text
stringlengths
0
3.31k
Nó là một vực thẳm - hãy nghĩ về nó trong một không gian ba chiều rộng lớn, một không gian ba chiều sâu thẳm với hàng đàn cá hồi, cá voi, mọi loài sinh vật ở tầng sâu của đại dương như chúng ta từng thấy trước đây.
Đây là con tàu đã đưa chúng tôi tới đó để thực hiện nghiên cứu này ở thời kỳ đầu và quần đảo trông như thế này, bạn có thể thấy phía xa trên hình.
Chúng có độ cao rất gần với mực nước, và tất cả đều không có người sinh sống, ngoại trừ một hòn đảo có khoảng 35 người trông nom trên đó.
Trong lịch sử, gần như chúng chưa từng bị cư ngụ bởi vì kể cả trong những giai đoạn xa xưa những đảo này cũng vẫn nằm ở vị trí quá xa so với những ánh đèn nơi phồn hoa đô hội ở Fiji, Hawaii và Tahiti đối với các thủy thủ người Po-ni-lê-di cổ những người tung hoành ngang dọc Thái Bình Dương.
Nhưng chúng tôi đã tới đó, và tôi đã có cơ hội nghiên cứu khoa học cũng như trải nghiệm cá nhân tuyệt diệu và độc nhất tới một nơi chưa ai từng lặn xuống chỉ cần tới một hòn đảo bất kỳ và nói, "Nào, ta lặn ở đâu nhỉ?
Hãy thử ở kia đi," rồi nhảy ùm xuống nước.
Cả cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp của tôi đều đã thay đổi.
Đột nhiên tôi thấy một thế giới mà tôi chưa bao giờ trông thấy trước đây ở các vùng biển khác - hàng đàn hàng đàn cá dày đặc chúng làm ánh sáng chiếu xuống từ mặt nước bị che mờ các rặng san hô nối dài liên tục cứng chắc và đầy màu sắc cá lớn ở khắp nơi rất nhiều cá đuối.
Một hệ sinh thái, và đó là thời gian đẻ trứng của cá vẹt. Có khoảng 5000 con cá vẹt mũi dài đang đẻ trứng ở lối vào một trong những đảo của Quần đảo Phượng hoàng.
Bạn có thể trông thấy loài cá này cuộn lại thành hình cầu và có một vùng mây mù ở đây là nơi chúng trao đổi trứng và tinh trùng để sinh sản. Những gì vốn là thiên chức của đại dương nhưng hiện tại ở rất nhiều nơi, đại dương rất khó có thể làm được bởi hoạt động của con người.
Quần đảo Phượng hoàng và tất cả những phần thuộc xích đạo trên hành tinh của chúng ta đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngư trường cá ngừ đặc biệt là giống cá ngừ vây vàng bạn thấy ở đây.
Quần đảo Phượng hoàng là một cứ điểm hết sức quan trọng của cá ngừ.
Và cá mập - chúng tôi đã gặp cá mập trong những chuyến lặn đầu tiên, cùng một lúc, có tới 150 con cá mập, đây là chỉ thị sinh thái của một hệ thống cực kỳ khỏe mạnh.
Lúc ấy tôi đã nghĩ những cảnh quan của một vùng nguyên vẹn không bị xâm phạm chắc đi mãi cũng không hết mất nhưng cuối cùng cũng đến khúc cuối.
Ngoài đại dương, chúng tôi còn thám hiểm bề mặt quần đảo - đấy là vùng chim làm tổ hết sức quan trọng một trong những vùng chim làm tổ quan trọng nhất ở Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.
Chúng tôi đã hoàn thành chuyến du hành.
Đây lại là khu vực đó.
Bạn có thể thấy Quần đảo - có tám đảo - nhô lên khỏi mặt nước.
Những đỉnh nằm dưới nước là các núi đáy biển.
Hãy nhớ rằng một ngọn núi đáy biển biến thành một hòn đảo khi nó nhô khỏi mặt nước.
Vậy các vấn đề của Quần đảo Phượng hoàng là gì?
Chúng tồn tại ở đâu?
À, chúng tồn tại ở nước Cộng hòa Kiribati và Kiribati nằm ở trung tâm Thái Bình Dương trên ba cụm đảo.
Cụm đảo Gilbert ở phía tây.
Chính giữa là cụm đảo Phượng hoàng, là nơi tôi đang đề cập đến.
Cụm đảo Line nằm phía đông.
Nó là quốc đảo san hô lớn nhất thế giới.
Và ở đó có khoảng 110.000 người cư trú trên 33 hòn đảo.
Họ kiểm soát 14 ki-lô-mét khối nước biển, lượng đó nằm trong khoảng 1 đến 2% của nước biển trên toàn Trái đất.
Khi lần đầu tiên tôi tới đó - tôi chỉ biết được tên quốc gia này mười năm về trước - và người ta sẽ hỏi tôi "Sao anh lại đến cái nơi được gọi là Kiribati thế?"
Câu hỏi đó nhắc tôi nhớ đến một truyện cười quen thuộc khi tên trộm nhà băng bước ra khỏi tòa án với đôi tay bị còng và người phóng viên hét lên, "Này, Willy, sao cậu lại cướp nhà băng?"
Và cậu ta trả lời, "Vì tất cả tiền nằm đấy."
Và tôi sẽ bảo người ta, "Sao tôi lại đến Kiribati á?
Bởi vì đại dương nằm đó."
Về cơ bản họ là một quốc gia kiểm soát phần lớn nước ở vùng xích đạo của trung tâm Thái Bình Dương.
Họ cũng là một đất nước đang lâm vào hiểm họa đáng sợ.
Mực nước biển đang dâng lên, và Kiribati, cùng với 42 quốc gia khác trên thế giới, sẽ chìm dưới nước trong vòng 50 tới 100 năm nữa do biến đổi khí hậu và sự tăng mực nước biển được tạo ra bởi sự tăng nhiệt độ khiến băng tan, và nước ngọt chảy vào biển cả.
Quần đảo chỉ nằm cao hơn một đến hai mét tính từ mực biển.
Một số đảo trong đó đã chìm dưới nước rồi.
Và các quốc gia này phải đối mặt với một vấn đề thực sự.
Cả thế giới phải đối mặt với một vấn đề.
Chúng ta làm gì với những nạn dân đã mất nhà của họ trên hành tinh của chúng ta?
Gần đây, tổng thống Maldives đã tiến hành một cuộc họp nội các mô phỏng bên dưới nước để nhấn mạnh tình trạng nguy khốn của những quốc gia này.
Đó là việc chúng ta cần quan tâm đến.
Nhưng hãy quay lại với Quần đảo Phượng hoàng, đó là chủ đề của bài nói chuyện này.
Sau khi quay lại, tôi đã nói phải, những gì ta đã tìm thấy thật tuyệt vời.
Tôi muốn quay lại và chia sẻ với chính phủ Kiribati, những người đang ở Tarawa, nhóm đảo cực tây.
Vì vậy tôi bắt đầu liên hệ với họ - bởi thực tế họ đã cho phép tôi thực hiện chuyến đi này - tôi nói, "Tôi muốn tới để cho các ngài biết chúng tôi đã tìm thấy gì."
Vì lý do nào đó, họ không muốn tôi đến, hoặc là khó tìm được lúc và nơi thích hợp, mọi sự mất một thời gian, nhưng rốt cuộc họ cũng bảo, "Được rồi, anh có thể tới.
Nhưng nếu tới, anh phải mua bữa trưa cho tất cả những người đến dự hội nghị."
Tôi đáp, "Được, tôi vui lòng mua bữa trưa.
Ai muốn gì cũng được."
Sau đó David Oburra, một nhà sinh học nghiên cứu về san hô, cùng với tôi đến Tarawa, chúng tôi thuyết trình trong hai giờ về những phát hiện đáng kinh ngạc ở Quần đảo Phượng hoàng.
Và đất nước đó chưa từng biết về những việc ấy. Họ chưa từng có bất kỳ dữ liệu nào về khu vực này.
Họ chưa từng có bất kỳ thông tin gì về Quần đảo Phượng hoàng.
Sau buổi thuyết trình, ngài Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp bước đến chỗ tôi ông nói, "Greg này, anh có biết rằng anh là nhà khoa học đầu tiên đã từng quay trở lại và kể cho chúng tôi nghe phát hiện của mình không."
Ông nói, "Chúng tôi thường cấp phép cho các nghiên cứu trong vùng biển của mình nhưng thường thường hai ba năm sau đó, chúng tôi mới nhận được một thông báo ngắn hoặc một cuốn sách tái bản.
Anh là người đầu tiên quay lại và kể cho chúng tôi nghe anh đã làm gì.
Và chúng tôi thật lòng cảm kích việc ấy. Chúng tôi sẽ mua bữa trưa nay cho anh.
Mà anh rảnh bữa tối nay chứ?"
Tôi rảnh bữa tối đó, và tôi đã đi ăn tối với ngài Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp Kiribati.
Qua bữa ăn, tôi biết được rằng Kiribati kiếm phần lớn thu nhập của mình - và quốc gia này rất nghèo - phần lớn thu nhập có được là nhờ bán quyền cho phép các quốc gia khác đánh bắt cá trong vùng biển của họ bởi vì Kiribati không có khả năng tự đánh bắt.
Thỏa thuận họ đạt được là quốc gia khai thác phải đưa cho Kiribati 5% của tổng giá trị thu được.
Vì vậy, nếu nước Mỹ kiếm được một triệu đô la từ đánh bắt tôm hùm ở rặng san hô thì Kiribati thu được 50.000$.
Và bạn biết không, cái đó đối với tôi không có vẻ là một thỏa thuận hay.
Vì vậy tôi hỏi ngài bộ trưởng "Các ngài có cân nhắc tình huống khi các ngài vẫn được trả tiền -- chúng tôi sẽ tính toán để tìm ra giá trị của nguồn tài nguyên là bao nhiêu -- nhưng các ngài phải không đánh bắt các loài tôm cá, cá mập, trong phạm vi mặt nước đó.?"
Ông ấy dừng lại, rồi nói, "Có chứ, chúng tôi muốn làm thế để giải quyết vấn đề đánh bắt cá quá mức của chúng tôi, và tôi nghĩ chúng tôi sẽ gọi nó là chứng chỉ đánh bắt ngược."
Ông ấy đã nghĩ ra cụm từ chứng chỉ đánh bắt ngược.
Và tôi nói, "Đúng vậy, chứng chỉ đánh bắt ngược." Chúng tôi rời khỏi bữa tối ấy thật sự không biết đi đâu để tiến đến mục tiêu đó.
Tôi quay về Mỹ và bắt đầu tìm kiếm xem có thể tìm ra các ví dụ đã có về các loại chứng chỉ đánh bắt ngược đã được cấp phát. Hóa ra chưa từng có.
Không có thỏa thuận nào trên các vùng biển trong đó các quốc gia được đền bù vì không đánh bắt cá.
Điều đó diễn ra trên đất liền, nơi những cánh rừng mưa ở Nam Mỹ và Châu Phi, những người chủ đất được trả tiền để không chặt cây.
Và tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã thực hiện một cơ số các thỏa thuận đó.
Vì vậy tôi đến tổ chức Bảo tồn Quốc tế đưa họ vào cuộc trong vai trò cộng tác và thực hiện quá trình nhằm đánh giá nguồn lợi thủy sản, để quyết định xem Kiribati nên được đền bù bao nhiêu, số lượng các loài cá ở đó ra sao, rồi mang đến một nhóm các đối tác khác -- như chính phủ Australia, chính phủ New Zealand, ngân hàng thế giới.
Quỹ Oak và Tạp chí địa lý Quốc gia cũng là những nhà tài trợ lớn.
Về cơ bản, chúng tôi đã thiết lập một khu bảo tồn với ý tưởng ủng hộ tiền bạc để trả một khoản thù lao tương đương với lượng cá đáng lẽ sẽ bị đánh bắt cho quốc gia rất nghèo này để họ giữ cho khu vực không bị đụng đến.
Khi đi được nửa đường thực hiện tiến trình này, tôi gặp tổng thống Kiribati, Ngài Anote Tong --
ông là một nhà lãnh đạo rất quan trọng, một người đàn ông thật sự có tầm nhìn xa trông rộng -- khi tôi tiếp cận ông ấy, ông đã bảo tôi hai điều.
Ông nói, "Greg này, có hai việc tôi muốn anh làm.
Một là, hãy nhớ tôi là một chính khách, vì thế anh hãy đi làm việc với các bộ trưởng của tôi và thuyết phục người dân Kiribati rằng đây là ý tưởng tốt.
Thứ hai, tôi muốn anh tạo ra các nguyên tắc sẽ trường tồn hơn nhiệm kỳ tổng thống của tôi.
Tôi không muốn thực hiện việc như thế này nếu nó sẽ bị bỏ đi sau khi tôi rời vị trí."
Chúng tôi đã có sự lãnh đạo rất mạnh mẽ, một tầm nhìn rất tốt và nhiều khoa học gia, nhiều luật sư đã tham gia vào.
Rất nhiều bước đã được tiến hành để làm xong việc đó.
Về cơ bản bởi vì Kiribati nhận ra rằng làm việc này là giúp cho lợi ích của chính họ.
Họ nhận ra rằng đây là một nguyên tắc phổ biến rằng họ đã tìm ra cách làm việc với cộng đồng nhằm bảo tồn nguồn lợi tự nhiên.
Và rồi vào năm 2002, khi mọi sự của việc này đã chín muồi, bỗng nhiên sự kiện tẩy trắng san hô đã xảy ra ở Quần đảo Phượng hoàng.
Đây là nguồn tài nguyên chúng tôi đang định cứu, và hóa ra nó đã trở thành sự kiện nóng nhất chúng tôi từng ghi nhận.
Đại dương đã nóng lên, như nó vẫn thi thoảng xuất hiện trong lịch sử, và cái nồi lẩu đó được tạo thành và quây lại ngay khu vực Quần đảo Phượng hoàng, trong sáu tháng.
Nhiệt độ lên cao hơn 32 độ C trong sáu tháng. Về cơ bản, nó đã giết 60% lượng san hô.
Đột nhiên khu vực chúng tôi đang bảo vệ giờ bỗng dưng chết, ít nhất là những khu vực san hô.
Dĩ nhiên các khu vực sâu thẳm và diện tích mặt nước không bị ảnh hưởng, nhưng san hô, thứ mọi người muốn nhìn vào, lại gặp rắc rối lớn.
Ồ, tin tốt là nó đã phục hồi và phục hồi nhanh, nhanh hơn bất cứ rặng san hô nào chúng tôi từng thấy.
Tấm ảnh này mới được chụp bởi Brian Skerry vài tháng trước khi chúng tôi quay lại Quần đảo Phượng hoàng và khám phá ra rằng nhờ diện tích được bảo vệ và những tập đoàn cá mạnh khỏe giúp tảo không phát triển quá độ và giúp phần còn lại của rặng san hô phát triển tốt, san hô đang bùng nổ, đang bùng nổ trở lại.
Việc này gần giống như một người nhiễm nhiều bệnh, rất khó để khỏe lại, bạn có thể chết, nhưng nếu chỉ phải lo một bệnh, bạn có thể khỏe hơn.
Đấy là câu chuyện liên quan đến sự tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu.
Đấy là mối đe dọa duy nhất, tác động duy nhất mà rặng san hô phải đối mặt.
Không có đánh bắt cá, không có ô nhiễm, không có phát triển ven biển, và rặng san hô có điều kiện phục hồi hoàn toàn.
Giờ tôi nhớ lại bữa tối tôi đã ăn với ngài Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp 10 năm trước khi chúng tôi lần đầu tiên đưa vấn đề này ra và tôi đã rất háo hức trong bữa tối ấy tôi đã nói, "Ồ, tôi nghĩ rằng một cộng đồng hướng tới bảo tồn có thể bao trùm ý tưởng này, bộ trưởng."
Ộng ấy dừng lại, nắm tay vào nhau và nói, "Phải, Greg, nhưng ý tưởng sẽ phải được đưa thành chi tiết," ông nói.