Nội dung
stringlengths
4
143k
Điều 21.2.NĐ.1.16. Điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 16 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được cấp giấy chứng nhận được nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ. 2. Việc thành lập cơ sở cứu hộ các loài hoang dã phải đáp ứng yêu cầu cứu hộ đối với các loài được ưu tiên bảo vệ. 3. Nguồn gen, mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ phải được lưu giữ lâu dài trong các phòng thí nghiệm và các ngân hàng gen. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc cứu hộ các loài hoang dã; việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LOÀI SINH VẬT
Điều 21.2.LQ.42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Điều 42 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm: a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; b) Cơ sở cứu hộ loài hoang dã; c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền. 2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền; b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp; c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. 3. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có: a) Đơn đăng ký thành lập; b) Dự án thành lập; c) Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. 5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, cứu hộ loài hoang dã, lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền, đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.1.17. Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Điều 21.2.NĐ.3.13. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ)
Điều 21.2.NĐ.1.17. Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Điều 17 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải có văn bản đề nghị thành lập gửi Ủy bân nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học. 3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong các trường hợp sau đây: a) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học; b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đó không tiến hành hoạt động; c) Có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; 5. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực mà không đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 42 của Luật Đa dạng sinh học, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải bổ sung đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận trước 31 tháng 12 năm 2012. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu đơn đăng ký có nội dung chủ yếu của dự án thành lập, mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Điều 21.2.TT.6.1. Phạm vi điều chỉnh)
Điều 21.2.TT.6.3. Mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Điều 3 Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/11/2016) 1. Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Phu luc 1_Mau don dang ky thanh lap chung nhan co so bao ton da dang sinh hoc.docx Phu luc 2_Mau du an thanh lap co so bao ton da dang sinh hoc.docx Phu luc 3_Mau giay chung nhan co so bao ton da dang sinh hoc.docx
Điều 21.2.NĐ.3.9. Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng và lập hồ sơ loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 9 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ a) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: Vùng phân bố, nơi cư trú, tình trạng quần thể, tình trạng môi trường sống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử; hiện trạng quản lý, bảo vệ và phát triển loài; b) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: số lượng hộ gia đình, cơ sở nuôi, trồng; diện tích nuôi, trồng, số lượng cá thể; mức độ đa dạng nguồn gen của giống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; công tác quản lý, bảo vệ; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử. 2. Lưu giữ thông tin điều tra, quan trắc, đánh giá và lập hồ sơ loài được ưu tiên bảo vệ a) Mỗi loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải được lập hồ sơ riêng với các nội dung về số lượng, phân bố, tình trạng nơi sinh sống, nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và các nội dung khác liên quan đến công tác bảo tồn loài đó; b) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ phải được cập nhật theo số liệu điều tra thực tế; Hồ sơ được lập thành ít nhất hai (02) bộ: Một (01) bộ lưu giữ tại cơ quan quản lý trực tiếp loài được ưu tiên bảo vệ, một (01) bộ lưu giữ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Trách nhiệm điều tra, quan trắc, đánh giá và báo cáo tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc; gửi thông tin tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.
Điều 10. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ 1. Bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ a) Việc bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tuân thủ các quy định của Nghị định này; b) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc bảo tồn các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ sinh sống tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn; c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi tại các hộ gia đình, cá nhân; vi sinh vật và nấm được ưu tiên bảo vệ; d) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó. 2. Các dự án, hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nơi cư trú, đường di chuyển, nơi kiếm ăn của loài ưu tiên được bảo vệ phải có các biện pháp giảm thiểu phù hợp, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên. 3. Trường hợp loài động vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ đe dọa đến tài sản hoặc tính mạng của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh xem xét, quyết định phương án tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân và hạn chế tổn hại đến loài động vật hoang dã. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, các loài vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 21.2.TT.6.4. Báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Điều 4 Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/11/2016) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Phu luc 4_Mau bao cao tinh trang bao ton loai thuoc Danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve cua co so bao ton da dang sinh hoc.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)
Điều 21.2.NĐ.3.11. Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 11 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Điều kiện khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ: a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu; b) Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên; c) Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; d) Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Hồ sơ cấp phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo Mẫu số 02, Phụ lục II Nghị định này; b) Phương án khai thác theo Mẫu số 03, Phụ lục II Nghị định này; c) Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định này; d) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này; e) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ. 3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ: a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép khai thác nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp giấy phép khai thác cho Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ; c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoặc Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nơi sẽ tiến hành hoạt động khai thác, tổ chức liên quan khác và các chuyên gia; d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân đăng ký, trường hợp từ chối cấp giấy phép khai thác phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Giấy phép khai thác được quy định theo Mẫu số 05, Phụ lục II Nghị định này; đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác phải tuân thủ các quy định trong Giấy phép khai thác và Phương án khai thác đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố nếu gây suy thoái môi trường sinh thái, phá hủy tài sản của nhà nước và người dân theo quy định của pháp luật. 4. Kiểm tra, giám sát và xác nhận mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ: a) Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên; Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện quy định đóng dấu búa kiểm lâm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với mẫu vật là gỗ. Giấy xác nhận mẫu vật khai thác theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định này; b) Khi phát hiện ra tổ chức, cá nhân khai thác không thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép khai thác, Phương án khai thác đã được phê duyệt hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm a Khoản này và yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng ngay việc khai thác, đồng thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý; c) Chậm nhất ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này để tiến hành kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu và xác nhận mẫu vật khai thác; d) Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày hết hạn giấy phép khai thác, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả khai thác, kèm theo biên bản nghiệm thu và bản sao có chứng thực Giấy xác nhận mẫu vật khai thác. 5. Hiệu lực của giấy phép khai thác, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ: a) Giấy phép khai thác có hiệu lực trong một (01) năm. Hai (02) tháng trước khi giấy phép khai thác hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn giấy phép khai thác phải gửi đơn đề nghị gia hạn giấy phép tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét gia hạn. Mỗi giấy phép khai thác được gia hạn không quá hai (02) lần; b) Giấy phép khai thác bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng phương án khai thác, khai thác vượt quá số lượng ghi trong giấy phép khai thác và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài khai thác trong tự nhiên; quá thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác mà tổ chức, cá nhân đó không tiến hành hoạt động khai thác; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học; c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác. 6. Việc khai thác giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mau so 02_Mau don de nghi cap giay phep khai thac laoi thuoc danh muc duoc uu tien bao ve.docx Mau so 03_Mau phuong an khai thac loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx Mau so 05_Mau giay phep khai thac loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx Mau so 06_Mau giay xac nhan mau vat khai thac.docx
Điều 21.2.NĐ.3.13. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 13 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ: a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo giống ban đầu được thực hiện tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật đa dạng sinh học, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều này; b) Loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng phải có nguồn gốc hợp pháp và thuộc Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nuôi, trồng: a) Đơn đăng ký nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo Mẫu số 11, Phụ lục II Nghị định này; b) Đề án nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo đăng ký. Nội dung đề án gồm các thông tin cơ bản về: Đặc điểm sinh thái học của loài; quy mô và kế hoạch nuôi, trồng, phát triển loài; cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật nuôi, trồng; năng lực tài chính, chuyên môn; biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường; c) Giấy tờ chứng minh bảo đảm điều kiện nuôi, trồng loài bao gồm các thông tin được quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học. 3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nằm ngoài Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: a) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, tổ chức kiểm tra thực tế và cấp giấy phép nuôi, trồng theo Mẫu số 12, Phụ lục II Nghị định này, trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. 4. Hộ gia đình, cá nhân hiện đang nuôi, trồng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nhưng chưa đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải khai báo với chính quyền địa phương sở tại và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 5. Trường hợp cá thể động vật hoang dã bị chết trong quá trình nuôi, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận và quyết định xử lý theo một trong các phương án sau: a) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; b) Tiêu hủy đối với trường hợp cá thể động vật hoang dã chết do bị bệnh dịch hoặc không thể xử lý theo phương án quy định tại Điểm a Khoản này. 6. Thu hồi Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ: a) Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong Giấy phép; cơ sở nuôi, trồng loài không đảm bảo điều kiện nuôi, trồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học; b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm thu hồi giấy phép. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi, trồng và tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên đối với loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Mau so 11_Mau don dang ky nuoi trong loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx Mau so 12_Mau giay phep nuoi trong loai thuoc dnah muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Điều 21.2.NĐ.3.14. Cứu hộ, đưa loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng)
Điều 21.2.NĐ.3.17. Nguồn tài chính cho bảo tồn và phát triển loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ (Điều 17 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Tài chính cho công tác bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng từ các nguồn: a) Ngân sách nhà nước cấp; b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. 2. Ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng cho các mục đích sau đây: a) Điều tra cơ bản; điều tra định kỳ; điều tra theo yêu cầu quản lý; quan trắc; thống kê; báo cáo; b) Xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu và lập báo cáo về loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; c) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; d) Lập, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; đ) Thực hiện chương trình, dự án bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ; g) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, lưu giữ hợp pháp loài được ưu tiên bảo vệ; h) Cứu hộ, giám định mẫu vật và thực hiện các phương án xử lý tang vật, động vật hoang dã bị chết trong quá trình cứu hộ; tái thả động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ về môi trường sinh sống tự nhiên phù hợp. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Điều 21.2.LQ.47. Cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ)
Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Điều 43 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các quyền sau đây: a) Hưởng chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật; b) Tiếp nhận, thực hiện dự án hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; c) Hưởng các khoản thu từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật; d) Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ nguồn gen do mình quản lý; đ) Nuôi, trồng, nuôi sinh sản, cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền; e) Trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật; g) Quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các nghĩa vụ sau đây: a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền; b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Có biện pháp phòng dịch, chế độ chăm sóc, chữa bệnh cho các loài tại cơ sở của mình; d) Tháng 12 hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở của mình; đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật này cho phép đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của mình hoặc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ của mình vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng; e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.41. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Điều 21.2.NĐ.3.16. Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; Điều 21.2.NĐ.3.17. Nguồn tài chính cho bảo tồn và phát triển loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ; Điều 21.2.TT.6.1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 21.2.TT.6.4. Báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)
Điều 21.2.NĐ.3.16. Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 16 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm và quyền lợi: a) Tuân thủ các quy định tại Điều 29 Luật đa dạng sinh học và quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; b) Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, xác nhận mẫu vật được khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên trong phạm vi quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật; c) Được hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị thực hiện các giải pháp bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ tại khu bảo tồn thiên nhiên; d) Được hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ theo các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, thủy sản. 2. Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm và quyền lợi: a) Tuân thủ các quy định tại Điều 43 Luật đa dạng sinh học; b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở; c) Trường hợp có thay đổi số lượng cá thể nuôi, trồng tại cơ sở, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xác nhận; d) Lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển cá thể loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở do mình quản lý; đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học có liên quan để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển loài tại cơ sở do mình quản lý; e) Tháng 12 hàng năm, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ tại cơ sở; g) Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật; h) Được cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp hỗ trợ nguồn nhân lực, hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ. 3. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất; các hành vi khai thác, lưu giữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, tặng cho trái phép phải báo cho các cơ quan thực thi pháp luật nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Nhà nước có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, khai báo các hành vi vi phạm pháp luật về loài được ưu tiên bảo vệ. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.29. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn; Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)
Điều 21.2.NĐ.3.18. Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 18 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này; b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, bảo vệ loài được ưu tiên bảo vệ; c) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ; d) Tổ chức điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục; đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ, các chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; công bố kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; e) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: b) Điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; c) Xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. 3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn mức chi cho các hoạt động cứu hộ, giám định mẫu vật và tiêu hủy mẫu vật chết trong quá trình cứu hộ. 4. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của Nghị định này. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.
Điều 21.2.LQ.44. Loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên (Điều 44 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Việc khai thác có điều kiện loài hoang dã trong tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về thuỷ sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc bảo vệ loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên và việc khai thác loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên; định kỳ công bố Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên và Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm; Điều 41. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng; Điều 44. Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004)
Điều 21.2.LQ.45. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 45 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của Luật này. 2. Việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo một số loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo phục vụ mục đích thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 21.2.QĐ.1.1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn. (Điều 1 Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN Ban hành Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2006 ) Danh muc_80_2005_QD-BNN.doc (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt)
Điều 21.2.QĐ.1.2. Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung theo định kỳ cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm. (Điều 2 Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2006)
Điều 21.2.LQ.46. Trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền, sản phẩm của chúng (Điều 46 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) Việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền của chúng phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái; việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, vận chuyển một số loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các sản phẩm của chúng phục vụ mục đích thương mại được thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ.
Điều 21.2.NĐ.3.12. Trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 12 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau: b) Có giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này. 2. Hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07, Phụ lục II Nghị định này; b) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật; c) Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ; d) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ. 3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ: a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ; c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật được quy định theo Mẫu số 08, Phụ lục II Nghị định này. 4. Hiệu lực giấy phép, gia hạn, thu hồi giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ: a) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực trong sáu (06) tháng. Một (01) tháng trước khi Giấy phép hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã phải có đơn đề nghị gia hạn giấy phép và không quá một (01) lần gia hạn cho một giấy phép; b) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, vượt quá số lượng ghi trong giấy phép; quá thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học; c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.           6. Việc lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình lưu giữ, vận chuyển mẫu vật. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển theo Mẫu số 09, Phụ lục II Nghị định này; giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật; giấy chứng nhận kiểm dịch đối với mẫu vật là động vật sống, thực vật sống; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ; b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị lưu giữ, vận chuyển mẫu vật, trường hợp từ chối cấp giấy xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển được quy định theo Mẫu số 10, Phụ lục II Nghị định này. 7. Hộ gia đình, cá nhân lưu giữ, vận chuyển giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lưu giữ và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Mau so 07_Mau don de nghi cap giay phep trao doi mua ban tang cho thue loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx Mau so 08_Mau cap giay phep trao doi mua ban tang cho thue loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx Mau so 09_Mau don de nghi cap giay xac nhan luu tru van chuyen loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx Mau so 10_Mau giay xac nhan luu giu van chuyen loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx
Điều 21.2.LQ.47. Cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 47 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương, bị bệnh phải được đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng. 2. Tổ chức, cá nhân phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh có trách nhiệm báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. 3. Cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sau khi được cứu hộ trở lại trạng thái bình thường được xem xét thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng. Trường hợp cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên thì được xem xét đưa vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp. 4. Chính phủ quy định cụ thể việc cứu hộ loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.17. Nguồn tài chính cho bảo tồn và phát triển loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ)
Điều 21.2.NĐ.3.14. Cứu hộ, đưa loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng (Điều 14 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Các loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, sau khi xử lý tịch thu còn khỏe mạnh thì cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thả lại nơi sinh sống tự nhiên phù hợp; trong trường hợp không đảm bảo điều kiện để thả lại nơi sinh sống tự nhiên do bị thương, bị bệnh thì đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc. 2. Cơ sở cứu hộ khi nhận được thông báo về loài cần cứu hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải triển khai cứu hộ kịp thời, lập hồ sơ theo dõi đối với từng cá thể loài được cứu hộ và thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Sau khi cá thể loài được cứu hộ đã phục hồi, cơ sở cứu hộ phải báo cáo cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thả lại nơi sinh sống tự nhiên của loài hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp. 4. Trường hợp cá thể loài cứu hộ bị chết trong quá trình cứu hộ, cơ sở cứu hộ phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và thực hiện phương án xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 của Nghị định này. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật về cứu hộ, tái thả lại loài được ưu tiên bảo vệ vào môi trường sống tự nhiên hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.
Điều 15. Xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ 1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện nhằm phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái hoặc tạo nguồn giống ban đầu. 2. Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với loài thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. 3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê về xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng việc xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.13. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ)
Điều 21.2.LQ.50. Điều tra và lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại (Điều 50 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Loài ngoại lai xâm hại bao gồm loài ngoại lai xâm hại đã biết và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra để lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, thẩm định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.
Điều 21.2.TL.1.1. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (Điều 1 Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại ngày 26/09/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2013) 1. Loài ngoại lai xâm hại đáp ứng một trong các tiêu chí sau: a) Đã tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh; có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện ở Việt Nam; b) Qua khảo nghiệm, thử nghiệm thể hiện có xâm hại. 2. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại: a) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng một trong các tiêu chí sau: chưa tự thiết lập được quần thể trong tự nhiên, có xu hướng lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn, gây hại đối với loài bản địa; hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm, điều tra, đánh giá thấy biểu hiện nguy cơ xâm hại; b) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí sau: loài chưa du nhập vào Việt Nam; đã được ghi nhận xâm hại từ hai quốc gia trở lên có điều kiện sinh thái tương tự với Việt Nam.
Điều 21.2.TL.1.2. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này (Điều 2 Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2013) 1. Danh mục loài ngoại lai xâm hại (Phụ lục 1). 2. Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (Phụ lục 2). Phu luc 1_Danh muc loai ngoai lai xam hai.docx Phu luc 2_Danh muc loai ngoai lai xam hai co nguy co xam hai.docx
Điều 21.2.TL.1.3. Sửa đổi, bổ sung danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (Điều 3 Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2013) 1. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ, cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định và tổng hợp danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo các tiêu chí quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kết quả thẩm định, xem xét, sửa đổi, bổ sung danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
Điều 21.2.LQ.51. Kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên ngoài của loài ngoại lai (Điều 51 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Cơ quan hải quan chủ trì phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong việc nhập khẩu loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng xâm nhập của loài ngoại lai từ bên ngoài để có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 43. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác; Điều 53. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ban hành ngày 18/11/2016)
Điều 21.2.LQ.52. Kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (Điều 52 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép. 2. Việc nuôi trồng, phát triển loài ngoại laitrong khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.
Điều 21.2.LQ.53. Kiểm soát sự lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại (Điều 53 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Nhà nước đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các chương trình cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại địa phương. 3. Tổ chức, cá nhân phát hiện loài ngoại lai xâm hại phải thông báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất. Sau khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp kiểm soát.
Điều 21.2.LQ.54. Công khai thông tin về loài ngoại lai xâm hại (Điều 54 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công khai Danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phân bố, mức độ xâm hại của loài ngoại lai xâm hại trên trang thông tin điện tử của mình. 2. Cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu có trách nhiệm niêm yết Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại cửa khẩu. 3. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin, tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại và biện pháp kiểm soát, cô lập, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN QUẢN LÝ, TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺLỢI ÍCH TỪ NGUỒN GEN (Mục này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.48. Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng; Điều 21.2.LQ.49. Bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng của Luật 20/2008/QH12 Đa dạng sinh học ban hành ngày 13/11/2008; Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng; Điều 24.4.LQ.11. Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng của Luật 31/2018/QH14 Trồng trọt ban hành ngày 19/11/2018)
Điều 21.2.LQ.55. Quản lý nguồn gen (Điều 55 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây: a) Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn; b) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình; c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng; d) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.3. Giải thích từ ngữ)
Điều 21.2.LQ.56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen (Điều 56 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các quyền sau đây: a) Điều tra, thu thập nguồn gen được giao quản lý; b) Trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; c) Hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật này. 2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây: a) Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại; b) Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại Điều 59 của Luật này; c) Kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen; d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý nguồn gen. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điều 21.2.LQ.59. Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 21.2.LQ.61. Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen)
Điều 21.2.LQ.57. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen (Điều 57 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định như sau: 1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen; 2. Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật này; 3. Đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật này. 4. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen.
Điều 21.2.NĐ.1.18. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen và cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 18 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010, bị bãi bỏ bởi Điều 28 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Đa dạng sinh học để được cấp phép tiếp cận nguồn gen. 2. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải đăng ký bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn gen; b) Sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhận việc đăng ký tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân tiến hành ký văn bản thoả thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. Văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen; c) Gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. 3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với loài được ưu tiên bảo vệ; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp khác không thuộc quy định tại điểm a khoản này; c) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại điểm a, b khoản này có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép tiếp cận nguồn gen và nêu rõ lý do; d) Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi điều tra, thu thập mẫu vật di truyền, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen là đối tượng tiếp cận. Giấy phép tiếp cận nguồn gen do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 21.2.NĐ.4.6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 6 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.20. Yêu cầu đối với học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam đưa nguồn gen ra nước ngoài; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 7 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Các đối tượng sau đây phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen: a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào; c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định này. 2. Đối tượng là cá nhân đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Có bằng cấp chuyên môn (từ đại học trở lên) về một trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp; b) Là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp và được tổ chức này bảo lãnh bằng văn bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Mau so 01_Mau van ban bao lanh cua to chuc khoa hoc va cong nghe cho ca nhan de nghi cap giay pheptiep can nguon gen.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.8. Yêu cầu đối với đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 21.2.NĐ.4.12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 21.2.NĐ.4.20. Yêu cầu đối với học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam đưa nguồn gen ra nước ngoài; Điều 21.2.NĐ.4.25. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.8. Yêu cầu đối với đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 8 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) Khi có nhu cầu tiếp cận nguồn gen, đối tượng quy định tại Điều 7 Nghị định này phải thực hiện các bước sau đây: 1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp. 3. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Hợp đồng. 4. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.9. Đăng ký tiếp cận nguồn gen (Điều 9 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách: Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. a) Đơn đăng ký tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập; xuất trình bản chính, hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của cá nhân đăng ký; c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký tiếp cận nguồn gen phải có văn bản hợp tác với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam; d) Đối với việc đăng ký tiếp cận nguồn gen thuộc chương trình, dự án, đề tài chung có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân phải có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đại diện để thực hiện đăng ký tiếp cận nguồn gen. 3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký về việc xác nhận hoặc từ chối đăng ký tiếp cận nguồn gen, đồng thời nêu rõ lý do từ chối. Mau so 02_Mau don dang ky tiep can nguon gen.docx
Điều 21.2.NĐ.4.12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 12 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị) được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ đề nghị, bao gồm: a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; b) Hợp đồng ký giữa các bên liên quan đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Văn bản chấp thuận của bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tiếp cận nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện; d) Tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này đối với trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đề nghị. 2. Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là 12 tháng, tính từ ngày văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được phát hành. Hồ sơ đề nghị gửi sau thời hạn này được xem là không hợp lệ. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.13. Thẩm định và cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 13 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. 2. Tổ chức thẩm định: a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại; b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia. a) Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học; b) Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị; c) Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật; d) Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội; đ) Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân. 4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký ; đồng thời nêu rõ lý do. 5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, chỉ định đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định và quy định cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan này.
Điều 21.2.TT.8.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (Điều 3 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019) 1. Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đối với từng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ). 3. Các hoạt động của Hội đồng thực hiện thông qua Cơ quan thường trực thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Cơ quan thường trực thẩm định). Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này. 4. Hội đồng có quyền yêu cầu Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp thông tin, tài liệu và những vấn đề liên quan đến Hồ sơ để nghiên cứu, thẩm định. 5. Thành viên Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 21.2.TT.8.4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng (Điều 4 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019) 2. Ý kiến của từng thành viên Hội đồng và ý kiến thẩm định của Hội đồng được thể hiện trong biên bản cuộc họp Hội đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Hội đồng kết luận theo 01 trong 03 mức độ: a) Đồng ý thông qua: khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện; b) Đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện; c) Không đồng ý thông qua: khi có trên một phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua hoặc cả 02 Ủy viên Phản biện có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
Điều 21.2.TT.8.5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng (Điều 5 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019) Hội đồng có số lượng thành viên từ 07 đến 09 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, trong đó: 1. Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc lãnh đạo của Cơ quan thường trực thẩm định. 2. Phó chủ tịch Hội đồng và Ủy viên thư ký là các công chức của Cơ quan thường trực thẩm định. 3. Các Ủy viên gồm đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia, cán bộ khoa học có chuyên môn phù hợp.
Điều 21.2.TT.8.6. Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng (Điều 6 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019) 1. Ủy viên Hội đồng: a) Xem xét nghiên cứu, đánh giá nội dung hồ sơ và các tài liệu liên quan do Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp; b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng, trường hợp không tham dự cuộc họp Hội đồng, có trách nhiệm gửi bản nhận xét đối với Hồ sơ cho Cơ quan thường trực thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc; c) Viết bản nhận xét và điền phiếu đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; trình bày bản nhận xét tại cuộc họp của Hội đồng; d) Có ý kiến tham gia tại cuộc họp Hội đồng; bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng; đ) Viết nhận xét về Hồ sơ đã  được chỉnh sửa, bổ sung sau cuộc họp của Hội đồng khi có yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan thường trực thẩm định; e) Tham gia các hoạt động có liên quan đến hoạt động của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng hoặc Cơ quan thường trực thẩm định yêu cầu; g) Chịu trách nhiệm trước Cơ quan thường trực thẩm định và trước pháp luật về các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với Hồ sơ và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định; đảm bảo các quy định về bảo mật thông tin có trong Hồ sơ, quá trình thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 2. Chủ tịch Hội đồng: Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây: a) Quyết định triệu tập cuộc họp của Hội đồng; b) Điều hành cuộc họp của Hội đồng theo quy định tại Điều 8 Thông tư này; c) Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp của Hội đồng; kết luận cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của Hội đồng; d) Ký biên bản cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản các cuộc họp của Hội đồng. 3. Phó Chủ tịch Hội đồng: Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền. 4. Ủy viên Hội đồng là đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen: Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy viên Hội đồng là đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen còn có trách nhiệm cung cấp cho Hội đồng các thông tin, tài liệu liên quan đến nguồn gen được đề nghị tiếp cận tại địa phương; chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu cung cấp cho Hội đồng. 5. Ủy viên Thư ký: Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy viên Thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây: a) Cung cấp các mẫu bản nhận xét và phiếu đánh giá Hồ sơ cho các thành viên Hội đồng; b) Trước cuộc họp của Hội đồng, báo cáo Chủ tịch Hội đồng về những nội dung chính của Hồ sơ trên cơ sở tự nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng; c) Thông tin cho Hội đồng ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng không tham dự cuộc họp của Hội đồng; d) Ghi và ký biên bản cuộc họp Hội đồng, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản các cuộc họp của Hội đồng; đ) Lập hồ sơ chứng từ phục vụ việc thanh quyết toán các khoản chi cho các hoạt động của Hội đồng; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng và Cơ quan thường trực thẩm định.
Điều 21.2.TT.8.7. Điều kiện tiến hành cuộc họp Hội đồng (Điều 7 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019) Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây: 1. Có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền điều hành cuộc họp trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt. Trường hợp Ủy viên thư ký vắng mặt có lý do, người chủ trì cuộc họp chỉ định 01 Ủy viên Hội đồng thực thi các trách nhiệm của Ủy viên thư ký tại cuộc họp và bàn giao lại kết quả cho Ủy viên thư ký. 2. Có sự tham gia của ít nhất hai phần ba tổng số Ủy viên Hội đồng theo quyết định thành lập và có ít nhất 01 Ủy viên phản biện. 3. Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản.
Điều 21.2.TT.8.8. Trình tự tiến hành cuộc họp Hội đồng (Điều 8 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019) 1. Ủy viên Thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần tham dự và trình bày tóm tắt về quá trình xử lý Hồ sơ. 2. Chủ tịch Hội đồng điều hành cuộc họp theo thẩm quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này. 3. Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản trình bày những nội dung chính của Hồ sơ. 4. Các thành viên Hội đồng có ý kiến đề nghị làm rõ về các nội dung trình bày hoặc đặt câu hỏi; đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản phản hồi, cung cấp bổ sung thông tin. 5. Ủy viên Hội đồng trình bày bản nhận xét, đánh giá về Hồ sơ; Ủy viên Thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng vắng mặt (nếu có). 6. Các đại biểu tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến (nếu có). 7. Hội đồng có thể họp riêng (do Chủ tịch Hội đồng quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của Hội đồng. 8. Chủ tịch Hội đồng công bố kết luận của Hội đồng. 9. Các thành viên Hội đồng phát biểu nếu có ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng. 10. Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản phát biểu (nếu có). 11. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố kết thúc cuộc họp.
Điều 21.2.TT.8.9. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định (Điều 9 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019) 1. Giao Tổng cục Môi trường làm Cơ quan thường trực thẩm định. 2. Cơ quan thường trực thẩm định có các nhiệm vụ sau đây: a) Dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập Hội đồng; b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cung cấp bổ sung các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi đến các thành viên Hội đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng; c) Trong trường hợp cần thiết, lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn trong nước và quốc tế có chuyên môn phù hợp, lấy ý kiến bằng văn bản về Hồ sơ; d) Báo cáo kết quả xử lý hồ sơ và đề xuất Chủ tịch Hội đồng tổ chức cuộc họp Hội đồng; đ) Tổ chức các cuộc họp của Hội đồng theo trình tự quy định tại Điều 8 Thông tư này; Thông báo, mời Ủy viên Hội đồng, đại diện của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tham dự cuộc họp của Hội đồng; e) Thông báo bằng văn bản kết luận của Hội đồng cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; g) Kiểm tra, rà soát Hồ sơ đ   được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng; trong trường hợp cần thiết, gửi văn bản đề nghị một số thành viên Hội đồng cho ý kiến nhận xét về Hồ sơ sau khi chỉnh sửa; h) Dự thảo văn bản báo cáo kết quả thẩm định Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; i) Thanh quyết toán các khoản chi phục vụ cho các hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật; k) Quản lý, lưu giữ hồ sơ và tài liệu có liên quan đến các cuộc họp của Hội đồng; l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao liên quan đến quá trình thẩm định, cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Điều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen (Điều 14 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen chỉ được sử dụng nguồn gen cho các mục đích đã đăng ký; khi có nhu cầu thay đổi mục đích tiếp cận, phải thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này để được cấp mới Giấy phép tiếp cận nguồn gen. 2. Yêu cầu đối với việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba: a) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen không làm thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân chuyển giao phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; b) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, bên thứ ba phải thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp và thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này trước khi tiếp nhận nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen; c) Việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba phải bao gồm chuyển giao các nghĩa vụ được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng đã ký giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận, bao gồm cả quy định về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cho Bên cung cấp. 3. Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen đã tiếp cận và tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.10. Thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điều 21.2.NĐ.4.11. Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điều 21.2.NĐ.4.12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 21.2.NĐ.4.22. Cách thức chia sẻ lợi ích bằng tiền; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.17. Gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 17 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. 02 tháng trước khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hoạt động tiếp cận nguồn gen phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị gia hạn) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, bao gồm: a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Báo cáo tình hình thực hiện tiếp cận và sử dụng nguồn gen đến thời điểm đề nghị gia hạn theo phạm vi hoạt động tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp và nội dung Hợp đồng đã ký giữa các bên; c) Bản sao Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp; d) Bản sao Hợp đồng đã ký giữa Bên tiếp cận và Bên cung cấp; đ) Văn bản của Bên cung cấp chấp thuận về việc tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen giữa hai bên. 3. Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép có trách nhiệm xem xét gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Quyết định gia hạn được lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 4. Thời gian gia hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này. 5. Tổ chức, cá nhân gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen có trách nhiệm nộp phí gia hạn theo quy định. Mau so 05_Mau don de nghi gia han giay phep tiep can nguon gen.docx Mau so 06_Mau quyet dinh ra han giay phep tiep can nguon gen.docx
Điều 21.2.NĐ.4.18. Thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 18 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện một trong các trường hợp sau: a) Tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin giả mạo để được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; b) Hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen gây hại con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia của Việt Nam; c) Tiến hành hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen ngoài phạm vi được cấp phép; d) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật. 2. Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại về Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép phải hoàn thành việc xử lý hồ sơ để ra quyết định về việc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã cấp. Quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các yêu cầu sau: a) Không được tiếp tục tiếp cận, sử dụng nguồn gen đã được cấp phép; b) Phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận về chia sẻ lợi ích đối với nguồn gen đã tiếp cận theo quy định tại Hợp đồng đã ký; c) Phải bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có). Mau so 07_Mau quyet dinh thu hoi giay phep tiep can nguon gen.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.15. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.19. Phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 19 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí thẩm định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 21.2.LQ.58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Điều 58 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Sau khi đăng ký, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. 2. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen. 3. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Mục đích tiếp cận nguồn gen; b) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập; c) Địa điểm tiếp cận nguồn gen; d) Kế hoạch tiếp cận nguồn gen; đ) Việc chuyển giao cho bên thứ ba kết quả điều tra, thu thập nguồn gen; e) Hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen; g) Các bên tham gia nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen; h) Địa điểm tiến hành nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen; i) Chia sẻ lợi ích thu được với Nhà nước và các bên có liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen. 4. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật này. 5. Tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen; Điều 21.2.LQ.59. Giấy phép tiếp cận nguồn gen)
Điều 21.2.NĐ.4.10. Thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Điều 10 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Sau khi nhận được văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân tiến hành thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp. 2. Nội dung của Hợp đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này. 3. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng hợp tác để thực hiện cung cấp hoặc tiếp cận nguồn gen, các tổ chức, cá nhân này tiến hành thỏa thuận, thống nhất các điều khoản và cùng ký Hợp đồng. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen; Điều 21.2.NĐ.4.15. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.11. Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Điều 11 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn gen ngoài tự nhiên hoặc nơi đăng ký trụ sở của Bên cung cấp có trách nhiệm xác nhận Hợp đồng do tổ chức, cá nhân đề nghị. 2. Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét xác nhận, bao gồm: a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; b) Hợp đồng đã ký giữa các bên liên quan; c) Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của người đề nghị xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. 3. Thời hạn xác nhận Hợp đồng là không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.15. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Điều 15 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Hợp đồng có các nội dung chủ yếu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; nội dung các thỏa thuận Hợp đồng về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen phải tuân thủ quy định tại Nghị định này. 2. Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. 3. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực: a) Bên tiếp cận không được tiếp cận nguồn gen kể từ thời điểm Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực; b) Các điều, khoản của Hợp đồng về chia sẻ lợi ích tiếp tục có hiệu lực. 4. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này. 5. Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Mau so 03_Mau hop dong tiep can nguon gen va chia se loi ich.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.10. Thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điều 21.2.NĐ.4.18. Thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.LQ.59. Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 59 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Các điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm: a) Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; b) Đã ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen; c) Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có: a) Đơn đề nghị tiếp cận nguồn gen; b) Bản sao hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. 3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Mục đích sử dụng nguồn gen; c) Địa điểm tiếp cận nguồn gen; d) Các hoạt động được thực hiện liên quan đến nguồn gen; đ) Định kỳ báo cáo kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại liên quan đến nguồn gen được tiếp cận. 4. Các trường hợp không cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có: a) Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; b) Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia. 5. Trường hợp vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền cấp phép tiếp cận nguồn gen mà không cần phải có sự đồng ý của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. 6. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen; Điều 21.2.LQ.58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích)
Điều 21.2.NĐ.4.16. Nội dung và thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 16 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm. 3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền đưa nguồn gen đó ra nước ngoài, trừ trường hợp nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen bị cấm, hạn chế xuất khẩu. Mau so 04_Mau giay tiep can nguon gen.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.LQ.60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen (Điều 60 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các quyền sau đây: a) Điều tra, thu thập nguồn gen và các hoạt động khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen; b) Đưa nguồn gen không thuộc Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật; c) Kinh doanh sản phẩm sản xuất từ nguồn gen được phép tiếp cận; d) Quyền khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. 2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây: a) Tuân thủ các quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen; b) Báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen về kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen; c) Chia sẻ lợi ích thu được với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen; d) Nghĩa vụ khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.16. Nội dung và thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen)
Điều 21.2.LQ.61. Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen (Điều 61 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ cho các bên sau đây: a) Nhà nước; b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen; c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen. 2. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ trên cơ sở hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen)
Điều 21.2.NĐ.1.19. Quản lý và chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen (Điều 19 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010, bị bãi bỏ bởi Điều 28 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen được chia sẻ cho các bên có liên quan thông qua các hình thức sau đây: a) Chia sẻ kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại và lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm thương mại của nguồn gen; b) Hợp tác nghiên cứu và phát triển nguồn gen; thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan đến nguồn gen; c) Chuyển giao công nghệ phát triển nguồn gen cho bên cung cấp nguồn gen; d) Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen; đ) Đóng góp phát triển kinh tế địa phương, phát triển các công trình công cộng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo; e) Các hình thức chia sẻ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật; g) Các hình thức khác theo văn bản thỏa thuận và quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen; h) Quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 2. Tổng lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen chia sẻ cho các bên có liên quan được xác định thông qua quá trình cấp giấy phép, thoả thuận giữa các bên nhưng không thấp hơn 30% tổng lợi ích thu được quy đổi thành tiền. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý.
Điều 21.2.NĐ.1.20. Cung cấp, chia sẻ và công khai thông tin về nguồn gen (Điều 20 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010, bị bãi bỏ bởi Điều 28 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ sở dữ liệu hoặc thông tin về nguồn gen có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen. 2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chia sẻ các thông tin về nguồn gen phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. 3. Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc các thông tin về nguồn gen do cơ quan nhà nước quản lý phải được công khai để nhân dân được biết, trừ các thông tin bí mật nhà nước. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công khai cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen trên trang thông tin điện tử của Bộ để tổ chức, cá nhân được tiếp cận thông tin.
Điều 21.2.NĐ.4.21. Các loại hình lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (Điều 21 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Các lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen bao gồm lợi ích bằng tiền hoặc lợi ích không bằng tiền. 2. Các lợi ích bằng tiền, bao gồm: a) Tiền thu thập mẫu vật di truyền; b) Tiền bản quyền; c) Tiền nhượng quyền thương mại; d) Các khoản tiền thanh toán một lần hoặc theo đợt theo thỏa thuận; đ) Các lợi ích bằng tiền khác phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn gen. 3. Các lợi ích không bằng tiền, bao gồm: a) Chia sẻ kết quả nghiên cứu; b) Quyền được tham gia hoạt động hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại; c) Quyền được tiếp cận với thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan; d) Chuyển giao công nghệ cho Bên cung cấp nguồn gen; đ) Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen; e) Quyền sở hữu trí tuệ chung tương ứng với tỷ lệ đóng góp đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen; g) Các lợi ích không bằng tiền khác.
Điều 21.2.NĐ.4.22. Cách thức chia sẻ lợi ích bằng tiền (Điều 22 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích bằng tiền đối với sản phẩm được tạo ra từ quá trình sử dụng nguồn gen không thấp hơn 1% tổng doanh thu hàng năm của sản phẩm đó. 2. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích bằng tiền thu được từ việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen; sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ việc sử dụng nguồn gen phải đảm bảo cho Bên cung cấp không thấp hơn 2% tổng giá trị chuyển giao hoặc tổng tiền thu được từ việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ. 3. Tổng lợi ích bằng tiền từ việc tiếp cận, sử dụng nguồn gen được chia sẻ cho các bên liên quan như sau: a) Bên cung cấp là Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu bảo tồn, Chủ cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen thuộc nhà nước quản lý, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được nhà nước giao quản lý được chia sẻ 30% lợi ích bằng tiền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; 70% lợi ích bằng tiền thu được còn lại nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; b) Bên cung cấp là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen được chia sẻ 50% lợi ích bằng tiền được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; 50% lợi ích bằng tiền thu được còn lại nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Điều 21.2.NĐ.4.23. Chia sẻ lợi ích không bằng tiền (Điều 23 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Việc chia sẻ lợi ích không bằng tiền phát sinh từ hoạt động sử dụng nguồn gen do các bên thỏa thuận và được ghi nhận tại Hợp đồng. 2. Các đối tượng được chia sẻ lợi ích không bằng tiền, bao gồm: Bên cung cấp, đối tác trong nước của Bên tiếp cận là tổ chức nước ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan khác. 3. Khi công bố các kết quả nghiên cứu khoa học hoặc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen, các tổ chức, cá nhân phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen đã tiếp cận.
Điều 21.2.NĐ.4.24. Đăng tải Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Điều 24 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản hoặc quyết định về việc xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen, cấp, gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gửi 01 bản chính của các văn bản, quyết định này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia. 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đăng tải để công bố, hủy Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích và các vấn đề liên quan trên Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học theo quy định tại Nghị định thư Nagoya. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.63. Điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn gen; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)
Điều 21.2.NĐ.4.25. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Điều 25 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) 1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép như sau: a) Báo cáo hoạt động trong thời gian tiếp cận nguồn gen ghi tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen; b) Định kỳ 02 năm một lần, báo cáo về tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen; c) Báo cáo đột xuất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 2. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định này, chậm nhất sau 03 tháng, kể từ ngày kết thúc chương trình học tập, nghiên cứu, có trách nhiệm báo cáo về kết quả học tập, nghiên cứu, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, hướng dẫn thực hiện mẫu báo cáo tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.63. Điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn gen; Điều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi) LƯU GIỮ, BẢO QUẢN MẪU VẬT DI TRUYỀN; ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN; QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ NGUỒN GEN; BẢN QUYỀN TRI THỨC TRUYỀN THỐNG VỀ NGUỒN GEN
Điều 21.2.LQ.62. Lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền (Điều 62 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu, nhân giống, lai tạo giống, ứng dụng và phát triển nguồn gen. 2. Tổ chức, cá nhân phát hiện, lưu giữ mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên có trách nhiệm báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp xử lý. 3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền để hình thành ngân hàng gen phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 21.2.LQ.63. Điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn gen (Điều 63 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện chương trình điều tra, thu thập, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuộc phạm vi quản lý và cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu về nguồn gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen. 2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp thông tin về nguồn gen để xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen và bảo đảm quyền được tiếp cận cơ sở dữ liệu về nguồn gen. 3. Chính phủ quy định cụ thể việc cung cấp thông tin về nguồn gen. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.24. Đăng tải Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Điều 21.2.NĐ.4.25. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích)
Điều 21.2.NĐ.4.26. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (Điều 26 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017) a) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Nghị định này; b) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen; c) Thiết lập và vận hành Cổng thông tin điện tử, hệ thống đăng ký, báo cáo qua mạng thông tin điện tử về nguồn gen, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen; d) Hướng dẫn chi tiết việc tiếp cận tri thức truyền thống về nguồn gen; đ) Phối hợp với các bộ có liên quan hướng dẫn chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen. b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuộc phạm vi quản lý, có trách nhiệm cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen với Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Bộ Y tế có trách nhiệm: a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện các quy định của Nghị định này; b) Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen dược liệu theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen dược liệu phục vụ hoạt động thẩm định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. 4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm: a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham gia hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen phục vụ hoạt động thẩm định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo lĩnh vực quản lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có). a) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen trên địa bàn quản lý; b) Cung cấp thông tin, dữ liệu về nguồn gen trên địa bàn quản lý theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: a) Thực hiện việc xác nhận Hợp đồng theo quy định của Nghị định này; b) Giám sát việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen trên địa bàn quản lý; c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp vi phạm Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc Hợp đồng; d) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoạt động tiếp cận nguồn gen và các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu bằng văn bản.
Điều 21.2.LQ.64. Bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen (Điều 64 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Nhà nước bảo hộ bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen. QUẢN LÝ RỦI RO DO SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN, MẪU VẬT DI TRUYỀN CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN GÂY RA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC
Điều 21.2.LQ.65. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học (Điều 65 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ và phải có các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ và cán bộ chuyên môn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; c) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro theo quy định tại Điều 67 của Luật này. 2. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.67. Công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; Điều 45.1.LQ.15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen; Điều 45.1.LQ.38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu; Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)
Điều 21.2.NĐ.2.4. An toàn sinh học đối với mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen (Điều 4 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen có khả năng tự tạo cá thể mới trong điều kiện tự nhiên được quản lý theo quy định của pháp luật về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen. 2. Mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen không có khả năng tự tạo cá thể mới trong điều kiện tự nhiên được quản lý theo quy định của pháp luật về an toàn sinh học đối với sản phẩm của sinh vật biến đổi gen. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)
Điều 21.2.NĐ.2.8. Trách nhiệm quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi (Điều 8 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lưu giữ sinh vật biến đổi gen phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro để bảo đảm an toàn sinh học theo quy định của pháp luật. 2. Khi xảy ra rủi ro, tổ chức, cá nhân phải khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục rủi ro, kịp thời báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra rủi ro. 3. Tổ chức, cá nhân không tuân thủ các biện pháp quản lý rủi ro thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý rủi ro và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có rủi ro xảy ra.
Điều 21.2.NĐ.2.9. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen (Điều 9 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, thanh tra liên ngành, đột xuất việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen.
Điều 21.2.NĐ.2.13. An toàn sinh học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (Điều 13 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải được tiến hành trong khuôn khổ đề tài, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Trường hợp đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen được tạo ra từ sinh vật cho và sinh vật nhận có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi thì phải được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép. 2. Thuyết minh đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải có nội dung an toàn sinh học. Trường hợp đề tài, dự án cần nhập khẩu sinh vật biến đổi gen để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thì trong thuyết minh đề tài, dự án phải cung cấp thông tin theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này. 3. Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định về an toàn sinh học. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung an toàn sinh học trong Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Phu luc 1_Thong tin can cung cap trong truong hop van chuyen van chuyen qua canh nhap khau sinh vat bien doi gen.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng)
Điều 21.2.TT.3.1. (Điều 1 Thông tư số 13/2013/TT-BTNMT Quy định Quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát hiện sinh vật biến đổi gen bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng axít deoxyribonucleic ngày 21/06/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2013) Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát hiện sinh vật biến đổi gen bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng axít deoxyribonucleic.
Điều 21.2.LQ.66. Lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biển đổi gen đối với đa dạng sinh học (Điều 66 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học. 2. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Mô tả biện pháp đánh giá rủi ro; b) Mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học; c) Biện pháp quản lý rủi ro. 3. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định. 4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học và việc cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học.
Điều 21.2.NĐ.2.5. Nguyên tắc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi (Điều 5 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 1. Việc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen phải bảo đảm tính khoa học, minh bạch; được tiến hành theo các phương pháp, kỹ thuật trong nước và quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận. 2. Việc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen được tiến hành theo từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào sinh vật biến đổi gen, mục đích sử dụng và môi trường tiếp nhận sinh vật biến đổi gen đó. 3. Rủi ro của sinh vật biến đổi gen được đánh giá trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa sinh vật biến đổi gen và sinh vật nhận trong cùng điều kiện. 4. Sinh vật biến đổi gen là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đồng thời tuân thủ các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thì được phóng thích vào môi trường, sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Điều 21.2.NĐ.2.6. Nội dung đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi (Điều 6 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Xác định nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khoẻ con người và vật nuôi. 2. Xác định các biện pháp an toàn để phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi. Phu luc 4_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro cua sinh vat bien doi gen doi voi moi truong va da dang sinh hoc.docx Phu luc 5_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro doi voi sinh vat bien doi gen doi voi suc khoe con nguoi.docx Phu luc 6_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro sinh vat bien doi gen doi voi vat nuoi.docx
Điều 21.2.NĐ.2.7. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi (Điều 7 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 2. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V và Phụ lục VI của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP.  Trường hợp sinh vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp, trong báo cáo đánh giá rủi ro phải cung cấp các dữ liệu bổ sung về sự tương tác của các gen chuyển trong cấu trúc, tính bảo tồn toàn vẹn về cấu trúc, chức năng và biểu hiện của gen mục tiêu trong sinh vật nhận. 3. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. 4. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi là căn cứ để cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Điều 21.2.TT.2.21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân (Điều 21 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hàng năm báo cáo việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học theo yêu cầu tại Giấy chứng nhận an toàn sinh học, gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi giải phóng cây biến đổi gen ra môi trường.
Điều 21.2.NĐ.2.10. Yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (Điều 10 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý khoa học công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2. Hoạt động nghiên cứu tạo ra, phân tích, thử nghiệm cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chỉ được phép thực hiện tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.11. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; Điều 21.2.LQ.12. Căn cứ lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng)
Điều 21.2.NĐ.2.11. Điều kiện đối với Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen (Điều 11 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Có cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; b) Có trang thiết bị phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; c) Có quy trình vận hành Phòng thí nghiệm bảo đảm các yêu cầu về an toàn sinh học. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng; Điều 21.2.NĐ.2.12. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen)
Điều 21.2.NĐ.2.12. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen (Điều 12 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. 2. Tổ chức đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải nộp ba (03) bộ hồ sơ cho Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ; b) Bản sao các quyết định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; c) Thuyết minh về năng lực của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ; d) Tài liệu liên quan chứng minh Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 của Nghị định này. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho tổ chức về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. 4. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Kết quả thẩm định của Hội đồng là căn cứ để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. 5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Trường hợp không công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức đăng ký công nhận biết. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen; định kỳ kiểm tra hoạt động của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Trường hợp vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 11 của Nghị định này, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. 7. Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan về việc công nhận hoặc thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng; Điều 21.2.NĐ.2.11. Điều kiện đối với Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen)
Điều 21.2.NĐ.2.14. Yêu cầu đối với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 14 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Sinh vật biến đổi gen khi sử dụng để phóng thích, bao gồm nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường phải được khảo nghiệm. 2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải được thực hiện từng bước, từ khảo nghiệm hạn chế đến khảo nghiệm diện rộng. Khu vực khảo nghiệm phải cách xa khu bảo tồn và khu vực đông dân cư theo quy định. Khảo nghiệm hạn chế được thực hiện trong điều kiện cách ly theo quy định. Khảo nghiệm diện rộng được triển khai ở các vùng sinh thái, không cần phải cách ly nhưng phải có các biện pháp quản lý, giám sát phù hợp. 3. Khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khoẻ con người và vật nuôi mà không kiểm soát được, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm và cơ sở khảo nghiệm phải chấm dứt khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý rủi ro, đồng thời tiêu hủy sinh vật biến đổi gen. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết nội dung quy định tại khoản 2 của Điều này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng; Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)
Điều 21.2.NĐ.2.15. Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 15 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 1. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là quá trình theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. 2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Nguy cơ trở thành sinh vật gây hại; b) Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích; c) Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh. Đối với đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen bao gồm: đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất; đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác thực vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học; d) Nguy cơ trôi gen; đ) Các tác động bất lợi khác.
Điều 21.2.NĐ.2.16. Điều kiện công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 16 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 1. Tổ chức được công nhận là Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; b) Có cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; c) Có quy trình khảo nghiệm bảo đảm các yêu cầu về an toàn sinh học.
Điều 21.2.NĐ.2.17. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 17 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 2. Tổ chức đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là các đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Tổ chức đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải nộp 01 bộ hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Thuyết minh về năng lực của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. 5. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen theo quy định tại Điều 17a Nghị định này. Kết quả thẩm định của Hội đồng là căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp không công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức đăng ký biết. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hoạt động của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp vi phạm một trong các yêu cầu quy định tại Điều 16 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 8. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định công nhận hoặc thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 21.2.NĐ.2.17a. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen (Điều 17a Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen bao gồm ít nhất 09 thành viên: Chủ tịch là đại diện của cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch là đại diện cơ quan thường trực thẩm định và các Ủy viên là đại diện của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế và các chuyên gia. Trong đó, 02 Ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định một đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định. 2. Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rúi ro sinh vật biến đổi gen có trách nhiệm: a) Thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; b) Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, đánh giá kết quả khảo nghiệm và tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm và công nhận kết quả khảo nghiệm. 3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng. 4. Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt). Cơ quan thường trực thẩm định tổ chức các phiên họp Hội đồng đối với mỗi hồ sơ, ghi biên bản nội dung từng phiên họp. Phiên họp đầu tiên, chủ trì phiên họp phân công 01 Thư ký hội đồng và 02 Ủy viên phản biện. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị bổ sung từ 02 đến 03 nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan là phản biện độc lập đối với hồ sơ. 5. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể yêu cầu cơ quan thường trực thẩm định mời đại diện tổ chức đăng ký tham dự phiên họp để cung cấp bổ sung thông tin, trả lời câu hỏi của các thành viên Hội đồng hoặc ý kiến của công chúng. 6. Trên cơ sở biên bản các phiên họp, Thư ký Hội đồng hoàn thiện báo cáo đánh giá hồ sơ và ý kiến kết luận của Hội đồng để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mau 03.NĐ118.doc
Điều 21.2.NĐ.2.17b. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 17b Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 1. Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc rách, nát. 2. Hồ sơ cấp lại bao gồm: a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp trong trường hợp bị rách, nát. 3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
Điều 21.2.NĐ.2.18. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 18 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 2. Tổ chức đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen nộp 01 bộ hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và Kế hoạch khảo nghiệm quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP. Trường hợp đối với thực vật biến đổi gen, áp dụng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; c) Bản chụp Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; d) Trường hợp sinh vật biến đổi gen nhập khẩu để khảo nghiệm đánh giá rủi ro thì phải có tài liệu chứng minh sinh vật biến đổi gen đó đã được các quốc gia trên thế giới cho phép sử dụng để phóng thích vào môi trường. Trường hợp sinh vật biến đổi gen được tạo ra trong nước thì phải có tài liệu chứng minh sinh vật biến đổi gen đó là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. 4. Trong thời hạn 30 ngày đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm hạn chế và 45 ngày đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm diện rộng, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen thẩm định hồ sơ. Kết quả thẩm định của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen là căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp từ chối cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký, đồng thời nêu rõ lý do. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu của Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen khi tổ chức được cấp Giấy phép khảo nghiệm vi phạm một trong các trường hợp sau: a) Cung cấp sai thông tin về tên của sinh vật biến đổi gen; b) Tiến hành khảo nghiệm sai thời gian, địa điểm và quy mô khảo nghiệm mà chưa được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Không tuân thủ Thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 8. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định cấp hoặc thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mẫu số 04.05.NĐ 118.doc Phu luc 2_Thuyet minh dang ky khao nghiem sinh vat bien doi gen.docx Phu luc 3_Ke hoach khao nghiem sinh vat bien doi gen.docx
Điều 21.2.NĐ.2.19. Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 19 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Mẫu số 06.NĐ118.doc
Điều 21.2.NĐ.2.19a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 19a Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được cấp lại trong các trường hợp sau: a) Thay đổi thông tin về tổ chức được cấp phép tại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp; b) Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bị mất hoặc rách, nát. a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát; c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp; gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Mẫu số 07.NĐ118.doc
Điều 21.2.NĐ.2.20. Trách nhiệm thực hiện khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 20 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định trong Giấy phép và Kế hoạch khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được phê duyệt; định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình triển khai khảo nghiệm theo Kế hoạch khảo nghiệm đã được phê duyệt. 2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau khi hoàn thành hoặc dừng việc khảo nghiệm phải tiến hành các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn sinh học. 3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công nhận.    Trong trường hợp dừng việc khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen thì chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày dừng khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về quá trình khảo nghiệm và nêu rõ lý do dừng khảo nghiệm. 4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và phải cung cấp dữ liệu liên quan đến khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Điều 21.2.NĐ.2.21. Công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (Điều 21 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020) 1. Tổ chức đăng ký gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. 2. Trong thời hạn 30 ngày đối với việc công nhận kết quả khảo nghiệm hạn chế, 45 ngày đối với việc công nhận kết quả khảo nghiệm diện rộng, kể từ ngày nhận báo cáo hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. 3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp từ chối công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức đăng ký bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do. 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mẫu số 08.NĐ118.doc
Điều 21.2.NĐ.2.22. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học (Điều 22 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) Sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Sinh vật biến đổi gen đã được khảo nghiệm trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu. 2. Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn sinh học kết luận là an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.
Điều 21.2.TT.2.3. Các nhóm cây trồng biến đổi gen thuộc đối tượng được xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học (Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013) 1. Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) được tạo thành do kết quả từ việc chuyển một hoặc nhiều gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen. 2. Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (stacked transformation event) được tạo thành do kết quả từ một trong hai quá trình sau đây: a) Chuyển các gen quy định nhiều tính trạng mong muốn đồng thời bằng công nghệ chuyển gen vào cây trồng chưa chuyển gen; b) Chuyển gen hoặc các gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn vào một cây trồng biến đổi gen.
Điều 21.2.NĐ.2.23. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học (Điều 23 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010) 1.  Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học.  2. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học nộp ba (03) bộ hồ sơ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu; c) Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.  4. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng an toàn sinh học thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. 5. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học lên trang thông tin điện tử về an toàn sinh học để lấy ý kiến công chúng và tổng hợp báo cáo Hội đồng an toàn sinh học. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải. 6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thì phải thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học biết. 7. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải nộp phí đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. 9. Hội đồng an toàn sinh học là tổ chức tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Hội đồng an toàn sinh học bao gồm đại diện các Bộ: Công Thương; Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường, Y tế và một số chuyên gia. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an toàn sinh học. Mẫu số 09.NĐ118.doc
Điều 21.2.TT.2.4. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học (Điều 4 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013) 1. Việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. 2. Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này. 3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.6. Tiếp nhận hồ sơ; Điều 21.2.TT.2.7. Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Điều 21.2.TT.2.8. Cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học)
Điều 21.2.TT.2.5. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học (Điều 5 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013) 1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm: a) Một (01) đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này; b) Mười (10) bản báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu (trong đó, có một (01) bản chính và chín (09) bản sao) kèm theo một (01) bản sao văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm; c) Mười (10) bản báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học (sau đây gọi tắt là Báo cáo đánh giá rủi ro) kèm theo tệp tin điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này; d) Một (01) tệp tin điện tử chứa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này. 2. Tổ chức, cá nhân đăng ký có trách nhiệm: a) Nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định hiện hành chậm nhất sau năm (05) ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chấp nhận hồ sơ đăng ký là hợp lệ; b) Cung cấp bổ sung thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Phu luc 1_Mau don dang ky cap giay chung nhan an toan sinh hoc.docx Phu luc 2_Mau bao cao danh gia rui ro cua cay trong bien doi gen doi voi moi truong va da dang sinh hoc.docx Phu luc 3_Mau thong tin ve bao cao danh gia rui ro cua cay trong bien doi gen doi voi moi truong va da dang sinh hoc.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.7. Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học)