Unnamed: 0
int64 0
19.4k
| full_text
stringlengths 2
1.06M
| title
stringlengths 1
60
| url
stringlengths 71
216
| attribute
stringlengths 261
1.23k
|
---|---|---|---|---|
19,200 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 51/NQHĐND Vĩnh Long, ngày 24 tháng 3 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 3, KHOẢN 4 ĐIỀU 1 NGHỊ QUYẾT SỐ 37/NQHĐND NGÀY
09/12/2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG VỀ THÔNG QUA KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
CÔNG TRUNG HẠN NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH GIAI ĐOẠN 20212025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA X, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ NHẤT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐCP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số 37/NQHĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách tỉnh giai
đoạn 20212025;
Xét Tờ trình số 16/TTrUBND ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 3 7/NQHĐND ngày 09 tháng
12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Kế hoạch đầu tư công trung
hạn nguồn ngân sách tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20212025 và Tờ trình số 55/TTr
UBND ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ
sung khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 37/NQHĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách
tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20212025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân
sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 37/NQHĐND
ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Kế hoạch đầu
tư công trung hạn nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 20212025, cụ thể như sau:
1. Bổ sung vào khoản 3
"(13) Nguồn kết dư xổ số kiến thiết năm 2020 và các năm trước: 90.000 triệu
đồng".
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4
"a) Nguồn cân đối ngân sách tỉnh
Bố trí thực hiện dự án: 113 dự án, số vốn 2.114.028 triệu đồng. Trong đó: Bố
trí 17 dự án chuyển tiếp với số vốn 502.266 triệu đồng và 96 dự án khởi công
mới với số vốn 1.611.762 triệu đồng.
Điều chỉnh giảm kế hoạch:
(1) Dự án Trung tâm hội nghị tỉnh Vĩnh Long: Kế hoạch là 14.496 triệu đồng, kế
hoạch sau điều chỉnh là 96 triệu đồng (giảm 14.400 triệu đồng).
Điều chỉnh tăng:
(1) Đường tỉnh 907: Đề nghị bổ sung 14.400 triệu đồng, kế hoạch sau điều chỉnh
là 14.400 triệu đồng (tăng 14.400 triệu đồng).
(Chi tiết có Phụ lục 1 kèm theo)
b) Nguồn Xổ số kiến thiết
Bố trí thực hiện dự án: 180 dự án, số vốn 4.606.096 triệu đồng, trong đó: Bố
trí thực hiện 42 dự án chuyển tiếp với số vốn 1.439.865 triệu đồng và 138 dự
án khởi công mới với số vốn 3.166.231 triệu đồng.
Điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với 02 dự án, số vốn giảm là 96.165 triệu
đồng.
(1) Dự án Đường Võ Văn Kiệt, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long: Kế hoạch là
170.000 triệu đồng, kế hoạch sau điều chỉnh là 143.635 triệu đồng (giảm 26.365
triệu đồng).
(2) Đê bao sông Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2): Kế hoạch là 150.000
triệu đồng, kế hoạch sau điều chỉnh là 80.200 triệu đồng (giảm 69.800 triệu
đồng).
Điều chỉnh tăng kế hoạch vốn đối với 02 dự án, số vốn tăng là 96.165 triệu
đồng.
(1) Đường tỉnh 907: Kế hoạch là 27.000 triệu đồng, kế hoạch sau điều chỉnh là
113.600 triệu đồng (tăng 86.600 triệu đồng).
(2) Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ, huyện Trà Ôn: Đề nghị bổ sung 9.565 triệu
đồng, kế hoạch sau điều chỉnh là 9.565 triệu đồng (tăng 9.565 triệu đồng).
(Chi tiết có Phụ lục 2 kèm theo)
n) Nguồn kết dư xổ số kiến thiết năm 2020 và các năm trước: 90.000 triệu đồng:
Bố trí vốn thực hiện dự án Đường D1, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ là
90.000 triệu đồng (bổ sung vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng).”
(Chi tiết có Phụ lục 3 kèm theo)
Các nội dung khác giữ nguyên theo Nghị quyết số 37/NQHĐND ngày 09 tháng 12
năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ
đại biểu Hội đồng nhân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực
hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với Thường trực
Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long Khoá X, Kỳ họp chuyên
đề lần thứ Nhất thông qua ngày 24 tháng 3 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày
thông qua./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
Bộ Tài chính;
Bộ Kế hoạch & Đầu tư;
Kiểm toán nhà nước khu vực IX;
Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Vĩnh Long;
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBND tỉnh;
Các sở, ban, ngành tỉnh;
HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Công báo tỉnh, Trang tin HĐND tỉnh;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Bùi Văn Nghiêm
PHỤ LỤC 1
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH VỐN TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 20212025: NGUỒN CÂN ĐỐI
NGÂN SÁCH TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 51/NQHĐND ngày 24/3/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
STT Danh mục dự án/công trình Dự án nhóm Địa điểm XD Năng lực thiết kế GĐ thực hiện DA Quyết định phê duyệt dự án hoặc Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Kế hoạch trung hạn vốn NST giai đoạn 20212025 Đề nghị điều chỉnh Tăng/ Giảm (+)/() Ghi chú
Số quyết định; ngày tháng, năm ban hành Tổng mức đầu tư
TỔNG SỐ 1.302.845 14.496 14.496
A BỐ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.302.845 14.496 14.496
I Công trình chuyển tiếp 1.302.845 14.496 14.496
a Lĩnh vực Giao thông 1.009.000 14.400 14.400
1 Đường tỉnh 907 A Huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Mang Thít 88 km 20022025 418/QĐUBND, ngày 14/3/2008; 969/QĐUBND ngày 30/6/2014; 939/QĐUBND ngày 26/4/2021; 2024/QĐUBND ngày 29/7/2021 1.009.000 14.400 14.400
b Lĩnh vực Văn hóa 293.845 14.496 96 14.400
1 Trung tâm hội nghị tỉnh Vĩnh Long B Thành phố Vĩnh Long 17.779m2 20182022 1813/QĐUBND ngày 09/7/2019; 918A/QĐUBND ngày 13/4/2020; 1270/QĐUBND ngày 28/5/2021 293.845 14.496 96 14.400
Ghi chú: Các nội dung khác giữ nguyên theo Nghị quyết số 37/NQHĐND ngày
09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
PHỤ LỤC 2
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH VỐN TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 20212025: NGUỒN XỔ SỐ KIẾN
THIẾT
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 51/NQHĐND ngày 24/3/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
STT Danh mục dự án/công trình Dự án nhóm Địa điểm XD Năng lực thiết kế GĐ thực hiện DA Quyết định phê duyệt dự án hoặc Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Kế hoạch trung hạn vốn NST giai đoạn 20212025 Đề nghị điều chỉnh Tăng/ Giảm (+)/() Ghi chú
Số quyết định; ngày tháng, năm ban hành Tổng mức đầu tư
TỔNG SỐ 4.090.955 347.000 347.000
A PHÂN BỔ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHI ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH 4.090.955 347.000 347.000
I Công trình chuyển tiếp 4.090.955 347.000 347.000
a Lĩnh vực Giao thông 2.500.030 197.000 257.235 60.235
1 Đường Võ Văn Kiệt, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long B TP.Vĩnh Long 3,6km 20182022 2379/QĐUBND ngày 18/9/2019; 870/QĐUBND ngày 06/4/2020; 2139/QĐUBND ngày 11/8/2021 1.491.030 170.000 143.635 26.365
2 Đường tỉnh 907 A Huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Mang Thít 88 km 20022025 418/QĐUBND, ngày 14/3/2008; 969/QĐUBND ngày 30/6/2014; 939/QĐUBND ngày 26/4/2021; 2024/QĐUBND ngày 29/7/2021 1.009.000 27.000 113.600 86.600
b Lĩnh vực Thủy lợi 1.590.925 150.000 89.765 60.235
1 Đê bao sông Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2) B Huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít, Trà Ôn 60.000 ha 20162025 1838/QĐUBND ngày 18/8/2017; 965/QĐUBND ngày 29/4/2021; 2136/QĐUBND ngày 11/8/2021 1.458.000 150.000 80.200 69.800
2 Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ, huyện Trà Ôn B Huyện Trà Ôn 9km 20172022 1477/QĐUBND ngày 06/7/2016; 2657/QĐUBND ngày 06/12/2018; 217/QĐUBND ngày 22/01/2021; 96/QĐUBND ngày 17/01/2022 132.925 9.565 9.565
Ghi chú: Các nội dung khác giữ nguyên theo Nghị quyết số 37/NQHĐND ngày
09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
PHỤ LỤC 3
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH VỐN TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 20212025: NGUỒN KẾT DƯ XỔ
SỐ KIẾN THIẾT NĂM 2020 VÀ CÁC NĂM TRƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 51/NQHĐND ngày 24/3/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
STT Danh mục dự án Địa điểm XD Nhóm dự án Năng lực thiết kế hoặc quy mô dự án GĐ thực hiện DA Quyết định đầu tư hoặc chủ trương đầu tư Kế hoạch trung hạn vốn NST giai đoạn 20212025 Ghi chú
Số quyết định; ngày tháng, năm ban hành Tổng mức đầu tư
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) Trong đó: NST
Tổng số 275.361 226.000 90.000
I Công trình khởi công mới 275.361 226.000 90.000
a Lĩnh vực Giao thông 275.361 226.000 90.000
1 Đường D1, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ Thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ B 2,83km 20212025 558/QĐUBND ngày 22/3/2021 275.361 226.000 90.000 Giai đoạn 20212025 đã bố trí vốn là 136 tỷ đồng, trong đó: Nguồn thu tiền sử dụng đất: 47,825 tỷ đồng (tại phụ lục 2 Nghị quyết số 37/NQ HĐND ngày 09/12/2021). Nguồn XSKT: 88,175 tỷ đồng (tại phụ lục 3 Nghị quyết số 37/NQHĐND ngày 09/12/2021).
Ghi chú: Các nội dung khác giữ nguyên theo Nghị quyết số 37/NQHĐND ngày
09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
| Nghị quyết 51/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-51-NQ-HDND-2022-sua-doi-Nghi-quyet-37-NQ-HDND-Vinh-Long-526244.aspx | {'official_number': ['51/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 51/NQ-HĐND năm 2022 sửa đổi Khoản 3, Khoản 4, Điều 1 Nghị quyết 37/NQ-HĐND thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Vĩnh Long', ''], 'signer': ['Bùi Văn Nghiêm'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '24/03/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,201 | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2654/CHHVNVT&DVHH
V/v triển khai QĐ số 2382/QĐBGTVT của Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước MLC 2006 Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2013
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải
Ngày 12/8/2013, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 2382/QĐBGTVT
phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định số 1221/QĐTTg ngày 25/7/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước MLC 2006, Cục Hàng hải
Việt Nam có một số kiến nghị như sau:
1. Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 điều VIII của Công ước MLC 2006:
“Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có 30 nước thành viên với
đội tàu có trọng tải chiếm tỷ lệ 33% trọng tải đội tàu biển thế giới phê
chuẩn; Theo đó, công ước sẽ có hiệu lực với mỗi thành viên sau 12 tháng kể từ
ngày đăng ký gia nhập”. Như vậy kể từ ngày 20/8/2013, Công ước MLC 2006 chính
thức có hiệu lực đối với 30 quốc gia thành viên ban đầu (có danh sách kèm
theo), trong đó gồm: Philippine, Singapore v.v… và chính thức có hiệu lực đối
với Việt Nam kể từ ngày 8/5/2014.
2. Ngày 12/7/2013, Tổng Thư ký Tokyo Mou đã có Thông báo số TMS13/18 gửi
Chính quyền hàng hải các nước thành viên của Tổ chức Tokyo MOU Hướng dẫn các
sỹ quan kiểm tra Nhà nước cảng biển về Công ước MLC 2006. Theo đó, Tổ chức
Tokyo MOU quy định như sau: “Căn cứ Nghị quyết số XVII đã được Tổ chức Lao
động Quốc tế thông qua tại phiên họp Hội nghị Hàng hải lần thứ 94 liên quan
đến việc cấp giấy chứng nhận, trong thời gian một (01) năm sau khi Công ước
MLC 2006 có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2013, cả chính quyền hành chính của quốc
gia tàu mang quốc tịch và chính quyền cảng sẽ xem xét cho phép tàu biển tiếp
tục hoạt động mà không cần phải có Bản công bố phù hợp lao động hàng hải và
Giấy chứng nhận Lao động hàng hải với điều kiện là sỹ quan kiểm tra Nhà nước
cảng biển (PSCO) không có bằng chứng về việc tàu không tuân thủ quy định của
Công ước MLC 2006. Sỹ quan Nhà nước cảng biển không cần thiết thực hiện kiểm
tra chi tiết đối với tàu biển không có Giấy chứng nhận lao động hàng hải, Bản
công bố phù hợp lao động hàng hải hoặc Giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm
thời”.
Để triển khai việc cấp Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần 1, phê duyệt
Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần 2 và cấp Giấy chứng nhận Lao động
hàng hải cho các tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng Công
ước MLC 2006 cần quy định thống nhất về trình tự, thủ tục, trách nhiệm và
phương pháp thực hiện nhằm tạo thuận lợi nhất về thủ tục hành chính cho chủ
tàu, Cục Hàng hải Việt Nam kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông
tư quy định về cấp, thu hồi Bản công bố phù hợp lao động hàng hải và Giấy
chứng nhận lao động hàng hải.
Cục Hàng hải Việt Nam kính báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét chấp thuận./.
Nơi nhận:
Như trên;
TTr. Nguyễn Văn Công (để b/cáo);
Cục trưởng (để b/cáo);
Các Vụ: HTQT, PC;
Hiệp hội Chủ tàu VN;
Tổng Công ty HHVN;
Lưu: VT, VT&DVHH; KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Bùi Thiên Thu
| Công văn 2654/CHHVN-VT&DVHH | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Lao-dong-Tien-luong/Cong-van-2654-CHHVN-VT-DVHH-trien-khai-ke-hoach-thuc-hien-Cong-uoc-MLC-2006-207482.aspx | {'official_number': ['2654/CHHVN-VT&DVHH'], 'document_info': ['Công văn 2654/CHHVN-VT&DVHH năm 2013 triển khai Quyết định 2382/QĐ-BGTVT phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước MLC 2006 do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Hàng hải Việt Nam', ''], 'signer': ['Bùi Thiên Thu'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/08/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,202 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 15/CTUBND Đắk Lắk, ngày 31 tháng 10 năm 2024
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.
Quốc hội đã ban hành Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023; Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 23/2024/NĐCP ngày 27/2/2024 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự
án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý
ngành, lĩnh vực, Nghị định số 24/2024/NĐCP ngày 27/2/2024 hướng dẫn thi hành
Luật Đấu thầu, Nghị định số 115/2024/NĐCP ngày 16/9/2024 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực
hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các
Thông tư hướng dẫn thi hành.
Thực hiện Chỉ thị số 24/CTTTg ngày 29/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các
chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm quy định của pháp luật
về đấu thầu và pháp luật có liên quan trong công tác lựa chọn nhà thầu, nhà
đầu tư đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến, triển khai pháp luật đấu thầu:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền,
phổ biến, tập huấn Luật Đấu thầu, các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn có
liên quan; phổ biến nội dung Chỉ thị này đến các tổ chức, cá nhân có liên
quan.
Kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn đúng theo các quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ,
ngành Trung ương về quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục tăng cường
tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định mới của Luật Đấu thầu,
các Nghị định và các Thông tư có liên quan;
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đấu thầu:
a) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; đẩy
mạnh thực hiện đấu thầu qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia đúng
theo lộ trình quy định; đăng tải đầy đủ thông tin, đúng trách nhiệm và thời
hạn theo quy định của pháp luật về đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia.
b) Các đơn vị được giao trách nhiệm mua sắm tập trung thực hiện thông báo,
hướng dẫn thường xuyên, kịp thời cho các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý tại
địa phương về tiến độ mua sắm tập trung, các trường hợp mua sắm thuốc, vật tư
xét nghiệm, thiết bị y tế thuộc danh mục mua sắm tập trung mà cơ sở y tế được
tổ chức lựa chọn nhà thầu, bảo đảm đáp ứng yêu cầu điều trị theo quy định tại
khoản 2 Điều 94 Nghị định số 24/2024/NĐCP và các quy định liên quan.
c) Người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đầy đủ trách nhiệm
của người có thẩm quyền (đối với trường hợp được phân cấp), trách nhiệm của
chủ đầu tư, bên mời thầu trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, bảo đảm cung ứng
đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan
khác phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh; đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ việc
tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tránh lãng
phí; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư
xét nghiệm, thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan tại các cơ sở y tế thuộc
quyền quản lý.
d) Chủ đầu tư, bên mời thầu, bên mời quan tâm, cơ quan, đơn vị thẩm định chủ
động nghiên cứu, nâng cao trình độ quản lý, triển khai các quy định pháp luật
về đấu thầu để tổ chức thực hiện việc đấu thầu đảm bảo đúng trình tự, thủ tục
và thẩm quyền, trách nhiệm được giao; chú trọng việc kiểm soát thời gian đánh
giá hồ sơ dự thầu, thẩm định, phê duyệt các bước trong quá trình lựa chọn nhà
thầu; ký kết, thực hiện và quản lý hợp đồng đảm bảo đáp ứng tiến độ yêu cầu
của dự án, gói thầu; lựa chọn tư vấn đấu thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, uy
tín trong việc thực hiện hợp đồng;
đ) Chủ đầu tư, bên mời thầu phải thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình
thực hiện hoạt động đấu thầu; nội dung báo cáo đảm bảo chất lượng, trung thực,
tuân thủ thời gian theo đúng quy định của pháp luật đấu thầu.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý kiến nghị, xử
lý vi phạm:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo dõi hoạt động đấu thầu trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật đấu thầu. Chủ động xem xét, xử lý
theo thẩm quyền, quy định đối với các chủ đầu tư, bên mời thầu có hành vi vi
phạm pháp luật về đấu thầu; tổng hợp, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để
xem xét, xử lý theo quy định.
Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về đấu thầu để
kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; khắc phục sơ hở, bất cập trong công tác
đấu thầu trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh đối với
nội dung vượt thẩm quyền (nếu có);
Chú trọng thực hiện giám sát thường xuyên đối với hoạt động đấu thầu, khi
phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch
và hiệu quả kinh tế, chủ động có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời theo thẩm
quyền và quy định của pháp luật.
b) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên về công tác đấu thầu
theo thẩm quyền, quy định. Các cuộc thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm yêu cầu,
chất lượng, nhằm phát hiện các hạn chế, thiếu sót, vi phạm để đề xuất biện
pháp xử lý kịp thời; đồng thời, tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra, kiểm
tra, giám sát thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm
theo thẩm quyền. Cơ quan thanh tra phải bảo đảm thực hiện nhiệm vụ công tâm,
khách quan, không để việc thanh tra làm ảnh hưởng, gián đoạn, đình trệ hoạt
động đấu thầu, mua sắm tại các cơ sở y tế;
Thường xuyên nắm bắt các thông tin, phản ánh, kiến nghị về các hành vi tiêu
cực, vi phạm trong đấu thầu để kịp thời xác minh, xử lý. Trường hợp cần thiết
hoặc khi phát hiện vi phạm nghiêm trọng, cần chủ động đề xuất thanh tra, kiểm
tra đột xuất theo quy định của pháp luật; thực hiện việc đăng tải thông tin xử
lý vi phạm của nhà thầu, nhà đầu tư đúng theo trách nhiệm và quy định của pháp
luật, gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp.
c) Người có thẩm quyền, chủ đầu tư giải quyết các vấn đề trong quá trình lựa
chọn nhà thầu, nhà đầu tư đúng theo thẩm quyền, không đẩy trách nhiệm cho các
cơ quan cấp trên giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm của mình (như xử lý
tình huống, kiến nghị trong đấu thầu). Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm theo trách nhiệm được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 87 Luật
Đấu thầu, bảo đảm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác
đấu thầu thuộc phạm vi phụ trách;
d) Cơ quan thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư: Tập trung vào nội
dung quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có giá trị lớn,
đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao để tham mưu người có thẩm quyền xem xét, phê
duyệt giám sát hoạt động đấu thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Ngoài nội
dung giám sát, các gói thầu có quy mô, tính chất như nêu trên; trường hợp cần
thiết giám sát các gói thầu khác hoặc các nội dung khác (hồ sơ mời sơ tuyển,
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất), cơ quan
thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư chủ động lấy ý kiến thống
nhất của cơ quan giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu. Việc tổ chức giám sát
các gói thầu cần tập trung, đảm bảo hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tiến độ
lựa chọn nhà thầu;
đ) Các chủ đầu tư, bên mời thầu có gói thầu được người có thẩm quyền giao cho
cơ quan giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu (đối với cấp tỉnh, giao cho Sở
Kế hoạch và Đầu tư giám sát; đối với cấp huyện, do Phòng Tài chính kế hoạch
giám sát) thì chủ đầu tư, bên mời thầu phải có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ
sơ liên quan quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với nội dung giám sát
cho cơ quan giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu;
e) Cơ quan giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu có trách nhiệm tổ chức giám
sát hoạt động đấu thầu theo phê duyệt của người có thẩm quyền khi phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, chủ động giám sát, theo dõi hoạt động đấu
thầu đối với các gói thầu mà bên mời thầu có thắc mắc kiến nghị; các gói thầu
có nhiều kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; có dấu hiệu không bảo đảm mục tiêu cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
4. Tập huấn, nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
đấu thầu
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Quan tâm, tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia các khóa bồi dưỡng kiến
thức, thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu để nâng cao năng lực,
nghiệp vụ, chuẩn hóa chất lượng cán bộ làm công tác đấu thầu, đảm bảo có đủ
trình độ, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu, dự án.
Chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm báo cáo, báo cáo
không đầy đủ, không theo mẫu biểu hướng dẫn, không chính xác số liệu công tác
đấu thầu.
b) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức tập huấn
nhằm nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác đấu thầu trong việc thực hiện
các quy định mới của Luật Đấu thầu, các Nghị định và các Thông tư có liên
quan.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 08/CTUBND ngày 13/4/2017 của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc chấn chỉnh hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND
tỉnh ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo
thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 83 Nghị định số 24/2024/NĐCP ; hoàn
thành trong Quý IV/2024.
c) Sở Y tế, Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát tham mưu
UBND tỉnh ban hành danh mục hàng hóa, thuốc áp dụng mua sắm tập trung theo quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 53 Luật Đấu thầu; hoàn thành trong Quý
IV/2024.
d) Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình
HĐND tỉnh ban hành văn bản quy định về thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài
sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ CP;
hoàn thành trong Quý IV/2024.
đ) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố,
các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ
trọng tâm và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực
hiện nghiêm Chỉ thị này. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các
sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị./.
Nơi nhận:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
Báo Đấu thầu;
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
Ban QLDA ĐTXD CT DD&CN tỉnh;
Ban QLDA ĐTXD CT GT&NNPTNT tỉnh;
Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tinh;
Các chủ đầu tư sử dụng vốn nhà nước (Do Sở Kế hoạch và Đầu tư sao, gửi);
HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
Các Phòng: TH, KGVX, KT, NNMT;
Trung tâm CN và Cổng TTĐT tỉnh (đăng tải);
Lưu: VT, CN. (VTC10). CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Nghị
| Chỉ thị 15/CT-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Chi-thi-15-CT-UBND-2024-nang-cao-hieu-qua-thi-hanh-phap-luat-ve-dau-thau-Dak-Lak-629643.aspx | {'official_number': ['15/CT-UBND'], 'document_info': ['Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2024 đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật về đấu thầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đắk Lắk', ''], 'signer': ['Phạm Ngọc Nghị'], 'document_type': ['Chỉ thị'], 'document_field': ['Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,203 | BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1959/QĐBKHĐT Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 66/NQCP NGÀY
09 THÁNG 5 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH
PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41NQ/TW NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH
TRỊ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ MỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị quyết số41NQ/TW ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Bộ Chính trị về
xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới;
Căn cứ Nghị quyết số66/NQCP ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 10
tháng 10 năm 2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ
doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới;
Căn cứ Nghị định số89/2022/NĐCP ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/NQCP ngày 09 tháng 5
năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
nghị quyết số 41NQ/TW ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Bộ Chính trị về xây dựng
và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Lãnh đạo Bộ;
Văn phòng Chính phủ;
Lưu: VT, PTDN. BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 66/NQCP NGÀY 09 THÁNG 5 NĂM 2024
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT SỐ 41NQ/TW NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ XÂY DỰNG
VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI
(Kèm theo Quyết định số 1959/QĐBKHĐT ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Thực hiện Nghị quyết số 66/NQCP ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về
việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
41NQ/TW ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Bộ chính trị về xây dựng và phát huy
vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (sau đây gọi tắt là
Nghị quyết số 66/NQCP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch hành động
thực hiện Nghị quyết với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các
quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Nghị quyết số
66/NQCP. Mục tiêu chung là phát huy vai trò kiến tạo, đồng hành của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, hỗ trợ các
doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững, tạo lập đội ngũ doanh nhân có
trí tuệ, đạo đức kinh doanh. Chủ động tham mưu các cơ chế, chính sách và đẩy
mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh mới,
hướng tới kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
II. NHIỆM VỤ
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập
trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao nhằm phát huy vai
trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, góp phần đạt các mục
tiêu đề ra tại Nghị quyết số 66/NQCP, cụ thể:
1. Các nhiệm vụ chung:
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực
hiện mục tiêu phát triển đất nước.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận
lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến.
Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển trong thời kỳ mới.
Tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân,
nông dân, trí thức.
Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp, số doanh nghiệp
do phụ nữ làm chủ, tỷ lệ doanh nghiệp đóng góp vào GDP, việc làm, tỷ lệ doanh
nghiệp đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp tham gia xuất
nhập khẩu và trình độ của chủ doanh nghiệp.
Phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức thường niên
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiêu
biểu trên phạm vi toàn quốc để kịp thời động viên, khuyến khích, vinh danh và
tháo gỡ các rào cản, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, doanh nhân.
2. Các nhiệm vụ trọng tâm:
Đôn đốc, theo dõi, xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết
số 99/NQCP ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017
của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đề xuất các giải pháp
đẩy mạnh triển khai Nghị quyết trong thời gian tới, đồng thời điều chỉnh theo
hướng kiểm soát, xóa bỏ đặc quyền, độc quyền trong sản xuất kinh doanh, báo
cáo Chính phủ trong năm 2025.
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp năm 2020 nhằm khắc
phục các bất cập, vướng mắc hiện nay.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số
38/2018/NĐCP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu
tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và Nghị định số
94/2020/NĐCP ngày 21 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định cơ chế, chính
sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia; trình Chính phủ trong
năm 2024.
Đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện Quyết định số 687/QĐTTg ngày 07
tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế
tuần hoàn ở Việt Nam. Hoàn thiện Nghị định về cơ chế thử nghiệm các mô hình
kinh tế tuần hoàn; trình Chính phủ trong năm 2024.
Đánh giá việc thực hiện Quyết định số 999/QĐTTg ngày 12 tháng 8 năm 2019
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ; đề
xuất Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nhằm
tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế
chia sẻ và truyền thống, tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thống
chuyển đổi hình thức kinh doanh và các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát
triển; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2025.
Nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến
năm 2030, định hướng đến năm 2045; trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024.
Nghiên cứu, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 01/2021/NĐCP ngày 04
tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; trình Chính phủ trong
năm 2024.
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
năm 2017, tập trung vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô,
nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, thúc đẩy tham vào vào các chuỗi
liên kết, đẩy mạnh các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo, áp dụng các mô
hình kinh doanh bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp
tạo tác động xã hội, doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn, doanh
nhân dân tộc thiểu số; trình Chính phủ báo cáo Quốc hội đưa vào Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong năm 2026.
Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân giai đoạn
20262030, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2025.
Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ doanh nhân đến năm 2035,
tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tạo lực lượng doanh nhân có tầm nhìn, trí tuệ, có
tinh thần tiên phong, đổi mới sáng tạo, có đạo đức và văn hóa kinh doanh mang
bản sắc dân tộc, có trách nhiệm xã hội; từng bước đưa đội ngũ doanh nhân Việt
Nam vươn tầm khu vực và thế giới, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2025.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò của đội
ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước; tuyên truyền về
việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh,
thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến; tuyên
truyền về sự phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, ngang tầm mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển trong thời kỳ mới.
(Phân công nhiệm vụ chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Nghị quyết số 66/NQCP, trên cơ sở những nội dung và nhiệm vụ chủ
yếu trong Kế hoạch hành động này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân
công, các đơn vị thuộc Bộ:
Khẩn trương cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác của đơn
vị hằng năm.
Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số
66/NQCP và Kế hoạch hành động trong phạm vi lĩnh vực, chức năng và nhiệm vụ
được giao. Kịp thời báo cáo Bộ trưởng về những vướng mắc, khó khăn trong quá
trình thực hiện Kế hoạch hành động và đề xuất các biện pháp cần thiết.
Thực hiện nghiêm quy định chế độ báo cáo định kỳ.
2. Cục Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, giám sát
tiến độ triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động; thực hiện sơ kết,
tổng kết và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/NQCP trên
phạm vi toàn quốc.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động, trường hợp cần sửa
đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị chủ động đề xuất, báo cáo Bộ
trưởng xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 66/NQCP NGÀY 09 THÁNG 5
NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41NQ/TW NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ
XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI
(Kèm theo Quyết định số 1959/QĐBKHĐT ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
TT Nhiệm vụ Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Đầu ra Cấp trình Thời hạn hoàn thành
I Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước
1 Tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân để kịp thời nắm bắt vướng mắc, khó khăn, kiến nghị, đề xuất và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý Cục Phát triển doanh nghiệp Các Cục: ĐTNN, Kinh tế hợp tác, Quản lý ĐKKD, Trung tâm ĐMSTQG Hội nghị thường niên Chính phủ Nhiệm vụ thường xuyên
2 Tiếp tục nâng cấp Cổng Thông tin doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp hiệu quả Cục Phát triển doanh nghiệp Trung tâm CNTT và Chuyển đổi số Nhiệm vụ thường xuyên
II Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến
1 Tiếp tục theo dõi, đôn đốc và đẩy mạnh việc cắt giảm các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách nhằm tạo thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư và phát triển kinh doanh Văn Phòng Bộ Các Cục: PTDN, ĐTNN, ĐKKD, Quản lý Đấu thầu Các Vụ: Pháp chế, Quản lý quy hoạch và các đơn vị liên quan Nhiệm vụ thường xuyên
2 Tiếp tục theo dõi, đôn đốc và đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 45/NQCP ngày 31/3/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW Các Cục: PTDN, Quản lý ĐKKD, Các Vụ: Kinh tế CNDV, KTNN Tổng cục Thống kê và các đơn vị liên quan Nhiệm vụ thường xuyên
3 Đôn đốc, theo dõi, xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 99/NQCP ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW Các Cục: ĐTNN, Quản lý ĐKKD, Quản lý Đấu thầu, Kinh tế hợp tác Các Vụ: Pháp chế, Quản lý KKT, Kinh tế CNDV, Kinh tế Nông nghiệp Tổng cục Thống kê và các đơn vị liên quan Chính phủ Năm 2025
4 Hoàn thiện Nghị định về cơ chế thử nghiệm các mô hình kinh tế tuần hoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW Các Cục: Quản lý ĐKKD, PTDN Các Vụ: Pháp chế, KHGDTNMT, Kinh tế CNDV Trung tâm ĐMSTQG, Tổng cục Thống kê Báo cáo Chính phủ Năm 2024
5 Đánh giá việc thực hiện Quyết định số 999/QĐTTg ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ và đề xuất điều chỉnh, bổ sung (nếu có) Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW Các Cục: Quản lý ĐKKD, PTDN Các Vụ: Pháp chế, KHGDTNMT, Kinh tế CNDV Trung tâm ĐMSTQG, Tổng cục Thống kê Báo cáo Chính phủ Năm 2025
6 Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp năm 2020 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW Các Cục: Quản lý ĐKKD, PTDN, ĐTNN Các Vụ: Pháp chế, Kinh tế CNDV, Kinh tế nông nghiệp Tổng cục Thống kê, Trung tâm ĐMSTQG và các đơn vị liên quan Hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp Chính phủ Năm 2026
7 Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/2018/NĐCP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Cục Phát triển doanh nghiệp Các Vụ Pháp chế, Tài chính Tiền tệ Các Cục: ĐTNN, Quản lý ĐKKD Trung tâm ĐMST, Quỹ Phát triển DNNVV Nghị định sửa đổi, bổ sung Chính phủ Năm 2024
8 Nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Các Cục: ĐTNN, PTDN Các Vụ: KHGDTNMT, LĐVHXH, Kinh tế CNDV Viện Nghiên cứu QLKTTW, Tổng cục Thống kê Đề án Chính phủ Năm 2024
9 Nghiên cứu, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 01/2021/NĐCP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp Cục Quản lý ĐKKD Cục PTDN, Vụ Pháp chế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW Nghị định thay thế Chính phủ Năm 2024
10 Nghiên cứu xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐCP ngày 21/8/2020 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi cho Trung tâm ĐMST Quốc gia Trung tâm ĐMST Quốc gia Các Cục: PTDN, ĐTNN; Quản lý Đấu thầu Các Vụ: Pháp chế KHGDTNMT, Quản lý KKT, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan Nghị định Chính phủ Năm 2024
11 Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 Cục Phát triển doanh nghiệp Cục Quản lý ĐKKD, Các Vụ: Pháp chế, Tài chính Tiền tệ Trung tâm ĐMSTQG, Quỹ Phát triển DNNVV và các đơn vị liên quan Hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính phủ Năm 2026
III Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới
1 Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân giai đoạn 20262030 Cục Phát triển doanh nghiệp Cục Quản lý ĐKKD, Viện Nghiên cứu QLKTTW, Quỹ Phát triển DNNVV, Trung tâm ĐMSTQG và các đơn vị liên quan Đề án Thủ tướng Chính phủ Năm 2025
2 Đề án Xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực mới nồi, có lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ để hình thành lực lượng doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp Cục Phát triển doanh nghiệp các Vụ: Kinh tế hạ tầng và đô thị, Kinh tế CNDV Kinh tế Nông nghiệp Viện Nghiên cứu QLKTTW, Tổng cục Thống kê và các đơn vị liên quan Đề án Thủ tướng Chính phủ Năm 2024
3 Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ doanh nhân đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW Các Cục: PTDN, Quản lý ĐKKD, ĐTNN Các Vụ: Pháp chế, Kinh tế CNDV, Kinh tế Nông nghiệp, Lao động VHXH, Khoa học GDTNMT Viện Chiến lược, Tổng cục Thống kê; Trung tâm ĐMSTQG Quyết định phê duyệt Chiến lược Thủ tướng Chính phủ Năm 2025
IV Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
1 Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc, có trách nhiệm xã hội, có ý thức bảo vệ môi trường; thượng tôn pháp luật, nâng cao vị thế và hình ảnh doanh nhân Việt Nam. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước; tuyên truyền về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến; tuyên truyền về sự phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển trong thời kỳ mới Văn phòng Bộ Các Cục: PTDN, ĐTNN, Quản lý ĐKKD Trung tâm CNTT và chuyển đổi số, Báo Đầu tư và các đơn vị liên quan Bộ trưởng Nhiệm vụ thường xuyên
V Tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức
1 Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 02NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, Chỉ thị số 37CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới và Nghị quyết số 43NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được phân công Nhiệm vụ thường xuyên
2 Đẩy mạnh triển khai hỗ trợ DNNVV, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho các DNNVV trong nước tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, qua đó tham gia sâu và làm chủ nhiều công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu Cục Phát triển doanh nghiệp Cục ĐTNN, Vụ Kinh tế CNDV, Vụ kinh tế Nông nghiệp. Trung tâm ĐMSTQG, Quỹ Phát triển DNNVV, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu QLKTTW Nhiệm vụ thường xuyên
3 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế Cục Phát triển doanh nghiệp Cục ĐTNN, Vụ Kinh tế CNDV, Vụ kinh tế Nông nghiệp Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu QLKTTW, Trung tâm ĐMSTQG, Quỹ Phát triển DNNVV Năm 2025
VI Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam và các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp
1 Tích cực, chủ động phối hợp với VCCI, Hiệp hội DNNVV và các tổ chức Hiệp hội khác triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp trong xây dựng, phản biện chính sách; tôn vinh, động viên doanh nhân, doanh nghiệp; ... Các đơn vị theo phân công quản lý Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân Nhiệm vụ thường xuyên
VII Các nhiệm vụ theo dõi, đánh giá chỉ tiêu về doanh nhân, doanh nghiệp
1 Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp Cục Quản lý ĐKKD Tổng cục Thống kê, Cục PTDN Các chỉ tiêu Nhiệm vụ thường xuyên
2 Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu về: trình độ của chủ doanh nghiệp; số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; tỷ lệ doanh nghiệp đóng góp vào GDP, việc làm; tỷ lệ doanh nghiệp đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu Tổng cục Thống kê Các Cục: Quản lý ĐKKD, PTDN và các đơn vị liên quan Các chỉ tiêu Hằng năm hoặc 5 năm/lần
3 Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp ở các địa phương Cục Phát triển doanh nghiệp Các Vụ: Kinh tế ĐPLT, Pháp chế, Kinh tế CNDV, Kinh tế Nông nghiệp Các Cục: Quản lý ĐKKD, ĐTNN Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu QLKTTW, Trung tâm ĐMSTQG và các đơn vị liên quan Bộ công cụ Bộ trưởng Năm 2025
| Quyết định 1959/QĐ-BKHĐT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-1959-QD-BKHDT-2024-thuc-hien-Nghi-quyet-41-NQ-TW-xay-dung-doi-ngu-doanh-nhan-625101.aspx | {'official_number': ['1959/QĐ-BKHĐT'], 'document_info': ['Quyết định 1959/QĐ-BKHĐT năm 2024 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 66/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Kế hoạch và Đầu tư', ''], 'signer': ['Nguyễn Chí Dũng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Doanh nghiệp'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/08/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,204 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3177/TCHQGSQL
V/v thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2014
Kính gửi: Công ty TNHH Liteon Việt Nam.
(Địa chỉ: P1SP1B. VSIP Hải Phòng, Thủy Nguyên, Hải Phòng)
Trả lời công văn không số ngày 24/3/2014 về việc hướng dẫn thủ tục hải quan
xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều bên của Công ty TNHH Liteon Việt Nam, Tổng cục
Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về điều kiện để được xuất nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày
15/12/2005 của Chính phủ, khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐCP ngày
20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn tại công văn số 3204/TMKHĐT ngày
4/6/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ ký hợp đồng với các thương nhân thứ
cấp mà không phải là ký trực tiếp với chính thương nhân nước ngoài đã ký hợp
đồng gia công với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ nhưng không có sự thay đổi về
nghĩa vụ thuế, tài chính của chủ thể xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ trên lãnh
thổ Việt Nam và đáp ứng đủ điều kiện về hợp đồng theo quy định tại khoản 2
Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày 15/12/2005 của Chính phủ thì được làm
thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định.
2. Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại khoản 3.2 Điều
20 Thông tư số 13/2014/TTBTC ngày 24/1/2014 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty được biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, GSQL(3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
| Công văn 3177/TCHQ-GSQL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-3177-TCHQ-GSQL-nam-2014-thu-tuc-xuat-nhap-khau-tai-cho-do-Tong-cuc-Hai-quan-224920.aspx | {'official_number': ['3177/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 3177/TCHQ-GSQL năm 2014 về thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/03/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,205 | VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 06/VBHNVPQH Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2023
LUẬT
LÂM NGHIỆP
Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội, có hiệu lực kể
từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Lâm nghiệp[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và
thương mại lâm sản .
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát
triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
2. Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ,
phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng,
nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần
chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao
được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát
hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn
che từ 0,1 trở lên.
4 . Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng
trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.
5. Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng
diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định.
6. Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh
tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
7. Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa
có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng
trồng.
8. Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng
đồng dân cư sống dựa vào rừng.
9. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà
nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục
hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định
của pháp luật.
10. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản
khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê
để trồng rừng.
11. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.
12. Giá trị rừng là tổng giá trị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và
các giá trị môi trường rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác
định.
13. Giá trị quyền sử dụng rừng là tổng giá trị tính bằng tiền của quyền sử
dụng rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật
rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái,
cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
15. Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng là thực vật rừng, động
vật rừng còn sống hoặc đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của chúng.
16. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật
rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song,
mây, tre, nứa đã chế biến.
17. Hồ sơ lâm sản là tài liệu về lâm sản được lưu giữ tại cơ sở sản xuất,
kinh doanh lâm sản và lưu hành cùng với lâm sản trong quá trình khai thác, mua
bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, cất giữ.
18. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được khai thác, mua bán, sản xuất phù
hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
19. Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các
mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao
giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc
phòng, an ninh.
20. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng
nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.
21. Nhà nước cho thuê rừng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng
rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng thông qua hợp
đồng cho thuê rừng.
22. Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng
để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp
đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.
23. Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng.
24. Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng
địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư
tương tự và có cùng phong tục, tập quán.
25. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của
khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu
rừng đặc dụng.
26. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn
nguyên vẹn của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh
cảnh.
27. Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý,
bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của vườn quốc gia, khu
dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh.
28. Phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng là khu vực hoạt động
thường xuyên của ban quản lý rừng đặc dụng, cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, dịch
vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp với xây dựng công trình quản lý dịch
vụ của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh.
29. Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời
gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
30. Mở cửa rừng tự nhiên là cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trở lại
bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
31 . Suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng
của rừng.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp
1. Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng
sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng
phó với biến đổi khí hậu.
2. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước
với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
3. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử
dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
5. Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật
này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện
theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp
1. Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động
lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế xã hội, quốc
phòng, an ninh.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.
4. Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất;
giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng
dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo
nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển
hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng
bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
5. Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm
nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.
6. Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống
phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư
nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng,
chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo
quy định của Chính phủ.
Điều 5. Phân loại rừng
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân
thành 03 loại như sau:
a) Rừng đặc dụng;
b) Rừng phòng hộ;
c) Rừng sản xuất.
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên,
nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng,
giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ
môi trường rừng bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu dự trữ thiên nhiên;
c) Khu bảo tồn loài sinh cảnh;
d) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
đ) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng
giống quốc gia.
3. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống
xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều
hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân
theo mức độ xung yếu bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng
phòng hộ biên giới;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
4. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh
doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
5. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và
Quy chế quản lý rừng.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết tiêu
chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ.
Điều 6. Phân định ranh giới rừng
1. Rừng được phân định ranh giới cụ thể trên thực địa, trên bản đồ và lập hồ
sơ quản lý rừng. Hệ thống phân định ranh giới rừng thống nhất trên phạm vi cả
nước theo tiểu khu, khoảnh, lô rừng.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều
này.
Điều 7. Sở hữu rừng
1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao
gồm:
a) Rừng tự nhiên;
b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền
sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng bao gồm:
a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo
quy định của pháp luật.
Điều 8. Chủ rừng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và
tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật,
trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là
đơn vị vũ trang).
4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm
nghiệp.
5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
6. Cộng đồng dân cư.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng
rừng sản xuất.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ,
phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật
nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng,
thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp
luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát
triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây
hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy
định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng
trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự
nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc
cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích
sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm
sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng,
thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử
về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.
Chương II
QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP
Điều 10. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp
1. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc của pháp luật về
quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia,
chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh
học;
b) Bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch
sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của
người dân;
c) Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,
rừng sản xuất;
d) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới;
đ) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải phù hợp với nội dung quy
hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
2. Việc lập quy hoạch lâm nghiệp phải tuân thủ căn cứ của pháp luật về quy
hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc
gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc
gia;
b) Nội dung về lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch lâm
nghiệp cấp quốc gia;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nguồn lực của cả nước hoặc địa
phương.
Điều 11. Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp
1. Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm
đến 50 năm.
2. Nội dung quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về
quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy
hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải
quyết;
b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và
công nghệ, lao động;
c) Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động
của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng
trong lâm nghiệp;
d) Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội đối với ngành;
đ) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
e) Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
h) Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;
i) Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
Điều 12. Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm
nghiệp cấp quốc gia
1. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định
như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch
lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc
gia.
2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện như
sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước,
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp
thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông
qua hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại
chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo;
c) Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định tổ chức lấy ý kiến.
3. Thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp
quốc gia;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Hội đồng
thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
c) Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia tổ chức thẩm định và
gửi kết quả thẩm định đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp thu, giải trình về các nội
dung thẩm định;
d) Nội dung thẩm định quy hoạch bao gồm sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc
gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc
gia; thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững; hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường; tính khả thi của
quy hoạch.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia do Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.
5. Việc điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được điều chỉnh khi có thay đổi quy hoạch
tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm
nghiệp quốc gia làm thay đổi lớn đến nội dung quy hoạch lâm nghiệp quy định
tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;
b) Việc thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được
thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm
nghiệp cấp quốc gia thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về quy
hoạch.
Điều 13. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp
1. Cơ quan lập quy hoạch lâm nghiệp phải lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy
hoạch lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp phải có tư cách pháp nhân và đáp
ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo quy
định của Chính phủ.
Chương III
QUẢN LÝ RỪNG
Mục 1. GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG, CHUYỂN LOẠI RỪNG, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC, THU HỒI RỪNG
Điều 14. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác, thu hồi rừng
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện
tích rừng hiện có tại địa phương.
2. Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án
quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp
thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
3. Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
4. Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích
rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
5. Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất.
6. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức
giao đất, cho thuê đất.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương;
không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho
thuê rừng.
8. Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư;
ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó
với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 15. Căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác
1. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục
đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt; kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Diện tích rừng, đất quy hoạch để trồng rừng.
3. Nhu cầu sử dụng rừng thể hiện trong dự án đầu tư đối với tổ chức; đề nghị
giao rừng, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
4. Năng lực quản lý rừng bền vững của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư.
Điều 16. Giao rừng
1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng
sau đây:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên;
khu bảo tồn loài sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di
tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc
gia; vườn thực vật quốc gia;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp
đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo
vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;
d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng
theo truyền thống;
đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề
nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện
tích rừng được giao.
2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng
sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn,
rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ
chắn sóng, lấn biển;
b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất
của tổ chức đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng
hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ
đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
đó.
3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng
sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã
nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng
sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban
quản lý rừng đó.
Điều 17. Cho thuê rừng sản xuất
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng
tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm
để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Điều 18. Chuyển loại rừng
1. Việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
b) Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
c) Có phương án chuyển loại rừng.
2. Thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ
tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc
trường hợp quy định tại điểm a khoản này, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng.
Điều 19. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích
sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác
1. Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ
chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên;
rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc
dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến
dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng,
lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng
rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn
cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50
ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác
1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục
đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử
dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng
đối với rừng tự nhiên.
2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây
dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ
và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích
rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01
ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để
tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
4. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ
diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự
án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp
tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung, trình
tự, thủ tục, thời hạn thực hiện trồng rừng thay thế quy định tại Điều này.
Điều 22. Thu hồi rừng
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng
liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp
luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước
thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền
hoặc không đúng đối tượng.
Điều 23. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác, thu hồi rừng
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,
thu hồi rừng đối với tổ chức;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng
rừng sản xuất.
2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,
thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
đối với cộng đồng dân cư.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a
khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi
rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại
rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
Mục 2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG
Điều 24. Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng
1. Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm
các diện tích rừng có chủ.
2. Chủ rừng phải thực hiện quản lý rừng bền vững; có trách nhiệm quản lý, bảo
vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng.
Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng
hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng,
khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này.
3. Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế
quản lý rừng.
Điều 26. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên
nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập
trung từ 3.000 ha trở lên.
Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu
bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000
ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;
b) Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật
quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng
phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng
hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ
3.000 ha trở lên;
b) Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này
thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị
vũ trang trên địa bàn để quản lý.
3. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện theo Quy
chế quản lý rừng.
Mục 3. QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Điều 27. Phương án quản lý rừng bền vững
1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy
định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền
vững;
b) Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia
đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
2. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; thực
trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử
văn hóa, cảnh quan;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục
hồi và bảo tồn;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ
bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; thực
trạng tài nguyên rừng;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định chức năng phòng hộ của rừng;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
4. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất
bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; thực trạng tài nguyên rừng;
kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến
hoạt động của chủ rừng;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại
lâm sản;
d) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về nội
dung phương án quản lý rừng bền vững; quy định trình tự, thủ tục xây dựng, phê
duyệt phương án quản lý rừng bền vững.
Điều 28. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự
nguyện.
2. Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế
khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng
bền vững.
3. Tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt
Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí quản
lý rừng bền vững.
Mục 4. ĐÓNG, MỞ CỬA RỪNG TỰ NHIÊN
Điều 29. Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Bảo đảm quản lý rừng bền vững, bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh
học.
2. Bảo đảm công khai và minh bạch.
3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện
đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
Điều 30. Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến
phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;
b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng
hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định
tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng
tự nhiên
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả
nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự
nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địa phương sau khi được Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
3. Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên phải được công bố, niêm yết công
khai.
4. Trình tự, thủ tục công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện
theo Quy chế quản lý rừng.
Điều 32. Trách nhiệm của Nhà nước khi đóng cửa rừng tự nhiên
1. Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên
trong giai đoạn đóng cửa rừng tự nhiên.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ cho chủ rừng khi thực
hiện quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết
định hỗ trợ cho chủ rừng khi thực hiện quyết định đóng cửa rừng tự nhiên của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Mục 5. ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ, THEO DÕI DIỄN BIẾN, CƠ SỞ DỮ LIỆU RỪNG
Điều 33. Điều tra rừng
1. Nội dung điều tra rừng bao gồm:
a) Điều tra, phân loại rừng; phân cấp mức độ xung yếu của rừng phòng hộ;
b) Điều tra, đánh giá chất lượng rừng, tiềm năng phát triển rừng;
c) Điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng;
d) Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học trong rừng;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát diễn biến rừng;
e) Đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính do thực hiện các giải pháp hạn chế
mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ
lượng cácbon rừng.
2. Tổ chức điều tra rừng được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả
điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lần và theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực
hiện điều tra rừng cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra rừng tại địa phương và
công bố kết quả.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội
dung điều tra rừng; quy định phương pháp, quy trình điều tra rừng.
Điều 34. Kiểm kê rừng
1. Kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể
trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất
chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng
và đất chưa có rừng.
2. Nội dung cơ bản của kiểm kê rừng bao gồm:
a) Tập hợp và xử lý thông tin về tài nguyên rừng;
b) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của lô rừng;
c) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của chủ rừng;
d) Kiểm kê tổng diện tích, trữ lượng rừng theo cấp hành chính;
đ) Lập hồ sơ quản lý rừng của lô, khoảnh, tiểu khu, chủ rừng, đơn vị hành
chính.
e) Công bố kết quả kiểm kê rừng.
3. Việc kiểm kê rừng được thực hiện 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm
kê đất đai.
4. Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện kiểm kê rừng và chịu sự kiểm tra của cơ
quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnh đối với chủ rừng là tổ chức; hoặc cơ
quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư; kê khai số liệu kiểm kê rừng theo biểu mẫu quy định và
chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
5. Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ
thuật và kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm kê rừng; hỗ trợ kinh phí kiểm kê
rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội
dung kiểm kê rừng; quy định phương pháp, quy trình kiểm kê rừng.
Điều 35. Theo dõi diễn biến rừng
1. Theo dõi diễn biến rừng được thực hiện hằng năm nhằm nắm vững hiện trạng
diện tích các loại rừng, đất chưa có rừng; biến động diện tích các loại rừng
phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Lô rừng là đơn vị cơ sở để theo dõi diễn biến rừng, được tập hợp theo
khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừng và tổng hợp trên địa bàn cấp xã,
huyện, tỉnh, quốc gia.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều
này.
Điều 36. Cơ sở dữ liệu rừng
1. Cơ sở dữ liệu rừng là tập hợp thông tin, dữ liệu về rừng được thiết lập,
cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin cho công tác quản lý,
bảo vệ, phát triển rừng và yêu cầu quản lý khác; là bộ phận của hệ thống thông
tin về lâm nghiệp.
2. Cơ sở dữ liệu rừng bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến rừng;
b) Cơ sở dữ liệu về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; bảo tồn thiên
nhiên, loài nguy cấp, quý, hiếm, nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng;
c) Cơ sở dữ liệu về điều tra rừng, kiểm kê rừng, diễn biến rừng, kết quả giảm
phát thải khí nhà kính liên quan đến rừng;
d) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, quản lý cơ sở dữ liệu
rừng thống nhất trong phạm vi cả nước.
Chương IV
BẢO VỆ RỪNG
Điều 37. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động
ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các
loài sinh vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ
môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
1. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh
mục để quản lý, bảo vệ.
2. Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã,
động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ
tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
Điều 39. Phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng;
chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Mọi trường hợp sử dụng lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng
ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục
đích khác, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa
cháy rừng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động trong rừng, xây dựng
công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và
chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng.
4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo
ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng
và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá
nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời.
5. Trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến
tình trạng khẩn cấp, việc chữa cháy rừng phải thực hiện theo quy định của pháp
luật về tình trạng khẩn cấp.
6. Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy,
cứu hộ, cứu nạn hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy và
chữa cháy rừng.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 40. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
1. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; nuôi hoặc chăn, thả động vật vào
rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về đa dạng sinh học,
bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.
2. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được
thuê thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp phòng,
trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật
gây hại rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức dự báo tình
hình dịch bệnh; chỉ đạo biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức, chỉ đạo việc phòng, trừ sinh vật gây hại
rừng tại địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang địa phương
khác.
Điều 41. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập
Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được
Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên
trách bảo vệ rừng.
2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;
b) Thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản
lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của
pháp luật.
3. Chủ rừng có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của lực lượng
chuyên trách bảo vệ rừng; bảo đảm chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ
rừng theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
1. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm hoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm
tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất
khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản theo quy định
của pháp luật.
2. Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất
khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối
hợp với lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý
thị trường, hải quan và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc đấu tranh phòng
ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan, cơ quan tư
pháp và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp với Kiểm lâm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ lâm sản
hợp pháp, trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản.
Điều 43. Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách
nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y
và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông báo
kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh
vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp
hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi
xảy ra cháy rừng.
Chương V
PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 44. Phát triển giống cây lâm nghiệp
1. Thiết lập hệ thống rừng giống quốc gia để lưu giữ nguồn gen, cung ứng
nguồn giống chất lượng cao bền vững.
2. Xây dựng, nâng cấp rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng; đối với cây
trồng chính, chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh giống, nguồn giống, vật liệu
giống được công nhận.
3. Nâng cao phẩm chất di truyền, chọn, tạo giống mới có năng suất, chất lượng
cao, khả năng chống chịu tốt, đáp ứng yêu cầu kinh doanh lâm sản và thích ứng
với biến đổi khí hậu.
4. Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn, tạo, nhân
giống cây trồng lâm nghiệp cho năng suất, chất lượng cao; tăng cường năng lực
quản lý, điều hành sản xuất, cung ứng giống; nâng cao nhận thức về giống cây
lâm nghiệp cho người dân và cơ quan, tổ chức.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục giống
cây trồng chính; trình tự, thủ tục công nhận giống, nguồn giống, vật liệu
giống.
Điều 45. Biện pháp lâm sinh
1. Biện pháp lâm sinh bao gồm:
a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;
b) Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;
c) Cải tạo rừng tự nhiên;
d) Trồng rừng mới, trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều
này.
Điều 46. Phát triển rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh
cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng
trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
b) Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự
nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh
thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;
c) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì diện tích rừng hiện có;
b) Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự
nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, thực hiện hoạt động bảo
vệ và phát triển rừng theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Đối với rừng giống quốc gia, thực hiện hoạt động để duy trì và phát triển
rừng theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Đối với vườn thực vật quốc gia, thực hiện hoạt động sưu tập, chọn lọc, lưu
giữ, gây trồng loài cây bản địa gắn với nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục
môi trường, tham quan du lịch.
Điều 47. Phát triển rừng phòng hộ
1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, phải được xây
dựng thành rừng tập trung, liền vùng, duy trì và hình thành cấu trúc rừng bảo
đảm chức năng phòng hộ.
2. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ
nguồn nước của cộng đồng dân cư, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ, kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng;
b) Trồng rừng ở nơi đất trống, không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng;
trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa, loài cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài
gỗ.
3. Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn
biển, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Thiết lập đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng;
b) Áp dụng biện pháp trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên
cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống
chịu tốt; được trồng bổ sung tại những nơi chưa đủ tiêu chí thành rừng.
Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
1. Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự
nhiên ở những diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành
rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự
phục hồi.
2. Hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại
và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.
3. Khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ
nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng
trồng gỗ lớn ở những nơi có điều kiện thích hợp.
Điều 49. Trồng cấy thực vật rừng, gây nuôi phát triển động vật rừng
1. Tổ chức, cá nhân trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc
Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp; động vật rừng thông thường phải bảo đảm điều kiện về nguồn giống hợp
pháp, cơ sở nuôi bảo đảm an toàn với người và động vật nuôi, vệ sinh môi
trường, phòng ngừa dịch bệnh, không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn quần thể
loài trong môi trường tự nhiên.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp
phép trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục của Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài
động vật rừng thông thường.
Điều 50. Trồng cây phân tán
1. Trồng cây phân tán là trồng cây ngoài diện tích rừng để tăng diện tích cây
xanh, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, kết hợp cung cấp gỗ, củi và dịch vụ du
lịch.
2. Cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền,
phát động toàn dân thực hiện phong trào trồng cây phân tán; tổ chức trồng,
quản lý, bảo vệ cây phân tán tại đô thị, nông thôn, khu công nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ về giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân
tán.
Điều 51. Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng
1. Hệ thống đường lâm nghiệp bao gồm đường vận xuất, vận chuyển lâm sản,
đường tuần tra bảo vệ rừng; kho, bến bãi tập kết lâm sản.
2. Công trình phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, cứu hộ, bảo vệ, phát triển
động vật rừng, thực vật rừng.
3. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm đường ranh cản lửa, chòi
canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh, mương, bể chứa nước, đập,
hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Trạm bảo vệ rừng; biển báo, biển cảnh báo, cọc mốc ranh giới khu rừng,
tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
5. Công trình kết cấu hạ tầng cần thiết khác phục vụ bảo vệ và phát triển
rừng.
Chương VI
SỬ DỤNG RỪNG
Mục 1. SỬ DỤNG RỪNG ĐẶC DỤNG
Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh
cảnh, được quy định như sau:
a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc
dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục
hồi sinh thái của rừng đặc dụng;
b) Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch
vụ, hành chính của rừng đặc dụng;
c) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi
giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
d) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen
sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan, được quy định như sau:
a) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá
trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh
thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây
dựng công trình sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen
sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;
c) Đối với rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ,
thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của
cộng đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, được quy định như sau:
a) Được khai thác lâm sản theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá
trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp
lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải
phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt;
c) Được khai thác, thu thập các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi
sinh vật, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguồn gen phục vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia, được quy định như
sau:
a) Được khai thác vật liệu giống;
b) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá
trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp
lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi
giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.
5. Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của
Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Điều 53. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng
và quy định khác của pháp luật có liên quan. Không được thực hiện hoạt động
nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng
đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi
trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng
đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên,
đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí và quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý
rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của
rừng đặc dụng
1. Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng với hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng. Căn cứ điều
kiện cụ thể, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương lập
dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di
dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
3. Đối với phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ban quản lý rừng
đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng hoặc hợp tác, liên kết với hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng.
4. Đất ở, đất sản xuất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư xen kẽ
trong rừng đặc dụng không thuộc quy hoạch rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư được tiếp tục sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với phương án quản lý rừng
bền vững của chủ rừng.
5. Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng chương trình, dự án đầu
tư phát triển vùng đệm; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư vùng đệm
có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương; phối hợp với chính quyền địa
phương rà soát, lập kế hoạch quản lý đối với diện tích đất ở, đất sản xuất xen
kẽ trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương hoặc tổ chức có
hoạt động trong vùng đệm có quyền giám sát, tham gia thực hiện, phối hợp quản
lý chương trình, dự án đầu tư vùng đệm theo quy định của pháp luật.
7. Việc thực hiện ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng
đệm của rừng đặc dụng theo Quy chế quản lý rừng.
Mục 2. SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ
Điều 55. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây
gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ
được quy định như sau:
a) Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu
phòng hộ;
b) Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng
phòng hộ của rừng.
3. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:
a) Được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn
mật độ quy định;
b) Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương
thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;
c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại
rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của
Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Điều 56. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ
thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu
rừng phòng hộ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án
du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi
trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng
bảo đảm không làm ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh
học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí và diện tích đất rừng được sử dụng để xây dựng công
trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thực
hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
1. Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng.
2. Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư
nghiệp kết hợp, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng.
3. Việc sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ thực hiện
theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục 3. SỬ DỤNG RỪNG SẢN XUẤT
Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy
định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị
và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
2. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo
quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
1. Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.
2. Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập
hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn
vốn quyết định.
3. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo
quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Điều 60. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng
dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng
sản xuất
1. Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.
2. Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư
nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử
dụng đất rừng.
3. Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên
cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.
4. Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân
thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
5. Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
6. Các hoạt động quy định tại Điều này thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục 4. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Điều 61. Các loại dịch vụ môi trường rừng
1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
2. Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
3. Hấp thụ và lưu giữ cácbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn
chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.
4. Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ
sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.
5. Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và
các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.
Điều 62. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí quy
định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi
trường rừng quy định tại Điều 61 của Luật này.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường
rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
3. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức
chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
4. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
5. Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi
trường rừng
1. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
a) Chủ rừng được quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo
vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản
lý rừng theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế
xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn
nước cho sản xuất thủy điện;
b) Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết
và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;
c) Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy
trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;
d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo
tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;
đ) Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính
lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ cácbon của rừng;
e) Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn
thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh
thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;
g) Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
a) Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng
dịch vụ môi trường rừng;
b) Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
c) Nhà nước khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp
nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ
sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.
4. Việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau:
a) Xác định tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng;
b) Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
c) Xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng;
d) Xác định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
đ) Lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng;
e) Xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng;
g) Tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
h) Kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch
vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường
rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng
trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện
tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường
rừng;
b) Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền
dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát
và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung
ứng dịch vụ môi trường rừng;
d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả
dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái
rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.
2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác
vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
b) Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ
rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng
trong trường hợp chi trả gián tiếp.
Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại
khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng;
c) Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra
quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà
nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
2. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
a) Phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát
triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát
triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ
và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng;
c) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải
quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.
Chương VII
CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN
Mục 1. CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Điều 66. Chính sách phát triển chế biến lâm sản
1. Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định như sau:
a) Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng
nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công
nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh,
nâng cao giá trị gia tăng;
b) Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
c) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản.
2. Chính sách phát triển chế biến lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực
hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 67. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
1. Cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động
vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư, doanh
nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm và phù hợp với Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc
Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc gây nuôi;
b) Mẫu vật có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ tự nhiên;
c) Mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.
3. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng thông thường phải
bảo đảm có nguồn gốc hợp pháp.
Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản
1. Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:
a) Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b) Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản
xuất, chế biến; áp dụng chính sách quy định tại Điều 66 của Luật này và pháp
luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng
sâu, vùng xa.
2. Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường,
lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc
lâm sản;
b) Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo
quy định tại Điều 67 của Luật này;
c) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong quá trình sản xuất.
Điều 69. Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
1. Nhà nước xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; ban
hành tiêu chí, thẩm quyền, quy trình, thủ tục phân loại doanh nghiệp khai
thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. THƯƠNG MẠI LÂM SẢN
Điều 70. Chính sách phát triển thị trường lâm sản
1. Chính sách phát triển thị trường lâm sản được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết, thu mua, tiêu thụ lâm sản được cung cấp
tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật;
b) Nhà nước hỗ trợ hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát
triển thị trường, cung cấp thông tin thị trường lâm sản trong nước và quốc tế.
2. Chính sách phát triển thị trường lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này
thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản
1. Cơ sở thương mại lâm sản có quyền sau đây:
a) Kinh doanh những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b) Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ hợp tác, liên kết
chuỗi kinh doanh lâm sản; áp dụng chính sách quy định tại Điều 70 của Luật này
và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực
vùng sâu, vùng xa.
2. Cơ sở thương mại lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường,
lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc
lâm sản;
b) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra trong quá trình kinh doanh của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 72. Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật
rừng, động vật rừng
1. Quản lý thương mại lâm sản được quy định như sau:
a) Dự báo thị trường và định hướng phát triển chế biến lâm sản trong từng thời
kỳ;
b) Đàm phán điều ước quốc tế về thương mại, mở cửa thị trường lâm sản, công
nhận lẫn nhau về gỗ hợp pháp và tiêu chí quản lý rừng bền vững;
c) Cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp
với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh
mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng vì mục đích thương mại phải tuân
thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
đ) Thương mại nội địa lâm sản phải thực hiện quy định về hồ sơ lâm sản hợp
pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
e) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
2. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như
sau:
a) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục
của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng
cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;
b) Mẫu vật các loài quy định tại điểm a khoản này phải được đánh dấu xác định
nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật,
bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xóa;
c) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ
tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài quy định tại điểm
a và điểm b khoản này.
Chương VIII
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG
Mục 1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA CHỦ RỪNG
Điều 73. Quyền chung của chủ rừng
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng
trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn
giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về
đất đai.
4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường
rừng.
5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát
triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ
tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây
dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất
khi bị thiệt hại do thiên tai.
8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ
và phát triển rừng.
9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
Điều 74. Nghĩa vụ chung của chủ rừng
1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý
rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
3. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
4. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
5. Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
6. Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.
Mục 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, BAN QUẢN
LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy
định tại Điều 94 của Luật này;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 52, rừng sản
xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng
theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Được cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh
thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng
theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt;
đ) Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác
quốc tế.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý
rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế
xã hội theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
d) Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng phòng hộ
1. Ban quản lý rừng phòng hộ có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 và điểm đ khoản 1 Điều 75 của Luật này;
b) Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định
tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự
nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại
Điều 59 của Luật này.
2. Ban quản lý rừng phòng hộ có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý
rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
Mục 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ
Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống
quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện
tích rừng đã giao có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí đầu tư để duy trì và phát triển rừng giống
theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Khai thác lâm sản trong rừng giống quốc gia theo quy định tại Điều 52 của
Luật này;
d) Bán sản phẩm để tạo nguồn thu và được quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy
định của pháp luật về tài chính.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện
tích rừng đã giao có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì và phát triển rừng giống
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo
vệ cảnh quan có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định
tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương
án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo
vệ cảnh quan có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý
rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Ký hợp đồng khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
Điều 79. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng
sản xuất
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng;
c) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ
rừng đầu tư;
d) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại
Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án quản lý rừng bền vững
và thực hiện phương án đã được phê duyệt.
Điều 80. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất để trồng rừng
1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn
ngân sách nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được tổ chức trồng rừng theo dự toán thiết kế do cơ quan chủ quản nguồn vốn
phê duyệt;
c) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật
này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn tự
đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng
phòng hộ;
c) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật
này.
3. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn
tự đầu tư có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng;
c) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều
59 của Luật này;
d) Được chuyển nhượng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn
bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.
Mục 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ
Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng
phòng hộ
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng;
c) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55 của Luật
này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước;
d) Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong
cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người
thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ có nghĩa vụ quy định
tại Điều 74 của Luật này.
Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng
sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, được khai thác lâm sản theo quy
định tại Điều 58 của Luật này và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách
của Nhà nước;
c) Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, được khai thác lâm sản theo quy định
tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà
nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng trồng
do chủ rừng đầu tư;
d) Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong
cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người
thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có nghĩa vụ quy định
tại Điều 74 của Luật này.
Điều 83. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê
rừng sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền sau
đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng; được sở hữu cây
trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng trồng do chủ rừng đầu tư;
c) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại
Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của
pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có nghĩa vụ quy
định tại Điều 74 của Luật này.
Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất
để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng
phòng hộ có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản
xuất do chủ rừng đầu tư;
c) Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng
phòng hộ do chủ rừng đầu tư;
d) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản
xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
đ) Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách
nhà nước;
e) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế
chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;
g) Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng
rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng
phòng hộ có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê
đất để trồng rừng sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất có
quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng; khai
thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của
Luật này;
c) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế
chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong thời gian thuê
đất; cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng cho người thừa kế theo quy định của
pháp luật.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất có
nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín
ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
1. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;
c) Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán
rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh
tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại
Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự
nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại
Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà
nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do
chủ rừng đầu tư.
2. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp
với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
d) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;
đ) Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp,
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
Mục 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ ĐƠN VỊ VŨ TRANG; TỔ CHỨC KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ, ĐÀO TẠO, GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI
Điều 87. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị vũ trang được Nhà nước giao rừng đặc
dụng là khu bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
1. Đơn vị vũ trang được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan,
rừng phòng hộ, rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy
định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là
rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy
định tại Điều 59 của Luật này.
2. Đơn vị vũ trang được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan,
rừng phòng hộ, rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
c) Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng; thế chấp,
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo
dục nghề nghiệp về lâm nghiệp được Nhà nước giao khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia
1. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp
được Nhà nước giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật
quốc gia; rừng giống quốc gia có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Khai thác lâm sản trong khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn
thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
c) Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Được bán sản phẩm rừng trồng, cây giống lâm nghiệp và lâm sản khác theo Quy
chế quản lý rừng.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp
được Nhà nước giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật
quốc gia; rừng giống quốc gia có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng; thế chấp,
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng;
c) Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về
lâm nghiệp.
Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng
rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác do doanh nghiệp đầu tư trên
đất được thuê theo quy định của pháp luật;
c) Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều
59 của Luật này.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng
rừng sản xuất có nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này.
Chương IX
ĐỊNH GIÁ RỪNG, ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH TRONG LÂM NGHIỆP
Mục 1. ĐỊNH GIÁ RỪNG TRONG LÂM NGHIỆP
Điều 90. Định giá rừng
1. Định giá rừng bao gồm các hoạt động nhằm xác định tổng giá trị kinh tế của
rừng.
2. Nguyên tắc định giá rừng được quy định như sau:
a) Phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao
dịch trên thị trường tại thời điểm định giá;
b) Phù hợp với từng loại rừng gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng
sinh lợi và thu nhập từ rừng;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.
3.[2] Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp
định giá rừng; hướng dẫn định khung giá rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng
đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân.
4.[3] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định khung giá rừng trên địa bàn quản lý.
Điều 91. Trường hợp định giá rừng
1. Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho
thuê rừng; tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị vốn góp;
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước.
3. Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp
luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các
thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết
tranh chấp liên quan tới rừng.
4. Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng.
5. Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục 2. ĐẦU TƯ VÀ TÀI CHÍNH TRONG LÂM NGHIỆP
Điều 92. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp
1. Ngân sách nhà nước.
2. Đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài.
3. Thu từ khai thác lâm sản; cho thuê rừng, đất rừng.
4. Thu từ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích
sử dụng rừng sang mục đích khác.
5. Thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng.
6. Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.
7. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điều 93. Những hoạt động lâm nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước
1. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, phát triển lâm nghiệp và khả năng của ngân
sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định những hoạt động được sử
dụng ngân sách nhà nước.
2. Việc lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán và giám sát ngân sách nhà nước
cho lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước.
Điều 94. Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
b) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
d) Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao;
đ) Đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh
báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
e) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát
triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới,
khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
b) Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản
xuất theo chuỗi giá trị;
c) Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số,
cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng
nông thôn mới;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng;
đ) Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm
nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc;
b) Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn;
phát triển lâm sản ngoài gỗ;
c) Phục hồi rừng tự nhiên;
d) Phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 95. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
1. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như
sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Chỉ hỗ trợ cho chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án liên quan đến
bảo vệ và phát triển rừng mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng
đủ yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích và
phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thành lập ở cấp trung ương;
b) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập.
4. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
a) Tài trợ, đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài;
b) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
c) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác;
d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
5. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ
tướng Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển
rừng ở cấp tỉnh.
6. Chính phủ quy định chi tiết về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính,
cơ chế quản lý, sử dụng tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Chương X
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ LÂM NGHIỆP
Điều 96. Hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
1. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong các hoạt
động sau đây:
a) Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
b) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
c) Chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ;
d) Thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn
loài; hiện đại hóa quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng;
đ) Phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo;
e) Khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản;
g) Công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.
2. Nghiên cứu hệ sinh thái rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng.
3. Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học rừng, ứng phó với biến đổi
khí hậu.
4. Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị,
gắn với phát triển rừng bền vững; mô hình lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp bền
vững.
5. Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào
sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp.
6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
lâm nghiệp.
Điều 97. Chính sách khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ phù hợp với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của rừng và ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lâm nghiệp.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại
các điểm a, b, c và đ khoản 1, các khoản 2, 3 và 6 Điều 96 của Luật này.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện hoạt động khoa học và
công nghệ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 96
của Luật này.
Điều 98. Hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về
lâm nghiệp với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình
đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp
luật quốc tế.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ
quan ngang Bộ có liên quan đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận
quốc tế về lâm nghiệp; là cơ quan đầu mối, đại diện quốc gia thực hiện
quyền, nghĩa vụ của thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp, Công ước chống sa mạc hóa và các điều ước quốc tế,
thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến lâm nghiệp.
Điều 99. Chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
1. Khuyến khích mở rộng hợp tác về lâm nghiệp với các quốc gia, vùng lãnh
thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững, cam kết về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và cam
kết quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước
ngoài trong việc bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản,
nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp phù hợp với pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
3. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên,
chế biến và thương mại lâm sản tại Việt Nam; phát triển và sử dụng hợp lý, có
hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế cho ngành lâm nghiệp và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
4. Thúc đẩy hợp tác với các nước có chung đường biên giới để giải quyết có
hiệu quả vấn đề về cháy rừng, khói mù xuyên biên giới, phòng, chống buôn bán
bất hợp pháp về gỗ và mẫu vật các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã,
bảo tồn thiên nhiên.
5. Chính phủ ban hành chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phù hợp với
điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ.
Chương XI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM
Mục 1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÂM NGHIỆP
Điều 100. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm
nghiệp
1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất,
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức ở trung ương, cấp
tỉnh; nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ở cấp huyện được tổ chức
theo quy định của Chính phủ.
3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, không chồng chéo chức năng quản lý; công
khai, minh bạch.
Điều 101. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Chính phủ, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định
mức kinh tế kỹ thuật về lâm nghiệp;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ
quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có
tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;
đ) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ
rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến
rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
h) Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
i) Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia;
k) Quản lý, tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng;
l) Quản lý hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng;
m) Quản lý hoạt động chế biến và thương mại lâm sản theo quy định của pháp
luật;
n) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến,
công nghệ mới về lâm nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lâm
nghiệp;
o) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng
về lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;
p) Đầu mối hợp tác quốc tế về lâm nghiệp;
q) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo
về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lâm
nghiệp.
Điều 102. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các
cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát
triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chiến lược phát
triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, chương trình, dự án, kế
hoạch phát triển lâm nghiệp tại địa phương;
c) Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng
theo thẩm quyền;
d) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,
thu hồi rừng đối với tổ chức; tổ chức trồng rừng thay thế;
đ) Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng tại
địa phương;
e) Cập nhật cơ sở dữ liệu rừng, lập hồ sơ quản lý rừng của địa phương;
g) Tổ chức bảo vệ rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng; phòng cháy và chữa cháy
rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng; chế
biến và thị trường lâm sản tại địa phương;
h) Quyết định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh;
i) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong lâm
nghiệp tại địa phương;
k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương;
l) Huy động các lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn để ứng phó khẩn cấp chữa cháy rừng theo thẩm quyền;
m) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát
triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chương trình,
dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương;
c) Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng
tại địa phương theo quy định của pháp luật;
d) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,
thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; lập hồ sơ quản lý
rừng; tổ chức trồng rừng thay thế;
đ) Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng tại
địa phương;
e) Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và
chữa cháy rừng;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương;
h) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự án giao đất, giao rừng đối với diện
tích rừng chưa giao, chưa cho thuê theo quy định của pháp luật;
i) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp
luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án về
phát triển lâm nghiệp bền vững, sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh
tác nương rẫy và tổ chức thực hiện tại địa phương;
b) Quản lý diện tích, ranh giới khu rừng; xác nhận hồ sơ đề nghị giao rừng,
thuê rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy
định của pháp luật;
c) Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;
d) Tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương;
đ) Hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, chống hành vi vi
phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn; xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo
quy định của pháp luật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về cháy rừng, phá rừng
hoặc mất rừng do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng
gây ra thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý.
Mục 2. KIỂM LÂM
Điều 103. Chức năng của Kiểm lâm
Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp
luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 104. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm
1. Nhiệm vụ của Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống hành vi
vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức
bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê;
c) Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành
phòng cháy và chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm;
d) Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật
trong bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất
giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng;
bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng cho
chủ rừng;
e) Tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức lực
lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy
định của pháp luật.
2. Quyền hạn của Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
trong thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi
phạm hành chính; khởi tố, điều tra vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy
định của pháp luật;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang
phục theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 105. Tổ chức Kiểm lâm
1. Kiểm lâm được tổ chức ở trung ương, ở cấp tỉnh.
2. Kiểm lâm được tổ chức ở cấp huyện trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ quản lý,
bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa
cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản tại
địa phương.
3. Kiểm lâm trong vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài
sinh cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng
phòng hộ chắn sóng, lấn biển thuộc Kiểm lâm ở trung ương hoặc ở cấp tỉnh được
tổ chức trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 106. Trang bị bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Kiểm
lâm
1. Trang bị bảo đảm hoạt động đối với Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và
phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, phòng
cháy và chữa cháy rừng;
b) Được trang bị thống nhất về đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, giấy
chứng nhận kiểm lâm.
2. Chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Kiểm lâm được hưởng chế độ lương theo ngạch, bậc; phụ cấp thâm niên nghề,
phụ cấp ưu đãi nghề và các chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm lâm bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ được công nhận
và được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, liệt sĩ theo quy định của
pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương XII
# ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[4]
Điều 107. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày
Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 108. Quy định chuyển tiếp
1. Chủ rừng đã được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn được giao, cho
thuê; thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật này, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Chủ rừng là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn
được giao; quyền và nghĩa vụ được thực hiện theo quy định tại các điểm a, c và
d khoản 1 và khoản 2 Điều 79 của Luật này.
3. Đối với các dự án thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi Luật
này có hiệu lực thi hành, phải trồng rừng thay thế theo quy định tại Điều 21
của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát diện tích rừng tự nhiên
hiện có để đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong
thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ NHIỆM
Bùi Văn Cường
[1] Luật Giá số 16/2023/QH15 có căn cứ ban hành như sau:
“ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Giá. ”.
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 73 của Luật
Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 73 của Luật
Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
[4] Điều 74 và Điều 75 của Luật Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2024 quy định như sau:
“ Điều 74. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2026. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm
2025, hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất 01 thành viên có một trong các
chứng nhận chuyên môn sau đây:
a) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá;
b) Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá;
d) Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
3. Luật Giá số 11/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 61/2014/QH13, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 07/2022/QH15 (sau đây gọi
chung là Luật Giá số 11/2012/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu
lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 75 của Luật này.
Điều 75. Quy định chuyển tiếp
1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các
doanh nghiệp thẩm định giá đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13 phải bảo đảm
điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật này. Sau
thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp thẩm định giá không bảo đảm điều kiện kinh
doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của Luật này, Bộ Tài chính thực
hiện thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
.
2. Người được cấp thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Luật Giá số
11/2012/QH13 thì được tiếp tục đăng ký hành nghề thẩm định giá trong lĩnh vực
thẩm định giá tài sản và thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định của Luật
này. ”.
| Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Van-ban-hop-nhat-06-VBHN-VPQH-2023-Luat-Lam-nghiep-2017-589372.aspx | {'official_number': ['06/VBHN-VPQH'], 'document_info': ['Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Lâm nghiệp do Văn phòng Quốc hội ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng quốc hội', ''], 'signer': ['Bùi Văn Cường'], 'document_type': ['Văn bản hợp nhất'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/08/2023', 'effective_date': '', 'enforced_date': '27/11/2023', 'note': ''} |
19,206 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2700/QĐUBND Thành phố Hồ Chí Minh , ngày 29 tháng 6 năm 201 8
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY
THẾ VÀ BỊ BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành
chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 5153/TTrSTP ngày 04
tháng 6 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Sở Tư pháp, bao gồm: 22 thủ tục mới ban hành, 134 thủ
tục được sửa đổi, bổ sung, 32 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bị bãi bỏ.
Danh mục và nội dung chi tiết của thủ tục hành chính đăng tải trên Cổng thông
tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố tại địa chỉ
http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Home/danhmuctthc/default.aspx.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 6 năm
2018.
Bãi bỏ các nội dung liên quan đến các thủ tục tại Mục I, Mục II, Khoản 1 5
Mục III, Mục V, Khoản 1 4, Khoản 6 16 Mục VI, Khoản 4 Mục VIII, Mục IX,
Khoản 1, 2, 5, 7, 11 và Khoản 13 15 Mục X, Mục XII và Mục XIII Phần A; Mục
III, Khoản 2, 3 Mục IV Phần B; Mục I, Khoản 2 8 Mục II, Mục III, Mục IV Phần
C; Mục I, Khoản 2 12 Mục II, Mục IV Phần D của Phụ lục ban hành kèm theo
Quyết định số 2103/QĐUBND ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Sở Tư pháp được chuẩn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Ủy
ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ);
TTUB: CT;
Trung tâm Tin học; Trung tâm Công báo;
Lưu: VT, (KSTT/L).12 CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2700 /QĐUBND ngày 29 tháng 6 năm 2018
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. Danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận tại Sở Tư pháp
A 1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
STT Tên thủ tục hành chính
I. Lĩnh vực H ột ịch
1 Thủ tục Cấp bản sao trích lục hộ tịch
II. Lĩnh vực Đấu giá tài sản
1 Thủ tục Đề nghị cấp thẻ đấu giá viên
2 Thủ tục Đề nghị cấp lại thẻ đấu giá viên
3 Thủ tục Đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
4 Thủ tục Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
5 Thủ tục Cấp lại giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
6 Thủ tục Đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản
7 Thủ tục Đăng ký hoạt động đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản thành lập trước ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực (Chuyển đổi toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp)
8 Thủ tục Đăng ký hoạt động đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản thành lập trước ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực (tiếp tục hoạt động đấu giá tài sản và kinh doanh các ngành nghề khác)
III. Lĩnh vực Hòa giải thương mại
1 Thủ tục Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc
2 Thủ tục Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại
3 Thủ tục Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài trong trường hợp bổ sung hoạt động hòa giải thương mại
4 Thủ tục Thành lập Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại
5 Thủ tục Thay đổi tên gọi Trung tâm hòa giải thương mại
6 Thủ tục Đăng ký hoạt động khi thay đổi địa chỉ trụ sở Trung tâm hòa giải thương mại
7 Thủ tục Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại/ Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại
8 Thủ tục Đăng ký hoạt động chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
9 Thủ tục Thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
10 Thủ tục Đăng ký hoạt động khi thay đổi địa chỉ trụ sở chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
11 Thủ tục Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
A2. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đ ổi, bổ sung
I. Lĩnh vực Lý lịch tư pháp
1 THCM270375TT Thủ tục Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 cho cá nhân Thông tư 244/2016/TT BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
2 THCM256304TT Thủ tục Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
3 THCM270412TT Thủ tục Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
II. Lĩnh vực H ột ịch
1 THCM270413TT Thủ tục Giải quyết việc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi Nghị định số 114/2016/NĐCP ngày 08/7/2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017); Thông tư số 267/2016/TTBTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017).
2 THCM270414TT Thủ tục Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
III. Lĩnh vực Quốc tịch
1 THCM270492TT Thủ tục Nhập quốc tịch Việt Nam Thông tư số 281/2016/TT BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017).
2 THCM270493TT Thủ tục Thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước
3 THCM270494TT Thủ tục Trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước
4 THCM270495TT Thủ tục Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước
5 THCM270496TT Thủ tục Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
IV. Lĩnh vực Công chứng
1 THCM270679TT Thủ tục Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng Thông tư số 257/2016/TT BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
2 THCM270693TT Thủ tục Cấp lại thẻ công chứng viên
3 THCM270747TT Thủ tục Bổ nhiệm lại công chứng viên
V. Lĩnh vực Trọng tài thương mại
1 THCM270666TT Thủ tục Đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài Thông tư số 222/2016/TT BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề trong lĩnh vực trọng tài thương mại (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
2 THCM270668TT Thủ tục Đăng ký hoạt động Chi nhánh của Trung tâm trọng tài
3 THCM270670TT Thủ tục Đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
4 THCM270672TT Thủ tục Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
VI. Lĩnh vực Luật sư
1 THCM 270591TT Thủ tục Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Thông tư số 215/2016/TT BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
2 THCM270632TT Thủ tục Thay đổi người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên
3 THCM 270631TT Thủ tục Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh
4 THCM270599TT Thủ tục Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
5 THCM270600TT Thủ tục Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
6 THCM270635TT Thủ tục Hợp nhất công ty luật Thông tư số 220/2016/TT BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
7 THCM270636TT Thủ tục Sáp nhập công ty luật
8 THCM270634TT Thủ tục Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh
9 THCM270633TT Thủ tục Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
10 THCM 270643 TT Thủ tục Đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam chuyển đổi từ công ty luật nước ngoài
11 THCM270637TT Thủ tục Đăng ký hoạt động chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
12 THCM270638TT Thủ tục Đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
13 THCM270639TT Thủ tục Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
VII. Lĩnh vực Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
1 THCM270700TT Thủ tục Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân Thông tư số 224/2016/TT BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, hoạt động quản lý, thanh lý tài sản; lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
2 THCM270701TT Thủ tục Thay đổi thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
3 THCM270702TT Thủ tục Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
4 THCM270703TT Thủ tục Thay đổi thông tin đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của Quản tài viên
5 THCM270704TT Thủ tục Thay đổi thông tin đăng ký hành nghề của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
A3. Danh mục thủ tục hành chính được thay th ế/thay th ế
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính được thay thế Tên thủ tục h ành chính thay thế Tên VBQPPL quy định nội dung thay thế Cơ quan thực hiện
I. Lĩnh vực Ph ổbi ến, giáo dục pháp luật
1 THCM270589TT Thủ tục Công nhận báo cáo viên pháp luật Thành phố Thủ tục Công nhận báo cáo viên pháp luật Thành phố Thông tư số 10/2016/TTBTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật (có hiệu lực kể từ ngày 10/9/2016) Sở Tư pháp
2 THCM 270590TT Thủ tục Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Thành phố Thủ tục Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Thành phố
II. Lĩnh vực Công ch ứng
1 T HCM270674TT Thủ tục Đăng ký tập sự hành nghề công chứng Thủ tục Đăng ký tập sự hành nghề công chứng Quyết định số 2007/QĐBTP ngày 26/9/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2016) Sở Tư pháp
2 Thủ tục Đăng ký tập sự hành nghề công chứng trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự sang tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
3 Thủ tục Đăng ký tập sự lại hành nghề công chứng sau khi chấm dứt tập sự hành nghề công chứng
4 Thủ tục Từ chối hướng dẫn tập sự
5 THCM270675TT Thủ tục Thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng Thủ tục Thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tổ chức hành nghề công chứng này sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định số 2007/QĐBTP ngày 26/9/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2016)
6 Thủ tục Thay đổi nơi tập sự từ tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
7 THCM270689TT Thủ tục Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng Thủ tục Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng Quyết định số 2007/QĐBTP ngày 26/9/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2016); Thông tư số 257/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017). Sở Tư pháp
8 Thủ tục Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất
9 THCM270691TT Thủ tục Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng Thủ tục Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn Phòng công chứng Quyết định số 2007/QĐBTP ngày 26/9/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2016); Thông tư số 257/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017). Sở Tư pháp
10 Thủ tục Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập
11 Thủ tục Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng
III. Lĩnh vực Trọng tài thương mại
1 THCM270673TT Thủ tục Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Thủ tục Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài Quyết định số 2007/QĐBTP ngày 26/9/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2016); Thông tư số 222/2016/TTBTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề trong lĩnh vực trọng tài thương mại (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017). Sở Tư pháp
2 Thủ tục Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài
3 Thủ tục Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
IV. Lĩnh vực Giám định tư pháp
1 THCM270661TT Thủ tục Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Giám định tư pháp Thủ tục Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Giám định tư pháp trong trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất Quyết định số 2007/QĐBTP ngày 26/09/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2016) Sở Tư pháp
V. Lĩnh vực Luật sư
1 THCM270644TT Thủ tục Cấp lại Giấy Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài (do bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý) Thủ tục Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài Quyết định số 2007/QĐBTP ngày 26/9/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2016); Thông tư 220/TT BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017). Sở Tư pháp
2 THCM270602TT Thủ tục Đăng ký thành lập Văn phòng giao dịch Thủ tục Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân Quyết định số 2007/QĐBTP ngày 26/9/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên và hành nghề quản lý thanh lý tài sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp (có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2016); Thông tư số 215/2016/TTBTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017). Sở Tư pháp
A4. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên văn bản QPPL quy định việc bãi bỏ TTHC
I. Lĩnh vực Công chứng
1 THCM270686TT Thủ tục Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng chuyển đổi từ Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện xong 100% đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng chuyển đổi từ Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập.
II. Lĩnh vực Đấu giá tài sản
1 THCM270699TT Thủ tục Đăng ký, thay đổi, bổ sung danh sách đấu giá viên Luật Đấu giá tài sản ngày 17/11/2016 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017)
B. Danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận t ại các cơ quan khác (tổ
chức hành nghề công chứng)
B 1. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên văn bản QPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung
I. Lĩnh vực Ch ứng thực
1 THCM270537TT Thủ tục Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận Thông tư số 257/2016/TTBTC ngày 11/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
2 THCM270538TT Thủ tục Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (thủ tục này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được)
II. Lĩnh vực Công chứng
1 THCM270578TT Thủ tục Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Bộ luật Dân sự ngày 24/11/2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017); Thông tư số 257/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017); Thông tư số 111/2017/TTBTC ngày 20/10/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 257/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 11/12/2017); Quyết định số 60/2017/QĐ UBND ngày 05/12/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018).
2 THCM270579TT Thủ tục Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
3 THCM270580TT Thủ tục Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
4 THCM270592TT Thủ tục Công chứng hợp đồng mua bán nhà
5 THCM270593TT Thủ tục Công chứng hợp đồng tặng cho nhà
6 THCM270594TT Thủ tục Công chứng hợp đồng đổi nhà ở
7 THCM270595TT Thủ tục Công chứng văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
8 THCM198674TT Thủ tục Công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà
9 THCM270596TT Thủ tục Công chứng hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao
10 THCM270597TT Thủ tục Công chứng hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng cho thuê, cho thuê lại
11 THCM270598TT Thủ tục Công chứng hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
12 THCM270604TT Thủ tục Công chứng hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất
13 THCM270605TT Thủ tục Công chứng hợp đồng cho thuê nhà
14 THCM270606TT Thủ tục Công chứng hợp đồng cho mượn nhà
15 THCM270607TT Thủ tục Công chứng hợp đồng cho ở nhờ
16 THCM270608TT Thủ tục Công chứng hợp đồng thế chấp tàu biển, tàu bay
17 THCM270609TT Thủ tục Công chứng hợp đồng thế chấp nhà
18 THCM270610TT Thủ tục Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp quyền sử dụng đất của người khác
19 THCM270611TT Thủ tục Công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (trong các dự án nhà ở thương mại)
20 THCM270612TT Thủ tục Công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai không phải là nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
21 THCM270613TT Thủ tục Công chứng hợp đồng thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng
22 THCM270614TT Thủ tục Công chứng hợp đồng bảo lãnh
23 THCM270615TT Thủ tục Công chứng hợp đồng cầm cố tài sản
24 THCM270616TT Thủ tục Công chứng hợp đồng góp vốn
25 THCM270617TT Thủ tục Công chứng hợp đồng hợp tác kinh doanh
26 THCM270618TT Thủ tục Công chứng văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
27 THCM270619TT Thủ tục Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng
28 THCM270620TT Thủ tục Công chứng văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng
29 THCM270621TT Thủ tục Công chứng văn bản thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng
30 THCM270622TT Thủ tục Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung sau khi ly hôn
31 THCM270623 TT Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền của vợ, chồng cho nhau về việc mang thai và nhờ mang thai hộ
32 THCM270624TT Thủ tục Công chứng văn bản thỏa thuận mang thai vì mục đích nhân đạo
33 THCM270625TT Thủ tục Công chứng văn bản thỏa thuận về việc cấp dưỡng
34 THCM270626TT Thủ tục Công chứng di chúc
35 THCM270627TT Thủ tục Công chứng sửa đổi, bổ sung di chúc
36 THCM270628TT Thủ tục Nhận lưu giữ di chúc
37 THCM270629TT Thủ tục Công chứng hủy bỏ di chúc
38 THCM270640TT Thủ tục Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
39 THCM270647TT Thủ tục Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
40 THCM270648TT Thủ tục Công chứng văn bản khai nhận di sản
41 THCM270649TT Thủ tục Công chứng hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá
42 THCM270652 TT Thủ tục Công chứng hợp đồng mua bán tài sản
43 THCM270654TT Thủ tục Công chứng hợp đồng mượn tài sản
44 THCM270659TT Thủ tục Công chứng hợp đồng thuê tài sản
45 THCM270667TT Thủ tục Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
46 THCM270669TT Thủ tục Công chứng hợp đồng đặt cọc
47 THCM270671TT Thủ tục Công chứng hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp
48 THCM270676TT Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
49 THCM270680TT Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
50 THCM270685TT Thủ tục Công chứng bản dịch
51 THCM270687TT Thủ tục Cấp bản sao văn bản công chứng
52 THCM270690TT Thủ tục Công chứng hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch
53 THCM270692TT Thủ tục Công chứng văn bản hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
54 THCM 270694 TT Thủ tục Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng giao dịch
C. Danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận tại Ủy ban nhân dân cấp
huyện
C 1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
STT Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực H ột ịch
1 Thủ tục Cấp bản sao trích lục hộ tịch
C2. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay th ế
I. Lĩnh vực Ch ứng thực
1 THCM270564TT Thủ tục Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận Thông tư số 226/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
2 THCM270565TT Thủ tục Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (thủ tục này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được)
3 THCM270566TT Thủ tục Chứng thực chữ ký người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp
4 THCM270567TT Thủ tục Chứng thực chữ ký đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp
5 THCM270568TT Thủ tục Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
6 THCM270569TT Thủ tục Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
7 THCM270570TT Thủ tục Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
II. Lĩnh vực Hộ tịch
1 THCM270542TT Thủ tục Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài Nghị quyết số 124/2016/NQ HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân Thành phố về các loại phí và lệ phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017); Quyết định số 52/2016/QĐUBND ngày 10/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành mức thu 10 loại phí và 7 loại lệ phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017).
2 THCM270544TT Thủ tục Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
3 THCM270543TT Thủ tục Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài
4 THCM270550 TT Thủ tục Đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài
5 THCM270554TT Thủ tục Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
6 THCM270558TT Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
7 THCM270551TT Thủ tục Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài
8 THCM270552TT Thủ tục Đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài
9 THCM270553TT Thủ tục Đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài
10 THCM270562TT Thủ tục Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân
11 THCM270557TT Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
C3. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế/ thay thế
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính được thay thế Tên thủ tục hành chính thay thế Tên VBQPPL quy định nội dung thay thế Cơ quan thực hiện
I. Lĩnh vực Ph ổbi ến, giáo dục pháp luật
1 THCM270572TT Thủ tục Công nhận báo cáo viên pháp luật quận, huyện Thủ tục Công nhận báo cáo viên pháp luật quận, huyện Thông tư số 10/2016/TTBTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật (có hiệu lực kể từ ngày 10/09/2016) Phòng Tư pháp
2 T HCM 270573 TT Thủ tục Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật quận, huyện Thủ tục Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật quận, huyện Thông tư số 10/2016/TTBTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật (có hiệu lực kể từ ngày 10/09/2016)
II. Lĩnh vực H ột ịch
1 T HCM 270545TT Thủ tục Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài Thủ tục Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016) Ủy ban nhân dân quận, huyện
2 Thủ tục Đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
3 THCM270546TT Thủ tục Đăng ký giám hộ cử có yếu tố nước ngoài Thủ tục Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016)
THCM270549TT Thủ tục Đăng ký giám hộ đương nhiên có yếu tố nước ngoài
4 THCM270555TT Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; khai tử; thay đổi hộ tịch (sau đây gọi là các việc hộ tịch khác) của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016)
THCM270556TT Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
THCM270560TT Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ; cha, con; định mẹ, đã giám nhận mẹ, xác cha, con được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
THCM270561TT Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
T HCM 270559 TT Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
D. Danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã
D 1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành
STT Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực Hộ tịch
1 Thủ tục Cấp bản sao trích lục hộ tịch
D2. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên văn bản QPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung
Lĩnh vực Chứng thực
1 THCM270736TT Thủ tục Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận Thông tư số 226/2016/TT BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017)
2 THCM 270737TT Thủ tục Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (thủ tục này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được)
3 THCM 270738TT Thủ tục Chứng thực chữ ký Giấy bán, cho, tặng xe máy chuyên dùng (áp dụng cả trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được)
4 THCM270739TT Thủ tục Chứng thực chữ ký giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân (áp dụng cả trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được)
5 THCM270741TT Thủ tục Chứng thực chữ ký Giấy ủy quyền về việc đứng tên kê khai hưởng chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐTTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước (áp dụng cả trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được)
6 THCM100199TT Thủ tục Chứng thực di chúc
7 THCM270743TT Thủ tục Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản là động sản
8 THCM270744TT Thủ tục Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
9 THCM270745TT Thủ tục Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
10 THCM270746TT Thủ tục Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
II. Lĩnh vực H ột ịch
1 THCM270733TT Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước Nghị định 114/2016/NĐCP ngày 08/7/2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017); Thông tư số 267/2016/TT BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017).
2 THCM270734TT Thủ tục Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước
3 THCM270709TT Thủ tục Đăng ký kết hôn Nghị quyết số 124/2016/NQ HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân Thành phố về các loại phí và lệ phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017); Quyết định số 52/2016/QĐUBND ngày 10/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành mức thu 10 loại phí và 7 loại lệ phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017).
4 THCM270708TT Thủ tục Đăng ký khai tử
5 THCM270729TT Thủ tục Đăng ký khai sinh lưu động
6 THCM270731TT Thủ tục Đăng ký kết hôn lưu động
7 THCM270730TT Thủ tục Đăng ký khai tử lưu động
8 THCM100270TT Thủ tục Đăng ký chấm dứt giám hộ
9 THCM270720TT Thủ tục Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
10 THCM270728TT Thủ tục Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
11 THCM270717TT Thủ tục Đăng ký lại khai sinh
12 THCM270732TT Thủ tục Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ giấy tờ cá nhân
13 THCM270719TT Thủ tục Đăng ký lại kết hôn
14 THCM270718TT Thủ tục Đăng ký lại khai tử
15 THCM270725TT Thủ tục Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
D3. Danh mục thủ tục hành chính được thay th ế/thay th ế
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục h ành chính được thay thế Tên thủ tục hành chính thay thế Tên VBQPPL quy định nộ i dung thay thế Cơ quan thực hiện
I. Lĩnh vực Ph ổbi ến, giáo dục pháp luật
1 THCM270706TT Thủ tục Công nhận tuyên truyền viên pháp luật Thủ tục Công nhận tuyên truyền viên pháp luật Thông tư số 10/2016/TTBTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật (có hiệu lực kể từ ngày 10/9/2016) Ủy ban nhân dân phường xã, thị trấn
2 THCM270707TT Thủ tục Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật Thủ tục Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật
II. Lĩnh vực H ột ịch
1 THCM270705TT Thủ tục Đăng ký khai sinh Thủ tục Đăng ký khai sinh Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016) Ủy ban nhân dân phường xã, thị trấn
THCM270722TT Thủ tục Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
THCM270723TT Thủ tục Đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, mẹ
2 THCM270710TT Thủ tục Đăng ký nhận cha, mẹ, con Thủ tục Đăng ký nhận cha, mẹ, con
3 Thủ tục Đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
4 THCM270711TT Thủ tục Đăng ký việc giám hộ cử Thủ tục Đăng ký giám hộ
THCM270715TT Thủ tục Đăng ký việc giám hộ đương nhiên
III. Lĩnh vực Hòa giải ở cơ sở
1 THCM270571TT Thủ tục Thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải Thủ tục Thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải Nghị định số 15/2014/NĐCP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở (có hiệu lực kể từ ngày 25/4/2014) Ủy ban nhân dân phường xã, thị trấn
D4. Danh mục thủ tục hành chính bi bãi bỏ
STT Tên thủ tục hành chính Tên văn bản QPPL quy định việc bãi bỏ TTHC
Lĩnh vực Chứng thực
1 Thủ tục Chứng thực chữ ký Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt (áp dụng cả trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được) Thông tư số 226/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017); Quyết định số 828/QĐBHXH ngày 27/5/2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016).
| Quyết định 2700/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2700-QD-UBND-2018-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-So-Tu-phap-Ho-Chi-Minh-388237.aspx | {'official_number': ['2700/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung, thay thế và bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp do thành phố Hồ Chí Minh ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hồ Chí Minh', ''], 'signer': ['Nguyễn Thành Phong'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/06/2018', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '01/08/2018', 'note': ''} |
19,207 | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 50/2015/TTBGTVT Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2010/NĐCP NGÀY 24 THÁNG
02 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứLuật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số100/2013/NĐCP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm
2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ;
Căn cứ Nghị định số107/2012/NĐCP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ
Kết cấu hạ tầng giao thông,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số11/2010/NĐGP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện: công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ; sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ, đấu nối đường nhánh vào quốc lộ; mã số đặt tên hệ thống đường tỉnh; bảo
đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác; thẩm định và thẩm tra
an toàn giao thông đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác
quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ; bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình
trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thẩm định và thẩm
tra an toàn giao thông đường bộ.
Chương II
PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 3. Đất của đường bộ
Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và
phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Công trình đường bộ gồm:
1. Đường bộ
a) Đường (nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố);
b) Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu
vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển), kể cả cầu dành cho người đi
bộ;
c) Hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm
chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị), kể cả hầm dành cho người đi bộ;
d) Bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.
2. Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra
tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường.
3. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá treo biển
báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh không; cọc tiêu,
cột cây số, vạch kẻ đường và các thiết bị khác.
4. Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.
5. Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng xây dựng công
trình đường bộ.
6. Hệ thống chiếu sáng đường bộ.
7. Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.
8. Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.
9. Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà hạt, nơi cất giữ vật
tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông.
10. Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông.
Điều 4. Hành lang an toàn đường bộ
1. Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả
phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn
giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
2. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định từ Điều 15 đến Điều 19
của Nghị định số 11/2010/NĐCP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2010/NĐCP) và khoản
2, khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt
là Nghị định số 100/2013/NĐCP). Các cơ quan quản lý đường bộ khi xác định bề
rộng hành lang an toàn đối với đường phải căn cứ cấp kỹ thuật của đường được
quản lý theo quy hoạch, đối với cầu phải căn cứ vào chiều dọc, chiều ngang của
cầu.
3. Trường hợp đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, hành lang an toàn
đường bộ theo quy định của pháp luật về đê điều.
Điều 5. Xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ
1. Đối với trường hợp chưa xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang
an toàn đường bộ, đường định mốc lộ giới, phạm vi đất của đường bộ và phạm vi
đất hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy định tại Nghị định số
11/2010/NĐCP và Nghị định số 100/2013/NĐCP.
2. Đối với đường bộ đang khai thác, phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định số 11/2010/NĐCP có hiệu
lực, phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ được xác định
như sau:
a) Phạm vi đất của đường bộ được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 14 của Nghị định số 11/2010/NĐCP và khoản 1 Điều 1 của Nghị định số
100/2013/NĐCP.
b) Phạm vi hành lang an toàn đường bộ được xác định sau khi đã xác định phạm
vi đất của đường bộ, cụ thể:
Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại lớn hơn hoặc bằng bề rộng
quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐCP thì giữ nguyên.
Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại nhỏ hơn bề rộng quy định
tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐCP, tiến hành xác định lại
phạm vi hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định số 100/2013/NĐ
CP
Điều 6. Phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ
1. Công trình đã có trước ngày Thông tư số 39/2011/TTBGTVT của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số
39/2011/TTBGTVT) có hiệu lực (được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng), nếu
phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ chưa đáp ứng quy định tại
Điều 21 của Nghị định số 11/2010/NĐCP, đồng thời không gây nguy hiểm, mất an
toàn giao thông tạm thời được giữ nguyên hiện trạng đến ngày 31/12/2020.
2. Công trình được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng; công trình
đang khai thác sử dụng chưa đáp ứng quy định tại Điều 21 của Nghị định số
11/2010/NĐCP gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông phải bảo đảm đủ phạm vi
bảo vệ trên không của công trình đường bộ (theo phương thẳng đứng) như sau:
a) Đối với cầu vượt trên đường, bộ, khoảng cách tối thiểu tính từ điểm cao
nhất của mặt đường bộ đến điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu theo phương
thẳng đứng (không kể phần dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng
cấp, mở rộng) là 4,75 mét;
Đối với cầu vượt đường cao tốc phải thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn
thiết kế đường cao tốc;
b) Đối với đường dây thông tin đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách
theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất, của mặt đường (không kể phần dự phòng
cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp nhất của
đường dây thông tin ở trạng thái võng cực đại tối thiểu là 5,50 mét;
c) Đối với đường dây tải điện đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách
tối thiểu theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường (không kể phần
dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp
nhất của đường dây tải điện ở trạng thái võng cực đại đến tối thiểu là 4,75
mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp do pháp luật về
điện lực quy định;
d) Đối với công trình băng tải đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách
theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường (không kể phần dự phòng
cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp nhất của
công trình tối thiểu là 4,75 mét;
đ) Phạm vi bảo vệ trên không của các loại công trình đi phía trên đường bộ tại
nút giao khác mức phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo quy định tại các
điểm a, b, c, d Khoản này, từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất
của công trình trên cùng của nút giao.
3. Xác định chiều cao dự phòng khi tôn cao mặt đường
a) Đối với công trình vượt trên đường bộ, căn cứ hiện trạng và quy hoạch của
tuyến đường bộ có công trình đi vượt trên để xác định chiều cao dự phòng cho
tôn cao mặt đường bộ.
b) Đối với công trình đường bộ đi dưới cầu vượt hoặc các công trình thiết yếu,
căn cứ thiết kế công trình đường bộ và quy hoạch của tuyến đường bộ để xác
định chiều cao dự phòng cho tôn cao mặt đường bộ.
Điều 7. Khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với công trình
thiết yếu
1. Công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này được cơ
quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cho phép xây dựng nằm trong phạm vi đất
của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ (bao gồm cả phần dưới mặt nước) phải
ở chiều sâu hoặc khoảng cách theo chiều ngang không làm ảnh hưởng đến quản lý,
bảo trì, khai thác và sự bền vững công trình đường bộ.
2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của
công trình thiết yếu (nằm trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ) phải
bảo đảm khoảng cách tối thiểu như sau:
a) Khoảng cách từ chân cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây
tải điện đến chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào tối thiểu bằng 1,3
lần chiều cao của cột (tính từ mặt đất tại chân cột đến đỉnh cột) và không
được nhỏ hơn 5 mét;
b) Trường hợp đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị, giới hạn khoảng cách
an toàn đường bộ theo chiều ngang bằng bề rộng của chỉ giới đường đỏ theo quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Trường hợp đường bộ đi qua khu vực miền núi có địa hình núi cao, vực sâu,
khu vực không còn quỹ đất để xây dựng, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ
theo chiều ngang đối với cột của công trình thiết yếu được phép nhỏ hơn khoảng
cách quy định tại điểm a khoản này nhưng tối thiểu phải cách mép phần xe chạy
2 mét.
3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của
công trình băng tải phục vụ sản xuất đặt ngang qua đường bộ phải đảm bảo
khoảng cách tối thiểu như sau:
a) Đối với các vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị chân
cột đặt trên lề đường, hè phố (có bó vỉa), khoảng cách từ điểm gần nhất của
chân cột đến mép ngoài cùng của mặt đường xe chạy phải đảm bảo tối thiểu 1
mét, đối với chân trụ băng tải phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét;
b) Đối với vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực ngoài đô thị, chân cột phải
đặt bên ngoài phạm vi đất của đường bộ;
c) Trường hợp khẩu độ công trình lớn, được phép đặt cột trên dải phân cách
giữa nếu đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ điểm gần nhất của chân cột đến mép
ngoài cùng của mặt đường xe chạy bằng 0,5 mét;
d) Không được đặt chân cột lên các công trình đường bộ hiện hữu như công, rãnh
dọc thoát nước.
Điều 8. Hành lang chồng lấn giữa đường bộ và đường sắt
1. Khi hành lang an toàn đường sắt chồng lấn hành lang an toàn đường bộ việc
phân định hành lang an toàn được thực hiện trên nguyên tắc ưu tiên bố trí đủ
hành lang an toàn đường sắt nhưng phải bảo đảm giới hạn hành lang an toàn
đường sắt không đè lên mái taluy hoặc bộ phận công trình của đường bộ.
2. Trường hợp công trình đường bộ và đường sắt đi liền kề và chung nhau rãnh
dọc, ranh giới hành lang an toàn xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của
Nghị định số 100/2013NĐCP.
3. Trường hợp công trình đường bộ, đường sắt có hành lang an toàn chung giữa
hai đường nhỏ hơn tổng cộng hành lang an toàn của cả đường sắt và đường bộ
theo quy định, ưu tiên bố trí đủ cho hành lang an toàn đường sắt; trường hợp
giới hạn hành lang an toàn đường sắt nếu bố trí đủ sẽ đè lên công trình đường
bộ, giới hạn hành lang an toàn đường sắt là mép ngoài cùng của công trình
đường bộ.
Điều 9. Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ
1. Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ có khoảng cách đến hành
lang an toàn đường bộ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 11/2010/NĐ
CP.
2. Các công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, có ảnh hưởng đến hoạt
động giao thông và an toàn giao thông đường bộ, đã được cơ quan quản lý đường
bộ yêu cầu khắc phục nhưng chủ công trình không tự giác thực hiện, cơ quan
quản lý đường bộ phải lập hồ sơ kiến nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật.
Chương III
SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 10. Sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ
1. Việc khai thác, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
tuân theo Điều 26, Điều 28 của Nghị định số 11/2010/NĐCP và quy định tại
Thông tư này.
2. Trước khi mở rộng địa giới khu vực nội thành, nội thị có đường bộ đi qua,
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) phải xây dựng đường gom và các điểm đấu nối theo quy
định tại Thông tư này đối với đoạn đường bộ sẽ nằm trong nội thành, nội thị.
3. Các đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh; các
đường đã có từ trước phải được xóa bỏ và thay thế bằng đường gom theo quy
hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
4. Việc sử dụng hành lang an toàn ở nơi đường bộ, đường sắt chồng lấn phải có
văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan quản lý đường sắt có
thẩm quyền.
5. Việc quảng cáo trong hành lang an toàn đường bộ chỉ được thực hiện tạm
thời khi điều kiện địa hình bên ngoài hành lang an toàn đường bộ không thực
hiện được.
6. Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch
vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao
thông, ô nhiễm môi trường.
Việc sử dụng gầm cầu đường bộ trong đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời phải được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với gầm cầu trên đường đô thị do địa
phương quản lý; Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với gầm cầu trên quốc lộ
đi qua đô thị trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Giao thông
vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm về việc tổ chức sử dụng gầm cầu đường bộ
trong đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời. Bãi đỗ xe tạm thời phải đảm bảo an toàn
phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện
thuận lợi cho đơn vị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu theo quy định.
7. Đối với các dự án thủy điện, thủy lợi có tuyến tránh ngập và các dự án
khác có tuyến tránh:
a) Kinh phí xây dựng tuyến tránh do chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm.
b) Chủ đầu tư dự án ngay từ bước lập dự án về hướng tuyến, quy mô, tiêu chuẩn
kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đối với quốc lộ phải có ý kiến thỏa
thuận của Tổng cục đường bộ Việt Nam.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận đối với
hệ thống đường địa phương.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐCP,
Nghị định số 100/2013/NĐCP và hướng dẫn tại Thông tư này để quy định cụ thể
việc sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ
thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã bảo đảm phù hợp với quy
định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.
Điều 11. Quản lý, sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư và đường
chuyên dùng
1. Việc xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông,
điểm đấu nối liên quan đến công trình đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình
thức đối tác công tư (PPP), cơ quan đường bộ có thẩm quyền khi thực hiện thỏa
thuận quy hoạch, chấp thuận xây dựng, chấp thuận thiết kế và cấp phép thi
công, ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư này còn phải lấy ý kiến
bằng văn bản của Nhà đầu tư dự án PPP về các vấn đề an toàn giao thông, ảnh
hưởng đến kết cấu công trình, thu phí và các vấn đề khác có liên quan.
2. Việc xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông,
điểm đấu nối liên quan đến đường chuyên dùng thì do tổ chức, cá nhân quản lý,
khai thác đường chuyên dùng đó quyết định.
Điều 12. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ
1. Công trình thiết yếu bao gồm:
a) Công trình phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng;
b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như: viễn thông; điện lực; đường
ống cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.
2. Trường hợp không thể xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, công trình thiết yếu có thể được cơ quan có thẩm quyền
cho phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Công trình thiết yếu phải được thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thực hiện
các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Công trình thiết yếu không được ảnh hưởng đến công tác bảo trì, kết cấu và
công năng của công trình đường bộ, đảm bảo an toàn cho giao thông đường bộ và
các công trình khác ở xung quanh;
c) Công trình thiết yếu phải phù hợp với quy hoạch kiến trúc xây dựng, mỹ quan
đô thị và bảo vệ môi trường.
3. Đối với công trình thiết yếu gắn vào cầu:
a) Không chấp thuận các công trình đường dây điện cao thế, đường ống cung cấp
năng lượng (xăng dầu, ga, khí đốt), đường ống hóa chất, vật liệu có khả năng
gây cháy nổ, ăn mòn;
b) Đối với cầu mới được xây dựng có thiết kế hộp kỹ thuật, bộ gá đỡ để lắp đặt
các công trình thiết yếu: việc chấp thuận lắp đặt công trình thiết yếu gắn vào
cầu phải phù hợp với thiết kế của công trình cầu, tải trọng, kích thước và các
yếu tố khác;
c) Chủ đầu tư xây dựng công trình thiết yếu phải thuê tư vấn có đủ năng lực
tiến hành thẩm tra, thẩm định việc lắp đặt công trình thiết yếu đối với an
toàn giao thông, an toàn công trình cầu trước khi thực hiện thủ tục xin chấp
thuận xây dựng công trình thiết yếu gắn vào cầu.
4. Đối với công trình thiết yếu đi ngầm qua đường bộ:
a) Đối với công trình đi ngầm qua đường bộ, phải thi công bằng phương pháp
khoan ngầm, trường hợp không thể khoan ngầm mới sử dụng biện pháp đào cắt mặt
đường;
b) Không cho phép các công trình thiết yếu đặt trong cống thoát nước ngang.
Trường hợp đi qua các cống kỹ thuật nếu còn đủ không gian thì cho phép chủ
công trình thiết yếu lắp đặt trong cống kỹ thuật;
c) Trường hợp xây dựng công trình thiết yếu ngang qua đường bộ bằng phương
pháp khoan ngầm phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: có đường ống hoặc hộp
bao bên ngoài bằng vật liệu bền vững đảm bảo ổn định của công trình thiết yếu
và phù hợp với tải trọng của đường bộ; khoảng cách từ điểm thấp nhất của mặt
đường đến điểm cao nhất của công trình thiết yếu tối thiểu 01 mét nhưng không
nhỏ hơn chiều dày kết cấu áo đường (trừ các trường hợp đặc biệt được cơ quan
quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận);
d) Trường hợp phải đào cắt mặt đường để xây dựng công trình thiết yếu ngang
qua đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: phải xây dựng hầm kiên cố
đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế của tuyến đường; điểm cao nhất của kết cấu hầm
phải được đặt cách điểm thấp nhất của mép đường tốt thiểu 1,5 mét; hầm phải có
đủ không gian để đặt công trình và thực hiện công tác bảo trì công trình; phải
có quy trình vận hành khai thác, bảo trì công trình.
5. Đối với băng tải được lắp đặt ngang qua đường bộ:
a) Vị trí lắp đặt băng tải không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông và cảnh
quan môi trường tại khu vực lắp đặt công trình;
b) Trường hợp băng tải hàng hóa được xây dựng vượt trên đường bộ phải đảm bảo
các quy định về khoảng cách chiều cao, chiều ngang theo quy định tại Điều 6 và
Điều 7 Thông tư này, phải được thẩm tra an toàn giao thông. Đoạn băng tải vượt
qua đường bộ phải được bao kín, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường;
c) Hồ sơ thiết kế xây dựng băng tải phải được thẩm tra, thẩm định về an toàn
công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.
6. Đối với công trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước:
a) Không lắp đặt công trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và
nhà nước trong phạm vi đường cong bằng, đường cong đúng, đường dốc gây cản trở
tầm nhìn;
b) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình tuyên truyền phải được thẩm tra, thẩm
định về an toàn công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.
7. Xử lý sự cố đối với các công trình thiết yếu: khi phát hiện hoặc nhận được
phản ánh về sự cố công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, chủ sử dụng công trình thiết yếu phải có trách nhiệm khắc
phục ngay sự cố. Trường hợp không khắc phục kịp thời gây ảnh hưởng đến giao
thông đường bộ; cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khắc phục để đảm bảo giao
thông thông suốt và an toàn. Chủ sử dụng công trình thiết yếu phải chịu toàn
bộ trách nhiệm và kinh phí khắc phục sự cố.
8. Trường hợp công trình thiết yếu xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm
quyền có ý kiến chấp thuận.
9. Công trình thiết yếu được chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công, phải
di chuyển kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền mà
không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển; chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công
trình thiết yếu chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng, di
chuyển công trình thiết yếu.
Điều 13. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác
1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đối với công trình thiết yếu trong phạm
vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.
2. Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với các dự án sau:
a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình thiết yếu trong phạm vi
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có tổng chiều dài lớn hơn 1 km trên
các tuyến, đoạn tuyến đường bộ;
b) Công trình xây dựng đường dây điện 35 kV trở lên; đường ống cấp, thoát nước
có đường kính trên 200 milimét; các công trình thủy lợi, băng tải; các đường
ống năng lượng, hóa chất nguy hiểm có nguy có cháy nổ, ăn mòn kim loại; các
công trình có xây dựng cầu, cống cắt qua đường bộ;
c) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến phạm vi quản lý của từ hai
cơ quan trực tiếp quản lý quốc lộ trở lên;
d) Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần nhịp
lớn hơn 100 mét; hầm đường bộ.
3. Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với:
a) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến đường được giao quản lý và
không thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1, 2 Điều này;
b) Dự án sửa chữa công trình thiết yếu liên quan đến quốc lộ được giao quản
lý.
4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu:
a) Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư
này;
b) Hồ sơ thiết kế trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến
có xây dựng công trình. Nếu hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm
hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra
thiết kế (bản sao có công chứng);
c) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
5. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
6. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ theo
quy định.
7. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị trong thời
gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 18 tháng, phải thực hiện thủ tục
gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:
a) Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công
trình theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời gian giải quyết: trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn gia hạn
theo quy định;
c) Thời gian gia hạn: chỉ thực hiện việc gia hạn 01 lần với thời gian không
quá 12 tháng;
d) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Điều 14. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công là Cục quản lý đường bộ hoặc Sở
Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu:
a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành
kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường
bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối
chiếu);
c) 02 bản thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo
đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo
quy định.
5. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công
trình đường bộ.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sử dụng công trình thiết yếu
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
a) Kiểm tra, giám sát chất lượng thi công công trình thiết yếu ảnh hưởng đến
an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ;
b) Sửa chữa, hoàn trả nguyên trạng và bảo hành chất lượng các công trình đường
bộ bị ảnh hưởng do việc thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Nộp hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ, bổ sung, cập nhật
vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
2. Trách nhiệm của chủ sử dụng, khai thác công trình thiết yếu:
a) Quản lý, bảo trì công trình theo quy định, đảm bảo an toàn công trình;
b) Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ,
các công trình xung quanh và công tác bảo trì công trình đường bộ trong quá
trình khai thác, sử dụng;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tai nạn khi thực hiện việc
bảo dưỡng thường xuyên công trình thiết yếu;
d) Thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép thi công khi sửa chữa định kỳ, nếu ảnh
hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ theo quy định tại
Điều 14 Thông tư này.
Điều 16. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời
trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ đang khai thác
1. Việc lắp đặt biển quảng cáo trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ
tuân theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và về quản lý, bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cá nhân, tổ chức được phép lắp đặt biển quảng
cáo chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.
2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang của biển quảng cáo
tính từ mép đất của đường bộ đến điểm gần nhất của biển quảng cáo tối thiểu
bằng 1,3 lần chiều cao của biển (điểm cao nhất của biển) và không được nhỏ hơn
05 mét.
3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang của biển quảng cáo
lắp đặt ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại khoản 2 Điều
này. Nếu giới hạn này bị vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ đề nghị cơ quan cấp
phép xây dựng biển quảng cáo yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng việc lắp đặt biển
quảng cáo.
4. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng biển quảng
cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ đang khai
thác được phân cấp như sau:
a) Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận xây dựng biển quảng cáo đối với hệ
thống quốc lộ;
b) Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải cấp phép thi công xây dựng
biển quảng cáo đối với đoạn, tuyến quốc lộ thuộc phạm vi được giao quản lý.
5. Trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục chấp
thuận xây dựng, thủ tục cấp phép thi công thực hiện như đối với công trình
thiết yếu.
Điều 17. Xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến quốc lộ được xây dựng
mới hoặc nâng cấp, cải tạo
1. Khi lập dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo hoặc nắn chỉnh tuyến,
xây dựng tuyến tránh, Chủ đầu tư dự án phải:
a) Gửi thông báo đến các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về
thông tin cơ bản của dự án (cấp kỹ thuật, quy mô, hướng tuyến, mặt cắt ngang,
thời gian dự kiến khởi công và hoàn thành) để các tổ chức có nhu cầu xây dựng
các công trình thiết yếu được biết;
b) Tổng hợp nhu cầu, đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình
của dự án đường bộ do ảnh hưởng của việc xây dựng công trình thiết yếu trong
phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ báo cáo về cấp quyết định
đầu tư để xem xét, quyết định;
c) Căn cứ ý kiến của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án đường bộ thông
báo cho tổ chức có công trình thiết yếu biết việc xây dựng hộp kỹ thuật hoặc
việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án
đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến
dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ phải:
a) Gửi văn bản đề nghị (kèm theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật của hạng mục công
trình thiết yếu sẽ xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ) đến chủ đầu tư dự án xây dựng quốc lộ;
b) Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi
xây dựng công trình thiết yếu và đồng bộ với quá trình thi công dự án đường
bộ.
3. Khi có nhu cầu thi công, lắp đặt công trình thiết yếu trong hộp kỹ thuật
của công trình đường bộ đã được xây dựng, chủ đầu tư dự án có công trình thiết
yếu thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để được cấp Giấy phép thi
công và chi trả kinh phí thuê hộp kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4. Mọi chi phí phát sinh để thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững
công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu gây ra do Chủ đầu tư
công trình thiết yếu chi trả.
Điều 18. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong
phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác
1. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng mới, nâng cấp,
cải tạo công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ (trừ dự án do
Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam là cấp quyết định đầu tư
hoặc chủ đầu tư), chủ đầu tư dự án gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận quy mô, giải
pháp thiết kế đến Tổng cục đường bộ Việt Nam để được xem xét giải quyết.
2. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình đường bộ trên quốc lộ đang
khai thác phải đề nghị Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được
giao quản lý tuyến đường cấp Giấy phép thi công.
3. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công:
a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành
kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có
thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối
chiếu);
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm
bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
4. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này;
5. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo
quy định.
6. Đối với các dự án nâng cấp, cải tạo đường bộ đang khai thác do Bộ Giao
thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư, không phải đề nghị
cấp giấy phép thi công; nhưng trước khi thi công, Ban Quản lý dự án hoặc nhà
thầu thi công phải gửi đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hồ sơ có
liên quan gồm: quyết định duyệt dự án, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được
duyệt kể cả phương án thi công, biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn
giao thông để cơ quan quản lý đường bộ xem xét, thỏa thuận bằng văn bản về
thời gian thi công, biện pháp tổ chức bảo đảm an toàn giao thông khi thi công.
7. Tổ chức, cá nhân quản lý, bảo trì đường bộ làm công tác bảo dưỡng thường
xuyên không phải đề nghị cấp Giấy phép thi công nhưng phải thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
8. Đối với đường bộ do địa phương quản lý, bảo trì, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định để phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế của địa phương, trừ
quốc lộ được ủy thác quản lý.
Điều 19. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các
hình thức phù hợp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
a) Đối với trường hợp nộp trực tiếp: sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu
đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức,
cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
b) Đối với trường hợp nộp gián tiếp (qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình
thức phù hợp khác), cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ
sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.
c) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ
điều kiện, có văn bản chấp thuận hoặc cấp Giấy phép thi công. Trường hợp không
chấp thuận hoặc không cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Chương IV
ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO QUỐC LỘ
Điều 20. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ
1. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ bao gồm:
a) Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;
b) Đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu;
c) Đường chuyên dùng gồm: đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ
thi công, đường khu công nghiệp, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ;
d) Đường gom, đường nối từ đường gom.
2. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ phải thông qua điểm đấu nối thuộc quy
hoạch điểm đầu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi có văn
bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy
hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Thiết kế nút giao của đường tránh đấu nối vào quốc lộ phải phù hợp với
tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô.
5. Không quy hoạch điểm đấu nối vào đường cao tốc. Việc kết nối giao thông
vào đường cao tốc được thực hiện theo thiết kế kỹ thuật của tuyến đường.
6. Đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải
tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh:
a) Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương có dự án đi
qua, chủ đầu tư quốc lộ xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông
hoặc trực thông, nút giao đồng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án
quốc lộ được xây dựng, xác định vị trí vào các trạm dịch vụ theo tiêu chuẩn
thiết kế đường ô tô, gửi phương án thiết kế tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xin ý kiến phê duyệt.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục các điểm đấu nối (kể cả cửa hàng xăng
dầu) theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường gửi đến cơ quan có thẩm
quyền theo quy tại khoản 3 Điều 22 Thông tư này để được thỏa thuận trước khi
phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.
Điều 21. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ
1. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ quy định tại điểm
khoản 1 Điều 20 của Thông tư này nằm trong khu vực nội thành, nội thị: căn cứ
vào quy hoạch đô thị, khoảng cách giữa các điểm đấu nối xác định theo quy
hoạch giao thông đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch đô thị phê
duyệt
2. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ quy định tại điểm
khoản 1 Điều 20 của Thông tư này nằm ngoài khu vực nội thành, nội thị:
a) Khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề được xác định theo cấp quy hoạch
của đoạn tuyến dọc theo quốc lộ, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp I,
cấp II không nhỏ hơn 5.000 mét, đối với đường cấp III không nhỏ hơn 1.500 mét,
đối với đường cấp IV trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét;
b) Đối với các tuyến quốc lộ có dải phân cách giữa, có đủ quỹ đất để xây dựng
làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải), khoảng cách giữa các
điểm đấu nối liền kề dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch
của đoạn tuyến dọc quốc lộ, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp I, cấp II
không nhỏ hơn 2.000 mét, đường cấp III trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét;
c) Trường hợp khu vực có địa hình mà hành lang an toàn đường bộ bị chia cắt
như núi cao, vực sâu, sông, suối và các chướng ngại vật khác không thể di dời
được khoảng cách giữa hai điểm đấu nối phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận.
3. Khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính từ điểm
giữa của cửa hàng) đấu nối đường dẫn ra, vào quốc lộ phải bảo đảm khoảng cách
tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này,
đồng thời phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu, như
sau:
a) Trong khu vực nội thành, nội thị: đối với tuyến đường có dải phân cách
giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía dọc theo mỗi
bên tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 1.000 mét; đối với tuyến đường không có dải
phân cách giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi
bên của đoạn tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 2.000 mét;
b) Ngoài khu vực nội thành, nôi thị: đối với đường có dải phân cách giữa, có
đủ quỹ đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải),
khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía dọc theo mỗi bên của
đoạn quốc lộ không nhỏ hơn 6.000 mét; đối với tuyến đường không có dải phân
cách giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên của
đoạn tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 12.000 mét.
4. Đối với cửa hàng xăng dầu được quy hoạch ở lân cận hoặc trùng với điểm đấu
nối của đường nhánh khác, phải điều chỉnh để tại vị trí đó chỉ tồn tại một
điểm đấu nối theo hướng ưu tiên điểm đấu nối của công trình có trước hoặc sử
dụng chung.
Điều 22. Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ
1. Quy hoạch các điểm đấu nối bao gồm việc xác định vị trí và hình thức giao
cắt giữa quốc lộ với các đường nhánh để xây dựng các nút giao thông và phương
án tổ chức giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình
đường bộ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho đơn vị tư vấn có
đủ năng lực xây dựng quy hoạch các điểm đấu nối và giao cho các cơ quan chức
năng của địa phương thẩm định nội dung của quy hoạch các điểm đấu nối trước
khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải. Việc lập quy hoạch các điểm đấu nối
có thể thực hiện cho tất cả các tuyến quốc lộ hoặc lập riêng cho từng tuyến
quốc lộ qua địa bàn.
3. Thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị thỏa thuận kèm theo 02 bộ hồ
sơ quy hoạch các điểm đấu nối (cả dữ liệu điện tử của hồ sơ quy hoạch) về Bộ
Giao thông vận tải và Tổng cục đường bộ Việt Nam;
b) Tổng cục đường bộ Việt Nam nghiên cứu hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo, trình Bộ Giao thông vận tải xem xét thỏa
thuận quy hoạch các điểm đấu nối; trường hợp cần thiết Tổng cục đường bộ Việt
Nam có ý kiến bằng văn bản đề nghị địa phương bổ sung, điều chỉnh trước khi
trình Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận.
Điều 23. Trình tự thực hiện quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ
1. Thu thập thông tin về cấp kỹ thuật hiện tại và cấp kỹ thuật theo quy hoạch
của quốc lộ cần đấu nối.
2. Khảo sát, thống kê
a) Các đường nhánh hiện có theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này; xác
định các điểm đấu nối đường nhánh đã được và chưa được cơ quan có thẩm quyền
cấp phép; các vị trí điểm đấu nối phù hợp với quy định về nút giao thông của
tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô;
b) Các đoạn tuyến quốc lộ trong đô thị, ngoài đô thị; tổng hợp các đoạn tuyến
không đủ quỹ đất để xây dựng đường gom, các công trình và điều kiện địa hình
cản trở việc xây dựng đường gom liên tục theo chiều dài quốc lộ;
c) Các đường nhánh có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mét chỉ sử dụng cho
xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đã đấu nối tự phát vào quốc lộ trước ngày Nghị
định số 186/2004/NĐCP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ có hiệu lực mà chưa có nhu cầu cải tạo, mở rộng điểm đấu nối
vào quốc lộ phải thực hiện xóa bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 29;
d) Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ Công Thương) phê duyệt, trong đó phân loại
cửa hàng xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép và không cho phép sử
dụng tạm thời hành lang an toàn đường bộ để làm đường dẫn ra, vào; trường hợp
địa phương chưa có quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, cơ quan được giao
nhiệm vụ quy hoạch các điểm đấu nối phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về
công thương cấp tỉnh lập quy hoạch các điểm đấu nối là đường dẫn ra, vào cửa
hàng xăng dầu.
3. Tổng hợp ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng địa phương về các nội
dung: sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch về
sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch đất xây dựng đường gom; quy hoạch hệ thống
cửa hàng xăng dầu có liên quan đến việc khai thác sử dụng các điểm đấu nối.
4. Quy hoạch các điểm đấu nối của mỗi tuyến quốc lộ được lập thành bộ hồ sơ
riêng để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý.
Điều 24. Hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ
Hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ gồm:
1. Thuyết minh quy hoạch các điểm đấu nối:
a) Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực hai bên
quốc lộ được quy hoạch các điểm đấu nối;
b) Hiện trạng của tuyến quốc lộ: cấp đường, điểm đầu, điểm cuối; các vị trí
đặc biệt (khu vực nội thành, nội thị; cầu lớn, hầm đường bộ, điểm giao cắt với
đường sắt); tình hình sử dụng hành lang an toàn đường bộ và an toàn giao thông
trên đoạn tuyến; các thông tin về quy hoạch của tuyến đường;
c) Bản giải trình lý do các đường gom nằm trong hành lang an toàn đường bộ; lý
do các điểm đấu nối trong quy hoạch nhưng không đảm bảo khoảng cách tối thiểu
giữa hai điểm đấu nối theo quy định; lộ trình xóa bỏ các đường nhánh có quy mô
nhỏ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23;
d) Quy hoạch hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
đ) Quy hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc các
đô thị có tuyến quốc lộ đi qua (nếu có);
e) Ý kiến của Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản
lý quốc lộ đối với nội dung của quy hoạch các điểm đấu nối.
2. Bảng quy hoạch các điểm đấu nối:
a) Bảng tổng hợp một số nội dung cơ bản về hiện trạng và quy hoạch các điểm
đấu nối vào quốc lộ;
b) Bình đồ thể hiện các nội dung của bảng tổng hợp quy hoạch các điểm đấu nối.
Điều 25. Phê duyệt và thực hiện quy hoạch
1. Phê duyệt và thực hiện quy hoạch
a) Căn cứ văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối, công bố và tổ chức thực hiện quy
hoạch; gửi hồ sơ quy hoạch đã được phê duyệt về Bộ Giao thông vận tải và Tổng
cục đường bộ Việt Nam để phối hợp thực hiện.
b) Khi cần xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng điểm đấu nối có trong quy hoạch,
căn cứ văn bản cho phép sử dụng điểm đấu nối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ
chức, cá nhân sử dụng điểm đấu nối lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 26
của Thông tư này để được giải quyết.
2. Sau khi xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng các điểm đấu nối theo quy hoạch
các điểm đấu nối được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xóa bỏ các điểm
không đảm bảo khoảng cách tối thiểu ở lân cận điểm đấu nối đó.
3. Các địa phương đã có thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối với Bộ Giao
thông vận tải hoặc đã gửi hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối về Bộ Giao thông
vận tải và Tổng cục đường bộ Việt Nam theo dấu bưu điện) trước ngày Thông tư
này có hiệu lực, nếu thấy cần thiết phải Điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với
quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐCP Nghị định số 100/2013/NĐCP và Thông
tư này, gửi hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối điều chỉnh về Bộ Giao thông vận
tải và Tổng cục đường bộ Việt Nam để xem xét, giải quyết.
Điều 26. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối
vào quốc lộ
1. Trước khi nâng cấp, cải tạo nút giao; chủ công trình, dự án được Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối thuộc quy hoạch các điểm đấu nối
đã được phê duyệt, căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành,
lập và gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét
chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào
quốc lộ.
2. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thiết kế kỹ thuật nút giao đấu nối vào
quốc lộ:
a) Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao
thông, lưu giữ hồ sơ của nút giao đấu nối liên quan đến đường cấp I, đường cấp
II và đường cấp III;
b) Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải chấp thuận thiết kế và
phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ của các nút giao đấu nối liên quan
đến đường cấp IV trở xuống được giao quản lý;
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút
giao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông
của nút giao theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
hoặc văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải cho phép đấu nối đường nhánh
vào quốc lộ đối với các trường hợp quốc lộ chưa có quy hoạch các điểm đấu nối
vào quốc lộ được phê duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu);
c) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản sao có chứng thực hoặc bản sao
kèm theo bản chính để đối chiếu) giao tổ chức, cá nhân làm chủ đầu tư hoặc chủ
sử dụng nút giao;
d) Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện
pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép
hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).
e) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
5. Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo
quy định.
6. Các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào quốc lộ đã được Bộ Giao
thông vận tải hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam phê duyệt thiết kế kỹ thuật
không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ
chức giao thông.
7. Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của
nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký ban hành, nếu quá
12 tháng phải thực hiện việc gia hạn. Thủ tục gia hạn như quy định đối với
việc gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu tại khoản 7 Điều 13 của
Thông tư này.
Điều 27. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ là
Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến quốc
lộ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào quốc lộ:
a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành
kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan
quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo
bản chính để đối chiếu);
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công / (trong đó có biện pháp tổ chức thi công
đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
d) Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.
3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo
quy định.
5. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa
vào khai thác, sử dụng.
6. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng
đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ và phải nộp 01 bộ
hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút
giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
7. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng
thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu
trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao
phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều này.
Điều 28. Đấu nối tạm thời có thời hạn vào quốc lộ đang khai thác
1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó
khăn hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đấu nối tạm thời
có thời hạn để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết
bị máy móc; hết thời hạn đấu nối tạm sẽ hoàn trả hiện trạng ban đầu của hành
lang an toàn đường bộ.
2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm thời không quá 12 tháng, trường hợp đặc
biệt có thể gia hạn 01 (một) lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm
không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ
điểm đấu nối tạm thời và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu;
trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm
đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch
các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
3. Hồ sơ đề nghị đấu nối tạm thời có thời hạn vào quốc lộ đang khai thác
a) Văn bản đề nghị chấp thuận đấu nối tạm thời nêu rõ lý do, vị trí, lý trình
điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm thời;
b) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư
của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);
c) Văn bản của Cục quản lý đường bộ (đối với quốc lộ được giao quản lý) về
hiện trạng đoạn tuyến có điểm thỏa thuận đấu nối tạm thời, ảnh hưởng đến an
toàn giao thông nếu mở điểm đấu nối tạm thời, đề xuất phương án xử lý;
d) Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức
giao thông của nút giao.
4. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đấu nối tạm thời gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Giao
thông vận tải.
b) Thủ tục tiếp nhận theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 19 của Thông tư
này.
c) Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban
nhân dân tỉnh gửi văn bản đề nghị thỏa thuận điểm đấu nối tạm thời đến Tổng
cục đường bộ Việt Nam kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này. Văn bản Ủy
ban nhân dân tỉnh nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử
dụng điểm đấu nối tạm thời và ý kiến liên quan đến hoàn trả hiện trạng ban
đầu.
d) Tổng cục đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận đấu nối tạm thời trong thời
hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không
chấp thuận đấu nối tạm thời phải trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân
tỉnh.
đ) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Tổng
cục đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trả lời chủ đầu tư dự
án.
5. Việc chấp thuận thiết kế, cấp phép thi công điểm đấu nối tạm thời thực
hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.
Điều 29. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ
1. Đường dân sinh đấu nối tự phát vào quốc lộ trước ngày Nghị định số
186/2004/NĐCP có hiệu lực sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, có mặt
cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mét, trong khi chưa xây dựng được đường gom,
cho phép tồn tại và giữ nguyên hiện trạng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
2. Các cửa hàng xăng dầu đã đấu nối vào quốc lộ theo chấp thuận của cơ quan
có thẩm quyền, nếu không đủ khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu
theo quy định tại Thông tư này, được tiếp tục tồn tại nhưng địa phương phải
hoàn thành việc Điều chỉnh hoặc xóa bỏ theo quy hoạch trước ngày 31 tháng 12
năm 2020.
Các cửa hàng xăng dầu xây dựng tự phát, đấu nối trái phép vào quốc lộ hoặc nằm
trong hành lang an toàn đường bộ, quy mô không bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xem xét, xử lý theo quy định
của pháp luật.
3. Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành
lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn
công trình đường bộ được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng
không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải ký cam kết với Ủy ban nhân
dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở
rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải tỏa
và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản
lý tuyến đường kiểm kê đất, tài sản trên đất để có cơ sở đền bù hoặc thống
nhất phương án sửa chữa.
4. Trường hợp sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến an toàn
giao thông, an toàn công trình đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm
quyền tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn
liền với đất đã có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố.
5 . Trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, kiên
quyết giải tỏa, không bồi thường cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.
6. Cơ sở giải quyết việc đền bù, giải tỏa khi bắt buộc di dời các công trình
tồn tại trong hành lang an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành phải căn
cứ mốc thời gian xây dựng công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ.
Các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý
đường bộ trực thuộc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ tài liệu Điều
tra, lưu trữ để lập bình đồ duỗi thẳng thể hiện vị trí, thời gian xây dựng,
quy mô các công trình nằm trong đất hành lang an toàn giao thông quy định tại
Nghị định số 11/2010/NĐCP theo các mốc thời gian sau đây:
a) Công trình xây dựng trước ngày 21 tháng 12 năm 1982 là thời gian chưa có
quy định cụ thể về hành lang an toàn đường bộ;
b) Công trình xây dựng từ ngày 21 tháng 12 năm 1982 đến trước ngày 01 tháng 01
năm 2000 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo
vệ đường bộ theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng
Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ đường bộ;
c) Công trình xây dựng từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến trước ngày 30 tháng 11
năm 2004 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo
vệ đường bộ theo Nghị định số 172/1999/NĐCP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông
đối với công trình giao thông đường bộ;
d) Công trình xây dựng từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 đến trước ngày 15 tháng 4
năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an
toàn theo Nghị định số 186/2004/NĐCP của Chính phủ;
đ) Công trình xây dựng từ ngày 15 tháng 04 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng,
cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 11/2010/NĐCP
của Chính phủ.
Điều 30. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ hoặc chủ đầu tư đối với
đường đang triển khai dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng phương án
cắm mốc giới hạn xác định hành lang an toàn đường bộ trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phê duyệt; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã công
bố công khai và tổ chức việc cắm mốc lộ giới trên thực địa, bàn giao cho Ủy
ban nhân dân cấp xã quản lý, bảo vệ phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được
cắm mốc lộ giới.
2. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi lấn, chiếm và sử
dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ. Khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu
đình chỉ hành vi vi phạm và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc
Thanh tra đường bộ để phối hợp lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo
thẩm quyền.
3. Phối hợp với Thanh tra đường bộ và các cơ quan chức năng của chính quyền
địa phương thực hiện giải tỏa công trình lấn chiếm, sử dụng trái phép hành
lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi đơn vị trực tiếp quản lý; đồng thời, định
kỳ báo cáo cơ quan quản lý đường bộ cấp trên về công tác quản lý hành lang an
toàn đường bộ.
Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân các
cấp
1. Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch và biện pháp xử lý các vi phạm hành lang an toàn đường bộ
chưa được xử lý, giải quyết triệt để;
b) Báo cáo kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về Tổng cục đường bộ Việt Nam (đối với
quốc lộ) hoặc về Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với các đường thuộc địa phương quản
lý) để tiếp tục có biện pháp giải quyết;
c) Cập nhật số liệu của công trình thiết yếu được xây dựng mới, công trình sửa
chữa, cải tạo nâng cấp vào sơ đồ quản lý công trình thiết yếu của tuyến đường
bộ được giao quản lý;
d) Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm lưu giữ hồ
sơ, cập nhật thông tin bổ sung vào hồ sơ quản lý công trình của tuyến đường bộ
được giao quản lý; gửi văn bản thỏa thuận, giấy phép thi công về Tổng cục
đường bộ Việt Nam và Thanh, tra Sở Giao thông vận tải để theo dõi, giám sát và
xử lý khi có vi phạm xảy ra theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục đường bộ Việt Nam căn cứ các quy định tại Thông tư này, tổ chức
thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối
với hệ thống quốc lộ trong phạm vi cả nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc giao đất, cho thuê
đất, cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng dọc hai bên đường bộ;
b) Đầu tư xây dựng hệ thống đường gom (nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ)
dọc hai bên quốc lộ theo quy hoạch các điểm đấu nối đã phê duyệt; ngăn chặn và
chấm dứt tình trạng đấu nối trực tiếp vào quốc lộ.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đường bộ và không
ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và hoạt động giao thông vận tải;
b) Tổ chức thực hiện cưỡng chế để giải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang
an đường bộ; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn, chiếm, sử dụng trái
phép hành lang an toàn đường bộ;
c) Phối hợp với Đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra đường bộ xử lý theo thẩm
quyền các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm, sử
dụng trái phép đất dành cho đường bộ.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Phát hiện và phối hợp với Đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra đường bộ xử lý
kịp thời, theo thẩm quyền các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang
an toàn đường bộ;
b) Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới.
Điều 32. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan khác
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
a) Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát hiện và thông báo kịp thời
đến cơ quan quản lý đường bộ hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt trong trường
hợp không chấp hành yêu cầu của đơn vị quản lý đường bộ hoặc các cơ quan bảo
vệ pháp luật khi tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo thẩm
quyền.
2. Thanh tra đường bộ
a) Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý bảo dưỡng tuyến đường xử lý kịp thời
các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý bảo dưỡng tuyến đường hoàn thiện hồ sơ
vi phạm hành lang an toàn đường bộ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cưỡng
chế để giải tỏa;
c) Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý bảo dưỡng tuyến đường hoàn thiện hồ sơ
vi phạm công trình đường bộ, lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ;
xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng,
chuyển hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền; phối hợp với đơn vị quản lý
đường bộ trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Chương V
ĐẶT SỐ HIỆU VÀ MÃ SỐ ĐƯỜNG TỈNH
Điều 33. Nguyên tắc, cách đặt số hiệu đường tỉnh
1. Nguyên tắc, cách đặt số hiệu đường tỉnh theo quy định tại Điều 3, Điều 4
của Nghị định số 11/2010/NĐCP.
2. Đường tỉnh đã được đặt số hiệu trước khi Thông tư này có hiệu lực giữ
nguyên như cũ.
Điều 34. Mã số đường tỉnh
1. Mã số đường tỉnh để đặt số hiệu của hệ thống đường tỉnh.
2. Mã số đường tỉnh là số tự nhiên có 03 (ba) chữ số; quy định mã số đường
tỉnh cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Phụ lục 7 ban hành kèm
theo Thông tư này.
Chương VI
BẢO ĐẢM GIAO THÔNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG KHI THI CÔNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC
Mục 1. TRƯỚC KHI THI CÔNG
Điều 35. Cấp Giấy phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ
tầng đường bộ đang khai thác
1. Việc xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình thiết
yếu, công trình đường bộ, đấu nối, biển quảng cáo tạm thời xây dựng trong phạm
vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có
Giấy phép thi công do Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải (cơ quan
được giao trực tiếp quản lý tuyến quốc lộ) cấp, giấy phép thi công theo mẫu
tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chủ đầu tư dự án công trình hoặc nhà thầu thi công gửi hồ sơ đề nghị được
cấp phép thi công xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét
giải quyết theo quy định tại các Điều 13, 14, 16, 17, 18 Thông tư này.
Điều 36. Nhận bàn giao mặt bằng, hiện trường để thi công
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thi công hoặc có văn bản thỏa thuận thi
công phải làm thủ tục nhận bàn giao hiện trường, mặt bằng để thi công với đơn
vị quản lý đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân thi công phải chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm giao
thông thông suốt, an toàn; đồng thời, chịu mọi trách nhiệm nếu không thực hiện
đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để xảy ra tai nạn giao thông
kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, hiện trường.
Mục 2. TRONG KHI THI CÔNG
Điều 37. Biện pháp và thời gian thi công
1. Trong suốt quá trình thi công, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng biện
pháp, thời gian thi công đã được thống nhất, phải bảo đảm giao thông thông
suốt, an toàn theo quy định và không được gây hư hại các công trình đường bộ
hiện có, trong trường hợp không thể tránh được, phải được sự chấp thuận bằng
văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về biện pháp bảo vệ hoặc
tạm thời tháo dỡ, di dời và thi công hoàn trả hoặc bồi thường thiệt hại theo
quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân thi công phải chịu sự kiểm tra, giám sát của đơn vị quản
lý đường bộ và thanh tra giao thông đường bộ trong việc thực hiện các quy định
bảo đảm an toàn giao thông khi thi công tại Thông tư này; đồng thời chịu mọi
trách nhiệm về sự mất an toàn giao thông do thi công gây ra.
Điều 38. Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Tổ chức, cá nhân thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Không để vật liệu, phương tiện thi công che khuất tầm nhìn của người tham
gia giao thông trên đường bộ đang khai thác;
b) Không để khói, bụi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông
trên đường bộ đang khai thác;
c) Khi thi công lắp đặt các thiết bị có kích thước lớn phải có biện pháp bảo
đảm an toàn; không được để rơi, đổ vào đường bộ đang khai thác;
d) Không ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình đường bộ hiện có.
2. Không san, đổ, ủi đất trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà không phục vụ
việc thi công công trình hợp pháp.
Điều 39. Đường tránh, cầu tạm và hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Khi thi công cầu mới nếu tiếp tục sử dụng cầu cũ để thông xe, đơn vị thi
công cầu mới phải chịu trách nhiệm đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt
trên cầu cũ cho đến khi cầu mới được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
2. Đường tránh, cầu tạm phải được hoàn thành trước khi thi công công trình
chính. Đường tránh, cầu tạm phải bảo đảm cho các loại phương tiện giao thông
có tải trọng và kích cỡ mà đường cũ đã cho phép qua lại an toàn. Đường tránh,
cầu tạm tại quốc lộ có tiêu chuẩn kỹ thuật từ cấp III trở lên phải có ít nhất
02 làn xe.
3. Hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông phải được hoàn thành trước
khi thi công công trình chính theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ
hiện hành.
Điều 40. Người cảnh giới
1. Trong thời gian thi công phải có người cảnh giới, hướng dẫn giao thông;
khi ngừng thi công phải có báo hiệu an toàn theo quy định như: biển chỉ dẫn,
cờ và đèn đỏ vào ban đêm.
2. Người cảnh giới hướng dẫn giao thông phải đeo băng đỏ bên cánh tay trái,
được trang bị cờ, còi và đèn vào ban đêm.
Điều 41. Biển hiệu, phù hiệu, trang phục khi thi công
1. Tổ chức, cá nhân khi thi công phải có biển hiệu ở hai đầu đoạn đường thi
công ghi rõ tên của cơ quan quản lý dự án hoặc chủ quản; tên đơn vị thi công,
lý trình thi công, địa chỉ văn phòng công trường, số điện thoại liên hệ và tên
của người chỉ huy trưởng công trường.
2. Người chỉ huy công trường phải có phù hiệu riêng để nhận biết, người làm
việc trên đường phải mặc trang phục bảo hộ lao động theo quy định.
Điều 42. Phương tiện thi công
1. Phương tiện thi công trên đường phải có đầy đủ thiết bị an toàn và đăng ký
biển số theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài giờ thi công, phương tiện thi công phải được tập kết vào bãi. Trường
hợp không có bãi tập kết, phải đưa vào sát lề đường, tại những nơi dễ phát
hiện và có biển báo hiệu cho người tham gia giao thông trên đường nhận biết.
3. Phương tiện thi công hư hỏng phải tìm mọi cách đưa sát vào lề đường và
phải có báo hiệu theo quy định.
Điều 43. Thi công nền đường, mặt đường, mặt cầu
1. Khi thi công nền đường, mặt đường, mặt cầu phải dành lại phần nền đường,
mặt đường, mặt cầu để cho xe và người đi bộ qua lại, cụ thể như sau:
a) Mặt đường, mặt cầu rộng từ 3 làn xe trở xuống phải để ít nhất 1 làn xe;
b) Mặt đường, mặt cầu rộng trên 3 làn xe phải để ít nhất 2 làn xe.
2. Trường hợp không để đủ bề rộng 1 làn xe hoặc có nguy cơ gây ùn tắc giao
thông, phải làm đường tránh, cầu tạm.
3. Trường hợp tuyến đường độc đạo, mặt đường thi công hẹp không thỏa mãn các
điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, phải đề xuất phương án đảm
bảo giao thông ngay từ bước lập dự án (kể cả hỗ trợ bằng đường thủy, đường
sắt); các hạng mục thành phần này phải được triển khai thi công trước, bảo đảm
đưa vào khai thác trước khi thi công tuyến chính.
4. Trường hợp đào để mở rộng nền đường, đào đến đâu phải hoàn thiện ngay đến
đó. Trường hợp thi công trên các đoạn nền đất yếu, đào hạ nền đường, đắp nền
cao hơn 2 mét, phải có biện pháp riêng về bảo đảm giao thông và ứng phó khi
gặp thời tiết xấu được tư vấn giám sát và chủ công trình chấp thuận.
5. Khi thi công móng và mặt đường: chiều dài mũi thi công không quá 300 mét,
các mũi thi công cách nhau ít nhất 500 mét. Trong mùa mưa lũ, phải hoàn thành
thi công dứt điểm từng đoạn sau mỗi ca, mỗi ngày, không để trôi vật liệu ra
hai bên đường làm hư hỏng tài sản của người dân và gây ô nhiễm môi trường.
6. Trường hợp thi công cống ngang đường không có đường tránh bảo đảm giao
thông:
a) Chỉ được thi công tối đa trên 1/2 bề rộng mặt đường, 1/2 bề rộng mặt đường
còn lại để bảo đảm giao thông;
b) Đường có lưu lượng xe lớn chỉ được thi công trên 1/3 chiều rộng mặt đường,
2/3 chiều rộng mặt đường còn lại để bảo đảm giao thông;
c) Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật từ cấp III trở lên, nếu không đủ hai làn xe
bảo đảm giao thông, phải đắp tạm mở rộng để bảo đảm đủ hai làn xe;
d) Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV, V và cấp VI, nếu không đủ một làn xe
bảo đảm giao thông, phải đắp tạm mở rộng để bảo đảm đủ một làn xe;
đ) Khi thi công theo quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này phải có hàng rào
hộ lan quanh hố đào và đặt báo hiệu theo quy định về báo hiệu đường bộ hiện
hành.
7. Khi thi công trên đường phải có phương án và thời gian thi công thích hợp
với đặc điểm của từng loại công trình.
Điều 44. Vật liệu thi công
1. Vật liệu thi công chỉ được đưa ra đường đủ dùng từ 2 đến 3 đoạn thi công;
chiều dài để vật liệu không kéo dài quá 300 mét; không được để song song cả
hai bên làm thu hẹp nền, mặt đường.
2. Phải thi công dứt điểm, thu dọn hết vật liệu thừa trên đường trước đợt mưa
lũ. Trường hợp xảy ra sự cố cầu đường do mưa lũ, phải có phương án bảo đảm an
toàn giao thông gửi cho đơn vị quản lý đường bộ địa phương để phối hợp.
3. Không để các loại vật liệu gây cản trở, mất an toàn giao thông và ô nhiễm
môi trường.
Điều 45. Thi công có sử dụng mìn hoặc có cấm đường
1. Việc sử dụng mìn trong thi công
a) Phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu nổ;
b) Không nổ mìn từ 19 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau ở những nơi gần khu dân cư;
c) Đối với các dự án có khối lượng thi công nổ phá mìn lớn, có nhiều gói thầu,
nhiều mũi thi công, chủ đầu tư phải tham khảo ý kiến của chính quyền địa
phương về thời gian nổ mìn, thống nhất với cơ quan cấp phép thi công và phải
thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Việc ngăn đường, cấm đường
a) Không được kéo dài quá 01 giờ và phải cách nhau ít nhất 04 giờ để bảo đảm
giao thông thông suốt;
b) Phải bố trí thời gian cấm đường vào giờ thấp điểm;
c) Trường hợp quá thời gian quy định tại điểm a khoản này phải được Tổng cục
đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với quốc lộ, Sở Giao thông vận tải chấp thuận
đối với đường địa phương.
Điều 46. Thi công chặt cây ven đường
1. Việc chặt cây ven đường phải có báo hiệu, tổ chức gác hai đầu và bảo đảm
khoảng cách an toàn.
2. Không cho cây đổ vào lòng đường gây cản trở giao thông. Trường hợp bắt
buộc phải cho cây đổ vào lòng đường phải nhanh chóng đưa cây ra sát lề đường.
3. Không lao cành cây, các vật từ trên cao xuống nền, mặt đường.
Điều 47. Thi công sửa chữa cầu, kè, đường ngầm
1. Việc thi công sửa chữa cầu, kè, đường ngầm không sử dụng biện pháp ngăn,
cấm đường phải tiến hành đảm bảo giao thông như sau:
a) Lắp đặt biển báo hiệu đường hẹp, biển hạn chế tốc độ, biển báo công trường
theo đúng quy định;
b) Tổ chức gác chắn và có người điều hành giao thông 24/24 giờ;
c) Vật tư, thiết bị thi công đặt trong hàng rào ngăn cách giữa phần dành cho
thi công với phần dành cho giao thông;
d) Hệ thống dẫn điện, nước phục vụ thi công phải được kiểm tra thường xuyên để
tránh xảy ra tai nạn.
2. Trường hợp không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này phải có đường
tránh theo quy định tại Điều 39.
Điều 48. Thi công mở rộng đường lên, xuống bến phà, cầu phao
1. Khi thi công sửa chữa hoặc mở rộng đường lên, xuống bến phà, cầu phao,
phải đảm bảo phần còn lại của đường dành cho việc lên, xuống như sau:
a) Không nhỏ hơn 4 mét đối với đường lên, xuống cầu phao;
b) Không nhỏ hơn 6 mét đối với đường lên, xuống phà.
2. Phải có đủ thiết bị an toàn.
3. Trường hợp không đủ bề rộng tối thiểu, không đảm bảo an toàn cho xe lên,
xuống phà, cầu phao phải làm bến tạm.
Điều 49. Trục vớt phao, phà bị đắm
1. Thi công trục vớt phao, phà bị đắm, kể cả việc thanh thải các chướng ngại
vật ở lòng sông dưới cầu phải có đầy đủ hệ thống phao tiêu, báo hiệu đường
thủy nội địa theo quy định.
2. Phải dọn luồng cho cầu phao, phà hoạt động bình thường không để ách tắc
giao thông.
Điều 50. Thu dọn mặt bằng, hiện trường và tiếp nhận bàn giao
1. Sau khi hoàn thành việc thi công một đoạn tuyến dài không quá 01 km hoặc
01 cầu, 01 cống, tổ chức, cá nhân thi công phải thu dọn toàn bộ các chướng
ngại vật, hoàn trả lại mặt đường để giao thông được thông suốt, an toàn.
2. Trước khi nghiệm thu, bàn giao công trình, tổ chức, cá nhân thi công phải
thu dọn, di chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu; thanh thải các chướng ngại vật
và sửa chữa các hư hỏng (nếu có) của công trình đường bộ do thi công gây ra.
3. Sau khi hoàn thành các công việc quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều này, tổ
chức, cá nhân thi công báo cáo chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao công
trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định; bàn giao lại hiện
trường, mặt bằng thi công cho đơn vị quản lý đường bộ; việc bàn giao phải được
lập thành biên bản.
4. Đơn vị quản lý đường bộ phải kiểm tra thực tế hiện trường, nếu phát hiện
thấy hiện trường chưa được thu dọn, công trình đường bộ bị hư hỏng do việc thi
công gây ra mà không được sửa chữa, trả lại nguyên trạng có quyền từ chối nhận
bàn giao hoặc yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Công trình đã hoàn thành thi công nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao
công trình
1. Chủ đầu tư phải khẩn trương hoàn thành công tác nghiệm thu, bàn giao đưa
công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật về
quản lý đầu tư xây dựng công trình.
2. Đối với công trình thi công trên đường bộ đang khai thác, nhà thầu thi
công có trách nhiệm tiếp tục bảo đảm giao thông, an toàn giao thông đến khi
công trình được nghiệm thu, bàn giao cho đơn vị quản lý tuyến đường.
3. Đối với công trình thi công là đường chưa khai thác, nhà thầu thi công có
trách nhiệm bảo vệ công trình, không cho các phương tiện tham gia giao thông
khi chưa có lệnh thông xe và chịu toàn bộ trách nhiệm có liên quan cho tới khi
bàn giao cho đơn vị quản lý.
Điều 52. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhà thầu trong suốt quá trình
thi công, bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông trong thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.
2. Khi ký kết hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư phải thỏa thuận với nhà thầu thi
công điều, khoản xử phạt vi phạm hoặc chấm dứt hợp đồng nếu không thực hiện
đầy đủ các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông khi thi công
công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây mất an toàn và ùn tắc giao
thông.
Chương VII
THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 53. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông
1. Đối với đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
a) Bắt buộc phải thẩm định an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (dự
án thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (dự án thiết kế 2 bước) và
giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác.
b) Ngoài các giai đoạn thẩm định bắt buộc nêu trên, người có thẩm quyền quyết
định đầu tư có thể quyết định tiến hành thẩm định an toàn giao thông tại bất
kỳ thời điểm nào trong quá trình lập dự án, thiết kế, thi công nếu thấy cần
thiết.
c) Riêng đối với dự án do các địa phương là cấp quyết định đầu tư, tùy vào
điều kiện thực tế có thể thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1
Điều này hoặc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số
11/2010/NĐCP.
2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác
a) Công trình đường bộ đang khai thác phải thực hiện việc thẩm định an toàn
giao thông khi xảy ra một trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 13 của
Nghị định số 11/2010/NĐCP.
b) Cơ quan có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn
giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư này quyết định phê duyệt
danh mục tuyến đoạn tuyến phải thẩm định an toàn giao thông đáp ứng điểm a
Khoản này do đơn vị quản lý tuyến đường đề nghị.
Điều 54. Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao
thông
1. Đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn
giao thông đối với dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, dự án đầu tư
theo hình thức PPP đối với đường cao tốc và quốc lộ. Chủ đầu tư, nhà đầu tư dự
án PPP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.
b) Tổng cục đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an
toàn giao thông đối với dự án do Tổng cục đường bộ Việt Nam quyết định đầu tư
trên quốc lộ. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn
giao thông.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thẩm định dự án do Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, dự án đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện
theo hình thức PPP. Chủ đầu tư, nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
thẩm tra an toàn giao thông.
2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn
giao thông đối với đường cao tốc và quốc lộ được đầu tư theo hình thức PPP.
Đơn vị được giao quản lý đường cao tốc, Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
b) Tổng cục đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an
toàn giao thông đối với quốc lộ. Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ (Cục
quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn
giao thông đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện (bao gồm cả đường
được đầu tư theo hình thức PPP và đường địa phương trên địa bàn). Các đơn vị
được giao quản lý đường bộ, nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
Điều 55. Các căn cứ làm cơ sở thẩm định an toàn giao thông
1. Đối với đường xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư
này về thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông
và các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông;
b) Hồ sơ dự án: báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế
kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công
(đối với công trình thiết kế 1 bước, 2 bước) và các hồ sơ, tài liệu liên quan
đến dự án;
c) Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu
chuẩn bắt buộc áp dụng liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử
dụng cho dự án;
d) Đề cương thẩm tra an toàn giao thông được chủ đầu tư phê duyệt theo quy
định tại Thông tư số 45/2011/TTBGTYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với
công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;
e) Đối với trường hợp thẩm định an toàn giao thông trước khi đưa công trình
vào khai thác phải có ý kiến bằng văn bản về tổ chức giao thông và sự ảnh
hưởng của dự án đến an toàn giao thông của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý
(Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải).
2. Đối với đường đang khai thác
a) Quyết định phê duyệt tuyến hoặc đoạn tuyến phải thẩm định an toàn giao
thông của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư này;
b) Hồ sơ hoàn công, hồ sơ quản lý đường của cơ quan trực tiếp quản lý tuyến
hoặc đoạn tuyến, hồ sơ các vụ tai nạn giao thông;
c) Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu
chuẩn có liên quan;
d) Đề cương thẩm tra an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT/BGTVTBTC ngày 10/12/2014 của
Bộ trưởng Bộ GTVT và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an
toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác.
Điều 56. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đối với các dự án
xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
1. Tư vấn thẩm tra an toàn giao thông thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết; cập nhật thông tin về tình hình tai nạn
đã xảy ra nếu thực hiện thẩm tra an toàn giao thông dự án nâng cấp, cải tạo;
b) Nghiên cứu tài liệu đã thu thập được để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an
toàn giao thông; sơ bộ giải pháp xử lý cho từng vấn đề; dự kiến danh mục các
vấn đề tiềm ẩn mất an toàn, các vấn đề cần chú trọng xem xét khi đi kiểm tra
hiện trường;
c) Kiểm tra hiện trường để xác định, đối chiếu, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn
mất an toàn (có xét đến sự ảnh hưởng thời tiết, điều kiện dân cư, tập quán).
Khi thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa đường vào khai thác,
phải kiểm tra hiện trường cả ban ngày và ban đêm;
d) Tham vấn ý kiến của người dân khu vực đoạn tuyến (nếu có) về vấn đề tai
nạn, nhu cầu tham gia giao thông;
đ) Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông nêu rõ các vấn đề tiềm ẩn mất an
toàn giao thông và đề xuất biện pháp khắc phục theo nội dung quy định tại Điều
62 Thông tư này và trình chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư.
2. Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư xem xét báo cáo thẩm tra an toàn giao thông của
đơn vị thẩm tra an toàn giao thông, lập tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
3. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo thẩm tra an toàn giao
thông và có văn bản phê duyệt kết quả báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
4. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm
định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.
Điều 57. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình
khai thác
1. Tư vấn thẩm tra an toàn giao thông thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết; thu thập các thông tin về tình hình tai
nạn giao thông, tình hình mất an toàn giao thông đã xảy ra trên tuyến, đoạn
tuyến thẩm tra;
b) Nghiên cứu tài liệu đã thu thập được để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an
toàn giao thông; sơ bộ giải pháp xử lý cho từng vấn đề; dự kiến danh mục các
vấn đề tiềm ẩn mất an toàn, các vấn đề cần chú trọng xem xét khi đi kiểm tra
hiện trường; dự kiến các bất cập về an toàn giao thông tại các khu vực nút
giao;
c) Kiểm tra hiện trường để xác định, đối chiếu, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn
mất an toàn (có xét đến sự ảnh hưởng thời tiết, điều kiện dân cư, tập quán).
Kiểm tra hiện trường phải thực hiện cả ban ngày lẫn ban đêm và khi thời tiết
bất lợi (mưa, sương mù); việc kiểm tra phải có sự tham gia của cơ quan, đơn vị
trực tiếp quản lý đường bộ tiếp nhận quản lý tuyến đường;
d) Làm việc với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, Ban An toàn giao
thông địa phương và cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao
thông trên tuyến để trao đổi về các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; đề
xuất kiến nghị nâng cao an toàn đối với tuyến, đoạn tuyến đang thẩm tra;
đ) Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông nêu rõ các vấn đề tiềm ẩn mất an
toàn giao thông và đề xuất biện pháp khắc phục theo nội dung quy định tại Điều
62 Thông tư này và trình cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, nhà đầu
tư.
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, nhà đầu tư xem xét báo cáo
thẩm tra an toàn giao thông, lập tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
3. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo thẩm tra an toàn giao
thông, có văn bản phê duyệt kết quả báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
4. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu kết quả
thẩm định an toàn giao thông và thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 58. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn lập dự án
đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công
trình
1. Xem xét những giải pháp tổng thể về quy mô kỹ thuật của dự án
a) Sự phù hợp về phương án tuyến đi qua các điểm khống chế, vị trí giao cắt,
khoảng cách giữa các nút giao (giao bằng, giao trực thông, giao liên thông);
b) Sự hợp lý về phương án thiết kế các công trình trên tuyến, hệ thống thoát
nước, các điều kiện địa chất, khí hậu thủy văn; ảnh hưởng của cảnh quan môi
trường, của các công trình dịch vụ, đường vào khu dân cư và các khu vực khác,
lối đi cho xe cứu hỏa, cứu thương; khả năng mở rộng tuyến trong tương lai.
2. Đặc trưng hình học của bình đồ, trắc dọc, mặt cắt ngang điển hình và thay
đổi mặt cắt, tổ chức giao thông, tiêu chuẩn thiết kế.
3. Tầm nhìn, đoạn quá độ, khả năng nhận biết, phản ứng của lái xe.
4. Tầm nhìn khi vào và tầm nhìn tại nút giao, bố trí tổng thể, mặt cắt ngang.
5. Đánh giá ảnh hưởng của các công trình ven đường, các công trình dành cho
người đi bộ, phương tiện thô sơ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
6. Công tác an toàn trong thi công được thể hiện qua giải pháp tổng thể bảo
đảm trong quá trình thi công (đường tránh, cầu tạm, bố trí mặt bằng thi công,
biển báo hiệu, đèn chiếu sáng, điều khiển giao thông).
7. Các khía cạnh an toàn giao thông khác chưa được đề cập.
Điều 59. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn thiết kế
kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công
(đối với công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) và trong quá trình xây dựng
1. Xem xét những thay đổi so với giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công
trình (nếu có) hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình về: hệ
thống thoát nước, điều kiện địa chất, khí hậu thủy văn; ảnh hưởng cảnh quan
môi trường của các công trình dịch vụ, đường qua khu dân cư và các khu vực
khác, lối đi cho xe cứu hỏa, cứu thương; khả năng mở rộng công trình trong
tương lai; hệ số an toàn giao thông, biểu đồ tốc độ xe chạy theo lý thuyết.
2. Các vấn đề cụ thể về đặc trưng hình học của bình đồ, trắc dọc, trắc ngang
điển hình và sự thay đổi mặt cắt, bố trí chung, xử lý lề đường, hè đường; tập
trung thẩm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn giao thông khi một số chỉ
tiêu kỹ thuật thiết kế đường có châm chước về Rmin, Rlồi, Rlõm, thiết kế tầm
nhìn, trắc dọc; các vị trí taluy âm, dương có chiều cao đắp hoặc đào lớn.
3. Các chi tiết định tuyến: đoạn quá độ, khả năng nhận biết, xử lý của lái
xe, chi tiết thiết kế hình học, xử lý tại các vị trí cầu, cống.
4. Các nút giao cắt và các điểm đấu nối
a) Tầm nhìn khi xe ô tô đi vào nút và tầm nhìn tại nút giao, bố trí tổng thể
của nút giao (nút giao liên thông và nút giao trực thông), các đường vào nút
giao, khả năng quan sát của lái xe, chi tiết thiết kế hình học của nút giao,
đảo giao thông, chiếu sáng;
b) Vị trí các điểm đấu nối, phân tích sự hợp lý hoặc bất hợp lý về các tiêu
chuẩn kỹ thuật an toàn giao thông như: khoảng cách giữa các nút giao, vị trí
đấu nối, quy mô kết cấu, các yếu tố kỹ thuật về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang,
độ dốc dọc và khoảng cách vuốt nối.
5. Đánh giá ảnh hưởng của các công trình ven đường, các công trình bảo đảm an
toàn giao thông cho người đi bộ, phương tiện thô sơ, phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ
a) Đánh giá sự ảnh hưởng của các công trình đang vi phạm hành lang an toàn
đường bộ theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐCP, Nghị định số
100/2013/NĐCP của Chính phủ, thống kê đầy đủ các công trình nằm trong phạm vi
hành lang an toàn đường bộ trước khi thi công và sau khi thi công (nghiên cứu
phương án giải phóng mặt bằng);
b) Thẩm định sự ảnh hưởng của các dòng xe khi chạy trộn dòng, sự sút giảm của
tốc độ thực tế so với thiết kế và sự mất an toàn giao thông khi cho chạy trộn
dòng hỗn hợp.
6. Biển báo hiệu, sơn kẻ đường, đèn chiếu sáng và điều khiển giao thông: phát
hiện sự bất hợp lý của hệ thống an toàn giao thông, đưa ra đề xuất cụ thể
(điều chỉnh hoặc bổ sung) để hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông trước khi
đưa công trình vào khai thác.
7. Các công trình khác: các công trình đặt gần sát với đường xe chạy có tiềm
ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông như dải phân cách, rào chống va, tường hộ
lan, gờ lượn sóng, các giải pháp an toàn mà tư vấn thiết kế đề xuất.
8. Chi tiết thiết kế cầu, hầm, cống: thẩm định sự hợp lý về vị trí bố trí
công trình, độ dốc dọc đường hai đầu cầu, hầm, các đường nối ra, vào cầu và
quy mô kết cấu công trình cầu, hầm, cống.
9. Công tác an toàn giao thông trong thi công bố trí thiết bị thi công, các
hoạt động trong quá trình thi công, quản lý và Điều hành giao thông, các giải
pháp cụ thể về an toàn giao thông (các phương án đường tránh, cầu tạm, dây
chuyền thi công) đặc biệt lưu ý đối với các tuyến đường cải tạo, nâng cấp.
10. Các vấn đề về an toàn giao thông khác chưa được đề cập.
11. Báo cáo kết quả thẩm tra, thẩm định phải tổng hợp đánh giá những ảnh
hưởng đến an toàn giao thông, từ đó kiến nghị tốc độ tối đa cho phép chạy xe
khi hoàn thành dự án.
Điều 60. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn trước khi
nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác
1. Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị gồm:
chủ đầu tư, cảnh sát giao thông, tư vấn giám sát, đơn vị thi công và cơ quan,
đơn vị được giao trực tiếp quản lý khai thác xem xét, kiểm tra các nội dung đã
nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông của các giai đoạn trước đó để
đối chiếu với kết quả đã thi công tại hiện trường (đối chiếu giữa hồ sơ thiết
kế được duyệt với thực địa và tình trạng thực tế trên đường) đặc biệt là các
vấn đề về tổ chức giao thông, điều khiển giao thông cho các phương tiện thô
sơ, người đi bộ; các làn đường rẽ, bến xe, các chướng ngại vật, tình trạng hư
hỏng mặt đường, tình hình lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
2. Đề xuất giải pháp bổ sung hoặc điều chỉnh nhằm bảo đảm an toàn giao thông
tối đa trước khi đưa công trình vào khai thác.
Điều 61. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình
khai thác đường
Tổ chức được giao thẩm tra an toàn giao thông chủ trì, phối hợp với cơ quan,
đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ xem xét, kiểm tra các nội dung, trong đề
cương thẩm tra an toàn giao thông được duyệt có sự đối chiếu giữa hồ sơ thiết
kế (hồ sơ hoàn công) với thực địa và lưu lượng xe, tình trạng giao thông thực
tế trên đường, sự lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ hai bên đường (kể cả
hành lang an toàn của công trình cầu, cống) để phát hiện kịp thời những yếu
tố, nguy cơ dẫn đến mất an toàn giao thông, chú ý đến tổ chức và điều khiển
giao thông cho các phương tiện thô sơ, người đi bộ, các làn phụ, đường rẽ, bến
xe, các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn, các biển quảng cáo (khu vực đô
thị) và tình trạng đấu nối vào đường ưu tiên, sự xuất hiện bất hợp lý về yếu
tố kỹ thuật mới nảy sinh trong quá trình khai thác, các hư hỏng mặt đường và
những vị trí hành lang đường bộ bị vi phạm.
Điều 62. Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông
Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thông tin chung
a) Tên của dự án và giai đoạn công tác thẩm định được thực hiện;
b) Tên của chủ nhiệm thẩm tra và thẩm tra viên;
c) Danh mục tài liệu đã thu thập.
2. Nội dung chính
a) Mô tả ngắn gọn các đề xuất;
b) Các chi tiết khi đi thị sát và đánh giá hiện trường;
c) Mô tả chi tiết các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và đề xuất
biện pháp khắc phục.
Điều 63. Danh mục các nội dung xem xét trong quá trình thẩm tra, thẩm định
an toàn giao thông đường bộ
Danh mục các nội dung được xem xét trong quá trình thẩm tra, thẩm định an toàn
giao thông đường bộ được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư
này.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 64. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay
thế Thông tư số 39/2011/TTBGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải.
2. Các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này nếu có sửa đổi, bổ sung, thay
thế thì áp dụng theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 65. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam và thủ trưởng
các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, các cơ quan, tổ
chức và cá nhân phản ánh về Tổng cục đường bộ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo
với Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
Như Điều 65;
Văn phòng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
Công báo;
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
Lưu: VT, KCHT. BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
PHỤ LỤC 1
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TTBGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(1) (2) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …../….. …., ngày …. tháng …. năm 201….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Chấp thuận xây dựng (...3...)
Kính gửi ……………………….. (4)
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định
số 100/2013/NĐCP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 11/2010/NĐCP;
Căn cứ Thông tư số .../TTBGTVT ngày .... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
(…5…..)
( …2....) đề nghị được chấp thuận xây dựng công trình (...6...) trong phạm vi
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của (…..7…..)
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
Hồ sơ thiết kế của (...6...);
Bản sao (...8...) Báo cáo kết quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế của (...6...) do
(...9...) thực hiện.
(...10...)
(.. .2...) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi
bồi thường khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng
thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công
trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn
bản chấp thuận.
Địa chỉ liên hệ: …..
Số điện thoại: …….
Nơi nhận:
Như trên;
………….;
………….;
Lưu VT. (…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị
(nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng công trình
thiết yếu.
(3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Chấp thuận xây
dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ của QL5, địa phận tỉnh Hưng Yên”.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu được quy
định tại Điều 13 Thông tư này.
(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết
yếu của cấp có thẩm quyền.
(6) Ghi rõ, đầy đủ tên, nhóm dự án của công trình thiết yếu.
(7) Ghi rõ tên quốc lộ, cấp kỹ thuật của đường hiện tại và theo quy hoạch, lý
trình, phía bên trái hoặc bên phải quốc lộ, các vị trí cắt ngang qua quốc lộ
(nếu có).
(8) Bản sao có xác nhận của chủ công trình (nếu công trình thiết yếu xây lắp
qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác).
(9) Tổ chức tư vấn (độc lập với tổ chức tư vấn lập Hồ sơ thiết kế) được phép
hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ.
(10) Các tài liệu khác nếu (...2...) thấy cần thiết./.
PHỤ LỤC 2
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TTBGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(1) (2) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …../….. …., ngày …. tháng …. năm 201….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Gia hạn xây dựng (...3...)
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định
số 100/2013/NĐCP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 11/2010/NĐCP;
Căn cứ Thông tư số .../TTBGTVT ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
(……..5…….)
(.. .2...) đề nghị được gia hạn xây dựng công trình, nêu rõ lý do gia hạn.
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
Bản sao chụp Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu;
(…….6…….)
(.. .2...) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi
bồi thường khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng
thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công
trình thiết yếu được gia hạn xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản
chấp thuận gia hạn.
Địa chỉ liên hệ: ………….
Số điện thoại: ……………
Nơi nhận:
Như trên;
………….;
………….;
Lưu VT. (…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị
(nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết
yếu.
(3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Gia hạn xây dựng
đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ của QL5, địa phận tỉnh Hưng Yên”.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình, thiết yếu được quy
định tại Điều 13 Thông tư này.
(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết
yếu của cấp có thẩm quyền.
(6) Các tài liệu khác nếu (...2...) thấy cần thiết./.
PHỤ LỤC 3
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT NÚT GIAO, ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO
QUỐC LỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TTBGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(1) (2) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …../….. …., ngày …. tháng …. năm 201….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT NÚT GIAO ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO
QUỐC LỘ
Chấp thuận xây dựng (.. .3...)
Kính gửi: …………………………. (4)
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định
số 100/2013/NĐCP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 11/2010/NĐCP;
Căn cứ Thông tư số .../TTBGTVT ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;;
(……..5…….)
( 2....) đề nghị được chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông
của nút giao đường nhánh đấu nối (…..6….. .)
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt
(bản sao có chứng thực); hoặc Văn bản chấp thuận của Bộ GTVT cho phép đấu nối
đường nhánh vào quốc lộ đối với các trường hợp quốc lộ chưa có Quy hoạch các
điểm đấu nối vào quốc lộ được phê duyệt (bản sao);
+ Văn bản của UBND cấp tỉnh (bản chính) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư
nút giao nếu quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận đơn lẻ của Bộ GTVT chưa xác
định rõ chủ đầu tư nút giao;
+ Hồ sơ Thiết kế và Phương án tổ chức giao thông của nút giao (có Biện pháp
tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do Tổ chức tư vấn được phép hành
nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
(.. .2...) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình nút giao đấu nối đường
nhánh vào Quốc lộ .... Tại Km../phải hoặc trái tuyến và không đòi bồi thường
khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn
chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình nút
giao đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ .... Tại Km...+.../phải hoặc trái tuyến
được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
Địa chỉ liên hệ: ……..
Số điện thoại: ………….
Nơi nhận:
Như trên;
………….;
Lưu VT. (…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị
(nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án
tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối (Do Chủ đầu tư đứng đơn).
(3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Chấp thuận thiết
kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối tại
Km..+.../Trái tuyến hoặc phải tuyến/ QL..”.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình nút giao đấu nối đường
nhánh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết
yếu của cấp có thẩm quyền.
(6) Ghi rõ, đầy đủ tên quốc lộ, cấp kỹ thuật của đường, lý trình, phía bên
trái hoặc bên phải quốc lộ./.
PHỤ LỤC 4
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TTBGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(1) (2) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …../….. …., ngày …. tháng …. năm 201….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Cấp phép thi công (...3...)
Kính gửi: …………………………. (...4...)
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định
số 100/2013/NĐCP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 11/2010/NĐCP;
Căn cứ Thông tư số ...../TTBGTVT ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ (...5..);
(....2....) đề nghị được cấp phép thi công (...6...) tại (...7...)Thời gian
thi công bắt đầu từ ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày .. .tháng ... năm
...
Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ (...5...) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).
+ (...8...) (bản chính).
+ (...9...).
(...2...) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc
cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di
chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp
luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời
hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
(...2...) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện
đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn
chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.
(...2...) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (...10...) phê
duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không
thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định,
để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, (...2...) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Địa chỉ liên hệ: ……….
Số điện thoại: ………..
Nơi nhận:
Như trên;
………….;
Lưu VT. (…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị
(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị
(nếu có).
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình
thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);
(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc
lộ, địa phương; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong
phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của QL39, địa phận tỉnh
Hưng Yên”.
(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;
(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ
quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi
công.
(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên quốc lộ, thuộc địa phận tỉnh nào.
(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm
bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(9) Các tài liệu khác nếu (..2..) thấy cần thiết.
(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.
Ghi chú:
Trên đây là các nội dung chính của mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công,
các tổ chức, cá nhân căn cứ từng công trình cụ thể để ghi các nội dung và gửi
kèm theo văn bản liên quan cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 5
MẪU GIẤY PHÉP THI CÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TTBGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TỔNG CỤC ĐBVN (UBND TỈNH ……)
Cục QLĐB (Sở GTVT)…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …../….. …., ngày …. tháng …. năm 201….
GIẤY PHÉP THI CÔNG
Công trình: ………………….(1) ……………..
Lý trình:………………………… Quốc lộ..................
Căn cứ Thông tư số … /TTBGTVT ngày …..tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐCP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ văn bản số: …./…… ngày..../…… /200...của (2) chấp thuận thiết kế
công trình...(1)...;
Căn cứ Đơn đề nghị cấp phép thi công của..........(3)...... (5) và hề sơ
thiết kế, tổ chức thi công được duyệt.
1. Cấp cho:. ….(3) ……..
Địa chỉ ………………………………….;
Điện thoại ……………………………….;
……………………………………………………………….
2. Được phép thi công công trình:...(1)... trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ
tầng công trình giao thông đường bộ từ lý trình. Km ……… đến Km ………Quốc lộ...,
theo hồ sơ thiết kế và tổ chức thi công được duyệt theo Quyết định số: …/….
ngày..../ ……./200.. của (4)..., gồm các nội dung chính như sau:
a)....................................................................................................................................
;
b)....................................................................................................................................
;
c)....................................................................................................................................
;
d)
...................................................................................................................................
;
3. Các yêu cầu đối với đơn vị thi công công trình:
Mang giấy này đến đơn vị quản lý đường bộ (trực tiếp quản lý tuyến đường)
để nhận bàn giao mặt bằng hiện trường; tiến hành thực hiện các biện pháp đảm
bảo an toàn giao thông theo hồ sơ tổ chức thi công được duyệt và các quy định
của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đất dành cho
đường bộ;
Sau khi nhận mặt bằng hiện trường, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm về
an toàn giao thông, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý đường bộ,
Chi cục quản lý đường bộ và cơ quan có thẩm quyền khác;
Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, nếu đơn vị thi công không thực hiện việc
tổ chức giao thông, gây mất an toàn giao thông sẽ bị đình chỉ thi công; mọi
trách nhiệm liên quan đến tai nạn giao thông và chi phí thiệt hại khác (nếu
có) đơn vị thi công tự chịu, ngoài ra còn chịu xử lý theo quy định của pháp
luật;
Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đền bù thiệt hại công trình
đường bộ do lỗi của đơn vị thi công gây ra khi thi công trên đường bộ đang
khai thác;
Khi kết thúc thi công phải bàn giao lại mặt bằng, hiện trường cho đơn vị
quản lý đường bộ;
………………………….. (các nội dung khác nếu cần thiết) ………………………….
4. Thời hạn thi công:
Giấy phép thi công này có thời hạn từ ngày ../ …./201 ...đến ngày …/…….
/201....
Quá thời hạn quy định phải đề nghị cấp gia hạn./.
Nơi nhận:
………….;
Tổng cục ĐBVN (thay b/c) ;
Chi cục QLĐB…. (để t/h) ;
Lưu VT. (…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn nội dung ghi trong mẫu Giấy phép thi công:
(1): Ghi tên dự án, công trình cấp giấy phép thi công.
(2) : Ghi tên cơ quan thẩm quyền chấp thuận thiết kế (Tổng cục đường bộ Việt
Nam hoặc Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải).
(3) : Ghi tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thi công.
(4) : Chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền (trường hợp chủ đầu tư không đủ
năng lực phê duyệt thiết kế).
(5) : Cam kết tự di dời và không đòi bồi thường của chủ đầu tư công trình
thiết yếu, biển quảng cáo, nút giao đấu nối./.
Ghi chú: Trên đây là các nội dung chính của mẫu Giấy phép thi công.
CácCục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải căn cứ từng công trình cụ thể
để quy định nội dung giấy phép thi công cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 6
DANH MỤC CÁC NỘI DUNG XEM XÉT TRONG QUÁ TRÌNH THẨM TRA, THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO
THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TTBGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH MỤC CÁC NỘI DUNG XEM XÉT TRONG QUÁ TRÌNH THẨM TRA, THẨM ĐỊNH AN TOÀN
GIAO THÔNG
1. Giai đoạn báo cáo đầu tư xây dựng công trình Ý kiến
Tác động mạng lưới đường bộ Kiểm tra: ♦ Tác động của việc lựa chọn tuyến đối với vấn đề an toàn, ví dụ: nâng cấp đường hiện có hoặc hướng tuyến mới ♦ Chiến lược quản lý giao thông nói chung ♦ Phân cấp theo chức năng của đường ♦ Sự thống nhất với chiến lược phát triển khu vực, cơ cấu mạng lưới và phân cấp ♦ Những cơ sở hạ tầng khác làm phát sinh thêm giao thông ♦ Vị trí và khoảng cách giữa các nút giao cùng mức, khác mức ♦ Điểm đầu điểm cuối tuyến đường và mặt bằng ưu tiên cho xe chạy thẳng ♦ Chiến lược kiểm soát đường ngang ♦ Đường xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hoặc đoạn kết nối với các công trình khác hiện có Tiêu chuẩn hình học chính Kiểm tra: ♦ Tốc độ thiết kế và giới hạn tốc độ ứng với tốc độ khai thác dự kiến ♦ Sự phù hợp với cấp đường và chức năng của đường ♦ Sự phù hợp với địa hình và môi trường ♦ Việc đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng và các đối tượng tham gia giao thông ♦ Sự liên tục và thống nhất trên toàn tuyến ♦ Phân kỳ đầu tư dự án ♦ Những điểm đặc biệt chẳng hạn như đường hầm, cầu dài có thể có tiêu chuẩn thấp hơn Công trình chung phục vụ cho nhu cầu đặc biệt của những người tham gia giao thông Kiểm tra: ♦ Công trình dành cho người đi bộ ♦ Công trình dành cho người đi xe đạp ♦ Công trình dành cho người đi xe máy ♦ Công trình dành cho máy kéo nông nghiệp v.v... Thông tin kiểm soát đường ngang Kiểm tra: ♦ Số lượng và tính phù hợp của các nút giao với chức năng đường bộ, sự phù hợp của các loại nút giao hoặc nhu cầu về cầu vượt ♦ Sử dụng đường gom một chiều hoặc hai chiều và bố trí mặt bằng nút giao ♦ Nhu cầu của các nhóm đối tượng tham gia giao thông đặc biệt ♦ Mức độ đầy đủ và an toàn của các tuyến đường thay thế tại những chỗ hạn chế đường ngang ♦ Các công trình phục vụ cho việc phát triển khu vực hai bên đường ♦ Gia súc đi qua đường mới thi công và nhu cầu về đường hầm cho gia súc Vấn đề môi trường Kiểm tra: ♦ Tình trạng thường có gió lớn, sương mù v.v. ♦ Cảnh vật bên ngoài có thể làm lái xe mất tập trung
2. Giai đoạn dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật Ý kiến
Tổng quan Kiểm tra: ♦ Các báo cáo từ lần thẩm định an toàn giao thông trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự án do kết quả của lần thẩm định đó ♦ Nếu đó là dự án nâng cấp đường hiện có và không được thẩm định an toàn giao thông giai đoạn 1, phải kiểm tra thông tin về tai nạn giao thông Tiêu chí thiết kế ♦ Kiểm tra tốc độ thiết kế và các tiêu chí thiết kế khác phù hợp với phân loại chức năng của đường, bản chất địa hình, lưu lượng và loại xe Trắc ngang Kiểm tra: ♦ Sự phù hợp của bề rộng làn, lề đường, khoảng trống ven đường (khu vực giải tỏa), chiều rộng vạch và dải phân cách, gồm bề rộng phù hợp của lộ giới đối với taluy đắp, lề đường không phủ mặt, lề đường cho người đi bộ v.v. ♦ Sự phù hợp của bề rộng đường nếu cần làn đường đặc biệt hoặc, phần đường cho xe máy hoặc xe đạp ♦ Tính thống nhất về trắc ngang dọc trên tuyến Bình đồ và trắc dọc Kiểm tra: ♦ Tốc độ thiết kế, tốc độ trên biển báo của các đoạn cong để đảm bảo tính thống nhất ♦ Những đường cong dưới tiêu chuẩn ♦ Sự hài hòa giữa bình đồ với trắc dọc ♦ Cự ly tầm nhìn dừng xe phù hợp, mức độ và cự ly tầm nhìn khi vượt xe ♦ Những nơi chưa có sự kết hợp tốt giữa bình đồ và trắc dọc có thể làm cho lái xe bị nhầm lẫn khi vượt xe hoặc không rõ về hướng tuyến phía trước Nút giao đồng mức và khác mức Kiểm tra: ♦ Tính phù hợp của các nút giao đồng mức hoặc khác mức ♦ Sự tương xứng của bố trí mặt bằng xét theo năng lực thông qua ♦ Việc bố trí các làn phụ, việc “cân đối giữa các làn”, tính liên tục của “làn xe chạy thẳng”, tránh những “làn xe để làm người ta đi nhầm” và những đoạn mở của dải phân cách có làn rẽ trái ♦ Các tiêu chỉ về tầm nhìn cần đạt gồm tầm nhìn khi đang chạy trên đường dẫn, tầm nhìn khi vào hoặc khi cắt nút giao, tầm nhìn an toàn của nút giao, tầm nhìn đến những xe đang xếp hàng, tầm nhìn cho người đi bộ, tầm nhìn khi vào và ra khỏi nút giao ♦ Bố trí mặt bằng đảm bảo cho xe lớn và giao thông công cộng tại những nơi cho phép ♦ Nhu cầu bố trí các công trình an toàn giao thông, ví dụ: hộ lan mềm trên dải phân cách, chiếu sáng ♦ Xem đã bố trí khoảng mở phù hợp ở dải phân cách giữa để xe có thể quay đầu xe, tránh tình trạng xe chạy ngược chiều trong làn xe. ♦ Xác định nhu cầu lắp đặt các biển báo giao thông đảm bảo an toàn để thực hiện ngay trong thiết kế bản vẽ thi công ♦ Xem xét các nhu cầu cụ thể của các đối tượng tham gia giao thông đặc biệt cho người đi xe máy, người đi xe đạp, người đi bộ, và ghi lại những việc cần thiết để đưa vào thiết kế bản vẽ thi công Kiểm soát, bố trí đường ngang Kiểm tra: ♦ Tính phù hợp của việc kiểm soát đường nhánh, đặc biệt là vùng lân cận các nút giao đồng mức và nút giao khác mức ♦ Tại những nơi đường ngang bị hạn chế, kiểm tra tính phù hợp và tương xứng của các đường ngang thay thế, đặc biệt là những đường ngang dẫn đến những cơ sở hạ tầng làm phát sinh lưu lượng giao thông ♦ Tại những nơi hạn chế người đi bộ, kiểm tra việc ghi lại nhu cầu bố trí rào chắn phù hợp để đưa vào thiết kế bản vẽ thi công ♦ Đường xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hoặc đoạn kết nối với các công trình hiện có. ♦ Gia súc đi ngang qua đường mới thi công và cần bố trí đường hầm cho gia súc. Các hoạt động chính về sử dụng đất gần kề lộ giới Kiểm tra: ♦ Những hoạt động sử dụng đất gần đường, xem xét đầy đủ các tác động về an toàn đường bộ ♦ Bố trí phù hợp đường ngang ra vào, ví dụ tránh bố trí các đường ngang quá gần với nút giao đồng mức và khác mức, tránh tình trạng xe phải xếp hàng kéo dài từ đường ngang vào đến đường chính ♦ Bố trí mặt bằng đường ngang và loại điều khiển giao thông phù hợp với chức năng của đường chính, nhu cầu đi lại của người đi bộ và giao thông công cộng tới những điểm sử dụng đất được xác định và bố trí các công trình phù hợp ♦ Mức độ tương xứng của các chỗ đỗ xe “trên phố” và bố trí kiểm soát đỗ xe trên đường chính Đầu tư phân kỳ các dự án lớn Kiểm tra: ♦ Chiến lược phát triển phân kỳ có tính đến các yêu cầu về an toàn giao thông ♦ Bố trí vị trí các điểm cuối tuyến tạm thời, tránh những vị trí tầm nhìn không đảm bảo, những vị trí phức tạp do các nút giao đông đúc và tiêu chuẩn hướng tuyến hạn chế ♦ Đối với những thay đổi tiêu chuẩn hình học ngoài dự kiến và khả năng dẫn đến tình trạng tắc đường ngoài dự kiến
3. Giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công Ý kiến
Tổng quan Kiểm tra: ♦ Các báo cáo từ lần thẩm định an toàn giao thông trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự án do kết quả của lần thẩm định đó ♦ Nếu là dự án nâng cấp mặt đường hiện có và chưa được thẩm định an toàn giao thông giai đoạn trước, phải kiểm tra thông tin về tai nạn giao thông Các mục chung cần kiểm tra ♦ Tiêu chí thiết kế ♦ Tính thống nhất giữa các mục liên quan tới an toàn đường bộ ♦ Quy hoạch tuyến và vị trí ♦ Những khía cạnh có tác động xấu về an toàn giao thông hoặc những quyết định trước đây gây ra hạn chế cho thiết kế bản vẽ thi công có thể dẫn đến không đạt yêu cầu về an toàn ♦ Mức độ tương xứng của lộ giới để đảm bảo trắc ngang an toàn, có tính đến nhu cầu của tất cả các đối tượng tham gia giao thông ♦ Tính phù hợp của đề xuất kiểm soát đường ngang Thiết kế quản lý giao thông, cân nhắc các vấn đề sau: ♦ Giới hạn tốc độ được đề xuất ♦ Hạn chế loại phương tiện ♦ Đề xuất phân loại các đối tượng dễ bị tai nạn ♦ Bố trí hoặc hạn chế điểm đỗ xe trên đường ♦ Hạn chế rẽ ♦ Công trình đặc biệt dành cho người đi bộ, người đi xe đạp ♦ Công trình đặc biệt dành cho người đi xe máy ♦ Công trình đặc biệt dành cho xe tải, xe buýt ♦ Bố trí công trình dành cho lái xe chẳng hạn như chỗ nghỉ, dịch vụ, chỗ đỗ xe ven đường... Kiểm tra những tác động khí hậu thời tiết đã được tính đến ví dụ: ♦ Trời mưa và lũ lụt ♦ Gió lớn ♦ Khu vực có sương mù Yếu tố hình học Bình đồ: ♦ Lựa chọn và áp dụng đúng tốc độ thiết kế ♦ Thống nhất bình đồ trên toàn tuyến ♦ Các đường cong dưới tiêu chuẩn ♦ Bố trí đường cong quá độ (xoắn ốc) những chỗ phù hợp ♦ Bình đồ tại “giao diện” giữa công trình đề xuất thi công và mạng lưới đường hiện có Trắc dọc: ♦ Thống nhất trên toàn tuyến ♦ Tầm nhìn Sự phối hợp hài hòa giữa bình đồ và trắc dọc về: ♦ Tầm nhìn dừng xe ♦ Tầm nhìn vượt xe ♦ Tầm nhìn trên đường dẫn đến nút giao ♦ Tầm nhìn tại các vị trí mà trắc ngang có sự thay đổi ♦ Phối kết hợp giữa bình đồ và trắc dọc dẫn đến những chỗ mặt đường bị che khuất Dốc dọc Kiểm tra: ♦ Những đoạn xuống dốc có độc dốc lớn ♦ Những khúc cong gấp đi xuống có độ dốc lớn, kiểm tra mức độ tương xứng của tỷ lệ siêu cao để đạt được tốc độ thiết kế phù hợp ♦ Những đoạn lên dốc có độ dốc lớn và nhu cầu làn leo dốc cho xe có tải trọng lớn. Trắc ngang Kiểm tra: ♦ Số và bề rộng làn xe, bề rộng lề đường hoặc làn dừng xe khẩn cấp ♦ Bề rộng vạch phân làn hoặc dải phân cách (những chỗ có thể sử dụng) ♦ Độ cao và độ dốc của taluy đào đắp và yêu cầu rào hộ lan ♦ Sử dụng đúng loại vỉa (tránh dùng vỉa rào chắn) ♦ Làm lề đường cho người đi bộ ♦ Khoảng cách từ làn xe đến rào chắn và loại rào chắn ♦ Chuyển tiếp phù hợp tại các vị trí có sự thay đổi lớn về trắc ngang ♦ Những công trình đặc biệt cần thiết cho những người dễ bị tai nạn như người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy ♦ Chênh lệch cao độ giữa các lòng đường của đường phân cách tại các nút giao hoặc đường ngang ♦ Cản trở tầm nhìn nơi có taluy đào tại những chỗ cắt trên khúc cong Nút giao đồng mức và khác mức Kiểm tra: ♦ Lôgíc bố trí mặt bằng chung Kiểm tra các tiêu chí tầm nhìn sau có thể áp dụng tại các nút giao Tầm nhìn trên đường dẫn Tầm nhìn khi vào hoặc cắt nút giao Tầm nhìn nút giao an toàn Tầm nhìn đến các xe xếp hàng Tầm nhìn và khả năng quan sát tín hiệu và biển báo giao thông Tại các nút giao, kiểm tra thêm các tiêu chí tầm nhìn sau Tầm nhìn đến mũi rẽ và khu vực vạch sơn Tầm nhìn đến khu vực vào nút giao ♦ Làn rẽ và sự liên tục của làn xe Phòng hộ (làn rẽ trái) cho xe rẽ tại các đoạn mở của dải phân cách Tránh bố trí làn xe dễ gây hiểu lầm ♦ Kích thước và hình dạng của đảo giao thông Đảo giao thông phải đủ lớn để dễ quan sát; tạo đủ chỗ cho biển báo, tín hiệu giao thông, cột đèn và tạo đủ chỗ tạm dừng chân cho người đi bộ khi đi qua đường Hình dạng của đảo giao thông phải hướng cho xe đi vào đúng vệt xe Hướng rẽ phải cách vừa đủ với mép làn xe trên đường dẫn Tại các vòng xuyến, kiểm tra hình dạng và vị trí đảo phân chia hoặc buộc xe phải lượn vòng để đảm bảo việc kiểm soát tốc độ khi vào nút giao ♦ Đất và bề rộng lòng đường rẽ tạo đủ chỗ cho xe lớn, tải trọng nặng có thể rẽ với tốc độ thấp ♦ Loại vỉa: Nếu sử dụng sai vỉa có thể dẫn đến nguy hiểm cho những người tham gia giao thông, đặc biệt là xe máy ♦ Công trình cho người đi bộ Thiếu lề đường đi bộ và thiếu vỉa tại những điểm sang đường Diện tích, bề rộng tương xứng với vạch phân cách và dải phân cách, bao gồm đảo dành cho người đi bộ ♦ Tín hiệu, biển báo, chiếu sáng và các công trình khác trên đường Không đặt tại những nơi dễ tai nạn, ví dụ mũi đảo giao thông Không gây cản trở cho việc đi lại của người đi bộ ♦ Đỗ xe và bến xe Xác định việc hạn chế điểm đỗ xe và kiểm tra những điểm đề xuất làm bến chờ xe buýt không gây cản trở tầm nhìn Những chỗ làm chỗ đỗ xe trên đường, việc đỗ xe không được phép gây ảnh hưởng đến việc chạy xe qua nút giao Xác định những vị trí khi dừng đỗ xe buýt không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các xe khác. ♦ Lối vào các công trình làm phát sinh giao thông ví dụ: trung tâm mua sắm hoặc khu công nghiệp và những điểm có lối vào nhà ♦ Kiểm tra các lối rẽ có thể tạo ra những xung đột về giao thông ngoài dự kiến hoặc những xung đột gây nguy hiểm Nút giao có tín hiệu giao thông (Đèn tín hiệu cho người đi bộ nằm giữa 2 nút giao) Kiểm tra: ♦ Tín hiệu giao thông được lắp đặt tại những nơi đảm bảo ♦ Phân bố tín hiệu đèn phù hợp với hoạt động cần thiết của xe và người đi bộ ♦ Không phát sinh các tình huống xung đột ngoài dự kiến khi phân bố tín hiệu đèn, và bố trí tín hiệu đèn rẽ phải ở những chỗ cần thiết ♦ Đủ thời gian giữa 2 lần đèn xanh để đảm bảo thông xe an toàn ♦ Thời gian giữa các pha đèn tín hiệu đủ để xe chạy qua an toàn ♦ Số lượng và vị trí đèn tín hiệu và cột đèn tín hiệu đảm bảo mỗi làn xe hoạt động có ít nhất 2 (tốt hơn là 3 hoặc 4) đèn tín hiệu kiểm soát và đáp ứng yêu cần tầm nhìn tối thiểu ♦ Bố trí khoảng cách tương xứng từ mép vỉa hè đến đèn tín hiệu, và không lắp đặt trên đảo giao thông và dải phân cách quá nhỏ hoặc quá hẹp vì không có đủ khoảng cách từ mép vỉa hè tới các thiết bị này ♦ Đưa ra đúng kích thước đèn tín hiệu ♦ Bố trí hiển thị tín hiệu người đi bộ và nút bấm tín hiệu ưu tiên qua đường của người đi bộ tại những vị trí dự kiến sẽ có người đi bộ cắt ngang đường có tín hiệu điều khiển Nút giao vòng xuyến Kiểm tra: ♦ Bố trí đơn giản và dễ hiểu ♦ Số lượng đường vào phù hợp và được phân chia phù hợp để tránh nhầm lẫn ♦ Bề rộng làn nhập vào, làn đi vòng và làn tách phù hợp với hoạt động xe ♦ Thiết kế và vị trí đảo phân luồng, đảo trung tâm kiểm soát tốc độ xe chạy thẳng cắt qua nút giao tới mức mong muốn theo môi trường đường bộ và giao thông ♦ Đủ tầm nhìn cho xe đi vào ♦ Đủ tầm nhìn cho xe đi vòng qua vòng xuyến ♦ Đảo trung tâm được thiết kế an toàn cho cả những xe bị mất lái ♦ Có đủ công trình cho người đi bộ sang đường tại các nhánh của nút giao ♦ Xem xét nhu cầu của người đi xe đạp và các phương tiện thô sơ khác ♦ Các biển hiệu lệnh phù hợp nêu rõ ưu tiên (xe vào vòng xuyến phải nhường đường cho xe đang đi quanh vòng xuyến) ♦ Thấy rõ vòng xuyến từ khoảng cách thích hợp theo tốc độ xe trên đường dẫn và xem xét sự cần thiết của biển báo hiệu vòng xuyến Biển báo giao thông Kiểm tra: ♦ Biển báo hiệu giao thông là biển chỉ dẫn sẽ tốt hơn so với các dạng thông tin khác ♦ Lắp đặt biển hiệu lệnh cần thiết và đặt đúng vị trí để kiểm soát hoạt động xe chạy dọc hoặc cắt ngang đường ♦ Biển báo phù hợp được thể hiện trên sơ đồ biển báo giao thông và được đặt đúng vị trí (phải xác định những biển báo không cần thiết và loại bỏ) ♦ Biển hướng dẫn và chỉ hướng phù hợp và truyền tải thông tin đúng (xem xét trường hợp lái xe lạ đường) ♦ Cỡ chữ, chú thích phải hợp lý (rõ ràng, ngắn gọn) để lái xe có thể đọc được thông tin hiển thị trong khoảng thời gian cho phép ♦ Vị trí của các biển báo cho phép lái xe có thể thực hiện những hành động cần thiết một cách an toàn ♦ Xác định mức độ phản quang phù hợp hoặc cần phải có chiếu sáng bên trong hắt ra hoặc từ ngoài hắt vào ♦ Lắp đặt biển báo trên đầu (ví dụ: long môn hoặc biển treo phía trên làn đường xe chạy) tại những chỗ có bố trí phần đường xe chạy nhiều làn yêu cầu từng loại phương tiện phải đi vào đúng làn. ♦ Vị trí biển báo không cản trở tầm nhìn tại các nút giao hoặc ở bụng đường cong ♦ Vị trí biển báo và lựa chọn cọc tiêu tránh cho công trình trở thành mối nguy hiểm lớn bên đường Vạch sơn và chỉ dẫn đường bộ Kiểm tra: ♦ Đúng loại vạch sơn dọc tuyến, xét về kiểu vạch và bề rộng, được thể hiện trên bản vẽ mặt bằng liên quan ♦ Vạch sơn được đặt đúng vị trí để hướng dẫn cho xe đi đúng làn xe và xác định một cách hiệu quả những tình huống nhập, tách, lề đường và làn dừng xe khẩn cấp ♦ Đường cong đứng hoặc đường cong nằm trên lòng đường 2 làn xe 2 chiều, mà tại đó không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, được thể hiện để làm vạch sơn kép, rào chắn và xác định bố trí vạch sơn làn có thể gây nhầm lẫn hoặc nằm ngoài phán đoán của lái xe ♦ Vạch sơn kép (rào chắn) được thể hiện để làm tại các đường cong đứng và/hoặc nằm trên lòng đường hai làn xe hai chiều mà tại đó tầm nhìn vượt xe bị hạn chế, theo đúng với tiêu chuẩn ♦ Xác định những đoạn rào chắn bố trí gần sát nhau, có thể dẫn lái xe cho xe vượt mất an toàn ♦ Vạch sơn báo nguy hiểm trên đường dẫn được thể hiện trên bản vẽ tại đuôi đường dẫn của đảo giao thông, vạch phân cách, đảo phân cách và tạo khu vực mũi hướng rẽ tại đường cao tốc hoặc các nút giao khác mức khác ♦ Vị trí chính xác của tất cả các vạch sơn ngang như vạch dừng xe, vạch nhường đường và vạch qua đường của người đi bộ ♦ Vạch sơn phản quang cần thiết để nâng cao khả năng quan sát vào ban đêm ♦ Đinh phản quang cần thiết bổ sung cho vạch sơn phục vụ quan sát vào ban đêm, hướng dẫn và chỉ hướng một cách hiệu quả hơn Đèn chiếu sáng Kiểm tra: ♦ Mức độ chiếu sáng phù hợp với nhu cầu an toàn của các đối tượng tham gia giao thông và xác định các trường hợp có những đoạn không được chiếu sáng lẫn với những đoạn được chiếu sáng ♦ Tiêu chuẩn chiếu sáng bao gồm tính thống nhất và hiệu quả chiếu sáng phù hợp với nhu cầu giao thông ♦ Bố trí thiết bị chuyển tiếp ánh sáng ở những chỗ kết thúc chiếu sáng ♦ Cột đèn không gây ra nguy hiểm bên đường ♦ Cột đèn không gây cản trở tầm nhìn lái xe Công trình an toàn ven đường Kiểm tra: ♦ Thiết lập khu vực giải tỏa có bề rộng phù hợp với tốc độ và bán kính đường cong theo thiết kế ♦ Sử dụng những loại công trình mềm ven đường ♦ Công trình rào hộ lan và thiết kế bản vẽ thi công, bao gồm khâu xử lý ở đầu rào hộ lan ♦ Làm những đoạn rào hộ lan có chiều dài tối thiểu để đảm bảo hoạt động đúng chức năng ♦ Vị trí rào chắn ứng với vỉa và những chướng ngại vật được phòng hộ ♦ Rào chắn và tay vịn trên cầu và lòng đường nhô cao ♦ Đầu cầu và những đoạn chuyển tiếp từ rào hộ lan đến tay vịn cầu, gồm có phần gắn rào hộ lan với tay vịn cầu để tạo thành rào chắn liên tục ♦ Cảnh quan và làm đẹp ♦ Các mối nguy hiểm khác ven đường ♦ Xử lý an toàn những chỗ nền đường đào đá có bề mặt kém bằng phẳng ♦ Những công trình đường bộ đi qua hoặc gần với những chỗ nước sâu, sông, hồ cần gia cố taluy nền đường và bố trí rào chắn ♦ Thiết kế rào chắn người đi bộ để tránh dùng rào chắn bằng các thanh ngang gần kề với lòng đường Công trình dành cho người đi bộ Kiểm tra: ♦ Thiếu lề đường đi bộ hoặc những vị trí lề đường đi bộ bị cản trở bởi các cọc và các công trình khác của đường ♦ Thiếu vỉa trượt hoặc vỉa vuốt xuống tại các điểm cắt qua đảo giao thông, đặc biệt là tại các nút giao có tín hiệu ♦ Thiếu các công trình sang đường như điểm sang đường có tín hiệu, đảo trung tâm, vạch sơn qua đường cho người đi bộ, hoặc nút giao khác mức ở những chỗ cho phép ♦ Thiếu đèn tín hiệu cho người đi bộ và pha đèn tại những vị trí có người đi bộ ♦ Không đủ diện tích cho chỗ đứng chờ của người đi bộ trên đảo giao thông, dải phân cách, v.v. ♦ Quản lý giao thông và các công trình cho phép người đi bộ qua chỗ đường rộng có dòng xe chạy liên tục không gián đoạn ♦ Tiêu chuẩn trắc ngang, có đủ bề rộng cho phần lề đường và lề đi bộ. Công trình dành cho xe máy Kiểm tra: ♦ Bình đồ, trắc ngang và tầm nhìn phù hợp với tốc độ khai thác dự kiến ♦ Tiêu chuẩn trắc ngang, có đủ bề rộng cho các làn xe hoặc lòng đường cho xe máy ♦ Khoảng trống đến chướng ngại vật, chỗ nhập và tách làn ♦ Xác định rõ ưu tiên giữa các dòng xe xung đột tại nút giao ♦ Đầy đủ vạch sơn để đảm bảo trật tự các dòng xe và chỉ dẫn chính xác về đoạn tuyến phía trước ♦ Biển hiệu lệnh, biển báo và biển chỉ hướng phù hợp rõ ràng và vị trí các biển ♦ Loại rào chắn và rào hộ lan phù hợp ♦ Các công trình như lề đường được rải mặt hoàn toàn hoặc các xử lý đặc biệt tại những nút giao có tín hiệu
4. Giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác Ý kiến
Tổng quan Kiểm tra: ♦ Các báo cáo từ lần thẩm định an toàn giao thông trước đây (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự án do kết quả của lần thẩm định đó ♦ Tình trạng nguy hiểm chưa thấy rõ ở những giai đoạn trước Độ dốc, hướng tuyến và trắc ngang chung Kiểm tra: ♦ Tầm nhìn (ví dụ: tầm nhìn dừng xe) trên đỉnh dốc, cắt ngang bụng đường cong nằm, trên đường dẫn đến nút giao và tại chỗ lên và xuống nút giao giao khác mức ♦ Phối kết hợp bình đồ và nút giao dẫn đến những chỗ mặt đường bị che khuất có thể gây nhầm lẫn cho lái xe về hướng đi của tuyến đường phía trước hoặc những chỗ trũng nhỏ có thể phút chốc che khuất mất một xe đang chạy tại một vị trí tiềm ẩn vượt xe gây nguy hiểm ♦ Nhu cầu chung cần phải bố trí rào hộ lan hoặc các rào chắn an toàn khác ở những nền đất đắp và các taluy có sườn dốc Đặc điểm bố trí lòng đường Kiểm tra: ♦ Hình học hướng tuyến chung, đặc biệt là về tầm nhìn ♦ Bề rộng lòng đường (số lượng và chiều rộng làn), bề rộng lề đường hoặc bề rộng làn đỗ xe, bề rộng vạch phân cách hoặc dải phân cách và kích thước đảo giao thông ♦ Lôgíc và “mức độ rõ ràng” của các đảo giao thông và vạch phân cách tại các nút giao, theo như góc nhìn của lái xe ♦ Bố trí khoảng trống phù hợp và khoảng cách tại các mũi đường dẫn của đảo giao thông, vạch phân cách và các dải phân cách khác ♦ Loại vỉa được xây dựng (ví dụ: sử dụng sai vỉa rào chắn) ♦ Vuốt thu nhỏ hoặc loe ra đối với các làn phụ và tránh trường hợp tạo ra làn dễ gây nhầm lẫn dẫn tới tắc nghẽn ♦ Vị trí và xử lý lối đi cho người đi bộ và chỗ đứng Biển báo giao thông Kiểm tra: ♦ Chiến lược tổng thể về biển báo giao thông trên bản vẽ và ngoài hiện trường ♦ Cung cấp và lắp đặt biển báo và biển hiệu lệnh ♦ Loại, kích thước (chiều cao chữ), số lượng chữ và giải thích trên biển giao thông và khoảng cách đủ để nắm bắt được thông tin ♦ Loại biển phản quang, màu, chất lượng v.v... trên biển giao thông ♦ Vị trí chính xác của biển chỉ hướng và các biển hướng dẫn khác ♦ Các công trình khác của đường bộ làm che khuất biển giao thông ♦ Biển báo giao thông đặt tại vị trí không tốt làm cản trở tầm nhìn cần thiết ♦ Những công trình để treo biển giao thông, đặc biệt là giá long môn và cọc biển báo để đảm bảo không gây ra nguy hiểm ở ven đường. Ngoài ra, còn phải xem xét nhu cầu phòng hộ những cọc biển báo này bằng rào hộ lan ♦ Độ cao lắp biển ♦ Lưu không dưới biển giao thông, đặc biệt là những nơi lắp biển treo trên đầu phần lề đi bộ và tránh góc hoặc cạnh sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho người đi bộ, người đi xe đạp hoặc xe máy ♦ Nhu cầu chiếu sáng cho biển treo trên cao Vạch sơn đường Rà soát lại loại, vị trí và bố trí vạch sơn đường trên bản vẽ thi công và trong khi kiểm tra hiện trường. Kiểm tra: ♦ Sử dụng chính xác các loại vạch sơn khác nhau để quy định cho các đối tượng tham gia giao thông, các yêu cầu cần thiết về quản lý giao thông tại các vị trí cụ thể ♦ Vị trí hợp lý của các vạch dừng xe hoặc nhường đường tại các nút giao ♦ Sự tồn tại của các làn xe dễ gây nhầm lẫn dẫn đến tắc đường và sự đứt quãng của làn xe chạy thẳng, còn ở những nơi không tránh được, bố trí vạch mũi tên trên đường hoặc biển báo phù hợp ♦ Bố trí định phản quang tại những chỗ được xem là cần thiết để dẫn đường và đảm bảo giao thông an toàn vào ban đêm ♦ Bố trí chính xác vạch sơn mũi tên cần thiết để quy định các làn xe chỉ giới hạn cho từng hoạt động giao thông cụ thể Các điểm an toàn bên đường Kiểm tra: ♦ Bố trí rào hộ lan hoặc rào chắn tại các vị trí nguy hiểm cố định bên đường ♦ Loại rào hộ lan hoặc rào chắn và độ dài phù hợp với chiều dài đoạn nguy hiểm ♦ Kết cấu phù hợp của rào hộ lan ví dụ: chiều thanh ngang, khoảng cách giữa các cọc, đoạn chồng khít v.v... ♦ Vị trí của rào hộ lan hoặc rào chắn tương ứng với đoạn nguy hiểm ví dụ: khoảng cách cho phép rào hộ lan bị biến dạng dưới tác động của xe khi húc vào rào hộ lan ♦ Xử lý rào hộ lan hoặc rào chắn để có phần đầu cắm xuống đất v.v... ♦ Chọn loại rào chắn trên cầu hoặc hệ thống tay vịn phù hợp, không để các thanh ngang của rào chán nhô ra ở phần cọc cuối ♦ Cần có rào với chiều cao cao hơn bình thường ở trên cầu vượt hoặc gần với một đường đông xe hoặc đường sắt bên dưới, loại rào và chiều cao rào chắn phải phù hợp để xe không lao qua được ♦ Xử lý đường dẫn lên cầu đảm bảo xử lý được những mối nguy tại đầu cầu bằng cách sử dụng rào hộ lan trên đường dẫn chuyển tiếp nối với lan can cầu ♦ Tránh dùng vỉa rộng ra ngoài phạm vi rào chắn hoặc rào hộ lan, ở những nơi không thể tránh được, mặt bên của vỉa phải bằng với mặt bên của rào chắn hoặc rào hộ lan ♦ Loại rào phân cách và biện pháp xử lý ở đầu rào ♦ Bố trí và xử lý rào hộ lan hoặc rào chắn tại những vị trí nguy hiểm cố định chẳng hạn như cọc cứng, cột hoặc trụ cầu tại dải phân cách giữa hoặc phân cách đường ♦ Xử lý cột đèn để được đặt trong phạm vi rào chắn của dải phân cách giữa ♦ Xử lý các vị trí nguy hiểm đơn lẻ khác chẳng hạn như trụ cầu và các giá long môn trong phạm vi khu vực giải tỏa ♦ Xem xét có thể bố trí lại các hạng mục nguy hiểm ra khỏi khu vực giải tỏa ♦ Phòng hộ bằng rào hộ lan cho các vị trí nguy hiểm ♦ Bố trí thiết bị làm giảm tác động hoặc đệm chống va chạm nhằm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các tác động tại trụ cầu, đầu rào chắn, công trình tại khu vực mũi rẽ hoặc các vị trí nguy hiểm khác ♦ Xử lý đầu cống, tường cuối, các công trình thoát nước khác, để đảm bảo không gây nguy hiểm trong phạm vi khu vực giải tỏa Cảnh quan Kiểm tra: ♦ Cây và thực vật khác hoặc các điểm gây cản trở tầm nhìn Tầm nhìn dừng xe hoặc tầm nhìn vượt xe (tại những nơi được áp dụng), đặc biệt là chỗ cắt ngang bụng đường cong Tầm nhìn tại mũi rẽ hoặc tại điểm vào đường cao tốc và các nút giao khác mức khác, đặc biệt là tại những nơi đường dẫn đến các công trình nằm ở vị trí bụng của đường cong Các tiêu chí tầm nhìn tại các nút giao, gồm nút giao có tín hiệu và các vòng xuyến ♦ Tầm nhìn cắt qua một dải phân cách giữa, lái xe buộc phải rẽ tại một nút giao, gồm có rẽ vòng hình chữ U tại chỗ mở của rải phân cách giữa ♦ Tầm nhìn giữa người đi bộ và xe; tại những nơi người đi bộ dự kiến đi cắt ngang qua lòng đường, có hoặc không có tín hiệu ♦ Tầm nhìn của người điều khiển phương tiện (gồm người đi xe đạp và người đi xe máy) đến đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông ♦ Cây và quang cảnh là những mối nguy hiểm tiềm ẩn bên đường ♦ Các loài cây và kích thước (độ lớn) dự kiến khi lớn của những cây trồng trong phạm vi khu vực giải tỏa ♦ Ảnh hưởng của cây đến đèn chiếu sáng ♦ Vị trí của cây so với cột đèn chiếu sáng, chiều cao của vòm cây và độ toả của tán cây so với chiều cao lắp đèn và độ vươn của đèn ♦ Tán cây có thể trùm lên làn xe và ảnh hưởng tới tĩnh không dành cho xe lớn ♦ Trồng cây lớn quá gần với rào bán kiên cố như rào hộ lan tôn lượn sóng, rào bằng dây cáp (do không có đủ khoảng cách cho sự biến dạng của rào chắn khi có xe húc vào)
5. Giai đoạn trong quá trình khai thác Ý kiến
Tổng quan Kiểm tra: ♦ Các báo cáo từ lần thẩm định an toàn giao thông trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự án do kết quả của lần thẩm định đó ♦ Việc khai thác đường trên thực tế của các đối tượng tham gia giao thông cũng đúng với hoạt động dự kiến ban đầu của dự án. Bình đồ và trắc dọc ♦ Tiêu chuẩn hướng tuyến chung Kiểm tra sự thống nhất trên toàn tuyến và ghi lại vị trí có sự thay đổi đột ngột về tiêu chuẩn hướng tuyến và có thể nằm ngoài phán đoán của lái xe ♦ Các đường cong dưới tiêu chuẩn Xác định những đường cong có tốc độ thấp hơn 10 km/h so với tốc độ thiết kế hoặc tốc độ khai thác nói chung. Kiểm tra việc bố trí biển báo hoặc chỉ dẫn có đầy đủ không. Dấu hiệu các phương tiện chạy chệch khỏi đường tại bất kỳ điểm nào có thể giúp xác định các vấn đề gây tai nạn ♦ Không đủ tầm nhìn Kiểm tra các vị trí không đủ tầm nhìn dừng xe Kiểm tra các vị trí không đủ tầm nhìn vượt xe, tại đó vạch sơn kép mới được kẻ hoặc cần phải được kẻ Trắc ngang ♦ Kiểm tra các vị trí dọc trên tuyến có sự thay đổi đột ngột về tiêu chuẩn trắc ngang. Kiểm tra điều này có gây ra bất ổn trong khai thác không ♦ Xác định bất kỳ vị trí nào xảy ra tắc nghẽn giao thông hoặc những nơi năng lực thông xe của đường bị hạn chế, các nguyên nhân dẫn tới hành vi lái xe mất an toàn ♦ Xác định các vị trí mà tình trạng không có làn rẽ bảo vệ cho xe rẽ tại nút giao đang gây mất an toàn ♦ Ghi lại bất kỳ vị trí nào không đủ bề rộng lề đường ♦ Kiểm tra trắc ngang có được phân chia hợp lý để tạo điều kiện đi lại cho những đối tượng dễ bị tai nạn, ví dụ Người đi bộ bề rộng lề đường, lề đi bộ, bề rộng chỗ đứng chờ trên rải phân cách giữa, đảo giao thông và bó vỉa Người đi xe đạp khu vực riêng (ví dụ: lề đường có phủ mặt) Người đi xe máy làn đường riêng (lề đường có phủ mặt) hoặc lòng đường riêng, những nơi cho phép Nút giao Kiểm tra: ♦ Tầm nhìn phù hợp với tốc độ khai thác Tầm nhìn đi đến nút giao (dừng xe) Tầm nhìn vào nút giao Tầm nhìn nút giao an toàn ♦ Bố trí mặt bằng tổng thể của nút giao phục vụ an toàn cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông (người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy) ♦ Các đối tượng tham gia giao thông hiểu được bố trí mặt bằng để cho các hoạt động giao thông khác nhau hoạt động ♦ Thiếu làn rẽ và có tồn tại sự cố khi khai thác hay không ♦ Xảy ra trường hợp làn dễ gây hiểu nhầm dẫn đến tắc nghẽn, như một làn đi thẳng đột nhiên bị kẻ sơn hoặc báo hiệu như là làn cho xe rẽ tại một nút giao hoặc rẽ vào một đường khác ♦ Vị trí mà chiều dài và bề rộng của đường nhập không đạt tiêu chuẩn và gây mất an toàn ♦ Những sự cố trong khai thác vòng xuyến ví dụ: giảm tốc độ không đủ tại điểm vào nút giao, tốc độ xe cao trong phạm vi khu vực vòng xuyến hoặc bề rộng không đủ của đường vào vòng xuyến hoặc đường xoay quanh vòng xuyến ♦ Những trường hợp lái xe không thấy rõ đảo giao thông hoặc đảo quá nhỏ không cho phép người đi bộ đứng chờ hoặc không cho phép lắp biển báo giao thông, đèn tín hiệu và các công trình khác của đường bộ Đường cao tốc và các nút giao khác mức khác Kiểm tra ♦ Đạt tiêu chuẩn phù hợp và thống nhất về bố trí hình học và vạch sơn tại những điểm ra vào nút giao ♦ Vị trí bố trí làn rẽ hoặc làn nhập không đủ hoặc không phù hợp ví dụ: những vị trí đầu vào hoặc đầu ra hai làn không phù hợp ♦ Xe chạy thẳng có thể vô tình chạy vào làn rẽ ♦ Vị trí những chỗ bó vỉa và chiều dài bó vỉa không thống nhất với tốc độ xe chạy ♦ Không đáp ứng đủ yêu cầu về tầm nhìn tại các điểm vào ra Lắp đèn tín hiệu giao thông Kiểm tra ♦ Đèn tín hiệu giao thông hoạt động an toàn và hiệu quả phục vụ quản lý giao thông dọc và ngang tuyến đường chính và phục vụ đảm bảo an toàn cho người đi bộ sang đường ♦ Thiết bị đèn tín hiệu và số lượng đèn tín hiệu đáp ứng yêu cầu, bao gồm đèn tín hiệu treo trên cao ♦ Vị trí và tầm nhìn đèn tín hiệu không bị che khuất bởi tán cây, biển báo giao thông... Chiếu sáng Kiểm tra: ♦ Chiếu sáng khi hoạt động và cung cấp đủ ánh sáng dọc tuyến. Xem xét mức độ chiếu sáng cao hơn tại các nút giao ♦ Chiếu sáng đảm bảo đúng tiêu chuẩn phục vụ cho các nhu cầu tại vị trí này, ví dụ: khách bộ hành ♦ Cung cấp các cột đèn bằng vật liệu mềm tại những vị trí cấu thành nguy hiểm cho xe ví dụ trên các đảo giao thông nhỏ, mũi dải phân cách giữa, ở lưng đường cong gấp, trong phạm vi khu vực giải tỏa ♦ Bố trí đèn chiếu sáng nâng cao khả năng chỉ đường tránh gây nhầm lẫn cho lái xe khi quan sát tuyến đường phía trước. Biển báo giao thông Các khía cạnh chung Kiểm tra: ♦ Các trường hợp biển báo giao thông không được phép và sử dụng biển báo không đúng tiêu chuẩn (màu sắc và hình dạng) ♦ Vị trí, khoảng cách giữa các biển báo và ghi lại những vị trí có quá nhiều biển báo hoặc biển quá sát nhau ♦ Biển báo giao thông quan sát thấy rõ và được hiển thị nổi bật cho các đối tượng giao thông dự kiến ♦ Các trường hợp không nắm bắt được đủ các thông tin trên biển báo giao thông hoặc có quá nhiều thông tin, ghi nhớ tốc độ xe và lượng thông tin hiển thị ♦ Hiệu quả của biển báo giao thông bằng cách quan sát chúng vào ban đêm và xác định việc thiếu phản quang ♦ Loại cột biển báo được sử dụng và trường hợp cột biển báo cầu thành mối nguy hiểm cố định bên đường hoặc những chỗ cần xem xét sử dụng lại cột biển báo làm bằng vật liệu mềm ♦ Những trường hợp có tình trạng che khuất biển báo ♦ Những trường hợp biển báo giao thông che khuất tầm nhìn cần thiết cho người điều khiển phương tiện và người đi bộ Biển hiệu lệnh và biển báo Kiểm tra: ♦ Biển hiệu lệnh phù hợp được cắm tại những nơi cần thiết ♦ Biển báo phù hợp và chỉ được dùng tại những nơi cho phép Biển hướng dẫn và chỉ hướng Kiểm tra: ♦ Biển chỉ dẫn, chỉ hướng: phải mang tính hệ thống, lôgíc và thống nhất trên toàn tuyến và đáp ứng các yêu cầu của các lái xe lạ đường ♦ Các nút giao quan trọng được lắp biển phù hợp ♦ Biển được đặt đúng chỗ cho phép lái xe thực hiện thao tác cần thiết Vạch sơn Kiểm tra ♦ Sự đầy đủ và khả năng quan sát thấy vạch sơn, đặc biệt là vào ban đêm ♦ Sử dụng đúng vạch sơn đúng trong các trường hợp ♦ Những chỗ gián đoạn về vạch sơn nơi xe chạy thẳng và sự tồn tại những làn xe dễ gây nhầm lẫn dẫn đến tắc đường ♦ Thiếu hướng dẫn về chỗ nhập và tách, gồm các trường hợp xe chạy thẳng có thể chạy vào làn rẽ ♦ Đối với những vị trí thiếu vạch sơn báo nguy hiểm ở cuối đường dẫn của đảo giao thông và rải phân cách giữa... ♦ Những vị trí làn xe bố trí sai vạch sơn mũi tên ♦ Những vị trí vạch sơn cũ được thay song vẫn chưa xoá bỏ và có thể gây nhầm lẫn cho người điều khiển phương tiện ♦ Loại và vị trí vạch dừng xe và nhường đường phù hợp ♦ Bố trí đinh phản quang để dẫn đường ban đêm An toàn ven đường và quang cảnh Kiểm tra: ♦ Bề rộng khu vực giải tỏa có sẵn dọc theo mỗi bên đường ♦ Các chướng ngại vật cố định bên đường, gồm cột xuất hiện trong phạm vi bề rộng giải tỏa. Ý kiến xem có thể loại bỏ, dời đến vị trí ít nguy hiểm hơn hoặc trong trường hợp là cột đèn chiếu sáng thì làm bằng vật liệu mềm ♦ Bố trí rào hộ lan dọc theo tuyến đường. Xem xét những chỗ hợp lý và nhưng chưa được lắp rào cũng như những chỗ không hợp lý nhưng lại được lắp rào và có thể trở thành một mối nguy hiểm không cần thiết ♦ Các biện pháp xử lý an toàn đã được áp dụng cho các đầu của đoạn rào hộ lan ♦ Đầy đủ hệ thống lan can cầu trên tất cả các cầu ♦ Xử lý rào hộ lan trên đường đầu cầu để đảm bảo rào hộ lan được bắt chặt vào lan can cầu, gồm có đoạn chuyển tiếp phù hợp của rào hộ lan bán kiên cố trên đường đầu cầu với lan can cầu kiên cố ♦ Đầu rào chắn trên dải phân cách giữa được xử lý phù hợp để làm giảm mức độ nghiêm trọng khi va chạm vào đầu rào; cần phải làm các đệm phòng va chạm hoặc các thiết bị làm giảm tác động khác ♦ Mức độ cây và thực vật gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của người điều khiển phương tiện và người đi bộ ♦ Mức độ nguy hiểm liên quan đến cây lớn, đá tảng v.v... và việc tiến hành xử lý để nâng cao an toàn khu vực ven đường Các mục quản lý giao thông nói chung Kiểm tra: ♦ Các công trình dành cho người đi bộ được sử dụng đúng mục đích ban đầu ♦ Những hoạt động giao thông nguy hiểm có thể diễn ra ♦ Sự tương xứng và đáng tin cậy của các mức giới hạn tốc độ ♦ Mức độ an toàn cho phép đối với tất cả các đối tượng tham gia giao thông tại khu vực đô thị hoặc tại những nơi thường xuyên có hoạt động của người đi bộ hoặc hoạt động xe, đặc biệt là những nơi đường chạy qua các trung tâm thương mại hoặc gần trường học. Xem xét nhu cầu về kỹ thuật điều hoà giao thông nhằm nâng cao an toàn tại những vị trí nhạy cảm ♦ Các cơ hội vượt xe trên toàn tuyến nói chung và ý kiến về nhu cầu có làn vượt xe cụ thể cách đều nhau dọc theo đường 2 làn không dải phân cách, đặc biệt là vùng địa hình đồi núi có lưu lượng giao thông cao ♦ Xem xét nhu cầu đối với những khu vực còn lại và các chỗ dừng xe bên đường khác, ví dụ: chỗ dừng xe tải, quan điểm về cảnh quan, khu vực nghỉ ven đường v.v... Ghi lại những vị trí ‘không chính thức’ mà xe có thể dừng và mức độ nguy hiểm liên quan ♦ Sự tồn tại các quầy hàng ven đường và các hoạt động kinh doanh ven đường khác trong phạm vi lộ giới đường bộ. Ý kiến về mức độ an toàn tương đối của các khu vực này và nhu cầu có thể thay đổi bố trí chỗ đỗ hoặc các biện pháp kiểm soát khác ♦ Mức độ an toàn của các vị trí bến xe buýt và các bến xe buýt có được dùng đúng mục đích ban đầu không. Xem xét việc bố trí cho xe buýt dừng ngoài lòng đường không gây ảnh hưởng tới làn xe và nhu cầu chiếu sáng tại các vị trí này để đảm bảo an ninh và an toàn cho hành khách đi xe ♦ Các vấn đề và yêu cầu đặc biệt có thể cần thiết để nâng cao an toàn trong thời gian lễ hội và ngày nghỉ khi nhu cầu giao thông tăng cao và có nhiều lái xe không quen đường
Ghi chú
1. Việc sử dụng danh mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông để giúp thẩm
tra viên xem xét những vấn đề cơ bản về thẩm định an toàn giao thông đường bộ.
2. Mỗi công trình đều có nét khác biệt và xuất hiện những vấn đề cụ thể có
thể chứa đựng những ẩn số về mất an toàn. Khi bắt đầu thẩm tra an toàn giao
thông, tổ chức thẩm tra an toàn giao thông cần phải rà soát lại các danh mục
thẩm tra này và từ đó lập kế hoạch thẩm tra an toàn giao thông.
3. Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông không chỉ rà soát giới hạn trong phạm
vi những nội dung được nêu trong danh mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao
thông mà cần chú ý phát hiện ra những thiếu sót khác về an toàn đường bộ, vì
trong nhiều trường hợp những thiếu sót này lại nằm ngoài nội dung của danh mục
thẩm tra an toàn giao thông.
4. Khi xem xét rà soát từng mục, thẩm tra viên phải chú ý xem xét việc đối
tượng tham gia giao thông sẽ phải đối phó với tình trạng ban đêm và điều kiện
thời tiết xấu.
PHỤ LỤC 7
MÃ SỐ QUY ĐỊNH ĐẶT SỐ HIỆU CHO CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TTBGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MÃ SỐ QUY ĐỊNH ĐẶT SỐ HIỆU ĐƯỜNG TỈNH THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ ĐẶT SỐ HIỆU
CHO CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
1. Mã số quy định đặt số hiệu đường tỉnh theo đơn vị hành chính
TT Tên đơn vị hành chính Số hiệu TT Tên đơn vị hành chính Số hiệu
1 Tỉnh Sơn La 101125 33 Tỉnh Quảng Nam 606620
2 Tỉnh Lai Châu 126138 34 Tỉnh Quảng Ngãi 621628
3 Tỉnh Điện Biên 139150 35 Tỉnh Bình Định 629640
4 Tỉnh Lào Cai 151162 36 Tỉnh Phú Yên 641650
5 Tỉnh Yên Bái 163175 37 Tỉnh Khánh Hoà 651660
6 Tỉnh Hà Giang 176184 38 Tỉnh Gia Lai 661670
7 Tỉnh Tuyên Quang 185199 39 Tỉnh Kon Tum 671680
8 Tỉnh Cao Bằng 201225 40 Tỉnh Đắk Nông 681686
9 Tỉnh Lạng Sơn 226250 41 Tỉnh Đắk Lắk 687699
10 Tỉnh Bắc Kạn 251260 42 Tỉnh Ninh Thuận 701710
11 Tỉnh Thái Nguyên 261275 43 Tỉnh Bình Thuận 711720
12 Tỉnh Bắc Ninh 276287 44 Tỉnh Lâm Đồng 721740
13 Tỉnh Bắc Giang 288299 45 Tỉnh Bình Dương 741750
14 Tỉnh Vĩnh Phúc 301312 46 Tỉnh Bình Phước 751760
15 Tỉnh Phú Thọ 313325 47 Tỉnh Đồng Nai 761780
16 Tỉnh Quảng Ninh 326350 48 Tỉnh Tây Ninh 781799
17 Thành phố Hải Phòng 351375 49 TP. Hồ Chí Minh 801815
18 Tỉnh Hưng Yên 376387 50 Tỉnh Long An 816840
19 Tỉnh Hải Dương 388399 51 Tỉnh Đồng Tháp 841860
20 Thành phố Hà Nội 401430 52 Tỉnh Tiền Giang 861880
21 Tỉnh Hoà Bình 431450 53 Tỉnh Bến Tre 881899
22 Tỉnh Thái Bình 451475 54 Tỉnh Vĩnh Long 901910
23 Tỉnh Ninh Bình 476483 55 Tỉnh Trà Vinh 911915
24 Tỉnh Nam Định 484490 56 Thành phố Cần Thơ 916924
25 Tỉnh Hà Nam 491499 57 Tỉnh Hậu Giang 925931
26 Tỉnh Thanh Hóa 501530 58 Tỉnh Sóc Trăng 932940
27 Tỉnh Nghệ An 531545 59 Tỉnh An Giang 941960
28 Tỉnh Hà Tĩnh 546557 60 Tỉnh Kiên Giang 961975
29 Tỉnh Quảng Bình 558570 61 Tỉnh Bạc Liêu 976982
30 Tỉnh Quảng Trị 571588 62 Tỉnh Cà Mau 983990
31 Tỉnh Thừa ThiênHuế 589599 63 Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 991999
32 Thành phố Đà Nẵng 601605
2. Đặt số hiệu cho hệ thống đường địa phương
a) Đối với hệ thống đường tỉnh (ĐT):
Tên đường tỉnh đặt theo số hiệu quy định chung như sau: ĐT.x;
Trong đó:
+ ĐT là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường tỉnh;
+ x là số hiệu đường tỉnh theo quy định tại Quyết định này;
Ví dụ: Đường thuộc hệ thống đường tỉnh Sơn La được đặt theo số hiệu theo quy
định tại Phụ lục này từ 101 đến 125, nhưng tỉnh Sơn La có 26 tuyến đường tỉnh,
đặt lần lượt từ 101 đến 125, hết số hiệu mà vẫn còn tuyến đường tỉnh thứ 26
chưa có số hiệu. Sau khi nghiên cứu, tuyến đường số 26 có nhiều yếu tố gần với
tuyến đường tỉnh thứ 20 (ĐT.120) như liền kề giữa hai tuyến, hướng tuyến, tiêu
chuẩn kỹ thuật, đặt số hiệu của đường tỉnh thứ 26 là ĐT.120B; được viết trên
cột kilômét là ĐT.120B.
b) Đối với hệ thống đường huyện (ĐH):
Tên đường huyện đặt theo số hiệu quy định chung như sau: ĐH.x;
Trong đó:
+ ĐH là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường huyện;
+ x là số thứ tự của các tuyến đường huyện thuộc huyện đó (gồm 2 chữ số tự
nhiên từ 01 đến 99);
Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đặt đường nối từ ngã ba Bản Cầm QL70 đi
Lùng Khấu Nhin là đường huyện có số hiệu 11 nằm trên địa bàn huyện Mường
Khương, được viết trên cột kilômét là ĐH. 11.
c) Đối với hệ thống đường xã:
Tên đường xã đặt tên theo quy định chung như sau: Đường A;
Trong đó:
+ A là tên đường được đặt theo địa đanh hoặc theo tập quán;
Ví dụ: Đường Mỏ Đồng Bến thuộc xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; Đường
Bãi Bệ Nam Hồng thuộc xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
d) Đối với hệ thống đường đô thị (ĐĐT):
Tên hoặc số hiệu đường đô thị theo Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐCP; số hiệu
quy định chung như sau: ĐĐT.x;
Trong đó:
+ ĐĐT là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường đô thị;
+ x là số thứ tự của các tuyến đường đô thị thuộc thị xã, thị trấn đó (gồm 2
chữ số tự nhiên từ 01 đến 99);
Ví dụ: Thị xã Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình: theo quy hoạch có 15 tuyến
đường đô thị.
Tên đường đô thị đặt theo số hiệu của thị xã Ninh Bình như sau: ĐĐT.01;
ĐĐT.02; ĐĐT.15.
đ) Đối với hệ thống đường chuyên dùng (ĐCD):
Tên đường chuyên dùng đặt theo số hiệu quy định chung như sau: ĐCD.x;
Trong đó:
+ ĐCD là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường chuyên dùng;
+ X là số thứ tự của các tuyến đường chuyên dùng thuộc tỉnh đó (gồm 2 chữ số
tự nhiên từ 01 đến 99);
Ví dụ: Tỉnh Bình Dương, theo quy hoạch có 5 tuyến đường chuyên dùng. Tên
đường chuyên dùng đặt theo số hiệu của tỉnh Bình Dương như sau: ĐCD.01;
ĐCD.02; ....; ĐCD.05.
3. Ví dụ cách đặt tên hoặc số hiệu đường thuộc hệ thống quốc lộ (QL), đường
thuộc hệ thống đường địa phương trùng với đường ASEAN (AH):
QL.xAH.y hoặc ĐT.xAH.y, ĐĐTxAH.y
Trong đó:
+ x là tên hoặc số hiệu đường trong nước;
+ y là tên hoặc số hiệu đường ASEAN./.
| Thông tư 50/2015/TT-BGTVT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Circular-No-50-2015-TT-BGTVT-guidance-111-2010-ND-CP-management-protection-road-infrastructures-310569.aspx | {'official_number': ['50/2015/TT-BGTVT'], 'document_info': ['Circular No. 50/2015/TT-BGTVT dated September 23th, 2015, guidance on a number of articles of government’s Decree No. 111/2010/ND-CP guiding the management and protection of road infrastructures'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giao thông vận tải', ''], 'signer': ['Đinh La Thăng'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Xây dựng - Đô thị, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/09/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,208 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 37/2019/NĐCP Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2019
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUY HOẠCH
Căn cứLuật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứLuật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy
hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứPháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan
đến quy hoạch ngày 22 tháng 12 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật
Quy hoạch.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung tại các Điều 15, 17, 19, 22,
23, 24, 25, 26, 27, 30, 40, 41 và 49 của Luật Quy hoạch.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm
định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, đánh giá thực hiện quy hoạch cấp
quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp phần quy hoạch là một nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy
hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được lập để thực hiện việc tích
hợp quy hoạch.
2. Cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch là bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh được giao trách nhiệm hoặc được phân công tổ chức lập hợp
phần quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không
gian biển quốc gia và quy hoạch vùng.
3. Cơ quan lập hợp phần quy hoạch là cơ quan được giao trách nhiệm hoặc được
phân công lập hợp phần quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia,
quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng.
4. Không gian biển quốc gia là khoảng không gian bao gồm vùng đất ven biển,
đảo, quần đảo, mặt nước, khối nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển thuộc
phạm vi vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế, thềm lục địa và vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia của Việt Nam.
Điều 4. Điều kiện về năng lực chuyên môn đối với tổ chức tư vấn lập quy
hoạch
1. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch phải có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn đáp ứng
điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và ít nhất 05 chuyên gia tư vấn đáp
ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này. Tổ chức tư vấn lập hợp phần quy
hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh
phải có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3
Điều này.
2. Chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch phải có bằng đại học trở
lên thuộc chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập, đã chủ trì lập ít nhất
01 quy hoạch cùng cấp quy hoạch cần lập hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất
02 quy hoạch cùng cấp quy hoạch cần lập.
Trường hợp quy hoạch cấp quốc gia lần đầu tiên được lập tại Việt Nam, chuyên
gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc
chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập và đã chủ trì lập ít nhất 02 quy
hoạch cấp vùng hoặc quy hoạch được lập cho phạm vi lưu vực sông liên tỉnh.
3. Chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch
đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh phải có bằng đại học trở lên
thuộc chuyên ngành liên quan đến hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch
cần lập và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch cùng cấp quy hoạch
cần lập.
Trường hợp quy hoạch cấp quốc gia lần đầu tiên được lập tại Việt Nam, chuyên
gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy
hoạch ngành quốc gia phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan
đến hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch cần lập và đã chủ trì lập ít
nhất 01 quy hoạch hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 02 quy hoạch cấp vùng
hoặc quy hoạch được lập cho phạm vi lưu vực sông liên tỉnh.
Điều 5. Các hình thức công bố quy hoạch
1. Ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Quy hoạch, quy
hoạch còn được công bố theo các hình thức quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5
Điều này, đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà
nước.
2. Công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng theo các hình thức:
a) Thông báo trên kênh, chương trình thời sự của đài phát thanh, truyền hình
quốc gia đối với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng hoặc đài phát thanh,
truyền hình tỉnh đối với quy hoạch tỉnh về tóm tắt nội dung quyết định hoặc
phê duyệt quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch;
b) Đăng tải tóm tắt nội dung quy hoạch ít nhất một lần trên trang nhất một tờ
báo in hoặc trang chủ của báo điện tử trong thời gian ít nhất 30 ngày.
3. Công bố quy hoạch thông qua trưng bày mô hình, hệ thống sơ đồ, bản đồ quy
hoạch, hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch theo các hình thức:
a) Tổ chức triển lãm giới thiệu quy hoạch;
b) Trưng bày sơ đồ, bản đồ quy hoạch, văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy
hoạch, mô hình và cơ sở dữ liệu về quy hoạch tại cơ quan tổ chức lập quy hoạch
hoặc cơ quan lập quy hoạch.
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến nội dung quy hoạch và kế hoạch thực
hiện quy hoạch.
5. Phát hành ấn phẩm gồm sách, átlát, video giới thiệu nội dung quy hoạch,
kế hoạch thực hiện quy hoạch, các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy
hoạch.
Điều 6. Đánh giá thực hiện quy hoạch
1. Đánh giá thực hiện quy hoạch được thực hiện định kỳ hàng năm, năm năm hoặc
đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 49, Điều 50 Luật Quy hoạch và Nghị
định này.
2. Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá
đến cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Quy hoạch.
3. Báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch định kỳ là một nội dung của báo cáo
về hoạt động quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Quy hoạch.
4. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch căn cứ báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch
trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch xem xét, quyết
định hoặc phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình
hình và điều kiện thực tế.
Điều 7. Tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch
1. Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch theo các tiêu chí:
a) Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế;
b) Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội;
c) Kết quả thực hiện các mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi
trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Kết quả thực hiện các mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy
hoạch theo các tiêu chí:
a) Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án đầu tư công đã triển khai
thực hiện;
b) Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác ngoài
vốn đầu tư công đã triển khai thực hiện;
c) Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai
thực hiện, lý do chưa triển khai;
d) Danh mục các dự án đã đi vào hoạt động và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường của dự án.
3. Đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên trong quá trình thực hiện quy hoạch
theo các tiêu chí:
a) Tình hình sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất so với kỳ quy hoạch trước và so
với mục tiêu quy hoạch; các giải pháp tiết kiệm đất và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đã áp dụng trong quá trình thực hiện quy hoạch;
b) Tình hình sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng,
tài nguyên biển và các tài nguyên khác; hiệu quả sử dụng tài nguyên so với kỳ
quy hoạch trước và so với mục tiêu quy hoạch; các giải pháp tiết kiệm tài
nguyên và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đã áp dụng trong quá trình thực
hiện quy hoạch;
c) Các giải pháp về kỹ thuật và quản lý đã thực hiện nhằm giảm thiểu tác động
xấu đến môi trường do sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên khác trong quá
trình thực hiện quy hoạch.
4. Đánh giá chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch theo các tiêu
chí:
a) Chính sách và giải pháp về thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, phát
triển khoa học và công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo
đảm nguồn lực tài chính, bảo đảm quốc phòng, an ninh đã được ban hành để thực
hiện quy hoạch;
b) Hiệu lực và hiệu quả của các chính sách, giải pháp được ban hành để thực
hiện quy hoạch;
c) Sự phù hợp của các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch
đô thị, quy hoạch nông thôn có liên quan với quy hoạch được đánh giá thực hiện
theo quy định của Luật Quy hoạch;
d) Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan
đến quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch
trong quá trình thực hiện quy hoạch;
đ) Tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy
hoạch và đề xuất phương hướng giải quyết.
Chương II
LẬP QUY HOẠCH
Mục 1: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA LẬP QUY HOẠCH
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển
quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch;
b) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào
quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian
biển quốc gia, quy hoạch vùng; xem xét, quyết định xử lý các vấn đề còn có ý
kiến khác nhau về quy hoạch giữa cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức
liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Trình Quốc hội quyết định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch
không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
d) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập
quy hoạch.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan tổ chức xây dựng
nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn
lập quy hoạch ngành quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng
điều kiện về mặt năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này;
đ) Phân công cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nội dung quy hoạch ngành quốc
gia theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;
e) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do cơ
quan, tổ chức tham gia xây dựng vào quy hoạch ngành quốc gia;
g) Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về
quy hoạch ngành quốc gia;
h) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia;
i) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập
quy hoạch ngành quốc gia.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tỉnh có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch tỉnh;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh;
c) Phân công cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các nội dung
quy hoạch tỉnh theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;
d) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do cơ
quan, tổ chức tham gia xây dựng vào quy hoạch tỉnh;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh;
e) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập
quy hoạch tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch
không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập
quy hoạch, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; xác
định các hợp phần quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cần lập; xác định phạm
vi nghiên cứu và nội dung cụ thể từng hợp phần quy hoạch phù hợp với nội dung
quy hoạch cần lập; đề xuất phân công cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch;
xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; dự toán chi phí lập quy hoạch và chi phí lập
các hợp phần quy hoạch theo quy định của pháp luật; xây dựng báo cáo thuyết
minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Trình thẩm định và trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch được thuê tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên
môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện
kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên
môn quy định tại Điều 4 Nghị định này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy
hoạch không gian biển quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp
ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát,
thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về
quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực,
bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển, đề xuất các quan điểm chỉ
đạo và mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc lập quy
hoạch và các hợp phần quy hoạch; định hướng nghiên cứu và giới hạn nội dung,
phạm vi nghiên cứu đối với hợp phần quy hoạch để cơ quan lập hợp phần quy
hoạch thực hiện.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch thực hiện
việc tích hợp hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập, bao gồm các hoạt động
sau đây:
a) Rà soát nội dung các hợp phần quy hoạch; xác định nguyên tắc và cách thức
tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập; xác định các nội dung
quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn, các đề xuất không hợp lý và thiếu khả thi
trong thời kỳ quy hoạch; việc kết hợp và lồng ghép nội dung các hợp phần quy
hoạch;
b) Xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; xác định các
khu vực ưu tiên, khuyến khích và hạn chế phát triển về kinh tế, xã hội, hạ
tầng, đô thị hóa; xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong thời
kỳ quy hoạch, luận chứng xây dựng danh mục các dự án quan trọng và thứ tự ưu
tiên thực hiện;
c) Xây dựng và lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy
hoạch cần lập; yêu cầu cơ quan lập hợp phần quy hoạch điều chỉnh, bổ sung nội
dung hợp phần quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của
quy hoạch cần lập;
d) Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc tích hợp quy hoạch, cơ quan lập
quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất lựa chọn phương án tích hợp
quy hoạch báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét quyết định; thực hiện
điều chỉnh phương án tích hợp quy hoạch và hoàn thiện quy hoạch theo ý kiến
kết luận của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
7. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về
quy hoạch.
8. Trình thẩm định quy hoạch; báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết
định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc
gia; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với quy hoạch vùng.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập
quy hoạch, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; xác
định phạm vi nghiên cứu và yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch; đề
xuất phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan đối với nội dung
quy hoạch; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; dự toán chi phí lập quy hoạch theo
quy định pháp luật; xây dựng báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Trình thẩm định và trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch được thuê tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên
môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện
kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên
môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát,
thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về
quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng quy hoạch.
Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có
trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất phương án, báo cáo cơ quan tổ chức lập
quy hoạch xem xét quyết định; hoàn thiện quy hoạch theo ý kiến kết luận của cơ
quan tổ chức lập quy hoạch.
6. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về
quy hoạch.
7. Trình thẩm định quy hoạch; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét
trình Quốc hội quyết định.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch
tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy
hoạch, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; xác
định phạm vi nghiên cứu và yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch; đề
xuất phân công cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng các nội dung của quy hoạch
cần lập; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; dự toán chi phí lập quy hoạch theo
quy định của pháp luật; xây dựng báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch sau khi báo cáo cơ quan tổ chức lập
quy hoạch; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trình phê duyệt nhiệm
vụ lập quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch được thuê tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên
môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện
kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên
môn quy định tại Điều 4 Nghị định này; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập
quy hoạch ngành quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều
kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát,
thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về
quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực,
bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển, đề xuất các quan điểm chỉ
đạo và mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc lập quy
hoạch; định hướng nghiên cứu và giới hạn nội dung, phạm vi nghiên cứu đối với
nội dung quy hoạch phân công cho cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc tích hợp
các nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất vào quy hoạch cần
lập, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Rà soát nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất; xác định
nguyên tắc và cách thức tích hợp các nội dung quy hoạch vào quy hoạch cần lập;
xác định các nội dung quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn, các đề xuất không hợp
lý và thiếu khả thi trong thời kỳ quy hoạch; việc kết hợp và lồng ghép nội
dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất;
b) Xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng; xác định các khu vực ưu
tiên, khuyến khích và hạn chế phát triển về kinh tế, xã hội, hạ tầng, đô thị
hóa; xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch,
luận chứng xây dựng danh mục các dự án quan trọng và thứ tự ưu tiên thực hiện;
c) Xây dựng và lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do các cơ quan,
tổ chức liên quan đề xuất vào quy hoạch cần lập; yêu cầu cơ quan, tổ chức liên
quan điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công nhằm
đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch cần lập;
d) Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc tích hợp nội dung quy hoạch vào
quy hoạch cần lập, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề
xuất lựa chọn phương án, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét quyết
định; thực hiện điều chỉnh phương án tích hợp nội dung quy hoạch vào quy hoạch
cần lập và hoàn thiện quy hoạch theo ý kiến kết luận của cơ quan tổ chức lập
quy hoạch.
7. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về
quy hoạch đối với quy hoạch tỉnh.
8. Trình thẩm định quy hoạch sau khi báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch;
báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trình phê duyệt quy hoạch.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch và cơ quan
lập hợp phần quy hoạch
1. Cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập hợp phần quy hoạch;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch; tổ chức thẩm định hợp phần
quy hoạch trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;
c) Phối hợp với cơ quan lập quy hoạch thực hiện việc tích hợp hợp phần quy
hoạch vào quy hoạch.
2. Cơ quan lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm:
a) Lập hợp phần quy hoạch theo chỉ đạo của cơ quan tổ chức lập hợp phần quy
hoạch và yêu cầu của cơ quan lập quy hoạch;
b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung hợp phần quy hoạch được phân công lập khi có
yêu cầu của cơ quan lập quy hoạch.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nội dung quy
hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh
1. Phối hợp với cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch phân
tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát
triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đề xuất
các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở
lập quy hoạch.
2. Đề xuất nội dung đưa vào quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi cơ quan
lập quy hoạch.
3. Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nội dung quy
hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh lựa chọn tư vấn đáp ứng điều kiện về mặt
năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nội dung quy
hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh được phân công theo nhiệm vụ lập quy
hoạch được phê duyệt.
4. Phối hợp với cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch xem
xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện nhằm bảo đảm tính thống nhất,
đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch.
5. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công xây dựng
khi có yêu cầu của cơ quan lập quy hoạch.
6. Chịu trách nhiệm trước cơ quan tổ chức lập quy hoạch về chất lượng và thời
gian thực hiện nội dung quy hoạch được phân công xây dựng và được tích hợp vào
quy hoạch cần lập.
Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn lập hợp phần
quy hoạch
1. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch
không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan lập quy hoạch về số lượng, thời
gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;
b) Phối hợp với các cơ quan lập hợp phần quy hoạch và tổ chức tư vấn lập hợp
phần quy hoạch trong quá trình lập và tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy
hoạch cần lập;
c) Nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc, cách thức tích hợp các hợp phần quy hoạch
vào quy hoạch cần lập.
2. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan lập quy hoạch về số lượng, thời
gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch.
3. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch
tỉnh:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan lập quy hoạch về số lượng, thời
gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch;
c) Nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc, cách thức tích hợp các nội dung quy hoạch
vào quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh.
4. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch
về số lượng, thời gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;
b) Phối hợp với cơ quan lập hợp phần quy hoạch thực hiện lập hợp phần quy
hoạch;
c) Phối hợp với tổ chức tư vấn lập quy hoạch nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc,
cách thức tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập.
Mục 2: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH
Điều 15. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Các văn bản quy phạm pháp luật và các căn cứ có liên quan.
2. Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
Điều 16. Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch
1. Yêu cầu đối với các nội dung lập quy hoạch sau đây:
a) Tên quy hoạch; phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch;
b) Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
c) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch;
d) Nội dung chính của quy hoạch;
đ) Nội dung chính của các hợp phần quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc
gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng;
e) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện
đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường;
g) Thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch.
2. Yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp
cận và phương pháp lập quy hoạch.
3. Yêu cầu về kế hoạch, tiến độ lập quy hoạch.
Điều 17. Thời hạn lập quy hoạch
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc
gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 30 tháng tính từ
ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy
hoạch không quá 18 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không
gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng
tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
Điều 18. Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân
công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể
quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công
cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và
phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch không
gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ được phân công tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia
trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan
thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Thành phần Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy
hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng
gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng là Thủ
tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ; thành viên Hội đồng bao gồm đại
diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và chuyên gia về quy
hoạch;
b) Thành phần Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia gồm Chủ
tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ
quản lý ngành; thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ
có liên quan và chuyên gia về quy hoạch;
c) Thành phần Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh gồm Chủ tịch Hội
đồng và các thành viên của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư; thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có
liên quan và chuyên gia về quy hoạch.
3. Hoạt động của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và
giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
b) Phiên họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch được tiến hành khi có ít nhất ba
phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định dự họp, trong đó có Chủ tịch
Hội đồng, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và có mặt đại diện
cơ quan lập quy hoạch;
c) Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể,
thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để thông qua nhiệm vụ lập quy
hoạch;
d) Nhiệm vụ lập quy hoạch đủ điều kiện trình phê duyệt khi có ít nhất ba phần
tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đồng ý thông qua hoặc thông
qua có chỉnh sửa;
đ) Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu
và xử lý hồ sơ, cung cấp hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch cho các
thành viên của Hội đồng thẩm định nghiên cứu tham gia ý kiến, tổ chức họp Hội
đồng thẩm định, lập biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định; yêu cầu cơ quan lập
quy hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng lại nhiệm vụ lập quy
hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định; tổ chức thẩm định lại nhiệm vụ lập
quy hoạch trong trường hợp nhiệm vụ lập quy hoạch không được thông qua; dự
thảo Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm
định phê duyệt.
4. Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình về thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể
quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch
ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
d) Tài liệu khác (nếu có).
5. Nội dung thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý;
b) Sự phù hợp, tính khoa học, độ tin cậy của nội dung và phương pháp lập quy
hoạch;
c) Sự tương thích giữa các hợp phần quy hoạch với nội dung quy hoạch cần lập
đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy
hoạch vùng;
d) Sự phù hợp giữa nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch với dự toán chi phí và
nguồn vốn để lập quy hoạch;
đ) Tính khả thi của kế hoạch lập quy hoạch.
6. Thời gian thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch không quá 45 ngày tính từ ngày
cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhận đủ hồ sơ trình thẩm định.
7. Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch phải thể hiện rõ ý kiến của Hội
đồng thẩm định về nội dung thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch quy định tại khoản
5 Điều này và kết luận về việc nhiệm vụ lập quy hoạch đủ điều kiện hoặc chưa
đủ điều kiện trình phê duyệt;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định, cơ quan thường trực
Hội đồng thẩm định gửi Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới cơ quan
lập quy hoạch;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập
quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp
thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ
lập quy hoạch.
Điều 19. Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể
quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch
ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;
d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định về nội dung nhiệm vụ
lập quy hoạch;
đ) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch đã chỉnh lý, hoàn thiện;
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
nhiệm vụ lập quy hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch;
b) Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
c) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;
d) Thời hạn lập quy hoạch;
đ) Quy định về thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch;
e) Chi phí lập quy hoạch;
g) Xác định các hợp phần quy hoạch và chi phí lập từng hợp phần quy hoạch đối
với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy
hoạch vùng, hoặc nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng đối
với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh;
h) Giao nhiệm vụ cho cơ quan lập quy hoạch và cơ quan tổ chức lập hợp phần quy
hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia,
quy hoạch vùng, cơ quan lập quy hoạch đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia
hoặc cơ quan tổ chức lập quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch
tỉnh.
Mục 3: NỘI DUNG QUY HOẠCH
Điều 20. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Quy hoạch tổng thể quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Luật Quy hoạch.
2. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển:
a) Quan điểm về phát triển quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
b) Quan điểm về tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường;
c) Xây dựng mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể về phát triển quốc gia
trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm.
3. Dự báo xu thế phát triển và xây dựng kịch bản phát triển:
a) Dự báo xu thế phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, biến đổi
khí hậu có tác động đến sự phát triển của quốc gia;
b) Dự báo các tình huống có thể xảy ra do tác động của các nhân tố bên ngoài
ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia;
c) Phân tích lợi thế so sánh và cơ hội phát triển, khó khăn và thách thức đối
với sự phát triển của quốc gia;
d) Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của quốc
gia trong thời kỳ quy hoạch;
đ) Xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.
4. Định hướng phát triển không gian kinh tế xã hội:
a) Xác định vùng trọng điểm đầu tư, vùng khuyến khích phát triển và vùng hạn
chế phát triển; các khu vực lãnh thổ cần bảo tồn, cấm khai thác, sử dụng;
b) Định hướng phân bố không gian phát triển các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực
ưu tiên phát triển trong thời kỳ quy hoạch.
5. Định hướng phát triển không gian biển:
a) Xác định không gian biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia của Việt Nam có thể đưa vào khai thác, sử dụng trong thời kỳ quy
hoạch;
b) Xác định vùng cấm khai thác, vùng khai thác, sử dụng có điều kiện trong
phạm vi không gian biển trong thời kỳ quy hoạch;
c) Định hướng sử dụng không gian biển cho các ngành, lĩnh vực có nhu cầu sử
dụng không gian biển.
6. Định hướng sử dụng đất quốc gia:
a) Xây dựng nguyên tắc định hướng sử dụng đất;
b) Định hướng sử dụng đất đến từng vùng theo các chỉ tiêu sử dụng đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất
khu kinh tế, đất đô thị, đất phát triển cơ sở hạ tầng.
7. Định hướng khai thác và sử dụng vùng trời:
a) Xác định các vùng thông báo bay;
b) Xác định vùng trời khai thác có điều kiện;
c) Xác định vùng trời cấm khai thác và vùng trời cần bảo vệ đặc biệt cho mục
đích quốc phòng, an ninh.
8. Định hướng phân vùng và liên kết vùng:
a) Xác định các điều kiện, tiêu chí phân vùng và xây dựng phương án phân vùng;
b) Xác định lợi thế so sánh của từng vùng và định hướng phát triển vùng;
c) Đề xuất phương án liên kết về kết cấu hạ tầng và các hoạt động kinh tế, xã
hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
9. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia:
a) Xác định quan điểm, nguyên tắc phát triển đô thị và nông thôn trong thời kỳ
quy hoạch;
b) Định hướng phát triển tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn;
c) Định hướng phân bố các vùng đô thị lớn và mối liên kết giữa các vùng đô thị
lớn trong toàn quốc;
d) Định hướng phân bố dân cư các vùng lãnh thổ.
10. Định hướng phát triển ngành hạ tầng xã hội cấp quốc gia:
Xác định phương hướng phát triển, phân bố không gian, nguồn lực trong thời kỳ
quy hoạch đối với mạng lưới cơ sở báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình,
thông tin điện tử; mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao; mạng lưới tổ chức khoa
học và công nghệ công lập; mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm; hệ
thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung
tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội và hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều
dưỡng người có công với cách mạng; mạng lưới cơ sở y tế; hệ thống du lịch; hệ
thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; hệ thống kho dự trữ quốc gia.
11. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia:
Xác định phương hướng phát triển, phân bố không gian, nguồn lực trong thời kỳ
quy hoạch đối với mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; kết cấu hạ
tầng năng lượng, điện lực, dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt; hạ tầng thông
tin và truyền thông; hệ thống công trình phòng, chống thiên tai và hệ thống
thủy lợi; hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; mạng lưới
trạm khí tượng thủy văn và quan trắc môi trường; hệ thống hạ tầng phòng cháy
và chữa cháy; hệ thống công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công
nghiệp quốc phòng.
12. Định hướng sử dụng tài nguyên quốc gia:
a) Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; khai thác, sử dụng tài
nguyên nước; bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng;
b) Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thăm dò, khai thác, chế
biến, sử dụng các loại khoáng sản công nghiệp, quặng phóng xạ và khoáng sản
làm vật liệu xây dựng.
13. Định hướng bảo vệ môi trường:
a) Phân vùng môi trường trên địa bàn cả nước;
b) Xác định mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; định hướng các
khu vực thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng
đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa
dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Định hướng quản lý chất thải cấp quốc gia;
d) Phân bố và tổ chức không gian phát triển các trạm quan trắc và cảnh báo môi
trường cấp quốc gia.
14. Định hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu:
a) Xác định các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai, biến đổi khí hậu và
nước biển dâng;
b) Phân vùng rủi ro thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão,
nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn
hán, xâm nhập mặn.
15. Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia thời kỳ quy
hoạch; đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
16. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
17. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tổng thể quốc gia. Danh mục và
tỷ lệ bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia quy định tại mục I Phụ lục I của Nghị
định này.
Điều 21. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Quy hoạch không gian biển quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 23 Luật Quy hoạch.
2. Dự báo bối cảnh và các kịch bản phát triển; đánh giá các cơ hội và thách
thức cho hoạt động sử dụng không gian biển:
a) Dự báo xu thế phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, quan hệ
quốc tế trên thế giới và khu vực tác động tới các hoạt động sử dụng không gian
biển;
b) Dự báo các kịch bản phát triển liên quan đến khai thác, sử dụng không gian
biển;
c) Phân tích, đánh giá lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức đối với quốc gia trong việc khai thác, sử dụng không gian biển.
3. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển:
a) Xây dựng quan điểm sử dụng không gian biển, khai thác và sử dụng bền vững
tài nguyên biển, bảo vệ môi trường vùng bờ;
b) Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể về sử dụng không gian
biển và khai thác, sử dụng tài nguyên trong phạm vi không gian biển trong thời
kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;
c) Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá trong
việc khai thác, sử dụng không gian biển cho các hoạt động kinh tế, xã hội, môi
trường trong thời kỳ quy hoạch.
4. Định hướng bố trí sử dụng không gian các hoạt động trong vùng đất ven
biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam:
a) Xác định các xung đột giữa các ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng không gian biển;
b) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết
cấu hạ tầng xã hội trong phạm vi không gian biển;
c) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trên
vùng đất ven biển và trên các đảo;
d) Sắp xếp và tổ chức không gian bảo tồn di sản văn hóa và phát triển các khu
du lịch, thể thao trong phạm vi không gian biển;
đ) Sắp xếp và tổ chức không gian nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản
trong phạm vi không gian biển;
e) Định hướng tổ chức không gian khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng
bờ; thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản trong phạm vi không
gian biển;
g) Định hướng bảo vệ môi trường, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi không gian biển.
5. Phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng
trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam:
a) Xác định các khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh,
bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, đảo nhân tạo, các thiết bị và công
trình trên biển;
b) Xác định các vùng dễ bị tổn thương thuộc phạm vi không gian biển và đề xuất
các giải pháp quản lý, bảo vệ;
c) Phân vùng sử dụng không gian biển và phân loại các vùng khai thác, sử dụng
tài nguyên thuộc phạm vi không gian biển;
d) Phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, các đảo và quần đảo.
6. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý không gian biển;
b) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
c) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
7. Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong phạm vi không gian
biển thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia trong phạm vi
không gian biển; đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
8. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch không gian biển quốc gia. Danh
mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch không gian biển quốc gia quy định tại mục II Phụ
lục I của Nghị định này.
Điều 22. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường;
b) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội; thực trạng
phát triển các ngành, lĩnh vực; tình hình dân số, lao động, việc làm và thu
nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất; thực trạng phát triển đô thị và
phát triển nông thôn;
c) Phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất;
d) Phân tích đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc
thực hiện quy hoạch sử dụng đất, gồm hiện trạng sử dụng đất theo từng loại
đất, biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy hoạch trước, hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất;
đ) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước trên
cơ sở các chỉ tiêu quy hoạch;
e) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực
phi nông nghiệp và tiềm năng của nhóm đất chưa sử dụng.
2. Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất:
a) Biến động sử dụng đất nông nghiệp;
b) Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp;
c) Biến động đất chưa sử dụng.
3. Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch:
a) Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia;
b) Mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống
thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến
50 năm.
5. Xây dựng phương án sử dụng đất đáp ứng mục tiêu quốc gia về phát triển
kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên
tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Xác định và khoanh định cụ thể diện tích các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc
gia, bao gồm:
a) Đất trồng lúa (trong đó có đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm
ngặt); đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất (trong đó có
đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên);
b) Đất khu công nghiệp; đất khu kinh tế; đất khu công nghệ cao; đất đô thị;
đất quốc phòng; đất an ninh; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm đất giao
thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở
giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất công trình năng
lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông; đất xây dựng kho dự trữ quốc gia,
đất có di tích lịch sử văn hóa; đất bãi thải, xử lý chất thải;
c) Đất chưa sử dụng, gồm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch
và đất chưa sử dụng còn lại.
7. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các vùng.
8. Đánh giá tác động của phương án phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất
đến kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
b) Xác định các nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Danh mục
và tỷ lệ bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia quy định tại mục III Phụ lục I
của Nghị định này.
Điều 23. Nội dung quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia
Quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch.
2. Đánh giá về liên kết liên ngành, liên vùng; xác định yêu cầu của phát
triển kinh tế xã hội đối với ngành; những cơ hội và thách thức phát triển
của ngành kết cấu hạ tầng:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của ngành kết cấu hạ tầng trong phạm vi cả
nước; sự liên kết, đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng trong nước với khu vực và quốc
tế;
b) Đánh giá sự liên kết giữa kết cấu hạ tầng của ngành với hệ thống kết cấu hạ
tầng của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong phạm vi vùng lãnh thổ;
c) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với ngành kết cấu hạ
tầng về quy mô, công nghệ và địa bàn phân bố;
d) Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức phát triển của ngành trong
thời kỳ quy hoạch.
3. Phương án phát triển ngành kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các
vùng lãnh thổ:
a) Định hướng phân bố không gian phát triển ngành trên phạm vi cả nước và
trong từng vùng lãnh thổ;
b) Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng
và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo
quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các công trình quan trọng của
ngành.
4. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ
tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành kết cấu hạ tầng
trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án quan
trọng của ngành; đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
5. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách theo nhóm ngành;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
6. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia.
Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia quy định tại
mục IV Phụ lục I của Nghị định này.
7. Nội dung chi tiết từng quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia quy định
tại Phụ lục II của Nghị định này.
Điều 24. Nội dung quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia
Quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Quy định tại các điểm a và c khoản 4 Điều 25 Luật Quy hoạch.
2. Đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên đến kinh
tế xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ
sinh thái.
3. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế xã hội tác động
tới việc bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia trong thời kỳ
quy hoạch:
a) Dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác, tuyển chọn
và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên và
khôi phục môi trường sau khi khai thác tài nguyên;
b) Tác động của phát triển kinh tế xã hội tới nhận thức của cộng đồng về bảo
vệ tài nguyên và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên.
4. Quan điểm, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát
triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng,
chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu:
a) Xây dựng quan điểm về kết hợp thăm dò, khai thác tài nguyên với phát triển
công nghiệp chế biến, sử dụng tài nguyên tiết kiệm hiệu quả và bền vững;
b) Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về thăm dò, khai thác và sử
dụng đối với từng loại, nhóm tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm
nhìn từ 30 đến 50 năm.
5. Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử
dụng tài nguyên:
a) Khoanh vùng các khu vực cấm khai thác tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định các khu vực hạn chế khai thác tài nguyên; đề xuất các điều kiện
cho phép khai thác và giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên;
c) Khoanh vùng các khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên; xác định quy mô,
công suất khai thác, chế biến; yêu cầu về công nghệ khai thác, chế biến tài
nguyên; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên và
giảm thiểu tác động xấu của việc khai thác, sử dụng tài nguyên đến môi trường.
6. Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu khi thực hiện quy hoạch:
a) Xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó
với biến đổi khí hậu trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên;
b) Dự báo và đề xuất biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ suy thoái môi trường do
khai thác, sử dụng tài nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu;
c) Đề xuất các biện pháp phục hồi môi trường trong và sau khi khai thác, sử
dụng tài nguyên.
7. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
b) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
8. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc
gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia quy
định tại mục V Phụ lục I của Nghị định này.
9. Nội dung chi tiết từng quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia quy
định tại Phụ lục III của Nghị định này.
Điều 25. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên
nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động
của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường:
a) Điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế xã hội đầu kỳ quy hoạch;
b) Hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến chất lượng môi trường trong kỳ quy
hoạch trước, gồm chất lượng môi trường đất tại các khu vực bị nhiễm độc hóa
chất trong chiến tranh, khu vực có các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho
chứa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã
đóng cửa hoặc di dời, khu vực khai thác khoáng sản độc hại hoặc có sử dụng hóa
chất độc hại đã kết thúc khai thác, vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều
hóa chất trên địa bàn quy hoạch; chất lượng môi trường nước tại các vùng biển,
vùng biển ven bờ, dòng sông, đoạn sông, hồ, ao, kênh, mương, đặc biệt tại các
khu vực tập trung nhiều nguồn nước thải, khu vực có nguồn nước thải lớn, khu
vực nhạy cảm về môi trường; chất lượng không khí tại các đô thị, khu dân cư
tập trung, khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, khu vực có
nhiều nguồn khí thải công nghiệp hoặc có nguồn khí thải công nghiệp lớn;
c) Đánh giá tổng quan hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến cảnh quan thiên
nhiên, đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước gồm cảnh quan thiên nhiên, các hệ
sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật và các nguồn gen;
d) Đánh giá tình hình phát sinh các loại chất thải trong kỳ quy hoạch trước và
dự báo về quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh trong kỳ quy
hoạch gồm nước thải công nghiệp, sinh hoạt và các loại nước thải khác; khí
thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, khí thải khác; chất
thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn trong
sản xuất nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp; rác thải sinh hoạt đô thị, nông
thôn, làng nghề; chất thải nguy hại; các loại chất thải đặc thù khác;
đ) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch trước và dự báo
tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học
trong kỳ quy hoạch;
e) Đánh giá tình hình quản lý và bảo vệ môi trường gồm công tác quản lý nhà
nước về môi trường ở các bộ, ngành và địa phương; tình hình quản lý và bảo vệ
môi trường tại các doanh nghiệp, cộng đồng và sự tham gia của các tổ chức xã
hội, người dân; tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật về môi trường;
tình hình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép về môi
trường, thanh tra, kiểm tra về môi trường; tình hình phân vùng môi trường; bảo
tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo
môi trường trong kỳ quy hoạch trước; các vấn đề môi trường chính và thách thức
đối với môi trường trong kỳ quy hoạch.
2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường:
a) Xây dựng quan điểm về bảo vệ môi trường trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể bảo vệ môi trường trong
thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;
c) Xác định các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường gồm giảm thiểu tác động
đến môi trường từ phát triển kinh tế xã hội, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản
lý chất thải; quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học;
d) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện định hướng, giải pháp xử
lý các loại chất thải phát sinh, bao gồm chất thải rắn thông thường, chất thải
xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, chất thải nhiễm phóng xạ
và chất thải khác.
3. Định hướng phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch:
a) Định hướng về phân vùng môi trường trên phạm vi cả nước theo vùng bảo vệ
nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác;
b) Chỉ tiêu và định hướng xác lập các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan
thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên và
cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Định hướng về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm
vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc
gia, cấp vùng, cấp tỉnh;
d) Định hướng về điểm, thông số, tần suất quan trắc của mạng lưới quan trắc và
cảnh báo môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh.
4. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo vệ môi trường
và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án quan
trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực
hiện các dự án.
5. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
6. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia quy định tại mục
VI Phụ lục I của Nghị định này.
Điều 26. Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến, tình hình quản lý bảo tồn đa dạng sinh
học:
a) Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường trên phạm
vi cả nước;
b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học nói chung và các khu vực có
đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh
thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên,
các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tình hình thực hiện quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học thời kỳ trước;
c) Đánh giá tình hình quản lý đa dạng sinh học nói chung và tình hình quản lý
các khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng ngập nước quan trọng, khu vực cảnh
quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn
thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Phân tích, đánh giá, dự báo các áp lực và xu hướng tác động từ các hoạt
động phát triển kinh tế xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu lên đa dạng
sinh học;
đ) Phân tích, đánh giá nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Xây dựng quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về bảo tồn đa dạng sinh
học nói chung, bảo tồn các khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước
quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh
học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong
thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;
c) Xác định nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy
hoạch.
3. Xác định tên gọi, vị trí địa lý, quy mô diện tích, loại hình, mục tiêu,
chế độ và phân cấp quản lý đối với các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất
ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa
dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo tồn đa dạng
sinh học và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn đa
dạng sinh học thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án quan
trọng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đề xuất thứ tự ưu tiên và phân
kỳ thực hiện các dự án.
5. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
6. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc
gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia quy
định tại mục VII Phụ lục I của Nghị định này.
Điều 27. Nội dung quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực
đặc thù của vùng:
a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng;
b) Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội; tài nguyên thiên nhiên, môi trường;
hệ thống đô thị, nông thôn; kết cấu hạ tầng; liên kết nội vùng, liên kết vùng
với khu vực và quốc tế; các nguồn lực của vùng đã và đang được khai thác, các
tiềm năng chưa được khai thác; các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi
khí hậu trên địa bàn vùng;
c) Vị thế, vai trò của vùng đối với quốc gia;
đ) Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng:
a) Quan điểm về phát triển vùng, tổ chức không gian phát triển các hoạt động
kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng trong thời kỳ quy hoạch;
b) Mục tiêu tổng quát phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn
từ 20 đến 30 năm;
c) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, phát
triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức
không gian phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch.
3. Phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng:
a) Xác định ngành có lợi thế và mục tiêu phát triển;
b) Tổ chức không gian phát triển ngành có lợi thế;
c) Đề xuất giải pháp phát triển ngành có lợi thế.
4. Phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển
trên lãnh thổ vùng:
a) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển các dự án quan trọng cấp quốc gia
đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia trên lãnh thổ vùng;
b) Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển không gian vùng gồm các hành lang
phát triển, các khu vực khuyến khích phát triển; xác định nguyên tắc tổ chức,
quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn trong vùng;
c) Xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của
vùng trong thời kỳ quy hoạch;
d) Định hướng phân bổ nguồn lực trên lãnh thổ vùng phù hợp với phương án phát
triển không gian vùng;
đ) Đề xuất phương án tổ chức liên kết không gian vùng, cơ chế phối hợp tổ chức
phát triển không gian liên tỉnh.
5. Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Luật Quy hoạch.
6. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng:
a) Xây dựng phương án liên kết hệ thống đô thị cấp vùng, liên kết đô thị và
nông thôn, liên kết các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp và vùng sản xuất
tập trung trên lãnh thổ vùng;
b) Xác định yêu cầu đối với hệ thống kết cấu hạ tầng vùng; xây dựng phương
hướng phân bố và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
trên lãnh thổ vùng đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, phương án
liên kết hệ thống kết cấu hạ tầng vùng và liên tỉnh gồm mạng lưới giao thông,
mạng lưới cấp điện, cung cấp năng lượng, mạng lưới thủy lợi, cấp nước, thoát
nước và xử lý nước thải, chuẩn bị kỹ thuật, mạng lưới viễn thông, các khu xử
lý chất thải nguy hại và các công trình hạ tầng xã hội cấp vùng.
7. Phương hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng:
a) Phương hướng liên kết bảo vệ môi trường vùng và liên tỉnh, các lưu vực sông
liên tỉnh, các khu vực ven biển liên tỉnh;
b) Phương hướng xác lập các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước
quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các khu bảo tồn thiên
nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các hành lang đa dạng sinh học liên
tỉnh;
c) Phương hướng phát triển hệ thống đê điều, kết cấu hạ tầng phòng, chống
thiên tai trên lãnh thổ vùng;
d) Phương hướng tổ chức không gian các khu xử lý chất thải tập trung cấp vùng
và liên tỉnh, bao gồm vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến,
phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý;
đ) Phương hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản
xuất liên tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
e) Xây dựng cơ chế phối hợp thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ
lòng, bờ, bãi sông; phối hợp khai thác nguồn tài nguyên nước và kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước lưu vực sông; phối hợp phòng, chống thiên tai và ứng phó với
biến đổi khí hậu;
g) Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi
trường trên lãnh thổ vùng.
8. Phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ
vùng:
a) Định hướng phân vùng chức năng của nguồn nước; định hướng ưu tiên phân bổ
trong trường hợp bình thường và hạn hán, thiếu nước; định hướng nguồn nước dự
phòng để cấp nước sinh hoạt; định hướng hệ thống giám sát tài nguyên nước và
khai thác, sử dụng nước; định hướng công trình điều tiết, khai thác, sử dụng,
phát triển tài nguyên nước;
b) Định hướng các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm
hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; định hướng hệ
thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
c) Định hướng các giải pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước
gây ra.
9. Danh mục dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của vùng trong thời kỳ quy
hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của vùng, đề xuất thứ tự ưu
tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
10. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách đảm bảo liên kết vùng;
b) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
d) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
đ) Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
11. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch vùng. Danh mục và tỷ lệ bản đồ
quy hoạch vùng quy định tại mục VIII Phụ lục I của Nghị định này.
Điều 28. Nội dung quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù
của địa phương:
a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi
trường;
b) Vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia;
c) Các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển
tỉnh;
d) Các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất,
hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:
a) Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế và thực trạng phát triển các ngành
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; khả năng huy động nguồn
lực;
b) Đánh giá thực trạng các ngành và lĩnh vực xã hội của tỉnh gồm dân số, lao
động, việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ;
c) Đánh giá tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất của tỉnh, tính hợp lý
và hiệu quả sử dụng đất của tỉnh;
d) Đánh giá thực trạng phát triển và sự phù hợp về phân bố phát triển không
gian của hệ thống đô thị và nông thôn, các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội trên địa bàn tỉnh;
đ) Xác định những tồn tại, hạn chế cần giải quyết; phân tích, đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
3. Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh:
a) Xây dựng quan điểm về phát triển tỉnh, tổ chức, sắp xếp không gian các hoạt
động kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy
hoạch;
b) Xây dựng các kịch bản phát triển và lựa chọn phương án phát triển tỉnh;
c) Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn
từ 20 đến 30 năm;
d) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phát
triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ
chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
đ) Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của tỉnh
trong thời kỳ quy hoạch.
4. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh:
a) Xác định ngành quan trọng của tỉnh và mục tiêu phát triển;
b) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển ngành quan trọng của tỉnh;
c) Đề xuất giải pháp phát triển ngành quan trọng của tỉnh.
5. Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế xã hội:
a) Bố trí không gian các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã
được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh;
b) Xây dựng phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh với hệ thống
kết cấu hạ tầng quốc gia và vùng;
c) Xây dựng phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế xã hội của
tỉnh, xác định khu vực khuyến khích phát triển và khu vực hạn chế phát triển;
d) Đề xuất phương án tổ chức liên kết không gian các hoạt động kinh tế xã
hội của tỉnh, cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên huyện;
đ) Lựa chọn phương án sắp xếp không gian phát triển và phân bổ nguồn lực cho
các hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp
tỉnh, liên huyện.
6. Quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 27 Luật Quy
hoạch.
7. Lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo
loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện:
a) Định hướng sử dụng đất của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất, bao gồm chỉ tiêu sử dụng đất
do quy hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu
sử dụng đất cấp tỉnh gồm: đất trồng cây lâu năm; đất ở tại nông thôn; đất ở
tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở ngoại giao; đất cụm công nghiệp; đất thương mại
dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng
sản; đất di tích lịch sử văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất phát triển hạ
tầng cấp tỉnh gồm đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và
đào tạo, cơ sở thể dục thể thao, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình
năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông; cơ sở tôn giáo; đất làm nghĩa
trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm khu sản xuất nông
nghiệp, khu lâm nghiệp, khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học, khu phát triển công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại dịch vụ, khu dân
cư nông thôn;
d) Tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất, phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu
sử dụng đất nêu tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
đ) Xác định diện tích các loại đất cần thu hồi để thực hiện các công trình, dự
án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất
đai số 45/2013/QH13 thực hiện trong thời kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành
chính cấp huyện.
e) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ
quy hoạch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai
số 45/2013/QH13 đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
g) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đến
từng đơn vị hành chính cấp huyện;
h) Lập bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
8. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện:
a) Xác định phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của từng vùng liên
huyện, vùng huyện;
b) Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân
bố sản xuất và phân bố dân cư tại từng vùng liên huyện, vùng huyện;
c) Định hướng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo từng vùng liên huyện, vùng
huyện.
9. Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên
địa bàn tỉnh:
a) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý và bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
b) Phương án về phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn
chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia;
c) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh; xác định tên
gọi, vị trí địa lý, quy mô diện tích, mục tiêu, tổ chức và biện pháp quản lý
đối với các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu
vực cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn
thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;
d) Phương án về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm
vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc
gia, cấp vùng đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
trên địa bàn tỉnh;
đ) Phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất,
nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh đã được định hướng trong quy hoạch
tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;
e) Phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
g) Sắp xếp, phân bố không gian các khu nghĩa trang, khu xử lý chất thải liên
huyện.
10. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh:
a) Phân vùng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh;
b) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm
dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác; khu vực thăm dò khai thác được
giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa
hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
11. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
a) Phân vùng chức năng của nguồn nước; xác định tỷ lệ, thứ tự ưu tiên phân bổ
trong trường hợp bình thường và hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự
phòng để cấp nước sinh hoạt; xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước và
khai thác, sử dụng nước; xác định công trình điều tiết, khai thác, sử dụng,
phát triển tài nguyên nước;
b) Xác định các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm
hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; xác định hệ
thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
c) Đánh giá tổng quát hiệu quả và tác động của biện pháp phòng, chống và khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra hiện có; xác định các giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống, khắc phục, cảnh báo, dự báo và
giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
12. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa
bàn tỉnh:
a) Phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn;
b) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý rủi ro
thiên tai;
c) Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh;
d) Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát
triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn
tỉnh.
13. Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh trong thời kỳ quy
hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của tỉnh, sắp xếp thứ tự ưu
tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
14. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
b) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển;
đ) Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
15. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ
thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh. Danh mục và tỷ lệ bản đồ
quy hoạch tỉnh quy định tại mục IX Phụ lục I của Nghị định này.
Chương III
LẤY Ý KIẾN VỀ QUY HOẠCH
Điều 29. Lấy ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian
biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia
1. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch gồm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân
cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch.
2. Nội dung dự thảo quy hoạch được lấy ý kiến trừ những nội dung liên quan
đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được đăng tải trên trang
thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch trong thời gian ít nhất 30 ngày
tính từ ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch quy định tại các khoản 3 và 4
Điều này.
3. Việc lấy ý kiến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ
quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về quy hoạch được thực
hiện như sau:
a) Cơ quan lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch bao gồm báo cáo quy
hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện
nội dung quy hoạch;
b) Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời
hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến trước
khi trình thẩm định quy hoạch.
4. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan
đến quy hoạch được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp
huyện việc lấy ý kiến về quy hoạch;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy
hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy
hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan;
d) Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang
thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới cơ quan
lập quy hoạch. Trường hợp cần thiết, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến
về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội
nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư và cá nhân;
đ) Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp
thu ý kiến, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan trước
khi trình thẩm định quy hoạch.
Điều 30. Lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia
1. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia gồm Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch ngành
quốc gia.
2. Trường hợp quy hoạch có liên quan đến biên giới, hải đảo, vị trí chiến
lược về quốc phòng, an ninh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải thống nhất với
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về nội dung quy hoạch trước khi gửi lấy ý kiến về
quy hoạch.
3. Nội dung dự thảo quy hoạch được lấy ý kiến trừ những nội dung liên quan
đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được đăng tải trên trang
thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch trong thời gian ít nhất 30
ngày tính từ ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch quy định tại các khoản 4
và 5 Điều này.
4. Việc lấy ý kiến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ
quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về quy hoạch được thực
hiện như sau:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch gồm báo cáo
quy hoạch, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch, báo cáo đánh
giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời
hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, báo
cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trước khi trình thẩm định quy hoạch.
5. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan
đến quy hoạch thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp
huyện việc lấy ý kiến về quy hoạch;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy
hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy
hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan;
d) Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang
thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới
cơ quan tổ chức lập quy hoạch; trường hợp cần thiết, cơ quan tổ chức lập quy
hoạch có thể lấy ý kiến về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại
nơi công cộng, tổ chức hội nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn
thông qua đại diện cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân;
đ) Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp
thu ý kiến, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch công bố công khai trên trang
thông tin điện tử của cơ quan trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Điều 31. Lấy ý kiến về quy hoạch vùng
1. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch vùng gồm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
các địa phương trong vùng, các địa phương liền kề vùng và các địa phương nằm
trong lưu vực sông liên quan tới quy hoạch vùng; cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch vùng.
2. Trường hợp quy hoạch có liên quan tới biên giới, hải đảo, vị trí chiến
lược về quốc phòng, an ninh, cơ quan lập quy hoạch phải thống nhất với Bộ Quốc
phòng và Bộ Công an về nội dung quy hoạch trước khi gửi lấy ý kiến về quy
hoạch.
3. Nội dung dự thảo quy hoạch được lấy ý kiến trừ những nội dung liên quan
đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được đăng tải trên trang
thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch trong thời gian ít nhất 30 ngày
tính từ ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch quy định tại các khoản 4 và 5
Điều này.
4. Việc lấy ý kiến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ
quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về quy hoạch được thực
hiện như sau:
a) Cơ quan lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch bao gồm báo cáo quy
hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện
phương án quy hoạch;
b) Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời
hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến trước
khi trình thẩm định quy hoạch.
5. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan
đến quy hoạch thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp
huyện việc lấy ý kiến về quy hoạch;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy
hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy
hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan;
d) Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang
thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới cơ quan
lập quy hoạch. Trường hợp cần thiết, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến
về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội
nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư và cá nhân;
đ) Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp
thu ý kiến, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan trước
khi trình thẩm định quy hoạch.
Điều 32. Lấy ý kiến về quy hoạch tỉnh
1. Đối tượng lấy ý kiến quy hoạch tỉnh gồm các bộ, cơ quan ngang bộ có liên
quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương trong vùng và các địa phương
liền kề; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cộng đồng
dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch tỉnh.
2. Trường hợp quy hoạch có liên quan tới biên giới, hải đảo, vị trí chiến
lược về quốc phòng, an ninh, cơ quan lập quy hoạch phải thống nhất với Bộ Quốc
phòng và Bộ Công an về nội dung quy hoạch trước khi gửi lấy ý kiến về quy
hoạch.
3. Nội dung dự thảo quy hoạch được lấy ý kiến trừ những nội dung liên quan
đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được đăng tải trên trang
thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch tỉnh trong thời gian ít nhất 30
ngày tính từ ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch quy định tại các khoản 4
và 5 Điều này.
4. Việc lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc tỉnh được thực hiện như sau:
a) Cơ quan lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch bao gồm báo cáo quy
hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện
nội dung quy hoạch;
b) Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời
hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch; bộ, cơ quan
ngang bộ được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung
phương án phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý trong quy hoạch
tỉnh, đảm bảo sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành, giữa các
địa phương trong vùng, sự phù hợp của quy hoạch tỉnh được lập đối với quy
hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng có liên quan;
c) Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến trước
khi trình thẩm định quy hoạch.
5. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan
đến quy hoạch thực hiện như sau:
a) Cơ quan lập quy hoạch tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng
dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan đến quy hoạch;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy
hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy
hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan;
d) Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang
thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới cơ quan
lập quy hoạch. Trường hợp cần thiết, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến
về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội
nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư và cá nhân;
đ) Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp
thu ý kiến, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan trước
khi trình thẩm định quy hoạch.
Chương IV
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH
Điều 33. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch và
các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch; tổ chức,
điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch;
c) Phê duyệt báo cáo thẩm định quy hoạch.
2. Thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến góp ý bằng văn
bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch về lĩnh vực chuyên môn và
các vấn đề chung; gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo báo cáo thẩm định
quy hoạch tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp;
phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội
dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch
trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận;
c) Được quyền bảo lưu ý kiến của mình;
d) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phân công.
Điều 34. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định
quy hoạch
1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan
lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch
tổ chức thẩm định quy hoạch hoặc thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy
hoạch chưa đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt theo kết luận của Hội
đồng thẩm định quy hoạch.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch
nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội
nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp
Hội đồng thẩm định quy hoạch.
5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của ủy viên phản biện, ý kiến của
thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập
(nếu có), ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và các ý kiến
khác, báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp
thẩm định quy hoạch.
7. Lập Biên bản họp thẩm định quy hoạch.
8. Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo quy
hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và các tài liệu liên quan theo
kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược của quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định,
lập báo cáo thẩm định quy hoạch bao gồm cả nội dung thẩm định báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược của quy hoạch; lấy ý kiến bằng văn bản của các thành
viên Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch;
hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy
hoạch phê duyệt.
10. Chủ trì, phối hợp với thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát hồ
sơ, tài liệu quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng
thẩm định quy hoạch; đóng dấu; xác nhận vào hồ sơ, tài liệu quy hoạch.
11. Sử dụng kinh phí, bộ máy, phương tiện và con dấu của cơ quan, đơn vị mình
để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 35. Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản
biện.
2. Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 15
năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch
đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan đến quy hoạch; ít nhất 08
năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch
đối với người có bằng thạc sỹ trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến quy
hoạch.
3. Ủy viên phản biện có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến phản biện bằng
văn bản gửi cho cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp;
c) Được nhận thù lao phản biện quy hoạch theo quy định;
d) Ủy viên phản biện không được tiếp xúc với tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy
hoạch cho đến khi công việc phản biện hoàn tất.
Điều 36. Tư vấn phản biện độc lập quy hoạch
1. Tư vấn phản biện độc lập quy hoạch là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện:
a) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà
nước về quy hoạch đối với người có bằng tiến sỹ chuyên ngành liên quan đến quy
hoạch; có ít nhất 15 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý
nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng thạc sỹ chuyên ngành liên quan đến
quy hoạch; có ít nhất 20 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản
lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan
đến quy hoạch;
b) Không tham gia lập quy hoạch được phản biện.
2. Tổ chức tư vấn phản biện độc lập quy hoạch phải đáp ứng các điều kiện:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có ít nhất 05 chuyên gia đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 35
Nghị định này;
c) Không tham gia lập quy hoạch được phản biện.
Điều 37. Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy
hoạch quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạch, cơ quan thường trực Hội
đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch để
lấy ý kiến.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy
hoạch, các ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải gửi ý
kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng
hợp.
3. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch lựa chọn tư vấn phản
biện độc lập để phản biện một hoặc một số nội dung của quy hoạch. Trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu phản biện quy hoạch, tư vấn
phản biện độc lập phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội
đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.
4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch lấy ý kiến chuyên gia, tổ
chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch
bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý
kiến báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Điều 38. Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia của các
thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch là ủy viên phản biện, văn bản thông
báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), cơ quan thường trực Hội
đồng thẩm định tổng hợp ý kiến gửi các thành viên của Hội đồng thẩm định quy
hoạch và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch về việc tổ chức họp Hội
đồng thẩm định quy hoạch
2. Phiên họp thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có văn bản của cơ quan
thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực
hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành
viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy
hoạch, hai phần ba (2/3) số ủy viên phản biện, đại diện cơ quan thường trực
Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp; có mặt đại diện cơ quan lập quy hoạch và
đại diện tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
3. Cơ chế ra quyết định của Hội đồng thẩm định quy hoạch:
a) Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công
khai, biểu quyết theo đa số để nghiệm thu quy hoạch và thông qua biên bản họp
thẩm định quy hoạch;
b) Quy hoạch đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt khi báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược của quy hoạch đã được cơ quan có trách nhiệm thẩm định
thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa đối với quy hoạch phải thực hiện đánh
giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội
đồng thẩm định quy hoạch dự họp bỏ phiếu đồng ý nghiệm thu quy hoạch.
Chương V
HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ QUY HOẠCH
Mục 1: XÂY DỰNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ
QUY HOẠCH
Điều 39. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy
hoạch
1. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch được xây dựng
tập trung, thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Việc thu thập, cập nhật, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin,
cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
phải đảm bảo các yêu cầu:
a) Tính chính xác, đầy đủ, khoa học, khách quan và kế thừa;
b) Tính đồng bộ, có khả năng kết nối, trao đổi dữ liệu;
c) Cập nhật thường xuyên; lưu trữ, bảo quản, đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài;
d) Tổ chức quản lý có hệ thống, thuận tiện trong khai thác sử dụng, phục vụ
kịp thời công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu khai thác phục vụ công tác
quy hoạch và nhu cầu thông tin quy hoạch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Công bố công khai và đảm bảo quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận
và sử dụng thông tin đúng mục đích theo quy định pháp luật;
e) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ.
Điều 40. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy
hoạch
1. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch được xây dựng
theo kiến trúc một cổng thông tin điện tử kết nối giữa các bộ, cơ quan ngang
bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường mạng, phù hợp với Khung kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; phục vụ công tác lập quy hoạch, lấy ý kiến về
quy hoạch, công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch; giám sát, đánh giá quá
trình thực hiện quy hoạch.
2. Các thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc
gia về quy hoạch là thông tin, cơ sở dữ liệu được số hóa, liên kết, tích hợp
với nhau, gắn với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và được thẩm định theo quy
định của pháp luật.
3. Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được
xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện; sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ
quốc gia VN 2000 cho tất cả các loại thông tin, cơ sở dữ liệu bản đồ.
4. Thông tin, cơ sở dữ liệu được thu thập để xây dựng hệ thống thông tin và
cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,
quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch đơn vị hành chính
kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn đã được phê duyệt và
được lưu trữ theo quy định tại Điều 44 của Luật Quy hoạch;
b) Cơ sở dữ liệu chuyên ngành do bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quản lý, bao gồm cơ sở dữ liệu thống kê quốc
gia và hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; cơ sở dữ liệu về địa chất và khoáng sản; cơ
sở dữ liệu về môi trường; cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn; cơ sở dữ liệu
tài nguyên môi trường biển và hải đảo; cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu; cơ
sở dữ liệu thống kê, kiểm kê về đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; thông tin và cơ sở dữ liệu liên quan đến điều tra cơ bản về đất đai;
cơ sở dữ liệu về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; cơ sở dữ liệu về hệ thống
kết cấu hạ tầng xã hội; cơ sở dữ liệu về xây dựng; cơ sở dữ liệu về hệ thống
đô thị và điểm dân cư nông thôn; cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động
sản; cơ sở dữ liệu về quốc phòng, an ninh; cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ có
liên quan;
c) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được chuẩn hóa và cập nhật thường xuyên;
d) Thông tin và cơ sở dữ liệu về quy hoạch khác.
Điều 41. Cập nhật, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về
quy hoạch
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin và cơ sở
dữ liệu về hồ sơ quy hoạch thuộc phạm vi quản lý vào hệ thống thông tin và cơ
sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng trong thời hạn 10 ngày
kể từ khi quy hoạch được phê duyệt.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin và cơ sở
dữ liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng theo các kỳ thống kê, kiểm kê,
hoặc sau khi kết quả điều tra, khảo sát, đo đạc được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt, công bố.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức vận hành, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu quốc gia về quy hoạch; xây dựng quy trình nghiệp vụ, kiểm soát để vận
hành, duy trì hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch; thực
hiện các cơ chế, giải pháp đồng bộ, sao lưu, dự phòng, phục hồi dữ liệu, đảm
bảo tính nguyên vẹn, an toàn của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia
về quy hoạch.
Điều 42. Chi phí xây dựng, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc
gia về quy hoạch
1. Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và phần mềm phục vụ quản lý, vận
hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch được sử dụng từ
vốn đầu tư công và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Chi phí quản lý, vận hành, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu và cập nhật
thông tin, cơ sở dữ liệu vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về
quy hoạch trên môi trường mạng được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Hằng năm, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lập dự toán kinh phí
thường xuyên cho các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này gửi cơ quan tài
chính cùng cấp để tổng hợp, bố trí dự toán theo quy định về phân cấp ngân sách
nhà nước.
Mục 2: TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ
QUY HOẠCH
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Ban hành quy định về nội dung, cấu trúc, yêu cầu kỹ thuật, giải pháp công
nghệ, phương pháp vận hành đối với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc
gia về quy hoạch phù hợp với quy định của pháp luật về Chính phủ điện tử.
2. Hướng dẫn chi tiết việc thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông
tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch để xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu quốc gia về quy hoạch.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về
quy hoạch; tổng hợp tình hình xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin
và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
về công tác thu thập, quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, cơ sở
dữ liệu thuộc hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
5. Xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp trong việc thu thập, quản lý, kết
nối, chia sẻ và sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin và
cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng.
6. Xây dựng môi trường kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu
trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên phạm vi
toàn quốc, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm hạ
tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận
hành, khai thác; các chuẩn thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung trên cơ sở kết
nối liên thông với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch;
chính sách an toàn, bảo mật và chính sách bảo vệ bản quyền thông tin, cơ sở dữ
liệu thuộc hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
7. Xây dựng kế hoạch và quản lý sử dụng nguồn vốn được bố trí để điều tra,
xây dựng cơ sở dữ liệu; xây dựng, duy trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin,
các phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo các quy định hiện hành.
8. Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ biên tập, cập nhật, phê duyệt,
kiểm tra thông tin, cơ sở dữ liệu thuộc hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
quốc gia về quy hoạch.
Điều 44. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có
trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, cập nhật thường xuyên, lưu trữ, bảo quản lâu dài các nội
dung của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch thuộc trách
nhiệm quản lý; kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu thuộc phạm
vi quản lý vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên
môi trường mạng theo quy định;
b) Bảo đảm tính chính xác về nội dung và các thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ
thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch thuộc trách nhiệm cung
cấp, cập nhật, quản lý;
c) Bảo đảm an toàn tài khoản quản trị hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc
gia về quy hoạch được cấp;
d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm an toàn, chia sẻ, kết
nối, tích hợp và trích xuất thông tin, cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin
và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu
nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được chuẩn hóa và
được cập nhật thường xuyên để tạo dữ liệu khung cho hệ thống thông tin và cơ
sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn về đồng bộ,
tương thích, truy cập, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, đảm bảo sự
kết nối thông suốt và an toàn thông tin của hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu quốc gia về quy hoạch.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ trong việc xây dựng và vận hành hệ thống thông tin và
cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
Điều 45. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các nhiệm vụ và quyền
hạn được quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
2. Chỉ đạo cơ quan quản lý quy hoạch của địa phương thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở ngành tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật,
đánh giá, quản lý, lưu trữ, công bố, khai thác và sử dụng thông tin, cơ sở dữ
liệu về quy hoạch theo đúng quy định;
b) Tổ chức quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch trên phạm vi toàn
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức tích hợp thông tin, cơ sở dữ liệu và
các ứng dụng nhằm phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác hiệu quả,
gia tăng giá trị của thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch;
d) Lưu trữ, bảo quản, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 46. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 47. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các
cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm tổ chức và hướng dẫn thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
Lưu: VT, KTTH (2b). TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
PHỤ LỤC I
DANH MỤC VÀ TỶ LỆ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH
(Kèm theo Nghị định số 37/2019/NĐCP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ)
I. QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA
A. Bản đồ in tỷ lệ 1:4.000.000
1. Sơ đồ vị trí địa lý và mối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới.
B. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 1:1.000.000
1. Các bản đồ về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư, hệ
thống kết cấu hạ tầng quan trọng cấp quốc gia và liên vùng.
2. Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng.
3. Bản đồ định hướng phân vùng và liên kết vùng.
4. Bản đồ định hướng phát triển ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia.
5. Bản đồ định hướng phát triển ngành hạ tầng xã hội cấp quốc gia.
6. Bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.
7. Bản đồ định hướng sử dụng tài nguyên quốc gia.
8. Bản đồ định hướng bảo vệ môi trường quốc gia.
9. Bản đồ định hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
10. Bản đồ định hướng phát triển không gian quốc gia.
11. Bản đồ định hướng sử dụng đất quốc gia.
12. Bản đồ bố trí không gian các dự án quan trọng quốc gia trong thời kỳ quy
hoạch.
II. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN QUỐC GIA
A. Bản đồ in tỷ lệ 1:4.000.000
1. Sơ đồ vị trí địa lý và mối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới.
B. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 1:1.000.000
1. Các bản đồ về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư, hệ
thống kết cấu hạ tầng quan trọng trong phạm vi không gian biển.
2. Bản đồ định hướng khai thác và sử dụng tài nguyên trong phạm vi không gian
biển.
3. Bản đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi không
gian biển.
4. Bản đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội trong phạm vi không
gian biển.
5. Bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trên vùng đất
ven biển và các đảo.
6. Bản đồ phân vùng sử dụng không gian biển quốc gia.
7. Bản đồ định hướng bảo vệ môi trường không gian biển quốc gia.
8. Bản đồ định hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
trong phạm vi không gian biển quốc gia.
9. Bản đồ định hướng tổ chức không gian biển quốc gia.
III. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA
A. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 1:1.000.000
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc gia.
2. Bản đồ định hướng sử dụng đất quốc gia.
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
B. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 1:250.000
1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo vùng.
IV. QUY HOẠCH NGÀNH KẾT CẤU HẠ TẦNG QUỐC GIA
A. Bản đồ in tỷ lệ 1:4.000.000
1. Sơ đồ vị trí địa lý và mối quan hệ của kết cấu hạ tầng quốc gia với khu
vực và quốc tế.
B. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:25.000 1:250.000
1. Bản đồ hiện trạng ngành kết cấu hạ tầng quốc gia.
2. Bản đồ định hướng phát triển ngành kết cấu hạ tầng quốc gia.
3. Bản đồ bố trí không gian các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu
tư của ngành.
C. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:5.000 1:100.000
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của ngành kết cấu hạ
tầng quốc gia.
2. Bản đồ định hướng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của ngành kết cấu hạ
tầng quốc gia.
V. QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN QUỐC GIA
A. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:10.000 1:100.000
1. Bản đồ tổng hợp điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng
tài nguyên và môi trường vùng bờ.
2. Bản đồ hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.
3. Bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ.
4. Bản đồ các khu vực chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài
nguyên vùng bờ.
5. Bản đồ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
6. Bản đồ các khu vực trọng điểm có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:25.000.
B. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000
1. Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản.
C. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản1:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 1:500.000
1. Bản đồ khoanh định khu vực hoạt động khoáng sản, khu vực cấm hoạt động
khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực hạn chế hoạt
động khoáng sản, khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.
2. Bản đồ khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản làm vật liệu xây
dựng cần đầu tư thăm dò, khai thác.
3. Bản đồ chi tiết các khu vực trọng điểm về thăm dò, khai thác, chế biến và
sử dụng khoáng sản.
() Lưu ý:
Việc khoanh định chi tiết khu vực mỏ chỉ áp dụng đối với quy hoạch thăm
dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được quy hoạch giới hạn bởi các đoạn
thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia.
D. Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 1:1.000.000
1. Bản đồ tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước quốc gia.
2. Bản đồ định hướng phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước.
Đ. Quy hoạch lâm nghiệp:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 1:1.000.000
1. Bản đồ hiện trạng rừng.
2. Bản đồ hiện trạng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho phát triển lâm nghiệp.
4. Bản đồ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất.
5. Bản đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp.
6. Bản đồ định hướng sử dụng đất cho phát triển lâm nghiệp.
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000
1. Bản đồ quy hoạch khu rừng đặc dụng.
E. Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:100.000 1:1.000.000
1. Bản đồ hiện trạng quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
2. Bản đồ phân vùng khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000
1. Bản đồ khoanh định khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển; khu bảo vệ
nguồn lợi thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; khu vực cư trú
nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh
tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu.
G. Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh:
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:100.000
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc phòng/đất an ninh.
2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc phòng/đất an ninh.
3. Bản đồ khu vực đất quốc phòng/đất an ninh giao lại cho địa phương quản lý,
sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000
1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc phòng/đất an ninh của các khu vực trọng
điểm.
2. Bản đồ định hướng sử dụng đất quốc phòng/đất an ninh của các khu vực trọng
điểm.
VI. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 1:1.000.000
1. Bản đồ hiện trạng và định hướng phân vùng môi trường.
2. Bản đồ hiện trạng và định hướng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
3. Bản đồ hiện trạng và định hướng các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc
gia, cấp vùng, cấp tỉnh.
4. Bản đồ hiện trạng và định hướng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường
cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh.
5. Bản đồ tích hợp hiện trạng và định hướng bảo vệ môi trường (phân vùng môi
trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khu xử lý chất thải, mạng
lưới quan trắc và cảnh báo môi trường).
VII. QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:50.000 1:1.000.000
1. Bản đồ hiện trạng và định hướng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
2. Bản đồ hiện trạng và định hướng bảo tồn các khu vực có đa dạng sinh học
cao.
3. Bản đồ hiện trạng và định hướng bảo tồn các hành lang đa dạng sinh học.
4. Bản đồ hiện trạng và định hướng các khu bảo tồn thiên nhiên.
5. Bản đồ hiện trạng và định hướng phân bố các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh
học.
6. Bản đồ tích hợp hiện trạng và định hướng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học (cảnh quan thiên nhiên, khu vực có đa dạng sinh học cao, hành lang đa
dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học).
VIII. QUY HOẠCH VÙNG
A. Bản đồ in tỷ lệ 1:1.000.000
1. Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của vùng.
B. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:250.000 1:500.000 (tùy theo hình dáng
và diện tích của vùng)
1. Các bản đồ về hiện trạng phát triển vùng.
2. Bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn.
3. Bản đồ phương hướng tổ chức không gian và phân vùng chức năng.
4. Bản đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
5. Bản đồ phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
6. Bản đồ phương hướng sử dụng tài nguyên.
7. Bản đồ phương hướng bảo vệ môi trường.
8. Bản đồ phương hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí
hậu.
9. Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện.
10. Bản đồ chuyên đề (nếu có).
() Lưu ý: Tùy vào điều kiện khác biệt của từng vùng có thể lập các bản đồ
riêng cho các đối tượng của ngành hoặc loại tài nguyên để đảm bảo thể hiện
được nội dung quy hoạch trên bản đồ.
IX. QUY HOẠCH TỈNH
A. Bản đồ in tỷ lệ 1:250.000 1:1.000.000 (tùy theo hình dáng và diện
tích của tỉnh)
1. Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh.
B. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:25.000 1:100.000 (tùy theo hình dáng
và diện tích tỉnh)
1. Các bản đồ về hiện trạng phát triển.
2. Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng.
3. Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn.
4. Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng.
5. Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
6. Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
7. Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất.
8. Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên.
9. Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống
thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.
10. Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
11. Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện.
12. Bản đồ chuyên đề (nếu có).
C. Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:10.000 1:25.000
1. Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển khu vực trọng điểm của tỉnh
(nếu có).
() Lưu ý: Tùy vào điều kiện khác biệt của từng tỉnh có thể lập các bản đồ
riêng cho các đối tượng của ngành hoặc loại tài nguyên để đảm bảo thể hiện
được nội dung quy hoạch trên bản đồ.
PHỤ LỤC II
NỘI DUNG QUY HOẠCH NGÀNH KẾT CẤU HẠ TẦNG QUỐC GIA
(Kèm theo Nghị định số 37/2019/NĐCP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ)
I. NỘI DUNG QUY HOẠCH KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI1
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối
cảnh, thực trạng phân bố và sử dụng không gian của kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp tới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong thời kỳ quy
hoạch.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
a) Phân tích, đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải trong phạm vi cả nước; sự liên kết giữa kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải trong nước với quốc tế;
b) Phân tích, đánh giá sự liên kết giữa kết cấu hạ tầng giao thông vận tải với
kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác trong phạm vi vùng lãnh thổ.
4. Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với ngành kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải, những cơ hội và thách thức đối với phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông vận tải:
a) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với ngành, gồm nhu cầu
vận tải, phương thức vận tải, ứng dụng công nghệ và phương tiện mới trong giao
thông vận tải;
b) Phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức phát triển ngành kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải trong thời kỳ quy hoạch.
5. Xác định các quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải.
6. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên phạm vi cả
nước và các vùng lãnh thổ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Định hướng phân bố không gian phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận
tải; xác định quy mô, mạng lưới đường, luồng, tuyến của hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải (đối với quy hoạch mạng lưới đường sắt, xác định định
hướng kết nối đường sắt đến các đô thị đặc biệt, đô thị loại I, cảng hàng
không quốc tế, cảng biển đặc biệt và cảng biển loại I);
b) Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng
và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo
quy định của pháp luật chuyên ngành đối với từng công trình trong hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải;
c) Định hướng kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải trong nước và quốc tế; kết nối hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải với hệ thống đô thị và nông thôn, hệ thống cơ sở hạ
tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi, hệ thống du lịch và các hệ thống kết
cấu hạ tầng khác;
d) Giải pháp về quản lý khai thác và bảo đảm an toàn đối với hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông vận tải trước rủi ro thiên tai và bối cảnh biến đổi khí
hậu.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất (bao gồm cả đất có mặt nước) cho phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc
gia có liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
8. Danh mục các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành;
đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách theo nhóm ngành;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I của
Nghị định này.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới trạm khí tượng thủy
văn quốc gia:
a) Phân tích, đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
môi trường, hiện trạng hoạt động khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí
hậu;
b) Đánh giá việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc
gia kỳ trước; hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí
hậu;
c) Đánh giá tình hình phân vùng rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn và theo
dõi, giám sát thiên tai khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu phục vụ phòng,
chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Đánh giá biến động theo không gian, thời gian các yếu tố khí tượng thủy
văn, khí hậu cần quan trắc;
đ) Xác định nhu cầu thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với phát triển
kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;
e) Đánh giá tác động của phát triển khoa học và công nghệ đến hoạt động khí
tượng thủy văn.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia trong thời kỳ quy
hoạch.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển mạng
lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc
gia trong phạm vi cả nước; sự liên kết giữa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
trong nước với khu vực và thế giới;
b) Phân tích, đánh giá, làm rõ mối liên kết giữa mạng lưới trạm khí tượng thủy
văn quốc gia với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực
khác có liên quan trong phạm vi vùng lãnh thổ.
4. Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với mạng lưới trạm
khí tượng thủy văn, những cơ hội và thách thức trong việc phát triển mạng lưới
trạm khí tượng thủy văn:
a) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với mạng lưới trạm khí
tượng thủy văn về quy mô, công nghệ, kỹ thuật dự báo trong lĩnh vực khí tượng
thủy văn, kỹ thuật xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu và cung cấp các dịch
vụ khí hậu;
b) Phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế, cơ hội, thách thức phát triển mạng
lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.
5. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển ngành khí tượng thủy văn quốc
gia trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ và thông tin, dữ liệu quốc gia từ
các khu vực có liên quan.
6. Phương án phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:
a) Xác định mật độ, số lượng, vị trí, danh sách trạm, nội dung quan trắc của
từng loại trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trên phạm vi
cả nước và các vùng lãnh thổ;
b) Lập bản đồ quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy
văn quốc gia và các hoạt động quan trắc liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng
quốc gia.
8. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng
lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của mạng lưới trạm khí
tượng thủy văn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành;
đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện quy hoạch;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc
gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I
của Nghị định này.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ VỀ NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống kết cấu hạ tầng năng
lượng, bao gồm các kết cấu hạ tầng điện lực, khai thác và chế biến than, dầu
khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ thống kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia trong thời kỳ
quy hoạch.
3. Đánh giá về liên kết liên ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển
kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng năng lượng quốc
gia trong phạm vi cả nước; sự liên kết giữa kết cấu hạ tầng năng lượng trong
nước với quốc tế;
b) Đánh giá sự liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia với
hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trên phạm
vi vùng lãnh thổ.
4. Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với hệ thống kết cấu
năng lượng quốc gia; những cơ hội và thách thức phát triển của ngành năng
lượng:
a) Dự báo nhu cầu năng lượng quốc gia; phân tích nguồn cung cấp năng lượng
quốc gia;
b) Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển
ngành năng lượng và hệ thống kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia trong thời kỳ
quy hoạch.
5. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng năng
lượng quốc gia.
6. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng trong phạm vi cả nước và
các vùng lãnh thổ:
a) Xây dựng phương án phát triển tổng thể năng lượng quốc gia; kết hợp hài hòa
và cân đối giữa các ngành than, dầu khí, điện lực và các nguồn năng lượng
khác;
b) Phân bố không gian phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng năng lượng quốc
gia trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ, bao gồm quy mô công trình, địa
điểm hoặc hướng, tuyến dự kiến bố trí công trình.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng
quốc gia và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và
bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia liên quan đến phát
triển kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia.
8. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành kết cấu
hạ tầng năng lượng và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành kết cấu hạ tầng
năng lượng trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành;
đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia. Danh
mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I của Nghị
định này.
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống kết cấu hạ tầng điện
lực quốc gia, bao gồm các nhà máy điện có quy mô công suất từ công trình cấp
II trở lên, hệ thống lưới điện 220 kV, 500 kV và các cấp điện áp cao hơn, các
nhà máy điện có quy mô công suất tương ứng với công trình cấp III và hệ thống
lưới điện 110 kV theo vùng lãnh thổ.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ thống kết cấu hạ tầng điện lực quốc gia thời kỳ quy
hoạch.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển điện
lực:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng điện lực trong
phạm vi cả nước; sự liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng điện lực trong nước
với các nước trong khu vực;
b) Phân tích, đánh giá, làm rõ mối liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng điện
lực với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan
trong phạm vi vùng lãnh thổ.
4. Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với ngành, xác định
những cơ hội và thách thức phát triển của ngành điện lực:
a) Dự báo nhu cầu điện theo địa phương, vùng lãnh thổ và toàn quốc;
b) Đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp, năng lượng tái tạo cho phát điện và
các năng lượng khác; khả năng khai thác, khả năng xuất nhập khẩu điện; đánh
giá khả năng trao đổi điện giữa các vùng lãnh thổ;
c) Phân tích, đánh giá tiềm năng và lợi thế, cơ hội, thách thức, hạn chế và
tồn tại trong phát triển điện lực quốc gia.
5. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển điện lực quốc gia trong thời
kỳ quy hoạch.
6. Phương án phát triển điện lực quốc gia:
a) Phương án phát triển nguồn điện;
b) Phương án phát triển lưới điện;
c) Phương án liên kết lưới điện khu vực;
d) Định hướng phát triển điện nông thôn;
đ) Mô hình tổ chức quản lý ngành điện;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các phương án, chương trình phát
triển điện lực quốc gia.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển các công trình điện lực và
các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh
thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến xây dựng, phát
triển công trình điện lực.
8. Xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của
ngành điện lực và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành điện lực trong
thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành;
đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp bảo đảm an ninh cung cấp điện;
b) Giải pháp tạo nguồn vốn và huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện;
c) Giải pháp về pháp luật, chính sách;
d) Giải pháp về bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai;
đ) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
e) Giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả;
g) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
h) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
i) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Danh mục
và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I của Nghị định
này.
V. NỘI DUNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG DỰ TRỮ, CUNG ỨNG XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT
1. Phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và
thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu,
khí đốt quốc gia.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trong thời kỳ
quy hoạch.
3. Đánh giá liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển hạ tầng
dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí
đốt quốc gia trong phạm vi cả nước; sự liên kết giữa hạ tầng cung ứng xăng
dầu, khí đốt trong nước với quốc tế;
b) Đánh giá sự liên kết giữa hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc
gia với kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong phạm
vi vùng lãnh thổ.
4. Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với hạ tầng dự trữ,
cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia, những cơ hội và thách thức phát triển:
a) Dự báo nhu cầu phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc
gia về quy mô, công nghệ, địa bàn phân bố, loại hình thay thế, công nghệ, kỹ
thuật xây dựng và vận hành;
b) Phân tích, đánh giá cơ hội, thách thức, hạn chế và tồn tại trong phát triển
hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.
5. Xác định các quan đi
ểm, mục tiêu phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia
trong thời kỳ quy hoạch.
6. Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia
trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ:
a) Luận chứng phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt
quốc gia;
b) Định hướng phân bố, sử dụng không gian phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu, khí đốt quốc gia đảm bảo liên kết ngành và liên kết vùng;
c) Xác định quy mô công trình, địa điểm và hướng, tuyến dự kiến bố trí công
trình hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng
dầu, khí đốt quốc gia và các hoạt động bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy,
bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh
quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến phát triển hạ tầng dự trữ,
cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.
8. Xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của
ngành hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành hạ tầng dự trữ,
cung ứng xăng dầu, khí đốt trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành;
đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí
đốt. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I
của Nghị định này.
VI. NỘI DUNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUỐC GIA
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hạ tầng thông tin và truyền
thông quốc gia.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia trong
thời kỳ quy hoạch.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển hạ
tầng thông tin và truyền thông quốc gia:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hạ tầng thông tin và truyền thông trong
phạm vi cả nước; sự liên kết, đồng bộ giữa hạ tầng thông tin và truyền thông
trong nước với quốc tế;
b) Đánh giá sự liên kết giữa hạ tầng thông tin và truyền thông với các hạ tầng
khác có liên quan trong phạm vi vùng lãnh thổ.
4. Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với ngành kết cấu hạ
tầng thông tin và truyền thông, gồm hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ
thông tin, phát thanh truyền hình; những cơ hội và thách thức phát triển của
hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia:
a) Dự báo nhu cầu thông tin và truyền thông về quy mô, công nghệ, địa bàn phân
bố, loại hình phương tiện thay thế, công nghệ và vận hành;
b) Phân tích, đánh giá cơ hội, thách thức, hạn chế và tồn tại trong phát triển
hạ tầng thông tin và truyền thông.
5. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển ngành kết cấu hạ tầng thông
tin và truyền thông quốc gia trong thời kỳ quy hoạch, gồm hạ tầng bưu chính,
viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình.
6. Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia trên phạm
vi cả nước và các vùng lãnh thổ:
a) Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, thị trường viễn thông, công
nghệ và dịch vụ viễn thông;
b) Phương án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát thanh truyền
hình;
c) Phương án phát triển mạng bưu chính công cộng;
d) Phương án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin;
đ) Phương án phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và
các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh;
e) Các chỉ tiêu phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ quy
hoạch.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng thông tin và
truyền thông quốc gia và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên
quan đến phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông.
8. Xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của
ngành kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông, thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành hạ tầng thông tin
và truyền thông trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành;
đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển viễn thông và phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin;
b) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về huy động vốn và phân bổ vốn đầu tư;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông quốc
gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I
của Nghị định này.
VII. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁO CHÍ, PHÁT THANH,
TRUYỀN HÌNH, THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, CƠ SỞ XUẤT BẢN
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới cơ sở báo chí, phát
thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản quốc gia.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến mạng lưới phát thanh, truyền hình trong thời kỳ quy hoạch.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển
kinh tế xã hội đối với mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình,
thông tin điện tử, cơ sở xuất bản; những cơ hội và thách thức phát triển của
ngành:
a) Đánh giá sự liên kết giữa ba lĩnh vực xuất bản in phát hành trên địa
bàn cả nước và vùng lãnh thổ;
b) Đánh giá sự liên kết giữa mạng lưới báo chí, phát thanh, truyền hình, thông
tin điện tử, cơ sở xuất bản với các ngành, lĩnh vực khác;
c) Xác định yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền
hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản về quy mô, loại hình, phương tiện,
công nghệ và địa bàn phân bố trong yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;
d) Phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức phát triển của mạng lưới cơ sở
báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản quốc gia
trong thời kỳ quy hoạch.
4. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát
thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản quốc gia.
5. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình,
thông tin điện tử, cơ sở xuất bản trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ:
a) Định hướng phát triển lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin
điện tử và xuất bản; xác định các chỉ tiêu phát triển cho từng lĩnh vực;
b) Định hướng tổ chức mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông
tin điện tử, cơ sở xuất bản trên phạm vi cả nước; xác định vị trí, phạm vi
hoạt động đối với các cơ sở hiện có và các cơ sở thành lập mới;
c) Định hướng đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển mạng lưới cơ sở báo chí,
phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản.
6. Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát
thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản cấp quốc gia.
7. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng
lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản
và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành trong thời kỳ quy
hoạch;
b) Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành;
đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
8. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát
thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản;
b) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về huy động vốn và phân bổ vốn đầu tư;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
9. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí,
phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản.
VIII. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ THỦY LỢI
1. Phân tích, đánh giá yếu tố điều kiện tự nhiên, nguồn nước, bối cảnh, hiện
trạng phân bố và sử dụng không gian của hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống
thiên tai và thủy lợi:
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến phòng, chống thiên tai và thủy lợi trong thời kỳ quy
hoạch:
a) Dự báo xu thế phát triển, xu thế nguồn nước, tác động của xu thế phát triển
và xu thế nguồn nước đến hoạt động phòng, chống thiên tai và thủy lợi;
b) Dự báo tác động của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan trong
điều kiện biến đổi khí hậu đến tính bền vững của các công trình phòng, chống
thiên tai;
c) Dự báo tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực tới phòng,
chống thiên tai và thủy lợi;
d) Xây dựng kịch bản phát triển trong thời kỳ quy hoạch liên quan trực tiếp
đến phòng, chống thiên tai và thủy lợi.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống
thiên tai và thủy lợi trong phạm vi cả nước;
b) Đánh giá sự liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai
và thủy lợi với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác có liên
quan trong phạm vi vùng lãnh thổ;
c) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ, mức độ khép kín của hệ thống kết cấu hạ tầng
phòng, chống thiên tai ven biển trong việc bảo vệ vùng ven biển trước nguy cơ
biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, ngập lụt và xói lở, bồi tụ.
4. Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với lĩnh vực phòng,
chống thiên tai và thủy lợi; cơ hội và thách thức phát triển của ngành:
a) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với lĩnh vực phòng,
chống thiên tai và thủy lợi về quy mô, loại hình, công nghệ;
b) Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức phát triển đối với lĩnh vực
phòng, chống thiên tai và thủy lợi trong thời kỳ quy hoạch.
5. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng,
chống thiên tai và thủy lợi.
6. Phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và
thủy lợi trên phạm vi cả nước và từng vùng lãnh thổ:
a) Phân tích, tính toán và xây dựng phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi theo các kịch bản phát triển thích ứng
với biến đổi khí hậu trong phạm vi lưu vực sông, vùng, cả nước để đảm bảo tính
bền vững và hiệu quả của công trình tạo nguồn nước, tích trữ, cân đối, điều
hòa, phân phối nguồn nước, phòng, chống lũ, bão, nước dâng; giảm thiểu rủi ro
ngập lụt, úng, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập
mặn, sa mạc hóa, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác trên phạm vi cả
nước;
b) Đề xuất giải pháp công trình, giải pháp phi công trình theo kịch bản phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi trên phạm vi
cả nước và từng vùng lãnh thổ;
c) Đề xuất các giải pháp liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống
thiên tai và thủy lợi với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực có
liên quan trong vùng lãnh thổ.
7. Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các
công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai và các hoạt động bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di
tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng phòng,
chống thiên tai và thủy lợi.
8. Danh mục dự án quan trọng, dự án ưu tiên đầu tư thuộc lĩnh vực phòng,
chống thiên tai và thủy lợi, thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư thuộc lĩnh vực phòng, chống
thiên tai và thủy lợi trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục các công trình thủy lợi, phòng, chống thiên
tai quy mô liên vùng, liên tỉnh, công trình quy mô lớn; dự án quan trọng quốc
gia, dự án quan trọng của ngành; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án
phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi.
Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I của
Nghị định này.
IX. NỘI DUNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG DU LỊCH
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống du lịch quốc gia.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ thống du lịch quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.
3. Đánh giá liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển hệ
thống du lịch:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống du lịch trong phạm vi cả nước;
sự liên kết, đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng du lịch trong nước và quốc tế;
b) Đánh giá sự liên kết giữa kết cấu hạ tầng du lịch với hệ thống kết cấu hạ
tầng của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong phạm vi vùng lãnh thổ.
4. Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với phát triển du
lịch; những cơ hội và thách thức phát triển của hệ thống du lịch quốc gia:
a) Xác định nhu cầu phát triển hệ thống du lịch trên cả nước và theo vùng lãnh
thổ phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội;
b) Đánh giá khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng phục vụ
phát triển du lịch so với yêu cầu phát triển;
c) Phân tích, đánh giá các cơ hội, thách thức trong phát triển hệ thống du
lịch quốc gia.
5. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống du lịch quốc gia
trong thời kỳ quy hoạch.
6. Phương án phát triển hệ thống du lịch quốc gia trên phạm vi cả nước và các
vùng lãnh thổ:
a) Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch, hệ thống khu du lịch quốc
gia; giải pháp phát triển kiến trúc và cảnh quan;
b) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
quốc gia; xác định các chỉ tiêu phát triển du lịch;
c) Định hướng phát triển thị trường du lịch và các sản phẩm du lịch chủ yếu.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển hệ thống du lịch quốc gia và
các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh
thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến việc phát triển
hệ thống du lịch quốc gia.
8. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư cho phát triển du
lịch và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống du lịch
quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng
của ngành về phát triển hệ thống du lịch quốc gia; dự kiến tổng mức đầu tư; đề
xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
b) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
d) Giải pháp về liên kết, hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch;
đ) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch hệ thống du lịch. Danh mục và tỷ lệ
bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I của Nghị định này.
X. NỘI DUNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG QUỐC
PHÒNG, AN NINH2
1. Phân tích, đánh giá yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và
thực trạng phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội quốc
gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng quốc phòng,
an ninh.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển mạng lưới
cơ sở hạ tầng xã hội quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh; xác định yêu
cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với ngành, những cơ hội và thách thức:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội quốc gia,
cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước;
b) Đánh giá sự liên kết giữa mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội quốc gia, cơ sở hạ
tầng quốc phòng, an ninh với các hệ thống kết cấu hạ tầng khác trong phạm vi
vùng lãnh thổ;
c) Đánh giá về liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh trong phát triển mạng
lưới cơ sở hạ tầng xã hội quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh;
d) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với việc phát triển
mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh
trong kỳ quy hoạch về quy mô, địa bàn phân bố;
đ) Phân tích, đánh giá cơ hội, thách thức phát triển của mạng lưới cơ sở hạ
tầng xã hội quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh;
e) Phân tích rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đối với mạng lưới cơ sở hạ
tầng xã hội quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh.
4. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội
quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh trong thời kỳ quy hoạch.
5. Phương án phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng quốc
phòng, an ninh:
a) Định hướng phát triển cấu trúc mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội quốc gia, cơ
sở hạ tầng quốc phòng, an ninh; xác định số lượng, quy mô phát triển của các
cơ sở trong mạng lưới; xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật chuyên ngành gắn với phân cấp, phân loại cơ sở;
b) Định hướng phân bố không gian các cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng quốc
phòng, an ninh theo vùng, đơn vị hành chính cấp tỉnh;
c) Định hướng đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát
triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an
ninh;
d) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội
quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh và các hoạt động bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã
xếp hạng quốc gia có liên quan đến việc phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã
hội quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh.
6. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ
tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã
hội quốc gia, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng
của ngành, lĩnh vực hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh trong
thời kỳ quy hoạch, dự kiến tổng mức đầu tư, đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện
và phương án phân kỳ đầu tư.
7. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
b) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển;
đ) Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
h) Giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động;
i) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
8. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở
hạ tầng quốc phòng, an ninh. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định
tại mục IV Phụ lục I của Nghị định này.
XI. NỘI DUNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU
CÁ
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
và thực trạng phân bố, sử dụng không gian đối với hệ thống cảng cá, khu neo
đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Phân tích xu thế phát triển kinh tế xã hội, môi trường pháp lý trong và
ngoài nước, khoa học, công nghệ, quản lý vận hành và các kịch bản phòng chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống
cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong thời kỳ quy hoạch.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng của hệ thống cảng cá, khu neo
đậu tránh trú bão cho tàu cá:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu cá trên phạm vi cả nước;
b) Đánh giá sự liên kết giữa hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực khác có
liên quan trong phạm vi vùng lãnh thổ.
4. Xác định các yêu cầu phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu
cá; những cơ hội và thách thức phát triển của hệ thống cảng cá, khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá:
a) Xác định yêu cầu, nhu cầu phát triển hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh
trú bão cho tàu cá trên cơ sở các định hướng chiến lược phát triển kinh tế
xã hội, chiến lược phát triển ngành thủy sản, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy
hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy hoạch ngành, lĩnh vực có
liên quan trong thời kỳ quy hoạch;
b) Phân tích, đánh giá các cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống cảng
cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ quy hoạch.
5. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống cảng cá, khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá trong thời kỳ quy hoạch:
a) Xác định quan điểm phát triển xét về lợi ích kinh tế xã hội, bảo vệ môi
trường, bảo tồn đa dạng sinh học, quốc phòng, an ninh;
b) Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và định hướng phát triển hệ
thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong thời kỳ quy hoạch.
6. Phương án phát triển hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu
cá trên toàn quốc, vùng lãnh thổ:
a) Phân bố và tổ chức không gian phát triển kết cấu hạ tầng cảng cá, khu neo
đậu tránh trú bão (quy mô, mạng lưới luồng, tuyến);
b) Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, công suất, định hướng khai
thác sử dụng, và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp,
phân loại theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với từng công trình
trong hệ thống kết cấu hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão;
c) Phương án kết nối giữa hệ thống kết cấu hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh
trú bão với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin liên lạc,
phòng, chống thiên tai và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác;
d) Giải pháp về quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn đối với hệ thống kết cấu
hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất (bao gồm cả mặt nước) cho phát triển hệ
thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và các hoạt động bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di
tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến việc phát triển hệ thống cảng cá,
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
8. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ
tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cảng
cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng
của ngành về phát triển hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu
cá; dự kiến tổng mức đầu tư; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án
phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh
trú bão cho tàu cá. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục
IV Phụ lục I của Nghị định này.
XII. NỘI DUNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
1. Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống đô thị và nông thôn
quốc gia.
2. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia trong
thời kỳ quy hoạch.
3. Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong phát triển hệ thống đô thị
và nông thôn:
a) Sự phối hợp, kết hợp giữa các địa phương trong phát triển đô thị, nông thôn
trên phạm vi vùng lãnh thổ; sự liên kết giữa phát triển đô thị và phát triển
nông thôn;
b) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ giữa hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia
với các hệ thống kết cấu hạ tầng khác;
c) Phân tích, đánh giá các chính sách về nguồn lực phát triển và sự phối hợp
giữa các ngành, lĩnh vực nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các bên liên quan
trong phát triển đô thị và nông thôn.
4. Yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối với hệ thống đô thị và nông
thôn quốc gia; những cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ thống đô
thị và nông thôn quốc gia:
a) Xác định các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đối với hệ thống đô thị
quốc gia;
b) Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ
thống đô thị và nông thôn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
c) Phân tích rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đối với hệ thống đô thị và
nông thôn.
5. Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống đô thị và nông thôn
quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.
6. Xác định phương án phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trên phạm vi cả
nước và các vùng lãnh thổ:
a) Xác định các chỉ tiêu dự báo, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về phát triển đô
thị và nông thôn của cả nước, từng vùng lãnh thổ phù hợp với quan điểm, mục
tiêu phát triển;
b) Đề xuất, lựa chọn khung phát triển đô thị, nông thôn quốc gia, bao gồm mạng
lưới đô thị và nông thôn trong từng vùng và trên toàn lãnh thổ quốc gia;
c) Đề xuất mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia
phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội;
d) Đề xuất định hướng các vùng phát triển đô thị và phân bố mạng lưới đô thị;
phân cấp, phân loại hệ thống đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành
chính; xác định các đô thị có vai trò trung tâm cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc
gia;
đ) Đề xuất định hướng, nguyên tắc tổ chức, phân bố dân cư nông thôn tại các
vùng lãnh thổ;
e) Xác định các vùng, khu vực lãnh thổ dành cho mục tiêu phát triển đô thị và
nông thôn trên cả nước và các vùng, theo từng giai đoạn quy hoạch;
g) Xác định các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, khai thác và
sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả; đề xuất các tiêu chuẩn lựa chọn, khai thác
quỹ đất cho phát triển đô thị, nông thôn;
h) Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị và nông thôn;
i) Định hướng về chương trình phát triển đô thị quốc gia và từng tỉnh;
k) Xác định các giải pháp liên kết phát triển giữa các đô thị, giữa phát triển
đô thị và phát triển nông thôn;
l) Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
có tính liên vùng, liên tỉnh có vai trò quan trọng đối với phát triển hệ thống
đô thị và nông thôn quốc gia, bao gồm giao thông, cung cấp năng lượng, nguồn
nước, khả năng thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa
trang.
7. Định hướng bố trí sử dụng đất phát triển hệ thống đô thị, nông thôn quốc
gia và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn
sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia trong phát triển đô thị và
nông thôn.
8. Danh mục dự án quan họng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ
thống đô thị và nông thôn quốc gia, thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống đô thị
và nông thôn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng
của ngành về phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; dự kiến tổng
mức đầu tư; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
9. Giải pháp thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về pháp luật, cơ chế, chính sách;
b) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn. Danh mục
và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục I của Nghị định
này.
PHỤ LỤC III
NỘI DUNG QUY HOẠCH NGÀNH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN QUỐC GIA
(Kèm theo Nghị định số 37/2019/NĐCP ngày 07 tháng 5 năm 2019 củaChính phủ)
I. NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG
BỜ
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò, hiện
trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường
vùng bờ; tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với tài nguyên và
môi trường vùng bờ;
b) Phân tích, đánh giá công tác điều tra, khảo sát, thăm dò các dạng tài
nguyên vùng bờ;
c) Phân tích, đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường vùng
bờ;
d) Phân tích, đánh giá yêu cầu đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển;
đ) Phân tích, đánh giá việc quản lý hành lang bảo vệ bờ biển;
e) Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; các
mâu thuẫn, xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ;
g) Phân tích, đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên vùng bờ.
2. Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ:
a) Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ đến phát
triển kinh tế xã hội; quốc phòng, an ninh; môi trường, hệ sinh thái và đa
dạng sinh học; phòng, chống tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng;
b) Đánh giá xu thế biến động tài nguyên và môi trường vùng bờ;
c) Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ đến yêu
cầu quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng bờ.
3. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội
liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo vệ môi trường và
các quy hoạch có liên quan:
a) Phân tích, đánh giá đặc điểm kinh tế, xã hội vùng bờ; chủ trương, định
hướng phát triển kinh tế xã hội vùng bờ;
b) Phân tích, đánh giá thực trạng về thể chế, chính sách quản lý khai thác, sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ;
c) Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch liên quan đến việc khai
thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
4. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế xã hội tác động
tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong thời kỳ quy
hoạch:
a) Phân tích dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ;
b) Phân tích, dự báo bối cảnh và kịch bản phát triển; phân tích lợi thế cạnh
tranh, các cơ hội và thách thức trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên
vùng bờ;
c) Phân tích, dự báo tác động của phát triển kinh tế xã hội tới hoạt động
khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
5. Quan điểm, mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ phục vụ phát
triển kinh tế xã hội:
a) Xây dựng quan điểm khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ tiết kiệm, hiệu
quả và bền vững dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; giải quyết cơ bản các mâu
thuẫn, chồng chéo trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo đảm
hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên
vùng bờ;
b) Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
6. Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử
dụng tài nguyên thuộc vùng bờ:
a) Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ theo nguyên tắc quy định
tại Điều 33 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13;
b) Khoanh vùng các khu vực cấm khai thác tài nguyên thuộc vùng bờ trong thời
kỳ quy hoạch;
c) Xác định các khu vực hạn chế khai thác tài nguyên; đề xuất các điều kiện
cho phép khai thác và giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên vùng bờ;
d) Xác định các khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên thuộc vùng
bờ; đề xuất các giải pháp về khoa học, công nghệ, quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác, sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động xấu của việc khai
thác tài nguyên đến môi trường vùng bờ.
7. Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ:
a) Định hướng kết hợp trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai
với khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ;
b) Dự báo và đề xuất biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ suy thoái môi trường vùng
bờ do khai thác, sử dụng tài nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước
biển dâng và các rủi ro thiên tai khác;
c) Đề xuất các biện pháp phục hồi môi trường vùng bờ trong và sau khi khai
thác, sử dụng tài nguyên.
8. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về quản lý;
b) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
c) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
d) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
đ) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
9. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững
tài nguyên vùng bờ. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên vùng bờ quy định tại mục V Phụ lục I của Nghị định này.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản.
2. Đánh giá tác động của hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tới
kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường.
3. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội
liên quan đến việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ môi trường
quốc gia và các quy hoạch có liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản.
4. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế xã hội tác động
tới việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong thời kỳ quy hoạch.
5. Quan điểm, mục tiêu của hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
phục vụ phát triển kinh tế xã hội:
a) Quan điểm về điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản quốc gia;
b) Quan điểm về huy động nguồn lực cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
c) Mục tiêu, yêu cầu đối với công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
chỉ tiêu đánh giá kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; khai thác sử
dụng kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
6. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản trong kỳ quy hoạch:
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ
1:50.000; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản;
b) Đánh giá tiềm năng từng loại, nhóm khoáng sản; xác định vùng, khu vực có
triển vọng về khoáng sản;
c) Dự kiến quy mô đầu tư, nhu cầu về thiết bị, kỹ thuật, phương pháp phân
tích, thí nghiệm phục vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
d) Xác định danh mục các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc
diện khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vốn.
7. Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
8. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế quản lý, tài chính cho các hoạt động điều tra cơ bản
địa chất về khoáng sản;
b) Giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong công tác điều tra
cơ bản địa chất về khoáng sản và phân tích thí nghiệm các loại mẫu vật địa
chất, khoáng sản;
c) Giải pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào hoạt động
điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế trong công tác điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
9. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
quy định tại mục V Phụ lục I của Nghị định này.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG KHOÁNG
SẢN1
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò, hiện
trạng khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
2. Đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại
khoáng sản đến phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường,
đa dạng sinh học, cảnh quan, dịch vụ hệ sinh thái.
3. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội,
bảo vệ môi trường và các quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng các
loại khoáng sản:
a) Phân tích, đánh giá tác động của các chủ trương, định hướng phát triển kinh
tế xã hội và các quy hoạch liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, chế
biến, sử dụng các loại khoáng sản;
b) Đánh giá thực trạng đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động và các nguồn
lực phát triển khác trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng
khoáng sản.
4. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế xã hội tác động
tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng khoáng sản trong thời kỳ quy hoạch:
a) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ tác động tới hoạt động thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;
b) Tác động của phát triển kinh tế xã hội tới nhận thức của cộng đồng về bảo
vệ và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
5. Quan điểm, mục tiêu thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng
sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong kỳ quy hoạch:
a) Quan điểm về thăm dò, khai thác, sử dụng bền vững các khoáng sản phục vụ
phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường;
b) Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng từng loại khoáng sản trong thời kỳ quy hoạch.
6. Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích thăm dò, khai
thác, chế biến, sử dụng khoáng sản:
a) Tổng hợp và khoanh định trên bản đồ các khu vực cấm hoạt động khoáng sản,
khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt;
b) Tổng hợp và khoanh định trên bản đồ các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Xác định khu vực thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản; xác định tài
nguyên khoáng sản huy động trong kỳ quy hoạch, bao gồm quy mô công suất khai
thác, định hướng mục tiêu sản phẩm chế biến và sử dụng, yêu cầu về công nghệ
khai thác, chế biến đối với từng loại khoáng sản cụ thể;
d) Đối với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng
sản làm vật liệu xây dựng, khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản
làm vật liệu xây dựng cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai
thác.
7. Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu trong hoạt động khoáng sản:
a) Dự báo và đề xuất biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi
trường, những tác động tiêu cực lên khu vực cộng đồng dân cư do hoạt động thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản gây ra;
b) Đề xuất các biện pháp phục hồi môi trường trong và sau khi khai thác, chế
biến, sử dụng khoáng sản;
c) Đề xuất các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu
quả thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và giảm thiểu tác động
tiêu cực của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.
8. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về pháp luật, chính sách;
b) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
9. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng
khoáng sản. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và
sử dụng khoáng sản quy định tại mục V Phụ lục I của Nghị định này.
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò, hiện
trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a) Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường;
b) Đánh giá tổng quan hiện trạng tài nguyên nước; hiện trạng khai thác, sử
dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra.
2. Đánh giá tổng quan tác động của việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước đến kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học
và dịch vụ hệ sinh thái.
3. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội
liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường
quốc gia và các quy hoạch có liên quan tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước:
a) Phân tích, đánh giá tổng quan tác động của các chủ trương, định hướng phát
triển kinh tế xã hội đến hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước và các quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Phân tích, đánh giá tổng quan xu thế biến động tài nguyên nước và nhu cầu
khai thác, sử dụng nước phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã
hội;
c) Phân tích, đánh giá tổng quan thực trạng đầu tư, khoa học và công nghệ, lao
động và các nguồn lực phát triển khác trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo
vệ tài nguyên nước.
4. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế xã hội tác động
tới việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; tác động của rủi ro thiên
tai và biến đổi khí hậu đến nguồn tài nguyên nước trong thời kỳ quy hoạch.
5. Quan điểm, mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển
kinh tế xã hội:
a) Xác định quan điểm quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ
tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử
dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra.
6. Định hướng việc xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến
khích khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài
nguyên nước (nếu có).
7. Định hướng điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; xác định yêu
cầu chuyển nước giữa các lưu vực sông; xác định các công trình điều tiết, khai
thác, sử dụng nguồn nước quy mô lớn; xác định thứ tự ưu tiên lập quy hoạch
tổng hợp tài nguyên nước trên các lưu vực sông.
8. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về pháp luật, chính sách;
b) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
9. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch tài nguyên nước. Danh mục và tỷ lệ bản
đồ quy hoạch tài nguyên nước quy định tại mục V Phụ lục I của Nghị định này.
V. NỘI DUNG QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò hiện
trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng, phát triển
kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đến kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, môi
trường, đa dạng sinh học, dịch vụ môi trường rừng, phòng, chống thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội
liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác, sử dụng tài
nguyên rừng, bảo vệ môi trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan:
a) Phân tích, đánh giá tác động của các chủ trương, định hướng phát triển kinh
tế xã hội đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
b) Phân tích, đánh giá các quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài
nguyên rừng;
c) Đánh giá thực trạng đầu tư, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực và các
nguồn lực phát triển khác trong lĩnh vực lâm nghiệp.
4. Dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, sự phát triển kinh tế xã hội tác
động tới ngành lâm nghiệp:
a) Dự báo tiến bộ của khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng;
b) Tác động của phát triển kinh tế xã hội tới nhận thức của cộng đồng về bảo
vệ, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
c) Tác động của thị trường, tác động của biến đổi khí hậu, tác động của đô thị
hóa đến ngành lâm nghiệp trong thời kỳ quy hoạch.
5. Quan điểm và mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên rừng phục vụ phát
triển kinh tế xã hội:
a) Xác định các quan điểm quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng tài nguyên
rừng, phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp xét về hiệu quả kinh tế xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, dịch
vụ hệ sinh thái rừng, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu phát triển lâm
nghiệp trong thời kỳ quy hoạch.
6. Định hướng phát triển lâm nghiệp:
a) Định hướng phân vùng sinh thái lâm nghiệp; xác định các khu vực có nguy cơ
mất rừng và suy thoái rừng, khu vực phòng hộ theo các lưu vực sông lớn và hồ
đập;
b) Định hướng phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, lâm
sản ngoài gỗ;
c) Định hướng phát triển rừng sản xuất, hệ thống giống cây rừng, khoanh nuôi
và phục hồi rừng, trồng và khai thác rừng;
d) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
đ) Định hướng sử dụng đất cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng
sản xuất và hạ tầng lâm nghiệp.
7. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
b) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
8. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch lâm nghiệp. Danh mục và tỷ lệ bản đồ
quy hoạch lâm nghiệp quy định tại mục V Phụ lục I của Nghị định này.
VI. NỘI DUNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kết quả điều tra đánh giá nguồn
lợi thủy sản; hiện trạng quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
a) Hiện trạng kết quả điều tra, khảo sát; trữ lượng, phân bố và khả năng khai
thác nguồn lợi thủy sản; hiện trạng các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi
thủy sản, các loài thủy sản đã được lưu trữ giống, gien và đã sản xuất được
giống thương phẩm;
b) Hiện trạng sản xuất, khai thác thủy sản, gồm phương tiện, sản lượng khai
thác thủy sản, tốc độ tăng trưởng giá trị khai thác thủy sản, cơ sở hạ tầng
dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản xa bờ;
c) Hệ thống tổ chức quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
2. Đánh giá tác động của việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đến kinh
tế xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học và các hệ sinh
thái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
3. Phân tích, đánh giá tác động của chủ trương, định hướng phát triển kinh tế
xã hội, bảo vệ môi trường và các quy hoạch có liên quan đến bảo vệ và khai
thác nguồn lợi thủy sản.
4. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế xã hội tác động
tới bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:
a) Dự báo xu thế biến động về trữ lượng nguồn lợi thủy sản, đánh giá sự biến
động của nguồn lợi thủy sản;
b) Dự báo nhu cầu khai thác nguồn lợi thủy sản; đánh giá mức độ khai thác và
sản lượng tối đa cho phép khai thác bền vững;
c) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ tác động tới các hoạt động bảo vệ và
khai thác nguồn lợi thủy sản;
d) Đánh giá tác động của phát triển kinh tế xã hội tới nhận thức của cộng
đồng về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
đ) Đánh giá tác động của thị trường, tác động của biến đổi khí hậu đến công
tác bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
5. Quan điểm, mục tiêu bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản phục vụ phát
triển kinh tế xã hội:
a) Quan điểm bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản xét về lợi ích kinh tế, xã
hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, quốc phòng, an ninh, đảm bảo
việc thực hiện các khuyến cáo và công ước quốc tế;
b) Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, định hướng bảo vệ và
khai thác nguồn lợi thủy sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ
quy hoạch.
6. Định hướng bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:
a) Xác định khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển; khu bảo vệ nguồn lợi
thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; khu vực cư trú nhân tạo
cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa
học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu, đường di cư tự nhiên của
các loài thủy sản;
b) Phân vùng khai thác thủy sản; đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản;
c) Xác định nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; cơ cấu nghề, đối
tượng khai thác, vùng biển khai thác thủy sản;
d) Định hướng sử dụng đất, mặt nước cho việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi
thủy sản, xây dựng hạ tầng dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản.
7. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
b) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
8. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy
sản. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
quy định tại mục V Phụ lục I của Nghị định này.
VII. NỘI DUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC PHÒNG
1. Phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh
trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất quốc phòng.
2. Đánh giá tác động của sử dụng đất quốc phòng:
a) Tác động đến phát triển kinh tế xã hội;
b) Tác động đến môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái;
c) Tác động đến các hoạt động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu.
3. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội,
bảo vệ môi trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất quốc
phòng.
4. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế xã hội tác động
tới sử dụng đất quốc phòng; xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, yêu cầu
về định mức sử dụng đất và dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất quốc
phòng.
5. Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất quốc phòng trong thời kỳ
quy hoạch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an
ninh của quốc gia, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc
gia.
6. Định hướng phân bố không gian và chỉ tiêu sử dụng đất quốc phòng:
a) Định hướng sử dụng đất quốc phòng;
b) Xác định các chỉ tiêu, định mức sử dụng đất;
c) Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng đến từng vùng và đơn vị hành
chính cấp tỉnh;
d) Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng giao lại cho địa phương quản lý,
sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội.
7. Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu liên quan đến sử dụng đất quốc phòng.
8. Giải pháp thực hiện quy hoạch bao gồm:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý đất quốc phòng;
b) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
c) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
9. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch sử dụng đất quốc phòng. Danh mục và tỷ
lệ bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc phòng quy định tại mục V Phụ lục I của
Nghị định này.
VIII. NỘI DUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT AN NINH
1. Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến việc sử dụng đất
an ninh, bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc gia và quy hoạch tổng
thể quốc gia, quy hoạch vùng;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;
d) Thực trạng quản lý, sử dụng đất an ninh, tiềm năng đất đai và kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất an ninh kỳ trước;
đ) Nhu cầu sử dụng đất an ninh trong kỳ quy hoạch;
e) Định mức sử dụng đất an ninh;
g) Tiến bộ khoa học và công nghệ liên quan đến sử dụng đất an ninh.
2. Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất an ninh.
3. Xác định quan điểm và mục tiêu sử dụng đất an ninh trong kỳ quy hoạch.
4. Định hướng sử dụng đất an ninh trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ
30 đến 50 năm.
5. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất an ninh trong kỳ quy hoạch và phân bổ đến
từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
6. Xác định vị trí, diện tích đất an ninh giao lại cho địa phương quản lý, sử
dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội.
7. Giải pháp, nguồn lực sử dụng đất an ninh.
8. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất an ninh.
9. Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản
đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch sử dụng đất an ninh. Danh mục và tỷ lệ
bản đồ quy hoạch sử dụng đất an ninh quy định tại mục V Phụ lục I của Nghị
định này.
1 Áp dụng đối với các quy hoạch: (i) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và
sử dụng quặng phóng xạ; (ii) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
các loại khoáng sản; (iii) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
1 Áp dụng đối với các quy hoạch: (i) Quy hoạch mạng lưới đường bộ; (ii) Quy
hoạch mạng lưới đường sắt; (iii) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng
biển; (iv) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay
toàn quốc; (v) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
2 Áp dụng đối với các quy hoạch: (i) Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể
thao; (ii) Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập; (iii)
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm; (iv) Quy hoạch hệ thống
cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ
trợ phát triển giáo dục hòa nhập; (v) Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề
nghiệp; (vi) Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; (vii) Quy hoạch hệ
thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng; (viii)
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế; (ix) Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ
quốc gia; (x) Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
(xi) Quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược,
công nghiệp quốc phòng; (xii) Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy.
1 Áp dụng đối với các quy hoạch: (i) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và
sử dụng quặng phóng xạ; (ii) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
các loại khoáng sản; (iii) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
| Nghị định 37/2019/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-37-2019-ND-CP-huong-dan-Luat-Quy-hoach-374745.aspx | {'official_number': ['37/2019/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Xuân Phúc'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/05/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '17/05/2019', 'note': ''} |
19,209 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 74/NQHĐND Quảng Bình, ngày 30 tháng 9 năm 2019
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH THU HỒI ĐẤT; CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị quyết số45/NQCP ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016
2020) tỉnh Quảng Bình;
Căn cứ Thông tư số29/2014/TTBTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
Qua xem xét Tờ trình số 1521/TTrUBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về
việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng
đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh
tế ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại
kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thu hồi đất; chuyển mục
đích sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm 09 dự án, với tổng
diện tích 121.210,9 m2, cụ thể như sau:
1. Bổ sung 07 dự án, với tổng diện tích 113.688,9 m2 đất, trong đó:
1.1. Bổ sung 06 dự án thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật
Đất đai (trong đó có 04 dự án đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai), với diện tích
110.238,9 m2.
1.2. Bổ sung 01 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 58 Luật đất đai, với diện tích 3.450,0 m2.
2. Điều chỉnh 02 dự án tại Nghị quyết số 50/NQHĐND ngày 08/12/2018 của Hội
đồng nhân dân tỉnh, với tổng diện tích 7.522,0 m2.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai
thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật; giao Thường trực
Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm tra, giám sát việc
triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa
XVII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 30 tháng 9 năm 2019 và có hiệu lực kể từ
ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Các Ban và các đại biểu của HĐND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Báo Quảng Bình; Đài PTTH Quảng Bình;
Trung tâm Tin học Công báo tỉnh;
Lưu: VT, TH. CHỦ TỊCH
Hoàng Đăng Quang
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN 
| Nghị quyết 74/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-74-NQ-HDND-2019-dieu-chinh-Ke-hoach-thu-hoi-dat-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-Quang-Binh-512099.aspx | {'official_number': ['74/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 74/NQ-HĐND điều chỉnh Kế hoạch thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Bình', ''], 'signer': ['Hoàng Đăng Quang'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/09/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,210 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5188/QĐUBND Thành phố Hồ Chí Minh , ngày 14 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỸ VÀ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC
QUỐC DÂN VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN CỦA SỞ NỘI
VỤ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4
năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm
2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
61/2018/NĐCP;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng
Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP
ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1802/QĐUBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố về phê duyệt phương án tái cấu trúc, đơn giản hóa thủ
tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 8736/TTrSNV ngày 31
tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 04 quy trình nội bộ giải quyết
thủ tục hành chính đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số
1802/QĐUBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
thuộc thẩm quyền quản lý và tiếp nhận của Sở Nội vụ.
Danh mục và nội dung chi tiết của các quy trình nội bộ được đăng tải trên Cổng
thông tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tại địa chỉ
http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/KenhTin/QuytrinhnoiboTTHC.aspx.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được phê duyệt là cơ
sở để xây dựng quy trình điện tử, thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết và trả
kết quả thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành
chính Thành phố.
2. Cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm:
a) Tuân thủ theo quy trình nội bộ đã được phê duyệt khi tiếp nhận, giải quyết
thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; không tự đặt thêm thủ tục, giấy tờ
ngoài quy định pháp luật.
b) Thường xuyên rà soát, cập nhật các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành
chính được phê duyệt mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ khi có
biến động theo quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết
định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ,
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Phan Văn Mãi
QUY TRÌNH NỘI BỘ
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN CỦA SỞ NỘI
VỤ[1]
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5188/QĐUBND ngày 14 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
DANH MỤC QUY TRÌNH NỘI BỘ
STT TÊN QUY TRÌNH NỘI BỘ
I. Lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ
1 Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (cấp tỉnh).
2 Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ (cấp tỉnh).
II. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở
giáo dục khác
3 Thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.
4 Giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập).
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN 
[1] TTHC thuộc thẩm quyền cho ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố
| Quyết định 5188/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-5188-QD-UBND-2024-thu-tuc-hanh-chinh-quan-ly-nha-nuoc-ve-quy-So-Noi-vu-Ho-Chi-Minh-633744.aspx | {'official_number': ['5188/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 5188/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ và lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hồ Chí Minh', ''], 'signer': ['Phan Văn Mãi'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '01/12/2024', 'note': ''} |
19,211 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3082/QĐUBND Lào Cai, ngày 22 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC 03 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số48/2013/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Nghị định số92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số107/2021/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ CP ngày 23 tháng 4 năm
2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số01/2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị đ ịnh số 61/2018/NĐCP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3056/QĐBCT ngày 18 tháng 11 năm 2024 của Bộ Công Thương
về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực điện lực thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 86/TTr
SCT ngày 21 tháng 11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 03 thủ tục hành chính
(cấp tỉnh) lĩnh vực điện lực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công
Thương tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các
sở, ban, ngành; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Bộ Công Thương;
Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
Như Điều 3 QĐ;
Lãnh đạo Văn phòng;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, KSTT1,2. CHỦ TỊCH
Trịnh Xuân Trường
DANH MỤC
03 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ
CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 3082/QĐUBND ngày 22 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lào Cai)
DANH MỤC 03 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
TT Tên thủ tục hành chính Cách thức thực hiện Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý
1 Cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, số hoá và trả kết quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai (Quầy giao dịch của Sở Công Thương); Địa chỉ: Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (vị trí giữa trụ sở khối 6 và trụ sở khối 7). Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (trực tuyến) Không quy định Nghị định số 135/2024/NĐ CP ngày 22/10/2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
2 Điều chỉnh, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, số hoá và trả kết quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai (Quầy giao dịch của Sở Công Thương); Địa chỉ: Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (vị trí giữa trụ sở khối 6 và trụ sở khối 7). Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (trực tuyến) Không quy định Nghị định số 135/2024/NĐ CP ngày 22/10/2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
3 Thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến Không quy định Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, số hoá và trả kết quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai (Quầy giao dịch của Sở Công Thương); Địa chỉ: Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (vị trí giữa trụ sở khối 6 và trụ sở khối 7). Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (trực tuyến) Không quy định Nghị định số 135/2024/NĐ CP ngày 22/10/2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Ghi chú:Những bộ phận tạo thành còn lại của TTHC được tích hợp (tổng
hợp) với nội dung Quyết định số 3056/QĐBCT ngày 18 tháng 11 năm 2024 của Bộ
Công Thương.
| Quyết định 3082/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3082-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-dien-luc-So-Cong-Thuong-Lao-Cai-632703.aspx | {'official_number': ['3082/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3082/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục 03 thủ tục hành chính lĩnh vực điện lực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Lào Cai', ''], 'signer': ['Trịnh Xuân Trường'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thương mại, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,212 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1809/TCTCS
V/v: hỗ trợ tiền SDĐ đối với người có công với Cách mạng bị thu hồi đất, được bồi thường bằng tiền và giao đất tái định cư. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Nam Định
Trả lời Công văn số 700/CTQLCKTTĐ ngày 21/03/2014 của Cục Thuế tỉnh Nam Định
về việc xác định chế độ hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với hai hộ là bệnh binh ở
xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc bị Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng
tuyến đường bộ cao tốc “Mỹ Lộc Phủ Lý”, sau đó được Nhà nước bồi thường bằng
tiền và giao đất tái định cư, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 3, Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
“Điều 42. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi:
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện
các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở
cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy
hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát
triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường
bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối
với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường
hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì
người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.”
Căn cứ Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc
hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở, quy định về nguyên tắc hỗ
trợ:
+ Tại Khoản 2, Điều 1 quy định về nguyên tắc hỗ trợ:
“2. Việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở phải bảo đảm các
nguyên tắc sau:
Phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước;
Căn cứ vào công lao và hoàn cảnh cụ thể của từng người, điều kiện và khả
năng của địa phương;”
+ Tại điểm a, điểm b, Khoản 2, Điều 2 quy định:
“2. Điều kiện và mức hỗ trợ.
a) Người có công với Cách mạng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo
lập được nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên
tai, hỏa hoạn... thì tùy theo điều kiện của địa phương, hoàn cảnh và công lao
của từng người được xét tặng "Nhà tình nghĩa ", được giao đất làm nhà ở, hoặc
được mua nhà trả góp.
b) Người có công với Cách mạng đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở
quá dột nát, chật chội, không bảo đảm điều kiện sống trung bình so với cộng
đồng nơi họ cư trú mà không có khả năng khắc phục thì tùy theo hoàn cảnh của
từng người và khả năng của từng địa phương mà hỗ trợ họ cải tạo, sửa chữa nhà
ở.”
+ Tại Khoản 4, Điều 2 quy định:
“4.Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng chỉ xét
một lần cho một hộ gia đình và mức hỗ trợ tiền sử dụng đất được tính theo
diện tích đất thực tế được giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở cho
một hộ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.”
Tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 117/2007/QĐTTg 25/7/2007 về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02
năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng
cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐTTg ngày 03 tháng 02 năm
2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở.
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng
02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng
cải thiện nhà ở như sau:
1. Sửa đổi, bổ sungkhoản 1 Điều 1 của Quyết định số 118/TTg:
g) Bệnh binh;”
“2. Sửa đổi, bổ sungđiểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định số 118/TTg:
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B,
bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 41%
đến 60% được hỗ trợ 80% tiền sử dụng đất.
Các mức hỗ trợ nêu trên được tính trong định mức đất ở do Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và tính trên số tiền sử dụng
đất mà người được hỗ trợ phải nộp".
Tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định số 197/2004/NĐCP ngày 3/12/2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, quy định:
“Điều 13. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở
1. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được
bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi thường bằng
tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế ở địa
phương.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hai hộ gia đình ông Lê Văn Liệu và
ông Đỗ Hải Đường là bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động 45% và 51% bị Nhà nước
thu hồi đất, sau đó được bồi thường bằng tiền và giao đất tái định cư nhưng
chưa được xét miễn, giảm tiền sử dụng đất lần nào thì thuộc đối tượng được xem
xét miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2, Điều 1 Quyết định
số 117/2007/QĐTTg nêu trên.
Điều kiện hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 118/TTg ngày
27/2/1996 nêu trên. Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình có công
với cách mạng chỉ xét một lần và mức hỗ trợ được tính theo diện tích đất thực
tế được giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở do Ủy ban nhân dân
tỉnh Nam Định quy định và theo nguyên tắc, phù hợp với tình hình kinh tế xã
hội của đất nước, công lao, hoàn cảnh cụ thể của từng người và khả năng của
địa phương.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Nam Định được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PC BTC;
Vụ PCTCT;
Vụ Kê khai và Kế toán thuế;
Lưu: VT, CS (03b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 1809/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bat-dong-san/Cong-van-1809-TCT-CS-nam-2014-ho-tro-tien-su-dung-dat-voi-nguoi-co-cong-voi-Cach-mang-230721.aspx | {'official_number': ['1809/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 1809/TCT-CS năm 2014 hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng bị thu hồi đất, được bồi thường bằng tiền và giao đất tái định cư do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bất động sản, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/05/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,213 | BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 62/BHXHTCCB
V/v: chế độ, chính sách đối với CCVC được điều động, luân chuyển, biệt phái Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2015
Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong những năm qua các địa phương, đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt
Nam đã thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức được
luân chuyển, điều động, biệt phái, qua đó đã góp phần tạo điều kiện để công
chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái yên tâm công tác, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo chủ động cho các địa phương, đơn
vị trong việc bố trí, sử dụng công chức, viên chức trước yêu cầu nhiệm vụ ngày
một tăng. Tuy nhiên, do các quy định của Đảng và Nhà nước về chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt
phái phân tán ở nhiều văn bản, trong khi đó văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam lại được ban hành từ nhiều năm trước đây, nên nội dung quy định
không còn phù hợp với quy định mới của pháp luật.
Để đưa việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức thuộc
diện được luân chuyển, điều động, biệt phái đi vào nề nếp, kịp thời, đúng quy
định của pháp luật hiện hành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản xin ý
kiến Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 14683/BTCHCSN ngày 16/10/2014
và ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 4053/BNVTL ngày 01/10/2014, trong khi
chờ Chính phủ ban hành khung chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển,
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện chế độ,
chính sách đối với công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái
như sau:
1.Công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái
a) Công chức được điều động, luân chuyển được thực hiện chế độ, chính sách
theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 39 Nghị định số
24/2010/NĐCP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý công chức và Nghị định số 204/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang.
b) Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái đến làm việc,
công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các
chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái
a) Viên chức được điều động, luân chuyển được thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ
lãnh đạo theo quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 2, Mục II Thông tư số
02/2005/TTBNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ
cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Viên chức được cử biệt phái được thực hiện chế độ, chính sách theo quy định
tại Khoản 4, Khoản 6, Điều 36 Luật Viên chức và chế độ, chính sách nêu tại
Điểm c Khoản này.
c) Trường hợp viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái đến làm việc,
công tác ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các
chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3.Tổ chức thực hiện
a) Chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức được luân chuyển,
điều động, biệt phái nêu tại Công văn này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2015.
b) Công văn này thay thế Công văn số 2765/BHXHTCCB ngày 24/7/2006 của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đối với cán
bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, tăng cường.
c) Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các địa
phương, đơn vị trong thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức,
viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Giám đốc
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc nội
dung Công văn này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, kịp thời phản
ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Tổng Giám đốc (để b/c);
Các Phó TGĐ;
Lưu: VT, TCCB(10). KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đỗ Văn Sinh
| Công văn 62/BHXH-TCCB | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Lao-dong-Tien-luong/Cong-van-62-BHXH-TCCB-2015-che-do-chinh-sach-cong-vien-chuc-dieu-dong-luan-chuyen-biet-phai-264450.aspx | {'official_number': ['62/BHXH-TCCB'], 'document_info': ['Công văn 62/BHXH-TCCB năm 2015 chế độ, chính sách đối với công, viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bảo hiểm xã hội Việt Nam', ''], 'signer': ['Đỗ Văn Sinh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/01/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,214 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3302/TCHQGSQL
V/v văn bản hướng dẫn Nghị định số 202/2013/NĐCP và Nghị định số 187/2013/NĐCP Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2014
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Y tế;
Bộ Giao thông vận tải;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố
về vướng mắc liên quan đến hồ sơ, chứng từ xuất khẩu, nhập khẩu phân bón theo
Nghị định số 202/2013/NĐCP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón và vướng mắc
trong việc thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước
ngoài. Về việc này, Tổng cục Hải quan xin trao đổi với các Bộ như sau:
1. Về hồ sơ, chứng từ xuất khẩu, nhập khẩu phân bón:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 16 và Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 202/2013/NĐCP dẫn
trên thì Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân
xuất khẩu phân bón xuất trình cho Cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ
tục hải quan đối với phân bón vô cơ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn cụ thể giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân xuất khẩu
phân bón xuất trình cho cơ quan Hải quan để làm cơ sở thực hiện thủ tục hải
quan đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Tuy nhiên, đến nay Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) mới nhận được văn bản của
Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 202/2013/NĐCP
dẫn trên, chưa nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đối với mặt hàng phân bón hữu cơ và phân bón khác như trên. Do vậy,
để cơ quan Hải quan có cơ sở thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu
đối với mặt hàng phân bón hữu cơ và phân bón khác, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài
chính) kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành hướng dẫn
cụ thể về giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
hữu cơ và phân bón khác xuất trình cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Nghị
định số 202/2013/NĐCP dẫn trên.
2. Về việc thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính
phủ:
Nghị định số 187/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đã có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 20/02/2014. Tuy nhiên đến nay mới có Bộ Công Thương
ban hành Thông tư số 04/2014/TTBCT ngày 27/01/2014 hướng dẫn thực hiện, còn
các Bộ, Ngành khác với chức năng, nhiệm vụ được phân công vẫn chưa ban hành
Thông tư hướng dẫn Nghị định số 187/2013/NĐCP dẫn trên. Để cơ quan Hải quan
có cơ sở thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hàng
hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, Ngành có liên quan theo Nghị
định số 187/2013/NĐCP và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) kiến nghị các Bộ,
Ngành sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐ
CP.
Trong thời gian chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn
cụ thể về hồ sơ, chứng từ xuất khẩu, nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón
khác phải xuất trình cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 17
Nghị định số 202/2013/NĐCP dẫn trên và chờ các Bộ, Ngành ban hành Thông tư
hướng dẫn Nghị định số 187/2013/NĐCP ngày 20/11/2013, Tổng cục Hải quan đã có
văn bản số 3301/TCHQGSQL ngày 31/3/2014 (gửi kèm) hướng dẫn Cục Hải quan
các tỉnh, thành phố thực hiện để không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa./.
Nơi nhận:
Như trên;
Văn phòng Chính phủ (để b/cáo);
Bộ Tư pháp (để p/hợp);
TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/cáo);
Lưu: VT, GSQL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
| Công văn 3302/TCHQ-GSQL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-3302-TCHQ-GSQL-2014-huong-dan-202-2013-ND-CP-187-2013-ND-CP-chung-tu-xuat-nhap-khau-phan-bon-225680.aspx | {'official_number': ['3302/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 3302/TCHQ-GSQL năm 2014 về văn bản hướng dẫn Nghị định 202/2013/NĐ-CP và 187/2013/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/03/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,215 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5663/TCHQGSQL
V/v chấn chỉnh thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng đường sắt Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2013
Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hà Nội;
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
Thực hiện tăng cường công tác giám sát quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường sắt, kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ hải quan
hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng bằng đường sắt theo quy định Quyết định số
149/QĐTCHQ ngày 28/01/2011 của Tổng cục Hải quan, Điều 17 Nghị định số
154/2005/NĐCP ngày 15/12/2005 của Chính phủ tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
và Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ, số liệu báo cáo tại công văn số
1991/HQHNGSQL của Cục Hải quan thành phố Hà Nội, công văn số 1489/HQLSGSQL
ngày 21/6/2013, công văn số 2175/HQLSGSQL ngày 21/6/2013 và công văn số
2311/HQLSGSQL ngày 04/9/2013 của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Tổng cục Hải
quan có ý kiến như sau:
1. Yêu cầu Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo
Chi cục Hải quan ga đường sắt liên quan chấn chỉnh việc xác nhận, hồi báo và
thanh khoản theo biên bản bàn giao hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng giữa Hải
quan ga liên vận biên giới và ga liên vận nội địa, cụ thể là:
Đối với Chi cục Hải quan ga ĐSQT Yên Viên: thực hiện việc xác nhận, hồi báo
hàng nhập khẩu chuyển cảng cho Hải quan ga liên vận biên giới theo đúng mẫu
biên bản bàn giao (biên bản đã có xác nhận tình trạng hàng hóa của ga biên
giới chuyển đến) mẫu 4 và quy định tại điểm b, Bước 2, tiết 2, mục I, phần 1
của Quyết định số 149/QĐTCHQ ngày 28/01/2011 của Tổng cục Hải quan, Điều 17
Nghị định số 154/2005/NĐCP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.
Đối với Chi cục Hải quan ga ĐSQT Đồng Đăng: thực hiện việc xác nhận và
thanh khoản hồ sơ hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng đúng theo mẫu 4
(HQVN/2011/04.BBTLV) và quy định tại điểm b, Bước 3, tiết 1, mục I, phần 1
Quyết định số 149/QĐTCHQ ngày 28/01/2011 của Tổng cục Hải quan.
2. Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát, công tác phối hợp với cơ quan liên quan tại Ga để đảm
bảo việc thực hiện thủ tục Hải quan đúng quy trình, quy định hiện hành.
3. Về khó khăn và kiến nghị nêu tại công văn số 2451/HQHNGSQL ngày
24/08/2013 của Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Tổng cục Hải quan đang trao đổi
với Cục Đường sắt Bộ Giao thông Vận tải để có phối hợp xử lý.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nội dung trên./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, GSQL (03b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
| Công văn 5663/TCHQ-GSQL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-5663-TCHQ-GSQ-2013-chan-chinh-thu-tuc-hai-quan-nhap-khau-chuyen-cang-duong-sat-208562.aspx | {'official_number': ['5663/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 5663/TCHQ-GSQL năm 2013 chấn chỉnh thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng đường sắt do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/09/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,216 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3072/TCTCS
V/v hoàn thuế giá trị gia tăng Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2014
Kính gửi: Công ty cổ phần đầu tư Vinatex Tân Tạo
(2A 4A Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1. TP. Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số 32/2014/CVCT ngày 29/4/2014 của Công ty cổ phần đầu tư
Vinatex Tân Tạo vướng mắc về việc hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế
có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài
chính quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng
đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn
thất”.
Tại điểm c Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 28/2011/TTBTC ngày 28/02/2011 của Bộ
Tài chính quy định về khai thuế GTGT:
“c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp
tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ
khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực
thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh
thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế”.
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp Công ty cổ phần đầu tư Vinatex Tân Tạo) có
trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Công ty), thành lập Chi nhánh
Công ty cổ phần đầu tư Vinatex Tân Tạo tại Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Chi
nhánh), Chi nhánh đã đăng ký thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai, Chi nhánh phát
sinh doanh thu phải thực hiện kê khai, khấu trừ tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Trường hợp Công ty mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của Chi
nhánh thì Công ty thực hiện bàn giao các hóa đơn mua hàng này cho Chi nhánh để
Chi nhánh thực hiện kê khai, khấu trừ tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Tổng cục Thuế thông báo để Công ty cổ phần đầu tư Vinatex Tân Tạo được
biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh;
Cục Thuế tỉnh Đồng Nai;
Vụ PC BTC;
Vụ PC TCT;
Lưu: VT, CS (2b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 3072/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3072-TCT-CS-2014-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-243407.aspx | {'official_number': ['3072/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3072/TCT-CS năm 2014 hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,217 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2916/QĐUBND Cần Thơ, ngày 16 tháng 12 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TẠI
VIỆT NAM THUỘC THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng,
chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định
số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 101/QĐBKHCN ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Bộ Khoa học
và Công nghệ về việc công bố mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống
hành chính nhà nước tại địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực
đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Kế hoạch
và Đầu tư (kèm Danh mục).
Điều 2.
1. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, điều chỉnh các quy trình nội
bộ đã phê duyệt; tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ để triển khai thực hiện dịch
vụ công trực tuyến phù hợp với Quyết định này.
2. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Giám đốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính
tại phần mềm của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố để
áp dụng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và
Đầu tư; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục KSTTHC, VPCP;
CT, PCT UBND TP;
VP UBND TP (2,3);
Cổng TTĐT thành phố;
Lưu: VT.QN. CHỦ TỊCH
Trần Việt Trường
DANH MỤC
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số: 2916/QĐUBND ngày 16 tháng 12 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT Tên quy trình nội bộ
I Lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam
1 Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh
2 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh
3 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh
4 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh
5 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự án đầu tư đã được UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư (Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐCP)
6 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư (Khoản 4 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐCP)
7 Thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
8 Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
9 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
10 Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài
11 Thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
| Quyết định 2916/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-2916-QD-UBND-2024-thu-tuc-hanh-chinh-dau-tu-tai-Viet-Nam-So-Ke-hoach-Can-Tho-635936.aspx | {'official_number': ['2916/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2916/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Cần Thơ', ''], 'signer': ['Trần Việt Trường'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Đầu tư, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,218 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4561/QĐUBND Bình Định, ngày 04 tháng 11 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số 4044 QĐBNNTCLN ngày 14 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới
ban hành lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 270/TTrSNN ngày 29 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 02 thủ tục hành chính mới
ban hành trong lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn theo Quyết định số 4044/QĐBNNTCLN ngày 14
tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có
Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo, trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành
chính đảm bảo nội dung dược công bố tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể
từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Bưu điện tỉnh;
VNPT Bình Định;
LĐVP UBND tỉnh;
TT THCB, TT PVHCC;
Lưu: VT, KSTT, K13. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Phi Long
PHỤ LỤC
DANH MỤC 02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH
ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐUBND ngày / /2020 của Chủ tịch UBND
tỉnh)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết
(ngày) Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua BCCI Phí, lệ phí
(nếu có) Căn cứ pháp lý TTHC liên thông
Thủ tục hành chính được công bố theo Quyết định số4044/QĐBNNTCLN ngày 14
tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Trường hợp không phải xác minh: 01 ngày làm việc Trường hợp phải xác minh: 04 ngày làm việc Trường hợp nghi ngờ cần kiểm tra xác minh: 13 ngày làm việc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định. Địa chỉ: 127 Hai Bà Trưng, thành phố Quy Nhơn Có Không Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết
(ngày) Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua BCCI Phí, lệ phí
(nếu có) Căn cứ pháp lý TTHC liên thông
Thủ tục hành chính được công bố theo Quyết định số4044/QĐBNNTCLN ngày 14
tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu 04 ngày làm việc Trường hợp có thông tin vi phạm: 06 ngày làm việc Hạt Kiểm lâm cấp huyện Có Không Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/9/2020 của Chính phủ
| Quyết định 4561/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-4561-QD-UBND-2020-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Lam-nghiep-So-Nong-nghiep-Binh-Dinh-457503.aspx | {'official_number': ['4561/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 4561/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Định', ''], 'signer': ['Nguyễn Phi Long'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/11/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,219 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 15/2021/NQHĐND Bình Thuận, ngày 08 tháng 12 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và Lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015 và Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP
ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐCP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Phí và Lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Thông tư số 85/2019/TTBTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 4570/TTrUBND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 151/BCHĐND ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Ban Pháp
chế HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định
hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh:
Nghị quyết này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Giấy chứng
nhận) trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Đối tượng nộp phí:
Tổ chức (tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộ gia
đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (bao gồm cấp lần đầu, cấp
đổi, cấp lại, cấp mới Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng
nhận đã cấp).
b) Tổ chức thu phí:
Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh thu phí đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư (trừ trường hợp Nhà nước
giao đất, cho thuê đất).
Các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các huyện, thị xã, thành phố thu
phí đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
(trừ trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất).
Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí đối với tổ
chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu
tư (thuộc trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất).
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thu phí đối với hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư (thuộc trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất).
c) Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
3. Đối tượng miễn nộp phí:
Hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng
bào dân tộc thiểu số ở các thôn, khu phố, xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn.
4. Mức thu phí:
a) Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp cấp Giấy
chứng nhận lần đầu (bao gồm cả trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất và
công nhận quyền sử dụng đất):
STT Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu
1 Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Đối với đất ở Đồng/hồ sơ 300.000
Đối với các loại đất còn lại Đồng/hồ sơ 450.000
2 Các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư Đồng/m2 (đồng/hồ sơ) 15 đồng/m2 (Tối thiểu 600.000 đồng/hồ sơ và tối đa 7.500.000 đồng/hồ sơ)
b) Phí thẩm định hồ sơ đối với các trường hợp cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy
chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp:
STT Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu
1 Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Đối với đất ở Đồng/giấy 200.000
Đối với các loại đất còn lại Đồng/giấy 300.000
2 Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư
Đối với đất ở Đồng/giấy 400.000
Đối với các loại đất còn lại Đồng/giấy 600.000
5. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí:
a) Tổ chức thu phí được để lại 100% số tiền phí thu được.
b) Các nội dung khác liên quan đến việc kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí được thực hiện theo Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐCP ngày
23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám
sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận Khóa XI, Kỳ họp thứ 5
thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm
2021. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 29/2017/NQHĐND ngày 13 tháng 12
năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn tỉnh./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
Bộ Tài chính;
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Ban Công tác Đại biểu UBTVQH;
Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận;
Các Ban HĐND tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Các sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
Các Văn phòng: Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
Kho bạc Nhà nước Bình Thuận;
HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
Trung tâm Thông tin tỉnh;
Lưu: VT, (CTHĐ.08b), K.T. CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoài Anh
| Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-15-2021-NQ-HDND-muc-thu-phi-cap-Giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-Binh-Thuan-498360.aspx | {'official_number': ['15/2021/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Thuận', ''], 'signer': ['Nguyễn Hoài Anh'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/12/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,220 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4399/QĐUBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành
chính;
Xét đề nghị Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc tại Tờ trình số 4384/TTrSQHKT
ngày 26 tháng 9 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 04 thủ tục hành chính được
sửa đổi, bổ sung lĩnh vực quy hoạch kiến trúc thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Sở Quy hoạch Kiến trúc.
Danh mục thủ tục hành chính được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy
ban nhân dân Thành phố tại địa chỉ https://hochiminhcity.gov.vn/ (Bộ thủ tục
hành chính chuẩn hóa).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định
số 2542/QĐUBND ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành
phố về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Quy hoạch kiến trúc
thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Quy hoạch Kiến trúc.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Quy hoạch
Kiến trúc, Trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố,
Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
VPCP: Cục Kiểm soát TTHC;
TTUB: CT;
VPUB: CVP, PCVP/VX;
Trung tâm Tin học, Trung tâm Công báo;
Phòng Kiểm soát TTHC;
Lưu: VT, KSTT/Tr. CHỦ TỊCH
Phan Văn Mãi
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN
LÝ CỦA SỞ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4399/QĐUBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Ghi chú
1 Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Quy hoạch Kiến trúc; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố (Trong phạm vi ranh giới của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố thuộc địa giới hành chính 02 quận huyện trở lên); Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức (Trong phạm vi ranh giới thành phố Thủ Đức). Xác định mức thu phí theo Thông tư số 20/2019/TTBXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị định số 37/2010/NĐCP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. Nghị định số 72/2019/NĐCP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐCP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐCP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng: số 06/2013/TTBXD ngày 13/5/2013 hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị; số 16/2013/TTBXD ngày 16/10/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TTBXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng; số 20/2019/TTBXD ngày 31/12/2019 hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. Thông tư số 20/2019/TTBXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. Quyết định số 835/QĐBXD ngày 29/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được chuẩn hóa; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực Quy hoạch Kiến trúc thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. 1. Điều chỉnh cơ quan thực hiện TTHC: Sở Quy hoạch Kiến trúc; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức. 2 Bổ sung căn cứ pháp lý: Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
2 Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Quy hoạch Kiến trúc Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố (Trong phạm vi ranh giới của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố thuộc địa giới hành chính 02 quận huyện trở lên); Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức (Trong phạm vi ranh giới thành phố Thủ Đức). Xác định mức thu phí theo Thông tư số 20/2019/TTBXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
3 Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố (Trong phạm vi ranh giới của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố); Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố (Trong phạm vi ranh giới của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố). Xác định mức thu phí theo Thông tư số 20/2019/TTBXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. 1. Điều chỉnh cơ quan thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố; Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố. 2 Bổ sung căn cứ pháp lý: Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
4 Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố (Trong phạm vi ranh giới của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố); Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố (Trong phạm vi ranh giới của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố). Xác định mức thu phí theo Thông tư số 20/2019/TTBXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
| Quyết định 4399/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-4399-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-quy-hoach-kien-truc-So-Quy-hoach-Ho-Chi-Minh-627163.aspx | {'official_number': ['4399/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 4399/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hồ Chí Minh', ''], 'signer': ['Phan Văn Mãi'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '01/11/2024', 'note': ''} |
19,221 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 02/CTBTC Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2023
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC
CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ TÀI CHÍNH
Thực hiện Quy định số 65QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về
luân chuyển cán bộ (Quy định số 65QĐ/TW); Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị
định số 59/2019/NĐCP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (Nghị định số
59/2019/NĐCP); Nghị định số 134/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐCP ngày 01/7/2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng,
chống tham nhũng; Nghị quyết số 02NQ/BCSĐ ngày 30/8/2021 của Ban Cán sự đảng
Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị
trí công tác của công chức, viên chức Bộ Tài chính (Nghị quyết số 02NQ/BCSĐ);
Nghị quyết số 11NQ/BCSĐ ngày 13/7/2023 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính về
công tác cán bộ (Nghị quyết số 11NQ/BCSĐ); nhằm đảm bảo công tác phòng chống
tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, phát huy năng lực, kinh nghiệm công tác;
hạn chế tư tưởng cục bộ, khép kín, tâm lý thỏa mãn, trì trệ của một bộ phận
công chức lãnh đạo tại các đơn vị, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu cấp ủy Đảng,
tập thể lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính nghiêm túc thực
hiện những nội dung sau:
1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt đến từng công chức, viên chức thuộc phạm vi
quản lý các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính nêu trên về công tác
luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác và Quyết định số 2028/QĐ
BTC ngày 21/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định Danh mục vị trí công
tác và thời hạn điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên
chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính (Quyết định số 2028/QĐ
BTC); Quyết định số 2626/QĐBTC ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý,
từ chức, miễn nhiệm; luân chuyển, điều động, biệt phái và định kỳ chuyển đổi
vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính” (Quyết định
số 2626/QĐBTC); Quyết định số 283/QĐBTC ngày 02/3/2023 của Bộ Tài chính về
việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2626/QĐBTC (Quyết định số 283/QĐBTC) và
Thông báo số 284/TBVP ngày 08/8/2018 của Văn phòng Chính phủ; tạo sự thống
nhất cao về nhận thức, tư tưởng cho toàn thể công chức, viên chức ngành Tài
chính và đảm bảo thực hiện thống nhất, đồng bộ trong toàn ngành.
2. Thực hiện công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác phải
đảm bảo nguyên tắc, mục đích, đối tượng như sau:
2.1. Nguyên tắc chung:
Việc thực hiện luân chuyển, điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
là quy định bắt buộc, thường xuyên và phải căn cứ các quy định của Đảng, Nhà
nước và Bộ Tài chính.
Chủ động đổi mới, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch luân chuyển, chuyển
đổi vị trí công tác đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, công
tâm, khoa học, hợp lý và phát huy trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu
đơn vị. Phải căn cứ vào yêu cầu công tác, vị trí việc làm, phù hợp với trình
độ, năng lực của công chức, viên chức và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo
sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, viên chức, đồng thời
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Công chức, viên chức được luân chuyển, điều động và định kỳ chuyển đổi vị
trí công tác phải đảm bảo đủ điều kiện, đúng đối tượng theo quy định và phải
chấp hành nghiêm chỉnh quyết định điều động, luân chuyển và định kỳ chuyển đổi
vị trí công tác của cấp có thẩm quyền.
2.2. Mục đích:
Tạo điều kiện để rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên
chức, tạo nguồn công chức, viên chức trước mắt và lâu dài cho ngành.
Tăng cường tính chủ động và hiệu quả trong quản lý, sử dụng công chức, viên
chức, xây dựng cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức hợp lý; tăng cường năng lực
cho các đơn vị có khó khăn về công tác cán bộ; sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ
máy.
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ chung của toàn
ngành.
Phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ.
Hạn chế tư tưởng cục bộ, khép kín, tâm lý thỏa mãn, trì trệ của một bộ phận
công chức, viên chức lãnh đạo.
2.3. Đối tượng:
Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch chức danh cao hơn của cơ quan,
tổ chức.
Công chức, viên chức thuộc đối tượng phải điều động, chuyển đổi vị trí công
tác theo quy định tại Quyết định số 2028/QĐBTC;
Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ lãnh đạo cấp Vụ, Cục thuộc Cơ
quan Bộ, lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ, Cục thuộc Tổng cục có thời gian
giữ chức vụ lãnh đạo quá 02 nhiệm kỳ (08 năm);
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí
người địa phương.
3. Đẩy mạnh và thực hiện nghiêm, có hiệu quả công tác luân chuyển, điều động,
chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức tại các đơn vị, đảm
bảo đúng phạm vi, quy trình, thủ tục theo quy định, cụ thể:
3.1. Luân chuyển:
Phạm vi: Từ Vụ, Cục này sang Vụ, Cục khác thuộc cơ quan Bộ; từ Vụ, Cục
thuộc cơ quan Bộ về Vụ, Cục thuộc Tổng cục và ngược lại; từ Vụ, Cục này sang
Vụ, Cục khác thuộc Cơ quan Tổng cục; từ Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục sang
Cục địa phương và ngược lại; từ Vụ, Cục thuộc Tổng cục này sang Vụ, Cục thuộc
Tổng cục khác; từ Cục địa phương này sang Cục địa phương khác cùng Tổng cục
hoặc khác Tổng cục.
Quy trình, thủ tục: Thực hiện theo quy định tại văn bản của Đảng, Chính
phủ, Quyết định số 2626/QĐBTC và Quyết định số 283/QĐBTC.
3.2. Điều động:
Phạm vi: Từ Vụ, Cục này sang Vụ, Cục khác thuộc cơ quan Bộ; từ Vụ, Cục
thuộc cơ quan Bộ về Vụ, Cục thuộc Tổng cục và ngược lại; từ Vụ, Cục này sang
Vụ, Cục khác thuộc Cơ quan Tổng cục; từ Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục sang
Cục địa phương và ngược lại; từ Vụ, Cục thuộc Tổng cục này sang Vụ, Cục thuộc
Tổng cục khác; từ Cục địa phương này sang Cục địa phương khác cùng Tổng cục
hoặc khác Tổng cục.
Quy trình, thủ tục: Thực hiện theo quy định tại văn bản của Đảng, Chính
phủ, Quyết định số 2626/QĐBTC và Quyết định số 283/QĐBTC.
3.3. Chuyển đổi vị trí công tác:
Phạm vi: Thực hiện trong phạm vi nội bộ đơn vị hoặc ngoài đơn vị.
Quy trình, thủ tục: Thực hiện theo quy định tại văn bản của Đảng, Chính
phủ, Quyết định số 2626/QĐBTC và Quyết định số 283/QĐBTC.
4. Thẩm quyền quyết định luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác
được thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban cán
sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Cấp ủy, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách
nhiệm:
Xây dựng kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cho từng giai
đoạn và hằng năm để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo
thẩm quyền; tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả thực
hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác của năm trước, cụ thể:
+ Đối với năm 2023: Hoàn thành kế hoạch luân chuyển, điều động lãnh đạo cấp
Cục trở lên, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9/2023;
tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) kết quả thực hiện
trước ngày 31/12/2023.
+ Đối với các năm còn lại: Hoàn thành kế hoạch luân chuyển, điều động, chuyển
đổi vị trí công tác trong năm và báo cáo kết quả thực hiện luân chuyển, điều
động, chuyển đổi vị trí công tác của năm trước chậm nhất vào ngày 31/3 hằng
năm.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đơn vị trực thuộc thực hiện việc luân chuyển,
điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính đối với công chức, viên chức; kiên
quyết xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quyết định điều động, luân
chuyển của cấp có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng và những trường hợp
vì tư tưởng cục bộ, động cơ cá nhân mà cản trở, gây khó khăn, làm giảm uy tín
người được điều động tới hoặc lợi dụng việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi
vị trí công tác để phục vụ mục đích cá nhân, lạm quyền, trù dập cán bộ.
Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều
cố gắng và có thành tích trong công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị
trí công tác.
Thủ trưởng các đơn vị không thực hiện đúng Nghị quyết, quy định của Đảng,
Nhà nước và Bộ Tài chính về công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị
trí công tác chịu trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà xem xét kỷ luật theo quy định.
6. Công chức, viên chức thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
và quy định của Bộ Tài chính về công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị
trí công tác.
Trường hợp cá nhân được điều động, luân chuyển và chuyển đổi vị trí công
tác nếu không thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền mà không có lý do
chính đáng sẽ chịu hình thức kỷ luật nghiêm theo quy định.
Cấp ủy, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có
trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể công chức, viên chức thuộc phạm
vi quản lý và thực hiện nghiêm túc các nội dung theo yêu cầu của Chỉ thị này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị
phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
Các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ;
Các Cục Thuế, Hải quan, Kho bạc
Nhà nước, Dự trữ Nhà nước khu vực, tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
Các đồng chí Lãnh đạo Bộ (để chỉ đạo);
Lưu: VT, TCCB ( 50 b) BỘ TRƯỞNG
Hồ Đức Phớc
| Chỉ thị 02/CT-BTC | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-02-CT-BTC-2023-day-manh-luan-chuyen-cong-tac-cua-cong-chuc-vien-chuc-Bo-Tai-chinh-576940.aspx | {'official_number': ['02/CT-BTC'], 'document_info': ['Chỉ thị 02/CT-BTC năm 2023 về đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức Bộ Tài chính'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Hồ Đức Phớc'], 'document_type': ['Chỉ thị'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/07/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,222 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 118/2024/NQHĐND Cao Bằng, ngày 11 tháng 12 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
BÃI BỎ CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 26
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2024/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14
tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính
phủ;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐCP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐCP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy
định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; giá
dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Nghị định số 97/2023/NĐCP ngày 31
tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
81/2021/NĐCP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu,
quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh
vực giáo dục, đào tạo;
Thực hiện Quyết định số 1468/QĐTTg ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến
năm 2050;
Xét Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị bãi bỏ các Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh gồm: (1) Tờ trình số 3101/TTrUBND ngày 15 tháng 11 năm
2024 đề nghị bãi bỏ Nghị quyết số 19/2010/NQHĐND ngày 09 tháng 7 năm 2010,
Nghị quyết số 33/2012/NQHĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012; (2) Tờ trình số
3109/TTrUBND ngày 15 tháng 11 năm 2024 đề nghị bãi bỏ Nghị quyết số
31/2015/NQHĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015; (3) Tờ trình số 3129/TTrUBND ngày
18 tháng 11 năm 2024 đề nghị bãi bỏ Nghị quyết số 30/2008/NQHĐND ngày 10
tháng 12 năm 2008; (4) Tờ trình số 3139/TTrUBND ngày 18 tháng 11 năm 2024 đề
nghị bãi bỏ Nghị quyết số 62/2016/NQHĐND ngày 05 tháng 8 năm 2016, Nghị quyết
số 28/2023/NQHĐND ngày 27 tháng 4 năm 2023; (5) Tờ trình số 3151/TTrUBND
ngày 18 tháng 11 năm 2024 đề nghị bãi bỏ Nghị quyết số 07/2009/NQHĐND ngày 17
tháng 7 năm 2009, Nghị quyết số 11/2017/NQHĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017; Báo
cáo thẩm tra của Ban Văn hóa Xã hội, Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ 08 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, gồm:
1. Nghị quyết số 30/2008/NQHĐND ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về kiện toàn mạng lưới và chính sách hỗ trợ thú y xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2. Nghị quyết số 07/2009/NQHĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc phê chuẩn Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
quặng chì kẽm, quặng bauxít giai đoạn 2008 2015, có xét đến năm 2025.
3. Nghị quyết số 19/2010/NQHĐND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc phê chuẩn Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.
4. Nghị quyết số 33/2012/NQHĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 19/2010/NQHĐND ngày 09 tháng
7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn Quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng tỉnh Cao Bằng
đến năm 2020.
5. Nghị quyết số 31/2015/NQHĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân
dân tỉnh thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.
6. Nghị quyết số 62/2016/NQHĐND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc quy định mức thu học phí của các trường cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề công lập do địa phương quản lý từ năm học 20162017
đến năm học 2020 2021 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
7. Nghị quyết số 11/2017/NQHĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân
dân tỉnh thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Cao
Bằng giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030
8. Nghị quyết số 28/2023/NQHĐND ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân
dân tỉnh cấp bù chênh lệch học phí năm học 2022 2023 so với năm học 2021
2022 cho các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân
dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thi
hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVII, Kỳ họp thứ 26
thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm
2024./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ (để b/c);
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Cục Kiểm tra VBQPPL
Bộ Tư pháp;
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; UBND tỉnh;
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
Trung tâm Thông tin Văn phòng UBND tỉnh;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Triệu Đình Lê
| Nghị quyết 118/2024/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-118-2024-NQ-HDND-bai-bo-cac-Nghi-quyet-cua-Hoi-dong-nhan-dan-Cao-Bang-636118.aspx | {'official_number': ['118/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 118/2024/NQ-HĐND bãi bỏ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Cao Bằng', ''], 'signer': ['Triệu Đình Lê'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,223 | BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC XUẤT NHẬP KHẨU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 981/XNKXXHH
V/v thông báo hiệu lực thực thi Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2024
Kính gửi: Sở Công Thương thành phố Hải Phòng;
Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực.
Theo thông báo số LGL/CPTPPD/202414 ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Niu Dilân
cơ quan lưu chiểu Hiệp định CPTPP, Vương quốc Anh đã chính thức hoàn tất các
thủ tục trong nước phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) và thực hiện thủ tục thông báo cho Niu Dilân (cơ quan lưu
chiểu Hiệp định CPTPP). Cụ thể, Hiệp định CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực
với Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 12 năm 2024. Như vậy, kể từ ngày 15
tháng 12 năm 2024, hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ
được hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết của hai nước tại Hiệp định CPTPP khi
đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định này.
Để đảm bảo việc thực thi hiệu quả và kịp thời quy định về quy tắc xuất xứ hàng
hóa trong Hiệp định CPTPP giữa Việt Nam và Vương quốc Anh kể từ thời điểm Hiệp
định có hiệu lực với Vương quốc Anh, Cục Xuất nhập khẩu thông báo tới Sở Công
Thương thành phố Hải Phòng và các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực để:
(i) cập nhật trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu CPTPP; và
(ii) thông báo cho thương nhân đề nghị cấp C/O mẫu CPTPP được biết và thực
hiện.
Cục Xuất nhập khẩu gửi kèm theo công văn hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP đối
với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Vương quốc Anh theo Hiệp định CPTPP,
đề nghị Sở Công Thương thành phố Hải Phòng và các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu
khu vực triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục trưởng (để b/c);
PCT Trịnh Thị Thu Hiền (để p/h);
Lưu: VT, XXHH, minhptn. KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trần Thanh Hải
PHỤ LỤC
(Đính kèm công văn số 981/XNKXXHH ngày 21 tháng 11 năm 2024)
Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang
Vương quốc Anh theo Hiệp định CPTPP
C/O mẫu CPTPP của Việt Nam phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội
dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan
và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất
xứ hàng hóa (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O cụ
thể như sau:
1. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi).
Số tham chiếu gồm 14 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký
tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu là Vương quốc Anh, gồm
02 ký tự là “UK”;
c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự cuối cùng của năm cấp. Ví dụ: cấp năm
2024 sẽ ghi là “24”;
d) Nhóm 4: mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ
quan, tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX ban hành kèm theo
Thông tư số 03/2019/TTBCT ngày 22/01/2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa
trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Danh mục
này được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của
Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn khi có sự thay đổi;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 06 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang "" Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có
dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang
số thứ 01 cho một lô hàng xuất khẩu sang Vương quốc Anh trong năm 2024 thì
cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: “VNUK 24/02/000001”.
2. Ô số 1: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (email), số điện thoại liên hệ
và địa chỉ (bao gồm quốc gia) của nhà xuất khẩu. Địa chỉ của nhà xuất khẩu là
nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP (“Việt Nam”).
3. Ô số 2: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (email), số điện thoại liên hệ
và địa chỉ của nhà nhập khẩu (nếu có thông tin về nhà nhập khẩu). Địa chỉ của
nhà nhập khẩu phải thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP.
4. Ô số 3: tùy chọn kê khai ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi
hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu)
và tên cảng bốc, dỡ hàng.
5. Ô số 4: Cơ quan, tổ chức cấp C/O sẽ đánh dấu (√) vào ô tương ứng đối với
các trường hợp:
a) “NonParty Invoicing” khi áp dụng hóa đơn thương mại của nước không phải
thành viên Hiệp định;
b) “Certified True Copy” khi cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Ngày cấp bản
sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên ô số 12.
6. Ô số 5: tên nhà sản xuất, địa chỉ thư điện tử (email), số điện thoại liên
hệ, địa chỉ (bao gồm tên nước). Địa chỉ của nhà sản xuất là nơi diễn ra công
đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa tại một Nước thành viên.
Trường hợp hàng hóa do nhiều nhà sản xuất cung cấp, ghi “Various” hoặc cung
cấp danh sách các nhà sản xuất đính kèm.
Trường hợp muốn giữ bí mật thông tin của nhà sản xuất, ghi “Available upon
request by the importing authorities”. Nhà xuất khẩu hoặc thương nhân đề nghị
cấp C/O phải cung cấp thông tin của nhà sản xuất khi cơ quan có thẩm quyền của
Nước thành viên nhập khẩu yêu cầu.
7. Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt
hàng có một số thứ tự riêng).
8. Ô số 7: ký hiệu, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao
gồm mã HS của nước thành viên nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu của hàng
hóa (nếu có).
a) Trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên liệu có xuất xứ, ghi “Yarn/fabric of
HS (i) originating from (ii)”. Trong đó:
(i) Mã HS ở cấp 6 số của sợi hoặc vải có xuất xứ.
(ii) Tên nước xuất xứ của sợi hoặc vải.
b) Trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên liệu thuộc Danh mục nguồn cung thiếu
hụt quy định tại Phụ lục VIII Thông tư số 03/2019/TTBCT , ghi “Yarn/fabric
from No. (#) of SSL”. Trong đó:
(#) là số thứ tự của nguyên liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt.
9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O Điền vào ô số 8
a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên. WO
b) Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ. PE
c) Đáp ứng quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo công thức tính: (i) trực tiếp (ii) gián tiếp (iii) chi phí tịnh (iv) giá trị tập trung Trong đó ..” là RVC thực tế. Ví dụ: RVC 35%BU. RVC...%BU RVC...%BD RVC...%NC RVC...%FV
d) Hàng hóa đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa. CC, CTH, CTSH
đ) Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng khác. Other PSR
10. Ô số 9: trọng lượng cả bao bì của hàng hóa (hoặc đơn vị đo lường khác) và
trị giá. Thương nhân được lựa chọn kê khai hoặc không kê khai trị giá hàng hóa
trên C/O.
11. Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được phát hành cho lô hàng
nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.
12. Ô số 11: ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của
người ký đơn đề nghị cấp C/O.
13. Ô số 12: dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm
cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ
quan, tổ chức cấp C/O.
14. Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam:
Trường hợp thương nhân sử dụng Tờ khai bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục
III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TTBCT ngày 24/3/2020 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TTBCT ngày 22/01/2019 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một
C/O, đề nghị khai các thông tin sau:
Ghi số tham chiếu trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O.
Ghi số trang nếu sử dụng từ 2 (hai) tờ khai bổ sung C/O trở lên.
Ví dụ: page 1/3, page 2/3, page 3/3
Khai các ô từ ô số 6 đến ô số 12 tương tự hướng dẫn quy định từ khoản 7 đến
khoản 13 Phụ lục này. Thông tin tại ô số 11 và ô số 12 phải được thể hiện
giống như trên C/O./.
| Công văn 981/XNK-XNHH | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-981-XNK-XNHH-2024-thong-bao-hieu-luc-thuc-thi-Hiep-dinh-CPTPP-cua-Anh-634039.aspx | {'official_number': ['981/XNK-XNHH'], 'document_info': ['Công văn 981/XNK-XNHH năm 2024 thông báo hiệu lực thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Anh do Cục Xuất nhập khẩu ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục Xuất nhập khẩu', ''], 'signer': ['Trần Thanh Hải'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,224 | BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Số 173HD/BTGTW Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2024
HƯỚNG DẪN
TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG KHÓA XIII NGÀY 25/11/2024
Ngày 25/11/2024, trước yêu cầu cấp bách nhằm hội tụ tổng hòa các lợi thế, sức
mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc,
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận, thống nhất
nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có chiến lược về tinh gọn tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị và nhiệm vụ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số
18NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (sau đây gọi là Nghị quyết số 18NQ/TW);
chủ trương phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước. Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền các nội dung trọng
tâm này như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và
hành động trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong xã hội để
triển khai hiệu quả việc tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW, thực hiện thắng lợi
chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
2. Đề cao vai trò, trách nhiệm, quyết tâm chính trị mạnh mẽ của cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, trước hết là cán bộ lãnh
đạo, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW,
thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị và chủ trương phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia.
3. Việc tuyên truyền tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW, thực hiện chủ trương
đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và phát triển hạ tầng
năng lượng quốc gia cần bám sát lộ trình, sự lãnh đạo, định hướng của Trung
ương để tổ chức các hình thức phù hợp, hiệu quả, gắn với tuyên truyền nội dung
07 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn
mình của dân tộc Việt Nam. Phát huy vai trò, hiệu quả công tác tuyên truyền
tham gia tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình tổng kết nghị quyết
và triển khai thực hiện; tạo bầu không khí thuận lợi, tin tưởng trong cán bộ,
đảng viên và Nhân dân.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Về tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW và sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
1.1. Tuyên truyền, quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm, mục đích, yêu
cầu, quan điểm, nội dung tổng kết, tiến độ thực hiện, trách nhiệm của các cấp
ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong triển khai tổng kết Nghị quyết số
18NQ/TW, nhất là một số vấn đề trọng tâm sau:
Khẳng định việc tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy của hệ
thống chính trị; cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn
Đảng và cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Khẳng định
thời điểm 100 năm đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng (2030) và 100 năm thành
lập nước (2045) không còn xa; để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ
đòi hỏi những nỗ lực phi thường, cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng
ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên
từng bước đi; việc tinh gọn tổ chức bộ máy là điều kiện tiên quyết để đất nước
phát triển.
Nhấn mạnh mục đích của việc tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW nhằm đánh giá
nghiêm túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, những ưu điểm, khuyết
điểm, hạn chế, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong
quá trình thực hiện Nghị quyết số 18NQ/TW; đề xuất, kiến nghị chủ trương,
nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với cơ cấu lại và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực,
ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Nêu bật yêu cầu, nguyên tắc của việc tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW và
sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, nhấn mạnh quá trình thực hiện, phải bám sát các
nguyên tắc của Đảng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật
và yêu cầu thực tiễn; đồng thời, bảo đảm vận hành thông suốt, hiệu quả cơ chế
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Việc tổng kết phải tiến
hành khách quan, dân chủ, khoa học, cầu thị, cụ thể, sâu sắc, khẩn trương; xác
định rõ những yếu kém, bất cập, nguyên nhân; đề xuất, sắp xếp tổ chức bộ máy
tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên
thông; đề xuất phương án tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình gắn với cơ cấu lại và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, ngang
tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới; kiến nghị, đề xuất phương án
sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống
chính trị bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đánh giá ưu điểm và tác động
khi thực hiện mô hình mới; tạo sự thống nhất cao trong toàn hệ thống chính trị
về nhận thức và hành động trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nhấn mạnh việc sắp xếp lại mô hình các cơ quan Trung ương phải gắn với các
quan điểm chỉ đạo xuyên suốt về đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của
Đảng; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương gắn với phối hợp và kiểm
tra, giám sát…; thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc,
một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục
triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn,
lĩnh vực, nhiều tổ chức trung gian cồng kềnh.
Phân tích làm rõ trách nhiệm các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các
cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu,
chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao; xác định những nội
dung công việc ưu tiên và phối hợp nhịp nhàng trong triển khai thực hiện. Cần
khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần thần “vừa chạy vừa xếp
hàng”; Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện
không chờ cơ sở.
Phản ánh kịp thời quá trình tổng kết, lộ trình thực hiện; khẳng định việc
đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cần thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ,
bài bản; xác định rõ những công việc cần ưu tiên, lộ trình, bước đi rõ ràng,
cụ thể và phối hợp nhịp nhàng trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm
không gián đoạn công việc, phải có sự nối tiếp, liên tục, thông suốt, bộ máy
mới phải đi vào hoạt động ngay. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị, cụ thể:
+ Cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương chỉ đạo
việc tổng kết bảo đảm chất lượng, tiến độ, hoàn thành trước ngày 31/12/2024.
+ Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18NQ/TW
chỉ đạo hoàn thiện Tờ trình, báo cáo, dự thảo kết luận hoặc nghị quyết trình
Bộ Chính trị trước ngày 28/02/2025; trình Ban Chấp hành Trung ương trước
15/3/2025.
1.2. Làm rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai: (1) Xây
dựng và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị mô hình tổng thể tổ
chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong
giai đoạn cách mạng mới. (2) Chủ động rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật
bảo đảm đồng bộ; rà soát sửa đổi, bổ sung các chủ trương, quy định của Đảng
cho thống nhất; điều chỉnh kịp thời các quy định của pháp luật, các quy trình,
quy chế trong công tác trên từng lĩnh vực. (3) Gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với
cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế
hợp lý, chuẩn hóa chức danh. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ
chức, bộ máy.
1.3. Tuyên truyền, phản ánh đậm nét quá trình triển khai chủ trương tinh
gọn bộ máy trong tình hình mới; thông tin, tuyên truyền kịp thời, khách quan,
minh bạch các phương án, đề án sắp xếp, các chế độ, chính sách đến cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động, ảnh hưởng do
thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; chú trọng thông tin, phản ánh công
tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện.
Tuyên truyền kinh nghiệm sắp xếp, tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả của các
cơ quan, đơn vị, địa phương trên cả nước. Phản ánh các ý kiến đóng góp xác
đáng, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân, nhất là nhân sỹ, tri thức, nhà
khoa học. Động viên, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
trong việc phát huy trách nhiệm cộng đồng, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì
lợi ích chung.
1.4. Tuyên truyền, thông tin đối ngoại về chủ trương, quyết tâm của Đảng,
Nhà nước Việt Nam trong việc đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và triển khai kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội; qua đó quảng bá hình ảnh một quốc gia đổi mới, năng
động, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế; củng
cố niềm tin của cộng đồng quốc tế, các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài về môi
trường chính trị kinh tế ổn định và minh bạch ở Việt Nam tạo sức hút mạnh mẽ
về hợp tác và đầu tư quốc tế.
1.5. Đấu tranh, phản bác kịp thời với những thông tin giả, tin xấu độc ảnh
hưởng tiêu cực đến chủ trương và quá trình triển khai đổi mới, sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phê phán
mạnh mẽ tư tưởng chủ quan, cục bộ, bảo thủ, thiếu sâu sát, thiếu quyết liệt
gây chậm trễ; biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình đổi mới, sáng
tạo, hiệu quả.
2. Về phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia
2.1. Quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước
về phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, việc tái khởi động Chương trình
điện hạt nhân và tiếp tục nghiên cứu Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Làm rõ
tầm quan trọng, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của việc tái khởi động chương trình
điện hạt nhân, trong đó tập trung vào các nội dung:
Khẳng định việc phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia là vấn đề quan trọng
phải đi trước một bước để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, hiện thực hóa
các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, năm 2045. Vì vậy, việc tái khởi
động nghiên cứu sử dụng điện hạt nhân hiện nay là rất cần thiết, là giải pháp
quan trọng để phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia; bảo đảm an ninh năng
lượng, giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường, bảo đảm
tính ổn định cho nguồn điện. Vấn đề này trước đây đã có chủ trương và triển
khai bước đầu nhưng do một số khó khăn nhất định chưa thực hiện được. Hiện nay
đã đủ các điều kiện cần thiết cho phép tiếp tục triển khai thực hiện để đáp
ứng yêu cầu phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới.
Phân tích, nếu bật tính ưu việt của điện hạt nhân so với các nguồn năng
lượng khác (điện than, thủy điện, điện mặt trời, gió…), nhất là tính ổn định,
ít phát thải cácbon, thân thiện với môi trường, khả năng linh hoạt trong điều
chỉnh công suất…và những lợi thế của việc phát triển điện hạt nhân đối với sự
phát triển đất nước. Khẳng định phát triển điện hạt nhân kết hợp cùng với năng
lượng tái tạo là xu thế của nhiều quốc gia hiện nay; phù hợp với các cam kết
giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero) tại Hội nghị các bên tham gia Công ước
Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) và Hội nghị các
Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28
(COP28) mà Việt Nam đã ký kết.
2.2. Phân tích, làm rõ thời cơ, thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức
trong quá trình tái khởi động chương trình điện hạt nhân; trách nhiệm của các
cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan.
3.3. Tuyên truyền kinh nghiệm của quốc tế về phát triển điện hạt nhân;
phản ánh ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học về đề xuất phát
triển điện hạt nhân ở nước ta trong thời gian tới.
III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền trên báo chí, trên nền tảng số, internet, cổng/trang thông
tin điện tử các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và mạng xã hội
(Facebook, Zalo, Youtube…).
2. Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh cơ sở, đội truyền thông lưu
động, thông qua hội nghị, sinh hoạt chính trị xã hội; chú trọng phát huy vai
trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
3. Tuyên truyền, cổ động trên các phương tiện trực quan: băng rôn, khẩu
hiệu, pano, áp phích trên các trục đường chính, trụ sở làm việc của các cơ
quan, tổ chức; tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ.
4. Tổ chức tuyên truyền trên các ấn phẩm sách, tài liệu tuyên truyền.
5. Tuyên truyền thông qua các tọa đàm, hội thảo khoa học, diễn đàn…
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy
trực thuộc Trung ương, đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương
Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền của ban, bộ, ngành, địa
phương, cơ quan, tổ chức về chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và chủ trương phát
triển phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cấp
bách của giai đoạn cách mạng mới.
Chú trọng tuyên truyền, động viên cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
người lao động nhất là những nơi bị tác động, ảnh hưởng do thực hiện sắp xếp,
tinh gọn bộ máy đoàn kết, thống nhất, cộng đồng trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh
lợi ích cá nhân vì lợi ích chung; tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, cung
cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc
của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, không để tạo
thành điểm nóng.
Chỉ đạo, quán triệt cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn và
cung cấp thông tin cho báo chí; đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cấp
ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chỉ
đạo, phối hợp xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin giả, sai sự thật
về chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy cũng như chủ trương tái khởi động
Chương trình điện hạt nhân.
1.1. Ban Tuyên giáo Trung ương
Xây dựng và ban hành Hướng dẫn tuyên truyền một số nội dung trọng tâm tại
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 25/11/2024.
Chỉ đạo nắm và dự báo sát tình hình tư tưởng, dư luận xã hội để kịp thời
định hướng công tác tuyên truyền; đấu tranh, phản bác kịp thời thông tin xuyên
tạc về công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tái khởi động Chương trình điện hạt nhân.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan chỉ đạo, định
hướng, tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền kịp thời trong Đảng và xã
hội theo tinh thần Quyết định số 238QĐ/TW ngày 20/9/2020 của Ban Bí thư về
Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp
trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm.
1.2. Ban Tổ chức Trung ương
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên
truyền về tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW và nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của từng cơ quan, đơn vị, địa phương tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Chỉ đạo, hướng dẫn ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung
ương chủ động phối hợp, cung cấp thông tin cho ban tuyên giáo cùng cấp để chỉ
đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền; chú trọng thông tin về kết quả, những
mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
1.3. Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban cán sự đảng Bộ Công
thương, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương trong chỉ đạo, định hướng và
tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương tái khởi động Chương trình điện
hạt nhân và tiếp tục nghiên cứu Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.4. Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số để truyền thông
nhanh chóng, kịp thời, phục vụ công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và chủ trương tái khởi
động Chương trình điện hạt nhân.
Quản lý, giám sát chặt chẽ thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở. Kịp thời phát hiện, xử lý
nghiêm các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử và rà soát, chặn, lọc, xử
lý các tài khoản mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc, ảnh
hưởng tiêu cực đến công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tái khởi động Chương
trình điện hạt nhân.
1.5. Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo, hướng
dẫn công tác thông tin cổ động trực quan về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và phát
triển hạ tầng năng lượng quốc gia; chú trọng tuyên truyền tại trụ sở, tuyến
phố tập trung nhiều cơ quan chính trị hành chính.
1.6. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã
hội
Chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
về công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả và chủ trương phát triển hạ tầng năng lượng quốc
gia trong tổ chức Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên; đồng thời giám
sát quá trình triển khai thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18NQ/TW.
Bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của của cán bộ, đoàn
viên, hội viên; qua đó kịp thời có biện pháp ổn định tình hình tư tưởng.
Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Thông
tin và Truyền thông trong chỉ đạo, định hướng và tổ chức thông tin, tuyên
truyền về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị xã hội tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phát triển
hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương: Chỉ đạo làm
tốt công tác thông tin đối ngoại về quyết tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam
trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn,
mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia.
3. Ban Chỉ đạo 35 các các cấp, các ngành: phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, các
quan điểm sai trái, thù địch về công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị; kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận xã hội trước những
vấn đề phức tạp, nhạy cảm; tăng cường thông tin tích cực giúp cán bộ, đảng
viên và Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất là các quan điểm,
chủ trương, phương án tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và phát
triển hạ tầng năng lượng quốc gia; bình tĩnh, tỉnh táo trước các thông tin sai
trái, xuyên tạc, kích động trên Internet, nhất là mạng xã hội.
4. Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã
hội
Tham mưu cấp ủy đảng xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền
phù hợp với tiến độ, lộ trình thực hiện. Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại
chúng của địa phương tuyên truyền về quá trình thực hiện chủ trương, phát
hiện, tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai.
Tăng cường công tác kiểm tra, định hướng thông tin, tuyên truyền, nhất là trên
báo chí, mạng xã hội để chấn chỉnh kịp thời.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước cùng cấp chỉ đạo, định hướng và
tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên địa bàn theo tinh thần
Quyết định số 238QĐ/TW ngày 20/9/2020 của Ban Bí thư.
Biên tập, đưa nội dung tuyên truyền vào các ấn phẩm như: Bản tin sinh hoạt
chi bộ, Thông tin công tác tuyên giáo của ngành, đoàn thể, địa phương.
Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động; đối với các cơ quan, tổ chức bị giải thể, sát nhập
cần tham mưu cấp ủy làm tốt công tác tư tưởng, dự báo tình hình, có phương án
thông tin, tuyên truyền linh hoạt, phù hợp.
5. Các cơ quan báo, đài Trung ương và các tỉnh, thành phố, bộ, ngành,
đoàn thể
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung
ương; nâng cao hơn nữa trách nhiệm, ý thức chính trị của lãnh đạo, phóng viên
khi truyền thông những thông tin quan trọng liên quan đến đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và
phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia.
Các cơ quan báo chí chủ lực của Trung ương và các tỉnh, thành phố, bộ, ngành,
đoàn thể phải làm tốt vai trò định hướng thông tin, tuyên truyền, tạo động lực
để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
và chủ trương tái khởi động Chương trình điện hạt nhân; động viên các cấp, các
ngành và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tích cực ủng
hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chủ động lan tỏa những thông tin tích cực và
đấu tranh, phản bác các thông tin giả, xuyên tạc chủ trương trên của Đảng, Nhà
nước ta. Tổ chức nhiều hình thức diễn đàn để các nhân sĩ, trí thức, nhà quản
lý, nhà khoa học, Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào công cuộc đổi mới, sắp
xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và phát triển hạ tầng năng
lượng quốc gia.
V. KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN
1. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh,
hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả!
2. Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh, gọn, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên
thông!
3. Tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị hiệu quả, thiết thực, chống lãng phí!
4. Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị!
5. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực
tiễn hiện nay!
6. Quyết liệt, mạnh mẽ trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị!
7. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện đồng bộ hạ tầng năng lượng
quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới!
8. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
9. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
10. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!./.
Nơi nhận:
Đ/c Thường trực Ban Bí thư (để b/c);
Đ/c Trưởng ban (để b/c);
Các văn phòng: Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực
thuộc TW,
Các bộ: Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các tổ chức chính
trịxã hội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam,
Ban Tuyên giáo của các tỉnh uỷ, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương các tổ chức chính trị
xã hội,
Ban Chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại Trung ương,
Ban Chỉ đạo 35 các cấp, các ngành,
Hội Nhà báo Việt Nam,
Các báo, đài Trung ương,
Lãnh đạo Ban,
Các vụ, đơn vị trong Ban,
Vụ Tuyên truyền (05),
Lưu HC. KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Đinh Thị Mai
| Hướng dẫn 173-HD/BTGTW | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Huong-dan-173-HD-BTGTW-2024-tuyen-truyen-Hoi-nghi-Ban-Chap-hanh-Trung-uong-Dang-khoa-XIII-634389.aspx | {'official_number': ['173-HD/BTGTW'], 'document_info': ['Hướng dẫn 173-HD/BTGTW năm 2024 tuyên truyền nội dung trọng tâm của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 25/11/2024 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Ban Tuyên giáo Trung ương', ''], 'signer': ['Đinh Thị Mai'], 'document_type': ['Hướng dẫn'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,225 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4759/TCTTNCN
V/v chứng từ khấu trừ TNCN. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Đà Nẵng
Trả lời công văn số 4315/CTTNCN ngày 04/10/2014 của Cục Thuế thành phố Đà
Nẵng về việc chứng từ khấu trừ thuế TNCN, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điểm b.2.1 Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐCP
ngày 22/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn:
“b.2.1) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đại
lý bảo hiểm; thu nhập từ đại lý xổ số; thu nhập từ bán hàng đa cấp trực tiếp
quyết toán thuế khai quyết toán với cơ quan thuế theo mẫu sau:
Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 09/KKTNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Phụ lục mẫu số 091/PLTNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Phụ lục mẫu số 093/PLTNCN ban hành kèm theo Thông tư này nếu có đăng ký
giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Phụ lục mẫu số 094/PLTNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm,
số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính
chính xác của các thông tin trên bản chụp đó.”
Căn cứ điểm b.2.1 Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài chính thì trường hợp người nộp thuế bị mất chứng từ khấu trừ thuế
(liên giao cho người nộp thuế) thì người nộp thuế có thể sử dụng bản chụp
chứng từ khấu trừ thuế (liên lưu tại tổ chức chi trả thu nhập) để chứng minh
số thuế thu nhập đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm khi hoàn thuế, quyết toán
thuế. Cục Thuế có trách nhiệm đối chiếu chứng từ khấu trừ thuế người nộp thuế
cung cấp với các thông tin trên hệ thống dữ liệu ngành thuế và một số tài liệu
khác liên quan khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế, quyết toán thuế cho người nộp
thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đà Nẵng được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PC, KK&KTT(TCT);
Website TCT;
Lưu: VT, TNCN. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 4759/TCT-TNCN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4759-TCT-TNCN-nam-2014-chung-tu-khau-tru-thue-thu-nhap-ca-nhan-255609.aspx | {'official_number': ['4759/TCT-TNCN'], 'document_info': ['Công văn 4759/TCT-TNCN năm 2014 về chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/10/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,226 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3588/TCTCS
V/v thuế GTGT. Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi;
Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Minh Hoàng, Chi nhánh Quảng Ngãi
Công ty Minh Hoàng;
(Đ/c: 224 Phan Bội Châu, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi)
Công ty Cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt.
(Đ/c: Số 422, đường Đào Trí, khu phố 1, quận 7, TP. Hồ Chí Minh)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 256/2013/PĐTC ngày 3/9/2013 của Công ty
CP phát triển bất động sản Phát Đạt, công văn số 1828/CTKTT1 ngày 12/7/2013
và công văn số 2733/CTKTrT1 ngày 23/10/2012 của Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi;
công văn số 04/2013/MH.CV ngày 29/3/2013 và công văn số 01/2013/MH.CV ngày
24/01/2013 của Chi nhánh Quảng Ngãi Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản
Minh Hoàng đề nghị hướng dẫn vướng mắc về việc khấu trừ thuế GTGT. Về vấn đề
này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm 1.2.c. 1.3 mục III, Phần B; điểm 1 Phần C Thông tư số 129/2008/TTBTC
ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ, điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và việc hoàn
thuế GTGT như sau:
Điểm 1.2.c1 mục III, Phần B:
“c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
c.1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.”
Điểm 1.3 mục III, Phần B:
“a) Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc
chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các
tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài
kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ
trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới
hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT...”
Điểm 1 Phần C:
“1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế
GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu
trừ hết.
Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin
hoàn thuế.”
Theo trình bày của Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi, Chi nhánh Quảng Ngãi Công ty cổ
phần kinh doanh bất động sản Minh Hoàng (Chi nhánh Quảng Ngãi Công ty Minh
Hoàng) và Công ty Cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (Công ty Phát Đạt)
thì:
Công ty Phát Đạt được UBND tỉnh Quảng Ngãi giao thực hiện dự án: Khu dân cư
Phan Đình Phùng thành phố Quảng Ngãi, hình thức giao đất: Trúng đấu giá
Quyền sử dụng đất theo quyết định số 4313/QĐUBND ngày 22/9/2010 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi. Công ty Phát Đạt đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất sau đó ký hợp đồng
chuyển nhượng Quyền sử dụng đất số 101105/HĐ/PĐMH ngày 5/11/2010 với Công ty
cổ phần kinh doanh bất động sản Minh Hoàng (Công ty Minh Hoàng). Hóa đơn GTGT
Công ty Phát Đạt xuất giao cho Chi nhánh Quảng Ngãi Công ty Minh Hoàng là
đơn vị hoạt động theo ủy quyền của Công ty Minh Hoàng tại thành phố Hồ Chí
Minh. Trong hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Phát Đạt và Công ty Minh Hoàng
đã ghi rõ điều kiện về thanh toán là Công ty Minh Hoàng tại thành phố Hồ Chí
Minh thanh toán qua ngân hàng cho Công ty Phát Đạt và thực tế đã thanh toán
qua ngân hàng, đồng thời Công ty Phát Đạt xuất hóa đơn GTGT giao cho Chi nhánh
Quảng Ngãi Công ty Minh Hoàng.
Thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, ngày 25/11/2010 Công ty Minh Hoàng đã có văn
bản số 02/2010/MHCV yêu cầu Công ty Phát Đạt xuất 03 số hóa đơn GTGT (hóa đơn
số: 0171234 ký hiệu SH/2010N ngày 31/12/2010; số 0171235, ký hiệu SH/2010N
ngày 31/12/2010 và số 0000413 ký hiệu AA/11P ngày 23/6/2011) cho Chi nhánh
Quảng Ngãi Công ty Minh Hoàng. Chi nhánh Quảng Ngãi Công ty Minh Hoàng đã thực
hiện ký hợp đồng góp vốn để nhận nền đất, nhà ở trong tương lai, nhận tiền góp
vốn của khách hàng theo tiến độ góp vốn ghi trong hợp đồng và xuất hóa đơn, kê
khai nộp thuế GTGT đầu ra theo tiến độ thu được tiền tại Cục thuế tỉnh Quảng
Ngãi.
Căn cứ quy định trên và theo trình bày của các đơn vị thì Chi nhánh Quảng Ngãi
Công ty Minh Hoàng có phát sinh doanh thu chịu thuế GTGT tại tỉnh Quảng Ngãi
theo đó chính sách thuế GTGT được thực hiện theo điểm 1.2.c, 1.3 mục III, Phần
B; điểm 1 Phần C Thông tư số 129/2008/TTBTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính
nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần phát triển
bất động sản Phát Đạt và Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Minh Hoàng,
Chi nhánh Quảng Ngãi Công ty Minh Hoàng biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PCBTC;
Vụ PC, KK, TTr TCT;
Lưu: VT, CS (2b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 3588/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3588-TCT-CS-2013-thue-gia-tri-gia-tang-do-Tong-cuc-Thue-ban-hanh-211670.aspx | {'official_number': ['3588/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3588/TCT-CS năm 2013 về thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/10/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,227 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 144/KHUBND Sơn La, ngày 25 tháng 5 năm 2022
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NÔNG LÂM THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 20212030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Thực hiện Quyết định số 1384/QĐBNN/QLCL ngày 15/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm
(ATTP), nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 20212030”, Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo
ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 20212030” trên địa bàn
tỉnh Sơn La, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy
sản giai đoạn 20212030” trên địa bàn tỉnh Sơn La nhằm góp phần bảo vệ sức
khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của Sơn La tại thị trường trong nước và
quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 20212025
Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được
chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt GAP (như VietGAP hoặc tương đương)
tăng 10% đến 15%/năm.
100% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện
bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết tuân thủ quy định ATTP.
Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng
nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm.
Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng 10%/năm.
Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định
ATTP giảm 10%/năm.
Thực hiện kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
phù hợp với phân công, phân cấp.
100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản các cấp được bồi
dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
b) Giai đoạn 20262030
Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được
chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt GAP (như VietGAP hoặc tương đương)
tăng 15%/năm.
Duy trì 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ
điều kiện bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết tuân thủ quy định ATTP.
Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng
nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 15%/năm và 20%/năm;
Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng 15%/năm;
Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định
ATTP giảm 10%/năm;
Duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản các cấp được
bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
II. NHIỆM VỤ
1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu
tập trung, quy mô lớn; nâng cấp hệ thống chợ đầu mối/trung tâm cung ứng, chợ
bán lẻ nông lâm thủy sản, hoàn thiện chuỗi giá trị nông lâm thủy sản
Lồng ghép các nguồn vốn và thu hút đầu tư để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an
toàn, gia tăng giá trị.
Tiếp tục nhân rộng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm nông sản chủ
lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý chất lượng tiên
tiến; thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.
Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn áp dụng tiêu
chuẩn sản xuất bền vững (như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, sinh thái, tuần
hoàn..); từng bước số hóa vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở sơ chế, chế biến, bán
buôn, bán lẻ nông lâm thủy sản.
Xây dựng và phát triển mô hình chợ đầu mối/trung tâm cung ứng gắn kết với
vùng nguyên liệu, hợp tác xã và liên kết với siêu thị, trung tâm thương mại,
cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh cấp phường, xã đảm bảo chất lượng, ATTP.
2. Triển khai hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thông
tin, truyền thông về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản
Triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp
luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATTP của Việt Nam và thị
trường nhập khẩu cho tất cả các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh
nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tổ chức giám sát, đánh giá và tuyên truyền nguy cơ ATTP theo chuẩn mực quốc
tế phục vụ quản lý chất lượng và đảm bảo ATTP cho người dân và doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây
dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thống kê báo cáo chất lượng ATTP trong toàn ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Gia tăng số lượng và đa dạng thông tin, tuyên truyền vận động cơ sở sản
xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ pháp luật ATTP; phối hợp với Báo,
đài phổ biến pháp luật, thông tin quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm
bảo ATTP và truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm
bảo chất lượng, an toàn.
Biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình tiêu biểu trong sản xuất, chế
biến thực phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn; công khai tổ chức, cá
nhân vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định.
3. Nghiên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển
đổi số đảm bảo năng suất, chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc
Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, đặc
biệt ưu tiên các tiến bộ kỹ thuật liên quan đến nâng cao chất lượng giống, áp
dụng các công nghệ sản xuất “xanh, sạch” theo hướng nông nghiệp hữu cơ, sinh
thái, nông nghiệp tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải, nâng cao
chất lượng, giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản.
Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân và doanh nghiệp nâng cấp điều
kiện đảm bảo chất lượng, ATTP; thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP,
nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn…); thiết lập, vận hành hệ thống tự
kiểm soát chất lượng, ATTP tại cơ sở cùng với sự tham gia giám sát của cộng
đồng.
4. Phát triển thị trường nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn
Phổ biến thông tin thị trường, quy định về chất lượng ATTP các thị trường
trong và ngoài nước để người sản xuất, người tiêu dùng nắm rõ, hiểu đúng, làm
đúng.
Tham gia triển khai thực hiện tốt ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về
chất lượng, ATTP nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản chất
lượng, an toàn. Thiết lập và vận hành cơ chế tham gia hiệu quả các hoạt động
của các tổ chức quốc tế: Codex, Ủy ban SPS của WTO.
Hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu,
tổ chức truyền thông quảng bá, kết nối và xúc tiến thương mại sản phẩm nông
sản trong tỉnh ngoài tỉnh và ngoài nước.
5. Tăng cường năng lực thực thi chính sách pháp luật, đảm bảo ATTP, nâng
cao chất lượng nông lâm thủy sản
Đề xuất và hướng dẫn thực hiện thể chế, chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATTP theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù
hợp với thực tiễn của tỉnh Sơn La.
Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm
thủy sản từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; cập nhật thường xuyên pháp luật, kiến thức, kỹ
năng thực thi pháp luật cho cán bộ thực thi pháp luật từ cấp tỉnh đến cấp xã;
chuẩn hóa các hoạt động quản lý Nhà nước: giám sát, thẩm định, chứng nhận,
thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm....
Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công
nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực thi công vụ.
Tổ chức thực hiện các chương trình giám sát, đánh giá nguy cơ và áp dụng
các biện pháp phòng ngừa rủi ro về ATTP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên
địa bàn tỉnh Sơn La.
Tập trung đầu tư nâng cấp các phòng kiểm nghiệm trên địa bàn tỉnh đạt tiêu
chuẩn quốc gia về thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP
nông lâm thủy sản được Bộ chuyên ngành chỉ định.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, chứng
nhận, giám định phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy
sản.
(Nội dung chi tiết và phân công tại Phụ lục kèm theo)
III. CÁC DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN THỰC HIỆN
1. Dự án xây dựng vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chất lượng, ATTP và hệ
thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản
a) Mục tiêu:
Thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về số lượng và các chỉ số liên quan đến cơ
sở sản xuất và sản phẩm nông lâm thủy sản trên thị trường phục vụ công tác
quản lý, đồng thời, phục vụ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông
tin đầy đủ, minh bạch.
b) Các hoạt động:
(1) Thống kê, điều tra về tình hình cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy
sản, sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La;
(2) Tổng hợp thông tin, báo cáo về hệ thống cơ sở sản xuất kinh doanh, sản
phẩm nông lâm thủy sản;
(3) Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý;
(4) Đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm khai thác dữ liệu cho cán bộ quản lý,
người dân, doanh nghiệp;
(5) Duy trì cơ sở dữ liệu, phần mềm, cập nhật thông tin định kỳ.
c. Đơn vị thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản trên
địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật kiểm nghiệm, kiểm tra,
giám định phục vụ nhà nước về chất lượng, ATTP
a) Mục tiêu:
Tăng cường năng lực cho hệ thống các tổ chức đánh giá sự phù hợp, bao gồm các
phòng kiểm nghiệm thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà
nước; trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra, thẩm định
của cơ quan có thẩm quyền.
b) Các hoạt động:
(1) Thống kê năng lực của hệ thống các phòng kiểm nghiệm, phục vụ quản lý Nhà
nước và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La;
(2) Tổng hợp thông tin, báo cáo đề xuất nhu cầu nâng cấp cơ sở kiểm nghiệm,
giám định; trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra, giám định;
(3) Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở kiểm nghiệm;
(4) Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ kiểm tra, giám định;
(5) Đào tạo, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị; xây dựng phương pháp kiểm
nghiệm.
c. Đơn vị thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa
bàn tỉnh Sơn La.
3. Chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý, đảm
bảo chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản
a) Mục tiêu:
Tăng cường năng lực nguồn nhân lực cho cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm
thủy sản và cán bộ cơ quan quản lý về các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong
đảm bảo chất lượng, ATTP.
b) Các hoạt động:
(1) Tập huấn, hướng dẫn cho người sản xuất, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất
và cung ứng thực phẩm về sản xuất TP đa dạng, an toàn;
(2) Tập huấn, hỗ trợ doanh nghiệp theo từng chuỗi sản xuất áp dụng các chương
trình quản lý chất lượng, ATTP tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000);
(3) Đào tạo cho cán bộ quản lý của cơ quan Nhà nước về các nghiệp vụ (thẩm
định, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, quản lý hoạt động khoa
học công nghệ, đánh giá sự phù hợp…) trong quá trình quản lý;
(4) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm nghiệm viên, chuyên gia đánh giá của
các tổ chức chứng nhận, giám định, kiểm định. c. Đơn vị thực hiện trên địa bàn
tỉnh Sơn La:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa
bàn tỉnh Sơn La.
4. Chương trình nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới sáng
tạo nâng cao chất lượng, an toàn, giá trị nông lâm thủy sản
a) Mục tiêu:
Ứng dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
nâng cao chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.
b) Các hoạt động:
(1) Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
trong chọn giống, sản xuất, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, đảm bảo nền
nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn, nâng cao chất lượng, giá trị sản
phẩm;
(2) Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc giảm thất thoát sau thu hoạch đối
với các sản phẩm chủ lực và hạn chế lãng phí thực phẩm.
c. Đơn vị thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa
bàn tỉnh Sơn La.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách; lồng ghép nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở
hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn
vào các kế hoạch, đề án, chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới
Rà soát hoàn thiện chính sách của tỉnh và thực hiện hiệu quả cơ chế, chính
sách Trung ương về đầu tư, tín dụng, huy động các nguồn đầu tư công, ODA, đối
tác công tư (PPP)… trong nâng cấp cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy lợi, điện lưới,
đường giao thông, kho bãi…); các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, khu giết mổ, sơ chế, chế biến tập trung, chợ đầu mối/đấu giá…đủ điều kiện
sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản theo quy định của Việt Nam và chuẩn mực
quốc tế về chất lượng, ATTP.
Ưu tiên ngân sách đầu tư nâng cấp điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP vùng
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trông thủy sản, khu giết mổ, sơ chế, chợ đầu
mối/đấu giá, chợ dân sinh tại một số vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm hoặc
đô thị tiêu thụ khối lượng lớn nông lâm thủy sản.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở sơ
chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản trên diện rộng đảm bảo chất lượng,
ATTP và truy xuất nguồn gốc.
2. Phối hợp, huy động các nguồn lực nhà nước và xã hội trong đảm bảo chất
lượng, ATTP nông lâm thủy sản
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong đảm bảo chất lượng,
ATTP; kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn lực theo phân công, phân cấp theo
hướng đủ tổ chức, nguồn lực triển khai nhiệm vụ được phân công phân cấp.
Phối hợp chặt chẽ, nâng cao vai trò của tổ chức kinh tế hợp tác, các tổ
chức chính trị xã hội, hiệp hội ngành hàng trong xây dựng, hoàn thiện, tuyên
truyền, phổ biến chính sách pháp luật về chất lượng ATTP; truyền thông quảng
bá sản phẩm đối với thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Nâng cấp và triển khai Chương trình phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Hội Nông
dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam….trong phổ biến, giáo dục, vận động và giám
sát sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng an toàn.
Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội ngành hàng trong
đào tạo, tập huấn cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế hợp tác trong tự kiểm soát
và giám sát cộng đồng về chất lượng, ATTP; về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu,
truyền thông quảng bá sản phẩm chất lượng, an toàn.
3. Đổi mới công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, khoa
học quản lý đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản
Hợp tác với các Viện, Trường, các tổ chức quốc tế chuyên ngành, các dự án
quốc tế trong nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quản lý chất lượng,
ATTP.
Phối hợp với các Viện, Trường, Trung tâm khuyến nông quốc gia và các tổ
chức nghiên cứu khoa học khác cập nhật, tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ (như sử dụng giống chất lượng cao; phân, thức ăn chăn nuôi,
chất xử lý môi trường, thuốc BVTV nguồn gốc hữu cơ…) cũng như tiến bộ khoa học
quản lý (như áp dụng hệ thống tự kiểm soát, giám sát cộng đồng, truy xuất
nguồn gốc theo tiêu chuẩn tiên tiến GAP, ISO, HACCP…) trong sản xuất nông lâm
thủy sản chất lượng, an toàn.
4. Tăng cường thông tin, truyền thông kịp thời, chính xác về chất lượng,
ATTP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín nông sản của tỉnh
Kịp thời cập nhật, phổ biến thông tin thị trường; quy định, tiêu chuẩn, quy
chuẩn về chất lượng, ATTP của thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản trong và
ngoài nước.
Tổ chức các chương trình, chiến dịch thông tin, truyền thông quảng bá, kết
nối cung cầu nông sản của tỉnh chất lượng, an toàn.
Tổ chức xác minh, xử lý, phản hồi kịp thời các thông tin sai lệch về chất
lượng, ATTP trong và ngoài tỉnh.
5. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản
lý chất lượng, ATTP, truy xuất nguồn gốc
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tiến tới thực thi 100% các thủ
tục hành chính được thực hiện trên môi trường mạng; hệ thống thống kê, thông
tin báo cáo trực tuyến; cấp chứng nhận, chứng thư điện tử kết nối với các đối
tác thương mại.
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng vận hành hệ
thống cơ sở dữ liệu về chất lượng, ATTP và hệ thống truy xuất nguồn gốc kết
nối, liên thông với Cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
của tinh và Cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn hóa các qui trình chuyên môn nghiệp
vụ
Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý chất
lượng, ATTP nông lâm thủy sản theo chỉ đạo của Trung ương.
Kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cấp xã theo hướng tinh gọn, hiệu quả;
ưu tiên đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm cho từng vị trí công
việc.
7. Thu hút nguồn lực và kinh nghiệm đảm bảo chất lượng, ATTP và thúc đẩy
xuất khẩu nông lâm thủy sản
Sử dụng có hiệu quả tài trợ, các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài, của
tổ chức quốc tế trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Thu hút các nguồn vốn xã hội hóa trong việc nâng cao chất lượng, ATTP nông
lâm thủy sản của tỉnh.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện
Theo phân bổ của cấp có thẩm quyền giao cho các cơ quan, đơn vị thực hiện hàng
năm theo quy định.
2. Nguồn kinh phí
Từ nguồn ngân sách Trung ương; ngân sách cấp tỉnh phân bổ thực hiện hàng
năm.
Từ nguồn kinh phí xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai
thực hiện Kế hoạch;
Chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành theo Kế
hoạch.
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch.
Định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hàng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện trong đó nêu rõ
những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải
pháp tiếp tục hoàn thiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Rà soát tham mưu hoàn thiện chính sách của tỉnh và thực hiện hiệu quả cơ
chế, chính sách Trung ương về đầu tư, tín dụng, huy động các nguồn đầu tư
công, ODA, đối tác công tư (PPP)… trong nâng cấp cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy
lợi, điện lưới, đường giao thông, kho bãi…); các vùng trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, khu giết mổ, sơ chế, chế biến tập trung, chợ đầu mối/đấu
giá…đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản theo quy định của Việt
Nam và chuẩn mực quốc tế về chất lượng, ATTP.
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch.
Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm và đột xuất báo cáo UBND tỉnh (qua
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh cân đối, phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị triển
khai các chương trình, dự án sử dụng ngân sách cấp tỉnh thực hiện Đề án “Đảm
bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 20212030” trên địa
bàn tỉnh Sơn La theo Kế hoạch.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND
tỉnh kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy từ cấp tỉnh đến cấp xã đáp ứng yêu cầu
nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản theo Nghị định
số 107/2020/NĐCP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04/4/2014 của Chính phủ; Nghị định số
108/2020/NĐCP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 37/2014/NĐCP ngày 05/5/2014 của Chính phủ; Nghị định số
120/2020/NĐCP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức
lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; quy định pháp luật có liên quan và
phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch.
5. Công an tỉnh, các sở: Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông
tin truyền thông; Cục Quản lý thị trường, UBND các huyện, thành phố
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch.
Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm và đột xuất báo cáo UBND tỉnh (qua
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và phối hợp với các tổ chức
thành viên, các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp
luật về ATTP; tham gia công tác giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nông lâm thủy sản trong cộng đồng; tích cực đấu tranh với các hành vi sản
xuất, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản mất ATTP trên địa bàn.
7. Hội Nông dân tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Liên Minh hợp tác xã tỉnh;
Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện nhiệm
vụ theo Kế hoạch. Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
chính sách, pháp luật về ATTP; tham gia công tác giám sát hoạt động sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản trong cộng đồng; tích
cực đấu tranh với các hành vi sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kém
chất lượng, các sản phẩm nông lâm thủy sản mất ATTP trên địa bàn.
8. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản
trên địa bàn tỉnh
Thực hiện nghiêm túc các quy định của Việt Nam, thị trường nhập khẩu, hướng
dẫn của cơ quan quản lý về đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy
sản; chủ động nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực và ứng
dụng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng, ATTP
tiên tiến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản./.
Nơi nhận:
Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
Ủy ban MTTQ tỉnh;
Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
Hội Nông dân tỉnh;
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
Các sở: Nông nghiệp và PTNT; Y tế; Công thương; Tài chính; Kế hoạch và Đầu
tư; Thông tin Truyền thông;
Cục Quản lý thị trường tỉnh;
UBND các huyện, thành phố;
Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
Lưu: VT, Phú 10b. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Công
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẢM BẢO AN
TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 20212030”
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
TT Nhiệm vụ Chủ trì Phối hợp Thời gian thực hiện
1 Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, quy mô lớn; nâng cấp hệ thống chợ đầu mối/trung tâm cung ứng, chợ bán lẻ nông lâm thủy sản, hoàn thiện chuỗi giá trị nông lâm thủy sản
1.1 Lồng ghép các nguồn vốn và thu hút đầu tư để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn, gia tăng giá trị. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
1.2 Tiếp tục nhân rộng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
1.3 Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn áp dụng tiêu chuẩn sản xuất bền vững (như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn..); từng bước số hóa vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở sơ chế, chế biến, bán buôn, bán lẻ nông lâm thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
1.4 Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh tham mưu đề xuất việc xây dựng và phát triển mô hình chợ đầu mối/trung tâm cung ứng gắn kết với vùng nguyên liệu, hợp tác xã và liên kết với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh cấp phường, xã đảm bảo chất lượng, ATTP Sở Công Thương Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các Sở, ngành liên quan. UBND các huyện, thành phố. Thường xuyên
2 Triển khai hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thông tin, truyền thông về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản
2.1 Triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATTP của Việt Nam và thị trường nhập khẩu cho tất cả các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
2.2 Tổ chức giám sát, đánh giá và tuyên truyền nguy cơ ATTP theo chuẩn mực quốc tế phục vụ quản lý chất lượng và đảm bảo ATTP cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; UBND các huyện, thành phố. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
2.3 Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thống kê báo cáo chất lượng ATTP trong toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
2.4 Gia tăng số lượng và đa dạng thông tin, tuyên truyền vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ pháp luật ATTP; phối hợp với Báo, đài phổ biến pháp luật, thông tin quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo ATTP và truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố. UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Sở Thông tin truyền thông; Đài Phát thanh truyền hình tỉnh; Báo Sơn La; Các cơ quan truyền thông khác. Thường xuyên
2.5 Biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình tiêu biểu trong sản xuất, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
3 Nghiên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đảm bảo năng suất, chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc
3.1 Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt ưu tiên các tiến bộ kỹ thuật liên quan đến nâng cao chất lượng giống, áp dụng các công nghệ sản xuất “xanh, sạch” theo hướng nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản Sở Khoa học và Công nghệ Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
3.2 Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân và doanh nghiệp nâng cấp điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP; thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn…); thiết lập, vận hành hệ thống tự kiểm soát chất lượng, ATTP tại cơ sở cùng với sự tham gia giám sát của cộng đồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố. Các đội Quản lý thị trường; Các cơ quan, đơn vị thuộc sở: Y tế, Công thương, Công an tỉnh. Thường xuyên
4 Phát triển thị trường nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn
4.1 Phổ biến thông tin thị trường, quy định về chất lượng ATTP các thị trường trong và ngoài nước để người sản xuất, người tiêu dùng nắm rõ, hiểu đúng, làm đúng Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương. UBND các huyện, thành phố. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
4.2 Triển khai thực hiện tốt ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về chất lượng, ATTP nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn. Thiết lập và vận hành cơ chế tham gia hiệu quả các hoạt động của các tổ chức quốc tế: Codex, Ủy ban SPS của WTO. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế Các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố. Thường xuyên
4.3 Hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tổ chức truyền thông quảng bá, kết nối và xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản trong tỉnh ngoài tỉnh và ngoài nước Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố. Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Thường xuyên
5 Tăng cường năng lực thực thi chính sách pháp luật, đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản
5.1 Đề xuất và hướng dẫn thực hiện thể chế, chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATTP theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn của tỉnh Sơn La Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
5.2 Kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cấp xã theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cập nhật thường xuyên pháp luật, kiến thức, kỹ năng thực thi pháp luật cho cán bộ thực thi pháp luật từ cấp tỉnh đến cấp xã; chuẩn hóa các hoạt động quản lý Nhà nước: giám sát, thẩm định, chứng nhận, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm…. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nội vụ; UBND các huyện, thành phố. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Giai đoạn 20222025
5.3 Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực thi công vụ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
5.4 Tổ chức thực hiện các chương trình giám sát, đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro về ATTP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Hàng năm
5.5 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, chứng nhận, giám định phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Thường xuyên
5.6 Tập trung đầu tư nâng cấp các phòng kiểm nghiệm trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia về thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản được Bộ chuyên ngành chỉ định Sở Y tế; Sở Khoa học và Công nghệ. Các đơn vị tư vấn chuyên ngành Giai đoạn 20222025
| Kế hoạch 144/KH-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-144-KH-UBND-2022-thuc-hien-de-an-Dam-bao-an-toan-thuc-pham-Son-La-2021-2030-586599.aspx | {'official_number': ['144/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Sơn La'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Sơn La', ''], 'signer': ['Nguyễn Thành Công'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/05/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,228 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 16339/BTCTCT
V/vhướng dẫn thu nộp NSNN theo Thông tư số 119/2014/TTBTC và Thông tư sổ 126/2014/TTBTC Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Ngân hàng thương mại ủy nhiệm thu, Ngân hàng thương mại phối hợp thu.
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQCP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2014/TTBTC ngày
25/8/2014 sửa đổi, bổ sung một số Thông tư có liên quan để cải cách, đơn giản
các thủ tục hành chính về thuế và Thông tư số 126/2014/TTBTC ngày 28/08/2014
quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và
các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hai Thông tư này đã
quy định các mẫu chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (NSNN) theo hướng:
Người nộp thuế (NNT) khi lập chứng từ nộp tiền vào NSNN chỉ cần khai báo các
thông tin liên quan đến mã số thuế, tên, địa chỉ, khoản thuế cần nộp và số
tiền thuế nộp; các thông tin còn lại dùng để hạch toán thu NSNN như mã tài
khoản thu NSNN, mã cơ quan thu, mã mục lục NSNN... sẽ do các cơ quan thu tiền
có trách nhiệm xác định và ghi thông tin hạch toán thu NSNN.
Để thống nhất thực hiện quy định tại hai Thông tư này, Bộ Tài chính hướng dẫn
một số nội dung cụ thể như sau:
1. Hướng dẫn NNT lập chứng từ nộp tiền vào NSNN theo quy định tạiĐiều 4
Thông tư số 119/2014/TTBTC và Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư số 126/2014/TT
BTC
Khi NNT nộp tiền vào NSNN tại KBNN hoặc Ngân hàng thương mại (NHTM) đã ký
văn bản phối hợp thu NSNN: Người nộp tiền lập Bảng kê nộp thuế (mẫu số 01/BKNT
ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TTBTC hoặc Thông tư số 126/2014/TT
BTC). Người nộp tiền có trách nhiệm ghi đầy đủ các tiêu thức trên Bảng kê nộp
thuế theo hướng dẫn tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo công văn này. KBNN hoặc
NHTM nơi thu tiền căn cứ vào thông tin do người nộp tiền ghi trên Bảng kê nộp
thuế và thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh
toán điện tử của Tổng cục Hải quan để làm thủ tục thu NSNN và cấp Giấy nộp
tiền vào NSNN cho NNT.
Khi NNT nộp tiền vào NSNN tại NHTM hoặc tổ chức tín dụng chưa ký văn bản
phối hợp thu NSNN: Người nộp tiền lập Giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C102/NS
hoặc mẫu C103/NS ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TTBTC ; mẫu C109/NS
hoặc mẫu C110/NS ban hành kèm theo Thông tư số 126/2014/TTBTC). Người nộp
tiền có trách nhiệm ghi đầy đủ các tiêu thức trên Giấy nộp tiền vào NSNN theo
hướng dẫn tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo công văn này. NHTM hoặc tổ chức
tín dụng căn cứ thông tin trên Giấy nộp tiền vào NSNN do NNT lập để thực hiện
thu tiền nộp vào NSNN và xác nhận trên Giấy nộp tiền vào NSNN cấp cho NNT.
2. Quy trình xử lý thu, chuyển tiền và xác định thông tin hạch toán thu
NSNN
Đối với NHTM hoặc tổ chức tín dụng chưa ký văn bản phối hợp thu NSNN (sau
đây gọi là Ngân hàng chưa phối hợp thu): Căn cứ vào thông tin trên Giấy nộp
tiền vào NSNN do NNT lập, thực hiện chuyển tiền và các thông tin trên chứng từ
nộp tiền của NNT cho ngân hàng ủy nhiệm thu sau khi hoàn thành việc thu tiền
và cấp Giấy nộp tiền vào NSNN cho NNT. NHTM hoặc tổ chức tín dụng chưa ký văn
bản phối hợp thu NSNN không phải bổ sung thông tin liên quan đến hạch toán thu
NSNN trên chứng từ nộp tiền vào NSNN.
Đối với NHTM đã ký văn bản phối hợp thu NSNN nhưng không có tài khoản của
KBNN (sau đây gọi là Ngân hàng phối hợp thu):
+ Căn cứ vào thông tin do người nộp tiền ghi trên Bảng kê nộp thuế và thông
tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan, xác định các thông tin liên quan đến hạch toán thu NSNN (mã
tài khoản thu NSNN, mã cơ quan thu, mã KBNN hạch toán thu NSNN, mã chương, mã
tiểu mục) để bổ sung thông tin trên chứng từ nộp tiền vào NSNN;
+ Chuyển tiền thuế đã thu và chuyển thông tin trên chứng từ nộp tiền sau khi
đã bổ sung thông tin liên quan đến hạch toán thu NSNN cho NHTM nơi KBNN mở tài
khoản thu NSNN (sau đây gọi là Ngân hàng ủy nhiệm thu).
+ Chuyển thông tin trên chứng từ nộp tiền sau khi đã bổ sung thông tin liên
quan đến hạch toán thu NSNN cho cơ quan thu (cơ quan thuế hoặc cơ quan hải
quan) để theo dõi thu nộp đối với NNT.
Đối với Ngân hàng ủy nhiệm thu:
+ Căn cứ thông tin trên Bảng kê nộp thuế (đối với trường hợp NNT thực hiện
giao dịch với Ngân hàng ủy nhiệm thu) hoặc thông tin trên chứng từ nộp thuế do
NHTM chưa phối hợp thu chuyển đến, thông tin trên Cổng thông tin điện tử của
Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan, xác định các
thông tin liên quan đến hạch toán thu NSNN (mã tài khoản thu NSNN, mã cơ quan
thu, mã KBNN hạch toán thu NSNN, mã chương, mã tiểu mục) để bổ sung thông tin
trên chứng từ nộp tiền vào NSNN.
+ Chuyển tiền thu NSNN do Ngân hàng ủy nhiệm thu trực tiếp thực hiện giao
dịch thu của NNT, tiền thuế do NH phối hợp thu chuyển sang, tiền thuế do NH
chưa phối hợp thu chuyển sang vào NSNN thông qua tài khoản của KBNN mở tại
Ngân hàng ủy nhiệm thu.
+ Chuyển thông tin thu NSNN đã được bổ sung thông tin hạch toán thu NSNN cho
KBNN hạch toán khoản thu và cho cơ quan thu quản lý khoản thu.
Đối với Kho bạc Nhà nước:
+ Căn cứ thông tin trên Bảng kê nộp thuế (đối với trường hợp NNT thực hiện
giao dịch KBNN) hoặc thông tin trên chứng từ nộp thuế nhận được từ NHTM chưa
phối hợp thu, thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng
thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan, xác định các thông tin liên quan đến
hạch toán thu NSNN (mã tài khoản thu NSNN, mã cơ quan thu, mã KBNN hạch toán
thu NSNN, mã chương, mã tiểu mục) để bổ sung thông tin trên chứng từ nộp tiền
vào NSNN.
+ Thực hiện hạch toán thu NSNN đối với các khoản tiền nộp NSNN do NNT trực
tiếp thực hiện giao dịch với KBNN và các khoản tiền nộp NSNN do Ngân hàng Ủy
nhiệm thu chuyển vào Tài khoản của KBNN.
+ Chuyển thông tin về thực hiện nộp thuế của NNT cho cơ quan thu để theo dõi,
hạch toán nghĩa vụ của NNT.
Quy trình chi tiết theo phụ lục số 2 đính kèm.
3. Nguyên tắc xử lý những sai sót (nếu có) và tra soát điều chỉnh thông tin
hạch toán thu NSNN
3.1. Nguyên tắc xử lý sai sót (nếu có)
Sai sót phát sinh tại đơn vị nào thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm và chủ
động xác định nguyên nhân sai sót, khắc phục hậu quả, đồng thời gửi thư tra
soát hoặc thông báo đến các đơn vị liên quan để phối hợp, xử lý theo quy định.
Các khoản chuyển tiền thừa, tiền thiếu được xử lý theo quy định về sai lầm
trong thanh toán.
Trong mọi trường hợp điều chỉnh, khi chứng từ thu NSNN đã được KBNN truyền
sang cơ quan thu, thì các chứng từ điều chỉnh hoặc trả lại chứng từ có liên
quan đều phải truyền cho cơ quan thu để theo dõi, tránh việc lợi dụng, thất
thoát tài sản.
3.2. Trách nhiệm tra soát điều chỉnh thông tin hạch toán thu NSNN
a) Đối với NNT
Khi NNT phát hiện thông tin kê khai trên chứng từ nộp thuế có sai sót, NNT có
văn bản đề nghị điều chỉnh gửi cơ quan thu; cơ quan thu có trách nhiệm kiểm
tra, lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN gửi KBNN làm căn cứ hạch toán điều
chỉnh.
b) Đối với NHTM chưa phối hợp thu NSNN
NHTM chưa phối hợp thu đã chuyển tiền và thông tin nộp NSNN sang NHTM ủy nhiệm
thu hoặc KBNN, nếu phát hiện ra sai sót thì phối hợp với đơn vị nhận tiền và
thông tin để thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót.
c) Đối với NHTM phối hợp thu NSNN
NHTM phối hợp thu NSNN đã chuyển tiền và thông tin nộp NSNN sang NHTM ủy nhiệm
thu, nếu phát hiện ra sai sót thì lập thư tra soát gửi NHTM ủy nhiệm thu để
thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót.
d) Đối với NHTM ủy nhiệm thu
NHTM ủy nhiệm thu đã chuyển tiền và thông tin nộp NSNN sang KBNN, nếu phát
hiện ra sai sót thì lập thư tra soát gửi KBNN để thực hiện tra soát và điều
chỉnh sai sót.
Khi nhận được thư tra soát từ NHTM phối hợp thu và NHTM chưa phối hợp thu,
NHTM ủy nhiệm thu có trách nhiệm thực hiện tra soát và điều chỉnh sai lầm
trong thanh toán; đồng thời gửi thông tin đã điều chỉnh cho KBNN (nếu chứng từ
đã được truyền sang KBNN) để điều chỉnh sai sót.
đ) Đối với KBNN
Khi đã hạch toán thu NSNN và chuyển thông tin thu NSNN sang cơ quan thu,
nếu phát hiện sai sót thì KBNN có trách nhiệm điều chỉnh thông tin và gửi
thông báo sang cơ quan thu để cơ quan thu điều chỉnh thông tin quản lý.
Khi nhận được đề nghị tra soát từ các cơ quan liên quan (cơ quan thu, NHTM
ủy nhiệm thu, NHTM chưa phối hợp thu), KBNN có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh
thông tin và thông báo với các cơ quan liên quan để điều chỉnh thông tin thu
nộp NSNN.
KBNN có trách nhiệm lập thư tra soát đối với các khoản đã hạch toán vào tài
khoản chờ xử lý của cơ quan thuế hoặc tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan
để cơ quan thu bổ sung thông tin hạch toán thu NSNN.
e) Đối với cơ quan thu
Khi cơ quan thu phát hiện sai sót từ thông tin của KBNN chuyển đến, nếu
thông tin đã hạch toán sai liên quan đến việc hạch toán thu NSNN thì cơ quan
thu lập giấy đề nghị điều chỉnh gửi KBNN để điều chỉnh các thông tin hạch toán
thu NSNN.
Căn cứ vào thư tra soát của KBNN về tài khoản chờ xử lý cơ quan thuế, tài
khoản tạm thu của cơ quan hải quan, cơ quan thu xác định, bổ sung thông tin
hạch toán thu NSNN vào thư tra soát và gửi KBNN để điều chỉnh các thông tin
hạch toán thu NSNN.
4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thu nộp NSNN
4.1. Trách nhiệm của cơ quan thu
Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về người nộp thuế và thông
tin về số phải thu của người nộp thuế vào hệ thống tác nghiệp của cơ quan
Thuế, cơ quan Hải quan theo đúng quy trình nội bộ của từng ngành.
Đảm bảo thông tin dữ liệu về NNT và dữ liệu về khoản nộp NSNN được cập nhật
trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử hải
quan đầy đủ, kịp thời và chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu đã
cung cấp để NHTM ủy nhiệm thu, NHTM phối hợp thu và KBNN truy xuất khi thu
thuế và xác định mã Chương, mã Tiểu mục. Riêng thông tin về danh mục “mã và
tên cơ quan KBNN hạch toán thu NSNN”, “tên NHTM ủy nhiệm thu của KBNN” thì
Tổng cục Thuế gửi trực tiếp cho NHTM.
Hướng dẫn NNT, NHTM trong việc lập Bảng kê nộp thuế hoặc Giấy nộp tiền vào
NSNN theo đúng các nội dung nêu tại công văn này.
Phối hợp với KBNN để cập nhật thông tin dữ liệu về danh mục “mã và tên cơ
quan KBNN hạch toán thu NSNN”, “tên NHTM ủy nhiệm thu của KBNN” để cung cấp
cho NHTM.
Đăng tải danh mục Ngân hàng ủy nhiệm thu, danh mục Ngân hàng phối hợp thu,
chuẩn kết nối cung cấp thông tin phục vụ thu NSNN trên trang thông tin điện tử
của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan để người nộp thuế và các cơ quan thu tra
cứu, phục vụ việc thu nộp tiền vào NSNN.
Bổ sung thông tin kịp thời khi nhận được thư tra soát của KBNN để chuyển
cho KBNN hạch toán thu NSNN theo đúng quy định.
Xây dựng và ban hành các văn bản quy định cụ thể trách nhiệm giữa các đơn
vị trong việc cung cấp, khai thác, truy vấn và sử dụng thông tin từ Cổng thông
tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử hải quan.
4.2. Trách nhiệm của KBNN
Hướng dẫn NNT trong việc lập Bảng kê nộp thuế hoặc hoặc Giấy nộp tiền vào
NSNN theo đúng các nội dung nêu tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo công văn
này.
Sử dụng thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh
toán điện tử hải quan để thu tiền từ NNT và xác định mã Chương, mã Tiểu mục
hạch toán thu NSNN.
Bảo mật thông tin của NNT khi đã truy xuất từ Cổng thông tin điện tử của
Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử hải quan theo đúng quy định về bảo mật
thông tin của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hướng dẫn NHTM ủy nhiệm thu, NHTM phối hợp thu trong việc xử lý thu NSNN
theo Phụ lục 2 đính kèm công văn này.
Cung cấp thông tin dữ liệu về danh mục “Cơ quan KBNN hạch toán thu NSNN”
bao gồm cả KBNN thu hộ, danh mục “NHTM ủy nhiệm thu của KBNN” cho Tổng cục
Thuế, Tổng cục Hải quan đầy đủ, kịp thời vào lần đầu và khi phát sinh thay
đổi.
Ghi nhận chính xác thông tin “ngày nộp thuế” của NNT theo đúng nội dung
trên chứng từ do NHTM ủy nhiệm thu hoặc NHTM thu tiền thuế chuyển đến để
truyền thông tin cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan hạch toán giảm nghĩa vụ
cho NNT.
Phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan hải quan trên địa bàn để tra soát các
chứng từ nộp tiền thiếu thông tin hạch toán thu NSNN theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính đảm bảo hạch toán thu NSNN và hạch toán giảm nghĩa vụ cho người nộp thuế
đầy đủ, chính xác.
Xây dựng và ban hành các văn bản quy định cụ thể trách nhiệm giữa các đơn
vị trong nội bộ đơn vị khi khai thác, truy vấn và sử dụng thông tin từ Cổng
thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử hải quan.
4.3. Đối với NHTM
a) NHTM phối hợp thu, NHTM ủy nhiệm thu
Hướng dẫn NNT trong việc lập Bảng kê nộp thuế theo đúng các nội dung nêu
tại công văn này.
Sử dụng thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh
toán điện tử hải quan để thu tiền từ NNT và xác định mã Chương, mã Tiểu mục.
Trường hợp NHTM tra cứu trên Cổng thanh toán điện tử của Hải quan không có
thông tin tờ khai thì NHTM liên hệ với Tổng cục Hải quan (Cục CNTT và Thống kê
Hải quan) để cung cấp Danh mục mã Chương, mã Tiểu mục để cập nhật vào chương
trình thu thuế của ngân hàng.
Căn cứ vào Danh mục mã Chương, tên Chương, mã Tiểu mục, tên Tiểu mục, Danh
mục KBNN, Danh mục NHTM ủy nhiệm thu của KBNN do Tổng cục Thuế gửi đến bằng
thư điện tử để cập nhật vào Chương trình thu thuế của ngân hàng và xác định mã
Chương, mã Tiểu mục theo quy định.
Bảo mật thông tin của NNT khi đã truy xuất từ Cổng thông tin điện tử của
Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử hải quan theo đúng quy định về bảo mật
thông tin của Luật Quản lý thuế và văn bản thỏa thuận đã ký giữa các bên.
Truyền thông tin số đã nộp NSNN của NNT cho Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải
quan ngay sau khi quá trình nộp NSNN được hoàn tất thông qua Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử hải quan.
NHTM cập nhật và truyền đầy đủ, chính xác thông tin trên chứng từ chuyển
tiền cho NHTM ủy nhiệm thu; NHTM ủy nhiệm thu cập nhật đầy đủ, chính xác thông
tin trên chứng từ chuyển cho KBNN, trong đó lưu ý truyền chính xác thông tin
“ngày nộp thuế” của NNT theo quy định tại phụ lục số 2 ban hành kèm theo công
văn này.
Bổ sung thông tin về mã Chương, mã Tiểu mục trên chứng từ chuyển tiền gửi
KBNN khi nhận được chứng từ do NHTM khác chuyển đến bị thiếu mã Chương, mã
Tiểu mục.
Ngân hàng chỉ sử dụng thông tin do Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cung
cấp vào mục đích hỗ trợ thu NSNN khi có yêu cầu từ NNT, không sử dụng với mục
đích khác.
5. Trước thời điểm 31/12/2014, NHTM và KBNN phải hoàn thành nâng cấp ứng
dụng thu NSNN để đáp ứng quy định về mẫu Giấy nộp tiền vào NSNN theo quy định
tại Thông tư số 119/2014/TTBTC , Thông tư 126/2014/TTBTC và quy định tại văn
bản này.
Trong thời gian NHTM, KBNN chưa nâng cấp ứng dụng, NHTM, KBNN được sử dụng mẫu
Giấy nộp tiền vào NSNN cấp cho NNT ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐBTC
ngày 16/4/2013 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TTBTC
ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính để NNT chứng minh đã nộp tiền vào NSNN với các
cơ quan, đơn vị có liên quan.
Đề nghị các Ngân hàng thương mại, cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, KBNN các
tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, hướng dẫn người nộp thuế và các đơn vị
trực thuộc thực hiện thủ tục nộp NSNN theo các quy định tại Thông tư số
119/2014/TTBTC , Thông tư số 126/2014/TTBTC và các nội dung hướng dẫn tại
công văn này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo
kịp thời về Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước để nghiên cứu,
hướng dẫn./.
Nơi nhận:
Như trên;
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (để báo cáo);
Ngân hàng Nhà nước (để phối hợp chỉ đạo NHTM)
Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, KBNN (để thực hiện);
Website BTC, KBNN, TCT, TCHQ;
Vụ NSNN, Cục THTKTC;
Vụ PCBTC;
Lưu: VT, TCT (3b). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
PHỤ LỤC SỐ 1
HƯỚNG DẪN LẬP CHỨNG TỪ NỘP THUẾ THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 4 THÔNG TƯ SỐ
119/2014/TTBTC VÀ ĐIỀU 7, ĐIỀU 8, ĐIỀU 9 THÔNG TƯ 126/2014/TTBTC
(Ban hành kèm theo công văn số 16339/BTCTCT ngày 10/11/2014 của Bộ Tài
chính)
1. Trường hợp nộp thuế tại ngân hàng đã tham gia phối hợp thu NSNN và có
tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng (NHTM ủy nhiệm thu) hoặc nộp thuế tại ngân
hàng đã tham gia phối hợp thu NSNN nhưng không có tài khoản của KBNN mở tại
ngân hàng (NHTM phối hợp thu) hoặc nộp thuế tại trụ sở của KBNN:
1.1. Trường hợp nộp các khoản thu nội địa do cơ quan thuế, cơ quan khác
quản lý:
Khi nộp tiền vào NSNN, người nộp tiền lập 1 liên Bảng kê nộp thuế (mẫu 01/BKNT
ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TTBTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính)
gửi NHTM hoặc KBNN. Người nộp tiền có trách nhiệm ghi các tiêu thức trên Bảng
kê nộp thuế như sau:
(1) Tiêu thức “Người nộp thuế (NNT), mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế”:
Ghi đúng theo tên, mã số thuế, địa chỉ của NNT theo thông tin về đăng ký thuế
hoặc thông tin đăng ký doanh nghiệp và đã được NNT kê khai trên hồ sơ khai
thuế gửi cơ quan thuế.
(2) Tiêu thức “Người nộp thay, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thay”: Khi
người khác nộp thay cho NNT thì ngoài việc ghi đầy đủ các thông tin của NNT
theo hướng dẫn tại tiêu thức 1 nêu trên còn phải ghi đầy đủ thông tin về tên,
địa chỉ của người nộp thay, thông tin về mã số thuế của người nộp thay để
trống không ghi.
(3) Tiêu thức “Đề nghị KBNN (NH), trích tài khoản số”:
Trường hợp nộp bằng chuyển khoản thì ghi tên KBNN hoặc ngân hàng nơi người
nộp mở tài khoản, số tài khoản của người nộp.
Trường hợp nộp bằng tiền mặt thì không phải ghi vào chỉ tiêu này.
(4) Tiêu thức “Nộp vào NSNN, TK tạm thu, TK thu hồi quỹ hoàn thuế GTGT”:
Đánh dấu vào ô “Nộp vào NSNN” khi nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt vào NSNN;
Đánh dấu vào ô “TK thu hồi quỹ hoàn thuế GTGT” khi nộp trả lại NSNN số tiền
thuế GTGT đã được hoàn theo pháp luật về thuế GTGT theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền hoặc NNT tự phát hiện;
Không đánh dấu vào ô “TK tạm thu” đối với các khoản thuế nội địa.
(5) Tiêu thức “Tại KBNN, tỉnh, TP”: Ghi tên KBNN nơi hạch toán thu NSNN.
Về nguyên tắc KBNN hạch toán khoản thu NSNN là KBNN cùng cấp với cơ quan quản
lý khoản nộp NSNN (cơ quan thuế, cơ quan tài chính,...). Trường hợp KBNN hạch
toán khoản thu không đồng cấp với cơ quan quản lý khoản nộp NSNN thực hiện
theo quy định của Bộ Tài chính.
(6) Tiêu thức “Mở tại NHTM ủy nhiệm thu”: NNT không phải ghi vào chỉ tiêu này.
(7) Tiêu thức “Trường hợp nộp theo kết luận của CQ có thẩm quyền (kiểm toán
NN, Thanh tra TC, Thanh tra CP, CQ có thẩm quyền khác)”: NNT đánh dấu vào 1
trong các cơ quan tương ứng khi nộp tiền vào NSNN, cụ thể:
Trường hợp nộp theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước thì đánh dấu vào ô
“Kiểm toán nhà nước”.
Trường hợp nộp theo Quyết định xử lý của Thanh tra Tài chính thì đánh dấu
vào ô “Thanh tra Tài chính”.
Trường hợp nộp theo Quyết định xử lý của Thanh tra Chính phủ thì đánh dấu
vào ô “Thanh tra Chính phủ”.
Trường hợp nộp theo văn bản xử lý của cơ quan có thẩm quyền khác với các cơ
quan đã nêu trên thì đánh dấu vào ô “Cơ quan khác”.
Đồng thời, NNT gửi 1 bản chụp quyết định/ văn bản xử lý của cơ quan có thẩm
quyền kèm theo bảng kê nộp thuế để làm căn cứ xác định thông tin hạch toán thu
NSNN.
(8) Tiêu thức “Tên cơ quan quản lý thu”: Ghi tên của cơ quan thu trực tiếp
quản lý khoản nộp NSNN. Cụ thể:
Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan thuế quản lý thì ghi cơ quan thuế
trực tiếp quản lý khoản nộp NSNN (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi phát sinh
khoản thu).
Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan khác quản lý thì ghi rõ cơ quan thu
trực tiếp quản lý khoản nộp NSNN (như: cơ quan tài chính,...)
(9) Tiêu thức “Tờ khai hải quan số, ngày, loại hình XNK”: Khi nộp các khoản
thuế nội địa không phải ghi vào các chỉ tiêu này.
(10) Tiêu thức “STT, nội dung các khoản nộp NS, loại tiền, số tiền”:
(10.1) Tiêu thức “Nội dung khoản nộp NS”:
NNT căn cứ vào tờ khai và kỳ tính thuế của tờ khai hoặc số/ngày Quyết định,
số/ngày Thông báo của cơ quan có thẩm quyền để ghi vào phần “Nội dung các
khoản nộp NS” trên Bảng kê nộp thuế như sau:
a. Trường hợp nộp cho tờ khai thuế: NNT ghi rõ nộp cho số thuế nào phải nộp và
kỳ tính thuế của khoản thuế đó.
Ví dụ: Khi NNT nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) của tháng 1/2014 thì ghi vào
phần “Nội dung các khoản nộp NS” là “Nộp thuế GTGT tháng 1/2014”.
Lưu ý:
Đối với NNT hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, phát triển mỏ và khai thác
dầu, khí thiên nhiên không theo hiệp định, hợp đồng, khi nộp thuế GTGT của
tháng 1/2014 ghi “Nộp thuế GTGT tháng 1/2014 của hoạt động thăm dò, phát triển
mỏ và khai thác dầu, khí thiên nhiên không theo hiệp định, hợp đồng”.
Đối với NNT hoạt động trong lĩnh vực xổ số kiến thiết, khi nộp thuế GTGT
của tháng 1/2014 ghi “Nộp thuế GTGT tháng 1/2014 của hoạt động xổ số kiến
thiết”.
b. Trường hợp nộp cho Quyết định, Thông báo của cơ quan có thẩm quyền thì ghi
rõ số quyết định, ngày quyết định, cơ quan ra quyết định và tên khoản nộp.
Trường hợp nộp cho các khoản được lưu ý ở phần a điểm này thì phải ghi thêm
các nội dung đó.
c. Trường hợp NNT nộp tiền lệ phí trước bạ cho các tài sản cần đăng ký quyền
sở hữu, quyền sử dụng như ô tô, xe gắn máy,...: Ghi cụ thể vào tiêu thức “Nội
dung khoản nộp NS” là Nộp lệ phí trước bạ cho loại xe, nhãn hiệu, số khung, số
máy, theo thông báo số, ngày, của cơ quan ban hành thông báo.
d. Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan được cơ quan thuế ủy nhiệm thu nộp tiền
vào NSNN đối với số tiền đã thu của NNT thì ghi cụ thể vào tiêu thức “Nội dung
khoản nộp NS” là số bảng kê biên lai thu, ngày lập bảng kê biên lai thu, tên
cơ quan lập bảng kê biên lai thu và tên khoản nộp.
e. Trường hợp cơ quan thu tiền phạt nộp tiền vào NSNN thì ghi rõ từng loại
tiền phạt, số, ngày của Bảng kê thu tiền phạt và tên cơ quan lập bảng kê thu
tiền phạt.
f. Trường hợp NNT nộp tiền phạt vi phạm hành chính vào NSNN (trừ nộp tiền phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế) thì ghi rõ số quyết định xử phạt, ngày
quyết định xử phạt, tên cơ quan ban hành quyết định xử phạt.
(10.2) Tiêu thức “loại tiền, số tiền”:
NNT chỉ được nộp vào NSNN bằng ngoại tệ đối với các loại thuế nội địa liên
quan đến hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên. Trường hợp
được phép nộp vào NSNN bằng ngoại tệ thì ghi rõ loại ngoại tệ vào cột “loại
tiền”, trường hợp nộp bằng tiền “VNĐ” thì không phải ghi vào cột “loại tiền”.
NNT vừa có khoản nộp bằng ngoại tệ, vừa có khoản nộp bằng VNĐ thì lập riêng
Bảng kê nộp thuế bằng ngoại tệ và Bảng kê nộp thuế bằng VNĐ để phù hợp với
Giấy nộp tiền vào NSNN do NHTM, KBNN cấp cho NNT.
(11) Tiêu thức “Tổng cộng”: Ghi tổng số tiền bằng số.
(12) Tiêu thức “Tổng số tiền ghi bằng chữ”: Ghi bằng chữ tổng số tiền tại dòng
tổng cộng.
(13) Tiêu thức “Đối tượng nộp tiền” ký tên, đóng dấu:
Trường hợp nộp bằng chuyển khoản:
+ Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Ký, ghi rõ họ tên của người nộp tiền; ký,
ghi rõ họ tên của kế toán trưởng (nếu có), thủ trưởng đơn vị của NNT hoặc
người nộp thay, đóng dấu vào phần thủ trưởng đơn vị.
+ Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ tên của người nộp tiền là chủ tài khoản.
Trường hợp nộp bằng tiền mặt: Ký, ghi rõ họ tên của người nộp tiền, để
trống không ghi phần kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
(14) Tiêu thức “KBNN (NH)” ký tên: Sau khi kiểm đếm tiền, đối chiếu với số
liệu ghi trên Bảng kê nộp thuế, nếu khớp đúng về số tiền (trường hợp nộp bằng
tiền mặt), hoặc kiểm tra số dư tài khoản của NNT hoặc người nộp thay đủ để nộp
thuế (trường hợp nộp bằng chuyển khoản) và kiểm tra việc ghi các thông tin
trên Bảng kê nộp thuế đúng theo phần hướng dẫn từ tiêu thức 1 đến tiêu thức 13
nêu trên thì cán bộ KBNN, ngân hàng ký tên vào phần người nhận tiền.
1.2. Trường hợp nộp các khoản thu xuất, nhập khẩu do cơ quan hải quan quản
lý:
Khi nộp tiền vào NSNN, người nộp tiền lập 1 liên Bảng kê nộp thuế (mẫu số:
01/BKNT ban hành Thông tư số 126/2014/TTBTC) gửi NHTM hoặc KBNN.
Người nộp tiền có trách nhiệm ghi các tiêu thức trên Bảng kê nộp thuế như
sau:
(1) Tiêu thức “Người nộp thuế (NNT), mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế”,
“Người nộp thay, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thay”, “Đề nghị KBNN (NH),
trích tài khoản số”: Ghi theo hướng dẫn tại mục 1.1 Phụ lục này.
(2) Tiêu thức “Nộp vào NSNN, TK tạm thu”:
Đánh dấu vào ô “Nộp vào NSNN” khi nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt vào NSNN;
Đánh dấu vào ô “TK tạm thu” khi nộp các khoản tiền thuế, tiền lệ phí hải
quan, phí thu hộ các hiệp hội và các khoản thu khác vào tài khoản tạm thu.
(3) Tiêu thức “Tại KBNN, tỉnh, TP”: Ghi tên KBNN nơi hạch toán thu NSNN.
Về nguyên tắc KBNN hạch toán khoản thu NSNN là KBNN là nơi cơ quan quản lý mở
tờ khai hải quan có khoản nộp NSNN (cơ quan hải quan, cơ quan tài chính,...).
(4) Tiêu thức “Mở tại NHTM ủy nhiệm thu”: NNT không phải ghi vào chỉ tiêu này.
(5) Tiêu thức “Trường hợp nộp theo kết luận của CQ có thẩm quyền (kiểm toán
NN, Thanh tra TC, Thanh tra CP, CQ có thẩm quyền khác)”: Ghi theo hướng dẫn
tại mục 1.1 Phụ lục này.
(6) Tiêu thức “Tên cơ quan quản lý thu”: Ghi tên của cơ quan thu trực tiếp
quản lý khoản nộp NSNN. Cụ thể:
Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan hải quan quản lý thì ghi cơ quan
hải quan trực tiếp quản lý khoản nộp NSNN (Cục Hải quan hoặc Chi cục Hải quan
nơi phát sinh khoản thu).
Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan khác quản lý thì ghi rõ cơ quan thu
trực tiếp quản lý khoản nộp NSNN (như: cơ quan tài chính,...)
(7) Tiêu thức “STT, Số tờ khai HQ, năm tờ khai HQ, sắc thuế, số tiền”:
(7.1) Tiêu thức “STT, Số tờ khai HQ, năm tờ khai HQ, sắc thuế”:
Trường hợp trên một Bảng kê nộp thuế có một tờ khai: Căn cứ tờ khai đã được
đăng ký chính thức với cơ quan hải quan, năm đăng ký tờ khai hải quan để ghi
đầy đủ vào số tờ khai, năm tờ khai.
Trường hợp trên một Bảng kê nộp thuế nộp cho nhiều tờ khai: Ghi theo các tờ
khai cần nộp theo thứ tự ghi hết tờ khai này mới đến tờ khai khác.
NNT căn cứ vào tờ khai hải quan hoặc số/ngày Quyết định, số/ngày Thông báo
của cơ quan có thẩm quyền nộp các loại thuế nào để ghi vào phần “Sắc thuế”
trên Bảng kê nộp thuế.
Trường hợp cơ quan hải quan nộp từng loại tiền thuế và NSNN đối với số tiền đã
thu của NNT thì ghi cụ thể vào tiêu thức “Sắc thuế” là tên khoản nộp.
Trường hợp cơ quan hải quan thu tiền phạt nộp tiền vào NSNN thì ghi rõ từng
loại tiền phạt, số, ngày của Bảng kê thu tiền phạt và tên cơ quan lập bảng kê
thu tiền phạt.
Trường hợp NNT nộp tiền phạt vi phạm hành chính vào NSNN (trừ nộp tiền phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan) thì ghi rõ số quyết định xử phạt,
ngày quyết định xử phạt, tên cơ quan ban hành quyết định xử phạt.
(7.2) Tiêu thức “Nguyên tệ (nộp bằng ngoại tệ), tỷ giá, số tiền”:
NNT chỉ được nộp vào NSNN bằng ngoại tệ đối với loại thuế xuất khẩu liên quan
đến hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên. Trường hợp được
phép nộp vào NSNN bằng ngoại tệ thì ghi rõ loại ngoại tệ vào tiêu thức tên
“sắc thuế”, NNT không phải ghi thông tin vào chỉ tiêu “Tỷ giá, số tiền”;
trường hợp được phép nộp bằng tiền “VNĐ” thì không phải ghi vào cột “Nguyên tệ
(nộp bằng ngoại tệ), tỷ giá”. NNT vừa có khoản nộp bằng ngoại tệ, vừa có khoản
nộp bằng VNĐ hoặc NNT có nhiều khoản nộp nhưng nộp bằng nhiều loại ngoại tệ
thì lập riêng Bảng kê nộp thuế cho từng loại ngoại tệ và Bảng kê nộp thuế bằng
VNĐ để phù hợp với Giấy nộp tiền vào NSNN do NHTM cấp cho NNT.
(8) Tiêu thức “Tổng cộng”, “Tổng số tiền ghi bằng chữ”, “Đối tượng nộp tiền”,
KBNN (NH)”: Ghi theo hướng dẫn tại mục 1.1 Phụ lục này.
2. Trường hợp nộp thuế tại NHTM hoặc tổ chức tín dụng chưa tham gia phối
hợp thu NSNN.
2.1. Trường hợp nộp các khoản thu nội địa do cơ quan thuế và cơ quan khác
quản lý.
Khi nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
chưa tham gia phối hợp thu NSNN, người nộp thuế lập 3 liên Giấy nộp tiền vào
NSNN (mẫu C102/NS đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng tiền VNĐ,
hoặc mẫu C103/NS đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ ban
hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TTBTC của Bộ Tài chính) gửi ngân hàng hoặc
tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản.
Lưu ý: NNT chỉ được nộp vào NSNN bằng ngoại tệ đối với các loại thuế nội địa
liên quan đến hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên.
Người nộp tiền có trách nhiệm ghi các tiêu thức trên Giấy nộp tiền vào NSNN
như sau:
(1) Tiêu thức “Người nộp thuế (NNT), mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế”:
Ghi đúng theo tên, mã số thuế, địa chỉ của NNT theo thông tin về đăng ký thuế
hoặc thông tin đăng ký doanh nghiệp và đã được NNT kê khai trên hồ sơ khai
thuế gửi cơ quan thuế.
(2) Tiêu thức “Người nộp thay, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thay”: Khi
người khác nộp thay cho NNT thì ngoài việc ghi đầy đủ các thông tin của NNT
theo hướng dẫn tại tiêu thức 1 nêu trên còn phải ghi đầy đủ thông tin về tên,
địa chỉ của người nộp thay, thông tin về mã số thuế của người nộp thay để
trống không ghi.
(3) Tiêu thức “Đề nghị KBNN (NH), trích tài khoản số”:
Trường hợp nộp bằng chuyển khoản thì ghi tên ngân hàng hoặc tổ chức tín
dụng nơi người nộp mở tài khoản, số tài khoản của người nộp.
Trường hợp nộp bằng tiền mặt thì không phải ghi vào chỉ tiêu này.
(4) Tiêu thức “Nộp vào NSNN, TK tạm thu, TK thu hồi quỹ hoàn thuế GTGT”:
Đánh dấu vào ô “Nộp vào NSNN” khi nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt vào NSNN;
Đánh dấu vào ô “TK thu hồi quỹ hoàn thuế GTGT” khi nộp trả lại NSNN số tiền
thuế GTGT đã được hoàn theo pháp luật về thuế GTGT theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền hoặc NNT tự phát hiện;
Không đánh dấu vào ô “TK tạm thu” đối với các khoản thuế nội địa.
(5) Tiêu thức “Tại KBNN, tỉnh, TP”: Ghi tên KBNN nơi hạch toán thu NSNN.
Về nguyên tắc KBNN hạch toán khoản thu NSNN là KBNN cùng cấp với cơ quan quản
lý khoản nộp NSNN (cơ quan thuế, cơ quan tài chính,...).
(6) Tiêu thức “Mở tại NHTM ủy nhiệm thu”: NNT không phải ghi vào chỉ tiêu này.
(7) Tiêu thức “Trường hợp nộp theo kết luận của CQ có thẩm quyền (kiểm toán
NN, Thanh tra TC, Thanh tra CP, CQ có thẩm quyền khác)”: NNT đánh dấu vào 1
trong các cơ quan tương ứng khi nộp tiền vào NSNN, cụ thể:
Trường hợp nộp theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước thì đánh dấu vào ô
“Kiểm toán nhà nước”.
Trường hợp nộp theo Quyết định xử lý của Thanh tra Tài chính thì đánh dấu
vào ô “Thanh tra Tài chính”.
Trường hợp nộp theo Quyết định xử lý của Thanh tra Chính phủ thì đánh dấu
vào ô “Thanh tra Chính phủ”.
Trường hợp nộp theo văn bản xử lý của cơ quan có thẩm quyền khác với các cơ
quan đã nêu trên thì đánh dấu vào ô “Cơ quan khác”.
Đồng thời, NNT gửi 1 bản chụp quyết định/ văn bản xử lý của cơ quan có thẩm
quyền kèm theo bảng kê nộp thuế để làm căn cứ xác định thông tin hạch toán thu
NSNN.
(8) Tiêu thức “Tên cơ quan quản lý thu”: Ghi tên của cơ quan thu trực tiếp
quản lý khoản nộp NSNN. Cụ thể:
Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan thuế quản lý thì ghi cơ quan thuế
trực tiếp quản lý khoản nộp NSNN (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi phát sinh
khoản thu).
Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan khác quản lý thì ghi rõ cơ quan thu
trực tiếp quản lý khoản nộp NSNN (như: cơ quan tài chính,...)
(9) Tiêu thức “Tờ khai hải quan số, ngày, loại hình XNK”: Khi nộp các khoản
thuế nội địa không phải ghi vào các chỉ tiêu này.
(10) Tiêu thức “STT, nội dung các khoản nộp NS, loại tiền, số tiền”:
(10.1) Tiêu thức “Nội dung khoản nộp NS”:
NNT căn cứ vào tờ khai và kỳ tính thuế của tờ khai hoặc số/ngày Quyết định,
số/ngày Thông báo của cơ quan có thẩm quyền để ghi vào phần “Nội dung các
khoản nộp NS” trên Bảng kê nộp thuế như sau:
a. Trường hợp nộp cho tờ khai thuế: NNT ghi rõ nộp cho số thuế nào phải nộp và
kỳ tính thuế của khoản thuế đó.
Ví dụ: Khi NNT nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) của tháng 1/2014 thì ghi vào
phần “Nội dung các khoản nộp NS” là “Nộp thuế GTGT tháng 1/2014”.
Lưu ý:
Đối với NNT hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, phát triển mỏ và khai thác
dầu, khí thiên nhiên không theo hiệp định, hợp đồng, khi nộp thuế GTGT của
tháng 1/2014 ghi “Nộp thuế GTGT tháng 1/2014 của hoạt động thăm dò, phát triển
mỏ và khai thác dầu, khí thiên nhiên không theo hiệp định, hợp đồng”.
Đối với NNT hoạt động trong lĩnh vực xổ số kiến thiết, khi nộp thuế GTGT
của tháng 1/2014 ghi “Nộp thuế GTGT tháng 1/2014 của hoạt động xổ số kiến
thiết”.
b. Trường hợp nộp cho Quyết định, Thông báo của cơ quan có thẩm quyền thì ghi
rõ số quyết định, ngày quyết định, cơ quan ra quyết định và tên khoản nộp.
Trường hợp nộp cho các khoản được lưu ý ở phần a điểm này thì phải ghi thêm
các nội dung đó.
c. Trường hợp NNT nộp tiền lệ phí trước bạ cho các tài sản cần đăng ký quyền
sở hữu, quyền sử dụng như ô tô, xe gắn máy,...: Ghi cụ thể vào tiêu thức “Nội
dung khoản nộp NS” là Nộp lệ phí trước bạ cho loại xe, nhãn hiệu, số khung, số
máy, theo thông báo số, ngày, của cơ quan ban hành thông báo.
d. Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan được cơ quan thuế ủy nhiệm thu nộp tiền
vào NSNN đối với số tiền đã thu của NNT thì ghi cụ thể vào tiêu thức “Nội dung
khoản nộp NS” là số bảng kê biên lai thu, ngày lập bảng kê biên lai thu, tên
cơ quan lập bảng kê biên lai thu và tên khoản nộp.
e. Trường hợp cơ quan thu tiền phạt nộp tiền vào NSNN thì ghi rõ từng loại
tiền phạt, số, ngày của Bảng kê thu tiền phạt và tên cơ quan lập bảng kê thu
tiền phạt.
f. Trường hợp NNT nộp tiền phạt vi phạm hành chính vào NSNN (trừ nộp tiền phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế) thì ghi rõ số quyết định xử phạt, ngày
quyết định xử phạt, tên cơ quan ban hành quyết định xử phạt.
(10.2) Tiêu thức “số tiền” đối với Giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu số C102/NS) và
tiêu thức “số nguyên tệ, số tiền VNĐ” đối với Giấy nộp tiền vào NSNN bằng
ngoại tệ (mẫu số C103/NS):
Trường hợp nộp bằng tiền VNĐ theo mẫu C102/NS: Người nộp ghi chi tiết số
tiền nộp cho từng khoản thuế và ghi tổng số tiền cần nộp vào cột “Số tiền”.
Trường hợp nộp bằng ngoại tệ theo mẫu C103/NS: Người nộp tiền chỉ được nộp
vào NSNN bằng ngoại tệ đối với các loại thuế nội địa liên quan đến hoạt động
khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên. Khi được phép nộp vào NSNN bằng
ngoại tệ thì ghi rõ số lượng ngoại tệ, loại ngoại tệ tương ứng với từng khoản
thuế, và ghi tổng số tiền nguyên tệ cần nộp vào cột “Số nguyên tệ”, để trống
cột “Số tiền VNĐ”.
(11) Tiêu thức “Tổng số tiền ghi bằng chữ”: Ghi bằng chữ tổng số tiền tại dòng
tổng cộng.
(12) Các tiêu thức tại “Phần dành cho NHTM ủy nhiệm thu/KBNN ghi khi thu tiền
và phần dành cho KBNN ghi khi hạch toán”: Người nộp tiền không phải ghi vào
các chỉ tiêu này.
(13) Tiêu thức “Đối tượng nộp tiền” ký tên, đóng dấu:
Trường hợp nộp bằng chuyển khoản:
+ Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Ký, ghi rõ họ tên của người nộp tiền; ký,
ghi rõ họ tên của kế toán trưởng (nếu có), thủ trưởng đơn vị của NNT hoặc
người nộp thay, đóng dấu vào phần thủ trưởng đơn vị.
+ Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ tên của người nộp tiền là chủ tài khoản.
Trường hợp nộp bằng tiền mặt: Ký, ghi rõ họ tên của người nộp tiền, để
trống không ghi phần kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
(14) Tiêu thức “KBNN (NH)” ký tên: Sau khi kiểm tra số dư tài khoản của NNT
hoặc người nộp thay đủ để nộp thuế và kiểm tra việc ghi các thông tin trên
Giấy nộp tiền vào NSNN đúng theo phần hướng dẫn từ tiêu thức 1 đến tiêu thức
13 nêu trên thì cán bộ của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chưa phối hợp thu
ký tên vào phần người nhận tiền.
2.2. Trường hợp nộp các khoản thu xuất, nhập khẩu do cơ quan hải quan quản
lý:
Khi nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
chưa tham gia phối hợp thu NSNN, người nộp thuế lập 3 liên Giấy nộp tiền vào
NSNN (mẫu C109/NS đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng tiền VNĐ,
hoặc mẫu C110/NS đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ ban
hành kèm theo Thông tư số 126/2014/TTBTC của Bộ Tài chính) gửi ngân hàng hoặc
tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản.
Lưu ý: NNT chỉ được nộp vào NSNN bằng ngoại tệ đối với thuế xuất khẩu liên
quan đến hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên.
Người nộp tiền có trách nhiệm ghi các tiêu thức trên Giấy nộp tiền vào NSNN
như sau:
(1) Tiêu thức “Người nộp thuế (NNT), mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế”,
“Người nộp thay, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thay”, “Đề nghị KBNN (NH),
trích tài khoản số”: Ghi theo hướng dẫn tại mục 2.1 Phụ lục này.
(2) Tiêu thức “Nộp vào NSNN, TK tạm thu”:
Đánh dấu vào ô “Nộp vào NSNN” khi nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt vào NSNN;
Đánh dấu vào ô “TK tạm thu” khi nộp các khoản tiền thuế, tiền lệ phí hải
quan, phí thu hộ các hiệp hội và các khoản thu khác vào tài khoản tạm thu.
(3) Tiêu thức “Tại KBNN, tỉnh, TP”: Ghi tên KBNN nơi hạch toán thu NSNN.
Về nguyên tắc KBNN hạch toán khoản thu NSNN là KBNN là nơi cơ quan quản lý mở
tờ khai hải quan có khoản nộp NSNN (cơ quan hải quan, cơ quan tài chính,...).
(4) Tiêu thức “Mở tại NHTM ủy nhiệm thu”: NNT không phải ghi vào chỉ tiêu này.
(5) Tiêu thức “Trường hợp nộp theo kết luận của CQ có thẩm quyền (kiểm toán
NN, Thanh tra TC, Thanh tra CP, CQ có thẩm quyền khác)”: Ghi theo hướng dẫn
tại mục 2.1 Phụ lục này.
(6) Tiêu thức “Tên cơ quan quản lý thu”: Ghi tên của cơ quan thu trực tiếp
quản lý khoản nộp NSNN. Cụ thể:
Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan hải quan quản lý thì ghi cơ quan
hải quan trực tiếp quản lý khoản nộp NSNN (Cục Hải quan hoặc Chi cục Hải quan
nơi phát sinh khoản thu).
Trường hợp nộp các khoản thu do cơ quan khác quản lý thì ghi rõ cơ quan thu
trực tiếp quản lý khoản nộp NSNN (như: cơ quan tài chính,...)
(7) Tiêu thức “STT, Số tờ khai HQ, năm tờ khai HQ, sắc thuế, số tiền”:
(7.1) Tiêu thức “STT, Số tờ khai HQ, năm tờ khai HQ, sắc thuế”:
Trường hợp trên một Bảng kê nộp thuế có một tờ khai: Căn cứ tờ khai đã được
đăng ký chính thức với cơ quan hải quan, năm đăng ký tờ khai hải quan để ghi
đầy đủ vào số tờ khai, năm tờ khai.
Trường hợp trên một Bảng kê nộp thuế nộp cho nhiều tờ khai: Ghi theo các tờ
khai cần nộp theo thứ tự ghi hết tờ khai này mới đến tờ khai khác.
NNT căn cứ vào tờ khai hải quan hoặc số/ngày Quyết định, số/ngày Thông báo
của cơ quan có thẩm quyền nộp các loại thuế nào để ghi vào Tiêu thức “Sắc
thuế” trên Bảng kê nộp thuế.
Trường hợp cơ quan hải quan nộp từng loại tiền thuế vào NSNN đối với số tiền
đã thu của NNT thì ghi cụ thể vào tiêu thức “Sắc thuế” là tên khoản nộp.
Trường hợp một tờ khai có nhiều sắc thuế phải nộp, NNT phải kê khai hết các
sắc thuế của một tờ khai, sau khi kê khai hết sắc thuế của một tờ khai sẽ kê
khai tiếp số tờ khai và sắc thuế của tờ khai tiếp theo.
Trường hợp cơ quan hải quan thu tiền phạt nộp tiền vào NSNN thì ghi rõ từng
loại tiền phạt, số, ngày của Bảng kê thu tiền phạt và tên cơ quan lập bảng kê
thu tiền phạt.
Trường hợp NNT nộp tiền phạt vi phạm hành chính vào NSNN (trừ nộp tiền phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan) thì ghi rõ số quyết định xử phạt,
ngày quyết định xử phạt, tên cơ quan ban hành quyết định xử phạt.
(7.2) Tiêu thức “Nguyên tệ (nộp bằng ngoại tệ), tỷ giá, số tiền”:
Trường hợp nộp bằng tiền VNĐ theo mẫu C109/NS: Người nộp ghi chi tiết số
tiền nộp cho từng khoản thuế và ghi tổng số tiền cần nộp vào cột “Số tiền”.
Trường hợp nộp bằng ngoại tệ theo mẫu C110/NS: NNT chỉ được nộp vào NSNN
bằng ngoại tệ đối với loại thuế xuất khẩu liên quan đến hoạt động khai thác,
xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên. Trường hợp được phép nộp vào NSNN bằng
ngoại tệ thì ghi rõ loại ngoại tệ vào tiêu thức tên “sắc thuế”, NNT không phải
ghi thông tin vào chỉ tiêu “Tỷ giá, số tiền”;
Trường hợp NNT vừa có khoản nộp bằng ngoại tệ, vừa có khoản nộp bằng VNĐ hoặc
NNT có nhiều khoản nộp nhưng nộp bằng nhiều loại ngoại tệ thì lập riêng Giấy
nộp tiền vào NSNN cho từng loại ngoại tệ và Giấy nộp tiền vào NSNN bằng VNĐ để
phù hợp với Giấy nộp tiền vào NSNN do NHTM cấp cho NNT.
(8) Tiêu thức “Tổng cộng”, “Tổng số tiền ghi bằng chữ”, “Đối tượng nộp tiền”
ký tên, đóng dấu, “KBNN (NH)” ký tên: Ghi theo hướng dẫn tại mục 2.1 Phụ lục
này.
PHỤ LỤC SỐ 2
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, TỔ CHỨC TÍN
DỤNG VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo công văn số 16339/BTCTCT ngày 10/11/2014 của Bộ Tài
chính)
1. Xử lý thu NSNN tại NHTM hoặc tổ chức tín dụng chưa phối hợp thu:
Bước 1:
Khi nhận được 3 liên Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, Ngân hàng
hoặc tổ chức tín dụng có trách nhiệm làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của
người nộp thuế để chuyển vào tài khoản của KBNN mở tại NHTM ủy nhiệm thu ghi
trên Giấy nộp tiền đầy đủ, kịp thời vào NSNN ngay trong ngày làm việc hoặc
chậm nhất là vào đầu của ngày làm việc hôm sau và xử lý các liên giấy nộp
tiền:
+ Liên 1: Làm chứng từ ghi nợ tài khoản tiền gửi của người nộp thuế;
+ Liên 2: Gửi cho người nộp thuế;
+ Liên 3: Gửi cho NHTM ủy nhiệm thu của KBNN. Thông tin NHTM ủy nhiệm thu của
KBNN được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Tổng cục
Hải quan.
Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phải ghi đầy đủ các thông tin trên Giấy nộp
tiền của NNT vào chứng từ chuyển tiền cho NHTM ủy nhiệm thu của KBNN, cụ thể
các thông tin bắt buộc như sau:
(1) Tên người nộp thuế
(2) Mã số thuế
(3) Tài khoản thu NSNN hoặc tài khoản thu hồi quỹ hoàn thuế GTGT (dạng text),
tại KBNN, tỉnh, thành phố (tên cơ quan KBNN)
(4) Tên cơ quan quản lý thu
(5) Nội dung khoản nộp NSNN (theo đúng thông tin về nội dung khoản nộp NS trên
Giấy nộp tiền đã cấp cho NNT)
(7) Số tiền (nguyên tệ hoặc tiền đồng)
(8) Loại tiền (đối với ngoại tệ)
(9) Ngày nộp thuế (ngày hiệu lực của chứng từ nộp NSNN) được xác định cụ thể
như sau:
+ Đối với các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản: Được xác định là ngày
NNT làm thủ tục trích tài khoản của mình tại ngân hàng nơi NNT mở tài khoản và
được ngân hàng ký, đóng dấu, xác nhận trên liên chứng từ trả lại cho NNT.
+ Đối với các giao dịch chuyển khoản qua các kênh giao dịch điện tử: Được xác
định là ngày NNT thực hiện giao dịch trích tài khoản của mình tại ngân hàng để
nộp NSNN và được hệ thống Core Banking của ngân hàng xác nhận giao dịch nộp
NSNN đã thành công.
Trường hợp trên Giấy nộp tiền vào NSNN không có mã số thuế thì ngân hàng
được sử dụng mã tạm “0106680443” để điền vào thông tin trên chứng từ chuyển
tiền cho NHTM ủy nhiệm thu của KBNN.
NHTM chưa phối hợp thu không phải xác định mã Chương, mã Tiểu mục. Ngân
hàng được sử dụng mã Chương “999”, mã Tiểu mục “9999” để điền vào thông tin
trên chứng từ chuyển tiền cho NHTM ủy nhiệm thu của KBNN hoặc để trống các
thông tin này.
2. Xử lý thu NSNN tại NHTM phối hợp thu:
Bước 1:
Căn cứ Bảng kê nộp thuế do NNT lập, NHTM nhập thông tin về mã số thuế trên
Bảng kê nộp thuế vào chương trình thu thuế của ngân hàng để truy xuất dữ
liệu về NNT gồm: tên, mã số thuế, địa chỉ, mã Chương, mã cơ quan quản lý
(nếu không có dữ liệu về khoản phải nộp NSNN) và dữ liệu về khoản nộp NSNN
gồm: số thuế phải thu, mã Chương, tên Chương, mã Tiểu mục, tên Tiểu mục, tài
khoản nộp NSNN, mã và tên cơ quan quản lý khoản thu từ Cổng thông tin điện tử
của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán
điện tử của Tổng cục Hải quan đã có đầy đủ dữ liệu về NNT và dữ liệu về khoản
nộp NSNN/số tờ khai hải quan: Ngân hàng đối chiếu thông tin NNT kê khai trên
Bảng kê nộp thuế với thông tin trong chương trình thu thuế của ngân hàng, nếu
khớp đúng thì thu theo số liệu do Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cung cấp.
Nếu có sai khác thì hướng dẫn NNT lấy theo thông tin do Tổng cục Thuế cung
cấp. Sau khi đã được hướng dẫn nếu NNT vẫn nộp theo kê khai trên Bảng kê nộp
thuế thì ngân hàng thu theo thông tin trên Bảng kê nộp thuế và NNT tự chịu
trách nhiệm về khoản nộp đã kê khai trên Bảng kê nộp thuế.
Riêng thông tin về mã số thuế (hoặc mã số doanh nghiệp) và tên người nộp thuế
phải lấy theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng
thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp NNT kê khai thông tin về
mã số thuế (hoặc mã số doanh nghiệp) và tên người nộp thuế khác với thông tin
do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng
cục Hải quan cung cấp thì ngân hàng đề nghị NNT hoàn thiện lại Bảng kê nộp
thuế, đồng thời hướng dẫn người nộp đến cơ quan đã cấp mã số thuế (hoặc mã số
doanh nghiệp) để làm thủ tục thay đổi thông tin theo quy định.
Trường hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán
điện tử của Tổng cục Hải quan chỉ có dữ liệu về NNT, không có dữ liệu về khoản
nộp NSNN/số tờ khai hải quan hoặc có nhưng không đúng với khoản NNT kê khai
trên Bảng kê nộp thuế: Ngân hàng đề nghị NNT kiểm tra lại thông tin, sau khi
đã được hướng dẫn nếu NNT vẫn nộp theo kê khai trên Bảng kê nộp thuế thì ngân
hàng thu theo thông tin trên Bảng kê nộp thuế nhưng thông tin về mã số thuế
(hoặc mã số doanh nghiệp) và tên người nộp thuế phải lấy theo thông tin trên
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục
Hải quan. Nếu có sai khác về thông tin mã số thuế và tên NNT thì ngân hàng đề
nghị NNT hoàn thiện lại Bảng kê nộp thuế, đồng thời hướng dẫn người nộp đến cơ
quan đã cấp mã số thuế (hoặc mã số doanh nghiệp) để làm thủ tục thay đổi thông
tin theo quy định.
Trường hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán
điện tử của Tổng cục Hải quan không có dữ liệu về NNT và dữ liệu về khoản nộp
NSNN/số tờ khai hải quan: Ngân hàng căn cứ vào Bảng kê nộp thuế của NNT để tra
cứu thông tin của NNT (tên NNT, mã số thuế, địa chỉ, mã Chương) trên trang
website của Tổng cục Thuế tại địa chỉ http://www.gdt.gov.vn (mục tra cứu thông
tin người nộp thuế) để nhập vào Chương trình thu thuế. Trường hợp trên trang
website của Tổng cục Thuế không có thông tin của NNT thì ngân hàng được sử
dụng mã số tạm “0106680443” nhưng phải ghi thêm mã số thuế vào cuối phần “tên
NNT” (nếu có thông tin về mã số thuế trên Bảng kê nộp thuế) để thuận lợi cho
tra soát.
NHTM xác định thông tin “NHTM ủy nhiệm thu của KBNN” để điền vào tiêu thức
“Tại NHTM ủy nhiệm thu” trên Giấy nộp tiền vào NSNN cấp cho NNT theo thông tin
“KBNN hạch toán thu NS”.
Bước 2:
Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, xử lý thông tin, dữ liệu trong chương trình
thu thuế của theo đúng quy định tại bước 1, Ngân hàng kiểm tra tài khoản của
NNT nếu đủ số dư để nộp thuế thì in 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN (theo mẫu
C102/NS, C103/NS ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TTBTC hoặc mẫu
C109/NS, C110/NS ban hành kèm theo Thông tư số 126/2014/TTBTC) gửi NNT.
Trường hợp NNT được nộp NSNN các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác,
xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên bằng ngoại tệ theo quy định thì Ngân hàng sử
dụng Giấy nộp tiền vào NSNN (theo mẫu C103/NS hoặc C110/NS) để cấp cho NNT.
Lưu ý phần số tiền chỉ ghi vào cột “Số tiền nguyên tệ”, cột “Số tiền VNĐ” để
trống không ghi.
Các trường hợp khác NNT nộp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền VNĐ theo tỷ
giá mua vào tương ứng của NHTM đang thực hiện giao dịch nộp thuế để nộp vào
NSNN bằng tiền VNĐ và sử dụng Giấy nộp tiền vào NSNN (theo mẫu C102/NS hoặc
C109/NS) như trường hợp nộp bằng VNĐ.
Căn cứ vào thông tin do người nộp kê khai trên Bảng kê nộp thuế và thông
tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan, Ngân hàng xác định mã Chương, mã Tiểu mục để chuyển tiền,
chuyển thông tin nộp thuế cho NHTM ủy nhiệm thu của KBNN như sau:
+ Đối với mã Chương:
++ Nếu Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan đã có dữ liệu về NNT và dữ liệu về khoản nộp NSNN hoặc chỉ
có dữ liệu về NNT, Ngân hàng thực hiện:
Trường hợp NNT nộp đúng các khoản phải nộp đã có trên Cổng thông tin điện tử
của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan: Ngân hàng
lấy theo mã Chương trên Cổng thông tin điện tử.
Trường hợp NNT nộp không đúng các khoản phải nộp đã có trên Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan hoặc
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục
Hải quan không có dữ liệu về khoản phải nộp: Ngân hàng căn cứ vào mã Chương
của NNT trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử
của Tổng cục Hải quan để xác định mã Chương cho khoản nộp của NNT (trừ thuế
thu nhập cá nhân).
Đối với thuế thu nhập cá nhân, nếu Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
không có dữ liệu về khoản phải nộp thì việc xác định mã Chương căn cứ vào
thông tin “tên cơ quan quản lý thu” trên Bảng kê nộp thuế để xác định, nếu NNT
do Cục Thuế quản lý thì ghi Chương 557, nếu NNT do Chi cục Thuế quản lý thì
ghi Chương 757.
++ Nếu Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan không có bất kỳ dữ liệu nào về NNT: Ngân hàng được sử dụng
mã tạm “999” để ghi vào mã Chương.
+ Đối với mã Tiểu mục:
Trường hợp NNT nộp đúng các khoản đã có trên Cổng thông tin điện tử của Tổng
cục Thuế, cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan: Ngân hàng giữ nguyên
mã Tiểu mục do Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cung cấp.
Trường hợp NNT nộp không đúng các khoản phải nộp đã có trên Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan hoặc
trên Cổng thông tin điện tử không có dữ liệu về khoản phải nộp/số tờ khai hải
quan: Ngân hàng căn cứ vào nội dung khoản nộp ngân sách do NNT ghi trên Bảng
kê nộp thuế và Danh mục tên Tiểu mục, mã Tiểu mục trên cổng thanh toán điện tử
của Tổng cục Hải quan hoặc Tổng cục Thuế cung cấp trực tiếp để xác định mã
Tiểu mục tương ứng. Trường hợp NNT nộp khoản thu mới chưa có trong Danh mục
Tiểu mục thì ngân hàng liên hệ với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan để thực
hiện cập nhật vào Chương trình thu thuế của ngân hàng. Nếu Ngân hàng không
liên hệ được thì được dùng mã tạm “9999” để ghi vào chứng từ chuyển cho NHTM
ủy nhiệm thu.
Sau khi hoàn tất việc bổ sung thông tin, dữ liệu trong chương trình thu
thuế của ngân hàng theo đúng quy định nêu trên, ngân hàng thực hiện trích tài
khoản của NNT theo quy trình thanh toán trong nước của ngân hàng để chuyển vào
tài khoản của KBNN mở tại NHTM ủy nhiệm thu, đảm bảo toàn bộ các khoản thu
NSNN phát sinh tại ngân hàng đều phải được làm thủ tục chuyển đầy đủ, kịp thời
vào tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng ủy nhiệm thu theo đúng quy định tại
Văn bản hợp tác giữa Tổng cục Thuế, KBNN với từng ngân hàng; đồng thời, trên
chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng phối hợp thu về ngân hàng ủy nhiệm thu nơi
KBNN mở tài khoản phải đầy đủ các thông tin sau:
(1) Tên người nộp thuế
(2) Mã số thuế
(3) Tài khoản thu NSNN hoặc tài khoản thu hồi quỹ hoàn thuế GTGT (dạng text),
tại KBNN, tỉnh, thành phố (tên và mã cơ quan KBNN)
(4) Tên và mã cơ quan quản lý thu
(5) Nội dung khoản nộp NSNN (theo đúng thông tin về nội dung khoản nộp NS trên
Giấy nộp tiền đã cấp cho NNT)
(6) Mã Chương
(7) Mã tiểu mục
(8) Số tiền (nguyên tệ hoặc tiền đồng)
(9) Loại tiền (đối với ngoại tệ)
(10) Ngày nộp thuế (ngày hiệu lực của chứng từ nộp NSNN), được xác định cụ thể
như sau:
+ Đối với các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản: Được xác định là ngày
NNT làm thủ tục trích tài khoản của mình tại ngân hàng nơi NNT mở tài khoản và
được ngân hàng ký, đóng dấu, xác nhận trên liên chứng từ trả lại cho NNT.
+ Đối với các giao dịch chuyển khoản qua các kênh giao dịch điện tử: Được xác
định là ngày NNT thực hiện giao dịch trích tài khoản của mình tại ngân hàng để
nộp NSNN và được hệ thống Core Banking của ngân hàng xác nhận giao dịch nộp
NSNN đã thành công.
Trong đó, các chỉ tiêu thông tin từ (6), (7), (8) và (9) được ghi chi tiết số
tiền theo từng tiểu mục.
Ngân hàng truyền đầy đủ các thông tin trên liên Giấy nộp tiền vào NSNN đã
được hoàn thiện cho Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán
điện tử của Tổng cục Hải quan. Đối với các khoản thu truyền cho cơ quan hải
quan, ngân hàng có thể thực hiện: Mỗi một thông điệp là một tờ khai hải quan
có kèm số thứ tự trên giấy nộp tiền, hoặc có thể truyền một thông điệp của một
giấy nộp tiền cho nhiều tờ khai theo chuẩn thông điệp của Tổng cục Hải quan
ban hành tại Quyết định số 2924/2014/QĐTCHQ ngày 03/10/2014 và Quyết định số
3147/QĐTCHQ ngày 24/10/2014. Trong quá trình kết xuất truyền file dữ liệu xảy
ra sự cố kỹ thuật phải thông báo ngay cho bộ phận hỗ trợ của các bên cùng phối
hợp giải quyết. Trường hợp chưa khắc phục được thì ngay sau khi sự cố kỹ thuật
được khắc phục, ngân hàng phải truyền lại toàn bộ Giấy nộp tiền vào NSNN đã bị
lỗi vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan.
3. Xử lý thu NSNN tại NHTM ủy nhiệm thu của KBNN:
3.1. Trường hợp ngân hàng thu tiền trực tiếp từ người nộp:
Bước 1:
Căn cứ Bảng kê nộp thuế do NNT lập, NHTM nhập thông tin về mã số thuế trên
Bảng kê nộp thuế vào chương trình thu thuế của ngân hàng để truy xuất dữ
liệu về NNT gồm: tên, mã số thuế, địa chỉ, mã Chương, mã cơ quan quản lý
(nếu không có dữ liệu về khoản phải nộp NSNN) và dữ liệu về khoản nộp NSNN
gồm: số thuế phải thu, mã Chương, tên Chương, mã Tiểu mục, tên Tiểu mục, tài
khoản nộp NSNN, mã và tên cơ quan quản lý khoản thu từ Cổng thông tin điện tử
của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán
điện tử của Tổng cục Hải quan đã có đầy đủ dữ liệu về NNT và dữ liệu về khoản
nộp NSNN: Ngân hàng đối chiếu thông tin NNT kê khai trên Bảng kê nộp thuế với
thông tin trong chương trình thu thuế của ngân hàng, nếu khớp đúng thì thu
theo số liệu do Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cung cấp. Nếu có sai khác thì
hướng dẫn NNT lấy theo thông tin do Tổng cục Thuế cung cấp. Sau khi đã được
hướng dẫn nếu NNT vẫn nộp theo kê khai trên Bảng kê nộp thuế thì ngân hàng thu
theo thông tin trên Bảng kê nộp thuế và NNT tự chịu trách nhiệm về khoản nộp
đã kê khai trên Bảng kê nộp thuế.
Riêng thông tin về mã số thuế (hoặc mã số doanh nghiệp) và tên người nộp thuế
phải lấy theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng
thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp NNT kê khai thông tin về
mã số thuế (hoặc mã số doanh nghiệp) và tên người nộp thuế khác với thông tin
do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng
cục Hải quan cung cấp thì ngân hàng đề nghị NNT hoàn thiện lại Bảng kê nộp
thuế, đồng thời hướng dẫn người nộp đến cơ quan đã cấp mã số thuế (hoặc mã số
doanh nghiệp) để làm thủ tục thay đổi thông tin theo quy định.
Trường hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán
điện tử của Tổng cục Hải quan chỉ có dữ liệu về NNT, không có dữ liệu về khoản
nộp NSNN/số tờ khai hải quan hoặc có nhưng không đúng với khoản NNT kê khai
trên Bảng kê nộp thuế: Ngân hàng đề nghị NNT kiểm tra lại thông tin, sau khi
đã được hướng dẫn nếu NNT vẫn nộp theo kê khai trên Bảng kê nộp thuế thì ngân
hàng thu theo thông tin trên Bảng kê nộp thuế nhưng thông tin về mã số thuế
(hoặc mã số doanh nghiệp) và tên người nộp thuế phải lấy theo thông tin trên
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục
Hải quan. Nếu có sai khác về thông tin mã số thuế và tên NNT thì ngân hàng đề
nghị NNT hoàn thiện lại Bảng kê nộp thuế, đồng thời hướng dẫn người nộp đến cơ
quan đã cấp mã số thuế (hoặc mã số doanh nghiệp) để làm thủ tục thay đổi thông
tin theo quy định.
Trường hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán
điện tử của Tổng cục Hải quan không có dữ liệu về NNT: Ngân hàng căn cứ vào
Bảng kê nộp thuế của NNT để tra cứu thông tin của NNT (tên NNT, mã số thuế,
địa chỉ, mã Chương) trên trang website của Tổng cục Thuế tại địa chỉ
http://www.gdt.gov.vn (mục tra cứu thông tin người nộp thuế) để nhập vào
Chương trình thu thuế. Trường hợp trên trang website của Tổng cục Thuế không
có thông tin của NNT thì ngân hàng được sử dụng mã số tạm “0106680443” nhưng
phải ghi thêm mã số thuế vào cuối phần “tên NNT” (nếu có thông tin về mã số
thuế trên Bảng kê nộp thuế) để thuận lợi cho tra soát.
NHTM xác định thông tin “NHTM ủy nhiệm thu của KBNN” để điền vào tiêu thức
“Tại NHTM ủy nhiệm thu” trên Giấy nộp tiền vào NSNN cấp cho NNT.
Bước 2:
Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, xử lý thông tin, dữ liệu trong chương trình
thu thuế của theo đúng quy định tại bước 1, Ngân hàng thực hiện trích tài
khoản của NNT theo quy trình thanh toán trong nước của ngân hàng hoặc làm thủ
tục thu tiền mặt để chuyển vào tài khoản của KBNN.
Ngân hàng in 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN (theo mẫu C102/NS, C103/NS
ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TTBTC hoặc mẫu C109/NS, C110/NS ban
hành kèm theo Thông tư số 126/2014/TTBTC), gửi NNT.
Trường hợp NNT được nộp NSNN các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác,
xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên bằng ngoại tệ theo quy định thì Ngân hàng sử
dụng Giấy nộp tiền vào NSNN (theo mẫu C103/NS hoặc C110/NS) để cấp cho NNT.
Lưu ý phần số tiền chỉ ghi vào cột “Số tiền nguyên tệ”, cột “Số tiền VNĐ” để
trống không ghi.
Các trường hợp khác NNT nộp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền VNĐ theo tỷ
giá mua vào tương ứng của NHTM đang thực hiện giao dịch nộp thuế để nộp vào
NSNN bằng tiền VNĐ và sử dụng Giấy nộp tiền vào NSNN (theo mẫu C102/NS hoặc
C109/NS) như trường hợp nộp bằng VNĐ.
Căn cứ vào thông tin do người nộp kê khai trên Bảng kê nộp thuế và thông
tin trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan, Ngân hàng xác định mã Chương, mã Tiểu mục để chuyển tiền,
chuyển thông tin nộp thuế cho KBNN như sau:
+ Đối với mã Chương:
++ Nếu Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan đã có dữ liệu về NNT và dữ liệu về khoản nộp NSNN hoặc chỉ
có dữ liệu về NNT, Ngân hàng thực hiện:
Trường hợp NNT nộp đúng các khoản phải nộp đã có trên Cổng thông tin điện tử
của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan: Ngân hàng
lấy theo mã Chương trên Cổng thông tin điện tử.
Trường hợp NNT nộp không đúng các khoản phải nộp đã có trên Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan hoặc
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục
Hải quan không có dữ liệu về khoản phải nộp: Ngân hàng căn cứ vào mã Chương
của NNT trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử
của Tổng cục Hải quan để xác định mã Chương cho khoản nộp của NNT (trừ thuế
thu nhập cá nhân).
Đối với thuế thu nhập cá nhân, nếu Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
không có dữ liệu về khoản phải nộp thì việc xác định mã Chương căn cứ vào
thông tin “tên cơ quan quản lý thu” trên Bảng kê nộp thuế để xác định, nếu NNT
do Cục Thuế quản lý thì ghi Chương 557, nếu NNT do Chi cục Thuế quản lý thì
ghi Chương 757.
++ Nếu Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan không có bất kỳ dữ liệu nào về NNT: Ngân hàng được sử dụng
mã “999” để ghi vào mã Chương.
+ Đối với mã Tiểu mục:
Trường hợp NNT nộp đúng các khoản đã có trên Cổng thông tin điện tử của Tổng
cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan: Ngân hàng giữ nguyên
mã Tiểu mục do Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cung cấp.
Trường hợp NNT nộp không đúng các khoản phải nộp đã có trên Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan hoặc
trên Cổng thông tin điện tử không có dữ liệu về khoản phải nộp: Ngân hàng căn
cứ vào nội dung khoản nộp ngân sách do NNT ghi trên Bảng kê nộp thuế và Danh
mục tên Tiểu mục, mã Tiểu mục trên Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải
quan hoặc Tổng cục Thuế cung cấp trực tiếp để xác định mã Tiểu mục tương ứng.
Trường hợp NNT nộp khoản thu mới chưa có trong Danh mục Tiểu mục thì ngân hàng
liên hệ với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan để thực hiện cập nhật vào Chương
trình thu thuế của ngân hàng. Trường hợp NHTM không liên hệ được thì được sử
dụng mã “9999” để ghi vào chứng từ chuyển cho KBNN.
Ngân hàng truyền đầy đủ các thông tin trên liên Giấy nộp tiền vào NSNN đã
được hoàn thiện cho Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán
điện tử của Tổng cục Hải quan. Đối với các khoản thu truyền cho cơ quan hải
quan, ngân hàng có thể thực hiện: Mỗi một thông điệp là một tờ khai hải quan
có kèm số thứ tự trên giấy nộp tiền, hoặc có thể truyền một thông điệp của một
giấy nộp tiền cho nhiều tờ khai theo chuẩn thông điệp của Tổng cục Hải quan
ban hành tại Quyết định số 2924/2014/QĐTCHQ ngày 03/10/2014 và Quyết định số
3147/QĐTCHQ ngày 24/10/2014. Trong quá trình kết xuất/truyền file dữ liệu xảy
ra sự cố kỹ thuật phải thông báo ngay cho bộ phận hỗ trợ của các bên cùng phối
hợp giải quyết. Trường hợp chưa khắc phục được thì ngay sau khi sự cố kỹ thuật
được khắc phục, ngân hàng phải truyền lại toàn bộ Giấy nộp tiền vào NSNN đã bị
lỗi vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của
Tổng cục Hải quan.
Ngân hàng kết xuất và truyền đầy đủ dữ liệu thu NSNN cho KBNN theo mẫu Bảng
kê giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu số C106/NS ban hành kèm theo Thông tư số
32/2014/TTBTC ngày 11/3/2014 của Bộ Tài chính) và các quy định hiện hành.
Trong quá trình kết xuất/truyền file dữ liệu xảy ra sự cố kỹ thuật phải thông
báo ngay cho bộ phận hỗ trợ của các bên cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp
chưa khắc phục được kịp thời, Ngân hàng in phục hồi toàn bộ chứng từ thu NSNN
trong ngày kèm bảng kê gửi KBNN làm cơ sở hạch toán thu NSNN.
Bước 4: KBNN kiểm tra thông tin trên Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN do NHTM
chuyển đến và xử lý:
Trường hợp thông tin trên Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN đầy đủ, chính xác:
KBNN thực hiện hạch toán thu NSNN theo quy định. Đối với khoản nộp bằng ngoại
tệ thì KBNN sử dụng tỷ giá hạch toán của Bộ Tài chính để quy đổi số tiền
nguyên tệ thành số tiền VNĐ và hạch toán thu NSNN.
Trường hợp thông tin trên Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN đã đầy đủ thông
tin nhưng thông tin không chính xác như mã Chương, mã Tiểu mục, mã cơ quan
thu,... thì KBNN hoàn thiện lại hoặc tra soát với NHTM để hoàn thiện hoặc phối
hợp với cơ quan thuế, cơ quan hải quan trên địa bàn để xác định bằng cách lập
thư tra soát (nội dung thư tra soát phải phản ánh đầy đủ thông tin trên chứng
từ gốc nhận được từ ngân hàng) theo mẫu ban hành tại công văn số 8326/BTCTCT
ngày 24/6/2011 của Bộ Tài chính gửi cơ quan thuế, cơ quan hải quan để thực
hiện điều chỉnh thông tin đảm bảo hạch toán thu NSNN đúng quy định.
Bước 5: KBNN truyền Bảng kê chứng từ nộp ngân sách đã có chữ ký số và các
thông tin về chứng từ nộp NSNN chi tiết cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan
theo quy định của Bộ Tài chính.
3.2. Trường hợp NHTM ủy nhiệm thu (Ngân hàng nhận tiền) nhận được khoản nộp
thuế của NNT từ Ngân hàng khác (Ngân hàng chuyển tiền).
Bước 1: Ngân hàng nhận tiền khi nhận được thông tin nộp thuế của Ngân hàng
chuyển tiền gửi đến, thực hiện:
Kiểm tra thông tin trên chứng từ nộp thuế đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu sau:
(1) Tên người nộp thuế
(2) Mã số thuế
(3) Tài khoản thu NSNN hoặc tài khoản thu hồi quỹ hoàn thuế GTGT (dạng text),
tại KBNN, tỉnh, thành phố (tên hoặc mã cơ quan KBNN)
(4) Tên (mã) cơ quan quản lý thu
(5) Nội dung khoản nộp NSNN
(6) Mã Chương, (7) Mã tiểu mục: Đối với NHTM chưa phối hợp thu thì được sử
dụng mã Chương “999” và mã Tiểu mục “9999” hoặc để trống.
(8) Số tiền (nguyên tệ hoặc tiền đồng)
(9) Loại tiền (đối với ngoại tệ)
(10) Ngày nộp thuế.
Nếu thông tin trên chứng từ nộp thuế không có đầy đủ các chỉ tiêu nêu trên
thì ngân hàng nhận tiền xử lý:
+ Trường hợp nhận được chứng từ của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng phối
hợp thu: Ngân hàng nhận tiền chuyển trả lại cho ngân hàng chuyển tiền để điều
chỉnh lại thông tin cho phù hợp với quy định.
+ Trường hợp nhận được chứng từ của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng, tổ
chức tín dụng chưa phối hợp thu: Ngân hàng nhận tiền căn cứ vào Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan và
thông tin về nội dung khoản nộp trên chứng từ để xác định các thông tin còn
thiếu như mã Chương, mã Tiểu mục, mã cơ quan thu, mã KBNN,... theo hướng dẫn
tại bước 1 và bước 2 điểm 3.1 nêu trên.
Nếu thông tin trên chứng từ nộp thuế có đầy đủ các chỉ tiêu nêu trên hoặc
sau khi hoàn thiện các thông tin còn thiếu thì ngân hàng nhận tiền hạch toán
vào tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng.
Ngân hàng truyền đầy đủ các thông tin trên liên Giấy nộp tiền vào NSNN của
các NHTM, tổ chức tín dụng chưa phối hợp thu sau khi đã được hoàn thiện cho
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục
Hải quan. Đối với các khoản thu truyền cho cơ quan hải quan, ngân hàng có thể
thực hiện: mỗi một thông điệp là một tờ khai hải quan có kèm số thứ tự trên
giấy nộp tiền, hoặc có thể truyền một thông điệp của một giấy nộp tiền cho
nhiều tờ khai theo chuẩn thông điệp của Tổng cục Hải quan ban hành tại Quyết
định số 2924/2014/QĐTCHQ ngày 03/10/2014 và Quyết định số 3147/QĐTCHQ ngày
24/10/2014. Trong quá trình kết xuất/truyền file dữ liệu xảy ra sự cố kỹ thuật
phải thông báo ngay cho bộ phận hỗ trợ của các bên cùng phối hợp giải quyết.
Trường hợp chưa khắc phục được thì ngay sau khi sự cố kỹ thuật được khắc phục,
ngân hàng phải truyền lại toàn bộ Giấy nộp tiền vào NSNN đã bị lỗi vào Cổng
thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải
quan.
Ngân hàng ủy nhiệm thu kết xuất và truyền đầy đủ dữ liệu thu NSNN cho KBNN
theo mẫu Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu số C106/NS ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2014/TTBTC ngày 11/3/2014 của Bộ Tài chính) và các quy định
hiện hành. Trong quá trình kết xuất/truyền file dữ liệu xảy ra sự cố kỹ thuật
phải thông báo ngay cho bộ phận hỗ trợ của các bên cùng phối hợp giải quyết.
Trường hợp chưa khắc phục được kịp thời, ngân hàng in phục hồi toàn bộ chứng
từ thu NSNN trong ngày kèm Bảng kê gửi KBNN làm cơ sở hạch toán thu NSNN.
Bước 2: KBNN kiểm tra thông tin trên Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN do NHTM ủy
nhiệm thu chuyển đến và xử lý thông tin tương tự như hướng dẫn tại bước 4 điểm
1.1 nêu trên.
Bước 3: KBNN truyền Bảng kê chứng từ nộp ngân sách đã có chữ ký số và các
thông tin về chứng từ nộp NSNN chi tiết cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan
tương tự như hướng dẫn tại bước 5 điểm 1.1 nêu trên.
4. Xử lý thu NSNN bằng tiền mặt tại trụ sở của Kho bạc Nhà nước:
Bước 1: Căn cứ Bảng kê nộp thuế do người nộp thuế lập, Kế toán thu kiểm tra
Bảng kê nộp thuế, truy vấn các thông tin trên Cổng thông tin cơ quan thu, lập
Giấy nộp tiền vào NSNN trên ứng dụng TCS, in 02 liên Giấy nộp tiền vào NSNN
chuyển khách hàng kiểm tra lại thông tin, ký tên người nộp tiền, kế toán thu
ký tên, sau đó chuyển Bảng kê nộp thuế kèm 02 liên Giấy nộp tiền vào NSNN theo
đường nội bộ cho thủ quỹ.
Bước 2: Thủ quỹ thực hiện thu tiền, ghi sổ quỹ, ký tên, đóng dấu “Đã thu tiền”
lên Bảng kê nộp thuế, sau đó chuyển Bảng kê nộp thuế kèm 02 liên Giấy nộp tiền
vào NSNN theo đường nội bộ cho kế toán thu NSNN, Kế toán thu chuyển Bảng kê
nộp thuế kèm 02 liên Giấy nộp tiền vào NSNN cho Kế toán trưởng.
Bước 3: Kế toán trưởng căn cứ Bảng kê nộp thuế, Giấy nộp tiền vào NSNN và dữ
liệu trên TCS, ký kiểm soát Giấy nộp tiền vào NSNN (kiểm soát chứng từ trên
máy và ký trên Giấy nộp tiền vào NSNN), trả lại Bảng kê nộp thuế và 02 liên
Giấy nộp tiền vào NSNN cho kế toán thu.
Bước 4: Kế toán thu đóng dấu “Kế toán” lên Giấy nộp tiền vào NSNN và trả lại
cho người nộp thuế 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN.
Kế toán thu lưu 01 liên Giấy nộp tiền vào NSNN kèm Bảng kê nộp thuế vào tập
chứng từ hàng ngày.
Sau khi Kế toán trưởng kiểm soát chứng từ thu, dữ liệu thu NSNN đối với khoản
thu của cơ quan Hải quan được truyền tự động sang cơ quan Hải quan (đối với
chứng từ thu thuế nội địa vẫn truyền bảng kê vào cuối ngày). Cuối ngày hoặc
chậm nhất đầu ngày làm việc hôm sau, kế toán truyền dữ liệu điện tử Bảng kê
chứng từ nộp ngân sách (Mẫu số 04/BKCNTT ban hành kèm theo Thông tư
32/2014/TTBTC) gắn chữ ký số cho từng cơ quan thu theo quy định. Đối với
khoản thu của cơ quan Hải quan, kế toán trưởng cần ký kiểm soát chứng từ kịp
thời để truyền dữ liệu thu NSNN cho cơ quan Hải quan thông quan hàng hóa.
Lưu ý:
Đối với Điểm giao dịch (chứng từ có đóng dấu điểm giao dịch) thì Kế toán
trưởng không ký trên Giấy nộp tiền vào NSNN, chỉ ký trên Bảng kê Giấy nộp tiền
vào NSNN.
Nguyên tắc truy vấn thông tin để xác định các thông tin hạch toán thu NSNN
thực hiện theo hướng dẫn tại quy trình thu tại NHTM ủy nhiệm thu nêu tại điểm
3.1 phụ lục này.
| Công văn 16339/BTC-TCT | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-16339-BTC-TCT-2014-huong-dan-thu-nop-ngan-sach-nha-nuoc-theo-119-2014-TT-BTC-126-2014-TT-BTC-257370.aspx | {'official_number': ['16339/BTC-TCT'], 'document_info': ['Công văn 16339/BTC-TCT năm 2014 hướng dẫn thu nộp ngân sách nhà nước theo Thông tư 119/2014/TT-BTC và 126/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Hoàng Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/11/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,229 | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 129/QĐBGTVT Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 2 NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số56/2022/NĐCP ngày 24 tháng 08 năm 2022 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Căn cứ Quyết định số1862/QĐTTg ngày 04 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính
phủ về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam;
Triển khai Kế hoạch số339/KHBTTTT ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Bộ Thông tin
và Truyền thông về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm
2023 trên toàn quốc;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn
hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao
thông vận tải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ trưởng (để b/c);
Các Thứ trưởng;
Ban Tuyên giáo Trung ương;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Đảng ủy Bộ GTVT;
Công đoàn GTVT Việt Nam;
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ GTVT;
Các Trường thuộc Bộ;
Lưu VT, THTT. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Danh Huy
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 2 NĂM 2023
(đính kèm Quyết định số /QĐBGTVT ngày /02/2023 về việc tổ chức Ngày Sách và
Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 của Bộ Giao thông vận tải)
Thực hiện Quyết định số 1862/QĐTTg ngày 04/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; triển khai Kế hoạch số 339/KHBTTTT ngày
01/02/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tổ chức Ngày Sách và Văn
hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 trên toàn quốc, Bộ Giao thông vận tải
(GTVT) ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2
năm 2023 (sau đây gọi chung là Kế hoạch) của Bộ GTVT như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nhằm tạo sự hưởng ứng sâu rộng trong toàn ngành giao thông vận tải,
phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng
đời sống văn hóa, tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu
học của dân tộc.
2. Tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo hướng
đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức
hiện đại theo xu thế phát triển của xuất bản điện tử; đưa ứng dụng công nghệ
thông tin chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nội dung tổ chức
Các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tế để tổ chức các hoạt động hưởng
ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại cơ quan, đơn vị
mình theo nội dung cụ thể như:
Tổ chức Công bố Quyết định số 1826/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ và chuỗi
hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (từ ngày 15
tháng 4 đến ngày 01 tháng 5 năm 2023).
Tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” theo từng chủ đề gắn với chức
năng, quản lý nhà nước ngành GTVT như: (1) Tư tưởng Hồ Chí Minh về giao thông
vận tải, (2) Phát huy truyền thống đi trước mở đường ngành GTVT, (3) Lịch sử
giao thông vận tải Đường bộ, Đường sắt, Hàng hải, Hàng không, Đường thủy nội
địa Việt Nam...; tổ chức các câu lạc bộ về sách; phát động, nhân rộng mô hình:
Tủ sách cơ quan, trường học; tủ sách cộng đồng; hướng dẫn kỹ năng đọc sách.
Tổ chức các cuộc thi: Đại sứ Văn hóa đọc; kể chuyện và làm theo sách; xếp
sách nghệ thuật; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sách.
Tổ chức triển lãm/hội sách.
Quyên góp sách, trang thiết bị đọc sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư
viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các đối tượng bảo trợ xã hội…
Các hoạt động khác gắn với sách, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình
hình thực tiễn tại các cơ quan, đơn vị.
2. Thời gian, địa điểm tổ chức
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tổ chức bắt đầu
từ tháng 3 đến hết tháng 4 hàng năm.
Các hoạt động chính của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức
trọng tâm từ ngày 15/4 đến hết ngày 01/5/2023 với thông điệp “Sách: Nhận
thức Đổi mới Sáng tạo”; “Sách cho tôi, cho bạn”.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt
động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại cơ quan, đơn vị mình theo
thời gian và địa điểm phù hợp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động hưởng
ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong hệ thống các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ.
Tổ chức các tuần lễ sách, tháng phát hành hành sách; treo băng rôn chào
mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại trụ sở nhà xuất
bản.
2. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tế, xây dựng kế hoạch, triển
khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm
2023 bằng nhiều hình thức khác nhau.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt
Nam, lồng ghép các hoạt động hưởng ứng, gắn với sinh hoạt chính trị, văn hóa
tinh thần của các cơ quan, đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu về nhiệm vụ chuyên
môn để thành lập tủ sách tại các cơ quan, đơn vị gồm các nội dung: Chủ trương,
đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; truyền
thống ngành Giao thông vận tải; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành,
lĩnh vực; báo, tạp chí, sổ tay…
Bộ phận lưu trữ các cơ quan, đơn vị rà soát, thực hiện việc lưu giữ sách,
các loại báo, tạp chí, tập san, tài liệu theo hướng dẫn của Cục Lưu trữ Quốc
gia nhằm phục vụ tra cứu khi cần thiết.
Phát động, tổ chức chương trình thu gom sách, ủng hộ sách vở, tài liệu, hỗ
trợ cho trẻ em, người dân thuộc diện khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo…, đặc biệt tại những địa phương có dự án đi qua do cơ quan, đơn vị
quản lý.
3. Các Trường, Học viện thuộc Bộ
Tổ chức các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
gắn với công tác đào tạo, sinh hoạt văn hóa của học viên trong nhà trường.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, thường xuyên bổ sung
đầu sách mới về các lĩnh vực giảng dạy, học tập cũng như sách pháp luật, văn
hóa.
Phát động phong trào đọc sách trong thư viện nhà trường, tổ chức giới thiệu
sách, hướng dẫn kĩ năng tìm kiếm thông tin và kỹ năng đọc, chọn sách cho phù
hợp với mục đích; tổ chức các Câu lạc bộ về sách với các hoạt động ngoại khóa.
Tổ chức các cuộc thi: Đại sứ Văn hóa đọc; kể chuyện và làm theo sách; xếp sách
nghệ thuật.
Phát động, tổ chức các phong trào, chương trình thu gom sách, ủng hộ sách,
hỗ trợ cho các trường học vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các đối
tượng bảo trợ xã hội khu vực khó khăn.
Tổ chức sự kiện khác nhằm xây dựng văn hóa đọc cho học viên, sinh viên.
4. Văn phòng Bộ GTVT
Làm đầu mối đôn đốc, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện triển khai
Kế hoạch.
5. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ GTVT
Phát động, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt
Nam lần thứ 2 năm 2023 trong toàn thể đoàn viên, thanh niên Bộ GTVT.
6. Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam
Phát động phong trào hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2
năm 2023 trong toàn thể đoàn viên, công đoàn ngành GTVT.
7. Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải, Cổng thông tin điện tử Bộ
Giao thông vận tải
Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2 năm
2023.
Xây dựng các chuyên mục về sách, giới thiệu các mô hình và tổ chức, cá nhân
điển hình trong việc phát triển văn hóa đọc.
Tổng hợp, đưa tin kịp thời các sự kiện, hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và
Văn hóa đọc Việt Nam của các cơ quan, đơn vị ngành Giao thông vận tải.
Sau khi kết thúc thời gian tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn
hóa đọc Việt Nam, đề nghị các cơ quan, đơn vị có báo cáo kết quả về Bộ Giao
thông vận tải (qua Văn phòng Bộ) trước ngày 10/5/2023 để tổng hợp, báo cáo Bộ
Thông tin và Truyền thông theo quy định./.
| Quyết định 129/QĐ-BGTVT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-129-QD-BGTVT-2203-Ke-hoach-to-chuc-Ngay-Sach-va-Van-hoa-doc-lan-thu-2-556772.aspx | {'official_number': ['129/QĐ-BGTVT'], 'document_info': ['Quyết định 129/QĐ-BGTVT về Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giao thông vận tải', ''], 'signer': ['Nguyễn Danh Huy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '27/02/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,230 | BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 31/2020/TTBCT Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 13/2018/TTBCT NGÀY 15 THÁNG 6
NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ SỬ DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Căn cứLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20
tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số71/2018/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Nghị định số98/2017/NĐCP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông
tư số13/2018/TTBCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 quy định về quản lý, sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công
nghiệp.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều và thay thế một số nội dung của Thông
tư số13/2018/TTBCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 quy định về quản lý, sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công
nghiệp
1. Sửa đổi Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định danh mục vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
thẩm quyền cấp giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp, tiền chất thuốc nổ; xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ
liệu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; trách nhiệm của tổ chức, doanh
nghiệp nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Danh mục tiền chất thuốc nổ
Danh mục tiền chất thuốc nổ gồm: Tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật
liệu nổ công nghiệp và các hóa chất nguy hiểm có tên, công thức phân tử, mã
CAS, mã HS, ngưỡng hàm lượng % lớn hơn hoặc bằng ngưỡng hàm lượng quy định tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TTBCT.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 20 như sau:
“Tiếp nhận đăng ký vật liệu nổ công nghiệp mới; thành lập Hội đồng khoa học
cấp Nhà nước kiểm tra các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật trong phòng thí nghiệm và
giám sát việc thử nổ công nghiệp để công nhận kết quả đăng ký, xem xét và đề
nghị bổ sung vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp”.
4. Thay thế Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TTBCT bằng Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thay thế cụm từ “tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công
nghiệp” tại Điều 2; khoản 2, 4, 6 Điều 5; Điều 6; Chương II; khoản 1 Điều 7;
khoản 2 Điều 10; Chương III; khoản 1, điểm b khoản 4 Điều 14; khoản 2 Điều 18;
khoản 1, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 19; điểm a, b, c, đ, e, g khoản 1, điểm
a, c, d, đ khoản 2, điểm a khoản 3, Điều 20; khoản 1, 3, 4, 5 Điều 21; Phụ lục
IV; Phụ lục IX và Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TTBCT bằng
cụm từ “tiền chất thuốc nổ”.
6. Thay thế tên tài liệu viện dẫn “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp số
QCVN 02:2008/BCT” và “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất,
thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 01:2012/BCT” tại
khoản 3 Điều 3 và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TTBCT bằng
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm
thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo
quản tiền chất thuốc nổ số QCVN 01:2019/BCT”.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
2. Trong quá trình thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu để áp
dụng trong Thông tư được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới
thì được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công
Thương để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
Văn phòng Tổng Bí thư;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
Công báo;
Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ;
Lưu: VT, PC, ATMT, HC. BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
PHỤ LỤC I
DANH MỤC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG TẠI
VIỆT NAM
(Kèm theo Thông tư số 31/2020/TTBCT ngày 30 tháng 11 năm 2020)
TT Tên sản phẩm Thông số kỹ thuật Mã HS
Đặc tính kỹ thuật Chỉ tiêu
(1) (2) (3) (4) (5)
I Thuốc nổ công nghiệp
1 Thuốc nổ Amonit AD1 Khối lượng riêng, g/cm3 0,95 ÷ 1,05 3602.00.00
Độ ẩm, % ≤ 0,5
Tốc độ nổ, m/s 3 600 ÷ 4 200
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với thuốc nổ TNT tiêu chuẩn), % 120 ÷ 130
Độ nén trụ chì, mm 14 ÷ 16
Khoảng cách truyền nổ, cm ≥ 04
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8, dây nổ 10 g/m
2 Thuốc nổ TNP1 Khối lượng riêng, g/cm3 1,15 ± 0,05 3602.00.00
Tốc độ nổ, m/s 4 000 ÷ 4 400
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với thuốc nổ TNT tiêu chuẩn), % 110 ÷ 115
Độ nén trụ chì, mm ≥ 12,5
Khoảng cách truyền nổ, cm ≥ 06
Độ nhạy kích nổ Mồi nổ
3 Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên Khối lượng riêng, g/cm3 0,90 ÷ 1,10 3602.00.00
Tốc độ nổ, m/s ≥3 200
Khả năng sinh công bằng bom chì, ml 320 ÷ 350
Hoặc chuyển đổi tương đương sang phương pháp đo khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % ≥ 105
Độ nén trụ chì, mm ≥ 13
Khoảng cách truyền nổ, cm ≥ 03
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8
4 Thuốc nổ ANFO Khối lượng riêng rời, g/cm3 0,8 ÷ 0,95 3602.00.00
Tốc độ nổ đo trong lỗ khoan, m/s 3 000 ÷ 4 500
Khả năng sinh công bằng bom chì, ml 300 ÷ 330
Độ nén trụ chì (đo trong ống thép), mm ≥ 15
Độ nhạy kích nổ Mồi nổ
5 Thuốc nổ ANFO chịu nước Khối lượng riêng rời, g/cm3 0,85 ÷ 0,9 3602.00.00
Tốc độ nổ đo trong lỗ khoan, m/s 3 500 ÷ 3 800
Khả năng sinh công bằng bom chì, ml 300 ÷ 310
Độ nén trụ chì (đo trong ống thép), mm ≥ 14
Độ nhạy kích nổ Mồi nổ
6 Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên Khối lượng riêng, g/cm3 1,05 ÷ 1,30 3602.00.00
Tốc độ nổ, m/s ≥ 3 800
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % ≥ 101
Độ nén trụ chì, mm ≥ 14
Khoảng cách truyền nổ, cm ≥ 04
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8, dây nổ 10 g/m
Thời gian chịu nước, giờ ≥ 12
7 Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên Khối lượng riêng, g/cm3 1,20 ÷ 1,35 3602.00.00
Tốc độ nổ, m/s ≥ 5 500
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % ≥ 115
Độ nén trụ chì, mm ≥ 16
Khoảng cách truyền nổ, cm ≥ 04
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8, dây nổ 10 g/m
Thời gian chịu nước, giờ ≥ 12
8 Thuốc nổ nhũ tương dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ Khối lượng riêng, g/cm3 1,05 ÷ 1,25 3602.00.00
Tốc độ nổ, m/s ≥ 4 000
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % 105 ÷ 120
Độ nén trụ chì, mm ≥ 14
Khoảng cách truyền nổ, cm ≥ 04
Thời gian chịu nước, giờ ≥ 12
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8, dây nổ 10g/m
9 Thuốc nổ nhũ tương tạo biên dùng cho lộ thiên và mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ Khối lượng riêng, g/cm3 0,95 ÷ 1,20 3602.00.00
Tốc độ nổ, m/s 3 300 ÷ 6 200
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % ≥ 98
Khoảng cách truyền nổ, cm 0 ÷ 1
Đường kính thỏi thuốc, mm 17 ÷ 32
Độ nén trụ chì, mm ≥ 14
Thời gian chịu nước, giờ ≥ 12
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8
10 Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có độ thoát khí mê tan siêu hạng Khối lượng riêng, g/cm3 1,00 ÷ 1,15 3602.00.00
Tốc độ nổ, m/s ≥ 3 500
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với ANFO tiêu chuẩn theo khối lượng), % 56 ÷ 61
Độ nén trụ chì, mm ≥ 8
Khoảng cách truyền nổ, cm ≥ 2
Nổ an toàn trong môi trường có khí mê tan (Phương pháp B TCVN 6570: 2005) 10 lần nổ không gây cháy nổ khí CH4
Thời gian chịu nước, giờ ≥ 12
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8
Lượng khí độc sinh ra khi nổ (quy ra CO), L/kg ≤150
11 Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ Khối lượng riêng, g/cm3 1,05 ÷ 1,25 3602.00.00
Tốc độ nổ, m/s ≥ 3 800
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % 90 ÷ 100
Độ nén trụ chì, mm ≥ 13
Khoảng cách truyền nổ, cm ≥ 4
Nổ an toàn trong môi trường có khí mê tan (Phương pháp A TCVN 6570: 2005) 10 lần nổ không gây cháy nổ khí CH4
Thời gian chịu nước, giờ ≥ 12
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8
Lượng khí độc sinh ra khi nổ (quy ra CO), L/kg ≤ 150
12 Thuốc nổ nhũ tương rời Khối lượng riêng, g/cm3 1,08 ÷ 1,29 3602.00.00
Tốc độ nổ đo trong lỗ khoan, m/s ≥ 4 000
Độ nhạy kích nổ Mồi nổ
13 Thuốc nổ nhũ tương rời bao gói Khối lượng riêng, g/cm3 1,00 ÷ 1,30 3602.00.00
Tốc độ nổ đo trong lỗ khoan, m/s ≥ 4 000
Thời gian chịu nước (sâu ≥ 1,0 mét nước), giờ ≥ 4
Độ nhạy kích nổ Mồi nổ
14 Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp Khối lượng riêng, g/cm3 ≥ 1,60 3602.00.00
Khả năng sinh công bằng bom chì, ml 350 ÷ 390
Tốc độ nổ, m/s ≥ 7 200
Độ nén trụ chì, mm ≥ 20
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8
15 Mìn phá đá quá cỡ Tốc độ nổ, m/s 6 500 ÷ 7 500 3602.00.00
Khả năng sinh công bằng bom chì, ml 350 ÷ 360
Độ nén trụ chì, mm 18 ÷ 22
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8
16 Mồi nổ tăng cường Khối lượng riêng, g/cm3 ≥ 1,35 3602.00.00
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật, mm ≥ 285
Tốc độ nổ, m/s 6 500 ÷ 7 200
Độ nén trụ chì, mm ≥ 15,5
Độ nhạy kích nổ Kíp nổ số 8
II Phụ kiện nổ công nghiệp
1 Kíp nổ đốt số 8 Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính ngoài, mm 6,8 ÷ 7,1 hoặc theo đặt hàng
Chiều dài kíp, mm 38 ÷ 40 hoặc theo đặt hàng
2 Kíp nổ điện số 8 Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính ngoài, mm 6,8 ÷ 7,1 hoặc theo đặt hàng
Chiều dài kíp, mm 46 ÷ 48 hoặc theo đặt hàng
Dòng điện bảo đảm nổ, A 1,0
Dòng điện an toàn trong 5 phút, A 0,05
Điện trở (loại dây dẫn 1,9m ÷ 2,1m), Ω 2,0 ÷ 4,0
Khả năng chịu chấn động thử bằng máy chấn động chuyên dụng Kíp không nổ, không hư hỏng kết cấu
3 Kíp nổ điện vi sai Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính ngoài, mm 7,0 ÷ 7,3 hoặc theo đặt hàng
Chiều dài kíp, mm
+ Từ số 1 ÷ số 8 62 ± 1
+ Số 9, 10, 11, 13, 14, 15, 18, 19, 20 65 ± 1
+ Số 12, 16, 17 70±1
+ Theo đặt hàng Theo đặt hàng
Chiều dài dây dẫn 1,9 m ÷ 2,1 m hoặc theo đặt hàng
Điện trở (loại dây dẫn 1,9m ÷ 2,1m), Ω 2,0 ÷ 3,2
Dòng điện bảo đảm nổ, A 1,2
Dòng điện an toàn trong 5 phút, A 0,18
Thời gian giữ chậm, ms 25, 50, 75, 100, 125, 150, 200, 250, 325, 400, 500, 600, 700, 800, 900, 1 000, 1 125, 1 250, 1 400, 1 550 hoặc theo đặt hàng
Khả năng chịu chấn động thử bằng máy chấn động chuyên dụng Kíp không nổ, không hư hỏng kết cấu
4 Kíp nổ điện vi sai an toàn Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Vỏ kíp Bằng đồng hoặc vật liệu không gây cháy
Đường kính ngoài, mm 7,0 ÷ 7,3 hoặc theo đặt hàng
Chiều dài kíp, mm 57 ÷ 59 hoặc theo đặt hàng
Chiều dài dây dẫn, m 1,9 ÷ 2,1 hoặc theo đặt hàng
Độ bền mối ghép miệng (chịu lực kéo) tĩnh trong thời gian 01 phút, dây dẫn tín hiệu không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy), kg 2,0
Điện trở (loại dây dẫn 1,9m ÷ 2,1m), Ω 2,0 ÷ 3,2
Dòng điện bảo đảm nổ, A 1,2
Dòng điện an toàn trong 5 phút, A 0,18
Số vi sai 06 số hoặc theo đặt hàng
Khả năng an toàn trong môi trường khí mê tan (không gây cháy, nổ khí mê tan) 50 kíp không gây cháy, nổ môi trường (9 ± 1) % khí mê tan, phù hợp TCVN 6911:2005
Thời gian giữ chậm, ms 25, 50, 75, 100, 125, 150 hoặc theo đặt hàng
Khả năng chịu chấn động thử bằng máy chấn động chuyên dụng Kíp không nổ, không hư hỏng kết cấu
4 Kíp nổ điện vi sai an toàn Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Vỏ kíp Bằng đồng hoặc vật liệu không gây cháy
Đường kính ngoài, mm 7,0 ÷ 7,3 hoặc theo đặt hàng
Chiều dài kíp, mm 57 ÷ 59 hoặc theo đặt hàng
Chiều dài dây dẫn, m 1,9 ÷ 2,1 hoặc theo đặt hàng
Độ bền mối ghép miệng (chịu lực kéo tĩnh trong thời gian 01 phút, dây dẫn tín hiệu không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy), kg 2,0
Điện trở (loại dây dẫn 1,9m ÷ 2,1m), Ω 2,0 ÷ 3,2
Dòng điện bảo đảm nổ, A 1,2
Dòng điện an toàn trong 5 phút, A 0,18
Số vi sai 06 số hoặc theo đặt hàng
Khả năng an toàn trong môi trường khí mê tan (không gây cháy, nổ khí mê tan) 50 kíp không gây cháy, nổ môi trường (9 ± 1) % khí mê tan, phù hợp TCVN 6911:2005
Thời gian giữ chậm, ms 25, 50, 75, 100, 125, 150 hoặc theo đặt hàng
Khả năng chịu chấn động thử bằng máy chấn động chuyên dụng Kíp không nổ, không hư hỏng kết cấu
5 Kíp nổ vi sai an toàn Carrick8 Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Vỏ kíp Bằng đồng, phía ngoài bọc nhựa
Số vi sai 08 số
Khả năng an toàn trong môi trường khí mê tan (không gây cháy, nổ khí mê tan) 50 kíp không gây cháy, nổ môi trường (9 ± 1)% khí mê tan, phù hợp TCVN 6911:2005
Độ bền kéo, N 600
6 Kíp nổ vi sai phi điện xuống lỗ Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính ngoài, mm 7,0 ÷ 7,5
Đường kính ngoài dây dẫn nổ, mm 3,0 ± 0,2
Tốc độ dẫn nổ, m/s ≥ 1 600
Độ bền mối ghép miệng (chịu lực kéo tĩnh trong thời gian 01 phút, dây dẫn tín hiệu không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy), kg 2,0
Thời gian giữ chậm, ms 400 hoặc theo đặt hàng
7 Kíp nổ vi sai phi điện trên mặt dùng cho lộ thiên, mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí bụi nổ Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 2 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp. Trường hợp đặc biệt theo đặt hàng, Xuyên thủng tấm chì dày 4 mm hoặc 1 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính ngoài, mm 7,0 ÷ 7,5
Đường kính ngoài dây dẫn nổ, mm 3,0 ± 0,2
Tốc độ dẫn nổ, m/s ≥ 1 600
Độ bền mối ghép miệng (chịu lực kéo tĩnh trong thời gian 01 phút, dây dẫn tín hiệu không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy), kg 2,0
Thời gian giữ chậm, ms 17, 25, 42, 100 hoặc theo đặt hàng
8 Kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính ngoài, mm 7,0 ÷ 7,5
Đường kính ngoài dây dẫn nổ, mm 3,0 ± 0,2
Tốc độ dẫn nổ, m/s ≥ 1 600
Độ bền mối ghép miệng (chịu lực kéo tĩnh trong thời gian 01 phút, dây dẫn tín hiệu không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy), kg 2,0
Thời gian giữ chậm, ms 25, 50, 75, 100, 125, 150, 175, 200, 250, 300, 350, 400, 450, 500, 600, 700, 800, 900, 1 025, 1 125, 1 225, 1 440, 1 675, 1 950, 2 275, 2 650, 3 050, 3 450, 3 900, 4 350, 4 600, 5 500, 6 400, 7 400, 8 500, 9 600 hoặc theo đặt hàng
9 Kíp vi sai phi điện MS Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính dây dẫn nổ, mm 3,0 ± 0,2
Tốc độ dẫn nổ, m/s ≥ 1 600
Độ bền mối ghép miệng (chịu lực kéo tĩnh trong thời gian 01 phút, dây dẫn tín hiệu không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy), kg 2,0
Chiều dài dây dẫn nổ, m 2,4 ÷ 6,1 hoặc theo đặt hàng
Đường kính ngoài kíp, mm 7,0 ÷ 7,5
Khả năng chịu nước, độ sâu 20,0 m (tương đương 2,0 atm), giờ 8
Thời gian giữ chậm, ms 25; 50; 75; 100; 125; 150; 175; 200; 225; 250; 275; 300; 325; 350; 375 hoặc theo đặt hàng
10 Kíp vi sai phi điện nổ chậm LP Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính dây dẫn nổ, mm 3,0 ± 0,2
Tốc độ dẫn nổ, m/s ≥ 1 600
Độ bền mối ghép miệng (chịu lực kéo tĩnh trong thời gian 01 phút, dây dẫn tín hiệu không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy), kg 2,0
Chiều dài dây dẫn nổ, m 2,4 ÷ 6,1 hoặc theo đặt hàng
Đường kính ngoài kíp, mm 7,0 ÷ 7,5
Khả năng chịu nước, độ sâu 20,0 m (tương đương 2,0 atm), giờ 8
Thời gian giữ chậm, s 0,2; 0,4; 0,6; 1; 1,4; 1,8; 2,4; 3,0; 3,8; 4,6; 5,5; 6,4; 7,4; 8,5; 9,6 hoặc theo đặt hàng
11 Kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí Mêtan Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.10
Đường kính ngoài dây dẫn nổ, mm 3,0 ± 0,2
Đường kính ngoài kíp, mm 7,1 max
Tốc độ dẫn nổ, m/s ≥ 1 600
Độ bền mối ghép miệng (chịu lực kéo tĩnh trong thời gian 01 phút, dây dẫn tín hiệu không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy), kg 2,0
Chiều dài dây dẫn nổ, m 2,4 ÷ 6,1 hoặc theo đặt hàng
Số vi sai 10 số hoặc theo đặt hàng
Khả năng an toàn trong môi trường khí mê tan (không gây cháy, nổ khí mê tan) 50 kíp không gây cháy, nổ môi trường (9 ± 1)% khí mê tan, phù hợp TCVN 6911:2005
Thời gian giữ chậm, ms 25; 50; 75; 100; 125; 150; 200; 250; 300; 400 hoặc theo đặt hàng
Điều kiện sử dụng Sử dụng cho mỏ hầm lò có khí nổ
12 Kíp nổ điện tử Độ bền kéo, kg 20 kg 3603.00.10
Trọng lượng thuốc nổ nạp, mg ≥ 730
Đường kính vỏ, mm 7,0 ÷ 7,6
Độ dài tiêu chuẩn, mm 89 hoặc theo đặt hàng
Lập trình, ms ± 1
Vi sai tối đa, s 10 hoặc theo đặt hàng
Độ chính xác theo hệ số biến thiên, % ± 0,03
Thời hạn sử dụng (tối đa), tháng 60
13 Dây dẫn tín hiệu nổ Tốc độ truyền tín hiệu, m/s ≥ 1 600 3603.00.90
Thời hạn sử dụng, tháng 24
14 Dây cháy chậm công nghiệp Tốc độ cháy, s/m 100 ÷ 125 3603.00.20
Đường kính ngoài của dây, mm 5,3 ± 0,3
Đường kính lõi thuốc, mm ≥ 2,5
Thời gian chịu nước, h 2
15 Dây nổ chịu nước Đường kính ngoài, mm 3603.00.90
+ Loại 5g/m + Loại 6g/m + Loại 10 g/m + Loại 12 g/m + Loại 40g/m + Loại 70g/m + Loại khác 3,8 ± 0,2 3,6 ± 0,2 4,8 ± 0,3 5,8 ± 0,3 7,8 ± 0,2 11,0 ± 0,2 Theo đặt hàng
Tốc độ nổ, m/s ≥ 6 500
Độ bền kéo, N 500
Thời gian chịu nước (ở độ sâu 1,10 m), h 24
Mật độ thuốc, g/m
+ Loại 5g/m + Loại 6g/m + Loại 10 g/m + Loại 12 g/m + Loại 40 g/m + Loại 70 g/m + Loại khác 5 ± 1 6 ± 1 10 ± 1 12 ± 1 40 ± 3 70 ± 5 Theo đặt hàng
Khả năng tác động của nhiệt độ, giờ
+ Tại nhiệt độ 32 °C ÷ 38 °C + Tại nhiệt độ 52 °C ÷ 55 °C 02 06
Thời hạn sử dụng, tháng 48
16 Dây nổ thường Đường kính ngoài, mm 3603.00.90
+ Loại 5g/m + Loại 6g/m + Loại 10 g/m + Loại 12 g/m + Loại 40g/m + Loại 70g/m + Loại khác 3,8 ± 0,2 3,6 ± 0,2 4,8 ± 0,3 5,8 ± 0,3 7,8 ± 0,2 11,0 ± 0,2 Theo đặt hàng
Tốc độ nổ, m/s ≥ 6 500
Độ bền kéo, N 500
Khả năng chịu nước, giờ 24
Mật độ thuốc, g/m
+ Loại 5g/m + Loại 6g/m + Loại 10 g/m + Loại 12 g/m + Loại 40 g/m + Loại 70 g/m + Loại khác 5 ± 1 6 ± 1 10± 1 12 ± 1 40 ± 3 70 ± 5 Theo đặt hàng
17 Kíp khởi nổ phi điện (cuộn dây LIL) Cường độ nổ Xuyên thủng tấm chì dày 4 mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp. Trường hợp đặc biệt theo đặt hàng có cường độ nổ xuyên tấm chì dày 6 mm hoặc 2mm, đường kính lỗ xuyên chì ≥ đường kính ngoài của kíp 3603.00.90
Đường kính ngoài, mm 3 ± 0,2
Độ bền kéo danh định, N ≥ 180 hoặc theo đặt hàng
Đường kính ngoài của kíp, mm 7,0 ÷ 7,5
Chiều dài, m 150, 300, 500 hoặc theo đặt hàng
Vi sai, ms 9, 17 hoặc theo đặt hàng
III Thuốc nổ mạnh
1 Hexogen (G, DX, T4, Cyclotrimethylen trinitramin) Công thức hóa học C3H6N6O6 C6H2N6N3(NO2)3 Nhiệt độ nóng chảy, °C ≥ 200 3602.00.00
Độ axit
Tính theo axit Nitric, % Tính theo axit Sunphuric, % ≤ 0,05 ≤ 0,05
Hàm lượng tạp chất không tan trong axeton, % ≤ 0,15
Hàm lượng tro, % ≤ 0,05
Độ nhạy va đập bằng phương pháp Cast, % 40 ÷ 84
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % 140 ÷ 150
Độ nén trụ chì, mm ≥ 15,5
Tốc độ nổ ở mật độ nén 1,60 g/cm3, m/s 8 100 ± 200
2 Trinitrotoluen (TNT) Công thức hóa học C6H2(NO2)3CH3 Điểm nóng chảy, °C 80,2 ± 2 3602.00.00
Độ axit (tính theo axit Sunphuric), % ≤ 0,01
Hàm lượng nước và các chất dễ bay hơi, % ≤ 0,1
Chất không tan trong axeton (Benzen hoặc Toluen), % ≤ 0,1
Khả năng sinh công bằng bom chì, ml ≥ 280
Hoặc khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật, N.m/g ≥ 900
Tốc độ nổ ở mật độ nén 1,60 g/cm3, m/s 7 000 ± 200
Hoặc tốc độ nổ ở mật độ nén 1,00 g/cm3, m/s 5 000 ± 200
3 Octogen (HMX) Cyclotetramethylene tetratrramine, Homocyclonit) Công thức hóa học C4H8N8O8 Nhiệt độ nóng chảy, °C ≥ 270 3602.00.00
Độ axit (tính theo axit axetic), % ≤ 0,05
Các chất không tan trong axeton, % ≤ 0,25
Độ nhạy va đập (búa 10 kg rơi ở độ cao 25 cm), % 88 ÷ 100
Khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % ≥ 135
Tốc độ nổ ở mật độ nén 1,32 g/cm3, m/s ≥ 7 200
4 Pentrit(Pentaerythroltetranitrate, Tetranitro pentaeritrit, Corpent, PETN hoặc TEN) Công thức hóa học C(CH2ONO2)4 C5H8(ONO2)4 Nhiệt độ nóng chảy, °C ≥ 139 3602.00.00
Độ axit (tính theo axit Sunphuric hoặc axit Nitric) hoặc độ kiềm (tính theo NaOH) % ≤ 0,01
Hàm lượng cặn không tan trong axeton, %
Chưa thuần hóa Đã thuần hóa ≤ 0,08 ≤ 0,1
Hàm lượng tro, %
Chưa thuần hóa Đã thuần hóa ≤ 0,04 ≤ 0,1
Độ nhạy va đập bằng phương pháp Cast, % 100
Khả năng sinh công bằng phương pháp con lắc xạ thuật (so sánh với TNT tiêu chuẩn), % ≥ 135
Tốc độ nổ ở mật độ nén 1,60 g/cm3, m/s ≥ 7 900
| Thông tư 31/2020/TT-BCT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Circular-31-2020-TT-BCT-amending-13-2018-TT-BCT-use-of-precursors-used-in-explosives-manufacturing-463450.aspx | {'official_number': ['31/2020/TT-BCT'], 'document_info': ['Circular No. 31/2020/TT-BCT dated November 30, 2020 on amending a number of Articles of Circular No. 13/2018/TT-BCT on management and use of industrial explosives and precursors used in explosives manufacturing'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công thương', ''], 'signer': ['Trần Tuấn Anh'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Thương mại'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/11/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,231 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2674/QĐUBND Quảng Nam, ngày 11 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH PHỐI HỢP CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NHÀ Ở GIỮA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ
THẨM QUYỀN LÀM THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27/11/2023;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18/01/2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 113/TTrSXD ngày
04/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan
quản lý nhà ở tại địa phương để bảo đảm thống nhất về các thông tin nhà ở, đất
ở ghi trong hồ sơ nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo quy định tại khoản 2
Điều 120 Luật Nhà ở năm 2023.
2. Đối với nội dung không quy định trong Quyết định này thì thực hiện theo
quy định pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện; cơ quan nhà
nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận; UBND các huyện, thị xã,
thành phố; tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy định của Quyết định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh là Sở Xây dựng.
3. Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện là Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế
và Hạ tầng.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm
quyền của UBND cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm
quyền của UBND các huyện, thị xã, thành phố là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận, xác nhận
thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động là Văn phòng Đăng ký đất đai
tỉnh, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp
1. Bảo đảm đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch.
2. Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế
độ thông tin, báo cáo.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị và
trách nhiệm, quyền hạn của công chức, viên chức, người lao động.
4. Các bên liên quan phải chủ động cùng phối hợp, bàn bạc giải quyết các
vướng mắc, phát sinh trong quá trình phối hợp giải quyết hồ sơ, nếu có vướng
mắc mà các bên không thống nhất được cách giải quyết thì cơ quan chủ trì báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 5. Nội dung phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở
Nội dung phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều
119 Luật Nhà ở năm 2023:
a) Đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước ngày 01 tháng 7
năm 2006 thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có
bản kê khai thông tin về nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
b) Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ
sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở; giấy tờ xác
định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất
ở, hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có).
c) Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì
hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ
thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có).
d) Đối với trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án thì hồ sơ nhà ở bao gồm hồ sơ
dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về
xây dựng.
Điều 6. Phương thức phối hợp
Khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp
Giấy chứng nhận có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở theo quy định tại
Điều 3 quy định này cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà
ở.
1. Định kỳ trước ngày 05 của tháng đầu Quý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở các
trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận trong tháng trước đó cho cơ quan quản lý nhà
ở theo quy định tại Điều 7 Quyết định này để thiết lập hồ sơ nhà ở.
2. Đối với các trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đã thực
hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận trước thời điểm Quy định này có hiệu lực, cơ
quan có thẩm quyền cấp Giấy cứng nhận xây dựng kế hoạch cung cấp thông tin cho
cơ quan quản lý nhà ở, theo các mốc thời gian sau:
a) Đối với nhà ở được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006: hoàn thành việc
cung cấp thông tin trước ngày 30/6/2025.
b) Đối với nhà ở được tạo lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006: hoàn thành việc
cung cấp thông tin trước ngày 30/12/2025.
3. Thông tin về nhà ở theo quy định tại Điều 5 Quyết định này:
Danh sách tổng hợp theo Phụ lục kèm theo Quyết định này, kèm tệp tin định dạng
excel.
Thông tin về nhà ở theo quy định tại Điều 5 Quyết định này được định dạng tệp
tin pdf.
Thông tin về nhà ở có thể thực hiện dưới dạng giấy hoặc các định dạng khác
(pdf,..) tùy vào khối lượng và tính chất của từng loại hồ sơ do người sử dụng
đất nộp khi thực hiện thủ tục hành chính.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng
nhận
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho tổ chức trong nước, tổ chức
nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người gốc Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nhà ở thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở
có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở theo quy định tại khoản 3 Điều 6
Quyết định này cho Sở Xây dựng.
Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh cung cấp thông tin về nhà ở theo quy
định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định này cho Sở Xây dựng khi thực hiện thủ tục
đăng ký biến động đối với trường hợp đăng ký quyền sở hữu nhà ở gắn liền với
thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, đăng ký thay đổi về nhà ở gắn liền với
đất so với nội dung đã đăng ký của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài được
sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
cung cấp thông tin về nhà ở theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định này
cho UBND các huyện, thị xã, thành phố khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động
đối với trường hợp đăng ký quyền sở hữu nhà ở gắn liền với thửa đất đã được
cấp Giấy chứng nhận, đăng ký thay đổi về nhà ở gắn liền với đất so với nội
dung đã đăng ký của cá nhân trong nước, người gốc Việt Nam định cư ở nước
ngoài.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc
thực hiện việc phối hợp cung cấp thông tin và lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ
gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở
a) Sở Xây dựng: Tổ chức tiếp nhận, thực hiện công tác lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở
của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư
xây dựng nhà ở trên địa bàn.
b) Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện: Tiếp nhận, thực hiện công tác lập, lưu trữ
hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài trên địa bàn.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây
dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Văn phòng Đăng ký
đất đai tỉnh, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và thủ trưởng các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 8;
Bộ Xây dựng;
TTTU, TT HĐND tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
CPVP;
Lưu: VT, TH, KTTH, KTN(Đ). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Nam Hưng
PHỤ LỤC
BIỂU MẪU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NHÀ Ở
(Kèm Quyết định số 2674/QĐUBND ngày 11/11/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
DANH SÁCH TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ NHÀ Ở
Kỳ cung cấp: Tháng ……/năm….
1. Đơn vị cung cấp thông tin, dữ liệu: …………………………………………
2. Đơn vị tiếp nhận thông tin, dữ liệu: …………………………………………
3. Nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp:
Stt Tên chủ sở hữu Đối tượng sở hữu Địa chỉ nhà ở Loại nhà ở Diện tích (m2) Thông tin nguồn gốc sở hữu Ghi chú
Tổ chức trong nước Tổ chức nước ngoài Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Cá nhân nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài Riêng lẻ Nhà chung cư Diện tích lô đất Diện tích xây dựng Diện tích sàn xây dựng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)
1
2
3
…, ngày tháng năm…
ĐƠN VỊ CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ký tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN NHẬP THÔNG TIN
1 Đơn vị cung cấp thông tin, dữ liệu:
Sở Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng đăng ký đất đai; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; Phòng TNMT.
2 Đơn vị tiếp nhận thông tin, dữ liệu:
Sở Xây dựng: Khi tiếp nhận thông tin nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.
Phòng Quản lý đô thị (đối với UBND thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn); phòng Kinh tế và Hạ tầng (đối với các huyện): khi tiếp nhận thông tin nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3 Đối với cột thông tin Tên chủ sở hữu: Tên chủ sở hữu nhà ở
4 Đối với cột Đối tượng sở hữu: Đánh dấu "x" vào ô thông tin phù hợp
Tổ chức trong nước.
Tổ chức nước ngoài.
Cá nhân nước ngoài.
5 Đối với cột địa chỉ nhà ở: Thông tin địa chỉ nhà ở đề nghị làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận
6 Đối với cột loại nhà ở, gồm: Đánh dấu "x" vào ô thông tin phù hợp
Nhà ở riêng lẻ (là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập, được xây dựng với mục đích để ở hoặc mục đích sử dụng hỗn hợp)
Nhà chung cư (là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp)
7 Đối với cột diện tích: Thông tin diện tích nhà ở đề nghị làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Diện tích lô đất: Diện tích đất được cấp Giấy chứng nhận.
Diện tích xây dựng: Diện tích xây dựng nhà ở được cấp Giấy chứng nhận.
Diện tích sàn xây dựng: Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng lửng, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng tum.
| Quyết định 2674/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2674-QD-UBND-2024-cung-cap-thong-tin-nha-o-co-quan-cap-giay-chung-nhan-Quang-Nam-635911.aspx | {'official_number': ['2674/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2674/QĐ-UBND năm 2024 quy định phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Nam', ''], 'signer': ['Trần Nam Hưng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,232 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1065/TCTCS
V/v Chính sách thuế. Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2015
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Dương
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 867/CTTT&HT ngày 22/01/2015 của Cục Thuế
tỉnh Bình Dương về trường hợp của Công ty TNHH Asama Yuh Jiun Int'l Việt Nam
đề nghị được quyết toán thuế năm 20102013 khi sổ sách, chứng từ bị mất, cháy.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm a mục 2 Thông báo số 207/TBVPCP ngày 20/5/2014 của Văn phòng Chính
phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp
khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh hướng dẫn:
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có doanh nghiệp
bị thiệt hại phải cử cán bộ làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp để nắm
chắc thực tế tình hình, đồng thời công bố ngay bộ phận đầu mối tiếp nhận giải
quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, nhất là hỗ trợ khôi phục,
xác nhận, cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ phục vụ cho việc xác định giá trị
tài sản bị thiệt hại và áp dụng các chính sách, chế độ liên quan. Trường hợp
hồ sơ tài liệu, chứng từ bị mất , cho phép các cơ quan thực hiện dựa
trên cam kết của doanh nghiệp và hậu kiểm. "
Bộ Tài chính đã có công văn số 6642/BTCCST ngày 21/5/2014 hướng dẫn các giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiệt hại theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Thông báo số 207/TBVPCP ngày 20/5/2014.
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên và theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Bình Dương,
trường hợp Công ty TNHH Asama Yuh Jiun Int'l Việt Nam là doanh nghiệp bị thiệt
hại nặng, số lượng sổ sách, hóa đơn, chứng từ bị hỏng quá lớn việc phục hồi
gặp rất nhiều khó khăn, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế tỉnh
Bình Dương là tạm thời chấp nhận theo số liệu Công ty đã kê khai và nộp cho cơ
quan thuế trong các năm từ 2010 trên 2013 (đã được cơ quan kiểm toán độc lập
kiểm toán) để làm căn cứ xác định số thuế phải nộp. Trường hợp cơ quan có thẩm
quyền xác định Công ty kê khai không đúng quy định thì xử lý theo quy định của
pháp luật.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Bình Dương được biết và hướng dẫn
doanh nghiệp thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Các Vụ: CST, PC (BTC);
Các Vụ: PC, KK (TCT);
Lưu: VT, CS (3b) KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 1065/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-1065-TCT-CS-2015-quyet-toan-thue-nam-2010-2013-khi-so-sach-chung-tu-bi-mat-chay-270243.aspx | {'official_number': ['1065/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 1065/TCT-CS năm 2015 về chính sách thuế liên quan đến quyết toán thuế năm 2010-2013 khi sổ sách, chứng từ bị mất, cháy do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '27/03/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,233 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 854/QĐUBND Tuyên Quang, ngày 06 tháng 7 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỘT SỐ VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ
LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TƯƠNG ỨNG VỚI VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRỰC THUỘC SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH TUYÊN
QUANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số115/2020/NĐCP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 106/2020/NĐCP ngày
10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập ;
Căn cứ Quyết định số05/2021/QĐUBND ngày 20/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, cán bộ,
công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý
của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 207/TTrSNV ngày 30/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Điều chỉnh, bổ sung một số vị trí việc làm tại Danh mục vị trí
việc làm, số lượng người làm việc tương ứng với vị trí việc làm của Trung tâm
Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông
tỉnh Tuyên Quang (cụ thể tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện.
1. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tuyển dụng, quản lý,
sử dụng viên chức theo vị trí việc làm được điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định
này theo đúng quy định.
2. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra Sở Thông tin và
Truyền thông thực hiện Quyết định này theo quy định
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông, người đứng đầu cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Chủ tịch UBND tỉnh;
Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Như Điều 3;
Phó CVP UBND tỉnh;
TP Nội chính;
Lưu: VT, NC (Thg). CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
PHỤ LỤC
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỘT SỐ VỊ TRÍ VIỆC TẠI DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG
NGƯỜI LÀM VIỆC TƯƠNG ỨNG VỚI VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG TRỰC THUỘC SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 854/QĐUBND ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
Vị trí việc làm tại Danh mục được phê duyệt tại Quyết định số 1668/QĐUBND ngày 31/12/2018 và Quyết định số491/QĐUBND ngày 19/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Điều chỉnh, bổ sung thành:
Tên vị trí việc làm Hạng chức danh nghề nghiệp tối thiểu Số lượng người làm việc của vị trí việc làm Tên vị trí việc làm Hạng chức danh nghề nghiệp tối thiểu Số lượng người làm việc của vị trí việc làm
Quản trị viên hệ thống Hạng III 02 Quản trị viên hệ thống Hạng III 01
Biên dịch viên Hạng III Kiêm nhiệm Biên dịch viên Hạng III 01
Kiểm tra, rà soát, giám sát văn bản đưa lên Cổng Thông tin điện tử và trả lời giải đáp Hạng III Kiêm nhiệm Bãi bỏ, do không còn phù hợp
| Quyết định 854/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-854-QD-UBND-2022-dieu-chinh-vi-tri-viec-lam-Trung-tam-Cong-nghe-thong-tin-Tuyen-Quang-606213.aspx | {'official_number': ['854/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết đinh 854/QĐ-UBND năm 2022 điều chỉnh vị trí việc làm tại Danh mục vị trí việc làm, số lượng người làm việc tương ứng với vị trí việc làm của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tuyên Quang', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Sơn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Công nghệ thông tin'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/07/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,234 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 56/2024/QĐUBND Quảng Ngãi, ngày 04 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT
VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm
2020;
Căn cứ Nghị định số166/2013/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số19/2020/NĐCP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm
tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số118/2021/NĐCP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành
chính;
Căn cứ Thông tư số14/2021/TTBTP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐCP
ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số01/2023/TTBTP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 72/TTrSTP ngày 26 tháng
9 năm 2024 và ý kiến thống nhất của các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong quản lý
nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm
2024. Bãi bỏ Quyết định số 283/QĐUBND ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công
tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ
trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tư pháp;
Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Bộ Tư pháp;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
CT, PCT UBND tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Ủy ban MTTQVN tỉnh;
Văn phòng ĐĐBQH & HĐND tỉnh;
Đài PTTH Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi;
VPUB: PCVP, HCQT;
Cổng TTĐT tỉnh;
Lưu: VT, NC(Tr766). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tuấn
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 56/2024/QĐUBND ngày 04/11/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối
hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan thuộc cơ
quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh (sau đây
viết tắt là các sở, ngành);
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (s au đây viết tắt là Ủy ban
nhân dân cấp huyện);
c) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân
dân cấp xã);
d) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nhà nước
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy
định pháp luật khác có liên quan.
2. Việc phối hợp không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
hoạt động chuyên môn của các cơ quan, đơn vị có liên quan; có sự phân công rõ
ràng về trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm công tác quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính được thực hiện kịp thời, thường xuyên và hiệu quả.
Điều 3. Nội dung phối hợp
1. Phối hợp trong tổ chức triển khai thực hiện, xây dựng, hoàn thiện pháp
luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Phối hợp phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp
dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Phối hợp trong công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính.
4. Phối hợp trong công tác thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính.
5. Phối hợp quản lý, cung cấp, cập nhật và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu
về xử lý vi phạm hành chính.
6. Phối hợp thống kê công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Phối hợp báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
8. Phối hợp xử lý vụ việc xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức phối hợp
1. Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản, tài
liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Tổ chức họp liên ngành; hội nghị sơ kết, tổng kết.
3. Cử người tham gia đoàn kiểm tra liên ngành, đoàn thanh tra.
4. Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện, xây dựng, hoàn thiện pháp
luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu, trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kế hoạch kiểm tra công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh;
b) Xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định chung về xử lý vi phạm hành chính theo quy định;
chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan rà
soát, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính;
c) Tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên
quan về những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó, đề xuất, tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh, cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn để nâng cao hiệu quả
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân
cấp xã
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành
chính số 15/2012/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi
phạm hành chính số 67/2020/QH14, các văn bản hướng dẫn thi hành và văn bản của
cấp có thẩm quyền hướng dẫn, chỉ đạo thi hành công tác xử lý vi phạm hành
chính thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý;
b) Theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành,
lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý; chủ động rà soát, theo dõi tình hình áp
dụng các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kịp thời kiến
nghị, phản ánh cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các
quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu
thuẫn.
Điều 6. Phối hợp phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện nghiên cứu
biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính; tài liệu hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chung trong việc thực
hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với nội dung và hình thức phù hợp;
chủ trì, phối hợp tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chung trong
việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho các sở, ngành, Ủy ban
nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp
tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chung trong việc thực hiện
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính cho người làm công tác xử lý vi phạm hành chính
thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý để việc áp dụng các quy định
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được đầy đủ, chính xác.
3. Trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử
lý vụ việc vi phạm hành chính, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp huyện đề nghị cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp trên
hoặc Sở Tư pháp hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.
4. Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trên các phương tiện truyền thông.
Điều 7. Phối hợp trong công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện
triển khai, tổ chức kiểm tra liên ngành công tác thi hành pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính theo quy định và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về
kết quả kiểm tra.
2. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra công tác thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi địa
bàn quản lý.
Điều 8. Phối hợp trong công tác thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính
1. Việc phối hợp thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
giữa Sở Tư pháp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện
trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc
áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Trình tự, thủ tục phối hợp thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp
luật về thanh tra.
Điều 9. Phối hợp quản lý, cung cấp, cập nhật và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ
liệu về xử lý vi phạm hành chính
Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc quản lý, phối hợp
cung cấp, cập nhật và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của Quyết định số 51/2023/QĐUBND ngày 22/12/2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý, cung cấp, cập nhật và khai thác,
sử dụng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
Điều 10. Phối hợp thống kê công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính
1. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
công tác thống kê về xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi
địa bàn quản lý và phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc thống kê về xử lý vi
phạm hành chính của tỉnh theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Thông tin thống kê về xử lý vi phạm hành chính được thu thập theo quy định
của pháp luật về thống kê.
Điều 11. Phối hợp báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính
1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ
hằng năm
a) Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương gửi về Ủy ban nhân dân cấp
huyện (qua Phòng Tư pháp) theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo công tác thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi địa
bàn quản lý gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) theo yêu cầu của cơ
quan, người có thẩm quyền;
c) Sở Tư pháp tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo công tác thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, báo cáo Bộ Tư pháp đảm bảo thời gian quy định;
d) Thời gian chốt số liệu báo cáo, thời hạn gửi báo cáo định kỳ thực hiện theo
quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2023/TTBTP ngày
16/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Nội dung báo cáo theo mẫu, biểu mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư
số 01/2023/TTBTP ngày 16/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo
cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề công tác thi hành pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 3 Thông
tư số 01/2023/TTBTP ngày 16/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ
báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 12. Phối hợp xử lý vụ việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử lý hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chủ động phối hợp với các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền
các vụ việc vi phạm hành chính đảm bảo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành
chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giao cho cơ quan,
đơn vị thực hiện việc xem xét tính pháp lý của hồ sơ xử phạt vi phạm hành
chính hoặc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính thì cơ quan, đơn
vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan thực hiện, đảm bảo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý
vi phạm hành chính và báo cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
b) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực chuyên môn lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính chuyển đến
người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật
Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc lập hồ sơ
vi phạm hành chính trình người có thẩm quyền xử phạt xử lý; phối hợp xem xét
tính pháp lý của hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, xác minh tình tiết của vụ
việc vi phạm hành chính theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị được người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính giao nhiệm vụ.
2. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
a) Đối với quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, cơ quan, đơn vị nào được người ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính giao tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ
quan, đơn vị đó có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan
lập hồ sơ trình người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ra
quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; cơ quan,
đơn vị được phân công chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực
hiện cưỡng chế;
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp
với cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng
chế triển khai các biện pháp để thực hiện quyết định cưỡng chế khi được yêu
cầu;
c) Cơ quan công an phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế
khi được cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng
chế yêu cầu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 166/2013/NĐCP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế có trách nhiệm phối
hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thi hành quyết định cưỡng chế trong
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐCP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính;
đ) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương
hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc
thu nhập có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin và phối hợp thi hành quyết
định cưỡng chế áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc thu nhập của cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại Điều 9, Điều 12
Nghị định số 166/2013/NĐCP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
e) Các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi
cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
mở tài khoản có trách nhiệm phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định
cưỡng chế thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 88 Luật
Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 45 Điều 1 Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa
phương xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành trong công tác xử
lý vi phạm hành chính; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan theo
dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế này; đề ra những giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
3. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Quy chế này.
Điều 14. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị, tổ
chức thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; việc xử lý vi phạm
hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản
lý của mình; có trách nhiệm thực hiện nội dung Quy chế này.
2. Hằng năm, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ban hành kế hoạch
triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Phối hợp với cơ quan thẩm quyền nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
và phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
4. Phối hợp Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho hoạt
động quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền quản lý.
5. Thực hiện công tác thống kê và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 10, Điều 11 Quy chế này.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Hằng năm, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm
quyền bố trí kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy
định hiện hành của Nhà nước.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các
hoạt động quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính; việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính thuộc phạm vi quản lý; có trách nhiệm thực hiện nội dung Quy chế
này.
2. Hằng năm, ban hành kế hoạch triển khai công tác thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính tại địa phương; phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên
quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra và tổ chức kiểm tra việc
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý theo quy
định.
3. Phối hợp với cơ quan thẩm quyền bố trí nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính; trang
bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính trên địa bàn.
4. Bố trí kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền quản lý.
5. Thực hiện công tác thống kê và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 10, Điều 11 Quy chế này.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong
việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính và công tác tham mưu xử lý vi phạm hành chính.
2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền
bố trí kinh phí, nhân lực thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để triển khai việc thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính thuộc địa bàn quản lý.
3. Thực hiện công tác thống kê và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 10, Điều 11 Quy chế này.
Điều 18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành
viên, Tòa án nhân dân tỉnh
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
phối hợp cung cấp thông tin, tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính thu thập được thông qua việc thực hiện chức năng giám sát; yêu cầu,
kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý theo quy
định của pháp luật khi phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
2. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp thực hiện và chỉ đạo Tòa án nhân dân
cấp huyện trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp
cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính; phối hợp thực hiện các hoạt động quản lý công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh theo Quy chế này.
Điều 19. Kinh phí thực hiện
Kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân
sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Trường hợp các văn bản được viện dẫn tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có phát sinh khó khăn,
vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và địa phương phải kịp thời phản ánh về Sở Tư
pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.
| Quyết định 56/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-56-2024-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-thi-hanh-phap-luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-Quang-Ngai-630248.aspx | {'official_number': ['56/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 56/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ngãi', ''], 'signer': ['Trần Hoàng Tuấn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Vi phạm hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,235 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5222/TCTCS
V/v: chính sách thuế Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội;
Công ty TNHH Công Nghiệp Spindex Hà Nội.
(Địa chỉ: Lô 7A Khu Công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, Huyện Sóc Sơn, Hà
Nội)
Tổng cục Thuế nhận được công văn không số đề ngày 23/9/2014 của Công ty TNHH
Công nghiệp Spindex Hà Nội (Công ty) đề nghị trả lời vướng mắc về chuyển đổi
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý
kiến như sau:
Tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 122/2011/NĐCP ngày 27/12/2011 của Chính
phủ quy định:
“2. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 do thực hiện cam
kết WTO được lựa chọn để tiếp tục hưởng ưu đãi thuế cho thời gian ưu đãi còn
lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư
(ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng
nguyên liệu trong nước) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về
thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy
phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐCP ngày 14 tháng 02 năm
2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về
thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam
kết WTO (hết ngày 31 tháng 12 năm 2011).”
Tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 199/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài
chính quy định:
“3. Doanh nghiệp đang còn trong thời gian miễn thuế, giảm thuế và đã hết
thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi thì được lựa chọn chuyển đổi áp dụng ưu đãi
thời gian miễn thuế, giảm thuế cho thời gian còn lại tương ứng với các điều
kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu) theo
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN trong thời gian từ
ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số
24/2007/NĐCP có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế TNDN tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện
cam kết WTO.
Trường hợp doanh nghiệp đang còn trong thời gian miễn thuế, thời gian giảm
thuế hoặc đã hết thời gian miễn thuế, còn thời gian giảm thuế và khi thực hiện
chuyển đổi ưu đãi nếu có số năm đã được miễn thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về
tỷ lệ xuất khẩu vượt quá số năm được miễn theo phương án lựa chọn khi chuyển
đổi do đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng tỷ
lệ xuất khẩu) thì cứ 01 năm đã được miễn thuế TNDN vượt quá sẽ trừ 02 năm giảm
50% thuế TNDN.
Trường hợp đến năm 2012 doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm
thuế TNDN về tỷ lệ xuất khẩu do chưa có thu nhập chịu thuế thì: Trường hợp
doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên
có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư có
doanh thu. Việc chuyển đổi ưu đãi cho thời gian còn lại được thực hiện theo
nguyên tắc nêu trên.”
Theo trình bày tại công văn không số đề ngày 23/9/2014 thì Công ty có năm tài
chính bắt đầu từ ngày 01/07 và kết thúc vào ngày 30/06 năm tiếp theo, Công ty
được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu.
Căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp nếu Công ty đang trong thời gian
được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu thì ưu đãi
thuế TNDN của Công ty do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu áp dụng đến hết
ngày 31/12/2011; Kể từ ngày 01/01/2012, Công ty thực hiện chuyển đổi ưu đãi
thuế TNDN theo hướng dẫn tại Thông tư số 199/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của
Bộ Tài chính.
Đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội căn cứ các quy định nêu trên và tình hình
thực tế hoạt động của Công ty để hướng dẫn Công ty xác định việc chuyển đổi ưu
đãi thuế TNDN của Công ty cho phù hợp với quy định của pháp luật về thuế./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PC TCT;
Lưu: VT, CS (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 5222/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-5222-TCT-CS-ve-chinh-sach-thue-do-Tong-cuc-Thue-ban-hanh-258604.aspx | {'official_number': ['5222/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 5222/TCT-CS năm 2014 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '24/11/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,236 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6026/TCHQTXNK
V/v vướng mắc thực hiện Luật Quản lý thuế Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Cục Hải quan Đồng Nai.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1767/HQĐNaTXNK ngày 3/9/2013 của Cục
Hải quan Đồng Nai về việc thu thuế đối với hàng xuất khẩu được chế biến từ
toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý
kiến như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 113 Thông tư số 194/2010/TTBTC ngày
6/12/2010 (nay là khoản 5 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày
10/9/2013); quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 193/2012/TTBTC ngày
15/11/2012 của Bộ Tài chính thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu ra nước ngoài không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có
đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu; Hồ
sơ, thủ tục hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu quy định tại Điều 118 Thông tư
số 194/2010/TTBTC ngày 6/12/2010 (nay là Điều 117, khoản 2 Điều 126 Thông tư
số 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính) và khoản 3 Điều 2 Thông tư
số 193/2012/TTBTC. Cụ thể:
Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp có đủ điều kiện xác
định được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu đăng ký tờ khai xuất khẩu
với cơ quan Hải quan trước ngày 1/11/2013 (ngày Thông tư số 128/2013/TTBTC có
hiệu lực), thì việc xét không thu thuế xuất khẩu thực hiện sau khi thông quan
hàng hóa theo đúng quy định tại Thông tư số 194/2010/TTBTC và Thông tư số
193/2012/TTBTC.
Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp có đủ điều kiện xác
định được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu đăng ký tờ khai xuất khẩu
với cơ quan Hải quan từ ngày 1/11/2013 trở đi đề nghị Cục Hải quan Đồng Nai
khi làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu: nếu doanh nghiệp có đủ hồ sơ
xem xét không thu thuế xuất khẩu theo đúng quy định tại Điều 117 và Điều 126
Thông tư số 128/2013/TTBTC thì cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế
xuất khẩu và doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu trước khi thông quan
hoặc giải phóng hàng. Nếu trường hợp chưa đủ điều kiện ra quyết định không thu
thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế theo đúng quy định. Cơ
quan hải quan sẽ xem xét, xử lý hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu sau khi thông quan
hàng hóa nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định.
Tổng cục Hải quan trả lời Cục Hải quan Đồng Nai biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
PTCT Hoàng Việt Cường (để b/cáo);
Lưu: VT, TXNK (03 bản). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Lưu Mạnh Tưởng
| Công văn 6026/TCHQ-TXNK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-6026-TCHQ-TXNK-2013-vuong-mac-thuc-hien-Luat-Quan-ly-thue-210009.aspx | {'official_number': ['6026/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 6026/TCHQ-TXNK năm 2013 vướng mắc thực hiện Luật Quản lý thuế do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Lưu Mạnh Tưởng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/10/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,237 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 175/TCHQGSQL
V/v hướng dẫn thủ tục hải quan Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2014
Kính gửi: Công ty CP Bảo vệ Thực vật An Giang
(Đ/c: 23 Hà Hoàng Hổ, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang)
Trả lời công văn số 161/CVBVTV/XNK ngày 16/12/2013 của Công ty CP Bảo vệ Thực
vật An Giang vướng mắc về loại hình nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất
hàng hóa xuất khẩu (thuốc diệt cỏ Glyphosan 480 SL), Tổng cục Hải quan có ý
kiến như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 34, Điều 36 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày
10/9/2013 của Bộ Tài chính, trường hợp Công ty nhập khẩu nguyên liệu thuốc
diệt cỏ Glyphosan 480 SL để sản xuất tại nhà máy của chính Công ty thành sản
phẩm thuốc diệt cỏ Glyphosate IPA 480 S/L sau đó xuất khẩu toàn bộ sang thị
trường Campuchia thì đăng ký tờ khai theo loại hình NSXXK, thông báo định mức,
làm thủ tục quyết toán với cơ quan Hải quan; khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên
liệu, xuất khẩu sản phẩm và xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải tuân thủ đúng
các quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra, Công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
của Việt Nam và quốc tế, đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc ghi tên nhãn
mác trên sản phẩm quy định tại Nghị định 89/2006/NĐCP ngày 30/8/2006 của
Chính phủ.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty được biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Cục HQ An Giang (để th/hiện);
Lưu: VT, GSQL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
| Công văn 175/TCHQ-GSQL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-175-TCHQ-GSQL-nam-2014-huong-dan-thu-tuc-hai-quan-218688.aspx | {'official_number': ['175/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 175/TCHQ-GSQL năm 2014 hướng dẫn thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/01/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,238 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1205/TCHQTXNK
V/v nộp dần tiền thuế nợ Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2014
Kính gửi: Công ty TNHH OL PLASTIC VN.
(331 Ấp 1A, An Phú, Thuận An, tỉnh Bình Dương)
Trả lời công văn số OL/2013 ngày 24/1/2014 của Công ty TNHH OL PLASTIC VN về
việc nộp dần tiền thuế nợ; Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Việc nộp dần tiền thuế nợ được quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật số
21/2012/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Điều 39
Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22/07/2013 của Chính phủ; Điều 132 Thông tư số
128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, đề nghị Công ty nghiên cứu
thực hiện và liên hệ trực tiếp với đơn vị hải quan nơi Công ty đang có nợ thuế
để được hướng dẫn và xem xét giải quyết.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH OL PLASTIC VN được biết và thực
hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, TXNKQLN(3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Hải Trang
| Công văn 1205/TCHQ-TXNK | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-1205-TCHQ-TXNK-nam-2014-nop-dan-tien-thue-no-220800.aspx | {'official_number': ['1205/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 1205/TCHQ-TXNK năm 2014 nộp dần tiền thuế nợ do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Hải Trang'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/02/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,239 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5411/TCHQGSQL
V/v chuẩn hóa, mã hóa các DM hàng hóa quản lý chuyên ngành Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2013
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài chính;
Bộ Công Thương;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Y tế;
Bộ Giao thông vận tải;
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Bộ Tài nguyên môi trường;
Bộ Xây dựng;
Bộ Văn hóa thể thao du lịch;
Bộ Quốc phòng;
Bộ Khoa học công nghệ;
Ngân hàng nhà nước;
Bộ Công an;
Bộ Lao động thương binh xã hội.
Ngày 21/8/2013, Tổng cục Hải quan Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo Chuẩn hóa,
mã hóa các Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo mã số HS trong Biểu
thuế xuất nhập khẩu. Tham dự Hội thảo gồm đại diện của các Bộ, ngành và các
đơn vị Hải quan, bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và
PTNT, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Quốc
phòng, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công an, Bộ Lao động thương binh xã hội và
các đơn vị Hải quan.
Tại Hội thảo, Tổng cục Hải quan đã báo cáo, tổng kết 7 năm thực hiện Điều 9
Nghị định 12/2006/NĐCP của Chính phủ; việc mã hóa chính sách quản lý hàng hóa
xuất nhập khẩu và văn bản quy định về chính sách mặt hàng phục vụ việc triển
khai hệ thống thông quan điện tử, đồng thời minh bạch hóa về chính sách quản
lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua việc xây dựng một công cụ hỗ trợ
để tra cứu chính sách mặt hàng cho doanh nghiệp, cơ quan hải quan và các Bộ,
ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện. Hội thảo cũng đã thảo
luận về những việc đã và chưa làm được, những tồn tại vướng mắc trong việc xây
dựng danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành có mã số HS. Theo đó, để triển
khai thực hiện việc chuẩn hóa, mã hóa các Danh mục quản lý chuyên ngành theo
Điều 9 Nghị định 12/2006/NĐCP của Chính phủ, các Bộ, ngành cần quan tâm, tăng
cường phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục hải quan) để rà soát, cập nhật và
công bố các Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành kèm mã số HS theo danh mục
hàng hóa trong Biểu thuế hiện hành. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc
triển khai thực hiện các công việc nêu trên, Tổng cục Hải quan kiến nghị các
Bộ, ngành phối hợp thực hiện một số công việc cụ thể như sau:
1. Căn cứ Điều 9 Nghị định 12/2006/NĐCP của Chính phủ, đề nghị các Bộ, ngành
khẩn trương công bố ban hành các danh mục chuyên ngành thuộc quản lý của các
Bộ, ngành kèm mã số HS ở cấp độ 8 chữ số phù hợp với Biểu thuế được ban hành
kèm theo Thông tư số 193/2012/TTBTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
2. Các Bộ, ngành khi có sửa đổi, bổ sung danh mục quản lý chuyên ngành (trước
khi ban hành văn bản điều chỉnh về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu) thì
phối hợp với Bộ Tài chính Tổng cục Hải quan để trao đổi và cung cấp thông
tin, thực hiện việc rà soát mã số để ban hành văn bản kèm theo danh mục mặt
hàng có mã số HS.
3. Đề nghị các Bộ, ngành gửi đầy đủ các văn bản quy định, hướng dẫn mới được
ban hành về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu về Tổng cục Hải quan để cơ quan
hải quan có cơ sở triển khai thực hiện thống nhất.
4. Để tạo điều kiện trao đổi, phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện việc
rà soát, chuẩn hóa Danh mục chuyên ngành kèm mã số HS, đề nghị các Bộ, ngành
cử 02 cán bộ có kinh nghiệm về quản lý, xây dựng danh mục hàng hóa xuất nhập
khẩu và thông báo cụ thể về Tổng cục Hải quan (tên, chức danh, đơn vị công tác
và số điện thoại liên hệ).
5. Đề nghị các Bộ, ngành kiến nghị cụ thể về việc đào tạo nghiệp vụ phân loại
hàng hóa cho cán bộ của các Bộ, ngành làm công tác rà soát, xây dựng Danh mục
hàng hóa xuất nhập khẩu quản lý chuyên ngành để Tổng cục Hải quan triển khai
tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn áp mã HS.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Quý Bộ, ngành biết, phối hợp./.
Nơi nhận:
Như trên;
TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo);
Lưu: VT, GSQL (2b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
| Công văn 5411/TCHQ-GSQL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-5411-TCHQ-GSQL-nam-2013-chuan-hoa-danh-muc-hang-hoa-quan-ly-chuyen-nganh-207294.aspx | {'official_number': ['5411/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 5411/TCHQ-GSQL năm 2013 chuẩn hóa, mã hóa danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/09/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,240 | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 7161/VPCPKTTH
V/v thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 158/2006/NĐCP Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2014
Kính gửi: Các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Xét đề nghị của Bộ Công Thương tại công văn số 5631/BCTTTTN ngày 23 tháng 6
năm 2013 về việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số
158/2006/NĐCP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; ý kiến các Bộ: Tài chính
(công văn số 11510/BTCCST ngày 15 tháng 08 năm 2014), Kế hoạch và Đầu tư
(công văn số 4765/BKHĐTKTDV ngày 23 tháng 07 năm 2014) và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (công văn số 4961/NHNNTT ngày 14 tháng 07 năm 2014), Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải có ý kiến như sau:
1. Yêu cầu các Bộ; Công Thương, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn
trương ban hành trong năm 2014 các văn bản hướng dẫn Nghị định số 158/2006/NĐ
CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa theo đúng chức năng, nhiệm vụ được
giao tại Nghị định để sớm hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động này, cụ
thể:
a) Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn lộ trình, điều kiện cho thương
nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa
nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 158/2006/NĐCP;
b) Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí
đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại
Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 158/2006/NĐCP;
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ thanh toán
trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; quy định cụ thể
hoạt động của Trung tâm thanh toán theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định
số 158/2006/NĐCP; đồng thời phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng Thông tư
hướng dẫn lộ trình, điều kiện cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua
bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa nước ngoài.
2. Giao Bộ Công Thương:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk xây dựng Đề án chi tiết mô hình
hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột theo hướng hợp tác, kết
nối với các Sở Giao dịch hàng hóa trong khu vực và trên thế giới theo ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3849/VPCPĐMDN ngày 28 tháng 5
năm 2014; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
các cơ quan liên quan thẩm định Đề án này, đồng thời nghiên cứu, đề xuất cơ
chế thí điểm liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa nước ngoài áp dụng cho mô
hình hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột phù hợp điều kiện
thực tế của Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Nghiên cứu xây dựng biện pháp kiểm tra, giám sát các hoạt động của Sở Giao
dịch hàng hóa nhằm hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch
trên Sở Giao dịch hàng hóa;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan đánh giá toàn diện Nghị định số
158/2006/NĐCP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; trên cơ sở đó xem xét,
nghiên cứu việc đề xuất sửa đổi Nghị định (nếu có) để đáp ứng yêu cầu phát
triển của Sở Giao dịch hàng hóa trong thời gian tới, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan
biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Thủ tướng; PTTg Hoàng Trung Hải;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk;
VPCP; BTCN, các PCN, Trợ lý TTg các Vụ: TH, KTN, TKBT; TGĐ Cổng TTĐT;
Lưu: VT, KTTH(3). KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Tùng
| Công văn 7161/VPCP-KTTH | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-7161-VPCP-KTTH-nam-2014-thuc-hien-Nghi-dinh-158-2006-ND-CP-mua-ban-hang-hoa-qua-So-Giao-dich-249416.aspx | {'official_number': ['7161/VPCP-KTTH'], 'document_info': ['Công văn 7161/VPCP-KTTH năm 2014 thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa do Văn phòng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Tùng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/09/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,241 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4359/TCTCS
V/v thuế GTGT. Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
Trả lời công văn số 1151/CTTTHT ngày 19/9/2013 của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp về
chính sách thuế đối với chương trình "hỗ trợ nông dân trữ lúa chờ giá" của
Công ty lúa gạo Cẩm Nguyên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 1 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 65/2013/TTBTC ngày 17/5/2013 của Bộ
Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT quy định:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 06/2012/TTBTC:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 8 Điều 4 Chương I như sau:
"a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
Cho vay;
Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá
khác;
Bảo lãnh ngân hàng;
Cho thuê tài chính;
Phát hành thẻ tín dụng;
Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng
được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
…"
"3. Trường hợp từ ngày 01/3/2012 cơ sở kinh doanh không phải là tổ chức tín
dụng đã lập hóa đơn tính thuế GTGT đối với khoản lãi cho tổ chức, cá nhân khác
vay vốn thì các bên lập hóa đơn điều chỉnh và thực hiện điều chỉnh lại khoản
lãi tiền vay về đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp các bên không thực
hiện điều chỉnh hóa đơn đã lập, nếu tổ chức vay vốn sử dụng vốn vay phục vụ
hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo
quy định căn cứ hóa đơn GTGT của bên cho vay".
Tại Điều 4, Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của
Bộ Tài chính quy định:
"Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
…
…
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản
xuất nông nghiệp, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp."
"Điều 10. Thuế suất 5%
…
4. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản
phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3
Điều 4 Thông tư này).
Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách
hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông
thường khác."
"Điều 11. Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều
4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất
cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay
kinh doanh thương mại."
Theo trình bày của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp tại công văn số 1151/CTTTHT ngày
19/9/2013 nêu trên thì khi thực hiện Chương trình: "hỗ trợ nông dân trữ lúa
chờ giá", Công ty lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ cung ứng các dịch vụ như sau:
Thu lãi từ tiền tạm ứng mua lúa của nông dân (1% của 30% tiền ứng trước cho
nông dân)
Thu từ các hoạt động dịch vụ như gửi kho, sấy lúa, bốc xếp, bao bì, vận
chuyển,…
Căn cứ quy định nêu trên, thống nhất với ý kiến của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
cần phân loại dịch vụ sấy lúa chịu thuế suất thuế GTGT là 5%, các dịch vụ gửi
kho, bốc xếp, bao bì, vận chuyển… không thuộc diện áp dụng thuế suất thuế GTGT
5%. Về đề nghị xem xét không thu thuế các hoạt động này vượt quá thẩm quyền
của Tổng cục Thuế.
Riêng đối với dịch vụ chi tạm ứng thu mua lúa có thu lãi của nông dân thuộc
đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 1, Thông tư số
65/2013/TTBTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp được biết và hướng dẫn Công
ty thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PC (BTC);
Vụ PC (TCT);
Website Tổng cục Thuế;
Lưu: VT, CS (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 4359/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-4359-TCT-CS-nam-2013-thue-gia-tri-gia-tang-217022.aspx | {'official_number': ['4359/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4359/TCT-CS năm 2013 thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/12/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,242 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3945/TCHQGSQL
V/v vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 88/2013/TTBTC Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa.
Trong quá trình triển khai Thông tư số 88/2013/TTBTC ngày 28/6/2013, Bộ Tài
chính đã nhận được vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn xăng
dầu Petrolimex. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Xăng dầu chứa chung bồn bể tại kho Vân Phong.
Thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 4 Thông tư số 88/2013/TTBTC.
Theo đó, xăng dầu của một hoặc nhiều chủ hàng có thể được chứa chung bồn bể
thuộc kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong nhưng phải đáp ứng điều kiện về cùng
chủng loại, chất lượng với xăng dầu, nguyên liệu đang chứa trong bồn bể đó và
trên cơ sở hợp đồng với chủ hàng.
2. Pha chế xăng dầu
2.1. Về đối tượng thực hiện pha chế xăng dầu
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư số 88/2013/TTBTC thì thương nhân nước ngoài
(chủ hàng) có hợp đồng thuê kho hoặc hợp đồng dịch vụ pha chế, chuyển loại
xăng dầu được đưa xăng dầu và nguyên liệu vào kho Vân Phong để tồn chứa, pha
chế, chuyển loại xăng dầu.
2.2. Về nguyên liệu pha chế
Căn cứ Điều 32 Nghị định số 83/2014/NĐCP, xăng dầu chỉ được lưu thông trên
thị trường nội địa khi chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu
chuẩn công bố áp dụng. Theo đó:
Trường hợp xăng dầu chỉ lưu giữ tại kho Vân Phong sau đó thực hiện tái xuất
hoặc pha chế, làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, sau đó tái xuất (không được
chuyển cửa khẩu và không được lưu thông trên thị trường nội địa) thì chưa yêu
cầu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng về
chất lượng.
Trường hợp, xăng dầu pha chế, sau đó chuyển tiêu thụ nội địa thì phải đáp ứng
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng về chất lượng.
3. Về hình thức pha chế (pha chế trên tuyến ống).
Doanh nghiệp thực hiện các hình thức pha chế theo phương án pha chế trên tuyến
ống với điều kiện Kho xăng dầu VPT phải cung cấp cho Chi cục Hải quan Vân
Phong đầy đủ các số liệu về số lượng, chủng loại các nguyên liệu/phụ gia/thành
phẩm đầu vào khi pha chế cũng như các số liệu về số lượng, chủng loại, chất
lượng, tỷ lệ hao hụt của các nguyên liệu/thành phẩm là sản phẩm của quá trình
pha chế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng trước, sau quá trình
pha chế và tỷ lệ hao hụt trong quá trình pha chế.
4. Sử dụng sản phẩm xăng dầu sau pha chế làm nguyên liệu để tiếp tục pha
chế.
Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu Vân Phong (VPT) được sử dụng sản phẩm
xăng dầu sau khi pha chế vào quá trình pha chế để tạo ra sản phẩm mới và chịu
trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng trước, sau quá trình pha chế và tỷ lệ hao
hụt trong quá trình pha chế.
Về hồ sơ pha chế, ngoài hồ sơ, chứng từ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8
Thông tư số 88/2013/TTBTC, doanh nghiệp nộp bổ sung bản sao bộ hồ sơ đã pha
chế đối với phần sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu pha chế.
5. Chuyển quyền sở hữu trong kho Vân Phong.
Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan do chủ hàng hóa thực hiện
khi có hành vi mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương
mại. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho
ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để
quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho ngoại quan. Thời hạn
hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại
quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.
6.Mua bán xăng dầu q ua trung gian.
6.1) Trường hợp hàng từ Kho ngoại quan xuất đi nước ngoài theo chỉ định
của khách hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 9 Thông tư số 88/2013/TTBTC
ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính;
6.2) Trường hợp hàng hóa trong Kho Vân Phong bán cho thương nhân và đã
giao hàng qua lan can tàu tại cảng Vân Phong thì thực hiện theo hướng dẫn tại
điểm 6.1 khoản này. Sau đó, khách hàng nước ngoài tiếp tục giao ngay cho một
doanh nghiệp Việt Nam tại chính con tàu đã xếp hàng tại cảng Vân Phong thì
thực hiện thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư số
139/2013/TTBTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính.
7. Vướng mắc về vận đơn.
Bộ hồ sơ nhập khẩu xăng dầu (thực hiện pha chế hoặc không thực hiện pha chế)
từ kho Vân Phong vào nội địa không phải nộp vận đơn hoặc chứng từ vận tải.
8. Thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu.
8.1. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục tạm nhập tại Chi cục Hải quan
Vân Phong:
a) Xăng dầu tạm nhập được lưu giữ tại kho chứa xăng dầu trong nội địa thuộc
địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Vân Phong thì thực hiện thủ tục tái xuất
theo quy định Chương III Thông tư số 139/2013/TTBTC ngày 09/10/2013 của Bộ
Tài chính.
b) Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tạm nhập tái xuất khi tái xuất có thể sử
dụng nguồn xăng dầu cùng chủng loại với nguồn xăng dầu tạm nhập trong hệ thống
kho nội địa của mình.
c) Đối với lượng xăng dầu không tái xuất hết phải chuyển tiêu thụ nội địa:
c.1) Nếu Doanh nghiệp thực hiện tái xuất tại Chi cục Hải quan Vân Phong thì
làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa (loại hình nhập kinh doanh) tại Chi cục
Hải quan Vân Phong theo quy định tại Chương IV Thông tư số 139/2013/TTBTC
ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính.
c.2) Nếu Doanh nghiệp thực hiện tái xuất tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
nơi thương nhân có hệ thống kho chứa xăng dầu trong nội địa xuất khẩu thì thực
hiện như sau:
c.2.1) Hồ sơ hải quan: thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số
139/2013/TTBTC.
c.2.2) Chi cục Hải quan Vân Phong thực hiện:
Có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có
hệ thống kho chứa xăng dầu nội địa xuất khẩu về số lượng xăng dầu doanh nghiệp
dự kiến chuyển tiêu thụ nội địa và đề nghị Chi cục ngoài cửa khẩu giám sát
việc lấy mẫu xác định chất lượng cũng như giám định khối lượng;
Sau khi nhận được kết quả giám định có xác nhận của Chi cục Hải quan ngoài
cửa khẩu thì thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Chương IV Thông tư
số 139/2013/TTBTC .
c.2.3) Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa
chứa xăng dầu xuất khẩu thực hiện:
Tiếp nhận văn bản đề nghị theo quy định tại điểm c.2.2 nêu trên do Chi cục
Hải quan Vân Phong chuyển đến;
Giám sát việc doanh nghiệp lấy mẫu để xác định chất lượng, khối lượng đối
với lượng xăng dầu không tái xuất hết, xác nhận kết quả giám định khối lượng,
chủng loại đối với lượng xăng dầu không tái xuất hết, chuyển tiêu thụ nội địa;
Lưu bản chụp và chuyển bản chính kết quả giám định có xác nhận cho Chi cục
Hải quan Vân Phong thực hiện tiếp thủ tục theo quy định.
8.2. Trường hợp Doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục tạm nhập tại Chi cục Hải quan
ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu tạm nhập:
a) Nếu lưu giữ xăng dầu tại hệ thống kho xăng dầu nội địa ngoài địa bàn quản
lý của Chi cục Hải quan Vân Phong thì đăng ký và làm thủ tục tại Chi cục hải
quan nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu;
b) Thực hiện thủ tục tái xuất theo quy định Chương III Thông tư số
139/2013/TTBTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính tại Chi cục Hải quan ngoài
cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu xuất khẩu;
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tạm nhập tái xuất khi tái xuất có thể sử
dụng nguồn xăng dầu cùng chủng loại với nguồn xăng dầu tạm nhập trong hệ thống
kho nội địa của mình.
c) Đối với lượng xăng dầu không tái xuất hết phải chuyển tiêu thụ nội địa thì
làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa (loại hình nhập kinh doanh) tại Chi cục
Hải quan nơi đã làm thủ tục tạm nhập theo quy định tại Chương IV Thông tư số
139/2013/TTBTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính.
Hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu trong trường hợp này tương tự như hướng dẫn
tại điểm c.2.1 nêu trên.
9. Điều kiện giao hàng đối với xăng dầu từ kho Vân Phong đưa vào nội địa.
a) Về điều kiện giao hàng:
Trường hợp mua bán hàng hóa có điều kiện giao hàng là FOB Vân Phong và doanh
nghiệp chứng minh được giá FOB là tương đương trị giá tính thuế theo quy định
tại Thông tư số 39/2015/TTBTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì khai báo
như sau:
a1) Khai ô “điều kiện giá hóa đơn” là CFR, đồng thời tại ô “chi tiết khai trị
giá” khai điều kiện giao hàng thực tế FOB và giải trình rõ lý do giá FOB =
CFR;
a2) Ô “tổng trị giá hóa đơn” nhập tổng giá trị trên hóa đơn.
Việc ký hợp đồng theo điều kiện giao hàng FOB Vân Phong được thực hiện cho đến
khi có văn bản hướng dẫn mới.
b) Về trị giá tính thuế:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TTBTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài
chính.
10. Thủ tục hải quan cho việc xuất hàng bằng đường bộ.
Việc giám định về khối lượng, trọng lượng, chủng loại và kiểm tra nhà nước về
chất lượng được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số
88/2013/TTBTC.
Theo đó, cho phép việc giám định về khối lượng, trọng lượng, chủng loại và
kiểm tra nhà nước về chất lượng được thực hiện tại bể chứa dùng để chứa hàng
nhập vào nội địa bằng đường bộ, sau đó bể chứa này sẽ được công chức hải quan
niêm phong. Cơ quan hải quan làm thủ tục và thông quan hàng hóa cho lượng xăng
dầu dự định nhập khẩu tại bể chứa này. Xăng dầu sau thông quan sẽ được đưa vào
nội địa theo từng chuyến xe ô tô, có phiếu xuất kho theo tương ứng với từng
chuyến xe nhận hàng để công chức Hải Quan giám sát và đối chiếu với tổng lượng
hàng đã làm thủ tục thông quan. Sau khi kết thúc xuất hết lượng hàng đã được
làm thủ tục thông quan, phải có chứng thư giám định khối lượng cho tổng lượng
hàng đã xuất này (có chi tiết từng chuyến xe) theo quy định tại tiết b, khoản
3 Điều 3 Thông tư số 139/2013/TTBTC.
11.Vướng mắc trong thực hiện niêm phong.
Căn cứ kết quả giám định độc lập trong biên bản bàn giao:
a) Trường hợp xăng dầu được giám định độc lập về chủng loại khi xếp hàng lên
tàu tại Kho Vân Phong và sau đó được chuyển đến Chi cục Hải quan nơi làm thủ
tục hải quan nhập vào nội địa, lại được giám định độc lập trước khi làm thủ
tục hải quan thì không phải niêm phong. Chi cục Hải quan Vân Phong, Chi cục
Hải quan nơi làm thủ tục hải quan nhập vào nội địa căn cứ vào kết quả giám
định để lập biên bản bàn giao và làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp giám định
độc lập chịu trách nhiệm về kết quả giám định.
b) Các trường hợp khác: thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 8 Điều 10
Thông tư số 88/2013/TTBTC.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa biết và thực
hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
Tổng cục trưởng (để b/c);
Cục HQ các tỉnh, thành phố (để t/h);
Lưu: VT, GSQL (03b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
| Công văn 3945/TCHQ-GSQL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-3945-TCHQ-GSQL-2015-ve-vuong-mac-trong-qua-trinh-thuc-hien-Thong-tu-88-2013-TT-BTC-273115.aspx | {'official_number': ['3945/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 3945/TCHQ-GSQL năm 2015 về vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 88/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/05/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,243 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 51/2024/QĐUBND Phú Yên, ngày 24 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 21/2013/QĐUBND NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH PHÚ YÊN VỀ MỨC HỖ TRỢ TRỰC TIẾP CHO HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1776/QĐTTG NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM
2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 20132015 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật;
Căn cứ Nghị định số154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5
năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số59/2024/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5
năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 24/2023/TTBNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện
Quyết định số590/QĐTTg ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn,
biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 20212025, định
hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ
trình số 214/TTrSNN ngày 02 tháng 10 năm 2024).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 21/2013/QĐUBND ngày 25 tháng 7 năm
2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về mức hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình
thuộc đối tượng của Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ TTg
ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Phú Yên
giai đoạn 20132015 và định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Điều khoản thi hành.
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 04 tháng 11 năm 2024.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Tấn Hổ
| Quyết định 51/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-51-2024-QD-UBND-bai-bo-Quyet-dinh-21-2013-QD-UBND-Phu-Yen-629621.aspx | {'official_number': ['51/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 51/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về mức hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình thuộc đối tượng của Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Phú Yên', ''], 'signer': ['Lê Tấn Hổ'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '24/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,244 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4965/TCTCS
V/v chính sách thuế Hà Nội , ngày 01 tháng 11 năm 2024
Kính gửi: Công ty TNHH Tohken Manufacturing Việt Nam
Mã số thuế: 2500644493
(Địa chỉ: Lô số D101 1 1 2, Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc,
xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 01/2024/TKVMCTVP ngày 27/08/2024 của Công
ty TNHH Tohken Manufacturing Việt Nam vướng mắc về chính sách áp dụng Ưu đãi
thuế suất Thuế TNDN 17%. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Liên quan đến vấn đề vướng mắc của Công ty, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã có công
văn số 234/CTVPHTTHT ngày 21/2/2023 hướng dẫn về ưu đãi thuế TNDN. Tại công
văn số 234/CTVPHTTHT nêu trên, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có nêu: “...Trong quá
trình thực hiện nếu có gì vư ớ ng mắc, đề nghị Công ty có thể tham khảo
các văn bản hư ớ ng d ẫ n thực hiện được đăng tải trên website
https://v i nhph u c.gdt .g ov.vn hoặc liên hệ với Phòng Tuyên
truyền H ỗ trợ người nộp thuế, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc; số điện
thoại: 0211.3722.960 đ ể được tư v ấ n h ỗ trợ .”.
Do đó, đề nghị Công ty cung cấp hồ sơ tài liệu cụ thể liên quan đến vướng mắc,
liên hệ trực tiếp với Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế
tỉnh Vĩnh Phúc để được hướng dẫn thực hiện.
Tổng cục Thuế thông báo để Công ty TNHH Tohken Manufacturing Việt Nam được
biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Phó TCTr Đặng Ngọc Minh (để b/c);
Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc;
Vụ PC TCT;
Website TCT;
Lưu: VT, CS (2b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤTRƯỞNG VỤCHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Mạnh Thị Tuyết Mai
| Công văn 4965/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4965-TCT-CS-2024-chinh-sach-thue-630104.aspx | {'official_number': ['4965/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4965/TCT-CS năm 2024 về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Mạnh Thị Tuyết Mai'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,245 | BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5436/BHXHBC
V/v chấn chỉnh công tác quản lý tài chính Hà Nội , ngày 31 tháng 12 năm 2013
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian qua, các đơn vị trong Ngành đã có nhiều cố gắng để đưa công tác quản
lý tài chính, kế toán đi vào nề nếp; nhiều biện pháp quản lý được tăng cường;
các sai sót được phát hiện đã chấn chỉnh kịp thời, từ đó giúp cho hoạt động
tài chính kế toán của Ngành có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, qua công
tác thẩm định quyết toán tài chính năm 2012 và công tác kiểm tra tại một số
đơn vị còn tồn tại: Việc ban hành các văn bản hướng dẫn chưa được kịp thời;
một số nội dung chi quản lý bộ máy chưa đúng quy định, thực hiện chưa thống
nhất; công tác quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng vẫn còn sai sót. Để tiếp
tục tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán; kịp thời chấn chỉnh, khắc
phục những thiếu sót trong tổ chức thực hiện, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam
yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc BHXH Việt Nam, Văn phòng BHXH Việt Nam, Đại diện BHXH Việt Nam tại
Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là các đơn vị) thực hiện một số nội
dung sau:
1. Ban hành các văn b ản hướng dẫn
1.1. Khẩn trương xây dựng và ban hành tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi
quản lý bộ máy cho các đơn vị trực thuộc theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam tại
Quyết định số 345/QĐBHXH ngày 06/4/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban
hành tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi quản lý bộ máy đối với BHXH các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam và Quyết định số 1739/QĐBHXH ngày 14/12/2012 về việc sửa
đổi một số nội dung của tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi quản lý bộ máy
đối với Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị
dự toán cấp 3 trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định
số 345/QĐBHXH ngày 06/4/2012 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1.2. Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với quy mô, điều
kiện, đặc điểm hoạt động của đơn vị và khả năng nguồn kinh phí được sử dụng
theo quy định. Trường hợp các đơn vị đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ nhưng
chưa quy định cụ thể nội dung và định mức chi, đề nghị bổ sung để có cơ sở
thực hiện và đảm bảo công khai trong đơn vị.
1.3. Ban hành quy định đánh giá, xếp loại công chức, viên chức (CCVC) để làm
căn cứ tính thu nhập bổ sung.
1.4. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Công văn số 5495/BHXHBC ngày
20/12/2012 của BHXH Việt Nam về hướng dẫn công tác quản lý tiền mặt, tiền gửi.
2.Công tác chi quản lý bộ máy
2.1. Một số nội dung chi quản lý bộ máy
a) Chi tiền lương và thu nhập bổ sung
Thực hiện đánh giá, xếp loại CCVC hàng quý theo quy định. Không thực hiện
xếp loại đối với lao động hợp đồng thử việc dưới 02 tháng;
Chi bổ sung thu nhập cho CCVC toàn đơn vị tối đa không vượt quá 0,2 lần so
với chế độ tiền lương đối với CCVC do nhà nước quy định (lương ngạch, bậc,
chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ) từ nguồn kinh
phí chi quản lý bộ máy tiết kiệm được. Không thực hiện chi bổ sung thu nhập
đối với lao động hợp đồng thử việc dưới 02 tháng.
b) Chi phúc lợi tập thể
Chi tiền nghỉ phép hàng năm: Trong năm các đơn vị phải bố trí kế hoạch nghỉ
phép cho CCVC. Trường hợp đơn vị không bố trí được thời gian nghỉ phép năm
hoặc không bố trí đủ ngày nghỉ phép năm thì thực hiện thanh toán tiền lương
cho CCVC của những ngày chưa nghỉ phép trong năm và phải đảm bảo hồ sơ quyết
toán theo quy định. Tiền lương tháng làm cơ sở tính mức tiền lương trả cho
những ngày chưa nghỉ phép trong năm là mức lương ngạch bậc, chức vụ và các
khoản phụ cấp được hưởng của từng đối tượng CCVC theo quy định tại Nghị định
số 204/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với
cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (lương 01 lần, không tính
theo lương 1,8 lần);
Đối với tiền tàu xe nghỉ phép; tiền lương trả cho những ngày chưa nghỉ phép
trong năm, hạch toán tại Mục 6250 Tiểu mục 6253.
Chi khám sức khỏe định kỳ cho CCVC:
Qua công tác thanh tra tại BHXH Việt Nam, Thanh tra Bộ Tài chính đã có ý kiến:
Việc xây dựng Quy chế và chi bằng tiền khám sức khỏe định kỳ cho CCVC là chưa
phù hợp quy định tại Mục 2, Điều 152 của Bộ Luật lao động được Quốc hội thông
qua ngày 18/6/2012: “Hàng năm ,người sử dụng lao động phải tổ chức khám
sức khỏe cho người lao động …”. Do đó, đơn vị không thực hiện lập danh sách
chi tiền khám sức khỏe định kỳ theo hình thức khoán. Tùy điều kiện cụ thể, đơn
vị thực hiện chi khám sức khỏe định kỳ cho CCVC theo hai hình thức:
+ Khám sức khỏe định kỳ theo hình thức tập trung: Hàng năm, đơn vị phối hợp
với công đoàn cơ quan tổ chức khám sức khỏe tập trung cho CCVC, người lao động
làm việc hưởng lương tại đơn vị, căn cứ mức chi quy định tại Khoản 3, Điều 7
Quy chế chi tiêu nội bộ của BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số
1288/QĐBHXH ngày 26/9/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (Quyết định số
1288) để ký Hợp đồng khám sức khỏe tập trung;
+ Khám sức khỏe định kỳ theo hình thức khoán: Hàng năm CCVC, người lao động
làm việc hưởng lương tại đơn vị tự đi khám sức khỏe. Căn cứ để thanh toán chi
khám sức khỏe định kỳ là số tiền thực tế ghi trên biên lai thu phí của cơ sở y
tế do Bộ Tài chính in, phát hành (hoặc biên lai tự in theo quy định), hóa đơn
của cơ sở y tế theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của
Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng tối đa không vượt quá mức
chi quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quy chế chi tiêu nội bộ của BHXH Việt Nam ban
hành kèm theo Quyết định số 1288.
c) Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc
Không thực hiện trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng, điện thoại di
động và thanh toán cước phí điện thoại di động cho CCVC không thuộc đối tượng
quy định tại Khoản 4, Điều 10, Quyết định số 1288;
Hạch toán vào mục “Thông tin, tuyên truyền, liên lạc” bao gồm các khoản chi
để thanh toán tiền cước phí bưu chính, điện thoại, tiền thuê bao kênh vệ tinh,
các khoản chi liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, biên
dịch tài liệu, xuất bản ấn phẩm truyền thông (in mẫu biểu phục vụ công tác
tuyên truyền); mua báo, tạp chí của Ngành; sách cho thư viện, lưu trữ, hoạt
động truyền thông của Ngành;
Đơn vị xác định cụ thể từng nội dung chi; phản ánh đầy đủ, chính xác và chi
tiết từng nội dung chi tại Mục 6600, Tiểu mục tương ứng.
d) Chi nghiệp vụ chuyên môn của Ngành
Chi phục vụ công tác thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); chi phục vụ công tác chi;
chi lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp: Quyết toán
theo số tiền thực chi đã có chứng từ chi đảm bảo đúng nội dung, đúng định mức;
chứng từ hợp pháp, hợp lệ; thủ tục thanh toán theo quy định tại Khoản 3, Khoản
4, Điều 15 Quy chế chi tiêu nội bộ của BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết
định số 1288; không lập danh sách để chi đồng đều cho CCVC trong đơn vị.
Đối với chi thù lao cho tổ chức, cá nhân làm đại lý thu BHXH tự nguyện, thu
BHYT của một số đối tượng, chi đủ 4% số thực thu theo quy định, quyết toán
theo số tiền thực chi. Trường hợp không tìm được đại lý thu BHXH tự nguyện,
BHYT của một số đối tượng, cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện thu thì CCVC không
được hưởng thù lao đại lý;
Chi thù lao cho tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ lập danh sách cấp thẻ
và trả thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi mới phát sinh, thực hiện theo đúng
hướng dẫn tại Công văn số 1498/BHXHBC ngày 25/4/2013 của BHXH Việt Nam về
việc chi thù lao cho tổ chức, cá nhân lập danh sách cấp thẻ, trả thẻ BHYT cho
trẻ em dưới 6 tuổi;
Hằng năm, BHXH Việt Nam bố trí đủ kinh phí để đơn vị chi thù lao cho tổ chức,
cá nhân làm đại lý thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của một số đối tượng và chi
thù lao cho tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ lập danh sách cấp thẻ và trả
thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đơn vị thực hiện chi trả đủ cho các đại lý
trong năm, không được sử dụng cho mục đích khác. Trường hợp chưa chi trả hết
trong năm, đơn vị được chuyển nguồn kinh phí năm sau để tiếp tục chi trả;
trong năm dự toán kinh phí không bố trí đủ, đơn vị tổng hợp, thuyết minh để
BHXH Việt Nam bố trí bổ sung kinh phí vào năm sau. Trường hợp đơn vị không chi
hết kinh phí (dự toán giao thừa) thì không được coi là kinh phí tiết kiệm,
BHXH Việt Nam sẽ trừ vào kinh phí cấp năm sau của đơn vị.
Đối với nội dung chi hỗ trợ cho CCVC đi đến cơ sở y tế giám định chi phí
khám, chữa bệnh (KCB) BHYT bằng phương tiện cá nhân: Nội dung chi này nhằm hỗ
trợ một phần tiền xăng xe đi lại cho CCVC phải đi đến cơ sở KCB giám định chi
phí KCB, không chi hỗ trợ đối với CCVC được giao nhiệm vụ làm giám định viên
thường trực tại các cơ sở KCB (giám định viên thường trực tại các cơ sở KCB đã
được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn tại Công văn số
4164/BHXHTCCB ngày 04/12/2008 của BHXH Việt Nam);
Đối với nội dung chi hoạt động phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám
sát công tác thu, công tác chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp BHYT
(mức hỗ trợ thêm tối đa không quá 70.000 đồng/người/ngày): Nội dung chi này áp
dụng đối với trường hợp đi kiểm tra, giám sát có sự phối hợp giữa các đơn vị
trong Ngành; giữa các Phòng của BHXH tỉnh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị
ngoài Ngành ở Trung ương và địa phương. Khi thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên theo quy định, không có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị ngoài Ngành
và các phòng của BHXH tỉnh, các Ban của BHXH Việt Nam thì không được hưởng mức
hỗ trợ nêu trên;
Đối với nội dung lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất
nghiệp: BHXH các tỉnh thực hiện theo đúng nội dung hướng dẫn tại Điểm b, Khoản
10, Điều 15, Quy chế chi tiêu nội bộ của BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết
định số 1288.
đ) Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho CCVC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội: Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại
Công văn số 2913/BHXHBC ngày 29/7/2013 của BHXH Việt Nam.
e) Chi mua sắm, sửa chữa tài sản
Thực hiện phân cấp trong việc mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng quy định
của BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 292/QĐBHXH ngày 15/3/2012
về quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đối với các đơn vị trong Ngành
BHXH;
Chi mua sắm, sửa chữa tài sản dùng cho công tác chuyên môn phải phù hợp với
tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thực hiện đúng trình tự, thủ tục đảm bảo công
khai, tiết kiệm và có hiệu quả. Chứng từ mua sắm phải đảm bảo hợp lệ, hợp
pháp;
Căn cứ theo các nội dung chi để tổng hợp và quyết toán vào các Mục 9000, 9050,
9100, Tiểu mục tương ứng.
2.2. Phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy
Trong phạm vi dự toán chi quản lý bộ máy được BHXH Việt Nam giao, các đơn
vị cân đối, phân bổ nguồn kinh phí đảm bảo hợp lý, tiết kiệm hoàn thành nhiệm
vụ được giao; hạn chế để số dư chuyển sang năm sau cao.
Tiết kiệm nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy để chi bổ sung thu nhập cho
CCVC và người lao động; trích lập đủ 100% quỹ khen thưởng, phúc lợi theo hướng
dẫn tại Công văn số 4455/BHXHBC ngày 07/11/2013 của BHXH Việt Nam về hướng
dẫn trích quỹ khen thưởng, phúc lợi.
2.3. Kinh phí chi quản lý bộ máy chuyển năm sau
Đối với nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy bố trí cho các nhiệm vụ trong năm
nhưng đến cuối năm chưa sử dụng, được chuyển sang năm sau sử dụng, phải có hồ
sơ chứng minh và thuyết minh chi tiết nội dung, nhiệm vụ còn phải thực hiện
hoặc đang thực hiện dở dang trong thuyết minh Báo cáo quyết toán tài chính
hằng năm.
3.Công tác quản lý tiền mặt; tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Xây dựng định mức tồn quỹ tiền mặt cho đơn vị và các đơn vị trực thuộc cho
phù hợp, thường xuyên kiểm tra định mức tồn dư quỹ tiền mặt;
Thực hiện chi bằng tiền mặt đối với những khoản chi theo quy định tại Công
văn số 5495/BHXHBC ngày 20/12/2012 về việc hướng dẫn công tác quản lý tiền
mặt, tiền gửi;
Mở sổ theo dõi, quản lý séc lĩnh tiền mặt đầy đủ, đúng quy định;
Phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc nơi đơn vị mở tài khoản thực hiện
nghiêm các quy định thỏa thuận giữa BHXH Việt Nam và ngân hàng, kho bạc, cụ
thể: Mở đủ số tài khoản tiền gửi theo quy định; thực hiện chuyển tiền thu
BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp tự động về tài khoản “Tiền thu BHXH” của BHXH
cấp trên ngay trong ngày; trả chứng từ, sổ phụ đầy đủ, kịp thời; trả lãi các
tài khoản tiền gửi đúng quy định; lập bảng kê tính lãi các tài khoản tiền gửi;
lập bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi hàng tháng gửi cơ quan BHXH để đối
chiếu;
Trường hợp ngân hàng, kho bạc thực hiện chưa đúng với quy định tại Văn bản
thỏa thuận liên ngành, đơn vị phải có văn bản chấn chỉnh kịp thời gửi ngân
hàng, kho bạc đồng thời báo cáo BHXH Việt Nam.
BHXH tỉnh thực hiện kiểm soát chặt chẽ phí chuyển tiền; lãi các tài khoản
tiền gửi của ngân hàng, kho bạc;
Thực hiện việc lập, luân chuyển chứng từ tiền mặt, tiền gửi qua hệ thống
ngân hàng, kho bạc; quy trình rút tiền mặt nộp ngân hàng và rút tiền gửi ngân
hàng về nhập quỹ tiền mặt đảm bảo tuân thủ theo các quy định tại Công văn số
5495/BHXHBC và các văn bản thỏa thuận liên ngành;
Lưu trữ chứng từ ngân hàng kho bạc (nhất là sổ phụ ngân hàng, kho bạc) đảm
bảo khoa học dễ kiểm tra, đối chiếu.
4.Công tác quản lý tài sản
Thực hiện ghi sổ kế toán ngay khi tiến hành bàn giao, điều chuyển tài sản
theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
Theo dõi, hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài
sản đảm bảo khớp đúng giữa sổ sách kế toán và các hồ sơ tài liệu gốc. Lưu ý
giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất phải căn cứ vào Biên bản
xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của Sở Tài
chính địa phương.
5.Công tác công khai dự toán, tài sản, tài chính
Thực hiện công khai đầy đủ, kịp thời nội dung, hình thức theo hướng dẫn tại
Công văn số 71/BHXHBC ngày 10/01/2012 của BHXH Việt Nam về việc thực hiện
công khai tài chính và mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản đối với các đơn vị
trong ngành BHXH;
Báo cáo kịp thời kết quả thực hiện công khai về BHXH Việt Nam.
6.Công tác kiểm tra
Hàng năm, Giám đốc BHXH tỉnh chỉ đạo các phòng xây dựng kế hoạch kiểm tra
công tác quản lý tài chính, kế toán đối với đơn vị cấp dưới.
Thực hiện công tác kiểm tra theo đúng quy định tại Công văn số 2316/BHXHBC
ngày 08/9/2012 của BHXH Việt Nam về tăng cường công tác tài chính, kế toán,
báo cáo kết quả về BHXH Việt Nam.
Yêu cầu BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc BHXH Việt Nam, Văn phòng BHXH Việt Nam, Đại diện BHXH Việt Nam tại Thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn tại văn bản này. Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về BHXH Việt
Nam (Ban Chi) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Tổng Giám đốc (b/c);
Các Phó Tổng Giám đốc;
Lưu: VT, BC (10b). KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đình Khương
| Công văn 5436/BHXH-BC | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bao-hiem/Cong-van-5436-BHXH-BC-nam-2014-chan-chinh-cong-tac-quan-ly-tai-chinh-Bao-hiem-xa-hoi-219937.aspx | {'official_number': ['5436/BHXH-BC'], 'document_info': ['Công văn 5436/BHXH-BC năm 2013 chấn chỉnh công tác quản lý tài chính do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bảo hiểm xã hội Việt Nam', ''], 'signer': ['Nguyễn Đình Khương'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bảo hiểm, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/12/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,246 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2307/QĐUBND Sóc Trăng, ngày 01 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ GIẢM
NGHÈO TRONG TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng
tại Tờ trình số 75/TTrSLĐTBXH ngày 16/9/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực
Tổ chức cán bộ và Giảm nghèo trong tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, tỉnh Sóc
Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
Như điều 3;
Văn phòng Chính phủ;
Cổng TTĐT tỉnh;
Trung tâm PVHCC;
Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khởi
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ GIẢM NGHÈO TRONG TỈNH
SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2307/QĐUBND ngày 01 tháng 10 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Cơ quan thực hiện Ghi chú
1 Xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội Tổ chức cán bộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh TTHC nội bộ nhóm B1
2 Xác định huyện nghèo giai đoạn 20212025 Giảm nghèo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
3 Xác định huyện thoát nghèo giai đoạn 2021 2025 Giảm nghèo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
4 Xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 20212025 Giảm nghèo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tổng số: 04 thủ tục.
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
01. Thủ tục “Xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
ngành Lao động Thương binh và Xã hội”
Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Đơn vị sự nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị xếp hạng theo quy định, gửi
Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Bước 2: Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận hồ sơ; xem xét, thẩm định hồ sơ và
quyết định xếp hạng đối với đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền trực tiếp quản
lý.
+ Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh gửi báo cáo về Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
+ Công văn đề nghị xếp hạng của đơn vị;
+ Bảng phân tích, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí theo mẫu ban hành kèm theo
Thông tư số 18/2006/TTBLĐTBXH (phụ lục 1, phụ lục 2) và các văn bản, tài
liệu, hồ sơ chứng minh số điểm đã đạt được (số liệu của 2 năm trước liền kề và
kế hoạch thực hiện của năm đề nghị đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Không quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ
công lập thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh trực tiếp quản lý, gồm:
+ Các đơn vị điều dưỡng tại chỗ, điều dưỡng luân phiên đối với thương binh,
bệnh binh và người có công với cách mạng (kể cả đơn vị có nuôi dưỡng đối tượng
xã hội);
+ Các đơn vị bảo trợ xã hội (kể cả đơn vị có nuôi dưỡng đối tượng thương
binh, bệnh binh);
+ Các đơn vị chỉnh hình, phục hồi chức năng;
+ Các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định xếp hạng, quyết định
xếp lại hạng đơn vị sự nghiệp công lập.
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bảng chấm điểm (Phụ lục số 01 ban hành kèm
theo Thông tư số 18/2006/TTBLĐTBXH).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 181/2005/QĐTTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ quy định về phân loại, xếp hạng tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập;
+ Thông tư số 18/2006/TTBLĐTBXH ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội.
02. Thủ tục hành chính “Xác định huyện nghèo giai đoạn 2021 2025”
Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a
khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐTTg , trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
+ Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, thẩm tra, lập hồ sơ
theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐ
TTg , trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp hồ sơ không bảo
đảm theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý
do.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua trục liên thông văn bản hoặc qua
dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xác định huyện nghèo.
+ Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện về mức độ đạt các tiêu chí quy định
tại Điều 3 Quyết định số 36/2021/QĐTTg và các tài liệu, số liệu chứng minh.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, thẩm
tra, lập hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Quyết định
số 36/2021/QĐTTg , trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp hồ
sơ không bảo đảm theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và
nêu rõ lý do.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện,
không bao gồm huyện đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn
mới.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ trình kèm hồ sơ của UBND tỉnh
trình Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ trình về việc xác định huyện nghèo (Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐTTg).
+ Báo cáo đánh giá, xác định tiêu chí huyện nghèo (Mẫu số 02 tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐTTg).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Tiêu chí xác định huyện nghèo
. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 20222025.
. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các đơn vị hành chính cấp xã trên
địa bàn huyện.
. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện.
. Huyện thuộc khu vực miền núi, vùng cao, biên giới hoặc huyện thuộc các khu
vực còn lại.
+ Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu xác định huyện nghèo quy định tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐTTg .
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 07/2021/NĐCP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 20212025.
+ Quyết định số 36/2021/QĐTTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo giai đoạn 20212025.
Mẫu số 01
XÃ/HUYỆN/TỈNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .../TTrUBND ..............., ngày … tháng … năm ....…
TỜ TRÌNH
Về việc ...... 1.......
Kính gửi: ....................................
Thực hiện quy định tại Quyết định số .../2021/QĐTTg ngày ... tháng ... năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 2025, Ủy ban nhân
dân ... kính trình xem xét việc xác định....2... như sau:
1. Sự cần thiết
2. Kết quả đánh giá
3. Đề xuất, kiến nghị
Hồ sơ kèm theo Tờ trình gồm: .......
Kính đề nghị.... xem xét./.
Nơi nhận:
...........;
...........;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 02
XÃ/HUYỆN/TỈNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .../BCUBND ..............., ngày … tháng … năm ....…
BÁO CÁO
Đánh giá, xác định ..... 1....
Thực hiện quy định tại Quyết định số ... /2021/QĐTTg ngày ... tháng ... năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 2025, xin báo cáo Ủy
ban nhân dân ... về việc đề nghị xác định ...2...
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm chung (điều kiện tự nhiên, xã hội)
2. Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội
3. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016 2020; kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện nghèo/ xã
đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH HUYỆN NGHÈO/XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG BÃI
NGANG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
1. Thời gian thẩm tra
2. Về hồ sơ
3. Về kết quả đánh giá, xác định tiêu chí huyện nghèo/xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
Đánh giá từng tiêu chí theo 3 nội dung sau:
Yêu cầu của tiêu chí.
Nội dung, số liệu, và tài liệu về mức độ đạt tiêu chí.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí.
III. KẾT LUẬN
1. Về hồ sơ xác định .....2.....
2. Về kết quả đánh giá, xác định ....2...
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Nơi nhận:
...........;
...........;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1 Tiêu chí huyện nghèo; tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo.
2 Các huyện nghèo; xác định các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo.
03. Thủ tục hành chính “Xác định huyện thoát nghèo giai đoạn 2021 2025”
Trình tự thực hiện
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a
khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐTTg , trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, thẩm tra, lập hồ sơ theo
quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐTTg ,
trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo
quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua trục liên thông văn bản hoặc qua
dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xác định huyện thoát nghèo.
+ Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện về mức độ đạt các tiêu chí quy định
tại Điều 3 Quyết định số 36/2021/QĐTTg và các tài liệu, số liệu chứng minh.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, thẩm
tra, lập hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Quyết định
số 36/2021/QĐTTg , trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp hồ
sơ không bảo đảm theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và
nêu rõ lý do.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện,
không bao gồm huyện đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn
mới.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ trình kèm hồ sơ của UBND tỉnh
trình Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ trình về việc xác định huyện thoát nghèo (Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban
hành kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐTTg).
+ Báo cáo đánh giá, xác định tiêu chí huyện nghèo (Mẫu số 02 tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐTTg).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Có điểm dưới 50 điểm theo hệ thống chỉ tiêu của các tiêu chí xác định huyện
nghèo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐTTg .
+ Tiêu chí và tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo được xác định trên cơ sở kết quả
rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
20222025; các tiêu chí còn lại được xác định trên cơ sở số liệu tại thời điểm
lập hồ sơ.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 07/2021/NĐCP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 20212025.
+ Quyết định số 36/2021/QĐTTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo giai đoạn 20212025.
Mẫu số 01
XÃ/HUYỆN/TỈNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .../TTrUBND ..............., ngày … tháng … năm ....…
TỜ TRÌNH
Về việc ...... 1.......
Kính gửi: ....................................
Thực hiện quy định tại Quyết định số .../2021/QĐTTg ngày ... tháng ... năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 2025, Ủy ban nhân
dân ... kính trình xem xét việc xác định....2... như sau:
1. Sự cần thiết
2. Kết quả đánh giá
3. Đề xuất, kiến nghị
Hồ sơ kèm theo Tờ trình gồm: .......
Kính đề nghị.... xem xét./.
Nơi nhận:
...........;
...........;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 02
XÃ/HUYỆN/TỈNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .../BCUBND ..............., ngày … tháng … năm ....…
BÁO CÁO
Đánh giá, xác định ..... 1....
Thực hiện quy định tại Quyết định số ... /2021/QĐTTg ngày ... tháng ... năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 2025, xin báo cáo Ủy
ban nhân dân ... về việc đề nghị xác định ...2...
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm chung (điều kiện tự nhiên, xã hội)
2. Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội
3. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016 2020; kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện nghèo/ xã
đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH HUYỆN NGHÈO/XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG BÃI
NGANG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
1. Thời gian thẩm tra
2. Về hồ sơ
3. Về kết quả đánh giá, xác định tiêu chí huyện nghèo/xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
Đánh giá từng tiêu chí theo 3 nội dung sau:
Yêu cầu của tiêu chí.
Nội dung, số liệu, và tài liệu về mức độ đạt tiêu chí.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí.
III. KẾT LUẬN
1. Về hồ sơ xác định .....2.....
2. Về kết quả đánh giá, xác định ....2...
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Nơi nhận:
...........;
...........;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1 Tiêu chí huyện nghèo; tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo.
2 Các huyện nghèo; xác định các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo.
04. Thủ tục hành chính “Xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven
biển và hải đảo giai đoạn 20212025”
Trình tự thực hiện
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã lập 03 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản
2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐTTg , trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân
cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, tổng hợp, lập 02 bộ hồ sơ theo quy
định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐTTg , trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, Ủy ban
nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, thẩm tra, lập hồ sơ theo quy định
tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐTTg , trình Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy
định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua trục liên thông văn bản hoặc qua
dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp.
Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã
+ Thành phần hồ sơ
. Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị xác định xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
. Báo cáo đánh giá của Ủy ban nhân dân cấp xã về mức độ đạt các tiêu chí quy
định tại Điều 4 Quyết định số 36/2021/QĐTTg và các tài liệu, số liệu chứng
minh.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Thành phần hồ sơ
. Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xác định xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
. Báo cáo tổng hợp, đánh giá của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với từng xã
theo tiêu chí quy định tại Điều 4 Quyết định số 36/2021/QĐTTg và các tài
liệu, số liệu chứng minh.
. Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo theo đề
xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
. Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, chi tiết theo từng xã.
. 02 bộ hồ sơ gốc của Ủy ban nhân dân cấp xã nêu trên.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Thời hạn giải quyết
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp
xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, tổng hợp, lập 02 bộ hồ sơ theo quy
định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐTTg , trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, Ủy ban
nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, thẩm tra, lập hồ sơ theo quy định tại
điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định số 36/2021/QĐTTg , trình Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp xã có đường ranh giới tiếp giáp bờ biển hoặc xã cồn bãi,
cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo hoặc xã bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn liên
tục từ 03 tháng trở lên trong năm trên địa bàn cả nước, không bao gồm các xã
đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ trình kèm hồ sơ của UBND tỉnh
trình Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Tờ trình về việc xác định huyện nghèo (Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐTTg).
+ Báo cáo đánh giá, xác định tiêu chí huyện nghèo (Mẫu số 02 tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐTTg).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo gồm 02 tiêu chí sau:
+ Xã có đường ranh giới tiếp giáp bờ biển hoặc xã cồn bãi, cù lao, đầm phá,
bán đảo, hải đảo có tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 15% trở lên theo chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 20222025; xã bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn liên tục
từ 03 tháng trở lên trong năm và có tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 12% trở
lên theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 20222025.
+ Thiếu (hoặc chưa đạt) từ 3/9 công trình cơ sở hạ tầng tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản, phục vụ dân sinh, cụ thể:
. Xã chưa đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế.
. Cơ sở vật chất của trường mầm non hoặc tiểu học hoặc trung học cơ sở chưa
đạt mức 2 chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
. Tỷ lệ phòng học kiên cố của nhà trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo đạt dưới 75%.
. Chưa có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh
hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
. Tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt theo quy
định của Bộ Y tế đạt dưới 85%.
. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế đạt
dưới 70%.
. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đạt dưới 85%.
. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bộ Giao thông vận tải đạt dưới 75%.
. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
tiện đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đạt dưới 40% (riêng
khu vực đồng bằng sông Cửu Long dưới 30%).
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 07/2021/NĐCP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 20212025.
+ Quyết định số 36/2021/QĐTTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo giai đoạn 20212025.
Mẫu số 01
XÃ/HUYỆN/TỈNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .../TTrUBND ..............., ngày … tháng … năm ....…
TỜ TRÌNH
Về việc ...... 1.......
Kính gửi: ....................................
Thực hiện quy định tại Quyết định số .../2021/QĐTTg ngày ... tháng ... năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 2025, Ủy ban nhân
dân ... kính trình xem xét việc xác định....2... như sau:
1. Sự cần thiết
2. Kết quả đánh giá
3. Đề xuất, kiến nghị
Hồ sơ kèm theo Tờ trình gồm: .......
Kính đề nghị.... xem xét./.
Nơi nhận:
...........;
...........;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 02
XÃ/HUYỆN/TỈNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .../BCUBND ..............., ngày … tháng … năm ....…
BÁO CÁO
Đánh giá, xác định ..... 1....
Thực hiện quy định tại Quyết định số ... /2021/QĐTTg ngày ... tháng ... năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 2025, xin báo cáo Ủy
ban nhân dân ... về việc đề nghị xác định ...2...
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm chung (điều kiện tự nhiên, xã hội)
2. Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội
3. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016 2020; kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện nghèo/ xã
đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH HUYỆN NGHÈO/XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG BÃI
NGANG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
1. Thời gian thẩm tra
2. Về hồ sơ
3. Về kết quả đánh giá, xác định tiêu chí huyện nghèo/xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
Đánh giá từng tiêu chí theo 3 nội dung sau:
Yêu cầu của tiêu chí.
Nội dung, số liệu, và tài liệu về mức độ đạt tiêu chí.
Đánh giá mức độ đạt tiêu chí.
III. KẾT LUẬN
1. Về hồ sơ xác định .....2.....
2. Về kết quả đánh giá, xác định ....2...
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Nơi nhận:
...........;
...........;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1 Tiêu chí huyện nghèo; tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo.
2 Các huyện nghèo; xác định các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo.
| Quyết định 2307/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2307-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-To-chuc-can-bo-Soc-Trang-631570.aspx | {'official_number': ['2307/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2307/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Tổ chức cán bộ và Giảm nghèo trong tỉnh Sóc Trăng'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Sóc Trăng', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Khởi'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,247 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 33/2024/QĐUBND Tây Ninh, ngày 01 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ TUYỂN CHỌN SINH VIÊN SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG THEO HÌNH THỨC GIAO NHIỆM VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số116/2020/NĐCP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy
định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh
viên sư phạm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 4290/TTr
SGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định các tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm ngành giáo
dục mầm non trình độ cao đẳng theo hình thức giao nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đào tạo sinh
viên sư phạm ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng theo phương thức giao
nhiệm vụ;
b) Các cơ sở đào tạo được lựa chọn đào tạo sinh viên sư phạm ngành giáo dục
mầm non trình độ cao đẳng của tỉnh Tây Ninh theo phương thức giao nhiệm vụ;
c) Sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng đã trúng tuyển
vào các cơ sở đào tạo được lựa chọn đào tạo sinh viên sư phạm ngành giáo dục
mầm non trình độ cao đẳng của tỉnh Tây Ninh theo phương thức giao nhiệm vụ.
Điều 2. Tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non trình
độ cao đẳng theo hình thức giao nhiệm vụ
1. Sinh viên được tuyển chọn phải đáp ứng các tiêu chí chung sau đây
a) Sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng đã trúng tuyển
vào các cơ sở đào tạo được lựa chọn đào tạo sinh viên sư phạm ngành giáo dục
mầm non trình độ cao đẳng của tỉnh Tây Ninh theo phương thức giao nhiệm vụ;
b) Đã được đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
c) Kết quả rèn luyện (hạnh kiểm) các năm học của cấp học trung học phổ thông
từ khá trở lên và kết quả học tập (học lực) năm cuối cấp từ đạt trung bình trở
lên;
d) Có đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt theo Mẫu số
01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 116/2020/NĐCP ngày 25 tháng 9
năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi
phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
2. Tiêu chí khác
Trường hợp nhiều sinh viên có cùng điểm trúng tuyển vào trường nhưng đã đủ chỉ
tiêu được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hằng năm thì xét chọn theo thứ tự ưu tiên
sau:
a) Ưu tiên 1: Sinh viên là người dân tộc thiểu số;
b) Ưu tiên 2: Sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con
của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ
của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực
lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động;
c) Ưu tiên 3: Sinh viên có hộ khẩu thường trú tại các xã biên giới tỉnh Tây
Ninh.
Điều 3. Quy định chuyển tiếp
Đối với sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng đã được tạm
tuyển để đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu trong
các năm học trước đây nhưng phù hợp với tiêu chí được quy định tại Điều 2
Quyết định này thì được xem xét, tuyển chọn, phê duyệt chính thức.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì chỉ đạo phối hợp trường được giao
nhiệm vụ đào tạo tổ chức tuyển chọn sinh viên đã trúng tuyển được hưởng chính
sách hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt theo quy định tại Nghị định số
116/2020/NĐCP , trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách.
2. Giao Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện
chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm theo đúng quy định tại Nghị định số
116/2020/NĐCP .
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2024.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo,
Tài chính, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 6;
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
TTTU;
TT.HĐND tỉnh;
UBMTTQVN tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
LĐVP;
Phòng KGVX;
Lưu: VT.VP.UBND tỉnh. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Thanh
| Quyết định 33/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-33-2024-QD-UBND-tieu-chi-tuyen-chon-sinh-vien-su-pham-mam-non-cao-dang-Tay-Ninh-628718.aspx | {'official_number': ['33/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 33/2024/QĐ-UBND quy định tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng theo hình thức giao nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tây Ninh', ''], 'signer': ['Nguyễn Hồng Thanh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,248 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1130/QĐUBND Gia Lai, ngày 28 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI 117
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN; 18 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND
CẤP HUYỆN; 11 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm
2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ
Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3594/QĐBNNVP ngày 20/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh
vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 346/TTrSNNPTNT ngày 22/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành, phê duyệt kèm theo Quyết định này:
1. Công bố Danh mục gồm 146 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn áp dụng giải quyết trên địa bàn tỉnh Gia Lai; trong đó:
117 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; 18 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND
cấp huyện; 11 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã
(Phụ lục I, II, III kèm theo).
2. Phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với 117 thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Phụ lục IV kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết
định số 1201/QĐUBND ngày 24/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành
danh mục thủ tục hành chính và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính
trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng giải quyết trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
Các thủ tục hành chính không nằm trong Phụ lục Danh mục thủ tục hành chính
trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng giải quyết trên địa
bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định này thuộc thẩm quyền giải quyết
của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh thì hết hiệu lực giải quyết kể từ
ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phê duyệt quy
trình nội bộ Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện,
cấp xã và tiếp tục rà soát, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố kịp thời các
danh mục thủ tục hành chính mới, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, quy trình nội bộ
giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ Cục KSTTHC;
Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Các lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
Sở Thông tin và Truyền thông (Phòng CNTT);
Trung tâm Phục vụ hành chính công;
Bưu điện tỉnh;
UBND cấp huyện;
UBND cấp xã (UBND cấp huyện sao gửi);
Cổng thông tin điện tử tỉnh;
Phòng HCQT (Văn phòng UBND tỉnh);
Lưu: VT, NL, NC. CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Thành
| Quyết định 1130/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1130-QD-UBND-2021-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-nong-nghiep-So-Nong-nghiep-Gia-Lai-506676.aspx | {'official_number': ['1130/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1130/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết đối với 117 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 18 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện; 11 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do tỉnh Gia Lai ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Gia Lai', ''], 'signer': ['Võ Ngọc Thành'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/12/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,249 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3172/QĐUBND Quảng Bình, ngày 14 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG VÀ UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số2017/QĐBCT ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
về việc công thủ tục hành chính mới được ban hành và sửa đổi, bổ sung trong
lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1983/TTrSCT ngày
08/11/2024 và Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới
được ban hành và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương và UBND cấp xã trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, địa phương
có liên quan tổ chức xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các quy trình giải
quyết thủ tục hành chính/ cung cấp dịch vụ công trực tuyến được công bố tại
Quyết định này để thiết lập quy trình điện tử lên Hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố , Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Bộ Công Thương;
Cục Kiểm soát TTHC VPCP;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Cổng TTĐT tỉnh QB;
Lưu: VT, KSTTHC. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Phong Phú
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG VÀ UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 3172/QĐUBND ngày 14/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Bình)
I. Danh mục TTHC được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
Công Thương
Số TT Tên TTHC/Mã số TTHC Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ BCCI
1 Đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc thẩm quyền địa phương (2.000191.000.00.00.H46) 30 ngày làm việc Trung tâm Phục vụ hành chính công Quảng Bình, số 09 Quang Trung, Đồng Hới, Quảng Bình (Sở Công Thương) Không Nghị định số 55/2024/NĐCP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Có
II. Danh mục TTHC ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã
Số TT Tên TTHC Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ BCCI
1 Thông báo về việc thực hiện hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên Không quy định Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã Không Nghị định số 55/2024/NĐCP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Không
| Quyết định 3172/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3172-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Bao-ve-nguoi-tieu-dung-So-Cong-Thuong-Quang-Binh-633993.aspx | {'official_number': ['3172/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3172/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Bình', ''], 'signer': ['Phan Phong Phú'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thương mại, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,250 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3849/TCTCS
V/v: hạng đất tính thuế, sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Nam Định.
Trả lời công văn số 2418/CTQLCKTTĐ ngày 08/08/2013 của Cục Thuế tỉnh Nam Định
về việc hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, Tổng cục Thuế có ý kiến
như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 120/2011/TTBTC ngày 16/8/2011 của Bộ Tài chính
hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐCP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc
hội về việc miễn giảm, thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định hạng đất tính
thuế:
"Hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính ổn định 10 năm, bắt đầu
từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, trên cơ sở
hạng đất đã được quy định và thực hiện trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết năm
2010.
Trường hợp địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh hạng
đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2011 thì thực hiện theo quy định
đó ổn định đến hết năm 2020."
Căn cứ quy định trên, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế tỉnh
Nam Định giữ nguyên hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày
1/1/2011 đến ngày 31/12/2020 để làm căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Đối với việc lập bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp hàng năm đề nghị Cục Thuế báo
cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thực hiện rà soát, hướng dẫn các trường
hợp có sự thay đổi về diện tích thì khai lại để có căn cứ lập sổ bộ theo thẩm
quyền quy định tại Điều 6 Thông tư số 120/2011/TTBTC ngày 16/8/2011 của Bộ
Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Nam Định được biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Phó TCT Cao Anh Tuấn (để báo cáo);
Lưu VT, CS (2b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Ngô Văn Độ
| Công văn 3849/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3849-TCT-CS-2013-hang-dat-tinh-thue-so-bo-thue-dat-nong-nghiep-213812.aspx | {'official_number': ['3849/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3849/TCT-CS năm 2013 hạng đất tính thuế, sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Ngô Văn Độ'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/11/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,251 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 500/QĐTTg Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 2030, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứLuật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứLuật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp
tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch
và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng
cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 2030;
Căn cứ Nghị quyết số81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về
Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số37/2019/NĐCP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số137/2013/NĐCP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Điện lực;
Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình số 2842/TTrBCT ngày 14 tháng 5
năm 2023 và Công văn số 2851/BCTĐL ngày 15 tháng 5 năm 2023; Báo cáo thẩm
định số 62/BCHĐTĐQHĐ ngày 13 tháng 5 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy
hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021
2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) với những nội
dung chủ yếu sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
Quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220
kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên
lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các
công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
a) Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một
bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống Nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an
ninh. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững
và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.
b) Phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn
điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, có
lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô
hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất.
c) Quy hoạch phát triển điện phải dựa trên cơ sở khoa học, có tính kế thừa,
mang tính động và mở nhưng không hợp thức hóa những sai phạm. Khai thác và sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với xuất,
nhập khẩu hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Coi phát triển
năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh
thái công nghiệp năng lượng.
d) Nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế để phát
triển nhanh ngành điện trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ
chế thị trường về giá bán điện, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham
gia đầu tư, sử dụng điện và đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng, miền.
đ) Phát triển điện phải bám sát xu thế phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới, nhất là về năng lượng tái tạo, năng lượng mới, gắn với quá
trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần
hoàn, kinh tế cácbon thấp. Chuyển dịch năng lượng phải phù hợp với xu hướng
quốc tế và đảm bảo bền vững, công bằng, công lý.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa
sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù
hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ
của thế giới.
Hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng
tái tạo, năng lượng mới.
b) Mục tiêu cụ thể
Về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia:
+ Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021
2030, khoảng 6,5 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 2050:
. Điện thương phẩm: Năm 2025 khoảng 335,0 tỷ kWh; năm 2030 khoảng 505,2 tỷ
kWh; đến năm 2050 khoảng 1.114,1 1.254,6 tỷ kWh.
. Điện sản xuất và nhập khẩu: Năm 2025 khoảng 378,3 tỷ kWh; năm 2030 khoảng
567,0 tỷ kWh; đến năm 2050 khoảng 1.224,3 1.378,7 tỷ kWh.
. Công suất cực đại: Năm 2025 khoảng 59.318 MW; năm 2030 khoảng 90.512 MW; đến
năm 2050 khoảng 185.187 208.555 MW.
+ Bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng tiêu chí N1 đối với vùng
phụ tải quan trọng và N2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm
2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số
tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
+ Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng
điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán
điện vào hệ thống điện quốc gia).
Về chuyển đổi năng lượng công bằng:
+ Phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ
lệ khoảng 30,9 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái
tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ
đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác
quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng
tái tạo lên đến 67,5 71,5%.
+ Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204 254
triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27 31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt
mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam
kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.
+ Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an
toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo:
+ Dự kiến đến 2030, hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng
tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp
chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây
dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm
năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.
+ Phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới
phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt
khoảng 5.000 10.000 MW.
III. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA
1. Phương án phát triển nguồn điện
a) Định hướng phát triển
Phát triển đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình nguồn điện với cơ cấu hợp lý
để đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cao tính tự chủ của ngành điện, giảm sự
phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện
gió trên bờ và ngoài khơi, mặt trời, sinh khối...), năng lượng mới, năng lượng
sạch (hydro, amoniac xanh...) phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống
với giá thành điện năng hợp lý, đặc biệt là các nguồn điện tự sản, tự tiêu,
điện mặt trời mái nhà.
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước kết
hợp với nhập khẩu: Giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, ưu tiên phát triển điện
khí trong nước, phát triển các nguồn điện khí LNG nhập khẩu với quy mô phù
hợp. Thực hiện chuyển dịch năng lượng bám sát xu thế phát triển công nghệ và
giá thành trên thế giới.
Phát triển nguồn điện cân đối theo vùng, miền, hướng tới cân bằng cung
cầu nội vùng. Bố trí hợp lý các nguồn điện ở các địa phương trong vùng nhằm
khai thác hiệu quả các nguồn điện, đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ, giảm
tổn thất kỹ thuật, giảm truyền tải điện đi xa.
Phát triển nguồn điện mới với công nghệ hiện đại đi đôi với đổi mới công
nghệ các nhà máy đang vận hành. Tiến tới dừng hoạt động với các nhà máy không
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh
tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
b) Phương án phát triển
Đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt
trời, điện sinh khối...), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo
trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất:
+ Đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời phù hợp
với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện,
giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận
hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng
lưới điện hiện có. Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự
sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình
xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ,
không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia). Định hướng phát
triển điện mặt trời phải kết hợp với pin lưu trữ khi giá thành phù hợp.
. Đến năm 2030, công suất điện gió trên bờ đạt 21.880 MW (tổng tiềm năng kỹ
thuật của Việt Nam khoảng 221.000 MW).
. Phát huy tối đa tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi (khoảng 600.000 MW)
để sản xuất điện và năng lượng mới.
Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước
đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát
triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050
đạt 70.000 91.500 MW.
Định hướng phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng
lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ...) để sản xuất năng lượng
mới (hydro, amoniac xanh...) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các
nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở
bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế
cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.
Ước tính công suất nguồn điện gió ngoài khơi để sản xuất năng lượng mới khoảng
15.000 MW đến năm 2035 và khoảng 240.000 MW đến năm 2050.
+ Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW (mặt đất khoảng
837.400 MW, mặt nước khoảng 77.400 MW và mái nhà khoảng 48.200 MW). Từ nay đến
năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW;
định hướng đến năm 2050, tổng công suất 168.594 189.294 MW, sản xuất
252,1291,5 tỷ kWh. Trong đó:
. Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái
nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ
thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030,
công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình
nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện
giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.
+ Ưu tiên, khuyến khích phát triển các loại hình điện sinh khối (tiềm năng
khoảng 7.000 MW), điện sản xuất từ rác, chất thải rắn (tiềm năng khoảng 1.800
MW) nhằm tận dụng phụ phẩm nông, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng,
xử lý môi trường ở Việt Nam. Năm 2030, công suất các nguồn điện này đạt 2.270
MW, định hướng năm 2050 đạt 6.015 MW. Có thể phát triển qui mô lớn hơn nếu đủ
nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, yêu cầu xử lý môi trường, điều
kiện lưới điện, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.
Khai thác tối đa tiềm năng các nguồn thủy điện (tổng tiềm năng của Việt Nam
khoảng 40.000 MW) trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn
nước. Nghiên cứu mở rộng có chọn lọc các nhà máy thủy điện hiện có để dự phòng
công suất; khai thác thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để tận dụng
nguồn thủy năng. Tới năm 2030, tổng công suất các nguồn thủy điện, bao gồm cả
thủy điện nhỏ dự kiến đạt 29.346 MW, sản xuất 101,7 tỷ kWh, có thể phát triển
cao hơn nếu điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép (xem xét các dự án tiềm năng
tại Phụ lục III). Định hướng năm 2050, tổng công suất đạt 36.016 MW, sản xuất
114,8 tỷ kWh.
Nguồn điện lưu trữ:
+ Phát triển các nhà máy thủy điện tích năng với quy mô công suất khoảng
2.400 MW đến năm 2030 để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất và hỗ trợ tích
hợp các nguồn năng lượng tái tạo với quy mô lớn.
+ Pin lưu trữ được phát triển khi có giá thành hợp lý, bố trí phân tán gần
các trung tâm nguồn điện gió, điện mặt trời hoặc các trung tâm phụ tải. Đến
năm 2030 dự kiến đạt công suất khoảng 300 MW.
+ Định hướng đến năm 2050, công suất thủy điện tích năng và pin lưu trữ đạt
30.650 45.550 MW để phù hợp với tỉ trọng cao của năng lượng tái tạo.
Ưu tiên, khuyến khích phát triển các nhà máy điện đồng phát, nhà máy điện
sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong
các cơ sở công nghiệp. Năm 2030, dự kiến công suất các nguồn này đạt 2.700 MW
và năm 2050, dự kiến khoảng 4.500 MW. Quy mô phát triển loại hình này có thể
cao hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiềm năng của các cơ sở công nghiệp
trong cả nước nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Nhiệt điện than: Chỉ thực hiện tiếp các dự án đã có trong Quy hoạch điện
VII điều chỉnh và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030. Định hướng thực hiện
chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối và amoniac với các nhà máy đã vận hành
được 20 năm khi giá thành phù hợp. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên
40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.
+ Năm 2030, tổng công suất các nhà máy đang vận hành và các dự án đang triển
khai xây dựng, khả năng sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành khoảng 30.127 MW.
Khẩn trương hoàn thành 6 dự án /6.125 MW đang xây dựng: Na Dương II, An Khánh
Bắc Giang, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, Vân Phong I, Long Phú I. Không triển
khai 13.220 MW nhiệt điện than: Quảng Ninh III, Cẩm Phả III, Hải Phòng III,
Quỳnh Lập I, II, Vũng Áng III, Quảng Trạch II, Long Phú II, III, Tân Phước I,
II. Chuyển dự án Quảng Trạch II sang sử dụng LNG trước năm 2030.
+ Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, chuyển hoàn toàn
nhiên liệu sang sinh khối và amoniac, tổng công suất 25.632 32.432 MW, sản
xuất 72,5 80,9 tỷ kWh.
Nhiệt điện khí: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước cho phát điện. Trong
trường hợp sản lượng khí trong nước suy giảm thì nhập khẩu bổ sung bằng khí
thiên nhiên hoặc LNG. Phát triển các dự án sử dụng LNG và hạ tầng nhập khẩu
LNG đồng bộ với quy mô phù hợp, sử dụng công nghệ hiện đại. Thực hiện lộ trình
chuyển đổi nhiên liệu sang hydro khi công nghệ được thương mại hóa và giá
thành phù hợp.
+ Nhiệt điện khí trong nước: Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chuỗi
dự án khí điện Lô B, Cá Voi Xanh, trong đó đầu tư xây dựng 6.900 MW các nhà
máy nhiệt điện khí: Ô Môn II, III, IV (3.150 MW), Miền Trung I, II và Dung
Quất I, II, III (3.750 MW); chuyển Ô Môn I (660 MW) sang sử dụng khí Lô B.
Thực hiện nhà máy tua bin khí hỗn hợp (TBKHH) Quảng Trị (340 MW) sử dụng khí
mỏ Báo Vàng. Đẩy nhanh công tác thăm dò, thẩm lượng mỏ khí Kèn Bầu để lập kế
hoạch phát triển mỏ khí và bổ sung các nhà máy điện hạ nguồn (định hướng tại
khu vực Hải Lăng Quảng Trị, Chân Mây Thừa Thiên Huế) nếu điều kiện cho
phép. Không triển khai dự án Kiên Giang 1 và 2 (2x750 MW) do không xác định
được nguồn nhiên liệu.
Khu vực Đông Nam Bộ: Thực hiện các giải pháp, chú trọng xây dựng hạ tầng,
nghiên cứu kết nối trong nước và khu vực phục vụ nhập khẩu khí thiên nhiên và
LNG để đảm bảo nguồn khí cho các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch.
Khu vực Tây Nam Bộ: Thực hiện các giải pháp, đầu tư xây dựng hạ tầng, nghiên
cứu kết nối trong nước và khu vực phục vụ nhập khẩu khí thiên nhiên và LNG để
đảm bảo nguồn khí cho các nhà máy điện tại Cà Mau.
Năm 2030, tổng công suất các nhà máy sử dụng khí trong nước đạt 14.930 MW, sản
xuất 73 tỷ kWh. Đến năm 2050, khoảng 7.900 MW tiếp tục sử dụng khí trong nước
hoặc chuyển sang sử dụng LNG, điện năng sản xuất 55,9 56,9 tỷ kWh; 7.030 MW
dự kiến chuyển sang sử dụng hydro hoàn toàn, điện năng sản xuất 31,6 31,9 tỷ
kWh.
+ Nhiệt điện LNG: Hạn chế phát triển các nguồn điện sử dụng LNG nếu có phương
án thay thế để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, giãn tiến độ dự án
LNG Long Sơn (1.500 MW) đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch điện VII điều
chỉnh sang giai đoạn 2031 2035. Đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện
LNG tối đa đạt 22.400 MW, sản xuất 83,5 tỷ kWh. Đến năm 2050, các nhà máy sử
dụng LNG chuyển dần sang sử dụng hydro, tổng công suất 25.400 MW, sản xuất
129,6 136,7 tỷ kWh.
Tiếp tục thực hiện các dự án kho, cảng nhập khẩu LNG tại Thị Vải (cung cấp khí
cho Nhơn Trạch 3 và 4 và bổ sung khí cho các nhà máy khu vực Đông Nam Bộ), Sơn
Mỹ (cung cấp khí cho Sơn Mỹ I, II). Phát triển hệ thống kho, cảng nhập khẩu
LNG đồng bộ với các nhà máy điện trong quy hoạch.
Nguồn điện linh hoạt (nguồn khởi động nhanh): Đầu tư phát triển các nguồn
điện linh hoạt để điều hòa phụ tải, duy trì ổn định hệ thống điện để hấp thụ
nguồn điện năng lượng tái tạo quy mô lớn. Năm 2030, dự kiến phát triển 300 MW.
Đến năm 2050 lên đến 30.900 46.200 MW.
Xuất nhập khẩu điện: Thực hiện kết nối, trao đổi điện năng có hiệu quả với
các nước trong khu vực, bảo đảm lợi ích của các bên, tăng cường an toàn hệ
thống điện; đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tiểu
vùng sông Mê Kông (GMS) có tiềm năng về thủy điện. Quan tâm đầu tư, khai thác
các nguồn điện tại nước ngoài để cung ứng điện về Việt Nam. Năm 2030, nhập
khẩu khoảng 5.000 MW từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ, sản xuất 18,8
tỷ kWh; có thể tăng lên 8.000 MW. Đến năm 2050, nhập khẩu khoảng 11.000 MW,
sản xuất 37 tỷ kWh trên cơ sở cân đối với xuất khẩu để đảm bảo hiệu quả tối ưu
tổng thể.
Ưu tiên phát triển không giới hạn công suất các nguồn điện từ năng lượng tái
tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh,...) trên
cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu
đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 10.000 MW.
Tiếp tục triển khai các dự án thủy điện nhỏ, điện gió, nguồn điện đồng phát,
nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công
nghệ trong các cơ sở công nghiệp, điện sinh khối, khí sinh học, điện sản xuất
từ rác thải, chất thải rắn và phương án đấu nối đã được phê duyệt quy hoạch
nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, các yêu cầu về tiêu chí,
luận chứng dự án ưu tiên.
Các dự án nguồn điện than, khí, thủy điện vừa và lớn trong Quy hoạch điện VII
điều chỉnh chưa đưa vào vận hành được điều chỉnh trong Quy hoạch này.
Đối với các dự án điện mặt trời đã được phê duyệt quy hoạch, đã được cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư sẽ được xem xét
tiến độ cụ thể trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo quy định của
pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật khác
có liên quan, đảm bảo an ninh, cân đối các nguồn, phụ tải, phù hợp hạ tầng
lưới điện, hiệu quả về kinh tế, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Các dự
án điện mặt trời đã có quy hoạch trong giai đoạn 2021 2030 nhưng chưa giao
chủ đầu tư thì chưa được phép triển khai mà xem xét sau năm 2030, trừ trường
hợp triển khai theo hình thức tự sản, tự tiêu trên cơ sở không hợp thức hóa
nếu có vi phạm về quy hoạch, đất đai và các quy định khác của pháp luật (Phụ
lục IV).
c) Cơ cấu nguồn điện
Đến năm 2030:
Tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước 150.489 MW (không
bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản
xuất năng lượng mới), trong đó:
+ Điện gió trên bờ 21.880 MW (14,5% tổng công suất các nhà máy điện);
+ Điện gió ngoài khơi 6.000 MW (4,0%), trường hợp công nghệ tiến triển nhanh,
giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô cao hơn;
+ Điện mặt trời 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện
hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự
sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW. Nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu được ưu tiên
phát triển không giới hạn công suất;
+ Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 2.270 MW (1,5%), trường hợp đủ nguồn
nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, có yêu cầu xử lý môi trường, hạ tầng
lưới điện cho phép, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy
mô lớn hơn;
+ Thủy điện 29.346 MW (19,5%), có thể phát triển cao hơn nếu điều kiện kinh
tế kỹ thuật cho phép;
+ Thủy điện tích năng 2.400 MW (1,6%);
+ Pin lưu trữ 300 MW (0,2%);
+ Điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây
chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp 2.700 MW (1,8%), quy mô có thể
tăng thêm phù hợp với khả năng của các cơ sở công nghiệp;
+ Nhiệt điện than 30.127 MW (20,0%), trừ các dự án trong Bảng 3 Phụ lục II;
+ Nhiệt điện khí trong nước 14.930 MW (9,9%);
+ Nhiệt điện LNG 22.400 MW (14,9%);
+ Nguồn điện linh hoạt 300 MW (0,2%);
+ Nhập khẩu điện 5.000 MW (3,3%), có thể lên đến 8.000 MW.
Với các nguồn điện than đang gặp khó khăn trong việc triển khai sẽ cập nhật
quá trình xử lý để thay thế bằng các nguồn điện LNG hoặc năng lượng tái tạo.
Định hướng năm 2050:
Tổng công suất các nhà máy điện 490.529 573.129 MW (không bao gồm xuất khẩu,
năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới), trong đó:
+ Điện gió trên bờ 60.050 77.050 MW (12,2 13,4%);
+ Điện gió ngoài khơi 70.000 91.500 MW (14,3 16%);
+ Điện mặt trời 168.594 189.294 MW (33,0 34,4%);
+ Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 6.015 MW (1,0 1,2%);
+ Thủy điện 36.016 MW (6,3 7,3%);
+ Nguồn điện lưu trữ 30.650 45.550 MW (6,2 7,9%);
+ Điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây
chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp 4.500 MW (0,8 0,9%);
+ Nhiệt điện than 0 MW (0%), không còn sử dụng than để phát điện;
+ Nhiệt điện sử dụng sinh khối và amoniac 25.632 32.432 MW (4,5 6,6%);
+ Nhiệt điện khí trong nước và chuyển sử dụng LNG 7.900 MW (1,4 1,6%);
+ Nhiệt điện khí trong nước chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro 7.030 MW (1,2
1,4%);
+ Nhiệt điện LNG đốt kèm hydro 4.500 9.000 MW (0,8 1,8%);
+ Nhiệt điện LNG chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro 16.400 20.900 MW (3,3
3,6%);
+ Nguồn điện linh hoạt 30.900 46.200 MW (6,3 8,1%);
+ Nhập khẩu điện 11.042 MW (1,9 2,3%).
2. Phương án phát triển lưới điện
a) Định hướng phát triển
Phát triển hệ thống truyền tải điện đồng bộ với tiến độ các nguồn điện, nhu
cầu phát triển phụ tải của các địa phương, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo
tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng kết nối khu vực. Phát triển lưới điện thông minh
để tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo ở quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu vận
hành hệ thống điện an toàn, ổn định và kinh tế.
Phát triển lưới điện truyền tải 500 kV và 220 kV bảo đảm khả năng giải tỏa
công suất các nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất
điện năng, đáp ứng tiêu chí N1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N2 đối với
vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Phát triển lưới điện truyền tải điện có dự
phòng lâu dài, tăng cường sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung
để giảm diện tích chiếm đất. Khuyến khích xây dựng các trạm biến áp truyền tải
kết hợp cung cấp điện cho phụ tải lân cận.
Lưới điện truyền tải 500 kV giữ vai trò xương sống trong liên kết các hệ
thống điện vùng miền và trao đổi điện năng với các nước trong khu vực. Giới
hạn truyền tải liên miền ở mức hợp lý, giảm truyền tải điện đi xa, hạn chế tối
đa xây dựng mới các đường dây truyền tải liên miền trước năm 2030.
Xây dựng lưới điện 220 kV bảo đảm độ tin cậy, các trạm biến áp trong khu
vực có mật độ phụ tải cao thiết kế theo sơ đồ đảm bảo vận hành linh hoạt. Xây
dựng các trạm biến áp 220 kV đủ điều kiện vận hành tự động không người trực.
Đẩy mạnh xây dựng các trạm biến áp GIS, trạm biến áp 220/22 kV, trạm ngầm tại
các trung tâm phụ tải.
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống BacktoBack, thiết bị truyền tải điện linh
hoạt để nâng cao khả năng truyền tải, giảm thiểu diện tích chiếm đất. Tổ chức
nghiên cứu công nghệ truyền tải điện xoay chiều và một chiều điện áp trên 500
kV.
Định hướng sau năm 2030 sẽ phát triển các đường dây truyền tải siêu cao áp
một chiều kết nối khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Bắc Bộ để khai thác
mạnh tiềm năng điện gió ngoài khơi. Nghiên cứu các kết nối xuyên châu Á Thái
Bình Dương.
Các dự án lưới điện truyền tải trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh chưa đưa
vào vận hành được điều chỉnh trong Quy hoạch này.
b) Khối lượng xây dựng lưới truyền tải
Giai đoạn 2021 2030: Xây dựng mới 49.350 MVA và cải tạo 38.168 MVA trạm
biến áp 500 kV; xây dựng mới 12.300 km và cải tạo 1.324 km đường dây 500 kV;
xây dựng mới 78.525 MVA và cải tạo 34.997 MVA trạm biến áp 220 kV; xây dựng
mới 16.285 km và cải tạo 6.484 km đường dây 220 kV.
Định hướng giai đoạn 2031 2050: Xây dựng mới 40.000 60.000 MW dung
lượng trạm HVDC và 5.200 8.300 km đường dây HVDC; xây dựng mới 90.900
105.400 MVA và cải tạo 117.900 120.150 MVA trạm biến áp 500 kV; xây dựng mới
9.400 11.152 km và cải tạo 801 km đường dây 500 kV; xây dựng mới 124.875
134.125 MVA và cải tạo 105.375 106.750 MVA trạm biến áp 220 kV; xây dựng mới
11.395 11.703 km, cải tạo 504 654 km đường dây 220 kV. Khối lượng lưới
điện giai đoạn 2031 2050 sẽ chuẩn xác trong các quy hoạch điện thời kỳ tiếp
theo.
3. Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực
Tiếp tục nghiên cứu hợp tác, liên kết lưới điện với các nước tiểu vùng sông
Mê Kông và các nước ASEAN ở các cấp điện áp 500 kV và 220 kV để tăng cường khả
năng liên kết hệ thống, trao đổi điện năng, tận dụng thế mạnh tài nguyên của
các quốc gia.
Thực hiện liên kết lưới điện với Lào bằng các tuyến đường dây 500 kV, 220
kV để nhập khẩu điện từ các nhà máy điện tại Lào theo biên bản ghi nhớ hợp tác
đã ký kết giữa hai Chính phủ.
Duy trì liên kết lưới điện với các nước láng giềng qua các cấp điện áp 220
kV, 110 kV, trung thế hiện có; nghiên cứu thực hiện giải pháp hòa không đồng
bộ giữa các hệ thống điện bằng trạm chuyển đổi một chiều xoay chiều ở cấp
điện áp 220500 kV.
Xây dựng các công trình đấu nối các dự án xuất khẩu điện có hiệu quả kinh
tế cao trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh quốc phòng.
4. Định hướng phát triển điện nông thôn
Xây dựng mới Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo để cấp cho
các hộ dân chưa có điện và cải tạo lưới điện nông thôn hiện có. Thực hiện cung
cấp điện từ lưới điện quốc gia, kết hợp với cung cấp điện từ nguồn năng lượng
tái tạo cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo; phấn đấu 100% số hộ dân nông
thôn có điện đến năm 2025.
5. Định hướng phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng
tái tạo
Dự kiến đến năm 2030, hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng
lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam
Trung Bộ, Nam Bộ khi có điều kiện.
Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng dự kiến bao gồm
các nhà máy điện năng lượng tái tạo công suất 2.000 4.000 MW (chủ yếu là
điện gió ngoài khơi); các nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo, thiết
bị sản xuất năng lượng mới; thiết bị và phương tiện vận chuyển, xây dựng, lắp
đặt thiết bị năng lượng tái tạo; các dịch vụ phụ trợ; các khu công nghiệp
xanh, phát thải cácbon thấp; trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về năng
lượng tái tạo.
6. Nhu cầu vốn đầu tư
Giai đoạn 2021 2030: Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới
điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện
khoảng 119,8 tỷ USD (trung bình 12,0 tỷ USD/năm), lưới điện truyền tải khoảng
14,9 tỷ USD (trung bình 1,5 tỷ USD/năm).
Định hướng giai đoạn 20312050: Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển
nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 523,1 tỷ USD, trong đó đầu
tư cho nguồn điện khoảng 364,4 511,2 tỷ USD (trung bình 18,2 24,2 tỷ
USD/năm), lưới điện truyền tải khoảng 34,8 38,6 tỷ USD (trung bình 1,7 1,9
tỷ USD/năm), sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.
IV. ĐỊNH HƯỚNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BẢO TỒN SINH
THÁI, CẢNH QUAN, DI TÍCH
1. Bố trí sử dụng đất cho phát triển điện lực
Nhu cầu đất cho phát triển cơ sở và kết cấu hạ tầng điện lực khoảng 89,9
93,36 nghìn ha trong giai đoạn 2021 2030 và khoảng 169,8 195,15 nghìn ha
giai đoạn 2031 2050, phù hợp với chỉ tiêu phân bổ đất đai trong Nghị quyết
39/2021/QH15, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển điện.
2. Các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh
thái, cảnh quan, di tích
Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang năng
lượng tái tạo và năng lượng mới để giảm phát thải khí ô nhiễm và khí gây hiệu
ứng nhà kính, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Áp dụng công nghệ mới, hiện đại theo hướng chuyển dịch sang nền kinh tế các
bon thấp, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải, hướng đến đáp ứng các quy
định về phát thải cácbon trên đơn vị sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và thị
trường cácbon.
Tránh và hạn chế tối đa phát triển các công trình năng lượng và cơ sở hạ tầng
năng lượng ở những vị trí có nguy cơ ảnh đến rừng, khu bảo tồn tự nhiên và đa
dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích và di sản văn hóa đã được xếp hạng.
Cần tính đến các giải pháp chống biến đổi khí hậu và ứng phó với các hiện
tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, ngập lụt, bão lũ, sạt lở, nắng nóng,
lượng mưa, nước biển dâng... trong quá trình triển khai dự án điện lực để công
trình vận hành an toàn, ổn định, giảm tối đa những rủi ro và thiệt hại.
V. DANH MỤC DỰ ÁN QUAN TRỌNG, ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH ĐIỆN VÀ THỨ TỰ ƯU
TIÊN THỰC HIỆN
1. Tiêu chí, luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư
của ngành điện
Danh mục dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện được xây dựng dựa
trên các tiêu chí và luận chứng sau đây:
Các dự án có vai trò quan trọng trong cân đối cung cầu điện quốc gia và
các vùng, miền, các trung tâm phụ tải quan trọng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp
điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Các dự án đảm bảo an ninh quốc phòng; các dự án đảm bảo lợi ích tổng hợp
kinh tế kết hợp an ninh quốc phòng.
Các dự án cần thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển
điện lực và các quy hoạch năng lượng khác.
Các dự án tăng cường nguồn điện cho các khu vực có nguy cơ thiếu điện.
Các dự án nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống điện quốc gia giữa nguồn
điện chạy nền, nguồn điện năng lượng tái tạo và phụ tải (thủy điện tích năng,
pin lưu trữ năng lượng...).
Các dự án góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà
kính, bảo vệ môi trường (sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn, đồng
phát, sử dụng khí dư...), thực hiện các cam kết về khí hậu.
Các dự án tự sản, tự tiêu.
Các dự án góp phần tạo ra hệ sinh thái tổng thể về công nghiệp và dịch vụ
năng lượng tái tạo.
Các dự án xuất khẩu điện, xuất khẩu năng lượng mới sản xuất từ năng lượng
tái tạo.
Các dự án sử dụng đất hiệu quả.
Các dự án lưới điện 500 kV và 220 kV.
Tính khả thi trong triển khai.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Hiệu quả kinh tế xã hội cao.
2. Danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư
Danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư nêu tại các Phụ lục I, II.
VI. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp bảo đảm an ninh cung cấp điện
Đa dạng hóa nguồn nhiên liệu sử dụng cho phát điện, kết hợp hài hòa nguồn
năng lượng sơ cấp trong nước và nhập khẩu.
Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác
than, dầu khí trong nước phục vụ sản xuất điện để giảm phụ thuộc vào nhiên
liệu nhập khẩu.
Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu khí thiên nhiên, LNG, nhập
khẩu than, phù hợp với cơ cấu nguồn nhiệt điện và xu thế chuyển dịch năng
lượng.
Phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các
nguồn năng lượng hóa thạch. Kịp thời cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ
trên thế giới về các nguồn năng lượng mới (hydro, amoniac...) để sử dụng cho
phát điện.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện
chạy than, khí sang nhiên liệu sinh khối, amoniac, hydro...
Tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng phi truyền
thống.
2. Giải pháp tạo nguồn vốn và huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện
Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát
triển ngành điện.
Đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả
các nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển điện lực, đảm bảo quốc phòng,
an ninh và cạnh tranh trong thị trường điện. Tăng cường kêu gọi, sử dụng có
hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế (JETP, AZEC...), các nguồn tín dụng
xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh...
Đa dạng hóa hình thức đầu tư (nhà nước, tư nhân, đối tác hợp tác công
tư...) đối với các dự án điện. Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước, thu
hút mạnh khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển điện.
Tiếp tục đàm phán, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ thu xếp vốn
của các đối tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển dịch năng lượng và
hướng tới phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam.
Khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển điện mặt trời mái
nhà, nguồn điện tự sản, tự tiêu.
Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch, thu hút, khuyến khích tư nhân tham
gia đầu tư, phát triển các dự án điện.
Từng bước tăng khả năng huy động tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực điện lực theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.
Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để phát triển các dự án điện.
3. Giải pháp về pháp luật, chính sách
Hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển điện lực, phát triển
năng lượng tái tạo (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự
tiêu), sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và các quy định khác có liên quan:
+ Xây dựng Luật Điện lực sửa đổi để hoàn thiện chính sách về đầu tư, quy
hoạch, điều hành giá điện, phát triển thị trường điện cạnh tranh, xử lý các
vướng mắc, thể chế hóa cơ chế phát triển, tạo đột phá khuyến khích và thúc đẩy
phát triển mạnh mẽ các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo; tách bạch vai
trò quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu xây dựng cơ chế đấu giá, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư kèm giá
điện trong quá trình sửa đổi Luật Điện lực và hoàn thiện mô hình thị trường
điện cạnh tranh.
+ Nghiên cứu, cụ thể hóa chính sách xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải.
+ Ban hành thí điểm, tiến tới xây dựng chính thức cơ chế hợp đồng mua bán
điện trực tiếp giữa nhà sản xuất điện năng lượng tái tạo và khách hàng tiêu
thụ đồng bộ với sửa đổi Luật Điện lực và lộ trình thực hiện thị trường điện
cạnh tranh. Nghiên cứu xây dựng quy định thu phí đối với các hợp đồng mua bán
điện trực tiếp (DPPA).
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu chính trị
kinh tế xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất kinh doanh, tự chủ tài
chính của các doanh nghiệp ngành điện. Giá điện bảo đảm thu hồi đủ chi phí, có
mức lợi nhuận hợp lý, thu hút đầu tư phát triển điện, khuyến khích cạnh tranh
trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối, bán lẻ, sử dụng điện, chống
lãng phí điện. Tiếp tục cải tiến và hoàn thiện biểu giá điện hiện hành. Nghiên
cứu thực hiện giá điện hai thành phần vào thời điểm thích hợp. Tiếp tục thực
hiện minh bạch giá điện.
+ Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật về năng lượng tái tạo.
+ Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong việc giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế, ban hành chế tài
và các tiêu chuẩn, qui chuẩn bắt buộc về sử dụng hiệu quả năng lượng.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham
gia phát triển năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo,
năng lượng mới phục vụ trong nước và xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế tạo
thiết bị ngành điện.
Xây dựng chính sách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành điện để nâng cao
tính độc lập tự chủ, giảm giá thành.
Xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy nhập khẩu điện, đặc biệt từ Lào
thông qua các Hiệp định, Biên bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ...
4. Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai
Thực hiện chuyển dịch năng lượng, trong đó trọng tâm là chuyển đổi từ nhiên
liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới; tăng quy mô bể hấp
thụ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thu giữ cácbon.
Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là
từ công nghiệp năng lượng tái tạo theo nguyên tắc giảm thiểu, thu hồi, tái sử
dụng, tái chế để giảm tối đa lượng chất thải, tận dụng vật liệu thải bỏ làm
nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
Thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và
hiện tượng thời tiết cực đoan ngay từ quá trình lựa chọn vị trí dự án, thiết
kế, xây dựng công trình đến sản xuất vận hành.
Hạn chế tối đa việc phát triển các công trình điện và cơ sở hạ tầng ở những
vị trí có nguy cơ ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích và di sản văn hóa đã được xếp hạng,
phù hợp với phân vùng bảo vệ môi trường quốc gia.
5. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) về điện lực. Hình thành các trung
tâm nghiên cứu cơ bản và trung tâm phát triển về năng lượng tái tạo, năng
lượng mới, công nghệ lưu trữ cácbon tại Việt Nam để nâng cao trình độ, tiếp
nhận và chuyển giao công nghệ, quản trị nhằm đẩy nhanh và mở rộng quy mô triển
khai năng lượng tái tạo và quản lý hệ thống điện sạch tại Việt Nam và khu vực.
Sử dụng công nghệ hiện đại cho các công trình điện xây dựng mới; từng bước
nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi các công trình hiện có.
Cải tạo, nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, nâng cao độ tin
cậy, giảm tổn thất điện năng. Đẩy nhanh lộ trình xây dựng lưới điện thông
minh.
Hiện đại hóa hệ thống thông tin dữ liệu, các hệ thống tự động hóa, điều
khiển phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật,
trong đó có chuyển đổi số trong ngành điện.
Từng bước áp dụng các biện pháp khuyến khích và bắt buộc đổi mới công nghệ,
thiết bị của các ngành kinh tế sử dụng nhiều điện.
6. Giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
Tăng cường nhận thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi
trường là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội như tinh thần
Nghị quyết số 55NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị.
Khuyến khích đầu tư và sử dụng công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng
lượng; tăng cường kiểm toán năng lượng; đẩy mạnh triển khai mô hình các công
ty dịch vụ năng lượng.
Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng điện
hiệu quả đối với những lĩnh vực, ngành có mức tiêu thụ điện cao.
Đẩy mạnh thực hiện các chương trình Quản lý nhu cầu điện (DSM), chương
trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực phát
điện, truyền tải, phân phối, điều độ, thị trường điện, lưới điện thông minh...
Xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có trình độ cao trong lĩnh vực
điện lực; xây dựng các đơn vị mạnh về khoa học công nghệ điện lực.
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý ngành
điện ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.
Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, đa dạng hóa hình thức đào tạo nhân
lực, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, đảm bảo đủ trình độ năng lực vận hành
hệ thống điện quy mô lớn, tích hợp tỷ trọng cao các nguồn năng lượng tái tạo,
ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh.
8. Giải pháp về hợp tác quốc tế
Triển khai tích cực, hiệu quả các nội dung của Tuyên bố chính trị thiết lập
Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với các đối tác quốc
tế, tận dụng tối đa hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công
nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính, coi JETP là giải pháp
quan trọng cho quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.
Thực hiện chính sách đối ngoại năng lượng, khí hậu linh hoạt, hiệu quả,
bình đẳng, cùng có lợi. Mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác năng lượng với các
đối tác chiến lược, đối tác quan trọng.
Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, triển khai kết nối lưới điện với các nước láng
giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng (GMS).
Mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ điện
lực, tranh thủ chuyển giao công nghệ, nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài.
9. Giải pháp về tăng cường năng lực trong nước, nội địa hóa thiết bị ngành
điện, xây dựng phát triển ngành cơ khí điện
Hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng tái tạo, tạo lập hệ sinh
thái công nghiệp năng lượng tái tạo hoàn chỉnh, gắn với sản xuất chế tạo, dịch
vụ phụ trợ, các khu công nghiệp tập trung.
Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo,
thiết bị lưu trữ điện năng, công nghệ thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng
cácbon... trong nước để chủ động khai thác tiềm năng sẵn có của nước ta, tăng
tính độc lập tự chủ, giảm giá thành sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.
Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện các công trình dự án
điện phức tạp, kỹ thuật cao. Nâng cao năng lực thiết kế, tổ chức mua sắm, quản
lý điều hành dự án của các doanh nghiệp trong nước, đủ khả năng đảm nhiệm vai
trò tổng thầu các dự án điện quy mô lớn.
Nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước để tăng tỉ lệ thiết
bị nội địa trong các công trình nguồn và lưới điện; nâng cao năng lực sửa
chữa, bảo dưỡng, kiểm định các thiết bị điện trong nước.
10. Giải pháp về tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực
Đổi mới mạnh mẽ quản lý ngành điện theo hướng công khai, minh bạch, cạnh
tranh, hiệu quả, tăng năng suất lao động, giảm giá thành các khâu, phù hợp với
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện tái cơ cấu ngành điện phù hợp với lộ trình xây dựng thị trường
điện cạnh tranh đã được phê duyệt.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực
điện lực, áp dụng các mô hình và thông lệ quản trị tiên tiến, nâng cao hệ số
tín nhiệm quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động.
11. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch
Khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch sau khi Quy hoạch điện
VIII được phê duyệt. Lựa chọn dự án ưu tiên căn cứ theo tiêu chí, luận chứng
nêu tại khoản 1, mục V, Điều 1 của Quyết định này.
Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành điện lực, bao gồm dữ liệu về quy hoạch và tổ
chức thực hiện quy hoạch để làm cơ sở giám sát tình hình thực hiện quy hoạch.
Thường xuyên rà soát tình hình phát triển phụ tải toàn quốc và các địa phương,
tiến độ thực hiện các công trình nguồn và lưới điện để đề xuất các giải pháp
điều chỉnh cơ cấu nguồn điện, tiến độ nếu cần thiết, đảm bảo cung cầu điện của
nền kinh tế.
Quản lý hiệu quả việc phát triển các nguồn điện tự sản, tự tiêu, nguồn điện
đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây
chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp, nguồn điện mặt trời mái nhà và
các nguồn điện được các đơn vị phát điện và mua điện tự thỏa thuận mua bán
điện trực tiếp với nhau.
Phát huy hơn nữa vai trò của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực
trong việc kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm về điện lực, kịp thời tháo
gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Xây dựng và áp dụng thiết chế về tính kỷ luật và tuân thủ trong việc tổ
chức triển khai Quy hoạch điện VIII đối với các chủ đầu tư, các bộ, ngành, Ủy
ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các địa phương. Xây dựng chế tài
xử lý, thu hồi các dự án chậm, không triển khai theo tiến độ được giao.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương
a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ,
bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung
của Quyết định này.
b) Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định và triển khai thực hiện Quyết định
này gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo quy định của
pháp luật; xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch dựa trên tiêu chí, luận chứng
quy định tại Quyết định này để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề
ra trong quy hoạch; tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch theo quy định của
Luật Quy hoạch. Hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch thực hiện quy
hoạch trong tháng 6 năm 2023.
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện xây dựng và
trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo để trình
Quốc hội trong năm 2024. Trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán
điện trực tiếp.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, rà soát kỹ các quy
định của pháp luật, các cam kết, thỏa thuận giữa các bên để xử lý dứt điểm các
dự án trong Bảng 3 Phụ lục II đang gặp khó khăn trong triển khai, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
2. Các bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai đúng tiến độ các
dự án trong Quy hoạch điện VIII; đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp
tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo
thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
10 năm 2021 2030, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và
địa phương.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Tổ chức thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện, bố trí quỹ đất cho
phát triển các công trình điện theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp
chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di
dân, tái định cư cho các dự án nguồn điện, lưới điện theo quy định.
4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho
phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện và lưới
điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao.
Thường xuyên rà soát, đánh giá cân đối cung cầu điện, tình trạng vận hành
hệ thống điện toàn quốc và khu vực, báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Thực hiện triệt để các giải pháp đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm tổn thất điện
năng, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành.
5. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tăng cường tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn khí trong nước để cung
cấp cho phát điện, phù hợp với nhu cầu phụ tải điện. Triển khai nhanh, có hiệu
quả các mỏ khí Lô B, Cá Voi Xanh, Kèn Bầu... theo tiến độ được duyệt.
Thực hiện các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng kho, cảng, kết nối hệ thống
khí trong nước và khu vực phục vụ nhập khẩu khí thiên nhiên và LNG để đảm bảo
nguồn khí cho các nhà máy điện.
Thực hiện đúng tiến độ các dự án nguồn điện được giao.
6. Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc
Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện phù
hợp với lộ trình chuyển dịch năng lượng. Trước mắt nâng cao năng lực sản xuất
than trong nước, kết hợp với nhập khẩu than để cung cấp nhiên liệu cho các nhà
máy điện.
Đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam; Chủ tịch, Tổng
giám đốc Tổng công ty Đông Bắc và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam
Tổng công ty Đông Bắc;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
Lưu: VT, CN (3) KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN/DỰ ÁN ƯU TIÊN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ TĂNG
CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA NGÀNH ĐIỆN
(Kèm theo Quyết định số: 500/QĐTTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
1. Các đề án/dự án xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật.
2. Đề án/dự án tăng cường năng lực khoa học công nghệ, xây dựng trung tâm
nghiên cứu cơ bản, trung tâm phát triển bao gồm:
Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng
mới;
Trung tâm nghiên cứu năng lượng và biến đổi khí hậu;
Trung tâm nghiên cứu phát triển điện hạt nhân;
Nghiên cứu đề án hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái
tạo liên vùng.
3. Đề án/dự án đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC VÀ TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN NGUỒN VÀ LƯỚI ĐIỆN QUAN TRỌNG, ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
CỦA NGÀNH ĐIỆN
(Kèm theo Quyết định số: 500/QĐTTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
Bảng 1: Danh mục các nhà máy nhiệt điện LNG
TT Dự án Công suất (MW) Giai đoạn Ghi chú
1 LNG Quảng Ninh 1500 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
2 LNG Thái Bình 1500 20212030
3 LNG Nghi Sơn 1500 20212030
4 LNG Quảng Trạch II 1500 20212030 Đã được Lãnh đạo Chính phủ đồng ý chuyển đổi sang LNG tại Thông báo số 54/TBVPCP ngày 25/2/2022
5 LNG Quỳnh Lập/Nghi Sơn 1500 20212030 Xem xét trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch các vị trí tiềm năng tại khu vực Quỳnh Lập Nghệ An, Nghi Sơn Thanh Hóa
6 LNG Hải Lăng giai đoạn 1 1500 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
7 LNG Cà Ná 1500 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
8 NMNĐ Sơn Mỹ II 2250 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
9 NMNĐ BOT Sơn Mỹ I 2250 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
10 LNG Long Sơn 1500 20312035 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh, giãn tiến độ, Thông báo số 64/TBVPCP ngày 01/5/2023 của VPCP
11 NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 1624 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
12 LNG Hiệp Phước giai đoạn I 1200 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
13 LNG Long An I 1500 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
14 LNG Long An II 1500 20312035 Đã có trong QHĐ VII điều chỉnh theo Văn bản số 1080/TTgCN ngày 13/8/2020
15 LNG Bạc Liêu 3200 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
Các vị trí tiềm năng, dự phòng cho các dự án chậm tiến độ hoặc không thể triển khai Thái Bình, Nam Định, Nghi Sơn, Quỳnh Lập, Vũng Áng, Chân Mây, Mũi Kê Gà, Hiệp Phước 2, Tân Phước, Bến Tre, Cà Mau,...
Ghi chú:
Quy mô chính xác của các nhà máy điện sẽ được xác định cụ thể, phù hợp với
gam công suất của tổ máy trong giai đoạn triển khai dự án.
Trong quá trình triển khai Quy hoạch điện VIII, nếu các dự án trong danh
mục này gặp khó khăn, vướng mắc, không triển khai được, Bộ Công Thương báo cáo
Thủ tướng Chính phủ đẩy sớm tiến độ các dự án quy hoạch giai đoạn sau lên
và/hoặc lựa chọn các dự án khác thay thế tại các vị trí tiềm năng để đảm bảo
an ninh cung cấp điện.
Bảng 2: Danh mục các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than đang xây dựng
TT Dự án Công suất (MW) Giai đoạn Ghi chú
1 NMNĐ Na Dương II 110 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
2 NMNĐ An Khánh Bắc Giang 650 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
3 NMNĐ Vũng Áng II 1330 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
4 NMNĐ Quảng Trạch I 1403 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh, EVN đã đấu thầu EPC
5 NMNĐ Vân Phong I 1432 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
6 NMNĐ Long Phú I 1200 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
Bảng 3: Danh mục các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong
thay đổi cổ đông, thu xếp vốn
TT Dự án Công suất (MW) Giai đoạn Ghi chú
1 NĐ Công Thanh 600 20212030 Bộ Công Thương làm việc với các nhà đầu tư, cho phép kéo dài đến tháng 6/2024 mà không triển khai được thì phải xem xét chấm dứt theo quy định của pháp luật.
2 NMNĐ Nam Định I 1200 20212030
3 NMNĐ Quảng Trị 1320 20212030
4 NMNĐ Vĩnh Tân III 1980 20212030
5 NMNĐ Sông Hậu II 2120 20212030
Bảng 4: Danh mục nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò
cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp
TT Dự án Công suất (MW) Giai đoạn Ghi chú
1 NĐ đồng phát Hải Hà 1 300 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
2 NĐ đồng phát Hải Hà 2 600 20312035 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh, giãn tiến độ
3 NĐ đồng phát Hải Hà 3 600 20312035 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh, giãn tiến độ
4 NĐ đồng phát Hải Hà 4 600 20312035 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh, giãn tiến độ
5 NĐ đồng phát Đức Giang 100 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
6 Formosa HT2 650 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
7 NĐ khí dư Hòa Phát II 300 20212030
8 Các dự án khác Ưu tiên, khuyến khích phát triển loại hình này để sản xuất điện nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Tổng công suất loại hình này được phát triển không giới hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiềm năng của các cơ sở công nghiệp.
Bảng 5: Danh mục các nhà máy nhiệt điện khí trong nước
TT Dự án Công suất (MW) Giai đoạn Ghi chú
1 Nhiệt điện Ô Môn I 660 20212030 Sử dụng khí Lô B
2 NMNĐ Ô Môn II 1050 20212030
3 NMNĐ Ô Môn III 1050 20212030
4 NMNĐ Ô Môn IV 1050 20212030
5 TBKHH Dung Quất I 750 20212030 Sử dụng khí Cá Voi Xanh
6 TBKHH Dung Quất II 750 20212030
7 TBKHH Dung Quất III 750 20212030
8 TBKHH Miền Trung I 750 20212030
9 TBKHH Miền Trung II 750 20212030
10 TBKHH Quảng Trị 340 20212030 Sử dụng khí mỏ Báo vàng
Ghi chú:
() Nhà máy điện hiện có chuyển sang sử dụng khí Lô B;
Quy mô chính xác của các nhà máy điện sẽ được xác định cụ thể, phù hợp với
gam công suất của tổ máy trong giai đoạn triển khai dự án.
Khi trữ lượng và tiến độ mỏ khí Kèn Bầu được xác định rõ, định hướng sẽ
phát triển thêm các nguồn điện sử dụng khí Kèn Bầu tại khu vực Hải Lăng
Quảng Trị, Chân Mây Thừa Thiên Huế (đang dự kiến giai đoạn 20312035).
Bảng 6: Danh mục các nguồn thủy điện vừa và lớn
TT Dự án Công suất (MW) Giai đoạn Ghi chú
1 TĐ Hòa Bình MR 480 20212030 Đã có trong QHĐVII điều chỉnh
2 TĐ Long Tạo 44 20212030
3 TĐ Yên Sơn 90 20212030
4 TĐ Sông Lô 6 60 20212030
5 TĐ Sông Lô 7 36 20212030
6 TĐ Pắc Ma 160 20212030
7 TĐ Nậm Củm 1,4,5 95,8 20212030
8 TĐ Nậm Củm 2,3,6 79,5 20212030
9 TĐ Thanh Sơn 40 20212030
10 TĐ Cẩm Thủy 2 38 20212030
11 TĐ Suối Sập 2A 49,6 20212030
12 TĐ Hồi Xuân 102 20212030
13 TĐ Sông Hiếu (Bản Mồng) 45 20212030
14 TĐ Mỹ Lý () 120 20212030
15 TĐ Nậm Mô 1 (Việt Nam) () 51 20212030
16 TĐ Đắk Mi 2 147 20212030
17 TĐ Sông Tranh 4 48 20212030
18 TĐ Ialy MR 360 20212030
19 TĐ Đắk Mi 1 84 20212030
20 TĐ Thượng Kon Tum 220 20212030
21 TĐ Trị An MR 200 20212030
22 TĐ Phú Tân 2 93 20212030
23 TĐ Đức Thành 40 20212030
24 TĐ La Ngâu () 46 20212030
25 TĐ cột nước thấp Phú Thọ 105 20212030
Ghi chú:
() Dự án thủy điện Mỹ Lý (180 MW), Nậm Mô 1 (90 MW) đã được phê duyệt quy
hoạch. Chủ đầu tư có Văn bản số 200/MLNMTĐ ngày 24/8/2022 kiến nghị điều
chỉnh công suất thủy điện Mỹ Lý xuống 120 MW và Nậm Mô 1 xuống 51 MW.
() Dự án thủy điện La Ngâu được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII điều
chỉnh, đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
UBND tỉnh Bình Thuận có Văn bản số 21/UBNDKT ngày 03/01/2020 đề nghị đưa dự
án thủy điện La Ngâu ra khỏi quy hoạch. Bộ Công Thương đã có Văn bản số
1986/BCTĐL ngày 20/3/2020 đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận xử lý dứt điểm các nội
dung nêu tại Thông báo số 193/TBVPCP ngày 25/5/2018 của Văn phòng Chính phủ,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 7: Danh mục các thủy điện tích năng
TT Dự án Công suất (MW) Giai đoạn Ghi chú
1 TĐTN Bác Ái 1200 20212030 Đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh
2 TĐTN Phước Hòa 1200 20212030
3 TĐTN Đông Phù Yên 900 20312035 Đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh
4 TĐTN Đơn Dương #1 300 20312035 Đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh
Các dự án khác Một số địa phương đề xuất thêm các dự án thuỷ điện tích năng: Điện Biên, Lai Châu, Quảng Trị, Kon Tum, Khánh Hoà, Đắk Nông,... Tuy nhiên, số lượng các dự án, công suất, vị trí, sự cần thiết phải được tiếp tục đánh giá dựa trên nhu cầu hệ thống để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 8: Danh mục các trạm biến áp 500 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Bắc
đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên trạm biến áp Công suất (MVA) Ghi chú
1 Tây Hà Nội 1.800 Cải tạo
2 Long Biên 1.800 Xây mới
3 Sơn Tây 900 Xây mới
4 Đan Phượng 1.800 Xây mới
5 Nam Hà Nội 900 Xây mới
6 Hải Phòng 1.800 Xây mới
7 Gia Lộc 900 Xây mới
8 Phố Nối 1.800 Cải tạo
9 Hưng Yên 900 Xây mới
10 Nam Định 2.700 Xây mới, dự phòng quỹ đất cho trạm 220kV nối cấp trong tương lai.
11 Thái Bình 1.200 Xây mới
12 Nho Quan 1.800 Cải tạo, đã thực hiện đóng điện
13 Hòa Bình 2 Trạm cắt Xây mới trạm cắt, đấu nối điện Lào
14 Lào Cai 2.700 Xây mới, cân nhắc lắp M3 theo tình hình phát triển thủy điện nhỏ và mua điện Trung Quốc
15 Thái Nguyên 900 Xây mới
16 Việt Trì 1.800 Cải tạo
17 Vĩnh Yên 1.800 Xây mới
18 Bắc Giang 900 Xây mới
19 Yên Thế 900 Xây mới
20 Bắc Ninh 1.800 Xây mới
21 Quảng Ninh 1.200 Cải tạo
22 Lai Châu 2.700 Cải tạo, đồng bộ nguồn điện khu vực và nguồn nhập khẩu từ Lào
23 Sơn La 2.700 Cải tạo, nâng công suất, đồng bộ với nguồn điện nhập khẩu từ Lào và nguồn khu vực
24 Hòa Bình 1.800 Cải tạo
25 Thanh Hóa 1.800 Xây mới
26 Nghi Sơn 1.800 Cải tạo
27 Nam Cấm Trạm cắt 500 kV, đấu nối chuyển tiếp trên 01 mạch đường dây 500 kV Vũng Áng Nho Quan (mới)
28 Quỳnh Lưu 1.800 Xây mới
29 Bắc Bộ 1 () 1.800 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
30 Bắc Bộ 2 () 1.800 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
31 Bắc Bộ 3 () 900 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
32 Lạng Sơn () 1.800 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
33 Dự phòng phát sinh TBA 500 kV xây mới, cải tạo nâng công suất 1.800 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Các công trình, dự án nâng cao khả năng điều khiển và vận hành trạm điện, hệ thống điện Bao gồm nhưng không giới hạn các dự án: Thay thế, lắp đặt kháng điện, tụ bù, SVC, SVG, thiết bị FACTS, BESS, máy bù đồng bộ...; mở rộng ngăn lộ trạm biến áp, cải tạo, hoàn thiện sơ đồ các trạm biến áp theo hướng linh hoạt; lắp đặt các thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch, thay thế nâng cấp thiết bị đảm bảo khả năng chịu dòng ngắn mạch, thiết lập mạch tự động; lắp đặt, thay thế các thiết bị, hệ thống điều khiển, hệ thống SCADA/ EMS, SCADA/DMS, tự động hóa trạm,...
Bảng 9: Danh mục các đường dây 500 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Bắc
đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên đường dây Số mạch x km Ghi chú
1 Tây Hà Nội Thường Tín 2 x 40 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Tây Hà Nội
2 Mạch 2 Nho Quan Thường Tín 1 x 75 Xây mới, cải tạo một mạch thành hai mạch
3 Hải Phòng Thái Bình 2 x 35 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Hải Phòng
4 NMNĐ Nam Định I Phố Nối 2 x 123 Xây mới, đấu nối NMNĐ Nam Định I, trường hợp NMNĐ Nam Định I chậm tiến độ, xem xét xây dựng trước SPP 500 kV và TBA 500 kV NĐ Nam Định I hoặc chuyển đấu nối Thanh Hóa NĐ Nam Định I Thái Bình Phố Nối để đảm bảo vận hành
5 NMNĐ Nam Định I Thanh Hóa 2 x 73 Xây mới
6 Thái Bình Rẽ NMNĐ Nam Định I Phố Nối 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Thái Bình
7 Lào Cai Vĩnh Yên 2 x 210 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Lào Cai, giải tỏa TĐN và dự phòng mua điện Trung Quốc
8 Vĩnh Yên Rẽ Sơn La Hiệp Hòa và Việt Trì Hiệp Hòa 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Vĩnh Yên
9 Bắc Ninh Rẽ Đông Anh Phố Nối 2 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Bắc Ninh
10 Đấu nối TĐ Hòa Bình MR 2 x 2 Xây mới, đồng bộ TĐ Hòa Bình MR, chuyển tiếp Hòa Bình Nho Quan
11 Thanh Hóa Rẽ Nho Quan Hà Tĩnh 2 x 5 Xây mới, đấu nối tạm TBA 500 kV Thanh Hóa, đảm bảo cấp điện
12 NĐ Công Thanh Rẽ Nghi Sơn Nho Quan 2 x 5 Xây mới, đấu nối NĐ Công Thanh, đồng bộ nguồn điện
13 Quỳnh Lưu Thanh Hóa 2 x 91 Xây mới, tăng cường năng lực truyền tải Bắc Trung Bộ Bắc Bộ, thay thế cho đường dây NĐ Quỳnh Lập Thanh Hóa
14 Quảng Trạch Quỳnh Lưu 2 x 226 Xây mới, tăng cường năng lực truyền tải Bắc Trung Bộ Bắc Bộ, thay thế cho đường dây 500kV NĐ Vũng Áng 3 Quỳnh Lập
15 Vũng Áng Rẽ Hà Tĩnh Đà Nẵng (M3,4) 2 x 16 Xây mới, chuyển tiếp vào đường dây 500 kV Hà Tĩnh Đà Nẵng mạch 2
16 Vũng Áng Quảng Trạch 2 x 33 Xây mới
17 Long Biên Rẽ Phố Nối Thường Tín 2 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Long Biên
18 Tây Hà Nội Vĩnh Yên 2 x 44 Xây mới
19 Nam Hà Nội Rẽ Nho Quan Thường Tín 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Nam Hà Nội
20 Đan Phượng Rẽ Tây Hà Nội Vĩnh Yên 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Đan Phượng
21 Sơn Tây Đan Phượng 2 x 20 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Sơn Tây
22 Gia Lộc Rẽ Thái Bình Phố Nối 4 x 13 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Gia Lộc
23 Hưng Yên Rẽ LNG Nghi Sơn Long Biên 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Hưng Yên
24 Trạm cắt 500 kV Hòa Bình 2 Rẽ Hòa Bình Nho Quan 4 x 5 Đấu nối trạm cắt 500 kV Hòa Bình 2
25 Sam Nuea Trạm cắt 500 kV Hòa Bình 2 2 x 110 Xây mới, đấu nối nguồn điện Lào, chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 110km
26 Trạm cắt 500 kV Hòa Bình 2 Tây Hà Nội 2 x 80 Xây mới, giải tỏa công suất TĐ Lào
27 Lạng Sơn Rẽ Bắc Bộ 3 Thái Nguyên () 4 x 5 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực. Trường hợp ĐD 500 kV Bắc Bộ 3 Thái Nguyên chậm tiến độ, xây dựng trước ĐD 500kV mạch kép Lạng Sơn Yên Thế dài 110 km.
28 Hiệp Hòa Thái Nguyên 2 x 34 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Thái Nguyên
29 Bắc Giang Bắc Ninh 2 x 40 Xây mới
30 Bắc Giang Rẽ Quảng Ninh Hiệp Hòa 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Bắc Giang
31 Yên Thế rẽ Bắc Bộ 3 Thái Nguyên 4 x 10 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Yên Thế. Trường hợp ĐD 500 kV Bắc Bộ 3 Thái Nguyên chậm tiến độ, xây dựng trước ĐD 500kV mạch kép Yên Thế Thái Nguyên dài 70 km.
32 LNG Quảng Ninh I Quảng Ninh 2 x 30 Xây mới, đồng bộ NĐ LNG Quảng Ninh I
33 Cải tạo Vũng Áng Nho Quan (mạch 1) 2 x 360 Cải tạo đường dây 500 kV hiện hữu thành 02 mạch, xem xét chuyển đấu nối vào Trạm cắt 500 kV Hòa Bình 2
34 Nam Cấm Rẽ Vũng Áng Nho Quan 2 x 12 Xây mới, chuyển tiếp trên đường dây mạch đơn Vũng Áng Nho Quan
35 LNG Quảng Trạch II Quảng Trạch 2 x 1 Xây mới, đồng bộ LNG Quảng Trạch II
36 Bắc Bộ 1 Hải Phòng () 2 x 25 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
37 Bắc Bộ 3 Thái Nguyên () 2 x 250 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực. Trường hợp TBA 500kV Lạng Sơn, triển khai trước, xây mới đường dây 500kV mạch kép Bắc Bộ 3 Lạng Sơn dài 80km.
38 Bắc Bộ 2 Thái Bình () 2 x 50 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
39 LNG Nghi Sơn Long Biên 2 x 212 Xây mới, đồng bộ LNG Nghi Sơn
40 LNG Nghi Sơn LNG Quỳnh Lập 2 x 25 Xây mới, đồng bộ LNG Nghi Sơn
41 Đấu nối LNG miền Bắc (Quỳnh Lập/Nghi Sơn) 40 Xây mới, đồng bộ LNG miền bắc (Quỳnh Lập/Nghi Sơn). Phương án cụ thể sẽ được chuẩn xác trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch
Dự phòng phát sinh Đường dây 500 kV cải tạo và xây mới 400 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Bảng 10: Danh mục các trạm biến áp 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền
Bắc đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên trạm biến áp Công suất (MVA) Ghi chú
1 Vân Trì 750 Cải tạo
2 Tây Hà Nội 750 Cải tạo
3 Long Biên 750 Cải tạo
4 Thanh Xuân 750 Xây mới
5 Đại Mỗ (Mỹ Đình) 750 Xây mới
6 Hòa Lạc 500 Xây mới
7 Mê Linh 500 Xây mới
8 Văn Điển 750 Xây mới
9 Long Biên 2 (Gia Lâm) 750 Xây mới
10 Sóc Sơn 2 500 Xây mới
11 Phú Xuyên 500 Xây mới
12 Hòa Lạc 2 500 Xây mới
13 Đan Phượng 500 Xây mới, nối cấp trạm 500 kV Đan Phượng
14 Chương Mỹ 250 Xây mới
15 Cầu Giấy 500 Xây mới
16 Hai Bà Trưng 500 Xây mới
17 Ứng Hòa 500 Xây mới
18 Vật Cách 500 Cải tạo
19 NĐ Hải Phòng 500 Cải tạo
20 Thủy Nguyên 500 Cải tạo
21 Dương Kinh 500 Xây mới
22 An Lão 500 Xây mới, xem xét máy 3 nếu cần thiết
23 Cát Hải 500 Xây mới
24 Đại Bản 250 Xây mới
25 Đồ Sơn 250 Xây mới
26 Tiên Lãng 250 Xây mới
27 Gia Lộc 500 Xây mới
28 Tân Việt 500 Xây mới
29 NĐ Phả Lại 750 Cải tạo
30 Thanh Hà 250 Xây mới
31 NĐ Hải Dương 500 Cải tạo
32 Tứ Kỳ 250 Xây mới
33 Nhị Chiểu 250 Xây mới
34 Yên Mỹ 500 Xây mới
35 Phố Nối 500 kV nối cấp 500 Xây mới
36 Phố Cao 500 Xây mới
37 Bãi Sậy 500 Xây mới
38 Hưng Yên nối cấp (TP Hưng Yên) 250 Xây mới
39 Văn Giang 250 Xây mới
40 Đồng Văn 500 Xây mới
41 Lý Nhân 500 Xây mới
42 Hải Hậu 500 Xây mới
43 Nam Định 3 750 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
44 Nam Định 2 250 Xây mới
45 Nghĩa Hưng 250 Xây mới
46 Thái Thụy 500 Cải tạo
47 Vũ Thư 500 Xây mới
48 Quỳnh Phụ 250 Xây mới
49 Thái Bình 500 kV nối cấp 250 Xây mới
50 Nho Quan 500 kV nối cấp 500 Cải tạo
51 Ninh Bình 2 500 Xây mới
52 Tam Điệp 250 Xây mới
53 Gia Viễn 500 Xây mới, thực hiện trong trường hợp di dời TBA 220kV Ninh Bình
54 Bắc Quang 500 Xây mới
55 Hà Giang 375 Cải tạo
56 Cao Bằng 500 Cải tạo
57 Bát Xát 500 Xây mới
58 Lào Cai 500 kV nối cấp 500 Xây mới
59 Văn Bàn 250 Xây mới
60 Bắc Hà 250 Xây mới
61 Bắc Kạn 375 Cải tạo
62 Đồng Mỏ 250 Xây mới
63 Lạng Sơn 500 Xây mới
64 Lạng Sơn 1 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
65 Lạng Sơn 2 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
66 Tuyên Quang 500 Cải tạo
67 Nghĩa Lộ 250 Xây mới
68 Lục Yên 250 Xây mới
69 Yên Bái 500 Cải tạo
70 Lưu Xá 500 Cải tạo
71 Sông Công 250 Xây mới
72 Phú Bình 2 750 Xây mới
73 Đại Từ 250 Xây mới
74 Bắc Giang 1 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
75 Việt Trì 500 kV nối cấp 500 Xây mới
76 Phú Thọ 2 500 Xây mới
77 Phú Thọ 3 250 Xây mới
78 Vĩnh Tường 500 Cải tạo
79 Bá Thiện 500 Xây mới
80 Phúc Yên 250 Xây mới
81 Chấn Hưng 250 Xây mới
82 Tam Dương 500 Xây mới
83 Yên Dũng 500 Xây mới
84 Lạng Giang 500 Xây mới
85 Hiệp Hòa 2 250 Xây mới
86 Bắc Giang 500 kV nối cấp 250 Xây mới
87 Việt Yên 250 Xây mới
88 Tân Yên 250 Xây mới
89 Bắc Ninh 6 500 Xây mới
90 Bắc Ninh 4 500 Xây mới
91 Bắc Ninh 500 kV nối cấp 500 Xây mới
92 Bắc Ninh 7 250 Xây mới
93 Bắc Ninh 5 500 Xây mới
94 Tràng Bạch 500 Cải tạo
95 Hoành Bồ 500 Cải tạo
96 Quảng Ninh 500 kV nối cấp 500 Cải tạo
97 Hải Hà 500 Cải tạo
98 Yên Hưng 750 Xây mới
99 Cộng Hòa 250 Xây mới
100 Khe Thần 126 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
101 Móng Cái 250 Xây mới
102 Cẩm Phả 500 Cải tạo
103 Nam Hòa 500 Xây mới
104 KCN Hải Hà 500 Xây mới, máy 2 dự phòng phát triển cao KCN Hải Hà
105 Quảng Ninh 1 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
106 Mường Tè 750 Cải tạo
107 Than Uyên 750 Cải tạo
108 Sìn Hồ 250 Xây mới, giải phóng TĐN
109 Phong Thổ 750 Xây mới, giải phóng TĐN
110 Pắc Ma 750 Xây mới, giải phóng TĐN
111 Điện Biên 500 Xây mới, cải tạo
112 Điện Biên 1 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
113 Mường La 500 Cải tạo
114 Suối Sập 2A 200 Xây mới, giải phóng công suất thủy điện theo Văn bản số 136/TTgCN ngày 29/01/2021
115 Phù Yên 375 Xây mới, cấp điện phụ tải chuyên dùng
116 Mộc Châu 250 Xây mới
117 Sông Mã 250 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
118 Sơn La 1 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
119 Yên Thủy 250 Xây mới
120 Hòa Bình 500 Cải tạo
121 Tân Lạc 250 Xây mới
122 Bỉm Sơn 500 Cải tạo
123 Nông Cống 500 Cải tạo
124 KKT Nghi Sơn 750 Xây mới
125 Tĩnh Gia 500 Xây mới
126 Sầm Sơn 500 Xây mới
127 Hậu Lộc 500 Xây mới
128 Thiệu Hóa 250 Xây mới, thay thế TBA 220 kV Thanh Hóa nối cấp
129 Bá Thước 250 Xây mới
130 Thanh Hóa 1 () 250 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
131 Đồng Vàng 500 Xây mới
132 Thiệu Yên 250 Xây mới
133 Tương Dương 250 Xây mới, giải phóng TĐN
134 Nam Cấm 500 Xây mới
135 Quỳ Hợp 250 Xây mới, giải phóng TĐN
136 Đô Lương 500 Cải tạo
137 Hà Tĩnh 500 Cải tạo
138 Vũng Áng 500 Xây mới
139 Vũng Áng 2 500 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
140 Can Lộc 250 Xây mới
141 Nghi Sơn 2 500 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
142 Hà Tĩnh 1 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
143 Dự phòng phát sinh TBA 220 kV xây mới, cải tạo nâng công suất 2.000 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
144 Thiết kế sơ đồ linh hoạt 4 phân đoạn thanh cái bao gồm nhưng không giới hạn cho các sân phân phối 220 kV TBKHH Thái Bình, TBA 500kV Quỳnh Lưu, Vĩnh Yên, Long Biên, Hải Phòng, TBA 220kV Hai Bà Trưng, Nghĩa Hưng, Hậu Lộc, Tam Điệp, Bắc Ninh 4, Đồng Kỵ, Cát Hải, Nam Hòa, Long Biên 2, Hòa Lạc, Tân Việt, Hiệp Hòa 2, Phú Bình 2, Đồng Văn, Lý Nhân, Dương Kinh, Phố Cao Hạn chế dòng ngắn mạch, tăng độ tin cậy cung cấp điện
145 Lắp kháng hạn chế dòng ngắn mạch tại các thanh cái 220 kV TBA 500 kV Phố Nối, Tây Hà Nội, Hiệp Hòa, Đan Phượng, Bắc Ninh, NĐ Phả Lại, Tràng Bạch Hạn chế dòng ngắn mạch
146 Cải tạo sơ đồ thanh cái 220 kV linh hoạt, 4 phân đoạn thanh cái tại các trạm 500 kV Nho Quan, Sơn La, Đông Anh và các trạm 220 kV Vân Trì, Vật Cách, Long Biên, Trực Ninh, Thái Bình, Hà Đông, Thanh Nghị, Bắc Ninh 2, NĐ Hải Dương Hạn chế dòng ngắn mạch, tăng độ tin cậy cung cấp điện
Các công trình, dự án nâng cao khả năng điều khiển và vận hành trạm điện, hệ thống điện Bao gồm nhưng không giới hạn các dự án: Thay thế, lắp đặt kháng điện, tụ bù, SVC, SVG, thiết bị FACTS, BESS, máy bù đồng bộ...; mở rộng ngăn lộ trạm biến áp, cải tạo, hoàn thiện sơ đồ các trạm biến áp theo hướng linh hoạt; lắp đặt các thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch, thay thế nâng cấp thiết bị đảm bảo khả năng chịu dòng ngắn mạch, thiết lập mạch tự động; lắp đặt, thay thế các thiết bị, hệ thống điều khiển, hệ thống SCADA/ EMS, SCADA/DMS, tự động hóa trạm,...
Bảng 11: Danh mục các đường dây 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Bắc
đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên đường dây Số mạch x km Ghi chú
1 Văn Điển Rẽ Hà Đông Thường Tín 4 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Văn Điển, bao gồm chuyển đấu nối trạm Văn Điển hình thành Văn Điển Hòa Bình; Văn Điển Xuân Mai
2 Tây Hà Nội Thanh Xuân 4 x 16 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Thanh Xuân
3 500 kV Đông Anh Vân Trì 2 x 13 Xây mới
4 Nâng khả năng tải Hòa Bình Chèm 1 x 74 Cải tạo, nâng khả năng tải, đảm bảo cấp điện Hà Nội
5 Nâng khả năng tải Hà Đông Chèm 1 x 16 Cải tạo, nâng khả năng tải, đảm bảo cấp điện Hà Nội
6 Đại Mỗ (Mỹ Đình) Rẽ Tây Hà Nội Thanh Xuân 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Đại Mỗ
7 Mê Linh Rẽ Sóc Sơn Vân Trì 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Mê Linh
8 500 kV Tây Hà Nội Hòa Lạc 2 x 14 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Hòa Lạc
9 Ứng Hòa Rẽ Hà Đông Phủ Lý 2 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Ứng Hòa
10 Mạch 2 Hà Đông Ứng Hòa Phủ Lý 2 x 40 Xây mới, cải tạo một mạch thành hai mạch, mở rộng 02 ngăn lộ tại trạm 220 kV Ứng Hòa
11 Nâng khả năng tải Hiệp Hòa Sóc Sơn 2 x 10 Nâng khả năng tải hai mạch ĐD 220kV Hiệp Hòa Sóc Sơn, gỡ bỏ hai mạch còn lại để hạn chế dòng ngắn mạch
12 Nâng khả năng tải Hà Đông Thường Tín 2 x 16 Cải tạo, nâng khả năng tải
13 Cải tạo đường dây 220 kV Sơn Tây Vĩnh Yên 01 mạch thành 2 mạch 2 x 30 Xây mới, cải tạo một mạch thành hai mạch, đồng thời chuyển đấu nối thành đường dây 2 mạch Sơn Tây Vĩnh Yên
14 Long Biên Mai Động 2 x 16 Xây mới, cáp ngầm
15 Long Biên 2 Rẽ Mai Động Long Biên 4 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Long Biên 2
16 Nâng khả năng tải Thường Tín Phố Nối 2 x 33 Cải tạo, nâng khả năng tải 1 mạch Thường Tín TBA 220 kV Phố Nối, 1 mạch Thường Tín TBA 500 kV Phố Nối
17 Nâng khả năng tải Xuân Mai Hà Đông 1 x 25 Cải tạo, nâng khả năng tải
18 Nâng khả năng tải Vân Trì Tây Hồ Chèm 2 x 20 Cải tạo, nâng khả năng tải, đảm bảo cấp điện Hà Nội
19 An Lão Rẽ Đồng Hòa Thái Bình 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV An Lão
20 Cát Hải Đình Vũ 2 x 12 Xây mới, trường hợp không mở rộng được ngăn lộ trạm biến áp 220 kV Đình Vũ, xem xét đấu chuyển tiếp 1 mạch đường dây 220kV Đình Vũ Dương Kinh
21 Dương Kinh Rẽ Đồng Hòa Đình Vũ 4 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Dương Kinh, đồng thời chuyển đấu nối Hải Dương 2 Đồng Hòa và Đồng Hòa Đình Vũ thành Hải Dương 2 Đình Vũ
22 Nam Hòa Cát Hải 2 x 12 Xây mới
23 NĐ Hải Dương Phố Nối 500 kV 2 x 60 Xây mới
24 Gia Lộc Rẽ NĐ Hải Dương Phố Nối 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Gia Lộc
25 Bãi Sậy Kim Động 2 x 12 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bãi Sậy
26 500 kV Hải Phòng Gia Lộc 2 x 35 Xây mới
27 Thanh Hà Rẽ 500 kV Hải Phòng Gia Lộc 2 x 7 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Thanh Hà
28 Tân Việt (Bình Giang) Rẽ Gia Lộc Phố Nối 4 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tân Việt
29 Yên Mỹ Rẽ Phố Nối 500 kV Thường Tín 500 kV 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Yên Mỹ
30 Phố Cao Rẽ Thái Bình Kim Động 4 x 1 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Phố Cao
31 Mạch 2 Nho Quan Phủ Lý 2 x 27 Xây mới cải tạo 1 mạch thành hai mạch
32 Lý Nhân Rẽ Thanh Nghị Thái Bình 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Lý Nhân
33 Đồng Văn Phủ Lý 2 x 15 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Đồng Văn, trường hợp Phủ Lý không mở rộng được ngăn lộ, xem xét đấu chuyển tiếp Hà Đông Phủ Lý
34 NĐ Nam Định 500 kV Ninh Bình 2 2 x 30 Xây mới, dây phân pha tiết diện lớn
35 Hải Hậu Trực Ninh 2 x 16 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Hải Hậu
36 NĐ Nam Định 500 kV Hải Hậu 2 x 10 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV NĐ Nam Định
37 NĐ Nam Định 500 kV Hậu Lộc 2 x 48 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV NĐ Nam Định
38 NĐ Nam Định 500 kV Nam Định 3 2 x 18 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
39 Vũ Thư Rẽ Thái Bình Nam Định và Thái Bình Ninh Bình 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Vũ Thư
40 Nâng khả năng tải Đồng Hòa Thái Bình 2 x 53 Cải tạo, nâng khả năng tải
41 Thái Bình 500 kV Thanh Nghị 2 x 60 Xây mới
42 Thái Bình 500 kV Rẽ Thái Bình Kim Động 4 x 5 Xây mới, đấu nối phía 220 kV Thái Bình 500 kV
43 Tam Điệp Rẽ Bỉm Sơn Ninh Bình 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tam Điệp trên một mạch trước, đấu nối mạch còn lại đồng bộ với đường dây 220 kV Gia Viễn Tam Điệp Bỉm Sơn
44 Gia Viễn Rẽ Nho Quan 500 kV Ninh Bình 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Gia Viễn
45 Gia Viễn Nam Định 2 x 7 Xây mới, chuyển đấu nối Gia Viễn Nam Định, thực hiện trong trường hợp di chuyển TBA 220 kV Ninh Bình
46 Nâng khả năng tải Nho Quan 500 kV Ninh Bình 2 x 26 Cải tạo, nâng khả năng tải
47 Cải tạo đường dây 220 kV Tam Điệp Gia Viễn Bỉm Sơn 01 mạch thành 02 mạch 2 x 34 Cải tạo đường dây 1 mạch thành hai mạch, thực hiện trong trường hợp thu hồi TBA 220 kV Ninh Bình, thay thế cho đường dây 220 kV Ninh Bình Tam Điệp Bỉm Sơn
48 Ninh Bình 2 Rẽ Ninh Bình Thái Bình 2 x 19 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Ninh Bình 2
49 Bắc Quang Rẽ Bảo Thắng Yên Bái (Bắc Quang Lục Yên) 2 x 43 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bắc Quang, tăng cường mua điện Trung Quốc
50 Treo dây mạch 2 Hà Giang Biên giới Việt Nam Trung Quốc 1 x 30 Tăng cường mua điện Trung Quốc
51 Bắc Quang Biên giới Việt Nam Trung Quốc (địa phận tỉnh Hà Giang) 2 x 55 Xây mới, tăng cường mua điện Trung Quốc
52 Nâng khả năng tải Hà Giang Rẽ TĐ Bắc Mê và Hà Giang Thái Nguyên 42 + 51 Cải tạo, nâng khả năng tải các đoạn AC410 trên tuyến Hà Giang TĐ Bắc Mê (42km) và Hà Giang Thái Nguyên (51km)
53 Treo dây mạch 2 Cao Bằng Bắc Kạn 1 x 71 Treo dây mạch 2 Cao Bằng Bắc Kạn
54 Lào Cai Bảo Thắng 2 x 18 Xây mới
55 Đấu nối 500 kV Lào Cai 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Lào Cai, rẽ Bảo Thắng Yên Bái
56 Bát Xát 500 kV Lào Cai 2 x 42 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bát Xát
57 Than Uyên 500 kV Lào Cai 2 x 65 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Than Uyên, giải tỏa thủy điện nhỏ
58 TBA 500 kV Lào Cai Biên giới Việt Nam Trung Quốc 2 x 40 Xây mới, tăng cường mua điện Trung Quốc
59 TĐ Bắc Hà chuyển đấu nối 500 kV Lào Cai 1 x 5 Giảm tải đường dây 220kV Bảo Thắng Lào Cai 500 kV
60 Bắc Giang Lạng Sơn 2 x 102 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Lạng Sơn
61 Đồng Mỏ Rẽ Bắc Giang Lạng Sơn 4 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Đồng Mỏ
62 TĐ Yên Sơn Rẽ TĐ Tuyên Quang Tuyên Quang 2 x 8 Xây mới, đồng bộ TĐ Yên Sơn
63 Nâng khả năng tải Yên Bái Việt Trì 2 x 67 Cải tạo, nâng khả năng tải
64 Huội Quảng Nghĩa Lộ 2 x 103 Xây mới, giải tỏa thủy điện nhỏ
65 Nghĩa Lộ Việt Trì (500 kV Việt Trì) 2 x 93 Xây mới, giải tỏa thủy điện nhỏ
66 Lục Yên Rẽ Lào Cai Yên Bái 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Lục Yên
67 Chuyển đấu nối Bắc Quang Lục Yên 2 x 1 Xây mới, chuyển đấu nối Bắc Quang về Lục Yên
68 Nâng khả năng tải Yên Bái Tuyên Quang 2 x 36 Cải tạo, nâng khả năng tải, tăng cường mua điện Trung Quốc
69 Nâng khả năng tải Lục Yên Yên Bái 2 x 58 Cải tạo, nâng khả năng tải, tăng cường mua điện Trung Quốc
70 500 kV Hiệp Hòa Phú Bình 2 2 x 14 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Phú Bình 2
71 Sông Công Rẽ Tuyên Quang Phú Bình 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Sông Công
72 Phú Bình 2 Rẽ Thái Nguyên Bắc Giang 2 x 13 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Phú Bình 2
73 Nâng khả năng tải Hiệp Hòa Phú Bình 1 x 10 Cải tạo, nâng khả năng tải mạch ACSR410
74 Nâng khả năng tải Thái Nguyên Lưu Xá Phú Bình 1 x 30 Cải tạo, nâng khả năng tải
75 500 kV Việt Trì Việt Trì 2 x 10 Cải tạo, nâng khả năng tải
76 Nâng khả năng tải 500 kV Việt Trì Vĩnh Tường 1 x 27 Cải tạo, nâng khả năng tải
77 Nâng khả năng tải 500 kV Việt Trì Vĩnh Yên 1 x 36 Cải tạo, nâng khả năng tải
78 500 kV Việt Trì Bá Thiện (500 kV Vĩnh Yên) 2 x 43 Xây mới
79 Phú Thọ 2 Rẽ Sơn La Việt Trì 2 x 1 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Phú Thọ 2
80 Bá Thiện (Vĩnh Yên 500 kV) Rẽ Vĩnh Yên Sóc Sơn 2 x 13 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bá Thiện. Kết hợp cải tạo, nâng khả năng tải đoạn tuyến hiện hữu từ Vĩnh Yên 220kV đến điểm giao cắt.
81 Tam Dương Rẽ 500 kV Việt Trì Bá Thiện (500 kV Vĩnh Yên) 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tam Dương
82 Vĩnh Yên 500 kV Mê Linh 2 x 25 Xây mới.
83 Mê Linh Rẽ Sóc Sơn Vân Trì (mạch 2) 2 x 2 Xây mới, chuyển đấu nối đường dây 220kV Vĩnh Yên 500kV Mê Linh và Mê Linh Vân Trì thành Vĩnh Yên Vân Trì để hạn chế dòng ngắn mạch
84 Vĩnh Tường Vĩnh Yên 2 x 8 Xây mới và cải tạo, chuyển đấu nối thành đường dây 02 mạch Vĩnh Tường Vĩnh Yên
85 Mạch 2 NĐ Phả Lại Bắc Giang 2 x 27 Cải tạo 1 mạch thành 2 mạch
86 Đấu nối NMNĐ An Khánh Bắc Giang 4 x 14 Xây mới, đồng bộ NMNĐ An Khánh Bắc Giang, đấu nối trên ĐD 220 kV Bắc Giang Lạng Sơn
87 Lạng Giang Rẽ Bắc Giang Thái Nguyên 2 x 2 Xây mới, đấu nối trạm biến áp 220 kV Lạng Giang
88 Yên Dũng Rẽ NĐ Phả Lại Quang Châu 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Yên Dũng
89 Bắc Ninh 4 Đông Anh 2 x 11 Xây mới, Đấu nối TBA 220 kV Bắc Ninh 4
90 Bắc Ninh 5 Rẽ Bắc Ninh 500 kV Phố Nối 2 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bắc Ninh 5
91 Bắc Ninh 6 Rẽ Phả Lại 500 kV Phố Nối 2 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bắc Ninh 6, xem xét sử dụng cột 04 mạch treo trước 02 mạch
92 Bắc Ninh 500 kV Rẽ Bắc Ninh 2 Phố Nối 4 x 3 Xây mới, đấu nối phía 220 kV Bắc Ninh 500 kV
93 Bắc Ninh 500 kV Bắc Ninh 4 2 x 13 Xây mới
94 Khe Thần Rẽ Tràng Bạch Hoành Bồ 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Khe Thần
95 Cộng Hòa Rẽ Cẩm Phả Hải Hà 2 x 2 Xây mới 04 mạch, treo trước 02 mạch, đấu nối TBA 220 kV Cộng Hòa
96 Yên Hưng Rẽ NMĐ Uông Bí Tràng Bạch 2 x 12 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Yên Hưng
97 Yên Hưng Nam Hòa 2 x 30 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Nam Hòa
98 Hải Hà Móng Cái 2 x 40 Xây mới
99 Phong Thổ Than Uyên 2 x 65 Xây mới, giải tỏa thủy điện nhỏ
100 Mường Tè Lai Châu 2 x 50 Xây mới, giải tỏa TĐ, đã đóng điện T2/2021
101 Pắc Ma Mường Tè 2 x 36 Xây mới, giải tỏa TĐ
102 Nậm Ou 7 Lai Châu 2 x 65 Xây mới, đấu nối TĐ Nậm Ou 5, 6, 7 (Lào). Toàn tuyến 2x97km, trên địa phận Việt Nam 2x65km. Đồng bộ nguồn TĐ từ Lào.
103 Nậm Ou 5 Điện Biên 2 x 22 Xây mới, đấu nối TĐ Nậm Ou 5, 6, 7 (Lào). Toàn tuyến 2x73km, trên địa phận Việt Nam 2x22km. Đồng bộ nguồn TĐ từ Lào.
104 Nâng khả năng tải Sơn La Việt Trì 1 x 167 Cải tạo, nâng khả năng tải
105 500 kV Sơn La Điện Biên 2 x 133 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Điện Biên
106 Nâng khả năng tải 500 kV Sơn La Sơn La 1 x 41 Cải tạo, nâng khả năng tải, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
107 Nâng khả năng tải 500 kV Sơn La Mường La 1 x 21 Cải tạo, nâng khả năng tải, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
108 Nâng khả năng tải Mường La Sơn La 1 x 32 Cải tạo, nâng khả năng tải, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
109 Suối Sập 2A Rẽ Sơn La Việt Trì 2 x 5 Xây mới, giải phóng công suất thủy điện theo Văn bản số 136/TTgCN ngày 29/01/2021
110 Phù Yên Rẽ Sơn La Việt Trì 2 x 7 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Phù Yên (cấp điện phụ tải chuyên dùng)
111 Yên Thủy Rẽ Hòa Bình Nho Quan 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Yên Thủy
112 KKT Nghi Sơn Rẽ Nghi Sơn NĐ Nghi Sơn 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV KKT Nghi Sơn
113 Nghi Sơn 2 Rẽ NĐ Nghi Sơn Nông Cống 4 x 2 Xây mới, đấu nối trạm 220kV Nghi Sơn 2, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
114 Thanh Hóa 500 kV Sầm Sơn 2 x 36 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Sầm Sơn
115 500 kV Thanh Hóa Rẽ Nông Cống Thanh Hóa 4 x 7 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Thanh Hóa
116 500 kV Thanh Hóa Hậu Lộc 2 x 35 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Hậu Lộc
117 Thanh Hóa 500kV Bỉm Sơn 1 x 36 Xây mới, cải tạo 1 mạch thành 2 mạch đường dây 220 kV Ba Chè Bỉm Sơn
118 TĐ Nam Sum (Lào) Nông Cống 2 x 129 Xây mới, đồng bộ TĐ Nậm Sum Lào
119 Mạch 3 Thanh Hóa Nghi Sơn Quỳnh Lưu 1 x 83 Treo dây mạch 2
120 Nâng khả năng tải Nông Cống 500 kV Thanh Hóa 2 x 26 Cải tạo trong trường hợp giải tỏa NĐ Nghi Sơn 2 qua lưới điện 220 kV.
121 NĐ Nghi Sơn Rẽ Nông Cống Quỳnh Lưu 2 x 10 Xây mới, chuyển đấu nối Nông Cống Nghi Sơn và Nghi Sơn Quỳnh Lưu thành Nông Cống Quỳnh Lưu. Thay thế đường dây 220 kV NĐ Nghi Sơn Rẽ Nghi Sơn Vinh
122 Nông Cống Nghi Sơn chuyển đấu nối NĐ Nghi Sơn 2 x 42 Giai đoạn 2 của đường NĐ Nghi Sơn Rẽ Nông Cống Quỳnh Lưu, hoàn trả hiện trạng ĐD 220 kV Nông Cống Quỳnh Lưu
123 Tĩnh Gia Rẽ Nông Cống Nghi Sơn 2 x 8 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tĩnh Gia
124 Mỹ Lý Bản Vẽ 1 x 72 Xây mới, đồng bộ TĐ Mỹ Lý
125 Đồng Vàng Rẽ NĐ Nghi Sơn Nông Cống 4 x 4 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải
126 Nam Cấm Rẽ Quỳnh Lưu Hưng Đông 4 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Nam Cấm
127 Quỳ Hợp Quỳnh Lưu 500 kV 2 x 62 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Quỳ Hợp, giải phóng công suất TĐN.
128 Đấu nối TBA 500 kV Quỳnh Lưu 4 x 5 Xây mới, đấu nối phía 220 kV Quỳnh Lưu 500 kV
129 Đô Lương Nam Cấm 2 x 32 Giải tỏa công suất TĐ Lào và TĐ phía Tây Nghệ An
130 Nâng khả năng tải Hưng Đông Quỳnh Lưu Nghi Sơn 2 x 100 Cải tạo, nâng khả năng tải 2 mạch, Giải tỏa công suất TĐ Lào và TĐ phía Tây Nghệ An
131 Nậm Mô 2 (Lào) Tương Dương 2 x 77 Xây mới, đồng bộ cụm TĐ Nậm Mô (Lào)
132 Tương Dương Đô Lương 2 x 100 Xây mới, đồng bộ cụm TĐ Nậm Mô (Lào)
133 Tương Dương Rẽ Thủy điện Bản Vẽ Đô Lương 2 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tương Dương
134 Vũng Áng 500 kV NĐ Vũng Áng 2 x 13 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Vũng Áng
135 Vũng Áng 2 Rẽ Vũng Áng 500 kV NĐ Vũng Áng 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Vũng Áng 2, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
136 Nâng khả năng tải Hà Tĩnh Hưng Đông 2(3) x 66 Cải tạo, nâng khả năng tải, chống quá tải mùa khô. Xem xét cải tạo Mạch 1 đường dây vận hành từ năm 1990 thành 02 mạch, tháo dỡ hoặc giữ nguyên mạch còn lại nếu mở rộng được ngăn lộ 220 kV tại TBA 500 kV Hà Tĩnh và TBA 220 kV Hưng Đông.
137 500 kV Đan Phượng Mê Linh 2 x 15 Xây mới, xem xét chuyển đấu nối thành mạch kép Vân Trì Sóc Sơn và mạch kép Vĩnh Yên 500 kV Mê Linh Đan Phượng 500 kV
138 Đấu nối 500 kV Đan Phượng 4 x 11 Rẽ Chèm Vân Trì và Chèm Tây Hồ
139 Sóc Sơn 2 Rẽ Hiệp Hòa Đông Anh 2 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Sóc Sơn 2
140 500 kV Sơn Tây Hòa Lạc 2 2 x 15 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Hòa Lạc 2
141 500 kV Sơn Tây Hòa Lạc 2 x 12 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Sơn Tây
142 500 kV Sơn Tây Rẽ Sơn Tây Vĩnh Yên 4 x 5 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Sơn Tây
143 Đan Phượng 500 kV Cầu Giấy 2 x 20 Xây mới, đường dây trên không và cáp ngầm (nội đô), đấu nối TBA 220 kV Cầu Giấy
144 Hai Bà Trưng Thành Công 2 x 5 Xây mới, cáp ngầm, đấu nối TBA 220 kV Hai Bà Trưng
145 Hai Bà Trưng Mai Động 2 x 3 Xây mới, cáp ngầm, đấu nối TBA 220 kV Hai Bà Trưng
146 Chương Mỹ Rẽ Hòa Bình Hà Đông 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Chương Mỹ
147 Nam Hà Nội 500 kV Phú Xuyên 2 x 15 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Phú Xuyên
148 Đấu nối 500 kV Nam Hà Nội 2 x 15 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Nam Hà Nội, rẽ Hà Đông Phủ Lý và Ứng Hòa Phủ Lý
149 Long Biên 500 kV Rẽ Long Biên 2 Mai Động 4 x 10 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Long Biên
150 Hải Phòng 500 kV Dương Kinh 2 x 8 Xây mới
151 Hải Phòng 500 kV Tiên Lãng 2 x 14 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tiên Lãng
152 Bắc Bộ 1 Đồ Sơn 2 x 10 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
153 Bắc Bộ 3 Hải Hà 2 x 20 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
154 Đồ Sơn Dương Kinh 2 x 8 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Đồ Sơn
155 Đại Bản Rẽ Hải Dương 2 Dương Kinh 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Đại Bản
156 Nhị Chiểu Rẽ Mạo Khê Hải Dương 2 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Nhị Chiểu
157 Tứ Kỳ Rẽ 500 kV Hải Phòng Gia Lộc 4 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tứ Kỳ
158 Gia Lộc 500 kV Rẽ Gia Lộc Hải Phòng 500 kV 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Gia Lộc, trường hợp không bố trí được quỹ đất nối cấp Gia Lộc 220 kV
159 Hưng Yên 500 kV Đồng Văn 2 x 14 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Hưng Yên
160 Văn Giang Rẽ Long Biên 500 kV Thường Tín 500 kV 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Văn Giang
161 Hưng Yên 500 kV (TP Hưng Yên) Rẽ Kim Động Phố Cao 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Hưng Yên
162 Nam Định 2 Rẽ Trực Ninh Ninh Bình và Trực Ninh Nam Định 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Nam Định 2
163 LNG Thái Bình Tiên Lãng 2 x 56 Xây mới, đồng bộ LNG Thái Bình
164 LNG Thái Bình Trực Ninh 2 x 50 Xây mới, đồng bộ LNG Thái Bình
165 Nghĩa Hưng Rẽ NĐ Nam Định 500 kV Hậu Lộc 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Nghĩa Hưng
166 Quỳnh Phụ Rẽ Thái Bình Đồng Hòa 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Quỳnh Phụ
167 Cao Bằng Lạng Sơn 2 x 120 Xây mới
168 Bảo Lâm Bắc Mê 2 x 30 Xây mới, giải phóng công suất thủy điện nhỏ Hà Giang
169 Văn Bàn Rẽ Than Uyên Lào Cai 500 kV 4 x 10 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Văn Bàn, giải phóng công suất thủy điện nhỏ
170 Lạng Sơn 1 Đồng Mỏ () 2 x 60 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
171 Lạng Sơn 2 Lạng Sơn 1 500kV () 2 x 20 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
172 Hiệp Hòa 2 Rẽ Hiệp Hòa 500 kV Phú Bình 2 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Hiệp Hòa 2
173 500 kV Thái Nguyên Rẽ Malungtang Thái Nguyên 2 x 12 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Thái Nguyên
174 500 kV Thái Nguyên Rẽ Tuyên Quang (TBA) Phú Bình 2 x 12 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Thái Nguyên
175 500 kV Thái Nguyên Rẽ Lưu Xá Phú Bình 2 x 9 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Thái Nguyên
176 Đại Từ Rẽ Hà Giang Thái Nguyên 500 kV và Tuyên Quang Thái Nguyên 500 kV 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Đại Từ
177 Phú Thọ 3 Rẽ Nghĩa Lộ 500 kV Việt Trì 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Phú Thọ 3
178 Bắc Giang 500 kV Rẽ NMNĐ An Khánh Bắc Giang Lạng Sơn 4 x 8 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Bắc Giang
179 Đấu nối 500 kV Yên Thế 4 x 4 Xây mới, chuyển tiếp trên 02 mạch Phú Bình 2 rẽ Lạng Giang Thái Nguyên
180 Yên Thế 500 kV Việt Yên 2 x 25 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Việt Yên
181 Tân Yên Rẽ Yên Thế Việt Yên 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tân Yên
182 Phúc Yên Rẽ 500 kV Vĩnh Yên 220 kV Vĩnh Yên 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Phúc Yên
183 Chấn Hưng Rẽ 500 kV Việt Trì 220 kV Vĩnh Yên 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Chấn Hưng
184 Bắc Giang 1 Lạng Sơn 1 () 2 x 35 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
185 Đồng Mỏ Sơn Động 2 x 60 Xây mới
186 Bắc Ninh 7 Rẽ 500 kV Đông Anh Bắc Ninh 4 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bắc Ninh 7
187 Bắc Ninh 500 kV Bắc Ninh 2 x 10 Xây mới, đồng bộ với chuyển đấu nối đường dây 220kV Phả Lại Bắc Ninh và Bắc Ninh Quang Châu thành Phả Lại Quang Châu để hạn chế dòng ngắn mạch
188 KCN Hải Hà Hải Hà 2 x 10 Xây mới, đảm bảo cấp điện KCN Hải Hà và giải phóng công suất NĐ đồng phát Hải Hà trong trường hợp gia tăng công suất bán điện lên lưới.
189 Nâng khả năng tải Quảng Ninh Hoành Bồ 2 x 20 Xây mới
190 Quảng Ninh 1 Rẽ Hoành Bồ NĐ Sơn Động và Hoành Bồ Tràng Bạch () 4 x 5 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
191 Lai Châu 500 kV Phong Thổ 2 x 60 Xây mới, giải tỏa công suất TĐ, giảm tải TBA 500 kV Lai Châu, dây phân pha tiết diện lớn
192 Sìn Hồ Rẽ Lai Châu 500 kV Phong Thổ 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Sìn Hồ, giải tỏa nguồn điện khu vực
193 Mường Tè Sìn Hồ 2 x 35 Giải tỏa công suất TĐN khu vực Mường Tè
194 Điện Biên 1 Điện Biên () 2 x 23 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
195 Điện Biên 1 Lai Châu () 2 x 52 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
196 Mộc Châu Rẽ đấu nối TĐ Trung Sơn 2 x 35 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Mộc Châu
197 Sông Mã Sơn La 500 kV 2 x 83 Xây mới, giải phóng công suất thủy điện nhỏ
198 Sơn La 1 Rẽ Sơn La Suối Sập 2A () 2 x 4 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
199 Đấu nối Tân Lạc 6 x 5 Xây mới, Tân Lạc Rẽ Hòa Bình Yên Thủy và chuyển đấu nối TĐ Trung Sơn, hình thành các đường dây 220 kV mạch kép Hòa Bình Tân Lạc, Tân Lạc Yên Thủy và Tân Lạc TĐ Trung Sơn TĐ Hồi Xuân
200 Thiệu Hóa Thanh Hóa 500 kV 2 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Thiệu Hóa
201 Thiệu Hóa Thiệu Yên 2 x 25 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Thiệu Yên
202 TĐ Hồi Xuân Bá Thước 2 x 30 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bá Thước
203 Thanh Hóa 1 Rẽ Nghi Sơn Nông Cống () 4 x 2 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
204 Tương Dương Quỳ Hợp 2 x 80 Xây mới, giải phóng TĐN và tăng cường nhập khẩu điện Lào
205 TĐ Nậm Mô 1 Rẽ Mỹ Lý Bản Vẽ 2 x 18 Xây mới, đồng bộ TĐ Nậm Mô 1 (Việt Nam)
206 Can Lộc Rẽ Hà Tĩnh Hưng Đông 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Can Lộc
207 Hà Tĩnh 1 Rẽ Vũng Áng Hà Tĩnh () 4 x 4 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
208 Dự phòng phát sinh đường dây 220 kV cải tạo và xây mới 350 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Bảng 12: Danh mục các trạm biến áp 500 kV xây mới và cải tạo miền Trung đưa
vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên trạm biến áp Công suất (MVA) Ghi chú
1 Lao Bảo (Hướng Hóa) 1.800 Xây mới, giải phóng nguồn điện khu vực. Kiến nghị thiết kế dự phòng đất mở rộng quy mô trong tương lai
2 Trạm cắt Quảng Trị 2 Trạm cắt Xây mới trạm cắt, chuyển tiếp mạch 3,4 (Quảng Trạch Dốc Sỏi)
3 Quảng Trị 900 Xây mới
4 Quảng Bình () 900 Xây mới, đồng bộ nguồn điện khu vực
5 Thạnh Mỹ 1.800 Cải tạo
6 Dốc Sỏi 1.200 Cải tạo
7 Bình Định 900 Xây mới, chống quá tải, giải phóng nguồn điện khu vực
8 Vân Phong 1.800 Xây mới, đấu nối vào SPP NMNĐ Vân Phong I
9 Pleiku 2 1.800 Cải tạo, chống quá tải, giải tỏa công suất nguồn
10 Krông Buk 1.800 Xây mới, chống quá tải, giải tỏa công suất nguồn
11 Đắk Nông 1.800 Cải tạo, chống quá tải, giải tỏa công suất nguồn
12 Đà Nẵng 1.800 Cải tạo
13 Dung Quất 900 Xây mới,
14 Kon Tum Trạm cắt Trạm cắt 500 kV đấu nối điện Lào trong trường hợp tăng cường nhập khẩu điện Nam Lào
15 Nhơn Hòa 1.800 Xây mới, dự kiến vào vận hành Máy 1 giai đoạn 20242025.
Dự phòng phát sinh TBA 500 kV xây mới, cải tạo nâng công suất 1.800 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Các công trình, dự án nâng cao khả năng điều khiển và vận hành trạm điện, hệ thống điện Bao gồm nhưng không giới hạn các dự án: Thay thế, lắp đặt kháng điện, tụ bù, SVC, SVG, thiết bị FACTS, BESS, máy bù đồng bộ...; mở rộng ngăn lộ trạm biến áp, cải tạo, hoàn thiện sơ đồ các trạm biến áp theo hướng linh hoạt; lắp đặt các thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch, thay thế nâng cấp thiết bị đảm bảo khả năng chịu dòng ngắn mạch, thiết lập mạch tự động; lắp đặt, thay thế các thiết bị, hệ thống điều khiển, hệ thống SCADA/ EMS, SCADA/DMS, tự động hóa trạm,...
Bảng 13: Danh mục các đường dây 500 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Trung
đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên đường dây Số mạch x km Ghi chú
1 Quảng Trạch Dốc Sỏi 2 x 500 Xây mới
2 Quảng Trị Rẽ Vũng Áng Đà Nẵng 4 x 6 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Quảng Trị
3 Trạm cắt Quảng Trị 2 Rẽ Quảng Trạch Dốc Sỏi 4 x 5 Xây mới, đấu nối trạm cắt Quảng Trị 2
4 Lao Bảo Trạm cắt 500 kV Quảng Trị 2 2 x 31 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Lao Bảo
5 Quảng Bình Rẽ Vũng Áng Quảng Trị () 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Quảng Bình
6 Monsoon Thạnh Mỹ 2 x 45 Xây mới, đồng bộ ĐG Monsoon (Lào)
7 Thạnh Mỹ Rẽ Quảng Trạch Dốc Sỏi 4 x 35 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Thạnh Mỹ
8 TBKHH Dung Quất Dốc Sỏi 2 x 8 Xây mới
9 TBKHH Dung Quất Bình Định 2 x 200 Xây mới, giải tỏa công suất TBKHH Dung Quất.
10 Bình Định Krong Buk 2 x 216 Xây mới, đồng bộ TBA 500 kV Bình Định
11 NMNĐ Vân Phong I Thuận Nam 2 x 157 Xây mới, đồng bộ NMNĐ Vân Phong I
12 TĐ Ialy MR TĐ Ialy 1 x 2 Xây mới, đồng bộ TĐ Ialy MR
13 Nhơn Hòa Rẽ Pleiku Đắk Nông 2 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Nhơn Hòa (vận hành giai đoạn 20242025) để gom các nhà máy NLTT bao gồm NMĐG Nhơn Hòa 1 (50 MW), Nhơn Hòa 2 (50 MW) và các nguồn NLTT lân cận. Phê duyệt theo Văn bản số 323/TTgCN ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 1301/BCTĐL ngày 11/3/2021 của Bộ Công Thương
14 Krông Buk Rẽ Pleiku 2 Chơn Thành 4 x 2 Xây mới, đồng bộ TBA 500 kV Krông Buk
15 NMNĐ Quảng Trị Quảng Trị 2 x 17 Xây mới, đấu nối NMNĐ Quảng Trị, đồng bộ nguồn điện
16 Cụm NMĐ Xebanghieng (Lào) 500 kV Lao Bảo 2 x 20 Xây mới, đồng bộ cụm NMĐ Xebanghieng (Lào), toàn tuyến 45km, phần trên lãnh thổ Việt Nam 20km
17 TBKHH Miền Trung Dốc Sỏi 2 x 18 Xây mới, đồng bộ TBKHH Miền Trung
18 Vân Phong Bình Định 2 x 224 Xây mới
19 Hatsan (Lào) Kon Tum 2 x 100 Xây mới, trường hợp tăng cường mua điện Lào
20 Kon Tum Rẽ Thạnh Mỹ Pleiku 2 4 x 5 Xây mới, đấu nối trạm cắt 500 kV Kon Tum, trường hợp tăng cường mua điện từ Lào
21 Cải tạo Thạnh Mỹ Pleiku 2 thành 2 mạch 2 x 199 Xây mới, cải tạo mạch 1, chuyển đấu nối vào trạm biến áp 500 kV Pleiku. Tăng cường năng lực truyền tải, dự phòng đấu nối nguồn điện từ Lào
22 Krông Buk Tây Ninh 1 2 x 313 Xây mới
23 Mạch 2 Đà Nẵng Dốc Sỏi 2 x 100 Xây mới mạch 2, cải tạo mạch 1, trường hợp không mở rộng được ngăn lộ Dốc Sỏi, chuyển đấu nối mạch 2 về TBKHH Miền Trung
24 LNG Hải Lăng NMNĐ Quảng Trị 2 x 6 Xây mới, đồng bộ LNG Hải Lăng GĐ 1, trường hợp NMNĐ Quảng Trị chậm tiến độ, xây trước ĐD LNG Hải Lăng Quảng Trị dài khoảng 23km đấu nối LNG Hải Lăng GĐ 1
25 Dự phòng phát sinh Đường dây 500 kV cải tạo và xây mới 336 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Bảng 14: Danh mục các trạm biến áp 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền
Trung đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên trạm biến áp Công suất (MVA) Ghi chú
1 Đồng Hới 375 Cải tạo
2 Lệ Thủy () 500 Xây mới, giải phóng công suất nguồn khu vực
3 Ba Đồn 500 Cải tạo
4 Hướng Linh () 250 Xây mới, giải phóng công suất nguồn khu vực
5 Hướng Tân () 500 Xây mới, giải phóng công suất nguồn khu vực
6 Đông Hà 500 Cải tạo
7 Đông Nam 250 Xây mới
8 Lao Bảo 750 Cải tạo
9 Phong Điền 375 Cải tạo
10 Chân Mây 250 Xây mới
11 Hương Thủy 250 Xây mới
12 Ngũ Hành Sơn 500 Cải tạo
13 Hải Châu 250 Xây mới
14 Liên Chiểu 500 Xây mới
15 Sân Bay Đà Nẵng 250 Xây mới
16 Tiên Sa (An Đồn) 250 Xây mới
17 Trạm cắt 220 kV Đăk Ooc Trạm cắt Trạm cắt, đấu nối thủy điện Lào
18 Duy Xuyên 250 Xây mới
19 Tam Hiệp 250 Xây mới
20 Thạnh Mỹ 500 Cải tạo
21 Tam Kỳ 500 Cải tạo
22 Điện Bàn 250 Xây mới
23 Nam Hội An 250 Xây mới
24 Dung Quất 2 500 Xây mới
25 Dốc Sỏi 500 Cải tạo
26 Quảng Ngãi 2 250 Xây mới
27 Nhơn Hội 500 Xây mới
28 Phước An 500 Cải tạo
29 Phù Mỹ 375 Cải tạo
30 Phù Mỹ 2 450 Xây mới, đồng bộ tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
31 Tuy Hòa 500 Cải tạo
32 Sông Cầu 500 Xây mới
33 Nam Phú Yên 250 Xây mới
34 Vân Phong 500 Cải tạo
35 Cam Ranh 500 Xây mới
36 Vạn Ninh 500 Xây mới
37 Cam Thịnh 250 Xây mới
38 Trạm cắt 220 kV Bờ Y Trạm cắt Trạm cắt, đấu nối thủy điện Lào
39 Bờ Y 250 Xây mới
40 Kon Tum 500 Cải tạo
41 TĐ Nước Long 175 Cải tạo, mở rộng để giải phóng công suất cụm thủy điện theo Văn bản số 136/TTgCN ngày 29/1/2021
42 Chư Sê 250 Xây mới
43 An Khê 250 Xây mới
44 Pleiku 2 500 kV nối cấp 250 Xây mới
45 Krông Pa 250 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực
46 Gia Lai 1 () 250 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
47 Krông Ana 375 Xây mới
48 Krông Buk 500 kV nối cấp (Cư M'Gar) 500 Xây mới
49 Ea Kar 250 Xây mới
50 Đắk Nông 500 Cải tạo
51 Đắk Nông 2 250 Xây mới
52 Điện phân nhôm 1.184 Xây mới, đồng bộ tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
53 Dự phòng phát sinh TBA 220 kV xây mới, cải tạo nâng công suất 500 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
54 Cải tạo sơ đồ thanh cái 220 kV linh hoạt, 4 phân đoạn thanh cái tại TBA 500kV Dốc Sỏi Hạn chế dòng ngắn mạch
55 Lắp kháng hạn chế dòng ngắn mạch tại các thanh cái 220 kV TBKHH Dung Quất (kháng đường dây 220kV Dốc Sỏi TBKHH Dung Quất) Hạn chế dòng ngắn mạch
Các công trình, dự án nâng cao khả năng điều khiển và vận hành trạm điện, hệ thống điện Bao gồm nhưng không giới hạn các dự án: Thay thế, lắp đặt kháng điện, tụ bù, SVC, SVG, thiết bị FACTS, BESS, máy bù đồng bộ...; mở rộng ngăn lộ trạm biến áp, cải tạo, hoàn thiện sơ đồ các trạm biến áp theo hướng linh hoạt; lắp đặt các thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch, thay thế nâng cấp thiết bị đảm bảo khả năng chịu dòng ngắn mạch, thiết lập mạch tự động; lắp đặt, thay thế các thiết bị, hệ thống điều khiển, hệ thống SCADA/ EMS, SCADA/DMS, tự động hóa trạm,...
Bảng 15: Danh mục các đường dây 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Trung
đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên đường dây Số mạch x km Ghi chú
1 Ba Đồn Rẽ Vũng Áng Đồng Hới 2 x 3 Xây mới, chuyển tiếp mạch còn lại, trường hợp nguồn điện khu vực đấu nối về trạm 220 kV Ba Đồn tăng cao
2 Điện gió B&T1 Rẽ Đồng Hới Đông Hà mạch 2 2 x 10 Xây mới, bổ sung công trình đấu nối điện gió B&T để đảm bảo N1
3 Đấu nối 500 kV Quảng Trị 6 x 2 Xây mới, rẽ chuyển tiếp Đông Hà Huế và Đông Hà Phong Điền
4 Đông Hà Huế mạch 3 1 x 78 Treo dây mạch 3 trên đường dây 220 kV Đông Hà Huế mạch 2 hiện hữu
5 ĐG TNC Quảng Trị 1 Hướng Tân 1 x 11 Xây mới, đồng bộ điện gió TNC Quảng Trị 1,2, phương án đấu nối được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
6 Hướng Linh Lao Bảo () 1 x 12 Xây mới, giải tỏa điện gió, đề xuất sử dụng dây phân pha, tiết diện lớn, phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
7 ĐG LIG Hướng Hóa 1 Hướng Tân 1 x 13 Xây mới, đồng bộ điện gió LIG Hướng Hóa 1, đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
8 ĐG LIG Hướng Hóa 2 LIG Hướng Hóa 1 1 x 8 Xây mới, đồng bộ điện gió LIG Hướng Hóa 2, đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
9 ĐG Tài Tâm Lao Bảo 1 x 12 Xây mới, giải tỏa điện gió, đề xuất sử dụng dây phân pha, tiết diện lớn, phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
10 Hướng Tân Lao Bảo () 1 x 12 Xây mới, giải tỏa điện gió, đề xuất sử dụng dây phân pha, tiết diện lớn, phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
11 ĐG Amacao Lao Bảo 1 x 8 Xây mới, giải tỏa điện gió, đề xuất sử dụng dây phân pha, tiết diện lớn, phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
12 500 kV Lao Bảo Rẽ Lao Bảo Đông Hà 4 x 5 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Lao Bảo
13 500 kV Lao Bảo Rẽ ĐG Tài Tâm Lao Bảo 2 x 5 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Lao Bảo
14 Phong Điền Rẽ Đông Hà Huế (mạch 2) 2 x 5 Xây mới, đấu nối chuyển tiếp thêm 01 mạch, tăng khả năng giải tỏa công suất nguồn điện từ TBA 220 kV Phong Điền; hiện nay mới chuyển tiếp trên 01 mạch
15 Chân Mây Rẽ Hòa Khánh Huế 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Chân Mây
16 Hải Châu Hòa Khánh 2 x 10 Xây mới, xem xét chuyển tiếp một mạch Đà Nẵng Hòa Khánh
17 Hải Châu Ngũ Hành Sơn 2 x 10 Xây mới
18 Duy Xuyên Rẽ Đà Nẵng Tam Kỳ 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Duy Xuyên
19 500 kV Thạnh Mỹ Duy Xuyên 2 x 69 Xây mới
20 Tam Hiệp Rẽ Tam Kỳ Dốc Sỏi 4 x 1 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tam Hiệp
21 Liên Chiểu Rẽ Hòa Khánh Huế 4 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Liên Chiểu
22 Đắk Mi 2 Rẽ Đắk My 3 Đắk My 4A 2 x 5 Xây mới, đồng bộ TĐ Đắk Mi 2
23 TĐ Nam Emoun Trạm cắt Đắk Ooc 2 x 51 Xây mới, đồng bộ TĐ Nam Emoun (Lào), treo trước 1 mạch
24 Trạm cắt 220 kV Đắk Ooc Rẽ Xekaman 3 Thạnh Mỹ 4 x 2 Xây mới, đấu nối trạm cắt 220 kV Đắk Ooc, đồng bộ TĐ Nam Emoun Lào
25 Trạm cắt 220 kV Đắk Ooc TĐ Sông Bung 2 2 x 10 Xây mới giải phóng công suất nguồn nhập khẩu từ Lào
26 Nâng khả năng tải Đắk Ooc Thạnh Mỹ 2 x 31 Cải tạo, nâng khả năng tải, giải phóng công suất nguồn nhập khẩu từ Lào
27 Mạch 2 Quảng Ngãi Quy Nhơn (Phước An) 2 x 142 Treo mạch 2, thay dây phân pha mạch 1, tăng cường khả năng giải tỏa công suất nguồn điện
28 Phước An Rẽ TĐ An Khê Quy Nhơn (mạch 1) 2 x 2 Xây mới
29 Nâng khả năng tải Dốc Sỏi Dung Quất 2 x 8 Cải tạo, nâng khả năng tải. Xem xét phương án xây mới cung đoạn Dốc Sỏi TBKHH Dung Quất, đẩy sớm tiến độ SPP TBKHH Dung Quất để giảm thiểu thời gian cắt điện ĐD 220 kV Dốc Sỏi Dung Quất.
30 TBKHH Dung Quất Dung Quất 2 2 x 3 Cấp điện cho TBA 220 kV Dung Quất 2
31 TBKHH Dung Quất Rẽ Dốc Sỏi Dung Quất 4 x 3 Đấu nối SPP 220 kV TBKHH Dung Quất
32 Treo dây mạch 2 Dốc Sỏi Quảng Ngãi 2 x 59 Treo dây mạch 2, xem xét sử dụng dây siêu nhiệt cho cả hai mạch trong trường hợp phát triển nguồn NLTT và TĐN khu vực (ĐG Kon Plong, cụm TĐ Đắk Re, cụm TĐ Nước Long)
33 Cụm TĐ Nước Long Rẽ Thượng Kon Tum Quảng Ngãi 2 x 4 Xây mới, giải phóng công suất thủy điện theo Văn bản số 136/TTgCN ngày 29/1/2021
34 Nâng khả năng tải Pleiku 2 Phước An 1 x 151 Xây mới mạch 2 hoặc thay dây siêu nhiệt
35 Phước An Nhơn Hội 2 x 15 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Nhơn Hội
36 Bình Định 500 kV Rẽ Phước An Phú Mỹ 4 x 5 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Bình Định
37 Bình Định 500 kV Rẽ An Khê Quy Nhơn và Pleiku 2 Phước An 4 x 35 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Bình Định
38 Phú Mỹ Rẽ Phước An Quảng Ngãi (mạch 2) 2 x 2 Xây mới, đấu nối chuyển tiếp thêm 01 mạch, tăng khả năng giải tỏa công suất nguồn điện từ TB A 220 kV Phú Mỹ; hiện nay mới chuyển tiếp trên 01 mạch
39 Bờ Y Kon Tum 2 x 28 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Bờ Y
40 TĐ Đắk Mi 1 TĐ Đắk My 2 1 x 15 Xây mới, đồng bộ TĐ Đắk Mi 1
41 Nam Kong 3 Trạm cắt 220 kV Bờ Y 2 x 76 Xây mới, đồng bộ TĐ Nậm Kong 1,2,3 (Lào)
42 Trạm cắt 220 kV Bờ Y Rẽ Xekaman 1 Pleiku 2 4 x 2 Xây mới, đấu nối trạm cắt Bờ Y, đồng bộ TĐ Nậm Kong 1,2,3 Lào
43 ĐG Kon Plong Rẽ TĐ Thượng Kon Tum Quảng Ngãi 2 x 19 Xây mới, đồng bộ ĐG Kon Plong, phương án đấu nối đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
44 TĐ Đắk Lô 3 Rẽ Thượng Kon Tum Quảng Ngãi 4 x 1 Xây mới, giải phóng công suất thủy điện theo Văn bản số 136/TTgCN ngày 29/1/2021
45 Nâng khả năng tải Kon Tum Pleiku () 2 x 36 Cải tạo, nâng khả năng tải
46 Nâng khả năng tải Pleiku ĐSK An Khê TĐ An Khê 1 x 98 Cải tạo, nâng khả năng tải
47 Chư Sê Rẽ Pleiku 2 Krông Buk 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Chư Sê, chuyển tiếp trên cả 2 mạch
48 Mạch 2 Pleiku 2 Krông Buk 1 x 141 Xây mới, cải tạo một mạch thành hai mạch
49 Krông Pa Chư Sê 2 x 63 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Krông Pa
50 ĐG Nhơn Hòa 1 Rẽ Krông Buk Pleiku 2 4 x 4 Xây mới, đấu nối ĐG Nhơn Hòa 1, 2; phương án đấu nối đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020. Sau khi TBA 500kV Nhơn Hòa vào vận hành ĐG Nhơn Hòa 1,2 sẽ chuyển đấu nối về TBA 500 kV Nhơn Hòa, bỏ đấu nối trên cả 02 mạch và hoàn trả lại hiện trạng đường dây 220kV Krông Buk Pleiku 2 theo Văn bản số 323/TTgCN ngày 17/3/2021 của Thủ tướng và Văn bản số 1301/BCTĐL ngày 11/3/2021 của Bộ Công Thương.
51 ĐG Ia Pết Đắk Đoa Pleiku 3 2 x 23 Xây mới, đồng bộ ĐG Ia Pết Đắk Đoa, phương án đấu nối đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
52 ĐG Ia Le 1 Rẽ Krông Buk Pleiku 2 2 x 6 Xây mới, đồng bộ ĐG Ia Le 1, phương án đấu nối đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngay 15/07/2020
53 ĐG Ia Boòng Chư Prông ĐG Nhơn Hòa 1 1 x 8 Xây mới, đồng bộ NMĐG Ia Boòng Chư Prông đã được. Vị trí và phương án đấu nối điều chỉnh của NMĐG Ia Boòng Chư Prông được đề xuất tại Văn bản số 3225/BCTĐL ngày 09/6/2022, Văn bản số 4776/BCTĐL ngày 11/8/2022, Văn bản số 6660/BCTĐL ngày 26/10/2022 của Bộ Công Thương và Văn bản số 835/TTgCN ngày 22/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
54 ĐG Hưng Hải Gia Lai Rẽ Pleiku 2 TĐ An Khê 2 x 14 Xây mới, đồng bộ ĐG Hưng Hải Gia Lai, phương án đấu nối đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
55 ĐG Yang Trung Rẽ Pleiku 2 TĐ An Khê 2 x 25 Xây mới, đồng bộ ĐG Yang Trung, thay cho đường dây 220 kV ĐG Yang Trung Rẽ Pleiku 2 An Khê phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020. Trường hợp ĐG Yang Trung vào trước ĐG Hưng Hải Gia Lai, cần đầu tư đồng bộ đường dây 220 kV ĐG Yang Trung Rẽ Pleiku 2 An Khê. ĐG Hưng Hải Gia Lai sẽ đấu nối chuyển tiếp trên hai mạch ĐD 220 kV ĐG Yang Trung Rẽ Pleiku 2 An Khê.
56 An Khê Rẽ Pleiku 2 Phước An 2 x 1 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV An Khê
57 Krông Ana Rẽ Krông Buk Buôn Kuốp 2 x 22 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Krông Ana
58 Krông Buk 500 kV Krong Buk 2 x 27 Xây mới, đấu nối về trạm 220 kV Krong Buk, đường dây phân pha
59 Mạch 2 Krông Buk Nha Trang 1 x 151 Xây mới, cải tạo một mạch thành hai mạch
60 ĐG Krông Buk Rẽ Krông Buk Pleiku 2 2 x 2 Xây mới, đồng bộ ĐG Krông Buk 1,2, điện gió Cư Né 1,2, phương án đấu nối đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
61 Nâng khả năng tải TĐ Srepok 3 Buôn Kuop 1 x 28 Cải tạo, nâng khả năng tải, giải tỏa công suất nguồn điện
62 TĐ Sông Ba Hạ Krong Buk 500 kV 2 x 113 Xây mới, tăng cường khả năng giải tỏa công suất nguồn điện
63 Nâng khả năng tải Buôn Kuop Buôn Tua Shra Đắk Nông 500 kV 1 x 112 Cải tạo, nâng khả năng tải, giải tỏa công suất nguồn điện
64 ĐG Đắk Hòa Rẽ Buôn Kuop Đắk Nông 500 kV 2 x 2 Xây mới, đấu nối ĐG Đắk Hòa, phương án đấu nối đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
65 ĐG Đắk ND’rung 1,2,3 Đắk Nông 500 kV 2 x 18 Xây mới, đồng bộ ĐG Đắk ND'rung 1,2,3, phương án đấu nối đã được phê duyệt theo Văn bản 911/TTgCN ngày 15/07/2020
66 Điện Phân Nhôm Rẽ Bình Long 500 kV Đắk Nông 4 x 3 Treo dây, đồng bộ với phụ tải
67 Điện Phân Nhôm Rẽ Buôn Kuốp 500 kV Đắk Nông 2 x 6 Treo dây, đồng bộ với phụ tải
68 Nâng khả năng tải Tuy Hòa Vân Phong Nha Trang 2 x 118 Cải tạo, nâng khả năng tải, tăng cường khả năng giải tỏa công suất nguồn điện
69 Tuy Hòa Phước An 2 x 95 Xây mới, tăng cường khả năng giải tỏa công suất nguồn điện
70 HBRE An Thọ Tuy Hòa () 1 x 16 Cải tạo, nâng khả năng tải, đồng bộ ĐG An Thọ
71 Nâng khả năng tải Tuy Hòa Quy Nhơn 1 x 93 Cải tạo, nâng khả năng tải, tăng cường khả năng giải tỏa công suất nguồn điện
72 Đấu nối TBA 220 kV Sông Cầu 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Sông Cầu, GĐ1: Đấu nối chuyển tiếp trên ĐD 220 kV Tuy Hòa Quy Nhơn hiện hữu. GĐ2: Chuyển về đấu nối chuyển tiếp trên 02 mạch ĐD 220 kV Tuy Hòa Phước An sau khi đường dây này vào vận hành
73 Nha Trang Tháp Chàm 2 x 89 Xây mới
74 Cam Ranh Rẽ Nha Trang Tháp Chàm 4 x 1 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Cam Ranh
75 Vạn Ninh Rẽ Vân Phong Tuy Hòa 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Vạn Ninh
76 500 kV Vân Phong Rẽ Tuy Hòa Vân Phong 220 kV (mạch 1) 2 x 26 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Vân Phong
77 500 kV Vân Phong Rẽ Tuy Hòa Vân Phong 220 kV (mạch 2) 2 x 26 Xây mới, đấu nối phía 220 kV TBA 500 kV Vân Phong
78 Lệ Thủy Rẽ Đồng Hới Đông Hà 4 x 2 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực, nối cấp TBA 500 kV Quảng Bình
79 Nâng khả năng tải Đồng Hới Đông Hà 2 x 108 Cải tạo, nâng khả năng tải, trường hợp điện gió Quảng Trị phát triển cao
80 TBKHH Quảng Trị Rẽ Đông Nam 500 kV Quảng Trị 2 x 5 Xây mới, đồng bộ TBKHH Quảng Trị
81 500 kV Quảng Trị Đông Nam 2 x 27 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Đông Nam
82 Hương Thủy Rẽ Huế Hòa Khánh 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Hương Thủy
83 Nâng khả năng tải Huế Hòa Khánh 2 x 82 Cải tạo, nâng khả năng tải
84 Nâng khả năng tải Đà Nẵng Tam Kỳ Dốc Sỏi 2 x 100 Cải tạo, nâng khả năng tải
85 Tiên Sa Rẽ Hải Châu Ngũ Hành Sơn 2 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Tiên Sa
86 Sân bay Đà Nẵng rẽ Hòa Khánh Đà Nẵng 2 x 5 Xây mới, đường dây cáp ngầm đấu nối TBA 220 kV Sân bay Đà Nẵng
87 Dung Quất Dung Quất 2 2 x 3 Đảm bảo N1
88 Điện Bàn Nam Hội An 2 x 24 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Nam Hội An
89 Đà Nẵng 500 kV Điện Bàn 2 x 12 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Điện Bàn
90 Quảng Ngãi 2 Rẽ Dốc Sỏi Quảng Ngãi 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Quảng Ngãi 2
91 Phù Mỹ 2 Phù Mỹ 2 x 20 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
92 Nam Phú Yên Rẽ Nha Trang Tuy Hòa 4 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Nam Phú Yên
93 Vân Phong 500 kV Vân Phong 220 kV 2 x 20 Xây mới
94 Cam Thịnh Rẽ Cam Ranh Tháp Chàm 4 x 3 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Cam Thịnh
95 Trạm cắt 220 kV Bờ Y Bờ Y 2 x 30 Xây mới
96 Thượng Kon Tum Kon Tum 2 x 83 Xây mới, giải phóng công suất thủy điện và điện gió, tăng cường liên kết
97 Ea Kar Rẽ Krông Buk Nha Trang 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Ea Kar
98 Gia Lai 1 Pleiku 3 2 x 20 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
99 Đắk Nông 2 Rẽ Buôn Kuốp Buôn Tua Srah 2 x 10 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Đắk Nông 2
100 Dự phòng phát sinh đường dây 220 kV cải tạo và xây mới 550 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Bảng 16: Danh mục các trạm biến áp 500 kV xây mới và cải tạo miền Nam đưa
vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên trạm biến áp Công suất (MVA) Ghi chú
1 Ninh Sơn 1.800 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực.
2 Sơn Mỹ 900 Xây mới, MBA liên lạc trong TTĐL Sơn Mỹ, đồng bộ với NMNĐ Sơn Mỹ II
3 Hồng Phong () 900 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
4 Nam Trung Bộ 1 () 1.800 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
5 Nam Trung Bộ 2 () 1.800 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
6 Củ Chi 1.800 Xây mới
7 Tây Ninh 1 1.800 Xây mới
8 Tây Ninh 2 900 Xây mới
9 Bình Dương 1 1.800 Xây mới
10 Long Thành 1.800 Xây mới
11 Đồng Nai 2 1.800 Xây mới
12 Bắc Châu Đức 1.800 Xây mới
13 Long An 1.800 Xây mới
14 Tiền Giang 900 Xây mới
15 Thốt Nốt 1.800 Xây mới
16 Long Phú 1.500 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực
17 Bạc Liêu () 1.800 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
18 Di Linh 1.800 Cải tạo, giải tỏa nguồn điện khu vực
19 Thuận Nam 2.700 Cải tạo, giải tỏa nguồn điện khu vực
20 Nhà Bè 1.800 Cải tạo
21 Cầu Bông 2.700 Cải tạo
22 Chơn Thành 1.800 Cải tạo
23 Tân Uyên 2.700 Cải tạo
24 Tân Định 2.700 Cải tạo
25 Sông Mây 2.700 Cải tạo
26 Phú Mỹ 900 Cải tạo
27 Đức Hòa 1.800 Cải tạo
28 Ô Môn 1.800 Cải tạo
29 Duyên Hải 900 Cải tạo, giải tỏa nguồn điện khu vực
30 Dự phòng phát sinh TBA 500 kV xây mới, cải tạo nâng công suất 2.100 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Thiết kế sơ đồ linh hoạt phân đoạn thanh cái cho sân phân phối 500 kV LNG Cà Ná Hạn chế dòng ngắn mạch, tăng độ tin cậy cung cấp điện
Các công trình, dự án nâng cao khả năng điều khiển và vận hành trạm điện, hệ thống điện Bao gồm nhưng không giới hạn các dự án: Thay thế, lắp đặt kháng điện, tụ bù, SVC, SVG, thiết bị FACTS, BESS, máy bù đồng bộ...; mở rộng ngăn lộ trạm biến áp, cải tạo, hoàn thiện sơ đồ các trạm biến áp theo hướng linh hoạt; lắp đặt các thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch, thay thế nâng cấp thiết bị đảm bảo khả năng chịu dòng ngắn mạch, thiết lập mạch tự động; lắp đặt, thay thế các thiết bị, hệ thống điều khiển, hệ thống SCADA/ EMS, SCADA/DMS, tự động hóa trạm,...
Bảng 17: Danh mục các đường dây 500 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Nam
đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên đường dây Số mạch x km Ghi chú
1 Ninh Sơn Rẽ NMNĐ Vân Phong I Thuận Nam 4 x 18 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Ninh Sơn
2 Ninh Sơn Chơn Thành 2 x 275 Xây mới, giải tỏa công suất nguồn điện. Thay thế ĐD 500 kV Thuận Nam Chơn Thành đã được phê duyệt tại Văn bản số 1891/TTgCN ngày 27/12/2018 để thuận lợi trong đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành.
3 Củ Chi Rẽ Chơn Thành Đức Hòa 2 x 16 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Củ Chi
4 Tây Ninh 1 Rẽ Chơn Thành Đức Hòa 4 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Tây Ninh 1
5 Bình Dương 1 Rẽ Sông Mây Tân Định 2 x 35 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Bình Dương 1
6 Bình Dương 1 Chơn Thành 2 x 17 Xây mới, tạo mạch vòng, nâng cao độ tin cậy cấp điện khu vực Đông Nam Bộ
7 Long Thành Rẽ Phú Mỹ Sông Mây 2 x 17 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Long Thành
8 Đồng Nai 2 Rẽ Vĩnh Tân Sông Mây 4 x 5 Xây mới, chuyển tiếp trên mạch 3,4 ĐD 500 kV Vĩnh Tân Rẽ Sông Mây Tân Uyên
9 NMĐ Nhơn Trạch 4 Rẽ Phú Mỹ Nhà Bè 2 x 4 Xây mới, đồng bộ NMĐ Nhơn Trạch 4; kiến nghị lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với tiết diện ĐD 500 kV Phú Mỹ Nhà Bè sau cải tạo nâng khả năng tải
10 Bắc Châu Đức Rẽ Phú Mỹ Sông Mây và Phú Mỹ Long Thành 4 x 11 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Bắc Châu Đức
11 Sông Hậu Đức Hòa (giai đoạn 2) 2 x 97 Xây mới, đồng bộ NĐ Sông Hậu I; Giai đoạn 1 đã hoàn thành năm 2020
12 Đức Hòa Chơn Thành 2 x 104 Xây mới, chuyển đấu nối Mỹ Tho Chơn Thành
13 500 kV Đức Hòa Rẽ Phú Lâm Cầu Bông (mạch 2) 2 x 13 Xây mới, đấu nối trạm 500 kV Đức Hòa chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của ĐD 500 kV Phú Lâm Cầu Bông
14 Long An Rẽ Nhà Bè Mỹ Tho 2 x 1 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Long An
15 Ô Môn Thốt Nốt 2 x 35 Xây mới, tăng cường lưới truyền tải khu vực Tây Nam Bộ; giải tỏa công suất TTĐL Ô Môn
16 LNG Bạc Liêu Thốt Nốt 2 x 130 Xây mới, đồng bộ LNG Bạc Liêu
17 TĐTN Bác Ái Ninh Sơn 2 x 25 Xây mới, đồng bộ TĐTN Bác Ái, thay cho ĐD 500 kV TDTN Bác Ái Rẽ Vân Phong Thuận Nam
18 Đấu nối TĐTN Nam Trung Bộ 30 Xây mới, đồng bộ TĐTN Nam Trung Bộ
19 LNG Cà Ná Thuận Nam 2 x 30 Xây mới, đồng bộ LNG Cà Ná. Kiến nghị thiết kế sân phân phối 500 kV LNG Cà Ná với sơ đồ vận hành linh hoạt, có phân đoạn thanh cái
20 LNG Cà Ná Bình Dương 1 2 x 280 Xây mới, đồng bộ LNG Cà Ná; giải tỏa công suất LNG Cà Ná và nguồn điện khu vực
21 Hồng Phong Rẽ Vĩnh Tân Sông Mây () 4 x 10 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
22 Sơn Mỹ Bắc Châu Đức 2 x 80 Xây mới, đồng bộ NMNĐ Sơn Mỹ II
23 Nam Trung Bộ 1 Thuận Nam () 2 x 20 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
24 Nam Trung Bộ 2 Thuận Nam () 2 x 50 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
25 Nâng khả năng tải ĐD 500 kV Bắc Châu Đức Sông Mây 1 x 58 Cải tạo nâng khả năng tải, đồng bộ TTĐL Sơn Mỹ
26 Nâng khả năng tải ĐD 500 kV Bắc Châu Đức Long Thành Sông Mây 1 x 92 Cải tạo nâng khả năng tải, đồng bộ TTĐL Sơn Mỹ
27 Long Thành Rẽ Bắc Châu Đức Sông Mây 2 x 17 Xây mới, tăng cường truyền tải nguồn điện khu vực. Kiến nghị lựa chọn tiết diện phù hợp với ĐD 500 kV Bắc Châu Đức Sông Mây sau cải tạo nâng khả năng tải
28 Nâng khả năng tải ĐD 500 kV Phú Mỹ Nhà Bè và Phú Mỹ NMĐ Nhơn Trạch 4 Nhà Bè 2 x 43 Cải tạo nâng khả năng tải, tăng cường khả năng giải tỏa công suất nguồn điện khu vực
29 Tây Ninh 2 Rẽ Chơn Thành Tây Ninh 1 4 x 30 Xây mới, đấu nối trạm 500 kV Tây Ninh 2
30 Tiền Giang Rẽ Ô Môn Mỹ Tho 4 x 5 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Tiền Giang
31 Thốt Nốt Đức Hòa 2 x 135 Xây mới, đồng bộ tổ máy số 2 của LNG Bạc Liêu; xem xét phương án cải tạo lắp thêm các máy cắt phân đoạn thanh cái tại sân phân phối 500 kV Đức Hòa và vận hành tách thanh cái theo hướng truyền tải trực tiếp công suất từ Thốt Nốt đi cầu Bông; hoặc xây dựng ĐD 500 kV Thốt Nốt Đức Hòa chuyển đấu nối đi cầu Bông để hạn chế dòng ngắn mạch
32 Nâng khả năng tải ĐD 500 kV Đức Hòa Cầu Bông 2 x 24 Cải tạo nâng khả năng tải, đồng bộ tổ máy số 2 của LNG Bạc Liêu, giải tỏa LNG Bạc Liêu và nguồn NLTT Tây Nam Bộ
33 TBA 500 kV Bạc Liêu Rẽ LNG Bạc Liêu Thốt Nốt 2 x 20 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Bạc Liêu
34 NMNĐ Vĩnh Tân III Vĩnh Tân 2 x 1 Xây mới, đồng bộ NMNĐ Vĩnh Tân III
35 NMNĐ Sông Hậu II Sông Hậu 2 x 1 Xây mới, đồng bộ NMNĐ Sông Hậu II
36 Dự phòng phát sinh đường dây 500 kV cải tạo và xây mới 440 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Bảng 18: Danh mục các trạm biến áp 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền
Nam đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên trạm biến áp Công suất (MVA) Ghi chú
1 Tà Năng () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
2 Trạm cắt Đa Nhim Trạm cắt Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực, do trạm 220 kV TĐ Đa Nhim không mở rộng được ngăn lộ 220 kV
3 Cà Ná 500 Xây mới
4 Đông Quán Thẻ 480 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
5 Hàm Thuận Nam 500 Xây mới
6 Vĩnh Hảo () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
7 Hòa Thắng () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
8 Hồng Phong () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
9 Hàm Cường () 250 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
10 Phong điện 1 Bình Thuận () 250 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
11 Tân Cảng 500 Xây mới
12 Tân Sơn Nhất 500 Xây mới
13 Đầm Sen 500 Xây mới
14 Thủ Thiêm 500 Xây mới
15 Bình Chánh 1 500 Xây mới
16 Bà Quẹo (Vĩnh Lộc) 500 Xây mới
17 Quận 7 500 Xây mới
18 Nam Hiệp Phước 500 Xây mới
19 Quận 9 500 Xây mới
20 Tây Bắc Củ Chi 250 Xây mới
21 Phú Hòa Đông 250 Xây mới
22 Bình Chánh 2 250 Xây mới
23 Phước Long 500 Xây mới
24 Đông Bình Phước () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
25 Đồng Xoài 250 Xây mới
26 Tân Biên 500 Xây mới
27 Phước Đông 500 Xây mới
28 Bến Cầu 250 Xây mới
29 Tây Ninh 3 250 Xây mới
30 Tân Châu 1 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
31 Bến Cát 2 500 Xây mới
32 Tân Định 2 500 Xây mới
33 An Thạnh (VSIP) 500 Xây mới
34 Bình Mỹ 500 Xây mới
35 Bắc Tân Uyên 500 Xây mới
36 Lai Uyên 500 Xây mới
37 An Phước 500 Xây mới
38 Tam Phước 500 Xây mới
39 Thống Nhất 500 Xây mới
40 KCN Nhơn Trạch 500 Xây mới
41 Định Quán 500 Xây mới
42 Long Khánh 500 Xây mới
43 Hố Nai 500 Xây mới
44 Dầu Giây 500 Xây mới
45 Biên Hòa 500 Xây mới
46 Đồng Nai 3 () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
47 KCN Phú Mỹ 3 500 Xây mới
48 Phước Thuận (Đất Đỏ) 500 Xây mới
49 Long Sơn 250 Xây mới
50 Hòa Bình () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
51 TP Phú Mỹ 250 Xây mới
52 Bến Lức 500 Xây mới
53 Đức Hòa 2 500 Xây mới
54 Đức Hòa 500 kV nối cấp 500 Xây mới
55 Đức Hòa 3 500 Xây mới
56 Tân Lập 250 Xây mới
57 Cần Giuộc 250 Xây mới
58 Lấp Vò 250 Xây mới
59 Hồng Ngự 250 Xây mới
60 Chợ Mới 250 Xây mới
61 Châu Thành (An Giang) 250 Xây mới
62 Tân Phước (Cái Bè) 500 Xây mới, tên khác của trạm 220 kV Cái Bè trong QHĐ VII Điều chỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐTTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ
63 Gò Công 500 Xây mới
64 Vĩnh Long 3 500 Xây mới
65 Bình Đại () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
66 Thạnh Phú () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
67 An Biên (Vĩnh Thuận) 500 Xây mới, tên khác của trạm 220 kV Vĩnh Thuận trong QHĐ VII điều chỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐTTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ
68 Phú Quốc 500 Xây mới
69 Duyên Hải 250 Xây mới
70 Trà Vinh 3 () 450 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
71 Cà Mau 3 () 450 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
72 Vĩnh Châu () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
73 Trần Đề () 500 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
74 Bạc Liêu 3 () 750 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
75 Bạc Liêu 4 () 750 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
76 Năm Căn 500 Xây mới
77 Đức Trọng 500 Cải tạo
78 Bảo Lộc 500 Cải tạo
79 TĐ Đa Nhim 375 Cải tạo
80 Phước Thái () 625 Cải tạo, giải tỏa nguồn điện khu vực
81 TĐ Hàm Thuận 125 Cải tạo
82 TĐ Đại Ninh 250 Cải tạo
83 Nhà Bè 750 Cải tạo
84 Bình Tân 750 Cải tạo
85 Chơn Thành 500 kV nối cấp 500 Cải tạo
86 Tây Ninh 2 500 Cải tạo
87 Tân Định 750 Cải tạo
88 TĐ Trị An 500 Cải tạo
89 Châu Đức 500 Cải tạo
90 Bà Rịa 250 Cải tạo
91 Cần Đước 500 Cải tạo
92 Sa Đéc 500 Cải tạo
93 Long Xuyên 500 Cải tạo
94 Mỹ Tho 500 Cải tạo
95 Cai Lậy 500 Cải tạo
96 Mỏ Cày 500 Cải tạo
97 Cần Thơ 500 Cải tạo
98 Ô Môn 500 Cải tạo
99 Thốt Nốt 375 Cải tạo
100 Trà Nóc 500 Cải tạo
101 Châu Thành (Hậu Giang) 500 Cải tạo
102 Trà Vinh 500 Cải tạo
103 Giá Rai 250 Cải tạo
104 Bạc Liêu 375 Cải tạo
105 Dự phòng phát sinh TBA 220 kV xây mới, cải tạo nâng công suất 2.125 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Thiết kế sơ đồ linh hoạt phân đoạn thanh cái bao gồm nhưng không giới hạn cho các sân phân phối 220 kV TBA 500 kV Long Thành, Chơn Thành, Ninh Sơn, Đồng Nai 2, Thốt Nốt, TBA 220 kV Bà Quẹo, Tân Cảng, Nam Hiệp Phước, Tam Phước, Tân Định 2, KCN Phú Mỹ 3, TP Phú Mỹ, Bình Mỹ, Bình Chánh 2, Phú Hòa Đông, An Phước, Bình Mỹ Hạn chế dòng ngắn mạch, tăng độ tin cậy cung cấp điện
Lắp kháng hạn chế dòng ngắn mạch tại các thanh cái 220 kV TBA 500 kV Vĩnh Tân, Bắc Châu Đức, TBA 220 kV Bà Quẹo (kháng đường dây 220kV Bà Quẹo Đầm Sen) Hạn chế dòng ngắn mạch
Cải tạo sơ đồ thanh cái 220 kV linh hoạt, phân đoạn thanh cái tại các TBA 500 kV Đức Hòa, Ô Môn, TBA 220 kV Ninh Phước, Long Thành, Củ Chi Hạn chế dòng ngắn mạch, tăng độ tin cậy cung cấp điện
Các công trình, dự án nâng cao khả năng điều khiển và vận hành trạm điện, hệ thống điện Bao gồm nhưng không giới hạn các dự án: Thay thế, lắp đặt kháng điện, tụ bù, SVC, SVG, thiết bị FACTS, BESS, máy bù đồng bộ...; mở rộng ngăn lộ trạm biến áp, cải tạo, hoàn thiện sơ đồ các trạm biến áp theo hướng linh hoạt; lắp đặt các thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch, thay thế nâng cấp thiết bị đảm bảo khả năng chịu dòng ngắn mạch, thiết lập mạch tự động; lắp đặt, thay thế các thiết bị, hệ thống điều khiển, hệ thống SCADA/ EMS, SCADA/DMS, tự động hóa trạm,...
Bảng 19: Danh mục các đường dây 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Nam
đưa vào vận hành giai đoạn 2021 2030
TT Tên đường dây Số mạch x km Ghi chú
1 Mạch 2 Bảo Lộc Sông Mây 2 x 118 Cải tạo mạch 1, xây dựng mạch 2, nâng cao độ tin cậy
2 Trạm cắt 220 kV Đa Nhim Rẽ Tháp Chàm Đa Nhim 2 x 1 Xây mới, đồng bộ trạm cắt 220 kV Đa Nhim
3 Trạm cắt 220 kV Đa Nhim Đức Trọng Di Linh 2 x 85 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực; thay thế cho công trình cải tạo ĐD 220 kV Đa Nhim Đức Trọng Di Linh từ 01 mạch lên 02 mạch do khó khăn cắt điện thi công ĐD hiện hữu và không mở rộng được TBA 220 kV TĐ Đa Nhim
4 TĐ Đồng Nai 2 Rẽ Đức Trọng Di Linh và chuyển đấu nối (Đức Trọng TĐ Đồng Nai 2 thay cho Đức Trọng Di Linh), cải tạo nâng khả năng tải ĐD 220 kV TĐ Đồng Nai 2 Di Linh 1 x 15 Xây mới và cải tạo, hình thành ĐD 220 kV mạch đơn Đức Trọng TĐ Đồng Nai 2 Di Linh thay cho ĐD 220 kV mạch kép TĐ Đồng Nai 2 Di Linh
5 Đức Trọng Rẽ trạm cắt 220 kV Đa Nhim Di Linh 2 x 1 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực
6 Nha Trang Tháp Chàm 2 x 88 Xây mới
7 500 kV Ninh Sơn Rẽ Tháp Chàm Ninh Phước 4 x 22 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Ninh Sơn
8 500 kV Ninh Sơn Ninh Phước 2 x 35 Xây mới, thay thế cho ĐD 220 kV Ninh Phước Vĩnh Tân do khó khăn về hướng tuyến
9 500 kV Ninh Sơn Trạm cắt 220 kV Đa Nhim 2 x 18 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực
10 Tháp Chàm trạm cắt 220 kV Đa Nhim 2 x 46 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực
11 500 kV Vĩnh Tân Cà Ná 2 x 14 Xây mới, đấu nối trạm 220 kV Cà Ná
12 Ninh Phước 500 kV Thuận Nam 2 x 25 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực
13 Hàm Tân Rẽ Phan Thiết Châu Đức (mạch 2) 2 x 6 Đấu nối trạm 220 kV Hàm Tân chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của ĐD 220 kV Phan Thiết Tân Thành
14 Hàm Thuận Nam Rẽ Phan Thiết Hàm Tân 4 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Hàm Thuận Nam
15 Vĩnh Hảo Rẽ Vĩnh Tân Phan Rí 2 x 2 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Vĩnh Hảo
16 Hòa Thắng Rẽ Phan Thiết Phan Rí 2 x 7 Xây mới, đấu nối TBA 220 kV Hòa Thắng
17 Nâng khả năng tải Hàm Thuận Đa My Xuân Lộc 2 x 95 Cải tạo nâng khả năng tải
18 Nâng khả năng tải Phan Thiết Hàm Thuận 1 x 55 Cải tạo nâng khả năng tải
19 Cát Lái Tân Cảng 2 x 15 Xây mới
20 Bình Chánh 1 Cầu Bông 2 x 13 Xây mới
21 Thuận An Tân Sơn Nhất 2 x 15 Xây mới
22 Tân Sơn Nhất Rẽ Hóc Môn Thủ Đức 2 x 9 Xây mới
23 Phú Lâm Đầm Sen 2 x 6 Xây mới
24 Đầm Sen Bà Quẹo Tân Sơn Nhất 2 x 10 Xây mới
25 500 kV Long Thành Công Nghệ Cao 2 x 25 Xây mới
26 500 kV Củ Chi Rẽ Củ Chi Trảng Bàng 4 x 1 Xây mới, chuyển đấu nối thành ĐD 220 kV Củ Chi 500 kV Trảng Bàng và Củ Chi 500 kV Tân Định
27 500 kV Củ Chi Rẽ Củ Chi Tân Định 2 x 1 Xây mới, chuyển đấu nối thành ĐD 220 kV Củ Chi 500 kV 220 kV Củ Chi
28 Thủ Thiêm Rẽ Cát Lái Tân Cảng 4 x 1 Xây mới
29 Tao Đàn Tân Cảng 2 x 7 Xây mới
30 Quận 7 Nhà Bè và mở rộng ngăn lộ 220 kV tại trạm 500 kV Nhà Bè 2 x 6 Xây mới, đấu nối trạm 220 kV Quận 7, trường hợp không mở rộng được ngăn lộ 220 kV tại trạm 500 kV Nhà Bè, xem xét đấu nối Quận 7 Rẽ NĐ Nhơn Trạch 1&2 Nhà Bè (2x7km), sử dụng tiết diện lớn
31 Quận 9 Rẽ Long Thành Công nghệ cao 4 x 5 Xây mới
32 LNG Hiệp Phước giai đoạn I Rẽ Phú Mỹ Cần Đước 4 x 3 Xây mới, đồng bộ LNG Hiệp Phước giai đoạn I
33 Nâng khả năng tải Phú Mỹ Cần Đước 2 x 57 Cải tạo nâng khả năng tải, đồng bộ LNG Hiệp Phước giai đoạn I
34 Nam Hiệp Phước Rẽ Phú Mỹ Cần Đước 4 x 2 Xây mới, đấu nối trạm 220 kV Nam Hiệp Phước. Kiến nghị chọn tiết diện phù hợp với ĐD 220 kV Phú Mỹ Cần Đước sau cải tạo
35 Nâng khả năng tải Thủ Đức Tân Uyên Long Bình 2 x 44 Cải tạo nâng khả năng tải, xem xét phù hợp khả năng tải của đoạn cáp ngầm hiện hữu
36 Nâng khả năng tải Bình Long Chơn Thành 2 x 32 Cải tạo nâng khả năng tải, giải tỏa nguồn điện khu vực
37 Phước Long Rẽ Bình Long Đắk Nông 2 x 5 Xây mới
38 Định Quán Rẽ Bảo Lộc Sông Mây 4 x 1 Xây mới
39 Tân Biên Tây Ninh 2 x 25 Xây mới
40 500 kV Tây Ninh 1 Rẽ Tây Ninh 2 Trảng Bàng 4 x 8 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Tây Ninh 1
41 500 kV Tây Ninh 1 Phước Đông 2 x 8 Xây mới
42 Chơn Thành Bến Cát 2 x 28 Xây mới
43 Bến Cát 2 Rẽ Tân Định Củ Chi 4 x 1 Xây mới
44 Bến Cát 2 Rẽ Chơn Thành Bến Cát 2 x 20 Xây mới và đấu nối chuyển tiếp vào 01 mạch ĐD 220 kV Chơn Thành Bến Cát
45 Tân Định 2 Rẽ Mỹ Phước Bến Cát 4 x 11 Xây mới
46 500 kV Bình Dương 1 Rẽ Uyên Hưng Sông Mây 4 x 40 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Bình Dương 1
47 An Thạnh (VSIP) Rẽ Tân Uyên Thuận An 4 x 3 Xây mới
48 Bình Mỹ Rẽ Bình Dương 1 Sông Mây 4 x 3 Xây mới
49 Lai Uyên Rẽ Chơn Thành Bến Cát 4 x 1 Xây mới
50 Bắc Tân Uyên Rẽ Bình Mỹ Sông Mây 2 x 7 Xây mới
51 Sông Mây Tam Phước 2 x 14 Xây mới
52 An Phước Rẽ Long Bình Long Thành 4 x 1 Xây mới
53 Tam Phước Rẽ Long Bình Long Thành 4 x 1 Xây mới
54 500 kV Long Thành Rẽ Long Bình Long Thành 4 x 10 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Long Thành
55 500 kV Đồng Nai 2 Rẽ Xuân Lộc Long Thành 4 x 12 Xây mới
56 Long Khánh Rẽ Xuân Lộc Long Thành 4 x 1 Xây mới
57 NMĐ Nhơn Trạch 3 Rẽ Mỹ Xuân Cát Lái 2 x 10 Xây mới, đồng bộ NMĐ Nhơn Trạch 3; thay thế cho ĐD NMĐ Nhơn Trạch 3 Cát Lái (chuyển đấu nối đi Thủ Đức) do khó khăn về hướng tuyến xây dựng ĐD
58 NMĐ Nhơn Trạch 3 500 kV Long Thành 2 x 44 Xây mới, đồng bộ NMĐ Nhơn Trạch 3
59 KCN Nhơn Trạch Rẽ NMĐ Nhơn Trạch 3 500 kV Long Thành 4 x 3 Xây mới, đồng bộ trạm 220 kV KCN Nhơn Trạch. Trường hợp NMĐ Nhơn Trạch 3 chậm tiến độ, xem xét xây dựng trước ĐD 220 kV KCN Nhơn Trạch Long Thành
60 Nâng khả năng tải Sông Mây Long Bình (mạch 1) 1 x 16 Cải tạo nâng khả năng tải
61 Nâng khả năng tải Sông Mây Long Bình (mạch 2) 1 x 25 Cải tạo nâng khả năng tải
62 Thống Nhất Rẽ Bảo Lộc Sông Mây 4 x 2 Xây mới
63 Nâng khả năng tải Tân Định Bình Hòa 2 x 11 Cải tạo nâng khả năng tải
64 TĐ Trị An mở rộng TĐ Trị An 2 x 1 Xây mới, đồng bộ TĐ Trị An mở rộng
65 Nâng khả năng tải Phú Mỹ Tân Thành 2 x 11 Cải tạo, nâng khả năng tải
66 Nâng khả năng tải Phú Mỹ Long Thành 2 x 25 Cải tạo, nâng khả năng tải
67 KCN Phú Mỹ 3 Rẽ Tân Thành Châu Đức 4 x 1 Xây mới
68 500 kV Bắc Châu Đức Rẽ Châu Đức Tân Thành 4 x 10 Xây mới
69 Phú Mỹ Tân Thành mạch 3,4 và chuyển đấu nối tại TBA 220 kV Tân Thành 2 x 10 Xây mới
70 Phước Thuận (Đất Đỏ) Rẽ Phan Thiết Tân Thành và Hàm Tân Tân Thành 4 x 6 Xây mới
71 Long Sơn Rẽ Châu Đức KCN Phú Mỹ 3 2 x 8 Xây mới, xem xét chọn tiết diện phù hợp với tiết diện ĐD 220 kV Châu Đức KCN Phú Mỹ 3 sau khi cải tạo (GĐ 20262030)
72 Nâng khả năng tải Tân Thành Vũng Tàu 2 x 30 Cải tạo nâng khả năng tải
73 Bến Lức Rẽ Phú Lâm Long An (rẽ mạch 2) 2 x 1 Xây mới
74 Nâng khả năng tải Long An Bến Lức 2 x 14 Cải tạo nâng khả năng tải
75 Gò Công Cần Đước 2 x 27 Xây mới
76 500 kV Đức Hòa Rẽ Phú Lâm Long An (mạch 2) 2 x 20 Đấu nối phía 220 kV trạm 500 kV Đức Hòa chuyển tiếp trên mạch còn lại của ĐD 220 kV Phú Lâm 500 kV Long An
77 Đức Hòa 2 Rẽ 500 kV Đức Hòa Đức Hòa 1 4 x 10 Xây mới
78 Đức Hòa 3 đấu nối chuyển tiếp trên ĐD 220 kV Đức Hòa 500 kV Rẽ Phú Lâm Long An 4 x 6 Xây mới
79 Treo dây mạch 3,4 ĐD 220kV Đức Hòa 500kV Đức Hòa 1 2 x 25 Xem xét chuyển đấu nối đi trạm 220 kV Tây Bắc Củ Chi
80 500 kV Long An Rẽ Cần Đước Phú Mỹ 4 x 1 Xây mới
81 500 kV Thốt Nốt Lấp Vò 2 x 22 Xây mới
82 Hồng Ngự Châu Đốc 2 x 40 Xây mới
83 Sa Đéc Rẽ Ô Môn Vĩnh Long (mạch 2) 2 x 1 Đấu nối trạm 220 kV Sa Đéc chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của ĐD 220 kV Ô Môn Vĩnh Long
84 Long Xuyên Rẽ Châu Đốc Thốt Nốt (mạch 2) 2 x 1 Đấu nối trạm 220 kV Long Xuyên chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của ĐD 220 kV Châu Đốc Thốt Nốt
85 Châu Thành (An Giang) Rẽ Long Xuyên Châu Đốc 4 x 2 Xây mới
86 Chợ Mới Châu Thành (An Giang) 2 x 9 Xây mới
87 Cải tạo ĐD 220 kV Châu Đốc Kiên Bình 1 mạch thành 2 mạch 2 x 75 Cải tạo ĐD 1 mạch thành 2 mạch, nâng khả năng tải
88 Tân Phước (Cái Bè) Rẽ 500 kV Mỹ Tho Long An 4 x 7 Xây mới
89 Mỹ Tho Rẽ Mỹ Tho 500 kV Cần Đước (mạch 2) 2 x 4 Đấu nối trạm 220 kV Mỹ Tho chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của ĐD 220 kV Mỹ Tho 500 kV Cần Đước
90 Cần Đước Rẽ Phú Mỹ 500 kV Mỹ Tho (mạch 2) 2 x 5 Đấu nối trạm 220 kV Cần Đước chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của ĐD 220 kV Phú Mỹ 500 kV Mỹ Tho
91 Nâng khả năng tải Mỹ Tho 500 kV Mỹ Tho Cần Đước 2 x 55 Cải tạo nâng khả năng tải
92 Vĩnh Long 3 Rẽ Vĩnh Long 2 Trà Vinh 4 x 1 Xây mới
93 Bến Tre Bình Đại () 2 x 50 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
94 Thạnh Phú Rẽ ĐG Hải Phong Mỏ Cày () 4 x 3 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực. Trường hợp ĐG Hải Phong vào chậm, cần xây dựng trước ĐD mạch kép 220 kV Thạnh Phú Mỏ Cày đồng bộ trạm 220 kV Thạnh Phú, ĐG Hải Phong đấu nối về trạm 220 kV Thạnh Phú qua mạch kép 220 kV.
95 ĐD 220 kV Rạch Giá 2 Kiên Bình mạch 2 2 x 74 Cải tạo ĐD 1 mạch thành 2 mạch
96 An Biên (Vĩnh Thuận) Rẽ NĐ Cà Mau Rạch Giá 2 x 17 Xây mới
97 220 kV Duyên Hải Rẽ 500 kV Duyên Hải Mỏ Cày 4 x 3 Xây mới
98 Trà Vinh 3 500 kV Duyên Hải () 2 x 3 Xây mới, đồng bộ với trạm 220 kV Trà Vinh 3
99 Cà Mau 3 Rẽ Cà Mau Năm Căn () 2 x 26 Xây mới, đồng bộ với trạm 220 kV Cà Mau 3
100 Châu Thành (Hậu Giang) Rẽ Ô Môn Sóc Trăng 4 x 2 Xây mới
101 Kiên Bình Phú Quốc 2 x 84 Xây mới
102 Vĩnh Châu Rẽ Long Phú Sóc Trăng (mạch 1) 2 x 20 Xây mới, đấu nối trạm 220 kV Vĩnh Châu, giải tỏa nguồn điện khu vực
103 Cà Mau Năm Căn 2 x 58 Xây mới
104 Bạc Liêu Rẽ NĐ Cà Mau Sóc Trăng (mạch 2) 2 x 5 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực; chuẩn xác tên công trình được duyệt trong Văn bản số 441/TTgCN ngày 16/4/2020 “ĐD 220 kV mạch kép đấu nối TBA 220 kV Bạc Liêu chuyển tiếp trên ĐD NĐ Cà Mau Bạc Liêu”
105 Phước Thái Rẽ Vĩnh Tân Tháp Chàm (mạch 2) 2 x 3 Đấu nối trạm 220 kV Phước Thái chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của ĐD 220 kV Vĩnh Tân Tháp Chàm, giải tỏa nguồn điện khu vực
106 ĐG Đức Trọng Rẽ Đa Nhim Đức Trọng () 2 x 1 Xây mới, đồng bộ NMĐG Đức Trọng. Vị trí và phương án đấu nối điều chỉnh của NMĐG Đức Trọng được đề xuất tại Văn bản số 3225/BCTĐL ngày 09/6/2022, Văn bản số 4777/BCTĐL ngày 11/8/2022, Văn bản số 6660/BCTĐL ngày 26/10/2022 của Bộ Công Thương và Văn bản số 835/TTgCN ngày 22/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Vận hành đồng bộ với ĐD 220 kV trạm cắt Đa Nhim Đức Trọng Di Linh.
107 ĐG Phước Hữu 220 kV Ninh Phước () 1 x 2 Xây mới, đấu nối ĐG Phước Hữu, thay cho ĐD 110 kV ĐG Phước Hữu 110 kV Ninh Phước đã được phê duyệt tại Quyết định số 3768/QĐBCT ngày 27/07/2011 do lưới điện 110 kV không có khả năng giải tỏa. Trạm nâng áp 220 kV ĐG Phước Hữu có công suất 63MVA
108 ĐG số 5 Ninh Thuận Ninh Phước 2 x 2 Xây mới, đồng bộ ĐG số 5 Ninh Thuận
109 ĐG Lạc Hòa 2 ĐG Hòa Đông 2 1 x 6 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực, phương án đấu nối đã được phê duyệt tại VB 911/TTgCN ngày 24/06/2020
110 ĐG Bạc Liêu GĐ3 Bạc Liêu 2 x 18 Xây mới, đồng bộ ĐG Bạc Liêu GĐ3, phương án đấu nối đã được phê duyệt tại QĐ số 209/QĐTTg ngày 09/02/2018
111 Hòa Bình Rẽ Giá Rai Bạc Liêu 2 x 13 Xây mới, đấu nối trạm 220 kV Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) chuyển tiếp ĐD 220 kV Giá Rai Bạc Liêu, giải tỏa nguồn điện khu vực
112 Hòa Bình đấu nối chuyển tiếp trên ĐD 220 kV đấu nối ĐG Hòa Bình 5 4 x 5 Xây mới, đấu nối trạm 220 kV Hòa Bình (tỉnh Bạc liêu), giải tỏa nguồn điện khu vực
113 ĐG Viên An Năm Căn 1 x 20 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực, phương án đấu nối đã được phê duyệt tại VB 911/TTgCN ngày 24/06/2020
114 Cụm ĐG Cà Mau 1 Cà Mau 2 x 52 Xây mới, đồng bộ Cụm ĐG Cà Mau 1
115 ĐG Long Mỹ 1 Rẽ NĐ Cà Mau Ô Môn 2 x 1 Xây mới, đồng bộ ĐG Long Mỹ 1
116 ĐG số 19 Bến Tre Bình Đại 2 x 12 Xây mới, đồng bộ ĐG số 19 Bến Tre, giải tỏa công suất ĐG số 19 Bến Tre, ĐG số 20 Bến Tre. Điều chỉnh phương án so với VB 911/TTgCN, thay thế cho ĐD 220 kV ĐG số 19 Bến Tre Bến Tre dài khoảng 50km do khó mở rộng ngăn lộ tại trạm 220 kV Bến Tre.
117 ĐG Hải Phong Mỏ Cày 2 x 50 Xây mới, đồng bộ ĐG Hải Phong, phương án đấu nối đã được phê duyệt tại VB 911/TTgCN ngày 15/07/2020
118 ĐG Đông Hải 1 ĐMT Trung Nam Trà Vinh 1 x 7 Xây mới, đồng bộ ĐG Đông Hải 1, phương án đấu nối đã được phê duyệt tại VB 911/TTgCN ngày 24/06/2020
119 ĐG Đông Thành 1 500 kV Duyên Hải 2 x 4 Xây mới, đồng bộ ĐG Đông Thành 1, giải tỏa công suất ĐG Đông Thành 1, ĐG Đông Thành 2. Điều chỉnh phương án so với VB 911/TTgCN, thay thế cho ĐD 220 kV ĐG Đông Thành 1 Rẽ Đông Hải 1 500 kV Duyên Hải để tránh quá tải ĐD 220 kV ĐG Đông Hải 1 ĐMT Trung Nam Trà Vinh 500 kV Duyên Hải.
120 ĐG Thăng Long 220 kV Duyên Hải 1 x 12 Xây mới, đồng bộ ĐG Thăng Long, phương án đấu nối đã được phê duyệt tại VB 911/TTgCN ngày 24/06/2020
121 ĐG Sóc Trăng 4 Vĩnh Châu 2 x 5 Xây mới, đồng bộ ĐG Sóc Trăng 4, phương án đấu nối đã được phê duyệt tại VB 911/TTgCN ngày 24/06/2020
122 ĐG Phú Cường 1A, 1B Vĩnh Châu 2 x 22 Xây mới, đồng bộ ĐG Phú Cường 1A, 1B; phương án đấu nối đã được phê duyệt tại VB 911/TTgCN ngày 24/06/2020
123 Tà Năng rẽ Đức Trọng Di Linh (mạch xây mới)() 2 x 20 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
124 Đông Quán Thẻ Rẽ Vĩnh Tân Trạm cắt 220 kV Quán Thẻ 2 x 1 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
125 Đông Quán Thẻ Cà Ná 1 x 7 Xây mới, đồng bộ với tiến độ phát triển phụ tải chuyên dùng
126 Hồng Phong Rẽ Phan Thiết Phan Rí () 2 x 1 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
127 Hàm Cường Hàm Thuận Nam () 2 x 7 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
128 Phong điện 1 Bình Thuận Rẽ Vĩnh Tân Phan Thiết () 2 x 4 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
129 500 kV Hồng Phong Rẽ Phan Rí Phan Thiết 4 x 5 Xây mới, đấu nối trạm 500kV Hồng Phong
130 TĐ Trị An Sông Mây 500 kV 1 x 24 Cải tạo nâng khả năng tải, đảm bảo giải tỏa công suất nguồn điện
131 Nâng khả năng tải Phan Rí Phan Thiết 2 x 52 Cải tạo nâng khả năng tải đoạn tuyến tiết diện ACSR2x330mm2 hiện có trên ĐD 220 kV Phan Rí Phan Thiết để giải tỏa nguồn điện khu vực
132 Phan Rí TĐ Đại Ninh 2 x 40 Xây mới, tăng cường khả năng giải tỏa nguồn điện khu vực
133 Nâng khả năng tải Hàm Tân Châu Đức và Hàm Tân ĐMT Đá Bạc Châu Đức 2 x 60 Cải tạo nâng khả năng tải, giải tỏa công suất nguồn điện khu vực
134 500 kV Sơn Mỹ Rẽ Hàm Tân Phước Thuận (Đất Đỏ) 4 x 4 Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Sơn Mỹ, xem xét chọn tiết diện phù hợp với tiết diện các ĐD 220 kV Hàm Tân Châu Đức và Hàm Tân ĐMT Đá Bạc Châu Đức sau khi cải tạo
135 Tây Bắc Củ Chi Củ Chi 500 kV 2 x 12 Xây mới
136 Bình Chánh 1 Đức Hòa 2 x 10 Xây mới
137 Phú Hòa Đông Rẽ Củ Chi Cầu Bông 4 x 5 Xây mới
138 Bình Chánh 2 Rẽ Đức Hòa Phú Lâm 4 x 2 Xây mới
139 Nâng khả năng tải Cầu Bông Củ Chi 2 x 22 Cải tạo nâng khả năng tải
140 Nâng khả năng tải cầu Bông Bình Tân Phú Lâm 2 x 34 Cải tạo nâng khả năng tải
141 Đồng Xoài Chơn Thành 2 x 20 Xây mới
142 Bình Long Chơn Thành (mạch 3, 4) 2 x 32 Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực
143 Đông Bình Phước Rẽ Bình Long Điện phân nhôm () 4 x 12 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
144 Nâng khả năng tải ĐD 220 kV Chơn Thành 500 kV Mỹ Phước 2 x 45 Cải tạo nâng khả năng tải, giải tỏa nguồn điện khu vực
145 Nâng khả năng tải ĐD 220 kV Mỹ Phước Tân Định 500 kV 2 x 17 Cải tạo nâng khả năng tải, giải tỏa nguồn điện khu vực
146 Tân Châu 1 Tân Biên () 2 x 16 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
147 500 kV Tây Ninh 2 Rẽ ĐMT Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh 4 x 3 Xây mới, đấu nối phía 220 kV trạm 500 kV Tây Ninh 2
148 500 kV Tây Ninh 2 Tây Ninh (chuyển đấu nối đi Tân Biên) 2 x 6 Xây mới, đấu nối phía 220 kV trạm 500 kV Tây Ninh 2
149 Tây Ninh 3 500 kV Tây Ninh 2 2 x 16 Xây mới
150 Bến Cầu 500 kV Tây Ninh 1 2 x 12 Xây mới
151 Tân Định 2 Bình Mỹ 2 x 14 Xây mới
152 Biên Hòa Rẽ Tân Uyên Long Bình 4 x 1 Xây mới
153 Dầu Giây 500 kV Đồng Nai 2 2 x 30 Xây mới
154 Dầu Giây 500 kV Long Thành 2 x 12 Xây mới
155 Đồng Nai 3 Tân Uyên () 2 x 55 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
156 Nâng khả năng tải 220 kV Long Thành An Phước Tam Phước 2 x 16 Cải tạo nâng khả năng tải.
157 Nâng khả năng tải 500 kV Long Thành 220 kV Long Thành 2 x 19 Cải tạo nâng khả năng tải
158 Hố Nai Rẽ Sông Mây Tam Phước 4 x 1 Xây mới
159 TP Phú Mỹ Rẽ Phú Mỹ Bà Rịa 4 x 2 Xây mới
160 TP Phú Mỹ Bắc Châu Đức 500 kV 2 x 30 Xây mới
161 Nâng khả năng tải Bến Lức Phú Lâm 2 x 28 Cải tạo nâng khả năng tải
162 Tân Lập Rẽ 500 kV Đức Hòa Long An 2 x 9 Xây mới
163 Cần Giuộc Rẽ 500 kV Long An Nam Hiệp Phước 4 x 3 Xây mới
164 LNG Long An I 500 kV Long An 2 x 18 Xây mới, đồng bộ với LNG Long An I, phụ thuộc tiến độ nguồn điện; kiến nghị thiết kế sân phân phối 220 kV LNG Long An I với sơ đồ linh hoạt phân đoạn thanh cái.
165 LNG Long An I Bến Lức 2 x 30 Xây mới, đồng bộ với LNG Long An I, phụ thuộc tiến độ nguồn điện; kiến nghị thiết kế sân phân phối 220 kV LNG Long An I với sơ đồ linh hoạt phân đoạn thanh cái
166 Lấp Vò Hồng Ngự 2 x 55 Xây mới
167 500 kV Tiền Giang Rẽ Vĩnh Long Sa Đéc 4 x 15 Xây mới
168 500 kV Tiền Giang Rẽ Cai Lậy Cao Lãnh 4 x 4 Xây mới
169 Nâng khả năng tải Trà Vinh Vĩnh Long 2 2 x 62 Cải tạo nâng khả năng tải
170 Bạc Liêu 3 500 kV Bạc Liêu () 2 x 30 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
171 Bạc Liêu 4 500 kV Bạc Liêu () 2 x 10 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
172 Trần Đề 500 kV Long Phú 2 x 24 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
173 Mỏ Cày 500 kV Mỹ Tho () 2 x 42 Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực
174 Vĩnh Châu Rẽ Long Phú Sóc Trăng (mạch 2) 2 x 20 Xây mới, đấu nối trạm 220 kV Vĩnh Châu chuyển tiếp trên mạch còn lại của ĐD 220 kV Long Phú Sóc Trăng
175 500 kV Bạc Liêu Rẽ Giá Rai Hòa Bình 4 x 6 Xây mới, đồng bộ trạm 500 kV Bạc Liêu
176 Dự phòng phát sinh đường dây 220 kV cải tạo và xây mới 430 Dự phòng cho tăng trưởng phụ tải và phát triển nguồn điện
Ghi chú:
1. Đối với trạm biến áp
Danh mục trạm biến áp không bao gồm các trạm biến áp nâng áp của các dự án
nguồn điện. Công suất trong bảng là tổng công suất của các máy biến áp của
trạm. Trong quá trình thực hiện của mỗi giai đoạn, quy mô của trạm biến áp sẽ
được lựa chọn phù hợp với nhu cầu phụ tải và giải tỏa công suất nguồn điện.
Trong trường hợp có sự tăng trưởng phụ tải ở một số khu vực một cách đột
biến dẫn đến phải thay đổi, bổ sung quy mô, kết lưới đường dây và trạm thì báo
cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.
() Tiến độ, quy mô và vị trí của các trạm biến áp sẽ được chuẩn xác trong
quá trình xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch, phụ thuộc vào tiềm năng phát
triển nguồn và cấu hình lưới điện trong thực tế.
2. Đối với đường dây
Chiều dài đường dây sẽ được chuẩn xác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Trong trường hợp có sự tăng trưởng phụ tải ở một số khu vực một cách đột
biến dần đến phải thay đổi, bổ sung quy mô, kết lưới đường dây và trạm thì báo
cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.
() Tiến độ, quy mô của các đường dây sẽ được chuẩn xác trong quá trình
xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch, phụ thuộc vào tiềm năng phát triển
nguồn và cấu hình lưới điện trong thực tế.
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TIỀM NĂNG
(Kèm theo Quyết định số: 500/QĐTTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT Tên dự án Công suất (MW)
1 TĐ Thái An MR 41
2 TĐ Tuyên Quang MR 120
3 TĐ Trung Sơn MR 130
4 TĐ Srepok 3 MR 110
5 TĐ Sesan 3 MR 130
6 TĐ Sesan 4 MR 120
7 TĐ Buôn Kuốp MR 140
8 TĐ Vĩnh Sơn MR 40
9 TĐ Sông Hinh MR 70
10 TĐ Sông Ba Hạ MR 60
11 TĐ Đa Nhim MR 2 80
12 TĐ Đăk R’lấp 1 () 53
13 TĐ Đăk R’lấp 2 () 68
14 TĐ Đăk R’lấp 3 () 82
Ghi chú:
Các dự án sẽ được xem xét trong Kế hoạch thực hiện quy hoạch và sau này.
Các dự án thủy điện cột nước thấp trên dòng chính sông Hồng, sông Cả, sông
Đồng Nai và các dòng sông khác do các địa phương (Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An,
Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông,…) đề xuất sẽ tiếp tục được nghiên cứu, đánh
giá kỹ lưỡng toàn diện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai nếu
đảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật, môi trường, dân cư, hạ tầng dọc
sông, tưới tiêu, giao thông thủy bộ,...
Các dự án thủy điện mở rộng khác do các địa phương đề xuất sẽ tiếp tục
được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường,
nhu cầu hệ thống, thời điểm xuất hiện,... để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
() Các dự án thủy điện Đăk R’lấp 1, Đăk R’lấp 2 và Đăk R’lấp 3 phải được xem
xét, đánh giá kỹ lưỡng về tác động môi trường, đất đai, ảnh hưởng đến rừng của
dự án.
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI XEM XÉT SAU NĂM 2030 (ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRONG
THỜI KỲ QUY HOẠCH NẾU THỰC HIỆN THEO HÌNH THỨC TỰ SẢN, TỰ TIÊU)
(Kèm theo Quyết định số: 500/QĐTTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT Dự án Tỉnh Công suất chưa vận hành (MW)
1 ĐMT An Cư An Giang 40
2 ĐMT Hồng Liêm 6.1 Bình Thuận 40
3 ĐMT Ayun Pa Gia Lai 20
4 ĐMT Ninh Sim Khánh Hòa 32
5 ĐMT Ia Rsươm Bitexco TôNa Gia Lai 11,84
6 ĐMT Đầm An Khê Quảng Ngãi 40
7 ĐMT Đầm Nước Mặn Quảng Ngãi 40
8 Lộc Thạnh 11 Bình Phước 40
9 ĐMT Hải Lý Bình Phước 1 Bình Phước 40
10 Sông Bình Bình Thuận 200
11 ĐMT Tân Xuân Bình Thuận 23,61
12 ĐMT Easup 1 Đắk Lắk 40
13 ĐMT Ia Lốp 1 Đắk Lắk 40
14 KN Buôn Tua Srah Đắk Nông 312
15 Cư Knia Đắk Nông 144
16 Ea Tling Đắk Nông 76
17 Xuyên Hà Đắk Nông 104
18 ĐMT nổi KN Trị An Đồng Nai 928
19 Trị An Đồng Nai 101
20 ĐMT Phước Trung Ninh Thuận 40
21 ĐMT Phước Hữu 2 Ninh Thuận 184
22 ĐMT Xanh Sông Cầu Phú Yên 150
23 ĐMT hồ Khe Gỗ Nghệ An 200
24 ĐMT nổi hồ Vực Mấu Nghệ An 160
25 ĐMT Tam Bố Lâm Đồng 40
26 Phong Hòa Thừa Thiên Huế 40
27 Phần còn lại dự án Dầu Tiếng Tây Ninh 1050
Tổng công suất 4.136,25
| Quyết định 500/QĐ-TTg | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-500-QD-TTg-2023-Quy-hoach-phat-trien-dien-luc-quoc-gia-2021-2030-tam-nhin-2050-566461.aspx | {'official_number': ['500/QĐ-TTg'], 'document_info': ['Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thủ tướng Chính phủ', ''], 'signer': ['Trần Hồng Hà'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thương mại'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/05/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '30/05/2023', 'note': ''} |
19,252 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 43/2017/QĐUBND Bắc Kạn, ngày 25 tháng 12 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BẢN QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ: 21/2014/QĐUBND NGÀY 22/10/2014 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ: 22/2014/QĐUBND
NGÀY 22/10/2014 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số:43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số:44/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số:47/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số:01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số:37/2014/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số:30/2014/TTBTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số:25/2014/TTBTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số:
315/TTrSTNMT ngày 23 tháng 11 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của bản Quy định một số nội
dung cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Quyết định số: 21/2014/QĐUBND ngày 22/10/2014
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Công tác kiểm tra, xác nhận và giao nộp sản phẩm
1. Bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính phải được kiểm tra, ký
duyệt, xác nhận theo quy định sau:
a) Bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính để phục vụ công tác thu
hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư phải được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, ký duyệt.
b) Bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính để thực hiện cấp Giấy
chứng nhận phải được Văn phòng Đăng ký đất đai ký duyệt đối với tổ chức, Chi
nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai ký duyệt đối với chủ sử dụng đất là hộ gia
đình, cá nhân.
2. Thể hiện chữ ký trên bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa
chính:
a) Bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính để thực hiện thu hồi,
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư,
phải có chữ ký của các đơn vị sau:
Đơn vị đo đạc;
Đơn vị kiểm tra;
Chủ đầu tư;
Ủy ban nhân dân cấp xã;
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện;
Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Bản trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính để thực hiện cấp Giấy
chứng nhận:
+ Chữ ký của người trích lục, trích đo.
+ Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất
đai.
3. Giao nộp, quản lý bản trích đo địa chính phục vụ thu hồi, giao đất, chuyển
mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư (trừ các dự án đầu tư có mục
đích kinh doanh)
a) Sau khi thực hiện hoàn thành các thủ tục về đất đai, chủ đầu tư nộp 05 bộ
bản trích đo địa chính đủ điều kiện gồm dạng giấy (bản sao) và dạng số (khuôn
dạng file .dgn) đến: Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi
trường cấp huyện; Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bắc Kạn, Chi nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai nơi có đất, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện
việc chỉnh lý biến động đất đai.
b) Việc tổ chức lập hồ sơ theo dõi, quản lý bản trích đo địa chính tại các cơ
quan, đơn vị được thực hiện theo quy định về quản lý hồ sơ địa chính.”
2. Bãi bỏ Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 22, Điều 23, Điều 24.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định một số nội dung
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn ban hành kèm theo Quyết định số: 22/2014/QĐUBND ngày 22/10/2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 4 như sau:
“Điều 4. Xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường khi nhà nước
thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất.
2. Đối với dự án có các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng, khả
năng sinh lợi và thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau hoặc trường hợp
tại khu vực thu hồi đất không đảm bảo yêu cầu về thông tin để áp dụng các
phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập,
phương pháp thặng dư thì việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất có thể áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh để
xác định giá đất.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với
đất khi nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 9 Nghị định số:
47/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
1. Tỷ lệ phần trăm quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định số: 47/2014/NĐCP:
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần theo giá trị hiện có của nhà, công trình là
80%.
2. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất
không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành khi nhà
nước thu hồi đất quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định số: 47/2014/NĐCP .
a) Đối với nhà, công trình xây dựng không áp dụng được đơn giá xây dựng cơ bản
theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh do không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo
quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng căn cứ vào biên bản điều tra hiện trạng của Tổ
công tác thống kê, giải phóng mặt bằng để lập dự toán xây dựng công trình mới,
có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, tính toán đơn giá xây dựng công trình,
trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, tổng hợp vào dự toán bồi
thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Trường hợp không còn hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình thì căn cứ biên
bản điều tra hiện trạng của Tổ công tác thống kê, GPMB để thuê đơn vị tư vấn
có tư cách pháp nhân đủ năng lực lập lại thiết kế để lập dự toán xây dựng công
trình mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trên cơ sở dự toán xây dựng mới
của đơn vị tư vấn lập, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
tính toán đơn giá xây dựng công trình, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm
định, tổng hợp vào dự toán bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau :
“Điều 14. Bồi thường về di chuyển mồ mả
1. Người có mồ mả phải di chuyển khi nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường
theo đơn giá cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Ngoài kinh phí bồi
thường theo quy định, còn được bồi thường chi phí hợp lý khác là: 3.000.000
đồng/mộ.
2. Trường hợp mồ mả không có người nhận thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
thu hồi chủ trì, phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt
bằng thực hiện việc di chuyển để giải phóng mặt bằng công trình. Kinh phí được
xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này và do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư chi trả.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường
hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
Việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại Khoản 2
Điều 84 Luật Đất đai và Điều 20 Nghị định số: 47/2014/NĐCP (sửa đổi, bổ sung
bởi Nghị định số: 01/2017/NĐ CP) được thực hiện như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số: 47/2014/NĐCP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số: 01/2017/NĐ CP) khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất quy định tại các Điểm d, đ và e Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số: 47/2014/NĐCP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số: 01/2017/NĐ CP) (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, của Công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền.
Việc hỗ trợ bằng tiền theo mức sau:
Đất trồng lúa: Bằng 05 (năm) lần giá đất cùng loại trong bảng giá đất do Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định;
Đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt: Bằng 04 lần
(bốn) lần giá đất cùng loại trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy
định;
Đất trồng cây lâu năm: Bằng 03 (ba) lần giá đất cùng loại trong bảng giá
đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
Đất lâm nghiệp: Bằng 02 (hai) lần giá đất cùng loại trong bảng giá đất do
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích bị thu hồi, nhưng không vượt quá
hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
2. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trong độ
tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp.
a) Căn cứ cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đã được Thủ tướng Chính phủ
quyết định, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
huyện lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm cho người trong độ tuổi lao động có đất thu hồi;
b) Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được lập và phê
duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình
lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phải lấy ý kiến
của người bị thu hồi đất.
3. Trường hợp hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức
(đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng
trợ cấp) vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng
đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khi nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó mà được bồi thường bằng tiền thì
nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo mức quy định tại Khoản 1 Điều này.”
5. Sửa đổi Điều 22 như sau:
“Điều 22. Hỗ trợ khác
Ngoài việc hỗ trợ theo quy định tại các Điều 17,18,19,20,21 của Quy định này,
căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn
bản đề xuất báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ
trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với
người có đất thu hồi; trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi
thường theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương; trường hợp đặc biệt
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
6. Sửa đổi Khoản 3 Điều 23 như sau:
“3. Việc xác định giá đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái
định cư được xác định cùng thời điểm xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính
tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.”
7. Bổ sung Khoản 3 Điều 25 như sau:
“3. Trong trường hợp khẩn cấp, phải giao đất tái định cư cho hộ gia đình,
cá nhân do bị sạt lở, sụt lún bất ngờ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2
Điều 16 Nghị định số: 47/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Ủy ban nhân
dân cấp huyện căn cứ vào quỹ đất ở thực tế tại địa phương để xét giao đất cho
từng trường hợp cụ thể; diện tích đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
không vượt quá hạn mức theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.”
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm
2018.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các
Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Lao động Thương binh và Xã hội; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
| Quyết định 43/2017/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-43-2017-QD-UBND-sua-doi-21-2014-QD-UBND-22-2014-QD-UBND-Bac-Kan-371897.aspx | {'official_number': ['43/2017/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 43/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định kèm theo Quyết định 21/2014/QĐ-UBND và 22/2014/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Kạn ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bắc Kạn', ''], 'signer': ['Lý Thái Hải'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/12/2017', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,253 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3018/QĐUBND Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 28 tháng 9 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÃ ĐƯỢC CUNG CẤP DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số107/2021/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ CP ngày 23 tháng 4
năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2 1 39/QĐUBND ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Về việc giao chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công trực
tuyến cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh , UBND c ấ p huyện, cấp
xã năm 2022;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 11
45/TTrVP ngày 12 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính đủ
điều kiện đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết
của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà RịaVũng Tàu, cụ thể:
Tổng số thủ tục hành chính (dịch vụ công trực tuyến): 1.534, gồm: 1.227 dịch
vụ công cấp tỉnh, 194 dịch vụ công cấp huyện, 113 dịch vụ công cấp xã.
(Nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Nội dung của các thủ tục hành chính (dịch vụ công trực tuyến) được công khai
trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của Cổng Dịch vụ công Quốc
gia.
Trường hợp các thủ tục hành chính (dịch vụ công trực tuyến) tại Phụ lục có sự
thay đổi tên hoặc có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế... thì áp dụng theo quyết
định công bố danh mục thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai việc cập nhật danh mục thủ
tục hành chính (dịch vụ công trực tuyến) kèm theo quyết định này lên Cổng Dịch
vụ công tỉnh theo đúng quy định tại Quyết định số 1948/QĐUBND ngày 20/7/2021
của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quy chế Quản lý, vận hành Cổng Dịch vụ công
tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm
quyền giải quyết đã được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm cấu hình các thủ tục hành
chính (dịch vụ công trực tuyến) trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh
để tiếp nhận và xử lý kịp thời, đầy đủ hồ sơ từ Cổng Dịch vụ công tỉnh, Cổng
Dịch vụ công Quốc gia, đồng thời phản hồi đầy đủ, kịp thời thông tin lên Cổng
Dịch vụ công Quốc gia theo quy định.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Quyết định trước đây
trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Quyết định và Phụ lục kèm theo Quyết định này được đăng tải trên Cổng Thông
tin điện tử tỉnh Bà RịaVũng Tàu, tại địa chỉ: www.bariavungtau.gov.vn.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Cục kiểm soát TTHC Văn phòng Chính phủ;
TTr.Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
Báo BRVT, Đài PTTH tỉnh;
Sở TT&TT; Sở Nội vụ;
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh;
Trung tâm Công báoTin học;
Trung tâm CNTT&TT, Sở TTTT;
Lưu: VT.NC6. KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Khánh
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN 
| Quyết định 3018/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3018-QD-UBND-2022-thu-tuc-hanh-chinh-du-dieu-kien-cung-cap-dich-vu-cong-Vung-Tau-631673.aspx | {'official_number': ['3018/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3018/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu', ''], 'signer': ['Lê Ngọc Khánh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/09/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,254 | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 672/QĐBGDĐT Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT LIÊN KẾT TỔ CHỨC THI CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH IELTS GIỮA CÔNG TY TNHH
GIÁO DỤC IDP (VIỆT NAM), TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BUÔN
MA THUỘT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO HANEX, CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIÁO DỤC VIỆT MỸ, CÔNG TY TNHH ANH NGỮ GIA VIỆT, CÔNG TY
CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO IMAP VIỆT NAM, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO PHÁT
TRIỂN THỜI ĐẠI, CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG PISA, TRUNG
TÂM ANH NGỮ INNO (CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐẤT
PHAN) VÀ IELTS AUSTRALIA PTY LTD (AUSTRALIA)
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứLuật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số86/2022/NĐCP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
Căn cứ Nghị định số86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy
định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số11/2022/TTBGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực
ngoại ngữ của nước ngoài;
Xét đề nghị của Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam), Trường Đại học Việt
Đức, Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Công ty TNHH Đào tạo Hanex, Công ty TNHH một thành viên Giáo dục Việt Mỹ, Công
ty TNHH Anh ngữ Gia Việt, Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam,
Công ty Cổ phần Đào tạo Phát triển Thời Đại, Công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục
và Truyền thông PISA, Trung tâm Anh ngữ INNO (Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn
Thiết kế Xây dựng Đất Phan) và IELTS Australia Pty Ltd (Australia) tại Đơn
đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS ngày 15
tháng 12 năm 2022 và Đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS
ngày 07 tháng 3 năm 2023;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS giữa
các Bên liên kết gồm:
Bên Việt Nam:
1. Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam)
Trụ sở: Số 161161A Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ
Chí Minh
Điện thoại: (0283)9104205/19006955
Fax: 02839104206
Website: https://www.idp.com/vietnam/
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0302263527, đăng ký lần đầu ngày 17
tháng 12 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 29 tháng 9 năm 2022 do
Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
2. Trường Đại học Việt Đức
Trụ sở: Vành đai 4, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0274)2220990
Fax: (0274)2220980
Website: https://vgu.edu.vn/
Quyết định số 1196/QĐTTg ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập Trường Đại học Việt Đức.
3. Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trụ sở: 298 Hà Huy Tập, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk
Điện thoại: (0262)3986688
Website: https://bmtu.edu.vn/
Quyết định số 1450/QĐTTg ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập Trường Đại học Buôn Ma Thuột.
4. Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Trụ sở: Số 207 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội
Điện thoại: (0243)8280280
Website: https://www.neu.edu.vn/
Quyết định số 1443/QĐTTg ngày 22 tháng 10 năm 1985 của Thủ tướng Chính phủ
về việc đổi tên Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch Hà Nội.
5. Công ty TNHH Đào tạo Hanex
Trụ sở: 85 Nguyễn Thái Học, Phường 7, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu
Điện thoại: 0909358690
Website: http://hanexenglish.edu.vn/
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3502413292, đăng ký lần đầu ngày 16
tháng 12 năm 2019 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu cấp.
6. Công ty TNHH một thành viên Giáo dục Việt Mỹ
Trụ sở: E99 Đường Võ Thị Sáu, KP 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (0251)3917 555
Website: https://vmg.edu.vn/
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3601987957, đăng ký lần đầu ngày 22
tháng 7 năm 2009, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2019 do
Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp.
7. Công Ty TNHH Anh ngữ Gia Việt
Trụ sở: 39 Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: (0292)3831000
Website: https://www.giaviet.edu.vn
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1801159435, đăng ký lần đầu ngày 30
tháng 8 năm 2010, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 21 tháng 01 năm 2020 do
Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp.
8. Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam
Trụ sở: 14 Trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 02466811242
Website: https://ieltsfighter.com/
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106034111, đăng ký lần đầu ngày 13
tháng 11 năm 2012, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 26 tháng 9 năm 2022 do
Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
9. Công ty Cổ phần Đào tạo Phát triển Thời Đại
Trụ sở: Số 89 Hồng Bàng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: (0225)3528289
Website: https://anhnguhaiphong.com/
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0201265415, đăng ký lần đầu ngày 06
tháng 6 năm 2012, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 26 tháng 02 năm 2022 do
Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.
10. Công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục và Truyền thông PISA
Trụ sở: Số A217, khu đô thị Monbay, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: (0203)3659199
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5701738813, đăng ký lần đầu ngày 28
tháng 11 năm 2014, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 17 tháng 10 năm 2022 do
Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.
11. Trung tâm Anh ngữ INNO (Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây
dựng Đất Phan)
Trụ sở: Tầng 2, tòa nhà Huynhgia Space, 187189 Tôn Đức Thắng, phường Phú
Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam
Điện thoại: (0252)3751378 3751379
Website: http://www.inno.edu.vn/
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3400994552001, đăng ký lần đầu
ngày 12 tháng 7 năm 2012, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 19 tháng 3 năm 2018
do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp.
Bên nước ngoài:
IELTS Australia Pty Ltd (Australia)
Trụ sở: Tầng 10, 697 Collins, Docklands, Victoria, Australia
Điện thoại: 61 3 9612 4400
Fax: 61 3 9614 0534
Website: www.idp.com
Giấy phép thành lập: Số 008664766 do Ủy ban An ninh và Đầu tư Australia cấp
ngày 17 tháng 07 năm 1990.
Điều 2. Các Bên có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, những cam kết,
kế hoạch bảo đảm các điều kiện về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực
ngoại ngữ của nước ngoài quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng
6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh
vực giáo dục và Thông tư số 11/2022/TTBGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ
năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đã trình bày trong Đề án liên kết tổ chức
thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS ngày 07 tháng 3 năm 2023 với những nội dung
chính sau:
1. Đối tượng dự thi: Người có nhu cầu thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS.
2. Đề thi, quy trình đăng ký dự thi, quy trình tổ chức thi; cơ sở vật chất,
trang thiết bị để tổ chức thi; việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trước,
trong và sau khi thi; đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên của các Bên khi
tham gia tổ chức thi thực hiện theo quy định của IELTS Australia Pty Ltd
(Australia) và pháp luật của Việt Nam.
3. Địa điểm tổ chức thi:
a) Trường Đại học Việt Đức: Phòng 614 (tầng 6) Tòa nhà hành chính và phòng
204, phòng 223, phòng 224, phòng 225, phòng 226, phòng 228 (tầng 2) Tòa nhà
học thuật 1, Vành đai 4, phường Thới Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
b) Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột: Phòng E201, phòng E202 (tầng 2) và
phòng E301 (tầng 3), tòa nhà E, số 298 Hà Huy Tập, phường Tân An, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
c) Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Phòng 1002, phòng 1005, phòng 1007, phòng
1008, phòng 1009 (tầng 10) tòa nhà A2 và phòng khảo thí (tầng 02) tòa nhà
EFL, 207 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
d) Công ty TNHH Đào tạo Hanex: Phòng 101 (tầng 1), phòng 201 (tầng 2), phòng
301 (tầng 3) và phòng 401 (tầng 4), số 85 Nguyễn Thái Học, Phường 7, thành phố
Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
đ) Công ty TNHH một thành viên Giáo dục Việt Mỹ: Phòng 501, phòng 502, phòng
503 (tầng 5), số 1209 Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hoà,
tỉnh Đồng Nai.
e) Công ty TNHH Anh ngữ Gia Việt: Phòng 701, phòng 702, phòng 703, phòng 704,
phòng 705 (tầng 7) và phòng khảo thí máy, phòng khảo thí giấy, (tầng 8), số 39
Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
g) Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam:
Phòng IELTS Lab (tầng 4) và phòng IELTS Test room (tầng 3), số 214 Đường
Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;
Phòng IELTS Lab (tầng 5) và phòng IELTS Test room (tầng 6), số 74 Hermann,
phường Hưng Phúc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
h) Công ty Cổ phần Đào tạo Phát triển Thời Đại: Phòng khảo thí và phòng
IELTS Lab (tầng 2), Tòa nhà Victory Building số 119 121 Nguyễn Đức Cảnh,
phường Cát Dài, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
i) Công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục và Truyền thông PISA: Phòng IELTS Lab (tầng
2) và phòng 509 (tầng 5), số A217 khu đô thị Monbay, phường Hồng Hải, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
k) Trung tâm Anh Ngữ INNO (Chi nhánh Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng
Đất Phan): Phòng 501, phòng 502 (tầng 5) và phòng 601, phòng 602, phòng 603
(tầng 6), số 187189 Tôn Đức Thắng, KP 7, phường Phú Thủy, thành phố Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận.
4. Chứng chỉ được cấp: IELTS Test Report Form.
5. Tài chính: Lệ phí thi và các loại phí khác (nếu có) thực hiện theo quy
định hiện hành của pháp luật về giá của Nhà nước Việt Nam.
Điều 3. Bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản lịch tổ chức
thi với cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nơi tổ chức thi trước 05 ngày tính đến ngày tổ chức thi;
gửi báo cáo về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thi cấp chứng chỉ
tiếng Anh IELTS theo định kỳ 6 tháng một lần (trước ngày 25 tháng 6 và 25
tháng 12 hằng năm) và khi có sự thay đổi khác quy định tại Điều 2 Quyết định
này tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Quản lý chất lượng); chịu sự thanh
tra, kiểm tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chuyên môn về
giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có
địa điểm thi.
Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra, phối hợp với các đơn vị có
liên quan thanh tra việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS
của các Bên theo Quyết định này và hồ sơ liên kết của các Bên.
Điều 4. Thời hạn hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh
IELTS giữa Bên Việt Nam và IELTS Australia Pty Ltd (Australia) là 05 năm tính
từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thủ trưởng các đơn vị có
liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam),
Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Công ty TNHH Đào tạo Hanex, Công ty TNHH một thành viên Giáo
dục Việt Mỹ, Công ty TNHH Anh ngữ Gia Việt, Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào
tạo IMAP Việt Nam, Công ty Cổ phần Đào tạo Phát triển Thời Đại, Công ty Cổ
phần Tư vấn Giáo dục và Truyền thông PISA, Trung tâm Anh ngữ INNO (Chi nhánh
Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Đất Phan) và IELTS Australia Pty Ltd
(Australia) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
Bộ trưởng (để b/c);
Cục HTQT;
Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT;
Sở GDĐT thành phố Hà Nội;
Sở GDĐT thành phố Hải Phòng;
Sở GDĐT thành phố Cần Thơ;
Sở GDĐT tỉnh Bình Dương;
Sở GDĐT tỉnh Đắk Lắk;
Sở GDĐT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;
Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai;
Sở GDĐT tỉnh Nghệ An;
Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh;
Sở GDĐT tỉnh Bình Thuận;
Lưu: VT, QLCL. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
| Quyết định 672/QĐ-BGDĐT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-672-QD-BGDDT-2023-thi-cap-chung-chi-tieng-Anh-IELTS-truong-Dai-hoc-Viet-Duc-567540.aspx | {'official_number': ['672/QĐ-BGDĐT'], 'document_info': ['Quyết định 672/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục IDP (Việt Nam), trường Đại học Việt Đức, trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đào tạo Hanex, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giáo dục Việt Mỹ, Công ty trách nhiệm hữu Anh ngữ Gia Việt, Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam, Công ty Cổ phần Đào tạo - Phát triển Thời Đại, Công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục và Truyền thông PISA, Trung tâm Anh ngữ INNO (Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng Đất Phan) và IELTS Australia Pty Ltd (Australia) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giáo dục và Đào tạo', ''], 'signer': ['Nguyễn Hữu Độ'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/03/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,255 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1369/QĐUBND Cao Bằng, ngày 23 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐO
ĐẠC, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH CAO BẰNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm
2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07
tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số3096/QĐBTNMT ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi chức năng quản lý
nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
3722/TTrSTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 02 thủ tục hành chính sửa
đổi, bổ sung trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường (chi tiết tại Phụ lục kèm
theo).
Nội dung các bộ phận cơ bản của thủ tục hành chính được công bố không nêu
trong Quyết định này được thực hiện theo Quyết định số 3096/QĐBTNMT ngày 26
tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 887/QĐUBND ngày 14 tháng 7 năm 2023 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc công bố Danh mục thủ tục hành
chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành
chính công; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Trường Huy
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC ĐO ĐẠC, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG
TIN ĐỊA LÝ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH
CAO BẰNG
(Kèm theo Quyết định số 1369/QĐUBND ngày 01 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG[1] (02 TTHC)
STT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Cách thức thực hiện Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Ghi chú
1 Cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II (1.000049) a) Về cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II: Thời hạn trả kết quả: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. b) Về gia hạn/cấp lại/cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II: Thời hạn trả kết quả: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính công ích; Qua dịch vụ công trực tuyến một phần. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cao Bằng Chưa quy định Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018. Nghị định số 27/2019/NĐCP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đo đạc và bản đồ; Nghị định số 136/2021/NĐCP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐCP ngày 13/3/2019 của Chính phủ; Nghị định số 22/2023/NĐCP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Nội dung TTHC theo Quyết định sô 3096/QĐBTNMT ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
2 Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ (1.011671) Ngay trong ngày làm việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu cung cấp Trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính công ích; Qua dịch vụ công trực tuyến một phần. Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Cao Bằng Địa chỉ: 158 Phố Cũ, Phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Theo quy định của Luật phí và lệ phí và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật phí và lệ phí Thông tư số 47/2024/TTBTC ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018. Nghị định số 27/2019/NĐCP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đo đạc và bản đồ; Nghị định số 136/2021/NĐCP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐCP ngày 13/3/2019 của Chính phủ; Nghị định số 22/2023/NĐCP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Sửa đổi bổ sung: Thay thế nội dung quy định về phí, lệ phí của TTHC.
Tổng số danh mục TTHC công bố 02 TTHC
Qua dịch vụ công trực tuyến một phần 02 TTHC
Qua Dịch vụ bưu chính công ích 02 TTHC
[1] Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung.
| Quyết định 1369/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1369-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-do-dac-So-Tai-nguyen-Cao-Bang-629485.aspx | {'official_number': ['1369/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1369/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Cao Bằng', ''], 'signer': ['Trịnh Trường Huy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,256 | BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 138/LĐTBXHLĐTL
V/v hợp đồng lao động với người lao động làm việc không trọn thời gian Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2015
Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Iternational SOS Việt Nam
(Đ/c: Tầng 4 72 Xuân Diệu, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội)
Trả lời công văn số 179/2014 ngày 26/12/2014 của Công ty trách nhiệm hữu hạn
Iternational SOS Việt Nam đề nghị hướng dẫn về việc giao kết hợp đồng lao động
với người lao động làm việc không trọn thời gian, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì người lao động
làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như
người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị
phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Bộ luật Lao động thì khi hợp đồng
lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký
kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là
hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người
lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác
định thời hạn.
Căn cứ vào các quy định nêu trên và nội dung công văn số 179/2014 của Công ty
thì khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc không trọn thời
gian, Công ty phải thực hiện ký hợp đồng lao động theo đúng quy định tại Điều
22 của Bộ luật Lao động.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trả lời để Công ty biết và thực hiện./.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
Tống Thị Minh
| Công văn 138/LĐTBXH-LĐTL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Lao-dong-Tien-luong/Cong-van-138-LDTBXH-LDTL-2015-hop-dong-lao-dong-voi-nguoi-lao-dong-lam-viec-khong-tron-thoi-gian-263180.aspx | {'official_number': ['138/LĐTBXH-LĐTL'], 'document_info': ['Công văn 138/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 hợp đồng lao động với người lao động làm việc không trọn thời gian do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội', ''], 'signer': ['Tống Thị Minh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/01/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,257 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 73/QĐUBND Vĩnh Phúc, ngày 09 tháng 01 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC XÃ HỘI HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2019 (ĐỢT 1)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ các quy hoạch: Phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung xây dựng
đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Văn bản số 2169CV/TU ngày 31/10/2018 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc
nghiên cứu nạo vét Đầm vạc theo hình thức xã hội hóa đầu tư;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 62/SKHĐTDNKTHT ngày
08/1/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức xã
hội hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019 (đợt 1), như sau:
1. Tên dự án: Nạo vét hồ Đầm Vạc;
2. Địa điểm đầu tư: Thành phố Vĩnh Yên;
3. Mục tiêu, quy mô đầu tư dự kiến:
Hoàn thiện quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030; tạo cảnh quan môi trường nước và bảo vệ cảnh quan
sinh thái hồ chứa nước Đầm Vạc phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ; tạo không
gian điều hòa nguồn nước, góp phần giải quyết tình trạng ngập úng trong phạm
vi quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc vào mùa mưa và tình trạng ô nhiễm
môi trường từ nước thải, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; lấy đất đắp nền các dự án đô thị
trong khu vực;
Quy mô nghiên cứu: 103ha (trong đó trừ phạm vi nghiên cứu của các dự án
khác đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã có chủ trương giao nhà đầu tư
thực hiện);
Quy mô nạo vét: đến chiều sâu quy hoạch được phê duyệt hoặc theo ý kiến của
Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Vĩnh Yên, Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn;
4. Tổng mức đầu tư dự kiến: 238 tỷ đồng;
5. Nguồn vốn: vốn nhà đầu tư tự bỏ kinh phí;
6. Hình thức đầu tư dự kiến: Xã hội hóa đầu tư;
7. Tiến độ dự kiến: 20192020;
(Có phụ biểu đính kèm).
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các ngành có liên quan: Cập
nhật đầy đủ thông tin của dự án và có trách nhiệm đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng để kêu gọi nhà đầu tư theo đúng quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Vĩnh Yên: Có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ thông tin liên quan đến dự án
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
CPVP;
Như Điều 3;
CV: NCTH;
Lưu: VT.
(Đ47b). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khước
PHỤ BIỂU
DANH MỤC DỰ ÁN THU HÚT ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC XÃ HỘI HÓA (ĐỢT 1)
(Kèm theo Quyết định số: 73/QĐUBND ngày 09/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
TT Danh mục dự án Địa điểm đầu tư Mục tiêu, quy mô đầu tư dự kiến Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn Hình thức đầu tư dự kiến Tiến độ dự kiến Đơn vị cung cấp thông tin liên quan dự án Ghi chú
Triệu USD Tỷ đồng
1 Nạo vét hồ Đầm Vạc thành phố Vĩnh Yên Hoàn thiện quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; tạo cảnh quan môi trường nước và bảo vệ cảnh quan sinh thái hồ chứa nước Đầm Vạc phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ; tạo không gian điều hòa nguồn nước, góp phần giải quyết tình trạng ngập úng trong phạm vi quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc vào mùa mưa và tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; lấy đất đắp nền các dự án đô thị trong khu vực; Quy mô nghiên cứu: 103ha (trong đó trừ phạm vi nghiên cứu của các dự án khác đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã có chủ trương giao nhà đầu tư thực hiện). 238 Xã hội hóa 20192020 Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Vĩnh Yên
| Quyết định 73/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-73-QD-UBND-2019-du-an-keu-goi-dau-tu-theo-hinh-thuc-xa-hoi-hoa-Vinh-Phuc-596654.aspx | {'official_number': ['73/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 73/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019 (đợt 1)'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Vĩnh Phúc', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Khước'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/01/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,258 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1355/QĐUBND Đắk Nông, ngày 07 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI TRONG LĨNH VỰC HỖ TRỢ
TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số 2373/QĐBKHĐT ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực hỗ
trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 77/TTrSKH
ngày 01 tháng 11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính ban
hành mới trong lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư (có Phụ lục kèm
theo).
Điều 2.
Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Viễn thông Đắk Nông công
khai, đồng bộ Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC về Hệ thống thông tin giải quyết
TTHC của tỉnh; đồng thời, niêm yết, công khai nội dung TTHC tại Trung tâm Phục
vụ hành chính công theo quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo
dõi, cập nhật thành phần hồ sơ, trình tự, quy trình thực hiện đối với TTHC kèm
theo Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh
Đắk Nông.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm niêm yết, công khai nội
dung TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và
Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Cục KSTTHC VPCP;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Các PCVP UBND tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Viễn thông Đắk Nông;
Lưu: VT, TTHCC, NC (Đ). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Chiến
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI TRONG LĨNH VỰC HỖ TRỢ TỔ HỢP TÁC, HỢP
TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1355/QĐUBND ngày 07 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)
STT Tên thủ tục hành chính Thành phần hồ sơ; Số lượng hồ sơ Trình tự thực hiện; Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Ghi chú/Mã TTHC
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Địa chỉ tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác có địa chỉ giao
dịch, nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI
1 Đăng ký nhu cầu hỗ trợ của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 1. Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm: a) Đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ trong đó có nội dung cam kết không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Hợp tác xã 2023, không trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 113/2024/NĐCP ngày 12/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; b) Bản sao tài liệu, hồ sơ liên quan thể hiện sự phù hợp các tiêu chí thụ hưởng theo quy định: Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Tài liệu, hồ sơ chứng minh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đáp ứng một (bắt buộc) hoặc nhiều (nếu có) tiêu chí sau, cụ thể: số lượng thành viên tăng trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ tăng trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; tỷ lệ trích lập quỹ chung không chia cao hơn so với mức tối thiểu quy định tại Điều 84 Luật Hợp tác xã 2023 trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; tăng giá trị tài sản chung không chia trong năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; có ít nhất 5% tổng số thành viên, người lao động được tham gia các lớp giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự tổ chức hoặc do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác tổ chức và đã được cấp chứng nhận tham gia khóa học hoặc có danh sách thành viên, người lao động tham gia khóa học có đóng dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (đối với các khóa học do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự tổ chức, thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải có kế hoạch tổ chức khóa học, nội dung khóa học và danh sách khóa học có chữ ký của người tham gia khóa học) tính đến thời điểm năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; đã thành lập không quá 36 tháng tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư tính đến thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký thụ hưởng khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước có giá trị từ 03 tỷ đồng trở lên thì phải có Báo cáo tài chính năm trước liền kề đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ. Đối với tổ hợp tác: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác; Tài liệu, hồ sơ chứng minh tổ hợp tác đáp ứng một tiêu chí (bắt buộc) hoặc nhiều tiêu chí (nếu có), cụ thể: số lượng thành viên tăng trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; có ít nhất 5% tổng số thành viên, người lao động được tham gia các lớp giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn do tổ hợp tác tự tổ chức hoặc do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác tổ chức và đã được cấp chứng nhận tham gia khóa học hoặc có danh sách thành viên, người lao động tham gia khóa học có xác nhận của tổ hợp tác (đối với các khóa học do tổ hợp tác tự tổ chức, thì tổ hợp tác phải có kế hoạch tổ chức khóa học, nội dung khóa học và danh sách khóa học có chữ ký của người tham gia khóa học) tính đến thời điểm năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; đã thành lập không quá 36 tháng tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư tính đến thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ. Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp tại hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ nêu trên. 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ 1. Trình tự thực hiện: Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi 01 bộ Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác có địa chỉ giao dịch, nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính. Nộp trực tiếp; Qua dịch vụ bưu chính công ích; Trực tuyến qua Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã (khi được xây dựng xong) /Cổng Dịch vụ công quốc gia. 2. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Không thu lệ phí Luật Hợp tác xã 2023; Nghị định số 113/2024/NĐCP ngày 12 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã. 2.002668.000.00.00.H10
Ghi chú: Nội dung TTHC cụ thể được công bố tại Quyết định này được thực hiện
theo nội dung đã được Bộ KHĐT công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia
(https://dichvucong.gov.vn/) và được UBND tỉnh công khai và tiếp nhận nộp trực
tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh
(https://dichvucong.daknong.gov.vn//) theo quy định.
| Quyết định 1355/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-1355-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-ho-tro-to-hop-tac-So-Ke-hoach-Dak-Nong-630733.aspx | {'official_number': ['1355/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đắk Nông', ''], 'signer': ['Lê Văn Chiến'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,259 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 85/KHUBND Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2022
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06NQ/TU NGÀY 10/11/2021 CỦA BAN THƯỜNG
VỤ TỈNH ỦY VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030.
Thực hiện Nghị quyết số 06NQ/TU ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 176/QĐUBND ngày 10/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030; nhằm thông tin, tuyên truyền râu rộng về mục đích, ý nghĩa và
tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế xã hội
trong giai đoạn mới; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông thực
hiện Nghị quyết số 06NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông qua công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và
hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số; qua đó
tạo sự đồng thuận cao trong xã hội quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết
số 06NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thông tin, truyền thông về chuyển đổi số nhằm hướng đến lợi ích của người
dân và doanh nghiệp; nâng cao ý thức sử dụng công nghệ thông tin từ gia đình
đến nhà trường, xã hội, góp phần hình thành xã hội thông tin, gắn kết với bảo
đảm an toàn, an ninh thông tin cho người sử dụng; tăng cường hiệu lực thực thi
pháp luật và hiệu quả công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho công
nghệ thông tin và chuyển đổi số.
2. Yêu cầu
Các hình thức thông tin, tuyên truyền được phối hợp linh hoạt, kịp thời,
thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả; tận dụng ưu thế của mạng xã hội và phương
tiện truyền thông đại chúng để các nội dung thông tin, tuyên truyền lan tỏa
rộng rãi trong cộng đồng.
Công tác tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên, có trọng tâm, trọng
điểm, linh hoạt, đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn, tránh dàn trải,
chung chung gây tốn kém, lãng phí.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung tuyên truyền
a) Thông tin, tuyên truyền, giới thiệu những khái niệm cơ bản, tầm quan
trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của chuyển đổi số, công nghệ số; sự
cần thiết phải chuyển đổi số, phát triển chính quyền số; vai trò, tác động
của ứng dụng công nghệ thông tin đến phát triển kinh tế xã hội; các quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số
và kết quả thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số,
chuyển đổi số ở các cấp, các ngành, các địa phương.
b) Tập trung tuyên truyền về những định hướng, quan điểm, giải pháp trong chỉ
đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với các ngành, các cấp trong
việc triển khai và thực hiện Nghị quyết số 06NQ/TU; Quyết định số 176/QĐUBND
ngày 10/1/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 06NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
c) Tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ
quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội, các
đơn vị sự nghiệp công lập đối với việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ ứng dụng
công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số.
d) Thông tin, tuyên truyền, phản ánh sự vào cuộc của cấp ủy và chính quyền
các cấp trong việc thực hiện Nghị quyết; đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể để đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn toàn tỉnh; huy động tối
đa các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
trong các ngành, lĩnh vực với mục tiêu: đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
phục vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội
số và đô thị thông minh; tập trung phát triển mạnh kinh tế số để nâng cao
năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh
nghiệp và nền kinh tế của tỉnh; phát triển xã hội số, góp phần xây dựng xã
hội văn minh, hiện đại, tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
e) Tuyên truyền, phổ biến việc triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số cần thực
hiện theo quy trình, thủ tục, pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư, ngân
sách nhà nước; tuân thủ các quy trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo cạnh tranh,
minh bạch; sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn có chất lượng tốt nhất với giá cả
phù hợp nhất. Thực hiện kiểm tra, giám sát kịp thời ngay từ khâu lập kế
hoạch, phê duyệt chủ trương, lập dự toán đến các khâu thực hiện đầu tư, mua
sắm và quyết toán.
g) Thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng những mô hình thí điểm về
chuyển đổi số; các bước triển khai thực hiện chuyển đổi số và hiệu quả bước
đầu chuyển đổi số ở một số lĩnh vực. Biểu dương kịp thời những đơn vị, địa
phương, tập thể, cá nhân trong tỉnh đi đầu trong việc triển khai, thực hiện
hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 06NQ/TU ngày 10/11/2021
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số.
2. Hình thức tuyên truyền
Thực hiện thông tin, tuyên truyền thông qua hệ thống báo in, báo nói, báo
hình, ảnh báo chí, trang thông tin điện tử, các bản tin, thông tin nội bộ của
các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và trên các phương tiện thông tin đại chúng
của các cơ quan Trung ương.
Thông tin, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã; hệ
thống cổ động trực quan.
Thông tin, tuyên truyền thông qua các hội thảo, hội nghị, tập huấn, diễn
đàn, sinh hoạt cộng đồng...
Thông tin, tuyên truyền qua việc biên soạn, in ấn tài liệu, ấn phẩm.
Tuyên truyền trên các tiện ích mạng xã hội; trang Zalo “Chuyển đổi số
Thanh Hóa”, trang fanpage Facebook “Chuyển đổi số Thanh Hóa ”, Tổng đài 1022,
Smart Thanh Hóa...
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện kế hoạch gồm: Ngân sách Nhà nước theo quy định phân cấp
ngân sách Nhà nước hiện hành; lồng ghép kinh phí từ các chương trình, dự án kế
hoạch khác có liên quan và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
Là cơ quan thường trực, tham mưu hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan,
đơn vị, địa phương tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung tuyên truyền về
chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy
mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thường xuyên tuyên truyền, cập nhật, đăng tin, bài, hình ảnh hoạt động, sự
kiện về các nội dung chuyển đổi số tại trang Zalo “Chuyển đổi số Thanh Hóa”,
trang fanpage Facebook “Chuyển đổi số Thanh Hóa ”, Tổng đài 1022, Smart Thanh
Hóa... nhằm thu hút cộng đồng mạng xã hội, người dân quan tâm, theo dõi.
Tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề chuyển đổi số, chính
quyền số nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng công nghệ thông tin, nhất là công
nghệ số.
Triển khai, thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi
số theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Thông tin và
Truyền thông theo định kỳ và khi có yêu cầu đột xuất.
2. Sở Tài chính
Căn cứ các chương trình, đề án, dự án được phê duyệt và khả năng cân đối ngân
sách, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch
theo quy định
3. Văn phòng UBND tỉnh
Liên kết và gắn banner chuyên mục chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử
tỉnh. Tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các yêu cầu, nhiệm
vụ công tác thông tin, tuyên truyền theo thẩm quyền.
4. Sở Công thương
Tổ chức hội thảo, hội nghị cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, ngân
hàng về chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh dựa trên nền tảng sàn thương mại điện tử; hỗ trợ, chia sẻ những mô
hình chuyển đổi, những kinh nghiệm, bài học thực tế cũng như đưa ra hướng
giải pháp thực hiện chuyển đổi số hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp trong
triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần mang lại những lợi ích trực
tiếp cho doanh nghiệp, tích cực góp phần vào phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức hội thảo, hội nghị cho các hợp tác xã, hội, hiệp hội về chuyển đổi số
nhằm phổ biến, thông tin về lộ trình chuyển đổi số của tỉnh; chia sẻ, trao
đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển
đổi số trên các lĩnh vực phát triển nông nghiệp; qua đó giúp các đơn vị nhận
biết về những lợi ích của chuyển đổi số, hỗ trợ các đơn vị tiếp cận, nắm vững
thông tin và vận dụng chuyển đổi số trong kinh doanh, sản xuất... góp phần
vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh
và các Đoàn thể cấp tỉnh
Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng nội dung thông tin tuyên truyền
một cách thống nhất trong khối tư tưởng, Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành
ủy, Đảng ủy trực thuộc, hệ thống tuyên giáo các ngành, đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên trong việc triển khai và thực hiện Kế hoạch thông tin tuyên
truyền thực hiện Nghị quyết trên các diễn đàn. Trong công tác định hướng
tuyên truyền cần lồng ghép nội dung thông tin tuyên truyền với các nội dung,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và từng địa phương để các
ngành trong khối tư tưởng triển khai đạt hiệu quả cao.
Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh chỉ
đạo cấp cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể hội viên, đoàn
viên và toàn dân Nghị quyết số 06NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
nhằm tạo sự đồng thuận và sự vào cuộc của toàn dân đối với việc thực hiện
chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán
bộ, đảng viên và Nhân dân, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá
trình triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết để tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền có các giải pháp điều chỉnh thích hợp.
7. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh
Tổ chức phổ biến, quán triệt trong các buổi họp giao ban định kỳ của đơn
vị về chủ trương, nghị quyết của Đảng về chuyển đổi số; cung cấp thông tin,
khái niệm cơ bản về chuyển đổi số, chính quyền số, công nghệ số, dịch vụ số và
sự cần thiết phải chuyển đổi số, phát triển chính quyền số nhằm nâng cao
nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.
Đăng tải Nghị quyết số 06NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các
quy định, nội dung thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số trên trang thông
tin điện tử của đơn vị.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Hằng năm, xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chuyển đổi số phù hợp với
điều kiện cụ thể của địa phương.
Có kế hoạch chỉ đạo UBND cấp xã, phối hợp với các đơn vị chức năng triển
khai “Diễn đàn phổ biến và hỏi đáp về chuyển đổi số” tại thôn, tổ dân phố
trên địa bàn huyện nhằm chuyển tải các thông điệp thiết thực, gần gũi về
chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, những lợi ích mang lại cho người dân.
Chỉ đạo Đài truyền thanh cấp huyện xây dựng Chuyên mục phát thanh về
chuyển đổi số, mỗi tháng 01 Chương trình và phát lại ít nhất 03 lần/tháng.
Chỉ đạo UBND các xã sản xuất và tiếp phát lại Chương trình phát thanh,
phát trên sóng truyền thanh của Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn; mỗi
tháng 01 chương trình phát thanh về chuyển đổi số và phát lại ít nhất 03
lần/tháng.
9. Đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
Lựa chọn và triển khai các phương thức truyền thông phù hợp, hiệu quả nhằm
nâng cao nhận thức người dân, doanh nhân, doanh nghiệp về sự cần thiết và
tính cấp thiết của chuyển đổi số, gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số
với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
10. Các cơ quan báo chí trong tỉnh
Các cơ quan báo chí của tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền một cách cụ
thể, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
+ Báo Thanh Hóa xây dựng và duy trì chuyên trang, chuyên mục chuyển đổi số
trên báo in và báo điện tử; thường xuyên đưa tin, bài, chuyên đề, phóng sự về
việc triển khai thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
+ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng và duy trì chuyên mục về chuyển
đổi số phát trên cả 2 kênh sóng; thường xuyên đưa tin, bài, chuyên đề, phóng
sự về việc triển khai thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Đề nghị các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú cơ quan báo chí
tại tỉnh Thanh Hóa quan tâm thường xuyên đưa tin, bài tuyên truyền về việc
triển khai và thực hiện chuyển đổi số của tỉnh Thanh Hóa; biểu dương gương,
tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện chuyển đối số.
Đề nghị quyết số 06NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển
đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đạt được các mục
tiêu và nhiệm vụ đặt ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả các nội dung tuyên truyền
trong phạm vi, lĩnh vực ngành, đơn vị phụ trách. Định kỳ 6 tháng, tổng kết
năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã,
thành phố báo cáo kết quả thực hiện (về Sở Thông tin và Truyền thông) để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận:
Bộ Thông tin và Truyền thông (để B/c);
Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để B/c);
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
Ban Dân vận Tỉnh ủy;
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Các cơ quan báo chí trong tỉnh;
Lưu: VT, CNTT, VX (ngocnd). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đầu Thanh Tùng
| Kế hoạch 85/KH-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-85-KH-UBND-2022-truyen-thong-thuc-hien-Nghi-quyet-06-NQ-TU-chuyen-doi-so-Thanh-Hoa-635335.aspx | {'official_number': ['85/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2022 truyền thông thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thanh Hóa', ''], 'signer': ['Đầu Thanh Tùng'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/03/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,260 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 56/2016/NQHĐND Kon Tum, ngày 19 tháng 8 năm 2016
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐCP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TTBKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công
bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 79/TTrUBND ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc đề nghị thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh
tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu
sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Bảo tồn và nâng cao tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh bao gồm các hệ
sinh thái, các loài, nguồn gen và các chức năng của chúng phục vụ phát triển
bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo đến mức cao nhất an ninh
sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020
Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Kon Tum theo 03 đối tượng, bao gồm:
Khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học. Cụ
thể như sau:
Đối với hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên:
+ Chuyển tiếp 02 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật Đa
dạng sinh học, bao gồm: Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với diện tích 56.621 ha, Khu
bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với diện tích 38.109,4 ha.
+ Nâng cấp rừng đặc dụng Đăk Uy thành Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Đăk Uy
với diện tích 659,5 ha.
Đối với các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Thành lập mới 01 vườn thực vật
(Ngọc Linh) , vườn thuốc (Sâm Ngọc Linh và các “vườn mẫu thuốc nam” ở Bệnh
viện Y học cổ truyền tỉnh và các Trạm y tế tại các xã trong tỉnh).
b) Đến năm 2030
Đối với hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên: Thành lập mới 02 khu bảo tồn
là vườn Quốc gia Ngọc Linh và khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh Măng Đen.
Đối với các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Thành lập mới 01 vườn thực vật
(Măng Đen) , 02 vườn động vật (Ngọc Linh, Đăk Uy) , 01 trung tâm cứu hộ
động vật (Ngọc Linh).
Đối với hành lang đa dạng sinh học: Thành lập mới hành lang Đa dạng sinh
học Ngọc Linh Ngọc Linh.
(Có Phụ lục kèm theo)
2. Nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện
Tổng nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch khoảng 104 tỷ đồng bao gồm: giai đoạn từ
năm 2016 2020 là 23,5 tỷ đồng, giai đoạn 2020 2030 là 80,5 tỷ đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước (trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân
sách địa phương); vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách: Hoàn thiện hệ thống Pháp luật về
quản lý hệ thống khu bảo tồn của tỉnh; tiếp tục rà soát, bổ sung, cụ thể hóa
các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đã được thực hiện trong các chương
trình, dự án của tỉnh; thực thi nghiêm ngặt Luật Bảo vệ và phát triển rừng
2004, Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật Bảo vệ môi trường 2014; khuyến khích,
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các
dự án nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học trong tỉnh; giải quyết sinh kế đối
với người dân tại chỗ.
3.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng và đào tạo đội ngũ
cán bộ nghiên cứu đa dạng sinh học có trình độ, chuyên môn cao; đẩy mạnh việc
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao khả năng
quản lý trong lĩnh vực đa dạng sinh học; huy động sự tham gia của khối tư
nhân, các tổ chức và toàn dân trong tỉnh.
3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ: Xây dựng và triển khai các giải
pháp khoa học công nghệ về đa dạng sinh học; tham gia các hoạt động hợp tác
quốc tế về đa dạng sinh học; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu về đa
dạng sinh học của tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề
tài/dự án điều tra cơ bản, các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho từng địa
điểm, khu vực trên địa bàn tỉnh; tổ chức nghiên cứu, rà soát, kiểm định kết
quả nghiên cứu về đa dạng sinh học đã có từ trước tới nay.
3.4. Giải pháp về hợp tác quốc tế: Tranh thủ các nguồn đầu tư từ các tổ
chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi Chính phủ; hợp tác với các
tổ chức, cộng đồng quốc tế trong việc triển khai các dự án đánh giá hiện trạng
đa dạng sinh học, lập quy hoạch chi tiết cũng như các dự án bảo tồn giá trị đa
dạng sinh học.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy hoạch theo
quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân
tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa XI, kỳ họp thứ 2
thông qua ngày 11 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 8 năm
2016./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản pháp luật) ;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
Ủy ban nhân dân tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
Các ban Hội đồng nhân dân tỉnh;
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
Thường trực HĐNDUBND các huyện, thành phố;
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh;
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh;
Báo Kon Tum;
Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh;
Công báo tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, CTHĐ. CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hùng
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Nghị quyết số 56 /2016/NQHĐND ngày 19/8/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Kon Tum)
STT Tên dự án T hời gian thực hiện Kinh phí
(tỷ đồng) Ng uồn vốn
1 Dự án quy hoạch nâng cấp bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng đặc dụng tỉnh Kon Tum. Trong đó gồm: Ngân sách Trung ương, Ngân sách nhà nước; vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn khác
Dự án Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia Chư Mom Ray đến năm 2020 và 2030 2016 2020 5,0
2020 2030 12,0
Dự án nâng cấp rừng đặc dụng thành Khu bảo tồn loài sinh cảnh Đăk Uy 2016 2020 5,5
Dự án quy hoạch thành lập bảo tồn và phát triển bền vững hành lang đa dạng sinh học Ngọc Linh Ngọc Linh. 2020 2030 20,0
Dự án quy hoạch nâng cấp Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh thành Vườn quốc gia Ngọc Linh. 20202030 25,0
2 Dự án thành lập trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Chư Mom Ray và Vườn quốc gia Ngọc Linh. 2016 2020 5,0
2020 2030 10,0
3 Dự án đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2016 2020 3,0
4 Dự án điều tra, đánh giá và đề xuất mô hình bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh Kon Tum 2016 2020 2,0
5 Đánh giá hiện trạng và xây dựng mô hình sử dụng bền vững có hiệu quả tài nguyên đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Kon Tum 2020 2030 3,5
6 Nghiên cứu, xác định các tổn thương do diễn biến thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu với các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh nhằm đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp với nội lực của tỉnh Kon Tum 2020 2030 3,0
7 Đào tạo, tăng cường năng lực thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2016 2020 3,0
2020 2030 7,0
| Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-quyet-56-2016-NQ-HDND-quy-hoach-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-Kon-Tum-2020-2030-328680.aspx | {'official_number': ['56/2016/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND về quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Kon Tum', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Hùng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/08/2016', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,261 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 55/QĐUBND Bắc Ninh, ngày 25 tháng 02 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ỦY QUYỀN CHO SỞ TƯ PHÁP GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
NUÔI CON NUÔI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐCP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
Căn cứ Nghị định số 24/2019/NĐCP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐCP;
Căn cứ Quyết định số 1015/QĐTTg ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Công văn số 6532/BTPCN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Tư pháp về
việc triển khai thực thi phương án phân cấp giải quyết thủ tục hành chính theo
Quyết định 1015/QĐTTg;
Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 02/TTrSTP ngày 23 tháng 01 năm
2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ủy quyền cho Sở Tư pháp giải quyết 04 thủ tục hành chính trong
lĩnh vực nuôi con nuôi, gồm:
1.Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam
làm con nuôi;
2. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
3. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha
dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận
cháu làm con nuôi;
4. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ em sống ở
cơ sở nuôi dưỡng.
Thời gian ủy quyền: Từ ngày 01/3/2024 cho đến khi có quy định mới.
Điều 2. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giải quyết các
thủ tục hành chính được ủy quyền theo đúng quy định, được phép sử dụng con dấu
của Sở Tư pháp để thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ
chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi);
Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Lưu: VT, NC,CVP. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hương Giang
| Quyết định 55/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-55-QD-UBND-2024-uy-quyen-So-Tu-phap-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-nuoi-con-nuoi-Bac-Ninh-600003.aspx | {'official_number': ['55/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2024 ủy quyền cho Sở Tư pháp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi do tỉnh Bắc Ninh ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bắc Ninh', ''], 'signer': ['Nguyễn Hương Giang'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Quyền dân sự'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '25/02/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,262 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 21/2024/NQHĐND Bình Dương, ngày 12 tháng 12 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG, THUÊ TÀI SẢN,
KHAI THÁC VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN CÔNG; MUA SẮM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ, VẬT TIÊU HAO; HOẠT
ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN; XỬ
LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG THỦY LỢI CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC
PHẠM VI QUẢ N LÝ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Căn cứ
Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐCP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ
quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐCP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 165/2017/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ
quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐCP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy
định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐCP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 82/2024/NĐCP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐCP ngày 05 tháng 9 năm
2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 114/2024/NĐCP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐCP ngày 26 tháng 12 năm
2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 115/2024/NĐCP ngày 16 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà
đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
Xét Tờ trình số 6836/TTrUBND ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về dự thảo Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định mua sắm
tài sản công, thuê tài sản, khai thác và xử lý tài sản công; mua sắm hàng hóa,
dịch vụ, vật tiêu hao; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn
kinh phí chi thường xuyên; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương; Báo cáo thẩm
tra số 127/BCHĐND ngày 06 tháng 12 năm 2024 của Ban Kinh tế Ngân sách và ý
kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về thẩm quyền quyết định
mua sắm tài sản công, thuê tài sản, khai thác và xử lý tài sản công; mua sắm
hàng hóa, dịch vụ, vật tiêu hao; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử
dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết
này.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các
Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị
quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ 19
thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2025; thay thế các Nghị quyết: Nghị quyết số 14/2021/NQHĐND ngày 10 tháng 12
năm 2021 quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công; mua sắm hàng hóa,
dịch vụ, sửa chữa tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản
kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương; Nghị quyết
số 08/2023/NQHĐND ngày 26 tháng 7 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ,
sửa chữa tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản kết cấu
hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo
Nghị quyết số 14/2021/NQHĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Bình Dương; Nghị quyết số 18/2023/NQHĐND ngày 01 tháng 11 năm 2023 sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 08/2023/NQ HĐND ngày 26 tháng 7 năm
2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân
cấp thẩm quyền quản lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài
sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy
lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Nghị quyết số
14/2021/NQHĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình
Dương./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước;
Cục Kiểm tra văn bản QPPLBộ Tư Pháp;
Thường trực Tỉnh ủy;
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
Thường trực HĐND và UBND cấp huyện;
Trung tâm Công báo tỉnh Bình Dương;
Website, Báo, Đài PTTH Bình Dương;
Các phòng thuộc Văn phòng, App, Web;
Lưu: VT, AT (4). CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lộc
QUY ĐỊNH
VỀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG, THUÊ TÀI SẢN, KHAI THÁC VÀ XỬ
LÝ TÀI SẢN CÔNG; MUA SẮM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ, VẬT TIÊU HAO; HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN; XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT
CẤU HẠ TẦNG THỦY LỢI CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ
CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/2024/NQHĐND ngày 12 tháng 12 năm 2024
của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công, thuê tài sản, khai
thác và xử lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, vật tiêu hao; hoạt động
ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên; xử lý
tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm
vi quản lý của tỉnh Bình Dương.
2. Thẩm quyền quyết định trong mua sắm thuốc; mua sắm tập trung theo danh mục
tài sản đã được ban hành; mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí
khoa học và công nghệ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp
xã (gọi chung là Ủy ban nhân dân các cấp);
2. Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (gọi chung cơ quan cấp tỉnh); cơ quan Đảng
Cộng sản Việt Nam cấp huyện là đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp huyện (gọi
chung là Huyện ủy); đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi
chung là đơn vị cấp tỉnh);
3. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục (gọi chung là đơn vị thuộc cấp tỉnh);
phòng, ban, đoàn thể thuộc cấp huyện (gọi chung là cơ quan cấp huyện); đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc cấp huyện (gọi chung là đơn vị cấp huyện).
4. Tổ chức chính trị xã hội; tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo
quy định của pháp luật về hội được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động
và tổ chức khác có liên quan (gọi chung là tổ chức).
Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các cơ quan, đơn vị thuộc Trung
ương quản lý không thuộc đối tượng áp dụng của Quy định này.
Chương II
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG, THUÊ TÀI SẢN, KHAI THÁC VÀ XỬ LÝ
TÀI SẢN CÔNG
MỤC I. MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG, THUÊ TÀI SẢN, KHAI THÁC TÀI SẢN CÔNG
Điều 3. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công (trừ trường hợp phải lập
thành dự án; không bao gồm mua sắm dịch vụ phục vụ hoạt động)
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm tài sản công
a) Xe ô tô.
b) Tài sản công có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên/01 gói thầu đối với các cơ
quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh (trừ tài sản
công là máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục).
2. Cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức quyết định mua sắm
a) Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô).
b) Tài sản công có giá trị dưới 10 tỷ đồng/01 gói thầu tại cơ quan cấp tỉnh,
đơn vị cấp tỉnh, tổ chức.
c) Tài sản công có giá trị từ 05 tỷ đồng/gói thầu đến dưới 10 tỷ đồng/gói thầu
của đơn vị thuộc cấp tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Huyện ủy quyết định mua sắm
a) Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô).
b) Tài sản công tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, Huyện ủy.
c) Tài sản công có giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên/gói thầu của các cơ quan cấp
huyện, đơn vị cấp huyện.
4. Đơn vị thuộc cấp tỉnh; cơ quan cấp huyện; đơn vị cấp huyện; Ủy ban nhân
dân cấp xã quyết định mua sắm đối với các gói thầu có giá trị dưới 05 tỷ
đồng/01 gói thầu.
5. Máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo
a) Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định mua sắm
Tất cả các gói thầu tại Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo.
Gói thầu có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên/gói thầu đối với các đơn vị thuộc
cấp tỉnh, trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu
tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mua sắm tài sản có giá trị từ 10 tỷ
đồng trở lên/gói thầu đối với các đơn vị cấp huyện.
c) Đơn vị thuộc cấp tỉnh, đơn vị cấp huyện quyết định mua sắm tài sản có giá
trị dưới 10 tỷ đồng/gói thầu.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản
1. Tài sản phục vụ hoạt động là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp,
tài sản khác (gọi chung là tài sản), không bao gồm thuê dịch vụ công nghệ
thông tin và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động.
2. Cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Huyện ủy; đơn vị thuộc cấp tỉnh; cơ quan cấp huyện; đơn vị cấp huyện; Ủy ban
nhân dân cấp xã quyết định thuê tài sản để phục vụ hoạt động.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công
1. Tài sản công được khai thác gồm: nhà ở công vụ; quyền sở hữu trí tuệ, bản
quyền phần mềm ứng dụng; cơ sở dữ liệu; tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ
trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan nhà nước (nhà ăn, căn
tin; nhà/bãi để xe; vị trí lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động;
vị trí lắp đặt, xây dựng công trình viễn thông; vị trí lắp đặt màn hình led,
tấm pano phục vụ thông tin, tuyên truyền); tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ,
hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quy định tại khoản 36
Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐCP; tài sản là di tích lịch sử văn hóa, di
tích lịch sử gắn với đất thuộc đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công
trình sự nghiệp, phòng truyền thống; tài sản khác được khai thác theo quy định
của pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định khai thác tài sản công
a) Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khai thác tài sản công là nhà ở công vụ;
b) Cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh quyết định khai
thác tài sản công thuộc thẩm quyền quản lý, trừ nhà ở công vụ.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Huyện ủy quyết định khai thác tài sản công thuộc
thẩm quyền quản lý của địa phương trừ nhà ở công vụ.
d) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định khai
thác tài sản thuộc phạm vi quản lý là di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch
sử gắn với đất thuộc đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự
nghiệp; phòng truyền thống.
MỤC II. XỬ LÝ TÀI SẢN CÔNG
Điều 6. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp từ cấp tỉnh sang cấp huyện theo
phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Xe ô tô;
c) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản, trừ tài
sản là máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo.
2. Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công giữa các sở, ban, ngành;
giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã; giữa cấp huyện, gồm:
a) Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô);
b) Tài sản công có nguyên giá dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản, trừ tài sản
là máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo.
3. Cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Huyện ủy quyết định điều chuyển tài sản công thuộc phạm vi quản lý:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo phương án sắp xếp lại, xử
lý nhà, đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô);
c) Tài sản công có nguyên giá dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản.
4. Sở Y tế quyết định điều chuyển máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh
vực y tế trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định điều chuyển máy móc, thiết bị chuyên
dùng lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý, giữa cấp tỉnh và cấp
huyện, giữa cấp huyện.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chuyển máy móc, thiết bị chuyên
dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi:
a) Trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp theo phương án sắp xếp lại, xử
lý nhà đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Xe ô tô;
c) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản chưa hết
thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, còn giá trị còn lại trên sổ kế toán.
2. Cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Huyện ủy quyết định thu hồi tài sản công thuộc phạm vi quản lý:
a) Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô);
b) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản đã hết
thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, không còn giá trị còn lại trên sổ kế
toán;
c) Tài sản công có nguyên giá dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản tại cơ quan,
đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Huyện ủy;
d) Tài sản công có nguyên giá từ 02 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài
sản của đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã.
3. Đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã quyết định thu hồi đối với tài sản công có nguyên giá dưới 02 tỷ
đồng/01 đơn vị tài sản.
Điều 8. Thẩm quyền quyết định bán tài sản cố định
1. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài sản công là tài sản
cố định, bao gồm:
a) Trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp theo phương án sắp xếp lại, xử
lý nhà đất;
b) Xe ô tô;
c) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản chưa hết
thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, còn giá trị còn lại trên sổ kế toán.
2. Người đứng đầu: cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Huyện ủy được giao quản lý, sử dụng quyết định bán tài sản công
là tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý, bao gồm:
a) Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô);
b) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản đã hết
thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, không còn giá trị còn lại trên sổ kế
toán;
c) Tài sản công có nguyên giá dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản tại cơ quan,
đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Huyện ủy;
d) Tài sản công có nguyên giá từ 02 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài
sản của đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã;
3. Người đứng đầu: đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bán đối với tài sản công là tài sản
cố định có nguyên giá dưới 02 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công
1. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý tài sản công là
tài sản cố định, bao gồm:
a) Nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
đầu tư và giao các cơ quan quản lý, sử dụng.
b) Nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
đầu tư và giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý,
sử dụng mà chưa hết thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, còn giá trị còn
lại trên sổ kế toán.
c) Xe ô tô;
d) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản chưa hết
thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, còn giá trị còn lại trên sổ kế toán;
đ) Quyết định thanh lý tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn
vị tài sản của đơn vị cấp tỉnh.
2. Người đứng đầu: cơ quan cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Huyện ủy được giao quản lý, sử dụng quyết định thanh lý tài sản công là tài
sản cố định thuộc phạm vi quản lý, bao gồm:
a) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản đã hết
thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, không còn giá trị còn lại trên sổ kế
toán;
b) Tài sản công có nguyên giá dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản tại cơ quan
cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Huyện ủy;
c) Tài sản công có nguyên giá từ 500 triệu đồng đến dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị
tài sản của đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã;
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý nhà, công trình xây dựng, vật
kiến trúc do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư giao cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng đã hết thời gian tính hao
mòn, khấu hao, không còn giá trị còn lại trên sổ kế toán và Nhà, công trình
xây dựng, vật kiến trúc do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu
tư.
3. Cơ quan cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thanh lý đối với tài
sản công có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp
bị mất, bị hủy hoại tài sản công là tài sản cố định
1. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tiêu hủy, xử lý tài sản
công là tài sản cố định trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại, bao gồm:
a) Xe ô tô;
b) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản chưa hết
thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, còn giá trị còn lại trên sổ kế toán.
2. Người đứng đầu: cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Huyện ủy được giao quản lý, sử dụng quyết định tiêu hủy, xử lý
tài sản công là tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp bị mất,
bị hủy hoại, bao gồm:
a) Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô);
b) Tài sản công có nguyên giá từ 10 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản đã hết
thời gian tính hao mòn, trích khấu hao, không còn giá trị còn lại trên sổ kế
toán thuộc phạm vi quản lý;
c) Tài sản công có nguyên giá dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản tại cơ quan
cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Huyện ủy;
d) Tài sản công có nguyên giá từ 02 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/01 đơn vị tài
sản của đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã;
3. Người đứng đầu: Đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tiêu hủy, xử lý tài sản công là tài
sản cố định trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với tài sản có nguyên giá
dưới 02 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản.
MỤC III. XỬ LÝ TÀI SẢN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN THUỘC ĐỊA PHƯƠNG QUẢN
LÝ
Điều 11. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của
dự án đối với dự án thuộc địa phương quản lý
1. Đối với dự án thuộc cấp tỉnh quản lý: Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
phương án giao, điều chuyển tài sản, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản
trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
2. Đối với dự án thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý: Ủy ban nhân dân cấp huyện
phê duyệt phương án giao, điều chuyển tài sản, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý
tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
Chương III
THẨM QUYỀN MUA SẮM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ , VẬT TIÊU HAO; ĐẦU TƯ, MUA SẮM, THUÊ
CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ CHI THƯỜNG
XUYÊN
Điều 12. Thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ, vật tiêu hao
1. Thủ trưởng: cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Huyện ủy quyết định:
a) Tất cả các gói thầu, nội dung mua sắm của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, tổ
chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Huyện ủy;
b) Các gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị từ 02 tỷ đồng trở lên/gói thầu
của đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã, trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi
đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên.
2. Thủ trưởng: Đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy
ban nhân dân cấp xã quyết định mua sắm đối với các gói thầu, nội dung mua sắm
có giá trị dưới 02 tỷ đồng/01 gói thầu.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và
chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định
mua sắm đối với các gói thầu, nội dung mua sắm phục vụ hoạt động của đơn vị.
4. Đối với lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo
a) Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc mua sắm đối với tất cả các
gói thầu tại cơ quan; quyết định mua sắm các gói thầu, nội dung mua sắm có giá
trị từ 05 tỷ đồng trở lên/gói thầu của đơn vị thuộc cấp tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc mua sắm các gói thầu, nội dung
mua sắm có giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên/gói thầu của đơn vị cấp huyện.
c) Đơn vị thuộc cấp tỉnh, đơn vị cấp huyện quyết định mua sắm các gói thầu,
nội dung mua sắm có giá trị dưới 05 tỷ đồng/gói thầu.
d) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi
đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định mua
sắm đối với các gói thầu, nội dung mua sắm phục vụ hoạt động của đơn vị.
Điều 13. Thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm, thuê các hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách
nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, mua sắm, thuê đối với hoạt động
đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên/gói thầu.
2. Cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Huyện ủy quyết định đầu tư, mua sắm, thuê đối với:
a) Hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin có giá trị dưới 10 tỷ
đồng/gói thầu tại cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp tỉnh, tổ chức, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Huyện ủy;
b) Hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin có giá trị từ 01 tỷ đồng/gói
thầu đến dưới 10 tỷ đồng/gói thầu của đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp
huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Đơn vị thuộc cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, đơn vị cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã quyết định đầu tư, mua sắm, thuê đối với hoạt động đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin có giá trị dưới 01 tỷ đồng/gói thầu.
Chương IV
THẨM QUYỀN XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG THỦY LỢI
Điều 14. Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
thủy lợi
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt đề án cho thuê quyền khai thác
tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc cấp tỉnh quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt đề án cho thuê quyền khai
thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc cấp huyện quản lý.
Điều 15. Thẩm quyền thu hồi, thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định định thu hồi, thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng
thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.
Điều 16. Thẩm quyền điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
trên địa bàn toàn tỉnh (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, khoản 2,
Điều 26 của Nghị định số 129/2017/NĐCP) ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính
phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy
lợi.
Điều 17. Thẩm quyền bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy
lợi thuộc cấp tỉnh quản lý; tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn liền với đất,
mặt nước trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
thuộc cấp huyện quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi, thanh lý
(trừ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn liền với đất, mặt nước).
Điều 18. Thẩm quyền xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp
bị mất, hủy hoại
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
trong trường hợp bị mất, hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân
khác theo quy định của pháp luật thuộc cấp tỉnh quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy
lợi trong trường hợp bị mất, hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên
nhân khác theo quy định của pháp luật thuộc cấp huyện quản lý./.
| Nghị quyết 21/2024/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-21-2024-NQ-HDND-tham-quyen-quyet-dinh-mua-sam-tai-san-cong-Binh-Duong%e2%80%8b-635659.aspx | {'official_number': ['21/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 21/2024/NQ-HĐND quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công, thuê tài sản, khai thác và xử lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, vật tiêu hao; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương\u200b'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Dương', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Lộc'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,263 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1366/QĐUBND Đắk Nông, ngày 11 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH ĐẮK NÔNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số 2556/QĐBTC ngày 29/10/2024 của Bộ Tài chính về công bố
thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 156/TTrSTC ngày 04
tháng 11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý
công sản thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tài chính. (Có Danh mục kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông xóa Danh mục thủ tục hành chính
khỏi Cơ sở dữ liệu Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Đắk
Nông.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Thông tin và Truyền
thông; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Các PCVP UBND tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, KT, NC (Đ). KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Chiến
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN
LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1366/QĐUBND ngày 11 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)
TT Mã hồ sơ TTHC Tên TTHC Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ TTHC Lĩnh vực
1 1.005434 Mua quyển hóa đơn Quyết định số 2556/QĐBTC ngày 29/10/2024 của Bộ Tài chính về công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025) Quản lý công sản
2 1.005435 Mua hóa đơn lẻ Quyết định số 2556/QĐBTC ngày 29/10/2024 của Bộ Tài chính về công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025) Quản lý công sản
| Quyết định 1366/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1366-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Quan-ly-cong-san-So-Tai-chinh-Dak-Nong-631294.aspx | {'official_number': ['1366/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1366/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đắk Nông', ''], 'signer': ['Lê Văn Chiến'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,264 | VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/CTVKSTC Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2024
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2025
Năm 2025 là năm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của Dân
tộc, cũng là năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cùng với đó, ngành Kiểm sát nhân dân kỷ niệm
65 năm trưởng thành và phát triển. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
tối cao yêu cầu toàn Ngành tiếp tục thực hiện phương châm “Đoàn kết, trách
nhiệm kỷ cương, liêm chính bản lĩnh, hiệu quả”, phát huy tinh thần chủ
động, sáng tạo, vượt qua thử thách, đề ra các giải pháp nhằm tạo sự chuyển
biến thực chất, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành; sắp xếp tinh gọn
bộ máy, tiếp tục hoàn thiện thể chế và đột phá về chuyển đổi số; phấn đấu đạt
và vượt chỉ tiêu công tác Quốc hội giao. Trong đó, tập trung thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà
nước về công tác tư pháp, về kiểm soát quyền lực và các chỉ thị chuyên đề của
Viện trưởng VKSND tối cao. Thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của Bộ Chính
trị về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIV của Đảng; tích cực tham gia góp ý xây dựng các văn kiện trình Đại hội; chủ
động lựa chọn, giới thiệu lãnh đạo VKSND các cấp tham gia cấp ủy cùng cấp bảo
đảm tiêu chuẩn, điều kiện. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm yêu cầu về “chính trị pháp luật và
nghiệp vụ” xử lý dứt điểm những vụ việc phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ trở thành
“điểm nóng”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tổ
chức thành công đại hội đảng các cấp và các ngày lễ lớn của đất nước.
2. Thực hiện quyết liệt chủ trương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy theo tinh thần Nghị quyết số 18NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII và Nghị quyết số 181NQ/BCSĐ ngày 19/11/2024 của Ban cán
sự đảng VKSND tối cao bảo đảm “tinh gọn mạnh hiệu năng hiệu lực
hiệu quả”. Gắn sắp xếp tinh gọn bộ máy với đổi mới phương pháp, lề lối làm
việc; bảo đảm cơ cấu đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đủ phẩm chất, năng lực;
đánh giá đúng, bố trí sử dụng người có năng lực nổi trội, có sản phẩm, cán bộ
trẻ, cán bộ nữ có triển vọng phát triển nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt các cấp đủ phẩm chất năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong
giai đoạn hiện nay.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; đề cao trách nhiệm, nêu
gương của người đứng đầu; đồng thời bảo đảm điều kiện, môi trường để cán bộ
yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm vì lợi ích chung.
3. Thực hành quyền công tố chủ động hơn với tinh thần 4S: “sớm hơn, sát
hơn, sâu hơn, sắc hơn” ; không để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; không
hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính và ngược lại.
Tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm
minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp,
dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo về
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo có liên quan đến
cán bộ, đảng viên để phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp. Áp dụng
các biện pháp thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình
sự về tham nhũng, kinh tế. Chú trọng phát hiện, xử lý nghiêm các vụ án, vụ
việc gây lãng phí lớn tài sản công, tội phạm liên quan đến lĩnh vực an ninh,
ma túy và tội phạm công nghệ cao.
Xây dựng Cơ quan điều tra VKSND tối cao vững mạnh, toàn diện; tập trung phát
hiện, xử lý hành vi vi phạm, tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư
pháp để góp phần kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nghiên cứu bổ sung các
trang thiết bị và xây dựng đội ngũ chuyên gia về dữ liệu điện tử.
4. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp; đổi mới phương
thức kiểm sát, tăng cường kiểm sát đột xuất theo chuyên đề đối với lĩnh vực
nổi cộm; các vụ việc đại biểu quốc hội, dư luận quan tâm nhằm phát hiện kịp
thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp. Nâng cao chất lượng kháng
nghị, tăng cường kiến nghị góp phần bảo đảm pháp chế trong hoạt động tư pháp.
Tiếp tục xác định công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính; vụ, việc
dân sự, kinh doanh thương mại, lao động là nhiệm vụ trọng tâm đột phá của
Ngành trong năm 2025. Cần tiến hành đánh giá quá trình, kết quả thực hiện và
chủ động đề ra các giải pháp, biện pháp, cách làm hay để khắc phục kịp thời
những hạn chế, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.
5. Thực hiện nghiêm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội;
tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế tổ chức và hoạt
động, quy định về mối quan hệ công tác của VKSND bảo đảm phù hợp với kết quả
sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Tiếp tục tổng kết thực tiễn thi hành Luật Tổ
chức VKSND và các đạo luật về tư pháp, hoàn thành các Đề án trình Bộ Chính
trị; trên cơ sở đó có kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức VKSND
và các đạo luật khác về tư pháp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong tình
hình mới.
6. Mở rộng và tăng cường hợp tác song phương, đa phương trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc
tế. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; gắn công tác tự đào tạo tại VKSND
các cấp với đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Ngành.
Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, tiếp tục xác định đây là khâu trọng tâm đột
phá; chú trọng triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Tập trung mọi nguồn
lực, các điều kiện cần thiết để đưa nền tảng Quản lý án hình sự và Trung tâm
điều hành của ngành Kiểm sát nhân dân vào hoạt động.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của
người cán bộ Kiểm sát trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phối
hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng bộ phim truyền hình về ngành Kiểm
sát nhân dân.
7. Thực hiện nghiêm quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong quản lý tài
chính, tài sản công, triển khai các dự án đầu tư bảo đảm chất lượng, tiến độ,
tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí. Tiến hành tổng kiểm kê tài
sản công trong toàn Ngành.
Tập trung nguồn lực, phối hợp Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội triển khai xây dựng Trường Đại học Kiểm sát chính quy, hiện đại, đáp
ứng yêu cầu đào tạo cán bộ kiểm sát phục vụ cho ngành Kiểm sát nhân dân và
nguồn lực cho xã hội.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện; giao Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra VKSND tối
cao theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
Đồng chí Tổng Bí thư (để báo cáo);
Đồng chí Chủ tịch nước (để báo cáo);
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để báo cáo);
Ban Tổ chức TW, Ủy ban Kiểm tra TW; Ban Nội chính TW, Văn phòng TW Đảng;
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
Lãnh đạo VKSND tối cao;
Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao;
Viện kiểm sát Quân sự Trung ương;
Viện trưởng VKSND cấp cao, cấp tỉnh;
Lưu: VT, PTMTH. VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Huy Tiến
| Chỉ thị 01/CT-VKSTC | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-01-CT-VKSTC-2024-cong-tac-nganh-Kiem-sat-nhan-dan-nam-2025-636755.aspx | {'official_number': ['01/CT-VKSTC'], 'document_info': ['Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2024 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2025 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Viện kiểm sát nhân dân tối cao', ''], 'signer': ['Nguyễn Huy Tiến'], 'document_type': ['Chỉ thị'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,265 | BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1813/BHXHBC
V/v hướng dẫn thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống bưu điện Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2013
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để triển khai thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng
qua hệ thống Bưu điện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Công văn số 3069/VPCP
KTTH ngày 17/4/2013, sau khi thống nhất với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam,
BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
tắt là BHXH các tỉnh) quy trình quản lý người hưởng, tổ chức chi trả lương
hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống bưu điện như sau:
I. Nội dung, phạm vi dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ
cấp BHXH hàng tháng bằng tiền mặt qua hệ thống Bưu điện
1. Nội dung dịch vụ
a) Tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng bằng tiền mặt cho
người hưởng theo danh sách của cơ quan BHXH chuyển sang.
b) Quản lý người hưởng nhận các chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt; người
hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân (tài khoản thẻ ATM) theo quy định của
BHXH Việt Nam.
c) Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của người hưởng
với Cơ quan BHXH.
2. Phạm vi thực hiện
Bưu điện tỉnh cung cấp dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ
cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn tỉnh.
II. Yêu cầu về dịch vụ do cơ quan Bưu điện cung cấp
1. Tổ chức mạng lưới chi trả, quản lý người hưởng đến tận xã, phường, thị
trấn, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Điểm chi trả mới về cự ly
không được xa hơn các điểm chi trả trước đây do cơ quan BHXH thực hiện.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chi trả và quản lý
người hưởng phải đảm bảo thuận tiện, an toàn, có nhà, có bàn ghế phục vụ người
hưởng, có phương tiện vận chuyển tiền, có trang thiết bị, công cụ bảo quản
tiền mặt đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển và chi trả.
3. Đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác chi trả có đủ phẩm chất,
trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
4. Việc chi trả phải đảm bảo kịp thời, đúng thời gian qui định của cơ quan
BHXH, đúng người hưởng, đúng số tiền theo danh sách chi trả do cơ quan BHXH
chuyển sang, không được gây phiền hà cho người hưởng.
5. Thực hiện qui trình chi trả, thanh quyết toán số tiền đã chi trả, quản lý
người hưởng theo đúng qui định của BHXH Việt Nam, phương án đã được BHXH Việt
Nam phê duyệt và Hợp đồng đã ký giữa BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh.
6. Nếu để xảy ra mất tiền trong quá trình tổ chức thực hiện chi trả do bất kỳ
nguyên nhân nào, chi trả không đúng người hưởng, không đúng thời gian qui
định, không đúng số tiền theo danh sách chi trả do cơ quan BHXH chuyển sang
thì phải thu hồi, bồi hoàn ngay cho người hưởng hoặc cho cơ quan BHXH khi xảy
ra vi phạm hoặc khi cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện ra.
7. Quản lý người hưởng chặt chẽ, báo giảm kịp thời. Trường hợp không quản lý
chặt chẽ người hưởng dẫn đến chi trả sai, phải chịu trách nhiệm thu hồi và bồi
hoàn ngay cho cơ quan BHXH.
III. Quy trình nghiệp vụ
1. BHXH tỉnh ký Hợp đồng quản lý người hưởng, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH
trên địa bàn tỉnh với Bưu điện tỉnh theo hợp đồng mẫu (gửi kèm theo văn bản
này) trên cơ sở Phương án đã được duyệt và các qui định tại Quyết định số
488/QĐBHXH ngày 23/5/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành
Quy định quản lý, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, các văn bản hướng dẫn
của BHXH Việt Nam.
2. BHXH tỉnh căn cứ vào phương án đã được duyệt, Hợp đồng đã ký để ra Quyết
định giao nhiệm vụ cho BHXH huyện triển khai thực hiện phương án tổ chức chi
trả qua hệ thống bưu điện trên địa bàn, hướng dẫn BHXH huyện thực hiện chi
trả, thanh quyết toán theo quy trình sau:
a) Hàng tháng, BHXH huyện chuyển danh sách chi trả các chế độ BHXH trong tháng
chi tiết đến từng xã, phường, tổ chi trả (mẫu số C72aHD hoặc C72cHD,
C72bHD), danh sách người hưởng phải khấu trừ tiền lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng (mẫu số 32CBH) và danh sách người hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ
hưu (mẫu số 37CBH) được Giám đốc cơ quan BHXH ký, đóng dấu cho Bưu điện huyện
trước thời gian chi trả 05 ngày. Khi chuyển danh sách phải có biên bản giao
nhận kèm theo.
b) Bưu điện huyện căn cứ vào danh sách chi trả các chế độ BHXH hàng tháng (mẫu
số C72aHD hoặc C72cHD, C72bHD) để lập giấy đề nghị tạm ứng chi trả chế độ
BHXH (mẫu số C73HD), gửi BHXH huyện để tạm ứng tiền chi trả kịp thời, đầy đủ
cho người hưởng, trước thời gian chi trả 04 ngày.
c) BHXH huyện căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng của Bưu điện huyện để xem xét,
chuyển tiền vào tài khoản của Bưu điện huyện mở tại chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trước thời gian chi trả 03 ngày. Đồng thời,
thông báo bằng văn bản cho Bưu điện huyện biết về việc chuyển tiền; khi nhận
được tiền, Bưu điện huyện thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH huyện biết.
d) Tổ chức chi trả
Bưu điện huyện có trách nhiệm chuyển tiền, danh sách đến các điểm chi trả
để chi trả cho người hưởng đúng thời gian quy định, đúng đối tượng, đúng số
tiền và phải đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển và chi trả.
Khi chi trả thực hiện kiểm tra chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có
ảnh, giấy lĩnh thay lương hưu và trợ cấp BHXH (đối với người hưởng đang cư trú
tại Việt Nam không trực tiếp nhận tiền phải có xác nhận của chính quyền địa
phương nơi cư trú; đối với người hưởng đang cư trú ở nước ngoài không trực
tiếp nhận tiền phải có xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước người hưởng đang cư trú xác nhận đang cư trú hợp pháp ở nước
sở tại) hoặc giấy giám hộ (đối với người giám hộ), hướng dẫn người hưởng ký
tên vào danh sách (mẫu số C72aHD hoặc C72bHD, C72cHD, mẫu số 32CBH,
37CBH). Lưu giữ giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu số 18CBH) trong
quá trình chi trả cho đến kỳ nhận cuối của giấy lĩnh thay, nộp cùng danh sách
(mẫu số C72aHD hoặc C72bHD, C72cHD) cho BHXH huyện.
Đối với trường hợp người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ốm nặng,
già yếu đang có mặt tại địa phương nơi quản lý chi trả không có khả năng đi
đến nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tại điểm chi trả và cũng không có khả năng
đi làm thủ tục ủy quyền cho người khác lĩnh thay thì người hưởng hoặc thân
nhân người hưởng phải thông báo cho Bưu điện huyện biết để chi trả tận nơi cho
người hưởng.
Trong thời gian 08 ngày kể từ ngày tạm ứng tiền, Bưu điện huyện phải thực
hiện chi trả xong lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng và xong
trước ngày 10 hàng tháng.
e) Thanh quyết toán
Bưu điện huyện tổng hợp thanh toán chi trả các chế độ BHXH của toàn huyện
theo bảng thanh toán chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (mẫu số
74HD) đối chiếu với danh sách chi trả đã có ký nhận của người hưởng (mẫu số
C72aHD, C72bHD, C72cHD), danh sách lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng của
người đang chịu trách nhiệm thi hành án dân sự (mẫu số 32 CBH), danh sách
người hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (mẫu số 37CBH) và thực hiện quyết
toán số tiền chi trả với BHXH huyện trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày kết
thúc chi trả.
Khi quyết toán phải lập biên bản, Bưu điện huyện chuyển danh sách (mẫu số
C72aHD hoặc C72bHD, C72cHD) và danh sách (mẫu số 32CBH, 37CBH) đã có chữ
ký của người lĩnh tiền cho BHXH huyện. Đồng thời, chuyển trả BHXH huyện số
tiền đã tạm ứng nhưng chưa chi hết (nếu có).
Hàng tháng, Bưu điện huyện lập 03 bản (mẫu số C74HD) gửi BHXH huyện để xác
nhận, sau đó: Gửi Bưu điện tỉnh 01 bản đã có xác nhận của BHXH huyện để tổng
hợp gửi BHXH tỉnh làm căn cứ thanh toán phí dịch vụ; 01 bản gửi BHXH huyện; 01
bản lưu tại Bưu điện huyện.
g) Bưu điện huyện căn cứ vào địa bàn chi trả của từng xã, phường, thị trấn và
hướng dẫn của BHXH huyện để lập bảng đăng ký các tổ chi trả chuyển BHXH huyện.
Khi có thay đổi liên quan đến tổ chi trả phải báo kịp thời cho BHXH huyện.
3. Nhiệm vụ quản lý người hưởng
a) Hàng tháng, tại các điểm chi trả Bưu điện huyện phải niêm yết công khai:
Danh sách người hưởng tăng, giảm, các quy trình, thủ tục, hồ sơ, các chế độ,
chính sách mới ban hành có liên quan đến người hưởng.
b) Bưu điện huyện tiếp nhận thông báo tạm dừng in danh sách chi trả lương hưu,
trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu số 14aCBH), thông báo tiếp tục hưởng lương hưu,
trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu số 14bCBH) từ BHXH huyện để chuyển cho người
hưởng chậm nhất trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
c) Trường hợp người hưởng thay đổi nơi lĩnh chế độ BHXH hàng tháng từ huyện
này sang huyện khác trong địa bàn tỉnh: Cán bộ, nhân viên chi trả tiếp nhận và
xác nhận vào giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người
hưởng (mẫu số 20CBH) gửi Bưu điện huyện để chuyển BHXH huyện. Trường hợp
người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có hưởng phụ cấp khu vực
chuyển sang nơi cư trú mới thuộc địa bàn có phụ cấp khu vực thì ngoài giấy đề
nghị (mẫu số 20CBH) phải gửi kèm theo 01 bản phô tô sổ hộ khẩu đồng thời xuất
trình sổ hộ khẩu (bản chính) để kiểm tra, đối chiếu; Giám đốc BHXH tỉnh quy
định cụ thể thời gian Bưu điện huyện phải gửi giấy đề nghị (mẫu số 20CBH) đến
BHXH huyện.
Bưu điện huyện tiếp nhận giấy giới thiệu trả lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu số
C77HD) do BHXH huyện chuyển đến để chuyển cho người hưởng trong thời gian 5
ngày kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu.
d) Quản lý người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản
thẻ ATM
Đầu năm, BHXH huyện chuyển danh sách xác nhận người hưởng chế độ BHXH hàng
tháng qua tài khoản thẻ ATM (mẫu số 24aCBH), hàng tháng chuyển danh sách báo
tăng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 11CBH); danh sách điều chỉnh
hưởng các chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 12CBH); danh sách báo giảm hưởng các
chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 13CBH) của người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp
BHXH qua tài khoản thẻ ATM cho Bưu điện huyện để theo dõi, quản lý người
hưởng.
Tháng 5 và tháng 11 hàng năm, BHXH huyện chuyển danh sách (mẫu số 24aCBH) cho
Bưu điện huyện để lấy chữ ký của người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng qua tài khoản ATM. Bưu điện huyện căn cứ vào danh sách (mẫu số 24aCBH)
để thông báo cho người hưởng về địa điểm, khoảng thời gian ký xác nhận và tổ
chức lấy chữ ký của người hưởng tại các điểm chi trả. Đối với người hưởng ốm
nặng, già yếu không đi lại được đang có mặt tại địa phương thì người hưởng
hoặc thân nhân của người hưởng phải thông báo cho Bưu điện huyện biết để đến
gặp trực tiếp lấy chữ ký hoặc điểm chỉ của người hưởng trước ngày 20 tháng 5
và trước ngày 20 tháng 11, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính xác thực của chữ ký hoặc điểm chỉ và phải bồi hoàn kịp thời
cho cơ quan BHXH những thiệt hại do việc lấy chữ ký hoặc điểm chỉ không đúng
người. Bưu điện huyện chuyển danh sách (mẫu số 24aCBH) đã có chữ ký của người
hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản ATM cho BHXH huyện
trước ngày 25 tháng 5 và trước ngày 25 tháng 11.
e) Đầu tháng 9 hàng năm, BHXH huyện chuyển danh sách người hết hạn hưởng tuất
hàng tháng đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi của năm tiếp theo (mẫu số 25CBH)
cho Bưu điện huyện để thông báo cho người hưởng lấy xác nhận đang đi học của
nhà trường.
Cán bộ Bưu điện làm nhiệm vụ chi trả tại các điểm chi trả có trách nhiệm tiếp
nhận giấy xác nhận đang đi học (mẫu số 22CBH) có xác nhận của nhà trường đối
với trường hợp người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi còn đi học, gửi Bưu điện huyện để chuyển BHXH huyện trong tháng 9 hàng
năm.
g) Hàng tháng, Bưu điện huyện lập danh sách báo giảm hưởng chế độ BHXH hàng
tháng theo (mẫu số 9aCBH) đối với các trường hợp: Người hưởng chết; người
hưởng 6 tháng liên tục không lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH; người hưởng chuyển
tổ chi trả trong cùng xã; người hưởng lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền
mặt chuyển sang lĩnh bằng thẻ ATM và ngược lại; thay đổi nơi lĩnh chế độ BHXH
hàng tháng qua tài khoản ATM trong địa bàn tỉnh và trường hợp người đang chấp
hành hình phạt tù không hưởng án treo; người hưởng xuất cảnh trái phép; người
hưởng bị tòa án tuyên bố mất tích gửi BHXH huyện cùng giấy đề nghị thay đổi
nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu số 20CBH). Giám đốc BHXH tỉnh quy định
cụ thể thời gian Bưu điện huyện phải gửi danh sách (mẫu số 9aCBH) đến BHXH
huyện.
h) Bưu điện huyện có trách nhiệm thu hồi kịp thời các khoản tiền chi sai, chi
vượt cho người hưởng do Bưu điện báo giảm chậm theo qui định, nộp trả BHXH
huyện trong thời gian 02 ngày kể từ ngày phát hiện ra.
i) Khi có vướng mắc liên quan đến chế độ, chính sách của người hưởng mà Bưu
điện không thể giải quyết thì phải báo cáo hoặc kiến nghị ngay với cơ quan
BHXH để kịp thời giải quyết, không để ách tắc, chậm trễ.
k) BHXH huyện có trách nhiệm chuyển đầy đủ các mẫu, biểu theo quy định cho Bưu
điện huyện để cung cấp miễn phí cho người hưởng khi có nhu cầu.
l) BHXH huyện chuyển thẻ BHYT của người hưởng cho Bưu điện huyện, Bưu điện
huyện có trách nhiệm chuyển cho người hưởng trong thời gian 3 ngày kể từ ngày
nhận được thẻ BHYT; Bưu điện huyện nhận thẻ BHYT của người hưởng có yêu cầu
đổi tại các điểm chi trả để chuyển BHXH huyện trong thời gian 3 ngày kể từ
ngày nhận được thẻ; thực hiện rà soát thẻ BHYT theo yêu cầu của cơ quan BHXH.
Khi chuyển thẻ BHYT hai bên phải lập Biên bản giao nhận.
m) Bưu điện huyện phối hợp với BHXH huyện để xác minh về những thông tin liên
quan đến người hưởng khi có yêu cầu của cơ quan BHXH.
n) BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn người hưởng
thực hiện đúng các qui định về quản lý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH.
4. Thanh toán phí dịch vụ
a) Giao Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cân đối trong phạm vi nguồn lệ phí chi
được giao hàng năm, quyết định mức phí chi trả cho cơ quan Bưu điện hợp lý
theo các quy định tại Thông tư số 134/2011/TTBTC ngày 30/9/2011 của Bộ Tài
chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số
04/2011/QĐTTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính
đối với BHXH Việt Nam và hướng dẫn tại Tiết b, Điểm 4, Mục III văn bản này,
đảm bảo cho cơ quan Bưu điện tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng và quản lý đối tượng thuận lợi, đúng quy định.
b) Nội dung phí dịch vụ bao gồm:
Chi thù lao cho cá nhân tham gia chi trả các chế độ BHXH.
Chi công tác quản lý người hưởng trên địa bàn, gồm:
+ Người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bằng tiền mặt.
+ Người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM.
Chi hỗ trợ nước uống, chi phí thuê địa điểm chi trả, thuê lực lượng bảo vệ
trong những ngày chi trả tại xã
Tổng chi phí 3 nội dung trên trong toàn tỉnh tối đa không vượt quá 50% lệ phí
chi được phân bổ hàng năm.
Chi phí vận chuyển tiền và lực lượng bảo vệ trong quá trình chuyển tiền đến
các điểm chi trả tại xã, phường, thị trấn.
Chi phí thuê công cụ kiểm đếm, bảo quản, cất giữ tiền mặt trong quá trình
chi trả (máy đếm tiền, bao gói đựng tiền, két sắt).
Phí đổi tiền rách, phí gửi tiền qua đêm tại các ngân hàng (nếu có).
Chi phí văn phòng phẩm phục vụ sao in tài liệu (quy trình, thủ tục, chế độ,
chính sách mới...) niêm yết tại các điểm chi trả.
c) Phương thức thanh toán
Sau khi Bưu điện các huyện chi trả xong và quyết toán với cơ quan BHXH,
chuyển số kinh phí chưa chi trả hết (nếu có) về cơ quan BHXH theo quy định,
BHXH huyện báo cáo về BHXH tỉnh, Bưu điện huyện báo cáo về Bưu điện tỉnh.
Căn cứ vào số tiền đã chi trả, Bưu điện tỉnh lập bảng tổng hợp số tiền đã
chi trả của các huyện, tính toán chi phí chi trả và quản lý người hưởng gửi
BHXH tỉnh kèm theo văn bản đề nghị thanh toán chi phí.
BHXH tỉnh căn cứ vào hồ sơ do Bưu điện tỉnh chuyển sang, đối chiếu, kiểm
tra, chuyển trả phí dịch vụ cho Bưu điện tỉnh. Thời gian chuyển tiền thanh
toán phí là sau 2 ngày kể từ ngày hai bên hoàn thành quyết toán số tiền chi
trả.
IV. Trách nhiệm của BHXH tỉnh
1. Tuyên truyền, phổ biến đến công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý,
người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng chủ trương của Chính phủ về việc thực
hiện quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ
thống bưu điện từ năm 2013 trên phạm vi toàn quốc để tạo ra sự đồng thuận cao,
tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn BHXH huyện
a) Làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện phương án quản lý người
hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bằng tiền mặt qua hệ thống
Bưu điện, Hợp đồng đã ký giữa BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh.
b) Phối hợp với Bưu điện huyện tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý
người hưởng và chi trả các chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt theo đúng quy
định.
c) Hướng dẫn và cung cấp cho Bưu điện huyện những nội dung và tài liệu, hồ sơ
phải niêm yết công khai tại các điểm chi trả theo quy định.
d) Kiểm tra việc thực hiện quản lý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH hàng
tháng bằng tiền mặt của Bưu điện huyện để kịp thời phát hiện những vi phạm và
có biện pháp xử lý đúng quy định trong Hợp đồng đã ký và các quy định của pháp
luật.
e) Chuyển danh sách chi trả các chế độ BHXH và chuyển tiền cho Bưu điện huyện
đúng thời gian quy định.
g) Phối hợp giải đáp thắc mắc và giải thích chế độ BHXH cho người hưởng.
3. Phối hợp với Bưu điện tỉnh
a) Ký Hợp đồng dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả chế độ BHXH hàng tháng
qua hệ thống bưu điện với Bưu điện tỉnh.
b) Tổ chức triển khai thực hiện phương án quản lý người hưởng và chi trả lương
hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn.
c) Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ chi trả, quản lý người hưởng cho đội ngũ cán
bộ Bưu điện theo quy định tại Quyết định số 488/QĐBHXH và hướng dẫn tại văn
bản này.
4. Thông báo cho Bưu điện tỉnh về những thay đổi nghiệp vụ liên quan đến việc
thực hiện công tác quản lý, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho người hưởng
để triên khai thực hiện.
5. Kiểm tra, hướng dẫn Bưu điện các cấp thực hiện các quy định trong Hợp đồng
đã ký; xây dựng kế hoạch phối hợp với Bưu điện cùng cấp để kiểm tra việc chi
trả và quản lý người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
V. Trách nhiệm của Bưu điện tỉnh
1. Phối hợp với BHXH tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền đến người hưởng các
chế độ BHXH hàng tháng chủ trương của Chính phủ về việc thực hiện quản lý
người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống bưu
điện từ năm 2013 trên phạm vi toàn quốc.
2. Ký Hợp đồng dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả chế độ BHXH hàng tháng
qua hệ thống bưu điện với BHXH tỉnh.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn Bưu điện huyện
a) Tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ theo đúng phương án được BHXH Việt Nam
phê duyệt và thỏa thuận tại Hợp đồng đã ký với BHXH tỉnh.
b) Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện nội dung dịch vụ cung
ứng tại Hợp đồng đã ký theo yêu cầu của cơ quan BHXH.
c) Dịch vụ cung cấp phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Hợp
đồng giữa BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh.
d) Giải đáp thắc mắc và giải thích chế độ BHXH cho người hưởng.
đ) Mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trên địa bàn để nhận tiền do Cơ quan BHXH chuyển sang để chi trả cho
người hưởng.
e) Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của người hưởng
với cơ quan BHXH.
4. Phối hợp BHXH tỉnh tổ chức tập huấn về nghiệp vụ chi trả, quản lý người
hưởng cho đội ngũ cán bộ Bưu điện theo quy định tại Quyết định số 488/QĐBHXH
và hướng dẫn tại văn bản này.
5. Chịu trách nhiệm khi đơn vị, cá nhân trực thuộc Bưu điện tỉnh để xảy ra
mất tiền trong quá trình vận chuyển và tổ chức chi trả dù bất kỳ trường hợp
nào do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, chi trả không đúng người hưởng,
không đúng thời gian qui định, không đúng số tiền theo danh sách chi trả do cơ
quan BHXH chuyển sang và phải thu hồi, bồi hoàn ngay cho người hưởng hoặc cơ
quan BHXH khi xảy ra vi phạm hoặc cơ quan có trách nhiệm phát hiện ra. Đồng
thời thông báo kịp thời cho cơ quan BHXH và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
biết để phối hợp giải quyết, không để xảy ra khiếu kiện, gây khó khăn cho
người hưởng.
6. Ngoài lệ phí do cơ quan BHXH chi trả theo Hợp đồng đã ký, không được thu
bất kỳ một khoản lệ phí nào của người hưởng.
VI. Các công việc cần triển khai thực hiện
1. BHXH tỉnh báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo của Chính phủ về
mở rộng việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng qua hệ
thống bưu điện từ năm 2013 trên phạm vi toàn quốc.
2. BHXH tỉnh tổ chức quán triệt chủ trương của Chính phủ đến từng cán bộ,
viên chức của Ngành.
3. BHXH tỉnh phối hợp với cơ quan Bưu điện tổ chức tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương của Chính phủ.
4. Căn cứ vào phương án tổ chức chi trả các chế độ BHXH hàng tháng qua hệ
thống Bưu điện tại địa bàn các tỉnh đã được BHXH Việt Nam phê duyệt, BHXH tỉnh
và Bưu điện tỉnh tổ chức ký Hợp đồng dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả
các chế độ BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện theo Hợp đồng mẫu (gửi kèm
văn bản này).
5. Tài liệu, hồ sơ kèm theo Hợp đồng, gồm:
a) Danh sách các điểm chi trả theo phương án đã được duyệt (theo từng địa bàn
cụ thể);
b) Danh sách người hưởng tại các điểm chi trả (bao gồm cả danh sách người
hưởng quá 6 tháng chưa đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đã tạm dừng
in danh sách chi trả);
c) Danh sách người hưởng đang nhận tiền qua tài khoản thẻ ATM;
(Khi chuyển danh sách cho Bưu điện tỉnh, BHXH tỉnh lập biên bản giao nhận kèm
theo).
d) Danh sách kèm theo Hợp đồng để làm cơ sở cho việc chuyển tiền và thanh
quyết toán, gồm:
Danh sách BHXH tỉnh, BHXH huyện, nơi đóng trụ sở, tên giám đốc, kế toán, số
hiệu, tên tài khoản, nơi mở tài khoản; thời gian chi trả của từng huyện, từng
xã, phường;
Danh sách Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện, nơi đóng trụ sở, tên giám đốc, kế
toán, số hiệu, tên tài khoản, nơi mở tài khoản.
6. BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện
a) Thông báo cho người hưởng nhận chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt biết
việc quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua hệ thống bưu
điện, địa điểm nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, thời gian bắt đầu thực
hiện, bằng các hình thức: Niêm yết công khai tại điểm chi trả, đài phát thanh,
báo chí, truyền hình địa phương, gửi thông báo cho người hưởng.
Để việc chi trả đảm bảo kịp thời, không ảnh hưởng lớn đến người hưởng, trước
mắt, điểm chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng đầu chuyển sang Bưu điện
thực hiện chi trả tại các điểm chi trả cũ.
b) Phối hợp đào tạo, tập huấn cho cán bộ bưu điện làm công tác chi trả: Quán
triệt công tác tổ chức triển khai dịch vụ cung cấp; các quy trình nghiệp vụ
quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; hướng dẫn
tác nghiệp chi trả và quản lý người hưởng tại bàn chi trả (như ký thay nhận
hộ); hướng dẫn xử lý các trường hợp đặc biệt, các vấn đề phát sinh trong quá
trình chi trả; các nội dung liên quan khác.
c) Về tổ chi trả: Trước mắt giữ nguyên các tổ chi trả đang thực hiện. Hướng
dẫn Bưu điện huyện căn cứ vào địa bàn chi trả của từng xã, phường, thị trấn
lập bảng đăng ký các tổ chi trả. Khi có thay đổi liên quan đến tổ chi trả phải
báo kịp thời cho BHXH huyện.
d) Công tác kiểm tra:
Công tác chuẩn bị để thực hiện chi trả: Địa điểm, cơ sở vật chất, nhân lực
phục vụ chi trả, công tác vận chuyển, bảo quản tiền, công tác an ninh tại điểm
chi trả theo phương án đã được BHXH Việt Nam phê duyệt.
BHXH tỉnh cử cán bộ tiến hành kiểm tra tại các điểm chi trả do Bưu điện
thực hiện.
VII. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ hướng dẫn tại Văn bản này, BHXH tỉnh, Bưu điện tỉnh xây dựng quy
trình phối hợp chi tiết từng cấp (giữa BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh, giữa BHXH
huyện và Bưu điện huyện) để tổ chức thực hiện tốt phương án chi trả qua hệ
thống bưu điện đã được BHXH Việt Nam phê duyệt.
2. BHXH các tỉnh thành lập Tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn chi trả lương hưu,
trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống bưu điện gồm cán bộ BHXH tỉnh, cán bộ
BHXH các huyện để phối hợp với Bưu điện tỉnh trong quá trình thực hiện.
3. Định kỳ 6 tháng, BHXH tỉnh phối hợp Bưu điện tỉnh báo cáo kết quả thực
hiện phương án quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng qua hệ thống bưu điện trên địa bàn về BHXH Việt Nam và Tổng Công ty Bưu
điện Việt Nam trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm để tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Yêu cầu BHXH các tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nội dung hướng dẫn tại văn
bản này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về BHXH
Việt Nam để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Tổng Giám đốc (để báo cáo);
TCT Bưu Điện Việt Nam (để phối hợp);
Bưu điện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Lưu: VT, BC (3). KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đình Khương
Mẫu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
……, ngày …. tháng …. năm ......
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
QUẢN LÝ NGƯỜI HƯỞNG VÀ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀNG THÁNG QUA HỆ
THỐNG BƯU ĐIỆN
Số: ………/BHXH/BĐT
PHẦN A. CĂN CỨ ĐỂ KÝ HỢP ĐỒNG
1. Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
thông qua ngày 14/06/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
thông qua ngày 14/6/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
3. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
4. Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam thông qua ngày 29/06/2006;
5. Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
thông qua ngày 17/06/2010;
6. Nghị định số 94/2008/NĐCP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và
Nghị định số 116/2011/NĐCP ngày 14/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 94/2008/NĐCP;
7. Quyết định số 1746/QĐTTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam
từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông.
8. Quyết định số 249/QĐBTTTT ngày 18/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty
Bưu điện Việt Nam;
9. Quyết định số 488/QĐBHXH ngày 23/5/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
về việc ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH;
10. Văn bản số 3069/VPCPKTTH ngày 17/4/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc
thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội qua Bưu điện.
11. Căn cứ Hợp đồng số ... dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả các chế độ
bảo hiểm xã hội hàng tháng qua hệ thống Bưu điện giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam
và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam;
12. Căn cứ Phương án tổ chức chi trả các chế độ BHXH hàng tháng qua hệ thống
Bưu điện trên địa bàn tỉnh đã được BHXH Việt Nam phê duyệt.
PHẦN B. CÁC BÊN KÝ HỢP ĐỒNG
I. Bảo hiểm xã hội tỉnh ...(gọi tắt là bên A)
Địa chỉ : []
Điện thoại : []
Fax : []
Mã số thuế : []
Đại diện bởi : []
Chức vụ : []
II. Bưu điện tỉnh ... (gọi tắt là bên B)
Địa chỉ : []
Điện thoại : []
Fax : []
Mã số thuế : []
Đại diện bởi : []
Chức vụ : []
Bên A và bên B thỏa thuận và nhất trí ký kết Hợp đồng này theo các điều khoản
và điều kiện dưới đây:
Điều 1. Định nghĩa
1. “Bưu điện huyện” là Bưu điện quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, Bưu điện huyện trực thuộc Bưu điện tỉnh.
2. “BHXH huyện” là BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, BHXH
huyện trực thuộc BHXH tỉnh.
3. “Người hưởng” là người được hưởng lương hưu và các chế độ trợ cấp BHXH
theo quy định của Luật BHXH.
4. “Mạng lưới Bưu điện” là hệ thống các bưu cục, điểm phục vụ Bưu điện,
cơ sở khai thác khác, được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát để
cung ứng dịch vụ bưu chính trên phạm vi toàn quốc.
5. “Điểm chi trả” là nơi thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng
tháng cho người hưởng gồm: Bưu cục, Điểm bưu điện văn hóa xã, và các điểm
khác do Bưu điện thuê hoặc mượn để thực hiện việc quản lý, chi trả tiền lương
hưu và chế độ BHXH hàng tháng cho người hưởng theo yêu cầu của cơ quan BHXH.
6. “Sự kiện bất khả kháng” là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù các Bên đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép trong công tác chi trả.
Điều 2. Nội dung dịch vụ cung cấp
Bưu điện tỉnh cung cấp cho BHXH tỉnh các dịch vụ dưới đây trên phạm vi (nêu số
lượng) ……… huyện, thị xã với (nêu số lượng) …………….. xã, phường, thị trấn trên
địa bàn tỉnh (thành phố) qua mạng lưới bưu điện (Có danh sách các huyện, thị
xã, xã phường, thị trấn kèm theo Hợp đồng này):
1. Tổ chức chi trả số tiền lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho người
hưởng theo danh sách do cơ quan BHXH cung cấp.
2. Quản lý người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng theo danh sách và hướng dẫn
của cơ quan BHXH, gồm:
a) Quản lý người hưởng nhận các chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt.
b) Quản lý người hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân (tài khoản thẻ ATM).
c) Báo giảm người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng kịp thời đối với
các trường hợp theo thỏa thuận trong Hợp đồng này.
3. Thực hiện các yêu cầu bổ sung khác của BHXH tỉnh phù hợp với nhu cầu và
năng lực của Bưu điện tỉnh.
Điều 3. Phạm vi hợp đồng
Bưu điện tỉnh cung ứng dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ
cấp BHXH hàng tháng tại .... (số lượng) điểm chi trả thuộc ....(số lượng)
huyện của tỉnh.
Điều 4. Yêu cầu về dịch vụ cung cấp
Dịch vụ quản lý người hưởng, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua hệ thống
bưu điện tỉnh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Tổ chức mạng lưới chi trả, quản lý người hưởng đến tận xã, phường, thị
trấn, phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhưng cự ly không xa hơn các
điểm chi trả trước đây do cơ quan BHXH thực hiện.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chi trả và quản lý
người hưởng phải đảm bảo thuận tiện, an toàn, có nhà, có bàn ghế phục vụ người
hưởng, có phương tiện chuyển tiền, có trang thiết bị, công cụ bảo quản tiền
mặt đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển và chi trả.
3. Đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác chi trả có đủ phẩm chất,
trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
4. Việc chi trả phải đảm bảo đúng thời gian qui định của cơ quan BHXH, đúng
người hưởng, đúng số tiền theo danh sách chi trả do cơ quan BHXH chuyển sang,
không được gây phiền hà cho người hưởng.
5. Thực hiện qui trình chi trả, thanh quyết toán số tiền đã trả, quản lý
người hưởng theo đúng qui định của BHXH Việt Nam, Hợp đồng đã ký giữa BHXH
Việt Nam và TCT Bưu điện Việt Nam và qui định của Hợp đồng này.
6. Nếu để xảy ra mất tiền trong quá trình tổ chức thực hiện chi trả dù bất kỳ
trường hợp nào do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, chi trả không đúng
người hưởng, không đúng thời gian qui định, không đúng số tiền theo danh sách
chi trả do cơ quan BHXH chuyển sang hoặc qua công tác thanh tra, kiểm tra của
các cơ quan có trách nhiệm phát hiện ra chi trả không đúng thì phải thu hồi,
bồi hoàn ngay cho người hưởng hoặc cơ quan BHXH.
7. Quản lý người hưởng theo danh sách do cơ quan BHXH chuyển sang đảm bảo
chặt chẽ, báo giảm kịp thời. Trường hợp không quản lý chặt chẽ người hưởng dẫn
đến chi trả sai, phải chịu trách nhiệm thu hồi và bồi hoàn ngay cho cơ quan
BHXH.
8. Tuyên truyền, hướng dẫn người hưởng thực hiện đúng các quy định về quản lý
và chi trả các chế độ BHXH.
Điều 5. Quy trình chi trả tạm ứng, thanh quyết toán
Chi trả các chế độ BHXH hàng tháng phải đảm bảo chi đúng, đủ, kịp thời, tận
tay cho người thụ hưởng. Trong quá trình tổ chức chi trả, BHXH và Bưu điện các
cấp phải thực hiện theo quy trình sau:
1. Bưu điện huyện căn cứ vào địa bàn chi trả của từng xã, phường, thị trấn và
hướng dẫn của BHXH huyện để lập bảng đăng ký các tổ chi trả chuyển BHXH huyện.
Khi có thay đổi liên quan đến tổ chi trả phải báo kịp thời cho BHXH huyện bằng
văn bản.
2. Hàng tháng, BHXH huyện chuyển danh sách chi trả các chế độ BHXH trong
tháng chi tiết đến từng xã, phường, tổ chi trả theo các Mẫu số C72aHD,
C72cHD, C72bHD, danh sách người hưởng phải khấu trừ tiền lương hưu, trợ cấp
BHXH hàng tháng theo Mẫu số 32CBH, và danh sách người hưởng trợ cấp một lần
khi nghỉ hưu theo Mẫu số 37CBH được Giám đốc cơ quan BHXH ký, đóng dấu cho
Bưu điện huyện trước thời gian chi trả 05 ngày. Khi BHXH huyện chuyển danh
sách cho Bưu điện huyện phải có biên bản giao nhận ghi đầy đủ số lượng người
hưởng, số tiền Bưu điện huyện phải chi trả cho người hưởng để làm cơ sở thanh
quyết toán.
3. Bưu điện huyện căn cứ vào danh sách chi trả các chế độ BHXH hàng tháng Mẫu
số C72aHD (hoặc C72cHD), C72bHD và danh sách người hưởng trợ cấp một lần
khi nghỉ hưu theo Mẫu số 37CBH để lập giấy đề nghị tạm ứng chi trả chế độ
BHXH theo Mẫu số C73HD, gửi BHXH huyện để tạm ứng tiền chi trả kịp thời, đầy
đủ cho người hưởng, thời gian trước 04 ngày chi trả.
4. BHXH huyện căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng của Bưu điện huyện để xem xét,
chuyển tiền vào tài khoản của Bưu điện huyện (số hiệu, tên tài khoản, nơi mở
tài khoản... theo Phụ lục số 02 (kèm theo Hợp đồng này) trước thời gian chi
trả 03 ngày. Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho Bưu điện huyện biết về việc
chuyển tiền; Khi nhận được tiền, Bưu điện huyện thông báo bằng văn bản cho cơ
quan BHXH huyện biết.
5. Bưu điện huyện có trách nhiệm chuyển tiền, danh sách chi trả do BHXH huyện
chuyển sang đến các điểm chi trả để chi trả cho người hưởng đúng thời gian quy
định, đúng đối tượng, đúng số tiền và phải đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá
trình vận chuyển, chi trả.
6. Khi chi trả, người trực tiếp chi trả phải thực hiện kiểm tra chứng minh
nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh, giấy lĩnh thay lương hưu và trợ cấp
BHXH (đối với người hưởng đang cư trú tại Việt Nam không trực tiếp nhận tiền
phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú; đối với người hưởng
đang cư trú ở nước ngoài không trực tiếp nhận tiền phải có xác nhận của Đại sứ
quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người hưởng đang cư trú
xác nhận đang cư trú hợp pháp ở nước sở tại) hoặc giấy giám hộ (đối với người
giám hộ), hướng dẫn người hưởng ký tên vào danh sách (mẫu số C72aHD (hoặc
C72bHD), C72cHD) và danh sách (mẫu số 32CBH, 37CBH). Lưu giữ giấy lĩnh
thay lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu số 18CBH) trong quá trình chi trả cho đến
kỳ nhận cuối của giấy lĩnh thay, nộp cùng danh sách chi trả cho BHXH huyện.
Đối với trường hợp người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ốm nặng, già
yếu đang có mặt tại địa phương nơi quản lý chi trả không có khả năng đi đến
nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tại điểm chi trả và cũng không có khả năng đi
làm thủ tục ủy quyền cho người khác lĩnh thay thì người hưởng hoặc thân nhân
người hưởng phải thông báo cho Bưu điện huyện biết để chi trả tận nơi cho
người hưởng.
7. Trong thời gian 08 ngày kể từ ngày tạm ứng tiền, Bưu điện huyện phải thực
hiện chi trả xong lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng và xong
trước ngày 10 hàng tháng.
8. Bưu điện huyện tổng hợp thanh toán chi trả các chế độ BHXH của toàn huyện
(mẫu số C74HD) đối chiếu với danh sách chi trả đã có ký nhận của người hưởng
C72aHD, C72bHD, C72cHD, 32CBH, 37CBH) và thực hiện quyết toán số tiền chi
trả với BHXH huyện trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thức đợt
chi trả.
9. Bưu điện huyện chuyển Mẫu số C72aHD (hoặc C72bHD), C72cHD, 32CBH,
37CBH đã có chữ ký của người lĩnh tiền cho BHXH huyện. Đồng thời, chuyển trả
BHXH huyện số tiền đã tạm ứng nhưng chưa chi hết (nếu có). Hai bên phải lập
biên bản giao nhận.
Điều 6. Nhiệm vụ quản lý đối tượng của bưu điện
Bưu điện tỉnh phải tổ chức bộ máy và phân công cán bộ, nhân viên của từng điểm
chi trả trên địa bàn thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Hàng tháng, tại các điểm chi trả Bưu điện huyện phải niêm yết công khai:
Danh sách người hưởng tăng, giảm, các quy trình, thủ tục, hồ sơ, các chế độ,
chính sách mới ban hành có liên quan đến người hưởng.
2. Bưu điện huyện tiếp nhận thông báo tạm dừng in danh sách chi trả lương
hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu số 14aCBH), thông báo tiếp tục hưởng lương
hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu số 14bCBH) từ BHXH huyện để chuyển cho
người hưởng, chậm nhất trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Trường hợp người hưởng thay đổi nơi lĩnh chế độ BHXH hàng tháng từ huyện
này sang huyện khác trong địa bàn tỉnh: Cán bộ, nhân viên chi trả tiếp nhận và
xác nhận vào giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người
hưởng (mẫu số 20CBH) gửi Bưu điện huyện để chuyển BHXH huyện. Trường hợp
người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có hưởng phụ cấp khu vực
chuyển sang nơi cư trú mới thuộc địa bàn có phụ cấp khu vực thì ngoài giấy đề
nghị (mẫu số 20CBH) phải gửi kèm theo 01 bản phô tô sổ hộ khẩu đồng thời xuất
trình sổ hộ khẩu (bản chính) để kiểm tra, đối chiếu; Bưu điện huyện phải gửi
giấy đề nghị Mẫu số 20CBH đến BHXH huyện trong thời gian……..ngày kể từ ngày
nhận được Giấy đề nghị. (Giám đốc BHXH tỉnh quy định thời gian)
Bưu điện huyện tiếp nhận giấy giới thiệu trả lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu số
C77HD) do BHXH huyện chuyển đến để chuyển cho người hưởng, chậm nhất trong
thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu.
4. Quản lý người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản
ATM:
Đầu năm dương lịch, BHXH huyện chuyển danh sách chi trả các chế độ BHXH hàng
tháng qua tài khoản thẻ ATM (mẫu số C24aCBH), hàng tháng chuyển danh sách báo
tăng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 11CBH); danh sách điều chỉnh
hưởng các chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 12CBH); danh sách báo giảm hưởng các
chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 13CBH) của người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp
BHXH qua tài khoản thẻ ATM cho Bưu điện huyện để theo dõi, quản lý người
hưởng.
Tháng 5 và tháng 11 hàng năm, BHXH huyện chuyển danh sách (mẫu số 24aCBH) cho
Bưu điện huyện để lấy chữ ký của người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng qua tài khoản ATM. Bưu điện huyện căn cứ vào danh sách (mẫu số 24aCBH)
để thông báo cho người hưởng về địa điểm, khoảng thời gian ký xác nhận và tổ
chức lấy chữ ký của người hưởng tại các điểm chi trả. Đối với người hưởng ốm
nặng, già yếu không đi lại được đang có mặt tại địa phương nơi quản lý chi trả
thì cán bộ Bưu điện huyện phải đến gặp trực tiếp để lấy chữ ký hoặc điểm chỉ
của người hưởng trước ngày 20 tháng 5 và trước ngày 20 tháng 11, đồng thời
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của chữ ký
hoặc điểm chỉ và phải bồi hoàn kịp thời cho cơ quan BHXH những thiệt hại do
việc lấy chữ ký hoặc điểm chỉ không đúng người. Bưu điện huyện chuyển danh
sách (mẫu số 24aCBH) đã có chữ ký của người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp
BHXH hàng tháng qua tài khoản ATM cho BHXH huyện trước ngày 25 tháng 5 và
trước ngày 25 tháng 11.
5. Đầu tháng 9 hàng năm, BHXH huyện chuyển danh sách người hưởng tuất hàng
tháng đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi của năm tiếp theo (mẫu số 25CBH) cho Bưu
điện huyện để thông báo cho người hưởng để người hưởng lấy xác nhận đang đi
học của nhà trường.
Cán bộ Bưu điện làm nhiệm vụ chi trả tại các điểm chi trả có trách nhiệm tiếp
nhận giấy xác nhận đang đi học (mẫu số 22CBH) có xác nhận của nhà trường đối
với trường hợp người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi còn đi học, gửi Bưu điện huyện để chuyển BHXH huyện trong tháng 9 hàng
năm.
6. Hàng tháng, lập danh sách báo giảm hưởng chế độ BHXH hàng tháng theo Mẫu
số 9aCBH đối với các trường hợp: Người hưởng chết; người hưởng 6 tháng liên
tục không lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH; người hưởng chuyển tổ chi trả trong
cùng xã; người hưởng lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang
lĩnh bằng thẻ ATM và ngược lại; thay đổi nơi lĩnh chế độ BHXH hàng tháng qua
tài khoản ATM trong địa bàn tỉnh và trường hợp người đang chấp hành hình phạt
tù không hưởng án treo; người hưởng xuất cảnh trái phép; người hưởng bị tòa án
tuyên bố mất tích gửi BHXH huyện cùng giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương
hưu, trợ cấp BHXH (mẫu số 20CBH). Bưu điện huyện phải gửi danh sách theo mẫu
9aCBH và giấy đề nghị theo mẫu 20CBH (nếu có) đến BHXH huyện trước ngày
(Giám đốc BHXH tỉnh quy định)
7. Bưu điện huyện có trách nhiệm thu hồi kịp thời các khoản tiền chi sai, chi
vượt cho người hưởng do Bưu điện báo giảm chậm theo qui định, nộp trả BHXH
huyện trong thời gian 02 ngày kể từ ngày phát hiện ra.
8. Khi có vướng mắc liên quan đến chế độ, chính sách của người hưởng mà Bưu
điện không thể giải quyết thì phải báo cáo hoặc kiến nghị ngay với cơ quan
BHXH để kịp thời giải quyết, không để ách tắc, chậm trễ.
9. BHXH huyện chuyển các mẫu, biểu theo quy định cho Bưu điện huyện để cung
cấp miễn phí cho người hưởng khi có nhu cầu.
10. BHXH huyện chuyển thẻ BHYT của người hưởng cho Bưu điện huyện để trả cho
người hưởng trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được thẻ; Bưu điện huyện
nhận thẻ BHYT của người hưởng có yêu cầu đổi tại các điểm chi trả để chuyển
BHXH huyện trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được thẻ; thực hiện rà soát
thẻ BHYT theo yêu cầu của cơ quan BHXH (khi giao nhận phải có biên bản).
11. Bưu điện huyện phối hợp với BHXH huyện để xác minh về những thông tin
liên quan đến người hưởng khi có yêu cầu của cơ quan BHXH. Trong quá trình chi
trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, nếu Bưu điện huyện phát hiện có dấu
hiệu gian lận phải báo cáo ngay cho cơ quan BHXH để kịp thời xử lý.
12. BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn người hưởng
thực hiện đúng các qui định về quản lý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH.
Điều 7. Phương thức thực hiện
1. Bưu điện tỉnh và BHXH tỉnh phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc tổ chức thực hiện việc quản lý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH
hàng tháng qua hệ thống Bưu điện theo đúng quy định của BHXH Việt Nam, Hợp
đồng Dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH đã ký giữa Tổng
công ty Bưu điện Việt Nam và BHXH Việt Nam và các quy định của Hợp đồng này.
2. Danh sách địa bàn quận, huyện triển khai tổ chức quản lý người hưởng và
chi trả chế độ BHXH hàng tháng qua Hệ thống Bưu điện; Danh sách BHXH huyện,
nơi đóng trụ sở, tên Giám đốc, kế toán, số hiệu, tên tài khoản, nơi mở tài
khoản; thời gian chi trả của từng huyện, từng xã, phường; Danh sách Bưu điện
tỉnh, Bưu điện huyện, nơi đóng trụ sở, tên Giám đốc, kế toán, số hiệu, tên tài
khoản, nơi mở tài khoản do hai bên thống nhất và lập thành Phụ lục kèm theo
Hợp đồng này.
3. Ngày bắt đầu tổ chức chi trả cho người hưởng, ngày chuyển tiền, ngày quyết
toán cụ thể của các địa bàn theo qui định của cơ quan BHXH được nêu trong Phụ
lục số 01 (kèm theo Hợp đồng này).
Điều 8. Phí dịch vụ
1. Hàng tháng, BHXH tỉnh trả cho Bưu điện tỉnh phí quản lý người hưởng và chi
trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng gồm:
Phí chi trả và quản lý người hưởng do bưu điện trực tiếp chi trả là [] %
trên tổng số tiền Bưu điện tỉnh đã thực chi trả cho người hưởng.
Phí quản lý người hưởng nhận tiền qua tài khoản thẻ ATM.
2. Căn cứ vào số tiền Bưu điện tỉnh thực chi trả hàng tháng cho người hưởng,
số người hưởng qua tài khoản ATM, BHXH tỉnh thanh toán phí dịch vụ quản lý
người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho Bưu điện tỉnh
bằng chuyển khoản.
3. Nội dung chi phí dịch vụ gồm:
Chi thù lao cho cá nhân tham gia chi trả các chế độ BHXH.
Chi công tác quản lý người hưởng trên địa bàn, gồm:
+ Người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bằng tiền mặt.
+ Người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM.
Chi hỗ trợ nước uống, chi phí thuê địa điểm chi trả, thuê lực lượng bảo vệ
trong những ngày chi trả tại xã
Chi phí vận chuyển tiền và lực lượng bảo vệ trong quá trình chuyển tiền đến
các điểm chi trả tại xã, phường, thị trấn.
Chi phí thuê các công cụ kiểm đếm, bảo quản, cất giữ tiền mặt trong quá
trình chi trả (máy đếm tiền, bao gói đựng tiền, két sắt).
Phí đổi tiền rách, phí gửi tiền qua đêm tại các ngân hàng (nếu có).
Chi phí văn phòng phẩm phục vụ sao in tài liệu (quy trình, thủ tục, chế độ,
chính sách mới...) niêm yết tại các điểm chi trả.
Ngoài mức phí đã được thỏa thuận Bưu điện tỉnh không được thu bất kỳ một khoản
phí nào của người hưởng.
4. Thanh toán phí dịch vụ:
a) Sau khi Bưu điện các huyện chi trả xong và quyết toán với cơ quan BHXH và
chuyển số kinh phí chưa chi trả hết (nếu có) về cơ quan BHXH theo quy định,
BHXH huyện báo cáo về BHXH tỉnh, Bưu điện huyện báo cáo về Bưu điện tỉnh theo
Mẫu số C74HD.
b) Căn cứ vào số tiền đã chi trả trên Mẫu số C74HD do Bưu điện huyện chuyển
lên và danh sách người hưởng qua tài khoản ATM do cơ quan BHXH chuyển sang,
Bưu điện tỉnh lập bảng tổng hợp số tiền đã chi trả của toàn tỉnh có chi tiết
theo từng huyện, tính toán chi phí quản lý người hưởng và chi trả lương hưu,
trợ cấp BHXH hàng tháng gửi BHXH tỉnh kèm theo văn bản đề nghị thanh toán chi
phí.
c) BHXH tỉnh căn cứ vào hồ sơ do Bưu điện tỉnh chuyển sang, đối chiếu, kiểm
tra, chuyển trả phí dịch vụ vào tài khoản số... của Bưu điện tỉnh mở tại...
trong thời gian 3 ngày kể từ ngày hai bên hoàn thành thủ tục quyết toán số
tiền chi trả.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của Bưu điện tỉnh
1. Quyền của Bưu điện tỉnh
a) Được yêu cầu BHXH tỉnh cung cấp các văn bản, tài liệu, các thông tin liên
quan để thực hiện công tác chi trả và quản lý người hưởng lương hưu, trợ cấp
BHXH hàng tháng theo yêu cầu của hợp đồng này.
b) Được hưởng phí dịch vụ do BHXH tỉnh trả.
2. Nghĩa vụ của Bưu điện tỉnh
a) Tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ theo đúng phương án được BHXH Việt Nam
phê duyệt và thỏa thuận tại Hợp đồng này.
b) Đảm bảo Bưu điện tỉnh và các đơn vị trực thuộc có đủ khả năng tổ chức, cơ
sở vật chất và các điều kiện để thực hiện nội dung dịch vụ cung ứng tại Hợp
đồng này theo yêu cầu của cơ quan BHXH.
c) Dịch vụ cung cấp phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 4
của Hợp đồng này.
d) Bưu điện tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện đối với việc tổ chức chi trả và
quản lý người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng, người hưởng nhận tiền qua tài
khoản ATM theo đúng qui định của cơ quan BHXH và thỏa thuận tại Hợp đồng này.
đ) Hướng dẫn Bưu điện các quận, huyện, thị xã mở tài khoản giao dịch tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn để nhận tiền
do cơ quan BHXH chuyển sang để chi trả cho người hưởng.
e) Khi xảy ra mất tiền chi trả các chế độ BHXH, cơ quan bưu điện phải ứng ngay
tiền để chi trả, đảm bảo đúng thời gian theo lịch của cơ quan BHXH, không ảnh
hưởng đến tổ chức chi trả và người hưởng.
g) Bưu điện tỉnh chịu trách nhiệm khi đơn vị, cá nhân thuộc Bưu điện các cấp
để xảy ra mất tiền trong khi chi trả dù bất kỳ trường hợp nào do nguyên nhân
chủ quan hay khách quan, chi trả không đúng người hưởng, không đúng thời gian
qui định, không đúng số tiền theo danh sách chi trả do cơ quan BHXH chuyển
sang hoặc qua công tác thanh tra kiểm tra của các cơ quan có trách nhiệm phát
hiện ra chi trả không đúng thì phải thu hồi, bồi hoàn cho người hưởng hoặc cơ
quan BHXH.
Mức bồi hoàn gồm: Toàn bộ số tiền chi sai và lãi tính cho thời gian thực hiện
không đúng Hợp đồng của số tiền chi sai trong các trường hợp nêu trên.
Lãi suất được tính bằng lãi suất BHXH Việt Nam cho các Ngân hàng thương mại
Nhà nước vay tại thời điểm xác định bồi hoàn.
Đồng thời, thông báo kịp thời cho cơ quan BHXH và Tổng công ty Bưu điện Việt
Nam biết để phối hợp giải quyết, không để xảy ra khiếu kiện, gây khó khăn cho
người hưởng.
h) Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của người hưởng
với cơ quan BHXH.
i) Ngoài lệ phí do cơ quan BHXH chi trả theo Hợp đồng đã ký, không được thu
thêm bất kỳ một khoản lệ phí nào của người hưởng.
k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những Điều, Khoản
trong Hợp đồng này và các quy định của pháp luật.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của BHXH tỉnh
1. Quyền của BHXH tỉnh
a) Được yêu cầu Bưu điện tỉnh tổ chức thực hiện công tác chi trả và quản lý
người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng theo đúng quy định của BHXH
Việt Nam và các quy định tại Hợp đồng này.
b) Được yêu cầu Bưu điện tỉnh bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra mất tiền
trong quá trình tổ chức thực hiện chi trả và quản lý người hưởng theo quy định
tại Khoản 6 Điều 4 của Hợp đồng này.
2. Nghĩa vụ của BHXH tỉnh
a) BHXH các cấp phối hợp với Bưu điện tỉnh để tổ chức thực hiện quy trình
nghiệp vụ quản lý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền
mặt theo đúng hướng dẫn của BHXH Việt Nam và các quy định tại Hợp đồng này.
b) Phối hợp với Bưu điện tỉnh chỉ đạo tổ chức tập huấn về nghiệp vụ chi trả,
quản lý người hưởng cho đội ngũ cán bộ Bưu điện.
c) Thông báo kịp thời cho Bưu điện tỉnh về những thay đổi nghiệp vụ liên quan
đến việc thực hiện công tác quản lý, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho
người hưởng để triển khai thực hiện.
d) Hướng dẫn BHXH các huyện chuyển danh sách chi trả các chế độ BHXH và chuyển
tiền cho Bưu điện huyện đúng thời gian quy định.
đ) Kiểm tra, hướng dẫn Bưu điện các cấp thực hiện các quy định trong Hợp đồng
đã ký; Xây dựng kế hoạch phối hợp với Bưu điện cùng cấp để kiểm tra việc chi
trả và quản lý người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những Điều, Khoản
trong Hợp đồng này và các quy định của pháp luật.
Điều 11. Các trường hợp bất khả kháng
1. Các trường hợp bất khả kháng
a) Thiên tai như bão, lũ, lụt, hỏa hoạn.
b) Chiến tranh, khủng bố.
c) Nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng nêu tại Khoản 1 Điều này có tổn
thất về tiền để chi trả cho người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng, cơ quan
Bưu điện và cơ quan BHXH thực hiện các bước sau:
Bưu điện huyện nơi xảy ra tổn thất về tiền làm văn bản báo cáo ngay Bưu
điện tỉnh. Bưu điện tỉnh ứng ngay tiền cho Bưu điện huyện, chi trả kịp thời
cho người hưởng, đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của người hưởng lương
hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
Giám đốc Bưu điện huyện chủ động phối hợp ngay với các cơ quan chức năng
lập biên bản hiện trạng nơi xảy ra vụ việc, chỉ đạo các bộ phận có liên quan
thuyết minh, xem xét, giải trình, lập biên bản kèm theo hồ sơ tổn thất báo cáo
Bưu điện tỉnh, BHXH tỉnh và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
Khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra, Bưu điện tỉnh lập hồ sơ
gửi TCT Bưu điện Việt Nam. TCT Bưu điện Việt Nam xem xét gửi BHXH Việt Nam xử
lý theo quy định tại Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng quỹ Dự phòng rủi ro
trong công tác chi trả bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam.
Điều 12. Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng sẽ bị chấm dứt trong những trường hợp sau:
1. Xảy ra sự kiện bất khả kháng kéo dài.
2. Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 13. Các cam kết chung
1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng các Điều, Khoản của Hợp đồng này, các phụ
lục và các quy định liên quan của pháp luật, tự chịu trách nhiệm pháp lý đối
với tất cả các hành vi của mình trước luật pháp để không ảnh hưởng đến quyền
và nghĩa vụ của bên kia.
2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng sẽ được các
bên giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải trên tinh thần hợp tác.
3. Trường hợp hòa giải và thương lượng không đạt kết quả thì tranh chấp sẽ
được đưa ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có trụ sở của BHXH tỉnh để giải
quyết. Phán quyết của Tòa án, hai bên có trách nhiệm phải thực hiện.
Điều 14. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng này và các phụ lục, các văn bản ủy quyền, các tài liệu kèm theo
hợp đồng này là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng, các bên phải có nghĩa
vụ chấp hành.
2. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày 31 tháng
12 năm 2014. Hợp đồng được tự động gia hạn trong trường hợp hai bên không ký
lại hợp đồng mới.
3. Trong thời hạn thực hiện hợp đồng, BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh phối hợp
kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức thực hiện, báo cáo BHXH Việt Nam và Tổng
công ty Bưu điện Việt Nam định kỳ 6 tháng một lần.
4. Tất cả các thông báo, trao đổi giữa các bên theo Hợp đồng phải được lập
thành văn bản và gửi đến bên kia theo địa chỉ nêu trên bằng công văn, thư điện
tử hoặc Fax.
5. Nếu một trong các bên có nhu cầu sửa đổi hoặc bổ sung Hợp đồng thì các bên
cùng bàn bạc, thỏa thuận bổ sung Hợp đồng và được lập thành văn bản do đại
diện có thẩm quyền của các bên xác nhận.
6. Hợp đồng này được lập thành [] bản gốc bằng tiếng Việt có giá trị pháp
lý như nhau, mỗi Bên giữ [] bản.
BƯU ĐIỆN TỈNH
....................... BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
.......................
PHỤ LỤC 01
DANH SÁCH ĐỊA BÀN QUẬN, HUYỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGƯỜI HƯỞNG VÀ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ
BHXH HÀNG THÁNG QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN
(Kèm theo hợp đồng số: ………., ký ngày ... tháng ...năm .... giữa Bảo hiểm Xã
hội tỉnh ... và Bưu điện tỉnh ...)
TT Tên địa bàn Thời gian chuyển tiền Thời gian chi trả Thời hạn quyết toán Ghi chú
Từ ngày Đến ngày
BƯU ĐIỆN TỈNH … BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH …
BHXH TỈNH....
BHXH HUYỆN ….
BÀN GIAO DANH SÁCH CHI TRẢ LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP BHXH
Tháng .... năm …..
Nguồn kinh phí ………
TT Loại chế độ Chế độ hàng tháng Số tiền các tháng trước chưa lĩnh Số tiền truy lĩnh Cộng số tiền Ghi chú
Số người Số tiền
I Chế độ....
II Chế độ....
III Chế độ....
Tổng cộng
BÊN NHẬN
BƯU ĐIỆN HUYỆN … BÊN GIAO
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN …
PHỤ LỤC 02
DANH SÁCH, SỐ HIỆU TÀI KHOẢN CỦA BƯU ĐIỆN HUYỆN NƠI NHẬN TIỀN CHI TRẢ LƯƠNG
HƯU, TRỢ CẤP BHXH
(Kèm theo hợp đồng sổ: …….., ký ngày ... tháng ...năm .... giữa Bảo hiểm Xã
hội tỉnh ...và Bưu điện tỉnh ...)
TT Tên đơn vị Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Nơi mở tài khoản Ghi chú
1 Bưu điện huyện...
2
BƯU ĐIỆN TỈNH … BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH …
| Công văn 1813/BHXH-BC | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bao-hiem/Cong-van-1813-BHXH-BC-nam-2013-chi-tra-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-qua-buu-dien-192203.aspx | {'official_number': ['1813/BHXH-BC'], 'document_info': ['Công văn 1813/BHXH-BC năm 2013 hướng dẫn thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng qua hệ thống bưu điện do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bảo hiểm xã hội Việt Nam', ''], 'signer': ['Nguyễn Đình Khương'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bảo hiểm, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/05/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,266 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1305/QĐUBND Hòa Bình, ngày 16 tháng 6 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ PHÊ
DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH LĨNH VỰC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm
2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8
năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT
VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy
định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số1237/QĐBTNMT ngày 12/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong
lĩnh vực đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
238/TTrSTNMT ngày 15/6/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung (02 thủ tục cấp tỉnh) và phê duyệt quy trình nội bộ
thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đo
đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi
trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(Chi tiết tại Phụ lục I Danh mục và Quy trình nội bộ tại Phụ lục II kèm
theo)
Phụ lục Danh mục và nội dung cụ thể của TTHC tại Quyết định này được công
khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (địa chỉ: csdl.dichvucong.gov.vn); Cổng
Dịch vụ công của tỉnh (địa chỉ: dichvucong.hoabinh.gov.vn), Trang Thông tin
điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (địa chỉ:
http://vpubnd.hoabinh.gov.vn), Trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi
trường (đia chỉ: https://sotainguyen.hoabinh.gov.vn/).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nội dung công bố các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Quyết
định này thay thế các nội dung thủ tục hành chính tương ứng được công bố
tại Quyết định số 280/QĐUBND ngày 18/02/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Hòa Bình.
Điều 3. Các thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được
thực hiện tiếp nhận, trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công
tỉnh theo quy định.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông:
Đồng bộ đầy đủ, kịp thời dữ liệu TTHC tại Quyết định này từ Cơ sở dữ
liệu quốc gia về TTHC lên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và
công khai trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh theo quy định;
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có
liên quan căn cứ quy trình tại Quyết định này xây dựng quy trình điện tử
giải quyết thủ tục hành chính tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính cấp tỉnh theo quy định. Thời gian chậm nhất ngày 20/6/2023.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài
nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Cục Kiểm soát TTHC VP Chính phủ;
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Chánh VP, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
Trung tâm PVHCC tỉnh;
Lưu: VT, NVK (ThH,05b) CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐO ĐẠC VÀ BẢN
ĐỒ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 1305/QĐUBND ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh Hòa Bình)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý
1 Cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II 1.000049.000.00.00.H28 a) Về cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II: Thời hạn trả kết quả: Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. b) Về gia hạn/cấp lại/cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II: Thời hạn trả kết quả: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. a) Cách thức nộp hồ sơ Trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh. b) Cách thức nhận kết quả Trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Chưa quy định Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018. Nghị định số 27/2019/NĐCP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ. Nghị định số 136/2021/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ. Nghị định số22/2023/NĐCP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2 Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ 1.001923.000.00.00.H28 Ngay trong ngày làm việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu cung cấp. Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ nộp hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường bằng hình thức trực tuyến qua môi trường mạng, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Mức phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ được quy định cụ thể tại Biểu mức thu phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ ban hành kèm theo Thông tư số 33/2019/TTBTC ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2017/TTBTC ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ và Thông tư số 196/2016/TTBTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ. Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018. Nghị định số 27/2019/NĐCP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ. Nghị định số 136/2021/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ. Nghị định số22/2023/NĐCP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thông tư số 196/2016/TTBTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ. Thông tư số 33/2019/TTBTC ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2017/TTBTC ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ và Thông tư số 196/2016/TTBTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ.
PHỤ LỤC II
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 1305/QĐUBND ngày 16/6/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Hòa Bình)
Số TT Tên thủ tục hành chính Trình tự thực hiện theo cơ chế một cửa
Cơ quan/ đơn vị chủ trì
Thời gian giải quyết Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh (B1: Tiếp nhận hồ sơ) Phòng Đo đạc, bản đồ và viễn thám/ Văn phòng Đăng ký đất đai (B2: Thời gian giải quyết hồ sơ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường/ Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai (B3: Ký duyệt hồ sơ) Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh/ (B4: Vào sổ, trả kết quả cho Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh)
1 Cấp chứng chỉ hành nghề đo đac và bản đồ haṇg II 1.000049.000.00.00.H28 Về cấp chứng chỉ hành nghề đo đac và bản đồ haṇg II: 10 ngày làm việc 01 ngày Phòng Đo đạc bản đồ và viễn thám 06 ngày Giám đốc Sở 02 ngày 01 ngày
Về gia hạn/cấp lại /cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II: 03 ngày làm việc 0,5 ngày Phòng Đo đạc bản đồ và viễn thám 01 ngày Giám đốc Sở 01 ngày 0,5 ngày
2 Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ 1.001923.000.00.00.H28 Ngay trong ngày làm việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu cung cấp 0,25 ngày Văn phòng Đăng ký đất đai 0,25 ngày Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai 0,25 ngày 0,25 ngày
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN 
| Quyết định 1305/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1305-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-do-dac-ban-do-So-Tai-nguyen-Hoa-Binh-628592.aspx | {'official_number': ['1305/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1305/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và phê duyệt Quy trình nội bộ thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đo đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hòa Bình', ''], 'signer': ['Bùi Văn Khánh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/06/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,267 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3317/TCTCS
V/v chính sách thuế TNDN Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3508/CTTHNVDT ngày 14/07/2014 của Cục
Thuế tỉnh Khánh Hòa về khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
đối với khoản chi tài trợ cho giáo dục. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến
như sau:
Tại điểm 10 Mục II Phần I Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLTBGDĐTBNV ngày
14/07/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
quy định:
“10. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo
dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục
trên địa bàn ”
Điểm 2.23 Khoản 2 Điều 6 Chương II Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/06/2014
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐCP ngày
26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp quy định về khoản chi tài trợ cho giáo dục không được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“2.23.Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định tại tiết a
điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và
tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo
dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các
trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của
trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học
bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo
dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài
trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông
qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp
luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học
mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến
học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.
b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài
trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của
cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ; học sinh, sinh viên (hoặc cơ
quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN
ban hành kèm theo Thông tư này); kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu
tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).”
Căn cứ quy định nêu trên, theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa tại công
văn số 3508/CTTHNVDT ngày 14/07/2014, trường hợp UBND tỉnh Khánh Hòa phê
duyệt Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa là chủ dự án đầu tư xây dựng
trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đồng thời chỉ đạo Tổng công ty Khánh Việt là đơn
vị tài trợ cho dự án xây dựng này, đơn vị nhận tài trợ là Sở Giáo dục và Đào
tạo có chức năng huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự
nghiệp giáo dục trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số
35/2008/TTLTBGDĐTBNV ngày 14/07/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ
thì khoản chi tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động
của trường học do Tổng Công ty Khánh Việt tài trợ để xây dựng trường THPT
chuyên Lê Quý Đôn được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp của Tổng Công ty nếu có đầy đủ hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo
dục quy định tại Tiết b Điểm 2.23 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TTBTC
ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được biết và hướng dẫn doanh
nghiệp./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ PCTCT;
Lưu VT, CS (4b). KT. TỒNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
| Công văn 3317/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-3317-TCT-CS-2014-chinh-sach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-244845.aspx | {'official_number': ['3317/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3317/TCT-CS năm 2014 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,268 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 09/2018/QĐUBND Gia Lai, ngày 21 tháng 3 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số47/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số01/2017/NĐCP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số14/2014/NĐCP ngày 26/2/2014 của Chính phủ quy định thi
hành Luật Điện lực về an toàn điện;
Căn cứ Quyết định số63/2015/QĐTTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị
thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số37/2014/TTBTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số33/2017/TTBTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01
năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi
hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
672/TTrSTNMT ngày 13/3/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 21/2014/QĐUBND ngày
12/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 3 năm
2018.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban
ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ đầu tư các dự án và các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Thành
QUY ĐỊNH
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/2018/QĐUBND ngày 21 /3/2018 của UBND
tỉnh Gia Lai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng.
Quy định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai năm 2013,
Nghị định số 47/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi tắt là
Nghị định số 47/2014/NĐCP), Nghị định số 14/2014/NĐCP ngày 26/2/2014 của
Chính phủ quy định thi hành Luật Điện lực về an toàn điện (sau đây gọi tắt là
Nghị định số 14/2014/NĐCP), Thông tư số 37/2014/TTBTNMT ngày 30/6/2014 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi tắt là Thông tư số
37/2014/TTBTNMT).
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; Tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu
hồi đất.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Chương II
BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT
Điều 3. Quy định chi tiết điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định47/2014/NĐCP .
Trên cơ sở cách tính quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐCP, Tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức khảo sát, xác định
chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2
Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐCP, đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
Điều 4. Quy định cụ thể khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định47/2014/NĐCP .
1. Phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi đủ điều kiện để ở là bằng hoặc
lớn hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa và đáp ứng điều kiện
được phép tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp đặc
biệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng báo cáo, đề xuất Ủy
ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) cấp huyện trình UBND tỉnh xem xét
quyết định.
2. Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐCP mà trong
hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu
hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của
pháp luật về cư trú mà hộ gia đình không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa
bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường 01 (một) lô
đất ở và được giao đất có thu tiền sử dụng đất tại khu quy hoạch tái định cư
hoặc khu quy hoạch dân cư khác trên địa bàn cấp huyện nơi có đất thu hồi.
Số lô đất ở được giao có thu tiền sử dụng đất tương ứng với số hộ gia đình
được tách ra từ hộ gia đình có đất ở thu hồi mà những hộ này không có đất ở,
nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.
3. Trường hợp nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở
thu hồi thì được bồi thường 01 (một) lô đất ở và được giao đất có thu tiền sử
dụng đất tại khu quy hoạch tái định cư hoặc khu quy hoạch dân cư khác trên địa
bàn cấp huyện nơi có đất thu hồi. Số lô đất ở được giao có thu tiền sử dụng
đất tương ứng với số hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở
thu hồi và đang sinh sống trên thửa đất đó mà những hộ này không có đất ở, nhà
ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi trừ đi 01
(một).
Các vấn đề có liên quan đến việc xác định hộ gia đình được đứng tên trên Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với lô đất ở được bồi thường và các hộ gia
đình được giao đất có thu tiền sử dụng đất do các hộ gia đình tự thỏa thuận.
4. Việc xác định những hộ gia đình được giao đất có thu tiền sử dụng đất theo
điều này thể hiện trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hộ gia
đình, cá nhân được giao đất ở thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện
hành.
Điều 5. Quy định cụ thể khoản 3 Điều 7 Nghị định47/2014/NĐCP .
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
nhưng được miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách đối với người có công
với cách mạng khi Nhà nước thu hồi đất thì diện tích đất thu hồi được bồi
thường bằng tiền cho thời gian sử dụng đất còn lại. Giá đất để tính tiền bồi
thường là giá đất cụ thể do cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Người có đất thu hồi nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở thì sẽ được bố trí thuê đất trong các khu quy hoạch tái
định cư có đất phi nông nghiệp. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định hiện hành. Đối với trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi
thường về đất sẽ được khấu trừ số tiền bồi thường vào tiền thuê đất.
Điều 6. Quy định cụ thể khoản 2 Điều 15 Nghị định47/2014/NĐCP .
Việc phân chia tiền bồi thường về đất cho các đối tượng đang đồng quyền sử
dụng đất thực hiện như sau:
1. Các đối tượng đang đồng quyền sử dụng đất lập văn bản thỏa thuận phân chia
tiền bồi thường về đất có chứng thực của UBND cấp xã hoặc công chứng của Tổ
chức hành nghề công chứng.
2. Trường hợp không thỏa thuận được thì số tiền bồi thường được chuyển vào
kho bạc Nhà nước. Khi có thỏa thuận phân chia hoặc Tòa án có quyết định giải
quyết thì trả theo thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án.
Điều 7. Quy định cụ thể Điều 6a Thông tư37/2014/TTBTNMT .
Phần diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở còn
lại sau khi thu hồi đất không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng là nhỏ hơn diện
tích tối thiểu được phép tách thửa của loại đất có cùng mục đích sử dụng theo
quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương III
BỒI THƯỜNG VỀ TÀI SẢN
Điều 8. Quy định cụ thể khoản 1, 3, 4 Điều 9 Nghị định47/2014/NĐCP .
1. Việc bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi
Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo quy định sau:
Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình
bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của
nhà, công trình đó.
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng (=) tỷ lệ
phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây
dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý
chuyên ngành ban hành.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) theo giá trị hiện có của nhà, công
trình được xác định như sau:
a) Đối với nhà, công trình có tỷ lệ % còn lại >90% thì tỷ lệ phần trăm (%)
theo giá trị hiện có của nhà, công trình là 0%.
b) Đối với nhà, công trình có tỷ lệ % còn lại >60% và ≤90% thì tỷ lệ phần trăm
(%) theo giá trị hiện có của nhà, công trình là 10%.
c) Đối với nhà, công trình có tỷ lệ % còn lại >30% và ≤60% thì tỷ lệ phần trăm
(%) theo giá trị hiện có của nhà, công trình là 20%.
d) Đối với nhà, công trình có tỷ lệ % còn lại ≤30% thì tỷ lệ phần trăm (%)
theo giá trị hiện có của nhà, công trình là 30%.
2. Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần (ranh giới giải tỏa cắt sàn và
đà ở khoảng giữa hai cột chịu lực) thì được tính bồi thường thêm phần vật kiến
trúc từ ranh giới giải tỏa vào đến cột chịu lực gần nhất của nhà, công trình
kiến trúc. Ngoài ra, còn được bồi thường kinh phí để sửa chữa, cải tạo cho phù
hợp với công năng sử dụng với phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương
đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ. Kinh phí để sửa chữa, cải tạo
được tính trên cơ sở hồ sơ thiết kế và dự toán do đơn vị tư vấn lập, thẩm tra
dự toán theo quy định và đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tổng giá trị bồi thường phần nhà, công trình bị phá dỡ và kinh phí để sửa
chữa, cải tạo không quá 100% giá trị xây dựng mới theo bảng giá xây dựng nhà,
công trình xây dựng mới; bảng giá vật kiến trúc trên đất do UBND tỉnh ban hành
của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị
thiệt hại.
3. Đối với nhà, công trình không có trong bảng đơn giá do UBND tỉnh ban hành
tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng căn cứ định mức, đơn giá do UBND tỉnh,
bộ ngành có liên quan ban hành xây dựng dự toán và đưa vào phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
Mức bồi thường bằng 100% dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Đối với nhà ở, công trình được xác định có chi phí xây dựng lớn hơn đơn
giá do UBND tỉnh ban hành có nguyên nhân từ mặt bằng xây dựng hoặc nguyên nhân
khác thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thuê đơn vị tư
vấn khảo sát hiện trạng tại thời điểm bồi thường, lập dự toán, thẩm tra dự
toán theo quy định, đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Mức bồi thường bằng 100% dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 9. Quy định cụ thể khoản 2 Điều 10 Nghị định47/2014/NĐCP .
1. Việc xác định bồi thường thiệt hại đối với trường hợp không làm thay đổi
mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thực hiện theo văn
bản đề nghị của chủ dự án (bao gồm bản vẽ xác định vị trí, diện tích, ranh
giới...).
2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng căn cứ thực tế từng
công trình, dự án phối hợp chủ dự án và UBND cấp huyện nơi có dự án thu hồi
đất, xác định giá trị bồi thường thiệt hại đưa vào phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
3. Mức bồi thường bằng 100% giá trị bồi thường thiệt hại được cấp có thẩm
quyền phê duyệt tại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 10. Quy định cụ thể điểm b, c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị
định14/2014/NĐCP .
1. Diện tích nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân
không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
có điện áp đến 220 kV, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất,
trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, được bồi thường, hỗ trợ bằng 70% đơn giá xây dựng mới
của nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn tương đương do UBND
tỉnh ban hành đối với phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây
dẫn điện trên không.
2. Diện tích nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân
không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
có điện áp đến 220 kV, được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về
đất, nhưng thực tế đã xây dựng trước ngày 01/7/2004, được UBND cấp xã xác nhận
không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền thì được hỗ trợ bằng
40% đơn giá xây dựng mới đối với nhà, công trình xây dựng trước 15/10/1993 và
bằng 25% đơn giá xây dựng mới đối với nhà, công trình xây dựng từ 15/10/1993
đến trước 01/7/2004.
3. Nhà ở, công trình được xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công
trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà bị phá dỡ một phần,
phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về
xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số
14/2014/NĐCP thì được bồi thường theo khoản 2 Điều 8 Quy định này.
Điều 11. Quy định cụ thể khoản 3 Điều 19 Nghị định14/2014/NĐCP .
1. Diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện
trên không thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất mà không làm thay đổi mục
đích sử dụng đất nhưng bị hạn chế khả năng sử dụng, thì chủ sử dụng đất được
bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng bằng 80% đơn giá bồi
thường khi thu hồi.
2. Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử
dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm
dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác
trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi
thường, hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường khi thu hồi các loại đất khác đó tính
trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang.
3. Trường hợp sử dụng đất không đủ điều kiện theo điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị
định 14/2014/NĐCP thì được bồi thường thiệt hại bằng 30% đơn giá bồi thường
khi thu hồi đất cùng loại tính trên diện tích nằm trong hành lang.
4. Diện tích đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ
an toàn đường dây dẫn điện trên không được hỗ trợ một lần về đất bằng 30% mức
bồi thường khi thu hồi tính trên diện tích nằm trong hành lang.
Điều 12. Quy định cụ thể khoản 3 Điều 23 Nghị định14/2014/NĐCP .
1. Cây có trước khi thông báo thu hồi đất thực hiện dự án và trong hành lang
bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng
mới theo quy định tại khoản 3, Điều 12 Nghị định 14/2014/NĐCP thì được bồi
thường theo bảng giá đền bù cây cối hoa màu do UBND tỉnh ban hành.
2. Cây có trước khi thông báo thu hồi đất thực hiện dự án và trong hành lang
bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thuộc loại không phải chặt bỏ và
cấm trồng mới theo quy định tại khoản 3, Điều 12 Nghị định 14/2014/NĐCP hoặc
cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại khoản
2, Điều 12 Nghị định 14/2014/NĐCP thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm
tra, chặt tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và được
bồi thường bằng 30% mức bồi thường đối với cây cùng loại.
Điều 13. Quy định cụ thể khoản 1 Điều 14 Nghị định47/2014/NĐCP .
1. Căn cứ bảng giá xây dựng nhà, công trình xây dựng mới; bảng giá vật kiến
trúc trên đất do UBND tỉnh ban hành, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải
phóng mặt bằng xác định chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ở thuộc sở
hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do Tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi
đất phải phá dỡ, đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Mức bồi thường bằng 100% chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ở được
cấp có thẩm quyền phê duyệt tại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 14. Quy định cụ thể Điều 18 Nghị định47/2014/NĐCP .
1. Mức giá bồi thường theo bảng giá xây dựng nhà, công trình xây dựng mới;
bảng giá vật kiến trúc trên đất do UBND tỉnh ban hành và chi phí chi phí đào,
bốc, di chuyển, các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp theo chi phí dự
toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại phương án bồi thường hỗ trợ và
tái định cư.
2. Đối với mồ mã vắng chủ hoặc vô chủ đã quá thời hạn thông báo di chuyển mộ
thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hợp đồng với đơn vị phục vụ mai táng của
địa phương tổ chức di chuyển, cải táng theo chi phí dự toán đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt tại phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
Điều 15. Quy định cụ thể điểm b khoản 2 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013.
Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu
hoạch thì được bồi thường 100% thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường
hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường 100% chi phí di chuyển và thiệt
hại do di chuyển gây ra. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
căn cứ định mức, đơn giá do UBND tỉnh ban hành lập dự toán bồi thường đưa vào
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 16. Quy định cụ thể khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai năm 2013.
Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi
thường 100% chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển
hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường 100% thiệt hại khi
tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt
bằng căn cứ định mức, đơn giá do UBND tỉnh ban hành lập dự toán bồi thường đưa
vào phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
Chương IV
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 17. Quy định cụ thể các khoản hỗ trợ tại khoản 3, 4 và 6 Điều 19 Nghị
định47/2014/NĐCP .
1. Hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định
47/2014/NĐCP .
a) Thu hồi từ 30% đến 70% tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được
hỗ trợ ổn định đời sống 06 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ ổn
định đời sống 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Trường hợp di chuyển đến địa
bàn kinh tế xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
thì được hỗ trợ ổn định đời sống là 24 tháng.
b) Thu hồi trên 70% tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ
trợ ổn định đời sống 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ ổn định
đời sống 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Trường hợp di chuyển đến địa bàn
kinh tế xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì
được hỗ trợ ổn định đời sống là 36 tháng.
c) Mức hỗ trợ cho 01 nhân khẩu quy định tại điểm a, b khoản này được tính bằng
tiền tương đương 30kg gạo/01 tháng theo giá gạo trung bình tại thời điểm hỗ
trợ do cơ quan Tài chính cấp huyện nơi có dự án thu hồi đất xác định.
d) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trên địa bàn 02 đơn vị
hành chính cấp huyện trở lên trong cùng 01 dự án có tổng mức hỗ trợ khác nhau
thì chỉ được hưởng hỗ trợ ổn định đời sống của đơn vị hành chính cấp huyện có
tổng mức hỗ trợ cao nhất.
2. Hỗ trợ ổn định sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định
47/2014/NĐCP:
a) Việc hỗ trợ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ
CP được tính bằng tiền, mức hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha.
b) Việc hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ
CP được tính bằng tiền và nhận 01 lần. Mức hỗ trợ bằng 30% một năm thu nhập
sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.
3. Hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị
định 47/2014/NĐCP được tính bằng tiền tương đương 01 tháng lương tối thiểu
vùng/tháng trong thời gian 03 tháng.
4. Việc chi trả tiền hỗ trợ thực hiện theo Điều 93 Luật Đất đai năm 2013.
Điều 18. Quy định cụ thể điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định47/2014/NĐCP .
Quy định cụ thể điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐCP: Mức hỗ trợ
bằng tiền được quy định như sau:
1. Thành phố Pleiku: mức hỗ trợ 3 lần giá đất nông nghiệp cùng loại.
2. Các huyện, thị xã còn lại: mức hỗ trợ 2,5 lần giá đất nông nghiệp cùng
loại.
Điều 19. Quy định cụ thể khoản 3 Điều 21 Nghị định47/2014/NĐCP .
1. Hỗ trợ 100% chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề đã được Thủ
tướng Chính phủ quyết định tại thời điểm thu hồi đất.
2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức khảo sát, lấy
ý kiến của người có đất thu hồi xây dựng mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề
và tìm kiếm việc làm cụ thể cho phù hợp đối với từng loại hộ gia đình, cá nhân
có đất thu hồi đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 20. Quy định cụ thể khoản 2 Điều 22 Nghị định47/2014/NĐCP .
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ
ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái
định cư bằng 05% giá trị lô đất ở thu hồi. Giá đất xác định hỗ trợ là giá đất
cụ thể do cấp có thẩm quyền quyết định. Diện tích đất ở tính hỗ trợ theo diện
tích đất thực tế thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở.
Điều 21. Quy định cụ thể Điều 24 Nghị định 47/2014/NĐCP.
Đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ
bằng 100% giá trị diện tích đất thu hồi theo loại đất có cùng vị trí, khu vực,
loại đường. Giá đất xác định hỗ trợ là giá đất cụ thể do cấp có thẩm quyền
quyết định.
Điều 22. Quy định cụ thể điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định47/2014/NĐCP .
Diện tích đất ở tái định cư giao cho hộ gia đình, cá nhân có đất ở bị sạt lở,
sụt lún bất ngờ toàn bộ diện tích đất hoặc một phần diện tích thửa đất mà phần
còn lại không còn khả năng tiếp tục sử dụng là một lô đất theo quy hoạch phân
lô đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại khu tái định cư trên địa cấp huyện
nơi có đất ở sạt lún.
Điều 23. Quy định cụ thể khoản 2 Điều 4 Nghị định47/2014/NĐCP .
Khi nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp
quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 47/2014/NĐCP nhưng không có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
quy định của Luật Đất đai thì được hỗ trợ đối với phần diện tích đất nông
nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp. Mức hỗ trợ bằng 70% giá trị theo
loại đất thu hồi. Giá đất xác định hỗ trợ là giá đất cụ thể do cấp có thẩm
quyền quyết định.
Điều 24. Quy định cụ thể khoản 3 Điều 27 Nghị định47/2014/NĐCP .
1. Suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở có diện tích là 80m2.
2. Suất tái định cư tối thiểu bằng tiền được xác định bằng Suất tái định cư
tối thiểu bằng đất ở nhân với giá đất ở thấp nhất tại nơi bố trí tái định cư.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Điều khoản thi hành.
1. Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo
phương án đã được phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì
thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hồi tố điều chỉnh theo
quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc thì Tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp cơ quan chức năng, tổ chức, cá
nhân có liên quan báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất
UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| Quyết định 09/2018/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-09-2018-QD-UBND-boi-thuong-ho-tro-va-tai-dinh-cu-khi-Nha-nuoc-thu-hoi-dat-Gia-Lai-377789.aspx | {'official_number': ['09/2018/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 09/2018/QĐ-UBND về quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Gia Lai', ''], 'signer': ['Võ Ngọc Thành'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/03/2018', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,269 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 26/2024/QĐUBND Phú Thọ, ngày 17 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
V/V BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 03/2023/QĐUBND NGÀY 03 THÁNG 02 NĂM 2023 CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ THỌ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số13/2012/NĐCP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ Ban
hành Điều lệ Sáng kiến;
Cần cứ Nghị định số98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số18/2013/TTBKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến
được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐCP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của
Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 01/2024/TTBNV ngày 24 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định
số98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 03/2023/QĐUBND ngày 03 tháng 02 năm
2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Quy định quản lý hoạt động sáng
kiến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2024. Việc
quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thực hiện theo các văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành về sáng kiến.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành,
thị và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như điều 3;
Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
Vụ Pháp chế Bộ Khoa học và Công nghệ;
Cục Kiểm tra Văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
TT: TU, HĐND tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
UBND các huyện, thành, thị;
Báo Phú Thọ, Đài PTTH tỉnh;
CVP, các PCVP UBND tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Trung tâm Công báo Tin học;
CVNCTH;
Lưu: VT, VX1(80b). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Quang
| Quyết định 26/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-26-2024-QD-UBND-bai-bo-toan-bo-Quyet-dinh-03-2023-QD-UBND-Phu-Tho-629118.aspx | {'official_number': ['26/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 26/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 03/2023/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Phú Thọ', ''], 'signer': ['Bùi Văn Quang'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '17/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,270 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 177/QĐUBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, CHỈ TIÊU, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2024
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số54/2023/QĐUBND ngày 18 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân
dân Thành phố ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh nhiệm kỳ 2021 2026;
Căn cứ Nghị quyết số01/NQCP ngày 05 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ về nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 22NQ/TU ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Thành ủy Thành
phố tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Nghị quyết số 210/NQHĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh về nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 4474/QĐUBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh 5 năm giai đoạn 2021 2025;
Theo Công văn số 16333/SKHĐTTHQH ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của các đồng chí Thành viên Ủy ban nhân dân Thành
phố tại Công văn số 14588/VPTH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Văn phòng Ủy ban
nhân dân Thành phố và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chủ đề công tác, mục tiêu tổng quát
Chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị
quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”.
Mục tiêu tổng quát: Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù
phát triển Thành phố. Cải cách hành chính, chuyển đổi số, tăng cường kỷ luật,
kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ; cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh đầu tư
công, phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số; nâng cao chất lượng, công tác
quản lý và triển khai quy hoạch; đẩy mạnh xã hội hóa huy động các nguồn lực xã
hội; phát triển công nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; tăng cường đảm bảo an
sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an
toàn xã hội.
Điều 2. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội
1. Chỉ tiêu về kinh tế
(1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP): từ 7,5 8%.
(2) Hoàn thành 100% chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
(3) Phấn đấu tổng thu du lịch đạt trên 190 nghìn tỷ đồng; khách quốc tế đến
Thành phố đạt khoảng 6 triệu lượt.
(4) 100% hạ tầng công nghệ thông tin được rà soát, nâng cấp, đảm bảo liên
thông kết nối từ Thành phố đến cấp huyện và phường, xã, thị trấn.
(5) Trong nhóm 5 tỉnh/thành phố dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
2. Chỉ tiêu về xã hội
(6) Mỗi người dân Thành phố Hồ Chí Minh được hỗ trợ hướng dẫn tập luyện miễn
phí chương trình cơ bản ít nhất 01 môn thể dục thể thao, 01 loại hình nghệ
thuật; được miễn phí vào tham quan các bảo tàng công lập trực thuộc Sở Văn hóa
và Thể thao, được miễn phí xem các chương trình nghệ thuật do các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức nhân các ngày kỷ
niệm, sự kiện của Thành phố và đất nước.
(7) Phấn đấu đạt 296 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18
tuổi. Đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường.
(8) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy
chứng nhận đạt từ 87% trong tổng số lao động đang làm việc; tạo việc làm mới
là 140.000 chỗ.
(9) Phấn đấu đưa vào hoạt động 3 bệnh viện cửa ngõ (Bệnh viện đa khoa: khu vực
Thủ Đức, khu vực Hóc Môn và khu vực Củ Chi).
3. Chỉ tiêu về đô thị
(10) Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 14,44%.
(11) Mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn Thành phố đạt
2,44 km/km2.
(12) Tổng diện tích nhà ở xây dựng mới 8 triệu m2.
(13) Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 22,06 m2/người.
4. Chỉ tiêu về cải cách hành chính
(14) Phấn đấu 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công
trực tuyến toàn trình được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính của Thành phố.
(15) Tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà
nước ở từng lĩnh vực đạt trên 95%.
5. Chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh
(16) Hoàn thành 100% Chỉ tiêu giao quân năm 2024 (3.950 thanh niên).
(17) Kéo giảm số người chết do tai nạn giao thông so với năm 2023.
(18) Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và kéo giảm số vụ cháy lớn, cháy
gây thiệt hại nghiêm trọng so với năm 2023.
Điều 3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
(1) Quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo,
kịp thời, hiệu quả của Chính phủ; sự lãnh đạo của Thành ủy, Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân Thành phố. Tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 04
Chương trình phát triển Thành phố và các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Thành phố lần thứ XI. Xác định một số chương trình, đề án quan trọng, cần
tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả. Nghiên cứu, cập nhật, điều chỉnh nội
dung một số đề án, chương trình đã ban hành phù hợp với các Nghị quyết mới của
Trung ương liên quan đến Thành phố; định kỳ đánh giá, sơ kết, tăng cường theo
dõi, rà soát tiến độ, hiệu quả từng đề án, chương trình.
(2) Giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, tăng
cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực, gắn với thực hiện chủ trương
khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Tập trung
xây dựng hoàn thiện các quy định triển khai cơ chế chính sách đặc thù phát
triển Thành phố. Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và
các Nghị quyết trình Hội đồng nhân dân Thành phố đảm bảo tiến độ, chất lượng;
tăng cường công tác theo dõi, thi hành văn bản quy phạm pháp luật và các Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố theo Chỉ thị số 02/CTUBND ngày 14 tháng
02 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về tiếp tục nâng cao chất
lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Phát huy hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố trong tổ
chức thực hiện Chính quyền đô thị, thu hút đầu tư, công tác lập quy hoạch,
liên kết vùng, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Phối hợp chặt chẽ giữa các Ban
chỉ đạo 850 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 1519 của Ban Thường vụ Thành
ủy, các tổ công tác, Hội đồng tư vấn. Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính
sách đặc thù, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng
hợp, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược của Thành
phố. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng Nghị định của
Chính phủ về phân cấp, ủy quyền cho Thành phố. Chủ động nghiên cứu, tham mưu
đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển trên địa
bàn Thành phố, gắn với liên kết phát triển vùng. Thực hiện đảm bảo tiến độ
việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; xây dựng Đề án vị trí
việc làm trên địa bàn Thành phố theo quy định.
(4) Tập trung thực hiện đồng bộ nhất quán công tác chuyển đổi số trên 03 trụ
cột: chính quyền số, xã hội số và công dân số, trong đó xác định chính quyền
số là nền tảng, trọng tâm. Xây dựng chính quyền số một cách đồng bộ thống
nhất. Đẩy mạnh công tác số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu theo chiến lược quản
trị dữ liệu của Thành phố. Tổ chức kiểm tra, rà soát, đầu tư nâng cấp hạ tầng
công nghệ thông tin từ Thành phố đến phường, xã, thị trấn. Thúc đẩy các hoạt
động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Phấn đấu đóng góp của kinh
tế số trong GRDP Thành phố đạt 22%, hướng đến xây dựng Thành phố thông minh.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Xây dựng Chương trình về cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu và phát
triển trí tuệ nhân tạo. Thực hiện các giải pháp đột phá phát triển và đổi mới
giáo dục nghề nghiệp. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá
thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phong trào khởi
nghiệp, chuyển đổi số quốc gia; nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ phát triển khoa
học công nghệ, sàn giao dịch công nghệ Thành phố. Phấn đấu nâng cao tỷ trọng
đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP đến năm 2025 đạt từ
45 50%; Đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội đạt bình quân 1%/GRDP.
(5) Thúc đẩy các động lực tăng trưởng: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, trong
đó xác định trọng tâm là kích cầu tiêu dùng, thu hút khách du lịch; phát huy
nguồn lực đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao;
phát triển xuất nhập khẩu gắn với quy hoạch các ngành dịch vụ, công nghiệp,
nông nghiệp chủ lực của Thành phố. Thu hút vốn FDI gắn với phát triển các lĩnh
vực công nghệ cao, công nghệ mới, các dự án đổi mới sáng tạo gắn với chuyển
đổi xanh, chuyển đổi số. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách đột phá về
thu hút đầu tư nước ngoài. Phấn đấu tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân
khoảng 35% GRDP. Chuyển đổi mô hình các khu công nghiệp, khu chế xuất, công
nghệ cao, phát triển ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn...; các ngành,
sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động xã
hội bình quân đạt 7%/năm.
(6) Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ và hiện đại; quản lý, sử dụng
hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng,
chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh công tác lập quy
hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Hoàn thành, triển khai Quy
hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ
án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 tầm nhìn đến
năm 2060. Tiến hành các thủ tục về chủ trương điều chỉnh tổng thể quy hoạch
phân khu trên địa bàn Thành phố. Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài
nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích
ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình
hành động thực hiện giảm phát thải ròng bằng không. Phấn đấu diện tích cây
xanh đô thị đạt không dưới 0,56 m2/người; duy trì tỷ lệ hộ dân được cấp nước
sạch đạt 100%. Tiếp tục duy trì tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt 100% và xử lý
nước thải công nghiệp đạt 100%.
(7) Chú trọng phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường
văn hóa, đời sống văn hóa; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa xã
hội. Phát triển văn hóa xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, làm nền tảng
cho Thành phố phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa,
phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật tạo điểm nhấn đặc trưng thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế. Tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo; tăng cường chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đời sống
người dân Thành phố. Ưu tiên đầu tư xây dựng và cải tạo trường học, đẩy mạnh
triển khai Đề án xây dựng 4.500 phòng học. Phát triển hệ thống an sinh xã hội
toàn diện, bao phủ toàn dân theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.
Đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tạo việc làm, sinh kế cho người dân,
gia tăng thu nhập cho người lao động.
Củng cố năng lực hệ thống y tế hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe Nhân dân. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; làm tốt công tác
phòng, chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe; giải quyết triệt để vướng mắc trong
hoạt động mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế; thực hiện hiệu quả chương
trình tiêm chủng mở rộng; tiếp tục triển khai, mở rộng Chương trình chăm sóc
sức khỏe người dân. Phấn đấu đạt tỷ lệ 21 bác sĩ/vạn dân, 42 giường bệnh/vạn
dân; tổng tỷ suất sinh đạt ít nhất 1,43 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
(8) Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động đối ngoại. Tiếp tục triển khai tổ chức
Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024 theo hướng vừa
phát triển theo tiêu chuẩn Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Tổ chức Đối thoại
Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (FD) lần thứ 2 năm 2024. Tăng cường hợp tác,
đưa quan hệ với các thành phố hữu nghị, các địa phương thuộc các nước đối tác
chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu, thực chất. Đẩy mạnh công tác người Việt
Nam ở nước ngoài; thu hút phát huy nguồn lực kiều bào đóng góp cho sự phát
triển của đất nước và Thành phố. Kết hợp hiệu quả nguồn lực bên ngoài, nguồn
lực kiều bào với nguồn lực bên trong, góp phần giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định, thúc đẩy ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển Thành phố.
(9) Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thực
hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội với xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân, thế trận an ninh nhân dân. Phát huy vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo 138
Thành phố. Triển khai các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm; cao
điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tiếp tục tăng cường triển khai các
giải pháp phòng cháy chữa cháy, trong đó tập trung đối với khu dân cư, hộ gia
đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, chợ, trung tâm thương mại, chung cư,
nhà cao tầng. Kéo giảm phạm pháp hình sự so với năm 2023.
Điều 4. Chương trình công tác
Chương trình công tác năm 2024 có 194 nhiệm vụ (kèm Phụ lục) được quản
lý, thực hiện theo quy định tại Chương IV Quyết định số 54/2023/QĐUBND ngày
18 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong quá trình tổ chức
thực hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét cho ý kiến điều chỉnh,
cập nhật.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Các sở, ban, ngành Thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện và Doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy
ban nhân dân Thành phố: triển khai thực hiện; định kỳ ngày 20 hằng tháng (từ
tháng 01 đến tháng 10) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết
định này về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư). Trước
ngày 15 tháng 11 năm 2024, thực hiện báo cáo tổng kết năm 2024 và dự thảo kế
hoạch năm 2025 gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố).
3. Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố,
Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng
Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trực thuộc Thành phố thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 5;
Thủ tướng Chính phủ;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Kế hoạch và Đau tư;
Thường trực Thành ủy TP.HCM;
Thường trực và các Ban HĐND TP.HCM;
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM;
Đại học Quốc gia TP.HCM;
Các tổ chức chính trịxã hội TP.HCM;
Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy;
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP.HCM;
ĐUK Dân Chính Đảng TP.HCM;
Ủy viên UBND TP.HCM;
Sở, ban, ngành Thành phố;
UBND: thành phố Thủ Đức và các quận, huyện;
VPUB: CVP, các PCVP;
Phòng NCTH, HCTC, TTTH, TTCB, TH (6b);
Lưu: VT(TH/Trg).
(Kèm Phụ lục) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Văn Mãi
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 177/QĐUBND ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
TT NỘI DUNG THƯỜNG TRỰC UBNDTP CHỈ ĐẠO
VĂN
PHÒNG UBND TP THEO DÕI, THAM MƯU THỜI HẠN TRÌNH CẤP TRÌNH GHI CHÚ
I. Chủ động, sáng tạo, thích ứng linh hoạt, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính và một số nhiệm vụ thường xuyên
Sở Nội vụ
1. Nghị quyết quy định chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở khu phố, ấp, người trực tiếp tham gia hoạt động ở khu phố, ấp và mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, mức khoán kinh phí hoạt động của khu phố, ấp trên địa bàn Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy Phòng Văn xã Tháng 01 HĐNDTP
2. Nghị quyết quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức đối với số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại phường, xã, thị trấn thuộc Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy Phòng Văn xã Tháng 01 HĐNDTP
3. Nghị quyết quy định về sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 01 HĐNDTP
4. Nghị quyết về số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn theo quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn Đ/c Võ Văn Hoan Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy Phòng Văn xã Tháng 01 HĐNDTP
5. (Phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố) Đề án xây dựng nền công vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024 2030 Đ/c Phan Văn Mãi Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 5 UBNDTP
6. Triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm Đ/c Võ Văn Hoan Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy Phòng Văn xã Quý I UBNDTP
7. Chỉ đạo sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập năm 2024 theo Nghị quyết số 19NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương trên các lĩnh vực: văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, lao động, thương binh, xã hội, y tế và một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quận, huyện, thành phố Thủ Đức quản lý Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 3 UBNDTP
8. Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao điểm Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) thuộc nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 5 UBNDTP
9. Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của khu phố, ấp Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 3 UBNDTP
10. Trình Bộ Nội vụ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023 2030 Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 4 UBNDTP
11. Tham mưu UBNDTP Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 14/2022/QĐUBND ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 8 UBNDTP
12. Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố. Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 6 UBNDTP
13. Phối hợp các cơ quan, đơn vị rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trên các lĩnh vực Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 10 UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
14. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động công vụ; việc thực hiện quy tắc ứng xử và chấp hành giờ giấc; các hoạt động công vụ về trật tự xây dựng theo Chỉ thị số 23 của Thành ủy. Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 10 UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
15. Đề nghị xây dựng Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 10 UBNDTP
16. Kế hoạch biên chế và số lượng người làm việc năm 2025 Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 11 HĐNDTP
Sở Kế hoạch và Đầu tư
17. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm (quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2024). Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Đặng Quốc Toàn
Phòng Tổng hợp Định kỳ Thành ủy Nhiệm vụ thường xuyên
18. Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 20242030 (sau HEF 2023) Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Đặng Quốc Toàn
Phòng Tổng hợp Tháng 3 UBNDTP
19. Kế hoạch cải thiện, khắc phục và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Tổng hợp Tháng 3 UBNDTP
Sở Tài chính
20. Tham mưu báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước định kỳ hàng (quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2024). Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Định kỳ UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
21. Tham mưu báo cáo quyết toán ngân sách thành phố năm 2023. Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 6 UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
22. Tham mưu báo cáo ước thực hiện thu chi ngân sách năm 2024 và dự toán thu chi ngân sách năm 2025; Quyết định giao chỉ tiêu dự toán thu chi ngân sách và phân bổ ngân sách thành phố năm 2025 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 11 UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
23. Tham mưu báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 (6 tháng và cả năm 2024) Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tại kỳ họp thường lệ HĐND UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC)
24. Chương trình triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) của Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Tổng hợp Tháng 6 UBNDTP
Sở Du lịch
25. Đề án phát triển thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 9 UBNDTP
II Đẩy mạnh chuyển đổi số; thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố
Sở Nội vụ
26. Tham mưu dự thảo Nghị định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho Thành phố gửi Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét, ban hành Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Tổng hợp Quý I UBNDTP
27. Quyết định phân cấp, ủy quyền cho thành phố Thủ Đức một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và chuyển một số chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố cho thành phố Thủ Đức thực hiện Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c
Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý I UBNDTP
28. Xin chủ trương xây dựng Luật đô thị đặc biệt cho Thành phố Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý IV UBNDTP
Sở Tài chính
29. Tham mưu Đề án thí điểm cơ chế tài chính thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ cácbon. Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 UBNDTP
30. Nghị quyết quy định mức thu lệ phí trong thực hiện thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính Tháng 2 HĐNDTP
Sở Du lịch
31. Kế hoạch triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2024 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 01 UBNDTP
32. Kế hoạch triển khai Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 01 UBNDTP
Sở Công Thương
33. Kế hoạch triển khai Đề án “Đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn TP.HCM” Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 6 UBNDTP
34. Đề án xây dựng Thành phố trở thành Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị tăng cao Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c
Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 5 UBNDTP Theo QĐ số 2561/QĐ UBND
35. Chiến lược phát triển ngành chế biến lương thực phẩm TP.HCM đến năm 2030 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV UBNDTP
Sở Văn hóa và Thể thao
36. Thực hiện chuyển đổi số bảo tàng và di tích Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 12 Quý IV UBNDTP
Sở Thông tin và Truyền thông
37. Hệ thống quản lý hoạt động đầu tư lĩnh vực Công nghệ thông tin TP. HCM (Giai đoạn 1) Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 6 Quý II UBNDTP
38. Ứng dụng di động cổng giao tiếp thống nhất giữa công dân với chính quyền Thành phố Đ/c Dương Anh Đức Tháng 3 UBNDTP
39. Đề án xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh (Phối hợp với QTSC) Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý II Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
40. Hệ thống dịch vụ số dành cho công dân Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV UBNDTP Theo KH 3818/KH UBND
41. Đề án Xây dựng chính quyền số Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Dương Anh Đức Quý IV UBNDTP Theo KH 3818/KH UBND
42. Xây dựng hạ tầng sô bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin, gắn kết chặt chẽ với hệ thống cơ sở dữ liệu vùng Đông Nam Bộ Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV UBNDTP Theo KH 3818/KH UBND
Sở Tài nguyên và Môi trường
43. Dự án chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, chuẩn hóa hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố. Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 12 UBNDTP
Sở Giáo dục và Đào tạo
44. Xây dựng Khung năng lực số dành cho học sinh phổ thông tại Thành phố Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 12 UBNDTP
UBND thành phố Thủ Đức
45. Đề án tiếp nhận sản phẩm tài trợ là công trình sau khi hoàn thành Đ/c Bùi Xuân Cường Quý I UBNDTP
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố
46. Đề án chuyển đổi mô hình các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Nghiên cứu tích hợp vào Đề án Phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 20202025, tầm nhìn 2030 (đã phê duyệt tại Quyết định số 503/QĐUBND ngày 18/02/2022). Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 9 Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố
47. Đề án xây dựng các chính sách đột phá nhằm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mang tầm quốc gia và toàn cầu Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 6 UBNDTP Theo QĐ 2531/QĐ UBND
III. Tăng cường huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch đầu tư công
Sở Kế hoạch và Đầu tư
48. Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024 của Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 2 UBNDTP
49. Văn bản chấp thuận danh mục Dự án thu hút đầu tư năm 2024 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 2 UBNDTP
50. Quyết định về triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/2023/NQHĐND ngày 19/9/2023 của HĐND TP về quy định hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển KTXH trên địa bàn Thành phố Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 1 UBNDTP
51. Quyết định ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 2 UBNDTP
52. Quyết định ban hành mẫu công bố thông tin dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược và mẫu hồ sơ đăng ký thực hiện dự án của nhà đầu tư chiến lược tại Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 1 UBNDTP
53. Trình chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền thông qua của Hội đồng nhân dân Thành phố Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 2 HĐNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
54. Đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 2030 Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 7 UBNDTP Theo QĐ 2531/QĐ UBND
55. Quyết định ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân Apec thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý II UBNDTP
56. Báo cáo tình hình triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cứu Long Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Tổng hợp Tháng 12 UBNDTP
57. Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 20212025 và điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Mỗi kỳ họp HĐND HĐNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
Sở Tài chính
58. Báo cáo tình hình quản lý sử dụng tài sản công của Thành phố năm 2023. Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 UBNDTP
59. Tham mưu tờ trình bố trí nguồn thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố làm đại diện chủ sở hữu để bổ sung vốn điều lệ của HFIC. Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 Sau khi có nguồn thu từ CPH DNNN HĐNDTP
60. Tham mưu Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công và số hóa dữ liệu liên quan đến tài sản công. Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 9 UBNDTP
61. Báo cáo tình hình công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất công năm 2023 và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kiểm tra rà soát sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo Nghị định số 167/2017/NĐCP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐCP ngày 15/7/2021 của Chính phủ trong năm 2024. Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 8 UBNDTP
62. Quyết định chuyển giao nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước hiện do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích các Quận huyện, Công ty Kho bãi thành phố đang quản lý sang cho Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng tiếp nhận. Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 9 UBNDTP
63. Tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ về danh mục các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Quyết định số 26/2021/QĐTTg Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 10 UBNDTP
64. Quyết định về việc sắp xếp, xử lý tài sản công của các đơn vị hành chính sáp nhập theo Nghị quyết số 131 của Quốc hội Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 11 UBNDTP
Sở Công Thương
65. Chiến lược phát triển ngành cơ khí tự động hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 5 UBNDTP
66. Đề án Xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 10 Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
67. Triển lãm Quốc tế ngành Vi mạch bán dẫn Việt Nam năm 2024 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV UBNDTP
Sở Du lịch
68. Kế hoạch tổ chức Lễ hội áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần 10, năm 2024 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 UBNDTP
69. Kế hoạch tổ chức Lễ hội sông nước lần 2, năm 2024 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 2 UBNDTP
70. Kế hoạch phát triển ngành du lịch năm 2024 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 1 UBNDTP
71. Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 10 UBNDTP
72. Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV UBNDTP
UBND thành phố Thủ Đức
73. Đề án phát triển Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc sau khi được điều chỉnh quy hoạch. Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Quý II UBNDTP
74. Đề án phát triển mô hình đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD) dọc theo tuyến Metro số 1 và đường Vành đai 3 Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý III UBNDTP
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Thành phố
75. Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả Kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2022 2025 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC)
76. Diễn đàn Xuất khẩu năm 2024 Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 4 UBNDTP
77. Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực Thực phẩm Thành phố năm 2024 (HCMC FOODEX 2024) Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV UBNDTP
Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố (HFIC)
78. Đề án thí điểm một số chính sách đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế của khu vực và quốc tế Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV Thủ tướng Chính phủ Phối hợp theo dõi
IV. Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ và hiện đại; quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chông thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
Sở Kế hoạch và Đầu tư
79. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch. Đ/c Phan Văn Mãi;
Đ/c Võ Văn Hoan.
Đ/c Đặng Quốc Toàn
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Tổng hợp Quý I Thủ tướng Chính phủ
Sở Tài chính
80. Đề án Nghiên cứu xây dựng Quỹ đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Kinh tế
Phòng Đô thị Tháng 8 Thủ tướng Chính phủ
Sở Công Thương
81. Đề án Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng công suất bốc dỡ và kho chứa cảng biển, đón đầu các chuỗi cung ứng; hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Kinh tế
Phòng Đô thị Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
Sở Quy hoạch Kiến trúc
82. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (trong đó lưu ý nghiên cứu phát triển không gian ngầm, không gian xanh, không gian sông nước, không gian văn hóa, đặc biệt là khu vực trung tâm Thành phố, các khu đô thị mới, xung quanh các nhà ga Metro theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 3 Thủ tướng Chính phủ (Bộ Xây Dựng)
83. Thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch bán đảo Bình Qưới Thanh Đa, quận Bình Thạnh Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 3 UBNDTP
84. Thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phạm Văn Hai I và II, huyện Bình Chánh Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 3 UBNDTP
85. Quyết định phê duyệt “Phối hợp rà soát và báo cáo UBNDTP chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch phân khu làm cơ sở phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch phân khu trên địa bàn Thành phố” Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Báo cáo định kỳ hàng quý Quý I UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
86. Đồ án Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 3 Quý I Đã trình Thủ tướng Chính phủ Tiếp tục theo dõi
87. Lập quy hoạch vùng huyện Cần Giờ Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý II UBNDTP
88. Quyết định phê duyệt Đề án “phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông” Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng: Kinh tế, Đô thị Tháng 6 Quý II UBNDTP
89. Đề án chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu công nghiệp, khu chế xuất khi hết thời hạn sử dụng đất không phù hợp quy hoạch Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
90. Đề án hình thành vành đai đô thị công nghiệp, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của Vùng Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng: Kinh tế, Đô thị Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
91. Kế hoạch sử dụng có hiệu quả quỹ đất sau di dời để ưu tiên xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
92. Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh được ban hành theo Quyết định số 56/2021/QĐUBND ngày 28/12/2021 Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 9 Quý III UBNDTP
93. Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý III UBNDTP
94. Quyết định Phát triển các khu kinh tế gắn với các đô thị trọng điểm và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực đô thị động lực Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý III UBNDTP Theo QĐ 2531/QĐ UBND
95. Đề án Phát triển chuỗi đô thị công nghiệp Mộc Bài Thành phố Hồ Chí Minh cảng Cái Mép Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng: Kinh tế, Đô thị Tháng 12 Thủ tướng Chính phủ (Bộ Xây dựng) Theo QĐ 2531/QĐ UBND
96. Kế hoạch: Rà soát quỹ đất để khai thác, phát triển khu vực xung quanh nhà ga và dọc tuyến Metro số 1, dọc các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các vùng phụ cận Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 11 UBNDTP
97. Kế hoạch rà soát quy hoạch đô thị phục vụ kế hoạch khai thác hiệu quả quỹ đất dọc hai bên tuyến đường Vành đai 3 Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 11 UBNDTP
98. Đề án Phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đa trung tâm nhằm giảm áp lực dân số, hạ tầng, bảo toàn cảnh quan khu vực nội thành cũ, trên cơ sở phát triển kết nối vùng, gắn với mô hình đô thị xanh, đô thị thông minh, phát triển hài hòa giữa nông thôn và đô thị Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 12 UBNDTP
99. Quyết định phê duyệt “Phối hợp rà soát và báo cáo UBNDTP chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch phân khu làm cơ sở phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch phân khu trên địa bàn Thành phố” Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Báo cáo định kỳ hàng quý UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
Sở Giao thông vận tải
100. Xác định các dự án PPP cần vốn ngân sách đến 70% và các dự án có vốn đầu tư công cần chuyển sang kỳ trung hạn sau hơn 20% Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Quý I Chính phủ (Phối hợp Bộ KHĐT)
101. Đề án mở rộng, nâng cao công suất phà Cần Giờ Vũng Tàu, phà Cần Giờ Cần Giuộc Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 3 UBNDTP
102. Đồ án xây dựng tuyến phà kết nối huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 3 UBNDTP
103. Đề án “Thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh” Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý III HĐNDTP
104. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan trong việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Thành phố Hồ Chí Minh Cần Thơ Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Theo tiến độ của Bộ GTVT Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
105. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc nâng cấp, mờ rộng hệ thống cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Theo tiến độ của Bộ GTVT Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
106. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc nâng cấp, mở rộng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Long Thành Dầu Giây Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Theo tiến độ của Bộ Giao thông vận tải Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
107. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Bình Phước trong việc đầu tư xây dựng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Chơn Thành (đầu tư đoạn tuyến 1,7 km từ Vành đai 2 đến Vành đai 3 trên địa bàn thành phố Thủ Đức) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Theo tiến độ của UBND tỉnh Bình Dương, Bình Phước Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
108. Chính sách đầu tư hoàn thiện đường bộ ven biển Thành phố Hồ Chí Minh theo phương thức PPP Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 9 HĐNDTP Theo QĐ 2531/QĐ UBND
109. Đầu tư xây dựng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Mộc Bài Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Quý I Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
110. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Quý I Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
111. Đề xuất cơ chế, chính sách về kiểm soát khí thải phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 12 HĐNDTP Theo QĐ 2531/QĐ UBND
Sở Xây dựng
112. Chương trình phát triển công viên cây xanh công cộng trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2023 2030 Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 3 UBNDTP
113. Quyết định ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (thay thế Quyết định số 30/2019/QĐ UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý I UBNDTP
114. Chương trình phát triển đô thị thành phố Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040; Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý III UBNDTP
115. Quy trình phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án nhà ở thương mại Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý IV UBNDTP
Sở Tài nguyên và Môi trường
116. Đề án thí điểm triển khai việc thực hiện đầu tư dự án đầu tư công độc lập để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng dọc theo các tuyến giao thông trong phạm vi theo quy định (đường sắt đô thị, vành đai, cao tốc) và các vị trí tiềm năng trên địa bàn Thành phố để thực hiện dự án tái định cư tại chỗ hoặc tạo quỹ đất để tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý II Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
117. Chủ trương của Thành ủy thông qua việc điều chỉnh phương thức phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 5 Ban Thường vụ Thành ủy
118. Đề án về khai thác ngắn hạn quỹ đất nhưng chưa giao đất, cho thuê đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất được giao quản lý Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý II UBNDTP Theo QĐ 2531/QĐ UBND
119. Đề án quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nhất là đất đai nhằm tạo nguồn lực đầu tư phát triển Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 12 UBNDTP
120. Quyết định về danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn Thành phố Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 12 UBNDTP
121. Quyết định về danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ địa bàn Thành phố Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 12 UBNDTP
BQL Đường sắt đô thị Thành phố
122. Hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 3 Thủ tướng Chính phủ
Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ
123. Kế hoạch xã hội hóa đầu tư dự án xây dựng lò đốt rác An Thới Đông (quy mô 100 tấn/ngày) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 6 UBNDTP
BQL Thủ Thiêm
124. Nhiệm vụ theo mục 6.5 Phụ lục của QĐ số 321 triển khai NQ số 26 của Thành ủy Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý I UBNDTP Nhiệm vụ Thường xuyên
125. Nhiệm vụ theo mục 6.6 Phụ lục của QĐ số 321 triển khai NQ số 26 của Thành ủy (phối hợp UBND thành phố Thủ Đức) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý I UBNDTP Nhiệm vụ Thường xuyên
126. Nhiệm vụ theo mục 8 Phụ lục của QĐ số 321 triển khai NQ số 26 của Thành ủy (phối hợp UBND thành phố Thủ Đức) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý II UBNDTP Nhiệm vụ Thường xuyên
127. Nhiệm vụ theo mục 11.1 Phụ lục của QĐ số 321 triển khai NQ số 26 của Thành ủy Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý I UBNDTP Nhiệm vụ Thường xuyên
128. Nhiệm vụ theo mục 11.3 Phụ lục của QĐ số 321 triển khai NQ số 26 của Thành ủy (phối hợp UBND thành phố Thủ Đức) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Quý I UBNDTP Nhiệm vụ Thường xuyên
UBND thành phố Thủ Đức
129. Đề án đầu tư phát triển ven sông Sài Gòn sông Đồng Nai Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý II UBNDTP
UBND huyện Bình Chánh
130. Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về định hướng phát triển huyện Bình Chánh đến năm 2030 (phối hợp Sở Nội vụ) Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Đặng Quốc Toàn
Phòng Tổng hợp Quý III Thành ủy
Viên Nghiên cứu phát triển Thành phố phối hợp HEPZA
131. Đề án thí điểm chuyển đổi 05 khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố (Tân Thuận, Hiệp Phước, Tân Bình, Cát Lái, Bình Chiểu) Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 12 UBNDTP
V. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Sở Nội vụ
132. Kế hoạch triển khai Đề án tổ chức các phong trào thi đua sáng tạo và các giải thưởng sáng tạo năm 2024, trong đó có nội dung phát động phong trào thi đua đổi mới sáng tạo Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 3 UBNDTP
Sở Kế hoạch và Đầu tư
133. Nghị quyết về ban hành tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Tờ trình số 9086/TTrBKHĐT ngày 23/12/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Quý II HĐNDTP
Sở Công Thương
134. Chiến lược phát triển ngành cao su nhựa TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 6 UBNDTP
135. Diễn đàn, Hội chợ "Hàng Việt Nam Xuất khẩu" năm 2024 (EXPO 2024) Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 6 UBNDTP
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
136. Đề án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 9 UBNDTP Theo QĐ 2531/QĐ UBND
Sở Khoa học và Công nghệ
137. Sơ kết Chương trình hợp tác giữa TP.HCM với DHQGHCM giai đoạn 20222025 Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đặng Quốc Toàn
Phòng Tổng hợp Tháng 4 UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
138. Nghị quyết HĐND Thành phố quy định tiêu chí, lĩnh vực thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới trong phạm vi Khu Công nghệ cao, khu Công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 7 HĐNDTP Nghị quyết 98
139. Nghị quyết HĐND Thành phố về chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 7 HĐNDTP Nghị quyết 98
140. Đề án kết nối hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 12 Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
141. Phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ trình Đề án hình thành và phát triển Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
142. Xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 12 UBNDTP Theo KH 3818/KH UBND
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Thành phố
143. Triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc UBNDTP Hồ Chí Minh giai đoạn 20212025 theo Quyết định số 22/2021/QĐTTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi Chính phủ phê duyệt. Đ/c Nguyễn Văn Dũng
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý I UBNDTP
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao
144. Đề án thực hiện Khu Công viên khoa học công nghệ theo hướng mở rộng, bổ sung chức năng Khu Công nghệ cao hiện hữu Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý IV UBNDTP Theo KH 3818/KH UBND
145. Đề án thành lập Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý IV UBNDTP Theo KH 3818/KH UBND
VI. Chú trọng phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa xã hội; tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đời sống người dân Thành phố
Sở Kế hoạch và Đầu tư
146. Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học viên và hỗ trợ lương cho lao động trẻ; độ tuổi lao động trẻ để hưởng chính sách hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; nguồn ngân sách triển khai chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 20242025 theo Quyết định số 1804/QĐTTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 1 HĐNDTP
Sở Văn hóa và Thể thao
147. Đề án đăng cai tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026 Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 3 Thủ tướng Chính phủ
148. Tổ chức Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2024 Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 4 UBNDTP
149. Ban hành Quyết định về tiêu chuẩn, quy trình xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Thôn, Tổ dân phố văn hóa", "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu". Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 9 UBNDTP
150. Phối hợp với Ban Dân dụng và Công nghiệp đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng Rạp Xiếc và Biểu diễn Đa năng Phú Thọ để đảm bảo tiến độ chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2025). Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thúy
Phòng Văn xã Quý IV UBNDTP Cà năm
151. Sơ kết, tổng kết cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 12 UBNDTP
Sở Giáo dục và Đào tạo
152. Xây dựng và Ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục Ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 3 UBNDTP
153. Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 2030” năm 2024 Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 3 UBNDTP
154. Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý I UBNDTP Nhiệm vụ thường xuyên
155. Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố học tập, gia nhập mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thúy
Phòng Vãn xã Quý II Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo QĐ 2531/QĐ UBND
156. Kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý II UBNDTP Quý I và II năm 2024
157. Đề án xây dựng Thành phố thành trung tâm quốc tế về giáo dục và đào tạo thu hút sinh viên của khu vực và thế giới Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý III Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
158. Quyết định ban hành tiêu chuẩn xây dựng trường học số trường học thông minh Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 8 UBNDTP
159. Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực ASEAN trong một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý IV Thủ tướng Chính phủ Theo QĐ 2531/QĐ UBND
160. Chương trình giáo dục thông minh Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý IV UBNDTP Theo KH 3818/KH UBND
161. Đề án xây dựng Thành phố Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý IV UBNDTP Theo KH 3818/KH UBND
162. Xây dựng kho học liệu số dùng chung phục vụ chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh miền Đông Nam Bộ Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 12 UBNDTP
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
163. Nghị quyết về bãi bỏ Nghị quyết số 34/2013/NQHĐND ngày 10/12/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo giai đoạn 2014 2015 Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 4 HĐNDTP
164. Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 126/2016/NQHDND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của HĐND Thành phố về chế độ đối với người có công với cách mạng và thân nhân trên địa bàn Thành phố Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 9 HĐNDTP
165. Nghị quyết của HĐNDTP về Chính sách đối với bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trên địa bàn Thành phố Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 10 HĐNDTP
Sở Y tế
166. Đề án hỗ trợ, phát triển tài năng trẻ và lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực y tế của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến 2035 và những năm tiếp theo Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 9 UBNDTP
167. Đề án chuyển đổi số công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai, trẻ em và người cao tuổi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2024 2025 và những năm tiếp theo Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 9 UBNDTP
168. Nghị quyết của HĐNDTP về chính sách hỗ trợ, phát triển tài năng trẻ và lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực y tế của Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 12 HĐNDTP
169. Đề án xây dựng Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Quý IV UBNDTP
Sở An toàn thực phẩm
170. Kế hoạch tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố năm 2024 Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 2 UBNDTP
VII. Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
171. Nghị quyết quy định về mức chi, đơn giá tiền công khoán bảo vệ rừng trên địa bàn Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 HĐNDTP
172. Nghị quyết quy định vùng được nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 HĐNDTP
173. Đề án hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố đến năm 2025 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 HĐNDTP
174. Nghị quyết quy định chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 20232025 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 HĐNDTP
175. Nghị quyết về phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 1 HĐNDTP
176. Nghị quyết về giá cụ thể sản phẩm dịch vụ, công ích thủy lợi năm 2024 trên địa bàn Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 1 HĐNDTP
177. Quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 14/2023/NQHĐND ngày 19 tháng 9 năm 2023 của HĐNDTP phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phàm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 3 UBNDTP
178. Nghị quyết quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 2030 trên địa bàn Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 6 HĐNDTP
Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố
179. Dự án Đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao ngành thủy sản tại huyện Cần Giờ Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 5 UBNDTP
180. Dự án Đầu tư Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao lĩnh vực giống gia súc (heo, bò, dê), chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi tại huyện Củ Chi Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 5 UBNDTP
181. Dự án Đầu tư Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt (giống và sản phẩm rau, hoa, quả), thủy sản (cá cảnh) tại huyện Củ Chi Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 6 UBNDTP
182. Dự án Mở rộng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao (23,3ha) tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Dự án Tháng 6 UBNDTP
Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ
183. Phương án quản lý rừng bền vững Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ tầm nhìn đến năm 2030 Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Tháng 6 UBNDTP
184. Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh Đ/c Phan Văn Mãi
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh
Phòng Tổng hợp Tháng 6 UBNDTP
185. Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng quỹ đất bãi bồi, đất mặt nước ven sông, ven biển và đất sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh Đ/c Bùi Xuân Cường
Đ/c Võ Thành Khả
Phòng Đô thị Tháng 6 UBNDTP
VIII. Phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội
Sở Tư pháp
186. QĐ bãi bỏ QĐ số 08/2015/QĐUBND ngày 06/02/2015 của UBND Thành phố về ban hành quy chế quản lý đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn Thành phố. Đ/c Ngô Minh Châu
Đ/c Nguyễn Ngọc Cường
Phòng Nội chínhPháp chế Quý I UBNDTP
187. QĐ bãi bỏ QĐ số 05/2017/QĐUBND ngày 23/01/2017 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thuộc UBND quận, huyện. Đ/c Ngô Minh Châu
Đ/c Nguyễn Ngọc Cường
Phòng Nội chínhPháp chế Tháng 6 UBNDTP
188. Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 31/2011/NQHDND ngày 07/12/2011 của Hội đồng nhân dân Thành phố về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp và người làm công tác giám định Đ/c Ngô Minh Châu
Đ/c Nguyễn Ngọc Cường
Phòng Nội chínhPháp chế Tháng 7 HĐNDTP
189. Nghị quyết quy định nội dung, mức chi cụ thể cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở Đ/c Ngô Minh Châu
Đ/c Nguyễn Ngọc Cường
Phòng Nội chínhPháp chế Tháng 9 HĐNDTP
190. QĐ sửa đổi QĐ số 15/2012/QĐUBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp và người làm công tác giám định Đ/c Ngô Minh Châu
Đ/c Nguyễn Ngọc Cường
Phòng Nội chínhPháp chế Tháng 8 UBNDTP
191. QĐ bãi bỏ QĐ số 02/2016/QĐUBND ngày 01/02/2016 của UBND Thành phố về ban hành quy định một số mức chi cụ thể cho hoạt động hòa giải ở cơ sở Đ/c Ngô Minh Châu
Đ/c Nguyễn Ngọc Cường
Phòng Nội chínhPháp chế Tháng 12 UBNDTP
192. QĐ bãi bỏ QĐ số 09/2015/QĐUBND ngày 06/02/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định một số mức chi cụ thể cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật. Đ/c Ngô Minh Châu
Đ/c Nguyễn Ngọc Cường
Phòng Nội chínhPháp chế Quý IV UBNDTP
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
193. Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy trình thí điểm phối hợp, can thiệp, xử lý các hành vi quấy rối tình dục ở nơi công cộng Đ/c Dương Anh Đức
Đ/c Đinh Thị Thanh Thủy
Phòng Văn xã Tháng 12 UBNDTP
Sở Công Thương
194. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn Thành phố Đ/c Võ Văn Hoan
Đ/c Huỳnh Thị Thanh Hiền
Phòng Kinh tế Quý III UBNDTP
| Quyết định 177/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-177-QD-UBND-2024-chi-tieu-giai-phap-chu-yeu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-Ho-Chi-Minh-603823.aspx | {'official_number': ['177/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 177/QĐ-UBND về mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình công tác năm 2024 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hồ Chí Minh', ''], 'signer': ['Phan Văn Mãi'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thương mại, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/01/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,271 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 805/QĐUBND Bình Phước, ngày 18 tháng 5 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát
thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/ 2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/ 2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, chủ nhiệm
Văn Phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐTTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước giai đoạn 20222025;
Căn cứ Quyết định số 1343/QĐBNNVP ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ
giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 14/2018/QĐUBND ngày 06/3/2018 của UBND tỉnh Ban hành
quy chế phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành
tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong về việc, công bố, cập nhật, công khai
thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Kế hoạch số 316/KHUBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh về việc rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 109/TTrSNNVP ngày 18/5/2023,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ giữa các
cơ quan hành chính nhà nước, thuộc phạm vi chức năng quản lý và giải quyết của
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Phụ
lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
PTNT; Thủ trưởng các sở, ban, ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Cục Kiểm soát TTHC(VPCP);
CT; các PCTUBND tỉnh;
Như điều 3;
LĐVP, các phòng, TT;
Lưu: VT, KSTTHC. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tuyết Minh
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 805/QĐUBND ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
STT Tên thủ tục hành chính Trang
I. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
1 Quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến 6
2 Quyết định mật độ chăn nuôi của địa phương 8
3 Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh 9
4 Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh 10
5 Công bố dịch bệnh động vật thủy sản 12
6 Công bố vùng dịch bệnh động vật trên cạn bị uy hiếp 13
7 Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản 14
8 Phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản 16
II. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
1 Thành lập khu rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh 17
2 Thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 21
3 Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 23
4 Phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng 25
III. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT BVTV
1 Công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh 27
2 Công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh 34
3 Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh 38
4 Ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh 43
5 Lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung 45
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – NÔNG THÔN MỚI
1 Công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 46
2 Thu hồi Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 78
3 Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương 91
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
STT T ên thủ tục hành chính S ố tra ng
I. LĨNH VỰC THÚ Y
1 Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi huyện 92
2 Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi huyện 93
3 Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương 95
II. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
1 Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn huyện 96
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN 
| Quyết định 805/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-805-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-nganh-Nong-nghiep-Binh-Phuoc-631067.aspx | {'official_number': ['805/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 805/QĐ-UBND năm 2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Phước', ''], 'signer': ['Trần Tuyết Minh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/05/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,272 | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 7258/VPCPKTTH
V/v Báo cáo dự kiến kế hoạch ĐTC năm 2025 Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2024
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản số 8022/BKHĐT TH ngày
02 tháng 10 năm 2023 về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025, Phó Thủ tướng
Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình có ý kiến như sau:
1. Căn cứ quyết nghị của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQCP ngày 08 tháng
9 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ,
thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tình hình
thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm
2025 như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 8022/BKHĐTTH nêu
trên theo đúng quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về các nội dung, thông tin, số liệu báo
cáo; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
và các cơ quan của Quốc hội theo đúng quy định; chủ động báo cáo, giải trình,
rà soát tiếp thu đầy đủ ý kiến của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các
cơ quan của Quốc hội, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định; kịp thời báo cáo Thủ
tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thông báo dự kiến kế hoạch đầu tư vốn
ngân sách trung ương năm 2025 cho từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương để
hoàn thiện danh mục dự án dự kiến bố trí kế hoạch vốn đầu tư ngân sách trung
ương năm 2025 theo đúng quy định; trong đó, lưu ý các bộ, cơ quan trung ương,
địa phương phân bổ vốn đầu tư công năm 2025 phải bảo đảm có trọng tâm, trọng
điểm, kiên quyết không dàn trải, manh mún, tập trung bố trí vốn cho các dự án
trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia, cao tốc, dự án có tính liên kết
vùng, liên quốc gia, quốc tế; đặc biệt bố trí đủ vốn để bảo đảm đến hết năm
2025 hoàn thành ít nhất 3000 km đường cao tốc.
3. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố liên quan chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để thiếu
vốn thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 3000 km đường cao tốc trong năm
2025.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Kế hoạch và Đầu tư biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
TTgCP, các PTTg;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
VPCP: BTCN, các PCN,
Các Vụ: TH, TKBT, QHĐP;
Lưu: VT, KTTH (2). Hằng KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Mai Thị Thu Vân
| Công văn 7258/VPCP-KTTH | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Dau-tu/Cong-van-7258-VPCP-KTTH-2024-bao-cao-du-kien-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2025-626871.aspx | {'official_number': ['7258/VPCP-KTTH'], 'document_info': ['Công văn 7258/VPCP-KTTH năm 2024 báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng Chính phủ', ''], 'signer': ['Mai Thị Thu Vân'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,273 | BỘ NGOẠI GIAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 2433/2010/TTBNG Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2010
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ THANH TRA VIÊN, THẺ THANH
TRA VIÊN VÀ TRANG PHỤC THANH TRA NGOẠI GIAO
Căn cứ Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐCP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số 157/2006/NĐCP ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số 100/2007/NĐCP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về
thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;
Căn cứ Thông tư số 150/2007/TTLTBTCTTCP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Liên
tịch Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát
trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan thanh tra Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐBNV ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Bộ Nội vụ
ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thanh tra;
Để củng cố tổ chức, tăng cường hoạt động thanh tra chuyên ngành ngoại giao,
đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước về công tác đối ngoại;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại
giao hướng dẫn một số quy định áp dụng đối với Thanh tra Ngoại giao như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Thông tư này hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ thanh tra viên thuộc
thanh tra ngoại giao, cấp thẻ thanh tra viên và trang phục ngành áp dụng đối
với thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra tại các cơ quan Thanh tra
Nhà nước thuộc ngành Ngoại giao;
b) Thông tư này áp dụng đối với thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra
tại các cơ quan Thanh tra nhà nước thuộc ngành Ngoại giao (sau đây gọi là
Thanh tra Ngoại giao) gồm: Thanh tra Bộ, Thanh tra cấp Tổng cục thuộc Bộ,
Thanh tra Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành và cơ quan thanh tra khác theo quy định
của pháp luật.
2. Nguyên tắc chung
a) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thanh tra viên thực hiện theo quy định
tại Luật Thanh tra, Nghị định số 100/2007/NĐCP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của
Chính phủ về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và các văn bản pháp
luật khác có liên quan;
b) Thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra trong các cơ quan Thanh tra
Ngoại giao khi thi hành công vụ phải mặc đồng phục theo quy định của Thông tư
này.
Thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Ngoại giao khi
làm việc tại văn phòng được phép mặc thường phục;
c) Thanh tra viên của Thanh tra Ngoại giao được hưởng lương, phụ cấp và các
chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra tại các cơ quan
Thanh tra Ngoại giao thôi không làm công tác thanh tra (chuyển công tác khác,
đi công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài, nghỉ chế độ hoặc bị kỷ luật bằng hình thức
buộc thôi việc) thì phải giao lại cho cơ quan Thanh tra Ngoại giao Thẻ thanh
tra viên và các trang, thiết bị đã được cấp.
II. TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH THANH TRA VIÊN NGOẠI GIAO
1. Các ngạch thanh tra viên của Thanh tra Ngoại giao gồm
Thanh tra viên
Thanh tra viên chính.
Thanh tra viên cao cấp.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các ngạch Thanh tra viên Ngoại giao
a) Thanh tra viên Ngoại giao thuộc các ngạch có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên Ngoại giao thuộc các ngạch có
nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số
157/2006/NĐCP ngày 27 tháng 12 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
Ngoại giao, Quyết định số 04/2008/QĐBNV ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Bộ Nội
vụ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thanh tra và tại
các văn bản pháp luật khác có liên quan;
c) Thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra tại các cơ quan Thanh tra
Ngoại giao thuộc các ngạch được sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ,
công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để phục vụ cho công tác thanh tra.
3. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch thanh tra viên Ngoại giao
Việc bổ nhiệm thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp của
Thanh tra Ngoại giao phải đảm bảo tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 31 Luật
Thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan, trong đó có tiêu chuẩn
chuyên ngành như sau:
Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành sau: Ngoại giao, Ngoại
ngữ, Luật, Kinh tế, Tài chính, Kế toán.
Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính,
thanh tra viên cao cấp của trường Cán bộ Thanh tra.
Có bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ có giá trị quốc gia hoặc quốc tế.
Có chứng chỉ tin học văn phòng.
Có kiến thức pháp lý, am hiểu sâu, rộng tình hình kinh tế xã hội trong
nước và trên thế giới, về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; nắm vững
và vận động tốt các nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước
trong quản lý nhà nước về đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội.
III. THẺ THANH TRA VIÊN, CẤP VÀ THU HỒI THẺ THANH TRA VIÊN NGOẠI GIAO
1. Thẻ thanh tra viên
Thẻ thanh tra viên để xác định tư cách pháp lý của thanh tra viên khi thi hành
nhiệm vụ thanh tra và kiểm tra theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Cán bộ, công chức được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra Ngoại giao (thanh tra
viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp) được cấp thẻ thanh tra
viên.
2. Thẩm quyền cấp thẻ thanh tra viên
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cấp Thẻ thanh tra viên cho thanh tra viên thuộc Thanh
tra Bộ, Thanh tra Tổng cục thuộc Bộ, Thanh tra Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí
Minh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp thẻ thanh
tra viên cho Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở Ngoại vụ.
3. Mẫu Thẻ thanh tra viên
Mẫu Thẻ thanh tra viên và việc quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra viên thực hiện
theo Thông tư số 2313/2007/TTTTCP ngày 26/10/2007 của Thanh tra Chính phủ.
4. Sử dụng Thẻ thanh tra viên
Thanh tra viên của Thanh tra Ngoại giao thuộc các ngạch có trách nhiệm bảo
quản, sử dụng thẻ thanh tra viên trong khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm sử
dụng thẻ thanh tra viên vào mục đích cá nhân. Trường hợp thanh tra viên sử
dụng thẻ Thanh tra viên để thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
IV. QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC THANH TRA NGOẠI GIAO
1. Số lượng trang phục ngành
Số lượng trang phục ngành cấp cho thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan
thanh tra của Thanh tra Ngoại giao áp dụng theo Thông tư liên tịch số
150/2007/TTLTBTCTTCP ngày 14/12/2007 của liên Bộ Tài chính – Thanh tra Chính
phủ, cụ thể như sau:
STT Tên trang phục Số lượng Niên hạn sử dụng
1 Quần áo thu đông 01 bộ 2 năm (lần đầu cấp 2 bộ)
2 Áo măng tô 01 cái 4 năm
3 Quần áo xuân hè 01 bộ 1 năm (lần đầu cấp 2 bộ)
4 Áo sơ mi trắng dài tay 01 cái 1 năm (lần đầu cấp 2 cái)
5 Thắt lưng da 01 cái 2 năm
6 Giày da 01 đôi 2 năm
7 Dép quai hậu 01 đôi 1 năm
8 Bít tất 02 đôi 1 năm
9 Caravat 02 cái 4 năm
10 Áo mưa 01 cái 1 năm
11 Cặp tài liệu 01 cái 2 năm
Đối với các tỉnh phía Nam, tùy điều kiện cụ thể và trong phạm vi dự toán ngân
sách được giao để may sắm trang phục, Thủ trưởng các cơ quan thanh tra nhà
nước (hoặc cơ quan chủ quản của cơ quan thanh tra) có thể xem xét quyết định
chuyển đổi áo măng tô thành quần áo xuân hè để phù hợp với điều kiện thời
tiết.
2. Quy định về kiểu dáng, mẫu mã của trang phục của thanh tra viên, cán bộ
làm công tác Thanh tra Ngoại giao
Quần áo thu đông: Bộ vest màu xanh đen, cổ hai ve, có hai túi chìm ở phía
dưới và một túi chìm phía trên vạt trước.
Quần áo xuân hè:
+ Đối với nam: Áo sơ mi trắng cộc tay cổ cứng có chân, quần âu xanh đen (dùng
chung được cho các mùa).
+ Đối với nữ: Áo sơ mi trắng cộc tay kiểu nữ, cổ cứng có chân, quần âu xanh
đen hoặc jiúp xanh đen kiểu công sở.
Áo sơ mi trắng dài tay: Vải cotton màu trắng.
+ Đối với nam: Áo sơmi dài tay, cổ cứng.
+ Đối với nữ: Áo sơmi dài tay, kiểu nữ, cổ cứng.
Caravat, thắt lưng da màu đen; giày da đen thấp cổ; bít tất màu sẫm.
3. Nguyên tắc cấp phát trang phục
Nguyên tắc cấp phát trang phục và việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh
phí may sắm trang phục áp dụng theo Thông tư liên tịch số 150/2007/TTLTBTC
TTCP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Liên Bộ Tài chính – Thanh tra Chính phủ.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Chánh Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
Thông tư này, định kỳ báo cáo Bộ trưởng.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh cần kịp thời báo cáo
Bộ Ngoại giao (qua Thanh tra Bộ) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đào Việt Trung
| Thông tư 2433/2010/TT-BNG | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-2433-2010-TT-BNG-huong-dan-tieu-chuan-nghiep-vu-thanh-tra-vien-110063.aspx | {'official_number': ['2433/2010/TT-BNG'], 'document_info': ['Thông tư 2433/2010/TT-BNG hướng dẫn về tiêu chuẩn nghiệp vụ thanh tra viên, thẻ thanh tra viên và trang phục Thanh tra Ngoại giao do Bộ Ngoại giao ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Ngoại giao', ''], 'signer': ['Đào Việt Trung'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/06/2010', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '29/07/2010', 'note': ''} |
19,274 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1708/QĐUBND An Giang, ngày 05 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG
SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
việc kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2556/QĐBTC ngày 29 tháng 10 năm 2024 của Bộ Tài chính
về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý công sản thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1163/TTrSTC ngày 01
tháng 11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính bị bãi
bỏ lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính
tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Bãi bỏ thủ tục hành chính số thứ tự 19 và 20 của Phần A tại Danh mục đính
kèm Quyết định số 2167/QĐUBND ngày 06 tháng 9 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban
hành, danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Quản lý công sản
thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tài chính tỉnh An Giang.
Bãi bỏ thủ tục hành chính số thứ tự 16 và 17 của Mục XXXI tại Danh mục đính
kèm Quyết định số 2688/QĐUBND ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết, quản lý áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang.
Bãi bỏ thủ tục hành chính số 01 và 02 của Mục 11 tại Phụ lục I công bố kèm
theo Quyết định số 1012/QĐUBND ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện
và không thực hiện tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An
Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Tài chính;
Cục kiểm soát TTHC VPCP;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Sở, ban, ngành tỉnh;
UBND các huyện, thị xã, thành phố;
VP. UBND tỉnh: LĐVP, TH;
Trung tâm Phục vụ hành chính công;
Website tỉnh;
Viễn thông An Giang (VNPT);
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Hồ Văn Mừng
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1708/QĐUBND ngày 05 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang)
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH BỊ BÃI BỎ
STT Mã TTHC Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ Lĩnh vực Cơ quan thực hiện
1 1.005434.000.00.00.H01 Mua quyển hóa đơn Nghị định số 114/2024/NĐCP ngày 15/9/2024 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐCP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Quyết định số 2556/QĐBTC ngày 29/10/2024 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính. Quản công sản Sở Tài chính, lý Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện
2 1.005435.000.00.00.H01 Mua hóa đơn lẻ
| Quyết định 1708/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1708-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-quan-ly-cong-san-So-Tai-chinh-An-Giang-635023.aspx | {'official_number': ['1708/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1708/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính tỉnh An Giang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh An Giang', ''], 'signer': ['Hồ Văn Mừng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,275 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1445/TCTCS
V/v chính sách thuế TNDN Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2015
Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng Giao thông II Thái Nguyên.
(Đ/c: phường Quang Trung, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 22CV/CTKT ngày 22/01/2015 của Công ty cổ
phần xây dựng giao thông II Thái Nguyên gửi Bộ Tài chính hỏi về chế độ ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như
sau:
Về ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty cổ phần xây dựng giao thông II Thái
Nguyên, sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có công văn số
5894/TCTCS ngày 30/12/2014 trả lời công văn số 214CV/CT ngày 29/10/2014 của
Công ty cổ phần xây dựng giao thông II Thái Nguyên. Theo đó, Công ty đã chuyển
sang áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi cho thời gian ưu đãi còn lại kể từ năm
2004 (do đáp ứng điều kiện của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn) cao
hơn thuế suất ưu đãi ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, kiến nghị của
Công ty được hưởng ưu đãi theo Giấy chứng nhận đầu tư cho thời gian ưu đãi còn
lại kể từ năm 2009 theo quy định tại điểm 2 phần I và điểm 1.3 mục II phần H
Thông tư số 130/2008/TTBTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính không có cơ sở
thực hiện.
Ngoài ra, về ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty cổ phần xây dựng Giao thông II
Thái Nguyên, ngày 28/8/2014, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số
1098/QĐGQKN về việc giải quyết khiếu nại của Công ty CP Xây dựng giao thông
II Thái nguyên về ưu đãi thuế suất thuế TNDN đối với Quyết định xử lý vi phạm
qua thanh tra của Cục Thuế Thái Nguyên (lần đầu).
Tại Điều 7 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 quy định về trình tự
khiếu nại:
“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái
pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người
khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan
có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo
quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc
quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu
nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính”.
Tại Điều 49 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 nêu trên quy định về hình thức
khiếu nại:
“Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ
ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu
nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu
nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại
lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.”
Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp với Cục Thuế tỉnh
Thái Nguyên để được hướng dẫn cụ thể từng nội dung theo hướng dẫn tại công văn
số 5894/TCTCS ngày 30/12/2014 của Tổng cục Thuế hoặc thực hiện thủ tục khiếu
nại theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời Công ty cổ phần xây dựng Giao thông II Thái Nguyên
biết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Phó TCT Cao Anh Tuấn (để báo cáo);
Vụ PCBTC;
Vụ PCTCT;
Lưu VT, CS (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Quý Trung
| Công văn 1445/TCT-CS | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-1445-TCT-CS-2015-chinh-sach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-271639.aspx | {'official_number': ['1445/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 1445/TCT-CS năm 2015 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Nguyễn Quý Trung'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/04/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,276 | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 5565/BTCTCHQ
V/v thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng điện năng Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được một số phản ánh vướng mắc liên quan đến
thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng điện năng. Do mặt hàng điện
năng có tính chất đặc thù riêng nên Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị thống
nhất thực hiện một số nội dung sau:
1. Đăng ký tờ khai hải quan:
Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng điện năng thống nhất lựa chọn một
ngày trong tháng làm thời điểm xác nhận chỉ số công tơ đồng hồ đo điện và
trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm xác nhận chỉ số công tơ phải đăng ký tờ
khai hải quan, Chi cục Hải quan quản lý có trách nhiệm bố trí cán bộ phối hợp
cùng doanh nghiệp kiểm tra, giám sát và ký xác nhận bằng biên bản chỉ số công
tơ đồng hồ đo điện tại thời điểm xác nhận. Thời điểm xác nhận chỉ số công tơ
đồng hồ đo điện sẽ là căn cứ để tính lượng điện từ thời điểm đó đến thời điểm
xác nhận chỉ số công tơ đồng hồ đo điện tiếp theo. Trường hợp không thể thực
hiện được việc xác nhận chỉ số công tơ đồng hồ đo điện vào thời điểm đã đăng
ký với cơ quan Hải quan thì doanh nghiệp phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ
lý do để được xem xét thay đổi thời điểm xác nhận.
2. Thời điểm, căn cứ, phương pháp tính thuế và nộp thuế:
Cơ quan hải quan và doanh nghiệp xác định số lượng điện dựa trên chỉ số công
tơ đồng hồ đo điện đã xác nhận làm căn cứ để tính thuế và nộp thuế theo quy
định tại Điều 92; 98 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài
chính.
3. Khai bổ sung:
Khai bổ sung hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật
Quản lý thuế; Điều 10 Thông tư số 196/2012/TTBTC ngày 15/11/2012; Điều 14
Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 và Điều 11 Thông tư số 22/2014/TT
BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính. Trường hợp xảy ra sự cố bất thường thì
doanh nghiệp phải thông báo cho Bộ Tài chính ngay bằng văn bản để được xem
xét, hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể.
4. Quản lý và kiểm tra đồng hồ đo công tơ điện:
Đồng hồ đo công tơ điện phải được cơ quan tiêu chuẩn đo lường nhà nước kiểm
tra, xác nhận, niêm phong và được kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp
luật. Trong trường hợp cơ quan Hải quan có nghi ngờ, Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế, giám định đồng hồ đo chỉ số công tơ
điện. Kết quả giám định là căn cứ ghi kết quả kiểm tra. Đơn vị giám định thuộc
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học công nghệ.
Trường hợp không thống nhất được thì cơ quan Hải quan sẽ chỉ định đơn vị giám
định là Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng.
5. Công tác giám sát:
Đảm bảo đường dây dẫn điện được giám sát bằng đồng hồ công tơ đo lượng điện
đặt tại bên cung cấp (xuất khẩu) và bên tiêu thụ (nhập khẩu); đồng hồ công tơ
phải được niêm phong với sự có mặt của cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan;
Lập biên bản xác nhận chỉ số của đồng hồ đo khi trước và sau khi xác nhận
chỉ số công tơ đồng hồ đo điện hàng tháng.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị báo cáo kịp thời Bộ
Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để được giải quyết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Tập Đoàn Điện lực Việt Nam;
Lưu: VT, TCHQ (43). KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
| Công văn 5565/BTC-TCHQ | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-5565-BTC-TCHQ-2014-thu-tuc-xuat-nhap-khau-mat-hang-dien-nang-228277.aspx | {'official_number': ['5565/BTC-TCHQ'], 'document_info': ['Công văn 5565/BTC-TCHQ năm 2014 về thủ tục xuất, nhập khẩu mặt hàng điện năng do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Hoàng Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/04/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,277 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2709/QĐUBND Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 10 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ VÀ THỂ THAO
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HOÁ VÀ THỂ THAO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số76/NQCP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20212030;
Căn cứ Quyết định số1085/QĐTTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ
thống hành chính nhà nước giai đoạn 20222025;
Căn cứ Kế hoạch số416/KHUBND ngày 31 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh về việc
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong cơ quan hành chính nhà
nước tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 2604/SVHTT
VP ngày 16 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 42 thủ tục hành chính
(TTHC) nội bộ trong lĩnh vực Văn hoá và Thể thao thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Sở Văn hoá và Thể thao (Có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; UBND các
xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục KSTTHC (Văn phòng Chính phủ);
Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
Các PCVP UBND tỉnh;
TT PVHCC, Cổng TTĐT tỉnh;
Lưu: VT, KSTT. KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ VÀ THỂ THAO THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HOÁ VÀ THỂ THAO
(Kèm theo Quyết định số 2709/QĐUBND ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Cơ quan thực hiện
I. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh
1. Xét công nhận quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân tỉnh
2. Xét công nhận lại quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân tỉnh
3. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Đạo diễn nghệ thuật hạng I. Tổ chức Cán bộ Ủy ban nhân dân tỉnh
4. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Diễn viên hạng I. Tổ chức Cán bộ Ủy ban nhân dân tỉnh
5. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Di sản viên hạng I. Tổ chức Cán bộ Ủy ban nhân dân tỉnh
6. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Họa sỹ hạng I. Tổ chức Cán bộ Ủy ban nhân dân tỉnh
7. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Thư viện viên hạng I. Tổ chức Cán bộ Ủy ban nhân dân tỉnh
II. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện
8. Kiểm kê di tích Di sản Văn hóa Sở Văn hóa và Thể thao
9. Phê duyệt Quy hoạch khảo cổ ở địa phương Di sản Văn hóa Sở Văn hóa và Thể thao
10. Điều chỉnh Quy hoạch khảo cổ ở địa phương Di sản Văn hóa Sở Văn hóa và Thể thao
11. Lập, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích và quy hoạch di tích đối với cụm di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia Di sản Văn hóa Sở Văn hóa và Thể thao
12. Phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Di sản Văn hóa Sở Văn hóa và Thể thao
13. Điều chỉnh dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Di sản Văn hóa Sở Văn hóa và Thể thao
14. Thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện. Văn hóa cơ sở Sở Văn hóa và Thể thao
15. Thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện. Văn hóa cơ sở Sở Văn hóa và Thể thao
16. Thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện công lập; thư viện cấp huyện. Văn hóa cơ sở Sở Văn hóa và Thể thao
17. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Đạo diễn nghệ thuật hạng III. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
18. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Đạo diễn nghệ thuật hạng II. Tổ chức Cán bộ
19. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Diễn viên hạng III. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
20. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Diễn viên hạng II. Tổ chức Cán bộ
21. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Di sản viên hạng III. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
22. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Di sản viên hạng II. Tổ chức Cán bộ
23. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Phương pháp viên hạng III. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
24. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Phương pháp viên hạng II. Tổ chức Cán bộ
25. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hóa hạng III. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
26. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hóa hạng II. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
27. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
28. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên chính. Tổ chức Cán bộ
29. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Họa sỹ hạng III. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
30. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Họa sỹ hạng II. Tổ chức Cán bộ
31. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Thư viện viên hạng III. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
32. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Thư viện viên hạng II. Tổ chức Cán bộ
33. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ Tuyên truyền viên văn hóa trung cấp lên Tuyên truyền viên văn hóa. Tổ chức Cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao; UBND cấp huyện; Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh.
34. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ Tuyên truyền viên văn hóa lên Tuyên truyền viên văn hóa chính. Tổ chức Cán bộ
III. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện
35. Xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân huyện
36. Xét công nhận “Phường, Thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh”. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân huyện
37. Xét công nhận lại “Phường, Thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh”. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân huyện
38. Thông báo thành lập thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân huyện
39. Thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân huyện
40. Thông báo giải thể thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân huyện
41. Xét tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân huyện
IV. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã
42. Xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Văn hóa cơ sở Ủy ban nhân dân cấp xã
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN 
| Quyết định 2709/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2709-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Van-hoa-va-The-thao-So-Van-hoa-Hue-628410.aspx | {'official_number': ['2709/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2709/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực Văn hoá và Thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thừa Thiên Huế', ''], 'signer': ['Nguyễn Thanh Bình'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,278 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 16/2024/NQHĐND Hải Dương, ngày 18 tháng 10 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, MỨC HỖ TRỢ HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN, KHU DÂN
CƯ THUỘC CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 26
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số163/2016/NĐCP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số33/2023/NĐCP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy
định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số27/2023/TTBYT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Y tế Quy
định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô
đỡ thôn, bản;
Xét Tờ trình số 154/TTrUBND ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc Quy định số lượng, mức chi hỗ trợ hằng tháng đối với nhân viên y
tế thôn, khu dân cư thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hải
Dương; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý
kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định số lượng và mức hỗ trợ hằng tháng đối với nhân viên y
tế thôn, khu dân cư thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hải
Dương.
2. Đối tượng áp dụng
a) Nhân viên y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở thôn, khu dân cư
theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 27/2023/TTBYT ngày 29
tháng 12 năm 2023 của Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm
vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản.
b) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Số lượng, mức hỗ trợ hằng tháng
1. Số lượng nhân viên y tế:
Mỗi thôn, khu dân cư được bố trí 01 nhân viên y tế.
2. Mức hỗ trợ hằng tháng:
a) Nhân viên y tế làm việc tại các thôn có dưới 350 hộ gia đình và các khu dân
cư có dưới 500 hộ gia đình được hưởng mức hỗ trợ bằng 0,3 lần mức lương cơ
sở/người/tháng.
b) Nhân viên y tế làm việc tại các thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên và các
khu dân cư có từ 500 hộ gia đình trở lên được hưởng mức hỗ trợ bằng 0,4 lần
mức lương cơ sở/người/tháng.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí hỗ trợ hằng tháng đối với nhân viên y tế thôn, khu dân cư thuộc các
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hải Dương được bố trí từ nguồn ngân
sách nhà nước trong dự toán hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực
hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương Khóa XVII, Kỳ họp thứ 26
thông qua ngày 18 tháng 10 năm 2024, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 10 năm
2024./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội; (để b/c)
Chính phủ; (để b/c)
Vụ Pháp chế các Bộ: Y tế, Tài chính; (để b/c)
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); (để b/c)
Ban Thường vụ Tỉnh ủy; (để b/c)
Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
Các đại biểu HĐND tỉnh;
Văn phòng: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
Lãnh đạo và CV VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
Thường trực HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
Trung tâm CNTT Văn phòng UBND tỉnh; Báo Hải Dương, Trang TTĐT Đoàn ĐBQH
và HĐND tỉnh;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Lê Văn Hiệu
| Nghị quyết 16/2024/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-16-2024-NQ-HDND-muc-ho-tro-hang-thang-doi-voi-nhan-vien-y-te-thon-Hai-Duong-629189.aspx | {'official_number': ['16/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 16/2024/NQ-HĐND quy định số lượng, mức hỗ trợ hằng tháng đối với nhân viên y tế thôn, khu dân cư thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hải Dương'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hải Dương', ''], 'signer': ['Lê Văn Hiệu'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,279 | BỘ Y TẾ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2155/1999/QĐBYT Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 1999
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 2155 /1999/QĐBYT NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ VIỆC
BAN HÀNH "HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT DENGUE, SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE"
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng và Vụ Khoa học Đào tạo Bộ Y
tế;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:Nay ban hành theo quyết định này "Hướng dẫn giám sát và phòng chống
bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue"
Điều 2: Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết
Dengue" là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở Y tế dự phòng và
các cơ sở khám, chữa bệnh; có thể tham khảo để làm tài liệu giảng dạy trong
các trường thuộc hệ thống y, Dược.
Điều 3:Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các
quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 4: Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng, Vụ
trưởng Vụ Khoa học Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Điều trị và Vụ trưởng các Vụ của cơ
quan Bộ Y tế, Giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám
đốc các Trung tâm Y tế dự phòng, hiệu trưởng các trường y, dược, thủ trưởng Y
tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Lê Ngọc Trọng (Đã ký)
HƯỚNG DẪN
GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2155/1999/QĐBYT ngày 21 tháng 7 năm 1999)
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA BỆNH
Bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm virut dengue cấp
tính do muỗi truyền. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là
ở các tỉnh đồng bằng châu thổ Nam bộ, miền duyên hải Trung bộ và vùng đồng
bằng, duyên hải Bắc bộ.
Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và Nam Trung bộ bệnh xuất
hiện quanh năm, ở miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những
tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự
sinh sản và hoạt động của Ae.aegypti. Bệnh SD/SXHD phát triển nhiều nhất vào
các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.
Bệnh thường có triệu chứng sốt cao, đột ngột kéo dài trong vòng 2 7 ngày kèm
theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có
biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội
tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc dengue (HCSD), có thể dẫn
đến tử vong. Xét nghiệm có thể thấy dấu hiệu dây thắt dương tính, giảm bạch
cầu, giảm tiểu cầu (£ 100.000/1 mm3) và hematocrit tăng (³ 20%) khi có biểu
hiện sốc.
Chẩn đoán xác định trong phòng thí nghiệm bằng cách phân lập virut trong máu
khi đang sốt trong vòng 4 ngày đầu hoặc phát hiện IgM đặc hiệu trong huyết
thanh bằng xét nghiệm MACELISA từ sau ngày thứ 5.
Tác nhân gây bệnh: Virut gây bệnh SD/SXHD do côn trùng truyền nên gọi là virut
Arbo thuộc nhóm Flaviviridae với 4 típ huyết thanh 1, 2, 3, 4. Khi vào cơ thể,
virut nhân lên trong tế bào bạch cầu đơn nhân để gây bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ bệnh từ 3 14 ngày. Thông thường từ 5
7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu
của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều virut. Muỗi bị nhiễm virut từ 8 12
ngày sau khi hút máu và có thể truyền bệnh suốt đời.
Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có
thể bị mắc bệnh. Trẻ em dễ bị nhiễm hơn với bệnh cảnh thường nhẹ hơn người
lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ dengue gây bệnh
nhưng không được miễn dịch đầy đủ với các típ khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ
hai với típ dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện
sốc dengue.
Vectơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do
muỗi đốt người bệnh rồi truyền virut sang người lành qua vết đốt. ở Việt Nam,
hai loài muỗi truyền bệnh SD/SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong
đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.
Phòng chống bệnh SD/SXHD: Đến nay, bệnh SD/SXHD chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu và chưa có văcxin phòng bệnh, vì vậy diệt vectơ đặc biệt là diệt bọ gậy
(lăng quăng) với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất
trong phòng chống SD/SXHD.
II. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VÀ QUY ĐỊNH MỨC ĐỘ XẢY RA DỊCH
Một nơi được coi là có dịch SD/SXHD khi có trên 2 trường hợp xảy ra trong vòng
14 ngày (tốt nhất là được xác định bằng xét nghiệm MACELISA hoặc phân lập
virut). Cùng thời gian và địa điểm đó phát hiện có bọ gậy hoặc muỗi truyền
bệnh (Ae.aegypti hoặc Ae.albopictus).
Khái niệm trên chỉ áp dụng ở vùng có bệnh SD/SXHD xâm nhập (như ở các huyện
Trung du, miền núi, biên giới phía Bắc và Bắc Trung bộ). Còn ở những vùng có
bệnh SD/SXHD lưu hành địa phương thì:
Một nơi được coi là có dịch SD/SXHD khi xuất hiện nhiều bệnh nhân trong cộng
đồng với tần số mắc vượt quá số mắc trung bình bình thường trong một tháng
cộng với 2 lần độ lệch chuẩn (số dự tính trung bình bình thường là số mắc
trung bình trong khoảng 5 năm gần nhất, trong đó có 1 năm có dịch lớn, nhưng
số mắc năm có dịch lớn không đưa vào tính số trung bình). Cùng thời gian và
địa điểm đó phát hiện có bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh (Ae.aegypti hoặc
Ae.albopictus).
Để áp dụng trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, quy ước về mức độ dịch như sau:
1. Mức độ dịch theo qui mô xã/phường:
Dịch SD/SXHD mức độ nhỏ khi trong một xã/phường có từ 2 đến dưới 20 bệnh nhân trong khoảng thời gian 14 ngày được chẩn đoán bệnh SD/SXHD (tốt nhất được chẩn đoán xác định bằng MACELISA hoặc phân lập virut). Đồng thời điều tra tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình lân cận (100m kể từ nhà bệnh nhân) có bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh.
Dịch SD/SXHD mức độ trung bình khi trong một xã/phường có từ 20 đến dưới 100 bệnh nhân trong khoảng thời gian 14 ngày được chẩn đoán bệnh SD/SXHD (tốt nhất được chẩn đoán xác định bằng MACELISA hoặc phân lập virut). Điều tra tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình lân cận có bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh.
Dịch SD/SXHD mức độ lớn khi trong một xã/phường có từ 100 bệnh nhân trở lên trong khoảng thời gian 14 ngày được chẩn đoán bệnh SD/SXHD (tốt nhất được chẩn đoán xác định bằng MACELISA hoặc phân lập virut). Điều tra tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình lân cận có bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh.
2. Mức độ dịch theo qui mô huyện:
Dịch SD/SXHD mức độ nhỏ khi có dưới 20% số xã có dịch SD/SXHD
Dịch SD/SXHD mức độ trung bình khi có từ 20% đến..........
3.............
chúng với các hóa chất diệt côn trùng. Theo dõi diễn biến thời tiết, môi
trường và kết quả biện pháp phòng chống chủ động.
1. Giám sát bệnh nhân SD/SXHD
Giám sát bệnh nhân SD/SXHD để chủ động phòng chống bệnh SD/SXHD gồm:
1.1. Giám sát và thống kê báo cáo thường kỳ
a. Hoạt động giám sát, thống kê báo cáo bệnh SD/SXHD được lồng ghép vào hoạt
động giám sát và báo cáo thường kỳ của 24 bệnh truyền nhiễm gây dịch cũng như
các mục tiêu quốc gia phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác do Hệ thống Y tế
Dự phòng quản lý.
b. Trách nhiệm thực hiện là Y tế thôn, bản, xã/phường, phòng khám đa khoa,
phòng khám lây, phòng khám nhi và các khoa điều trị lây, nhi thuộc hệ thống
điều trị. Hệ Y tế Dự phòng chịu trách nhiệm quản lý thực hiện.
Trạm y tế xã/phường tổng hợp thống kê báo cáo hàng tháng số bệnh nhân được
khám và điều trị tại trạm theo sổ khám bệnh và các trường hợp được báo cáo y
tế thôn, bản, y tế tư nhân báo cáo bằng văn bản (hoặc bằng điện thoại) khi có
dịch xảy ra.
Huyện/quận tổng hợp thống kê báo cáo hàng tháng số bệnh nhân khám và điều trị
tại bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã và y tế
tư nhân do huyện quản lý gửi lên Trung tâm Y tế Dự phòng (YTDP) tỉnh.
Trung tâm YTDP tỉnh tổng hợp thống kê báo cáo số bệnh nhân khám và điều trị
tại bệnh viện tỉnh, tổng hợp báo cáo của các huyện và y tế tư nhân do tỉnh
quản lý gửi Viện VSDT/Pasteur khu vực, Viện VSDT Trung ương, Vụ Y tế Dự phòng.
c. Tiêu chuẩn chẩn đoán: Thực hiện theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sốt
xuất huyết Dengue" được ban hành kèm quyết định số 1330/QĐBYT ngày 3/5/1999
của Bộ Trưởng Bộ Y tế.
d. Những thông tin về bệnh SD/SXHD trong giám sát, báo cáo thường kỳ
Cần thu thập những thông tin về tình hình bệnh nhân trong cộng đồng và những
bệnh nhân được tiếp nhận khám và điều trị tại các cơ sở chữa bệnh các tuyến:
Số lượng mắc và chết theo tiêu chuẩn lâm sàng
Tên địa phương có bệnh (Trung ương quản lý đến huyện. Tỉnh quản lý đến xã.
Huyện quản lý đến thôn bản)
Thời gian mắc bệnh (theo mẫu báo cáo của chương trình)
Tổng số dân và số trẻ < 15 tuổi.
e. Mẫu báo cáo
Là các mẫu báo cáo đang được thực hiện trong hệ thống giám sát thường kỳ theo
quy định của Bộ Y tế như:
Mẫu báo cáo tháng 24 bệnh truyền nhiễm (theo mẫu đang dùng cho báo cáo bệnh
truyền nhiễm thường kỳ hàng tháng)
Mẫu báo cáo tuần (theo mẫu đang dùng cho báo cáo tuần)
Khi có dịch phải báo cáo bằng fax, thư điện tử hoặc điện thoại (theo nội
dung mẫu báo cáo tuần)
Đồng thời thực hiện:
+ Mẫu báo cáo tháng ca bệnh phân theo tuổi, giới và phân độ lâm sàng (theo
mẫu 2 đính kèm bản hướng dẫn này). Mẫu này do tỉnh thực hiện (tập hợp số liệu
từ huyện, huyện tập hợp số liệu từ xã) gửi Ban điều hành mục tiêu phòng chống
SXH khu vực. Ban điều hành mục tiêu phòng chống SXH khu vực tổng hợp gửi Ban
điều hành Mục tiêu phòng chống SD/SXHD Quốc gia.
+ Mẫu báo cáo quý, 6 tháng, 1 năm về hoạt động, kết quả hoạt động phòng chống
SD/SXHD và khí hậu, môi trường sinh thái (mẫu 3)
1.2. Giám sát và thống kê báo cáo trọng điểm
Hệ thống giám sát thống kê báo cáo trọng điểm là rất cần thiết vì phạm vi bệnh
dịch SD/SXHD lưu hành địa phương ở Việt Nam rất rộng và tần số mắc bệnh hàng
năm rất lớn: năm có số mắc thấp nhất là trên 50 nghìn trường hợp (1992), năm
có số mắc cao nhất là 354.517 trường hợp (1987), năm 1998 có 234.920 trường
hợp. Trong khi màng lưới y tế cơ sở còn yếu, chất lượng chẩn đoán lâm sàng,
xét nghiệm và việc thu thập thông tin chi tiết cho hệ thống báo cáo thường
xuyên còn gặp nhiều khó khăn. Nhiệm vụ hệ thống giám sát, báo cáo trọng điểm
là thu thập, thống kê, phân tích các chỉ số mắc và chết do SD/SXHD, báo cáo
chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes, báo cáo các thông tin về khí hậu, môi sinh có
liên quan đến các yếu tố nguy cơ
a. Chọn cơ sở thực hiện giám sát trọng điểm.
Mỗi tỉnh chọn 2 điểm giám sát: 1 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện tuyến huyện
+ Tuyến tỉnh chọn 1 khoa truyền nhiễm và/hoặc khoa nhi của bệnh viện tỉnh,
khoa truyền nhiễm bệnh viện nhi được phân công điều trị SD/SXHD
+ Tuyến huyện chọn 1 điểm tại bệnh viện huyện hoặc khu vực để thực hiện giám
sát điểm của huyện
b. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân SD/SXHD trong giám sát trọng điểm ở bệnh
viện
Thực hiện theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sốt xuất huyết Dengue" được
ban hành kèm theo quyết định số 1330/QĐBYT ngày 3/5/1999 của Bộ Trưởng Bộ Y
tế.
c. Thông tin cần thu thập
Số mắc, số chết phân theo:
Địa phương (Trung ương, Khu vực quản lý đến huyện, Tỉnh quản lý đến xã,
Huyện quản lý đến thôn/bản)
Tuổi hoặc nhóm tuổi.
Giới tính
Thời gian (tháng hoặc tuần)
Kết quả chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm huyết thanh và phân lập virut
Kết quả giám sát chỉ số bọ gậy và muỗi Aedes, kết quả phát hiện độ nhậy cảm
của muỗi vectơ với hoá chất
Thông tin về hoạt động và kết quả hoạt động phòng chống SD/SXHD
d. Mẫu báo cáo
Mẫu điều tra ca bệnh (mẫu 1): Dùng cho tất cả bệnh nhân khám, điều trị tại cơ
sở điều trị và điều tra bệnh nhân SD/SXHD khi điều tra vụ dịch. Các mẫu sau
khi hoàn thành được giữ lại ở từng tuyến. Tuyến Trung ương, khu vực, tỉnh cập
nhật thường xuyên theo mẫu 1 trong phạm vi quản lý và xử lý số liệu theo
chương trình quản lý SD/SXHD trên máy tính.
2. Giám sát huyết thanh và virut dengue
Mỗi tỉnh cần chọn 2 điểm giám sát thường xuyên. Những điểm này cũng nằm trong các điểm giám sát trọng điểm của tỉnh và huyện.
Nhiệm vụ giám sát tại các điểm này và ở bất kỳ địa phương nào trong cộng đồng
có bệnh nhân nghi SD/SXHD là thu thập tất cả các bệnh phẩm của bệnh nhân nghi
mắc SD/SXHD với các triệu chứng:
Sốt cao, kéo dài từ 27 ngày
Đau đầu, đau cơ, đau khớp, có phát ban
Những trường hợp này phải được lấy máu từ ngày thứ 5 để làm xét nghiệm MAC
ELISA và/hoặc lấy máu trong vòng 4 ngày kể từ lúc bắt đầu có sốt để phân lập
virut
Phân công trách nhiệm: Xã có trách nhiệm phát hiện và thông báo cho huyện bệnh nhân nghi mắc SD/SXHD. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm lấy máu gửi lên Trung tâm YTDP tỉnh. Trung tâm YTDP tỉnh có trách nhiệm làm xét nghiệm MACELISA hoặc gửi mẫu bệnh phẩm cho Viện Khu vực để phân lập virut. Khi có dịch, lấy mẫu máu xét nghiệm ít nhất từ 5 đến 20 bệnh nhân nghi ngờ.
Hàng năm mỗi tỉnh cần biết được típ virut dengue lưu hành ở địa phương mình. Việc phân lập virut dengue do các Viện khu vực đảm nhiệm, số mẫu phân lập virut cho 1 tỉnh trong 1 năm ít nhất là 20.
Việc xét nghiệm IgM đặc hiệu bằng kỹ thuật MACELISA đã thực hiện được ở một
số labo của Trung tâm YTDP tỉnh. Phấn đấu đến năm 2000, các tỉnh trọng điểm
đều có thể triển khai thực hiện được kỹ thuật này.
3. Giám sát vectơ
Giám sát vectơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự
biến động theo mùa của vectơ, tính nhạy cảm của vectơ với các hoá chất diệt
côn trùng. Điểm giám sát vectơ được lựa chọn tại nơi có điều kiện thuận lợi
cho sự sinh sản và phát triển của Ae.aegypti, Ae.albopictus.
3.1. Giám sát muỗi trưởng thành
Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà,
dùng để đánh giá quần thể muỗi. Người điều tra chia thành nhóm, mỗi nhóm hai
người soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà
vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Sau khi bắt muỗi, tiến hành
điều tra bọ gậy (lăng quăng) bằng quan sát, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ chứa
nước trong và quanh nhà. Số nhà điều tra cho một đơn vị huyện là 50, điều tra
1 lần/tháng (phân bổ trong các xã/phường trọng điểm):
Những chỉ số sử dụng để theo dõi muỗi Ae.aegypti, Ae.albopictus (tính theo
từng loài)
1/ Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi Ae.aegypti là số muỗi cái Ae.aegypti trung bình
trong một gia đình điều tra.
CSMĐ (con/nhà) Số muỗi Ae.aegypti bắt được
=
Số nhà điều tra
2/ Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) Ae.aegypti là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi
Ae.aegypti trưởng thành
CSNCM (%) = Số nhà có muỗi Ae.aegypti
x 100%
Số nhà điều tra
3.2. Giám sát bọ gậy (lăng quăng)
Giám sát thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng thành.
Giám sát ổ bọ gậy nguồn: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lượng
bọ gậy Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để xác định
nguồn cung cấp muỗi Aedes chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc
theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng
chống vectơ thích hợp.
Xác định ổ bọ gậy nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị huyện trọng điểm 2 lần/năm
mỗi lần điều tra 100 hộ gia đình (phân bổ trong các xã/phường trọng điểm) (lần
1 thực hiện vào quý I II, lần 2 thực hiện vào quý III IV).
Có 4 chỉ số thường được sử dụng để theo dõi bọ gậy của muỗi Aedes aegypti và
Aedes albopictus:
1/ Chỉ số nhà (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes
CSNBG (%) Số nhà có bọ gậy Aedes
= x 100%
Số nhà điều tra
2/ Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa
nước có bọ gậy Aedes:
CSDCBG (%) Số DCCN có bọ gậy Aedes
= x 100%
Số DCCN điều tra
3/ Chỉ số Breteau (CSBI) là số DCCN có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra.
Trong thực tế chỉ điều tra 50 nhà vì vậy CSBI được tính như sau:
CSBI Số DCCN có bọ gậy Aedes
= x 100
Số nhà điều tra
4/ Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho 1 gia đình
điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn.
CSMĐBG (con/nhà) Số bọ gậy Aedes thu được
=
Số nhà điều tra
3.3. Giám sát độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti, Ae. albopictus đối với các hóa
chất diệt côn trùng.
Do tuyến tỉnh và Khu vực thực hiện 1 lần/năm với từng hoá chất diệt muỗi SXH.
Dựa theo kỹ thuật 11 bước do Viện VSDTTW hướng dẫn.
3.4. Quy định tổ chức thực hiện giám sát vectơ.
a. Tuyến tỉnh: Tập huấn, chỉ đạo tuyến huyện thực hiện giám sát. Thực hiện
giám sát tại các điểm giám sát trọng điểm của tỉnh.
b. Tuyến huyện: Tập huấn, chỉ đạo và tham gia giám sát, phòng chống vectơ ở
các xã thuộc huyện (50 hộ gia đình phân bố ở các xã/phường trọng điểm). Thực
hiện giám sát tại các điểm giám sát trọng điểm của huyện.
c. Tuyến xã/phường: Thực hiện giám sát và xử lý ổ bọ gậy ít nhất 1 lần/tháng
đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của màng lưới y tế cơ sở, cộng tác
viên, học sinh.
3.5. Báo cáo kết quả.
Báo cáo giám sát thường xuyên và điều tra tại ổ dịch: Huyện báo cáo Trung tâm
YTDP tỉnh, tỉnh tập hợp báo cáo kết quả giám sát theo mẫu 5 hàng tháng gửi về
Viện khu vực và Trung ương trước ngày 15 cùng thời gian với báo cáo kết quả
điều tra bệnh nhân và ngay sau khi điều tra tại ổ dịch.
4. Phòng chống chủ động vectơ (Thực hiện thường xuyên ngay từ khi chưa có
dịch)
Các bước triển khai
Thành lập và tập huấn cho Ban chỉ đạo đến tuyến xã/phường. Ban chỉ đạo thực
hiện dự án bao gồm ít nhất 3 thành viên: chính quyền, y tế và giáo dục.
Xây dựng, tập huấn mạng lưới cộng tác viên y tế, giáo viên, học sinh nhà
trường về bệnh SD/SXHD, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của vectơ.
Điều tra xác định ổ bọ gậy nguồn tại địa phương và biện pháp phòng chống
thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy.
Tổ chức các hoạt động diệt bọ gậy hàng tháng đến từng hộ gia đình thông qua
hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần chúng (thả cá,
Mesocyclops, đậy nắp, loại bỏ phế thải...).
Giáo dục nâng cao nhận thức về SD/SXHD và huy động sự tham gia của cộng
đồng phát hiện loại bỏ ổ bọ gậy, các vật dụng phế thải, thả Mesocyclops, cá ăn
bọ gậy.
Huy động sự tham gia của cộng đồng tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi
địa phương. Sau đây là một số hướng dẫn, gợi ý thực hành lựa chọn khi thực
hiện hoạt động phòng chống vectơ SD/SXHD ở địa phương mình:
4.1. Giảm nguồn sinh sản của vectơ.
Bọ gậy Aedes có thể phát triển ở các loại nước sạch và nước giầu chất hữu cơ,
nên phải quản lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biện pháp tốt
nhất trong phòng chống vectơ
a. Quản lý dụng cụ chứa nước
Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh...): Dùng các
biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá, Mesocyclops..)
Dụng cụ chứa nước không có ích lợi (lốp xe hỏng, vật dụng gia đình bỏ
không...): Thu dọn và phá huỷ
Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): Loại bỏ, lấp
kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.
b. Loại trừ ổ bọ gậy.
Thu dọn rác, kể cả dụng cụ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu,
vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu
gom rác của địa phương hoặc tự tiêu huỷ bằng chôn hoặc đốt.
Úp ngược các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.
Xử lý kẽ lá cây (chuối, cọ, dừa...) bằng chọc thủng. cho hoá chất diệt bọ
gậy.
c. Chống muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ tích trữ nước (chum, vại, phuy,
bể...)
Đậy thật kín bằng nắp hoặc vải để ngăn không cho muỗi đẻ
Thả cá hoặc Mesocyclops. Micronecta..
Chọc thủng hốc cây, bịt lấp đỉnh cọc rào, lọc nước loại bỏ bọ gậy, dội nước
nóng vào thành vại để diệt bọ gậy và trứng khi còn chứa ít nước, cho muối vào
dụng cụ chứa nước...
Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hoà
nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1lần/tuần, cọ rửa thành dụng
cụ chứa nước để diệt trứng bọ gậy.
4.2. Chống muỗi đốt: Làm lưới chắn ở cửa ra vào, cửa sổ. Ngủ màn ban ngày,
nhất là đối với trẻ nhỏ
4.3. Diệt muỗi bằng hương muỗi, bình xịt thuốc cá nhân, hun khói bằng đốt vỏ
cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hoá chất diệt muỗi ở cửa ra vào,
cửa sổ.
4.4. Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.
Giáo dục cộng đồng ở các tuyến.
a. Tuyến tỉnh, huyện: Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm:
Đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và các phương tiện thông tin khác
b. Tuyến cộng đồng: Tổ chức các buổi nói chuyện của cán bộ y tế trong các
trường học, các buổi họp dân, khẩu hiệu, tờ tranh, các cuốn sách nhỏ, thăm hỏi
của cộng tác viên y tế, truyền thanh, các buổi chiếu video... bằng những thông
tin đơn giản, dễ hiểu, minh họa rõ ràng. Tuỳ theo đối tượng nghe mà phổ biến
các thông tin như:
Tình hình SD/SXHD trong nước, tỉnh, huyện hoặc xã
Số mắc và chết do SD/SXHD trong một vài năm gần đây
Triệu chứng của bệnh, sự quan trọng của điều trị kịp thời để giảm tử vong
Nhận biết vòng đời, nơi sinh sản, trú đậu, hoạt động hút máu của muỗi vectơ
Những biện pháp cụ thể, đơn giản mà mỗi người có thể tự áp dụng để loại bỏ
ổ bọ gậy của muỗi truyền bệnh
Định ngày và thời gian thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường
Có thể báo trước là thực hiện biện pháp phạt nếu như không tuân theo quy
định để ngăn chặn sự sinh sản của vectơ
Động viên và có những hình thức khen thưởng cho cá nhân tích cực tham gia
4.5. Huy động cộng đồng
Những hoạt động cụ thể như sau:
Đối với cá nhân: Kêu gọi từng gia đình thực hiện các biện pháp thông thường
để phòng chống SD/SXHD bao gồm làm giảm nguồn lây truyền và thực hiện các biện
pháp bảo vệ cá nhân thích hợp.
Đối với cộng đồng: Tổ chức các chiến dịch “Loại trừ bọ gậy muỗi truyền bệnh
SD/SXHD” ít nhất 3 tháng một lần để loại trừ nơi sinh sản của vectơ nơi công
cộng và tư nhân. Quảng cáo rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, áp phích, tranh tuyên truyền, các cuốn sách nhỏ, màng lưới cộng tác
viên y tế hoạt động của nhà trường. Đánh giá tình hình dịch và những kết quả
tham gia của cộng đồng.
Phổ biến cho các bậc phụ huynh và học sinh trong trường học về các biện
pháp đơn giản loại trừ nơi sinh sản của vectơ ở nhà cũng như ở trường học. Tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu về SD/SXHD, các biện pháp phòng chống, động viên
khen thưởng kịp thời những cá nhân và tập thể có nhiều đóng góp thiết thực.
Kêu gọi, thuyết phục các công ty thương mại, du lịch với tư cách là nhà tài
trợ tham gia vào việc nâng cao cảnh quan và cải thiện môi sinh trong cộng
đồng, làm giảm nguồn sinh sản của vectơ truyền bệnh. Cần cho họ biết rằng kết
quả phòng chống SD/SXHD sẽ có tác động tốt đến kinh doanh và lợi nhuận của
công ty.
Kết hợp các hoạt động phòng chống SD/SXHD với các lĩnh vực phát triển khác
của cộng đồng. Những nơi dịch vụ thu gom rác, cung cấp nước uống...không có
hoặc thiếu, có thể huy động dân tự xây dựng dịch vụ này nhằm làm giảm một phần
nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.
Khen thưởng cho những người tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng
5. Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, phương tiện và nhân sự phục vụ
chống dịch khẩn cấp.
5.1. Tổ chức sẵn sàng chống dịch.
Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp: Gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch
tỉnh làm Trưởng ban. Giám đốc Sở Y tế là Phó ban thường trực, Giám đốc Trung
tâm Y tế Dự phòng, các ngành, đoàn thể là thành viên
Đội chống dịch tuyến tỉnh và huyện: Gồm cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng
được trang bị đủ cơ số hoá chất, máy móc, phương tiện vận chuyển.
5.2. Cơ số thuốc, hoá chất, phương tiện sẵn sàng cho chống dịch tại các tuyến
(sử dụng kinh phí cấp uỷ quyền và kinh phí địa phương)
Tuyến tỉnh (tại Trung tâm YTDP tỉnh)
5 cơ số thuốc dự trữ phòng chống dịch
4 máy phun ULV đeo vai
100 kg loại hoá chất diệt muỗi
Tuyến huyện (tại Trung tâm Y tế huyện):
2 cơ số thuốc dự trữ phòng chống dịch
2 máy phun ULV đeo vai
Khi có dịch SD/SXHD
1. Tổ chức phòng chống dịch.
1.1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch tăng cường kiểm tra đôn đốc các hoạt động
phòng, chống dịch, kiểm tra và bổ sung kinh phí, cơ số thuốc, hoá chất, phương
tiện, nhân sự sẵn sàng phục vụ công tác chống dịch ở các tuyến.
1.2. Công bố tình hình dịch SD/SXHD do Bộ Y tế quyết định.
1.3. Thông tin và báo cáo dịch hàng ngày/hàng tuần theo quy định.
1.4. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia và tổ chức chiến dịch “Loại trừ
bọ gậy muỗi truyền bệnh SXH”
2. Tổ chức điều trị bệnh nhân.
Thực hiện theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue" được
ban hành kèm theo quyết định số 1330/1999/QĐBYT ngày 3/5/199 của Bộ trưởng Bộ
Y tế.
3. Xử lý dịch.
3.1.Đối với dịch nhỏ (Y tế xã, phường tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo, hỗ
trợ của Trung tâm Y tế huyện/quận).
Tăng cường giám sát bệnh nhân và giám sát vectơ
Đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục về sự nguy hiểm của dịch bệnh trên
mọi phương tiện thông tin đại chúng.
Vận động nhân dân kiểm
hỏ
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc đối với các hoạt động phòng chống dịch
Tích cực thả cá, Mesocyclops vào các dụng cụ chứa nước lớn
Trong trường hợp cần thiết có chỉ định của Viện Khu vực, Trung tâm YTDP
tỉnh tổ chức phun hoá chất diệt muỗi dưới dạng ULV tại ổ dịch
3.3. Đối với dịch lớn (Sở Y tế tỉnh/thành phố tổ chức thực hiện với sự chỉ đạo
và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật của Viện VSDT/ Viện Pasteur).
Thực hiện các nội dung như đối với các dịch vừa
Chỉ định phun hoá chất diệt muỗi dưới dạng ULV tại xã/phường có dịch và
tiến hành điều tra muỗi truyền bệnh trước và sau khi phun.
a. Các hoá chất sử dụng để phun diệt muỗi trưởng thành
ICON 2,5 EC (2,5% hoạt chất Lambda Cyhalothrine)
Dung dịch không mùi, không gây phản ứng phụ
Sản phẩm dưới dạng dung dịch
Liều lượng phun: 2 gam hoạt chất/ha
Hướng dẫn cách pha: pha 160 ml ICON 2,5EC với 840 ml nước hoặc dầu hỏa (tốt
nhất là pha với nước, vì pha với dầu hỏa có lẫn nước sẽ gây kết tủa) phun 0,5
lít dung dịch đã pha/ha
Permethrine phun liều 50 gam hoạt chất/ha
b. Các bước tiến hành phun không gian
Bước 1: Phải có bản đồ và nghiên cứu cẩn thận khu vực trước khi tiến hành phun
Bước 2: Xác định bán kính phun quy định tại khu vực có bệnh nhân ít nhất là
200m
Bước 3: Phải thông báo cho nhân dân biết trước khi phun 1 ngày để họ che đậy
thực phẩm, sơ tán vật nuôi..
Bước 4: Bảo đảm điều tiết giao thông thích hợp khi phun ở ngoài trời
Bước 5: Xác định chính xác hướng gió và tiến hành phun từ cuối gió đến đầu gió
c. Cách phun:
Phun quanh nhà của bệnh nhân bằng các hoá chất diệt côn trùng. Nếu số bệnh
nhân đông, ở rải rác thì phải tiến hành phun xử lý rộng hơn. Diện phun nhỏ thì
dùng máy ULV đeo vai như Fontan, đầu vòi ULV, Ziclơ 0,5 0,8. Một người có
thể phun 10 20 ha/ngày. Có thể phun qua các lỗ cửa sổ, cửa ra vào của các
nhà, hiệu lực diệt muỗi 10 20m kể từ vòi phun. Khi phun đầu vòi chếch 45 0.
Nếu nhà sâu rộng, phun giật lùi từ trong ra ngoài.
Đối với diện rộng, phun bằng máy phun lớn như LecoHD đặt trên xe di động theo các trục đường lớn kết hợp với các máy đeo vai ULV để phun xử lý ở nơi xe không vào được. Khi phun bằng máy đặt trên xe cần lưu ý:
Thông báo cho nhân dân mở toàn bộ cửa ra vào và cửa sổ ở khu vực phun để
đón hoá chất vào diệt muỗi.
Điều khiển xe phun với tốc độ 6 8 km/h dọc theo trục đường hoặc khối phố.
Nếu có thể cho xe chạy thẳng góc với hướng gió.
Ở khu vực có đường phố rộng, có nhiều nhà ở xa lề đường thì đầu vòi phun
phải chĩa thẳng về phía sau
Với các đường cụt thì phải phun giật lùi từ ngõ cụt đi ra.
Thời điểm phun thích hợp là từ 6 8h30 sáng, chiều từ 17h30 20h30. Không nên phun vào giữa trưa khi tốc độ gió trên 13km/h, nhiệt độ cao và có mưa to vì hiệu quả kém
d. Sau khi phun hoá chất một tuần: tiến hành điều tra lại các chỉ số muỗi, bọ
gậy để đánh giá hiệu quả phun diệt muỗi. Việc chỉ định phun 2 lần căn cứ vào
các chỉ số điều tra muỗi, bọ gậy (Chỉ số mật độ ³ 0.5, Chỉ số nhà có muỗi/bọ
gậy ³ 10%, Chỉ số Breteau ³ 20) và chỉ số bệnh nhân mới mắc kể từ ngày thứ 14
sau khi phun hoá chất. Hai lần phun cách nhau 710 ngày.
Ngoài 2 loại hoá chất trên, có thể sử dụng một số loại hoá chất diệt muỗi khác
theo chỉ định và hướng dẫn của Ban Điều hành mục tiêu quốc gia Phòng chống Sốt
xuất huyết khi cần thiết.
MẪU 1
DỰ ÁN MỤC TIÊU QGPC SXH PHIẾU ĐIỀU TRA BỆNH NHÂN SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE
Tỉnh / thành phố: .................................. Quận / huyện:
......................................
1. Số xác định ca bệnh Năm mắc bệnh: [ / / /]
Mã số của tỉnh: [ / ] Số thứ tự trong sổ: [ / / ]
2. Xác định điều tra ca bệnh (khoanh tròn vào câu thích hợp)
Họ và tên bệnh
nhân:....................................................................................
Giới: Nam / Nữ / Không rõ
Ngày tháng năm sinh: [ / / ]
Nghề nghiệp:
................................................................................................
Nơi làm việc:
...............................................................................................
Địa chỉ nơi ở: Số nhà, phố, thôn: ................. Phường /
xã:........................
Quận / huyện:........................Tỉnh / thành phố: ..................
Bệnh nhân đã khám, điều trị tại y tế xã / phường: Có / Không / Không rõ
Bệnh nhân đã khám, điều trị tại bệnh viện: Có / Không / Không rõ
Nếu có, bệnh viện tuyến:
................................................................................
Ngày nhập viện: [ / / ]
Tên bệnh viện:
...............................................................................................
3. Tiền sử dịch tễ
Đã mắc SXH bao giờ chưa? Có / Không / Không rõ
Ngày mắc bệnh: [ / / ]
Tiếp xúc với bệnh nhân SXH trong vòng 1 tuần: Có / Không / Không rõ
Nếu có, nơi tiếp xúc: 1. Gia đình
2. Nơi làm việc
3. Bệnh viện
4. Khác:.....................
4. Triệu chứng lâm sàng
Ngày bắt đầu sốt: [ / / ]
Nhiệt độ cao nhất: [ / / ]
Số ngày sốt: [ / / ]
Đau: 1. Đầu
2. Mình
3. Cơ, xương, khớp
4. Khác.........................
Dấu hiệu dây thắt: Dương tính / Âm tính / Không rõ
Nhịp mạch (lần / phút): [ ]
Huyết áp tối đa / tối thiểu: [ / ]
Xuất huyết: 1. Chấm xuất huyết
2. Ban xuất huyết
3. Mảng xuất huyết
4. Chảy máu mũi
5. Nôn ra máu
6. Đi tiểu ra máu
7. Khác.........................
Gan to: Có / Không / Không rõ
Nếu có, kích thước (cm): [ ]
Sưng hạch bạch huyết: Có / Không / Không rõ
Tiền choáng và choáng:
1. Vật vã 2. Li bì 3. Da xung huyết mạnh 4. Đau vùng gan 5. Chướng bụng 6. Chân tay lạnh 7. Da lạnh ẩm 8. Nhịp mạch (lần / phút): [ ] 9. Huyết áp tối đa / tối thiểu: [ / ]
Triệu chứng khác:
.....................................................................
Xét nghiệm
Huyết học:
Hematocrit: ......................................
Tiểu cầu:............................................
Hồng cầu: .........................................
Bạch cầu: ...........................................
Ngày lấy máu phân lập virut dengue: [ / / ]
Kết quả:
...................................................................................................
Huyết thanh học: Ngày lấy huyết thanh 1: [ / / ]
Kết
quả:......................................................................................................
Ngày lấy huyết thanh 2: [ / / ]
Kết quả:
......................................................................................................
Chẩn đoán cuối cùng
Chẩn đoán SD/SXHD: Xác định / Loại bỏ / Không rõ
Phân độ lâm sàng: Độ I / Độ II / Độ III / Độ IV
Điều trị: Có / Không / Không rõ
Kết quả: Khỏi / Tử vong / Chuyển viện / Mất theo dõi
Ngày tháng năm: [ / / ]
Cán bộ điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên) Ngày............ tháng...........năm........... Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)
BỘ Y TẾ MẪU 3
DỰ ÁN MỤC TIÊU QGPC SXH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT
HUYẾT
Ngày...........tháng...........năm.............
(Quý.........)
Tỉnh / thành phố: ...................................................... Quận
/ huyện: ............................................................
I. Tập huấn
Số lớp cho tuyến huyện:
Tỷ lệ % so với kế hoạch:
Số học viên:
Tỷ lệ % so với kế hoạch:
Số lớp cho tuyến xã:
Tỷ lệ % so với kế hoạch:
Số cán bộ chính quyền địa phương (huyện và xã) đã được tập huấn trong tháng:
Tỷ lệ % so với tổng số:
Số giáo viên ( cấp I, cấp II) đã được tập huấn:
Tỷ lệ % so với tổng số:
Số học sinh (cấp I, cấp II) đã được tập huấn:
Tỷ lệ % so với tổng số:
Số cộng tác viên được tập huấn:
Tỷ lệ % so với tổng số:
II. Giám sát dịch tễ
Số xã có giám sát bệnh nhân:
Tỷ lệ %so với kế hoạch:
Số huyện có giám sát bệnh nhân:
Tỷ lệ %so với kế hoạch:
Số bệnh nhân độ I, độ II được điều tra tại y tế cơ sở/cộng đồng:
Tỷ lệ % so với tổng số:
Số huyện có giám sát huyết thanh, virut:
Tỷ lệ % so với kế hoạch:
Số mẫu xét nghiệm huyết thanh;
Số mẫu gửi phân lập virut:
Số huyện có giám sát vectơ:
Số điểm giám sát trọng điểm:
III. Hoạt động tuyên truyền
Số buổi phát truyền hình địa phương:
Số lần phát thanh, truyền thanh:
Số tranh, khẩu hiệu, tờ rơi:
Số xã có hoạt động tuyên truyền của cộng tác viên (số xã/số huyện):
Số xã có hoạt động tuyên truyền của học sinh nhà trường (số xã/số huyện):
Số xã có hoạt động tổ chức quần chúng (số xã/số huyện):
Các hoạt động khác (ghi rõ):
IV. Hoạt động diệt bọ gậy
Số xã có hoạt động diệt bọ gậy của cộng tác viên (số xã/số huyện):
Số xã có hoạt động diệt bọ gậy của học sinh (số xã/số huyện):
Số xã có hoạt động diệt bọ gậy của các tổ chức quần chúng (số xã/số huyện):
Số ổ bọ gậy đã xử lý (lật úp, thau rửa, huỷ bỏ...):
Số chiến dịch thu gom phế thải:
Số dụng cụ phế thải đã được xử lý (ước tính kg):
Số xã thả cá (số xã/số huyện):
Số cá được thả:
Số xã thả Mesocyclops (số xã/số huyện):
Số DCCN đã thả Mesocyclops:
V. Điền kiện tự nhiên
Lượng mưa:
Nhiệt độ trung bình:
Những biến đổi bất thường:
Cán bộ điều tra (Ký, ghi rõ họ tên) Ngày............ tháng.............năm............. Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu)
MẪU SỐ 4
DỰ ÁN MỤC TIÊU
BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIRUT, HUYẾT THANH BỆNH NHÂN SD/SXHD
Tỉnh/thành phố:......................
Quận/huyện:...........................
STT Số Labo Số bệnh phẩm Họ tên bệnh nhân Tuổi Địa chỉ Chẩn đoán lâm sàng Ngày khởi bệnh Ngày lấy bệnh phẩm Loại bệnh phẩm Số bệnh án Yêu cầu xét nghiệm Kết quả
Nam Nữ Phân lập virut MACELISA Phân lập virut MACELISA
Người báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)
MẪU 5
DỰ ÁN MỤC TIÊU QGPC SXH
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MUỖI TRUYỀN BỆNH SD/SXHD
Tỉnh/thànhphố:....................................................... Quận/huyện: ...........................................................
STT Địa phương Số hộ điều tra Ngày điều tra Chỉ số bọ gậy Chỉ số muỗi
Chỉ số Breteau Chỉ số nhà có bọ gậy Tỷ lệ % DCCN có bọ gậy Chỉ số mật độ bọ gậy Chỉ số mật độ muỗi Chỉ số nhà có muỗi
Ae. aegypti Ae. albo Ae. aegypti Ae. albo Ae. aegypti Ae. albo Ae. aegypti Ae. albo Ae. aegypti Ae. albo Ae. aegypti Ae. albo
Ghi chú:
Báo cáo hàng tháng do tỉnh gửi về Viện Khu vực và Trung ương trước ngày 15
Báo cáo điều tra tại ổ dịch do tỉnh gửi ngay sau khi hoàn thành về Viện Khu
vực và Trung ương.
Báo cáo ổ bọ gậy nguồn tại các huyện trọng điểm do tỉnh tập hợp gửi về Viện
Khu vực và Trung ương.
Người làm báo cáo (Ký, ghi rõ họ tên) Ngày.......... tháng..........năm........... Lãnh đạo đơn vị (Ký và đóng dấu)
| Quyết định 2155/1999/QĐ-BYT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2155-1999-QD-BYT-Huong-dan-giam-sat-va-phong-chong-benh-sot-Dengue-sot-xuat-huyet-Dengue-45640.aspx | {'official_number': ['2155/1999/QĐ-BYT'], 'document_info': ['Quyết định 2155/1999/QĐ-BYT ban hành "Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Y tế', ''], 'signer': ['Lê Ngọc Trọng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/07/1999', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,280 | CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 29/2023/NĐCP Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2023
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứLuật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứBộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứLuật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứLuật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tinh giản biên chế.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về đối tượng, nguyên tắc, chính sách tinh giản biên chế
và trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị
sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội từ Trung
ương đến cấp xã.
Điều 2. Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc
theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành
chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính
phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của
cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ
máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định
của cấp có thẩm quyền;
c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm,
nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm
khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn
vị trực tiếp quản lý đồng ý;
d) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định
đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác
phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn,
nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực
hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý
đồng ý;
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ,
công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ
và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù
hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế
xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự
nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp
quản lý đồng ý;
e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong
từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối
đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác
nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện
hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh
giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối
đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác
nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện
hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ
quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
g) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh
do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm
quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ
chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
h) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến
mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời
điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế,
được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực
hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức
danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên
môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi
dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định
của cấp có thẩm quyền.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành
chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư
do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong
thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức
chính trị xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của
cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai,
minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ
theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên
chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ
quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60
tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền
trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
Điều 4. Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Chương II
CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 5. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi
1. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp
hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐCP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ
quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 135/2020/NĐCP) và
có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm
nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời
gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng
01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi
so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số
135/2020/NĐCP;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác,
có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi
năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền
lương.
2. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp
hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐCP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm
xã hội năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), ngoài hưởng chế độ hưu trí
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ
sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi
so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số
135/2020/NĐCP;
b) Được hưởng chế độ quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với
tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số
135/2020/NĐCP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó
có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm
cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01
tháng 01 năm 2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
4. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với
tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số
135/2020/NĐCP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (riêng nữ
cán bộ, công chức cấp xã thì có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở
lên) thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
5. Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp
hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu
quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐCP mà có đủ
15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngoài hưởng chế độ hưu
trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế
độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân và chế độ quy định tại
điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 6. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương
thường xuyên từ ngân sách nhà nước
1. Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không
hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp
sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Không áp dụng chính sách quy định tại khoản 1 Điều này đối với những người
đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự
nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự
bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn
được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi
thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2020/NĐCP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số
0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021; những người thuộc đối tượng tinh
giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐCP, có đủ 20 năm đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc trở lên.
Điều 7. Chính sách thôi việc
1. Chính sách thôi việc ngay
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi
nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số
135/2020/NĐCP và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy
định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 5 Nghị định này nếu thôi việc ngay thì
được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần
trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không
phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc
thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải
quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối
đa là 06 tháng;
b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối
đa là 06 tháng mức lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng tại
thời điểm đi học để tìm việc làm;
d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng
bảo hiểm xã hội;
đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng
không được tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.
3. Các đối tượng thôi việc quy định tại khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời
gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp số bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm
xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính
sách thôi việc đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi
dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và
thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội
1. Đối tượng tinh giản biên chế là cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối
thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2020/NĐCP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi
so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số
135/2020/NĐCP;
c) Được hưởng chế độ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp
xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn
tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐCP mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân và chế độ quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 9. Chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp
lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của
cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp
1. Đối tượng tinh giản biên chế là cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện,
cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính nghỉ từ khi có quyết định sắp
xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp, ngoài
hưởng một trong các chính sách quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8
Nghị định này thì được hưởng thêm mức trợ cấp như sau:
a) Đối với cán bộ
Nếu nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm
quyền: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được
hưởng trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương hiện hưởng;
Nếu nghỉ sau 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền
đến trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời
điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/4 tháng tiền lương hiện
hưởng;
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì số
tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm
nghỉ hưu nêu trên.
b) Đối với công chức, viên chức
Nếu nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm
quyền: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết
cán bộ, công chức, viên chức dôi dư theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì
được hưởng trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương hiện hưởng;
Nếu nghỉ sau 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền
đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với
thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư
theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì được hưởng mức trợ cấp bằng 1/4
tháng tiền lương hiện hưởng;
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp
xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với
thời điểm nghỉ hưu nêu trên.
2. Đối tượng tinh giản biên chế là người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong
thời gian 12 tháng kể khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được
hưởng trợ cấp như sau:
a) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân
phố giữ các chức danh bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết
thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện
hưởng. Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình
sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so
với thời điểm nghỉ hưu nêu trên;
b) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân
phố giữ các chức danh không do bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời
điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng
tháng hiện hưởng. Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết
thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng
nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên.
Điều 10. Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh
giản biên chế
1. Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên
chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ,
chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng
lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty; các khoản phụ cấp chức vụ,
phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh
lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
2. Tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60
tháng) trước khi tinh giản biên chế. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05
năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng
bình quân của toàn bộ thời gian công tác.
3. Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính
sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối
tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh
trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.
4. Thời gian để tính trợ cấp quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8
Nghị định này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
(theo số bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc
hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục
viên, xuất ngũ. Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn
theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ
cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn
là 01 năm.
5. Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 5, Điều 8
Nghị định này nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01
tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp
của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
Điều 11. Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy
định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm
bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi
thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách
tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính
sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính
sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ
chức.
2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy
định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc
từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của
Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí
và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy
định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định này được lấy từ nguồn thực hiện
chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu,
sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy
định khoản 4 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ
Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC THỰC HIỆN TINH
GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 12. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp
quản lý đối tượng tinh giản biên chế
1. Triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này.
2. Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm theo hướng dẫn của cơ quan
quản lý cấp trên.
3. Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho
từng đối tượng tinh giản biên chế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện giải quyết tinh
giản biên chế và chi trả chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế;
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng chính sách tinh giản
biên chế quy định điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
5. Khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chịu
trách nhiệm:
a) Thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan dừng
thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho đối tượng tinh giản
biên chế không đúng quy định; chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội số kinh phí
đã chi trả cho người thực hiện tinh giản biên chế trong thời gian hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội (lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, kinh phí mua thẻ bảo hiểm
y tế);
b) Chịu trách nhiệm thu hồi tiền hưởng chính sách tinh giản biên chế đã cấp
cho đối tượng đó;
c) Chi trả cho người đã thực hiện tinh giản biên chế số tiền chênh lệch giữa
tiền lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật với chế độ bảo hiểm
xã hội đã được hưởng;
d) Xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan; đồng thời chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về
tinh giản biên chế.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
1. Chỉ đạo triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi
quản lý xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm; lập danh sách đối tượng
tinh giản biên chế và lập dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo
đúng quy định.
3. Chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ, cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định danh
sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên
chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; phân bổ kinh phí từ dự
toán chi hàng năm để thực hiện việc chi trả chính sách cho đối tượng tinh giản
biên chế theo quy định.
4. Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện
tinh giản biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; đồng
thời, chịu trách nhiệm về quyết định phê duyệt này.
5. Hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế (bao
gồm số đối tượng tinh giản biên chế và số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh
giản biên chế quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này), dự kiến kế hoạch
thực hiện tinh giản biên chế năm sau liền kề, chỉ đạo bộ phận kế hoạch tài
chính trực thuộc xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên
chế để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí thực
hiện tinh giản biên chế trong dự toán ngân sách nhà nước của năm sau liền kề
của Bộ, ngành.
6. Trường hợp thực hiện tinh giản biên chế không đúng quy định thì thực hiện
việc thu hồi nộp ngân sách kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, thu hồi các
quyết định giải quyết tinh giản biên chế và bố trí cho những người không thuộc
đối tượng tinh giản biên chế trở lại làm việc; đồng thời, xem xét xử lý trách
nhiệm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về tinh giản
biên chế.
7. Định kỳ trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình
hình thực hiện tinh giản biên chế thuộc phạm vi quản lý và gửi Bộ Nội vụ, Bộ
Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi
quản lý xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm; lập danh sách đối tượng
tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo đúng
quy định;
c) Chỉ đạo Sở Nội vụ thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
d) Chỉ đạo Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên
chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; trình cấp có thẩm
quyền bố trí kinh phí từ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện
việc chi trả chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế theo quy định;
đ) Hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế (bao gồm
số đối tượng tinh giản biên chế, số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản
biên chế quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này), dự kiến kế hoạch thực
hiện tinh giản biên chế năm sau liền kề, chỉ đạo Sở Tài chính xây dựng dự toán
kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế để tổng hợp chung vào nhu cầu
thực hiện cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách nhà nước của năm sau
liền kề của địa phương;
e) Định kỳ trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình
hình thực hiện tinh giản biên chế của năm trước liền kề thuộc phạm vi quản lý
và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
g) Trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với đối tượng tinh giản biên chế.
2. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện tinh
giản biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; đồng thời,
chịu trách nhiệm về quyết định phê duyệt này;
b) Trường hợp thực hiện tinh giản biên chế không đúng quy định thì thực hiện
việc thu hồi nộp ngân sách kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, thu hồi các
quyết định giải quyết tinh giản biên chế và bố trí cho những người không thuộc
đối tượng tinh giản biên chế trở lại làm việc; đồng thời, xem xét xử lý trách
nhiệm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về tinh giản
biên chế.
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về tinh giản biên chế tại các bộ,
ngành, địa phương.
2. Định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình
hình thực hiện Nghị định này.
Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định
tại Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế trình cấp có thẩm quyền
quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Tổng hợp, xử lý kinh phí tinh giản biên chế của các địa phương khi thẩm
định nhu cầu và nguồn cải cách tiền lương của các địa phương hàng năm.
Điều 17. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo Bảo hiểm
xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết chính sách, chế độ bảo
hiểm xã hội đối với đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định
này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Áp dụng Nghị định đối với các đối tượng khác
1. Người làm việc trong các Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và
được Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao thuộc một
trong các trường hợp quy định tại điểm a, đ, e khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành
viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán
trưởng, Kiểm soát viên (không bao gồm Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám
đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động)
trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ (gồm: công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ của
tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ công ty con; công ty
độc lập) dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, sáp nhập,
hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán
trưởng của các công ty lâm, nông nghiệp quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo
quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử làm người đại diện
phần vốn góp tại doanh nghiệp dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp theo quyết
định của cấp có thẩm quyền.
4. Cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử sang giữ chức danh
lãnh đạo, quản lý tại các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách dôi dư do sắp
xếp lại quỹ đó theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn
vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 2021 còn chưa giải quyết thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng quy
định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này để giải quyết chế độ, chính sách cho các
trường hợp này. Nguồn kinh phí chi trả chính sách này do ngân sách nhà nước
cấp.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2023. Các chế
độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng
12 năm 2030.
2. Các Nghị định sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành, gồm:
a) Nghị định số 108/2014/NĐCP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về
chính sách tinh giản biên chế;
b) Nghị định số 113/2018/NĐCP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐCP ngày 20 tháng 11 năm 2014
của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
c) Nghị định số 143/2020/NĐCP ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐCP ngày 20 tháng 11 năm
2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số
113/2018/NĐCP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 108/2014/NĐCP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ
về chính sách tinh giản biên chế.
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các trường hợp có thời điểm tinh giản biên chế sau khi Nghị định này có
hiệu lực thi hành nhưng đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho tinh giản
biên chế trước ngày Nghị định này ban hành thì không đặt vấn đề xem xét lại
chế độ, chính sách theo Nghị định này và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành
lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tự chịu trách nhiệm về quyết định đó; đồng thời, tổng hợp kết quả tinh
giản biên chế để báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 7
Điều 13 và điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Điều 11 Nghị định số 108/2014/NĐCP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính
phủ về chính sách tinh giản biên chế tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi
có quy định mới của Chính phủ.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
1. Ban Tổ chức Trung ương, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
tối cao, Kiểm toán nhà nước căn cứ vào các quy định tại Nghị định này hướng
dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc tinh
giản biên chế.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà
không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Quốc hội;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Toà án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
Lưu; VT, TCCV (2b). TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
| Nghị định 29/2023/NĐ-CP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-29-2023-ND-CP-tinh-gian-bien-che-558755.aspx | {'official_number': ['29/2023/NĐ-CP'], 'document_info': ['Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Phạm Minh Chính'], 'document_type': ['Nghị định'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '03/06/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '14/06/2023', 'note': ''} |
19,281 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 36/2024/QĐUBND Khánh Hòa, ngày 13 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 47/2023/QĐUBND NGÀY 25/12/2023 CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN DÂN TỘC TỈNH KHÁNH
HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật
tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐCP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm
2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 03/2024/NĐCP ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ Quy
định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TTUBDT ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 22/TTrBDT ngày 25
tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 10 Điều 2 của Quyết định số 47/2023/QĐUBND
ngày 25/12/2023 của UBND tỉnh Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
Dân tộc tỉnh Khánh Hòa như sau:
“10. Thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo
đối với các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc;
xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm
trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật. Phối hợp với
Thanh tra tỉnh thực hiện công tác thanh tra về chương trình, chính sách dân
tộc theo chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Trưởng
Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Nội vụ (Vụ Pháp chế)
Ủy ban Dân tộc (Vụ Pháp chế);
Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);
Thường trực Tỉnh ủy;
UBMTTQVN tỉnh;
Thường trực HĐND tỉnh;
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
Sở Tư pháp;
Đài PTTH Khánh Hòa;
Báo Khánh Hòa;
Trung tâm Công báo Khánh Hòa;
Lưu: VT, HP, HT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
| Quyết định 36/2024/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-36-2024-QD-UBND-sua-doi-Quyet-dinh-47-2023-QD-UBND-Khanh-Hoa-631770.aspx | {'official_number': ['36/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 36/2024/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 47/2023/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Khánh Hòa', ''], 'signer': ['Nguyễn Tấn Tuân'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,282 | BỘ TÀI CHÍNH
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1412/KBNNKTNN
V/v thực hiện mẫu chứng từ kế toán theo Nghị định số 11/2020/NĐCP của Chính phủ Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2020
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước.
Tiếp theo Công văn số 1266/KBNNTHPC ngày 13/3/2020 về việc triển khai thực
hiện Nghị định số 11/2020/NĐCP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ
tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (KBNN), KBNN đề nghị KBNN các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Giao dịch KBNN thực hiện một số nội
dung về lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN như sau:
1. Về quy trình thực hiện cam kết chi ngân sách nhà nước tại KBNN cấp tỉnh
Đối với Phòng Kiểm soát chi: KBNN cấp tỉnh thực hiện theo đúng Quyết định số
4377/QĐKBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành quy trình
nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua
KBNN.
Sau khi kiểm soát hồ sơ, Phòng Kiểm soát chi thực hiện trình Giám đốc KBNN
tỉnh ký chứng từ Giấy đề nghị cam kết chi NSNN, Phiếu điều chỉnh cam kết chi;
sau đó Phòng Kiểm soát chi bàn giao chứng từ Giấy đề nghị cam kết chi ngân
sách nhà nước, Phiếu điều chỉnh cam kết chi kèm theo Bảng kê giao nhận chứng
từ đã kiểm soát chi phân hệ Quản lý cam kết chi theo Mẫu số 02c/GNCT kèm theo
Công văn này (Bảng kê này được Phòng Kiểm soát chi lập thủ công 02 liên) cho
Phòng Kế toán nhà nước. Phòng Kiểm soát chi chịu trách nhiệm kiểm soát chi
toàn bộ hồ sơ, chứng từ kèm theo Bảng kê theo đúng quy định trước khi bàn giao
chứng từ cho Phòng Kế toán nhà nước; đồng thời, ký trên “Bảng kê giao nhận
chứng từ đã kiểm soát chi phân hệ quản lý cam kết chi” (không ký trên chứng
từ kế toán).
Đối với Phòng Kế toán nhà nước: Thực hiện tiếp nhận chứng từ Giấy đề nghị
cam kết chi ngân sách nhà nước, Phiếu điều chỉnh cam kết chi kèm theo 02 liên
Bảng kê giao nhận chứng từ đã kiểm soát chi phân hệ Quản lý cam kết chi, thực
hiện kiểm tra, kiểm soát chứng từ và Bảng kê theo Mẫu số 02c/GNCT đảm bảo hợp
pháp, hợp lệ; ký vào chứng từ, Bảng kê, sau đó trả lại chứng từ kèm 01 liên
Bảng kê cho Phòng Kiểm soát chi để trình Giám đốc KBNN tỉnh.
2. Về chứng từ Ủy nhiệm chi
Đối với chứng từ Ủy nhiệm chi (Mẫu số C402a/KB, C402b/KB, C402c/KB,
C402d/KB): Đề nghị các đơn vị KBNN hướng dẫn các đơn vị có giao dịch với KBNN
bổ sung chỉ tiêu “Số ...” (của chứng từ) ở phía dưới ký hiệu và góc trên bên
phải của chứng từ.
Riêng đối với Ủy nhiệm chi (Mẫu số C402a/KB): Đề nghị các đơn vị KBNN
hướng dẫn các đơn vị có giao dịch với KBNN ngoài việc bổ sung chỉ tiêu “Số
...” (của chứng từ) như hướng dẫn trên, bổ sung thêm thêm ô định khoản:
KBNN A GHI: Nợ TK: ………………………………... Có TK: ………………………………...
Đề nghị các đơn vị KBNN thực hiện theo các nội dung tại Công văn này. Trong
quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị báo cáo kịp thời về
KBNN để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
Như trên;
Vụ KSC, Vụ KQ, Vụ TCCB, Vụ TVQT, Cục KTNN, Cục CNTT;
Lưu: VT, KSC (75 bản). KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đặng Thị Thủy
KBNN:
Mã KBNN: …. Mẫu số 02c/GNCT
Ngày ……….
(Kèm theo Công văn số 1412/KBNNKTNN ngày 20/03/2020 của TGĐ KBNN)
BẢNG KÊ GIAO NHẬN CHỨNG TỪ ĐÃ KIỂM SOÁT CHI
PHÂN HỆ QUẢN LÝ CAM KẾT CHI
Ngày lập: …/ …/…. Ngày hiệu lực: …/ …/…. Lần: … Loại tiền: …
STT Chứng từ giấy Đơn vị đề nghị CKC/ Tên dự án đầu tư Số CKC, HĐK (số CKC, HĐTH) Thông tin nhà cung cấp Số tiền Ghi chú
Ngày CT Số CT Mã số NCC Tên NCC Số hợp đồng giấy Nguyên tệ VNĐ (quy đổi)
Phòng Kiểm soát chi Chuyên viên Trưởng phòng Phòng Kế toán Kế toán viên
| Công văn 1412/KBNN-KTNN | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Ke-toan-Kiem-toan/Cong-van-1412-KBNN-KTNN-2020-mau-chung-tu-ke-toan-theo-Nghi-dinh-11-2020-ND-CP-633905.aspx | {'official_number': ['1412/KBNN-KTNN'], 'document_info': ['Công văn 1412/KBNN-KTNN năm 2020 thực hiện mẫu chứng từ kế toán theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP do Kho bạc Nhà nước ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['kho bạc nhà nước', ''], 'signer': ['Đặng Thị Thủy'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Kế toán - Kiểm toán'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '20/03/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,283 | BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 10575/BCTTTB
V/v quy định báo cáo công tác minh bạch tài sản, thu nhập Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Kính gửi: Các Vụ, Tổng cục, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ;
Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ;
Các Trường, Viện, Trung tâm, Báo, Tạp chí, Ủy ban, Ban thuộc Bộ;
Công đoàn Công Thương Việt Nam, Công đoàn Cơ quan Bộ;
Văn phòng Đảng ủy Bộ Công Thương.
Triển khai Nghị định số 78/2013/NĐCP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ
về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08/2013/TTTTCP ngày 31 tháng 10
năm 2013 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn thi hành các quy định về minh
bạch tài sản, thu nhập, Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị
thuộc Bộ thực hiện quy định về triển khai, tổng hợp, báo cáo công tác minh
bạch tài sản, thu nhập như sau:
1. Kê khai tài sản, thu nhập
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thực hiện theo Điều 1 và Phụ
lục 1 của Thông tư số 08/2013/TTTTCP .
Mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập thực hiện theo Phụ lục 2 của Thông tư số
08/2013/TTTTCP .
Nguyên tắc, phạm vi, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai theo Điều 2,
Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 08/2013/TTTTCP.
Trình tự, thủ tục, thời gian tiến hành kê khai tài sản, thu nhập thực hiện
theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 08/2013/TTTTCP. Việc kê khai tài
sản, thu nhập phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có
nhiệm vụ:
+ Phân công cá nhân phụ trách việc triển khai công tác minh bạch tài sản, thu
nhập;
+ Rà soát, lập danh sách những người có nghĩa vụ phải kê khai của cơ quan, tổ
chức, đơn vị mình, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt.
Danh sách phải xác định rõ đối tượng thuộc cấp ủy quản lý, đối tượng thuộc cấp
trên quản lý, đối tượng thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý;
+ Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý (gồm các đơn vị trực
thuộc, đơn vị thành viên, đơn vị cổ phần...) triển khai kê khai tài sản, thu
nhập theo quy định;
+ Mở sổ theo dõi việc giao nhận Bản kê khai;
+ Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ về nội dung phải kê khai (trường hợp kê
khai chưa đúng quy định yêu cầu kê khai lại), ký nhận, sao lục, gửi, lưu, quản
lý Bản kê khai.
2. Công khai Bản kê khai
Việc công khai Bản kê khai thực hiện theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thời
gian quy định tại Điều 7, Điều 8 của Thông tư số 08/2013/TTTTCP. Thời điểm
công khai Bản kê khai được thực hiện trong khoảng thời gian từ sau khi hoàn
thành việc kiểm tra, sao lục, gửi Bản kê khai đến ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị có
nhiệm vụ:
Xây dựng, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phê duyệt Kế
hoạch công khai Bản kê khai với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 8 của
Thông tư số 08/2013/TTTTCP;
Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý (gồm các đơn vị trực
thuộc, đơn vị thành viên, đơn vị cổ phần...) xây dựng, phê duyệt Kế hoạch công
khai Bản kê khai, triển khai công khai Bản kê khai theo quy định.
3. Xác minh tài sản, thu nhập
Công tác xác minh tài sản được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số
08/2013/TTTTCP. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc xác
minh tài sản theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các
trường hợp:
Có tố cáo người thuộc diện phải kê khai tài sản không trung thực trong việc
kê khai;
Cần có thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật
đối với người thuộc diện phải kê khai tài sản;
Có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
4. Báo cáo công tác minh bạch tài sản, thu nhập
Bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu
trách nhiệm xây dựng hồ sơ về minh bạch tài sản, thu nhập của cơ quan, tổ
chức, đơn vị mình phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, công tác
phòng, chống tham nhũng theo Khoản 2 Điều 27 của Thông tư số 08/2013/TTTTCP.
Chế độ báo cáo:
Nội dung báo cáo về công tác minh bạch tài sản, thu nhập hàng năm bao gồm:
tình hình chỉ đạo, triển khai, tổ chức và kết quả thực hiện việc kê khai, công
khai, xác minh, xử lý vi phạm (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và
đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trong khoảng thời gian từ ngày 01
tháng 4 năm trước tới ngày 31 tháng 3 năm sau. Báo cáo gồm phần lời và số liệu
kèm theo được trình bày theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 4 của Thông tư số
08/2013/TTTTCP .
Thời hạn hoàn thành gửi báo cáo: chậm nhất ngày 15 tháng 4 hàng năm, các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ gửi báo cáo minh bạch tài sản, thu nhập về Bộ
Công Thương (Thanh tra Bộ) số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội và hộp thư:
[email protected] để tổng hợp báo cáo các cơ quan cấp trên.
Hình thức gửi báo cáo: Báo cáo bằng văn bản, có chữ ký của Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị, đóng dấu theo quy định và file điện tử gửi kèm.
5. Tổ chức thực hiện
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong việc tổ chức
thực hiện và kiểm soát việc kê khai, công khai, quản lý bản kê khai, báo cáo
công tác minh bạch tài sản, thu nhập tài sản theo quy định. Bộ phận phụ trách
công tác tổ chức, cán bộ của các đơn vị có nhiệm vụ giúp người đứng đầu đơn vị
về hướng dẫn, tổ chức kê khai, công khai, lưu giữ Bản kê khai. Thanh tra thủ
trưởng các đơn vị có nhiệm vụ giúp người đứng đầu đơn vị về đầu mối đôn đốc,
kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về công tác minh bạch tài sản, thu nhập tại đơn vị
mình.
Giao Thanh tra Bộ làm đầu mối thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về công
tác minh bạch tài sản, thu nhập của Bộ Công Thương.
Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức kê khai, công khai,
tổng hợp, báo cáo về minh bạch tài sản, thu nhập của Khối Cơ quan Bộ (bao gồm:
Lãnh đạo Bộ, Văn phòng Đảng ủy Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ, các Vụ, Thanh tra Bộ,
Văn phòng Bộ, Ủy ban, Ban thuộc Bộ, Thương vụ tại nước ngoài, Người được Bộ cử
làm kiểm soát viên, đại diện phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ
phần thuộc Bộ…).
Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ (bao gồm: Tập đoàn, Tổng
công ty, Công ty, Tổng cục, Cục, Công đoàn Công Thương Việt Nam, các Trường,
Viện, Báo, Tạp chí, Trung tâm) có trách nhiệm tổ chức kê khai, công khai, tổng
hợp, báo cáo về minh bạch tài sản, thu nhập tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình
(gồm cả các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên, đơn vị cổ phần…).
Bộ Công Thương yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực
hiện nghiêm quy định về việc triển khai, báo cáo công tác minh bạch tài sản,
thu nhập. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản
ánh về Bộ Công Thương (Thanh tra Bộ) để được giải đáp./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lãnh đạo Bộ;
Website Bộ (PCTN);
Lưu: VT, TTB. BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
| Công văn 10575/BCT-TTB | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-10575-BCT-TTB-nam-2014-bao-cao-cong-tac-minh-bach-tai-san-thu-nhap-254778.aspx | {'official_number': ['10575/BCT-TTB'], 'document_info': ['Công văn 10575/BCT-TTB năm 2014 quy định báo cáo công tác minh bạch tài sản, thu nhập do Bộ Công thương ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công thương', ''], 'signer': ['Vũ Huy Hoàng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '24/10/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,284 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1740/ĐUBND Đắk Nông, ngày 28 tháng 10 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỔN ĐỊNH DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN
2021 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số22/NQCP ngày 01/03/2020 của Chính phủ về ổn định dân di
cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường;
Căn cứ Quyết định số1719/QĐTTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2030;
Căn cứ Quyết định số590/QĐTTg ngày 18/05/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó
khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 20212025
và định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình
số 165/TTrSNN ngày 04 tháng 10 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
giai đoạn 2021 2025, định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung chính như
sau:
1. Thông tin chung
Tên gọi: “Đề án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai
đoạn 2021 2025, định hướng đến năm 2030”;
Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông;
Thời gian thực hiện: năm 2021 2030;
Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; hoàn thành công tác
bố trí toàn bộ số hộ dân di cư tự do (khoảng 5.450 hộ); hoàn thành việc nhập
hộ khẩu, hộ tịch cho các hộ dân đủ điều kiện theo quy định; tập trung hoàn
thiện, phát triển hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển
sản xuất vùng dự án nhằm ổn định dân cư và nâng cao đời sống cho người dân.
Đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của các hộ dân vùng dự án tương
đương với mức thu nhập bình quân của địa phương sở tại; đảm bảo ổn định cuộc
sống và phát triển sản xuất bền vững cho các hộ dân vùng dự án.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Bố trí sắp xếp ổn định dân cư từ các quy hoạch đang thực hiện dang dở 05 dự
án đã được phê duyệt và 08 dự án thực hiện mới trong giai đoạn 20212025 với
tổng số 5.450 hộ/24.330 khẩu tại 7 huyện.
Bố trí giao đất, công nhận đất ở khoảng 222 ha (bao gồm: ổn định tại chỗ,
xen ghép và di dời tập trung về vị trí quy hoạch mới), trong đó: đất ở hiện
trạng bố trí ổn định tại chỗ 164 ha; xen ghép và quy hoạch vị trí mới bố trí
tập trung là 58 ha; đất nông nghiệp, lâm nghiệp 3.000 ha theo các hình thức
giao đất, cho thuê đất, liên doanh, liên kết mô hình nông lâm kết hợp cho từng
trường hợp cụ thể theo quy định (phục vụ bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự
do giai đoạn 2021 2025, định hướng đến năm 2030).
Xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do
giai đoạn 20212025, định hướng đến năm 2030 như sau: Đường giao thông (liên
xã, đường giao thông khu dân cư, giao thông sản xuất): Đầu tư nhựa hóa, bê
tông, cứng hóa toàn bộ các tuyến giao thông của 13 dự án, với tổng chiều dài
123km. Hệ thống thủy lợi: Đầu tư 1 công trình thủy lợi tại các dự án Ổn định
dân di cư tự do xã Đắk N'Drot, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Hệ thống trạm
biến áp, đường dây điện, cấp điện: 10 hạng mục, tại 10/13 dự án cần đầu tư. Hệ
thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường: 18 công trình cấp nước/13 dự
án. Giáo dục: Điểm trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Đầu tư
16 điểm trường. Cơ sở văn hóa: Nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình hoạt động
thể dục thể thao, văn hóa: đầu tư 4 nhà sinh hoạt cộng đồng, sân thể thao, các
công trình hạ tầng thiết yếu, phụ trợ tại các điểm ổn định dân di cư tự do.
3. Nhiệm vụ chủ yếu
Xác định nhu cầu và phương án bố trí ổn định dân di cư tự do;
Xác định nhu cầu và Phương án bố trí đất ở;
Xác định nhu cầu và phương án đất sản xuất (bao gồm cả đất nông nghiệp
thuộc quy hoạch 3 loại rừng và đất có nguồn gốc lâm nghiệp);
Xác định nhu cầu và phương án xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phụ trợ.
4. Nguồn vốn thực hiện
4.1. Tổng hợp nhu cầu và nguồn vốn thực hiện
Tổng nhu cầu vốn đầu tư Ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
giai đoạn 20212025, định hướng đến năm 2030, trên cơ sở tổng hợp các dự án
chưa thực hiện, tiếp tục thực hiện và các dự án đề xuất chủ trương đầu tư mới
là: 661.660 triệu đồng, trong đó:
Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 523.660 triệu đồng. Trong đó: Vốn đầu tư
phát triển 491.660 triệu đồng; vốn sự nghiệp kinh tế 32.000 triệu đồng;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn hợp pháp khác: 138.000 triệu đồng.
Trong đó: Vốn đầu tư phát triển 84.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp kinh tế
54.000 triệu đồng.
4.2. Phân kỳ nguồn vốn thực hiện
a) Giai đoạn 20212025:
Tổng vốn đầu tư là 585.660 triệu đồng, trong đó: vốn thực hiện các dự án
đang đầu tư dang dở là 175.660 triệu đồng, vốn thực hiện đầu tư các các dự án
đề xuất chủ trương đầu tư mới là 410.000 triệu đồng.
Phân theo nguồn vốn:
+ Ngân sách Trung ương: 501.660 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển
491.660 triệu đồng; vốn sự nghiệp kinh tế 10.000 triệu đồng;
Vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác: 84.000 triệu đồng,
trong đó: Vốn đầu tư phát triển 84.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp kinh tế không
bố trí.
Phân theo từng năm: Năm 2023 là 129.500 triệu đồng; Năm 2024 là 190.000
triệu đồng; Năm 2025 là 193.160 triệu đồng.
b) Giai đoạn 20262030:
Tổng vốn đầu tư là 76.000 triệu đồng (Cơ bản bố trí sắp xếp ổn định đời sống
dân cư; hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển sản xuất,...). Trong đó: dự án chưa
thực hiện, tiếp tục thực hiện 19.000 triệu đồng và các dự án đề xuất chủ
trương đầu tư mới 57.000 triệu đồng.
Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 22.000 triệu đồng. Trong đó: vốn đầu tư
phát triển không bố trí; vốn sự nghiệp kinh tế 22.000 triệu đồng;
Nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn hợp pháp khác: 54.000 triệu đồng.
Trong đó: Vốn đầu tư phát triển không bố trí; vốn sự nghiệp kinh tế 54.000
triệu đồng.
5. Các giải pháp chính
Các giải pháp về cơ chế, chánh sách hỗ trợ, phát triển sản xuất.
Giải pháp về đất đai.
Các giải pháp về vốn đầu tư, huy động các nguồn vốn đầu tư.
Các giải pháp tổ chức quản lý các chương trình, dự án bố trí, sắp xếp dân
cư, ổn định dân di cư tự do.
Giải pháp về bảo vệ môi trường.
Giải pháp hạn chế tình trạng di dân tự do mới.
Giải pháp về công tác tuyên truyền vận động.
Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
6. Tổ chức thực hiện
Phân công trách nhiệm của các cơ quan trong công tác tổ chức thực hiện cụ thể
như nội dung tại mục XIII, phần thứ III của Đề án, bao gồm: Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn; Ban Dân tộc tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính;
Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Thanh tra tỉnh; Sở Giáo
dục và Đào tạo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban quản lý các công trình
xây dựng tỉnh; Chủ đầu tư các dự án ổn định dân di cư tự do; Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố Gia Nghĩa; các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên
quan.
(Chi tiết theo Đề án đính kèm)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Các PCVP UBND tỉnh;
Lưu VT, NNTNMT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Văn Mười
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN 
| Quyết định 1740/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-1740-QD-UBND-2022-De-an-on-dinh-dan-di-cu-tu-do-Dak-Nong-giai-doan-2021-2025-560873.aspx | {'official_number': ['1740/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1740/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đắk Nông', ''], 'signer': ['Hồ Văn Mười'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/10/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,285 | BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 364/KHBCĐTƯATTP Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2024
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2024
Thực hiện Chỉ thị số 34/CTTTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc
thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm,
tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”;
Căn cứ thực tế công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; Ban chỉ đạo liên ngành TƯ
về an toàn thực phẩm ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn
thực phẩm” năm 2024 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) như sau:
I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG” NĂM 2024
1. Lý do chọn chủ đề
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của
cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương; cấp ủy đảng, chính
quyền các cấp đã vào cuộc và tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những
thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác tuyên truyền, thanh, kiểm
tra về an toàn thực phẩm được tăng cường, góp phần ngăn chặn kịp thời, giảm
nguy cơ mất an toàn thực phẩm, đặc biệt là giảm các vụ ngộ độc tại các khu
công nghiệp.
Hệ thống văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cơ
bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế. Bước đầu
hình thành các vùng nguyên liệu sạch và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Đấu
tranh phòng chống gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
từng bước đạt được nhiều thành tựu. Nhận thức và trách nhiệm của người tiêu
dùng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đã đạt được, công tác bảo đảm an toàn thực
phẩm còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Xuất hiện việc nhập lậu một số thực
phẩm nguy hại, nhiều loại thực phẩm với hình thức kinh doanh mới (như kinh
doanh, quảng cáo trên nền tảng xã hội đa quốc gia) khó quản lý. Năng lực hậu
kiểm còn hạn chế; thiếu hụt lực lượng triển khai, nhất là ở cấp huyện, cấp xã.
Chưa ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý an toàn thực phẩm. Thực
trạng trên đã và đang đặt ra các yêu cầu mới: đề cao trách nhiệm của các cấp
ủy đảng, chính quyền các địa phương, nhất là chính quyền cơ sở trong đảm bảo
an ninh, an toàn thực phẩm.
2. Chủ đề
An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, cấp bách, lâu dài; tác động,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc. Ngày
21 tháng 10 năm 2022, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 17CT/TW của Ban Bí
thư về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Để
tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm, nâng cao vai
trò, trách nhiệm của các cấp ủy và các cấp chính quyền, người quản lý, người
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; để đáp ứng ngày càng cao hơn trong
công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, chủ đề “Tháng hành động vì an
toàn thực phẩm” năm 2024 là:
“Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm
và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong
bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực
phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao,
các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.
2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn
thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân,
cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; Nêu
cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự
giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực
phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh
truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI:
Thời gian: Từ 15/4 đến 15/5/2024.
Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn quốc.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
4.1. Tổ chức phổ biến, triển khai “Tháng hành động”
Tại Trung ương: thành viên Ban chỉ đạo liên ngành TƯ về an toàn thực phẩm,
các Bộ, ngành tham dự hội nghị, lễ phát động “Tháng hành động” năm 2024 của
các địa phương.
Tại địa phương: căn cứ vào thực tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn để tổ
chức (hội nghị hoặc lễ phát động hoặc hình thức khác) phổ biến công tác triển
khai “Tháng hành động”.
Thời gian: Từ ngày 15/4 đến 20/4/2024.
4.2. Triển khai chiến dịch truyền thông (xemphụ lục I)
4.2.1. Tại Trung ương:
Bộ Y tế Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành TW về an toàn thực phẩm phối
hợp với các Bộ ngành, địa phương xây dựng các thông điệp truyền thông về bảo
đảm an ninh, an toàn thực phẩm phục vụ Tháng hành động. Bộ Y tế phối hợp với
Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng như Đài Truyền
hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,... và các đoàn
thể quần chúng, tổ chức chính trị xã hội phổ biến, tuyên truyền pháp luật về
an toàn thực phẩm đến các nhóm đối tượng; phổ biến kiến thức phòng ngừa ngộ
độc thực phẩm, biểu dương các tổ chức, cá nhân có các sáng kiến, kỹ thuật đảm
bảo an toàn thực phẩm, góp phần phát triển kinh tế; công khai các tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương:
+ Phối hợp với các phương tiện truyền thông để phổ biến kiến thức khoa học về
an toàn thực phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; tác hại
của thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; công khai các tổ chức, cá nhân vi
phạm các quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Mặt trận
tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, tiếp tục tuyên truyền Chương
trình phối hợp giữa Chính phủ Hội Nông dân Việt Nam Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam “tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất
lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021
2025”; Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông lâm thủy
sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”; Chương trình về sản xuất nông nghiệp
sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu
vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực
phẩm an toàn trên toàn quốc.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo hoạt động truyền thông trên các phương
tiện thông tin đại chúng về an toàn thực phẩm trong Tháng hành động. Huy động
các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương tham gia chiến dịch
truyền thông về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, biểu dương, quảng bá các
sản phẩm, các mô hình, chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng thực phẩm an toàn.
Các Bộ ngành liên quan, theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với các địa phương
phổ biến kiến thức pháp luật an toàn thực phẩm, kiến thức phòng ngừa ngộ độc
thực phẩm đến các đơn vị theo ngành dọc quản lý.
4.2.2. Tại địa phương:
UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo
chí, các cơ quan truyền thông ở địa phương phổ biến quy định pháp luật an toàn
thực phẩm, tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm, biểu
dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an
toàn, phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn.
Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ đạo các sở, ban ngành, tổ chức chính trị xã hội triển khai
tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
Huy động hệ thống loa truyền thanh thị trấn/phường/xã tham gia tuyên truyền
chính sách, pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm đồng thời cảnh báo đến
người tiêu dùng những tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm
các quy định của pháp luật.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản
phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm
quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền
thống, đặc sản địa phương...
Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực
phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng
cáo thực phẩm trái pháp luật.
4.3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì an
toàn thực phẩm năm 2024 (xemPhụ lục II).
4.3.1. Tại Trung ương
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm tổ chức các đoàn
kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong công tác bảo đảm an toàn
thực phẩm của các Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm địa phương,
trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm
trên địa bàn quản lý; kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
quảng cáo thực phẩm.
Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra Tháng hành động năm 2024, các đoàn kiểm
tra tổng hợp kết quả, báo cáo theo quy định.
4.3.2. Tại địa phương
Căn cứ vào Kế hoạch triển khai Tháng hành động năm 2024 của Ban Chỉ đạo
liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y
tế, các Bộ ngành liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ban chỉ đạo liên
ngành về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng liên
quan xây dựng kế hoạch Tháng hành động phù hợp với yêu cầu và tình hình bảo
đảm an toàn thực phẩm của địa phương, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra
Tháng hành động tại địa phương và thực hiện từ tuyến tỉnh đến quận/huyện, thị
trấn/phường/xã; chuẩn bị nội dung báo cáo của địa phương với các đoàn kiểm tra
liên ngành Trung ương; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch đã
xây dựng.
Khi tổ chức các đoàn kiểm tra cần có đầy đủ thành phần chuyên môn và đủ
thẩm quyền, chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan, trang thiết bị kỹ thuật
lấy mẫu, dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường, xử lý nghiêm và kịp thời các
vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
V. NGUỒN LỰC
1. Kinh phí
Nguồn kinh phí chi thường xuyên về an toàn thực phẩm;
Nguồn kinh phí không thường xuyên từ ngân sách nhà nước;
Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
2. Tài liệu
Thông điệp của Tháng hành động năm 2024.
Các địa phương chủ động xây dựng tài liệu truyền thông cho địa phương dựa
trên tài liệu tham khảo đăng trên trang điện tử của Cục An toàn thực phẩm Bộ
Y tế (địa chỉ http://vfa.gov.vn) và của các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên
quan (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương...).
VI. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
1. Cơ quan chủ trì
1.1. Tại Trung ương
Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Bộ Y tế là cơ quan
thường trực, đặt tại Cục An toàn thực phẩm).
1.2. Tại địa phương
Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố
Ủy ban nhân dân các cấp.
Các Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các
cấp tại địa phương.
2. Cơ quan phối hợp
Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an,
Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Giáo dục và
đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Đài Tiếng nói
Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan có liên quan.
3. Các tổ chức, đoàn thể, quần chúng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt
Nam; Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam; Hiệp hội thực phẩm chức
năng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phối hợp triển khai Tháng hành động.
VII. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Xây dựng Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 và phân
công tổ chức triển khai thực hiện.
Tại địa phương: trước ngày 05/4/2024
2. Triển khai chiến dịch tuyên truyền: 3. Tổ chức phổ biến triển khai Tháng HĐ: 4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra: Từ 10/04 đến 15/05/2024 Từ 10/04 đến 15/04/2024 Từ 15/04 đến 15/05/2024
5. Báo cáo, tổng kết:
Địa phương (mẫu 1): Đoàn liên ngành Trung ương (mẫu 2): Đoàn thể (mẫu 3): Báo cáo tổng hợp: Trước ngày 25/05/2024 Trước ngày 20/05/2024 Trước ngày 25/05/2024 Trước ngày 30/06/2024
Kết thúc Tháng hành động năm 2024, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm
các địa phương và các Ban, ngành, đoàn thể liên quan, báo cáo kết quả hoạt
động (theo mẫu 1, 2, 3 đính kèm) tới Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an
toàn thực phẩm (Cơ quan thường trực Bộ Y tế, đặt tại Cục An toàn thực phẩm)
số 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: (024) 38464489 số máy lẻ 6010; Fax: (024) 38463739;
Email: [email protected]; [email protected] trước ngày 30/5/2024 để tổng
hợp./.
Nơi nhận:
TTg Phạm Minh Chính (để b/c);
PTT Trần Hồng Hà (để b/c);
VP Chính phủ (để b/c);
Các Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Các cơ quan, tổ chức tại mục 2, 3 phần VI của KH này;
Thành viên BCĐTƯ về ATTP;
Đoàn Kiểm tra: Vụ KH&CN, Tổng cục QLTT, Cục CL,CB &PTTT, Cục Thú y;
Viện KN ATTP QG, DD, YTCC Tp. HCM, Pasteur Nha Trang, VSDT Tây nguyên;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
Các đồng chí Thứ trưởng BYT (để biết);
Các Ban quản lý an toàn thực phẩm;
Sở An toàn thực phẩm Tp,HCM;
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
Các Chi cục ATVSTP;
Vụ KHTC, TTr Bộ Y tế;
Website Bộ Y tế, website Cục ATTP;
Lưu: VT, ATTP. KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Đào Hồng Lan
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC
PHẨM” NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 364/KHBCĐTƯATTP ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Ban Chỉ
đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm)
Căn cứ chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, Ban chỉ đạo liên
ngành Trung ương về an toàn thực phẩm hướng dẫn triển khai công tác tuyên
truyền trong Tháng hành động như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRUYỀN THÔNG
1. Chính quyền các cấp; các cơ quan tham gia quản lý ATTP, các tổ chức đoàn
thể chính trị xã hội;
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
3. Người tiêu dùng thực phẩm.
II. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, an
toàn thực phẩm.
Kịp thời thông tin, tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, tôn vinh các
sản phẩm bảo đảm tốt chất lượng an toàn thực phẩm, các tổ chức, đơn vị có
thành tích tốt trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm;
Công khai các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, kịp thời
thông tin các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm
theo quy định;
Phát động phong trào toàn dân thực hiện tố giác các hành vi vi phạm an
ninh, an toàn thực phẩm; tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn
thực phẩm.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục tuyên truyền Chương trình phối hợp giữa Chính phủ Hội Nông dân
Việt Nam Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “tuyên truyền, vận động sản xuất,
kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát
triển bền vững giai đoạn 2021 2025”; Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình
cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”; Chương
trình về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát
ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển
chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc.
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ sở,
trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc
phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tuyên truyền,
phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an
toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
Đặc biệt tập trung tuyên truyền giáo dục đến các nhóm đối tượng ưu tiên, cụ
thể như sau:
1. Chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý ATTP, các đoàn thể, tổ chức
chính trị xã hội:
Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các
đơn vị, cơ quan trong công tác an ninh, an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ
sở.
Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm
truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực
phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...
Tăng cường hoạt động hỗ trợ truyền thông kết nối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ
thực phẩm an toàn tại thị trường trong nước.
Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và
công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước. Công khai các cơ sở,
cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe,
ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp
luật.
Tuyên truyền, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 17CT/TW của Ban Bí thư về
tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên
quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật
mới như:
+ Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2024;
+ Nghị định số 14/2021/NĐCP ngày 01/3/2021 Nghị định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực chăn nuôi;
+ Nghị định số 111/2021/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
43/2017/NĐCP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
+ Nghị định 124/2021/NĐCP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 115/2018/NĐCP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
+ Nghị định số 129/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;
+ Nghị định số 38/2021/NĐCP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
+ Nghị định số 117/2020/NĐCP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
+ Nghị định số 98/2020/NĐCP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Nghị định số 17/2020/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
+ Nghị định số 90/2017/NĐCP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
+ Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
+ Nghị định số 115/2018/NĐCP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
+ Nghị định số 155/2018/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
+ Thông tư số 11/2021/TTBNNPTNT Ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng
hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT và danh mục
hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
+ Thông tư 29/2023/TTBYT ngày 30 tháng 12 năm 2023 hướng dẫn nội dung, cách
ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.
+ Thông tư 31/2023/TTBYT ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định thẩm quyền thu
hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản
lý của Bộ Y tế;
+ Thông tư số 17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 sửa đổi, bổ sung và bãi
bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
+ Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý an toàn thực
phẩm của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công thương.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người
sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ
biến triển khai kế hoạch thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu
nông sản, thực phẩm; kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn.
Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết
bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối
tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên
liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.
Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, các vùng chuyên canh sản xuất,
kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống
của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn,
mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương... gắn với xây dựng bản đồ sản
xuất nông sản thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
3. Người tiêu dùng thực phẩm
Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong đảm bảo
an toàn thực phẩm; quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi
vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm.
Kiên quyết tẩy chay các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.
Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không tiêu thụ những
thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không
an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm
và các bệnh truyền qua thực phẩm.
III. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG
Kênh truyền thông đại chúng: đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ứng
dụng công nghệ số trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về
an ninh, an toàn thực phẩm; phát huy hệ thống đài truyền thanh ở thị
trấn/xã/phường, để chuyển tải thông điệp Tháng hành động đến các nhóm đối
tượng ưu tiên. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên các phương tiện
truyền thông, số hóa về an toàn thực phẩm, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật
về an toàn thực phẩm để nâng cao hiệu quả thực thi, đưa nội dung của văn bản
quy phạm pháp luật vào cuộc sống.
Kênh truyền thông trực tiếp: Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua
đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, biên phòng, nông nghiệp phát triển nông thôn,
các ban ngành, đoàn thể (như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Nông dân, lực lượng
vũ trang, cộng tác viên y tế thôn, bản...) với các hình thức dễ tiếp thu như
hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, hội thảo,...
Các kênh truyền thông khác: Tùy từng địa phương, phong tục, tập quán, địa
bàn dân cư triển khai các hình thức truyền thông phù hợp như băng rôn, khẩu
hiệu, hướng dẫn cụ thể bằng hình ảnh trực quan; tuyên truyền qua mạng xã hội,
internet.
Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền
về các nội dung bảo đảm an toàn thực phẩm.
IV. KHẨU HIỆU ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2024
1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024
2. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của chính
quyền các cấp, của toàn xã hội
3. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng
đồng, vì sự phát triển bền vững.
4. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh
doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm;
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên
canh sản xuất an toàn thực phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu
vực;
6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng
sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.
8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường
xuyên bằng xà phòng.
9. Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm là trách
nhiệm của mỗi người.
10. Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn vì sự phát triển
nông nghiệp bền vững.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TRIỂN KHAI KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN
TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 364/KHBCĐTƯATTP ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Ban Chỉ
đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm)
Căn cứ Kế hoạch số 92/KHBCĐTƯATTP ngày 18/01/2024 về việc triển khai công tác
hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024;
Căn cứ chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, Ban Chỉ đạo liên
ngành Trung ương về an toàn thực phẩm hướng dẫn chi tiết việc triển khai kiểm
tra liên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, cụ thể như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp,
thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý
các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Kiểm tra, đánh giá việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm
2024 của các cấp, các ngành theo chủ đề Tháng hành động năm 2024.
Thông qua đợt kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, yếu
kém trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phát hiện, ngăn
chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, đồng thời đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Yêu cầu
Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn tại trong
quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh
doanh, quảng cáo thực phẩm.
Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục
kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của
cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Triển khai kiểm tra Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 bảo đảm
đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn
thực phẩm. Thông qua công tác kiểm tra, hậu kiểm phối hợp tuyên truyền chính
sách, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành: Nghị định số
15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
an toàn thực phẩm; Nghị định số 115/2018/NĐCP ngày 04/9/2018 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định
124/2021/NĐCP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 115/2018/NĐCP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐCP
ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 34/CTTTg ngày 11/12/2014; Chỉ
thị số 17/CTTTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường
trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, bao
gồm:
+ Trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm
trên địa bàn quản lý;
+ Việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực
phẩm các cấp;
+ Việc lập kế hoạch và triển khai Tháng hành động năm 2024;
+ Việc triển khai các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương;
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
và kiến thức về an toàn thực phẩm tại từng địa phương;
Việc triển khai công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm.
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Căn cứ Kế hoạch số 92/KHBCĐTƯATTP ngày 18/01/2024 về việc triển khai công tác
hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024, căn cứ kế hoạch hậu kiểm của địa
phương, các cơ sở được đề xuất kiểm tra đảm bảo tránh chồng chéo giữa các đoàn
thanh, kiểm tra trên địa bàn; nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện
các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại các văn bản:
Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006;
Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm
2007;
Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Nghị định 115/2018/NĐCP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định về hành vi,
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số
117/2020/NĐCP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về hành vi, thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 124/2021/NĐCP ngày
28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
115/2018/NĐCP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm.
Nghị định số 119/2017/NĐCP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về hành
vi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường
và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định 126/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng
lượng nguyên tử.
Nghị định số 98/2020/NĐCP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 17/2022/NĐCP ngày
31/01/2022 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật
liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và
khí.
Nghị định số 43/2017/NĐCP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Nghị định số 111/2021/NĐCP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định số 43/2017/NĐCP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật quảng cáo; Nghị định số 70/2021/NĐCP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
Nghị định số 38/2021/NĐCP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định số
129/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể
thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
Nghị định số 31/2016/NĐCP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo kiểm dịch thực vật; Nghị
định số 04/2020/NĐCP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 31/2016/NĐCP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch
thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐCP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Nghị định số 14/2021/NĐCP ngày 01/3/2021 Nghị định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực chăn nuôi.
Nghị định số 105/2017/NĐCP ngày 14/7/2017 của Chính phủ về kinh doanh
Rượu.
Nghị định số 17/2020/NĐCP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
Chỉ thị số 17/CTTTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục
tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh
hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Chỉ thị số 17/CTTTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục
tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình
mới.
Thông tư số 18/2019/TTBYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hành
sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thông tư số 25/2019/TTBYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế quy định truy xuất
nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
Thông tư số 23/2018/TTBYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi
và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Thông tư số 10/2021/TTBYT ngày 30/6/2021 của Bộ Y tế quy định danh mục
chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thông tư số 17/2023/TTBYT ngày 25/9/2023 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và
bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật và an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành.
Thông tư số 43/2018/TTBCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định về
quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Thông tư 13/2020/TTBCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ Công Thương.
Thông tư số 38/2018/TTBNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thông tư số 17/2018/TTBNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực
phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thông tư số 17/2021/TTBNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm
không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Thông tư số 38/2018/TTBNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 48/2013/TT
BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về
kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
Thông tư số 32/2022/TTBNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (sửa đổi một số điều của Thông tư số 38/2018/TTBNNPTNT 25/12/2018
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thông tư số 48/2013/TTBNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản
xuất khẩu).
Thông tư số 01/2024/TTBKHCN ngày 18/01/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trong quá trình kiểm tra tập trung xem xét các nội dung:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở
thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
Giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ
lẻ).
Giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ
sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản
phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài
liệu pháp lý quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 15/2018/NĐCP
ngày 02 tháng 02 năm 2018.
Nhãn sản phẩm thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn.
Về quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi
thực hiện quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02
tháng 02 năm 2018.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
rượu, thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định
tại Luật an toàn thực phẩm và thông tư của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Công thương.
Quyết định số 1390/QĐBCT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương về việc ban hành bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời thực hiện kiểm tra
để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và
người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị
định số 15/2018/NĐCP ngày 02 tháng 02 năm 2018.
Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định khi cần
thiết.
III. XỬ LÝ VI PHẠM
1. Các căn cứ để xử lý vi phạm
Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số
67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006;
Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm
2007;
Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Nghị định số 118/2021/NĐCP ngày 23/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 115/2018/NĐCP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định về hành
vi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số
117/2020/NĐCP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về hành vi, thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 124/2021/NĐCP ngày
28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
115/2018/NĐCP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm.
Nghị định số 119/2017/NĐCP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về hành
vi, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường
và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định 126/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng
lượng nguyên tử.
Nghị định số 98/2020/NĐCP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại sản xuất buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 17/2022/NĐCP ngày
31/01/2022 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật
liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và
khí.
Nghị định số 43/2017/NĐCP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Nghị định số 111/2021/NĐCP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định số 43/2017/NĐCP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật quảng cáo; Nghị định số 70/2021/NĐCP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
Nghị định số 38/2021/NĐCP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định số
129/2021/NĐCP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể
thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
Nghị định số 31/2016/NĐCP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo kiểm dịch thực vật; Nghị
định số 04/2020/NĐCP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 31/2016/NĐCP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch
thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐCP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Nghị định số 14/2021/NĐCP ngày 01/3/2021 Nghị định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực chăn nuôi.
Nghị định số 105/2017/NĐCP ngày 14/7/2017 của Chính phủ về kinh doanh
Rượu.
Nghị định số 17/2020/NĐCP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Thực hiện xử lý vi phạm
Các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp
luật; tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm được phát
hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra lưu thông trên thị trường. Xử lý
nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm.
Áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi
phạm quy định về an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả; tịch thu tang vật, thu
hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp
luật.
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo đúng quy định
của pháp luật.
IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương
Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung ương giao các Bộ: Y tế, Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan tổ chức 05 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 10 tỉnh,
thành phố, cụ thể bao gồm:
Đoàn số 1: Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế chủ trì , phối hợp với Cục Cảnh
sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Tổng Cục Quản lý thị
trường (Bộ Công Thương), Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ Khoa
học và Công nghệ), Viện Pasteur Nha Trang tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh:
Khánh Hòa, Phú Yên.
Đoàn số 2: Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì , phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội
phạm về Môi trường (Bộ Công an), Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn), Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), đơn vị kiểm nghiệm
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh:
Quảng Ninh, Thanh Hóa
Đoàn số 3: Cục Thú Y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì ,
phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng,
chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Hưng Yên.
Đoàn số 4: Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương chủ trì , phối hợp với
Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thanh tra Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi
trường (Bộ Công an), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Công thương tiến hành kiểm
tra tại 02 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn.
Đoàn số 5: Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương chủ trì , phối hợp
với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Quản lý
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Cảnh sát phòng,
chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Công
thương tiến hành kiểm tra tại 02 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La.
Bên cạnh 05 Đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Công thương giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột
xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.
2. Lấy mẫu kiểm nghiệm
2.1. Tại tuyến trung ương
Việc lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm do Trưởng đoàn quyết định
trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại nơi được
kiểm tra.
Kinh phí cho việc mua mẫu và kiểm nghiệm mẫu:
+ Đối với các đoàn có đại diện của các Viện trực thuộc Bộ Y tế tham gia, kinh
phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu do các Viện chịu trách nhiệm bảo đảm theo quy
định.
+ Đối với các đoàn có đại diện đơn vị kỹ thuật của các Bộ tham gia, kinh phí
mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu do đơn vị Trưởng đoàn hoặc các đơn vị kỹ thuật được
giao lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu bảo đảm.
2.2. Tại các địa phương: Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của địa
phương quy định cụ thể việc lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu phục vụ công tác thanh
tra, kiểm tra.
3. Tiến trình thực hiện
3.1. Xây dựng kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 và phân
công tổ chức triển khai thực hiện.
Tại địa phương: Trước ngày 05/4/2024
3.2. Triển khai kiểm tra tại cơ sở
+ Tại Trung ương
Tổ chức thành lập các Đoàn kiểm tra: Trước ngày 10/4/2024.
Kiểm tra tại các địa phương: Từ 15/4/2024 đến 15/5/2024.
+ Tại địa phương: Căn cứ Kế hoạch triển khai Tháng hành động năm 2024 của
Trung ương, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố tham
mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra trên địa bàn (gồm cả tuyến thành phố/thị
xã/quận/ huyện và thị trấn/xã/phường) trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
phê duyệt và tổ chức thực hiện; bảo đảm hoàn thành kế hoạch kiểm tra trước
ngày 15/5/2024.
3.3. Báo cáo kết quả
Báo cáo của các Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương thực hiện theo mẫu 2
gửi về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 20/5/2024.
10 địa phương trong danh sách các tỉnh, thành phố có Đoàn liên ngành Trung
ương kiểm tra cần phải chuẩn bị báo cáo cho Đoàn liên ngành Trung ương đến làm
việc theo mẫu 1 (số liệu tính đến thời điểm Đoàn liên ngành Trung ương đến làm
việc).
Báo cáo kết quả kiểm tra trong Tháng hành động của địa phương thực hiện
theo mẫu 1 (số liệu tính đến hết Tháng hành động) gửi về Cục An toàn thực phẩm
cùng với báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động năm 2024 trước ngày
25/5/2024.
4. Bảo đảm kinh phí, phương tiện đi lại
4.1. Tại tuyến trung ương: Tiền đi lại, tiền thuê phòng ngủ, công tác phí của
các thành viên đoàn kiểm tra do cơ quan cử cán bộ tham gia tự chi trả theo
đúng quy định. Đơn vị được giao chủ trì chịu trách nhiệm bảo đảm xe ô tô chở
đoàn kiểm tra đi lại trong từng khu vực được phân công.
4.2. Tại các địa phương: Kinh phí và phương tiện bảo đảm cho công tác, kiểm
tra do địa phương quy định; Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo các quy định
hiện hành./.
BIỂU MẪU BÁO CÁO MẪU 1
(Kèm theo Kế hoạch số 364/KHBCĐTƯATTP ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Ban Chỉ
đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm)
Đơn vị: ......... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Ngày tháng năm 2024
BÁO CÁO
THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024
Kính gửi: ..........................................................
I. Quản lý, chỉ đạo
TT Nội dung hoạt động Tuyến xã (1) Tuyến huyện (2) Tuyến tỉnh (3) Cộng (1+2+3)
Số xã thực hiện/Tổng số xã Số lượng Số huyện thực hiện/Tổng số huyện Số lượng Số lượng Ghi chú
1 Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai THĐ (văn bản)
2 Tổ chức Lễ phát động/Hội nghị triển khai
3 Tổ chức Hội nghị tổng kết THĐ
II. Thông tin, truyền thông:
TT Nội dung hoạt động Tuyến xã (1) Tuyến huyện (2) Tuyến tỉnh (3) Cộng (1+2+3)
Số xã thực hiện/Tổng số xã Số lượng Số huyện thực hiện/Tổng số huyện Số lượng Số lượng Ghi chú
1 Nói chuyện/Hội thảo (buổi/tổng số người dự)
2 Tập huấn (Lớp/tổng số người dự)
3 Phát thanh loa, đài (tin, bài, phóng sự)
4 Truyền hình (Buổi/tọa đàm, phóng sự)
5 Báo viết (tin/bài/phóng sự)
6 Băng rôn, khẩu hiệu
7 Tranh áp phích/Posters
8 Tờ gấp, tờ rơi
9 Hoạt động khác (ghi rõ) : ....................
III. Thanh tra, kiểm tra:
1. Số lượng: ............................................. đoàn:
..............................
2. Số cơ sở được thanh tra, kiểm tra:
...............................................
3. Kết quả chi tiết:
TT Nội dung Tuyến xã Tuyến Huyện Tuyến Tỉnh Cộng (1+2+3)
Sản xuất TP KD TP KD DVĂU KD TĂĐP Cộng Sản xuất TP KDTP KD DVĂU KD TĂĐP Cộng Sản xuất TP KDTP KD DVĂU KD TĂĐP Cộng
1 Tổng số cơ sở
2 Số cơ sở được thanh tra, kiểm tra
Số CS đạt (SL)
Số CS vi phạm (SL)
3 Xử lý vi phạm
3.1 Phạt tiền:
Số cơ sở
Tiền phạt (đồng)
3.2 Xử phạt bổ sung
a Tước quyền sử dụng GCN
+ Giấy CN CS đủ điều kiện ATTP
+ Giấy chứng nhận GMP
+ Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố SP
+ Giấy XNQC
b Đình chỉ hoạt động
c Tịch thu tang vật
3.3 Khắc phục hậu quả (loại, trọng lượng) :
Buộc thu hồi
Buộc tiêu hủy
Khác (ghi rõ)
4 Xử lý khác
4.1 Đình chỉ lưu hành
4.2 Chuyển cơ quan điều tra
IV. Kiểm nghiệm thực phẩm:
TT Nội dung Tuyến xã (1) Tuyến huyện (2) Tuyến tỉnh (3) Cộng (1+2+3)
1 Xét nghiệm tại labo (Tổng số mẫu)
1.1 Hóa lý (Tổng số mẫu)
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
1.2 Vi sinh (Tổng số mẫu)
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
2 Xét nghiệm nhanh (Tổng số mẫu)
2.1 Hóa lý (Tổng số mẫu)
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
2.2 Vi sinh (Tổng số mẫu)
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
Tổng (1+2)
V. Ngộ độc thực phẩm
TT Nội dung Kết quả So sánh năm nay/năm trước
năm nay năm trước
1 Số vụ
2 Số mắc (người)
3 Số tử vong (người)
4 Số vụ ≥ 30 người mắc (vụ)
5 Nguyên nhân (vụ)
Vi sinh
Hóa học
Độc tố tự nhiên
Không xác định
Cộng
V. Các hoạt động khác (nếu có ghi cụ thể)
..............................................................................................................................................................................................................................
VI. Đánh giá chung (Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu thực tế
tại các bảng).
1. Thuận lợi:
..............................................................................................................................................................................................................................
2. Khó khăn:
..............................................................................................................................................................................................................................
3. Đề xuất, kiến nghị:
..............................................................................................................................................................................................................................
Nơi gửi:
Như trên;
Lưu. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)
BIỂU MẪU BÁO CÁO MẪU 2
(Kèm theo Kế hoạch số 364/KHBCĐTƯATTP ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Ban Chỉ
đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm)
Đơn vị: ........ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
.........., Ngày tháng năm 2024
BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 do Đoàn
liên ngành Trung ương thực hiện
I. Ghi nhận báo cáo của các địa phương với Đoàn liên ngành Trung ương.
1. Công tác chỉ đạo của địa phương.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục.
3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch Tháng hành động năm 2024.
II. Kết quả kiểm tra tại cơ sở thực phẩm do đoàn liên ngành Trung ương phối
hợp với địa phương thực hiện:
Bảng 1: Tóm tắt kết quả kiểm tra:
TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % so với tổng số được kiểm tra
1 Tổng số cơ sở được kiểm tra
2 Số cơ sở có vi phạm
3 Số cơ sở vi phạm bị xử lý Trong đó:
3.1 Số cơ sở vi phạm đã được xử lý ngay trong quá trình kiểm tra (nêu rõ hình thức xử lý):
3.2 Số cơ sở có vi phạm đã giao địa phương xử lý
Bảng 2: Nội dung vi phạm chủ yếu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
là rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt:
TT Nội dung vi phạm Số cơ sở được kiểm tra Số cơ sở vi phạm Tỷ lệ %
1 Quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
2 Quy định về sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi
3 Điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ
4 Điều kiện về con người
5 Công bố sản phẩm
6 Ghi nhãn thực phẩm
7 Quảng cáo thực phẩm
8 Chất lượng sản phẩm thực phẩm
9 Vi phạm khác (ghi rõ)
Bảng 3: Kết quả kiểm nghiệm mẫu do đoàn Trung ương thực hiện
TT Loại xét nghiệm Kết quả xét nghiệm mẫu
Tổng số mẫu xét nghiệm Số mẫu không đạt Tỷ lệ % không đạt
1 Xét nghiệm tại labo
1.1 Hóa lý
1.2 Vi sinh
Tổng số xét nghiệm tại labo
2 Xét nghiệm nhanh
3 Cộng
III. Nhận xét, đánh giá chung
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu tại các bảng từ 1 3; nêu rõ
những điểm mạnh, những tồn tại, hạn chế của từng địa phương.
IV. Đề xuất kiến nghị của đoàn và ghi nhận kiến nghị của địa phương.
(ghi cụ thể)
BIỂU MẪU BÁO CÁO MẪU 3
(Kèm theo Kế hoạch số 364/KHBCĐTƯATTP ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Ban Chỉ
đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm)
Đơn vị: ............. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
.........., Ngày tháng năm
BÁO CÁO
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm .....
Kính gửi: ........................................
I. Ban hành văn bản, chỉ đạo triển khai
TT Nội dung hoạt động Có Không
1 Ban hành văn bản chỉ đạo triển khai (văn bản)
I. Thông tin, truyền thông, giáo dục
TT Tên hoạt động Số lượng Ghi chú
1 Nói chuyện/Hội thảo
2 Tập huấn
3 Cuộc thi
4 In tài liệu, sách, sổ tay
3 Băng rôn, khẩu hiệu
4 Tranh áp phích
5 Tờ gấp
6 Hoạt động khác (ghi rõ)
II. Các hoạt động khác (nếu có ghi cụ thể)
...........................................................................................................................................
III. Đánh giá chung(Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu thực tế
tại các bảng).
1. Thuận lợi:
...........................................................................................................................................
2. Khó khăn:
...........................................................................................................................................
3. Đề xuất, kiến nghị:
...........................................................................................................................................
Nơi gửi:
Như trên;
BCĐLN Trung ương;
Lưu. LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)
| Kế hoạch 364/KH-BCĐTƯATTP | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-364-KH-BCDTUATTP-2024-trien-khai-Thang-hanh-dong-vi-an-toan-thuc-pham-607480.aspx | {'official_number': ['364/KH-BCĐTƯATTP'], 'document_info': ['Kế hoạch 364/KH-BCĐTƯATTP triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm', ''], 'signer': ['Đào Hồng Lan'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '27/03/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,286 | BỘ XÂY DỰNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 263/BXDKTXD
V/v giải đáp vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 10/2009/TTBXD. Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Kính gửi: Đại học Thái Nguyên
Bộ Xây dựng đã nhận được công văn số 1456/ĐHTN ngày 23/10/2013 của Đại học
Thái Nguyên đề nghị giải đáp vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 10/2009/TT
BXD ngày 15/6/2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng
nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp. Sau
khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 10/2009/TTBXD, trường hợp
áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các dự án nhà ở sinh viên sử dụng vốn
ngân sách nhà nước thì giá trị hợp đồng thi công xây dựng được xác định giảm
tối đa không quá 2% so với dự toán được duyệt. Do vậy, theo nội dung văn bản
số 1456/ĐHTN ngày 23/10/2013, giá ký hợp đồng là giá đề xuất của nhà thầu có
giá thấp hơn 1,5% so với dự toán được duyệt là phù hợp với quy định của Thông
tư số 10/2009/TTBXD.
2. Việc giảm trừ tối đa 2% trên giá trị hợp đồng chỉ áp dụng để ký kết hợp
đồng; việc thanh toán, quyết toán hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã
ký kết và quy định của nhà nước có liên quan. Trường hợp điều chỉnh giá hợp
đồng theo phương pháp bù trừ trực tiếp thì giá vật liệu để tính bù trừ trực
tiếp (số trừ) lấy ở thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu phải là giá lớn
nhất của một trong ba giá: giá trong hợp đồng, giá cả thị trường nơi xây dựng
công trình và thông báo giá của địa phương.
3. Đề nghị Đại học Thái Nguyên lưu ý: Dự án đầu tư xây dựng các công trình
nhà ở sinh viên nêu trong văn bản số 1456/ĐHTN ngày 23/10/2013 thực hiện từ
năm 2009, do vậy dự án này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư số
09/2008/TTBXD ngày 17/4/2008.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị Đại học Thái Nguyên căn cứ vào
hướng dẫn trên để thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên
Lưu VT, Vụ KTXD (G). TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KINH TẾ XÂY DỰNG
Phạm Văn Khánh
| Công văn 263/BXD-KTXD | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Dau-tu/Cong-van-263-BXD-KTXD-nam-2013-giai-dap-vuong-mac-Thong-tu-10-2009-214353.aspx | {'official_number': ['263/BXD-KTXD'], 'document_info': ['Công văn 263/BXD-KTXD năm 2013 giải đáp vướng mắc khi thực hiện Thông tư 10/2009/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Xây dựng', ''], 'signer': ['Phạm Văn Khánh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Đầu tư, Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/11/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,287 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 09/2022/QĐUBND Bình Định, ngày 29 tháng 3 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2019/QĐ
UBND NGÀY 14/02/2019 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BAN HÀNH CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày
18/6/2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số44/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số45/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số46/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số47/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số37/2014/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số02/2015/TTBTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
43/2014/NĐCP và Nghị định số 44/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ;
Căn cứ Thông tư số33/2017/TTBTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06
tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi
tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 192/TTrSTC ngày
16/3/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết
định số 04/2019/QĐUBND ngày 14 tháng 02 năm 2019 của UBND tỉnh ban hành chính
sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tỉnh Bình Định, cụ thể:
1. Sửa đổi điểm b và điểm c khoản 4 Điều 4 như sau:
“b) Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền
sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng
ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh
giới thửa đất đã được xác định là không thay đổi, không có tranh chấp với
những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì được bồi thường theo
diện tích đo đạc thực tế.
c) Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về
quyền sử dụng đất, được UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã)
nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang, nhận chuyển quyền sử
dụng đất của người có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc được UBND cấp xã xác
nhận tại thời điểm nhận chuyển nhượng, đất đã sử dụng ổn định và không có
tranh chấp thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.”
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau:
“Hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở để bồi thường, hỗ trợ về đất theo
Quy định này là hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở theo quy định của
UBND tỉnh.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm
2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và hộ
gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ Tài Nguyên và Môi trường;
Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ TP);
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
Ủy ban MTTQVN tỉnh;
Đoàn ĐB QH tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
Chuyên viên VP UBND tỉnh;
Trung tâm THCB;
Lưu: VT, K16. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
| Quyết định 09/2022/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-09-2022-QD-UBND-sua-doi-Quyet-dinh-04-2019-QD-UBND-Binh-Dinh-510696.aspx | {'official_number': ['09/2022/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 09/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2019/QĐ-UBND về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Định'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Định', ''], 'signer': ['Nguyễn Tuấn Thanh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/03/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,288 | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1237/QĐUBND Tuyên Quang, ngày 12 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ 06 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI
VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị
định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐCP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện
thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐCP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về
việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên
môi trường mạng;
Căn cứ Quyết định số 45/2016/QĐTTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ
bưu chính công ích;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2023/TTVPCP ngày 05/4/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số
hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành
chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Quyết định số 2589/QĐBTC ngày 31/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và thủ
tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 06 thủ tục hành chính thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. Cụ thể:
1. Thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Tài chính đất đai: 03 thủ tục.
2. Thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý công sản: 03 thủ tục.
(Có Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo).
Điều 2.
1. Giao Sở Tài chính chủ trì; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
a) Cập nhật, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng
thông tin điện tử tỉnh, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh,
Trang thông tin điện tử của Sở, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đối với
Danh mục, nội dung cụ thể của thủ tục hành chính nêu tại Điều 1 Quyết định này
theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Thời gian hoàn thành trong 02 ngày
làm việc kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ công bố quy trình giải quyết thủ
tục hành chính; Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa theo quy định tại Thông
tư số 01/2023/TTVPCP ngày 05/4/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ; Danh mục thủ tục hành chính tái sử dụng (có kết quả là thành phần hồ sơ
của thủ tục hành chính khác); xây dựng biểu mẫu điện tử tương tác (eForm) đối
với thủ tục hành chính nêu tại khoản 1, Điều 1 Quyết định này trên Hệ thống
thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh (nếu có). Thời gian hoàn thành
trong 10 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
c) Sử dụng biểu mẫu điện tử tương tác (eForm); số hóa, tái sử dụng thành phần
hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính theo quy định.
2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Đảm bảo về kỹ thuật trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
tỉnh và chỉ đạo Viễn thông Tuyên Quang cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên hỗ trợ
các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao
tại Quyết định này.
b) Kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những vướng mắc, hoặc đề
xuất giải pháp khắc phục, nâng cao tỷ lệ số hóa thành phần hồ sơ, kết quả giải
quyết thủ tục hành chính (nếu có).
3. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Công khai trên Trang thông tin điện tử đối với danh mục và nội dung thủ tục
hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý; tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 02/2017/TTVPCP.
b) Sử dụng biểu mẫu điện tử tương tác (eForm); số hóa, tái sử dụng thành phần
hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ các
thủ tục hành chính nêu tại khoản 2, Điều 1 Quyết định này đã được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh công bố trước đây theo quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng
các Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
VPCP (Cục KSTTHC) (báo cáo);
Bộ Tài chính (báo cáo);
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Như Điều 4 (thực hiện);
Các PCVP UBND tỉnh;
Trung tâm PVHCC tỉnh;
Công an tỉnh;
Viễn thông Tuyên Quang;
Bưu điện tỉnh;
Cổng thông tin điện tử tỉnh (đăng tải);
Phòng THVXVPUBND tỉnh (đc Huy);
UBND huyện, thành phố;
Lưu: VT, THCBKS (Huyền). CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
PHỤ LỤC I:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1237/QĐUBND ngày 12/11/2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Qua dịch vụ BCCI Tại Bộ phận Một cửa DVC TT
A. Thủ tục hành chính cấp huyện
1 Khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 30 ngày 1. Trực tiếp : Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND cấp huyện. 2. Trực tuyến : Cổng DVCQG (https://dichvucong.gov.vn), hoặc Cổng DVC cấp tỉnh (https://dichvucong.tuyenquang.gov.vn) Lệ phí: Không Nghị định số 103/2024/NĐ CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. x x x
2 Ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp được bố trí tái định cư Cùng với thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định về cấp giấy chứng nhận 1. Trực tiếp : Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND cấp huyện. 2. Trực tuyến : Cổng DVCQG (https://dichvucong.gov.vn), hoặc Cổng DVC cấp tỉnh (https://dichvucong.tuyenquang.gov.vn) Lệ phí: Không Nghị định số 103/2024/NĐ CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. x x x
3 Thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ 01 ngày làm việc 1. Trực tiếp : Trung tâm phục vụ hành chính công huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 2. Trực tuyến : Cổng DVCQG (https://dichvucong.gov.vn), hoặc Cổng DVC cấp tỉnh (https://dichvucong.tuyenquang.gov.vn) Lệ phí: Không Nghị định số 103/2024/NĐ CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. x x x
PHỤ LỤC II:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1237/QĐUBND ngày 12/11/2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính Lĩnh vực Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
1 Trình tự xác định tiền sử dụng đất (đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất) Luật Đất đai 2024; Nghị định số 103/2024/NĐCP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Quản lý công sản Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang
2 Trình tự xác định tiền thuê đất, thuê mặt nước (gọi chung là tiền thuê đất) Luật Đất đai 2024; Nghị định số 103/2024/NĐCP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Quản lý công sản Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang
3 Xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người được mua, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện bán, chuyển nhượng Luật Đất đai 2024; Nghị định số 103/2024/NĐCP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Quản lý công sản Văn phòng đăng ký đất đai; Cơ quan thuế.
| Quyết định 1237/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-1237-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Tai-chinh-dat-dai-So-Tai-chinh-Tuyen-Quang-632010.aspx | {'official_number': ['1237/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1237/QĐ-UBND năm 2024 công bố 06 thủ tục hành chính mới lĩnh vực Tài chính đất đai và thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tuyên Quang', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Sơn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,289 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3549/KHUBND Kon Tum, ngày 21 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ ĐẾN NĂM 2025,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Quyết định số 411/QĐTTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1044/QĐBTTTT ngày 07 tháng 6
năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch triển khai Chiến
lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐTTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh,
cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo các
cấp, các ngành, cả trong khu vực công và khu vực tư để triển khai Chiến lược,
thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Phát triển kinh tế số, xã hội số giúp người dân giàu có hơn, hạnh phúc hơn,
tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh
xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.
2. Yêu cầu
Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và bảo
đảm tính khả thi. Phân công trách nhiệm thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm
vụ; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị,
địa phương trong triển khai thực hiện.
3. Mục tiêu cụ thể:
a) Phát triển kinh tế số
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025:
Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP;
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;
Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030:
Tỷ trọng kinh tế số đạt 25% GRDP;
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 25%;
Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%;
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%;
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%;
Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.
b) Phát triển xã hội số
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%;
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân
hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;
Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên
50%;
Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt
trên 70%;
Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;
Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%;
Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;
Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám
chữa bệnh từ xa đạt trên 30%;
Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;
Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện
được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số
mở đạt 80%;
Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện
được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số
mở đạt 70%.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030:
Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%;
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân
hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 95%;
Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên
70%;
Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt
trên 80%;
Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%;
Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%.
Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 70%;
Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám
chữa bệnh từ xa đạt trên 50%;
Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%;
Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện
được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số
mở đạt 100%;
Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện
được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số
mở đạt 95%.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số
a) Thể chế:
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng ngành,
lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số của tỉnh;
chú trọng các chính sách để nâng tỷ lệ hoạt động trực tuyến chiếm tối thiểu
50% các hoạt động trong mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, ngành, lĩnh vực.
b) Hạ tầng:
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân. Đẩy nhanh tốc độ phủ
mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, làng, khu vực dân
sinh trên địa bàn tỉnh; phổ cập điện thoại thông minh tới mỗi người dân, phổ
cập Internet cáp quang băng rộng tốc độ cao tới mỗi hộ gia đình, phổ cập dịch
vụ điện toán đám mây tới mỗi doanh nghiệp. Phát triển nền tảng địa chỉ số, bản
đồ số tạo hạ tầng mềm cho phát triển kinh tế số và xã hội số.
c) Nền tảng số:
Các sở, ban ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thúc
đẩy, phát triển nền tảng số quốc gia theo Kế hoạch số 1945/KHUBND ngày 22
tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các kế hoạch, hướng dẫn của các
bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng có khả năng kết
nối liên thông, liên kết, tạo sức mạnh tổng thể và mang lại hiệu quả triển
khai, tránh trùng lặp, rời rạc.
Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nền tảng số
quốc gia trên địa bàn tỉnh, xác định các nền tảng số quốc gia dùng chung trong
từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
d) Phát triển dữ liệu số:
Xây dựng kế hoạch phát triển dữ liệu và phát triển nhân lực dữ liệu trong
các lĩnh vực quan trọng (nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, tài nguyên
và môi trường, giao thông vận tải, lao động, công nghiệp và thương mại, xây
dựng, văn hóa, thể thao và du lịch).
Xây dựng Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung cấp tỉnh. Bảo đảm
dữ liệu được tạo lập tuân thủ theo định dạng máy đọc được, sẵn sàng khả năng
kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng một cách dễ dàng để tập hợp tài nguyên dữ
liệu trong ngành, lĩnh vực, địa phương vào một đầu mối xử lý, phân tích, tạo
ra các giá trị mới phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
e) An toàn thông tin mạng và an ninh mạng:
Đảm bảo yêu cầu an toàn thông tin mạng mặc định ngay từ khâu thiết kế, xây
dựng khi phát triển các hạ tầng số, nền tảng số; cung cấp dịch vụ số được bảo
đảm sẵn về an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản.
Phát triển nền tảng và tổ chức triển khai dịch vụ an toàn thông tin mạng
chuyên nghiệp giúp tổ chức, doanh nghiệp thực hiện mô hình bảo vệ 04 lớp.
f) Nhân lực số:
Các cơ quan, đơn vị, địa phương chú trọng và đảm bảo mục tiêu 100% cơ quan,
đơn vị, địa phương có bố trí nhân lực đảm trách chuyển đổi số, an toàn thông
tin. Thường xuyên quan tâm cử đi đào tạo, nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội
ngũ nhân sự này.
Đưa chương trình chuyển đổi số vào đào tạo về kiến thức, kỹ năng số cho học
sinh các cấp học.
Tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức,
phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh.
Huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho Tổ công
nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số và
khi tham gia các hoạt động trên môi trường số.
g) Phát triển kỹ năng số, công dân số và văn hóa số:
Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng số cơ bản, kỹ năng số nâng cao, kỹ
năng kỹ thuật cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật công nghệ
thông tin và chuyên trách chuyển đổi số và công chức, viên chức, người lao
động trong cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh.
Đào tạo đạt chuẩn kỹ năng số cho sinh viên, học sinh trong các trường đại học,
cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông.
Triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số, mỗi người dân
tuổi thành niên đều có danh tính số, tài khoản số, phương tiện số và được đào
tạo, tập huấn về kỹ năng số. Đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ, phổ
cập kết nối số cho người dân. Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị IoT
để quan trắc, giám sát phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của
mình.
Triển khai các chương trình phát triển văn hóa số sâu rộng trong các tầng
lớp nhân dân. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân truy cập
Internet, đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ số mà trọng tâm là dịch vụ
công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua
bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên
Internet. Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản
để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian số.
h) Phát triển doanh nghiệp số:
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số theo Kế
hoạch số 3716/KHUBND ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh
nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, đôn
đốc doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực, địa bàn tích cực tham gia. Có chính
sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực đạt mức độ chuyển đổi số cao để
hình thành các doanh nghiệp số; nhắc nhở, đôn đốc các doanh nghiệp chậm chuyển
đổi số.
Triển khai Chương trình hỗ trợ các cơ sở, cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số;
Chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất
kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Triển
khai Nền tảng quản trị tổng thể, Nền tảng kế toán dịch vụ, Nền tảng tối ưu hóa
chuỗi cung ứng, Nền tảng thương mại số nông nghiệp, Nền tảng trí tuệ nhân tạo,
Nền tảng trợ lý ảo, Nền tảng thiết bị IoT.
i) Thanh toán số:
Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 –
2025 theo Kế hoạch số 877/KHUBND ngày 29 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
Triển khai Chương trình thúc đẩy dịch vụ MobileMoney, tập trung ưu tiên ở
các vùng, miền có tỷ lệ phổ cập dịch vụ ngân hàng còn ở mức thấp. Hướng dẫn,
triển khai Chương trình hỗ trợ bệnh viện, trường học thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt và chuyển đổi số quản trị hoạt động của đơn vị.
Triển khai Nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia, kết nối, liên thông với toàn
bộ các cơ quan thuế, cho phép thanh toán hóa đơn điện tử, rút ngắn thời gian
thực hiện giao dịch điện tử.
2. Phát triển kinh tế số và xã hội số ngành, lĩnh vực
Phát triển kinh tế số và xã hội số toàn diện trong tất cả các ngành, lĩnh vực
và tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm: Nông nghiệp và
nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, việc làm và an sinh xã hội,
Thương mại, công nghiệp và năng lượng, Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, các
ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, giao thông vận tải,
logistics, xây dựng và bất động sản, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và các
ngành, lĩnh vực khác… tập trung các nhiệm vụ:
a) Triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số trong ngành, lĩnh
vực, chuyển dịch từ sản xuất truyền thống sang kinh tế số ngành, chuyển đổi số
mạnh mẽ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành, lĩnh vực; thu
hút làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư phục vụ ngành, lĩnh vực; ứng dụng
các nền tảng số ngành phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.
b) Triển khai nền tảng dữ liệu số ngành, lĩnh vực trong đó cơ quan nhà nước
đóng vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đóng vai trò
nòng cốt và người dân tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ
liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ sản xuất, kinh doanh trong ngành, lĩnh
vực; kịp thời cung cấp thông tin, tư vấn, dự báo tình hình cho doanh nghiệp và
người dân.
c) Triển khai nền tảng số chuyên ngành, nền tảng quản trị và kinh doanh theo
từng lĩnh vực phục vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh trong ngành; kết nối, liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa
doanh nghiệp và chính phủ, giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; tạo môi
trường hình thành các dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, tạo điều kiện khai
thác hiệu quả hệ sinh thái kinh doanh trên không gian mạng.
d) Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng số chuyên ngành cho lực lượng lao động
trong ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
III. GIẢI PHÁP
1. Tổ chức, bộ máy
Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số các cấp trên
địa bàn tỉnh Kon Tum.
Tổ chức các Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố với các tổ
viên là cán bộ kiêm nhiệm và các thành viên tại chỗ năng nổ, nhiệt tình, được
đào tạo về kỹ năng số để phổ biến hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công
nghệ số và các nền tảng số “Make in Việt Nam”.
2. Hợp tác
Hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nền tảng số trong việc tuyên
truyền, phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho người dân thông qua việc sử dụng nền
tảng số.
Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong việc thu hút nguồn
lực, tri thức, chuyển giao công nghệ số vào tỉnh.
3. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện về phát triển kinh tế số, xã
hội số và kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch; lồng ghép nội dung về
kinh tế số, xã hội số trong các sự kiện, triển lãm về phát triển kinh tế xã
hội.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn rộng khắp về các nền tảng số quốc
gia, các mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình trên hệ thống truyền thông từ
tỉnh đến cơ sở. Triển khai các kênh tư vấn, hỏi đáp, trợ lý ảo về kinh tế số,
xã hội số, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ
số và công nghệ số.
Sản xuất các tin, bài, phóng sự, câu chuyện, phim tài liệu về kinh tế số,
xã hội số trên phát thanh, truyền hình; tìm kiếm, phổ biến kinh nghiệm, câu
chuyện thành công về phát triển kinh tế số và xã hội số; mở các chuyên trang,
chuyên mục tuyên truyền về kinh tế số và xã hội số.
4. Đo lường, giám sát triển khai
Hàng năm thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập, công bố kết quả thống kê, đo
lường các chỉ tiêu kinh tế số và các mục tiêu cơ bản về kinh tế số và xã hội
số trên địa bàn tỉnh.
5. Bảo đảm kinh phí
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này bao gồm: ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư
của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác.
Ưu tiên kinh phí từ ngân sách để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thuộc Kế
hoạch này do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.
Nguồn kinh phí đầu tư chi để thực hiện các nhiệm vụ, dự án: đầu tư xây dựng
các hệ thống thông tin, nền tảng số, mua sắm phần cứng, phần mềm, công nghệ,
trang thiết bị và xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển kinh
tế số, xã hội số.
Nguồn kinh phí thường xuyên chi để thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm
vụ: nghiên cứu, xây dựng thể chế, chính sách; thúc đẩy chuyển đổi số, phát
triển kinh tế số, xã hội số; điều tra, khảo sát, thống kê, đo lường, đánh giá
chỉ số phát triển, ảnh hưởng tác động; thuê, mua sử dụng, thúc đẩy phát triển
các nền tảng số; tạo lập, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ, sử dụng dữ liệu số;
đảm bảo an toàn thông tin mạng; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực số, kỹ
năng số, công dân số, văn hóa số; hỗ trợ, tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp;
thông tin, tuyên truyền; duy trì, vận hành các hệ thống thông tin, nền tảng
số; các nhiệm vụ khác thuộc Kế hoạch có tính chất chi thường xuyên. Khuyến
khích, ưu tiên sử dụng nguồn chi thường xuyên thuê, mua sử dụng các nền tảng
số, dịch vụ số, hệ thống thông tin thay vì đầu tư xây dựng.
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, đào tạo bố trí kinh phí
từ ngân sách tự chủ của mình để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao.
Các đơn vị có nguồn kinh phí được để lại theo quy định ưu tiên sử dụng nguồn
kinh phí này để thực hiện kế hoạch phù hợp quy định của pháp luật.
6. Giảm thiểu các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế số, xã hội số
Đánh giá tác động của phát triển kinh tế số, xã hội số ở tỉnh; trong đó,
trọng tâm là đánh giá ảnh hưởng của công nghệ đối với các ngành, nghề và triển
vọng việc làm để đưa ra phương án chuyển đổi phù hợp với chiến lược phát triển
của tỉnh. Triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu bất bình đẳng, thu hẹp
khoảng cách và giảm tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế số, xã
hội số.
Đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội để có các giải pháp chủ
động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số. Triển khai trợ lý ảo để
hỗ trợ người dân 24/7 mọi lúc, mọi nơi.
Hình thành các điểm thu gom sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử viễn
thông hư hỏng, hết hạn sử dụng, rác thải công nghệ, rác thải điện tử; đẩy mạnh
áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hướng tới một môi trường xanh và bảo vệ sức
khỏe của người dân.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các sở, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế số và xã hội số trong các ngành, lĩnh vực và tại các địa
phương; chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc có khả năng ảnh hưởng đến
chất lượng, tiến độ của kế hoạch báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ
kịp thời.
Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các
cơ quan, tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng kiến có
giá trị trong thực hiện phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra, giám sát, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
tình hình thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xác định danh mục chương trình, dự
án đầu tư; cân đối, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ, dự án về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh theo quy định của
Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí
sự nghiệp hàng năm để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà
nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân
cấp ngân sách nhà nước hiện hành, đảm bảo tối thiểu 01% tổng chi thường xuyên
ngân sách cấp tỉnh cho hoạt động, chương trình, đề án phục vụ chuyển đổi số.
4. Các Sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tổ chức triển khai các các nhiệm vụ, giải pháp được phân công tại Phụ lục
(kèm theo) và các nhiệm vụ khác trong Kế hoạch này phù hợp chức năng nhiệm
vụ được giao.
Rà soát, bổ sung, cập nhật, đồng bộ các nội dung của Kế hoạch này với các
quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế xã hội; kế hoạch chuyển đổi số
5 năm của sở, ngành, địa phương mình, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, phân
công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm phải thực hiện để bảo đảm hoàn thành tốt các mục
tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Hàng năm, các huyện, thành phố ưu tiên bố trí tối thiểu 01% tổng chi thường
xuyên của từng cấp ngân sách (huyện, xã) để triển khai thực hiện các hoạt
động, chương trình, đề án phục vụ chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh.
Tổng hợp, đánh giá, báo cáo hàng năm và đột xuất tình hình thực hiện Kế
hoạch gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum: Chủ động phối hợp
với Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp
huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến về nội dung, kết quả thực hiện Kế hoạch
này.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể
chính trị xã hội; các Hội, hiệp hội xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Xây dựng kế hoạch hành động và chỉ đạo hệ thống tổ chức thành viên chủ động
tham gia phát triển và ứng dụng công nghệ số phục vụ kinh tế số và xã hội số.
Chủ động, tích cực trong việc tham mưu, phản biện chính sách, pháp luật;
phát động hội viên, doanh nghiệp chủ động làm chủ công nghệ, cung cấp sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng;
Phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện Kế hoạch.
Tham gia cùng Sở Thông tin và Truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến,
khảo sát, đánh giá mức độ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên
địa bàn tỉnh; chủ động phát hiện, giới thiệu các nền tảng chuyển đổi số quốc
gia trong hệ thống tổ chức mình; tích cực tham gia cung cấp yêu cầu đầu vào để
hỗ trợ xây dựng các nền tảng số; khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tham
gia kết nối, sử dụng các nền tảng số trong các hoạt động của hội, hiệp hội.
7. Đề nghị Tỉnh đoàn Kon Tum: Chỉ đạo hệ thống tổ chức Đoàn cơ sở các
cấp, cử đầu mối tới tận cấp xã, tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng; chủ động
phát động các chiến dịch Đoàn viên thanh niên tuyên truyền, phổ biến kỹ năng
số, hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ trên môi trường số.
8. Các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn tỉnh: Ưu tiên
bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng số, hạ tầng bưu chính rộng
khắp cả nước đáp ứng yêu cầu bùng nổ của phát triển kinh tế số, xã hội số.
Đồng thời, cùng với tỉnh tham gia đào tạo, hướng dẫn người dân sử dụng các kỹ
năng số.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, các đơn vị, địa phương nghiêm túc tổ chức triển khai
thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở
Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
chỉ đạo./.
Nơi nhận:
Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh;
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
UBND các huyện, thành phố;
Toà án tỉnh;
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Kon Tum;
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh;
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
Liên minh HTX tỉnh;
Các tổ chức chính trị xã hội tỉnh;
Báo Kon Tum; Đài PTTH tỉnh;
Các DN Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn tỉnh;
VP UBND tỉnh: CVP, PCVP phụ trách;
Lưu: VT, TTPVHCC, KGVX.PTDL. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn
| Kế hoạch 3549/KH-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-3549-KH-UBND-2022-Chien-luoc-phat-trien-kinh-te-so-xa-hoi-so-Kon-Tum-den-2025-576890.aspx | {'official_number': ['3549/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 3549/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Kon Tum', ''], 'signer': ['Lê Ngọc Tuấn'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/10/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,290 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 48/2022/QĐUBND Lai Châu, ngày 14 tháng 12 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ NHIỆM
VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LAI CHÂU BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 35/2018/QĐUBND NGÀY 16/11/2018 CỦA
UBND TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số08/2014/NĐCP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số07/2014/TTBKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 quy định trình
tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân
sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số03/2017/TTBKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2017 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 07/2014/TTBKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 quy
định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử
dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số01/2021/TTBKHCN , ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ Khoa học
và Công nghệ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn
về khoa học và công nghệ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1277/TTr
SKHCN, ngày 14 tháng 11 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tổ chức thực hiện và quản
lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh Lai Châu ban hành kèm theo Quyết định số35/2018/QĐUBND ngày
16/11/2018 của UBND tỉnh Lai Châu, như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 4 như sau:
“4. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổng hợp danh mục, lựa chọn các đề
xuất đặt hàng đáp ứng các yêu cầu đặt hàng.
5. Đối với các đề xuất đặt hàng đáp ứng các yêu cầu đặt hàng, Sở Khoa học và
Công nghệ tổ chức Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ.”.
2. Sửa đổi khoản 1, Điều 8 như sau:
“1. Sau khi có kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, Sở Khoa
học và Công nghệ tổng hợp, hoàn thiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đặt
hàng nhiệm vụ.”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 1, Điều 31 như sau:
“c. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các nhiệm vụ; trình
Chủ tịch UBND tỉnh công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ;”.
Điều 2. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2022.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các
sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Khoa học và Công nghệ;
Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
Sở Tư pháp;
V, C;
Lưu: VT, Vx2. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
| Quyết định 48/2022/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-48-2022-QD-UBND-quan-ly-nhiem-vu-khoa-hoc-cap-tinh-su-dung-ngan-sach-Lai-Chau-546799.aspx | {'official_number': ['48/2022/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 48/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tổ chức thực hiện và quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu kèm theo Quyết định 35/2018/QĐ-UBND'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Lai Châu', ''], 'signer': ['Trần Tiến Dũng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/12/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,291 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 1083/QĐUBND Cần Thơ, ngày 16 tháng 5 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số1181/QĐBNNBVTV ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính bị
bãi bỏ lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, đồng thời bãi
bỏ thủ tục hành chính số thứ tự 02 lĩnh vực Bảo vệ thực vật thuộc Danh mục thủ
tục hành chính cấp thành phố tại Quyết định số 1810/QĐUBND ngày 16 tháng 8
năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Về việc công bố Danh mục thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
| Quyết định 1083/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1083-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-So-Nong-nghiep-Can-Tho-633001.aspx | {'official_number': ['1083/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1083/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Cần Thơ'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Cần Thơ', ''], 'signer': ['Nguyễn Ngọc Hè'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/05/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,292 | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 03/2007/QĐBTNMT Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1: 50 000
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐCP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về
hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐCP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định kỹ thuật thành lập
bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Tài nguyên và
Môi trường, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận :
Văn phòng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Các Sở Tài nguyên và Môi trường;
Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
Công báo;
Website Chính phủ
Lưu VT, ĐĐBĐ, PC. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Hùng Võ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1: 50 000
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐBTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy định này quy định các yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho việc đo đạc thành
lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000.
2. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000 là bản đồ địa hình tỷ lệ cơ bản
nhà nước, là phần tiếp nối (kéo dài) của bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000 phần
đất liền.
Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 được thành lập trên phần biển thuộc
lãnh hải Việt Nam, trong hệ quy chiếu và phép chia mảnh thống nhất với bản đồ
địa hình tỷ lệ 1:50 000 trên đất liền.
3. Mục đích sử dụng bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000 gồm:
3.1 Làm tài liệu cơ bản, phục vụ mục đích quy hoạch, điều tra, thăm dò, quản
lý kinh tế biển trên vùng lãnh hải thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam; phục vụ an ninh, quốc phòng và công tác nghiên cứu biển.
3.2 Làm cơ sở dữ liệu để biên vẽ bản đồ địa hình đáy biển các tỷ lệ nhỏ hơn,
biên vẽ bản đồ nền, xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS), biên tập các bản
đồ chuyên đề.
4. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 được thành lập bằng công nghệ đo
vẽ bản đồ số.
5. Bản đồ gốc địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 là bản đồ gốc số lưu trữ theo
các tệp dữ liệu, phân chia theo nhóm, lớp quy định.
6. Công tác xuất bản bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 quy định như bản
đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 phần đất liền.
7. Mỗi mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 có một lý lịch bản đồ. Lý
lịch bản đồ được ghi trên giấy theo quy định tại Quy phạm thành lập bản đồ địa
hình tỷ lệ 1:50 000 và được lập dưới dạng số theo mẫu quy định tại Phụ lục số
1 ban hành kèm theo Quy định kỹ thuật này. Tệp lý lịch bản đồ được lưu trên
đĩa CDROM cùng với bản đồ gốc.
8. Đối với mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 có phần đất liền, đảo
phải thể hiện theo nguyên tắc sau:
8.1 Phần đất liền và đảo chưa có bản đồ, khi đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển
phải đo vẽ cả phần đất liền và đảo. Công tác đo vẽ phần đất liền và đảo thực
hiện theo quy định của Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 và Ký
hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 và 1:100 000;
8.2 Phần đất liền và đảo đã có bản đồ xuất bản ở tỷ lệ 1:50 000 phải ghép nối
với phần địa hình đáy biển mới đo vẽ. Mảnh bản đồ được ghép nối nội dung giữa
bản đồ địa hình phần đất liền và đảo tỷ lệ 1:50 000 đã xuất bản với nội dung
phần địa hình đáy biển mới đo vẽ được coi là mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50
000 chính thức và kể từ thời điểm hoàn thành bản đồ này, bản đồ địa hình tỷ lệ
1:50 000 phần đất liền và đảo đã xuất bản trước đó chỉ còn giá trị là tài liệu
tham khảo đối với phần nội dung đất liền và đảo.
8.3 Phần đất liền và đảo đã có bản đồ xuất bản khác tỷ lệ phải biên tập về tỷ
lệ 1:50 000 và ghép nối với phần địa hình đáy biển mới đo vẽ;
9. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 được thành lập bằng các phương
pháp sau:
9.1 Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thực hiện bằng sử dụng các máy đo
sâu hồi âm đơn tia, đa tia và công nghệ định vị vệ tinh GPS. Đối với các vùng
biển sát đất liền, tầu thuyền không thể vào được thì sử dụng phương pháp đo
chi tiết bằng sào đo, kết hợp với việc sử dụng máy định vị vệ tinh GPS cầm
tay, máy toàn đạc điện tử;
9.2 Phương pháp quét bằng thiết bị laze dựa trên cơ sở sử dụng các máy quét
laze đặt trên máy bay và công nghệ định vị GPS đối với vùng biển nông và nước
biển có độ trong cao;
9.3 Phương pháp biên vẽ từ bản đồ địa hình đáy biển có tỷ lệ lớn hơn.
10. Trong quá trình đo vẽ thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000
biên tự do hoặc biên tiếp giáp với các mảnh bản đồ đã xuất bản phải đo vẽ chờm
ra ngoài khung một dải không nhỏ hơn 8mm trên bản đồ. Phần đo vẽ chờm ra ngoài
khung chỉ thể hiện trên bản đồ gốc mà không thể hiện khi in bản đồ trên giấy.
11. Công tác thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 được tiến hành
theo Thiết kế kỹ thuật dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
12. Các máy móc, thiết bị sử dụng trong đo vẽ thành lập bản đồ địa hình đáy
biển tỷ lệ 1: 50 000 phải đồng bộ, đáp ứng yêu cầu độ chính xác của bản đồ và
được kiểm tra, kiểm nghiệm đúng theo quy định hiện hành. Các tài liệu kiểm
nghiệm máy, thiết bị kỹ thuật được lưu trữ cùng bản đồ gốc.
13. Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ
1:50 000 thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chương II
CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA BẢN ĐỒ
1. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50.000 được thành lập trong hệ toạ độ VN
– 2000; hệ độ cao nhà nước hiện hành. Múi chiếu 60 kinh tuyến trung ương là
1050, 1110, 1170.
2. Trên mảnh bản đồ gốc và bản đồ xuất bản phải kẻ lưới kilômét chẵn từng
ngàn mét một (còn gọi là lưới ô vuông). Kích thước mỗi ô vuông trên bản đồ là
2 x 2 cm.
Những mảnh bản đồ ở biên hai múi chiếu, ngoài lưới kilômét của múi chứa mảnh
bản đồ phải thể hiện thêm lưới kilômét của múi bên cạnh trong phạm vi mảnh bản
đồ dọc theo khung ngoài bản đồ theo mẫu quy định.
Quy cách trình bày khung bản đồ thực hiện theo mẫu trình bày khung và nội dung
ngoài khung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 và 1:100 000 ban hành kèm theo “Ký
hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 và 1:100 000”.
3. Việc chia mảnh, đánh số phiên hiệu của mảnh bản đồ thực hiện theo Thông tư
số 973/TTTCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính về việc hướng
dẫn áp dụng Hệ Quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN2000.
Tên gọi của mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000 quy định như sau:
Mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000 có phần đất liền, tên gọi của
mảnh bản đồ lấy theo tên gọi của mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000 tương
ứng trên đất liền.
Mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000 không có đất liền nhưng có đảo
thì lấy tên đảo lớn nhất có trong mảnh làm tên gọi của mảnh bản đồ.
Đối với các mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000 không có đảo, không
có phần đất liền thì không đặt tên, trên mảnh bản đồ chỉ ghi phiên hiệu mảnh.
4. Cơ sở khống chế mặt phẳng và độ cao bảo đảm việc thành lập bản đồ địa hình
đáy biển tỷ lệ 1: 50 000 bao gồm lưới toạ độ nhà nước hạng I, II, III, IV,
lưới địa chính cơ sở và lưới độ cao hạng 1,2,3,4.
5. Điểm chuẩn đặt máy định vị vệ tinh GPS cố định trên bờ phải là các điểm
toạ độ được tính toán theo hệ tọa độ WGS 84 và có độ chính xác tương đương
điểm toạ độ nhà nước hạng IV trở lên.
6. Sai số trung phương độ cao mốc "0" của trạm nghiệm triều so với điểm thủy
chuẩn nhà nước gần nhất không được vượt quá 0,10m.
7. Độ chính xác của khung bản đồ và các điểm tọa độ nhà nước thể hiện trên
bản đồ được quy định như sau:
Đối với bản đồ số, vị trí điểm góc khung bản đồ, điểm toạ độ nhà nước, độ dài
cạnh khung, đường chéo khung, khoảng cách từ các điểm toạ độ nhà nước tới các
điểm góc khung bản đồ không có sai số.
8. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của các điểm ghi chú độ sâu, các điểm
ghi chú chất đáy so với toạ độ điểm định vị trên bờ không được vượt quá 0,30
mm trên bản đồ.
9. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của địa vật nổi trên mặt nước có vị
trí tâm là tâm ký hiệu biểu thị trên bản đồ so với toạ độ điểm định vị trên bờ
không được vượt quá 0,50 mm trên bản đồ. Đối với các địa vật có độ di động
trên mặt biển như phao tiêu, đèn luồng, sai số trên được cộng với phạm vi di
động có thể của địa vật.
Đối với các địa vật chìm dưới đáy biển sai số cho phép là ±1,0 mm trên bản đồ.
10. Sai số trung phương độ sâu của điểm ghi chú độ sâu sau khi đã quy đổi về
hệ độ cao nhà nước được tính theo quy định tại mục 12 của Chương này không
được vượt quá các hạn sai sau:
± 0,30 m khi độ sâu đến 30m;
1% độ sâu khi độ sâu trên 30m.
11. Sai số trung bình độ sâu của đường bình độ sâu cơ bản so với mốc "0" của
trạm nghiệm triều gần nhất không được vượt quá:
2/3 khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản đối với vùng địa hình có độ dốc
nhỏ hơn 6°
Bằng khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản đối với vùng địa hình có độ
dốc lớn hơn 6°
12. Sai số trung phương của điểm đo sâu được xác định bằng công thức:

Trong đó là số chênh độ sâu giữa tuyến đo sâu
và tuyến đo kiểm tra tại giao điểm của 2 tuyến đo; độ sâu tại giao điểm này
được nội suy từ 2 điểm đo sâu gần nhất trước và sau giao điểm trên từng tuyến
đo; n là số lượng giao điểm.
13. Chênh lệch độ sâu giữa điểm đo sâu và điểm kiểm tra không vượt quá 1,5
lần so với quy định ở mục 10 Chương này và không mang tính hệ thống.
14. Trị giá số chênh cao giới hạn của các điểm đo sâu và điểm kiểm tra không
vượt quá 2 lần so với quy định tại mục 13 của Chương này và tổng số điểm kiểm
tra có số chênh từ 1,7 đến 2 lần so với quy định không được vượt quá 10% tổng
số điểm kiểm tra.
15. Sai số tiếp biên phần địa hình đáy biển trên bản đồ địa hình đáy biển tỷ
lệ 1:50 000 được phép lớn hơn 1,5 lần so với các quy định tiếp biên bản đồ địa
hình tỷ lệ1:50 000 trên đất liền .
16. Độ chính xác các yếu tố địa hình, địa vật phần trên bờ hoặc đảo của mảnh
bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 thực hiện theo quy định của Quy phạm
thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 trên đất liền.
# Chương III
NỘI DUNG BẢN ĐỒ
1. Nội dung bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 đối với phần đất liền và
đảo bao gồm các yếu tố quy định tại “Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ
1:50 000” trên đất liền và “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 và 1:100
000” trên đất liền;
2. Nội dung bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000 đối với phần biển bao gồm
các yếu tố sau:
2.1 Địa hình đáy biển;
2.2 Chất đáy (thể hiện khi có yêu cầu cụ thể trong Thiết kế kỹ thuật –dự toán)
2.3 Đường bờ và đường mép nước;
2.4 Các loại bãi nổi, bãi chìm;
2.5 Các địa vật, công trình nhân tạo trên biển;
2.6 Các địa vật, công trình nhân tạo tại đáy biển;
2.7 Các địa vật tự nhiên trên biển và tại đáy biển;
2.8 Các yếu tố hàng hải, hải văn;
2.9 Các vùng nguy hiểm hàng hải, vùng cấm;
2.10 Thực vật;
2.11 Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác;
2.12 Các đường phân chia trên biển;
2.13 Khung và ghi chú ngoài khung.
Các yếu tố nội dung phần đất liền và đảo thể hiện trên bản đồ theo qui định
của “Qui phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000” và “Ký hiệu bản đồ địa
hình tỉ lệ 1:50 000 và 1:100 000” trên đất liền.
Các yếu tố nội dung phần biển được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu quy định
cụ thể tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo quy định kỹ thuật này.
3. Tùy theo kích thước thực tế của địa vật, các yếu tố nội dung được thể hiện
trên bản đồ bằng ký hiệu theo qui định như sau:
3.1 Các địa vật có đồ hình thể hiện được theo tỷ lệ bản đồ và các địa vật hình
tuyến có độ rộng từ 0,5 mm trở lên trên bản đồ phải vẽ theo tỷ lệ bản đồ;
trường hợp địa vật có ký hiệu qui ước thì nếu đồ hình địa vật vẽ theo tỷ lệ
bản đồ có diện tích lớn hơn diện tích của ký hiệu qui ước trên bản đồ từ 2,0
lần trở lên thì phải vẽ thêm ký hiệu qui ước vào bên trong đồ hình của địa vật
đó, tâm của ký hiệu qui ước phải trùng với tâm của địa vật.
3.2 Các địa vật có đồ hình không thể hiện được theo tỷ lệ bản đồ hoặc có diện
tích đồ hình vẽ theo tỷ lệ bản đồ nhỏ hơn 2,0 lần diện tích của ký hiệu qui
ước trên bản đồ thì không vẽ đồ hình và dùng ký hiệu qui ước để thể hiện, tâm
của ký hiệu qui ước phải trùng với tâm của địa vật. Các địa vật hình tuyến có
độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ,
trục của ký hiệu hình tuyến phải trùng với trục của địa vật hình tuyến đó;
3.3 Các địa vật có đồ hình vẽ được theo tỷ lệ bản đồ nhưng không có ký hiệu
qui ước thì thể hiện đồ hình bằng ký hiệu tương ứng và dùng ghi chú để thể
hiện loại địa vật và tên riêng của địa vật đó (nếu có);
3.4 Các yếu tố nội dung bản đồ có phân bố theo diện tích như các loại bãi nổi,
bãi chìm, các vùng thực vật, vùng cấm, khu vực nguy hiểm thì thể hiện bằng
chấm ranh giới theo diện tích phân bố trên thực tế kèm theo ký hiệu qui ước và
ghi chú theo qui định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo văn bản này.
4. Các điểm khống chế trắc địa nhà nước phải thể hiện trên bản đồ gồm:
4.1 Các điểm trong lưới toạ độ quốc gia, lưới địa chính cơ sở và các điểm
trong lưới độ cao nhà nước;
4.2 Các điểm toạ độ thuộc lưới khống chế trắc địa biển; các điểm toạ độ cơ sở
lãnh hải; điểm toạ độ trạm định vị vệ tinh GPS cố định trên bờ.
5. Địa hình đáy biển
5.1 Địa hình đáy biển được thể hiện bằng các đường bình độ sâu, các điểm ghi
chú độ sâu và các ký hiệu địa hình. Khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản
được quy định cho từng vùng địa hình đáy biển, phụ thuộc vào độ dốc của bề mặt
địa hình và độ sâu của đáy biển được quy định theo bảng sau:
##### Khu vực địa hình
Độ sâu (m) Khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản (m)
Vùng địa hình có độ dốc đến 2º 0m 50m 2
50m 200m 5
200m 1000m 10
Vùng địa hình có độ dốc từ 2º đến 6º 0m – 200m 10
200m – 1000m 20
Vùng địa hình có độ dốc từ 6º đến 20º 0m – 200m 20
200m 1000m 40
c) Trường hợp đặc biệt cần thiết phải chọn khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ
bản khác với qui định trên thì phải nêu rõ yêu cầu trong thiết kế kỹ thuật
dự toán.
5.2 Trong một mảnh bản đồ, chỉ thể hiện địa hình bằng một khoảng cao đều đường
bình độ sâu cơ bản. Trường hợp trong phạm vi mảnh bản đồ có nhiều loại địa
hình khác nhau cần sử dụng 2 khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản để thể
hiện thì phải nêu rõ yêu cầu trong Thiết kế kỹ thuật dự toán và phải được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc ghi chú độ sâu đường bình độ sâu cơ bản thực hiện theo quy định như qui
định về ghi chú độ cao của đường bình độ cơ bản cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50
000 trên đất liền.
5.3 Khi đường bình độ sâu cơ bản không mô tả được hết đặc trưng dáng của địa
hình hoặc khi khoảng cách giữa hai đường bình độ sâu cơ bản liền kề lớn hơn 5
cm trên bản đồ thì phải vẽ thêm đường bình độ sâu theo nửa khoảng cao đều để
thể hiện.
5.4 Các ghi chú điểm độ sâu thể hiện trên bản đồ ghi đến 0,1m. Mật độ trung
bình của điểm ghi chú độ sâu từ 20 đến 25 điểm trên 1dm2 bản đồ. Đối với vùng
địa hình đáy biển bằng phẳng thì mật độ điểm ghi chú độ sâu không được ít hơn
25 điểm trên 1dm2 bản đồ.
5.5 Đối với các bãi đá, bãi san hô lớn, các thảm thực vật mà địa hình quá phức
tạp, không có khả năng đo vẽ trực tiếp để thể hiện dáng địa hình thì các đường
bình độ sâu được phép dừng tại ranh giới bãi, ranh giới thảm thực vật.
5.6 Đối với khu vực có địa hình thay đổi đột ngột, có độ dốc quá lớn không thể
hiện được bằng đường bình độ sâu thì dùng ký hiệu để thể hiện, các đường bình
độ sâu được phép dừng tại vị trí ký hiệu đó.
6. Chất đáy địa hình đáy biển
6.1 Nội dung chất đáy trên bản đồ địa hình đáy biển tỉ lệ 1:50 000 chỉ thể
hiện khi có yêu cầu và phải được nêu rõ trong Thiết kế kỹ thuật dự toán;
6.2 Chất đáy được thể hiện trên bản đồ bằng ký hiệu chữ. Điểm lấy mẫu chất đáy
có toạ độ chính xác tương đương với điểm ghi chú độ sâu; mật độ lấy chất đáy
phụ thuộc vào cấu tạo chất đáy địa hình của khu đo và phải được quy định cụ
thể trong Thiết kế kỹ thuật dự toán.
7. Đường bờ và đường mép nước được xác định theo Quy phạm thành lập bản đồ
địa hình tỷ lệ 1: 50 000 trên đất liền.
7.1 Đối với các mảnh bản đồ địa hình đáy biển có đất liền hoặc đảo mà đường
mép nước đã được thể hiện trên bản đồ địa hình đất liền cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ
lớn hơn thì đường mép nước được lấy theo bản đồ đất liền đã thành lập.
7.2 Đối với trường hợp không thể xác định chính xác đường mép nước tại thời
điểm đo vẽ thì đường mép nước được quy định là đường bình độ “0” m căn cứ theo
kết quả đo vẽ địa hình đáy biển.
8. Bãi nổi, bãi chìm
8.1 Bãi nổi, bãi chìm gồm bãi bùn, bãi cát, bãi đá, sỏi, bãi san hô; trong đo
đạc thành lập bản đồ địa hình đáy biển bãi nổi, bãi chìm được qui định như
sau:
a) Bãi nổi là bãi có phần nổi cao trên bình độ “0” m (căn cứ theo kết quả đo
đạc thành lập bản đồ);
b) Bãi chìm là bãi không có phần nổi cao trên bình độ “0” m (căn cứ theo kết
quả đo đạc thành lập bản đồ);
8.2 Việc thể hiện các bãi nổi, bãi chìm trên bản đồ được quy định như sau:
a) Các bãi có diện tích nhỏ hơn 15 mm2 trên bản đồ thì không phải thể hiện;
các bãi có diện tích từ 15 mm2 trở lên trên bản đồ thì phải thể hiện ranh giới
bãi và ký hiệu loại bãi; các bãi có diện tích từ 2 cm2 trở lên trên bản đồ
phải thể hiện điểm cao nhất của bãi bằng ghi chú độ cao hoặc độ sâu tại vị trí
tương ứng.
b) Các bãi chìm và phần ngập nước của các bãi nổi nếu thể hiện được bằng bình
độ sâu thì phải vẽ bình độ sâu và ghi chú độ sâu; phần nổi trên mặt nước (trên
bình độ 0 m) của các bãi nếu thể hiện được bằng bình độ thì phải vẽ bình độ
theo qui định đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 trên đất liền và ghi chú
độ cao;
9. Các công trình, địa vật nhân tạo trên biển
9.1 Các công trình, địa vật nhân tạo trên biển phải thể hiện bao gồm:
a) Các công trình kỹ thuật gồm các giàn khoan thăm dò hoặc khai thác dầu, cầu
cảng, vách công trình bờ xây, kè đá ven biển;
b) Các công trình xây dựng trên biển gồm các trạm nghiên cứu biển, nhà xây;
c) Các vùng nuôi trồng hải sản trên biển gồm đầm, phá, khoang, lồng, bè nuôi
trồng hải sản cố định trên biển; vùng đăng, chắn đánh bắt cá cố định trên
biển.
9.2 Các công trình, địa vật nhân tạo trên biển thể hiện theo qui định tại mục
3 Chương này; các công trình, địa vật có tên riêng thì phải ghi chú tên.
9.3 Các vùng nuôi trồng hải sản trên biển thể hiện trên bản đồ theo nguyên
tắc:
a) Đối với các khoang, lồng, bè nuôi trồng hải sản cố định đứng đơn lẻ được
thể hiện trên bản đồ theo tỷ lệ hoặc bằng ký hiệu, phụ thuộc vào độ lớn như
quy định tại mục 3 Chương này;
b) Đối với các khoang, lồng, bè nuôi trồng hải sản tập trung, tạo thành các
quần thể, thì thể hiện trên bản đồ theo nguyên tắc vẽ ranh giới toàn bộ quần
thể và lựa chọn, lấy bỏ tổng hợp để thể hiện đặc trưng của quần thể nuôi trồng
hải sản đó và ghi chú chủng loại hải sản nuôi trồng;
c) Đối với đầm, phá có nuôi trồng hải sản phải khoanh vẽ khu vực nuôi trồng
hải sản và ghi chú tên loại hải sản;
d) Đối với các khu vực đăng, chắn đánh bắt hải sản cố định thì không thể hiện
chi tiết số lượng, chủng loại phương tiện đánh bắt chỉ thể hiện ký hiệu và
đường bao khu vực (nếu cần thiết).
10. Các công trình, địa vật nhân tạo tại đáy biển
Các công trình, địa vật nhân tạo tại đáy biển phải thể hiện trên bản đồ, gồm
xác tàu đắm, ống dẫn dầu, ống dẫn khí, cáp tải điện, cáp viễn thông.
10.1 Xác tàu đắm được thể hiện bằng ký hiệu, đặt tại vị trí có xác tàu tại đáy
biển, trường hợp khu vực tàu đắm thuộc đối tượng nguy hiểm hàng hải thì phải
khoanh bao khu vực nguy hiểm và thể hiện theo qui định tại mục 13 Chương này.
10.2 Các đường ống dẫn dầu, ống dẫn khí, cáp tải điện, cáp viễn thông được thể
hiện bằng các ký hiệu hình tuyến tương ứng, bảo đảm đúng vị trí; trường hợp
không có điều kiện đo vẽ thực địa thì phải căn cứ theo tài liệu thiết kế và
bản vẽ hòan công được lưu trữ tại các cơ quan liên quan để thể hiện lên bản
đồ.
11. Các địa vật tự nhiên trên biển và tại đáy biển
11.1 Các địa vật tự nhiên trên biển và tại đáy biển gồm các mỏm đá, khối đá
đứng độc lập hoặc tạo thành cụm, khối nổi trên mặt nước hoặc chìm dưới nước.
11.2 Các địa vật tự nhiên trên biển và tại đáy biển phải được thể hiện trên
bản đồ bằng ký hiệu. Khi thể hiện các mỏm đá, khối đá ngoài ký hiệu cần ghi
chú rõ độ cao hoặc độ sâu, điểm cao nhất của mỏm đá; trường hợp các mỏm đá có
tên riêng thì phải ghi chú tên; trường hợp địa vật thuộc đối tượng nguy hiểm
hàng hải thì phải khoanh bao khu vực nguy hiểm và thể hiện theo qui định tại
mục 13 Chương này.
12. Các yếu tố hàng hải, thuỷ văn
Các yếu tố hàng hải, thuỷ văn phải thể hiện trên bản đồ gồm luồng tàu thuyền
ra vào cảng, luồng tàu thuyền ra vào khu vực cửa sông, phao tiêu, đèn biển,
phao luồng, đèn luồng, phao neo thuyền, bến cảng, nơi neo đậu thuyền tránh
bão, trạm quan trắc hải văn, các thước đo mực nước thuỷ triều hoặc triều ký tự
động.
12.1 Luồng tàu thuyền ra vào cảng, luồng tàu thuyền ra vào khu vực cửa sông
thể hiện bằng ranh giới luồng, ghi chú độ sâu tại khu vực thuộc ranh giới
luồng và luồng phải bảo đảm mật độ lớn hơn 1,5 lần so với quy định chung và
phải ghi chú tên luồng (nếu có), ghi chú trọng tải tàu thuyền lớn nhất có thể
ra vào luồng.
12.2 Các bến cảng, nơi neo đậu thuyền tránh bão, các trạm quan trắc hải văn,
đèn biển (bao gồm cả hải đăng), phao tiêu, phao luồng, đèn luồng, phao neo
thuyền thể hiện bằng ký hiệu tương ứng trên bản đồ và phải ghi chú tên nếu có
tên riêng; đối với nơi neo đậu thuyền tránh bão thì ghi chú độ sâu phải bảo
đảm mật độ lớn hơn 1,5 lần so với quy định chung.
13. Vùng nguy hiểm hàng hải, vùng cấm
13.1 Trên bản đồ phải thể hiện ranh giới vùng nguy hiểm hàng hải và các vùng
cấm theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
13.2 Vùng nguy hiểm hàng hải như các khu vực nước xoáy, bãi đá ngầm, các địa
vật ngầm hoặc nổi có khả năng gây nguy hiểm cho giao thông hàng hải phải thể
hiện bằng khoanh bao ranh giới khu vực nguy hiểm và ghi chú chữ “nguy hiểm”
tại vị trí tương ứng. Vùng cấm phải thể hiện bằng khoanh bao ranh giới vùng
cấm kèm theo ghi chú chữ “vùng cấm”.
14. Thực vật
Thực vật thể hiện trên bản đồ gồm các vùng cây ngập mặn trên biển, các vùng
thực vật tại đáy biển.
14.1 Các vùng cây ngập mặn ven biển thể hiện theo quy định đối với phần thực
vật, qui định tại “Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000” và “Ký
hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 và 1:100000” trên đất liền.
14.2 Các vùng thực vật tại đáy biển chỉ thể hiện theo quy định cụ thể trong
thiết kế kỹ thuật dự toán.
15. Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác
15.1 Các địa danh gồm tên biển, tên vũng, vịnh, cửa sông, tên đảo, quần đảo,
mũi đất, cồn, bãi, tên các luồng, lạch, đầm, phá ven biển, tên các bến cảng,
đèn biển, tên các địa vật tự nhiên và nhân tạo khác phải được thể hiện trên
bản đồ bằng kiểu, cỡ chữ tương ứng. Địa danh ghi chú trên bản đồ phải là địa
danh được các cơ quan hành chính nhà nước công bố; khi một đối tượng có nhiều
tên gọi khác nhau, phải nghiên cứu để xác định tên chính thức, trường hợp khó
khăn phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ quyết định.
15.2 Các ghi chú cần thiết khác gồm ghi chú bằng chữ để giải thích tính chất,
thuộc tính của địa vật, ghi chú các tham số kỹ thuật của chúng phải được thể
hiện trên bản đồ bằng ký hiệu và kiểu cỡ chữ tương ứng với từng loại địa vật;
15.3 Kiểu, cỡ chữ ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác lựa chọn theo
qui định của ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50 000 trên đất liền.
16. Các đường phân chia trên biển
16.1 Các đường phân chia trên biển gồm đường cơ sở lãnh hải; đường biên giới
trên biển (đường lãnh hải); ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trên biển; đường
phân chia ranh giới trên biển giữa các quốc gia; ranh giới thềm lục địa.
16.2 Các đường phân chia trên biển đã có đủ cơ sở pháp lý phải được thể hiện
đầy đủ trên bản đồ; phương pháp thể hiện phải được nêu cụ thể trong Thiết kế
kỹ thuật dự toán.
17. Khung và các ghi chú ngoài khung
17.1 Khung và các ghi chú ngoài khung của bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50
000 được thực hiện theo quy định tại mục 2 Chương II Qui định này.
17.2 Góc lệch nam châm được xác định và thể hiện theo quy định sau:
a) Đối với các mảnh bản đồ có phần đất liền, góc lệch nam châm được lấy theo
góc lệch nam châm thể hiện trên bản đồ địa hình của phần đất liền.
b) Đối với các mảnh bản đồ không có phần đất liền, không có đảo, nhưng thuộc
phạm vi mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100 000 đất liền đã được thành lập thì sử
dụng góc lệch nam châm thể hiện trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100 000 đó làm
góc lệch nam châm của mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000;
c) Đối với các trường hợp chưa xác định được góc lệch nam châm trên bản đồ tỷ
lệ 1:50 000 và 1:100 000 thì phải đo xác định góc lệch nam châm. Phương pháp
và mật độ điểm đo để xác định góc lệch nam châm phải được nêu cụ thể trong
thiết kế kỹ thuật dự toán; trường hợp đặc biệt không thể đo để xác định góc
lệch nam châm phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ quyết
định.
Chương IV
QUY ĐỊNH ĐO VẼ NỘI DUNG BẢN ĐỒ
1. Quan trắc mực nước thuỷ triều trong quá trình đo đạc ngoại nghiệp thành
lập bản đồ địa hình đáy biển là công tác thu thập số liệu về mực nước biển tức
thời để quy đổi giá trị độ sâu từ mặt nước biển tức thời tới bề mặt địa hình
đáy biển theo hệ thống độ cao nhà nước (giá trị độ sâu từ mặt nước biển trung
bình tại Hòn Dấu tới bề mặt địa hình đáy biển).
Thời gian quan trắc mực nước thuỷ triều phải đồng thời với thời gian đo sâu
được kéo dài trong suốt quá trình đo ngoại nghiệp.
1.1 Các phương pháp quan trắc mực nước thuỷ triều gồm:
a) Sử dụng các thước đo mực nước tại trạm nghiệm triều để đo mực nước;
b) Sử dụng thiết bị quan trắc thuỷ triều tự động (máy triều ký tự động) đặt
tại trạm nghiệm triều để xác định mực nước;
c) Sử dụng các thiết bị quan trắc mực nước thuỷ triều ngoài khơi để xác định
mực nước.
1.2 Khoảng cách tối đa giữa hai trạm nghiệm triều hoặc trạm quan trắc thuỷ
triều không được lớn hơn 50km.
1.3 Độ cao mốc “0” trạm nghiệm triều phải đo dẫn từ các điểm độ cao nhà nước
từ hạng IV trở lên hoặc đo dẫn từ các điểm toạ độ nhà nước có đo nối độ cao
với độ chính xác tương đương độ chính xác đo cao hình học từ hạng IV trở lên.
Đo dẫn độ cao từ điểm độ cao nhà nước tới mốc “0” trạm nghiệm triều được thực
hiện bằng đo cao hình học. Thiết kế đo dẫn phải nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật
dự toán và bảo đảm độ chính xác của điểm “0” độ cao trạm nghiệm triều theo
quy định tại mục 6 Chương II của Quy định này; trường hợp sử dụng phương pháp
khác để đo dẫn độ cao vẫn đảm bảo độ chính xác theo qui định trên thì phải nêu
rõ trong Thiết kế kỹ thuật – dự toán và phải được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.
1.4 Quy định về cách đọc mực nước biển trên thước đo mực nước như sau:
a) Khoảng cách thời gian giữa hai lần đọc thước đo mực nước là 30 phút và đọc
tại thời điểm tròn giờ hoặc tròn 30 phút, trừ trường hợp qui định tại tiết b)
điểm này;
b) Khoảng cách thời gian giữa hai lần đọc thước đo mực nước là 10 phút và đọc
tại thời điểm chẵn 10 phút cho khoảng thời gian 30 phút trước điểm triều cường
hoặc triều kiệt và 30 phút sau điểm triều cường hoặc triều kiệt;
c) Tại mỗi thời điểm đọc thước đo mực nước phải đọc số 2 lần, lần thứ nhất đọc
tại mực nước ở chân sóng, lần thứ hai đọc tại mực nước ở đỉnh sóng; số đọc tới
cm; giá trị đo mực nước là giá trị trung bình của hai lần đọc số;
d) Tại thời điểm chuyển việc đọc số trên thước đo mực nước nước từ thước đo
mực nước này sang thước đo mực nước khác phải đọc số đọc đồng thời trên cả hai
thước đo mực nước; độ lệch về độ cao của mực nước biển tính theo hai thước đo
mực nước, không được vượt quá 1cm.
1.5 Xây dựng đồ thị biến động của mực nước theo thuỷ triều trong ngày dựa vào
kết quả đo mực nước; trường hợp đồ thị biến động của mực nước thuỷ triều trong
ngày không phù hợp với quy luật thuỷ triều tại khu đo theo lịch triều do Trung
tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển công bố hàng năm thì phải tìm nguyên nhân và báo
cáo cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ quyết định.
1.6 Độ cao mực nước biển tức thời được xác định như sau:
a) Trường hợp quan trắc thuỷ triều bằng thước đo mực nước:
Tính độ cao mực nước biển tại các thời điểm đọc thước đo mực nước bằng cách
cộng số đọc trên thước đo mực nước với độ cao mốc "O" của thước đo mực nước;
Độ cao mực nước biển tại một thời điểm là giá trị nội suy theo thời gian giữa
hai số đọc mực nước biển liên tiếp trước và sau thời điểm đó trên thước đo mực
nước;
b) Trường hợp sử dụng triều ký tự động thì độ cao mực nước biển tại một thời
điểm là số đọc lấy trên băng triều ký tự động đối với triều ký cơ học hoặc là
số đọc lấy trên tệp số liệu đối với triều ký số.
2. Đo địa hình đáy biển
2.1 Phương pháp đo địa hình đáy biển gồm :
a) Đối với vùng biển sâu, tàu đo có thể hoạt động được thì vị trí được xác
định bằng công nghệ định vị vệ tinh GPS, độ sâu được xác định bằng máy đo sâu
hồi âm theo các tuyến đo sâu;
b) Đối với vùng biển nông, tàu đo không vào được thì vị trí được xác định bằng
công nghệ định vị vệ tinh GPS hoặc toàn đạc điện tử, độ sâu được đo bằng sào
đo.
2.2 Thiết bị sử dụng trong đo sâu gồm:
a) Tàu đo;
b) Máy thu tín hiệu định vị vệ tinh GPS, DGPS, RTK GPS có sai số định vị không
vượt quá 5 m;
c) Máy toàn đạc điện tử;
d) Máy đo sâu hồi âm kỹ thuật số có sai số đo sâu không vượt quá 5cm ± 2%0
D (D là độ sâu đo);
đ) Địa bàn số
e) Phần mềm điều khiển quá trình đo, có khả năng dẫn đường cho các tuyến đo
sâu, đồng bộ hoạt động của máy định vị vệ tinh GPS và máy đo sâu hồi âm, thu
nhận dữ liệu từ máy định vị vệ tinh GPS và máy đo sâu hồi âm;
g) Máy tính có khả năng kết nối với máy định vị vệ tinh GPS máy đo sâu hồi âm
và địa bàn số.
2.3 Các tuyến đo sâu và phải bảo đảm các quy định sau:
a) Trường hợp sử dụng máy đo sâu hồi âm đơn tia:
Tuyến đo sâu phải song song với chiều dốc của bề mặt địa hình;
Khoảng cách giữa hai tuyến đo sâu liền kề không lớn hơn 500 m ngoài thực
địa (1cm trên bản đồ); đối với vùng địa hình phức tạp thì mật độ tuyến đo sâu
có thể tăng đến 2 lần;
Các tuyến đo sâu phải được thiết kế cụ thể trong Thiết kế kỹ thuật dự
toán.
b) Trường hợp sử dụng máy đo sâu hồi âm chùm tia:
Mật độ tuyến đo sâu phụ thuộc vào độ sâu đáy biển và góc mở chùm tia của
máy đo sâu hồi âm và phải được thiết kế sao cho bảo đảm diện tích được quét
bằng chùm tia hồi âm phải phủ kín bề mặt địa hình đáy biển toàn bộ khu đo và
bảo đảm độ phủ của diện tích được quét giữa hai tuyến đo liền kề không nhỏ hơn
5% độ rộng của diện tích được quét theo tuyến đo.
Các tuyến đo sâu phải được thiết kế cụ thể trong Thiết kế kỹ thuật dự
toán
2.4 Các tuyến đo kiểm tra:
a) Trường hợp sử dụng máy đo sâu hồi âm đơn tia thì phải thiết kế các tuyến đo
bảo đảm các qui định sau:
Tuyến đo kiểm tra phải cắt tuyến đo sâu với góc cắt không nhỏ hơn 450 và
không lớn hơn 1350, tốt nhất là 900;
Tổng chiều dài các tuyến đo kiểm tra không nhỏ hơn 10% tổng chiều dài các
tuyến đo sâu và được phân bố đều trên toàn khu đo.
b) Trường hợp sử dụng máy đo sâu hồi âm chùm tia thì không cần thiết kế các
tuyến đo sâu kiểm tra. Việc kiểm tra kết quả đo sâu căn cứ vào số liệu đo sâu
thuộc phần diện tích được quét có độ phủ giữa hai tuyến đo liền kề.
2.5 Các thiết bị đo đạc trên tầu được lắp đặt và kiểm tra theo quy định sau:
a) Tâm antena của máy định vị vệ tinh GPS phải trùng với tâm cần phát biến của
máy đo sâu hồi âm trên một đường thẳng đứng; trường hợp không thể lắp đặt
trùng tâm được thì phải xác định các yếu tố lệch tâm và đưa các yếu tố này vào
phần mềm điều khiển quá trình đo;
b) Trục của địa bàn số phải lắp đặt song song với trục thân tàu; trường hợp
không thể lắp đặt song song được thì phải xác định góc lệch giữa trục địa bàn
số và trục thân tàu và đưa yếu tố này vào phần mềm điều khiển quá trình đo;
c) Trước và sau đợt công tác, phải kiểm nghiệm độ chính xác của máy định vị vệ
tinh GPS, máy đo sâu hồi âm, địa bàn số; đối với máy đo sâu hồi âm còn phải
xác định tốc độ truyền âm thanh trong nước biển tại khu đo và nhập giá trị tốc
độ truyền âm vào máy đo sâu hồi âm;
d) Độ ngập cần phát biến của máy đo sâu hồi âm phải đo chính xác tới cm và
nhập vào máy đo sâu hồi âm; độ ngập cần phát biến phải được kiểm tra hàng ngày
trước khi đo và kiểm tra lại sau khi đo;
đ) Thiết kế các tuyến đo sâu và tham số chuyển đổi hệ quy chiếu phải nhập vào
phần mềm điều khiển quá trình đo; tham số chuyển đổi hệ quy chiếu phải được
kiểm tra hàng ngày trước khi đo.
2.6 Trong thời gian tiến hành đo, các tuyến đo sâu và các tuyến đo kiểm tra
phải được thực hiện đúng theo thiết kế với độ lệch so với tuyến thiết kế không
vượt quá 50 m.
2.7 Trên mỗi tuyến đo, khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp đồng thời được đo
độ sâu và xác định vị trí không được vượt quá 100m.
2.8 Quá trình đo sâu, định vị phải được ghi chép đầy đủ trong sổ đo sâu.
2.9 Toạ độ các điểm đo xác định bằng công nghệ định vị vệ tinh GPS trong hệ
quy chiếu toàn cầu WGS 84 phải được tính chuyển về hệ quy chiếu quốc gia VN
2000. Việc tính chuyển toạ độ được thực hiện bằng phương pháp sau:
a) Đưa các tham số tính chuyển hệ quy chiếu vào phần mềm điều khiển quá trình
đo trước khi tiến hành đo.
b) Việc đo đạc bản đồ địa hình đáy biển được thực hiện trong hệ quy chiếu toàn
cầu WGS 84 và toàn bộ số liệu định vị được tính chuyển theo quy định tại
“Thông tư hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN 2000”.
2.10 Việc đo địa hình đáy biển bằng sào đo đối với khu vực biển nông được thực
hiện theo quy định sau:
a) Mật độ điểm đo sâu bằng sào đo không nhỏ hơn 30 điểm trên một dm2 bản đồ;
b) Việc xác định toạ độ đầu sào đo bằng toàn đạc điện tử được thực hiện theo
quy định tại Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000 trên đất liền;
c) Việc xác định toạ độ sào đo theo phương pháp định vị vệ tinh GPS được thực
hiện bằng chế độ xác định thời điểm định vị bằng tay (manual logging) để ghi
lại số liệu toạ độ điểm đo sâu vào tệp đo;
3. Việc lấy chất đáy (trường hợp có yêu cầu đo vẽ chất đáy) thực hiện bằng
gàu múc hoặc ống phóng lấy chất đáy theo quy định sau:
3.1 Mật độ các điểm lấy chất đáy được quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật
dự toán dựa vào yêu cầu cụ thể đối với thông tin về chất đáy.
3.2 Toạ độ điểm lấy chất đáy được xác định bằng công nghệ định vị vệ tinh GPS
có độ chính xác tương đương với độ chính xác định vị điểm đo sâu.
3.3 Quá trình lấy chất đáy được tiến hành độc lập với việc đo sâu tại khu vực
biển sâu và đồng thời với việc đo sâu bằng sào tại khu vực biển nông.
3.4 Mẫu chất đáy được phân tích tại thực địa và ghi vào sổ lấy mẫu chất đáy.
3.5 Đối với khu vực biển sâu không có khả năng lấy chất đáy thì có thể sử dụng
các thiết bị phân tích chất đáy gắn với máy đo sâu để thu nhận các thông tin
về chất đáy.
4. Vị trí đường bờ được xác định như sau:
4.1 Trường hợp có vệt đường bờ tại thực địa thì xác định toạ độ vệt đường bờ
bằng máy định vị vệ tinh GPS hoặc máy toàn đạc điện tử,
4.2 Trường hợp không có vệt đường bờ tại thực địa thì vị trí đường bờ được xác
định là mép nước thuỷ triều cao nhất tại khu vực đo trong thời gian đo ngoại
nghiệp; mép nước thuỷ triều cao nhất được xác định bằng máy định vị vệ tinh
GPS.
5. Công trình, địa vật tự nhiên và nhân tạo được xác định như sau:
5.1 Đối với công trình, địa vật nổi trên mặt biển hoặc nửa nổi nửa chìm thì vị
trí được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS, chiều cao được xác định bằng
thước dây hoặc đo cao lượng giác; trường hợp công trình, địa vật nửa nổi nửa
chìm vị trí được xác định khi triều kiệt.
Trường hợp các công trình, địa vật có đồ hình vẽ được theo tỉ lệ bản đồ bản đồ
thì phải xác định vị trí đường bao và tâm của công trình, địa vật đó; trường
hợp công trình, địa vật có diện tích nhỏ không vẽ được theo tỉ lệ bản đồ thì
phải xác định vị trí của tâm công trình, địa vật đó (việc xác định tâm công
trình, địa vật có thể thực hiện bằng đo đạc trực tiếp hoặc tính toán gián
tiếp).
5.2 Đối với công trình, địa vật chìm dưới mặt nước thì vị trí được xác định
bằng phương pháp quét âm đáy biển (sound scanning); trường hợp không xác định
được bằng phương pháp quét âm đáy biển thì phải quy định cụ thể trong Thiết kế
kỹ thuật dự toán.
6. Thảm thực vật được xác định như sau:
6.1 Đối với thảm thực vật nổi trên mặt biển hoặc nửa nổi nửa chìm thì vị trí
được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS hoặc toàn đạc điện tử tại thời điểm
triều kiệt theo quy định sau:
a) Trường hợp thảm thực vật có diện tích lớn hơn 15 mm2 trên bản đồ thì phải
xác định vị trí đường bao;
b) Trường hợp thảm thực vật gồm nhiều loại cây mọc thành từng vùng riêng biệt
mà mỗi vùng có diện tích lớn hơn 15 mm2 trên bản đồ thì phải xác định vị trí
đường bao cho từng vùng riêng biệt đó;
c) Trường hợp thảm thực vật gồm nhiều loại cây mọc xen kẽ hoặc mọc thành từng
vùng nhưng mỗi vùng có diện tích không lớn hơn 15 mm2 trên bản đồ thì xác định
đường bao chung cho toàn bộ thảm thực vật đó.
6.2 Đối với thảm thực vật chìm dưới mặt nước thì vị trí được xác định bằng
phương pháp quét âm đáy biển; trường hợp không xác định được bằng phương pháp
quét âm đáy biển thì phải quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật dự toán.
6.3 Tên từng loại cây khi xác định được phải được ghi vào sổ nhật ký đo;
trường hợp không xác định được tên thì ghi loại cây hoặc mô tả loại cây vào sổ
nhật ký đo.
7. Các yếu tố hàng hải, hải văn được xác định theo quy định sau:
7.1 Vị trí các yếu tố hàng hải, hải văn được xác định bằng máy định vị vệ tinh
GPS.
7.2 Vị trí đèn biển được xác định tại tâm của đèn; chiều cao được xác định
bằng thước dây hoặc đo cao lượng giác.
7.3 Vị trí phao neo thuyền được xác định tại tâm của phao.
7.4 Vị trí phao tiêu, phao luồng, đèn luồng được xác định tại mép các thiết bị
đó.
7.5 Vị trí luồng tàu thuyền ra vào cảng, luồng tàu thuyền ra vào khu vực cửa
sông được xác định theo vị trí của phao tiêu, phao luồng, đèn luồng.
7.6 Vị trí các trạm quan trắc hải văn được xác định tại tâm của thước đo mực
nước số 01 hoặc tại tâm của triều ký tự động; trường hợp trạm hải văn có cả
thước đo mực nước và triều ký tự động thì vị trí được xác định tại tâm của
triều ký tự động.
7.7 Tên của các yếu tố hàng hải, hải văn và trọng tải thông luồng phải được
ghi vào sổ nhật ký đo.
8. Bãi được xác định theo quy định sau:
8.1 Vị trí bãi nổi và toạ độ, độ cao điểm cao nhất của bãi được đo đạc, xác
định tại thời điểm triều kiệt bằng máy định vị vệ tinh GPS hoặc toàn đạc điện
tử;
8.3 Vị trí bãi chìm và toạ độ, độ cao điểm cao nhất của bãi được đo đạc, xác
định bằng phương pháp quét âm, máy đo sâu hồi âm hoặc đo sâu bằng sào.
Chương V
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ GỐC
1. Việc thành lập bản đồ gốc đối với bản đồ địa hình đáy biển được thực hiện
theo Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ gốc đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50
000 trên đất liền và “Quy định kỹ thuật số hoá bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10 000,
1:25 000, 1:50 000 và 1:100 000”.
2. Việc ghép nối bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000 với bản đồ địa hình
phần đất liền hoặc đảo tỷ lệ 1: 50 000 được thực hiện tiếp biên theo quy định
tại “Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000” trên đất liền.
3. Tên và ghi chú của các yếu tố nội dung bản đồ địa hình đáy biển đã ghi
trong sổ nhật ký đo được đưa vào bản đồ theo toạ độ và thể hiện bằng ký hiệu
tương ứng.
4. Nội dung các nhóm lớp của bản đồ địa hình đáy biển được điều chỉnh so với
nội dung các nhóm lớp của bản đồ bản đồ địa hình trên đất liền như sau:
4.1 Nhóm lớp địa hình được bổ sung các lớp sau:
Lớp Mã Nội dung Số ký hiệu Lực nét Tên ký hiệu, kiểu đường Màu Phông chữ Ghi chú
Tên phông Số hiệu phông Cỡ chữ (độ cao/độ rộng)
28 328 Nét chỉ dốc đường bình độ sâu 102f 10 L=40
31 331 Đường bình độ sâu cơ bản 102a 1 10
32 332 Đường bình độ sâu cái 102b 4 10
33 333 Đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều 102c 1 Binhdonua 10 Linest
34 334 Đường bình độ sâu phụ 102d 1 Binhdophu 10 Linest
35 335 Đường bình độ sâu vẽ nháp 102e 1 Binhdonhap 10 Linest
45 345 Chấm điểm độ sâu thường 103b DCAOT 10 Cell
46 346 Ghi chú điểm độ sâu thường 103b 10 Univercd 214 75/75
47 3472 Chấm điểm độ sâu khống chế (độ sâu lớn nhất) 103a DCKC 10 Cell
47 2472 Ghi chú điểm độ sâu lớn nhất 10 Univercd 215 110/110
48 348 Ghi chú đường bình độ sâu 102g 10 Vncour 196 90/90
49 349 Ghi chú chất đáy 10 VnArial 180 75/75
4.2 Nhóm lớp giao thông được bổ sung các lớp sau:
Lớp Code Nội dung Số KH (theo KH 1998) Lực nét Tên ký hiệu, kiểu đường Màu color Phông chữ Ghi chú
Tên Số Cỡ
42 4423 Phao buộc thuyền 119 PHAOBT 10 Cell
42 4424 Phao tín hiệu có đèn 120a PHATHA 10 Cell
42 4425 Phao tín hiệu không có đèn 120b PHATHB 10 Cell
42 4426 Cột tín hiệu có đèn 121a COTTHA 10 Cell
42 4427 Cột tín hiệu không có đèn 121b COTTHB 10 Cell
4.3 Nhóm lớp thủy hệ được bỏ các sau:
a) Lớp 5 (bình độ sâu);
b) Lớp 6 (ghi chú bình độ sâu)
5. Độ cao đường bờ, đường mép nước trên bản đồ địa hình đáy biển được xác
định như sau:
5.1 Trường hợp đường bờ, đường mép nước được xác định trong quá trình đo ngoại
nghiệp thì độ cao các đường này lấy theo trị đo ngoại nghiệp.
5.2.Trường hợp đường bờ, đường mép nước đã được xác định trên bản đồ địa hình
phần đất liền hoặc đảo tỷ lệ 1:50 000 thì độ cao của các đường này lấy theo độ
cao của bản đồ địa hình phần đất liền hoặc đảo.
6. Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ thực hiện theo qui định tại các mục
1.6, 1.7, 1.8 và các mục từ 9.4 đến 9.12 của “Qui định kỹ thuật số hoá bản đồ
địa hình tỉ lệ 1:10 000, 1:25 000, 1:50 000”.
PHỤ LỤC
VỀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1:50 000
(Kèm theo Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:
50.000 ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ BTNMT ngày 12 tháng 02 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
PHỤ LỤC SỐ 1
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1: 50 000
1. Thiết bị, máy móc sử dụng trong đo vẽ thành lập bản đồ địa hình đáy biển
tỷ lệ 1: 50 000
1.1. Tầu đo đạc: Tầu Đo đạc biển 01 là tầu chuyên dụng, sử dụng trong công tác
đo vẽ ngoại nghiệp bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 50 000.
Trường hợp tàu Đo đạc biển 01 không đáp ứng được kế hoạch sản xuất phải thuê
tàu đo, tàu thuê phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có khả năng đi biển theo quy định tàu cấp III hạn chế;
b) Tàu có khả năng đi biển an toàn khi cấp gió nhỏ hơn hoặc bằng cấp 7;
c) Đáp ứng được nhu cầu lắp đặt các thiết bị đo đạc trên tàu;
d) Đầy đủ các phương tiện an toàn hàng hải và các phương tiện đảm bảo an toàn
cho máy móc thiết bị đo đạc.
1.2. Thiết bị đo đạc đồng bộ trên tầu:
a) Máy đo sâu hồi âm thế hệ mới có hai nguồn dữ liệu ra gồm băng đo sâu và
file số liệu có độ chính xác của máy phải £ ± 5 cm + hx 1% h là độ sâu đo
Các loại máy đo sâu hiện đang sử dụng gồm Raytheon 719, Bathy 500, máy đo sâu
ODOM...
b) Thiết bị định vị bao gồm các loại máy thu DGPS có độ chính xác định vị nhỏ
hơn hoặc bằng 5m;
Phần mềm đo biển: Hydro Navigation;
Máy tính đo biển từ 2 cổng COM trở lên;
Máy in laze;
Địa bàn Digital ( Trường hợp antena máy GPS lắp trùng với cần phát biến máy đo
sâu, không sử dụng địa bàn Digital);
Màn hình dẫn đường cho hoa tiêu;
Thiết bị lấy chất đáy;
Thiết bị bổ trợ gồm máy phát điện, ăcquy, bộ nạp ăcquy, đồng hồ đo điện;
Thiết bị đo thuỷ triều ngoài khơi;
Thiết bị kiểm nghiệm máy đo sâu: Máy đo tốc độ âm, check bar
1.3. Thiết bị tại trạm phát tín hiệu cải chính DGPS trên bờ (Base Station)
a) Khi sử dụng trạm Beacom với kỹ thuật MSK thiết bị sử dụng bao gồm máy thu
GPS MSK Trimble 4000, máy phát sóng MSK, thiết bị điều biến , hệ thống Antena
phát sóng trung và máy tính P.C
b) Khi sử dụng Radiolink với kỹ thuật phát, truyền sóng cao tần giải UHF thiết
bị sử dụng bao gồm máy thu GPS Trimble 4000; bộ Radiolink thu phát tín hiệu
cải chính phân sai và máy tính PC.
1.4. Thiết bị xử lý số liệu và biên tập bản đồ bao gồm:
a) Thiết bị phần cứng tối thiểu gồm 01(một) bộ Workstation (02 máy) của
Intergraph (01 màn hình 21', 01màn hình 17');
Máy tính Servex 586, Pentium III 300 MHz;
Máy vẽ HP Disgn Jet 750c plus.
b) Phần mềm gồm:
Bộ phần mềm của Intergraph (MGE, Microstation 95, IRAC B, C, quản lý dữ liệu
ORACLE ), Auto car R.14, Hydro 6.04, 6.06 và GPSurvey 2.35a
Các phần mềm hoặc phiên bản phần mềm khác có tính năng tương tự.
Các chương trình ứng dụng của đơn vị thi công.
2. CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ VÀ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ.
Quy trình công nghệ đo vẽ thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50 000
gồm:
2.1 Thu thập tư, tài liệu, khảo sát khu đo;
2.2. Thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế kỹ thuật – dự toán;
2.3. Chuẩn bị, kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc, thiết bị. Chuẩn bị giấy tờ công
tác, liên hệ với chính quyền địa phương, chuyển lực lượng sản xuất đến địa bàn
thi công;
2.4 Công tác đo vẽ ngoại nghiệp:
a) Đo ngoại nghiệp trên tầu, có gắn máy đo sâu hồi âm và định vị DGPS bao gồm
các bước :
Bước 1. Xây dựng trạm nghiệm triều và quan trắc thuỷ triều (trường hợp không
dùng trạm nghiệm triều trên bờ, quan trắc thuỷ triều bằng các thiết bị quan
trắc ngoài khơi);
Bước 2. Lắp đặt thiết bị trên tàu đo đạc;
Bước 3. Kiểm nghiệm thiết bị máy móc tại thực địa;
Bước 4. Thiết kế đo đạc cải chính phân sai từ trạm tĩnh (Base Station);
Bước 5. Thu nhận số liệu đo sâu và định vị theo các tuyến đo đã thiết kế trong
phần mềm đo biển;
Bước 6. Thu nhận số liệu đo sâu và định vị theo các tuyến đo kiểm tra đã thiết
kế trong phần mềm đo biển;
Bước 7. Lấy mẫu chất đáy theo thiết kế đã cài đặt trong phần mềm đo biển;
Bước 8. Xử lý, tính toán các files số liệu đo sâu (Hydronav files);
Bước 9. Xử lý các số liệu đo kiểm tra, đánh giá kết quả đo ngoại nghiệp;
Bước 10. Xác định các địa vật trên biển, đo rà soát hải văn (nếu có);
Bước 11. Đo bù, đo lại.
b) Đo chi tiết phần trên bờ, phần nước nông tàu không vào được bao gồm:
Bước 1. Lập lưới khống chế toạ độ và độ cao;
Bước 2. Đo địa hình, địa vật bằng máy toàn đạc điện tử;
Bước 3. Đo sâu bằng sào, bằng quả dọi và xác định toạ độ điểm đo sâu bằng máy
thu DGPS;
Bước 4. Đo đường bờ nước bằng máy thu DGPS;
Bước 5. Quan trắc thuỷ triều trong suốt thời gian đo sâu bằng sào, bằng quả
dọi;
Bước 6. Xử lý số liệu đo (cải chính thuỷ triều, tính toán toạ độ và độ sâu
hoặc độ cao) của điểm đo sâu chi tiết.
2.5. Công tác nội nghiệp gồm:
a) Kiểm tra băng đo sâu, các kết quả đo đạc và xử lý số liệu thực địa;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc địa hình đáy biển;
c) Thành lập và biên tập bản đồ gốc số địa hình đáy biển;
d) Điền viết lý lịch bản đồ:
đ) Lưu trữ, bảo quản số liệu gốc, bản đồ số bằng các phần mềm quản trị dữ
liệu;
e) Ghi đĩa CDR dữ liệu bản đồ gốc và lý lịch bản đồ.
f) In phun bản đồ gốc.
2.6. Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bao gồm:
a) Kiểm tra đo đạc, xử lý số liệu thực địa;
b) Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bản đồ địa hình đáy biển (nội nghiệp);
Các bước công nghệ được tiến hành tuần tự, một số bước trong phần đo đạc ngoại
nghiệp được tiến hành đồng thời với nhau.
Đối với các bước tiếp sau có sử dụng thành quả của bước trước, chỉ được tiến
hành sau khi thành quả của bước trước đã kiểm tra và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
Sơ đồ công nghệ thành lập bản đồ địa hình biển tỷ lệ 1: 50.000 được thể hiện
tại Phụ lục số 4 kèm theo quy định kỹ thuật này.
3. CHI TIẾT CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ TRONG QUY TRÌNH.
3.1. Thu thập số liệu, khảo sát khu vực thi công phục vụ công tác thiết kế kỹ
thuật chính xác, chuẩn bị và lập kế hoạch thi công bao gồm:
a) Thu thập tài liệu gồm tư liệu trắc địa, bản đồ đã có (phần trên biển và
trên đất liền), tài liệu về khí tượng thuỷ văn trong khu đo.
b) Khảo sát khu vực thi công gồm tìm các điểm toạ độ, độ cao dự kiến sử dụng
trong thiết kế kỹ thuật, tìm hiểu các phương án đo nối toạ độ và độ cao; khảo
sát tình hình khí hậu, đặc điểm chế độ sóng gió trong khu vực biển cần đo vẽ;
khảo sát vị trí neo đậu tàu đo, địa điểm mua xăng dầu, bến bãi, phương tiện
cung ứng dầu và nơi cung cấp nước ngọt cho tàu đo đạc;
Đo sâu khảo sát địa hình đáy biển tìm độ dốc, hướng dốc của địa hình đáy biển.
Xác định khối lượng đo sâu khảo sát địa hình, it nhất phải đo được 2 đường
chéo của diện tích khu vực thi công; khảo sát về tình hình an ninh trên biển,
giá thuê dân công, vật liệu và viết báo cáo khảo sát khu đo.
3.2. Lập thiết kế kỹ thuật – dự toán theo nguyên tắc:
a) Thiết kế kỹ thuật phải dựa theo báo cáo khảo sát làm cơ sở lựa chọn và đưa
ra phương án kỹ thuật tối ưu.
b) Thiết kế kỹ thuật – dự toán được phê duyệt là cơ sở pháp lý để thi công đo
vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
3.3. Kiểm tra, kiểm nghiệm thiết bị máy móc và công tác chuẩn bị sản xuất gồm:
a) Máy móc, thiết bị sử dụng đúng chủng loại nêu trong thiết kế kỹ thuật – dự
toán;
b) Kiểm tra, kiểm nghiệm các thiết bị, máy móc sử dụng trong đo vẽ bản đồ địa
hình đáy biển trước khi lắp đặt trên tàu đo. Công việc kiểm tra thiết bị phải
thực hiện kiểm tra đồng bộ ( như sản xuất thử trên bờ ), không được kiểm tra
đơn hệ sự hoạt động của từng thiết bị;
c) Có phương án dự trù thay thế, sửa chữa thiết bị khi có sự cố kỹ thuật;
d) Công việc chuẩn bị sản xuất trên biển bao gồm:
Các thủ tục liên quan đến việc cho phép hoạt động sản xuất trên biển;
Công tác chuẩn bị cho an toàn lao động, tuyệt đối không tiến hành sản xuất
trên biển khi các phương tiện an toàn không đầy đủ.
Chuẩn bị các điều kiện cung ứng hậu cần cho tầu hoạt động, nơi neo đỗ tàu, nơi
mua xăng dầu, nước ngọt, địa điểm, phương thức cung cấp xăng dầu, nước ngọt,
lương thực và thực phẩm.
3.4. Lắp đặt máy móc trên tàu đo đạc, kiểm nghiệm máy móc tại thực địa trước
khi sản xuất:
a) Lắp đặt thiết bị trên tàu đo đạc gồm:
Lắp đặt các thiết bị theo hồ sơ lắp đặt thiết bị, các thiết bị lắp đặt trên
tàu đều phải được cố định trên các bàn lắp thiết bị có sẵn trên tàu;
Lắp đặt cần phát biến ở mạn tàu, hoặc ở dưới đáy tàu. Vị trí lắp đặt cần phát
biến máy đo sâu chọn ở giữa thân tầu. Xác định độ ngập của cần phát biến (từ
mặt dưới của cần phát biến đến mặt nước biển) và đưa thông số này vào máy;
Lắp đặt ăntena của máy GPS và máy DGPS ( lắp đặt cách xa nhau hoặc trùng một
nơi) phải chọn vị trí trên tàu có khả năng bắt tín hiệu tốt nhất (không lắp
gần giàn antena thông tin trên tàu);
Dùng thước vải, hoặc máy kinh vĩ để xác định vị trí tương quan giữa antena GPS
với vị trí cần phát biến của máy đo sâu. Ví trí tương quan của antena GPS, cần
phát biến máy đo sâu và chu vi boong tàu đo được đưa vào phần mềm Hydro để tạo
ký hiệu tàu đo và cải chính độ lệch tâm của antena GPS và cần phát biến đo
sâu.
b) Kiểm nghiệm thiết bị đo biển gồm các bước:
Bước 1. Kiểm nghiệm máy đo sâu thực hiện như sau:
Xác định tốc độ âm thực tế tại khu đo bằng cách sử dụng máy đo tốc độ âm hoặc
bằng “check bar”. Điều chỉnh dần tốc độ âm đưa vào máy đo sâu đến khi kết quả
đo kiểm tra bằng kết quả lý thuyết (độ sâu đo được, bằng độ sâu bề mặt của tấm
check bar ). Tiến hành nhiều lần để xác định được chính xác tốc độ âm làm việc
thực tế;
Kiểm tra độ sâu đo được trên file số liệu với độ sâu tương ứng thể hiện trên
băng. Nếu sai khác, phải chỉnh máy sao cho số đọc trên băng trùng với số đọc
tương ứng trên file đo sâu.
Bước 2. Kiểm tra định vị GPS trên tàu thực hiện như sau:
Trên bờ nơi tàu neo đậu xây dựng 2 điểm mốc có toạ độ nhà nước, khoảng cách
giữa 2 điểm từ 100 đến 150mét;
Dùng máy kinh vĩ điện tử đặt tại một điểm toạ độ trên bờ, lấy hướng tới điểm
mốc thứ hai, đo góp kẹp và khoảng cách tới tâm antena GPS;
Đọc đồng thời các trị góc, cạnh và files toạ độ GPS trên tàu và in ra kết quả
toạ độ files của GPS;
So sánh toạ độ đo được bằng Total Station và GPS của điểm đặt anten GPS, đánh
giá độ chính xác định vị GPS trên tàu. Chỉ được tiến hành sản xuất khi độ
chính xác nằm trong hạn sai theo thiết kế kỹ thuật – dự toán.
Bước 3. Kiểm tra phương vị đọc trên Gyro Compass thực hiện như sau:
Chọn thời điểm lặng sóng, neo tàu đứng yên tại bến neo đậu tàu;
Sử dụng máy Total Station và 02 điểm mốc toạ độ đã có ở trên bờ để xác định
phương vị tức thời của sống tàu;
Đọc số đọc phương vị trên tàu Gyro Compass;
Lấy số chênh của phương vị sống tàu và phương vị đọc trên Gyro Compass đưa vào
mục số liệu chính địa bàn trong phần mềm Hydro.
3.5. Thiết kế đo đạc trên phần mềm Hydro:
a) Trước khi tiến hành đo đạc trên biển với phần mềm đo biển, phải thiết kế đo
đạc trên phần mềm đo biển Hydro. Chuyển thiết kế vào phần mềm dưới dạng các
files số liệu và lưu trữ các files này trong cơ sở dữ liệu của phần mềm để sử
dụng trong quá trình đo đạc trên biển.
Khi đo phần mềm sẽ điều khiển công việc đo theo thiết kế đã lưu trữ trong cơ
sở dữ liệu của phần mềm;
b) Thiết kế đo trên phần mềm gồm các nội dung:
Tạo Job và các files tuyến đo sâu, tạo các tuyến đo bằng toạ độ điểm đầu và
điểm cuối của các tuyến đo trong thiết kế kỹ thuật – dự toán, các tuyến đo
được đánh số từ 1 đến hết.
Khi thi công một thiết kế kỹ thuật – dự toán, tạo một Job trong phần mềm
Hydro. Trong một Job có thể tạo nhiều files tuyến đo sâu.
Tuyến đo sâu thiết kế được đánh số thứ tự từ 01 đến n. Mỗi tuyến đo sâu tạo
một file tuyến đo sâu, lấy tên file là số thứ tự tuyến đo sâu.
Cài đặt các thông số của Ellipsoid sử dụng. Hệ toạ độ đo vẽ bản đồ địa hình
đáy biển, sử dụng hệ toạ độ VN – 2000, Ellipsoid WGS 84 ( Ellipsoid mặc
định trong phần mềm Hydro ). Cài đặt kinh tuyến trung ương theo thiết kế trong
phần mềm Hydro;
Cài đặt hệ số tính chuyển từ hệ toạ độ WGS 84 sang hệ toạ độ VN 2000 trong
phần mềm Hydro, trường hợp không xác định hệ số tính chuyển, sử dụng phần cài
đặt Default của chương trình;
Phần mềm Hydro ngầm định chiều quay của 3 trục toạ độ X, Y và Z là chiều quay
ngược kim đồng hồ. Khi nhập hệ số Rx, RY, RZ vào phần mềm, phải đổi dấu.
3.6. Tiến hành đo sâu và định vị điểm đo sâu trên tàu đo đạc bao gồm:
a) Thu nhận số liệu đo sâu và định vị điểm đo sâu thực hiện trong quá trình
điều khiển tầu đo chạy đúng thiết kế đã nhập trong phần mềm. Người vận hành
phần mềm phải sử dụng đúng tên file tuyến tàu chạy, xác định số thứ tự tuyến
tàu cần đo và tên file, đường dẫn và thư mục chứa file kết quả đo (có đuôi
NAV). Tên file kết quả đo lấy trùng tên file tuyến tàu chạy nhưng khác đuôi
(đuôi NAV)
b) Trước khi đo, người vận hành phải cài đặt đầy đủ các thông số kỹ thuật
tương ứng trong setup menu và Hydrographic Survey Menu.
c) Người lái tàu phải nhìn đồ thị, các thông báo dẫn đường trên màn hình hoa
tiêu để lái tàu chạy đúng tuyến đo đã thiết kế.
d) Trong quá trình tàu chạy theo tuyến đo tổ đo phải phân công theo dõi hoạt
động của phần mềm Hydro, của các thiết bị máy móc lắp đặt trên tàu và ghi nhật
ký đo vào sổ đo sâu.
3.7. Hoạt động của trạm tĩnh trên bờ phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Trạm tĩnh trên bờ phát tín hiệu cải chính phân sai DGPS cho các thiết bị
thu DGPS trên tàu hoạt động. Thời gian hoạt động của trạm tĩnh trên bờ phải
trùng giữa với thời gian đo đạc trên tàu đo.
b) Góc ngưỡng cao cài đặt trong máy thu GPS tại trạm tĩnh phải cài đặt nhỏ hơn
góc ngưỡng cao cài đặt trên máy động 50;
c) Toạ độ nhập vào máy đo GPS ( Toạ độ điểm mốc trạm tĩnh ) toạ độ trên hệ WGS
84.
3.8. Đo kiểm tra:
a) Sau khi đo xong các tuyến đo chính tiến hành đo các tuyến đo kiểm tra.
b) Quy trình đo tuyến đo kiểm tra giống như đo các tuyến đo sâu chi tiết.
3.9. Lấy mẫu chất đáy bề mặt đáy biển:
a) Thiết bị Lấy mẫu chất đáy bề mặt đáy biển gồm gầu lấy chất đáy, thiết bị
lấy chất đáy bằng các ống phóng lấy chất đáy và máy phân tích chất đáy nối với
máy đo sâu hồi âm.
b) Khi lấy chất đáy bằng các phương pháp trực tiếp phải xác định toạ độ tại
điểm lấy chất đáy. Mẫu chất đáy phân tích ngay tại thực địa, đánh số thứ tự và
ghi chép vào sổ lấy chất đáy.
c) Phải sử dụng các thiết bị đo sâu, định vị ( cả phần cứng và phần mềm ) dẫn
đường và định vị cho công tác lấy mẫu chất đáy bảo đảm vị trí lấy chất đáy
đúng thiết kế.
3.10. Xây dựng trạm nghiệm triều và quan trắc mực nước.
a) Trạm nghiệm triều xây dựng tại vị trí khuất sóng gió, thuận tiện cho việc
quan trắc mực nước biển. Khoảng cách giữa hai trạm nghiệm triều không lớn hơn
50 km.
b) Mốc “0” thước nước của trạm nghiệm triều (thước nước thống nhất) phải có độ
cao nhỏ hơn độ cao của mực nước triều kiệt. Căn cứ độ dốc của địa hình đáy
biển tại nơi xây dựng trạm nghiệm triều, xây dựng một, hai hoặc nhiều thước đo
nước.
c) Mực nước thuỷ triều quan trắc trong suốt thời gian đo vẽ bản đồ địa hình
đáy biển. Khi quan trắc mực nước thuỷ triều, ngoài mục đích cải chính độ sâu
khi đo sâu bằng máy đo sâu hồi âm, còn sử dụng để xác định độ cao của mức nước
thuỷ triều thấp nhất ( triều kiệt ) phải quan trắc 24/24 giờ trong ít nhất một
tháng.
d) Độ cao của mốc “0” thước nước phải đo nối với lưới thuỷ chuẩn nhà nước.
đ) Số liệu quan trắc mực nước biển nhập vào máy tính tạo thành file số liệu
quan trắc thuỷ triều dùng để cải chính, quy đổi các giá trị đo sâu trên biển
về mặt chuẩn “0” lục địa ( mặt nước biển trung bình).
e) Khi nhập số liệu thời gian, chú ý giữa giờ địa phương và giờ UTM (quy đổi
về một múi giờ giữa tài liệu đo sâu và tài liệu quan trắc mức nước biển ).
3.11. Xử lý tính toán các số liệu đo sâu, kiểm tra chất lượng thành quả đo
ngoại nghiệp theo nguyên tắc sau:
a) Trong số liệu đo sâu luôn xuất hiện một số trị đo sâu bất thường lẫn vào
file số liệu đo sâu, khi đo xong phải dùng các chức năng trong phần mềm Hydro
để xử lý, loại bỏ các trị đo bất thường.
b) Xử lý số liệu ngoài thực địa còn bao gồm cả công việc cải chính các số liệu
có liên quan vào kết quả đo.
c) Các file kết quả đo và các file kết quả đo kiểm tra được tính toán xử lý
sau khi xử lý số liệu đo.
d) Dùng các file đo sâu và các file đo kiểm tra làm các files số liệu đầu vào,
chạy chương trình kiểm tra số liệu đo ngoại nghiệp.
đ) Chương trình kiểm tra, tự động xác định toạ độ các điểm giao cắt giữa tuyến
đo kiểm tra và tuyến đo sâu cơ bản. Tính độ sâu nội suy của các điểm cắt theo
tuyến đo kiểm tra và tuyến đo sâu, đưa ra hiệu số độ sâu của các điểm cắt tính
theo tuyến kiểm tra và tuyến đo sâu.
e) Kết quả kiểm tra nằm trong hạn sai cho phép, kết quả đo được chấp nhận.
Ngược lại chương trình chỉ ra các đường đo sâu (hoặc các đoạn đường đo sâu)
phải đo lại.
f) Sau khi chuyển số liệu đo sâu đã kiểm tra vào cơ sở dữ liệu đo sâu, dùng
chức năng hiển thị màn hình để hiển thị các số liệu đo sâu trên màn hình,
người vận hành quyết định khối lượng, khu vực phải đo bù, đo lại và đo rà soát
hải văn.
3.12. Đo bù, đo lại và đo rà soát hải văn
a) Quá trình đo bù, đo lại và tính toán xử lý số liệu đo bù, đo lại giống như
quá trình đo sâu chi tiết.
b) Đo rà soát hải văn tiến hành theo thiết kế ngoài thực địa. Thiết kế ngoài
thực địa dựa vào đặc điểm, tính chất của các địa vật nhân tạo hoặc tự nhiên
cần rà soát dưới đáy biển.
3.13. Công tác nội nghiệp gồm:
a) Kiểm tra dữ liệu đo đạc gồm: File đo sâu ( X,Y,h ) file chất đáy ( X,Y, mô
tả chất đáy ).
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc địa hình đáy biển. ( Từ file đo sâu, file
chất đáy chuyển vào phần mềm xử lý số liệu đo vẽ địa hình đáy biển MTA xây
dựng không gian 3 chiều X,Y,H bề mặt địa hình đáy biển).
c) Từ mô hình 3 chiều tiến hành nội suy và phân tích địa hình đáy biển, loại
bỏ những điểm sai đột biến và những điểm không đặc trưng cho địa hình).
d) Kết quả được bề mặt địa hình tối ưu, tiến hành nội suy đường đẳng sâu sử
dụng toàn bộ các điểm đo sâu ( đây là các điểm còn lại sau khi đã lọc các điểm
đo sâu sai đột biến và không đặc trưng của địa hình).
đ) Kết quả nội suy là các đường gãy khúc, phải làm trơn đường đẳng sâu.
e) Lọc các điểm đo sâu lấy ra các điểm đặc trưng để ghi chú độ sâu địa hình
đáy biển.
f) Cơ sở toán học của bản đồ xây dựng bằng phần mềm MGE Grid generation (hoặc
phầm mềm khác có tính năng tương tự và bảo đảm độ chính xác theo quy định).
g) Biên tập file ghi chú điểm độ sâu và ghi chú chất đáy địa hình đáy biển.
h) Vẽ bản đồ bằng bằng phần mềm Microstation (hoặc phầm mềm khác có tính năng
tương tự và bảo đảm độ chính xác theo quy định).
i) Điền viết lý lịch bản đồ gồm:
Đối với lý lịch dạng số thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 3 kèm theo quy
định kỹ thuật này;
Đối với Quyển lý lịch điền viết quyển lý lịch theo mẫu lý lịch hiện hành (bản
đồ địa hình phần đất liền). Trường hợp phần đất liền, đảo đã có quyển lý lịch
thì điền viết tiếp vào lý lịch đã có;
Trường hợp phần đất liền, đảo được đo vẽ hoặc biên vẽ khi đo vẽ thành lập bản
đồ cho phần biển thì lập mới một quyển lý lịch cho cả phần đất liền, đảo và
biển;
Trường hợp mảnh bản đồ không có phần đất liền thì lập quyển lý lịch mới.
j) Lưu trữ, bảo quản số liệu gốc, bản đồ số bằng các phần mềm quản trị dữ
liệu;
k) Ghi dữ liệu bản đồ gốc và lý lịch bản đồ vào đĩa CDROM.
l) In phun bản đồ gốc.
3.14. Công tác kiểm tra bản đồ địa hình đáy biển bao gồm:
a) Kiểm tra thực địa gồm:
Kiểm tra việc chọn điểm chôn mốc gồm vị trí, quy cách và chất lượng bê tông;
kiểm tra đo ngắm GPS như quan sát các thao tác trong khi đo, kiểm tra đo chiều
cao antena, giờ đo trong mỗi ca đo, tín hiệu vệ tinh; kiểm tra vị trí xây dựng
trạm nghiệm triều, đọc nghiệm triều đúng quy định và đo thủy chuẩn xác định
chiều cao điểm “0” của mực nước.
Kiểm tra việc thiết kế tuyến đo sâu trước khi tiến hành đo, đặt khoảng cách
fix, quan sát thao tác của kỹ thuật viên, kiểm tra hoạt động của máy móc thiết
bị trên tàu như máy đo sâu, máy định vị, địa bàn số và sự lệch tâm của cần
phát biến máy đo sâu và tâm antena máy định vị;
Đo kiểm tra các tuyến đo sâu, so sánh kết quả đo kiểm tra và kết quả đo sâu;
kiểm tra băng đo sâu, so sánh dáng địa hình từ băng đo sâu với kết quả mặt cắt
trong phần mềm Hydro.
Kiểm tra việc thiết kế tuyến lấy mẫu chất đáy trước khi tiến hành, mật độ điểm
lấy mẫu và kiểm tra việc phân tích mô tả chất đáy và ghi sổ chất đáy.
b) Kiểm tra nội nghiệp gồm tài liệu kiểm nghiệm máy các loại, các loại sổ đo,
ghi chú điểm, bàn giao mốc, bảng tính toán; các loại files số liệu đo ngoại
nghiệp ghi trên đĩa mềm hoặc đĩa CD; đồ thị quan trắc mực nước biển; bản đồ
gốc, lý lịch dạng số và bản đồ gốc trên giấy kỹ thuật, trên Diamat, quyển lý
lịch bản đồ.
PHỤ LỤC SỐ 2
KIỂM TRA THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ , TÍNH SỐ HIỆU CHỈNH CHO ĐỊA BÀN SỐ
Trong đo đạc thành lập bản đồ địa hình đáy biển, việc lắp đặt tâm antena của
máy định vị GPS trùng với tâm cần phát biến rất khó thực hiện. Trường hợp tâm
antena máy định vị GPS không trùng với tâm của cần phát biến, phải sử dụng địa
bàn số tính số cải chính. Địa bàn số được nối với máy tính, phần mềm Hydro tự
động tính số cải chính và hiệu chỉnh vào tọa độ nhận được.
Ngoài việc kiểm tra tính năng máy định vị theo hướng dẫn sử dụng máy trước và
sau mỗi đợt đo máy phải được kiểm tra, sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo kiểm
tra thiết bị; sau khi lắp đặt xong hệ thống máy móc trang thiết bị đo đạc trên
tàu. Chọn thời điểm biển lặng để kiểm tra thiết bị định vị, tính số hiệu chỉnh
cho địa bàn số đã lắp đặt trên tàu, quá trình kiểm tra tiến hành như sau:
1. Kiểm tra thiết bị định vị:
Sử dụng máy toàn đạc điện tử đặt tại hai điểm ĐB1 và ĐB2 có độ chính xác về
toạ độ tương đương hạng IV Nhà nước, dùng các phương pháp giao hội, đường
chuyền, tam giác đơn... xác định tọa độ antena của máy định vị ta có tọa độ
X1, Y1;
Cùng thời gian đó thông qua phần mềm Hydro được cài đặt trong máy tính nối với
máy định vị, Fix liên tục cứ 5" một lần (kể từ thời gian bắt đầu xác định tọa
độ X1, Y1 đến khi kết thúc đo). Tọa độ trung bình của các lần Fix là X2, Y2.
Tính S = 
Trong đó: D X = X2 X1; DY = Y2 Y1;
S không được vượt quá ± 5 m
2. Tính số hiệu chỉnh cho địa bàn số (nếu có):
Trường hợp tâm cần phát biến của máy đo sâu không trùng với tâm của antena máy
định vị thì phải tính số hiệu chỉnh địa bàn, cách làm như sau:
Dùng máy toàn đạc điện tử đặt tại điểm gốc ĐB1 và ĐB2 bằng các phương pháp
giao hội, đường chuyền, tam giác đơn... xác định tọa độ đầu tàu và đuôi tàu.
Tính phương vị của trục tàu theo công thức:

Trong đó: DY = Yc Yđ;
Xđ, Yđ: là tạo độ đầu tàu
DX = Xc Yđ;
Xc, Yc: là tọa độ cuối tàu
3. Fix phương vị trên địa bàn số liên tục cứ 5" một lần trong quá trình xác
định Xđ, Yđ, Xc, Yc được ađb là trung bình của các lần Fix trên.
Tính: Da = a tàu ađb
Giá trị hằng số Da được cài đặt vào phần mềm Hydro và tự động cải chính vào
tọa độ định vị trong quá trình đo sâu.
Tên tệp: (Phiên hiệu.doc)
PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU LÝ LỊCH BẢN ĐỒ GỐC DẠNG SỐ
LÝ LỊCH BẢN ĐỒ
Tên mảnh và phiên hiệu:
Tỷ lệ: Lưới chiếu: Múi chiếu:
Kinh tuyến trung ương: Hệ tọa độ, độ cao:
Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản: (nếu là mảnh bản đồ có phần bờ thì ghi,
nếu không có phần bờ thì bỏ trống)
Khoảng sâu đều đường đẳng sâu cơ bản:
Tọa độ góc khung của bản đồ:

(x, y ghi đến 0.001m; B, L ghi đến 0.1'; a, b, c, d ghi đến 0.01m)
Diện tích mảnh bản đồ: (Ghi đến 0.1km)
Góc hội tụ kinh tuyến: (Ghi đến giây)
Góc lệch nam châm: (Ghi đến giây)
I. PHẦN ĐẤT LIỀN
Mảnh bản đồ không có phần đất liền (hoặc đảo) ghi "Không có phần đất liền",
phần bản đồ có phần đất liền (hoặc đảo) ghi các mục như sau:
1. Phần đất liền và đảo là bản đồ số cùng tỷ lệ ghép vào phần biển:
Sao chép toàn bộ nội dung lý lịch bản đồ phần đất liền đã nghiệm thu.
2. Phần đất liền được số hóa từ bản đồ in:
Phần lý lịch điền viết theo mục 10 "Quy định về ghi lý lịch bản đồ" và phụ lục
5 kèm theo "Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10 000 1:100
000" do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành năm
2000.
3. Phần đất liền được đo chi tiết ngoài thực địa:
3.1. Thiết kế kỹ thuật – dự toán:
3.2. Tên đơn vị thi công (ngoại nghiệp, nội nghiệp):
3.3. Phương pháp thi công:
a) Ngoại nghiệp:
b) Nội nghiệp:
d) Các vấn đề kỹ thuật phát sinh so với thiết kế kỹ thuật – dự toán. Cấp giải
quyết kỹ thuật:
3.4. Thời gian thi công:
3.5. Tên đơn vị nghiệm thu:
3.6. Thời gian nghiệm thu:
3.7. Kết quả nghiệm thu:
II. PHẦN BIỂN
1. NGOẠI NGHIỆP:
1.1. Những vấn đề chung:
a) Thiết kế kỹ thuật – dự toán: (Tên thiết kế kỹ thuật – dự toán)
b) Tên đơn vị thi công:
c) Phương pháp thi công: Đo vẽ trực tiếp
d) Thời gian thi công:
đ) Tên đơn vị kiểm tra:
e) Thời gian kiểm tra:
f) Tên đơn vị nghiệm thu:
g) Thời gian nghiệm thu:
h) Kết quả nghiệm thu:
1.2. Phương pháp thi công
a) Đo sâu và đo kiểm tra:
b) Phương pháp định vị:
c) Phương pháp đo sâu:
d) Các thông số kỹ thuật: Tổng số tuyến đo, dãn cách giữa các tuyến đo, khoảng
cách giữa các điểm fix liên tiếp trên cùng một tuyến đo...
đ) Máy móc sử dụng trong thi công:
e) Tàu đo, máy định vị, máy đo sâu, phần mềm...
f) Công tác nghiệm triều:
g) Tên và địa danh trạm nghiệm triều:
h) Phương pháp đọc số:
i) Công tác lấy mẫu chất đáy:
j) Phương pháp lấy mẫu:
k) Dụng cụ để lấy mẫu:
l) Mật độ điểm lấy mẫu:
m) Tổng số điểm lấy mẫu:
1.3. Những xử lý kỹ thuật phát sinh so với thiết kế kỹ thuật – dự toán
(Ghi rõ những thay đổi so với luận chứng và cấp giải quyết)
1.4. Công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm.
(Ghi rõ tên các cấp đã kiểm tra nghiệm thu và kết quả kiểm tra nghiệm thu).
2. NỘI NGHIỆP:
2.1. Những vấn đề chung:
a) Tên đơn vị thi công:
b) Tên đơn vị kiểm tra:
c) Tên đơn vị nghiệm thu:
d) Thiết kế kỹ thuật – dự toán:
2.2. Phương pháp thi công:
a) Máy móc và phần mềm sử dụng trong thi công: (thống kê máy tính, máy in,
phần mềm... được sử dụng trong thi công)
b) Phương pháp thành lập bản đồ gốc:
c) Tiếp biên bản đồ:
2.3. Những xử lý kỹ thuật phát sinh so với thiết kế kỹ thuật – dự toán:
(Ghi rõ những thay đổi so với luận chứng và cấp giải quyết).
2.4. Công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm.
(Ghi rõ tên các cấp đã kiểm tra, nghiệm thu và kết quả kiểm tra nghiệm thu).
PHỤ LỤC SỐ 4
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1:50 000

PHỤ LỤC SỐ 5
KÝ HIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1:50 000





| Quyết định 03/2007/QĐ-BTNMT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-03-2007-QD-BTNMT-Quy-dinh-ky-thuat-thanh-lap-ban-do-dia-hinh-day-bien-ty-le-1-50000-16906.aspx | {'official_number': ['03/2007/QĐ-BTNMT'], 'document_info': ['Quyết định 03/2007/QĐ-BTNMT về Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài nguyên và Môi trường', ''], 'signer': ['Đặng Hùng Võ'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/02/2007', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '22/03/2007', 'note': ''} |
19,293 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TH ÀNH PH Ố HẢI PHÒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/2017/QĐUBND Hải Phòng, ngày 16 tháng 06 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN 07 QUẬN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG 05 NĂM (20152019)
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật T ổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất;
Căn cứ Nghị định số 104/2014/NĐCP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về
khung giá đất;
C ă n cứ Thông tư số 36/2014/ T TBTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh
bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Quyết định số 2970/2014/ Q ĐUBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng ban hành Quy định về bảng giá đất thành phố Hải Phòng 05 năm
(20152019);
Thực hiện ý kiến của Hội đồng nhân dân thành phố tại Công văn số 58/HĐND
CTHĐND ngày 19/5/2017 về việc điều chỉnh Bảng gi á các loại đất 05 năm
(20152019) trên địa bàn 07 quận thành phố Hải Phòng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 350/TTr
STN &MT ngày 13/6/2017; Văn bản số 155/HĐTĐBGĐTB ngày 09/5/2017 của Hội đồng
thẩm định bảng giá đất thành phố; Báo cáo thẩm định số 20/BC TĐSTP ngày
19/5/2017 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Bảng giá đất ở, đất thương mại,
dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại
dịch vụ tại đô thị trên địa bàn 07 quận thành phố Hải Phòng”, cụ thể như sau:
1. Giá đất quận Hồng Bàng: Bảng 7.1;
2. Giá đất quận Lê Chân: Bảng 7.2;
3. Giá đất quận Ngô Quyền: Bảng 7.3;
4. Giá đất quận Hải An: Bảng 7.4;
5. Giá đất quận Kiến An: Bảng 7.5;
6. Giá đất quận Dương Kinh: Bảng 7.6;
7. Giá đất quận Đồ Sơn: Bảng 7.7.
Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017.
2. Các Bảng giá đất ban hành kèm theo Quyết định này thay thế các bảng giá
đất ở; đất thương mại, dịch vụ; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không
phải đất thương mại dịch vụ tại đô thị tương ứng tại Quyết định số
2970/2014/QĐUBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quy định về
bảng giá đất thành phố Hải Phòng 05 năm (20152019).
3. Các trường hợp kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trước ngày 01/7/2017 thì tiếp tục thực hiện
theo quy định về giá đất tại thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, giao Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan
chủ động giải quyết, hướng dẫn thực hiện; trường hợp vượt thẩm quyền đề xuất,
báo cáo Ủy ban nhân thành phố xem xét, quyết định.
5. Các nội dung khác tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số
2970/2014/QĐUBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về
bảng giá đất thành phố Hải Phòng 05 năm (20152019) vẫn giữ nguyên giá trị
pháp lý thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Tài
nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, các đơn vị, cá nhân có liên
quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Chính phủ;
Các bộ: TN&MT, TC, XD, TP;
Cục KTVBQPPL Bộ Tư pháp;
TTTU, TTHĐNDTP;
CT, các PCT UBND TP;
Đoàn Đại biểu QHTPHP;
Các Sở, Ban, ngành TP;
UBND các quận;
Website Chính phủ;
Cổng thông tin điện tử TP;
Báo HP, Đài PTTHHP, Báo ANHP;
CVP, các PCVP UBNDTP;
Các CVUBNDTP;
Lưu VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PH Ố
KT. CHỦ T ỊCH
PHÓ CHỦ T ỊCH
Lê Thanh Sơn
BẢNG 7: BẢNG GIÁ ĐẤT Ở, ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, ĐẤT SẢN XUẤT KINH DOANH PHI
NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2017/QĐUBND ngày 16/06/2017 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
QUẬN HỒNG BÀNG (7.1)
Đơn vị tính: 1.000 đồng/m 2
STT Tên đường phố, địa danh Đoạn đường Giá đất ở Giá đất thương mại, dịch vụ Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Từ Đến VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Quang Trung Đầu đường Cuối đường 67.500 47.300 33.800 20.300 40.500 28.380 20.280 12.180 33.750 23.650 16.900 10.150
2 Lãn Ông Đầu đường Cuối đường 58.500 41.000 29.300 17.600 35.100 24.600 17.580 10.560 29.250 20.500 14.650 8.800
3 Hoàng Văn Thụ Nhà Hát lớn Điện Biên Phủ 63.000 44.100 31.500 18.900 37.800 26.460 18.900 11.340 31.500 22.050 15.750 9.450
Điện Biên Phủ Cổng Cảng 52.500 33.100 18.870 10.060 31.500 19.860 11.322 6.036 26.250 16.550 9.435 5.030
4 Điện Biên Phủ Cầu Lạc Long Ngã tư Trần Hưng Đạo 63.000 44.100 31.500 18.900 37.800 26.460 18.900 11.340 31.500 22.050 15.750 9.450
5 Trần Hưng Đạo Đinh Tiên Hoàng Điện Biên Phủ 63.000 44.100 31.500 18.900 37.800 26.460 18.900 11.340 31.500 22.050 15.750 9.450
Điện Biên Phủ Hoàng Diệu 51.200 35.800 25.600 15.400 30.720 21.480 15.360 9.240 25.600 17.900 12.800 7.700
6 Phan Bội Châu Đầu đường Cuối đường 51.200 35.800 25.600 15.400 30.720 21.480 15.360 9.240 25.600 17.900 12.800 7.700
7 Trần Quang Khải Đầu đường Cuối đường 51.200 35.800 25.600 15.400 30.720 21.480 15.360 9.240 25.600 17.900 12.800 7.700
8 Đinh Tiên Hoàng Nhà Hát lớn Điện Biên Phủ 63.000 44.100 31.500 18.900 37.800 26.460 18.900 11.340 31.500 22.050 15.750 9.450
Điện Biên Phủ Thất Khê 47.300 33.100 23.600 14.200 28.380 19.860 14.160 8.520 23.650 16.550 11.800 7.100
9 Lê Đại Hành Đầu đường Cuối đường 51.200 35.800 25.600 15.400 30.720 21.480 15.360 9.240 25.600 17.900 12.800 7.700
10 Minh Khai Đầu đường Cuối đường 51.200 35.800 25.600 15.400 30.720 21.480 15.360 9.240 25.600 17.900 12.800 7.700
11 Trạng Trình Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
12 Hoàng Ngân Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
13 Tôn Thất Thuyết Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
14 Nguyễn Thái Học Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
15 Bến Bính Đầu đường Cuối đường 40.500 28.400 16.165 12.200 24.300 17.040 9.699 7.320 20.250 14.200 8.083 6.100
16 Cù Chính Lan Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
17 Phan Chu Chinh Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
18 Phạm Hồng Thái Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
19 Hồ Xuân Hương Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
20 Hoàng Diệu Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
21 Lý Tự Trọng Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
22 Nguyễn Tri Phương Đầu đường Cuối đường 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
23 Lý Thường Kiệt Điện Biên Phủ Ngã tư Lãn Ông 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
Ngã tư Lãn Ông Ngã 3 Phạm Hồng Thái 36.600 25.600 18.300 11.000 21.960 15.360 10.980 6.600 18.300 12.800 9.150 5.500
24 Tam Bạc Đập Tam Kỳ (đi ra Chợ sắt) Ngã 3 Điện Biên Phủ Tam Bạc 43.900 30.700 21.900 13.200 26.340 18.420 13.140 7.920 21.950 15.350 10.950 6.600
Ngã 3 Điện Biên Phủ Tam Bạc Cuối đường 36.600 25.600 18.300 11.000 21.960 15.360 10.980 6.600 18.300 12.800 9.150 5.500
25 Ký Con Đầu đường Cuối đường 36.600 25.600 18.300 11.000 21.960 15.360 10.980 6.600 18.300 12.800 9.150 5.500
26 Bạch Đằng Đầu đường Cuối đường 36.600 25.600 18.300 11.000 21.960 15.360 10.980 6.600 18.300 12.800 9.150 5.500
27 Tôn Đản Đầu đường Cuối đường 29.300 20.500 14.600 8.800 17.580 12.300 8.760 5.280 14.650 10.250 7.300 4.400
28 Nguyễn Thượng Hiền Đầu đường Cuối đường 29.300 20.500 14.600 8.800 17.580 12.300 8.760 5.280 14.650 10.250 7.300 4.400
29 Kỳ Đồng Đầu đường Cuối đường 29.300 20.500 14.600 8.800 17.580 12.300 8.760 5.280 14.650 10.250 7.300 4.400
30 Phạm Bá Trực Đầu đường Cuối đường 29.300 20.500 14.600 8.800 17.580 12.300 8.760 5.280 14.650 10.250 7.300 4.400
31 Thất Khê Đầu đường Cuối đường 29.300 20.500 14.600 8.100 17.580 12.300 8.760 4.860 14.650 10.250 7.300 4.050
32 Đường Hà Nội Cầu Xi Măng Ngã 5 Thượng Lý 23.100 10.395 8.085 3.465 13.860 6.237 4.851 2.079 11.550 5.198 4.043 1.733
Ngã 5 Thượng Lý Ngã 3 Sở Dầu 21.600 10.000 8.000 3.000 12.960 6.000 4.800 1.800 10.800 5.000 4.000 1.500
Ngã 3 Sở Dầu Hết địa phận phường Sở Dầu 15.200 9.500 7.600 3.000 9.120 5.700 4.560 1.800 7.600 4.750 3.800 1.500
Từ địa phận phường Hùng Vương Địa phận phường Quán Toan 10.700 7.500 5.400 3.000 6.420 4.500 3.240 1.800 5.350 3.750 2.700 1.500
Từ địa phận phường Quán Toan Cống Trắng Huyện An Dương 7.700 5.400 3.900 2.300 4.620 3.240 2.340 1.380 3.850 2.700 1.950 1.150
33 Vũ Hải Đầu đường Cuối đường 23.400 16.400 11.700 7.000 14.040 9.840 7.020 4.200 11.700 8.200 5.850 3.500
34 Tôn Đức Thắng Ngã 3 Sở Dầu Cống Cái Tắt 15.800 11.000 7.900 4.700 9.480 6.600 4.740 2.820 7.900 5.500 3.950 2.350
35 Đường Hùng Vương Cầu Quay Ngã 5 Thượng Lý 21.600 15.100 10.800 6.500 12.960 9.060 6.480 3.900 10.800 7.550 5.400 3.250
36 Đường Cầu Bính Ngã 5 Cầu Bính Cầu Bính 12.650 7.623 5.717 2.541 7.590 4.574 3.430 1.525 6.325 3.812 2.858 1.271
37 Phạm Phú Thứ Đầu đường Cuối đường 14.900 10.400 7.400 3.700 8.940 6.240 4.440 2.220 7.450 5.200 3.700 1.850
38 Hạ Lý Chân cầu Lạc Long Ngã 3 Phạm Phú Thứ 14.900 10.400 7.400 3.700 8.940 6.240 4.440 2.220 7.450 5.200 3.700 1.850
Ngã 3 Phạm Phú Thứ Cuối đường 11.500 8.000 5.700 2.900 6.900 4.800 3.420 1.740 5.750 4.000 2.850 1.450
39 Đường Hồng Bàng Ngã 5 Thượng Lý Ngã 4 Tôn Đức Thắng 9.380 6.080 5.000 3.100 5.628 3.648 3.000 1.860 4.690 3.040 2.500 1.550
40 Đường 5 mới Ngã 4 Tôn Đức Thắng Giáp địa phận xã Nam Sơn huyện An Dương 7.700 5.500 4.200 1.800 4.620 3.300 2.520 1.080 3.850 2.750 2.100 900
41 Hải Triều (đường 10 đi Phà Kiền) Cầu vượt Quán Toan Hết địa phận phường Quán Toan 8.700 6.100 4.300 2.200 5.220 3.660 2.580 1.320 4.350 3.050 2.150 1.100
42 Thế Lữ Đầu đường Số nhà 88, đường Thế Lữ 9.500 6.600 4.700 2.400 5.700 3.960 2.820 1.440 4.750 3.300 2.350 1.200
Số nhà 89, đường Thế Lữ Cuối đường 8.100 5.700 4.100 2.000 4.860 3.420 2.460 1.200 4.050 2.850 2.050 1.000
43 Tản Viên Đầu đường Cuối đường 8.100 5.700 4.100 2.000 4.860 3.420 2.460 1.200 4.050 2.850 2.050 1.000
44 Nguyễn Hồng Quân Đầu đường Cuối đường 8.100 5.700 4.100 2.000 4.860 3.420 2.460 1.200 4.050 2.850 2.050 1.000
45 Cao Thắng Đầu đường Cuối đường 8.100 5.700 4.100 2.000 4.860 3.420 2.460 1.200 4.050 2.850 2.050 1.000
46 Hùng Duệ Vương Đầu đường Cuối đường 11.500 8.000 5.700 2.900 6.900 4.800 3.420 1.740 5.750 4.000 2.850 1.450
47 Vạn Kiếp Cổng Nhà máy Xi măng Hải Phòng cũ Giáp phố Chi Lăng 8.100 5.700 4.100 2.000 4.860 3.420 2.460 1.200 4.050 2.850 2.050 1.000
48 Chương Dương Đầu đường Cuối đường 9.500 6.600 4.700 2.400 5.700 3.960 2.820 1.440 4.750 3.300 2.350 1.200
49 Phan Đình Phùng Đầu đường Cuối đường 8.100 5.700 4.100 2.000 4.860 3.420 2.460 1.200 4.050 2.850 2.050 1.000
50 Bãi Sậy Đầu đường Cuối đường 9.500 6.600 4.700 2.400 5.700 3.960 2.820 1.440 4.750 3.300 2.350 1.200
51 Quang Đàm Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
52 Phố Quán Toan 1 Đâu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
53 Phố Quán Toan 2 Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
54 Phố Quán Toan 3 Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
55 Chi Lăng Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
56 Do Nha Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 960
57 Đình Hạ Đầu đường Cuối đường 5.200 3.600 2.600 2.100 3.120 2.160 1.560 1.260 2.600 1.800 1.300 1.050
58 Trương Văn Lực Đầu đường giao đường Cam Lộ Ngã tư đường Nguyễn Trung Thành 6.100 4.300 3.000 1.800 3.660 2.580 1.800 1.080 3.050 2.150 1.500 900
Ngã tư đường Nguyễn Trung Thành Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
59 Cam Lộ Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
60 An Trì Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
61 Nguyễn Trung Thành Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.900 2.820 1.980 1.440 1.140 2.350 1.650 1.200 950
62 Đường 351 thị Trấn Rế Ngã 3 Trạm Xăng dầu Quán Toan Giáp địa phận huyện An Dương 5.500 3.300 2.800 1.700 3.300 1.980 1.680 1.020 2.750 1.650 1.400 850
63 Tiền Đức Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
64 Trại Sơn Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
65 Đốc Tít Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.9s80 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
66 Cử Bình Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
67 Tán Thuật Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
68 Phố Cống Mỹ Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
69 Quỳnh Cư Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
70 Lệnh BáChinh Trọng Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
71 Nguyễn Văn Tuý Đầu đường Cuối đường 5.400 3.800 2.700 1.900 3.240 2.280 1.620 1.140 2.700 1.900 1.350 950
72 Đường Mỹ Tranh Đẩu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
73 Núi Voi Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
74 Hàm Nghi Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
75 Thanh Niên Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
76 An Chân Đầu đường Cuối đường 5.400 4.300 3.300 1.900 3.240 2.580 1.980 1.140 2.700 2.150 1.650 950
77 An Lạc Đầu đường Cuối đường 5.400 4.300 3.300 1.900 3.240 2.580 1.980 1.140 2.700 2.150 1.650 950
78 An Trực Đầu đường Cuối đường 6.600 4.700 3.300 2.300 3.960 2.820 1.980 1.380 3.300 2.350 1.650 1.150
79 Dầu Lửa Đầu đường Cuối đường 5.400 4.300 3.300 1.900 3.240 2.580 1.980 1.140 2.700 2.150 1.650 950
80 Do Nha 1 Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
81 Do Nha 2 Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
82 Do Nha 3 Đầu đường Cuối đường 4.700 3.300 2.400 1.700 2.820 1.980 1.440 1.020 2.350 1.650 1.200 850
83 Cao Sơn Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
84 Quý Minh Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
85 Tiên Dung Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
86 Đội Văn Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
87 Đào Đài Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
88 Do Nha 4 Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
89 Do Nha 5 Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
90 Đường nam Sông Cấm Đầu đường Cuối đường 9.900 6.900 5.000 3.000 5.940 4.140 3.000 1.800 4.950 3.450 2.500 1.500
91 Đào Đô Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
92 Bờ Đầm Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
93 Đống Hương Đầu đường Cuối đường 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
Các trục đường rải nhựa hoặc bê tông và các khu vực dự án: Khu Tái định
cư, phát triển nhà (không thuộc các tuyến đường phố trên)
Đối với các phường: Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Phan Bội
Châu, Phạm Hồng Thái
94 Chiều rộng đường trên 8 m 14.900 10.400 7.400 4.500 8.940 6.240 4.440 2.700 7.450 5.200 3.700 2.250
95 Chiều rộng đường trên 6 m đến 8 m 12.400 8.700 6.200 3.700 7.440 5.220 3.720 2.220 6.200 4.350 3.100 1.850
96 Chiều rộng đường từ 4 m đến 6 m 9.900 6.900 5.000 3.000 5.940 4.140 3.000 1.800 4.950 3.450 2.500 1.500
Đối với các phường: Hạ Lý, Thượng Lý
97 Chiều rộng đường trên 8 m 12.400 8.700 6.200 3.700 7.440 5.220 3.720 2.220 6.200 4.350 3.100 1.850
98 Chiều rộng đường trên 6 m đến 8 m 9.900 6.900 5.000 3.000 5.940 4.140 3.000 1.800 4.950 3.450 2.500 1.500
99 Chiều rộng đường từ 4 m đến 6 m 6.200 4.300 3.100 1.900 3.720 2.580 1.860 1.140 3.100 2.150 1.550 950
Đối với phường Sở Dầu
100 Chiều rộng đường trên 8 m 9.900 6.900 5.000 3.000 5.940 4.140 3.000 1.800 4.950 3.450 2.500 1.500
101 Chiều rộng đường trên 6 m đến 8 m 7.400 5.200 3.700 2.200 4.440 3.120 2.220 1.320 3.700 2.600 1.850 1.100
102 Chiều rộng đường từ 4 m đến 6 m 5.400 3.800 2.700 1.900 3.240 2.280 1.620 1.140 2.700 1.900 1.350 950
Đối với các phường: Trại Chuối, Hùng Vương, Quán Toan
103 Chiều rộng đường trên 8 m 5.400 3.800 2.700 1.900 3.240 2.280 1.620 1.140 2.700 1.900 1.350 950
104 Chiều rộng đường trên 6 m đến 8 m 3.900 2.800 2.400 2.000 2.340 1.680 1.440 1.200 1.950 1.400 1.200 1.000
105 Chiều rộng đường từ 4 m đến 6 m 3.000 2.100 1.800 1.500 1.800 1.260 1.080 900 1.500 1.050 900 750
QUẬN LÊ CHÂN (7.2)
Đơn vị tính: 1.000 đồng/m 2
STT Tên đường phố, địa danh Đoạn đường Giá đất ở Giá đất thương mại, dịch vụ Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Từ Đến VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Tô Hiệu Cầu Đất Ngã 4 Mê Linh 65.000 26.000 19.600 13.700 39.000 15.600 11.760 8.220 32.500 13.000 9.800 6.850
Ngã 4 Mê Linh Ngã tư cột đèn 58.000 23.500 17.500 12.300 34.800 14.100 10.500 7.380 29.000 11.750 8.750 6.150
Ngã tư cột đèn Ngã 4 An Dương 60.000 24.000 18.100 12.600 36.000 14.400 10.860 7.560 30.000 12.000 9.050 6.300
2 Nguyễn Đức Cảnh Cầu Đất Ngã 4 Mê Linh 67.500 27.000 20.300 14.200 40.500 16.200 12.180 8.520 33.750 13.500 10.150 7.100
Ngã 4 Mê Linh Ngã 4 Trần Nguyên Hãn 47.300 16.500 12.300 8.600 28.380 9.900 7.380 5.160 23.650 8.250 6.150 4.300
Ngã 4 Trần Nguyên Hãn Đến giáp đường Lán Bè (thẳng gầm Cầu chui đường sắt xuống) 35.980 14.340 10.720 8.100 21.588 8.604 6.432 4.860 17.990 7.170 5.360 4.050
3 Hai Bà Trưng Cầu Đất Ngã 4 Cát Cụt 65.000 26.000 19.600 13.700 39.000 15.600 11.760 8.220 32.500 13.000 9.800 6.850
Ngã 4 Cát Cụt Ngã 3 Trần Nguyên Hãn 60.000 24.000 18.100 12.600 36.000 14.400 10.860 7.560 30.000 12.000 9.050 6.300
4 Tôn Đức Thắng Ngã 4 An Dương Cầu An Dương 43.900 17.600 13.200 9.200 26.340 10.560 7.920 5.520 21.950 8.800 6.600 4.600
5 Trần Nguyên Hãn Đập Tam Kỳ Ngã 4 An Dương 33.000 14.340 10.720 6.920 19.800 8.604 6.432 4.152 16.500 7.170 5.360 3.460
Ngã 4 An Dương Chân Cầu Niêm 36.300 15.800 11.800 7.610 21.780 9.480 7.080 4.566 18.150 7.900 5.900 3.805
6 Hồ Sen Tô Hiệu Ngã 3 đi Chợ Con 43.900 17.600 13.200 9.200 26.340 10.560 7.920 5.520 21.950 8.800 6.600 4.600
Ngã 3 đi Chợ Con Đến hết đường Hồ Sen (cửa cống hộp) 36.600 14.600 11.000 7.700 21.960 8.760 6.600 4.620 18.300 7.300 5.500 3.850
7 Đường ven mương cứng thoát nước Đầu mương (cửa cống giáp phường Dư Hàng) Theo hai bên đường mương cứng thoát nước đến cầu Quán Nải 11.500 6.900 5.200 3.600 6.900 4.140 3.120 2.160 5.750 3.450 2.600 1.800
8 Hàng Kênh Tô Hiệu Bốt Tròn 43.900 17.600 13.200 9.200 26.340 10.560 7.920 5.520 21.950 8.800 6.600 4.600
9 Cát Cụt Đầu đường Cuối đường 43.900 17.600 13.200 9.200 26.340 10.560 7.920 5.520 21.950 8.800 6.600 4.600
10 Mê Linh Đầu đường Cuối đường 43.900 17.600 13.200 9.200 26.340 10.560 7.920 5.520 21.950 8.800 6.600 4.600
11 Lê Chân Đầu đường Cuối đường 43.900 17.600 13.200 9.200 26.340 10.560 7.920 5.520 21.950 8.800 6.600 4.600
12 Chùa Hàng Ngã 4 (Tô Hiệu) Ngã 3 Cột Đèn 36.600 14.600 11.000 7.700 21.960 8.760 6.600 4.620 18.300 7.300 5.500 3.850
Ngã 3 Cột Đèn Đến hết phố 29.300 13.200 10.200 7.200 17.580 7.920 6.120 4.320 14.650 6.600 5.100 3.600
Hết phố Chùa Hàng (đường ven Hồ Lâm Tường mở rộng) Đến kênh An Kim Hải 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
13 Chợ Con Đầu đường Cuối đường 36.600 14.600 11.000 7.700 21.960 8.760 6.600 4.620 18.300 7.300 5.500 3.850
14 Dư Hàng Ngã 3 Cột Đèn Ngã 3 Ks Công Đoàn (Hồ Sen) 36.600 14.600 11.000 7.700 21.960 8.760 6.600 4.620 18.300 7.300 5.500 3.850
15 Nguyễn Công Trứ Đầu đường Cuối đường 36.600 14.600 11.000 7.700 21.960 8.760 6.600 4.620 18.300 7.300 5.500 3.850
16 Nguyễn Văn Linh Lạch Tray Đường vào UBND Phường Dư Hàng Kênh 33.600 13.900 10.500 7.400 20.160 8.340 6.300 4.440 16.800 6.950 5.250 3.700
Đường vào UBND Phường Dư Hàng Kênh Ngã 3 Cầu NiệmNguyễn Văn Linh 29.300 13.200 10.200 7.200 17.580 7.920 6.120 4.320 14.650 6.600 5.100 3.600
Ngã 3 Cầu NiệmNguyễn Văn Linh Cầu An Đồng 20.600 8.800 6.800 4.700 12.360 5.280 4.080 2.820 10.300 4.400 3.400 2.350
17 Đình Đông Đầu đường Cuối đường 36.600 14.600 11.000 7.700 21.960 8.760 6.600 4.620 18.300 7.300 5.500 3.850
18 Thiên Lôi Ngã 3 Đôn Niệm (Trần Nguyên Hãn) Hết Công ty sản xuất dịch vụ Duyên Hải 36.600 14.600 11.000 7.700 21.960 8.760 6.600 4.620 18.300 7.300 5.500 3.850
Hết Công ty sản xuất dịch vụ Duyên Hải Nguyễn Văn Linh 29.300 13.200 10.200 7.200 17.580 7.920 6.120 4.320 14.650 6.600 5.100 3.600
Nguyễn Văn Linh Ngã 4 Hồ Sen Cầu Rào 2 25.000 11.300 8.700 6.100 15.000 6.780 5.220 3.660 12.500 5.650 4.350 3.050
Ngã 4 Hồ Sen Cầu Rào 2 Cầu Rào 22.000 9.900 7.700 3.300 13.200 5.940 4.620 1.980 11.000 4.950 3.850 1.650
19 Kênh Dương Nguyễn Văn Linh Hào Khê 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
20 Đường vòng quanh Hồ Sen Đường Chợ Con vòng quanh hồ Đường Hồ Sen 29.300 13.200 10.200 7.200 17.580 7.920 6.120 4.320 14.650 6.600 5.100 3.600
21 Chợ Hàng Ngã 3 Bốt Tròn Quán sỏi 29.300 13.200 10.200 7.200 17.580 7.920 6.120 4.320 14.650 6.600 5.100 3.600
22 Lán Bè Cầu Quay Ngã 3 đường vòng cầu An Đồng 29.300 13.200 10.200 7.200 17.580 7.920 6.120 4.320 14.650 6.600 5.100 3.600
Đường vòng Lán Bè Đường Nguyễn Văn Linh 20.600 9.700 7.600 5.300 12.360 5.820 4.560 3.180 10.300 4.850 3.800 2.650
23 Miếu Hai Xã Ngã 3 Quán Sỏi Đường Dư Hàng 29.300 13.200 10.200 7.200 17.580 7.920 6.120 4.320 14.650 6.600 5.100 3.600
24 Đường qua UBND phường Dư Hàng Kênh Đường Nguyễn Văn Linh Đường Chợ Hàng 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
25 Đồng Thiện Đường Nguyễn Văn Linh Đường Thiên Lôi 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
26 Nguyên Hồng Đầu đường Cuối đường 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
27 Nguyễn Bình Đường Lạch Tray Cổng ký túc xá Trường ĐH Hàng Hải 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
28 Lam Sơn Đầu đường Cuối đường 25.850 9.700 7.600 5.300 15.510 5.820 4.560 3.180 12.925 4.850 3.800 2.650
29 Phố Nhà Thương Đầu đường Cuối đường 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
30 Phố Trại Lẻ Nguyễn Văn Linh Thiên Lôi 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
31 Hoàng Quý Tô Hiệu Hết phố 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
32 Phố Cầu Niệm Trần Nguyên Hãn đường vòng Nguyễn Văn Linh 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
33 Đường qua trường Đại Học Dân Lập Đường Nguyễn Văn Linh qua cổng Trường Đại học Dân Lập Đường Chợ Hàng 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
34 Đường Đông Trà Đầu đường Cuối đường 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
35 Đường Vũ Chí Thắng Đầu đường Cuối đường 16.200 9.200 7.300 5.100 9.720 5.520 4.380 3.060 8.100 4.600 3.650 2.550
36 Phố Chợ Đôn Đầu đường Cuối đường 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
37 Đường Nguyễn Sơn Hà Đầu đường Cuối đường 10.000 6.000 4.500 2.000 6.000 3.600 2.700 1.200 5.000 3.000 2.250 1.000
38 Phố Đinh Nhu Đầu đường Cuối đường 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
39 Phố Trực Cát Ngã 3 Thiên Lôi Khu dân cư số 4 (cuối đường) 9.351 6.900 5.200 2.170 5.611 4.140 3.120 1.302 4.676 3.450 2.600 1.085
40 Đường vào trường Tiểu học Vĩnh Niệm Đường Thiên Lôi Cuối đường 11.500 6.900 5.200 3.600 6.900 4.140 3.120 2.160 5.750 3.450 2.600 1.800
41 Các nhánh của đường Đông Trà Đường Đông Trà Đường qua ĐHDL 10.800 6.500 4.900 3.400 6.480 3.900 2.940 2.040 5.400 3.250 2.450 1.700
42 Phạm Hữu Điều Đầu đường Cuối đường 16.200 9.200 7.300 5.100 9.720 5.520 4.380 3.060 8.100 4.600 3.650 2.550
43 Phạm Huy Thông Đầu đường Cuối đường 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
44 Phố Khúc Thừa Dụ Đường Thiên Lôi Cầu ông Cư 8.800 6.500 4.900 3.400 5.280 3.900 2.940 2.040 4.400 3.250 2.450 1.700
Cầu ông Cư Khu dân cư thu nhập thấp 7.400 5.900 4.500 3.100 4.440 3.540 2.700 1.860 3.700 2.950 2.250 1.550
45 Đường nhánh khu 3 Vĩnh Niệm Đường khu 3 Cuối đường 7.470 5.300 3.970 2.090 4.482 3.180 2.382 1.254 3.735 2.650 1.985 1.045
46 Phạm Tử Nghi Đầu đường Cuối đường 16.200 9.200 7.300 5.100 9.720 5.520 4.380 3.060 8.100 4.600 3.650 2.550
46 Phố Vĩnh Cát đường vào Trường Trung học cơ sở Vĩnh Niệm Đường Thiên Lôi Cuối đường 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
47 Cầu Cáp Đầu đường Cuối đường 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
48 Phố Nguyễn Tường Loan Đầu đường Cuối đường 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
49 Đường vào tiểu đoàn Tăng Thiết Giáp Đường Thiên Lôi Đến bờ đê 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
50 Phố Vĩnh Tiến Đường vào khu 4 Vĩnh Niệm Đường Thiên Lôi Cuối đường 8.100 6.300 4.700 2.130 4.860 3.780 2.820 1.278 4.050 3.150 2.350 1.065
51 Đường Bờ mương thoát nước Tây Nam Nguyễn Văn Linh Thiên Lôi 10.800 6.500 4.900 3.400 6.480 3.900 2.940 2.040 5.400 3.250 2.450 1.700
Thiên Lôi Đê Vĩnh Niệm 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
52 Đường ven hồ Lâm Tường Đẩu đường (đoạn đường không mở rộng) Đến hết đường 6.800 5.300 3.900 2.700 4.080 3.180 2.340 1.620 3.400 2.650 1.950 1.350
53 Đường ven mương cứng dự án thoát nước 1B Cầu Quán Nải đi vòng theo hai bên mương Hết mương 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
54 Phố Nguyễn Công Hòa (Đường mương An Kim Hải) Đường Lán Bè Đường Trần Nguyên Hãn 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
55 Phố Hoàng Minh Thảo (Đường mương An Kim Hải) Trần Nguyên Hãn Nguyễn Văn Linh 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
56 Đường mương An Kim Hải (phường Kênh Nguyễn Văn Linh Lạch Tray 13.500 8.100 6.100 4.300 8.100 4.860 3.660 2.580 6.750 4.050 3.050 2.150
57 Đường Cầu Rào 2 Nguyễn Văn Linh Nguyễn Văn Linh Đường Thiên Lôi 32.200 13.500 10.500 7.400 19.320 8.100 6.300 4.440 16.100 6.750 5.250 3.700
Đường Thiên Lôi Cầu Rào 2 29.300 13.200 10.200 7.200 17.580 7.920 6.120 4.320 14.650 6.600 5.100 3.600
58 Phố Lâm Tường Đầu đường Cuối đường 21.600 9.700 7.600 5.300 12.960 5.820 4.560 3.180 10.800 4.850 3.800 2.650
59 Phố Chợ Cột Đèn (ngõ 107 Dư Hàng cũ) Đầu đường Số nhà 60 ( bên chẵn) và số nhà 41 (bên lẽ) 10.800 6.500 4.900 3.400 6.480 3.900 2.940 2.040 5.400 3.250 2.450 1.700
60 Các đường trục giao thông có mặt cắt từ 12m trở lên thuộc các phường Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh, Kênh Dương 6.600 5.300 4.700 3.300 3.960 3.180 2.820 1.980 3.300 2.650 2.350 1.650
61 Các đường trục giao thông có mặt cắt từ 4m trở lên đến dưới 12m thuộc các phường Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh, Kênh Dương 6.100 4.900 3.600 2.600 3.660 2.940 2.160 1.560 3.050 2.450 1.800 1.300
62 Các đường trục có mặt cắt từ 3m 4m thuộc các phường Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh, Kênh Dương 4.700 3.800 2.800 2.000 2.820 2.280 1.680 1.200 2.350 1.900 1.400 1.000
63 Phố Ngô Kim Tài (từ đường mương An Kim Hải đến Hào Khê) Đầu phố Cuối phố 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
64 Phố Nguyễn Tất Tố ( Nối từ phố Kênh Dương đến phố Trại Lẻ) Phố Kênh Dương Phố Trại Lẻ 14.900 8.900 6.700 4.700 8.940 5.340 4.020 2.820 7.450 4.450 3.350 2.350
65 Phố Đào Nhuận ( là tuyến phố nội bộ thuộc khu dân cư Trại Lẻ) Đầu phố Cuối phố 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
66 Phố Lê Văn Thuyết (nối từ mương An Kim Hải ra đường Nguyễn Bình) Đầu phố Cuối phố 8.100 6.300 4.700 3.300 4.860 3.780 2.820 1.980 4.050 3.150 2.350 1.650
67 Phố Hoàng Ngọc Phách (nối từ phố Trại Lẻ đến Kênh Dương 1) Đầu phố Cuối phố 13.500 8.100 6.100 4.300 8.100 4.860 3.660 2.580 6.750 4.050 3.050 2.150
68 Phố Đặng Ma La (Phố song song với đường Kênh Dương 1 và Hào Khê) Đầu phố Cuối phố 13.500 8.100 6.100 4.300 8.100 4.860 3.660 2.580 6.750 4.050 3.050 2.150
69 Phố Dương Đình Nghệ ( Nối từ đường Thiên Lôi đến sông Lạch Tray) Đầu phố Cuối phố 10.800 6.500 4.900 3.400 6.480 3.900 2.940 2.040 5.400 3.250 2.450 1.700
70 Phố An Dương ( Nối từ đường Tôn Đức Thắng đến phố Nguyễn Công Hòa) Đầu phố (Đầu ngõ 185 Tôn Đức Thắng cũ) Cuối phố (Cuối ngõ 185 Tôn Đức Thắng cũ) 13.500 7.700 6.100 4.300 8.100 4.620 3.660 2.580 6.750 3.850 3.050 2.150
71 Phố Công Nhân (Nối từ phố Phạm Huy Thông đến phố Lam Sơn) Đầu phố Cuối phố 6.800 5.300 3.900 2.800 4.080 3.180 2.340 1.680 3.400 2.650 1.950 1.400
QUẬN NGÔ QUYỀN (7.3)
Đơn vị tính: 1.000 đồng/m 2
STT Tên đường phố, địa danh Đoạn đường Giá đất ở Giá đất thương mại, dịch vụ Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Từ Đến VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Điện Biên Phủ Ngã 4 Trần Hưng Đạo Ngã 6 63.000 26.300 20.500 13.500 37.800 15.780 12.300 8.100 31.500 13.150 10.250 6.750
2 Cầu Đất Đầu đường Cuối đường 63.000 26.300 20.500 13.500 37.800 15.780 12.300 8.100 31.500 13.150 10.250 6.750
3 Lạch Tray Ngã tư Thành đội Cầu vượt Lạch Tray 63.000 26.300 20.500 13.500 37.800 15.780 12.300 8.100 31.500 13.150 10.250 6.750
Cầu vượt Lạch Tray Cuối đường 47.300 19.700 15.400 10.100 28.380 11.820 9.240 6.060 23.650 9.850 7.700 5.050
4 Lương Khánh Thiện Cầu Đất Ngã 3 Trần Bình Trọng 63.000 26.300 20.500 13.500 37.800 15.780 12.300 8.100 31.500 13.150 10.250 6.750
Ngã 3 Trần Bình Trọng Ngã 6 55.100 23.000 17.900 11.800 33.060 13.800 10.740 7.080 27.550 11.500 8.950 5.900
5 Trần Phú Ngã tư Cầu Đất Ngã 4 Điện Biên Phủ 63.000 26.300 20.500 13.500 37.800 15.780 12.300 8.100 31.500 13.150 10.250 6.750
Ngã 4 Điện Biên Phủ Cổng Cảng 4 55.100 23.400 19.000 11.800 33.060 14.040 11.400 7.080 27.550 11.700 9.500 5.900
6 Đà Nẵng Ngã 6 (Đà Nẵng) Ngã 6 Máy Tơ (Nút GT LHP) 48.560 21.900 17.000 9.700 29.136 13.140 10.200 5.820 24.280 10.950 8.500 4.850
Ngã 6 Máy Tơ (Nút GT LHP) Cầu Tre 42.000 18.900 14.700 8.400 25.200 11.340 8.820 5.040 21.000 9.450 7.350 4.200
Cầu Tre Hết địa phận Quận Ngô Quyền 35.000 15.800 12.300 7.000 21.000 9.480 7.380 4.200 17.500 7.900 6.150 3.500
7 Lê Lợi Đầu đường Cuối đường 48.300 21.340 16.890 9.590 28.980 12.804 10.134 5.754 24.150 10.670 8.445 4.795
8 Trần Nhật Duật Đầu đường Cuối đường 49.000 22.100 17.200 9.800 29.400 13.260 10.320 5.880 24.500 11.050 8.600 4.900
9 Nguyễn Khuyến Đầu đường Cuối đường 49.000 22.100 17.200 9.800 29.400 13.260 10.320 5.880 24.500 11.050 8.600 4.900
10 Phạm Ngũ Lão Đầu đường Cuối đường 49.000 22.100 17.200 9.800 29.400 13.260 10.320 5.880 24.500 11.050 8.600 4.900
11 Trần Bình Trọng Đầu đường Cuối đường 49.000 22.100 17.200 9.800 29.400 13.260 10.320 5.880 24.500 11.050 8.600 4.900
12 Lê Lai Ngã 6 Ngã 3 Máy Tơ 35.000 15.800 12.300 7.000 21.000 9.480 7.380 4.200 17.500 7.900 6.150 3.500
Ngã 3 Máy Tơ Lê Thánh Tông 28.000 14.000 11.200 5.900 16.800 8.400 6.720 3.540 14.000 7.000 5.600 2.950
Lê Thánh Tông Đường Ngô Quyền 22.400 11.200 9.000 4.700 13.440 6.720 5.400 2.820 11.200 5.600 4.500 2.350
13 Lê Hồng Phong Ngã 5 Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm 35.000 0 0 0 21.000 0 0 0 17.500 0 0 0
14 Văn Cao Ngã 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm Hết địa phận Quận Ngô Quyền 30.800 14.700 11.900 6.300 18.480 8.820 7.140 3.780 15.400 7.350 5.950 3.150
15 Chu Văn An Đầu đường Cuối đường 28.000 14.000 11.200 5.900 16.800 8.400 6.720 3.540 14.000 7.000 5.600 2.950
16 Lê Thánh Tông Cổng Cảng (giáp Hoàng Diệu) Ngã 3 Lê Lai 28.000 14.000 11.200 5.900 16.800 8.400 6.720 3.540 14.000 7.000 5.600 2.950
Ngã 3 Lê Lai Hết địa phận quận Ngô Quyền 21.000 10.500 8.400 4.400 12.600 6.300 5.040 2.640 10.500 5.250 4.200 2.200
17 Nguyễn Trãi Đầu đường Cuối đường 28.000 14.000 11.200 5.900 16.800 8.400 6.720 3.540 14.000 7.000 5.600 2.950
18 Phạm Minh Đức Đầu đường Cuối đường 28.000 14.000 11.200 5.900 16.800 8.400 6.720 3.540 14.000 7.000 5.600 2.950
19 Phố Cấm Lê Lợi Nguyễn Hữu Tuệ 32.500 14.600 11.400 6.500 19.500 8.760 6.840 3.900 16.250 7.300 5.700 3.250
Nguyễn Hữu Tuệ Đầu ngõ 119 lối vào Đầm Lác 22.900 11.500 9.200 4.800 13.740 6.900 5.520 2.880 11.450 5.750 4.600 2.400
20 Máy Tơ Lê Lai Trần Khánh Dư 28.000 14.000 11.200 5.900 16.800 8.400 6.720 3.540 14.000 7.000 5.600 2.950
21 An Đà Lạch Tray Đường 126 Nam Sơn 22.400 11.200 9.000 4.700 13.440 6.720 5.400 2.820 11.200 5.600 4.500 2.350
Đường 126 Nam Sơn Ngã 3 đi Đông Khê 16.800 10.400 8.400 4.200 10.080 6.240 5.040 2.520 8.400 5.200 4.200 2.100
Ngã 3 đi Đông Khê Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm 11.900 7.700 6.000 3.000 7.140 4.620 3.600 1.800 5.950 3.850 3.000 1.500
22 Trần Khánh Dư Đầu đường Cuối đường 28.000 14.000 11.200 5.900 16.800 8.400 6.720 3.540 14.000 7.000 5.600 2.950
23 Võ Thị Sáu Đầu đường Cuối đường 28.000 14.000 11.200 5.900 16.800 8.400 6.720 3.540 14.000 7.000 5.600 2.950
24 Lương Văn Can Đầu đường Cuối đường 22.400 11.200 9.000 4.700 13.440 6.720 5.400 2.820 11.200 5.600 4.500 2.350
25 Nguyễn Bỉnh Khiêm Lạch Tray Lê Hồng Phong 26.600 13.300 10.600 5.600 15.960 7.980 6.360 3.360 13.300 6.650 5.300 2.800
26 Nguyễn Bình Văn Cao Lạch Tray 22.400 11.200 9.000 4.800 13.440 6.720 5.400 2.880 11.200 5.600 4.500 2.400
Lạch Tray Cuối đường (đài phát sóng truyền hình) 19.600 9.800 7.800 4.200 11.760 5.880 4.680 2.520 9.800 4.900 3.900 2.100
27 Đội Cấn Đầu đường Cuối đường 22.400 11.200 9.000 4.700 13.440 6.720 5.400 2.820 11.200 5.600 4.500 2.350
28 Phó Đức Chính Đầu đường Cuối đường 22.400 11.200 9.000 4.700 13.440 6.720 5.400 2.820 11.200 5.600 4.500 2.350
29 Đường Vòng Vạn Mỹ Đầu đường Cuối đường 15.400 10.000 7.700 3.900 9.240 6.000 4.620 2.340 7.700 5.000 3.850 1.950
30 Đông Khê Đầu đường Cuối đường 22.400 11.200 9.000 4.700 13.440 6.720 5.400 2.820 11.200 5.600 4.500 2.350
31 Lê Quýnh Đầu đường Cuối đường 22.400 11.200 9.000 4.700 13.440 6.720 5.400 2.820 11.200 5.600 4.500 2.350
32 Nguyễn Hữu Tuệ Đầu đường Cuối đường 15.400 10.000 7.700 3.900 9.240 6.000 4.620 2.340 7.700 5.000 3.850 1.950
33 Đường 126 Nam Sơn An Đà Nguyễn Bỉnh Khiêm 11.200 7.300 5.600 2.800 6.720 4.380 3.360 1.680 5.600 3.650 2.800 1.400
34 Ngô Quyền Đầu đường Cuối đường 15.400 10.000 7.700 3.900 9.240 6.000 4.620 2.340 7.700 5.000 3.850 1.950
35 Đường vào Nghĩa trang Liệt sỹ quận Ngô Quyền Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngõ 193 Văn Cao 11.900 7.700 6.000 3.000 7.140 4.620 3.600 1.800 5.950 3.850 3.000 1.500
36 Phương Lưu Ngã 3 Đoạn Xá Cổng chùa Vĩnh Khánh 11.900 7.700 6.000 3.000 7.140 4.620 3.600 1.800 5.950 3.850 3.000 1.500
37 Đoạn Xá Đà Nẵng Hết địa phận Quận Ngô Quyền 11.900 7.700 6.000 3.000 7.140 4.620 3.600 1.800 5.950 3.850 3.000 1.500
38 Đường mương Đông Bắc (dự án 1B) Hồ An Biên Đường Đà Nẵng 11.200 7.300 5.600 2.800 6.720 4.380 3.360 1.680 5.600 3.650 2.800 1.400
39 Đường mương Đông Bắc (dự án 1B) Đường Đà Nẵng Đường Ngô Quyền 8.400 7.000 5.300 2.600 5.040 4.200 3.180 1.560 4.200 3.500 2.650 1.300
40 Đoạn đường 81 An Đà An Đà Đường vòng hồ An Biên 11.900 7.700 6.000 3.000 7.140 4.620 3.600 1.800 5.950 3.850 3.000 1.500
41 Đường vào khu dân cư Đồng Rào Đầu đường Cuối đường 15.400 10.000 7.700 3.900 9.240 6.000 4.620 2.340 7.700 5.000 3.850 1.950
42 Đường vòng hồ Nhà hát Đầu đường Cuối đường 15.400 10.000 7.700 3.900 9.240 6.000 4.620 2.340 7.700 5.000 3.850 1.950
43 Đường rộng trên 30m (Dự án ngã 5 sân bay Cát Bi) và các tuyến đường có mặt cắt tương tự nối ra đường Lê Hồng Phong Đầu đường Cuối đường 22.400 0 0 0 13.440 0 0 0 11.200 0 0 0
44 Đường rộng trên 22m đến ≤ 30m (Dự án ngã 5 sân bay Cát Bi) và các tuyến đường có mặt cắt tương tự nối ra đường Lê Hồng Phong Đầu đường Cuối đường 16.800 0 0 0 10.080 0 0 0 8.400 0 0 0
45 Đường rộng từ 9m đến ≤ 22m (Dự án ngã 5 sân bay Cát Bi) và các tuyến đường có mặt cắt tương tự nối ra đường Lê Hồng Phong Đầu đường Cuối đường 15.000 0 0 0 9.000 0 0 0 7.500 0 0 0
46 Ngõ 212 đường Đà Nẵng đi ra đường rộng trên 30m (Dự án Ngã 5 Sân bay Cát Bi) Đầu đường Cuối đường 18.000 14.700 11.200 8.400 10.800 8.820 6.720 5.040 9.000 7.350 5.600 4.200
47 Ngõ 71 đường Đông Khê đi ra đường rộng trên 22m đến 30m (Dự án Ngã 5 Sân bay Cát Bi) Đầu đường Cuối đường 11.200 9.000 6.300 4.700 6.720 5.400 3.780 2.820 5.600 4.500 3.150 2.350
48 Ngõ 111 đường Đông Khê đi ra đường rộng trên 22m đến 30m (Dự án Ngã 5 Sân bay Cát Bi) Đầu đường Cuối đường 11.200 9.000 6.300 4.700 6.720 5.400 3.780 2.820 5.600 4.500 3.150 2.350
49 Ngõ 169 đường Đông Khê đi ra đường rộng trên 22m đến 30m (Dự án Ngã 5 Sân bay Cát Bi) Đầu đường Cuối đường 11.200 9.000 6.300 4.700 6.720 5.400 3.780 2.820 5.600 4.500 3.150 2.350
50 Ngõ 189 đường Đông Khê đi ra đường rộng trên 22m đến 30m (Dự án Ngã 5 Sân bay Cát Bi) Đầu đường Cuối đường 11.200 9.000 6.300 4.700 6.720 5.400 3.780 2.820 5.600 4.500 3.150 2.350
51 Ngõ 213 đường Đông Khê đi ra đường Lê Hồng Phong Đầu đường Cuối đường 11.200 9.000 6.300 4.700 6.720 5.400 3.780 2.820 5.600 4.500 3.150 2.350
52 Ngõ 275 đường Đông Khê đi ra đường Lê Hồng Phong Đầu đường Cuối đường 11.200 9.000 6.300 4.700 6.720 5.400 3.780 2.820 5.600 4.500 3.150 2.350
53 Đường vành đai hồ Tiên Nga Đầu đường Cuối đường 11.200 7.300 5.600 2.800 6.720 4.380 3.360 1.680 5.600 3.650 2.800 1.400
54 Đoạn đường 193 Văn Cao Văn Cao Hết địa phận quận Ngô Quyền 22.400 11.200 9.000 4.700 13.440 6.720 5.400 2.820 11.200 5.600 4.500 2.350
55 Đường vào khu DA Đầm Trung và DA ngõ 241 Lạch Tray Đầu đường Cuối đường 16.800 10.400 8.400 4.200 10.080 6.240 5.040 2.520 8.400 5.200 4.200 2.100
56 Đường vòng hồ An Biên Đầu đường Cuối đường 11.200 7.300 5.600 2.800 6.720 4.380 3.360 1.680 5.600 3.650 2.800 1.400
57 Đoạn đường (đường dự án cứng hoá cống 7 gian) Đường Lạch Tray Đường Thiên Lôi 15.400 10.000 7.700 3.900 9.240 6.000 4.620 2.340 7.700 5.000 3.850 1.950
58 Đoạn đường quy hoạch thuộc dự án xây dựng nhà ở 106 Lương Khánh Thiện Đầu đường Cuối đường 25.200 0 0 0 15.120 0 0 0 12.600 0 0 0
59 Đoạn đường quy hoạch thuộc Dự án xây dựng nhà ở Nguyễn Trãi Đầu đường Cuối đường 16.800 0 0 0 10.080 0 0 0 8.400 0 0 0
QUẬN HẢI AN (7.4)
Đơn vị tính: 1.000 đồng/m 2
STT Tên đường phố, địa danh Đoạn đường Giá đất ở Giá đất thương mại, dịch vụ Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Từ Đến VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Văn Cao Địa phận quận Ngô Quyền Đường Ngô Gia Tự 34.000 17.000 13.600 10.200 20.400 10.200 8.160 6.120 17.000 8.500 6.800 5.100
2 Lê Hồng Phong Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngã 4 Ngô Gia Tự 21.600 13.000 8.600 7.600 12.960 7.800 5.160 4.560 10.800 6.500 4.300 3.800
Ngã 4 Ngô Gia Tự Cổng sân bay Cát Bi 18.000 10.800 7.000 4.350 10.800 6.480 4.200 2.610 9.000 5.400 3.500 2.175
3 Ngô Gia Tự Đường Lạch Tray Đường Nguyễn Văn Hới 14.600 11.300 9.900 6.400 8.760 6.780 5.940 3.840 7.300 5.650 4.950 3.200
Nguyễn Văn Hới Lê Hồng Phong 11.200 8.700 7.600 4.900 6.720 5.220 4.560 2.940 5.600 4.350 3.800 2.450
Lê Hồng Phong Cổng sân bay Cát Bi cũ 8.400 6.720 5.880 3.780 5.040 4.032 3.528 2.268 4.200 3.360 2.940 1.890
Cổng sân bay Cát Bi cũ Hết chợ Nam Hải 7.500 6.000 5.000 3.000 4.500 3.600 3.000 1.800 3.750 3.000 2.500 1.500
Hết chợ Nam Hải bãi rác Tràng Cát 7.000 5.600 3.500 2.500 4.200 3.360 2.100 1.500 3.500 2.800 1.750 1.250
4 Nguyễn Bỉnh Khiêm Lê Hồng Phong Ngã 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (đi Đình Vũ) 17.800 11.200 9.400 7.500 10.680 6.720 5.640 4.500 8.900 5.600 4.700 3.750
5 Nguyễn Bỉnh Khiêm kéo dài Ngã 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (đi Hải đoàn 128 15.570 8.000 6.500 4.500 9.342 4.800 3.900 2.700 7.785 4.000 3.250 2.250
Hải đoàn 128 Dốc đê 10.500 7.500 6.000 4.200 6.300 4.500 3.600 2.520 5.250 3.750 3.000 2.100
Dốc đê Phà Đình Vũ 7.000 5.000 3.500 2.500 4.200 3.000 2.100 1.500 3.500 2.500 1.750 1.250
PHƯỜNG CÁT BI
6 Cát Bi Đầu đường Cuối đường 12.000 7.800 6.700 4.800 7.200 4.680 4.020 2.880 6.000 3.900 3.350 2.400
7 Lý Hồng Nhật Đầu đường Cuối đường 5.300 4.200 3.700 2.600 3.180 2.520 2.220 1.560 2.650 2.100 1.850 1.300
8 Nguyễn Văn Hới Đầu đường Cuối đường 5.300 4.200 3.700 2.600 3.180 2.520 2.220 1.560 2.650 2.100 1.850 1.300
9 An Khê Đầu đường Cuối đường 5.300 4.200 3.700 2.600 3.180 2.520 2.220 1.560 2.650 2.100 1.850 1.300
10 Đồng Xá Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
11 Hào Khê Đầu đường Cuối đường 9.000 7.200 6.300 4.100 5.400 4.320 3.780 2.460 4.500 3.600 3.150 2.050
12 Trần Văn Lan Đầu đường Cuối đường 6.800 5.400 4.700 3.400 4.080 3.240 2.820 2.040 3.400 2.700 2.350 1.700
13 Nguyễn Thị Thuận Đầu đường Cuối đường 6.800 5.400 4.700 3.400 4.080 3.240 2.820 2.040 3.400 2.700 2.350 1.700
14 Nguyễn Khoa Dục 76 Ngô Gia Tự Đường Cát Bi 6.800 5.400 4.700 3.400 4.080 3.240 2.820 2.040 3.400 2.700 2.350 1.700
PHƯỜNG THÀNH TÔ
15 Đông An Đầu đường Cuối đường 5.300 4.200 3.700 2.700 3.180 2.520 2.220 1.620 2.650 2.100 1.850 1.350
16 Mạc Vĩnh Phúc Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
17 Đường 7/3 Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
18 An Khê Đầu đường Cuối đường 5.300 4.200 3.700 2.700 3.180 2.520 2.220 1.620 2.650 2.100 1.850 1.350
19 Đồng Xá Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
20 Nguyễn Văn Hới Đầu đường Cuối đường 5.300 4.200 3.700 2.600 3.180 2.520 2.220 1.560 2.650 2.100 1.850 1.300
21 Lý Hồng Nhật Đầu đường Cuối đường 5.300 4.200 3.700 2.700 3.180 2.520 2.220 1.620 2.650 2.100 1.850 1.350
PHƯỜNG ĐẰNG LÂM
22 Đoạn đường trục chính trong khu tái định cư Đằng Lâm Số nhà 193 Văn Cao lối rẽ thứ 2 tay phải (số nhà 98 ngõ 193) 14.500 10.100 8.100 5.800 8.700 6.060 4.860 3.480 7.250 5.050 4.050 2.900
Các đường nhánh trong khu vực rộng trên 5 m nối với đường trục chính 10.200 8.200 7.100 4.600 6.120 4.920 4.260 2.760 5.100 4.100 3.550 2.300
23 Các đường nhánh còn lại 4.600 3.700 3.200 2.300 2.760 2.220 1.920 1.380 2.300 1.850 1.600 1.150
24 Trung Lực Đầu đường Cuối đường 10.000 6.100 5.400 3.800 6.000 3.660 3.240 2.280 5.000 3.050 2.700 1.900
25 Trung Hành Đầu đường Cuối đường 10.200 8.200 7.100 4.600 6.120 4.920 4.260 2.760 5.100 4.100 3.550 2.300
26 Đường Lực Hành Đường Trung Hành Đường Trung Lực 7.000 6.100 5.400 3.800 4.200 3.660 3.240 2.280 3.500 3.050 2.700 1.900
Đường Trung Lực Đến ngõ 299 Ngô Gia Tự 5.000 4.200 3.700 3.300 3.000 2.520 2.220 1.980 2.500 2.100 1.850 1.650
27 Kiều Sơn Từ số nhà 77 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Cuối ngõ 193 Văn Cao 4.500 3.500 3.000 2.200 2.700 2.100 1.800 1.320 2.250 1.750 1.500 1.100
28 Đông Trung Hành Quán Nam đi lô 15 Dự án ngã 5 Sân bay Cát Bi 4.500 3.500 3.000 2.200 2.700 2.100 1.800 1.320 2.250 1.750 1.500 1.100
29 Đường rộng trên 22m đến 30m thuộc dự án ngã 5 sân bay Cát Bi và các đường có mặt cắt tương tự nối ra đường Lê Hồng Phong Đầu đường Cuối đường 14.500 10.100 8.100 5.800 8.700 6.060 4.860 3.480 7.250 5.050 4.050 2.900
30 Đường rộng từ 9m đến 22m thuộc dự án ngã 5 sân bay Cát Bi và các đường có mặt cắt tương tự nối ra đường Lê Hồng Phong Đầu đường Cuối đường 6.600 6.000 5.500 4.800 3.960 3.600 3.300 2.880 3.300 3.000 2.750 2.400
31 Tuyến đường trong khu quy hoạch dân cư Thư Trung Đầu đường Cuối đường 4.600 3.700 3.200 2.300 2.760 2.220 1.920 1.380 2.300 1.850 1.600 1.150
32 Đoạn đường (phường Đằng Lâm) đường nối với đường trước UBND phường Qua khu dân cư Lực Hành 4.600 3.700 3.200 2.300 2.760 2.220 1.920 1.380 2.300 1.850 1.600 1.150
33 Phố Nguyễn Đồn (tính vị trí 2 đường Trung Lực) Từ nhà số 171 đường trung Lực Số nhà 142 đường Trung Hành 6.100 5.400 3.800 0 3.660 3.240 2.280 0 3.050 2.700 1.900
34 Đường bến Láng (Giá đất tính theo đường rộng từ 9m đến 22m dự án ngã 5 Sân Bay Cát Bi) Từ số 01 đường Trung Lực đến số nhà 205 phố Bến Láng 10.200 8.200 7.100 4.600 6.120 4.920 4.260 2.760 5.100 4.100 3.550 2.300
35 Nam Trung Hành Đầu đường Cuối đường 4.600 3.700 3.200 2.300 2.760 2.220 1.920 1.380 2.300 1.850 1.600 1.150
36 Tây Trung Hành Đầu đường Cuối đường 6.000 4.700 4.100 2.900 3.600 2.820 2.460 1.740 3.000 2.350 2.050 1.450
37 An Trung Đầu đường Cuối đường 4.600 3.700 3.200 2.300 2.760 2.220 1.920 1.380 2.300 1.850 1.600 1.150
PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1
38 Đà Nẵng Đầu đường Cuối đường 30.000 15.000 12.000 9.000 18.000 9.000 7.200 5.400 15.000 7.500 6.000 4.500
39 Lê Thánh Tông Giáp địa phận quận Ngô Quyền Cuối đường 30.000 15.000 12.000 9.000 18.000 9.000 7.200 5.400 15.000 7.500 6.000 4.500
40 Chùa Vẽ Đầu đường Cuối đường 17.800 12.000 9.000 6.000 10.680 7.200 5.400 3.600 8.900 6.000 4.500 3.000
41 Phương Lưu Chùa Vĩnh Khánh Nguyễn Bỉnh Khiêm 6.800 5.400 4.700 3.400 4.080 3.240 2.820 2.040 3.400 2.700 2.350 1.700
42 Phủ Thượng Đoạn Đầu đường Cuối đường 6.800 5.400 4.700 3.400 4.080 3.240 2.820 2.040 3.400 2.700 2.350 1.700
43 Bùi Thị Từ Nhiên Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
44 Đoạn Xá Đầu đường Cuối đường 12.000 7.800 6.300 4.100 7.200 4.680 3.780 2.460 6.000 3.900 3.150 2.050
45 Phú Xá Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
46 Vĩnh Lưu Đầu đường Cuối đường 9.000 7.200 6.300 4.100 5.400 4.320 3.780 2.460 4.500 3.600 3.150 2.050
47 Trục đường Ngã 3 Vĩnh Lưu Hết địa phận Trụ sở Cục Hải Quan HP (ra đường Lê Hồng Phong) 9.000 7.200 6.300 4.100 5.400 4.320 3.780 2.460 4.500 3.600 3.150 2.050
PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 2
48 Đông Hải Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Cầu Trắng Nam Hải 5.410 5.000 4.700 3.400 3.246 3.000 2.820 2.040 2.705 2.500 2.350 1.700
49 Kiều Hạ Đông Hải Đường đi Đình Vũ 5.400 5.000 4.700 3.400 3.240 3.000 2.820 2.040 2.700 2.500 2.350 1.700
50 Hạ Đoạn 1 Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
51 Hạ Đoạn 2 Đường Đông Hải Đường đi Đình Vũ 5.400 5.000 4.700 3.400 3.240 3.000 2.820 2.040 2.700 2.500 2.350 1.700
52 Hạ Đoạn 3 Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
53 Bình Kiều 1 Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
54 Đường HCR Đầu đường Cuối đường 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
55 Đường Hạ Đoạn 4 Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
56 Đường Bình Kiều 2 Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
57 Đường trục 68m Công ty Z189 Nhà máy DAP 5.300 4.200 3.700 2.600 3.180 2.520 2.220 1.560 2.650 2.100 1.850 1.300
PHƯỜNG ĐẰNG HẢI
58 Chợ Lũng Đầu đường Cuối đường 7.200 5.760 5.100 2.700 4.320 3.456 3.060 1.620 3.600 2.880 2.550 1.350
59 Lũng Bắc Đầu đường Cuối đường 6.800 5.400 4.700 3.400 4.080 3.240 2.820 2.040 3.400 2.700 2.350 1.700
60 Đằng Hải Phố chợ Lũng Cầu Lũng 6.800 4.320 3.780 2.700 4.080 2.592 2.268 1.620 3.400 2.160 1.890 1.350
Cầu Lũng Hết đường 4.100 2.480 2.170 1.550 2.460 1.488 1.302 930 2.050 1.240 1.085 775
61 Lũng Đông Đường Ngô Gia Tự Đường Đằng Hải 3.100 2.480 2.170 1.550 1.860 1.488 1.302 930 1.550 1.240 1.085 775
Đường Đằng Hải Đường Hàng Tổng 3.100 2.480 2.170 1.550 1.860 1.488 1.302 930 1.550 1.240 1.085 775
62 Phố tiền phong Đoạn tiếp giáp phố Hạ Lũng Cầu ông Nom 3.240 2.600 2.270 1.620 1.944 1.560 1.362 972 1.620 1.300 1.135 810
63 Hạ Lũng Đầu đường Cuối đường 2.700 2.160 1.890 1.350 1.620 1.296 1.134 810 1.350 1.080 945 675
64 Đoạn đường Đoạn tiếp giáp phố Hạ Lũng Vào Miếu gốc đa (TT dạy nghề) 2.700 2.160 1.890 1.350 1.620 1.296 1.134 810 1.350 1.080 945 675
65 Đoạn đường Từ Miếu gốc đa (TT dạy nghề) Đến hết đường 2.700 2.160 1.890 1.350 1.620 1.296 1.134 810 1.350 1.080 945 675
66 Đoạn đường Đoạn tiếp giáp phố Hạ Lũng Đến hết chỉ giới đường 40m 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
67 Đoạn đường Từ chỉ giới đường 40m Đường Trần Hoàn 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
68 Phố Bảo Phúc Đầu đường Cuối đường 5.300 4.200 3.700 2.600 3.180 2.520 2.220 1.560 2.650 2.100 1.850 1.300
69 Tuyến đường gom cầu vượt Đông Hải Sau chùa Bảo Phúc Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
70 Phố Trần Hoàn Đường Lê Hồng Phong Đường Đằng Hải 12.000 8.500 6.000 4.500 7.200 5.100 3.600 2.700 6.000 4.250 3.000 2.250
71 Phố Mai Trung Thứ Đầu đường Cuối Đường 3.500 3.000 2.700 2.200 2.100 1.800 1.620 1.320 1.750 1.500 1.350 1.100
72 Phố Đoàn Kết Khu tái định cư Lô 9 (của dự án Ngã 5 Sân Bay Cát Bi) Phố Lũng Bắc 9.000 7.200 6.300 4.100 5.400 4.320 3.780 2.460 4.500 3.600 3.150 2.050
73 Phố Đoàn Kết Phố Lũng Bắc Đoạn tiếp giáp phố Hạ Lũng (cạnh Trường mầm non Đằng Hải) 6.800 5.400 4.700 3.400 4.080 3.240 2.820 2.040 3.400 2.700 2.350 1.700
74 Các trục đường ngang không có trong bảng giá có mặt cắt từ 34m thuộc phường Đằng Hải 4.000 3.200 2.500 2.000 2.400 1.920 1.500 1.200 2.000 1.600 1.250 1.000
PHƯỜNG NAM HẢI
75 Hàng Tổng Đầu đường Cuối đường 2.100 1.680 1.470 1.350 1.260 1.008 882 810 1.050 840 735 675
76 Nam Hải Đầu đường Cuối đường 3.040 2.400 2.130 1.520 1.824 1.440 1.278 912 1.520 1.200 1.065 760
77 Từ Lương Xâm Đầu đường Cuối đường 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
78 Phố Nhà Thờ Xâm Bồ Đầu đường Cuối đường 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
79 Nam Hòa Đầu đường Cuối đường 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
80 Nam Phong Đầu đường Cuối đường 2.510 2.010 1.760 1.510 1.506 1.206 1.056 906 1.255 1.005 880 755
81 Đông Phong Đầu đường Cuối đường 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
82 Nam Thành Đầu đường Cuối đường 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
83 Nam Hùng Đầu đường Cuối đường 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
84 Nam Hưng Đầu đường Cuối đường 3.200 2.500 2.200 2.000 1.920 1.500 1.320 1.200 1.600 1.250 1.100 1.000
85 Đoạn đường phường Nam Hải Giáp chợ Lương Xâm Nhà thờ Xâm bồ 4.100 3.200 2.800 2.000 2.460 1.920 1.680 1.200 2.050 1.600 1.400 1.000
86 Đường liên phường Đầu đường phường Nam Hải Cuối đường phường Tràng Cát 5.300 4.200 3.700 2.600 3.180 2.520 2.220 1.560 2.650 2.100 1.850 1.300
PHƯỜNG TRÀNG CÁT
87 Thành Tô Đầu đường Cuối đường 4.000 3.200 2.800 2.000 2.400 1.920 1.680 1.200 2.000 1.600 1.400 1.000
88 Tràng Cát Đầu đường Cuối đường 4.900 3.900 3.400 2.400 2.940 2.340 2.040 1.440 2.450 1.950 1.700 1.200
89 Cát Linh Từ Cống đen 2 (giáp Ngô Gia Tự kéo dài) đến Ngã 3 Chùa Đình Vũ 3.800 3.100 2.700 2.200 2.280 1.860 1.620 1.320 1.900 1.550 1.350 1.100
90 Cát Vũ Ngã 3 Thành Tô Tân Vũ 3.800 3.000 2.700 2.000 2.280 1.800 1.620 1.200 1.900 1.500 1.350 1.000
91 Tân Vũ Đầu đường Cuối đường 3.800 3.000 2.700 2.000 2.280 1.800 1.620 1.200 1.900 1.500 1.350 1.000
92 Cát khê Đầu đường Cuối đường 3.800 3.000 2.700 2.000 2.280 1.800 1.620 1.200 1.900 1.500 1.350 1.000
93 Các trục đường ngang không có trong bảng giá có mặt cắt từ 68m Đầu đường Cuối đường 3.800 3.000 2.700 2.000 2.280 1.800 1.620 1.200 1.900 1.500 1.350 1.000
QUẬN KIẾN AN (7.5)
Đơn vị tính: 1.000 đồng/m 2
STT Tên đường phố, địa danh Đoạn đường Giá đất ở Giá đất thương mại, dịch vụ Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Từ Đến VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Trường Chinh Cầu Niệm Lối rẽ vào bệnh viện trẻ em và ngõ 80 đường 10 cũ 20.500 7.500 6.000 4.800 12.300 4.500 3.600 2.880 10.250 3.750 3.000 2.400
Lối rẽ vào bệnh viện trẻ em và ngõ 80 đường 10 cũ Lối rẽ vào đường đất đỏ và gầm cầu Đồng Khê 18.000 7.200 6.000 4.800 10.800 4.320 3.600 2.880 9.000 3.600 3.000 2.400
Lối rẽ vào đường đất đỏ và gầm cầu Đồng Khê Ngã 4 Quán Trữ 19.000 7.200 6.000 4.800 11.400 4.320 3.600 2.880 9.500 3.600 3.000. 2.400
2 Lê Duẩn Đầu đường Nhà máy bia 15.000 7.200 6.000 4.800 9.000 4.320 3.600 2.880 7.500 3.600 3.000 2.400
Nhà máy bia Cổng quân khu 3 12.000 7.200 6.000 4.800 7.200 4.320 3.600 2.880 6.000 3.600 3.000 2.400
3 Trần Nhân Tông Đầu đường Cuối đường 12.000 7.200 6.000 4.800 7.200 4.320 3.600 2.880 6.000 3.600 3.000 2.400
4 Trần Tất Văn Ngã 5 Kiến An Đầu đường Lưu Úc 10.000 6.000 5.000 4.000 6.000 3.600 3.000 2.400 5.000 3.000 2.500 2.000
Đầu đường Lưu Úc Lô Cốt 7.500 4.500 3.800 3.000 4.500 2.700 2.280 1.800 3.750 2.250 1.900 1.500
Lô Cốt Hết địa phận Kiến An (giáp An Lão) 6.900 4.100 3.500 2.800 4.140 2.460 2.100 1.680 3.450 2.050 1.750 1.400
5 Nguyễn Lương Bằng Ngã 5 Kiến An Đầu đường Hương Sơn 10.000 6.000 5.000 4.000 6.000 3.600 3.000 2.400 5.000 3.000 2.500 2.000
Đầu đường Hương Sơn Đầu đường Trần Nhội 6.500 3.900 3.300 2.600 3.900 2.340 1.980 1.560 3.250 1.950 1.650 1.300
Đầu đường Trần Nhội Hết địa phận Kiến An (giáp Dương Kinh) 5.500 3.300 2.800 2.200 3.300 1.980 1.680 1.320 2.750 1.650 1.400 1.100
6 Hoàng Quốc Việt Đầu đường Ngã tư Cống Đôi 12.000 7.200 6.000 4.800 7.200 4.320 3.600 2.880 6.000 3.600 3.000 2.400
Ngã tư Cống Đôi Giáp địa phận huyện An Lão 10.000 6.000 5.000 4.000 6.000 3.600 3.000 2.400 5.000 3.000 2.500 2.000
7 Trần Thành Ngọ Đầu đường Cuối đường 12.000 7.200 6.000 4.800 7.200 4.320 3.600 2.880 6.000 3.600 3.000 2.400
8 Lê Quốc Uy Đầu đường Cuối đường 10.000 6.000 5.000 4.000 6.000 3.600 3.000 2.400 5.000 3.000 2.500 2.000
9 Phan Đăng Lưu Ngã 5 Kiến An Ngã 4 Cống Đôi 12.000 7.200 6.000 4.800 7.200 4.320 3.600 2.880 6.000 3.600 3.000 2.400
Ngã 4 Cống Đôi Cầu Kiến An (gặp đường Hoàng Thiết Tâm) 10.000 6.000 5.000 4.000 6.000 3.600 3.000 2.400 5.000 3.000 2.500 2.000
10 Hoàng Thiết Tâm Cổng quân khu 3 Cầu Kiến An (gặp đường Phan Đăng Lưu) 10.000 6.000 5.000 4.000 6.000 3.600 3.000 2.400 5.000 3.000 2.500 2.000
11 Chiêu Hoa Đầu đường Cuối đường 8.000 4.800 4.000 3.200 4.800 2.880 2.400 1.920 4.000 2.400 2.000 1.600
12 Cổng Rồng Đầu đường Cuối đường 8.000 4.800 4.000 3.200 4.800 2.880 2.400 1.920 4.000 2.400 2.000 1.600
13 Tây Sơn Giáp đường Trần Thành Ngọ Khu tập thể khảo sát thiết kế (đến ngõ 140 Tây Sơn) 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
Khu tập thể khảo sát thiết kế (đến ngõ 140 Tây Sơn) Cuối đường 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
14 Mạc Kinh Điển Đầu đường Cuối đường 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
15 Quy Tức Giáp đường Nguyễn Lương Cuối đường 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
16 Trần Huy Liệu Đầu đường Cuối đường 7.000 4.200 3.500 2.800 4.200 2.520 2.100 1.680 3.500 2.100 1.750 1.400
17 Bùi Mộng Hoa Đầu đường Cuối đường 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
18 Cao Toàn Đầu đường Cuối đường 9.600 5.800 4.800 3.800 5.760 3.480 2.880 2.280 4.800 2.900 2.400 1.900
19 Mạc Đĩnh Chi Đầu đường Cuối đường 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
20 Lê Khắc Cẩn Đầu đường Cuối đường 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
21 Đồng Hòa Ngã 3 Quán Trữ Đường Đất Đỏ 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
Giáp địa phận phường Quán Trữ Ngã 3 đường Đồng Tâm 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
Ngã 3 đường Đồng Tâm Hết Trạm bơm Đống Khê 4.800 2.900 2.400 1.900 2.880 1.740 1.440 1.140 2.400 1.450 1.200 950
Hết Trạm bom Đống Khê Hết Trạm bơm Mỹ Khê (giáp Dương Kinh) 3.600 2.200 1.800 1.700 2.160 1.320 1.080 1.020 1.800 1.100 900 850
22 Đoàn Kết Đầu đường Cuối đường (Phan Đăng Lưu) 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
23 Đường Quán Trữ Đầu đường (giáp đường Trường Chinh) Cổng trường Bách Nghệ 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
Cổng trường Bách Nghệ Đến hết Xí nghiệp gạch Mỹ Khê cũ 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
24 Cựu Viên Đầu đường Cuối đường 4.200 2.500 2.100 1.700 2.520 1.500 1.260 1.020 2.100 1.250 1.050 850
25 Khúc Trì Giáp đường Phan Đăng Lưu Cuối đường (gặp đường Hoàng Quốc Việt) 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
26 Lê Tảo Giáp đường Nguyễn Mẫn Cuối đường 4.500 2.700 2.300 1.800 2.700 1.620 1.380 1.080 2.250 1.350 1.150 900
27 Thống Trực Trần Nhân Tông Cuối Đường 4.200 2.500 2.100 1.700 2.520 1.500 1.260 1.020 2.100 1.250 1.050 850
28 Trần Nhội Giáp đường Nguyễn Lương Giáp đường Hương Sơn 3.900 2.300 2.000 1.600 2.340 1.380 1.200 960 1.950 1.150 1.000 800
29 Trần Phương Đầu đường Cuối đường 3.000 1.800 1.700 1.600 1.800 1.080 1.020 960 1.500 900 850 800
30 Hương Sơn Giáp đường Trần Nhân Tông Giáp đường Nguyễn Lương Bằng 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
31 Phù Lưu Giáp Trần Tất Văn Hết nhà ông Tân 4.200 2.500 2.100 1.700 2.520 1.500 1.260 1.020 2.100 1.250 1.050 850
32 Lưu Úc Trần Tất Văn Ngã 3 UBND phường Phù Liễn 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
Ngã 3 UBND phường Phù Liễn Đường Bắc Hà 5.500 3.300 2.800 2.200 3.300 1.980 1.680 1.320 2.750 1.650 1.400 1.100
33 Đồng Quy Từ đường Vụ Sơn Cống ông Ngoạn (Công ty TNHH Phú Cường) 3.900 2.300 2.000 1.600 2.340 1.380 1.200 960 1.950 1.150 1.000 800
34 Thi Đua Đường Trần Tất Văn Giáp đường Quy Tức 4.200 2.500 2.100 1.700 2.520 1.500 1.260 1.020 2.100 1.250 1.050 850
35 Trần Văn Cẩn Đường Trần Tất Văn Hết nhà ông Phạm Đức Côn 4.200 2.500 2.100 1.700 2.520 1.500 1.260 1.020 2.100 1.250 1.050 850
36 Đường Đất Đỏ Giáp đường Trường Chinh Giáp đường Đồng Hòa 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
37 Nguyễn Thiện Lộc Đầu đường Trần Nhân Tông Kho xăng K92 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
38 Lãm Khê Đường Trường Chinh (qua nhà Thờ) Đường Đồng Tâm 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
39 Phương Khê Đường Trường Chinh Đường Đồng Tâm 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
40 Nguyễn Công Mỹ Đường Phan Đăng Lưu Hết trạm biến áp 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
Hết trạm biến áp Cuối đường 7.000 4.200 3.500 2.800 4.200 2.520 2.100 1.680 3.500 2.100 1.750 1.400
41 Phố Lãm Hà Đầu đường (Giáp đường Trường Chinh) Cuối đường 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
42 Đồng Tâm Giáp đường Đồng Hòa Giáp đường Phương Khê 4.800 2.900 2.400 1.900 2.880 1.740 1.440 1.140 2.400 1.450 1.200 950
43 Đường Tân Hà (đường Lãm Hà cũ) Đường Trường Chinh Hết Cụm công nghiệp khu 1 (cuối đường) 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
44 Đường Phan Trứ (đường vào xí nghiệp điện nước cũ) Đầu đường Cuối đường 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
45 Đường Việt Đức (đường cổng chính bệnh viện trẻ em cũ) Đầu đường Cuối đường 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
46 Đường Mạc Thiên Phúc (đường cổng sau bệnh viện trẻ em cũ) Đầu đường Cuối đường 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
47 Vụ Sơn (đường Phù Liễn cũ) Giáp Nguyễn Lương Bằng Cuối đường 3.900 2.300 2.000 1.600 2.340 1.380 1.200 960 1.950 1.150 1.000 800
48 Đường 10 cũ Đầu đường (Giáp đường Trường Chinh) Cuối đường 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
49 Đường Hoàng Công Khanh (đường Cột Còi cũ) Đầu đường Cuối đường 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
50 Phố Hoa Khê (đường vào chùa Vĩnh Phúc cũ) Ngã 6 Quán Trữ Công ty xây dựng vật liệu Thống nhất 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
51 Đường Trữ Khê (đường khu dân cư số 5 cũ (phường Quán Trữ) Ngã 3 Quán Trữ Giáp đường Đất Đỏ 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
52 Phùng Thị Chinh (đường Bắc Hà cũ) Đầu đường (giáp đường Quy Tức) Cuối đường 4.000 2.400 2.000 1.600 2.400 1.440 1.200 960 2.000 1.200 1.000 800
53 Hòa Bình Đầu đường Cuối đường 8.500 5.100 4.300 3.400 5.100 3.060 2.580 2.040 4.250 2.550 2.150 1.700
54 Nguyễn Xiển Giáp đường Trần Thành Ngọ Đỉnh núi Phù Liễnphường Trần Thành Ngọ 7.000 4.200 3.500 2.800 4.200 2.520 2.100 1.680 3.500 2.100 1.750 1.400
55 Nguyễn Mẫn Đầu đường (giáp Trần Nhân Tông) Đường Thống Trực 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
Đường Thống Trực Cuối đường 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
56 Chiêu Chinh Cổng sư đoàn 363 Đường Thống Trực 7.200 4.300 3.600 2.900 4.320 2.580 2.160 1.740 3.600 2.150 1.800 1.450
Đường Thống Trực Cống Bà Bổn 5.000 3.000 2.500 2.000 3.000 1.800 1.500 1.200 2.500 1.500 1.250 1.000
Cống bà Bổn Giáp phường Văn Đẩu 3.600 2.200 1.800 1.400 2.160 1.320 1.080 840 1.800 1.100 900 700
57 Đường Kéo dài Phố Hoa Khê Công ty xây dựng vật liệu Thống nhất Giáp đường Trần Huy Liệu 4.200 2.500 2.100 1.700 2.520 1.500 1.260 1.020 2.100 1.250 1.050 850
58 Trần Kiên Đầu đường (giáp đường Lê Duẩn) Ngã Tư tiểu đoàn 2, lữ đoàn 237, quân khu 3 4.600 2.800 2.300 1.800 2.760 1.680 1.380 1.080 2.300 1.400 1.150 900
Ngã Tư tiểu đoàn 2, lữ đoàn 237, quân khu 3 Thoát nước của Công ty Thuốc Lào 3.800 2.300 1.900 1.500 2.280 1.380 1.140 900 1.900 1.150 950 750
59 Vườn Chay Đầu đường (giáp đường Hoàng Thiết Tâm) Giáp địa bàn phường Trần Thành Ngọ 4.600 2.800 2.300 1.800 2.760 1.680 1.380 1.080 2.300 1.400 1.150 900
60 Đồng Lập Giáp đường Đồng Hòa Giáp đường Đất Đỏ 3.000 2.200 1.700 1.600 1.800 1.320 1.020 960 1.500 1.100 850 800
61 Mỹ Thịnh Giáp đường Đồng Hòa Chùa Mỹ Khê 3.600 2.200 1.700 1.600 2.160 1.320 1.020 960 1.800 1.100 850 800
62 Nam Hà Đầu ngã 3 đường Lệ Tảo đường Nghĩa trang Đồng Vàng 3.000 1.800 1.700 1.600 1.800 1.080 1.020 960 1.500 900 850 800
63 Tô Phong Giáp đường Nguyễn Lương Giáp đường Chiêu Chinh 3.300 2.000 1.700 1.500 1.980 1.200 1.020 900 1.650 1.000 850 750
64 Đẩu Vũ Giáp đường Trần Nhân Tông Cống Đẩu Vũ 7.000 4.200 3.500 2.800 4.200 2.520 2.100 1.680 3.500 2.100 1.750 1.400
Cống Đẩu Vũ Giáp lăng Trần Thành Ngọ 5.000 3.000 2.500 2.000 3.000 1.800 1.500 1.200 2.500 1.500 1.250 1.000
65 Trần Bích Giáp đường Trần Nhân Tông Giáp đường Hương Sơn 7.000 4.200 3.500 2.800 4.200 2.520 2.100 1.680 3.500 2.100 1.750 1.400
66 Đẩu Phượng Giáp đường Nguyễn Lương Giáp đường Trần Nhội 3.900 2.300 2.000 1.600 2.340 1.380 1.200 960 1.950 1.150 1.000 800
67 Đường Lê Đại Thanh (Đường vào Khu CN Cành Hầu cũ) Đầu đường (Giáp đường Trường Chinh) Cuối đường 6.600 4.000 2.600 2.000 3.960 2.400 1.560 1.200 3.300 2.000 1.300 1.000
68 Quý Minh (Khúc Lập cũ) Từ số nhà 72 đường Đồng Hòa Đến ngã 3 có biển số nhà 199 thuộc đường nhân dân quen gọi là đường Đất Đỏ 5.000 3.000 2.500 2.000 3.000 1.800 1.500 1.200 2.500 1.500 1.250 1.000
69 Đông Sơn Từ cổng trường mầm non Bắc Sơn Đến ngã 3 doanh trại quân đội Quân khu 3 6.000 3.600 3.000 2.400 3.600 2.160 1.800 1.440 3.000 1.800 1.500 1.200
70 Xuân Biều Giáp đường Nguyễn Lương Bằng Tiếp giáp với đường mới mở (chưa được đặt tên) thuộc 02 Tổ dân phố Đẩu Sơn 3 và Đẩu Sơn 5 3.300 2.000 1.700 1.500 1.980 1.200 1.020 900 1.650 1.000 850 750
71 Quyết Tiến Từ ngõ 469 đường Nguyễn Lương đến đường Trần Nhội 3.900 2.300 2.000 1.600 2.340 1.380 1.200 960 1.950 1.150 1.000 800
72 Trương Đồng Tử Từ nhà số 237 đường Trần Tất Văn Đến cổng chào vào Chùa Đồng Tải 4.500 2.700 2.300 1.800 2.700 1.620 1.380 1.080 2.250 1.350 1.150 900
Đến cổng chào vào Chùa Đồng Tải Đến tiếp giáp với đường Vụ Sơn 3.900 2.300 2.000 1.600 2.340 1.380 1.200 960 1.950 1.150 1.000 800
73 Đông Chấn từ ngã 4 đường Chiêu Chinh (nơi có biển hiệu Chùa Đông Chấn) đến ngã 3 đình Lệ Tảo 4.000 2.400 2.000 1.600 2.400 1.440 1.200 960 2.000 1.200 1.000 800
QUẬN DƯƠNG KINH (7.6)
Đơn vị tính: 1.000 đồng/m 2
STT Tên đường phố, địa danh Đoạn đường Giá đất ở Giáđất thương mại, dịch vụ Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Từ Đến VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
PHƯỜNG ANH DŨNG
1 Đường Phạm Văn Đồng (Tỉnh lộ 353) Cầu Rào (theo đường 353 mới) Hết khách sạn Preariver 16.800 10.100 6.700 5.000 10.080 6.060 4.020 3.000 8.400 5.050 3.350 2.500
Hết khách sạn PreaRiver Ngã 3 đường 353 cũ (cây xăng Công ty Sao Đỏ) 15.600 9.400 6.200 4.700 9.360 5.640 3.720 2.820 7.800 4.700 3.100 2.350
Ngã 3 đường 353 cũ (Cây xăng Công ty Sao Đỏ) Ngã 3 đường vào UBND phường Anh Dũng 9.600 5.800 3.800 2.400 5.760 3.480 2.280 1.440 4.800 2.900 1.900 1.200
Ngã 3 đường vào UBND phường Anh Dũng Hết địa phận phường Anh Dũng 11.400 6.800 4.600 3.400 6.840 4.080 2.760 2.040 5.700 3.400 2.300 1.700
2 Đường 353 cũ (đường Mạc Quyết) Cầu Rào Ngã 3 đường 353 cũ (cây xăng Công ty Sao Đỏ) 8.400 5.000 3.400 2.300 5.040 3.000 2.040 1.380 4.200 2.500 1.700 1.150
3 Đường Mạc Đăng Doanh (Ninh Hải Kiến An) (đường 355) Ngã 4 Ninh Hải (nút giao thông 353355) Hết 300m đầu 9.600 5.800 3.800 2.200 5.760 3.480 2.280 1.320 4.800 2.900 1.900 1.100
Hết 300m về phía Kiến An Hết khu dự án phát triển nhà ở Anh Dũng 6 8.400 5.000 3.400 2.300 5.040 3.000 2.040 1.380 4.200 2.500 1.700 1.150
Hết khu dự án phát triển nhà ở Anh Dũng 6 Giáp địa phận phường Hưng Đạo 7.800 4.700 3.100 1.900 4.680 2.820 1.860 1.140 3.900 2.350 1.550 950
4 Đường trục khu Phú Hải. (từ đường Phạm Văn Đồng đến đường 353 cũ) Toàn tuyến 3.500 2.100 1.400 1.350 2.100 1.260 840 810 1.750 1.050 700 675
5 Đường Hợp Hòa (đường từ cửa hàng xăng dầu Vipco đến đường 355). Đường Phạm Văn Đồng (Cửa hàng xăng dầu Vipco) qua UBND phường Anh Dũng qua cổng tổ dân phố đường 355 (đường Mạc Đăng Doanh) 3.000 1.800 1.400 1.350 1.800 1.080 840 810 1.500 900 700 675
6 Đường trục khu, liên khu Ninh Hải, Trà Khê, Phấn Dũng Toàn tuyến 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
7 Các đường rải nhựa, bê tông còn lại trong nội bộ khu dân cư không thuộc các tuyến trên. Đầu đường Cuối đường 1.500 1.450 1.400 1.350 900 870 840 810 750 725 700 675
8 Các đường trong DA phát triển nhà ở Cty XD573 (Anh Dũng 1) và Cty CPXNK và HT Quốc tế (Anh Dũng 5) Mặt đường nội bộ nối với đường 353 5.000 3.000 2.500
Các lô còn lại trong dự án 3.500 2.100 1.750
9 Dự án phát triển nhà ở của các Cty Sao Đỏ, Cty Xây dựng số 5, Cty KT Xây lắp VLXD Bộ thương mại, Cty TNHH Thủy Nguyên, Cty TNHH TM Mê Linh (Anh Dũng 2,3,4, Nam sông Lạch Tray, Khu biệt thự Mê Linh), Cty XD thủy lợi HP, Dự án Tái định cư đường 353 Mặt đường nội bộ nối với đường 353 8.000 4.800 4.000
Các lô còn lại trong dự án 6.000 3.600 3.000
10 Dự án Cty Sao Đỏ phần nhỏ (Đoạn sau cây xăng Sao Đỏ) Mặt đường nội bộ nối với đường 353 6.000 3.600 3.000
Các lô còn lại trong dự án 4.500 2.700 2.250
11 Dự án PT nhà ở của các Cty CP Xăng dầu VIPCO, Cty TNHH Việt Vương, Cty XD nhà Hà Nội (Anh Dũng 6,7,8) Mặt đường nội bộ nối với đường 353, 355 và dãy phía nam Dự án Hà Nội 6. 4.800 2.880 2.400
Các lô còn lại trong dự án 3.200 1.920 1.600
12 Dự án Vườn Đốm Toàn dự án 2.500 1.500 1.250
13 Ngõ nối với đường 353 thuộc khu Ninh Hải 3 ( Lô 28) 3.000 2.500 2.200 1.800 1.800 1.500 1.320 1.080 1.500 1.250 1.100 900
14 Khu vực nằm ngoài đê (theo đường 353 cũ và nối tiếp đường Phạm Văn Đồng) đoạn từ hết Bảo tàng Hải Quân đến cách ngã 3 Ninh Hải 300m Đường có mặt cắt 6 m trở lên 2.100 1.500 1.400 1.350 1.260 900 840 810 1.050 750 700 675
Đường có mặt cắt dưới 6 m 1.500 1.450 1.400 1.350 900 870 840 810 750 725 700 675
PHƯỜNG HẢI THÀNH
15 Đường Phạm Văn Đồng (Tỉnh lộ 353) Từ địa giới phường Hải Thành (Mũi A) Hết trạm VinaSat 11.400 6.800 4.600 2.500 6.840 4.080 2.760 1.500 5.700 3.400 2.300 1.250
Hết trạm VinaSat Kênh Hòa Bình 13.200 7.900 5.300 4.000 7.920 4.740 3.180 2.400 6.600 3.950 2.650 2.000
Kênh Hòa Bình UBND phường Hải Thành 11.400 6.800 4.600 2.500 6.840 4.080 2.760 1.500 5.700 3.400 2.300 1.250
UBND phường Hải Thành Cống Đồn Riêng 13.200 7.900 5.300 2.600 7.920 4.740 3.180 1.560 6.600 3.950 2.650 1.300
Cống Đồn Riêng Đường 402 (giáp địa phận phường Tân Thành) 11.400 6.800 4.600 2.500 6.840 4.080 2.760 1.500 5.700 3.400 2.300 1.250
16 Đường 355 kéo dài Đầu đường Cuối đường 7.200 3.800 2.400 1.800 4.320 2.280 1.440 1.080 3.600 1.900 1.200 900
17 Phố Trần Minh Thắng (đường công vụ 1) Từ đầu đường 353 vào 100 m 5.000 2.600 2.000 1.400 3.000 1.560 1.200 840 2.500 1.300 1.000 700
Đoạn sau 100 m 4.000 2.000 1.500 1.400 2.400 1.200 900 840 2.000 1.000 750 700
18 Phố Vũ Hộ (đường công vụ 2) Từ đầu đường 353 vào 100 m 5.000 2.600 2.000 1.400 3.000 1.560 1.200 840 2.500 1.300 1.000 700
Đoạn sau 100 m 4.000 2.300 1.500 1.400 2.400 1.380 900 840 2.000 1.150 750 700
19 Đường công vụ 4 (vào viện nghiên cứu thuỷ sản) (Phố Hải Thành) Từ đầu đường 353 vào 100 m 2.500 1.600 1.500 1.400 1.500 960 900 840 1.250 800 750 700
Đoạn sau 100 m 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
20 Đường không phải đường công vụ nối với đường 353 Từ đầu đường 353 vào 100m 2.500 1.600 1.500 1.400 1.500 960 900 840 1.250 800 750 700
Đoạn sau 100m 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
21 Đường trục trong khu dân cư không thuộc các tuyến đường trên Toàn tuyến 1.500 1.450 1.400 1.350 900 870 840 810 750 725 700 675
PHƯỜNG HÒANGHĨA
22 Đường Phạm Văn Đồng (Đường 353) Tiếp giáp phường Anh Dũng Đường vào UBND phường Hòa Nghĩa 11.400 6.800 4.600 2.500 6.840 4.080 2.760 1.500 5.700 3.400 2.300 1.250
Đường vào UBND phường Hòa Nghĩa Cống Đồn Riêng 13.200 7.900 5.300 2.600 7.920 4.740 3.180 1.560 6.600 3.950 2.650 1.300
Cống Đồn Riêng Đường vào An Lập 11.400 6.800 4.600 2.500 6.840 4.080 2.760 1.500 5.700 3.400 2.300 1.250
Đường vào An Lập Hết địa phận phường Hòa Nghĩa (giáp Đồ Sơn) 8.400 5.000 3.400 2.300 5.040 3.000 2.040 1.380 4.200 2.500 1.700 1.150
23 Đường Tư Thủy (Đường 402 cũ) (Hòa Nghĩa đi Kiến Thụy) (đường 362) Giáp đường Phạm Văn Đồng Về phía Kiến Thụy 200m 5.000 3.000 2.000 1.400 3.000 1.800 1.200 840 2.500 1.500 1.000 700
Về phía Kiến Thụy 200m Hết Cống Lai 3.500 2.100 1.500 1.400 2.100 1.260 900 840 1.750 1.050 750 700
Hết Cống Lai Đường vào Cầu Cổ Ngựa 3.000 1.800 1.400 1.350 1.800 1.080 840 810 1.500 900 700 675
Đường vào Cầu Cổ Ngựa Hết địa phận phường Hòa Nghĩa (giáp Kiến Thụy) 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
24 Đường trục vào khu Hải Phong, phường Hòa Nghĩa (đường Hải Phong) Đầu đường Hết nhà Văn hóa Hải Phong 2.500 1.600 1.400 1.350 1.500 960 840 810 1.250 800 700 675
Hết nhà Văn hóa Hải Phong Cuối đường (giáp Kiến Thụy) 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
25 Đường khu Hải Phong, phía giáp Sông He (phố Sông He). Đầu đường Ngã tư quán bà Sâm 2.500 1.500 1.450 1.400 1.500 900 870 840 1.250 750 725 700
Ngã tư quán bà Sâm Cuối đường 1.800 1.500 1.400 1.350 1.080 900 840 810 900 750 700 675
26 Đường trục vào UBND phường Hòa Nghĩa (đường Đại Thắng) Từ đường 353 Ngã tư UBND phường 2.500 1.600 1.500 1.400 1.500 960 900 840 1.250 800 750 700
Ngã tư UBND phường Cuối đường 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
27 Đường trục An Toàn (phố An Toàn) Từ đường 353 Cuối đường 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
28 Đường trục khu dân cư An Lập Từ đường 353 Cuối đường 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
29 Đường Trục dọc phường (đường Hòa Nghĩa) Ngã tư quán bà Sâm Đường 362 (đường 402 cũ) 1.800 1.500 1.400 1.350 1.080 900 840 810 900 750 700 675
30 Phố Tĩnh Hải Từ đường Đại Thắng Cầu Cổ Ngựa 1.600 1.500 1.450 1.400 960 900 870 840 800 750 725 700
31 Đường Thể Nhân Đường Hòa Nghĩa Tổ dân phố số 7 1.500 1.450 1.400 1.350 900 870 840 810 750 725 700 675
32 Các đường nội bộ liên tổ dân phố có mặt nhựa hoặc bê tông > 3m, mặt cắt đường > 5mét Đầu đường Cuối đường 1.500 1.450 1.400 1.350 900 870 840 810 750 725 700 675
33 Các đường trong dự án Tái định cư Đầu đường Cuối đường 3.500 2.100 1.400 1.350 2.100 1.260 840 810 1.750 1.050 700 675
PHƯỜNG TÂN THÀNH
34 Đường Phạm Văn Đồng (Tỉnh lộ 353) Giáp địa phận phường Hải Thành Đường công vụ 2 11.400 5.800 3.800 2.300 6.840 3.480 2.280 1.380 5.700 2.900 1.900 1.150
Đường công vụ 2 Cách đường công vụ 3 về phía Hải Phòng 100 mét 9.600 5.800 3.800 2.300 5.760 3.480 2.280 1.380 4.800 2.900 1.900 1.150
Từ đường công vụ 3 (đường vào UBND phường Tân Thành) về phía Hải Phòng 100m và về phía Đồ Sơn 200 mét 12.000 7.200 5.400 2.500 7.200 4.320 3.240 1.500 6.000 3.600 2.700 1.250
Từ đường công vụ 3 (đường vào UBND phường Tân Thành) về phía Hải Phòng 100m và về phía Đồ Sơn 200m 12.000 7.200 5.400 2.500 7.200 4.320 3.240 1.500 6.000 3.600 2.700 1.250
Cách ngã 3 đường vào UBND phường Tân Thành về phía Đồ Sơn 200 mét Cống ông Trọng 9.000 5.400 3.600 2.200 5.400 3.240 2.160 1.320 4.500 2.700 1.800 1.100
Cống ông Trọng Hết địa phận phường Tân Thành (giáp Đồ Sơn) 7.800 4.700 3.100 1.900 4.680 2.820 1.860 1.140 3.900 2.350 1.550 950
35 Đường công vụ 2 (phố Mạc Phúc Tư) Từ đầu đường 353 vào 300m 3.000 1.800 1.500 1.400 1.800 1.080 900 840 1.500 900 750 700
Đoạn sau 300m 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
36 Đường công vụ 3 (phố Tân Thành) Từ đầu đường 353 vào 300m 4.000 2.400 1.600 1.400 2.400 1.440 960 840 2.000 1.200 800 700
Đoạn sau 300m 2.500 1.500 1.450 1.400 1.500 900 870 840 1.250 750 725 700
37 Phố Tân Hợp Ngã 3 nhà ông Dũng Ngã 3 nhà ông Tạ 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
38 Đường công vụ 4 Từ đầu đường 353 vào 300m 3.000 1.800 1.500 1.400 1.800 1.080 900 840 1.500 900 750 700
Đoạn sau 300m 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
39 Đường nội bộ trong Tổ dân phố Từ đầu đường 353 vào 100m 1.800 1.500 1.400 1.350 1.080 900 840 810 900 750 700 675
Đoạn sau 100m 1.500 1.450 1.400 1.350 900 870 840 810 750 725 700 675
40 Đường liên tổ dân phố (đường Vũ Thị Ngọc Toàn) Từ đường công vụ 1 đến đường công vụ 4 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
41 Đường BN (phố Bùi Phổ) Toàn tuyến Công vụ 4 2.100 1.500 1.400 1.350 1.260 900 840 810 1.050 750 700 675
42 Phố Hải Thành đoạn thuộc phường Tân Thành 2.500 2.300 2.000 1.500 1.500 1.380 1.200 900 1.250 1.150 1.000 750
PHƯỜNG HƯNG ĐẠO
43 Đường 355 (Ninh Hải Kiến An) (Đường Mạc Đăng Doanh) Giáp địa phận phường Anh Dũng (Cty Đức Anh) Hết Công ty TNHH Cự Bách 7.800 4.300 2.900 2.200 4.680 2.580 1.740 1.320 3.900 2.150 1.450 1.100
Hết Công ty TNHH Cự Bách Hết NT Liệt sỹ phường Hưng Đạo 8.400 5.000 3.400 2.500 5.040 3.000 2.040 1.500 4.200 2.500 1.700 1.250
Hết NT Liệt sỹ phường Hưng Đạo Đến hết địa phận phường Hưng Đạo 6.000 3.600 2.400 1.800 3.600 2.160 1.440 1.080 3.000 1.800 1.200 900
44 Đường 361 (đường 401) (thuộc địa phận phường Hưng Đạo) Giáp phường Đa Phúc Hết cống kênh Hòa Bình (giáp địa phận huyện Kiến Thụy) 3.500 2.100 1.400 1.350 2.100 1.260 840 810 1.750 1.050 700 675
45 Đường Rặng dừa (Phố Tiểu Trà) Đoạn 500m đầu, từ đường 355 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
Đoạn sau 500m, từ đường 355 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
46 Phố Trần Bá Lương bắt đầu từ Đường 355 đi qua nhà Văn hóa Tiểu Trà, qua Cầu Hạnh Phúc đến giáp phường Anh Dũng Đoạn 500m đầu, từ đường 355 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
Đoạn sau 500m, từ đường 355 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
47 Đường vào Tổ dân phố Phúc Lộc (Phố Phúc Lộc) Đoạn 500m đầu, từ đường 355 2.500 1.600 1.550 1.400 1.500 960 930 840 1.250 800 775 700
Đoạn sau 500m, từ đường 355 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
48 Phố Chợ Hương Từ ngã 4 chợ Hương Ngã 4 Trường Mầm Non 4.500 2.700 1.800 1.400 2.700 1.620 1.080 840 2.250 1.350 900 700
Ngã 4 Trường Mầm Non Cống Hương (giáp Kiến Thụy) 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
49 Đường khu dân cư Phương Lung (Phố Phương Lung) Từ đường 355 (Mạc Đăng Doanh) qua ngã 4 trường mầm non Đình Phương Lung 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
50 Đường Phạm Gia Mô Từ đường 355 (Mạc Đăng Doanh) Nghĩa Trang Liệt sỹ Khu dân cư giáp kênh Hòa Bình 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
51 Đường khu dân cư Vọng Hải (Phố Vọng Hải) Từ đường 355 (Mạc Đăng Doanh) Đường 361 (đường 401 cũ) 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
52 Các đường chưa được đặt tên thuộc phường Hưng Đạo, có đầu đường nối với đường 355 Toàn tuyến 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
PHƯỜNG ĐA PHÚC
53 Đường 355 (Đường Mạc Đăng Doanh) Giáp địa phận phường Hưng Đạo Cống Tây (giáp địa phận Kiến An) 6.600 4.000 2.600 2.000 3.960 2.400 1.560 1.200 3.300 2.000 1.300 1.000
54 Đường trục phường Đa Phúc (đường Đa Phúc) Giáp đường 355 qua UBND phường Đa Phúc Giáp phường Đồng Hòa, quận Kiến An 4.000 2.400 1.600 1.400 2.400 1.440 960 840 2.000 1.200 800 700
55 Đường 361 (đường 401 cũ) Đa Phúc đi Kiến Thụy) Đầu đường ngã 3 Đa Phúc đoạn 200m đầu 4.500 2.700 1.800 1.400 2.700 1.620 1.080 840 2.250 1.350 900 700
Sau ngã 3 Đa Phúc 200m đến giáp địa phận phường Hưng Đạo 3.500 2.100 1.400 1.350 2.100 1.260 840 810 1.750 1.050 700 675
56 Phố Nguyễn Như Quế (đường Cổ Tràng cũ) Đường trục phường Đa Phúc phường Nam Sơn Q. Kiến An 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
57 Phố Phúc Hải Đường Mạc Đăng Doanh Đường trục phường Đa Phúc 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
58 Phố Vân Quan (qua Tổ dân phố Vân Quan) Đường trục phường Đa Phúc Phố Nguyễn Như Quế 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
59 Phố Phạm Hải Đình Lãm Hải Đình Đông Lãm 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
60 Các đường còn lại là đường trong tổ dân phố có mặt cắt đường nhỏ hơn hoặc bằng 6,0 mét 1.700 1.500 1.400 1.350 1.020 900 840 810 850 750 700 675
QUẬN ĐỒ SƠN (7.7)
Đơn vị tính: 1. 000 đồng/m 2
STT Tên đường phố, địa danh Đoạn đường Giá đất ở Giá đất thương mại, dịch vụ Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Từ Đến VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Đường Phạm Văn Đồng (đường 353) Số nhà 1246 Hết số nhà 1920 9.500 6.500 4.710 2.400 5.700 3.900 2.826 1.440 4.750 3.250 2.355 1.200
Số nhà 1922 Ngã 3 (cây xăng quán Ngọc) 6.600 4.200 3.000 1.800 3.960 2.520 1.800 1.080 3.300 2.100 1.500 900
2 Đường Nguyễn Hữu Cầu (Đường 14 cũ) Ngã 3 đường 14 cũ đường Phạm Văn Đồng (hết số nhà 1922) Ngã 3 Đồng Nẻo (Số nhà 2252) 5.400 3.200 2.200 1.600 3.240 1.920 1.320 960 2.700 1.600 1.100 800
Ngã 3 Đồng Nẻo Công an phường Ngọc Xuyên 6.000 3.600 2.400 1.800 3.600 2.160 1.440 1.080 3.000 1.800 1.200 900
3 Đường Nguyễn Hữu Cầu Ngã 3 (cây xăng quán Ngọc) Cuối đường 9.000 4.300 2.900 2.200 5.400 2.580 1.740 1.320 4.500 2.150 1.450 1.100
4 Đường Nguyễn Hữu Cầu kéo dài Đầu đường Cuối đường (Ngã 3 (Cổng chào phố Lý Thánh Tông) 16.800 10.100 6.700 5.000 10.080 6.060 4.020 3.000 8.400 5.050 3.350 2.500
5 Phố Lý Thánh Tông Ngã 3 (đường Nguyễn Hữu Cầu phố Lý Thánh Tông) Ngã 3 Chẽ (phố suối Chẽ phố Lý Thánh Tông) 15.400 8.400 4.200 2.800 9.240 5.040 2.520 1.680 7.700 4.200 2.100 1.400
Ngã 3 Chẽ (phố suối Chẽ phố Lý Thánh Tông) Ngã 3 khu I (phố Vạn Sơn Lý Thái Tổ Lý Thánh Tông) TT Tập huấn nghiệp vụ Ngân Hàng 18.000 10.800 4.200 3.000 10.800 6.480 2.520 1.800 9.000 5.400 2.100 1.500
6 Đường Ngã tư Cống Thị (nhà bà Liên) Hết nhà ông Lạc 3.000 1.800 1.200 1.800 1.080 720 1.500 900 600
7 Đường Lý Thái Tổ Ngã 3 khu I (phố Vạn Sơn Lý Thái Tổ Lý Thánh Tông) Trung tâm tập huấn NV Ngân Hàng Ngã 4 Đoàn An điều dưỡng 295 khu B) 14.400 8.600 5.800 4.300 8.640 5.160 3.480 2.580 7.200 4.300 2.900 2.150
8 Phố Sơn Hải Ngã 3 Bách Hóa (phố Lý Thánh Tông phố Sơn Hải) Ngã 3 (đường Nguyễn Hữu Cầu Sơn Hải) 6.600 4.000 2.600 2.000 3.960 2.400 1.560 1.200 3.300 2.000 1.300 1.000
9 Đường Đình Đoài Ngã 3 cống Thị (Phố Lý Thánh Tôngđường Đình Đoài) Ngã 3 (phố Sơn Hải Đình Đoài) 6.000 3.600 2.400 1.800 3.600 2.160 1.440 1.080 3.000 1.800 1.200 900
10 Tổ dân phố Vừng UBND phường Vạn Sơn Ngã 3 (đường Nguyễn Hữu Cầu kéo dài Khu Nội thương) 4.800 2.900 1.900 1.400 2.880 1.740 1.140 840 2.400 1.450 950 700
11 Phố suối Chẽ Ngã 3 (Lý Thánh Tông Phố suối Chẽ) Hết khu dân cư Tổ dân phố Chẽ 3.000 2.000 1.500 1.200 1.800 1.200 900 720 1.500 1.000 750 600
12 Đường Ngã 3 Nguyễn Hữu Cầu kéo dài (nhà ông Sơn) qua HTX Xây dựng 670 Ngã 3 phố Lý Thánh Tông (nhà ông Hào) 4.000 2.400 1.600 1.400 2.400 1.440 960 840 2.000 1.200 800 700
13 Đường Phố Lý Thánh Tông (nhà bà Thủy) Đường Đình Đoài (Hết nhà ông Ngọc) 6.000 3.600 2.400 1.800 3.600 2.160 1.440 1.080 3.000 1.800 1.200 900
14 Đường Từ ngã 3 qua Trung tâm điều dưỡng TBXH và người có công Khách sạn Thương Mại 5.500 3.300 2.200 1.650 3.300 1.980 1.320 990 2.750 1.650 1.100 825
15 Đường Ngã 3 khu I (phố Vạn Sơn Lý Thái Tổ Lý Thánh Tông) Trung tâm tập huấn NV Ngân Hàng Cổng Đoàn An dưỡng 295 (khu A) 12.000 7.200 4.800 3.600 7.200 4.320 2.880 2.160 6.000 3.600 2.400 1.800
16 Đường Ngã 3 (nhà bà Nghị đường Nguyễn Hữu Cầu kéo dài) qua nhà nghỉ Bộ Xây Dựng Cổng Trung Đoàn 50 6.600 4.000 2.600 1.900 3.960 2.400 1.560 1.140 3.300 2.000 1.300 950
17 Vạn Sơn Ngã 3 khu I (phố Vạn Sơn Lý Thái Tổ Lý Thánh Tông) qua ngã 3 Lâm nghiệp Ngã 4 Đoàn An điều dưỡng 295 (khu B) 16.800 10.100 6.700 5.000 10.080 6.060 4.020 3.000 8.400 5.050 3.350 2.500
18 Đường Bà Đế Ngã 3 (đường Nguyễn Hữu Cầuđường Nguyễn Hữu Cầu kéo dài) Đền bà Đế 4.800 2.900 1.900 1.600 2.880 1.740 1.140 960 2.400 1.450 950 800
19 Đường thuộc TDP Đoàn Kết 1 và TDP Đoàn kết 2 Lô 2+Lô 3 3.500 2.100 2.100 1.260 1.750 1.050
Lô 4+Lô5 3.300 2.000 1.980 1.200 1.650 1.000
Lô 6+Lô7 2.800 1.700 1.680 1.020 1.400 850
Lô 8+Lô 9 1.500 1.300 900 780 750 650
Lô 10+Lô 11 1.400 1.200 840 720 700 600
20 Đường thuộc TDP Đoàn kết 2 Lô 12 1.300 1.200 780 720 650 600
21 Suối Rồng Ngã 3 Ngân hàng Công thương ĐS (Nhà ông lê Trọng Hải số nhà 01) Khối đoàn thể 6.300 3.800 2.800 1.900 3.780 2.280 1.680 1.140 3.150 1.900 1.400 950
Khối đoàn thể Ngã 3 cột mốc (đường Thanh Niên suối Rồng) Nhà bà Thu 5.400 3.200 2.400 1.600 3.240 1.920 1.440 960 2.700 1.600 1.200 800
Ngã 3 cột mốc (đường Thanh Niên suối Rồng) Nhà ông Ninh số nhà 41 Ngã 3 (đường suối Rồng Phạm Ngọc đường Nghè) Nhà bà Bình số nhà 119 3.000 1.800 1.700 1.600 1.800 1.080 1.020 960 1.500 900 850 800
22 Đường Ngã 3 Lý Thánh Tông (nhà ông Ngãi) qua Trường QLNV Ngã 3 Nguyễn Hữu Cầu 3.000 1.800 1.600 1.400 1.800 1.080 960 840 1.500 900 800 700
23 Đường Phạm Ngọc Ngã 3 quán Ngọc Ngã 3 Cổng đá (đường suối Rồng Phạm Ngọc đường Nghè) 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
24 Lô L4, khu dân cư Ngọc Xuyên Thửa đất số 02 Thửa đất số 17 3.000 1.800 1.500
Các thửa đất 01, 18 3.300 1.980 1.650
Thửa đất số 20 Thửa đất số 33 4.700 2.820 2.350
Các thửa đất 19, 34 5.200 3.120 2.600
25 Đường Thanh Niên Ngã 3 cột mốc (đường Thanh Niên đường suối Rồng) Ngã 3 đường Thanh niênđường suối Rồng 6.000 3.600 2.400 1.600 3.600 2.160 1.440 960 3.000 1.800 1.200 800
Đầu đường lô 2 Cuối đường lô 2 3.600 2.200 2.160 1.320 1.800 1.100
26 Khu đấu giá Đầm Ngọc I Thửa đất số 02 Thửa đất số 10 3.300 1.980 1.650
Các thửa đất 01, 11 3.600 2.160 1.800
27 Khu đấu giá Đầm Ngọc II Thửa đất số 02 Thửa đất số 10 3.300 1.980 1.650
Các thửa đất 01, 11 3.600 2.160 1.800
28 Khu đấu giá Đầm Ngọc III Thửa đất số 02 Thửa đất 08 và thửa đất 11 3.300 1.980 1.650
Các thửa đất số 01, 09,10 3.600 2.160 1.800
29 Khu đấu giá Đầm Ngọc VI Thửa đất số 02 Thửa đất số 13 3.300 1.980 1.650
Các thửa đất số 01, 14 3.600 2.160 1.800
30 Khu đấu giá Đầm Ngọc VII Thửa đất số 02 Thửa đất số 16,19,20 3.300 1.980 1.650
Thửa đất số 01,17,18 3.600 2.160 1.800
31 Đường Trung Dũng 1 (lô 1) Nhà ông Dũng (Số nhà 146) Hết nhà ông Cẩm (số nhà 194A) 5.500 3.300 2.200 1.700 3.300 1.980 1.320 1.020 2.750 1.650 1.100 850
32 Đường Trung Dũng 2 (lô 2 + 3 ) Nhà ông Giới (Số nhà 03) Hết nhà ông Vấn (Số nhà 43) 4.500 2.700 2.000 1.400 2.700 1.620 1.200 840 2.250 1.350 1.000 700
33 Đường Trung Dũng 3 ( lô 4 + 5) Nhà ông Tinh (Số nhà 19) Hết nhà ông Giới (Số nhà 15) 2.900 1.700 1.500 1.400 1.740 1.020 900 840 1.450 850 750 700
34 Đường Trung Dũng 4 (Giáp khu đô thị sân Golf) Nhà bà Xim (Số nhà 37) Hết nhà ông Kỷ (Số nhà 21) 2.300 1.600 1.500 1.400 1.380 960 900 840 1.150 800 750 700
35 Đường công vụ đê biển I Ngã 3 đường 353 Đê biển I 2.000 1.500 1.400 1.350 1.200 900 840 810 1.000 750 700 675
36 Đường Ngã 3 phố Vạn Sơn (qua hạt kiểm lâm) Ngã 4 Vạn Bún 9.500 5.700 3.800 2.900 5.700 3.420 2.280 1.740 4.750 2.850 1.900 1.450
37 Đường Vạn Hoa Ngã 4 Đoàn 295 (khu B) qua ngã 3 dốc đồi 79 ngã 3 bãi xe ngã 3 con Hươu Pagotdong Đỉnh đồi CASINO 15.000 9.000 6.000 4.500 9.000 5.400 3.600 2.700 7.500 4.500 3.000 2.250
38 Đường Vạn Bún Ngã 3 Lâm Nghiệp (phố Vạn Sơn Vạn Bún) Ngã 3 (đường Lý Thái Tổ Vạn Bún) 9.000 5.400 3.600 2.700 5.400 3.240 2.160 1.620 4.500 2.700 1.800 1.350
Ngã 4 Vạn Bún Nhà nghỉ Hoá Chất 9.000 5.400 3.600 2.700 5.400 3.240 2.160 1.620 4.500 2.700 1.800 1.350
39 Đường Ngã 4 Vạn Bún Hạt Kiểm Lâm 10.000 6.000 4.500 2.000 6.000 3.600 2.700 1.200 5.000 3.000 2.250 1.000
40 Đường Yết Kiêu Ngã 4 Đoàn An điều dưỡng 295 Khu B Ngã 3 bãi xe khu II 15.000 9.000 6.000 4.500 9.000 5.400 3.600 2.700 7.500 4.500 3.000 2.250
Ngã 3 con Hươu Tượng Ba Cô Quán Gió Dốc đồi 79 15.000 9.000 6.000 4.500 9.000 5.400 3.600 2.700 7.500 4.500 3.000 2.250
Dốc đồi 79 Ngã 3 bãi xe khu II 15.000 9.000 6.000 4.500 9.000 5.400 3.600 2.700 7.500 4.500 3.000 2.250
41 Đường Hiếu Tử Ngã 3 giáp đường Vạn Hoa qua biệt thự Hoa Lan qua nhà nghỉ Hội Thảo Đỉnh đồi CASINO 12.000 7.200 4.800 3.600 7.200 4.320 2.880 2.160 6.000 3.600 2.400 1.800
42 Đường Vạn Hương Quán Gió qua Biệt thự 21 Ngã 3 giáp đường Vạn Sơn (nhà nghỉ Bưu Điện) 15.000 9.000 6.000 4.500 9.000 5.400 3.600 2.700 7.500 4.500 3.000 2.250
43 Đường Tượng Ba Cô Ngã 3 bãi xe khu II 18.000 10.800 7.200 5.400 10.800 6.480 4.320 3.240 9.000 5.400 3.600 2.700
44 Đường Ngã 3 khách sạn Hải Âu Khách sạn Vạn Thông 18.000 10.800 7.200 5.400 10.800 6.480 4.320 3.240 9.000 5.400 3.600 2.700
45 Đường Ngã 3 Vạn Hoa (Khu II) Ngã 3 Yết Kiêu (giếng tròn), (khu II) 14.000 8.400 5.600 4.200 8.400 5.040 3.360 2.520 7.000 4.200 2.800 2.100
46 Đường Vạn Lê Ngã 3 Lý Thái Tổ (nhà nghỉ Uyển Nhi) Nhà ông Hoàng Xuân Tìm 8.500 5.100 3.400 2.600 5.100 3.060 2.040 1.560 4.250 2.550 1.700 1.300
Hết nhà ông Hoàng Xuân Tìm Cống Họng 4.000 2.500 1.500 1.000 2.400 1.500 900 600 2.000 1.250 750 500
47 Đường Ngã 3 Vạn Hoa (cổng KS Bộ Xây dựng khu II) Nhà nghỉ Ngọc Bảo phía Tây Khu II 14.000 8.400 5.600 4.200 8.400 5.040 3.360 2.520 7.000 4.200 2.800 2.100
48 Đường Thung lũng Xanh Ngã 3 (phố Vạn Hoa đường Thung Lũng Xanh) Cuối đường 14.000 8.400 5.600 4.200 8.400 5.040 3.360 2.520 7.000 4.200 2.800 2.100
49 Đường Nghè Ngã 3 Cống đá (đường Suối Rồng Phạm Ngọcđường Nghè) C6 (thuộc địa phận phường Vạn Hương) 1.500 1.450 1.400 1.350 900 870 840 810 750 725 700 675
50 Đường 401 Ngã 3 quán Ngọc Cầu sông Họng 4.500 2.700 2.000 1.400 2.700 1.620 1.200 840 2.250 1.350 1.000 700
Cầu Sông Họng (Số nhà 55) Cầu Gù (Số nhà 475) 3.500 2.100 1.500 1.400 2.100 1.260 900 840 1.750 1.050 750 700
Cầu Gù Giáp xã Tú Sơn, Huyện Kiến Thụy 2.500 1.500 1.400 1.350 1.500 900 840 810 1.250 750 700 675
51 Phố Nguyễn Văn Thức Ngã 4 Bưu điện qua ngã 3 nhà bà Lựu Cổng làng Văn hóa Tiểu Bàng 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
52 Đường Đại Thắng Ngã 3 nhà bà Lựu (Nhà bà Trà số nhà 27) Đê biển II 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
53 Đường trục phường Bàng La Ngã 4 Bưu điện Chợ Đại Thắng 1.900 1.700 1.500 1.140 1.020 900 950 850 750
Ngã 4 Cầu Gù Cống Mới 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
Ngã 4 Cầu Gù Nhà ông Trừ 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
Ngã 3 đường 401 (Nhà ông Phượng) Nhà ông Thụy 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
54 Đường trục phường Bàng La Từ đường 401 Nhà ông Nam (TDP số 6) 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
Từ nhà ông Tâm (TDP Biên Hòa) Đập Mộng Giường (TDP Điện Biên) 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
55 Đường trục phường Bàng La Ngã 4 Cầu Gù Nghĩa trang Điện Biên 1.700 1.500 1.020 900 850 750
Trường Tiểu học Bàng La Cầu Đồng Tiến 1.700 1.500 1.020 900 850 750
Nhà ông Cường (đường 361) Đoạn cuối bảo tàng Hải Dương học 1.700 1.500 1.020 900 850 750
Nhà ông Nghiệm (đường 361) Mương số 1 1.700 1.500 1.020 900 850 750
Nhà bà Phẩm (đường 361) Mương số 1 1.700 1.500 1.020 900 850 750
56 Đường Đại Phong Ngã 4 Bưu điện Đê biển II 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
57 Đường công vụ đê biển II Dốc ông Thiện Cống Đại Phong 1.700 1.500 1.450 1.020 900 870 850 750 725
58 Đường Ấp Bắc Ngã 3 Trường tiểu học Bàng La Đê biển II 1.900 1.700 1.500 1.140 1.020 900 950 850 750
59 Đường 403 Ngã 3 Đồng Nẻo Cống than (nhà ông Kế) 3.300 2.000 1.700 1.500 1.980 1.200 1.020 900 1.650 1.000 850 750
Cống than (nhà ông Kế) Cống ông Sàng (giáp Kiến Thụy) 2.200 1.700 1.600 1.500 1.320 1.020 960 900 1.100 850 800 750
60 Đường Thượng Đức Cổng làng Đức Hậu Số nhà 91 2.500 2.000 1.900 1.810 1.500 1.200 1.140 1.086 1.250 1.000 950 905
Hết số nhà 91 Số nhà 309 2.500 2.000 1.900 1.810 1.500 1.200 1.140 1.086 1.250 1.000 950 905
61 Đường Nghĩa Phương Cổng làng Nghĩa Phương Cống ông Hùng (Số nhà 111) 2.200 1.700 1.600 1.500 1.320 1.020 960 900 1.100 850 800 750
Cống ông Hùng (Hết số nhà 111) Cuối đường (số nhà 332) 1.700 1.600 1.500 1.450 1.020 960 900 870 850 800 750 725
62 Đường Minh Tiến Ngã 3 Minh Tiến Nhà bà Hân (số nhà 60) 3.180 2.650 1.940 1.810 1.908 1.590 1.164 1.086 1.590 1.325 970 905
Hết nhà bà Hân (số nhà 60) Hết nhà ông Thành 3.180 2.650 1.940 1.810 1.908 1.590 1.164 1.086 1.590 1.325 970 905
63 Đường trục TDP Nghĩa Sơn Đường 403 Cuối đường 1.700 1.600 1.500 1.450 1.020 960 900 870 850 800 750 725
64 Đường trục TDP Quang Trung Cống ông Hùng Cống bà Tiện 3.180 2.650 1.940 1.810 1.908 1.590 1.164 1.086 1.590 1.325 970 905
Nhà ông Chanh Nhà bà Huận 3.180 2.650 1.940 1.810 1.908 1.590 1.164 1.086 1.590 1.325 970 905
65 Đường Đức Thắng Cống ông Ngư (phường Minh Đức) Nhà ông Thỉnh (phường Hợp Đức) 1.700 1.600 1.500 1.450 1.020 960 900 870 850 800 750 725
66 Đường trục đi UBND phường Hợp Đức Đường Phạm Văn Đồng (Số nhà 1596) Số nhà 57 4.400 2.600 1.800 1.500 2.640 1.560 1.080 900 2.200 1.300 900 750
67 Đường trục đi UBND phường Hợp Đức Hết số nhà 57 Số nhà 401 3.900 2.300 1.500 1.450 2.340 1.380 900 870 1.950 1.150 750 725
68 Đường Trần Minh Thắng Ngã 3 Đường Phạm Văn Đồng chợ Quý Kim (Số nhà 1572) Số nhà 75 3.300 2.000 1.500 1.450 1.980 1.200 900 870 1.650 1.000 750 725
Hết số nhà 75 Số nhà 172 1.700 1.600 1.500 1.450 1.020 960 900 870 850 800 750 725
69 Đường Trung Nghĩa Đường Phạm Văn Đồng (Nhà bà Lợi) Nhà bà Thạo 2.200 1.700 1.600 1.500 1.320 1.020 960 900 1.100 850 800 750
Hết nhà bà Thạo Nhà ông Đợi 1.700 1.600 1.500 1.450 1.020 960 900 870 850 800 750 725
70 Đường trục phường Hợp Đức Cống ông Tạt Giáp địa phận phường Minh Đức 1.700 1.600 1.500 1.020 960 900 850 800 750
71 Đường trục TDP Ngô Quyền Cống ông Cừ (Tiếp giáp phường Hợp Đức) Cống ông Thành 3.180 2.650 1.940 1.908 1.590 1.164 0 1.590 1.325 970 0
72 Đường trục TDP Nghĩa Phương Nhà ông Thấn Nhà ông Hoan 1.700 1.600 1.500 1.450 1.020 960 900 870 850 800 750 725
73 Đường trục TDP Ngô Quyền, Đề Thám Cống ông Thành Giáp đường 403 1.700 1.600 1.500 1.020 960 900 850 800 750
74 Đường trục phường Hợp Đức Cống ông Tạt Giáp địa phận ông Thê (Trung Nghĩa) 1.700 1.600 1.500 1.020 960 900 850 800 750
Cống Nghĩa trang Liệt Sỹ Giáp thôn Lão Phú xã Tân Phong, huyện KT 1.700 1.600 1.500 1.020 960 900 850 800 750
75 Đường Bình Minh Cổng UBND phường Hợp Đức Giáp thôn Kính Trực xã Tân Phong, huyện KT 1.700 1.600 1.500 1.020 960 900 850 800 750
76 Đường Quý Kim Nhà ông Hạ Mương trung thủy nông 1.700 1.600 1.500 1.020 960 900 850 800 750
77 Đường Đức Hậu Cống nhà ông Cầu Mương trung thủy nông 1.700 1.600 1.500 1.020 960 900 850 800 750
78 Đường trục TDP Quyết Tiến Cống nhà ông Tư Giáp phường Hòa Nghĩa quận Dương Kinh 1.700 1.600 1.500 1.020 960 900 850 800 750
79 Tuyến 2 đường 353 Nhà ông Nhậm Nhà ông Hùng Mái 3.300 2.000 1.500 1.450 1.980 1.200 900 870 1.650 1.000 750 725
Hết nhà ông Hùng Mái Nhà ông Viễn 3.300 2.000 1.500 1.450 1.980 1.200 900 870 1.650 1.000 750 725
80 Các đường, đoạn đường và ngõ còn lại không có trong bảng giá trên có mặt cắt lớn hơn 4m (Phường Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên, Ngọc Hải) 1.700 1.600 1.020 960 850 800
81 Các đường, đoạn đường và ngõ còn lại không có trong bảng giá trên có mặt cắt 2m 4m (Phường Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên, Ngọc Hải) 1.700 1.600 1.020 960 850 800
82 Các đường, đoạn đường và ngõ còn lại không có trong bảng giá trên có mặt cắt nhỏ hơn 2m (Phường Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên, Ngọc Hải) 1.500 1.450 900 870 750 725
83 Các đường, đoạn đường và ngõ còn lại không có trong bảng giá trên có mặt cắt lớn hơn 4m (Phường Bàng La, Minh Đức, Hợp Đức) 1.500 1.450 900 870 750 725
84 Các đường, đoạn đường và ngõ còn lại không có trong bảng giá trên có mặt cắt 2m 4m (Phường Bàng La, Minh Đức, Hợp Đức) 1.500 1.450 900 870 750 725
85 Các đường, đoạn đường và ngõ còn lại không có trong bảng giá trên có mặt cắt nhỏ hơn 2m (Phường Bàng La, Minh Đức, Hợp Đức) 1.500 1.450 900 870 750 725
86 Các đường, đoạn đường và ngõ còn lại không có trong bảng giá trên có mặt cắt 43m (Phường Ngọc Xuyên) 4.700 2.820 2.350
87 Các đường, đoạn đường và ngõ còn lại không có trong bảng giá trên có mặt cắt 12m (Phường Ngọc Xuyên) 2.400 1.440 1.200
| Quyết định 01/2017/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-01-2017-QD-UBND-dieu-chinh-Bang-gia-dat-tren-dia-ban-07-Hai-Phong-2015-2020-354977.aspx | {'official_number': ['01/2017/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 01/2017/QĐ-UBND điều chỉnh Bảng giá các loại đất trên địa bàn 07 quận thành phố Hải Phòng 05 năm (2015-2020)'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hải Phòng', ''], 'signer': ['Lê Thanh Sơn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/06/2017', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,294 | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2185/QĐBKHCN Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐCP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐCP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐCP ngày 01/8/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐCP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 06 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây:
1. TCVN 135661: 2022 Ứng dụng đường sắt Đường ray Tà vẹt và tấm đỡ bê
tông Phần 1: Yêu cầu chung
2. TCVN 135662: 2022 Ứng dụng đường sắt Đường ray Tà vẹt và tấm đỡ bê
tông Phần 2: Tà vẹt bê tông dự ứng lực một khối
3. TCVN 135663: 2022 Ứng dụng đường sắt Đường ray Tà vẹt và tấm đỡ bê
tông Phần 3: Tà vẹt bê tông cốt thép hai khối
4. TCVN 135664: 2022 Ứng dụng đường sắt Đường ray Tà vẹt và tấm đỡ bê
tông Phần 4: Tấm đỡ bê tông dự ứng lực cho ghi và giao cắt
5. TCVN 135665: 2022 Ứng dụng đường sắt Đường ray Tà vẹt và tấm đỡ bê
tông Phần 5: Cấu kiện đặc biệt
6. TCVN 135666: 2022 Ứng dụng đường sắt Đường ray Tà vẹt và tấm đỡ bê
tông Phần 6: Thiết kế
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các tổ
chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt (để b/c);
Lưu: VT, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Xuân Định
| Quyết định 2185/QĐ-BKHCN | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-2185-QD-BKHCN-2022-cong-bo-Tieu-chuan-quoc-gia-Ung-dung-duong-sat-duong-ray-549978.aspx | {'official_number': ['2185/QĐ-BKHCN'], 'document_info': ['Quyết định 2185/QĐ-BKHCN năm 2022 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Ứng dụng đường sắt - Đường ray - Tà vẹt và tấm đỡ bê tông do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Khoa học và Công nghệ', ''], 'signer': ['Lê Xuân Định'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lĩnh vực khác'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/11/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,295 | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3555/QĐBGDĐT Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU CHỈNH LIÊN KẾT TỔ CHỨC THI CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH CAMBRIDGE GIỮA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ECO VALLEY VIỆT NAM VÀ TỔNG HIỆU TRƯỞNG, THẠC SĨ
VÀ HỌC GIẢ CỦA ĐẠI HỌC CAMBRIDGE HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA TỔ CHỨC TRỰC THUỘC NHÀ
XUẤT BẢN VÀ HỘI ĐỒNG KHẢO THÍ ĐẠI HỌC CAMBRIDGE
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐCP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy
định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 11/2022/TTBGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực
ngoại ngữ của nước ngoài;
Xét đề nghị của Công ty cổ phần Giáo dục và Đào tạo Eco Valley Việt Nam và
Tổng hiệu trưởng, Thạc sĩ và Học giả của Đại học Cambridge hoạt động thông qua
tổ chức trực thuộc Nhà Xuất bản và Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge tại Đơn
đề nghị và Hồ sơ đề nghị điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng
Anh Cambridge ngày 24 tháng 10 năm 2024;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Cambridge
giữa Công ty cổ phần Giáo dục và Đào tạo Eco Valley Việt Nam và Tổng hiệu
trưởng, Thạc sĩ và Học giả của Đại học Cambridge hoạt động thông qua tổ chức
trực thuộc Nhà Xuất bản và Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge tại Quyết định
số 02/QĐBGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Nội dung điều chỉnh
Bổ sung địa điểm thi và hình thức thi:
1. Tại Quảng Ninh: Tòa nhà UK Academy, Đường Phan Đăng Lưu, phường Hồng Hải,
thành phố Hạ Long (03 phòng thi viết, 02 phòng thi nói, 02 phòng thi trên máy
tính), hình thức thi: bài thi trên giấy và bài thi trên máy tính.
2. Tại Tuyên Quang: Tòa nhà Global Education, PG121 Vincom Tuyên Quang,
Đường Quang Trung, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang (02 phòng thi
viết, 01 phòng thi nói); hình thức thi: bài thi trên giấy.
3. Tại Vĩnh Phúc: Tòa nhà Global Education, số 25 Nguyễn Thái Học, Phường Ngô
Quyền, thành phố Vĩnh Yên (02 phòng thi viết, 01 phòng thi nói); hình thức
thi: bài thi trên giấy.
4. Tại Ninh Bình: Tòa nhà Global Education, số 85 Đường Hải Thượng Lãn Ông,
phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình (02 phòng thi viết, 01 phòng thi nói);
hình thức thi: bài thi trên giấy.
5. Tại Thái Nguyên: Công ty cổ phần Giáo dục và Đào tạo Eco Valley Việt Nam
Cơ sở Đại học Thái Nguyên: Xóm Sơn Tiến, xã Quyết Thắng, thành phố Thái
Nguyên, (03 phòng thi viết, 02 phòng thi nói, 02 phòng thi trên máy tính);
hình thức thi: bài thi trên giấy và bài thi trên máy tính.
6. Tại Đồng Nai: B24, Khu phố 2, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, (03
phòng thi viết, 01 phòng thi nói, 01 phòng thi trên máy tính); hình thức thi:
bài thi trên giấy và bài thi trên máy tính.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thủ trưởng các đơn vị có
liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty cổ phần Giáo dục và Đào tạo
Eco Valley Việt Nam và Cambridge chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Bộ trưởng (để báo cáo);
Cục HTQT;
Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT;
Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh;
Sở GDĐT tỉnh Tuyên Quang;
Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc;
Sở GDĐT tỉnh Ninh Bình;
Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên;
Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai;
Lưu: VT, QLCL. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Minh Sơn
| Quyết định 3555/QĐ-BGDĐT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-3555-QD-BGDDT-2024-dieu-chinh-lien-ket-to-chuc-thi-cap-chung-chi-Cambridge-631929.aspx | {'official_number': ['3555/QĐ-BGDĐT'], 'document_info': ['Quyết định 3555/QĐ-BGDĐT năm 2024 điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Cambridge giữa Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo Eco Valley Việt Nam và Tổng hiệu trưởng, Thạc sĩ và Học giả của Đại học Cambridge hoạt động thông qua tổ chức trực thuộc Nhà Xuất bản và Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giáo dục và Đào tạo', ''], 'signer': ['Hoàng Minh Sơn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,296 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3172/QĐUBND Nghệ An, ngày 22 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM
THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, ỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
số: 3652a/QĐBNNKL ngày 25/10/2024 về việc công bố thủ tục hành chính được
sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ lĩnh vực Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 3670a/QĐBNNLN ngày 28/10/2024 về
việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;3703/QĐBNNLN
ngày 30/10/2024 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan
hành chính nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số
5042/TTrSNN ngày 14/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 05 thủ tục hành chính
(TTHC) lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi giải quyết của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, cụ thể như sau:
1. 03 TTHC thuộc phạm vi giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
2. 02 TTHC thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ thủ tục hành chính tại số thứ tự số 2, mục VII (Lĩnh vực Kiểm lâm) phần
A (Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn); số 2, mục II (Lĩnh vực Kiểm lâm) phần B (Thủ tục hành chính
cấp huyện) thuộc Danh mục thủ tục hành chính kèm theo Quyết định số 2143/QĐ
UBND ngày 28/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc công bố danh mục
thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc giải
quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Bãi bỏ thủ tục hành chính tại số thứ tự số 3, mục V (Lĩnh vực Lâm nghiệp) phần
A (Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) thuộc Danh mục thủ tục hành chính kèm theo Quyết định số
2479/QĐUBND ngày 19/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc công bố
danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc
giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tham mưu quy trình nội
bộ, quy trình điện tử đối với các thủ tục hành chính có số thứ tự: các số 1,
2, 3 mục I (Thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn); số 2, mục II (Thủ tục hành chính cấp huyện).
Chi cục Hải quan thực hiện thủ tục hành chính theo số thứ tự số 1, mục II (thủ
tục hành chính cấp huyện) trình tự được thực hiện theo thủ tục hành chính:
1.007859 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ
khai hải quan một lần (ban hành kèm theo Quyết định số 2770/QĐBTC ngày
25/12/2015 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới/thủ tục
hành chính thay thế/thủ tục hành chính bãi bỏ/thủ tục hành chính giữ nguyên
trong lĩnh vực Hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài
chính).
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng
các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị
xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Như Điều 3;
Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chủ tịch UBND tỉnh;
PCT UBND tỉnh (đ/c Đệ);
CVP UBND tỉnh;
PCVP UBND tỉnh (đ/c Thiền);
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
Lưu: VT, KSTT (TP, Th). KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Đệ
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT
CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3172/QĐUBND ngày 22/11/2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh Nghệ An)
STT Tên Thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Cách thức, địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý Ghi chú
A THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1 3.000159. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu a) 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. b) 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (khi có thông tin vi phạm). Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An; Hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn Không Điều 8, Điều 9 Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/09/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 1 và khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định số 120/2024/NĐCP ngày 30/09/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/09/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
2 3.000160. Phân loại doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ a) Trường hợp không kiểm tra, xác minh: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đày đủ, hợp lệ. b) Trường hợp phải kiểm tra, xác minh: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An; Hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực luyến một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn Không Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 Điều 1 và khoản 8 Điều 2 Nghị định số 120/2024/NĐCP ngày 30/09/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/09/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Thông tư số 21/2021/TTBNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Thông tư số 27/2018/TTBNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
3 1.012921. Thanh lý rừng trồng thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An, số 16 đường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An; Hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn Không Điều 4, điểm a, khoản 1 Điều 7, khoản 1, khoản 3 Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 140/2024/NĐCP ngày 25/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
II THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1 3.000154. Thủ tục hải quan đối với gỗ nhập khẩu Trình tự được thực hiện theo TTHC: 1.007859 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần (ban hành kèm theo Quyết định số 2770/QĐBTC ngày 25/12/2015 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới/thủ tục hành chính thay thế/thủ tục hành chính bãi bỏ/thủ tục hành chính giữ nguyên trong lĩnh vực Hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính). Chi cục Hải quan thực hiện
2 1.012922. Lập biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại rừng trồng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện; Hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyên một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong.nghean.gov.vn Không Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 140/2024/NĐCP ngày 25/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
| Quyết định 3172/QĐ-UBND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3172-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Lam-nghiep-So-Nong-nghiep-Nghe-An-632791.aspx | {'official_number': ['3172/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3172/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Nghệ An', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Đệ'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,297 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 582/TCHQGSQL
V/v sử dụng tờ khai XK gia công để thanh khoản cho tờ khai nhập khẩu theo loại hình SXXK Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2015
Kính gửi: Công ty TNHH D.I.
(Lô 6971 KCX Linh Trung II, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số 03/2015/D.I ngày 02/01/2015 của Công ty TNHH D.I phản ánh
vướng mắc về việc sử dụng tờ khai xuất khẩu bụi, tạp chất theo loại hình đặt
gia công ở nước ngoài để thanh khoản cho tờ khai nhập khẩu nguyên liệu theo
loại hình SXXK ban đầu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại điểm d khoản 5 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày
10/09/2013 của Bộ Tài chính thì “Định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để
xem xét hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu là định mức thực tế sử dụng để sản
xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm
trong định mức thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu”.
Căn cứ quy định trên, phần bụi, tạp chất có chứa vàng, bạc, bạch kim (có nguồn
gốc từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK) thu được trong quá trình sản
xuất sản phẩm xuất khẩu, Công ty xuất khẩu ra nước ngoài theo hợp đồng gia
công nhưng không nhập khẩu trở lại sản phẩm mà bán tại thị trường nước ngoài
thì việc sử dụng lượng tạp chất nêu trên để thanh khoản cho tờ khai nhập khẩu
nguyên liệu theo loại hình SXXK ban đầu được thực hiện như sau:
Đối với lượng bụi, tạp chất nằm trong định mức sử dụng nguyên liệu sản xuất
sản phẩm xuất khẩu thì khi xuất khẩu ra nước ngoài để gia công, Công ty không
được sử dụng để thanh khoản cho lượng nguyên liệu nhập SXXK ban đầu. Vì lượng
bụi, tạp chất này đã được Công ty tính vào tỉ lệ hao hụt sản phẩm xuất khẩu
trước đó.
Đối với lượng bụi, tạp chất nằm ngoài định mức sử dụng nguyên liệu sản xuất
sản phẩm xuất khẩu thì khi xuất khẩu ra nước ngoài để gia công, Công ty được
sử dụng tờ khai xuất khẩu gia công (tạp chất) để thanh khoản cho tờ khai nhập
SXXK ban đầu.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty TNHH D.I. biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Lưu: VT, GSQL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
| Công văn 582/TCHQ-GSQL | https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-582-TCHQ-GSQL-2015-su-dung-to-khai-xuat-khau-gia-cong-de-thanh-khoan-to-khai-nhap-khau-264111.aspx | {'official_number': ['582/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 582/TCHQ-GSQL năm 2015 về sử dụng tờ khai xuất khẩu gia công để thanh khoản cho tờ khai nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Hoàng Việt Cường'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/01/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,298 | BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 08/VBHNBYT Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2023
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
Thông tư số 24/2019/TTBYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 16 tháng
10 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa
đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm
2023;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 1 7 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 1 5/2018/NĐCP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số75/2017/NĐCP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về quản lý và sử dụng phụ gia
thực phẩm.[1]
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về danh mục phụ gia thực phẩm; sử dụng, quản lý phụ gia
thực phẩm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu
thực phẩm, phụ gia thực phẩm để lưu hành tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ và ký kiệu viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. CAC là chữ viết tắt tên tiếng Anh của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc
tế Codex.
2. JECFA là chữ viết tắt tên tiếng Anh của Ủy ban chuyên gia về phụ gia
thực phẩm của Tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO)/Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
3. Hương liệu (thuộc nhóm phụ gia thực phẩm) là chất được bổ sung vào thực
phẩm để tác động, điều chỉnh hoặc làm tăng hương vị của thực phẩm. Hương liệu
bao gồm các chất tạo hương, phức hợp tạo hương tự nhiên; hương liệu dùng trong
chế biến nhiệt hoặc hương liệu dạng khói và hỗn hợp của chúng; có thể chứa các
thành phần thực phẩm không tạo hương với các điều kiện được quy định tại mục
3.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 Hướng dẫn sử dụng hương liệu. Hương
liệu không bao gồm các chất chỉ đơn thuần tạo vị ngọt, chua hay mặn (như
đường, dấm hoặc muối ăn); các chất điều vị được coi là phụ gia thực phẩm trong
Hệ thống phân loại của CAC về tên và đánh số quốc tế đối với phụ gia thực phẩm
(CAC/GL 361989 Codex Class Names and the International Numbering System for
Food Additives).
4. Thành phần thực phẩm không tạo hương là các thành phần thực phẩm được
dùng như phụ gia thực phẩm; các loại thực phẩm cần thiết để sản xuất, bảo
quản, vận chuyển hương liệu hoặc được bổ sung vào để hòa tan, phân tán, pha
loãng.
5. Lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) là lượng ăn vào hằng ngày
của một phụ gia thực phẩm trong suốt cuộc đời mà không có nguy cơ đáng kể đối
với sức khỏe con người, được tính theo đơn vị mg/kg thể trọng.
6. Lượng ăn vào hằng ngày ch ấ p nhận được “Không xác định” (Aceptable
Daily Intake “Not Specified” hoặc “Not Limited”) là lượng ăn vào hàng ngày của
một phụ gia thực phẩm có độc tính rất thấp dựa trên cơ sở dữ liệu khoa học sẵn
có về hóa học, hóa sinh, độc tố học và các yếu tố khác với mức cần thiết để
đạt được hiệu quả mong muốn và chấp nhận được trong thực phẩm mà không có nguy
cơ đáng kể đối với sức khỏe con người.
7. Mức sử dụng tối đa (ML) là lượng phụ gia thực phẩm sử dụng ở mức tối đa
được xác định là có hiệu quả theo chức năng sử dụng đối với một loại thực phẩm
hoặc nhóm thực phẩm; thường được biểu thị theo miligam phụ gia/kilogam thực
phẩm hoặc miligam phụ gia/lít thực phẩm.
8[2]. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới là phụ gia thực phẩm có
chứa từ hai (02) chất phụ gia trở lên và có ít nhất một (01) công dụng khác
với tất cả công dụng đã được quy định cho mỗi chất phụ gia đó.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC PHỤ GIA THỰC PHẨM ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng
1. Bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người.
2. Hài hòa với tiêu chuẩn, quy định quốc tế về quản lý và sử dụng phụ gia
thực phẩm.
3. Cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý nguy cơ đối với phụ gia thực phẩm
của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam, CAC, JECFA, nước ngoài.
Điều 5. Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và mức sử dụng tối đa
trong thực phẩm
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử
dụng trong thực phẩm tại Phụ lục 1.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này Mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm trong
thực phẩm tại Phụ lục 2A và Phụ lục 2B.
3. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục phụ gia thực phẩm và đối tượng
thực phẩm sử dụng theo GMP tại Phụ lục 3.
4[3]. Hương liệu dùng trong thực phẩm bao gồm các hương liệu thuộc một trong
các danh mục sau:
a) Hương liệu đã được JECFA đánh giá, xác định an toàn ở các lượng ăn vào dự
kiến hoặc lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI);
b) Hương liệu được công nhận an toàn (GRAS) ban hành bởi Hiệp hội các nhà sản
xuất hương và chất chiết xuất của Hoa Kỳ (FEMA);
c) Hương liệu dùng trong thực phẩm của Liên minh châu Âu ban hành bởi Nghị
viện và Hội đồng Liên minh châu Âu.
5[4]. Phụ lục 2A và Phụ lục 3 được cập nhật theo Bảng 1 (Table 1) và Bảng 3
(Table 3) theo tiêu chuẩn mới nhất của Tiêu chuẩn chung về phụ gia thực phẩm
(General Standard for Food Additives (CODEX STAN 1921995)) của Ủy ban Tiêu
chuẩn thực phẩm quốc tế Codex (CAC).
Đối với phụ gia thực phẩm chưa được quy định tại Phụ lục 2A và Phụ lục 3 nhưng
quy định tại tiêu chuẩn của CAC về sản phẩm thực phẩm thì được phép sử dụng
theo quy định của tiêu chuẩn này.
6[5]. Khi mức sử dụng tối đa của một phụ gia thực phẩm trong một loại sản phẩm
thực phẩm tại khoản 5 của Điều này khác với Phụ lục 2B thì áp dụng theo quy
định tại khoản 5 của Điều này.
Điều 6. Phân nhóm và mô tả nhóm thực phẩm có sử dụng phụ gia
1[6]. Ban hành kèm theo Thông tư này Phân nhóm và mô tả nhóm thực phẩm tại Phụ
lục 4 để áp dụng đối với các mã nhóm thực phẩm quy định tại Phụ lục 2A, Phụ
lục 2B và Phụ lục 3. Phụ lục 4 được cập nhật theo Phụ lục B (Annex B) của tiêu
chuẩn mới nhất của CAC về phụ gia thực phẩm.
2. Phân nhóm thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không dùng để quy định
việc gọi tên, đặt tên sản phẩm, ghi nhãn hàng hóa
3. Nguyên tắc áp dụng mã nhóm thực phẩm:
a) Khi một phụ gia thực phẩm được sử dụng cho một nhóm lớn thì cũng được sử
dụng cho các phân nhóm thuộc nhóm lớn đó, trừ khi có quy định khác;
b) Khi một phụ gia thực phẩm được sử dụng trong một phân nhóm thì phụ gia đó
cũng được sử dụng trong các phân nhóm nhỏ hơn hoặc các thực phẩm riêng lẻ
trong phân nhóm đó, trừ khi có quy định khác.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
Điều 7. Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm
1. Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:
a) Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực
phẩm;
c) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được
hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
2. Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong
muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối
người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực
phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt
được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:
a) Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với
mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ
đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này;
b) Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để
cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực
phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng;
c) Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do
việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật
không phù hợp.
3. Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo
các văn bản được quy định như sau:
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia;
b) Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định tại điểm a khoản
này;
c) Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong
trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại các
điểm a, b, c khoản này.
4. Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá
trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do
được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có
chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 8. Nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực
hành sản xuất tốt (GMP)
1. Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm sử dụng để đạt được hiệu
quả kỹ thuật mong muốn.
2. Lượng phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất phải bảo đảm
không làm thay đổi bản chất của thực phẩm hay công nghệ sản xuất thực phẩm.
3. Phụ gia thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, an toàn dùng cho thực phẩm và
được chế biến, vận chuyển như đối với nguyên liệu thực phẩm.
Điều 9. Phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên
liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia
1. Phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu
hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được phép sử dụng trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia
thực phẩm);
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa trong các nguyên liệu hoặc thành phần
(bao gồm cả phụ gia thực phẩm);
c) Thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm được mang vào từ các nguyên liệu hoặc
thành phần phải bảo đảm lượng phụ gia thực phẩm đó không được vượt quá mức sử
dụng tối đa trong nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm theo quy
trình, công nghệ sản xuất.
2. Phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng trong nguyên liệu hoặc thành
phần để sản xuất thực phẩm có thể được sử dụng hoặc cho vào nguyên liệu hoặc
thành phần đó nếu sản xuất, nhập khẩu để phục vụ sản xuất nội bộ của doanh
nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối đã được doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm ký hợp đồng giao kết và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Nguyên liệu hoặc thành phần này chỉ được sử dụng để sản xuất riêng cho một
loại thực phẩm;
b) Phụ gia thực phẩm phải được phép sử dụng và lượng sử dụng không vượt quá
mức sử dụng tối đa đối với loại thực phẩm đó;
c) Phải được đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 11
của Thông tư này.
3. Các nhóm sản phẩm không chấp nhận phụ gia được mang vào từ thành phần và
nguyên liệu để sản xuất thực phẩm, trừ khi các phụ gia đó được quy định cụ thể
tại Phụ lục 2A, Phụ lục 2B và Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, bao
gồm:
a) Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sản phẩm
dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (mã nhóm
thực phẩm 13.1);
b) Thực phẩm bổ sung dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (mã nhóm thực phẩm 13.2).
4. Phụ gia thực phẩm được mang vào thực phẩm từ các nguyên liệu hoặc thành
phần để sản xuất thực phẩm nhưng không tạo nên công dụng đối với sản phẩm cuối
cùng thì không bắt buộc phải liệt kê trong thành phần cấu tạo của thực phẩm
đó.
Điều 10. Yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và
phối trộn phụ gia thực phẩm
1. Yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại:
a) Chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong
trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm
đồng ý bằng văn bản;
b) Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm phải bảo đảm
không làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của sản phẩm và không gây ra nguy
cơ đối với sức khỏe con người;
c) Nhãn của phụ gia thực phẩm được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại
phải thể hiện thêm ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại. Hạn sử dụng
phải được tính từ ngày sản xuất phụ gia thực phẩm đã được thể hiện trên nhãn
gốc của phụ gia thực phẩm trước khi được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói
lại;
d) Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực
phẩm.
2. Yêu cầu đối với việc phối trộn phụ gia thực phẩm, phụ gia thực phẩm hỗn
hợp:
a) Chỉ được phép phối trộn các phụ gia thực phẩm khi không gây ra bất cứ nguy
cơ nào đối với sức khỏe con người;
b) Liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia thực phẩm trong thành
phần cấu tạo;
c) Hướng dẫn mức sử dụng tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng;
d) Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực
phẩm.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHỤ GIA THỰC PHẨM
Điều 11. Công bố sản phẩm
1. Phụ gia thực phẩm phải được tự công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên
thị trường, trừ các loại phụ gia thực phẩm được quy định tại khoản 2 Điều này
và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm thực hiện theo Điều 5 Nghị định số
15/2018/NĐCP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và điểm a, khoản 1, Điều 3 Nghị
định số 155/2018/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
2. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc
trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng
sử dụng theo quy định tại Thông tư này phải được đăng ký bản công bố sản phẩm
tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế trước khi đưa vào sử dụng hoặc trước khi
lưu thông trên thị trường. Trình tự, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm thực
hiện theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02 tháng 2 năm 2018
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực
phẩm.
Điều 12. Ghi nhãn
Việc ghi nhãn phụ gia thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐCP ngày
14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và các văn bản khác có
liên quan.
Điều 13. Xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với sản xuất,
kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm
Các trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh
doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số
115/2018/NĐCP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm và các văn bản khác có liên quan. Trường hợp
vi phạm có tình tiết tăng nặng theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính
thì người có thẩm quyền xem xét, quyết định phạt tiền và tước quyền sử dụng
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm ở mức cao nhất.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[7]
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
1. Phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm đã được
cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy
định an toàn thực phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được
sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực được ghi trong Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác
nhận hoặc hết thời hạn sử dụng của sản phẩm, trừ trường hợp có cảnh báo về an
toàn thực phẩm.
2. Phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm đã thực
hiện tự công bố sản phẩm hoặc được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản
phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực nếu không phù hợp với quy định tại
Thông tư này thì tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm,
trừ trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm.
Điều 15. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi,
bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 10 năm 2019.
2. Bãi bỏ Thông tư số 27/2012/TTBYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm, Thông tư số 08/2015/TTBYT
ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Thông tư số 27/2012/TTBYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm và Phần III Quyết định số
3742/2001/QĐBYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh
mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm kể từ ngày Thông tư này
có hiệu lực.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
1. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng có liên quan tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
Thông tư này trong toàn quốc.
2[8]. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn tra cứu các quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm của CAC, danh
mục hoặc cơ sở dữ liệu về hương liệu thực phẩm của JECFA, FEMA và Liên minh
châu Âu trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm (địa chỉ:
https://vfa.gov.vn).
b) Đề xuất soát xét, sửa đổi Thông tư này theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị
của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, thực phẩm.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phụ gia thực phẩm, thực
phẩm phải bảo đảm:
a) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng phụ gia thực phẩm theo quy định
tại Thông tư này;
b) Ngừng sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và thông báo cho các cơ quan chức
năng có liên quan khi phát hiện phụ gia thực phẩm không bảo đảm theo quy định
tại Thông tư này;
c) Thu hồi, xử lý phụ gia thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định của
pháp luật hiện hành.
d) Trường hợp đề nghị bổ sung phụ gia thực phẩm, loại thực phẩm, nhóm thực
phẩm, mức sử dụng chưa được quy định tại Thông tư này, tổ chức, cá nhân phải
cung cấp tài liệu khoa học chứng minh tính an toàn của sản phẩm để được xem
xét.
4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục
trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân
phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ (Công báo,
Cổng TTĐT Chính phủ);
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
Bộ trưởng (để báo cáo);
Các đồng chí Thứ trưởng;
Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
Lưu: VT, PC, ATTP(02b). XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN 
[1] Thông tư số 17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế
sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật s ố 80/2015/QH13 ngày 22
tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH 1 4 ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm s ố 55/2010/QH 1 0 ngày 1 7 tháng 6
năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 1 5/2018/NĐCP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn c ứ Nghị định số95/2022/NĐCP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản
quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.”
[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số
17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có hiệu lực thi
hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư
số 17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có hiệu lực
thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số
17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có hiệu lực thi
hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số
17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có hiệu lực thi
hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư
số 17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có hiệu lực
thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
[7] Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Thông tư số 17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định như sau:
“ Điều 9. Điều khoản tham chiếu
Trong t rư ờng hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp
dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn
bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đ ó .
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ; Cục trư ở ng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Thanh tra
Bộ; Thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế c á c t
ỉ nh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan Y tế
các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.”
[8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư
số 17/2023/TTBYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có hiệu lực
thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
| Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BYT | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Integrated-document-08-VBHN-BYT-2023-Circular-management-and-use-of-food-additives-586202.aspx | {'official_number': ['08/VBHN-BYT'], 'document_info': ['Integrated document No. 08/VBHN-BYT dated November 02, 2023 Circular on management and use of food additives'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Y tế', ''], 'signer': ['Đỗ Xuân Tuyên'], 'document_type': ['Văn bản hợp nhất'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/11/2023', 'effective_date': '', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |
19,299 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 44/NQHĐND Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH BỔ SUNG DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC QUỸ NHÀ THUỘC TÀI SẢN CÔNG (BAO GỒM QUỸ
NHÀ Ở, QUỸ NHÀ KHÔNG ĐỂ Ở VÀ TRỤ SỞ, CÔNG SỞ) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐCP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy
định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử
dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐCP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 56/2022/TTBTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập;
Xét Tờ trình số 314/TTrUBND ngày 09 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về việc ban hành Nghị quyết bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng ngân sách nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc
tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở, công sở) trên
địa bàn thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số 123/BCBĐT ngày 25 tháng 9 năm
2024 của Ban Đô thị Hội đồng nhân dân Thành phố; Văn bản số 3289/UBNDKTTH
ngày 03 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc hoàn thiện và
bổ sung một số nội dung thẩm tra của Ban Đô thị Hội đồng nhân dân Thành phố; ý
kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố
tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách
nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao
gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở, công sở) trên địa bàn thành phố
Hà Nội, bao gồm 02 dịch vụ:
1. Công tác quản lý, vận hành quỹ nhà ở thuộc tài sản công trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
2. Công tác quản lý, vận hành quỹ nhà không để ở và trụ sở, công sở thuộc tài
sản công trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết, chỉ đạo rà
soát, xây dựng ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách theo quy định pháp luật về giá và quy định pháp
luật có liên quan và tổ chức triển khai dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân
sách nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công
(bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở, công sở) phù hợp với khả
năng ngân sách của địa phương. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết nếu vướng
mắc, cần sửa đổi, bổ sung, Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời báo cáo Hội đồng
nhân dân Thành phố để giải quyết theo thẩm quyền.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các
Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị
quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp tham
gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, kỳ họp thứ
18 thông qua ngày 04 tháng 10 năm 2024./.
Nơi nhận:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
Các Bộ: TN&MT, TC, Tư pháp;
Thường trực Thành ủy Hà Nội;
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội;
TT HĐND, UBND, UBMTTQVN TP;
Các Ban của HĐND TP, đại biểu HĐND TP;
Các Ban Đảng Thành ủy, VP Thành ủy;
Các VP: Đoàn ĐBQH&HĐND, UBND TP;
Các sở, ban, ngành Thành phố;
TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
Trung tâm Thông tin điện tử TP;
Trang TTĐT của Đoàn ĐBQH&HĐND TP;
Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
| Nghị quyết 44/NQ-HĐND | https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-44-NQ-HDND-2024-bo-sung-Danh-muc-dich-vu-cong-su-dung-ngan-sach-nha-nuoc-Ha-Noi-631775.aspx | {'official_number': ['44/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 44/NQ-HĐND năm 2024 bổ sung Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở, công sở) trên địa bàn Thành phố Hà Nội'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hà Nội', ''], 'signer': ['Nguyễn Ngọc Tuấn'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''} |