text
stringlengths
0
3.31k
Không có sự ủy quyền đó, họ sẽ tham nhũng.
Thật không may, quyền lực ăn hối lộ, và vì vậy nhiều người sẽ làm nhiều thủ đoạn để có được quyền lực và giữ quyền lực, bao gồm cả làm những việc gian lận trong bầu cử.
Bạn thấy đấy, về mặt ý tưởng của bầu cử là hoàn hảo, điều hành một cuộc bầu cử trên phạm vi cả nước là một dự án lớn, và những dự án lớn thường lộn xộn.
Bất cứ khi nào có một cuộc bầu cử, dường như luôn có cái gì đó không đúng, ai đó cố gắng gian dối, hoặc có gì đó vô tình bị sai lệch -- chỗ này thì một hộp bỏ phiếu kín bị thất lạc, chỗ kia thì giấy vụn rơi vương vãi.
Để chắc chắn ràng một số thứ có thể đã có vấn đề, chúng ta có tất cả những thủ tục này quanh một cuộc bầu cử.
Vì vậy ví dụ, bạn đến một điểm bỏ phiếu, và các nhân viên ở đây hỏi bạn về số chứng minh nhân dân trước khi đưa cho bạn bản phiếu kín và yêu cầu bạn vào trong một phòng bỏ phiếu để điền tờ phiếu.
khi bạn trở ra, bạn bỏ tờ phiếu của bạn vào trong hộp phiếu kín trong đó lá phiếu của bạn lẫn với tất cả các lá phiếu khác, vì vậy không ai biết về chi tiết lá phiếu của bạn.
Tôi muốn chúng ta nghĩ một lát về điều gì sẽ xảy ra sau đó, sau khi bạn bỏ lá phiếu của bạn vào thùng phiếu.
Và phần lớn mọi người sẽ về nhà và họ nghĩ chắc chắn rằng lá phiếu của họ đã được tính đến, bởi vì họ tin tưởng hệ thống bầu cử làm việc đúng.
Họ tin tưởng rằng các nhân viên bầu cử và các quan sát viên bầu cử thực hiện đúng chức trách.
các thùng phiếu kín được đưa tới địa điểm kiểm phiếu.
Chúng được bỏ niêm phòng và các lá phiếu được đổ ra và được kiểm một cách cần mẫn.
Phần lớn chúng ta phải tin tưởng quy trình đó diễn ra chính xác cho lá phiếu của chúng ta, và tất cả chúng ta phải tin rằng chúng diễn ra một cách chính xác cho tất cả các lá phiếu trong cuộc bầu cử.
Vì vậy chúng ta phải tin tưởng rất nhiều người.
Chúng ta phải tin tưởng rất nhiều thủ tục.
Và thỉnh thoảng chúng ta phải tin tưởng cả những chiếc máy tính.
Vì vậy hãy tưởng tượng hàng trăm triệu cử chi thực hiện hàng trăm triệu lá phiếu, tất cả được kiểm một cách chính xác và tất cả mọi thứ đều có khả năng không chính xác là nguyên nhân của những hàng tít xấu này. Và bạn không thể không cảm thấy kiệt sức với ý tưởng cố gắng tạo ra các cuộc bầu cử hiệu quả hơn.
Đối diện với tất cả những hàng tít xấu này, các nhà nghiên cứu đã nghĩ về cách chúng ta có thể thực hiện các cuộc bầu cử theo một cách khác.
Họ đã phóng to và nhìn vào bức tranh toàn cục.
Và bức tranh là thế này: các cuộc bầu cử nên có tính kiểm tra.
Các cử chi nên có khả năng kiểm tra các lá phiếu của họ có được kiểm chính xác, mà không làm hỏng tính bí mật trong bầu cử, điều đó rất quan trọng.
Và đó là phần khó khăn.
Làm sao chúng ta có thể tạo ra một hệ thống bầu cử có khả năng kiểm tra một cách toàn diện, trong khi vẫn giữ được tính bí mật của các lá phiếu?
Cách chúng tôi đưa ra là sử dụng máy tính, nhưng không phụ thuộc vào chúng.
Và bí mật chính là lá phiếu bầu.
Và nếu bạn quan sát những chiếc phiếu bầu này, bạn có thể nhận ra rằng danh sách các ứng cử viên là theo một thứ tự khác nhau trên mỗi một chiếc.
Và có nghĩa là, nếu bạn đánh dấu lựa chọn của bạn trên một trong số chúng và sau đó bỏ đi danh sách ứng cử viên, Tôi sẽ không thể dựa trên phần còn lại để nói lên lá phiếu của bạn cho ai.
Và trên mỗi tờ phiếu kín có giá trị bảo mật này trong dạng của mã số kẻ sọc 2 chiều này nằm bên phải.
Và có một số mật mã phức tạp trong đó, nhưng điều không phức tạp là bỏ phiếu với một trong những mẫu này.
Vì vậy chúng ta có thể dùng máy tính để thực hiện tất cả những mật mã phức tạp này cho chúng ta, và sau đó chúng ta sẽ sử dụng giấy tờ để kiểm chứng.
Vì vậy đây là cách bạn bỏ phiếu.
Bạn lấy một trong số những mẫu phiếu kín một cách ngẫu nhiên, và bạn vào trong phòng bỏ phiếu, và bạn đánh dấu lựa chọn của bạn, và bạn xé theo đường đục lỗ này.
Và bạn xé thành mảnh danh sách ứng cử viên.
Và phần nhỏ còn lại, với đánh dấu của bạn, đây là mật mã bỏ phiếu của bạn.
Vì vậy bạn bảo nhân viên phòng phiếu scan lại mật mã bỏ phiếu của bạn.
Và vì nó được mã hóa, nó có thể được gửi, lưu giữ và kiểm tra ở trung tâm và được hiển thị trên trang web cho bất cứ ai cũng có thể thấy, trong đó có bạn.
Vì vậy bạn cầm tờ mật mã bỏ phiếu này về nhà như là giấy biên nhận.
Và sau khi cuộc bầu cử hoàn thành, bạn có thể kiểm tra lá phiếu của bạn đã được kiểm hay chưa bằng cách so sánh giấy biên nhận của bạn với lá phiếu trên website.
Và nhớ rằng, lá phiếu được mã hóa từ thời điểm bạn rời khỏi phòng bỏ phiếu, do đó, trong thực tế, nhân viên bầu cử muốn tìm hiểu bạn bỏ phiếu cho ai, họ sẽ không thể thực hiện được.
Nếu chính phủ muốn tìm hiểu bạn bỏ phiếu cho ai, họ sẽ không thể thực hiện được.
Không harker nào có thể đột nhập và tìm được bạn bỏ phiếu cho ai.
Không hacker nào có thể đột nhập và thay đổi lá phiếu của bạn, bỏi vì sau đó chúng sẽ không thể ghép được với giấy biên nhận của bạn.
Các lá phiếu không thể mất, bởi vì sau đó bạn sẽ không thể tìm thấy phiếu của bạn khi bạn tìm kiếm nó.
Nhưng sự bầu cử kỳ diệu không dừng lại ở đó.
Thay vào đó, chúng ta muốn thực hiện tòa bộ quy trình trong suốt mà các phương tiện truyền thông và các nhà quan sát quốc tế và bất cứ ai muốn đều có thể tải về tất cả dữ liệu bầu cử và thực hiện tự kiểm phiếu.
Họ có thể kiểm tra tất cả lá phiếu đã được kiểm chính xác chưa.
Họ có thể kiểm tra kết quả được thông báo của cuộc bầu cử có là kết quả chính xác không.
Và đây là các cuộc bầu cử bởi mọi người, cho mọi người,
vì vậy bước tiếp theo cho nền dân chủ của chúng ta là trong suốt và bầu cử có thể kiểm tra được.
Cảm ơn.
(Vỗ tay)
Tôi cho rằng câu chuyện phải bắt đầu có lẽ là vào những năm 1960, khi tôi lên bảy hay tám tuổi, tôi xem các phim tài liệu của Jacques Cousteau trong phòng khách trong khi đeo mặt nạ bơi và đôi chân vịt.
Sau mỗi tập phim, tôi đều phải chạy vào bồn tắm vừa bơi trong bồn vừa nhìn nhìn lỗ thoát nước, bởi vì không phải ở đấy thì còn gì đáng nhìn hơn nữa chứ?
Cho đến khi tôi bước sang tuổi 16, tôi đã theo đuổi ngành đại dương học, khám phá và lặn và sống trong môi trường dưới nước, như ở đây, ngoại vi quần đảo Florida Keys, trong tổng cộng 30 ngày.
Brian Skerry đã chụp những tấm hình này.
Cảm ơn Brian. Và tôi đã lặn xuống những độ sâu mà con người ta có thể chịu được ở khắp các đại dương trên hành tinh
và đây là một trong những tàu ngầm có thể lặn sâu nhất thế giới, được điều hành bởi chính phủ Nhật Bản.
Sylvia Earle và tôi đã tham gia chuyến thám hiểm trên con tàu này 20 năm trước, ở Nhật Bản.
Tôi đã lặn xuống độ sâu gần 5500 m, tới một khu vực mà tôi đã nghĩ sẽ là vùng bảo tồn nguyên vẹn của đáy biển.
Nhưng khi tới đó, tôi tìm thấy rất nhiều túi nilon và các loại rác khác.
Đó thực sự là bước ngoặt của đời tôi, khi tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi không thể chỉ lấy làm vui mà nghiên cứu và khám phá;
tôi cần đặt nó trong một bối cảnh.
Tôi cần hướng tới các mục tiêu bảo tồn.
Vì vậy tôi bắt đầu làm việc với tạp chí National Geographic Society cùng các báo khác và dẫn các cuộc thám hiểm tới Nam Cực.
Tôi đã dẫn ba cuộc thám hiểm lặn tới Nam Cực.
Chuyến đi 10 năm trước có ảnh hưởng sâu sắc khi chúng tôi khám phá ra núi băng lớn, kí hiệu B-15, núi băng trôi lớn nhất trong lịch sử, đã vỡ khỏi khối băng Nam Cực.
Và chúng tôi đã phát triển công nghệ để lặn vào bên trong và bên dưới núi băng ấy, kỹ thuật này tương tự các tấm đệm nhiệt trên thận của chúng ta với một bình ắc quy có thể kéo đi được, nhờ đó, giống như dòng máu chảy qua thận, nó sẽ trở nên ấm hơn trước khi quay trở lại mạch máu.
Nhưng sau ba chuyến đi tới Nam Cực, tôi quyết định rằng có lẽ nên làm việc trong vùng nước ấm thì hơn.
Và cùng năm đó, cách đây 10 năm, tôi đi về hướng bắc, tới Quần đảo Phượng hoàng.
Tôi sẽ kể cho các bạn ngay bây giờ đây.
Nhưng trước đó, tôi chỉ muốn các bạn dành một lúc suy ngẫm biểu đồ này.
Bạn có thể thấy cái này trong nhiều dạng hình khác nhau, nhưng đường trên cùng biểu thị diện tích được bảo vệ trên đất liền trên toàn thế giới, nó chiếm khoảng 12%.
Và bạn có thể thấy rằng nó tăng vọt lên vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Và đến hiện tại nó đang ở dạng đường cong rất đẹp.
Điều đó có nhiều khả năng là bởi đó là khi người ta nhận thức được các vấn đề môi trường nhờ Ngày Trái Đất nhờ tất cả những thứ đã diễn ra trong thập niên 60 - như những người Híp-pi tôi nghĩ, nhờ mọi thứ đều đã thật sự có ảnh hưởng đến nhận thức toàn cầu.
Nhưng diện tích đại dương được bảo vệ về cơ bản là đường thẳng cho đến tầm này - nó đang có vẻ đi lên.
Tôi tin rằng chúng ta đang ở điểm vọt lên của diện tích được bảo vệ ở đại dương.
Tôi nghĩ chúng ta đáng lẽ phải tới đó sớm hơn nhiều nếu chúng ta có thể thấy những gì đang diễn ra trên các đại dương, như những gì ta thấy đang diễn ra trên đất liền.
Nhưng không may, đại dương là một tầm nhìn mờ ảo, khiến cho ta không thể thấy điều gì đang xảy ra.
Do vậy, chúng ta bị tụt hậu so với sự bảo vệ cần có.
Nhưng nhờ các bình dưỡng khí và các tàu lặn và những công việc chúng ta đang thực hiện ở đây sẽ giúp sửa chữa điều đó.
Vậy, Quần đảo Phượng hoàng nằm ở đâu?
Chúng là diện tích đại dương được bảo vệ lớn nhất thế giới, cho đến tuần trước khi Quần đảo Chagos giành lấy danh hiệu đó.
Nó nằm giữa Thái Bình Dương. Mất khoảng năm ngày đường tới đó, kể từ mọi hướng.
Nếu bạn muốn tới Quần đảo Phượng hoàng, đi từ đảo Fiji sẽ mất năm ngày, đi từ Hawaii hay Samoa cũng sẽ mất từng đó thời gian.
Nó nằm chính giữa Thái Bình Dương, ngay ở Xích đạo.
Mười năm trước, tôi chưa từng nghe thấy tên nó, hay tên của quốc gia ngụ trên đó, Kiribati, cho tới lúc hai người bạn của tôi, những người sống trên một con tàu lặn ở Fiji, bảo rằng "Greg này, cậu sẽ dẫn chuyến thám hiểm khoa học tới đám đảo đó chứ?
Chưa có ai từng lặn ở đấy đâu."
Và tôi nói, "Ừ.
Nhưng kể cho tớ xem chúng ở đâu, và quốc gia nào ở đó."
Và đó là lần đầu tiên tôi biết về các đảo này và không hề biết mình đang tiến đến đâu.
Nhưng tôi đã tham gia cuộc mạo hiểm ấy.
Hãy để tôi đưa cho các bạn điểm đỉnh ở đây, diện tích được bảo vệ của Quần đảo Phượng hoàng.
Nó là phần nước rất sâu của hành tinh chúng ta.
Độ sâu trung bình khoảng 3650 m.
Có nhiều núi đáy biển ở Quần đảo Phượng hoàng, chúng là một phần đặc biệt của diện tích được bảo vệ.
Các núi đáy biển rất quan trọng đối với đa dạng sinh học.
Thực tế là núi dưới đại dương còn nhiều hơn trên cạn.
Sự thực thú vị làm sao.
Và Quần đảo Phượng hoàng rất giàu các núi này.