Nội dung
stringlengths
4
143k
Điều 14.3.TT.12.2. Đổi tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2014) Thông tư này áp dụng đối với: 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến hoạt động đánh giá, phê duyệt và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài. 2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có phương tiện thủy hoạt động tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
Điều 14.3.TT.13.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa ngày 17/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015) 1. Thông tư này quy định, về việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa và hoạt động của phương tiện thủy nội địa, tàu biển Việt Nam, phương tiện thủy nước ngoài tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa. 2. Việc quản lý cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định của Thông tư này trừ trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định căn cứ vào điều kiện thực tế.
Điều 14.3.TT.13.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015) Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; sử dụng phương tiện thủy nội địa, tàu biển Việt Nam, phương tiện thủy nước ngoài hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến cảng, bến thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.16.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 69/2014/TT-BGTVT Quy định thủ tục xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa ngày 27/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015) Thông tư này quy định thủ tục xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện khi phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu cá bị tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa và trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.16.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 69/2014/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015) Thông tư này áp dụng đối với thuyền trưởng, người lái phương tiện, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 14.3.TT.17.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa ngày 19/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015) 1. Thông tư này quy định về thủ tục đăng ký phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức đăng ký phương tiện thủy nội địa. 2. Thông tư này áp dụng với tổ chức, cá nhân có liên quan đến đăng ký phương tiện thủy nội địa. 3. Phương tiện thủy nội địa của tổ chức, cá nhân đưa vào hoạt động trên đường thủy nội địa phải được đăng ký theo quy định tại Thông tư này, trừ phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè. 4. Thông tư này không áp dụng đối với việc đăng ký các loại phương tiện sau đây: a) Phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; b) Tàu cá; c) Tàu, thuyền thể thao và vui chơi giải trí.
Điều 14.3.TT.19.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT Quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa ngày 30/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015) Thông tư này quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 6.2.LQ.16. Giảm giá vé, giá dịch vụ)
Điều 14.3.TT.19.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015) Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.22.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ngày 22/09/2015 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) 1. Thông tư này quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức thực hiện đăng kiểm cho các phương tiện thủy nội địa. 2. Thông tư này không áp dụng đối với: a) Phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá; b) Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; c) Phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người; d) Bè.
Điều 14.3.TT.22.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.23.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ngày 22/09/2015 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là đơn vị đăng kiểm).
Điều 14.3.TT.23.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) 1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. 2. Thông tư này không áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng kiểm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.
Điều 14.3.TT.24.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT Quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) Thông tư này quy định về hoạt động kinh doanh vận tải, xếp, dỡ, giao, nhận và bảo quản hàng hóa trên đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.24.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) 1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải, xếp, dỡ, giao, nhận và bảo quản hàng hóa trên đường thủy nội địa. 2. Thông tư này không áp dụng đối với vận tải hàng hóa nguy hiểm.
Điều 14.3.TL.2.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư liên tịch số 102/2016/TTLT-BTC-BGTVT Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2016) Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 14.3.TL.2.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư liên tịch số 102/2016/TTLT-BTC-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2016) Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp đường thủy nội địa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 14.3.TT.27.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa ngày 30/06/2016 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2016) Thông tư này quy định về quản lý đường thủy nội địa, bao gồm: phân loại, thẩm quyền quyết định cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa; công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng; mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.27.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2016) Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.31.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 46/2016/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2017, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 10/2021/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2021) Thông tư này quy định cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.31.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 46/2016/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2017, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 10/2021/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2021) Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường thủy nội địa, bao gồm: đầu tư xây dựng công trình, khai thác, bảo trì, bảo vệ luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.33.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT Quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa ngày 20/01/2017 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2017) Thông tư này quy định về nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
Điều 14.3.TT.33.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2017) 1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (sau đây viết tắt là cơ sở đào tạo) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam. 2. Thông tư này không áp dụng đối với hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa của lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 14.3.TT.37.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 26/2017/TT-BGTVT Quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu của công chức, viên chức và nhân viên Cảng vụ đường thủy nội địa ngày 02/08/2017 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018) Thông tư này quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu của công chức, viên chức, nhân viên Cảng vụ đường thủy nội địa (trừ nhân viên bảo vệ) và cờ hiệu Cảng vụ đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.37.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 26/2017/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018) Thông tư này áp dụng đối với công chức, viên chức và nhân viên Cảng vụ đường thủy nội địa (trừ nhân viên bảo vệ).
Điều 14.3.TT.39.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 50/2017/TT-BGTVT Quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa ngày 29/12/2017 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2018) Thông tư này quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đang quản lý và khai thác (viết tắt là vị trí nguy hiểm trên đường thủy).
Điều 14.3.TT.39.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 50/2017/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2018) Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy.
Điều 14.3.TT.40.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 12/2018/TT-BGTVT Quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa ngày 28/03/2018 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2018) Thông tư này quy định về công tác phòng, chống thiên tai để bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết bị, tài sản, phương tiện và con người trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.10.LQ.42. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ)
Điều 14.3.TT.40.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 12/2018/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2018) Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.41.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 17/2018/TT-BGTVT Quy định quản lý và khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền ngày 09/04/2018 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018) Thông tư này quy định quản lý và khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền được quy định phải lắp đặt thiết bị AIS hoạt động trong vùng nước cảng biển, tuyến vận tải ven biển, tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và vùng nước cảng, bến thủy nội địa, đường thủy nội địa nằm trong phạm vi thu nhận bản tin AIS của trạm bờ AIS.
Điều 14.3.TT.41.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 17/2018/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018) Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc quản lý và khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền được quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
Điều 14.3.TT.45.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT Quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa ngày 06/09/2019 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2019) Thông tư này quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa, bao gồm: nạo vét duy tu khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định; nạo vét duy tu đột xuất để đảm bảo an toàn giao thông; hợp đồng thi công công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước và nội dung hợp đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.45.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2019) Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.46.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT Quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa ngày 15/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020) Thông tư này quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.46.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020) 1. Thông tư này áp dụng đối với chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa. 2. Thông tư này không áp dụng đối với phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 14.3.TT.47.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT Quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa ngày 15/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020) Thông tư này quy định việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.47.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020) 1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. 2. Thông tư này không áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 14.3.TT.50.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 113/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021) Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 14.3.TT.52.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 Thông tư số 18/2021/TT-BGTVT Quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa ngày 14/09/2021 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2021) 1. Thông tư này quy định về tổ chức, hoạt động và phạm vi hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa. 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa.
Điều 14.3.TT.53.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 22/2021/TT-BGTVT Quy định về phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm ngày 30/09/2021 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2021) Thông tư này quy định một số nội dung về trình tự, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý kết hợp thu hồi sản phẩm.
Điều 14.3.TT.53.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 22/2021/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2021) Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm.
Điều 14.3.TT.54.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT Quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa ngày 22/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/12/2021) Thông tư này quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.54.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/12/2021) Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.55.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT Quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa ngày 31/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2022) 1. Thông tư này quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa. 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.56.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 21/2022/TT-BGTVT Quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa ngày 22/08/2022 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2022) Thông tư này quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Điều 14.3.TT.56.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 21/2022/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2022) Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.57.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 56/2022/TT-BCA Quy định về quản lý hoạt động cảng, bến thủy nội địa của lực lượng Công an nhân dân ngày 30/11/2022 của Bộ Công an, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2023) Thông tư này quy định nguyên tắc, nội dung, điều kiện hoạt động; công bố, công bố lại, gia hạn, đóng, tạm dừng hoạt động cảng, bến thủy nội địa của lực lượng Công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý cảng, bến thủy và hoạt động của người, phương tiện thủy trong cảng, bến thủy, vùng nước cảng, bến thủy nội địa Công an nhân dân.
Điều 14.3.TT.57.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 56/2022/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2023) 1. Công an đơn vị, địa phương được giao quản lý, sử dụng cảng, bến thủy Công an nhân dân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cảng, bến thủy Công an nhân dân.
Điều 14.3.TT.58.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 Thông tư số 39/2022/TT-BGTVT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ đường thủy nội địa ngày 30/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2023) 1. Thông tư này quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành cảng vụ đường thủy nội địa. 2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành cảng vụ đường thủy nội địa tại các Cảng vụ đường thủy nội địa và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 14.3.TT.59.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 10/2023/TT-BGTVT Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ngày 22/06/2023 của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2023) Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia. Dinh muc kinh te ky thuat và bao tri duong thuy noi dia_dinh kem theo.doc
Điều 14.3.TT.59.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 10/2023/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2023) 1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông này làm cơ sở lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia. 3. Đối với đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng có thể áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Đối với công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện bảo trì theo khối lượng thực tế thì định mức kinh tế - kỹ thuật, giá dịch vụ được duyệt là cơ sở để nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và quản lý chi phí dịch vụ. 5. Đối với công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện bảo trì theo chất lượng thực hiện thì định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để xác định mức giá khoán bảo trì. Công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán thực hiện trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện quản lý, bảo trì theo chất lượng thực hiện.
Điều 14.3.TT.60.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 36/2023/TT-BCA Quy định quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy ngày 02/08/2023 của Bộ Công an, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/09/2023) Thông tư này quy định về xây dựng, triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát; tiến hành tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy nội địa, vùng nước ngoài phạm vi luồng, vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải thuộc nội thủy, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động (sau đây viết gọn là đường thuỷ) và xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.
Điều 14.3.TT.60.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 36/2023/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/09/2023) 1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát đường thủy (sau đây viết gọn là cán bộ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy. 2. Công an các đơn vị, địa phương. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy.
Điều 14.3.LQ.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Luật số 23/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1, Điều 2 Luật số 48/2014/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015; Điều 4 Luật số 35/2018/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019) Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; hoạt động quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa. 2. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn. 3. Âu tàu là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thủy nội địa. 4. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải. 5. Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông. 6. Thanh thải là việc loại bỏ các vật chướng ngại trên đường thủy nội địa. 7. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa. 8. Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước. 9. Bè là phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thủy nội địa. 10. Hoán cải phương tiện là việc thay đổi tính năng, kết cấu, công dụng của phương tiện. 11. Phương tiện đi đối hướng nhau là hai phương tiện đi ngược hướng nhau mà từ phương tiện của mình nhìn thấy mũi phương tiện kia thẳng trước mũi phương tiện của mình. 12. Đoàn lai là đoàn gồm nhiều phương tiện được ghép với nhau, di chuyển nhờ phương tiện có động cơ chuyên lai kéo, lai đẩy hoặc lai áp mạn. 13. Đoàn lai hỗn hợp là đoàn lai được ghép thành đội hình có ít nhất hai trong ba phương thức lai kéo, lai đẩy, lai áp mạn. 14. Trọng tải toàn phần của phương tiện là khối lượng tính bằng tấn của hàng hóa, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước trong khoang két, lương thực, thực phẩm, hành khách và hành lý, thuyền viên và tư trang của họ. 15. Sức chở người của phương tiện là số lượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi. 16. Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động. 17. Mạn được gió của thuyền là mạn có hướng gió thổi vào cánh buồm chính. 18. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người. 19. Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người. 20. Người lái phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè. 21. Hoa tiêu đường thủy nội địa (sau đây gọi là hoa tiêu) là người tư vấn, giúp thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn. 22. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện để vận tải người, hàng hóa trên đường thủy nội địa. 23. Người kinh doanh vận tải là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hóa, hành khách mà có thu cước phí vận tải. 24. Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa, hành khách với người kinh doanh vận tải. 25. Người nhận hàng là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận chuyển. 26. Hành lý là vật dùng, hàng hóa của hành khách mang theo trong cùng chuyến đi, bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi. 27. Bao gửi là hàng hóa gửi theo bất kỳ phương tiện chở khách nào mà người gửi không đi cùng trên phương tiện đó. 28. Chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện. 29. Tai nạn giao thông đường thủy nội địa là tai nạn xảy ra trên đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa do đâm va hoặc sự cố liên quan đến phương tiện, tàu biển, tàu cá gây thiệt hại về người, tài sản, cản trở hoạt động giao thông hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Điều 14.3.NĐ.2.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2015, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 128/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/09/2018) Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa là doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia kinh doanh vận tải bằng phương tiện thủy nội địa. 2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải. 3. Tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định là tuyến được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố, được xác định bởi cảng, bến nơi đi và cảng, bến nơi đến.
Điều 14.3.NĐ.3.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Nghị định số 111/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2015) 1. Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa là thời gian tối đa được tính theo năm mà phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động. 2. Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu là thời gian tối đa được tính theo năm mà phương tiện thủy đã hoạt động được phép nhập khẩu về Việt Nam, sau đây gọi chung là tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu. 3. Tàu khách là phương tiện thủy nội địa có sức chở trên 12 người. 4. Tàu chở người là phương tiện thủy nội địa có sức chở từ 12 người trở xuống. 5. Tàu cao tốc chở khách là tàu khách được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc; tàu khách hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt, có tốc độ lớn nhất từ 30 km/giờ trở lên ở trạng thái đầy tải. 6. Tàu đệm khí là phương tiện thủy nội địa mà toàn bộ hoặc phần lớn trọng lượng của tàu có thể được nâng lên ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động nhờ đệm khí sinh ra liên tục để nâng tàu lên bề mặt nước và chạy trên bề mặt đó. 7. Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm là phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, trên hành trình có neo lại để cho khách du lịch ngủ qua đêm. 8. Khách sạn nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách lưu trú du lịch có buồng ngủ, có đăng ký kinh doanh khách sạn, được neo tại một địa điểm trên đường thủy nội địa và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết. 9. Nhà hàng nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện.
Điều 14.3.NĐ.6.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/01/2019) Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Vùng nước đường thủy nội địa bao gồm đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu tránh trú bão, khu chuyển tải, khu neo đậu tàu thuyền. 2. Công tác nạo vét luồng hàng hải quy định tại Nghị định này bao gồm nạo vét luồng hàng hải và các vùng quay trở gắn với luồng hàng hải. 3. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về đường thủy nội địa tại khu vực được giao quản lý, gồm Chi cục đường thủy nội địa, Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải nơi không tổ chức Cảng vụ đường thủy nội địa địa phương. 4. Dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển là dự án nạo vét trong vùng nước cảng biển theo hình thức thu hồi sản phẩm nạo vét. 5. Dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa là dự án nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa theo hình thức thu hồi sản phẩm nạo vét. 6. Hoạt động nạo vét là hoạt động sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi vật chất dưới đáy (chất nạo vét); bao gồm các hoạt động nạo vét thi công công trình, nạo vét thu hồi sản phẩm. 7. Nạo vét thu hồi sản phẩm là hoạt động nạo vét thi công công trình trong đó có tận dụng một phần hoặc toàn bộ chất nạo vét để sử dụng cho mục đích khác. 8. Nạo vét thi công công trình gồm nạo vét cơ bản và nạo vét duy tu. a) Nạo vét cơ bản là hoạt động nạo vét được thực hiện lần đầu tiên nhằm tạo ra một khu nước, vùng nước mới đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng hoặc hạ độ sâu, mở rộng phạm vi của khu nước, vùng nước hiện có; b) Nạo vét duy tu là hoạt động nạo vét được thực hiện nhằm duy trì độ sâu, phạm vi của một khu nước, vùng nước đã được thiết lập thông qua hoạt động nạo vét cơ bản. 9. Duy trì chuẩn tắc là việc thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo giữ đúng các thông số kỹ thuật của vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa theo thiết kế đã được phê duyệt. 10. Phương tiện thi công nạo vét bao gồm tất cả các phương tiện, thiết bị sử dụng trong quá trình thi công nạo vét kể cả thiết bị hút, khai thác cát sỏi. 11. Hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Identifica tion System - AIS) là hệ thống thu phát sóng vô tuyến hoạt động trên băng tần VHF theo quy định để trao đổi số liệu giữa phương tiện thủy và các đối tượng bên ngoài. 12. Thiết bị AIS là thiết bị được lắp đặt trên phương tiện để chủ động cung cấp thông tin về phương tiện (tên phương tiện, hô hiệu, tọa độ, phương vị và tốc độ hành trình...) theo tiêu chuẩn của hệ thống nhận dạng tự động AIS đến các phương tiện đang hoạt động trong khu vực và trạm bờ của nhà quản lý. 13. Thiết bị ghi hình (Camera) là thiết bị để quay và lưu trữ hình ảnh động, truyền đến một nơi cụ thể, trên một số màn hình giới hạn.
Điều 14.3.NĐ.7.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Nghị định số 48/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019) 1. Phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước là tàu, thuyền hoặc cấu trúc nổi khác được dùng để phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước có sức chở không quá 05 người và hoạt động trong vùng hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố (sau đây viết tắt là phương tiện). 2. Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước là vùng nước mà phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước được phép hoạt động trong phạm vi ranh giới an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố. 3. Người lái phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước là người trực tiếp điều khiển phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước. 4. Người tham gia vui chơi, giải trí dưới nước là người ở trên phương tiện nhưng không trực tiếp điều khiển phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước, trừ nhân viên phục vụ trên phương tiện.
Điều 14.3.NĐ.9.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2021) 1. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, gồm: Luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ như mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, khai thác giao thông đường thủy nội địa. 2. Luồng chạy tàu thuyền là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn (trong Nghị định này gọi là luồng đường thủy nội địa). 3. Cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng là cảng, bến thủy nội địa chỉ xếp, dỡ nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất cho chủ cảng, bến đó hoặc phục vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài. 4. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa từ bờ bên này sang bờ bên kia sông, kênh, rạch, hồ, đầm phá. Một vị trí bến ở mỗi phía bờ là một bến khách ngang sông. 5. Bến phao là bến thủy nội địa sử dụng kết cấu nổi, phương tiện, pông - tông đặt tại một vị trí ổn định trên vùng nước để tiếp nhận phương tiện neo đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. 6. Khu neo đậu là vùng nước bên ngoài vùng nước của cảng, bến thủy nội địa được thiết lập bằng hệ thống phao neo, trụ neo hoặc tự neo để phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ neo đậu chuyển tải hàng hóa, hành khách hoặc thực hiện hoạt động khác theo quy định. 7. Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình cảng, bến thủy nội địa, phao neo, trụ neo và được giao sử dụng vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu. 8. Người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trực tiếp khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc tổ chức, cá nhân thuê cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để khai thác hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu. 9. Người đề nghị làm thủ tục cho phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là chủ phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài, thuyền viên, người lái phương tiện, người khai thác thủy phi cơ hoặc người được ủy quyền đề nghị làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (sau đây gọi là người làm thủ tục). 10. Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa (trong Nghị định này gọi là phương tiện). 11. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy mang cờ quốc tịch nước ngoài.
Điều 14.3.QĐ.6.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015) Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm đường thủy nội địa; hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa; khu neo đậu ngoài cảng; kè, đập giao thông, báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ khác. 2. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải. 3. Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa. 4. Tàu khách cao tốc là tàu, thuyền có tốc độ lớn nhất được tính bằng mét/giây (m/s) hoặc hải lý/giờ (kt) bằng hoặc lớn hơn trị số tính theo công thức sau đây: V ³ 3,7 Δ0,1667 (m/s) hoặc V ³ 7,1992 Δ0,1667 (kt) Trong đó: Δ: Thể tích lượng chiếm nước tương ứng với đường nước thiết kế cao nhất (m3). 5. Hoạt động vận tải công-ten-nơ trên đường thủy nội địa là việc sử dụng phương tiện thủy nội địa để chở công-ten-nơ trên các tuyến đường thủy nội địa. 6. Hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa là việc sử dụng phương tiện thủy nội địa để chở khách trên các tuyến đường thủy nội địa. 7. Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu là các xã có tiêu chí được quy định tại Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và có hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Điều 14.3.QĐ.7.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015) Trong Quyết định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, vùng nước ngoài luồng, vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải (sau đây gọi là phương tiện) bao gồm: Phương tiện thủy nội địa, tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá và các phương tiện khác theo quy định của pháp luật. 2. Đường dây nóng là số điện thoại phục vụ 24/24 giờ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn. 3. Chỉ huy hiện trường tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi là chỉ huy hiện trường) là người điều phối hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, duy trì liên lạc giữa hiện trường với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn và thực hiện các chỉ dẫn của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn để thực hiện tổ chức tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường. 4. Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi là cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn) là cơ quan được giao trách nhiệm điều phối các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa. 5. Lực lượng tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa là các cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân khác tham gia tìm kiếm, cứu nạn theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc khi phát hiện sự cố thiên tai, thảm họa, tai nạn giao thông đường thủy nội địa. 6. Tai nạn giao thông đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn xảy ra do đâm va hoặc sự cố dẫn đến chìm đắm phương tiện chuyên chở dầu hoặc hóa chất độc hại gây nguy hiểm; nguy cơ cao gây dịch bệnh cho người hoặc môi trường sống; phải cấm luồng hoặc gây tắc luồng.
Điều 14.3.TT.5.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 15/2012/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2012) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Áo phao cứu sinh (sau đây gọi tắt là áo phao) là loại áo được chế tạo dùng để mặc, có tác dụng giữ người nổi trên mặt nước. 2. Dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân (sau đây gọi tắt là dụng cụ nổi cá nhân) là thiết bị cứu sinh sử dụng cầm tay hoặc đeo trên người có tác dụng giữ người nổi trên mặt nước mà dụng cụ nổi đó vẫn giữ nguyên được hình dạng và đặc tính kỹ thuật trong suốt quá trình hoạt động ở dưới nước (trừ phao tròn và áo phao). 3. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông là phương tiện thủy nội địa có động cơ hoặc không có động cơ, dùng để vận tải hành khách, hàng hóa ngang sông. 4. Chủ khai thác bến khách ngang sông là tổ chức, cá nhân sử dụng bến thủy nội địa để kinh doanh, khai thác vận tải hành khách ngang sông.
Điều 14.3.TL.1.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013) Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch (sau đây gọi tắt là phương tiện) là phương tiện thủy nội địa vận tải hành khách đường thủy theo tuyến cố định hoặc theo hợp đồng, bảo đảm các quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này. 2. Phương tiện lưu trú là phương tiện có buồng ngủ hoặc phòng ngủ bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ lưu trú du lịch. 3. Nhân viên phục vụ là người làm việc trên phương tiện nhưng không phải là thuyền viên, người lái phương tiện.
Điều 14.3.TT.6.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013) 1. Ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu đường thủy nội địa là ghi ký hiệu và số thứ tự trên báo hiệu theo các nguyên tắc quy ước thống nhất để theo dõi quản lý. 2. Báo hiệu kilômét - địa danh trên một tuyến đường thủy nội địa là báo hiệu thông báo cự ly từ địa danh ghi trên báo hiệu đến điểm khởi đầu (km0) của tuyến đường thủy nội địa theo quy ước thống nhất. 3. Trục tim luồng chạy tàu là đường thẳng hoặc đường cong trơn liên tục, nối các điểm giữa của luồng chạy tàu. 4. Nước ròng thấp là vị trí thấp nhất của mực nước biển trong các chu kỳ dao động triều. 5. Thượng lưu là phía thượng nguồn của sông, kênh, rạch, hồ thủy điện. 6. Hạ lưu là phía hạ nguồn của sông, kênh, rạch, hồ thủy điện.
Điều 14.3.TT.7.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2013) Ngoài các thuật ngữ nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng mà tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi áp dụng, trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm là phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, trên hành trình có neo lại để cho khách du lịch ngủ qua đêm. 2. Nhà hàng nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện. 3. Khách sạn nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách lưu trú du lịch có buồng ngủ, có đăng ký kinh doanh khách sạn, được neo tại một địa điểm trên đường thủy nội địa và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết.
Điều 14.3.TT.12.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 57/2013/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2014) 1. Cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài quy định trong Thông tư này là cầu cảng, bến cảng hoặc cảng thủy nội địa được Bộ Giao thông vận tải công bố có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài. 2. Cơ quan thực hiện công tác an ninh cảng thủy nội địa là cơ quan, đơn vị thực hiện việc đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; thẩm định phê duyệt đánh giá an ninh cảng thủy nội địa; phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa; cấp Giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa và tổ chức thực hiện Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa. 3. Nhân viên an ninh cảng thủy nội địa là người được doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng chỉ định và chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng, thực thi và duy trì Kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và là đầu mối liên lạc với các sĩ quan an ninh tàu và nhân viên an ninh công ty. 4. Doanh nghiệp khai thác cảng thủy nội địa là tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh, khai thác cảng thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.13.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015) 1. Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng. 2. Vùng đất của cảng được giới hạn để xây dựng công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và các công trình phụ trợ khác. 3. Vùng nước của cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cảng, quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão. 4. Cảng tổng hợp là cảng vừa xếp dỡ hàng hóa, vừa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. 5. Cảng chuyên dùng là cảng thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài. 6. Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến, khách ngang sông và bến chuyên dùng. 7. Bến chuyên dùng là bến thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa. 8. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia. 9. Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa. 10. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam. 11. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký. 12. Chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thủy nội địa. 13. Tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến là tổ chức, cá nhân sử dụng cảng, bến thủy nội địa để kinh doanh, khai thác. 14. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố để phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển neo đậu đón, trả hoa tiêu.
Điều 14.3.TT.17.2. Giải thích từ ngữ (Điều 2 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015) 1. Tàu cá là phương tiện chuyên dùng để khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. 2. Tàu, thuyền thể thao và vui chơi giải trí là phương tiện chuyên dùng để luyện tập, thi đấu thể thao và vui chơi giải trí. 3. Chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện. 4. Thay đổi tính năng kỹ thuật của phương tiện là việc thay đổi kết cấu, kích thước, công suất, trọng tải hoặc công dụng và vùng hoạt động của phương tiện. 5. Phương tiện chưa khai thác là phương tiện được đóng mới hoặc nhập khẩu nhưng chưa được đưa vào khai thác trên đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.19.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 34 /2019/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2019) 1. Hành khách là người được vận chuyển trên phương tiện vận tải hành khách có vé hợp lệ và người được miễn mua vé, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ. 2. Vé giấy là vé do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành dưới hình thức in sẵn. 3. Vé điện tử là vé do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành, được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử.
Điều 14.3.TT.22.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) 1. Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp) gồm: Vật liệu, máy móc và các trang thiết bị được sử dụng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa. 2. Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho phương tiện thủy nội địa đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 3. Hồ sơ thiết kế gồm: Hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi và nhập khẩu; thiết kế lập hồ sơ đối với phương tiện nhập khẩu, phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm; thiết kế sản phẩm công nghiệp; thiết kế mẫu định hình; thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa. 4. Tài liệu hướng dẫn gồm: Thông báo ổn định cho thuyền trưởng, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất lỏng độc hại. 5. Sao và thẩm định mẫu định hình là sao và thẩm định thiết kế trên cơ sở thiết kế mẫu định hình đã được thẩm định.
Điều 14.3.TT.23.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) 1. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm (sau đây gọi là lãnh đạo đơn vị) bao gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị đăng kiểm hoặc là người được giao phụ trách công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. 2. Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là Đăng kiểm viên) là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được công nhận là Đăng kiểm viên để thực hiện hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Đăng kiểm viên bao gồm Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra và Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế. 3. Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra là Đăng kiểm viên thực hiện đăng kiểm vỏ tàu tại hiện trường (sau đây gọi là Đăng kiểm viên chuyên ngành vỏ tàu) hoặc Đăng kiểm viên thực hiện đăng kiểm máy và điện tàu tại hiện trường (sau đây gọi là Đăng kiểm viên chuyên ngành máy tàu). Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra bao gồm 3 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III. 4. Đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế (sau đây gọi là Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế) là Đăng kiểm viên thực hiện thẩm định các loại thiết kế dùng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, nhập khẩu phương tiện và chế tạo sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa. 5. Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.24.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016) 1. Hàng hóa là bất cứ tài sản nào, kể cả công-ten-nơ, ván sàn, tấm nâng hàng, vật liệu chèn lót hàng hóa hay công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do tổ chức, cá nhân vận tải cung cấp. 2. Bao, kiện gồm: bao, hòm, kiện, thùng, công-ten-nơ chứa hàng hóa. 3. Người xếp, dỡ hàng hóa là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa. 4. Người thuê xếp, dỡ hàng hóa là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng xếp, dỡ hàng hóa với người xếp, dỡ hàng hóa. 5. Người bảo quản hàng hóa là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bảo quản hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa. 6. Người thuê bảo quản hàng hóa là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo quản hàng hóa với người bảo quản hàng hóa. 7. Người nhận hàng hóa là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận chuyển hàng hóa. 8. Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc chiều cao trên 4,5 m. 9. Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn. 10. Cảng, bến bao gồm cảng, bến thủy nội địa và bến cảng thuộc cảng biển được cấp có thẩm quyền công bố, cấp phép.
Điều 14.3.TT.27.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2016) 1. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn. 2. Chiều dài luồng đường thủy nội địa được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối theo chiều dài của tim luồng đường thủy nội địa. 3. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng chạy tàu, thuyền trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo. Chiều dài tuyến đường thủy nội được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối.
Điều 14.3.TT.31.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 46/2016/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2017) 1. Kích thước đường thủy nội địa là độ sâu, chiều rộng, bán kính cong của luồng chạy tàu tương ứng với mỗi cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa. 2. Đường thủy nội địa cấp kỹ thuật đặc biệt là đường thủy nội địa có cấp kỹ thuật được tính toán căn cứ vào tàu thiết kế và trên cấp I. 3. Đường thủy nội địa cấp kỹ thuật hạn chế là đường thủy nội địa có một trong các kích thước đường thủy nội địa thực tế nhỏ hơn trị số tối thiểu của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định.
Điều 14.3.TT.39.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 50/2017/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2018) 1. Vị trí nguy hiểm trên đường thủy là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa. 2. Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông) là một vị trí; một đoạn luồng hoặc khu vực giao cắt mà tại đó có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. 3. Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm đen) là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà tại đó có xảy ra tai nạn giao thông. 4. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa (Chi cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải hoặc đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải).
Điều 14.3.TT.40.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 12/2018/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2018) 1. Công trình phòng, chống thiên tai đường thủy nội địa là kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được xây dựng kiên cố hoặc tạm thời để hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của thiên tai trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa hoặc phục vụ việc dự báo, cảnh báo, chỉ huy, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai đường thủy nội địa. 2. Phòng ngừa thiên tai đường thủy nội địa là các hoạt động được tiến hành trước khi thiên tai xảy ra để cảnh báo, thông báo, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, phương tiện, thiết bị, hậu cần, biện pháp sơ tán nhằm bảo vệ con người, kết cấu hạ tầng, tài sản. 3. Ứng phó thiên tai đường thủy nội địa là các biện pháp cần thiết, kịp thời, thích hợp để cứu người, phương tiện, tài sản, vật chất, bảo vệ môi trường trong khu vực xảy ra thiên tai nhằm giảm tới mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra. 4. Khắc phục hậu quả thiên tai đường thủy nội địa là thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm phục hồi hoặc tái tạo lại tổn thất do thiên tai gây ra trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.41.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 17/2018/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018) 1. Tàu thuyền là tàu biển, phương tiện thủy nội địa được quy định phải lắp đặt thiết bị AIS theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này. 2. AIS là Hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Identification System). Hệ thống này bao gồm các thành phần cơ bản sau: a) Thiết bị AIS là thành phần kỹ thuật được lắp đặt trên tàu thuyền, có chức năng thu phát bản tin AIS; b) Trạm bờ AIS là thành phần kỹ thuật được lắp đặt trên bờ, có chức năng thu nhận bản tin AIS được phát ra từ các thiết bị AIS; xử lý, lưu trữ tạm thời và truyền về trung tâm dữ liệu AIS; phát thông tin tới các thiết bị AIS (nếu có); c) Trung tâm dữ liệu AIS là thành phần kỹ thuật trên bờ, có chức năng thu nhận bản tin AIS từ trạm bờ AIS; lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin AIS cho người sử dụng thông qua môi trường mạng Internet. 3. Bản tin AIS là thông tin mã hóa được phát ra từ thiết bị AIS. Bản tin AIS bao gồm các thông tin cơ bản: Mã nhận dạng của tàu thuyền, tên tàu thuyền, số IMO (nếu có), hô hiệu (nếu có), kiểu tàu thuyền, kích thước tàu thuyền (chiều dài, chiều rộng), vị trí, tốc độ và hướng đi của tàu thuyền. 4. Thông tin AIS là thông tin được xử lý và cung cấp bởi trung tâm dữ liệu AIS bao gồm các thông tin cơ bản: Mã nhận dạng của tàu thuyền, tên tàu thuyền, số IMO (nếu có), hô hiệu (nếu có), kiểu tàu thuyền, kích thước tàu thuyền (chiều dài, chiều rộng), vị trí, tốc độ và hướng đi của tàu thuyền.
Điều 14.3.TT.45.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2019) 1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, gồm Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải. 2. Nạo vét duy tu đột xuất là công việc nạo vét theo các nhiệm vụ đột xuất do các nguyên nhân bất khả kháng gây ra, phải thực hiện ngay để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa. 3. Sản phẩm thu hồi là các chất nạo vét được thu hồi từ hoạt động nạo vét vùng nước đường thủy nội địa. 4. Nhà đầu tư là doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn để thực hiện hợp đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.46.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020) 1. Ca làm việc là thời gian thuyền viên thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được phân công trên phương tiện thủy nội địa nhưng không vượt quá 08 giờ làm việc trong 01 ngày. 2. Chuyến hành trình là thời gian phương tiện hoạt động bắt đầu từ cảng, bến xuất phát đầu tiên đến cảng, bến đích cuối cùng. 4. Phương tiện chở khách là phương tiện được dùng để chở trên 12 (mười hai) hành khách (trừ phà). 5. Phà là phương tiện thủy nội địa dùng để chở các phương tiện đường bộ, người và hàng hóa từ bờ này sang bờ bên kia.
Điều 14.3.TT.47.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020) 1. Thời gian đảm nhiệm chức danh là thời gian thuyền viên làm việc theo chức danh trên phương tiện thủy nội địa. 2. Thời gian tập sự là thời gian thực tập trên phương tiện thủy nội địa theo chức danh được đào tạo dưới sự hướng dẫn của người có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp. 3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) thuyền trưởng, máy trưởng là giấy chứng nhận cho thuyền viên dù khả năng đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa. 4. Chứng chỉ chuyên môn (sau đây viết tắt là CCCM) là chứng chỉ chứng nhận cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đủ khả năng làm việc, xử lý các vấn đề an toàn trên phương tiện thủy nội địa hoặc điều khiển phương tiện thủy nội địa gồm: chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ, chứng chỉ chuyên môn đặc biệt. 5. Phương tiện cao tốc (tàu cao tốc) là phương tiện có tốc độ thiết kế thỏa mãn các điều kiện quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc hoặc có tốc độ trên 30 km/h. 6. Phương tiện thủy nội địa đi ven biển là phương tiện mang cấp VR-SB theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.54.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/12/2021) 1. Chiều rộng luồng đường thủy nội địa là kích thước theo mặt cắt ngang tại đáy luồng đường thủy nội địa và được xác định theo cấp kỹ thuật hiện trạng luồng đường thủy nội địa. 2. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng đường thủy nội địa được xác định cụ thể điểm đầu và điểm cuối.
Điều 14.3.TT.55.2. Giải thích từ ngữ (Điều 2 Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2022) 1. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là việc tổ chức cảnh báo, hướng dẫn phương tiện thủy đi lại, neo đậu trong các tình huống bất lợi nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy nội địa. 2. Chống va trôi là việc tổ chức thường trực về phương tiện, thiết bị, nhân lực để thực hiện các biện pháp tổ chức bảo đảm giao thông, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình và đâm va giữa các phương tiện. 3. Luồng chạy tàu thuyền hạn chế là luồng hoặc đoạn luồng có kích thước về chiều rộng hoặc chiều sâu hoặc bán kính cong hoặc chiều cao tĩnh không hoặc khẩu độ khoang thông thuyền công trình vượt sông nhỏ hơn kích thước cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo phân cấp. 4. Hạn chế giao thông đường thủy nội địa là việc tổ chức giao thông tại khu vực không đảm bảo điều kiện khai thác theo cấp kỹ thuật đường thủy đã công bố, tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên đường thủy nội địa. 5. Lưu lượng vận tải trung bình là số lượt phương tiện vận tải (tàu, thuyền, sà lan chở hàng hóa) có tải trọng trên 10 tấn lưu thông qua khu vực trong 24 giờ (ngày đêm), tính trung bình trong 02 năm thống kê gần nhất.
Điều 14.3.TT.56.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 21/2022/TT-BGTVT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2022) 1. Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là công trình đường thủy nội địa), bao gồm: luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ: mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, bảo trì và khai thác giao thông đường thủy nội địa (bao gồm cả hệ thống công nghệ). 2. Bảo trì công trình đường thủy nội địa là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự hoạt động bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác và sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường thủy nội địa có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung thay thế hạng mục, thiết bị để việc khai thác sử dụng công trình đường thủy nội địa đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình đường thủy nội địa.
Điều 14.3.TT.57.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 56/2022/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2023) 1. Cảng thủy nội địa Công an nhân dân (viết gọn là cảng Công an nhân dân) là cảng chuyên dùng, gồm hệ thống các công trình thủy công và trên bờ được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt thiết bị để tiếp nhận, neo đậu phương tiện làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, phòng chống lụt bão, cứu nạn, cứu hộ; phương tiện vi phạm; xếp, dỡ hàng hóa, tang vật, phương tiện khác phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên đường thủy nội địa của lực lượng Công an nhân dân. Cảng thủy nội địa Công an nhân dân bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng. 2. Bến thủy nội địa Công an nhân dân (viết gọn là bến thủy Công an nhân dân) là bến thủy chuyên dùng, công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến được xây dựng, lắp đặt thiết bị để tiếp nhận, neo đậu phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, phòng chống lụt bão, cứu nạn, cứu hộ; phương tiện vi phạm; xếp, dỡ hàng hóa, tang vật, phương tiện khác phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên đường thủy nội địa của lực lượng Công an nhân dân. 3. Đơn vị sử dụng cảng, bến thủy Công an nhân dân là đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp vận hành, khai thác cảng, bến thủy Công an nhân dân.
Điều 14.3.LQ.4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa (Điều 4 Luật số 23/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 48/2014/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015; Điều 4 Luật số 35/2018/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019) 1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. 2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thủy nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật. 3. Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo hướng hiện đại, đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa; bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác. 4. Quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.
Điều 14.3.NĐ.7.4. Nguyên tắc hoạt động vui chơi, giải trí (Điều 4 Nghị định số 48/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019) 1. Hoạt động vui chơi, giải trí phải bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường và hiệu quả; góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội. 2. Việc đầu tư xây dựng vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt. Khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước, chủ đầu tư phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng. 3. Tổ chức, cá nhân khai thác, cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí, người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước và người tham gia vui chơi, giải trí dưới nước phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 14.3.NĐ.9.4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (Điều 4 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2021) 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này, quy định về đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, khoáng sản, môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật. 2. Đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa (trừ bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính), khu neo đậu phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chưa có hoặc khác với quy hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Điều 14.3.NĐ.9.6. Bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa (Điều 6 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2021) 1. Các công trình, hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa phải được bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật. 2. Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa a) Chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, người khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm và duy trì an toàn, an ninh công trình, hoạt động trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý khai thác theo quy định của pháp luật; b) Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đối với công trình và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định.
Điều 14.3.LQ.5. Chính sách phát triển giao thông đường thủy nội địa (Điều 5 Luật số 23/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 4 Luật số 35/2018/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019) 1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên các tuyến giao thông đường thủy nội địa trọng điểm, khu vực kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông đường thủy nội địa so với các loại hình giao thông khác. 2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành và đầu tư kinh doanh, khai thác vận tải đường thủy nội địa để phát triển giao thông đường thủy nội địa bền vững.
Điều 14.3.QĐ.6.4. Cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (Điều 4 Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015) 1. Cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, gồm: a) Ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác điều chỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; b) Ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi: Vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách, vận tải công-ten-nơ; c) Đối với thu nhập của doanh nghiệp phát sinh từ việc thực hiện các dự án đầu tư mới kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được áp dụng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Căn cứ nguồn lực địa phương ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng bến khách ngang sông tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng bến khách ngang sông và chưa có điều kiện phát triển các loại hình giao thông khác; b) Căn cứ vào quy định hiện hành xem xét miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với đầu tư xây dựng mới cảng thủy nội địa, cải tạo hệ thống kho, bãi, cầu tàu, hệ thống thoát nước và đường nội bộ của cảng thủy nội địa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền; c) Căn cứ vào nguồn lực địa phương xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. 3. Về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với mức tăng tối thiểu hàng năm bằng 1,3 lần so với nguồn vốn đã bố trí cho năm trước đó để đảm bảo duy trì kết cấu hạ tầng và tăng cường công tác bảo đảm an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa. Khuyến khích áp dụng hình thức xã hội hóa thực hiện các dự án nạo vét các tuyến đường thủy nội địa không sử dụng ngân sách nhà nước; việc kết hợp tận thu sản phẩm nạo vét được thực hiện theo quy định hiện hành. 4. Thí điểm thực hiện cơ chế quản lý, bảo trì đường thủy nội địa trong khoảng thời gian 03 (ba) năm, từ năm 2016 đến hết năm 2018; kinh phí thực hiện được sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa quốc gia theo định mức kinh tế - kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau: a) Áp dụng phương thức đấu thầu hạn chế để lựa chọn nhà thầu thực hiện quản lý, bảo trì đường thủy nội địa trên các tuyến lòng hồ Sơn La (dài 175 km) từ thượng lưu đập thủy điện Sơn La đến hạ lưu đập thủy điện Lai Châu, tuyến sông Vàm Cỏ Đông (dài 131 km) từ ngã ba sông Vàm Cỏ Đông - Tây đến cảng Bến Kéo và tuyến sông Hồng từ Ba Lạt (phao số 0) đến ngã ba Việt Trì (dài 253 km); trong đó, mỗi tuyến luồng gồm có 01 (một) gói thầu; b) Áp dụng phương thức đặt hàng và lập phương án, thiết kế bản vẽ thi công khi triển khai công trình nạo vét đảm bảo giao thông luồng đường thủy nội địa trên các sông: Sông Đào Hạ Lý, sông Nghèn, sông Lèn, sông Lam, tuyến Cửa Đại - Cù Lao Chàm; trong đó, việc đánh giá tác động môi trường chỉ thực hiện 01 (một) lần trên 01 (một) tuyến luồng; c) Áp dụng phương thức đặt hàng chống va trôi các cầu: Cầu Đuống, cầu Bình, cầu Hồ, cầu Việt Trì, cầu Hàm Rồng, cầu Yên Xuân, cầu đường sắt Kỳ Lam trong mùa lũ và điều tiết khống chế đảm bảo giao thông tại các vị trí: Km 19 sông Kinh Thầy, cầu Ghềnh sông Đồng Nai, cầu Hồng Ngự kênh Hồng Ngự, cầu An Long kênh Tháp Mười số 1, khu vực bãi cạn Đông Lạnh sông Hiếu, kênh Quần Liêu, sông Đào Hạ Lý, sông Móng Cái, Thác Đền Hàn sông Lèn; d) Áp dụng phương thức đấu thầu theo quy định hiện hành để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa đối với các tuyến luồng đường thủy nội địa quốc gia còn lại.
Điều 14.3.QĐ.6.5. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện thủy nội địa (Điều 5 Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015) 1. Miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện thủy nội địa chở khách tốc độ cao và phương tiện thủy nội địa vận tải công-ten-nơ. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn lực địa phương: a) Hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu đóng mới phương tiện thủy nội địa đẩy, kéo có trọng tải 1.500 tấn và công suất máy 250 sức ngựa trở lên; phương tiện thủy nội địa tự hành và phương tiện thủy nội địa chuyên dụng có trọng tải 800 tấn trở lên vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa, phù hợp với điều kiện khai thác của tuyến đường thủy nội địa; b) Hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với việc đóng mới phương tiện thủy chở khách ngang sông tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa có điều kiện phát triển hình thức giao thông khác. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 33.3.NĐ.4.12. Hiệu lực thi hành)
Điều 14.3.QĐ.6.6. Cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa (Điều 6 Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn lực địa phương: 1. Trợ giá hoặc hỗ trợ chi phí cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa. 2. Miễn tiền vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi. 3. Giảm giá vé đối với người có công với cách mạng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam.
Điều 14.3.QĐ.6.7. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo người lái phương tiện thủy nội địa (Điều 7 Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015) Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, hướng dẫn người điều khiển phương tiện thủy nội địa thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 14.3.QĐ.6.8. Điều kiện được hưởng cơ chế, chính sách (Điều 8 Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015) 1. Các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật. 2. Các dự án về đầu tư phương tiện thủy nội địa, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải có quy hoạch được duyệt. 3. Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Điều 14.3.LQ.6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa (Điều 6 Luật số 23/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005) 1. Tổ chức liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho Nhân dân và cán bộ, công chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình. 2. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thủy nội địa thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa trong các cơ sở giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng vùng lãnh thổ.
Điều 14.3.LQ.7. (được bãi bỏ) (Điều 7 Luật số 23/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005, bị bãi bỏ bởi Điều 2 Luật số 48/2014/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
Điều 14.3.LQ.8. Các hành vi bị cấm (Điều 8 Luật số 23/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Luật số 48/2014/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015; Điều 4 Luật số 35/2018/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019; Điều 35 Luật số 44/2019/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020) 1. Phá hoại công trình giao thông đường thủy nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thủy nội địa. 2. Mở cảng, bến thủy nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định. 3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thủy nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. 4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản trên luồng. 5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thủy nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm. 5a. Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa. 6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp. 7. Chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn. 8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng. 9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn. 10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác. 11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác. 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. 13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 132/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa ban hành ngày 25/12/2015; Điều 45.11.LQ.5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia) QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 14.3.LQ.9. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (Điều 9 Luật số 23/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Luật số 48/2014/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015; Điều 4 Luật số 35/2018/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019) 1. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm đường thủy nội địa; hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa; khu neo đậu ngoài cảng; kè, đập giao thông, báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ khác. 2. Đường thủy nội địa được phân loại thành đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng. Đường thủy nội địa được chia thành các cấp kỹ thuật. 3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được phân cấp như sau: a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia; b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa địa phương; c) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng tổ chức quản lý, bảo trì đường thủy nội địa chuyên dùng được giao. 4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều này phải bố trí lực lượng quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (sau đây gọi là đơn vị quản lý đường thủy nội địa). 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, công bố tuyến đường thủy nội địa và quy định việc tổ chức quản lý đường thủy nội địa.
Điều 14.3.NĐ.7.5. Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước (Điều 5 Nghị định số 48/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019) 1. Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước gồm 02 vùng: a) Vùng 1: Là vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải; b) Vùng 2: Là vùng nước khác không thuộc vùng 1, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát. 2. Thời gian tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này quyết định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 1; cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này quy định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 2.
Điều 14.3.NĐ.7.7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác vùng hoạt động và cung cấp dịch vui chơi, giải trí dưới nước (Điều 7 Nghị định số 48/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019) 1. Thường xuyên kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị. 2. Bố trí đầy đủ áo phao, thiết bị cứu sinh, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định. 3. Chỉ được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí trong khoảng thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và phải có phương án bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. 4. Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí. 5. Không đưa phương tiện vào hoạt động khi không đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định. 6. Không cho phép người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước điều khiển phương tiện ra khỏi vùng hoạt động đã được quy định. 7. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp dịch vụ; khuyến cáo những trường hợp không được tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước. 8. Bố trí khu vực bến, bãi neo đậu cho các phương tiện; các phương tiện vui chơi, giải trí chỉ được phép neo đậu ở những nơi quy định. 9. Bố trí báo hiệu theo quy định; trường hợp không bố trí báo hiệu thì phải bố trí phao và cờ hiệu như sau: a) Đường kính phao tối thiểu là 50 cm, cờ hiệu 50 x 60 cm; b) Khoảng cách giữa hai phao hoặc cờ hiệu là 10 m.
Điều 14.3.NĐ.7.8. Trách nhiệm của người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước (Điều 8 Nghị định số 48/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019) Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 12 của Luật Du lịch, người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước và tự chịu trách nhiệm về tình trạng sức khỏe của mình khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.