Nội dung
stringlengths
4
143k
Điều 21.2.LQ.12. Căn cứ lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 12 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương. 2. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước. 3. Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 4. Kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước đó. 5. Hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn. 6. Nhu cầu bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học của địa phương. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.10. Yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen)
Điều 21.2.LQ.13. Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 13 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 2. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh. 3. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn. 4. Nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 5. Tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 21.2.LQ.14. Lập, thẩm định, thông qua, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 14 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. 2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, thông qua, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 21.2.NĐ.1.4. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 4 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, thẩm định và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo trình tự, thủ tục sau đây: a) Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan; c) Thẩm định dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì việc thẩm định. Hội đồng thẩm định liên ngành chịu trách nhiệm thẩm định về nội dung, tính khả thi của dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thành phần của Hội đồng thẩm định liên ngành gồm 9 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các thành viên là lãnh đạo của các sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Y tế; đại diện cấp Vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học. 3. Hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có: a) Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung uơng; c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được thẩm định; d) Ý kiến của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.10. Phân loại đất; Điều 21.2.NĐ.1.6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học)
Điều 21.2.LQ.15. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 15 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN KHU BẢO TỒN
Điều 21.2.LQ.16. Khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn (Điều 16 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Khu bảo tồn bao gồm: a) Vườn quốc gia; b) Khu dự trữ thiên nhiên; c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; d) Khu bảo vệ cảnh quan. 2. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, giá trị đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp. 3. Khu bảo tồn phải được thống kê, kiểm kê diện tích; xác lập vị trí trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển. 4. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí phân cấp khu bảo tồn. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 4. Phân loại rừng; Điều 49. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng; Điều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng; Điều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004)
Điều 21.2.NĐ.1.7. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn (Điều 7 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 của Luật Đa dạng sinh học. 2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây: a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó; b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng. 3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây: a) Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư; 4. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây: a) Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia; 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc tế, quốc gia, địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho vùng sinh thái và hệ sinh thái đại diện cho các hệ sinh thái tự nhiên của địa phương; cảnh quan, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên; các giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.17. Vườn quốc gia; Điều 21.2.LQ.18. Khu dự trữ thiên nhiên; Điều 21.2.LQ.19. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Điều 21.2.LQ.20. Khu bảo vệ cảnh quan)
Điều 21.2.LQ.18. Khu dự trữ thiên nhiên (Điều 18 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Khu dự trữ thiên nhiên gồm có: a) Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia; b) Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh. 2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây: a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. 3. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 4. Phân loại rừng của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004; Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; Điều 21.2.NĐ.1.7. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn)
Điều 21.2.LQ.19. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh (Điều 19 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh gồm có: a) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia; b) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh. 2. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây: a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục. 3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn.
Điều 21.2.LQ.20. Khu bảo vệ cảnh quan (Điều 20 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Khu bảo vệ cảnh quan gồm có: a) Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia; b) Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh. 2. Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây: a) Có hệ sinh thái đặc thù; b) Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; c) Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. 3. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 4. Phân loại rừng; Điều 25. Cho thuê rừng; Điều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng; Điều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004; Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; Điều 21.2.NĐ.1.7. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn)
Điều 21.2.LQ.21. Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn (Điều 21 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu để xác lập khu bảo tồn. 2. Thực trạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài hoang dã khác, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên. 3. Diện tích đất, mặt nước; hiện trạng sử dụng đất, mặt nước; số lượng dân cư sống tại nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 4. Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích dự kiến thành lập khu bảo tồn. 5. Vị trí địa lý, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn. 6. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn. 7. Tổ chức quản lý khu bảo tồn. 8. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn. 9. Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia)
Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia (Điều 22 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Việc lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ. 2. Trình tự, thủ tục lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau: a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn theo các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này và lập dự án thành lập khu bảo tồn; b) Tổ chức lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân các cấp, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn; c) Tổ chức thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia gồm có: a) Văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn của cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; b) Dự án thành lập khu bảo tồn với các nội dung quy định tại Điều 21 của Luật này; c) Ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này và ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; d) Kết quả thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 17. Vườn quốc gia; Điều 21.2.LQ.18. Khu dự trữ thiên nhiên; Điều 21.2.LQ.19. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Điều 21.2.LQ.20. Khu bảo vệ cảnh quan; Điều 21.2.LQ.21. Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn; Điều 21.2.LQ.23. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; Điều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn)
Điều 21.2.NĐ.1.8. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia (Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng, vùng biển có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này. 3. Thành phần của Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 7 thành viên theo quy định sau đây: a) Đối với Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên là lãnh đạo của các sở, ban, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện cấp Vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học; b) Đối với Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm b và c, khoản 1 Điều này: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện cấp Vụ của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến xây dựng dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học. 4. Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm: a) Mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn; b) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn; c) Các dự án phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn; d) Quy chế quản lý khu bảo tồn; đ) Các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh để Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chính thức bằng văn bản, trước khi trình Thủ tướng quyết định thành lập. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.2.NĐ.4.9. Thành lập khu rừng đặc dụng)
Điều 21.2.LQ.23. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia (Điều 23 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia. 2. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm; b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn; e) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn. 3. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được gửi đến Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn, cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; Điều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn)
Điều 21.2.LQ.24. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh (Điều 24 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Căn cứ vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Uỷ ban nhân dân các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn)
Điều 21.2.TT.11.3. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/11/2020) 1. Mẫu báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (sau đây gọi là báo cáo), bao gồm: a) Báo cáo hoạt động tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; c) Báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu đối với nguồn gen đã được cho phép đưa ra nước ngoài theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo là tiếng Việt và được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau: a) Bản giấy: đối với tổ chức: là bản có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, dấu của tổ chức thực hiện báo cáo (nếu có); đối với cá nhân: là bản có chữ ký, ghi rõ họ tên của cá nhân thực hiện báo cáo và xác nhận của tổ chức đã bảo lãnh cho cá nhân (nếu có); b) Bản điện tử: được thể hiện dưới dạng ảnh (định dạng pdf) của báo cáo giấy theo quy định tại điểm a khoản này hoặc dưới dạng tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của người đại diện theo pháp luật của tổ chức thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm gửi báo cáo theo thời hạn sau: a) Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc hoạt động thu thập mẫu nguồn gen theo Kế hoạch tiếp cận nguồn gen được ban hành kèm theo Quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có trách nhiệm báo cáo hoạt động tiếp cận nguồn gen quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Định kỳ 2 năm một lần (trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc năm thứ 2 theo hiệu lực của Quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen) có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này, chậm nhất sau 3 tháng, kể từ ngày kết thúc chương trình học tập, nghiên cứu có trách nhiệm báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu đối với nguồn gen đã được cho phép đưa ra nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. 5. Báo cáo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua các phương thức khác theo quy định pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp phép. Báo cáo phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực của thông tin, số liệu báo cáo và tổ chức, cá nhân lập báo cáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã cung cấp trong báo cáo.
Điều 21.2.LQ.26. Phân khu chức năng và ranh giới khu bảo tồn (Điều 26 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Khu bảo tồn có các phân khu chức năng sau đây: a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; b) Phân khu phục hồi sinh thái; c) Phân khu dịch vụ - hành chính. 2. Khu bảo tồn phải được cắm mốc để xác lập ranh giới; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn phải được xác định diện tích, vị trí trên thực địa hoặc tọa độ trên mặt nước biển. 3. Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn tổ chức việc cắm mốc phân định ranh giới khu bảo tồn.
Điều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn (Điều 27 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý khu bảo tồn theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ. 2. Việc quản lý khu bảo tồn phải được thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý khu bảo tồn. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; Điều 21.2.LQ.23. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; Điều 21.2.LQ.24. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; Điều 21.2.LQ.33. Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn)
Điều 21.2.NĐ.1.9. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn (Điều 9 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các khu bảo tồn có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng trên cạn, vùng biển có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 21.2.NĐ.1.11. Chuyển tiếp khu bảo tồn đã được thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực (Điều 11 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2012 việc rà soát các khu bảo tồn đã được thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực. 2. Rà soát việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu của khu bảo tồn theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, Nghị định này. Các khu bảo tồn không đáp ứng các tiêu chí chủ yếu thì phải thành lập dự án chuyển đổi. 3. Trách nhiệm lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng trên cạn, vùng biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; c) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này. 4. Cơ quan có trách nhiệm lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn quy định tại khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển đổi khu bảo tồn.
Điều 21.2.LQ.28. Tổ chức quản lý khu bảo tồn (Điều 28 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Khu bảo tồn cấp quốc gia có Ban quản lý. Ban quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính. 2. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo tồn cấp tỉnh được giao cho Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
Điều 21.2.LQ.29. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn (Điều 29 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây: 1. Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn; 2. Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; 3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn; 4. Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật; 5. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn; 6. Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn; 7. Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.16. Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ)
Điều 21.2.LQ.30. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn (Điều 30 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Tham gia, hưởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu bảo tồn; c) Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật; d) Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn; đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Điều này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.1.10. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn)
Điều 21.2.NĐ.1.10. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn (Điều 10 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn là các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai. 2. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 30 Luật Đa dạng sinh học và các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Được ưu tiên khai thác đất, mặt nước, rừng phục vụ canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác không bị pháp luật cấm; b) Được ưu tiên lập dự án khai thác khu bảo tồn phục vụ du lịch sinh thái và các hoạt động dịch vụ khác không trái với quy định của pháp luật; c) Được ưu tiên tuyển dụng, tham gia quản lý khu bảo tồn; d) Được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác các nguồn lợi, các dự án hỗ trợ khu bảo tồn, từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật; đ) Có nghĩa vụ bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.30. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn)
Điều 21.2.LQ.31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn (Điều 31 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) Tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan; 2. Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen và các hoạt động hợp pháp khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật; 3. Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn; 4. Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật; 5. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21.2.LQ.32. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn (Điều 32 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và phải được xác định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển. 2. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 3. Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn. Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn. (Điều này có nội dung liên quan đến Mục 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)
Điều 21.2.LQ.33. Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn (Điều 33 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Định kỳ 3 năm một lần, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học củakhu bảo tồn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này. 2. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Thực trạng, tình trạng phục hồi và kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; b) Thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong khu bảo tồn; c) Yêu cầu đặt ra đối với bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn; d) Hiện trạng sử dụng đất trong khu bảo tồn. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN
Điều 21.2.LQ.34. Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên (Điều 34 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Các hệ sinh thái tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững. 2. Hệ sinh thái rừng tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Hệ sinh thái tự nhiên trên biển phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.35. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên; Điều 21.2.LQ.36. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng)
Điều 21.2.LQ.35. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên (Điều 35 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Đất ngập nước tự nhiên là vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất. 2. Việc thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên và xác lập vị trí, diện tích vùng đất ngập nước tự nhiên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.34. Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên)
Điều 21.2.NĐ.5.3. Nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước (Điều 3 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước. 2. Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước. 3. Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.
Điều 21.2.NĐ.5.4. Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước (Điều 4 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm: 1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar. 2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước và từng địa phương. 3. Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng; lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc. 4. Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn. 5. Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. 6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng. 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Điều 21.2.NĐ.5.5. Các hoạt động khuyến khích trên vùng đất ngập nước (Điều 5 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư đầu tư, tham gia vào các hoạt động sau đây: 1. Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và loài chim di cư tại vùng đất ngập nước. 2. Phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng, các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên đã bị suy thoái hoặc bị khai thác quá mức; duy trì và phòng ngừa sự biến đổi các đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước. 3. Giám sát các hoạt động trên vùng đất ngập nước quan trọng; phát hiện và thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng. 4. Thực hiện mô hình sinh kế bền vững về môi trường, mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, các hoạt động du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.
Điều 21.2.NĐ.5.6. Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước (Điều 6 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) Các vùng đất ngập nước phải được thống kê, kiểm kê và công bố theo quy định của pháp luật về đất đai; pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Điều 21.2.NĐ.5.7. Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước (Điều 7 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Các vùng đất ngập nước được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững. 2. Thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước: a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển; diện tích (ha) vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước; b) Các chức năng, dịch vụ hệ sinh thái cơ bản; các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của vùng đất ngập nước; c) Các loài cư trú, sinh sống và phát triển trên vùng đất ngập nước, bao gồm các loài bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, di cư; loài và số lượng cá thể chim nước; d) Các mối đe dọa, hình thức bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước. 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá đối với các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và đề xuất các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 21.2.NĐ.5.8. Tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng (Điều 8 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Vùng đất ngập nước quan trọng là vùng đất ngập nước có diện tích từ 50 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc từ 5 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa, có chứa hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau: a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái; b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm hoặc của 1.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên hoặc nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của ít nhất một loài thủy sản có giá trị; c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái cho một vùng sinh thái của địa phương, liên tỉnh, quốc gia, quốc tế; d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với địa phương, quốc gia, quốc tế. 2. Vùng đất ngập nước quan trọng được phân cấp thành vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia và vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương. 3. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia là vùng đất ngập nước quan trọng có diện tích từ 5.000 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc vùng có diện tích từ 300 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau: a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái liên tỉnh hoặc quốc gia; b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu hoặc 05 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc của 10.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên; c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái của một vùng liên tỉnh hoặc quốc gia; d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với quốc gia. 4. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 21.2.NĐ.5.9. Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng (Điều 9 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng có các nội dung cơ bản sau: a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước; b) Diện tích vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước; c) Tiêu chí đáp ứng vùng đất ngập nước quan trọng và phân cấp vùng đất ngập nước quan trọng; d) Hình thức quản lý, bảo tồn vùng đất ngập nước. 2. Trên cơ sở đề xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tổ chức thẩm định và ban hành Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc. 3. Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng: a) Định kỳ 05 năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi cả nước; b) Trong trường hợp có biến động về diện tích các vùng đất ngập nước quan trọng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có liên quan gửi kết quả thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng. 4. Các vùng đất ngập nước quan trọng trong Danh mục được công bố là một nội dung của quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch tỉnh.
Điều 21.2.NĐ.5.10. Quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng (Điều 10 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm: a) Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước, các kiểu đất ngập nước; b) Chế độ thủy văn, chất lượng môi trường nước, trầm tích đáy; c) Đa dạng sinh học và mối đe dọa. 2. Tổ chức thực hiện quan trắc: a) Cơ quan quản lý vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm tổ chức quan trắc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; b) Các điểm quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích trên các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia, địa phương là một bộ phận của mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường quốc gia, địa phương; c) Việc quan trắc chế độ thủy văn trên các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn.
Điều 21.2.NĐ.5.11. Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước (Điều 11 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước là một phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học và bao gồm: a) Các thông tin, dữ liệu về điều tra, kiểm kê, đánh giá và quan trắc các vùng đất ngập nước; b) Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về các vùng đất ngập nước; e) Thông tin, dữ liệu khác liên quan đến các vùng đất ngập nước. 2. Định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.
Điều 21.2.NĐ.5.12. Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 12 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học. 2. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi: a) Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố; b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học. 3. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi: a) Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố; b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Điều 21.2.NĐ.5.13. Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia (Điều 13 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý và gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định. c) Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia. Hội đồng thẩm định bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan. 2. Trình tự lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia: a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này; c) Tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan (đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên), ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia với các nội dung sau: mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn; vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn; kế hoạch quản lý khu bảo tồn; tổ chức quản lý khu bảo tồn và các ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; đ) Lập hồ sơ đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này và trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. 3. Nội dung dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước bao gồm: a) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn đất ngập nước; b) Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, nhân tạo, đặc thù; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan môi trường, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; c) Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất ngập nước; hiện trạng kinh tế và xã hội khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất; d) Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn; đ) Vị trí địa lý, diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; e) Kế hoạch quản lý khu bảo tồn; g) Tổ chức quản lý khu bảo tồn; h) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; i) Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn. 4. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia gồm có: a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn; b) Dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này; c) Ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn; d) Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 5. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia gồm có: a) Văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn đã được hoàn thiện sau họp Hội đồng thẩm định; b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định và các bên liên quan; d) Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đ) Kết quả thẩm định và biên bản họp Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia. 6. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia. 7. Quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có nội dung theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Điều 21.2.NĐ.5.14. Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh (Điều 14 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh: a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh; Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành về Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan. 2. Trình tự lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh như sau: a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh; b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này; c) Tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban ngành có liên quan và ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh; Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban, ngành liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản. d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Nội dung thẩm định bao gồm: mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn; vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn; kế hoạch quản lý khu bảo tồn; tổ chức quản lý khu bảo tồn và ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh. đ) Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập. 3. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm có: a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo Quyết định thành lập khu bảo tồn; b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này; c) Ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban ngành có liên quan, ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong và tiếp giáp với khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn. 4. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm có: a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo Quyết định thành lập khu bảo tồn đã được hoàn thiện sau họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn; b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định và ý kiến của các bên liên quan tại điểm c khoản 3 Điều này; c) Kết quả thẩm định và biên bản họp Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước. 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh. 6. Quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh có các nội dung chủ yếu sau đây: c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn; e) Tổ chức quản lý khu bảo tồn, gồm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý khu bảo tồn; g) Kinh phí vận hành hoạt động khu bảo tồn; h) Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan trong quản lý khu bảo tồn và tổ chức thực hiện quyết định thành lập khu bảo tồn.
Điều 21.2.NĐ.5.15. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 15 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo quy định của Luật đa dạng sinh học. 2. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật đa dạng sinh học và các nhiệm vụ đặc thù sau đây: a) Quản lý các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước theo Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước và quy định của pháp luật có liên quan; b) Tổ chức thực hiện các hoạt động về bảo tồn vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn theo các chương trình, kế hoạch, đề án hoặc đề tài, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; c) Tổ chức triển khai các hoạt động du lịch sinh thái, phương án chia sẻ lợi ích trong sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn đất ngập nước sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; d) Phối hợp với lực lượng kiểm ngư, kiểm lâm, cảnh sát biển, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, các cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh và cộng đồng dân cư thực hiện quản lý, bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước; đ) Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong vùng đất ngập nước quan trọng và chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc vùng đất ngập nước; e) Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 21.2.NĐ.5.16. Xác lập và quản lý các hoạt động trong phân khu chức năng của khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 16 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Các khu bảo tồn đất ngập nước được phân khu chức năng. Các phân khu chức năng phải xác định diện tích; ranh giới, tọa độ trên bản đồ trong dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và đánh dấu, thả mốc ranh giới trên thực địa sau khi có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực được xác lập với diện tích đủ để bảo tồn nguyên vẹn mẫu chuẩn hệ sinh thái đất ngập nước theo diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái này; b) Phân khu phục hồi sinh thái là khu vực được xác lập để phục hồi, bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm đảm bảo khả năng tái tạo hệ sinh thái này; c) Phân khu dịch vụ - hành chính là khu vực được xác lập để phục vụ công tác điều hành, quản lý khu bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. 2. Các hoạt động diễn ra trong từng khu bảo tồn đất ngập nước phải tuân thủ Quy chế quản lý cụ thể của khu bảo tồn do cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này và không trái với các quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này. 3. Quy định đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: a) Không tiến hành các hoạt động: ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh; điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; cư trú trái phép; lấn chiếm đất ngập nước, chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất; phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên và các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước; b) Không triển khai các hoạt động làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước, bao gồm: thay đổi chế độ thủy văn; gây ô nhiễm môi trường; thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái và biến động thành phần loài; c) Không săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và xây dựng công trình, nhà ở, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; d) Bảo vệ sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên của các loài chim nước, chim di cư và bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa; đ) Được thu thập các mẫu vật của các loài sinh vật theo quy định của pháp luật; e) Được thực hiện các biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh, suy thoái hệ sinh thái trong phân khu. 4. Quy định đối với phân khu phục hồi sinh thái: a) Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này; không chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; xây dựng công trình, nhà ở trái phép; không săn bắt các loài chim nước, chim di cư; bảo vệ các loài thuộc các Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa; b) Khoanh nuôi tự nhiên phục hồi các loài thủy sinh, trồng và làm giàu hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng các loài bản địa; khôi phục hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và các sinh cảnh thích hợp của các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; c) Được thả, nuôi phục hồi các loài sinh vật bản địa; phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên trong phân khu; d) Được thu thập mẫu vật các loài sinh vật theo quy định của pháp luật; đ) Được triển khai hoạt động du lịch sinh thái, giải trí theo quy định của pháp luật; e) Thực hiện các giải pháp phòng ngừa biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước trong phân khu. 5. Quy định đối với phân khu dịch vụ hành chính: a) Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này; b) Việc xây dựng công trình hoặc dự án đầu tư phát triển phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, kết hợp với các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong phạm vi khu bảo tồn đất ngập nước phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; c) Được nuôi trồng thủy sản bền vững về môi trường và khoanh nuôi các loài sinh vật bản địa theo quy định của pháp luật; đ) Được thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, giải trí và một số hoạt động khác theo quy định của pháp luật; e) Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong phân khu.
Điều 21.2.NĐ.5.17. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 17 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn là một nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước. 2. Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn triển khai xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn theo nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước: a) Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên; b) Mục tiêu, phạm vi quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn đất ngập nước; c) Các phân khu chức năng của khu bảo tồn, các chương trình về bảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi đa dạng sinh học; kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; d) Các mối đe dọa đến khu bảo tồn đất ngập nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững vùng đất ngập nước; đ) Các đề tài, dự án ưu tiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học; e) Giải pháp và tổ chức thực hiện. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thuộc thẩm quyền quản lý của bộ. Mau 01.02.118.NĐ.doc
Điều 21.2.NĐ.5.18. Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 18 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Cơ quan quản lý khu bảo tồn xây dựng Quy chế quản lý khu bảo tồn sau khi được thành lập và trình cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với Quy chế quản lý khu bảo tồn thuộc địa bàn của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương phải có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. 2. Nội dung cơ bản của Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước bao gồm: a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; b) Ranh giới khu bảo tồn và phân khu chức năng; c) Quản lý các hoạt động trong khu bảo tồn; d) Quyền hạn, trách nhiệm của Tổ chức quản lý khu bảo tồn; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có ranh giới hoặc diện tích nằm trong khu bảo tồn, vùng đệm khu bảo tồn và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các hoạt động của khu bảo tồn; đ) Nguồn lực và tổ chức thực hiện Quy chế. 3. Trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước a) Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
Điều 21.2.NĐ.5.19. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 19 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Tiêu chí xác định vùng đệm: a) Vùng đệm được xác định là khu vực liền kề, bao quanh ranh giới khu bảo tồn đất ngập nước và được xác định theo ranh giới hành chính cấp xã; đối với khu vực không có địa giới hành chính có độ rộng tối thiểu 1.000 mét tính từ ranh giới khu bảo tồn đất ngập nước; b) Phạm vi ranh giới, diện tích vùng đệm được xác định trên bản đồ và thực địa đồng thời với việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước. 2. Vùng đệm được quản lý nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tác động bất lợi tới khu bảo tồn đất ngập nước; hạn chế các dự án, hoạt động gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước. 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có diện tích quản lý nằm trong vùng đệm thực hiện trách nhiệm: a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong địa bàn vùng đệm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm hại đến khu bảo tồn đất ngập nước; b) Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học vùng đệm theo quy định của pháp luật; c) Phối hợp với tổ chức quản lý khu bảo tồn, cơ quan quản lý khu bảo tồn hoặc các bên có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khu bảo tồn trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật. 4. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm: a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm; b) Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên ngành có liên quan trong giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến vùng đệm; c) Chủ trì hoặc phối hợp với các bên liên quan triển khai các dự án đầu tư vùng đệm, giảm áp lực đến đa dạng sinh học khu bảo tồn đất ngập nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hoặc có các hoạt động trong vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm và quyền được tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phát triển bền vững vùng đệm do cơ quan quản lý khu bảo tồn hoặc chính quyền địa phương tổ chức.
Điều 21.2.NĐ.5.20. Chuyển đổi, chuyển hạng, chuyển cấp khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 20 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan có diện tích đất ngập nước chiếm từ 50% diện tích khu bảo tồn trở lên được xem xét chuyển đổi thành khu bảo tồn đất ngập nước và được hưởng chính sách đầu tư về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. 2. Khu bảo tồn đất ngập nước được xem xét để chuyển hạng, chuyển cấp quản lý căn cứ theo tình hình thực tế và tiêu chí phân hạng, phân cấp khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại Điều 12 Nghị định này. 3. Việc chuyển hạng, chuyển cấp quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
Điều 21.2.NĐ.5.21. Điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 21 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Khu bảo tồn đất ngập nước được xem xét điều chỉnh ranh giới, diện tích để phù hợp với thực tiễn quản lý. 2. Việc điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 21.2.NĐ.5.22. Quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng thuộc rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển (Điều 22 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) Các khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển nằm trên hoặc có một phần diện tích đất ngập nước thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau đây: 1. Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trong các kế hoạch, quy chế quản lý khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển. 2. Thực hiện các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, duy trì chế độ thủy văn tự nhiên và đảm bảo chất lượng môi trường nước đối với các vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan. 3. Đánh giá hiện hạng vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển và thực hiện giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học vùng đất ngập nước. 4. Báo cáo định kỳ 03 năm một lần hoặc đột xuất về công tác quản lý vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển cho cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
Điều 21.2.NĐ.5.23. Quản lý các khu Ramsar (Điều 23 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Nội dung quản lý các hoạt động trong khu Ramsar: a) Thực hiện các quy định đối với quản lý khu bảo tồn đất ngập nước; b) Xây dựng và triển khai chương trình bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; kế hoạch quản lý khu Ramsar; quan trắc, đánh giá sự biến động đặc tính sinh thái của khu Ramsar, định kỳ 06 năm một lần; c) Thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin về khu Ramsar theo yêu cầu của cơ quan đầu mối quốc gia Công ước Ramsar và báo cáo kịp thời sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu Ramsar; d) Thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý các khu Ramsar và các yêu cầu về bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước của Ban thư ký Công ước Ramsar. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar; thành lập, vận hành hoạt động mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc. 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề cử, quản lý Các khu Ramsar và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Công ước Ramsar tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 21.2.NĐ.5.24. Tổ chức quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn (Điều 24 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn; xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn trên địa bàn. 2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động trên các vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo Quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 21.2.NĐ.5.25. Quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn (Điều 25 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Yêu cầu đối với các hoạt động trên vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn: a) Duy trì chế độ thủy văn tự nhiên của vùng đất ngập nước; duy trì, bảo vệ các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước; b) Không tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm môi trường vùng đất ngập nước quan trọng; không gây tổn hại đến các loài nguy cấp, quý, hiếm và sinh cảnh của các loài chim nước di cư, chim nước, nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản; c) Bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa của vùng đất ngập nước; d) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; không triển khai các dự án đầu tư gây tổn hại đến chức năng, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng; đ) Triển khai các biện pháp phòng ngừa sự biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng; phục hồi vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái; e) Thực hiện nội dung quy định tại Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. 2. Nội dung cơ bản của Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng gồm có: a) Ranh giới và diện tích vùng đất ngập nước quan trọng; b) Các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và yêu cầu đối với các hoạt động trong vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các yêu cầu cụ thể của hoạt động được phép, không được phép triển khai trong vùng đất ngập nước quan trọng; c) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động trên vùng đất ngập nước, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp có địa bàn quản lý nằm trong hoặc giáp ranh với vùng đất ngập nước quan trọng và các bên có liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng; d) Nguồn lực tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng. 3. Các khu rừng phòng hộ, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 21.2.NĐ.5.26. Chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước quan trọng (Điều 26 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Nguyên tắc chia sẻ lợi ích: a) Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, giữa bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái thuộc vùng đất ngập nước quan trọng; b) Các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức quản lý khu bảo tồn được chia sẻ một phần lợi ích bằng tiền thu được từ các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước hoặc các kết quả nghiên cứu trong khu bảo tồn đất ngập nước để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước. 2. Các bên liên quan được chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng bao gồm: a) Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về vùng đất ngập nước; b) Cộng đồng được tham gia khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật; c) Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật; d) Ủy ban nhân dân các cấp có diện tích thuộc vùng đất ngập nước quan trọng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 3. Các hoạt động chia sẻ lợi ích trên các vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm: a) Khai thác, sử dụng trực tiếp các giá trị, sản phẩm từ vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; b) Các hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị phi vật thể, gồm có: du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và đào tạo, quảng bá sản phẩm, hình ảnh về vùng đất ngập nước quan trọng, khu bảo tồn đất ngập nước. 4. Nội dung cơ bản của phương án chia sẻ lợi ích bao gồm: a) Hiện trạng các dịch vụ hệ sinh thái vùng đất ngập nước, danh mục các lợi ích được chia sẻ; b) Định lượng, thời điểm, phương thức, biện pháp khai thác, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái; c) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được chia sẻ lợi ích; d) Giám sát quản lý, đánh giá tác động của việc khai thác, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước. 5. Trách nhiệm của các bên liên quan được chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước: a) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo phương án chia sẻ lợi ích; b) Thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ứng phó các sự cố gây ô nhiễm môi trường, suy thoái các vùng đất ngập nước quan trọng khi triển khai các hoạt động trên vùng đất ngập nước.
Điều 21.2.NĐ.5.27. Tài chính cho quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước (Điều 27 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước được chi từ các nguồn tài chính sau: a) Ngân sách nhà nước cấp, gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Các nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật ngân sách nhà nước; b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài; c) Các nguồn thu được từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ tại vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật. 2. Nhà nước đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho các hoạt động sau: a) Triển khai các hoạt động về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quy định tại Điều 4 Nghị định này; b) Vận hành bộ máy, các hoạt động quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc. 3. Ưu tiên ngân sách chi thường xuyên từ nguồn sự nghiệp môi trường cho các hoạt động, nhiệm vụ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Điều 21.2.NĐ.5.28. Chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng (Điều 28 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm: a) Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại Điều 5 Nghị định này; b) Hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước. 2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây: a) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; b) Đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar; các mô hình sinh kế bền vững tại vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước và mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng; c) Các hạng mục đầu tư khác liên quan đến quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật. 3. Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây: a) Phục hồi các sinh cảnh, môi trường sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phục hồi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái; b) Bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim di cư, chim nước thuộc các vùng đất ngập nước quan trọng; c) Chuyển đổi các sinh kế bền vững về môi trường và hài hòa với thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Điều 21.2.NĐ.5.29. Phát triển nguồn nhân lực và huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước (Điều 29 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Phát triển nguồn nhân lực về quản lý vùng đất ngập nước: a) Kiện toàn tổ chức quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng từ trung ương đến địa phương; b) Tăng cường năng lực về quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường ở trung ương và địa phương; c) Nâng cao kỹ năng quản trị tài nguyên đất ngập nước cho các tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, cộng đồng dân cư và các bên liên quan đến các vùng đất ngập nước quan trọng. 2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước: a) Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thông tin liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật; được đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tham gia trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; b) Thúc đẩy các phương thức quản lý, đồng quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng với sự tham gia của cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp và các bên có liên quan trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng; phát triển các mô hình cộng đồng quản lý bền vững vùng đất ngập nước quan trọng; c) Nâng cao trách nhiệm và đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng; d) Bảo tồn và phát huy giá trị, tri thức truyền thống, bản địa trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng; đ) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cho mọi tầng lớp nhân dân bằng các phương thức truyền thông theo quy định của pháp luật, chú trọng sử dụng đến các phương thức truyền thông mới, có hiệu quả cao.
Điều 21.2.NĐ.5.30. Nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar và hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước (Điều 30 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Đẩy mạnh các hoạt động và huy động nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar, hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trao đổi chuyên gia, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học về đất ngập nước trong và ngoài nước. 2. Huy động, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, dự án song phương, đa phương, các tổ chức quốc tế về xây dựng các mô hình quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 21.2.NĐ.5.31. Trách nhiệm của các cơ quan cấp bộ (Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) a) Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này; b) Quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; c) Hướng dẫn: thống kê, kiểm kê và phân loại đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng; xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước; tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn; tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước hoặc vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn; d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định này. a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các hoạt động bảo tồn và sử dụng các vùng đất ngập nước quan trọng; b) Cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến các vùng đất ngập nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi cho hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đầu tư cho các nhiệm vụ, dự án được sử dụng vốn đầu tư công để quản lý, phát triển các vùng đất ngập nước quan trọng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 5. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 21.2.TT.10.3. Phân loại đất ngập nước (Điều 3 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Phân loại đất ngập nước là việc xác định các kiểu đất ngập nước phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. 2. Căn cứ vào các yếu tố thủy văn, hải văn, địa hình, địa mạo, điều kiện thổ nhưỡng, mức độ tác động của con người và ảnh hưởng của các yếu tố biển, lục địa, các vùng đất ngập nước được chia thành 03 (ba) nhóm như sau: a) Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo là những vùng đất ngập nước tự nhiên mặn, lợ ở ven biển, ven đảo (ký hiệu nhóm I); b) Vùng đất ngập nước nội địa là những vùng đất ngập nước ngọt tự nhiên nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển (ký hiệu nhóm II); c) Vùng đất ngập nước nhân tạo là các vùng đất ngập nước được hình thành do tác động của con người (ký hiệu nhóm III). 3. Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo được xác định gồm các vùng sau: a) Vùng đất ngập nước tính từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến đường mép nước biển thấp nhất (ngấn thủy triều thấp nhất) trung bình trong nhiều năm; b) Vùng đất ngập nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến độ sâu 06 mét so với mặt nước biển. 4. Vùng đất ngập nước không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này là vùng đất ngập nước nội địa và ranh giới được xác định từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở vào đất liền. 5. Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa mạo, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật, yếu tố sinh vật, hiện trạng sử dụng đất và mặt nước, các vùng đất ngập nước thuộc 03 nhóm quy định tại khoản 2 Điều này được phân loại thành 26 kiểu đất ngập nước theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21.2.TT.10.4. Thống kê, kiểm kê đất ngập nước (Điều 4 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Việc thống kê, kiểm kê đất ngập nước đối với các nhóm quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, cụ thể: a) Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; b) Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và gửi kết quả thống kê, kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 21.2.TT.10.5. Quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng (Điều 5 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Việc quan trắc chế độ thủy văn các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn. Việc quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc môi trường. 2. Nội dung quan trắc đa dạng sinh học và các mối đe dọa vùng đất ngập nước quan trọng thực hiện như sau: a) Đa dạng sinh học: quan trắc số lượng và thành phần các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; số cá thể loài được ưu tiên bảo vệ; số lượng cá thể các loài chim nước, chim di cư; b) Mối đe dọa: quan trắc số lượng các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; số lượng các hoạt động khai thác bất hợp pháp tại vùng đất ngập nước quan trọng; c) Các nội dung quan trắc quy định tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Tần suất quan trắc tối thiểu 01 lần/năm. 3. Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước quan trọng và các kiểu đất ngập nước được quan trắc theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế với tần suất quan trắc tối thiểu 01 lần/năm. 4. Kết quả quan trắc quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này gửi đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
Điều 21.2.TT.10.6. Xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước (Điều 6 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo: a) Báo cáo được thực hiện bằng 01 trong 02 hình thức sau: báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định; báo cáo bằng văn bản điện tử, có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định; b) Báo cáo được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau đây: trực tiếp; dịch vụ bưu chính; hệ thống thư điện tử; hệ thống phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo: a) Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính đến ngày 15 tháng 11 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 11 của kỳ báo cáo; b) Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.
Điều 21.2.TT.10.7. Thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 7 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Điều 21.2.TT.10.8. Điều kiện tiến hành cuộc họp hội đồng thẩm định (Điều 8 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) Cuộc họp hội đồng thẩm định được tiến hành khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây: 1. Có đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước đối với khu bảo tồn cấp quốc gia và khoản 3 Điều 14 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước đối với khu bảo tồn cấp tỉnh. 2. Có sự tham gia của Chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng là đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; và có trên hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập.
Điều 21.2.TT.10.9. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định (Điều 9 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số. 2. Ý kiến của từng thành viên hội đồng và ý kiến của hội đồng được thể hiện trong biên bản họp hội đồng thẩm định. 3. Hội đồng kết luận theo 02 mức độ: đạt yêu cầu khi có từ hai phần ba (2/3) số thành viên hội đồng theo quyết định thành lập trở lên đánh giá đạt và đạt với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung; không đạt yêu cầu khi trên một phần ba (1/3) số thành viên hội đồng đánh giá không đạt yêu cầu. 4. Kết quả thẩm định là kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định theo 02 mức độ quy định tại khoản 3 Điều này. Trong trường hợp kết quả thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn không đạt yêu cầu, cơ quan được giao lập dự án hoàn thiện hồ sơ dự án theo kết luận của hội đồng và gửi cơ quan tổ chức thẩm định đề hội đồng họp thẩm định lại. 5. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 21.2.TT.10.10. Trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định (Điều 10 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng: a) Quyết định triệu tập cuộc họp hội đồng thẩm định; b) Điều hành cuộc họp hội đồng thẩm định; c) Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp hội đồng thẩm định; kết luận cuộc họp hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của hội đồng thẩm định; d) Ký biên bản cuộc họp hội đồng thẩm định và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản họp hội đồng thẩm định theo Mẫu số 3.3 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng thẩm định: a) Xem xét nghiên cứu, đánh giá, góp ý hoàn thiện nội dung hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước; b) Tham gia cuộc họp hội đồng thẩm định, trường hợp không tham dự cuộc họp hội đồng, có trách nhiệm gửi bản nhận xét đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cho cơ quan tổ chức thẩm định trước khi cuộc họp hội đồng thẩm định được tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc; c) Viết bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.1 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và trình bày bản nhận xét tại cuộc họp hội đồng thẩm định; d) Điền phiếu thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.2 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Có ý kiến tại cuộc họp hội đồng thẩm định; bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của hội đồng thẩm định; e) Viết nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đã được chỉnh sửa, bổ sung sau cuộc họp hội đồng thẩm định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tổ chức thẩm định; g) Tham gia các hoạt động có liên quan đến thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước khi Chủ tịch hội đồng hoặc cơ quan tổ chức thẩm định yêu cầu; h) Có trách nhiệm trước cơ quan tổ chức thẩm định về các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định; đảm bảo các quy định về bảo mật thông tin có trong hồ sơ, quá trình thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 21.2.TT.10.11. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước (Điều 11 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Căn cứ vào quy mô diện tích, giá trị đa dạng sinh học, môi trường, quyền sử dụng đất của khu vực thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và điều kiện thực tiễn, cơ quan có thẩm quyền thành lập khu bảo tồn quyết định tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước đảm bảo các điều kiện phù hợp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được phê duyệt theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục IV và quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được phê duyệt theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21.2.TT.10.12. Tổ chức quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn (Điều 12 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; b) Các nhiệm vụ quy định tại Điều 32 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động trên các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn có trách nhiệm thực hiện Quy chế phối hợp quản lý quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư này.
Điều 21.2.TT.10.13. Quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn (Điều 13 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020) 1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. 2. Nội dung quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn được xây dựng và thực hiện theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21.2.NĐ.5.32. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 32 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019) 1. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này, các văn bản có liên quan về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn. 2. Tổ chức quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương; thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên, các vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái. 3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng sống trong, xung quanh vùng đất ngập nước và tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng. 4. Bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định. 5. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng; quản lý các khu bảo tồn liên tỉnh có diện tích thuộc địa bàn và cung cấp các kết quả điều tra, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 21.2.TT.4.1. (Điều 1 Thông tư số 14/2013/TT-BTNMT Quy định về quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế-kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ngày 21/06/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2013) Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.
Điều 21.2.LQ.36. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng (Điều 36 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc đại diện cho một vùng phải được điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụngkhông thuộc hệ sinh thái rừng. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LOÀI SINH VẬT BẢO VỆ LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ
Điều 21.2.NĐ.1.12. Tiêu chí xác định các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục được ưu tiên bảo vệ (Điều 12 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Loài động vật, thực vật hoang dã; giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi chung là loài được ưu tiên bảo vệ) là loài đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Đang bị đe doạ tuyệt chủng; b) Đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hoá - lịch sử. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định các loài có giá trị đặc biệt về khoa học, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hoá - lịch sử.
Điều 21.2.NĐ.1.13. Chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 13 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Việc điều tra, kiểm kê và đánh giá tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau: a) Điều tra, kiểm kê số lượng và đánh giá tình trạng nơi sinh sống định   kỳ 5 năm một lần đối với loài được ưu tiên bảo vệ để có kế hoạch bảo vệ phù hợp; b) Khoanh vùng lập dự án thành lập khu bảo tồn đối với nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được ưu tiên bảo vệ. 2. Việc lập hồ sơ loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau: a) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ phải được lập hồ sơ riêng với các nội dung về số lượng, phân bố, tình trạng nơi sinh sống, nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và các nội dung khác liên quan đến công tác bảo tồn loài đó; b) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ phải được cập nhật 5 năm một lần theo số liệu điều tra trên thực tế; c) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ được lập thành 03 bộ để lưu ở cơ quan trực tiếp được giao bảo tồn loài đó, Bộ quản lý loài đó và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Việc bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau: a) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó; b) Loài được ưu tiên bảo vệ mất nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa thì được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; c) Mẫu vật di truyền của các loài được ưu tiên bảo vệ phải được lưu giữ lâu dài phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn trách nhiệm, chế độ bảo tồn, lập, phê duyệt và thực hiện chương trình bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ.
Điều 21.2.NĐ.3.4. Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 4 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) Loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau: 1. Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; 2. Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.5. Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng)
Điều 21.2.NĐ.3.5. Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng (Điều 5 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Loài động vật hoang dã, thực vật hoang đã được xác định là loài có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau: a) Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá; b) Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú; c) Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất; d) Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành; đ) Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ. 2. Giống cây trồng được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau: a) Hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25; b) Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ; c) Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực phẩm; dưới 0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả, cây cảnh. 3. Giống vật nuôi được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống thuần chủng dưới 100 cá thể cái giống và dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn có số lượng cá thể dưới 120. 4. Loài vi sinh vật, nấm được xác định là loài có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít nhất 50% trong thời gian mười (10) năm tính tới thời điểm đánh giá và đang sống trong môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.4. Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ)
Điều 21.2.NĐ.3.6. Xác định loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử (Điều 6 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống. 2. Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược. 3. Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa. 4. Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên. 5. Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.
Điều 21.2.NĐ.3.7. Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 64/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/09/2019) 1. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Phụ lục I Nghị định này. 2. Định kỳ ba (03) năm một lần hoặc khi thấy cần thiết, Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 21.2.NĐ.3.8. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 8 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) 1. Trình tự, thủ tục thẩm định, hồ sơ: a) Tổ chức, cá nhân đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài ưu tiên bảo vệ gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị theo Mẫu số 01, Phụ lục II Nghị định này và ba (03) bộ hồ sơ với các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật đa dạng sinh học; b) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần; c) Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, các cơ quan khoa học, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia; Trong trường hợp cần thiết phải xác minh thông tin tại hiện trường, cơ quan thẩm định tổ chức cho Hội đồng thẩm định tiến hành xác minh: Thời gian xác minh thông tin tại hiện trường không tính vào thời gian thẩm định. d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định gửi văn bản đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ kèm theo hồ sơ và kết quả thẩm định của Hội đồng tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề nghị của các cơ quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. 2. Cơ quan thẩm định: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mau so 01_Mau don de nghi dua loai vao hoac ra Danh muc loai duoc uu tien bao ve.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.1. Phạm vi điều chỉnh)
Điều 21.2.TT.7.3. Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 3 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định hồ sơ các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi tắt là Hồ sơ đề nghị thẩm định).
Điều 21.2.TT.7.4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định (Điều 4 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) 1. Tổng cục Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định. 2. Cơ quan thường trực Hội đồng có nhiệm vụ sau: a) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; b) Tổ chức rà soát, đánh giá tính đầy đủ của nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định; c) Tổ chức lấy ý kiến các tổ chức, các chuyên gia độc lập đối với nội dung hồ sơ đề nghị thẩm định và tổng hợp ý kiến trước khi tổ chức Hội đồng thẩm định; d) Cung cấp Hồ sơ đề nghị thẩm định và tài liệu tổng hợp ý kiến góp ý của các tổ chức, chuyên gia cho các ủy viên Hội đồng thẩm định; tổ chức cho các ủy viên Hội đồng thẩm định tham gia kiểm tra thực địa khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định; đ) Tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định; báo cáo Hội đồng thẩm định các vấn đề liên quan đến các cuộc họp theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này; e) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định; thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị; g) Lập dự toán, thanh quyết toán các khoản chi phí hoạt động của Hội đồng thẩm định theo quy định; h) Lưu giữ, quản lý Hồ sơ đề nghị thẩm định và tài liệu về quá trình thẩm định; i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao liên quan đến quá trình thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định; Điều 21.2.TT.7.13. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định)
Điều 21.2.TT.7.5. Thành phần của Hội đồng thẩm định (Điều 5 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) 1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, số lượng và thành phần ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định. 2. Hội đồng thẩm định bao gồm tối thiểu 11 thành viên là đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia và nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có ít nhất 50% là chuyên gia và nhà khoa học. Thành phần của Hội đồng thẩm định như sau: b) Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định; c) 02 ủy viên phản biện là các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; d) Ủy viên thư ký là lãnh đạo của Cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Môi trường; đ) Các ủy viên gồm đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. 3. Mẫu quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Phu luc 1_Mau Quyet dinh thanh lap Hoi dong tham dinh loai dong vat hoang da thuc vat hoang da de nghị dua vao hoac dua ra khoi Danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx
Điều 21.2.TT.7.6. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định (Điều 6 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm, quyền hạn sau đây: 1. Quyết định triệu tập phiên họp Hội đồng thẩm định. 2. Điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định theo trình tự quy định tại Điều 13 Thông tư này. 3. Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng. 4. Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của Hội đồng thẩm định. 5. Ký biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ Tài nguyên và Môi trường về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định. 6. Có ý kiến (đồng ý thông qua hoặc đồng ý không thông qua) đối với hồ sơ sau khi đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định và căn cứ theo ý kiến đánh giá của 02 ủy viên phản biện. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.9. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định; Điều 21.2.TT.7.13. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định)
Điều 21.2.TT.7.7. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định (Điều 7 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định còn có trách nhiệm và quyền hạn như Chủ tịch Hội đồng thẩm định trong trường hợp có sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng thẩm định. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.9. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định)
Điều 21.2.TT.7.8. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên phản biện (Điều 8 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này, ủy viên phản biện có trách nhiệm, quyền hạn sau đây: 1. Viết bản nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 Thông tư này. 2. Rà soát, đánh giá và có ý kiến (đồng ý thông qua hoặc đồng ý không thông qua) đối với Hồ sơ đề nghị thẩm định sau khi đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định. Phu luc 2_Mau ban nhan xet cua uy vien phan bien doi voi ho so loai dong vat hoang da thuc vat hoang da de nghi dua vao hoac dua ra khoi Danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx
Điều 21.2.TT.7.9. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định (Điều 9 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) a) Nghiên cứu, đánh giá về các hồ sơ đề nghị thẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cung cấp; viết bản nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này và gửi cho Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 02 ngày làm việc; b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; và các hoạt động khác trong quá trình thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định theo sự bố trí của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định; trường hợp không thể tham dự cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải thông báo và gửi bản nhận xét cho Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 02 ngày làm việc; c) Quản lý các tài liệu được cung cấp đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ; d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với Hồ sơ đề nghị thẩm định và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định. a) Đề nghị Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định: cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, số liệu và nội dung liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định; tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định; b) Đối thoại trực tiếp với các bên liên quan tại các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định; c) Được hưởng chế độ thù lao và thanh toán các chi phí liên quan theo quy định pháp luật hiện hành khi thực hiện các hoạt động thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định. Phu luc 3_Mau ban nhan xet cua uy vien Hoi dong doi voi ho so loai dong vat hoang da thuc vat hoang da de nghi dua vao hoac dua ra khoi Danh mục loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.6. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định; Điều 21.2.TT.7.7. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định; Điều 21.2.TT.7.8. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên phản biện)
Điều 21.2.TT.7.10. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên thư ký (Điều 10 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này, ủy viên thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn như sau: 1. Cung cấp các mẫu bản nhận xét và phiếu đánh giá Hồ sơ đề nghị thẩm định cho các thành viên Hội đồng thẩm định. 2. Báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định về những tồn tại chính của Hồ sơ đề nghị thẩm định trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các ủy viên Hội đồng thẩm định và thông tin do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cung cấp (nếu có); đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng không tham gia phiên họp của Hội đồng thẩm định. 3. Ghi, hoàn chỉnh biên bản theo Mẫu biên bản họp Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này; ký và trình biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định để Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, ký.    4. Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định. 5. Trường hợp không tham dự phiên họp của Hội đồng thẩm định, Ủy viên thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định để cử 01 ủy viên của Hội đồng thẩm định làm thư ký của phiên họp. Phu luc 5_Mau bien ban hop Hoi dong tham dinh ho so loai dong vat hoang da thuc vat hoang da de nghi dua vao hoac dua ra khoi Danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx
Điều 21.2.TT.7.11. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định (Điều 11 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) 1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định lựa chọn và mời tham dự. 2. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định được phát biểu ý kiến, chịu sự điều hành của Chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định không được bỏ phiếu trong các phiên họp.
Điều 21.2.TT.7.12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định (Điều 12 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) 1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên của Hội đồng. 2. Phiên họp Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng quyết định. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định)
Điều 21.2.TT.7.13. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định (Điều 13 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) Các phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau: 1. Có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định khi được Chủ tịch Hội đồng thẩm định ủy quyền điều hành phiên họp trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thẩm định vắng mặt. 2. Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập, trong đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện và 03 chuyên gia, nhà khoa học. 3. Có đầy đủ các bản nhận xét của các thành viên vắng mặt trước phiên họp Hội đồng thẩm định. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định; Điều 21.2.TT.7.6. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định)
Điều 21.2.TT.7.14. Nội dung và trình tự tiến hành các phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định (Điều 14 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) 1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý Hồ sơ đề nghị thẩm định, cung cấp bản tổng hợp ý kiến góp ý, phản biện của tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học và thông tin về hoạt động của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định diễn ra trước phiên họp Hội đồng thẩm định. 2. Đại diện Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trình bày tóm tắt nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định và trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá sơ bộ nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan và tổng hợp bản nhận xét đánh giá của các ủy viên Hội đồng thẩm định. 3. Các ủy viên Hội đồng thẩm định và đại biểu tham gia phiên họp Hội đồng thẩm định trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ (nếu có) của Hồ sơ đề nghị thẩm định. 4. Các ủy viên phản biện và các thành viên khác của Hội đồng thẩm định trình bày bản nhận xét và phiếu đánh giá nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định. 5. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng thẩm định vắng mặt. 6. Các đại biểu tham dự phát biểu ý kiến. 7. Hội đồng thẩm định có thể họp riêng với sự tham gia của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định (do người chủ trì phiên họp quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của Hội đồng thẩm định. 8. Người chủ trì phiên họp công bố dự thảo kết luận của Hội đồng thẩm định. 9. Các thành viên Hội đồng thẩm định, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định phát biểu ý kiến về dự thảo kết luận của người chủ trì phiên họp đưa ra. 10. Người chủ trì phiên họp thông qua kết luận của Hội đồng thẩm định và tuyên bố kết thúc phiên họp.
Điều 21.2.TT.7.15. Kết luận của Hội đồng thẩm định (Điều 15 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) 1. Kết luận của Hội đồng thẩm định phải thể hiện rõ những nội dung sau đây: a) Những tồn tại, thiếu sót của Hồ sơ đề nghị thẩm định; các yêu cầu, khuyến nghị liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có) dựa trên ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; b) Căn cứ kết quả kiểm phiếu đánh giá theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 3 Điều này, kết luận theo 01 trong 03 mức độ: đồng ý thông qua; đồng ý thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung; không đồng ý thông qua. 2. Nguyên tắc đưa ra kết luận của Hội đồng thẩm định: a) Đồng ý: khi tất cả thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu đánh giá đồng ý; b) Đồng ý với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ: khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc đồng ý thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ; c) Không đồng ý: khi có trên 1/3 số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
Điều 21.2.TT.7.16. Hồ sơ của phiên họp Hội đồng thẩm định (Điều 16 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) 1. Biên bản phiên họp Hội đồng thẩm định (có chữ ký, ghi rõ họ, tên của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và người ghi biên bản). 2. Bản báo cáo tóm tắt việc thẩm định chất lượng nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thẩm định các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 3. Bản nhận xét của ủy viên và tổng hợp thông tin góp ý, phản biện của tổ chức và chuyên gia về chất lượng nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 4. Phiếu đánh giá của các ủy viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp. 5. Các tài liệu khác có liên quan đến các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 21.2.TT.7.17. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định (Điều 17 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017) Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định được bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định pháp luật hiện hành. Định mức chi cho hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 21.2.LQ.38. Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 38 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Căn cứ vào quy định tại Điều 37 của Luật này, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đề nghị loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: a) Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam; b) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiên khác; c) Hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường. 2. Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được lập thành hồ sơ gửi bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để tổ chức thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này. 3. Hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm có: a) Tên phổ thông, tên bản địa, tên khoa học của loài được đề nghị; b) Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị; c) Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá - lịch sử của loài được đề nghị; d) Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị; đ) Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác; e) Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 21.2.LQ.39. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 39 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Bộ, cơ quan ngang bộ sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ phải tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để lập Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trình Chính phủ quyết định. 2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 21.2.LQ.40. Quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 40 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Chính phủ quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ với các nội dung chính sau đây: a) Tên loài; b) Đặc tính cơ bản của loài; c) Chế độ quản lý, bảo vệ đặc thù. 2. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. 3. Định kỳ 3 năm một lần hoặc khi có nhu cầu, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung.
Điều 21.2.LQ.41. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 41 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009) 1. Khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật này sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn. 2. Nhà nước thành lập hoặc giao cho tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học để bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 3. Việc đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. 4. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc thả vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1. của Quyết định 82/2008/QĐ-BNN Về việc công bố Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành ngày 17/07/2008; Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)
Điều 21.2.NĐ.1.14. Trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Điều 14 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau: a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ các loài động vật, thực vật thuộc hệ sinh thái rừng trên cạn; b) Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ các loài thuộc hệ sinh thái biển, đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các hệ sinh thái hỗn hợp khác không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a khoản này. 2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến tổ chức, cá nhân đề xuất. Trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định thì gửi kết quả thẩm định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị và ý kiến thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ.
Điều 21.2.NĐ.1.15. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đưa loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng (Điều 15 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010) 1. Ủy ban nhân cấp tỉnh chấp thuận việc đưa loài được ưu tiên bảo vệ từ môi trường tự nhiên về nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả từ cơ sở cứu hộ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng. 2. Trình tự, thủ tục đề nghị đưa loài được ưu tiên bảo vệ từ môi trường tự nhiên về nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả từ cơ sở cứu hộ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng được quy định như sau: a) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học lập dự án nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở đa dạng sinh học của mình hoặc thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này; b) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét dự án, tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ để chấp thuận việc cho phép nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch quy định việc lập dự án nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng; điều kiện, trình tự, thủ tục bàn giao loài được ưu tiên bảo vệ cho cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, tái thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng.