Vậy cho tôi hỏi mảnh đất trên sẽ được phân chia thế nào?
​Sự việc của gia đình bạn lúc này đang tồn tại quan hệ pháp luật về thừa kế với tài sản của ông bà nội bạn để lại - tài sản này chưa được chia, cũng không có di chúc nên khi chia thừa kế thì phải chia theo quy định pháp luật, đồng thời cha bạn cũng đã mất nên trường hợp này cần phải căn cứ các điều luật sau để phân chia di sản thừa kế là các Điều 675, 676 và 677 của Bộ Luật Dân sự năm 2005. Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Điều 677. Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Về nguyên tắc người cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần kỷ phần bằng nhau. Đương nhiên trong trường hợp này cũng cần phải tính tới công sức đóng góp của mỗi người vào khối tài sản nêu trên.
Gia đình tôi có 1 miêng đất diện tích là 750m2 ở Vũng tàu,hiện đứng tên đồng sở hữu gồm mẹ tôi, anh tôi và tôi. Mẹ tôi có 5 người con, 3 người hiện ở nước ngoài và 2 người ở Việt nam. Nếu mẹ tôi mất không để lại di chúc thì mảnh đất đó được chia như thế nào ? Tôi rất mong nhận được sự trả lời của luật sư
Chào bạn, Mảnh đất 720m2 nêu trên thuộc đồng sở hữu của người mẹ (A), người anh (B) và bạn (C). Theo nguyên tắc về việc chia tài sản chung thì (A), (B), (C) mỗi người có quyền sở hữu đối với phần giá trị tương đương 1/3 diện tích của mảnh đất này. Khi ( A ) chết và không để lại di chúc, thì phần tài sản của (A) cụ thể ở đây là phần đất của (A ) trong mảnh đất sở hữu chung trên sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như được qui định trong điều 676 của Bộ luật dân sự : Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Trong câu hỏi của bạn, LS không thấy bạn nhắc đến bố nên không biết hiện bố bạn còn hay đã mất. Trường hợp bố bạn đã mất, thì phần tài sản của mẹ bạn (A) sẽ được chia đều cho 5 người con, mỗi người được hưởng 1/5 giá trị tài sản của (A). Như vậy, áp dụng vào việc chia thừa kế mảnh đất 720m2, mỗi người con sẽ được hưởng phần thừa kế tương đương 1/5 của 1/3 giá trị mảnh đất (A) sở hữu. Như vậy, sau khi chia thừa kế, tỷ lệ sở hữu mảnh đất nêu trên cụ thể như sau: Bạn ( C) = 1/3 + 1/5*1/3 Anh Bạn ( B) = 1/3+ 1/5*1/3 3 người con còn lại, mỗi người: 1/5*1/3
Xin chào luật sư ! Tôi có 1 vấn đề muốn hỏi : ba má chồng của tôi có lập bản di chúc chung, là sau khi ông bà mất thì sẽ để lại căn nhà cho chồng tôi, di chúc đã được công chứng tại hủy ban nhàn dân phường. Hiện nay ba chồng tôi đã mất, má chồng tôi muốn sang tên luôn cho chồng tôi chứ không muốn đến Lúc lắc mất Nhưng tôi được biết di chúc chung chỉ có hiệu lực khi cả hai người cùng qua đời, vậy tôi muốn hỏi luật sư : 1/ có thể thay đổi di chúc phần tài sản còn lại của má chồng tôi, là trao tặng cho luôn cho chồng tôi luôn được không. Để có thể sang tên luôn.(vì tôi có đọc qua điều 664 của luật dân sựm nhưng chưa hiểu hết) 2/ nếu phương án thay đổi di chúc không được thì có thể coi như khôngcó di chúc được không , mà chia theo pháp luật, sau đó gia đình làm giấy chứng nhận di sản cho chồng tôi. Tôi van mong có thể sửa đổi được di chúc ,vì như thế không cần nhờ người nhà chứng và cuối cùng là tôi muốn hỏi nếu tôi nhờ bên văn phòng luật sư làm giúp các thủ tục thì chi phí là bao nhiêu Xin luật sư tư vấn gíup
Chào bạn. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì khi một người đã chết, ngườii còn lại không thể tự hủy bỏ di chúc chung mà chỉ có thể sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến tài sản của mình. Tuy nhiên việc sửa đổi, bổ sung trong trường hợp này cũng chẳng có kết quả gì vì căn náà đó vẫn là để lại cho chồng bạn. Do vậy, chỉ còn cách là chờ cho mẹ chồng bạn qua đời thì di chúc mới có hiệu lực và mối tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và sang tên cho chồng bạn căn nhà đó. Việc làm như không có di chúc là không đúng vì đó là cách gian dối không đúng với ý chí của người để lại di chúc. Tuy nhiên, nếu trong gia đình không có tranh chấp gì hết thì tùy gia đình có thể tiến hành thủ tục sang tên căn nhà cho chồng nhưng phải được tất cả những thành vên trong gia đình đồng ý ký vào hồ sơ. Thân chào
Chào luật sư. Mong luật sư tư vấn giúp tôi về việc tranh chấp đất của gia đình tôi như sau. Mẹ tôi qua đời năm 1997 và có để lại di chúc cho cho 3 anh e trai tôi. Tôi là a cả, sau tôi còn 2 em trai. Mảnh đất mẹ tôi để lại gồm 400m vuông đất ở và đất vườn, 200m vuông ao thả cá. Nội dung di chúc như sau. Sau khi mẹ mất số đất nhà ở và đất vườn chia 2 phần bằng nhau cho chú thứ 2 và thứ 3( vì tôi đã mua mảnh đất ngay cạnh nhà tôi trước đó) còn 200m vuông ao là của tôi, me còn thì mẹ thu hoạch sau khi mẹ mất là quyền sử dụng của tôi. sau khi me mất nam1997. 3 anh em tôi có nhờ cán bộ xã chia thổ đất theo di chúc, và tôi có nói cho chú thứ 3 sử dụng cái ao ĐẾN khi nào tách sổ đỏ thì tôi lấy . Và chú thứ 3 sử dụng suốt từ năm 1997 đến đầu năm 2014 thi chú 2 và chú 3 có tách sổ đỏ nhưng tôi không biết. Chú thứ 3 đã làm cả cái ao nhà tôi vào sổ đỏ nhà chú ( trong biên bản xác nhận làm sổ đỏ ai đó đã mạo chữ ký của tôi) Luật sư cho tôi hỏi liệu tôi có lấy lại đc cái ao ko Mong luật sư tư vấn giúp tôi.Tôi xin cảm ơn luật sư.
Với các thông tin bạn cung cấp thì việc phân chia di sản thừa kế của mẹ bạn theo di chúc đã được 3 anh em bạn thực hiện tại UBND xã theo đúng nội dung di chúc. Sau đó bạn có cho em của mình sử dụng cái ao là phần bạn được hưởng nay người em thứ 3 thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cả phần diện tích ao đó tức là không tuân thủ nội dung khai nhận. Do vậy về nguyên tắc bạn có quyền đòi lại quyền sử dụng của mình.
Ông A không có con nên nhận anh B là con nuôi theo pháp luật, anh B không có con nên nhận anh C làm con nuôi cũng theo pháp luật. năm 2010 ông B chết, năm 2011 ông A chết ko di chúc, tòa án xác định tổng tài sản của ông A là 150 triệu đồng. hãy phân chia khối tài sản của ông A, biết ông A còn có một người anh ruột.
Theo như thông tin bạn đưa ra ông A không có di chúc nên phần tài sản của ông A được chia theo pháp luật .Ở đây theo điều 676 BLDS 2005. 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy ông A không có hàng thừa kế thứ nhất.Trường hợp nay anh C là con nuôi của ông B,ông B là con ông A, tuy nhiên anh C không đương nhiên là cháu của ông B ==> không có thừa kế thế vị ở đây (điều 677 BLDS 2005). Vậy tài sản của ông A chỉ duy nhất cho anh ruột của ông A(hàng thừa kế thứ hai) được hưởng là 150 triệu.
Tôi là Việt kiều, có mua một căn nhà và nhờ mẹ vợ tôi đứng tên giùm. Nay mẹ vợ tôi đã già và có làm di chúc lại cho vợ chồng tôi. Vậy khi mẹ vợ tôi qua đời thì khi thừa kế theo di chúc, vợ chồng tôi có phải đi xin chữ ký của mỗi thành viên không?
Theo điều 197, 631, 648 Bộ luật dân sự, căn nhà do mẹ vợ bạn là chủ sở hữu căn nhà đó và có quyền lập di chúc để chỉ định người thừa kế. Nếu mẹ vợ bạn đã làm di chúc hợp pháp nói rõ là cho vợ chồng bạn căn nhà và lúc mẹ vợ bạn qua đời mà không có người thừa kế không phụ thuộc di chúc theo điều 669 Bộ luật dân sự (con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, cha, mẹ, chồng còn sống) thì chỉ có vợ chồng bạn là người thừa kế hợp pháp. Do vậy, trong trường hợp đó, vợ chồng bạn không cần phải xin chữ ký mỗi thành viên trong gia đình mới được hưởng thừa kế. //CONTENT